phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng thuận hưng - cần...

92
Giáo viên hướng dẫn : PHẠM LÊ HÒNG NHUNG Cần thơ- 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH sogDimi oaoa LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH LÀNG NGHỀ BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNG - CẦN THƠ Sinh viên thưc hiên: NGUYỄN ĐỨC PHÚ MSSV: 4085043 Lớp: QTKD Marketing K34

Upload: nguyen-bui-anh-dung

Post on 14-Jul-2016

14 views

Category:

Documents


10 download

DESCRIPTION

Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

TRANSCRIPT

Page 1: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Giáo viên hướng dẫn:

PHẠM LÊ HÒNG NHUNG

Cần thơ-2012

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

sogDimi oaoa

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH

DOANH LÀNG NGHỀ BÁNH TRÁNG

THUẬN HƯNG -

CẦN THƠSinh viên thưc hiên: NGUYỄN ĐỨC PHÚ MSSV: 4085043 Lớp: QTKD

Marketing K34

Page 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG i SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết

quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên

cứu khoa học nào khác.

Ngày............ tháng.......,năm

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Page 3: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 2 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

LỜI CẢM TẠ

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh

doanh đã giảng dạy em trong suốt 4 năm học vừa qua, các Thầy Cô đã cung cấp

cho em những kiến thức quan trọng và cần thiết trong việc học cũng như ứng dụng

vào công việc sau này !

Em xin chân thành cảm ơn Cô Phạm Lê Hồng Nhung là giảng viên trực

tiếp hướng dẫn luận văn trong học kỳ này. Trãi qua một học kỳ nhờ sự chỉ bảo tận

tình và chân thành của cô, giúp em có thể hoàn thành được đề tài của mình !

Ngày......... tháng....,năm

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Page 4: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNGSV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ iii

BẢN NHẶN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Họ và tên giáo viên hướng dẫn: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG

- Học vị: Thạc sĩ

- Chuyên ngành: Marketing và dịch vụ-du lịch

- Tên sinh viên: NGUYỄN ĐỨC PHÚ MSSV: 4085043

- Chuyên ngành: Quản trị Marketing Khóa: 34

- Tên đề tài: Phân tích hiệu quả và các nhân to ảnh hưởng đến quy mô sản xuất

kinh doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù họp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

Nội dung của đề tài phù họp với chuyên ngành đào tạo của tác giả.

2. về hình thức:

Hình thức trình bày của luận văn phù họp với quy định của Khoa.

3. Ý ngĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:Ket quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học để đưa ra giải pháp nhằm

cũng cố, duy trì và phát triển làng nghề bánh tráng truyền thống Thuận Hưng.

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

Số liệu điều tra, khảo sát do sinh viên thu thập, đáng tin cậy

5. Nội dung và các kết quả đạt được: (theo mục tiêu nghiên cứu)Nội dung của đề tài được trình bày cụ thể, rõ ràng. Kết quả nghiên cứu giải

quyết được các mục tiêu đề ra.

6. Các nhận xét khác:

Tác giả rất cố gắng tiếp thu và học hỏi trong quá trình thực hiện đề tài.

7. Ket luận:

Luận văn đạt yêu cầu.

Cần Thơ, ngày 15 tháng 05 năm 2012

GIÁO VIÊN NHẶN XÉT

Page 5: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 4 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Ngày ......... ,tháng ........ ,năm

Giáo viên phản biện

Page 6: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG V SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU..................................................................................i

1.1....................................................................................................................... Sự

CẦN THIẾT NGHIÊN cứu...............................................................................1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN cứu.........................................................................2

1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................2

1.3....................................................................................................................... CÂ

U HỎI NGHIÊN cứu.........................................................................................2

1.4....................................................................................................................... PH

ẠM VI NGHIÊN cứu VÀ ĐÓI TUỢNG nghiên cứu........................................3

1.5 LUỢC KHẢO TÀI LIỆU..........................................................................3

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN...........................................................................5

2.1.1 Cơ sở luận về kinh tế làng nghề..........................................................5

2.1.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh.............................................................11

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu................................................................13

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu...................................................13

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.............................................................13

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu............................................................13

2.2.4 Thiết lập mô hình nghiên cứu.............................................................16

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VÈ ĐỊA BÀN NGHIÊN cứu VÀ LÀNG NGHÈ

BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNG........................................................................18

3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN cứu...............................................18

3.1.1 Lịch sử hình thành..............................................................................18

3.1.2 Điều kiện tự nhiên..............................................................................20

3.1.3 Tình hình kinh tế xã hội......................................................................21

3.2 KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNG........22

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THựC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐÉN QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA LÀNG

NGHÈ .24

4.1 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BÁNH TRÁNG

Page 7: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG V SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

THUẬN HƯNG................................................................................................24

4.1.1. Thông tin về làng nghề......................................................................24

4.1.2 Lao động và chất lượng lao động của làng nghề................................27

4.1.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ..........................................................30

Page 8: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

4.1.4. Nguồn nguyên liệu..............................................................................35

4.1.5 Công nghệ sản xuất............................................................................37

4.1.6 Vốn, nguồn vốn, cơ cấu vốn sản xuất................................................37

4.1.7............................................................................................................... Phâ

n tích hiệu quả hoạt động của làng nghề.......................................................41

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ SẢN

XUẤT CỦA LÀNG NGHỀ..............................................................................43

4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân biệt quy mô sản xuất của các hộ

làng nghề........................................................................................................43

4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của làng nghề

bánh tráng Thuận Hưng.................................................................................45

CHƯƠNG 5 ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHÈ....47

5.1 Cơ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...............................................................47

5.1.1 Những điểm mạnh..............................................................................47

5.1.2 Những điểm yếu.................................................................................47

5.1.3 Các cơ hội...........................................................................................47

5.1.4 Các đe dọa..........................................................................................48

5.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ.....................................50

5.2.1 Đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với xúc tiến thương mại và phát

triển thị trường...............................................................................................50

5.2.2. TỔ chức lại khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm làng nghề............51

5.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề........................51

5.2.4. Phát triển làng nghề gắn với du lịch..................................................52

5.2.5 Hỗ trợ về vốn và tín dụng cho làng nghề...........................................53

5.2.6. Phát triển kết cấu hạ tầng, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi

mới thiết bị công nghệ...........................................................................53

CHƯƠNG 6 KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ......................................................55

6.1 KỂTLUẬN................................................................................................55

6.2 KIẾN NGHỊ..............................................................................................56

6.2.1 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương........................................56

6.2.2 Kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành..........................................56

6.2.3 Kiến nghị đối với hộ sản xuất làng nghề...........................................56

Page 9: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................57

DANH MỤC BIÊU BẢNG

Bảng 1: TỶ LỆ Hộ CHUYÊN VÀ HỘ KIÊM CỦA LÀNG NGHỀ......................24

Bảng 2: cơ CẤU THU NHẬP TRONG TỔNG THU NHẬP CỦA.......................25

Bảng 3: DOANH THU LÀNG NGHỀ THEO TÍNH CHẤT HOẠT ĐỘNG 26

Bảng 4: KIÊM ĐỊNH sự KHÁC BIỆT DOANH THU TRUNG BÌNH.................26

Bảng 5: LÝ DO LựA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA CÁC HỘ.............................27

Bảng 6: SỐ LUỢNG lao động tham gia vào sản xuất............................................28

Bảng 7: THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG THUÊ MUÓN.......................................28

Bảng 8: YÊU CẦU VỀ CHẤT LUỢNG lao động trong TUƠNG lai.... 29

Bảng 9: MỨC ĐỘ DỒI DÀO CỦA NGUỒN LAO ĐỘNG TẠI CHỖ.................30

Bảng 10: HÌNH THỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ................32

Bảng 11: CÁC NGUYÊN NHÂN BÁN SẢN PHẨM TẠI CHỖ..........................33

Bảng 12: CÁC NGUYÊN NHÂN CHỎ SẢN PHẨM ĐI BÁN Ỏ NƠI KHÁC.... 34

Bảng 13:ĐÁNH GIÁ VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ.........34

Bảng 14: ĐÁNH GIÁ sự BIỀN ĐỘNG NGUỒN NGUYÊN VẬT LIỆU

TRONG TUƠNG lai...............................................................................................36

Bảng 15: QUY MÔ SẢN XUẤT THEO TÍNH CHẤT HỘ...................................37

Bảng 16: PHÂN LOẠI VÓN THEO TÍNH CHẤT................................................38

Bảng 17: cơ CẤU NGUỒN VÓN LUU ĐỘNG.....................................................39

Bảng 18: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÁC HỘ LÀNG NGHỀ................41

Bảng 19: KÉT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH HÀM PHÂN BIỆT DOANH THU........44

Bảng 20: HỆ SỐ CHUẨN HÓA CỦA HÀM PHÂN BIỆT DOANH THU..........44

Bảng 21: KÉT QUẢ UÓC LUỢNG mô hình hàm doanh thu................................45

Page 10: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Trình độ học vấn của các hộ làng nghề......................................................29

Hình 2: Mức độ đáp ứng chất lượng sản phẩm của làng nghề................................31

Hình 3: Mức độ đáp ứng số lượng sản phẩm của làng nghề...................................31

Hình 4: Phương thức chở sản phẩm đi bán của làng nghề......................................33

Hình 5: Phương thức cưng cấp nguyên vật liệu chính............................................35

Hình 6: Hình thức thanh toán phổ biến khi mua nguyên vật liệu...........................36

Hình 7: Cơ cấu nguồn vốn......................................................................................38

Hình 8: Cơ cấu nguồn vốn lưu động.......................................................................39

Hình 9: Tình hình vay vốn của các hộ làng nghề....................................................40

Hình 10: Cơ cấu nguồn vốn vay.............................................................................41

Page 11: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

TÓM TẮT

Mục tiêu chính của đề tài nhằm phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và các

nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của các hộ gia đình tham gia sản xuất làng nghề

bánh tráng tại phường Thuận Hưng quận Thốt Nốt thành phố cần Thơ. Ket quả

nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất của làng nghề mang lại hiệu quả về mặt

tài chính và cả mặt xã hội cho địa phương. Ket quả phân tích phân biệt cho thấy số

năm kinh nghiệm, số lượng mặt hàng, số lao động, vốn cố định và vốn lưu động là

những yếu tố tạo nên sự khác biệt doanh thu của hộ. Còn mô hình hồi quy cho

thấy số năm kinh nghiệm, số lao động và vốn lưu động ảnh hưởng đến doanh thu

của hộ. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số giải pháp cơ bản và

những kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng

nghề trong thời gian tới.

Từ khoá: làng nghề, hiệu quả, Thuận Hưng

Page 12: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 1 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 Sự CẦN THIÉT NGHIÊN cứuĐẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông

nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở

nước ta. Đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng thuần nông, tự cấp, tự túc, phát

triển thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đặt nó vào vị trí trọng

yếu trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay là vấn đề có ý

nghĩa chiến lược.

Một trong những nội dung trọng tâm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp nông thôn là khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, vì nó tạo

ra nhiều việc làm thu hút nhiều lao động nhàn rỗi trên địa bàn nông thôn từ đó mà

nâng cao được thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân.

Thực tế, đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số sống trong vùng nông

thôn cao , dân số tăng nhanh, lao động dư thừa, thời gian nông nhàn lớn, đời sống

nông dân vẫn chưa hết khó khăn, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông

thôn, khai thác thời gian lao động nhàn rỗi của người nông dân là một vấn đề mà

hiện nay luôn được Chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Thời gian gần đây, sự

phát triển nghề và làng nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn

theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất

công nghiệp và dịch vụ nông thôn và góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao

động. Bên cạnh việc nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho việc phát triển

ngành nghề truuyền thống giúp giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo mà còn

giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc dân tộc. . Thông qua hình thức phát triển ngành

nghề truyền thống cũng là hình thức góp phần vào quảng bá du lịch, quảng bá hình

ảnh về con người đất nước Việt Nam.

Quận Thốt Nốt hiện có 4 làng nghề ( Nguồn: phòng kinh tế quận Thốt

Nốt) : làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, làng nghề đan lưới Thơm Rơm, làng

nghề đan thúng, làng nghề cơm rượu, từ đó đã giải quyết được việc làm cho một

lượng lớn lao động nhàng rỗi ở nơi đây cũng như những lao động làm việc phụ

Page 13: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 2 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

thêm trong những lúc nhàng rỗi nghịch mùa trái vụ, góp phần đưa nhiều họ gia

đình thoát nghèo. Thế nhưng những hiệu quả thiết thực từ quá trình hoạt động kinh

doanh của làng nghề này đem lại cho người dân vẫn chưa có bất kỳ thống kê nào.

Xuất phát từ thực tiễn này tôi chọn địa bàn Thuận Hưng với làng nghề

bánh tráng, tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh

làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ ” nhằm giúp cho các hộ tham gia

sản xuất ở làng nghề đánh giá một cách tổng quát về hoạt động sản xuất của họ.

Thêm vào đó, có thể cung cấp các thông tin, số liệu khoa học nhằm giúp cho các

cơ quan quản lý ở địa phương đưa ra những chính sách phù họp nhằm duy trì và

đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh nhà, tiến tới giải quyết công

ăn việc làm cho người dân ở địa phương góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN cứu1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh

hưởng đến quy mô sản xuất của làng nghề bánh tráng Thuận Hưng từ đó đưa ra

những giải pháp phù họp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho làng nghề.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Phân tích thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của làng

nghề bánh tráng Thuận Hưng

(2) Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề.

(3) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô hoạt động sản xuất

kinh doanh của làng nghề

(4) Đe ra giải pháp họp lý nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh cho làng nghề

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN cứu- Quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền thống

- Tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình phường Thuận Hưng

quận Thốt Nốt.

- Những khó khăn, thuận lợi của hộ gia đình khi tham gia sản xuất

- Nhân tố nào ảnh hưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh của hộ

- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả cho các hộ tham gia sản xuất làng

nghề

Page 14: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 3 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

1.4 PHẠM VI NGHIÊN cứu VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứuĐe tài nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của làng nghề bánh tráng

phường Thuận Hưng quận Thốt Nốt, thành phố Cân Thơ, được tiến hành khảo sát

thực tế trong khoảng thời gian từ tháng 02/2012 - 04/2012.

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Đe thực hiện đề tài em đã tiến hành lược khảo một số tài liệu như sau:

- Th.s Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Huỳnh Thanh Hùng

(2011) “HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA LÀNG

NGHỀ DỆT CHIỂU ĐỊNH YÊU - ĐỒNG THÁP”. Phương pháp thu thập số liệu:

số liệu được thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, tiến hành điều tra

trực tiếp trên 84 hộ. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tần số và kiểm định sự

khác biệt về trị trung bình của 2 tổng thể độc lập để phân tích thực trạng và hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề, phương pháp phân tích phân

biệt và hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất

của làng nghề.

- PGs.Ts Mai Văn Nam và Th.s Đinh Công Thành (2011) “ HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH

BẠC LIÊƯ\ Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập theo phương pháp

ngẫu nhiên phân tầng theo vùng địa lý, tiến hành điều tra trực tiếp trên 122 hộ làng

nghề. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng hoạt động sản

xuất kinh doanh của các làng nghề, dùng phương pháp phân tích chi phí lợi ích,

hàm phân tich phân biệt, và mô hình hồi quy tương quan để phân tích hiệu quả và

các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các láng nghề.

