phÂn tÍch tÀi chÍnh - chauthongphan.weebly.com · 2. hệ thống báo cáo tài chính. 2.1....

78
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH I. Tng quan vBáo cáo Tài chính. ................................................................................. 4 1. Gii thiu vBáo cáo Tài chính. ............................................................................ 4 2. Hthng Báo cáo Tài chính. .................................................................................. 5 2.1. Bng cân đối kế toán. .................................................................................. 5 2.2. Báo cáo kết quhot động kinh doanh. ...................................................... 6 2.3. Báo cáo lưu chuyn tin t.......................................................................... 7 2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính. ................................................................... 9 3. Đọc và hiu các Báo cáo Tài chính. ....................................................................... 9 3.1. Đọc và hiu ni dung Bng cân đối kế toán. .............................................. 9 3.2. Đọc và hiu ni dung Báo cáo kết quhot động kinh doanh.................. 12 3.3. Đọc và hiu ni dung Báo cáo lưu chuyn tin t. ................................... 14 3.4. Đọc và hiu ni dung Thuyết minh báo cáo tài chính. ............................. 16 3.5. Đọc và hiu mi quan hgia các báo cáo tài chính. ............................... 17 II. Các phương pháp kthut sdng chyếu trong phân tích báo cáo tài chính . 17 1. Các phương pháp sdng trong phân tích báo cáo tài chính ca công ty ........... 17 1.1. Phương pháp so sánh ................................................................................ 17 1.2. Phương pháp phân tích mc độ nh hưởng các nhân t........................... 18 1.3. Phương pháp hi quy ................................................................................ 18 2. Phương pháp so sánh ng dng trong phân tích báo cáo tài chính ...................... 19 2.1. Phương pháp so sánh stuyt đối ............................................................. 19 2.2. Phương pháp so sánh stương đối ........................................................... 19 3. Phương pháp thay thế liên hoàn............................................................................ 23 3.1. Trường hp các nhân tquan hdng tích s.......................................... 23 3.2. Trường hp các nhân tquan htheo dng thương s............................. 25 4. Phương pháp schênh lch .................................................................................. 26 4.1. Các nhân tquan hdng tích s.............................................................. 26 4.2. Các nhân tquan hdng thương s........................................................ 27 1

Upload: others

Post on 25-Jul-2020

3 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

I. Tổng quan về Báo cáo Tài chính. ................................................................................. 4

1. Giới thiệu về Báo cáo Tài chính. ............................................................................ 4

2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. .................................................................................. 5

2.1. Bảng cân đối kế toán. .................................................................................. 5

2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. ...................................................... 6

2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .......................................................................... 7

2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính. ................................................................... 9

3. Đọc và hiểu các Báo cáo Tài chính. ....................................................................... 9

3.1. Đọc và hiểu nội dung Bảng cân đối kế toán. .............................................. 9

3.2. Đọc và hiểu nội dung Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. ................. 12

3.3. Đọc và hiểu nội dung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. ................................... 14

3.4. Đọc và hiểu nội dung Thuyết minh báo cáo tài chính. ............................. 16

3.5. Đọc và hiểu mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính. ............................... 17

II. Các phương pháp kỹ thuật sử dụng chủ yếu trong phân tích báo cáo tài chính . 17

1. Các phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính của công ty ........... 17

1.1. Phương pháp so sánh ................................................................................ 17

1.2. Phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố ........................... 18

1.3. Phương pháp hồi quy ................................................................................ 18

2. Phương pháp so sánh ứng dụng trong phân tích báo cáo tài chính ...................... 19

2.1. Phương pháp so sánh số tuyệt đối ............................................................. 19

2.2. Phương pháp so sánh số tương đối ........................................................... 19

3. Phương pháp thay thế liên hoàn ............................................................................ 23

3.1. Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số .......................................... 23

3.2. Trường hợp các nhân tố quan hệ theo dạng thương số ............................. 25

4. Phương pháp số chênh lệch .................................................................................. 26

4.1. Các nhân tố quan hệ dạng tích số .............................................................. 26

4.2. Các nhân tố quan hệ dạng thương số ........................................................ 27

1  

Page 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

5. Phương pháp liên hệ cân đối ................................................................................. 28

6. Phương pháp hồi quy ............................................................................................ 29

7. Hướng dẫn trên Excel ........................................................................................... 37

III. Phân tích Báo cáo Tài chính. ................................................................................... 41

1. Ý nghĩa và mục đích phân tích Báo cáo Tài chính. .............................................. 41

2. Phân tích chung tình hình tài chính ...................................................................... 44

3. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang. ...................................................... 45

4. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc. .......................................................... 46

5. Phân tích xu hướng của báo cáo tài chính. ........................................................... 47

IV. Phân tích khả năng thanh toán (Test of Liquidity) ............................................... 49

1. Phân tích khả năng thanh toán (Liquidity Analysis) ............................................ 49

1.1. Phân tích các khoản phải thu (Receivables Analysis) .............................. 49

1.2. Phân tích các khoản phải trả (Payables Analysis) .................................... 49

2. Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền (Cash Ratio) .............................. 50

3. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời (Current Ratio) ..................................... 50

4. Phân tích khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio or Acid-Test Ratio) ............. 51

V. Phân tích hiệu quả hoạt động (Asset Utilization) .................................................... 52

1. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover) .................................................... 52

2. Vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover) .............................................. 54

3. Vòng quay tài sản ngắn hạn (Current Assets Turnover) ...................................... 55

4. Vòng quay tài sản dài hạn (Long-term Assets Turnover) .................................... 55

5. Vòng quay tổng tài sản (Total Assets Turnover) .................................................. 56

VI. Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính (Tests of Capital and Structure Solvency) ..................................................................................................................... 57

1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Total Debt to Assets) ................................................. 57

2. Tỷ số nợ so với Vốn chủ sở hữu (Total Debt to Equity) ...................................... 58

3. Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay Interest) hay Tỷ số trang trải lãi vay (Times Interest Earned Ratio) ........................................................................................... 59

4. Tỷ số khả năng trả nợ (Ability to pay Debt and Interest) ..................................... 60

2  

Page 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

5. Phân tích các đòn bẩy kinh tế (Leverage) ............................................................. 61

5.1. Phân tích đòn bẩy tài chính (FL - Financial Leverage) ............................ 61

5.2. Phân tích đòn bẩy kinh doanh (OL - Operating Leverage) ....................... 62

5.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp (TL - Total Leverage) .................................. 63

VII. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn (Tests of Profitability) ...................................... 64

1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Profit Margin on Sales) ..................................... 64

2. Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản (EBIT to Asset Ratio) . 65

3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on Total Assets) .................................. 65

4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity) ............................. 66

VIII. Phân tích khả năng sinh lời (Market Tests or Market Measures) .................... 67

1. Tỷ số lợi nhuận giữ lại (Retained Earning Ratio) ................................................. 67

2. Tỷ số tăng trưởng bền vững (Growth Ratio) ........................................................ 68

3. Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phần (Tỷ số P/E: Price to Earning Ratio) .................................................................................................. 68

4. Tỷ số giá thị trường và giá sổ sách M/B (Market Price/Book Price hay Price to Book) .................................................................................................................... 69

5. Tỷ số lợi nhuận cổ phiếu so với giá thị trường (Earnings Yield) ......................... 69

IX. Phân tích DuPont. ..................................................................................................... 70

X. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ........................................................................ 72

1. Các phương pháp tính toán dòng ngân lưu. .......................................................... 72

1.1. Phương pháp trực tiếp ............................................................................... 72

1.2. Phương pháp gián tiếp .............................................................................. 72

2. Phân tích báo cáo ngân lưu ................................................................................... 73

2.1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ........................................... 73

2.2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư ................................................... 74

2.3. Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính................................................ 74

3  

Page 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

I. Tổng quan về Báo cáo Tài chính.

1. Giới thiệu về Báo cáo Tài chính.

a. Khái niệm

Báo cáo kế toán định kỳ (còn gọi là báo cáo tài chính) bao gồm những báo cáo phản ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp nhằm phục vụ yêu cầu quản lý đa dạng ở cấp độ vĩ mô lẫn vi mô.

Nguồn thông tin để thiết lập báo cáo tài chính được thu nhập từ đâu?

Với công việc thu nhập, xử lý và bằng các phương pháp khoa học của mình, kế toán đã phát họa một bức tranh tổng thể về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ kế toán năm.

b. Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin:

• Tài sản

• Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu

• Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác

• Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh

• Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

• Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán

• Các luồng tiền

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong "Bảng thuyết minh báo cáo tài chính" nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.

c. Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính

Các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính bao gồm:

• Những người bên ngoài đơn vị: các nhà đầu tư, chủ nợ, Nhà nước ...

• Những người bên trong đơn vị: nhà quản lý, nhân viên ...

 

4  

Page 5: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

2. Hệ thống Báo cáo Tài chính.

2.1. Bảng cân đối kế toán.

a. Khái niệm.

Mỗi tài sản đều có nguồn hình thành (gọi tắt là nguồn vốn). Nguồn hình thành bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.

Bảng cân đối kế toán là một phương thức kế toán, là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán được lập vào thời điểm cuối kỳ kế toán (tháng, quý hay năm) hay được lập khi giải thể, chia tách, sát nhập, thay đổi hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp và được lập vào thời điểm quyết toán kế toán.

Cơ sở số liệu để lập báo cáo dựa vào số dư của các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích từ loại 1 đến loại 4. Báo cáo được lập sau khi đã kiểm tra số liệu kế toán.

b. Nội dung và kết cấu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần (2 bên), phản ánh hai mặt vốn kinh doanh là: Tài sản và Nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản). Mỗi phần tài sản và nguồn vốn được ghi theo 3 cột: mã số, số đầu năm, số cuối kỳ.

• Số đầu năm: là số cuối năm trước chuyển sang, số đầu năm không đổi trong suốt kỳ kế toán.

• Số cuối kỳ: là số dư cuối kỳ của các tài khoản tương ứng của kỳ báo cáo.

• Mã số: ký hiệu dòng cần phản ánh.

Phần tài sản:

• Tài sản ngắn hạn (tính thanh khoản cao)

• Tài sản dài hạn (tính thanh khoản thấp)

Phần nguồn hình thành tài sản:

• Nợ phải trả (trách nhiệm nợ)

• Nguồn vốn chủ sở hữu

Ta có đẳng thức cơ bản của kế toán:

Tài sản = Nguồn vốn (hay nguồn hình thành tài sản)

hay

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

5  

Page 6: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Bảng cân đối kế toán phản ánh cấu thành của từng loại tài sản và từng loại nguồn vốn ở các thời điểm báo cáo. Đồng thời cho thấy sự biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn giữa các thời kỳ.

Bảng cân đối kế toán được trình bày theo kết cấu ngang hoặc kết cấu dọc tùy theo kế toán khi lập và trình bày báo cáo tài chính. Kết cấu ngang còn gọi là kết cấu theo dạng tài khoản và kết cấu dọc còn gọi là kết cấu dạng báo cáo.

• Kết cấu ngang: bên trái là Tài sản, bên phải là Nguồn vốn.

• Kết cấu dọc: bên trên là Tài sản, bên dưới là Nguồn vốn.

Kết thúc mỗi phần Tài sản và Nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán là dòng Tổng cộng. Tương ứng với mỗi phần là cột số tiền thể hiện giá trị của mỗi loại tài sản hoặc nguồn vốn.

Kế toán khi lập và trình bày bảng cân đối kế toán luôn luôn phải thể hiện ngày lập bảng và tên của đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các doanh nghiệp phải tuân theo quy định hiện hành do Bộ Tài Chính quy định.

Chú ý: dữ liệu cung cấp trên bảng cân đối kế toán thuộc về quá khứ.

2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập qua một thời kỳ kinh doanh, đồng thời phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của đơn vị như thuế, tình hình chấp hành luật thuế GTGT bao gồm khấu trừ thuế, hoàn thuế hoặc miễn giảm thuế.

Nội dung của báo cáo thu nhập là chi tiết hóa các chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh

Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận

Các yếu tố cơ bản của báo cáo thu nhập:

• Doanh thu (Sales Revenue)

• Trừ Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold)

• Lãi gộp (Gross Margin/ Gross Profit)

• Trừ chi phí kinh doanh (Operating Expenses)

o Chi phí bán hàng (Selling Expenses)

o Chi phí quản lý (General and Administrative Expenses)

• Lãi từ hoạt động kinh doanh (Income from Operation)

6  

Page 7: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

• Lợi tức và chi phí không kinh doanh (Non-Operating Income and Expenses)

• Lãi (lỗ) trước thuế (Income Before Tax)

• Thuế thu nhập doanh nghiệp (Income Tax Expenses)

• Lãi ròng (sau thuế) (Net Income)

Tóm lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ kế toán. Nhiều người cho rằng đây là báo cáo tài chính quan trọng nhất bởi vì mục đích của nó là đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định là lãi hay lỗ. Tuy nhiên, trong thực tế, báo cáo kết quả kinh doanh không phản ánh trung thực tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp mà phải cần đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thẩm định lại lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (còn gọi là báo cáo ngân lưu) là báo cáo tài chính cần thiết không những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo ngân lưu thể hiện lưu lượng tiền vào, lưu lượng tiền ra của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ngân lưu của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp điều phối lượng tiền như thế nào giữa các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư và tài chính. Nói một cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ ra các lãnh vực nào tạo ra tiền (sources), lãnh vực nào sử dụng tiền (uses), khả năng thanh toán, lượng tiền thừa, thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn.

Báo cáo ngân lưu được tổng hợp bởi 3 dòng ngân lưu ròng từ 3 hoạt động của doanh nghiệp:

• Hoạt động kinh doanh: hoạt động chính của doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, dịch vụ ...

• Hoạt động đầu tư: trang bị, thay đổi TSCĐ, đầu tư chứng khoán, liên doanh, hùn vốn, đầu tư kinh doanh bất động sản ...

• Hoạt động tài chính: những hoạt động làm thay đổi cơ cấu tài chính như thay đổi trong vốn chủ sở hữu, nợ vay, phát hành trái phiếu, phát hành và mua lại cổ phiếu ...

Có hai phương pháp lập báo cáo ngân lưu:

1) Phương pháp trực tiếp: đơn giản đối với người lập và dễ dàng cho người đọc thuộc mọi đối tượng nhưng khối lượng tính toán lớn nên dễ gây thiếu sót hoặc trùng lặp. Phương pháp này bắt đầu từ tiền thu bán hàng, đi qua tất cả

7  

Page 8: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến thu chi tiền thực tế để đến dòng ngân lưu ròng. Dòng ngân lưu ròng (NCF - Net Cash Flow) là hiệu số giữa dòng tiền vào (Inflows) và dòng tiền ra (Outflows) trong kỳ kinh doanh.

2) Phương pháp gián tiếp: thường được các nhà kế toán chuyên nghiệp lựa chọn do ngắn gọn, mặc dù khá trừu tượng vì phương pháp dựa vào các "suy luận ngược". Bắt đầu từ lợi nhuận ròng (chỉ tiêu cuối cùng trên báo cáo thu nhập), sau đó điều chỉnh các khoản hạch toán thu chi không dùng tiền mặt (khấu hao, dự phòng, lãi lỗ do đánh giá lại tài sản, tỷ giá ...), loại trừ các khoản lãi lỗ từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Sau đó điều chỉnh những thay đổi trong TSNH (tăng giảm) trên bảng cân đối kế toán để đi đến dòng ngân lưu ròng. Quan trọng hơn, phương pháp gián tiếp làm rõ mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Giữa hai phương pháp chỉ khác nhau cách tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh. Cách tính dòng ngân lưu từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính vẫn giống nhau ở cả 2 phương pháp.

Báo cáo ngân lưu, kết hợp với báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán còn chỉ ra 1 điều cực kỳ quan trọng: chất lượng lợi nhuận thông qua dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh tạo ra. Vì lợi nhuận và khả năng thanh toán nợ không có liên quan gì tới nhau cả. Do các nguyên tắc hạch toán kế toán ấn định thời điểm ghi nhận doanh thu là lúc hoàn tất việc giao hàng và cũng là lúc quyền sở hữu tài sản được thực sự chuyển qua cho người mua. Trong khi có rất nhiều trường hợp thu tiền bán hàng lại diễn ra vào những thời điểm khác nhau, cho nên trên báo cáo thu nhập, lợi nhuận thể hiện cao nhưng vẫn có thể không có tiền sẵn để trang trải những khoản nợ.

Báo cáo ngân lưu còn là công cụ quan trọng đối với các nhà quản trị trong kế hoạch ngân sách - kế hoạch tiền mặt cho tương lai.

2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính.

Căn cứ vào thực tế áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam đã ban hành và hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng tại đơn vị để trình bày các thông tin được yêu cầu trong Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

Căn cứ vào quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể, doanh nghiệp căn cứ sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để lấy số liệu và thông tin ghi vào các phần phù hợp của bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

Việc đánh số các thuyết minh dẫn từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thay đổi lại cho phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, nhưng phải thực hiện đúng yêu cầu và nội dung thông tin cần được trình bày. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể trình bày bổ sung những thông tin khác

8  

Page 9: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

nhằm mục đích giúp cho những người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

3. Đọc và hiểu các Báo cáo Tài chính.

Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một bộ bao gồm nhiều loại báo cáo tài chính mà doanh nghiệp phải lập và báo cáo cho các tổ chức có liên quan theo quy định.

Ở các nước, một bộ báo cáo tài chính thường bao gồm các báo cáo sau:

• Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)

• Báo cáo thu nhập (Income Statement)

• Báo cáo ngân lưu (Statement of Cash Flows)

• Báo cáo tình hình thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu hay còn gọi là báo cáo thu nhập giữ lại (Statement of Retained Earnings), và

• Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the Financial Statements)

3.1. Đọc và hiểu nội dung bảng cân đối kế toán.

a. Khái niệm.

Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tài tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thường được chọn là thời điểm cuối quý hoặc cuối năm. Hay nói cách khác, bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán, là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

b. Hình thức.

