nhỮng thÁch thỨc Ủa sỰ bẤt bÌnh ĐẲng thu...

18
NHỮNG THÁCH THỨC CỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TÀI LIỆU DỊCH TLD-13 Vương Thiên Phu Một ấn phẩm của VEPR

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

NHỮNG THÁCH THỨC

CỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP

Lưu Dục Huy

TLD #03

TÀI LIỆU DỊCH TLD-13

Vương Thiên Phu

Một ấn phẩm của VEPR

Page 2: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

ii

© 2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tài liệu dịch TLD-13

Những thách thức

của sự bất bình đẳng thu nhập1

Vương Thiên Phu2

Biên dịch: Dương Văn Hà3

Nguyễn Thị Thu Hằng

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thanh Sơn

Hiệu đính: ThS. Phạm Trà My4

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất

thiết phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR và VCES.

1 Nguôn: Đại học Thanh Hoa, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách công Brookings – Thanh Hoa,

http://www.brookings.edu/zh-cn/research/papers/2012/12/china-6-income-inequality-tianfu

2 Nghiên cứu viên phi thường trực Trung tâm Nghiên cứu Chính sách công Brookings – Thanh Hoa, Giáo sư,

Phó Chủ nhiệm khoa Xã hội học trường Đại học Thanh Hoa.

3 Nhóm cộng tác viên biên dịch trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và trường Đại học Khoa học Tự

nhiên - ĐHQGHN

4 Nghiên cứu viên tự do

Phạm Nguyên Trường

dịch

TÁC PHẨM DỊCH

DC-21

Nguyễn Đôn Phước dịch

TÁC PHẨM DỊCH DC-20

Page 3: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

1

Trong 5 năm tới, Trung Quốc không thể tiếp tục đứng nhìn một trong những thách thức lớn –

cần phải ngăn chặn và tranh thủ thời cơ kịp thời thay đổi xu hướng bất bình đẳng thu nhập với

tốc độ ngày càng gia tăng của 30 năm trước. Trong quá trình hơn 30 năm cải cách mở cửa ở

Trung Quốc, trong bối cảnh thu nhập của người dân tăng trưởng đáng kể, thì khoảng cách thu

nhập dân cư cũng ngày càng gia tăng, dẫn đến tình trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên

nhân. Đồng thời, chênh lệch thu nhập quá lớn cũng kéo theo một loạt hậu quả; đem đến cho

sự phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai một thách thức nghiêm trọng. Tăng trưởng kinh tế

cân đối và mang tính toàn diện, không chỉ là định hướng đúng đắn của xã hội công bằng mà

còn là yếu tố tất yếu cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định xã hội.

Bất bình đẳng ở Trung Quốc

Sau cải cách mở cửa, khoảng cách chênh lệch thu nhập của cư dân Trung Quốc có biểu hiện

ngày một tăng lên. Thời kỳ đầu cải cách mở cửa từ năm 1981, hệ số Gini (hệ số dùng để biểu

thị sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập) của cư dân thành thị là dưới 0,20. Hệ số Gini ở

nông thôn có cao hơn một chút, nhưng đa số ước tính đều vào khoảng từ 0,21 đến 0,24; còn hệ

số Gini của cả nước Trung Quốc là 0,29.

Cùng với quá trình đẩy mạnh cải cách mở cửa, hệ số Gini của cư dân Trung Quốc bắt đầu

gia tăng nhanh chóng. Lấy kết quả của chương trình điều tra thu nhập của các hộ gia đình Trung

Quốc làm ví dụ: các khoản như tiền thu nhập thực tế, tiền trợ cấp nhà ở cộng với tiền sở hữu

nhà thuê được tính hết vào thu nhập cá nhân, hệ số Gini của toàn quốc năm 1988 là 0,382. Nếu

như lấy mẫu trong cả nước chia thành 10 nhóm thu nhập rồi tiến hành so sánh, thì tổng thu

Page 4: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

2

nhập của nhóm có thu nhập cao nhất gấp 7,3 lần nhóm có thu nhập thấp nhất vào năm 1988.

Kết quả của cuộc điều tra lấy mẫu lần thứ 2 năm 1995 cho thấy hệ số Gini ở nông thôn từ 0,301

năm 1988 tăng lên 0,34 vào năm 1995; hệ số Gini ở thành thị từ 0,233 lên 0,286; hệ số Gini

của cả nước từ 0,382 tăng lên 0,445. Kết quả của cuộc điều tra lấy mẫu lần thứ 3 năm 2002 cho

thấy hệ số Gini của toàn quốc năm đó lên tới gần 0,46. Nếu như tiến hành so sánh mức chênh

lệch thu nhập của các nhóm có thu nhập khác nhau, thì 5% nhóm người có thu nhập cao nhất

năm 2002 chiếm gần 20% tổng thu nhập; còn 10% nhóm người có thu nhập cao nhất chiếm

gần 32% tổng thu nhập. Trong khi đó, 5% nhóm người có thu nhập thấp nhất chiếm chưa đầy

0,7% tổng thu nhập, còn 10% nhóm người có thu nhập thấp nhất chỉ chiếm 1,7% tổng thu nhập.

