nếu như được làm lại - tailieu.vn · marc levy sinh ngày 16 tháng mười năm 1961,...

20

Upload: others

Post on 13-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Nếu như được làm lại

Nếu như được làm lại

Tác giả: Marc Levy

Dịch giả: Thu Phương

Kích thước: 14 x 20.5 cm

Ngày xuất bản: 26-11-2013

Giá bìa: 92.000 ₫

Công ty phát hành: Nhã Nam

Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn

Chụp pic: narutoquyen

Type

hanglee97: 1-6sadriver: 7-12

huonglam188: 13-18dahoaquan1503: 19-hết

Beta: Jaejoong

Làm ebook: Dâu Lê

Nguồn ebook: http://www.luv-ebook.com

Giới thiệu

Andrew Stilman, nhà báo nổi tiếng của tờ The New York Times, vừa kết hôn.

Sáng ngày 9 tháng Bảy 2012, anh đột ngột bị tấn công khi đang chạy bộ dọc sôngHudson. Anh gục ngã trong vũng máu…

Andrew tỉnh lại vào ngày 9 tháng Năm 2012, hai tháng trước lễ cưới.

Kể từ giờ phút đó, anh có 60 ngày để tìm ra kẻ giết mình, 60 ngày giằng co với sốphận.

Từ New York đến Buenos Aires, Stilman lao vào cuộc chạy đua hối hả với các sự kiện,tình tiết đan cài, một cuộc chạy đua với thời gian, phập phồng lo sợ xen lẫn háo hức

thách thức định mệnh, cho đến khi nút thắt cuối cùng được gỡ. Một kết thúc bất ngờ đếnnghẹt thở.

Với Nếu như được làm lại, Marc Levy khiến người đọc ngây ngất với sức viết dồi dàocủa ông, và sự chuyển mình quá đỗi hoàn hảo từ chất lãng mạn thường thấy sang phong

cách trinh thám ly kỳ, cuốn hút.

Nhận định

“Nên đọc ngay, đừng chần chừ!”

- La Dépêche du Midi

“Một cách suy nghĩ thú vị về số mệnh.”

- Metro

“Nhiều nút thắt mở, một cốt truyện được đan cài khéo léo.”

- Paris Match

“Đủ mọi sắc thái cảm xúc…say mê, hồi hộp, hài hước.”

- Le Figaro Litteraire

Tác giả

Marc Levy sinh ngày 16 tháng Mười năm 1961, tại Pháp và có thời gian dài sinh sốngtại Mỹ. Sau những thất bại thuở lập nghiệp với nghề đồ họa và kiến trúc, ông chuyểnsang viết văn và đã giành được thành công vang dội ngay từ tác phẩm đầu tay Nếu em

không phải một giấc mơ.

Marc Levy hiện là tác giả hàng đầu của dòng văn học lãng mạn đương đại Pháp. Sáchcủa ông đã được dịch sang 45 thứ tiếng và bán được hơn 24 triệu bản trên toàn thế giới.

Marc Levy (sinh ngày 16 tháng 10 năm 1961, tại Boulogne-Billancourt, nước Pháp) lànhà văn người Pháp gốc Do Thái.

Marc Levy viết quyển tiểu thuyết đầu tiên của mình với tên Et si c'était vrai... (Và nếunhư chuyện này là có thật hay còn gọi là " nếu em không phải một giấc mơ ") vào năm1998. Ông viết cuốn sách này cho con trai mình, khi đã là một thương gia thành công.

Năm 1999, sau khi bán bản quyền film Et si c'était vrai... cho hãng Dreamworks, ông kếtthúc công việc ở hãng kiến trúc để theo đuổi sự nghiệp viết văn của mình. Năm 2001, ông

cho xuất bản quyển sách thứ hai, Où es-tu? (Em ở đâu?), tiếp theo là quyển Sept jourspour une éternité... (Bảy ngày cho mãi mãi) vào năm 2003, La prochaine fois (Kiếp sau)

vào năm 2004 và quyển Vous revoir (Gặp lại em) vào năm 2005. Năm 2005 cũng là nămtrình chiếu bộ phim Just like Heaven (Như một giấc mơ) của hãng Dreamworks - phỏngtheo tiểu thuyết Et si c'était vrai... bởi các diễn viên chính: Reese Witherspoon và Mark

Ruffal.

