phẦn i: giỚi thiỆu vỀ dỰ Án5 phẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố...

145
1 Môc lôc PHN I: GII THIU VDÁN ................................................................... 5 I.1. Tên dán: ............................................................................................... 5 I.2. Cp quyết định đầu tư: ............................................................................ 5 I.3. Cơ quan qun lý dán: ........................................................................... 5 I.4 Khái quát chung vdán: ....................................................................... 5 I.5 Mc tiêu ca dán:.................................................................................. 6 I.6 Phương pháp thc hin dán: ................................................................. 7 PHN II: THC TRNG KINH TXÃ HI, ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUY HOCH PHÁT TRIN CÁC TNH THUC HTHNG ĐÊ BIN TQUNG NINH ĐẾN QUNG NAM ................................................................ 8 I. Tng quan khu vc nghiên cu ..................................................................... 8 II. Thc trng kinh tế xã hi và khai thác sdng tài nguyên ven bin ........... 9 II.1 Dân cư..................................................................................................... 9 II.2 Cu trúc lao động.................................................................................. 11 II.3 Tình trng thiếu vic làm...................................................................... 12 II.4 Trình độ lao động ................................................................................. 13 II.5 Hin trng kinh tế ................................................................................. 14 1. Đặc đi m cơ cu kinh tế ........................................................................ 14 2. Khai thác và sdng tài nguyên ............................................................ 15 III. Định hướng phát trin ............................................................................... 18 III.1 Vùng duyên hi Bc B: ..................................................................... 18 III.2 Vùng duyên hi Bc Trung B: .......................................................... 22 IV. Quy hoch phát trin các tnh, thành ph................................................. 23 1. Tnh Qung Ninh: ................................................................................... 23 2. Thành phHi Phòng: ............................................................................ 25 3. Tnh Thái Bình: ....................................................................................... 27 4. Tnh Nam Định: ...................................................................................... 28 5. Tnh Ninh Bình: ...................................................................................... 29 6. Các tnh, thành phtThanh Hóa đến Qung Nam: .............................. 30 V. Nhng thun li và thách thc ................................................................... 39 PHN III: ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIM VĐIU KIN TNHIÊN VÙNG DÁN ................................................................................................... 40 I. Vùng bin Nam Định ................................................................................... 40 I.1 Chế độ thy triu: .................................................................................. 40 I.2 Chế độ sóng gió ..................................................................................... 41 I.3 Nước dâng .............................................................................................. 43 I.4 Chế độ dòng chy .................................................................................. 45 II. Vùng bin Hà Tĩnh ..................................................................................... 46 II.1 Thutriu: ............................................................................................ 46 II.2 Chế độ sóng gió .................................................................................... 47 II.3 Nước dâng: ........................................................................................... 49

Upload: others

Post on 14-Sep-2019

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

1

Môc lôc

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN................................................................... 5 I.1. Tên dự án: ............................................................................................... 5 I.2. Cấp quyết định đầu tư: ............................................................................ 5 I.3. Cơ quan quản lý dự án: ........................................................................... 5 I.4 Khái quát chung về dự án: ....................................................................... 5 I.5 Mục tiêu của dự án:.................................................................................. 6 I.6 Phương pháp thực hiện dự án: ................................................................. 7

PHẦN II: THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI, ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC TỈNH THUỘC HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM ................................................................ 8

I. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................... 8 II. Thực trạng kinh tế xã hội và khai thác sử dụng tài nguyên ven biển........... 9

II.1 Dân cư..................................................................................................... 9 II.2 Cấu trúc lao động.................................................................................. 11 II.3 Tình trạng thiếu việc làm...................................................................... 12 II.4 Trình độ lao động ................................................................................. 13 II.5 Hiện trạng kinh tế ................................................................................. 14

1. Đặc điểm cơ cấu kinh tế ........................................................................ 14 2. Khai thác và sử dụng tài nguyên............................................................ 15

III. Định hướng phát triển ............................................................................... 18 III.1 Vùng duyên hải Bắc Bộ: ..................................................................... 18 III.2 Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ: .......................................................... 22

IV. Quy hoạch phát triển các tỉnh, thành phố ................................................. 23 1. Tỉnh Quảng Ninh: ................................................................................... 23 2. Thành phố Hải Phòng: ............................................................................ 25 3. Tỉnh Thái Bình: ....................................................................................... 27 4. Tỉnh Nam Định: ...................................................................................... 28 5. Tỉnh Ninh Bình: ...................................................................................... 29 6. Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Quảng Nam:.............................. 30

V. Những thuận lợi và thách thức ................................................................... 39 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG DỰ ÁN ................................................................................................... 40

I. Vùng biển Nam Định................................................................................... 40 I.1 Chế độ thủy triều: .................................................................................. 40 I.2 Chế độ sóng gió ..................................................................................... 41 I.3 Nước dâng.............................................................................................. 43 I.4 Chế độ dòng chảy .................................................................................. 45

II. Vùng biển Hà Tĩnh ..................................................................................... 46 II.1 Thuỷ triều: ............................................................................................ 46 II.2 Chế độ sóng gió .................................................................................... 47 II.3 Nước dâng: ........................................................................................... 49

Page 2: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

2

II.4 Dòng chảy ven bờ................................................................................. 50 PHẦN IV: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA CHẤT CÁC TUYẾN ĐÊ BIỂN TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM ............................................................. 51

I. Khu vực Quảng Ninh ................................................................................... 51 II. Khu vực Hải Phòng .................................................................................... 55 III. Khu vực Thái Bình.................................................................................... 56 IV. Khu vực Nam Định ................................................................................... 57 V. Khu vực Ninh Bình .................................................................................... 58 VI. Khu vực Thanh Hóa.................................................................................. 62 VII. Khu vực Nghệ An.................................................................................... 65 VIII. Khu vực Hà Tĩnh.................................................................................... 70 IX. Khu vực Quảng Bình ................................................................................ 73 X. Khu vực Quảng Trị..................................................................................... 73 XI. Khu vực Thừa Thiên Huế ......................................................................... 76 XII. Khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng ............................................................. 77

PHẦN V: HỆ THỐNG ĐÊ VÀ CỐNG DƯỚI ĐÊ BIỂN............................. 79 I. Tổng quan khu vực dự án ............................................................................ 79 II. Hệ thống đê biển sau 5 năm thực hiện Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam .................... 80

II.1. Tình hình thực hiện Chương trình từ năm 2006 đến nay .................... 80 II.2. Nhận xét và đánh giá ........................................................................... 83 II.3. Những công việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chương trình......................................................................... 86 II.4. Giải pháp thực hiện đến năm 2015...................................................... 87

III. Cống qua đê............................................................................................... 88 III.1 Tình hình chung về hệ thống cống qua đê biển các tỉnh từ Quang Ninh đến Quảng Nam........................................................................................... 88 III.2 Hiện trạng các cống qua đê ................................................................. 90

1. Hiện trạng cống qua đê.......................................................................... 90 2. Các nguyên nhân chính gây hư hỏng cống dẫn đến mất an toàn đê điều. 99 3. Các dạng hư hỏng của cống qua đê........................................................ 99 4. Một số trường hợp hư hỏng cống qua đê điển hình ảnh hưởng tới an toàn đê ........................................................................................................... 100

PHẦN VI: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỐNG QUA ĐÊ BIỂN TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM .......................... 101

I. Tiêu chí và phương pháp đánh giá kiểm tra .................................................. 101 1. Kiểm tra cường độ bê tông cống (áp dụngTCXD VN239:2006) ......... 101

2. Kiểm tra chiều dầy lớp bảo vệ (theo TCXD 240 : 2000)........................ 102 3. Đo tốc độ ăn mòn cốt thép trong bê tông (TCXD VN 294:2003) ............ 102 II. Một số hỉnh ảnh trong quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng công trình .... 104 III. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ............................ 109

III.1 Tỉnh Quảng Ninh............................................................................... 109 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 109

Page 3: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

3

2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 110

III.2 Thành phố Hải Phòng........................................................................ 112 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 112 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 112

III.3 Tỉnh Thái Bình .................................................................................. 114 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 114 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 114

III.4 Tỉnh Nam Định ................................................................................. 116 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 116 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 117

III.5 Tỉnh Ninh Bình ................................................................................. 119 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 119 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 119

III.6 Tỉnh Thanh Hóa ................................................................................ 121 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 121 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 121

III.7 Tỉnh Nghệ An.................................................................................... 123 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 123 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 123

III.8. Tỉnh Hà Tĩnh .................................................................................... 125 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 125 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 125

III.9 Tỉnh Quảng Bình............................................................................... 127 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 127 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 127

III.10 Tỉnh Quảng Trị................................................................................ 129 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 129 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 129

III.11 Tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................... 131 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 131 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 131

III.12. Thành phố Đà Nẵng ....................................................................... 133 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 133

Page 4: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

4

2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng ....................................................................................................... 133

III.13. Tỉnh Quảng Nam............................................................................ 135 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 135 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê...................... 135

IV. Nhận xét chung......................................................................................... 137 V. Đề xuất giải pháp nâng cao độ bền công trình bê tông và bê tông cốt thép vùng biển việt nam .................................................................................................. 137

PHẦN VII : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................. 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 143

Page 5: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

5

BÁO CÁO TỔNG HỢP

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN

I.1. Tên dự án:

Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp cải tạo hệ thống cống qua đê biển các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam

I.2. Cấp quyết định đầu tư: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-BNN-KH ngày 22/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt đề cương, tổng dự toán dự án; Quyết định số 858/QĐ-BNN-KH ngày 26/3/2009 phê duyệt kế hoạch đấu thầu Dự án “Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp cải tạo hệ thống cống qua đê biển các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam”).

I.3. Cơ quan quản lý dự án: Cục Quản lý Đê diều và Phòng chống lụt bão

I.4 Khái quát chung về dự án: Thực hiện Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo vệ, củng cố và nâng cấp các tuyến đê biển hiện có từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, những năm qua cùng với sự nỗ lực của địa phương, Chính phủ đã hỗ trợ các tỉnh tập trung đầu tư để củng cố các trọng điểm xung yếu, từng bước hoàn thiện hệ thống đê biển. Tuy nhiên, việc củng cố nâng cấp mới chỉ tập trung các trọng điểm vào đê.

Những năm gần đây do tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường. Bão và áp thấp nhiệt đới có xu thế ngày càng gia tăng cả về tần suất và cường độ, hiện tượng nước biển dâng ngày càng gia tăng, đe dọa ổn định của hệ thống đê biển, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cống qua đê.

Đối với các vùng ven biển, khi các tuyến đê biển được nâng cấp, nâng tầm lên một bước mới sẽ làm cho đê biển vững chắc hơn tạo tiền đề phát triển kinh tế vùng ven biển. Đặc biệt, định hướng phát triển kinh tế đối với các vùng

Page 6: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

6

ven biển nước ta hiện nay là chuyển đổi một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp để tăng hiệu quả kinh tế, khi đó các cống qua đê sẽ có vai trò quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, cải tạo môi trường.

Hệ thống cống qua đê biển có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội vùng ven biển. Theo thống kê, các tuyến đê biển, đê cửa sông trong vùng dự án hiện có khoảng 1000 cống qua đê với nhiệm vụ tiêu nước chống ngập lụt, lấy nước phục vụ sản xuất, đảm bảo thông thuyền,.... Hầu hết các cống có kết cấu bê tông cốt thép hoặc đá xây, được xây dựng từ lâu. Do thường xuyên chịu các tác động bất lợi từ biển như thủy triều lên xuống, sóng, gió, xâm nhập mặn; mặt khác do thiếu kinh phí nên công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên không đảm bảo nên bị xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo yêu cầu phòng chống bão, lũ, dẫn đến mất ổn định hệ thống đê điều. Các sự cố, hư hỏng thường gặp của cống là hiện tượng xâm thực do tác động của thuỷ triều, nứt gãy do qúa tải trọng thiết kế,...

Một số khu vực do thay đổi cơ cấu sản xuất, quy mô dân số, một số cống tuy chưa hết tuổi thọ nhưng hiện nay do quá trình mở rộng thân và mặt đê nên cống bị ngắn, nhiều vị trí và quy mô cống qua đê trước đây không còn phù hợp, nhiẹm vụ nhiều cống qua đê thay đổi nhiều do chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Vì vậy việc điều tra đánh giá hệ thống cống qua đê biển và đề xuất giải pháp cải tạo nâng cấp là rất cần thiết và cấp bách.

I.5 Mục tiêu của dự án: Đánh giá thực trạng hệ thống cống qua đê biển các tỉnh ven biển từ Quảng

Ninh đến Quảng Nam. Đề xuất giải pháp biện pháp nâng cao độ bền bê tông và bê tông cốt thép của cống qua đê vùng biển phục vụ chương trình bảo vệ, củng cố và nâng cấp hệ thống đê biển hiện có từ Quảng Ninh đến Quảng Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg, đảm bảo hệ thống đê biển ổn định lâu dài, phù hợp với yêu cầu sản xuất, phát triển kinh tế xã hội của từng vùng.

Page 7: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

7

I.6 Phương pháp thực hiện dự án: Dự án sử dụng phương pháp nghiên cứu, đo đạc kiểm tra thực nghiệm kết

hợp điều tra, thống kê, thu thập tài liệu. Trong quá trình thực hiện đã chia thành nhóm để triển khai thực hiện dự án: Nhóm thực địa, nhóm phân tích xử lý nội nghiệp.

Quá trình thực hiện dự án nhóm thực địa phối hợp với địa phương: Chi cục đê diều các tỉnh, Công ty khái thác công trình thủy lợi các tỉnh, UBND các huyện, các xã có tuyến đê biển đi qua. Cụ thể thu thập các tài liệu liên quan đến dự án đã có, cùng với địa phương xuống thực địa và triển khai nghiên cứu đo đạc kiểm tra hiện trạng các cống qua đê biển của toàn hệ thống thuộc dự án.

Từ các tài liệu thu thập được, tổ chức tiến hành điều tra thực địa. Các cán bộ, tuỳ theo từng lĩnh vực chuyên môn được bố trí điều tra bổ sung các tài liệu còn thiếu, phát hiện các vấn đề mà tài liệu đã thu thập chưa đề cập tới.

Việc điều tra thu thập tài liệu được thực hiện trên nguyên tắc tận dụng, kế thừa nguồn tài liệu đã có, tiến hành điều tra, thu thập bổ sung các tài liệu cơ bản, các tài liệu về hiện trạng, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong vùng làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng và lập báo cáo phân tích,.

Page 8: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

8

PHẦN II: THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI, ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC TỈNH THUỘC HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN TỪ

QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM Vùng ven biển chịu sự tác động tổng thể từ ba yếu tố cơ bản: đất liền, biển

cả và con người. Hai yếu tố đầu là hai yếu tố bị chi phối chủ yếu bởi các quy luật tự nhiên và chúng cũng luôn thay đổi dưới tác động của loài người. Con người chẳng những thông qua các hoạt động sinh kế và xã hội của mình luôn luôn thay đổi chính mình, chính cuộc sống, và xã hội của mình mà còn luôn tác động vào môi trường tự nhiên chung quanh mình làm cho chúng thay đổi theo. Chính vì vậy để phát triển cũng như để quản lý sự phát triển sao cho sự phát triển ấy không làm tổn hại đến những lợi ích lâu dài và bảo đảm sự trường tồn của loài người thì chính phát triển con người và các cộng đồng xã hội của loài người mới là quan trọng nhất. Đồng thời cũng chính các cộng đồng dân cư, xuất phát từ những nhu cầu thiết thân của họ sẽ tham gia một cách tích cực vào quá trình phát triển và quản lý, triển khai việc kiểm tra kiểm soát và giám sát việc thực hiện các kế hoạch phát triển và quản lý

I. Tổng quan khu vực nghiên cứu Khu vực từ Móng Cái đến Quảng Yên là dải đồng bằng duyên hải rất hẹp

ngang nơi rộng nhất không quá 10 km. Những đồng bằng này được cấu tạo chủ yếu từ phù sa cổ, cao hơn những bãi phù sa mới có khi đến 10m. Chỉ ở trên thêm phù sa cổ mới có những điểm quần cư, nơi đây những cư dân ven biển canh tác trồng màu trên những cánh đồng, trông rừng bạch đàn hay sa mộc. Các bãi bồi phù sa mới thì được san thành các ruộng cấy lúa, dải đồng bằng này kéo dài ra phía biển bằng các bãi triều trên có sú vẹt mọc thành rừng.

Khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng chỉ còn lại một vùng cửa sông nơi mà tác động qua lại giữa dòng sông và biển quyết định sự hình thành các dạng địa hình quan hệ với biển. Về mặt địa hình vùng phía đông tiếp giáp với bờ biển là vùng trẻ nhất về mặt địa chất và địa hình. Đây là nơi rất thấp độ cao chỉ từ 0 đến 2 mét nằm trong phạm vi tác động của thuỷ triều. Nếu không có những con đê biển bảo vệ khu vực này sẽ không tránh khỏi bị ngập nước lúc triều lên. Vùng trung tâm của đồng bằng có độ cao 2- 4 m đã thoát khỏi ảnh hưởng của các quá trình hình thành bờ biển. Do hệ thống sông Thái Bình phân nhánh chi

Page 9: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

9

chít tạo thành các vùng đồng bằng thấp, các lạch ngang dọc chằng chịt, các cửa sông rộng dạng hình phễu (etchuye) nên ảnh hưởng của biển vào sâu và châu thổ hầu như không tiến ra hình thành các vùng dân cư ven biển. Trái lại, các chi lưu của sông Hồng đầy ắp phù sa có sức bồi đắp mạnh có nơi tiến ra biển từ 80-100 m/năm như ở Kim Sơn (Ninh Bình). Do đó các quần cư trẻ hình thành dần theo năm tháng.

Khu vực đồng bằng hạ lưu sông Mã, sông Cả cũng tương tự như đồng bằng sông Hồng khác chăng chỉ ở diện tích nhỏ hơn, đường viền núi gần hơn, bề mặt phù sa hạn chế hơn, nên các đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh kém bằng phẳng, nhiều đất cao, lắm đồi núi rải rác, các cồn cát ven biển phát triển. Vì vậy ở những vùng này đất đai nghèo nàn hơn, dân cư sống dựa vào nghề nông cũng vì thế mà nghèo khó hơn.

Từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân dải Trường Sơn Bắc ra sát biển và hướng núi chạy song song với bờ biển nên các đồng bằng ven biển không phát triển bề ngang, đồng thời lại phân chia thành từng vệt theo chiều dọc. Ngoài cùng nơi sát biển là một vệt cồn cát. Nhiều nơi trên dải cồn còn phát triển các đụn cát di động đang tiến từ ngoài biển vào bên trong lấn cả ruộng đồng. Bên trong các dải cồn cát địa hình thường thấp trũng, sông ngòi chảy dùng dằng theo hướng các dải cồn để tìm lối thoát ra biển. Ở những cửa sông có những vũng lầy nhỏ trên mọc sú vẹt. Với địa hình như vậy ở ven bờ biển dân cư thưa thớt, họ chỉ tập trung ở cửa các sông hoặc ở những cánh đồng phù sa tương đối cao để cấy lúa, làm vườn trồng cây ăn quả.

II. Thực trạng kinh tế xã hội và khai thác sử dụng tài nguyên ven biển II.1 Dân cư

Dân cư - lao động là một trong những yếu tố cơ bản của kinh tế - xã hội, là căn cứ cho việc hoạch định chính sách phát triển của vùng lãnh thổ nói chung và các vùng ven biển nói riêng. Dải ven biển có dân cư tập trung khá đông đúc và mật độ dân số khá cao trung bình khoảng 369 người/km2. Song sự phân bố dân cư ở đây rất không đồng đều giữa các khu vực, chẳng hạn, từ Hải Phòng tới Ninh Bình mật độ trung bình là 981 người/km2, từ Thanh Hoá đển Thừa Thiên Huế 198 người/km2. Nếu xét riêng từng tỉnh, từng huyện thì cách biệt còn nhiều hơn nữa. Thí dụ: Ven biển Quảng Ninh mật độ dân số là 398 ng/km2, ven biển

Page 10: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

10

Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình khoảng trên dưới 980 người/km2, Thanh Hóa mật độ dân số 310 người/km2, Quảng Bình – 100 người/km2, Quảng Trị - 125 người/km2,...

Mật độ dân số cũng phân bố không đồng đều giữa các khu vực, dân cư tập trung chủ yếu ở thị xã, thành phố, nơi có hoạt động kinh tế và xã hội lâu đời, có cơ sở hạ tầng tốt hơn so với các lãnh thổ khác. Trong khi đó các huyện đảo, các huyện ven biển có mật độ dân cư rất thưa thớt. Một sự khác biệt nữa trong sự phân bố dân cư của vùng là mật độ dân cư cao ở những khu vực dễ khai thác các tiềm năng tự nhiên, đó là các vùng có tài nguyên đất, nước, khí hậu, khoáng sản. Còn những huyện miền núi có địa hình phức tạp thì mật độ dân số thấp. Ví dụ như huyện Hải Hà của Quảng Ninh mật độ dân số chỉ có 95 người/km2 thì huyện Hải Hậu Nam Định mật độ dân số lên tới 1221 người/km2.

Về tốc độ tăng dân số: Đây là vùng có tỷ lệ gia tăng dân số khá cao so với cả nước. Tỷ lệ gia tăng dân số khá cao một phần phụ thuộc vào mạng lưới y tế. ở các thành phố, thị xã đều có các bệnh viện, trung tâm y tế lớn, còn ở các địa phương (thôn, xã) đều có trạm y tế nhưng các trạm y tế này ít hoạt động và đang bị xuống cấp. Việc khám chữa bệnh và cấp thuốc, thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch,... ở các địa phương chưa được kịp thời và thường xuyên. Nhưng thời gian gần đây mạng lưới y tế địa phương đã được chú trọng, việc tuyên truyền và tiến hành thực hiện chống các dịch bệnh, kế hoạch hoá gia đình,... đã được phổ biến rộng rãi cho nên việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân đã được quan tâm. Việc tăng nhanh dân số ở các vùng ven biển đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sử dụng các diện tích đất hoang hoá và các tài nguyên khác nhau ở dải đất này. ở những giai đoạn đầu việc tăng dân số đã kéo theo sự mở rộng nhanh chóng khu vự bãi bồi màu mỡ ở của sông lớn cho các cây trồng lương thực thực phẩm cây ăn quả và cây công nghiệp. Việc lấn biển ngày càng được thực hiện mạnh mẽ và có hiệu quả hơn. Các hệ thống đê bao chống mặn, hệ thống đồng ruộng làng mạc được xây dựng khắp nơi tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ổn định và tăng cường nơi cư trú. Những làng mạc trù phú dần dần được hình thành lại làm tiền đề cho sự mở rộng các qui mô khai thác các vùng đất mới.

Chính việc tăng cường số lượng định cư và sự hấp dẫn của nền kinh tế nông nghiệp ở các dải ven biển đã lôi cuốn con người vươn ra biển để đánh bắt

Page 11: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

11

hải sản. Cùng với việc mở rộng sử dụng đất lập nên các quần cư ven biển của các làng xóm nông nghiệp những người đánh cá đã tụ hội về đây dựa vào những cộng đồng ven bờ để ra khai thác biển cả.

Về giáo dục: Trong giáo dục mạng lưới trường lớp đã được đầu tư, đội ngũ giáo viên cũng được bồi dưỡng nâng cao trình độ, vì vậy trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường đã được tăng lên, tỷ lệ người không biết đọc, biết viết giảm đi. Hiện tượng này góp phần nâng cao trình độ văn hoá chung, tăng chất lượng lao động của khu vực.

II.2 Cấu trúc lao động Nhìn chung, trong các vùng ven biển có nguồn nhân lực dồi dào và đa

ngành, có thể sử dụng nguồn nhân lực vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cho phép tạo điều kiện sử dụng lao động hợp lý với cơ cấu kinh tế xã hội đang được hình thành và phát triển.

Số dân trong độ tuổi lao động ở vùng ven biển chiếm khoảng 50% (phản ánh số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động sống dựa vào lao động chính tương đối lớn). Số lao động ở độ tuổi 15 - 44 chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp dần ở độ tuổi 55 - 60, đặc biệt ở độ tuổi 15 - 24 số lao động chiếm tỷ lệ khá lớn ở hầu hết các vùng Cả hai khu vực nông thôn và thành phố đều có tỷ lệ lao động cao ở nhóm tuổi 15 – 24 và 25 - 34; trong đó cao nhất là nhóm tuổi từ 25 - 34 ở khu vực thành thị và nhóm tuổi từ 15 - 24 ở nông thôn. Nhìn chung lao động nông thôn ở độ tuổi 15 - 24 là nguồn lao động chính. Vì vậy, đào tạo chuyên môn kỹ thuật, ứng dụng khoa học vào sản xuất là nhiệm vụ cần thiết của việc nâng cao chất lượng nguồn lao động - động lực quan trọng để phát triển xã hội.

Trong số những người có việc làm thì tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn. Mặc dù bình quân diện tích đất nông nghiệp cho một người lao động thấp nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động nhất. Lao động trong công nghiệp và xây dựng cơ bảnthường tập trung ở các tỉnh và thành phố công nghiệp, còn vùng ven biển khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Lao động trong nghành dịch vụ cũng chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn như: Lực lượng lao động nữ của khu vực chiếm khoảng 50% số người lao động,

Page 12: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

12

điều đó đặt ra vấn đề cần nghiên cứu tạo việc làm thích hợp và có chính sách chế độ hợp lý đối với lao động nữ, nâng cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

II.3 Tình trạng thiếu việc làm Khi đất nước phát triển sang giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, lực lượng lao động ở các vùng ven biển đứng trước nhiều thử thách, đặc biệt là tình trạng thiếu việc làm. Số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm khá đông. Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập quá thấp đã buộc nhiều người, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, phải đi tìm việc làm tại các khu đô thị. Tình hình di chuyển lao động tự do từ nông thôn ven biển ra thành thị tìm việc làm diễn ra vời cường độ rất lớn, mục đích chủ yếu của họ là kiếm việc làm để có thu nhập cao hơn. Điều này đã làm tăng thêm sức ép việc làm tại đô thị và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp như nhà ở, đi lại, điện nước sinh hoạt và các tệ nạn xã hội. Hiện trạng trên là hiện tượng tất yếu trong quan hệ cung cầu lao động dưới tác động của cơ chế thị trường trong hoàn cảnh còn có nhiều lao động ở các vùng ven biển chưa đủ việc làm, thu nhập quá thấp so với đô thị. Vì vậy vấn đề tạo việc làm cho lao động ở các vùng ven biển sao cho phù hợp với tính chất và khả năng của người lao động cần được nghiên cứu và quan tâm hơn.

Việc di dân đi kinh tế mới ra các bãi bồi, các vùng đất cát ở ngay trên quê hương mình đã tỏ ra phù hợp với tâm lý tình cảm và tập quán sinh hoạt sản xuất của người dân nơi đây hơn là đưa họ đi những vùng khác xa xôi. Quá trình khai thác cạn kiệt tài nguyên thuỷ hải sản ven bờ trong thời gian qua đã bức bách người dân vùng ven biển một mặt phải tìm cách vươn ra xa bờ hơn nữa mặt khác buộc họ phải tìm cách tái tạo, bảo vệ và phát triển tài nguyên thuỷ sản ngay trên vùng bãi bồi, sử dụng các tài nguyên mới khám phá như đất cát, vũng vịnh , đầm phá vào nuôi trồng thuỷ sản

Sự phát triển của mạng lưới đô thị và các khu du lịch ở các vùng ven biển đã thúc đẩy lại sự phân bố dân cư và cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn. Các tụ điểm dân cư này đang phát triển và có xu hướng ngày càng gia tăng. Với quá trình đô thị hoá nên dân số thành thị tăng lên quá nhanh, song nó cũng là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Tại đây đã tạo ra một thị trường tiêu thụ hàng nông sản, cơ khí, hoá chất phục vụ nông nghiệp, các cơ quan, các

Page 13: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

13

trung tâm văn hoá... nhờ vậy lao động được nâng cao về trình độ chuyên môn kỹ thuật thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Sự phát triển mạng lưới đô thị còn làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp giảm đi và đất thổ cư, đất chuyên dùng tăng lên do yêu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng: nhà ở, đường giao thông, các công trình phục vụ dân cư xã hội, xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,...

II.4 Trình độ lao động Mặc dù có lực lượng lao động đông đảo nhưng trình độ lao động còn bị

hạn chế, thời gian rỗi còn nhiều. Ngoài nghề chính là nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác hải sản còn có một số nghề khác như xây dựng, đan, thêu, kinh tế biển,...

Trong mấy năm gần đây dưới tác động của kinh tế thị trường, đã từng bước tổ chức sắp xếp lại sản xuất nên trình độ lao động cũng được nâng cao. Bước đầu người dân ở đây đã có kinh nghiệm trong kinh tế thị trường, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phần lớn người dân ở đây vốn có truyền thống cần cù ham học hỏi, có khả năng nắm bắt các tiến bộ về công nghệ và khoa học kỹ thuật. Hệ thống dạy nghề, khuyến nông, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, … góp phần đào tạo và hướng dẫn việc làm cho người lao động.

Những nơi có vị trí ở gần các trung tâm phát triển người dân có điều kiện tiếp thu nhanh những tiến bộ mới, cập nhật thông tin nhanh và đa dạng, đó là chưa kể đến việc giao lưu Quốc tế qua các cảng và khách du lịch nước ngoài làm cho dân cư nhiều vùng ven biển trở nên nhạy cảm hơn, năng động hơn. Điều đó cho phép nâng cao trình độ văn hoá chung của người dân, mở mang dân trí và tạo nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao ở dải ven biển. Đáng lưu ý lao động nữ ở nông thôn ven biển có trình độ thấp, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp chỉ chiếm từ 4,7% đến 6,2%. Lực lượng lao động nữ nông thôn lại chiếm khoảng 1/2 tổng số lao động nói chung, vì vậy nâng cao trình độ cho lao động nữ nông thôn ven biển là vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của dải ven biển.

Page 14: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

14

II.5 Hiện trạng kinh tế 1. Đặc điểm cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây cùng với sự dịch chuyển của nền kinh tế thị trường trên phạm vi cả nước, nền kinh tế của khu vực ven biển đã từng bước tổ chức, sắp xếp lại sản xuất nên đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực. Xu hướng của sự dịch chuyển này là tăng dần tỷ trọng các ngành, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm và tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều nguồn tài nguyên, và tiềm năng mới nhất là tài nguyên và tiềm năng thuỷ hải sản được nghiên cứu sử dụng. Hàng loạt các cơ sở hạ tầng như: cầu tàu, bến cảng, các khu nuôi trồng thuỷ sản mang tính công nghiệp... đã được đưa vào hoạt động nhằm phát huy thế mạnh của dải. Ngoài ra các ngành tiểu thủ công truyền thống cũng được chú ý phát triển và đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách các địa phương.

Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo với cây trồng chính là cây lúa, rau, hoa màu, một số cây công nghiệp ngắn ngày, một số xã cận biển có nghề trồng cói, nghề trồng rừng chắn sóng, chắn cát,... Đi đôi với thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, trong những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày theo hướng sản xuất hàng hóa đang diễn ra tuy nhiên chưa trở thành những vùng sản xuất tập trung, chất lượng sản phẩm chưa cao để đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đây là biểu hiện của sự phát triển thiếu bền vững.

Ngành thuỷ hải sản có những chuyển biến mạnh trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng khá cao (10 – 15% năm) cả về đánh bắt và nuôi trồng, chế biến. Tuy nhiên việc phát triển tập trung đồng bộ mới đang diễn ra ở ven biển và các đảo, các vùng úng trũng còn ở dạng nhỏ lẻ, dộ bền vững thấp.

