phẦn 3: bÀn luẬnthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/vanlang_tv/2258/17... · 2020. 1....

25
n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI NHÌN LẠC QUAN VỀ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG HAY DESIGN VIỆT NAM QUA 20 NĂM @ ThS. Trần Văn Bình 1 1 ThS, trường Đại học Kiến trúc Tp.Hồ Chí Minh. Tóm tắt: Tham luận nêu một cái nhìn khác về hướng phát triển của design Việt Nam với khái niệm Design (hay Mỹ thuật ứng dụng) nhằm góp phần phát triển nền design nước nhà, qua đó thể hiện rõ nét hơn bản sắc Việt trong mối quan hệ với bản sắc design quốc tế. Tính bất biến hay tiếp biến của bản sắc Việt là tương đối trong thời đại văn hóa đại chúng, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX. Sự đa dạng của ngôn ngữ hình thức hay phong cách sản phẩm/tác phẩm ứng dụng là một đặc điểm của thực tiễn văn minh, có

Upload: others

Post on 28-Mar-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 318

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 318

PHẦN 3:BÀN LUẬN

CÁI NHÌN LẠC QUAN VỀ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG HAY DESIGN VIỆT NAM QUA 20 NĂM

@ ThS. Trần Văn Bình 1

1 ThS, trường Đại học Kiến trúc Tp.Hồ Chí Minh.

Tóm tắt:

Tham luận nêu một cái nhìn khác về hướng phát triển của design Việt Nam với khái niệm Design (hay Mỹ thuật ứng dụng) nhằm góp phần phát triển nền design nước nhà, qua đó thể hiện rõ nét hơn bản sắc Việt trong mối quan hệ với bản sắc design quốc tế. Tính bất biến hay tiếp biến của bản sắc Việt là tương đối trong thời đại văn hóa đại chúng, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX. Sự đa dạng của ngôn ngữ hình thức hay phong cách sản phẩm/tác phẩm ứng dụng là một đặc điểm của thực tiễn văn minh, có

Page 2: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 319 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 319 n

quan hệ khăng khít trong hệ quy chiếu thiết kế - sản xuất - tiêu dùng. Nếu chỉ đánh giá thực trạng MTƯD thông qua thủ công mỹ nghệ và quảng cáo thì thật phiến diện, đơn tuyến. Theo quan điểm của người viết thành tựu 20 năm qua của design Việt Nam qua nghiên cứu khái niệm, loại hình và đặc điểm của MTƯD/design, cho ta cái nhìn lạc quan. Bắt đầu từ ngày 08.01.1993, khi trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh bắt đầu mở ngành và đào tạo MTCN, người viết may mắn là một trong những người tham gia vào quá trình thành lập và xây dựng Bộ môn MTCN đầu tiên đó. Đến nay, MTƯD đã có một bước tiến đáng kể. Sơ kết một chặng đường 20 năm khởi đầu và hy vọng 20 năm tới Vietnamese Design và Made in Vietnam là một thương hiệu.

Từ khóa và viết tắt:

Design, Mỹ thuật công nghiệp (MTCN), Mỹ thuật ứng dụng (MTƯD), Mỹ thuật trang trí (MTTT), Văn hóa đại chúng (VHĐC), Thiết kế - Sản xuất - Tiêu dùng (TK-SX-TD), Đồ họa (ĐH), Nội thất (NT), Tạo dáng sản phẩm (TDSP), Thời trang (TT), Văn hóa (VH), Văn minh (VM), Phong cách (PC), Bản sắc Việt (BSV), Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), Việt Nam (VN), Nhà xuất bản (NXB).

Mở đầu

Kế hoạch Hội thảo Khoa học “MTƯD trên đường tìm về bản sắc Việt” do Hội Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh và trường ĐH Văn Lang tổ chức nhằm trình bày thực trạng và nhu cầu của nền MTƯD Việt Nam. Ban tổ chức nêu vấn đề “thực trạng có thể nói là đáng buồn” của các “sản phẩm MTƯD như hàng thủ công mỹ nghệ” do đa phần sử dụng các motif trang trí “lấy từ các điển tích Trung Hoa, các nhân vật dã sử, lịch sử Trung Hoa” và bao bì sản phẩm, quảng cáo, sách báo, lịch “bị ảnh hưởng ngoại lai của các nước phương Tây, Hàn Quốc, Nhật Bản…” trong khi đó VN “không thiếu những truyền thuyết, điển tích hào hùng và đẹp đẽ” cùng các nhân vật lịch sử anh hùng và danh tướng…

Hội thảo mong muốn “cùng bàn một hướng đi mới – trước mắt là cho các sản phẩm MTƯD nói chung và thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói riêng, từ đó sẽ tiếp tục hành trình tìm về bản sắc Việt trong nhiều lĩnh vực khác.”

Page 3: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 320

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 320

Người viết may mắn được dự Hội thảo Khoa học “Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc” lần 1 tổ chức tại 19 Hàng Buồm, Hà Nội năm 1986, được nghe nhiều tham luận của các văn nghệ sĩ tên tuổi hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu và sáng tác mỹ thuật, MTCN, thủ công mỹ nghệ như Lê Quốc Lộc (đã mất), Lê Thanh Đức (đã mất), Nguyễn Quân, Thẩm Đức Tụ, Trần Ngọc Canh, Lê Thanh, Ngô Bá Quang, Lê Huy Văn, Trần Hay, Phạm Đắc Hiển, Nguyễn Yêm, Hoàng Dũng… Trường Cao đẳng MTCN Hà Nội nâng lên bậc đại học năm 1984, xu thế lạc quan và tin tưởng vào tương lai MTƯD đã hình thành và kỳ vọng phát triển theo hướng design rất rõ ràng. Người viết sau hội thảo đó cũng viết một bài (đăng trên báo Người Hà Nội, 1986) nhan đề MTƯD và đồ gỗ, nhân dịp triển lãm MTCN cùng kỳ hội thảo. Bài viết dài trọn 1 trang báo, ca ngợi những mẫu đồ gỗ và NT khởi đầu giai đoạn mở cửa ở Hà Nội năm 1986, đặc biệt là salon khung gỗ sơn mài truyền thống, nệm rời bọc lụa tơ tằm Hà Đông do Lê Thanh và Phạm Đắc Hiển thiết kế cho phòng khách Chính phủ. Các sản phẩm này không chỉ đậm bản sắc Việt (sơn mài, lụa tơ tằm…) mà còn có cấu trúc kết cấu tốt, có thể xếp gọn cất trong thùng carton nhỏ gọn, mang tới nơi mới lắp ráp, sử dụng.

Tại hội thảo, khái niệm MTƯD được luận bàn trong sự phân biệt với MTCN. MTCN là một loại hình trong hệ thống phân loại của MTƯD.

Năm 2002, tại khu du lịch Văn Thánh, Tp.HCM, người viết lại may mắn được dự Hội thảo “MTƯD toàn quốc” lần 2, được tổ chức bởi Viện Mỹ thuật thuộc trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) và trường Cao đẳng MTTT Đồng Nai.

Vấn đề tên gọi và khái niệm MTƯD lại được đề cập đến trong các tham luận khoa học sau 16 năm kể từ Hội thảo “MTƯD toàn quốc” lần 1. Cơ sở lý luận MTƯD có vẻ chưa bám sát thực tiễn và chưa xuất phát từ thực tiễn hoặc thiếu so sánh đối chiếu với chuẩn lý thế giới, do đó phải xem xét lại. Bắt đầu có ý kiến hãy sử dụng từ nguyên design cho hoạt động MTƯD ở Việt Nam để hiểu đúng và toàn diện, đặc biệt các tham luận của các người thiết kế trẻ mới được đào tạo ở trong và ngoài nước về cho thấy xu thế rõ ràng về sự hội nhập và tác động của thiết kế mỹ thuật đa phương tiện.

Trong tham luận này, người viết hệ thống hóa cơ sở lý luận thuật ngữ design để qua đó, đánh giá đúng thực trạng design/MTUD VN và thử tìm

Page 4: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 321 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 321 n

đường cho bản sắc Việt trong bối cảnh toàn cầu, và văn hóa đại chúng lệ thuộc truyền thông ngày nay.

