nỘi dungninhthuan.edu.vn/sitefolders/thpttruongchinh/2715/sang... · web viewc. phân loại...

54
MỤC LỤC MỤC LỤC...............................................1 MỞ ĐẦU................................................2 NỘI DUNG..............................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VỚI ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THPT......................4 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VỚI ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THPT9 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................31 KT LUN.............................................34 TI LIU THAM KHO...................................36 1

Upload: others

Post on 13-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

MỤC LỤC

MỤC LỤC...............................................................................................................1

MỞ ĐẦU..................................................................................................................2

NỘI DUNG..............................................................................................................4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ

THỐNG BÀI TẬP VỚI ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THPT..........................................................................4

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VỚI ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT

NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THPT..................9

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...........................................................31

KÊT LUÂN...........................................................................................................34

TAI LIÊU THAM KHAO....................................................................................36

1

Page 2: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

MỞ ĐẦU

Việc sử dụng Atlat, bản đồ là đặc trưng của môn Địa lí (Địa lí bắt đầu

bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ). Atlat Địa lí Việt Nam có thể coi là “cuốn

sách giáo khoa Địa lí” đặc biệt, mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu

bằng bản đồ. Trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông các loại Atlat nói chung

và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng có vai trò rất quan trọng (Atlat Địa lí Việt

Nam được sử dụng trong dạy học môn Địa lí lớp 8, lớp 9 và lớp 12). Đối với

học sinh (HS) lớp 12 thì Atlat Địa lí Việt Nam có vai trò quan trọng gấp bội vì

nó là tài liệu duy nhất được sử dụng trong kì thi Tốt nghiệp Trung học phổ

thông (THPT). Do đó nếu HS biết sử dụng Atlat với chức năng nguồn tri thức

(chức năng còn lại là minh họa) thì chắc chắn bài thi của mình sẽ được điểm

cao. Với vai trò đó mà Atlat Địa lí Việt Nam chính là tài liệu được sử dụng

thường xuyên trong dạy học bộ môn Địa lí lớp 12 THPT.

Tuy nhiên hiện nay kĩ năng sử dụng Atlat để làm bài tập của nhiều HS

còn yếu. Điều này được bản thân nhận thấy qua các lần chấm bài thi tốt

nghiệp lớp 12. Nguyên nhân là do các em không nhận thức được tầm quan

trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc học môn Địa lí lớp 12. Ngoài ra

cũng có phần lỗi do giáo viên (GV) trong quá trình giảng dạy chưa có phương

pháp tối ưu trong dạy học với Atlat Địa lí Việt Nam, chưa soạn thảo được hệ

thống bài tập (HTBT) với Atlat Địa lí phục vụ cho dạy học lớp 12. Vì vậy đa

số HS bở ngỡ khi làm các bài tập sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.

Địa lí tự nhiên là phần mới trong sách giáo khoa Địa lí lớp 12 nên trong

quá trình giảng dạy bản thân người dạy còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay

cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng Atlat Địa lí Việt

Nam trong dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12.

Để góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy học bộ môn Địa lí lớp

12 THPT tôi đã quyết định chọn cho mình đề tài: “Xây dựng hệ thống bài

2

Page 3: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

tập với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12

Trung học phổ thông” cho đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng của mình, hi

vọng đóng góp thêm một tài liệu tham khảo bổ ích cho quá trình dạy và học

môn Địa lí.

3

Page 4: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUÂN VA THỰC TIỄN CỦA VIÊC

XÂY DỰNG HÊ THỐNG BAI TÂP VỚI ATLAT ĐỊA LÍ VIÊT NAM

TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THPT

1.1. Bài tập Địa lí

1.1.1. Định nghĩa

Là các bài tập yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoặc kĩ năng đã học vào

việc giải quyết nhiệm vụ mới, từ đó cung cấp kiến thức mới (hoặc củng cố

kiến thức cũ), rèn luyện kĩ năng Địa lí, phát triển khả năng tư duy, năng lực

hoạt động độc lập, đồng thời rèn luyện và hình thành các phẩm chất khác của

HS.

Ví dụ: Tìm các dẫn chứng để khẳng định giai đoạn Tân kiến tạo vẫn

còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến tận ngày nay.

1.1.2. Vai trò của bài tập Địa lí trong dạy học

Bài tập Địa lí là một bộ phận, một khâu của tiết học Địa lí nhằm giúp

HS củng cố, chính xác hóa, mở rộng kiến thức đã học. Bài tập Địa lí góp phần

rèn luyện và phát triển các kĩ năng Địa lí cho HS: phân tích, tổng hợp, so

sánh; khả năng vẽ các bản đồ, biểu đồ, đồ thị... Bài tập Địa lí còn giúp HS

hoàn thành những kĩ năng cần thiết để tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng

dẫn của GV.

Đồng thời bài tập còn là nguồn thông tin ngược trở lại về tình trạng

kiến thức, kỹ năng Địa lí... của HS đối với GV. Qua đó GV có phương án

điều chỉnh lại nội dung, phương pháp dạy học.

Việc thực hiện các bài tập Địa lí một cách thường xuyên, có hệ thống

sẽ rèn luyện cho HS thói quen, ý thức học tập bộ môn.

1.1.3. Phân loại bài tập Địa lí

4

Page 5: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Các bài tập Địa lí rất phong phú, đa dạng, có nhiều cách khác nhau để

phân loại chúng. Sau đây là một số cách phân loại cụ thể:

a. Phân loại dựa vào hình thức học tập có: Bài tập sử dụng trên lớp, bài

tập cho HS về làm ở nhà hoặc bài tập cho HS nghiên cứu ngoài giờ.

b. Phân loại dựa vào mục đích của lí luận dạy học có: Bài tập giúp HS nắm

kiến thức, bài tập củng cố, bài tập ôn tập, bài tập kiểm tra, bài tập liên hệ thực tế

địa phương...

c. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập

phức tạp, bài tập dễ dành cho HS trung bình và yếu, bài tập khó cho HS khá

và giỏi.

d. Phân loại dựa vào nội dung: Bài tập theo từng chương, bài ở SGK.

e. Phân loại kết hợp với các phương tiện dạy học khác: bài tập kết hợp

với bản đồ, lược đồ, Át lát, các dụng cụ đo vẽ khác...

g. Phân loại dựa vào mức độ phát triển tư duy: tùy theo mức độ phát

triển tư duy của HS mà GV yêu cầu thực hiện các bài tập từ đơn giản đến

phức tạp bằng các phép phân tích, so sánh, tổng hợp...

h. Phân loại bài tập theo các mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng,

phân tích, tổng hợp.

Hiện nay trong dạy học Địa lí ở nhà trường THPT chủ yếu sử dụng

cách phân loại c, d và e.