Ngành công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong những năm vừa qua đã duy trì được mức độ tăng trưởng khá, năng lực sản xuất tăng lên đáng kể, tỷ lệ đóng góp GDP ở mức cao, đặc biệt là các khu vực nằm trong vùng trọng điểm kinh tế như Quảng Ninh, Hải Phòng (Vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ), Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam (vùng trọng điểm kinh tế miền Trung). Một

Page 15: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

15

số khu công nghiệp điển hình như Uông Bí - Mạo Khê, Thượng Lý - Quán Toan, Daewoo - Hanel, Minh Đức, Nomura, Đình Vũ, Đồ Sơn, Hải Phòng 96, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Phú Bài, Liên Chiểu - Thủy Tú, Hoà Khánh, Điện Nam - Điện Ngọc, Khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất,… Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung sản xuất công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Các hoạt động dịch vụ chưa phát huy hết vai trò của nó trong nền kinh tế do tình trạng kinh tế ở đây còn thấp kém, các ngành công, thương nghiệp, tín dụng ngân hàng chưa đủ mạnh để giữ vững và phát huy hết vai trò của nó trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Ngành du lịch trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp đáng kể thu hút lượng khách du lịch ngày càng tăng, nhất là khách quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động du lịch mới chỉ vẫn mang tính tự phát, dừng lại ở những điểm nhất định chứ không phát triển thành tuyến riêng biệt, vì thế ngành du lịch vẫn chưa phát huy hết những ưu thế của nó trong cơ cấu kinh tế đầy tiềm năng của vùng ven biển.

Ngành xây dựng và phát triển đô thị phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua, hiện tại và tương lai vẫn là ngành có tốc độ phát triển nhanh làm thay đổi diện mạo vùng duyên hải ven biển.

Ngành Giao thông vận tải: Được đầu tư bằng nhiều dự án từ Trung ương đến địa phương, hệ thống giao thông vận tải trong vùng duyên hải phát triển khá nhanh với đầy đủ các chủng loại: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, đường không,… kết nối khu vực với các vùng phụ cận, tạo điều kiện cho việc luân chuyển, buôn bán hàng hóa với các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực.

2. Khai thác và sử dụng tài nguyên

Tài nguyên sinh vật ở các vùng ven biển rất phong phú, đa dạng, song cho đến nay vẫn chỉ chú ý khai thác theo khía cạnh phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Cùng với sự phát triển KT - XH, từ đặc điểm nhạy cảm đầy biến động của dải ven biển thì hướng khai thác sử dụng trong khía cạnh giữ gìn đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc trưng ngày càng giữ vai trò quan trọng.

Page 16: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

16

Tài nguyên thực vật được khai thác không có kế hoạch lâu dài, một số dạng bị khai thác quá mức (rễ bần, trang), hoặc lợi dụng triệt để (nuôi thuỷ sản) không tính đến khả năng tái tạo bền vững của tài nguyên, do vậy tài nguyên bị cạn kiệt và suy thoái nghiêm trọng. Hiện nay ở dải ven biển rừng ngập mặn ở trong và ngoài đầm nuôi bị chặt phá do đào đất đắp bờ, làm củi làm mất nơi ở, nơi cung cấp thức ăn cho tôm cá. Việc phát triển khai thác sinh vật ven bờ đang ở trong tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng do thiếu công nghệ, thiếu thiết bị, thiếu kiến thức, thiếu vốn và điều quan trọng nhất là thiếu qui hoạch chi tiết mạnh ai, nấy làm đã dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

Về khai thác hải sản: Thời gian qua nghề khai thác hải sản của dải ven bờ đã tạo ra được nhiều loại sản phẩm có giá trị xuất khẩu các cơ sở đóng tàu thuyền và dịch vụ nghề cá ngày càng phát triển. Song, việc khai thác hải sản hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập: Cơ cấu nghề nghiệp có qui mô nhỏ vẫn chiếm trên 70% số đơn vị thuyền nghề; ngư dân còn dùng phương tiện đánh bắt có tính huỷ diệt như xung điện, chất nổ, dùng các loại lưới có cỡ mắt nhỏ. Tàu thuyền đánh bắt hải sản chủ yếu vẫn là tàu công suất nhỏ chiếm trên 80%. Mặc dù những năm qua đã đầu tư nhiều cơ sở qui mô công nghiệp với tổng công suất chế biến gần 60 tấn/ngày. Song hiệu quả sử dụng thấp, khả năng khai thác chỉ đạt 20-30% công suất thiết kế.

Nguồn lợi sinh vật của dải ven biển cửa sông tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại, nhưng lại nghèo về số lượng. Cho đến nay vẫn chưa có phương thức khai thác và sử dụng hợp lý nên nguồn lợi này ngày càng cạn kiệt. Điều này đòi hỏi phải có phương thức và giải pháp khai thác hợp lý để vừa phát triển kinh tế bền vững vừa bảo vệ và tái tạo tài nguyên sinh vật ngày một tốt hơn.

Khai thác tài nguyên du lịch: Dải ven biển của nước ta suốt từ bắc tới nam đâu đâu cũng có tài nguyên cảnh quan du lịch lớn. Du lịch nghỉ mát với hệ thống các bãi tắm đẹp, dọc theo chiều dài bờ biển của dải từ Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Non Nước, Hội An,… là nơi thu hút được đông đảo khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Page 17: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

17

Du lịch sinh thái là hình thức du lịch, kết hợp thăm quan, nghiên cứu. Tiêu biểu cho loại hình du lịch này là hệ thống thống đảo trong các vịnh, các khu rừng ngập mặn, các sân chim,... Có khả năng khêu gợi mạnh sự say mê tìm hiểu của du khách. Ngoài ra dải ven biển còn có khoảng 950 di tích văn hoá lịch sử trong đó 90 di tích đã được xếp hạng giúp cho du khách đến thăm quan nghiên cứu lịch sử. Mật độ di tích trung bình của cả nước là 2,2 di tích/100 km2, trong khi đó mật độ di tích của Thái Bình là 20, Hải Phòng là 19,9, Nam Hà và Ninh Bình là 7,9.

Du lịch lễ hội: Dải ven biển cũng rất nổi tiếng với các lễ hội truyền thống. Với các cuộc đua thuyền, bơi chải. Các lễ hội này mang những nét độc đáo về văn hoá, lịch sử của cư dân dải ven biển nên có sức thu hút chẳng những du khách trong vùng mà còn từ các vùng khác đến và đặc biệt là đối với du khách quốc tế.

Mấy năm gần đây, từ khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa với nền kinh tế thị trường, ngành du lịch của dải đã được quan tâm, đầu tư khá mạnh về cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật để thu hút sự quan tâm chú ý của du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên việc khai thác tài nguyên này vẫn còn rất hạn chế và chưa hợp lý. Việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn còn đơn điệu, chưa biết kết hợp đan xen nhiều loại hình (tắm biển - nghiên cứu - du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh...) nên kém tính hấp dẫn. Bên cạnh đó việc phát triển du lịch cũng bắt đầu gây ô nhiễm môi trường nguồn nước biển do rác thải của khách du lịch xả ra, dầu thải thừa của tàu thuỷ, nếu không được ngăn chặn sẽ gây nên những hậu quả khôn lường về kinh tế, hạn chế và có thể làm mất đi các nguồn tài nguyên khác.

Khai thác tài nguyên vị thế

Với vị trí mặt tiền của quốc gia vùng ven biển là cửa ngõ của đất nước sẽ có nhiều cơ hội đón nhận, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhằm phát triển kinh tế nội khu vực, cũng như là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế ổn định, phát triển.

Ngoài những lợi thế vị thế có thể khai thác được, dải ven biển còn một hệ thống đảo ven bờ có ý nghĩa vị thế vô cùng quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia. Giá trị vị thế của hải đảo trước hết được thể hiện ở chỗ nó là cơ sở

Page 18: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

18

pháp lý về mặt lãnh thổ để xác định chủ quyền vùng biển và thềm lục địa. Hệ thống đảo còn trở thành "tiền đồn", điểm chốt cố định vững chắc khống chế hầu hết vùng biển quan trọng ven bờ, tạo bức tường thành kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng, là nơi triển khai, bố trí lực lượng quốc phòng vô cùng thuận lợi cho bảo vệ an ninh tổ quốc. Qua một loạt những bài học ở các nước có biển, ta có thể thấy được tầm quan trọng của dải ven biển, và lợi thế tự nhiên của một quốc gia có biển như thế nào trong sự nghiệp phát triển KT - XH và an ninh quốc phòng của đất nước. Vì vậy vị trí của dải ven biển được xem như một tiềm năng trong mọi tiềm năng, là tiền đề để khai thác hiệu quả mọi tiềm năng quan trọng khác trên mọi lĩnh vực. Ngoài ra dải ven biển còn có ý nghĩa quan trọng trong mục đích chính trị, an ninh quốc phòng cần được quan tâm trong chiến lược lãnh thổ của quốc gia.

Thế giới đang bước vào thế kỷ 21, với những đặc trưng và xu thế của các quan hệ kinh tế quốc tế có liên quan đến phát triển KT - XH của dải ven biển, đó là: ưu tiên cho phát triển kinh tế, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá về kinh tế, trong đó vai trò và vị trí của ASEAN với 10 thành viên (mà Việt Nam là một thành viên) ngày càng trở nên quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, với những nội dung nổi bật là điện tử và tin học, tự động hoá, sinh học hoá, vật liệu mới,... ngày càng đóng vai trò là nhân tố quan trọng nhất, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển KT - XH, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi quốc gia, mọi khu vực, mọi tầng lớp dân cư trên toàn thế giới.

Đứng trước thách thức đó, Việt Nam nói chung và dải ven biển nói riêng, phải phát triển nhanh, mạnh tạo bước nhảy vọt trong tất cả các lĩnh vực và các hoạt động kinh tế, để tạo tiền đề cho sự phát triển theo xu thế chung của thế giới và cả nước, tạo điều kiện lôi kéo các vùng trong nước phát triển theo, và kêu gọi được đầu tư nước ngoài vào khu vực, cũng như cả nước ngày càng tăng.

III. Định hướng phát triển III.1 Vùng duyên hải Bắc Bộ:

Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm 5 tỉnh thành phố là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước.

Page 19: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

19

Theo Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phạm vi lập quy hoạch của vùng duyên Hải Bắc bộ bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP Hải Phòng và 4 tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình với diện tích tự nhiên khoảng 12.005,93km2. Phạm vi nghiên cứu bao gồm Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến phát triển không gian kinh tế - xã hội của Vùng trong tầm nhìn hướng tới 2050.

Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc bộ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, cân đối, hài hoà giữa các đô thị trong vùng. Vì vậy, để các nội dung định hướng phát triển quy hoạch xây dựng Vùng Duyên Hải Bắc bộ được triển khai có hiệu quả, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề trọng tâm cần được triển khai thực hiện: Rà soát, điều chỉnh một số đồ án, dự án cấp vùng đã được phê duyệt nhưng không còn phù hợp với tình hình mới, bao gồm: Quy hoạch chung các TP trung tâm tỉnh lỵ, các KĐTM, các KCN tập trung. Xác định quy mô tính chất hệ thống giao thông trong toàn vùng đặc biệt là dự án đường cao tốc ven biển. Phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng của các đô thị trong vùng và liên vùng hợp lý hiện đại. Nghiên cứu cơ chế chính sách và chiến lược phát triển đô thị trong toàn vùng phù hợp với tầm nhìn lâu dài đảm bảo phát triển bền vững cho toàn vùng.

1. Tầm nhìn dài hạn

Theo Bộ Xây dựng, đến năm 2050 vùng Duyên hải Bắc bộ là một vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, có vị thế ảnh hưởng đặc biệt với Vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng kinh tế Nam Trung Quốc và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, là một vùng trọng điểm của chiến lược biển Việt Nam. Với phạm vi quy hoạch này, Vùng Duyên hải Bắc bộ là vùng có mật độ dân số tương đối cao so với các vùng khác trong cả nước, mật độ dân số trung bình 634 người/km2 (cả nước có mật độ là 252 người/km2). Xu hướng dân cư chuyển dịch vào các đô thị trung tâm tỉnh. Phân bố dân cư theo mật độ chia làm 3 vùng: Vùng có mật độ dân số cao là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định là 1.200 người/km2; vùng Ninh Bình có mật độ dân số trung bình là 662 người/km2; tỉnh Quảng Ninh có mật độ dân số thấp nhất là 183người/km2. Dự báo dân số như sau: Hiện trạng dân số

Page 20: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

20

toàn vùng năm 2005: 7,606 triệu người; dự kiến đến năm 2015: 8,3 - 8,65 triệu người; dự kiến đến năm 2025: 8,7 - 9 triệu người. Theo đó, dân số đô thị Vùng Duyên hải Bắc bộ có tỷ lệ 24,54% ( 2005 tỷ lệ dân số đô thị cả nước vào khoảng 27%). Dân cư đô thị tập trung chủ yếu vào các TP như Hải Phòng và các TP tỉnh lỵ. Dân số đô thị toàn vùng năm 2005: 1,86 triệu người; dự kiến đến năm 2015: 2,5 - 2,8 triệu người; dự kiến đến năm 2025: 4,5 - 5 triệu người.

Vùng Duyên hải Bắc bộ có tỷ lệ đô thị hoá thấp do vậy dự báo tốc độ đô thị hoá chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2006 - 2015 là giai đoạn phát triển có tốc độ cao; giai đoạn 2016 - 2025 là giai đoạn phát triển dân số có tốc độ trung bình và ổn định vào giai đoạn 2030 - 2050. Tỷ lệ đô thị hoá dự báo theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng hướng tới một vùng có cơ cấu công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ chiếm 94%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 6%. Dự báo tỷ lệ đô thị hoá như sau: Năm 2005: 24,54% (toàn quốc khoảng 27%); năm 2015 đạt 38 - 42%; năm 2025 đạt khoảng 55 - 60%.

2. Rà soát, điều chỉnh một số đồ án, dự án cấp vùng

Vùng Duyên hải Bắc bộ sẽ phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực, phân bố theo tuyến: Liên kết giữa không gian TP Hải Phòng - Hạ Long là các đô thị hạt nhân trung tâm vùng và các đô thị trung tâm tỉnh lỵ trên cơ sở các trục không gian chủ đạo: Trục không gian QL18, trục không gian QL10, trục không gian tuyến cao tốc ven biển vùng Duyên hải, trục không gian Đông Tây nối vùng châu thổ sông Hồng với Vùng Thủ đô Hà Nội, hành lang đường Hồ Chí Minh.

Không gian Vùng Duyên hải Bắc bộ được tổ chức thành 2 vùng: Vùng đô thị hạt nhân và vùng phát triển đối trọng. Vùng đô thị hạt nhân: TP Hải Phòng - Hạ Long nối kết phát triển thành vùng đô thị hạt nhân là động lực để phát triển Vùng Duyên hải Bắc bộ và khẳng định vai trò cấp độ quốc gia quốc tế với các dịch vụ: Thương mại, du lịch, cảng biển, công nghiệp trong mối liên kết với Vùng Thủ đô Hà Nội và các trung tâm phân vùng. Vùng phát triển đối trọng: Gồm 2 phân vùng. Trong đó các đô thị tỉnh lỵ đóng vai trò hạt nhân phát triển.

Phân vùng phía Bắc Duyên hải: Không gian liên kết phát triển theo QL18 và đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái gồm các đô thị phân bố theo

Page 21: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

21

dải: Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí - Cẩm Phả - Tiên Yên - Đầm Hà - Quảng Hà - Móng Cái và khu kinh tế Vân Đồn. Là trung tâm công nghiệp: Luyện kim, năng lượng, đóng tàu, dịch vụ, cảng biển, khai thác mỏ và trung tâm du lịch dịch vụ quốc gia, quốc tế với di sản vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long.

Phân vùng phía Nam gồm: 3 tỉnh Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Không gian vùng theo dải ven biển kết hợp cùng nông nghiệp châu thổ sông Hồng. Không gian được liên kết theo trục QL10 và đường cao tốc ven biển. Với trung tâm phân vùng là thành phố Nam Định (phát triển thành trung tâm vùng Nam sông Hồng ) và đô thị trung tâm tỉnh Thái Bình, Ninh Bình. Phát triển các đô thị ven biển: Diêm Điền, Tiền Hải, Hải Thịnh, Phát Diệm; phát triển các ĐTM ở khu vực có tiềm năng phát triển: Hùng Thắng, Ngô Đồng, Quất Lâm, Cồn, Rạng Đông gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng quốc gia Cúc Phương, khu Tràng An. Phân vùng đảm bảo yêu cầu an ninh lương thực, phát triển công nghiệp đóng tàu, chế biến thuỷ hải sản, nông sản, trung tâm văn hoá - giáo dục đào tạo dịch vụ đô thị và trung tâm du lịch quốc gia.

Để thực hiện được đồ án này, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo liên tỉnh để chỉ đạo các chương trình dự án cấp vùng tạo điều kiện huy động các nguồn vốn đầu tư theo đúng quy hoạch được duyệt. Theo đó, các chương trình dự án ưu tiên gồm:

- Xây dựng trung tâm Hội nghị hội thảo quốc tế của vùng tại Hải Phòng. Xây dựng các cơ sở giáo dục, đại học, trung học công nghiệp, dạy nghề tại các tỉnh trong vùng. Xây dựng các bệnh viện cấp vùng tại Hải Phòng và cấp khu vực tại các tỉnh trong vùng. Xây dựng hệ thống các công trình thương mại đầu mối tại các tỉnh trong vùng. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng đô thị, KCN không phù hợp với quy hoạch vùng tại các tỉnh trong vùng. Khu du lịch hang động Tràng An tại tỉnh Ninh Bình. Xây dựng các trung tâm thể thao cấp vùng tại Hải Phòng, cấp khu vực tại Nam Định, Ninh Bình. Đầu tư xây dựng các khu du lịch Trà Cổ, Vân Đồn, Cát Bà, Đồ Sơn, Đồng Châu, Chùa Keo, Cổ Lễ, Cồn Lu - Cồn Vành, Cồn Thủ, Quất Lâm, Cúc Phương, Vân Long, Yên Tử, Đền Trần, Cố đô Hoa Lư... tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

Page 22: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

22

- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cầu Đình Vũ - Cát Hải; cao tốc Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái; cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; Khảo sát và lập dự án tuyến đường cao tốc ven biển qua các tỉnh trong vùng; Nâng cấp QL39 từ Diêm Điền đi Hưng Yên tại Thái Bình; Nâng cấp tuyến đường 21 từ Nam Định đi Phủ Lý và đoạn Nam Định - Thịnh Long tại Nam Định; Làm mới tuyến đường từ Nam Định - Quất Lâm - Nho Quan tại Nam Định, Ninh Bình; Hoàn thiện đường cao tốc QL1 tại Ninh Bình; Nâng cấp QL10 đoạn Ninh Bình - Phát Diệm tại Ninh Bình; Nâng cấp sân bay Cát Bi, xây mới sân bay Bạch Long Vỹ tại Hải Phòng; Xây mới sân bay Vân Đồn tại Quảng Ninh; Xây dựng tuyến đường sắt Hải Phòng - cảng quốc tế Hải Phòng; Nâng cấp cảng Diêm Điền tại Thái Bình; Nâng cấp đường 12B nối Phát Diệm - đường Hồ Chí Minh.

- Xây dựng nhà máy nước liên vùng tại Yên Hưng - Quảng Ninh; Xây dựng mới và nâng cấp các nhà máy nước vùng tỉnh.

- Hoàn thiện và xây dựng các nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

III.2 Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ: Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số Số: 113/2005/QĐ-TTg ngày

20/05/2005 phê duyệt định hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 với mục tiêu chỉ đạo và điều hành thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển và quản lý phát triển làm căn cứ để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế định hướng các hoạt động của mình, đảm bảo đưa vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ sớm tiến kịp các vùng khác trong nước, trở thành một đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế; cải thiện căn bản đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân trong vùng; hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Yêu cầu về rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phải đạt được là:

- Quán triệt và cụ thể hoá các nội dung theo tinh thần Nghị quyết số 39/NQ-TW, cập nhật, bổ sung phù hợp với điều kiện mới.

Page 23: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

23

- Xác định rõ trong quy hoạch về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội (giao thông, điện, thuỷ lợi, khu công nghiệp, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, các công trình văn hoá,…) đối với các ngành sản suất kinh doanh chỉ nêu định hướng và xác định lĩnh vực cần ưu tiên tập trung đầu tư phát triển, đề ra các chính sách để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển.

- Xác định rõ các chương trình, dự án đầu tư trong 5 năm tới, nhu cầu về vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho từng chương trình, dự án và các giải pháp, cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư. Lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên thực hiện các đề án, dự án quan trọng để đưa vào kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.

IV. Quy hoạch phát triển các tỉnh, thành phố 1. Tỉnh Quảng Ninh:

Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" tại Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006. Theo đó mục tiêu phát triển từ nay đến năm 2020, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả để thực hiện công nghiệp hoá trước năm 2020:

- Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 13%; thời kỳ 2011- 2020 khoảng 14,2%. GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so sánh 1994) đạt khoảng 950 USD, năm 2020 đạt khoảng trên 3.120 USD.

- Tỷ lệ tích lũy đầu tư lên 40% so với GDP vào năm 2010, đáp ứng 75% nhu cầu vốn đầu tư phát triển.

- Thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục - thể thao v.v…

Một số chỉ tiêu cơ bản:

TT Loại chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020

1 Dân số (nghìn người) 1.069,9 1.124,1 1.237,3

2 GDP (tỷ đồng)

- Theo giá so sánh 1994 6.229,2 11.375,2 43.065,1

- Theo giá hiện hành 15.346,0 36.341,3 167.405,0

Page 24: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

24

3 Cơ cấu GDP (% - giá hiện

hành)

100,0 100,0 100,0

- Công nghiệp, xây dựng 49,7 46,3 48,5

- Dịch vụ 44,0 49,7 50,1

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 6,2 4,0 1,4

4 GDP/người (USD)

- Theo giá so sánh 1994 352,9 950,0 3.127,8

- Theo giá hiện hành 869,3 1.757,1 6.292,7

Tốc độ tăng trưởng (%):

Thời kỳ TT Loại chỉ tiêu Năm

2006 - 2010 Năm

2001 - 2010 Năm

2011 - 2020

1 Dân số -

1,02 0,96

2 GDP 13,3 13,0 14,2

- Công nghiệp, xây dựng 15,0 13,8 14,3

- Dịch vụ 12,0 13,3 14,7

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

4,0 4,2 4,6

Theo định hướng tổ chức kinh tế theo không gian lãnh thổ, tiểu vùng phía Đông hình thành Khu kinh tế Vân Đồn với việc phát triển du lịch, dịch vụ cao cấp; xây dựng cảng biển, cảng hàng không; thúc đẩy phát triển mạnh Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; nghiên cứu hình thành tổ hợp công nghiệp - dịch vụ - cảng biển tại phía Đông - Bắc tỉnh; xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô, Bắc Phong Sinh; phát triển kinh tế biển và hải đảo. Phát triển đô thị: nghiên cứu nâng cấp thị xã Móng Cái lên đô thị loại II, thị trấn Cái Rồng lên đô thị loại III, các thị trấn huyện lỵ lên đô thị loại IV. Trong tương lai, Tỉnh sẽ có 2 đô thị loại II (Hạ Long, Móng Cái), 3 đô thị loại III (Uông Bí, Cẩm Phả, Cái Rồng) và 9 đô thị loại IV là các thị trấn huyện lỵ. Phát triển các điểm dân cư nông thôn, kinh tế miền núi và hải đảo. Quyết định cũng đã xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.

Page 25: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

25

2. Thành phố Hải Phòng: Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" tại Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006. Theo đó:

Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đưa tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước đạt khoảng 4,5% năm 2010 và 7,3% năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 13 - 13,5% giai đoạn 2006 - 2010 và 13,5 - 14% giai đoạn 2011 - 2020, cao hơn mức tăng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng 1,3 lần; GDP bình quân đầu người (tính theo giá hiện hành) đạt 1.800 - 1.900 USD vào năm 2010 và 4.900 - 5.000 USD vào năm 2020. Phấn đấu có cơ cấu kinh tế hiện đại với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao cả trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm như sau:

Thời kỳ Năm

2006 - 2010

Năm

2011 - 2020

GDP 13,2% 13,7%

Dịch vụ 14,2% 14,4%

Công nghiệp - xây dựng 14% 14%

Nông - lâm nghiệp - thủy sản 5,4% 6,4%

Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP Năm 2010 Năm 2020

Dịch vụ 52 - 53% 63 - 64%

Công nghiệp 39 - 40% 33 - 34%

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 7 - 8% 3 - 4%

Page 26: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

26

- Phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,9 - 2,0 tỷ USD vào năm 2010 và khoảng 6 tỷ USD vào năm 2020.

- Hoàn thiện về cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, ngang tầm với các thành phố phát triển trong khu vực.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1 - 1,1%/năm giai đoạn 2006 - 2020.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60 - 65% vào năm 2010 và 85 - 90% vào năm 2020. Giải quyết việc làm cho 225.000 lao động trong giai đoạn 2006 - 2010 và 500.000 lao động giai đoạn 2011 - 2020.

- Tỷ lệ dân số đô thị đạt 55 - 60% vào năm 2010 và 80 - 85% vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn khoảng 5% vào năm 2010 (theo chuẩn mới).

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống còn dưới 5%, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 90% năm 2010 và tương ứng là 4% và 95% vào năm 2020.

- Đến năm 2010, phấn đấu 90% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã và tới năm 2020, đạt tỷ lệ 100%.

- Phấn đấu đạt 90% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh vào năm 2010 và 90 - 100% vào năm 2020.

Quy hoạch phát triển không gian, lãnh thổ vùng biển và ven biển:

- Phát triển hệ thống cảng biển bằng nguồn lực tổng hợp, phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống cảng (bến, luồng lạch, trang thiết bị sản xuất, điều hành v.v..) bảo đảm đủ khả năng phục vụ cho lượng hàng hoá thông qua cảng khoảng từ 25 - 30 triệu tấn vào năm 2010 và 70 - 80 triệu tấn vào năm 2020;

- Phát triển công nghiệp và đô thị vùng biển và ven biển: hình thành một số khu, cụm công nghiệp tập trung và các dải hành lang đô thị ven biển gắn với trục công nghiệp chiến lược đường quốc lộ số 5, đường quốc lộ số 10 và cảng Hải Phòng tạo thành một chùm đô thị - công nghiệp có sức thu hút và lan toả lớn, đóng vai trò là động lực đối với sự phát triển của vùng Bắc Bộ.

Page 27: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

27

3. Tỉnh Thái Bình: Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" tại Quyết định số 262/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006. Theo đó:

Mục tiêu cụ thể:

* Về phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12,5%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,5% và giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 11,0%.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, để đến năm 2010 tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 30%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 37% và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 33%. Đến năm 2015 có cơ cấu tương ứng là 21%; 45% và 34%; năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 14%; công nghiệp đạt khoảng 51% và dịch vụ khoảng 35%.

- Tăng kim ngạch xuất khẩu từ 98 triệu USD năm 2005 lên khoảng 200 - 240 triệu USD năm 2010; năm 2015 khoảng 400 triệu USD và năm 2020 khoảng 800 - 850 triệu USD.

- Tăng thu ngân sách nhằm bảo đảm các nhiệm vụ chi của Tỉnh và từng bước phấn đấu để có tích lũy. Phấn đấu tỷ lệ thu ngân sách đạt khoảng 15% GDP vào năm 2010; 17% năm 2015 và 19% năm 2020.

- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt 35 - 36% GDP; 2011 - 2020 khoảng 40 - 41%.

- GDP bình quân đầu người đạt 14,3 triệu đồng năm 2010, 28 triệu đồng năm 2015 và 51,2 triệu đồng năm 2020.

* Về phát triển xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số chung đạt 0,55% thời kỳ 2006 - 2015; khoảng 0,65% thời kỳ 2016 - 2020. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống 2,5% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 88 - 89% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% vào năm 2010, dưới 3% vào năm 2020.

Page 28: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

28

- Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 67%.

- Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, trong đó qua đào tạo nghề là 25%, đến năm 2020 tỷ lệ này là 60% và 42%; nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2010,…

Xây dựng kết cấu hạ tầng và đẩy nhanh đô thị hóa là lĩnh vực quyết định, là nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ quy hoạch. Xây dựng thành phố Thái Bình trở thành Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của Tỉnh và đạt tiêu chuẩn đô thị loại II trong giai đoạn 2010 - 2015; xây dựng, mở rộng cảng biển Diêm Điền, cảng sông Tân Đệ; nâng cấp một số tuyến đường quan trọng và xây dựng các cầu nối với tỉnh ngoài, xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước, cấp điện; xây dựng hạ tầng các khu du lịch, khu công nghiệp.

Phát triển khu vực nông thôn và vùng ven biển

Đối với khu vực nông thôn, song song với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đẩy nhanh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và dịch vụ.

Đối với vùng ven biển, bố trí cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tổng hợp. Triển khai nhanh chóng các dịch vụ cung cấp giống và phòng trừ dịch bệnh nhằm phát triển nhanh diện tích nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá, phát triển các phương tiện đánh bắt, chế biến thuỷ sản.

4. Tỉnh Nam Định: Theo Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg ngày 3/7/2008 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh đến năm 2010 khoảng 12%/năm và tăng đến 13%/năm giai đoạn 2011 - 2015.

Trước mắt, đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm cao nhất, khoảng 39%; dịch vụ chiếm 36%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 25%. Thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt 12,5 triệu đồng vào năm 2010, 26 triệu đồng năm 2015, 50 triệu đồng năm 2020 (tính theo giá thực tế).

Page 29: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

29

Tập trung đẩy mạnh sản xuất lúa đặc sản ở các huyện phía Nam, mở rộng sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện phía Bắc; ổn định diện tích 2 vụ lúa khoảng 70 - 75 nghìn ha, năng suất 13 - 14 tấn/ha/năm, sản lượng khoảng 900 - 950 nghìn tấn.

Đầu tư mạnh vào các doanh nghiệp đóng tàu như Nhà máy đóng tàu Thịnh Long để đóng mới tàu biển với công suất thiết kế tải trọng 6.500 - 15.000 DWT. Hình thành thêm một số khu công nghiệp tàu thủy: Nam Định, Xuân Kiên, Mỹ Lộc, Nghĩa Bình, Thịnh Long.

Bên cạnh chất lượng, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tăng nhanh, làm chỗ dựa cho phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương.

Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 25%/năm, giai đoạt 2011 - 2015 đạt 17%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15%/năm.

Du lịch sẽ được phát triển thành ngành kinh tế quan trọng, theo đó, sẽ nghiên cứu xây dựng khu du lịch biển Rạng Đông, phát triển khu du lịch biển Thịnh Long, Quất Lâm,...

Đáng chú ý, theo Quy hoạch, Nam Định sẽ trở thành đô thị trung tâm phía Nam của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, Trung tâm giao dịch chứng khoán của Nam đồng bằng sông Hồng để huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Về mạng lưới quốc lộ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình qua địa bàn tỉnh với chiều dài khoảng 21 km, sau đó tiếp tục nâng cấp toàn tuyến từ Pháp Vân - Ninh Bình lên 6 làn xe. Xây dựng đường quốc lộ ven biển với quy mô cấp II đồng bằng, đoạn Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh sau năm 2010.

5. Tỉnh Ninh Bình: Mục tiêu của tỉnh từ nay đến năm 2010 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng

GDP bình quân 10%/ năm; năm 2005 bình quân GDP đầu người tăng 1,4 lần; Đến năm 2010 tăng 2 lần so với năm 2000.