Về cơ bản, hình thức của Bảng cân đối kế toán (The Balance Sheet), khi trình bày báo cáo, tiêu đề (Header) tổng quát được thiết kế như sau:

• Tên công ty - Name of the entity (Company)

• Tên của báo cáo - Title of the Statement (Balance Sheet)

• Ngày lập báo cáo - Specific date of the statement

• Đơn vị tính - Unit of measure (thousands, millions of dollars, pesos, dong, etc.)

c. Nội dung chính của Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán, là một bảng báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

9  

Page 10: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

• Các chỉ tiêu được thể hiện dưới hình thái giá trị (tiền) nên có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái (cả vật chất và tiền tệ, cả vô hình lẫn hữu hình).

• Bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và nguồn hình thành nên tài sản. Do vậy, tổng cộng của 2 phần luôn bằng nhau.

• Bảng cân đối kế toán phản ánh vốn và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán.

Phần tài sản: phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo kết cấu của tài sản và bao gồm 2 loại (A, B), mỗi loại gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản hiện có

• Loại A: Tài sản ngắn hạn – loại này phản ánh các khoản tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

• Loại B: Tài sản dài hạn – loại này phản ánh toàn bộ tài sản cố định (hữu hình và vô hình), các khoản đầu tư tài chính và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Phần nguồn vốn: phản ánh toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu và bao gồm 2 loại (A, B)

• Loại A: Nợ phải trả - phản ánh toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty phải thanh toán.

• Loại B: Nguồn vốn của chủ sở hữu – loại này phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh, các khoản chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, các quỹ và lãi chưa sử dụng.

Ở cả 2 phần, ngoài cột chỉ tiêu còn có các cột phản ánh mã số của chỉ tiêu, cột số đầu năm và cột số cuối kỳ.

Chú ý: Cột số đầu năm và cuối kỳ chứ không phải là đầu năm, cuối năm hay đầu kỳ, cuối kỳ. Điều đó có nghĩa là ở Bảng cân đối kế toán các quý trong năm, cột số đầu năm đều giống nhau và là số liệu của thời điểm cuối ngày 31/12 năm trước hoặc đầu ngày 1/1 năm nay. Còn cột số cuối kỳ là số liệu ở thời điểm lập báo cáo trong năm.

Bảng cân đối kế toán bình thường được trình bày dưới dạng đầy đủ, nhưng Bộ Tài Chính còn quy định thêm dạng rút gọn. Dạng rút gọn là cách đơn giản giúp độc giả có thể tóm lược bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp là gộp chung các khoản mục chi tiết vào các khoản mục chính. Chẳng hạn, bạn có thể gộp chung tiền mặt tại quỹ và tiền gởi ngân hàng và tiền đang chuyển thành khoản mục tiền, hoặc gộp chung các loại khoản phải thu chi tiết như khoản phải thu khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, khoản phải thu khác

10  

Page 11: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

thành khoản mục chung là khoản phải thu. Thực hiện tương tự cho các khoản mục khác, ta sẽ có được bảng cân đối kế toán rút gọn.

Từ bảng cân đối kế toán rút gọn, ta có được những dữ liệu tài chính sau:

• Tình hình tài sản của doanh nghiệp bao gồm tổng tài sản và từng khoản mục chi tiết tài sản của tài sản ngắn hạn và tài sản cố định.

1) Tài sản ngắn hạn gồm khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác.

2) Tài sản dài hạn gồm các khoản mục các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.

Về bản chất, bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp và chứng minh phương trình kế toán

Tài sản (Assets) = Nợ phải trả (Liabilities) + Vốn chủ sở hữu (Stockholders’ Equity)

Trong bảng cân đối kế toán, có các khoản mục cơ bản như sau:

• Tài sản (Assets)

1) Nguồn lực kinh tế được sở hữu bởi doanh nghiệp.

2) Kỳ vọng cung cấp lợi ích tương lai cho doanh nghiệp.

3) Được ghi nhận theo giá gốc và không được điều chỉnh lại theo giá thị trường.

• Nợ phải trả (Liabilities)

1) Khoản nợ hay nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp.

2) Tuân thủ nguyên tắc thực tế phát sinh.

• Vốn chủ sở hữu (Stockholders’ Equity)

1) Quyền của chủ sở hữu đối với tài sản.

2) Vốn góp – số tiền mà chủ sở hữu đầu tư.

3) Vốn tự có (Thu nhập giữ lại) – khoản thu nhập tích lũy của doanh nghiệp, được giữ lại nghĩa là không chi trả cổ tức (Earned Capital hay Retained Earnings).

Bảng cân đối kế toán lập theo nguyên tắc tài sản nào có tính thanh khoản cao sẽ được báo cáo trước, hay nói khác đi, tài sản được xếp theo thứ tự thanh khoản giảm dần.

11  

Page 12: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Về nguồn vốn, nguồn vốn nào đến hạn trước sẽ được báo cáo trước và cuối cùng là nguồn vốn của chủ sở hữu.

Riêng ở Việt Nam, Bộ Tài Chính không quy định trình bày riêng báo cáo thu nhập giữ lại (The Statement of Retained Earnings) mà nhập chung vào phần vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.

Nếu chỉ dừng lại ở mức độ đọc và hiểu nội dung, ta chưa có được nhiều thông tin từ bảng cân đối kế toán. Muốn có nhiều thông tin hoặc đánh giá sâu sắc hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp, ta cần đưa bảng cân đối kế toán vào phân tích cùng với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

3.2. Đọc và hiểu nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

a. Khái niệm.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập, là báo cáo tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó. Thời kỳ báo cáo thường được chọn là năm, quý hoặc tháng. Do đó, đặc điểm chung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập qua 1 kỳ kinh doanh. Riêng Việt Nam, báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và tình hình thực hiện thuế GTGT.

b. Hình thức.

Về cơ bản, hình thức của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, khi trình bày báo cáo, tiêu đề (Header) tổng quát được thiết kế như sau:

• Tên công ty – Name of the entity (Company)

• Tên của báo cáo – Title of the statement (Income Statement)

• Ngày lập báo cáo (kỳ báo cáo tài chính, và ngày cuối cùng của kỳ kế toán.

• Đơn vị tính – Unit of measure (thousands, millions of dollars, pesos, dong, etc.)

c. Nội dung chính của báo cáo kết quả kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoản thuế, lệ phí … trong một kỳ báo cáo.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có những tác dụng cơ bản sau:

12  

Page 13: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

• Thông qua số liệu và các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đề ra về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau 1 kỳ kế toán.

• Thông qua số liệu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.

• Thông qua số liệu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh mà đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau và trong tương lai.

Về bản chất, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh sự thành công của doanh nghiệp và mô tả phương trình báo cáo thu nhập:

Doanh thu (Revenues) – Chi phí (Expenses) = Thu nhập ròng (Net Income)

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, có các khoản mục cơ bản sau:

• Doanh thu (Revenues)

1) Hàng hóa đã bán hay dịch vụ đã cung cấp.

2) Ghi nhận ngay cả khoản tiền chưa thu được. Doanh thu có thể là kết quả của khoản phải thu – là lời hứa của khách hàng thanh toán trong tương lai.

3) Ghi nhận doanh thu khi dịch vụ đã được cung cấp hay hàng hóa đã được bán.

• Chi phí (Expenses)

1) Khoản chi phí của doanh nghiệp để tạo lập doanh thu trong một kỳ kế toán.

2) Ghi nhận chi phí ngay cả khi tiền chưa thanh toán. Chi phí có thể là kết quả của khoản phải trả - là lời hứa sẽ thanh toán trong tương lai.

• Lợi nhuận chưa phân phối – Thu nhập ròng (Net Income)

1) Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta sẽ biết được thu nhập ròng, hay lợi nhuận chưa phân phối.

2) Kết quả thu nhập ròng khi doanh thu lớn hơn chi phí.

3) Kết quả lỗ ròng khi chi phí lớn hơn doanh thu.

Tương tự như bảng cân đối kế toán, nếu chỉ dừng lại ở mức độ đọc và hiểu nội dung, bạn cũng chưa có được nhiều thông tin về công ty. Muốn có nhiều thông tin hoặc đánh giá sâu sắc hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp, bạn cần đưa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào phân tích cùng với bảng cân đối kế toán, không những của

13  

Page 14: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

năm hiện hành mà cả những năm trước nữa để thấy được tốc độ tăng giảm như thế nào? Mặc khác, ta cần phân tích thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá công ty tạo ra tiền và sử dụng tiền có hiệu quả hay không? Vì doanh nghiệp kinh doanh có lãi chưa hẳn là có hiệu quả, do đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ thẩm định lại lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3. Đọc và hiểu nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

a. Khái niệm.

Bảng cân đối kế toán không cung cấp đầy đủ những thông tin để giải thích tại sao và như thế nào lại có những thay đổi về tiền.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ ghi nhận doanh thu và chi phí trong kỳ mà trong đó có nhiều phần không phải thu bằng tiền, chi bằng tiền.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần biết dòng tiền vào ra trong kỳ để dự báo khả năng tạo ra dòng tiền ròng dương trong tương lai, đồng thời đánh giá khả năng đáp ứng các khoản chi bằng tiền như trả lương, trả nợ gốc và lãi, chia cổ tức … Từ đó, giải thích mối tương quan giữa lợi nhuận ròng và những biến động về tiền.

Do vậy, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền mặt đầu kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và tình hình số dư tiền mặt cuối kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo ngân luu giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập chưa phản ánh hết được. Điều này có nghĩa là, Báo cáo ngân lưu cho biết Tiền được nhận và được chi như thế nào và từ đâu, đồng thời giải thích tại sao số dư tiền cuối kỳ chênh lệch với số dư tiền đầu kỳ.

b. Hình thức.

Về cơ bản, hình thức của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, khi trình bày báo cáo, tiêu đề (Header) tổng quát được thiết kế như sau:

• Tên công ty - Name of the entity (Company)

• Tên của báo cáo - Title of the statement (The Statement of Cash Flows)

• Ngày lập báo cáo (kỳ báo cáo tài chính, và ngày cuối cùng của kỳ kế toán)

• Đơn vị tính - Unit of measure (thousands, millions of dollars, pesos, dong, etc)

c. Nội dung chính trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tại sao bạn cần thiết phải hiểu được báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ngay cả khi công ty có đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được trình bày đầy đủ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rằng công ty đã kiếm được một khoản lợi nhuận lớn trong năm và trên bảng cân đối kế toán, tài sản quy mô của công ty tăng lên rất mạnh, tuy nhiên, khi nhìn kỹ vào số dư tiền, có thể không tăng lên hoặc

14  

Page 15: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

thậm chí giảm đi. Điều này dễ đưa đến nghịch lý là công ty làm ăn có lãi nhiều nhưng lại thiếu tiền để chi tiêu cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tại sao? Lý do là công ty có thể sử dụng lợi nhuận ròng vào nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như đầu tư vào hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản cố định, trả nợ vay, chia cổ tức ...

Như vậy, các yếu tố làm ảnh hưởng đến lượng tiền của công ty như hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản cố định, trả nợ vay, chia cổ tức ... được phản ánh trên báo cáo ngân lưu. Do đó, có thể nói ngắn gọn, báo cáo ngân lưu là báo cáo về sự thay đổi tình hình về tiền của công ty.

Báo cáo ngân lưu thường bao gồm báo cáo dòng tiền thu và chi từ 3 hoạt động chính: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Báo cáo ngân lưu tóm tắt tình hình tiền mặt đầu kỳ, thay đổi trong kỳ và tiền mặt cuối kỳ.

Trong báo cáo ngân lưu, có các khoản mục cơ bản sau:

• Chỉ ra dòng tiền vào (các khoản thu tiền) và dòng tiền ra (các khoản chi tiền).

• Trong báo cáo ngân lưu, có 3 dòng tiền cơ bản

o Hoạt động kinh doanh: các chỉ tiêu phần này phản ánh toàn bộ dòng tiền thu chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động chính của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản phải thu, tiền trả cho người cung cấp, tiền trả công nhân viên, tiền nộp thuế ...

o Hoạt động đầu tư: các chỉ tiêu phần này phản ánh toàn bộ dòng tiền thu chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các khoản thu chi được phản ánh vào phần này gồm toàn bộ các khoản thu do bán TSCĐ, thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác,... Các khoản chi đầu tư mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi để đầu tư vào đơn vị khác ...

o Hoạt động tài chính: các chỉ tiêu phần này phản ánh toàn bộ dòng tiền thu chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản thu, chi được tính vào phần này gồm tiền thu đi vay, thu do các chủ sở hữu góp vốn, tiền thu từ lãi tiền gởi, tiền trả nợ các khoản vay ...

Như vậy, báo cáo ngân lưu là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin phản ánh trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:

• Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền.

15  

Page 16: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

• Đánh giá, phân tích thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền.

• Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp đối với tình hình tài chính.

• Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu về tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo.

3.4. Đọc và hiểu nội dung thuyết minh báo cáo tài chính.

a. Khái niệm

Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the Financial Statements) là phần thiết yếu của báo cáo tài chính. Cung cấp những thông tin bổ sung về tình hình tài chính của công ty.

b. Hình thức

Có 3 nội dung cơ bản trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính

• Mô tả các nguyên tắc và chuẩn mực được áp dụng trong báo cáo tài chính.

• Chi tiết các khoản mục trong báo cáo tài chính.

• Công khai về nội dung không được trình bày trong báo cáo tài chính.

c. Nội dung thuyết minh báo cáo tài chính

• Thuyết minh báo cáo tài chính là cần thiết bởi vì nguồn thông tin thêm này cung cấp những chi tiết quan trọng mà chưa được giải thích rõ trong các báo cáo tài chính.

• Công khai thông tin giúp cho người sử dụng phân tích báo cáo tài chính, việc phân tích báo cáo tài chính sẽ hữu ích cho việc đưa ra quyết định kinh doanh.

• Thông tin thuyết minh trước hết là tổng hợp chính sách kế toán quan trọng điển hình của công ty.

• Trình bày các phương pháp kế toán như phương pháp xuất kho, phương pháp khấu hao được áp dụng bởi công ty.

• Các nội dung khác cung cấp những thông tin bổ sung liên quan đến các dữ liệu trên báo cáo tài chính. Ví dụ như doanh thu khu vực, những khách hàng chủ yếu, những giao dịch phát sinh không bình thường, những khoản thuê mua ...

• Loại cuối cùng trong thuyết minh báo cáo tài chính chứa đựng những nội dung ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty mà không được thể hiện trên báo

16  

Page 17: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

cáo tài chính. Ví dụ như những sự kiện xảy ra sau thời điểm ghi nhận, hợp đồng, tranh chấp pháp lý chưa xử lý ...

Trong phần thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích giải thích rõ hơn những nội dung mà trên các báo cáo tài chính chưa được làm rõ. Thực ra, thuyết minh báo cáo tài chính không giúp ích cho bạn phân tích mà chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn các báo cáo tài chính. Khi bạn hiểu được báo cáo tài chính kết hợp với các thông số, chỉ tiêu đã phân tích sẽ giúp bạn có nhận định chính xác hơn, có cơ sở khoa học. Trên cơ sở này, bạn dễ dàng đưa ra các nhận xét cũng như phát họa tình hình kinh doanh của công ty trong hiện tại và cả cho tương lai.

3.5. Đọc và hiểu mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính.

Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính:

• Thu nhập ròng từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chứng minh sự gia tăng của thu nhập giữ lại.

• Thu nhập giữ lại cuối kỳ từ báo cáo thu nhập xuất hiện trong mục vốn cổ đông trên bảng cân đối kế toán.

• Báo cáo ngân lưu hay báo cáo lưu chuyển tiền tệ liên quan đến bảng cân đối năm trước (số dư tiền mặt đầu kỳ) và bảng cân đối hiện hành (số dư tiền mặt cuối kỳ).

II. Các phương pháp kỹ thuật sử dụng chủ yếu trong phân tích báo cáo tài chính

1. Các phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính của công ty

1.1. Phương pháp so sánh

a. Khái niệm

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

b. Nguyên tắc so sánh

Tiêu chuẩn so sánh thường là

• Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh

• Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua

• Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành

• Chỉ tiêu bình quân của ngành

17  

Page 18: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

• Các thông số thị trường

• Các chỉ tiêu có thể so sánh khác

Điều kiện so sánh. Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh.

1.2. Phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố

a. Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó, các nhân tố lần lượt thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Phương pháp thay thế liên hoàn có 2 dạng:

• Phương pháp thay thế liên hoàn dạng tích số

• Phương pháp thay thế liên hoàn dạng thương số

b. Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch là một dạng đơn giản của phương pháp thay thế liên hoàn.

c. Phương pháp hiệu số phần trăm

Phương pháp hiệu số phần trăm cũng là một dạng khác của phương pháp thay thế liên hoàn.

d. Phương pháp liên hệ cân đối

Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng.

Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như tài sản và nguồn vốn, cân đối hàng tồn kho, nhu cầu vốn và sử dụng vốn ...

1.3. Phương pháp hồi quy

a. Phương pháp hồi quy đơn biến

Phương pháp hồi quy đơn biến là phương pháp xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa một biến kết quả và một biến giải thích hay là biến nguyên nhân (nếu giữa chúng có mối

18  

Page 19: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

quan hệ nhân quả). Trong phương trình hồi quy tuyến tính, một biến gọi là phụ thuộc, một biến kia là tác nhân gây ra sự biến đổi, gọi là biến độc lập.

• Phương pháp cực đại, cực tiểu

• Phương pháp đồ thị phân tán

• Phương pháp bình phương tối thiểu

b. Phương pháp hồi quy đa biến

Phương pháp hồi quy đa biến dùng để phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến số độc lập (tức là biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng đến một biến phụ thuộc (tức là biến phân tích hay biến kết quả).

Tuy nhiên, trong quá trình thu nhập số liệu thì chủ yếu dựa vào các dữ liệu quá khứ, trên cơ sở xem xét mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, sử dụng thuật toán (chủ yếu sử dụng Excel, hoặc một số mô hình toán) để đi tìm các thông số, xây dựng phương trình hồi quy để dự báo cho ước lượng trung bình của biến phụ thuộc. Nội dung của phương pháp này sẽ được trình bày riêng trong chuyên đề "Mô hình và dự báo".

