nỘi dung Ôn tẬp tẠi nhÀ phẦn 1: Ôn tẬp kiẾn thỨc cŨ i. ĐỌc hiỂu vĂn bẢn...

14
1 NI DUNG ÔN TP TI NHÀ PHN 1: ÔN TP KIN THỨC CŨ I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Kiến thức cần nhớ a. Các phương thức biểu đạt Phương thức Đặc điểm nhận diện Thể loại Tự sự Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả. (diễn biến sự việc) - Bản tin báo chí - Bản tường thuật, tường trình - Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết) Miêu tả Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. - Văn tả cảnh, tả người, vật... - Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự. Biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật... - Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn - Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút. Thuyết minh Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng. - Thuyết minh sản phẩm - Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật - Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học. Nghị luận Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục. - Cáo, hịch, chiếu, biểu. - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi. - Sách lí luận. - Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hóa. Hành chính công vụ - Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí. - Đơn từ - Báo cáo - Đề nghị b. Các phong cách ngôn ngữ Phong cách ngôn ngữ Đặc điểm nhận diện 1 Phong cách ngôn ngữ khoa học Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu 2 Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn) Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự. 3 Phong cách ngôn ngữ chính luận Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội

Upload: others

Post on 27-Feb-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ

PHẦN 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC CŨ

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Kiến thức cần nhớ

a. Các phương thức biểu đạt

Phương thức Đặc điểm nhận diện Thể loại

Tự sự

Trình bày các sự việc (sự kiện) có

quan hệ nhân quả dẫn đến kết

quả. (diễn biến sự việc)

- Bản tin báo chí

- Bản tường thuật, tường trình

- Tác phẩm văn học nghệ thuật

(truyện, tiểu thuyết)

Miêu tả Tái hiện các tính chất, thuộc tính

sự vật, hiện tượng, giúp con

người cảm nhận và hiểu được

chúng.

- Văn tả cảnh, tả người, vật...

- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự

sự.

Biểu cảm

Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp

tình cảm, cảm xúc của con người

trước những vấn đề tự nhiên, xã

hội, sự vật...

- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn

- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy

bút.

Thuyết minh Trình bày thuộc tính, cấu tạo,

nguyên nhân, kết quả có ích hoặc

có hại của sự vật hiện tượng, để

người đọc có tri thức và có thái

độ đúng đắn với chúng.

- Thuyết minh sản phẩm

- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân

vật

- Trình bày tri thức và phương pháp

trong khoa học.

Nghị luận Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn

luận, trình bày tư tưởng, chủ

trương quan điểm của con người

đối với tự nhiên, xã hội, qua các

luận điểm, luận cứ và lập luận

thuyết phục.

- Cáo, hịch, chiếu, biểu.

- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.

- Sách lí luận.

- Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã

hội, văn hóa.

Hành chính –

công vụ

- Trình bày theo mẫu chung và

chịu trách nhiệm về pháp lí các ý

kiến, nguyện vọng của cá nhân,

tập thể đối với cơ quan quản lí.

- Đơn từ

- Báo cáo

- Đề nghị

b. Các phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ Đặc điểm nhận diện

1 Phong cách ngôn ngữ

khoa học

Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập

và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt

chuyên môn sâu

2 Phong cách ngôn ngữ

báo chí (thông tấn)

Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực

truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.

3 Phong cách ngôn ngữ

chính luận

Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường

bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình

cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội

2

4 Phong cách ngôn ngữ

nghệ thuật

-Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức

năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con

người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…

5 Phong cách ngôn ngữ

hành chính

-Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và

quản lí xã hội.bb

6 Phong cách ngôn ngữ

sinh hoạt

- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự

nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…trao đổi thông tin,

tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân

c. Các thao tác lập luận

TT Thao tác

lập luận

Đặc điểm nhận diện

1 Giải

thích

Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ

ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

2 Phân

tích

Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận,

yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong

của đối tượng.

3 Chứng

minh

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng

tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng

vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần

thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi

thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)

4 Bác bỏ Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định

đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

5 Bình

luận

Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay

sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử

phù hợp và có phương châm hành động đúng.

6 So sánh So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật,

đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống

nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự

vật mà mình quan tâm.

Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương

đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

d. Các biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)

So sánh Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động

đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt

cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và

có hồn gần với con người

3

Hoán dụ Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng

ý vị, sâu sắc

Điệp từ/ngữ/cấu

trúc

Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm

hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.