Page 30: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

30

6. Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Quảng Nam: Theo Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/5/2008 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020

Mục tiêu phát triển:

- Xây dựng Dải ven biền miền Trung (DVBMT) trở thành Vùng kinh tế phát triển, cửa ngõ phía Đông và là một trong các hành lang kinh tế Bắc - Nam quan trọng của miền Trung và cả nước, đóng góp vào tăng trưởng của toàn miền Trung và trên lãnh thổ từng tỉnh trong Vùng. Tăng trưởng GDP khoảng 12,5% thời kỳ 2006 - 2010 và 12,9 - 13,0% thời kỳ 2011 - 2020, tỷ trọng GDP của kinh tế trên biển và ven biển của DVBMT trong toàn vùng miền Trung khoảng 76 - 80,4% GDP vào năm 2020, đóng góp khoảng 82 - 85% giá trị xuất khẩu của miền Trung.

- Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển bao gồm: hệ thống cảng biển, trong đó có cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; các sân bay; mạng giao thông ven biển và mạng kết nối với nội địa; hệ thống cung cấp nước, xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải nguy hại; hệ thống các công trình phòng tránh thiên tai...

- Hình thành các trung tâm tiến ra biển của cả nước ở miền Trung và ở địa bàn mỗi tỉnh, mỗi tiểu vùng trên cơ sở phát triển các đô thị ven biển và hướng biển, các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp và khu du lịch ven biển.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế đảo.

- Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với phát triển nguồn nhân lực; đồng bộ giữa quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp với quy hoạch nguồn nhân lực. Nâng cao toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân, giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo. Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực các xã bãi ngang, các khu vực khó khăn ven biển để giảm thiểu chênh lệch Vùng.

- Đảm bảo phát triển DVBMT theo hướng phát triển bền vững, hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế cùng với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên, chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Page 31: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

31

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái, tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thềm lục địa và lãnh hải.

Nhiệm vụ phát triển: Để thực hiện những mục tiêu quy hoạch trên và góp phần thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nhiệm vụ phát triển của DVBMT tập trung vào các phương hướng chủ yếu sau:

1) Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ven biển và biển:

* Về đường bộ

- Hình thành đường giao thông ven biển qua DVBMT dài 1.314 km nối liền ven biển các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.

- Triển khai xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả.

- Xây dựng và hoàn thành đường cao tốc Bắc Nam: Đến năm 2020, tuyến Bắc Nam phía Đông gồm các đoạn sau: Ninh Bình-Thanh Hóa; Thanh Hoá-Vinh; Vinh-Hà Tĩnh; Cam Lộ-Đà Nẵng; Đà Nẵng-Quảng Ngãi; Quảng Ngãi-Quy Nhơn; Nha Trang-Dầu Giây;

- Cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến quốc lộ trục ngang đạt cấp III - cấp IV, một số đoạn thường xuyên ngập lụt phải được kiên cố hoá gồm các quốc lộ: 47, 7, 8A, 12A, 9, 49A, 14B + 14D, 24; 19, 25, 26, 27, 28, 55.

* Đường sắt.

Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia và khu vực, triển khai đường sắt đôi khổ 1.435 mm đoạn Hà Nội-Vinh và đoạn TP HCM-Nha Trang. Nghiên cứu xây dựng một số đoạn đường sắt cao tốc Bắc-Nam, trước hết là các tuyến TP Hồ Chí Minh-Nha Trang và Hà Nội-Vinh.

* Đường thuỷ: Cải tạo đường thuỷ gắn liền với việc chỉnh trị bãi cạn cửa sông.

* Hình thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật các hành lang kinh tế gắn kết các đô thị, cảng biển, sân bay với các khu kinh tế cửa khẩu của Vùng như hành lang kinh tế Thanh Hoá - Sầm Sơn; Vinh - Cửa Lò - Bến Thuỷ; Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình; Quảng Trị - Huế; Đà Nẵng - Dung Quất - Nhơn Hội; Nha Trang - Ninh

Page 32: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

32

Thuận - Bình Thuận và các hành lang kinh tế Đông - Tây nối các cửa khẩu phía Tây ra các cửa biển phía Đông.

* Phát triển cảng biển

- Xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hoà) trở thành cảng biển lớn của Việt Nam đạt tầm vóc quốc tế, đến năm 2020 cảng sẽ hoàn thiện với công suất 1,5 triệu TEU.

- Xây dựng cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng làm cảng cửa ngõ.

- Hoàn thành nâng cấp các cảng tại các khu kinh tế theo quy hoạch, gồm các cảng; Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Nhơn Hội, Vũng Rô, Phú Quý. Phát triển các cảng Cửa Việt, Ba Ngòi đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

* Hình thành và phát triển đội tàu biển. Phát triển nhanh đội tàu chở container.

* Xây dựng các cảng hàng không theo quy hoạch hệ thống cảng hàng không cả nước. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Chu Lai. Khai thác có hiệu quả các cảng hàng không Vinh, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hoà. Nghiên cứu, cải tạo, nâng cấp sân bay trên đảo Phú Quý.

* Phát triển thuỷ lợi kết hợp thuỷ điện với các công trình hồ chứa, mạng dẫn để có nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

* Hệ thống cấp nước: Quy hoạch hệ thống cấp nước cho toàn DVBMT. Giải quyết nhu cầu nước sạch nông thôn bằng biện pháp khoan giếng, đào giếng khơi, xây dựng bể chứa nước mưa, sử dụng nguồn nước mặt qua xử lý, xây dựng các trạm xử lý cấp nước bằng công nghệ trong nước.

* Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải nguy hại: Quy hoạch các bãi rác thải, nhà máy xử lý rác thải; xử lý nước thải của các đô thị, khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp trước khi cho thoát ra sông, biển. Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung của từng tỉnh; khu xử lý chất thải rắn nguy hại đối với từng Tiểu vùng ven biển. Đối với dự án Nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận, trong quy hoạch phải có cơ chế và địa điểm xử lý rác thải riêng.

Page 33: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

33

* Phát triển và đầu tư xây dựng các công trình cảnh báo, phòng tránh thiên tai, trung tâm cứu hộ cứu nạn, các khu neo đậu tàu thuyền tránh bão gồm: hệ thống quan trắc, cảnh báo thiên tai; các cơ sở vật chất phục vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển; các cơ sở dịch vụ hỗ trợ nghề cá, khu neo đậu tránh bão theo Quyết định 288/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; các cảng và khu dịch vụ hậu cần nghề cá ở Lạch Hới (Thanh Hóa), Lạch Quèn, Lạch Vạn (Nghệ An), Cửa Sót (Hà Tĩnh), Cửa Tùng (Quảng Trị), Cửa Đại, An Hòa (Quảng Nam).

* Phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung trên vùng đất cát, vùng trồng lúa, cói, làm muối hiệu quả thấp (chú ý tới vấn đề bảo vệ môi trường). Đầu tư các vùng sản xuất giống thuỷ sản. Tập trung vào hạ tầng phát triển nuôi trồng thuỷ sản biển đảo.

* Đầu tư cơ sở chế biến và thương mại thuỷ sản như nhà máy chế biến, chợ cá, kho bảo quản thuỷ sản và các công trình kết cấu hạ tầng thương mại thuỷ sản khác.

* Củng cố và nâng cấp hệ thống đê cửa sông và đê biển kết hợp chỉnh trị các dòng sông để chống bồi lắng sạt lở, hạn chế hiện tượng sa mạc hoá, đảm bảo thoát lũ và khai thác tổng hợp nguồn nước của từng lưu vực. Xử lý và bảo vệ một số đoạn sông mà dân cư đang sống tập trung ở vùng cửa sông đang bị sạt lở.

* Đẩy mạnh chương trình trồng rừng phòng hộ ven biển tại Dải ven biển miền Trung.

* Xây dựng các hành lang thoát lũ hợp lý bằng kết hợp hệ thống đê và lòng bãi sông.

* Quy hoạch bố trí lại các khu dân cư và xây dựng các công trình công cộng (trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hoá...), nhà ở ở những vùng bị lũ lụt theo hướng phòng chống thiên tai.

2) Phát triển các trung tâm kinh tế biển

* Phát triển đô thị ven biển

Page 34: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

34

- Xây dựng Đà Nẵng thành Trung tâm kinh tế biển của Vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn của nước ta.

- Phát triển các đô thị của Vùng trở thành những trung tâm tiến ra biển của từng tỉnh, từng tiểu vùng trong Dải ven biển miền Trung: Thanh Hóa trở thành một trung tâm phát triển ở Bắc miền Trung; thành phố Vinh là Trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; thành phố Huế trở thành Thành phố Festival, thành phố du lịch, trung văn hoá, kinh tế của Vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế, trung tâm khoa học, đào tạo và trung tâm y tế đa ngành chất lượng cao của Vùng; Nha Trang là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của tỉnh, khu vực các tỉnh cực Nam Trung Bộ và trung tâm du lịch biển của cả nước.

- Xây dựng và phát triển các thành phố, thị xã ven biển trên từng tỉnh trở thành những trung tâm tiến ra biển của từng tỉnh, như các thành phố: Hà Tĩnh, Đồng Hới, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Phan Rang-Tháp Chàm, Phan Thiết và thị xã Đông Hà.

* Các khu kinh tế (KKT) ven biển.

- Phát triển KKT gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của Vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đẩy nhanh sự phát triển các KKT đã được thành lập mà trước hết là các khu tinh tế có ý nghĩa động lực đối với DVBMT là các KKT Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội, Vân Phong, Chân Mây - Lăng Cô, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đông-Nam Nghệ An, Nam Phú Yên.

- Hình thành và thành lập KKT Hòn La.

* Các khu công nghiệp (KCN).

- Giai đoạn 2006 - 2010: Tập trung đầu tư hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả 21 KCN, khu chế xuất (KCX) đã và đang được triển khai xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên 3.510 ha, đặc biệt là các KCN trên địa bàn trọng điểm. Xem xét mở rộng và thành lập mới 7 KCN với tổng diện tích khoảng 1.660 ha. Phát triển một số cụm công nghiệp vừa và nhỏ tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội phát triển.

Page 35: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

35

- Từ năm 2011 đến 2020 và những năm tiếp theo, thành lập 23 KCN mới và mở rộng 7 KCN với tổng diện tích khoảng 5.578 ha đến năm 2020. Khuyến khích các KCN đầu tư phát triển công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu.

- Phân bố các KCN gắn với hình thành các điểm đô thị trong Vùng theo các tuyến hành lang. Phát triển các cụm công nghiệp theo quy hoạch ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

3) Phát triển kinh tế đảo.

- Tăng cường đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh kết hợp kinh tế dân sinh trên các huyện đảo, xã đảo, hỗ trợ phát triển nghề cá xa bờ và một số tuyến đường ven biển như cầu cống, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, hồ chứa nước, trạm phát điện sức gió, xử lý chất thải rắn...

- Phát triển du lịch, khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ trên các đảo kết hợp với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng ở Hòn Mê (Thanh Hoá), Hòn Mát, đảo Ngư (Nghệ An), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Lý Sơn (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), hệ thống các đảo của Khánh Hoà và Phú Quý (Bình Thuận).

- Phát triển kinh tế đảo Phú Quý theo Quyết định số 312/2007/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách ưu đãi đối với đảo Phú Quý.

4) Phát triển các lĩnh vực xã hội, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội các xã bãi ngang, các vùng khó khăn của Dải ven biển miền Trung Việt Nam.

5) Phát triển các không gian sản xuất.

* Công nghiệp.

- Chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hình thành hệ thống sản phẩm công nghiệp chủ lực: công nghiệp lọc, hoá dầu, điện, luyện kim, công nghiệp cơ khí, điện tử; công nghiệp đóng mới và sửa chữa, tàu thuyền (chú ý tới bảo vệ môi trường và xử lý chất thải). Phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản gắn với vùng nguyên liệu.

Page 36: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

36

- Đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp lọc, hóa dầu ở: Dung Quất của Quảng Ngãi, Nghi Sơn của Thanh Hóa, Nhơn Hội của Bình Định, Nam Phú Yên (Hoà Tâm, Đông Hoà) của Phú Yên.

- Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp làng nghề, công nghiệp trong nông thôn, nhằm sử dụng nguyên liệu sẵn có trong vùng, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và tăng sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và càng cao của khu vực dân cư.

- Đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hoá mẫu mã, chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm trên các dây chuyền công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá của vùng trên trường quốc tế.

- Liên kết phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác giữa các tỉnh trong Dải ven biển miền Trung và các vùng kinh tế khác:

* Du lịch.

- Phát triển du lịch biển, đảo và ven biển DVBMT nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển, có thứ hạng cao ở khu vực Đông Nam Á. Gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch, vui chơi giải trí chất lượng cao với các sản phẩm du lịch đa dạng và giá trị cao.

- Phát triển đu lịch của DVBMT chủ yếu theo tuyến du lịch ven biển dọc quốc lộ 1, xây dựng các tuyến du lịch dựa vào việc khai thác giá trị du lịch của các di tích lịch sử - văn hoá, di tích chiến tranh và di sản thế giới.

- Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng mới hiện đại một số khu hội chợ, hội nghị, hội thảo quốc tế, khu thể thao tổng hợp ở các khu vực: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hoá, thể theo, du lịch, vui chơi giải trí quốc tế, nhất là các môn thể thao đặc thù ở biển.

- Xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Đến năm 2020 hình thành 3 tam giác du lịch là: Tam giác du lịch Sầm Sơn - Nghĩa Đàn - Vũng Áng; Tam giác du lịch Phong Nha, Huế - Đà Nẵng, Bà Nà - Hội An, Mỹ Sơn; Tam giác du lịch Nha Trang - Đà Lạt - Mũi Né.

Page 37: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

37

* Các lĩnh vực dịch vụ: Phát triển các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến kinh tế biển khác: dịch vụ vận tải biển; dịch vụ cảng biển, sân bay; dịch vụ và kinh doanh dầu khí; dịch vụ thương mại; ngân hàng, tài chính; dịch vụ viễn thông.

* Sản xuất nông, lâm nghiệp:

- Phát triển nông nghiệp của Vùng theo hướng: nâng cao độ an toàn của sản xuất, phòng tránh lũ lụt, nâng cao hiệu quả trên mỗi ha đất canh tác. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong các ngành sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ ở các vùng trồng lúa. Rà soát quy hoạch các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến ở DVBMT. Phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, dứa, thuốc lá, vừng, bông vải...), cây ăn quả phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng. Phát triển đàn bò, đàn lợn và các vật nuôi khác gắn với việc hình thành các cơ sở chăn nuôi lấy thịt, lấy sữa với quy mô tập trung. Xây dựng các trung tâm giống, tăng cường thiết bị, cán bộ cho công tác thú y và vệ sinh chăn nuôi.

- Phát triển kinh tế rừng thành ngành kinh tế quan trọng gắn với bảo vệ môi trường. Tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc dụng và các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia; đẩy mạnh trồng mới và chăm sóc phục hồi rừng.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tái lạo nguồn lợi thuỷ sản, phòng chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi, theo hướng thực hiện nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nuôi trồng thủy sản. Phát triển giống nuôi trồng thuỷ sản và hợp tác nghiên cứu nuôi trồng dược liệu biển phục vụ chế biến dược liệu.

6) Bảo vệ môi trường ven biển và biển.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của biển đối với phát triển vùng và trách nhiệm về bảo vệ môi trường biển. Nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về các giá trị đe doạ đối với tài nguyên và môi trường vùng bờ và các biện pháp sử dụng quản lý bền vững. Xây dựng các chương trình nghiên cứu và phát triển về cải thiện sinh kế cho các cộng đồng địa

Page 38: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

38

phương và hoàn thiện các chương trình giáo dục và đào tạo về quản lý tài nguyên môi trường;

- Bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái, sức khỏe con người khỏi tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai như: Bảo vệ chất lượng nước biển ven bờ, bãi biển, các hệ sinh thái ven biển và môi trường quanh các đảo của DVBMT; Phòng ngừa và giảm thiểu tác hại do thiên tai và sự cố môi trường, như xói lở bờ sông, bờ biển và lũ lụt;

- Bảo tồn các loài, tài nguyên, sinh cảnh và các giá trị quan trọng về sinh thái, xã hội và văn hoá và lịch sử;

- Cải tạo, phục hồi các tài nguyên, sinh cảnh đã bị suy thoái tại vùng bờ;

- Tăng cường thể chế quản lý tổng hợp vùng bờ theo hướng phát triển bền vững.

7) Đảm bảo quốc phòng an ninh biển.

- Nâng cấp trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương đối với nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.

- Bố trí kinh tế phải gắn với quốc phòng. Trong bố trí các công trình xây dựng và bố trí dân cư nhất thiết phải chú ý đến yếu tố quốc phòng để tạo thế liên hoàn có thể ứng cứu được lẫn nhau.

- Xây dựng một số ngành, lĩnh vực có sự lưỡng dụng vừa làm kinh tế vừa đảm nhận nhiệm vụ an ninh quốc phòng (công nghiệp đóng tầu, vật liệu xây dựng, dệt may, thông tin liên lạc, vận tải biển, khai thác hải sản...).

- Huy động và kết hợp bố trí hợp lý lực lượng vũ trang làm kinh tế dịch vụ biển, làm chỗ dựa cho các hoạt động kinh tế trên biển. Có chính sách khuyến khích và tạo lập thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, đảm bảo các hạt động dân sự trên toàn vùng biển được thường xuyên.

- Đẩy mạnh hoạt đối ngoại quốc phòng, nắm chắc luật pháp và tập quán quốc tế để giải quyết các tranh chấp biển, đảo kịp thời và có hiệu quả, không để xảy ra các điểm nóng. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quốc phòng và đối ngoại

Page 39: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

39

quân sự. Củng cố và mở rộng hợp tác về quốc phòng với các nước ASEAN và Trung Quốc.

V. Những thuận lợi và thách thức Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có những định hướng quan trọng và

quan tâm đầu tư nhằm biến vùng duyên hải ven biển thành vùng kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi do tự nhiên đem lại, vùng duyên hải ven biển còn tiềm ẩn những thách thức to lớn vì đây là vùng trũng thấp, thường xuyên chịu tác động của các yếu tố thiên nhiên khốc liệt như bão, lốc, nước biển dâng,…

Để tồn tại và phát triển, trải qua nhiều thế hệ đã dần hình thành hệ thống đê biển, đê cửa sông nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển. Đây là thành quả to lớn của nhiều thế hệ, là tài sản vô giá của quốc gia, là hạ tầng quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của vùng duyên hải ven biển.

Trong những năm vừa qua một số tuyến đê biển xung yếu thuộc các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam đã được đầu tư khôi phục, củng cố. Tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn chế nên hệ thống đê biển còn mang tính chắp vá, mứa đảm bảo an toàn chưa cao. Mặt khác, do thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều, sóng gió, đặc biệt là khi có bão lớn nên đê biển cả ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ còn nhiều tồn tại, nhất là việc ổn định lâu dài trước nguy cơ thiên tai ngày càng khốc liệt và trước đòi hỏi việc phát triển đa mục tiêu. Việc bảo vệ an toàn hệ thống đê biển là một yêu cầu cấp bách.

Page 40: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

40

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG DỰ ÁN

Các yếu tố hải văn bao gồm thuỷ triều, sóng, dòng chảy biến đổi theo các chu kỳ khác nhau kết hợp với điều kiện địa hình khu vực đã tạo nên chế độ động lực đặc thù ở các vùng khác nhau tác động tới cống qua đê biển và hệ thống đê biển.

Sóng là yếu tố động lực rất quan trọng ở đới ven bờ biển và cửa sông. Ngoài tác động gây áp lực vỗ bờ, khi sóng vỡ còn tạo ra dòng chảy tốc độ cao có thể rửa trôi vật liệu đáy và tham gia vận chuyển bùn cát dọc bờ, phân bố lại trầm tích từ trong sông đưa ra hình thành nên các bãi bồi ven biển cửa sông. Hoạt động của sóng cũng đã tạo nên các dạng địa hình mài mòn - xói lở và bồi tụ rất đặc trưng. Quá trình mài mòn do sóng cũng cung cấp cho khu bờ một lượng bồi tích đáng kể, nhiều khi nó trở thành nguồn bồi tích chính, đặc biệt là những đoạn bờ có ít cửa sông đổ ra biển và chịu tác động mạnh của sóng.

I. Vùng biển Nam Định I.1 Chế độ thủy triều:

Bờ biển Nam Định có chiều dài khoảng 72Km nằm trong vùng ven biển cửa sông đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có chế độ nhật triều khá thuần nhất: Tại Hòn Dáu, triều có chu kỳ trung bình 24h45, thời gian triều dâng và rút có sự chênh lệch (TD = 11h11' và TR = 13h43'). Biên độ dao động tối đa 3,0m đến 3,5m, trung bình từ 1,7m đến 1,9m và tối thiểu 0,3m đến 0,5m.

Mực nước triều lớn nhất nhiều năm có thể đạt 4,0m và thấp nhất khoảng 0,08m. Mực nước triều và biên độ lớn nhất là ở khu vực ven biển cửa sông Quảng Ninh, càng dần về phía Nam trị số mực nước triều và biên độ dao động nhỏ dần. Theo không gian, từ Bắc xuống Nam và ở cửa sông từ ngoài khơi vào sâu trong đồng bằng tính chất nhật triều thuần nhất giảm đi khá nhanh do ảnh hưởng của yếu tố địa hình. Số liệu mực nước thực đo trong thời gian 22 năm từ 1970-1991 tại các trạm cửa sông

Page 41: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

41

Đỉnh triều Trạm đo

Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất

Cồn Nhất (K210+670 Hữu Hồng) 1.64 1.32 0.99

Trực Phương (K1 Hữu Ninh Cơ) 1.79 1.35 1.06

Như Tân (K199 Tả Đáy) 1.45 1.29 0.93

- Về số liệu triều dùng để thiết kế đê biển Nam Định:

Dự án PAM và các dự án sau này đếu chọn mực nước triều ứng với tần suất P = 5% để thiết kế.

Khi tính toán, sử dụng tài liệu từ trạm Hòn Dấu (Hải Phòng) chuyển về tới các vị trí cần tính toán. Theo kết quả tính toán của Viện cơ, mối tương quan giữa trạm Hòn Dấu và vùng ven biển Nam Định có hệ số tương quan K = 0.93. Theo bảng thuỷ triều của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn: Hệ số thuỷ triều của Văn Lý so với Hòn Dấu là K = 0.95. Kết quả tính với các tần suất cho ở bảng dưới:

Mức đảm bảo P = 2% P = 5% P = 10%

Mực nước cao nhất 2.42 2.29 2.21

I.2 Chế độ sóng gió Vùng ven biển Nam Định có phương đường bờ là Đông Bắc – Tây Nam

với đặc điểm chế độ sóng phân bố theo mùa. Theo kết quả nghiên cứu chế độ sóng gió khu vực cửa sông ven biển ĐBSH trên cơ sở xử lý, phân tích các tài liệu quan trắc nhiều năm về sóng gió tại các trạm hải văn ven biển (Hòn Dáu, Hòn Nẹ, Hòn Ngư) và ngoài khơi (Bạch Long Vĩ) cũng như kết hợp tính toán hệ số khúc xạ và biến đổi các yếu tố đặc trưng của sóng từ ngoài khơi vào bờ.

a) Gió: Hướng gió thổi vào vùng dự án thịnh hành theo 2 mùa:

- Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 chủ yếu là gió Đông Nam, tốc độ trung bình v = 4 m/s, tốc độ lớn nhất xuất hiện khi có bão khoảng 40m/s (Cơn bão số 4 ngày 13/9/1985 và cơn bão số 5 (Darmey) ngày 27/9/2005 có tốc độ 50m/séc).

Page 42: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

42

Gió Đông Nam mang nhiều hơi nước từ biển vào thường gây mưa lớn cho khu vực ven biển.

- Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chủ yếu là gió Đông Bắc khô hanh, tốc độ trung bình 3.75 m/sec. (Có những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh đạt tốc độ 15-20 m/séc).

Ngoài 2 hướng gió thịnh hành theo mùa ở trên, vùng ven biển mùa hè còn có gió Đất, gió Biển với chu kỳ 1 ngày đêm. Giữa 2 mùa có gió chuyển tiếp hướng Tây Nam ảnh hưởng lớn cho đê biển Nam Định.

Đối với bờ biển Nam Định, gió không chỉ có tác dụng trực tiếp làm bay cát từ ngoài bãi, trên mặt đê vào trong đồng mà nó còn gián tiếp gây xói lở bãi biển, đê biển bằng cách tạo ra sóng lớn, dòng chảy ven bờ là những yếu tố trực tiếp gây ra xói lở bờ, sạt lở mái đê. Gió trong giông bão có thể bốc đi một khối lượng đáng kể cát ở bờ biển, song tác động chính gây xói lở bãi, vỡ đê là do các hậu quả của bão đó là sóng và dòng chảy trong bão tạo ra.

b) Sóng:

- Mùa đông (từ tháng XII đến tháng III): Hướng sóng thịnh hành ngoài khơi là Đông Bắc với tần suất khá cao và ổn định từ 51 đến 70%. Ngược lại trong bờ thịnh hành các hướng sóng Đông Bắc (11%), Đông (34%) và Đông Nam (22%), trong đó hướng sóng Đông chiếm tần suất cao ở ven biển Hải Phòng (từ 30 đến 37%), các hướng sóng Đ, ĐB thịnh hành ở ven biển Thái Bình, các hướng sóng Đ, ĐN chiếm tần suất ưu thế ở các ven biển Nam Định - Ninh Bình. Cấp độ cao sóng trung bình ngoài khơi 0,5 đến 1,30m và ven bờ 0,4 đến 0,90m; độ cao sóng lớn nhất ngoài khơi đạt 1,5 đến 6,0m và ven bờ từ 0,75 đến 3,0m.

Như vậy trong mùa đông, vùng ven biển Nam Định chịu tác động mạnh mẽ nhất của các hướng sóng do hệ thống gió mùa ĐB gây ra. Vùng chịu tác động mạnh nhất là dải ven biển cửa sông Nam Định - Ninh Bình, đây là đoạn bờ lồi, có độ dốc lớn nên động lực sóng tác động vào đoạn bờ này khá mạnh. Nhất là đoạn bờ từ Quất Lâm đến Lạch Giang, với chiều dài khoảng 30 km, đường bờ biển thẳng, các đường đẳng sâu phân bố đều và song song với đường bờ, hơn nữa cách xa các cửa sông lớn nên thiếu nguồn bồi tích, lại đón hầu hết các

Page 43: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

43

hướng sóng tác động mạnh nên đoạn bờ này đang trong tình trạng xói lở nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

- Mùa hè (từ tháng VI đến tháng IX): Hướng sóng chủ đạo ngoài khơi là N với tần suất cao, ổn định từ 37 đến 60%, và ven biển là các hướng sóng ĐN: 24%, N: 20%. Các hướng sóng này có ảnh hưởng tác động mạnh tới khu vực ven biển Nam Định. Độ cao sóng trung bình ngoài khơi từ 0,8 đến 1,30m và ven bờ 0,7 đến 1,20m; độ cao sóng lớn nhất ngoài khơi 4,0 đến 9,0m và ven bờ 2,6 đến 6,0m.

Nhìn chung mùa này trị số độ cao sóng lớn hơn nhiều trong mùa đông do thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và giông, lốc. Đây là yếu tố bất lợi rất lớn đối với sự ổn định các bãi bồi cũng như vấn đề khai thác và sử dụng chúng. Dưới tác động của sóng có độ cao lớn, tạo nên áp lực sóng có trị số cao gây xói lở bờ, phá vỡ các tuyến đê xung yếu nhất là các tuyến đê quai ở các bãi bồi.

- Mùa chuyển tiếp (các tháng IV - V và X - XI): Tương tự như trường gió, sóng ngoài khơi có các hướng chính là ĐB và N, ngược lại đới ven bờ là Đ và ĐN với cường độ có giảm nhiều so với mùa chính. Tuy nhiên do nhiễu động thời tiết xảy ra muộn như gió mùa hoặc bão sóng gió vẫn có tác động mạnh tới vùng ven biển ở đây.

Tóm lại: vùng ven biển cửa sông ĐBSH sóng có tác động khá mạnh đến sự phân bố lại bùn cát trong sông đưa ra hình thành nên các bãi bồi ven biển cửa sông mà điển hình nhất là các bar chắn cửa sông và các cồn cát nổi cao (cồn Vành, cồn Thủ, cồn Ngạn...). Song trong những ngày có gió mùa ĐB thổi mạnh kéo dài và bão hoạt động, sóng lớn cộng với nước dâng luôn đe doạ hệ thống đê, kè ven biển nhất là những năm gần đây rừng ngập mặn - một tác nhân tích cực phòng hộ bờ biển và dải đồng bằng ven biển bị chặt phá nghiêm trọng để xây dựng các đầm nuôi bắt thuỷ sản thì mức độ phá huỷ của sóng càng gia tăng.

I.3 Nước dâng Bờ biển Nam Định nằm ở khoảng giữa bờ biển Vịnh Bắc Bộ. Vì vậy bất

cứ cơn bão nào đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ hoặc các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh đều trực tiếp gây ra nước dâng cho bờ biển Nam Định

Page 44: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

44

Mặt khác trong thời kỳ chuyển tiếp khí hậu trong tháng 9, 10 hàng năm, gió chuyển dần từ hướng Tây Nam sang Đông Bắc. Vì vậy những cơn bão muộn đổ bộ vào miền Trung, miền Nam đều gây nước dâng và sóng lừng ảnh hưởng tới bờ biển Nam Định.

Trong mùa đông dưới tác động của gió mùa ĐB có tốc độ cao và thổi ổn định ở ngoài khơi Vịnh Bắc bộ, khu vực này thường xảy ra hiện tượng nước dâng. Về mặt hình thái thì khu vực ven biển Thái Bình đến Ninh Bình lại chịu tác động mạnh của gió mùa ĐB, nhưng địa hình bờ biển lồi, cũng ít có khả năng nước dâng cao. Phân tích các kết quả quan trắc mực nước cho thấy, trị số nước dâng do gió mùa ĐB ở vùng này không cao, trung bình khoảng 25 đến 30cm.

Nước dâng trong bão là mối nguy hiểm rất lớn đối với vùng ven biển cửa sông, nước dâng gây ngập úng và phá huỷ các công trình dân sinh - kinh tế. Nhất là trong những năm gần đây phong trào đắp đầm nuôi hải sản phát triển mạnh trên các bãi bồi cửa sông ven biển thì bão là mối nguy hiểm lớn cho những đầm nuôi. Các số liệu quan trắc nước dâng do bão trong hơn 30 năm qua cho thấy dải ven biển cửa sông ĐBSH có thể đạt và vượt 2,0m. Tuy nhiên đó chưa phải là giá trị cực đại bởi hầu hết các trường hợp nước dâng quan trắc được ở đây chưa xảy ra vào thời điểm mực nước triều cường và bão mạnh nhất.

Tại các khu vực đê trực diện với biển, do bãi thấp (+0,50 đến -1,50m) nên nước dâng đều tác động trực tiếp đến đê.

Khi mực nước dâng cao, khả năng sóng tác động mạnh vào lớp cát ngoài bãi, vào lớp đất, đá, cấu kiện kè lát mái đê sẽ cao hơn do đó dễ bị xói lở hơn. Khi có bão nước sẽ dâng cao tới 3-4m trong thời gian duy trì đỉnh từ 3-4 giờ, hoặc khi có gió mùa Đông bắc mạnh về tuy nước chỉ dâng cao 30-40cm nhưng có thể kéo dài tới một tuần hoặc lâu hơn, tạo thời gian dài hơn cho sóng đánh vào bãi bãi vào mái đê, đặc biệt khi gặp thời kỳ triều cường “nước rươi” (tháng 9, tháng 10 âm lịch) rất dễ sinh sạt lở bờ, mái đê kè khu vực trực diện với biển, mặt bãi bị hạ thấp.

