on mon qp-an

37
Phần V: Quốc phòng – An ninh I. Chiến Lược BVTQVN XHCN hiện nay 1. Khái niệm chiến lược bảo vệ Tổ quốc Chiến lược bảo vệ tổ quốc là mưu lược (kế sách) xác định mục tiêu, quy tụ lực lượng và lựa chọn giải pháp có tính khả thi, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ quốc phòng an ninh. 2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới - Về những thành tựu và kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Trong đó, thành tựu cơ bản, bao trùm nhất là: giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giữ vững được vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN; đẩy mạnh phát triển kinh tế; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới; tạo lập và củng cố được môi trường quốc tế, mở rộng được quan hệ đối ngoại; tăng cường được thế và lực của đất nước. Những thành tựu, kết quả đó được biểu hiện cụ thể như sau: Một là, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới. Hai là, giữ vững trận địa tư tưởng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ truyền thống, bản sắc dân tộc, bảo vệ Đảng, chế độ và nhân dân. Ba là, thực hiện có kết quả các chủ trương về chuyển hướng chiến lược theo tư duy đổi mới về quốc phòng - an ninh có liên quan đến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta trong tình hình mới. Bốn là, về đối ngoại đã kiên định và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chính sách rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế theo phương châm: "thêm bạn, bớt thù",

Upload: nhan-bui-quang

Post on 22-Jul-2016

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: on mon QP-AN

Phần V: Quốc phòng – An ninhI. Chiến Lược BVTQVN XHCN hiện nay

1. Khái niệm chiến lược bảo vệ Tổ quốcChiến lược bảo vệ tổ quốc là mưu lược (kế sách) xác định mục tiêu,

quy tụ lực lượng và lựa chọn giải pháp có tính khả thi, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ quốc phòng an ninh.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới

- Về những thành tựu và kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốcTrong đó, thành tựu cơ bản, bao trùm nhất là: giữ vững được độc lập,

chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giữ vững được vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN; đẩy mạnh phát triển kinh tế; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới; tạo lập và củng cố được môi trường quốc tế, mở rộng được quan hệ đối ngoại; tăng cường được thế và lực của đất nước.

Những thành tựu, kết quả đó được biểu hiện cụ thể như sau:Một là, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới.Hai là, giữ vững trận địa tư tưởng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ truyền thống, bản sắc dân tộc, bảo vệ Đảng, chế độ và nhân dân.

Ba là, thực hiện có kết quả các chủ trương về chuyển hướng chiến lược theo tư duy đổi mới về quốc phòng - an ninh có liên quan đến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta trong tình hình mới.

Bốn là, về đối ngoại đã kiên định và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chính sách rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế theo phương châm: "thêm bạn, bớt thù", vừa hợp tác vừa đấu tranh; đã đẩy lùi được chính sách bao vây, cô lập nước ta, tạo được môi trường thuận lợi và vị thế quốc tế phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Khuyết điểm, yếu kém:Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc những năm qua,

bên cạnh những thành tựu và kết quả đã đạt được cũng còn không ít khuyết điểm, yếu kém:

Một là, sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chưa ngang tầm với yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới.

Hai là, về các lĩnh vực chính trị, tư tưởng - văn hoá, kinh tế - xã hội, khoa học, giáo dục cũng còn nhiều yếu kém, hạn chế khả năng bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, quốc phòng - an ninh chưa được tăng cường đúng mức, sức mạnh quốc phòng và khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang chưa cao.

Page 2: on mon QP-AN

Bốn là, về đối ngoại, còn thiếu tinh thần chủ động tiến công, nhất là trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "tôn giáo", "dân tộc" chống phá nước ta và hoạt động chống đối của các đối tượng phản động trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài...

-> Như vậy, trong thời gian qua, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đạt được những thành tựu rất cơ bản và to lớn, nhưng những yếu kém, khuyết điểm đã và sẽ còn tác động ảnh hưởng đáng kể đến sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế ổn định của đất nước và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- Về những bài học rút raMột là, nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

là Đảng có bản lĩnh vững vàng, xác định đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ.

Hai là, bảo vệ tổ quốc cần phải có biện pháp toàn diện, là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

Ba là, gắn kết chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, kết hợp hài hoà nhiệm vụ quốc phòng - an ninh với nhiệm vụ chính trị - tư tưởng, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại.

Bốn là, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, coi sự vững mạnh về mọi mặt ở trong nước là nhân tố quyết định, đồng thời tích cực, chủ động khai thác những nhân tố thuận lợi bên ngoài.

Năm là, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; sẵn sàng chiến đấu cao, có khả năng bảo vệ tổ quốc trong mọi tình huống.3. Về mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu tổng quátMục tiêu tổng quát của chiến lược bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện

này là: "bảo vệ vững chắc tổ quốc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu hoạt động chống phá, thù địch không để bị động, bất ngờ".

- Về mục tiêu cụ thể+ Về chính trịBảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hiệu lực

quản lý của Nhà nước đối với toàn xã hội, bảo vệ mục tiêu và con đường

Page 3: on mon QP-AN

phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Bảo vệ mọi thành quả của cách mạng Việt Nam đã giành được; giữ vững ổn định chính trị đất nước, đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bảo vệ và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân; vô hiệu hoá mọi âm mưu thủ đoạn tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức chính trị đối lập.

+ Về kinh tế - xã hộiBảo đảm phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả theo định  hướng

XHCN.Đẩy lùi nguy cơ tụt hậu và tái khủng hoảng; hạn chế những tác động

tiêu cực của kinh tế thị trường; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm kinh tế, tệ quan liêu, tham nhũng, gian lậu thương mại; thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.

Cách chức và khai trừ đảng đối với ông Nguyễn Trường Tô – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Ban chấp hành trung ương Đảng đã ra thông báo kỷ luật ông Đinh Văn Hùng, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình bằng hình thức cảnh cáo, nghỉ công tác để nghỉ hưu. Xử lý thoả đáng vụ án ông Huỳnh Ngọc Sĩ....v.v

+ Về tư tưởng, văn hoáBảo vệ nền tảng tư tưởng của cách mạng và của Đảng là chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Bảo vệ và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam;

kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc chủ nghĩa xã hội, phủ định lịch sử, tuyên truyền những giá trị về tự do, dân chủ, nhân quyền tư sản, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.

+ Về đối ngoạiBên cạnh đẩy mạnh hợp tác quốc tế, quan hệ với bên ngoài nhưng trên

tinh thần giữ vững độc lập, tự chủ, không lệ thuộc vào bên ngoài mà chúng ta phát huy nội lực là chính.

Trong quan hệ ngoại giao cần chủ động tạo thế đứng ngày càng vững chắc và nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực và trên thế giới; tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Về quốc phòng an ninh

Page 4: on mon QP-AN

Bên cạnh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thì chúng ta phải bảo vệ an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực bao gồm: an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, chủ quyền lãnh thổ, dân cư, môi trường...của quốc gia.