Nói giảm Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể

hiện sự trân trọng

Thậm xưng Tô đậm, phóng đại về đối tượng

Câu hỏi tu từ Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý

khẳng định…)

Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên

Đối Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa

Im lặng Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt

e. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản):

Các phép liên kết Đặc điểm nhận diện

Phép lặp Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế

các từ ngữ đã có ở câu trước

Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với

câu trước

2. Một số bài tập thực hành:

Đề 1:

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

“Trên đường đời của bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người

tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có

những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại. Điều

chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt. Cuộc sống

là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách

thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ sai

lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm

bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì

họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã,

họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện

tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ

cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt

được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại

này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên".

(Nick Vujicic Cuộc sống không giới hạn, NXB tổng hợp tp HCM, 2013, tr 236)

Câu 1. Tác giả quan niệm như thế nào về chuyện vấp ngã trong cuộc sống?

Câu 2. Theo tác giả, người thực sự thất bại là người như thế nào?

4

Câu 3. Anh, chị có đồng tình với quan điểm của Winston Churchill được nêu trong

đoạn trích: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không

đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên"? Vì sao?

Câu 4: Từ nội dung phần đọc - hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày

suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc thất bại trong cuộc sống.

Đề 2:

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những mơ ước xa:

đến đỉnh cao nhất. Có người ước mơ gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp

theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có

người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ

ban đầu… Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà

bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường

phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng trên thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh

viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau?...

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể

ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình

thường.

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2017)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng: “ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức

mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn”.

Câu 3. Việc tác giả nhắc đến những doanh nhân thành đạt, những người quét rác,

những bác sĩ nổi tiếng, những người dọn vệ sinh có ý nghĩa gì?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người

bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi

luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường” không? Vì sao?

Đề 3:

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

“Anh bạn thân yêu! Giờ đây tôi đang ở trên thiên đàng – một thế giới diệu kì

mà lung linh biết mấy. Nơi này chẳng có ngày hay đêm. Mặt trời, vầng trăng và cả

những vì sao lấp lánh cùng nhau tỏa sáng, không gian lúc nào cũng trong veo như

pha lê. Mẹ và anh trai tôi đang mỉm cười cùng những linh hồn khác. Chúng tôi không

có quốc gia, không phải di cư, không phân biệt tôn giáo, không có khủng bố hay bạo

lực… Tất cả đều như nhau – những linh hồn bay nhẹ nhõm thanh thản và yên bình.

Giờ đang là giao thừa. Từ trên đây, chúng tôi có thể ngắm nhìn cả trái đất.

Ngắm nhìn những chùm pháo hoa lộng lẫy bung nở trong màn đêm và lắng nghe tiếng

chuông ngân vang. Dưới đó là những mảng màu tương phản. Có những nơi rực rỡ

trong ánh sáng, lại có những mảng tối im lìm đâu đó. Tiếng chuông lẫn trong tiếng

súng, hạnh phúc ở cùng với bất hạnh, thù hận đi liền với tình yêu… Chao ôi, cuộc

sống nơi trần thế! Giờ thì tất cả đã xa vời”.

(Trích bức thư đoạt giải Nhất, Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 45)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2. Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn sau:“Có những nơi

rực rỡ trong ánh sáng, lại có những mảng tối im lìm đâu đó. Tiếng chuông lẫn trong

tiếng súng, hạnh phúc ở cùng với bất hạnh, thù hận đi liền với tình yêu… ”

Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính.

5

Câu 4. Qua việc dựng lên hai thế giới đối lập giữa trần gian và thiên đàng, tác giả bức

thư muốn gửi gắm ước mơ gì?

Đề 4:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Đừng phiến diện

Tôi đọc báo, lướt Facebook hay thấy những so sánh quá khập khiễng của nhiều

người khi dẫn chứng những điều tiến bộ ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển... và đặt vấn đề

tại sao Việt Nam không làm được điều đó.

Dĩ nhiên so sánh là một trong những tiền đề để tạo sự thay đổi và phát triển,

nhưng chúng ta đem so một đất nước đang phát triển không đồng đều với những quốc

gia giàu có văn minh nhất nhì thế giới và thất vọng. Có đáng không?