1.2. Bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam

Bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam là bài tập được xây dựng dựa trên nội

dung kiến thức ở Atlat mà người làm dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam để đưa ra

câu trả lời.

Dựa vào cách phân loại ở mục d (phân loại dựa vào nội dung) và mục e

(phân loại kết hợp với các phương tiện dạy học khác) được trình bày ở mục

1.1.3 của đề tài, có thể phân chia bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam thành các

loại sau:

5

Page 6: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

- Bài tập gắn với trang Atlat:

+ Bài tập gắn với một trang Atlat: Để giải được bài tập này người làm

chỉ cần sử dụng một trang Atlat cụ thể.

+ Bài tập kết hợp nhiều trang Atlat: Người làm phải sử dụng nhiều

trang Atlat mới có thể trả lời đầy đủ.

- Bài tập gắn với nội dung từng bài học trong SGK:

+ Bài tập chỉ cần sử dụng Atlat để trả lời: HS chỉ cần sử dụng Atlat là

có thể trả lời đầy đủ câu hỏi.

+ Bài tập kết hợp Atlat với SKG để trả lời: HS sử dụng Atlat làm cơ sở,

cộng với kiến thức ở SGK và hiểu biết của mình để trả lời đầy đủ câu hỏi.

Bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam được tác giả xây dựng trong đề tài

này nhằm phục vụ cho dạy học Địa lí 12 THPT nên thuộc loại bài tập gắn với

nội dung từng bài học trong SKG.

1.3. Vai trò của Atlat Địa lí Việt Nam

1.3.1. Đối với giáo viên

- Atlat Địa lí Việt Nam phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu và

giảng dạy địa lí. Cụ thể là Atlat giúp GV trong các khâu của quá trình dạy học

như khâu chuẩn bị bài, giảng bài, kiểm tra, củng cố, hướng dẫn HS làm bài

tập, học bài và chuẩn bị bài mới được thuận lợi hơn.

- Atlat Địa lí Việt Nam có chức năng minh họa và chức năng nguồn tri

thức sẽ giúp GV trong việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

+ Đối với chức năng minh họa, Atlat có đầy đủ các kênh hình như bản

đồ, biểu đồ, lát cắt, tháp tuổi… sẽ minh họa cho bài giảng của GV hoặc giảng

giải cho nội dung bài học.

+ Đối với chức năng nguồn tri thức, Atlat chứa đựng tri thức địa lí nên

để có thể sử dụng hiệu quả thì bắt buộc GV phải sử dụng linh hoạt các

phương pháp dạy học. Cụ thể, GV phải sử dụng các phương pháp dạy học lấy

HS làm trung tâm để có thể kích thích được hứng thú học tập cũng như giúp

6

Page 7: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

các em tự lĩnh hội tri thức địa lí thông qua việc sử dụng Atlat. Phương pháp

thông dụng là GV soạn thảo những câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ gắn với Atlat để

hướng dẫn HS khai thác có thể theo cá nhân, nhóm hoặc lớp. Như vậy GV sử

dụng Atlat như một cơ sở để HS tìm tòi, khám phá kiến thức dưới sự chỉ đạo,

hướng dẫn của GV.

Khi sử dụng Atlat GV viên nên sử dụng cả hai chức năng trên nhằm

nâng cao chất lượng dạy học.

1.3.2. Đối với học sinh

- Atlat Địa lí Việt Nam là một phương tiện rất bổ ích, hấp dẫn đối với

các em trong việc học tập môn Địa lí.

- Atlat Địa lí Việt Nam giúp HS tiếp thu, nắm kiến thức một cách cụ

thể giúp cho việc thực hành, làm bài tập dễ dàng và thuận lợi.

- Atlat Địa lí Việt Nam tạo cho HS tính tháo vát, tinh thần trách nhiệm

cao, thói quen tự học, tự nghiên cứu. Ngoài ra, còn giáo dục cho HS ý thức

bảo vệ, cải tạo môi trường .

- Atlat Địa lí Việt Nam giúp HS tự học ở nhà và làm bài tập. Việc hoàn

thành bài tập ở nhà đòi hỏi sự nổ lực lớn của HS trong học tập, đồng thời

những kĩ năng, kĩ xảo làm việc độc lập được rèn luyện và phát huy cao sẽ có

tác dụng phát triển mạnh mẽ khả năng nhận thức của HS.

- Atlat giúp HS ôn tập thường xuyên, liên hệ kiến thức và từ mối liên

hệ này khái quát một cách có hệ thống các tài liệu học tập, hoàn thiện được

kiến thức của mình.

- Đối với HS lớp 12 Atlat là tài liệu duy nhất được sử dụng trong thi tốt

nghiệp THPT nên nếu biết cách sử dụng thì bài thi sẽ được điểm cao.

1.4. Tình hình xây dựng hệ thống bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam trong

dạy học Địa lí lớp 12 THPT

1.4.1. Thực trạng

7

Page 8: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Qua kết quả thăm dò ý kiến của qúy Thầy, Cô giáo trên địa bàn tỉnh

Ninh Thuận tại hội nghị bàn về nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí do

sở giáo dục Ninh Thuận tổ chức tháng 4 năm 2011 cho thấy:

- Đa số GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc ra bài tập và

xây dựng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT.

Tuy nhiên chưa một GV nào hoàn thành HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam

trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT cho riêng mình.

- Về phía HS cảm thấy hứng thú hơn, dễ hiểu bài hơn khi GV ra bài tập

với Atlat. Tuy nhiên đa số các em chỉ làm được bài tập với Atlat ở mức độ đơn

giản là mức 1: Đọc hiểu bản đồ, biểu đồ và xác định được các đối tượng địa lí.

Như vậy có thể thấy kĩ năng sử dụng Atlat của các em vẫn còn yếu. Điều này

gây khó khăn cho GV trong việc ra bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy

học Địa lí lớp 12 THPT.

1.4.2. Nguyên nhân của thực trạng

- Bản thân GV chưa thấy hết vai trò của việc xây dựng HTBT với Atlat

Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT nên chưa tiến hành xây

dựng.

- Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 THPT hiện nay mới được đưa vào sử

dụng đại trà từ năm học 2008 – 2009 và phần Địa lí tự nhiên không có trong

nội dung sách giáo khoa cũ nên một số GV có ý định xây dựng nhưng chưa

hoàn thành.

- Môn Địa lí vẫn bị xem là môn phụ nên còn bị xem nhẹ do đó một số

thầy cô không mặn mà đầu tư nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.

- Kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của HS còn yếu do một số GV

chưa sử dụng Atlat thường xuyên trong dạy học, chưa hướng dẫn kĩ phương

pháp sử dụng Atlat cho HS và ý thức học tập bộ môn của học HS chưa cao,

nhiều em không làm bài tập ở nhà nên đa số HS chỉ làm được các bài tập ở

mức độ đơn giản.