2. Phương pháp so sánh ứng dụng trong phân tích báo cáo tài chính

Để phân tích tình hình tài chính tại công ty, có thể sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp so sánh được sử dụng là chủ yếu. Phương pháp so sánh trong phân tích gồm có phương pháp so sánh số tương đối, phương pháp so sánh số tuyệt đối.

2.1. Phương pháp so sánh số tuyệt đối

So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau, so sánh mức độ thực tế đã đạt được với mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế nào đó. Hay là hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

2.2. Phương pháp so sánh số tương đối

So sánh số tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

a. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch

Soá töông ñoái Möùc ñoä thöïc teá ñaõ ñaït ôû kyø keá hoaïch 100%Möùc ñoä caàn ñaït theo keá hoaïchnhieäm vuï keá hoaïch

= ×

19  

Page 20: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

b. Số tương đối hoàn thành kế hoạch

• Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ phần trăm

Soá töông ñoái hoaøn thaønh keá hoaïch Möùc ñoä thöïc teá ñaït ñöôïc trong kyø100%

Möùc ñoä caàn ñaït theo keá hoaïch ñeà ra trong kyøtính theo tyû leä phaàn traêm= ×

• Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển

Soá töông ñoái hoaøn thaønh Möùc ñoä Möùc ñoä caàn ñaït Heä soákeá hoaïch tính theo thöïc teá theo keá hoaïch tínhheä soá tính chuyeån ñaït ñöôïc ñeà ra chuyeån

= − ×

c. Số tương đối kết cấu

Möùc ñoä ñaït ñöôïc cuûa boä phaänSoá töông ñoái 100%Möùc ñoä ñaït ñöôïc cuûa toång theå

= ×

d. Số tương đối động thái

Möùc ñoä kyø nghieân cöùuSoá töông ñoái ñoäng thaùiMöùc ñoä kyø goác

=

Kỳ gốc có hai loại kỳ gốc cố định và kỳ gốc liên hoàn.

• Số tương đối hiệu suất

Số tương đối hiệu suất là số được tính bằng cách so sánh mức độ đạt được của hai tổng thể khác nhau dùng để đánh giá chất lượng, trình độ một mặt hoạt động nào đó của quá trình sản xuất kinh doanh.

• So sánh bằng số bình quân

o Số bình quân cộng đơn giản

iXX

n=∑

Trong đó,

( )= →iX i 1 n là lượng biến

n là số đơn vị trong tổng thể

X là số bình quân.

o Số bình quân cộng gia quyền

20  

Page 21: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

i i

i

X fX

f=∑

trong đó: gọi là gia quyền, là tần số. i iX f if

Ví dụ minh họa về phương pháp so sánh

Có số liệu tại công ty TNHH Bình Minh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn như sau (đơn vị tính: đồng).

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu 500,000,000 650,000,000 Giá vốn hàng bán 400,000,000 530,000,000 Chi phí hoạt động 60,000,000 78,600,000 Lợi nhuận 40,000,000 41,400,000

Yêu cầu: Phân tích tình hình kinh doanh của công ty năm 2011 so với năm 2010, cho biết một số nhận xét và kiến nghị.

Lời giải.

Từ số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta tính số tuyệt đối và số tương đối liên quan đến các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Số tuyệt đối %

Doanh thu 500,000,000 650,000,000 150,000,000 30.0Giá vốn hàng bán 400,000,000 530,000,000 130,000,000 32.5Chi phí hoạt động 60,000,000 78,600,000 18,600,000 31.0Lợi nhuận 40,000,000 41,400,000 1,400,000 3.5

Nhận xét tình hình kinh doanh của công ty năm 2011 so với tình hình kinh doanh năm 2010 như sau:

• Doanh thu năm 2011 đạt 130%, tăng 30% so với năm 2010, số tuyệt đối tăng 150,000,000 đồng.

• Giá vốn hàng bán năm 2011 đạt 132.5%, tăng 32.5% so với năm 2010, tức tăng 130,000,000 đồng.

• Lãi gộp năm 2011 đạt 120%, tăng 20% so với năm 2010, số tuyệt đối tăng 20,000,000 đồng.

• Chi phí hoạt động kinh doanh, gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý năm 2011 đạt 131%, tăng 31% so với năm 2010, tức tăng 18,600,000 đồng.

• Lợi nhuận năm 2011 đạt 103.5%, tăng 3.5% so với năm 2010, số tuyệt đối tăng 1,400,000 đồng.

21  

Page 22: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu năm 2010 100,000,000 100 20%500,000,000

= × =

Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu năm 2011 120,000,000 100 18.46%650,000,000

= × =

Trong năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu, công ty sẽ tạo ra được 20 đồng lãi gộp, nhưng trong năm 2011, cũng 100 đồng doanh thu, công ty chỉ tạo ra được 18.46 đồng lãi gộp mà thôi.

Mặt khác, tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu năm 2011 giảm so với năm 2010 là 1,54%.

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 40,000,000 100 8%500,000,000

= × =

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 41,400,000 100 6.37%650,000,000

= × =

Trong năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu, công ty sẽ tạo ra được 8 đồng lợi nhuận, nhưng trong năm 2011, cũng 100 đồng doanh thu, công ty chỉ tạo ra được 6.37 đồng lợi nhuận mà thôi.

Nếu căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu là chỉ tiêu biểu hiện quy mô hoạt động để làm cơ sở tính toán, ta có tỷ lệ tiêu chuẩn gốc để so sánh là 130% (tỷ lệ giữa doanh thu năm 2011 so với doanh thu năm 2010). Theo đó, cùng tốc độ tăng trưởng 30%, các chỉ tiêu được tính như sau

• Giá vốn hàng bán năm 2011 = Giá vốn hàng bán năm 2010×130% = 400,000,000×130% = 520,000,000 đồng.

• Chi phí hoạt động năm 2011 = Chi phí hoạt động năm 2010×130% = 60,000,000×130% = 78,000,000 đồng.

• Lợi nhuận năm 2011 = 650,000,000 − (520,000,000 + 78,000,000) = 520,000,000 đồng, hoặc có thể tính lợi nhuận năm 2011 bằng cách lấy lợi nhuận năm 2010×130% = 52,000,000 đồng.

Nhận xét. Nếu phân tích riêng về chỉ tiêu doanh thu, doanh thu năm 2011 vượt so với năm 2010 là 30%. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu (32.5% và 31%), vì vậy làm cho lợi nhuận tăng không đáng kể (3.5%).

Mặt khác, tỷ trọng năm 2010 của chi phí so với doanh thu là

22  

Page 23: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Năm 2010 ( )400,000,000 60,000,000

100 92.0%500,000,000

+= × =

Trong khi đó, tỷ trọng thực hiện là

Năm 2011 ( )530,000,000 78,600,000

100 93.63%650,000,000

+= × =

Tỷ trọng chi phí thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch: 1.63% (= 93.63% − 92%) đã làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm đi tương ứng : −1.63% (=6.37% − 8%).

Biện pháp quản trị có thể:

• Phải tìm cách kiểm soát chi phí hàng bán (nguồn cung cấp hay tự sản xuất) và tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.

• Giữ tốc độ tăng chi phí hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

3. Phương pháp thay thế liên hoàn

Theo phương pháp này, các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự thống nhất nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích). Trong khi một nhân tố thay thế, các nhân tố còn lại được giữ cố định.

3.1. Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số

Ký hiệu Q là chỉ tiêu phân tích, ký hiệu a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình Q = a.b.c

Gọi : kết quả thực hiện: 1Q 1 1 1Q a b c= 1

0

ố a, ằng

b, 0 ng 0

0

: chỉ tiêu kế hoạch: 0Q 0 0 0Q a b c=

: chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch. 1 0Q Q Q− = Δ

là đối tượng phân tích, QΔ 1 1 1 0 0 0Q a b c a b cΔ = −

Thực hiện phương pháp thay thế theo các bước sau:

• Bước 1: thay nhân t a được thay thế b a . Mức độ ảnh hưởng

của nhân tố a sẽ là 0 0b c0

0 0a b c1 a0 0b c1

0 0b cΔ = − 0a

• Bước 2: thay nhân tố được thay thế bằ . Mức độ ảnh hưởng

của nhân tố b sẽ là 1a c0b

1 0b a c1b1a c1b

1a cΔ = − 0b

23  

Page 24: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

• Bước 3: thay nhân tố c, sẽ được thay thế bằn . Mức độ ảnh

hưởng của nhân tố c sẽ là

g1 1a b 0c

1 1c aΔ = c1 1a b 1c

1 1b a b−1 0c

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

( ) ( ) ( )1 0 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 1 0

1 1 1 0 0 0

a b c a b c a b c a b c a b c a b c a b c

a b c a b c Q : ñoái töôïng phaân tích

Δ + Δ + Δ = − + − + −

= − = Δ

Lưu ý. Nhân tố đã thay thế ở các bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau (vì thế mới gọi là liên hoàn).

Ví dụ. Doanh thu trong quan hệ khối lượng và giá bán (đơn vị tính: ngàn đồng)

Khoản mục Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Doanh thu bán hàng 100,000 120,000 +20,000 Khối lượng hàng bán 1,000 1,250 +250 Giá bán 100 96 −4

Gọi Q là doanh thu, a, b lần lượt là khối lượng bán và giá bán. Ta có Q = ab.

1 1 1Q a b 1,250 96 120,000= = × = : doanh thu thực hiện.

0 0 0Q a b 1,000 100 100,000= = × = : doanh thu kế hoạch.

1 0Q Q Q 120,000 100,000Δ = − = − = 20,000 : đối tượng phân tích

• Bước 1. Thay thế a, tức nhân tố khối lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của a.

( )1 0a b 1,250 100 125,000= × =

1 0 0 0a a b a b 125,000 100,000 25,000Δ = − = − =

• Bước 2. Thay thế nhân tố b, tức nhân tố giá bán để xác định mức độ ảnh hưởng của b.

( )1 1a b 1,250 96 120,000= × =

1 1 1 0b a b a b 120,000 125,000 5,000Δ = − = − = −

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

( )Q a b 25,000 5,000Δ = Δ + Δ = + − = 20,000

Nhận xét.

• Khối lượng tăng 250 đơn vị đã làm cho doanh thu tăng thêm 25,000;

24  

Page 25: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

• Giá bán giảm 4 ngàn đồng/đơn vị đã làm cho doanh thu giảm đi 5,000.

• Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đã làm tăng doanh thu ( )25,000 5,000+ − = 20,000 .

3.2. Trường hợp các nhân tố quan hệ theo dạng thương số

Gọi Q: chỉ tiêu phân tích; a, b, c: trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.

Thể hiện qua phương trình aQ cb

= ×

1Q : kết quả kỳ phân tích, 11 1

1

aQ c

b= ×

0Q : kết quả kỳ phân tích, 00 0

0

aQ c

b= ×

1 0Q Q Q− = Δ : đối tượng phân tích.

011 0

1 0

aaQ c c a b

b bΔ = × − × = Δ + Δ + Δc : tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố a, b, c.

• Thay thế nhân tố a, ta có

010

0 0

aaa c

b bΔ = × − × 0c : mức độ ảnh hưởng của nhân tố a.

• Thay thế nhân tố b, ta có

1 10

1 0

a ab c

b bΔ = × − × 0c : mức độ ảnh hưởng của nhân tố b.

• Thay thế nhân tố c, ta có

1 11

1 1

a ac c

b bΔ = × − × 0c : mức độ ảnh hưởng của nhân tố c.

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố:

011 0

1 0

aaQ a b c c c

b bΔ = Δ + Δ + Δ = × − ×

25  

Page 26: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

4. Phương pháp số chênh lệch

Là một dạng khác, đơn giản hơn của phương pháp thay thế liên hoàn.

4.1. Các nhân tố quan hệ dạng tích số

Theo ví dụ trên:

• Thứ nhất, với khối lượng bán ra tăng 1,250 − 1,000 = 250 sản phẩm mà giá bán không đổi: 100/sản phẩm, ta có

Phần doanh thu tăng lên: 250 sản phẩm ×100 = 25,000

• Thứ hai, thực tế giá bán đã giảm 96 − 100 = −4/sản phẩm, với khối lượng bán ra thực tế là 1,250 sản phẩm, ta có

Phần doanh thu giảm đi: 1,250 sản phẩm ( )4 5,000× − = −

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta sẽ có:

( )25,000 5,000+ − = 20,000

Nếu ta gọi:

• Khối lượng hàng bán là nhân tố "số lượng"

• Đơn giá bán là nhân tố "chất lượng"

Có thể khái quát về phương pháp số chênh lệch như sau:

( ) ( )

AÛnh höôûng cuûa nhaân toá Cheânh leäch cuûa nhaân toá Soá keá hoaïch cuûa nhaân toásoá löôïng soá löôïng chaát löôïng

1,250 1,000 100= ×

−25,000

Liên hệ phương pháp thay thế liên hoàn, ta có . Đặt làm thừa

số chung, ta được 1 0 0 0a a b a bΔ = − 0b

( ) ( )1 0 0a a a b 1,250 1,000− = − 100 25,000× =Δ = .

( ) ( )

AÛnh höôûng cuûa nhaân toá Cheânh leäch cuûa nhaân toá Soá thöïc hieän cuûa nhaân toáchaát löôïng chaát löôïng soá löôïng

96 100 1,250= ×

− −5,000

Liên hệ phương pháp thay thế liên hoàn, ta có . Đặt làm thừa số

chung, ta được 1 1 1 0b a b a bΔ = − 1a

( ) ( )1 0 1b b b a 96 100 1,250Δ = − = − × 5,000= − .

 

26  

Page 27: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

4.2. Các nhân tố quan hệ dạng thương số

Gọi Q: chỉ tiêu phân tích; a, b, c lần lượt là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.

aQ cb

= × , 11 1

1

aQ c

b= × , 0

0 00

aQ c

b= × ,

011

1 0

aaQ c

b bΔ = × − × 0c : đối tượng phân tích.

Ta có

• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a

( )1 00

0

a aa c

b−

Δ = × ;

trong đó, ( )1 0a a− : chênh lệch của nhân tố a.

• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b

( )1

0 1 01 01 0

a 1 1b c a cb bb b

⎛ ⎞Δ = × = × −⎜ ⎟⎜ ⎟− ⎝ ⎠

;

trong đó, 1 0

1 1b b

⎛ ⎞−⎜⎜

⎝ ⎠⎟⎟ : chênh lệch của nhân tố b.

• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c

( )11 0

1

ac c

bΔ = × − c ;

trong đó, ( )1 0c c− : chênh lệch của nhân tố c.

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố:

011

1 0

aaQ a b c c c

b bΔ = Δ + Δ + Δ = × − × 0 : đối tượng phân tích.

Các lưu ý.

Điều kiện ứng dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch là:

27  

Page 28: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

• Các nhân tố phải có quan hệ với nhau theo dạng tích số hoặc thương số; mỗi nhân tố đều có quan hệ tuyến tính với chỉ tiêu phân tích.

• Các nhân tố được sắp xếp trong phương trình phải theo trình tự từ "số lượng" đến "chất lượng".

• Nhân tố số lượng nói lên quy mô hoạt động, ví dụ: khối lượng sản phẩm thực hiện.

• Nhân tố chất lượng nói lên hiệu suất hoạt động, ví dụ: giá bán.

5. Phương pháp liên hệ cân đối

Cũng là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng.

Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: tài sản và nguồn vốn, cân đối hàng tồn kho, phương trình doanh thu, nhu cầu vốn và sử dụng vốn.

Ví dụ. Dùng phương pháp liên hệ cân đối, phân tích các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến trị giá hàng tồn kho cuối kỳ qua số liệu sau:

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Thực hiện 90,000 1.100,000 1,110,000 80,000Kế hoạch 100,000 1,000,000 1,050,000 50,000

Ta có liên hệ cân đối

Tồn đầu kỳ + Nhập = Xuất + Tồn cuối kỳ

Suy ra

( ) ( ) ( ) ( )Toàn cuoái kyø Toàn ñaàu kyø Nhaäp Xuaát

Q a b= + −

c

Đối tượng phân tích Tồn kho cuối kỳ (thực hiện) = − tồn kho cuối kỳ (kế hoạch) . 80.000 50.000= − = 30.000

Ta gọi là đối tượng phân tích: QΔ 1 0Q Q Q a b cΔ = − = Δ + Δ − Δ . Ta có

• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (tồn đầu kỳ)

1 0a a a 90.000 100.000 10.000Δ = − = − = −

• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (nhập trong kỳ)

28  

Page 29: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

1 0b b b 1.100.000 1.000.000 100.000Δ = − = − =

• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (xuất trong kỳ)

1 0c c c 1.110.000 1.050.000 60.000Δ = − = − =

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

( ) ( ) ( )Q a b c 10.000 100.000 60.000Δ = Δ + Δ −Δ = − + − = 30.000

6. Phương pháp hồi quy

Hồi quy, nói theo cách đơn giản là đi ngược về quá khứ (regression) để nghiên cứu những dữ liệu (data) đã xảy ra theo thời gian (dữ liệu chuỗi thời gian - time series) hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm (dữ liệu thời điểm hoặc dữ liệu chéo - cross section) nhằm tìm đến một quy luật về mối quan hệ giữa chúng. Mối quan hệ đó được biểu diễn thành một phương trình (hay mô hình - model) gọi là phương trình hồi quy mà dựa vào đó, có thể giải thích bằng các kết quả lượng hóa về bản chất, hỗ trợ củng cố các lý thuyết và dự báo cho tương lai.

Theo thuật ngữ toán, phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích hay biến độc lập: independent variable), nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích.

Ứng dụng trong kinh tế, có môn học gọi là kinh tế lượng (econometric) bắt nguồn từ chữ kinh tế (econo), đo lường (metric). Môn học này tổng hóa và tích hợp bởi các lý thuyết kinh tế, các phương trình toán, dữ liệu và phương pháp thống kê. Do hiệu quả to lớn của nó, phạm vi nghiên cứu kinh tế lượng đã vượt ra khỏi lãnh vực kinh tế, được sử dụng rộng rãi và rất đắc dụng trong các ngành thiên văn, khí tượng, vũ trụ, an ninh quốc phòng, tâm lý, xã hội học và rất nhiều lãnh vực khác.

