phẦn i công chúa nhỏ lan chi final... · được sinh ra từ bông hoa lan. tôi giải...

113
3 PHN I Công Chúa NhQuang Già Cơ Nguyn Đức Quang 4

Upload: others

Post on 22-Jul-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

3

PHẦN I

Công Chúa Nhỏ

Quang Già Cơ Nguyễn Đức Quang

4

Page 2: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

5

MỤC LỤC

Lời mở đầu 6 Trần Lan Chi 9 Ông kể cháu nghe truyện Mowgli 18 Horseshoe Crab 36 Bố Chi Vắng Nhà 47 Trên Bãi Biển Onset, Massachusetts 57 Con Cá Hồi Cụt Đuôi 68 Thay Lời Kết 107

6

Lời Mở Đầu

Lan Chi ra đời, ông trở thành ông ngoại của Lan Chi. Ông ngoại vui mừng và hãnh diện. Thể hiện niềm vui mừng và hãnh diện, ông ngoại viết một tập truyện ngắn mang tên Công Chúa Nhỏ. Ông ngoại in và đóng tập quyển truyện này rất đơn giản bằng những khoen nhựa mua tại Office Depot. Tuyển tập Công Chúa Nhỏ được ra mắt vào ngày sinh nhật đầu tiên của Lan Chi. Tuyển tập truyện ngắn Công Chúa Nhỏ gồm hai phần :

Phần I có tên Công Chúa Nhỏ gồm 6 truyện ngắn của ông ngoại.

Phần II Chuyển phần I sang Anh ngữ

Để sau này, Lan Chi đọc và hiểu được những điều ông ngoại viết thì sáu truyện ngắn này phải được chuyển ngữ sang Anh văn. Ông ngoại đã nhờ ông Lê Trọng Huấn giúp trong việc chuyển ngữ. Ông Huấn là bạn đồng môn của ông ngoại tại trường Chánh Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt. Ông Huấn chỉ học chung lớp với ông ngoại trong hai năm. Sau đó, ông Huấn được học bổng du học tại Hoa Kỳ. Ông Huấn giỏi về văn chương và có khiếu về sinh ngữ. Ông Huấn thông thạo nhiều sinh ngữ : Anh, Pháp, Lào. Trong phần dịch thuật có nhiều đoạn ông Huấn đã sáng tác thêm làm cho bài dịch ra Anh ngữ phong phú và hay hơn nguyên tác.

Chuyển ngữ sang Anh văn cũng có đóng góp của anh John, một người Mỹ đồng nghiệp của ông ngoại. Anh

Page 3: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

7

John là sinh viên học về âm nhạc tại trường South Seattle College. John làm việc bán thời gian tại nơi ông ngoại làm việc, Georgetown Campus Apprenticeship and Education Center, một chi nhánh của trường South Seattle College. Ông ngoại đã nhờ anh John hiệu đính để bài văn có nhiều suy nghĩ của người Mỹ hơn.

Viết tập truyện Công Chúa Nhỏ, nhiều người trách ông ngoại thiên vị và không công bằng. Lan Chi sinh ra đời, ông ngoại viết cả một quyển sách về Lan Chi. Hai em Huy và Khoa của Lan Chi sinh ra đời thì ông ngoại không viết một chữ nào. Điều chê trách này không đúng. Ông ngoại thương yêu tất cả những đứa cháu như nhau. Mọi người nên thông cảm cho ông ngoại. Ông ngoại không phải là nhà văn chuyên nghiệp, nhà văn xuất khẩu thành thơ, thành văn. Ông ngoại chỉ là nhà văn học trò. Có ý tưởng để viết một câu truyện đã là điều khó khăn đối với ông ngoại. Chuyển ý tưởng đó thành một bài văn đối với ông ngoại lại khó hơn nữa. Sau khi viết được sáu truyện ngắn, ông ngoại ôm ấp viết một truyện về những buổi đưa Lan Chi đi học và đón Lan Chi về nhà, nhưng đến nay ông ngoại cũng chưa viết được. Khả năng văn chương của ông ngoại giới hạn.

Những ý tưởng ông ngoại muốn viết về Lan Chi đã nằm trong tiềm thức của ông ngoại. Khi nào ý tưởng đầy đủ và có cơ duyên thì ý tưởng sẽ trào ra để ông ngoại viết thành một bài văn. Tuyển tập Công Chúa Nhỏ sẽ càng ngày càng dày thêm do mỗi lần ông ngoại viết được bài mới về Lan Chi, ông ngoại sẽ in lại tuyển tập.

8

Ông ngoại ước mong tuyển tập Công Chúa Nhỏ sẽ được tái bản nhiều lần.

Page 4: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

9

TRẦN LAN CHI Măng mọc, măng mọc, măng lại mọc.

Vợ chồng tôi ra đời, các con tôi ra đời, cháu ngoại tôi ra đời .

Cháu ngoại tôi tên Trần Lan Chi. Lan Chi sinh ra, mở đầu cho thế hệ thứ ba của vợ chồng tôi trên đất Mỹ.

Họ hàng đến thăm, bạn bè điện thoại chúc mừng. Sau những câu chúc mừng xã giao, câu hỏi của họ thường là:

- Baby tên gì ?

10

- Trần Lan Chi

- Tên Mỹ là gì ?

- Trần Lan Chi

- Không có tên Mỹ à. Làm sao gọi ?

“Làm sao gọi” có nghĩa là làm sao người Mỹ phát âm cho đúng tên. Việc đặt tên cho cháu ngoại khiến chúng tôi rất lo lắng. Khoảng ba tháng trước ngày em bé chào đời, biết ý của con gái không dùng tên Mỹ trong giấy khai sanh cho đứa con đầu lòng của nó, chỉ có tên Việt thôi, vợ chồng tôi ra tay thuyết phục. Chúng tôi lý luận rằng sống ở Mỹ thì phải có tên Mỹ. Có tên Mỹ sẽ dễ dàng trong việc giao dịch, tiếp xúc. Đặt tên Việt Nam để gọi ở nhà. Không cần phải đặt tên Việt Nam để khẳng định cho mọi người biết con mình là người Việt. Chỉ cần nhìn vào họ Trần, Lê, Nguyễn … người Mỹ biết đứa bé là người Việt Nam.

Để thuyết phục con gái tôi bỏ ý định đặt tên Việt cho con, chúng tôi đưa ra nhiều tên Việt bị người Mỹ phát âm sai như con Thy trở thành con Thai, thằng Hải trở thành thằng Hai v. v. đã trở thành đề tài bỡn cợt, chọc ghẹo đứa bé. Con gái tôi im lặng nghe chúng tôi thuyết phục. Bị áp lực quá, bà mẹ tương lai chỉ nói :

- Đặt tên Việt Nam, nếu sau này nó không thích thì đổi tên Mỹ.

Chúng tôi tấn công:

Page 5: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

11

- Không có ai đặt tên cho con với ý nghĩ sau này đứa con sẽ có thể không thích cáí tên đó. Sống ở Mỹ phải đặt tên Mỹ. Người Tàu, người Đại Hàn thực tế. Đến Mỹ, họ lấy tên Mỹ, không giữ tên Tàu, tên Đại Hàn mặc dù họ đã lớn tuổi. Qua Mỹ, bố mẹ đã già, các con đã lớn giữ tên Việt còn chấp nhận được. Con nên đặt tên Mỹ cho em bé sắp ra đời của con.

Con gái tôi vẫn cứng đầu, cứng cổ. Nghe mọi người nói, nó chỉ im lặng.

Tôi quay ra bàn vớí cô chị của nó thì lại được nghe trả lời

- Bây giờ người Việt sống ở Mỹ càng ngày càng đông. Đặt tên Việt Nam cho baby cũng được. Tìm tên nào dễ phát âm là được.

Tôi vội vàng đi tìm đồng minh cuối cùng. Tôi điện thoại cho con trai tôi đang học tại Boston University. Con trai tôi đến Mỹ năm tám tuổi, nói tiếng Việt lọng cọng, hiểu tiếng Việt lõm bõm, lại từng đi hầu hết các tiểu bang. Tôi hy vọng anh con trai tôi thức thời hay thân Mỹ hơn. Anh con trai tôi trả lời ngắn gọn :

- Cha là Việt Nam, mẹ là Việt Nam, con tên Việt Nam.

Ra là cả ba anh chị đều thuộc loại khác người.

Thời gian trôi qua, chúng tôi vẫn hy vọng con gái tôi sẽ nghĩ lại vì đại đa số trẻ em Việt sinh tại Mỹ đều có tên

12

Mỹ trong khai sanh và có tên Việt để gọi ở nhà. Chúng tôi cũng hy vọng áp lực của chồng và phía gia đình chồng, con gái tôi sẽ đặt tên Mỹ cho đứa con đầu lòng. Chúng tôi chờ đợi trong sự thất vọng thì lớn và hy vọng thì nhỏ.

Cháu ngoại tôi ra đời, chúng tôi quên hết mọi việc. Niềm vui to lớn làm vợ chồng tôi choáng ngợp. Tôi tràn đầy hạnh phúc khi thấy đứa cháu ngoại nhỏ bé ngủ an lành bên cạnh mẹ nó. Rồi cháu ngoại tôi sẽ lớn, sẽ lớn, sẽ lớn … theo giấc mơ của tất cả những người trở thành ông Ngoại lần đầu. Hai hôm sau, tôi hỏi con gái tôi :

- Làm giấy khai sinh cho baby chưa ?

- Dạ chưa

- Chọn tên cho baby chưa ?

- Trần Lan Chi

- Bao giờ mới làm giấy khai sinh

- Trước khi ra viện, chắc hai ngày nữa

Nỗi thất vọng lại trở lại với vợ chồng tôi. Buổi tối, vợ tôi nói với tôi :

- Anh gọi ngay cho con gái. Giọng anh đầm ấm may ra có tính thuyết phục hơn, nhưng phải rào đầu, đón đuôi cho có lớp lang bài bản...Trước hết phải cho nó hiểu rằng, người lớn khác trẻ con. Người lớn không muốn có cùng một thứ mà người khác đã có. Trái lại,

Page 6: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

13

trẻ con thì luôn muốn có thứ mà bạn bè chung quanh đã có, như quần áo, giầy dép, đồ chơi. Một ngày nào đó Lan Chi có thể cảm thấy tên của mình weird vì không giống tên những trẻ con ở đây thường có. Đi theo trào lưu vẫn dễ sống hơn chọn một con đường khác thường.

Tôi gọi điện thoại cho con gái tôi. Tôi lập lại những lý luận tôi đã nói với nó nhiều lần. Con gái tôi im lặng nghe một lúc, rồi nói:

- Con không đặt tên cho baby nữa.

Cuộc điện đàm chấm dứt.

Tên cháu ngoại tôi là Trần Lan Chi trong khai sanh.

Ba ngày sau, vợ tôi hỏi con gái

- Có gạch ngang giữa Lan Chi không ?

- Mẹ, tiếng Việt không có gạch ngang giữa Lan Chi.

- Không có gạch ngang giữa Lan Chi . Mỹ sẽ gọi nó là Lan, không gọi là Chi

Vợ tôi nói tiếp :

- Vậy phải viết là Chi L. Trần, hay là Trần, Chi L. Gọi là con Chi Eo.

Ra là vợ tôi vẫn còn hậm hực.

14

Văn phòng tôi làm việc gồm mười người : tám Mỹ trắng, một Mỹ đen và một Mỹ vàng là tôi. Cũng như bà con, bạn bè của tôi, họ chúc mừng tôi và hỏi tôi :

- Tên baby là gì ?

Tôi không trả lời. Tôi yêu cầu mọi người tập họp chung quanh bàn tôi. Tôi viết vào tờ giấy lớn tên cháu ngoại tôi : Trần Lan Chi. Tôi chỉ từng người và bảo họ đọc. Tất cả đều phát âm Lan Chi chuẩn xác như người Việt. Tôi rất mừng. Tôi vẫn lo ngại người Mỹ phát âm Lan Chi thành Lăn Chai. Câu hỏi kế tiếp của họ :

- Lan Chi có ý nghĩa gì ?

Sở dĩ họ có câu hỏi này vì có một lần tôi nói với họ : Tên của người Mỹ thì không có ý nghĩa như John, Robert. Họ của người Mỹ hiếm khi có ý nghĩa. Tôi chỉ tìm thấy một vài họ có ý nghĩa như Shoemaker, Fairweather … Trái lại, họ Việt Nam không có ý nghĩa, nhưng hầu hết tên Việt Nam có ý nghĩa . Tôi trả lời họ :

- Lan Chi có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là bông hoa Lan đẹp. Nghĩa thứ hai là baby được sinh ra từ bông hoa Lan.

Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo. Trước năm 1975 giới Cải Lương Miền Nam đặt cho Bạch Tuyết là Cải Lương Chi Bảo nghĩa là diễn viên cải lương thật hay, thật xuất sắc. Vậy thì Lan Chi là hoa Lan đẹp. Nghĩa thứ hai : Lan là hoa lan. Chi là cành cây, cũng còn có nghĩa là nhánh của một dòng họ. Lan Chi là một nhánh của dòng họ hoa Lan. Vậy baby được sinh ra từ một bông hoa Lan.

Page 7: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

15

Tôi kể cho những đồng nghiệp trong sở nghe cuộc thảo luận về việc đặt tên cho cháu ngoại tôi. Tôi kết luận : Tôi muốn cháu ngoại tôi có tên Mỹ. Bà giám đốc ngắt lời tôi . Bà nói :

- Anh nhớ rằng, anh đang sống tại Seattle. Seattle là thành phố có nhiều dân tộc sinh sống. Trong tương lai, cháu ngoại của anh sẽ hạnh phúc, hãnh diện, thích thú vì có tên Việt hơn là tên Mỹ . Cháu ngoại của anh sẽ cám ơn mẹ nó đã đặt cho nó tên Việt Nam vừa đẹp, vừa có ý nghĩa .

Bà giám đốc đã bảo tôi sai lầm trong việc chống đối con gái tôi đặt tên Việt cho đứa con của nó. Có thêm một người đồng ý với con gái tôi.

Một buổi tối, tôi ngồi ngắm Lan Chi đang ngủ. Tâm hồn tôi rúng động. Tôi bỗng nhận ra rằng Lan Chi là cô bé gái Việt Nam. Tôi tự hỏi : Thế thì trước đây mình không biết nó là đứa bé Việt Nam hay sao ? Tôi không trả lời được câu hỏi này. Có thể bởi vì trước khi Lan Chi sinh ra đời, tôi đã cố ép cho Lan Chi phải có một chút ít gì Mỹ chăng ? Để giảm nhẹ tầm quan trọng của việc đặt tên Mỹ hay tên Việt đã gây ra những nóng giận, hờn dỗi trong gia đình, tôi kể lại cho mọi người sự việc xẩy ra trong sở tôi quanh câu truyện về Lan Chi. Tôi kể đúng 100%, không bớt. Tôi chỉ thêm một chi tiết nhỏ trong lời bà giám đốc nói với tôi. Tôi thêm : “Tên không tạo nên con người. Tài năng và đạo đức mới là nền tảng của một người. Tên Barack Hussein Obama không giúp ông Obama trở thành tổng thống mà nhờ tài năng và đạo đức của ông ta.”

16

Người chống đối quyết liệt nhất việc đặt tên Việt cho cháu ngoại tôi là vợ tôi, nay cũng nhận thấy tên Lan Chi hay hay, sang sang. Nay, vợ tôi luôn gọi : Cô-Lan-Chi-Yêu-Quí-Của-Bà.

Cháu ngoại tôi là Trần Lan Chi. Tôi yêu quí cháu ngoại tôi, do đó tôi yêu quí tên Lan Chi. Tôi hy vọng và ước mong Lan Chi sẽ là bông hoa Lan đẹp bao gồm đạo đức và tài năng.

Page 8: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

17

Mother’s Day - Trần Lan Chi

18

ÔNG KỂ CHÁU NGHE TRUYỆN MOWGLI Ông ngoại là cựu Hướng Đạo Sinh, mẹ Lan Chi là cựu Thanh Đoàn Trưởng nên trong thành phần tham dự tiệc cưới của bố mẹ Lan Chi có nhiều huynh trưởng Hướng Đạo. Trong lời phát biểu cảm tạ quan khách tham dự tiệc cưới, ông ngoại có nói với anh chị em Hướng Đạo : “…. Bố là Hướng Đạo, con là Hướng Đạo, hy vọng các cháu sẽ là Hướng Đạo … “. Có nghĩa là ông ngoại hy vọng sau này Lan Chi và các anh chị em Lan Chi sẽ là Hướng Đạo Sinh. Ông ngoại kể cho Lan Chi nghe câu truyện Mowgli. Đông đảo Hướng Đạo Sinh đều đã đọc truyện Mowgli hoặc đã xem phim hoạt họa Jungle Book

Page 9: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

19

của hãng Jetlag Productions sản xuất. Nếu ai chưa đọc hoặc chưa xem phim thì ít nhất cũng biết tên những nhân vật trong truyện như Akela, Mowgli, Baloo, Bagherra, Kaa, Hatha … Nhiều bài hát của Hướng Đạo nhắc tới những nhân vật này như bài hát Gọi Bầy:

Anh em ơi mau mau chạy cho chóng

Theo Mowgli hăng lên mà vui sống

Chắc trong rừng thẳm

Akela, Bagherra cùng Baloo đang đợi chờ ta

Trong bài ca Châm Ngôn Ngành, Cùng Akala Vô Rừng, Baloo Khuyên Sói, Múa Kaa, Múa Hatha …vv…. cũng nhắc đến tên những nhân vật này.

Ông ngoại đọc quyển Mowgli Chúa Tể Rừng Xanh cách đây khoảng 50 năm. Quyển Mowgli Chúa Tể Rừng Xanh của trưởng Trần Văn Lược, Tổng Ủy Viên Hướng Đạo Việt Nam. Trưởng Trần Văn Lược đã phóng tác theo quyển truyện The Jungle Book I, II của đại văn hào Rudyard Kipling. Ông ngoại cũng đã đọc một bài viết về Mowgli của trưởng Cung Giũ Nguyên. Nay, ông ngoại không còn nhớ được chi tiết của câu truyện này. Ông ngoại chỉ nhớ cốt truyện. Ông ngoại kể lại truyện Mowgli theo óc tưởng tượng của ông ngoại. Tuy vậy ông ngoại tin tưởng rằng truyện ông ngoại kể vẫn giữ được tinh thần nguyên tác của Kipling và tinh thần Hướng Đạo của trưởng Trần Văn Lược muốn nêu ra trong truyện.

***********************

20

Trong cánh rừng già Seonee, thuộc một quận ở trung bộ Ấn Độ, có một làng nhỏ bé. Dân làng sống hạnh phúc trong cảnh thanh bình. Người dân đoàn kết, thương yêu, đùm bọc nhau. Ánh bình minh chưa lên, chim chưa kịp hót, dân làng đã lên đường vô rừng hái hoa quả, săn thú, bắt cá. Tia hoàng hôn chưa kịp tắt, dân làng đã trở về tụ tập quanh bếp than, quanh đống lửa. Đêm ba mươi hôm đó, trời tối đen như mực. Những ngọn lửa bếp đang tàn. Sự sống của làng chỉ còn những đống than hồng sắp tàn, những tiếng ngáy, những hơi thở, những tiếng ru nhỏ, những tiếng thì thầm nho nhỏ, những tiếng côn trùng. Tất cả đều nhè nhẹ tan biến, nhè nhẹ trở về. Tan biến và trở về …….

Bỗng tiếng gầm lớn của hổ làm cả buôn làng thức giấc. Tiếng gầm làm dân làng nhớ tới con cọp Khan nổi danh tàn ác. Mọi người bảo nhau : “ Đúng là tiếng gầm của cọp Khan.” Cọp Khan trở về báo thù. Mọi người lo sợ. Tiếng chiêng trống ầm vang nhưng không át được tiếng gầm của hổ thọt. Hổ thọt lâu ngày không kiếm được mồi nên liều lĩnh lao mình vô địa phận làng mà trước đây nó không dám bén bảng gần làng, sau một lần bị thanh niên trong làng đánh khiến một chân bị thọt. Chiêng trống lớn hơn, lửa sáng hơn khiến hổ thọt không dám ở lâu. Hổ tháo chạy khỏi làng. Hổ đi rồi, dân làng vẫn còn sợ. Tiếng chiêng trống không còn dồn dập, lửa không còn rực cháy, nhưng có tiếng la, tiếng khóc. Gia đình nào đó trong làng có người bị mất tích. Lửa lại sáng hơn để tìm một đứa bé mất tích. Dân làng tìm kiếm khắp nơi trong làng nhưng không kết quả … Đứa bé có lẽ bị hổ thọt bắt đi .

Page 10: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

21

Ngày hôm sau, Cọp Khan đi lang thang trong rừng, bắt côn trùng ếch nhái ăn cho đỡ đói. Bỗng hổ thọt ngừng lại. Nó ngửng đầu lên và hít từng hơi mạnh. Nó đánh hơi có mùi thịt trẻ con đâu đây. Hổ thọt vừa đi vừa hít để tìm con mồi. Mắt nó sáng rực. Nó nhìn thấy đằng xa một đứa bé trần truồng đang bước những bước không vững. Hổ thọt phóng về hướng đứa bé thật nhanh. Nhưng Cọp Khan đã muộn, chú bé đã chui đươc vô một cái hang Sói. Cọp Khan gầm :

- Trả thằng bé cho ta. Nó thuộc về ta.

- Hãy cút đi. Thằng bé con người lọt vào hang

của Sói. Từ nay nó thuộc về gia đình Sói.

Không đòi được thằng bé con người, cọp Khan tức giận bỏ đi và dọa sẽ trở lại để bắt thằng bé con người .

Gia đình sói xám Akela quây quần quanh thằng bé. Trước nhất là phải chọn cho thằng bé một tên để gọi. Sói mẹ nói :

- Nó trần truồng, nó nhỏ bé như một con nhái bén. Đặt tên nó là Mowgli.

Cả gia đình sói đều đồng ý :

- Mowgli, Mowgli thằng bé con người nay là đoàn viên của bầy sói Seonee. Nó sẽ đi săn với chúng ta.

Sói mẹ nói với giọng âu lo :

22

- Nhưng liệu Hội Đồng có chấp thuận cho Mowgli nhập bầy không ? hay chúng ta lại phải trả nó về cho con Thọt Khan hèn nhát và độc ác.

Sói Xám Akela giọng cương quyết :

- Không bao giờ. Chúng ta sẽ dạy nó luật rừng. Mowgli sẽ thành một công dân của rừng Seonee.

- Nhưng ai có thể dạy nó. Bầy sói Seonee có ai đủ kiến thức và tài năng để đảm trách việc dạy nó đâu.

- Chúng ta sẽ nhờ Bác Gấu Baloo dạy nó luật rừng, chú báo Bagherra dạy nó cách săn, bác Voi Hatha dạy múa, anh Trăn Kaa dạy nó cách nghe.

Năm tháng trôi qua, Mowgli học rất giỏi. Mowgli học đâu thuộc đó. Mowgli thuộc bộ luật của rừng xanh. Mowgli nghe và nói được tất cả tiếng của loài thú trong rừng. Mowgli bơi nhanh như chạy trên bộ. Mowgli leo cây, chuyền từ cành này sang cành khác, không thua gì sóc và vượn. Mowgli được tất cả thú trong rừng Seonee yêu mến vì thông minh và ngoan ngoãn. Tuy vậy, Mowgli thỉnh thoảng cũng bị Bác Gấu Balou cho ăn đòn vì ham chơi. Một lần, Mowgli phạm phải một lỗi lầm rất lớn mà luật rừng cấm. May mắn, Bagherra và Baloo hay biết kịp thời, nếu không Mowgli sẽ hư hỏng và gây tai hại cho rừng Seonee. Mowgli đã chơi với bầy khỉ Bangedogh. Bầy khỉ Bangedoh là một bầy vô tổ chức,

Page 11: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

23

không tôn trọng luật lệ của rừng, khoác lác, và hay chọc phá. Bầy Khỉ Bangedoh đã dụ dỗ Mowgli theo chúng. Chúng hứa sẽ tôn Mowgli làm chúa bầy. Thật may mắn cho Mowgli và cho rừng Seonee, Baloo và Bagherra đã kịp thời ngăn chận, giảng giải cho Mowgli tại sao Luật Rừng cấm các công dân của rừng Seonee không được tiếp xúc với bọn khỉ Banghedog. Mowgli nhận ra lỗi lầm và hứa không bao giờ giao du với bọn khỉ Banghedoh.

Đêm nay là đêm rất quan trọng cho cuộc đời của Mowgli. Mowgli trở thành một công dân của rừng Seonee hay bị trả cho cọp Khan. Trăng sáng vằng vặc. Sói già ngồi trên tảng đá Hội Đồng. Trên tảng đá to và cao, trông Sói già uy nghi và đẹp như một pho tượng thời cổ. Các sói già khác ngồi trên tảng đá bé hơn, thấp hơn. Buổi phán xét của Hội Đồng Sói bắt đầu. Sói Xám Akela đem Mowgli ra trình diện Hội Đồng. Sói già lớn tiếng hỏi :

- Hôm nay, Hội Đồng sói Seonee họp để quyết định cho thằng bé con người được nhập bầy hay là trả nó về cho cọp Khan. Thằng bé con người sẽ phải trả lời những câu hỏi của Hội Đồng. Hội Đồng sẽ đánh giá xem nó có xứng đáng được gia nhập bầy hay không ? Ai có câu hỏi đầu tiên ?

- Tôi xin hỏi:’’ Thằng bé con người hãy đọc câu thần chú của loài sói khi đi săn?

24

- Chân đừng có đụng đậy. Mắt có thể ngồi trong hang nghe tiếng động nhỏ bên ngoài. Răng trắng và bén nhọn.

- Tôi xin hỏi :”Nếu có ai đến lãnh địa của mình và nói : “ Cho tôi được phép săn nơi đây vì tôi đang đói “ thì phải trả lời ra sao ?

- Săn để ăn thì được. Săn chỉ vì muốn vui chơi tiêu khiển thì chớ nên.

- Tôi xin hỏi :” Hãy nói ngôn ngữ của dân chim”.

- Anh và tôi, chúng ta cùng một dòng giống.

- Tôi xin hỏi :” Hãy nói ngôn ngữ của loài rắn.”

Mowgli đáp bằng tiếng huýt tuyệt vời.

- Tôi xin hỏi :” Nhanh như sóc, khéo léo như vượn. Thằng bé con người có làm được như vậy không ?”

Mowgli trèo lên cây, chuyền từ cành này sang cành khác, và mất hút. Mười phút sau Mowgli lại trở về chỗ cũ khiến bầy sói thán phục về sự nhanh nhẹn và khéo léo của Mowgli.

- Có ai còn muốn hỏi nữa không ?

Bỗng có tiếng gầm của cọp Khan :

Page 12: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

25

- Thằng bé là con người. Người không phải là công dân của rừng Seonee. Người là kẻ thù của tất cả công dân rừng Seonee. Thằng bé con người không thể trở thành công dân của rừng Seonee. Ta là kẻ săn thằng bé trước nhất. Nó phải thuộc về ta.

- Đây là việc riêng của bầy sói Seonee. Hội đồng sói Seonee sẽ quyết định về số phận của thằng bé con người. Không còn ai có câu hỏi nữa. Hội đồng sói họp và quyết định về số phận của Mowgli

Hội đồng sói họp. Sói già trở về tảng đá hội đồng và nói:

- Hội đồng sói quyết định : Thằng bé con người tên Mowgli từ nay là đoàn viên của đoàn sói Seonee.

Tất cả sói hú lên vui mừng. Trong tiếng vui mừng có cả tiếng rống của đoàn voi Hatha, tiếng rít của đoàn trăn Kaa, tiếng gầm của báo Bagherra, tiếng kêu của gấu Baloo. Chỉ có cọp Khan gầm lên giận giữ:

- Ta thề sẽ săn được thằng bé con người Mowgli.

Những năm sau đó Mowgli đi săn cùng gia đình anh Xám. Năm tháng trôi qua, anh Xám sức khỏe đã yếu. Anh dẫn bầy đi săn lần chót. Buổi săn sắp chấm dứt, anh Xám dẫn một mình Mowgli lên tảng đá hội đồng. Anh Xám nói :

26

- Lâu nay ta là trưởng bầy, nhưng thật ra con đã dẫn dắt bầy thay ta. Con đã thành một công dân tài giỏi và đạo đức của rừng Seonee. Ta có lời khuyên : Con nên trở lại với xã hội loài người. Chỉ có sống trong xã hội loài người, con mới có thể trở thành một sinh vật hoàn chỉnh. Cũng như ta, ta phải sống trong bầy sói, ta mới thành một dân rừng hoàn chỉnh về mọi mặt. Đó là ý muốn của Thượng Đế Tối Cao. Nhưng trước khi con tìm về nguồn gốc của con, ta xin con một điều : Con hãy ra tay diệt trừ Cọp Khan để cứu rừng Seonee.

- Nhưng con đâu có đủ sức diệt trừ được Cọp Khan. Cọp Khan có sức mạnh vô địch, có mưu kế rất quỉ quyệt. Khó ai có thể giết được cọp Khan.

- Con nói đúng. Nhưng ta biết con người có thể giết được cọp Khan. Con người tuy yếu đuối, nhưng con người có trí khôn. Ta biết con người tạo được một vật rất linh thiêng mà không một công dân nào của rừng Seonee làm ra được. Chính vật linh thiêng này đã làm một chân của cọp Khan bại liệt. Từ ngày đó, Cọp Khan không còn dám săn người.

- Akala có thể cho con biết vật linh thiêng đó là vật gì không ?

Page 13: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

27

- Vật linh thiêng đó có tên là LỬA.

- Con xin vâng lệnh Akala. Con học cách làm ra Lửa của con người và con sẽ trở lại. Akala chỉ cho con biết đường đi để gặp con người.

- Ngày con chạy trốn vào hang của gia đình ta, con người ở gần rừng Seonee. Sau đó con người di chuyển đi nơi nào ta không biết, nhưng chắc xa lắm, ta không thấy mây trắng từ mặt đất bốc lên mỗi buổi chiều. Chiều hôm qua, ta ngồi trên đỉnh núi. Phía rất xa gần nơi mặt trời lặn, ta thấy nhiều làn mây trắng từ đất bốc lên. Ta nghĩ con người đang ở đấy. Con người thường ở cạnh những dòng sông. Con men theo ven sông và đi về hướng Tây con sẽ gặp con người.

- Cảm tạ Akala, con lên đường. Con sẽ trở lại một ngày không xa.

Sau ba tuần rong ruỗi, Mowgli gập một làng của con người. Những người gập Mowgli đều sợ hãi bỏ chạy. Râu tóc bao phủ người Mowgli. Mowgli như một con quái vật. Con quái vật nhanh, khỏe, phát ra những tiếng hú, tiếng ú ớ. Trai tráng trong làng nổi chiêng trống, vác giáo mác. Họ vây quanh Mowgli. Hai bên nhìn nhau. Mowgli vén hết tóc ra đằng sau và để lộ ra bộ mặt người. Mowgli gục người xuống, trán chạm mặt đất. Bọn trai tráng tới sát Mowgli. Họ chĩa ngọn giáo chạm vào da Mowgli. Mowgli vẫn bất động. Ông Già Làng

28

truyền cho bọn trẻ lui ra và nâng nhẹ Mowgli đứng dậy. Mowgli được dẫn về căn lều dùng làm nơi hội họp của các bậc cao niên của bộ tộc. Nơi đây Mowgli được cạo lông, cắt râu tóc, tắm rửa và mặc áo quần. Các cụ bô lão khám phá ra trên vai trái của Mowgli có xâm : Mahatha Ghandi 28.06.1868. Người ta nhận ra rằng Mowgli chính là đứa bé tên là Mahatha Ghandi sinh ngày 28 tháng 6 năm 1868. Cậu bé mà hai mươi năm trước cả làng tin rằng đã bị cọp bắt đi. Làng gọi cha mẹ Mowgli đến, nhận con mình về.

Cha mẹ và anh em Mowgli dạy Mowgli nói, cách ăn uống, mặc quần áo. Một tháng sau, Mowgli biết nói bập bẹ tiếng người, biết đào hố. Một điều Mowgli mong muốn nhất là học được cách làm ra lửa. Chỉ trong bốn tháng, Mowgli đã biết tạo ra lửa bằng nhiều cách, biết cách giữ lửa ngay cả lúc trời mưa gió, biết làm đuốc. Một đêm trời tối, Mowgli rời bản làng để tìm đường trở lại rừng Seonee.

Ngay đêm Mowgli trở về đến rừng Seonee, một buổi họp ngay tại tảng đá của hội đồng sói được triệu tập để tìm cách diệt trừ cọp Khan. Sở dĩ phải họp gấp vì hai tháng nay cọp Khan đã gây nhiều điều đau khổ cho dân rừng Seonee. Buổi họp có những sói già, có sói xám Akela, có gấu Baloo, có báo Bagherra, có trăn Kaa, có voi Hatha và Mowgli. Mowgli trình bầy kế hoạch để giết cọp Khan. Kế hoạch của Mowgli được buổi họp chấp thuận.

Mowgli đào một hố sâu và to làm hầm bẫy cọp, cắt tranh và cột thành từng bó. Mowgli làm hàng trăm bó đuốc và cắm khắp cánh đồng. Voi Hatha có nhiệm vụ

Page 14: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

29

đem những cành củi khô dễ cháy cho xuống hố. Mowgli cho xuống hố những đống lá khô. Miệng hố được phủ lên một lớp đất mỏng. Gia đình voi Hatha đem những bó tranh để gần bên hầm. Hầm bẫy cọp Khan thực hiện xong.