Theo kết quả: “Khảo sát nghiên cứu các yếu tố tự nhiên của vùng biển Nam Định” từ 1975-1990 của Viện nghiên cứu khoa học Thuỷ lợi quốc gia đã khảo sát được nước dâng ở vùng bờ biển Nam Định tại một số cơn bão điển hình như sau:

Page 45: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

45

TT Tên cơn

bão

Ngày đổ bộ vào đất liền

Vận tốcgió

W(m/s)

Mực nước

dự báo(m)

Chiều cao

nước dâng H(m)

Chiều cao max

Hs(m)

Khu vực đổ bộ

1 Aliee 20/9/1975 25 0.5 1 3.2 Thanh Hoá

2 Carle 4/9/1977 14 0.7 0.5 2.5 Nghệ Tĩnh

3 Ruth 16/09/1980 25 0.95 1 3.1 Thanh Hoá

4 Kenny 3/7/1981 18 0.5 0.8 2.5 Thanh Hoá

5 Rarry 22/8/1987 22 1.4 1 3 Quảng Ninh

6 Dot 11/6/1989 27 0.9 1.2 3.4 T.Bình-N.Hà

7 Rrian 3/10/1989 24 0.6 0.9 2.9 T.Hoá-N.Tĩnh

8 Angela 10/10/1989 19 0.7 0.7 2.6 Quảng Bình

9 Cecil 25/5/1989 18 0.5 0.6 2.3 QN-ĐN

10 Army 30/7/1994 0.98 Thanh Hoá

I.4 Chế độ dòng chảy Dòng chảy và sóng là hai yếu tố động lực ven bờ có ảnh hưởng quyết định

tới quá trình bồi, xói bãi, trong đó, dòng chảy trực tiếp vận chuyển bùn cát từ nơi này tới nơi khác. Dòng chảy ven biển rất đa dạng và phức tạp. Trong dòng chảy ven biển người ta phân ra ba loại dòng chảy sau:

a) Dòng triều

Đối với vùng ven biển Bắc Bộ, triều lưu chảy khá mạnh ở vùng gần cửa sông, ở xa các cửa sông triều lưu nhỏ hơn, trị số chung không vượt quá 1m/s. Theo kết quả nghiên cứu về khu vực Hải Hậu của Viện nghiên cứu khoa học

Page 46: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

46

Thuỷ Lợi cho thấy dòng triều gần như thuận nghịch, chu kỳ của nó ổn định, hướng dòng triều là Đông Bắc - Tây Nam.

Tốc độ dòng chảy đo được trong khu vực Hải Hậu dao động từ (0,1÷0,6)m/s; tốc độ dòng chảy khá lớn trong vùng ngưỡng cạn sông Lạch Giang, giá trị lớn nhất có thể đạt đến 1m/s.

b) Dòng chảy do gió

Dòng chảy do gió mang tính chất dòng chảy hai mặt, trị số vận tốc của nó giảm nhanh theo chiều sâu. Theo kết quả nghiên cứu của Viện cơ học trong thời kỳ mùa Đông, dòng chảy có hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, môđun vận tốc từ (0,3÷0,4)m/s, ở khu vực ven bờ hướng dòng chảy gần như song song với bờ. Trong mùa hè, chế độ dòng chảy phức tạp hơn, sát khu vực Hải Hậu – Xuân Thuỷ tồn tại các xoáy nước, các hoàn lưu cỡ lớn có chiều ngược với kim đồng hồ. Vận tốc dòng chảy có giá trị khoảng 0,2m/s; ở phía ngoài khơi vận tốc nhỏ hơn, khoảng 0,1m/s

c) Dòng chảy ven bờ

Dòng chảy ven bờ là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố cơ bản của nhiều tham số thuỷ động lực ven bờ, trong đó sóng và dòng triều đóng vai trò chủ đạo. Loại dòng chảy này xảy ra ngay vùng sát đê và kè. Trong vụ nước rươi dòng chảy ven bờ có trị số khá lớn, đạt từ (0,6÷1,2)m/s. Khi có dòng chảy lớn và gặp tổ hợp triều cường kết hợp với gió bão đổ bộ vào phía Nam vùng ven biển Hải Hậu, hoặc có gió mùa Đông Bắc thì mức độ phá hoại đê biển vùng này rất mãnh liệt. Trên thực tế ít khi có xẩy ra tổ hợp dòng chảy lớn gặp triều cường, theo số liệu khảo sát điểm cực đại của vận tốc dòng chảy ven thường gặp lúc triều lên hoặc triều rút, còn khi có triều cường thì trùng với giá trị cực tiểu của dòng ven.

Quá trình khảo sát ở khu vực ven biển Hải Hậu cho thấy vận tốc dòng ven lớn nhất đo được vào tháng 11/1987 là 1,26m/s và tháng 11/1989 là 1,15m/s.

II. Vùng biển Hà Tĩnh II.1 Thuỷ triều:

Vùng biển Nghệ An - Hà Tĩnh mang tính chất chế độ thuỷ triều Bắc Bộ và chuyển tiếp Trung bộ nên có chế độ nhật triều không đều. Trong một kỳ triều

Page 47: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

47

khoảng 14 đến 15 ngày có khoảng từ 8 đến 9 ngày có chế độ nhật triều (một đỉnh và một chân triều) và có từ 6 đến 7 ngày bán nhật triều (hai đỉnh và hai chân triều). Số liệu quan trắc tại trạm Cửa Hội và Cửa Nhượng như sau:

- Tại trạm Cửa Hội: Biên độ triều trung bình là 1,30m, trong kỳ triều cường đạt mức 2,8m đến 3,2m. Một số năm biên độ triều lớn tại trạm Cửa Hội như sau:

Tháng 9/1964 biên độ triều đạt 2,88m

Tháng 6/1969 biên độ triều đạt 2,96m

Tháng 7/1971 biên độ triều đạt 3,08m

Tháng 10/1978 biên độ triều đạt 2,72m

Cao độ mực nước triều thấp nhất tại trạm Cửa Hội là -1,69m

- Tại trạm Cửa Nhượng:

Biên độ triều lên Biên độ triều xuống

Cao nhất

Thấp nhất

Trung bình

Cao nhất

Thấp nhất

Trung bình

Ghi chú

187cm 13cm 111cm 186cm 25cm 111cm

II.2 Chế độ sóng gió Bờ biển Hà Tĩnh nằm trong vùng ven biển Trung bộ, sóng ở khu vực này bị ảnh hưởng trực tiếp của hai hệ thống gió mùa: gió mùa Đông Bắc vào mùa đông và gió mùa Tây Nam vào mùa hè.

a) Gió:

Hàng năm bờ biển khu vực Hà Tĩnh bị chi phối bởi hai loại gió mùa chính, trong đó:

- Gió mùa Tây Nam với đặc trưng khô nóng hoạt động chủ yếu vào tháng 6 đến tháng 9. Tốc độ gió bình quân đạt 2m/s đến 3m/s. Tốc độ gió lớn nhất đo được tại Vinh là 37m/s vào ngày 8/8/1965.

Page 48: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

48

- Gió mùa Đông Bắc với đặc trưng ẩm, lạnh hoạt động chủ yếu vào các tháng từ 11 đến tháng 3. Tốc độ gió thường đạt mức 10m/s đến 15m/s. Lớn nhất đo được tại Vinh đạt 24m/s (năm 1931) và tại Hòn Ngư đạt 34m/s (22/10/1962).

b) Bão

Tại khu vực này hàng năm có xấp xỉ hai cơn bão ảnh hưởng trực tiếp. Bão thường đổ bộ có hướng gần như vuông góc với đường bờ, tốc độ gió trong bão bình quân ghi được tại trạm Vinh đạt trên 40m/s và tại trạm Hòn Ngư là 50m/s. Các cơn gió mạnh có tốc độ gió lớn hơn 30m/s ghi được trong những năm gần đây tại vùng Hòn Ngư và Vinh là:

- Bão tốc độ gió 31m/s, hướng gió E, xuất hiện 9/9/1939

- Bão tốc độ gió 40m/s, hướng gió ENE, xuất hiện 21/8/1961

- Bão tốc độ gió 40m/s, hướng gió NNE, xuất hiện 24/4/1962

- Bão tốc độ gió 34m/s, hướng gió NNE, xuất hiện 22/12/1962

- Bão tốc độ gió 37m/s, hướng gió SW, xuất hiện 18/8/1965

- Bão tốc độ gió 35m/s, hướng gió N, xuất hiện 8/7/1973

- Bão tốc độ gió 31m/s, hướng gió NE, xuất hiện 26/9/1978

- Bão tốc độ gió 34m/s, hướng gió W, xuất hiện 3/10/1980

- Bão tốc độ gió 40m/s, hướng gió NNW, xuất hiện 18/10/1989

Trong vòng 100 năm (1981 - 1990) bão đổ bộ vào khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh chiếm khoảng 19% tổng số cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Một số cơn bão mạnh có thể kể đến là:

- Cơn bão số 7 đổ bộ vào vùng biển Nghệ Tĩnh ngày 3/10/1989. Tốc độ gió đo được tại trạm Quỳnh Lưu là 34m/s hướng gió Tây.

- Cơn bão số 8 đổ bộ vào vùng biển Quảng Bình 10/10/1989 nhưng tốc độ gió đo được tại vùng biển Nghệ Tĩnh là 28m/s.

- Cơn bão số 4 đổ bộ vào Hà Tĩnh ngày 10/9/2000 với sức gió giật trên cấp 11 kết hợp triều cường.

- Cơn bão số 6 và số 7 đổ bộ vào Hà Tĩnh năm 2005.

Page 49: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

49

c) Sóng

Vùng biển khu vực Hà Tĩnh là vùng biển hở không có che chắn nên đà gió do bão khi vào đất liền không gặp bất kỳ sự cản trở nào là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xói lở bờ biển và làm hư hỏng hệ thống đê kè.

Qua tài liệu thống kê nhiều năm các đặc trưng sóng của các trạm Hải văn ven biển có thể nhận thấy chế độ sóng vùng ven biển Hà Tĩnh tương đối phù hợp với chế độ gió. Ở ngoài khơi sóng có hướng gần trùng với hướng gió của hai hệ thống gió mùa nói trên, nhưng vào gần bờ do ảnh hưởng của địa hình đáy biển và hình thái đường bờ mà hướng sóng cũng như độ cao có nhiều thay đổi theo vĩ độ và có thể chia làm hai mùa chính như sau:

- Mùa đông: Sóng có hướng thịnh hành là ĐB với tần suất 40%, độ cao trung bình là 0,8 đến 0,90m, riêng 3 tháng đầu mùa đông độ cao trung bình xấp xỉ 1,1 đến 1,20m. Độ cao sóng lớn nhất khoảng 2,0 đến 2,50m.

- Mùa hè: Hướng sóng thịnh hành là ĐN, ngoài ra sóng hướng B, ĐB cũng đóng vai trò đáng kể ở mùa này. Độ cao sóng trung bình từ 0,6 đến 0,70m. Độ cao sóng lớn nhất vào khoảng 3,0 đến 3,50m. Từ tháng VI - VIII sóng có hướng thịnh hành là TN độ cao xấp xỉ khoảng 0,6 đến 0,70m, đặc biệt khi có bão lớn đổ bộ vào khu vực này độ cao sóng có thể lên tới 6,0m.

II.3 Nước dâng: Nước dâng ở vùng ven biển Hà Tĩnh xảy ra chủ yếu dưới tác động của gió

mùa Đông Bắc trong mùa đông, gió Tây Nam trong mùa hè và gió trong các cơn bão. Phân tích các kết quả quan trắc mực nước cho thấy: Trị số nước dâng do gió mùa ĐB và TN ở ven biển cửa sông miền Trung không cao, trung bình đạt khoảng 30 đến 35 cm. Tuy nhiên nước dâng do gió bão ở khu vực này tương đối lớn, có thể đạt tới 3,20m.

Theo tài liệu trạm mực nước Cửa Hội từ năm 1957 đến năm 1992 cho thấy:

- Trong 36 năm có 5 lần mực nước lớn hơn cao trình +2,00m trong đó thời kỳ từ 1987 đến 1992 có 3 lần mực nước đạt đến +2,00m.

Page 50: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

50

- Mực nước dâng lớn nhất ghi được tại trạm Cửa Hội là 2,50m xuất hiện trong cơn bão số 7 ngày 30/10/1989. Nếu cộng cả mực nước triều lúc cơn bão xảy ra là 1,0m thì độ cao mực nước đo được là 3,50m.

II.4 Dòng chảy ven bờ Dòng chảy vùng nghiên cứu chịu sự chi phối mạnh mẽ của hai mùa gió

(Đông Bắc và Tây Nam) đồng thời cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố hình thái đáy biển. Xu hướng chung của dòng chảy ven biển là từ Bắc xuống Nam vào mùa đông và ngược lại vào mùa hè. Từ Bắc xuống Nam hướng dòng chảy thay đổi theo địa thế đường bờ và có hướng thay đổi từ TN đến N và NĐN, đến khu vực Bắc đảo Lý Sơn chúng đổi thành hướng Đông và đi ra ngoài vùng nghiên cứu để tiếp tục chảy lên phía Bắc (Tây đảo Hải Nam) tạo thành hoàn lưu kín. Tốc độ trung bình 20 - 25 cm/s. Đặc biệt tốc độ dòng chảy rất lớn khi đi qua các eo hẹp, cửa giữa các đảo (có thể trên dưới 100 cm/s).

Page 51: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

51

PHẦN IV: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA CHẤT CÁC TUYẾN ĐÊ BIỂN TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM

Qua các số liệu thu thập tài liệu địa chất của các tuyến đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam chúng tôi đã thực hiện việc tổng hợp và phân loại được điều kiện địa chất của từng tỉnh như sau:

I. Khu vực Quảng Ninh

Lớp 1: Lớp đất đắp đê là loại đất á cát hoặc á sét, có mầu xám nhạt, xám đen, đôi chỗ có lẫn ít hưu cơ, trạng thái từ dẻo cứng đến dẻo vừa. Hầu hết các tuyến đê biển ở Quảng Ninh đều được đắp bằng loại vât liệu này.

Lớp 2a: Đất á cát (pha cát) có mầu xám nhạt, trạng thái dẻo vừa đến dẻo mềm, cá biệt có chỗ dẻo chảy, phần trên có lẫn ít rễ cây, là loại bồi tích trẻ, phân bố hầu như toàn bộ mặt đất tự nhiên thuộc các huyện Quảng Hà, Tiên Yên và một phần huyện Hoành Bồ, chiều dày của lớp này rất mỏng, chiều dày không đồng đều nhau, có nhiều chỗ đá gốc lộ ra, chỗ dày nhất khoảng 1.2m, trung bình khoảng 1m, khu vực Quảng Hà có chiều dày lớn nhất (trên dưới 3m)nhiều đoạn có lẫn nhiều cục đá tảng xen lẫn.

Lớp 2 là đất á sét có mầu xám đen, xám sáng, có chứa chất hữu cơ là rễ và thân cây trạng thái từ dẻo vừa đến dẻo mềm, đôi chỗ là dẻo chảy, chiều dày của lớp này ở từng vị trí của mặt đất có khác nhau, chiều dày trung bình là 1,2m. Phân bố trên bề mặt tự nhiên các huyện Hải Ninh, Cẩm Phả, Yên Hưng và một phần huyện Hòanh Bồ.

Lớp 3 là lớp đất sét nằm sát dưới lớp 2a. Đất có màu vàng loang lổ, đỏ thẫm, trắng sáng, trạng thái dẻo cứng đến dẻo mềm.Theo tài liệu thu thập lớp đất này chỉ xuất hiện cục bộ tại huyện Hải Ninh.

Lớp 4: Đá gốc, loại cát kết, bột kết, sét kết nằm xen kẹp nhau, nằm ngay dưới lớp 2a. Đá có màu đỏ thẫm, bị phong hoá nứt nẻ vỡ vụn mạnh. Nhiều điểm đá lộ ngay trên mặt đất, đá tươi có cường độ lớn, ghè búa khó vỡ.

Page 52: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

52

MẶT CẮT ĐIỂN HÌNH TUYẾN ĐÊ NGĂN MẶN VÙNG HẢI NINH

0

2

4

6

-2

-4

0

2

4

6

-2

-4

Tªn hè

Cao ®é (m)

Kho¶ng c¸ch

Mèc so s¸nh:

2,20 4,18 2,00

5,20 7,00

HK4 HK5 HK6

1

2

3

MẶT CẮT ĐIỂN HÌNH TUYẾN ĐÊ NGĂN MẶN

VÙNG VÂN ĐỒN VÀ TIÊN YÊN

0

2

4

6

-2

-4

0

2

4

6

-2

-4

1

2a

4

Tªn hè

Cao ®é (m)

Kho¶ng c¸ch

Mèc so s¸nh:

1,40 3,19 1,80

6,40 4,40

HK4 HK5 HK6

Page 53: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

53

BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU CƠ LÝ LỚP ĐẤT 2A

Huyện Quảng

Hà Tiên Yên Vân Đồn Hoành Bồ TB

>20

20,0-10,0 0,21

10,0-5,0

0,21

Hạt sỏi sạn

5,0-2,0 0,83 1,07 0,95

2,0-0,5 16,8 8,94 16,55 12,87

0,5-0,25 26,78 18,93 25,06 25,03 23,59

0,25-0,1 23,99 19,01 21,86 27,46 21,62Hạt cát

0,1-0,05 16,3 9,86 14,2 10,87 13,45

0,05-0,01 8,55 13,45 10,44 4,99 10,81Hạt bụi

0,01-0,005 7,82 11,11 9,65 7,34 9,53

Thàn

h phần

hạt (

%)

Hạt sét <0,005 8,49 9,8 8,79 7,75 9,03

Độ ẩm tự nhiên W (%) 24,49 23,43 23,20 24,52 23,71

Dung trọng tự nhiên γωg/cm3) 1,84 1,81 1,81 1,845 1,82

Dung trọng khô γcg/cm3) 1,48 1,47 1,47 1,48 1,47

Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,69 2,69 2,70 2,695 2,69

Độ bão hoà G (%) 80,34 76,08 74,75 81,34 77,06

Độ rỗng n (%) 45,03 45,31 45,59 45,02 45,31

Chỉ

tiêu

vật

Hệ số rỗng ε0 0,82 0,83 0,84 0,82 0,83

Giới hạn chảy WT (%) 26,89 28,69 28,10 25,82 27,89

Giới hạn dẻo Wp (%) 22,40 22,57 21,40 20,99 22,12

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 4,48 6,12 6,70 4,83 5,77

Độ sệt B 0,46 0,14 0,27 0,72 0,29

Góc ma sát trong ϕ (độ) 6044' 609' 6018' 6016' 6021'

Lực dính kết C(kG/cm2) 0,1 0,104 0,1 0,1 0,101

Góc nghỉ khô của cát

Góc nghỉ ướt của cát

p=0,5 0,052 0,055 0,05 0,054

p=1,0 0,039 0,043 0,039 0,041

p=2,0 0,031 0,033 0,03 0,032Hệ số nén lún a (cm2/kG)

p=3,0 0,026 0,027 0,025 0,027

Sức chịu tải quy ước R (kG/cm2)

Hệ số thấm K20(cm/s) 2,79.10-4 2,21.10-4 3,08.10-4 2,64.10-4 2,68.10-4

Page 54: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

54

BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU CƠ LÝ LỚP ĐẤT 2

Huyện Hải

Ninh Hoành

Bồ Yên

Hưng Cẩm phả

TB

>20

20,0-10,0

10,0-5,0 Hạt sỏi sạn

5,0-2,0 1,19 1,19

2,0-0,5 5,02 5,02

0,5-0,25 1,49 1,62 2,31 9,65 3,77

0,25-0,1 4,27 4,03 6,44 11,23 6,49Hạt cát

0,1-0,05 16,73 18,08 8,98 12,07 13,97

0,05-0,01 23,42 19,65 30,04 14,94 22,01Hạt bụi

0,01-0,005 26,66 30,25 27,09 20,6 26,15

Thàn

h phần

hạt (

%)

Hạt sét <0,005 27,42 26,37 25,14 25,31 26,06

Độ ẩm tự nhiên W (%) 29,70 29,71 29,89 29,25 29,64

Dung trọng tự nhiên γω(g/cm3) 1,87 1,860 1,87 1,87 1,87

Dung trọng khô γc(g/cm3) 1,45 1,44 1,44 1,45 1,44

Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,67 2,668 2,67 2,69 2,67

Độ bão hoà G (%) 93,44 92,42 92,37 92,08 92,58

Độ rỗng n (%) 45,87 46,14 46,27 46,19 46,12

Chỉ

tiêu

vật

Hệ số rỗng ε0 0,85 0,85 0,86 0,86 0,86

Giới hạn chảy WT (%) 36,56 37,34 37,57 35,97 36,86

Giới hạn dẻo Wp (%) 22,06 22,65 23,18 22,53 22,61

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 14,50 14,69 14,39 13,44 14,26

Độ sệt B 0,52 0,48 0,48 0,52 0,50

Góc ma sát trong ϕ (độ) 6012' 608' 6015' 7057' 6038'

Lực dính kết C(kG/cm2) 0,19 0,18 0,195 0,18 0,186

Góc nghỉ khô của cát

Góc nghỉ ướt của cát

p=0,5 0,055 0,065 0,058 0,044 0,06

p=1,0 0,044 0,05 0,044 0,0333 0,04

Hệ số nén lún a (cm2/kG)

p=2,0 0,034 0,037 0,035 0,027 0,03

Page 55: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

55

p=3,0 0,027 0,029 0,028 0,022 0,03

Sức chịu tải quy ước R (kG/cm2)

Hệ số thấm K20(cm/s) 9,88.10-6 5,94.10-6 6,38.10-6 4,12.10-6 6,58.10-6

II. Khu vực Hải Phòng

Lớp Đ: Đất đắp đê: Á sét trung đến á sét nặng đôi chỗ á sét nhẹ. Màu nâu, nâu nhạt xen kẹp xám đen. kết cấu chặt vừa, trạng thái dẻo cứng. Đây là lớp đất tương đối tốt xong độ chặt kém, không đồng nhất, mức độ nén lún không đều.

Lớp 1: Cát bồi màu xám nâu, nâu sẫm, xám vàng ít đá hộc. Bề dày trung bình 4.7m, Đáy lớp kết thúc ở độ sâu 2.5 đến 7.5m. Đây là lớp đất không ổn định dễ bị tác động bởi sóng biển.

Lớp 2. Lớp này nằm dưới lớp 1 với bề dày trung bình khoảng 3.6m. Đáy lớp kết thúc ở độ sâu từ 6.2 đến 11.0m. Đất thuộc loại sét pha màu nâu xám, nâu xẫm lẫn hữu cơ, vỏ sò, vỏ hến trạng thái dẻo mềm.

Lớp 3. Lớp này nằm dưới lớp 2 với bề dày trung bình khoảng 3.6m. Đáy lớp kết thúc ở độ sâu từ 9.7 đến 12.7m. Đất thuộc loại bùn sét pha màu nâu xám, xám đen lẫn tạp chất. Đây là lớp đất có sức chịu tải yếu, biến dạng rất mạnh.

Lớp 4. Lớp này nằm dưới lớp 3 với bề dày trung bình khoảng 3.3m. Đáy lớp kết thúc ở độ sâu từ 12.0 đến 20.0m. Đất thuộc loại sét pha màu xám tro, xám vàng, xám ghi trạng thái dẻo mềm. Đây là lớp đất có sức chịu tải trung bình, biến dạng trung bình.

Các chỉ tiêu cơ lý nêu trong bảng sau.

Các chỉ tiêu cơ lý Tên lớp

γtn (g/cm3) C (kg/cm2) φ (độ) a1-2 (cm2/kg) K (cm/s)

Lớp Đ

Lớp 1

Lớp 2 1,80 0,139 8047' 0,034 9,0.19-5

Lớp 3 1,68 0,089 3031' 0,074 12,3.10-5

Lớp 4 1,81 0,143 9012' 0,033 12,2.10-5

Lớp 5 1,86 0,189 12050' 0,030 10,5.10-5

Page 56: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

56

Tªn hè

Cao ®é (m)

Kho¶ng c¸ch

Mèc so s¸nh: -20-18

-16

-14

-12

-10

-8

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

10

2 16

3,17

HK5-20-18

-16

-14

-12

-10

-8

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

10

7,58,9

13,7

18,0

§

1

2

3

4

III. Khu vực Thái Bình

Lớp Đ: Đất đắp: Cát pha nhẹ, pha nặng . Màu nâu nhạt - xám nhạt đôi chỗ là sét pha nhẹ đến vừa lẫn ít đá dăm. Trạng thái dẻo cứng đến dẻo mềm.

Lớp 1c. Cát pha nhẹ, hạt nhỏ màu vàng nhạt, trạng thái chặt vừa.Lớp này phân bố không liên tục, chiều dày mỏng từ 0.3m đến 0.5m

Lớp 1. Sét pha vừa, sét pha nhẹ màu xám nhạt, xám nâu kẹp cát trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy. Diện phân bố hầu hết trên bề mặt địa hình khu vực, chiều dày tầng thay đổi từ 0.5m đến 2.0m

Lớp 2. Cát hạt nhỏ màu xám tro, xám nhạt. trạng thái chặt vừa đến xốp.bề dày trung bình 3.0m

Lớp 3. Cát pha nặng nhiều bụi, màu xám đen kẹp sét mỏng lẫn nhiều hữu cơ. trạng thái kém chặt.Do các lỗ khoan thăm dò chưa khoan hết chiều sâu tầng nên chưa xác định được bề dày tầng

Page 57: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

57

IV. Khu vực Nam Định

- Lớp 1. Đất đắp thành phần á cát, á sét nhẹ, kết cấu chặt đến chặt vừa, trạng thái chặt đến dẻo, chiều dày lớp thay đổi từ 4.2m đến 4.7m.

Chỉ tiêu cơ lý trung bình lớp

Dung trọng ướt γw 1.86 T/m3

Độ sệt B 0.79

Góc ma sát trong φ 17038’

Hệ số thấm K 1.94x10-3 cm/s

- Lớp 2. Lớp cát bụi, cát hạt nhỏ màu xám vàng, xám nhạt đến xám đen chứa vỏ ốc, hến. Kết cấu kém chặt, bão hoà nước trạng thái chặt vừa đến rời

Chỉ tiêu cơ lý trung bình lớp

Dung trọng ướt γw 1.89 T/m3

Độ sệt B 0.81

Góc ma sát trong φ 23057’

Hệ số thấm K 3.08x10-3 cm/s

- Lớp 3. Á sét nặng màu nâu, xám nâu thành phần đồng nhất trung bình, kết cấu kém chặt, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy. Phân bố rộng rãi trên khu vực khảo sát

2

MÆt C¾t §Þa ChÊt ®iÓn h×nh

1

§

3

Page 58: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

58

1

2

MÆt C¾t §Þa ChÊt ®iÓn h×nh

3

V. Khu vực Ninh Bình

- Lớp Đ: Đất đắp sét pha màu xám vàng trạng thái dẻo mềm.

- Lớp 1. Lớp đất sét nhẹ đến bụi nặng màu nâu gụ đến xám hồng, trạng thái dẻo chảy. Phân bố trên toàn bộ bề mặt địa hình khu vực chiều dày trung bình lớp 2.4m.

Page 59: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

59

Chỉ tiêu cơ lý trung bình lớp >20

20,0-10,0

10,0-5,0 Hạt sỏi sạn

5,0-2,0

2,0-0,5

0,5-0,25 0,12

0,25-0,1 0,52Hạt cát

0,1-0,05 32,1

0,05-0,01 21,74Hạt bụi

0,01-0,005 14,12

Thàn

h phần

hạt (

%)

Hạt sét <0,005 31,40

Độ ẩm tự nhiên W (%) 44,84

Dung trọng tự nhiên (g/cm3) 1,71

Dung trọng khô (g/cm3) 1,18

Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,73

Hệ số rỗng ε0 1,318

Độ rỗng n (%) 56,76

Chỉ

tiêu

vật

Độ bão hoà G (%) 93,240

Giới hạn chảy WT (%) 45,1

Giới hạn dẻo Wp (%) 24,7

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 20,40

Độ sệt B 0,99

Lực dính kết C(kG/cm2) 0,034

Góc ma sát trong ϕ (độ) 4036'

Góc nghỉ khô của cát

Góc nghỉ ướt của cát

a0-0,25 0,262

a0,25-0,5 0,155

a0,5-1,0 0,117Hệ số nén lún a (cm2/kG)

a1-2 0,072

Sức chịu tải quy ước R (kG/cm2)

Hệ số thấm K20(cm/s) 9,7.10-5

Page 60: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

60

Lớp 2. Đất sét màu xám nâu, xám xanh, trạng thái chảy, lớp nay nằm trực tiếp dưới lớp 1. bề dày trung bình lớp 1.8m.

Chỉ tiêu cơ lý trung bình lớp >20

20,0-10,0

10,0-5,0 Hạt sỏi sạn

5,0-2,0

2,0-0,5 0,1

0,5-0,25 0,16

0,25-0,1 0,36Hạt cát

0,1-0,05 33,06

0,05-0,01 18,54Hạt bụi

0,01-0,005 11,34

Thàn

h phần

hạt (

%)

Hạt sét <0,005 36,5

Độ ẩm tự nhiên W (%) 46,34

Dung trọng tự nhiên (g/cm3) 1,72

Dung trọng khô (g/cm3) 1,18

Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,74

Hệ số rỗng ε0 1,332

Độ rỗng n (%) 56,88

Chỉ

tiêu

vật

Độ bão hoà G (%) 95,7

Giới hạn chảy WT (%) 45,56

Giới hạn dẻo Wp (%) 25,26

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 20,3

Độ sệt B 1,044

Lực dính kết C(kG/cm2) 0,044

Góc ma sát trong ϕ (độ) 3044'

Góc nghỉ khô của cát

Góc nghỉ ướt của cát

a0-0,25 0,309

a0,25-0,5 0,179

a0,5-1,0 0,140Hệ số nén lún a (cm2/kG)

a1-2 0,093

Sức chịu tải quy ước R (kG/cm2)

Hệ số thấm K20(cm/s) 6,5.10-5

Page 61: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

61

- Lớp 3: Đất bụi màu xám nâu, trạng thái dẻo chảy. Do các lỗ khoan chưa khoan hết chiều sâu lớp nên chưa xác định được bề dày lớp.

Chỉ tiêu cơ lý trung bình lớp >20 20,0-10,0 10,0-5,0

Hạt sỏi sạn

5,0-2,0 2,0-0,5 0,5-0,25 0,12 0,25-0,1 3

Hạt cát

0,1-0,05 38,04 0,05-0,01 28,66

Hạt bụi 0,01-0,005 9,48

Thàn

h phần

hạt (

%)

Hạt sét <0,005 20,7Độ ẩm tự nhiên W (%) 36,82

Dung trọng tự nhiên (g/cm3) 1,81

Dung trọng khô (g/cm3) 1,32Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,73Hệ số rỗng ε0 1,0604Độ rỗng n (%) 51,47C

hỉ ti

êu vật

Độ bão hoà G (%) 94,66Giới hạn chảy WT (%) 37,08Giới hạn dẻo Wp (%) 20,88

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 16,2Độ sệt B 0,986Lực dính kết C(kG/cm2) 0,028Góc ma sát trong ϕ (độ) 6008'Góc nghỉ khô của cát Góc nghỉ ướt của cát

a0-0,25 0,177a0,25-0,5 0,097a0,5-1,0 0,062

Hệ số nén lún a (cm2/Kg)

a1-2 0,042Sức chịu tải quy ước R (kG/cm2)

Hệ số thấm K20(cm/s) 3,2.10-4

Page 62: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

62

3

MÆt C¾t §Þa ChÊt ®iÓn h×nh

1

§

2

VI. Khu vực Thanh Hóa

- Lớp Đ: Đất đắp dạng sét pha, cát - cát pha màu xám nâu, xám vàng, xám đen. kết cấu không đồng đều chặt vừa đến kém chặt. Trạng thái dẻo đến dẻo mềm. Bề dày thay đổi từ 0.00m đến 1.00m, trung bình 0.4m.