6.1. Phương pháp hồi quy đơn

Còn gọi là hồi quy đơn biến hay đơn giản, dùng xét mối quan hệ tuyến tính giữa 1 biến kết quả và 1 biến giải thích hay là biến nguyên nhân (nếu giữa chúng có mối quan hệ nhân quả).

Trong phương trình hồi quy tuyến tính, một biến gọi là biến phụ thuộc, biến kia là tác nhân gây ra sự biến đổi, gọi là biến độc lập.

Phương trình hồi quy tuyến tính (đường thẳng) đơn giản có dạng tổng quát:

Y a bX= +

trong đó

Y: biến phụ thuộc (dependent variable)

29  

Page 30: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

X: biến độc lập (independent variable)

a: tung độ gốc hay nút chặn (intercept)

b: hệ số góc hay độ dốc (slope)

Ví dụ. Phương trình tổng chi phí của doanh nghiệp có dạng:

Y a bX= +

trong đó

Y: tổng chi phí

X: khối lượng sản phẩm

a: tổng chi phí bất biến (định phí)

b: chi phí khả biến đơn vị sản phẩm

bX: tổng chi phí khả biến

biến phí

định phí

Nhận xét.

• Tổng chi phí Y chịu ảnh hưởng trực tiếp của khối lượng hoạt động X theo quan hệ tỷ lệ thuận. Khi X tăng dẫn đến Y tăng; khi X giảm dẫn đến Y giảm.

• Khi thì : các chi phí như tiền thuê nhà, chi phí khấu hao, tiền lương trả theo thời gian và các chi phí hành chính khác là những chi phí bất biến, không chịu ảnh hưởng từ thay đổi của khối lượng hoạt động. Đường biểu diễn a song song với trục hoành. Trị số a là hệ số cố định, thể hiện "chi phí tối thiểu" trong kỳ của doanh nghiệp (nút chặn trên đồ thị).

X 0= Y a=

• Trị số b quyết định độ dốc (tức độ nghiêng của đường biểu diễn chi phí trên đồ thị).

30  

Page 31: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

• Đường tổng chi phí và đường chi phí khả biến bX song song với nhau vì giữa chúng có cùng chung một độ dốc (slope). Xuất phát điểm của đường tổng chi phí bắt đầu từ nút chặn a (intercept = a) trên trục tung, trong khi đó, đường chi phí khả biến lại bắt đầu từ gốc tọa độ vì có nút chặn bằng 0 (intercept = 0). Phát biểu theo nội dung kinh tế, khi khối lượng hoạt động bằng 0 (X = 0) thì chi phí khả biến cũng sẽ bằng 0 (bX = 0).

Y a bX= +

Ví dụ.Tình hình chi phí hoạt động (bán hàng và quản lý) và doanh thu tại một doanh nghiệp được quan sát qua dữ liệu của 4 kỳ kinh doanh như sau (đơn vị tính: triệu đồng)

Kỳ kinh doanh Doanh thu bán hàng Chi phí hoạt động 1 2.000 200 2 2.500 215 3 1.900 197 4 2.100 205

Yêu cầu: phân tích cơ cấu chi phí hoạt động (bất biến, khả biến) của doanh nghiệp.

Giải. Yêu cầu của vấn đề là thiết lập phương trình chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tức là đi tìm giá trị các thông số a, b nhằm tìm ra quy luật biến đổi của chi phí trước sự thay đổi của doanh thu. Từ kết quả phân tích, áp dụng dự báo chi phí cho các quy mô hoạt động khác nhau hoặc cho các kỳ kinh doanh tiếp theo.

Phương trình chi phí hoạt động có dạng Y a bX= + , trong đó

a: tổng chi phí bất biến,

b: chi phí khả biến 1 đơn vị doanh thu

X: doanh thu bán hàng

Y: tổng chi phí hoạt động.

6.1.1. Phương pháp cực trị

Còn gọi là phương pháp lớn nhất - nhỏ nhất (high-low method). Công thức tính:

Chi phí lôùn nhaát Chi phí nhoû nhaátbDoanh thu lôùn nhaát Doanh thu nhoû nhaát

−=

215 197b 02.500 1.900

−= =

−.03

Từ , suy ra: Y a bX= + a Y bX= −

Tại điểm lớn nhất: a Y lớn nhất = −bX lớn nhất

a 215 0.03 2.500 140= − × =

Phương trình chi phí hoạt động đã được thiết lập: Y 140 0.03X= + .

31  

Page 32: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Lưu ý.

• Phương pháp cực trị đơn giản, dễ tính toán nhưng thiếu chính xác trong những trường hợp dữ liệu biến động bất thường.

• Trường hợp tập dữ liệu có số quan sát lớn, việc tìm thấy những giá trị cực trị gặp khó khăn và dễ nhầm lẫn, Excel sẽ cung cấp một cách nhanh chóng và chính xác các giá trị thống kê.

Ví dụ. Mô tả thống kê cho chi phí hoạt động.

Mean 204.3 Trung bình Standard Error 3.9 Sai số chuẩn Median 202.5 Trung vị Mode N/A Yếu vị Standard Deviation 7.9 Độ lệch chuẩn Sample Variance 62 Phương sai mẫu Kurtosis 0.65 Độ nhọn (hội tụ) Skewness 1.07 Độ nghiêng Range 18 Khoảng Minimum 197 Nhỏ nhất Maximum 215 Lớn nhất Sum 817 Tổng số Count 4 Số lần quan sát

Lệnh: Excel/Data/Data Analysis/Descriptive Statistics/OK/.

Lưu ý. Nếu trong Tools không có sẵn Data Analysis, dùng lệnh: Tools/Add-Ins/Analysis ToolPak/OK. Sau đó trở lại Tools để có Data Analysis.

Giải thích tóm tắt về các trị số thống kê

• Mean (giá trị trung bình) là bình quân số học (average) của tất cả các giá trị quan sát. Được tính bằng cách lấy tổng giá trị các quan sát (sum) chia cho số quan sát (count).

n

ii 1

1 817X X 204.3n 4

=

= = =∑

• Standard Error (sai số chuẩn) dùng để đo độ tin cậy của giá trị trung bình mẫu. Được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn (Standard Deviation) chia cho căn bậc 2 của số quan sát.

x8S 3

n 4σ

= = = .9

32  

Page 33: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Dựa vào công thức trên, ta thấy rằng với độ lệch chuẩn σ không đổi, n càng lớn thì càng nhỏ. Tức khoảng dao động sẽ hẹp hơn và độ chính xác sẽ cao hơn. Người ta cũng dựa vào công thức này để tính số quan sát cần thiết n.

xS

• Median (Trung vị) là giá trị nằm ở vị trí trung tâm (khác với giá trị trung bình Mean). Được tính bằng cách:

Nếu số quan sát n là số lẻ: sắp xếp các giá trị quan sát từ nhỏ đến lớn, giá trị đứng vị trí chính giữa là số trung vị.

Nếu số quan sát n là số chẵn: sắp xếp các giá trị quan sát từ nhỏ đến lớn, trung bình cộng của 2 giá trị đứng vị trí chính giữa là số trung vị.

Với các quan sát theo ví dụ trên: 197, 200, 205, 215. Ta có 200 205Median 202.5

2+

= =

• Mode (yếu vị) là giá trị xuất hiện nhiều lần nhất. Theo ví dụ trên, ta không có yếu vị nào cả (N/A).

• Standard Deviation (độ lệch chuẩn) là độ lệch trung bình, đại diện cho các độ lệch (hiệu số) giữa các giá trị quan sát và giá trị trung bình (Mean).

Độ lệch chuẩn là đại lượng dùng để đo mức độ phân tán (xa gần) của các giá trị quan sát xung quanh giá trị trung bình. Được tính bằng cách lấy căn bậc hai của

phương sai (trung bình của bình phương các độ lệch: độ lệch âm - negative deviation và độ lệch dương - positive deviation).

2 62 7.9σ = σ = =

• Sample Variance (phương sai của mẫu) là trung bình của bình phương các độ lệch. Giống như độ lệch chuẩn, nó cũng dùng để xem mức độ phân tán của các giá trị quan sát thực xung quanh giá trị trung bình. Được tính bằng cách lấy tổng các bình phương các độ lệch (tổng các hiệu số giữa giá trị quan sát thực và giá trị trung bình) chia cho số quan sát trừ 1 ( )n 1− . Theo ví dụ trên, ta có

( )n

22i

i 1

1 x x 6n 1

2=

σ = − =− ∑

• Kurtosis (độ nhọn) là hệ số dùng để đo mức độ "đồng nhất" của các giá trị quan sát.

o Đường cong rất nhọn (very peaked)

33  

Page 34: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

 

Nếu thể ndù có

o Đườn

Nếu thể nmột k

Theo ví dụ

Skewness xác suất kh

o Nghi1< −

Nếu thể nmột s

Đư

đường biểunói rằng đa só một số ít m

ng cong rất

Đư

đường biểunói rằng đa khoảng rộn

ụ trên, kurto

(độ nghiênhông cân xứ

iêng về trá: nghiêng n

N

đường biểunói rằng đa số ít mang g

ường cong r

u diễn trên số các giá tmang giá tr

bẹt (very f

ường cong

u diễn trên số các giá

ng hơn.

osis 0.65 =

ng) là hệ sốứng theo hì

i ta gọi là nhiều, 0> −

ghiêng âm:

u diễn trên số các giá

giá trị nhỏ h

ất nhọn. Ku

đây mô tả ptrị doanh thurị rất nhỏ ho

flat)

rất bẹt. Kur

đây mô tả ptrị doanh th

< 3.

dùng để đoình chuông

"nghiêng : nghiên.5 g

urtosis > 3.

phân phối cu rất gần vớ

oặc rất lớn.

Nghiêng v

đây mô tả ptrị doanh t

hơn hoặc rấ

rtosis < 3.

phân phối chu được trã

o mức độ nđều.

âm" (Skewg ít.

các giá trị dới nhau (the

doanh thu, e same reve

ta có enue)

về bên trái

phân phối cthu gần vớiất nhỏ (ở bê

các giá trị dãi đều từ nh

nghiêng lệch

wed to the

doanh thu, hỏ đến lớn t

ta có trong

h khi phân phối

left). Skewwness

các giá trị di doanh thuên trái)

doanh thu, u lớn nhất d

ta có dù có

34 

Page 35: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

o NghiSkew

iêng về phwness > 1: n

hải ta gọi nghiêng nhi

là "nghiêiều, < 0.5: n

êng dương"nghiêng ít.

" (Skewedd to the riight).

6.1

Còpháp thốsát của ttrên.

Vẫcác thôn

 

Nếu thể nmột s

Theo ví dụ

Range (khquan sát (kMax trừ (−

Minimum= 197.

Maximum215.

Sum (tổngquan sát tr

Count (số có n = 4.

1.2. Phương

òn gọi là thống kê toántập dữ liệu.

ẫn dùng ví dng số của ph

Ngh

đường biểunói rằng đa số ít mang g

ụ trên, độ ng

hoảng) hay khoảng biế− ) cho giá t

Ran

(giá trị qua

m (giá trị qu

g cộng giá trong tập dữ

quan sát) l

g pháp thốn

ống kê hồi n để tính các. Phương p

dụ trên, lậphương trình

hiêng dươngg: nghiêng vvề bên phảii

u diễn trên số các giá

giá trị nhỏ h

ghiêng bằng

Range Wiến thiên), đưtrị quan sát

nge Max= −

an sát nhỏ

an sát lớn n

trị của các liệu. Theo

Sum =

là số đếm c

ng kê hồi q

quy đơn gc hệ số a, b

pháp này tất

bảng tính h.

đây mô tả ptrị doanh t

hơn hoặc rấ

g 1.07.

dth (bề rộnược tính bằnhỏ nhất M

Min 215− =

nhất) là giá

nhất) là giá

quan sát) lví dụ trên,

n

ii 1

X 8=

= =∑của số lần q

quy

giản (simple của phươnt nhiên đượ

các trị số c

phân phối cthu gần vớiất nhỏ (ở bê

ng của khoảằng cách lấ

Min. Theo v

5 197 18− =

á trị nhỏ nh

trị lớn nhất

là tổng cộngta có

817

quan sát (n)

e regressionng trình hồi ợc tin cậy h

ơ sở rồi căn

các giá trị di doanh thuên phải)

doanh thu, u lớn nhất d

ta có dù có

ảng) là độ ấy giá trị quví dụ trên:

dài của khuan sát lớn

hoảng nhất

8

hất trong cáác quan sát. Min

t trong các qquan sát. MMax =

g tất cả cácc giá trị củaa các

). Theo tập dữ liệu trêên, ta

n statisticalquy dựa trê

hơn phương

l), dùng phưên toàn bộg pháp cực

ương quan trị ở

n cứ vào côông thức đểể tính

35 

Page 36: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Các công thức

( )( )

( )

n

i ii 1

n2

ii 1

X X Y Y

b

X X

=

=

− −

=

∑, a Y bX= −

Bảng tính các trị số cơ sở:

n iX iY 2iX 2

iY i iX Y

1 2.000 200 4.000.000 40.000 400.0002 2.500 215 6.250.000 46.225 537.5003 1.900 197 3.610.000 38.809 374.3004 2.100 205 4.410.000 42.025 430.500Cộng: 8.500 817 18.270.000 167.059 1.742.300

(tiếp theo bảng trên)

n iX X− iY Y− ( )( )i iX X Y Y− − ( )2iX X− ( )2iY Y− 1 (125) (4,25) 531,3 15.625 18,12 375 10,75 4.031,3 140.625 115,63 (225) (7,25) 1.632,3 50.625 52,64 (25) 0,75 (18,8) 625 0,6Cộng: - - 6.175,0 207.500 186,8

Tính giá trị trung bình (mean) của các biến X, Y với 4 quan sát.

8.500X 2.1254

= = , 817Y 204,34

= =

( )( )

( )

n

i ii 1

n2

ii 1

X X Y Y6.175b 0

207.500X X

=

=

− −

= =

∑,03=

( )a Y bX 204,3 0,03 2.125 141= − = − × =

Vậy phương trình hồi quy có dạng Y a bX= + sẽ là Y 141 0,03X= + .

Ghi chú: có sai số nhỏ so với phương pháp cực trị

 

36  

Page 37: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

7. Hướnng dẫn trênn Excel

7.11. Hàm Sloppe - Tính đđộ dốc

Lệnhàm)/OKKnown-

nh: Fx/StaK/đánh dấux's/OK

atistical (fuu khối cột d

unction catdữ liệu Y và

tegory: loạào ô Know

ại hàm)/Slown-y's; đánh

ope (functh dấu khối c

tion name:cột dữ liệu

tên và ô

7.2

LệnIntercep

 

 

2. Hàm Inte

nh: tương t (function

ercept - tính

tự như hàmname).

h tung độ g

m slope trê

gốc

ên đây, chỉỉ thay tên hàm Slopee bằng tên

hàm

37 

Page 38: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

7.33. Hàm Reggression - hhồi quy

Lệnnh: Data/Data Analysiis/Regressioon/OK. Troong phần Innput (nhập đđầu vào):

o Nhậpp dữ liệu Y vào ô: Inpuut Y Rangeo Nhậpp dữ liệu X vào ô: Inpuut X Range

Troong phần OOutput optioons (vị trí đầầu ra) có 2 llựa chọn: o Chọnn sheet mới: dùng Neww worksheett ply o Chọnn sheet hiệnn hành: dùngg Output RRange

Sau

 

u khi khai bbáo, bấm OK và được bảng sau:

38 

Page 39: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Giảải thích ý nghĩa một vàài trị số:

Multiple RR = 0,992 là•

7.4

Thlà 4.000

Th

Y

Lện

 

R Square

giải thích c

Đọc trị số dốc b = 0,0

Trị số thốnkê".

4. Hàm For

heo ví dụ trêtriệu đồng.

hay X = 4.00

a bX= + =

nh: Excel/f

( )2R 0,9=

của các biến

à độ tương qquan giữa YY và X (tươơng quan mạạnh)

984 là hệ s

n độc lập X

số xác định

X đến biến p

h (determina

phụ thuộc Y

ation), biểu

Y (khả năng

u hiện khả

g giải thích c

năng

cao).

1; độ a, b ở cột C03.

Coefficientss (các hệ sốố): tung độ ggốc (Interceept) a = 14

ng kê t-Statt: 3,63 và 6,61 > 1,96, thể hiện sựự "có ý nghhĩa về mặt thhống

recast - dự bbáo

ên, hãy dự .

báo chi phíí hoạt độngg cho kỳ thứứ 5, nếu doanh thu dự kiến

00 vào phươơng trình chhi phí:

141 0,03+ × 4.000 2× = 260 triệu đồồng.

fx/statisticall/forecast

39 

Page 40: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

7.55. Hàm Desscriptive staatistics - môô tả thống kkê

Thheo ví dụ trêên, hãy mô tả các thốngg kê của dooanh thu qua

Lện

Kh

 

nh: Data/D

hai báo dữ l

ata Analysi

iệu, chọn ô

is/Descripti

(hoặc shee

ive statistics

et mới) để in

s/OK.

n kết quả.

a 4 kỳ hoạt động.

40 

Page 41: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Bấấm Ok, cho bảng thốngg kê như sauu

III. Phâân tích Báo cáo Tài chhính.

1. Ý nghhĩa và mụcc đích phânn tích Báo ccáo Tài chíính.

1.11. Khái niệmm phân tíchh báo cáo tàài chính

Phchính bằnhững g

ân tích báoằng cách sử

gì đang diễn

o cáo tài chử dụng thônn ra đằng sau

hính là quáng tin từ cáu các báo c

á trình đánhác báo cáo

cáo tài chính

h giá vị thế tài chính. h.