8

Page 9: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HÊ THỐNG BAI TÂP VỚI ATLAT ĐỊA

LÍ VIÊT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12

THPT

2.1. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống bài tập với Atlat Địa lí Việt

Nam

2.1.1. Nguyên tắc xây dựng

2.1.1.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu của bài học

Bài tập là một phương tiện hữu hiệu để tổ chức các hoạt động cho HS

nhằm khắc sâu, vận dụng và mở rộng hệ thống kiến thức đã học, hình thành và

rèn luyện kỹ năng cho học sinh. HTBT chứa đựng nội dung của các đơn vị kiến

thức trong bài học, thông qua việc rèn luyện hệ thống kỹ năng củng cố những

kiến thức đó. Vì thế, HTBT được xây dựng phải bám sát mục tiêu, góp phần

hoàn thiện mục tiêu môn học.

2.1.1.2. Hệ thống bài tập phải gắn với nội dung của Atlat

Khi ra bài tập với Atlat cho mỗi bài học phải đảm bảo HS có thể trả lời

được câu hỏi từ việc khai thác nội dung trong Atlat. Mỗi bài tập có thể chỉ gắn

với một trang Atlat (HS chỉ cần sử dụng 1 trang Atlat là có thể trả lời được câu

hỏi) hoặc nhiều trang Atlat (HS phải kết hợp nhiều trang Atlat mới có thể trả

lời được câu hỏi).

2.1.1.3. Hệ thống bài tập phải gắn với nội dung từng bài học của sách

giáo khoa và bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng

Từ nội dung từng bài học cụ thể ở SGK, giáo viên xác định những nội

dung kiến thức có trong Atlat sau đó ra các bài tập cho từng bài học dựa trên

chuẩn kiến thức, kĩ năng.

2.1.1.4. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính đa dạng

HTBT được xây dựng cho một chủ đề phải đảm bảo tính đa dạng,

phong phú, nó phản ảnh được tính đa dạng phong phú của tự nhiên. Sự đa

dạng của HTBT sẽ giúp cho hệ thống kiến thức của HS được hoàn thiện hơn,

làm cho việc hình thành và phát triển hệ thống kỹ năng cũng hiệu quả hơn.

9

Page 10: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam phải có 3 mức độ. Mức 1: Đọc hiểu bản đồ,

biểu đồ và xác định được các đối tượng địa lí. Mức 2: So sánh, đối chiếu bản

đồ, biểu đồ và phân tích các mối liên hệ. Mức 3: Phân tích, tổng hợp rút ra kết

luận, nhận xét và đề xuất giải pháp. Có bài tập chỉ cần sử dụng Atlat để trả

lời câu hỏi, có bài phải kết hợp Atlat và nội dung kiến thức ở SGK và hiểu

biết của HS để trả lời.

2.1.1.5. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức và phát huy được

tính tích cực của học sinh

HTBT phải được sắp xếp từ dễ đến khó, từ lí thuyết đến thực tiễn, từ tái

hiện đến sáng tạo. Bắt đầu HTBT là những bài tập yêu cầu đọc hiểu bản đồ,

biểu đồ, sau đó là so sánh đối chiếu và cuối cùng là phân tích, tổng hợp. Sự

sắp xếp các bài tập như vậy tạo tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho HS khi giải

quyết các bài tập.

Khi xây dựng HTBT cho một bài học, thì số lượng bài tập phải vừa

phải, không yêu cầu HS giải quyết quá nhiều những bài tập. Cần xây dựng

những bài tập điển hình, với những mức độ khó khăn khác nhau.

Các vấn đề bài tập đưa ra phải có mức độ mâu thuẫn vừa phải, kích

thích được sự hứng thú, lòng ham hiểu biết của HS, tạo điều kiện tốt để HS

hình thành tính tự lực và phát huy được tính tích cực nhận thức của HS.

Quá trình dạy học (QTDH) chỉ đạt hiệu quả cao khi HS hoạt động tích

cực, chủ động. Do đó, khi xây dựng HTBT phải đưa HS vào trạng thái tâm lí

tích cực, có nhu cầu giải quyết vấn đề và có khả năng giải quyết được. Để

HTBT thêm phần lí thú, thì các vấn đề đưa ra trong các bài tập phải gắn với

thực tế cuộc sống hằng ngày của HS, tạo cơ hội cho HS tập vận dụng kiến

thức vào thực tiễn.

2.1.2. Quy trình xây dựng

Bước 1: Xác định các bài học ở phần Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT

có thể ra bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam

Đó là những bài học mà nội dung kiến thức có trong Atlat.

10

Page 11: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Sau khi làm việc xác định được những bài học mà nội dung kiến thức

có trong Atlat (không bao gồm bài thực hành) là:

- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

- Bài 6 + 7: Đất nước nhiều đồi núi.

- Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Bài 9 + 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Bài 11 + 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.

- Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

Như vậy có thể thấy tất cả các bài học trong phần Địa lí tự nhiên

(không tính bài thực hành) đều có thể ra bài tập với Atlat địa lí Việt Nam.

Bước 2: Xác định trang Atlat sử dụng để ra bài tập cho mỗi bài học

ở sách giáo khoa

Từ nội dung bài học trong SGK xác định xem đối với bài học đó có thể

sử dụng những trang Atlat nào để ra bài tập.

Ví dụ: Đối với bài Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ thì các trang Atlat sử

dụng chủ yếu để ra bài tập là: trang Hành chính (trang 4+5); trang Hình thể

(trang 6+7).

Bước 3: Ra bài tập cho mỗi bài học

Có 2 loại bài tập:

- Bài tập chỉ cần sử dụng Atlat để trả lời.

- Bài tập phải kết hợp Atlat với nội dung SGK và hiểu biết của HS mới

trả lời đầy đủ.

Để tạo thuận lợi cho HS trong việc giải quyết các bài tập thì phần câu

hỏi nên nói rõ HS cần dựa vào cái gì để trả lời câu hỏi, đồng thời cần phải nói

rõ là dựa vào trang Atlat nào.

Ví dụ:

- Bài tập chỉ cần sử dụng Atlat để trả lời:

11

Page 12: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, hãy kể tên các thành

phố trực thuộc trung ương của nước ta.

- Bài tập phải kết hợp Atlat với nội dung SGK và hiểu biết của HS mới

trả lời đầy đủ nội dung:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, trang Các miền tự nhiên

và kiến thức ở SGK, trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.

Bước 4: Soạn thảo hướng dẫn trả lời cho mỗi bài tập

- Bám sát nội dung SKG và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đưa ra câu trả

lời cho những bài tập gắn với kiến thức cơ bản trong bài học.