Để thực hiện được nhiệm vụ nói trên chúng ta cần tăng cường xây dựng sức mạnh quốc phòng - an ninh như là xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ...và tạo thế chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi, đập tan các mưu đồ hành động chống phá, hoặc gây chiến tranh xâm lược của địch

4. Quan điểm, phương châm chỉ đạoa. Quan điểm- Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với

sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội; lấy việc giữ

vững môi trường hoà bình ổn định để phát triển kinh tế xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.

- Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; coi sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định, nắm chắc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

- Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt; tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh; không ngừng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân phù hợp với hoàn cảnh mới.

- Ra sức phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi mọi thuận lợi ở bên ngoài.

- Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá theo phương châm "thêm bạn bớt thù", vừa hợp tác vừa đấu tranh, cố gắng gia tăng hợp tác, tránh xung đột, đối đầu; tránh bị cô lập, lệ thuộc.

- Quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố có thể dẫn đến đột biến bất lợi.

b. Phương châm- Một là, kiên định các nguyên tắc chiến lược đi đôi với vận dụng linh hoạt

sách lược, tranh thủ sự sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, dư luận quốc tế; phân hoá cô lập các phần tử chống đối, ngoan cố nhất, các thế lực chống phá Việt Nam.

- Hai là, đối với nội bộ, lấy việc phát huy dân chủ, giáo dục, thuyết phục là chính, đi đôi với giữ gìn kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm minh các sai phạm.

Page 5: on mon QP-AN

- Ba là, thường xuyên đi sát cơ sở, nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời mọi mầm mống gây mất an ninh, không để bị động, bất ngờ.

2. Nhiệm vụ cơ bản- Giữ vững hoà bình, ổn định để thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.- Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ Đảng,

bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ- Phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với việc tăng cường trật tự kỷ cương, chú trọng giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt

- Tiếp tục triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá         II. Nội dung xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện.          1. Xây dựng về chính trị          Theo quan ®iÓm cña chñ nghÜa M¸c - Lªnin: ChÝnh trÞ lµ mèi quan hÖ gi÷a c¸c giai cÊp, c¸c d©n téc, c¸c quèc gia, c¸c lùc lîng x· héi trong viÖc giµnh, gi÷ vµ thùc thi quyÒn lùc chÝnh trÞ mµ tËp trung ë quyÒn lùc Nhµ níc.          Vậy, muốn giành, giữ được chính quyền thì các tổ chức chính trị, các giai cấp và các quốc gia cần phải xây dựng vững mạnh về chính trị - tư tưởng và làm công tác chính trị tư tưởng. Ở Việt Nam thì việc xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh về chính trị - tư tưởng có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm làm cho quần chúng nhân dân hiểu, thông suất đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, giữ vững trận địa tư tưởng.          Xây dựng chính trị - tư tưởng ở xã, phường, thị trấn tức là xây dựng niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, nâng cao nhận thức của nhân dân, xây dựng tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng dựng tình yêu quê hương đất nước.          Để xây dựng  vững mạnh về chính trị, tư tưởng cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

Page 6: on mon QP-AN

          - Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ chính trị tư tưởng cho mọi người dân trước hết là cán bộ, đảng viên, dân quân, công an.          Theo quy luật vận động của nhận thức con người thì phải đi từ nhận thức đến niềm tin, rồi mới đến hành động. Nhưng muốn con người có thể nhận thức được thì phải tác động vào nhận thức của họ.

Quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên, dân quân, công an đây là lực lượng sống tập trung ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Thông qua việc giáo dục tuyên tuyền cho đội ngũ này:          + Nắm được đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.          + Xây dựng, cũng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ, tin tưởng vào công cuộc đổi mới của Đảng và của đất nước.          - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của quần chúng nhân dân đối với hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.          + Về nhiệm vụ xây dựng đất nước giáo dục nhân dân tập trung vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, văn hoá nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân          + Về bảo vệ tổ quốc: bên cạnh việc phát triển kinh tế thì vận động nhân dân cùng chăm lo cũng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, công an ở cơ sở.          - Xây dựng tinh thần yêu quê hương, đất nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa

Muốn vậy, thì phải giáo dục truyền thống của dân tộc, đó là tình yêu, quê huqoqng, đất nước của dân tộc. Giáo dục nhân thức về sự ưu việt của chế độ chủ nghĩa xã hội, Nâng cao niềm tin của quần chúng đối Đảng, với nhà nước, với chế độ.

Rèn luyện nâng cao ý chí kiên cường, tinh thần tích cực chủ động trong lao động sản xuất; ngoan cường, dũng cảm trong phòng chống thiên tai, thảm hoạ. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội ở địa phương, cơ sở, cũng cố và xây dựng quê hương đất nước.

- Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận thức rõ âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù.          + Khi đã nhận thức được âm mưu của kẻ thù thì nhân dân mới có ý thức cảnh giác cách mạng để đấu tranh chống lại kẻ thù.          Ví dụ: âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch trong và ngoài nước...          + Tham ra các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội.          + Cùng cả nước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Việt Nam XHCN.          2. Xây dựng về tổ chức

Page 7: on mon QP-AN

          Quán triệt và thực hiện nghị quyết lần thứ năm ban chấp hành trung ương khoá IX về "Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn".          Như các đồng chí đã biết, hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn gồm có Tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cơ sở, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã hội, vậy để xây dựng vững mạnh về tổ chức thì cần phải xây dựng vững mạnh tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở.                   - Xây dựng tổ chức Đảng          Bước vào thời kỳ đổi mới Đảng ta luôn khảng định, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Cho thấy rằng Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sự nghiệp phát triển của đất nước, coi việc xây dựng Đảng là cái then cài để mở ra cánh cửa tương lai.          Tuy nhiên để làm tốt được công tác xây dựng Đảng thì cần phải chú trọng tới một số nội dung sau:          + Phải chăm lo xây dựng các tổ chức chính quyền, đoàn thể theo hướng phục vụ nhân đân đưa đường lối, chính sách của Đảng đến từng người dân và tổ chức thực hiện thắng lợi ở cơ sở.          + Phải kiện toàn cũng cố tổ chức Đảng, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cấp uỷ viên. Duy trì nề nếp sinh hoạt và chấp hành nguyên tắc của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ và chi bộ, xây dựng chi bộ, đảng bộ thực sự trong sạch vững mạnh.          + Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ đảng viên, tích cực phát triển đảng viên mới. Tức là phải giáo dục, bồi dưỡng để nâng cao năng lực công tác, chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải đặc biệt chú trọng giáo dục về phẩm chất đạo đức cách mạng để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng.          - Xây dựng chính quyền          + Xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tức là phải xây dựng chính quyền thực sự của dân do nhân dân đấu tranh giành được và cũng do nhân dân bảo vệ chính quyền đó. Do dân tức là do nhân dân cầm lá phiếu của mình để bầu ra và chính quyền đó phải là công bộc của nhân dân vì nhân dân mà phục vụ.          + Phải kiện toàn đội ngũ cán bộ chính quyền, xã, phường, thị trấn và đội ngũ cán bộ thôn, bản, ấp, tổ dân phố...Trong xã, phường nào chưa đủ đội ngũ cán bộ thì phải tuyển dụng bổ sung cho đầy đủ các chức danh kể cả ở các thôn, bản, ấp, tổ dân phố.          + Đồng thời cũng phải đưa đội ngũ cán bộ này đi đào đạo để nâng cao năng lực công tác, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ từ cấp thôn trở lên, cấp thôn cũng đã có đào tạo các lớp sơ cấp chính trị.

