pgs ts Đinh văn thuận - ngheandost.gov.vn chan dun… · xuất bia chất lượng cao trong...

4
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 8/2014 [55] CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC Những bước đường lập nghiệp thành danh PGS.TS. Đinh Văn Thuận sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung nhọc nhằn mưa nắng, trong một gia đình có truyền thống Nho học, nhiều người làm thầy đồ, nhà Nho tại xã Quỳnh Lộc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cho đến nay, mái trường THPT Quỳnh Lưu 2, Nghệ An vẫn còn nhắc tới người con ưu tú họ Đinh Văn, một trong những cựu học sinh được bạn bè, thầy cô yêu quý. Gia đình ông là hậu duệ của quan Tể tướng Đinh Trọng Dật. Xưa ông tổ Đinh Trọng Dục là Tiền Thái học sinh Đinh Quý Công, thân sinh ông Đinh Trọng Dật từng thi đỗ Đại Khoa sĩ chí Thượng Thư, Bảo cảnh Thành hoàng Kính Hữu Lịch Triều phong tặng. Năm 951, Đinh Trọng Dật lúc ấy còn là một danh sĩ đi theo Đinh Bộ Lĩnh, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn sau một quãng thời gian dài Bắc thuộc, gây dựng nên nước Đại Cồ Việt, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế. Ông Đinh Trọng Dật được sắc phong Quan Tể tướng đương triều, cũng là triều đại phong kiến đầu tiên nước ta. Tuổi trẻ của Phó Giáo sư Đinh Văn Thuận có nhân duyên sâu nặng với mảnh đất Đà Nẵng. Ông đã nhiều năm công tác tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và là Phó Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Năng lượng mới, Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Trong những năm tháng ấy, ông đã mang ý chí của người con đất học, tri thức khoa học và lòng say mê nghiên cứu của mình truyền lại cho nhiều thế hệ sinh viên, thạc sĩ và nghiên cứu sinh. Không chỉ thành danh với vai trò giảng dạy Pgs.ts Đinh Văn thuận n Hồng Minh Mạch nguồn truyền thống đất học xứ Nghệ đã để lại cho đời nhiều tấm gương người con hiếu học. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận là một người như thế. Ông là thầy giáo đã có nhiều năm gắn bó với mái trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (18 năm), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (17 năm), một nhà nghiên cứu khoa học nhiều đam mê, đồng thời là Tổng giám đốc Tập đoàn Cơ nhiệt điện lạnh Bách khoa (POLYCO GROUP). Những đóng góp nghiên cứu của ông về các công trình khoa học ứng dụng, đem đến khối kiến thức đồ sộ cho các thế hệ sinh viên và giá trị kinh tế cho đất nước khiến nhiều người ngưỡng mộ. Nhà NghiêN cứu ứNg dụNg Kh&cN xuất sắc của Việt Nam

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 8/2014 [55]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

Những bước đường lập nghiệp thành danhPGS.TS. Đinh Văn Thuận sinh ra và lớn lên

trên mảnh đất miền Trung nhọc nhằn mưa nắng,trong một gia đình có truyền thống Nho học,nhiều người làm thầy đồ, nhà Nho tại xã QuỳnhLộc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cho đếnnay, mái trường THPT Quỳnh Lưu 2, Nghệ Anvẫn còn nhắc tới người con ưu tú họ Đinh Văn,một trong những cựu học sinh được bạn bè, thầycô yêu quý.

Gia đình ông là hậu duệ của quan Tể tướngĐinh Trọng Dật. Xưa ông tổ Đinh Trọng Dục làTiền Thái học sinh Đinh Quý Công, thân sinhông Đinh Trọng Dật từng thi đỗ Đại Khoa sĩ chíThượng Thư, Bảo cảnh Thành hoàng Kính HữuLịch Triều phong tặng. Năm 951, Đinh TrọngDật lúc ấy còn là một danh sĩ đi theo Đinh BộLĩnh, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhấtgiang sơn sau một quãng thời gian dài Bắcthuộc, gây dựng nên nước Đại Cồ Việt, lấy hiệulà Đinh Tiên Hoàng đế. Ông Đinh Trọng Dậtđược sắc phong Quan Tể tướng đương triều,cũng là triều đại phong kiến đầu tiên nước ta.