Mục lục

Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24

Chân thành gửi lời cảm ơn tới

Pauline, Louis và Georges.

Raymond, Danièle và Lorraine.

Susanna Lea.

Emmanuelle Hardouin.

Nicole Lattès, Leonello Brandolini, Antoine Caro.

Elisabeth Villeneuve, Anne-Marie Lenfant, Arié Sberro, Sylvie Bardeau, LydieLeroy,

toàn bộ ê kíp của Nhà xuất bản Robert Laffont.

Pauline Normand, Marie-Eve Provost.

Léonard Anthony, Sébastien Canot, Romain Ruetsch,

Danielle Melconian, Naja Baldwin, Mark Kessler,

Stéphanie Charrier,

Katrin Hodapp, Laura Mamelok, Kerry Glencorse,

Julia Wagner, Aline Grond.

Brigitte và Sarah Forissier.

Tới Mary’s Fish.

Và chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới

Victoria Donda, hành trình và các ghi chép của bà đã góp phần làm sáng tỏ câuchuyện này.

Dành tặng Louis, Georges và Pauline

“Ta sẽ vô cùng hạnh phúc

nếu có thể từ bỏ bản thân như

có thể từ bỏ người khác.”

Bà DEFFAND

Chương 1

Hòa mình vào giữa đám đông, gây ra tấn thảm kịch kỳ lạ này mà không ai nhậnthấy bất cứ điều gì, nhớ về bất cứ thứ gì.

Chạy bộ, trang phục hợp cảnh để không ai chú ý. Dọc công viên River Park, vàolúc 7 giờ sáng, tất cả mọi người đều chạy bộ. Trong một thành phố nơi thời gian đượcquý trọng đến từng phút, nơi thần kinh mỗi con người đều phải trải qua những thửthách cam go, họ chạy; họ chạy để giữ gìn vóc dáng, xóa tan những điều thái quá củangày hôm qua và chuẩn bị đón nhận những căng thẳng của ngày sắp tới.

Một băng ghế dài; bàn chân đặt lên mặt ghế, buộc lại dây giày trong lúc đợi mụctiêu lại gần. Mũ liền áo sùm sụp trên trán che bớt tầm nhìn, nhưng cũng góp phần chekhuất khuôn mặt. Tranh thủ lấy lại hơi, tránh để bàn tay run lên. Mồ hôi thì có hề chi,nó chẳng khiến ai chú ý cả, cũng chẳng biểu lộ điều gì, ở đây, tất thảy mọi người đềutoát mồ hôi.

Khi anh xuất hiện, để anh chạy vượt qua, đợi vài giây trước khi lại tiếp tục chạythong thả. Giữ khoảng cách lý tưởng cho đến thời điểm thích hợp.

Cảnh tượng như vậy lặp đi lặp lại đến bảy lần. Tất cả các buổi sáng trong tuần, vàocùng một giờ nhất định. Mỗi lần ham muốn hành động lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn.Nhưng thành công phụ thuộc vào việc chuẩn bị kỹ càng. Không được phép phạm sailầm.

Giờ thì anh đang xuôi xuống phố Charles, trung thành với thói quen của mình.Anh đợi đèn giao thông chuyển sang đỏ để băng qua bốn làn đường đầu tiên của xa lộWest Side. Đám ô tô di chuyển về mạn Bắc thành phố, người dân đang đổ dồn tiến vềnơi làm việc của mình.