Page 8: on mon QP-AN

          -> Với sự kiện toàn đội ngũ cán bộ chính quyền và giáo dục, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường, thị trấn để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh ở cơ sở, thực hiện đúng chức năng quản lý của nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.          - Xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân          Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân là một bộ phận của hệ thống chính trị làm nòng cốt để xây dựng khối đại đoàn kết và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ví vậy cần phải:          + Phải Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể có đủ phẩm chất năng lực, có khả năng vận động quần chúng.          + Đội ngũ này phải có khả năng đoàn kết rộng rải quần chúng, và có khả năng vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, văn hoá, quốc phòng - an ninh ở cơ sở.          + Thường xuyên tổ chức có hiệu quả các cuộc vận động như cuộc vận động học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, các cuộc vận động tham ra chào mừng các ngày lễ lớn của tất cả các đoàn thể xã hội, xây dựng nếp sống văn hoá, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.          Ví dụ: Đoàn thanh niên tổ chức ra các đội thanh niên tự quản để bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở cũng như trật tự giao thông trên một số tuyến đường.          3. Xây dựng kinh tế          Cùng với công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới thì Đảng ta cũng khảng định vai trò quan trọng của phát triển kinh tế, đấy là điểm trọng tâm mà tất cả các hoạt động của Đảng phải hướng vào.          Nội dung của phát triển kinh tế tập trung chủ yếu vào các vấn đề chủ yếu sau đây:          - Xây dựng cơ chế quản lý và điều hành có hiệu quả, phát huy tiềm năng sản xuất ở từng hộ gia đình và từng cơ sở, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội ở từng cơ sở nhanh và vững chắc.          - Đối với xã ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, huy động sức mạnh nội lực, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng nhanh năng xuất và cuất lượng. Đặc biệt là phải trú trọng đến việc phát triển hệ thống điện, đường, trường, trạm hỗ trợ vốn cho người nghèo ổn định sản xuất; tăng thu nhập nâng cao đời sống cho nhân dân.          Ở các vùng đồng bào các dân tộc sinh sống thì tổ chức tốt cho đồng bà các dân tộc định canh, định cư ổn định cuộc sống...

Page 9: on mon QP-AN

          - Đối với phường, thị trấn vùng ven đô thì cần tổ chức nhân dân phát triển các ngành nghề truyền thống mở các ngành công nghiệp nhỏ, dịch vụ, du lịch, khuyến khích lập các mô hình hợp tác xã doanh nghiệp...          -> Quá trình phát triển ở xã phường, thị trấn  phải luôn lấy hiệu quả kinh tế gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, bảo đảm phát triển kinh tế đi đôi với việc tăng cường quốc phòng - an ninh.          4. Xây dựng văn hoá - xã hội          Văn hoá là mục tiêu là động lực để phát triể kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, để xây dựng văn hóa - xã hội, xã, phường, thị trấn thì cần tập trung vào các nội dung sau.          -  Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh;  giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng phong cách ứng xử văn hoá.          Muốn xây dựng được môi truờng văn hoá lành mạnh thì cần thực hiện xây nép sống văn hoá nơi làng, xã, xây dựng các gia đình văn hoá, các làng văn hoá, các khu phố văn hoá. Góp phần xây dựng "nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".          Ví dụ: hàng năm chúng ta cũng tổng kết và bình xét, công nhận các gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá...          Giữ gìn tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá ở địa phương, cơ sở, chống các văn hoá phẩm đồi truỵ, độc hại, các loại văn hoá phản động của kẻ thù, đẩy mạnh các tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan.          Ví dụ: các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma tuý;  Văn hoá phảm đồi truy như các trang sex, tranh ảnh không lành mạnh...          - Xây dựng nếp sống có kỷ cương, giáo dục cho mọi công dân nắm vững và chấp hành nghiêm pháp luật.          Thực hiện xã hội, công dân sống làm việc theo pháp luật, nghiêm khắc xử lý nhhững hành vi vi phạm pháp luật, kỹ cương, kỹ luật của Đảng, của nhà nước.          - Giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham ra thực hiện tốt chính sách xã hội, nhất là chính sách đối với gia đình có công với cách mạng.          Các gia đình có công với cách mạng như: thương binh, gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, đồng thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào các dân tộc, đồng bào theo đạo, các hộ đói nghèo...          - Tham ra xây dựng khối đại đoàn kế dân tộc, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.          5. Xây dựng về quân sự, an ninh          Xây dựng quân sự và an ninh là một nội dung quan trọng có liên quan đến sự ổn định và phát triển của xã, phường, thị trấn. Nội dung xây dựng quân

Page 10: on mon QP-AN

sự, an ninh bao gồm xây dựng lực lượng và thế trận. Trước tiên chúng ta đi vào nghiên cứu xây dựng lực lượng.          a. Xây dựng lực lượng          Lực lượng quân sự ở xã phường thị trấn là lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, các ban chỉ huy quân sự xã phường, thị trấn; lực lượng an ninh gồm công an và an ninh. Lực lượng này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đảng, chính quyên, an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nơi xã, phường, thị trấn, đồng thời phòng chống, làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hoà bình tại cơ sở.          * Xây dựng lực lượng dân quân

Theo luật dân quân tự vệ:Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản

xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Theo Điều 8 của luật dân quân tự vệ thì dân quân tự vệ có nhiệm vụ như sau.

1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam .

2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

3. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.

4. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở.

5. Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Page 11: on mon QP-AN

Việc tổ chức thành lập và hoạt động của dân quân tự vệ theo quy định của pháp lệnh dân quân tự vệ nay là luật dân quân tự vệ.

- Tập trung xây dựng lực lượng dân quân có số lượng hợp lý, chất lượng cao coi trọng chất lượng chính trị làm chính.

Trong xây dựng lực lượng dân quân thì cần chú trọng giáo dục chính trị cho lực lượng dân quân làm cho lực lượng dân quân nhận thức được những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù trong thời bình cũng như trong thời chiến, để lực lượng này sẵn sàng phát hiện và đấu tranh chống lại âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.

- Lực lượng dân quân ở xã, phường, thị trấn có lực lượng cơ động và tại chỗ, lực lượng binh chủng và phục vụ. Được tổ chức theo quy mô tổ,  tiểu đội, trung đội, đại đội theo yêu cầu cụ thể của thời chiến và thời bình.

Lực lượng của dân quân thường tổ chức thành hai bộ phận đó là bộ phận cơ động và tại chỗ.

Lực lượng cơ động là sẳn sàng duy triển từ nơi này sang nơi khác vì mục đích chiến đấu hoặc thực hiện các nhiệm vụ của dân quân do cấp có thẩm quyền điều hành.

Lực lượng tại chỗ là lực lượng dân quân thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác tại chỗ, nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ địa phương, cơ sở mình.