Tuổi trẻ của Phó Giáo sư Đinh Văn Thuận cónhân duyên sâu nặng với mảnh đất Đà Nẵng.Ông đã nhiều năm công tác tại trường Đại họcBách khoa Đà Nẵng và là Phó Giám đốc TrungTâm Nghiên cứu Năng lượng mới, Đại học Báchkhoa Đà Nẵng. Trong những năm tháng ấy, ôngđã mang ý chí của người con đất học, tri thứckhoa học và lòng say mê nghiên cứu của mìnhtruyền lại cho nhiều thế hệ sinh viên, thạc sĩ vànghiên cứu sinh.

Không chỉ thành danh với vai trò giảng dạy

Pgs.ts Đinh Văn thuận

n Hồng Minh

Mạch nguồn truyền thống đất học xứ Nghệ đãđể lại cho đời nhiều tấm gương người con hiếuhọc. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận làmột người như thế. Ông là thầy giáo đã cónhiều năm gắn bó với mái trường Đại học Báchkhoa Đà Nẵng (18 năm), Trường Đại học Báchkhoa Hà Nội (17 năm), một nhà nghiên cứukhoa học nhiều đam mê, đồng thời là Tổng giámđốc Tập đoàn Cơ nhiệt điện lạnh Bách khoa(POLYCO GROUP). Những đóng góp nghiêncứu của ông về các công trình khoa học ứngdụng, đem đến khối kiến thức đồ sộ cho các thếhệ sinh viên và giá trị kinh tế cho đất nước khiếnnhiều người ngưỡng mộ.

Nhà NghiêN cứu ứNg dụNg Kh&cN xuất sắc của Việt Nam

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 8/2014 [56]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

sinh viên, truyền nhiệt tâm nghiên cứu khoahọc cho nhiều thế hệ học trò, thầy giáo ĐinhVăn Thuận còn là nhà khoa học có nhiều cốnghiến, một tấm gương trong công tác nghiêncứu, phát triển khoa học nước nhà.

Sau nhiều năm sống và làm việc trên thànhphố duyên hải Nam Trung Bộ, năm 1991, ôngvề làm nghiên cứu sinh tại Hà Nội. Năm 1996,ông chính thức trở thành cán bộ giảng dạy,Giảng viên chính Đại học Bách khoa Hà Nội,Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng -Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh - Đạihọc Bách khoa Hà Nội. Không dừng lại ở vaitrò giảng viên và nhà nghiên cứu, để có thể vậndụng và thực hành được nhiều hơn nhữngnghiên cứu khoa học, ông còn giữ vai trò Tổnggiám đốc Tập đoàn Cơ nhiệt điện lạnh Báchkhoa (POLYCO GROUP).

Hiện nay, ông là Tiến sỹ (nhiệt năng côngnghiệp), Phó Giáo sư (Nhiệt lạnh) của TrườngĐại học Bách khoa Hà Nội, là tác giả củanhiều giáo trình, sách tham khảo của Nhà xuấtbản Khoa học Kỹ thuật như: Kỹ thuật lạnh ứngdụng, Hệ thống máy và thiết bị lạnh, Thiết kếhệ thống điều hòa không khí hiện đại… Vớivai trò của mình cùng tâm huyết nghiên cứukhoa học, Phó Giáo sư Đinh Văn Thuận vẫnluôn mong muốn mỗi nhà khoa học như ông,các thế hệ nhà nghiên cứu trẻ được học tập,nghiên cứu, rèn luyện trong thực tiễn nghiêncứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đượcđóng góp sức mình cho sự nghiệp công nghiệp

hóa và hiện đại hóa đất nước, vươn lên tầm cao mới củathời đại, đưa thành quả khoa học vươn ra thế giới.