- Đưa ra những lời giải đúng, dể hiểu đối với những bài tập mà đáp án

có ở Atlat hoặc bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức dành cho HS khá, giỏi.

2.2. Hệ thống bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam dùng trong dạy học phần

Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT

Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Hành chính (trang 4+5), trang Hình

thể (trang 6+7), trang Giao thông (trang 23).

Bài 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, hãy cho biết

nước ta tiếp giáp với nước nào trên đất liền và trên biển.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được cụ thể tên các nước tiếp giáp với nước ta trên đất

liền và trên biển.

- Kĩ năng: HS xác định được vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ hành

chính.

Bài 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, xác định các

điểm cực trên phần đất liền của nước ta, từ đó cho biết lãnh thổ nước ta thuộc

múi giờ số mấy.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được vị trí, địa danh các điểm cực của nước ta.

12

Page 13: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

- Kĩ năng: HS xác định được các đối tượng địa lí trên trang Hành

chính, phân tích các mối liên hệ (từ tọa độ địa lí xác định được múi giờ).

Bài 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, hãy kể tên một

số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước

Trung Quốc, Lào, Campuchia.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được tên, vị trí các cửa khẩu lớn của nước ta.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Giao thông, xác định được vị trí các cửa

khẩu quan trọng.

Bài 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, kể tên các

thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được tên, vị trí các thành phố trực thuộc trung

ương của nước ta.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Hành chính, xác định được vị trí các

thành phố trực thuộc trung ương.

Bài 5. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang Hành chính, hãy kể tên một

số đảo, quần đảo của nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được tên, vị trí các đảo, quần đảo lớn của nước ta.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Hành chính, xác định được vị trí các

đảo, quần đảo.

Bài 6. Xác định trên Atlat trang Hành chính các tỉnh giáp biển của

nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được tên, vị trí các tỉnh giáp biển của nước ta.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Hành chính, xác định được vị trí cụ thể

của các tỉnh giáp biển.

13

Page 14: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Bài 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính và nội dung

SGK, hãy trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Hành chính, xác định được các đối tượng

địa lí.

Bài 6+7. Đất nước nhiều đồi núi

Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Hình thể (trang 6 + 7); trang Các

miền tự nhiên (trang 13+14); trang bản đồ các Vùng kinh tế (trang 26 + 27 +

28 + 29).

Bài 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, trang Các miền tự

nhiên và kiến thức ở SGK, trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được đặc điểm chung của địa hình nước ta.

- Kĩ năng: HS phân tích, tổng hợp, đối chiếu bản đồ và kiến thức đã

học để rút ra kết luận.

Bài 2. Đọc SGK mục 2, quan sát hình 6.1 và Atlat Địa lí Việt Nam

trang Hình thể, trang các miền tự nhiên, hãy điền vào bảng sau đặc điểm các

khu vực địa hình của nước ta:

Các khu vực địa hình Giới

hạn

Hướng núi Độ cao Các dãy núi

chính

Vùng núi Đông Bắc

Vùng núi Tây Bắc

Vùng núi Bắc Trường Sơn

Vùng núi Nam Trường Sơn

* Ý nghĩa của bài tập:

14

Page 15: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

- Kiến thức: HS biết được đặc điểm của từng khu vực địa hình.

- Kĩ năng:HS đọc hiểu, so sánh, đối chiếu bản đồ.

Bài 3. Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, Tự nhiên vùng

trung du miền núi Bắc Bộ, xác định các cánh cung núi và nêu nhận xét về độ

cao địa hình của vùng Đông Bắc.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được tên, vị trí các cánh cung của vùng Đông Bắc.

- Kĩ năng:HS phân tích bản đồ rút ra nhận xét.

Bài 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, Tự nhiên vùng

trung du miền núi Bắc Bộ, hãy kể tên các dãy núi lớn của vùng núi Tây Bắc.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được tên, vị trí các dãy núi lớn của vùng núi Tây

Bắc.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ và xác định được các đối tượng địa lí.

Bài 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, Tự nhiên vùng

Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, hãy nhận xét sự khác nhau về

độ cao và hướng các dãy núi của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS trình bày được sự khác nhau về độ cao và hướng các

dãy núi của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

- Kĩ năng: HS so sánh, đối chiếu bản đồ và rút ra nhận xét.

Bài 6. Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, Tự nhiên đồng

bằng sông Hồng, sông Cửu Long và dựa vào những kiến thức đã học, hãy

nhận xét về địa hình của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS trình bày được sự khác nhau về độ cao và hướng các

dãy núi của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

- Kĩ năng: HS so sánh, đối chiếu bản đồ và rút ra nhận xét.

15

Page 16: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Bài 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, Tự nhiên vùng

Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, nêu nhận xét về đặc điểm của đồng

bằng ven biển miền Trung.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS nhận xét được đặc điểm của đồng bằng ven biển miền

Trung.

- Kĩ năng: HS so sánh, đối chiếu bản đồ, phân tích tổng hợp và rút ra

nhận xét.

Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Hành chính (trang 4+5), trang Hình

thể (trang 6+7), trang Địa chất khoáng sản (trang 8), trang Thực vật và động vật

(trang 12).

Bài 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính và kiến thức ở

SGK, nêu đặc điểm khái quát về biển Đông.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS trình bày được đặc điểm khái quát về biển Đông.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Hành chính kết hợp với kiến thức ở SGK

để rút ra kết luận.

Bài 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, trang Hình thể,

cho biết các vịnh biển sau đây thuộc tỉnh, thành phố nào: Hạ Long, Đà Nẵng,

Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS xác định được vị trí của một số vịnh biển lớn của nước

ta.

- Kĩ năng: HS so sánh, đối chiếu bản đồ Hành chính và Hình thể để tìm

ra kiến thức.

16

Page 17: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Bài 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Địa chất khoáng sản, trang

Thực vật và động vật, hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển

nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS xác định được vị trí của một số vịnh biển lớn của nước

ta.

- Kĩ năng: HS so sánh, đối chiếu bản đồ để tìm ra kiến thức.

Bài 9+10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Khí hậu (trang 9), trang Các hệ

thống sông (trang 10), trang Các nhóm và các loại đất chính (trang 11), trang

Thực vật và động vật (trang 12), trang Các miền tự nhiên (trang 13+14).

Bài 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, hãy xác định

hướng của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được hướng gió theo mùa của nước ta.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ khí hậu.

Bài 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu và kiến thức đã

học làm rõ tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS phân tích được tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta.

- Kĩ năng: HS phân tích, tổng hợp bản đồ khí hậu và kết hợp với hiểu

biết của bản thân để rút ra kết luận.

Bài 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu và kiến thức ở

SKG, chứng minh rằng vào mùa đông, khí hậu nước ta có sự phân hóa phức

tạp. Giải thích sự phân hóa đó.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS hiểu được sự phân hóa phức tạp của khí hậu nước ta về mùa

đông.