1. Design

1.1. Khái niệm design

Thuật ngữ “design” (tiếng Anh) lần đầu xuất hiện trong từ điển Đại học Oxford năm 1588, tiền thân từ tiếng Latin Disegno, do Giorgio Vasari viết trong sách “Cuộc đời của những Kiến trúc sư, Họa sĩ, Điêu khắc gia nổi tiếng Italia” (Vite de’ più eccellenti architetti, pittori, et scultori Italiani). Năm 1550, thời Phục hưng, Giorgio Vasari là người đưa ra quan niệm rằng Disegno là cha đẻ của Hội họa, Điêu khắc và Kiến trúc (Disegno – Father of the three arts: painting, sculpture, architecture).

Thời Phục hưng xếp 6 loại hình nghệ thuật gồm: 1. Văn chương, Thơ, Ca; 2. Múa; 3. Nhạc; 4. Hội họa; 5. Điêu khắc; 6. Kiến trúc. Thủ công mỹ nghệ, MTTT không có tên trong danh sách các loại hình nghệ thuật. Thế kỷ XX có thêm Điện ảnh là Nghệ thuật thứ 7. Nghệ thuật thứ 8 là phân loại của Nguyễn Hồng Hưng trong cuốn Nguyên lý Design thị giác (Nguyễn Hồng Hưng, NXB ĐH Quốc gia Tp.HCM, 2012).

Định nghĩa Design tiếng Anh hay Disegno tiếng Latin đều nhấn mạnh ý tưởng sáng tạo hình thức cho một tác phẩm, một sản phẩm, một công trình hay một mục tiêu xác định dự kiến thực hiện và ý tưởng sáng tạo đó biểu hiện qua bản vẽ, phác thảo, thiết kế hay bản kế hoạch. (Design: - a plan or scheme devised by a person for something that is to be realized; - a first graphic draft of a work of art, or - an object of the applied arts, which is to be binding for the execution of a work).

Theo Wikipedia: “Design is the creation of a plan or convention for the construction of an object or a system (as in architectural blueprints, engineering drawings, business processes, circuit diagramsand sewing patterns). Design has different connotations in different fields (see design disciplines below)”. (Tạm dịch: Design là lập một kế hoạch hay bản vẽ quy ước đối với kết cấu của một vật thể hay một hệ thống (như trong thiết kế chi tiết kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật, những quy trình kinh doanh, sơ đồ họa tiết may). Design có nhiều nghĩa khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau...).

Page 5: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 322

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 322

Design là giải pháp của thiết kế và trang trí nhằm sáng tạo một hình thức hấp dẫn phù hợp công năng, mục đích sử dụng cho một sản phẩm hay một tác phẩm. Ngôn ngữ của design là ngôn ngữ tạo hình hữu hình: bản vẽ phác thảo, bản vẽ thiết kế (hình ảnh 3D và cấu tạo kỹ thuật 2D). Giải pháp thiết kế hay ngôn ngữ thiết kế là ngôn ngữ hình dáng, vật liệu, màu sắc. Hình thức hay ngôn ngữ hình thức của sản phẩm/tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật (được gọi tên) hay phong cách bản sắc văn hóa, dân tộc, vùng miền, tín ngưỡng, tôn giáo… điều đó lý giải sự đa dạng phong phú và khác biệt về hình thức của thế giới vật chất con người tạo ra.

Thuật ngữ design thường bị xem như không rõ ràng khi được ứng dụng trong những ngữ cảnh hay thay đổi.

“Ranh giới giữa design và nghệ thuật (art) là rất mỏng manh, không rõ ràng và người ta xếp chung cả hai Nghệ thuật ứng dụng. Design ngày nay được hiểu một cách rộng rãi là nghệ thuật ứng dụng (Applied Arts) khởi đầu bởi Raymond Loewy, nhà thiết kế công nghiệp vĩ đại nhất thế kỷ XX của Mỹ; và được dạy trong các trường Bauhaus (1919-1933) và Trường Tạo dáng Ulm (1955-1968) của Đức trong thế kỷ trước”1.

“Cụm từ design ở Việt Nam có nghĩa là MTCN, TKTD hay MTƯD. Thuật ngữ này mới nhập vào Việt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Formgestaltung trong tiếng Đức, khi các giáo sư trường Đại học MTCN Halle (Die Hochschule für Industrielle Formgestaltung – Halle) sang trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổi học thuật. Nó được dịch thành MTCN. Từ đó MTCN trở thành thuật ngữ của ngành và trở nên thông dụng, quen thuộc”2.

1.2. Các loại hình design

Design cùng với hội họa, và điêu khắc và kiến trúc thuộc loại hình nghệ thuật thị giác (visual arts), thường được phân loại thành:

- Thiết kế Công nghiệp (Industrial Design).

- Thiết kế ĐH (Graphic Design)

1 en.wikipedia.org/wiki/Design.2 vn.wikipedia.org/wiki/Mỹ-thuật-công-nghiệp.

Page 6: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 323 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 323 n

- Thiết kế TT (Fashion Design)

- Thiết kế NT (Interior Design)

- Nghệ thuật trang trí (Decorative Arts)

Ngoài ra, design được mở rộng lĩnh vực theo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng phát triển. Đặc biệt sang thế kỷ XXI, nền văn minh bước vào thời kỳ mới với nhiều tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ. Wikipedia thống kê sơ sơ tới vài chục ngành design, trong đó có nhiều lĩnh vực mới, như: communication design; game design; interaction design; multimedia design; service design; process design; software design, visual design, web design…

Design hay MTƯD từ đây nếu hiểu tương đương về nghĩa và mục tiêu hoạt động thì rõ ràng không bao chứa hoạt động thủ công mỹ nghệ. Theo cách hiểu hệ thống thì:

Có thể thấy, thủ công mỹ nghệ – craft) cũng như mỹ thuật (fine art) là lĩnh vực có giao thoa với MTƯD nhưng là chủ thể độc lập. Bàn về MTƯD dựa trên thực trạng thủ công mỹ nghệ e rằng chưa trúng đích mặc dù thủ công mỹ nghệ cũng có một số đặc điểm tương đồng design.

1.3. Đặc điểm của design

1.3.1. Quan hệ TK - SX – TD

Design là lĩnh vực hoạt động chuyên môn cần thực hiện trước quá trình sản xuất, chế tạo nhưng lại có tiền đề từ nhu cầu của xã hội hay một cá nhân nào đó, vì thế nó chịu sự chi phối của hệ thống quy chiếu đan xen TK - SX – TD. Điều này phân biệt khái niệm sản phẩm – tác phẩm như kết quả của một

MTƯD/MTCN/

DESIGNTHỦ CÔNG MỸ NGHỆ/CRAFTS

MỸ THUẬT/FINE ART

Page 7: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 324

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 324

quá trình design nhưng cũng đồng thời cho thấy mối quan hệ họ hàng giữa design và mỹ thuật/nghệ thuật. Tương tác 1-1 hay tác giả - tác phẩm cho thấy tính họ hàng của nghệ thuật/mỹ thuật tương đồng với design trong trường hợp thiết kế trang trí NT cụ thể một công trình hay tạo mẫu TT cụ thể theo số đo cho một người. Đó là tác phẩm của nhà thiết kế đồng thời là sản phẩm được khách hàng trả tiền. Ảnh hưởng xã hội – kinh tế nhỏ. Tương tác tác giả - sản phẩm lại cho thấy sự khác biệt giữa design và nghệ thuật/mỹ thuật: Đó là mối quan hệ 3-n hay khách hàng/nhà sản xuất/nhà thiết kế - n sản phẩm. Cùng là NT nhưng sản phẩm đồ đạc NT được các doanh nghiệp sản xuất số lượng lớn và bán ở cửa hàng, siêu thị NT hay quần áo may sẵn cùng giày dép được sản xuất hàng loạt theo kích cỡ tiêu chuẩn được bán như một hàng hóa thông dụng của TT cho thấy đồ dùng vật dụng, máy móc… thực hiện vòng đời của mình bắt đầu từ nhu cầu của xã hội, được tạo ra bởi các nhà thiết kế và hiện thực hóa thành sản phẩm bởi các nhà sản xuất, đến tay người tiêu dùng qua hệ thống cung cấp thương mại. Tuy nhiên, khách hàng có mua sản phẩm đó hay không sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống TK - SX - TD. Điều đó cho thấy tác động xã hội – kinh tế lớn hơn hẳn đối với vấn đề design, được coi như tiền đề của một sản phẩm nếu được ra đời.