Phó Giáo sư Đinh Văn Thuận đã có nhiều công trìnhnghiên cứu khoa học tâm đắc như: Công trình giải nhấtGiải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam(VIFOTEC - 2000) có tên: “Nghiên cứu, thiết kế, chếtạo, lắp đặt và hiện đại hóa hệ thống thiết bị sản xuấtbia, thiết bị tái chế nhựa phế thải một số thiết bị côngnghiệp giấy… với sử dụng kỹ thuật tự động hóa” ứngdụng thành công trên 300 công trình trong cả nước manglại hiệu quả kinh tế, khoa học và kỹ thuật cao được Hộiđồng Khoa học cấp Nhà nước đánh giá Xuất sắc; Côngtrình giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Côngnghệ Việt Nam (VIFOTEC - 2004) có tên: “Nghiên cứu,thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất sữa chua 6000 lít/h”,đã được Hội đồng Khoa học cấp Bộ, Hội đồng Khoa họcQuốc gia và Hội đồng Giám khảo Nhà nước, Giảithưởng VIFOTEC đánh giá xuất sắc. Các công trình đềuđược đánh giá cao, làm lợi cho Nhà nước và doanhnghiệp hàng ngàn tỷ đồng, tiết kiệm được một nửa vốnđầu tư xây dựng so với công nghệ nhập ngoại nhưng vẫntương đương về chất lượng, mẫu mã, kỹ thuật quốc tế,tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong nước được sửdụng các sản phẩm có chất lượng cao, tương đương vớihàng nhập ngoại và giá thành hợp lý. Các công trình đãđược xây dựng và lắp đặt chiếm hơn 65% thị phần sảnxuất bia chất lượng cao trong cả nước cùng các sản phẩmkhác về đồ uống như sữa, nước giải khát, nước dứa,cồn… công nghệ chế biến nông sản thực phẩm.

Năm 2005, cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng vàphát triển công nghệ Cơ khí - Tự động hóa trong côngnghiệp chế biến nông sản, thực phẩm” do Phó Giáo sư,

GS. TS Đinh Văn Thuậnnhận Huân chương Lao

động hạng Nhì tháng(1/2014)

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 8/2014 [57]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

Tiến sĩ Đinh Văn Thuận cùng Giáo sư, Viện sĩ Đinh VănNhã đồng chủ nhiệm và các cộng sự thực hiện được đánhgiá là “Cụm công trình đặc biệt xuất sắc, góp phần quantrọng vào sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ vàbảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa” đã đượctrao giải thưởng cao nhất về khoa học - công nghệ, Giảithưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, sản phẩm khoa học -công nghệ “Dây chuyền sản xuất bia chất lượng cao”được bầu chọn là “Sản phẩm công nghiệp chủ lực củathành phố Hà Nội 3 kỳ liên tiếp (2007-2009; 2009-2011;2011-2013)”.

Cũng trong năm 2005, công trình “Nghiên cứu, thiếtkế, chế tạo thiết bị sản xuất sữa chua công suất 6000lít/h” của ông cùng các cộng sự được Tổ chức Sở hữuTrí tuệ thế giới (WIPO) trao bằng phát minh sáng chế vàgiải thưởng, Huy chương vàng WIPO của Liên HiệpQuốc. Lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, thành phố Hà Nội vàcác nhà khoa học thuộc các Tổ chức Khoa học - Côngnghệ trong nước, thế giới (Đức, Nhật, Mỹ, Đài Loan,Đan Mạch, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Hà Lan,Newzealan, OECD, WB, UNESCO…) đã đến thăm, làmviệc và đánh giá rất cao các công trình của Phó Giáo sưĐinh Văn Thuận. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học SugyamaNhật Bản, Chủ tịch Hiệp hội MEMS Quốc tế - Chủnhiệm Dự án Vi Cơ Điện tử (MEMS) của Chính phủNhật Bản trang bị cho Đại học Bách khoa Hà nội, saubuổi làm việc và thăm quan các công trình của Phó Giáosư Đinh Văn Thuận và Giáo sư, Viện sĩ Đinh Văn Nhãđã hết sức ngạc nhiên, ngưỡng mộ: “Các giáo sư ĐinhVăn Nhã và Đinh Văn Thuận là Siêu nhân “SuperMans”! Các ông đã làm được những điều kỳ diệu màhiếm có một nhà khoa học và giáo dục nào làm được,ngay cả ở Việt Nam và Quốc tế, khiến người Nhật chúngtôi và giới khoa học quốc tế rất ngưỡng mộ và kính phục.Các ông là những người đã biết gắn kết rất hiệu quảkhoa học, chuyển giao công nghệ, học đường, giáo dụcđào tạo với sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội đạthiệu quả cao và làm chủ được khoa học - công nghệ choViệt Nam với chất lượng cao ngang tầm Quốc tế”.