- Nguyễn Phúc Toàn (2009) “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VÀ

CÁC YỂU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ

HUYỆN TRI TÔN - AN GIANG”, số liệu được thu thập theo phương pháp ngẫu

nhiên phân tầng, điều tra trực tiếp 73 hộ chăn nuôi vịt đẻ của huyện . Sử dụng

phương pháp thống kê mô tả để phân tích thông tin chung của các nông hộ chăn

nuôi vịt đẻ, phương pháp hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả chăn nuôi của các hộ.

- Phan Hoàng Ân (2008) “ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

LÀNG NGHỀ ĐAN ĐÁT HUYỆN HỒNG DÂN - BẠC LIÊƯ’. Tiến hành điều

Page 15: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 4 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

tra trực tiếp trên 41 mẫu tham gia hoạt động làng nghề. Sử dụng phương pháp

thống kê mô tả để phân tích những thông tin chung của các hộ tham gia làng nghề,

các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc đan đát, dùng hàm hồi

quy tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của hộ.

Page 16: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 5 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Cơ sở luận về kính tế làng nghề

2.1.1.1 Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống

Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,

phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt

động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành

từ lâu đời.

Để được công nhận ngành nghề truyền thống, phải đáp ứng 03 tiêu chí

sau:

Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm công

nhận.

Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.

Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng

nghề.

Nhìn chung, các ngành nghề truyền thống thường gắn liền với địa giới hành

chính của địa phương đó; ví dụ: thổ cẩm Châu Phong, Văn Giáo; chiếu Định Yên,

gốm Măng Thít, Long Hồ, mắm Châu Đốc, bánh pía Vũng Thơm...

2.1.1.2 Đặc điểm của làng nghề

Đặc điểm nổi bật nhất của làng nghề truyền thống là tồn tại ở nông thôn, gắn

chặt chẽ với nông nghiệp

Công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất ra sản phẩm trong làng nghề truyền

thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu.

Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề truyền thống thường là nguồn

nguyên liệu sẵn có và tại chỗ.

Phần đông lao động trong các làng nghề truyền thống là lao động thủ công,

nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, đầu óc thẩm mỹ và đầy tính

sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Phương pháp dạy nghề chủ yếu được

thực hiện theo phương thức truyền nghề.

Page 17: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 6 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Sản phẩm được tạo ra từ làng nghề truyền thống thường mang tính địa

phương, tại chỗ, quy mô nhỏ.

Hình thức tổ chức trong các làng nghề truyền thống chủ yếu ở quy mô gia

đình.

2.1.1.3 Vai trò của làng nghề truyền thống

Tiểu thủ công nghiệp nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng hàng

năm sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa, đóng góp đáng kể cho nền kinh

tế. Đe thoát khỏi tình trạng đói nghèo thì vấn đề trước tiên cần phải đẩy mạnh việc

khai thác các tiềm năng nông nghiệp xóa dần tình trạng thuần nông, độc canh cây

lúa, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động đang dư thừa ở nông thôn hiện nay.

Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua con đường phát triển làng

nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống. Việc khôi phục và phát triển làng nghề

truyền thống là một chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện

đại hóa nông nghiệp, nó được thể hiện qua một số vai trò sau:

a. Phát triển làng nghề truyền thống là biện pháp hữu hiệu để giải quyết

việc làm cho ngưòi lao động ở nông thôn

Thực trạng phổ biến hiện nay trong cả nước là dư thừa lao động, lao động

thiếu việc làm ở cả thành thị và nông thôn. Đặc biệt trong nông thôn chất lượng lao

động còn thấp, hầu hết là lao động phổ thông, nên việc tạo ra nhiều việc làm tại chỗ

phù họp trình độ đối tượng này hết sức quan trọng.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều biện pháp để giải quyết

việc làm cho người lao động ở nông thôn như: đẩy mạnh việc họp tác lao động quốc

tế, đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, thâm canh tăng vụ, phát triển chăn nuôi,...

Những biện pháp này ít nhiều đã có tác động tích cực giải quyết một phần công ăn

việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Song sản xuất nông nghiệp, bản thân nó không có khả năng giải quyết hết số

lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay. Cho nên trong điều kiện đất đai canh tác ít,

nguồn vốn hạn hẹp, lao động dư thừa, việc tim ra biện pháp hữu hiệu để giải quyết

việc làm cho người lao động là đòi hỏi cấp bách có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn

hiện nay. Một trong những giải pháp có tính chiến lược là phát triển làng nghề

truyền thống ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú có khả năng

phát triển rộng khắp ở nông thôn.

Page 18: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 7 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Sự phát triển làng nghề truyền thống không những chỉ thu hút lao động ở gia

đình làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến

làm thuê. Đồng thời, làng nghề truyền thống phát triển còn kéo theo nhiều nghề dịch

vụ khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Chẳng hạn,

ngành chế biến lương thực - thực phẩm tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển;

ngành sản xuất giấy, tái chế các sản phẩm... tạo điều kiện cho mạng lưới thu gom

nguyên liệu, phế liệu gia tăng và phát triển.

b. Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa cho nền kỉnh tế

Phát triển làng nghề truyền thống là giải pháp hết sức quan trọng nhằm huy

động tối đa nguồn lực sẵn có ở nông thôn như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên

liệu, phế phẩm của nông nghiệp được huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh;

cũng như khai thác có hiệu quả nguồn vốn trong nhân dân, cơ sở vật chất kỹ thuật và

những kỹ năng, kỹ xảo của người lao động.

Trên cơ sở đó, đẩy mạnh sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều hàng hoá có

chất lượng tốt, phục vụ đắc lực cho nhu cầu tiêu dừng của nhân dân. Tuy khối lượng

hàng hóa do làng nghề truyền thống làm ra còn ít, nhưng nó đã góp phần đáng kể

vào việc thúc đẩy hàng hoá ở nông thôn phát triển và góp phần làm tăng giá trị tổng

sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế.

c. . Thực hiện các yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kỉnh tế nông thôn theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Sự hình thành, mở rộng và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò

rất quan trọng đối với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng

công nghiệp hoá - hiện đại hoá, làm cho tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày càng

thu hẹp, tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Đồng

thời, nó còn đóng vai trò tích cực trọng việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc

canh, mang tính tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hoá, hoặc tiếp nhận công nghệ mới

có liên quan đến nghề sẽ không mấy khó khăn so với các nông dân ở các làng thuần

nông. Sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các làng nghề

cũng sẽ thuận lợi và gia tăng nhanh chóng hơn, bởi người dân ở đây đã quen với tập

quán kinh doanh, với kinh tế văn hoá, sản xuất vì nhu cầu của thị trường. Doanh

nghiệp vừa và nhỏ trong các làng nghề dễ dàng tiếp cận với kinh doanh lớn, công

nghiệp lớn - hiện đại và cũng sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi để nhanh chóng trở thành

Page 19: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 8 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

các doanh nghiệp lớn, thông qia việc thiết lập được nhiều mối quan hệ liên kết kinh

tế với các doanh nghiệp lớn ở thành thị và với các doanh nghiệp cực nhỏ (doanh

nghiệp hộ gia đình) ở trong các làng nghề.

Vì vậy, các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông

nghiệp phi tập trung, làm tiền đề xây dựng công nghiệp lớn hiện đại, là bước trung

gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ bé, phân tán lên công nghiệp lớn - hiện

đại và đô thị hoá.

Làng nghề sẽ là điểm thực hiện tốt việc phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo

ra sự kết họp nông - công nghiệp có hiệu quả. Sự phát triển của các làng nghề là một

trong những hướng rất quan trọng để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

thôn và xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ở những địa phương có nhiều làng nghề và ở các làng nghề phát triển,

thường tỷ trọng GDP và lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

tăng lên nhanh trong tổng GDP và lao động ở nông thôn. Thu nhập từ các hoạt động

phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ các hoạt động

từ kinh tế của nông dân.

d. Thu hút vốn nhàn rẫi, tận dụng thòi gian và lực lượng lao động, nâng

cao mức sống và hạn chế di dân tự do

Quy mô ở các cơ sở kinh tế trong các làng nghề chủ yếu là hộ gia đình và

đang dần hình thành một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời hầu hết các cơ sở

sản xuất - kinh doanh trong các làng nghề đều dành một phần diện tích nhà ở gia

đình làm nơi sản xuất, kinh doanh. Cho nên suất đầu tư cho một lao động và quy mô

vốn cho một cơ sở sản xuất - kinh doanh trong các làng nghề không nhiều. Bình

quân đầu tư vốn cho một lao động chỉ khoảng trên dưới một triệu đồng và quy mô

vốn bình quân cho mỗi một hộ sản xuất - kinh doanh độc lập khoảng vài ba chục

triệu đồng. Vì thế, nó cho phép các làng nghề sẽ huy động tối đa các nguồn vốn nhàn

rỗi trong các tầng lớp dân cư ở trong các làng - xã vào sản xuất kinh doanh.

Ngoài vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động chính hàng năm, kinh

tế làng nghề còn tận dụng thu hút lực lượng lao động mùa vụ nông nhàn và lực

lượng lao động phụ (người già, trẻ em và học sinh) vào tham gia sản xuất - kinh

doanh. Do sản xuất ở quy mô hộ gia đình là chủ yếu và địa bàn làm việc tại nhà, nên

các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong các làng nghề thường tận dụng được lao động

Page 20: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 9 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

phụ (người già còn sức lao động, có kinh nghiệp làm việc lâu năm, tay nghề cao và

trẻ em, học sinh tham gia học nghề theo hướng kèm cặp, truyền nghề) cùng làm việc.

Đồng thời, trong các làng nghề ngoài những hộ chuyên sản xuất - kinh doang

ngành nghề phi công nghiệp, còn có một số họ kiêm sản xuất nông nghiệp với ngành

nghề phi công nghiệp. Các hộ này thường sản xuất - kinh doanh ngành nghề phi

nông nghiệp vào những lúc thời vụ nông nhàn. Không những thế, vào những lúc thời

vụ nông nhàn, người lao động ở các làng thuần nông lân cận thường đến các làng

nghề để làm thuê cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh. Thời kỳ nông nhàn thường là

những lúc quy mô sản xuất - kinh doanh của các làng nghề đạt đỉnh điểm.

Hiện nay, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp cộng với đất đai

canh tác ít, nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao. Sự phát triển các ngành

nghề nông thôn nói chung, làng nghề truyền thống nói riêng sẽ làm cho thu nhập của

những người làm ngành nghề phi nông nghiệp tăng lên, tạo điều kiện cho thu nhập

và đời sống nông thôn được nâng cao.

Trong thực tế chúng ta cũng thấy rằng ở hầu hết các làng nghề, đặt biệt là ở

các làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển điều giàu có hơn các

làng nghề thuần nông khác trong vùng. Ở các làng nghề truyền thống, tỷ lệ hộ khá

thường rất cao, không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề

chiếm đại bộ phận trong tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trình

công cộng, kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cửa cao tầng các hộ dân mọc lên san sát và

ngày một gia tăng, tỷ lệ số hộ có các đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng khá.

Việc làm đầy đủ, thu nhập đảm bảo, đời sống vật chất tinh thần ngày càng

được nâng cao làm cho người lao động nói riêng, người dân nói chưng trong các

làng nghề sẽ yên tâm bám chặt lấy nghề, lấy quê hương. Họ sẽ tích cực, hăng hái lao

động, sản xuất, kinh doanh làm giàu cho bản thân, cho gia đình và xây dựng quê

hương, làng xã họ ngày một khang trang, giàu đẹp, văn minh. Họ sẽ không phải đi

“tha hương cầu thực”, đi tìm việc làm ở những nơi thành thị hoặc những địa phương

khác.

Điều đó sẽ hạn chế và chấm dứt tình trạng “di dân tự do ” là một trong

những vấn đề nan giải hiện nay ở nước ta. Đồng thời, nó cho phép thực hiện được

phương châm “ly nông hất ly hương” và thực hiện quá trình đô thị hoá phi tập trưng.

e. Phát triển làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn các giá trị văn

Page 21: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 10 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

hóa dân tộc

Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hoá Việt Nam

luôn gằn liền với lịch sử phát triển các làng nghề truyền thống. Văn hoá làng với các

thể chế cộng đồng chứa đựng những quan hệ huyết thống, láng giềng, hôn nhân,

nghề nghiệp, với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang đậm những sắc

thái riêng, đã tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống phong phú sâu đậm của dân tộc

Việt Nam.

Lịch sử nông thôn Việt Nam đã ghi nhận, sự hình thành và phát triển các làng

nghề truyền thống là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những nét đặc sắc

của văn hoá làng. Mỗi một làng nghề đều thờ cúng một thành hoàng làng, một ông tổ

riêng, với những lễ hội, phong tục, tập quán và những luật lệ riêng có. Nhiều nghề và

làng nghề truyền thống của nước ta đã nổi bật lên trong lịch sử văn hoá, văn minh

Việt Nam.

Nhiều sản phẩm của các làng nghề truyền thống sản xuất ra mang tính nghệ

thuật cao, mang đặc tính riêng có của làng nghề truyền thống và những sản phẩm đó

đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hoá, là những bảo

vật được coi là biểu tượng đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam. Ngành nghề

truyền thống, đặc biệt là các làng nghề thủ công mỹ nghệ, chính là di sản quý giá mà

cha ông ta đã tạo lập và để lại cho các thế hệ sau.

Làng nghề truyền thống là cả một môi trường kinh tế xã hội và văn hoá. Nó

bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật từ đời này sang đời khác, hung đúc ở

các thế hệ nghệ nhân tài ba và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Nhiều

người nước ngoài biết đến Việt Nam chỉ thông qua các mặt hàng thủ công truyền

thống đặc sắc. Vì vậy, bảo tồn và phát triển các làng nghề góp phần đắc lực vào việc

giữ gìn các văn hoá của dân tộc Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước.

2.1.2 Hiệu quả sản xuất kỉnh doanh

2.1.2.1 Khái niệm

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá sự phát triển

kinh tế theo chiều sâu, phản ánh sự khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất phục

vụ cho các mục tiêu kinh tế của tổ chức.

Đơn giản hơn hiệu quả là sự so sánh kết quả đầu ra và nguồn lực đầu vào.

Page 22: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 11 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

2.1.2.2 Phân loại hiệu quả sản xuất kính doanh

Tùy theo cách tiếp cận có thể nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh theo

các cách phân loại khác nhau, cụ thể như:

Hiệu quả tổng hợp: là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục

tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định. Hiệu quả tổng hợp gồm:

+ Hiệu quả kinh tế: mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể đó

nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó theo mục tiêu đặt ra.

+ Hiệu quả kinh tế xã hội: là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong quá trình

thực hiện các mục tiêu xã hội, như giải quyết việc làm, nộp ngân sách nhà nước...

Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp:

+ Hiệu quả trực tiếp: được xem xét trong phạm vi một dự án, một doanh

nghiệp.

+ Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho đối

tượng khác

Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối:

+ Hiệu quả tuyệt đối: được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí

+ Hiệu quả tương đối: được đo bằng tỉ số giữa kết quả và chi phí

Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài

+ Hiệu quả trước mắt: là hiệu quả được xem xét trong giai đoạn ngắn, lợi ích

trước mắt, mang tính tạm thời.

+ Hiệu quả lâu dài: mang tính chiến lược lâu dài

Phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất

kinh doanh và giải pháp để nâng cao hiệu hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.1.2.3 Một số chỉ tiêu xác định hiệu quả sản xuất kỉnh doanh Trong kinh

doanh hiệu quả là mối quan tâm lớn nhất của tất cà các tổ chức cá nhân khi làm kinh

tế. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải được thể hiện trên cả 2 mặt kinh tế

và xã hội.

Trên góc độ kinh tế hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện qua lợi nhuận thu

được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ tiết kiệm và các nguồn lực của

doanh nghiệp.

