nhÖ Õ nhieàu - voviology mau chuyen ve duc ngai tap3.pdfchuyỆn kỂ vỀ bỨc tranh vẼ...

99
NHÖÕNG MAÅU CHUYEÄN VEÀ ÑÖÙC NGAØI Taäp 3 Nhieàu taùc giaû TAÏP CHÍ QUY NGUYEÂN PHAÙT HAØNH NAÊM 2006 Taäp 3 Nhieàu Taùc giaû

Upload: others

Post on 03-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

taïp chí quy nguyeân P.O. Box 5684 Buena Park, CA 90622

Tel.: (714) 236 - 0282 Website: http://www.voviology.com

E - MAIL: [email protected]

NH

ÖÕN

G M

AÅU

CH

UY

EÄN

VE

À ÑÖ

ÙC N

GA

ØI Taäp 3 Nhieàu taùc giaû

TAÏP CHÍ QUY NGUYEÂN PHAÙT HAØNH NAÊM 2006

Taäp 3

Nhieàu Taùc giaû

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 1

LỜI NÓI ĐẦU: Những Mẩu Chuyện về Đức Ngài khởi đầu do Đức Thầy Từ Minh Đạt chủ xướng và làm gương trong việc tiên phong thực hiện sự kết tập đến nay đã được 10 năm. Đức Thầy đã đứng dưới tên đời của mình: Châu Nhật Tân, có nghĩa là Thầy hoan nghênh và tiếp nhận cả những mẩu chuyện về những sinh hoạt đời của Đức Ngài. Gần 10 năm qua đã xuất hiện nhiều bộ mặt góp phần trong bộ sưu tập Những Mẩu Chuyện về Đức Ngài và đã được sự tán thưởng, đón nhận từ các pháp hữu các nơi. Riêng bộ tuyển tập nầy duyên may được Đức Thầy Từ Minh Đạt góp sức vào việc chỉnh ý của các đệ tử, tác giả các bài viết sau khi chỉnh ý các bài viết của thầy Từ Thiện Phúc. Sự góp sức nầy đã đóng góp thêm những bài học của chúng ta. Ban Biên Tập Tạp Chí Quy Nguyên

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 2

Sau khi chúng tôi tường trình cho Đức Thầy tuyển tập sưu tập các mẩu chuyện về Đức Ngài, vì Đức Thầy là người chủ xướng sưu tập những mẩu chuyện về Đức Ngài. Đức Thầy có lời khuyên cho các pháp hữu như sau: - Thầy cám ơn sự hưởng ứng Của các pháp hữu trong việc cung cấp các mẩu chuyện sưu tập nhưng Thầy đề nghị các vị để ý cho những điểm sau: 1. Viết chuyện tả thực nếu có nhận xét thì cũng tốt nhưng đừng nên lồng cái nhận xét, suy đoán Của mình vào Đức Ngài. Ví dụ một đoạn văn như sau:.. biết chắc là họ có chuyện. dầu rằng Đức Ngài muốn họ bị một bài học nhớ đời nhưng Đức Ngài thấy không an lòng..... Làm sao mình biết Đức Ngài muốn họ bị một bài học nhớ đời? 2. Viết chuyện kể về 1 nhân vật nhưng nên tránh động chạm đến nhân vật khác. Ví dụ: Tiếc cho họ, họ đã không theo Đức Ngài, lại theo ... (tên 1 tôn giáo) và chỉ tin ở .... (chức sắc Của tôn giáo đó).

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 3

3. Viết chuyện nên tránh để cho người hiểu lầm 4. Viết những mẩu chuyện về Đức Ngài thì phải có Đức Ngài trong mẩu chuyện đó. Không nên viết những chuyện không có Đức Ngài cho mục “Những mẩu chuyện về Đức Ngài”. Ví dụ như làm mề đai hình Đức Ngài,... hoàn toàn chỉ nói về cách làm mề đai hình Đức Ngài thuần túy. Cuối cùng, Đức Thầy chuyển lời cám ơn cũng như xin lỗi đến toàn thể các pháp hữu đóng góp trong công tác nầy. Ban Biên Tập Tạp Chí Quy Nguyên Ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 năm 2006

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 4

Do thầy

TỪ THIỆN TÂM ĐẮC LƯỢC GHI BÀI HỌC CỦA TÔI. Bài học thứ nhất của tôi từ Đức Ngài: Vào năm 1984, khi Đức Ngài còn tại thế, có một lần tôi hỏi Đức Ngài: “Thưa Thầy, con có thể dùng phương pháp Quán Thân Bất Tịnh, Quán Pháp Vô Thường, Quán Thọ Thị Khổ, nói chung là quán tất cả như huyễn được không?” Đức Ngài trả lời: “Đó là Đại Huyễn”. Khi nghe câu trả lời nầy, lúc đầu tôi không hiểu tại sao vì tôi đọc Kinh Viên Giác có ghi rõ ràng người tu phải dùng đến phương pháp nầy để tu hành nhanh chóng. Gần 10 năm sau, khi Đức Ngài chỉ đệ tử PhápTối Thắng, trong quá trình học tại Tiên Trường, Đức Ngài đã giảng về Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, có đoạn “Xá Lợi Tử! Sắc Bất Dị Không, Không Bất Dị Sắc, Sắc Tức

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 5

Thị Không, Không Tức Thị Sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức, Diệc Phục Như Thị...”. Trong đó Đức Ngài có nói rằng Xá Lợi Tử là Ngươn Thần mà Ngươn Thần khi tụ thì có, khi tán thì mất, biến thì có, có rồi tan biến thì làm gì có Sắc, có Không. Sắc với Không không khác gì nhau, mà đã không khác gì nhau thì tất cả Thọ, Tưởng, Hành, Thức sinh ra từ cái tan biến nầy đều không có thật, khi hiểu vậy rồi thì sự hiểu biết hiển nhiên như thế (Diệc Phục Như Thị). Lúc bấy giờ tôi mới ngộ ra rằng: 10 năm trước tôi dùng một cái Tâm phàm phu dẫy đầy những vọng tưởng phân biệt để quan sát một cái vọng tưởng phân biệt khác, điều đó chỉ khiến cho mình thêm tà kiến, sự lẫn lộn, sự ngộ nhận là mình đã chứng đắc mà thôi. Rồi Đức Ngài còn nói thêm rằng: “Hãy chấm dứt tất cả, Tâm Phật sẽ ló dạng”. (Sau nầy Thầy sẽ nói! Ghi chú của Thầy Từ Minh Đạt). Bài học thứ hai Của tôi: Khoảng giữa năm 1983, có một vị khoảng 36 tuổi, chân bị co rút bại liệt từ nhỏ. Vị nầy đã nghiên cứu rất nhiều về các pháp quán trong Kinh Phật và vị đó có bảo với tôi - trong khi tôi đàm luận với vị nầy tại nhà pháp hữu Từ Thiện Hương - rằng: “Khi tôi quán tưởng đến Phật A Di Đà thì Đức Phật hiện ra rõ ràng trong Tâm của tôi.”

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 6

Sau đó, vị nầy qua pháp hữu Từ Thiện Hương xin gặp Đức Ngài. Khi pháp hữu Từ Thiện Hương trình với Đức Ngài thì Đức Ngài không tiếp. Sau nầy, khi Đức Ngài giảng Pháp Tối Thắng có chỉ rằng: “Tất cả những gì mà ta thấy được trong Tâm qua quán tưởng, ngồi Thiền đều là Ma Tâm mà thôi. Khi ngồi Thiền thấy sáng trắng là tốt, khi công phu thấy Phật trong Tâm, thấy Phật ngoài Thân hay thấy hình tướng bên ngoài gì gì đều là giả... Tôi mới biết rằng cái quán tưởng Phật A Di Đà của vị vừa nêu trên chỉ là một hình tư tưởng trong quá trình dùng ý chí gom lại hình tượng trong ảnh thờ mà hình thành. Vì Đức Phật là vô hình vô tướng mà! Phàm cái gì có tướng đều là dối trá. (Sau nầy Thầy sẽ nói! Các vị cần phải đi qua giai đoạn của Pháp Tối Thắng. Ghi chú của Thầy Từ Minh Đạt). Vậy thì, trong quá trình tu sửa bản thân, trở về Tâm Chân Nguyên của mình, chúng ta không cần dùng một phương pháp nào khác mà chỉ cần thực hiện đúng những phương pháp mà Đức Ngài đã chỉ dạy cho chúng ta, không cần chế biến thêm thắt điều chi nữa. Hơn nữa, con đường trở về Tâm của mỗi người là con đường cô đơn, nóng lạnh tự mỗi người biết, người nào kẹt điểm gì phải tự gỡ ra. Đức Ngài, Đức Thầy chỉ chỉ ra cho chúng ta khi đúng thời điểm.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 7

Những sự quán tưởng, cảm nhận từ bên ngoài cảnh đều là giả tạm với người tu hành. Chúng ta chỉ cần ngừng lại, không nghĩ thêm, tất vọng tưởng tự lìa. Tập luyện lâu ngày tinh thần sẽ dần dần ổn định, những suy nghĩ lăng xăng bên ngoài cũng sẽ tự hóa giải. Thêm vào hạnh lành trau dồi mà Đức Ngài đã từng chỉ dạy cho chúng ta vì: Mỗi Tánh tốt là một Điểm Linh Quang của cõi lòng yên lặng, khi phát động sẽ trở thành hạnh lành của người Đức Nhân. Chính nơi tinh thần ổn định, bình an nầy, chúng ta sẽ thâu nhận luồng điển tiên thiên của Đức Cha Lành A Di Đà Phật. Khi con người ta tràn đầy luồng điển nầy, tức khắc sẽ chứng ngộ. (Tạm! - Ghi chú của Thầy Từ Minh Đạt). Trên đây là những sự hiểu biết của tôi qua tiếp thu bài học của Đức Ngài chỉ dạy, nếu có điều chi sai sót xin quý đạo huynh chỉ dẫn thêm. Nam Mô A Di Đà Phật. Từ Thiện Tâm Đắc. TP.HCM, ngày 01 tháng 09 năm 2004.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 8

CHUYỆN KỂ VỀ BỨC TRANH VẼ ĐỨC MẪU HOÀNG Ở NGÔI QUẬN 8. Chúng tôi hôm đó đi đường Tự Do, bây giờ là đường Đồng Khởi, ghé vào “Thanh Lẽ” tiệm bán đồ sơn mài để xem hàng trưng bày trong cửa hiệu. Tôi rất thích tranh vẽ theo kiểu Trung Hoa. Thấy tấm tranh to vẽ một vị rất đẹp, tư thế đứng, tay cầm cành hoa sen nên tôi thỉnh về để trong phòng thờ Phật chiêm ngưỡng. Khi Đức Ngài ghé nhà, đệ tử trình hỏi Đức Ngài vị trong tấm tranh là vị nào? Đức Ngài bảo đây là tranh vẽ Đức Mẫu Hoàng, em không để nhà em được đâu! Tôi nghe vậy nên khi Đức Ngài về tôi xin phép được dâng tấm tranh nầy đến Ngôi của Đức Ngài. Đức Ngài đem tấm tranh nầy qua Ngôi Quận 8 để trong phòng có Ngôi Tam Bảo để chiêm ngưỡng. Một hôm Sư Tỉ dâng hương cúng Phật quên tắt đèn cầy, đèn cầy ngả xuống bắt lửa cháy qua màn cửa sổ, cháy rụi tất cả. May mà cửa đóng kín nên tự cháy tự tắt chớ không thì lan sang phòng khác. Sáng sớm, Đức Ngài qua Quận 8 lên phòng thờ Phật thì thấy phòng đen thui, tấm tranh Đức Mẫu Hoàng bằng lụa bọc ngoài bằng cao su chớ không phải bằng kiếng, khung gỗ cây đều không sao, chỉ có cao su co rút lại mà không cháy. Tấm tranh Đức Mẫu Hoàng còn y nguyên thật là hi hữu! Chuyện ly kỳ mà có thật.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 9

Cái tủ đựng kinh sách Của Đức Ngài cũng không sao. Từ đó, Đức Ngài cho xây một chỗ riêng phía bên hông sau nhà để thờ Ngôi Tam Bảo, còn phòng nầy để cho Thiện ở. TP.HCM, Ngày 28 tháng 9 năm 2004. Kính gửi: Đức Thầy Từ Minh Đạt, Đồng kính gửi: Tạp Chí Quy Nguyên, thầy Từ Thiện Phúc và Ban Sử Đạo. Đệ tử là Từ Thiện Tâm Đắc xin gởi Đức Thầy và các vị file đính kèm. Nếu có điều chi không đúng sự thật xin Đức Thầy và các vị chỉnh sửa. Kính chúc Đức Thầy và các vị nhiều sức khỏe và an lành, Nam Mô A Di Đà Phật, Đệ tử Từ Thiện Tâm Đắc GẶP QUỶ VÔ THƯỜNG. Vào tháng 4 năm 1991, lúc đó vào khoảng 9, 10 giờ đêm, Đức Ngài đang nằm nghỉ trên giường tại Ngôi 3 tháng 2, tôi thì đang ngồi hầu bên giường và bóp chân tay cho Đức Ngài đỡ mỏi (lúc đó Đức Ngài rất mệt sau khi làm việc suốt cả ngày).

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 10

Cô Thư con dâu Đức Ngài từ ngoài đẩy cửa đi vào phòng quỳ xuống bên giường bù lu bù loa: - Ba ơi, Ba cứu con với! Nghe tiếng con dâu kêu, Đức Ngài xoay mình lại, mệt mỏi hỏi: - Có gì vậy con? Cô Thư mếu máo: - Ba ơi, hồi hôm nầy con nằm ngủ, con thấy có 2 con quỷ đến bắt con dẫn đi, con khóc lóc van xin nó tha cho con và nói rằng con của con còn nhỏ dại, thì hai con quỷ nó bảo rằng: “Chỉ có Đức Ngài mới cứu đuợc mầy mà thôi”. Con hỏi nó Đức Ngài là ai? Nó bảo với con Đức Ngài chính là Ba! Ba ơi! Con xin Ba cứu con, hu!hu!...”. Khi nghe cô Thư kể xong, Đức Ngài liền ngồi dậy cầm Ấn truyền Lệnh bằng tiếng Phạm Thiên một tràng dài, sau đó mới nói với con dâu mình bằng một giọng an ủi: - Xong rồi con, đừng sợ ! Cô Thư có nói là Đức Ngài bảo với cô sau nầy là: Chỗ cô nằm là chỗ của họ ở nên bị quấy phá. Nhưng theo tôi được biết là do cô đã phạm quá nhiều tội lỗi với Đức Ngài, với Pháp Đạo,... nên quỷ vô thường đến để bắt giải đi. (Phải nói là theo “sự quan sát của tôi” chứ dùng từ “theo tôi được biết” còn có nghĩa là Đức Ngài hay 1 ai nói, cho biết về những “tội lỗi”... – Ghi chú của Thầy Từ Minh Đạt).

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 11

Tuy vậy, do còn chút phước duyên nên một trong hai con quỷ đã tiết lộ phàm thân của Đức Ngài ở trần thế nên cô mới có điều kiện gặp gở Đức Ngài và xin ân giảm. Qua đó, Đức Ngài đã truyền lệnh cho Chư Vị gia tăng thêm tuổi thọ để cô nuôi dạy con cái và có cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Nhưng Đức Ngài không thể nói thẳng ra điều đó. Do đó, nếu cô Thư vẫn còn sống cái cách như cũ thì khó lòng cứu vãn lần thứ hai. CÂU HỎI NGẮN CỦA TCQN VỚI ĐỨC THẦY TỪ MINH ĐẠT SAU KHI ĐỌC BÀI VIẾT “Gặp

quỷ vô thường - 4 tháng 7 năm 2006 TCQN: Kính thưa Thầy, các đệ tử rất e ngại khi nêu lên câu hỏi nầy vì đó là chuyện xảy ra trong gia đình của Thầy nhưng những chi tiết về Đức Ngài phải được trân trọng và gìn giữ nên không thể nào các đệ tử không hỏi điều nầy được: Thưa Thầy, tại sao là người trong nhà, gần gủi với Đức Ngài, người con dâu của Đức Ngài cũng không biết từ “Đức Ngài” là từ mà các đệ tử dùng để chỉ người Cha của mình? Đức Thầy: Đúng! Điều nầy đúng! Đại đa số người trong gia đình của Thầy là vậy! Từ đó cho các vị phải biết, ghi nhận và đề phòng! Không phải gần gủi Đức Ngài là cao siêu, dưới chân đèn là nơi tối nhất! Bỏ qua chuyện đời, riêng phần Đạo phải cẩn thận với tất cả những người họ. Đáng lẽ Thầy không nói nhưng

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 12

những chuyện làm của người trong nhà Thầy đã làm ảnh huởng đến Pháp Đạo như nhiều năm trước Thi, em gái Thầy đã từng xưng mình là cao hơn Thượng Đế và ngôi vị của Đức Ngài là do nó ban cho, khi nó “giảng” thì có Ngài ngồi nghe, hay những năm gần đây, Thi và chồng của nó cứ liên tục có những hành động nầy, hành động nọ phỉ báng, chia rẻ Pháp Đạo. Thầy nói để các vị đừng lầm lẫn về đời và đạo. Các vị lầm lẫn nên mới tin nó là cao hơn Thượng Đế và “bán” cả Đức Ngài vì đã đặt để Đức Ngài sau lưng của nó! Dám xưng là Thượng Đế hay cao hơn Thượng Đế thì các người con dâu không biết về Đức Ngài, không biết chi về Đạo thì có chi là lạ? TP.HCM, Ngày 29 tháng 9 năm 2004 Kính gửi: Đức Thầy Từ Minh Đạt Đồng kính gửi: Tạp Chí Quy Nguyên, thầy Từ Thiện Phúc và Ban Sử Đạo. Đệ tử Từ Thiện Tâm Đắc kính gửi Đức Thầy và các vị file đính kèm. Kính chúc Đức Thầy và các vị thân tâm thường lạc.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 13