Có lẽ, tất cả tâm huyết dành cho khoa học đều đượcthể hiện qua những công trình tiêu biểu và nhiều ấnphẩm, đề tài, sách báo… mà ông đã tham gia. Thếnhưng, khi được hỏi về động lực để có thể luôn bền chíkiên tâm đến thế, ông đều khiêm tốn và nói rằng “Đó lànét tính cách đặc biệt của người con xứ Nghệ xưa nay”.

Dấu chân người làm khoa học giữa doanh trườngLà một nhà nghiên cứu ứng dụng khoa học - công

nghệ có tâm, có tầm, hy vọng mang những ứng dụngkhoa học của mình đi sâu vào đời sống sản xuất, Phó

Giáo sư Đinh Văn Thuận còn có niềm đam mêtrong hoạt động kinh doanh. Hiện ông đang làTổng giám đốc của Tập đoàn POLYCO (mộttrong những đơn vị hàng đầu của Việt Nam vềlĩnh vực thiết kế, chế tạo, cung cấp vật tư, thiếtbị, lắp đặt, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao côngnghệ theo phương thức chìa khóa trao tay chocác nhà máy bia, sữa, rượu, cồn và chế biếnthực phẩm…).

Được thành lập ngày 05/05/1995, với thànhtích hơn 1.000 công trình trong các lĩnh vựcbia, rượu, nước giải khát và thực phẩm trongcả nước, POLYCO có gần 1.000 cán bộ côngnhân viên làm việc trực tiếp tại công ty và thicông tại các công trình trên khắp mọi miền đấtnước. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn có 11 côngty con, 4 viện nghiên cứu và trường đại học,17 công ty liên kết. Bằng những công trình đồsộ mang tầm quốc tế, Tập đoàn POLYCO đãkhẳng định vị trí đứng đầu Việt Nam về lĩnhvực của mình, luôn lấy “chất lượng mỹ thuậtcông nghiệp và công nghệ hiện đại” là tiêuchuẩn hàng đầu hoạt động.

Với ý chí vươn lên của người con đất học,không những Phó Giáo sư Đinh Văn Thuậnmà cả người anh trai là GS. VS Đinh Văn Nhã,các em là Kỹ sư Đinh Văn Vinh, TS Đinh VănHiến, Thạc sỹ Đinh Thị Lan Anh cùng concháu đều là những người có năng lực lớnnghiên cứu khoa học rất thành công, từng làđồng tác giả Giải thưởng Hồ Chí Minh vềkhoa học - công nghệ năm 2005. Hiện nay,trong lúc cả thế giới khủng hoảng kinh tế trầmtrọng, nhiều doanh nghiệp trong nước phá sản,lao đao, thất nghiệp, nguồn lực tài chính cảnước rất khó khăn, gặp vô vàn trắc trở cạnkiệt… nhưng Tập đoàn POLYCO vẫn đứngvững, thực hiện nhiều công trình bia, sữa lớntrong cả nước cùng một lúc (2012-2013):SABECO Ninh Thuận, SABECO Vĩnh Long,SABECO Sóc Trăng, SABECO Tây Đô,SABECO Quảng Ngãi, HABECO Thái Bình,HABECO Hải Phòng, VINAMILK Sài Gòn(DIELAC, MEGA...), LAMSON MILK,DANANG MILK, CAN THO MILK... vớidoanh số hơn 2.000 tỷ đồng. Phó Giáo sư, Tiếnsỹ Đinh Văn Thuận cùng các đồng nghiệpcũng đã thực hiện hàng chục hợp đồng (EPC)trọn gói cho các nhà máy bia có công suất từ