Vậy TK - SX - TD trong mối quan hệ với sản phẩm/ tác phẩm là đặc điểm phân biệt và khác biệt với nghệ thuật/mỹ thuật. Chính chủ thể sản phẩm/tác phẩm cần được nhìn trong mối quan hệ đơn tuyến: Nhà thiết kế – sản phẩm/tác phẩm, nhà sản xuất – sản phẩm/tác phẩm và người tiêu dùng – sản phẩm/tác phẩm.

1.3.2. Designer - Nhà thiết kế

Con người – cá nhân bản chất là một nhà thiết kế. Trải qua hàng triệu năm của cách mạng lửa và giải phóng đôi tay khỏi việc leo trèo, di chuyển, người nguyên thủy đã biết lựa chọn từ thiên nhiên một hòn đá, một cành cây có đặc điểm “cầm vừa tay, nhìn thuận mắt” để làm công cụ, dụng cụ. Sự lựa chọn ngẫu nhiên đến khi chế tác để cầm tiện hơn, chắc hơn, nhìn đẹp hơn, con người đã tiến một bước dài nhưng cũng phải trải qua nhiều thiên niên kỷ, với những nguyên liệu căn bản với độ cứng của đá, của xương, của sừng, con người trở thành nghệ nhân.

Nền văn minh ra đời từ 4000 năm TCN cùng sự xuất hiện của vật liệu kim loại đồng và sắt, chữ viết và bánh xe có trục quay. Kiến trúc, hội họa, điêu

Page 8: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 325 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 325 n

khắc trở thành nghệ thuật gắn bó mật thiết trong một gia đình. Cho tới tận thế kỷ XIX, nhà thiết kế ẩn danh trong danh xưng của các họa sĩ, điêu khắc gia và kiến trúc sư, đặc biệt các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ qua trải nghiệm thực tiễn; sáng tạo ra rất nhiều sản phẩm đồ gỗ, gốm, kim khí, nữ trang…

Cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII-XIX tạo ra nhiều thay đổi to lớn, nghề design ra đời và designer trở thành danh xưng chính thống. Việc chế tạo ra sản phẩm cần thiết kế trước khi sản xuất, nhà thiết kế phải am hiểu ngôn ngữ thiết kế bằng các tín ký hiệu quy ước và các tiêu chuẩn trên các bản vẽ cấu tạo và kỹ thuật bên cạnh cách diễn họa mô tả hình thức sản phẩm. Các bản vẽ 2D và 3D là ngôn ngữ thống nhất giữa nhà thiết kế với nhà sản xuất.

Thế kỷ XX, sản xuất công nghiệp phát triển, nền văn minh đạt tới trình độ cao. Cạnh tranh khốc liệt trong sản xuất kinh doanh. Nhà thiết kế trở thành người xây dựng tích cực thương hiệu cho doanh nghiệp.

Nếu thời nguyên thủy “designer” không vẽ, không trực tiếp sáng tạo, chỉ dựa trên khả năng tìm kiếm và lựa chọn thì vào giai đoạn văn minh, designer phải có kỹ năng biểu đạt ý tưởng trên giấy. Và kỹ năng vẽ, diễn họa ý tưởng sản phẩm, công trình, tác phẩm trên giấy bằng bút chì, mực, màu vẽ, từ vẽ tay tới dùng dụng cụ để vẽ. Danh nghĩa designer thời này lẫn trong danh xưng họa sĩ, kiến trúc sư. Đặc biệt, vào thế kỷ XVI, thời Phục Hưng, khái niệm design đã rõ ràng, kỹ thuật phối cảnh đã hoàn thiện. Designer với năng lực toàn diện khởi đầu cho thời kỳ phát triển mới của deisgn và nghệ thuật.

Nền văn minh công nghiệp sinh ra nghề design và designer. Các bản vẽ kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa trở thành ngôn ngữ quan trọng của designer trong quan hệ với nhà sản xuất. Các bản vẽ hay mô hình 3D dễ thuyết phục khách hàng/người tiêu dùng. Cho tới tận cuối thế kỷ XX, ngôn ngữ hình vẽ 2D và 3D trên giấy ấy vẫn chỉ là diễn họa thủ công, bằng tay và các dụng cụ hỗ trợ dựng hình (compa, êke, thước lỗ…). Nhưng cũng rất nhanh chóng trong vòng 20 năm qua, máy vi tính (computer) và các phần mềm thiết kế trên máy tính tạo hình bằng ngôn ngữ của các pixel (picture element). Công cụ hữu hiệu dựa trên nền tảng công nghệ mới và kỹ thuật số đã thay thế phương pháp design truyền thống (là bút, màu, giấy). Khái niệm digital design khởi đầu cho một thời kỳ sáng tạo mới.

Page 9: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 326

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 326

Rất có thể tương lai không xa designer sẽ tiến tới sử dụng ngôn ngữ tạo hình khác là ánh sáng trong không gian mà các nhà làm phim khoa học giả tưởng ở Hollywood (Mỹ) đã tiên phong trong loạt phim Iron Man (Người sắt). Studio của nhân vật người sắt Tony Stark cho thấy sự lợi hại của phương pháp thiết kế mới. Rõ ràng ý tưởng và kiến thức của designer sẽ ngày càng quan trọng chứ không phải phương thức diễn họa ý tưởng, trên giấy, trên màn hình hay trong không khí. Khoa học công nghệ luôn tiến tới giải quyết những vấn đề mang tính kỹ thuật (technique), làm thay đổi theo hướng hoàn thiện và hiệu quả quy trình design.

1.4. Lý thuyết design

1.4.1. Ngôn ngữ design

Ngôn ngữ design chia làm 3 tầng bậc ý niệm: Ngôn ngữ hình thức, Giải pháp thiết kế và Ngôn ngữ tạo hình.

Ngôn ngữ tạo hình sử dụng các thành phần của ngôn ngữ thiết kế (Elements of Design) bao gồm: Đường nét (Line), Hình 2D (Shape), Dáng 3D (Form), Khối 3D (Mass or Cube), Màu sắc (Color), Chất liệu (Texture), Không gian (Space), Phối cảnh (Perspective) để diễn tả, diễn họa hình thức và cấu trúc sản phẩm/tác phẩm trên giấy hay màn hình thành Phác thảo, Bản vẽ hay Thiết kế 2D, 3D. Theo truyền thống mấy ngàn năm văn minh, ngôn ngữ tạo hình này được áp dụng cho các loại hình nghệ thuật thị giác hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Design sử dụng ngôn ngữ tạo hình theo những nguyên tắc và quy định trong Tiêu chuẩn hóa (Standard). Ví dụ khổ giấy, nét vẽ, cách ghi kích thước, bố cục hình chiếu thẳng góc, hình chiếu trục đo, luật xa gần hay hình chiếu phối cảnh, quy ước vật liệu trên mặt cắt, mô phỏng chất liệu và màu sắc bề mặt như thật… trên bản vẽ mô tả mẫu sản phẩm.

Bản vẽ mẫu sản phẩm thể hiện qua giải pháp thiết kế về kiểu dáng (form), vật liệu (material), màu sắc (color) và các chi tiết trang trí khác (texture and pattern).

Ngôn ngữ thiết kế 3D, bản vẽ tả thực hay mô hình chi tiết và ngôn ngữ thiết kế 2D, bản vẽ kỹ thuật cùng dự toán giá thành, là ngôn ngữ chung của nhà thiết kế dùng để giao tiếp với khách hàng và nhà sản xuất. Trong đó bản vẽ thiết kế kỹ thuật là bắt buộc designer phải dùng để “nói” với nhà sản xuất.