Anh đã đến dải phân cách. Hình người nhỏ bé sáng trưng trên cột đèn tín hiệu giaothông đã nhấp nháy. Ở đoạn TriBeCa và Financial District, đám ô tô nhích từng tí từngtí một, thanh chống sốc xe này chạm vào thanh chống sốc xe kia, dẫu vậy anh vẫn cứtiến lên. Như mọi khi, anh đáp trả tiếng còi xe bằng cách giơ nắm tay lên, ngón giữachĩa thẳng lên trời, rồi rẽ sang trái đi vào con đường dành cho khách bộ hành dọc

theo sông Hudson.

©STENT

Anh chạy qua hai mươi khối nhà, giữa những người chạy bộ khác, thích thú bỏ lạisau lưng mình những ai không khỏe khoắn và nguyền rủa những ai vượt lên trướcmình. Họ chẳng có chút công trạng gì, họ kém anh những mười hay hai mươi tuổi.Hồi anh mười tám tuổi, phần này của thành phố chẳng mấy ai lui tới, nhưng anh làmột trong những người đầu tiên hổn hển chạy tới đây. Các kho cảng ngày xưa đua raphía trên các cột trụ giờ chỉ còn sót lại chút dấu tích, ngày ấy chúng sặc mùi cá chết vàhan gỉ. Sặc mùi máu. Trong vòng hai mươi năm, thành phố của anh đã đổi thay biếtmấy, nó trẻ lại và đẹp lên; còn anh, năm tháng đã bắt đầu hằn dấu trên khuôn mặt.

Phía bên kia sông, ánh đèn từ khu Hoboken, ngay tiếp sau là ánh đèn khu JerseyCity, vụt tắt trong cảnh ngày đang lên.

Không để khuất tầm mắt; khi đến đoạn giao cắt phố Greenwich, anh liền rời khỏiđường dành cho người đi bộ. Cần phải hành động trước. Buổi sáng đó, anh sẽ khôngđến được Starbucks Coffee nơi anh vẫn thường gọi món mocaccino cho mình.

Tới đoạn đi qua Cầu tàu số 4, cái bóng vẫn luôn đi theo anh, mà anh không hề haybiết, sẽ bắt kịp được anh.

Thêm một khối nhà nữa. Tăng tốc chạy, hòa mình vào nhóm người luôn tụ lại ởchỗ này, do lối đi thu hẹp lại và do những kẻ chậm chạp nhất cản trở những kẻ nhanhnhất. Chiếc kim dài luồn dưới ống tay áo, bàn tay đầy quyết tâm giữ chặt lấy nó.

Đâm vào khoảng giữa chóp xương cùng và xương sườn cuối cùng. Một cú đâmnhanh và mạnh, một cú “đâm đi-giật lại” sâu vào trong cơ thể để xuyên thủng thận rồimóc ngược lên tận động mạch bụng. Khi rút ra, chiếc kim kéo theo vết rách vôphương cứu chữa, chẳng kịp để ai đó hiểu chuyện gì đã xảy ra, để cứu hộ đến và đểanh được chuyển tới bệnh viện và đưa đến phòng phẫu thuật. Ngay cả khi tất cả còicứu thương đều rú lên inh ỏi thì đến được bệnh viện cũng chẳng phải là chuyện dễdàng vào giờ này buổi sáng, khi mật độ giao thông dày đặc đến nỗi tài xế xe cứuthương chỉ có thể lấy làm tiếc về sự bất lực của mình.

Nếu là hai năm trước, anh hẳn có thể có chút may mắn thoát chết. Kể từ khi người

ta đóng cửa bệnh viện St Vincent để tạo điều kiện thuận lợi cho mấy tay kinh doanhbất động sản, trung tâm cấp cứu gần nhất cũng ở tận mạn Đông, đối diện với côngviên River Park. Chảy máu quá nhiều, anh sẽ sớm cạn sạch máu.