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 8/2014 [58]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

50-200 triệu lít/năm trong cả nước. Đến nay,Tập đoàn POLYCO của Phó Giáo sư, Tiến sĩĐinh Văn Thuận cùng các cộng sự đã chiếmthị phần chuyển giao công nghệ, lắp đặt kể cảtổng thầu thiết kế, chế tạo (EPC) đến hơn 65%các nhà máy bia trong cả nước. Các nhà máynày đều được thiết kế, chế tạo, xây lắp khoahọc, hiện đại xứng tầm quốc tế và có giá thànhhợp lý.

Sau 35 năm giảng dạy, nghiên cứu, ứngdụng khoa học - công nghệ nhiệt lạnh và 18năm điều hành Tập đoàn POLYCO, Phó Giáosư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận đã đạt được nhiềugiải thưởng cao quý của Nhà nước như: Giảithưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệnăm 2005; Hai giải nhất Giải thưởng sáng tạokhoa học - công nghệ Việt Nam về lĩnh vực Cơkhí - Tự động hóa năm 2000, 2004; Giảithưởng Huy chương Vàng của tổ chức Sở hữutrí tuệ Thế giới WIPO của Liên Hợp Quốc;Huân chương lao động hạng III; Bằng khenThủ tướng Chính phủ; Bằng lao động sáng tạo;Kỷ niệm chương vì sự nghiệp sáng tạo khoahọc - công nghệ Việt Nam; Hai cúp vàng giảithưởng VIFOTEC; nhiều Bằng khen của Bộtrưởng Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Công thương vàđược Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặngBằng khen, huy chương vì sự nghiệp xây dựngthủ đô, danh hiệu chiến sĩ thi đua, nhà doanhnghiệp giỏi qua các năm...

Những nghiên cứu, ứng dụng khoa học thành côngcủa Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận và cộng sựdẫn đến thành công của Tập đoàn POLYCO hôm naykhông chỉ là kết quả của sự sáng tạo và ý chí không biếtmệt mỏi của ông cùng các cộng sự… mà còn là kết quảcủa sự trợ giúp đắc lực của một gia đình nền nếp, hạnhphúc. Niềm hạnh phúc của ông được nhân lên khi contrai ông là Nghiên cứu sinh Đinh Văn Thành bảo vệluận án Tiến sĩ tại Vương Quốc Anh và con gái ĐinhPhương Thảo đang hoàn thành luận án Tiến sĩ tại ĐạiHọc Kinh tế quốc dân.

Trải qua nhiều gian nan vất vả, phấn đấu không mệtmỏi cả cuộc đời để có được những thành tựu như ngàynay, ông không bao giờ quên ơn quê hương, đất nướcvà các bậc sinh thành dưỡng dục. Trong những nămgần đây, ông và Tập Đoàn POLYCO đã dâng tặng côngđức hàng tỷ đồng để góp phần xây dựng Tượng đàiTruông Bồn - Đô Lương - Nghệ An, Di tích Đài Liệtsỹ ở Điện Bàn - Quảng Nam, tu bổ di tích Đình làngHỉa Lệ tại quê hương Quỳnh Lộc - Quỳnh Lưu - NghệAn, góp một phần thơm thảo để tặng quà các bà mẹViệt Nam anh hùng, thương binh nặng ¼, đóng gópQuỹ vì người nghèo các tỉnh có công trình thi công vàtặng các phần thưởng Quỹ khuyến học cho các họcsinh nghèo vượt khó học giỏi của quê nhà Quỳnh Lưu,Nghệ An, trao học bổng cho sinh viên các trường Đạihọc Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp Vinh,quỹ tài năng trẻ sáng tạo ROBOCON… Tất cả việclàm trên đều được ông thực hiện với tình cảm, nghĩatình sâu nặng, thành kính, biết ơn quê hương, đất nước,rất đáng trân trọng./.

Tập đoàn POLYCO