ANH HÃY COI CHỪNG CHÍNH ANH! Vào năm 1991, phân xưởng Chiết Bia đón nhận thiết bị mới nhập từ Cộng Hòa Liên Bang Đức về: Dây chuyền chiết bia chai số 2, công trình nầy được thi công gấp rút để đưa vào hoạt động sớm trước Tết Nguyên Đán hầu cung ứng kịp thời cho nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Công nhân các phân xưởng Cơ Khí, Chiết, Động Lực, và các phòng Kỹ Thuật, Vật Tư,... đuợc huy động tối đa nguồn lực để sớm hoàn thành đúng thời gian do Tổng Giám Đốc giao cho. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, công nhân Phân xưởng chiết (toán lắp máy) nơi Đức Ngài quản lý được Ban Giám Đốc điều động làm việc tăng ca, nhiều lúc làm từ 9 giờ đêm đến 2, 3 giờ sáng. Công tác chuyển và đưa thiết bị vào vị trí quy định là khâu quan trọng vì có những thiết bị cồng kềnh nặng nề, nhất là máy súc chai (nạp chai rỗng vào để rửa sạch bằng hơi nước nóng và soude). Cấu trúc máy nầy phía đầu (bộ phận nạp chai vào) không vững vì nó hình như chữ L lật ngược nặng khoảng 5 tấn, đuợc công nhân cơ khí sắp xếp để chuyển vào trong đêm 5 tháng 12 năm 1991. Phó phòng Kỹ Thuật Cơ Điện kiêm trưởng ban Kỹ Thuật An Toàn Lao Động tên là Phạm văn Dớn, chủ trì công trình lắp đặt sáng hôm đó

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 14

bước vào văn phòng phân xưởng và nói với Đức Ngài như sau: - Anh Thấc, công nhân Chiết của anh hổm rày anh để cho họ làm việc quá sức, anh mà không trình Lãnh Đạo cho GIẢM BỚT thời gian làm việc lại, nếu có chuyện gì xảy ra thì anh là người chết đầu tiên đó nghen! Nghe câu phát biểu của ông Dớn như thế, Đức Ngài nghiêm mặt lại và nói rằng: - Anh hãy coi chừng! Người chết không phải là tôi mà là anh! Buổi chiều hôm ấy, hết giờ làm việc, ông Dớn về nhà. Thông thường, khi về nhà rồi thì không khi nào ông ta trở lại (vì đã giao việc cho cấp dưới xong rồi). Nhưng do có chuyện buồn trong gia đình, nên ông Dớn quay trở lại phân xưởng Chiết để xem anh em thợ đưa đầu máy súc chai vào phân xưởng. Hai công nhân Phân xưởng cơ khí tên là Thảo và Tuấn lái xe nâng để nâng máy ra khỏi thùng đóng đưa từ từ vào vị trí. Khoảng 20 giờ, công nhân chuẩn bị đưa máy vào phân xưởng bằng xe nâng. Trong quá trình chuyển máy do lái xe đưa càng xe không đúng trọng tâm nên đầu máy đã lật ngã ngay phía ông Dớn đang đứng, một số công nhân xung quanh chạy kịp, riêng ông Dớn do hốt hoảng thay vì nhảy tạt ngang ra ngoài ông ta lại nhảy lui nên vấp chân khuỵu xuống rãnh thoát nước gần đó, đầu máy đã đè ông chết tại chỗ lúc 20g15.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 15

Sáng hôm sau, Đức Ngài vào văn phòng phân xưởng gọi tôi sang dạy việc, vừa lúc chị Ánh chủ tịch Công Đoàn Công Ty cũng đi xuống. Đức Ngài bảo cả hai chúng tôi đi theo tới hiện trường. Khi vừa đến nơi ông Dớn chết, Đức Ngài đã lập tức cầm Ấn chuyển Lệnh bằng tiếng Phạm Thiên một hồi lâu, chị Ánh thấy vậy sợ quá khoanh tay lại đứng nghiêm, còn tôi đã chấp tay chầu lễ khi vừa thấy Đức Ngài cầm Ấn Lệnh. Cả hai chúng tôi sau đó theo Đức Ngài về văn phòng. HƯỚNG NHÌN CỦA TƯỢNG ĐỨC MẪU HOÀNG. Thông thường thì vào những ngày cuối năm từ 26 tháng Chạp đến trước 29, 30 Tết; sau khi các pháp hữu ở Long An đã thỉnh các tượng trên Ngôi xuống để lau chùi, xong rồi lại đưa lên Ngôi trở lại. Nhưng có 1 năm, khi tôi đưa Đức Ngài đi di hành về (lúc đó đã cận kề cái Tết mà các tượng trên Ngôi Mẫu vẫn chưa được đưa lên). Thấy vậy, Đức Ngài đã không thay quần áo và trèo ngay lên trên bệ cho dù lúc đó Đức Ngài rất mệt. Tôi phụ giúp Đức Ngài đưa các tượng lên. Đến khi tượng sau cùng là tượng của Đức Mẫu Hoàng đuợc đặt lên, tôi chưa biết phải chỉnh sửa hướng như thế nào cho đúng thì Đức Ngài chỉ dạy: - Chú đặt tượng Đức Mẫu Hoàng ngay ngắn hướng ra trước, xong hãy xoay bầu võ trụ và

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 16

chỉnh sao cho sao Bắc Đẩu trực tuyến vào hướng nhìn Của Đức Mẫu Hoàng. Tôi làm theo chỉ dạy của Đức Ngài, khi xong tất cả vào vị trí rồi Đức Ngài mới đi ăn cơm, tắm rửa và lên nghỉ. Lúc đó đã gần 22 giờ. CÔNG THÌ SƯ HUYNH ĐÃ GHI NHƯNG TIỀN CHÚ VẪN PHẢI LẤY. Sau khi nhà ở Quận 8 xây dựng xong về cơ bản. Đức Ngài có bảo em Ngôn (thầy Từ Hồng Lĩnh bây giờ) thiết kế lại một số hệ thống đèn, pump nước, trong khuôn viên. Làm cật lực gần cả 2,3 tuần mới xong công việc, sau khi nghe em Ngôn báo cáo lại đã xong công trình thì Đức Ngài đã móc túi lấy ra một số tiền đã chuẩn bị từ bao giờ và đưa cho Ngôn. Ngôn nhất quyết từ chối và nói rằng: - Thưa Sư Ông, con không lấy tiền công của Sư Ông đâu vì con làm việc nầy với tất cả tấm lòng của con mà. Đức Ngài nghiêm nghị nói rằng: - Sư Huynh biết và công của chú Sư Huynh đã ghi, nhưng tiền chú vẫn phải lấy. Trước lời Đức Ngài dạy, Ngôn đành phải vâng lời.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 17

CHAI SỮA ÔI. 19 giờ chiều hôm nay, 9 tháng 11 năm 2004, tôi và em Tiến lên thăm vợ bác Đàn (pháp hữu Từ Thiện Nguyện). Chuyện trò một lúc bác nói: - Khi trước bác Đàn trai (thánh danh Từ Tâm Thắng) còn tại thế thường đem sữa tươi mỗi ngày cho Đức Ngài dùng, sau nầy Đức Ngài bảo ngưng vì Đức Ngài bị tiểu đường không thể uống sữa hoài được. Nói đến đây tôi mới sực nhớ ra : - À! Thế ra là sữa là của bác trai đem dâng Đức Ngài đấy à! Bác gái nhìn tôi với vẻ thắc mắc, tôi nói tiếp : - Cháu nhớ có một buổi tối vào khoảng 9 giờ, khi cháu chở Đức Ngài đi di hành về, sau khi dùng cơm Đức Ngài định lên lầu nhưng lại quay xuống và mở tủ lạnh lấy ra một chai sữa uống. Thấy Đức Ngài uống có vẻ khó khăn, cháu bèn hỏi sau khi đợi Ngài dùng xong: - Thưa Thầy, bộ sữa bị hư sao Thầy?. Đức Ngài trả lời: - Sữa bị chua rồi, nhưng do đệ tử dâng cho Sư Huynh vào buổi sáng mà Sư Huynh quên dùng, nên phải uống cho hết. Nói xong, Đức Ngài lấy ra 02 viên “thuốc uống tiêu” uống vào rồi mới lên lầu nằm nghỉ.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 18

Ghi chú: Đức Ngài đã biết sữa chua rồi nhưng vẫn uống cho hết vì tấm lòng mà đệ tử đã dâng lên!!! SƯ HUYNH ĐÃ CHO CHƯ VỊ VÁ LẠI. Vào một đêm nọ, con dâu của bác Đầy tên là Mai vào bảo sanh viện Từ Dũ sanh con trai đầu lòng. Do khung xương chậu hẹp nên bác sĩ phải mổ đem em bé ra. Mấy ngày sau, tôi cùng vợ tôi lúc bấy giờ đi thăm cô Mai, khi đó Hải, chồng cô Mai có nhờ tôi phụ đỡ cô Mai lên để hộ lý thay drap giường, khi nhấc cô Mai lên tôi thấy tấm drap bị thấm ướt một khoảnh rộng về phía thân dưới nên hỏi: - Tại sao tấm drap lại ướt thế nầy? Hải lắc đầu: - Em cũng không biết, nhưng có báo bác sĩ rồi, bác sĩ bảo siêu âm mới cho kết quả. Ngày hôm sau Hải buồn bã cho biết : - Siêu âm cho thấy có vết thủng, có lẽ trong lúc mổ đem em bé ra, bác sĩ lỡ tay làm thủng đuờng tiểu nên nước tiểu theo phía dưới ra không cầm lại được. Tôi hỏi : - Vậy bác sĩ có bảo khi nào vết thủng đó tự lành lại không? Hải lắc đầu: - Bị như vậy theo lời bác sĩ nói, chỉ còn cách đợi đến khi vết mổ tử cung lành hẳn, sản phụ

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 19

phục hồi sức khỏe, chắc khoảng một tháng mới mổ lần nữa để vá lại. Nói xong, Hải như muốn khóc. Thời gian nầy còn nằm trong giai đoạn Mỹ cấm vận VN, tất cả các loại thuốc nhập ngoại nhất là kháng sinh rất đắt tiền, lương công nhân như Hải và tôi lúc bấy giờ chỉ vào khoảng 40, 50 đồng một tháng. Em bé lại nằm hồi sức trong lồng kính nên được bệnh viện chăm sóc bằng sữa nhập, mỗi hộp sữa trị giá gần 1/10 tháng lương. Hơn nữa, nếu mổ lần nữa chưa biết lành dữ ra sao. Thấy tình cảnh Của em nó như vậy, tôi bèn chạy ra xin cô Ba Oanh để nhờ giúp đỡ, cô Oanh (pháp hữu Từ Thiện Hương) vội vàng trình lại với Đức Ngài để Đức Ngài cho phép cô sử dụng Lệnh Pháp Tối Thượng để hộ bệnh. Đức Ngài đã chuẩn y lời cầu xin. Sau khi đến giường hộ bệnh xong, cô đã về trình lại Đức Ngài và nghe Đức Ngài phán rằng: “Sư Huynh đã cho Chư vị vá lại rồi”. Kỳ diệu thay, nước tiểu đã ngưng không rỉ ra nữa. Bác sĩ ngạc nhiên vô cùng. Tiếc thay gia đình cô nầy chẳng biết được rằng họ vừa được môt ân lành do Đức Ngài ban cho. Hơn nữa, gia đình theo một pháp môn khác nên họ chỉ tin MS mà thôi!

Ghi chú: Em bé trai nầy tên là Trung.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 20

TẠI SAO TÓC ĐỨC PHẬT XOẮN XÍT? Một buổi tối năm 1992, sau khi Đức Ngài về đến ngôi 3/2, cơm nước xong như thường lệ Đức Ngài vào phòng (chỗ nhạc mẫu Sư Huynh nằm nghỉ) xem Tivi, và cũng như mọi khi Đức Ngài rất thích xem phim Tây Du Ký, bộ phim nầy Đức Ngài xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần nhưng không bao giờ chán. Thông thường thì tôi bên chân nầy, Huynh Tri Nguyên bên chân kia, Huynh Tâm Trụ một bên tay (hay đổi ngược lại, ...). Những giờ phút bên cạnh Đức Ngài thật là quí báu vô cùng và cho đến bây giờ chúng tôi nghĩ rằng có lẽ mình vĩnh viễn không còn có cơ hội nào nữa đuợc bên cạnh Ân Sư tại cõi thế nầy. Tối hôm đó, Đức Ngài và đệ tử hộ thể xem đến đoạn 4 Thầy trò Đuờng Tăng vào đến Điện triều kiến Đức Như Lai Phật Tổ. Tôi chợt nhìn hình tướng Đức Phật trong phim và quan sát thấy các vị Bồ Tát, La Hán,... trong Điện người nào cũng đầu trọc cả nhưng riêng Đức Thế Tôn lại có tóc xoăn xít lại nên tôi không kìm lòng được bèn hỏi Đức Ngài: “Thưa Thầy, tại sao tóc Đức Phật lại không mọc thẳng hay dợn như người khác cùng chủng tộc của Phật?”. Đức Ngài nhìn tôi và đáp chậm rãi: “Vì điển quang (điễn Tiên Thiên) xuống rất mạnh nơi Đức Phật nhất là vùng đầu nên tóc xoắn tít lại hết.”

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 21

HIV - SƯ HUYNH TRỊ ĐƯỢC. Buổi chiều tối ngày 28 tháng 1 năm 2005, nhân lúc tôi và Hòa bàn luận về bệnh AIDS, tôi nhớ lại câu chuyện dưới đây: Năm 1981, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Los Angeles, CA. Sau đó, người bệnh nhân đầu tiên được phát hiện tại VN là vào năm 1990. Thời bấy giờ những thông tin về loại virus nầy còn ít được biết đến tại Việt Nam, nhưng qua sách báo người dân Việt Nam cũng ý thức được rằng có 1 loại bệnh mới đang xuất hiện và phát triển với một tốc độ nhanh mà y học thế giới vẫn còn chưa tìm ra loại vaccine nào để phòng chống và loại thuốc nào để điều trị căn bệnh lây lan, nguy hiểm chết người nầy. Với băn khoăn nầy công với thông tin trên báo chí Việt Nam thời đó cứ đăng tải liên tục mai phát ca nhiễm ở Cần Thơ, mốt ở Kiên Giang… rồi khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên ở TP.HCM thì tôi bèn hỏi Đức Ngài nhân một buổi tối ở 3/2: “Thưa Thầy, loại bệnh nầy ta có thể trị được không?”. Đức Ngài nhìn tôi khẽ nói: “Sư Huynh trị đuợc.” CHÚ ĐÃ HỨA RỒI! Vào một ngày kia, Sư Tỷ có việc phải đi về Cần Thơ, bên ngôi Quận 8 lúc bấy giờ em

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 22

Thiện đi Đà Lạt chưa về kịp ngày Sư Tỷ đi nên Sư Tỷ có gọi tôi lại: - Nhơn, em giúp Sư Tỷ coi chừng bên Quận 8 được không? Tôi mau mắn gật đầu: - Dạ được. Thế rồi Sư Tỷ lên đuờng như kế hoạch đã định Đến buổi chiều ngày Sư Tỷ khởi hành thì em Thiện về tới. Thấy vậy tôi trình với Đức Ngài: - Thưa Thầy, em Thiện về nhà rồi, vậy con khỏi trực bên Quận 8 được không?”. Đức Ngài nhìn tôi khẽ nói: - Chú đã hứa rồi! Tôi sực nhớ và giữ đúng lời đã hứa với Sư Tỷ cho đến lúc Sư Tỷ đi về. LÃO MƯỜI SAO DỞ QUÁ! Người Phó Quản Đốc (tên Phan văn Mười) Của Đức Ngài mỗi lần giận, ghét, vui buồn ai, thậm chí muốn điều gì đều biểu lộ ra ngoài mặt. Vì vậy, trong những buổi họp giao ban, họp Đoàn Thể, họp với công nhân, thái độ ấy thể hiện trên gương mặt của ông rất rõ. Một hôm, nhân cơ hội đang nói chuyện vui vẻ, Đức Ngài góp ý với cái cách sau đây: - Lão Mười, mỗi lần ông giận ai người ta đều biết, ông muốn làm gì người khác đều hay.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 23

Chưa đánh mà kẻ địch đã biết mình muốn gì rồi thì thua là cái chắc Lão ạ! Người Phó Quản Đốc hiểu ra liền nên về sau sự biểu lộ trên bớt đi rất nhiều. XEM TƯỚNG. Nhân dịp Đức Thầy viết bài xem tướng mạo của người để biết người đó có thuộc loại phản phúc hay không. Tôi nhớ lại có một lần Đức Ngài kể với tôi vào năm 1991 – 1992: Vào lúc đó ông Q là Tổng Giám Đốc (TGĐ) Tổng Công Ty Bia Saigon bị báo chí phanh phui việc có một lúc gần 5 căn nhà do nhà nước cấp, đồng thời bị tố cáo các vụ liên quan đến việc nhập thiết bị máy mọc tại nước ngoài, để thất thoát, lãng phí,... Tổng Thanh Tra nhà nước đã đến Tổng Công Ty (TCT) làm việc trên 6 tháng để tìm chứng cứ buộc tội. Người cung cấp nguồn tin cho báo chí, thanh tra tên là ĐCG, là người mà Đức Ngài đã cảnh báo với nguyên TGĐ khi vị nầy mời Đức Ngài đến để duyệt xét những nhân viên mà vị nầy sẽ sử dụng gần gũi với mình và hiện ông ta đang giữ chức vụ Chánh Văn Phòng TCT. Tuy nhiên, ông Q vẫn không nghe theo sự chỉ bảo ấy mà vẫn trọng dụng.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 24