ế, tình trạngPhân tích

g và kết qutài chính ch

uả tài hỉ rõ

Nhchiếu, sođơn vị vtiên đoánmột giảimuốn.

hư vậy, phâo sánh số livà chỉ tiêu bn cho tươngi pháp kinh

ân tích báo ệu về tình hbình quân ng lai về xu tế, điều hà

cáo tài chínhình tài chínngành để từhướng, tiềm

ành, quản lý

nh là quá trnh hiện hànừ đó có thể xm năng kiný, khai thác

rình thu nhnh và quá kxác định đưh tế của docó hiệu qu

hập thông tikhứ của doaược thực trạoanh nghiệpuả để được l

in, xem xétanh nghiệp, ạng tài chín

p nhằm xác lợi nhuận m

t, đối giữa

nh và định

mong

Nhhoặc nhữ

hững người ững người b

phân tích bên ngoài d

báo cáo tàidoanh nghiệ

i chính có tệp như ngân

thể là nhà n hàng, các

quản trị củc công ty tà

ủa doanh ngài chính, côn

ghiệp ng ty

41  

Page 42: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

chứng khoán, các nhà cung cấp ..., những người đã hoặc đang xem xét có nên cho doanh nghiệp vay hoặc mua cổ phiếu của doanh nghiệp hay không.

Đối với bản thân doanh nghiệp, việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho nhà quản trị tài chính đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách hệ thống, từ đó có thể đưa ra những hoạch định phù hợp nhằm duy trì hoặc cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp tốt hơn.

Tùy theo mối quan hệ của các đối tác với doanh nghiệp mà các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp sẽ quan tâm đến khía cạnh nào về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chủ nợ ngắn hạn thường quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp thông qua các đảm bảo về tài sản ngắn hạn và lưu chuyển tiền tệ ròng mang lại từ hoạt động kinh doanh. Trong khi chủ nợ dài hạn và các nhà đầu tư lại quan tâm đến khả năng sinh lời trong dài hạn và rủi ro trong hoạt động cũng như cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

1.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính nhằm đạt được các mục đích chủ yếu sau:

• Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo doanh nghiệp để họ có những quyết định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện hữu hạn về nguồn lực kinh tế.

• Đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra khuyết điểm và nguyên nhân của nó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự toán nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

• Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính. Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.

Như vậy, khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, bạn phải sử dụng một số lý thuyết và kỹ thuật về phân tích báo cáo tài chính. Thực tế, các báo cáo tài chính trình bày về tình hình tài chính của doanh nghiệp ở một thời điểm như bảng cân đối kế toán hoặc qua một thời kỳ như báo cáo thu nhập hoặc cả 2 như báo cáo lợi nhuận giữ lại và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính này tự thân chúng chỉ cung cấp được dữ liệu tài chính chứ chưa cung cấp nhiều thông tin tài chính như sự mong đợi từ những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Muốn có được thông tin tài chính, bạn cần đưa các dữ liệu có được từ báo cáo tài chính vào phân tích.

42  

Page 43: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Thật vậy, nếu đứng trên quan điểm của nhà đầu tư, phân tích báo cáo tài chính nhằm dự báo tương lai và triển vọng của doanh nghiệp, nhưng nếu đứng trên quan điểm của nhà quản lý, phân tích báo cáo tài chính nhằm cả 2 mục tiêu là vừa dự báo tương lai vừa đưa ra những hành động cần thiết để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3. Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính để phục vụ cho các mục đích của mình.

Đối với nhà quản trị nhằm các mục tiêu tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ và rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Định hướng các quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần, ... Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở cho các dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, ngân sách tiền mặt, ... là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, thường quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn mà doanh nghiệp bỏ ra. Thông qua phân tích báo cáo tài chính, giúp họ đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị.

Đối với chủ nợ như ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp, mối quan tâm của họ là hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó, họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho doanh nghiệp vay, bán chịu sản phẩm cho doanh nghiệp.

Đối với nhà đầu tư trong tương lai, điều mà họ quan tâm là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy, họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lãnh vực nào.

Đối với cơ quan chức năng như thuế, thông qua báo cáo tài chính, xác định các khoản nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước.

 

43  

Page 44: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

2. Phân tích chung tình hình tài chính

Để phân tích khái quát về tình hình tài chính, ta xem xét trước hết ở sự thay đổi của bảng cân đối kế toán, tức là sự tăng giảm về mặt tổng số của tài sản và nguồn vốn. Sự thay đổi này nói lên sự thay đổi về quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu. Nếu giả định tổng tài sản tăng lên, ta hiểu rằng phía nguồn vốn phải tăng một khoản tương ứng, đó có thể là một khoản nợ tăng lên hay một khoản tăng trong vốn chủ sở hữu.

2.1. Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn.

So sánh tổng số tài sản giữa cuối năm và đầu năm, đồng thời so sánh giá trị và tỉ trọng của các bộ phận cấu thành tài sản giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy mô doanh nghiệp và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên.

So sánh tổng số nguồn vốn và các bộ phận cấu thành nguồn vốn giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá mức độ huy động vốn bảo đảm cho sản xuất kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên.

2.2. Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.

a. Phân tích tính cân đối.

Từ bảng cân đối kế toán, ta có thể tách tài sản ngắn hạn tương ứng với nợ ngắn hạn phải trả và vốn chủ sở hữu dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tương ứng với nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu tài trợ cho tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn % Nguồn vốn Vốn bằng tiền % Nợ ngắn hạn Đầu tư tài chính ngắn hạn Khoản phải thu % Vốn chủ sở hữu Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản dài hạn % Nguồn vốn TSCĐ và bất động sản đầu tư % Nợ dài hạn Đầu tư tài chính dài hạn Xây dựng cơ bản dở dang % Vốn sở hữu Ký quỹ, ký cược dài hạn Tài sản dài hạn khác

Tìm hiểu mối quan hệ

Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + % Vốn chủ sở hữu

Tài sản dài hạn = Nợ dài hạn + % Vốn chủ sở hữu

44  

Page 45: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Quan hệ cân đối 1: Nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản thiết yếu (Vốn bằng tiền + Hàng tồn kho + TSCĐ).

Quan hệ cân đối 2: Nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định (Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn) và Tài sản đang có (Vốn bằng tiền + Hàng tồn kho + TSCĐ và đầu tư ngắn hạn).

Quan hệ cân đối 3: Phân tích tính cân đối giữa Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn, giữa TSCĐ với Nợ dài hạn.

3. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang.

3.1. Khái niệm

Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang chính là việc xem xét, nhìn nhận, đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mục đích cụ thể của việc phân tích là đưa ra những đánh giá sơ bộ ban đầu về tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp. Tài liệu phân tích chủ yếu là bảng cân đối kế toán của công ty. Nói cách khác, phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó trong bảng cân đối kế toán qua thời gian, việc phân tích này làm rõ tình hình, đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian.

Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang giúp đánh giá khái quát sự biến động các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sau khi đánh giá từ tổng quát đến chi tiết, các số liệu, dữ kiện cũng như các sự kiện có liên quan sẽ giúp bạn liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng, rủi ro, nhận ra những khoản có biến động mà bạn cần phải tập trung, phân tích để xác định được nguyên nhân ảnh hưởng, trên cơ sở này, bạn có thể đưa ra các kết luận thích hợp.

3.2. Công thức và cách tính

Phân tích theo chiều ngang là sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

• Số tuyệt đối: 1 0Y Y Y= −

Trong đó,

1Y : trị số của chỉ tiêu phân tích

0Y : trị số của chỉ tiêu gốc

• Tỷ lệ tăng

Tỷ lệ tăng 0

Y 100Y×

=

 

45  

Page 46: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

3.3. Giải thích ý nghĩa

Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán hay bảng kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ sử dụng các chỉ tiêu (tài sản, nguồn vốn, lợi nhuận, chi phí, ...) để lập bảng so sánh nhằm phân tích sự biến động của chỉ tiêu đó.

Chỉ tiêu Năm ( ) 0x Năm ( ) 1x Chênh lệch giá trị Chênh lệch

cơ cấu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Mức tăng Tỷ lệ tăng 1 2 3 4 5 6 7 8

Giải thích

• Cột 1: chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán hay báo cáo thu nhập

• Cột 2: giá trị chỉ tiêu kỳ gốc

• Cột 3: tỷ trọng chỉ tiêu kỳ gốc

• Cột 4: giá trị chỉ tiêu kỳ phân tích

• Cột 5: tỷ trọng chỉ tiêu kỳ phân tích

• Cột 6: Cột 4 Cột 2 −

• Cột 7: Cột 6 / Cột 2

• Cột 8: Cột 5 Cột 3 −

4. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc.

4.1. Khái niệm

Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc, có tỷ lệ là 100%. Phân tích theo chiều dọc giúp ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm như thế nào, từ đó đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

4.2. Công thức và cách tính

Phân tích theo chiều dọc là sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối

Chỉ tiêu kết cấu i

i

Y 100Y×

=∑

Trong đó

1Y : trị số của chỉ tiêu phân tích

0Y : trị số của chỉ tiêu gốc

46  

Page 47: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

4.3. Giải thích ý nghĩa

Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán hay bảng kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ sử dụng các chỉ tiêu (tài sản, nguồn vốn, lợi nhuận, chi phí, ...) để lập bảng so sánh nhằm phân tích sự biến động của chỉ tiêu đó.

Chỉ tiêu Năm ( ) 0x Năm ( ) 1x Chênh lệch giá trị Chênh lệch

cơ cấu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Mức tăng Tỷ lệ tăng 1 2 3 4 5 6 7 8

Giải thích

• Cột 1: chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán hay báo cáo thu nhập

• Cột 2: giá trị chỉ tiêu kỳ gốc

• Cột 3: tỷ trọng chỉ tiêu kỳ gốc

• Cột 4: giá trị chỉ tiêu kỳ phân tích

• Cột 5: tỷ trọng chỉ tiêu kỳ phân tích

• Cột 6: Cột 4 Cột 2 −

• Cột 7: Cột 6 / Cột 2

• Cột 8: Cột 5 Cột 3 −

5. Phân tích xu hướng của báo cáo tài chính.

5.1. Khái niệm

Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Đây là thông tin cần thiết cho nhà quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư.

5.2. Công thức và cách tính

Phương trình hồi quy đơn biến dưới dạng tuyến tính

y ax b= +

Trong đó

y: biến phụ thuộc

x: biến độc lập

a: độ dốc của phương trình

b: tung độ gốc

47  

Page 48: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Phương trình hồi quy đa biến dưới dạng tuyến tính

0 1 1 2 2 3 3 n ny a a x a x a x ...a x= + + + + + ε

Trong đó

y: biến phụ thuộc

0a : tung độ gốc

ia : các độ dốc của phương trình theo các biến ix

ix : các biến số hay còn gọi là các nhân tố ảnh hưởng

ε : sai số

Mục tiêu của phương pháp hồi quy đa biến là dựa vào dữ liệu lịch sử các biến số , , dùng thuật toán để đi tìm các thông số và , xây dựng phương trình hồi quy để

dự báo cho ước lượng trung bình của biến .

iy

ix 0a

i

iay

6. Tóm tắt chương

So sánh tổng số tài sản giữa cuối năm và đầu năm, đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tài sản giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy mô doanh nghiệp và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên.

So sánh tổng nguồn vốn và các bộ phận cấu thành nguồn vốn giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá mức độ huy động vốn bảo đảm cho sản xuất kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên.

Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang chính là việc xem xét, đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mục đích cụ thể của việc phân tích là đưa ra những đánh giá sơ bộ ban đầu về tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Phân tích theo chiều dọc giúp ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm như thế nào, từ đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Đây là thông tin cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư.

 

48  

Page 49: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

IV. Phân tích khả năng thanh toán (Test of liquidity)

1. Phân tích khả năng thanh toán (liquidity Analysis)

Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, bảo đảm phát triển của doanh nghiệp.

1.1. Phân tích các khoản phải thu (Receivables analysis)

1.1.1. Khái niệm

Phân tích các khoản phải thu là quá trình so sánh tổng số các khoản nợ phải thu với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, sau đó, so sánh các khoản mục cuối kỳ và đầu năm, từ đó đánh giá những ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Bên cạnh đó, phải dựa trên thực tiễn tại công ty thì mới đánh giá chính xác, chú ý đến những khoản phải thu chủ yếu để có biện pháp thu nợ triệt để đúng hạn, tránh bị chiếm dụng và thất thoát vốn.

1.1.2. Công thức và cách tính

Tính tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh mật độ vốn bị chiếm dụng, tỷ lệ này tăng là biểu hiện không tốt.

Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và tổng vốn 100Caùc khoaûn phaûi thuToång nguoàn voán

= ×

1.1.3. Giải thích ý nghĩa

So sánh tổng giá trị các khoản phải thu và giá trị từng khoản mục phải thu cuối năm với đầu năm để thấy sự tiến bộ trong việc thu hồi công nợ.

1.2. Phân tích các khoản phải trả (Payables analysis)

1.2.1. Khái niệm

Phân tích các khoản phải trả là quá trình so sánh tổng số các khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốn doanh nghiệp, sau đó so sánh các khoản mục cuối kỳ và đầu năm, từ đó đánh giá những ảnh hưởng đến tình hình tài chính.

1.2.2. Công thức và cách tính

Phân tích các khoản nợ phải trả

Tỷ số nợ 100Toång nôï phaûi traûToång nguoàn voán

= ×

1.2.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số này phản ánh mật độ nợ trong tổng tài sản của doanh nghiệp, từ đó cho thấy tổng tài sản sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu? Tỷ số này tăng lên thì mật độ cần thanh toán tăng, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

49  

Page 50: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

2. Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền (Cash Ratio)

2.1. Khái niệm

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền là tỷ số đo lường số tiền hiện có tại doanh nghiệp có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không. Tỷ số này chỉ ra lượng tiền dự trữ so với khoản nợ hiện hành.

2.2. Công thức và cách tính

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền Tieàn vaø caùc khoaûn töông ñöông tieànNôï ngaén haïn

=

2.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền cho biết ngay sự khủng hoảng về tài chính của doanh nghiệp, bởi vì tỷ số này rất nhạy cảm với bất kỳ một sự biến động nhỏ nào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp kinh doanh thiếu tiền thường bị thất bại. Chắc chắn rằng, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn có tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền hợp lý, nghĩa là có lượng tiền đầy đủ để trang trải cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền quá cao, thì quyết định đầu tư là cần thiết được xem xét hơn là dự trữ tiền mặt.

3. Phân tích khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio)

3.1. Khái niệm

Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản ngắn hạn của công ty có đủ trang trải các khoản nợ phải trả ngắn hạn. Tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn là một trong những thước đo khả năng thanh toán của công ty được sử dụng rộng rãi.

3.2. Công thức và cách tính

Tỷ số thanh toán hiện hành Taøi saûn ngaén haïnNôï ngaén haïn

=

Tỷ số này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với những tỷ số thanh toán trung bình ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc so sánh với những năm trước để thấy sự tiến bộ hay giảm sút.

Giá trị tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho. Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.

3.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số thanh toán hiện hành còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn được xác định dựa vào số liệu từ bảng cân đối kế toán.

50  

Page 51: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Khi tỷ số giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước về những khó khăn tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số tăng nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao sẽ làm hiệu quả sử dụng vốn như trường hợp có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ khó đòi, hàng tồn kho ứ đọng kém phẩm chất.

4. Phân tích khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio or Acid-Test Ratio)

4.1. Khái niệm

Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp trước những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, không bao gồm khoản mục hàng tồn kho, vì hàng tồn kho là tài sản khó hoán đổi thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất.

4.2. Công thức và cách tính

Về lý thuyết, công thức xác định tỷ số thanh toán nhanh bằng giá trị tài sản ngắn hạn trừ đi giá trị hàng tồn kho chia cho giá trị nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh toán nhanh Taøi saûn ngaén haïn Haøng toàn khoNôï ngaén haïn

−=

4.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số thanh toán nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân đối kế toán nhưng không kể giá trị hàng tồn kho. Nếu tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền mặt lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán của công ty tốt, có nhiều thuận lợi trong thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao lại là điều không tốt vì nó thể hiện việc quay vòng vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao.

5. Tóm tắt chương

Phân tích tỷ số là một cách làm quan trọng để cho thấy các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần trong bảng báo cáo tài chính. Để có hiệu quả nhất thì một tỷ số cũng phải có thêm sự nghiên cứu các dữ liệu nền tảng và nên so sánh với kết quả của những năm trước hoặc những công ty khác.

Lưu lượng tiền mặt là khả năng thanh toán những hóa đơn khi chúng đến hạn phải trả và sự cần thiết của tiền mặt trong lúc này rất quan trọng. Đa phần những tỷ lệ này có liên quan mật thiết đến vốn lưu động. Một vài tỷ số thường gắn liền với việc đánh giá lưu lượng tiền mặt như tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh.

51  

Page 52: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền (Cash Ratio) là tỷ số đo lường số tiền hiện có tại doanh nghiệp có đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không. Tỷ số này chỉ ra lượng tiền dự trữ so với khoản nợ hiện hành.

Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn. Tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn là một trong những thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi.

Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp trước những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, không bao gồm khoản mục hàng tồn kho.

V. Phân tích hiệu quả hoạt động (Asset Utilization)

Phân tích hiệu quả hoạt động trong thực tế phân tích chủ yếu sử dụng tỷ số hoạt động, còn được gọi là tỷ số quản lý hay tỷ số hiệu quả hoạt động. Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty.

Nếu doanh nghiệp đầu tư vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tài sản và vốn hoạt động sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, nếu công ty đầu tư quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lợi và do đó, làm giảm dòng tiền tự do và giá cổ phiếu. Do đó, công ty nên đầu tư tài sản ở mức độ hợp lý. Thế nhưng, như thế nào là hợp lý? Muốn biết điều này, chúng ta phân tích các tỷ số đo lường hiệu quả hoạt động của tài sản. Nhóm các tỷ số này được thiết kế bao gồm các tỷ số sau.

1. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)

1.1. Khái niệm

Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong một kỳ. Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp, ta sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm và số ngày tồn kho.

1.2. Công thức và cách tính

Số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho. Bình quân giá trị hàng tồn kho bằng giá trị hàng tồn kho đầu kỳ cộng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ rồi chia đôi. Sở dĩ phải sử dụng số liệu bình quân là vì doanh thu là chỉ tiêu thu nhập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh số liệu thời kỳ trong khi giá trị hàng tồn kho thu thập từ số liệu của bảng cân đối kế toán, phản ánh số liệu thời điểm.