17

Page 18: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

- Kĩ năng: HS đọc bản đồ khí hậu sau đó phân tích, tổng hợp để rút ra kết

luận.

Bài 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, kể tên và

sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích lưu vực của 9 hệ thống sông lớn

nhất của nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết tên và diện tích của 9 hệ thống sông lớn nhất nước

ta.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Các hệ thống sông.

Bài 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, trang

Các nhóm và các loại đất chính, trang Thực vật và động vật và kiến thức

SGK, cho biết thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các thành phần

sông ngòi, đất và sinh vật như thế nào.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

của nước ta qua các thành phần sông ngòi, đất và sinh vật.

- Kĩ năng: HS so sánh, đối chiếu bản đồ để tìm ra kiến thức.

Bài 11 + 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Khí hậu (trang 9), trang Các nhóm

và các loại đất chính (trang 11), trang Thực vật và động vật (trang 12), trang

Các miền tự nhiên (trang 13+14).

Bài 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, trang Các miền tự

nhiên và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc –

Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS hiểu được tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế

độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.

18

Page 19: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

- Kĩ năng: HS so sánh, đối chiếu bản đồ, phân tích, tổng hợp rút ra kết

luận.

Bài 2. Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể và hiểu biết của

bản thân, nhận xét sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây của nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS hiểu được sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây của

nước ta.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ, phân tích, tổng hợp rút ra nhận xét.

Bài 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, quan sát biểu đồ

nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh kết hợp với

kiến thức đã học, hãy rút ra những nhận xét và giải thích về đặc điểm của

nhiệt độ nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS nhận xét và giải thích được đặc điểm của nhiệt độ

nước ta.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu biểu đồ Khí hậu, phân tích, tổng hợp và rút ra

nhận xét, giải thích.

Bài 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, trang Địa chất

khoáng sản, trang Khí hậu, trang Thực vật và động vật, trang Các miền tự

nhiên và kiến thức đã học hãy hoàn thành bảng sau:

Tên miền

Miền Bắc và

Đông Bắc Bắc

Bộ

Miền Tây Bắc và

Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung

Bộ và Nam Bộ

Phạm vi

Địa hình

Khoáng sản

Khí hậu

Sinh vật

19

Page 20: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được đặc điểm cơ bản của các miền tự nhiên.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ rút ra kết luận.

Bài 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các nhóm và các loại đất

chính, hãy trình bày sự phân bố các nhóm và các loại đất chính ở nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được sự phân bố các nhóm và các loại đất chính ở

nước ta.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Các nhóm và các loại đất chính và xác

định được sự phân bố các đối tượng địa lí.

Bài 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, hãy

phân tích lát cắt A – B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình từ

đó rút ra những đặc điểm chính của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được đặc điểm chính của địa hình miền Bắc và

Đông Bắc Bắc Bộ.

- Kĩ năng: HS phân tích được lát cắt địa hình.

Bài 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, hãy

phân tích lát cắt địa hình C – D từ biên giới Việt Trung đến sông Chu và rút ra

những đặc điểm chính của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được đặc điểm chính của địa hình miền Tây Bắc

và Bắc Trung Bộ.

- Kĩ năng: HS phân tích được lát cắt địa hình.

Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Động thực vật (trang 12), trang

Lâm nghiệp (trang 20).

20

Page 21: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Bài 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Lâm nghiệp, hãy kể tên các

tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được tên các tỉnh có độ che phủ rừng lớn.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Lâm nghiệp, xác định được tên, vị trí

các tỉnh có độ che phủ rừng lớn.

Bài 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Lâm nghiệp, cho biết

những vùng nào có diện tích rừng ít nhất nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được các vùng có diện tích rừng ít.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Lâm nghiệp, xác định được tên, vị trí

các vùng có diện tích rừng ít.

Bài 3. Dựa vào biểu đồ Diện tích rừng của cả nước qua các năm (trang

Lâm nghiệp), hãy nhận xét sự biến động diện tích rừng qua các giai đoạn

2000 – 2005 và 2005 – 2007 ? Giải thích.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS hiểu được sự biến động diện tích rừng của nước ta.

- Kĩ năng: HS biết cách nhận xét biểu đồ.

Bài 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và động vật, hãy

kể tên các vườn quốc gia theo ba miền tự nhiên của nước ta.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết tên các vườn quốc gia theo ba miền tự nhiên của

nước ta.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Thực vật và động vật, xác định được vị

trí các vườn quốc gia của nước ta.

Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Khí hậu (trang 9).

21

Page 22: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Bài 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, hãy nhận xét về

hướng di chuyển và tần suất của bão vào Việt Nam. Cho biết vùng nào chịu

ảnh hưởng nhiều nhất của bão.

* Ý nghĩa của bài tập:

- Kiến thức: HS biết được hướng di chuyển và tần suất của bão vào

Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão.

- Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Khí hậu, xác định các đối tượng địa lí

và rút ra nhận xét.

2.3. Một số định hướng sử dụng

2.3.1. Sử dụng hệ thống bài tập trong giờ lên lớp

HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam được sử dụng để giúp HS rèn luyện kỹ

năng sử dụng Atlat, củng cố, đào sâu kiến thức, vận dụng kiến thức để giải

quyết các vấn đề thực tiễn, qua đó cũng góp phần giáo dục HS.

Thời gian của một giờ lên lớp là tương đối ngắn so với nhu cầu học tập

của HS, vì vậy mà GV cần phải lựa chọn những bài tập cơ bản nhất, bám sát

nội dung bài học. Để sử dụng HTBT một cách có hiệu quả trong một giờ dạy

học, GV cần lựa chọn bài tập trong HTBT khi soạn giáo án.

Ví dụ   :

Khi dạy bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng ta không nên sử dụng bài

tập sau đây: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các miền tự nhiên, hãy phân

tích lát cắt A – B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình từ đó rút

ra những đặc điểm chính của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Do bài

tập này phức tạp và không phải cung cấp kiến thức cơ bản vì vậy GV nên

dành cho những HS khá, giỏi về làm ở nhà.

Qua việc sử dụng HTBT với Allat Địa lí Việt Nam trong quá trình dạy

học Địa lí lớp 12 THPT tôi nhận thấy HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam có thể

sử dụng được trong các loại tiết học sau :

- Tiết học lí thuyết.

22

Page 23: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

- Tiết học ôn tập, tổng kết.

- Tiết học kiểm tra.

Sau đây tôi xin đưa ra một số gợi ý cụ thể về hướng sử dụng HTBT với

Atlat Địa lí Việt Nam trong các tiết học nói trên.