Có thể thấy rằng, bình quân thu nhập của 5% nhóm người có thu nhập cao nhất gấp 33 lần 5%

nhóm người có thu nhập thấp nhất; và thu nhập bình quân của 10% nhóm người có thu nhập

cao nhất gấp 19 lần 10% nhóm người có thu nhập thấp nhất. Theo tính toán của cuộc điều tra

lần thứ tư năm 2007, hệ số Gini của cư dân toàn quốc đã tăng lên đến 0,485. Các kết quả tính

toán từ những nguồn số liệu của các học giả khác cũng cho thấy rằng, sự bất bình đẳng trong

thu nhập của cư dân trong những năm gần đây không ngừng gia tăng.

Có thể dễ dàng nhận thấy mức độ bất bình đẳng trong thu nhập cư dân Trung Quốc đã đạt

tới mức độ nghiêm trọng, ở điểm này có thể dễ dàng thấy rõ thông qua so sánh với quốc tế.

Mức độ bất bình đẳng thu nhập của cư dân Trung Quốc hiện nay đã cao hơn phần lớn các quốc

gia châu Á, và cao hơn hẳn mức độ bất bình đẳng thu nhập của Liên Xô và các nước Đông Âu

cũ trong thời kỳ bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ thập niên 1980s. Cùng với

đó, bất bình đẳng thu nhập của Trung Quốc chỉ trong thời gian hơn 10 năm ngắn ngủi đã thay

đổi hoàn toàn về chất. Từ việc cải cách thành phố bắt đầu từ giữa những năm của thập niên

1980s, làm cho mức độ gia tăng khoảng cách thu nhập của người dân ngày càng lớn; đến nửa

Page 5: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

3

cuối thập niên 1990s, bất bình đẳng về thu nhập của Trung Quốc chỉ đứng sau một số quốc gia

có mức độ tương đối nghiêm trọng thuộc khu vực Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh.

Bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc, về mặt kết cấu có thể quy phần nhiều nguyên nhân

xuất phát từ sự chênh lệch thu nhập giữa dân cư ở thành thị với dân cư ở nông thôn. Sau cải

cách, nhìn từ tổng thể xu thế thay đổi cho thấy sự chênh lệch thu nhập giữa nội bộ khu vực

nông thôn, nội bộ khu vực thành thị, giữa nông thôn với thành thị đều giãn rộng. Nhưng nếu

so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng khoảng cách thu nhập của nội bộ khu

vực nông thôn chậm hơn nhiều so với tốc độ gia tăng của hai bộ phận còn lại.

Đối với sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn, có báo cáo cho rằng, thu nhập

bình quân đầu người của hộ gia đình ở thành thị năm 2010 là 19.109 Nhân dân tệ (NDT); trong

khi đó, thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình ở nông thôn là 5919 NDT, tỷ lệ của hai

bộ phận trên là 3,23. Hai mươi năm trước - năm 1990, tỷ lệ này chỉ là 2,2. Nhìn lại quá trình

thay đổi khoảng cách thu nhập của thành thị với nông thôn từ 30 năm về trước, có thể thấy

được tính giai đoạn được thể hiện một cách rõ ràng. Tỷ lệ thu nhập của cư dân giữa thành thị

và nông thôn có xu hướng thu hẹp lại trong thời kỳ đầu thập niên 80; từ giữa thập niên 80 đến

giữa thập niên 90, tình hình này lại có chiều hướng gia tăng. Trước thời kỳ giữa thập niên 80,

tỷ lệ thu nhập cư dân giữa thành phố và nông thôn hạ thấp một cách rõ rệt, đó là do cuộc cải

cách kinh tế ở khu vực nông thôn đã làm cho mức thu nhập của cư dân ở nông thôn tăng lên

nhanh chóng. Tỷ lệ chênh lệch này ở năm 1983 hạ xuống còn 1,82; đây là con số thấp nhất

trong 30 năm gần đây. Tuy nhiên trong thời gian giữa những năm 80 đến giữa những năm 90,

tỷ lệ thu nhập của cư dân giữa thành thị và nông thôn lại không ngừng tăng lên. Từ năm 1997

Page 6: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

4

đến năm 2003, tỷ lệ thu nhập giữa thành thị và nông thôn tăng lên nhanh chóng. Sau năm 2003,

tỷ lệ này luôn duy trì ở mức cao, và có xu hướng tăng nhẹ.