Đôi khi, một vài người bạn, đồng nghiệp từng học ở nước ngoài về cũng hay sa

vào so sánh, thất vọng, thậm chí sốc nặng vì cho rằng con người ở Việt Nam quá tồi

tệ. Tôi ước gì họ kể cho tôi nghe những điều tốt đẹp ở nước bạn, thay vì không tiếc lời

chỉ trích cuộc sống và con người ở quê hương mình. Tôi chỉ mong trước khi chúng ta

sợ hãi hay lo lắng một vấn đề gì hệ trọng của một quốc gia thì nên cân nhắc. Chúng ta

đã nhìn đa chiều, đã thử lý giải hay chưa. Và nhất là khi một trong số chúng ta là

người có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội, mỗi nhận xét của chúng ta sẽ ảnh

hưởng tới nhiều người.

Dường như ta dễ phán xét nhưng luôn thiếu một điều cơ bản: suy nghĩ thấu đáo.

Sự thấu đáo sẽ dẫn dắt bạn đến sự bao dung, nhìn nhận vấn đề một cách nhẹ nhàng.

Nếu có một du khách than phiền với tôi họ bị giật đồ, tôi sẽ nói đó chỉ là một vài

hình ảnh xấu xí mà thôi. Chúng tôi vẫn có những cơ quan trợ giúp du khách, có những

bạn trẻ sẵn sàng làm hướng dẫn viên không công, cả những người dân bình thường

tốt bụng dễ gần. Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu "thấy" thôi.

(Trích Nhiều người tử tế lắm, là bạn không chịu 'thấy' thôi - Báo Tuổi trẻ.online)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2: Theo người viết khi phán xét người ta luôn thiếu điều cơ bản gì?

Câu 3: Anh/ chị hiểu thế nào là “phiến diện".

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 – 9 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến

nêu ra ở phần Đọc - hiểu: "Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu “thấy”

thôi!

Đề 5:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào

lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược, nào chạy xuôi, dầu cố bán ruộng dầu

bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi

trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai

khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà

người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức

là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư

kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng

nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không

có là cũng là vì thế”.

(Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh, SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2: Đọc đoạn văn trên anh/chị liên tưởng đến thực trạng nào của xã hội hiện nay?

Câu 3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa sử dụng của những

biện pháp ấy?

6

Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, anh chị hãy viết một đoạn văn (5 - 7 dòng) trình

bày suy nghĩ của mình về việc thực hiện pháp luật Nhà nước của giới trẻ hiện nay?

Đề 6:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó

khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay.

Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ

được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của

nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài

người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc

biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương

lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin

em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những

lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt

đoan trang". Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân

thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim , Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn

nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt.

Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương

lai."?

Câu 3. Nêu thông điệp văn bản gửi đến người đọc.

Đề 7:

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng

chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái

nghĩa với bình yên thì đó là khởi đầu của sự bất hạnh.

Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự

bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn.

“Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là

phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.

Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết

lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn

mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải

tham gia vào quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị

tha, bằng sự thương yêu nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm

tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mắt. Dù thế nào cũng không phải bằng

sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi

ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về.

Bạn của tôi ơi, tôi còn nhớ khi chúng ta còn nhỏ, cùng ngồi chung một chiếc

ghế mây dưới tán mận trong vườn nhà, mẹ của bạn đã hát cho chúng ta nghe câu này:

“Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà”

(Trích Ai qua là bao chốn xa…, Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân,

PhuongNam Book, 2012)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Theo anh/chị, tại sao nhà và gia đình là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh

phúc, niềm vui, tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm?

7

Câu 3: Tác giả viết “…sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết

lập”. Vậy từ văn bản, hãy cho biết làm thế nào để ta có thể tham gia vào quá trình

thiết lập đó?

Đề 8:

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều

bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi

đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà

làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu

hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing

mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ

phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý

cho tôi đi.”

Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó

cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai

khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác,

khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều

giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự

tin.

Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh

đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự

không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự

hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong

mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?

Câu 2: Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập?

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng,

dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình ?

Câu 4: Rút ra thông điệp cho bản thân.