Lực lượng binh chủng và phục vụ:Lực lượng binh chủng là lực lượng được trang bị và huấn luyện sử

dụng các loại vũ khí theo yêu cầu của chiến đấu như: Pháo binh được trang bị 12,7li các loại pháo khác để chống lại các cuộc ném bom, đổ bộ quân bằng đường không của địch; Bộ binh được trang bị các loại súng tiểu liên AK, trung liên, đại liên, các loại thuốc nổ... để tấn công bộ binh của địch trên mặt đất.

Ví dụ: chúng ta xem bộ phim bí thư tỉnh uỷ thì chúng ta thấy tiểu đội pháo binh gồm cả nam lẫn nữ đang huấn luyện, với khẩu 12li7 đưa đi đưa lại huấn luyện đây chính là tiểu đội dân quân pháo binh.

Tuy nhiên, hiện nay lực lượng dân quân được trang bị vàd huấn luyện chủ yếu là loại súng trường CKC, lựu đạn và thuốc nổ TNT còn các loại binh chủng khác thì chỉ tăng cường khi có nhu cầu trong chiến tranh.

Lực lượng phục vụ: đây là lực lượng sẳn sàng vận chuyển các nhu yếu phẩm, các vấn đề cần thiết cho chiến đấu, của các đơn vị chiến đấu.

- Quy mô tổ chức của dân quân:  thường được tổ chức từ tiểu đội, trung đội và đại đội, tiểu đoàn theo yêu cầu cụ thể trong thời bình và thời chiến.

Điều 18. Quy mô tổ chức của dân quân tự vệ1. Quy mô tổ chức của dân quân tự vệ được quy định như sau:

Page 12: on mon QP-AN

a) Thôn tổ chức tổ, tiểu đội, trung đội dân quân tại chỗ;b) Cấp xã tổ chức trung đội dân quân cơ động; theo yêu cầu nhiệm vụ có

thể tổ chức tổ, tiểu đội trinh sát, thông tin, công binh, phòng hoá, y tế.Cấp xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh tổ chức tiểu đội dân quân

thường trực trong trung đội dân quân cơ động của xã. Cấp xã ven biển, xã đảo tổ chức tiểu đội, trung đội dân quân biển;

c) Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội, hải đoàn tự vệ biển;

d) Trên cơ sở các đơn vị dân quân tự vệ quy định tại các điểm a, b và c khoản này, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, trên địa bàn cấp huyện có thể tổ chức đại đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trung đội dân quân tự vệ luân phiên thường trực. Trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), có thể tổ chức đại đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc mở rộng lực lượng dân quân tự vệ.

Đứng đầu tiểu đội là tiểu đội trưởng, đứng đầu trung đội là trung đội trưởng, đứng đầu đại đội là đại đội trưởng, tiểu đoàn là tiểu đoàn trưởng và từ trung đội trở lên thì có các chính trị viên, phụ trách mảng công tác chính trị.

Trong thời bình quy mô ở xã, phường, thị trấn tổ chức đến cấp trung đội và một số tổ, tiểu đội dân quân, binh chủng, ở thôn, bản, ấp, đường phố tổ chức thành các tiểu đội dân quân tại chỗ.

Như vậy ở cấp xã trong thời bình thì được tổ chức cao nhất là đến cấp trung đội, tại các trung đội này thì được tổ chức thêm một số tổ, tiểu đội dân quân binh chủng.

Ví dụ: tiểu đội hoả lực, tổ hoả lực, tiểu đội phòng không...để phối hợp các lực lượng  thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

* Xây dựng ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn- Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn là cơ quan quân sự ở địa

phương, có chức năng làm tham mưu cho cấp uỷ chính quyền về quốc phòng, quân sự; là lực lượng chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân; Đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên và công tác tuyển quân hàng năm.

Ví dụ: Xây dựng, huấn luyện, chỉ huy chiến đấu các lực lượng dân quân tự vệ. Quản lý, huấn luyện dự bị động viên.

- Phải kết hợp với cấp uỷ, uỷ ban, cấp bổ nhiệm chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Page 13: on mon QP-AN

- Bí thư đảng uỷ xã, phường thị trấn là người kiêm nhiệm chính trị viên dân quân tự vệ

Chính vì vậy, cũng phải có kế hoạch đào tạo về quân sự cho bí thư đảng uỷ và đào tạo cấp phó quân sự ở cơ sở do các cơ quan quân sự cấp trên bổ nhiệm.

Cần thường xuyên đào tạo bồi dưỡng cho chỉ huy trưởng quân sự về kiến thức văn hoá, xã hội, đặc biệt là tập trung vào việc trang bị kiến thức về quốc phòng - an ninh đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

* Quản lý xây dựng lực lượng dự bị động viên.Lực lượng dự bị động viên có hai hạng là quân nhân dự bị hạng 1 và

quân nhân dự bị hạng 2. Theo luật của dân quân tự vệ quân nhân dự bị hạng 1 là những quân nhân đã trải qua quân ngũ và những người đã huấn luyện trong quân ngũ trên một năm và những người qua chiến đấu.

Quân nhân dự bị hạng hai là những người nhập ngũ phục vụ trong quân ngũ dưới một năm và lực lượng công dân Việt Nam trong độ tuổi nhập ngũ nhưng chưa nhập ngũ thì được biên chế vào quân dự bị hạng hai.    

Theo Điều 7 pháp lệnh dự bị động viên thì Xây dựng lực lượng dự bị động viên gồm:

1. Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật;

2. Tổ chức, biên chế đơn vị dự bị động viên;3. Quản lý, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên;4. Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị;5. Bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật và tài chính;6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để sẵn sàng huy động lực

lượng dự bị động viên.Quản lý xây dựng lực lượng dự bị động viên là nhiệm vụ của các cấp

các ngành và của toàn dân. Xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp quản lý, xây dựng lực lượng dự bị động viên ở cơ sở.          Để xây dựng lực lượng này vững mạnh:          - Đối với những quân nhân xuất ngũ và công dân trong độ tuổi chưa tham ra nghĩa vụ quân sự đăng ký vào ngạch dự bị động viên.          Lực lượng này sẳn sàng tham ra nhập ngũ khi có chiến tranh xảy ra, đồng thời quản lý vũ khí, trang bị kỹ thuật khi giao cho đội ngũ này huấn luyện và phục vụ chiến đấu.          - Luôn tạo mọi điều kiện cho lực lượng này tham ra giáo dục chính trị, tư tưởng, huấn luyện quân sự theo đúng quy định.

-Phối hợp chặt chẽ với đơn vị thường trực, chấp hành mệnh lệnh và thực hiện động viên đúng chuyên môn kỹ thuật, đúng thời điểm, địa điểm bảo đảm bí mật, an toàn.

Page 14: on mon QP-AN

Tức là khi chiến tranh xảy ra thì tiến hành thực hiện dự bị động viên nhập ngũ vào đúng những chuyên môn mà mình đã được hấn luyện, đào tạo tại các nhà trường, các binh chủng.