- Lớp 1: Cát bồi tích hiện đại: cát hạt bụi - nhỏ mịn màu xám vàng, kém chặt bão hoà nước. phân bố cục bộ, bề dày thay đổi từ 0.4m đến 0.5m.

- Lớp 2. Đất á sét nhẹ đến nặng chứa bụi màu nâu gụ, xám nâu, xám đen, đôi chỗ xen kẹp ít cát mỏng kết cấu kém chặt, trạng thái dẻo chảy đến chảy. phân bố trên bề mặt khu vực với chiều dày thay đổi từ 0.5 đến 1.2m.

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

Thành phần hạt

+ Sỏi sạn %

+ Hạt cát 37.17 %

+ Hạt bụi 35.00 %

+ Hạt sét 27.83 %

Độ ẩm tự nhiên W 46.1 %

Dung trọng tự nhiên γw 1.43 g/cm3

Dung trọng khô γc 1.19 g/cm3

Tỷ trọng Δ 2.68 g/cm3

Độ lỗ rỗng ν 55.76 %

Tỷ lệ lỗ rỗng εο 1.26

Giới hạn chảy WL 48.26 %

Giới hạn dẻo Wp 31.98 %

Page 63: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

63

Chỉ số dẻo IP 16.28 %

Độ sệt IB 0.867

Góc ma sát trong φ 6030’

Lực dính C 0.127 KG/cm2

Độ bão hoà G 98.08 %

Hệ số nén lún a1-2 0.086 cm2/KG

Mô đuyn tổng biến dạng Eo 26.42 KG/cm2

- Lớp 3: Cát hạt mịn - nhỏ màu xám vàng, xám xanh, xám sáng hoặc xám đen chứa mùn hữu cơ, vỏ sò, ốc hến. Thỉnh thoảng xen kẹp những lớp mỏng sét pha. Kết cấu ít chặt, trạng thái bão hoà nước. Chiều dày lớp thay đổi từ 4.0m đến 10.0m.

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

Thành phần hạt

+ Sỏi sạn 0.07 %

+ Hạt cát 99.33 %

+ Hạt bụi 0.6 %

+ Hạt sét %

Độ ẩm tự nhiên W %

Dung trọng tự nhiên γw g/cm3

Dung trọng khô γχ g/cm3

Tỷ trọng Δ 2.66 g/cm3

Độ lỗ rỗng ν %

Tỷ lệ lỗ rỗng εο

Giới hạn chảy WL %

Giới hạn dẻo Wp %

Chỉ số dẻo IP %

Độ sệt IB

Góc ma sát trong φ

Lực dính C KG/cm2

Độ bão hoà G 100 %

Mô đuyn tổng biến dạng Eo KG/cm2

Page 64: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

64

- Lớp 4: Sét - sét pha nặng màu xám nâu gụ, nâu hồng. kết cấu kém chặt, trạng thái dẻo chảy đến dẻo mềm. Nằm dưới lớp 3. chiều dày chưa xác định.

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

Thành phần hạt

+ Sỏi sạn %

+ Hạt cát 34.7 %

+ Hạt bụi 33.8 %

+ Hạt sét 31.5 %

Độ ẩm tự nhiên W 48.48 %

Dung trọng tự nhiên γω 1.71 g/cm3

Dung trọng khô γχ 1.15 g/cm3

Tỷ trọng Δ 2.69 g/cm3

Độ lỗ rỗng ν 57.1 %

Tỷ lệ lỗ rỗng εο 1.33

Giới hạn chảy WL 51.75 %

Giới hạn dẻo Wp 34.50 %

Chỉ số dẻo IP 17.25 %

Độ sệt IB 0.81

Góc ma sát trong φ 5056’

Lực dính C 0.137 KG/cm2

Độ bão hoà G 97.72 %

Hệ số nén lún a1-2 0.086 cm2/KG

Mô đuyn tổng biến dạng Eo 28.53 KG/cm2

Page 65: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

65

2

§

1

MÆt C¾t §Þa ChÊt ®iÓn h×nh

3

4

VII. Khu vực Nghệ An

- Lớp 1: Cát hạt mịn màu vàng nhạt, trạng thái chặt vừa.Lớp này phân bố dạng dải kéo dọc theo bờ biển, bề dày trung bình 3.0m

Page 66: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

66

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

>20

20,0-10,0

10,0-5,0 1Hạt sỏi sạn

5,0-2,0 1,235

2,0-0,5 3,907

0,5-0,25 1,81

0,25-0,1 1,70Hạt cát

0,1-0,05 87,60

0,05-0,01 Hạt bụi

0,01-0,005 2,75

Thàn

h phần

hạt (

%)

Hạt sét <0,005

Độ ẩm tự nhiên W (%) 26,83

Dung trọng tự nhiên γω (g/cm3) 1,92

Dung trọng khô γχ (g/cm3) 1,51

Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,68

Độ bão hoà G (%) 92,80

Độ rỗng n (%) 43,70

Chỉ

tiêu

vật

Hệ số rỗng ε0 0,775

Giới hạn chảy WT (%)

Giới hạn dẻo Wp (%)

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn

§é sÖt B

Góc ma sát trong ϕ 28030'

Lực dính kết C(kG/cm2)

Góc nghỉ khô của cát 32021'

Góc nghỉ ướt của cát 26003'

- Lớp 2: Cát hạt mịn đến vừa màu xám đen chứa bụi lẫn vỏ sò, trạng thái dẻo kết cấu chặt. Lớp này nằm phủ trực tiếp trên bề mặt địa hình có diện phân bố rộng. Chiều dày trung bình tầng 7m.

Page 67: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

67

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

>20

20,0-10,0

10,0-5,0 Hạt sỏi sạn

5,0-2,0

2,0-0,5

0,5-0,25

0,25-0,1 Hạt cát

0,1-0,05

0,05-0,01 Hạt bụi

0,01-0,005

Thàn

h phần

hạt (

%)

Hạt sét <0,005

Độ ẩm tự nhiên W (%) 22,88

Dung trọng tự nhiên γω (g/cm3) 2,02

Dung trọng khô γχ (g/cm3) 1,64

Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,71

Độ bão hoà G (%) 95,40

Độ rỗng n (%) 39,40

Chỉ

tiêu

vật

Hệ số rỗng ε0 0,65

Giới hạn chảy WT (%) 28,65

Giới hạn dẻo Wp (%) 22,06

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 6,59

Độ sệt B 0,12

Góc ma sát trong ϕ 26027'

Lực dính kết C(kG/cm2) 0,127

Góc nghỉ khô của cát

Góc nghỉ ướt của cát

p=0,00-1,00

p=1,00-2,00

p=2,00-3,00 Hệ số nén lún a (cm2/kG)

p=3,00-4,00

0,017

Page 68: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

68

- Lớp 3: Sét pha màu vàng nhạt, trạng thái dẻo chảy.Lớp này nằm trực tiếp dưới lớp 2, diện phân bố rộng. Chiều dày trung bình 3.0m.

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp >20 20,0-10,0 10,0-5,0

Hạt sỏi sạn

5,0-2,0 2,0-0,5 1,6 0,5-0,25 2,3 0,25-0,1 26,2

Hạt cát

0,1-0,05 7,2 0,05-0,01 5,5

Hạt bụi 0,01-0,005 57,2

Thàn

h phần

hạt (

%)

Hạt sét <0,005 Độ ẩm tự nhiên W (%) 36,70Dung trọng tự nhiên γω (g/cm3) 1,87Dung trọng khô γχ (g/cm3) 1,36Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,72Độ bão hoà G (%) 99,90Độ rỗng n (%) 49,80C

hỉ ti

êu vật

Hệ số rỗng ε0 1,00Giới hạn chảy WT (%) 38,5Giới hạn dẻo Wp (%) 22,74

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 15,76Độ sệt B 0,88Góc ma sát trong ϕ 7035'Lực dính kết C(kG/cm2) 0,09Góc nghỉ khô của cát Góc nghỉ ướt của cát

p=0,00-1,00 p=1,00-2,00 p=2,00-3,00

Hệ số nén lún a (cm2/kG)

p=3,00-4,00

0,035

Sức chịu tải quy ước R (kG/cm2) Hệ số thấm K20(cm/s) 3,83.10-6

- Lớp 4: Sét pha màu vàng loang lổ, trạng thái dẻo mềm.Chiều dày chưa xác định.

Page 69: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

69

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

>20

20,0-10,0

10,0-5,0 Hạt sỏi sạn

5,0-2,0

2,0-0,5 0,6

0,5-0,25 2,5

0,25-0,1 17,1Hạt cát

0,1-0,05 7

0,05-0,01 6,6Hạt bụi

0,01-0,005 66,2

Thàn

h phần

hạt (

%)

Hạt sét <0,005

Độ ẩm tự nhiên W (%) 31,60

Dung trọng tự nhiên γω (g/cm3) 1,90

Dung trọng khô γχ (g/cm3) 1,40

Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,70

Độ bão hoà G (%) 97,20

Độ rỗng n (%) 46,80

Chỉ

tiêu

vật

Hệ số rỗng ε0 0,90

Giới hạn chảy WT (%) 35

Giới hạn dẻo Wp (%) 22,80

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 12,20

Độ sệt B 0,6

Góc ma sát trong ϕ 11059'

Lực dính kết C(kG/cm2) 0,1

Góc nghỉ khô của cát

Góc nghỉ ướt của cát

p=0,00-1,00

p=1,00-2,00

p=2,00-3,00 Hệ số nén lún a (cm2/kG)

p=3,00-4,00

0,029

Sức chịu tải quy ước R (kG/cm2)

Hệ số thấm K20(cm/s) 3,93.10-6

Page 70: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

70

4

3

MÆt C¾t §Þa ChÊt ®iÓn h×nh

1

2

VIII. Khu vực Hà Tĩnh

Dạng phân bố địa chất kiểu 1

- Lớp Đ: Đất đắp hỗn hợp thành phần là cát pha, sét pha màu xám nâu, xám vàng, xám ghi trạng thái nửa cứng đến cứng.

- Lớp 1. Đất á sét nặng màu xám xanh nhạt, nâu đen chứa hữu cơ trạng thái dẻo mềm. Diện phân bố xuất hiện trên hầu hết bề mặt khu vực nghiên cứu. Chiều dày tầng thay đổi lớn từ 2m đến hơn 10m (do có phạm vi hố khoan không khoan hết được chiều dày tầng). Bề dày trung bình 6m.

- Lớp 2. Đất á sét nhẹ - cát pha màu xám sáng kết cấu kém chặt, bão hoà nước.Tầng này có diện phân bố rộng, nằm dưới lớp 1 chiều dày trung bình tầng 6.5m

- Lớp 3. Cát hạt mịn màu xám sáng, kết cấu kém chặt, đất ẩm ướt, bão hoà nước.Chiều dày lớp chưa xác định.

Dạng phân bố địa chất kiểu 2

- Lớp đất đắp: Hỗn hợp thành phần là cát pha, sét pha màu xám vàng, xám ghi, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng chứa sạn.

Page 71: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

71

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

Độ ẩm tự nhiên W (%) 18,00Dung trọng tự nhiên γω (g/cm3) 1,83Dung trọng khô γχ (g/cm3) 1,54Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,67Độ bão hoà G (%) 0,73Độ rỗng n (%) 42,00C

hỉ ti

êu vật

Hệ số rỗng ε0 65,96Giới hạn chảy WT (%) 21,85Giới hạn dẻo Wp (%) 14,72

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 7,13Độ sệt B 0,673Góc ma sát trong ϕ 19035'Lực dính kết C(kG/cm2) 0,077Hệ số nén lún a (cm2/kG) a1-2 0,063

Hệ số thấm K(cm/s) 1,9.10-4

- Lớp 1: Cát pha màu xám đen, xám trắng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy, chứa hữu cơ. Bề dày trung bình khoảng 2.5m.

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

Độ ẩm tự nhiên W (%) 18,90Dung trọng tự nhiên γω (g/cm3) 1,82Dung trọng khô γχ (g/cm3) 1,53Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,65Độ bão hoà G (%) 0,73Độ rỗng n (%) 42,10C

hỉ ti

êu vật

Hệ số rỗng ε0 68,66Giới hạn chảy WT (%) 24,76Giới hạn dẻo Wp (%) 16,43

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 8,33Độ sệt B 0,837Góc ma sát trong ϕ 19054'Lực dính kết C(kG/cm2) 0,063Hệ số nén lún a (cm2/kG) a1-2 0,078 Hệ số thấm K(cm/s) 2,3.10-4

Page 72: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

72

- Lớp 2: Cát hạt nhỏ đến vừa màu xám trắng, xám vàng, bão hoà nước chứa vỏ sò, ốc hến. Bề dày trung bình khoảng 6.5m.

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp Độ ẩm tự nhiên W (%) 15,82Dung trọng tự nhiên γω (g/cm3) 1,62Dung trọng khô γχ (g/cm3) 1,37Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,64Độ bão hoà G (%) 0,61Độ rỗng n (%) 37,44C

hỉ ti

êu vật

Hệ số rỗng ε0 57,86Giới hạn chảy WT (%) 0Giới hạn dẻo Wp (%) 0,00

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 0,00Độ sệt B Góc ma sát trong ϕ 21027'Lực dính kết C(kG/cm2) 0,047Hệ số nén lún a (cm2/kG) a1-2 0,098 Hệ số thấm K(cm/s) 5,75.10-4

- Lớp 3: Sét màu xám vàng trạng thái dẻo mềm. Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

Độ ẩm tự nhiên W (%) 39,95Dung trọng tự nhiên γω (g/cm3) 1,79Dung trọng khô γχ (g/cm3) 1,28Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,73Độ bão hoà G (%) 1,13Độ rỗng n (%) 53,05C

hỉ ti

êu vật

Hệ số rỗng ε0 96,30Giới hạn chảy WT (%) 44,9Giới hạn dẻo Wp (%) 27,80

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 17,10Độ sệt B 0,71Góc ma sát trong ϕ 11023'Lực dính kết C(kG/cm2) 0,07Hệ số nén lún a (cm2/kG) a1-2 0,197Hệ số thấm K(cm/s) 3,35.10-6

Page 73: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

73

IX. Khu vực Quảng Bình

- Lớp 1: Cát hạt mịn màu xám trắng, xám vàng lẫn thạch anh. Diện phân bố bao phủ toàn bộ bề mặt địa hình, nhiều chỗ tạo thành các dải cát đụn cát có chiều cao từ 2m-hơn 15 m, bề dày trung bình tầng >10m

Htb >= 10.0m 1

MÆt C¾t §Þa ChÊt ®iÓn h×nh

X. Khu vực Quảng Trị

- Lớp 1: Cát hạt mịn màu xám đen. Diện phân bố bao phủ toàn bộ bề mặt địa hình các huyện vùng cát ven biển, bề dày trung bình tầng 3.5m

2

§

1

MÆt C¾t §Þa ChÊt ®iÓn h×nh

3

2

1

Léc hμ - cÈm xuyªn kú anh

3

Page 74: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

74

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

TCVN

>20

20,0-10,0

10,0-5,0 Hạt sỏi sạn

5,0-2,0 0,29

2,0-0,5 3,24

0,5-0,25 8,98

0,25-0,1 65,61Hạt cát

0,1-0,05 10,96

Thàn

h phần

hạt (

%)

Hạt sét <0,005 11,28

Độ ẩm tự nhiên W (%) 0,00

Dung trọng tự nhiên γω (g/cm3) 0,00

Dung trọng khô γχ (g/cm3) 0,00

Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,66

Độ bão hoà G (%) 0,00

Độ rỗng n (%) 0,00

Chỉ

tiêu

vật

Hệ số rỗng ε0 0,00

Giới hạn chảy WT (%) 0,00

Giới hạn dẻo Wp (%) 0,00

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 0,00

Độ sệt B 0,00

Góc ma sát trong ϕ 0,00

Lực dính kết C(kG/cm2) 0,00

Góc nghỉ khô của cát 33006'

Góc nghỉ ướt của cát 30016'

Sức chịu tải quy ước R (kG/cm2)

Hệ số thấm K20(cm/s)

- Lớp 2: Cát hạt trung đến thô lẫn vỏ sò, sạn sỏi vỏ hến màu vàng lẫn thạch anh. Chiều dày tầng thay đổi từ 12-17m. Tầng trầm tích này nằm chuyển tiếp dưới lớp 1 và có diện phân bố rộng rãi trong khu vực.

Page 75: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

75

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

TCVN

>20

20,0-10,0

10,0-5,0 0,37Hạt sỏi sạn

5,0-2,0 0,79

2,0-0,5 28,66

0,5-0,25 36,58

0,25-0,1 15,85Hạt cát

0,1-0,05 9,20

Thàn

h phần

hạt (

%)

Hạt sét <0,005 8,79

Độ ẩm tự nhiên W (%) 0,00

Dung trọng tự nhiên γω (g/cm3) 0,00

Dung trọng khô γχ (g/cm3) 0,00

Khối lượng riêng G (g/cm3) 2,65

Độ bão hoà G (%) 0,00

Độ rỗng n (%) 0,00

Chỉ

tiêu

vật

Hệ số rỗng ε0 0,00

Giới hạn chảy WT (%) 0,00

Giới hạn dẻo Wp (%) 0,00

Hạn

độ

Atte

rber

Chỉ số dẻo Wn 0,00

Độ sệt B 0,00

Góc ma sát trong ϕ 0,00

Lực dính kết C(kG/cm2) 0,00

Góc nghỉ khô của cát 33015'

Góc nghỉ ướt của cát 30035'

Sức chịu tải quy ước R (kG/cm2)

Hệ số thấm K20(cm/s)

Page 76: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

76

XI. Khu vực Thừa Thiên Huế

- Lớp 1: Cát hạt nhỏ đến trung màu vàng nhạt, lẫn vỏ sò. Bề dày trung bình 12.4m.

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

Độ ẩm tự nhiên W %

Dung trọng tự nhiên γω g/cm3

Dung trọng khô γχ g/cm3

Tỷ trọng Δ 2.65 g/cm3

Góc nghỉ khi khô 32057’ %

Góc nghỉ khi ướt 32007’

Giới hạn chảy WL %

Giới hạn dẻo Wp %

Chỉ số dẻo IP %

Độ sệt IB

Hệ số nén lún a1-2 cm2/KG

Góc ma sát trong φ

Lực dính C KG/cm2

Độ bão hoà G %

1

2

Htb = 3.5m

Htb = 14.5m

MÆt C¾t §Þa ChÊt ®iÓn h×nh

Page 77: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

77

- Lớp 2: Sét pha màu xám đen, trạng thái dẻo mềm. bề dày chưa xác định nhưng trung bình > 10m.

Chỉ tiêu cơ lý chung của lớp

Độ ẩm tự nhiên W 30.3 %

Dung trọng tự nhiên γw 1.76 g/cm3

Dung trọng khô γχ 1.35 g/cm3

Tỷ trọng Δ 2.66 g/cm3

Độ lỗ rỗng ν 49 %

Tỷ lệ lỗ rỗng εο 0.967

Giới hạn chảy WL 35.1 %

Giới hạn dẻo Wp 23.5 %

Chỉ số dẻo IP 11.6 %

Độ sệt IB 0.58

Hệ số nén lún a1-2 0.047 cm2/KG

Góc ma sát trong φ 10055’

Lực dính C 0.124 KG/cm2

Độ bão hoà G 83.0 %

XII. Khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng

+ Lớp 1: Bao gồm các thành tạo cát, bột, sét chứa mùn thực vật và than bùn, có nguồn gốc trầm tích sông, sông - biển, biển - gió Holocen thượng (a, am,mv QIV3), bề dày trung bình từ 14.5m.

2

1

MÆt C¾t §Þa ChÊt ®iÓn h×nh

Page 78: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

78

+ Lớp 2: Hệ tầng trầm tích biển và sông - biển Holocen trung (m, amQIV2) bao gồm các thành tạo cát trắng chứa mùn thực vật dày 5-15m.

1Htb = 14.5m

MÆt C¾t §Þa ChÊt ®iÓn h×nh

Page 79: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

79

PHẦN V: HỆ THỐNG ĐÊ VÀ CỐNG DƯỚI ĐÊ BIỂN I. Tổng quan khu vực dự án

Khu vực nghiên cứu bao gồm 13 tỉnh, thành phố ven biển là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam nằm dọc ven biển. Theo phân vùng kinh tế, xã hội thì khu vực nghiên cứu nằm trọn trong vùng duyên hải Bắc Bộ gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và nằm trọn trong vùng duyên hải miền Trung bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam.

Khu vực từ Móng Cái đến Quảng Yên là dải đồng bằng duyên hải rất hẹp ngang nơi rộng nhất không quá 10 km. Những đồng bằng này được cấu tạo chủ yếu từ phù sa cổ, cao hơn những bãi phù sa mới có khi đến 10m. Chỉ ở trên thêm phù sa cổ mới có những điểm quần cư, nơi đây những cư dân ven biển canh tác trồng màu trên những cánh đồng, trông rừng bạch đàn hay sa mộc. Các bãi bồi phù sa mới thì được san thành các ruộng cấy lúa, dải đồng bằng này kéo dài ra phía biển bằng các bãi triều trên có sú vẹt mọc thành rừng.

Khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng chỉ còn lại một vùng cửa sông nơi mà tác động qua lại giữa dòng sông và biển quyết định sự hình thành các dạng địa hình quan hệ với biển. Về mặt địa hình vùng phía đông tiếp giáp với bờ biển là vùng trẻ nhất về mặt địa chất và địa hình. Đây là nơi rất thấp độ cao chỉ từ 0 đến 2 mét nằm trong phạm vi tác động của thuỷ triều. Nếu không có những con đê biển bảo vệ khu vực này sẽ không tránh khỏi bị ngập nước lúc triều lên. Vùng trung tâm của đồng bằng có độ cao 2- 4 m đã thoát khỏi ảnh hưởng của các quá trình hình thành bờ biển. Do hệ thống sông Thái Bình phân nhánh chi chít tạo thành các vùng đồng bằng thấp, các lạch ngang dọc chằng chịt, các cửa sông rộng dạng hình phễu (etchuye) nên ảnh hưởng của biển vào sâu và châu thổ hầu như không tiến ra hình thành các vùng dân cư ven biển. Trái lại, các chi lưu của sông Hồng đầy ắp phù sa có sức bồi đắp mạnh có nơi tiến ra biển từ 80-100 m/năm như ở Kim Sơn (Ninh Bình). Do đó các quần cư trẻ hình thành dần theo năm tháng.

Page 80: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

80

Khu vực đồng bằng hạ lưu sông Mã, sông Cả cũng tương tự như đồng bằng sông Hồng khác chăng chỉ ở diện tích nhỏ hơn, đường viền núi gần hơn, bề mặt phù sa hạn chế hơn, nên các đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh kém bằng phẳng, nhiều đất cao, lắm đồi núi rải rác, các cồn cát ven biển phát triển. Vì vậy ở những vùng này đất đai nghèo nàn hơn, dân cư sống dựa vào nghề nông cũng vì thế mà nghèo khó hơn.

Từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân dải Trường Sơn Bắc ra sát biển và hướng núi chạy song song với bờ biển nên các đồng bằng ven biển không phát triển bề ngang, đồng thời lại phân chia thành từng vệt theo chiều dọc. Ngoài cùng nơi sát biển là một vệt cồn cát. Nhiều nơi trên dải cồn còn phát triển các đụn cát di động đang tiến từ ngoài biển vào bên trong lấn cả ruộng đồng. Bên trong các dải cồn cát địa hình thường thấp trũng, sông ngòi chảy dùng dằng theo hướng các dải cồn để tìm lối thoát ra biển. Ở những cửa sông có những vũng lầy nhỏ trên mọc sú vẹt. Với địa hình như vậy ở ven bờ biển dân cư thưa thớt, họ chỉ tập trung ở cửa các sông hoặc ở những cánh đồng phù sa tương đối cao để cấy lúa, làm vườn trồng cây ăn quả.

II. Hệ thống đê biển sau 5 năm thực hiện Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam II.1. Tình hình thực hiện Chương trình từ năm 2006 đến nay

1. Tổ chức thực hiện a) Ở địa phương: Thực hiện chức năng chủ đầu tư, quản lý thực hiện các dự án, Ủy ban

nhân dân các tỉnh, thành phố đã: - Ủy quyền một số cơ quan chức năng như: Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Chi cục Phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều, Ủy ban nhân dân huyện làm một số nhiệm vụ của chủ đầu tư và thành lập các Ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý thực hiện dự án. Về cơ bản các địa phương đã tổ chức quản lý thực hiện có hiệu quả, nhất là trong quản lý chất lượng thi công đã tăng cường khâu giám sát chất lượng với nhiều thành phần cùng tham gia giám sát, như: giám sát của chủ đầu tư, giám sát tác giả, giám sát của huyện, xã có công trình, giám sát của cộng đồng nhân dân,…

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng lập dự án khả thi tổng thể nâng cấp các tuyến đê biển trong phạm vi địa phương quản lý và lập dự án chi tiết các khu vực xung yếu, cần bảo vệ cấp bách để xây dựng kế hoạch đầu tư và sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư phù hợp với mức độ, cấp độ xung yếu trên địa bàn.

Page 81: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

81

- Thủ tục triển khai thực hiện các dự án, như: lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán, cấp phát thanh toán khối lượng hoàn thành, nghiệm thu quyết toán đều được các địa phương tuân thủ theo Luật Xây dựng, Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ chủ quản và các Bộ liên quan, các chế độ chính sách hiện hành.

Công tác đấu thầu cũng được các địa phương tổ chức thực hiện theo Luật Đấu thầu, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ chủ quản.

- Thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng để triển khai đắp đê, thu hồi các diện tích trong hành lang bảo vệ đê cho trồng cây chắn sóng tuy rất khó khăn, phức tạp nhưng được các tỉnh/thành phố quan tâm chỉ đạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án.

- Huy động nguồn lực: Để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình trong khi nguồn ngân sách hàng năm bố trí cho Chương trình còn hạn chế, các địa phương đã chủ động huy động nguồn nhân lực tại địa phương, kêu gọi các đơn vị thi công có năng lực ứng trước vốn để thi công theo phương châm làm đâu chắc đấy, đồng bộ để phát huy ngay hiệu quả chống bão và đảm bảo an toàn cho tuyến đê.

- Một số địa phương đã quan tâm đẩy mạnh việc bảo vệ cây chắn sóng hiện có, trồng bổ sung tại những nơi đã có cây chắn sóng nhưng dải cây chưa đủ chiều rộng hoặc chưa đủ mật độ và tiến hành trồng mới ở những nơi chưa có cây chắn sóng, coi việc trồng cây chắn sóng như một kết cấu của công trình đê biển để đưa vào các dự án thành một hạng mục bắt buộc thực hiện. Có một số khu vực rất khó trồng để cây sống và phát triển do không có bãi trước đê biển hoặc bãi đất nghèo phù sa nhưng đã quyết tâm trồng thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, nghiên cứu trồng thử, lựa chọn giống cây trồng phù hợp, ươm cây đến độ trưởng thành mới đem ra trồng để đảm bảo tỷ lệ cây sống và phát triển đạt cao. Nhiều khu vực đến nay đã có rừng cây phát triển rất tốt như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa và Nghệ An.

b) Ở Trung ương: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: + Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc rà soát sắp xếp thứ tự

các dự án ưu tiên đầu tư. Trong gần 5 năm qua, trên cơ sở đề nghị của các địa phương, Bộ đã có văn bản thỏa thuận về phương án kỹ thuật cho 146 dự án bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch chung của hệ thống đê biển, đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật góp phần từng bước xây dựng thành hệ thống đồng bộ, vững chắc.

+ Chỉ đạo thực hiện hoàn thành 05 đề tài nghiên cứu làm cơ sở xây dựng và đã ban hành Tiêu chuẩn thiết kế đê biển thay thế cho Tiêu chuẩn cũ; trong đó

Page 82: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

82

đã cập nhật các thông tin về biến đổi khí hậu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào việc đầu tư củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển.

+ Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan thực hiện chức năng kiểm tra và đôn đốc thực hiện Chương trình nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện để tăng cường chất lượng thi công công trình và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đáp ứng việc cấp phát, giải ngân vốn đầu tư cho các dự án đúng hạn.

+ Đã có chỉ thị và nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc bảo vệ và phát triển dải cây chắn sóng ven biển; trong đó có đề nghị rà soát để lồng ghép các dự án, chương trình trồng rừng ngập mặn ven biển nhằm thực hiện đạt hiệu quả, tránh trùng lắp; tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành vi chặt phá rừng chắn sóng để nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác; ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm trồng rừng ở những khu vực có nhiều khó khăn,…

+ Đã tiến hành nghiên cứu sơ thảo cơ chế quản lý, duy tu bảo dưỡng đê biển sau đầu tư và đang lấy ý kiến đóng góp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành liên quan để xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

+ Chỉ đạo áp dụng các kết cấu nâng cao tính bền vững của công trình: gia cố mặt đê bằng bê tông, bảo vệ mái đê phía biển bằng một số loại cấu kiện bê tông thuận lợi cho công tác thi công và sửa chữa nhanh chóng khi có hư hỏng; áp dụng và thử nghiệm một số loại công trình giữ, nuôi, tạo bãi trước đê biển,…

Những năm qua, trong khó khăn chung về nguồn vốn đầu tư xây dựng nhưng được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, Chương trình nâng cấp đê biển được đưa thành danh mục riêng để bố trí vốn đầu tư hàng năm thực hiện. Hiện nay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại Thông báo số 32/TB-VPCP ngày 02-2-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển đã đưa các dự án thuộc Chương trình đầu tư củng cố, nâng cấp đê biển vào danh mục các dự án ưu tiên đầu tư để ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 - 2015 báo cáo Chính phủ cân đối nguồn tập trung thực hiện đảm bảo Chương trình hoàn thành đúng thời hạn quy định.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: + Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu đầu tư của các địa phương và khả năng

nguồn ngân sách Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ các địa phương thực hiện.

+ Định kỳ hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn kiểm tra, giám sát đầu tư, bảo đảm nguồn vốn đầu tư cho các dự án, công trình được thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả.

2. Kết quả thực hiện:

Page 83: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

83

- Chiều dài đê đã được củng cố, nâng cấp: 272 km - Số lượng cống đã cải tạo, xây mới: 42 cống - Diện tích cây chắn sóng đã trồng: 132 ha - Kinh phí đã thực hiện: 3.124 tỷ đồng.

Trong đó: - Năm 2006 - 2007: Cơ bản hoàn thành việc đắp hàn khẩu những đoạn đê

bị vỡ, tu sửa các đoạn đê bị hư hỏng do bão năm 2005. - Từ năm 2007 đến nay: Tập trung củng cố các khu vực đê xung yếu như

đắp tôn cao áp trúc thân đê đảm bảo mặt cắt thiết kế, tăng cường kết cấu bảo vệ mái; chống xói lở hạ thấp bãi ảnh hưởng đến an toàn đê bằng các biện pháp công trình và phi công trình; tu sửa, thay thế các cống bị hư hỏng nặng ảnh hưởng đến an toàn đê; tăng cường công tác phát triển dải cây chắn sóng trước đê.

II.2. Nhận xét và đánh giá Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, được sự quan tâm hỗ trợ của

Trung ương, cùng với sự nỗ lực của các địa phương đã khắc phục xong hậu quả của bão năm 2005, các trọng điểm xung yếu trên các tuyến đê biển cơ bản đã được đầu tư củng cố, nâng cấp đảm bảo an toàn với mức gió, bão thiết kế đáp ứng được mục tiêu đặt ra trước mắt, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống đê biển đồng bộ, bền vững, kết hợp đa mục tiêu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những tồn tại từ diễn biến bất thường của thiên tai và những bất cập trong tổ chức thực hiện mà giai đoạn sắp tới cần phải khắc phục.