Trên góc độ xã hội hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện bởi giá trị gia tăng

mà doanh nghiệp tạo ra trong suốt thời kỳ nhất định cho toàn xã hội, mức độ sử dụng

Page 23: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 12 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

tiết kiệm các nguồn lực xã hội, công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động...

Hiệu quả kinh tế của các làng nghề khi tham gia sản xuất kinh doanh được

thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:

+ Doanh thu/hộ + Chi

phí/hộ + Lợi nhuận/hộ

+ Thu nhập/hộ + Thu

nhập/lao động + Thu

nhập/chi phí + Thu

nhập/vốn + Lợi

nhuận/hộ + Lợi

nhuận/chi phí

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu của đề tài là phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt thành

phố cần Thơ, cụ thể là ở 3 khóm: Tân lợi 3, Tân Phú và Tân Thạnh, vì các hộ sản

xuất bánh tráng hiện đang cư trú tại địa bàn này.

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.I. Số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua internet, sách, báo, tạp chí, niên giám

thống kê, các báo cáo tổng kết của ủy ban nhân dân phường, Phòng kinh tế, phòng

công thương quận Thốt Nốt, chi cục phát triển nông thôn....

22.2.2 Số liệu sơ cấp

Qua số liệu thống kê được cung cấp bởi phòng kinh tế ủy ban Nhân dân quận

Thốt Nốt, làng nghề bánh tráng hiện có 55 hộ hoạt động thường xuyên. Theo đó, đề

tài tiến hành điều tra trực tiếp trên toàn bộ 55 hộ tham gia hoạt động làng nghề này.

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Nhằm thoả mãn các mục tiêu nghiên cứu về phân tích thực trạng và các giải

pháp phát triển làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, một số phương pháp được áp

dụng như sau:

2.2.3.1 Mục tiêu (1):

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số, kiểm định t để phân

tích thực trạng sản xuất kinh doanh của làng nghề.

Page 24: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 13 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

+Thếng kê mô tả:

Thống kê là tổng họp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực

kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập

được.

Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô

tả và thống kê ứng dụng ). Thống kê mô tả là tập họp các phương pháp đo lường, mô

tả và trình bày số liệu.

Một số khái niệm:

- Giá trị trung bình: Mean, Average: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát

chia theo số quan sát.

- Số trung vị: ( Median, kí hiệu Me) là giá trị của biến đứng ở giữa của

một dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. số trung vị chia dãy

số làm hai phần mỗi phần đều có số quan sát bằng nhau.

- Mode: ( ký hiệu Mo ) là giá trị có tầng số xuất hiện cao nhất trong tổng

số hay trong một dãy số phân phối.

- Phương sai: là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và

trung bình của các biến đó.

- Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai

+Phương pháp phân tích tần số:

Sử dụng bảng phân phối tầng số: là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành

từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở

dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.

+Kiểm định t:

Kiểm định sự khác biệt về trị trung bình của hai tổng thể (mẫu). Đặt giả

thuyết kiểm định:

Ho: trị trung bình của 2 tổng thể là bằng nhau

Hi: trị trung bình của 2 tổng thể là khác nhau

2.2.3.2 Mục tiêu (2):

Sử dụng nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như: tổng chi phí, doanh thu,

lợi nhuận ròng (LNR)... để đánh giá hiệu quả kinh tế việc sản xuất bánh tráng của

các hộ nông dân.

- Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí đầu tư vào hoạt động sản xuất để tạo ra

Page 25: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 14 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

sản phẩm bao gồm: chi phí lao động, chi phí mua công cụ dụng cụ, chi phí nguyên

vật liệu và chi phí khác.

- Tổng chi phí = chi phí lao động + chi phí mua công cụ dụng cụ + chi phí

nguyên vật liệu + chi phí khác.

- Doanh thu: là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá sản

phẩm đó.

Doanh thu = số lượng * Đơn giá

- Lợi nhuận ròng (TNR): là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ

ra.

Lợi nhuận ròng (TNR) = Doanh thu - Tổng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận: được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia doanh thu.

TSLN = Lợi nhuận/Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu tạo ra

trong kỳ.

2.3.3.3 Mục tiêu (3):

Sử dụng phương pháp phân tích phân biệt và mô hình hồi quy tuyến tính để

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề.

4-Hàm phân biệt có dạng

D = bo + biXi + biXi + .. ,bnXn

Trong đó: D là điểm phân biệt. Thông qua phương pháp thống kê mô tả ta

tính ra được điểm phân biệt là 458.722.640d ( doanh thu trung bình của các hộ

làng nghề); điểm phân biệt này chia các hộ làng nghề ra thành 2 nhóm:

+ Nhóm có doanh thu cao: doanh thu lớn hơn doanh thu trung bình.

+ Nhóm có doanh thu thấp: doanh thu nhỏ hơn doanh thu trung bình.

- bi,b2.... các hệ số hay trọng số phân biệt được ước lượng để phân biệt sự

khác nhau giữ nhóm hộ có doanh thu cao và nhóm hộ có doanh thu thấp dựa vào

giá trị của hàm phân biệt. Xi các biến độc lập (i=l,2,...,n) ảnh hưởng đến sự khác

biệt về doanh thu.

4-Mô hình hồi quy tuyến tính

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố ảnh

hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó, chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý

nghĩa, từ đó phát huy nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu.

Page 26: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 15 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Mô hình hồi quy tuyến tính là ước lượng mức độ tương quan giữa các biến

độc lập đến biến phụ thuộc.

Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:

Y = a + b]Xj + bịX2 + ....+ bnXn

Trong đó: Y là doanh thu; bi là các hệ số hay trọng số phân biệt. Xi là biến

độc lập (i=l,2,...,n) là các yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

hộ làng nghề .

2.3.3.4 Mục tiêu (4):

Sử dụng ma trận SWOT liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe

dọa thiết lập những chiến lược phù hợp để ra giải pháp có căn cứ khoa học nhằm

góp phần phát triển làng nghề.

Mô hình phân tích SWOT là một mô hình rất hữu dụng cho việc nắm bắt

và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất kỳ hình thức kinh doanh nào.

SWOT là tập họp viết tắt những chữ cái đầu tiên của tiếng Anh: Strengths (điểm

mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportumities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).

- Những điểm mạnh (S): Điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp

phần phát triển tốt hơn. Nên tận dụng phát huy các mặt mạnh này để phát triển.

- Những điểm yếu (W): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích

họp, hạn chế phát triển cần tìm cách khắc phục và cải thiện.

- Các Cff hôi (O): Những phương hướng cần được thực hiện hay những cơ

hội có được nhằm tạo điều kiện phát triển, ta cần tận dụng.

- Các nguy Cff, đe doạ (T): những yếu tố có khả năng tạo ra kết quả xấu,

hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển.

SWOT có thể đưa ra sự liên kết từng cặp một ăn ý. Qua đó giúp ta hình

thành các chiến lược của mình một cách hiệu quả nhằm khai thác tốt nhất các cơ

hội từ bên ngoài, giảm bớt hoặc tránh né các đe doạ, trên cơ sở phát huy các mặt

mạnh khắc phục điểm yếu.

- Các chiến lược S-O: Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội.

- Các chiến lược W-0: Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ

hội.

- Các chiến lược S-T: Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa.

- Các chiến lược W-T: Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh các mối đe dọa.

Page 27: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 16 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

2.2.4 Thiết lập mô hình nghiên cứu

Theo nghiên cứu của PGs.Ts Mai Văn Nam và Ths Đinh Công Thành

(2011) các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của làng nghề bao

gồm: tính chất hộ ( chuyên- kiêm), lượng mặt hàng, lao động, vốn, năm kinh

nghiệm. Theo Ths Đinh Công Thành, Ths Phạm Lê Hồng Nhung, Ths Huỳnh

Thanh Hùng ( 2011) các yếu tố ảnh hường tới hiệu quả hoạt động kinh doanh làng

nghề bao gồm: tính chất hộ (chuyên- kiêm), lượng mặt hàng, lao động, vốn,

năm kinh nghiệm, tính chất hoạt động. Theo Phạm Hoàng Ân (2008) các tiêu chí đó

là: vốn, lao động, giá bán sản phẩm, giá mua nguyên liệu. Thông qua quá trình lược

khảo tài liệu và kết hợp khảo sát thực tế tại địa bàn, em tìm ra được các biến phản

ánh các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của làng nghề bánh tráng Thuận

Hưng như sau:

^Ta có hàm hồi quy sau:Y = a + b,x, + b2X2 + b3X3+b4X4 + bsXs

Biên Mô tả Loại Đon vị Kỳ vọng

XI Số năm kinh nghiệm Định lượng năm +

X2 Số lượng mặt hàng Định lượng nghìn +X3 Số lao động Định lượng người +

X4 Vốn cố định Định lượng 1000 dồng +

X5 Vốn lưu động Định lượng 1000 đồng +

Page 28: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 17 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

CHƯƠNG 3

TÔNG QUAN VÈ ĐỊA BÀN NGHIÊN cứu VÀ LÀNG NGHỀ

BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNGx^x

3.1 GIỚI THIỆU VÈ ĐỊA BÀN NGHIÊN cứu

3.1.1 Lịch sử hình thành

Phường Thuận Hưng là địa bàn hành chính trực thuộc quận Thốt Nốt, cách

trung tâm TP cần Thơ gần 40km được thành lập theo các quyết định sau:

Năm 1917 quận Thốt Nốt được thành lập, thuộc tỉnh Long Xuyên, gồm có

2 tổng: Định Mỹ với 9 làng và An Phú với 6 làng. Sau năm 1956, quận thuộc tỉnh

An Giang, gồm tổng Định Mỹ với 9 xã, quận lỵ đặt tại 2 xã Thạnh Hoà, Trung

Nhứt. Sau năm 1965, bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, quận Thốt Nốt có 9 xã trực

thuộc.

Sau năm 1975, Thốt Nốt là huyện của tỉnh Hậu Giang. Ngày 16-09-1989,

huyện được xác định các đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Thốt Nốt

và 12 xã: Thạnh Thắng, Thạnh An, Thạnh Quới, Thạnh Lộc, Vĩnh Trinh, Thói

Thuận, Tân Lộc, Trung Hưng, Trung An, Trung Nhứt, Thạnh Phú, Thuận Hưng.

Ngày 26-12-1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu

Giang thành tỉnh cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh cần Thơ.

Ngày 24-08-1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 80/1999/NĐ-CP,

về việc thành lập xã thuộc các huyện Thốt Nốt và Phụng Hiệp, tỉnh cần Thơ. Theo

đó, thành lập xã Trung Kiên thuộc huyện Thốt Nốt trên cơ sở 1.348,94 ha diện tích

tự nhiên và 23.979 nhân khẩu của xã Trung Nhứt, 115 ha diện tích tự nhiên, 1.942

nhân khẩu của xã Thuận Hưng.

Ngày 04-08-2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số

28/2000/NĐ-CP, về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn và

Phụng Hiệp, tỉnh cần Thơ. Theo đó, thành lập thị trấn Thanh An thuộc huyện Thốt

Nốt trên cơ sở 185,51 ha diện tích tự nhiên và 3.000 nhân khẩu của xã Thạnh

Thắng. 1.595,1 ha diện tích tự nhiên và 9.157 nhân khẩu của xã Thạnh An.

Ngày 19-04-2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số

47/2002/NĐ-CP, về việc thành lập xã thuộc các huyện Ô Môn, Phụng Hiệp và

Thốt Nốt, tỉnh cần Thơ. Theo đó, thành lập xã Trung Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt

Page 29: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 18 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

trên cơ sở 2.194,8 ha diện tích tự nhiên và 15.864 nhân khẩu của xã Trung An;

thành lập xã Thạnh Mỹ thuộc huyện Thốt Nốt trên cơ sở 2.481,65 ha diện tích tự

nhiên và 11.448 nhân khẩu của xã Thạnh Quới.

Ngày 26-11-2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số

22/2003/QH11, về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo

đó, chia tỉnh cần Thơ thành thành phố cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu

Giang. Huyện Thốt Nốt thuộc thành phố cần Thơ.

Ngày 02-01-2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số

05/2004/NĐ-CP, về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô

Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị

trấn thuộc thành phố cần Thơ trực thuộc Trung ương. Theo đó, thành lập huyện

Vĩnh Thạnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thạnh An

và các xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh

Thắng, Trung Hưng và 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu của xã

Vĩnh Trinh thuộc huyện Thốt Nốt. Huyện Thốt Nốt còn lại toàn bộ diện tích tự

nhiên và dân số của thị trấn Thốt Nốt và các xã: Thuận Hưng, Trung Nhứt, Tân

Lộc, Trung Kiên, Trung An, Trung Thạnh, Thói Thuận và 85,94 ha diện tích tự

nhiên và 1.618 nhân khẩu còn lại của xã Vĩnh Trinh; sáp nhập 85,94 ha diện tích

tự nhiên và 1.618 nhân khẩu (phần còn lại của xã Vĩnh Trinh) vào xã Thói Thuận.

Sau khi điều chỉnh, huyện Thốt Nốt có 17.110,08 ha diện tích tự nhiên và 189.641

nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là thị trấn Thốt Nốt và các xã

Thuận Hưng, Trung Nhứt, Tân Lộc, Trung Kiên, Trung An, Trung Thạnh, Thói

Thuận.

Ngày 23-12-2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/NĐ- CP,

về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt,

huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực

thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thói Lai

thuộc thành phố cần Thơ. Theo đó, địa giới hành chính huyện Thốt Nốt được điều

chinh như sau:

Thành lập xã Vĩnh Bình thuộc huyện Thốt Nốt trên cơ sở điều chỉnh

1.095,67 ha diện tích tự nhiên và 3.191 nhân khẩu của xã Thới Thuận; 857,84 ha

diện tích tự nhiên và 4.038 nhân khẩu của xã Trung Nhứt. Điều chỉnh toàn bộ

Page 30: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 19 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

I. 953,51 ha diện tích tự nhiên và 7.229 nhân khẩu của xã Vĩnh Bình, huyện Thốt

Nốt về huyện Vĩnh Thạnh quản lý.

Điều chỉnh 201,85 ha diện tích tự nhiên và 1.047 nhân khẩu của xã Trung

Hưng thuộc huyện Vĩnh Thạnh về xã Trung Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt quản

lý.

Điều chỉnh toàn bộ 2.399,56 ha diện tích tự nhiên và 18.063 nhân khẩu của

xã Trung Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt về huyện Cờ Đỏ quản lý.

Sau khi điều chỉnh, huyện Thốt Nốt có 11.780,74 ha diện tích tự nhiên và 160.580

nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thói Thuận, Trung

Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng, Tân Lộc và thị trấn Thốt Nốt. Thành

lập quận Thốt Nốt thuộc thành phố cần Thơ trên cơ sở toàn bộ

II. 780,74 ha diện tích tự nhiên và 160.580 nhân khẩu của huyện Thốt Nốt (bao

gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thị trấn Thốt Nốt và các xã: Thới

Thuận, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng và Tân Lộc).

Theo đó thành lập phường Thuận Hưng thuộc quận Thốt Nốt trên cơ sở

toàn bộ 1.385,39 ha diện tích tự nhiên và 18.290 nhân khẩu của xã Thuận Hưng.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Khí hậu

Khí hậu ở Thuận Hưng mang đậm tính chất của đới khí hậu miền Nam là

khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô

(tháng 12 đến tháng 4).

Độ ẩm trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung

bình 27 °c.

3.1.2.2 Thủy văn

Mang đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ, phường Thuận Hưng có hệ

thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vùng ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp

nhiệt đới, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long.