2.3.1.1. Sử dụng khi dạy tiết học lí thuyết

HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam có thể sử dụng trong tất cả các bước

của quá trình dạy học một tiết học lí thuyết.

a. Bài tập kiểm tra kiến thức cũ

Hình thức kiểm tra kiến thức cũ có thể là kiểm tra miệng hoặc kiểm tra

15 phút. GV nên chọn bài tập liên quan đến kiến thức cơ bản của bài học kế

trước (khoảng từ 1 đến 2 câu) để giúp HS tái hiện kiến thức cũ trước khi học

bài mới.

Ví dụ   :

Bước kiểm tra bài cũ của Bài 11“Thiên nhiên phân hóa đa dạng” GV

có thể sử dụng bài tập sau: “Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu và

kiến thức đã học làm rõ tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta”.

b. Bài tập vận dụng khi giảng bài mới

Đây là bước quan trọng nhất và chiếm nhiều thời gian nhất trong quá

trình dạy học. Tuy nhiên, thời lượng một tiết học là có hạn vì vậy GV cần

phải dựa vào mục tiêu bài học mà lựa chọn những bài tập bám sát nội dung

bài học để đặt ra các câu hỏi cho HS.

Ví dụ   :

Khi giảng bài mới của Bài 6 “Đất nước nhiều đồi núi” GV có thể sử

dụng các bài tập 1,2,3,4,5 trong số các bài tập xây dựng cho bài này.

c. Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức

Bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam cũng có thể dùng để củng cố, hệ

thống hóa kiến thức vào cuối tiết học. GV cần lựa chọn những bài tập có tính

khái quát hóa cao nội dung kiến thức bài học để dạy phần củng cố.

23

Page 24: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Ví dụ   :

Khi dạy phần củng cố của Bài 2 “Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ” GV có

thể sử dụng bài tập sau: “Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang hành chính và

nội dung SGK, hãy trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta”.

2.3.1.2. Sử dụng khi dạy tiết học ôn tập, củng cố

Các bài tập sử dụng trong tiết học ôn tập thường phải có tính khái quát

cao, hướng đến những nội dung quan trọng nhất của chương trình, giúp HS hệ

thống hoá, so sánh các vấn đề với nhau theo những mô hình nào đó. Một số

bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam không chỉ góp phần rèn luyện kĩ năng sử

dụng Atlat cho HS mà còn có thể đạt được yêu cầu trên vì vậy GV có thể lựa

chọn bài tập thích hợp để sử dụng.

Ví dụ :

Khi ôn tập phần Địa lí tự nhiên GV có thể sử dụng các bài tập sau đây:

- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính và nội dung SGK,

hãy trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.

- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, trang Các miền tự

nhiên và kiến thức ở SGK, trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.

- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, trang Các miền tự nhiên

và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của

chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta;...

2.3.1.3. Sử dụng khi dạy tiết học kiểm tra

Khi xây dựng ma trận câu hỏi cho một đề kiểm tra (một tiết, học kì)

GV nên sử dụng ít nhất một bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam nhằm rèn luyện

kĩ năng sử dụng Atlat cho HS. Như vậy giúp cho HS không bỡ ngỡ khi làm

bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam nếu kì thi Tốt nghiệp THPT có môn Địa lí.

2.3.2. Sử dụng hệ thống bài tập ngoài giờ lên lớp

Do thời gian mỗi giờ lên lớp là có hạn, nên GV cần hướng dẫn cho HS

cách sử dụng HTBT để HS tự rèn luyện thêm ở nhà. Ở cấp học THPT hiện

24

Page 25: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

nay đang đề cao tinh thần tự học, tự học phải chiếm vị trí quan trọng trong

quá trình học tập của HS. Vì vậy, có thể nói phần lớn các bài tập trong HTBT

mà GV xây dựng phải được HS giải quyết ở nhà.

Cụ thể sau mỗi bài học GV sử dụng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam

đã được xây dựng để ra bài tập về nhà cho HS. Tùy theo đối tượng HS mà GV

lựa chọn bài tập nào, số lượng bao nhiêu.

Ví dụ   :

Sau khi dạy xong bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng GV sử dụng

THBT với Atlat Địa lí Việt Nam đã được xây dựng để ra bài tập về nhà cho

HS theo cách sau:

- Đối với HS trung bình GV chỉ nên ra các bài tập ở mức độ đơn giản

như bài tập 2, 4, 5 (bài tập dành cho bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng).

- Đối với HS khá, giỏi GV có thể giao cho các em về nhà làm tất cả các

bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam dành cho bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng.

Đồng thời GV nên hướng dẫn cho HS cách làm đối với các bài tập khó như bài

tập sau đây:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, quan sát biểu đồ nhiệt độ

và lượng mưa của Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh kết hợp với kiến thức

đã học, hãy rút ra những nhận xét và giải thích về đặc điểm của nhiệt độ

nước ta?

2.4. Thiết kế bài dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT có sử dụng hệ

thống bài tập đã xây dựng

Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

I. Mục tiêu bài học

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi

lãnh thổ nước ta.

25

Page 26: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự

phát triển kinh tế – xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.

2. Kỹ năng

Xác định được trên Atlat, bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí

và phạm vi lãnh thổ của nước ta.

3. Thái độ

Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và

bảo vệ tổ quốc.

II. Phương tiện dạy học

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam

- Bản đồ các nước Đông Nam á

- Atlat Địa lí Việt Nam

- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật biển quốc tế năm 1982.

III. Hoạt động dạy và học

Khởi động: GV sử dụng bản đồ và các mẫu biad (ghi toạ độ điểm cực).

- Hãy gắn toạ độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa

về mặt tự nhiên của vị trí địa lí?

- Nước nào có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung Quốc,

Campuchia?

GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành

nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động

kinh tế - xã hội nước ta.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí

nước ta.

Hình thức: Cả lớp

GV đặt câu hỏi: Dựa vào Atlat địa lí

Việt Nam, trình bày đặc điểm vị trí địa lí

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía đông của bán

đảo Đông Dương, gần trung tâm

khu vực Đông Nam Á.

- Hệ tọa độ địa lí:

26

Page 27: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

của nước ta.

GV gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ:

- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang

Hành chính, hãy cho biết nước ta tiếp

giáp với nước nào trên đất liền và trên

biển.

(GV yêu cầu HS xem trang Việt Nam

trong Đông Nam Á trong trang Hành

chính để trả lời câu hỏi này)

- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang

Hành chính, xác định các điểm cực trên

đất liền của nước ta, từ đó cho biết lãnh

thổ nước ta thuộc múi giờ số mấy.

Một HS đọc trên Atlat trang Hành

chính (trang 4+5) để trả lời, các HS khác

nhận xét, bổ sung.

GV chuẩn xác kiến thức.