Page 10: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 327 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 327 n

Hình thức sản phẩm được designer tạo ra qua các giải pháp thiết kế biểu đạt phong cách, hình tượng hay tính ẩn dụ nào đó. Thông qua hình thức cuối cùng chúng ta có thể nhận ra phong cách nghệ thuật đã được gọi tên hay có thể thấy phong cách mang bản sắc văn hóa, dân tộc, vùng, miền, tín ngưỡng, tôn giáo… thậm chí của các nền văn minh và văn hóa của các thời kỳ lịch sử như một phong cách thời đại.

Ngôn ngữ hình thức định hướng cho giải pháp thiết kế và được biểu đạt trên bản vẽ, mô hình, màn hình bằng ngôn ngữ tạo hình chung của nghệ thuật thị giác.

Ngôn ngữ hình thức có được nhờ kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa, sự am hiểu và trải nghiệm về bản sắc văn hóa, các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo… ngôn ngữ hay giải pháp thiết kế là kiến thức ngành design, ngôn ngữ tạo hình biểu đạt ý tưởng hình thức và giải pháp thiết kế lên giấy, lên màn hình được kỹ năng diễn họa của designer quyết định.

Vì vậy designer giỏi ngôn ngữ design là người có kiến thức và thực tiễn, kỹ năng và phẩm chất chuyên nghiệp nhằm phát hiện được những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và có khả năng giải quyết vấn đề một cách có phương pháp, có cơ sở lý luận. Phẩm chất chuyên nghiệp của designer chính là khả năng looking - quan sát và thấy (phát hiện), thinking – tìm hiểu và biết cách (giải quyết) và doing – làm được (bản vẽ, mô hình, mẫu mã).

1.4.2. Những thành tố của design

Những thành tố của design bao gồm:

- Đường nét (Line – 1D): Quỹ tích của một điểm trong không gian 2D hoặc 3D.

- Hình (Shape – 2D): Hình dáng của một vật thể được diễn họa bằng nét khép kín trên mặt phẳng 2D.

- Hình dáng (Form – 3D): Hình dáng của một vật thể được diễn họa bằng các mặt khép kín trong không gian 3 chiều (3D).

- Hình khối (Cube or Mass – 3D): Hình dáng của các vật thể được diễn họa quy ước hình học hóa. Ví dụ: Khối cầu, khối hộp, khối lập phương, khối trụ, khối chóp…

- Không gian (Space): Không gian 3 chiều (3D) được thể hiện trong

Page 11: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 328

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 328

không gian 2 chiều (2D) – mặt phẳng bằng phối cảnh (luật xa gần) hay bằng quy ước của phép chiếu trục đo.

- Chất liệu (Texture): Đặc điểm bề mặt vật liệu trên vật thể cho cảm giác.

- Màu sắc (Color): Màu sắc vật liệu tự thân hay màu sắc phủ lên vật liệu. Màu sắc có đặc tính tác động tâm sinh lý con người. Màu sắc mang tính quy ước trong ngôn ngữ tạo hình.

- Sắc độ (Value): Độ đậm nhạt, sáng tối của màu sắc mang lại những cảm nhận khác nhau.

1.4.3. Những nguyên lý design

Những nguyên lý design hay nguyên lý tạo hình được cảm nhận qua kênh thị giác như:

- Thống nhất và hài hòa (Unity and Harmony)

- Cân bằng (Balance)

- Nhịp điệu (Rhythm)

- Tỷ lệ (Scale)

- Cân đối (Proportion)…

Những nguyên lý thiết kế này được vận dụng trong các loại hình nghệ thuật thị giác, từ hội họa, điêu khắc, kiến trúc tới các chuyên ngành của design. Design ĐH, NT, TD và cả TT đều ứng dụng trong quá trình thiết kế, từ phác thảo ý tưởng tới tìm kiếm giải pháp tối ưu và hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế qua hệ thống bản vẽ mô tả hình dáng 3D cho tới các thiết kế kỹ thuật 2D được biểu đạt rõ bằng ngôn ngữ tạo hình đã biết. Hiệu quả của những nguyên lý căn bản nêu trên đối với các sáng tạo hình thức làm cho yếu tố thẩm mỹ “nghiêm túc” được đảm bảo.

1.5. Phương pháp luận design

1.5.1. Quy trình design

Quy trình design thường bao gồm 4 bước:

- Tìm hiểu thông tin, nghiên cứu đối tượng và mục đích sử dụng, xác lập nhiệm vụ design. Sản phẩm của giai đoạn là các văn bản mang các thông tin.

Page 12: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 329 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 329 n

- Phác thảo, đề xuất các phương án, giải pháp. Lựa chọn phương án tối ưu. Sản phẩm là các phác thảo 3D.

- Thiết kế chi tiết cấu tạo, kết cấu, mô hình hoàn chỉnh. Sản phẩm gọi là Hồ sơ thiết kế.

- Chế tạo mẫu đầu. Sản phẩm là nguyên mẫu (prototype).

1.5.2. Một số phương pháp design

Có hàng trăm phương pháp design. Có thể kể ra một số phương pháp design như:

- Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy (6 hats thinking method): Mũ Trắng khách quan (White Hat: Objective – Hình tượng Tờ giấy trắng); Mũ Đỏ chủ quan, trực quan (Red Hat: Intuitive – Hình tượng Ngọn lửa và nhiệt huyết); Mũ Đen bi quan, phản biện, phân tích mạo hiểm (Black Hat: Negative – Hình tượng Quan tòa); Mũ Vàng lạc quan, tích cực (Yellow Hat: Positive – Hình tượng Ánh nắng mặt trời); Mũ Xanh lục tư duy sáng tạo, tìm kiếm các giải pháp (Green Hat: Creative – Hình tượng Cây cối và sự phát triển mạnh mẽ) và Mũ Xanh dương điều khiển, định hướng, ra quyết định cuối cùng (Blue Hat: Process – Hình tượng Bầu trời và cái nhìn tổng thể). Đây là phương pháp luận quan trọng để đánh giá và ra các quyết định.

- Phương pháp phân tích hình thái: Phương pháp luận sáng tạo của nhà thiên văn học Thụy Sĩ Fritz Zwicky (1942). Bao gồm các bước: khái quát chính xác bài toán hay nhiệm vụ thiết kế; Lập danh mục các đại lượng đặc trưng cho sản phẩm; theo từng đại lượng thống kê tất cả các phương án có thể; phân tích tất cả các kết hợp tạo thành; chọn các kết hợp hay nhất. Đây là phương pháp căn bản để thiết kế cải tiến hoặc làm mới các sản phẩm trên cơ sở lắp lẫn hoặc thay thế chi tiết cấu tạo thành phần.

- Phương pháp đối tượng tiêu điểm: xác định đối tượng thiết kế (tiêu điểm); tìm từ 3 đến 5 đối tượng ngẫu nhiên (có thể lấy bất kỳ thứ gì xung quanh chúng ta hay ta nghĩ đến, như từ điển, catalog, cuốn sách…); lập danh sách các đặc tính của các đối tượng ngẫu nhiên; đề xuất các ý tưởng bằng cách cho đối tượng tiêu điểm những đặc tính của đối tượng ngẫu nhiên; phát triển các ý tưởng thu được bằng cách kết hợp tự do; đánh giá các ý tưởng nhận được và chọn ra các ý tưởng cốt lõi. Đây là phương pháp hữu ích cho việc cải tiến mẫu mã sản phẩm hoặc “độ, lên đời” sản phẩm

Page 13: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 330

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 330

cũng như tạo ra những nhân vật và thế giới siêu thực trong nghệ thuật truyện tranh và điện ảnh.

- Phương pháp Bảng câu hỏi kiểm tra: dùng các câu hỏi để dẫn dắt đến giải pháp của thiết kế. Đây là phương pháp luận thử - sai hoàn thiện. Mỗi một câu hỏi là một phép thử. Thường dùng Bảng 9 câu hỏi kiểm tra của A. Osborn (Mỹ) và Bảng 21 câu hỏi kiểm tra của T. Eiloart (Anh). Phương pháp này rất hữu ích cho các lĩnh vực thiết kế từ TDSP tới thiết kế trang trí nội ngoại thất.