Đức Ngài nói: “Khi ông Q mời Sư Huynh đến để xem giúp, Sư Huynh đã không chấm người nầy về sự trung thành”. Theo nhận xét của tôi, gương mặt của người nầy ở ngoài có cái cằm ngắn so với gương mặt của họ. Ghi chú thêm: Trước kia tại Phòng Vật Tư nhà máy Bia có vị trưởng phòng tên là Từ Mỹ Hòa (hiện ở Úc Châu). Vị nầy rất kính trọng Đức Ngài và cũng có 1 nhân viên tên T. Nhân viên nầy được ông Hòa rất tin cẩn và giao nhiều việc giao dịch quan trọng. Năm 1992, ông Hòa đến tuổi hưu và chuẩn bị đi nước ngoài, người nầy trở mặt và thái độ với ông Hòa không còn như trước. Khi ra sân bay, tất cả các nhân viên khác đều ra tiển, riêng người nầy không hề có mặt kể cả một lời tạm biệt. Nhân viên nầy cũng có cái cằm ngắn. BỨC TRANH KHẢM XÀ CỪ. Ngôi Thần Tài tại 3/2 có treo một bức tranh: Đức Mẫu Quán Thế Âm đang rưới tịnh thủy cứu khổ chúng sanh, một vị Thiện Tài Đồng Tử đứng hầu phía sau và trên không là một chú chim đang bay. Bức tranh nầy do một vị đệ tử tặng cho Đức Ngài nhân ngày Khánh Đản của Đức Tôn Sư. Khi người đệ tử dâng lên cho Đức Ngài bức

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 25

tranh nầy, Đức Ngài tiếp nhận và dặn đệ tử chỉ chiêm ngưỡng và không được thờ phượng với những loại tranh nầy. Tôi lúc bấy giờ thắc mắc về điều nầy nên thỉnh hỏi Đức Ngài: - Thưa Thầy, bức tranh nầy có hình của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tại sao lại không thờ phượng được? Đức Ngài trả lời: - Vì người ta làm ra bức tranh nầy đã dùng thân xác chúng sanh để tạo thành hình Mẫu. Một Đấng Đại Từ không bao giờ lấy thân xác chúng sanh để làm thân xác mình. Tôi nhìn lại bức tranh nầy mới nhận ra rằng lời Đức Ngài nói thật đúng. Đây là bức tranh khảm xa cừ! “THƯƠNG YÊU NHAU VÌ TẤT CẢ LÀ ANH EM!” Tôi có kể lại mẫu chuyện dưới đây cho các vị trong Ban Thu Thập Chứng Tích Lịch Sử nhưng khi in ra trong quyển Những Sự Kiện Lịch Sử thì không có ghi lại sự kiện nầy, không biết các vị có quên không? Vậy tôi xin ghi lại sự kiện mà Đức Ngài đã linh ứng thấy được những gút mắc trong tâm các đệ tử dưới Thủ Thừa, Long An và đã kịp thời tháo gỡ, ổn định tâm tư, tình cảm, giải tỏa những ý kiến bất đồng kịp thời.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 26

Có một dạo vào khoảng năm 1991, buổi trưa khi đang làm việc trong Kho Vật Tư Công Ty, Sư Huynh gọi điện sang cho tôi hỏi: 3 giờ chiều hôm nay, Chú có đi với Sư Huynh được không? Mặc dù tôi không biết có xin nghỉ được không nhưng tôi vẫn trả lời: - Dạ được, thưa Thầy! Khi trả lời xong tôi vào xin phép anh Trưởng Kho lúc bấy giờ và được anh đồng ý ngay. Đúng giờ tôi lấy chiếc xe Dream của Sư Huynh chở Ngài về Long An. Đến nơi khoảng 16 giờ 30, Sư Huynh vào nhà bà Tám, tất cả mọi người trong gia đình vừa ngạc nhiên vừa vui mừng vừa thắc mắc khi thấy Sư Huynh đến bất ngờ vào giờ nầy. Sư Huynh bảo anh Út con trai bà Tám gọi tất cả mọi người, chú thiếm Năm Công, anh Năm Nhiễu, và nhiều vị khác nữa khoảng chừng 40 người đến nghe Sư Huynh dạy. Sau khi mọi người tập họp đông đủ, Sư Huynh nói: “Sở dĩ hôm nay Sư Huynh đến vào giờ nầy là do Sư Huynh đã thấy được những tư tưởng bất đồng trong anh em tại Long An, mà nguyên nhân là do phía anh Năm Nhiễu không muốn tuân theo sự điều động của anh Năm Công, nên hai bên hòa khí mất đi ngày càng chia rẽ. Sư Huynh nói thêm rằng

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 27

Sư Huynh chỉ có 5 Ấn Lệnh cho các huynh trưởng và đã ban ra hết, các vị tại Long An phải dẹp bỏ tỵ hiềm, thống nhất tư tưởng, thương yêu nhau vì tất cả là anh em ...” Sau khi nghe Sư Huynh dạy, mọi người hiểu ra và tạ ơn Sư Phụ đã không quản ngại đường xa, không lo lắng bệnh tình của mình mà đến khuyên dạy đệ tử. Tôi đưa Sư Huynh về Sài Gòn lúc trời sụp tối, ánh đèn xe gắn máy không đủ soi sáng xa lộ cộng thêm những ngọn đèn xe tải, xe hơi chiếu rọi ngược lại làm chiếc xe tôi chở Sư Huynh thỉnh thoảng nhảy dựng lên do sụp xuống ổ gà đầy dẫy trên đường. May mắn là hai Thầy trò cũng về đến Sài Gòn an toàn. TP.HCM. Ngày 01 tháng 10 năm 2004. Kính trình: Đức Thầy, Kính thưa các vị Huynh Trưởng & các vị pháp hữu trong gia đình VVQN, Trong cuộc đời của những đệ tử VVQN thế hệ thứ nhất và thứ nhì, ít nhiều ai cũng có những kỹ niệm về Đức Ngài. Những câu chuyện mà tôi kể lại trước đó và dưới đây có thể không chính xác từng chi tiết (đã gần 10 năm rồi còn gì!) nhưng đó là những câu chuyện thật mà qua đây chúng ta thấy rằng mỗi hành động, mỗi lời nói của Đức Ngài đều là một minh chứng cho sự thủy chung khi giao việc cho

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 28

người, giúp đỡ người đệ tử bị tình ngay lý gian, làm cho chúng đệ tử có giây phút thoải mái, hạn chế những sự việc không tốt có thể xảy ra do công nhân tham lam mà trong những trường hợp nầy nếu bị bắt có thể bị đuổi việc. Và hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thầy, để cho những chứng tích lịch sử, câu chuyện, bài học, những lời giảng dạy của Đức Ngài mãi mãi là ánh sáng soi đường cho chúng đệ tử Từ Tôn đời đời. Tôi xin góp tiếp những bài theo sự nhớ lại của tôi (nếu có sai chi tiết nào xin các vị pháp hữu có liên quan sửa chữa). Nam Mô A Di Đà Phật. Từ Thiện Tâm Đắc. NHIỀU VỊ KÍNH TRỌNG SƯ HUYNH! Công nhân rất kính Sư Huynh. Khi thấy Sư Huynh từ xa là tất cả dù đang nói chuyện ồn ào đều lặng im chờ Sư Huynh đến kính cẩn chào. Còn Ban Giám Đốc họ rất quý trọng Sư Huynh: Mỗi lần đi đâu xa về, Ông Hoàng Chí Quỳ đều ghé sang văn phòng Quản Đốc Phân Xưởng Chiết để thăm Sư Huynh. Ông Mai văn Trực PGĐ Phụ trách Kỹ Thuật, Ông Ngạc văn Giậu PGĐ Phụ trách Sản Xuất (hiện giờ ở tại cư xá Hưng Long) đều thường xuyên ghé thăm Thầy tại văn phòng trước khi bắt đầu làm việc trong một ngày.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 29

Một số Cán Bộ chức danh khác họ cũng rất nể trọng Sư Huynh như Ông Từ Mỹ Hòa nguyên Trưởng Ngành Vật Tư hiện giờ ở Australia, Ông Phạm văn Cho Trưởng Kho Vật Tư, Ông Nguyễn Văn Nhành nguyên Truởng Ngành Vận Tải, Bà Nguyễn Thị Ánh PTGĐ Tổng Công Ty Bia Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn, Bà Nguyễn Thị Vân nguyên Giám Đốc Tiêu Thụ Công ty Bia Sài Gòn. ... BAN LÃNH ĐẠO NHÀ MÁY HỌP KÍN. Theo lời Sư Huynh kể lại cho tôi nghe, có một chuyện rất vui như thế nầy: Một hôm, Ban Lãnh Đạo nhà máy họp kín không cho ai biết để thống nhất vài vấn đề trước khi giao ban hàng tuần, khi họp xong Ông Giậu từ trên lầu đi xuống gặp Sư Huynh từ dưới đi lên, Sư Huynh hỏi: Nãy giờ các anh họp nói về đề tài như vầy, như vầy phải không? Ông Giậu kinh ngạc hỏi lại: Ủa! Sao anh biết? Sư Huynh cười, không nói gì. DỰ ĐOÁN ĐÚNG! Một dịp khác, Ông Mười PQĐ đi họp giao ban thay Sư Huynh. Trước khi đi Sư Huynh dặn ông Mười, nếu lên họp mà Giám Đốc có hỏi như vầy thì anh phải trả lời như vầy, như vầy mọi việc sẽ tốt đẹp. Kết quả khi Ông Mười trở về đã báo sự việc xảy ra đúng như Sư Huynh đã dự đoán.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 30

LẤY NHÂN HÒA LÀM CHUẨN MỰC TRONG HÀNH SỬ! Những ngày giờ khai trương bắt đầu làm việc trong năm mới, Ban Giám Đốc đều nhờ Sư Huynh cho ngày. Mặc dù có nhiều phe phái trong nội bộ lãnh đạo Công Ty nhưng với Sư Huynh tất cả đều quý mến. Sư Huynh lấy Nhân Hòa làm chuẩn mực trong hành sử với đồng nghiệp mình. GÁNH VÁC CÔNG VIỆC. Gánh vác công việc của Phó Quản Đốc mình khi người Phó của Thầy lâm bệnh nặng một thời gian dài từ tháng 6/1992 đến tháng 4/1993, khi người nầy mất Sư Huynh vẫn không xin thêm người khác về. Anh Hòa, Phó Quản Đốc, nhà ở đường Nguyễn Tri Phương do Thầy đề bạt sau nầy có nói với tôi là: - Ông Thầy có cho tôi quyển nhật ký công tác để làm Kim Chỉ Nam trong công việc điều hành sau nầy. NHÂN NGHĨA! Người Phó của Sư Huynh là Ông Phan Văn Mười bị bệnh nằm tại bệnh viện Trần Hưng Đạo, hàng ngày vào buổi trưa Sư Huynh ghé sang để thăm hỏi và trị bệnh. Ngày cuối đời của ông Phó Mười, Sư Huynh đích thân đưa

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 31

tận huyệt mộ và giúp đỡ gia đình ông trong việc tạo dựng mộ phần. Sư Huynh đã giúp đỡ nhiều người có công ăn việc làm tại công ty, điều nầy được ghi nhận tại những hồ sơ xin việc đang lưu trữ tại Phòng Tổ Chức Cán Bộ. LÌ XÌ TẾT CHO CÔNG NHÂN. Vào ngày nhà máy Bia khai trương trong năm mới, Sư Huynh thường đứng tại cầu thang lên xuống, trong tay cầm một cọc tiền (loại mệnh giá 200đ) lì xì Tết cho công nhân trong Phân xưởng, và cả ngoài Phân xưởng. Điều đáng ghi nhận là tất cả công nhân ai nấy đều đón nhận tiền lì xì do Sư Huynh ban với thái độ hớn hở. HỨA THÌ GIỮ LỜI! Có lần Sư Huynh hứa với anh em thợ là sẽ đề nghị Ban Giám Đốc nhà máy thưởng cho anh em khi đẩy nhanh tiến độ sửa chữa máy. Giữ đúng lời hứa, khi xong việc Sư Huynh làm văn bản xin Ông Giám Đốc thưởng nhưng ông Quỳ không chấp nhận lời đề nghị nầy. Sư Huynh nói với Ông Giám Đốc như sau: “Tôi đã hứa với công nhân là sẽ thưởng cho họ, nếu anh không đồng ý thì thôi. Nhưng những gì tôi đã hứa thì tôi phải giữ lời”. Thế là Sư

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 32

Huynh bỏ tiền túi ra để thưởng cho anh em một cách vui vẻ. QUÝ TRỌNG NHỮNG NGƯỜI THỢ GẮN BÓ VỚI CÔNG VIỆC. Sư Huynh rất quý trọng những người thợ, nhất là với những người gắn bó với công việc. Trong đó có anh Thái văn Thông, người đứng đầu tổ bảo trì máy móc Phân Xưởng, chiến sĩ thi đua Của nhà máy nhiều năm liền. ĐỒNG HỒ ĐEO TAY. Trong một thời gian dài (1991-1992), Sư Huynh thường hốt thuốc bắc tại nhà thuốc Minh Phụng. Nhà thuốc nầy nằm đối diện với rạp hát Cây Gõ, bây giờ là nhà sách Minh Phụng, Quận 6, TP.HCM. Con trai chủ hiệu thuốc tên là Trung có xin Sư Huynh một kỷ niệm là đồng hồ đeo tay Của Sư Huynh. BỆNH MÀ VẪN LÀM VIỆC. Từ năm 1990-1993, Sư Huynh bệnh liên miên, hầu như ngày nào Sư Huynh cũng lên cơn đau tim, có lúc đường huyết trong máu tăng cao Sư Huynh không ngồi vững trên bàn làm việc, Văn phòng Phân Xưởng Chiết hoặc Anh Hòa Phó Quản Đốc phải cho người chạy sang gọi tôi qua để xoa bóp cho Sư Huynh.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 33

CHỈ ĐƯỢC LÀ CHUẨN ĐỆ TỬ! Sau khi nhà máy cháy, như đã nói ở trên uy tín Sư Huynh tăng cao trong Ban Lãnh Đạo, nhất là đối với Ông Quỳ, Ông Giậu, Ông Trực (riêng Ông Trực đã từng được Sư Huynh chữa lành chân đau như đã đề cập). Còn Ông Giậu có lần được Sư Huynh chỉ dẫn phân tích về ngũ hành âm dương thấy quá hay nên xin Sư Huynh làm đệ tử. Sư Huynh cười và nói nửa đùa nửa thật: Anh chỉ được là chuẩn đệ tử mà thôi. Ông Giậu cũng cười và hỏi lại: - Sau chỉ là chuẩn đệ tử, bộ muốn làm đệ tử của anh phải qua nhiều thứ bậc lắm à? Sư Huynh cũng cười và nói: - Nhiều chứ, đệ tử của tôi: 1 sao có, 2 sao có, 3 sao, 4 sao.... có đủ cả. Ông Giậu: - Nhiều thế cơ à! THỰC HIỆN ĐÚNG NHƯ LỜI SƯ HUYNH DẶN. Một chuyện khác do Anh Quang, chồng cô Liên Hương, em chú bác với Sư Huynh kể lại: Một hôm anh đang trong phòng cắt mã vạch cho nhãn bia chai, lúc đó là gần nửa đêm, bỗng nhiên anh thấy có bóng trắng thoáng qua. Nhiều lần như vậy anh bèn trình với Sư Huynh, Sư Huynh bảo anh về phòng nói như vầy, như vầy... Anh thực hiện đúng như lời Sư Huynh dặn thì tự nhiên ngửi thấy một mùi

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 34

hương lạ thoảng bay trong phòng. Qua những đêm sau không còn thấy gì nữa cả. THỌ KÝ CHO CHƠN LINH NGƯỜI CÓ TÂM CUNG KÍNH SƯ HUYNH. Anh Trần văn Phúc nhân viên cung ứng Kho Vật Tư, mỗi bữa sáng khi đứng trước cửa Kho, lần nào gặp Sư Huynh đi qua cũng đều gật đầu chào rất cung kính. Sư Huynh nói với tôi: Do cái tâm của người nầy cung kính Sư Huynh nên Sư Huynh đã thọ ký cho chơn linh của người nầy trong vô vi. BAN CHUỖI THIÊN LINH. Một lần khác, Ông Trần Tấn Điền nguyên là một nhân viên phụ trách khâu bao bì rỗng (lon, chai, kết...) vị nầy cũng đã làm nhiều điều lành, nhiều năm ăn chay trường. Chính vì vậy một hôm khi vị nầy bước vào VP. để làm việc, Sư Huynh đã gọi vị nầy lại và ban cho một xâu chuỗi Thiên Linh. Khi gặp tôi vị đã kể lại với tâm trạng vui mừng lẫn ngạc nhiên vì không hiểu Sư Huynh lại biết đến vị. SƯ HUYNH BẢO LÃNH MỘT THANH NIÊN TRỞ THÀNH CÔNG NHÂN TỐT. Một thanh niên, công nhân trong Phân Xưởng vi phạm kỷ luật uống bia rượu trong Phân