Dựa theo sự phân chia khu vực, Trung Quốc chia thành ba khu vực lớn là miền Đông,

miền Trung và miền Tây. Bắt đầu từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, chênh lệch thu nhập

giữa các khu vực với nhau đã có khoảng cách lớn. Năm 1990, tỷ lệ mức lương cao nhất với

mức lương thấp nhất giữa các khu vực là 1,84. Càng về sau, khoảng cách chênh lệch này ngày

càng mở rộng; mãi đến đầu thế kỷ 21, đất nước mới bắt đầu phát triển đồng đều các khu vực,

thực hiện những chính sách chiến lược như chuyển dịch các ngành công nghiệp ở khu vực miền

Đông duyên hải tới khu vực miền Tây, đồng thời cải cách mạnh mẽ khu vực miền Tây và miền

Trung; như vậy mới có thể thay đổi được xu thế ngày càng giãn rộng về khoảng cách thu nhập

giữa các khu vực.

Theo thống kê, từ năm 2005 đến năm 2009, thu nhập của cư dân thành thị ở các vùng miền

Đông và miền Tây, miền Trung và khu vực Đông Bắc đều không ngừng gia tăng; còn cư dân

ở 3 khu vực miền Tây, miền Trung và vùng Đông Bắc có mức thu nhập tương đương nhau. Từ

năm 2005 đến 2009, tỉ lệ thu nhập của cư dân thành thị ở hai khu vực miền Đông và miền Tây

đã cho thấy biên độ giảm mạnh, mặc dù năm 2008 đến 2009 có sự phục hồi nhẹ. Căn cứ theo

số liệu, mức lương bình quân của nhân viên ở thành phố Thượng Hải đạt mức cao nhất là

66.115 NDT; mức lương thấp nhất thuộc về tỉnh Hắc Long Giang là 27.735 NDT; tỉ lệ này là

2,38. Về sự chênh lệch thu nhập trong khu vực có một hiện tượng hết sức đặc biệt là, ở các tỉnh

miền Tây (ví dụ tỉnh Cam Túc) có mức chênh lệch thu nhập thông thường đều cao hơn các tỉnh

phía Đông (ví dụ tỉnh Giang Tô).

Page 7: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

5

Chiến lược phát triển ở từng thời kì khác nhau khiến cho sự hỗ trợ từ nhà nước đến các

nghành nghề cũng khác nhau; nó sẽ có chức năng khác nhau trong phân phối thu nhập. Trước

khi cải cách, tuy giữa các ngành nghề đã có sự chênh lệch nhưng hoàn toàn không lớn. Sau cải

cách, tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người giữa ngành nghề có mức thu nhập cao nhất và ngành

nghề có mức thu nhập thấp nhất không ngừng tăng cao. Năm 2006, tỉ lệ thu nhập bình quân

đầu người giữa ngành nghề có thu nhập cao nhất (công nghệ thông tin) và ngành nghề có thu

nhập thấp nhất (nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản) là 4,6. Đây là đỉnh điểm của

sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nghề. Về sau, mức chênh lệch này có chiều hướng giảm

nhẹ. Số liệu cho thấy, năm 2010 tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người giữa ngành có thu nhập cao

nhất (tài chính) và ngành có thu nhập thấp nhất (nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản)

là 4,2. Hiện nay các ngành như: điện lực, thông tin, tài chính, năng lượng đều là những ngành

nhà nước độc quyền và cung ứng, và chúng đều là những ngành có tiếng nói lớn trong sự phân

phối thu nhập. Sự chênh lệch giữa mức thu nhập của các ngành nghề khác so với những ngành

nghề này ngày càng lớn. Giống như trong nội bộ những ngành có thu nhập bình quân đầu người

cao thì khoảng cách thu nhập luôn có sự chênh lệch đáng kể.

Căn nguyên của bất bình đẳng

Nhìn một cách tổng thể, cải cách mở cửa làm cho cuộc sống người dân trên toàn quốc đều được

cải thiện đáng kể. Hầu hết mức thu nhập của người dân đều được nâng cao. Nhưng sự chênh

lệnh lớn trong thu nhập thể hiện rất rõ ở sự không đồng bộ về lợi ích thu được của những nhóm

người khác nhau trong quá trình cải cách mở cửa. Nói một cách cụ thể, trong quá trình tăng

trưởng thu nhập rộng rãi, thì tốc độ tăng trưởng của nhóm người thu nhập thấp chậm hơn rất

Page 8: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

6

nhiều so với nhóm người thu nhập cao, mà nguyên nhân gây ra hậu quả này thể hiện rất đa

dạng. Tổng kết lại, chủ yếu có mấy phương diện sau:

Thứ nhất, đó là sự không hoàn thiện về hệ thống phân phối thu nhập. Những nghiên cứu

cho thấy rõ, sau cải cách mở cửa thì phân phối thu nhập quốc dân liên tục thay đổi. Thời kì đầu

cải cách, thu nhập của người lao động tăng lên, thì thu nhập của các nhà tư bản giảm xuống.

Từ sau giữa thập niên 80 của thế kỉ trước, thu nhập của lao động luôn duy trì ở trạng thái giảm

dần, trong khi đó thì thu nhập của tư bản liên tục tăng lên. Thuế gián thu đại diện cho ngân

sách nhà nước từ trước thập niên 90 của thế kỉ trước vẫn không hề thay đổi, sau này mới bắt

đầu tăng lên một loạt. Trong thu nhập quốc dân tăng trưởng thì lợi nhuận lớn nhất thu nhập từ

vốn, tỉ lệ phân chia giữa doanh nghiệp và các ngành nghề nhà nước đều duy trì tăng cao, còn tỉ

lệ phân chia thu nhập của cư dân lại giảm dần. Từ năm 1996 trở đi, doanh nghiệp và chính phủ

luôn giành được tỉ trọng cao trong các mặt sau: thu nhập từ tiền thưởng, thu nhập từ lợi tức,

nắm giữ lợi nhuận; còn tỉ trọng thu nhập của cư dân ở những phương diện này lại giảm dần.

Kết quả tính toán đối với thu nhập khả dụng sau khi đã gộp vào mục chuyển dịch chi tiêu cho

thấy, phần thu nhập khả dụng của cư dân từ 66,8% năm 1996 giảm xuống còn 50,6% năm 2007.

Đồng thời với đó, phần thu nhập khả dụng của doanh nghiệp từ 17,8% tăng lên 24,6%, phần

thu nhập khả dụng của chính phủ cũng tăng từ 15,4% lên 24,7%.

Rõ ràng, gia tăng thu nhập không chỉ mang đến tăng trưởng kinh tế mà còn kéo theo sự

phân bố không đồng đều trong các ngành nghề kinh tế quốc dân. Sự tăng trưởng của thu nhập

tiền lương lao động tương đối chậm chạp cho thấy rõ tầng lớp lao động bình thường không

được hưởng lợi đồng bộ từ sự phát triển kinh tế nhanh chóng đem đến sau cải cách mở cửa,

Page 9: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

7

các tầng lớp khác thì thông qua các cách thức khác để đạt được thu nhập, và tốc độ tăng trưởng

thu nhập của nó sẽ cao hơn nhiều so với tầng lớp có thu nhập bình thường.

Thứ hai, đó là sự thiếu hụt trong chế độ chính sách. Chế độ thuế hiện hành cho phép chính

phủ sử dụng thuế thu nhập cá nhân điều tiết tái phân phối thu nhập nhưng khó mà phát huy tác

dụng. Trước tiên, phần nhiều nguyên nhân xuất phát từ thu nhập cá nhân,chính phủ khó có thể

thực hiện giám sát thu nhập của người dân. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện thu thuế thu

nhập cá nhân vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: cách đánh thuế không hợp lí, số tiền miễn thuế

quá thấp... gây ra hệ quả là đối tượng chịu thuế không phải là người có thu nhập cao mà lại là

người có thu nhập ở mức trung bình. Mặt khác, tỉ trọng thuế thu nhập cá nhân chiếm trong

GDP tương đối thấp, khiến cho việc điều tiết khoảng cách thu nhập khó mà thực thi.

Một số nghiên cứu cho thấy, thực hiện chuyển giao tài chính hiện nay đã thu hẹp được

khoảng cách thu nhập trong nội bộ khu vực thành thị, nhưng việc đó lại làm tăng khoảng cách

thu nhập trong nội bộ khu vực nông thôn, giữa thành thị và nông thôn. Nghiên cứu những

nguyên nhân ấy, đối với việc chuyển giao tài chính giữa các địa phương thì chính quyền trung

ương lại dùng nhiều vào việc đầu tư và chi cho chính phủ, rất hiếm dùng trực tiếp để xóa đói

giảm nghèo. Hơn nữa đầu tư lại tập trung chủ yếu vào khu vực thành thị, còn đầu tư vào khu

vực nông thôn lại bị hạn chế ở những dự án đặc biệt, khu vực đặc biệt. Vì thế, việc chuyển giao

tài chính này thông qua đầu tư mà kéo theo công ăn việc làm cho cư dân ở thành thị, làm giảm

thiểu khoảng cách thu nhập trong nội bộ khu vực thành thị, nhưng đồng thời cũng không thể

tránh khỏi làm giãn rộng khoảng cách thu nhập giữa khu vực thành thị với nông thôn, và trong

nội bộ khu vực nông thôn.