Anh sẽ không phải chịu đau đớn, không đến mức đó đâu. Anh sẽ chỉ thấy lạnh,càng lúc càng lạnh hơn. Anh sẽ run lập cập vì rét, mất dần cảm giác với các bộ phậncơ thể mình, hai hàm răng gõ vào nhau để rồi không thể thốt lên lời được nữa, mà đểnói gì cơ chứ? Rằng anh đã bị thương rất nặng ở lưng ư? Để được gì nào? Cảnh sát cóthể rút ra được kết luận nào từ đó cơ chứ?

Tội ác hoàn hảo có thể tồn tại và những cảnh sát giỏi nhất sẽ thổ lộ với bạn vào lúckết thúc sự nghiệp rằng họ kéo lê đằng sau, như một gánh nặng đè lên tâm trí họ,hàng lô những vụ án không phá được.

Thế là đã đúng vị trí. Hành động này đã được thực hiện trên bao cát nhiều lần,nhưng khi chiếc kim đâm vào da thịt con người thì ấn tượng vô cùng khác. Điều quantrọng là không để đâm trúng xương. Đâm phải đốt sống thắt lưng coi như thất bạihoàn toàn. Chiếc kim phải đâm sâu vào rồi được rút ra ngay lập tức giấu vào trongống tay áo.

Sau đó, tiếp tục chạy với tốc độ như cũ, cưỡng lại mong muốn quay lại nhìn và giữmình vô danh, vô hình giữa đám người đang chạy bộ kia.

Bấy nhiêu giờ chuẩn bị chỉ để cho vài giây hành động.

Anh thì cần nhiều thời gian hơn thế để đến với cái chết, có lẽ là mười lăm phút,nhưng sáng đó, khoảng 7h30, anh sẽ chết.

Chương 2

Tháng Năm 2011

Andrew Stilman là phóng viên tờ The New York Times. Gia nhập tòa báo trong vaitrò nhà báo hạng xoàng ở tuổi hai mươi ba, anh đã dần leo lên từng bậc một. Nhận thẻ

nhà báo của một trong những tờ nhật báo nổi tiếng nhất thế giới từng là mơ ước anhấp ủ từ thuở thiếu thời. Mỗi sáng, trước khi bước qua cánh cửa đôi của tòa nhà số 860đại lộ 8, Andrew tự thưởng cho mình niềm vui nho nhỏ bằng cách hiên ngang ngẩngcao đầu. Anh liếc mắt nhìn dòng chữ viết ở mặt trước tòa nhà và tự nhủ rằng vănphòng của mình ở đây, trong giáo đường báo chí chí thánh nơi hàng nghìn kẻ mê viếtlách vẫn mơ ước được đặt chân vào dù chỉ một lần, để thăm thú trụ sở tòa báo.

Andrew từng làm công tác thu thập tài liệu bốn năm trước khi đảm nhiệm vị trí trợlý biên tập tại mục “Sổ tay trong ngày”, chuyên mục cáo phó. Người phụ nữ phụ tráchchuyên mục này trước anh đã nằm dưới gầm xe buýt ngay khi rời nhiệm sở để rồi lạixuất hiện trong chính chuyên mục mà bà từng phụ trách. Vì vội vội vàng vàng trở vềnhà đón nhân viên của hãng chuyển phát UPS đến giao bộ đồ lót mỏng tang đặt hàngqua mạng. Mạng sống thật mong manh!

Andrew Stilman lại tiếp tục nai lưng làm việc năm năm nữa trong tình trạng vôdanh. Các cáo phó không bao giờ được ký tên, chỉ riêng người quá cố là được vinhdanh trong ngày. Năm năm để viết về những con người đã là và chỉ còn là những hoàiniệm, cả tốt lẫn xấu. Một nghìn tám trăm hai mươi ngày và gần sáu nghìn ly Martinisuông được uống hết tối này đến tối khác, vào tầm từ 19h30 đến 20h15 tại bar Marriotttrên phố 40.