52  

Page 53: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Vòng quay hàng tồn kho Doanh thuBình quaân giaù trò haøng toàn kho

=

Số ngày hàng tồn kho được xác định như sau

Số ngày hàng tồn kho Soá ngaøy trong naêmSoá voøng quay haøng toàn kho

=

Tuy nhiên, chính xác hơn, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho có thể được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho Giaù voán haøng baùnBình quaân giaù trò haøng toàn kho

=

1.3. Giải thích ý nghĩa

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày.

Tỷ số này đo lường tính thanh khoản của hàng tồn kho. Nếu mức độ tồn kho quản lý không hiệu quả thì chi phí lưu kho phát sinh tăng, chi phí này được chuyển sang cho khách hàng làm giá bán sẽ gia tăng.

Số vòng quay hàng tồn kho khác nhau một cách đáng kể trong ngành sản xuất công nghiệp. Những công ty kinh doanh những mặt hàng dễ hư hỏng hay dễ giảm giá thì vòng quay hàng tồn kho cao.

Một công ty hoạt động lâu dài hay không phụ thuộc vào khả năng tạo ra những khoản thu nhập. Một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư mua và nắm giữ cổ phiếu là họ tin rằng với cùng một mức rủi ro như nhau nhưng lượng vốn mà họ đầu tư sẽ nhận được mức sinh lời nhiều hơn mức sinh lời từ các nhà đầu tư khác khi đầu tư vào công ty khác. Việc đánh giá khả năng tạo ra tiền của công ty trong quá khứ sẽ giúp cho các nhà đầu tư có được những yếu tố cơ bản tốt hơn trong việc đưa ra quyết định của mình.

Trong báo cáo tài chính cũng đã chỉ ra rằng, khả năng tạo ra thu nhập của công ty thường xuyên ảnh hưởng đến lưu lượng tiền mặt của công ty. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là việc đánh giá lợi nhuận thì quan trọng đối với cả nhà đầu tư và các chủ nợ. Trong khi đó, vòng quay hàng tồn kho sẽ tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến vòng quay tài sản ngắn hạn, ảnh hưởng đến vòng quay tài sản dài hạn và cuối cùng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.

 

53  

Page 54: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

2. Vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover)

2.1. Khái niệm

Vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu.

2.2. Công thức và cách tính

Tương tự như số ngày tồn kho, để tính kỳ thu tiền bình quân, trước tiên, chúng ta xác định vòng quay khoản phải thu, sau đó, lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay khoản phải thu.

Chỉ tiêu này phản ánh khoản phải thu được ghi nhận và đã thu được bao nhiêu lần. Tỷ số này đo lường hiệu quả của việc bán chịu và khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Cần lưu ý khi tính vòng quay khoản phải thu, ta cũng sử dụng số liệu bình quân khoản phải thu thay vì giá trị khoản phải thu tại một thời điểm.

Vòng quay khoản phải thu Doanh thuBình quaân khoaûn phaûi thu

=

Tuy nhiên, chính xác hơn, ta nên sử dụng doanh thu bán chịu thay vì doanh thu trên phần tử số. Nếu doanh thu bán chịu không có sẵn, có thể sử dụng tổng doanh thu để xác định xấp xỉ cho chỉ tiêu này.

Vòng quay khoản phải thu có thể chuyển đổi thành công thức dựa theo thời gian, được gọi là kỳ thu tiền bình quân hay tuổi nợ bình quân.

Kỳ thu tiền bình quân Soá ngaøy trong naêmVoøng quay khoaûn phaûi thu

=

2.3. Giải thích ý nghĩa

Vòng quay khoản phải thu cao cho biết khả năng thu hồi nợ tốt, nhưng cũng cho biết chính sách bán chịu nghiêm ngặt hơn sẽ làm mất doanh thu và lợi nhuận. Vòng quay khoản phải thu thấp cho biết chính sách bán chịu không hiệu quả, có nhiều rủi ro.

Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại. Một nguyên tắc cho biết số ngày bình quân thu hồi nợ không nên vượt quá 1,5 lần cho kỳ tín dụng.

Vòng quay khoản phải thu thể hiện chính sách bán chịu của công ty có ảnh hưởng đến lưu lượng tiền mặt của công ty hay không. Tỷ số vòng quay khoản phải thu là thước đo mối quan hệ trong các khoản phải thu và mức thành công của chính sách bán chịu của

54  

Page 55: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ số này cũng có thể bị ảnh hưởng bới những nhân tố bên ngoài như điều kiện kinh tế và mức lãi suất.

3. Vòng quay tài sản ngắn hạn (Current Assets Turnover)

3.1. Khái niệm

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói chung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu. Tài sản ngắn hạn bao gồm cả tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu, chi phí trả trước ngắn hạn và hàng tồn kho.

3.2. Công thức và cách tính

Tỷ số này được xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho bình quân giá trị tài sản ngắn hạn, tức là giá trị tài sản ngắn hạn đầu kỳ cộng giá trị tài sản ngắn hạn cuối kỳ chia đôi.

Vòng quay tài sản ngắn hạn Doanh thuBình quaân giaù trò taøi saûn ngaén haïn

=

3.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận nếu như lấy doanh thu chia cho bình quân tài sản ngắn hạn rồi lấy phân số này nhân cho 100.

4. Vòng quay tài sản dài hạn (Long-term Assets Turnover)

4.1. Khái niệm

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, chủ yếu quan tâm đến TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Cũng như vòng quay tài sản ngắn hạn, tỷ số này được xác định riêng biệt nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của riêng tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn được bao gồm TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn.

4.2. Công thức và cách tính

Tỷ số này được xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho bình quân giá trị tài sản dài hạn ròng hoặc TSCĐ ròng. Giá trị TSCĐ ròng tức là giá trị TSCĐ còn lại sau khi trừ khấu hao. Bình quân giá trị TSCĐ ròng bằng giá trị TSCĐ ròng đầu kỳ cộng giá trị TSCĐ ròng cuối kỳ chia đôi

Vòng quay tài sản dài hạn Doanh thuBình quaân taøi saûn daøi haïn roøng

=

55  

Page 56: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

4.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số vòng quay tài sản dài hạn phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tương tự như trường hợp tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn, nếu ta nhân phân số này với 100, thì khi đó tỷ số này có ý nghĩa là cứ mỗi 100 đồng tài sản dài hạn đầu tư của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

5. Vòng quay tổng tài sản (Total Assets Turnover)

5.1. Khái niệm

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt đó là tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn. Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp nói chung, nhằm giúp cho nhà quản trị nhìn thấy được hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.

5.2. Công thức và cách tính

Tỷ số này được xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho bình quân giá trị tổng tài sản. Bình quân giá trị tổng tài sản bằng giá trị tài sản đầu kỳ cộng giá trị tài sản cuối kỳ chia đôi.

Vòng quay tổng tài sản Doanh thuBình quaân giaù trò toång taøi saûn

=

5.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số vòng quay tổng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp nói chung. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hay có thể hiểu công thức này theo một cách tiếp cận khác, với tài sản hiện có tại doanh nghiệp thì có thể đưa vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu vòng doanh thu.

6. Tóm tắt chương

Những nhà phân tích tài chính sử dụng tỷ số hay phân tích tỷ lệ phần trăm khi xem xét thông tin về doanh nghiệp.

• Tỷ số hay tỷ lệ phần trăm diễn tả mối quan hệ thích hợp giữa hai giá trị cần so sánh.

• Tỷ số hay tỷ lệ phần trăm được tính bằng cách chia một đại lượng cho một đại lượng khác.

Phân tích tỷ số giúp cho những người đưa ra quyết định nhận dạng mối quan hệ đáng kể và so sánh thực tế hơn là chỉ so sánh với những đại lượng riêng lẻ đã được phân tích.

56  

Page 57: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Tỷ số có thể được tính bằng cách sử dụng các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Một ví dụ là tỷ số thanh toán hiện hành bằng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Cả hai đại lượng này được lấy từ bảng cân đối kế toán.

Tỷ số có thể được tính toán dựa trên các thông số từ những báo cáo tài chính khác nhau. Ví dụ vòng quay hàng tồn kho liên quan đến chỉ tiêu giá vốn hàng bán được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chia cho bình quân hàng tồn kho được lấy từ bảng cân đối kế toán.

Phân tích báo cáo tài chính là tiến trình đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một tỷ số đơn lẻ hay ngay cả một vài tỷ số có thể đưa đến những kết luận không thích hợp cho tiến trình này.

Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kỳ. Tỷ số này đo lường tính thanh khoản của hàng tồn kho.

Bảng sau đây nhận dạng những tỷ số đánh giá chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ số Hoạt động kinh doanh Tỷ số vòng quay nợ phải trả Mua hàng tồn kho Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Bán hàng tồn kho Tỷ số vòng quay khoản phải thu Thu tiền khách hàng

VI. Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính (Tests of Capital and Structure Solvency)

Trong phân tích báo cáo tài chính, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt, đòn bẩy tài chính giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác, đòn bẩy tài chính làm gia tăng rủi ro. Do đó, đối với công ty, quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. Các tỷ số quản lý nợ bao gồm

1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Total Debt to Assets)

1.1. Khái niệm

Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thường được gọi là tỷ số nợ D/A, đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả.

1.2. Công thức và cách tính

Tỷ số này được xác định bằng cách lấy tổng nợ chia cho giá trị tổng tài sản. Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Cả số liệu tổng nợ và tổng tài sản đều thu nhập từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

57  

Page 58: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Tỷ số nợ so với tổng tài sản Toång nôïToång taøi saûn

=

1.3. Giải thích ý nghĩa

Tổng số nợ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngân hàng và các khoản thanh toán của doanh nghiệp đến thời điểm báo cáo. Nó được xác định bằng tổng số nợ phải trả ở phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán. Giá trị tổng tài sản hay còn gọi là tổng số vốn là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Các chủ nợ thường thích một số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp, món nợ càng được bảo đảm và có cơ sở tin tưởng vào sự đáo hạn của con nợ.

Ngược lại, các nhà quản trị công ty thường thích tỷ số nợ cao, bởi vì tỷ số nợ càng cao nghĩa là công ty chỉ cần góp một phần nhỏ trên tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, các nhà quản trị doanh nghiệp chỉ đưa ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn và khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần lợi dành cho các chủ sở hữu tăng rất nhanh. Nhưng tỷ số nợ càng cao thì mức độ an toàn trong kinh doanh càng kém, vì chỉ cần một khoản nợ tới hạn không trả được sẽ dễ làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng, xuất hiện nguy cơ phá sản khá cao.

Tỷ số nợ so với tài sản nói chung thường nằm trong khoảng từ 50 đến 70%. Tỷ số này quá thấp có nghĩa là doanh nghiệp hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên, mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.

Ngược lại, tỷ số này quá cao có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến cho doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được vay thấp.

Chủ nợ thường thích doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì như thế, khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Ngược lại, cổ đông thích muốn có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung sẽ gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên, muốn biết tỷ số này cao hay thấp, cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành.

2. Tỷ số nợ so với Vốn chủ sở hữu (Total Debt to Equity)

2.1. Khái niệm

Tỷ số nợ so với vốn chủ, thường được gọi là tỷ số nợ D/E, đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu.

 

58  

Page 59: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

2.2. Công thức và cách tính

Tỷ số này được xác định bằng cách lấy tổng nợ chia cho vốn chủ sở hữu. Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Cả số liệu tổng nợ và vốn chủ đều được thu thập từ bảng cân đối kế toán

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu Toång nôïVoán chuû sôû höõu

=

2.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết

1) mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

2) mối quan hệ tương ứng giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu nói chung là có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1. Tỷ số này thấp hơn 1 có nghĩa là công ty hiện sử dụng nợ ít hơn là sử dụng vốn chủ để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên, mặt trái của tỷ số này là doanh nghiệp không lợi dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu tùy thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành. Những ngành nào có tốc độ quay vòng vốn nhanh thường có tỷ số này rất cao. Chẳng hạn, ngành thương mại thường có tỷ số nợ cao hơn so với ngành sản xuất và tỷ số này thường rất cao trong các ngành tài chính và ngân hàng.

3. Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay Interest) hay Tỷ số trang trải lãi vay (Times Interest Earned Ratio)

3.1. Khái niệm

Về nguyên tắc, việc sử dụng nợ nói chung sẽ tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng đối với cổ đông, điều này chỉ có lợi khi nào lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng các khoản nợ này. Nếu không, doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại trực tiếp cho cổ đông. Do đó, với mục đích nhận xét và đưa ra đánh giá về khả năng trả lãi của doanh nghiệp, ta cần quan tâm đến chỉ tiêu tỷ số khả năng trả lãi vay.

3.2. Công thức và cách tính

Tỷ số khả năng trả lãi vay được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) chia cho chi phí lãi vay. Cả tử và mẫu trong tỷ số này đều lấy số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

59  

Page 60: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Tỷ số khả năng trả lãi vay EBITChi phí laõi vay

=

3.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó, giúp đánh giá xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không.

Một câu hỏi thường đặt ra là sử dụng nợ có tốt không và vì sao phải sử dụng nợ? Câu trả lời là quy mô nợ mới là vấn đề phải quan tâm. Mặc dù sử dụng nợ là mạo hiểm nhưng nợ là một cách thức linh hoạt của các hoạt động kinh doanh tài chính. Tiền lãi phải trả có thể làm giảm thuế thu nhập nhưng tiền trả cổ tức mỗi cổ phiếu thì không. Sử dụng nợ thường xuyên thì phải thanh toán chi phí lãi vay cố định, và tạo ra những trường hợp mà đòn bẩy tài chính có thể sử dụng hữu hiệu.

4. Tỷ số khả năng trả nợ (Ability to pay Debt and Interest)

4.1. Khái niệm

Tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của doanh nghiệp, vì ngoài lãi ra, doanh nghiệp còn phải trả nợ gốc và các khoản khác, chẳng hạn như tiền thuê tài sản. Do đó, ta không chỉ có quan tâm đến khả năng trả lãi mà còn quan tâm đến khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp nói chung.

4.2. Công thức và cách tính

Tỷ số khả năng trả nợ được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán cộng khấu hao và EBIT rồi chia cho giá trị nợ gốc và lãi phải thanh toán.

Tỷ số khả năng trả nợ Giaù voán haøng baùn Chi phí khaáu hao EBITNôï goác Chi phí laõi vay

+ +=

+

4.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số khả năng trả nợ đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của công ty từ các nguồn như doanh thu, khấu hao vào lợi nhuận trước thuế. Thông thường, nợ gốc sẽ được trang trải từ doanh thu và khấu hao trong khi lợi nhuận trước thuế được sử dụng để trả lãi vay.

Khả năng thanh toán nợ dài hạn phải được thực hiện cùng với việc xem xét năng lực công ty đã khảo sát qua nhiều năm. Mục tiêu chính của việc phân tích nợ dài hạn là chỉ ra liệu một công ty có phá sản hay không? Khả năng sinh lời và lưu lượng tiền mặt giảm là dấu hiệu của việc kinh doanh sẽ thất bại.

 

60  

Page 61: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

5. Phân tích các đòn bẩy kinh tế (Leverage)

5.1. Phân tích đòn bẩy tài chính (FL - Financial Leverage)

Đòn bẩy hoạt động liên quan đến việc sử dụng định phí cố định trong hoạt động của doanh nghiệp, còn đòn bẩy tài chính thì liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có định phí. Dùng để đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận sau thuế - tức lãi ròng cho vốn chủ sở hữu trước sự thay đổi của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh – tức EBIT (lợi nhuận sau thuế và lãi vay). Độ nhạy cảm này lệ thuộc vào đòn cân nợ - tức tỷ lệ nợ chiếm trong tổng tài sản. Gọi tắt đòn bẩy tài chính là FL (Financial Leverage)

FL Toác ñoä thay ñoåi cuûa lôïi nhuaän roøngToác ñoä thay ñoåi cuûa EBIT

=

Lưu ý rằng, tỷ lệ nợ vay, lãi suất tiền vay và thuế suất (thuế thu nhập) giả định không đổi, tốc độ thay đổi của lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) bằng với tốc độ thay đổi của thuế thu nhập, và tốc độ thay đổi của lợi nhuận trước thuế. Để đơn giản trong chứng minh công thức và cũng để phù hợp với chỉ tiêu “trước thuế” dưới mẫu số, ta có thể viết lại FL với tử số là Lợi nhuận trước thuế, như sau

FL Toác ñoä thay ñoåi cuûa lôïi nhuaän tröôùc thueáToác ñoä thay ñoåi cuûa EBIT

=

Từ công thức trên, ta có thể triển khai

( )( ) ( )( )( )

( )( )( )

1 0

0

1 0

0

p v Q F I p v Q F IQ p v F I

FLp v Q Q

p v Q F

− − − − − − −

− − −=

− −

− −

Ta có thể viết công thức FL lại như sau

( )( )

0

0

p v Q FFL

Q p v F I

− −=

− − −

Trên tử số chính là hiệu số của Hiệu số gộp và định phí, tức là EBIT. Dưới mẫu số, chính là hiệu số của EBIT và Lãi vay I, tức lãi trước thuế EBT.

Ta có

EBIT EBITFLEBT EBIT I

= =−

61  

Page 62: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Mặt khác, khi xem xét tác động cơ cấu tài chính (tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ vay) đến tốc độ thay đổi của lãi ròng, cần lưu ý rằng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (sau khi trừ thuế) sẽ được chia cho 2 đối tượng:

1) Chủ sở hữu (các cổ đông) được phần lãi ròng.

2) Nhà cho vay được phần lãi vay.