Ví dụ: Trước đây chúng ta được đào tạo, huấn luyện chuyên ngành pháo, Cối, ĐKZ...Thì khi có lệnh động viên thì phải vào đúng những đơn vị này.          Khi tập trung thì cần đảm bảo bí mật, đúng thời gian, địa điểm tránh để kẻ thù biết hoạt động duy chuyển của quân đội chúng ta mà tấn công gây tổn thất cho chúng ta.          * Xây dựng lực lượng công an và an ninh          Lực lượng công an xã, phường, thị trấn và an ninh thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố là lực lượng nòng cốt giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.          Theo luật công an nhân dân, xây dựng lực lượng công an xã, phường, thị trấn và lực lượng an ninh, dân phòng ở thôn xóm, ấp, bản, tổ dân phố có số lượng hợp lý chất lượng cao.          Để xây dựng lực lượng công an và an ninh vững mạnh thì cần phải:          - Phải bổ sung cho đủ số luợng, đảm bảo về chất lượng. Phải tập trung xây dựng cán bộ, chiến sỹ công an có phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, các lực lượng an ninh, dân phòng ở thôn , ấp, bản, tổ dân phố có số lượng hợp lý, chất lượng cao.          Ví dụ: Một thôn thì phải có một công an viên thì chúng ta phải tổ chức lựa chọn và biên chế cho đầy đủ.          Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng an ninh, dân phòng; phát huy vai trò của lực lượng an ninh, dân phòng; phối hợp với lực lượng công an chuyên trách để giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.          b. Xây dựng thế trận          Thế trận quân sự, an ninh xã, phường, thị trấn là cách thức bố trí lực lượng của quân đội và công an tại xã, phường, thị trấn.

Xây dựng thế trận quân sự, an ninh xã, phường, thị trấn, có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong cả nước.          Xây dựng thể trận quân sự, an ninh bao gồm: Xây dựng thế trận lòng dân và xây dựng thế trận quân sự, an ninh.

* Xây dựng thế trận lòng dân          Trong lịch sử khi giặc minh xâm lược nước ta Hồ Quý Ly có hỏi con trai cả là Hồ Nguyên Trừng rằng con có sợ đáng giặc không thì Hồ Nguyên Trừng trả lời cha rằng con không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo và

Page 15: on mon QP-AN

khi khởi nghĩa lam sơn đánh thắng giặc minh giành độc lập dân tộc Nguyễn trãi vị thiên tài quân sự cũng tổng kết rằng "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân"           Chính vì vậy, chúng ta có thể khảng định rằng dân có sức mạnh vô địch, vô tận, bất kỳ chế độ nào muốn giành và giữ được chính quyền cũng phải có được lòng dân.          Mà xã, phường, thị trấn là nơi tập trung đại bộ phận quần chúng nhân dân muốn xây dựng được xã phường, thị trấn vững mạnh toàn diện thì việc đầu tiên Đảng chính quyền phải làm đó là xây dựng thế trân lòng dân.          Để xây dựng được thế trận lòng dân thì chúng ta cần phải:          - Cần phải giáo dục, tuyên truyền và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tạo sự nhất trí cao trong đảng bộ, chính quyền và toàn dân.

Để thực hiện thế trận lòng dân thì việc tạo ra sự thống nhất ý trí là quan trọng nhất. Tuy nhiên muốn thống nhất được ý trí và hành động thì trước tiên họ phải nhận thức được, khi nhận thức rồi mới hình thành niềm tin trong con người, dẫn tới hành động tích cực.          - Cần phải giáo dục đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nnước.          Để tạo niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, nhà nước với chế độ, ở địa phương thì cần nang cao hoạt động của các tổ chức cấp uỷ, chính quyền.          - Xây dựng cho nhân dân có ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Động viên toàn dân tham ra sự nghiệp quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phhương cơ sở.

Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc và thù địch.          * Xây dựng thế trận quân sự, an ninh.

- Thế trận quân sự, an ninh ở xã, phường, thị trấn là thành phần thế trận phòng thủ tỉnh, huyện, là thế trận tổng hợp giữa lực lượng và bố trí lực lượng, tổ chức hoạt động nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời bình, chiến đấu bảo vệ giữ vững địa phương trong thời chiến.          Như vậy, thế trận quân sự, an ninh là một bộ phận của thế trận phòng thủ tỉnh, huyện để tạo nên khu vực phòng thủ toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân.          Tạo nên thế trận tổng hợp các lực lượng, bố trí lực lượng Dân quân tự vệ, công an, an ninh xã, phường, thị trấn, thôn bản, tổ dân phố. Để phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời bình và xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng - an ninh, trong thời chiến thì tạo nên thế

Page 16: on mon QP-AN

trận chiến tranh nhân dân để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ địa phương, bảo vệ tổ quốc.          - Ở trong thời bình thì chú trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh

Phát tiển kinh tế để đáp ứng các yêu cầu cần thiết cho quốc phòng như mua sắm vũ khí, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho xây dựng, huấn luyện và chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, công an xã, phường, thị trấn, an ninh thôn bản.

Quốc phòng an ninh phải bảo vệ sự bình yên của dân làng tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế và dân sinh.

Kết hợp việc xây dựng các công trình kinh tế với việc phát triển các công trình quân sự bảo đảm một số công trình kinh tế khi có chiến tranh, có thể chuyển sang làm các công trình quân sự, phục vụ cho mục đích quân sự.

Ví dụ: Xây dựng các sân bay, bến cảng, tàu thuỷ, bến xe... khi có chiến tranh xẩy ra thì có thể sử dụng vào nhiệm vụ chiến đấu.          -  Trong chiến tranh thì xây dựng thành xã phường, thị trấn chiến đấu.

Tức là phải kết hợp mọi yếu tố, mọi lực lượng để tạo nên thế trận, xây dựng hệ thống công sự trận địa vừa đảm bảo phòng tránh vừa bảo đảm cho hiệm vụ chiến đấu. Các hệ thống công sự như: Hầm, hào, công sự chiến đấu khác của các loại vũ khí.

Phát huy thinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường làng giữ làng, xã giữ xã... nước giữ nước tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp để tiêu diệt kẻ thù xâm lược.

Như trong cách mạng tháng Tám chúng ta thực hiện nhiệm vụ địa phương nào tự giành độc lập cho địa phương ấy dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng cộng sản tại địa phương đó. Chính vì vậy, chúng ta đã nhanh chóng giành được chính quyền về tay nhân dân trong phạm vi cả nước.

-> Như vậy, việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào nhân dân, làm cho nhân dân tin vào Đảng, chính quyền là một vấn đề đặc biệt quan trọng để xây dựng thế trận lòng dân, đồng thời đây cũng là vấn đề cơ bản để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong cả nước, để bảo vệ an ninh trật tự trong thời bình và chiến đấu chống lạikẻ thù trong thời chiếnIII. Phòng chống chiến lược DBHB, BLLĐ của CNĐQ và các thế lực thù địch đối với VN

1. Khái niệm và bản chất 20p           a.  Khái niệm "Diễn biến hoà bình"

- “Diễn biến hoà bình” là chiến lược tấn công trên quy mô toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch do Mỹ khởi sướng nhằm thủ tiêu chủ

Page 17: on mon QP-AN

nghĩa xã hội và phong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện không thể giành thắng lợi bằng biện pháp quân sự.