Page 10: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

8

Chế độ an sinh xã hội hiện tại vẫn chưa hoàn thiện, ngoài việc bảo hiểm thất nghiệp làm

giảm phần nào khoảng cách thu nhập của thành thị (nhưng đồng thời cũng làm gia tăng khoảng

cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn), tỷ lệ phổ cập bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ

ở một mức độ nào đó cũng làm gia tăng khoảng cách thu nhập trong nội bộ khu vực thành thị.

Đó là do trong quá trình thực thi hai yếu tố này, người có thu nhập cao được hưởng lợi nhiều

hơn người có thu nhập thấp, rất nhiều người có thu nhập thấp căn bản không có quyền lợi được

hưởng các chính sách của bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế. Đồng thời, phạm vi phủ sóng

của chế độ an sinh xã hội khác nhau cũng góp phần gia tăng khoảng cách thu nhập giữa nông

thôn và thành thị.

Thứ ba, nhân tố mang tính cấu trúc trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu. Trong bối cảnh chuyển

đổi cơ cấu toàn xã hội, mức độ ảnh hưởng đến sự phân phối thu nhập của tài sản cá nhân là

không đáng kể so với kết cấu xã hội và chế độ xã hội. Do đặc trưng trong tính cấu trúc của

nhóm xã hội tạo nên hiệu ứng thay đổi thu nhập giữa bên trong và bên ngoài, khiến cho tốc độ

gia tăng khoảng cách thu nhập cá nhân nhanh tới mức đáng kinh ngạc. Có ít nhất bốn nhân tố

mang tính kết cấu chế độ có ảnh hưởng rõ rệt, mang tính quyết định đến khoảng cách thu nhập,

đó là: phân cách giữa thành thị và nông thôn, sự khác biệt về khu vực, lĩnh vực ngành nghề và

yếu tố quyền lực. Những nhân tố mang tính kết cấu chế độ này hình thành từ kế hoạch kinh tế

của thời đại, cấu thành nền tảng cơ bản và bối cảnh kinh tế xã hội sau cải cách mở cửa, đồng

thời tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến kinh tế quốc dân và phân phối thu nhập.

Cần nhấn mạnh là nhân tố quyền lực ảnh hưởng đến sự phân phối thu nhập dưới nhiều

hình thức, đã có các cá nhân lạm dụng quyền lực để thu được “thu nhập xám”, cũng có một bộ

phận nhỏ các ngành nghề và nhóm người dựa vào sự độc quyền tài nguyên mà thu được những

Page 11: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

9

lợi ích không hợp pháp. Kết quả này không những làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, mà

còn mang đến mối đe dọa tiềm tàng về mâu thuẫn xã hội.

Thách thức không thể không ứng phó.

Ở một góc độ nhất định, mức độ bất bình đẳng thu nhập là kết quả tất yếu của sự phát triển

kinh tế, cũng là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khoảng cách thu

nhập quá lớn sẽ tiềm ẩn những thách thức, và hậu quả nghiêm trọng lên các lĩnh vực như cuộc

sống, phát triển kinh tế, kết cấu xã hội và tính ổn định chính trị….

Nguồn nhân lực. Trạng thái cơ thể khỏe mạnh không chỉ quyết định tuổi thọ của con

người mà còn quyết định chất lượng cuộc sống của họ. Kết quả điều tra cho thấy, sự tăng trưởng

thu nhập và khoảng cách thu nhập của dân cư thành thị và nông thôn ở Trung Quốc gia tăng sẽ

khiến cho sự bất bình đẳng về sức khỏe của người dân ngày càng gia tăng, nhóm người giàu

được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Theo một thống kê khác cho thấy, nâng cao thu

nhập của người dân ở nông thôn sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của họ, nhưng cũng làm cho

hiệu suất biên giảm sút; khoảng cách thu nhập trong nội bộ khu vực nông thôn và giữa nông

thôn với thành thị càng lớn sẽ có tác động xấu đến sức khỏe của người dân ở nông thôn –

khoảng cách thu nhập trong nội bộ khu vực nông thôn ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác y

tế ở nông thôn, còn khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị quá lớn sẽ ảnh hưởng

đến sự bố trí của công tác y tế càng thưa thớt. Vậy mà lực lượng lao động khỏe mạnh lại là một

trong những điều kiện cơ bản của việc duy trì phát triển kinh tế ở Trung Quốc.