Nhưng lãi vay được phép hạch toán vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập, nói cách khác, lãi vay đã tạo ra một giá trị “lá chắn thuế”. Vì vậy, lãi vay trên đây được tính là lãi vay sau thuế, còn gọi là lãi vay hiệu dụng (effective interest), hoặc tính theo lãi suất có trừ yếu tố thuế, gọi là lãi suất hiệu dụng (effective rate). Thể hiện bằng công thức

( )EBIT 1 t− = Lãi ròng + Lãi vay ( )1 t−

trong đó, t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hệ số đòn bẩy tài chính là hệ quả của cơ cấu tài chính (tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ vay, còn gọi là đòn cân nợ). Doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ càng làm tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi hoạt động có hiệu quả (EBIT lớn hơn lãi vay hay Suất sinh lời của tổng tài sản tính theo EBIT lớn hơn lãi suất). Ngược lại, khi hoạt động không hiệu quả, mọi rủi ro sẽ dồn hết lên vai của chủ sở hữu.

Từ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh (EBIT), sau khi trả lãi vay và thuế doanh nghiệp, phần còn lại là của chủ sở hữu. Phần này nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tỷ lệ nợ vay. Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi, để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định. Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông. Điều này sẽ được thể hiện rõ hơn khi chúng ta phân tích quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) và lợi nhuận trên cổ phần (EPS). Phân tích quan hệ EBIT – EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần. Từ sự phân tích này, chúng ta sẽ tìm ra 1 điểm bàng quan (indifferent point), tức là điểm của EBIT mà ở đó, các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau.

5.2. Phân tích đòn bẩy kinh doanh (OL - Operating Leverage)

Đòn bẩy kinh doanh (Operating Leverage) là mức độ sử dụng định phí hoạt động của doanh nghiệp. Ở đây, chúng ta chỉ phân tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn, tất cả các chi phí đều thay đổi, có nghĩa là tất cả đều là biến phí.

Định phí là chi phí không thay đổi khi số lượng thay đổi. Định phí có thể bao gồm các loại chi phí như khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước và một bộ phận chi phí quản lý …

62  

Page 63: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Biến phí là chi phí thay đổi khi số lượng thay đổi, chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, một phần chi phí điện nước, hoa hồng bán hàng …

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở một doanh nghiệp tại một mức độ chi phí, khối lượng tiêu thụ và doanh thu nhất định được đo bằng

Doanh thu Bieán phí Hieäu soá goäpOLDoanh thu Bieán phí Ñinh phí Lôïi nhuaän tröôùc thueá

−= =

− −

Dùng đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận, sử dụng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), trước sự thay đổi của sản lượng hoạt động. Mức độ nhay cảm lệ thuộc vào cơ cấu chi phí, tức tỷ lệ định phí (hay biến phí) của doanh nghiệp.

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (giống như độ co giãn của cầu so với sự thay đổi của giá) chỉ ra mức độ nhạy cảm của lợi nhuận trước thay đổi của doanh thu.

Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm. Cần chú ý rằng độ bẩy hoạt động chỉ là một bộ phận rủi ro doanh nghiệp. Các yếu tố khác của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất. Đây là 2 yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Có một điều khác biệt giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính là doanh nghiệp có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi gần như không thể lựa chọn đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động do đặc điểm hoạt động của công ty quyết định, chẳng hạn công ty hoạt động trong ngành hàng không và luyện thép có đòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động trong ngành dịch vụ như tư vấn và du lịch có đòn bẩy hoạt động thấp. Đòn bẩy tài chính thì khác, không có công ty nào bị ép buộc phải sử dụng nợ và cổ phiếu ưu đãi để tài trợ cho hoạt động của mình mà thay vào đó, công ty có thể sử dụng nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu thường.

5.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp (TL - Total Leverage)

Dùng đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận sau thuế, tức lãi ròng cho vốn chủ sở hữu trước sự thay đổi của khối lượng hoạt động. Độ nhạy cảm này vừa lệ thuộc vào đòn bẩy kinh doanh (do cơ cấu chi phí, tức tỷ lệ định phí), lại vừa lệ thuộc vào đòn bẩy tài chính (do cơ cấu tài chính, tức tỷ lệ nợ hay đòn cân nợ). Gọi tắt là đòn bẩy tổng hợp TL

Toác ñoä thay ñoåi cuûa lôïi nhuaän roøngTLToác ñoä thay ñoåi cuûa khoái löôïng hoaït ñoäng

=

Tương tự như OL và FL, ta cũng có thể biến đổi công thức này để có thể viết lại như sau

63  

Page 64: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Hieäu soá goäpTLEBT

=

Đòn bẩy tổng hợp TL là sự kết hợp của cơ cấu chi phí (OL) và cơ cấu tài chính (FL), quan hệ của chúng được viết dưới dạng phương trình như sau

TL OL FL= ×

Đòn bẩy tổng hợp đo lường sự thay đổi của lãi ròng trước sự biến động của tình hình kinh doanh. Độ lớn của đòn bẩy tổng hợp TL phụ thuộc vào độ lớn của đòn bẩy kinh doanh và độ lớn của đòn bẩy tài chính.

Như vậy, đòn bẩy tổng hợp là việc doanh nghiệp sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định. Khi sử dụng kết hợp, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính có tác động đến EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi qua 2 bước

• Bước thứ nhất, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động.

• Bước thứ hai, EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy tài chính).

VII. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn (Tests of Profitability)

1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Profit Margin on Sales)

1.1. Khái niệm

Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu, nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.2. Công thức và cách tính

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Lôïi nhuaän roøng 100Doanh thu

= ×

1.3. Giải thích ý nghĩa

Lợi nhuận ròng và doanh thu đều có thể lấy số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm của doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Có ngành tỷ số này rất cao như ngành ăn uống, dịch vụ, du lịch, … Có ngành tỷ số này rất thấp như ngành kinh doanh vàng bạc, kinh doanh ngoại tệ, ngành lương thực, thực phẩm, ngành gia công … Do đó, để đánh giá chính xác, cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với công ty tương tự trong cùng một ngành.

 

64  

Page 65: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

2. Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản (EBIT to Asset Ratio)

2.1. Khái niệm

Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản hay còn gọi là tỷ số sức sinh lợi cơ bản (Basic earning power Ratio) được thiết kế nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.

2.2. Công thức và cách tính

Tỷ số EBIT so với tài sản EBIT 100Bình quaân toång taøi saûn

= ×

2.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi cơ bản, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính cho nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các công ty có thuế suất thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Thông thường, chỉ tiêu này được áp dụng rộng rãi hơn khi so sánh giữa các công ty với nhau ở những quốc gia có pháp quyền về thuế khác nhau, hay có các chính sách lãi suất khác nhau.

Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho tổng tài sản bình quân hay còn gọi là tỷ số sức sinh lợi cơ bản của công ty phụ thuộc rất nhiều và đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Các ngành như dịch vụ, du lịch, tư vấn, thương mại, bảo hiểm … thường có tỷ số này rất cao, trong khi các ngành như công nghiệp chế tạo, ngành hàng không, ngành đóng tàu … thường có tỷ số này rất thấp. Do đó, để đánh giá chính xác, cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với công ty tương tự trong cùng một ngành thì có cơ sở thuyết phục hơn.

3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on Total Assets)

3.1. Khái niệm

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.

3.2. Công thức và cách tính

Tỷ số ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho bình quân giá trị tổng tài sản.

Lôïi nhuaän roøngROA 100Bình quaân toång taøi saûn

= ×

65  

Page 66: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

3.3. Giải thích ý nghĩa

ROA cho biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Giống như tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, tỷ số ROA phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh.

4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)

4.1 Khái niệm

Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông.

4.2. Công thức và cách tính

Lôïi nhuaän roøng daønh cho coå ñoângROE 100Bình quaân giaù trò voán coå phaàn phoå thoâng

= ×

4.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần ROE là vấn đề quan trọng của việc sinh lời mà các cổ đông đang nắm giữ các cổ phiếu quan tâm. ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.

Cũng như tỷ số ROA, tỷ số ROE phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty trong kỳ, quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Do đó, để đánh giá chính xác, cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc với công ty tương tự trong cùng một ngành.

Một trong những tiêu chí đánh giá công ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế hay không là chỉ tiêu ROE phải đạt mức tối thiểu 15%. Trên thị trường chứng khoán, để tìm hiểu khả năng sinh lợi, các nhà đầu tư thường sử dụng công thức tính toán ROE bằng phương pháp phân tích, nhằm xác định rõ các nhân tố có liên quan tác động đến tỷ số ROE, tức là các nhân tố làm tăng hoặc giảm chỉ số ROE. Kết quả thu được giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định hợp lý nhất cho việc tìm ra những cổ phiếu tăng trưởng ổn định.

Về lý thuyết, việc định giá cổ phiếu phát hành phải dựa vào chỉ số ROE. Từ đó, nhà đầu tư mới có thể định hình được mức lợi tức trên cơ sở so sánh với các loại cổ phiếu, các loại hình đầu tư khác. ROE của một công ty càng cao chứng tỏ công ty này sử dụng đồng vốn có hiệu quả, khả năng thu hồi vốn các cổ đông cao.

5. Tóm tắt chương

Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được phản ánh qua kết quả các chỉ số về khả năng sinh lợi, là kết quả phản ánh hàng loạt chính sách và quyết

66  

Page 67: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

định của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh và những giải pháp kỹ thuật, quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ tiêu này là cái mà bất kỳ đối tượng nào muốn quan hệ với doanh nghiệp đều quan tâm đến. Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố liên quan mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô hình phổ biến là các công ty có chỉ số ROE cao hoặc thấp hơn mức bình thường thì sẽ quay trở lại với mức bình thường. Các nhà đầu tư thích các công ty trước đây có tỷ số ROE thấp vì chúng thỏa mãn được kỳ vọng của họ, trong khi các công ty trước đây có chỉ số ROE cao thì lại không làm được điều này. Mark Lowenstein, một chuyên gia chứng khoán của Wall Street Journal, cho rằng: “ROE chính là thước đo tốt nhất về năng lực của một công ty trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi đồng tiền vốn đầu tư của mình. Lý giải rõ ràng nhất là: một công ty đạt được chỉ số ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh càng mạnh”.

Đối với những nhà đầu tư dựa vào chỉ số ROE để mua cổ phiếu, thành công hiện tại cũng đồng nghĩa với gánh nặng trong tương lai, vì vốn đầu tư của công ty càng tăng thì mức lợi nhuận sinh ra càng phải lớn hơn để bảo đảm duy trì chỉ số ROE như cũ.

VIII. Phân tích khả năng sinh lời (Market Tests or Market Measures)

Các tỷ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. Do vậy, nếu đầu tư hay cho vay dài hạn, người ta thường quan tâm nhiều hơn đến các tỷ số này. Phân tích triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp có thể sử dụng các loại tỷ số sau.

1. Tỷ số lợi nhuận giữ lại (Retained Earning Ratio)

1.1. Khái niệm

Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Do vậy, nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai.

1.2. Công thức và cách tính

Tỷ số lợi nhuận giữ lại Lôïi nhuaän giöõ laïiLôïi nhuaän sau thueá

=

1.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số lợi nhuận giữ lại so với lợi nhuận sau thế (lãi ròng) cho biết cứ một đồng lợi nhuận sau thuế sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận giữ lại cho chủ sở hữu.

67  

Page 68: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

2. Tỷ số tăng trưởng bền vững (Growth Ratio)

2.1. Khái niệm

Tỷ số tăng trưởng bền vững đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận. Do vậy, có thể xem tỷ số này phản ánh triển vọng tăng trưởng bền vững – tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại.

2.2. Công thức và cách tính

TS tăng trưởng bền vững Lôïi nhuaän giöõ laïi Tyû soá lôïi nhuaän giöõ laïi Laõi sau thueáVoán chuû sôû höõu Voán chuû sôû höõu

×= =

Hay có thể viết lại

TS tăng trưởng bền vững =Tỷ số lợi nhuận giữ lại × Lãi trên vốn chủ sở hữu

2.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số tăng trưởng bền vững cho biết triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Tỷ số này đánh giá hiệu quả quản lý của những nhà quản trị và cho biết kỳ vọng hiệu quả trong tương lai của đơn vị.

Trong thực tế, các nhóm tỷ số khả năng thanh khoán, tỷ số quản lý tài sản, tỷ số quản lý nợ và tỷ số khả năng sinh lời chỉ phản ánh tình hình quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp. Giá trị tương lai của doanh nghiệp như thế nào còn tùy thuộc vào kỳ vọng của thị trường. Các tỷ số thị trường được thiết kế để đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho cổ đông. Các tỷ số thị trường gồm có

3. Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phần (Tỷ số P/E: Price to Earning Ratio)

3.1. Khái niệm

Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phiếu, hay còn gọi là tỷ số giá trị thị trường trên thu nhập, thường được gọi tắt là tỷ số P/E được thiết kế để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết nhà đầu tư sẵn lòng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của doanh nghiệp.

3.2. Công thức và cách tính

Tỷ số P/E được xác định bằng cách chia giá trị thị trường của cổ phiếu cho lợi nhuận trên cổ phần (EPS)

Tỷ số P/E Giaù thò tröôøng cuûa coå phieáuLôïi nhuaän treân coå phieáu

=

Do vậy, để xác định tỷ số P/E, nhất thiết doanh nghiệp phải có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường niêm yết hoặc OTC.

68  

Page 69: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

3.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phiếu cho biết nhà đầu tư sẵn lòng bỏ ra bao nhiêu đồng để kiếm được 1 đồng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ số này cao có nghĩa là thị trường kỳ vọng tốt và đánh giá cao triển vọng tương lai của doanh nghiệp và ngược lại.

Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phiếu áp dụng hiệu quả và phổ biến, bởi vì qua đó, nhà đầu tư có thể so sánh giữa các công ty. Khi tỷ số P/E của một công ty cao hơn tỷ số P/E của các công ty khác, điều này thường có nghĩa là nhà đầu tư thấy thu nhập của công ty này sẽ tăng nhanh hơn những công ty khác.

4. Tỷ số giá thị trường và giá sổ sách M/B (Market Price/Book Price hay Price to Book)

4.1. Khái niệm

Tỷ số M/B được xây dựng trên cơ sở so sánh giá thị trường của cổ phiếu với giá sổ sách (thỉnh thoảng so sánh với mệnh giá) cổ phiếu. Qua đó, phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của doanh nghiệp. Tỷ số này cao cho thấy thị trường đánh giá triển vọng của doanh nghiệp tốt và ngược lại.

4.2. Công thức và cách tính

Tỷ số M/B được xác định bằng cách lấy giá thị trường của cổ phiếu chia cho giá trị sổ sách.

Tỷ số M/B Giaù trò thò tröôøng cuûa coå phieáuGiaù trò soå saùch cuûa coå phieáu

=

Giá trị thị trường của cổ phiếu được thu nhập dựa vào kết quả giao dịch cổ phiếu trên thị trường niêm yết hoặc OTC. Giá trị sổ sách ở mẫu số được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho số cổ phần đang lưu hành.

4.3. Giải thích ý nghĩa

Tỷ số M/B cho biết quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Tỷ số này lớn hơn 1 và càng cao càng cho thấy thị trường đánh giá cao triển vọng của công ty.

5. Tỷ số lợi nhuận cổ phiếu so với giá thị trường (Earnings Yield)

5.1. Khái niệm

Tỷ số lợi nhuận cổ phiếu so với giá thị trường hay còn gọi là lợi suất cổ tức là sự đo lường phần lợi nhuận chuyển cho nhà đầu tư trên mỗi cổ phần. Lợi suất cổ tức được tính bằng cách chia lợi nhuận cổ tức hàng năm cho giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu.

69  

Page 70: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

5.2. Công thức và cách tính

Tỷ số lợi nhuận so với giá thị trường ( )Thu nhaäp treân moãi CP Coå töùc

Giaù thò tröôøng moãi CP=

5.3. Giải thích ý nghĩa

Theo tỷ số này, cứ một đồng nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp thì nhận được bao nhiêu đồng thu nhập được từ cổ tức.

IX. Phân tích DuPont.

Là phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA bằng cách tách nhỏ các nhân tố của phương trình.

Công thức ROE có thể được viết lại bằng cách nhân tử và mẫu cho các khoản mục như sau

=laõi roøngROE

Voán chuû sôû höõu

laõi roøng Doanh thu Toång taøi saûnROEDoanh thu Toång taøi saûn Voán chuû sôû höõu

= × ×

Trong đó hệ số đầu là hệ số lãi ròng/doanh thu, hệ số thứ 2 là số vòng quay tài sản và tích của chúng chính là ROA mà ta đã khảo sát trước đây.

Hệ số thứ ba gọi là đòn bẩy tài chính, cũng còn gọi là cơ cấu tài chính, đòn cân tài chính hay đòn cân nợ, là chỉ tiêu thể hiện tình hình tài chính của công ty.

(FL)

Toång taøi saûnÑoøn baåy taøi chínhVoán chuû sôû höõu

=

Phương trình DuPont có thể được viết lại theo các nhân tố như sau:

ROE Hệ số lãi ròng/doanh thu = × Số vòng quay tài sản × Đòn bẩy tài chính

hay có thể viết ROE = ROA × Đòn bẩy tài chính

Như vậy có thể thấy, ROE lệ thuộc vào hiệu quả kinh doanh (thể hiện qua suất sinh lời tài sản ROA) và tình hình tài chính (thể hiện qua đòn bẩy tài chính FL).

Một ví dụ, đánh giá thế nào đối với 2 công ty X và Y cùng ngành, hoạt động như sau:

Chỉ tiêu Công ty X Công ty Y Hệ số lãi ròng/doanh thu 1% 5% Số vòng quay tài sản 2 4 Đòn bẩy tài chính 10 1 ROE 20% 20%

70  

Page 71: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Nếcông ty đ

ếu phải phânđều có bề n

n tích đầu tnổi ROE =

tư cổ phiếu,20% như n

, bạn sẽ quynhau, nhưng

yết định lựag nội tình th

a chọn cônghì như thế n

g ty nào? Cnào?