3.1.2.3 Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 1.385,39 ha trong đó:

Đất nông nghiệp chiếm 1.198,36 ha tương ứng với mức 86.5% diện tích

bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây, nuôi thủy sản.

Đất phi nông nghiệp có diện tích 187,03 ha tương ứng với tỷ lệ 13,5% diện

Page 31: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 20 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

tich, bao gồm đất ở, đất chuyên dừng và đất tôn giáo tín ngưỡng.

3.1.3 Tình hình kỉnh tế xã hội

3.1.3.1 Tình hình kính tế

Thuận Hưng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp hơn các phường

khác. Song ngay từ buổi đầu, phường đã xác định phát triển nông nghiệp phải dựa

trên nền nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm tạo ra đạt chất lượng, cưng cấp cho

công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Từ mục tiêu này, những

mô hình sản xuất nông nghiệp ở Thốt Nốt được hình thành, trong đó nổi bật nhất

là những mô hình sản xuất tập thể theo hình thức câu lạc bộ, tổ họp tác...Những

năm qua, nông nghiệp đã tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân đạt 10%/năm

(giai đoạn 2005 - 2010), tăng 5,94% so với giai đoạn 2000 - 2005. Giá trị sản xuất

bình quân đạt 75 triệu đồng/ha canh tác (năm 2011). Đặc biệt, ngoài lúa, Thuận

Hưng còn cung ứng cho thị trường các loại hoa màu như: mè (vừng), đậu, hoa

quả,.... Song song với trồng trọt, thủy sản cũng đã từng bước trở thành ngành sản

xuất quan trọng trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2011, diện

tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 87,4 ha; sản lượng đạt 8.500 tấn.

Công nghiệp quận đã và đang có những bước phát triển đáng khích lệ với

sự xuất hiện và phát triển của các ngành nghề như: chế biến nông, thủy sản, xay

xát, nông dược, đóng tàu và các ngành cơ khí chế tạo phục vục nông nghiệp nông

thôn.

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng đạt được những bước tiến đáng ghi nhận.

Mạng lưới chợ nông thôn phát triển rộng khắp. Các dịch vụ vận tải, dịch vụ cơ khí,

dịch vụ phi nông nghiệp phát triển mạnh.

3.1.3.2 Tình hình xã hội

Cùng với kinh tế, các lĩnh vực xã hội của Thuận Hưng cũng được cải thiện.

Hầu hết các tuyến đường trong phường và các tuyến đường liên phường, liên

khóm được bê tông hoá. Phường đang khuyến khích nhân dân mở rộng đường có

chiều rộng từ 2m lên 3 - 4m. Bên cạnh đó, phường cũng chú trọng mở rộng giao

thông thuỷ, các kênh rạch được nạo vét, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh

tế - văn hóa của bà con. Cùng với phát triển hệ thống giao thông, phường cũng tập

trưng phát triển mạng lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhờ đó, đến năm

2011, tỷ lệ hộ dừng điện đạt 98%.

Page 32: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 21 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Hệ thống trường lớp được mở rộng xoá dần các phòng học tạm bợ, xoá

phòng học ba ca, phòng học tranh tre nứa lá. Bưu điện trung tâm phường đủ điều

kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa phường với các vùng trong cả nước và các

nước trên thế giới. Dịch vụ Internet tốc độ cao hiện cũng triển khai rộng rãi tái tạo

mọi điều kiện để người dân tiếp cận những công nghệ cao của thế giới.

3.2 KHÁI QUÁT VÈ LÀNG NGHÈ BÁNH TRÁNG THUẬN HƯNG

Làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống vào ngày 27/03/2010

theo quyết định số 30/QĐ - UBND của ủy ban nhân dân thành phố cần Thơ.

Làng nghề thuộc phường Thuận Hưng quận Thốt Nốt cách trung tâm thành

phố cần Thơ 40km về hướng Tây. Nơi đây không chỉ có những cảnh đẹp thôn dã,

những người nông dân thật thà chất phát mà còn có một loại bánh tráng dẻo thơm

do chính người dân nơi đây làm ra. Theo những người dân ở địa phương, nghề làm

bánh tráng ở đây đã hình thành từ hơn 60 năm trước. Mới đầu chỉ có vài hộ làm

bánh, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người dân tại địa phương trong dịp Tet cổ

truyền. Dần dần, nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng, các lò bánh ngày càng

mọc lên nhiều và phát triển mạnh trong khoảng 10 năm gần đây.

Ngày nay đến Thuận Hưng, bạn sẽ được thấy cảnh người dân làm bánh,

phơi bánh: những vỉ bánh phơi thành từng hàng thẳng tắp trong nắng, chờ bánh

khô, bà con gỡ ra ép thẳng xếp thành từng chục chờ bạn hàng đến lấy. Bánh tráng

Thuận Hưng có 3 loại: bánh mặn, bánh lạt và bánh dừa. Bánh mặn là bánh để

nhiều muối, dẻo và giữ được lâu hơn so với bánh lạt. Bánh lạt giòn hơn.. Bánh dừa

là bánh có pha thêm nước cốt dừa và mè. Mỗi loại bánh cũng có nhiều kích cỡ

khác nhau, nhỏ nhất hơn 3 tấc và lớn nhất (bánh đại) gần 4 tấc.

Lúc đầu, bánh tráng Thuận Hưng chỉ được bán lòng vòng ở các phường

trong quận. Sau lan dần ra các tỉnh lân cận. Đen nay, thị trường chính của bánh

tráng Thuận Hưng không chỉ là cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc mà đã được xuất

tiểu ngạch sang Campuchia.

Page 33: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THựC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ

x^x4.1 THỰC TRẠNG VÈ VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHÈ BÁNH TRÁNG

THUẬN HƯNG

4.1.1. Thông tin về làng nghề

4.1.1.1 Quy mô của làng nghề

Hiện tại phường Thuận Hưng có 3.048 hộ, với 18.290 nhân khẩu, trong đó

14.632 lao động chính, và 2.558 lao động phụ. số hộ tham gia nghề sản xuất bánh

tráng là 55 hộ chiếm 1.8% so với tổng số hộ trên địa bàn, với 278 lao động tham

gia trực tiếp sản xuất bánh tráng chiếm 1,9% tổng số lao động chính trên địa bàn.

4.1.1.2. Cơ cấu thu nhập

Hộ tham gia hoạt động làng nghề gốm có 2 nhóm hộ: hộ chuyên và hộ

kiêm.

- Hộ chuyên: là hộ chỉ có một hoạt động kinh tế là chuyên sản xuất sản

phẩm của làng nghề. Hoạt động sản xuất sản phẩm của làng nghề là thu nhập duy

nhất của hộ.

- Hộ kiêm: là hộ vừa có hoạt động sản xuất làng nghề , vừa có các hoạt

động kinh tế khác ( sản xuất nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt...). Hoạt động sản

xuất sản phẩm làng nghề nhằm khai thác thời gian nhàn rỗi ( chủ yếu là nông

nhàn) để kiếm thêm thu nhập.

Bảng 1: TỶ LỆ Hộ CHUYÊN VÀ Hộ KIÊM CỦA LÀNG NGHÈNội dung Tần số Tỷ lệ %

Hộ chuyên 38 69,1Hộ kiêm 17 30,9

Tổng 55 100,0Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 24 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Page 34: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 25 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệpNhìn vào bảng số liệu ta thấy có 69,1% hộ tham gia làng nghề là hộ chuyên,

thu nhập của họ chỉ duy nhất từ hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề. Và có

30,9% là hộ kiêm, thu nhập của họ từ kinh doanh làng nghề và các hoạt động khác.

Họ tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm làng nghề lúc nông nhàn, nhằm tận dụng

thời gian rảnh rỗi. Thu nhập của hộ kiêm từ làng nghề và các hoạt động khác như

trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

Trong cơ cấu thu nhập của hộ kiêm, thu nhập từ hoạt động làng nghề vẫn

chiếm nhiều nhất trong tổng thu nhập của hộ, chiếm đến 71,47% . Có thể thấy hoạt

động sản xuất sản phẩm của làng nghề vẫn tạo ra thu nhập ổn định cho những hộ

kiêm lúc nông nhàn. Ngoài nguồn thu nhập từ làng nghề, thu nhập từ trồng trọt cũng

tương đối cao chiếm 18,41% trong tổng thu nhập của hộ kiêm. Các nguồn thu nhập từ

chăn nuôi và thủy sản chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của hộ kiêm.

Bảng 2: cơ CẤU THU NHẬP TRONG TỔNG THU NHẬP CỦA

Hộ KIÊM

4.1.1.3 Sự khác biệt giữa doanh thu trên hộ giữa hộ chuyên và hộ

kiêm

Dựa vào số liệu cho thấy, doanh thu trung bình của những hộ chuyên lớn hơn

hộ kiêm. Vì hoạt động sản xuất sản phẩm của làng nghề là thu nhập chủ yếu của hộ

chuyên nên doanh thu trung bình của hộ chuyên sẽ cao hơn hộ kiêm.

Đơn vị: %

Nguồn thu nhập

Số mẫu Thấp

nhất

Cao

nhất

Trung

bình

l.Từ làng nghề 55 30,00 95,00 71,47

2.Trồng trọt 55 0,00 60,00 18,41

3.Chăn nuôi 55 0,00 40,00 9,00

4.Thủy sản 55 0,00 10,00 1,12Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Page 35: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 26 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 4: KIỂM ĐỊNH sự KHÁC BIỆT DOANH THU TRUNG BÌNH

CỦA Hộ CHUYÊN VÀ Hộ KIÊM

Ta có p value trong kiểm định t = 0,001< mức ý nghĩa 0,05 ■=> vậy có sự

khác biệt giữa doanh thu trung bình của hộ chuyên và hộ kiêm.

Doanh thu trung bình của hộ chuyên là 503.768.640 đồng, trong khi đó doanh

thu trung bình của hộ kiêm là 358.031.590 đồng. Doanh thu trung bình của hộ kiêm

thấp hon vì hoạt động sản xuất sản phẩm làng nghề của họ chưa được tập trung chú

trọng đầu tư nhiều như ở hộ chuyên thêm vào đó họ sản xuất vào những lúc nông

nhàn tận dụng thời gian rảnh và lao động dư thừa để kiếm thêm thu nhập.

4.1.1.4 Lý do lựa chọn ngành nghề

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, đa số các hộ ở làng nghề lựa chọn nghề đang

làm là ngành nghề mang tính chất truyền thống của gia đình chiếm đến 80%, được

truyền qua nhiều thế hệ gọi là truyền nghề. Đối với hộ chuyên kinh doanh sản phẩm

làng nghề thì tỷ lệ này chiếm rất cao 89,47%, còn đối với hộ kiêm thì tỷ lệ này thấp

hơn 58,82% .

Tỷ lệ các hộ ở làng nghề chọn nghề đang làm là do tận dụng thời gian nhàn

rỗi chiếm 34,55% và do học hỏi kinh nghiệm là 9,1%. Tỷ lệ các hộ kiêm lựa chọn

nghề đang làm do tận dụng thời gian nhàn rỗi chiếm 41,18% và do học hỏi kinh

nghiệm là 17,64%. Ở hộ chuyên kinh doanh làng nghề thì tỷ lệ này thấp hon lần lượt

Bảng 3: DOANH THU LÀNG NGHÈ THEO TÍNH CHẤT HOẠT ĐỘNG

Đơn vị: lOOOđồng/năm

Hộ kiêm Hộ chuyên

Cao Thấp Trung Cao Thấp Trungnhất nhất bình nhất nhất bình

694.800 248.400 358.031,59 747.000 184.320 503.768,64

Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Số mẫu Trung

bình

Độ lêch

chuẩn

Sai số

chuẩn

Doanh thu/hộ Hộ chuyên 38 503.768,64 156.762,861 25.430,294Hộ kiêm 17 358.031,59 124.060,486300.89,087

Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Page 36: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 27 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệplà 31,57 và 5,28%.Do các hộ kiêm tham gia hoạt động sản xuất làng nghề lúc nông

nhàn để kiếm thêm thu nhập nên tỷ lệ các hộ này chọn nghề đang làm là tận dụng

thời gian nhàn rỗi và học hỏi kinh nghiệm sẽ cao hon hộ chuyên.

4.1.2 Lao động và chất lượng lao động của làng nghề

4.1.2.1 Lao động của làng nghề

Vào thời điểm phổ biến, số lượng lao động trung bình của một hộ làng nghề là

5,04 lao động. Ở thời điểm này có 47 hộ thuê lao động với số lao động thuê trung

bình của một hộ là 1,36 người. Vào thời điểm cao nhất tất cả các hộ đều thuê lao

động với số lượng lao động thuê trung bình của một hộ là 3,96 người. Còn ở thời

điểm thấp có 9 hộ thuê lao động với số lao động thuê trung bình của một hộ là 0,18

người. Những lao động thuê ở đây là những người trong làng. Do đó, hoạt động sản

xuất làng nghề đã tạo ra được việc làm cho lao động trong gia đình, đồng thời cũng

giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phưomg.

Bảng 5: LÝ DO LựA CHỌN NGÀNH NGHÈ CỦA CÁC HộHộ chuyên Hộ kiêm Tổng

Lý do chọn nghề Tân sô % Tân sô %

1. Truyền thống 34 89,47 10 58,82 44 80,00

2.Học hỏi 2 5,28 3 17,64 5 9,103.Lợi nhuận cao 1 2,63 1 5,90 2 3,64

4.Dễ làm 5 13,16 2 11,76 7 12,73

5.LÚC nhàn rỗi 12 31,57 7 41,18 19 3,55Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

Bảng 6: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG THAM GIA VÀO SẢN XUẤTChỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình

1 .Thời điểm Lao động nhà 2 6 3,85

cao nhất Lao động thuê 1 7 3,96

Tổng 4 12 7,82

2.Thời điểm Lao động nhà 2 4 2,89

thấp nhất Lao động thuê 0 2 0,81Tổng 2 4 3,05

3.Thời điểm Lao động nhà 2 6 3,67

phổ biến nhất Lao động thuê 0 4 1,36Tổng 3 7 5,04

Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Page 37: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 28 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệpTrong tất cả 55 hộ được khảo sát thì các hộ này đều cho biết từng thuê lao

động. Thu nhập trung bình của lao động thuê vào thời điểm phổ biến nhất là

1.404.550 đồng/tháng. Ở những thời điểm cao điểm, khi nhu cầu lao động tăng cao

thì thu nhập trung bình của lao động thuê là 2.167.270 đồng/tháng.

Bảng 7: THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG THUÊ MƯỚN

Đon vị: 1 .OOOđồng/thángThu nhập Số hộ Thâp nhât Cao nhât Trung bình

1 .Thời điểm cao nhất 55 1.600 2.800 2.167,27

2.Thời điểm thấp nhất 55 400 1.000 658 ,55

3.Thời điểm phổ biến 55 1.000 1.800 1.404,55Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Page 38: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 29 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

4.1.2.2 Chất lượng lao động của làng nghềTrình độ học vấn của lao động làng nghề ở mức thấp, số lao động của làng

nghề học đến tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất 46%, số lao động làng nghề học đến trung

học cơ sở chiếm 36% và chỉ có 11% số lao động của làng nghề học đến trung học phổ

thông. Điều này phản ánh khả năng tiếp cận kiến thức, kỷ thuật sản xuất mới, cũng

như cập nhật những thông tin trên thị trường của các hộ sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới, có 21,8% số hộ cho rằng lao động của họ rất cần được

nâng cao tay nghề. Và có 78,2% số hộ cho rằng không cần thiết phải nâng cao tay

nghề cho lao động. Xuất phát từ bản chất của ngành nghề làm bánh tráng khá đơn

giản, dễ học hỏi, nên phần đông số hộ được hỏi đều cho rằng không cần tập huấn để

nâng cao tay nghề.