Đêm tối hôm đó, báo Bagherra và trăn Kaa đi tìm cọp Khan. Tìm cọp Khan không khó. Hằng đêm sau khi săn, cọp Khan thường về khu rừng nơi bọn khỉ Banghedog trú ngụ để nghe bọn khỉ Banghedog tán tụng là Chúa Tể Sơn Lâm. Báo Bagherra và Trăn Kaa đến nơi thì bọn khỉ Banghedog biết được. Bọn khỉ nhốn nháo, sợ hãi nhẩy lên cây chạy trốn bởi vì chúng nghe được tiếng rít của Trăn Kaa. Cọp Khan bật dậy. Cọp Khan trừng mắt nhìn Báo Bagherra và Kaa. Cọp Khan gầm :

- Bọn đầy tớ thằng con người đến đây làm gì ?

- Đến đây để đưa mi về với cát bụi.

- Thằng con người đâu ? Đưa nó cho ta.

- Nó đang chờ mi ở cánh đồng cỏ phương Đông.

Cọp Khan vùng dậy, phóng mình vô màn đêm như một mũi tên. Cọp Khan đến cánh đồng cỏ phương Đông. Cánh đồng rực sáng bởi hàng trăm bó đuốc cắm gần hầm bẫy. Mowgli đứng giữa cánh đồng, hai tay cầm hai cây đuốc lớn. Khan chậm rãi bước tới Mowgli. Khan dừng lại cách Mowgli khoảng hai mươi mét. Hai bên trừng mắt nhìn nhau. Rừng Seonee thật im lặng. Trong

30

các bụi cây quanh cánh đồng, dân rừng Seonee đang nín thở xem trận thư hùng giữa cọp Khan và Mowgli. Không gầm, Khan phóng tới, móng dương to để chụp Mowgli. Mowgli tránh được và đánh mạnh ngọn đuốc vô lưng Khan, khiến một mảng lông trên lưng Khan bị cháy. Thật tài tình, cọp Khan quay lại và nhẩy tới Mowgli, vừa dương móng vuốt tát vô mặt Mowgli. Mowgli phải lăn mình trên mặt đất mới tránh được cái tát của cọp Khan. Trong lúc tránh đòn, Mowgli cũng đâm được ngọn đuốc vô miệng cọp Khan, khiến một phần râu của cọp Khan bị cháy rụi. Mất đuốc, Mowgli nhanh nhẹn giật ngọn đuốc gần nhất cắm trên cánh đồng và tiếp tục chiến đấu với cọp Khan. Cọp Khan vồ vài chục lần nhưng không lần nào đánh trúng được Mowgli. Mỗi lần vồ hụt, cọp Khan bị Mowgli đánh trả bằng ngọn đuốc khiến cọp Khan bị thương tích đầy mình. Mỗi lần bị cọp Khan tấn công, Mowgli lùi dần lại miệng hầm. Khan đứng im nhìn Mowgli. Khan tỏ vẻ mệt. Khan quay mình lững thững bỏ đi. Bỗng, cọp Khan quay mình phóng thật nhanh vào người Mowgli. Tưởng chừng Mowgli không thể tránh được cú vồ bất ngờ của cọp Khan. Mowgli đã lăn người tránh được. Cọp Khan vồ trật và rơi xuống hầm bẫy. Lập tức những ngọn đuốc được phóng xuống hầm. Hầm rực sáng. Cọp Khan gầm đau đớn và cố gắng nhảy lên miệng hầm. Mowgli dùng cây đuốc lớn đâm mạnh vô mặt cọp Khan, mỗi lần cọp Khan nhảy lên. Sau năm lần nhảy thất bại, cọp Khan không còn đủ sức nhảy tới miệng hầm. Cọp Khan gầm thảm thiết và lồng lộn dưới đáy hầm khiến những tàn lửa bay lên khỏi miệng hầm như những pháo hoa. Một lúc sau, không còn nghe tiếng rên của cọp Khan, không còn thấy những tàn lửa bay lên khỏi miệng hầm. Những

Page 15: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

31

ngọn đuốc cũng tắt. Trên trời những ngôi sao lấp lánh, trăng lưỡi liềm đang lặn ở phương tây. Đêm yên tĩnh trở lại núi rừng Seonee.

Bỗng tiếng reo vui của công dân rừng Seonee vang lên mừng Mowgli chiến thắng cọp Khan. Cọp Khan chết. Hết truyện.

************************

Lan Chi đã nghe xong truyện Mowgli. Ông ngoại hỏi Lan Chi một câu :”Theo Lan Chi, sau khi giết được cọp Khan, Mowgli nên trở về với xã hội loài người hay nên ở lại với bầy sói Seonee ?. “ Lan Chi đừng vội trả lời cho ông ngoại. Bao giờ Lan Chi lớn, Lan Chi có kiến thức, Lan Chi trả lời cho ông ngoại. Ông ngoại sống hay chết, ông ngoại vẫn nghe, vẫn biết được câu trả lời của Lan Chi. Tổ tiên là cây, là cỏ, là hoa, là lá, là sông, là núi, là mây, là gió, là đất, là đá … Tổ tiên luôn sống bên con cháu. Nếu biết lắng nghe, thế hệ hiện tại có thể nghe được lời dạy dỗ, lời tâm sự của tổ tiên. Đêm cắm trại tại bãi biển Lăng Cô năm xưa, nằm nghe sóng biển vỗ bờ, ông ngoại làm bài thơ BÊN BỜ ĐẠI DƯƠNG NGHE SÓNG VỖ:

……………………………………….

Bên bờ Thái Bình Dương nghe sóng vỗ

Mới biết rằng ta, không phải của riêng ta

Từng đợt sóng dạt dào, sóng xô bờ nối tiếp

Ta được nghe lời dạy dỗ của cha ông.

32

……………………………………….

Ông ngoại đã kể cho Lan Chi nghe câu truyện Mowgli, phỏng theo quyển The Jungle của đại văn hào Rudyard Kipling. Đại văn hào Rudyard Kipling còn là một nhà thơ. Rudyard Kipling có bài thơ mà ông ngoại rất thích. Rudyard Kipling làm bài thơ này để gởi cho người con của ông. Nhưng thật ra, ông làm bài thơ để gởi cho tất cả những ai muốn trở thành một người tốt, một người lương thiện, một người hữu ích cho xã hội. Câu cuối của bài thơ ông viết : “ Và hơn nữa, con thành người con ạ “. Ông ngoại cũng muốn Lan Chi thành một người tốt, một người hữu ích cho xã hội. Ông ngoại đọc cho Lan Chi nghe :

Rudyard Kipling

NẾU

Nếu bao kẻ quanh con đều hốt hoảng

Page 16: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

33

Trách cứ con mà con vẫn điềm nhiên

Mặc ai ngờ con vẫn vững niềm tin

Lại tha thứ cho thế tình ngờ vực

Nếu chờ đợi không nản lòng bực tức

Bị dối lừa vẫn chân thật thẳng ngay

Bị oán thù không oán trả thù vay

Cũng không tỏ ta đây người thánh thiện

Biết mơ mộng không chìm trong mộng huyễn

Biết suy tư không thành biện thuyết suông

Gặp vinh quang hay vấp phải tai ương

Trò ảo hóa một phường xem chẳng khác

Biết chịu đựng lũ chuyên tâm xuyên tạc

Bịa lời con hòng gạt kẻ dại khờ

Nếu chẳng may tan vỡ cả cơ đồ

Góp dụng cụ xác xơ gầy dựng lại

Tiền được cuộc bấy lâu dành dụm mãi

Dám đem liều cho một cái đỏ đen

Nếu nhỡ thua không than vãn ươn hèn

Bắt đầu lại bằng hai bàn tay trắng

34

Nếu khắc phục gian nan con cố gắng

Dốc tâm can cho lý tưởng một đời

Vẫn bền gan khi tất cả rã rời

Chí cương quyết không bao giờ bỏ cuộc

Giữa ô trọc vẫn giữ tròn đạo đức

Chốn công hầu không mất nết bình dân

Không lụy phiền vì kẻ địch người thân

Xét mọi kẻ không một phần thiên vị

Nếu con chạy đường xa không lãng phí

Vì thời gian không ngừng nghỉ buông lơi

Thì của con là tất cả trên đời

Và hơn nữa, con thành người con ạ

(Bản dịch của Cố Giáo sư Lê hữu Phụng - trường Trung học Chu văn An, Sàigòn)

Ông ngoại hy vọng Lan Chi thích bài thơ này.

Page 17: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

35

Trần Lan Chi

36

HORSESHOE CRAB

Trần Lan Chi tìm thấy con Horseshoe Crab vào khoảng 10 giờ 30 sáng ngày18 tháng Năm, năm 2010 tại bãi biển Onset, Massachusetts. Horseshoe Crab màu nâu, dài khoảng 60 cm kể cả đuôi, rộng khoảng 30 cm.

Horseshoe Crab là một trong những con vật lâu đời nhất của trái đất. Chúng sống cùng thời với Dinosaur. Các nhà khoa học nói rằng Horshoe Crab đã có mặt trên trái đất khoảng 300 triệu năm. Một trong những lý do

Page 18: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

37

Horseshoe Crab tồn tại lâu dài cho đến ngày nay vì chúng có thể sống trong vùng nước thật lạnh hay thật nóng. Thậm chí, chúng có thể sống trong vùng băng giá. Horseshoe Crab có thể di chuyển đi lại trong một năm mà không ăn, đó cũng là lý do chúng tồn tại đến ngày nay. Điều kỳ lạ, Horseshoe Crab không hề thay đổi hình dạng từ khi chúng có mặt trên trái đất. Horseshoe Crab được liệt vào loài Cua, nhưng chúng không thực sự giống Cua. Cơ thể Horseshoe Crab có những bộ phận giống loài Nhện và Bò Cạp.

Horseshoe Crab có ba phần chính : Vùng đầu prosoma, vùng bụng opistomoma,và đuôi telson.

Horseshoe Crab có vỏ láng, cứng, mầu nâu. Hình dáng của vỏ giống hình móng ngựa. Dọc theo gờ phía dưới của vỏ là một dẫy hình móng ngựa rất cứng. Dẫy hình móng ngựa này có công dụng như cái xẻng để Horseshoe Crab đào bới cát hay bùn, tìm côn trùng, sò ốc để ăn.

Horseshoe Crab có đuôi dài, cứng. Đuôi có công dụng giúp Horseshoe Crab tiến tới khi chúng đào bới và giúp cho Horseshoe Crab lật lại nhanh chóng, trong trường hợp bị lật ngửa. Khi tìm được một con Horseshoe Crab, nhẹ nhàng lật ngửa nó, chúng ta sẽ ngạc nhiên, nó nhanh chóng lật lại trong tích tắc. Khi Horseshoe Crab bị lật ngửa, chúng ta sẽ thấy những vuốt và chân của nó.

Điều đặc biệt hiếm có trong loài vật, Horseshoe Crab có rất nhiều mắt. Hai mắt to đơn sắc (monochromatic vision) ở hai bên mặt, năm mắt đơn giản (simple eyes) ở

38

trên vỏ, và hai mắt đơn giản ở ngay trước miệng. Tổng cộng Horseshoe Crab có chín mắt. Dọc theo đuôi của chúng có hàng loạt những bộ phận phát sáng tự động.

Hàng ngàn năm trước, người Da Đỏ ăn thịt vùng bụng và những bộ phận ở vùng mặt Horseshoe Crab. Họ dùng vỏ của Horseshoe Crabe làm gáo để tát nước trong canoes, dùng đuôi của Horseshoe Crab làm đầu của ngọn giáo, và dùng Horseshoe Crab làm phân bón và thức ăn cho gà và heo.

Ngày nay, Horseshoe Crab trở thành đối tượng cho các nhà nghiên cứu khoa học trong các nghành : Sinh Thái Học, Vi Trùng Học, Trụ Sinh Học, Dược Phẩm Học, Miễn Dịch Học, và Thần Kinh Học. Năm 1967, Dr. H. Keffer Hartline nhận giải thưởng Nobel, do công trình nghiên cứu về thị giác Horseshoe Crab của ông. Tiến sĩ Keffer Hartline khám phá rằng, làm thế nào những tế bào thị giác trong võng mạc giúp cho bộ não tiến hành những tín hiệu thị giác đã giúp Horseshoe Crab nhìn được những đường nét, hình dáng, và biên giới sự vật. Cơ chế này gọi là sự hạn chế những bộ phận kế bên (lateral inhibition) đã cho phép Horseshoe Crab phân biệt được giống đực và giống cái trong những vùng nước đen kịt. Nghiên cứu này đã đóng góp vào sự hiểu biết về những bệnh mắt của con người, như bệnh viêm võng mạc sắc tố (retinitis pigmentosa) có thể dẫn đến mù hoàn toàn.

Điều thú vị và phấn khởi là hàng năm có nhiều khám phá mới về Horseshoe Crab được công bố trên toàn nước Mỹ. Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tiến hành những nghiên cứu về đời sống trên sao Mars và

Page 19: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

39

những hành tinh khác dựa trên những chứng cứ về máu của Horseshoe Crab. Hy vọng rằng, những thành quả của những nghiên cứu này sẽ đóng góp vào sự hiểu biết về đời sống của những hành tinh khác, để kịp thời cứu nhân loại, trong tương lai trái đất bị hủy diệt do tình trạng hủy hoại môi trường khủng khiếp hiện nay.

Không ai ngờ Horseshoe Crab xưa kia dùng vào việc cung cấp thức ăn cho người da đỏ và gia cầm, ngày nay Horseshoe Crab được dùng vào việc nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Như vậy, chứng tỏ rằng, loài vật, côn trùng, cây cỏ, khoáng sản trên trái đất đều có khả năng kỳ diệu. Những khả năng đó có thể giúp cho trái đất và con người có đời sống tốt đẹp hơn. Tiếc thay, có nhiều động vật và thảo vật bị tuyệt chủng trước khi con người khám phá ra khả năng kỳ diệu của chúng.

Trước nguy cơ trái đất bị hủy diệt, vấn đề môi trường và sinh thái trở thành quan trọng sinh tử đối với con người. Con người đã nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa con người, động vật, thực vật, và khoáng sản trong việc bảo vệ môi sinh.

Ngày nay, giữ gìn môi trường là mối quan tâm số một của nhân loại. Con người đã nhận biết, thảm họa do sự hủy hoại môi trường đang chấm dứt đời sống của mọi sinh vật trên trái đất. Con người cũng nhận biết được rằng : Chính con người đã hủy hoại môi trường do lòng tham và sự ngu dốt. Chính phủ của nhiều quốc gia đã có những chương trình, kế hoạch để cải thiện môi trường, nhưng các quốc gia vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về giảm khí thải CO2 là nguyên nhân làm thay đổi khí hậu trái đất. Rừng vẫn bị hủy diệt, sinh vật quí hiếm vẫn bị

40

tàn sát, những dòng sông đang khô cạn và ô nhiễm do các đập thủy điện xây dựng bừa bãi, và rác thải độc hại đổ xuống các dòng sông … chứng tỏ, con người vẫn tham lam và ngu muội.

Những vấn đề trên là những việc lớn thuộc phạm vi chính phủ của những quốc gia. Góp sức với chính quyền trong việc bảo vệ môi trường, các tổ chức vô vị lợi, các tổ chức dân sự cũng đã đem lại những thành quả nhất định nào đó trong việc làm giảm lòng tham và sự ngu muội của những nhóm lợi ích và giáo dục được quần chúng trong việc bảo vệ môi trường sống. Nhưng nếu, tất cả cá nhân không ý thức được sự cần thiết việc bảo vệ môi trường thì theo ông ngoại những cố gắng của chính quyền và tổ chức dân sự trong việc bảo vệ môi sinh cũng như muối bỏ vào biển, nghĩa là không có kết quả.

Ông ngoại lấy một thí dụ cụ thể. Trước đây mỗi nhà có hai thùng rác : một thùng rác và một thùng rác tái chế. Nay mỗi nhà có thêm một thùng rác nữa là thùng rác vườn. Thùng rác vườn đựng rác của cây cỏ, thức ăn thừa, giấy bẩn … Rác vườn là một thành phần phụ trong việc chế tạo đất để trồng cây. Nếu mọi người vì lười biếng, không phân loại những thứ rác để bỏ đúng vào thùng qui định thì không những hại môi trường mà còn phí phạm tiền bạc. Bao nylon, giấy, bìa cứng, loong kim loại, thủy tinh … có thể tái chế dùng lại được. Vứt những thứ này vào lòng đất sẽ có hại cho môi trường vì chúng khó phân hủy.

Trên một bức tường dọc theo hành lang trong trường Tiểu Học Wedwoodge của Lan Chi, ông ngoại nhìn thấy

Page 20: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

41

có một tấm bảng đề : Chúng ta làm những điều gì để bảo vệ hành tinh của chúng ta vì nhiều lý do. Bảng chia làm hai cột. Cột thứ nhất là Những Điều Chúng Ta Làm. Cột thứ hai là Lý Do Chúng Ta Làm Những Điều Đó.

Học sinh của lớp dán những câu trả lời vào hai cột. Cột một, ông ngoại đọc được một số những câu trả lời như sau :

* Tôi dùng cả hai mặt của tờ giấy. Tôi đem túi đựng của tôi đến siêu thị. ( * Ông ngoại giải thích tại sao nên đem túi đựng đến siêu thị. Luật của thành phố Seattle cấm các siêu thị được dùng túi nylon để đựng thực phẩm cho khách hàng, lý do túi nylon không tiêu hủy trong đất. Do đó siêu thị bán cho khách hàng túi đựng bằng vải với giá rẻ để khách hàng dùng được lâu dài, hoặc

42

bán cho khách hàng túi đựng bằng giấy dùng được ít lần với giá năm xu. Túi bằng giấy loại nhỏ thì siêu thị biếu khách hàng. Đem túi đựng của mình đi, vừa thi hành luật bảo vệ môi trường của thành phố, vừa tiết kiệm được tiền mua túi giấy.)

* Tôi trồng những cây mới.

* Tôi tắt điện.

Cột hai, ông ngoại đọc được những câu trả lời sau :

Bởi vì tôi yêu cây cối ! Bởi vì tôi muốn chim muông và chim cú có nơi chốn để sống. (*Ông ngoại giải thích, tại sao học sinh này lại muốn có nơi chốn cho chim cú sống. Lý do : Tại tiểu bang Washington có loài chim cú, Western Spotted Owl, chỉ sống được ở khu rừng già. Nếu phá khu rừng để khai thác gỗ thì loài chim cú này sẽ tuyệt chủng. Học sinh này muốn có nơi chốn cho chim cú Western Spotted Owl sinh sống, nghĩa là không phá hủy cánh rừng già này.)

Page 21: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

43

Western Spotted Owl – Hình lấy trên net

* Bởi vì tôi yêu cá và những loài vật sống ở trong nước.

* Bởi vì tôi yêu trái đất.

* Bởi vì tôi không thích phí phạm.

Bảng này là của một lớp cấp một. Lan Chi đang học lớp Kindgarden nên chưa biết đọc, biết viết. Ông ngoại trả lời dùm Lan Chi.

- Câu thứ nhất : Tôi để giấy vụn và vỏ loong Coca Cola vào thùng Recycle.

- Câu thứ hai : Tôi yêu cây cỏ hoa lá và chim muông.

Ông ngoại mời Lan Chi cùng hát với ông ngoại bài hát Trái Đất Này Là Của Chúng Mình nhạc của Trương Quang Lục, thơ của Đinh Hải. Nhiều tối, sau bữa cơm chiều, gia đình tụ họp tại basement. Bố của Lan Chi

44

mở video những phim George Currious, Dora, Sound of Music …., những video nhạc do các bạn thiếu nhi tại Việt Nam hát. Trong video nhạc có bài hát Trái Đất Này Là Của Chúng Mình. Lan Chi, Huy, và Khoa hát và múa. Ông bà ngoại, dì Cơ và bố mẹ Lan Chi vỗ tay theo nhịp của bài hát. Ông ngoại thuộc lòng bài hát này.

Trái Đất Này Là Của Chúng Mình

Bồ câu ơi tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi cánh chim vờn trên sóng

Cùng bay nào, cho trái đất quay

Cùng bay nào, cho trái đất quay ...

Trái đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi cánh chim vờn trên sóng

Cùng bay nào - Cho trái đất quay

Cùng bay nào - Cho trái đất quay

Trái đất này là của chúng mình

Vàng trắng đen tuy khác màu da

Bạn yêu ơi, chúng ta là hoa quý

Đầy hương thơm nắng tô màu tươi thắm

Page 22: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

45

Màu hoa nào - Cũng quý cũng thơm

Màu da nào - Cũng quý cũng thơm

Trái đất này là của chúng mình

Cùng xiết tay môi thắm cười xinh

Bình minh ơi khúc ca này êm ấm

Học chăm ngoan đắp xây đời tươi sáng

Hành tinh này - Là của chúng ta

Hành tinh này - Là của chúng ta

Ngày nay, chiến tranh đang xảy ra nhiều nơi trên thế giới. Các quốc gia tăng cường và hiện đại hóa quân đội, tìm cách giết nhau bằng mọi cách. Tiền bạc và thời gian dùng để phục vụ chiến tranh, còn đâu tiền bạc và thời gian để đầu tư cho việc cải thiện môi trường. Ông ngoại cầu mong thế giới hòa bình, các dân tộc sống an bình và tin tưởng nhau. Chỉ có một thế giới hòa bình thì con người mới có đủ tiền bạc, thời giờ, và trí tuệ để đầu tư vào những công trình ngăn cản trái đất không bị hủy diệt.

Sống mạnh khỏe và yêu thiên nhiên, sống vị tha và giúp ích mọi người, sống thành thật và tin tưởng nhau. Đó là lý tưởng của phong trào Hướng Đạo. Lý tưởng Hướng Đạo đưa con người đến một thế giới hòa bình và một trái đất xanh tươi.

46

Trần Lan Chi

Page 23: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

47

BỐ CHI VẮNG NHÀ

Bố Lan Chi trở về Viện đại học San Diego để tham dự buổi tổng kết một chương trình nghiên cứu, bố Lan Chi có tham dự chương trình nghiên cứu này. Trở về San Diego, bố Lan Chi có dịp thăm ông bà nội, gia đình bác Đình và bác Công của Lan Chi. Mẹ Lan Chi xin đi theo bố Chi để Lan Chi được về thăm ông bà nội. Bà nội thương yêu Chi nên không cho Chi theo bố Chi. Bà nội Chi nói với mẹ Chi :

- Em bé mới hai tháng chưa đi máy bay được. Cháu bà bạn của mẹ, bốn tháng đi máy bay ói mửa thấy mà thương.

48

Chi phải xa bố Chi mười ngày. Mẹ Chi và Chi về ở phòng mẹ Lan Chi ở ngày xưa. Lan Chi tới nhà ông bà ngoại, họ hàng ở gần nhà ông bà ngoại đến thăm Lan Chi. Mọi người thay nhau nựng, ẵm Chi, và chụp hình với Chi. Đến khoảng chín giờ tối, Lan Chi bắt đầu khóc. Mẹ Lan Chi cho bú, Lan Chi không chịu bú. Lan Chi khóc không ngừng trong một giờ. Khóc nức nở, rồi đổi sang khóc không thành tiếng. Bà ngoại hỏi mẹ Lan Chi :

- Ở nhà, có bao giờ nó khóc như vậy không ?

- Có, nhưng chưa lần nào khóc dữ như vậy

Dì Cơ nói :

- Chắc nó nhớ nhà

Con Tina, mười bốn tuổi sinh tại Mỹ, phản đối :

- Em bé mới hai tháng già đã biết gì mà nhớ nhà

Mẹ Tina ngồi cạnh Tina đưa tay cốc vào đầu Tina :

- Nói tiếng Việt tử tế. Lần trước con nói giặt chén bát, bị mọi người trong lớp Việt ngữ cười. May mà lần này nói tại nhà. Nói như vậy tại trường, bạn bè lại cười cho thì ngượng chết con ạ. Học tiếng Việt sáu năm rồi mà nói tiếng Việt vẫn lọng cọng.

- Mẹ bảo con phải nói như thế nào?

Page 24: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

49

- Hai tháng tuổi, chứ ai lại nói hai tháng già. Người Mỹ không phân biệt được già trẻ, một tuổi cũng già mà một trăm tuổi cũng già.

Bà ngoại bồng Lan Chi vừa ru, vừa nói :

- Phòng của mẹ Chi. Chi về ở phòng mẹ Chi mà còn nhớ nhà nỗi gì, à ơi.

Lan Chi vẫn khóc nức nở, rồi khóc không ra tiếng. Chu kỳ khóc lại lập lại. Mọi người nghe Lan Chi khóc sốt cả ruột. Ông Tuân nói :

- Chắc nó nhớ bố. Ngày xưa, mỗi lần bố tôi đi vắng, mẹ tôi lấy cái áo của bố tôi đắp cho tôi.

Con Tina lại lên tiếng phản đối :

- Em bé mới hai tháng … hai tháng gì hả mẹ ?

Mẹ Tina lại cốc vào đầu Tina một cái :

- Hai tháng tuổi.

Mọi người cười ầm. Chỉ có ông ngoại không cười. Lan Chi vẫn khóc. Ông ngoại nói :

- Lấy áo của Đức đắp cho nó thử xem. Thiếu gì truyện khó tin nhưng có thật. Đắp áo của bố Chi cho Chi thì có gì hại mà sợ.

Mẹ Lan Chi nói :

- Tìm đâu ra áo của anh Đức mà đắp cho Ốc (tên gọi ở nhà của Lan Chi).

50

Ông ngoại lục các tủ quần áo, hy vọng tìm được một cái áo của bố Lan Chi, để quên ở nhà ông bà ngoại. Cuối cùng ông ngoại tìm được một cái áo của bố Lan Chi ở trong garage. Chiếc áo này, bố Lan Chi để lại trong garage cách đây sáu tháng, trong một lần bố Lan Chi giúp ông ngoại sửa cửa tự động gara không mở được. Ông ngoại đem chiếc áo lên phòng Lan Chi.

Bà ngoại giằng chiếc áo trong tay ông ngoại. Bà ngoại la ông ngoại :

- Áo mốc meo, hôi hám mà anh định đắp cho nó. Đắp cho anh, anh còn khó thở huống hồ đắp cho con bé.

Bà ngoại đem áo xuống nhà và vứt vào thùng rác. Lan Chi vẫn khóc. Mọi người bảo Chi oái oăm, khó tính, ban ngày không khóc chờ ban đêm mới khóc. Đến nửa đêm Chi nín. Bú xong, Chi ngủ. Ngày xưa dì Cơ, mẹ Chi và cậu Nam cũng có những cơn khóc về đêm kéo dài ba bốn tiếng đồng hồ, khiến ông cố, bà cố, và ông bà ngoại của Chi héo hắt cả ruột gan. Mẹ Chi, ông bà ngoại không ngủ. Ai cũng lo Chi thức giấc và khóc. Chi ngoan, Chi chỉ thức một lần để bú và ngủ tới sáng. Mọi lo lắng mệt nhọc không còn, ông ngoại thấm thía câu ca dao :

Thức khuya mới biết đêm dài

Nuôi con mới biết nỗi lòng mẹ cha

Ngày hôm sau, bà ngoại đề nghị mẹ Chi cho Chi đi shopping để Chi vui. Đem Chi ra xe, Chi cự nự khóc ề à. Xe chạy, Chi nhắm mắt ngủ. Mỗi lần xe ngừng tại

Page 25: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

51

đèn xanh đèn đỏ, Chi lại khóc e e. Xe chạy Chi lại ngủ. Ai cũng bảo Chi khôn. Chỉ có ông ngoại bảo Chi dốt. Chi chẳng biết luật lệ giao thông. Đến đèn đỏ, xe phải ngừng, Chi lại đòi vượt đèn đỏ. Đi shoping, Chi ngủ suốt cho đến lúc về nhà, Chi vẫn còn ngủ. Chi lại còn ở bẩn. Chi ợ sữa ra ướt cả áo. Bà ngoại bảo áo Chi hôi chua. Bà ngoại thay áo cho Chi. Bà ngoại còn khám phá Chi đái dầm và ỉa đùn. Mỗi lần mẹ Chi cho Chi bú, mẹ Chi và bà ngoại phải thay tã cho Chi .

Ông ngoại thấy Chi buồn. Ai cũng nựng Chi, nhưng không ai biết kể chuyện cho Chi vui. Ông ngoại kể lại những câu truyện, trước đây bà cố ngoại của Chi đã kể cho dì Cơ, mẹ Chi và cậu Nam. Ông ngoại kể cho Chi nghe truyện con Cò

Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò

Không không tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái Diệc đổ ngờ cho tôi

Không tin thì ông đi đôi

Mẹ con cái Diệc còn ngồi trên kia

Ông ngoại kể cho Chi nghe truyện con Chim Chích Chèo

Con chim chích chòe

Mày đậu cành chanh

52

Tôi lấy mảnh sành

Tôi ném một cái

Đem về vừa sáo vừa xào

Được ba bát đầy

Ông thầy ăn một

Bà cốt ăn hai

Còn cái tai cái thủ

Đem về biếu chú

Chú hỏi thịt gì

Thịt con chim chích chòe

Ông ngoại kể cho Chi nghe nhiều truyện khác, như truyện “Cô Tú học trước quên sau”, “Con cò đi ăn đêm”, “Con trâu đi cầy”, “Con vỏi con voi cái vòi đi trước”, “Con gà cục tác lá chanh”, “Cô gái tát nước múc ánh trăng đổ đi”, “Học trò thò lò mũi xanh”, …..

Ông ngoại kể truyện, ngày đầu Chi vui. Nghe truyện Chi cười, mắt Chi chằm chằm nhìn ông ngoại. Hai ngày sau, ông ngoại kể truyện mà Chi cứ ngáp dài. Ngáp xong, Chi dụi mắt. Ông ngoại biết Chi chán những truyện cũ. Ông ngoại kể đi kể lại những truyện cũ làm Chi chán. Ông ngoại mua một CD, nhan đề “Những Điệu Ru Bắc Nam Trung”. Ông ngoại không thích CD này. Kể chuyện mà có đàn, có sáo giống như phụ diễn văn nghệ chuyên nghiệp nên không truyền cảm. Ngày

Page 26: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

53

xưa, ông nghe bà cố kể chuyện cho dì Cơ, mẹ Chi và cậu Nam cảm động và hay hơn CD này nhiều. Ông thuộc những câu truyện của bà cố cho đến ngày nay. Ông ngoại mở internet để tìm những truyện mới.

Ông ngoại kể cho Lan Chi nghe một câu truyện mới về bổn phận làm người :

Con ơi muốn nên thân người

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ ru

Gái thì giữ việc trong nhà

Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa

Trai thời đọc sách ngâm thơ

Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa

Mai sau nối nghiệp mẹ cha

Trước là đẹp mặt sau là ấm thân

Nghe ông ngoại kể, Lan Chi cứ ngáp dài. Lan Chi nhắm mắt, ngủ gà ngủ gật. Lan Chi mở mắt và lại ngáp. Ông ngoại biết Lan Chi chê ông ngoại cổ hủ : Ông ngoại bắt con gái suốt đời phải vùi đầu vào bếp núc. Lan Chi cũng phải dùi mài kinh sử, cũng phải đem tài năng giúp đời như con trai chứ. Ông ngoại biết. Truyện ông ngoại kể là truyện đời xưa cách đây cả mấy trăm năm. Lan Chi đổ oan cho ông ngoại. Ông ngoại không bao giờ muốn Chi suốt đời chỉ biết nấu ăn cung phụng chồng con như bà cố ngoại. Ông ngoại muốn Lan Chi học hành đỗ đạt để góp công sức, giúp đỡ xã hội. Ông ngoại

54

chỉ muốn nói con gái phải gánh vác việc nội trợ nhiều hơn con trai, con trai làm việc nặng nhiều hơn con gái. Chi thấy hàng ngày ông ngoại rửa chén, lau nhà, cắt cỏ …., bà ngoại đi chợ, nấu ăn, đọc sách, nghe nhạc, dùng internet, email …

Ông ngoại không kể chuyện bổn phận làm người của các cụ ngày xưa này nữa. Ông ngoại kể cho Lan Chi những câu truyện khác vui hơn. Ông ngoại kể rất nhiều truyện vui như truyện “Thằng Bờm có cái quạt mo”, “Con mèo mà trèo cây cau”, … vv... Trong tất cả những truyện vui ông ngoại kể, Chi thích nhất một câu truyện. Mỗi khi ông ngoại kể truyện này, Lan Chi cười, hai chân hai tay Lan Chi múa như đánh võ, nhiều lúc Lan Chi reo lên a a a ê ê ê .. Ông ngoại kể chuyện này nhiều lần, Chi vẫn thích nghe, Chi không ngáp, không ngủ gà ngủ gật. Nghe xong Chi đánh một giấc cho đến khi đói, Chi mới thức dậy và la é é ê ê . Đó là truyện “Con Kiến”

Con kiến mà leo cành đa

Gặp phải cành cụt, leo ra leo vào

Con kiến mà leo cành đào

Gặp phải cành cụt , leo vào leo ra

Lan Chi cười con kiến gập cảnh ngộ đâu có khó khăn gì, vậy mà con kiến không biết cách xử trí, ứng phó để thoát thân. Nếu là Chi, Chi trèo xuống cành khác là về được nhà ngay. Chi nghĩ như vậy, nhưng ông lại nghĩ khác. Cuộc đời cũng có những đoạn bằng phẳng, cũng có những đoạn loanh quanh luẩn quẩn, gập ghềnh, gian

Page 27: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

55

nan, hiểm nguy. Năm nay, ông ngoại sáu mươi sáu tuổi, ông ngoại loay hoay mãi vẫn chưa tìm ra lối thoát cũng giống như con kiến leo vào leo ra, leo ra leo vào mà chưa kiếm ra đường đi về tổ. Khi nào Lan Chi lớn, ông ngoại sẽ kể cho Lan Chi nhiều truyện buồn cười hơn nữa để Lan Chi tránh khỏi leo ra, leo vào như con kiến.

Bố Lan Chi về. Lan Chi về nhà Lan Chi. Bà ngoại ngẩn ngơ suốt ngày hôm sau. Ông ngoại mở internet tìm những truyện mới để kể cho Chi.

56

Father’s Day – Trần Lan Chi

Page 28: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

57

TRÊN BÃI BIỂN ONSET, MASSACHUSETTS

Lan Chi sáu tháng tuổi đã đáp máy bay đến San Diego để thăm ông bà Nội. Bẩy tháng tuổi, Lan Chi cùng bố mẹ đi dự seminar của mẹ Chi tại Phoenix, Arizona. Mười tháng tuổi, Lan Chi cùng ông bà ngoại, dì Cơ và bố mẹ đến Boston để dự lễ tốt nghiệp của cậu Nam. Ông ngoại còn nghe, Lan Chi sắp đi cắm trại tại Oak Harbor, Washington vào cuối tháng sáu. Lan Chi sẽ gặp cô em họ Josie, sinh sau Lan Chi mười ngày. Chi sẽ ngủ trong lều như ông ngoại đi cắm trại Hướng Đạo

58

ngày xưa. Bố Lan Chi còn khoe với ông ngoại, sau sinh nhật một tuổi của Lan Chi, ông bà nội sẽ đưa Chi du lịch nước ngoài Vancouver BC, Canada.

Đi Boston là chuyến đi xa của Lan Chi. Chuyến bay từ Seattle đến Boston dài năm giờ mười phút. Trong chuyến đi này Lan Chi đã làm ông bà ngoại ngạc nhiên và hạnh phúc.

BỖNG NHIÊN TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ

Bà ngoại thường tâm sự với bà Trâm, người bạn thân của bà ngoại, rằng : “ không biết những người triệu phú sống ra sao.” Chưa trở thành triệu phú làm sao bà ngoại biết được những người triệu phú sống thế nào. Ngày xưa, sinh ra dì Cơ, ông ngoại là trung úy quân lực Việt Nam Cộng Hòa, lãnh lương một tháng 40,000 đồng. Việc trước tiên sau khi lãnh lương, ông ngoại mua 10 hộp sữa Guigoz giá 800 đồng một hộp. Sinh ra mẹ Chi, cả nước ăn bo bo, không ăn gạo. Sinh cậu Nam, cả nhà sống nhờ những thùng quà của bà Nga, em gái của ông ngoại, gửi về từ Mỹ. Di cư sang Mỹ, đặt chân đến phi trường Seattle, gia tài chỉ có 50 đô la Mỹ. Bà Tám Lợi, bà chủ của ông ngoại lúc ông ngoại làm việc tại cửa hàng Quỹ Tín Dụng Bình Tây quận 6, cho ông ngoại 80 đô la. Ông ngoại dùng 30 đô la để lo dịch vụ gửi đồ đạc. Ông ngoại dấu 50 đô la trong bí tất và đem được tới Mỹ. Những năm đầu, gia đình sống nhờ tiền trợ cấp của nhân dân Mỹ. Mẹ Chi là người đầu tiên kiếm ra tiền trong gia đình. Mẹ Chi làm cho một cơ quan từ thiện được trả lương 4 đô la một giờ. Công việc của mẹ Chi là gọi điện thoại để xin tiền cho cơ quan. Hè năm sau, mẹ Chi quét dọn tại sân vận động Kingdom sau những trận đấu

Page 29: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

59

baseball hay football. Dì Cơ làm việc cho chương trình hè. Ông ngoại làm ba công việc. Ông ngoại làm work study, đưa báo, dọn vệ sinh tại tiệm nail và hớt tóc Paul Maurey.

Bỗng nhiên, ông bà ngoại trở thành triệu phú. Nói cho đúng, bỗng dưng ông bà ngoại được hưởng cuộc sống của những người triệu phú. Ông bà ngoại không trúng Mega hay Loto, không thắng bài bạc hay stock, cũng không được hưởng thừa kế một gia tài kếch xù … Ông bà ngoại bỗng nhiên trở thành triệu phú thật đơn giản, không mấy khó khăn. Trong chuyến đi Boston, dì Cơ thuê một dinh thự trên bãi biển thuộc vùng Cape Cod. Nhìn bảng to tướng trên bãi biển PRIVATE BEACH cũng đoán được giá của những dinh thự bãi biển Onset phải bạc triệu đô trở lên. Dinh thự nằm trên bãi biển dài khoảng 200 mét, cát trắng như cát bãi biển Vũng Tàu. Bãi biển thuộc một vịnh nhỏ nên rất êm đềm và chỉ có sóng nhỏ vỗ nhẹ vào bờ như bãi biển Thanh Bình, Đà Nẵng. Cảnh đẹp không thua gì biển Thanh Bình. Bãi biển chỉ có 12 dinh thự. Ban ngày biển vắng, không một bóng người. Sáng sớm tinh mơ chỉ có một ông cụ già chạy bộ, rồi biến mất không đầy năm phút. Ban đêm, 11 dinh thự kia không đèn đóm, chỉ có dinh thự của gia đình đèn sáng choang đến tận nửa đêm, có khi đến một hai giờ sáng. Nhờ một tấm bảng nhỏ trên bãi biển, ông ngoại mới biết tại sao bãi biển vắng và tại sao dì Cơ thuê dinh thự với giá rẻ không ngờ. Tấm bảng viết : Bắt đầu season tháng năm ngày 23. Chấm dứt season sau ngày lễ Lao Động . Có nghĩa là bắt đầu mùa vui chơi trên bãi Onset hằng năm là ngày 23 tháng năm và chấm dứt sau ngày lễ Lao Động Mỹ (ngày thứ hai, tuần lễ đầu tiên của

60

tháng 9. Năm 2010 ngày lễ lao động là ngày 6 tháng 9). Đến trước ngày 23 tháng năm hơn hai tuần lễ nên bờ biển chỉ có gia đình mình.

Cả một bãi biển dài 200 mét thuộc vùng Cape Cod thuộc về gia đình mình. Ông bà ngoại không phải là triệu phú mà ông bà ngoại là tỷ phú. Chưa chắc gì bãi biển của dòng họ Kennedy ở Florida đẹp bằng bãi biển Onset.

Page 30: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

61

Mọi sinh họat của tất cả sáu người đều phụ thuộc vào Lan Chi.

Sáng sớm, ông bà ngoại thức dậy sớm nhất, đi dạo biển. Dạo biển và ngắm bình minh trên biển. Sáng sớm bãi biển thật nhẹ nhàng. Gió thổi nhẹ, sóng vỗ bờ nhẹ, những cánh chim hải âu trắng bay lượn nhẹ, những vạt mây trắng bay nhẹ trên trời xanh. Những con tàu nằm im lìm. Thỉnh thoảng tiếng kêu của chim hải âu làm vang động bãi vắng. Sau đó, ông bà ngoại về nhà ăn sáng và chờ Chi thức dậy. Chi thức dậy, cả nhà dạo chơi trên bãi biển, bơi thuyền, thả diều … cho đến lúc đến gần giờ ăn trưa. Buổi ăn trưa của gia đình rất sớm vào khoảng 10 giờ 30. Ăn trưa sớm để Chi ngủ trưa. Chi cũng được cùng ngồi bàn ăn với mọi người. Có một cái ghế đặc biệt dành cho Chi. “Buổi ăn trưa rất vui nhờ có Chi phụ diễn văn nghệ”. Đây là câu nói của mẹ Chi. Chi há miệng to tròn chờ những thìa thức ăn, giống như những con chim con chờ chim mẹ mớm. Chi mím miệng phì thức ăn. Chi bốc những miếng bánh mì. Chi gậm những mẩu cà rốt. Mọi hành động của Chi làm bữa ăn vui tươi. Ăn trưa xong, Chi đánh một giấc ngủ trưa. Trong khi Chi ngủ, mọi người sửa soạn cho chương trình đi du ngoạn buổi chiều. Chi thức dậy vào khoảng 12 giờ 30 trưa đến 1 giờ trưa. Cả nhà bắt đầu chuyến đi chơi.

Có những buổi chiều đi chơi xa đến tối mới về. Có những lần đi đến những nơi gần về đến nhà chỉ khoảng 6 giờ chiều. Những chuyến đi xa lên Boston, thăm khu chợ Quincy, đại học Harvard, đại học Boston, khu trung tâm thành phố, bảo tàng viện … Thành phố Boston là thành phố cổ, có nhiều dinh thự đẹp như một thành phố

62

trong truyện cổ tích. Những lần đi Boston, cả gia đình ăn tối tại khu chợ Việt Nam, khu phố Tàu, nhà hàng Nhật, Ý rồi mới về nhà. Đặc biệt cả nhà được cậu Nam dẫn đến ăn tại tiệm ăn Ethopie. Mọi người ăn bốc giống như Chi. Những lần đi xa đến tận Provincetown. Cả nhà đi qua những thành phố xinh xắn, được thăm ngọn đèn hải đăng. Tại đèn hải đăng Chi không được phép lên trên tháp hải đăng vì chưa đủ chiều cao tối thiểu qui định.

Những chuyến đi gần như Sandwich, Falmouth, Hyannis, Chatham … Trước khi về nhà, bà ngoại, dì Cơ và mẹ Chi mua đồ ăn về nấu cơm tối cho cả nhà. Ông ngoại được ăn Lobster và hến. Lobster và hến là hai đặc sản nổi tiếng của vùng Massachusetts.

Trở về Seattle, ông ngoại cho các đồng nghiệp xem hình ảnh của chuyến đi Boston. Trong buổi họp, bà Pinky, dean của trường, nói với mọi người :”Quang nghỉ vacation trên bãi biển vùng Cape Cod “ Mắt mọi người tròn xoe, miệng há hốc. Bà Pinky nói tiếp :” Triệu phú trở lên mới nghỉ vacation tại vùng biển Cape Cod “ Từ nay bà ngoại hết thắc mắc không biết người triệu phú sống như thế nào .

Có phải được hưởng cuộc sống của người triệu phú khiến bà ngoại vui vẻ và hạnh phúc không ? Chắc chắn không. Ông bà ngoại hạnh phúc vì trong chuyến đi Boston có Chi. Chi đã làm mọi người ngạc nhiên. Suốt chuyến đi Chi luôn vui tươi, hóm hỉnh. Những nụ cười hóm hỉnh và những trò nghịch ngợm của Chi làm mọi người vui. Đúng như mẹ Chi nói : Ốc làm

Page 31: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

63

entertainment. Chính Chi mới đem đến hạnh phúc cho bà ngoại.

THẢ DIỀU

Thời thơ ấu, ông ngoại học lớp đệ lục, có vài lần ông ngoại thả diều trên bãi biển Thanh Bình, Đà Nẵng. Thả diều không quyến rũ được ông ngoại, lý do ông ngoại không thành công trong những lần thả diều đó. Những con diều tự tạo của ông ngoại, chưa bao giờ bay cao quá hai mươi thước và ở lâu trong bầu trời hơn năm phút. Ông ngoại chạy ngược gió để con diều bốc lên. Con diều bay qua bay lại cách mặt đất hơn mười thước. Ông ngoại thả thêm dây để diều bay cao hơn. Thay vì bay lên cao, con diều lảo đảo. Hoảng hồn, ông ngoại giật mạnh dây nhiều lần để giữ thăng bằng cho con diều. Con diều cứ lao xuống đất, giống như chiếc máy bay không theo lệnh của phi công cắm đầu xuống đất. Con diều không nổ tung như chiếc máy bay mà nằm im không nhúc nhích, ngay cả chiếc đuôi ngắn ngủi, nhỏ bé cũng không lay động. Ông ngoại lại chạy ngược gió, lại giật sợi dây lia lịa. Kết quả không khá hơn. Con diều lại nằm bất động trên bãi cát biển. Nhìn con diều nằm bất động, ông ngoại giật mình. Con diều không thở. Con diều đã chết nên không bay được. Ông ngoại nhặt con diều. Ông ngoại nghe tiếng thở dài. Con diều chưa chết. Con diều nói với ông ngoại với giọng bực dọc, chua chát, hờn dỗi :

- Coi diều của thằng Lộc kìa. Lớn hơn tôi năm lần, đẹp hơn tôi trăm lần. Tôi chỉ có mỗi một màu xanh, còn diều của thằng Lộc có đến ba màu xanh, đỏ, vàng. Ba cái đuôi diều

64

của thằng Lộc, mỗi đuôi một màu, dài gấp ba lần đuôi tôi. Tôi làm sao bay cao và lâu như diều của thằng Lộc …

Con diều của ông ngoại nói đúng. Ông ngoại làm con diều cho có, không làm bằng nhiệt tâm của những người yêu thú thả diều. Ông ngoại cũng không phải là người khéo tay nên con diều của ông ngoại vừa xấu, vừa không đúng tiêu chuẩn của một con diều tốt. Diều của thằng Lộc làm bằng nan tre chuốt mỏng, giấy bóng, và dán bằng hồ. Ông ngoại làm khung diều bằng đũa tre ăn cơm, chuốt không được mỏng và chất lượng uốn cong không bằng nan tre, giấy báo dán vào khung diều bằng cơm nguội. Nhìn con diều của thẳng Lộc bay cao trong trời xanh. Con diều căng gió. Mặt con diều đầy hãnh diện. Con diều đưa mắt nhìn trời cao, không thèm ngó xuống đất. Thằng Lộc ngửa mặt lên trời chăm chăm nhìn con diều đồng thời hai tay nó giật dây lia lịa. Thả diều không là thú vui tao nhã như trong văn, thơ, nhạc tả về thú thả diều, tiếng sáo diều, đá bóng, đánh bóng bàn, bơi lội hấp dẫn ông ngoại hơn thả diều. Ông ngoại không chơi thả diều từ ngày đó.

Những ngày trên bãi biển Onset, thả diều là thú vui và đem lại cho ông ngoại nhiều hạnh phúc. Trong basement của dinh thự, có treo tám con diều. Một buổi chiều nhiều gió, ông ngoại lựa một con diều đẹp nhất. Con diều làm bằng vải nylong, có ba màu xanh, vàng, đỏ. Con diều chỉ có một đuôi dài, không có ba đuôi ngắn ngủn như diều của ông ngoại. Đuôi con diều dài khoảng hơn mười lăm mét, có nhiều màu như màu cờ Phật giáo. Con diều bền chắc và đẹp gấp trăm lần con diều của thằng Lộc.

Page 32: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

65

Ông ngoại đem con diều ra khỏi bực thềm dinh thự năm thước, con diều đã ngóc đầu dậy. Ông ngoại vừa đi vừa thả dây, con diều bay lên cao. Ông ngoại thả hết dây. Con diều bay cao hơn 60 mét, cao hơn hai lần con diều của thằng Lộc bay trên bờ biển Thanh Bình. Ông ngoại không phải ngửa mặt lên trời nhìn con diều, tay cũng không giật dây lia lịa như thằng Lộc. Ông ngoại bước thong thả đi trên bãi biển. Thỉnh thoảng ông ngoại liếc nhìn con diều. Có lúc ông ngoại thu dây để con diều lơ lửng cách mặt đất bẩy tám thước có khi chỉ cách mặt đất năm thước, rồi lại thả nó bay vút lên trời xanh. Ông ngoại có cảm tưởng mình đang dắt con vật có sự sống, đi dạo chơi trên biển. Ông ngoại trở lại trước dinh thự và cột dây của con diều vào cột neo thuyền. Con diều vẫn bay, hớn hở và ngạo nghễ.

Hạnh phúc nhất của ông ngoại là nhìn bà ngoại và mẹ Chi thả diều cho Chi xem. Bà ngoại cho con diều bay lượn thật thấp trước mặt Chi. Bà ngoại như diễn viên điều khiển những con thú múa rối. Con diều giống như một con lân đang múa trước Chi. Nếu có tiếng trống thì đúng là cảnh tượng múa lân. Mẹ Chi chỉ chỉ, chỏ chỏ cho Chi nhìn về hướng con diều bay. Chi ngồi trong xe, miệng cười, hai tay vẫy vẫy, hai chân đưa lên đưa xuống cà tưng cà tưng. Con diều không khác gì con lân hay con rồng bay lượn, đùa giỡn với Chi.

66

Có lúc ông ngoại dắt một con diều, bà ngoại dắt một con diều đi trước, mẹ Chi đẩy xe Chi đi sau. Chẳng khác gì đám rước.

Lậy trời cho gió đầy trời

Cho diều căng gió, cho đời ngoại vui

Page 33: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

67

Trần Lan Chi

68

Hình lấy trên net

CON CÁ HỒI CỤT ĐUÔI

Page 34: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

69

Lời nói đầu : Anh bạn nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, chúng tôi thường gọi là Quang Du Ca, có mộng ước sáng tác một tập nhạc mang tên Quê Hương Mênh Mông gồm 12 bài. Trong số 12 bài đó sẽ có một bài nói về con cá Hồi. Đến nay, Quang Du Ca mới viết được sáu bài : Tôi Có Một Mối Tình, Nghĩa Trang Arlington, Thèm, Trên Đường Phố Sansfrancisco, Nào Ai, Những Căn Nhà Mái Xanh. Còn bài về con cá Hồi anh chưa sáng tác được. Điều đó cũng dễ hiểu. Nhiều lần Quang Du Ca đến thăm Seattle, tôi đều dẫn anh đi tới những dòng sông Cedar, Green, Duwamish, Issaquah …. Quang Du Ca đến Seattle vào mùa hè nên không lần nào anh thấy con cá Hồi trở về quê hương. Tôi đưa anh vào Public Market và chỉ cho anh thấy những con cá Hồi đang nằm trên đống nước đá bào. Những con cá Hồi anh thấy là những con cá Hồi khỏe mạnh, thịt ngon thơm, bị con người bắt trước khi về tới quê hương. Quang Du Ca chưa viết được, tôi ấp ủ viết một truyện về con cá Hồi. Năm này qua năm khác, tất cả năm năm, tôi đi bên bờ sông Cedar, dòng sông quê hương của những con cá Hồi. Dòng sông Cedar trở nên quen thuộc với tôi. Tôi thấy được dòng sông thay đổi bốn mùa, tôi cảm nhận được nỗi vui buồn của dòng sông, tôi nói chuyện được với dòng sông Cedar... Tôi chưa bao giờ tôi nói chuyện được với những con cá Hồi. Những con cá Hồi đang đem hết sức lực bơi ngược dòng nước chẩy xiết. Chúng không đủ sức lực và thời gian để kiếm ăn, thì làm gì còn sức để nói chuyện với tôi. Năm năm tôi không viết được một một vài giòng về con cá Hồi. Cháu ngoại tôi ra đời, tôi viết những lời tâm sự với cháu ngoại tôi.

**************************

70

Ông ngoại là con cá Hồi Cụt Đuôi. Đuôi cá giống như bánh lái của con thuyền, có công dụng giúp con cá đi đúng hướng nó muốn. Ông ngoại là con cá không đuôi nên ông ngoại không tới được những nơi ông ngoại muốn tới. Ông ngoại viết một câu truyện nhan đề CON CÁ HỒI CỤT ĐUÔI với mong ước Lan Chi là con cá hồi đầy đủ đuôi để Lan Chi đi đúng hướng đến bến bờ Tự Do, Hạnh Phúc, No Ấm và Cội Nguồn. Câu truyện gồm ba phần :

- Tái Sinh Bên Dòng Sông Cedar

- Cá Hồi Việt Nam

- Ước Mơ

TÁI SINH BÊN DÒNG SÔNG CEDAR

Ông ngoại thường đi bộ trên Trail Renton Cedar River để tập thể dục. Trail Cedar River dài khoảng 30 km chạy dọc theo dòng sông Cedar. Ông ngoại chỉ đi bộ trên mười cây số cuối cùng của Trail Renton Cedar River và cũng là mười cây số cuối cùng của dòng sông Cedar chẩy qua thành phố Renton, nơi ông ngoại đang cư trú, để đổ vào hồ Washington. Mười cây số cuối cùng này không phải là của dòng sông Cedar nguyên thủy. Người ta đào mười cây số này để chuyển hướng chẩy của dòng sông Cedar đi lên phía bắc, đổ vào hồ Washington, thay vì chảy về phía tây để nhập với dòng sông Black. Mục đích chuyển hướng dòng sông Cedar để tránh lụt lội cho thành phố Renton do dòng sông Black gây ra. Thành phố Renton tránh được lụt, nhưng dòng sông Black cạn dần và biến mất. Sự kiện này, ông

Page 35: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

71

ngoại đã trình bầy trong bài viết Dòng Sông Chết. Mười cây số của trail chia làm hai phần. Phần đầu dài 6 km, dòng sông chảy qua một khu rừng. Phần cuối dài 4 km từ thư viện Renton đến hồ Washington, dòng sông chảy dọc theo một công viên. Giữa phần đầu và phần cuối là một cây cầu và một con đường. Thư viện Renton nằm ngang qua một chỗ hẹp của dòng sông. Ông ngoại thường đi trên phần cuối, ít khi ông ngoại đi trên phần đầu của Trail.

Thư Viện Renton nằm ngang sông Cedar

Ông ngoại thích đi trên bốn cây số cuối cùng của Trail Renton Cedar River vì đẹp và có chỗ đậu xe thuận tiện của Thư Viện Renton. Trail đẹp cả bốn mùa. Dọc theo Trail Renton Cedar River, từ thư viện Renton đến hồ Washington, là công viên có thảm cỏ được chăm sóc xanh tươi và sạch sẽ quanh năm. Nền của công viên là mầu xanh của thảm cỏ, của những cây thông trồng trong công viên, của những cây liễu, và nhiều loại cây cỏ không tên dọc theo bờ sông. Mỗi mùa, Trail có màu sắc khác nhau trên nền xanh của công viên. Mùa xuân,

72

những cây anh đào nở trong công viên và bên bờ sông. Màu hồng dịu hiền nổi trên màu xanh. Ông ngoại nhớ những cây anh đào Đà Lạt. Đà Lạt có Viện Đại Học Đà Lạt, quê hương tinh thần của ông ngoại. Mùa hạ, những bụi Forsythia được tỉa thành những cây (có một thân), nở hoa màu vàng rực rỡ. Những bông hoa vàng Forsythia khá giống hoa Mai. Ông ngoại nhớ chợ hoa đường Nguyễn Huệ những ngày tết, tại Sài Gòn trước năm 1975. Mùa đông, những chùm bông tuyết đọng trên cỏ, trên cây vừa buồn vừa đẹp. Những ngày mưa phủ mờ dòng sông, ông ngoại nhớ những ngày mưa và lạnh ở Huế. Ông ngoại thích nhất mùa thu trên Trail Renton Cedar River. Tháng mười một, giữa mùa thu, lá của những cây maple đổi thành màu đỏ, màu cam, màu vàng. Những bụi Burn Bush lá xanh đổi thành màu đỏ tươi. Những cây Ginkgo, lá đổi thành màu vàng rực, làm sáng một khoảng không gian chung quanh. Dòng sông cũng đổi màu. Hàng đàn cá hồi bơi ngược dòng làm hồng cả một khúc sông. Cảnh tượng bi hùng của đàn cá hồi bơi ngược dòng nước chẩy xiết đã quyến rũ ông ngoại đến chiêm ngưỡng hàng năm.

Đầu tháng mười, những con cá hồi từ biển Thái Bình Dương vào hồ Washington. Từ hồ Washington, chúng vào sông Cedar, nơi chúng sinh thành. Những đàn cá thưa thớt đầu tiên bơi ngược dòng sông mở đầu cho mùa cá hồi trên sông Cedar. Ánh mắt của những con cá đầy vui tươi như ánh mắt của những người Việt Nam, xa quê lâu năm, bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Ông ngoại không biết vì ông ngoại vui tươi nên ông ngoại thấy ánh mắt cá hồi vui tươi, hay chính những con cá hồi vui tươi khi được trở về nơi chôn nhau cắt rốn.

Page 36: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

73

Hình lấy trên net

Đầu tháng mười một, khúc sông ánh lên màu hồng. Không phải hàng trăm con cá hồi mà từng đợt hàng ngàn con cá hồi nối tiếp, lũ lượt bơi ngược dòng sông. Cảnh tượng không khác gì cảnh những người Hồi giáo hành hương về thánh địa La Mecque, người Thiên Chúa Giáo về thánh địa Jelusalem, La Vang hay Fatima, người Phật Giáo hành hương nơi Đức Phật thành đạo tại Nepal. Cảnh tượng cũng không khác gì cảnh tượng người Việt hải ngoại lũ lượt về quê ăn tết. Nhưng cả ba cảnh tượng khác nhau về mục đích. Những đoàn người hành hương về thánh địa La Mecque, Jelusalem, La Vang, Fatima, Nepal để chứng tỏ đức tin của mình với đấng giáo chủ và xin đấng giáo chủ ban cho họ những điều tốt đẹp. Những đoàn người Việt hải ngoại đông đảo về quê trong dịp tết Nguyên Đán hay vào mùa hè mang tính cách về nguồn, nhớ nguồn gốc mình sinh ra. Đoàn cá Hồi trở về sông Cedar mang ba hình ảnh : Trở về quê hương, chết trên quê hương, và tái sinh một thế hệ mới để duy trì nòi giống cá Hồi. Tái sinh là mục đích chính của đàn cá hồi.

74

Tháng mười hai, chỉ còn ít ỏi cá hồi cố gắng lội ngược dòng nước. Tháng mười hai, bầu trời luôn đầy mây đen, mưa hầu như suốt ngày, đôi khi có tuyết rơi. Cảnh buồn và quạnh hiu. Những con cá Hồi về quê muộn màng, giống như những người vì sinh kế làm ăn vất vả, qua giờ giao thừa vẫn chưa về tới nhà. Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ nên ông ngoại thấy con cá hồi buồn. Một lần, ông ngoại đi thật xa về phía thượng nguồn, với mục đích xem con cá hồi đi ngược dòng xa đến đâu. Con sông khi thì chảy sát Trail, khi thì chảy qua cánh rừng không nhà, khi thì chảy qua nơi vắng lặng, lác đác vài nhà đang tỏa khói từ những ống lò sưởi trên mái nhà. Ông ngoại ngồi trên tảng đá lớn. Ông ngoại dừng chân vì nơi đó đã xa nhà hơn mười cây số, đi bộ trở về nhà cũng phải mất hai tiếng đồng hồ. Những tảng đá nằm sát bờ sông và gần đó có tấm bảng View Salmon. Khúc sông nơi đó khá rộng so với nơi khác. Ông ngoại ngồi trên tảng đá hơn một giờ. Mắt ông ngoại chăm chăm nhìn nước dòng nước chảy xiết. Hơn một giờ đồng hồ, ông ngoại chỉ thoáng thấy một con cá hồi quẫy trên mặt nước. Con cá hồi chìm xuống nước và ông ngoại không còn thấy lại con cá hồi. Ông ngoại không biết con cá hồi vừa quẫy là con cái hay con đực. Dù là con cá hồi cái hay cá hồi đực, một mình nó cũng không thể tái sinh được. Con cá hồi cô đơn lẻ loi không thực hiện được mộng ước tái sinh. Không phải con cá hồi nào cũng hoàn thành được nhiệm vụ trời phó thác, để tái sinh ra thế hệ tiếp nối. Hoặc chúng bị chết giữa đường vì đuối sức do cuộc hành trình quá dài và gian nan, hoặc do bị con người, gấu, chim sát hại, hoặc do không có bạn đường …..

Page 37: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

75

Cá hồi tái sinh trong dòng nước của sông Cedar. Có một người muốn tái sinh trên bờ sông Cedar. Người đó là anh chàng John. Ông ngoại quen John trên Trail Cedar River. John là người Mỹ da trắng, gốc Ái Nhĩ Lan. John khoảng hai mươi tám tuổi. Nhà John ở trong khu xóm, có khoảng hai trăm nhà gồm giàu nghèo lẫn lộn. Nhà giàu là những nhà water front. Nhà trung bình và nghèo thì nằm phía trong. Khu xóm này ở bên cạnh sông Cedar. Nhà John nằm trên bờ sông Cedar.

John nói với ông ngoại, Jonh là thế hệ thứ ba đi trên Trail Cedar River. John kể rằng : Ông ngoại John là một công nhân của hãng máy bay Boeing. Những giờ nghỉ trưa, ông ngoại John đi bộ dọc song, từ điểm cuối cùng của dòng sông là nơi dòng sông đổ vào hồ Washington và gần đó là cửa ra vào của một phân xưởng hãng máy bay Boeing, nơi ông ngoại John làm việc. Ông ngoại John quen bà ngoại John trên Trail. Hai người yêu nhau và lấy nhau. Ông bà ngoại John mua căn nhà bên bờ sông Cedar. Ông bà ngoại John chỉ sinh ra được mẹ John. Mẹ John lấy chồng và ra ở riêng, cho đến khi ông bà ngoại John qua đời, bố mẹ John về ở căn nhà bên bờ sông Cedar. John là con út trong gia đình gồm ba chị em. Hai chị John đã có gia đình. Chị lớn Liza ở mãi tận Washington DC. Chị kế Michelle ở San Jose. John độc thân và ở với cha mẹ.

Thỉnh thoảng ông ngoại và Jonh gập nhau trên cầu trước cửa thư viện Renton. John kể cho ông ngoại về đời sống của con cá Hồi. Cá hồi là một trong ít loại cá sống trong nước ngọt và cả trong nước mặn. Cá Hồi có hai loại chính Cá Hồi Thái Bình Dương và cá Hồi Đại Tây Dương. Cá Hồi Thái Bình Dương có nhiều loại :

76

Sockeye, Chum, Pink, Coho, Chinook, Steelhead, Masu … Đại Tây Dương chỉ có một loại cá Hồi gọi là cá Hồi Đại Tây Dương. Cá Hồi là loại cá khỏe, nó có thể nhảy cao đến 3 mét để vượt thác ghềnh và bơi ngược dòng nước chảy xiết.

John chỉ cho ông ngoại, làm sao để biết con cá Hồi Sockeye đực hay cái. Thường người ta dựa trên mầu sắc để biết cá hồi đực hay cái. Cá hồi đực có màu đỏ sáng hơn cá hồi cái. Nhìn miệng cá hồi cũng có thể biết được đực hay cái. Hàm cá hồi đực có những răng nhọn, cá hồi cái thì không. Đầu cá hồi to nhỏ cũng cho ta phân biệt được con đực, con cái. Đầu cá hồi đực to so với thân của nó, đầu cá hồi cái bình thường so với thân. Lưng cá hồi đực cái cũng khác nhau. Nhìn lưng cá hồi đực có cục u cao, cá hồi cái thì không.

John nói với ông ngoại về chu kỳ của đời sống con cá hồi. John nói : Cá hồi trở về sông Cedar có bốn loại Sockeye, Chinook, Coho và Steelhead. Mặc dầu chúng sống chung trong một dòng sông, nhưng đời sống của chúng khác nhau. Sockeye là loại cá hồi chiếm đa số tuyệt đối trong dòng sông Cedar. Chu kỳ của cá hồi Sockeye và cá hồi nói chung gồm sáu giai đoạn. Mỗi giai đoạn, cá hồi có tên gọi khác nhau.

Giai đoạn 1 : Vào mùa thu, cá hồi trở về dòng sông Cedar và chọn nơi để đẻ trứng. Cá mẹ dùng đuôi để đào ổ đẻ. Ổ đẻ là một hố trong hốc đá sỏi dưới lòng sông, được gọi là redd. Hốc đá giúp cho những trứng không bị chim, những con cá khác ăn. Bơi bên cạnh cá hồi cái lúc đó có một hay vài cá hồi đực. Cá hồi đực phủ tinh trùng ngay khi trứng lọt lòng. Sau đó, cá hồi cái dùng đuôi đẩy những viên sỏi để lấp trứng. Thường thường,

Page 38: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

77

cá hồi cái đẻ năm ổ trứng trong redd. Tùy theo lớn hay nhỏ, cá hồi cái đẻ từ 2000 đến 4500 trứng.

Giai đoạn 2 : Cuối mùa đông hay đầu mùa xuân, trứng nở. Những con cá salmon con được gọi là Avelin. Một túi đựng chất giống lòng đỏ trứng treo ở giữa Avelin. Cái túi này cung cấp thức ăn cho Avelin. Avelin ở trong hang ổ cho tới khi túi có chất giống lòng đỏ trứng biến mất. Có nghĩa là cho tới khi Avelin ăn hết chất giống lòng đỏ trứng. Thời gian này khoảng ba tháng.

Giai đoạn 3 : Khi túi có chất giống lòng đỏ trứng biến mất, cá được gọi là Fry. Fry là cá hồi nhỏ. Chỉ khoảng 20 trong số 100 Avelin sống sót để trở thành Fry. Khi rời khỏi hang ổ, Fry phải tìm nơi để trú ẩn và nơi này có thức ăn cho Fry. Những nơi đặc biệt này gọi là habitat. Chỉ có khoảng 10 trong số 100 Fry tìm được habitat đáp ứng đầy đủ hai điều kiện, có thức ăn và an toàn. Số còn lại bị chết. Chinook và Coho Fry có màu sẫm và có những đốm lớn đã giúp chúng hòa hợp lẫn lộn với lòng suối hay song, và ẩn nấp để tránh bị săn bắt của những con thú khác. Pink, Chum, và Chokeye Salmon có ít đốm hay không có đốm, chúng theo dòng nước đi vào hồ Washington rất sớm. Chúng có màu bạc. Fry bơi và tìm thức ăn. Fry ăn những rong rêu và côn trùng.

Giai đoạn 4 : Cá hồi con theo dòng nước vào hồ Washington. Chúng có tên là Molt. Chúng ở hồ Washington khoảng hai năm. Đến lúc trưởng thành, da cá hồi trở thành màu xám bạc. Thời gian này là thời gian chúng sẵn sàng đi ra biển mặn. Trước khi ra biển, chúng sống ở vùng nước lợ, chỗ nước ngọt và nước mặn gặp nhau, trong vài ngày hay vài tuần. Tại vùng nước

78

lợ, chúng kiếm ăn và thay đổi thể chất để thích ứng với nước mặn.

Giai đoạn 5 : Thời gian đầu, cá hồi sống ven bờ biển. Cuối mùa thu, chúng di chuyển ra đại dương. Phần lớn chúng bơi từng đoàn lên hướng Bắc theo bờ biển British Columbia, để tới Alaska và có khi chúng đi xa hàng ngàn cây số tới vùng North Pacific. Cá hồi trưởng thành trong đại dương. Nơi đây, có nhiều thức ăn và không gian rộng lớn nên chúng lớn rất nhanh. Bây giờ, chúng mới được gọi là Cá Hồi . Chúng sống trong biển khoảng bốn năm. Cá hồi ăn tôm, mực và những cá con như cá trích. Cá hồi cũng ăn những cây và sinh vật trôi nổi trên biển. Để có thể sinh tồn được trong đại dương, cá hồi phải tìm những nơi có nguồn thức ăn phong phú. Nơi vùng biển này đòi hỏi nhiệt độ và độ mặn thích hợp cho những sinh vật thức ăn của cá hồi phát triển. Vì vậy khi nhiệt độ của đại dương tăng vài độ so với nhiệt độ bình thường, những sinh vật trôi nổi giảm và số lượng cá Hồi cũng bị giảm một cách đáng kể.

Giai đoạn 6 : Giai đoạn khép kín chu kỳ được gọi là giai đoạn di trú (migrating). Giai đoạn này, cá hồi rời biển khi chúng đến thời kỳ sinh nở. Rời biển để vào vùng nước ngọt, cá hồi cũng dừng lại ở vùng nước lợ một thời gian để điều chỉnh cơ thể cho thích hợp với nước ngọt. Cá hồi đổi từ màu xám bạc sang màu hồng. Cá hồi quay về dòng sông Cedar nơi chúng sinh ra đời. Chúng dùng xúc giác để tìm về nơi chôn nhau cắt rốn. Chúng đánh hơi đất, cây cỏ, và côn trùng trong dòng suối để lần mò về quê hương xứ sở. Cá hồi bơi thành từng đoàn gồm mấy trăm con. Đoàn này tiếp nối đoàn khác làm hồng cả khúc sông. Cá hồi bơi ngược dòng

Page 39: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

79

nước chảy xiết. Đôi khi, chúng phải vượt qua thác ghềnh. Hành trình dài có thể xa đến ba ngàn cây số, đầy gian nan nguy hiểm, nhưng chúng không bỏ cuộc. Cá hồi đem hết sức lực lội ngược dòng nước chảy xiết nên chúng không thể kiếm thức ăn. Chúng nhịn đói suốt thời gian này. Chúng sống nhờ lượng mỡ và protein dự trữ trong cơ thể. Thời gian này cá hồi gầy, thịt chúng không ngon nên con người không bắt chúng, nhưng cá hồi vẫn là thức ăn cho loài gấu và chim.

Trong cuộc hành trình có sự tranh chấp nội bộ quyết liệt. Những con cá hồi đực dùng những răng sắc nhọn đánh nhau với những cá hồi đực khác để tranh giành cá hồi cái làm bạn đường. Cá hồi cái chiến đấu với cá hồi cái khác để dành ổ đẻ trứng tốt cho mình. Nếu để ý trong luồng cá hồi vài trăm con, chúng đi thành từng cặp một đực một cái. Nhưng, người ta không biết được, chúng bơi thành từng cặp từ lúc nào. Sau khi phủ tinh trùng, cá hồi đực chết. Cá hồi cái trông nom trứng trong vài ngày rồi chúng chết. Hầu hết cá hồi Thái Bình Dương chết sau thời gian sinh nở, chỉ có cá hồi Steelhead và cá hồi Đại Tây Dương trở lại đại dương và tiếp tục sinh nở những năm sau. Cá hồi Đại Tây Dương có thể sinh nở đến bảy lần.

80

Từng cặp cá hồi cái và đực bơi bên nhau

Dọc theo dòng sông Cedar, xác cá hồi chết nằm rải rác giống như bãi chiến trường của những trận đánh lớn thời xa xưa trong phim ảnh. Có những xác màu hồng nằm lơ lửng trong dòng nước của những cá Hồi vừa mới chết. Có những xác trắng phếu nằm sát đáy sông của những cá Hồi chết đã lâu. Có những xác cá Hồi đực và cái nằm chết bên nhau cũng không ít . Những xác chết của cá hồi bố và mẹ tan rã đã bồi đắp dinh dưỡng cho dòng sông, giúp cho những cây cỏ sinh sôi và lớn. Những thảo mộc này sẽ là thức ăn cho những con cá hồi con.

Page 40: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

81

Cá hồi đực mới chết

Cá hồi chết đã lâu

82

Cặp cá hồi mới chết bên nhau

Cặp cá hồi chết đã lâu

John kết luận : Cá hồi trở về tái sinh ở dòng sông nơi chúng sinh ra là do bản năng bẩm sinh trời cho hay trời bắt buộc chúng phải làm. Nhiều người hỏi, tại sao cá hồi có thể tìm đường về nơi chôn nhau cắt rốn được, tại sao chúng phải chết sau khi tái sinh, tại sao và tại sao.

Page 41: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

83

Những câu hỏi tại sao đó phải hỏi trời. Chỉ có trời mới trả lời được. Con người cũng tái sinh. Nhưng có hai loại người : một loại tái sinh theo bản năng. Nghĩa là sinh con cái và không chăm sóc, vứt bỏ chúng để cho xã hội chăm sóc. Loại thứ hai có ý muốn tái sinh, biết tại sao mình tái sinh và ý nghĩa của tái sinh. Những người này săn sóc và dạy dỗ con cái để chúng trở thành những người hữu ích cho xã hội.

Một hôm, ông ngoại thấy John chạy song song với một cô gái. Ông ngoại biết mặt cô gái này. Ông ngoại đã gặp cô gái này hai ba lần trên đoạn Trail xuyên qua rừng, nhưng chưa lần nào nhìn thấy cô gái trên đoạn Trail từ thư viện đến hồ Washington. Ông ngoại đoán cô ta ở cùng xóm với John. Phần đông những người đi bộ hay chạy bộ trên đoạn Trail xuyên qua rừng đều ở trong xóm của John. Xóm của John ở ngay đầu của đoạn Trail này. Hôm đó là lần đầu tiên ông ngoại thấy cô gái chạy trên đoạn Trail ngang qua công viên. Cô gái không chạy một mình mà chạy song song với John.

Sáu tháng sau, một hôm ông ngoại đang đọc sách trong thư viện, John và cô gái đi vào thư viện. Hai người đi đến chỗ ông ngoại đang đọc sách. John giới thiệu cô gái với ông ngoại :

- Julie, vợ chưa cưới của tôi

Sau vài câu nói xã giao giữa ông ngoại, John và Julie, Julie đi đến những kệ sách, John đứng lại nói chuyện với ông ngoại. John nói với ông ngoại :

84

- Chúng tôi cùng sinh ra bên bờ sông Cedar. Julie yêu dòng sông Cedar như tôi. Chúng tôi sẽ tái sinh bên dòng sông Cedar …

CÁ HỒI VIỆT NAM

Nhiều người Việt Hải Ngoại viết hoặc nói về những con cá Hồi Việt Nam, có nghĩa là Người Việt Nam Hải Ngoại giống như những con cá Hồi. Từ năm 1975 đến năm 1982, ý chí muốn trở về quê hương như con cá hồi của người Việt Hải Ngoại mãnh liệt. Họ mong muốn trở lại Việt Nam. Họ tin tưởng chế độ Cộng Sản sẽ mau chóng sụp đổ. Sau năm 1983, đời sống của những người Việt hải ngoại dần ổn định, có quốc tịch Mỹ, nhìn về quê nhà cuộc sống quá khó khăn nên ý chí về Việt Nam tái sinh giảm dần. Ngày nay, người Việt trong nước tìm cách đến Mỹ định cư càng ngày càng nhiều bằng phương cách hợp pháp và bất hợp pháp. Người Việt đến Mỹ càng ngày càng đông. Ý muốn trở về Việt Nam sinh sống vĩnh viễn giảm, chỉ còn lại một số rất ít trong số hơn ba triệu người Việt hải ngoại. Ông ngoại chỉ biết có một người xin hồi Việt tịch là nhạc sĩ Phạm Duy. Còn ai nữa ông ngoại không biết. Nhưng có lẽ rất ít, đếm được trên đầu ngón tay. Những người trở về Việt Nam sinh sống vĩnh viễn nhưng vẫn giữ quốc tịch ngoại quốc phần lớn là những người quá tuổi về hưu, những nhà kinh doanh, những người tình nguyện làm việc nhân đạo, những nhà trí thức về khoa học kỹ thuật, những nhà nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật liên quan đến Việt Nam, những nhạc sĩ, ca sĩ. Còn hầu hết chỉ về Việt Nam trong dịp tết Nguyên Đán và dịp hè, mục đích để thăm lại quê hương, cha mẹ, anh em, bà con, bạn bè, hoặc để

Page 42: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

85

tránh mùa đông tại các nước phương Tây, hoặc như khách đi du lịch.

Ngày nay, Việt kiều là những con cá hồi, không còn đúng theo nghĩa đen. Thế hệ ông bà ngoại không còn khả năng tái sinh. Thế hệ bố mẹ Chi không ai muốn về Việt Nam sinh nở. Thế hệ Chi ra đời trên đất Mỹ, không phải trên đất Việt Nam. Như vậy người ta nói cá hồi Việt Nam theo một nghĩa bóng nào đó. Có lẽ người ta muốn nói rằng, người Việt hải ngoại luôn luôn nghĩ đến quê hương. Họ muốn nói những con cá hồi Việt Nam đã đem tiền bạc và tài năng, kiến thức về Việt Nam để giúp đất nước sớm trở thành một quốc gia hùng mạnh, tự do, dân chủ. Đó là truyền thống của dân tộc. Truyền thống tốt đẹp đó được nhiều nhà nghiên cứu ngoại quốc thừa nhận. Ông ngoại trích nguyên văn bản tin được đăng trên báo Người Việt Tây Bắc số 1952 thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010, trang 49 :” Theo Daniel Ayala, trưởng dịch vụ toàn cầu của Wells Fargo, điều duy nhất chỉ có ở Việt Nam là người ta gửi tiền về cho cả tông chi họ hàng chứ không phải chỉ cho những người ruột thịt. Ngoài ra còn dùng tiền để giúp phát triển kinh doanh nữa. Mark Sidel, một giáo sư ngành luật ở University of Iowa, người chuyên nghiên cứu về sự luân lưu tiền tệ theo lối này nhận xét rằng, trong những năm gần đây, càng có nhiều người Việt gửi tiền về nước vì tính cách từ thiện gồm cả việc liên hệ đến y tế và giáo dục.”

Ông ngoại cố gắng làm con cá hồi nghĩa bóng, theo khả năng nhỏ bé của ông ngoại, như ông ngoại vẫn làm từ khi tới Mỹ đến nay. Hàng tháng, ông ngoại gửi tiền về cho bà cố ngoại. Thỉnh thoảng ông ngoại gửi tiền cho

86

anh em, bà con, bạn bè và các hội từ thiện. Bốn hay năm năm, ông bà ngoại về thăm bà cố ngoại, anh chị em, bà con, bạn bè. Ngày nay, ông ngoại không còn nghĩ, một ngày nào đó ông ngoại trở về Việt Nam sống vĩnh viễn như trước kia. Ông ngoại cũng không còn coi nước Mỹ là đất tạm dung, như nhiều người Việt hải ngoại vẫn nói. Nước Mỹ đối với ông ngoại là nơi Vạn Đại Dung Thân, sẽ là nơi dung thân lâu dài cho con cháu của ông ngoại. Ông ngoại chọn nước Mỹ làm nơi dung thân lâu dài vì đó là điều tốt đẹp cho đất nước Việt Nam và cho con cháu của ông ngoại. Ông ngoại lý giải tại sao ở lại Mỹ lại tốt đẹp cho đất nước Việt Nam và con cháu :

Tốt đẹp cho đất nước Việt Nam.

1. Người Việt hải ngoại không thể làm thay cho người trong nước. Việc thành bại do người trong nước chủ động quyết định. Sự hòa hợp hòa giải hiện nay là hòa hợp hòa giải giữa hai triệu đảng viên Cộng Sản và 80 triệu dân Việt Nam không Cộng Sản trong nước là chính yếu. Một khi Sĩ Phu Bắc Hà, Trí Thức Miền Nam, Dũng Sĩ Chống Pháp, Đuổi Mỹ, Phá Tàu, Sinh Viên Trẻ của các trường đại học trong nước vẫn chưa lên tiếng, vẫn im hơi lặng tiếng, thì có nghĩa là hồn nước chưa trở về, vận nước chưa đến, thiên mệnh chưa ban cho nước Việt đời sống tự do và no ấm.

Người Việt hải ngoại chỉ giúp cho tiến trình tự do, dân chủ và giàu mạnh của đất nước tiến triển nhanh hơn. Được hưởng tự do ngôn luận và tư tưởng, được đào tạo trong

Page 43: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

87

các trường đại học tiếng tăm và nhân bản, người Việt hải ngoại có nhiều điều kiện và kiến thức để lên tiếng, chỉ dẫn, đề nghị và kêu gào cho chính quyền và nhân dân trong nước, cho nhân dân và chính quyền của các nước trên thế giới biết thực trạng về nhiều vấn đề cần được thay đổi, cần được cải thiện tại Việt Nam, hầu đòi hỏi chính quyền Việt Nam giải quyết và sửa đổi.

2. Diện tích Việt Nam khoảng 325 ngàn km vuông, dân số Việt Nam hiện nay trên 80 triệu. Đất nước hẹp, dân đông, tài nguyên càng ngày càng cạn kiệt do chiến tranh tàn phá trước đây, do khai thác, buôn bán tài nguyên quốc gia vô tội vạ hiện nay, nên khó mà nuôi nổi dân số càng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó hiện nay, nạn tham nhũng đã trở thành quốc nạn, người dân Việt Nam bị hai tròng bóc lột, một tròng của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa và một tròng của bọn Tư Bản đầu tư, đất nước chưa có tự do, tình trạng về xã hội suy thoái trầm trọng. Cứ như tình trạng như hiện nay, nhiều người Việt đã tìm cách đi ra nước ngoài sinh sống. Hiện tượng người Việt di dân đã bắt đầu từ mấy chục năm nay. Người có thân nhân bảo lãnh, người có khả năng tiền bạc di dân qua Mỹ, Canada, Úc, Đức, Anh, Pháp … Người nghèo di dân qua Cambodge, Lào, Thái Lan. Cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ là những nơi nương tựa trong thời gian đầu của họ.

88

Do đó việc xây dựng một cộng đồng vững mạnh, không những là điều tối cần thiết cho người Việt hải ngoại mà còn giúp đỡ rất nhiều cho người di dân Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

3. Đất nước Việt Nam hẹp và dân đông. Người Việt Nam thông minh, chăm chỉ. Nhân tài Việt Nam không thiếu. Nước Việt Nam cần : Thứ nhất, những người xuất sắc về kiến thức và tài năng. Thứ hai, cần những nhà đầu tư đem tiền của về lập nhà máy, cơ cở sản xuất, mở trường học, bệnh viện … Thứ ba, cần gửi tiền về Việt Nam qua dịch vụ kiều hối như hiện nay. Người xuất sắc là những giáo sư của những trường đại học danh tiếng ở Mỹ, Pháp, Anh, Nhật … , những chuyên viên kỹ thuật về khoa học, văn hóa, mỹ thuật nước Việt Nam còn thiếu. Những người tài giỏi này hiện nay Việt Nam chưa đào tạo được. Các đại học ở các nước phương tây Anh, Mỹ, Pháp, Đức .. mới có khả năng đào tạo những người xuất sắc. Ngày nay, hàng năm người Việt hải ngoại đã gửi về Việt Nam khoảng bảy, tám tỷ Mỹ Kim, đã đầu tư nhiều tiền bạc vào nhiều lãnh vực, đã cung cấp nhiều giáo sư và chuyên viên cho các trường đại học trong nước.

4. Các quốc gia ngày nay theo chính sách hội nhập, sự phát triển của kỹ thuật thông tin và giao thông vận tải khiến thế giới như nhỏ hẹp lại. Việt Nam và Mỹ không còn quá xa xôi.

Page 44: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

89

Hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần có thể nói chuyện với nhau qua điện thoại. Hàng năm có thể về Việt Nam thăm bà con. Người Việt có thể tìm truyền thống dân tộc ngay trên đất Mỹ. Những truyền thống của những cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ, Úc … có khi còn chính thống hơn ở nước gốc. Cộng đồng người Việt hải ngoại đã chọn lọc truyền thống tốt đẹp và nhân bản của dân tộc Việt Nam để dậy con cháu. Đồng thời người Việt hải ngoại cũng đem những tinh hoa của quê hương thứ hai như tinh thần thượng tôn pháp luật, tinh thần tôn trọng tự do ngôn luận, những kiến thức về khoa học kỹ thuật, mỹ thuật .. vv và vv.. về Việt Nam để đóng góp vào công cuộc tái sinh đất nước.

Tốt đẹp cho ông ngoại và con cháu

Ông ngoại kê ra những lý do riêng về quyết định của ông ngoại :

1. Con cháu ông ngoại sống ở Mỹ. Ông ngoại muốn sống gần con cháu. Lan Chi đến tuổi đi học. Ông ngoại sẽ đưa đón Lan Chi. Buổi chiều đi đón Lan Chi, ông ngoại sẽ mua quà bánh để Lan Chi ăn trên đường về.

2. Ông ngoại quan niệm nơi dưỡng quan trọng hơn nơi sinh. Dưỡng ở đây là dưỡng về vật chất và tinh thần, nghĩa là có cơm no áo ấm, được hưởng công bằng và tự do, không bị kỳ thị và không bị gạt ra khỏi xã hội. Ông ngoại

90

sinh tại Hà Nội. Miền Nam nuôi ông ngoại về vật chất và giáo dục tinh thần. Ông ngoại thuộc về miền Nam, miền Nam thân thuộc hơn miền Bắc. Ngày nay tình cảm của ông ngoại đối với nước Mỹ vẫn chưa ấm áp, thoải mái, ngọt ngào bằng đối với Việt Nam. Nhưng ngày mai, nước Mỹ sẽ trở nên quen thuộc thoải mái hơn Việt Nam đối với Lan Chi. Lý do, Chi thông thạo tiếng Mỹ hơn tiếng Việt. Lan Chi được đào tạo và sống trong nền văn hóa Mỹ. Chi có anh chị em bà con gần, bạn bè thân thuộc ở Mỹ nhiều hơn ở Việt Nam. Thời thơ ấu và thanh niên, Chi sống ở Mỹ lâu dài hơn Việt Nam. Chi có kỷ niệm ở Mỹ nhiều hơn ở Việt Nam.

3. Nước Mỹ đã giúp ông bà ngoại, bố mẹ Chi có một đời sống tử tế, ấm no và bình đẳng trên luật pháp. Nước Mỹ đã giúp ông ngoại xóa bỏ được mặc cảm thua trận. Nếu ông bà ngoại ở lại Việt Nam thì đời sống hiện nay sẽ ra sao ? Quan sát trong số những người bạn của ông ngoại còn ở lại Việt Nam, phần lớn đời sống của họ và con cháu chật vật thiếu thốn.

4. Điều quan trọng nhất vẫn là tương lai của con cháu ông ngoại. Năm 1991, trong lớp học ESL, một anh bạn người Ba Lan nói với ông ngoại :” Chúa đã đặt tôi tại nơi tốt đẹp nhất thế giới “. Ngày nay, mặc dầu nước Mỹ trên đà tuột dốc về kinh tế, xã hội phân hóa trầm trọng, nhưng nước Mỹ vẫn có nhiều

Page 45: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

91

điều tốt đẹp hơn các nước khác. Nhiều người trên thế giới, kể cả những người ở các nước phát triển Tây Âu, vẫn mong muốn được định cư ở Mỹ. Vì sao nhiều người muốn đến sống tại nước Mỹ ? Dĩ nhiên có nhiều lý do. Riêng ông ngoại nhận xét về nước Mỹ như sau :

Nước Mỹ là nước vĩ đại, trước nhất vì nước Mỹ là nước Hợp Chủng Quốc. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã đứng vững và hùng mạnh 200 năm nay. Đó là nhờ nước Mỹ có thể chế tốt đẹp : Một chính quyền liên bang mạnh và năm mươi tiểu bang như năm mươi nước. Một tiểu bang bị nạn thì 49 tiểu bang khác xúm lại giúp đỡ. Hiệp Chủng Quốc Mỹ là một đất nước đa văn hóa. Bất cứ người công dân nào của nước Mỹ cũng được sống và tìm được truyền thống của đất nước gốc của mình ngay trên đất Mỹ, ngoại trừ người da đen con cháu của những người nô lệ không biết nguồn gốc của mình. Hằng năm, sinh viên trẻ Việt Nam tổ chức Hội chợ Tết tại Seattle Center. Tết năm nay Lan Chi và nhiều trẻ em Việt Nam mặc áo dài khăn đóng đi dự hội chợ. Bà con họ hàng tập trung tại nhà ông bà ngoại gói bánh chưng.

92

Lan Chi đi dự Hội Chợ Tết Seattle

Lan Chi và chiếc bánh chưng

Vĩ đại thứ hai, nước Mỹ có nhiều đại học danh tiếng nhất thế giới. Trong The – QS World University Rankings 2009 – top universities kê ra 100 trường đại học hàng đầu của thế giới trong đó có 28 trường đại học Mỹ và trường Harvard University đứng đầu bảng. Trong 20 hạng đầu bảng có 13 viện đại học Mỹ : Harvard

Page 46: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

93

University, Yale University, University of Chicago, Princeton University, MIT, CIT, Columbia University, University of Pennsylvania, Johns Hopkins University, Duke University, Cornell University và University of Michigan.

Năm 2011 đại học Harvard bị tụt xuống hạng hai. QS World University Rankings – chọn 2000 đại học trên khắp thế giới, đánh giá và chọn lại 700 đại học, và cuối cùng chọn 400 đại học. Đại học xếp hàng đầu thế giới năm 2011 là University of Cambridge của Anh quốc (UK). Trong số 10 đại học hàng đầu thế giới gồm 4 đại học của Anh (University of Cambridge hạng 1, University of Oxford hạng 5, Imperial College London hạng 6, và University College London UCL hạng 7) và 6 đại học của Hoa Kỳ (Harvard University hạng 2, MIT hạng 3, Yale University hạng 4, University of Chicago hạng 8, University of Pennsylvania hạng 9 và Columbia University hạng 10). Năm quốc gia có nhiều đại học hàng đầu là: Hoa Kỳ với 85 đại học (21,25%), kế tiếp là Anh quốc với 43 đại học (10,75%), Đức quốc 36 đại học (9%), Australia 21 đại học (5,25%), và Pháp 19 đại học (4,75%).

Vĩ đại thứ ba, nước Mỹ là miền đất có rất nhiều cơ hội thăng tiến cho bất cứ cá nhân nào chịu khó và cầu tiến. Trường hợp điển hình quá nhiều và có ngay trong gia đình, họ hàng của Lan Chi. Ông ngoại không cần phải chứng minh.

94

Vĩ đại thứ tư, nước Mỹ có hệ thống thư viện tân tiến và hiệu quả nhất thế giới. Thư viện Mỹ phục vụ cả những trẻ sơ sinh một tuổi cho tới người già trăm tuổi. Thứ năm hàng tuần, lúc Lan Chi một tuổi, Chi đã đến thư viện Shoreline để nghe đọc sách và nghe hát, mượn sách về nhà mặc dù Chi chưa biết nói, chưa biết đi. Thư viện nào cũng có nơi dành riêng cho trẻ em. Thư viện cho mọi người dùng computer tại chỗ, mượn video, cd, tape, sách về nhà… Nếu video, cd, tape, và sách không còn vì đã có nhiều người mượn, người mượn có thể ghi tên chờ. Khi có sách, cd, tape, video về, trước đây thư viện sẽ gửi đến tận nhà bằng đường bưu điện, ngày nay vì không có ngân sách nên thư viện chỉ nhắn qua điện thoại để người mượn biết và tới nhận tại thư viện.

Vĩ đại thứ năm, nước Mỹ có kỹ nghệ điện ảnh lớn nhất và hấp dẫn nhất thế giới. Giải điện ảnh Oscar là giải thưởng điện ảnh lớn nhất thế giới và được nhiều người theo dõi. Giải Oscar có một giải thưởng cho một phim nước ngoài. Năm nay 2010 đã có 56 quốc gia gởi phim đến dự tranh. Nước Mỹ sản xuất được nhiều bộ phim vĩ đại, đạo diễn, tài tử nổi danh cả thế giới biết tiếng.

Vĩ đại thứ sáu, nước Mỹ có hệ thống tiếp thị tốt nhất thế giới. Trong các cửa hàng Mỹ, khách hàng được lựa chọn thoải mái, trả lại món hàng đã mua mười lăm ngày hay một tháng mà không hề bị tra hỏi hạch sách. Cửa hàng Mỹ không nêu

Page 47: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

95

khẩu hiệu KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG ĐẾ, nhưng cách tiếp thị của họ thì đúng là họ coi khách hàng là thượng đế. Nghệ thuật tiếp thị nằm trong nền văn hóa Mỹ, nên đã ngấm vào trong máu người Mỹ.

Vĩ đại thứ bảy, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gay cấn, hấp dẫn, sôi nổi và được nhiều dân tộc trên thế giới quan tâm theo dõi. Điều này chứng tỏ nước Mỹ là nước tự do. Tự do là lý tưởng của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ từ ngày lập quốc.

Vĩ đại thứ tám, nước Mỹ đã cống hiến cho nhân loại nhiều nhân vật đoạt giải Nobel về Khoa Học và Kinh Tế hơn các nước khác.

Vĩ đại thứ chin, nước Mỹ đóng góp cho Liên Hiệp Quốc về tiền bạc và con người nhiều nhất. Tất cả điểm nóng trên thế giới đều có sự tham dự của nước Mỹ, nếu không có nước Mỹ nhúng tay thì vấn đề khó được giải quyết.

Nước Mỹ không được xếp hạng đầu của những nước nên đến sinh sống. Trong bảng danh sách The 2010 Quality of Life Index của Internationale Living công bố ngày 16 tháng 10 năm 2010 đã đánh giá và xếp hạng 194 quốc gia dựa trên chất lượng đời sống gồm chín tiêu chuẩn : giá sinh hoạt, văn hóa và giải trí, kinh tế, môi trường, tự do, sức khỏe , cơ sở hạ tầng, an toàn và hiểm nguy, thời tiết. Nước Mỹ đứng hạng thứ bảy với câu nhận xét : Convenience of

96

getting what you want, when you want it. Hạng bảy là thứ hạng tốt, không phải hạng tồi.

Nước Mỹ có nhiều cái nhất, nhưng cũng có không ít cái tệ, cái kém. Nước Mỹ còn nhiều vấn đề yếu kém hơn các nước khác như chưa có chương trình y tế sức khỏe cho toàn dân, sự cách biệt giàu nghèo còn lớn, buôn bán súng tự do, học sinh tiểu học và trung học Mỹ kém về môn toán và khoa học hơn các nước khác, nhưng ở cấp đại học và trên đại học thì sinh viên Mỹ không thua kém các học sinh nước khác về toán và khoa học.

Nhiều người thường nói, ngày nay nước Mỹ đang phải trả nợ người da đỏ về tội tiêu diệt họ, trả nợ người da đen về tội bắt họ làm nô lệ, trả nợ người Mễ về tội cướp đất của họ, trả nợ người Việt, Cambodge, Lào về tội phản bội đồng minh. Nói như thế có nghĩa là đất nước này thuộc về người da trắng. Đó là một điều không đúng vì đất nước này có tên là Hiệp Chủng Quốc, một đất nước của nhiều chủng tộc. Nhớ lại quá khứ không phải là để căm thù, đòi hỏi mà để xây dựng cho tương lai một nước Hiệp Chủng Quốc tự do, no ấm, không còn kỳ thị màu da, chủng tộc, tôn giáo … Dân tộc Mỹ nhớ nợ và trả nợ cho người da đỏ, da đen, da vàng. Nước Mỹ mở rộng tay đưa người mình mắc nợ lên bình đẳng và ngang hàng với mình, cho thấy sự bao dung và rộng lượng của dân tộc Mỹ. Trả nợ để giải trừ tội lỗi ngày xưa thì làm sao trả cho đủ, cho hết nợ được. Trả nợ như thế vẫn còn tốt hơn

Page 48: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

97

mắc nợ và không trả. Ông ngoại biết ơn sự rộng lượng của nước Mỹ đã giúp ông ngoại có đuợc một đời sống hiện nay.

Nhiều người Việt chỉ trích nước Mỹ là nước kỳ thị chủng tộc. Điều này rất đúng. Xem những phim về KKK thì thật khủng khiếp. Ngày nay vấn đề chủng tộc đã được cải thiện rất nhiều. Trên mặt pháp luật mọi người đều được bình đẳng. Trên thực tế vẫn còn. Năm 2008 nước Mỹ đã bầu một người Mỹ da đen, ông Barack Obama, làm tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nếu xét công bằng, tinh thần kỳ thị chủng tộc của người Nhật, người Hoa, người Đại Hàn và người Việt so với người Mỹ có lẽ hơn hoặc bằng chứ không thua người Mỹ.

Nhiều người Việt Nam than phiền người Mỹ không đáng tin do kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Người Mỹ đã phản bội đồng minh Campuchia, Lào, và Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Ai đọc bức thư của hoàng thân Sirik Matak gửi cho đại sứ Mỹ cũng ngậm ngùi sót xa và phẫn uất. Nhưng công bằng nhận xét có nước nào đáng tin cậy. Nga, Tàu, Anh, Pháp, Nhật … có tin được không ? Người Cambodge, Lào, Thái Lan có tin được chính quyền Việt Nam không ? Chính quyền các nước đều hành xử vì quyền lợi của giới cầm quyền và đất nước của họ.

Nước Mỹ dĩ nhiên còn nhiều điều không tốt, không đẹp. Những vấn đề nêu trên không phải là

98

những căn bệnh trầm kha. Những vấn đề sau đây mới là những bệnh khó chữa trị của nước Mỹ, khiến người Mỹ bức xúc, tranh luận

- Các cuộc bầu cử tại Mỹ quá tốn kém khiến tổng thống, nghị sĩ, dân biểu, thống đốc như được chỉ định lựa chọn bởi những thế lực tài phiệt, tôn giáo hay chủng tộc …

- Xã hội tư bản mệnh danh là xã hội tiêu thụ. Những nhà đại tư bản nắm trọn quyền điều hành nước Mỹ. Khi tiêu thụ giảm thì sản xuất đình trệ, kinh tế khủng khoảng. Tư bản vốn tham lam, chỉ nghĩ tới lợi nhuận, nên giải quyết kinh tế khủng khoảng bằng những biện pháp vô đạo đức kể cả việc gây ra những cuộc chiến tranh.

- Tất cả các nước trên thế giới đã dùng hệ thống thập phân trong việc đo lường, trừ nước Mỹ còn dùng hệ thống khó nhớ và bất tiện, pound, mile, feet, foot, yard … Chứng tỏ tinh thần bảo thủ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vẫn còn nặng nề.

Nhìn về tương lai, hình ảnh nước Mỹ thật ảm đạm : Nợ nần chồng chất, thất nghiệp tràn lan. Vậy mà nước Mỹ vẫn vung tay quá trán, tiêu xài phung phí không thắt lưng buộc bụng. Tưởng chừng nước Mỹ đang đứng trên bờ vực thẳm.

Page 49: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

99

Khủng khoảng kinh tế là tình trạng chung của thế giới. Nước Mỹ bị cảm cúm thì thế giới cũng ho hen, sổ mũi. Nay nước Mỹ bị bệnh nặng thì thế giới cũng ngã bệnh theo.

Nước Mỹ còn có nhiều cái tốt và xấu làm sao mà kể hết được. Kiến thức của ông ngoại lại hạn hẹp. Theo ông ngoại, nước Mỹ vẫn là nơi dung thân tốt nhất. Một điều đáng nói nữa, nước Mỹ là đất mới, nên tôn giáo vẫn còn có ảnh hưởng lớn đối với dân chúng, hơn các nước ở cựu châu lục khác. Nước Mỹ còn giữ được đạo lý và tinh thần hào hiệp trọng nghĩa. Nước Mỹ vẫn còn tượng trưng cho tự do và nhân quyền. Chọn nước Mỹ là quê hương là điều tốt đẹp cho con cháu ông ngoại và cho nước Việt Nam. Ông ngoại không còn cách chọn lựa nào tốt đẹp hơn.

ƯỚC MƠ

Lan Chi có thuận lợi : Thứ nhất, Chi không bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn như người Mỹ gốc Hoa, Nga và các quốc gia Hồi Giáo ..vv.. Nước Mỹ ngày nay và tương lai không có những tranh chấp, mâu thuẫn lớn và sinh tử với Việt Nam như đối với Trung Hoa, Nga, Iran … Thứ hai, Lan Chi không có những vướng mắc, những tủi hờn tức giận với chính quyền Mỹ như thế hệ ông ngoại. Thứ ba, Lan Chi được đào tạo và sống trong nền văn hóa Mỹ. Khó khăn duy nhất, Lan Chi là người thuộc dân tộc thiểu số trên đất Mỹ. Người thiểu số dĩ nhiên không có nhiều thuận lợi bằng người đa số. Ông ngoại có những ước mơ :

100

1. Thể chất của người Việt nhỏ bé so với các dân tộc khác và là dân tộc thiểu số trên đất Mỹ, cho nên ông ngoại khẳng định với Lan Chi một điều : Học vấn là con đường duy nhất của ngưỡng cửa thành công trên nước Mỹ. Ông ngoại ước mong Chi có văn bằng đại học.

2. Nước Mỹ là nước có nhiều cơ hội thăng tiến dành cho mọi người. Để có được cơ hội, cần phải có khả năng, kiến thức, tinh thần làm việc hăng say, chăm chỉ. Ông ngoại muốn nói đến tinh thần phấn đấu. Ông bà ngoại là thế hệ thứ nhất của gia đình đến Mỹ. Đến Mỹ với hai bàn tay trắng, ông bà ngoại phải làm việc tích cực và tiết kiệm. Bố mẹ Chi là thế hệ thứ hai. Bố mẹ Chi sống thiếu thốn nên cố gắng học hành để đạt được đời sống khả quan hiện nay. Chi là thế hệ thứ ba. Chi có đời sống đầy đủ. Ông ngoại lo ngại tinh thần phấn đấu của thế hệ Chi giảm và tinh thần ỷ lại lười biếng gia tăng. Đã có những thanh thiếu niên Việt Nam không học hết bậc trung học, nghiện ngập, buôn bán và trồng nha phiến, đứng xin tiền tại khu chợ Việt Nam. Phấn đấu trước hết cho bản thân mình và sau là cho cộng đồng Việt Nam. Nước Mỹ gồm cả trăm cộng đồng sắc tộc khác nhau. Cộng đồng này dòm ngó và đánh giá cộng đồng khác. Làm tốt, cộng đồng được thơm lây. Làm xấu, cộng đồng vạ lây. Vì danh dự cộng đồng và nguồn gốc Con Rồng Cháu Tiên, Lan Chi phải phấn đấu để trở thành người tốt và hữu ích cho xã hội.

Page 50: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

101

3. Điều ông ngoại lo ngại là sự Mỹ hóa hoàn toàn hay quá đáng. Ông ngoại lo sợ Lan Chi không còn biết gì hay biết quá ít về văn hóa và truyền thống Việt Nam. Nghĩa là Chi hoàn toàn tách rời khỏi cộng đồng Việt Nam. Hiểu biết đời sống và văn hóa Mỹ là điều cần thiết nhất. Nhưng sống hoàn toàn theo lối sống Mỹ là điều không nên.

Ông ngoại mong ước mai sau Chi học tiếng Việt để đọc truyện ông ngoại viết. Ước mơ của ông ngoại đơn giản nhưng rất khó thực hiện. Thế hệ của Lan Chi nói và nghe được tiếng Việt thông thường đã là khó. Biết đọc, biết viết tiếng Việt lại khó hơn. Đọc và hiểu văn chương tiếng Việt thì rất khó, vạn người chưa có được một người. Có ba lý do, Lan Chi nên học tiếng Việt. Lý do thứ nhất, biết nhiều ngoại ngữ là điều tốt cho bản thân. Lý do thứ hai, học tiếng Việt để đọc truyện của ông ngoại viết. Lý do thứ ba là lý do chính. Một ngày kia chắc chắn sẽ có người hỏi Chi là người nước nào. Chi sẽ không trả lời “ Tôi là người Mỹ gốc Việt “ mà Chi sẽ trả lời ngắn gọn “ Tôi là người Việt Nam “. Người Việt mà không nói được tiếng Việt sẽ rất ngượng với người hỏi. Ông ngoại kể cho Chi nghe một câu truyện theo lời thuật của ông Cẩn, bạn ông ngoại. Ông Cẩn kể rằng : Một cô gái người Trung Hoa đến dự một buồi thuyết pháp của thượng tọa Thích Nhất Hạnh. Thượng tọa Nhất Hạnh viết trên bảng đen một bài kệ bằng chữ Hoa, rồi sau đó mới giải thích bài kệ bằng tiếng Mỹ cho thính giả. Cô gái ngạc nhiên, một người Việt lại thông

102

thạo chữ viết của dân tộc cô. Sau đó cô gái Tàu đã quyết tâm học nói và viết tiếng Hoa. Sau này cô trở thành một giáo sư đại học về Hoa ngữ. Cô gái Trung Hoa kể trên là trường hợp hiếm có, vạn người chưa có được một người như cô.

Ông ngoại chắc chắn một ngày kia sẽ có lần Chi về thăm Việt Nam. Chẳng lẽ, bố mẹ Chi phải làm thông dịch viên cho Chi trên đất nước cội nguồn của mình. Ông ngoại thu nhỏ lại mong ước của ông ngoại. Ông ngoại mong ước, Lan Chi nói và hiểu được tiếng Việt trong việc giao dịch hàng ngày.

4. Điều lo ngại trái ngược với lo ngại trên. Lan Chi không biết hay không quan tâm gì đến văn hóa Mỹ. Sống trên nước Mỹ không thông hiểu văn hóa Mỹ thì không thể có hạnh phúc. Nước Mỹ có nền văn hóa lớn bậc nhất thế giới. Nhiều người Việt Nam thường nói nước Mỹ có văn minh nhưng không có văn hóa, nước Mỹ mới lập quốc 200 năm, Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Theo ông ngoại nhận định đó đúng và không đúng. Đúng là nước Mỹ mới lập quốc, không đúng là tất cả dân tộc di dân đến Mỹ đều đem theo văn hóa của dân tộc gốc đến Mỹ. Cộng đồng Việt Nam hàng năm có báo tết, hội chợ tết, giỗ tổ Hùng Vương, giỗ Đức Thánh Trần vv. Khắp nước Mỹ có China town, làng Đức, làng Hòa Lan, khu vực của người Ý, người Nhật, người Đại Hàn, người Da Đỏ. Nước Mỹ là nước mới lập quốc, nhưng nước Mỹ có nền văn hóa đa dạng phong phú lâu đời do các người di dân đem

Page 51: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

103

đến và xây dựng nên một nước có tên là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nước Mỹ có khoa học tân tiến, kinh tế lớn nhất thế giới. Nước Mỹ có âm nhạc, điện ảnh, thể thao hàng đầu thế giới. Lan Chi không tìm hiểu để tận hưởng một nền văn hóa phong phú và nhân bản thì thật uổng phí. Không hiểu văn hóa Mỹ, Chi cũng sẽ không đem được những tinh túy của nước Mỹ để cống hiến cho nước Việt Nam. Ông ngoại tưởng tượng sống trên đất Mỹ, Chi có giải trí duy nhất là xem phim bộ Tàu, Đại Hàn, hát karaoke và Chi chỉ đem được về Việt Nam quần áo, giày dép, nước hoa, những lễ hội không phù hợp với xã hội Việt Nam như Halloween mà không đem được những tinh hoa của nền văn học, âm nhạc, khoa học kỹ thuật cho nước Việt thì thật là uổng, thật đáng tiếc và đáng buồn.

5. Điều quan trọng hơn cả là xây dựng cộng đồng Việt Nam tốt đẹp đoàn kết. Xây dựng cộng đồng vững mạnh không có nghĩa là tách ra khỏi nước Mỹ. Xây dựng cộng đồng tốt đẹp theo nguyên tắc lấy nét đẹp của văn hóa Mỹ là mẫu số chung cho mọi cộng đồng sống trên đất Mỹ và những nét riêng của nước gốc là tử số. Nếu mẫu số chung nhỏ và tử số lớn, nước Mỹ ở trong tình trạng chia rẽ, không ổn định. Nếu mẫu số chung quá lớn và tử số quá nhỏ, nước Mỹ sẽ nghèo nàn về văn hóa vì không có sự đóng góp của các dân tộc trên thế giới. Con số nào là con số tốt đẹp nhất cho nước Mỹ. Theo ông ngoại mẫu số 65 và tử số 35 là tốt đẹp nhất cho nước Mỹ. Hiện

104

nay mẫu số và tử số là bao nhiêu ? Các cuộc bầu cử Tổng Thống, Thượng Viện, Hạ Viện, nhìn những văn bản tiếng Anh có kèm theo tiếng Spanish, Trung Hoa, Việt Nam ..vv.. cho phép ông ngoại đoán mẫu số hiện nay là khoảng 55 và tử số là xấp xỉ 45.

Con tàu bằng thép trên Cedar River trail

Trên Trail Cedar River có một biểu tượng. Biểu tượng là một con tàu bằng thép. Dưới biểu tượng có hàng chữ WE ARE LIVING TOGHETHER IN THIS BOAT. Ông ngoại hiểu câu này có ý nói rằng người Mỹ da trắng, da đỏ, da đen, da vàng, Mỹ Việt, Mỹ Pháp, Mỹ Nga, Mỹ Tàu, Mỹ Lào, Mỹ Campuchia ….. cùng ở trên một con tàu Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tàu sẽ đi chậm, đi sai hướng, thậm chí chìm, nếu có tranh chấp, chém giết vì vấn đề màu da , chủng tộc, tôn giáo giữa những người ở trên con tàu Hiệp Chủng Quốc. Một nước Mỹ

Page 52: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

105

hùng mạnh sẽ ổn định đời sống của chính bản thân và sau đó sẽ giúp được nước gốc. American First là thực hiện thuyết Chính Danh của đạo Khổng Mạnh cho tất cả công dân của nước Hiệp Chủng Quốc thuộc bất cứ quốc gia gốc nào và cũng thể hiện tinh thần trung thành của dân tộc Việt qua câu tục ngữ (proverb) “Ăn Cây Nào Rào Cây Nấy.” Ông ngoại giải thích cho Lan Chi về chữ “Rào”, theo sự hiểu biết của ông ngoại. Rào để bảo vệ cây, ngăn không cho trâu bò, và kẻ xấu hủy hoại, tàn phá cây. Đồng thời Rào cũng còn có bổn phận và nghĩa vụ săn sóc tưới bón bắt sâu bọ giúp cho cây mạnh khỏe, nở hoa xinh tươi, cho trái ngon ngọt. Phải làm hai nghĩa vụ bảo vệ và chăm sóc mới hoàn thành được bổn phận Rào cây Hiệp Chủng Quốc.

Kết Luận : Ông ngoại sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hy. Ông ngoại còn rất ít thời gian để nói chuyện với Lan Chi, nên ông ngoại cố gắng viết. Kiến thức ông ngoại về nước Mỹ rất hạn hẹp. Những điều ông viết trên đây chỉ là những cảm xúc. Cảm xúc thì trào ra vội vàng và đôi khi không chính xác, nhưng cảm xúc thường chân thật vì phát xuất từ tấm lòng. Tấm lòng đó là tình thương yêu Lan Chi và nước Việt Nam vô bờ bến của ông ngoại.

106

Trần Lan Chi

Page 53: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

107

THAY LỜI KẾT

Dưới đây là bức thư của anh Du, người anh họ con dì ruột, gửi cho tôi sau khi anh đọc xong quyển Công Chúa Nhỏ The Little Princess và quyển Tình Hoài Hương. Anh Du, tên Pháp là Imre Szabo, mang hai dòng máu Pháp Việt. Thuở nhỏ anh học trường Albert Sarraut Hà Nội. Sau hiệp định Geneve, anh định cư tại Pháp vào năm 1955. Anh tốt nghiệp Tiến Sĩ Nguyên Tử Lực. Vợ anh là thiếu nữ người Pháp. Anh có ba con : hai trai và một gái. Tên Pháp của các cháu, tôi không biết. Tên Việt là An Cường, An Đức và Ngọc Lan. Lý do tôi đăng bức thư của anh Du vì anh Du có tâm hồn rất Việt Nam. Anh Du có 50% máu Việt, rời Việt Nam lúc 18 tuổi, học trường Tây, lấy vợ đầm nhưng anh đọc và viết tiếng Việt rất chuẩn. Bức thư thể hiện tình quê hương và tình gia tộc. Anh Du có tâm hồn Việt Nam cũng nhờ tình yêu thương của bà Ngoại, của mẹ anh và của chúng tôi. Sau đây là bức thư của anh Du.

Quang thân mến,

Trong Chuyện Công Chúa Nhỏ, sáu chuyện, chuyện nào cũng hay, nhưng anh thích nhất « Trần Lan Chi », «Trên Bãi Biển Onset, … » và « Con cá Hồi cụt đuôỉ ».

Lan Chi thật « cute », dễ thương lắm !

Đặt tên con cái là chuyện quan hệ. Theo như Khanh nhớ và kể lại cho anh, ông ngoại Ngô Đình Bích lấy bảo ngọc đặt tên cho con trai : cậu Ngọc, cậu Kim Cương … và vải quí cho con gái : Tơ, Lụa, … chỉ có

108

bác Cả, con gái đầu lòng, đặt tên là Ngó (nối tên Sen của bà ngoại). Riêng anh, bố anh người Hung Gia Lợi, đặt tên Imre cho anh. Bố anh là lính lê dương trong quân đội Pháp. Thường thường, lính lê dương thay đổi tên tục trước khi vào lính, nên anh khó biết tên họ Szabo của anh là thật hay giả. Tên Imre đặc biệt chỉ có ở Hung Gia Lợi. Do đó ngay lúc trẻ tuổi, anh đã chắc chắn là bố anh không đổi tên. Các lê dương khác dùng tên Pháp đặt cho con tây lai. Bố của Kệt, lê dương người Tiệp Khắc đặt tên Pháp Jacqueline cho con gái, chắc cũng tính sau này Kệt lấy quốc tịch Pháp. Tên Imre của anh, nhiều người Pháp khó gọi, họ hay nhầm. Còn các anh chị em họ hàng bên Việt Nam, ít ai biết viết và gọi đúng Imre. Chừng mười năm trước đây, anh may mắn đã tìm được nơi sinh của bố, một làng nhỏ gần Bratislava (Slovaquie). Anh đã đến đó để gặp gia đình bên nội. Làng đó gần biên giới. Biên giới chỗ đó thay đổi nhiều lần, có khi làng thuộc nước Aó (Austria), có khi thuộc Hung Gia Lợi (Hungary), có khi thuộc Tiệp Khắc. Tên làng thay đổi nhiều lần, nhưng dân chúng gần 100% gốc Hung Gia Lợi. Bố anh rời lê dương , october 1937. Bốn tháng sau, đầu năm 1938, Hitler chiếm Aó (Anschlhuss 12 mars 1938) và chiếm cả làng bố anh. Bó buộc cả gia đình nội tản cư rời làng. Bố anh mất đã lâu, nhưng anh có may, gặp một gia đình em họ ở gần làng đó. Họ niềm nở tiếp đón anh và dẫn anh đến cúng mộ ông bà nội của anh. Trong cuộc World War II, bố anh rời làng sang ở gần Budapest (Hungary) nên khó thông giao với đại gia đình gốc tích ở làng gần Bratislava (thời đó có rideau de fer (Iron Curtain), dân chúng các nước chư hầu của Nga cũng không được liên lac ). Vì thế anh không biết chi cả về

Page 54: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

109

đời sống cùa bố sau năm 1946. Anh cố tìm, nhưng vẫn chưa hiệu quả. Nay anh biết bố anh tên thật là Imre Szabo. Bố anh lấy ngay chính tên của mình đặt cho con, theo đúng phong tục của người Hung Gia Lợi : Trong số con trai, phải có một mang tên bố, trong số con gái, phải có một mang tên mẹ.

Người Hung Gia Lợi ai cũng chỉ có một tên (firstname) đơn sơ đi với một họ (lastname) không như người Âu nhiều tên (prénoms). Do tại phong tục đó, trong gia đình bên nội, trong họ hàng (ba đời) vẫn sống ở làng, có bốn người tên Imre Szabo đúng như anh ! (Xin lỗi em, chuyện gia đinh bên nội của anh hơi dài , anh muốn kể vì ít anh chị họ hàng bên ngoại biết rõ chuyện đó)

Chuyện thứ hai, « Trên Bãi Biển Onset ». Vợ chồng anh cũng có dịp đến bờ biển Cape Cod và thăm tỉnh Boston. Cũng đi thăm Harvard, MIT và ngồi trên cỏ vườn công cộng nghe nhạc Boston Philharmonic Orchestra chơi buổi tối. Phải cái không đươc ở nhà triệu phú như các em và Lan Chi. Anh cảm động thấy em nhắc, nhớ ngày em thả diều trên bờ biển Thanh Bình. Ở làng Bằng, họ hay thả diều có sáo buộc. Chiều chiều nghe tiếng sáo, tiếng sáo hát thay đổi tùy theo phương hướng và sức mạnh của gió thổi. Ông Đức nói : Ngày xưa, thả diều thật to. Kéo diều lên một mình không được. Phải có ba bốn người mới giữ nổi diều, không nó bay đi mất. Anh lần nào về Việt Nam cũng qua làng Bằng. Có lần dẫn cả con cháu đến thăm ao, đình, đền, chùa, và nhà của ông Đức. Năm vừa qua, làng nhiều thay đổi. Nhà ông Đức bị phá để làm « biêt thự triệu phú đồng » . Thiếu đất, họ lấp ao, xây nhiều nhà mới ba bốn từng. Che mắt, đứng ở đình giữa làng không nhìn thấy đồng ruộng như xưa.

110

Em nói chưa qua Bằng lần nào, nhưng thơ em viết về làng ngoại cũng rung động thần chí anh. Anh qua bờ biển Lăng Cô nhiều lần, nay đọc chuyện em, anh lại biết rằng em cũng hay đến đó những ngày trẻ tuổi. Ở bờ biển Mũi Né, không thả diều chỉ có Kite- surf. Gió thổi mạnh lắm. Ngắm mấy chục cái kite đủ mầu bay trên trời xanh, nhận thấy cũng đẹp, nhưng đẹp một cách khác diều bay.

Chuyện « Con cá Hồi cụt đuôi », ý nghiã thâm sâu. Anh vẫn nhớ. Khanh dẫn cô Kệt, Claude và anh đi xem cá Hồi bơi ngược giòng sông, chỗ đó cũng gần hồ Washington (có écluses để cho tầu lên xuống). Lúc đó hơi sớm, trước mùa, nên không nhiều cá. Cũng tiếc, nhưng không đợi nổi môt tháng để nhìn một phong cảnh lạ, một giòng sông nước đỏ như máu, đỏ loé, đỏ hơn nước sông Hồng Hà. Từ nghĩa đen đến nghĩa bóng của « cá Hồi Việt Nam », sau khuyên cháu vừa chọn Mỹ, vừa cố học tiếng Việt là thông rõ mọi sự trong đời để chỉ đường sáng cho cháu vậy.

Anh vừa đọc xong « Tình Hoài Hương ». Khám phá ra Đà Lạt là Quê Hương Tinh Thần của Quang. Vợ chồng anh yêu Đà Lạt lắm. Về tỉnh đó bốn lần. Lần dầu tiên, gặp anh Thông, năm 1963. Anh ẵm thằng con đầu lòng 8 tháng đi xem thác Cam Ly (bây giờ nhơ lắm, đóng cửa không cho khách du lịch tới thăm), nhìn voi kéo cây trong rừng, đi « pédalo » trên hồ Hồ Xuân Hương .. Ba lần sau (2006, 2014, 2016) đi cùng bạn hoặc cùng con cháu thăm thác Prenn, Dalanta, thác Voi, lên núi Lăng Biên, đến Suối Vàng … vân vân. Tuy anh không nhiều kỷ niệm ở Đà Lạt như em, nhưng cũng thích tỉnh «không có đèn xanh đén đỏ » đó. Năm 2014, anh đến Đà Lạt

Page 55: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

111

vào tháng hai, vài ngày trước Tết. Anh may mắn đươc nhìn mimosa nở trên đồi Đà Lạt. Thât đẹp! Anh cũng quí mầu vàng nhạt của mimosa. Miền anh ở, nhiều mimosa lắm. Một năm nào trước đây, anh trồng một cây ở vườn, nó nở hoa tròn to đẹp tuyệt vời, sau bị bệnh, hoa, cành và lá đầy nhựa, rồi chết. Cách nhà anh chừng trăm cây số, có tỉnh Bormes-les-Mimosas thường mỗi năm, đến tháng hai có Hội Mimosa, nổi tiếng, nhiều người từ xa đến xem. Hoa chỉ nở trong hai hay ba tuần là tàn. Hoa mimosa nở. Mùa Xuân sắp đến, ai cũng mừng vui. Bán hoa mimosa dọc đường. Phố nhuộm mầu vàng nhạt. Gia đình nào cũng mua một bó. Nhưng anh không dám so sánh mimosa Pháp với mimosa Đà Lạt. Chắc hẳn là mimosa Pháp thua mimosa Đà Lạt.

Nói đến năm 1963, anh nghĩ không bao giờ anh quên mẹ của em. Dì Ba, nghe anh từ Pháp về, Dì tự bảo mình : «Du, nó ở Pháp có nhiều hiệu ăn Việt Nam, ta phải tìm thứ gì bên đó không có, mang đến cho nó ăn ». Nghĩ xong, Dì đi mua sứa, để vào thùng nước biển, mang đi tầu hỏa từ Huế vào Saigon. Đi hai ngày mới tới vì đường sắt bị Việt cộng làm hỏng hai ba chỗ, phải đợi chữa lại. Đến lúc ăn sứa của Dì mang tới, anh cảm động, nước mắt chẩy ra không giữ được . Lần nào qua Saigon, anh không bao giờ quên đến cúng Dì (và bà ngoại) ở chùa Vĩnh Nghiêm. Các con và các cháu của anh cũng đến cúng, đầu năm 2016.

« Tình Hoài Hương », nhiều chuyện. Em hay bàn luận với bạn về chuyện Kim Vân Kiều. Cũng nghĩ đến hồi Má của anh cũng bói Kiều ! Anh đã có đọc, và đồng ý với em là Từ Hải yêu Kiều nhất, hơn Kim Trọng, hơn hết. Nay em nói câu « chuyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta

112

còn, nước ta còn … » của Phạm Quỳnh là câu nói vô nghĩa. Anh cũng hoan hô. Thât đúng. Tác phẩm nào của văn sĩ, của họa sĩ, nhạc sĩ Pháp có mất đi, nước Pháp vẫn còn. Chuyện Kiều quên đi, Việt Nam vẫn sống. Bài thơ tóm tắt chuyện Kiều của Phạm Quốc Đạt khéo làm, nhưng Đĩ Thúi cuả Nguyễn Viện, phản lịch sử, phản hư cấu, phản hiện tại, phản … hết cả, anh thấy mới lạ hơn (plus original).

Lần đầu tiên anh biết chú Ba có hồi ký. Đọc mấy đoạn của em trích ra, anh mới hiểu rõ tình thế gia đình em từ 1946 đến cuối 1951. Không biết sao, anh vẫn tưởng dì về 37 phố Phạm Hồng Thái năm 1948 và chú về năm 1949. Lầm hai năm. Xem internet thấy De Lattre de Tassigny đánh Hoà Bình cuối năm 1951, lúc đó chú mới bỏ Việt Minh về xum họp gia đình ở Hà Nội. Anh phải chữa hồi ký anh đương viết, để đúng với năm dì về, chú về.

Cũng như Quang và Khanh, anh cũng viết hồi ký để lại cho con cháu biết đời sống của gia đình anh lúc anh còn ở Hà Nội và Saigon.

Vì anh viết bằng tiếng Pháp nên trong email trước, anh mới hỏi Quang có đoc được Pháp văn không. Nếu đọc đuợc thì anh sẽ gửi Quang một vài trang. Anh không nói rõ, thành Quang tưởng anh gửi tiểu thuyết Pháp để Quang đọc !

Anh tạm ngừng. Nói nhiều quá thì cả Quang và cả anh đều mệt.

Page 56: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

113

Nếu có thì giờ và nhất là nếu có đủ can đảm, anh sẽ chuyển vài trang hồi ký Pháp sang tiếng Anh rồi gửi về Quang

DU

Tái Bút : anh sẽ đưa hai quyển chuyện của em cho Jacqueline đọc

114

Page 57: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

115

PART II

THE LITTLE PRINCESS

TRANSLATED BY LÊ TRỌNG HUẤN

116

Page 58: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

117

CONTENTS Foreword 118 Trần Lan Chi 120 Listening to Grandpa’s Mowgli Story 129 Horseshoe Crab 147 Daddy Not Home 158 Onset Beach, Massachusetts 169 The Tapered Tail Salmon 182 For Clonclusion 221

118

FOREWORD

Lan Chi was born, and I became Grandpa! The “new” Grandpa was so happy, so proud of the event; it was just like winning a Grand Slam, and that inspired Grandpa to write. Grandpa had the impulse to write something to communicate with Lan Chi. After one year, Grandpa was miraculously able to finish a book with half a dozen short stories for Lan Chi’s first birthday. It is just a simple spiral bound book with two parts:

Part One is entitled “The Little Princess” with six short stories,

Part Two is the English translation of Part One.

For Lan Chi to fully understand the stories, Grandpa had them translated into English with the help of Mr. Lê Trọng Huấn. Huấn was Grandpa’s classmate for two years at the Business and Government School at Dalat University. Huấn didn’t just translate, but sometimes added some minor details to make the text clearer. Grandpa also got help from John, one of Grandpa’s American colleagues at Georgetown Campus Apprenticeship and Education Center, a branch of South Seattle College. John was majoring in music and working part time. John loved Grandpa’s stories and volunteered to edit the book. How nice of him.

Grandpa has received some criticism about the book. Some people reproached Grandpa for writing about Lan Chi alone, with not a single word about Huy and Khoa.

Page 59: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

119

Does Grandpa only love Lan Chi? Not at all! Actually, Lan Chi, Huy, and Khoa, every one of you is bathing in Grandpa’s indivisible love. Please understand that Grandpa is not a professional writer but only a “schoolboy” writer. Though Grandpa often has inspiration, to put ideas down in writing is the hard part. It takes time. For example, after writing the six short stories for the book, Grandpa wanted to write other stories about taking Lan Chi to school and picking her up. The inspiration is there, but so far not a single line on paper! Still, the idea has been in Grandpa’s mind; Grandpa is just waiting for the fruit to ripen and then more stories shall come out. Grandpa promises that The Little Princess Story Book shall grow thicker and thicker in the future.

120

TRẦN LAN CHI A bamboo shoot was sprouting again!

My wife and I were born, our children were born and now our grandchild was born. Her name is Trần Lan Chi. She was the commencement of my family’s third generation in America.

Our relatives and friends came to visit and congratulate us. After the usual greetings, they asked the usual inquiries :

‐ What’s the baby’ s name ? ‐ Trần Lan Chi. ‐ What’s her American name?

Page 60: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

121

‐ She doesn’t have one. ‐ No American name ? ‐ No ‐ Without an American name, how can people call

her?

“How can people call her” literally means, “ How can American people pronounce her Vietnamese name correctly “. Looking for an American surname for her had stirred up a tempest in a teapot in my family! About three months before our granddaughter’ s birth, we knew that our daughter wouldn’t give her an American surname on her birth certificate but just a plain Vietnamese surname. My wife and I decided to convince her otherwise. For those of us living in America, having an American surname was a must. It made communicating and socializing much easier. You could have a Vietnamese nickname for the family and relatives but didn’t need a Vietnamese name to confirm your Vietnamese origin. People could recognize your Vietnamese origin by the family names, such as Tran, Le or Nguyen.

To convince our daughter to give up her idea of a Vietnamese surname for the baby, my wife and I argued with her that American people mispronounce many Vietnamese names. For example, the poetic “Thy” (pronounced Tee) becomes “Tie”, and “Dung” (pronounced “Zoong”, meaning “ brave “) becomes an ugly “Dung”. Other kids may eventually tease and bully Lan Chi as she gets older. My daughter listened to our lecture silently. At the end, under hard pressure, she reached a conclusion :

122

‐ She’ll have a Vietnamese surname. Eventually, if she doesn’t like it, she might change it.

We launched a full attack:

‐ No one would expect the child not to like his or her name eventually. One must have an American name while living in America. Korean and Chinese people are very pragmatic; once in America, they pick up an American name, even at an old age. Your mom and I were too old when we came to the US, and you guys also were old enough, so it’s OK that we stick with our Vietnamese names. But for your baby, she’ll be better off with an American name.

Our daughter unreasonably hung on to her idea. She remained silent while listening to us.

I turned to her older sister for help and got a stunning answer :

‐ Nowadays, there are more and more Vietnamese living in the United States. A Vietnamese surname for the baby is quite OK. Just look for a name that is easy for people to pronounce.

I was rushing to the last buoy. I called my youngest son who was attending the University of Boston. He had come to the United States when he was just eight years old, and he spoke English most of the time. He could hardly speak and understand Vietnamese. He was an American! I expected that he’d be more progressive than his sisters. His answer was short and succinct :

Page 61: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

123

‐ The father is Vietnamese, the mother is Vietnamese, and so the child can have a Vietnamese name.

That was the judicial opinion of the lawyer-to-be (my son was in law school).

Oh my God. All three of our children are so weird!

Time passed. We were hoping that our daughter would change her mind because most Vietnamese kids born in America usually have an American surname on the birth certificate and a Vietnamese nickname for the family. We remained in desperation with just a slight expectation.

My grandchild was born. My wife and I were overwhelmed with happiness. My heart was full of joy to see my small grandchild peacefully sleeping alongside her mother. We completely forgot the painful storm in the teapot. One day, she’ll grow up, up and up, which is the dream of all first-time grandpas. Two days later, I questioned my daughter :

‐ Have you applied for the baby’s birth certificate yet ?

‐ Not yet. ‐ Do you have a name for her yet? ‐ Trần Lan Chi. ‐ When will the birth certificate be ready? ‐ Before we’re discharged, probably in two more

days.

124

My wife and I fell back into desperation. That night, my wife confronted me:

‐ You have to talk to her right away. Your voice is warmer. Maybe you can convince her, but you must be very tactful and talk with a script. First, you have to explain to her that adults and kids have different attitudes. Adults don’t want to have the same things that other people already have. For kids, on the contrary, they want to have the same things as their peers, such as clothes, shoes, and toys. Eventually, Lan Chi would feel that her name was somewhat weird because it was different from that of other kids. It’s easier to live in the mainstream.

I called our daughter. I repeated the same arguments that I had discussed with her. She listened to me in silence for a while before she spoke :

‐ I’m not going to look for her name anymore.

The conversation stopped there.

My granddaughter’s name is Trần Lan Chi on the birth certificate !

Three days later, my wife approached our daughter :

‐ Is there a hyphen between Lan and Chi? ‐ There’s no need to have a hyphen between Lan

and Chi. ‐ In addition you have to write “Chi L. Tran”, or

“Chi L.”, and people will call her “Chi L.”.

Page 62: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

125

My wife was still irritated :

‐ If there’ s no hyphen, American people will call her “ Chi”, not “Lan Chi”. In addition, you’ll have to write “Chi L. Tran”, or “Chi L.”, and people will call her “Chi L.”.

Ten people are in my office: eight white, one black, one yellow – me! After they congratulated me on the birth of my granddaughter, they asked the same questions that my relatives had asked :

‐ What’s the baby’s name?

I didn’t answer right away. I asked them to come by my desk. I wrote my granddaughter’s name on a large sheet of paper: Tran Lan Chi. I asked every one of them to read it out loud. To my surprise, everyone pronounced “Lan Chi” as correctly as any Vietnamese speaker. I was so delighted. I had the apprehension that American people would pronounce it as “Lan Chai”.

‐ What does it mean Lan Chi?

They raised this question because I had once told them that American surnames, such as John or Robert, don’t have any meaning. American family names sometimes have some meaning, such as Shoemaker, Fairweather and so on, On the contrary, Vietnamese family names don’t have any meaning, but most of surnames do. I told them that Lan Chi might have two meanings. The first one is “a beautiful orchid”, and the second one is “an orchid stem”. Figuratively, the baby is born from an orchid.

126

I told them about the debate regarding my granddaughter’s name and concluded that I wanted her to have an American surname. My director cut me off :

‐ Don’t forget that you’re living in Seattle, which is a multiethnic city. Eventually, your granddaughter will be pleased and happy to have just a pure Vietnamese name rather than an American name. She’ll be very grateful to her mom for giving her a name that is so beautiful and meaningful.

The director told me that I was wrong to be against my daughter’s decision. One more person agreed with my daughter! My wife and I had no allies at all.

One night, I was overwhelmed and realized that Lan Chi was a little Vietnamese girl. Hadn’t I known she was a little Vietnamese girl before ? I couldn’t answer that question. Has I tried to Americanize her before she was born ? To ease the heavy, worrisome and irritated atmosphere of the family surrounding the naming of the baby, I told my family about the conversation I had with my colleagues. I told the story accurately as it had happened, not adding or lessening anything. I just added one small detail that my director told me: “A name does not make a man. Only talent and virtue make a man. The name Barack Obama does not make him president of the United States; rather, his talent and virtue do.”

My wife now recognizes that the name Lan Chi is quite cute and classy. She affectionately embraced her and called out “Oh! My darling Lan Chi”

Page 63: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

127

128

Mother’s Day - Trần Lan Chi

Page 64: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

129

LISTENING TO GRANDPA’S MOWGLI STORY

At Lan Chi’s parents’ wedding party, there were quite a few Scoutmasters among the guests because both Grandpa and Lan Chi’s mother were Scouts. During the toast to the party, grandpa said:” … I was a Scout, my daughter was also a Scout, and I hope that my grandchildren will be Scouts too…”

Grandpa earnestly wished that Lan Chi and your siblings would become Scouts because he has been very happy with it since day one and has benefited a great deal from Scouting. He is more than 60 years old now, but every time he meets other Scouts, young or old, known

130

or unknown, he always feels happy and opens up. Those Scouts whom Grandpa has met in life always remain his friends. He just copied down “Boy Scout Aims” (it applies to girls too) from “A Boy Scout Brochure (Lan Chi can do further research later)” :

Growth in moral strength and character

Participating in citizenship

Developing physical, mental, and emotional fitness

One of the most attractive aspects of Scouting is the outdoors activities, the value of which is explained in the brochure :

“Boy Scouting is designed to take place outdoors. It is in the outdoors that Scouts share responsibilities and learn to live with each other. It is here that the skills and activities practiced at troop meetings come alive with purpose.

“Being close to nature helps Scouts gain an appreciation for God's handiwork and mankind's place in it. The outdoors is the laboratory for Scouts to learn ecology and practice conservation of nature's resources.”

Grandpa will tell you that one of the most popular stories Scouts is the Mowgli story. Most Scouts know Mowgli from British writer Rudyard Kipling’s “The Jungle Book” or from the animated Disney movie. Even those who haven’t read the book or seen the movie are familiar with such characters based on the book as

Page 65: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

131

Mowgli, Akela, Baloo, Bagheera, Kaa, and Hathi, among others. They also appeared quite often in many Vietnamese Boy Scout songs such as the song “Gọi Bầy” (The Cubs Calls):

Hurry up, brothers, let’s run faster

Follow Mowgli and live happy

There’s no doubt, deep in the jungle

Akela, Bagheera and Baloo are waiting for us.

These characters are also found in following Vietnamese Boy Scout songs: “Châm Ngôn Ngành” (Scouts’ Motto), “Cùng Akela Vô Rừng” (Go to the Jungle With Akela), “Baloo Khuyên Sói” (Baloo’s Advices to the Cubs), “Múa Kaa” (Kaa Dance), “Múa Hathi” (the Hathi Dance) etc …

Grandpa read the book “Mowgli Chúa Tể Rừng Xanh” (Mowgli, King of the Jungle) more than 50 years ago when he was a Cub Scout. The book was written by a Vietnamese Scoutmaster, Mr. Trần Văn Lược, as an abridged version of Kipling’s first two “Jungle Book” chapters. Grandpa also read about Mowgli in a long article written by another Vietnamese Scoutmaster, Mr. Cung Giũ Nguyên. Grandpa currently is writing a back story because he doesn’t remember all of the story’s details, so many details are from grandpa’s imagination. He believes that the intent of the story and the Scouting spirit of Scoutmaster Trần Văn Lược have not been lost.

*****************************

132

Once upon a time, there was a small, peaceful village by the edge of the pristine Seone Jungle in Central India. The villagers were living happily and in solidarity. At dawn, when the birds started singing in the trees, some people went out fishing in the river. Some went to the forest to harvest produce. At nightfall, every family was having dinner made with whatever was harvested or hunted that day. Darkness fell upon the village, and everybody went to bed. The night was so peaceful. What one could hear was just the insects singing, a baby crying somewhere or a dog barking, or from far away, a faint echo of a wolf howling. One night, as usual, the village was in a deep sleep, when suddenly, everybody was awakened by a tiger’s thunderous roar. People recognized immediately that this was the roar of the vicious tiger Shere Khan. “Tiger Khan comes back for revenge” somebody exclaimed. Everybody was scared. People beat the drums and gongs, and lit their torches. Still, the drum and gong beats could not cover the roar of the villainous tiger. For a long time, this tiger dared not get close to the village after young hunters from the village injured him, leaving him with a limp. This time, he probably came back because he couldn’t find prey in the jungle. Thanks to the loud drum and gong beats, the tiger ran away. People were still scared after the tiger left, however. The drum and gong beats died down, and the torch lights were extinguished. Suddenly, somewhere near the edge of the forest, someone was crying loudly. Someone might be taken by the tiger! The torches were lit again, and people ran out looking for a child who disappeared. All night long, the villagers were looking in vain for the child.

Page 66: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

133

The next day, in the jungle, tired and hungry, Khan was slowly walking around, looking for a frog or a small animal to appease his hunger. All of a sudden, he abruptly stopped, raised his head and inhaled deeply. He sensed a baby’s smell. Khan was carefully sniffing in search of his prey. His eyes brightened as he saw far in front of him a naked baby who could hardly walk. Khan rushed forward towards the baby. Unfortunately, it was too late : The baby already entered a wolf den. Khan furiously roared:

‐ “Give me the baby. He belongs to me.” ‐ “Go away. The man’s cub entered a wolf den;

he belongs to the wolf family.”

Unable to get the baby, Khan angrily left and threatened to come back to take the man’s cub.

The Gray Wolf Akela’s family gathered around the baby. First of all, he must be given a name. Mother Wolf said:

‐ “He’s naked; he’s small like a frog. Let’s call him Mowgli.”

The whole family agreed:

‐ “Mowgli. For Mowgli, the man’s cub from now on is a member of the pack. He’ll go hunting with us.”

Mother wolf anxiously said:

134

‐ “Would the Wolf Council agree to let him join the pack? If not, we have to return him to the mean and cowardly tiger, Khan.”

Akela firmly said:

‐ “Never! We’ll teach him the Law of the Jungle. Mowgli will become a citizen of the Seone Jungle.”

‐ “Who can teach him the Law of the Jungle? Nobody of the Seone Wolf Pack has enough knowledge and wisdom to teach him.”

‐ “Don’t worry. We’ll ask Uncle Bear Baloo to teach him the Law of the Jungle, Uncle Panther Bagheera to teach him how to hunt, Uncle Elephant Hathi to teach him dancing, and Python Kaa to teach him how to listen.”

Several years passed, and Mowgli was a very good student. He remembered everything he was taught. He knew by heart the Law of the Jungle. He could understand and speak all of the languages of all animals in the jungle. He could swim as fast as he could run. He could climb a tree as fast as a squirrel and could swing through the branches like an ape. Everybody but Khan loved him because he was intelligent and nice. He was a good boy, but sometimes, he did receive a couple of Uncle Baloo’s forepaw whacks for playing games instead of paying attention to his lessons. On one occasion, Mowgli committed a grave mistake -- a serious violation of the Law of the Jungle. Fortunately, Baloo and Bagheera found out in time and saved Mowgli from a fate that would have been disastrous for

Page 67: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

135

the Seone Jungle. Mowgli played with and almost joined the Bandar-log Monkey Group. These monkeys were unorganized, foolish and chattering; they didn’t respect the Law of the Jungle. They seduced Mowgli to join them in promising that they would let Mowgli be their Leader. Baloo and Bagheera explained to Mowgli why the Law of the Jungle prohibited Seone citizens from having any contact with the Bandar-log Monkeys. Mowgli understood the danger and promised never to contact these monkeys again.

Tonight was a very important night for Mowgli’s fate. Mowgli either would become a Seone Jungle citizen or be given back to Khan. The moon was shining brightly. Akela was sitting on the Council Rock. The image of the old, gray wolf sitting on this big rock was imposing and impressive, like an ancient statue. Other old wolves were sitting on smaller and lower rocks. The Wolf Council Judgment Session began as Akela introduced Mowgli to the council and said:

‐ “Today, the Seone Wolf Council meets to decide whether the man’s cub should be allowed to join the pack or be returned to Tiger Khan. The man’s cub has to answer all of the council’s questions. The council will judge whether he deserves to be accepted into the pack or not. Who wants to ask the first question?

‐ “I have a question,” one old wolf said from a lower rock, “The man’s cub, please recite the Wolf Mantra on the hunting trail.”

‐ LEGS AT A STANDSTILL. EYES CAN SEE IN THE DARK. EARS CAN HEAR THE

136

FAINTESS NOISE OUSIDE A DEN.WHITE AND SHARP TEETH.

‐ “One question please: If someone comes to our ground and said, ‘May I hunt here because I’m hungry,’ what would be the answer?”

‐ “IT’S OK TO HUNT FOR FOOD, NOT FOR PLEASURE.”

‐ “Please say the bird language” ‐ “YOU AND I ARE FROM THE SAME

SPECIES.” ‐ “Say the snake language.”

Mowgli emitted a marvelous whizzing sound.

‐ “Can the man’s cub be as fast as a squirrel and agile as an ape?”

Mowgli quickly climbed up a tree, boldly flung himself through the branches and disappeared. Ten minutes later, Mowgli reappeared and returned to his place; the Wolf Pack admired his speed and agility.

‐ “Are there any more questions?

Behind a rock, Khan roared:

‐ “He’s a man. He’s not a Seone Jungle citizen. He’s the enemy of all the Seone Jungle citizens. He cannot become a Seone Jungle citizen. I’m the one who hunted him first. He belongs to me.”

Page 68: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

137

‐ “This is the business of Seone Wolf Pack. The Seone Wolf Council will decide the fate of the man’s cub.”

After the Council deliberated, Akela returned to the Council Rock and said:

‐ “The Council decides that from now on, Mowgli, the man’s cub, is a member of the Seone Wolf Pack.”

All of the wolves were howling in elation. The wolves’ howling was mixed up with the voice of the elephant Hathi, the shrieking of the pythons Kaa, the voices of Bagheera and Baloo. Only Khan was roaring with disgust:

‐ “I swear I’ll hunt down Mowgli, the man’s cub!”

Years passed, and Mowgli always hunted with Akela’s family. Lately, the aging Gray Wolf has become feeble and led the pack on one last hunting trip, after which, Akela took Mowgli to the Council Rock and said:

‐ “Although I’m the pack leader, lately, you have led the pack for me. You’re a very clever and wise Seone citizen, but I have advice for you. You must return to man’s society. Only in man’s society can you fully develop. Just like me, I have to live in the jungle to be a fully developed jungle citizen. This is God’s will. But before going back to your source, I asked you for a favor: You have to destroy Tiger Khan to save the Seone Jungle”

138

‐ “But I’m not strong enough to kill Tiger Khan. He is very strong and cunning. No one can beat Tiger Khan.”

‐ “You’re right. No one in the Jungle can beat Tiger Khan but man can. Man is the weakest creature, but man has powerful brainpower. Man has a sacred thing that no creature of the jungle can produce. This sacred thing has made Tiger Khan limp. Since that time, Tiger Khan dared not hunt man anymore.”

‐ “Can you tell me what that sacred thing is?” ‐ “That sacred thing is called FIRE.” ‐ “I’ll obey Akela’s order. I’ll learn how to make

fire from man and I’ll be back. Please show me how to get to man’s place.”

‐ “The day you came to our den, man lived right in Seone Jungle. After that, I don’t know where they moved to. I think that it’s quite far because for a long time, I haven’t seen a white cloud rising from the ground in the evening. Yesterday evening, sitting on the top of the mountain, I saw several white clouds rising from the ground, far away in the direction of sunset. I think that men are living there. Usually, men live close to the river. Just follow the river in the direction of sunset, and you will meet men.”

‐ “Thank you, Akela. I go now. I’ll be back soon.”

After walking for three weeks, Mowgli arrived at a human village. Those who first met Mowgli screamed and ran away. Mowgli’s body was covered with dirt

Page 69: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

139

and hair. He looked like a monster - a monster that was very fast, strong, and could howl like a wolf and emit funny noises. People beat the drums and gongs; a group of young people with spears and daggers surrounded Mowgli. Mowgli threw his long hair back to show his man’s face. He bent down, and his forehead touched the ground. The youngsters came close to Mowgli. The spear and dagger heads lightly touched Mowgli’s body. Mowgli remained calm and motionless. A village elder approached and told the youngsters to move back; he gently lifted Mowgli up. Mowgli was beckoned to a large shelter used for the village elders’ meeting. There they shaved his hair, and gave him a bath and clothes. They discovered on Mowgli’s left shoulder a tattoo with a line: Mahatta Gandhi. So Mowgli was actually the baby that people thought was taken by the tiger 20 years ago. Mowgli’s parents came and happily took him home.

Mowgli’s parents and his siblings taught him how to speak man’s language, how to eat and how to wear clothes. After one month, Mowgli could speak some of man’s language, he knew how to dig a ditch. The most important thing Mowgli wanted to learn was how to make fire. After four months, he knew how to make fire in several ways, even when it rained or it was windy. He also knew how to make torches. One dark night, Mowgli left the village and went back to Seone Jungle.

That same night, when Mowgli returned, a Wolf Council meeting at the Council Rock was called to discuss how to kill Khan. The Council has to meet in a hurry because for the past two months, Khan had caused much

140

suffering among many Seone Jungle citizens. Meeting included several old wolves, including Akela; Baloo the Bear; Bagheera the Panther; Kaa the Python; Hathi the Elephant; and Mowgli. Mowgli explained his plan to kill Khan. The plan was accepted at the meeting.

The next day, Mowgli dug a deep, wide ditch in the prairie to trap the tiger. He made several grass bundles and hundreds of torches, which he placed throughout the prairie. Hathi the Elephant gathered dead branches and put them in the ditch. Mowgli added some dried, dead leaves. The ditch was covered by a thin layer of dirt. Hathi the Elephant gathered all of the grass bundles and placed them at the edge of the ditch. The trap was ready!

Bagheera and Kaa searched for the tiger. Everyone knew that after every hunt, after the hunt, Khan always spent the night at the Bandar-log Monkeys’ lair, where they would proclaim him King of the Jungle. They knew right away when Bagheera and Kaa were approaching and scattered into trees in fear. Khan stood up and aggressively looked at Bagheera and Kaa, then roared:

‐ “What are you coming here for, man’s servants?”

‐ “To say farewell to you on your way to dirt.” ‐ ‘Where’s the man’s cub? Give him to me.” ‐ “He’s waiting for you at the prairie by sunrise

direction.”

Page 70: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

141

Khan set off as fast as an arrow in the darkness of the night. By the time he arrived, the prairie was lit up by hundreds of blazing torches spiked into the ground nearby the trap. Mowgli was standing still, one big blazing torch in each hand. The tiger slowly approached and stopped about 20 meters from Mowgli, then they stared at each other. The whole prairie was quiet. The jungle was quiet. In the bushes around the prairie, hundreds of Seone Jungle citizens were holding their breath waiting to see the deadly fight between Khan and Mowgli. Suddenly, without warning, Khan briskly charged and raised his dreadful paw at Mowgli, who swiftly avoided the attack and smacked Khan’s back with a blazing torch that left a large burning spot on Khan’s fur. Amazingly, Khan briskly turned around and whacked Mowgli in the face. To avoid such a powerful attack, Mowgli dropped onto the ground and rolled over, thrusting a torch into Khan’s chin, burning away the tiger’s whiskers. Quickly, Mowgli snatched another torch from the ground and kept on fighting. Khan tried to smack Mowgli more than 20 times, but missed. After each miss, Mowgli struck the tiger with the blazing torches, then withdrew slowly, step by step, toward the ditch. Khan seemed tired, then looked at Mowgli, turned, and slowly walked away. After a couple of steps, suddenly, Khan turned around and jumped on Mowgli with lightning speed with both paws wide open. It looked like this time, Mowgli couldn’t avoid such a tricky attack, but Mowgli had been waiting for this moment. He dropped to the ground right under Khan’s belly, avoiding the terrible smack. Khan missed, and – carried away by the momentum -- fell right into the trap.

142

Mowgli quickly snatched up the burning torches and shoved them into the ditch. The flames spread quickly, and the ditch became an inferno. Roaring with pain, Khan tried to jump out of the ditch. Each time, Mowgli whacked him down with a big blazing torch. After five or six times, Khan could jump no more and could only roll over left and right, causing sparks to fly all over, like fireworks. Khan stopped growling, there were no more firecrackers, and the torches were extinguished. The quietness of night came back to Seone Jungle. The stars were blinking high up in the sky, and the crescent moon slowly went down in the western sky. Suddenly, one could hear all kinds of voices from the Seone Jungle citizens, cheering Mowgli and rejoicing in the death of Khan.

THE END

*******************************

Now, Lan Chi, you have heard the Mowgli Story. Let grandpa ask you a question: “After Tiger Khan was killed, should Mowgli go back to the human society or stay with the Seone Wolf Pack?” You’ll know the answer when you grow up and have more knowledge about life. Do not answer in a hurry. Alive or dead, grandpa can always hear you. Ancestors are trees, grass, flowers, leaves, rivers, mountains, clouds, wind, earth, rock … ancestors always live beside their descendants. If younger generation knew how to listen, they would hear and heed their ancestors’ advices, and use them as confidants. On a camping trip at Lang Co Beach, in Central Vietnam, while listening to the waves at night,

Page 71: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

143

grandpa composed the following poem: “ Bên Bờ Đại Dương Nghe Sóng Vỗ” (Listening to the waves by the ocean shore):

Listening to the whispering waves of the Pacific Ocean

Knowing that I don’t live alone

Wave after wave, crashing against the shore for eternity

I hear my ancestors’ wisdom.

Grandpa told you the Mowgli’s story according to “The Jungle Book” by Kipling, who also was a Nobel laureate and a poet. Among Kipling’s writings, grandpa really loves his poem “If,” which was written as paternal advice to his son, but actually this is a message to everybody who wants to become a good person, who is useful to society. The poem ends with the famous sentence “And -- which is more -- you'll be a Man, my son!”. Grandpa wants Lan Chi to become a good person who is useful to society. Here’s the poem:

144

Rudyard Kipling

If

If you can keep your head when all about you Are losing theirs and blaming it on you; If you can trust yourself when all men doubt you, But make allowance for their doubting too: If you can wait and not be tired by waiting, Or, being lied about, don't deal in lies, Or being hated don't give way to hating, And yet don't look too good, nor talk too wise; If you can dream---and not make dreams your master; If you can think---and not make thoughts your aim, If you can meet with Triumph and Disaster And treat those two impostors just the same:. If you can bear to hear the truth you've spoken Twisted knaves to make a trap for fools, Or watch the things you gave your life to, broken,

Page 72: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

145

And stoop and build' em up with worn-out tools; If you n make one heap of all your winnings And risk it on one turn of pitch-and-toss, And lose, and start again at your beginnings, And never breathe a word about your loss: If you can force your heart and nerve and sinew To serve your turn long after they are gone, And so hold on when there is nothing in you Except the Will which says to them: "Hold on!" If you can talk with crowds and keep your virtue, Or walk with Kings---nor lose the common touch, If neither foes nor loving friends can hurt you, If all men count with you, but none too much: If you can fill the unforgiving minute With sixty seconds' worth of distance run, Yours is the Earth and everything that's in it, And---which is more---you'll be a Man, my son!

Grandpa hopes that Lan Chi would love this poem too.

146

Trần Lan Chi

Page 73: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

147

HORSESHOE CRAB

At 10:30 a.m. on May 18, 2010, Tran Lan Chi found a horseshoe crab at Onset Beach, Massachusetts. Horseshoe crabs have a brownish color and can grow to about 60 cm long, including the tail, and about 30 cm wide.

The horseshoe crab is one of the oldest animals on earth. They have existed for more than 300 million years. One of the reasons horseshoe crabs have survived so long is that they can live in very hot or very cold water, even icy environments. They can even survive without food for a whole year. Surprisingly, horseshoe crabs haven’t

148

changed since they first appeared on the planet. They’re called crabs, but they are not crabs; their anatomy is more related to that of spiders and scorpions.

Horseshoe crabs have three main body parts. The front part is called the prosoma, the abdomen is called the opisthosoma, and the tail is known as the telson.

Horseshoe crabs has a hard, smooth and brownish-green shell. It looks like a horseshoe.

The horseshoe crab has a long, straight, and rigid tail, which helps it flip over if it’s turned upside down. When you find a horseshoe crab, just gently turn it upside down, and you’ll be surprised to see it flip back instantaneously. Just turn a horseshoe crab upside down to see all of its legs.

One of the extraordinary things about the horseshoe crab is that it has many eyes. Two large eyes with monochromatic vision are found on each side of the prosoma, five simple eyes on the carapace, and two simple eyes in front of the mouth. In total, the horseshoe crab has nine eyes. Along the tail, there is a series of light-sensing organs.

Years ago, native Americans used to eat lump of meat in the horseshoe crab’s abdomen and used their shells to bail water from their canoes. Nowadays in some parts of Asia, such as Hongkong, Vietnam, and Malaysia, horseshoe crab are considered as a delicacy on the menus of some special restaurants.

Page 74: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

149

Today, horseshoe crab is a subject of scientific research in ecology, microbiology, pharmacology, immunology, and neurology. In 1967, Dr. H. Keffer Hartline received the Nobel Prize for his research on horseshoe crab vision. Dr. Hartline’s discoveries contributed to the better understanding of many human vision diseases, such as retinitis pigmentosa, which can lead to the complete blindness.

It’s surprising that in the past horseshoe crabs were used by Native Americans and as poultry feed. Today, horseshoe crabs are used frequently in scientific research. Every day there are new discoveries about horseshoe crabs’ usefulness. Studying horseshoe crabs could even lead to the ability to live on Mars or on other planets. The discovery of other planets could save humans from our destruction of the environment on earth.

People have realized that many things on earth, whether animals, rocks, or plants, possess amazing faculties, which can help humans have a better way of living if they are conserved. Unfortunately, humans exterminated many of these things before their marvelous abilities could be discovered.

Facing the destruction of the earth, many people have realized the important relationship between humans and the environment. To protect the ecosystem is to protect human race. Men have recognized the correlation between humans, animals and plants. Humans will be doomed if one of these elements is destroyed.

150

Environmental destruction is a question of life and death for mankind.

Nowadays environmental protection is the most important concern of mankind. Unfortunately men, because of greed and ignorance, keep on destroying the environment. Many governments have set up programs and policies to protect the environment, but they haven’t reached an agreement on common action to resolve problems, such as how to reduce CO2, which is the main cause of the climate change, or stopping deforestation, which causes the extinction of many animal species. At the same time that rivers have dried up or been polluted with toxic chemicals, many hydroelectric dams have been built for the sake of economy without concern for environment destruction. This proves that mankind is still blinded by greed and ignorance!

Governments have been dealing with these problems through policies and programs, and several environmental nonprofit organizations have joined in to protect the environment and educate the public. However, these efforts will fail if all individuals are not made aware of these problems and join in a global effort.

Here’s a concrete example of these efforts that Grandpa noticed : for a longtime in King County in Washington State, there were only two trash cans for each household, one for garbage and one for recycling. Nowadays, there’s one more can for garden trash. This third can for garden trash, such as grass, soiled paper, and food, will

Page 75: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

151

be transformed into garden soil once it decomposes. If people are too lazy to separate these types of garbage, then the environment is harmed and people waste money. Plastic bags, paper, cardboard, aluminum cans, and glass can all be recycled. Dumping these items in landfills harms nature because they are very hard to biodegrade.

Grandpa was very glad to see an initiative taken by Lan Chi’s Wedgewood School. In order to raise awareness about environmental protection, young kids wrote their ideas on stick pads and posted them on a board. Grandpa saw the big whiteboard hanging on a wall. On top of the board, Grandpa could see the topic: “WE DO THINGS TO TAKE CARE OF OUR PLANET EARTH FOR MANY REASONS”. Underneath, there were two columns. On the left, Grandpa saw: “THING WE DO,” and on the right, “REASONS WHY WE DO THEM”. It seemed that the game attracted quite a few participants because the board was almost fully covered with stick pads.

152

Here’re some of the comments by Lan Chi’s young friends. These comments were posted in the left column: I use both sides of the paper; I grow new plant; I turn off the light; I bring my own bag to the store (Note: the City of Seattle bans the use of plastic bags by retailers because they are not easily degraded in nature. The retailers in Seattle offer reusable grocery bags to customers at a cheap price. Large paper bags costs five cents, and small paper bags are free. Bringing our own bags not only saves money but also protect nature.)

On the right column of the board, Grandpa saw the following posts : Because I love the trees! Because I want birds and owls to have a place to live. Grandpa noted why this young student wanted a habitat for the spotted owl. In Washington State, old growth forests have been reduced due to logging and other development operations, thus reducing the habitat for

Page 76: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

153

spotted owls. Consequently, the number of northern spotted owls has declined sharply. This young student wanted the spotted owls to live, which means he didn’t want the old growth forest to be destroyed in order to preserve the habital for spotted owls.

Northern Spotted Owl: Photo taken from Internet

Because I love fish and all aquatic animals

Because I love earth (grammatically, it must be ”I love the earth”

Because I don’t like waste

All these posts were from first-grade students. Lan Chi was in Kindergarten; Grandpa posted some comments for Lan Chi since she couldn’t read and write yet.

154

First post: I put scrap paper in empty coke can and put it altogether in the recycling bin

Second post: I love all plants and birds.

Let’s sing “The Earth Is Ours” (music by Trương Quang Lục and lyrics by Đinh Hải). Our family had a custom to gather in the family room in the basement after dinner. Lan Chi’s Dad used to play videos for the kids, such as Curious George, Dora the Explorer, and the Sound of Music, and many musical videos from Vietnam sung by Vietnamese children. In one of these videos is the song “The Earth Is Ours”. Lan Chi, Huy, and Khoa would dance and sing along. Lan Chi’s parents, Aunty Co, Grandma and Grandpa all clapped their hands to keep the beat. Grandpa knew this song by heart.

The Earth Is Ours

I love listening to the pigeons chanting

I love watching seabirds gliding over the waves of the ocean

Let’s fly together as long as the Earth turns

Let’s fly together as long as the Earth turns

The Earth is ours

The blue balloon is high up in the blue sky

I love listening to the pigeons chanting

Page 77: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

155

I love watching seabirds gliding over the waves of the ocean

Let’s fly together as long as the Earth turns

Let’s fly together as long as the Earth turns

The Earth is ours

Although the colors of our skin are different

Yellow, white, or black

Dear friends

All of us are precious flowers

Spreading fragrance in the beautiful sunshine

Every color is precious

Every color gives different fragrance

The Earth is ours

Let’s hold hands and smile

Let’s sing in the beautiful dawn

Let’s study hard and build up a beautiful life

The Earth is ours

The Earth is ours

156

Wars are ravaging the world. Many countries spend all of their money to modernize their militaries to kill each other. Most energy and resources are dedicated to wars, and there’s not much left for improvement of the environment. Grandpa prayed for peace on earth. This would mean all people living in a lasting peace and trusting each other. Only in true peace can people have enough time and money to prevent the Earth from destruction.

We should live well and love nature, we should be tolerant and help each other, we should be honest and trust each other. This is the ideal of the Boy Scout Movement. Boy Scout principles guide people to live in peace on the green Earth.

Page 78: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

157

Trần Lan Chi

158

DADDY NOT HOME

Lan Chi’s daddy went back to the University of San Diego, his alma mater, to take part in a final conference on a research project in which he was a participating. On this occasion, he had the opportunity to visit his parents, your paternal grandparents, and your uncle Dinh’s family. Your Mom wanted to go with him and take you along so you could meet your paternal grandparents, but your paternal grandma objected to the idea.

“The baby is just two months old”, said Grandma. “She cannot take an airplane trip yet. Recently I saw my

Page 79: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

159

friend’s 4-month-old niece throwing up through the entire trip on the airplane. It was really heart breaking!”

So you and our mom couldn’t go. You had to be separated from your dad for ten days! You and your mom came to stay with us during your dad’s absence. Both of you stayed in the room that belonged to your mom before she was married. When all the relatives living nearby got news of your arrival, they rushed to see you. Everybody took a turn cuddling you and had their pictures taken with you. At about 9 pm that night, you started crying. Your mom tried to breastfeed you, but you refused and cried harder for about an hour.

‐ “Has she ever cried like this at home?” asked Grandma.

‐ “Yes, but never like this time,” your mom replied.

‐ “Maybe she’s homesick!” suggested Aunty Co

Tina, your 14-year-old cousin, who was born in America, commented in Vietnamese:

‐ “The baby is just 2 months OLD, she doesn’t get homesick yet.”

Tina’s mom, sitting next to her, affectionately knocked on her head:

‐ “In Vietnamese we don’t say ‘two months OLD’. You have to speak Vietnamese properly. Remember, last time your classmates in your Vietnamese class laughed

160

at you when you used the word giặt (wash), which is used for clothes instead rửa (wash), which is used for dishes? Don’t make the same kind of mistake again or you’ll be laughed at again. You’ve been learning Vietnamese for 6 years, how come your Vietnamese is still awful? “

‐ “Then, what should I say?” asked Tina. ‐ “In Vietnamese you must say ‘two months of

age’ (literally 2 months age), not ‘two months old’. In English the word ‘old’ is applied to any age, one year or one hundred years. Not in Vietnamese.”

Grandma was soothing Lan Chi by singing to her:

‐ “Lan Chi, you’re in your mom’s room. Don’t be homesick!”

Lan Chi kept on sobbing, and then went into repressed cries. The crying cycle repeated again and again. Everybody was so very anxious.

Tuân (Grandpa’s brother-in-law) said:

‐ “When I was a baby, if I cried when my dad was not home, my mom would wrap me in my dad’s shirt. That made me stop crying.”

Tina protested again:

‐ “The baby is just two months … how do we say it again mom?”

Page 80: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

161

Tina received another knock on her head:

‐ “Two months of age,” Tina’s mom said.

Everybody was laughing but Grandpa. You kept on crying.

‐ “Let’s try to wrap her with one of Đức’s shirt. Believe it or not, there are many unbelievable things that turn out to be true,” said Grandpa.

Lan Chi’s mom said:

‐ “Where can we find one of Đức’s shirt to cover Oc,” asked your mom. Oc was your nickname.

Grandpa looked in all the dressers and closets, searching for a shirt that your dad might have left by chance at Grandpa’s house. Eventually, Grandpa found one in a corner of the garage. He was so happy!. About six months before, your dad had left the shirt here when he had come to help Grandpa fix the automatic garage door opener. Grandpa happily took the shirt to your room.

Grandpa was about to wrap you in that precious discovery, but Grandma hastily snatched it from his hands and chided him:

‐ “How could you cover her with such a dirty, filthy shirt? Even a strong adult would be suffocated in that filthy shirt!”

162

Grandma took the shirt downstairs and dumped it in a trash can. You kept on crying! Everybody said that you was awkward and capricious. You finally stopped crying around midnight. After being fed, you went to sleep. Everyone was relieved.

Before Auntie Cơ, your mom, and uncle Nam sometimes cried for hours at night, too. Every time, the whole family, including your great-grandparents, and your grandparents, were also very worried. This time, your mom, your grandma, and I couldn’t sleep at all even after you went to sleep. We were afraid that you would wake up and cry again. Fortunately, you behaved well. You woke up only once, and after being fed, you went back to sleep until morning. All the worries and fatigue were gone.

Now Grandpa fully understood a Vietnamese saying:

“The night seems longer for those who have to stay awake. Children will fully understand their parents’ hardship once they raise their own children!”

The next day, Grandma suggested going shopping to cheer you up. On the way to the car, you protested by groaning softly. But once the car started moving, the complaining stopped. You closed your eyes and fell asleep. Every time the car stopped for a red light, you woke up and complained with a soft whimper. You fell asleep again once the car was moving.

Everybody was laughing. Somebody said ‘Chi is so smart!’ But Grandpa didn’t think so. To Grandpa, you

Page 81: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

163

didn’t know the traffic code! You should know that all vehicles have to stop at the red lights! You slept the whole time while everybody was shopping.

When we got home, you were still sleeping. It was time to feed you, but Grandma was complaining that you smelled bad. She discovered that you had not only spit up milk over your clothes but had also wet in the diaper and made a mess in it. Mom and Grandma had to clean you up and change your diaper before feeding you.

The following days, you looked gloomy. Everybody was trying to cheer you up in cuddling you, but with no success. Grandpa remembered that when your mom, auntie Cơ, and uncle Nam were your age, your great-grandma used to sing stories to them. Grandpa still remembered all these stories. Grandpa couldn’t sing like Great-Grandma did, but to entertain you, he tried to tell you some of the stories.

Grandpa started with the story of the white stork:

“ An egret, a stork and a heron went out fishing.

Here came the paddy field owner, who angrily shouted

‘How dared you, Egret, trampling my paddy?’

‘’’Sorry, sir. It was not me, I was on the bank,’ said the Egret. ‘The heron lied to you. Please don’t believe them! Let’s go and confront them about their libel. Both mother Heron and her child are still over there.”

164

Grandpa also told several other stories, such as “Miss Tu’s Short Memory”, “ An Egret’s Night Fishing “, “Water Buffalo Plowing the Paddy Field”, “An Elephant with a Trunk in the Front”, “Chicken Asking for Lemon Leaves”, “Young Girl Scooping Up the Moon Light”, “A Young Student with a Running Nose”, …

The first day, you enjoyed the stories. You smiled happily and stared at Grandpa. Two days later, while Grandpa was telling the stories, you yawned and rubbed your eyes. Grandpa knew right away that you got bored with the same old stories! The next day, Grandpa went to downtown Seattle and bought a CD entitled “Lullabies from North, Central and South of Vietnam”. However, Grandpa didn’t like this CD at all. All the lullabies were accompanied by music in the background. It sounded more like a professional album of folk music than lullabies.

When auntie Cơ, your Mom, or Uncle Nam were fussy, your great-grandma used to calm them down by singing simple lullabies with no musical accompaniment, but it sounded much more impressive and emotional than this CD sounded. In Vietnamese, each lullaby tells a short story or gives traditional advices to people. Grandpa still remembered all the stories that Great-Grandma used to sing. Grandpa couldn’t sing them but Grandpa told these stories to you.

This is a lullaby giving advice to children in the old days.

“Child, if you want to be successful in life

Page 82: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

165

Listen carefully to Mom’s lullaby

Girl, you must learn household chores,

Be keen in weaving and embroidering,

And you, boy, studying hard is your duty

You must excel in poetry, philosophy and history

And be ready for the next national exam.

This is the family’s heritage.

Not only will you be proud of yourself but your future is secure.”

While Grandpa was telling this story, you were yawning and nodding off. Grandpa knew that you thought he was hopelessly out of date and old-fashioned, suggesting that women should just be good housewives. You wanted to study like any boy and develop the talent to compete with anyone, man or woman. Grandpa knew that. The story Grandpa just told you was an old concept of Vietnamese culture when the country was still an agricultural society. Now the world has changed. Grandpa know that. Do not misunderstand Grandpa. Grandpa never wanted you to be just a housewife like Great-Grandma. Grandpa wanted you to be highly educated and help society. But even so, women must pay more attention to the household chores than men, and men have to take care of heavier tasks. Just look at our family, Grandpa took care of all the heavy tasks such as washing dishes, mopping the floor, and mowing

166

the lawn, while Grandma had to take care of the shopping, cooking, reading, listening to music, and reading emails.

Let’s stop talking about old fashioned concept of duties. Grandpa wanted to tell you funnier stories. Let’s talk about the story of “The Young ‘Bom’ with a ‘Quat Mo’ (a hand fan made of areca palm petiole)”, and “The Cat Climbing up the Areca Nut Tree to Visit the Young Mouse”.

Among all these funny stories, there was one that you liked the most, and that was the story of the ant.

“High up in a banyan tree branch, an ant was looking for the way home. The branch was too short, so the ant kept crawling back and forth, back and forth on the same short branch”

“High up in a peach tree branch, an ant was looking for the way home. The branch was too short, so the ant kept crawling back and forth, back and forth on the same short branch”

And so on …

You were so amused of the ant’s stupidity! Why couldn’t the ant solve such an easy problem? You may ask! If it were you, you would have just switched to another branch and found your way home. It was easy, wasn’t it?

Grandpa knew that was what you had in mind, but he had a different opinion. Sometimes, the path of life is

Page 83: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

167

easy, sometimes it’s very rough, bumpy, and dangerous. Grandpa is more than sixty years old now, but Grandpa still doesn’t know where to go, just like the ant, crawling back and forth on a short branch. When you grow up, Grandpa will tell you many more funny stories so that you will never crawl back and forth on a short branch like the poor ant!

Then your daddy was back. You went back home. The next day, Grandma was gloomy all day long. Grandpa went back on the internet to look for different stories for Lan Chi.

168

Father’s Day – Trần Lan Chi

Page 84: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

169

ONSET BEACH, MASSACHUSETTS

At 6 months old, Lan Chi flew to San Diego, California to visit your paternal grandparents. At 7 months old, Lan Chi flew to Phoenix, Arizona with your parents because your mon had a seminar in Phoenix. At 10 months old, Lan Chi flew to Boston, Massachusetts with the whole family -- grandpa, grandma, Auntie Cơ, and your parents -- to celebrate Uncle Nam’s graduation. Grandpa was told that eventually, Chi will go camping at Oak Harbor in Washington State by the end of June. Lan Chi would meet your cousin, Josie who was just 10 days

170

younger. Lan Chi will sleep under a tent as your grandpa did years before on grandpa’s Boy Scout camping trips. Chi’s dad told grandpa that after Chi’s 1-year-old birthday party, Chi will join your paternal grandparents on a trip abroad – to Vancouver, British Columbia, Canada.

Going to Boston was Chi’s longest trip so far. The flight from Seattle to Boston took five hours and 10 minutes. Chi’s amazing behavior during the whole trip made your grandma and grandpa really proud and happy.

Grandma used to tell Ms. Trâm, grandma’s best friend, that she always wondered how a millionaire lives! Unfortunately, so far, she has not met one yet! When Auntie Cơ was born, grandpa was just a first lieutenant of the South Vietnamese Army with a meager salary of only 40,000 Đồng per month. On payday, the first thing grandma did was to buy 10 cans of Guigoz baby-milk formula, at 800 Đồng each. So 20 percent of the monthly salary was gone just for baby food. When your mom was born, the country had a rice shortage; we had to supplement the measly portion of rice with Job’s tears. Even though Jobs tears are very nutritious, according to scientists, they are tasteless, hard to swallow and hard to digest. For thousands of years Job’s tears had never been part of the Vietnamese diet. When uncle Nam was born, the whole family could survive thanks to Aunty Nga’s support sent from the US. When we first landed at Seatac Airport in Seattle, all we had was 50 U.S. dollars that was a gift from Ms. Tám Lợi, grandpa’s boss at Bình Tây Savings Bank in Saigon’s

Page 85: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

171

6th District. Prior to grandpa’s departure for the U.S. with the family, Ms. Tám Lợi gave Grandpa $80 as a personal gift; $30.00 from that amount was spent for the service at the airport in Vietnam. The rest, $50, was hidden in grandpa’s sock to escape confiscation by the Communist Customs at the airport. Anyway, the whole family arrived safely in the U.S. with this great fortune of $50! For the first few years in the U.S., the family had to live with the help of U.S. taxpayers through welfare. Lan Chi’s mom was the first in the family to earn some income from work. During the summer, she worked for a non-profit organization and earned $4 per hour. Her job was to call people asking for donations to the nonprofit! The following summer, she got a janitorial job at Seattle’s Kingdom Stadium after baseball games. Auntie Cơ was working in summer programs. Grandpa got three jobs -- a work-study, newspaper delivery, and janitorial -- cleaning up at Paul Maurey Nail and Hair Salon in Seattle. That was how our family started a new life in the States. Eventually, everything settled down. Grandma and Grandpa got steady jobs, and your mom, Auntie Cơ went to high school, and Uncle Nam entered second grade. Years went by, finally Uncle Nam graduated from Boston University in Massachusetts. So far, none of us has met any millionaires yet to see how they live!

But on this trip to attend Uncle Nam’s graduation, your grandma’s dream came true, your grandparents suddenly became millionaires! We didn’t win Mega or Lotto, or get a jackpot or stock surge, or inherit a great fortune … We became millionaires just like that -- believe it or not!

172

Actually, we didn’t have millions of dollars in cash, but we lived a millionaire’s lifestyle! For this trip to Boston, Auntie Cơ rented a mansion on Cape Cod dirt-cheap on a private beach. With a big sign that said “PRIVATE BEACH” at the beach’s entrance, one could tell that any mansion here would be worth millions of dollars! The beach was about 200 meters long; the sand was as white as the sand on Vũng Tàu beach in Viet Nam. This was a small beach on a small bay that was well-protected from the wind, so it was very calm. The setting was as beautiful as that of Thanh Bình Beach in Đà Nẵng, Vietnam. There were only 12 mansions on this beach. During the day, the beach was completely deserted. Early in the morning, grandpa saw only an old man jogging across the beach; he rapidly disappeared in less than five minutes. At night, all the other 11 mansions were in total darkness; only the lights in our mansion were on late at night – and sometime until one or two o’clock in the morning. It the beginning, grandpa wondered why the beach was deserted and how your Auntie could rent this mansion at such a cut rate. Later, grandpa found out the reason, thanks to a small sign on the beach: “Season Starts: 5/23 – Ends: After Labor Day.” It means the summer season on Onset Beach begins on May 23 and ends after Labor Day (the first Monday in September – Sept. 6 in 2010.) Since we arrived two weeks before the season started, we were the only people occupying the whole beach!

Believe it or not, we had the entire beach just for our family! How many millionaires could afford such luxury? “We’re not millionaires but billionaires,”

Page 86: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

173

grandma exclaimed. Grandpa wondered whether the Kennedy’s private beach was as beautiful as ours.

For the entire trip, our family activities were tied to Lan Chi’s schedule.

In the morning, grandma and grandpa were the first ones to get up. We took a morning stroll on the beach,

174

watching the sunrise. At this time of day, the air was flimsy. Grandpa happily took a full fresh breath of the breeze coming from the ocean and listened to the gentle waves lapping the shoreline. Some white seagulls were leisurely gliding over the water, looking for breakfast, and high up in the blue sky, some white clouds lazily floated to nowhere. From time to time, the peaceful atmosphere of the empty beach was disturbed by the echo of a seagull calling for its companion. After the pleasant saunter, grandma and grandpa would walk back to “our” mansion to have breakfast and waited for Lan Chi to wake up, then we all went to the beach to go boating or fly a kite. We got back home to have lunch early, at about 10.30 in the morning, so that Lan Chi could take a nap. Lan Chi joined us at the table too. A special chair was reserved for Chi. “Lunch time was always fantastic, thanks to Chi’s entertainment”, your mom said. Indeed, the way Chi was eating was so cute! Chi’s little mouth would be wide open, awaiting each spoonful of food. It looked like a baby bird with the same wide-open beak, waiting for food from its mom. Chi really amused everybody with your talent of shooting food from your mouth, grasping, with dexterity, slices of bread or gnawing on pieces of carrot with appreciation. After lunch, Chi took a long snap while the others got ready for the afternoon excursion. Chi woke up about 12.30 or 1:00 pm and we set out on the trip.

Sometime we took a long trip and got back to our “mansion” late at night. Sometime the trip was quite short, we got back about 6 p.m. We did take long trip to

Page 87: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

175

Boston to visit the historical Quincy Market, Harvard University, Boston University, downtown Boston, and museums. Boston is a town with many beautiful, historical, Colonial-style buildings, just like the ones you might see in a history book. When we went to Boston, we ate dinner at Vietnamese marketplace or in Chinatown. We also tried Japanese and Italian food. One time, Uncle Nam took us to an Ethiopian restaurant, where we ate with our fingers, just like Lan Chi -- no chopsticks or forks! One time, we drove as far as to Provincetown. We went through many beautiful small towns, and we also visited a lighthouse. Chi was not allowed to go up to the top of the lighthouse due to your small size!

When we took short trips to Sandwich, Falmouth, Hyannis, Chatham, and other towns, we had plenty of time, so grandma, Aunty Cơ, and your mom bought live seafood and cooked dinner. Grandpa was treated with lobsters and clams, which were famous delicacies of Massachusetts.

Back in Seattle, grandpa happily showed the photos of the Boston trip to his colleagues. “Quang took his vacation at Cape Cod,” revealed Ms. Pinky, dean of the South Seattle College. Everybody’s eyes widened and their jaws dropped. Then she added, “Only millionaires can afford vacation at Cape Cod!” From that day on, your grandma stopped wondering how the millionaires lived.

176

Did living like a millionaire make grandma happy? Certainly not! Grandma and grandpa were so happy because Chi was with us on this trip to Boston. Chi amazed everybody. During the whole trip, Chi remained playful, displaying a sense of humor that brought joy to everybody. Chi’s mom remarked, ”Chi is a real entertainer!” Chi was the real source of grandma’s happiness, not the millionaire lifestyle.

KITE FLYING

As far as grandpa could remember, he only flew kites a couple of times during his childhood. It was on Thanh Bình Beach in Đà Nẵng, Vietnam, when grandpa was in sixth grade. He wasn’t all that interested in kite flying because he wasn’t very good at it! His homemade kites never ascended more than 20 meters, or stayed aloft for more than five minutes! Grandpa tried to run hard against the wind, but the kite would only climb about 10 meters, zigzagging like a drunkard. Then he would release the line so the kite would go higher, but instead of climbing, the kite would sway. Grandpa then repeatedly tugged on the line to keep the kite in balance. The kite, however, kept diving, like an airplane out of the pilot’s control. Finally, the kite crashed on the sand. It didn’t explode like an airplane, but just lied there, mothionless, even the short little tail was still. Not yet discouraged, grandpa picked up the kite, ran against the odds -- and against the wind -- pulling hard on the line. The result was no better, and the kite lied motionless again on the sand in less than five minutes. Looking at the immobile kite, grandpa panicked -- the kite stopped

Page 88: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

177

breathing, the kite was dead! Grandpa desperately picked up the kite and heard a long sigh. The kite was not dead, but was grumbling bitterly:

‐ Look at Lộc’s kite (Lộc was one of grandpa’s classmate.) It is five times bigger than I am, 100 times prettier. All I have is a dreary blue compared with red, blue, and yellow on Lộc’s Kite. Lộc’s kite has three tails with different colors, and they are longer than mine! How can I fly as high and stay in the air as long as Lộc’s kite!

The kite was right. Grandpa wasn’t as focused on making his kite as the kite-flying lovers. Although not really clumsy, grandpa was never keen on crafting with tools, so the kite was not only ugly, but also not made to any standard or established proportions. Lộc’s kite had a frame made of carefully whittled bamboo slats, covered with colorful cellophane paper, and he used professional rice-flour paste. Instead of bamboo slats, grandpa used whittled bamboo chopsticks as frames covered by newspapers. For paste, grandpa just used plain rice. Lộc’s kite proudly flew high up in the sky without deigning to look down to the admirers on the beach. Lộc tenderly watched his kite, with both hands skillfully tugging and pulling the line. Lộc and the kite looked like a couple of ballet dancers on the stage. Grandpa didn’t find any sublime pleasure in kite flying as described in Vietnamese literature and songs. Grandpa preferred soccer, volleyball, table tennis, and swimming, and he never flew a kite again after that day

178

-- until we came to Onset Beach – more than half a century later.

During those days on Onset Beach, grandpa really enjoyed flying kites, and that made grandpa so happy. It just so happened that there were eight kites hanging in the mansion basement. On one windy afternoon, grandpa picked up the most beautiful kite and went to the beach to try his luck. The blue, yellow, and red kite was made of Mylar, an extremely light and strong nylon. It had only one long tail, not three short tails as grandpa’s kite back then. The tail was very long -- more than 15 meters -- and made of several colors just like a Buddhist flag. The kite was not only well-built, but also far more beautiful than Lộc’s kite!

When grandpa just walked about five meters from the mansion stairs, the kite already raised its head and wanted to take off. Grandpa slowly unraveled the line, and the kite ascended higher and higher. He let the kite fly until the end of the reel. The kite rose more than 60 meters in the sky, twice as high as Lộc’s kite on Thanh Bình Beach. Grandpa didn’t have to look up in the sky, nor tug or pull the kite all the time to keep it afloat as Loc did. Grandpa just had to walk slowly on the beach. From time to time, he just glanced up at the kite to admire its splendor. Sometimes, Grandpa reeled in the line so that the kite got down to 5 or 8 meters above the beach, then unraveled the line so the kite soared back into the blue sky. Grandpa had the feeling that the kite was a living animal. Walking back to the mansion, he just anchored the kite to a post and let it proudly and

Page 89: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

179

happily fly by itself. His happiest moments were spent looking at grandma and your mom flying kites for you to watch. Grandma let the kite fly really low right in front of you. Grandma was just like a puppeteer manipulating puppets in a puppet show. The kite looked like a lion’s head dancing in front of Lan Chi! If there had been drum sounds, it would have been like a lion dance during the Tết Festival. Your mom tried to make Chi look at the kite while Chi was in a baby stroller laughing and gesticulating with hands and legs. The kite was just like a dragon playing with Chi. Sometimes both grandpa and grandma flew two kites, followed by your mom pushing you in your strollers, just like a parade.

180

Oh God, please let the wind blow

So the kite can soar

And Chi’s grandpa could be full of joy.

Page 90: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

181

Trần Lan Chi

182

THE TAPERED -TAIL SALMON

Page 91: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

183

Foreword: I’ve been fascinated by the salmon since I came to this beautiful corner of the America Northwest. One morning in autumn, as usual, I was hiking along the Cedar River in Renton, which is a suburb of Seattle. The sunshine warmed me up, and some white clouds hung high up in the blue sky. The maple leaves had turned yellow and red against a green background of pine trees. The whole scenery looked like an impressionist painting by Renoir. I was happy in the serenity of the moment. At the turn of the trail, I saw a group of people gathering on the bank of the river cheering and taking pictures. Approaching the group out of curiosity, I noticed that everybody was watching something in the river. To my amazement, I saw hundreds of colorful fish -- red, gray, silver, and green -- struggling to swim upstream. They were swimming in groups or in pairs and in only one direction – upstream. My first thought was, If I could catch some of them, tonight, I’d have a good pot of “canh chua” and “cá chiên” (sour pot and fried fish). I immediately felt embarrassed because, looking around, I was sure that no one else had the idea of catching these beautiful fish. Eventually, I found out that these fish are called salmon and that autumn is the season for them to return to their native “country”. The more I learned about them, the more I loved them. They became my friends.

One day, late in autumn, I was sitting on a rock by a bank of the Cedar River watching my friendly salmon going home. These were probably the last ones returning because it was late in the season. My attention was drawn to one of them, because this one had a strange

184

allure; this salmon couldn’t swim straight; it had to put in all its effort to zigzag against the current. Looking carefully, I noticed that it had a tapered tail, so it was difficult for him to swim straight. Suddenly, I felt strong compassion for him. I pitied him immensely but, at the same time, admired him. I had a feeling that this salmon and I had something in common. I felt that we were very close. I sat there for hours, lost in thought, until the tapered-tail salmon disappeared somewhere behind the river rocks.

I remembered an anecdote about Zhuangzi (or Chuang-tzu), a Chinese sage who was born about 2300 years ago. One day, Zhuangzi fell asleep and dreamed that he was a butterfly. After he woke up, he did not know whether he, Zhuangzi, had dreamed that he was really a butterfly or a butterfly had dreamed that he was Zhuangzi. “Am I that tapered-tail salmon?” I asked myself!

I shared the story of the salmon going back home and my thoughts about the tapered-tail salmon with my late friend, Nguyễn Đức Quang, who was a famous musician with the nick name “Quang Du Ca” (Quang the Troubadour). Quang was excited and told me that he was very inspired. He promised that he would compose a song about the salmon if I wrote the story. Quang told me that he had the inspiration, but he wanted to see the salmon pilgrimage first.

Quang lived in California but came to Seattle from time to time. I took him to the Cedar River, the Green River, and the Duwamish River. Unfortunately, he could never

Page 92: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

185

see the salmon swimming in the rivers but only the tasty ones on crushed ice at the Seattle Public Market; this is because he always came during the wrong season. Quang promised to come back one day in autumn to see them; he also revealed that he had been working on a new album with the theme “My Grand Country.” By that time, he had completed six songs: “Tôi Có Một Mối Tình,” “Nghĩa Trang Arlington,” “Thèm,” “Trên Đường Phố San Francisco,” “Nào Ai,” and “Những Căn Nhà Mái Xanh.” Quang and I had an unwritten pact: I would write the salmon story, and Quang would write a song about the salmon. “I’ll come back to listen to your salmon singing, and I’ll write a song about them”, Quang promised. I kept procrastinating about writing the story, and unfortunately, Quang never had an opportunity to come back!

For years, I had been hiking along the Cedar River, which was one of the salmon’s “country,” and I had become familiar with every corner of the trail. Not only could I see how the river changed in the spring, summer, fall, and winter, but I could also feel the river’s feelings. I could also talk to her, but I could never talk to the salmon; they were too busy struggling against the current to talk to me. For five years, I had been unable to write even one sentence about the salmon … until the birth of my granddaughter. This event brought me immense happiness. One day, alone by the bank of the Cedar River watching my salmon coming back from the Pacific Ocean, I could hear the breeze rushing through the leaves, the water running, and the bustling and chattering of birds, and it seemed that thousands of

186

salmon were singing on their way back. Was it Nguyễn Đức Quang’s symphony of the salmons that I heard? I was thinking of my granddaughter, Lan Chi, and my heart was filled with love for her, I was thinking of Quang and his song, and I decided to write the story to fulfill my promise to Quang and also to leave a keepsake to Lan Chi, my beloved granddaughter.

*******************************************

Dear Lan Chi, your grandpa was a tapered-tail salmon! A fish tail is the helm guiding the fish along its path. Your grandpa was a tapered-tail fish; it was why your grandpa couldn’t go to where he wanted to. Grandpa was writing the story of A TAPERED-TAIL SALMON expecting that you, Lan Chi, would be a salmon with a full tail so that you would achieve freedom, happiness, prosperity, and a better understanding of your origin. The story contains three parts:

- Salmon Reproduction in the Cedar River

- Vietnamese Salmon

- My Dream

SALMON REPRODUCTION IN THE CEDAR RIVER

Grandpa had been hiking for years on the Cedar Trail along the Cedar River in Renton for exercise. This trail was about 30 kilometers long and followed the Cedar River stream. Grandpa had just walked the last 10 kilometers of the trail; it was also the last 10 kilometers of the Cedar River flowing through the City of Renton

Page 93: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

187

where Grandpa was living, to join Lake Washington. This section of the river was not the original Cedar River; it was a man-made canal to divert the Cedar River to flow north to Lake Washington instead of flowing west to the Black River. This diversion prevented the flooding in the City of Renton, but the Black River eventually dried up and disappeared. Grandpa already wrote this story in “Dòng Sông Chết” (The Dead River). The trail was composed of two sections. The first section was about six kilometers long, passing through the woods along with the Cedar River. The last section was four kilometers long from the Renton Library to Lake Washington; this section of the Cedar River ran alongside a park. Between the two sections, there was a small bridge crossing the river. The Library was located near a narrow section of the Cedar River. Grandpa usually walked the last section of the trail -- rarely the first section.

The Renton Library by the Cedar River

188

Grandpa liked to stroll the last four kilometers of this section of the trail because of its beautiful scenery, and Grandpa could conveniently park the car in the library parking lot. The trail’s surroundings were beautiful all year round. The park alongside the river, from the library to the lake, was always well maintained. The background was the green color of the grass, the pine trees, the willows, and many unknown trees along the riverbanks. The trail changed its color as the seasons changed. In spring, there were pink cherry blossoms in the park and on the riverbanks. The pink against the green background reminded Grandpa of the cherry blossoms in Dalat City, Vietnam, where Dalat University is located. Grandpa was born in Hanoi, North Vietnam, and lived in different cities, such as Danang, Hue, Saigon, and Seattle, but he loved Dalat so much that it became his spiritual birthplace. As he just mentioned, the trail was beautiful in any season; in summer, nicely trimmed shrubs of forsythia produced an abundance of bright yellow flowers. The yellow flowers of forsythia looked like the spectacular yellow Vietnamese Hoa Mai (Ochna). This reminded Grandpa of the Flower Market on Nguyễn Huệ Boulevard in Saigon during the Tết Festivals prior to 1975. In winter, when the snow covered the whole valley, it was beautiful, but it was sad, too. When it was raining, Grandpa remembered the long, freezing, rainy days in Huế, Vietnam. He loved the trail in autumn, too. In November, by mid-autumn, maple leaves changed their color to yellow, orange, or bright red. The burning bush changed from green to bright red. The radiant yellow of the ginkgo leaves brightened the entire surrounding. The

Page 94: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

189

river changed its color. Groups of salmon swimming upstream reddened the whole river. The spectacular salmon run upstream attracted Grandpa every year.

At the beginning of October, the first salmon came back to Lake Washington from the Pacific Ocean and then from Lake Washington to the Cedar River, where they were born. This was the beginning of their journey. Their glimmering eyes sparkled with excitement as they were struggling against the current just as those of many overseas Vietnamese arriving at Tân Sơn Nhất Airport after several years away from Vietnam. Grandpa did not know whether he was overwhelmed with joy or the salmon were because they were on the way back to their birthplace.

At the beginning of November, the river was reddened by not hundreds but thousands of salmon swimming upstream. The spectacle looked like the Muslim pilgrims going to Mecca, the Christians to Jerusalem, or the Buddhists to Nepal. It was just like the spectacle of overseas Vietnamese going back to Vietnam to celebrate the Tết (Lunar New Year). But these pilgrims have different purposes. The pilgrims go to Mecca, Jerusalem, or Nepal to affirm their faith toward their churches and to pray for their own souls. The Vietnamese going back to Vietnam in summer or during the Tết Festival have a different aspiration; for them, this is going back to the source. The salmon going back to their source have three purposes: come back to the source, die at the source, and proliferate; to sustain a new generation of salmon is their ultimate goal.

190

In December, there were just a few salmon swimming upstream. By this time of the year, it was cloudy most of the time or it rained almost all day long, and sometimes, it snowed. It was sad and melancholic. Those salmon coming home late looked like travelers with a hard life who couldn’t get home by New Year’s Eve to celebrate the traditional New Year. How could one enjoy the scenery if one’s heart was heavy? This was why Grandpa thought that the salmon were sad. Grandpa once walked quite far upstream to see how far the salmon would go. At some sections, the river flowed next to the trail, sometimes through a wooded area, or through a wide open valley with just some houses with white smoke rising lazily from the chimneys. Grandpa sat on a big rock to take a rest because it was quite far away from home -- about 10 kilometers away. It would take him at least two hours to walk back home. These rocks were close to the riverbank, and there was a sign saying “View Salmon”. The river at this place was a little bit larger than at other places. Grandpa sat on the rock, watching the fast-running stream for more than an hour. For all that time, Grandpa just saw one salmon wriggle out of the water. Grandpa didn’t know whether that fish was male or female. Whether male or female, a lonely salmon wouldn’t be able to reproduce. A single fish can never realize its dream of proliferate. Not every salmon would accomplish the mission --- that is, to sustain the next generation. Some could die before reaching the source because the journey was long and arduous; some could be killed by men, bears, or birds, or because they didn’t have company.

Page 95: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

191

Salmon want to reproduce in the stream of the Cedar River. There was also one man who wanted to proliferate by the Cedar River, too; that was John. Grandpa met John on the Cedar River trail. John was Irish. He was a Boeing Company employee. He was about twenty-eight years old. He lived nearby in a mixed neighborhood of about a couple hundred families. Well-to-do families had their houses on the waterfront. The others lived farther from the river. John’s house was on the waterfront.

John told Grandpa that he was the third generation to hike on the Cedar River Trail. His grandpa was a Boeing Company employee, too. During lunchtime, his grandpa used to walk along the Cedar River from the end where the river pours into Lake Washington. Nearby was an entrance to the Boeing Company subdivision, where his grandpa was working. John’s grandpa met his grandmother on the trail. They fell in love and got married. They bought a house by the Cedar River. John’s mother was an only child. His mother got married and moved away until her parents passed away. John’s parents moved into her parents’ house by the river. John had two sisters; he was the youngest of the family. His two sisters already married. The oldest, Lisa, was living far away in Washington DC. The second one, Michelle, was living in San Jose, California. John was still a bachelor and was living with his parents.

From time to time, Grandpa met John on the bridge in front of the Renton Library. John told Grandpa about the salmon’s life. Salmon is one of the few species of fish that can live both in salt and fresh water. There’re

192

two groups: Atlantic and Pacific. Pacific salmon contain several species: Sockeye, Chum, Pink, Coho, Chinook, Steelhead, and Matsu. The Atlantic salmon have only one type, which is called Atlantic salmon. Salmon are very strong; they can leap up to three meters high and go up against strong currents and rapids. John explained to Grandpa how to recognize a male or female by its color. The male has a brighter red than the female. Just by looking at their mouths, one can also distinguish the salmon’s sex. Male salmon have sharp teeth, but the females do not. They can also be recognized by the size of their heads. The male salmon have a larger head-to-body-ratio than the female. Their backs are also different. Male salmon have a hump, but the females do not. John also told Grandpa about the cycle of the salmon. John said, “Salmon returning to the Cedar River belong to four species: Sockeye, Chinook, Coho, and Steelhead. Although they live together in the same river, they lead different lives. The majority in the Cedar River are Sockeye.” There are six stages in the salmon’s life cycle. Each stage has a different name.

Stage 1: Salmon usually return to the Cedar River to spawn. The mothers use their tails to scour out a depression in the gravel to deposit their eggs.

Stage 2: By the end of winter or the beginning of spring, the eggs hatch. The newly hatched salmon are called alevins. They carry a yolk sac with them. Alevins derive their nourishment from this yolk sac. Alevins stay in their habitats until the yolk sacs disappear -- in other words, until they absorb all the

Page 96: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

193

nourishment from the yolk sacs. This phase lasts for about three months.

Stage 3: After the yolk sac disappears, alevins are called frys, which are young salmon. Only 20 out of every 100 alevins survive to become frys. After leaving their habitats, frys have to look for food and safe places to live by themselves. These places are called habitats. Only 10 out of 100 frys can find these habitats, which offer food and safety; the rest will die. Chinook and Coho frys have a darker color and large spots. They follow the streams and get to the lake earlier. Their color is silver. Frys eat moss and insects.

Stage 4: The young salmon follow the stream and enter Lake Washington. They are called molt. They stay in Lake Washington for about two years. When mature, salmon skin becomes gray-silver. By this time, they are ready to go to the ocean. Before reaching the ocean, they spend a couple of weeks in the estuaries within the brackish water zone, where fresh and salt water mix, to acclimate themselves to the salt water.

Stage 5: In the beginning, salmon live by the coast. By the end of autumn, they go to the open ocean. They usually they head north in schools along the coast of British Columbia, Canada in the North Pacific. Eventually, they mature in the ocean. They grow pretty fast because there is plenty of food and space. Now, they are called salmon. They live in the ocean for about four years. Their food can be shrimp, squid, and small fish, such as anchovies. They also eat vegetation or small animals floating in the ocean. To survive in the

194

ocean, they have to find places where food is abundant. These places require a certain temperature and salinity that are good for salmon food to develop. This is why when the ocean temperature increases by only some degrees above the normal temperature, the amount of food and salmon will decrease.

Stage 6: This stage closes the cycle and is called migrating. When they have matured, the salmon leave the ocean to go back to where they were born. To return to the freshwater zone, they will remain in the brackish water zone to acclimate their bodies to the freshwater. They change color from gray-silver to pink. They return to the Cedar River, where they were born. They use their sense of smell to return to their birthplace. They smell the soil, the vegetation, and insects in the river to find their birthplace. They swim in group of hundreds. Some sections of the river are reddened by these groups of salmon. They swim against the strong current. Sometimes, they have to pass through dangerous rapids. It is a long and dangerous journey, but they never give up. Because they have to use all their effort and time to go against strong current, they do not have time to look for food. They do not eat at all during this period. During this time, they lose weight, and they are not very tasty. Humans do not want to eat them, but bears and birds do.

Page 97: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

195

A couple of salmon – male and female – swimming alongside one another.

Throughout the journey back home, fierce fighting occurs. The males use their sharp teeth to fight against each other for females. Female salmon also fight each other for their nests. Looking closely, one can see that they also swim in pair -- one male and one female. We do not know when they pair off. After covering the eggs with their sperm, the male salmon die. The females watch the egg nests for a couple of days and then die too. Almost all pacific salmon die after spawning; only Steelhead and Atlantic salmon go back to the ocean again and again. Atlantic salmon can spawn seven times.

Dead salmon carcasses spread over the Cedar River bed, just like soldiers’ corpses on a battlefield in the old days as can be seen in the movies. The pink corpses floating downstream are recently dead salmon. The white ones on the riverbeds are the dead ones from a long time ago. There are quite a few male and female carcasses resting

196

side by side. These carcasses will fertilize the stream and create a nutrient-rich environment for the infant salmon. Are salmon returning to their birthplace due to their instinct or God’s will? People wonder how salmon can find their way back to their birthplace, and why they have to die … and why, and why. Only God can give an answer. Humans have to reproduce, too. But there are two categories of people: one category reproduces by instinct. In other words, the children will not be taken care of by their parents; they are taken care of by the society. The second category wants to reproduce; they know why and understand the meaning of reproduction. The latter takes care of and raises their children properly so that the children will be useful to society.

A carcass of a recently dead male salmon

Page 98: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

197

Carcass of salmon that has been dead for some time

Carcasses of a couple of salmon

198

Carcasses of a couple of salmon that have been dead for some time

One day, Grandpa saw John walking with a young lady. Grandpa recognized this young lady. A couple of times Grandpa had seen her on the trail crossing the wooded area, but never on the section between the library and Lake Washington. Maybe she lived in the same neighborhood as John. Most of people jogging or hiking across this wooded section of the trail usually live in John’s neighborhood. John’s neighborhood is situated at the north end of this section of the trail. That day was the first time Grandpa saw her walking on the section of the trail crossing the park. She was not alone but was with John.

Six months later, while reading a book in the library, Grandpa saw John and the young lady walking in. John introduced the young lady to Grandpa as “Julie, my fiancée.”

Page 99: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

199

After the greeting and a short conversation, the young lady left and approached the bookshelves while John stayed back to talk with Grandpa. John said:

- “We were born by the Cedar River. Julie loves the Cedar River like me. We’ll have our babies by the Cedar River …”

VIETNAMESE SALMON

Many overseas Vietnamese write or talk about the “Vietnamese salmon.” The overseas Vietnamese are like the salmon; many of them want to go back to Vietnam. From 1975 to 1982, the overseas Vietnamese had a strong desire to go back to Vietnam. They compared themselves to the salmon. They believed that the Communist regime would soon collapse. After 1983, for most of them, their lives were more or less stabilized; many Vietnamese already obtained US citizenship and had steady jobs, while life in Vietnam was miserable both economically and politically. The desire to go back to Vietnam to “reproduce” was fading out. These days, more and more Vietnamese try to come to the US legally and illegally. Therefore, there are not too many who still have the desire to go back.

Among the three millions overseas Vietnamese, only a few still maintain the idea of going back to settle definitely in Vietnam. Grandpa knows only one Vietnamese who went back to Vietnam and reconverted to Vietnamese citizenship; that is the famous musician Pham Duy. Maybe there are some more, but Grandpa doesn’t know. Grandpa is sure that there are just a

200

handful. Some Vietnamese do resettle definitively in Vietnam but still keep their foreign citizenship so that they can get out of the country if something goes wrong; these are retirees, businessmen, intellectuals, scientists, technicians, Vietnamese culture researchers, or artists, musicians, and singers. The purpose of most overseas Vietnamese returning to Vietnam during the Tết Festival or summer vacation is to visit their country, their parents, relatives, and friends; to escape the cold winter in the West; or just as tourists.

These days, overseas Vietnamese are still considered salmon but not in the literal sense. Your grandparents’ generation is no longer capable of reproducing. Your parents’ generation does not want to go back to Vietnam to reproduce. You, Lan Chi, were born in America, not in Vietnam. Therefore, when people talk about Vietnamese salmon, we have to understand its figurative meaning. What it means is that overseas Vietnamese always love their country.

Many of them are living below the poverty line, according to American standards, but they still try to share whatever they have with people back in the country. Every year when the Tết Festival is approaching, all the money transfer offices in Seattle are crowded with people coming to send money to their love ones in Vietnam. Young people send money to their elders and old people to young grandchildren. Many can afford only $100 or even $50; that’s all their savings. Anyway, the heart counts more than money, doesn’t it? In general, the Vietnamese salmon bring back money, skills, and knowledge with the intent to

Page 100: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

201

help Vietnam become a strong, free, and democratic country. This is the Vietnamese tradition. This good tradition has been recognized by many foreign researchers. In an article on a Vietnamese newspaper, Người Việt Tây Bắc, dated Friday, August 27, 2010, on page 49 wrote: “According to Daniel Ayala, Chief of World Service of Wells Fargo, what’s unique about Vietnam is that people send money not only to support their immediate family but also to support their extended family as well. They also send money to fund business development. According to Mark Sidel, a law professor of University of Iowa, specialist on money transfer, recently many Vietnamese are sending back money to Vietnam for charitable causes related to health and education.”

With his modest financial capacity, your grandpa has been one of these salmon since he set foot in America. Every month, he sent money to support your great-grandma. From time to time, Grandpa sent money to help relatives, friends, and charity organizations. Every four or five years, Grandpa and Grandma went back to Vietnam to visit your great-grandma and our siblings, relatives, and friends. Now, Grandpa doesn’t think that he will go back to resettle in Vietnam one day. Although Grandpa’s love for Vietnam hasn’t diminished, Grandpa no longer considers America as a temporary sanctuary as many other overseas Vietnamese do. America is Grandpa’s country! America is also a permanent country for Grandpa’s descendants. Grandpa chooses America as the permanent country because this is the best choice for Vietnam, as well as for Grandpa’s

202

descendants. Let Grandpa clarify why this is the best choice for Vietnam and for Grandpa’s descendants.

GOOD FOR VIETNAM

1. Even with their love for Vietnam, overseas Vietnamese cannot do the work for those living in the country. Success or failure depends solely on the will of those living there. If there is a need for reconciliation and harmony, then it’s must be harmony and reconciliation between four million Communist party members and 80 million noncommunist Vietnamese. As long as intellectuals, former heroic fighters against the French, the Americans, the Chinese, and young students in universities in Vietnam don’t stand up, then the national spirit is not back yet, good opportunity for the country hasn’t come yet, and God hasn’t blessed Vietnam yet!

The only role overseas Vietnamese can play is to help good-faith people in Vietnam to democratize the society for freedom and prosperity. Why can they do that? Because, while people in Vietnam have been oppressed and have no access to information, overseas Vietnamese are enjoying free speech and are being trained at well-known universities. The latter can be more objective and have a great advantage and knowledge to speak out, to guide, and to make proposals to the Vietnamese government and people. They can see more objectively what problems Vietnam is facing and what needs to be improved or changed.

Page 101: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

203

2. Vietnam has 325,000 square kilometers with a population of more than 80 million. There are numerous problems with such a small and overpopulated country with diminishing resources. For years, the resources have been ravaged by wars and later by unlawful exploitation and illegal trading. It is difficult for Vietnam to sustain such a large population. In addition the whole country has been devastated economically, socially, culturally, and political by corruption. People are robbed not only by a Communist regime but also by Capitalist exploitation. Discouraged, more and more Vietnamese are trying to run away from the country. This phenomenon has persisted for decades. Many are leaving the country by means of relatives’ sponsorship. The better-off people go to America, Canada, Australia, Germany, the United Kingdom, and France, while those with lesser financial capacity go to Cambodia, Laos, China, Korea, and Thailand. Therefore, the Vietnamese community abroad is very important for them, because this is where these people can find support to start a new life. A strong Vietnamese community is not only the utmost necessity for Vietnamese abroad but also a base for eventual Vietnamese immigrants.

3. Vietnamese are intelligent and hard working people. They have plenty of talents, but they are untrained and underdeveloped. Vietnam badly needs talent and knowhow. Vietnam also needs investments in all aspects, including business, manufacturing, education, and health. Vietnam lacks professionals in all these areas. This is due to the politicizing of schools by the regime. Most of the places in universities are

204

reserved for Communist party’s members or wealthy people. Once admitted, students affiliated with Communist organizations are favored. Faculty or leaders of all high levels must join the party to get promoted. Overseas Vietnamese are aware of the country’s need for professionals, but they cannot do much. Although many talented people -- including professors, engineers, and doctors -- are eager to help, they are prevented from doing so due to the narrow-minded and corrupt politicians.

4. Nowadays, all countries are interdependent. The world is becoming increasingly smaller thanks to the development of information and transportation technologies. Vietnam is no longer far away from America. People can easily get in touch with each other at any moment via telephone, fax, email, text, and so on ... One can go to Vietnam any time to visit one’s relatives; the flight takes just half a day. Vietnamese in the US can find Vietnamese culture right in the US. Sometimes, Vietnamese culture is more orthodox in Vietnamese communities abroad -- such as in France, the US, and Australia -- than in Vietnam. Vietnamese communities abroad know how to sort out the best part of their culture to teach their children. At the same time, they adopt new concepts, such as free speech and scientific and technical knowledge, expecting to bring these back to Vietnam one day to aid in the country’s reconstruction.

Page 102: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

205

WHAT IS GOOD FOR GRANDPA AND GRANDPA’S DESCENDANTS

Here are some reasons for Grandpa’s decision:

1. Grandpa’s descendants are living in America. Grandpa wants to live close to his descendants. Eventually, Lan Chi will go to school. Grandpa will take you to school and pick you up. On the way home, Grandpa will get you snacks that you like.

2. Grandpa thinks that the milieu in which one is raised is more important than the place where one is born; an ideal milieu should be adequate both materially and spiritually for the children to grow up in. Materially, one must have enough food and clothing and good shelter; spiritually, one must be treated equally and free, without discrimination, and without indoctrination. Grandpa was born in Hanoi, North Vietnam, but Grandpa was raised in South Vietnam materially and spiritually. Grandpa belongs to the south and feels more attached to the south than the north.

Grandpa loves South Vietnam so much; Grandpa fought for it. Unfortunately, the war was lost, and Grandpa had to leave the beloved country due to oppression and discrimination by the Communist victors. For the time being, Grandpa’s life in America is more or less decent, and the most important aspect is the freedom that he enjoys. Still, he doesn’t have the same affection for America that he has for Vietnam. This is due to the language barrier that he faces. This barrier prevents him

206

from enjoying many cultural aspects of American society, such as literature, theater, and music ...

But, eventually, Lan Chi will feel more comfortable with America than Vietnam. Because your English is more fluent than your Vietnamese, you will be raised in American culture. You will have more relatives in America than in Vietnam. You will spend your childhood in America. You will have more souvenirs in America than in Vietnam.

3. America has given your grandparents and your parents a decent life; they are well nourished and are equal under the law. America has helped Grandpa to forget about the rancor of being a defeated soldier and years of hardship in Communist reeducation camps. Grandpa doesn’t know what would happen if we were still in Vietnam. Most of Grandpa’s friends who are still in Vietnam are having a very hard time.

4. For Grandpa, the future of his descendants is of the utmost importance. In 1991, in an English as a Second Language class, one of Grandpa’s classmates from Poland told him, “Thank God for putting me in the best place in the world.” Today, although the US economy is going through a bad recession and the society is polarized, America is still far better than many other countries. Many people, even those from developed Western Europe, still want to immigrate to the US. Why do people want to live in America? Of course, there are many reasons. Grandpa’s reasons are as follows:

Page 103: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

207

1st Greatness: The United States is the greatest country because it is not homogenous; rather, it is a melting pot of different cultures of different people from all over the world. The United States of America has been stable and powerful for the last 200 years. This is thanks to its good regime: a strong federal government and 50 states, which are just like 50 countries. When one state encounters a catastrophe, the other 49 states come to help. The United States of America is a multicultural country. Everyone can find his or her original traditions right in the United States, with the exception of the African descendants of the slaves; they don’t know their origins. Every year, Vietnamese students in Seattle organize the Tết Festival at the Seattle Center. This year, Lan Chi and many Vietnamese kids donned Vietnamese traditional dress and participated in the festival. Many relatives came to cook “Bánh Chưng” at Grandpa’s home.

Lan Chi at Seattle Vietnamese Tết Festival

208

Lan Chi and a Bánh Chưng

2nd Greatness : In terms of greatness, America also has many universities that are classified among the top ones in the world. According to the QS World University Rankings, in 2009, 28 American universities were among the top 100, and Harvard University took the top spot. Thirteen American Universities were among the top 20: Harvard University, Yale University, University of Chicago, Princeton University, MIT, Columbia University, University of Pennsylvania, John Hopkins University, Duke University, Cornell University, and University of Michigan.

In 2011, Harvard slipped to 2nd spot; University of Cambridge (UK) ranked first. Among the top 10, there were four British universities (University of Cambridge – 1st place, University of Oxford – 5th place, Imperial College of London – 6th place, and College of London UCL – 7th place) and six American universities (Harvard University – 2nd place, MIT – 3rd place, Yale

Page 104: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

209

University 4th place, University of Chicago – 8th place, University of Pennsylvania – 9th place, and Columbia University – 10th place). Five countries with top universities were: USA -- 85 (21.25%), the UK -- 43 (10.75%), Germany -- 36 (9%), Australia -- 21 (5.25%), and France -- 19 (4.75%).

3rd Greatness: the US has many opportunities for whoever works hard and is willing to improve. There are plenty of concrete examples, even in Lan Chi’s family, that Grandpa does not have to mention.

4th Greatness: The US has the most advanced, effective, and friendly library system in the world. The library is open seven days a week and provides service to people from one year old to 100 years old. When Lan Chi was just one year old, every Thursday, Grandpa took her to the Shoreline Library to listen to stories or music, or to check out books, although at that time, Lan Chi couldn’t speak or walk yet. Every library has a corner for children. There are computers for people to use, and there are video, CDs, tapes, or books to be checked out. If the item of your choice is not available, you will be placed on a waiting list. In the past, when the item of your choice was returned to the library, it would be mailed to you; these days, due to budget cuts, the librarian will call you to come to pick it up.

5th greatness: The US has the biggest and most interesting movie industry in the world. The Oscars are the most precious prize for any artist in the world; it attracts a lot of viewers worldwide. There’s an Oscar for foreign films, too. In 2010, 56 countries participated

210

in the Oscar’s. In addition, the US has many fabulous films; many talented directors and actors are well known worldwide.

6th greatness: The US has the best marketing system in the world. Customers are always comfortable in any store; they can return the merchandize after weeks or even one month with no question asked. Although there is no banner in store specifying that the CUSTOMER IS KING, customers are actually treated like KINGS. They are always greeted by salespersons with respect and courtesy. The marketing method becomes a culture that is deeply embedded in the American people.

7th greatness: The US has provided the world more Nobel Prize laureates in science and economics than any other country.

8th greatness: The US has contributed more money and manpower to the United Nations than any other country. The US is involved in all the hot spots in the world. Without US intervention, the problem wouldn’t be solved.

The US is not classified as the best place in the world to live. The Quality of Life Index, published on October 26, 2010 ranked the US 7th place among 194 countries worldwide with a comment “Convenience of getting what you want, when you want it”. This is based on nine categories: cost of living, culture and recreation, economy, environment, freedom, health, infrastructure, safety and danger, and weather. Anyway, 7th place is not bad at all.

Page 105: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

211

The US leads the world in many areas, but at the same time, it is behind other countries in areas such as universal health care. In addition, the gap between rich and poor is pretty wide, the gun trade is free, and K-12 students are behind students in many other countries in math and science, but once in college, American students are equally as good as any students of other countries.

Many Vietnamese complain about discrimination in American society. This is correct. It is horrible to see what the KKK did in the South. Not long ago, when Grandpa was still a college student, the famous Dr. Martin Luther King was dreaming that one day, all people shall be treated equal. Today, the discrimination problem has been greatly improved. Just 50 years ago, people of color still dreamed that one day they would be treated equal, but in 2008, Barack Obama, an African American was elected president of the United States. One can say that discrimination in America still exists, but it is not institutional, it’s just human! Compared to Americans, the Japanese, Chinese, Koreans and Vietnamese are far more discriminatory!

Many Vietnamese think that Americans are not trustworthy due to their experience from the Vietnam War. Americans have betrayed Cambodia, Laos, and Vietnam in the war in Indochina. No one can help feeling sorrow and anger for Cambodian Prince Sirik Matak when reading his letter to the American Ambassador prior to his execution by the Khmer Rouge. In reality, which country can we trust? Can we trust Russia, China, the UK, or Japan …? Can the

212

Cambodians, or Laotians trust the Vietnamese? Governments always work for their own interests or the interests of their countries. In politics, no one can be trusted!

Of course there are other worse things in America. But the above problems are not incurable. The following are the most difficult problems that America is facing. People are very concerned, and serious debates are going on:

- The elections in America are too expensive. It seems that all elections, at the state and federal levels, are decided not by the people, but by financial institutions, religious, or ethnic groups.

- Capitalist society is a consumer’s society. The capitalists hold the political power in America. A decrease in consumption will be followed by a decrease in production, which causes economic crisis. Capitalists are greedy; they just think and work for their own interests. They could try to solve economic problems by immoral means -- even by wars.

The future of the United States looks bleak -- heavy debt and high unemployment -- and in the meantime, the government does not restrain spending. It looks as if America is on the brink of a cliff. Actual economic crisis is a global problem. When America catches a cold, then the whole world is affected.

There are many good and bad things. Grandpa’s knowledge is limited. Anyway, Grandpa thinks that

Page 106: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

213

America is still the best sanctuary. One more thing: America is a new country; therefore, religion still has more influence on the people than in the old world. America maintains the high ground with regard to morals and compassionate spirit. for America is still the symbol of freedom and human rights. Choosing America as the homeland is not only the best choice for Grandpa’s descendants but also for Vietnam. This is Grandpa’s best choice.

GRANDPA’S DREAM

Lan Chi may have many advantages: first of all, Lan Chi is not going to encounter problems as the Chinese or Arab Americans did. Today, America does not have serious conflicts with Vietnam as with China or Iran. Second, Lan Chi does not have any anger toward nor grudge against the America government as Grandpa’s generation did. Third, Lan Chi will grow up in the American mainstream. The only difficulty Lan Chi will have to face is that Lan Chi belongs to a minority ethnic group. It is obvious that minorities will have some disadvantages compared to the majority. Grandpa has a dream:

- Physically Vietnamese has a smaller stature compared to other minority ethnic groups in America. To have better chance, we must train our capacity in terms of knowledge, and we must work hard. What Grandpa means is to maintain a strong spirit. Your grandparents came to America as the first generation. We came to America with nothing. Your Grandma and Grandpa have to work really hard and be frugal. Lan

214

Chi’s parents are the second generation. For a while, Lan Chi’s parents had been living in a kind of poverty in an affluent society; it’s why they studied hard to attain a good life, as you see now. Lan Chi is the third generation. Lan Chi shall have a good life. Grandpa is afraid that a life of ease and indulgence could diminish Lan Chi’s competitive spirit; it would be easy to become a freeloader. It happens to many Vietnamese high school dropouts who become drug addicts, or petty drug dealers. There are always some young panhandlers hanging around Vietnamese stores in downtown Seattle. One has to work hard and struggle for oneself and for the community. In America, there are hundreds of ethnic communities. They judge each other. Good elements will be the pride of the community. Bad elements will bring a bad reputations to the community.

For the Vietnamese community’s honor and also because you are a descendant of noble origin – dragon and fairy – you, Lan Chi, have to struggle to become a good element of the society.

3. What Grandpa’s concern is that Lan Chi will not only be entirely Americanized but also overzealous. Grandpa is afraid that you will know too little or even nothing about Vietnamese culture and traditions. In other words, you will be completely cut off from the Vietnamese community. Understanding American lifestyle and culture is a must, but you should not have a pure American lifestyle.

Grandpa hopes that Lan Chi will learn Vietnamese and read Grandpa’s stories. Although Grandpa’s dream is

Page 107: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

215

very simple, but it will be hard to realize. Grandpa would be more than happy if you could eventually handle a simple conversation in Vietnamese. It would be too much to ask Lan Chi to be fluent in reading and writing. To understand Vietnamese literature would be much more difficult; maybe there is one in thousands who can do that. There are three reasons why Lan Chi should learn Vietnamese. First of all, there are many advantages for a multilingual person. Secondly, Lan Chi should learn Vietnamese to read Grandpa’s stories. The third one is the most important. Eventually, Lan Chi will be asked “What is your origin?”. Lan Chi wouldn’t say that she is a Vietnamese American, but the short answer would be “I’m Vietnamese.” You would feel uneasy being a Vietnamese who cannot speak Vietnamese. Here’s a good story told by Mr. Cẩn, a close friend of Grandpa. One day, a young Chinese lady attended a public talk given by a famous Vietnamese Buddhist monk, the Venerable Thích Nhất Hạnh. The Buddhist monk wrote a section of a Buddha prayer on the board in Chinese and then explained it in English to the audience. The young lady was appalled to see a foreigner so fluent in her native language while she could hardly speak it. The lady decided then to study Chinese and eventually became a Chinese literature professor. This is a very rare case -- maybe one in thousands.

Grandpa is sure that one day, Lan Chi will have an opportunity to visit Vietnam. It will be weird that your parents will have to serve as interpreters in your country of origin. Grandpa just has a modest hope that Lan Chi

216

will know enough Vietnamese for the daily communication.

Grandpa has another worry, which is contradictory to the previous worry. Lan Chi may not know or care about the American culture. One cannot be happy without knowing the American culture while living in America. Some Vietnamese think that America is civilized but does not have a culture because America is just 200 years old, while Vietnam has 4000 years of culture. This thinking is correct and, at the same time, incorrect. It is correct because America was just recently established, but it is not correct because people coming to America bring along their own cultures. Every year, Vietnamese community organizes the Tết Festival, publish Tết special edition magazines, and commemoration Hùng Vương, Đức Thánh Trần, and so on. Everywhere in America, there are China Towns, German villages, Dutch villages, Italian quarters, Japanese … Korean, Native Indians. … Although America is newly established, it inherited all the world civilizations and cultures because people come to America from all over the world, and each group brings along its civilization, cultures, and so on. All these cultures integrate into a melting pot that makes up the culture of America. Science in America is very advanced. The American economy is ranked first in the world. America is ranked first in music, movie, and sports. It is a pity if one does not know how to enjoy all theses treasures. If you do not know American culture, you would not be able use the best of America to help Vietnam. It would be a pity if one is living in America

Page 108: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

217

and one’s only hobby is just watching Chinese or Korean movies and sing along to karaoke. It is a waste if one only brings shoes, clothes, and perfume back to Vietnam, but nothing about literature, music, science, and technology. What a pity!

It is very important to build a strong and unified Vietnamese community. Establishing a strong community does not mean separating it from American society. Instead, we should bring in the essence of American culture as the denominator and all ethnic group cultures shall be the numerator. In case the denominator is too large and the numerator is too small, then American culture shall be poor because its contribution from other cultures is insignificant. Which number would be the optimum number for America? Grandpa thinks that the best number is 65 for the denominator and 35 for the numerator. What is the actual number? If we look at the election brochures, beside the English version, we can see that there are other languages, such as Spanish, Chinese, Vietnamese, and so on, so Grandpa thinks that the number is 55 for the denominator and 45 for the numerator.

218

Metal Boat Sculpture by the Cedar River Trail

There’s a sculpture on Cedar Trail depicting a metal boat. Below there’s an inscription: “WE ARE LIVING TOGETHER IN THIS BOAT.” Grandpa understands that people of different races and nationalities -- white, black, yellow, American, Vietnamese, French, and Russian are living together in the same boat, which is the United States of America. The boat will slow down, go in the wrong direction, or, in the worse scenario, can be sunk if people on this boat are fighting and killing each other because of skin color, race, or religion. A strong America will help us all to have a steady and secure life so that we can help our country of origin. There’s a Vietnamese saying “Protect the tree that bears fruits for you.” As far as Grandpa understands, “protect the tree” does not mean only to protect the tree from animals, bugs, and bad people but also to care for it in terms of watering, fertilizing, and so on so that the tree

Page 109: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

219

can grow strong and bear plenty of fruits. It’s our duty to protect and care for the United States of America tree.

Conclusion: In the old days, people’s life spans were shorter, only a few exceptionally strong people could reach the age of 70. Right now, Grandpa almost reached that exceptional 70 mark; Grandpa doesn’t have much time left to talk to Lan Chi, which is why Grandpa is trying to write as much as possible. Grandpa’s knowledge about America is very limited. What Grandpa is writing is just from Grandpa’s emotion, which is spontaneous and not accurate. But emotion usually reflects the true sentiment. This is Grandpa’s immense love for Lan Chi and Vietnam. Grandpa is sure that Lan Chi shall be very happy in this “land of the free and home of the brave”.

220

Trần Lan Chi

Page 110: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

221

For Conclusion

Below is my cousin’s letter after reading my two books: Công Chúa Nhỏ (The Little Princess) and Tình Hoài Hương (Nostalgia for My Homeland). He’s my mom’s sister’s son. Du’s French name is Imre Szabo, and he is Eurasian: Hungarian and Vietnamese. He attended Lycee Albert Sarraut, a French middle and high school in Hanoi. After the Geneva Agreements of 1954, he permanently settled in France in 1955 and earned a Ph.D. in nuclear physics. His wife is French. They have three children, 2 boys and one girl. I don’t know their French names, but all of them have Vietnamese names: An Cường, An Đức, and Ngọc Lan. The reason I use his letter as the conclusion of my book is because of his deep love for Vietnam. Although Du is only 50% Vietnamese -- educated in French schools, having left Vietnam when he was only 18 years old -- he still can read and write Vietnamese well. His letter below shows his deep love for his maternal country and family, as he was surrounded by his mom, grandma, and our love for him.

Dear Quang:

I’ve read both of your books that you sent me. Your writing is very good, and your stories are very pleasant. I wondered whether I should laugh or cry with some of the stories.

I love all six stories in “Công Chúa Nhỏ” (The Little Princess), but the ones I like most are “Trần Lan Chi,” “Trên Bải Biển Onset,” and “Con Cá Hồi Cụt Đuôi.”

222

Lan Chi is so cute and lovely!

Naming a child is very important. Khanh told me that Grandpa, Ngô Đình Bích, named all the boys after precious stones -- Uncle Ngọc (Gem), Uncle Kim Cương (Diamond) -- and named the girls after magnificent fabrics, such as Tơ, Lụa (silk). Only our eldest aunty was named Ngó, which is part of a composed name, Ngó Sen (Sen was Grandma’s name). My dad, a Hungarian, named me Imre. He was a legionnaire in the French Foreign Legion. Most members of the Legion usually changed their names when they joined, which is why it’s hard for me to know whether my family name, Szabo, was his true name or a fake one. Anyway, Imre is a typical Hungarian name. Since I was a young boy, I was quite sure that my dad didn’t change his name. Other legionnaires gave their mixed-race children French names. Kệt’s father, a Czechoslovakian legionnaire, named his daughter Jacqueline, probably because he expected her to become a French citizen eventually. My name, Imre, is difficult for French people to pronounce. Among my Vietnamese cousins, very few know how to pronounce and spell it. About 10 years ago, I discovered my dad’s birthplace, a small village near the Hungarian border with Bratislava (Eslovaquia). I went there and met with many of my paternal relatives. This border area changed hands many times, sometimes belonging to Austria, sometimes Hungary, sometimes Czechoslovakia. The village also changed names several times, but the population is always almost 100% Hungarian. My dad left the Legion in 1937. Four months later, at the beginning of 1938, the Nazis marched into Austria (Anschlhuss March 12, 1938) and my dad’s village. All my paternal relatives were able to flee the village. My dad passed away a long time ago, but I was lucky enough to meet with one of my cousin’s

Page 111: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

223

relatives living near the village. They heartily received me and took me to visit my grandparents’ tombs. During

World War II, my dad left the village and settled near Budapest. It’s why he couldn’t get in touch with his extended family in the village after WWII, when the Iron Curtain went up during the Cold War. People in countries under Soviet control couldn’t contact each other. It’s the reason why I know nothing about my dad’s life after 1946. I’ve been trying to search, but have had no success yet. Now I know for sure that my dad’s true name was Imre Szabo. He named me after his own name, according to Hungarian tradition: One of the sons must have the father’s name, and one of the daughters must have the mother’s name.

Hungarians have one single first name and last name, while other Europeans might have several first names. Due to this tradition, my paternal family, with three generations living in this village, contains four people with the name Imre Szabo, just like me! (I’m sorry, my paternal family story is dragging on for too long, but I want to tell it because I know that few people in my maternal family know about this.)

Concerning your second story, “On Onset Beach,” my wife and I also went to Cape Cod and visited Boston. We toured Harvard and MIT, and listened to a Boston Philharmonic concert in a public park. Unfortunately, we couldn’t afford to live in a millionaire’s mansion like you guys and Lan Chi. I was touched by your description of the flying kite on Thanh Bình beach. Do you know that people are flying kites at Làng Bằng too? But at Làng Bằng, flutes are attached to the kites. In the afternoon, you can hear the sounds of the flutes, which vary according to the strength and direction of the wind.

224

Grandpa Đức said that in the old days, the kites were so huge and heavy that no single person could fly one alone. It took three or four people to handle one. I went to Lang Bang every time I visited Vietnam. Sometimes I took my children and grandchildren to visit the lakes, the pagodas, the village temple, and Grandpa Đức’s house. Last year, the village changed a lot. Grandpa Đức’s house had been torn down and replaced by a “country millionaire” villa. Many ponds and lakes have been filled up to make way for three- or four-story houses, and no one can see the rice-paddy fields around the village, as they could years ago. You said you’ve never been to Làng Bằng, but your poem about your mother’s maternal village is so touching. I’ve gone through Lăng Cô beach several times, and through your stories, I know that you spent a lot of time there during your youth. At Mũi Né beach, there’s no kite flying, but there is kite surfing. The wind is so strong. Kite surfing is beautiful too, but the beauty of kite flying is different.

The story “Con Cá Hồi Cụt Đuôi” is very meaningful. I still remember when Khanh took Kệt, Claude, and I to watch salmon going upstream at Ballard Locks, near Lake Washington. At the time of year we were there, it was still too early in the season, so there were not many salmon. Too bad I couldn’t stay for one more month to see a wonderful spectacle -- a whole stream become bloody red with salmon, a darker red than the Hong Ha River in Hanoi. Your advice to your niece in “Con Cá Hồi Cụt Đuôi,” goes from literal to figurative meanings: “To choose America, but at the same time making an effort to learn Vietnamese” is the right choice; it proves that you are a wise man capable of showing your niece the right path in life.

I just finished reading “Tình Hoài Hương” and discovered that Dalat is your spiritual homeland. My

Page 112: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

225

wife and I also love Dalat very much. We went there four times. The first time, I met with Mr. Thông, in 1963. He brought his eldest son, who was 8 months old, to visit Cam Ly Water Fall (it’s so dirty today, it’s closed to tourists). We saw elephants logging in the forest, and we went paddling in a pedalo in Hồ Xuân Hương lake.

The following three times we visited (in 2006, 2014, and 2016), I went there with friends, or with my children and grandchildren, and visited Prenn Waterfall, Datanla, and Elephant Waterfall. We went up to Langbian High and to Suối Vàng, among other places. Although I don’t have as many souvenirs from Dalat as you do, I do love that “city without traffic lights” very much. In 2014, I went to Dalat in February, just a couple of days before Tet. I was lucky enough to watch mimosas blossoming on the hills. It was so beautiful! I do like the pale yellow colors of mimosas. In the region where I live, there are many mimosas. One time, I planted a mimosa tree in my garden, and it produced big and beautiful flowers. Unfortunately, the tree got sick. The branches and leaves were covered with fungus, and the tree died. About 100 kilometers from my place, at Bormes-Les-Mimosas, there’s a famous mimosa festival in February. A lot of people come by to enjoy this festival. The flowers bloom for just two or three weeks. Blooming mimosas signal the approach of spring, so everybody is happy. Mimosas are sold on city sidewalks that are colored in a pale yellow. Every family always brings home a bunch of mimosas. I wouldn’t dare compare French mimosas with Dalat mimosas. I’m sure French mimosas wouldn’t be as beautiful as Dalat mimosas!

Talking about 1963, I will never forget about your mom. When Dì Ba found out I was visiting from France, she said, “Du lives in France, where there are a lot of Vietnamese restaurants there, so I have to find out some

226

kind of food that doesn’t exist in France for him.” So, she bought live jellyfish and put them in a salt-water container. It took your mom two days to reach Saigon by train because some sections of the railways were sabotaged by the Việt Cộng. When tasting the jellyfish, I was so moved that I couldn’t hold my tears. Every time I passed by Saigon, I never forgot to visit Vĩnh Nghiêm Pagoda to pay my respects to Aunty (and Grandma). Early in 2016, my children and grandchildren also went there to pay their respects to them too.

There are many interesting stories in Tình Hoài Hương. You used to discuss with friends about Chuyện Kim Vân Kiều. That reminds me of my mom, who used the Kim Vân Kiều book as a “living oracle.” I read Chuyện Kiều and agree with you that Từ Hải was the one who loved Kiều the most, more than Kim Trọng and more than anybody else. You wrote that the quote from Phạm Quỳnh, “as long as Chuyện Kiều exists, the Vietnamese language exists, and as long as the Vietnamese language exists, then Vietnam exists …,” is nonsense. Bravo. That’s right. Any work from any French writer, painter, and musician can be lost, and France still exists. Even if people forget Chuyện Kieu, Vietnam is going to exist. The Phạm Quốc Đạt poem summarizing Chuyện Kiều is well written, but Nguyễn Viện’s “Đĩ Thúi,” which is anti-history, anti-fiction, anti-present, anti- … everything, is more original!

Until now, I never knew that Uncle Ba had a diary. Through your excerpts, I understand more about the situation of your family from 1946 to 1951. I don’t know why I always thought that Aunty went back to 37 Phạm Hồng Thái in 1948 and Uncle came back in 1949. From the Internet, I found out that De Lattre de Tassigny launched the Battle of Hòa Bình in 1951, and by that time, only that Uncle came back to join the family in

Page 113: PHẦN I Công Chúa Nhỏ LAN CHI FINAL... · được sinh ra từ bông hoa Lan. Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng : Lan là hoa lan. Chi là chi bảo

227

Hanoi. I’m going to correct my diary and change the dates when Aunty and Uncle went back to Hanoi.

Just like Quang and Khanh, I’m writing my diary to let my descendants know about my family’s life when I was in Hanoi and Saigon.

I’m writing it in French. It’s why, in a previous email, I asked you whether you can read French. If you can, I’ll send you some pages of my diary. I didn’t make it clear that it’s why you thought I want to send you French fictions!

I’ll stop here. Too much writing will exhaust you and me too.

If I have time and courage, I’ll try to translate some pages of my diary from French into English for you to read.

Du

228

Công Chúa Nhỏ Hình bìa: Cao Hoàng & Nguyệt Lãng Trình bày: Nguyễn Đức Quang Liên lạc: Nguyễn Đức Quang

Điện thoại: 206-841-2728 Email: [email protected]

*******************

The Little Princess Cover Designed by: Cao Hoàng & Nguyệt Lãng Designed by : Nguyễn Đức Quang Contact to : Nguyễn Đức Quang

Phone number: 206-841-2728 Email: [email protected]