- Qua khái niệm chúng ta thấy : + Về lực lượng tiến hành Chiến lược "DBHB" là: do chủ nghĩa đế quốc và

các thế lực thù địch trong và ngoài nước+ Mục tiêu là: xoá bỏ các nước có chế độ chính trị tiến bộ, đặc biệt là các

nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.+ Biện pháp tiến hành là bằng biện pháp phi quân sự:> Thủ đoạn về kinh tế, Chính trị, Chống phá nội bộ, Tư tưởng, văn hoá, Lợi

dụng dân tộc, tôn giáo, Kể cả răn đe quân sự.            *. Bạo loạn lật đổ            - Khái niệm: Là hành động chống phá bằng bạo lực, do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương

Qua khái niệm chúng ta thấy hình thức bạo loạn lật đổ gồm: + Có thể bằng hành động bạo loạn chính trị, tức là kích động sử dụng các lực

lượng đông đảo của quần chúng để gây sức ép buộc chính quyền ta phải nhượng bộ theo yêu cầu của chúng.

+ Bạo loạn vũ trang sử dụng lực lượng vũ trang phản động để tấn công vào chính quyền ở địa phương hoặc trung ương để cướp chính quyền.

+ Hoặc là chúng sử dụng cả hai hình thức bạo loạn chính trị kết hợp vũ trang, tức là vừa sử dụng lực lượng vũ trang phản động để tấn công, vừa tiến hành biểu tình gây sức ép đối với chính quyền.

- Điều kiện xảy ra bạo loạn có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:

+ Các thế lực thù địch xây dựng được lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang phản động bí mật; tạo dựng được ngọn cờ để chỉ đạo, điều hành và lôi kéo, kích động quần chúng tham ra; có sự phối hợp giữa bọn phản động bên trong và bên ngoài.

+ Xã hội thì có hiện tượng không ổn định mâu thuẫn nội bộ chưa được giải quyết thoả đáng, bị địch lợi dụng tìm cách khoét sâu làm chuyển hoá từ mâu thuẫn nội bộ thành mâu thuẫn đối kháng, từ đó lực lượng đối kháng này sẽ lái quần chúng đi theo và phục vụ cho mưu đồ của chúng.

- Trên thực tiễn, bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động gắn liền với chiến lược “DBHB” để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội.

b. Bản chất của chiến lược “diễn biến hoà bình”- Chiến lược "DBHB" mang bản chất chống cộng rất phản động và

nguy hiểm, là sự can thiệp tinh vi, thô bạo vào công việc nội bộ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Page 18: on mon QP-AN

+ Trong giai đoạn đầu, nó chủ yếu can thiệp ở khu vực ngoại vi, đặt trọng tâm vào các hoạt động bao vây, ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đối với các nước tư bản chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc.

+ Nhưng sang giai đoạn sau thì sự can thiệp này tấn công thẳng vào công việc nội bộ của các nước xã hội chủ nghĩa với những thủ đoạn lắt léo, tinh vi, núp dưới các chiêu bài: "sự nhích lại gần", "giải phóng tư tưởng", "cạnh tranh hòa bình", " tự do", "dân chủ", "nhân quyền"...

+ Dùng những chiêu bài này để kích động, lôi kéo nhân dân nỗi dậy chống lại Đảng và nhà nước ta.

+ Để cho rằng chúng ta đàn áp dân tộc, đàn áp tôn giáo, mất dân chủ, nhân quyền và kịch liệt lên án đất nước chúng ta...

+  "Chiến lược diễn biến hòa bình" đánh vào tâm tư, nguyện vọng của một số bộ phận quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên nên đã che đậy được bản chất xấu xa, phản động của nó.           -  Dù chúng che đậy bằng hình thức nào nhưng bản chất chống cộng của chiến lược "diễn biến hòa bình" là không hề thay đổi.

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Mỹ Gớt-Hôn khẳng định: "Bản chất của chủ nghĩa đế quốc không hề thay đổi, nhưng nó buộc phải khẳng định hành động trong thế giới đang thay đổi".

2. Hoạt động “diên biến hoà  bình”bạo loạn lật đổ của các thế  lực thù địch đối với Việt Nam.

 Âm mưu, thủ   đoạn và   các hoạt   động “diễn biến hoà   bình”   chống phá Việt Nam

a.           Hoạt động chống phá  tư tưởng, chính trị- Trong hoạt động phá về tư tưởng chính trị đối với VN các thế lực thù

địch luôn nhất quán các mục tiêu:           + Xoá bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân.

+ Truyền bá hệ tư tưởng tư sản, gieo rắc và phát triển lối sống thực dụng trong các thế hệ người Việt Nam.

+ Tạo dựng, quy tụ, tập hợp những phần tử chống chủ nghĩa xã hội vào các hoạt động phá hoại hệ thống chính trị của nhà nước Việt Nam, khi có thời cơ sẽ lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa bằng cuộc cách mạng “ nhung lụa” hoặc bạo loạn cục bộ.           - Để đạt được các mục tiêu, các thế lực thù địch tập trung hoạt động tuyên truyền vào những vấn đề cơ bản sau đây:

+ Thứ nhất: Phủ nhận những thành tựu của cách mạng.+ Thứ hai: Phủ định những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin như  

Đấu tranh giai cấp. Chuyên chính vô sản.Tập trung dân chủ hoặc phủ nhận toàn bộ học thuyết này.

Page 19: on mon QP-AN

+ Thứ ba: Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (xoá bỏ điều 4 trong Hiến pháp).           + Thứ tư: Sử dụng vấn đề “nhân quyền” để phá hoại tư tưởng đối với Việt Nam.           + Thứ năm: Dùng vấn đề “ Tự do”, “ Dân chủ tư sản”, vấn đề “đa nguyên chính trị” gây sức ép đòi nhà nước Việt Nam thay đổi chế độ. 