Page 12: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

10

Đồng thời, nguồn lao động được giáo dục tốt, có khả năng sáng tạo, có kỹ thuật là điều

kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất kéo theo nền kinh tế phát triển. Theo một nghiên

cứu, giữa khoảng cách giáo dục giữa nông thôn và thành thị và khoảng cách thu nhập của người

dân – tồn tại quan hệ nhân quả lâu dài. Khoảng cách về giáo dục và khoảng cách về thu nhập

dễ dàng rơi vào vòng tuần hoàn luẩn quẩn giữa các thế hệ. Thành phần có học thức kém trong

các tầng lớp ở nông thôn nhiều hơn nhiều so với thành thị, mặt khác thành phần tri thức ở thành

thị cũng cao hơn hẳn so với nông thôn. Năm 2000, người lao động ở nông thôn trong độ tuổi

12-34 có số năm được đi học trung bình là 8,12 năm, chưa theo kịp năm 1982 ở thành thị,

người lao động trong độ tuổi 12 – 34 có số năm được đi học trung bình là 9,47 năm. Thống kê

cho thấy, tầng lớp có thu nhập thấp chiếm 20% tổng số hộ gia đình thành thị, được hưởng 11,4%

chế độ giáo dục chất lượng cao; chiếm 20% tầng lớp có thu nhập dưới mức trung bình, được

hưởng 10,1% chế độ giáo dục chất lượng cao; chiếm 40% tầng lớp có mức thu nhập trung bình

và trên trung bình được hưởng 25,7% chế độ giáo dục chất lượng cao; mà chiếm 20% tầng lớp

có thu nhập cao lại được hưởng đến 51,9% chế độ giáo dục chất lượng cao.

Thị trường khai thác. Khoảng cách chênh lệch thu nhập quá lớn cũng sẽ cản trở tăng

trưởng kinh tế. Thứ nhất, nhu cầu tiêu dùng của nhóm người có thu nhập cao tăng trưởng thấp,

đồng thời, nhóm người có thu nhập thấp không đủ khả năng tiêu dùng, vì thế, tăng trưởng kinh

tế do tiêu dùng bị thắt chặt bởi khoảng cách chênh lệch thu nhập quá lớn. Thứ hai, khoảng cách

về thu nhập khiến cho nhu cầu về tiêu dùng giảm sút, mà nhu cầu về tiêu dùng giảm sút sẽ gửi

thông điệp tới nhà sản xuất thông qua tín hiệu về giá cả trên thị trường, ép các nhà đầu tư điều

chỉnh quy mô sản xuất. Thứ ba, kết cấu tiêu dùng và kết cấu sản xuất có quan hệ mật thiết với

nhau, kết cấu tiêu dùng không thể tăng cao khiến cho kết cấu sản xuất cũng không có cách nào

phát triển và điều chỉnh nguồn cung. Cuối cùng, khoảng cách về thu nhập có ảnh hưởng lớn

Page 13: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

11

đến sự phát triển nguồn nhân lực, từ đó cản trở kinh tế phát triển. Nghiên cứu thể hiện rõ, nhóm

người có thu nhập thấp không thể đầu tư nhiều cho con cái của họ.

Ngăn cách xã hội. Tầng lớp giàu có cùng với số tài sản thu nhập gia tăng thường theo

đuổi những hành vi tiêu dùng độc đáo, một số hành vi này đang trở thành tiêu chí của xã hội

để phân biệt họ với những người khác. Phần lớn tiêu dùng của nhóm người bình dân và người

nghèo chỉ là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và cải thiện phần nào cuộc sống. Nhưng đồng thời

hành vi tiêu dùng này cũng là 1 yếu tố quan trọng gây ra tình trạng phân cách và bài trừ xã hội .

Thị trường hàng tiêu dùng ở Trung Quốc có sự khác biệt rất lớn: đã có hàng tiêu dùng cao

cấp mang đẳng cấp quốc tế, lại có hàng tiêu dùng thông thường phù hợp với tiêu chuẩn quốc

gia, ngoài ra còn có hàng hóa được sản xuất của các ngành nghề không chính thức. Các loại

hàng hóa khác biệt này khi cung cấp cho người tiêu dùng đã cấu thành những thành phần xã

hội và tầng lớp xã hội khác nhau, và biểu thị rõ rệt giới hạn đẳng cấp và kết cấu tầng lớp xã hội

phân cách đẳng cấp .

Nếu khoảng cách thu nhập tiếp tục gia tăng thì xã hội có thể xuất hiện hai phân cực giàu

nghèo, mà khoảng cách đó khó mà xóa bỏ được. Đây được gọi là sự “đứt gãy” trong xã hội.

Do thiếu hụt tầng lớp trung gian, thiếu cách thức chuyển dịch trong xã hội, xã hội không có cơ

chế điều hòa xung đột, cũng không có sức sống. Lúc này, tính hợp pháp của kết cấu xã hội sẽ

trực tiếp bị nghi ngờ, các vấn đề xã hội cũng dễ dàng nảy sinh. Đối với các vấn đề xã hội, điều

khiến người ta lo sợ nhất chính là sự đối lập giữa hai tầng lớp giàu nghèo và những xung đột

xã hội do nó gây ra. Tình hình những năm gần đây, đã phản ánh một cách đầy đủ sự gia tăng

Page 14: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

12

không ngừng của tâm lí “ghét người giàu” dâng cao ở dân chúng, đồng thời tạo nên làn sóng

vô cùng lớn.