Bảng 8: YÊU CẦU VÈ CHẤT LUỢNG LAO ĐỘNG TRONG TUÔNG LAIYêu cầu Tần số Tỷ lệ %

1 .Cần nâng cao tay nghề 12 21,82.Không cần thiết 43 78,2

Tống 55 100,0Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

Page 39: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 30 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

về nguồn lao động, có 23,6% số hộ cho rằng nguồn lao động tại chỗ hiện nay

rất dồi dào và dồi dào, 40% số hộ cho rằng nguồn lao động tại chỗ khan hiếm và rất

khan hiếm, sự chênh lệch này cho thấy lực lượng lao động ở địa phương hiện nay

tương đối khan hiếm, gây khó khăn cho làng nghề vào thời điểm sản xuất cao điểm.

Vì lao động ở làng nghề hiện nay đa số đều di cư ra các trung tâm thành phố lớn,

hoặc khu công nghiệp để tìm việc làm. Trong tương lai, để phát triển làng nghề địa

phương cần có nhiều biện pháp hơn nữa để tận dụng hiệu quả nguồn lao động tại chỗ,

tránh tình trạng lao động di cư gây khó khăn cho hoạt động sản xuất làng nghề.

4.1.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ

4.1.3.1 Sản phẩm của làng nghề

Số mặt hàng nhiều nhất của các hộ trong làng là 3 mặt hàng, ít nhất là một mặt

hàng, trung bình của các hộ làng nghề là 2 mặt hàng, qua khảo sát thực tế thì các hộ

làng nghề thông thường chỉ sản xuất 2 loại bánh chủ yếu là bánh mặn và bánh lạt,

một số hộ có sản xuất thêm bánh dừa. Vì 2 loại bánh này được sử dụng phổ biến

trong các món ăn nên có nhu cầu tiêu thụ trên thị trường cao, có đầu ra ổn định, còn

loại bánh dừa thì nhu cầu thị trường ít hơn, chỉ hút hàng vào những dịp tết nên ít được

sản xuất rộng rải. Neu có thể kết họp được với hình thức tham quan du lịch làng nghề

có thể làm cho nhu cầu các loại bánh sẽ cao hơn, số lượng mặt hàng cũng tăng lên.

Bảng 9: MỨC Độ DÒI DÀO CỦA NGUỒN LAO ĐỘNG TẠI CHÕ

Mức độ dồi dào Tần số Tỷ lệ %

1 .Rất dồi dào 2 3,.6

2.DỒĨ dào 11 20,03.Đủ lao động 20 36,44.Khan hiếm 19 34,5

5.Rất khan hiếm 3 5,5

Tổng 55 100,0Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

Page 40: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 31 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

Mức độ đáp ứng chất lượng

□ Mức độ

a. Chất lượng sản phẩm của làng nghềHình 2: Mức độ đáp ứng chất lượng sản phẩm của làng nghề

Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Chất lượng sản phẩm của làng nghề được đánh giá chưa đạt yêu cầu, có

45,5% số hộ cho rằng chất lượng sản phẩm chỉ ở mức thấp và rất thấp. Nguyên nhân

là do thiếu vốn trong việc mua nguyên vật liệu, phải thu gom từ nhiều nguồn khác

nhau và chất lượng các nguyên liệu này chưa cao đã gây ảnh hưởng đến chất lượng

bánh làm ra.

b. số lượng sản phẩm

Có 16,4% số hộ cho rằng số lượng sản phẩm của làng nghề đáp ứng được nhu cầu thị

trường ở mức cao và 32,7% số hộ đáp ứng ở mức độ trung bình

Page 41: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 32 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệpnhưng lại có đến 36,4% số hộ cho rằng chỉ đáp ứng ở mức độ thấp. Nguyên nhân là

do các hộ còn gặp khó khăn về vốn, thiếu vốn để mua nguyên liệu và quay vòng sản

xuất, trong khi giá nguyên liệu ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, ở những thời điểm

sản xuất cao điểm các hộ thường thiếu lao động do lao động di cư vào thành phố lớn

tìm việc.

4.1.3.2 Thị trường tiêu thụ của làng nghề

Hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của làng nghề là hình thức bán tại chỗ

và chở đi nơi khác bán. Trong đó, có 96,4% số hộ bán sản phẩm tại chỗ, và 23,6% số

hộ chở đi nơi khác bán. Trong 96,4% số hộ bán tại chỗ thì có 88,68% số hộ bán cho

thương lái và 22,64% số hộ bán cho vựa. Hiện tại không có hộ nào trong làng nghề

bán cho khách du lịch hay họp tác xã tại chỗ. Nguyên nhân bán sản phẩm tại chỗ thì

có 64,15% số hộ cho là thuận tiện, 45,28% số hộ đã họp đồng trước với thương lái

hay chủ dựa để lấy tiền trước quay vòng cho việc sản xuất, 35,85% số hộ cho rằng

thiếu phương tiện để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.

Qua đây cho thấy được khó khăn của làng nghề là việc tiêu thụ sản phẩm của

làng nghề phụ thuôc rất nhiều vào thương lái. Thiếu chủ động trong việc tìm

Bảng 10: HÌNH THỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHÈChỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ%

l.Hình thức bán sản phẩm

+Bán tại chỗ 53 96,4

+Chở đi bán ở địa phương khác 13 23,62.Hình thức bán tại chẫ

+Bán cho thương lái 47 88,68+Bán cho khách du lịch 0 0,00+Bán cho HTX 0 0,00+Bán cho vựa 12 22,64

3.Hình thức chở đi bán+Trong tỉnh 10 76,92+Ngoài tỉnh 4 30,76

+Xuất khẩu 0 0,00Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Page 42: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 33 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

Hình 4: Phương thức chở sản phẩm đi bán của làng nghề

Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Trong 23,6% số hộ chở đi bán ở nơi khác thì có 76,92% số hộ tiêu thụ trong

tỉnh và 30,76% số hộ tiêu thụ ngoài tỉnh. Chủ yếu các hộ chở bánh đi bán tại các sạp

ở chợ trong tỉnh, số hộ chở đi bán ở nơi khác chiếm tỉ lệ ít do các hộ thiếu phương

tiện vận chuyển sản phẩm và yếu kém trong nắm bắt thông tin tiềm kiếm thị trường.

Nguyên nhân các hộ chở sản phẩm đi bán ở nơi khác thì có 61,53% số hộ cho

rằng sẽ bán được giá cao hơn so với bán tại chỗ, có 38,46% số hộ cho rằng bán tại

chỗ sẽ bị khách hàng ép giá.

kiếm thị trường dẫn đến tình trạng bị thương lái ép giá, khống chế giá.

Bảng 11: CÁC NGUYÊN NHÂN BÁN SẢN PHẨM TẠI CHỒ

Lý do bán tại chẫ Số hộ Tỷ lệ%

1 .Thuận tiện 34 64,15

2.Không có thời gian chở đi 11 20,753.Họp đồng trước 24 45,28

4.Thiếu phương tiện vận chuyển 19 35,85

Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Page 43: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 34 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá về việc tiêu thụ sản phẩm theo hình thức tiêu thụ tại chỗ thì có

26,41% số hộ đánh giá là rất thuận lợi và thuận lợi và có 35,83% số hộ đánh giá là

không thuận lợi và rất không thuận lợi. Nguyên nhân chủ yếu là tình trạng thương lái

ép giá, việc tiêu thụ phải lệ thuộc nhiều vào thương lái.

Đánh giá việc tiêu thụ sản phẩm theo hình thức chở đi bán thì có tới 53,84%

số hộ đánh giá là không thuận lợi và hoàn toàn không thuận lợi. Nguyên nhân do làng

nghề gặp phải những bất lợi khi tiêu thụ sản phẩm theo hình thức chở đi bán chủ yếu

là do thiếu đầu mối tiêu thụ, thiếu phương tiện vận chuyển.

4.1.4. Nguồn nguyên liệu

Qua điều tra thực tế tại địa bàn nghiên cứu thì tất cả các hộ làng nghề đều

Bảng 12: CÁC NGUYÊN NHÂN CHỞ SẢN PHẨM ĐI BÁN Ở NƠI KHÁC

Lý do chở đi bán Số hộ Tỷ lệ %

1 .Không có khách hàng tại chỗ 1 7,692.Giá cao hơn nhiều 8 61,53

3.Khách hàng tại chỗ ép giá 5 38,46

4.Khách hàng không ổn định 2 15,38

Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Bảng 13: ĐÁNH GIÁ VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHÈMức độ Số hộ Tỷ lệ %

Hình thức bán tại chẫ

1 .Rất thuận lợi 2 3,77

2.Thuận lợi 12 22,64

3.Trung bình 20 37,74

4.Không thuận lợi 14 26,405.Rất không thuận lợi 5 9,43

Hình thức chở đi bán

1 .Rất thuận lợi 0 0,002.Thuận lợi 2 15,38

3.Trung bình 4 30,774.Không thuận lợi 6 46,15

5.Rất không thuận lợi 1 7,69

Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Page 44: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 35 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệpmua nguyên liệu trong làng để sản xuất, vì nguyên liệu chính để sản xuất bánh tráng

là gạo, nên các hộ đều mua được dễ dàng trong làng thông qua các vựa và thưomg lái,

việc tận dụng nguồn nguyên liệu ngay trong làng sẽ khai thác được nguồn nguyên

liệu sẵn có của địa phưomg và giúp các hộ tiết kiệm chi phí.

Hình 5: Phương thức cung cấp nguyên vật liệu chínhNguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Phương thức cung cấp NVL chính của các hộ làng nghề bao gồm: từ hộ

chiếm 18,2% nguồn nguyên liệu, đi thu gom chiếm 14,5% nguồn nguyên liệu, và chủ

yếu là từ các vựa theo hình thức đặt hàng và các vựa chở đến giao hàng tận nơi chiếm

67,3% nguồn nguyên liệu. Điều này cho thấy nguồn nguyên liệu đầu vào cũng bị phụ

thuộc vào các chủ vựa dẫn đến chi phí nguyên vật liệu đội lên cao rất nhiều do bị ép

giá, từ đó các hộ không thể chủ động lựa chọn những loại vật liệu chất lượng cao để

sản xuất dẫn đến chất lượng bánh làm ra chưa cao, đồng thời cũng tác động làm tăng

giá thành sản phẩm.

Page 45: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 36 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

Hình thức thanh toán phổ biến khi mua nguyên liệu của làng nghề là trả gói

đầu chiếm 58,2% và trả nhiều lần là 27,3%. Nguyên nhân là do hầu hết các hộ đều có

khó khăn về vốn đặc biệt là vốn lưu động để mua nguyên liệu quay vòng cho việc sản

xuất nên phải mua chịu nguyên liệu ở các vựa và sau khi bán sản phẩm mới có tiền

trả. Chỉ có 14,5% số hộ là thanh toán nguyên liệu ngay bằng tiền mặt vì nếu mua chụi

giá sẽ cao hơn. Phần đông các hộ làng nghề đều mong muốn sản xuất ra những sản

phẩm chất lượng cao, họ có khả năng làm nhưng không có đủ vốn để mua những loại

nguyên liệu tốt.

Bảng 14: ĐÁNH GIÁ sự BIÈN ĐỘNG NGUỒN NGUYÊN VẬT LIỆU

TRONG TUƠNG LAI

Trong tưomg lai thì có 34,55% số hộ cho rằng nguồn nguyên liệu phục vụ cho

việc sản xuất làng nghề là dồi dào và rất dồi dào, 25,45% số hộ cho rằng nguồn

nguyên liệu khan hiếm và rất khan hiếm, phần đông cho rằng nguồn nguyên liệu đủ

để phục vụ cho việc sản xuất chiếm 40%, đều này hoàn toàn hợp lý bởi lẻ đồng bằng

Nguồn: số liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Mức độ cung ứng Tần số Tỷ lệ %

1 .Rất dồi dào 3 5,45

2.DỒĨ dào 16 29,10

3.Vừa đủ 22 40,00

4.Khan hiếm 13 23,645.Rất khan hiếm 1 1,81

Tổng 55 100,00Nguồn:so liệu điểu tra trực tiếp năm 2012

Page 46: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 37 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệpsông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước nên nguồn nguyên liệu này luôn đủ để

đảm bảo sản xuất cho làng nghề.

4.1.5 Công nghệ sản xuất

Các hộ làng nghề đều áp dụng phương thức làm bánh truyền thống, công cụ

vẫn còn thô sơ lạc hậu, do vậy bánh tráng ở làng nghề không thể cạnh tranh được với

các loại bánh tráng làm từ máy với năng suất và chất lượng khá cao.

4.1.6 Vốn, nguồn vốn, cơ cấu vốn sản xuất

4.1.6.1 Quy mô vốn theo tính chất hộ

Bảng 15: QUY MÔ SẢN XUẤT THEO TÍNH CHẤT Hộ

Đơn vị: 1.000dồng/hộ,lần

Quy mô vốn bình quân của các hộ tham gia vào sản xuất làng nghề là

327.873.670 đồng. Trong đó quy mô vốn bình quân của hộ kiêm là 288.026.310 đồng

còn quy mô vốn bình quân của hộ chuyên là 345.699.670 đồng. Nhìn vào số liệu ta

thấy có sự khác nhau về quy mô vốn bình quân của hộ kiêm và hộ chuyên mà cụ thể

quy mô vốn của hộ chuyên gấp 1,2 lần so với hộ kiêm. Đối với hộ kiêm, do tham gia

sản xuất làng nghề là hoạt động tạo thu nhập chính của họ nên quy mô đầu tư vốn sẽ

cao hơn những hộ kiêm. Đối với hộ kiêm, họ tham gia sản xuất làng nghề nhằm tận

dụng số lao động rãnh rỗi trong gia đình và thời gian nông nhàn để tăng nguồn thu

nên quy mô vốn có phần ít hơn.

Hộ kiêm Hộ chuyên Cả hai nhóm hộ Hộ chuyênSố Trung Số Trung Số Trung hộ kiêm

hộ bình hộ bình hộ bình

17 288.027,31 38 345.699,67 55 327.873,67 1,2Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

Page 47: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 38 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

1.45%

98.55%

4.1.6.2 Cơ cấu sử dụng vốn

Trong cơ cấu sử dụng vốn, vốn lưu động bình quân chiếm tỷ trọng rất cao

98,55% còn vốn cố định bình quân chỉ chiếm một phần rất nhỏ 1,45%. Điều này có

thể được giải thích là do vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản

xuất của làng nghề do nguồn vốn lưu động được các hộ dùng để mua nguyên liệu

phục vụ cho quá trình quay vòng sản xuất cụ thể là mua gạo nên giá trị của nguồn

vốn này rất lớn trong tổng nguồn vốn. Tất cả các hộ đều làm bánh theo phương pháp

truyền thống nên trang thiết bị rất thô sô chủ yếu là mua vĩ để phơi bánh nên giá trị

của nguồn vốn cố định rất nhỏ.