Ba trái ô liu mỗi ly và cứ mỗi hạt được nhổ vào chiếc gạt tàn đầy ắp toàn đầu mẩuthuốc lá, Andrew lại đánh bật khỏi tâm trí mình phần tin súc tích cô đọng về một sựsống vừa vụt tắt mà anh viết trong ngày. Có thể là sống cùng cái chết đã khiếnAndrew dần phí sức vào rượu chè. Vào năm thứ tư ở chuyên mục “cáo phó” tay phụcvụ quán bar Marriott phải phục vụ đến lần thứ sáu mới đủ cho vị khách thân thiết củamình uống cho đã khát. Andrew thường xuyên đến văn phòng với bộ mặt xám xịt, mímắt trĩu nặng, cổ áo xộc xệch còn áo vét thì nhàu nhĩ; tuy vậy bộ lễ phục-cà vạt kèmáo sơ mi hồ bột không phải trang phục bắt buộc trong các khu vực không gian mở tạiphòng biên tập tòa báo và lại càng không phải trong phòng anh tác nghiệp.

Không rõ vì ngòi bút nhã nhặn và chính xác của anh, hay vì những hậu quả củamột mùa hè vô cùng nóng mà chuyên mục anh nắm giữ nhanh chóng trải ra hai trangkín đặc. Trong quá trình chuẩn bị báo cáo kết quả hằng quý, một tay phân tích thuộcphòng tài chính, vốn say mê các con số thống kê, nhận thấy rằng số tiền tòa báo thuđược từ mỗi người quá cố tăng lên rất nhanh. Các gia đình có tang ngày càng muanhiều dòng hơn để bày tỏ niềm đau đớn của họ lớn lao nhường nào. Các con số, khichúng tốt đẹp, du hành khá nhanh trong lòng những doanh nghiệp lớn. Tại cuộc họp

ban lãnh đạo vừa mới được bổ nhiệm từ hồi đầu mùa thu, họ tranh luận về những kếtquả này và dự kiến sẽ khen thưởng vị tác giả từ giờ đã được thừa nhận. AndrewStilman được bổ nhiệm làm biên tập viên, vẫn luôn ở chuyên mục “Sổ tay trongngày”, nhưng lần này là ở mục đám cưới mà kết quả vốn đang rất thảm hại.

©STENT

Andrew không bao giờ thiếu ý tưởng, thi thoảng anh bỏ quán bar thường đến để

lân la đến những địa điểm sang trọng mà nhiều cộng đồng đồng tính trong thành phốthường lui tới. Bắt quen hết mối này đến mối khác qua những ly Martini suông mà anhkhông thể đếm nổi nữa, anh tranh thủ dịp này phân phát rất mau lẹ danh thiếp củamình, đồng thời cũng giải thích cho những ai muốn nghe rằng chuyên mục mà anhphụ trách rất sẵn lòng in mọi thông báo kết hôn, kể cả những thông báo thuộc loại màphần lớn các báo khác từ chối tiếp nhận trong chuyên mục của mình. Kết hôn đồngtính hiện vẫn còn chưa được pháp luật New York công nhận, còn khuya mới đến đượcđó, nhưng báo chí thì được tự do xuất bản mọi lời chúc tụng được cho là riêng tư; rốtcuộc, chỉ cần muốn là được.

Trong vòng ba tháng, chuyên mục “Sổ tay trong ngày” trải rộng đến tận bốn trangtrong ấn bản Chủ nhật và lương của Andrew Stilman tăng lên rõ rệt.

Khi đó, anh quyết định giảm lượng tiêu thụ cồn, không phải bởi do lo lắng giữ gìnlá gan mà bởi vì anh vừa tậu được một con Datsun 240Z, mẫu xe anh hằng mơ ước từkhi còn là một cậu bé con. Cảnh sát giờ đây không hề nhân nhượng trong chuyện liênquan đến nồng độ cồn khi lái xe. Uống hay lái… Chết mê chết mệt con xe cổ, vốnđược phục chế không chê vào đâu được tại xưởng của người bạn thân sở hữu một gara chuyên về xe sưu tập này, Andrew đã buộc phải lựa chọn. Và nếu lại lui tới Marriottnữa thì anh không bao giờ uống quá hai ly mỗi tối, ngoại trừ thứ Năm.