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 35

Xưởng bị Bảo vệ lập biên bản đề nghị Phòng Tổ Chức đuổi việc. Trước khi ký vào quyết định sa thải, ông Quỳ mời Sư Huynh lên xem có ý kiến như thế nào. Sư Huynh nói: - Anh đuổi người nầy về lý thì đúng rồi nhưng còn về tình thì người nầy còn cha mẹ già phải phụng dưỡng, còn vợ con phải lo toan, nếu người nầy bị mất việc thì cha mẹ vợ con họ sẽ sống ra sao? Thôi thì anh cho tôi bảo lãnh người nầy tôi giáo dục lại có được không? Ông Quỳ khi nghe lời Sư Huynh nói đã xé bỏ quyết định sa thải, còn anh thanh niên nầy sau đó đã trở thành một công nhân tốt trong Phân Xưởng. Đây là những điều tai tôi nghe, mắt tôi đã thấy những sự việc đời thường mà Đức Ngài đã gặp và đã giải quyết một cách linh hoạt, sáng suốt, có lý có tình, có nhân có nghĩa. Trong hầu hết các việc mà Đức Ngài giải quyết trong cuộc sống, ít khi nào Đức Ngài sử dụng đến thần thông, đến những quyền năng mà Thượng Đế ban cho Đức Ngài. Những sự việc mà Đức Ngài giải quyết khi gặp phải, những tình huống tệ hại do người khác gây ra cho Đức Ngài có thể đưa tù tội đều được giải quyết bằng trí tuệ, bằng sự hiểu biết thông suốt mà ai nghe rồi đều phải tuân phục công nhận có lý có tình.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 36

Nhân cách mà Đức Ngài có được nó là tự nhiên không giả tạo vì nó xuất phát từ cái Tâm bình thường của một Bậc Chân Sư, Của một vị Phật tại thế. Cuộc đời Của Đức Ngài là tấm gương sáng cho hậu thế. Tu không ở đâu xa mà chính nơi những cái bình thường và từ những cái tưởng chừng như bình thường nầy đã hình thành một vị Phật tại thế. Và cho đến bây giờ tôi đã hiểu rằng muốn tu luyện thành Tiên Phật, trước tiên mình phải là một ĐỨC NHÂN. Từ Thiện Tâm Đắc TpHCM ngày 18 tháng 12 năm 2003. THƯƠNG THẦY CON HÃY ĐỂ TRONG TÂM! Pháp hữu Phan thị Đoan xưa kia rất được Đức Ngài lưu tâm và vị cũng thương kính Đức Ngài như Cha của mình, vị thường nói với Đức Ngài: “Thầy ơi, con thương Thầy lắm! “ và một hôm cô cũng lập lại lời nói nầy. Đức Ngài từ tốn hỏi: - Thế thương Thầy con để ở đâu? Với bản tính trẻ con cô trả lời: - Dạ! Thưa Thầy con để trên đầu! Đức Ngài sửa lại: - Không đuợc, con phải để trong Tâm. Thấy Đoan ngơ ngác không hiểu, Đức Ngài giải thích: - Để trên đầu còn có người đụng đến được và lúc nào đó con sẽ quên, để trong Tâm thì

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 37

không ai có thể đụng đến và con sẽ không bao giờ quên Thầy. KHÔNG ĐƯỢC ĐỘI TRÊN ĐẦU. Chiều tối ngày 10 tháng 01 năm 2005, tôi ra 3/2 để trực Hộ Bệnh. Chợt có một thanh niên bên ngoài bước vào và trao cho em Trung 1 cái nón màu đen có thêu 1 con ngựa vàng và chữ TROY (ngựa thành Troy), thấy logo nầy trên cái nón tôi nhớ ra một câu chuyện như sau: Một ngày kia tôi đi vào Kho Vật Tư công ty để làm việc, khi đến trước cửa kho thì thấy Đức Ngài đang đi ra từ văn phòng PX (Kho Vật Tư và văn phòng PX Của Đức Ngài đối diện nhau lúc bấy giờ). Thấy tôi đang đi vào, Đức Ngài gọi lại dặn dò một vài việc cần thiết. Dặn dò xong Đức Ngài bảo tôi đưa cái nón đang đội trên đầu và tự tay gỡ cái Logo in hình công ty nước ngoài trên nón tôi đang đội xuống, vừa gỡ Đức Ngài vừa nói: - Chú không nên đội những loại nón có nhãn hiệu vì vô tình mình quảng cáo không công cho họ, mặt khác đầu là nơi để thờ cha mẹ, ông bà chứ không phải để cho bất kỳ ai ngự lên cả, chú hiểu không?. Tôi ngẩng người: - Dạ! Thưa Thầy con hiểu rồi!

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 38

Xong tôi xin Đức Ngài đưa lại cái nón và tự gỡ hết các logo trên đó xuống rồi mới đội lên lại. CÁI ĐỤC. Vào năm 1993, ngôi đền bên Quận 8 được Đức Ngài cho khởi công xây, khi hoàn thành rồi đến phần trang trí con Kỳ Lân, có những chỗ Đức Ngài cần sửa lại vì người thợ làm không đúng như bản vẽ. Tìm cái đục không thấy đâu nên Đức Ngài bảo tôi: - Chú đi mua cho SH cái đục. Tôi hỏi: - Cái đục cỡ nào Thầy? - Khoảng 1,5 tấc là được rồi. Đức Ngài trả lời. Tôi vâng dạ xong rồi quên bén đi. Hai ngày sau, Đức Ngài hỏi tiếp: - Chú mua cho Sư Huynh cái đục chưa? - Ai dà! Thưa Thầy con quên rồi! Để con ghé chợ mua. Nhưng rồi tôi lại quên nữa. Ba ngày sau Sư Huynh nhắc: - Chú mua đục cho Sư Huynh chưa? Tôi mới chợt nhớ là mình chưa mua, nên nói: - Thưa Thầy con lại quên, nhưng để con đi mua liền. Ngay lập tức tôi chạy ra chợ mua về liền cho Đức Ngài, không hứa lần nữa.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 39

BÁO CÁO CHO QUẢN ĐỐC. Tôi được Đức Ngài đưa vào nhà máy Bia làm vào năm 1986, lúc đầu ở khâu đóng vỏ (khâu nầy tận dụng những kết chai bằng gỗ bị hư hỏng sửa chữa lại). Được 1 tuần lễ thì Sư Phụ cho vào phân xưởng làm tại khâu Bia Bock (loại tank 123 lít chứa bia tươi không qua quá trình hấp đưa thẳng ra tiêu thụ ngoài thị trường lúc bấy giờ rất được ưa chuộng). Trước khi vào làm việc tại đây, Đức Ngài gọi tôi lên văn phòng và bảo với tôi: - Chú giúp Sư Huynh xem xét và nắm tình hình dưới tổ bia Bock, mỗi tuần gửi báo cáo lên cho Sư Huynh.

Tôi tuân lời Đức Ngài và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ Của mình. Thế là cứ mỗi tuần lễ Đức Ngài cho gọi anh Minh tổ trưởng hoặc anh Quý tổ phó tại nơi đó lên văn phòng phê bình liên tục về việc công nhân tại đó cứ lén lấy bia uống, ban đầu họ còn chối bây bẩy, nhưng sau đó Đức Ngài cho gọi trực tiếp chính bản thân công nhân X, Công nhân Y lên, thậm chí Đức Ngài còn báo cho các anh nầy biết: Uống bia tại đâu, lúc mấy giờ. Những người nầy ngạc nhiên vô cùng. Tình hình bị mài, giũa, kiểm điểm tuần nào cũng có, kết quả là việc lén lút lấy bia uống giảm hẳn. Những người vi phạm bắt đầu dè chừng, họ nghi ngờ lẫn nhau và mũi dùi bắt đầu chỉa vào tôi. Tại sao các vị có biết giữa 12 công nhân trong đó họ chỉ nghi ngờ mình tôi

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 40

không? Đơn giản thôi. Tại đó ai cũng uống bia cả, chỉ có tôi là không bao giờ uống, vì trước khi vào làm Đức Ngài đã dặn dò tôi cẩn thận rằng: - Khi chú vào làm việc tại nhà máy, đừng bao giờ lấy đi làm việc riêng một thứ gì, cho dù đó chỉ là một cây đinh nhỏ và cũng đừng lén uống dù chỉ là một ngụm bia. Đức Ngài biết trước nên một hôm gọi tôi lên và bảo tôi báo cáo tình hình. Tôi có trình bày sự việc trên và Đức Ngài mặc dầu vẫn xem những báo cáo của tôi nhưng không bao giờ kêu những công nhân trong Tổ lên nữa. Nhưng đến lúc đó công nhân họ cũng đã giảm bớt việc vi phạm đến 80% rồi. TP.HCM, ngày 11 tháng 01 năm 2005. Kính trình: Đức Thầy, Ngày hôm nay đệ tử ghi lại những gì mà đệ tử đã chứng kiến trong ngày thất thứ 49 ở tại Ngôi 3 tháng 2 trên lầu 01, nếu có điều gì thiếu sót xin Đức Thầy và các vị Pháp Hữu có mặt trong ngày hôm đó bổ túc giùm. Nam Mô A Di Đà Phật. Đệ Tử, Từ Thiện Tâm Đắc.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 41

NHỮNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC NGÀI VÀO NGÀY THẤT THỨ 49 (LẦU 01, NGÔI 3 THÁNG 2). Buổi trưa ngày thất thứ 49, khi tôi đang ở dưới nhà chợt nghe tiếng xôn xao Của các vị phía trên lầu 1: “Thầy về !Thầy về !”. Tôi vội vã chạy lên, thấy Thầy (Đức Ngài, qua cô BL) đang đứng trong phòng cạnh Nhơn (Thầy Từ Minh Đạt ngày nay) đang ngồi trên giường Đức Tôn Sư thường nằm nghỉ. Các pháp hữu lúc bấy giờ mỗi người (trong đó có tôi) lần lượt đến để Thầy Từ Minh Đạt đặt Ấn lên đầu thọ ký. Khi thọ ký xong tất cả các đệ tử hiện diện, Thầy Từ Minh Đạt ngồi tịnh lại và Đức Ngài tiếp tục chuyển động điển quang vào bản thể của Thầy. Sau đó, Đức Ngài đứng dậy nhìn các đệ tử với đôi mắt vô cùng thương yêu rồi nói: - Đừng lấy đau buồn làm hành trang mà hãy lấy thanh tịnh làm hành trang, các chú hãy làm những gì Sư Huynh đã chỉ dạy và các vị hãy thương yêu nhau như Sư Huynh đã từng thương yêu các vị. Lúc đó, một số pháp hữu đã rơi lệ vì những lời nói từ ái của Đức Ngài. Khi nói xong, Đức Ngài chỉ vào Thầy Từ Minh Đạt và nói chậm rãi: - Đây chính là Hậu Thân Của ta. Tiếp theo đó, Đức Ngài bảo Thầy Từ Minh Đạt và các đệ tử xuống dưới nhà làm lễ trước ngôi

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 42

Đức Mẫu Hoàng và Công Đồng, rồi Đức Ngài lại tiếp tục dặn dò: - Từ đây phải cẩn trọng về lời nói và tư tưởng vì nó chính là Nhân cho Quả về sau. Những nghịch cảnh mà ta đang chịu trong hiện tại chính là Quả mà Nhân thì đã gieo trong kiếp trước. Pháp hữu Từ Thiện Luận khóc và nói: - Thầy ơi! Con khổ quá Thầy ơi! Đức Ngài nói trong sự thương yêu vô hạn: - Khi gieo Nhân nào thì ta phải hưởng cho hết Quả ấy, chứ không phải gieo Nhân xong rồi lại bỏ cho ai hưởng đây! Người Trí sợ Nhân chứ không sợ Quả.

Bà Chín xin Đức Ngài: - Xin Thầy ban thêm Pháp để khi trị bệnh cho ai thì dứt bệnh ngay. Đức Ngài: - Hộ bệnh chỉ là một phương tiện để dẫn độ chứ đừng nghĩ đó là cứu cánh, những người nào hết bệnh ngay thì đó chỉ là duyên mai mà thôi. Từ Thiện Tâm Đắc: - Thầy ơi, chúng con thương Thầy lắm! Đức Ngài nói: - Hãy đem tình thương cho chúng sanh, thương chúng sanh chính là thương Thầy. Từ Thiện Tâm Đắc: - Thưa Thầy, đến khi nào chúng con được chỉ dạy tiếp.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 43

Đức Ngài quở: - Các chú có làm hết những gì ta chỉ không. Nếu chưa làm hết mà ta chỉ tiếp thì các chú bị một chồng bài vở đè lên biết không?” Vừa nói Đức Ngài vừa ra dấu bằng hai bàn tay đè lên nhau và nói với sự nghiêm khắc nhưng chứa đầy tình thương: “Khi nào làm hết rồi Ta sẽ chỉ tiếp”. Lúc đó pháp hữu Từ Thiện Khanh dâng lên cho Đức Ngài ly nước. Đức Ngài cầm lấy và nhìn pháp hữu Từ Thiện Mỹ hỏi gì không? Pháp hữu Từ Thiện Mỹ mỉm cười khẽ lắc đầu nhưng rồi lại chợt nhớ ra bèn hỏi: - Thưa Sư Huynh, khi nào chúng con được gặp Sư Huynh? Đức Ngài từ ái đưa cao ly nước trong đang cầm và chỉ vào đó: - Lúc nào Thầy cũng ở bên các con, chỉ vì các con chưa sáng để nhận thấy đó thôi. Còn ly nước nầy Ta uống cạn với tất cả tình thương của các pháp hữu dành cho Ta. Thầy uống cạn ly nước xong rồi tiếp tục dặn: - Các chú hãy giúp đỡ Nhơn về mặt hữu vi, còn vô vi thì đã có Ta. Các chú cũng đừng lo gì cho Ta ở thế gian nầy vì trên cõi Thượng Ta đã có đầy đủ rồi. Sau đó, Đức Ngài tiếp tục dạy bảo, dặn dò em Thi (con gái Đức Ngài), chỉ dạy thêm một vài vị. Riêng đối với Sư Tỷ, Đức Ngài nhắc nhở:

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 44

- Em hãy giữ gìn sức khỏe, gắng tập thể dục, bỏ tập hoài không tốt. Đức Ngài nói tiếp với một vài vị đang sụt sùi: - Hãy cười với Ta, lòng Ta rất vui. Thôi, Ta đi. SƯ HUYNH ĐÃ TRẢ CÔNG CHO HỌ RỒI. Xin nhắc lại khoảng thời gian 1988, tôi được pháp hữu K (TTN) tiến cử tôi làm nhiệm vụ xoa bóp cho Đức Ngài. Tôi đã thực hiện nhiệm vụ Của mình một cách chuyên cần cho đến một hôm Đức Ngài bảo: - Sư Huynh đã trình tên chú lên Công Đồng và chú đã được Công Đồng chấp thuận chú làm nhiệm vụ hộ thể cho Sư Huynh. Khi nghe Đức Ngài nói như vậy tôi vừa mừng lại vừa lo – vì tôi sợ mình không chu toàn nhiệm vụ thì tội đáng muôn thác. Cho đến tháng 2 năm 1989, NH. phản Thầy, vu oan cho Đức Ngài một số tội – việc nầy làm cho một số vị bị rớt, bị chao đảo, còn một số thì nghi nghi ngờ ngờ. Con thuyền Đức Ngài đang lèo lái bắt đầu tiếp nhận những đợt sóng to và phải tốn rất nhiều tâm lực để giải quyết. Buồn bực trước tình trạng các đệ tử mình nghi ngờ Thầy mình như vậy, cho nên một hôm Đức Ngài nói với tôi: - Chú mầy nghĩ xem, một người đang mang trong mình bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 45

nặng như Sư Huynh thì làm sao tham dục nổi, hơn nữa nếu Sư Huynh mà có như vậy thì người chồng của họ có để yên cho Sư Huynh không?” Trước lời Sư Phụ nói, tôi vừa đau vừa giận: Đau vì những người anh em không biết phân rõ trắng đen nghi ngờ Thầy mình và giận vì những tên phản đồ vì tình riêng đã nỡ vu oan giá họa cho Ân Sư. Mấy ngày sau, tôi đang nằm trong phòng nghỉ trưa tại nhà nhạc mẫu thì chợt nghe tiếng người nói chuyện phía trước phòng khách. Tiếng nói của anh Đ (TTD) - chồng chị H (TTL) nói: - Cứ mỗi lần Sư Huynh gọi tôi là y như rằng Sư Huynh nhờ mua xe gắn máy!!! Còn Bác T. thì nói: - Lần nào gặp Sư Huynh là cũng phài đấm bóp cho Sư Huynh. Chú i. cũng tham gia ý kiến tán đồng các vị nầy. Rồi tiếp tục các vị nói về Đức Ngài với thái độ thiếu tôn trọng. Các vị nầy đâu ngờ rằng tôi nằm trong phòng nghe hết toàn bộ câu chuyện. Chiều tối hôm đó, tôi gặp Đức Ngài báo cáo toàn bộ tình hình, khi nghe xong Đức Ngài trầm lặng hẳn đi và nói với tôi: - Mỗi lần anh T. đấm bóp cho Sư Huynh, khi ra về Sư Huynh đều tặng lại xem như trả công khi thì chai dầu, khi thì trái cây, vì Sư Huynh biết