Bảng 16: PHÂN LOẠI VỐN THEO TÍNH CHẤT

Đơn vị: 1.000đồng/hộ,%

n Vốn cố định ■ Vốn lưu động

Hình 7: Cơ cấu nguồn vốn

Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

Bình Vốn cố định Vốn lun động

Số hộ quân Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

55 327.873,67 4.757,27 1,45 323.116,39 98,55

Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

phân loại vốn

Page 48: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 39 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

4.1.6.3 Cơ cấu nguồn vốn lưu động

Bảng 17: cơ CẤU NGUỒN VỐN LUU ĐỘNG

Đơn vị: 1.000đồng/hộ,%Bình Vốn tự có Vốn vay

Số hộ quân Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

55 323.116,39 321.316,39 99,44 1.800 0,56

Trong cơ cấu nguồn vốn lưu động gồm có vốn tự có và vốn vay. vốn tự có

bình quân của hộ tham gia sản xuất làng nghề chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối 99,44%,

vốn vay bình quân chi có 0,56%. Điều này cho thấy các hộ làng nghề chưa được tiếp

cận tốt với nguồn vốn vay.

Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

Page 49: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 40 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp4.1.6.4 Viêc vay vốn của các hộ làng nghề

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong tổng số 55 hộ tham gia sản xuất làng nghề thì

có 19 hộ được vay vốn chiếm 34,54% số hộ và có 8 hộ không muốn vay chiếm

14,55% số hộ. Tuy nhiên lại có tới 28 hộ không vay được chiếm tỷ lệ 50,91% số hộ.

Điều này phản ánh việc tiếp cận nguồn vốn vay của các hộ làng nghề còn gặp nhiều

khó khăn, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của hộ. Nguyên nhân không

vay được phần đông là do các hộ thiếu tài sản thế chấp, một số ít là do vay rồi nên

không thể tái vay được nữa. Nhìn chung địa phương vẫn chưa có nhiều chương trình

hỗ trợ vay vốn và phát triển làng nghề.

Trong 19 hộ vay vốn thì có 12 hộ vay từ ngân hàng chiếm tỷ lệ 63,16% số hộ,

và 7 hộ vay vốn tư nhân chiếm 36,84% số hộ, không có hộ nào vay vốn từ nguồn quỹ

xóa đói giảm nghèo. Do nguồn vốn cần để quay vòng sản xuất lớn, chỉ một số hộ

được ngân hàng hỗ trợ nhưng cũng với một số vốn không nhiều, ngân hàng chỉ cho

họ vay từ 5.000.000 đến 8.000.000. số hộ còn lại phải vay từ bên ngoài với lãi xuất

vay cao để sản xuất gây ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ.

Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

Page 50: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 41 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

4.1.7 Phân tích hiệu quả hoạt động của làng nghề

4.1.7.1 Hiệu quả về mặt tài chính

a. Doanh thu/hộ

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô sản xuất của các hộ làng nghề theo giá trị sản

xuất. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh thu bình quân của các hộ làng nghề là

458.722.640 đồng/hộ. Doanh thu bình quân của hộ chuyên là 503.768.640 đồng/hộ,

còn doanh thu của hộ kiêm là 358.031.590 đồng/hộ. Như vậy có sự khác nhau giữa

quy mô sản xuất của hộ chuyên và hộ kiêm, hộ chuyên có doanh thu bình quân lớn

hơn.

b. Chi phí/hộ

Bảng 18: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÁC Hộ LÀNG NGHÈChỉ tiêu Đon vị Giá trị

1 .Doanh thu /hộ l.OOOđ 458.722,64

2.Chi phí /hộ l.OOOđ 425.300,30

3. Lợi nhuận /hộ l.OOOđ 33.422,34

4.Thu nhập /hộ l.OOOđ 96.520,535.Thu nhập /lao động l.OOOđ 16.854,55

ó.Thu nhập /chi phí Lần 0,24

7.Lợi nhuận /chi phí Lần 0,09

Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

Page 51: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 42 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệpChi phí bình quân của các hộ làng nghề là 425.300.300 đồng/hộ. Trong chi

phí này thì chi phí nguyên liệu chính chiếm tỷ lệ rất lớn cụ thể là chi phí mua gạo

nguyên hoặc gạo say sẵn về tạo bột làm bánh.

c. Lọi nhuận/hộ

Lợi nhuận bình quân của các hộ làng nghề là 33.422.350 đồng/hộ. Chỉ tiêu

này cho thấy đa số các hộ tham gia sản xuất đều có được lợi nhuận, tuy nhiên vẫn có

một ít hộ có chỉ số lợi nhuận âm, nguyên nhân do các hộ tham gia làng nghề đều có

sử dụng lao động nhà nhằm tạo thêm thu nhập cho gia đình có thể nói các hộ đã bỏ

công ra làm lời tức là tận dụng nguồn lao động nhà để tạo thu nhập. Cho nên khi liệt

kê các khoản chi phí thì chi phí lao động ( gồm lao động nhà và lao động thuê) cũng

tính vào dẫn đến một ít hộ có lợi nhuận âm. Vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận trên hộ thường

không quan trọng và ít được sử dụng trong việc phân tích hiệu quả về mặt tài chính

của làng nghề. Do đó chỉ tiêu thu nhập trên hộ thường được sử dụng hơn trong việc

xác định hiệu quả của làng nghề.

d. Thu nhập/hộ

Thu nhập là khoảng doanh thu trừ chi phí sản xuất, trong đó chi phí không

bao gồm chi phí lao động nhà. Thu nhập bình quân của các hộ làng nghề là

96.520.530 đồng/hộ. Trong đó thu nhập của hộ chuyên thì cao hơn hộ kiêm, thu nhập

của hộ chuyên là 114.935.730 đồng/hộ còn thu nhập của hộ kiêm là 55,613,720

đồng/hộ.

e. Thu nhập/chi phí

Tỷ suất này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu

nhập. Tỷ suất thu nhập/chi phí của các hộ làng nghề là 0,24 lần, tức là một đồng chi

phí bỏ ra sẽ thu được 0,24 đồng lợi nhuận. Tỷ suất thu nhập/chi phí của hộ chuyên

cao hơn nhiều so với hộ kiêm, tỷ suất thu nhập/chi phí của hộ chuyên là 0,27 (một

đồng chi phí của hộ chuyên thì thu được 0,27 đồng thu nhập), còn của hộ kiêm là

0,16 (một đồng chi phí của hộ kiêm thu đươc 0,16 đồng thu nhập).

4.1.7.2 Phân tích hiệu quả về mặt xã hội

Thu nhập trên lao động (bao gồm lao động nhà và lao động thuê) là chỉ tiêu

quan trọng để đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của làng nghề. Dựa vào bảng 18, thu

nhập bình quân của lao động làng nghề bánh tráng Thuận Hưng là 16.854.550

đồng/năm. Thu nhập/ lao động của hộ chuyên là 17.305.260 đồng/năm, thu nhập/lao

động của hộ kiêm là 15.847.060 đồng/năm.

Với mức thu nhập/lao động bình quân như trên thì các hộ tham gia sản xuất

Page 52: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 43 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệplàng nghề đã thoát khỏi cảnh nghèo. Ngoài ra việc tham gia hoạt động sản xuất làng

nghề đã góp phần hạn chế việc di cư của lao động đĩa phương, góp phần ổn định an

ninh xã hội. Vì với việc làm đầy đủ, thu nhập đảm bảo, đời sống vật chất được nâng

cao hơn làm cho người lao động nói riêng và người dân nói chung sẽ yên tâm với

hoạt động sản xuất tại quê hương của mình. Hoạt động sản xuất làng nghề còn giúp

tận dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương và góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa

dân tộc.

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN QUY MÔ SẢN XUẤT

CỦA LÀNG NGHÈ

Quy mô sản xuất: được đo lường bởi doanh thu của hộ, không đo lường bằng

số lượng sản phẩm sản xuất vì mỗi hộ làng nghề làm ra những loại bánh khác nhau,

và giá trị cũng khác nhau. Do số lượng sản phẩm không thể phản ánh được quy mô

sản xuất của các hộ sản xuất các sản phẩm có giá trị khác nhau nên số lượng sản

phẩm được quy đổi ra giá trị ( doanh thu) để đo lường quy mô sản xuất của các hộ

trong làng nghề.

4.2.1 Các yếu tế ảnh hưởng đến sự phân biệt quy mô sản xuất của các hộ

làng nghề

Mặc dù xét cả làng nghề đều có doanh thu bình quân cao 458.722.640

đồng/hộ (bảng 18), nhưng trong làng nghề vẫn có hộ có doanh thu cao và hộ có

doanh thu thấp. Những hộ làng nghề có doanh thu lớn hơn doanh thu trung bình thì

thuôc nhóm hộ có doanh thu cao, những hộ có doanh thu nhỏ hơn doanh thu trung

bình thì thuộc nhóm hộ làng nghề có doanh thu thấp.Bảng 19: KÉT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH HÀM PHÂN BIỆT DOANH THUBiến Giải thích Wilk’ Lamda F Sig.

XI Số năm kinh nghiệm 0,533 46,407 0,000X2 Số lao động phổ biến 0,575 39,159 0,000

X3 Số lượng mặt hàng 0,854 9,036 0,004

X4 Vốn cố định 0,869 8,009 0,007

X5 Vốn lưu động 0,477 58,062 0,000

Eigenvalue 1,829

% of Variance 100

Canonical Correlation 0,804

Wilks' Lambda 0,353Giá trip 0,000Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

Page 53: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 44 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệpVới mức ý nghĩa 5%, tất cả 5 biến đều có ý nghĩa phân biệt doanh thu giữa 2

nhóm đó là: số năm kinh nghiệm, số lao động phổ biến, số lượng mặt hàng, vốn cố

định và vốn lưu động. Hệ số xác định bằng 64,64% có nghĩa là có 64,64% các biến

độc lập ảnh hưởng đến sự khác biệt của 2 nhóm doanh thu trong mô hình, còn

35,36% do các nhân tố khác không nghiên cứu trong mô hình.

Bảng 20: HỆ SỐ CHUẨN HÓA CỦA HÀM PHÂN BIỆT DOANH THU

Dựa vào hệ số chuẩn hóa để đánh giá tầm quan trọng của các biến. Như vậy

biến năm kinh nghiệm và vốn lưu động đóng vai trò quan trọng nhất dùng để phân

biệt các nhóm, kế đến là số lao động phổ biến và vốn cố định. Năm kinh nghiệm và

vốn lưu động tạo nên sự khác biệt nhiều nhất vì có nhiều năm kinh nghiệm trong

nghề sẽ có kỷ thuật làm bánh tốt, tạo ra được bánh có chất lượng và nâng suất lao

động cao hon, đồng thời có nhiều vốn sẽ có tiền mua nguyên liệu, quay vòng cho việc

sản xuất, tạo ta doanh thu cao; kế đến là số lượng lao động phổ biến tham gia vào quá

trình sản xuất, những hộ sản xuất có nhiều lao động sản xuất sẽ tạo ra doanh thu cao

hon.

4.2.2 Phân tích các nhân tế ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của làng nghề bánh

tráng Thuận Hưng.

Mô hình hồi quy có dạng như sau:

Yi = ai + bi năm kinh nghiệm + b2 số lao động phổ biến + b3 số lượng mặt

hàng + b4 vốn cố định + bs vốn lưu động

Trong đó, Yi là biến phụ thuộc, đo lường doanh thu.

Yếu tố Hệ số1 .Năm kinh nghiệm 0,6012.SỐ lao động phổ biến 0,298

3.Số lượng mặt hàng 0,049

4.vốn cố định - 0,270

5.Vốn lưu động 0,600Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012

Page 54: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 45 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy Sig F = 0,000 < 0,05. Vậy mô hình hồi

quy có ý nghĩa, có ít nhất một biến độc lập X ảnh hưởng đến biến phụ thuôc Y. Với

yếu tố phóng đại phưomg sai của biến VIF trong mô hình đều nhỏ hon 10, nên ta có

thể kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tiện đa cộng tiến.

Hệ số xác định R2 = 0,763 => cho biết được 76,3% thay đổi của doanh thu sẽ

được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình như năm kinh nghiệm, tính chất hộ, số

lượng mặt hàng, số lao động phổ biến, vốn cố định, vốn lưu động, còn lại 23,7% thay

đổi của doanh thu sẽ được giải thích bởi các yếu tố khác không được nghiên cứu

trong mô hình này.

Từ phân tích trên ta có mô hình hàm hồi quy như sau:

Y = - 59.362,782 + 7.686,740X1 + 35.032,437X2 - 7.553,385X3 - 1,495X4 +

0,656X5

Theo kết quả phân tích có 3 yếu tố trong mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê

ảnh hưởng đến doanh thu của hộ tham gia sản xuất làng nghề: kinh nghiệm, số lao

động phổ biến, vốn lưu động.

Những hộ sản xuất lâu năm thì có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bánh ,

nên hiệu quả sản xuất sẽ cao, cụ thể là có mối thu mua nguyên liệu ổn định hơn, mối

tiêu thụ tốt hơn, quy trình sản xuất tiết kiệm được nhiều nguyên liệu hơn, nên tạo ra

doanh thu cao hơn, cụ thể là khi số năm kinh nghiệm tăng 1 năm ,thì doanh thu của

hộ sẽ tăng thêm 7.686.740 đồng/ năm, điều kiện các yếu tố số lao động phổ biến, số

mặt hàng, vốn cố định, vốn lưu động không thay đổi. Điều này phù họp với kỳ vọng

là số năm kinh nghiệm tăng lên sẽ làm cho doanh thu cao.

Bảng 21: KÉT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH HÀM DOANH THUNhân tế Hệ sốb sig. VIF

Hằng số - 59.362,782“ 0,497

Năm kinh nghiệm 7.686,740* 0,000 1,644

Lao động 35.032,437* 0,038 2,295

Số mặt hàng - 7.553,385“ 0,752 1,599

Vốn cố định - 1,495“ 0,938 1,891

Vốn lưu động 0,656* 0,001 3,411Số mẫu 55

Hệ số xác định R2 0,763

Kiểm định F (sig.) 0,000 F = 31,490Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp năm 2012 Ghi chú: *: ý nghĩa ở mức 5%, m: không có ý nghĩa.

Page 55: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 46 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệpSố lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất sẽ làm tăng doanh thu. Cụ

thể khi số lao động của hộ sản xuất tăng thêm 1 người thì doanh thu bình quân của hộ

sẽ tăng 35.032.437 đồng/năm, trong điều kiện các yếu tố năm kinh nghiệm, số mặt

hàng, vốn cố định, vốn lưu động không thay đổi. Điều này phù họp với kỳ vọng vì số

lượng lao động tham gia nhiều hơn sẽ làm tăng quy mô sản xuất của hộ.

Vốn lưu động của hộ sẽ làm tăng doanh thu bình quân của hộ. Cụ thể khi vốn

lưu động tăng thêm l.OOOđ thì doanh thu bình quân của hộ sẽ tăng thêm 656

đồng/năm trong điều kiện các yếu tố năm kinh nghiệm, số lao động phổ biến, số mặt

hàng, vốn cố định không thay đổi. Điều này phù họp với kỳ vọng vì vốn lưu động

tăng lên sẽ giúp các hộ làng nghề quay vòng sản xuất tạo ra doanh thu cao hơn.CHƯƠNG 5

ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHÈ

5.1 Cơ SỞ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP

Thông qua việc phân tích thực trạng làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, ta rút

ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hôi, đe dọa mà làng nghề gặp phải:

5.1.1 Những điểm mạnh

- Tận dụng được nguồn nguyên liệu ngay tại chỗ, khai thác được nguồn

nguyên liệu sẵn có của địa phương.

- Tận dụng được lao động nhà tham gia vào hoạt động sản xuất làng nghề và

lực lượng lao động phụ ( người già, trẻ em, học sinh). Bên cạnh đó còn giải quyết

việc làm cho lao động địa phương.

- Duy trì được tính truyền thống của làng nghề, nghề được truyền qua nhiều

thế hệ giúp giữ gìn bản sắc văn hóa làng nghề.

- Đối với hộ sản xuất là hộ kiêm thì tham gia vào hoạt động làng nghề giúp

gia tăng thu nhập và tận dụng thời gian nông nhàn.