- Trong hoạt động tuyên truyền phá hoại chính trị, tư tưởng, các thế lực thù địch đã sử dụng nhiều thủ đoạn thâm độc, phổ biến nhất là:           + Lợi dụng triệt để những thất bại của chủ  nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô  (trước đây) để khuếch trương cho cái gọi là “thắng lợi tất yếu” của chủ nghĩa tư bản.           + Lợi dụng triệt để những sai lầm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam để kích động nhân dân Việt Nam đứng lên lật đổ chế độ xã  hội chủ nghĩa.           + Bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc sự thật.           Ví dụ: xuyên tạc sự thất lịch sử 30/4/1975           + Vừa tuyên truyền phá hoại Việt Nam ở nước ngoài, vừa tăng cường xâm  nhập và sử dụng bọn tay sai trong nội địa để tuyên truyền chống phá Việt Nam ngay trong nước.           + Mở các chiến dịch tuyên truyền phá hoại tập trung, tạo những biến động chính trị lớn nhằm  “kích nổ” các phong trào chống đối tiến tới lật  đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.            - Để tiến hành các hoạt động tuyên truyền có  hiệu quả, Mỹ và các thế lực thù địch đã sử dụng những phương tiện hiện đại, chi những khoản tiền khổng lồ cho các hoạt động phá hoại tư tưởng chống Việt Nam.           Tất cả những biểu hiện trên cho phép chúng ta khẳng định, các thế lực thù địch với chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã và đang kiên trì làm tất cả những gì chúng có thể để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phá hoại như chúng đã làm có hiệu quả ở Đông Âu và Liên Xô. Những hoạt động đó được tiến hành công phu, có bài bản và gắn chặt với mọi diến biến chính trị ở Việt Nam và quốc tế.            b.  Hoạt động “ Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực kinh tế.       Các thế lực thù địch sử dụng “ Diễn biến hoà bình” nhằm làm cho nền kinh tế nước ta không phát triển được, ngày càng suy yếu và từng bước lệ thuộc vào kinh tế tư bản, từ đó sẽ chuyển hoá chế độ chính trị ở Việt Nam. được thể hiện ở hai phương diện sau:       - Một là: Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra sự khủng hoảng kinh tế, làm cho đời sống nhân dân ngày càng gặp nhiều khó khăn, thông qua đó kích động chống đối làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.      - Hai là: Dùng thế mạnh về vốn, kỹ thuật từng bước tạo những thay đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng, đưa nền khinh tế Việt Nam hoà nhập vào kinh tế tư bản chủ nghĩa, dùng kinh tế để chuyển hoá chính trị, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

Page 20: on mon QP-AN

      Các hoạt động “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực kinh tế diến ra vừa trắng trợn vừa tinh vi, xảo quyệt được thể hiện qua các hình thức như:            + Bao vây cấm vận kinh tế để làm suy sụp nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.            + Thông qua liên kết, hợp tác kinh tế với Việt Nam để xây dựng cơ sở chính trị, xã hội theo chế độ tư bản chủ nghĩa.            + Thông qua viện trợ kinh tế, các thế lực thù địch tăng cường gây sức ép về chính trị, tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ nước ta, từng bước chuyển hoá Việt Nam theo hướng tư bản chủ nghĩa.            + Thông qua hợp tác, đầu tư, viện trợ kinh tế để đẩy mạnh các hoạt động thu thập tình báo.             c. Hoạt động “diễn biến hoà  bình” thông qua lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo           Việt Nam có 54 thành phần dân tộc anh em sống giải giác trên khắp mọimiền của tổ quốc, mỗi dân tộc vùng miền lại chứa đựng những phong tục, tập quán khác nhau, lại chịu tác động sự chống phá của kẻ thù vì vậy, bản thân nó đã chứa đụng rất nhiều phức tạp.           - Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng và khai thác những mâu thuẫn, xung đột dân tộc, tôn giáo để thực hiện âm mưu xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa.           - Ở Việt Nam vấn đề dân tộc thường gắn với tôn giáo, một số tôn giáo lai có quan hệ với bên ngoài như  Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo …các tôn giáo này chi phối nhiều mặt đời sống xã hội của đồng bào theo đạo và ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Vì vậy các thế lực thù địch tích cực lợi dụng để thâm nhập, tiến hành “ Diễn biến hoà bình”.           - Thực tế những năm qua lợi dụng vấn đề phức tạp về dân tộc do lịch sử để lại các thế lực thù địch đã Kích động, khơi dậy những mâu thuẫn, hận thù dân tộc, kích động tư tưởng đòi tự trị, ly khai.                       + Lợi dụng những sai sót của ta về thực hiện chính sách dân tộc và những khó khăn trong đời sống hiện tại của đồng bào các dân tộc thiểu số để xuyên tạc, đả kích gây hoài nghi về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.               + Cùng với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc là lợi dụng và kích động vấn đề tôn giáo. Kẻ địch đã công khai tuyên truyền ý thức hệ đối lập gây mặc cảm giữa:          

Vô thần ( không theo tôn giáo)                       Hữu thần ( Có đạo)

Khi họ đã tin tưởng là có thần linh thì chúng ta sẽ cho rằng tất cả mọi cái mà chúng ta có được đều do Thượng đế và thần linh mang lại chứ không phải Đảng và Nhà nước "Đảng đã cho ta một mùa xuân". Dẫn đến căm ghét và làm mất lòng tin vào Chủ nghĩa xã hội trong nhân dân. 

Page 21: on mon QP-AN

d. Hoạt động ngầm (tình báo, Gián  điệp)            - Mỹ và các thế  lực thù địch rất chú  trọng sử dụng các hoạt  động ngầm với thủ đoạn  “ dùng Cộng sản để chống Cộng sản”  tổ chức các đường dây tình báo gián điệp vừa chống phá từ bên ngoài vừa tìm cách xâm nhập, gây cơ sở và hoạt động chia rẽ từ bên trong.

+ Chúng sử dụng "Cộng sản để chống Cộng sản"Chúng xây dựng lên một thế hệ người Việt Nam quen sống xa hoa, nhung

lụa và hưởng lạc, mất tinh thần cách mạng, đặc biệt chúng thực hiện âm mưu lấy Cộng sản con chống Cộng sản cha.           Những người Việt Nam ra nước ngoài đi học họ đưa đi tham quan những nơi đẹp, giàu có và hoa lệ, nhồi nhét hệ tư tưởng tư sản và lối sống tư bản, vẻ ra một viến cảnh cho họ khát khao, thèm muốn chế độ tư bản, huấn luyện họ thành những tên tay sai, phản động rồi đưa họ về nước thực hiện âm mưu chui sâu, leo cao để chống phá.           + Tổ   chức các   đường dây tình báo gián điệp vừa chống phá từ bên ngoài vừa tìm cách xâm nhập, gây cơ sở và hoạt động chia rẽ từ bên trong.           Ví dụ: Chúng đã tổ chức từ các căn cứ huyến luyện trên đất Thái Lan xâm nhập hàng chục vụ điển hình như các kế hoạch "Vượt sóng", "Đông tiến 1", "Đông tiến 2"... xâm nhập và nước ta, có vụ lên tới hàng trăm tên.           - Trong giai đoạn hiện nay lợi dụng chính sách mở cửa các cơ quan tình báo Mỹ và Phương Tây có  điều kiện tiếp xúc, tuyển mộ, lôi kéo những người Việt Nam đi lao động, học tập, công tác ở nước ngoài để xây dựng nội gián đánh nội bộ ta, hoạt động lâu dài.         Đó chính là những mưu đồ thâm độc và nguy hiểm của chúng trong hoạt động chống phá ngầm, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đối ngoại về mọi mặt cần phải đề cao cảnh giác để hạn chế âm mưu chống phá của các thế lực thù địch từ bên ngoài.           đ. Hoạt động răn đe quân sự           - Do Việt Nam, nước ta có một vị trí hết sức  đặc biệt ở vùng Đông Nam Á nên Việt Nam luôn luôn được tính đến trong các chiến lược toàn cầu của các cường quốc trên thế giới.           - Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ  từ khi tiến hành chông Việt Nam bằng “ Diễn biến hoà bình” luôn coi việc sử dụng các lực lượng quân sự để răn đe, kiềm chế  Việt Nam là một ưu tiên hàng đầu.           - Sử dụng lực lượng quân sự răn đe của Mỹ và các nước theo đuôi Mỹ nhằm đạt được hai mục tiêu đó là:           + Duy trì sự có mặt thường xuyên  ở Châu Á để bảo vệ  quyền lợi của Mỹ, tạo thế  chiến lược lâu dài chống Việt Nam và  phong trào cách mạng ở các nước và  trong khu vực.