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 46

rằng sau nầy anh T sẽ kể công. Còn với chú Đ thì có qua có lại: Sư Huynh đã giúp chú xây nhà cửa, chỉnh vẽ bản thiết kế nhà chứ đâu phải làm không công đâu!” Nghe Sư Huynh nói đến đây tôi mới sực nhớ rằng chính anh Đ từng khoe với tôi là khi Sư Huynh giúp xây xong căn nhà mặt tiền (mà anh Đ nhờ cha mẹ ruột cho 5 lượng vàng mua ở XC), chỉ trong vòng một tháng đã thâu nhập hơn 1, 5 lượng vàng – số thâu nhập thật là lớn lúc bấy giờ. Tôi xúc động trước những lời Ân Sư vừa thốt nên đã nói với Đức Ngài: “Thầy ơi! Đối với con, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy. Hơn nữa Thầy là Thiêng Liêng, là biểu tựong của Pháp – Con Tin Thầy.” Thầy gật đầu nhìn tôi rồi mệt mỏi nhắm mắt lại ngủ. Tôi xoa bóp cho Đức Ngài mà trong lòng dâng lên nỗi kính thưong và chua xót. Chuyện liên quan: Đức Thầy kể sau khi đọc mẩu chuyện nầy cuối năm 2004. Chuyện “Sư Huynh đã trả công cho họ”... Thầy có nghe nhiều người cho biết chứ không hẳn qua bài viết của thầy Tâm Đắc. Thầy TTC nay đã lìa thế nên sau khi nghe các pháp hữu cho biết vị nầy đã từng vô lễ với Đức Ngài, Thầy định bụng hôm nào sẽ triệu vong linh của pháp hữu TTC đến, trước là xem vị nầy bây giờ ra sao, sau là hỏi về chuyện xưa nếu thực đã vô

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 47

lễ mà chưa ai xử thì Thầy sẽ xử và những cách thức để xử thì Thầy đã chuẩn bị trong ý hết rồi. Dự tính chỉ là dự tính chưa thực hiện thì quên, vì Thầy có rất nhiều chuyện phải giải quyết cần kíp. Vào một ngày họp đạo tự dưng có một phần lực xin được diện kiến. Thầy bảo Chư Vi cho vào thì mới nhận ra phần lực ấy tức là pháp hữu TTC. Thầy hỏi pháp hữu TTC đến có chuyện gì? Vị TTC mới nói là đóng góp ý kiến cho Đạo Viện. Thầy bảo nói thử, thì vị ấy trình bày nhiều ý kiến rất hữu lý nên được Thầy khen tặng: - Vị rất tốt! Chơn linh pháp hữu TTC ngại ngùng: - Dạ, không dám! - Không, thật mà! Vị rất sáng suốt nhìn ra vấn đề! - Xin Thầy đừng khen! - Thầy khen thật, vị tu tập có tiến bộ nên mới thấy sự việc như vậy! - Xin Thầy đừng khen tôi! Tôi không dám nhận đâu! - Tại sao không dám nhận? - Chỉ xin Thầy bỏ qua những gì không đúng của tôi! - Không sao đâu! Vị đâu có làm gì khiến Thầy phật lòng đâu? (Thầy chỉ nhớ ở hiện tại và đã quên ở các vị quá khứ). Thầy nói tiếp: - À mà từ lúc lìa thế đến giờ, vị đã được gặp Đức Ngài chưa? - Dạ, tôi đã được gặp!

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 48

- Vị gặp lúc nào? - Dạ... trước khi đến đây gặp Thầy! Nói đến đây, Thầy mới chợt nhớ là Thầy có ý định sẽ gặp vị nầy. Dù rằng hiện tại Thầy đã quên nhưng Thầy đã ghi vào lịch trình nên sớm muộn gì cũng đọc đến lịch trình và bắt tay vào việc... Bây giờ thì vị nầy lại đến sớm hơn dự định của Thầy mà còn cho biết là gặp Đức Ngài trước khi gặp Thầy thì Thầy biết những ý kiến trên là do Đức Ngài chỉ dạy để gián tiếp gỡ giùm tội cho đệ tử của Ngài. Chuyện xúc phạm đến Đức Ngài, dù Thầy không xử thì các Chư Vị cũng sẽ xử không chạy được. Hiểu được dụng ý Của Đức Ngài và hiểu được sự lúng túng của 1 người đang “có công” lại không dám nhận công... Thầy bật cười: - .... thiệt là ... TTC. Thôi, Thầy bỏ qua cho vị, vị yên tâm đi! - Cám ơn Thầy! - Cho Thầy hỏi thêm 1 chuyện: Chính Đức Ngài bảo vị đến gặp Thầy nói những chuyện như vậy phải không? Vị nầy ấm úng: - ..... - Thôi nói không được thì thôi đi! Chào vị! - Kính chào Thầy! Qua đó Thầy hiểu, Đức Ngài đã ân xá cho đệ tử mình từ lâu và muốn Thầy cũng nên ân xá cho vị nầy.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 49

Do Sư Tỉ

TỪ TRỌNG NGHĨA LƯỢC GHI ĐỨC NGÀI XUẤT HIỆN. Từ lúc Đức Ngài mất đến nay, tôi chỉ thấy Đức Ngài đúng duy nhất một lần tại Mỹ, lúc đó Đại Hùng Linh Điện đang làm lễ Rằm tháng Bảy năm 2001. Đang hành lễ tự dưng tôi nhìn lên ngôi Tam Bảo trông thấy Đức Ngài mặc bộ Thiên Phục màu xanh đang nhìn tôi với đôi mắt vui vẻ. Tôi bất ngờ rồi trong một giây phút hờn dỗi không cầm lòng được, tôi khóc nức nở, vì tủi thân, Đức Ngài đã rời xa tôi 8, 9 năm rồi vậy mà Đức Ngài không hề cho tôi gặp mặt, dù có nhiều pháp hữu nói lại là họ đã từng gặp Đức Ngài trong giấc mơ – Tại sao vậy? Tôi có lầm lỡ điều chi đến nỗi Đức Ngài ghét bỏ như vậy! Tự nghĩ và càng suy nghĩ càng tủi thân hơn.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 50

Đang làm lễ, nhịn không được tôi chạy vào phòng lau vội nước mắt, cử chỉ nầy không qua được cặp mắt của Đức Thầy. Sau khi hành lễ xong, Đức Thầy đến hỏi tôi: - Có phải Mẹ gặp Ba không? Tôi gật đầu. Thầy hỏi tiếp: - Đang mặc đồ gì? - Mặc Thiên Phục màu xanh! Tôi trả lời. Thầy cười và bảo: - Đức Ngài thăm Mẹ với tính cách đời, tự nhiên, Mẹ nên vui vẻ. Ngoài lần đó tới nay tôi không thấy nữa. Lòng tôi tự nghĩ không biết tôi có làm lỗi gì hay không? Hay là Ngài muốn tôi dứt tình để mạnh tiến trên đường tu học, khỏi bận tâm suy nghĩ, nhớ tưởng về Đức Ngài. Nhưng làm sao được! Mỗi lần buồn phiền trong gia đình tôi đều nhớ đến Đức Ngài và cứ tự nói nếu Đức Ngài còn.... TIN DỊ ĐOAN. Ở nhà một mình nhiều lúc cũng buồn, nghe bạn bè nói: “Ông thầy bói nầy hay lắm, nói như ở trong nhà mình”. Vì tò mò tôi tìm đến để xem cho biết, mà hay thiệt, nói đâu trúng đó. Tàu Đức Ngài về tôi khoe và đưa Đức Ngài đến xem!

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 51

Lạ thật! Chưa đến nơi mà vị nầy đã đuổi tất cả khách và bảo họ: “Hôm nay thầy không xem vì chờ một người khách đến”. Họ lụt tụt quay về thì chúng tôi cũng vừa đến nơi, nghe nói thầy bói không tiếp khách nên chúng tôi cũng định lui gót thì trong nhà có một tiểu đồng đi ra mời chúng tôi vào vì thầy đang đợi. Hơi ngạc nhiên, chúng tôi cũng vô xem sao. Ông thầy nầy gầy có hàm râu dưới cằm, chấp tay chào chúng tôi và mời ngồi. Chúng tôi tính hỏi chuyện nhưng ông thầy bảo: “Ông khỏi phải hỏi, vì tôi biết ông đến đây để thử tôi, tôi không được phép thố lộ, mời ông bà uống nước và quay về”. ĐOÁN BIẾT NGÀY CHẾT. Cũng coi thầy bói, đến một nơi mà nhiều người đồn rất hay, các “bà lớn” thường đến để hỏi ý kiến hoặc chỉ vẻ công việc cho họ. Tò mò, tôi cũng đến xem, như thường lệ bà ta bảo đưa tay cho bà coi. Bà nói tôi tốt phước, được hưởng nhiều lộc nhưng bị chết sớm, sống không quá 50 tuổi. Nghe xong, tôi thật buồn. Về nhà tính lại thằng Thiện (con út của tôi) chưa tới 20 mà tôi phải rời xa nó rồi. Tủi thân, tôi khóc suốt ngày trong phòng. May mà ngày đó Đức Ngài đi tàu về, lên lầu thấy mắt tôi sưng lên, Đức Ngài bèn xuống hỏi Mẹ tôi: “Ở nhà có chuyện gì mà con thấy Nghĩa đang khóc trên lầu”. Má tôi thuật lại, nghe xong, Đức Ngài nổi giận la tôi và bảo sao tôi khờ dại như

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 52

vậy, có ai biết được ngày chết sống của con người mà đoán, bà ấy bị lỗi sẽ bị trừng phạt. Tôi tỉnh ra và xin Đức Ngài tha thứ cho họ. Đức Ngài nói: Sở dĩ Đức Ngài chiều và để tôi đi xem bói chỗ nầy chỗ nọ là để cho tôi thấy sự giả dối của họ, họ không biết gì đâu, nói phóng chừng hoặc có phần lực (ma) giúp họ. Đức Ngài khuyên tôi nên tỉnh để nhận xét, đừng mất thì giờ vô ích như vậy nữa. Từ đó tôi bỏ dần việc đi xem bói. Đến nay gần 70 tuổi mà có gì đâu. Nghĩ lại thấy uổng những giọt nước mắt khi xưa đã nhỏ ra vì sợ chết! ĐI ĂN SÁNG XA. Đi ăn sáng xa, đó là điều thích thú mà chắc ngoài Đức Ngài ít ai có nhã hứng như vậy. Mỗi sáng thay vì ăn ở trong thành phố, Đức Ngài đi về hướng miền Tây, dọc đường thấy có 1 quán hủ tiếu mà nhiều lần đi qua Đức Ngài thấy rất ế không có người vào ăn. Hôm nay cũng vậy, quán rất vắng. Đức Ngài thắng xe lại và bước vô quán. Ông chủ quán vui mừng lắm. Đức Ngài ăn một lúc 3 tô, rất ngạc nhiên vị nầy hỏi: - Xin lỗi ông, ông cho tôi hỏi. Hủ tiếu của tôi nấu có ngon không mà ông ăn tới 3 tô lận, hay ông đói bụng chăng?

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 53

Đức Ngài cười bảo: - Hủ tiếu của chú lạt như nước lã, không ngon một chút nào. Sở dĩ tôi ăn vì tôi thấy chú tôi thương, muốn giúp tiệm chú có khách đến nhiều. Tôi dặn chú, bắt đầu ngày mai chú chịu khó nấu cho ngon một chút, khách sẽ lần lượt đến quán chú nhiều hơn, nhớ nghe. Đức Ngài dặn rồi ra xe đi. Quả nhiên sau đó quán đông khách lắm, chú chủ quán phải thuê thêm người để giúp. Từ đó Đức Ngài không ghé quán nữa. Cũng tương tự như vậy với quán cháo lòng ở đường Cô Bắc. Quán đặt ở lòng lề đường, lúc đầu cũng ít khách lắm, Đức Ngài đưa một số pháp hữu đến ăn. Từ đó quán rất đông khách. Chị chủ quán biết đã được Đức Ngài giúp nên mỗi lần Đức Ngài dẫn các pháp hữu đến, cô chủ rất vui vẻ và phục dịch tận tình. Quán cháo ở đó ngon nhất là dồi ăn với cháo lòng, sau nầy rất nổi tiếng. Đã hơn 10 năm rồi tôi không đi hướng đó, không biết bây giờ cô chủ ra sao, có còn đông khách hay không? TÀU GẶP “BÃO”. Hôm đó, theo thông báo của nhân viên Radio, thời tiết hôm nay tốt, tàu yên chí khởi hành, không ai ngờ là ngày hôm đó có bão lớn (do nhân viên trực Radio ngủ quên không cập nhật tin thời tiết, cứ sao y bản chánh thời tiết hôm qua mà báo cáo).

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 54

Trưa hôm đó, tàu đang chạy bỗng có tín hiện từ trên hãng bảo tàu hãy mau quay vào bờ gấp vì sắp có bão tới! Nhưng đã muộn rồi vì tàu đã quá xa bờ, không còn kịp nữa. Thế là tàu bị bão lắc lư ngày càng mạnh, chạy cả giờ mà không ra khỏi cơn bão. Anh Qui bảo: “Này Thấc, chắc ngày hôm nay tụi mình đều chết hết, thôi thì mạnh ai nấy cầu nguyện đi, tao đạo Thiên Chúa cầu Chúa giúp, còn mầy đạo Phật cầu Phật giúp đi, kỳ này thì chết chắc. Có người thì khóc rấm rức, có người bình tĩnh hơn thì cầu nguyện. Đức Ngài yên lặng, lặng lẽ đếm những đợt sóng dữ đẩy tàu càng lúc càng xa, khi đã nắm được quy luật của sóng đến và đi, Đức Ngài ra lệnh cho thủy thủ bẻ lái để tránh. Nhờ nắm được quy luật sóng và nương theo mà tàu lần lần tránh xa được chỗ sóng xoáy, gần một (1) tiếng sau tàu đã rời khỏi chỗ nguy hiểm và thoát nạn. Ai cũng thở phào nhẹ nhỏm và nhảy múa vui mừng vì đã thoát chết. Họ đồng lòng quỳ xuống sàn tàu tạ ơn Bề Trên. Kỳ này anh phụ trách Radio bị treo giò vì tội không làm tròn trách nhiệm, suýt chết cả đám. Chuyện nầy cũng gây tiếng vang tốt cho Đức Ngài do đã bình tĩnh đưa tàu ra khỏi hiểm nguy. Hãng tàu bỏ bao thơ thưởng một số tiền và cảm ơn Đức Ngài.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 55

Về Việt Nam, các bà vợ nghe chồng mình thuật lại ai nấy đều hết hồn nên 4 cặp rủ nhau ăn mừng, lần nầy những người bạn hùn nhau đãi Đức Ngài và tôi một bữa thật ngon ở nhà hàng lớn. THỬ ĐỨC NGÀI. Đức Ngài khi xưa ở dưới tàu chung với một số bạn, họ không phải là người tu nên họ có đủ chuyện lăng nhăng: Gái, rượu chè, cờ bạc,... Trong nhóm của Đức Ngài tương đối khá hơn các tàu khác vì có Đức Ngài kế bên, thấy sai là chỉ sửa. Tuy vậy, có một số người không tin là Đức Ngài có thể thấy gái đẹp mà không động lòng. Vì vậy, họ bàn tính với nhau để thử Đức Ngài xem. Hôm đó, có một cô ca sĩ nổi tiếng vào thời đó, cô ta xin được đi Đà Nẵng bằng tàu cho biết. Cô đã xin lệnh trên văn phòng và được chấp thuận cho đi tàu của Đức Ngài. Đây cũng là dịp để cho các vị đó thử Đức Ngài. Họ đồng lòng bố trí cô ca sĩ đó ở trong phòng Đức Ngài nghỉ. Họ viện cớ là các cabin khác đều không được sạch sẽ và tiện nghi. Đức Ngài rất ngại nhưng cô ca sĩ đó bảo không sao. Khi bắt đầu vô phòng ngủ, các vị ở dưới tàu gài khóa cửa phòng của Đức Ngài lại, muốn đi ra khỏi phòng cũng không được. Đức

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 56

Ngài biết họ muốn phá nên Đức Ngài tỉnh queo, lấy chăn mền trải xuống sàn tàu ngủ nhường giường cho cô ca sĩ kia ngủ. Sáng ra, Đức Ngài thấy trước cửa phòng có nhiều lỗ nhỏ được khoét để các vị đó nhìn vào và quan sát coi Đức Ngài có động tịnh gì không? Suốt đêm Đức Ngài tỉnh queo mặc dù cô ca sĩ đó ở trong phòng, cô được sắp đặt cố tình gạ gẫm Đức Ngài nhưng Đức Ngài làm lơ và nhắm mắt ngủ. PHÒNG THÍ NGHIỆM. Khi xưa phòng tôi ở bây giờ là phòng chơi của các con, trong đó có bàn ping pong và Nhơn chiếm một góc làm thí nghiệm. Nhơn thích ướp mấy con bướm hoặc những thứ mà Nhơn gặp được. Xác ướp của thú vật để trong phòng. Đức Ngài ít khi vô phòng đó cho nên mấy đứa tha hồ bày biện. Chim chóc không biết ở đâu mà vô đầy phòng. Bàn ping pong không sử dụng nữa mà là nơi chứa phân của các chim thải ra. Thật là bê bối. Một bữa kia bất chợt Đức Ngài vô phòng thấy phòng như bãi chiến trường, chim chóc bay tùm lum, xác ướp thì bày la liệt. Đức Ngài la quá cấm Nhơn bắt thú ướp xác và bảo phải thả tất cả chim ra.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 57