Nguy cơ chính trị. Không thể tránh khỏi sự gia tăng của nhóm người nghèo do sự không

ngừng gia tăng chênh lệch thu nhập. Đồng thời, khoảng cách lớn này cũng làm xuất hiện hiện

tượng tâm lí bất bình trong nhóm thu nhập trung bình và thấp. Những năm gần đây, sự chênh

lệch giàu nghèo quá lớn đang là một vấn đề thu hút nhiều sự chú ý của xã hội. Tất cả điều này

sẽ dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột xã hội, đồng thời tiềm tàng những mối nguy hiểm

ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị xã hội.

Hiện nay, tâm lí bất mãn xã hội phần nào bị khóa lập bởi lợi ích mà nền kinh tế phát triển

với tốc độ cao đem lại. Do đó, người ta lo ngại rằng nếu như nền kinh tế vấp phải khó khăn lớn

thì sự bất bình trong nhóm người thu nhập thấp có thể kéo dài và dẫn đến tình trạng bất ổn định

xã hội. Trước tình hình này, chênh lệch thu nhập quá cao sẽ trở thành nguy cơ tiềm tàng cho

sự bất ổn chính trị. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa thể khẳng định sự bất bình đẳng trong thu

nhập có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hay không, vì nó còn phụ thuộc vào

chính sách phát triển sau này.

Vậy phải đối phó với sự bất bình đẳng này như thế nào?

Bất bình đẳng thu nhập đã trở thành bài toán khó trong nền kinh tế xã hội hiện nay và cũng trở

thành một thách thức cấp bách không thể không đối phó. Do nguyên nhân hình thành sự bất

Page 15: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

13

bình đẳng trong thu nhập quá nhiều, cơ cấu giải quyết lại phức tạp, chạm đến lợi ích của một

bộ phận rộng lớn, khiến các chính sách giải quyết bất bình đẳng thu nhập trở nên phức tạp hơn.

Điều chỉnh kết cấu phân phối thu nhập quốc dân. Một loạt các kết quả nghiên cứu cho

thấy, tốc độ tăng trưởng thu nhập của người dân thấp hơn tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Mục tiêu quan trọng hàng đầu là phải điều chỉnh lại mức thu nhập giữa nhà nước – doanh

nghiệp và cá nhân, phân chia lại tỉ lệ giữa lợi ích của các khu vực kinh tế, thu nhập từ vốn và

thù lao từ lao động trong tổng thu nhập quốc dân đảm bảo tăng trưởng thu nhập của người lao

động cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời người lao động được hưởng lợi từ tốc độ

phát triển kinh tế nhanh chóng.

Thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Mức chênh lệch lớn nhất

trong bất bình đẳng thu nhập là khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, tức là tốc

độ tăng trưởng thu nhập của người dân ở nông thôn luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập

của cư dân thành thị. Ngoài chính sách phân phối thu nhập nghiêng hẳn về khu vực nông thôn,

còn phải tăng cường chính sách đầu tư, đảm bảo cho nông thôn và nông nghiệp phát triển, tích

cực đẩy mạnh các biện pháp an sinh xã hội. Đồng thời việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa cũng

là một biện pháp góp phần thu hẹp chênh lệch thu nhập giữa 2 khu vực này.

Tăng cường chức năng điều tiết bằng thuế. Với chính sách tái phân phối thu nhập đã

quá ưu ái cho chính phủ, mặc dù thu nhập của chính phủ gia tăng nhưng nó không hoàn thành

mục tiêu điều tiết thu nhập cá nhân, khiến cải cách chế độ thuế trở thành một trong những

nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Thứ nhất, cần hợp lí hóa các chức năng chế định mức thuế và các

bậc thuế thu áp dụng cho cá nhân, nhằm bảo vệ nhóm thu nhập thấp và trung bình, điều chỉnh

Page 16: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

TLD-13

14

nhóm thu nhập cao. Thứ hai, cần phải tiến hành nghiên cứu tính khả thi khi thực hiện các thuế

tài sản như: thuế sở hữu tài sản, thuế thừa kế tài sản, thuế thu nhập vốn, thuế gia tăng tài sản.