Đề 9:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “(1) Cuộc sống vốn đã đủ phức tạp rồi, không cần phải trầm trọng hóa mọi thứ

thêm nữa. Nếu bạn có thể làm điều gì đó để đơn giản nó, hãy làm. Nếu không, hãy để

mọi thứ được tự nhiên! Nếu bạn thèm hamburger, hãy ăn hamburger. Nếu bạn thấy

mình quá béo, hãy giảm béo. Nếu bạn yêu ai đó, nói với họ. Nếu bạn chưa tìm thấy

đam mê thực sự, hãy thử nhiều công việc khác nhau cho đến khi tìm thấy nó. Nếu bạn

thích làm nhiều việc, hãy làm tất cả, lần lượt từng việc một. Bạn thấy chứ? Mọi thứ

không nghiêm trọng như chúng ta nghĩ. Chỉ có những ý nghĩ phức tạp mới khiến ta lo

lắng. Hãy suy nghĩ đơn giản, làm những gì mình muốn (miễn là hợp pháp và không

phương hại ai) và tận hưởng cuộc sống!

(2) Niềm vui khi nhận được điểm 9 sẽ sớm phai đi, nhưng lòng đố kị với kẻ

được điểm 10 sẽ còn vương lại mãi trong tâm trí. Đó là chuyện muôn thuở. Ta thường

thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm khi dừng lại để nhận ra những gì chúng ta thực sự

có. Chúng ta so sánh mình với người khác chỉ để thấy rằng hiện tại của ta không đủ

tốt. Và bằng cách đó, ta gây áp lực không cần thiết lên chính mình. Và đó là khởi

nguồn của mọi bi kịch.

Khao khát chinh phục những điều tốt hơn là việc đáng hoan nghênh, bởi lẽ nó

là nguồn động lực để ta hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, cũng cần phải trân trọng cái

8

nền tảng nơi ta đang đứng, những gì ta đang có trong tay. Đôi khi ta dồn sức chiến đấu

vì những điều to tát, mà bỏ qua những niềm vui hàng ngày: tiếng cười của con trẻ, sự

quan tâm chăm sóc của người thân, một cuốn sách hay, hay một mái nhà che chở ta

khỏi sương gió nắng mưa. Đừng bao giờ quên những điều nhỏ bé mà quý giá vô cùng

đó!”.

(Bình an nội tâm - Cân bằng cuộc sống, dẫn theo wallstreetenglish.edu.vn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Nêu nội dung chính và thông điệp tác giả muốn gửi gắm ở đoạn (1) của văn

bản?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao mọi người lại “thường thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm

khi dừng lại để nhận ra những gì chúng ta thực sự có”?

Câu 4. Việc khao khát những điều tốt đẹp hơn và trân trọng những gì ta đang có trong

tay có mâu thuẫn nhau hay không? Hãy bàn luận trong 5 - 7 dòng.

Đề 10:

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa

người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có

nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con

người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn

hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm

diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính

mình...

(2) Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có

giá trị chung. Đó là sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối

với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ. Trong văn hóa

phương Đông, Khổng tử khuyên mọi người tu tâm dưỡng tín với sáu chữ: nhất nhật

tam tĩnh ngô thân. Đối với người Nhật, nhân cách văn hóa được công thức hóa: thiện,

ích, đẹp. Nước ta coi trọng mục tiêu giá trị: chân, thiện, mỹ. Ở châu Âu, người ta nói

tính cách, khi bàn giá trị nhân cách tiêu biểu dân tộc. Tính cách Nga được thể hiện ở

lòng đôn hậu, tình thủy chung, nghĩa cử quốc tế cao cả. Khẩu hiệu tri thức là sức

mạnh được nhiều nước tư bản châu Âu viện dẫn và ảnh hưởng tới hành động đã mấy

trăm năm. Bí quyết hàng đầu của người Do Thái là sự trọng học, đề cao vai trò của trí

tuệ, tôn sùng học vấn và tài năng. Để con gái lấy được học giả, hoặc lấy được con

người là học giả làm vợ thì không tiếc tài sản. Tuy nhiên, họ cũng coi tri thức mà thiếu

thực tiễn chẳng khác nào chú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở.

Câu 1. Nêu nội dung chính của từng đoạn trong văn bản trên.

Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng ở đoạn (1) và (2).

Câu 3. Hãy nên ít nhất 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống

hàng ngày. Trả lời trong khoảng 3-5 câu.

Câu 4. Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích.

9

II. PHẦN LÀM VĂN

A. Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Phan Bội Châu (1867 - 1940), hiệu là Sào Nam, người huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ

An.