Hoạt động 2: Xác định phạm vi lãnh

thổ của nước ta.

Hình thức: Cả lớp

- GV đặt câu hỏi: Cho biết phạm vi

lãnh thổ nuớc ta gồm những bộ phận

nào?

* Tìm hiểu vùng đất

- Đặc điểm vùng đất?

- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang

Giao thông, hãy kể tên một số cửa khẩu

quốc tế quan trọng trên đường biên giới

của nước ta với các nước Trung Quốc,

+ Vĩ độ: 23023’B - 8034’B (kể

cả đảo 23023’B - 6050’B)

+ Kinh độ: 102009’Đ -

109024’Đ (kể cả đảo 1010Đ -

117020’Đ)

- Lãnh thổ nằm trong múi giờ

số 7.

2. Phạm vi lãnh thổ

a. Vùng đất

- Diện tích đất liền và các hải

đảo 331.212 km2.

- Biên giới:

+ Phía bắc: giáp Trung Quốc

(1400 km).

+ Phía tây: giáp Lào (2100

km), Campuchia (1100 km).

- Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ,

trong đó có 2 quần đảo Trường

Sa (Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà

27

Page 28: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Lào, Campuchia?

- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang

Hành chính, hãy kể tên một số đảo, quần

đảo của nước ta.

- Xác định trên Atlat trang Hành chính

các tỉnh giáp biển của nước ta theo thứ

tự từ Bắc vào Nam.

+ HS trình bày dựa vào SKG và Atlat.

+ GV chuẩn xác kiến thức.

* Tìm hiểu vùng biển

- Cách 1: Đối với HS khá, giỏi:

GV đặt câu hỏi: Đọc SGK kết hợp

quan sát sơ đồ phạm vi các vùng biển

theo luật quốc tế, xác định giới hạn của

các vùng biển ở nước ta.

+ Một HS trả lời, các HS khác nhận

xét bổ sung.

+ Một HS trả lời, các HS khác đánh

giá phần trình bày của bạn.

- Cách 2: Đối với HS trung bình yếu:

GV vừa vẽ, vừa thuyết trình về các

vùng biển ở nước ta sau đó yêu cầu HS

trình bày lại giới hạn của vùng nội thuỷ,

lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng

đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

Hoạt động 3: Đánh giá ảnh hưởng

của vị trí địa lí tới tự nhiên, kinh tế, văn

hoá - xã hội và quốc phòng nước ta.

Hình thức: nhóm

Nẵng).

b. Vùng biển

- Diện tích: khoảng 1 triệu

km2

- Vùng biển bao gồm: nội

thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp

lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế

và thềm lục địa.

c. Vùng trời

Khoảng không gian bao trùm

trên lãnh thổ.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí

a. Ý nghĩa về tự nhiên

- Thiên nhiên mang tính chất

28

Page 29: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

Bước 1: GV chia HS ra thành các

nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng

nhóm.

- Nhóm 1, 2, 3: Đánh giá những thuận

lợi và khó khăn của vị trí địa lí tới tự

nhiên nước ta.

- GV gợi ý: Cần đánh giá ảnh hưởng

của vị trí tới cảnh quan, khí hậu, sinh vật,

khoáng sản.

- Nhóm 4, 5, 6: Đánh giá ảnh hưởng

của vị trí địa lí tới kinh tế, văn hoá - xã

hội và quốc phòng nước ta.

Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi,

đại diện các nhóm trình bày, các nhóm

khác bổ sung ý kiến.

Bước 3: GV nhận xét phần trình bày

của HS và kết luận các ý kiến đúng của

mỗi nhóm.

- GV đặt câu hỏi: Trình bày những

khó khăn của vị trí địa lí tới kinh tế – xã

hội nước ta.

- Một HS trả lời, các HS khác nhận

xét, bổ sung.

- GV chuẩn kiến thức.

(Nước ta diện tích không lớn, nhưng

có đường biên giới trên bộ và trên biển

kéo dài. Hơn nữa biển Đông chung với

nhiều nước . Việc bảo vệ chủ quyền lãnh

thổ gắn liền với vị trí chiến lược của

nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Có nhiều tài nguyên khoáng

sản và sinh vật quý giá.

- Có sự phân hoá đa dạng về

tự nhiên

- Có nhiều thiên tai: bão, lũ

lụt, hạn hán…

b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hoá

- xã hội và quốc phòng

- Về kinh tế:

+ Nằm trên đường hàng hải và

hàng không quốc tế quan trọng,

thuận lợi giao lưu với các nước

trong khu vực và trên thế giới.

+ Nước ta còn là cửa ngõ mở

lối ra biển cho các nước Lào,

Thái Lan, Campuchia.

- Về văn hóa- xã hội: thuận lợi

cho nước ta chung sống hoà

bình, hợp tác hữu nghị và cùng

phát triển với các nước.

- Về chính trị quốc phòng: là

một hướng chiến lược có ý nghĩa

sống còn trong công cuộc xây

dựng và bảo vệ đất nước.

29

Page 30: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

nước ta. Sự năng động của các nước

trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta

vào một tình thế vừa phải hợp tác cùng

phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt

trên thị trường thế giới).

IV. Đánh giá

1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính và nội dung SGK,

hãy trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.

2. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.

V. Hoạt động nối tiếp

GV yêu cầu HS về nhà làm các bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam dành

cho

Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đã được tác giả xây dựng trong sáng kiến

này.

30

Page 31: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIÊM SƯ PHẠM

3.1. Thực nghiệm lấy ý kiến của giáo viên và học sinh

3.1.1. Phương pháp thực nghiệm

- Lấy ý kiến đánh giá của GV: Cho GV dạy lớp 12 trường THPT

Trường Chinh xem HTBT đã được tác giả xây dựng sau đó xin ý kiến đánh

giá của các GV nói trên bằng cách trả lời phiếu thăm dò.

- Lấy ý kiến đánh giá của HS: Cho HS làm thử HTBT do tác giả xây

dựng sau đó lấy ý kiến đánh giá của các em thông qua việc trả lời phiếu thăm

dò.

3.1.2. Kết quả thực nghiệm

* Đối với việc lấy ý kiến đánh giá của GV

Đa số các GV đều cho rằng HTBT do tác giả xây dựng là khá tốt và có

thể sử dụng trong quá trình dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT.

* Đối với việc lấy ý kiến đánh giá của HS

Hầu hết HS trả lời HTBT do tác giả xây dựng có chất lượng khá tốt, rõ

ràng, dễ hiểu, vừa sức các em. Giúp các em nâng cao kĩ năng sử dụng bản đồ,

Atlat, dễ dàng tiếp thu kiến thức bài học, tạo hứng thú học tập bộ môn.