1. Các thành tựu đạt được: - Do tác động của sự biến đổi về khí hậu toàn cầu, trong những năm gần

đây bão, lũ có xu thế ngày càng gia tăng cả về tần suất và cường độ. Trong 5 năm qua đã có trên 20 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta, nhất là ảnh hưởng của bão đối với khu vực ven biển, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản và cơ sở hạ tầng.

- Chính phủ ra quyết định, các cấp triển khai thực hiện “Chương trình đầu tư củng cố, nâng cấp và bảo vệ đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam” kịp thời, đem lại hiệu quả to lớn trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, làm tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng như các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương, làm thay đổi quan niệm của các cộng đồng dân cư ven biển về phòng, tránh thiên tai.

- Các hạng mục công trình được ưu tiên đầu tư củng cố, nâng cấp trong giai đoạn vừa qua là các khu vực đê trước đây quá xung yếu, thường xuyên bị sạt lở, hư hỏng (ngay cả trong điều kiện gió mùa cấp 6, cấp 7 như đê biển ở Nam Định), có nguy cơ vỡ khi bão to, sóng gió lớn nhưng sau khi đầu tư được thử thách qua các mùa mưa bão đã đảm bảo an toàn và vững chắc trước thiên tai.

Page 84: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

84

- Một số khu vực bãi biển trước đê bị xói lở hạ thấp làm ảnh hưởng đến an toàn đê điều đã được nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ mới và thử nghiệm thành công, bước đầu khắc phục được xói lở, ổn định bãi.

- Một số khu vực điều kiện thổ nhưỡng, bùn cát, sóng gió, thủy triều không thuận lợi cho việc trồng cây chắn sóng, đến nay đã được nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ, trồng thử nghiệm thành công ở khu vực cát đen phía trước Đê biển I - Hải Phòng, đê biển I Vích - Thanh Hóa,…và đang được nhân rộng ra các nơi khác.

- Đê biển được nâng cấp ngoài mục đích phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão và nước biển dâng còn tạo điều kiện ổn định dân cư, phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhằm từng bước nâng cao đời sống dân sinh trong vùng được đê bảo vệ; đồng thời kết hợp làm đường cứu hộ, cứu nạn, hộ đê trong mùa mưa bão và thành tuyến đường phục vụ giao thông nông thôn tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng ven biển.

- Các tuyến đê được mở rộng và kiên cố hóa đã tăng cường khả năng phòng thủ tuyến biển, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo điều kiện để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái ven biển.

- Hệ thống đê vững chắc góp phần giảm thiểu rủi ro trong đầu tư để phát triển kinh tế bền vững vùng ven biển, thu hút đầu tư tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo.

2. Các vấn đề tồn tại: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện Chương

trình nâng cấp đê biển còn một số bất cập, tồn tại cần được khắc phục để tiếp tục hoàn thành Chương trình đạt tiến độ theo quy định và nâng cao chất lượng công trình. Cụ thể là:

a) Về nguồn vốn đầu tư: So với nhu cầu của mục tiêu đề ra thì mức đầu tư 5 năm qua là quá thấp. Tổng kinh phí đã đầu tư (kể cả kế hoạch năm 2010): trên 3.000 tỷ đồng, đạt khoảng 35% KH, mức đầu tư trung bình năm trên 600 tỷ đồng. Với mức đầu tư như hiện nay, nếu chưa tính trượt giá so với năm 2006 thì phải đến năm 2020 mới hoàn thành Chương trình.

b) Về khối lượng và chất lượng: - Khối lượng thực hiện: Xây dựng, củng cố đê được khoảng 272 km, đạt gần 20% so với tổng chiều

dài cần nâng cấp của Chương trình (chưa tính phần khối lượng đã giao năm 2010), còn trên 1.400 km đê chưa được củng cố; trong đó vẫn còn nhiều trọng điểm xung yếu chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để.

Việc trồng cây chắn sóng bảo vệ đê, mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chỉ thị và công văn chỉ đạo, đôn đốc thực hiện nhưng chưa được các địa phương thực sự chú trọng (chủ yếu tập trung việc đắp đất, xây đúc bê tông) nên kết quả đạt được rất thấp.

Page 85: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

85

Việc cải tạo, nâng cấp các cống qua đê nhằm mục tiêu trước tiên là đảm bảo an toàn cho đê; đồng thời các cống có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông thủy nhưng một số địa phương chưa thực sự quan tâm đầu tư tu bổ cống. Những năm qua, mới đầu tư cải tạo, xây dựng được 42 cống/1.005 cống trọng điểm xung yếu cần được cải tạo và xây mới.

- Về chất lượng: Việc củng cố, nâng cấp đê biển tại một số nơi vẫn mang tính chất dàn trải, chưa

đáp ứng phương châm làm đâu được đấy, chưa đảm bảo tính đồng bộ, liên tục của công trình.

Việc lựa chọn nhà thầu chưa đảm bảo, một số nhà thầu thiếu kinh nghiệm thi công vùng ven biển nên chất lượng công trình một số nơi chưa cao, công trình chưa đạt yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật; lực lượng và thiết bị thi công hạn chế dẫn đến tiến độ thi công chậm. Vì thế, một số đoạn đê biển mới được đầu tư trong những năm gần đây đã có những hư hỏng nhất định như: cấu kiện bảo vệ mái phía biển bị xâm thực, mái đê bị sạt, sụt; bê tông mặt đê bị rạn nứt; cây chắn sóng có nơi bị chết hoặc kém phát triển do trồng chưa đúng kỹ thuật và chưa tuân thủ quy trình chăm sóc sau khi trồng…

Thực tế những năm qua, các địa phương áp dụng rất nhiều loại kết cấu công trình (ngay cả trên cùng một tuyến đê), nhất là kết cấu bảo vệ mái trước đê biển gây khó khăn cho công tác thẩm định, thi công và duy tu bảo dưỡng.

c) Về tổ chức thực hiện: Mô hình tổ chức các Ban quản lý dự án chưa thống nhất, năng lực của nhiều

Ban quản lý dự án còn hạn chế, dẫn đến: - Việc giao kế hoạch hàng năm chậm nên tổ chức triển khai thực hiện còn

lúng túng, bị động, chưa kịp thời từ khâu chuẩn bị đầu tư, đến việc lựa chọn nhà thầu tư vấn và thi công công trình.

- Một số địa phương chia dự án thành nhiều gói thầu nhỏ, trải ra trên phạm vi khá dài trong khi lực lượng kỹ thuật giám sát mỏng không quán xuyến được hết các gói thầu để phát hiện, xử lý các vấn đề về kỹ thuật thi công.

- Do mô hình tổ chức Ban quản lý dự án ở các địa phương không thống nhất nên việc báo cáo, theo dõi tiến độ thực hiện để nắm bắt các thông tin xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện còn chưa kịp thời. Một số Ban quản lý nhiều dự án cùng lúc, không đủ cán bộ giám sát chất lượng thi công công trình. Một số Ban quản lý dự án kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp trong tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện dự án không cao, cán bộ quản lý bị hạn chế về thời gian cũng như năng lực, kinh nghiệm quản lý dự án.

- Nhiều khu vực công trình thi công phụ thuộc vào mực nước triều, có những giai đoạn phải thi công ban đêm theo con nước thủy triều nên đã ảnh hưởng phần nào đến tiến độ công trình, thường kéo dài hơn so với thời gian

Page 86: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

86

được phê duyệt phải hoàn thành của dự án, có những gói thầu không kịp hoàn thành trước mùa mưa bão của năm kế hoạch đã phải tiến hành chống bão cho công trình đang thi công dở dang, rất vất vả và gây tốn kém.

d) Về quản lý, duy bảo dưỡng sau đầu tư: Việc quản lý chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều địa phương, dẫn đến

tình hình vi phạm Luật Đê điều như: đào đầm, ao nuôi trồng thủy sản; làm lều quán trên mặt đê, mái đê, chặt phá cây chắn sóng đang diễn ra ở nhiều nơi, kể cả những đoạn đê mới được đầu tư, làm hạn chế hiệu quả đầu tư. Công tác duy tu bảo dưỡng đê biển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và kéo dài tuổi thọ công trình cũng chưa được đặt thành cơ chế để đầu tư đúng mức.

đ) Về kết hợp giao thông: Việc củng cố, nâng cấp đê hầu hết vẫn còn đi theo tuyến đê hiện có, kích

thước mặt đê không thống nhất, mặt đê gia cố chưa liên tục hoặc tuyến đê chưa chú ý vi chỉnh, cắt cong nên đê còn nhiều gấp khúc, chưa đạt được độ trơn thuận làm hạn chế tốc độ của các phương tiện giao thông; mặt đê được gia cố chủ yếu phục vụ công tác kiểm tra, ứng cứu, hộ đê kết hợp giao thông đi lại của nhân dân nên tải trọng của các phương tiện giao thông còn bị hạn chế.

e) Một số tồn tại khác: - Việc củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển giai đoạn vừa qua chưa tính đến

yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng. - Một số địa phương chưa thực hiện đúng nội dung thoả thuận của Bộ Nông

nghiệp và PTNT về giải pháp kỹ thuật công trình, một số dự án Tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện khi chưa có ý kiến về giải pháp kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trung ương với một số địa phương trong việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chương trình còn chưa thực sự gắn kết.

II.3. Những công việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chương trình

Để tiếp tục triển khai Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2015 tại công văn số 2056/TTg-KTN ngày 29/10/2009; trong đó, Thủ tướng chỉ đạo “Ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh tu bổ, nâng cấp các đoạn đê biển xung yếu, chú ý kết hợp giảm biện pháp công trình và biện pháp phi công trình, tập trung dứt điểm từng dự án, không dàn trải, đồng thời huy động thêm nguồn lực của địa phương để thực hiện”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo rà soát, lập quy hoạch tổng thể tuyến đê biển, đê cửa sông; phối hợp với các địa phương sắp xếp thứ tự ưu tiên, xây dựng kế hoạch chi tiết đến năm 2015; thỏa thuận quy hoạch và hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương thực hiện nhằm hoàn thành Chương trình đúng thời hạn quy định.

Page 87: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

87

- Bộ cũng đang chỉ đạo các đơn vị chức năng: + Hoàn thành xây dựng cơ chế quản lý, duy tu bảo dưỡng hệ thống đê biển sau đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

+ Hoàn thành để ban hành Hướng dẫn tiêu chuẩn phân cấp đê, trong đó có đê biển.

- Chỉ đạo các cơ quan khoa học nghiên cứu, liên doanh, liên kết với các tổ chức, chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong và ngoài nước trong lĩnh vực xây dựng công trình đê, kè biển, cống ngăn mặn có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp. Đề xuất giải pháp công trình phù hợp, công trình thân thiện với môi trường để đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng một cách hiệu quả nhất.

- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế trong công tác chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, tập huấn về kinh nghiệm và các bài học thực tiễn, điển hình trong xây dựng, quản lý đê điều và phòng, chống lụt, bão nói chung và đê biển nói riêng.

II.4. Giải pháp thực hiện đến năm 2015 1. Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc của các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo

các địa phương trong việc củng cố, nâng cấp nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống đê biển.

2. Tăng mức vốn đầu tư hàng năm để hoàn thành Chương trình vào năm 2015 (bình quân trên 1.300 tỷ đồng/năm, chưa kể trượt giá so với năm 2006).

3. Rà soát quy hoạch hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và quy hoạch đường giao thông ven biển nhằm mục tiêu tận dụng tối đa khả năng tuyến đê kết hợp làm đường giao thông ven biển, cầu qua sông kết hợp với cống kiểm soát lũ, mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.

4. Xây dựng kế hoạch đầu tư các dự án cấp bách để ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh đồng bộ các dự án tu bổ, nâng cấp khu vực đê biển xung yếu (chú trọng các cống xung yếu và trồng cây chắn sóng trước đê biển) ứng phó với biến đổi khí hậu.

5. Kết hợp giữa biện pháp công trình và biện pháp phi công trình nhằm đạt được tính hiệu quả và tính kinh tế của Chương trình.

6. Bố trí vốn đầu tư tập trung dứt điểm từng dự án, tránh dàn trải để công trình hoàn thành đồng bộ sớm phát huy hiệu quả phòng, chống lụt, bão và phục vụ sản xuất.

Tiếp tục nghiên cứu, đầu tư hoàn chỉnh các dự án chống xói lở, gây bồi tạo bãi đã được thử nghiệm thành công bước đầu.

7. Tăng cường trồng cây chắn sóng ở các khu vực trồng được, đồng thời nuôi tạo bãi, cải tạo đất để trồng; chọn loại cây trồng thích hợp với chất đất, ươm cây đến độ trưởng thành trước khi đem ra trồng để cây sớm phát triển; tăng cường quản lý, chăm sóc đảm bảo tỷ lệ cây sống cao và tăng trưởng nhanh,...

Page 88: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

88

Phân bổ kinh phí trồng cây chắn sóng thành danh mục riêng với tỷ trọng ưu tiên trong kế hoạch kinh phí đầu tư hàng năm cho Chương trình để quyết tâm tập trung thực hiện nhằm phấn đấu đến năm 2013 hoàn thành công tác trồng cây chắn sóng.

8. Hoàn chỉnh và ban hành hướng dẫn phân cấp đê (trong đó có đê biển làm cơ sở cho việc quản lý, đầu tư củng cố đê biển ngày càng bền vững và phát huy hiệu quả lâu dài.

9. Tăng cường quản lý, duy tu bảo dưỡng hệ thống đê biển sau đầu tư theo cơ chế được Chính phủ phê duyệt, đảm bảo khai thác bền vững và phát huy hiệu quả tổng hợp của công trình.

10. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc quản lý đê biển.

11. Ngoài nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư, các địa phương huy động thêm các nguồn lực trên địa bàn quản lý, nhất là các doanh nghiệp được hưởng lợi để đóng góp thực hiện Chương trình.

III. Cống qua đê III.1 Tình hình chung về hệ thống cống qua đê biển các tỉnh từ Quang Ninh đến Quảng Nam.

Hệ thống đê sông và đê biển thuộc các tỉnh từ Quang Nam trở ra hiện đã khép kín và được thiết kế theo hướng chống lũ triệt để hay nói cách khác là không cho phép lũ tràn qua đê, trừ trường hợp khẩn cấp đối phó với lũ cực hạn thì cho phép tràn để tránh vỡ đê đột ngột. Như vậy, trong điều kiện bình thường, sự trao đổi nước giữa sông và đồng chủ yếu là nhờ hệ thống cống qua đê với các qui mô khác nhau. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta, cống qua đê có vị trí rất quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, tiêu úng, thau chua rửa mặn, lấy phù sa để cải tạo đồng ruộng, phục vụ nuôi trồng thủy sản và nhiều ngành kinh tế khác có nhu cầu dùng nước. Tuy nhiên qua thực tế sử dụng, các cống qua đê thường là một trong những trọng điểm xung yếu gây mất an toàn cho đê điều.

Những năm qua, đặc biệt từ năm 2000 đến nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền các cấp hệ thống đê điều được đầu tư, nâng cấp vững chắc, với mức đảm bảo an toàn ngày càng cao hơn. Các công tác được chú trọng là tôn cao áp trúc, mở rộng mặt cắt đê với khối lượng khoảng 10.500.000m3 đất đắp đê; cứng hoá hàng trăm km mặt đê bằng bê tông tại những đoạn đi qua khu đô thị và dân cư tập trung và những tuyến đê kết hợp phục vụ giao thông; đắp luống và trồng mới thêm 140.000 cụm tre chắn sóng để cùng với

Page 89: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

89

số tre đã trồng trước đây tạo thành dải cây chắn sóng góp phần bảo đảm an toàn cho đê . Ngoài việc nâng cấp, tu sửa các cống qua đê đã có các dự án xây cống qua đê mới thay thế cống cũ thuộc các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định.

Về đê biển, các tuyến đê biển cũng đã được khép kín và từng bước được nâng cấp tu bổ thông qua các dự án, các nguồn vốn trong và ngoài nước. Đặc biệt sau cơn bão số 7 xảy ra hồi cuối tháng 9/2005 với sức gió mạnh cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12 gây hư hỏng các tuyến đê biển thuộc một số tỉnh ven biển Bắc Bộ, Chính phủ đã có Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 phê duyệt chương trình đầu tư bảo vệ, củng cố và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Theo đó, đê biển phải được thiết kế với mức chống được gió bão cấp 9, cấp 10 và cấp 12 đối với khu dân cư đông đúc.

Tuy nhiên, việc đầu tư mới chỉ tập trung vào củng cố vững chắc thân đê, xử lý nền đê, cứng hóa mặt đê, trồng cây chắn sóng ven đê, củng cố các công trình và công tác quản lý và xử lý các điểm sạt lở đe doạ đến an toàn đê điều. Điển hình là Tỷ lệ kinh phí cho đắp đê qua các năm ngày càng tăng, từ 42% năm 2001 tăng lên 76,8% trong năm 2005 trong tổng số kinh phí Trung ương đầu tư hàng năm cho tu bổ đê điều, xây dựng mới, tu bổ hàng trăm tuyến kè xung yếu đe doạ đến an toàn đê điều. Về thời gian không thể tiến hành thi công tập trung cả cống lẫn đê, cần phân đoạn thi công hợp lý nên các cống qua đê chưa được nâng cao mức đảm bảo tương ứng. Trong khi đó số lượng cống qua đê lại rất lớn và mật độ bố trí dày,.... nếu không kịp thời củng cố, nâng cấp sẽ dần trở thành những trọng điểm lớn và không đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Mặt khác, về thời gian xây dựng, nhiều cống qua đê được xây dựng vào những năm 1930, đặc biệt trên các tuyến đê thuộc thành phố Hải Phòng nhiều cống được xây dựng từ những năm 1900, còn lại được xây dựng từ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Phần lớn số cống này đều có tình trạng chung là: Các cống có chất lượng kém, cống không còn bể tiêu năng, sân trước, sân sau và tường cánh nên không đảm bảo an toàn chống lũ. Nhiều cống đã phải hoành triệt để đảm bảo an toàn chống lũ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong khu vực.

Page 90: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

90

Với các lý do trên việc nâng cấp, củng cố các cống qua đê càng trở nên cấp thiết nhằm tạo nên sự vững chắc trong hệ thống đê điều, đảm bảo tính đồng bộ với sự hoàn thiện trên toàn tuyến đê, đảm bảo hoạt động bình thường của cống, không phải hoành triệt tạm thời trong suốt thời gian mùa lũ.

III.2 Hiện trạng các cống qua đê 1. Hiện trạng cống qua đê

Các cống dưới đê được xây dựng từ rất sớm vào những năm 1910, nhưng tập trung xây dựng chủ yếu là từ năm 1960 đến 1985. Hình thức cống bao gồm: cống hộp, ngầm, lộ thiên, vòm,... với vật liệu xây dựng chủ yếu bằng đá xây, gạch, và bê tông. Nhiệm vụ chính là tiêu, tưới nước, chống lũ và lấy sa. đến nay sau thời gian sử dụng, khai thác các cống đã quá cũ, xuống cấp, hư hỏng nhiều, cần được cải tạo, sửa chữa và nâng cấp. Khi nguồn nước ở vùng ven biển bị nhiễm chua mặn thì tiêu đuổi thải ra biển.

Với các cống xây dựng từ những năm 1985 đến 2010. Hình thức cống chủ yếu là cống hộp, ngầm, lộ thiên,… với vật liệu xây dựng chủ yếu bằng bê tông cốt thép. Nhiệm vụ chính là tiêu, tưới nước, chống lũ và lấy sa. Hiện tại các cống làm việc bình thường, chất lượng vẫn còn tương đối tốt.

( Số liệu thống kê hiện trạng các cống qua đê biển trong phần phụ lục và bản đồ vị trí các cống qua đê các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam trong tập phụ lục bản đồ

tuyến đê và hiện trạng cống qua đê )

Page 91: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

91

Tổng hợp hiện trạng cống qua đê biển các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam

TT CỐNG Hải Phòng

Quảng Trị

Thái Bình

Hà Tĩnh

Nam Định

Nghệ An

Ninh Bình

Quảng Bình

Quảng Ninh

Thanh Hóa

T.T Huế

Quảng Nam

Đà Nẵng

1 Tổng số cống 69 66 107 190 46 66 15 106 65 84 145 6 11 2 Hình Thức Cống Ngầm 64 5 - 3 5 - 15 - 54 14 - - - Lộ thiên 5 0 - - - - - - - - - - - Cống Hở - 61 - 32 9 - - - 11 69 145 - - Cống Vòm - - 24 - 5 - - - - - - - - Cống Hộp - - 68 - 19 - - - - - - 3 11 Cống Tròn - - 10 - - - - - - - - 3 - Cống Hộp Ngầm - - - - 8 - - - - - - - - Đã Lấp bỏ - - 5 - - - - - - - - - - Loại khác - - - 155 - - - - - 2 - - - 3 Đánh giá

Tốt 21 19 29 81 1 28 4 42 9 10 40 3 11

Trung Bình 30 4 42 93 2 15 11 16 23 49 77 - -

Kém 18 43 31 8 23 - - 32 5 28 - -

Hỏng một số bộ phận - - 8 13 - - 45 - 18 - - -

Đã Hỏng toàn bộ - - 5 - - - 1 2 - - -

Đã hoành triệt - - - - - - 3 - - - - -

Chưa xác định được - - - - 30 - - - - - - - -

Đang xây dựng - - - - - - - - - - 3 -

Page 92: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

92

Một số hình ảnh điển hình về hiện trạng hư hỏng cống

Tổng thể cống cổ tiêu II – đê biển Hải Phòng

Hiện tượng bê tông bị bong vỡ, hở cốt thép

Page 93: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

93

Hiện tượng bê tông bị ăn mòn

Hiện tượng nứt vỡ tường cánh cống

Page 94: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

94

Hiện tượng nứt vỡ bê tông dàn van cống

Hiện trạng hư hỏng hệ thống đóng mở cống

Page 95: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

95

Hiện tượng hư hỏng kết cấu đá xây

Hiện tượng nứt gẫy mái nghiêng tường cánh cửa vào cống

Page 96: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

96

Hiện trạng trụ pin cống có kết cấu bằng gạch xây

Hiện trạng hư hỏng cánh cửa cống

Page 97: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

97

Hiện trạng hư hỏng cửa vào cống

Hiện trạng cửa van cống

Page 98: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

98

Hiện trạng cống không có cửa van điều tiết

Cống mới được xây dựng chất lượng tốt

Page 99: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

99

2. Các nguyên nhân chính gây hư hỏng cống dẫn đến mất an toàn đê điều

Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể qui tụ lại mấy nguyên nhân chính như sau:

- Với cùng một cấp lưu lượng mực nước lũ đã cao hơn so với trước dẫn tới cống hiện tại phải làm việc trong điều kiện trong điều kiện mực nước trước cống cao hơn thiết kế trước đây.

- Cống đã quá tuổi thọ (quá cũ) sử dụng: Gồm những cống được xây dựng từ những năm 1960, thậm chí có những cống từ thời kháng chiến chống Pháp. nhiều cống đã hết tuổi thọ sử dụng vì được xây dựng cách đây tới 50 - 70 năm.

- Cống ngắn, thấp so với đê hoặc kéo dài, chắp vá do quá trình hoàn thiện đê và không còn phù hợp với mục đích sử dụng.

- Cống có tiền sử về hư hỏng do gặp sự cố khi thi công (như vỡ đê quai, do bom đạn,...); lún, nứt công trình gây hư hỏng các bộ phận cống như nứt tường cánh, bản đáy, cầu giao thông, trụ pin, dàn van ngắn; hoặc hư hỏng do thiếu sân tiêu năng trước, sau, ...nhưng không có kinh phí để sửa chữa.

- Các cống qua đê vùng triều hư hỏng nhanh do hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt của nước mặn và khí hậu vùng biển. Bê tông và bê tông cốt thép bị ăn mòn dẫn đến mất an toàn cho cống

3. Các dạng hư hỏng của cống qua đê

Có thể thống kê một số dạng hư hỏng thường gặp của cống qua đê như sau:

- Cống kiểu vòm được xây dựng nhiều ở dưới đê. Sự cố sập vòm cống rất nguy hiểm dễ dẫn tới vỡ đê nếu không được xử lý kịp thời. Sự cố này thường xảy ra ở các cống xây dựng và sử dụng quá lâu, khả năng chịu tải và chất lượng công trình bị giảm sút nhiều, hoặc do tải trọng tác động lên đỉnh vòm vượt nhiều so với thiết kế ban đầu làm cho vòm cống bị mất cân bằng lực. Khi nước lũ lên cao nếu cống bị sập vòm, trên mái đê thượng lưu thường xuất hiện xoáy lớn, nước chảy mạng qua cống về hạ lưu. Mái đê xung quanh chỗ vòm sập bị sạt lở mạnh và phát triển nhanh, thân đê xuất hiện nhiều vết nứt ngang và vùng đê xung quanh chỗ vòm sập lún nhanh làm cho đỉnh đê ở đây thấp hẳn xuống, có khi đê bị lở gần hết mặt.

Page 100: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

100

- Cống bị tức hơi: Khi nước lên cao, cửa cống ở phía đồng đóng kín, trường hợp này cống thường bị tức hơi. Lúc đó trong các cống thường có các hiện tượng:

+ Nước sủi bọt ở trong lòng cống gần cửa phía đồng hoặc thỉnh thoảng nghe tiếng ục ục

+ Nước bắn thành tia ở các khe cửa, nếu không được xử lý kịp thời cống có thể bị hư hỏng đe doạ đến an toàn đê

- Nước tràn qua cống: Trong các trường hợp khi nước lũ vượt quá mức thiết kế, cống bị lún vì nền đất là xấu, thân cống thấp, đê đắp không đủ độ cao thiết kế. Những trường hợp ấy đều phải chủ động tôn cao thêm đê để đề phòng nước tràn qua cống. Trường hợp phải đắp đất cao trên cống nếu với cống yếu có thể bị sập.

- Cống làm việc trong môi trường khí hậu vùng biển rất khắc nghiệt kết cấu bị mài mòn, ăn mòn dẫn đến mất an toàn.

- Trong mùa lũ, đặc biệt là khi lũ cao, dài ngày, chênh lệch đầu nước lớn thì cùng một lúc có thể xảy ra nhiều loại hư hỏng đã nói ở trên.

4. Một số trường hợp hư hỏng cống qua đê điển hình ảnh hưởng tới an toàn đê

Nhiều trường hợp đã xảy vỡ đê hoặc nguy cơ vỡ đê cao là do cống như:

- Hiện tượng thấm tập trung hai bên mang cống ;

- Sự cố sập vòm cống làm dòng chảy khoét gần hết mặt và thân đê tạo ra nguy cơ vỡ đê, phải xử lý rất khó khăn, tốn kém;

- Cửa van mới thay nhưng ở một số tấm ván có mắt gỗ. Khi lũ lên mắt gỗ bị phá hoại dẫn tới cửa van bị phá hỏng nhiều tấm, nước chảy vào đồng khá mạnh. Nếu khi đó mức nước lũ lên cao ngập quá đầu tường của cống thì sẽ rất nguy hiểm;

- Trường hợp cống bị lún không đều, bị nứt ngay thân và cả bản đáy cống cũng đã xảy ra ở nhiều nơi; hoặc cánh cống bị bục khi lũ đang lên cao như cống Hưng Phú (Nghệ An) và rất nhiều cống bị hư hỏng khớp nối gây ra hiện tượng sủi ngay trong lòng cống cũng là hiện tượng khá phổ biến.

Page 101: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

101

PHẦN VI: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỐNG QUA ĐÊ BIỂN TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM

I. Tiêu chí và phương pháp đánh giá kiểm tra

I.1. Tiêu chí lựa chọn đối tượng kiểm tra đánh giá chất lượng

Hệ thống cống qua đê biển các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam gồm tổng cộng 976 cống nằm trải đều trên khắp các tuyến đê biển của 13 tỉnh, số lượng cống hư hỏng xuống cấp do rất nhiều nguyên nhân. Trong phạm vi dự án điều tra số lượng cống tiến hành kiểm tra đánh giá là 5 cống/1 tỉnh, số lượng này rất ít so với số lượng cống thực tế. Vì vậy để đánh giá được một cách tổng quan về hiện trạng chất lượng hệ thống cống qua đê biển chúng tôi tiến hành lựa chọn các cống kiểm tra đánh giá dựa trên các tiêu chí sau :

- Theo vùng miền: Các cống kiểm tra được phân đều trên các vùng, tuyến đê của từng tỉnh, cố gắng chọn đại diện trên mỗi tuyến đê có 01 cống để tiến hành kiểm tra, căn cứ vào hiện trạng phân bố đê và hệ thống cống qua đê biển của từng tỉnh để lựa chọn.

- Cống có hiện tượng hư hỏng nặng: Dựa theo kết quả điều tra đánh giá về hiện trạng của toàn bộ hệ thống cống qua đê biển, trên mỗi tuyến đê có đã được lựa chọn theo tiêu chí vùng miền, tiến hành lựa chọn vị trí cống cụ thể trên tuyến theo tiêu chí cống có hiện tượng hư hỏng căn cứ vào năm xây dựng (chọn cống có thời gian sử dụng dài nhất), cống có hiện tượng các kết cấu bê tông cống bị xuống cấp, ăn mòn, nứt gẫy… Tuy nhiên cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng tỉnh, vì có một số tỉnh thì hầu hết các cống có kết cấu bằng bê tông cốt thép đều mới được xây dựng do vậy chất lượng bê tông cũng còn rất tốt, nhưng chúng tôi vẫn nựa chọn để kiểm tra đánh giá xem mức độ xuống cấp của các công trình này như thế nào. Đánh giá được hiện trạng về chất lượng bê tông sau một thời gian sử dụng.

Từ những tiêu chí lựa chọn đánh giá chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng công trình của 05 cống /01 tỉnh.

I.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá

1. Kiểm tra cường độ bê tông cống (áp dụngTCXD VN239:2006) - Nội dung kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra, đánh giá chất lượng bê tông. Xác định vị trí, khuyết tật bê tông tại các vùng kiểm tra (Nếu có).

Page 102: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

102

- Thiết bị sử dụng: Máy đo siêu âm số hiệu PUNDIT của Anh để xác định độ đồng nhất của bê tông với độ chính xác 0,01μs, dùng đầu dò với tần số thấp 54 kHz. Súng thử bê tông loại Tecnotest của Italia. Phạm vi đo từ 10-70 N/mm2

- Ph−¬ng ph¸p thùc hiÖn: Ph−¬ng ph¸p x¸c ®Þnh c−êng ®é, ®é ®ång nhÊt cña bª t«ng b»ng m¸y ®o

siªu ©m kÕt hîp sóng bËt n¶y.

2. Kiểm tra chiều dầy lớp bảo vệ (theo TCXD 240 : 2000) - Các định nghĩa Chiều dày thực của lớp bê tông bảo vệ (BTBV): Là khoảng cách nhỏ nhất C1 giữa bề mặt của bê tông và bề mặt của cốt thép; Chiều dày chỉ thị của lớp bảo vệ: Là khoảng cách Cm giữa bề mặt của bê tông và một bề mặt danh nghĩa của thanh cốt thép được khảo sát;

- Thiết bị thử

máy siêu âm Positector 5, có độ chính xác 0,1mm 3. Đo tốc độ ăn mòn cốt thép trong bê tông (TCXD VN 294:2003) - Chuẩn bị thử

Chuẩn bị thử gồm các bước sau: Xác định vị trí cốt thép: Chuẩn bị vị trí kẹp cốt thép Làm sạch bề mặt cốt thép bằng bàn trải sắt và giấy giáp sao cho đảm bảo

khả năng tiếp xúc điện Chuẩn bị vị trí đo điện thế

- Tiến hành thử a) Nối mạch điện: Dùng dây dẫn điện nối cực dương của vôn kế với vị trí

kẹp côt thép, nối cực âm của vôn ké với cực đồng.