Lúc mở cửa thả chim ra, nó không chịu bay đi mà cứ bay lẩn quẩn trong phòng thôi. Đức Ngài có vẻ cảm động nhưng rồi dứt khoát bắt phải đuổi ra cho nó được tự do trên bầu trời. Riêng Nhơn hứa không ướp xác thú nữa nhưng tánh nào tật nấy, Nhơn vẫn lén lút ướp xác như cũ. Nghệ thuật ướp xác thú do người ở trong tù chỉ lại, rất độc đáo. Phỏng vấn ngắn với Đức Thầy nhân đọc qua bài viết “phòng thí nghiệm”

Của Sư Tỉ - 4 tháng 7 năm 2006 TCQN: Thưa Thầy, với con mắt của người hiểu Đạo, Thầy có thể giải thích tại sao lúc nhỏ Thầy thường ướp xác các con thú? Đây có phải là một môn học Thầy thích? Đức Thầy: Thực ra lúc nhỏ Thầy không có thích ướp xác, chỉ gìn giữ lại xác của những con vật nào mình nuôi và thích nó để nó được trường tồn. Điều nầy không xuất phát từ chuyện thích mà xuất phát từ cá tánh. Ngay cả bây giờ Thầy vẫn còn bản tánh đó! Bản tánh của Thầy là con người làm công việc ngàn năm. Muốn sự nghiệp của mình, muốn những gì mình thấy đẹp nó được trường tồn, thiên thu vĩnh viễn. Như bây giờ Thầy dùng tên Thánh Danh của các pháp hữu có công với Pháp để đặt tên

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 58

đường, đặt tên các địa danh, công trình, lập tượng, khắc tượng của các vị cho Kim Lăng,... Ngày xưa mình còn nhỏ, khả năng của mình chỉ có thể làm cho con dế đã chết của mình được trường tồn, làm cho con vật của mình nuôi được sống đời vĩnh viễn dù rằng mình dư biết trên đời không có gì là vĩnh viễn cả. Những người có đầu óc, có bản tánh như Thầy luôn cần thiết để có trong xã hội. Vì đó là những loại người lưu đời, truyền đời và duy trì ý chí, huyết thống, tinh thần,... của xã hội... Nói chung, chuyện ướp xác chỉ là một cách để thể hiện tùy theo lứa tuổi và phương tiện có được mà thôi. Còn sự cấm của Đức Ngài ngày xưa, ý như thế nào thì Thầy rất hiểu rõ. Không phải như các vị bình thường thấy đâu! Không phải là chuyện cấm bởi Thầy sát sanh đâu! Vì thực tế, Thầy chỉ ướp những con thú đã chết và nhất là Thầy có quy luật ướp xác, không phải con thú nào cũng được ướp xác. Ví dụ như các con dế mà Thầy nuôi, con nào từng đánh thắng một trận thì được phong lên một cấp. Đến khi nó chết thì tùy vào cấp bậc của nó có mà định việc an táng. Có con thì được làm thêm một cây kiếm gỗ, kiếm chì,... chôn chung, có con thì được bó vãi chôn và chỉ một con trong mỗi loài mới được ướp xác mà thôi. Đức Ngài cấm là cấm tư tưởng của

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 59

Thầy sợ thiên về phần đời nhiều. Vả lại, môn nầy Thầy học từ nhà tù nên xuất xứ của nó không được hay cho lắm. TCQN: Trong tù họ dạy môn nầy sao? Thưa Thầy? Đức Thầy: Không! Người dạy cho Thầy môn nầy là một giáo sự, lúc đó ông đang ở tù và Thầy đã tận dụng thời gian ở tù học được rất nhiều thứ từ những người chung quanh. TCQN: Còn các con chim trong phòng thì sao? Đức Thầy: Các vị ở bên ngoài chỉ nhìn hiện tượng rồi suy diễn chứ không biết thực chất của nó. Không phải do Đức Ngài không vào phòng nên Đức Ngài không biết trong phòng có chim hay do Đức Ngài ít vào nên mấy đứa bày biện đủ thứ,.... Có một lần đi với Đức Ngài, Thầy ngồi giữ xe thì có con chim lớn nó đậu xà tới, Thầy mới bắt nó. Một hồi thì Đức Ngài ra, Đức Ngài bảo thả nhưng khi thả thì nó bay không được, mang về nhà cho nó ăn thì nó không biết ăn, Đức Ngài cho biết nó là con chim con dù đã có đủ lông, đủ cánh, có lẽ nó rơi từ tổ xuống nên Ngài mới dạy Thầy cách mớm cơm, mớm nước nuôi nó mỗi ngày. Ngài dư biết phòng đó nuôi chim vì chính Ngài thường lên và xem. Cho đến khi nó biết bay thì chính Thầy tự thả chứ Đức Ngài đâu có bắt thả! Đức Ngài còn khen với mọi người về hành động nầy.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 60

Qua chuyện nuôi thú, Thầy áp dụng một chuyện nhỏ để chỉ cho các đệ tử là, sau nầy tìm thầy dạy học cho con, tìm người để gởi gắm con cái, khi tới nhà người đó thấy cây được chăm sóc nhưng không tươi nhuận nổi, không có sinh khí, thấy con thú nuôi trong nhà, kể cả con cá, côn trùng không có được tánh linh, không có sự thông hiểu và mất dạy thì đừng nên trao con mình cho người đó vì họ không có tâm dưỡng và tay dưỡng. Thầy có viết cuốn sách các Cầm thú tại Đại Hùng Linh Điện để các vị hiểu thêm 1 mặt khác trong việc nuôi thú của Thầy khi xưa. THẤY PHẦN ÂM LÚC NHỎ. Mỗi năm đến ngày Thanh Minh, Đức Ngài thường chở gia đình gồm tôi và 3 con: Nhật, Nhơn, Trung về Gò Dầu cúng thanh minh. Lúc về tới Trảng Bàng chỗ nghĩa địa, Nhật, Nhơn cả hai đều thấy các phần ma từ mồ chui lên. Theo các con thuật lại, họ có rất nhiều, hình dáng khác nhau. Người bị may miệng, người còn trơ xương, người mặt mày biến dạng, họ đang cầm bánh bò ăn. Có một số người chạy theo xe hơi của chúng tôi, đeo theo xe cười cợt. Vì thấy như vậy nên tới giờ nầy Nhật không ăn được bánh bò vì hình ảnh tay còn da bọc xương cầm bánh ăn nên nó thấy lợm giọng.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 61

Nó có điểm giống tôi ở điều đó. Tiềm thức ăn sâu vào tâm nên không làm sao đẩy nó ra được. Như hồi 6, 7 tuổi học trường Nha Trang, lúc ăn trưa tôi thấy trong dĩa rau có một con sâu lớn, cặp mắt tròn xoe như nhìn mình, từ đó tôi thấy rau là thấy như có con sâu và vì vậy mà suốt mấy chục năm nay tôi không thể động tới một cọng rau mặc dầu biết nó rất có ích cho cơ thể, Cũng như tôi sợ nước biển vì khi xưa 12 tuổi, tôi bị chết hụt ở Cấp phải nhờ các anh Thiếu Sinh Quân cứu sống. Tới bây giờ đi biển, tôi ít tắm lắm hay chỉ ở trên bờ, không dám ra xa, vì mỗi lần ra hơi xa là tôi cảm thấy như ngộp thở. Ở nhà cũng vậy, tắm douche nhẹ nhẹ không sao, lúc nào quên mở vòi hơi mạnh một chút là tôi bị chới với. Nay không biết nguyên do tại sao? Do hiện tại hay do tiềm thức. Tôi thắc mắc mãi. Phỏng vấn ngắn với Đức Thầy nhân đọc qua bài viết “Thấy âm phần lúc nhỏ” Của Sư Tỉ - 4 tháng 7 năm 2006

TCQN: Tại sao lại cùng thấy như nhau mà anh của Thầy lại sợ ăn món ăn ấy nhưng Thầy thì không? Đức Thầy: Thấy do huệ, do sự thanh nhẹ và thấy do bị thấy thì khác nhau. Thấy do huệ là thấy hiện tượng từ đó sẽ hiểu nhân duyên,

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 62

thấy do bị thấy là sự đòi, sự báo oán của người ta. Người làm chuyện không lành khi thấy ma thì sợ, khi nghĩ đến ma thì sợ vì trong tiềm thức của mình từng bị ma đòi hoặc sẽ bị đòi hoặc còn thiếu nợ của người... Người thấy do huệ thì thấy ma vẫn bình thường, vẫn như như dù đang đứng giữa rừng ma. Người đồng hàng với nhau thì khi thấy người ta ăn cái gì, có nghĩa là mình cũng ăn cái đó, cũng ăn như vậy hay mình sẽ ăn như vậy, hoặc mình sẽ gặp cảnh như vậy. Ví dụ người thì ăn cơm, cá thì ăn rêu. Cá nhìn rêu không ngon thì nó chê chứ người khi nhìn rêu dù ngon hay không ngon cũng không có nghĩa gì. Thầy dùng hình ảnh để ví dụ cho dễ hiểu mong người nghe đừng lồng ác ý trong đó. Nhiều khi mình nhờm tởm và kinh sợ còn có nghĩa là tâm linh mình báo cho mình biết, mình sẽ trải qua hoặc từng trải nhưng chưa qua kiếp số đó. Nếu mình không vướng thì mình sẽ như như. TCQN: Vậy muốn đổi vị trí của mình phải làm như thế nào? Có phải đổi từ tiềm thức? Như trường hợp ở trên cách đổi phải làm sao? Đức Thầy: Đúng! Đổi vị trí thì phải đổi tiềm thức! Đổi tiềm thức thì phải đổi cách thức sống. Chuyện ăn uống là chuyện dễ nhất mà ai cũng có thể làm được. Không thay đổi được

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 63

dầu một tí ở chuyện ăn, cách ăn, sự ăn,... thì không làm được việc gì cả. TCQN: Tất cả những vấn đề trên đều nằm trong tiềm thức hay được tạo ra từ hiện tại rồi ghim vào tiềm thức, thưa Thầy? Đức Thầy: Cả hai! TCQN: Vậy làm sao mà mình gỡ được? Đức Thầy: Mình chỉ sợ cái cảm giác nó đến từ đâu đâu không gỡ được chứ những cảm giác mà mình đã biết được nguyên nhân thì có gì mà khó gỡ? Bây giờ dư biết là đĩa rau không có sâu thì cứ ăn có sao? Dư biết vặn vòi nước thì không thể chết ngộp được thì tại sao không cứ vặn? Dư biết cái bánh bò mình ăn là do mua từ tiệm sạch sẽ chứ có phải lấy từ mồ mả ra đâu mà sợ không dám ăn? Không gỡ từ bây giờ thì đời sau muốn gỡ cũng không biết lần từ đâu mà gỡ. Như trường hợp của nhiều người có cảm giác bị ngộp khi nằm trong phòng tối, nằm một nơi bít bùng,...theo Y Khoa là bệnh Claustrophobic hay còn gọi là Castrophobic. Castro là bắt nguồn từ chữ casket, tức cái hòm. Trong Y Khoa họ đã nhận thức đúng dù chưa nhìn ra được hết vấn đề. Những người từng bị chứng nầy là những người có tiền thân bị chôn sống hoặc bị chết ngộp. Vì vậy, ngay hiện kiếp nếu đã gặp sự kẹt thì phải tự gỡ, phải tập để gỡ.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 64

Nếu không gỡ thì đời sau gặp những hoàn cảnh như vậy tự dưng sợ rau, tự dưng thấy ngộp, tự dưng sợ bánh bò,... mà không biết lý do tại sao và vĩnh viễn nó sẽ còn hoài vì không còn cơ hội để gỡ nữa! Tiên, Phật thì không có ai sợ ma, không có ai động loạn khi ăn rau, ăn bánh bò,... Nếu còn những cái kẹt như vậy thì không gặp được Đức Ngài, chắc chắn không được trở về được đâu ! Không sửa lúc nầy thì lúc nào mới làm vì mình còn bao nhiêu thứ khác cần phải sửa. Thầy nhân chuyện nầy giải thích thêm cho các vị, đồng thời cũng đang gián tiếp chỉ đường cho người nhà của Thầy. Phải nói là gián tiếp vì các vị nầy sẽ không học được trực tiếp từ Thầy cũng như các vị ấy cũng không được học trực tiếp từ Đức Ngài. Tất cả những ai thọ pháp với Đức Ngài mà thấy Đức Ngài thật là dễ, không la rầy chi cả,... đó là những vị không đủ duyên để học trực tiếp từ Ngài và nhất là sự cầu đạo của mình không đủ để được học. Làm sai hiển hiện, điểm kẹt ngay trước mắt mà không được chỉ, không được nói,... có nghĩa là mình chưa đủ lực để học. Những ai đã từng có sự so sánh: Đức Ngài dễ hơn Thầy là những người chưa đủ lực để được học trực tiếp từ Ngài.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 65

ĐÁNH NHAU VỚI TÀI DẬU HỒNG KÔNG. Tàu Đức Ngài đi thường ghé bến HongKong, Đài Loan, Mã Lai, Singapore, Philippines,... Nhóm dưới tàu Của Đức Ngài có tất cả 4 người (2 trên boong, 2 dưới máy), tất cả đều là bạn thân của nhau nên đi đâu cũng 4 người đi chung. Họ thường rủ nhau đi ăn sáng, sắm đồ về Việt Nam, dạo chơi. Một hôm tàu ghé bến Hồng Kông. Đức Ngài ra lệnh cho cả nhóm không được lên bờ vì theo Đức Ngài thấy sẽ có chuyện không hay, 3 anh bạn kia không nghe lời còn bảo: - Mầy không đi thì ở nhà, tụi tao lên bờ chơi xem có chuyện gì xảy ra không? (Họ thân với nhau lắm nên kêu nhau bằng mầy tao). Đức Ngài cố gắng khuyên nhưng họ không nghe, nhất định lên bờ, tuy buồn nhưng Đức Ngài không nói gì! Thấy các bạn mình đã đi được một lúc lâu mà chưa trở về tàu, Đức Ngài nóng ruột, biết chắc là họ có chuyện. Đức Ngài thấy không an lòng nên sau cùng Đức Ngài quyết định lên bờ tìm họ. Từ xa thấy có một đám người vây quanh la ó, Đức Ngài chạy lại nhìn thấy hiện trường 3 ông bạn của mình đang bị đánh tả tơi. Đức Ngài nhìn ra người đầu đảng đang chỉ huy cho thuộc hạ đánh các bạn, không nói không rằng,

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 66

Đức Ngài chạy ngay lại nhắm tên đầu đảng tung một cú đá song phi, do bất ngờ và khinh thường nên tên này lãnh đủ. Tuy nhiên, vì khinh thường Đức Ngài nên hắn vẫn đánh trả. Điềm tĩnh, Đức Ngài dùng các thế võ khóa tất cả các đòn thế mà tên đầu đảng sử dụng, cuối cùng chịu không nổi hắn đầu hàng sau khi bị đánh té bò càng. Thấy tên thầy mình bị hạ đo ván nên lũ thuộc hạ hoảng sợ hè nhau chạy mất. Ba người bạn của Đức Ngài mừng rỡ vì đuợc giải vây tuy mặt mũi người nào người nấy đều bị sưng vêu cả. Sau khi đưa họ về tàu, chữa vết thương xong, Đức Ngài nói đùa: “Đáng chưa, tao đã bảo đừng lên bờ mà không nghe, bây giờ ra nông nổi này, thật là đáng đời”. Họ biết lỗi, cười xòa. Các bạn ấy năn nỉ Đức Ngài về Việt Nam đừng nói lại cho bà xã của họ biết vì các bà này nếu biết các ông chồng mình đánh lộn ngoài đường thì sẽ không cho đi nửa. Các bà chỉ tin tưởng Đức Ngài tuyệt đối. Riêng các vị này thì... ĐƯỢC ĐỔI LẠI HÀNG BẤT CỨ LÚC NÀO. Tàu ghé Đài Loan, Đức Ngài cùng các bạn lên bờ chơi, họ mua sắm nữ trang đem về cho các bà vợ, riêng Đức Ngài vì không rành nên không biết mua gì về làm quà, suy nghĩ mãi

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 67

Đức Ngài mới quyết định ghé tiệm bán cẩm thạch chọn 2 bộ: 1 Oval, 1 hột dưa (hột rời). Về Việt Nam, Đức Ngài khoe với tôi 2 bộ hột này. Tôi mừng thầm vì thấy Đức Ngài biết nghĩ đến vợ nhà, nhưng hỡi ơi, lúc mở quà ra xem tôi thật thất vọng: Hột bị rạn, màu bí, rất mỏng, không đẹp chút nào. Tôi khẽ nhăn mặt, không vui nhưng không dám chê. Đức Ngài nhìn thấy hiểu ý bảo rằng: - Xấu lắm hả? Lúc lựa thấy có màu tưởng đẹp vì không rành. Nếu không thích để kỳ tới anh sẽ đổi lại. Tôi bảo: - Đã mua rồi làm sao đổi đuợc. Họ không cho đâu! Đức Ngài cười bảo: - Cá với em là anh sẽ đổi được. Đức Ngài gói lại đem cất chờ ngày đi Đài Loan. Xui là suốt 2 tháng trời, tàu không ghé Đài Loan mà đổ bến khác, sau cùng không chờ được, Đức Ngài nhờ anh Sáu Thưởng đến tiệm... đổi giùm. Đức Ngài dặn anh Sáu Thưởng nói là của Đại Sư Phụ đổi. Lúc đó tiệm không còn hột đẹp nên ông chủ đồng ý gởi trả tiền lại cho Đức Ngài. Đức Ngài khoe: - Em thấy không, mua bao nhiêu lâu rồi mà hễ nói của Đại Sư Phụ là được đổi hoặc trả lại tiền ngay. Tôi cười với vẻ tin lời và thán phục!

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 68

VÌ NÓI TIẾNG “TÀU” QUÁ HAY!!! Có một lần tại Hồng Kông vào buổi tối, 4 người rủ nhau vào nhà hàng ăn. Sau khi bàn bạc anh em nhất trí kêu “một con ngỗng”. Không biết tiếng “Tàu” họ nói thế nào mà thấy nhà hàng xúm nhau dọn bàn “rầm! rầm!”. 4 vị này ngạc nhiên nhưng nghĩ chắc có khách đặc biệt nào đến nên nhà hàng chuẩn bị như vậy. Thế là họ an nhiên ngồi chờ. Lát sau, nhà hàng đem đến 4 con gà tây lớn, mỗi bàn 1 con, xong họ mời các vị đến ăn. 4 vị này ngạc nhiên, chừng biết ra vì không rành tiếng Hoa nên thay vì bảo đem 1 con ngỗng quay họ lại nói sao mà nhà hàng nghe thành 4 con gà tây cho 4 người. Đức Ngài chỉ thức ăn trên bàn và bảo: “Ráng ăn tụi bây, ăn để mà chết”. Ngồi nhớ Đức Ngài & ghi lại hôm mùng 1 Tết năm Bính Tuất (2006). TCQN (4th 7-2006): Kính thưa Đức Thầy, trong nhiều tài liệu khác và ngay chính bản thân của đệ tử đã từ chứng kiến Đức Thầy từng sử dụng rất nhiều ngôn ngữ, các thứ tiếng Phạn Thiên, kể cả nhiều ngôn ngữ của đời thậm chí cả ngôn ngữ cổ mà các Chư Vị, các phần lực nhập xác tiếp chuyện cùng Ngài. Chuyện dùng các ngôn ngữ lạ không phải là đợi đến khi mở đạo, Ngài mới sử dụng, mà từ lúc còn trẻ Ngài

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 69

đã sử dụng và nói chuyện với các Chư Vị,... như theo lời cựu Đại Tá Trần Cửu Thiên, Nguyên Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp từng là chứng nhân. Hay theo lời thầy Từ Tri Ngộ tức pháp hữu Dương Tiền Kiến, là 1 người Hoa đã từng là nhân chứng thấy Đức Ngài nói chuyện với 1 phần lực nhập xác mà phần lực nầy sử dụng tiếng Hoa cổ... Thế thì tại sao trong bài viết của Sư Tỉ lại viết là Đức Ngài không sử dụng được tiếng Hoa? Đức Thầy: Người trong bài viết của Sư Tỉ là người đời, là phàm thân, là cha của tôi. Vì vậy, những gì tiếp xúc của đời thuần túy thì do những gì mình học của đời nầy. Còn những gì đi ngoài cái giao tế bình thường của đời thì khác. Cũng như Thầy vậy, khi cần mua 1 tờ báo bình thường để mình xem giải trí thì hỏi Bibi cho Thầy vài chục xu. Nhưng khi mở đường cho Pháp Đạo, vạch ra 1 đường hướng gì đó cho Đạo thì vài chục triệu dollars cũng không còn là vấn đề, Thầy vẫn vạch và không cần biết trong túi Bibi có bao nhiêu tiền. Hoặc khi cần để hướng dẫn cho 1 đệ tử nào đó có được 1 giải thưởng nghiên cứu khoa học để qua giải thưởng nầy Pháp Đạo và chúng sanh được giúp ích thì kiến thức trong đầu mình để hướng dẫn ra ngoài không còn bị giới hạn bởi những gì mình đã học trong hiện kiếp nửa.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 70

ĂN SÁNG TẠI CHỢ CŨ. Khi xưa tôi làm tại ngân khố Chợ Cũ, lúc tàu về, Đức Ngài chở tôi đi ăn sáng và đi làm luôn. ở Sài Gòn cũng như ở các Cảng nước ngoài, 4 người đều hẹn nhau ăn sáng ở chợ Cũ, cũng thay phiên nhau trả tiền. Tới phiên họ, Đức Ngài ăn thật khỏe, tô này chồng lên tô kia. Họ nói đùa: “Mày ăn dữ vậy, kỳ sau tới mày tao cũng ăn như vậy, cho mầy trả mệt nghỉ”. Đức Ngài bảo: “Tới phiên tao tụi bây chỉ được quyền ăn 1 tô thôi nghen, ăn nhiều tao không trả đâu, hì!hì!”. Họ la ôm xồm bảo Đức Ngài ăn gian. Quả thật, tới phiên Đức Ngài, họ ăn chỉ có 1 tô, Đức Ngài cười vì thấy họ nghe lời nhưng với sức các vị đó như vậy thì ăn 1 tô nhằm nhò gì, vì vậy sau cùng mạnh ai nấy ăn thêm, Đức Ngài vẫn trả tất cả. Tôi biết Đức Ngài không phải hà tiện nhưng vì muốn có tranh cãi cho vui. Trong các vị này có anh Trí là “tếu” nhất. Đặc biệt anh này hồi nào tới giờ không chơi với ai được nhưng với Đức Ngài anh rất thương và nghe lời nên cả đám rất vui.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 71

Do thầy

TỪ THIỆN PHÚC LƯỢC GHI MỖI NĂM KHI GIAO THỪA ....! Mỗi năm khi giao thừa, lúc 11 giờ hơn (tức 23 giờ khuya), Đức Ngài làm lễ Ngôi Đức Mẫu Mẹ Sáng Tạo (Đức Ngài thường gọi là Đức Mẫu Hoàng) làm lễ Ngôi Đức Cha Lành A Di Đà Phật và các vị Phật tức là Ngôi Công Đồng Các Chư Đức Phật và lần lượt đến các ngôi khác trong nhà. Xong, Đức Ngài ban lộc (tiền của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam màu hồng mệnh giá nhỏ) và ban những lời chúc lành đến các pháp hữu, rồi Đức Ngài cùng các vị thân cận qua bên Ngôi Quận 8 làm lễ. Xong đâu đó, Đức Ngài trở về ghé qua nhà các vị Từ Chánh Tín, Từ Chánh Kiến. Sáng mùng Một, Đức Ngài dậy sớm tiếp các vị pháp hữu từ các nơi đến viếng. Mùng Hai, Đức Ngài về Gò Dầu thăm lăng, các Đấng Sinh Thành. Từ

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 72

mùng Ba trở đi, Đức Ngài đến nhà các vị phẩm sắc trong pháp đạo. Đức Ngài muốn ban sự an lành vui vẻ đến cho các vị. ĐỨC NGÀI CHUẨN BỊ TRƯỚC CHO ĐỆ TỬ. Sáu tháng trước khi Đức Ngài hồi vị, Đức Ngài bảo Từ Thiện Phúc qua nhà pháp hữu Từ Chánh Kiến thỉnh Thiên Y Của Đức Ngài về nhà ủi cẩn thận để Đức Ngài mặc để chụp hình. Đức Ngài chụp đủ các tư thế, từ Long Hổ Pháp đến các Pháp Thiền được in trong quyển “Con Đường Sống”. Đức Ngài bảo chụp hình để các em mai mốt nhớ Sư Huynh thì nhìn hình. Đức Ngài bảo rửa ra nhiều tấm lọng khuông cẩn thận để Đức Ngài ban cho các vị thân cận. Đức Ngài bảo đem qua nhà anh chị Minh ban cho anh chị. Đệ tử đem qua trao tận tay cho chị Minh. Chị Minh không để nguyên như vậy, chị xé cái khuông hình ra lấy tấm hình cất. Khi Đức Ngài hồi vị, các vị đệ tử đều thờ Đức Ngài bằng tấm hình mà Đức Ngài đã “chuẩn bị trước khi hồi vị”. chỉ chị Minh lấy tấm hình khi Đức Ngài nhận áo Thiên Phục ra thờ, tấm hình nầy ghi lại hình ảnh Đức Ngài khi còn trẻ không giống hình Đức Ngài trước lúc hồi vị. Bức ảnh mà Đức Ngài có ý bảo chúng ta thờ là bức ảnh Đức Ngài chụp sắp sửa hồi vị chớ không phải chụp từ trẻ.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 73

Ghi chú của Đức Thầy Từ Minh Đạt sau khi đọc mẩu chuyện: Đức Ngài chuẩn bị trước cho đệ tử. Trước hết Thầy cảm tạ thầy Từ Thiện Phúc đã cung cấp cho Pháp Đạo của chúng ta một số chi tiết quý. Tuy nhiên, có 1 vài vấn đề Thầy cần nêu ra để tránh người sau hiểu lầm và nhận thức sai. 1. Thờ phượng Đức Ngài là do tâm người ta thờ. Người ta có quyền thờ bất kỳ hình ảnh nào người ta muốn. 2. Đức Ngài không hề bảo đệ tử thờ phượng Đức Ngài và nhất là câu viết “Bức ảnh mà Đức Ngài có ý bảo chúng ta thờ là bức ảnh Đức Ngài chụp sắp sửa hồi vị chớ không phải chụp từ trẻ”. Đó là nhận định sai vì Đức Ngài không hề nói người ta phải thờ hình nào và câu “Đức Ngài có ý bảo chúng ta...” đó là sự suy luận riêng của tác giả. Đừng lồng sự suy luận của mình rồi cho đó là suy nghĩ, tư tưởng của Đức Ngài. Gần 10 năm trước trong ngày Sinh Nhật của Sư Tỉ tháng 12 năm 1997, 1 phần lực nhập vào cô ĐBL bảo các vị chùi vết dơ trên tượng Đức Ngài, các vị hè nhau quỳ lạy người nầy và 1, 2 cho là “Đức Ngài”. Thầy đã dạy cho các vị về 1 vị Phật. Không 1 vị Phật nào bảo người ta thờ mình cũng như bảo người ta chùi rữa tượng của mình cả. Chỉ có chúng sanh, chúng sanh

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 74

nhắm làm sao để hướng về Thiêng Liêng là chuyện của chúng sanh. Gần 10 năm trước như thế, bây giờ cũng vậy, coi ra cũng không có gì tiến bộ và thay đổi. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ, mong các vị chỉnh đốn tư tưởng của mình khi viết và suy luận về các bậc Thiêng Liêng, trưởng thượng. KHÔNG LÀM THEO LỜI CHỈ DẠY CỦA ĐỨC NGÀI! Khi xây Bửu Toà Linh Điện ở Quận 8, anh chị Minh tự mình bỏ tiền ra xây không cho phép ai hùn vào. Lúc đầu xây thì Đức Ngài chỉ dẫn từ li từ tí. Cái cách xây nầy nếu không có Đức Ngài thì không thể biết làm, có một không hai trên cõi thế. Xây Bửu Tòa Linh Điện có 4 cửa cầu thang lên xuống theo hình Long – Lân – Quy – Phụng:

1. “Long” cửa chánh, cửa trước lên cầu thang 18 bậc, để cho Đức Phật Thầy, Đức Thầy, các vị Nguyên Thủ Quốc Gia.

2. “Lân” bên hông phía tay mặt từ Bửu Tòa nhìn ra, để các vị phẩm sắc lên.

3. “Quy” cửa lên cầu thang phía sau lưng Bửu Tòa, để chúng sanh lên.

4. “Phụng” cửa bên trái Của Bửu Tòa từ trong nhìn ra, để cho chúng sanh xuống.

Đi lên bằng cửa “Lân” vào đảnh lễ các Đấng Chí Tôn rồi muốn lên trên nữa phải đi vòng ra

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 75

phía sau hình trôn ốc. Tầng 1 để các vị làm lễ. Tầng 2 thờ Đức Vua Cha Ngôi Hai và các vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền. Tầng 3 thờ Đức Cha Lành A Di Đà Phật và các vị Bồ Tát Thế Chí và Quán Âm. Tầng 4 thờ Đức Mẫu Mẹ Sáng Tạo và tượng Đức Phật Thầy quỳ lễ kế bên, 2 bên vách tường tượng các vị có công trong Pháp Đạo và Đức Phật Thầy. Tuốt trên đỉnh là hình bầu tròn tượng trưng cho vũ trụ càn khôn và trên đó khắc các vị tinh tú để hở lấp kính. Dưới Bửu Tòa có 20 cột trụ làm hình hoa sen, có mười hai màu sen để đỡ Bửu Tòa Linh Điện. Một cột trụ hình hoa sen phía ngoài để dựng tấm bia ghi: “Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên...” (bia nầy chưa làm và hiện thời hoa sen có 9 màu). (TCQN: ?) Khi thầy Từ Chánh Tín có ý định xây thêm một ngôi thờ nữa ở tuốt trên lầu thầy ở, thì Đức Ngài bảo ở trong một chỗ mà có hai ngôi thờ Phật thì lúc sau người ta sẽ làm khó dễ. Đức Ngài hồi vị khi Bửu Tòa Linh Điện xong 8/10. Cái đèn treo trong Bửu Tòa, Đức Ngài bảo mua một cái duy nhất, thầy Từ Thiện Nhơn tiết kiệm không mua một cái duy nhất lớn mà mua loại có nhiều đèn. Bà nói một cái duy nhất to đặt mua rất mắc. Khi chưa xong hoàn toàn, hai vị làm lễ khánh thành Bửu Tòa Linh Điện, Đức Thầy biết bảo khoan làm lễ khánh thành vì lúc đó Tổng

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 76

Thống Hoa Kỳ Bill Clinton đang qua thăm nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các vị ấy vẫn làm lễ và bảo Đức Ngài rất thích rồng, khánh thành năm Thìn rất tốt theo ý hai vị. Cân Đai và Hài của Đức Ngài, thầy Từ Thiện Nhơn cũng dành làm. Nhưng khi Đức Ngài bảo làm thì thầy Thiện Nhơn nói rằng làm sợ không khéo, sợ làm hư vì Đức Ngài bảo bà làm bằng tay. Đức Ngài nói không sao, ở “Trên” Đức Ngài cũng có vậy. Cho nên khi Đức Ngài hồi vị chỉ có áo Thiên Phục mà không có Cân và Hài. Ghi chú của Đức Thầy Từ Minh Đạt sau khi đọc bài “Không làm theo lời Đức Ngài chỉ dạy! của thầy Từ Thiện Phúc. (11 tháng 7 năm 2006) Rất tiếc Thầy đọc những bài viết nầy của các pháp hữu sau ngày sàng lọc. Nếu Thầy đọc trước và được chỉnh thì các vị sẽ vững khi gặp thử thách. Kẹt nhiều quá! Nhưng thôi! Để làm mẩu cho người sau cũng được. Dầu gì cũng cám ơn vị đã cung cấp những chi tiết của thời Đức Ngài nhưng phải có lời ghi chú của Thầy thì công đức nầy mới tròn vẹn. Nếu không có Thầy ghi chú thì vị sẽ dẫn người ta sai, thấy sai và hiểu sai. Hầu hết các bài viết đều lấy tư tưởng của mình lồng vào tư tưởng của Đức Ngài. Cho suy luận của mình làm sự quyết đoán mà suy luận của

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 77

mình thật giống như con trẻ, rất ngây thơ. Không thể nào nói thầy là người thiếu học vấn được vì thầy có Cử Nhân về văn chương! Thầy thử đọc lại các bài viết của mình nhất là bài viết nguyên bản của mình với tính cách của người khác xem vị có hiểu không? Và đọc kỹ lại để thấy ý tứ của mình. (Vì các bài viết được đặng tải nhiều bài đã được TCQN giúp chỉnh sửa). Còn sự việc khánh thành BTLĐ thì Thầy có viết trong Bút Ký của Thầy. Nếu có duyên thì đọc để xem Thầy phân tích như thế nào và tường trình như thế nào? Ngay câu đầu, chúng ta cũng đủ thấy vấn đề. “Khi xây Bửu Toà Linh Điện ở Quận 8, anh chị Minh tự mình bỏ tiền ra xây không cho phép ai hùn vào”. “Không cho phép” hay “không nhận đóng góp”. Ý tứ khác xa nhau lắm ! Chữ “không cho phép” nó nặng, vì vậy khi viết phải có 1 tí gì dẫn chứng. Ví dụ mình có thể nói: “trong buổi họp anh Minh ảnh nói là ảnh không cho phép ai hùn vào công việc nầy!” Dầu chỉ là sự dẫn chứng không có chứng minh thì còn có thể nghe tạm khi mình đẩy cái ý nầy sang cho người ta. .... Cách tốt nhất để mình luôn được tốt, tinh tấn là nên ngồi yên đọc lại tất cả những bài mình viết, với cái ý của 1 người chưa hề biết chuyện

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 78

đọc. Nhớ, điều nầy chính là điểm kẹt, “lấy sự tưởng của mình đẩy cho người khác” không nằm trong vấn đề học vấn nữa, bởi vì vị là một Cử Nhân Văn Chương. CHỮ VẠN. Chữ Vạn trên ngực của Chư Đức Phật là chữ Vạn viết ngược chiều kim đồng hồ, ý muốn nói ra khỏi Ngũ Hành phải đi ngược lại Ngũ Hành, cũng như tối người ta ngủ thì mình thức để ngồi thiền. (Ối trời ơi! – TMĐ). Chữ Vạn nầy ở trên ngực của Đức Phật; người bình thường không được đeo hình chữ Vạn, được phép đeo hình tượng Phật. Hình tượng Phật, Chúa, các Đấng Thiêng Liêng không được phép đeo ở lỗ tai hoặc đeo ở bàn tay. Chân không được đeo vàng. LỄ PHẬT! Lễ Phật phải chấp tay khít lại từ trán đưa thẳng xuống tâm, rồi từ tâm nở liên hoa tức là dâng liên hoa tâm của mình đến Chư Đức Phật, mấy ngón tay mở ra từ ngón trỏ rồi liền xuống đến các ngón đến ngón út thì mở 2 bàn tay ra, 2 ngón cái cong vào thành Bán Ấn, để xuống đất và đầu chúng ta cúi sát xuống đất để giữa 2 cái Ấn đó chớ không để đầu mình trên 2 bàn tay, niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 79

CÚNG NƯỚC DÂNG LÊN THIÊNG LIÊNG! Cúng nước dâng lên Thiêng Liêng phải để trong cái chung không để trong cái ly. Hai chữ ghép lại là “Chung Thủy” tức nói là làm việc gì cũng phải có thủy và có chung, tức là trước sau cũng như vậy. Ví dụ như trước mình kính Thầy sau mình cũng phải kính Thầy không nên thay đổi. PHIM ĐƯỜNG TAM TẠNG ĐI THỈNH KINH. Đức Ngài thích xem phim Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh. Đức Ngài nói tuy phim nhưng là chuyện có thật. Đức Đấu Chiến Thắng Phật tức là Tề Thiên Đại Thánh thắng được tâm tánh mình để thành Phật, ý muốn nói muốn thành Phật phải chiến đấu với chính bản thân mình. Ngộ Năng tức Trư Bát Giới, phải siêng năng tinh tấn làm việc. Còn Ngộ Tịnh, phải tịnh tâm lại,.... (Mọi người rán học lại, học cho đàng hoàng và đầy đủ. Thầy không còn gì để phê thêm. Tuy nhiên, Thầy vẫn giử các bài nầy để gợi nhớ lại các pháp hữu khác đã từng nghe Đức Ngài nói như thế nào trong các trường hợp như trên. Coi như bài nầy cũng có công đức của nó là gợi ý để nhớ lại – Ghi chú của Đức Thầy Từ Minh Đạt).