Chính xác là vào thứ Năm, vài năm sau đó, trong lúc rời khỏi quán bar Marriott,Andrew đã mặt giáp mặt với Valérie Ramsay. Cô cũng say hệt như anh và đang phálên cười ngặt nghẽo không kiểm soát nổi sau khi vấp phải một thùng đựng báo rồi ngãbệt xuống đất ngay giữa vỉa hè.

Andrew ngay lập tức nhận ra Valérie không phải qua đường nét của cô – cô chẳnghề giống cô gái anh từng biết cách đây hai mươi năm – mà qua tiếng cười. Tiếng cườikhó quên khiến lồng ngực anh quặn thắt. Bộ ngực của Valérie Ramsay từng ám ảnhthời niên thiếu của Andrew.

Họ quen nhau hồi trung học. Valérie, bị đội cổ vũ – mấy thiếu nữ mặc bộ áo liền

quần khêu gợi mang màu cờ sắc áo của đội bóng đá địa phương – thẳng thừng chối bỏvì đã có một vụ ẩu đả ngớ ngẩn trong phòng thay đồ với một đứa con gái tự mãn hơiquá đà, đành bằng lòng với một vị trí trong dàn hợp xướng. Andrew, bị mắc chứng teosụn đầu gối mà mãi nhiều năm sau anh mới chịu phẫu thuật vì một cô gái yêu thíchkhiêu vũ, đã được miễn mọi hoạt động thể thao. Cả anh cũng vậy, vì không thể làm gìkhác, đành góp giọng trong cùng dàn hợp xướng đó.

Anh đã hẹn hò với cô tới tận khi kết thúc quãng thời gian học chung. Không hề cóquan hệ tình dục đúng nghĩa, mà chỉ đủ để đôi tay và chiếc lưỡi thích dạo chơi đượcvui đùa trên ghế nhà trường dục vọng, bằng cách tranh thủ trọn vẹn cơ thể nở nangcủa Valérie.

Dẫu sao cũng chính nhờ cô mà lần đầu tiên anh biết đến cơn cực khoái do bàn taymột người khác. Một tối có trận đấu bóng, đôi trẻ trốn trong phòng gửi quần áo vắngtanh vắng ngắt để tự tình lâu hơn thường lệ, Valérie cuối cùng cũng đồng ý cho tayvào trong quần jean của Andrew. Mười lăm giây bàng hoàng chóng mặt, tiếp theo làtràng cười của Valérie khiến ngực cô lắc lư đã góp phần kéo dài thú nhục dục chóngtàn. Lần đầu tiên không thể quên.

- Valérie à? Stilman ấp úng.

- Ben ư? Valérie trả lời, vẻ cũng vô cùng ngạc nhiên.

Tại trường trung học, tất cả đều gọi anh là Ben, không thể nhớ là tại sao; hai mươinăm qua không còn ai gọi anh như vậy.

Để lý giải cho tình trạng tồi tệ của mình, Valérie viện cớ một buổi tối đám bạn gáitụ tập với nhau vui quá vì cô không còn sống kiểu như vậy kể từ quãng thời gian họcđại học. Andrew, vốn cũng trong tình trạng chẳng khá khẩm hơn là mấy, viện dẫn đếnviệc được thăng chức, nhưng không nói rõ là chuyện đó đã xảy ra từ hai năm trước;nhưng để ăn mừng những tin tốt lành thì có cần thời hạn hay không?

- Em làm gì ở New York vậy? Andrew hỏi.

- Em sống ở đây, Valérie đáp trong lúc Andrew giúp cô đứng dậy.

- Từ bao lâu rồi?