Page 103: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

103

b) Đặt điện cực đồng vuông góc với bề mặt bê tông tại vị trí đo; c) Giữ điện cực tiếp xúc với bề mặt bê tông cho đến khi số đo điện thế

trên vôn kế chỉ ổn định ở trạng thái (1). d) Ghi lại giá trị điện thế trên vôn kế chính xác đến 10mV; e) Nhấc điện cực ra khỏi vị trí đo và tiếp tục thực hiện phép đo tại vị trí

khác theo các bước b, c, d như đã trình bày ở trên. - Đánh giá kết quả

Đánh giá kết quả thí nghệm khả năng cốt thép bị ăn mòn trong bêtông

Kết quả đo điện thế cốt thép theo các điện cực chuẩn, V

Đồng sunfat bão hòa

(Cu/CuSO4)

Calomen bão hòa (Hg/Hg 2Cl 2/KCl)

Bạc clorua (Ag/AgCl/4MKCl

)

Đánh giá khả năng cốt thép bị ăn mòn tại thời

điểm kiểm tra

> - 0.20 > - 0.126 > - 0.106 Cốt thép chưa bị ăn mòn (xác suất trên

90%)

- 0.20 đến - 0.35

- 0.126 đến - 0.276

- 0.106 đến - 0.256

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không chắc chắn

<- 0.35 <- 0.276 <- 0.256 Cốt thép bị ăn mòn (xác suất trên 90%)

Page 104: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

104

II. Một số hỉnh ảnh trong quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng công trình

Page 105: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

105

Kiểm tra cường độ bê tông bằng máy siêu âm

Page 106: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

106

Page 107: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

107

Kiểm tra cường độ bê tồn bằng súng bật nẩy

Page 108: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

108

Kiểm tra chiều dầy lớp bảo vệ, tốc độ ăn mòn cốt thép trong bê tông

Page 109: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

109

III. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê III.1 Tỉnh Quảng Ninh 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê

a - Tổng quan về tuyến đê biển Tỉnh Quảng Ninh

Là tỉnh miền núi - duyên hải, hơn 80% đất đai là đồi núi trong đó hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển. Vùng trung du và đồng bằng ven biển trải dài theo bờ biển có chiều dài khoảng 250Km gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.

Có 10 tuyến đê biển với tổng chiều dài là 116,53 km thuộc địa bàn 10 huyện, thị là Yên Hưng, Hoành Bồ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Đông Triều, thị xã Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí và thành phố Hạ Long. Trong năm 2006, 2007 đã củng cố được 3,50 km đê xung yếu nhất từ K12+000 đến K15+500 tuyến đê huyện Yên Hưng theo tiêu chuẩn QĐ58. Hiện trạng các đoạn còn lại chưa đầu tư theo QĐ58:

- Cao trình: Các tuyến đê huyện Yên Hưng, thị xã Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà và Tiên Yên có cao trình +5,0m đến +5,50m. Các đoạn còn lại có cao trình từ +4,0m đến +4,50m.

- Bề rộng mặt: phổ biến từ 2 đến 4m.

- Gia cố mặt: cấp phối: 10,28 Km.

- Mái phía biển: đá lát, xây: 10,28km.

b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển Tỉnh Quảng Ninh Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển Tỉnh Quảng Ninh được tổng hợp phần phụ lục báo cáo.

Page 110: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

110

2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng

Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê:

Cống Mắn Thí 2 - Tuyến đê Hải Xuân - Bình Ngọc - TX Móng Cái, Vị trí cống Mắn Thí 2-Hải Xuân

Tuyến đê Hồ Nam - Xuân Ninh - TX Móng Cái, Vị trí cống K3+287

Tuyến đê Tân Bình - Đầm Hà, vị trí cống Thôn 7

Tuyến đê Đại Bình - Đầm Hà, vị trí cống thôn Tài Giầu

Tuyến đê Thống Nhất - Hoành Bồ, vị trí cống đê Tên Nửa

Các cống trên có hiện tượng hư hỏng nặng được tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng cho kết quả như sau:

Page 111: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

111

Bảng 6 - 1: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường trụ bên phải)

265,4 4,0

-0,16 Cốt thép chưa bị ăn mòn

1

Cống Mắn Thí 2 -

Tuyến đê Hải Xuân-Bình Ngọc - TX Móng

Cái

Mắn Thí 2-Hải Xuân

(2003) 2

(tường trụ bên trái)

249,8 3,7

-0,14 Cốt thép chưa bị ăn mòn

Bình thường

1 (tường

cánh TL bên phải)

176,5 2,7 -0,27

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không chắc chắn

2

Tuyến đê Hồ Nam-

Xuân Ninh - TX Móng

Cái

K3+287

2 (tường trụ bên trái)

188,7 3,2

-0,36 Cốt thép

bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ bên phải)

246,4 3,4

-0,15 Cốt thép chưa bị ăn mòn

3 Tuyến đê Tân Bình-Đầm Hà

Thôn 7 (2007) 2

(tường trụ bên trái)

255,3 3,0

-0,19 Cốt thép chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường

cánh TL bên trái)

224,3 3,2

-0,18 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

4 Tuyến đê Đại Bình-Đầm Hà

Thôn Tài Giầu

(2003) 2 (tường trụ bên phải)

215,6 2,9

-0,15 Cốt thép chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường trụ bên phải)

156,3 2,2

-0,38 Cốt thép

bị ăn mòn

5

Tuyến đê Thống Nhất-

Hoành Bồ

Đê Tên Lửa

(1966) 2 (tường trụ bên trái)

148,9 3,4

-0,41 Cốt thép

bị ăn mòn

Kém

Page 112: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

112

III.2 Thành phố Hải Phòng 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê a - Tổng quan về tuyến đê biển thành phố Hải Phòng

Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi. Bờ biển có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Trên đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết (sa thạch) tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125m, độ dài nhô ra biển 5km theo hướng tây bắc - đông nam.

Có 09 tuyến đê biển với tổng chiều dài là 103,36 km thuộc địa bàn 06 huyện, thị là Tiên Lãng, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Hải An, Thủy Nguyên và Cát Hải. Trong năm 2006, 2007 củng cố được 5,48Km đê xung yếu nhất gồm 3,10Km tuyến đê biển I đoạn từ K12+800 đến K15+930; 2,35Km tuyến đê biển Cát Hải đoạn từ K5+576 đến K7+926 theo tiêu chuẩn trong QĐ58

Hiện trạng các đoạn còn lại chưa đầu tư theo QĐ58: - Cao trình: Các tuyến đê biển I, II, III mặt đê có cao trình từ +5,50m

(đoạn trực diện biển) đến +4,50m (đoạn trong cửa sông). Các tuyến còn lại mặt đê ở cao trình từ +3,0m đến +4,50m.

- Bề rộng mặt: Lớn hơn 5,0m:33,02 km; nhỏ hơn 5,0m: 64,858 km. - Gia cố mặt: Bê tông:1,62 Km; cấp phối: 9,30 km; chưa gia cố: 86,96 km - Mái phía biển: gia cố CKBT: 6,82 km; dá lát, xây: 28,60 km; chưa gia

cố: 62,46 km. b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển Thành phố Hải Phòng Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển Thành phố Hải Phòng được tổng hợp bảng phần phụ lục báo cáo. 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê: - Cống họng - Đê biển II - Quận Đồ Sơn từ K0+000 đến K3+ 950 - Cống C2 - Đê biển I - Quận Kinh Dương K0 đến K13+330

- Cống C3 - Đê biển I - Quận Kinh Dương K0 đến K13+330 - Cống C4 - Đê biển I - Quận Đồ Sơn từ K13+330 đến K17+ 590 - Cống Cát Bi - Đê biển Tràng Cát - Quận Hải An K2+584-K19+998

Page 113: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

113

Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng cho kết quả như sau:

Bảng 6 - 2 : Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá Tốc độ ăn mòn cốt

thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thépa

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường trụ

pin khoang 1)

258,1 3,5

-0,18 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

1

Cống họng - Đê biển II -

Quận Đồ Sơn từ K0+000 đến K3+ 950

K0+000 (1960)

2 (tường trụ bên trái)

264,3 3,9

-0,19 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Bình thườn

g

1 (tường trụ

pin khoang 2)

227,6 3,4

-0,36 Cốt thép

bị ăn mòn

2

Cống C2 - Đê biển I - Quận Kinh Dương K0

đến K13+330

K7+800 (1982) 2

(tường cánh TL bên trái)

208,3 2,9

-0,38 Cốt thép

bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ bên phải)

208,6 2,7

-0,39 Cốt thép bị ăn mòn

3

Cống C3 - Đê biển I - Quận Kinh Dương K0

đến K13+330

K8+500 (1981) 2

(tường trụ bên trái)

197,4 3,3

-0,37 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ

pin ) 187,6 2,5

-0,40 Cốt thép

bị ăn mòn 4

Cống C4 - Đê biển I -

Quận Đồ Sơn từ K13+330 đến K17+

590

K16+070 (1962) 2

(tường trụ bên phải)

214,8 3,1

-0,36 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

1 (tường

cánh TL bên phải)

207,4 3,5 -0,31

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 5

Cống Cát Bi - Đê biển

Tràng Cát - Quận Hải An

K2+584-K19+998

K19+289

(1982) 2 (tường trụ bên trái)

197,6 3,0

-0,39 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

Page 114: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

114

III.3 Tỉnh Thái Bình 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê a - Tổng quan về tuyến đê biển tỉnh Thái Bình

Địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam, được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50 km và 4 sông lớn chảy qua, có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20 km). Có 04 tuyến đê biển với tổng chiều dài là 151,60km thuộc địa bàn 02 huyện là Tiền Hải và Thái Thụy. Trong năm 2006, 2007 củng cố được 3,375km đê xung yếu nhất theo tiêu chuẩn trong QĐ58

Hiện trạng các đoạn còn lại chưa đầu tư theo QĐ58: - Cao trình: Chủ yếu có cao trình từ +4,0m đến +4,8m, những đoạn củng

cố năm 2006, 2007 có cao trình từ +5,0m đến +5,50m. - Bề rộng mặt: Lớn hơn 5,0m: 37,63 km; nhỏ hơn 5,0m: 110,60 km. - Gia cố mặt: Bê tông: 31,63 km; cấp phối: 25,00 km; chưa gia cố:

91,60km - Mái phía biển: Gia cố CKBT:1,105 km; đá lát, xây: 19,00 km; hưa gia cố: 128,12 km. b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Thái Bình Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Thái Bình được tổng hợp bảng phần phụ lục báo cáo. 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê:

- Cống Hệ - Đê biển số 8 - Cống Trà Linh 1 - Đê biển số 8 - Cống Thiên Kiều - Đê biển số 7 - Cống Cá - Đê biển số 6 - Cống Bồng He - Đê biển số 5 Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá

chất lượng cho kết quả như sau:

Page 115: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

115

Bảng 6 - 3: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá Tốc độ ăn mòn cốt

thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường

cánh TL bên phải)

185,2 2,9 -0,22

Khả năng CT bị ăn

mòn không chắc chắn 1

Cống Hệ - Đê biển

số 8

K0+000 (1950)

2 (tường trụ bên trái)

202,2 3,2 -0,19 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ

pin khoang 1)

180,6 2,5 -0,44 Cốt thép bị ăn mòn

2

Cống Trà Linh 1

- Đê biển số 8

K41+500 (1939)

2 (tường trụ

pin khoang 3)

167,0 2,3 -0,37 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ bên phải)

194,8 3,0 -0,24

Khả năng CT bị ăn

mòn không chắc chắn 3

Cống Thiên Kiều

- Đê biển số 7

K14+000 (1941)

2 (tường

cánh HL bên trái)

175,3 2,8 -0,36 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ bên phải)

203,1 2,7 -0,40 Cốt thép bị ăn mòn

4 Cống Cá - Đê biển

số 6

K16+210 (1962)

2 (tường trụ

pin bên trái

khoang giữa)

185,1 3,2 -0,33

Khả năng CT bị ăn

mòn không chắc chắn

Kém

1 (tường trụ bên phải)

195,5 2,9 -0,28

Khả năng CT bị ăn

mòn không chắc chắn 5

Cống Bồng He

- Đê biển số 5

K5+500 (1963) 2

(tường trụ bên trái)

213,4 3,6 -0,41 Cốt thép bị ăn mòn

Trung bình

Page 116: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

116

III.4 Tỉnh Nam Định 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê

a - Tổng quan về tuyến đê biển tỉnh Nam Định Vùng ven biển tỉnh Nam Định có diện tích khoảng 8.000 ha với chiều dài

đường bờ biển là 72 km, bờ biển bị chia cắt mạnh mẽ bởi 4 cửa sông lớn đó là cửa Ba Lạt thuộc sông Hồng, cửa Hà Lạn - sông Sò, cửa Ninh Cơ - sông Ninh Cơ và cửa Đáy - sông Đáy. Hình thể bờ biển Nam Định tương đối khúc khuỷu và luôn luôn biến đổi bởi hiện tượng bồi và lở. Tại khu vực hai bãi bồi thuộc huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng hàng năm phù sa của các con sông đã tạo ra một lượng lớn phù sa (khoảng 50 triệu tấn) bồi đắp cho khu vực làm tăng thêm hàng trăm mét đất. Đoạn giữa đường bờ biển thuộc huyện Hải Hậu với chiều dài 40 km hiện đang bị xói lở, nguyên nhân chủ yếu là do bờ biển Nam Định tương đối bằng phẳng, theo hướng đông bắc-tây nam; không có vật che chắn, bãi biển thấp, các đường đẳng sâu ép sát bờ, đó là những điều kiện bất lợi tạo cho sóng hoạt động mạnh gây xói mòn bãi biển và sạt lở đê biển. Hiện nay chỗ lở mạnh nhất là từ xã Hải Lý đến xã Hải Triều, tại những khu vực này có tốc độ lở hàng năm từ 10 - 20m. Hiện tượng xói lở bờ biển đã gây ra những hậu quả khá nghiêm trọng về kinh tế - xã hội như mất đất ở và đất canh tác, ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất, đe dọa phá huỷ các công trình đê kè biển, ngoài ra còn gây ra những hậu quả về mặt xã hội đối với nhân dân các xã ven biển.

Có 03 tuyến đê biển với tổng chiều dài là 90,82km thuộc địa bàn 03 huyện là Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Trong năm 2006, 2007 củng cố được 27,78km đê xung yếu theo tiêu chuẩn trong QĐ58.

Hiện trạng các đoạn còn lại chưa đầu tư theo QĐ58:

- Cao trình: Chủ yếu có cao trình từ +4,8m đến +5,0m.

- Bề rộng mặt: Lớn hơn 5,0m: 5,63 km; nhỏ hơn 5,0m: 57,409 km.

- Gia cố mặt: Bê tông: 4,76 km; cấp phối: 36,40 km; chưa gia cố: 21,88km

- Mái phía biển: đá lát, xây: 4,85 Km; chưa gia cố: 58,19 km

Page 117: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

117

b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Nam Định Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Nam Định được tổng hợp bảng phần phụ lục báo cáo.

2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng

Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê:

- Hoành Lộ - Tuyến đê Giao Thủy, Vị trí K9+702

- Số 9 - Tuyến đê Giao Thủy, Vị trí K17+566

- An Hóa - Tuyến đê Hải Hậu, Vị trí K1+487

- Doanh Châu 1 - Tuyến đê Hải Hậu, Vị trí K5+552

- Quần Vinh I - Tuyến đê Nghĩa Hưng, Vị trí K6+707

Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng cho kết quả như sau:

Page 118: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

118

Bảng 6 - 4: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong BT

TT Cống Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường

cánh HL bên phải)

182,5 3,1 -0,36 Cốt thép bị ăn mòn

1 Hoành Lộ - Tuyến đê Giao Thủy

K9+702 (1934)

2 (tường trụ

pin) 203,9 3,6 -0,39 Cốt thép

bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ bên phải)

200,3 3,3 -0,31

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 2 Số 9

- Tuyến đê Giao Thủy

K17+566 (1965)

2 (tường trụ bên trái )

212,7 2,9 -0,16 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Trung bình

1 (tường trụ bên trái )

190,2 2,8

-0,43 Cốt thép bị ăn mòn

3 An Hóa - Tuyến đê Hải Hậu

K1+487 (1961)

2

(tường cánh TL bên phải)

193,6 3,5

-0,38 Cốt thép

bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ

pin) 168,4 3,2 -0,39 Cốt thép

bị ăn mòn 4

Doanh Châu 1 - Tuyến đê Hải Hậu

K5+552 (1941)

2 (trụ giàn

van) 160,9 3,0 -0,35 Cốt thép

bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ

pin khoang 1)

190,0 3,1 -0,28

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 5

Quần Vinh I

- Tuyến đê Nghĩa Hưng

K6+707 (1963)

2 (tường trụ

pin khoang 2)

203,1 2,9 -0,23

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn

Kém

Page 119: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

119

III.5 Tỉnh Ninh Bình 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê a - Tổng quan về tuyến đê biển tỉnh Ninh Bình

Bờ biển Ninh Bình có chiều dài khoảng 20Km nằm trọn trong địa phận huyện Kim Sơn. Đây là vùng đất mở, hàng năm tốc độ bồi tụ tiến ra biển từ 80 đến 100m. Bãi bồi thoải dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Cao độ trung bình ở trong đê Bình Minh II là +0,3m đến +1,38m phần lớn ở cao trình +0,8m đến 1,0m; cao trình ở ngoài đê Bình Minh II từ +0,2m đến +0,1m, phần lớn từ +0,3m đến 0,7m.

Có 03 tuyến đê biển là Bình Minh I, Bình Minh II và Bình Minh III với tổng chiều dài là 64,154km thuộc địa bàn huyện Kim Sơn, trong đó tuyến Bình Minh III còn 4,50 km chưa khép kín tuyến. Năm 2006, 2007 đã củng cố được 22,654 km đê xung yếu từ K0+000 đến K22+654 tuyến Bình Minh II theo tiêu chuẩn trong QĐ58.

Hiện trạng các đoạn còn lại chưa đầu tư theo QĐ58: - Cao trình: Chủ yếu có cao trình từ +4,0m đến +4,8m, những đoạn củng

cố năm 2006, 2007 (22km) có cao trình từ +5,0m đến +5,50m. - Bề rộng mặt: phổ biến từ 2 đến 3m. - Gia cố mặt: cấp phối: 9,00 Km; - Mái phía biển: chưa được gia cố.

b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Ninh Bình Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Ninh Bình được tổng hợp bảng phần phụ lục báo cáo. 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê:

- Tùng Thiện - Tuyến đê biển Bình Minh II, Vị trí K1+282 - Cồn Thoi - Tuyến đê biển Bình Minh II , Vị trí K1+576 - Kè Đông - Tuyến đê biển Bình Minh II, Vị trí K3+528 - Cống CT3 - Tuyến đê biển Bình Minh II, Vị trí K6+040 - Cống CT1 - Tuyến đê biển Bình Minh II, Vị trí K17+516 Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá

chất lượng cho kết quả như sau:

Page 120: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

120

Bảng 6- 5: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường trụ bên phải)

228,5 2,8 -0,33

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 1

Tùng Thiện - Tuyến đê biển Bình Minh II

K1+282 (1964)

2 (tường trụ bên trái)

206,9 3,3 -0,18 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Trung bình

1 (tường trụ

pin) 211,7 3,5 -0,29

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 2

Cồn Thoi - Tuyến đê biển Bình Minh II

K1+576 (1964)

2 (thường cánh TL bên trái)

212,2 3,0 -0,38 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

1 (tường

bên phải)253,2 3,1 -0,17

Cốt thép chưa bị ăn

mòn 3

Kè Đông - Tuyến đê biển Bình Minh II

K3+528 (1980)

2

(tường trụ pin

khoang 2)

246,9 2,7 -0,15 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường trụ bên trái)

246,9 4,2 -0,16 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

4

Cống CT3 - Tuyến đê biển Bình Minh II

K6+040 (1988)

2 (trụ giàn

van) 246,5 2,3 -0,23

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn

Trung bình

1 (tường trụ bên trái)

247,7 2,9 -0,12 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

5

Cống CT1 - Tuyến đê biển Bình Minh II

K17+516 (1987)

2 (tường trụ bên phải)

244,3 3,2 -0,19 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

Page 121: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

121

III.6 Tỉnh Thanh Hóa 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê a - Tổng quan về tuyến đê biển tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt là vùng núi và Trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Vùng ven biển từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia có chiều dài 102 km, diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình 3-6 m; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.

Có 16 tuyến đê biển là Nga Sơn, Trường Sơn, Y Vích, Ninh Phú, PAM4617 huyện Hậu Lộc, PAM4617 huyện Hoằng Hóa, Hoằng Thanh - Hoằng Phụ, Quảng Trung, Quảng Chính, Quảng Thạch, PAM4617 huyện Tĩnh Gia, Hải Thanh, tả Lạch Bạng, hữu sông Bạng, Sầm Sơn với tổng chiều dài là 95,425Km thuộc địa bàn huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Năm 2006, 2007 đã củng cố được 20,645Km đê xung yếu theo tiêu chuẩn trong QĐ58, nhưng mới gia cố được 12,94Km mặt đê bằng bê tông, 14,35Km gia cố mái phía biển bằng CKBT (tuyến tả Lạch Bạng chưa gia cố mái và mặt đê).

Hiện trạng các đoạn còn lại chưa đầu tư theo QĐ58: - Cao trình: Chủ yếu có từ +4,0m đến +4,5m, các tuyến đê huyện Quảng

Xương, Tĩnh Gia từ +3,50m đến +4,0m. - Bề rộng mặt: Lớn hơn 5,0m: 2,0 Km; còn lại phổ biến từ 2 đến 3m. - Mái phía biển: đá lát, xây: 41,25 km.

b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Thanh Hóa Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Thanh Hóa được tổng hợp bảng phần phụ lục báo cáo. 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê:

- Tiến Giáp- Tuyến đê Nga Sơn, Vị trí K7+575 - Tiến Thành - Tuyến đê Nga Sơn, Vị trí K8+950 - Núi Lau - Tuyến đê cửa sông Yên huyện Quảng Sương, Vị trí K7+500 - Bến Ngao - Tuyến đê PAM 4617 huyện Tĩnh Gia, Vị trí K3+500 - Nến- Tuyến đê PAM 4617 huyện Tĩnh Gia, Vị trí K5+500 Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá

chất lượng cho kết quả như sau:

Page 122: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

122

Bảng 6 - 6: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường trụ bên trái)

173,2 2,7 -0,23

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 1 Tiến Giáp - Tuyến đê Nga Sơn

K7+575 (1963)

2 (tường trụ bên phải)

191,1 3,2 -0,39 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

1 (tường

cánh TL bên trái)

182,8 2,9 -0,37 Cốt thép bị ăn mòn

2 Tiến Thành - Tuyến đê Nga Sơn

K8+950 (1964)

2 (tường trụ bên phải)

169,1 2,2 -0,40 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ

pin) 244,5 3,9

-0,18

Cốt thép chưa bị ăn

mòn 3

Núi Lau - Tuyến đê cửa sông

Yên huyện Quảng Sương

K7+500 (1995)

2 (tường trụ bên phải)

252,5 3,3

-0,14 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường trụ

pin khoang 1)

244,8 3,0 -0,16 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

4

Bến Ngao - Tuyến đê PAM 4617 huyện Tĩnh

Gia

K3+500 (1976)

3 (tường trụ

pin khoang 3)

243,1 3,5 -0,11 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường trụ bên trái)

211,8 2,7 -0,30

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 5

Nến- Tuyến đê

PAM 4617 huyện Tĩnh

Gia

K5+500 (1965)

2 (tường trụ bên phải)

199,8 2,5 -0,37 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

Page 123: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

123

III.7 Tỉnh Nghệ An 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê a - Tổng quan về tuyến đê biển tỉnh Nghệ An

Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Dải đồng bằng thấp trũng chạy dọc theo bờ biển có chiều dài khoảng 120Km với địa hình thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).

Có 12 tuyến đê biển là Quỳnh Lộc, Long - Thuận, Quỳnh Thọ, Lập - Bảng - Liên - Lương, Thuận - Nghĩa, Kim Hải Hùng, Diễn Thành, Trung Thịnh Thành, Bích - Kỷ - Vạn - Ngọc, đê cửa kênh nhà Lê, La Văn, Thượng Xá với tổng chiều dài là 147,90 km thuộc địa bàn các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc. Năm 2006, 2007 đã củng cố được 21,24 km đê xung yếu theo tiêu chuẩn trong QĐ58.

Hiện trạng các đoạn còn lại chưa đầu tư theo QĐ58: - Còn lại 126,70 km chưa được đầu tư, mặt đê có cao trình từ +3,50m đến

+4,50m, một số đoạn có cao trình chỉ từ +2,0m đến +3,0m; bề rộng mặt đê còn nhỏ phổ biến từ 2 đến 3m và cưa được gia cố bảo vệ:

- Mái phía biển: đá lát, xây: 13,81 km. b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Nghệ An Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Nghệ An được tổng hợp bảng phần phụ lục báo cáo. 2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê:

- Đê Quỳnh Lộc - Xã Quỳnh Lộc - huyện Quỳnh Lưu, Vị trí K0+785 - Đê Quỳnh Lộc - Xã Quỳnh Lộc - huyện Quỳnh Lưu, Vị trí K1+908 - Đê Quỳnh Lộc - Xã Quỳnh Lộc - huyện Quỳnh Lưu, Vị trí K3+041 - Đê Quỳnh Lộc - Xã Quỳnh Lộc - huyện Quỳnh Lưu, Vị trí K3+987 - Đê Quỳnh Lộc - Xã Quỳnh Lộc - huyện Quỳnh Lưu, Vị trí K4+411 Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá

chất lượng cho kết quả như sau:

Page 124: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

124

Bảng 6 - 7: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường trụ

pin) 248,2 3,5 -0,12

Cốt thép chưa bị ăn

mòn 1

Đê Quỳnh Lộc - Xã

Quỳnh Lộc - huyện

Quỳnh Lưu

K0+785 (2005)

2 (tường trụ bên phải)

245,5 3,3 -0,19 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường trụ bên trái)

248,2 2,9 -0,17 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

2

Đê Quỳnh Lộc - Xã

Quỳnh Lộc - huyện

Quỳnh Lưu

K1+908 (2005)

2 (tường trụ bên phải)

250,6 3,7 -0,15 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường trụ

pin) 255,3 3,0

-0,16

Cốt thép chưa bị ăn

mòn 3

Đê Quỳnh Lộc - Xã

Quỳnh Lộc - huyện

Quỳnh Lưu

K3+041 (2005)

2

(thường cánh TL bên phải)

246,9 3,1

-0,11 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường trụ bên trái)

247,5 2,8 -0,22

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 4

Đê Quỳnh Lộc - Xã

Quỳnh Lộc - huyện

Quỳnh Lưu

K3+987 (2005)

2 (tường trụ bên phải)

250,3 3,5 -0,16 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Trung bình

1 (tường

cánh TL bên trái)

246,5 3,7 -0,13 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

5

Đê Quỳnh Lộc - Xã

Quỳnh Lộc - huyện

Quỳnh Lưu

K4+411 (2005)

2 (tường trụ bên phải)

248,7 3,2 -0,25

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn

Trung bình

Page 125: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

125

III.8. Tỉnh Hà Tĩnh 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê

a - Tổng quan về tuyến đê biển tỉnh Hà Tĩnh Địa hình hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình

1,2% bị chia cắt bởi nhiều sông suối đã tạo nên 137 km bờ biển, có nhiều sông, cửa lạch. Dải đồng bằng ven biển hẹp chạy theo quốc lộ 1A và thường bị cắt ngang. Bãi cát chạy dọc suốt 100 km ven biển với nhiều cửa lạch tạo thành những điểm du lịch đẹp và nhiều ngư trường.

Có 12 tuyến đê biển là với tổng chiều dài là 147,90 km thuộc địa bàn các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc. Năm 2006, 2007 đã củng cố được 13,03 km, 24km đê xung yếu theo tiêu chuẩn trong QĐ58.

Hiện trạng các đoạn còn lại chưa đầu tư theo QĐ58: - Mặt đê: Chủ yếu có cao trình từ +3,50m đến +4,50m, một số đoạn có

cao trình chỉ từ +2,0m đến +3,0m. - Bề rộng mặt: Lớn hơn 5,0m: 10,97 km; cong lại mặt đê còn nhỏ. - Gia cố mặt: Bê tông: 2,77 km; chưa gia cố: 217,99 km - Mái phía biển: đá lát, xây: 51,85 km; chưa gia cố: 168,91 km

b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Hà Tĩnh Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Hà Tĩnh được tổng hợp bảng phần phụ lục báo cáo.

2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng

Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê:

- Đê hữu Phủ - Thành phố Hà Tình, Vị trí K1+500

- Đê hữu Nghèn – huyện Can Lộc, Vị trí K6+300

- Đê hữu Ngèn – huyện Thạch Hà, Vị trí K19+000

- Đê tả Ngèn – huyện Lộc Hà, Vị trí K48+000

- Đê Cẩm Trung – huyện Cẩm Xuyên, Vị trí K8+876

Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng cho kết quả như sau:

Page 126: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

126

Bảng 6 - 8: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường trụ

pin) 222,0 3,3 -0,23

Khả năng cốt thép bị ăn

mòn không chắc chắn 1

Đê hữu Phủ - Thành phố Hà

Tình

K1+500 (1969) 2

(thường cánh HL bên phải)

217,9 2,7 -0,19 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Trung bình

1 (tường trụ bên trái)

196,7 2,9 -0,31

Khả năng cốt thép bị ăn

mòn không chắc chắn 2

Đê hữu Nghèn –

huyện Can Lộc

K6+300 (1954) 2

(tường trụ pin)

197,6 2,3 -0,29

Khả năng cốt thép bị ăn

mòn không chắc chắn

Kém

1 (tường trụ

pin khoang 2)

175,3 2,6

-0,42 Cốt thép bị

ăn mòn

3

Đê hữu Ngèn – huyện

Thạch Hà

K19+000 (1965) 2

(tường trụ pin

khoang 3)

177,0 3,2

-0,37 Cốt thép bị

ăn mòn

Kém

1 (tường trụ bên trái)

235,9 3,1 -0,17 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

4 Đê tả Ngèn

– huyện Lộc Hà

K48+000 2

(tường trụ bên trái)

228,7 3,3 -0,23

Khả năng cốt thép bị ăn

mòn không chắc chắn

Trung bình

1 (tường trụ

pin) 248,4 3,5 -0,19

Cốt thép chưa bị ăn

mòn 5

Đê Cẩm Trung –

huyện Cẩm Xuyên

K8+876 (1964) 2

(thường cánh TL bên phải)

252,7 3,8 -0,15 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

Page 127: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

127

III.9 Tỉnh Quảng Bình 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê

a - Tổng quan về tuyến đê biển tỉnh Quảng Bình Là tỉnh có hình thái địa lý tự nhiên phức tạp được phân chia ra thành 4

vùng địa hình khác nhau: đồng bằng, miền núi, vùng cồn bãi và cồn cát ven biển. Ngoài ra Quảng Bình còn có một diện tích rất lớn bị ngập mặn. Đây là những đặc trưng lớn nhất về địa hình của Quảng Bình.

Dọc ven biển chạy dài từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ có dải cồn cát với chiều dài gần 130km, diện tích vùng cồn cát vào khoảng 390km2 chiếm 1/20 diện tích tự nhiên của tỉnh. Trên bề mặt cồn cát người dân Quảng Bình trồng rừng phi lao để bảo vệ, chống cát bay, cát chảy, xâm thực của nước biển và gió bão đồng thời làm gia tăng lượng mưa cung cấp, bổ sung phục hồi nguồn nước ngọt cho tầng chứa nước ven biển. Ngoài ra, Quảng Bình còn có một loại địa hình khác đó là các cồn bãi giữa sông.