- Phương pháp Đột kích não hay Tập kích não (Brainstorming): Alex Osborn đề xuất năm 1941. Ông đã mô tả tập kích não như là một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định. Ngày nay, phương pháp này không nhất thiết phải cần có nhiều người mà một người cũng có thể tiến hành. Phương pháp này thường áp dụng trong lĩnh vực đồ họa quảng cáo.

- Phương pháp Bản đồ tư duy: Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ XX) bởi Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh “ghi lại bài giảng” mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Đến giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kỹ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục.

2. Design chuyển hóa bản sắc Việt theo hướng hiện đại

2.1. Bản sắc Việt

PGS. Phan Ngọc cho rằng “có một bề dày văn hóa chưa đủ, mà phải biết khai thác, chuyển hóa nó theo hướng hiện đại”. Kế thừa truyền thống văn hóa nhưng cũng cần tiếp nhận và biến đổi theo cái mới, là quan điểm đúng đắn của sự phát triển.

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu, sách viết về bản sắc văn hóa Việt Nam. Đặc trưng hình thức hay đặc trưng phong cách bản sắc Việt là một nhánh, một nguồn của định hướng ý tưởng và giải pháp thiết kế, tương tự như những phong cách nghệ thuật đã trở thành phong cách thời đại của các nền văn minh và văn hóa trong lịch sử hay các phong cách nghệ thuật thời kỳ hiện đại đã thành danh. Ví dụ phong cách Hy La cổ đại, phong cách

Page 14: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 331 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 331 n

Baizantin (Byzantine), Roman (Romanesque), Gô tíc (Gothic), Phục hưng (Renaissance), Ba rốc (Baroque)… hay Tân Nghệ thuật (Art Nouveau), Cấu trúc Chủ nghĩa (Constructivism), Phong cách (De Stijl), Chủ nghĩa Công năng (Functionalism), Trang trí Nghệ thuật (Art Deco), Tối giản Chủ nghĩa (Minimalism), Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art), Hậu hiện đại (Postmodernism), Công nghệ cao (Hi-Tech)…

Bản sắc Việt là ngôn ngữ cụ thể của nơi ở (kiến trúc), cái ăn (ẩm thực), cách mặc (trang phục), lao động (phương tiện, công cụ) thường có mối liên hệ mật thiết tới điều kiện địa lý vùng miền, khí hậu, lịch sử, văn hóa… Và vì thế nơi ở, cái ăn, cách mặc, lao động của 3 miền Bắc – Trung – Nam lại có những đặc thù và khác biệt. Sự đa dạng phong phú đó là nguồn cảm hứng vô tận cho sự sáng tạo của design, bên cạnh những ý tưởng khai thác từ khung cảnh thế giới thiên nhiên gần gũi với lối sống mỗi vùng cho tới những va chạm với xu hướng phong cách hiện đại như những phong cách có tính quốc tế thời kỳ mở cửa hội nhập thị trường toàn cầu và thời đại văn hóa đại chúng (pop culture/mass culture).

Có nghĩa rằng ngôn ngữ hình thức đa dạng phong phú và bản sắc của một dân tộc nói chung, bản sắc Việt nói riêng đối với design trong hệ thống quy chiếu TK - SX - TD chỉ phản ánh một dòng nhu cầu của thị trường tiêu dùng chứ không phải tất cả. Có điều cho đến nay chưa có số liệu thống kê khả dĩ cho thấy phân khúc thị trường đối với dòng sản phẩm/tác phẩm thủ công mỹ nghệ hay design khác khai thác ngôn ngữ hình thức bản sắc Việt để có thể đánh giá thực trạng của nhánh MTƯD này.

Trong bài tham luận này người viết chưa đi sâu nghiên cứu để có thể mô tả phần nào một số đặc trưng bản sắc Việt trên quan điểm như một ngôn ngữ hình thức của design thông qua đặc trưng nơi ở, cái ăn, cách mặc… vốn là vấn đề chưa rõ ràng, thống nhất và vẫn còn nhiều tranh luận. Nhưng chắc chắn rằng bản sắc Việt chỉ là một phần cảm hứng của những ý tưởng và giải pháp design thời nay cho những sản phẩm/tác phẩm và những khách hàng của một thị phần mà thôi.

2.2. Những tiền đề cho chuyển hóa bản sắc Việt theo hướng hiện đại

2.2.1. Nền kinh tế mở cửa hội nhập thị trường toàn cầu

Năm 1986 được coi khởi đầu cho thời kỳ mở cửa, hội nhập thế giới của

Page 15: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 332

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 332

VN và ngay lập tức VN trở thành một thị trường mới của thế giới với nhu cầu của gần trăm triệu dân không hề nhỏ. Hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã tìm đến thị trường VN thời mở cửa với khoảng 90 triệu người, đứng thứ 13 thế giới và là thị trường tiêu thụ phát triển mạnh nhất thế giới trong ba thập niên vừa qua và hiện nay. Đó là những thương hiệu của thế giới vật chất tiêu dùng: Xe hơi, xe máy, thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống, hàng điện tử công nghệ cao và cả những nguồn tư bản tìm cơ hội đầu tư. Người tiêu dùng có cơ hội được lựa chọn nhiều nhãn hiệu tốt hơn, rẻ hơn so với trước đây. Người tiêu dùng trẻ tuổi lại càng choáng ngợp trước những sản phẩm từ nghe nhìn cho tới món ăn nhanh, nước ngọt giải khát kiểu mới, một lối sống “thời pop”.

Đi cùng sản phẩm, hàng hóa, du nhập vào VN, ngày càng nhiều khách du lịch với mong muốn tìm hiểu văn hóa, con người và thưởng thức những “của ngon vật lạ” nơi miền đất còn nhiều lạ lẫm và ít biết đến vì đối với thế giới VN là đất nước của chiến tranh, nghèo khó và lạc hậu.

Rõ ràng dưới góc độ thị trường tiêu dùng, hội nhập thị trường toàn cầu là cơ hội để người tiêu dùng VN được lựa chọn nhiều sản phẩm tốt đồng thời cũng là cơ hội để những sản phẩm văn hóa VN giới thiệu ra nước ngoài, đặc biệt sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng lưu niệm khách du lịch sẽ mang đến mọi vùng thế giới.

Hiện đại hóa sản phẩm thủ công mỹ nghệ là cách người Nhật đã thành công khi ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại cho sản phẩm hình thức đặc trưng thủ công truyền thống của họ. Khách hàng nước ngoài cảm nhận ngôn ngữ hình thức của sản phẩm thủ công qua đặc trưng văn hóa mang tính biểu tượng theo cách hiểu đại chúng (popular) chứ không nhất thiết theo cách hàn lâm, soi xét kỹ lưỡng vật liệu - công nghệ - giá cả - thẩm mỹ - nghệ thuật. Tổ chức JICA (Japan International Cooperation Agency) của Nhật cách đây 10 năm (2004) đã từng hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu nhằm hỗ trợ các làng nghề truyền thống khôi phục sản xuất và hiện đại hóa theo hướng công nghiệp. Họa sĩ Lê Huy Văn, khi đó là Phó Hiệu trưởng trường Đại học MTCN Hà Nội là người tham gia dự án “Nghiên cứu, quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn VN” do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng cơ quan hợp tác quốc tế JICA Nhật Bản chủ trì và kết qua đã cho ra đời cuốn tài liệu “Thiết

Page 16: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 333 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 333 n

kế - Hiểu biết và thực tiễn” trong đó thử hệ thống hóa các khái niệm về thiết kế, thiết kế tốt cũng như ảnh hưởng và vai trò của design đối với phát triển thủ công mỹ nghệ VN, cần quan niệm sản phẩm thủ công mỹ nghệ là hàng hóa như mọi hàng hóa khác, tuân theo quy luật cung-cầu và quy luật giá trị. Tiếc là cuốn tài liệu mới chỉ dừng lại ở giải thích những khái niệm chứ chưa trở thành chuyên khảo làm nền tảng cho cơ sở lý luận về design.