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 80

TỤNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA. Tôi thấy Sư Tỷ và chị Minh đến tháng 7 âm lịch là tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tôi và A. Long cũng trì Kinh. Tôi nghe Đức Ngài dạy là không cần phải đọc nhiều Phẩm trong một ngày hoặc đọc nhiều lần cuốn Diệu Pháp Liên Hoa, mà đọc một ngày một phẩm cũng được miễn sao đọc phải lớn tiếng và rõ ràng để các phần âm nghe được và mình phải hiểu Kinh nói gì thì phần âm mới hiểu. Đọc Kinh mà “lua lua láo láo” cho lẹ, không ai nghe được gì và hiểu được gì thì không nên. Đức Ngài dạy tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có các Chư Thiên xuống nghe, đọc tụng Kinh nầy người tụng sẽ được nhẹ nhàng. Còn muốn tụng các Kinh khác như Kinh Địa Tạng, Kinh Thủ Lăng Nghiêm ... vào chùa tụng với các Sư vì nơi chùa thường có phần âm ra vào được, còn nhà mà tụng Kinh Địa Tạng phần âm đến nghe mà không đi là chủ nhà sẽ “mệt”. Khi tụng Kinh mời các vị đến nghe, khi xong mời các vị về nơi chốn cũ và hồi hướng phước báu đến cho các vị và cho chúng sanh. LỄ BAN THÁNH DANH. Vào khoảng 7 giờ 30 tối, ngày mùng 8 tháng 4 năm Quý Hợi 1983, các đệ tử của Pháp Vô Vi Quy Nguyên tề tựu đông vào khoảng 36, 37 vị nơi tư thất thầy Từ Chánh Kiến để được thọ ký ban Thánh Danh.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 81

Trên ngôi Tam Bảo 6 hoa sen hồng đang hé nở. Không khí đượm đầy vẻ tôn nghiêm. Tất cả các pháp hữu đều vận áo tràng trắng. Đức Ngài đến nơi Ngôi Vua Cha ngự thấp và dâng 5 nén hương nguyện. Tất cả các pháp hữu đồng quỳ xuống thành tâm nguyện. Đức Ngài nguyện xong trình bày bằng tiếng Phạm Thiên và các pháp hữu đồng được ban Thánh Danh để tu chứng thành quả. (Trình bày? Vị có hiểu những gì Đức Ngài nói lúc đó không? Tại sao vị chắc đó là sự trình bày? Đừng có lấy cái ý của mình đặt vào Đức Ngài chớ! Đó là chuyện của hơn 20 năm về trước, sau nầy thì sao? Có tiến bộ và khác biệt gì không? – Ghi chú của Thầy Từ Minh Đạt) Ngày hôm sau, 5 hoa sen hồng nở còn một hoa sen hồng nở sau cùng. Chỉ có Đức Vua Cha mới ban Thánh Danh vì chỉ có Phật mới thọ ký cho các vị đệ tử mình thành Phật. Cho nên, Danh nầy là Danh Của các Thánh, sẽ lưu lại đời sau mãi mãi vì đã có Pháp Ấn Lệnh. Tất cả quý vị đây sẽ tu chứng thành Phật, quý vị phải thận trọng. Ngoài ra, Đức Ngài còn ban dạy chúng đệ tử biết thêm: - 6 hoa sen hồng nở tượng trưng cõi Ta Bà

nầy sẽ đắc quả. - 1 hoa trắng và 5 hoa hồng nở là cõi Nhân

Thiên đồng tu đắc quả.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 82

- 1 hoa trắng và 4 hoa hồng nở là chỉ độ được cho gia quyến đắc quả.

- 1 hoa sen trắng nở và rụng còn nhụy là tất cả Nhân Thiên đều đắc quả sớm, không tu cũng đắc quả.

Ghi chú của Đức Thầy Từ Minh Đạt: Đáng lẻ trong các bài víêt nầy đều do Ban Biên Tập TCQN duyệt nhưng Chủ Nhiệm của TCQN từng là đệ tử của các vị nên Thầy mạn phép làm công việc nầy thay cho các vị ấy. Thầy Từ Thiện Phúc thấy sao? Viết lại những gì Đức Ngài giảng dạy như vậy à? Nhất là phần bông hoa, đó là cách vị truyền đạt lại cho người ta sao? Vị cứ đi tìm 1 người nào đó ngoài Pháp Đạo, đưa cho họ đọc hết tất cả bài của vị viết và nghe sự nhận định của họ như thế nào? Coi như công đức của vị gặt hái được qua những bài viết nầy từ những lời phê của Thầy!. Trong hiện kiếp, trong tương lai hoặc những đời sau của các vị nói chung nếu có duyên gặp được thầy, gặp được Chánh Pháp thì rán học hành cho đàng hoàng. Các hàng đệ tử sau nầy nên nhìn để làm gương. LẬP HẠNH. Từ Thiện Phúc kính ghi lại tôn ý lời Đức Ngài ban dạy vào ngày 24 tháng 05 năm Quý Hợi: - Quý pháp hữu nên tập lời nói cho trung

thực, dịu dàng và hòa nhã. Lời nói sao cho người nghe được và thích nghe. Cũng lời

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 83

nói làm cho người được đi lên, cũng lời nói làm cho quý vị trở xuống. Lời nói quan trọng là dường ấy.

- Đối với Cha Mẹ là bậc tôn kính trong gia đình, quý pháp hữu phải luôn luôn nói lời dịu dàng và kính trọng vì Hiếu hạnh đối với Cha Mẹ là Hiếu hạnh đối với Đức Phật.

- Khi Cha Mẹ còn tại thế khuyên Cha Mẹ cố gắng tu hành vì đền đáp bằng vật chất tiền tài cũng không giúp được Cha Mẹ thoát khỏi luật luân hồi sanh tử của Thượng Đế. Chỉ có tu mới giải thoát được cái nghiệp mà thôi.

- Khi Cha Mẹ có qua đời thì cư tang báo hiếu làm mồ yên mã đẹp cho Người. Khi còn sống phải lo trọn chữ con. Giúp đỡ tất cả những gì giúp đỡ được. Không nên sống không cúng dường mà chết thì cúng dường vô số.

Ghi chú của Đức Thầy Từ Minh Đạt: - Nhớ những lời trên, đó là những gì vị đang mắc phải ! Thầy biết vị sẽ nhìn ra nên Thầy mới có lời phê. NGÔI SAO LỚN. Ngày xưa, khi còn tập ở Tiên Trường, sau khi tập xong, xuống trước Bửu Tòa con nghe Đức Ngài nói: "Các chú nhớ nhen, để ý xem sau này khoa học sẽ tìm ra một ngôi sao có kích thước lớn

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 84

hơn nhiều triệu lần trái đất, lớn hơn cả hệ mặt trời này!" Con nghĩ tại sao có ngôi sao nào lớn vậy mà kính viễn vọng chưa tìm ra, lớn cực kỳ như vậy thì phải được phát hiện trước tiên chứ! và con cũng để ý các thông tin khoa học nhưng chưa có công bố đó. Mới đây có một công bố trên báo: Các nhà khoa học mới tìm thấy một ngôi sao lớn hơn thái dương hệ!!! con chưa biết đây có phải là ngôi sao Đức Ngài nói đến không? nếu đúng thì như vậy Đức Ngài đã biết trước hơn khoa học hơn 10 năm rồi! Từ Minh Hạnh Toàn. Ghi chú Của TCQN: Khoảng năm 1992 – 1993, vào một buổi chiều, sau khi tập xong các Pháp công phu trên Sân tập tại Quận 8, các pháp hữu cùng tề tựu quanh Đức Ngài trước Bửu Tòa, cạnh cổng ra vào, Đức Ngài có nói về việc nầy, là hành tinh lớn nhất trong vũ trụ (nhưng chúng tôi nghe không được rõ, nếu không lầm là lớn hơn khoảng một trăm triệu lần so với trái đất thì phải?) GIỬ ĐÚNG CƯƠNG VỊ CỦA MỘT ĐỆ TỬ Vô Vi Quy Nguyên. Trước khi thọ pháp tu học với Đức Ngài, gia đình thầy Từ Minh Đạo thường đến chùa lễ Phật - nghe vị trụ trì giảng Pháp. Sau khi thọ Pháp với Đức Ngài, vào khoảng những năm cuối Của thập niên 80, thầy Từ Minh Đạo có

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 85

dịp đến chùa, sau đó có trình với Đức Ngài nên lễ lạy trong trường hợp nầy như thế nào? Đức Ngài đã dạy mà đại ý như sau: Đến chùa, mình có cách Lễ của pháp môn mình, mình lễ lạy Phật theo pháp môn mình, không lễ lạy Phật theo pháp môn Của người ta, dù có làm cho người ta ngạc nhiên hay tò mò. Theo tinh thần Pháp Đạo, thầy Từ Minh Tâm thêm ý kiến: Khi đi ra ngoài xã hội (giao tế, làm việc, sinh hoạt,...) người đệ tử VVQN nên cảnh giác và ý tứ giữ đúng cương vị Của một đệ tử VVQN và Đức Ngài đã có nhấn mạnh: Thân - Khẩu - Ý Lành, như lời nói - hành động - tác phong - tư cách...Do đó, tác phong tư cách, cách hành sử Của một đệ tử VVQN rất là quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến Pháp Đạo. Chúng ta các đệ tử Từ Tôn nên nhớ và luôn cảnh giác trong việc hành sử để xứng đáng là một đệ tử VVQN mẫu mực. TCQN ghi lại.

Ba hình dưới đây là những hình ảnh Đức Ngài chụp vào khoảng thập niên 1950.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 86

H.1

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 87

H.2

H.3

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 88

Hình Đức Ngài, Sự Tỉ, Đức Thầy Từ Minh Đạt và người anh chụp vào năm 1966 tại Thảo Cầm Viên Saigon.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 89

Đức Ngài và Sư Tỉ chụp vào khoảng năm 1976, 1977 (?)

Đức Ngài trong buổi lễ thành hôn của người con trưởng, ông Châu Nhật Thanh, tại ngôi 3 tháng 2 – Q.10 Saigon 1984.

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 90

Đức Ngài cùng các pháp hữu viếng mộ của Đức Ông thân sinh của Đức Ngài.

– Gò Dầu 1986

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 91

ĐỨC NGÀI TRONG NGÀY LỄ THỌ BÁT TUẦN ĐẠI KHÁNH ĐẢN CỦA ĐỨC BÀ THÂN SINH. Gò Dầu 1987

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 92

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 93

ĐỨC NGÀI TRONG NGÀY LỄ THỌ BÁT TUẦN ĐẠI KHÁNH ĐẢN CỦA ĐỨC BÀ NHẠC MẪU. Saigon 1987

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 94

Đức Ngài trong buổi lễ Khánh Đản tại Ngôi 3 tháng 2 – Q.10 năm 1992

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 95

1 Lời nói đầu 1 2 Lời ghi nhận của Đức Thầy 2 3 PHẦN 1:

Những mẩu chuyện về Đức Ngài do thầy Từ Thiện Tâm Đắc lược ghi.

4

4 Bài học của tôi. 4 5 Chuyện kể về bức tranh vẽ Đức Mẫu

Hoàng ở Ngôi Quận 8. 8

6 Gặp quỷ vô thường. 9 7 Câu hỏi ngắn của TCQN với Đức Thầy

Từ Minh Đạt sau khi đọc bài viết Gặp Quỷ Vô Thường.

11

8 Anh hãy coi chừng chính anh ! 13 9 Hướng nhìn của tượng Đức Mẫu Hoàng 15 10 Công thì Sư Huynh đã ghi nhưng tiền

chú vẫn phải lấy. 16

11 Chai sữa ôi. 17 12 Sư Huynh đã cho Chư Vị vá lại! 18 13 Tại sao tóc Đức Phật xoắn xít? 20 14 HIV – Sư Huynh trị được ! 21 15 Chú đã hứa rồi! 21 16 Lão Mười sao dở quá ! 22 17 Xem tướng. 23 18 Bức tranh khảm xà cừ 24 19 Thương yêu nhau vì tất cả là anh em ! 25 20 Nhiều vị kính trọng Sư Huynh. 28 21 Ban lãnh đạo nhà máy họp kín. 29

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 96

22 Dự đoán đúng. 29 23 Lấy nhân hòa làm chuẩn mực trong

hành sử. 30

24 Gánh vác công việc. 30 25 Nhân nghĩa. 30 26 Lì xì Tết cho công nhân. 31 27 Hứa thì giữ lời! 31 28 Quí trọng những người thợ gắn bó với

công việc. 32

29 Đồng hồ đeo tay. 32 30 Bệnh mà vẫn làm việc. 32 31 Chỉ được là chuẩn đệ tử! 33 32 Thực hiện đúng như lời Sư Huynh dặn. 33 33 Thọ ký cho chơn linh người có tâm cung

kính Sư Huynh. 34

34 Ban chuỗi Thiên Linh. 34 35 Sư Huynh bảo lãnh một thanh niên trở

thành công nhân tốt. 34

36 Thương Thầy con hãy để trong tâm! 36 37 Không được đội trên đầu. 37 38 Cái đục 38 39 Báo cáo cho quản đốc. 39 40 Những lời dạy của Đức Ngài vào ngày

Thất thứ 49 41

41 Sư Huynh đã trả công cho họ rồi! 44 42 Chuyện liên quan: Đức Thầy kể sau khi

đọc mẩu chuyện “Sư Huynh đã trả công cho họ rồi!” cuối năm 2004.

46

43 PHẦN 2: Những mẩu chuyện về Đức Ngài do Sư Tỉ Từ Trọng Nghĩa lược ghi.

49

44 Tin dị đoan. 50 45 Đoàn biết ngày chết. 51

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 97

46 Đi ăn sáng xa. 52 47 Tàu gặp bão. 53 48 Thử Đức Ngài 55 49 Phòng thí nghiệm. 56 50 Phỏng vấn ngắn với Đức Thầy nhân đọc

qua bài viết “phòng thí nghiệm” của Sư Tỉ - 4 tháng 7 năm 2006

57

51 Thấy phần âm lúc nhỏ. 60 52 Phỏng vấn ngắn với Đức Thầy nhân đọc

qua bài viết “Thấy âm phần lúc nhỏ” của Sư Tỉ.

61

53 Đánh nhau với tài Dậu Hong Kong 65 54 Được đổi lại hàng bất cứ lúc nào. 66 55 Vì nói tiếng Tàu quá hay!!! 68 56 Phỏng vấn Đức Thầy qua bài “Vì nói

tiếng Tàu quá hay” của Sư Tỉ. 68

57 Ăn sáng tại chợ Cũ. 70 58 PHẦN 3:

Những mẩu chuyện về Đức Ngài do thầy Từ Thiện Phúc lược ghi.

71

59 Mổi năm khi Giao Thừa. 71 60 Đức Ngài chuẩn bị trước cho đệ tử. 72 61 Ghi chú của Đức Thầy Từ Minh Đạt sau

khi đọc mảu chuyện: Đức Ngài chuẩn bị trước cho đệ tử.

73

62 Không làm theo lời chỉ dạy của Đức Ngài.

74

63 Ghi chú của Đức Thầy Từ Minh Đạt sau khi đọc mẩu chuyện: Không làm theo lời Đức Ngài chỉ dạy!

76

64 Chữ Vạn 78 65 Lễ Phật. 78 66 Cúng nước dâng lên Thiêng Liêng 79

Những mẩu chuyện về Đức Ngài T.3 trang 98

67 Phim Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh. 79 68 Tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa 80 69 Lễ ban Thánh Danh 81 70 Ghi chú của Đức Thầy Từ Minh Đạt 82 71 Lập hạnh 83 72 Ghi chú của Đức Thầy Từ Minh Đạt 83 73 Ngôi sao lớn – Từ Minh Hạnh Toàn 84 74 Giữ đúng cương vị của một đệ tử Vô Vi

Quy Nguyên – BBT TCQN 85

75 Phụ lục hình ảnh 86