Tăng cường chức năng an sinh xã hội và dịch vụ xã hội của chính phủ. Thiết lập hoàn

thiện chế độ an sinh xã hội là sách lược quan trọng để giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập trong

xã hội. Một hệ thống an sinh xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội, cứu trợ xã hội

và từ thiện xã hội làm mạng lưới bao trùm khắp khu vực thành thị và nông thôn là biện pháp

quan trọng trong cải thiện cuốc sống khó khăn đối của nhóm thu nhập thấp và cũng là tiêu chí

để theo đuổi một xã hội công bằng. Trong giai đoạn này, chính phủ cần phải thay đổi nhiều

hơn nữa so với vai trò xây dựng kinh tế trước đây, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ xã hội,

khiến cho dịch vụ xã hội về cơ bản được quân bình hóa để có thể giảm bớt tình trạng bất bình

đẳng xã hội.

Page 17: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

GIỚI THIỆU DỰ ÁN BIÊN DỊCH TÀI LIỆU HỌC THUẬT

VỀ KINH TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUNG QUỐC

Mọi ý kiến đóng góp và trao đổi xin vui lòng gửi tới:

Ms.Nguyễn Thị Thanh Tú Email: [email protected]

Hotline: 0906 069 196

Mục đích

Dự án Biên dịch tài liệu học thuật về Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc là một dự án phi

chính trị, phi thương mại và phi lợi nhuận do Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc

thuộc VEPR (VCES) tổ chức thực hiện nhằm mục đích cung cấp, phát triển nguồn học liệu

có giá trị, cập nhật những thông tin kịp thời và có hệ thống, đồng thời cung cấp những nhận

định sâu sắc về chuyên ngành nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc bằng tiếng Việt,

góp phần thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các vấn đề về Trung Quốc tại Việt Nam.

Hoạt động chính

Hoạt động chính của Dự án Biên dịch tài liệu học thuật về Kinh tế và Chiến lược của

Trung Quốc là biên dịch sang tiếng Việt và xuất bản trên website của mình các tài liệu mang

tính học thuật bằng tiếng Trung, tiếng Anh về các vấn đề của Trung Quốc, trong đó chủ yếu

là về lĩnh vực kinh tế, chiến lược.

Nguồn tài liệu này chủ yếu là các bài báo trên các tập san quốc tế, các chương sách, tài

liệu hội thảo khoa học hoặc các tài liệu tương ứng, đã được xuất bản bởi các nhà xuất bản,

các trường đại học và viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới.

Dự án ưu tiên biên dịch và xuất bản:

Các bài viết mang tính nền tảng đối với lĩnh vực Kinh tế và Chiến lược của Trung

Quốc;

Các bài viết có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực này;

Các bài viết liên quan trực tiếp hoặc có ảnh hưởng, hàm ý gián tiếp đến Việt Nam;

Các bài viết được đông đảo độc giả quan tâm.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Trang chủ VEPR: www.vepr.org.vn

Thông tin thêm về dự án: Đang cập nhật

Danh mục các bài đã xuất bản: Đang cập nhật

Theo dõi Dự án trên Facebook:

https://www.facebook.com/DuAnBienDichKinhTeChienLuocTQ

Page 18: NHỮNG THÁCH THỨC ỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬvepr.org.vn/upload/533/20150721/TLD-13.pdf · so sánh 3 bộ phận lại với nhau thì thấy, tốc độ gia tăng

NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH KHÁC

DC-22 Quyền lực bị kìm hãm: Nguồn gốc những nghi ngờ chiến lược

chung trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, David M. Lampton, Nguyễn Thu

Thủy dịch, Vũ Minh Long hiệu đính.

DC-21 Hai mươi ngộ nhận về thị trường, Tom G. Palmer, Phạm Nguyên

Trường dịch.

DC-20 Phỏng vấn Esther Duflo: Khi kinh tế học phát triển được thử thách

trên thực địa, Nguyễn Đôn Phước dịch.

DC-19 Kinh tế học và Tri thức, Kreidrich A. von Hayek, Đinh Tuấn Minh dịch.

DC-18 Cuộc khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng về lý thuyết kinh tế, Paul

Alan Kirman, Nguyễn Quang A dịch.

NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH KHÁC

TLD-09 Mười sáu nỗi sợ hãi: Tâm lý chiến lược của

Trung Quốc

TLD-10 Hợp đồng khí đốt Trung Quốc – Nga: Bối cảnh và

ý nghĩa với việc mở rộng mối quan hệ

TLD-11 Tầm nhìn và hành động Thúc đẩy cùng xây dựng

Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa

trên biển thế kỷ XXI

TLD-12 Liên minh chiến lược Nga – Trung Quốc: Các

quan điểm sai lầm và sự thật

LIÊN HỆ

Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 707, Nhà E4

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy

Hà Nội, Việt Nam

Tel: (84-4) 3 754 7506 -704/714

Fax: (84-4) 3 754 9921

Email: [email protected]

Website: www.vepr.org.vn

Bản quyền © VCES 2015