Page 22: on mon QP-AN

           + Bằng những hoạt động răn  đe quân sự, Mỹ và đồng minh thường xuyên tạo ra sự căng thẳng trong khu vực với mục tiêu là buộc Việt Nam rơi vào thế bị động và tạo hậu thuẫn cho các tổ chức phản động ở nước ngoài và trong nước nổi dậy chống phá khi có điều kiện.           - Kinh nghiệm thế giới và trong nước luôn luôn nhắc nhở ta phải cảnh giác cao độ với kẻ thù.           - Mỹ đã không phải một lần từ đe doạ quân sự, tập trận, rồi cố tìm cớ, tạo cớ can thiệp xâm lược           3. Nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật  đổ, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia và  chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

a. Phương châm , nguyên tắc chỉ  đạo của cuộc đấu tranh           Như vậy: Trong quá trình đấu tranh chống “ Diễn biến hoà bình” cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, phương châm sau:           + Xây dựng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của tổ quốc, bảo vệ tổ quốc gắn chặt với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.           + Gắn chặt cuộc đấu tranh chống “ Diễn biến hoà bình” với bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị.           + Nắm vững chuyên chính vô sản trong đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” những biện pháp phải thật linh hoạt, chú trọng cả hai mặt “ Xây” và “Chống”, trong đó mặt xây dựng thực lực của chủ nghĩa xã hội về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, quốc phòng an ninh và các chuẩn mực tâm lý - đạo đức của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa là chính.           + Kết hợp phòng ngừa với tiến công ngăn chặn từ bên ngoài, giữ vững bên trong, phát huy sức mạnh truyền thống dân tộc và sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của cả hệ thống chính trị trong đấu tranh chống “ Diễn biến hoà bình”, bảo vệ vững chắc anh ninh tổ quốc.           + Củng cố quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia, chống “Diễn biến hoà bình” là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt, đồng thời cần ra sức xây dựng các lực lượng vũ trang thật trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức theo hướng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.           2. Các giải pháp phòng, chống “diễn biến hoà  bình”, bạo loạn lật đổ.

*. Tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, gắn công tác xây dựng Đảng với công tác bảo vệ Đảng, chăm lo, củng cố cơ sở Đảng, Đảng phải hoàn thiện đường lối, chính sách trên cơ sở chăm lo củng cố tổng kết thực tiến, sớm định rõ mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Page 23: on mon QP-AN

*. Phải xây dựng và củng cố toàn diện, vững chắc trận địa tư tưởng XHCN, cảnh giác đấu tranh với âm mưu “Diễn biến hoà bình” của địch, chấn hưng và bảo tồn văn hoá dân tộc, chống văn hoá phản động đồi truỵ.         *.  Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sớm định rõ mô hình cơ cấu kinh tế, coi đó là bộ phận quan trọng của việc thiết lập thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta, có chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn nhằm khai thác tiền lực trong nước và hợp tác quốc tế để đưa nước ta sớm thành một nước công nghiệp.           *. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, quyền tự do tín ngưỡng, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.           *. Phải có chiến lược giải quyết các vấn đề xã hội, triệt tiêu những nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển những nhân tố gây mất ổn định và giải quyết những điểm gay cấn về an ninh trật tự.           *. Đảng phải nắm chắc và phát huy hiệu lực của công cụ chuyên chính vô sản.           - Trước hết phải thực sự chăm lo xây dựng lực lượng quân đội và công an trong sạch vững mạnh, tinh nhuệ và từng bước tiến lên chính quy hiện  đại.           - Các lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa.           - Chống “ phi chính trị hoá” lực lượng vũ  trang. Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ  giữa quân đội và công an. Tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng ở cơ sở, địa phương.           - Sớm xúc tiến xây dựng chiến lược bảo vệ tổ  quốc, gắn chiến lược an ninh quốc gia với chiến lược đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.           *. Chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án đối phó với các khả năng, tình huống, hình thái “ Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, không để xẩy ra xung đột bất ngờ.           - Ngoài phương án chung, để đảm bảo tính chất bí  mật, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ  quan, ban, ngành hữu quan khác căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng các phương án riêng.           - Phương châm chỉ đạo là, lấy phòng ngừa, ngăn chặn khả năng bùng nổ gây rối, bạo loạn, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững bên trong là chính.           + Cần phải chủ động nắm chắc tình hình, có biện pháp ngăn chặn ngay từ khi còn trứng nước, không để xảy ra mới chấn áp.           + Trường hợp đã xảy ra gây rối, bạo loạn phải kiên quyết đập tan bằng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự chỉ huy thống nhất của chính quyền, lấy lực lượng công an lam nòng cốt, có sự hỗ trợ của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.           + Việc sử dụng bộ đội chủ lực cần phải cân nhắc kỹ, theo kế hoạch thông nhất của Trung Ương, tránh gây tình trạng hoảng loạn trong quần chúng, kẻ địch dễ lợi dụng vu cáo ta vi phạm nhân quyền.

Page 24: on mon QP-AN

           - Phải thường xuyên tổ chức tốt mạng lưới tình báo của các cơ quan an ninh và quân đội đủ mạnh, nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời các đảng phái và tổ chức phản động, phân tích sâu sắc âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước để bổ xung các phương án đấu tranh không để bị bất ngờ.           - Lực lượng trực tiếp tham gia chống bạo loạn phải được chuẩn bị tốt cả về trang bị, huấn luyện, phối hợp hiệp đồng chiến đấu, thông tin liên lạc và đảm bảo hậu cần.           “ Diễn biến hoà bình” là chiến lực chống cộng hết sức nguy hiểm của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù  địch. Nó là hình thức mới của đấu tranh giai cấp trong tình hình mới.

- Đối với cách mạng Việt Nam cuộc đấu tranh chống “ Diễn biến hoà bình” đang diễn ra hết sức phức tạp, gay gắt, quyết liệt trong bối cảnh thế  giới có nhiều biến đổi khó lường. Tuy nhiên chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch có thực hiện được âm mưu “ Diễn biến hoà bình” hay không còn tuỳ thuộc ở chúng ta. Nếu chúng ta luôn tỉnh táo, cảnh giác, tích cực và chủ động phòng chống, công cuộc đổi mới thành công, giữ yên được bên trong ngăn ngừa được bên ngoài thì chiến lực “ diễn biến hoà bình” nhất định sẽ từng bước bị đẩy lùi và âm mưu của chúng dù có thâm độc đến đâu nhất định sẽ thất bại./. oại tội phạm nguy hiểm.