5.1.2 Những điểm yếu

- Thiết bị sản xuất còn thô sơ, lạc hậu dẫn đến năng suất thấp lao động

thấp.

- Số lượng sản phẩm chưa đáp ứng được với nhu cầu thị trường

- Sản phẩm làng nghề chưa được khai thác phục vụ cho du lịch, phục vụ cho

việc xuất khẩu.

- Các hộ làng nghề thiếu vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến

Page 56: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 47 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệpcông nghệ kỹ thuật.

- Bị động trong việc tìm đầu mối tiêu thụ

- Chưa xây dựng được thương hiệu, hệ thống quảng bá giới thiệu sản

phẩm.

5.1.3 Các cơ hội

- Nhà nước đang đặc biệt khuyến khích phát triển mô hình làng nghề như là

một chủ trương lớn là một giải pháp quan trọng để công nghiệp hóa hiện đại hóa

nông thôn. Hiện nay, khắp cả nước đang triển khai chủ trương “mỗi làng một nghề”

với sự hỗ trợ của chính phủ về đất đai, tín dụng thông tin, khoa học công nghệ, đào

tạo....

- Sự hỗ trợ và chỉ đạo ủy ban nhân dân phường trong việc phát triển làng

nghề ở địa phương nhằm giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm

nghèo.

5.1.4 Các đe dọa

- Sự cạnh tranh của các hàng hóa được sản xuất bằng máy theo quy trình

công nghệ hiện đại.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và giao thông ở các làng nghề còn kém dẫn đến các

làng nghề gặp khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm, nguyên liệu.

- Các hộ sản xuất còn phân tán không có sự liên kết giữa các hộ với nhau.

- Khâu sản xuất và tiêu thụ trong các làng nghề còn thiếu chặt chẽ, không có

sự tham gia giữa các thành phân kinh tế như họp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Sự chồng chéo chức năng, chưa phân chia rõ nhiệm vụ trong việc quản lý

làng nghề giữa các cơ quan ban ngành gây ảnh hưởng đền sự quy hoạch phát triển

làng nghề.Sơ đồ phân tích S.W.O.T

Page 57: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 48 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

việc quản lý làng nghề.

ĐIỂM MANH ÍSÌ

1 .Tận dựng nguồn nguyên

liệu tại chỗ.

2.Tận dụng nguồn lao động

nhà, lao động phụ và giải

quyết việc làm cho lao động

địa phưomg.

3. Nghề được truyền

qua nhiều thề hệ giúp giữ

gìn bản sắc văn hóa làng

quê.

4.Giúp hộ kiêm tăng thu

nhập và tận dụng thời

gian nông nhàn

ĐIỂM YỂU ÍW)

1.Trình độ lao động còn

thấp.

2.Trang thiết bị sản xuất

thô sơ.

3.Số lượng sản phẩm chưa

đáp ứng nhu cầu thị trường.

4.Sản phẩm làng nghề chưa

khai thác phục vụ cho du

lịch, xuất khẩu.

5.Các hộ lành nghề thiếu

vốn đầu tư mở rộng quy mô

sản xuất, cải tiến công nghệ

kỹ thuật.

6. BỊ động trong việc

tìm

đầu mối tiêu thụ, bị các đầu

mối và thương lái ép giá.

7.Chưa xây dựng được

thương hiệu, hệ thống

quảng bá giới thiệu sản

phẩm.

cơ HÔI ÍOl

1 .Nhà nước khuyến khích

phát triển làng nghề.

2. Sự hổ trợ chỉ đạo của

UBND phường trong việc

phát triển làng nghề.

CHIẾN LƯỢC SO

(S1,S2,S3,S4 + Ol, 02)

^ Đẩy mạnh phát triển làng

nghề, xúc tiến thương mại

và phát triển thị trường.

CHIẾN LƯỢC WO

(W1,W2 + 01,02)

^ Đào tạo nguồn nhân

lực.

(W3,W4,W7 + 01,02)

^ Phát triển làng nghề gắn

với du lịch.

Page 58: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 49 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

việc quản lý làng nghề.

5.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHÈ

5.2.1 Đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với xúc tiến thương mại và phát

triển thị trường.

Địa phương nên đầu tư, khuyến khích đầu tư vào làng nghề để tận dụng

hết các lợi thế sẵn có nhằm mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất cho làng

nghề.

Tiến hành tổ chức tham quan, các mô hình làng nghề có triển vọng ở

những địa bàn lân cận để áp dụng một cách sáng tạo phù họp với điều kiện của địa

phương.

Tổ chức các điểm trưng bày và giới thiệu các điểm làng nghề tại các trung

tâm thương mại, các điểm du lịch, các chợ đầu mối tạo diều kiện cho các sản

phẩm của làng nghề xâm nhập vào thị trường.

Page 59: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 50 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

Tổ chức tham gia các cuộc triển lãm trong nước về các sản phẩm làng nghề

kết hợp với việc giới thiệu bản sắc văn hóa đặc trưng của làng nghề từ đó đẩy mạnh

công tác tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm của làng nghề.

Liên kết với các chương trình du lịch thông qua đó quảng bá hình ảnh sản

phẩm của làng nghề nhằm tiếp thị sản phẩm, khảo sát thị trường, nắm bắt thị trường

tìm kiếm đối tác sản xuất kinh doanh.

5.2.2. TỖ chức lại khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

Các hộ làng nghề hiện nay có quy mô sản xuất nhỏ, phân tán và không có sự

liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau. Đầu ra của sản phẩm làng nghề không ổn

định, tiêu thụ chủ yếu cho các đầu mối và thương lái dẫn đến tình trạng bị ép giá.

Do vậy cần tổ chức lại khâu sản xuất và tiêu thụ.Vì vậy cần có sự tham gia của các

thành phần kinh tế như HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Loại hình HTX vẫn còn một số nhược điểm vì vai trò của HTX chỉ phát huy

tốt ở các làng nghề có trình độ phát triển chưa cao và quy mô sản xuất nhỏ.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở làng nghề đây là giải pháp có hiệu

quả, vốn đầu tư ít mà lại giải quyết được nhiều lao động, đồng thời có thể tranh thủ

nhanh được công nghệ hiện đại và thích họp. Các doanh nghiệp này làm đầu mối hổ

trợ đầu vào,đầu ra cho các hộ làng nghề phát triển. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

này được hình thành theo 2 cách: từ các hộ kinh tế gia đình tích tụ và tập trung

thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đây là cách chủ yếu) hoặc lặp mới một số

doanh nghiệp vừa và nhỏ ờ làng nghề bằng cách gọi vốn đầu tư từ những người

sống ở thành thị và các tỉnh khác.

5.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề.

Hiện nay lao động ở làng nghề bánh tráng Thuận Hưng cò trình độ học vấn

còn kém, không có khả năng tiếp cận công nghệ kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Các

lao động chủ yếu làm các sản phẩm theo cách truyền thống . Do vậy sản phẩm làm

ra không đáp ứng được chất lượng số lượng so với nhu cầu thị trường không thể

cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Chính vì thế yêu cầu đào tạo và nâng cao tay

nghề cho lao động trong làng nghề là nhu cầu cần thiết.

Sử dụng các nguồn kinh phí thuộc các chương trình, dự án, đề án quốc gia

và địa phương để hổ trợ kỹ thuật, nâng cao tay nghề, đào tạo và truyền nghề nhằm

khuyến khích người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của làng

nghề. Quan tâm đến làng nghề nhằm giải quyết nguồn lao động tại chỗ, tăng thu

Page 60: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 51 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

nhập, ổn định cuộc sống góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp nông thôn.

5.2.4. Phát triển làng nghề gắn vói du lịch

Vai trò của du lịch làng nghề: phát triển du lịch làng nghề là khai thác các

giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Các sản phẩm do làng nghề làm ra như là một

đối tượng tài nguyên du lịch phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa, tham quan, vui chơi

giải trí. Du lịch làng nghề được quảng bá và thị trường làng nghề được mở rộng sẽ

nâng cao thu nhập cho cư dân làng nghề, mang lại nhiều lợi ít kinh tế cho làng nghề

và địa phương.

Thực trạng hiện nay là chủng loại, mẫu mã sản phẩm làng nghề còn quá đơn

điệu, chậm đổi mới, đây là nhược điểm chủ yếu dẫn đến hàng hóa thiếu sức cạnh

tranh không thu hút được sự chú ý của khách hàng, khó tiêu thụ ngay trên thị trường

trong nước cũng như đối với khách du lịch. Do đó trong thời gian tới việc phát triển

làng nghề kết họp với du lịch là một hướng phát triển có khả năng hiệu quả cao góp

phần tăng lượng du khách dến với làng nghề cũng như nâng cao thu nhập cho các

hộ. Một số việc làm cụ thể:

- Chính quyền địa phương cần xây dựng, quy hoạch kế hoạch phát triển làng

nghề gắn với các tuyến du lịch.

- Chỉ đạo phối họp với công ty du lịch tổ chức các tour tham quan làng

nghề, dần dần đưa các điểm du lịch tham quan làng nghề vào các tour du lịch nhiều

hơn.

- Hỗ trợ đầu tư cho các làng nghề về trang thiết bị sản xuất, nâng cao chất

lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm phục vụ du lịch.

- Ở các làng nghề thì chọn các hộ có kỹ thuật sản xuất tốt và truyền thống,

có mặt bằng sản xuất giới thiệu cho du khách coi đó là điểm thu hút du khách .Đe

tạo hứng cho du khách thì trong làng nghề cần có một điểm sản xuất tập trung, trình

diễn các công đoạn cơ bản của quá trình sản xuất để du khách xem và tham gia thử

vào quá trình đó.

- Cơ sở hạ tầng làng nghề và các tuyến đường đến làng nghề cần được nâng

cao tạo tuyến đường du lịch.

5.2.5 Hỗ trợ về vốn và tín dụng cho làng nghề.

Trong hoạt động sản xuất làng nghề thì nguồn vốn có vai trò rất quan trọng,

đặc biệt là vốn lưu động. Hiện nay có 50,91% số hộ muốn vay vốn từ ngân hàng với

Page 61: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 52 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

lãi suất thấp nhưng không vay được. Nguyên nhân là do các hộ không có tài sản thế

chấp, không được bảo lãnh, không được sự hỗ trợ của nhà nước. Việc thiếu vốn lưu

động dẫn đến các hộ không có tiền mua nguyên liệu, quay vòng việc sản xuất nên

các hộ làng nghề phải đi vay tư nhân với lãi suất cao. Việc vay tư nhân với lãi suất

cao làm ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ làng nghề. Vì vậy trong thời gian tới

cần phải có nhiều chính sách hỗ trợ giúp đỡ các hộ làng nghề về vốn, mà cụ thể là:

Mở rộng việc vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển nhà nước đối với các dự án

phát triển làng nghề. Từ nguồn phí sự nghiệp kinh tế của Trung ương thuộc chương

trình khuyến công quốc gia và của địa phương thông qua các chương trình, dự án,

đề án để hỗ trợ làng nghề địa phương. Khuyến khích đóng góp vốn của cộng đồng,

các tổ chức, các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển làng nghề tại địa phương.

Các ban ngành địa phương cần hỗ trợ, bảo lãnh cho các hộ làng nghề vay

vốn ngân hàng với lãi suất thâp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ làng nghề tiếp

cận dễ dàng với các nguồn vốn tính dụng ưu đãi của nhà nước, các hình thức cho

vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, tái bảo lãnh đầu tư.

Địa phương cần đẩy mạnh việc xây dựng và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín

dụng trên cơ sở đổi mới về mô hình, cơ chế hình thành và hoạt động của quỹ này,

đồng thời khai thác các loại quỹ tín dụng khác trong địa phương.

5.2.6. Phát triển kết cấu hạ tầng, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật,

đỗi mới thiết bị công nghệ.

Trong phát triển kết cấu hạ tầng, kỹ thuật nhằm thực hiện chương trình công

nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn của phường cần chú trọng tới việc phục vụ cho

làng nghề truyền thống lấy phát triển làng nghề truyền thống là một trong những

định hướng phát triển kết cấu hạ tầng, kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của làng nghề. Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ

chức, cá nhân tiếp cận chủ trương, chính sách của Nhà nước về đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng làng nghề.

Các công trình cơ sở hạ tầng được ưu tiên phát triển ở làng nghề bao gồm hệ

thống giao thông trong khu vực làng nghề và các đường dẫn đến các trục giao thông

chính phát triển mạnh lưới thông tin liên lạc.

Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện giới thiệu các phương thức kỹ

thuật sản xuất mới cho các hộ làng nghề nhằm tạo điều kiện cho các hộ làng nghề

bước đầu tiếp xúc và làm quen với các kỹ thuật sản xuất mới.

Page 62: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 53 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KÉT LUẬN

Làng nghề bánh tráng Thuận Hung đóng vai trò quan trọng trong việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa,

làm cho tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tỷ trọng các ngành

công nghiệp dịch vụ ngày càng tăng lên. trong thời gian qua đã góp phần tạo công

ăn việc làm cho các hộ lao động lúc nông nhàn, giải quyết được việc làm cho số

lượng lao động nhàn rỗi, đóng vai trò rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Phát triền vững chắc làng nghề là con đường đúng đắn để nâng cao đời sống của

người dân theo hướng “ly nông bất ly hương”, hạn chế di dân tự do vào thành phố

lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua các hộ sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn

trong hoạt động sản xuất làng nghề.

Các hộ sản xuất còn mang tính chất nhỏ lẽ, tự phát, thiếu tập trung, đầu ra

cho sản phẩm không ổn định, tiêu dùng chủ yếu cho các vựa và thương lái dẫn đến

tình trạng bị ép giá.

Việc thu mua nguyên liệu cũng phần đông từ các thương lái tạo nên tình

trạng bị động trong sản xuất, cả đầu vào và đầu ra đều phụ thuộc vào thương lái, bị

thương lái quyết định giá.

Cách thức, công cụ sản xuất theo lối truyền thống, lạc hậu, dẫn đến nâng

suất tạo ra sản phẩm thấp, không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trình độ học

vấn thấp dẫn đến không có khả năng tiếp cận những kỷ thuật mới, cũng như những

thông tin trên thị trường.

Khó khăn lớn nhất mà làng nghề gặp phải là không đủ vốn phục vụ cho

hoạt động sản xuất. Hiện nay có 50,91% số hộ có nhu cầu vay vốn ngân hàng với

lãi suất thấp nhưng không vay được. Việc thiếu vốn dẫn đến các hộ làng nghề

không đủ tiền mua nguyên liệu, quay vòng việc sản xuất nên phải vay tư nhân với

lãi suất cao làm giảm thu thu nhập của các hộ.

Do đó trong thời gian tới các ban ngành địa phương cần đưa ra nhiều giải

pháp và chính sách nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống tại đây. Đây

là một vấn đề cấp bách cần được thực hiện và phối hợp của nhiều bên nhằm góp

Page 63: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 54 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

phần bảo tồn bản sắc văn hóa của làng nghề. Trong đó phát triển làng nghề với du

lịch là một hướng phát triển có khả năng, hiệu quả nhằm nâng cao cuộc sống của

các hộ làng nghề.

6.2 KIÉN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đối vói chính quyền địa phương

- Quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề nhằm phát triển kinh tế xã hội

ở địa phương.

- Hỗ trợ các hoạt động tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề, hỗ trợ giới

thiệu sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ trong nước.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho việc phát triển làng nghề.

- Hỗ trợ, bảo lãnh sản xuất làng nghề khi vay vốn khi có nhu cầu mua

nguyên liệu đầu tư trang thiết bị sản xuất.