- Đỗ "Giải Nguyên độc bảng" năm 1900, học giỏi nhưng không ai ra làm quan mà

nung nấu cho mình con đường cứu nước theo ý tưởng mới.

- Là lãnh tụ các phong trào: Duy Tân, Đông Du, Việt Nam Quang Phục Hội.

-Thơ văn Phan Bội Châu có hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ bởi nội dung tuyên

truyền và cổ động cách mạng; làm rung động bao trái tim yêu nước bằng những vần

thơ sôi sục, nhiệt huyết.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được viết năm 1905 trong buổi chia tay các đồng chí để lên đường sang Nhật,

dấy lên phong trào Đông Du.

b. Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật

II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hai câu đề: Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người

trong vũ trụ

- "Hi kì": phải lạ → sống phi thường, hiển hách ⇒ khẳng định một lẽ sống đẹp: chí

làm trai của con người xưa nay.

- "Càn khôn" → đất trời.

- Câu hỏi tu từ → tư thế, tầm vóc lớn lao có thể xoay chuyển cả vũ trụ ⇒ lẫm liệt, phi

thường.

→ Quan niệm vừa kế thừa truyền thống, vừa mới mẻ, táo bạo ⇒ lí tưởng vì nước vì

dân

2. Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc.

- Lời khẳng định dứt khoát "tu hữu ngã" (cần có tớ) → vai trò của cái Tôi: cống hiến

cho đời, lưu danh thiên cổ (trăm năm, muôn thuở)

- "Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy" → khích lệ, động viên thế hệ trẻ hướng đến tương

lai. ⇒ Khẳng định ý thức trách nhiệm công dân chính đáng, cao cả, xuất phát từ lòng

yêu nước sôi sục, thiết tha.

3. Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều

xưa cũ.

- Mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước (nhục - chết)

- Nhận ra: sách vở thánh hiền không còn tác dụng gì trong thời cuộc mới của đất nước

(nước mất nhà tan)

→ Tư tưởng mới mẻ, táo bạo tiến bộ, tiên phong → Thái độ phủ nhận gay gắt quyết

liệt ⇒ Lời tự bạch về nỗi đau đớn, xót xa, nỗi tủi nhục mất nước nhưng hé mở con

đường cách mạng rửa nhục cho đất nước.

4. Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường

- Hình ảnh lớn lao, kì vĩ (Vượt biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc) → con

người "bay lên" tràn ngập cảm hứng lãng mạn, hào hùng.

⇒tư thế hăm hở, tự tin, đầy quyết tâm, dạt dào niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng

và nhiệt huyết thăng hoa của nhà thơ, nhà cách mạng.

III. Một số dạng đề bài Lưu biệt khi xuất dương:

1. Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu.

2. Phân tích bài thơ xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu. Từ bài thơ, em có

suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay?

10

B. Vội vàng – Xuân Diệu

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, bút danh Trảo Nha, quê Hà Tĩnh.

- Là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới, được mệnh danh là “ông Hoàng của

thơ tình”.

- Là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ.

2. Tác phẩm “Vội vàng”:

a. Xuất xứ:

Vội vàng trích từ tập “Thơ thơ” (1938), tập thơ đầu tay của Xuân Diệu.

b. Bố cục:

- Phần 1 (13 câu đầu): tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế.

- Phần 2 (tiếp đến hết câu 30): quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian.

- Phần 3 (còn lại): Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt.

⇒ Bố cục thể hiện tính chất luận lý của bài thơ.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế:

a. Bốn câu thơ đầu: Khao khát lưu giữ vẻ đẹp của thiên nhiên

- Hành động "tắt nắng", "buộc gió" là những mong muốn dường như không tài nào

thực hiện được bởi lẽ nó đi ngược lại với những quy luật vốn có của tự nhiên. ->

Xuân Diệu muốn ngăn cản bước đi của thời gian để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp

nhất, đáng nhớ nhất.

- Điệp cấu trúc "Tôi muốn...để", động từ mạnh "tắt", "buộc" cùng với nhịp thơ

nhanh, dồn dập, thể hiện khao khát mãnh liệt, hối hả, muốn nhanh chóng không để

những vẻ đẹp tạo hoá vụt mất khỏi tầm tay

b. Bảy câu tiếp: Bức tranh mùa xuân

- Điệp ngữ "này đây" + liệt kê: vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên

nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả.