Các nước Đông Bắc Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc đều phát triển mảng sản phẩm thủ công mỹ nghệ thành ngành sản xuất công nghiệp từ lâu.

Nền kinh tế khởi sắc và VN đã thoát khỏi danh sách các nước chậm phát triển. Đời sống kinh tế tăng trưởng là động lực tốt cho ngành MTƯD/design. Cần có thêm những nghiên cứu ứng dụng và hội thảo chuyên đề về bản sắc Việt nhằm định nghĩa rõ khái niệm, loại hình, đặc điểm và xác lập những motif điển hình phong cách bản sắc Việt cho nhóm quà tặng, đồ lưu niệm và hướng tới phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ văn hóa và du lịch. Đặc biệt song hành cùng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ việc xây dựng bản sắc Việt rất quan trọng ở chỗ xây dựng, phát triển đồng bộ các loại hình nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật phi vật thể như văn chương thơ ca, múa, nhạc và tạo hình như tranh tượng dân gian, các làng văn hóa với kiến trúc đặc trưng truyền thống, và cần tái tạo ngay trên chính mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng nghệ thuật truyền thống đó, như đã làm khá tốt là làng gốm Bát Tràng… chứ không phải gom về một “công viên văn hóa các dân tộc” hoành tráng mà kém hiệu quả hiện nay đang bị truyền thông soi xét vì đầu tư hàng ngàn tỷ, xuống cấp tiêu điều và bị người quay lưng không, quan tâm thưởng ngoạn.

2.2.2. Nguồn lực các nhà thiết kế ngày càng mạnh

Trong đề tài NCKH cấp Bộ (2004-2006) “Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo ngành MTCN thời kỳ đầu công nghiệp hóa tại Việt Nam” (Trần Văn Bình chủ trì), tác giả đã đề cập tới thực trạng ngành MTCN VN, trong đó nguồn lực designer được đào tạo ngày càng nhiều do sự xuất hiện của hàng loạt các cơ sở đào tạo thiết kế, MTCN, đặc biệt khu vực phía Nam, Tp.HCM.

Trước 1993, cả nước có một trường đại học công – trường Đại học MTCN Hà Nội. Các cơ sở đào tạo MTCN khác nằm rải rác ở một số trường

Page 17: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 334

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 334

đại học, cao đẳng khắp cả nước nhưng từ khi mở ngành MTCN tại Đại học Bách khoa Tp.HCM (1993), hàng loạt các trường dân lập mở đào tạo ngành MTCN/design. Đến nay có thể kể thêm tên các trường có đào tạo MTƯD/design.

Hà Nội có các khoa MTCN/MTƯD/Tạo dáng Công nghiệp ở các trường như Đại học Kiến trúc, Đại học Mở, Đại học Á Châu. Huế có ĐH Nghệ thuật, Đà Nẵng có Đại học Kiến trúc, Đại học Duy Tân. Tp.HCM có Đại học Kiến trúc, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Văn Lang, Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU), Đại học Công nghệ Tp.HCM (Hutech), Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Hoa Sen… Các trường cao đẳng có Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tp.HCM, CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch (TPHCM)… chưa kể các trung tâm đang mở đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ như Arena (FPT), ADC, ADS…

Số lượng designer các ngành ĐH, NT, TDSP, TT ra trường mỗi năm ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu to lớn của các doanh nghiệp và xã hội. Đó là nguồn lực đáng kể kỳ vọng cho sự phát triển MTƯD/design VN.

2.2.3. Môi trường học thuật ngày càng phát triển

Cho đến nay, nghiên cứu về design/MTCN/MTƯD ở VN, về lịch sử ngành design VN còn khá mỏng. Có thể kể tên một số sách đã xuất bản để thấy “sân chơi” này còn rất rộng.

- Mỹ thuật công nghiệp - Phạm Đỗ Nhật Tiến - NXB Văn hóa, 1986. (Tác phẩm đầu tiên hệ thống khái niệm MTCN).

- Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp – 50 năm xây dựng và trưởng thành – Kỷ yếu - NXB Mỹ thuật, 1999.

- Nghiên cứu khoa học và lý luận Mỹ thuật công nghiệp - NXB Mỹ thuật, 2004. Tập hợp khá nhiều bài viết như những phác thảo sơ bộ về một lĩnh vực mới mẻ, về lĩnh vực nghề nghiệp chưa được định danh rõ ràng tại VN khi đó: designer hay họa sĩ MTCN.

- Khái lược lịch sử design công nghiệp – Lê Huy Văn – trường Đại học MTCN Hà Nội, 1995.

- Lịch sử Mỹ thuật Công nghiệp – Lê Huy Văn – NXB ĐHQG Tp.HCM, 2000.

Page 18: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 335 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 335 n

- Lịch sử Design – Lê Huy Văn, Trần Văn Bình – NXB Xây dựng, 2011, 2008, 2005, 2003.

- Cơ sở phương pháp luận design – Lê Huy Văn – NXB Hà Nội, 1998, NXB Xây dựng 2003.

- Tạo dáng công nghiệp – những vấn đề design hiện đại - Lê Huy Văn – NXB Mỹ thuật, 2003.

- Cơ sở tạo hình – Lê Huy Văn, Trần Từ Thành – NXB Văn hóa Thông tin, 2002.

- Nguyên lý Design thị giác – Nguyễn Hồng Hưng – NXB ĐHQG Tp.HCM, 2012.

- Màu sắc – Nguyễn Duy Lẫm – NXB Mỹ thuật 1998.

- Logo – Uyên Huy – NXB Mỹ thuật, 2009.

- Phương pháp tư duy và thực hành bố cục mỹ thuật – Uyên Huy – NXB Mỹ thuật, 2013.

Tạp chí chuyên ngành về MTCN hay design mới có Thông tin MTCN của trường Đại học MTCN Hà Nội. Tạp chí Thiết kế/Design năm 2009 ra mắt được 5 số thì đình bản. Các tạp chí chuyên về NT, TT khá nhiều, như: Nhà đẹp, Kiến trúc nội thất, Thời trang trẻ, Đẹp, Mốt,…

Các Hội thảo Khoa học bàn về design/MTƯD chưa nhiều, còn lẻ tẻ, rời rạc và chưa có quy mô vượt ra khỏi tầm đơn vị cơ sở đào tạo MTƯD/design. Hội thảo Khoa học của trường Đại học Văn Lang này có lẽ là hội thảo về MTƯD được tổ chức bài bản, sau 2 hội thảo MTƯD toàn quốc đã kể trong phần mở đầu.

Các hoạt động thi thiết kế và Triển lãm có phần khởi sắc hơn. Đáng kể và sôi nổi được hưởng ứng khá đông hiện nay là cuộc thi thiết kế hàng mẫu trang trí nội thất gỗ của Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.HCM (HAWA) - giải thưởng Hoa Mai, có hơn 11 năm. Các cuộc thi của các doanh nghiệp lớn như sơn Toa, ICI về sắc màu nội thất cũng khá sôi nổi. Nhiều cuộc thi cả nước thiết kế logo thường xuyên phát động, chứng tỏ xã hội đã biết đến và tin tưởng vào đội ngũ designer. Lĩnh vực TT gắn kết với

Page 19: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 336

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 336

hoạt động trình diễn của các người mẫu nên hấp dẫn xã hội và giới truyền thông hơn cả. Đó là động lực phát triển tốt cho ngành MTƯD/design VN.

Đặc biệt giới truyền thông thời văn hóa đại chúng nhanh nhạy trước tiềm năng của lĩnh vực MTƯD này đã tổ chức các cuộc trình diễn khá ấn tượng, đặc biệt phải kể đến chương trình Đẹp – Fashion Show của tạp chí Đẹp đã nổi tiếng hơn chục năm nay, được Fashion TV đưa lên trên mạng truyền hình cab.