- Tiến hành xây dựng thương hiệu cho làng nghề.

6.2.2 Kiến nghị đối vói các cơ quan ban ngành

- Tăng cường hỗ trợ thông tin để quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề,

cung cấp cho làng nghề thông tin về giá cả thị trường và các vấn đề liên quan đến

tiêu thụ sản phẩm.

- Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các làng nghề về vốn và các thiết bị sản

xuất khi cần thiết.

- Tăng cường xây dựng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, quảng

bá sản phẩm.

6.2.3 Kiến nghị đối vói hộ sản xuất làng nghề

- Từng bước tìm hiểu, áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới, đưa các máy

móc thiết bị vào sản xuất.

- Khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những hộ

làng nghề lớn.

- Chủ động học hỏi phương pháp, kinh nghiệm sản xuất để nâng cao tay

nghề.

- Chủ động tổ chức các điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm của làng

nghề tại các trung tâm thương mại, điểm du lịch........

Page 64: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG 55 SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Huỳnh Thanh Hùng

(2011). “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt chiếu Định

Yên-Đồng Tháp”. Tạp chí khoa học số 20a 210-219, Trường Đại Học cần Thơ.

2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS”, nhà xuất bản thống kê.

3. Mai Văn Nam (2006). “Kinh tế lượng”, nhà xuất bản thống kê.

4. Mai Văn Nam (2008). “Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế”, nhà

xuất bản Văn hóa thông tin.

5. Mai Văn Nam, Đinh Công Thành (2011). “Hiệu quả sản xuất kinh

doanh của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu”. Tạp chí khoa học số 18a 298-306,

Trường Đại Học cần Thơ.

Page 65: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HÔNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

StatisticsQ7 Tinhchatho

N Valid 55

Missing 0

Phụ lục 1

Tỷ lệ hộ chuyên và hộ kiêm

Phụ lục 2Mức độ dồi dào của nguồn lao động

FrequenciesStatistics

Q13Mucdold

N Valid 55

Missing 0Q13Mucdold

Frequency Percent Valid PercentCumulative

Percent

Valid 1 2 3.6 3.6 3.6

2 11 20.0 20.0 23.6

3 20 36.4 36.4 60.0

4 19 34.5 34.5 94.5

5 3 5.5 5.5 100.0

Total 55 100.0 100.0

Page 66: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HÔNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Phụ lục 3Kiểm định sự khác biệt doanh thu trung bình giữa hộ chuyên và hộ kiêm T-Test

Independent Samples Test

Group Statistics

Q7TinhChat Std.

ho N Mean Deviation Std. Error Mean

Q34doanhthu 1 38 503768.64156762.861 25430.294

2 17 358031.59124060.486 30089.087

Levene's Test for

Equality ofVariances t-test for Equality of Means

95% Confidence

Sig. Interval of the

(2-tailed)

Mean Std. Error Difference

F Sig. t df Difference Difference Lower Upper

Q34 Equal232152.43

Doanh variances 4.255 .044 3.383 53 .001 145737.049

43083.913 59321.662thu assumed

Equal225454.81

variances 3.699 38.522 .001 145737.049

39396.104 66019.2808not assumed

Page 67: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

GV: PHẠM LÊ HÔNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Luận văn tốt nghiệp

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Q36Quymovon 55 104395 598204 327873.67 111960.248

Valid N (listwise) 55

Phụ lục 4

Quy mô vốn trung bình của làng nghềDescriptive Statistics

Quy mô vốn của hộ chuyên và hộ kiêm

Group Statistics

Q7Tinhchatho N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Q36Quymo 1 38 345699.67 115252.773 18696.469

von 2 17 288027.31 95639.366 23195.953

Page 68: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Phụ lục 5

Mô hình hồi quyRegression

a. All requested variables entered.

b. Dependent Variable: Q34doanhthu

a. Predictors: (Constant), Q29VonLd, Q16Soluongmh, Q5 kinhnghiem,

Q28VonCd, Qll.lTongpb

b. Dependent Variable: Q34doanhthu

a. Predictors: (Constant), Q29VonLd, QlöSoluongmh, Q5 kinhnghiem, Q28VonCd, Qll.lTongpb

b. Dependent Variable: Q34doanhthu

Variables Entered/Removedb

Model Variables EnteredVariablesRemoved Method

1Q29VonLd,

QlöSoluongmh,

Q5 kinhnghiem,

Q28VonCd,

Qll.lTongpba

Enter

Model Summary1*

Mode1 R

RSquare

Adjusted

R

Square

Std. Eưor

of the

Estimate

Change Statistics

Durbin-Watson

R Square

Change F Change dfl df2

Sig. F

Change

1 ■873a .763 .738 82495.310 .763 31.490 5 49 .000 1.857

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 1.072E12 5 2.143E11 31.490 .000a

Residual 3.335E11 49 6.805E9

Total 1.405E12 54

Residuals Statistics*

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 2.30E5 7.97E5 4.59E5 140864.580 55

Residual -1.119E5 2.757E5 .000 78583.329 55

Std. Predicted Value -1.626 2.398 .000 1.000 55

Std. Residual -1.356 3.342 .000 .953 55a. Dependent Variable: Q34doanhthu

Page 69: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Discriminant

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HÔNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Phy lyc 6

Phân tích phân biệtAnalysis Case Processing Summary

Unweighted Cases N Percent

Valid 55 100.0

Excluded Missing or out-of-range group

codes0 .0

At least one missingdiscriminating variable

0 .0

Both missing or out-of-range group codes and at least one missing discriminatingvariable

0 .0

Total 0 .0Total 55 100.0

Group Statistics

Valid N (listwise)

doanhthumoi Mean Std. Deviation Unweighted Weighted

0 Q5 kinhnghiem 15.46 5.232 28 28.000Qll.lTongpb 4.36 .731 28 28.000

Q16Soluongmh 2.18 .612 28 28.000

Q28VonCd 4474.64 787.201 28 28.000

Q29VonLd 2.45E5 62159.357 28 28.000

1 Q5 kinhnghiem 25.33 5.512 27 27.000

Qll.lTongpb 5.67 .877 27 27.000

Q16Soluongmh 2.63 .492 27 27.000

Q28VonCd 5050.37 718.414 27 27.000

Q29VonLd 4.04E5 91138.242 27 27.000

Total Q5 kinhnghiem 20.31 7.287 55 55.000

Qll.lTongpb 5.00 1.036 55 55.000

Q16Soluongmh 2.40 .596 55 55.000

Q28VonCd 4757.27 801.696 55 55.000

Q29VonLd 3.23E5 111484.498 55 55.000

Page 70: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Analysis

Summary of Canonical Discriminant Functions

Pooled within-groups correlations between discriminating variables and standardized canonical discriminant functions Variables ordered by absolute size of correlation within function.

Tests of Equality of Group Means

Wilks' Lambda F dfl d£2 Sig.

Q5 kinhnghiem .533 46.407 1 53 .000

Qll.lTongpb .594 36.286 1 53 .000

Q16Soluongmh .854 9.036 1 53 .004

Q28VonCd .869 8.009 1 53 .007

Q29VonLd .477 58.062 1 53 .000

Eigenvalues

Function Eigenvalue % of Variance Cumulative %

CanonicalCorrelation

1 1.829a

100.0 100.0 .804

a. First 1 canonical discriminant functions were used in the analysis.

Wilks' Lambda

Test of

Functio

n(s) Wilks' Lambda Chi-square df Sig.

1 .353 52.518 5 .000

Standardized Canonical

Discriminant Function Coefficients

Function

1

Q5 kinhnghiem .601Qll.lTongpb .298

Q16Soluongmh .049

Q28VonCd -.270

Q29VonLd .600

Page 71: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HÔNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

ClassificationPrior Probabilities for Groups

doanhthumoi Prior

Cases Used in Analysis

Unweighted Weighted

0 .500 28 28.0001 .500 27 27.000

Total 1.000 55 55.000

Classification Function Coefficients

doanhthumoi

0 1

Q5 kinhnghiem .282 .579

Qll.lTongpb 7.426 8.407

Q16Soluongmh 1.071 1.307

Q28VonCd .008 .007Q29VonLd -4.613E-5 -2.563E-5

(Constant) -32.181 -45.856Fisher's linear discriminant functions

Page 72: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Số thứ tự:Tên chủ hộ:Giới tính: 0. Nữ □ 1. Nam □Tuổi:

Tên phỏng vấn viên:Ngày phỏng vấn:

Trinh độ học vấn:1. Mù chữ 2. Tiểu học 3. Trung h< ?c cơ sở 4. Trung học phổ thông

B. Phần nội dung l.Thông tin về làng nghề:Ql: Anh/chị tham gia vào nghề làm bánh tráng từ khi nào ?....................(năm)

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

#BẢNG CÂU HỎI

, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KINH TÉ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

(/ ' \\BẢNG CẤU HỎI PHẤN TÍCH HIỆU QUẢ SẨN XUẤT KINH DOANH

LÂNG NGHỀ BẢNH TRẢNG THUẬN HƯNG

Kính chào anh/chị! Tôi là sinh viên năm cuối khoa Kinh Te - Quản trị kinh doanh trường đại học cần Thơ. Đây là cuộc điều tra về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, kết quả của cuộc điều tra này sẽ là cơ sở để thực hiện đề án tốt nghiệp thông qua đó đưa ra những giải pháp mang tính khoa học nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển làng nghề. Vì vậy, sự tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây của anh chị sẽ rất có ý nghĩa và thật có giá trị với tôi. Xin chân thành cảm ơn!A. Phần kiểm soát

Q2: Anh/chị vui lòng cho biết lý do chọn tham gia ngành nghề này? (nhiều lựa chọn)□ 1. Mang tính chất truyền thống của gia đình

□ 2. Qua hoc hỏi kinh nghiệm ở nơi khác, người khác□ 3. Lợi nhuận cao□ 4. Dễ làm□ 5. Tận dụng thời gian rãnh□ 6. Không còn nghề khác

Q3. Anh/chị vui lòng cho biết thu nhập hàng năm bao gồm:□ 1. Chỉ duy nhất từ kinh doanh làng nghề□ 2. Từ kinh doanh làng nghề và các hoạt động khác

Q4. Anh chị vui lòng cho biết cơ cấu thu nhập trong tổng thu nhập của anh

Page 73: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

chị: (%)1 .Từ làng nghề....................... 2.Trồng trọt...............................................3.Chăn nuôi............................. 3.Thủy sản.................................................3. Lao động và thu nhập của làng nghề:Q5. Anh/chị vui lòng cho biết trong quá trình sản xuất có thuê,mướn lao động không?□ ÌĨCÓ □ 2. Không

Page 74: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Q6. Số lượng lao động tham jjjia vào quá trình sản xuất ử cơ sử của Ạnh/chị:

Chỉ tiêu Thời điểm cao nhất (người)

Thời điểm thấp nhất (ngươi)

Phổ biến nhất (người)

Tổng lao độngLao động nhàLao động thuêQ7. Thời gian làm việc trung bình của mõi lao động trong một ngày và trong một tháng?Q7.Ị. Thòi gian lao động mỗi gịờ/ngày___________ T _____________Nhiều nhất (giờ/ngày) ít nhất (giờ/ngày) Phố biến nhất (giờ/ngày)

Q7.2. Thòi gian lao động mỗi n^ày/thángNhiều nhất (ngày/tháng) ít nhất (ngày/tháng) Phổ biến nhất (ngày/tháng)

Q8. Thụ nhập của lao động thuê mướn tại cơ sử của anh/chị?Cao nhất (đồng) Thấp nhất (đồng) Phổ biến nhất (đồng)

Q9. Theo anh chị thì tương lai yêu cầu về chất lượng lao động tại cơ sở như thế nào?□ 1. Cần được nâng cao tay nghề□ 2 . Không cần thiếtQ10.Anh/chị đánh giá như thế nào về mức độ dồi dào của nguồn lao động tạichẫ□1. Rất cao D2. Cao D3. Trưng bình □4.Thấp □ 5. Rất thấp3. Thông tin về sản phẩm và tiêu thụ»__1 # 1 •____• li____liíx 1.4 _ r _ ____1 X_____ 1 /__1 __7____7.____w___i\-4 -4

Đơn vị Tên sản phẩm1 2 3 4

Sản lượngGiá bán trưng

bìnhDoanh thu

Tống doanh số

Q12. Theo Anh/chị mức độ đáp ứng chất lượng và số lượng sản phẩm của cơ sử hiện tại sao vái nhu cầu thị trường như thế nào? ____________ _

Rất cao Cao Trưng bình Thấp Rất thấpChất lượngSố lượngQ13. Anh/chi vui lòng cho biết hình thức tiêu thụ sản phẩm của làng nghề?□ 1. Bán tại chỗ □ 2. Chở đi bán ở noi khác □ 3. Cả haiQ14. Nếu bán tại chẫ Anh/chị bán theo hình thức nào?( nhiều lựa chọn)□ 1. Bán cho thương lái □ 2. Bán cho khách du lịch □ 3 Bán cho vựa□ 4 Bán cho HTX

Page 75: Phân tích hiệu quả sản xuất kính doanh làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - cần Thơ

Rất thuận lợi ' Thuận lợi Bình

thườngKhông thuận

lợiRất không thuận lợi

Bán tại chỗ i 2 3 4 5Chở đi bán 1 2 3 4 5

Luận văn tốt nghiệp

GV: PHẠM LÊ HỒNG NHUNG SV: NGUYỄN ĐỨC PHÚ

Q15.: Anh/chị vui lòng cho biết nguyên nhân nào quyết định bán sản phẩm tại chẫ trong các nguyên nhân sau? (nhiều lựa chọn)□ 1. Thuận tiện □ 2. Không tốn nhiều thời gO 3. Hợp đồngtrước□ 4. Thiếu phương tiện vận chuyểnQ16. Hình thức chở đi noi khác bán?( nhiều lựa chọn)□ 1. Tiêu thụ trong tỉnh □ 2. Tiêu thụ ngoài tỉnh □ 3. Xuất khẩu Q17. Lý do anh/chị chở đi bán ở địa phương khác? (nhiều lựa chọn)

□ 1. Không có KH tại chỗn 2. Giá cao hơn □ 3. KH tại chỗ épgiá□ 4. KH tại chỗ không ổ định □ 5. Khác.........Q18. Anh/chị đánh giá như thế nào về việc tiêu thụ sản phẩm hiện nay của mình4. Nguồn nguyên liệu Q19. Anh/chị vui lòng cho biết nguồn nguyên liệu sản xuất của làng nghề?□ 1 .Trong làng (ấp,xã) □ 2. Trong huyện □ 3. Trong tỉnhQ20. Anh/chị vui lòng cho biết phương thức cung cấp nguyên liệu sản xuất của làng nghề?

□ 1 .Của hộ D2. Qua các vựa Q3. Đi thu gomQ21. Hình thức thanh toán khi mua NVL chính trong năm 2011?

□ 1. Tiền mặt D2. Trả nhiều lần D3. Trả gói đầu

□1. Không có nguồn nguyên liệu tại chõ cu 2. Giá cao□3.Thường bị ép giá cu 4. Phân phối không thông suốt□5.Khác..T...........7

Rất dồi dào Dồi dào Vừa đủ Khanhiếm

Rất khan hiếm

Nguôn nguyên liệu 1 2 3 4 5

Đơn vị Tên sản phẩm Tổng CP1........ 2... ... 3.......... 4

Tổng chi phí ( có thể tính trung bình tháng)NVL chínhLao động+Gia đình+Thuê

Lãy vayKhấu hao

Vậnchuyển

Khác____Tổng