- Điệp từ "của" lặp lại mang tính chất kết nối làm cho bức tranh thiên nhiên tươi đẹp

nơi thiên đường trần thế lần lượt hiện ra, lại thêm phần phong phú, giàu có.

- Nhà thơ sử dụng một loạt biện pháp tu từ nhân hoá, dùng những danh từ thuộc về

con người ("tuần tháng mật", "khúc tình si") để miêu tả thiên nhiên, kết hợp với "ong

bướm", "yến anh" được gọi tên như đôi như lứa khiến cho vườn xuân bỗng đầy mộng

mơ, lãng mạn, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc.

- Tính từ "xanh rì", "phơ phất" giàu sức gợi tả vẽ nên cảnh thiên nhiên mùa xuân non

tơ, tràn đầy sức sống.

- Hình ảnh "ánh sáng chớp hàng mi" và "thần vui" vô cùng gợi cảm. Với Xuân Diệu

mỗi ngày được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng sắc hương của

vạn vật là một ngày hân hoan vui sướng.

- "Tháng Giêng non như một cặp môi gần": Câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển

đổi cảm giác, so sánh táo bạo -> con người trở thành chuẩn mực cho cái đẹp, là thước

đo vẻ đẹp của tạo hóa

c. Hai câu cuối: đoạn thơ 1 là niềm tiếc nuối mùa xuân ngay khi nó còn tồn tại. Nhà

thơ đã tiếc nuối mùa xuân ngay giữa mùa xuân.

⇒ Bằng cách nhìn tình tứ, cách cảm nhận tinh tế về thiên nhiên, con người, nhà thơ đã

bày ra một bữa tiệc trần gian và niềm cảm xúc ngây ngất trước cảnh sắc ấy

2. Quan niệm mới mẻ của nhà thơ về thời gian:

- Với Xuân Diệu mùa xuân, tuổi trẻ là một đi không trở lại thế nên thi sĩ tiếc nuối, lo

âu

11

- Hàng loạt các câu thơ định nghĩa, điệp ngữ nghĩa là đã giúp thi nhân khẳng định

chắc nịch mùa xuân, tuổi trẻ sẽ qua sẽ hết sẽ già, sẽ mất

- Giữa cái mênh mông vô cùng, vô tận của vũ trụ, thời gian, sự hiện diện của con

người, tuổi trẻ là quá ngắn ngủi mong manh

- Lời thơ chứa đựng nỗi ngậm ngùi mới mẻ mà thấm thía

- Và tác giả đã cảm nhận rõ mồn một sự phôi pha phai tàn đang âm thầm diễn ra: thời

gian rớm vị chia phôi, sông núi than thầm tiễn biệt, từ cơn gió xinh đến ngọn lá biếc

đến bày chim non đều ngậm ngùi vì sự tàn úa, phôi phai

3. Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt:

- Điệp cú pháp: tác giả muốn diễn tả cảm xúc mãnh liệt của thi sĩ.

- Cái tôi đã hòa vào cái ta khiến âm điệu của tâm hồn say sưa, chuếch choáng.

- Nhịp thơ, thể thơ linh hoạt khiến hơi thơ tràn đi thành cao trào cảm xúc

- Tính từ chỉ xuân sắc, trạng thái được dùng khéo léo, chuyển tải được tình yêu mãnh

liệt và táo bạo của cái tôi thi sĩ

⇒ Đoạn thơ thể hiện một cái tôi yêu đời, yêu sống tha thiết cuồng nhiệt. Đằng sau

tiếng nói yêu đời ấy là một quan niệm nhân sinh tích cực: Hãy sống cao độ những

phút giây của tuổi trẻ và quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực của Xuân Diệu.

III. Một số dạng đề bài Vội Vàng:

1. Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

2. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của

Xuân Diệu.

3. Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

4. Phân tích quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng

của Xuân Diệu.

5. Phân tích cái tôi trữ tình của nhà thơ Xuân Diệu qua bài Vội vàng.

PHẦN 2: CHUẨN BỊ BÀI - KIẾN THỨC MỚI

SOẠN BÀI “TRÀNG GIANG” – Huy Cận

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả - Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện

Hương Sơn (nay là xã Đức Ân, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.

- Năm 1939, ông ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh Nông. Từ năm 1942 Huy

Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh. Sau cách mạng ông liên tục tham

gia chính quyền cách mạng, giữ nhiều trọng trách khác nhau.

- Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới. Sáng tác

tiêu biểu nhất trước cách mạng tháng Tám là Lửa thiêng. Sau cách mạng, ông sáng

tác dồi dào và có nhiều đổi mới, tìm thấy sự hòa điệu giữa con người và xã hội, tiêu

biểu là các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960)...

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng và giàu triết lí.

2. Tác phẩm Tràng Giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận,

được in trong tập Lửa thiêng.

Bố cục: 2 phần

+ Đoạn 1 (Khổ 1 + 2 + 3): Khung cảnh sông nước hoang vắng và tâm trạng buồn

của thi nhân.

+ Đoạn 2 (Khổ 4): Lòng yêu nước thầm kín của tác giả

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Lời đề từ “bang khuâng trời rộng nhớ sông dài” thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ

nghệ thuật của tác giả:

12

- Bâng khuâng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ: nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát

ngát.

- Cảnh: Trời rộng, sông dài → Không gian rộng lớn.

=> Lời đề từ đã định hướng cho cảm xúc chủ đạo của bài thơ: nỗi buồn trước không

gian rộng lớn.

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Âm điệu chung của bài thơ là âm điệu buồn, vừa bâng khuâng vừa sâu lắng. Âm điệu

đó được tạo nên bởi nhịp điệu và thanh điệu của thể thơ thất ngôn. Nhịp thơ chủ yếu

là nhịp 2/2/3 đan xen với nhịp 4/3 hoặc 2/5. Nhịp thơ đều, chậm, gợi nỗi buồn mênh

mang.

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà gần gũi, quen thuộc,

đậm chất Đường thi.

- Chất liệu tạo nên bức tranh đó là các hình ảnh ước lệ được sử dụng trong thơ ca

trung đại: Tràng Giang, thuyền về, nước lại, nắng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng,

mây đùn núi bạc, bóng chiều, vời con nước, khói hoàng hôn,...

- Dòng sông dài mênh mông vắt ngang bầu trời cao rộng, bến vắng cô liêu, con

thuyền lênh khênh xuôi ngược, cánh chim nhỏ chao nghiêng dưới hoàng hôn. → cảnh

vật gần gũi, quen thuộc.

→ Bức tranh ấy được thể hiện cụ thể qua các khổ thơ, góp phần tô đậm màu sắc cổ

điển.

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm nỗi buồn, nỗi sầu của một “cái tôi” Thơ Mới qua bức

tranh thiên nhiên “Tràng Giang” rộng lớn và hoang vắng. Qua đó tác giả kín đáo bộc

lộ tình yêu nước thầm kín đối với quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất

nước được thể hiện trực tiếp qua hai câu thơ cuối bài thơ:

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

- Lòng quê: tấm lòng, tình cảm với quê hương, đất nước.

- Từ láy “dợn dợn” diễn tả tình cảm của tác giả đang trào dâng theo con sóng.

→ Tình yêu quê hương lấy cảm hứng từ sông nước và trải dài theo từng con sóng.

Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.

- Thể thơ thất ngôn cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo sự cân đối, hài hòa.

- Bút pháp tả cảnh giàu kịch tính.

- Hệ thống từ láy giàu biểu cảm kết hợp các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so

sánh...

Luyện tập

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): - Tràng Giang đã khắc họa một không gian rộng lớn: không gian của dòng sông

nước mênh mang, rồi từ chiều dọc không gian mở ra chiều ngang, lan tỏa đôi bờ,

không gian vũ trụ mở ra bầu trời sâu chót vót.

- Thời gian: từ hiện tại về quá khứ, từ dòng sông thời tiền sử, nhà thơ trở về với

hiện tại để kín đáo bộc lộ nỗi niềm nhân thế.

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Hai câu thơ cuối trong bài giúp gợi nhớ đến hai câu thơ cuối trong bài Lầu Hoàng

Hạc của Thôi Hiệu:

Nhật mộ hương qaun hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

13

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)

- Khói sóng: làn hơi nước bốc lên từ dưới sông tạo thành màn sương mỏng giống

như khói.

- Khói hoàng hôn: khói của bếp lửa → gợi không khí đầm ấm, sum họp gia đình.

→ Thôi Hiệu nhớ quê hương vì khói, Huy Cận không có khói hoàng hôn vẫn nhớ

nhà. Hai nỗi nhớ gặp nhau ở lòng yêu quê hương, đất nước.

14