Ở cấp độ một trường Đại học, Hutech đã tổ chức khá thành công vài lần cuộc thi thiết kế thời trang “Hutech Designer” khá thành công khi có sự tham gia của truyền thông, vòng chung kết được truyền hình trực tiếp. Đến nay cuộc đã không còn tiếp diễn, khá đáng tiếc vì bỏ mất một nhãn hiệu sản phẩm PR của trường.

Các hoạt động triển lãm về design trong 20 năm qua thường được tổ chức với quy mô nhỏ do các trường đào tạo design tự tổ chức, trưng bày những bài đồ án tốt nghiệp của sinh viên. Triển lãm “M Point” (Tâm điểm M) giới thiệu 100 tác phẩm đồ án tốt nghiệp thuộc 3 ngành đào tạo Thiết kế ĐH, Thiết kế TT và Thiết kế Công nghiệp, được coi là những đồ án xuất sắc nhất năm 2013 của khoa MTCN trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM dịp tháng 11/2013.

M point Exhibition lần 2 của khoa MTCN, Đại học Kiến trúc được tổ chức trong cuối tháng 10/2014 mong muốn dần khẳng định vị thế tiên phong về đào tạo design của trường Đại học Kiến trúc. Tiếc rằng MTCN Kiến trúc chưa giương được lá cờ tiên phong này quy tụ các trường khác

Ảnh: “M Point Exhibition 2013” (Ảnh trái) và các đại biểu dự “M Point 2014” (Ảnh phải)

Page 20: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 337 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 337 n

tham gia sân chơi, bởi hơn mười năm trước, khoa MTCN Đại học Kiến trúc Tp.HCM, sau khi chuyển từ Đại học Bách khoa về Kiến trúc năm 1996, đã lên tiếng “Chúng tôi có mặt” qua cuộc Triển lãm đầu tiên của mình tại Nhà Triển lãm Thành phố (92 Lê Thánh Tôn, Q1), rồi Triển lãm của khóa M01 năm 2006 với chủ đề “Không giới hạn” cũng tại Nhà Triển lãm Thành phố. Đây là những triển lãm về design giới thiệu tới công chúng thành phố, gây được tiếng vang. Từ đó nhiều trường đào tạo design đã tổ chức triển lãm giới thiệu đồ án tốt nghiệp cho sinh viên của trường mình như một cách PR hữu hiệu, như các trường Văn Lang, STU, Hồng Bàng, Tôn Đức Thắng. Một vài cuộc triển lãm của các trường như Văn Lang tại Bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM lại chủ yếu giới thiệu những bài học mỹ thuật cơ sở và những sáng tác của thầy và trò.

Trường Đại học MTCN Hà Nội với bề dày truyền thống có nhiều cuộc triển lãm design tại trung tâm triển lãm phố Ngô Quyền ở thủ đô trong suốt quá trình phát triển của mình, từ một trường trung cấp, lên cao đẳng năm 1965 và đại học năm 1984. Đến nay vẫn là cái nôi của design VN.

Bên cạnh các hoạt động trong nước nói trên, giao lưu và liên kết quốc tế trong lĩnh vực đào tạo design cũng khởi sắc. Nhiều trường đã cử các đoàn qua tham quan các trường nước ngoài tìm hiểu mô hình và các ngành đào tạo design, trao đổi sinh viên thực tập và gửi sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp tại các trường liên kết như trường Tôn Đức Thắng với trường ở Đài Loan, STU với SKU (Hàn Quốc) hoặc mở các chương trình đào tạo liên kết như Đại học Kiến trúc Tp.HCM với Đại học Swinburne Austalia…

Có thể nói môi trường học thuật design ngày càng phát triển không chỉ trong phạm vi nội địa mà các hoạt động trao đổi kinh nghiệm về design cũng đã được quan tâm đến ở cấp quốc gia. Trường hợp tranh thủ hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm design với Hàn Quốc là một thí dụ.

2.2.4. Bài học phát triển bản sắc văn hóa từ Hàn Quốc qua Hallyu

Bản sắc văn hóa của dân tộc trong thời đại văn hóa đại chúng hiện nay cần một cách phát triển và theo hướng hiện đại, đan cài vào các chương trình, sản phẩm truyền thông, các sự kiện … trở thành một làn sóng và có tác dụng to lớn trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia và hỗ trợ phát triển thương hiệu quốc gia. Người Hàn Quốc là ví dụ điển hình về thành công

Page 21: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 338

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 338

trong việc phát triển Hàn lưu (Hallyu) quảng bá văn hóa Hàn Quốc tới VN và thế giới hai thập niên qua, bắt đầu từ những bộ phim truyền hình, các ban nhạc K-pop, các sự kiện quảng cáo sản phẩm công nghệ cao với sự có mặt của các sao truyền hình và ca nhạc, thu hút giới trẻ và đa số khách hàng giới nữ.

Hàn lưu (Hallyu - Korean wave - Làn sóng văn hóa Hàn Quốc) vào VN đến nay đã trải qua 3 giai đoạn và được cho là đến thời kỳ bão hòa (hoặc có phần chững lại từ 2005 đến nay) nhưng đã kịp mang tới thị trường VN nhiều thương hiệu, hàng hóa cùng khá đông người Hàn Quốc. Những trung tâm thương mại gắn thương hiệu Hàn Quốc tọa lạc tại những vị trí đắc địa nhất, những “làng Hàn Quốc” như “tiểu Seoul” tại các quận/thành phố mới chung quanh những vùng phát triển nhanh nhất thành phố. Đó là những nhà hàng, khách sạn, siêu thị ngày càng nhiều và không chỉ phục vụ người Hàn Quốc mà đã được nhiều người Việt quen biết và tìm đến. Đó là những thương hiệu hàng hóa đã trở nên rất quen thuộc ở VN như tivi, tủ lạnh, máy lạnh, điện thoại di động… của Samsung, LG, xe hơi của Hyundai, KIA, Daewoo, nhà hàng ăn nhanh Lotteria, siêu thị Lotte…

Vậy là từ đời sống văn hóa, từ K-movies và K-pop lan tới VN, chỉ sau khoảng 15 năm Hàn Quốc đã trở thành một thương hiệu quốc gia (Korean Brand) tại một đất nước rộng gấp 3 Hàn Quốc, dân số nhiều gần gấp hai Hàn Quốc, hiệu quả kinh tế đi theo Halyu là rất rõ ràng.

Halyu xét về khía cạnh nào đó đang truyền bá design công nghiệp Hàn Quốc dưới góc độ chuyên ngành Thiết kế sản phẩm công nghiệp và Thiết kế đồ họa quảng cáo cùng lĩnh vực design ứng dụng (TT và NT) mang phong cách Hàn Quốc khá tương đồng với quan niệm thẩm mỹ cũng như lối sống của đông đảo người Việt.

Cùng với MTƯD Nhật Bản, MTƯD Hàn Quốc không cạnh tranh mà đang cùng “vào bè” tạo dựng những thương hiệu quốc gia vùng Đông Bắc Á đã được khẳng định tại VN.

Thập niên thứ 2 thế kỷ XXI, thiết kế và quảng cáo Hàn Quốc đã thay đổi nhận thức và nhắm tới yếu tố hiện đại tiên tiến của công nghệ để cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm của các nền công nghiệp tiên tiến G7. Thế kỷ

Page 22: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 339 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 339 n

XX được coi là thời đại công nghiệp với sự hoàn thiện của rất nhiều sản phẩm đã được phát minh sáng chế từ cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX thì thế kỷ XXI lại là thời kỳ của nền kinh tế tri thức và các thế hệ sản phẩm mới – sản phẩm thông minh. Samsung đã có vẻ như đã định hướng đúng đắn khi lấy yếu tố công nghệ hiện đại để hoàn thiện sản phẩm và nhờ đó khẳng định thương hiệu và nâng cao hơn hiệu quả kinh tế sản phẩm. Đặc biệt khi đã nâng cao được chất lượng kỹ thuật và tiên tiến về công nghệ, vấn đề design nhằm tạo ra sự khác biệt và đổi mới thẩm mỹ tạo dựng phong cách Hàn Quốc đã song hành cùng việc phát triển quảng cáo tiếp thị, Hàn Quốc đã thu hẹp khoảng cách và bắt đầu cạnh tranh trực tiếp với những dòng sản phẩm chất lượng cao.

Không chỉ ở Tp.HCM những vị trí đắc địa được các nhà đầu tư Hàn Quốc nhạy bén có được giấy phép để xây dựng những tổ hợp thương mại – dịch vụ - khách sạn tại những “địa chỉ vàng” cho tiếp thị quảng cáo thương hiệu quốc gia mà nhiều nơi nổi tiếng thế giới cũng được các tập đoàn (chaebol) mạnh dạn đầu tư quảng cáo thương hiệu của hãng và qua đó dần dần xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia. Bởi họ hiểu rằng xây dựng thương hiệu mạnh cần có tiền và kiên trì.

Samsung chiếm vị trí quảng cáo tốt nhất trên cảng Victoria ở Hồng Kông và cùng LG chiếm những vị trí đẹp ở quảng trường Thời đại (Times Square) ở New York, nơi quảng cáo ngoài trời đắt nhất thế giới... (Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam).

Có thể nói mục tiêu xây dựng thương hiệu quốc gia của Hàn Quốc là chủ trương nhất quán từ cấp quốc gia cho tới tất cả các tập đoàn, doanh nghiệp. Các tập đoàn và các doanh nghiệp của Hàn Quốc được ủng hộ về chính sách, được khuyến khích trong quảng cáo tiếp thị và đặc biệt những tập đoàn thương hiệu hàng đầu ngày nay của Hàn Quốc như Samsung, LG, Hyundai, KIA được hỗ trợ tối đa để trở thành đầu tàu kéo Hallyu đi khắp thế giới. Tham vọng trở thành cường quốc kinh tế, lọt vào nhóm top thế giới có ảnh hưởng nhất toàn cầu hiện nay Hàn Quốc đã có những tiền đề khá thuận lợi và vững chắc, khi Hàn Quốc đã vượt qua những đợt khủng hoảng tài chính cuối thế kỷ XX, khi những tổ chức quốc tế lớn trên thế giới (VD Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới...) hiện nay đều thấy hiện diện người Hàn Quốc.

Page 23: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 340

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 340

Vì thế có thể nói Hallyu chính là thương hiệu quốc gia của Hàn Quốc.

Hàn Quốc đã thực hiện chính sách phát triển design mang tính chiến lược gồm 3 giai đoạn.

Hai thập niên 60-70 thế kỷ XX bắt đầu bằng chính sách nâng cao nhận thức và khẳng định tầm quan trọng của design đối với sự phát triển, đặc biệt đối với nền công thương, với định hướng phát triển sản xuất ngành công nghiệp nhẹ trong giai đoạn đó. Hàn Quốc chú trọng hỗ trợ phát triển thiết kế các sản phẩm xuất khẩu, mở các triển lãm thiết kế chuyên ngành, thành lập Tổ chức Xúc tiến Thiết kế Hàn Quốc (KIDP) và gia nhập các tổ chức thiết kế quốc tế như ICSID (International Council of Societies of Industrial Design), ICOGRADA (The International Council of Graphic Design Associations). Hình thành các văn bản, quy định căn bản cho ngành thiết kế.

Hai thập niên 80-90 tiếp đến là giai đoạn thành lập ngành công nghiệp thiết kế. Bằng việc thực hiện hệ thống Thiết kế tốt Good Design Mark (GD Mark) và Chính phủ thành lập bộ phận chuyên trách về thiết kế. Hỗ trợ kinh phí để phát triển cho các doanh nghiệp thiết kế trong ngành. Mời gọi những nhà thiết kế nước ngoài vào Hàn Quốc để phát triển các doanh nghiệp chuyên thiết kế. Lập giải thưởng Thiết kế của Tổng thống và nâng cao chất lượng các trường đào tạo để cung cấp nguồn designer ưu tú cho thị trường design. Giai đoạn này Hàn Quốc chú trọng phát triển ngành công nghiệp hóa chất, chú trọng kỹ thuật và công nghệ.

Giai đoạn hiện nay từ đầu thế kỷ XXI là chính sách quốc tế hóa ngành công nghiệp thiết kế tương thích với thời kỳ phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao. Đó là hàng loạt những chính sách liên kết, mở rộng hoạt động thiết kế ra khỏi biên giới. Tổ chức các sự kiện thiết kế quốc tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết kế, nghiên cứu phát triển kỹ thuật thiết kế số, hoàn thiện giáo trình thiết kế bậc đại học, hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế ra nước ngoài và phát triển thiết kế từ chính phủ trung ương đến chính quyền địa phương.

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công thương (VietTrade) và Tổ chức Xúc tiến thiết kế Hàn Quốc (KIDP) thuộc Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc từ năm 2010 tại VN đã tổ

Page 24: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 341 n

MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TÌM VỀ BẢN SẮC VIỆT

TRANG 341 n

chức các cuộc Hội thảo “Việt Nam – Hàn Quốc: hợp tác và chia sẻ kiến thức trong ngành thiết kế công nghiệp” (Vietnam – Korea Design Sharing). Hội thảo lần 1 tổ chức tại Hà Nội ngày 15/09/2010, Hội thảo lần 2 tổ chức tại Tp.HCM ngày 04/07 và năm 2012 tổ chức tại Đà Nẵng ngày 20/07 Hội thảo lần thứ 3. Sau các cuộc hội thảo các chuyên gia thiết kế Hàn Quốc tổ chức các buổi nói chuyện, huấn luyện các designer của các doanh nghiệp các tiến bộ trong lĩnh vực thiết kế tạo dáng, thiết kế bao bì, quảng cáo nhằm giúp các doanh nghiệp VN một cách thực chất về vấn đề design.

Bài học từ design Hàn Quốc từ những kinh nghiệm được chia sẻ qua các hội thảo và từ thực tiễn đối với việc khai thác và quảng bá bản sắc văn hóa cho thấy Hàn Quốc đã khôn ngoan sáng tạo những tác phẩm/sản phẩm truyền thông (phim ảnh, truyền hình, K-pop, sự kiện có “sao” nổi tiếng tham dự…) trong dòng Hallyu để từ đó lan tỏa cho thế giới thấy được bức

Ảnh: Hội thảo quốc tế lần 2 (7/2011) “Vietnam-Korea Design Sharing 2011” tại Rex Hotel, TPHCM. Ảnh nhỏ: Diễn giả Trần Văn Bình trình bày tham luận.

Page 25: PHẦN 3: BÀN LUẬNthuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/2258/17... · 2020. 1. 15. · n TRANG 318 PHẦN 3: BÀN LUỔN | NHIẢU TÁC GIẮ PHẦN 3: BÀN LUẬN CÁI

n TRANG 342

PHẦN 3: BÀN LUẬN | NHIỀU TÁC GIẢ

n TRANG 342

tranh đầy đủ và luôn chuyển hóa của bản sắc Hàn và đặc biệt để tạo dựng một hình ảnh, một thương hiệu quốc gia chứ không dừng lại hay “tìm về bản sắc” vốn có của mình.

Kết luận

Tính bất biến hay tiếp biến của bản sắc Việt là tương đối trong thời đại văn hóa đại chúng đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX. Sự đa dạng của ngôn ngữ hình thức hay phong cách sản phẩm/tác phẩm ứng dụng là một đặc điểm của thực tiễn văn minh, có quan hệ khăng khít trong hệ quy chiếu thiết kế - sản xuất - tiêu dùng. Vì thế nếu chỉ đánh giá thực trạng MTƯD thông qua thủ công mỹ nghệ và một chút quảng cáo là đáng buồn e là cái nhìn phiến diện, đơn tuyến. Theo quan điểm của người viết nên nhìn nhận thành tựu 20 năm qua của design VN qua nghiên cứu khái niệm, loại hình và đặc điểm của MTƯD/design, cùng bài học kinh nghiệm Hàn Quốc là cái nhìn lạc quan vào tương lai của design VN./.