3.2. Thực nghiệm giảng dạy

3.2.1. Phương pháp thực nghiệm

- Lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) được cùng một GV

thực nghiệm dạy với hai phương pháp khác nhau.

+ Lớp TN giáo viên dạy theo giáo án sử dụng HTBT với Atlat Địa lí

Việt Nam như đề tài đã đề xuất.

+ Lớp ĐC được GV tiến hành dạy bình thường.

- Sau khi dạy xong cả hai lớp TN và ĐC được đánh giá bằng bài kiểm

tra 45 phút nhằm đánh giá mức độ tiến bộ của HS.

31

Page 32: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

3.2.2. Kết quả thực nghiệm

* Thống kê kết quả kiểm tra tôi lập bảng thống kê điểm số như sau:

Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra

Nhóm

Tổng số HS

Điểm số (Xi)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 123 0 0 4 11 20 37 24 13 9 5 0

TN 122 0 0 0 6 14 26 36 17 11 10 2

Từ bảng trên tôi vẽ được biểu đồ thống kê điểm số.

* Đối với các lớp ĐC

- Ở mỗi bài học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT GV không sử dụng

bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam do tác giả xây dựng. Vì vậy việc ghi nhớ

kiến thức của HS gặp nhiều khó khăn. Khả năng tự học ở nhà của HS chưa

được bồi dưỡng đúng mức.

- Điểm bài kiểm tra ở các lớp đối chứng thấp hơn các lớp thực nghiệm.

32

Page 33: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

* Đối với các lớp TN

- Tiến trình dạy học diễn ra khá sinh động. Nội dung HTBT phù hợp

tương đối tốt với đối tượng HS, tạo được nhu cầu, hứng thú học tập cho HS,

vì vậy phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của HS. Cụ thể, HS tích

cực tham gia vào các hoạt động học nhóm, độc lập suy nghĩ và có tinh thần

hợp tác tốt giữa các thành viên của nhóm trong việc thảo luận giải quyết vấn

đề cần nghiên cứu.

- Thông qua việc giải các bài tập trong HTBT, HS không chỉ hiểu được

kiến thức mà còn rèn luyện được các kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam…

Biểu hiện ở đây là kết quả vận dụng kiến thức để giải các bài tập của nhiều

HS khá nhanh, chặt chẽ và chính xác.

- Với việc sử dụng HTBT phù hợp tương đối với đối tượng HS, năng

lực tự học, tự nghiên cứu cũng được phát triển đáng kể, tạo được niềm vui

trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập ở nhà.

- Điểm bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng.

33

Page 34: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

KÊT LUÂN

1. Kết quả đạt được của đê tài

- Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây

dựng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí ở trường THPT.

- Từ kết quả thu được khi nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK và

các tài liệu tham khảo liên quan, tác giả đã xây dựng được HTBT với Atlat Địa

lí Việt Nam cho dạy học phần “Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT”. Ngoài ra, tác giả

đã đề xuất được quy trình xây dựng và hướng dẫn sử dụng HTBT với Atlat Địa

lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT. Đó là những đóng góp quan

trọng nhất trong đề tài này.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của

giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Kết quả TN sư phạm cho phép

khẳng định rằng, giả thuyết khoa học do tác giả nêu ra là hoàn toàn đúng đắn.

Việc xây dựng và sử dụng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học

phần Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT sẽ làm tăng hứng thú học tập và phát huy

được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS, góp phần nâng cao chất lượng

dạy học môn Địa lí ở trường THPT. Việc xây dựng và sử dụng HTBT với

Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 12 ở các trường THPT là hoàn

toàn khả thi và có thể triển khai rộng rãi.

- Đề tài đã được tác giả Võ Hồng Tuyến An sử dụng làm đề tài luận

văn Thạc sĩ Giáo dục học cùng tên và đã được Hội đồng khoa học bảo vệ luận

văn Thạc sĩ trường ĐHSP Huế tháng 10 năm 2011 đánh giá cao. Ngoài ra đề

tài còn được đăng trên tạp chí Thiết bị Giáo dục số 75, xuất bản tháng 11 năm

2011.

2. Hạn chế của đê tài

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn một số hạn chế:

34

Page 35: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

- Đề tài chỉ tiến hành điều tra thực trạng xây dựng HTBT với Atlat Địa

lí Việt Nam và tiến hành thực nghiệm ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Đề tài mới chỉ xây dựng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam cho phần

“Địa lí tự nhiên” và với SKG Địa lí 12 chương trình cơ bản.

- Số lượng và chất lượng bài tập cho mỗi bài học còn hạn chế.

3. Một số đê xuất, kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy việc xây dựng HTBT

với Atlat Địa lí Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa

lí ở lớp 12 nói riêng và trường phổ thông nói chung. Để nâng cao hơn nữa

chất lượng dạy học bộ môn Địa lí và khả năng áp dụng của đề tài, tác giả xin

có một số ý kiến đề xuất như sau:

- GV nên sử dụng Atlat thường xuyên trong các giờ dạy học Địa lí lớp

12, chú trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat của HS.

- GV nên dành thời gian xây dựng cho mình HTBT với Atlat Địa lí

Việt Nam và đưa vào sử dụng trong quá trình dạy học Địa lí lớp 12 THPT.

- GV phối hợp với gia đình chú trọng hơn đến việc bồi dưỡng khả năng

tự học của HS thông qua việc làm bài tập ở nhà.

4. Hướng mở rộng của đê tài

Xây dựng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam cho toàn bộ chương trình

Địa lí lớp 12, lớp 9 và phần Địa lí Việt Nam của lớp 8.

35

Page 36: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức

TAI LIÊU THAM KHAO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Atlat Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

2. Lâm Quang Dốc, Đỗ Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Tiến, Lã Thị Loan (2008),

Hướng dân sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam theo hướng dạy học tích cực,

NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

3. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2007), Lí luận dạy học Địa lí, NXB

Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

4. Phạm Thị Sen (Chủ biên) (2008), Hướng dân thực hiện chương trình sách

giáo khoa lớp 12 môn Địa lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Phạm Thị Sen (Chủ biên) (2009), Hướng dân thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ

năng môn Địa lí lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

6. Lê Thông (Chủ biên) (2008), Hướng dân học và khai thác Atlat Địa lí Việt

Nam, NXB Đại học quốc gia TPHCM, TPHCM.

7. Lê Thông (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Địa lí lớp 12, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

8. Lê Thông (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Địa lí lớp 12, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

9. Lê Thông, Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2008), Bài tập Địa lí 12 nâng

cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa

học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Vũ (2006), Phương tiện dạy học Địa lí ở trường phổ thông,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

36

Page 37: NỘI DUNGninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thpttruongchinh/2715/SANG... · Web viewc. Phân loại dựa vào mức độ của bài tập có: Bài tập đơn giản, bài tập phức