- Được một thời gian rồi, đừng hỏi em là bao nhiêu lâu, em hiện không đủ minh

mẫn để nhẩm tính được đâu. Thế anh làm gì rồi?

- Làm nghề mà anh luôn hằng mơ, thế còn em?

- Hai mươi năm cuộc đời, đó là cả một câu chuyện dài, anh biết đấy, Valérie vừaphủi bụi trên chiếc jupe vừa trả lời.

- Chín dòng, Andrew thở dài.

- Cái gì chín dòng?

- Hai mươi năm cuộc đời, nếu em thổ lộ cho anh biết, anh sẽ tóm lược chúng thànhchín dòng.

- Thật vớ vẩn.

- Em đánh cược không?

- Còn tùy là cược cái gì nữa?

- Một bữa tối.

- Andrew, em còn có người đồng hành trong đời, Valérie trả lời đốp chát.

- Anh đâu có đề nghị em một đêm trong khách sạn. Một bát xúp há cảo ở Joe’sShanghai… em vẫn còn mê mệt món há cảo chứ?

- Vẫn còn.

- Em chỉ việc nói với bạn trai rằng anh là một cô bạn cũ.

- Nhưng trước tiên anh phải tóm tắt được hai mươi năm vừa qua của đời em trong

chín dòng đã.

Valérie, với nụ cười nơi khóe môi như cô vẫn thường khoe ra vào thời người ta còngọi anh là Ben, trước khi đề nghị anh tới gặp cô ở nhà để xe phía sau tòa nhà thínghiệm; một nụ cười mỉm không hề tạo thành nếp nhăn.

- Được thôi, cô nói, một ly cuối cùng và em sẽ kể về đời mình cho anh nghe.

- Không phải ở quán bar này, trong đó quá ồn ào.

- Tốt thôi, nếu anh định dẫn em về nhà anh tối nay thì anh đã nhầm người rồi đó.

- Valérie, điều đó thậm chí còn chưa thoáng qua tâm trí anh, chỉ là với tình trạngcủa hai ta như thế này, ăn chút gì đó chẳng phải là điều quá xa xỉ đâu, nếu không thế,anh e rằng vụ cá cược của chúng ta sẽ uổng công thôi.

Andrew không hề sai. Dù rằng cả hai chiếc giày cao gót của cô đã cắm chặt xuốngvỉa hè bẩn thỉu của phố 40 kể từ khi anh giúp cô đứng đậy, Valérie vẫn có cảm giácnhư đang đi lảo đảo trên boong tàu. Ý tưởng lót dạ thứ gì đó không hề làm cho côphật ý. Andrew vẫy taxi rồi cho tài xế địa chỉ một quán rượu mở thông đêm nằm ởkhu SoHo nơi anh thường lui tới. Mười lăm phút sau, Valérie ngồi bên bàn, đối diệnvới anh cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Cô đã nhận được học bổng của trường Đại học Indianapolis. Trong tất cả nhữngtrường mà cô gửi hồ sơ, đó là trường đầu tiên chấp nhận hồ sơ dự tuyển của cô. Ngôitrường ở vùng Midwest chưa bao giờ là niềm mơ ước của cô gái trẻ, nhưng cô khôngxa xỉ đến nỗi đợi câu trả lời danh giá hơn nữa; nếu không có khoản trợ cấp tài chínhnày để trang trải học phí, tương lai của cô sẽ chỉ gói gọn trong cảnh làm bồi bàn tạimột quán bar ở Poughkeepsie, thành phố nhỏ nằm ở mạn Bắc tiểu bang New York nơicả hai cùng lớn lên.

Tám năm sau, với bằng bác sĩ thú y trong túi, Valérie rời tiểu bang Indiana và, nhưphần nhiều các cô gái trẻ đầy tham vọng, cô đến sống ở Manhattan.

- Em đã theo học cả một khóa nghiệp vụ ở trường thú y tại Indiana để rồi đến NewYork ư?