ả hai

Chrất nhiều

hưa nói đếnu so với Y.

n hiệu quả kLưu ý đẳng

kinh doanh,g thức cơ bả

, Y cao hơnản của kế to

n X, đòn bẩoán

ẩy tài chínhh của X caoo hơn

Tài sảnn Nợ (ph= ảải trả) + Vốốn (chủ sở hhữu)

Giảbẩy tài c

ả định, tổngchính như sa

g tài sản củau:

ủa cả hai côông ty là 100 (đơn vị tiiền), ta có hhình ảnh vềề đòn

Đòn bẩy(FL = Tà

Công tCông t

ĐòROE củ(ROE =

 

ty X 1ty Y 1

òn bẩy tài ca công ty nROA = 20%

ơ đồ DuPont

ài sản =

100 =100 =

hính của cônày. Trong k%) mà khôn

t trong quan

= Nợ

= 90 = 0

ông ty X cakhi đó, ROng nhờ vào

n hệ hàm số

+

++

ao do tỷ trọE của Y đưđòn bẩy tà

ố giữa các h

Vốn

10 100

ọng nợ quá ược tạo ra bi chính (nợ

hệ số:

y tài chínhài sản/Vốn)10 1

cao, là tác bằng hoạt đ

vay = 0, FL

động chínhđộng kinh dL = 1).

h đến doanh

71 

Page 72: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

X. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

1. Các phương pháp tính toán dòng ngân lưu.

Có hai phương pháp tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh

• Phương pháp trực tiếp: tính ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh bằng cách lấy dòng tiền thực thu trừ (− ) cho những dòng thực chi, một cách trực tiếp.

• Phương pháp gián tiếp: điều chỉnh từ lợi nhuận ròng để tính dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh.

Dù phương pháp nào, dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh cũng cho kết quả như nhau.

1.1. Phương pháp trực tiếp

Về mặt tính toán, phương pháp trực tiếp đơn giản đối với người lập và dễ hiểu cho người đọc thuộc mọi đối tượng, nhưng khối lượng tính toán lớn, công việc nhiều nên dễ gây thiếu sót hoặc trùng lắp. Phương pháp trực tiếp chỉ được thiết lập dễ dàng nếu hệ thống kế toán được chương trình hóa. Tuy nhiên, vai trò chính vẫn là con người, vì máy tính không thể nào nhận biết được loại hoạt động của các dòng ngân lưu.

Phương pháp này bắt đầu từ tiền thực thu do bán hàng, đi qua tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến thu chi tiền thực tế để đến dòng ngân lưu ròng. Số liệu được nhặt ra từ các sổ sách theo dõi thu chi tiền mặt của kế toán. Và như vậy, nếu không cần phân loại hoạt động của các dòng ngân lưu, báo cáo ngân lưu theo phương pháp trực tiếp đơn giản cũng chỉ là một báo cáo thu chi, hay cũng chính là sổ quỹ tiền mặt.

Dòng ngân lưu ròng (NCF – Net Cash Flow) là hiệu số giữa dòng tiền vào (Inflows) và dòng tiền ra (Outflows) thực tế trong kỳ kinh doanh. Các báo cáo ngân lưu của dự án đầu tư thường được lập theo phương pháp trực tiếp.

Với phương pháp trực tiếp, từng số tiền trên báo cáo thu nhập sẽ được điều chỉnh trong quan hệ với các tài khoản tài sản và tài khoản nợ phải trả.

Doanh thu và chi phí sẽ được điều chỉnh để phản ánh những dòng tiền thực thu, thực chi. (Lưu ý lần nữa rằng, doanh thu không luôn là thu tiền, chi phí không luôn là chi tiền).

1.2. Phương pháp gián tiếp

Phương pháp gián tiếp thường được các nhà kế toán chuyên nghiệp lựa chọn do ngắn gọn, mặc dù khá trừu tượng vì phương pháp này dựa vào các “suy luận ngược”. Bắt đầu từ lợi nhuận ròng – chỉ tiêu cuối cùng trên báo cáo thu nhập, sau đó điều chỉnh các khoản hạch toán thu chi không bằng tiền mặt (khấu hao, trích lập dự phòng, đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái …), loại trừ các khoản lãi lỗ từ hoạt động đầu tư và

72  

Page 73: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

hoạt động tài chính, sau đó điều chỉnh những thay đổi của tài sản ngắn hạn (tăng, giảm) trên bảng cân đối kế toán để đi đến dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh.

Nhưng quan trọng hơn, phương pháp gián tiếp làm rõ mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, cũng như nó có thể làm rõ một điều rất quan trọng: chất lượng của lợi nhuận (có thể có lãi nhưng không có tiền, như đã nêu trên).

Với phương pháp gián tiếp, lợi nhuận ròng sẽ được điều chỉnh chỉ cho những giao dịch bằng tiền mặt. Phương pháp gián tiếp bắt đầu từ lợi nhuận ròng

Cộng vào và trừ ra các thay đổi trong tài khoản tài sản và nợ phải trả (những khoản mục làm cho lợi nhuận ròng và ngân lưu ròng khác nhau). Các khoản mục điều chỉnh bao gồm

• Khấu hao được cộng trở lại lợi nhuận ròng bởi vì nó làm giảm lợi nhuận trên báo cáo thu nhập, nhưng không phải thực chi tiền.

• Tăng trong tài sản ngắn hạn (phi tiền tệ) thì làm giảm tiền từ hoạt động kinh doanh, nên tăng thì được điều chỉnh bằng cách trừ đi khỏi lợi nhuận ròng.

• Giảm trong tài sản ngắn hạn (phi tiền tệ) thì làm tăng tiền từ hoạt động kinh doanh, nên giảm thì được điều chỉnh bằng cách cộng trở lại lợi nhuận ròng.

• Tăng trong nợ phải trả thì làm tăng tiền từ hoạt động kinh doanh, nên giảm thì được điều chỉnh bằng cách cộng trở lại lợi nhuận ròng.

• Giảm trong nợ phải trả thì làm giảm tiền từ hoạt động kinh doanh, nên tăng thì được điều chỉnh bằng cách trừ đi khỏi lợi nhuận ròng.

Hãy nhớ đẳng thức: Thay đổi tiền mặt = Thay đổi nợ phải trả Thay đổi vốn chủ sở hữu Thay đổi tài sản phi tiền tệ.

+−

2. Phân tích báo cáo ngân lưu

2.1. Vai trò của dòng tiền

Phân tích dòng tiền là công việc quan trọng, ngày càng chiếm nhiều công sức và thời gian của các nhà quản trị, các giám đốc tài chính. Thật vậy, sự tồn vong của một doanh nghiệp ngày mỗi lệ thuộc rất nhiều vào hoạt động tiền tệ, cụ thể là sự kiểm soát dòng ngân lưu tại doanh nghiệp hoặc của một dự án. Dòng lưu chuyển tiền tệ, tựa như huyết mạch nuôi cơ thể, có sức chi phối toàn bộ hoạt động doanh nghiệp.

Trong thực tế, cũng giống như bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, có rất nhiều chỉ tiêu phân tích có thể được thiết lập mà cho đến nay chưa có và sẽ mãi không có ai có thể nêu hết trong cùng một lúc hoặc trong cùng một quyển sách, dựa vào thông tin có sẵn từ các báo cáo tài chính. Nhưng vấn đề mấu chốt là các chỉ tiêu hay các mô hình

73  

Page 74: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

được xây dựng phải mang một ý nghĩa nhất định, phải có khả năng làm sáng tỏ bản chất bên trong của tình hình tài chính tại một hoàn cảnh cụ thể, một doanh nghiệp cụ thể.

Theo nhiều nhà phân tích và nghiên cứu tài chính, một số hệ số thường dùng để phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ là:

• Hệ số dòng tiền vào của từng hoạt động so với tổng dòng tiền vào

• Hệ số dòng tiền ra để trả nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào

• Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng lưu chuyển ròng từ hoạt động kinh doanh chính.

2.2. Hệ số các dòng tiền

2.2.1. Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào

Hệ số này cung cấp cho người đọc một tỷ lệ, mức độ về năng lực tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bình thường, tỷ lệ này chiếm rất cao (trên 80%) và là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải cho hoạt động đầu tư dài hạn và trả cổ tức cũng như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Tuy nhiên, khi phân tích cần đặt chúng trong một bối cảnh cụ thể, tùy vào chiến lược và tình hình kinh doanh từng thời kỳ hoặc các giai đoạn tăng trưởng doanh nghiệp.

Một cách phân tích thường liên hệ là mang hệ số kỳ thực hiện so với các kỳ trước để thấy xu hướng tăng trưởng hay sự ổn định và so với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hay chỉ tiêu bình quân ngành để đo lường sự biến động chung về tình hình kinh doanh và đặc điểm dòng ngân lưu.

2.2.2. Hệ số dòng tiền ra của hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào

Hoạt động đầu tư, chưa kể đến đầu tư tài sản cố định là nét đặc trưng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tiền tệ luôn được tính theo giá trị thời gian và mọi đồng tiền đều có cơ hội sinh lời. Ngoài ra, doanh nghiệp thường đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn khác: đầu tư kinh doanh bất động sản, cho thuê dài hạn tài sản cố định, liên doanh, hùn vốn nhằm mục đích tìm kiếm nguồn thu nhập ổn định lâu dài.

Dòng ngân lưu ra để gia tăng các khoản đầu tư, ngược lại một sự thu hồi các khoản đầu tư sẽ thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ là các dòng ngân lưu vào. Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và các khoản đầu tư đến hạn thu hồi, hệ số sẽ biến động.

2.2.3. Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào

Hoạt động tài chính (huy động vốn) là những nghiệp vụ làm thay đổi cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể là: tăng giảm các khoản vay, tăng giảm vốn chủ sở hữu khi huy động, phát hành cổ phiếu, mua lại trái phiếu, cổ phiếu, chi trả cổ tức.

Nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư, buộc doanh nghiệp phải huy động tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản vay sẽ được tăng lên, phát

74  

Page 75: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm đi hoặc thậm chí ngưng trả các khoản cổ tức. Vì thanh toán cổ tức trong trường hợp như vậy là không có cơ sở nếu không phải bán bớt đi một phần công ty.

2.2.4. Hệ số dòng tiền ra để trả nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào

Kinh nghiệm, một tỷ lệ thanh toán nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào, đạt rất thấp (từ 5 – 10%) và diễn ra rất đều đặn qua các năm. Nguyên nhân chính là do tính chất của khoản nợ dài hạn với các điều khoản thanh toán ổn định. Và các khoản nợ dài hạn luôn gắn liền với các dự án đầu tư dài hạn có thu nhập lâu dài. Vì vậy, hệ số này thay đổi đột ngột là điều cần quan tâm để tìm nguyên nhân giải thích.

2.2.5. Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh

Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh nói lên việc sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh dùng trả cổ tức cho các cổ đông. Đây là một chiến lược khá phức tạp. Một số công ty có chính sách duy trì đều đặn mức trả cổ tức mặc dù phải sử dụng cả các nguồn vốn khác, kể cả đi vay, khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không đáp ứng đủ, trong khi đó một số công ty lại có chính sách “cứng rắn” ngược lại. Tuy nhiên, hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh phải luôn được cân nhắc trước nhu cầu đầu tư hay sự cần thiết phải bổ sung vốn công ty trong từng giai đoạn chiến lược kinh doanh.

Kinh nghiệm cho thấy, một công ty đang phát triển rất cần vốn thì không chia cổ tức. Khi công ty quyết định (do hội đồng quản trị) không chi trả cổ tức, đó có phải là dấu hiệu báo rằng công ty đang phát triển?

Tương tự như phân tích các báo cáo tài chính khác, việc phân tích Báo cáo ngân lưu sẽ cho thấy một số khía cạnh tài chính quan trọng. Hai yếu tố quan trọng khi phân tích báo cáo ngân lưu là khả năng tạo ra tiền (cash generating efficiency) và dòng tiền tự do (free cash flow) của doanh nghiệp.

Khả năng tạo ra tiền.

Một nhà quản trị thường quan tâm đến lãi ròng, yếu tố cuối cùng trong báo cáo thu nhập. Dòng tiền ròng, yếu tố cuối cùng trong báo cáo ngân lưu là 1 yếu tố quan trọng cần phải nghiên cứu. Phân tích dòng tiền chủ yếu là phân tích các dòng vào và ra của hoạt động kinh doanh. Các dòng tiền này được sử dụng trong các tỷ số đo lường khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện tại nếu tiếp tục hoạt động. Các tỷ số mà nhà phân tích thường sử dụng là Suất sinh lợi của dòng tiền (Cash flow yield), tỷ số dòng tiền trên doanh thu (Cash flow to Sales) và tỷ số dòng tiền trên tổng tài sản (Cash flow to asstes).

Suất sinh lợi của dòng tiền (Cash flow yield) được tính bằng cách lấy dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh chia cho lãi ròng. Ít nhất tỷ số này phải bằng 1.0 (là mức thông thường của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ). Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp

75  

Page 76: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

đã phát triển, có 1 lượng lớn TSCĐ đang hoạt động thì tỷ số này sẽ phải lớn hơn 1.0 do lượng khấu hao của TSCĐ được cộng vào lãi ròng để xây dựng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Tỷ số dòng tiền trên doanh thu (Cash flow to Sales) được tính bằng cách lấy dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh chia cho doanh thu.

Tỷ số dòng tiền trên tổng tài sản (Cash flow to total assets) được tính bằng cách lấy dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản.

Tỷ số dòng tiền trên doanh thu và dòng tiền trên tổng tài sản có mối quan hệ chặt chẽ đến các tỷ số đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như tỷ số lãi ròng trên doanh thu và vòng quay tổng tài sản.

Dòng tiền tự do (Free Cash Flow)

Dòng tiền tự do là lượng tiền còn lại từ dòng tiền hoạt động kinh doanh, sau khi trừ đi những khoản đầu tư cần thiết cho quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Nếu dòng tiền tư do dương, nghĩa là doanh nghiệp có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đủ để tiếp tục hoạt động như hiện tại trong tương lai và vẫn còn dư tiền để trả nợ hay để mở rộng kinh doanh. Một dòng tiền tự do âm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải (1) bán đi các khoản đầu tư, (2) đi vay thêm tiền hoặc (3) phát hành thêm cổ phiếu trong thời gian tới để có thể hoạt động theo quy mô hiện tại. Nếu dòng tiền tự do của doanh nghiệp tiếp tục âm trong vài năm, doanh nghiệp có thể không có khả năng tài trợ từ việc phát hành cổ phiếu hay tìm các khoản nợ vay. Dòng tiền tự do được tính như sau:

Dòng tiền tự do = Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh − tiền chi trả cổ tức − (Mua TSCĐ Bán TSCĐ). −

Mua, bán TSCĐ nằm trong hoạt động đầu tư trong khi trả cổ tức nằm trong phần hoạt động tài chính trong Báo cáo ngân lưu.

Do dòng tiền thay đổi qua các năm, nhà phân tích cần phải chú ý đến xu hướng thay đổi của dòng tiền.

3. Tóm tắt chương

Về nguyên tắc, đối với doanh nghiệp, nếu trong quá trình kinh doanh hoạt động này tạo ra nhiều tiền và đổ vào doanh nghiệp sẽ tốt hơn số tiền chi ra. Tỷ số dòng tiền phản ánh tổng quan giữa luồng tiền vào và luồng tiền sẽ phải chi ra. Khoản phải thu và hàng tồn kho là những luồng tiền sẽ đổ vào (hoặc sẽ tạo ra những luồng tiền vào) doanh nghiệp. Nợ phải trả và nợ lương, nợ thuế sẽ hút tiền ra trong ngắn hạn. Cụ thể

• Khoản phải thu + Tồn kho = Tài sản ngắn hạn − Tiền

• Nợ phải trả + Nợ lương, thuế = Nợ ngắn hạn − Vay ngắn hạn

76  

Page 77: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

Thông thường, tỷ số dòng tiền được xác định theo công thức

Tỷ số dòng tiền Taøi saûn ngaén haïn Tieàn

Nôï ngaén haïn Vay ngaén haïn−

=−

Ý nghĩa của tỷ số dòng tiền

• Nếu tỷ số < 1: luồng tiền đổ vào < luồng tiền chi ra. Doanh nghiệp không an toàn, nhưng tiết kiệm chi phí (chi phí liên quan đến tồn kho và chi phí liên quan đến các khoản phải thu) và sử dụng tiền của người khác nhiều hơn.

• Nếu tỷ số > 1: luồng tiền đổ vào > luồng tiền chi ra. Doanh nghiệp an toàn, tuy nhiên trong trường hợp này, doanh nghiệp đã bỏ qua những cơ hội đầu tư để mang về cho doanh nghiệp khoản lãi cao hơn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng xác định thêm dòng tiền có sẵn cho đầu tư hay không bằng cách xác định hai khả năng xảy ra

1) Khả năng đầu tư không cần tài trợ

Tỷ số dòng tiền tự tài trợ Doøng tieàn töø hoaït ñoäng kinh doanh

Doøng tieàn töø hoaït ñoäng ñaàu tö=

Ý nghĩa của tỷ số dòng tiền tự tài trợ

• Luồng tiền vào từ hoạt động kinh doanh > luồng tiền ra từ hoạt động đầu tư. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bảo đảm được khoản đầu tư của doanh nghiệp mà không cần tài trợ.

• Luồng tiền vào từ hoạt động kinh doanh < luồng tiền ra từ hoạt động đầu tư. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không bảo đảm được khoản đầu tư của doanh nghiệp trong kỳ nên doanh nghiệp cần tài trợ.

2) Khả năng đầu tư kể cả tài trợ

Tỷ số dòng tiền có tài trợ Doøng tieàn töø HÑKD vaø taøi chínhDoøng tieàn töø hoaït ñoäng ñaàu tö

=

 

77  

Page 78: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - chauthongphan.weebly.com · 2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. 2.1. Bảng cân đối kế toán. a. Khái niệm. Mỗi tài sản đều có nguồn

78  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phân tích tài chính doanh nghiệp (tái bản lần 1) - ThS. Ngô Minh Phượng, TS. Lê Thị Thanh Hà, ThS. Lê Mạnh Hưng, ThS. Lê Hoàng Vinh - Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp - TS. Phan Đức Dũng - Nhà Xuất Bản Thống Kê - 2009.

3. Phân tích tài chính - PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa - Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội - 2008.

4. Phân tích hoạt động doanh nghiệp (tái bản lần 9) - Thầy Nguyễn Tấn Bình - Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh - 2000.