Hệ thống đê ngăn mặn chủ yếu là đê cửa sông với 17 tuyến nối với các cồn cát cao dọc ven biển bảo vệ vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Các tuyến đê có cao trình phổ biến từ +1,50m đến +2,0m.

b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Quảng Bình Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển được tổng hợp bảng phần phụ lục báo cáo.

2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng

Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê:

- Tuyến đê hữu Ranh xã Hạ Trạch, Vị trí K6+354

- Tuyến đê hữu Ranh xã Quảng Hòa, Vị trí K3+419

- La Hà - Văn Phú Xã Quảng Văn, Vị trí K2+384

- Tả Lý Hoà Xã Hoàn Trạch, Vị trí K3+110

- Hữu Nhật Lệ Huyện Quảng Ninh, Vị trí K0+778

Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng cho kết quả như sau:

Page 128: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

128

Bảng 6- 9: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường trụ bên trái)

185,2 2,5 -0,37 Cốt thép bị ăn mòn

1

Tuyến đê hữu Ranh

xã Hạ Trạch

K6+354 2

(tường trụ pin)

168,6 2,8 -0,39 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ bên trái)

187,1 2,6 -0,29

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 2

Tuyến đê hữu Ranh xã Quảng

Hòa

K3+419

2 (tường trụ bên trái)

195,7 3,2 -0,40 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

1 (tường

cánh TL bên phải)

172,5 2,9 -0,37 Cốt thép bị ăn mòn

3

La Hà - Văn Phú

Xã Quảng Văn

K2+384 2

(tường trụ bên trái)

192,3 3,5 -0,25

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn

Kém

1 (tường trụ bên trái)

188,7 3,0 -0,32

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 4 Tả Lý Hoà Xã Hoàn

Trạch

K3+110 2

(tường trụ pin

khoang 3)

200,3 3,4 -0,13 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Trung bình

1 (tường trụ

pin) 193,5 3,2 -0,14

Cốt thép chưa bị ăn

mòn

5

Hữu Nhật Lệ

Huyện Quảng Ninh

K0+778 (1976)

2 (tường

bên phải)201,9 3,7 -0,21

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn

Trung bình

Page 129: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

129

III.10 Tỉnh Quảng Trị 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê

a - Tổng quan về tuyến đê biển tỉnh Quảng Trị Là nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Phía đông chạy dọc

theo hướng Bắc Nam, giáp biển đông với chiều dài bờ biển 75 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km2.

Đồng bằng chủ yếu chạy dọc theo bờ biển có độ cao tuyệt đối từ 0-15m, đôi chỗ đến 20m; có thể phân chia ra 2 loại: đồng bằng thấp (có độ cao tuyệt đối < 5m) và đồng bằng cao (có độ cao tuyệt đối > 5m). Đồng bằng Quảng Trị là một phần của dải đồng bằng ven biển Bình - Trị - Thiên. Đặc điểm chung của dải đồng bằng này là chúng có dạng kéo dài lòng máng với một bên phía Tây là đồi gò và một bên phía đông là các dải đụn cát cao.

Hệ thống đê ngăn mặn chủ yếu là đê cửa sông với 10 tuyến có tổng chiều dài khoảng 90Km nối với các cồn cát cao dọc ven biển bảo vệ vùng đồng bằng nhỏ hẹp thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và Gio Linh. Các tuyến đê có cao trình phổ biến từ +1,50m đến +2,0m.

b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Quảng Trị Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển được tổng hợp bảng 6 - 10A phần phụ lục báo cáo.

2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng

hỏng

Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê:

- Cống tiêu đê tả Bến Hải, Vị trí K4+816

- Cống tiêu đê tả Bến Hải, Vị trí K6+084

- Cống Đại Độ 1, Vị trí K0+183

- Cống Đại Độ 2, Vị trí K2+674

- Cống tiêu đê tả Ô Lâu, Vị trí K0+343

Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng cho kết quả như sau:

Page 130: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

130

Bảng 6 - 10: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường trụ bên trái)

218,0 3,2 -0,27

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 1 Cống tiêu đê tả Bến

Hải

K4+816 (1993)

2 (tường

cánh TL bên phải)

219,4 2,7 -0,19 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ bên phải)

218,9 3,5 -0,16 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

2 Cống tiêu đê tả Bến

Hải

K6+084 (1993)

2

(tường trụ pin

khoang 1)

210,6 3,9 -0,34

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn

Kém

1 (tường

cánh HL bên trái )

189,3 2,7

-0,38 Cốt thép

bị ăn mòn 3

Cống Đại Độ 1

K0+183 (1978)

2 (tường trụ bên phải)

196,7 3,1

-0,42 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ

pin khoang 1)

186,9 3,0 -0,40 Cốt thép bị ăn mòn

4 Cống Đại Độ 2

K2+674 (1978)

2 (tường trụ

pin khoang 4)

188,7 3,4 -0,22

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn

Kém

1 (tường trụ bên trái)

253,4 3,6 -0,12 Cốt thép chưa ăn

mòn 5 Cống tiêu

đê tả Ô Lâu

K0+343 (1993)

2 (tường trụ bên phải)

254,4 3,3 -0,17 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

Page 131: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

131

III.11 Tỉnh Thừa Thiên Huế 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê

a - Tổng quan về tuyến đê biển tỉnh Thừa Thiên Huế Vùng ven bờ được đặc trưng bởi hai bộ phận: biển ven bờ tích tụ cát

(Điền Hương - Lộc Hải) và biển ven bờ mài mòn granit Hải Vân. Địa hình ven biển Thừa Thiên Huế là kiểu bờ biển tích tụ - sóng gió với đặc trưng là các cồn cát, đụn cát ven biển, bên trong thường là các đầm phá thông với biển như đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm An Cư.

Vùng đầm phá nói riêng, hai cửa biển Thuận An, Tư Hiền vẫn luôn luôn là điều kiện sống cho các quá trình tiến hóa tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội và có giá trị không nhỏ về quốc phòng, an ninh, lịch sử văn hóa.

Hệ thống đê ngăn mặn chủ yếu là đê cửa sông với 7 tuyến đê thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc có tổng chiều dài khoảng 185Km. Các tuyến đê có cao trình phổ biến từ +1,0m đến +1,20m.

b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Thừa Thiên Huế Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển được tổng hợp bảng phần phụ lục báo cáo.

2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng

Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê:

- Cống Truồi 1 - Đê tây phá cầu Hai

- Cống Mệ Huê - Đê đông phá cầu Hai

- Cống Thống Nhất - Đê tây phá Tam Giang

- Cống Điền Hải 1 - Đê đông phá Tam Giang

- Cống Mụ Hào - Đê đông phá Đông

Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng cho kết quả như sau:

Page 132: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

132

Bảng 6 - 11: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường trụ bên trái)

201,9 3,0 -0,29

Khả năng cốt thép bị ăn

mòn không chắc chắn 1

Cống Truồi 1

- Đê tây phá cầu

Hai

K11+820 2

(tường trụ bên phải)

188,0 3,1 -0,33

Khả năng cốt thép bị ăn

mòn không chắc chắn

Kém

1 (tường trụ bên phải)

171,7 2,7 -0,36 Cốt thép bị ăn mòn

2

Cống Mệ Huê

- Đê đông phá cầu

Hai

2 (tường

cánh TL bên trái)

178,3 2,2 -0,44 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

1 (tường trụ bên trái)

199,6 3,1

-0,19 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

3

Cống Thống Nhất

- Đê tây phá Tam

Giang

K13+358 2

(tường trụ bên phải)

190,2 2,8 -0,21

Khả năng cốt thép bị ăn

mòn không chắc chắn

Kém

1 (tường

cánh TL bên trái)

206,9 3,5 -0,26

Khả năng cốt thép bị ăn

mòn không chắc chắn 4

Cống Điền Hải 1

- Đê đông phá Tam

Giang

2

(tường trụ bên phải)

224,7 3,7 -0,18 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Trung bình

1 (tường

cánh TL bên trái)

187,5 2,9 -0,37 Cốt thép bị ăn mòn

5

Cống Mụ Hào

- Đê đông phá Đông

2 (tường

cánh HL bên phải)

180,4 3,3 -0,43 Cốt thép bị ăn mòn

Kém

Page 133: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

133

III.12. Thành phố Đà Nẵng 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê

a - Tổng quan về tuyến đê biển Thành phố Đà Nẵng Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao

và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển Thành phố Đà nẵng Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển được tổng hợp bảng phần phụ lục báo cáo.

2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư hỏng

Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê:

- Cống Km8+327,45 tuyến đê biển Liên Chiểu - Thuận Phước - Cống Km8+999,64 tuyến đê biển Liên Chiểu - Thuận Phước - Cống Km9+518,68 tuyến đê biển Liên Chiểu - Thuận Phước - Cống Km0+36,2 tuyến đê, kè biển Liên Chiểu - Cống Km0+488,39 tuyến đê, kè biển Liên Chiểu Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá

chất lượng cho kết quả như sau:

Page 134: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

134

Bảng 6 - 12: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (tường trụ bên trái)

245,1 3,5 -0,19 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

1

Cống Km8+327,45 tuyến đê biển Liên Chiểu - Thuận Phước

Km+327,45

(2009) 2 (tường trụ bên phải)

244,8 3,0 -0,15 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường trụ bên phải)

237,6 4,1 -0,17 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

2

Cống Km8+999,64 tuyến đê biển Liên Chiểu - Thuận Phước

Km8+999,64 (2009)

2 (tường

cánh TL bên trái)

228,8 3,8 -0,13 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường

cánh HL bên trái)

209,9 3,2 -0,21

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 3

Cống Km9+518,68 tuyến đê biển Liên Chiểu - Thuận Phước

Km9+518,68 (2009) 2

(tường cánh TL bên phải)

211,7 4,0 -0,11 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường trụ bên trái)

213,9 3,6 -0,10 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

4

Cống Km0+36,2

tuyến đê, kè biển Liên

Chiểu

Km0+36,2

(2009) 2 (trụ giàn

van) 241,2 3,0 -0,18

Cốt thép chưa bị ăn

mòn

Tốt

1 (tường trụ bên trái)

237,9 3,5 -0,20 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

5

Cống Km0+488,39 tuyến đê,

kè biển Liên Chiểu

Km0+488,39 (2009) 2

(tường trụ bên phải)

246,2 3,1 -0,16 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

Page 135: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

135

III.13. Tỉnh Quảng Nam 1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê

a - Tổng quan về tuyến đê biển Tỉnh Quảng Nam Với trên 125 Km bờ biển, địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp,

thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành 3 vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; lại bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ,... có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái từ thượng nguồn đến ven biển.

Vùng đồng bằng và ven biển có 2 dạng địa hình khác nhau: - Vùng đồng bằng nhỏ, hẹp thuộc hạ lưu các sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam

Kỳ, được phù sa bồi đắp hàng năm, đất tốt, nhân dân có truyền thống thâm canh lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm.

- Vùng ven biển chủ yếu là đất cát, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là hoa màu, cây rừng chống cát, nuôi trồng và đánh bắt hải sản,... Trong quá trình công nghiệp hoá thì vùng này có lợi thế là có mặt bằng xây dựng khá thuận lợi, ít phải đền bù giải toả, lại gần các sân bay, bến cảng, gần hệ thống giao thông và lưới điện quốc gia.

Dọc ven biển hiện đã hình thành 24 tuyến đê biển, đê cửa sông với tổng chiều dài khoảng 185Km bảo vệ các vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Các tuyến đê có cao trình phổ biến từ +1,50m đến +2,0m. b - Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển tỉnh Quảng Nam Tổng quan về hiện trạng cống qua đê biển được tổng hợp bảng phần phụ lục báo cáo.

2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê Qua kết quả điều tra đánh giá thực địa về hiện trạng cống qua đê biển sơ

bộ đánh giá và chọn ra 05 cống qua đê: - Cống CT1, tuyến đê, kè bảo vệ bờ An Lương - Cống CT3, tuyến đê kè bảo vệ bờ An Lương - Cống số 1, tuyến đê ngăn mặn Hà My - Cống số 2, tuyến đê ngăn mặn Hà My - Cống số 2, tuyến đê ngăn mặn Hà My Các cống trên có hiện tượng hư hỏng được tiến hành kiểm tra đánh giá

chất lượng cho kết quả như sau:

Page 136: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

136

Bảng 6 - 13: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá

Tốc độ ăn mòn cốt thép trong BT

TT Cống

Vị trí cống (năm XD)

Cấu kiện kiểm tra

(vị trí kiểm tra)

Cường độ BT Rht

(daN/cm2)

Chiều dày lớp bảo vệ

cốt thép a

(cm)

Kết quả đo điện thế cốt

thép theo các điện

cực chuẩn ,v

Đánh giá

Đánh giá

chung

1 (thân ống

cống) 214,2 2,6 0,16

Cốt thép chưa bị ăn

mòn 1

Cống CT1,

tuyến đê, kè bảo vệ

bờ An Lương

(2007) 2

(thân ống cống)

202,7 2,8 0,14 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (thân ống

cống) 208,9 3,0 0,23

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn 2

Cống CT3,

tuyến đê kè bảo vệ

bờ An Lương

(2007)

2 (thân ống

cống) 207,4 2,7 0,18

Cốt thép chưa bị ăn

mòn

Tốt

1 (tường trụ bên trái)

229,2 3,2 0,11 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

3

Cống số 1, tuyến đê ngăn mặn

Hà My

K0+060 (2009) 2

(tường trụ pin

khoang 3)

223,0 3,6 0,15 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

1 (tường trụ

pin khoang 1)

227,5 4,1 0,16 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

4

Cống số 2, tuyến đê ngăn mặn

Hà My

K0+456 (2009) 2

(tường trụ bên phải)

220,8 3,8 0,25

Khả năng cốt thép bị ăn mòn không

chắc chắn

Tốt

5

Cống số 3, tuyến đê ngăn mặn

Hà My

K0+975 (2009)

1 (tường trụ bên trái)

245,8 3,2 0,12 Cốt thép

chưa bị ăn mòn

Tốt

Page 137: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

137

IV. Nhận xét chung Qua kết quả điều, tra đánh hiện trạng cống qua đê biển các tỉnh ven biển

từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, bằng phương pháp điều tra đo vẽ đánh giá bằng trực quan và kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng bằng máy móc thiết bị chuyên dụng cho một số cống của các tỉnh cho được kết quả như sau:

- Với các cống được xây dựng cách đây 30, 40 năm đều cho kết quả chất lượng không tốt, Cống mất ổn định, cường độ bê tông thấp, bê tông bị ăn mòn, cốt thép trong bê tông bị ăn mòn (kết quả cụ thể được thể hiện qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng công trình của các tỉnh đã được trình bầy ở phần III.6). Nguyên nhân là do cống được xây dựng và sử dụng trong thời gian dài trong môi trường xâm thực, hơn nữa thời kỳ xây dựng trước đây công nghệ vật liệu còn lạc hậu, chưa có biện pháp sử dụng phụ gia chống ăn mòn. Các cống này cần phải có biện pháp sửa chữa, nâng cấp hoặc làm mới.

- Với các cống xây dựng từ những năm 2000 trở lại đây của một số tỉnh như Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam chất lượng cống kiểm tra có chất lượng tương đối tốt, cống ổn định, chất lượng bê tông tốt, bê tông và cốt thép trong bê tông không bị ăn mòn nguyên nhân là do các cống mới được xây dựng trong vòng 10 năm trở về đây.

V. Đề xuất giải pháp nâng cao độ bền công trình bê tông và bê tông cốt thép vùng biển việt nam Để đảm bảo độ bền lâu dài cho các công trình xây dựng trong môi trường biển Việt Nam cần thực hiện nghiêm ngặt các điều kiện kỹ thuật sau đây đối với bê tông và bê tông cốt thép:

+ Yêu cầu về lựa chọn vật liệu đầu vào;

+ Yêu cầu về thiết kế;

+ Yêu cầu về thi công;

+ Yêu cầu áp dụng biện pháp chống ăn mòn bổ sung;

+ Yêu cầu về quản lý sử dụng và bảo trì công trình.

*. Yêu cầu về lựa chọn vật liệu đầu vào.

Vật liệu đầu vào để chế tạo BTCT bao gồm : xi măng, cốt liệu, nước trộn, phụ gia, cốt thép cần tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn.

Page 138: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

138

Vật liệu để chế tạo bê tông không cốt thép có thể sử dụng theo tiêu chuẩn qui định cho bê tông thông thường.

*. Yêu cầu về thiết kế.

Về mặt thiết kế ngoài việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn thiết kế TCVN hiện hành về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, đối với các công trình xây dựng, để đảm bảo độ bền lâu dài cần đáp ứng thêm các yêu cầu đặc biệt về bê tông làm việc trong môi trường biển Việt Nam.

*.Yêu cầu về công nghệ thi công

Thi công chính là giai đoạn thể hiện các ý đồ thiết kế trên công trường. Đây là mắt xích rất quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình. Do vậy phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui phạm thi công, nghiệm thu và giám sát chất lượng công trình đã ban hành.

Thực tế đã chứng minh rằng, do trình độ công nghệ thi công chưa cao, tổ chức thi công không chặt chẽ, tay nghề và ý thức công nhân kém, giám sát kỹ thuật lỏng lẻo là những nguyên nhân dẫn đến chất lượng bê tông trên các công trình đã xây dựng ở vùng biển Việt Nam không đồng đều, nhiều kết cấu không đạt sự đồng nhất cao về cường độ bê tông và chiều dày lớp bảo vệ dẫn tới ăn mòn cục bộ.

Qui trình thi công bê tông trong môi trường ven biển nói chung tương tự như trong vùng nội địa TCVN 4453: 1995, chỉ ở vùng nước thuỷ triều lên xuống và vùng ngập nước là cần áp dụng công nghệ thi công đặc biệt nhằm đảm bảo bê tông không bị nhiễm mặn.

Các yêu cầu sau đây cần thực hiện tốt khi thi công bê tông trong môi trường biển:

+ Thực hiện thiết kế thành phần bê tông theo chỉ dẫn kỹ thuật

+ Khi ghép cốp pha và lắp đặt thép cần căn chỉnh bằng con kê để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo đúng yêu cầu thiết kế.

+ Nên dùng hỗn hợp bê tông với độ sụt hợp lý với bê tông công trình Thuỷ Công.

Page 139: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

139

+ Đảm bảo bê tông đồng nhất, hệ số dao động cường độ δ < 0,1.

+ Đảm bảo chiều dày và độ đặc chắc của lớp bê tông bảo vệ .

+ Duy trì nghiêm ngặt chế độ bảo dưỡng dưỡng ẩm theo TCVN 5592: 1991,

+ Nên giữ bê tông mới đổ không tiếp xúc nước biển trong vòng 5 ÷7 ngày.

+ Xử lý mạch ngừng thi công bằng hồ vữa ximăng chống thấm mác cao.

*. Yêu cầu áp dụng biện pháp chống ăn mòn bổ sung

Theo các số liệu khảo sát thực tế thấy rằng, hiện tượng ăn mòn và phá huỷ kết cấu cấu thường xảy ra ở những vùng chịu tác động xâm thực mạnh của môi trường, đặc biệt ở vùng nước thuỷ triều lên xuống, bề mặt ngoài công trình, khu phụ, khu dùng nước, những chổ kết cấu thường xuyên bị khô ẩm. Còn ở những chỗ khô ráo kết cấu ít bị ăn mòn hơn. Vì vậy cần lựa chọn áp dụng biện pháp chống ăn mòn bổ sung thích hợp cho kết cấu trong các điều kiện làm việc có như vậy mới đạt được hiệu quả chống ăn mòn và đảm bảo được độ bền cho kết cấu trong môi trường biển.

Trong trường hợp không làm được kết cấu BTCT hoặc chiều dày lớp bảo vệ tương đương như yêu cầu, có thể áp dụng các biện pháp chống thấm bổ sung như sau:

1. Trát vữa chống thấm: Vữa xi măng có pha nhũ tương pôlime M250 ÷

300.

2. Sơn chống ăn mòn cốt thép: Sơn xi măng, sơn ximăng- pôlime, sơn hoá chất cao phân tử, các loại sơn này phải đảm bảo khả năng dính kết giữa cốt thép được sơn với bê tông.

3. Sơn phủ mặt ngoài kết cấu: Dùng các loại sơn epoxy và các hợp chất cao phân tử có độ dính kết cao với bê tông và đàn hồi tốt.

*. Yêu cầu về quản lý sử dụng và bảo trì công trình

Công tác quản lý sử dụng và bảo trì công trình có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo và duy trì độ bền công trình. Đây là một công việc lâu dài, bắt đầu từ khi bàn giao đưa công trình vào sử dụng đến khi hết thời hạn sử dụng công trình.

Page 140: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

140

Thực tế đã cho thấy, rất nhiều công trình đã xây dựng ở nước ta đều không được quản lý sử dụng tốt, công năng và mục đích sử dụng bị thay đổi là một trong những nguyên nhân dẫn đến ăn mòn và phá huỷ kết cấu, làm công trình hư hỏng sớm. Bên cạnh đó, chế độ bảo trì công trình chưa được thể chế hoá bằng các văn bản Nhà nước, thường chỉ khi nào thấy hỏng tới mức nghiêm trọng mới tiến hành khảo sát, đánh giá nguyên nhân hư hỏng và tìm kiếm phương án khắc phục. Việc làm này gây tốn kém và hiệu quả sử dụng công trình không cao.

ở đây chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

*. Về quản lý sử dụng:

+ Công trình phải được sử dụng đúng mục đích, công năng theo yêu cầu thiết kế.

+ Nhà nước cần có qui định cụ thể về trách nhiệm bảo hành độ bền công trình cho các nhà thiết kế và thi công, người sử dụng công trình.

+ Mỗi công trình đều phải lập hồ sơ theo dõi về chất lượng công trình, tình trạng sử dụng, các hư hỏng, xuống cấp, quá trình duy tu, sửa chữa v.v...

+ Định kỳ kiểm tra, khảo sát kiểm định chất lượng công trình, chi phí cho các lần khảo sát này nên tính ngay vào đầu tư công trình.

*. Về bảo trì công trình

Bảo trì công trình là vấn đề rất mới đối với chúng ta, nó có ý nghĩa và tác dụng như bão dưỡng máy móc, thiết bị sau một thời gian làm việc.

Đối với các công trình xây dựng ở vùng biển nước ta, bảo trì công trình đồng nghĩa với việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ nhằm khắc phục nguy cơ gây ăn mòn bê tông & BTCT do môi trường xâm thực biển gây ra. Như vậy vấn đề bảo trì công trình rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ và duy trì độ bền cho công trình với chi phí thấp hơn nhiều so với để công trình hư hỏng trầm trọng mới đầu tư sửa chữa.

Các công nghệ sau đây đã và đang được nghiên cứu áp dụng:

Page 141: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

141

+ Sửa chữa cục bộ các vết nứt, các chỗ kết cấu BTCT bị ăn mòn bằng công nghệ bơm ép xi măng, trát phủ vữa sửa chữa, phun khô bê tông;

+ Bảo trì công trình bằng công nghệ khử muối và tái kiềm;

+ Bảo trì công trình bằng công nghệ bảo vệ ca tốt ( dùng dòng ngoài hoặc lắp đặt anốt hi sinh)

Page 142: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

142

PHẦN VII : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

Qua công tác điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam chúng tôi có nhận xét sau:

1. Vïng biÓn lµ m«i tr−êng x©m thùc m¹nh ®èi víi bª t«ng vµ bª t«ng cèt thÐp

- KÕt cÊu chiÕm tØ träng trªn 70% trong x©y dùng hiÖn t¹i vµ t−¬ng lai. M«i

tr−êng biÓn ViÖt Nam x©m thùc m¹nh h¬n m«i tr−êng biÓn nhiÒu n−íc trªn thÕ

giíi do nhiÖt ®é, ®é Èm kh«ng khÝ cao, thêi gian Èm −ít lín , nång ®é muèi Cl-

cao, n−íc vµ cèt liÖu cã nhiÔm mÆn. Do vËy viÖc chèng ¨n mßn vµ b¶o vÖ c«ng

tr×nh cống qua đê biển trªn c¬ së c«ng nghÖ mới g¾n víi ®iÒu kiÖn thùc tÕ vùng

biển Việt Nam.

2. ThiÕt kÕ, thi c«ng bª t«ng vµ bª t«ng cèt thÐp theo quy ph¹m hiÖn hµnh dù

kiÕn ®¶m b¶o ®é bÒn kÕt cÊu 50-60 n¨m, trªn thùc tÕ qua phÇn lín c¸c c«ng tr×nh

cống qua đê biển ®· kh¶o s¸t chØ ®¹t 20÷30 n¨m, nhiÒu c«ng tr×nh cống qua đê

biển h− háng nÆng sau 7÷15 n¨m. Tèc ®é ¨n mßn ë møc b¸o ®éng vµ g©y h−

háng nhanh h¬n kh¶ n¨ng söa ch÷a rÊt tèn kÐm vÒ kinh phÝ. Do vËy cÇn khÈn

tr−¬ng ho¹ch ®Þnh mét chiÕn l−îc chèng ¨n mßn vµ b¶o vÖ cho kÕt cÊu bª t«ng

vµ bª t«ng cèt thÐp các cống qua đê biển vïng biÓn ViÖt Nam.

3. CÇn rµ so¸t l¹i toµn bé quy ho¹ch tuyÕn ®ª biÓn vµ c¸c cống qua đª.

4. X©y dùng mét ch−¬ng tr×nh ph¸t triÓn ®ª biÓn víi ®Çy ®ñ c¬ së khoa häc

trong giai ®o¹n tr−¬c m¾t vµ l©u dµi.

II. Kiến nghị

Dự án điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp cải tạo hệ thống cống qua đê biển các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam có nội dung là điều tra đánh giá cống qua đê biển. Nhưng thực chất theo nội dung thực hiện của dự án đã được phê duyệt do phần kinh phí thực hiện dự án hạn chế, dự án mới chỉ đánh giá một cánh tổng thể toàn bộ hệ thống cống qua đê biển và mới chỉ đi sâu vào phần đánh giá chất lượng bê tông cống (mỗi tỉnh kiểm tra 05 cống đại diện). Đơn vị thực hiện dự án kiến nghị các bộ, ngành, các cơ quan quản lý tiếp tục cho triển khai mở rộng nội dung của dự án như việc tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu về chế độ thủy lực, thủy văn, kết cấu, ổn định... của hệ thống cống qua đê biển để từ đó có được số liệu một cánh chính xác về hiện trạng của hệ thống cống qua đê biển.

Page 143: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

143

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi 02.15.05.R116 " Nghiªn cøu mét sè biÖn ph¸p kÜ

thuËt vµ c«ng nghÖ b¶o vÖ c¸c c«ng tr×nh x©y dùng d−íi t¸c ®éng ¨n mßn cña khÝ

hËu vïng ven biÓn ViÖt Nam "- ViÖn Khoa häc KÜ thuËt X©y dùng-1994.

2. B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi ®éc lËp cÊp Nhµ n−íc m· sè 40-94§T§L " Nghiªn

cøu c¸c ®iÒu kiÖn kü thuËt ®¶m b¶o ®é bÒn l©u cho kÕt cÊu bª t«ng vµ bª t«ng

cèt thÐp x©y dùng ë vïng ven biÓn ViÖt Nam "- ViÖn Khoa C«ng nghÖ X©y

dùng-1999.

3. B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi 34C.01.06: "§Æc ®iÓm ph¸ huû kÕt cÊu c«ng tr×nh

giao th«ng trong vïng biÓn n−íc ta." - ViÖn KHKT GTVT. Hµ néi 1989.

4. TrÇn ViÖt LiÔn vµ c¸c céng t¸c viªn: B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò môc "¡n mßn

khÝ quyÓn ®èi víi bª t«ng vµ bª t«ng cèt thÐp vïng ven biÓn ViÖt Nam". ViÖn

KhÝ t−îng thñy v¨n. Hµ néi, 1996

5. Atwood, W.G and Johnson, A.A: The disingtegration of Cement in sea

water. Transaction, ASCE, V87, Page 10.1533, 1924

6. P.K. Mehta: Durability of Concrete in Marine Environment - A.Review.

Proceedings of 1st International Conference "Performance of concrete in marine

environment" St. andrews by the sea. SP- 65 ACI Publication, 1980.

7. Moskovin V. M., Ivanov F. M., Alexseev S. N., Guzeev B. A. : Corrozia

betona i zelezobetona, metod− ix zaxit−, Moskova, Ctroiizdat, 1980.

8. ACI 318 - 83: Building code requirements for reinforced concrete.

9. JSCE - SP 1: 1986: Standard specification for design and construction of

concrete structures.

10. BS 8110 - 85: Structureal use of concrete.

11. AS 3600 - 88: Structural use of concrete

12. DIN 1045-78: Concrete and reinforced concrete design and construction.

13. TCVN 5574:91: KÕt cÊu bª t«ng cèt thÐp - Tiªu chuÈn thiÕt kÕ.

14. TCVN 2737:1995: T¶i träng vµ t¸c ®éng. Tiªu chuÈn thiÕt kÕ.

15. TCVN 4453:95: KÕt cÊu bª t«ng vµ bª t«ng cèt thÐp toµn khèi. Qui ph¹m

thi c«ng vµ nghiÖm thu.

Page 144: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

144

16. TCVN 3994: 1985: Chèng ¨n mßn trong x©y dùng. KÕt cÊu bª t«ng vµ bª

t«ng cèt thÐp. Ph©n lo¹i m«i tr−êng x©m thùc.

17. TCXD 149: 1986 B¶o vÖ kÕt cÊu x©y dùng khái bÞ ¨n mßn.

18. TCVN 2682: 1999: Xi m¨ng poãc l¨ng

19. TCVN 4316: 1986 Xi m¨ng poãc l¨ng xØ h¹t lß cao. Yªu cÇu kü thuËt.

20. TCVN 4033: 1995 Xi m¨ng poãc l¨ng puz¬lan. Yªu cÇu kü thuËt.

21. TCVN 6067 : 1997 Xi m¨ng poãc l¨ng bÒn sun ph¸t. Yªu cÇu kü thuËt.

22. TCVN 1770: 1986 C¸t x©y dùng. Yªu cÇu kü thuËt.

23. TCVN 1771: 1987 §¸ d¨m, sái vµ sái d¨m dïng trong x©y dùng. Yªu

cÇu kü thuËt..

24. TCVN 4506: 1987: N−íc cho bª t«ng. Yªu cÇu kü thuËt.

25. TCVN 5592:1991 : Bª t«ng nÆng. Yªu cÇu b¶o d−ìng Èm tù nhiªn.

26. TCXDVN 262: 2001: Bª t«ng nÆng - Ph−¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l−îng

clorua trong cèt liÖu vµ trong bª t«ng.

27. TCXD 238: 1999: Cèt liÖu bª t«ng - Ph−¬ng ph¸p ho¸ häc x¸c ®Þnh kh¶

n¨ng ph¶n øng kiÒm silic.

28. TCVN 4116:1985 : KÕt cÊu bª t«ng vµ bª t«ng cèt thÐp thñy c«ng. Tiªu

chuÈn thiÕt kÕ

29. TCXDVN 327 : 2004: KÕt cÊu bª t«ng vµ bª t«ng cèt thÐp - Yªu cÇu b¶o

vÖ chèng ¨n mßn trong m«i tr−êng biÓn.

30. B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi RD - 94-02 "Sù lµm viÖc ®ång thêi hçn hîp v÷a

vµ cèt liÖu lín trong bª t«ng". ViÖn KHCN X©y dùng 1997.

31. ChØ dÉn kü thuËt chän thµnh phÇn bª t«ng c¸c lo¹i, Hµ néi 1998

Page 145: PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN5 PHẦ Ự Ạ Ế Ộ ĐỊ ƯỚ Ạ Ể Ỉ Ộ Ệ Ố ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1733Bao cao tong hop_cong ven... ·

145

PHỤ LỤC

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CỐNG QUA ĐÊ BIỂN CÁC TỈNH VEN BIỂN TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM