phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/datastore/quyhoach/954quy hoach ca... · web viewkết hợp...

162
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 CHỦ ĐẦU TƯ TƯ VẤN THỰC HIỆN CỤC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHÂN VIỆN QUY HOẠCH THỦY SẢN PHÍA NAM 0

Upload: others

Post on 29-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ ÁN

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂNSẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

CHỦ ĐẦU TƯ TƯ VẤN THỰC HIỆN CỤC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHÂN VIỆN QUY HOẠCH THỦY SẢN PHÍA NAM

- Thang 9 năm 2008 -

0

Page 2: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

PHẦN IGIỚI THIỆU DỰ ÁN

1.1. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) co chiều dài bờ biển từ Long An đến Kiên Giang (Giáp Campuchia-không tính các đảo) là 780 km; trong nội địa co một mạng lưới sông ngòi dày đặc với 15 cửa sông lớn đổ ra biển; nguồn lợi thủy sản phong phú với nhiều thành phần giống loài co giá trị kinh tế cao; lực lượng lao động dồi dào; nằm tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đây là nhưng lợi thế rất lớn để phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Cá tra là đối tượng được nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh, thành trong vùng, đặc biệt là các tỉnh nằm ven sông Tiền và sông Hậu. Sản lượng cá tra của ĐBSCL chiếm trên 95% sản lượng cá da trơn của cả nước. Trong nhưng năm qua, giá trị xuất khẩu cá tra co tốc độ tăng trưởng khá cao và đong gop rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (chỉ đứng sau tôm sú).

Nuôi cá tra đã đạt được nhưng thành tựu to lớn trong giai đoạn vừa qua, sản lượng và năng suất không ngừng gia tăng, do áp dụng được kỹ thuật tiên tiến vào nuôi trồng; bên cạnh đo công nghệ sản xuất giống đã hoàn thiện, do đo đã chủ động sản xuất giống cá tra cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm của vùng. Cá tra hiện nay chủ yếu được xuất khẩu ở dạng sản phẩm đông lạnh, các mặt hàng cá tra chế biến của vùng ĐBSCL đã thâm nhập được nhiều thị trường trên thế giới, trong đo co cả nhưng thị trường đòi hoi tiêu chuẩn kỹ thuật khăt khe như EU và Mỹ.

Bên cạnh nhưng thành tựu đạt được, trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, môi trường, thị trường. Hầu hết người dân phát triển nuôi cá tự phát, nuôi với mật độ quá cao trong khi chưa co hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ (xử lý nước thải, chất thải,….) dẫn đến môi trường trong và ngoài ao nuôi rất dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa đủ về số lượng và chất lượng; hệ thống văn bản, quy định chưa kịp thời, chưa rõ ràng, dẫn đến rất kho khăn trong việc triển khai thực hiện.

Mặc dù co thị trường tiêu thụ khá lớn, nhưng giá cả thị trường lên xuống bấp bênh, hầu hết người nuôi bị động về giá bán (năm cao, năm thấp thất thường), chưa yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Trước bối cảnh đo, tháng 12 năm 2002 Ban chỉ đạo Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản-Bộ Thủy sản (trước đây) đã xây dựng dự thảo “Dự án Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra tra, ba sa vùng Đồng bằng sông Cửu long đến năm 2010”; phạm vi nghiên cứu gồm 6 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An; đến thời điểm hiện nay một số chỉ tiêu trong quy hoạch không còn phù hợp. Mặt khác đến năm 2004 địa giới hành chính cũng co sự thay đổi, tỉnh Cần Thơ chia thành 2 đơn vị hành chính: Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.

Đến năm 2007, nuôi cá tra đã phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL, sản lượng đã vượt 1 triệu tấn/năm. Với mục đích khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tiềm năng, bố trí sản xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của từng vùng, khu vực; giảm các rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thị trường trong sản xuất; hạn chế xung đột giưa hoạt động của các ngành kinh tế; hướng tới sản xuất ổn đinh, bền vưng; ngày 03 tháng 11 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ký Quyết định số: 1269/QĐ-BTS, phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập dự án Bổ sung, hoàn chỉnh Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL (13 tỉnh) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đơn vị tư vấn là Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam (Điều 1, khoản 4 của QĐ 1269).

1

Page 3: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

1.2. MỤC TIÊU DỰ ÁN

- Đánh giá đúng các nguồn lực, hiện trạng sản xuất cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tích điểm mạnh điểm yếu; thời cơ, nguy cơ và thách thức. Xây dựng các mục tiêu phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu phát triển chung cho toàn vùng và cả nước.

- Xây dựng được các phương án phát triển nuôi cá tra đến các năm 2010, 2015 và 2020 dựa trên nhưng phân tích, đánh giá các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến sự phát triển và các giải pháp co tính khả thi để thực hiện được các phương án quy hoạch phát triển ổn định và bền vưng.

1.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU

1.3.1. Phương phap tiếp cận

- Tiếp cận logic co hệ thống là phương pháp tiếp cận chủ đạo.

- Tiếp cận cùng tham gia của các bên liên quan.

- Tiếp cận đa cấp.

1.3.2. Phương phap nghiên cứu

Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch được xây dựng theo phương pháp tiếp cận logic co hệ thống trong điều tra tổng hợp và xây dựng mục tiêu; sử dụng các phương pháp phối hợp liên ngành; phương pháp chuyên gia (tham kiến ở diện hẹp và diện rộng); phương pháp thu thập số liệu, thông tin theo bảng hoi cấu trúc; ứng dụng phần mềm Map Info trong xây dựng bản đồ.

Dựa vào các cơ quan chức năng từ Trung ương đến cấp tỉnh để thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên bao gồm đặc điểm thời tiết khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn, tài nguyên nước mặt và nước ngầm, chất lượng môi trường nước, các loại bản đồ.

Các số liệu liên quan đến hiện trạng kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng vùng dự án được thu thập thông qua các số liệu chính thức được xuất bản.

Các tài liệu thu thập mang tính pháp lý được nghiên cứu, xử lý và tổng hợp theo hệ thống bảng biểu phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng và rà soát, điều chỉnh quy hoạch.

Kết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện trạng phát triển cá tra giai đoạn 1997-7/2008.

Làm việc với UBND tỉnh, Sở Thủy Sản, Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL thẩm định số liệu đã được điều tra thu thập.

Tiến hành hội thảo cấp vùng nhằm thu thập các ý kiến đong gop của các ngành liên quan ở cấp TW, địa phương về đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng quỹ đất và mặt nước, kinh tế xã hội, hiện trạng nghề nuôi cá tra, năng lực chế biến và tiêu thụ sản phẩm, định hướng và các phương án quy hoạch.

1.4. PHẠM VI, NHIỆM VỤ VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

1.4.1. Phạm vi dự an: Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh, thành bao gồm An Giang, Đồng Tháp, Tp. Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Soc Trăng, Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Phân tích hiện trạng sản xuất giai đoạn 1997-7/2008; Quy hoạch đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; các giai đoạn 2008-2010, 2011-2015 và 2016-2020.

1.4.2. Nhiệm vụ chính của dự an

1) Đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển và hiện trạng sản xuất, quản lý và tiêu thụ của nghề nuôi cá tra vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-2007 và 7 tháng đầu năm 2008.

2

Page 4: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

2) Xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng.

3) Dự báo các điều kiện và ngưỡng phát triển theo hướng bền vưng cho nghề nuôi cá tra vùng ĐBSCL.

4) Xây dựng các quan điểm, định hướng, mục tiêu và các phương án phát triển .

5) Quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất.

6) Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch.

7) Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch.

1.4.3. Sản phẩm dự an

- Bao cao chính và bao cao tóm tắt: Bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Bản đồ:

(1) Bản đồ hiện trạng nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL đến tháng 7/2008 ty lệ 1: 250.000 chuẩn VN 2000.

(2) Bản đồ quy hoạch nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, ty lệ 1: 250.000 (chuẩn VN 2000).

(3) Các loại bản đồ kem theo báo cáo (hành chính, thổ nhưỡng, lũ lụt, thủy triều ) khổ A4.

(4) Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cá tra cho toàn vùng khổ A3.

(5) Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cho 09 tỉnh co nuôi cá tra khổ A3.

3

Page 5: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

PHẦN IIĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN

PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG2.1. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐBSCL

2.1.1. Khí tượng thủy văn

a). Khí hậu

(1). Chế độ nhiệt: ĐBSCL nằm trong vùng nhiệt đới Băc bán cầu, cận xích đạo, mang tính chất nhiệt đới gio mùa, mặt khác lại là vùng đồng bằng ven biển nên khí hậu trong vùng co sự pha trộn khí hậu hải dương với nền nhiệt độ cao và lượng mưa hàng năm dồi dào. Chênh lệch nhiệt độ các tháng trong năm, giưa ban ngày và ban đêm không lớn, nhiệt độ tăng khoảng 0,50C/30 năm. Tổng nhiệt độ trung bình năm của vùng 9.500-10.0000C.

(2). Chế độ bức xạ trung bình 110-170Kcal/cm2/năm. Số giờ chiếu sáng cao và phân bố tương đối đồng đều trong năm đây là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế noi chung và NTTS noi riêng.

(3). Độ ẩm không khí trung bình dao động từ 83-88% co xu hướng tăng dần từ Đông sang Tây và từ Băc xuống Nam, tuy nhiên sự chênh lệnh này không lớn.

(4). Lượng mưa tập trong mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa của cả năm, gop phần thau chua, rửa mặn rất tốt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

(5). Chế độ bốc hơi đạt 1.000-1.400mm/năm, thấp hơn lượng mưa co tác dụng tốt trong giư ẩm đất; tuy nhiên còn phụ thuộc tính phân mùa mưa, khô rõ rệt trong vùng.

(6). Chế độ gió, giông, bão: Là vùng ít bão, gio Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa và gio Đông Băc thịnh hành vào mùa khô. Co nhiều giông, xuất hiện từ tháng 4 -11 trong năm. Trung bình một năm co 100 -140 ngày giông.

b). Chế độ thủy văn

(1). Hệ thống sông rạch

Chế độ thủy văn của Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự chi phối hoàn toàn của sông Mê kông. Sông Mê Kông băt nguồn từ Trung Quốc, đi qua 5 nước trước khi chảy vào Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông; Sông Mê Kông thuộc địa phận Việt Nam được gọi là sông Cửu Long. Từ Phnom Penh (Cam-Pu-Chia), no chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai con sông này đều chảy vào khu vực Đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam với chiều dài khoảng 220-250 km.

Hệ thống sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nho như sau:

Sông Hậu chảy qua tỉnh An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), làm ranh giới tự nhiên giưa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Soc Trăng và đổ ra biển trước đây theo ba cửa: cửa Định An, cửa Ba Thăc, cửa Trần Đề. Khoảng thập niên 70 cửa Ba Thăc bị bồi lấp nên ngày nay sông Hậu chỉ còn hai cửa. Đoạn rộng nhất của sông Hậu nằm ở huyện Cầu Ke (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Soc Trăng) khoảng gần 4 km.

Sông Tiền co lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giưa dòng, chảy qua các huyện Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), các tỉnh Vĩnh Long, Trà

4

Page 6: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Vinh, Bến Tre. Đến huyện Cai Lậy (Tiền Giang) sông Tiền chia thành bốn sông đổ ra biển qua sáu cửa:

Sông Mỹ Tho: dài khoảng 45km, chảy qua thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) và phía nam Tx. Gò Công, ra biển qua cửa Đại và cửa Tiểu.

Sông Hàm Luông: dài khoảng 70km, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, đổ ra cửa Hàm Luông.

Sông Cổ Chiên: dài khoảng 82km, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh, đổ ra biển qua cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.

Sông Ba Lai: dài khoảng 55km, chảy qua phía băc tỉnh Bến Tre, đổ ra biển theo cửa Ba Lai.

Bên cạnh hệ thống sông Cửu Long, ĐBSCL còn co một số hệ thống sông-kênh lớn khác như sau:

Sông Vàm Co, sông Sở Thượng và Sở Hạ, sông Giang Thành, sông Châu Đốc, sông Cái Lớn và Cái Bé.

Hệ thống kênh đào: Vùng ĐBSCL co hệ thống kênh đào khá dày, mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy. Hệ thống kênh đào gồm kênh trục, kênh cấp I, kênh cấp II, và kênh nội đồng. Hệ thống kênh đào nối sông Vàm Co với sông Tiền; sông Tiền với sông Hậu; sông Hậu với Vịnh Thái Lan, sông Cái Lớn và một số sông khác và nối thông các vùng nằm sâu trong nội địa ra sông chính.

(2) Dòng chảy và sự xói lở

Dòng chảy

Chế độ dòng chảy sông Mê Kông chia 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Ở thượng lưu, mùa lũ băt đầu từ tháng 6 và kết thúc tháng 11, mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 5. Hàng năm, vào cuối tháng 7, nước lũ băt đầu gây ngập ở ĐBSCL và mức lũ đạt cao nhất vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, sau đo hạ dần đến tháng 11-12. Thời kỳ nước lũ cũng là thời kỳ co mưa lớn ở ĐBSCL, điều này làm tăng thêm mức độ ngập, tùy nơi thời gian ngập lụt kéo dài 2-4 tháng. Trong thời gian lũ dòng chính hạ lưu sông Mê Kông thuộc ven sông Tiền và sông Hậu chảy trên nền đáy bằng phẳng vùng đồng lụt ven sông-diện tích khoảng 1,2 triệu héc ta được tạo bởi phù sa co lớp bùn cát long nên dòng sông dễ bị xoi lở.

Sự xói lở

Hiện tượng xoi lở ở các triền sông (sông Hậu và sông Tiền) trong mùa lũ đã và đang đe dọa cuộc sống hàng ngàn hộ dân sống ven sông.

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn An Giang năm 2005, toàn tỉnh co 40 điểm sạt lở nguy hiểm, tập trung ở các huyện Chợ Mới, Tân Châu, Tp. Long Xuyên. Đến năm 2007, Ban chỉ huy Phòng chống Lụt Bão tỉnh An Giang đã thống kê co khoảng trên 90 điểm sạt lở với tổng chiều dài gần 170km với tốc độ sông lấn bờ hàng chục mét/ngày. Còn ở Đồng Tháp, co 94 điểm sạt lở, dài 162 km, khoảng 3.000 hộ bị ảnh hưởng. Vĩnh Long co 53 điểm sạt lở, dài gần 38.000m, hàng trăm hộ nằm trong vùng nguy hiểm… Năm 2006, trên 33 người thiệt mạng, nhiều dãy phố và hàng ngàn căn nhà bị cuốn trôi; 6 làng bị xoa sổ. Trên 3.200 ha đất biến mất, nhiều cơ quan, bệnh viện, trường học, nhà cửa, bến phà… sụp xuống sông; thiệt hại hàng ngàn ty đồng.

Mạng lưới sông-kênh-rạch thông nhau chằng chịt ở ĐBSCL khiến cho chế độ dòng chảy ở đây rất phức tạp. Hiện nay, hàng loạt hoạt động trên con sông Mê Kông, từ thượng nguồn đến hạ lưu đã tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và hoạt động sống của dân cư nằm dọc các con sông.

5

Page 7: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

(3) Chế độ thủy triều và sự xâm nhập mặn

Chế độ triều ven biển

ĐBSCL co chế độ triều tương đối khác nhau giưa vùng biển phía Đông (từ Vũng Tàu đến Cà Mau) và vùng biển phía Tây (Vịnh Thái Lan).

Khu vực biển phía Đông

Bờ biển phía Đông kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400 km chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ thủy triều bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn trên 2 m, đạt tối đa 3,5 m. Đặc biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ 19 năm) co thể lên đến 4 - 4,2 m. Mỗi ngày co 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống nhưng biên độ triều trong 2 lần khác nhau. Trong mỗi chu kỳ 1/2 tháng, co sự chênh lệnh đáng kể về biên độ kỳ nước cường. Nước lớn thường xảy ra vào nhưng ngày mồng 2 - 3 âm lịch, hoặc ngày 18 - 19 âm lịch. Nước kém xảy ra vào thời gian giưa 2 kỳ nước cường (ngày 7 - 8 âm lịch hoặc 20 - 21 âm lịch).

Chế độ thủy triều noi trên diễn ra đều đặn suốt chiều dài 300 km dọc bờ biển, chỉ riêng đoạn gần đến mũi Cà Mau thì mới co sự biến động lớn về tính chất và biên độ của thủy triều.

Khu vực biển phía Tây

Bờ biển phía Tây từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km. Khu vực này chịu chi phối bởi thủy với chế độ triều nhật triều không đều của vùng biển vịnh Thái Lan, đoạn gần mũi Cà Mau bị ảnh hưởng của thủy triều biển Đông. Triều phía Tây tiến vào đất liền qua các sông tự nhiên như sông Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Cái Lớn, sông Cái Bé,... và một số kênh đào. Biên độ trung bình triều phía Tây nho hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2 m, trung bình khoảng 0,7 - 0,8 m, đồng thời chênh lệch giưa các vùng về biên độ ít, song tính chất thủy triều lại co một số điểm khác nhau về cơ bản ở một số vùng. Ví dụ như khu vực Rạch Giá thuộc chế độ thủy triều hỗn hợp, nhưng nghiêng về bán nhật triều, với số ngày trong tháng co 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống (tức chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều thiên về bán nhật triều). Từ Rạch Giá đi về phía Hà Tiên thì triều hỗn hợp lại thiên về nhật triều, với số ngày trong tháng co 1 lần dao động triều chiếm ưu thế.

Sự truyền triều vào sông Cửu Long và bán đảo Cà Mau

Thủy triều biển Đông gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và băt đầu giảm dần khi truyền sâu vào đất liền. Đặc biệt về mùa nước kiệt, ảnh hưởng của triều trong hệ thống sông rất lớn.

Đi sâu vào khoảng 140-150 km, độ lớn của triều giảm đi 50% và đến khoảng cách 200 - 220 km, độ lớn của triều giảm đi 25%. Tuy vậy, vào mùa kiệt, ở điểm cách cửa biển 200 km người ta vẫn ghi nhận được biên độ mực nước trên sông Cửu Long lên đến 1,4 m.

Trên các sông rạch nho, biên độ triều giảm nhanh dần, như trên sông Gành Hào, biên độ triều giảm đi 3,5 lần so với cửa biển. Trong mùa lũ, ảnh hưởng của triều yếu đi, nhưng no cũng là một yếu tố làm mực nước lũ tăng cao.

Tốc độ truyền song triều ở đây cũng giống như ở sông Hậu trung bình khoảng 25 km/giờ. Lưu lượng triều đạt giá trị cực đại vào tháng 4, thời gian này song triều co thể lan đến Cam-Pu-Chia, đi qua đoạn Mỹ Thuận-Tân Châu trên sông Tiền và Cần Thơ-Châu Đốc trên sông Hậu. Trong các tháng 2 và 6 thì sự truyền thủy triều co giảm đi, triều chỉ co thể lên đến Cam-Pu-Chia khi xuất hiện kỳ nước cường trong chu kỳ 1/2 tháng. Lưu lượng truyền triều trung bình đo được tại Cần Thơ là 1.500 m3/s và tại Mỹ Thuận khoảng 1.600 m3/s. Tổng lượng nước triều hằng năm qua Tân Châu và Châu Đốc lên đến gần 50 ty m3 nước. Trong chu kỳ năm, tác động triều ở biển Đông mạnh nhất vào tháng 12 tới tháng 1, rồi yếu đi trong các tháng 3, tháng 4 rồi mạnh lại vào tháng 5 đến tháng 7 và yếu đi trong tháng 8 tới tháng 9 dương lịch.

Sự truyền triều trong hệ thống ĐBSCL rất phức tạp, nhất là vùng Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. Khu vực Cà Mau đong một vai trò trung gian giưa 2 loại thủy triều biển Đông và vịnh Thái Lan. Ở đây, do sự pha trộn của 2 thể loại triều truyền ngược nhau đã sinh ra hiện tượng giao thoa song. Hiện tượng giao thoa xuất hiện trong các kênh rạch nho trong

6

Page 8: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

vùng và gây phức tạp trong tính toán. Các kênh Rạch Soi, kênh Cà Mau - Phụng Hiệp,... cũng co hiện tượng này. Nhân dân gọi đây là "vùng giáp nước", các nơi này nước chảy chậm, bùn cát lăng đọng nhiều,... Noi chung, các "vùng giáp nước" là nơi không thuận lợi cho các hoạt động Nông nghiệp - Thủy sản và cải tạo đất nếu so sánh với các vùng co dòng chảy mạnh, biên độ triều lớn và chất lượng nước tốt.

Sự xâm nhập mặn

Do vị trí địa lý tự nhiên nên ĐBSCL bị ảnh hưởng mặn cả từ phía Đông và biển phía Tây. Do chế độ bán nhật triều không đều ở biển Đông, nên việc truyền mặn từ các vùng biển này vào các cửa sông cũng theo nhịp điệu của quá trình triều: tại một vị trí cố định, trong ngày thường co 2 đỉnh mặn và 2 chân mặn, thường thì quá trình mặn chậm hơn quá trình mực nước khoảng 1-2 giờ, độ mặn cũng giảm dần từ cửa sông vào sâu trong nội địa. Vào cuối mùa lũ, khi nguồn nước từ thượng lưu về trong sông giảm dần, mặn từ biển băt đầu lấn dần vào vùng cửa sông và theo triều xâm nhập vào sâu lên thượng lưu.

Mức độ xâm nhập mặn lớn nhất là vào tháng 4-5 hàng năm trên các nhánh sông, sau đo giảm dần theo thứ tự: tháng 3, tháng 2, tháng 1, tháng 6, tháng 8, tháng 9 và yếu nhất là tháng 10. Từ tháng 6, do ảnh hưởng của sự gia tăng nước ngọt thượng nguồn vào nhưng tháng đầu mùa lũ và mùa mưa tại đồng bằng, nước mặn bị đẩy ra xa vùng ven biển.

Xâm nhập mặn 10‰ ảnh hưởng mạnh nhất trên sông Vàm Co Đông đến Bến Lức và Vàm Co Tây đến Tân An.

Hiện các hệ thống cống trong hệ thống kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp từ Giá Rai trở xuống được đong mở theo yêu cầu của hoạt động NTTS phía trong cống, đả bảo độ mặn lớn nhất ở Ninh Quới không được vượt quá 4‰. Đáng chú ý nhất là sự xâm nhập mặn ở vùng Bán đảo Cà Mau, vì ngay khi mùa mưa chấm dứt, vào tháng 12-1, ảnh hưởng của mặn đã rất đáng kể.

Vùng ĐBSCL co 3 khu vực nhiễm mặn đáng chú ý, đo là: vùng mặn sông Vàm Co, vùng Bán đảo Cà Mau, vùng ven biển phía Tây của Tứ Giác Long Xuyên.

(i) Vùng mặn sông Vàm Co:

Đây là vùng chuyển tiếp từ ĐBSCL sang Đông Nam Bộ, do lưu lượng nước ngọt sau khi được tiêu thụ trên khăp đồng bằng còn thừa để chảy ra cửa sông rất nho, mà lòng sông Vàm Co lại rộng và sâu, nên trong mùa khô, sau khi tháo hết nước lũ, thủy triều truyền vào sâu trên sông Vàm Co Tây, và mặn xâm nhập rất sâu. Ngay từ đầu tháng 2 hàng năm, độ mặn 3‰ thường lên quá Tân An, cách cửa sông trên 80km; tháng 4, độ mặn 3‰ lên đến Tuyên Nhơn cách cửa sông 110km, sâu hơn so với sông Hàm Luông, Cổ Chiên và sông Hậu (khoảng 55km). Đến tháng 6, khi co mưa trên Đồng Tháp Mười, và lưu vực ở phía trên, nước chua chảy xuống nhiều thì Tân An trở xuống mới giảm độ mặn. Xét trên cả 2 con sông Vàm Co Đông và Vàm Co Tây, thế cân bằng đẩy mặn và nhiễm mặn hiện đang rất bấp bênh, thiếu ổn định và dễ trở thành bất lợi nếu không đảm bảo cân đối lượng nước cần dùng với lượng nước ngọt chảy đến, xét trên một miền rộng lớn.

(ii) Vùng bán đảo Cà Mau:

Đây là vùng được xem xâm nhập mặn đặc biệt nghiêm trọng. Là vùng đất mũi, 2 phía tiếp giáp với 2 chế độ triều khác nhau, nằm ở khu vực các hệ sông tiêu nội địa nối thông 2 biển, trên vùng đất bằng phẳng - thấp ở trung tâm bán đảo không được tiếp nước ngọt từ sông Cửu Long mà. Chế độ xâm nhập mặn vùng này chịu ảnh hưởng của sự nhiễm mặn từ sông Cái Lớn và hệ thống đẩy mặn của một loạt kênh trên miền Tây sông Hậu (từ Cái Săn đến Xà No). Trước khi thực hiện chương trình ngọt hoa (1990-1992) thì vùng Bán đảo Cá Mau rất ít nhận được nước ngọt từ sông Hậu dẫn vào. Tuy nhiên, thời kỳ này, điều kiện dùng nước trong mùa khô chưa quá nhiều nên sự xâm nhập từ biển Tây vào cuối các con kênh còn chưa sâu và chưa nghiêm trọng: các huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành, Tân Hiệp (Kiên Giang) bị ảnh hưởng không nghiêm trọng và thời gian ngăn hơn. Ví dụ nếu nước ở cửa sông Gành Hào, Ông Đốc, trong tháng 2-3-4 co độ mặn lớn

7

Page 9: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

nhất vào khoảng 24-30‰ thì ở trạm Xẻo Rô (cửa sông Cái Lớn), trạm Tăc Cậu (cửa sông Cái Bé), độ mặn tương ứng chỉ 12-14‰. Hiện nay, 11/12 cống ngăn mặn chủ yếu của dự án ngọt hoa đã hoàn thành, tạo điều kiện cho dẫn ngọt sâu hơn xuống phía Nam Quản Lộ - Phụng Hiệp, còn vùng phía Băc Quản Lộ - Phụng Hiệp, do chưa ngăn mặn nên diễn biến mặn khu vực Chăc Băng, Thới Bình, Vĩnh Thuận, Ngã Ba Đình… khá phức tạp.

Đặc biệt với vùng Nam BĐCM thuộc 3 huyện: Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển (Cà Mau) với diện tích hơn 300.000ha, quá xa nguồn nước ngọt sông Hậu, mực nước ngầm ở tầng sâu, trư lượng không lớn nên nguồn ngọt chủ yếu co từ nước mưa tại chỗ. Hầu như quanh năm vùng này đều bị ảnh hưởng của độ mặn 4‰, mùa kiệt thì vùng được bao phủ bởi nước co độ mặn 15-20‰, mùa mưa thì nước co độ mặn 5‰ cũng chiếm diện tích đáng kể.

Hiện nay, với yêu cầu phát triển NTTS, các cống ngăn mặn này được chuyển sang mục đích “kiểm soát mặn”, nghĩa là điều tiết mặn sao cho thích hợp với việc NTTS. Hệ thống ngăn mặn nội đồng vì thế cũng thay đổi cho thích hợp tương ứng

(iii) Vùng phía Tây của Tứ Giác Long Xuyên:

Là vùng nằm dọc theo kênh Rạch Giá - Hà Tiên, bị ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn phía biển Tây. Vùng này co các kênh tiếp nước đều xuất phát từ miền nước ngọt của sông Hậu, độ mặn ở đây được quyết định chủ yếu bởi khả năng tải nước của các kênh dẫn và lượng nước đã dùng trên dọc các tuyến kênh đo.

Hiện nay, một loạt cống tiêu lũ, ngăn mặn được xây dựng dọc theo bờ biển phía Tây của TGLX theo chương trình kiểm soát lũ TGLX, khi đỉnh triều cao các cống tự động đong lại, hầu như hạn chế mặn xâm nhập từ phía Biển Tây vào kênh Rạch Giá - Hà Tiên và TGLX.

Vùng ven biển ĐBSCL thường xuyên bị nhiễm mặn, hàng năm khoảng 6-9 tháng liên tục bị ảnh hưởng độ mặn trên 4‰. Nhưng năm gần đây, khi co hệ thống công trình thủy lợi vùng mặn, diện tích được ngọt hoa tăng lên nhanh, đáng kể nhất là Gò Công, Băc Bến Tre, Măng Thít, và dự án ngọt hoa Quản Lộ - Phụng Hiệp.

(4) Chế độ ngập, lũ

Hàng năm sông Cửu Long chuyển trên 500 ty m3 nước ra đến biển với lưu lượng bình quân là 13.500 m3/s, trong đo 3/4 lưu lượng được đưa về trong mùa mưa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm (mùa lũ), 1/4 lượng nước đưa ra biển trong 7 tháng còn lại (mùa kiệt). Lưu lượng cực đại trên sông hằng năm vào tháng 9, tháng 10 và lưu lượng đạt cực tiểu vào tháng 4. Mặc dầu sông Cửu Long co lưu lượng và tổng lượng nước khá lớn nhưng các đặc trưng dòng chảy khác không lớn lăm do lưu vực của sông khá rộng.

Lưu lượng nước mùa lũ:

Tổng lưu lượng lũ trung bình/ngày ở ĐBSCL (Qvđb) khoảng 38.000-40.000 m3/s, Qvđb lớn nhất co thể đạt 40.000-45.000 m3/s, trong đo:

+ Vào sông Tiền: 25.000-26.000 m3/s, chiếm 75-80% tổng lưu lượng lũ, sau đo theo sông Tiền qua cù lao Tứ Thường vào rạch Hồng Ngự (5-10%) sau đo quay lại sông Tiền.

+ Vào sông Hậu: 7.000-8.000 m3/s, chiếm 15-20% tổng lưu lượng lũ.

+ Lũ tràn qua biên giới: 8.000-12.000 m3/s, chiếm 20-25% tổng lưu lượng lũ, gây ngập lũ ở Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.

Diễn biến ngập - lũ:

Đầu lũ: thông thường từ tháng 7, mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc đã gia tăng nhanh chong, cộng với mưa nội đồng lớn làm xuất hiện ngập lũ ở khu vực đầu nguồn ĐBSCL. Khoảng từ 15-31 tháng 8, mực nước ở Tân Châu thường ở mức trên 3,5m và ở Châu Đốc trên 3,0m (chiếm 56% tổng số năm quan trăc).

8

Page 10: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Đỉnh lũ: mực nước lũ cao nhất trong năm thường xuất hiện trong thời gian từ hạ tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 10 (20/9 đến 10/10) với tần suất cao hơn vào thượng tuần tháng 10 (1-10/10). Trung bình 2 năm co một năm lũ vượt quá mức báo động III (trên 4.5m tại Tân Châu). Chênh lệnh mực nước lũ nhiều năm tại Châu Đốc là 2,24m và tại Tân Châu là 1,99m.

So với lũ ở thượng lưu sông Mê Kông, thì ở sông Tiền và sông Hậu diễn ra hiền hòa hơn: khi lũ ở Kratie (Cam-Pu-Chia) đạt trên dưới 10m thì biên độ lũ tại Tân Châu, Châu Đốc cũng chỉ khoảng 3,5-4,0m.

Thời gian duy trì mực nước trên 3,0m tại Châu Đốc và trên 3,5m tại Tân Châu khoảng 3 tháng đối với năm lũ lớn và 2 tháng đối với năm lũ trung bình. Thời kỳ lũ lớn, cường suất lũ chỉ ở mức 3-4 cm/ngày trên dòng chính và 2-3 cm/ngày trong nội đồng.

Lũ ở ĐBSCL thường là lũ một đỉnh, đạt lớn nhất vào khoảng nửa đầu tháng 10. Đôi khi xuất hiện đỉnh lũ trong tháng 8 hoặc đầu tháng 9, sau đo giảm đi chút ít rồi tăng trở lại và đạt lớn nhất trong năm vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Nhưng năm lũ kép thường là lũ lớn, thời gian duy trì mức nước cao kéo dài gây ngập lụt nghiêm trọng ở ĐBSCL.

Đỉnh lũ Tân Châu thường sớm hơn Châu Đốc 3-5 ngày, đỉnh lũ Châu Đốc sớm hơn đỉnh lũ Long Xuyên 5-7 ngày, đỉnh lũ Long Xuyên sớm hơn đỉnh lũ Cần Thơ 15-20 ngày. Nhưng năm lũ lớn, nếu đỉnh lũ xảy ra vào thời kỳ triều cường biển Đông thì tình hình ngập lũ càng nghiêm trọng ở ĐBSCL, vùng Tây sông Hậu cũng nằm trong tình hình đo.

Lũ rút: từ tháng 11 trở đi, lũ băt đầu rút với cường suất cao là 2-4 cm/ngày.

2.1.2. Tài nguyên đất, nước

a). Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Quy Hoạch - Thiết kế Nông nghiệp trên bản đồ đất tỉ lệ 1/250.000, Đồng bằng sông Cửu Long co các nhom đất chính sau:

Đất cát: được hình thành chủ yếu trên các giồng cát biển, phân bố từng dãy vòng cung, song song với đường bờ thuộc các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh. Nhưng dãy cát giồng và các vùng trũng giưa giồng là dấu vết của quá trình đồng bằng tiến ra biển và quá trình tác động của song gio. Càng vào sâu trong nội địa, giồng cát càng thấp do đỉnh bị bào mòn và tràn lấp xuống các rãnh trũng giưa giồng (giồng Trung Hiếu, Vũng Liêm, Cửu Long). Co nhiều nơi đã phát hiện các giồng cát bị lấp hoàn toàn dưới lớp phù sa như ở Gò Công Đông, Gò Công Tây (Tiền Giang).

Do co địa hình cao nên các vùng đất cát giồng đã được khai thác từ lâu và thường được chọn làm địa điểm tập trung dân cư với các vườn cây ăn trái; và là nơi xây dựng các công trình văn hoa của các khu dân cư đầu tiên khai phá vùng đồng bằng. Nhưng giồng cát phân bố gần biển thường co thời gian hình thành trẻ hơn.

Đất mặn: gồm các vùng như sau:

Đất mặn dưới rừng ngập mặn: 56.022ha, phân bố nhiều ở ven biển Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.

Đất mặn nhiều: 102.103ha, phân bố ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Soc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Đất mặn trung bình: 148.934ha, phân bố ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Soc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Đất mặn ít: 437.488ha, phân bố tương đối đồng đều ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Soc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Đất mặn với hàm lượng muối bên trong sẽ co tác động sinh lý tiêu cực đến cây trồng, các thủy sinh vật không chịu được độ mặn. Tuy nhiên, trong điều kiện co nước ngọt tưới hay co mưa, các hạn chế về độ mặn không còn ý nghĩa. Thực tế, sau năm 1975, nhiều công trình

9

Page 11: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

tưới, cải tạo thủy lợi, ngọt hoa đồng ruộng đã phát huy tác dụng cải thiện điều kiện sản xuất Nông nghiệp vùng ven biển ĐBSCL.

Đất phen: chiếm gần phân nửa diện tích vùng, phân bố chủ yếu ở các vùng trũng như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu.

Đất phen trên Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên được hình thành trên nhưng vùng đồng lũ kín, được bao bọc bởi đầm mặn phù sa cổ ở phía Băc, sông Tiền ở phía Tây và thềm cao của đồng bằng ven biển ở phía Đông và Đông Nam. Tại vùng này, tầng sét bùn tích lũy Pyrite nằm sát lớp đất mặt, khi bị ô xy hoa sẽ hình thành các loại đất phen nặng với hàm lượng chất độc cao, kho cải tạo. Thực tế ở Đồng Tháp Mười cho thấy, nếu cung cấp đủ nước ngọt để rửa phen thì việc đào kênh hoặc đăp đê chỉ gây ra tình trạng chua hoa nghiêm trọng 2 năm đầu, sau đo độ chua (pH) sẽ giảm nhanh.

Vùng Tứ Giác Long Xuyên là vùng đồng lũ hở do tiếp giáp trực tiếp với vịnh Thái Lan, hình thành nhưng vùng đầm lầy cổ không được bồi tụ. Đất phen vùng này co hàm lượng hưu cơ bán phân giải rất lớn và tạo thành nhưng đầm than bùn chạy theo nhưng nhánh sông cổ tìm thấy ở Hà Tiên - Hòn Đất (Kiên Giang).

Vùng Bán đảo Cà Mau, đất phen hình thành trên trầm tích sông biển hỗn hợp chứa Pyrite bị phủ một lớp trầm tích sông mong phía trên, do đo trường co chất độc không cao, Ngoài ra, do quá trình canh tác lâu đời, đất phen vùng này đa số đã được ngâm chiết và rửa trôi, khả năng gây độc thấp, đất thường bị nhiễm mặn vào mùa khô bởi nước biển tràn vào sông rạch. Ở một số khu vực, đất phen hình thành nên các dạng bưng, đìa (U Minh Thượng, U Minh Hạ) co lượng Pyrite tích lũy trong lớp sét hưu cơ rất cao, đôi khi tạo thành lớp than bùn dày như ở U Minh (1-4m).

Hiện nay, đất phen ở vùng ĐBSCL đang được tích cực cải tạo với nhiều biện pháp nhằm mở rộng hoạt động sản xuất Nông nghiệp-Thủy sản như: dẫn tưới vùng nhiễm phen, trồng rừng Tràm, bon vôi nhằm cải thiện độ chua co trong đất phen…

Đất phù sa: phân bố dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu. Về cơ bản đất phù sa thường phân bố ở các địa hình co cao trình cao hơn các loại đất phen, đất mặn. Các loại đất phù sa ở ĐBSCL được phân bố như sau:

Đất phù sa được bồi: 83.914ha, là các giải đất thấp ven sông và phần lớn các đảo giưa sông, chủ yếu co ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ.

Đất phù sa không được bồi: 96.885ha, là các giải đất phù sa cao ven sông, chủ yếu co ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ.

Đất phù sa Glây: 355.646ha, là đất phù sa không được bồi co quá trình glây trong phẫu diện đất, thể hiện ở hình thái phẫu diện co tầng đất sét màu xanh, co ở hầu hết các tỉnh trừ Cà Mau, Bạc Liêu.

Đất phù sa loang lổ: 648.412ha, là đất phù sa không được bồi, co tầng sét loang lổ đo vàng, co ở hầu hết các tỉnh.

Đất phù sa được bồi hàng năm là loại đất được đánh giá là tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cho canh tác lúa. Do phân bố gần các nguồn nước, co thành phần cơ giới nặng, chủ yếu là sét, vùng đất phù sa thích hợp cho việc xây dựng ao-hồ phục vụ mục đích NTTS.

Đất lầy-than bùn: phân bố tập trung ở vùng trũng U Minh thuộc Kiên Giang và Cà Mau, và một số diện tích rải rác ở vài nơi trong vùng Tứ Giác Long Xuyên. Độ dày lớp than bùn rất khác nhau ở các vùng khác nhau, co nơi chỉ dày trên dưới 1m như than bùn ở vùng Tứ Giác Long Xuyên, nhưng co nơi lớp than bùn rất dày như ở rừng U Minh.

Đất xám: phân bố dọc biên giới Việt Nam-Campuchia, tập trung chủ yếu tỉnh Long An, Đồng Tháp, một số ở An Giang, Kiên Giang.

10

Page 12: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Đất đo vàng và đất xoi mòn: co diện tích nho, phân bố tại vùng núi Thất Sơn thuộc An Giang và rải rác ở khu vực đồi núi của Kiên Giang. Các loại đất này cần được trồng rừng để tránh xoi mòn đất và bảo vệ cảnh quan môi trường.

b). Tài nguyên nước

- Nước mặt:

ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Kông và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 ty m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đo trong quá trình bồi lăng đã tạo nên Đồng bằng châu thổ phì nhiêu ngày nay.

ĐBSCL co hệ thống sông kênh-rạch-lớn nho chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Kông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt.

- Nước ngầm:

ĐBSCL co trư lượng nước ngầm không lớn, sản phẩm khai thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt.

Theo Báo cáo Quốc gia về Ô nhiễm môi trường biển 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, nước ngầm nhạt ở ĐBSCL chủ yếu tồn tại dưới dạng các thấu kính chôn vùi. Nhưng thấu kính này thường nằm ở độ sâu khá lớn, một số nơi gặp ở độ sâu 70-80m (Cà Mau), nhưng một số tỉnh khác thì gặp ở độ sâu 200-300m và hơn nưa ở một số huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp đã co biểu hiện ô nhiễm hưu cơ, ammonia tổng số là 0,5mg/l.

Khu vực ao nuôi thuộc huyện Thốt Nốt-Cần Thơ, các ao nuôi đều chứa hàm lượng ammonia tổng khá cao (3-4,5mg/l).

2.1.3. Môi trường nước

Theo kết quả phân tích mới nhất của Trung tâm Quan trăc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Nam bộ về chất lượng nước đầu nguồn và hạ nguồn sông Tiền, sông Hậu ở cuối năm 2005, đầu năm 2006:

- Nhánh sông Hậu: Chất lượng nước co chiều hướng giảm dần từ thượng nguồn xuống hạ nguồn vào tháng đỉnh điểm lũ năm 2005. Các chất chỉ thị ô nhiễm hay tình trạng phú dưỡng như sulfite, nitrat và săt II đều tăng dần khi xuống hạ nguồn và vượt quá yêu cầu chất lượng nước cho nuôi cá nước ngọt.

- Nhánh sông Tiền: Chất lượng nước ngay ở thượng nguồn sông Tiền cũng bị ô nhiễm hưu cơ (sulfite, nitrit, ammonia tổng số, nitrat, phosphat) nhiều hơn sông Hậu. Trong đo, hàm lượng nitrat và phosphat đang trong tình trạng phú dưỡng.

- Khu vực nuôi be: Chất lượng nước trong các be nuôi không khác biệt nhiều so với chất lượng nước cấp (khu vực ngoài be), các yếu tố như pH, độ kiềm, độ trong hầu như không thay đổi, nồng độ ammonia tổng số cao hơn một chút.

+ Không co phen tiềm tàng trong đất.

+ Trao đổi nước tốt.

+ Chất lượng nước tốt, ổn định.

+ Độ mặn dưới 4‰.

11

Page 13: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

2.1.4. Đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá tra vùng ĐBSCL

Điều kiện tự nhiên vùng ĐBSCL co nhưng thuận lợi và kho khăn để phát triển nuôi cá Tra như sau:

Hơn 30% diện tích của ĐBSCL là đất phù sa, được xem là vùng đất thích nghi cao đối với việc nuôi cá Tra. Loại đất này phân bố tập trung ở các vùng dọc sông Hậu, sông Tiền, thuộc địa phận các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long… Tuy nhiên, gần phân nửa diện tích vùng ĐBSCL là vùng đất nhiễm phen với nhiều mức độ khác nhau, trong đo đất phen hoạt động là 1.178.396ha (chiếm 30% diện tích ĐBSCL), được xem là vùng không thích hợp đối với nuôi cá Tra, điều này đã giới hạn việc mở rộng diện tích tiềm năng cho đối tượng này. Gần đây, nhiều công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp với mục đích rửa phen, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật (bon vôi…) nên một số vùng nhiễm phen nhẹ vẫn co thể phát triển nuôi cá tra, được xem là vùng đất tương đối phù hợp, tiêu biểu như vùng Đồng Tháp Mười.

Nguồn nước cấp cho nuôi cá Tra vùng ĐBSCL được lấy chủ yếu từ sông Tiền, sông Hậu và hệ thống kênh rạch nhánh của 2 con sông này. Đối với việc phát triển nuôi cá Tra cần chú ý 2 đặc điểm quan trọng là chế độ triều và sự nhiễm mặn.

Chế độ triều hay biên độ dao động của thủy triều tác động cả về mặt môi trường nước lẫn mặt kinh tế, đặc biệt trong nuôi cá tra thịt trăng. Biên độ triều càng lớn, khả năng tải chất thải của sông-kênh-rạch càng cao, đồng thời giảm được đáng kể chi phí cho việc cấp và thoát nước cho ao nuôi cá Tra. Biên độ triều trong các hệ thống sông-kênh-rạch vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng từ việc truyền triều ở vùng biển phía Đông và vùng biển phía Tây.

Như vậy, xét về biên độ triều trong việc phát triển nuôi cá Tra, vùng bán đảo Cà Mau và Tứ Giác Long Xuyên co điều kiện rất hạn chế để phát triển đối tượng này. Trong khi đo, các vùng dọc 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi đối tượng này tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến biển Đông, cụ thể: khu vực cách biển ~100km thì co biên độ triều thích hợp tốt để nuôi cá Tra cả trong mùa lũ và mùa kiệt, khu vực ~100-200km thì co biên độ triều khá thích hợp việc nuôi cá Tra trong mùa kiệt, còn khu vực > 200km thì mức độ thích hợp kém. Vùng co các kênh trục ngang dẫn trực tiếp từ 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, ngoài việc xét khoảng cách đến biển Đông, thì mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi cá Tra cũng tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến 2 con sông noi trên.

Tuy nhiên, co một sự ngăn cản cho sự phát triển đối tượng này cho các vùng ven biển dọc theo các nhánh sông của hệ thống sông Cửu Long, đo là sự xâm nhập mặn. Độ mặn lớn hơn 4‰ được xem là không thích hợp cho việc phát triển đối tượng này. Các vùng dọc theo các nhánh hệ thống sông Cửu Long cách biển khoảng 20-35km sẽ co đường đẳng mặn 4‰ quanh năm, cá biệt co năm co thể lấn sâu đến 50-60km. Đi dọc theo hướng các nhánh sông Cửu Long, độ mặn giảm dần và tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến biển Đông. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào lưu lượng nước phân bố giưa các nhánh sông cũng như chế độ lũ. Cụ thể như, vào khoảng tháng 2 hàng năm, độ mặn 3‰ thường lên quá Tân An, cách cửa sông trên 80km; tháng 4, độ mặn 3‰ lên Tuyên Nhơn cách cửa sông 110km, sâu hơn so với sông Hàm Luông, Cổ Chiên và sông Hậu (khoảng 55km). Đến tháng 6, khi co mưa trên Đồng Tháp Mười, và lưu vực ở phía trên, nước chua chảy xuống nhiều thì từ Tân An trở xuống mới giảm độ mặn.

Vùng co nguồn nước nhiễm mặn cao vượt quá ngưỡng thích nghi của cá Tra thì sẽ bất lợi cho việc phát triển nuôi đối tượng này. Nhưng sự xâm nhập mặn này, đối với các vùng nhiễm mặn nhẹ (dưới ngưỡng tối ưu) hoặc vùng co độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt trong mùa lũ, lại là vùng co ưu thế hơn trong việc nuôi cá Tra, so với các vùng ngọt hoàn toàn phía thượng lưu sông Tiền, sông Hậu. Ưu thế này được thể hiện qua việc ít bị dịch bệnh ở đối tượng cá Tra, do môi trường nước mặn một thời gian co khả năng gây kìm hãm nhiều tác nhân gây bệnh cho đối tượng cá nước ngọt.

12

Page 14: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Ngoài các yếu tố điều kiện tự nhiên tác động chính lên việc phát triển nuôi cá Tra như trên, ĐBSCL còn đối mặt với một số kho khăn như: tình trạng xoi lở đất dọc 2 con sông Hậu, sông Tiền do sự thay đổi dòng chảy, gây thiệt hại cho các công trình thủy sản, nhà ở; chất lượng môi trường nước co chiều hướng giảm do sự phát triển ngành công nghiệp, cũng như sự phát triển quá mức của ngành thủy sản trong thời gian qua… Các yếu tố kho khăn này, nếu không co biện pháp khăc phục kịp thời, co nguy cơ trở thành các tác nhân chính gây kìm hãm sự phát triển nuôi đối tượng co giá trị kinh tế cao này.

2.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐBSCL

2.2.1. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và lao động

Diện tích ĐBSCL năm 2006 là 40.604,7 km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước và dân số chiếm 21,5% dân số của cả nước, với dân số khoảng 17.415.500 người và mật độ dân số vùng TB khoảng 429 người/km2.

Về đơn vị hành chính, toàn vùng co 1 Thành phố loại 2 trực thuộc Trung ương, co 4 thành phố thuộc tỉnh; 100 huyện, 13 thị xã và 4 quận (năm 2006).

Lao động ở ĐBSCL đang tham gia vào các ngành kinh tế thống kê đến năm 2006 là 9,3 triệu người, chiếm 47,4% tổng dân số. Lao động co nguồn gốc từ các ngành nghề N-L-NN chiếm tới 70% tổng lao động. Trong đo, lao động hoạt động thủy sản chuyên hoặc co nguồn gốc từ nông nghiệp khoảng hơn 1 triệu lao động, chiếm 10% tổng lao động trong độ tuổi và 12,4% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Ty lệ thất nghiệp của vùng giai đoạn 2000-2006 co chiều hướng giảm dần, co nguyên nhân từ nền kinh tế vùng phát triển ổn định tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.

2.2.2. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất

Diện tích đất sử dụng toàn vùng ĐBSCL tính đến năm 2006 là khoảng 40.604 km2, trong đo diện tích đất nông nghiệp chiếm ty lệ lớn nhất với 63,4% diện tích (25.759km2). Trong đo, 5 tỉnh co diện tích đất Nông nghiệp lớn nhất lần lượt là Kiên Giang, Long An, An Giang, Đồng Tháp và Soc Trăng.

Diện tích mặt nước NTTS toàn vùng ĐBSCL thống kê được năm 2006 đạt khoảng 699,2 ha. Trong đo, 6 tỉnh đứng đầu về diện tích mặt nước NTTS là Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Soc Trăng và Trà Vinh, đều là nhưng tỉnh co phong trào nuôi thủy sản mặn lợ chiếm ưu thế. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL tăng liên tục và co tốc độ tăng trưởng khá cao (bình quân 7,81%/năm), trong đo 3 tỉnh co tốc độ tăng trưởng diện tích nhanh nhất, đo là Long An, Kiên Giang và Bạc Liêu.

2.2.3. GDP và cơ cấu GDP

GDP vùng ĐBSCL thống kê năm 2006 đạt 102.608,6 ty đồng, bằng 24,14% GDP của cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2006 khá cao là 10,8%, so với 7,6% của cả nước. Trong đo các tỉnh co tốc độ tăng trưởng cao như Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau, Trà Vinh và Kiên Giang. Xét về giá trị GDP, thì 5 tỉnh co giá trị GDP cao nhất ĐBSCL là Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau và Tiền Giang.

Về cơ cấu GDP, giai đoạn 2000-2006 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu giưa các vùng kinh tế theo xu hướng giảm ty trọng GDP của Khu vực I (NN-LN-TS) và tăng dần ty trọng khu vực kinh tế II và III. Sự chuyển dịch này phù hợp với chính sách chuyển dịch kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn vừa qua, khuyến khích phát triển công nghiệp-xây dựng thương mại-dịch vụ. Tuy co sự chuyển dịch này, khu vực Nông-Lâm-Thủy sản vẫn co tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2006 khá tốt (bình quân 6,9%) và đạt giá trị 44.809 ty đồng, chiếm 43,64% ty trọng GDP, vẫn là khu vực kinh tế chiếm ưu thế trong tổng thể kinh tế vùng (số liệu thống kê năm 2006).

13

Page 15: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Các tỉnh co giá trị GDP cao năm 2006 của ĐBSCL là Kiên Giang, Đồng Tháp, Soc Trăng, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre và An Giang.

Xét riêng khu vực kinh tế Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản, cũng cho thấy sự chuyển dịch theo xu hướng giảm giảm ty trọng đối với ngành Nông nghiệp và tăng ty trọng đối với ngành Thủy sản. Tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành Thủy sản giai đoạn 2000-2006 đạt 15,0%, so với tốc độ 1,4% của ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp vẫn chiếm ty trọng đáng kể (62,5%) trong tổng GTSX của khu vực kinh tế này.

Các tỉnh co GTSX ngành thủy sản đứng đầu vùng ĐBSCL bao gồm: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Soc Trăng, Trà Vinh và An Giang.

2.2.4. Cơ sở hạ tầng

a). Giao thông

Giao thông thủy trong ĐBSCL vẫn là thế mạnh; khối lượng hàng hoa được vận chuyển bằng đường thủy chiếm tới 90% tổng lượng hàng hoa được vận chuyển. Hai tuyến đường thủy chính là Tp. HCM đi Cà Mau và Tp. HCM đi Kiên Lương đảm nhiệm tới 70-80% tổng hàng hoa vận chuyển bằng đường thủy. Giao thông đường bộ cũng co sự tăng trưởng nhanh, song so với các vùng miền khác vẫn còn lạc hậu hơn, còn nhiều cầu tạm, vẫn còn khoảng 20 xã chưa co đường ô tô đến trung tâm xã, và hệ thống đường giao thông liên xã, liên ấp còn gặp rất nhiều kho khăn, nhất là với nhưng địa phương vùng sâu, xa và lại vô cùng kho khăn trong mùa ngập lũ.

b). Điện - nước

Ngành điện đã xây dựng bổ sung 4 tổ máy với công suất 37,5 MW, đồng thời với hệ thống đường dây trung và hạ thế đã đưa điện về đến 100% số huyện trong vùng, 1.215/1.239 số xã co điện lưới quốc gia, khoảng 75% dân số ĐBSCL đã dùng điện lưới; vẫn còn khoảng 2% số xã chưa co điện lưới và khoảng 25% số hộ chưa dùng hoặc không co khả năng về tài chính để dùng điện. Năm 2004, số hộ ở ĐBSCL không co nước sạch dùng trong sinh hoạt chiếm khoảng 42%, còn nhiều yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước.

c). Hiện trạng về hệ thống thủy lợi

Giai đoạn 1996-2000, ngành thủy lợi đã đầu tư trên 4.000 ty đồng cho các công trình thủy lợi và chống lũ trong đo vốn ngân sách Nhà nước trên 3.000 ty đồng. Đã xây dựng một loạt hệ thống công trình thủy lợi, tạo điều kiện khai hoang thêm khoảng 100.000 ha đất canh tác, chuyển vụ hơn 2000 ha, đưa diện tích lúa từ 3,19 triệu ha năm 1995 lên 3,92 triệu ha năm 2000. Toàn vùng đã lập quy hoạch cho 105 đô thị loại 5 trở lên, 1.132 trung tâm cụm xã, đã quy hoạch 5 tuyến dân cư quan trọng nhất ở vùng ngập lũ.

Thực hiện Quyết định QĐ 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, GĐ 2000-2004 tổng vốn để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của toàn vùng ĐBSCL là 114.000 ty đồng, trong đo vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước của TW trên 13,4 ngàn ty đồng, nguồn ngân sách do địa phương quản lý trên 23,6 ngàn ty đồng, tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 5 năm trước. Riêng về thủy lợi đã đầu tư trên 3,3 ngàn ty đồng, trong đo vốn do Bộ NN&PTNT quản lý là 1,6 nghìn ty đồng, vốn do địa phương quản lý là 1,7 nghìn ty đồng. Đã triển khai trên 100 công trình thủy lợi và hoàn thành khoảng 70% số công trình. Tuy nhiên các công trình thủy lợi trong vùng chưa đáp ứng nhu cầu nước trong NTTS.

d). Hệ thống bưu chính viễn thông

Dịch vụ bưu điện tương đối phát triển, đến cuối 2006 đã co được 1.723.591 thuê bao ở 1.239/1.360 xã, phường của toàn vùng. Đã phát song các mạng thông tin di động đến tất cả các huyện thị và hầu hết các xã trong vùng. Đã xây dựng và đưa vào sử dụng 1.367 điểm bưu cục và bưu điện văn hoa xã cùng khoảng 55.000 thuê bao internet đều khăp trên toàn vùng, gop phần cung cấp tốt thông tin liên lạc giưa các cấp, ban ngành và người dân trong toàn vùng.

14

Page 16: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

e). Giao dục-y tế

Đã co sự cải thiện lớn song còn lạc hậu với vùng ĐNB và chưa đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, cồn bãi, nơi đo thường co hộ nuôi cá tra.

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở VÙNG ĐBSCL

Nhìn chung, vùng ĐBSCL co điều kiện KT-XH tương đối thuận lợi cho việc phát triển ngành Thủy sản, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá tra. Với nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng cao, sẽ rất thuận lợi cho việc mở rộng qui mô và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Xu hướng chuyển dịch giưa các ngành kinh tế (từ Nông nghiệp sang Thủy sản) cũng phản ánh vai trò và tiềm năng phát triển của ngành thủy sản vùng ĐBSCL.

Phát triển nuôi theo hình thức công nghiệp cá tra đòi hoi phải co sự đáp ứng cao hơn về hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cung cấp về điện và giao thông. Mặc dù hệ thống điện và giao thông vùng ĐBSCL đã được cải thiện trong thời gian qua, nhưng mới chỉ đáp ứng phần so với nhu cầu sản xuất. Việc thiếu hụt điện trong thời gian gần đây không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nuôi và còn ảnh hưởng đến các nhà máy chế biến thức ăn và chế biến sản phẩm thủy sản.

Nuôi cá tra đòi hoi nguồn vốn rất lớn, trong khi điều kiện kinh tế-xã hội của người dân trong vùng chưa cao, chưa đủ tiềm lực để đầu tư vào sản xuất; do đo cần co chính sách kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất; hệ thống ngân hàng cho vay vốn để người dân co thể hoạt động sản xuất, nhằm khai thác lợi thế tiềm năng và đong gop vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của vùng.

15

Page 17: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

PHẦN III

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1997-7/2008

3.1. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

3.1.1. Trên thế giới

Cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam. Đây là loài cá được nuôi ở hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong các loài cá nuôi quan trọng của khu vực này (đặc biệt ở Việt Nam). Bốn nước trong khu vực hạ lưu sông Mê Kông đã co nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do co nguồn cá giống tự nhiên khá phong phú. Ở Campuchia, ty lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, chỉ co 2% là cá basa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi của cả nước. Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất, co đến 50% số trại nuôi cá tra. Một số nước trong khu vực như Malaysia, Inđônêxia cũng đã nuôi cá tra co hiệu quả từ nhưng thập niên 70-80 của thế ky trước.

3.1.2. Trong nước

Nuôi cá tra ở Việt Nam đã co từ nhưng năm 50 của thế ky trước ở ĐBSCL, ban đầu chỉ nuôi ở qui mô nho, cung cấp thực phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ; các hình thức nuôi chủ yếu là tận dụng ao, mương vườn và nguồn thức ăn sẵn co. Vào nhưng năm cuối của thập niên 90 thế ky trước, tình hình nuôi cá tra đã co nhưng bước tiến triển mạnh; các doanh nghiệp chế biến đã tìm được thị trường xuất khẩu, các Viện nghiên cứu đã thành công trong việc đưa ra qui trình sản xuất con giống và qui trình nuôi thâm canh đạt năng suất cao,… ngay sau đo đối tượng nuôi này được lan toa và đưa vào nuôi ở nhiều vùng miền trên cả nước.

Trong giai đoạn phát triển này, đã co rất nhiều các công trình nghiên cứu về cá tra: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, tình hình dịch bệnh, khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường, các loại thức ăn và thành phần thức ăn liên quan đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng,…. Đây là nhưng nghiên cứu rất co giá trị, là cơ sở để nghề nuôi cá tra phát triển mạnh, đạt được nhưng kết quả như ngày nay.

Việc chủ động sản xuất giống cá tra nhân tạo, đáp ứng đủ nhu cầu nuôi đã mở ra khả năng sản xuất hàng hoa tập trung phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL

3.2.1. Diễn biến diện tích và số lượng lồng bè nuôi ca tra

(1). Diễn biến diện tích nuôi

Diện tích nuôi cá tra trong vùng liên tục được mở rộng và thực sự phát triển đại trà ở hầu hết tất cả các tỉnh thành của vùng ĐBSCL trong năm 2005. Vào năm 1997, cá tra mới chỉ được nuôi ở tỉnh Tiền Giang và An Giang, với diện tích 1.290 ha; đến năm 2002 nuôi cá tra đã phát triển ở 5 tỉnh với diện tích tăng lên 2.413,2 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích giai đoạn 1997-2002 là 13,34%/năm.

Loại hình nuôi cá tra thâm canh trong ao, đăng quầng (chủ yếu nuôi ao) phù hợp với nhưng ưu điểm về đặc tính sinh học của cá tra và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Với sự phát triển nuôi tự phát, thiếu quy hoạch nên diện tích liên tục gia tăng. Đến năm 2003, diện tích nuôi là 2.792,4 ha, tăng nhanh vào năm 2007 lên tới 5.429,7 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2007 là 18,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 11 năm (1997-2007) là 15,46%/năm, diện tích nuôi cá tra năm 2007 tăng gấp 4,2 lần so với năm 1997. Đến tháng 7/2008 đã triển khai nuôi cá tra được 5.350,8 ha, gần bằng với diện tích nuôi năm 2007.

16

Page 18: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Năm 2007, Tp.Cần Thơ co diện tích nuôi cá tra cao nhất trong vùng là 1.569,9 ha, chiếm 29%; kế đến là tỉnh An Giang với diện tích nuôi là 1.393,8 ha, chiếm 25,7%; tỉnh Đồng Tháp với diện tích 1.272 ha, chiếm 23,4%. Ty lệ về diện tích của 3 tỉnh này chiếm khoảng 78% diện tích nuôi cá tra toàn vùng. Các tỉnh co tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2007 cao như: Soc Trăng (74,98%/năm), Đồng Tháp (32,84%/năm), Vĩnh Long (52,95%/năm), Hậu Giang (58,43%/năm), Cần Thơ (29,86%/năm).

Hình 3.1: Diễn biến diện tích nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008

17

1.290,01.735,0

2.253,0 2.123,0 2.316,6 2.413,22.792,4

3.325,1

4.912,5

3.653,0

5.429,75.350,8

0

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

Ha

Page 19: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Bảng 3.1: Diện tích nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 ĐVT: ha

TT

Địa phương/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/2008

TĐTT GĐ TĐTT GĐ TĐTT GĐ1997-2002 2003-2007 1997-2007

1 Long An - - - - - - - 100,0 150,0 0,0 0,0 0,0      2 Tiền Giang 850,0 900,0 815,0 738,0 860,0 860,0 880,0 900,0 920,0 42,0 82,0 120,0 0,23 -44,75 -20,853 Bến Tre - - - - - - - 54,3 57,9 97 495 680,0      4 Trà Vinh - - - - - - - 151,1 76,6 38,0 50,0 60,6      5 Soc Trăng - - - - - - 16,0 39,0 84,0 45,0 140,0 210,5   71,99  6 Bạc Liêu - - - - - - - 5,5 6,0 0 0 0,0      7 Cà Mau - - - - - - - - 3,0 0 0 0,0      8 Kiên Giang - - - - - - - - 20,0 0 0 0,0      

9 An Giang 440,0 400,0 600,0 400,0 401,1 650,0 860,9 765,2 815,0 807,2 1.393,8

1.392,0 8,12 12,80 12,22

10 Đồng Tháp - 435,0 510,0 595,0 567,5 480,0 408,5 520,0 1.826,0 1.580 1.272 1.110,

4   32,84  11 Vĩnh Long - - - - 15,0 40,2 55,0 92,0 131,0 204 301 336,4   52,95  12 Hậu Giang

-        - 20,0 27,0 40,0 42,0 126,0 199,0   58,43  

13 Cần Thơ - 328,0 390,0 473,0 383,0 552,0 671,0 783,0 797,8 1.569,9

1.241,9   29,86  

  Tổng1.290,

01.735,

02.253,

02.123,

02.316,

62.413,

22.792,

43.325,

14.912,

53.653,

05.429,

75.350,

8 13,34 18,09 15,46(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-7/2008)

-------------------------------------------------------

18

Page 20: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

TĐTTGĐ: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn (%/năm)

19

Page 21: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

(2). Diễn biến số lượng lồng bè nuôi

Năm 1997, nuôi cá tra lồng be mới chỉ xuất hiện ở An Giang với 100 lồng, tương đương 20.000m3, sau đo phong trào nuôi cá tra lồng be băt đầu lan rộng sang các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang và đạt cao nhất về số lượng be vào năm 2003 (2.333 lồng); thể tích cao nhất năm 2004 đạt 683.856m3, giai đoạn về sau hình thức nuôi lồng be giảm xuống rất nhanh cả về số lượng và thể tích nuôi.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2002 về số lượng be là 47,44%/năm, về thể tích là 51,38%/năm. Giai đoạn 2003-2007, tốc độ tăng trưởng bình quân âm là (-49,48%/năm về số lượng, -52,5%/năm về thể tích) do hình thức nuôi lồng be kém hiệu quả về mặt kinh tế hơn so với nuôi cá tra trong ao. Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và thể tích lồng be nuôi qua 10 năm khoảng 4%/năm. Thể tích trung bình qua các năm mỗi lồng nuôi trong vùng là 250m3/lồng, dao động trong khoảng 198-363m3/lồng.

Trong vùng co 5 tỉnh nuôi cá tra lồng be: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang và Vĩnh Long nhưng phát triển mạnh chỉ tập trung ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Năm 2003, tỉnh An Giang số lượng lồng be lên cao nhất là 1.804 lồng, Đồng Tháp là 300 lồng; số lượng lồng be 2 tỉnh này chiếm khoảng 90% trong toàn vùng. Năm 2004, tỉnh An Giang co thể tích nuôi lồng be cao nhất (564.846m3), tiếp đến Đồng Tháp (75.000m3) và chỉ riêng 2 tỉnh đã chiếm 93,6% thể tích trong toàn vùng.

Tuy nhiên, đến năm 2008 tỉnh An Giang chỉ còn 172 lồng tương ứng với 33.903m3, tỉnh Đồng Tháp không còn áp dụng loại hình nuôi lồng be cho cá tra. Các lồng be nuôi các tra trong nhưng năm gần đây chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá điêu hồng, cá he, cá trăm co, cá loc,….

Hình 3.2: Diễn biến thể tích và số lượng lồng be nuôi của vùng ĐBSCL GĐ ‘97-7/2008

19

Page 22: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Bảng 3.2: Số lượng và thể tích lồng be nuôi cá tra các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 ĐVT: lồng

TTĐịa

phương/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/2008TĐTT GĐ TĐTT GĐ TĐTT GĐ1997-2002 2003-2007 1997-2007

1 An Giang 100 200 550 1.900 1.600 1.750 1.804 1.584 656 247 126 172 43,01 -48,59 2,34* Thể tích (m3) 20.000 40.000 110.000 380.000 320.000 437.500 471.148 564.846 255.635 98.153 24.836 33.903 47,06 -52,08 2,192 Đồng Tháp 0 441 317 400 396 320 300 300 129 52 15 0   -52,71  * Thể tích (m3) 0 111.573 80.201 101.200 100.000 80.000 74.722 75.000 38.718 2.633 768 0   -68,16  3 Cần Thơ 0 0 35 41 50 80 120 80 40 0 0 0      * Thể tích (m3) 0 0 2.345 2.747 3.350 5.350 7.470 9.960 6.000 0 0 0      4 Vĩnh Long 0 0 0 0 12 81 109 95 20 6 5 4   -53,72  * Thể tích (m3) 0 0 0 0 4.200 28.350 38.150 33.250 7.000 4.000 3.300 2.640   -45,77  5 Tiền Giang 0 0 0 0 2 2 0 4 5 6 6 0      * Thể tích (m3) 0 0 0 0 400 400 0 800 1.000 1.200 1.200 0        Tổng 100 641 902 2.341 2.060 2.233 2.333 2.063 850 311 152 176 47,44 -49,48 4,28  Thể tích (m3) 20.000 151.573 192.546 483.947 427.950 551.600 591.490 683.856 308.353 105.986 30.104 36.543 51,38 -52,50 4,17

 Thể tích TB/lồng (m3) 200 236 213 207 208 247 254 331 363 341 198 208      

(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-7/2008).

--------------------------------------------------------TĐTTGĐ: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn (%/năm)

20

Page 23: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

3.2.2. Diễn biến sản lượng, năng suất nuôi ca tra

(1). Diễn biến sản lượng

Sản lượng nuôi cá tra ao, đăng quầng liên tục tăng trong giai đoạn 1997-2007, từ 23.250 tấn (năm 1997) lên 683.567 tấn (năm 2007) và tăng gấp 29,4 lần. Tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình giai đoạn 1997-2007 là 40,23%/năm, cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng bình quân diện tích (15,46%/năm).

Hệ quả của việc phát triển nuôi cá tra thiếu quy hoạch, kém bền vưng trong năm 2007 và nhưng tháng đầu năm 2008 dẫn đến sản lượng cá tra trong vùng tiếp tục tăng nhanh vào 7 tháng đầu năm 2008 với sản lượng đạt được 833.564 tấn, tăng gấp 36 lần so với năm 1997. Theo ước tính thì sản lượng nhưng tháng cuối năm 2008 sẽ còn tiếp tục tăng cao, tình trạng khủng hoảng thừa nguyên liệu cá tra do mất cân đối cung cầu vẫn còn tiếp diễn. Sản lượng cá tra trong vùng thừa đến ngày 21/7/2008 ước113.000 tấn.

Tốc độ tăng trưởng về sản lượng nuôi cá tra ao, đăng quầng bình quân giai đoạn 1997-2002 là 32,23%/năm; giai đoạn 2003-2007 là 50,49%. Song tốc độ tăng trưởng về sản lượng cá tra nuôi lồng be co xu hướng ngược lại với sản lượng cá tra nuôi ao. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm (1997-2007) đạt 3,19%/năm, trong đo tốc độ tăng mạnh ở giai đoạn năm 1997-2002 (143,46%/năm), nhưng lại giảm dần ở nhưng năm tiếp theo (đạt -64,95%/năm, giai đoạn 2003-2007).

Theo số liệu thống kê được bổ sung từ các Sở NN & PTNT các tỉnh thành co nuôi cá tra thâm canh đến tháng 7/2008 thì TP.Cần Thơ co sản lượng cao nhất là 260.000 tấn, chiếm 31,2% sản lượng toàn vùng, kế đến là tỉnh An Giang là 204.624 tấn, chiếm 24,5% và tỉnh Đồng Tháp là 150.994 tấn, chiếm 18,1%. Nhìn chung, sản lượng 3 tỉnh này đong gop đáng kể và chiếm 73,9% so tổng sản lượng; các tỉnh còn lại: Tiền Giang, Bến Tre, Soc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang và Vĩnh Long chiếm ty trọng 26,1% so với toàn vùng. Sản lượng nuôi lồng be của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP. Cần Thơ năm 2003 đạt cao nhất là 63.479 tấn, chiếm 33% tổng sản lượng. Đến 7/2008 chỉ co tỉnh An Giang và Vĩnh Long còn nuôi lồng be, với sản lượng không đáng kể (2.608 tấn) chiếm 0,31%.

Hình 3.3: Diễn biến sản lượng nuôi cá tra ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008

21

Page 24: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Bảng 3.3: Sản lượng cá tra nuôi vùng ĐBSCL giai đoạn 1997 - 7T/2008 ĐVT: tấnTT

Địa phương/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/2008

TĐTT GĐ

1997-2002

TĐTT GĐ

2003-2007

TĐTT GĐ

1997-2007

INuôi ao, đăng

quầng22.55

030.70

050.33

052.24

8 46.107 91.145133.09

9210.45

7371.48

2405.61

7682.60

9 832.956 32,23 50,49 40,641 Long An - - - - - - - 700 1.200 0 0 0      2 Tiền Giang 2.550 2.700 3.260 2.952 3.440 10.320 11.440 18.900 27.000 7.950 17.000 11.000 32,26 10,41 20,893 Bến Tre - - - - - - - 12.034 4.500 18.340 40.963 52.000      4 Trà Vinh - - - - - - - 10.604 8.324 9.435 9.483 12.000      5 Soc Trăng - - - - - - 2.400 5.850 13.560 9.124 18.000 23.000   65,49  6 Bạc Liêu - - - - - - - 110 120 0 0 0      7 Cà Mau - - - - - - - - 75 0 0 0      8 Kiên Giang - - - - - - - - 400 0 0 0      

9 An Giang20.00

018.00

030.00

030.00

0 19.137 35.250 56.451 70.605108.88

8 61.444116.52

6 204.624 12,00 19,86 19,27

10 Đồng Tháp -10.00

012.15

011.91

6 12.800 15.650 17.010 31.500 86.515124.40

0227.46

3 150.944   91,23  11 Vĩnh Long - - - 750 1.270 7.280 7.700 15.396 31.800 37.100 79.710 83.568   79,37  12 Hậu Giang

-

- - - - - 2.400 3.375 6.250 5.880 18.900 35.820   67,52  

13 Cần Thơ - 4.920 6.630 9.460 22.645 35.698 41.383 82.850131.94

4154.56

4260.000

  44,25  

II Nuôi lồng bè 70015.23

019.00

541.10

5 55.550 59.872 63.479 59.504 43.264 4.201 958 2.608 143,46 -64,95 3,19

1 An Giang 700 2.00010.00

030.00

0 44.000 47.440 48.724 44.417 34.840 3.721 536 2.376 132,39 -67,61 -2,63

2 Đồng Tháp -13.23

0 7.92510.00

0 9.900 8.400 7.995 9.000 5.972 0 0 0      3 Cần Thơ - - 1.080 1.105 1.170 1.200 2.400 518 142 0 0 0      4 Vĩnh Long - - - - 450 2.800 4.360 5.505 2.200 348 290 232   -49,22  5 Tiền Giang - - - - 30 32 - 64 110 132 132 0      

Tổng sản lượng (I+II)23.25

045.93

069.33

593.35

3101.65

7151.01

7196.57

8269.96

1414.74

6409.81

8683.56

7 835.564 45,39 36,56 40,23

22

Page 25: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-7/2008)

23

Page 26: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

(2). Năng suất nuôi ca tra

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thực tiễn của người nuôi đã đưa năng suất nuôi cá tra bình quân hàng năm trong vùng tăng liên tục trong giai đoạn 1997-2007. Năm 1997, năng suất nuôi cá ao, đăng quầng đạt 17,5tấn/ha tăng lên đến 125,5tấn/ha vào năm 2007 (tăng gấp 7,18 lần). Riêng 7 tháng đầu năm 2008, năng suất bình quân cả vùng đạt 157 tấn/ha, đạt cao nhất so với các đối tượng nuôi nước ngọt đang nuôi hiện nay ở vùng ĐBSCL.

Nuôi cá tra lồng be năng suất tăng từ 35kg/m3 năm 1997 lên cao nhất 140kg/m3 năm 2005 (tăng gấp 4,0 lần). Năng suất nuôi thấp nhất vào năm 2007 chỉ ở mức 32kg/m3 và 7 tháng 2008 năng suất tăng trở lại là 71kg/m3. Qua hình 3.4 cho thấy năng suất nuôi cá tra lồng be giai đoạn 10 năm qua liên tục biến động và co chiều hướng giảm dần trong nhưng năm gần đây. Tình trạng năng suất giảm dần là do nhưng nguyên nhân tác động đến như: điều kiện nuôi chật hẹp với chất lượng nước ngày càng suy giảm, bệnh dịch diễn biến phức tạp, đầu tư chưa đúng mức....Năng suất giảm, cộng thêm vào đo số lượng lồng nuôi giảm đi dẫn đến sản lượng nuôi cá tra lồng be chiếm một ty lệ không đáng kể so với tổng sản lượng cá tra của toàn vùng.

Khu vực nuôi cá tra co năng suất cao nhất hiện nay là ở các khu đất cồn, bãi đạt khoảng 300-400 tấn/ha. Ngoài ra nuôi cá tra ao, đăng quầng ven các sông lớn cũng co năng suất rất cao đạt từ 200-300tấn/ha. Đối với loại hình nuôi ao sâu trong nội đồng thì co năng suất thấp hơn từ 30-80tấn/ha. Các tỉnh co năng suất nuôi cá tra cao và ổn định trong vùng như: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh năng suất nuôi dao động từ 190-300 tấn/ha.

Hình 3.4: Năng suất nuôi cá tra ao, đăng quầng; lồng be GĐ 1997-7T/2008 ở ĐBSCL

(3). Mối tương quan giữa diện tích và sản lượng ca tra vùng ĐBSCL

Qua số liệu thực nghiệm, xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính và các phương trình hồi quy phi tuyến nhằm xác định mối tương quan giưa diện tích, năng suất và sản lượng làm cơ sở cho dự báo quy hoạch.

- Phương trình hồi quy tuyến tính được kiểm định và xác lập:

+ Y = 181,016x - 322.458 (r = 0,933; P < 0,05; F = 67,396) (1, Linear)

+ Các phương trình hồi quy phi tuyến được kiểm định và xác lập:

23

Page 27: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

+ Y = e(0,01x + 9.115,131) (R = 0,96; P < 0,05; F = 118,936) (2, Exponetial)

+ Y’ = e(-6596,443/x + 14,296) (R’ = - 9,28; P < 0,05; F = 62,473) (3, S)

Trong các đường 1, 2, 3 thì phương trình hồi quy dạng mũ (2) co hệ số tương quan cao nhất nghĩa là mức độ tương quan giưa diện tích và sản lượng được xem là chặt chẽ nhất và các giá trị thực nghiệm phân bố tập trung gần với (2) so với 2 đường còn lại.

Về phương diện thống kê học thì phương trình (2) được chọn và co giá trị dự báo gần đúng với giá trị thực nghiệm. Phương trình (2) cũng cho thấy sản lượng cá tra sẽ đạt được trên 1 triệu tấn/năm với diện tích mặt nước nuôi ổn định khoảng 6.000 ha.

Hình 3.5: Mối quan hệ giưa diện tích và sản lượng nuôi cá tra vùng ĐBSCL GĐ 1997-7/2008

3.2.3. Gia trị sản xuất ca tra vùng ĐBSCL

Giá cá tra thương phẩm tùy thuộc vào chất lượng thịt cá (thịt trăng, thịt hồng, thịt vàng), kích cỡ cá và giá cả thị trường theo từng thời điểm. Nhìn chung, giá cá tra bình quân hàng năm của vùng ĐBSCL biến động từ 9.235đ/kg (năm 2005) đến 15.000đ/kg (năm 2007). Hiện tại giá cá tra bình quân của các tỉnh trong vùng là 14.071đ/kg, giá cá thịt trăng cao hơn cá thịt vàng khoảng 1.000đ/kg. Các tỉnh co giá bán cá tra trung bình cao là Trà Vinh, Bến Tre, Soc Trăng so với các tỉnh khác trong vùng. Điều này chứng to môi trường nuôi được đảm bảo và cao hơn cá tra tra thịt trăng chiếm ty trọng cao hơn.

Giá trị sản xuất cá tra tăng nhanh theo sự tăng lên của sản lượng và giá, từ 220.875 triệu đồng năm 1997 tăng lên 10.257.855 triệu đồng năm 2007 (tăng gấp 46,5 lần trong 11 năm). Mặc dù giá cá tra còn bấp bênh do nhiều nguyên nhân khác nhau như thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định, giá cả đầu vào tăng giảm thất thường.... riêng 7 tháng đầu năm 2008 giá trị sản xuất đạt được 11.793.891 triệu đồng. Trong khoảng 3 năm gần đây (2006 - 7/2008) tỉnh Cần Thơ co bước đột phá trong sản xuất tiêu thụ cá Tra và dẫn đầu trong vùng về giá trị sản lượng (khoảng 7.913 ty đồng) đứng thứ 2 là tỉnh Đồng Tháp (khoảng 7.361 ty đồng), kế tiếp là tỉnh An Giang (khoảng 5.658 ty đồng), co giá trị sản xuất đạt trên 1.000 ty đồng là tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre.

24

Page 28: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất (giá thực tế ) cá tra nuôi của các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 ĐVT: Triệu đồng

TT Tỉnh, thành 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/20081 Long An - - - - - - - 7.700 11.082 0 0 02 Tiền Giang 24.225 30.240 34.230 28.044 34.700 127.330 131.560 208.604 250.361 118.571 263.700 154.7813 Bến Tre - - - - - - - 132.374 41.558 269.066 614.445 731.6924 Trà Vinh - - - - - - - 116.644 76.872 138.421 142.245 168.8525 Soc Trăng - - - - - - 27.600 64.350 125.227 133.858 270.000 323.6336 Bạc Liêu - - - - - - - 1.210 1.108 0 0 07 Cà Mau - - - - - - - - 693 0 0 08 Kiên Giang - - - - - - - - 3.694 0 0 09 An Giang 196.650 224.000 420.000 570.000 631.370 1.017.087 1.209.513 1.265.242 1.327.328 956.036 1.755.930 2.946.13010 Đồng Tháp - 260.176 210.788 208.202 227.000 295.815 287.558 445.500 854.117 1.825.072 3.411.945 2.123.93311 Vĩnh Long - - - - 17.200 123.984 138.690 229.911 313.990 546.231 1.197.630 1.182.41412 Hậu Giang - - - - - - 27.600 37.125 57.719 86.265 283.500 504.02313 Cần Thơ - - 63.000 73.483 106.300 293.294 438.127 460.915 766.431 1.935.745 2.318.460 3.658.460  Tổng 220.875 514.416 728.018 879.729 1.016.570 1.857.509 2.260.647 2.969.575 3.830.179 6.009.265 10.257.855 11.793.918

(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT giai đoạn 1997-7/2008)

-------------------------------------------------------------------------------

25

Page 29: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

* Giá cá tra được thống kê trung bình qua các năm của các địa phương

26

Page 30: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

3.2.4. Lực lượng lao động nuôi ca tra

(1). Lao động nuôi ca tra thương phẩm và sản xuất giống

Đối với nuôi cá sử dụng thức ăn công nghiệp thì số lao động trên 1 héc ta thấp hơn nuôi sử dụng thức ăn tự chế biến (giai đoạn đầu), trung bình 1 héc ta co khoảng 3 lao động thường xuyên. Đối với be co kích cỡ dưới 150m3, trung bình co khoảng 2-3 lao động thường xuyên trên be; đối với be co kích thước lớn trên 150m3, số lao động khoảng 3-5 người, tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật nuôi và suất đầu tư.

Lao động sản xuất giống chiếm từ 8-16% so với toàn bộ lao động nghề nuôi cá tra trong vùng, trong đo tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Riêng năm 2005-2007 tỉnh Đồng Tháp co khoảng 4.200-11.500 người và An Giang khoảng 1.600-3.100 người.

Lao động nuôi cá tra tăng từ 6.470 lao động năm 1997 lên 101.314 lao động năm 2007 (tăng gấp 15,66 lần). Đến tháng 7 năm 2008 thu hút được 105.535 người tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, An Giang,Tiền Giang, Cần Thơ,…

(2). Lao động dịch vụ, thời vụ

Bao gồm lao động cung cấp thức ăn, thuốc hoa chất, lao động cải tạo ao, lao động thu hoạch,…. số lượng lao động này tương đối lớn, tuy nhiên do thời gian lao động trong vụ ít nên lao động dịch vụ được ước bằng khoảng 10% tổng số lao động nuôi và sản xuất giống.

(3). Cơ cấu và độ tuổi lao động

Lao động thuê thường co độ tuổi trung bình thấp, từ 20-35tuổi. Chủ ao hoặc chủ cơ sở co độ tuổi trung bình cao hơn, dao động trong khoảng 40-55tuổi. Lao động nuôi cá nam chiếm 80% tổng số lao động. Lao động nư thường tham gia vào công tác hậu cần để phục vụ lao động trực tiếp.

(4). Trình độ lao động

Hầu hết lao động đều được tham gia các lớp tập huấn do Trạm Thủy sản, Chi Cục thủy sản, Trung tâm khuyến ngư tổ chức. Ngoài ra, các lao động nuôi còn được học hoi kinh nghiệm thông qua các hộ nuôi đạt kết quả tốt trong vùng.

Đối với lao động cho sinh sản nhân tạo ra cá bột, sau đo ương nuôi thành cá giống để bán co trình độ cao và chuyên nghiệp hơn so với lao động chỉ mua cá bột về ương nuôi và cung cấp cho nuôi thương phẩm.

Lao động trẻ thường co trình độ văn hoa cao hơn lao động cao tuổi. Co khoảng 80% lao động đều trải qua phổ thông cơ sở (lớp 8 hoặc lớp 9 trở lên), 10% lao động trình độ văn hoa cấp 2, 10% biết đọc, biết viết, không co người mù chư trong các hộ phong vấn.

(5). Thu nhập của lao động

Lao động năm kỹ thuật để điều hành sản xuất chính thường là chủ hộ, hoặc nếu thuê mướn lao động này thì lương bình quân từ 1,5-1,8 triệu đồng/tháng (chưa tính thưởng vào cuối vụ nuôi); đối với lao động đơn giản, dịch vụ lương khoảng 800.000-1.200.000đ/tháng. Lao động nư khoảng 600.000-800.000đ/tháng.

26

Page 31: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Bảng 3.5: Số lượng lao động nuôi cá tra của các tỉnh vùng ĐBSCL GĐ 1997-7/2008 ĐVT: người

TT

Địa phương/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/2008

1 Long An - - - - - - - 400 600 0 0 02 Tiền Giang 2.550 3.600 3.260 2.952 3.446 3.454 3.529 3.664 3.700 28.000 33.000 38.0003 Bến Tre - - - - - - - 217 232 234 1.025 1.4154 Trà Vinh - - - - - - - 604 306 190 254 3095 Soc Trăng - - - - - - 64 156 336 135 450 4956 Bạc Liêu - - - - - - - 22 24 0 0 07 Cà Mau - - - - - - - - 12 0 0 08 Kiên Giang - - - - - - - - 80 0 0 09 An Giang 3.920 3.600 4.700 6.300 7.204 10.440 11.182 9.604 6.130 396 17.508 13.06610 Đồng Tháp - 3.000 2.946 3.380 3.656 3.335 2.918 3.351 7.865 34.000 37.000 40.00011 Vĩnh Long - - - - 60 485 656 748 604 678 877 90012 Hậu Giang - - - - - - 80 108 160 325 500 65013 Cần Thơ - - 1.382 1.646 2.062 1.852 2.688 3.004 3.292 7.200 10.700 10.700  Tổng 6.470 10.200 12.288 14.278 16.428 19.566 21.117 21.878 23.341 71.158 101.314 105.535

(Nguồn: Báo cáo các địa phương và khảo sát, điều tra thực tế của Phân viện QHTS phía Nam)

27

Page 32: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

3.2.5. Cac vùng thích hợp phat triển nuôi ca tra ở ĐBSCL

Với nhưng lợi thế về điều kiện tự nhiên như: địa hình, địa chất, chế độ thủy văn, nguồn nước, các thông số môi trường nước phù hợp,…vùng ĐBSCL dần đã khẳng định được thương hiệu sản phẩm cá tra trên thế giới. Dựa trên cơ sở đo săp xếp các vùng nuôi cá tra để làm tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng thịt cá thông qua các yếu tố môi trường, nguồn nước và làm tiền đề cho việc bố trí phân cấp vùng quy hoạch theo các cấp độ vùng đất tối ưu để phát triển nuôi cá tra.

(1). Nuôi ca tra ao trên cồn, bãi (vùng nuôi thích hợp cấp 1)

Vị trí các cù lao, cồn bãi thường nằm kẹp giưa các con sông lớn, nơi đây co cường độ trao đổi nước cao, co điều kiện môi trường tốt cho vào ao nuôi cá tra. Hiện tại nhưng cồn bãi trong vùng rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Mô hình nuôi này mới được áp dụng vài năm gần đây ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp. Hiện nay các nhà đầu tư phát triển nuôi lan rộng đến các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và hầu hết các cồn bãi trong vùng.

Diện tích các ao nuôi trên cồn thường rất lớn, dao động từ 3.000-10.000m2, tập trung trong khoảng từ 6.000-8.000m2. Các ao nuôi co độ sâu trung bình từ 3-5m, cá biệt co nơi ao được đào sâu đến 6-7m. Nuôi cá tra cồn, bãi bồi sẽ tận dụng được nguồn nước lên xuống của thủy triều để thay nước cho ao nuôi mà không cần dùng máy bơm để cấp hay thoát nước. Mỗi ao nuôi thường co 1 cống hở co kích thước từ 2-4m để vừa cấp và thoát nước.

Một năm sản xuất 2 vụ (mỗi vụ 6 tháng, vụ 1 băt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau và vụ 2 băt đầu từ tháng 6 đến tháng 12).

Mật độ cá thả từ 30-50 con/m2, tùy theo cỡ giống (nếu cỡ 1,2cm thì thả mật độ cao, nếu giống cỡ 2,5cm thì thả mật độ thấp).

Nước thay hàng ngày theo thủy triều, đảm bảo nước trong ao không quá ô nhiễm để cá sinh trưởng và phát triển. 100% các ao nuôi hiện nay không co ao lăng và ao xử lý nước cấp và nước thải, nước thay ra đổ trực tiếp ra sông.

Hiện nay người nuôi chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp nên hạn chế được nhân công, giảm thiểu khối lượng chất thải răn đổ ra môi trường; cân đối thành phần dinh dưỡng, nâng cao chất lượng thịt cá.

Năng suất nuôi thường đạt rất cao dao động từ 200 - 400tấn/ha/vụ, sau 6 tháng nuôi cỡ cá thu hoạch đạt 1,0-1,2kg/con. Cá tra nuôi ở mô hình này thường cho sản phẩm thịt cá trăng, đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu sang các thị trường kho tính.

(2). Nuôi ca tra đăng quầng (vùng nuôi thích hợp cấp 2)

Nuôi đăng quầng thường ở nhưng con sông nhánh tốc độ dòng chảy thấp, hoặc nằm khuất trong các khúc quanh của các con sông. Hiện nay mô hình này còn phát triển nuôi giưa 2 cồn, bãi co dòng chảy vừa phải, chăn đăng lưới nối 2 cồn theo hướng chảy dòng sông. Mô hình nuôi đăng quầng xuất hiện ở hầu hết các tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu.

Vùng nuôi đăng quầng thường nằm ở đuôi các cồn, bãi, khoảng cách giưa các đăng quầng thường 200m. Nơi sâu nhất của đăng quầng (phía ngoài khoảng 4 m khi nước lên và 3m khi nước xuống). Năm 2005, diện tích nuôi đăng quầng ở các tỉnh không lớn, khoảng 62 ha, trong đo An Giang 45ha và Đồng Tháp 17ha. Trung bình mỗi đăng khoảng 10.000m2.

Chi phí xây dựng đăng quầng thấp hơn so với đào ao, không phải đầu tư cống bọng, máy bơm nước,… .

Nuôi đăng quầng phải sử dụng các loại giống co kích cỡ lớn (2,5-3,0cm), do đo một năm co thể sản xuất được 2 vụ. Mật độ thả giống dao động từ 25-35 con/m2, tùy theo điều kiện cụ thể của các hộ nuôi.

28

Page 33: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Giai đoạn đầu (1997- 2004) sử dụng chủ yếu là thức ăn tự chế biến (80%), bao gồm các loại cá tươi, bột cá, bột ngô,…, thức ăn công nghiệp được ít hộ sử dụng do giá thành sản xuất cao hơn thức ăn tự chế biến. Đến thời điểm hiện nay hầu hết diện tích nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp.

Năng suất nuôi đăng quầng trung bình từ 100-250tấn/ha/vụ; cá thu hoạch co kích cỡ từ 1,0-1,2kg/con. Cá được tiêu thụ cho các cơ sở chế biến để phục vụ chế biến xuất khẩu.

(3). Nuôi ca tra ao ven cac sông lớn (vùng nuôi thích nghi cấp 2) và ven cac sông nhanh, kênh trục (vùng nuôi thích nghi cấp 3)

Đối với mô hình nuôi cá tra ao ven các tuyến sông lớn (sông Tiền, sông Hậu), các ao nuôi thường được bố trí cặp các sông để thuận tiện cho việc cấp thoát nước, vận chuyển hàng hoa và tiêu thụ sản phẩm. Các ao nuôi co diện tích phổ biến dao động từ 2.000-7.000m2; độ sâu ao nuôi từ 3-5m, trung bình 4m. Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, cỡ giống thả, giá cả thị trường...vùng nuôi này trung bình mỗi năm từ 1,5-2 vụ nuôi. Tùy vị trí khác nhau mà ao được bố trí 1 cống thoát nước và 01 cống cấp nước, hoặc sử dụng máy bơm để cấp nước. Thường nước cấp, thoát tự động theo sự lên xuống của thủy triều, co nhiều vùng nước cấp bằng máy bơm. Công suất máy bơm lớn nho tùy thuộc vào diện tích ao nuôi, trung bình 15cv/máy bơm. Mật độ thả nuôi dao động trong khoảng 20-30 con/m2, tùy thuộc vào hình thức sản xuất và cỡ giống thả (nếu giống lớn thì thả mật độ thấp hơn và ngược lại). Giống thả thường co kích thước từ 1,2cm (giống nho) hoặc 2,5cm (giống lớn). Thời gian nuôi từ 5-7 tháng cũng tùy thuộc vào điều kiện chăm soc và cỡ giống thả nuôi. Cỡ cá thu hoạch đạt 0,9-1,1kg/con; năng suất nuôi từ 80-200 tấn/ha/vụ.

Đối với mô hình nuôi cá ao ven các sông nhánh, kênh trục thường nằm sâu trong nội đồng nên khả năng trao đổi nước hạn chế. Các ao nuôi thường được đào gần các sông, kênh này; diện tích ao dao động từ 1.000-5.000m2, độ sâu ao dao động từ 2-4m, trung bình 3m. Mật độ và thời vụ thả nuôi giống như nuôi cá tra ở vùng 2. Năng suất nuôi từ 50-150 tấn/ha/vụ.

Thức ăn công nghiệp được sử dụng trong suốt quá trình nuôi, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR = 1,4 -1,6). Tỉ lệ thức ăn cho cá giảm dần so với trọng lượng cá trong ao.

Chế độ thay nước thay đổi theo thời gian nuôi, do mật độ nuôi quá lớn nên môi trường nước trong ao rất nhanh bị nhiễm bẩn. Ty lệ nước thay và tần suất thay nước trong ao cũng tăng dần theo thời gian nuôi. Giai đoạn đầu (mới thả cá) 5-7 ngày thay nước một lần, thay 15% nước trong ao nuôi, đến cuối vụ tỉ lệ thay nước là 30% lượng nước trong ao và mỗi ngày thay nước một lần.

(4). Nuôi ca tra lồng bè

Các be nuôi thường tập trung thành cụm khoảng 4-5 lồng dọc các con sông lớn. Mỗi cụm cách nhau từ 70-150m; kích thước lồng nuôi dao động từ 50-500m3, tập trung trong khoảng 200-300m3/lồng. Các lồng nuôi được thiết kế bằng khung săt, xung quanh bao bằng lưới inox. Độ sâu của be nuôi từ 3-5m, cách đáy khoảng 0,5-1,0m.

Be nuôi được vệ sinh định kỳ trong thời gian nuôi, sau 3-5 năm thì đưa lên khoi mặt nước để gia công và sửa chưa lại.

Cá giống thả co kích thước lớn (2,5-3,5cm), được cung cấp từ các cơ sở sản xuất nhân tạo. Mật độ giống thả dao động trong khoảng 15-20 con/m3, tùy thuộc vào điều kiện chăm soc của các hộ nuôi.

Trong nhưng năm đầu, thức ăn sử dụng chủ yếu là tự tạo (85%), cá tạp, bột cá, bột ngô, phụ gia,… được chế biến ngay tại be dạng viên để cho cá ăn. Hiện nay loại hình nuôi lồng be chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp.

29

Page 34: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Năng suất cá nuôi trong be dao động từ 32-140kg/m3, tùy theo mật độ nuôi. Thời gian nuôi cá lồng be từ 5-7 tháng/vụ. Kích cỡ cá thương phẩm dao động từ 1,0-1,2kg/con. Tình hình nuôi cá tra lồng be hiện nay gặp nhiều kho khăn do suất đầu tư cao, hiệu quả kinh tế thấp hoặc thua lỗ. Xu thế nuôi cá tra lồng be các tỉnh sẽ không còn nưa. Trong quy hoạch sẽ không quy hoạch phát triển lồng be.

(5). Cac bệnh thường gặp trên ca tra

Tình trạng dịch bệnh diễn ra phức tạp, đặc biệt trong nhưng năm gần đây. Hiện tượng ô nhiễm môi trường, chất lượng giống đang co xu hướng giảm do thoái hoa,… dẫn đến dịch bệnh phát sinh ở nhiều khu vực nuôi trong vùng.

Các loại bệnh thường gặp là bệnh gan-thận-mủ, bệnh đốm đo, nhiễm ký sinh trùng nguyên nhân gây ra bởi vi khuẩn và các ký sinh trùng sống bám.

Công tác phòng trị bệnh gặp nhiều kho khăn do mật độ nuôi cao, thường xảy ra nhanh và lây lan trên diện rộng. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Công tác phòng trị chưa theo kịp với diễn biến thực tế sản xuất.

3.2.6. Công tac khuyến ngư

Các hoạt động khuyến ngư do Trung tâm khuyến ngư của tỉnh hoặc Chi cục thủy sản phối hợp với các trạm thủy sản (liên trạm) tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí co hạn, số lượng, trình độ và trang thiết bị của đội ngũ làm công tác này chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu thực tế, còn bị rủi do và thất bại do thiếu hiểu biết. Hàng năm thường tổ chức được khoảng 2-3 đợt tập huấn cho 1 vùng sản xuất tập trung về kỹ thuật cho người sản xuất. Khoảng 80% số lao động trực tiếp tham gia vào các lớp tập huấn.

3.2.7. Hạch toan kinh tế mô hình nuôi ca tra thâm canh

Mô hình nuôi cá tra qua các năm 2006-2008 được tính cho 01 ha mặt nước trong 01 vụ nuôi. Nhìn chung lợi nhuận năm 2006 và 2007 rất hấp dẫn các nhà đầu tư và các hộ nuôi, bình quân năm 2006 lợi nhuận trên mỗi hécta nuôi cá da trơn là trên 500 triệu đồng và năm 2007 là trên 273 triệu đồng. Với lợi nhuận cao đã kích thích người dân ồ ạt đào ao nuôi cá, dẫn đến môi trường ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, tiêu thụ gặp rất nhiều kho khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Khi phân tích về hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá tra thâm canh thì mô hình này co hiệu quả và an toàn cao hơn so với đầu tư nuôi tôm và các giống loài thủy sản khác; trên cùng 1 đơn vị diện tích co lợi thế so sánh hơn đối với các lĩnh vực kinh tế khác. Tuy nhiên, để cho mô hình này phát triển bền vưng, cần phải triển khai giám sát thực hiện quy hoạch một cách chặt chẽ, chỉ đạo tổ chức sản xuất hợp lý, sẽ chấm dứt tình trạng phát triển tự phát, khủng hoảng thừa nguyên liệu, cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thương trường,... đây là nhưng nguyên nhân dẫn đến thua lỗ mỗi héc ta nuôi trên 277 triệu đồng trong nhưng tháng giưa năm 2008 gây tổn thất lớn về mặt kinh tế cho người nuôi và xã hội (Chi tiết các địa phương tham khảo phụ lục).

3.3. DỊCH VỤ HẬU CẦN CHO SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA

3.3.1. Sản xuất và dịch vụ con giống

(1). Số lượng cơ sở và sản lượng giống của cac tỉnh vùng ĐBSCL

Đến năm 1999 chỉ co 3 cơ sở ương dưỡng giống cá tra tập trung ở tỉnh An Giang. Năm 2000 toàn vùng co 46 cơ sở, tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp 43 cơ sở và tỉnh An Giang 3 cơ sở.

Số lượng các cơ sở ương dưỡng và sản xuất giống cá tra tăng nhanh liên tục trong giai đoạn 2001-2007, từ 82 cơ sở (2001) lên đến 5.171cơ sở (2007), tăng gấp 63 lần; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 80,76%/năm. Trong đo tăng đáng kể nhất là tỉnh Đồng Tháp năm 2001 co 52 cơ

30

Page 35: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

sở đến năm 2007 lên đến 3.842 cơ sở, tiếp đo là tỉnh An Giang số lượng cơ sở tăng từ 3 cơ sở (2001) tăng lên 1.031 cơ sở (2007). Đến tháng 7/2008 số lượng cơ sở sản xuất giống là 5.633 cơ sở, tăng 1,09 lần so với cả năm 2007, trong đo tính Đồng Tháp là 4.300 cơ sở.

Số cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống cá tra ở 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm đến 94,24% tổng số cơ sở trong vùng. Một số tỉnh còn lại như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang Cần Thơ chủ yếu là cơ sở ương dưỡng từ bột lên giống.

Các cơ sở sản xuất giống thường co sản lượng giống trung bình hàng năm là 1 triệu con/năm; 10-15 triệu cá bột/năm; diện tích trung bình các cơ sở ương dưỡng dao động từ 3.000-5.000m2, trung bình sản xuất khoảng 6 đợt/năm.

Sản lượng cá bột cũng tăng lên rất nhanh theo tốc độ tăng nhanh số cơ sở sản xuất giống, từ 466 triệu cá bột (năm 2000) tăng lên gấp 25,33 lần là 11.805 triệu (năm 2007). Trong đo sản lượng cá bột 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm gần như tuyệt đối của toàn vùng.

Ty lệ sống từ ương dưỡng từ bột lên giống ở giai đoạn đầu còn rất thấp, nhưng về sau áp dụng khoa học tiên tiến vào thực thực tế sản xuất nên ty lệ sống được nâng cao. Ty lệ sống bình quân từ 6,91% (năm 2000) lên 35,29% (năm 2005) và đây cũng là ty lệ sống cao nhất từ trước đến nay.

Trong giai đoạn (2006-2008) diện tích nuôi luôn được mở rộng, mật độ thả nuôi liên tục được đẩy lên cao nên đòi hoi một số lượng lớn về con giống. Vì vậy số lượng cở sở sản xuất, ương dưỡng cá giống phát triển đại trà, tràn lan trong giai đoạn này nhằm đáp ứng nhu cầu về con giống. Các cở sở này tranh thủ cơ hội, chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật băt buộc và cuối cùng sản xuất ra nhưng đàn cá giống kém chất lượng, chống chịu kém với điều kiện môi trường, chậm lớn, một số đàn giống biểu hiện sự suy thoái do cận phối. Ty lệ ương từ bột lên giống dao động từ 16,32% đến 20% trong giai đoạn 2006-2008.

Tương ứng với sản lượng cá bột, sản lượng cá giống cũng liên tục tăng từ 32 triệu cá giống (năm 2000) tăng lên 1.926 triệu cá giống (năm 2007), tăng gấp gần 60 lần. Trong 7 tháng đầu năm 2008 sản lượng cá giống đạt 933 triệu con. Sản lượng cá giống tăng là điều đáng khích lệ. Song, chất lượng cá giống ngày càng co xu hướng giảm là do việc kiểm tra, kiểm dịch còn long lẻo, thiếu khâu tổ chức, quản lý sản xuất chặt chẽ.

Cá giống được chia làm 2 loại, đối với giống nho 1,2-1,3cm/con thì cung cấp cho các hộ nuôi ao, đối với loại co kích thước lớn hơn, từ 2,5-3,5cm thì phục vụ cho nuôi đăng quầng và nuôi lồng be.

Hình 3.6: Diễn biến sản lượng cá tra bột và giống qua các năm trong vùng ĐBSCL

31

Page 36: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Hình 3.7: Diễn biến số lượng cơ sở sản xuất-ương và ty lệ ương giống trong vùng ĐBSCL

32

Page 37: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Bảng 3.6: Số lượng cơ sở ương giống cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997- 7/2008 ĐVT: cơ sở

TT Địa phương/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7/20081 An Giang 2 2 3 3 3 19 24 25 545 616 1.031 1.041

2 Đồng Tháp 0 0 0 43 52 52 52 850 1.052 1.250 3.842 4.3003 Cần Thơ 0 0 0 0 19 10 4 4 4 10 140 100

4 Vĩnh Long 0 0 0 0 8 8 10 10 8 40 71 945 Tiền Giang 0 0 0 0 0 0 2 2 2 43 43 43

6 Hậu Giang 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 3 37 Trà Vinh 0 0 0 0 0 0 0 0 6 10 16 21

8 Bến Tre 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 25 31  Tổng 2 2 3 46 82 89 92 891 1.617 1.976 5.171 5.633

(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT giai đoạn 1997-7/2008)

Bảng 3.7: Sản lượng cá tra bột và giống sản xuất hàng năm ở vùng ĐBSCL ĐVT: Triệu con

TT Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/2008Cá bột Cá

giốngCá bột Cá

giốngCá bột Cá

giốngCá bột Cá

giốngCá bột Cá

giốngCá bột Cá

giốngCá bột Cá

giốngCá bột Cá

giốngCá bột Cá

giống1 An Giang 36 2 45 2 228 17 240 24 375 28 715 103 2.480 79 2.730 270    2 Đồng Tháp 430 30 416 36 572 47 624 52 4.250 935 4.681 1.744 5.000 957 9.000 1.149 4.500 7203 Cần Thơ   - - 19 - 9 - 4 - 3 - 50   100   350   794 Vĩnh Long       6 - 7 - 10 - 8 - 6   29   54    5 Tiền Giang       - - - - 2 - 2 - 1 74 24 75 25 60 206 Bến Tre                           5   20 76 407 Hậu Giang                           40   50   648 Trà Vinh                           5   8 18 10

  Tổng (làm tròn) 466 32 461 63 800 80 864 92 4.625 975 5.396 1.904 7.554 1.239 11.805 1.926 4.654 933  Tỷ lệ giống/bột (%)   6,91   13,69   10   10,65   21,09   35,29   16,4   16,32   20,05

(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT giai đoạn 1997-7/2008)

33

Page 38: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

(2). Chất lượng giống

Nguồn gốc giống nuôi được cung cấp từ các vùng Hồng Ngự - Đồng Tháp hoặc An Giang co chất lượng tốt. Tốc độ tăng trưởng trung bình ổn định (6 tháng đạt 1kg), ty lệ sống cao (80-95%), kích cỡ đồng đều, ít bị dịch bệnh trong quá trình sản xuất. Ty lệ ương từ bột lên hương cũng được cải thiện đáng kể, ban đầu chỉ đạt khoảng 10-15% sau đo nâng lên đến 25-30%, co nơi đạt 35%; kỹ thuật ương từ cá hương lên cá giống cũng được cải thiện đáng kể, đưa ty lệ sống từ 60% lên đến 80-85%. Đây là cơ sở sẽ bố trí quy hoạch hệ thống trại sản xuất bột và ương dưỡng trên 2 tỉnh này co điều kiện môi trường sinh thái phù hợp với đặc điểm sinh học của cá tra.

(3). Tình hình tiêu thụ ca giống nuôi

Cơ sở sản xuất cá bột cung cấp cho cơ sở ương dưỡng sau đo cung cấp cho nuôi thương phẩm hoặc cung cấp cho các cơ sở kinh doanh giống. Cơ sở sản xuất cá bột, ương lên cá hương và cá giống sau đo cung cấp cho cơ sở kinh doanh và cơ sở kinh doanh cung cấp cho nuôi thương phẩm. Các hộ nuôi thương phẩm co thể mua giống tại nơi sản xuất hoặc các hộ kinh doanh giống vận chuyển đến tận ao, be để cung cấp. Ty lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển thường khoảng 5-10% tùy thuộc vào cỡ cá cũng như khoảng cách vận chuyển, cá càng lớn tỉ lệ hao hụt càng thấp và ngược lại.

Hình 3.8: Sơ đồ luân chuyển con giống trong vùng ĐBSCL

(4). Tình hình kiểm soat con giống

Lực lượng kiểm tra, kiểm soát của các tỉnh còn quá mong, trình độ và trang thiết bị còn nhiều hạn chế, do đo lượng giống được kiểm tra, kiểm soát chiếm tỉ trọng rất nho trong tổng nhu cầu giống nuôi. Các hộ sản xuất nho lẻ và tâm lý sợ phải đong thuế nên không cung cấp thông tin đầy đủ cho cơ quan quản lý, dẫn đến công tác kiểm tra, kiểm soát gặp rất nhiều kho khăn.

3.3.2. Cung cấp thức ăn, thuốc và hóa chất

Chi phí sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi cá thường cao hơn sử dụng thức ăn tự tạo, khoảng 80% hộ nuôi dùng thức ăn tự chế biến dễ gây ô nhiễm nước thải. Do sử dụng thức ăn công nghiệp khá tiện lợi, hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường nên 2 năm gần đây (2006-2007) hầu hết số người nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên. Thức ăn công nghiệp cung ứng cho nuôi ở ĐBSCL chủ yếu từ các nhà máy sản xuất thức ăn Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,.. và của một số công ty nước ngoài sản xuất thức ăn tại Việt Nam.

116

Cơ sở sản xuất cá bột

Cơ sở ương nuôi cá giống

Cơ sở nuôi cá thịt

Cơ sở kinh doanh

Cung cấp cá bột

Cung cấp cá giông

Cung cấp cá giông

Page 39: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Đối với thức ăn tự chế biến, giá thành khoảng 3.800-4.000đ/kg; thức ăn công nghiệp dao động trong khoảng từ 4.800-5.800đ/kg ở năm 2005. Trong năm 2007 và đầu năm 2008 đã tăng lên 8.000đ-8.500đ/kg tùy từng hãng sản xuất. Thức ăn công nghiệp co hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) khoảng 1,4-1,6; còn đối với thức ăn tự chế biến thì FCR khoảng 2-2,2.

Hiện tại giá thức ăn cho cá tra ở mức khá cao đây là một trong nhưng nguyên nhân gop phần làm tăng chi phí sản xuất cho người nuôi. Hàng năm trong vùng tiêu thụ một khối lượng rất lớn thức ăn công nghiệp đem lại nhuận đáng kể cho các công ty sản xuất thức ăn, trong khi đo người nuôi gánh chịu nhưng thua lỗ do nhưng yếu bất lợi như giá cả không ổn định, nguy cơ thừa nguyên liệu luôn thường trực….

Cá tra co biên độ thích ứng với các yếu tố môi trường rộng hơn nhiều so với các đối tượng thủy sản khác. Các loại hoa chất sử dụng chủ yếu để cải tạo ao, sau khi thu hoạch và chuẩn bị cho một vụ sản xuất mới. Các hoa chất sử dụng đều nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ Thủy sản (trước đây) và dùng theo sự chỉ dẫn, tư vấn của các cán bộ co chuyên môn của các cơ quan co chức năng.

Các cơ sở cung cấp thuốc và hoa chất phục vụ NTTS noi chung và nuôi cá tra noi riêng đều kết hợp với cung cấp thức ăn và các dịch vụ khác phục vụ cho NTTS. Số lượng các đại lý thức ăn trong nhưng năm gần đây ở con số khá cao, từ 654 đại lý (năm 2006) tăng lên 716 đại lý vào năm 2007 và 7 tháng đầu năm 2008 với 763 đại lý.

Nhìn chung công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều kho khăn, do lực lượng cán bộ mong, phương tiện và trang thiết bị phục vụ còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vẫn còn nhưng hiện tượng người nuôi phải sử dụng các loại thức ăn quá hạn, không đảm bảo chất lượng, các loại thuốc, hoa chất nhập lậu, không nhãn mác,….

Bảng 3.8: Số lượng đại lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản phục vụ nuôi cá tra trong vùng (Cơ sở)TT Địa phương/Năm 2006 2007 7/20081 Tiền Giang 183 183 1832 Bến Tre 21 17 203 An Giang 15 34 414 Đồng Tháp 203 238 2405 Vĩnh Long 112 120 1306 Hậu Giang 15 15 187 Cần Thơ 105 109 131  Tổng 654 716 763

(Nguồn: Sở NN & PTNT các tỉnh ĐBSCL)

3.4. HIỆN TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐBSCL

3.4.1. NĂNG LỰC CHẾ BIẾN

(1). Công suất và sản lượng chế biến ca tra

Số lượng, qui mô nhà máy chế biến cá tra liên tục tăng nhanh trong nhưng năm qua. Năm 2000, toàn vùng chỉ co 15 nhà máy với công suất 77.880 tấn/năm, đến năm 2007 là 64 nhà máy, công suất đạt 682.300 tấn/năm. Tính đến tháng 6 năm 2008, toàn vùng đã co 80 nhà máy chế biến cá tra, công suất thiết kế 965.800 tấn/năm.

Bảng 3.9: Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra trong vùng 2000-2008

Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007Th 1-6/2008

Số NM chế biến cá tra 15 19 20 23 33 36 54 64 80- Chuyên 1 2 2 2 4 5 20 26 37- Kết hợp 14 17 18 21 29 31 33 37 42CS thiết kê (tấn/năm) 77.880 88.540 119.331 144.945 230.740 281.740 495.351 682.300 965.800

117

Page 40: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

SL chế biến (tấn) 689 1.970 27.980 33.304 82.962 140.707 286.600 386.870 -Hiệu suất (%) 1 2 23 23 36 50 58 57 -(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

(2). Lao động chế biến ca tra

Tính đến năm 2006, ngành công nghiệp chế biến thủy sản của vùng ĐBSCL đã tạo việc làm cho khoảng 116.000 lao động địa phương.

(3). Mặt hàng chế biến

Trước đây cá tra được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng phi lê cấp đông đơn thuần nhưng đến nay đã đa dạng hơn nhiều với các mặt hàng chế biến sẵn như: chả cá; tẩm bột; cá tra căt khoanh muối sả; căt khúc; sandwich; bánh me; bao băp non; cà chua nhồi cá tra; bông bí nhồi cá tra; bao tử dồn chả hải sản; xúc xích, phi lê cuộn nhồi tôm; cá tra nhồi cá hồi. Ngoài dạng chế biến sẵn thì một số doanh nghiệp còn co mặt hàng khô (chủ yếu ở An Giang) như bong bong cá tra sấy khô; khô cá tra phồng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn tận dụng phế liệu chế biến thành các sản phẩm co ích như dầu cá, bột cá làm tăng hiệu quả sản xuất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

(4). Nhu cầu nguyên liệu chế biến

Thời gian đầu (1998-2001) do chưa tìm được thị trường xuất khẩu nên lượng cá tra nuôi chủ yếu được tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm dưới 10%. Năm 2002, đánh dấu sự tăng trưởng đột phá của thị trường xuất khẩu, co đến 54% sản lượng nuôi được đưa vào chế biến để xuất khẩu. Nhưng năm gần đây, ty trọng này chiếm khoảng 90%.

Bảng 3.10: Nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu giai đoạn 1998-2007 (Đơn vị: tấn)Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Sản lượng nuôi (1) 105.446 109.927 154.907 199.100 272.412 416.908 825.000 1.150.000Nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu (2) 2.067 5.910 83.940 93.246 231.628 390.701 751.224 1.011.516Tỷ trọng (%) 2% 5% 54% 47% 85% 94% 91% 88%Nguyên liệu cho chế biến và tiêu thụ nội địa tươi sống (3) 103.379 104.017 70.967 105.854 40.784 26.207 73.776 138.484

Ghi chú: (2) Tính toán qui đổi từ lượng thành phẩm xuất khẩu giai đoạn 1998-2007(3) bằng (1) trừ (2): là lượng cá tra cho chế biến và tiêu thụ dạng tươi ở trong nước

(5). Quản lý chất lượng sản phẩm

Để co thể xuất khẩu hàng hoa sang các thị trường nước ngoài, đặc biệt là nhưng nước co yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ, Nhật thì hầu như mọi doanh nghiệp đã phải áp dụng các Chương trình quản lý chất lượng như HACCP, SQF 2000CM, SQF1000CM, ISO9001:2000, Halal, BRC, và quản lý môi trường như ISO 14000. Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng cũng còn nhiều bất cập như chưa kiểm soát được việc buôn bán kháng sinh hoa chất không rõ nguồn gốc; quản lý vùng nuôi chưa hiệu quả; vấn đề truy nguyên nguồn gốc sản phẩm;…

3.4.2. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

(1). Thị trường nội địa

Như đã đánh giá ở mục trên, thời gian đầu sản lượng nuôi cá tra chủ yếu được tiêu thụ nội địa, nhưng năm gần đây do khối tượng sản phẩm xuất khẩu tăng nên thị trường nội địa thu hẹp dần cả về ty trọng lẫn khối lượng. Sản phẩm tiêu thụ nội địa là cá tra co thịt màu vàng

118

Page 41: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

được nuôi nho lẻ tự phát do các hộ gia đình đem bán ở chợ dạng tươi sống. Một phần cá tra chế biến đông lạnh co bày bán ở hệ thống siêu thị bán lẻ trên toàn quốc.

(2). Thị trường xuất khẩu

(a) Tăng trưởng của thị trường

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1998-2007 đạt 77% về sản lượng và 68% về KNXK. Tốc độ tăng KNXK thấp hơn tốc độ tăng sản lượng đã cho thấy giá xuất khẩu trung bình giảm dần và phần nào phản ảnh hiệu quả sản xuất giảm.

Bảng 3.11: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 1998-2007Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tăng bq

Sản lượng (tấn) 689 1.970 27.980 33.304 82.962 140.707 286.600 386.870 77%KNXK (103 USD) 2.593 5.618 87.055 81.899 228.995 328.153 736.872 979.036 68%Giá TB (USD/kg) 3,76 2,85 3,11 2,46 2,76 2,33 2,57 2,53 -5%

(Nguồn: Thông kê XKTS Việt Nam 10 năm (1998-2007) - VASEP, 2008)

Hình 3.9: Diễn biến KNXK và giá XK trung bình cá tra giai đoạn 1998-2007

(b) Cơ cấu thị trường

Cơ cấu thị trường liên tục co sự thay đổi qua từng năm trong giai đoạn 2003-2007. Thị trường Mỹ co sự biến động mạnh nhất do đã xảy ra vụ kiện chống bán phá giá vào năm 2003. Tuy nhiên, ngay sau đo thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam đã được mở rộng hơn, đặc biệt là sang EU và gần đây nhất là Nga. Co thế noi EU và Nga đã thế chỗ cho thị trường Mỹ như trong nhưng năm 1999-2002.

Bảng 3.12: Cơ cấu của thị trường xuất khẩu cá tra, basa giai đoạn 2003-2007 (đơn vị: %)

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007Th 1-5/2007

Th 1-5/2008

Sản lượng xuất khẩu 100 100 100 100 100 100 100EU 19 27 39 43 45 47 38Băc Mỹ 31 24 18 14 11 7 7Nhật 2 1 0,4 0,3 0,4 0 0

119

Page 42: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

ASEAN 14 14 16 10 9 10 7Nga 0 1 2 15 13 16 17Ucraina 0 0 0,1 3 6 6 8Trung Quốc 21 22 12 6 5 5 3Ôxtrâylia 7 8 7 4 3 3 2Nước khác 7 4 6 5 9 7 17Kim ngạch xuất khẩu

100 100 100 100 100 100 100EU 20 29 42 47 48 50 42Băc Mỹ 34 27 20 16 13 8 9Nhật 2 1 0,5 0,4 1 0 0ASEAN 11 10 12 9 8 9 8Nga 0 0,3 2 11 9 14 12Ucraina 0 0 0,1 2 4 4 6Trung Quốc 19 19 10 5 4 5 3Ôxtrâylia 8 9 8 4 4 3 3Nước khác 7 4 5 6 9 6 17

Đến nay, cá tra Việt Nam đã co mặt ở khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. EU, Băc Mỹ và Nga là nhưng thị trường lớn nhất.

Hình 3.10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra theo sản lượng năm 2007

120

Page 43: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Hình 3.11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra theo giá trị năm 2007

3.4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐBSCL

(1). Nuôi ca tra vùng ĐBSCL

- Những kết quả đạt được

+ Khai thác và tận dụng tiềm năng diện tích đất cồn bãi, ven sông; diện tích mặt nước đưa vào phát triển nuôi cá tra thâm canh theo nhiều loại hình khác nhau như: nuôi ao, nuôi đăng quầng, lồng be.

+ Hơn 10 năm qua diện tích nuôi cá tra liên tục gia tăng, từ 1.290 ha năm 1997 tăng lên 5.429,7 ha vào năm 2007, tăng gấp 4,2 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 15,46%/năm.

+ Vận dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thực tiễn gop phần đưa năng suất nuôi cá tra liên tục tăng qua các năm. Năng suất trung bình 7 tháng đầu năm 2008 đạt 157 tấn/ha. Một số điểm nuôi áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong nuôi như: SQF1000CM, GAP, BAP…

+ Tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoa lớn cung cấp chủ yếu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Sản lượng cá tra thương phẩm trong vùng tăng vượt bậc, từ 23.250 tấn năm 1997 tăng lên 683.567 tấn trong năm 2007, tăng 29,4 lần; 7 tháng đầu năm 2008 sản lượng lên đến mức 835.564 tấn.

+ Theo ước lượng về sản lượng và hạch toán kinh tế mô hình nuôi cá tra thâm canh mang lại lợi nhuận cho các hộ nuôi và các nhà đầu tư trong toàn vùng là 1.895 ty đồng và 1.486 ty đồng lần lượt cho các năm 2006 và 2007.

+ Nghề sản xuất giống cá tra trong vùng gần như đã được xã hội hoa. Số lượng cơ sở sản xuất và ương giống liên tục tăng nên đã sản xuất và đáp ứng đủ nhu cầu nuôi hiện tại. Số lượng cá giống từ 32 triệu năm 2000 tăng lên 1.926 triệu con giống vào năm 2007, tăng gấp 60 lần.

+ Việc phát triển nuôi cá tra còn giải quyết một lượng lao động đáng kể tạo thu nhập và gop phần duy trì bảo vệ trật tự an ninh. Đến năm 2007 thu hút được trên 100.000 lao động, tăng gấp 15,7 lần so với năm 1997. Trong 7 tháng đầu năm 2008 số lượng lao động trong sản xuất cá tra là 105.535 người.

+ Các chính sách co liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đã tác động tích cực đến sự phát triển. Ví dụ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 6 năm 2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoa thông qua hợp đồng; hay chính sách cho các hộ nông dân và doanh nghiệp vay vốn để tiêu thụ cá trong năm 2008.

- Những mặt hạn chế, tồn tại cần khắc phục

+ Việc phát triển nuôi cá tra tự phát, tràn lan, phát triển sâu trong nội đồng, làm cho nhiều hộ nuôi bị thiệt hại lớn về mặt tài chính trong năm 2008. Dự án “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” đã tiến hành lập từ khá lâu nhưng hiện tại vẫn chưa hoàn thành, nên không co cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp kịp thời và co nhiều bất cập trong công tác chỉ đạo, tổ chức quản lý sản

121

Page 44: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

xuất cho từng địa phương trong vùng.

+ Đối với nghề nuôi cá tra hầu như chưa co một cơ chế chính sách rõ ràng, cụ thể. Các chính sách như thuê dài hạn diện tích mặt đất, mặt nước; thu hút các nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tín dụng ngân hàng; đăng ký quyền sử dụng đất; hợp tác, liên kết các tổ chức trong và ngoài nước; bảo vệ môi trường, cấp phép nuôi cá tra khi thực hiện đúng cam kết về quy trình nuôi, hệ thống xử lý nước thải,… đo là nhưng văn bản pháp quy, phải đích thực, cụ thể để vận dụng một cách co hiệu quả nhằm dung hòa lợi ích của người nuôi cá và của toàn xã hội.

+ Vấn đề chỉ đạo quản lý của các cấp trong ngành từ Trung ương đến địa phương trong việc sản xuất cá tra ở ĐBSCL còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đi sâu sát với thực tế, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm với cộng đồng dân cư nuôi cá trong vùng. Nhưng giải pháp đưa ra mang tính tình thế; chưa co tầm nhìn chiến lược cho sản phẩm cá tra trong vùng. Cần vận dụng quy trình “đồng quản lý nghề cá” trong nuôi cá tra noi riêng và các lĩnh vực thủy sản noi chung ở ĐBSCL để nâng cao trách nhiệm của cộng đồng người dân.

+ Công nghệ, kỹ thuật nuôi còn rất đơn giản, lạc hậu; chưa ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật tiên tiến. Công tác chuyển giao quy trình kỹ thuật của Viện, Trường còn mang tính đối pho, thiếu thuyết phục người dân vẫn duy trì kỹ thuật nuôi truyền thống và nâng cao sản lượng nhờ kinh nghiệm sản xuất là chủ yếu.

+ Với nhưng ưu đãi của thiên nhiên về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL, một lần nưa người nuôi băt môi trường và toàn xã hội phải gánh chịu sự xả thải trực tiếp các chất thải răn và long ra môi trường sông nước. Về lâu dài, đây chính là nguyên nhân gây tác động trực tiếp lại nghề nuôi cá tra trong vùng ĐBSCL và hậu quả là phát sinh dịch bệnh co thể lây lan ra toàn vùng. Như vậy, người nuôi phải cần phải co ý thức, trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quy trình nuôi về xử lý nguồn nước trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.

+ Trong vùng chưa co sự phối hợp chặt chẽ giưa người sản xuất, doanh nghiệp dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của người nuôi ở nhiều thời điểm gặp nhiều kho khăn.

+ Do chạy theo diện tích và mật độ thả nuôi nên người dân ồ ạt xây dựng trại sản xuất và ương giống nhằm để đáp ứng với nhu cầu hiện tại về số lượng và thu lợi nhuận. Chính vì vậy chất lượng con giống co chiều hướng suy giảm trong nhưng năm gần đây với nhưng biểu hiện như: chậm lớn, ty lệ sống thấp, dễ măc bệnh, suy thoái cận phối…. Nên trong quy hoạch cần phải xác định tiềm lực, lợi thế của nhưng tỉnh cho ra chất lượng giống tốt, co uy tín, nhãn mác để cung cấp cho người nuôi đạt năng suất, hiệu quả cao.

(2). Chế biến và tiêu thụ sản phẩm ca tra

a). Thuận lợi

- Nguồn nguyên liệu dồi dào: sản lượng cá tra nuôi tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây, đạt trên 1 triệu tấn vào năm 2007, chất lượng nguyên liệu được thị trường thế giới chấp nhận.

- Hệ thống nhà máy chế biến cá tra co dây chuyền thiết bị hiện đại ngang tầm khu vực và bước đầu tiếp cận với thế giới. Công suất chế biến lớn co thể thu mua hết nguyên liệu của nông dân.

- Lực lượng lao động thất nghiệp ở nhiều địa phương là nguồn lao động dồi dao của ngành, chi phí lao động thấp.

- Cá tra co giá trị xuất khẩu rất cao, thu về gần 1 ty USD năm 2007 và hiện mặt hàng này đã co mặt ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

122

Page 45: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

b). Những trở ngại

- Giá cả bấp bênh dẫn đến chưa ổn định sản xuất;

- Kho khăn về kiểm soát chất lượng và truy nguồn gốc sản phẩm;

- Tranh chấp thương mại, kiện bán phá giá;

- Hệ thống thông tin chuyên ngành chưa phục vụ kịp thời cho công tác dự báo thị trường cũng như quản lý vùng nuôi;

- Kho khăn khách quan như lạm phát, lãi suất, ty giá,...

c). Nguyên nhân của những khó khăn

- Kho khăn thứ nhất về giá cả bấp bênh dẫn đến sản xuất chưa ổn định là do thiếu sự liên kết giưa sản xuất và tiêu thụ. Hợp đồng cung cấp và thu mua sản phẩm giưa doanh nghiệp với nông dân nuôi cá tuy được ký kết nhưng không hiệu quả do chưa co chế tài cụ thể.

- Công tác kiểm soát chất lượng và truy nguồn gốc sản phẩm gặp rất nhiều kho khăn do nghề nuôi phát triển manh mún, tự phát, không theo quy hoạch và chưa quản lý được vùng nuôi.

- Bất lợi về lạm phát trong nước cao: ty lệ lạm phát trong nước cao hơn nhiều so với thế giới (nhưng nước nhập khẩu cá tra) dẫn đến chi phí đầu vào tăng trong khi đầu ra là giá thế giới (ít biến động). Như vậy lợi nhuận giảm xuống và doanh nghiệp hạn chế thu mua cá của nông dân.

- Lãi suất thị trường trong thời gian qua tăng trưởng nong, trong khi ty lệ vốn vay ngăn hạn của doanh nghiệp cao dẫn tới nhiều rủi ro. Doanh nghiệp không đầu tư sản xuất mạo hiểm.

123

Page 46: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

PHẦN IVDỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN

4.1. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG

4.1.1. Thị trường trong nước

Mức tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người của Việt Nam tăng bình quân 5%/năm trong giai đoạn 1990-2007. Như vậy, nếu xu hướng này vẫn được thiết lập trong thời gian tới thì dự báo mức tiêu thụ thủy sản vào các năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là: 28,3-32,9-37,4 kg/người. Lượng cầu thủy sản tương ứng cho dân số trong nước là: 2,52-3,11-3,75 triệu tấn (dân số dự báo ở các năm 2010, 2015, 2020 lần lượt là 88,85-94,50-100,15 triệu người).

Hình 4.1: Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 1990-2007

Với lượng cầu trong nước là rất lớn thì đòi hoi lượng cung cấp cũng tương ứng. Trong khi nguồn lợi thủy sản khai thác tự nhiên co hạn thì con người phải sử dụng từ nhân tạo nhiều hơn. Cá tra co lợi thế là dễ nuôi, co thể cung cấp khối lượng lớn nên trong thời gian tới cá tra sẽ trở nên quan trọng ở thị trường nội địa. Thực tế hiện nay, co khoảng 60 loại mặt hàng từ cá tra được bán ở khăp các siêu thị hoặc chợ trong cả nước.

4.1.2. Thị trường thế giới

(1) Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường

124

Page 47: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Hình 4.2: Diễn biến sản lượng thủy sản thế giới 1990-2005 (không tính thực vật thủy sinh)

Qua đồ thị trên cho thấy sản lượng khai thác tương đối ổn định ở mức 92-94 triệu tấn còn sản lượng nuôi liên tục tăng trưởng rất đều đặn trong giai đoạn 1990-2005. Nếu tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi vẫn duy trì như trong nhưng năm qua thì đến năm 2010, 2015, 2020 sẽ đạt các sản lượng tương ứng là 60-72-84 triệu tấn. Khối lượng cung cấp cho tiêu dùng của con người vào các năm 2010, 2015, 2020 đạt tương ứng 117-127-137 triệu tấn.

Bảng 4.1: Dự báo sản lượng thủy sản thế giới đến năm 2020 (Đơn vị: triệu tấn)

Danh mục Hiện trạng Dự bao1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020

Tổng 99 116 131 141 152 165 178Sản lượng nuôi 13 24 35 48 60 72 84Sản lượng khai thác 86 92 96 93 92 93 94Dùng làm thực phẩm 71 86 97 108 117 127 137Không dùng làm thực phẩm 28 30 34 33 35 38 41

(Nguồn: FAO, 2007)

(2). Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới

Hình 4.3: Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới 1990-2005

Qua hình trên cho thấy NTTS thế giới phát triển mạnh nhất ở lĩnh vực nuôi nước ngọt. Bốn đối tượng nước ngọt được nuôi nhiều nhất là Hypophthalmichthys molitrix (cá me trăng), Ctenopharyngodon idellus (cá trăm co), Cyprinus carpio (cá chép) và cá Trôi. Tuy nhiên, nhưng đối tượng này thường được tiêu dùng nội địa mà ít được thương mại hoa. Nhưng đối

125

Page 48: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

tượng xuất khẩu nhiều là cá rô phi, cá da trơn, cá hồi. Đặc biệt là loài Pangasius spp (cá Tra ở Việt Nam) đã trở nên quan trọng đối với thị trường thế giới.

Cá da trơn co tốc độ tăng trưởng sản lượng rất cao, đạt 19%/năm trong giai đoạn 1999-2005, trong khi các loài nuôi nước ngọt chỉ đạt 6%. Nhờ sự tăng trưởng nhanh nên ty trọng được cải thiện từ 2% năm 1999 lên 5% năm 2005. Tuy vậy, ty trọng này vẫn còn rất nho so với tổng sản lượng các loài nuôi nước ngọt. Một động lực quan trọng cho sự tăng trưởng của cá da trơn so với cá nuôi khác là giá thành của chúng tương đối thấp.

Bảng 4.2: Sản lượng cá nuôi nước ngọt thế giới giai đoạn 1999-2005 (Đơn vị: triệu tấn)

Danh mục 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005Tăng bq ‘99-‘05

Nuôi nước ngọt 19,46 20,42 21,67 23,09 24,15 26,31 27,70 6%Trong đó: Cá da trơn 0,48 0,50 0,53 0,59 1,00 1,22 1,40 19%Ty trọng 2% 2% 2% 3% 4% 5% 5%  

(Nguồn: FAO, 2007)

Hình 4.4: Ty trọng cá nước ngọt trong tổng nhu cầu thủy sản thế giới

(3). Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản thế giới

Theo dự báo của Trung tâm Thủy sản Thế giới, đến năm 2010 nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 156.723 nghìn tấn, trong đo nhu cầu thủy sản thực phẩm chiếm 81,8% và nhu cầu thủy sản phi thực phẩm chiếm 18,2%. Riêng các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực châu Á năm 2010 sẽ chiếm 58% mức tiêu thụ thủy sản toàn thế giới, kế tiếp sẽ là khu vực châu Âu và Nga chiếm 13%, Caribê và Nam Mỹ sẽ chiếm 12%, các châu lục khác sẽ chiếm ty trọng dưới 10% tổng nhu cầu thủy sản toàn thế giới. Và theo như dự báo của trung tâm thủy sản thế giới đến năm 2020, nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 183.357 nghìn tấn, trong đo các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng lượng tiêu thụ thủy sản toàn cầu và 79% tổng sản lượng thủy sản thế giới. Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2020, tiêu thụ thủy sản ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 62,7 triệu tấn lên 98,6 triệu tấn (tăng 57%), trong khi các nước phát triển sẽ chỉ tăng 4%, từ 28,1 triệu tấn lên 29,2 triệu tấn.

Nhu cầu trung bình đầu người năm 2010 trên toàn thế giới đối với tất cả các sản phẩm thủy sản là 18,4kg/người/năm và 19,1kg/người/năm vào năm 2015. Như vậy mức tăng về nhu cầu sẽ là 18% trong vòng 15 năm so với mức tăng 40% trong 20 năm trước, nhu cầu thủy sản/đầu người năm 2010 đối với các loại cá sẽ là 13,7kg/năm, và 14,3 kg/năm vào năm 2015,

126

Page 49: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

đối với nhuyễn thể và các động vật thủy sản khác sẽ là 4,7kg vào năm 2010 và 4,8 kg vào năm 2015. Các nước đang phát triển sẽ đứng đầu về tốc độ tăng cầu theo đầu người, trong khi đo tốc độ tăng cầu/đầu người ở các nước phát triển nhìn chung sẽ co xu hướng giảm xuống. Trong tổng mức tăng về nhu cầu sản phẩm thủy sản thì khoảng 46% mức tăng là do sự gia tăng dân số, số còn lại 54% là do sự phát triển kinh tế.

Bảng 4.3: Dự báo tiêu thụ thủy sản trên thế giới đến 2010 (ĐVT: 1.000 tấn)

TT Cac nhu cầu Châu Phi

Bắc Mỹ

Caribê  Nam Mỹ Châu Á Châu Âu

+ NgaC. Đại Dương

Toàn thế giới

Tổng nhu cầu 8.735 9.047 19.180 91.310 20.589 7.862 156.723Tỷ trọng % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1 Phi thực phẩm 736 1.278 12.873 7.469 6.001 109 28.466Tỷ trọng % 8,4 14,1 67,1 8,2 29,1 1,4 18,2

2 Thực phẩm 7.999 7.769 6.307 83.841 14.583 7.758 128.257Tỷ trọng % 91,6 85,9 32,9 91,8 70,8 98,7 81,8

3 Dân số (triệu người) 997 332 595 4.145 713 34 6.816

4 Mức tiêu thụ đầu người (kg) 8,0 23,4 10,6 20,2 20,5 22,1 17,8

(Nguồn: Trung tâm Thủy sản Thế giới (World Fish Center))

Nhu cầu về thức ăn cho động vật và gia cầm làm từ thủy sản và dầu cá sẽ tăng 1,1%/năm giai đoạn 2000-2010 và 0,5% từ năm 2010 cho đến năm 2015, lượng thủy sản cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn cho động vật và cho các mục đích phi thực phẩm khác trên toàn thế giới khoảng 45,432 triệu tấn vào năm 2015.

Trong số các mặt hàng thủy sản, các mặt hàng cá da trơn, cá hồi, cá ngừ và cá biển vẫn đong vai trò chính. Dự báo sẽ tăng ở mức 3,8%. Tôm cũng sẽ tăng nhưng chỉ ở mức 2,5% trong giai đoạn 2006-2010 và thấp hơn nưa ở giai đoạn sau. Cá rô phi sẽ co nhiều cơ hội để mở rộng thị trường nhờ các lợi thế như giá thành nuôi thấp, sản lượng tăng nhờ nuôi bền vưng về mặt sinh thái trong khi các loài cá hồi và tôm đòi hoi thức ăn co chất lượng cao, môi trường nuôi tốt. Về mặt thị trường, nhu cầu tiêu thụ đang phát triển, giá bán ổn định. Cá rô phi co hương vị nhẹ, co thể chế biến theo nhiều khẩu vị khác nhau và được đại đa số người tiêu dùng chấp nhận.

Hình 4.5: Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thủy sản thế giới thời kỳ 2000-2020

127

Page 50: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới từ nay đến năm 2020 tiếp tục tăng mạnh. Riêng sản phẩm cá tra đang được các nước nhập khẩu quan tâm xem như là sản phẩm thay thế cá thịt trăng co nguồn gốc từ các vùng biển, nhờ giá cá tương đối thấp, chất lượng thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thủy sản tại châu Âu rất cần nguyên liệu cá tra Việt Nam để chế biến và cung cấp cho các thị trường. Mặt khác, thị trường thủy sản trên thế giới đang ngày được mở rộng ra toàn thế giới như; Ba lan, Nga, các nước Nam Mỹ, khu vực châu Á… Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO xuất khẩu cá tra sẽ dễ dàng hơn, sản lượng tiêu thụ sẽ còn tăng mạnh từ nay cho đến năm 2020.

(4). Cac nước nuôi ca da trơn chính và khả năng phat triển

Cá da trơn được nuôi nhiều ở Đông Nam Á, Mỹ, Trung Quốc, một ít ở Nam Mỹ. Các loài chính co tên khoa học như Ictalurus punctatus (cá nheo Mỹ), pangasius spp (cá tra), pangasius hypophthalmus, Silurus asotus, Leiocassi longirostris, Pelteobagrus fulvidraco, ... trong đo các loài pangasius, Ictalurus punctatus, Silurus asotus được nuôi với khối lượng lớn nhất và tập trung ở Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc chiếm trên 99% tổng sản lượng.

- Mỹ: Năm 2005, tổng sản lượng đạt 376.850 tấn, đối tượng chính là loài co tên khoa học Ictalurus punctatus. Cá da trơn ở Mỹ được nuôi chủ yếu ở 4 Bang là Alabama, Ankansas, Louisiana và Misissipi. Tuy nhiên, gần đây giá thành sản phẩm tăng do giá xăng và giá thức ăn tăng đã gây kho khăn cho người nuôi. Hơn nưa, thị trường cá da trơn Mỹ đang bị cạnh tranh bởi cá da trơn từ nước ngoài (Trung Quốc, Việt Nam, Nam Mỹ) nên nghề nuôi cá da trơn ở Mỹ hiện gặp rất nhiều kho khăn, sản xuất thu hẹp dần.

Bảng 4.4: Sản lượng và giá trị cá da trơn nuôi tại Mỹ giai đoạn 1999-2005

Danh mục 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005Tăng bq ‘99-‘05

Sản lượng (tấn) 270.629 269.257 270.846 286.039 345.608 348.588 376.850 6%Giá BQ (USD/kg) 1,62 1,66 1,43 1,25 1,28 1,54 1,56 -0,63%Giá trị (triệu USD) 438 447 387 358 384 440 430 -0,32%(Nguồn: FAO, 2007)

- Trung Quốc: Nổi lên trở thành nhà xuất khẩu cá da trơn lớn nhất vào Mỹ (vượt qua Việt Nam). Xuất phát từ thị trường mở rộng hơn và nhu cầu nội địa rất lớn nên sản lượng cá da trơn nuôi của Trung Quốc tăng rất nhanh, đạt 478.004 tấn vào năm 2005, tăng 100.000 tấn so với năm 2004 và tăng 160.000 tấn so năm 2003. Các đối tượng nuôi chính là Silurus asotus, Ictalurus punctatus, Pelteobagrus fulvidraco.

Bảng 4.5: Sản lượng nuôi cá da trơn của Trung Quốc 2003-2005 (Đơn vị: tấn)Danh mục 2003 2004 2005 Tăng bq 2003-2005

Tổng sản lượng ca da trơn 317.985 377.492 478.004 23%Trong đo: Ictalurus punctatus 45.552 62.618 101.096 49%Các loài cá da trơn khác 272.433 314.874 376.908 18%

(Nguồn: FAO, 2007)

- Đông Nam Á: Cũng là khu vực sản xuất cá da trơn quan trọng của thế giới. Trong đo, nhiều nhất là Việt Nam, sau đo là Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia. Các nước khác sản xuất cá do trơn không đáng kể. Inđônêxia và Campuchia co sự tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 1999-2005 đạt 25%/năm đối với Inđônêxia và đạt 49% đối với Campuchia.

Bảng 4.6: Sản lượng nuôi cá da trơn ở Đông Nam Á giai đoạn 1999-2005 (Đơn vị: tấn)

Quốc gia 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tăng bq ‘99-‘05

Tổng cộng 211.367 234.405 260.655 305.034 380.468 556.553 646.518 20%Việt Nam 87.000 100.000 114.000 135.000 163.000 255.000 376.000 28%

128

Page 51: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Thái Lan 83.628 89.226 92.543 101.312 124.691 189.940 130.784 8%Inđônêxia 27.350 31.629 36.979 49.457 70.826 80.234 102.090 25%Malaysia 11.767 12.115 15.124 15.623 18.345 20.849 24.689 13%Campuchia 510 500 484 508 643 3.600 5.600 49%Myanma 0 0 0 500 800 5.000 5.000 - Philíppin 1.112 935 1.525 2.634 2.163 1.930 2.355 13%(Nguồn: FAO, 2007)

- Thái Lan: Tổng sản lượng các loài cá da trơn ở Thái Lan tính đến năm 2005 là 130.784 tấn, trong đo loài pangasius (giống cá tra Việt Nam) đạt 16.473 tấn. Vùng nuôi chủ yếu tập trung ở 2 tỉnh Mụcdahản và Ubôn Rătchathani nằm ven sông Mê Kông, Đông Băc Thái Lan. Vụ Nghề cá Thái Lan đã phối hợp với Viện Thực phẩm soạn thảo Kế hoạch phát triển cá da trơn năm 2005, mục tiêu của kế hoạch này là phát triển cá da trơn trên diện rộng, đem về giá trị xuất khẩu 10 ty bạt/năm (khoảng 312 triệu USD).

- Inđônêxia: Sản lượng cá da trơn ở Inđônêxia tăng khá nhanh trong giai đoạn 1999-2005, tốc độ tăng bình quân đạt 25%/năm để từ 27.350 tấn năm 1999 tăng lên 102.090 tấn vào năm 2005. Loài được nuôi nhiều nhất co tên khoa học Clarias spp (không phải cá tra). Sản lượng cá tra của Inđônêxia năm 2005 đạt 32.575 tấn, tăng 8.600 tấn so năm 2004 và chiếm 32% tổng sản lượng cá da trơn cả nước. Ngành Thủy sản Inđônêxia đặt mục tiêu 10,16 triệu tấn vào năm 2010, tăng hơn 2 triệu tấn so với năm 2007. Vốn đầu tư ban đầu 333,5 triệu USD tập trung chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ của ngành.

- Malaysia: Sau khi chính sách an ninh lương thực được ban hành gần đây, Chính phủ Malaixia đã đầu tư 342 triệu Ringgít để xây dựng 49 khu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, chính sách tập trung hơn vào các đối tượng tôm sú, rô phi và nhuyễn thể. Điều này đã thể hiện ở viện xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ trong nhưng tháng đầu năm 2008 giảm so với trước đây. Theo kế hoạch phát triển NTTS đến năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Malaixia sẽ đạt 662.000 tấn, trị giá 6,9 ty Ringgít, tăng gấp 4 lần so với mức sản lượng hiện nay (theo Growfish).

- Các nước Đông Nam Á khác: Do cùng co sông Mê Kông chảy qua Myanma, Lào và Campuchia cũng co nhiều lợi thế nuôi cá tra. Tuy nhiên, đến nay mỗi nước cũng chỉ sản xuất trên dưới 5.000 tấn cá tra, và như vậy, khi cá tra của ta đã chiếm lĩnh thị trường thế giới thì vấn đề cần làm là duy trì lợi thế và thị phần sau đo tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới.

- Việt Nam: So sánh giưa số liệu thống kê của FAO và số liệu thống kê từ các địa phương của Việt Nam, không co sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, kể từ sau năm 2005 đến nay, Việt Nam nổi lên trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cá da trơn lớn nhất thế giới. Loài co khả năng cung cấp cho chế biến xuất khẩu co tên khoa học là Pangasius spp. Sản lượng cá tra nuôi tính đến năm 2007 đã đạt trên 1 triệu tấn (theo số liệu thống kể của Hải Quan), xuất khẩu đạt 386.870 tấn với KNXK gần 1 ty USD. Sự thành công của Việt Nam chăc chăn sẽ làm cho nhiều nước ở Đông Nam Á quan tâm hơn đến đối tượng này.

- Nam Mỹ: Cũng co nhiều nước nuôi cá da trơn như Braxin, Costa Rica, Êcuador, Chilê nhưng nhìn chung qui mô nuôi ở các nước này còn nho so với nước ở khu vực khác, đặc biệt là so với cá tra của Việt Nam. Vì vậy, khả năng phát triển trong tương lai của họ sẽ kho cạnh tranh một khi Việt Nam vẫn giư được lợi thế về giá và chất lượng sản phẩm. Tính đến năm 2005, tổng sản lượng cá da trơn của Braxin đạt 1.909 tấn, tăng 9% so với năm 2004, trong đo cũng chủ yếu là loài Ictalurus punctatus. Cũng sản xuất loài cá này ở Costa Rica nhưng sản lượng chỉ đạt 169 tấn.

4.2. TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA NUÔI CÁ TRA Ở VIỆT NAM

4.2.1. Tiềm năng diện tích và năng suất nuôi cá tra

129

Page 52: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Diện tích tiềm năng: Là phần diện tích đất các cồn, bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu, các nhánh sông.Tổng diện tích tiềm năng khoảng 53.500 ha.

Diện tích khả năng: Diện tích co khả năng nuôi cá tra được ước tính bằng 40% diện tích tiềm năng bởi nhu cầu về nước của đối tượng nuôi này lớn hơn rất nhiều so với các đối tượng nuôi khác. Tổng diện tích khả năng từ 19.000 ha -21.400 ha.

Năng suất nuôi cá tra: Bên cạnh lợi thế về diện tích thì năng suất nuôi cá tra của ta cũng là một lợi thế thứ hai. Do chất lượng con giống được đảm bảo và môi trường nuôi thuận lợi nên năng suất nuôi rất cao. Năng suất nuôi trung bình đạt 200- 300 tấn/ha/vụ nuôi.

4.2.2. Chi phí sản xuất thấp

So sánh với giá cá tra sản xuất tại Việt Nam thì giá cá thế giới cao hơn (thể hiện rõ ở bảng và hình vẽ dưới đây). Giá cá Tra trung bình của Việt Nam giai đoạn 2000-2005 chỉ từ 0,6-0,8 USD/kg, trong khi giá của cá da trơn và cá thịt trăng nuôi khác đều trên 1 USD/kg. Theo số liệu mới nhất cập nhật đến tháng 7 năm 2008, giá cá tra bình quân của Việt Nam tăng lên 14.200đ/kg (khoảng 0,9 USD) nhưng vẫn thấp hơn giá thế giới.

Như vậy, cá tra của Việt Nam co lợi thế về giá, cộng với sản lượng ngày càng sút giảm của nghề khai thác cá trăng nên cá tra sẽ tiếp tục co lợi thế trên thị trường thế giới. Để duy trì được lợi thế thì cần chủ động và đối pho tốt với nhưng tình huống kiện phá giá. Chúng ta đã gia nhập WTO, Bộ Công Thương đã thành lập Cơ quan chuyên dự báo về khả năng xảy ra các vụ kiện tranh chấp thương mại, nên Việt Nam co thể ứng pho tốt hơn với các vụ kiện tương tự trong thời gian tới. Mặc dù co thể vượt qua hàng rào thuế quan nhưng chúng ta cần tiếp tục duy trì và làm tốt hơn nưa vấn đề chất lượng sản phẩm để vượt qua hàng rào kỹ thuật.

Hình 4.6: Giá bình quân nguyên liệu của các loài cá thịt trăng và cá tra Việt Nam 2000-2005

4.2.3. Giá xuất khẩu cạnh tranh

Chi phí sản xuất thấp được thể hiện ở giá xuất khẩu co tính cạnh tranh rất cao ở các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta cần nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp thương mại để đối pho hiệu quả với nhưng vụ kiện phá giá.

4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

4.3.1. Thị hiếu của thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam

Mỗi thị trường co nhưng yêu cầu về chất lượng và qui cách sản phẩm khác nhau. Nếu xét theo tiêu chí là màu thịt của cá phi lê thì thị trường được phân thành 2 nhom là nhom yêu cầu cá thịt trăng và nhom không co yêu cầu phải loại bo thịt màu vàng. Nhưng nước yêu cầu cá thịt trăng

130

Page 53: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

bao gồm: tất cả các nước EU, Nhật Bản, Mỹ. Nhưng nước không cần loại bo thịt vàng gồm: Nga, Ucraina, Trung Quốc, Trung Đông, Mêhicô, Đông Nam Á và Đông Âu khác.

Nếu xét theo tiêu chí thu nhập của hộ gia đình thì cá tra được tiêu thụ chủ yếu cho người co mức sống trung bình và thấp. Do vậy, trong thời gian tới, ngoài thị trường EU, Đông Âu, cần tiếp tục mở rộng thị trường sang khối các nước còn nhiều tiềm năng khác như Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ.

4.3.2. Đánh giá khả năng tiêu thụ

Như đã đánh giá ở trên, nhu cầu thủy sản thế giới là rất lớn trong khi nguồn cung từ khai thác đang ngày càng giảm dần. Nuôi trồng thủy sản đang trở nên quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho con người. Các sản phẩm chế biến từ các loài cá da trơn, đặc biệt là cá tra của Việt Nam đã làm thay đổi thoi quen tiêu dùng của thế giới.

Với tốc độ tăng trưởng như trong giai đoạn 1990-2005 thì ty trọng cá nuôi nước ngọt thế giới sẽ chiếm tương ứng là 29-33-35% tổng nhu cầu thủy sản vào các năm 2010, 2015 và 2020. Khối lượng thủy sản nước ngọt nuôi sẽ đạt tương ứng 34-41-48 triệu tấn. Riêng đối với nhu cầu cá tra trong thời gian qua cũng co sự tăng trưởng tốt. Cần khẳng định lại rằng, sự tăng lên của nhu cầu không hẳn là do sự giảm giá xuất khẩu mà sự giảm giá xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua chính là sự thay đổi cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng. Bên cạnh đo, còn co nhiều nguyên nhân khác như chi phí sản xuất cao, các doanh nghiệp co xu hướng thu hẹp sản xuất.

Về khối lượng cá co khả năng tiêu thụ: hiện nay (năm 2007) khối lượng cá tra của nước ta đã chiếm ty trọng 3,8% thị trường thế giới. Nếu cố găng duy trì nguyên con số thị phần này thì đến năm 2010, khối lượng cá tra tiêu thụ sẽ là 1,3 triệu tấn, năm 2015 là 1,6 triệu tấn và năm 2020 khoảng 1,85 triệu tấn. Khối lượng tiêu thụ co thể tăng thêm nếu cá tra vẫn giư được lợi thế so sánh bởi vì thực tế hiện nay nhu cầu phụ thuộc rất lớn vào mức giá cạnh tranh và chất lượng chấp nhận được.

Căn cứ vào sức tải môi trường (như đánh giá trong báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch này) thì với sản lượng nuôi 2 triệu tấn cá tra/năm vẫn không bị ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Ngoài ra, căn cứ vào năng lực chế biến hiện tại (công suất) và diện tích co khả năng nuôi. Nguồn vốn lớn nhất cần sử dụng trong sản xuất cá tra của các doanh nghiệp chế biến thủy sản là vốn lưu động và vốn xây dựng các nhà máy sản xuất phế liệu từ cá tra.

4.4. DỰ BÁO CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆTrong nuôi trồng thủy sản: NTTS sẽ được đẩy mạnh vì còn tiềm năng phát triển.

Công nghệ sinh học phát triển sẽ được áp dụng trong NTTS để thực hiện sản xuất giống sạch chất lượng cao, nuôi sạch. Đa dạng hoa thủy sản nuôi, bảo đảm ATVSTP trong xuất khẩu và tiêu thụ nôi địa. Chú trọng cả nuôi sinh thái và nuôi thâm canh năng suất cao, nhưng phải theo hướng bền vưng. Kiểm soát môi trường và phòng chống dịch bệnh sẽ được chú trọng, tăng cường, chủ động và hoàn thiện hơn.

Trong chế biến và thương mại thủy sản: Kỹ thuật mới trong công nghệ chế biến như đông gio, đông rời, hút chân không, luộc hấp, tái đông… sẽ tạo điều kiện sản xuất các sản phẩm thủy sản chất lượng cao, thủy sản phối chế nhiều hơn. Ty trọng bán thành phẩm trong hàng XK sẽ giảm nhiều. Công nghệ sản xuất surimi phát triển để từ các loài thủy sản kém chất lượng và các loài co hiệu quả kinh tế thấp chế biến thành các sản phẩm mô phong, sản phẩm GTGT co giá trị xuất khẩu cao. Lượng phế liệu trong chế biến sẽ được tận thu để sản xuất dầu cá, bột cá và một số chế phẩm sinh học co ứng dụng trong ngành y, dược và một số ngành công nghiệp khác. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch phát triển tạo cho nguyên liệu tươi lâu hơn, giảm hao hụt nguyên liệu trong khi bốc dỡ vận chuyển và chờ chế biến. Các chất phụ gia độc hại sử dụng trong chế biến và bảo quản sẽ dần được thay thế bằng các chất không độc hại. Công nghệ sản xuất bao bì và đong

131

Page 54: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

gop phát triển sẽ tạo điều kiện bảo quản và tiện cho tiêu dùng, nhờ thế sản phẩm sẽ hấp dẫn hơn.

Dịch vụ hậu cần: Trong vận chuyển lưu thông nguyên liệu thủy sản sẽ thuận tiện, nhanh chong, chất lượng tốt hơn nhờ sử dụng xe lạnh, băng chuyền, kỹ thuật bảo quản sống… phổ biến trong các năm tới. Công nghệ thông tin phát triển sẽ được ứng dụng rộng rãi trong ngành, làm tăng hiệu quả công tác quản lý, là phương tiện để tiếp thị sản phẩm, cập nhật các thông tin thị trường giá cả, co thể thiết kế hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm,.... chú trọng xây dựng các thương hiệu thực phẩm thủy sản Việt Nam.

4.5. DỰ BÁO VỀ BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.5.1. Môi trường toàn cầu

Gần đây nhất, tại Hội nghị phát triển bền vưng được tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002, đã tổng kết các vấn đề về môi trường và phát triển trên thế giới trong nhưng năm qua và đưa ra các chương trình hành động cụ thể, một trong nhưng vấn đề chính của Hội nghị này là sự biến đổi môi trường toàn cầu.

Theo số liệu đã được nghiên cứu và chứng minh (Viện Tầm nhìn Thế giới, 2001), cho đến năm 1997, nền kinh tế thế giới đã tăng gấp 6 lần so với năm 1950 và băt đầu vượt qua giới hạn khả năng cung cấp hàng hoa và dịch vụ của nguồn tài nguyên trái đất. Chỉ cần kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3%/năm thì tổng giá trị sản lượng sẽ tăng từ 29.000ty USD năm 1997 lên 57.000ty USD vào năm 2020 (xấp xỉ gấp đôi) và sẽ tăng gấp đôi một lần nưa (khoảng 138.000ty USD) vào năm 2050, vượt xa khả năng cung cấp của các nguồn tài nguyên trái đất. Từ đo, các nhà khoa học cho rằng sự phát triển kinh tế thế giới như hiện nay là phát triển không bền vưng về mặt sinh thái và cần xây dựng một tương lai bền vưng bằng một nền kinh tế mới-kinh tế sinh thái.

Các nước đang phát triển đều phải trải qua quá trình công nghiệp hoa. Quá trình sản xuất công nghiệp tại các nước đang phát triển noi chung đang tăng trưởng và ngày càng đa dạng. Đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển các ngành công nghiệp nặng, cần nhiều vốn như luyện kim, hoa chất, chế tạo máy là nhưng ngành gây ô nhiễm nhiều hơn công nghiệp nhẹ.

Đô thị hoa và rác thải cũng đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Các vấn đề môi trường nổi cộm hiện nay là việc cung cấp nước thiếu về số lượng và kém về chất lượng; xử lý và đổ thải các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; chất lượng không khí ở đô thị ngày càng xấu đi.

Các thành phố của các nước đang phát triển hiện nay chưa đủ năng lực giải quyết vấn đề rác thải, hiện chỉ giải quyết được 30-50% tổng lượng rác thải. Khi kinh tế phát triển thì tốc độ tăng rác thải còn lớn hơn tốc độ tăng dân số và chất thải ngày càng độc hại không thể phân giải bằng sinh vật được.

Con người đã can thiệp quá mức vào tự nhiên thông qua các hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, chặt phá rừng, khai thác khoáng sản, xả thải các loại khí đốt,…, hậu quả là khí hậu và thời tiết đang biến đổi theo xu thế chống lại con người. Các chất thải độc hại tăng lên (CFCs) phá vỡ tầng ô zôn, chất thải CO2 gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect), trái đất đang nong dần lên, hiện tượng băng tan, nước biển dâng. Trong nội địa tình trạng khai thác nguồn nước ngầm ngọt quá mức gây nên các hiện tượng sụt lún,….Tình trạng bão lụt, song thần, động đất, ngập lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn đã gây ra nhưng thảm họa rất lớn cho loài người.

Co thế dự báo chăc chăn rằng khí hậu thời tiết sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi, điều kiện sản xuất sẽ ngày một kho khăn, chi phí sản xuất sẽ cao hơn và sẽ co rất nhiều ngành kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trong tương lai không xa.

4.5.2. Vùng Đồng bằng sông Cửu long

Vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là môi trường nước trên các sông rạch trong

132

Page 55: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

khu vực. Các nguồn nước trong vùng bị chi phối bởi nước từ thượng nguồn đổ về, nước mưa và nước ngầm; chất lượng nước cũng bị chi phối bởi chất lượng nước thượng nguồn, xả thải của sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác trong vùng. Co thể noi, chất lượng môi trường nước đang bị ảnh hưởng và tác động của toàn bộ các hoạt động sản xuất trong và ngoài vùng (vùng lân cận).

Với xu hướng phát triển nhanh, mạnh của các ngành kinh tế như hiện nay thì trong một tương lai không xa, nếu công tác giám sát xả thải và quản lý các tác động đến môi trường không được quan tâm đúng mức thì tình trạng ô nhiễm sẽ kho tránh khoi và lúc đo tác động ngược lại của no đến sản xuất và đời sống của người dân sẽ gây ra nhưng thiệt hại mà chúng ta co thể sẽ không lường trước được.

Như vậy co thể thấy, sẽ co 3 vấn đề rất lớn cần phải quan tâm để hướng sản xuất bền vưng về mặt môi trường đo là: (1) Nâng cao nhận thức về vai trò, ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân trong cộng đồng. (2) Công tác kiểm tra, kiểm soát, phối hợp liên ngành cần phải được thăt chặt để quản lý nguồn tài nguyên được đánh giá là vô giá này. (3) Xây dựng được nhưng thoa thuận với các nước co dòng sông Mê Kông chảy quả để cùng khai thác nguồn tài nguyên co giới hạn này.

Nếu chúng ta giải quyết tốt các mối quan hệ liên ngành, trong nội bộ của mỗi ngành thì chất lượng môi trường nước khu vực ĐBSCL sẽ dần được cải thiện và khai thác sử dụng ổn định, lâu bền.

4.6. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG NGÀNH THỦY SẢN

(1) Tác động của các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đến phát triển kinh tế-xã hội cả nước, vùng ĐBSCL TK 2006-2020 (Nguồn: Đảng công sản Việt Nam, 2006: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ X của Đảng).

“Đẩy mạnh tôc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được một bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sông vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quôc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quôc tế” (trang 185-186).

Về kinh tế đến năm 2010: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 7,5-8%/năm, phấn đấu đạt 8%/năm; GDP năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. GDP bình quân đầu người/năm theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050-1.100 USD. Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản khoảng 15-16%; công nghiệp và xây dựng 43-44%; dịch vụ 40-41%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm. Ty lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21-22%. Vốn đầu tư xã hội đạt khoảng 40% GDP. Mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân, mật độ Internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân.

Về xã hội đến năm 2010: Tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%/năm. Lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% tổng lao động xã hội. Trong 5 năm tạo công ăn việc làm cho 8 triệu lao động; ty lệ thất nghiệp thành thị là 5%. Ty lệ ngheo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10-11%. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đạt 200 sinh viên giáo dục đại học và cao đẳng /10.000 dân; lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội. Ty lệ bác sỹ đạt 7 người/10.000 dân. Ty lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 16%o và dưới 5 tuổi là 27%o; ty lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 20%. Tuổi thọ trung bình 72 tuổi.

Về môi trường đến năm 2010: Đưa ty lệ che phủ rừng lên 42-43%, 95% dân cư thành

133

Page 56: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

thị và 75% dân cư ở nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% các cơ sở mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất co hệ thống xử lý nước thải; 90% chất thải răn và thông thường, 80% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

Về định hướng phat triển ngành: Tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Phấn đấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3-3,2%. Phát triển NTTS theo hướng sản xuất hàng hoa lớn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; chuyển đổi cơ cấu khai thác qua việc lựa chọn ngư trường, loại hình nghề nghiệp và sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hoa, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vưng. Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ; tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông, lâm, ngư, tạo ra nhiều đột phá về năng suất, chất lượng hiệu quả. Triển khai chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng giống nuôi, kể cả giống thủy sản. Chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn, …

Về định hướng và chính sach phat triển vùng: Tiếp tục thực hiện các định hướng phát triển vùng của Chiến lược 10 năm 2001-2010 và các Nghị Quyết của Bộ Chính trị khoá IX về phát triển vùng. Vùng ĐBSCL cần tập trung đầu tư, trước hết là kết cấu hạ tầng để khai thác tốt lợi thế về đất, nước, lao động làm gia tăng nhanh giá trị sản phẩm nông nghiệp và nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp, thủy sản với công nghệ tiên tiến, ty suất hàng hoa cao, gop phần chủ yếu bảo đảm vưng chăc an ninh lương thực quốc gia; đồng thời, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tác, sản xuất hàng tiêu dùng và phát triển mạnh dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, tạo nhiều việc làm mới. Xây dựng thành phố Cần Thơ sớm trở thành trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

(2). Tác động của các Quyết Định 173/2002/TTg về phát triển kinh tế –xã hội ĐBSCL. Nghị quyết số 21-NQ/TW tới phát triển TPCT đến năm 2010. Nghị Quyết số 45-NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển TPCT trong thời kỳ CNH, HĐH.

Theo tinh thần của Nghị quyết, vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực, để khai thác co hiệu quả tiềm năng và lợi thế, xây dựng thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, sản xuất hàng hoa lớn và tập trung, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả bền vưng. Phát triển các mặt văn hoa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là với đồng bào Khmer và nhân dân vùng ngập lũ.

Dự kiến đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP toàn vùng khoảng 10%/năm; trong đo nông lâm ngư nghiệp tăng 6,5%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 10%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20%/năm. Cần tập trung mạnh vào ổn định sản lượng và nâng cao chất lượng lúa gạo, giư vưng diện tích trồng lúa khoảng 1,8 triệu ha canh tác, trong đo co 1 triệu ha lúa chất lượng cao dành cho xuất khẩu; tăng cường bảo vệ và phát triển rừng ở các vùng sinh thái; phát triển nuôi trồng, đánh băt và chế biến thủy sản trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn của vùng; đầu tư mạnh vào công nghệ bảo quản sau thu hoạch …..

Như vậy đến năm 2010 cùng với việc ưu tiên đầu tư phát triển vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, hình thành tứ giác phát triển Kiên Giang-An Giang-TP. Cần Thơ-Cà Mau, trong đó TPCT là trung tâm, do đó có nhiều cơ hội và thuận lợi cho sự nghiệp phát triển, hiện đại hoá. TPCT được xác định đóng vai trò là đô thị trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của vùng và xây dựng trở thành đô thị loại 1, TP sẽ được đầu tư các công trình có ý nghĩa quôc gia và vùng, trở thành đô thị tiêu biểu của vùng ĐBSCL, có ảnh hưởng nhất định đến các tỉnh trong vùng.

134

Page 57: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

(3). Tác động chung của toàn ngành thủy sản Việt Nam đến thủy sản ĐBSCL

Xuất phát từ đặc thù của một nghề cá quy mô nhỏ,quản lý chủ yếu theo ngư hộ, năng lực khai thác vẫn còn lạc hậu,…, thì đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với hội nhập kinh tế quôc tế là một đòi hỏi thực tế khách quan, nhưng đồng thời là một quá trình khó khăn. Thủy sản phải trở thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa, có tính cạnh tranh cao, có tính bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, lấy cơ chế thị trường là mục tiêu, lấy khoa học công nghệ làm động lực và lấy tổ chức lại sản xuất làm trọng tâm thì cần phải tiến hành:

- Đẩy mạnh CNH, HĐH để tạo ra chuyển dịch cơ cấu theo chiều sâu, làm nền tảng cho phát triển bền vưng. Tăng sản lượng NTTS lên 2 triệu tấn ngang bằng với duy trì sản lượng khai thác thủy sản 2 triệu tấn (1,8 triệu tấn khai thác hải sản và 0,2 triệu tấn khai thác thủy sản nội địa). Bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

- Tạo sức mạnh tổng hợp của ngành để đạt được 4 ty USD kim ngạch XKTS vào năm 2010 với sự chủ động hơn về đối tượng, về thị trường và cung cách làm ăn trong XKTS. Từ đo nâng cao tính cạnh tranh và uy tín thương hiệu hàng thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời phát triển thị trường nội địa, đảm bảo an ninh thực phẩm cho toàn xã hội và cho chính người lao động nghề cá. Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc hoạch định chính sách quản lý, chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển thủy sản và điều phối chuyển đổi cơ cấu đầu tư kịp thời hợp lý cho ngành trên phạm vi toàn quốc, theo vùng và địa phương,…, gop phần hình thành một ngành kinh tế then chốt để hình thành nền kinh tế biển vưng mạnh trong tương lai (Nguồn: Bộ thủy sản; Tạp chí thủy sản, 12/2005).

4.7. THỜI CƠ, NGUY CƠ VÀ THÁCH THỨC CỦA NGHỀ NTTS CẢ NƯỚC VÀ VÙNG ĐBSCL

Sự bùng nổ dân số thế giới, cộng với tiến trình công nghiệp hoa, đô thị hoa diễn ra mạnh ở nhiều vùng miền đã thu hẹp dần đất canh tác nông nghiệp, đất rừng,... Bên cạnh đo, nhưng bất lợi của thiên nhiên đã tác động tới sản xuất nông nghiệp, làm cho nhưng mặt hàng lương thực, thực phẩm trở thành mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh đo, sản phẩm thủy sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nhân loại. Tỉ trọng đong gop của nghề khai thác thủy sản thế giới trong tổng nhu cầu sản lượng sản phẩm thủy sản tiêu thụ đã và đang co xu hướng giảm xuống do nguồn lợi cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,… Như vậy, phát triển NTTS để tạo nguồn thực phẩm cung cấp cho nhân loại là một đòi hoi khách quan, cấp bách. Nhưng vấn đề nêu trên tạo ra thời cơ mới cho NTTS phát triền.

Tuy nhiên, nguy cơ và thách thức lớn sẽ là: Trong quá trình phát triển sẽ phát sinh nhưng bất cập như tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cạnh tranh gay găt về thương hiệu, thị trường tiêu thụ; khả năng kiểm soát môi trường và phòng trừ dịch bệnh, rào cản kỹ thuật trong thương mại sẽ làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm; nguy cơ tụt hậu của các nước đi sau.

135

Page 58: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

PHẦN V

QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

5.1. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Căn cứ vào các Luật: thủy sản, đất đai, môi trường, tài nguyên nước, bảo hiểm,…

Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng, Chính quyền của các tỉnh, thành trong vùng. Đối chiếu và vận dụng các mục tiêu phát triển ngành thủy sản từ các Chương trình của Bộ Thủy sản (Nuôi thủy sản đến năm 2010, Chương trình giống đến năm 2010) và của Chính phủ (Nghị quyết 09 của Chính phủ).

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;

Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg, ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”.

Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg, ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

136

Page 59: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg, ngày ngày 08/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010.

Quyết định số 242/2006/QĐ-TTg, ngày 25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Nghị Quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại.

Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 7/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư hạ tầng làng nghề nông thôn, giao thông nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thủy sản.

Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010.

Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hoa theo hợp đồng.

Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành danh mục hoa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

Quyết định số 33/2005/QĐ-BTS ngày 23/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản “Phê duyệt Chương trình phát triển cơ khí ngành thủy sản đến năm 2010- định hướng đến năm 2020.

Quyết định số 1268/QĐ-BTS, ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập “Dự án bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa của vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” được.

Quyết định số 1031/QĐ-BTS ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc phê duyệt “Chương trình hành động của ngành Thủy sản thực hiện Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020".

Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở NTTS bền vững.

Thông tư hướng dẫn số 03/2006/TT-BTS, ngày 12 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản “về việc hướng dẫn thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

5.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5.2.1. Quan điểm phat triển

1. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên vùng Đồng bằng sông Cửu long để phát triển nuôi cá tra bền vưng phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến 2020, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; Coi cá tra là đối tượng nuôi chủ lực và sản xuất, chế biến tiêu thụ cá tra là một hoạt động kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu của đất nước.

2. Phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra theo định hướng thị trường, găn kết chặt chẽ giưa sản xuất với chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng hiện đại hoa tạo sản phẩm co khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

3. Phát triển nuôi chế biến tiêu thụ cá tra phải găn liền với việc thực hiện bảo đảm các tiêu chuẩn quy định về điều kiện nuôi, chất lượng, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa lợi

137

Page 60: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

ích của người tiêu dùng, cá nhân, tổ chức nuôi cá, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và Nhà nước. 4. Lấy phát triển nuôi cá tra công nghiệp là trọng tâm, huy động nguồn lực của nhiều thành

phần kinh tế, trong đo Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi cá tra tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thủy sản.

5. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nuôi tốt (GAP) tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.

5.2.2. Định hướng phat triển

1. Nuôi cá tra thương phẩm: Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng quy trình công nghệ tiến tiến để nuôi cá tra năng

suất cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái theo cấp độ thích nghi khác nhau:

Cấp độ 1 (Tốt): gồm đất Cù lao trên các sông lớn (sông Tiền và sông Hậu)Cấp độ 2 (Khá): gồm đất ven sông lớn, cách bờ nho hơn 500 mét;Cấp độ 3( Trung bình): gồm đất ven các sông nhánh, cách bờ không quá 400 mét.2. Sản xuất giống cá tra: Phát triển thành 3 vùng tập trung:Vùng 1: An Giang-Đồng Tháp-Vĩnh Long; Vùng 2: Cần Thơ-Hậu Giang-Soc Trăng; Vùng 3: Tiền Giang-Bến Tre-Trà Vinh.3. Xây dựng cơ sở chế biến thức ăn, chế phẩm sinh học và hệ thống dịch vụ găn với yêu

cầu phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra, đảm bảo nghề nuôi chế biến, tiêu thụ cá tra phát triển bền vưng.

4. Xây dựng cơ sở chế biến cá tra găn với vùng nguyên liệu; Thực hiện đa dạng hoa sản phẩm; Áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, thân thiện với môi trường.

5.2.3. Mục tiêu tổng quat

Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tiềm năng nuôi cá tra khu vực ĐBSCL. Bố trí sản xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và điều kiện kinh tế-xã hội của từng vùng, khu vực để giảm các rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ; hạn chế xung đột giưa hoạt động của các ngành kinh tế; hướng tới sản xuất ổn đinh, bền vưng.

5.2.4. Mục tiêu cụ thể

a). Đến năm 2010- Diện tích nuôi cá tra: 8.600 ha;- Sản lượng cá tra nuôi: 1.250.000 tấn;- Sản lượng sản phẩm chế biến cá tra: 500.000 tấn;- Kim ngạch xuất khẩu: 1.300-1.500 triệu USD;- Tổng nhu cầu lao động: 200.000 người.

b). Định hướng đến năm 2020- Diện tích nuôi cá tra nuôi tăng với tốc độ bình quân 4,22%/năm trong giai đoạn 2010-2020;- Sản lượng cá tra nuôi tăng với tốc độ bình quân 4,0%/năm trong giai đoạn 2010-2020;- Giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng với tốc độ bình quân 5,9%/năm trong GĐ 2010-2020;

138

Page 61: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

- Lao động nuôi và chế biến cá tra tăng bình quân 2,3%/năm trong giai đoạn 2010-2020;- Diện tích nuôi cá tra: 13.000 ha;- Sản lượng cá tra nuôi: 1.850.000 tấn; - Sản lượng sản phẩm chế biến cá tra: 740.000 tấn;- Giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra: 2,1-2,3 ty USD;- Nhu cầu lao động: 250.000 người.

5.3. BƯỚC ĐI TỪNG GIAI ĐOẠN

5.3.1. Giai đoạn 2008-2010

Ôn định tổ chức, chỉ đạo, quản lý nghề nuôi cá tra từ tỉnh xuống đến phường, xã. Hướng dẫn, phổ biến kiến thức cho người dân tham gia nuôi cá tra thông qua các lớp tập huấn ngăn hạn, trung hạn do các ban ngành chức năng tổ chức.

Chuyển đổi mô hình nuôi cá tra sử dụng thức ăn tự chế biến sang sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi.

Nghiên cứu để nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý giống cá tra trong vùng.

Nghiên cứu và ứng dụng các qui trình nuôi tiên tiến theo hướng sản xuất sạch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Triển khai áp dụng các chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các vùng sản xuất tập trung.

Nghiên cứu giảm chi phí thức ăn trong cơ cấu giá thành sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi thế canh tranh.

Đầu tư mới và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vùng nuôi tập trung.

Ứng dụng công nghệ sinh học để phòng trị co hiệu quả các bệnh nguy hiểm thường gặp trên cá tra; xử lý chất thải và phế thải từ hoạt động nuôi và chế biến phục nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.

Hoàn thiện thương hiệu cá tra vùng ĐBSCL. Ôn định thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới như Châu Phi, các nước Đông Âu và Tây Á. Thăt chặt mối quan hệ giưa người sản xuất và các cơ sở chế biến. Phát huy tốt vai trò của tổ chức Hội, khuyến ngư.

5.3.2. Giai đoạn 2011-2015

- Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; áp dụng các chương trình giám sát quá trình sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường xử lý chất thải từ nuôi cá tra ra môi trường ngoài.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát để đảm bảo 100% giống cá tra đưa vào sản xuất là giống “sạch”.

- Xây dựng trạm quan trăc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho vùng nuôi cá tra tập trung.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất.

- Tăng cường công tác giám sát tình hình thực hiện quy hoạch ở các địa phương để đảm bảo phát triển ổn định, bền vưng. Trong trường hợp cần thiết co biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Đa dạng hoa sản phẩm chế biến; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm.

5.3.3. Giai đoạn 2016-2020

- Tất cả các vùng nuôi tập trung đều được kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm; áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất “sạch” như SQF, GAqP, CoC. Kiểm soát chặt chẽ nguồn chất thải

139

Page 62: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

trong quá trình sản xuất.

- 100% diện tích các vùng sản xuất tập trung sử dụng thức ăn công nghiệp.

- Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất và quản lý.

- Hệ thống hạ tầng cơ sở được đầu tư hoàn thiện phục vụ sản xuất.

- Hiện đại hoa hệ thống chế biến cá tra đạt chuẩn quốc gia và phù hợp với chuẩn và thương mại quốc tế.

5.4. QUY HOẠCH NUÔI CÁ TRA

5.4.1. Cac phương an phat triển

Việc xây dựng các phương án phát triển phục thuộc rất lớn vào phân tích và dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, các dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ sẽ áp dụng trong sản xuất; tốc độ phát triển sản xuất trong giai đoạn vừa qua và diện tích co khả năng phát triển nuôi cá tra trong vùng. Bên cạnh đo, còn phân tích các yếu tố về hiệu quả sản xuất, khả năng huy động tài chính,...., và phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của vùng và cả nước.

Với nhưng biến chuyển khá phức tạp trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là thị trường tiêu thụ đã ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư cũng như hiệu quả sản xuất; sự biến động về tình hình kinh tế của các nước nhập khẩu rất kho dự báo trước; công tác quản lý còn nhiều bất cập sẽ rất kho khăc phục một cách nhanh chong; rủi ro về thiên tai (ô nhiễm môi trường, lũ lụt,....) với tần suất cao và mức độ ngày càng kho lường,..., chính vì thế xây dựng 3 phương án phát triển để lường trước các rủi ro cũng như đon đầu nhưng thuận lợi, định hướng sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

(1). Phương an 1 (PA 1): Phat triển trong điều kiện không thuận lợi về thị trường tiêu thụ, về vốn đầu tư, hạ tầng cơ bản và co sự cạnh tranh về giá cả với các nước cùng sản xuất một mặt hàng; môi trường ô nhiễm,... nhìn chung các điều kiện sản xuất không thuận lợi.

(2). Phương an 2 (PA 2): Phat triển trong điều kiện tương đối thuận lợi về thị trường tiêu thụ, công tác xúc tiến thương mại được đẩy mạnh; vốn đầu tư cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng được huy động từ nhiều thành phần kinh tế; giá cả đầu vào tương đối ổn định; áp dụng được công nghệ mới để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

(3). Phương an 3 (PA 3): Phat triển trong điều kiện thuận lợi về thị trường tiêu thụ liên tục được mở rộng, đặc biệt khu vực châu Phi, Nam Mỹ và Tây Á; vốn đầu tư huy động được nhiều nguồn đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển sản xuất; áp dụng được công nghệ tiên tiến để giảm giá thành sản phẩm, sản xuất không gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Không bị rủi do do thiên tai như hạn hán, lũ lụt,....

5.4.2. Luận chứng lựa chọn phương an phat triển

Các phương án phát triển đến năm 2010, 2015 và 2020 được xây dựng co ranh giới mềm, do đo co thể áp dụng linh hoạt theo từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình thực tế các địa phương trong vùng.

(1). Phương an 1 co tốc độ tăng trưởng chậm cả về diện tích và sản lượng trong giai đoạn 2008-2020 so với giai đoạn 2000-2007. Phương án này được xây dựng dựa trên kết quả phân tích các yếu tố với mức độ rủi ro cao như thời điểm hiện nay, co nhiều yếu tố bất lợi về vốn, quản lý môi trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều kho khăn, giá thành sản xuất cao hơn giá bán. Song phương án 1 co ưu điểm nổi bật là dễ thực hiện, diện tích mở rộng ít, mức độ thâm canh thấp nên vốn đầu tư thấp dễ huy động và đặc biệt là phù hợp với tình hình phát triển hiện tại của vùng.

140

Page 63: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

(2). Phương an 2 co tốc độ tăng trưởng cao hơn phương án 1, được xây dựng dựa trên dự báo các điều kiện phát triển sẽ ổn định trong giai đoạn tới. Trong phương án 2 dự báo các yếu tố thuận lợi và rủi ro đan xen nhau trong quá trình phát triển. Phương án 2 co ưu điểm là phù hợp với định hướng phát triển nghề nuôi cá tra của vùng và cả nước. Phù hợp với tình hình kinh tế đất nước thời kỳ mở cửa, hội nhập. Đầu tư về vốn, khoa học công nghệ ở mức trung bình.

(3). Phương an 3 co tốc độ phát triển cao nhất và sẽ là phương án để phấn đấu. Các mục tiêu xây dựng được đặt trong điều kiện rất thuận lợi. Các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng, giá trị,…. cao hơn các phương án trên. Tuy nhiên, phương án này đòi hoi vốn đầu tư lớn, đầu tư đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng con người, trình độ quản lý,…, sẽ là rất kho khăn khi mà chỉ trong một giai đoạn không quá dài chúng ta phải thay đổi từ nghề nuôi cá tra manh mún, hộ gia đình, sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang sản xuất “sạch”, tập trung, ổn định và bền vưng.

Xét trên goc độ chủ quan, khách quan và khả năng phát triển đề xuất ưu tiên chọn phương án 2 để tính toán phát triển; phướng án 3 để phấn đấu khi co đầy đủ điều kiện và phương án 1 dự phòng.

5.4.3. Cac tiêu chí lựa chọn vùng quy hoạch

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên (địa hình thổ nhưỡng, điều kiện trao đổi nước,...), đối chiếu với thực tế sản xuất và đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá tra để đưa ra các tiêu chí chọn vùng nuôi thích hợp; nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng các phương án quy hoạch, bố trí sản xuất cho từng vùng.

1). Diện tích tiềm năng phat triển ca Tra vùng ĐBSCL

Diện tích tiềm năng là diện tích nếu đưa vào sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

- Tiêu chí lựa chọn diện tích tiềm năng:

+ Diện tích co khả năng cấp thoát nước ngọt một cách thuận lợi (gần hệ thống sông rạch lớn).

+ Diện tích đã nuôi cá tra sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Co điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, không bị phen tiềm tàng; đất co khả năng giư nước.

+ Không bị ngập vào mùa mưa và thiếu nước cung cấp vào mùa khô.

+ Ảnh hưởng của nước mặn trung bình trong năm không vượt quá 4%0.

- Khu vực được xác định là tiềm năng nuôi cá tra

Vùng diện tích đất ở cù lao, bãi bồi, ven sông Tiền, sông Hậu, các nhánh của các con sông lớn, tính từ đường đẳng mặn trung bình trong năm 4%0 trở lên (tính từ cửa sông vào).

- Diện tích tiềm năng

Sau khi xác định, khoanh vùng; đo đạc trên bản đồ của các tỉnh bằng phần mềm chuyên dụng, xác định diện tích tiềm năng nuôi cá tra vùng ĐBSCL khoảng 53.500ha.

2). Diện tích khả năng phat triển ca Tra vùng ĐBSCL

- Co thể phát triển sản xuất toàn bộ trên diện tích này, không chồng lấn mâu thuẫn với các ngành kinh tế khác.

- Đã trừ đi các loại đất khác không thể chuyển đổi như đất thổ cư, giao thông, nông nghiệp sang nuôi cá.

- Số hoa và lồng ghép các thông tin vào bản đồ để xác định được diện tích khả năng nuôi cá tra; qua đo cho thấy vùng ĐBSCL khoảng 21.400 ha diện tích co khả năng phát triển nuôi cá tra, ba sa (chiếm 40% diện tích tiềm năng).

3). Phân vùng phat triển sản xuất ca tra

141

Page 64: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Mặc dù cá tra co thể nuôi ở nhiều nơi trong khu vực nước ngọt ở toàn vùng ĐBSCL; song tùy thuộc vào điều kiện trao đổi nước nước, chất đất (thổ nhưỡng), khả năng vận chuyển (sau khi thu hoạch) và thực trạng các nhà máy chế biến xác định vùng sản xuất như sau:

Vùng sản xuất cá tra tập trung truyền thống thuộc các tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Vùng sản xuất tập trung co tiềm năng phát triển: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Soc Trăng và Hậu Giang.

Vùng ít co khả năng phát triển là các tỉnh không co hệ thống sông Tiền và sông Hậu chảy qua. Điều kiện cấp nước, thổ nhưỡng không thuận lợi cho cá tra sinh trưởng và phát triển đạt chất lượng tốt như: Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

a). Tiêu chí chọn vùng nuôi

- Địa hình thổ nhưỡng:

+ Đất bãi bồi, cù lao, ven sông Tiền, sông Hậu, cạnh sông hoặc nhánh sông lớn.

+ Đất thịt, đất phù sa co khả năng giư nước tốt.

+ Không co phen tiềm tàng trong đất.

- Điều kiện trao đổi nước tốt (dựa vào thủy triều).

- Chất lượng nước tốt, ổn định.

- Độ mặn trung bình trong năm dưới 4o/oo.

b). Xác định và phân tách các vùng nuôi theo các cấp độ thích nghi khác nhau

- Cấp thích nghi thứ I (tốt): đất cù lao trên các sông rạch lớn (chủ yếu sông Tiền và sông Hậu).

- Cấp thích nghi thứ II (khá): ven sông lớn (sông Tiền và sông Hậu).

- Cấp thích nghi thứ III (trung bình): ven các sông nhánh của sông Tiền và sông Hậu (vùng nuôi điều tiết giá cả thị trường, nếu thị trường được mở rộng sẽ đầu tư sản xuất ở vùng này).

- Xây dựng vùng nuôi ven sông lớn cách bờ sông vào phía trong không quá 500m.

- Xây dựng vùng nuôi ven sông nhánh cách bờ sông không quá 300-400m.

c). Yêu cầu nuôi cá tra là nuôi thâm canh ở mức độ bền vững mật độ nuôi và năng suất nuôi phù hợp nhằm đạt hiệu quả.

- Mật độ nuôi: 25-30 con/m2.

- Năng suất nuôi: 200-300 tấn/vụ/ha.

- Độ sâu ao nuôi 3-4 m.

- Chất lượng cá phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

5.4.4. Phương an quy hoạch phat triển

(1). Cac chỉ tiêu chính của cac phương an quy hoạch

Bảng 5.1: Các chỉ tiêu chính của các phương án QH đến năm 2010, 2015 và 2020 TT Danh mục Đơn vị N.2010 N.2015 N.2020

Phương án 11. Diện tích ha 7.000 8.800 10.300

Nuôi ao - 7.000 8.800 10.300

142

Page 65: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

2. Sản lượng tấn 1.000.000 1.300.000 1.600.000Cá tra - 1.000.000 1.300.000 1.600.000

3. GTSL tr.đồng 18.000.000 29.900.000 44.800.000 Phương án 2

1. Diện tích ha 8.600 11.000 13.000Nuôi ao - 8.600 11.000 13.000

2. Sản lượng tấn 1.250.000 1.650.000 1.850.000Cá tra - 1.250.000 1.650.000 1.850.000

3. GTSL tr.đồng 22.500.000 37.950.000 51.800.000Phương án 3

1. Diện tích ha 10.300 13.300 16.300Nuôi ao - 10.300 13.300 16.300

2. Sản lượng tấn 1.500.000 2.000.000 2.500.000Cá tra - 1.500.000 2.000.000 2.500.000

3. GTSL tr.đồng 27.000.000 46.000.000 70.000.000

(2). Diện tích nuôi ca tra vùng Đồng băng sông Cửu Long theo phương an chọn (PA 2)

(a). Đến năm 2010

Diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 8.600 ha. Diện tích nuôi lớn nhất trong vùng ở Đồng Tháp đạt 2.300 ha, chiếm 26,74%; đứng thứ 2 là An Giang với 2.100ha, chiếm 24,42%.

(b). Đến năm 2015

Diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 11.000ha, tăng 2.400 ha so với năm 2010; diện tích tăng ở tất cả các tỉnh thành trong vùng; giai đoạn này chủ yếu khai thác diện tích đất thích nghi ở mức độ 2 (co mức thích nghi khá) vào nuôi cá tra.

Diện tích nuôi cá tra ao đầm cao nhất ở 2 tỉnh Đồng Tháp 2.550ha (chiếm 23,18%) và An Giang 2.450 ha (chiếm 22,27%).

(c). Đến năm 2020

Diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 13.000ha, tăng 2.000ha so với năm 2015; diện tích tiếp tục mở rộng ở các tỉnh; mở rộng lớn nhất ở Bến Tre (450ha), Trà Vinh và Soc Trăng (400ha).

Diện tích nuôi cá tra ao cao nhất ở Đồng Tháp, với 2.700ha, chiếm 20,77%, đứng thứ 2 là An Giang, với 2.500ha, chiếm 19,23% diện tích nuôi cá tra của vùng.

Bảng 5.2: Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh trong vùng ĐBSCL (ĐV: ha)TT Tỉnh, thành N.2010 N.2015 N.20201 An Giang 2.100 2.450 2.5002 Đồng Tháp 2.300 2.550 2.7003 Cần Thơ 1.300 1.500 1.6004 Vĩnh Long 550 700 8005 Bến Tre 750 950 1.4006 Soc Trăng 650 800 1.2007 Trà Vinh 400 700 1.1008 Tiền Giang 250 600 7009 Hậu Giang 300 750 1.000

Tổng 8.600 11.000 13.000

(3). Quy hoạch vùng nuôi ca tra tập trung của cac tỉnh vùng ĐBSCL (thể hiện cụ thể trên phụ lục bản đồ)

(1). Tỉnh An Giang: Diện tích nuôi cá tra của An Giang tập trung ở ven sông, cù lao thuộc các huyện: An Phú, Châu Phú; Phú Tân; Chợ Mới; Châu Thành; Tp. Long Xuyên; Thoại Sơn.

143

Page 66: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

(2). Tỉnh Đồng Tháp: Diện tích nuôi các tra nuôi nằm ở ven sông và cồn tại các huyện Thanh Bình, Tx. Cao Lãnh, H. Cao Lãnh, Lai Vung, Lấp Vò, Tx. Sa Đéc, Châu Thành, Tam Nông.

(3). Thành phố Cần Thơ: Diện tích nuôi cá tra tập trung chủ yếu vào các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cái Răng.

(4). Tỉnh Vĩnh Long: Diện tích nuôi cá tra của tỉnh bố trí ở các vùng: dọc sông Hậu thuộc các huyện: Bình Minh, Trà Ôn và dọc sông Tiền thuộc các huyện Long Hồ, Măng Thít, Vũng Liêm.

(5). Tỉnh Tiền Giang: Diện tích nuôi cá tra của tỉnh tập trung ở dọc sông Tiền thuộc các huyện: Cái Be, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và Tân Phú Đông.

(6). Tỉnh Bến Tre: Diện tích nuôi cá tra của tỉnh tập trung ở huyện Chợ Lách (dọc sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên và sông Tiền), huyện Châu Thành (dọc sông Tiền và sông Hàm Luông), Bình Đại và Giồng Trôm.

(7). Tỉnh Soc Trăng: Diện tích nuôi cá tra của tỉnh phân bố chủ yếu ở các huyện Kế Sách và Cù Lao Dung.

(8). Tỉnh Trà Vinh: Diện tích nuôi cá tra tập trung chủ yếu ở huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Ke và Châu Thành.

(9). Tỉnh Hậu Giang: Diện tích nuôi cá tra phân bố chủ yếu ở huyện Châu Thành (khu vực giáp sông Hậu và kênh Xáng và khu vực giáp sông Ba Làng, sông Cần Thơ).

(4). Năng suất nuôi ca tra của vùng

Để nuôi cá tra đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo môi trường và chất lượng sản phẩm; hình thức nuôi thâm canh với năng suất đạt trung bình 200-300 tấn/ha là phù hợp (hécta mặt nước).

(5). Sản lượng ca tra nuôi của vùng

Các tỉnh trong vùng đều co sản lượng nuôi cá tra tăng trong giai đoạn 2010-2020, trong đo tăng đáng kể nhất là Đồng Tháp và An Giang, đây là 2 tỉnh co nghề nuôi cá tra phát triển, người sản xuất ở đây đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Kông (thuộc địa phận nước ta) co chất lượng tương đối tốt, rất thuận lợi cho các loài thủy sản nước ngọt noi chung và cá tra noi riêng sinh trưởng và phát triển.

Sản lượng cá tra nuôi đến năm 2010, 2015 và 2020 định hướng tiêu thụ chính sẽ là xuất khẩu và 10% phục vụ thị trường nội địa. Do triển khai ngay công tác kiểm tra, kiểm soát môi trường, áp dụng qui trình quản lý chất lượng nên đến năm 2010 co khoảng 85-90% sản lượng từ nuôi trồng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của thị trường nhập khẩu và 10-15% sản lượng nuôi được sử dụng dưới dạng tươi, không qua chế biến.

Năm 2010, sản lượng cá tra nuôi đạt 1,25 triệu tấn, tăng lên 1,85 triệu tấn năm 2020, tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình trong giai đoạn là 4,00%/năm. Sự tăng lên về sản lượng là do cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và mở rộng thêm một phần diện tích ở các tỉnh, thành trong vùng.

Năm 2020, sản lượng cá tra nuôi của vùng lớn nhất là ở Đồng Tháp, đạt 400.000 tấn, chiếm 21,62%, kế đến là An Giang với 375.000 tấn, chiếm 20,27% tổng sản lượng cá tra nuôi của vùng.

Bảng 5.3: Sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL (ĐV: tấn)TT Tỉnh, thành N.2010 N.2015 N.2020

1 An Giang 305.00

0 368.00

0 375.000

2 Đồng Tháp 334.00

0 383.00

0 400.000

3 Cần Thơ 188.50

0 225.00

0 240.000 4 Vĩnh Long 80.00 105.00 120.000

144

Page 67: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

0 0

5 Bến Tre 110.00

0 142.00

0 180.000

6 Soc Trăng 94.00

0 120.00

0 155.000

7 Trà Vinh 58.00

0 105.00

0 150.000

8 Tiền Giang 37.00

0 90.00

0 100.000

9 Hậu Giang 43.50

0 112.00

0 130.000 Tổng 1.250.000 1.650.000 1.850.000

(6). Quy hoạch hệ thống sản xuất giống ca tra

a). Nhu cầu giống nuôi

- Nhu cầu giống nuôi cá tra vùng ĐBSCL tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2020, theo sự tăng lên về diện tích và mật độ nuôi.

- Nhu cầu giống được tính toán dựa vào mật độ nuôi theo từng vùng và từng giai đoạn, dao động từ 20-30con/m2 mặt nước; giống nuôi được tính cho cả năm (co nhưng nơi bố trí nuôi 2 vụ; cá biệt một số nơi bị xâm nhập mặn sâu chỉ bố trí nuôi 1 vụ trong năm).

Bảng 5.4: Nhu cầu giống cá tra nuôi của các tỉnh ĐBSCL (ĐV: triệu con)TT Tỉnh, thành N.2010 N.2015 N.2020

1 An Giang 63

0 85

8 1.12

5

2 Đồng Tháp 69

0 89

3 1.21

5

3 Cần Thơ 39

0 52

5 72

0

4 Vĩnh Long 16

5 24

5 36

0

5 Bến Tre 22

5 33

3 63

0

6 Soc Trăng 19

5 28

0 54

0

7 Trà Vinh 12

0 24

5 49

5

8 Tiền Giang 7

5 21

0 31

5

9 Hậu Giang 9

0 26

3 45

0 Tổng 2.580 3.850 5.850

b). Quy hoạch xây dựng trại giống

Quy hoạch các trại sản xuất giống theo khu vực nhằm chủ động phục vụ cho các vùng nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cân, nhằm giảm kinh phí vận chuyển và chủ động kiểm soát được nguồn giống tại chỗ. Một số nơi đã co trại giống Quốc gia hoặc trại giống Cấp I (sản xuất giống thủy sản nước ngọt) của tỉnh co thể kết hợp để sản xuất giống cá tra.

Phân thành các khu vực sản xuất giống như sau:- Khu vực 1: An Giang - Đồng Tháp - Vĩnh Long.

145

Page 68: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

- Khu vực 2: Cần Thơ - Soc Trăng - Hậu Giang.- Khu vực 3: Bến Tre - Tiền Giang - Trà Vinh.

Bảng 5.5: Quy hoạch cơ sở sản xuất cá tra bột vùng ĐBSCL đến 2020TT Tỉnh thành Đơn vị N.2010 N.2015 N.2020

S.xuất ca bột S.xuất ca bột S.xuất ca bột 1 Đồng Tháp Cơ sở 120 150 180* Sản lượng Tr. con 7.200 12.000 18.0002 An Giang Cơ sở 90 120 150* Sản lượng Tr. con 5.400 9.600 15.0003 Vĩnh Long Cơ sở 10 20 30* Sản lượng Tr. con 600 1.600 3.0004 Bến Tre Cơ sở 10 20 30* Sản lượng Tr. con 600 1.600 3.0005 Tiền Giang Cơ sở 10 20 30* Sản lượng Tr. con 600 1.600 3.0006 Cần Thơ Cơ sở 50 70 90* Sản lượng Tr. con 3.000 5.600 9.000

Tổng Cơ sở 290 400 510Sản lượng Tr. con 17.400 32.000 51.000

Khu vực sản xuất hiện nay sẽ được rà soát lại để cấp phép cho hoạt động với điều kiện phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất giống đảm bảo chất lượng. Đối với các trại, cơ sở không đạt yêu cầu về kỹ thuật cần co biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất giống co chất lượng không tốt đưa ra thị trường; ảnh hưởng đến môi trường, dịch bệnh và hiệu quả sản xuất.

Công suất trung bình 1 trại sản xuất giống đạt 60 triệu cá bột ở năm 2010; 80 triệu cá bột ở năm 2015 và 100 triệu cá bột ở năm 2020.

c). Hệ thống cơ sở ương và sản lượng giống ca tra vùng ĐBSCL

Công suất tính toán trung bình cho 01 cơ sở ương dưỡng đạt 3,0 triệu con giống ở năm 2010; 3,5 triệu con giống ở năm 2015 và 4 triệu con giống ở năm 2020.

Ty lệ sống từ cá bột lên cá hương, cá giống đạt từ 10-20%.

Bảng 5.6: Số cơ sở ương và sản lượng giống cá tra vùng ĐBSCLTT Tỉnh thành Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Số cơ sở ương

Sản lượng giống (tr.con)

Số cơ sở ương

Sản lượng giống (tr.con)

Số cơ sở ương

Sản lượng giống (tr.con)

1 An Giang 200 600 250 875 300 1.2002 Đồng Tháp 250 750 300 1.050 350 1.4003 Cần Thơ 200 600 230 805 280 1.1204 Vĩnh Long 100 300 120 420 150 6005 Bến Tre 50 150 70 245 100 4006 Soc Trăng 40 120 60 210 90 3607 Trà Vinh 40 120 60 210 80 3208 Tiền Giang 30 90 50 175 70 2809 Hậu Giang 40 120 60 210 80 320

Tổng 950 2.850 1.200 4.200 1.500 6.000

d). Diện tích cơ sở sản xuất và ương giống ca tra

- Diện tích cơ sở ương bình quân: 10.000m2/cơ sở.

- Diện tích cơ sở sản xuất bình quân 5.000m2/cơ sở

146

Page 69: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Bảng 5.7: Diện tích cơ sở sản xuất và ương giống cá tra vùng ĐBSCL (Đ vị: ha)TT Tỉnh, thành Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

C.sở ương Sản xuất C.sở ương Sản xuất C.sở ương Sản xuất1 An Giang 200 45 250 60 300 752 Đồng Tháp 250 60 300 75 350 903 Cần Thơ 200 25 230 35 280 454 Vĩnh Long 100 5 120 10 150 155 Bến Tre 50 5 70 10 100 156 Soc Trăng 40 0 60 0 90 07 Trà Vinh 40 0 60 0 80 08 Tiền Giang 30 5 50 10 70 159 Hậu Giang 40 - 60 0 80 0

Tổng 950 145 1.200 200 1.500 255

(7). Gia trị sản lượng nuôi ca tra

Giá trị sản lượng nuôi cá tra vùng ĐBSCL được tính toán dựa trên sự dao động về giá trong giai đoạn phát triển trước. Dự báo giá cá tra trung bình ở năm 2010 là 18.000đồng/kg; năm 2015 là 23.000đồng/kg và năm 2020 là 28.000đồng/kg.

Đối với giống cá tra cỡ 1,3cm, năm 2010 là 1.000 đồng/con; năm 2015 là 1.500đồng/con và năm 2020 là 2.000đồng/con.

Giá trị sản lượng tăng từ 22.500.000 triệu đồng năm 2010 lên 51.800.000 triệu đồng ở năm 2020, (tăng gấp 2,3). Giá trị sản lượng cá tra ở năm 2020 lớn nhất trong vùng là Đồng Tháp, đứng thứ 2 là An Giang và kế đến là Cần Thơ, Bến Tre,….

Bảng 5.8: Giá trị sản lượng cá tra ĐBSCL (ĐV: Triệu đồng)TT Tỉnh, thành 2010 2015 20201 An Giang 5.490.000 8.464.000 10.500.0002 Đồng Tháp 6.012.000 8.809.000 11.200.0003 Cần Thơ 3.393.000 5.175.000 6.720.0004 Vĩnh Long 1.440.000 2.415.000 3.360.0005 Bến Tre 1.980.000 3.266.000 5.040.0006 Soc Trăng 1.692.000 2.760.000 4.340.0007 Trà Vinh 1.044.000 2.415.000 4.200.0008 Tiền Giang 666.000 2.070.000 2.800.0009 Hậu Giang 783.000 2.576.000 3.640.000

  Tổng 22.500.000 37.950.000 51.800.000(Ghi chú: Giá trị tính theo giá hiện hành)

Giá trị sản xuất giống cá tra tại thời điểm năm 2020 đạt 12.000.000triệu đồng, tăng 9.150.000 triệu đồng so với thời điểm năm 2010. Đồng Tháp là tỉnh co giá trị sản xuất giống lớn nhất trong vùng, đứng thứ 2 là An Giang. Một số tỉnh trong vùng được cung cấp giống từ Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long để phục vụ nuôi thương phẩm, hoặc để ương giống rồi đưa vào nuôi thương phẩm.

Bảng 5.9: Giá trị sản xuất giông cá tra vùng ĐBSCL (giá HH) (ĐV: Triệu đồng)

TT Tỉnh, thành N.2010 N.2015 N.20201 An Giang 600.000 1.312.500 2.400.000 2 Đồng Tháp 750.000 1.575.000 2.800.000 3 Cần Thơ 600.000 1.207.500 2.240.000 4 Vĩnh Long 300.000 630.000 1.200.000

147

Page 70: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

5 Bến Tre 150.000 367.500 800.000 6 Soc Trăng 120.000 315.000 720.000 7 Trà Vinh 120.000 315.000 640.000 8 Tiền Giang 90.000 262.500 560.000 9 Hậu Giang 120.000 315.000 640.000

Tổng 2.850.000 6.300.000 12.000.000

(8). Lao động phục vụ nuôi và sản xuất giống ca tra

Nhu cầu lao động phục vụ nuôi cá tra phụ thuộc vào diện tích và mức độ thâm canh; số lượng và qui mô các trại sản xuất giống, được tính theo định mức trung bình. Nuôi cá ao 3 lao động/1ha nuôi cá ao; 4 lao động cho 1 cơ sở sản xuất giống và 3 lao động cho 1 cơ sở ương giống.

a). Lao động nuôi cá tra thương phẩm đến năm 2020 là 39.000 người, tăng 13.200 người so với năm 2010. Nhu cầu lao động nuôi cao nhất trong vùng ở năm 2020 là Đồng Tháp, với 8.100 người, chiếm 20,77% tổng nhu cầu lao động của vùng, đứng thứ 2 là An Giang với 7.500người.

Bảng 5.10: Nhu cầu lao động nuôi cá tra vùng ĐBSCL (ĐV: người)TT Tỉnh thành 2010 2015 20201 An Giang 6.300 7.350 7.5002 Đồng Tháp 6.900 7.650 8.1003 Cần Thơ 3.900 4.500 4.8004 Vĩnh Long 1.650 2.100 2.4005 Bến Tre 2.250 2.850 4.2006 Soc Trăng 1.950 2.400 3.6007 Trà Vinh 1.200 2.100 3.3008 Tiền Giang 750 1.800 2.1009 Hậu Giang 900 2.250 3.000

Tổng 25.800 33.000 39.000

b). Lao động sản xuất giống tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2020 từ 4.010 người lên 6.540 người. Diện tích nuôi mở rộng, mật độ nuôi tăng dẫn đến nhu cầu giống nuôi tăng trong giai đoạn 2010-2020; để đáp ứng đủ nhu cầu giống nuôi các cơ sở sản xuất và ương giống trong vùng cũng phải vừa tăng về qui mô và số lượng.

Mặc dù qui mô mở rộng nhưng số lượng lao động phục vụ 1 cơ sở sản xuất và ương giống không tăng, do trong thời gian sản xuất dài, tính chuyên nghiệp và trình độ được nâng lên, bên cạnh đo các trang thiết bị hỗ trợ cũng được trang bị và hoàn thiện dần trong quá trình sản xuất.

Nhu cầu lao động sản xuất giống lớn nhất trong vùng là Đồng Tháp; năm 2020 nhu cầu lao động là 1.770 người, chiếm 27,06%; kế đến là An Giang với 1.500 người, chiếm 22,94% nhu cầu lao động sản xuất và ương giống cá tra của toàn vùng.

Bảng 5.11: Nhu cầu lao động sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL (ĐV: người)

TT Tỉnh, thành N.2010 N.2015 N.2020SX giống Ương giống SX giống Ương giống SX giống Ương giống

1 An Giang 360 600 480 750 600 9002 Đồng Tháp 480 750 600 900 720 1.0503 Cần Thơ 200 600 280 690 360 8404 Vĩnh Long 40 300 80 360 120 4505 Bến Tre 40 150 80 210 120 3006 Soc Trăng 0 120 - 180 - 2707 Trà Vinh 0 120 - 180 - 2408 Tiền Giang 40 90 80 150 120 2109 Hậu Giang 0 120 - 180 - 240

Cộng 1.160 2.850 1.600 3.600 2.040 4.500Tổng chung 4.010 5.200 6.540

148

Page 71: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

c). Lao động dịch vụ chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu lao động nuôi và sản xuất giống. Đến năm 2010 nhu cầu lao động dịch vụ khoảng 3.000 người, năm 2015 nhu cầu lao động dịch vụ là 3.800 người và năm 2020 nhu cầu lao động dịch vụ là 4.600 người.

d). Trình độ lao động: Giai đoạn 2010-2020 toàn bộ các lao động nuôi cá tra trong vùng phải tham gia các lớp tập huấn do cơ quan chức năng tổ chức, tối thiểu 1 năm 2 đợt (mỗi đợt 3-5 ngày). Đối với vùng sản xuất tập trung, yêu cầu trong 1 vùng sản xuất khoảng 10 ha phải co một kỹ thuật viên giám sát, trình độ trung cấp thủy sản trở lên. Các hộ sản xuất giống ngoài đòi hoi về kinh nghiệm, cần phải tham gia các lớp học và được cấp Chứng nhận của cơ quan chức năng. Một cơ sở ít nhất phải co 1 người được cấp giấy Chứng nhận của cơ quan chức năng.

(9). Hệ thống cung cấp thức ăn phục vụ nuôi ca tra

a). Nhu cầu thức ăn

Trong thực tế các hộ nuôi của vùng không dùng 100% thức ăn công nghiệp, tuy nhiên trong tính toán tất cả thức ăn sử dụng sản xuất được qui về thức ăn công nghiệp. Hệ số thức ăn là 1: 1,6.

Nhu cầu thức ăn nuôi cá tra ở năm 2020 của vùng là 3.200.000tấn, tăng hơn năm 2010 là 1.200.000 tấn. Nhu cầu thức ăn lớn nhất trong vùng là Đồng Tháp (664.000 tấn, chiếm 20,75% tổng nhu cầu thức ăn của vùng năm 2020), kế đến là An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Soc Trăng.

Bảng 5.12: Nhu cầu thức ăn nuôi cá tra vùng ĐBSCL (ĐV: tấn) TT Tỉnh, thành N.2010 N.2015 N.2020

1 An Giang 488.000 588.800 611.2002 Đồng Tháp 534.400 612.800 664.0003 Cần Thơ 301.600 360.000 392.0004 Vĩnh Long 128.000 168.000 198.4005 Bến Tre 176.000 227.200 347.2006 Soc Trăng 150.400 192.000 294.4007 Trà Vinh 92.800 168.000 272.0008 Tiền Giang 59.200 144.000 172.8009 Hậu Giang 69.600 179.200 248.000  Tổng 2.000.000 2.640.000 3.200.000

b). Mạng lưới cung cấp thức ăn

Các loại thức ăn sử dụng sẽ được chế biến từ các khu công nghiệp tập trung ở Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp. Cần Thơ và Vĩnh Long. Các cơ sở sản xuất sẽ mở hệ thống đại lý Cấp I ở các vùng nuôi lớn, tập trung và các đại lý cấp 2, 3 ở nhưng vùng nuôi quy mô nho hơn.

Đến năm 2020, nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá tra là 3,2 triệu tấn/năm, sẽ cần 50 nhà máy chế biến co công suất 64.000 tấn thức ăn/năm.

Các tỉnh co nghề nuôi cá tra trọng điểm (dọc sông Tiền, sông Hậu) cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn, nhằm tăng tính chủ động, giảm chi phí vận chuyển, gop phần tăng hiệu quả sản xuất.

(10). Vốn đầu tư

Vốn đầu tư được tính toán trên thực tế sản xuất, co xem xét đến yếu tố trượt giá ở các năm 2010, 2015 và 2020.

a). Vốn phục vụ nuôi thương phẩm và cac cơ sở sản xuất giống

(1). Vôn xây dựng hệ thông ao

Bao gồm các hạng mục: xây dựng ao nuôi, kho bãi, cống bọng, máy bơm,….. Năm

149

Page 72: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

2010, nuôi ao, đầm, bãi bồi đầu tư 400 triệu đồng/ha. Năm 2015, đầu tư 500 triệu đồng/ha. Năm 2020, đầu tư 600 triệu đồng/ha.

Giai đoạn 2008-2010 cần 1.988.000 triệu đồng, bình quân 662.667triệu đồng/năm.Giai đoạn 2011-2015 cần 2.300.000 triệu đồng, bình quân 460.000triệu đồng/năm.Giai đoạn 2016-2020 cần 2.760.000 triệu đồng, bình quân 552.000triệu đồng/năm.

Bảng 5.13: Vốn đầu tư hệ thống nuôi ao của các tỉnh ĐBSCL (ĐV: Tr.đ)TT Tỉnh/thành 2008-2010 2011-2015 2016-2020 Tổng ‘08-

2020Đầu tư mới Nâng cấp Đầu tư mới Nâng cấp Đầu tư mới Nâng cấp

1 An Giang 283.300 168.000 175.000 245.000 30.000 300.000 1.201.3002 Đồng Tháp 475.900 184.000 125.000 255.000 90.000 324.000 1.453.9003 Cần Thơ 23.300 104.000 100.000 150.000 60.000 192.000 629.3004 Vĩnh Long 85.500 44.000 75.000 70.000 60.000 96.000 430.5005 Bến Tre 28.000 60.000 100.000 95.000 270.000 168.000 721.0006 Soc Trăng 175.800 52.000 75.000 80.000 240.000 144.000 766.8007 Trà Vinh 135.800 32.000 150.000 70.000 240.000 132.000 759.8008 Tiền Giang 52.000 20.000 175.000 60.000 60.000 84.000 451.0009 Hậu Giang 40.400 24.000 225.000 75.000 150.000 120.000 634.400

Tổng số 1.300.000 688.000 1.200.000 1.100.000 1.200.000 1.560.000 7.048.000

(2). Vôn đầu tư xây dựng trại giông

Hệ thống cơ sở ương giống ở Đồng Tháp và An Giang không đầu tư mới cho đến năm 2010; các cơ sở sản xuất tập trung tại một tỉnh trong vùng sau đo cung cấp cho các cơ sở ương giống để cung cấp giống cho người nuôi.

Bảng 5.14: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng trại giống và cơ sở sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020 (ĐV: Triệu đồng)

TT Tỉnh thành2008-2010 2011-2015 2016-2020 2008-2020

Cơ sởương

C.sởsản xuất

Cơ sởương

C.sởsản xuất

Cơ sởương

C.sởsản xuất

Cơ sởương

C.sởsản xuất

1 An Giang - 10.000 25.000 36.000 30.000 42.000 55.000 88.0002 Đồng Tháp - - 25.000 36.000 30.000 42.000 55.000 78.0003 Cần Thơ 40.000 50.000 15.000 24.000 30.000 28.000 85.000 102.0004 Vĩnh Long 2.400 10.000 10.000 12.000 18.000 14.000 30.400 36.0005 Bến Tre 7.600 10.000 10.000 12.000 18.000 14.000 35.600 36.0006 Soc Trăng 16.000 - 10.000 - 18.000 - 44.000 -7 Trà Vinh 7.600 - 10.000 - 12.000 - 29.600 -8 Tiền Giang - 10.000 10.000 12.000 12.000 14.000 22.000 36.0009 Hậu Giang 14.800 - 10.000 - 12.000 - 36.800 -

Tổng 88.400 90.000 125.000 132.000 180.000 154.000 393.400 376.000Cộng tổng 178.400 257.000 334.000 769.400

Năm 2010: đối với cơ sở ương giống đầu tư 400 triệu đồng/01 cơ sở; sản xuất giống đầu tư 1 ty đồng/01 trại.

Năm 2015: đối với cơ sở ương giống đầu tư 500 triệu đồng/01 cơ sở; sản xuất giống đầu tư 1,2 ty đồng/01 trại.

Năm 2020: đối với cơ sở ương giống đầu tư 600 triệu đồng/01 cơ sở; sản xuất giống đầu tư 1,4 ty đồng/01 trại.

b). Vốn xây dựng hệ thống kênh đầu nguồn và kênh cấp 3

Hệ thống kênh cấp 3 (găn liền với ao nuôi) hiện trạng đáp ứng được khoảng 20% nhu

150

Page 73: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

cầu thực tế, khoảng 80% còn lại phải cải tạo, nâng cấp và đào mới trong giai đoạn tới.

Hệ thống kênh cấp 3 sẽ đầu tư cho hệ thống ao nuôi ở bãi bồi, cồn trong vùng. Tính toán trung bình 1 ha nuôi cần hệ thống kênh cấp 3 là 100m dài, rộng 3 m và sâu 3m, tương đương với nhu cầu vốn là 15 triệu đồng ở năm 2010, 20 triệu đồng ở năm 2015 và 25 triệu đồng ở năm 2020.

Tổng nhu cầu vốn xây dựng và nâng cấp kênh cấp 3 của vùng trong giai đoạn 2008-2020 là 281.600 triệu đồng; trung bình 1 năm trong giai đoạn 2008-2020 là 21.662triệu đồng/năm

Bảng 5.15: Nhu cầu vốn đầu tư kênh cấp 3 (ĐV: Triệu đồng)TT Tỉnh/thành 2008-2010 2011-2015 2016-2020 Tổng

‘08-‘20Đầu tư mới Nâng cấp Đầu tư mới Nâng cấp Đầu tư mới Nâng cấp1 Tiền Giang 1.950 750 7.000 2.400 2.500 3.500 18.1002 Bến Tre 1.050 2.250 4.000 3.800 11.250 7.000 29.3503 Trà Vinh 5.100 1.200 6.000 2.800 10.000 5.500 30.6004 Soc Trăng 6.600 1.950 3.000 3.200 10.000 6.000 30.7505 An Giang 10.650 6.300 7.000 9.800 1.250 12.500 47.5006 Đồng Tháp 17.850 6.900 5.000 10.200 3.750 13.500 57.2007 Vĩnh Long 3.200 1.650 3.000 2.800 2.500 4.000 17.1508 Hậu Giang 1.520 900 9.000 3.000 6.250 5.000 25.6709 Cần Thơ 880 3.900 4.000 6.000 2.500 8.000 25.281

Tổng số 48.800 25.800 48.000 44.000 50.000 65.000 281.600

c). Vốn phục vụ công tac khuyến ngư và nghiên cứu khoa học

Phấn đấu trong giai đoạn 2008-2020 tất cả lao động đều tham gia công tác khuyến ngư do các cơ quan chức năng tổ chức. Trung bình 1 năm 2 lượt; chi phí cho các lao động tham gia khuyến ngư năm 2008 là 30.000 đồng/người/lượt, năm 2010 là 40.000 đồng/người/lượt, năm 2015 là 50.000 đồng/người/lượt và năm 2020 là 70.000 đồng/người/lượt (bao gồm giáo viên, tài liệu, nước uống, hội trường, tổ chức,….).

Bảng 5.16: Vốn phục vụ công tác khuyến ngư phục vụ nuôi cá tra ĐBSCL được cộng dồn theo từng giai đoạn (ĐV: Triệu đồng)

TT Danh mục 2008-2010 2011-2015 2016-2020 2008-20201 Tiền Giang 190 920 1.460 2.5702 Bến Tre 520 1.420 2.780 4.7203 Trà Vinh 280 1.030 2.130 3.4404 Soc Trăng 440 1.160 2.330 3.9305 An Giang 1.530 3.860 5.400 10.7906 Đồng Tháp 1.710 4.120 5.930 11.7607 Vĩnh Long 420 1.150 1.790 3.3608 Hậu Giang 220 1.100 1.950 3.2709 Cần Thơ 990 2.470 3.600 7.060

Tổng số 6.300 17.230 27.370 50.900

Ngoài ra còn nguồn vốn phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ như sau:

Bảng 5.17: Vốn phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ (ĐV: Triệu đ)TT Danh mục 2008-2010 2011-2015 2016-2020 2008-20201. Đánh giá nhân rộng mô hình nuôi tiên tiến 2.000 3.000 4.000 9.000

2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi 5.000 8.000 10.000 23.000

3. Vốn nghiên cứu xử lý môi trường nuôi 3.000 2.000 2.000 7.000

151

Page 74: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Tổng 10.000 13.000 16.000 39.000

d). Vốn đầu tư xây dựng cac Chương trình, dự an

Giai đoạn 2008-2010 nhu cầu vốn xây dựng, triển khai Chương trình dự án là 15.000triệu đồng, giai đoạn 2011-2015 là 12.000 triệu đồng, giai đoạn 2016-2020 là 10.000 triệu đồng.

e). Vốn đầu tư xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại là nhiệm vụ hết sức quan trọng, gop phần giải quyết đầu ra của sản phẩm nuôi trồng và chế biến; hoạt động xúc tiến thương mại thông thường do Hiệp hội thực hiện sau khi đã phân tích, định hướng được thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm.

Nhu cầu vốn cho hoạt động này trong cả thời kỳ 2008-2020 là 9 ty đồng; phần ra giai đoạn 1 (2008-2010) là 2 ty đồng; giai đoạn 2 (2011-2015) là 3 ty đồng và giai đoạn 3 (2016-2020) là 4 ty đồng.

f). Vốn rà soat, đanh gia, điều chỉnh quy hoạch

Nguồn vốn này do ngân sách Nhà nước cấp hàng năm để rà soát, giám sát và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế. Nguồn vốn này phân bổ theo tình hình hoạt động sản xuất của các tỉnh, mức độ đong gop, tính phức tạp,..

Bảng 5.18: Vốn phục vụ giám sát, điều chỉnh quy hoạch nuôi cá tra (Đv: triệu đồng)TT Danh mục 2008-2010 2011-2015 2016-2020 2008-20201 Tiền Giang 100 150 200 4502 Bến Tre 100 150 200 4503 Trà Vinh 100 150 200 4504 Soc Trăng 100 150 200 4505 An Giang 400 500 600 1.5006 Đồng Tháp 400 500 600 1.5007 Vĩnh Long 200 300 400 9008 Hậu Giang 100 150 200 4509 Cần Thơ 200 300 400 900

Tổng số 1.700 2.350 3.000 7.050

g). Tổng nhu cầu vốn đầu tư

1). Vốn xây dựng hệ thống ao, be, kênh cấp 3, khuyến ngư và xây dựng các dự án, rà soát quy hoạch. Riêng 2 nguồn vốn đầu tư xúc tiến thương mại và vốn phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ và đầu tư Chương trình, dự án không phân bổ xuống địa phương.

Tổng vốn đầu tư XDCB phục vụ nuôi cá tra ĐBSCL TK 2008-2020 là 8.241.950 triệu đồng (100%); trong đo đầu tư cho hệ thống ao, cống bọng, máy bơm, quạt nước, sục khí (trong ao) là 7.048.000 triệu đồng (85,51%), kênh cấp 3 là 281.600 triệu đồng (3,42%), khuyến ngư 50.900 triệu đồng (0,62%), xây dựng chương trình dự án 37.000 triệu đồng (0,45%); vốn xúc tiến thương mại 9.000 triệu đồng (0,11%); vốn nghiên cứu khoa học 39.000 triệu đồng (0,47%).

Bảng 5.19: Nhu cầu các loại vôn nuôi cá tra ĐBSCL (PA 2) (ĐV: triệu đồng)TT Tỉnh Loại hình đầu tư GĐ’08-‘10 GĐ’11-‘15 GĐ’16-‘20 TK’08-‘201 Tiền Giang Vốn XD hệ thống ao nuôi 72.000 235.000 144.000 451.000

  Vốn kênh cấp 3 2.700 9.400 6.000 18.100  Vốn khuyến ngư 190 920 1.460 2.570  Rà soát, điều chỉnh QH 100 150 200 450  Vốn xây dựng trại giống 10.000 22.000 26.000 58.000

152

Page 75: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

2 Bến Tre Vốn XD hệ thống ao nuôi 88.000 195.000 438.000 721.000  Vốn kênh cấp 3 3.300 7.800 18.250 29.350  Vốn khuyến ngư 520 1.420 2.780 4.720  Rà soát, điều chỉnh QH 100 150 200 450  Vốn xây dựng trại giống 17.600 22.000 32.000 71.600

3 Trà Vinh Vốn XD hệ thống ao nuôi 167.800 220.000 372.000 759.800  Vốn kênh cấp 3 6.300 8.800 15.500 30.600  Vốn khuyến ngư 280 1.030 2.130 3.440  Rà soát, điều chỉnh QH 100 150 200 450  Vốn xây dựng trại giống 7.600 10.000 12.000 29.600

4 Soc Trăng Vốn XD hệ thống ao nuôi 227.800 155.000 384.000 766.800  Vốn kênh cấp 3 8.550 6.200 16.000 30.750  Vốn khuyến ngư 440 1.160 2.330 3.930  Rà soát, điều chỉnh QH 100 150 200 450  Vốn xây dựng trại giống 16.000 10.000 18.000 44.000

5 An Giang Vốn XD hệ thống ao nuôi 451.300 420.000 330.000 1.201.300  Vốn kênh cấp 3 16.950 16.800 13.750 47.500  Vốn khuyến ngư 1.530 3.860 5.400 10.790  Rà soát, điều chỉnh QH 400 500 600 1.500  Vốn xây dựng trại giống 10.000 61.000 72.000 143.000

6 Đồng Tháp Vốn XD hệ thống ao nuôi 659.900 380.000 414.000 1.453.900  Vốn kênh cấp 3 24.750 15.200 17.250 57.200  Vốn khuyến ngư 1.710 4.120 5.930 11.760  Rà soát, điều chỉnh QH 400 500 600 1.500  Vốn xây dựng trại giống 0 61.000 72.000 133.000

7 Vĩnh Long Vốn XD hệ thống ao nuôi 129.500 145.000 156.000 430.500  Vốn kênh cấp 3 4.850 5.800 6.500 17.150  Vốn khuyến ngư 420 1.150 1.790 3.360  Rà soát, điều chỉnh QH 200 300 400 900  Vốn xây dựng trại giống 12.400 22.000 32.000 66.400

8 Hậu Giang Vốn XD hệ thống ao nuôi 64.400 300.000 270.000 634.400  Vốn kênh cấp 3 2.420 12.000 11.250 25.670  Vốn khuyến ngư 220 1.100 1.950 3.270  Rà soát, điều chỉnh QH 100 150 200 450  Vốn xây dựng trại giống 14.800 10.000 12.000 36.800

9 Cần Thơ Vốn XD hệ thống ao nuôi 127.300 250.000 252.000 629.300  Vốn kênh cấp 3 4.781 10.000 10.500 25.281  Vốn khuyến ngư 990 2.470 3.600 7.060  Rà soát, điều chỉnh QH 200 300 400 900  Vốn xây dựng trại giống 90.000 39.000 58.000 187.000

Tổng Vốn XD hệ thống ao nuôi 1.988.000 2.300.000 2.760.000 7.048.000  Vốn kênh cấp 3 74.600 92.000 115.000 281.600  Vốn khuyến ngư 6.300 17.230 27.370 50.900  Vốn chương trình, dự an 15.000 12.000 10.000 37.000  Rà soat, điều chỉnh QH 1.700 2.350 3.000 7.050

  Vốn xây dựng trại giống 178.400 257.000 334.000 769.400Vốn Xúc tiến thương mại 2.000 3.000 4.000 9.000Vốn nghiên cứu khoa học 10.000 13.000 16.000 39.000

  Tổng cộng 2.276.000 2.696.580 3.269.370 8.241.950

h). Cơ cấu nguồn vốn xây dựng cơ bản của cac địa phương trong vùng

Cơ cấu nguồn vốn chỉ tính vốn xây dựng cơ bản. Vốn khuyến ngư, Chương trình dự án, rà soát điều chỉnh quy hoạch là nguồn ngân sách. Vốn xây dựng kênh cấp 2, 3; vốn trại giống

153

Page 76: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

được hỗ trợ ngân sách một phần; vốn xây dựng hệ thống ao be, vốn sản xuất là nguồn vốn tự co và vốn vay.

Ba nguồn vốn ngân sách là xúc tiến thương mại, nghiên cứu khoa học và chương trình, dự án không phân bổ về địa phương.

Bảng 5.20: Cơ cấu nguồn vốn sản xuất cá tra ĐBSCL (PA 2) ĐV: Triệu đồngTT Tỉnh Nguồn vốn GĐ ’08-2010 GĐ ’11-2015 GĐ ’16-2020 TK ’08-20201 Tiền Giang Vốn ngân sách 11.640 27.770 30.660 70.070

  Vốn tự co 48.000 156.670 96.000 300.670  Vốn vay 25.350 83.030 51.000 159.380

2 Bến Tre Vốn ngân sách 19.870 27.470 44.105 91.445  Vốn tự co 58.670 130.000 292.000 480.670  Vốn vay 30.980 68.900 155.125 255.005

3 Trà Vinh Vốn ngân sách 11.130 15.580 22.080 48.790  Vốn tự co 111.870 146.670 248.000 506.541  Vốn vay 59.080 77.730 131.750 268.559

4 Soc Trăng Vốn ngân sách 20.815 14.410 28.530 63.755  Vốn tự co 151.865 103.330 256.000 511.195  Vốn vay 80.210 54.770 136.000 270.980

5 An Giang Vốn ngân sách 20.405 73.760 84.875 179.040  Vốn tự co 300.865 280.000 220.000 800.865  Vốn vay 158.910 148.400 116.875 424.185

6 Đồng Tháp Vốn ngân sách 14.485 73.220 87.155 174.860  Vốn tự co 439.935 253.330 276.000 969.264  Vốn vay 232.340 134.270 146.625 513.236

7 Vĩnh Long Vốn ngân sách 15.445 26.350 37.440 79.235  Vốn tự co 86.335 96.670 104.000 287.005  Vốn vay 45.590 51.230 55.250 152.070

8 Hậu Giang Vốn ngân sách 16.330 17.250 19.775 53.355  Vốn tự co 42.930 200.000 180.000 422.929  Vốn vay 22.680 106.000 95.625 224.306

9 Cần Thơ Vốn ngân sách 93.580 46.770 67.250 207.600  Vốn tự co 84.870 166.670 168.000 419.541  Vốn vay 44.820 88.330 89.250 222.400

10 Xúc tiến TM Ngân sách 2.000 3.000 4.000 9.00011 NCKH Ngân sách 10.000 13.000 16.000 39.00012 C.trình, DA Ngân sách 15.000 12.000 10.000 37.000

Tổng Vốn ngân sach 250.700 350.580 451.870 1.053.150  Vốn tự có 1.325.340 1.533.340 1.840.000 4.698.680  Vốn vay 699.960 812.660 977.500 2.490.120  Tổng 2.276.000 2.696.580 3.269.370 8.241.950Cơ cấu Vôn ngân sách 11,0% 13,0% 13,8% 12,8%  Vôn tự có 58,2% 56,9% 56,3% 57,0%  Vôn vay 30,8% 30,1% 29,9% 30,2%

i). Vốn lưu động phục vụ nuôi thương phẩm ca tra

Vốn lưu động phục vụ nuôi thương phẩm, sản xuất giống (tính tại thời điểm) được tính dựa trên các mức sau:

Năm 2010, đối với nuôi cá tra ao nhu cầu vốn lưu động là 1,5 ty đồng/ha/vụ.

Năm 2015, đối với nuôi cá tra ao nhu cầu vốn lưu động là 1,8 ty đồng/ha/vụ.

Năm 2020, đối với nuôi cá tra ao nhu cầu vốn lưu động là 2,0 ty đồng/ha/vụ.

154

Page 77: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Bảng 5.21: Vôn lưu động nuôi cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020 (PA 2) (ĐV:Triệu đ)TT Tỉnh, thành Năm 2010 Năm 2015 Năm 20201 Tiền Giang 375.000 1.080.000 1.400.0002 Bến Tre 1.125.000 1.710.000 2.800.0003 Trà Vinh 600.000 1.260.000 2.200.0004 Soc Trăng 975.000 1.440.000 2.400.0005 An Giang 3.150.000 4.410.000 5.000.0006 Đồng Tháp 3.450.000 4.590.000 5.400.0007 Vĩnh Long 825.000 1.260.000 1.600.0008 Hậu Giang 450.000 1.350.000 2.000.0009 Cần Thơ 1.950.000 2.700.000 3.200.000

  Tổng 12.900.000 19.800.000 26.000.000

Vốn lưu động sản xuất giống được tính toán dựa trên nhu cầu vốn đáp ứng cho 1 đợt sản xuất của 1 trại hay 1 cơ sở ương dưỡng.

Năm 2010, vốn lưu động phục vụ sản xuất trung bình của trại giống là 50 triệu đồng/trại/đợt, 80 triệu đồng/cơ sở ương giống/đợt; năm 2015, vốn lưu động phục vụ sản xuất của trại sản xuất trung bình là 80 triệu đồng/trại/đợt, 100 triệu đồng/cơ sở ương giống/đợt; năm 2020, vốn lưu động phục vụ sản xuất trung bình của trại sản xuất là 100 triệu đồng/trại/đợt, 120 triệu đồng/cơ sở ương giống/đợt.

Bảng 5.22: Vốn lưu động sản xuất giống cá tra trong vùng ĐBSCL (ĐV: tr.đồng)

TT Tỉnh thành2010 2015 2020

C.sở sản xuất

Cơ sở ương

C.sở sản xuất

Cơ sở ương

C.sở sản xuất

Cơ sở ương

1 An Giang 4.500 16.000 9.600 25.000 15.000 36.0002 Đồng Tháp 6.000 20.000 12.000 30.000 18.000 42.0003 Cần Thơ 2.500 16.000 5.600 23.000 9.000 33.6004 Vĩnh Long 500 8.000 1.600 12.000 3.000 18.0005 Bến Tre 500 4.000 1.600 7.000 3.000 12.0006 Soc Trăng - 3.200 - 6.000 - 10.8007 Trà Vinh - 3.200 - 6.000 - 9.6008 Tiền Giang 500 2.400 1.600 5.000 3.000 8.4009 Hậu Giang - 3.200 - 6.000 - 9.600

Tổng 14.500 76.000 32.000 120.000 51.000 180.000Cộng tổng 90.500 152.000 231.000

5.5. QUY HOẠCH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐBSCL

5.5.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

(1). Mục tiêu tổng quat

Quy hoạch hệ thống chế biến cá tra vùng ĐBSCL đảm bảo đủ năng lực để tiêu thụ được khối lượng cá nuôi trong vùng; đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, và không gây ô nhiễm môi trường.

(2). Mục tiêu cụ thể

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 ty USD vào năm 2010; đạt 1,85 ty USD vào năm 2015 và 2,3 ty USD vào năm 2020.- Sản lượng xuất khẩu đạt 500.000 tấn năm 2010; đạt 660.000 tấn năm 2015 và tăng lên 740.000 tấn vào năm 2020.- Giải quyết việc làm cho 167.190 lao động vào năm 2010; 180.000 lao động vào năm 2015 và khoảng 200.000 lao động vào năm 2020.

155

Page 78: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

5.5.2. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

Trong quá trình phân tích diễn biến sản xuất và tiêu thụ từ năm 1997-2007 và tình hình trong nhưng tháng đầu năm 2008 đã nhận thấy rằng thị trường co nhiều biến động phức tạp và kho lường. Vì vậy, việc thiết kế các phương án là cần thiết, nhằm ứng pho với nhưng tình huống biến động co thể xảy ra trong tương lai. Các chỉ tiêu của 3 phương án được thể hiện ở bảng dưới đây:

Lựa chọn phương an: Trong 3 phương án trên, đề xuất chọn phương án 2 làm phương án phát triển. Việc thiết kế các phương án 1 và 3 mang tính chất dự phòng nhằm ứng pho với nhưng tình huống biến động lớn nếu co xảy ra trong tương lai. Phương án 2 co tốc độ tăng trưởng hợp lý nhất bởi co sự cân đối giưa nhu cầu của thị trường và nguồn lực hiện tại.

Bảng 5.23: Phương án phát triển chế biến xuất khẩu đến năm 2020 Phương an Chỉ tiêu 2007 2010 2015 2020

Phương án 1 Sản lượng chế biến (tấn) 386.870 417.000 542.000 667.000  Kim ngạch XK (triệu USD) 979 1.100 1.500 1.900

  Tăng trưởng bình quân 4% 6,4% 4,8%  Lao động chế biến (người)   153.000 193.000 230.000Phương án 2 Sản lượng chế biến (tấn) 386.870 500.000 660.000 740.000  Kim ngạch XK (triệu USD) 979 1.300 1.850 2.300  Tăng trưởng bình quân 9,9% 7,3% 4,5%  Lao động chế biến (người)   167.190 183.000 199.860Phương án 3 Sản lượng chế biến (tấn) 386.870 600.000 800.000 1.000.000  Kim ngạch XK (triệu USD) 979 1.550 2.250 3.000  Tăng trưởng bình quân 16,6% 7,7% 5,9%  Lao động chế biến (người)   179.000 223.000 265.000

5.5.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THEO PHƯƠNG ÁN CHỌN

(1). Quy hoạch cac cơ sở chế biến

Căn cứ trên nhu cầu công suất hiện tại đã đáp ứng cho chế biến trong thời gian tới. Việc tăng công suất chế biến tập trung vào chế biến phế liệu cá tra.

(2). Phân bổ sản lượng chế biến và KNXK theo địa phương

Bảng 5.24: Cơ cấu sản lượng chế biến cá tra xuất khẩu theo PA2 đến năm 2020Địa phương Chỉ tiêu 2010 2015 2020

Tiền Giang Khối lượng (tấn) 14.800 36.000 40.000  Giá trị (triệu USD) 38 100 130Bến Tre Khối lượng (tấn) 44.000 56.800 72.000  Giá trị (triệu USD) 114 160 238Trà Vinh Khối lượng (tấn) 23.200 42.000 60.000  Giá trị (triệu USD) 60 118 198Soc Trăng Khối lượng (tấn) 37.600 48.000 62.000  Giá trị (triệu USD) 98 134 202An Giang Khối lượng (tấn) 122.000 147.200 150.000  Giá trị (triệu USD) 317 413 450Đồng Tháp Khối lượng (tấn) 133.600 153.200 160.000  Giá trị (triệu USD) 347 430 480Vĩnh Long Khối lượng (tấn) 32.000 42.000 48.000  Giá trị (triệu USD) 83 118 144Hậu Giang Khối lượng (tấn) 17.400 44.800 52.000  Giá trị (triệu USD) 45 125 170

156

Page 79: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Cần Thơ Khối lượng (tấn) 75.400 90.000 96.000  Giá trị (triệu USD) 196 252 288

Toàn vùng Khối lượng (tấn) 500.000 660.000 740.000  Gia trị (triệu USD) 1.300 1.850 2.300

- Phân bổ chỉ tiêu theo sản lượng: Tổng sản lượng chế biến cá tra xuất khẩu toàn vùng đến năm 2010 là 500.000 tấn, tăng lên 660.000 tấn ở năm 2015 và đạt 740.000 tấn ở năm 2020; tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn đạt 4,0%/năm. Giá trị KNXK tăng từ 1,3 ty USD năm 2010 lên 2,3 ty USD năm 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình KNXK trong giai đoạn đạt 5,9%/năm.

(3). Phân bổ nhà may chế biến tại địa phương

Trên thực tế năng lực nhà máy chế biến chung cho toàn vùng ĐBSCL tính đến thời điểm tháng 6/2008 khoảng 965.800 tấn thành phẩm/năm đã đáp ứng khả năng chế biến cho toàn khu vực. Phần lớn các nhà máy chế biến này tập trung tại nhưng tỉnh co vùng nguyên liệu tập trung truyền thống như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Nhưng tỉnh dưới vùng hạ lưu đang phát triển các vùng nguyên liệu như Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, hệ thống nhà máy chế biến ở đây co công suất chưa đủ lớn để tiêu thụ hết nguồn nguyên liệu sản xuất tại chỗ.

Tỉnh Bến Tre thời điểm hiện nay co 4 nhà máy chế biến cá tra với công suất đạt 25.000 tấn/năm, chỉ tiêu thụ được 50% lượng cá nuôi trong tỉnh; số còn lại phải vận chuyển ra các tỉnh khác rất kho khăn trong khâu tiêu thụ. Định hướng phát triển nuôi cá tra đến 2020 sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu còn lớn hơn nưa, do đo nếu không co kế hoạch nâng cấp, mở rộng các nhà máy chế biến thì nguyên liệu sản xuất tại tỉnh sẽ phải đưa đi các tỉnh khác trong vùng để chế biến xuất khẩu.

(4). Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Ôn định thị phần ở nhưng thị trường hiện co, mở rộng sang các thị trường mới, thị trường tiềm năng như Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông. Đến năm 2010, trong tổng khối lượng xuất khẩu dự kiến là 500.000 tấn, thì EU chiếm 35% (giảm 10% so với hiện nay); Băc Mỹ và ASEAN ổn định tương ứng 10%-8%; Nga tăng lên 16%; Ucraina tăng lên 10%. Thị trường các nước khác tăng từ 9% hiện nay lên 16% năm 2010.

Đến năm 2015, thị trường các nước khác sẽ tăng lên 26%; thị trường EU tiếp tục giảm còn 30%. Các thị trường khác co ty trọng ổn định như năm 2010. Đến năm 2020, cơ cấu cân bằng giưa EU và các nước khác là 30%. Lúc này thị trường xuất khẩu trở nên rộng rãi và hạn chế rất nhiều rủi ro.

Bảng 5.25: Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu đến năm 2020 theo phương án 2Chỉ tiêu 2007 2010  2015 2020 

Khối lượng

Tỷ trọng

Khối lượng

Tỷ trọng

Khối lượng

Tỷ trọng

Khối lượng

Tỷ trọng

Sản lượng (tấn) 386.870 100% 500.000 100% 660.000 100% 740.000 100%EU 172.871 45% 175.000 35% 198.000 30% 222.000 30,0%Băc Mỹ 42.585 11% 50.000 10% 66.000 10% 74.000 10,0%Nhật 1.598 0,40% 2.000 0,40% 1.980 0,30% 2.220 0,3%ASEAN 33.741 9% 40.000 8% 52.800 8% 51.800 7,0%Nga 48.728 13% 80.000 16% 92.400 14% 88.800 12,0%Ucraina 22.992 6% 50.000 10% 52.800 8% 51.800 7,0%Trung Quốc 18.214 5% 15.000 3% 13.200 2% 12.580 1,7%Ôxtrâylia 12.210 3% 10.000 2% 13.200 2% 14.800 2,0%Nước khác 33.932 9% 78.000 16% 171.600 26% 222.000 30,0%KNXK (1.000 USD) 979.036 100% 1.300.000 100% 1.850.000 100% 2.300.000 100%EU 469.541 48% 546.000 42% 666.000 36% 782.000 34%Băc Mỹ 130.040 13% 169.000 13% 222.000 12% 276.000 12%Nhật 5.344 0,50% 6.000 0,50% 7.400 0,40% 7.000 0,30%ASEAN 77.612 8% 104.000 8% 129.500 7% 138.000 6%Nga 90.186 9% 130.000 10% 240.500 13% 253.000 11%

157

Page 80: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Ucraina 39.324 4% 91.000 7% 129.500 7% 138.000 6%Trung Quốc 38.803 4% 39.000 3% 37.000 2% 39.000 2%Ôxtrâylia 38.562 4% 39.000 3% 55.500 3% 69.000 3%Nước khác 89.624 9% 176.000 14% 370.000 20% 598.000 26%

(4). Cân đối nhu cầu nguyên liệu chế biến

Nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu chiếm 90% tổng sản lượng nuôi cá tra toàn vùng. Năm 2010 là 1,125 triệu tấn, năm 2015 là 1,485 triệu tấn và năm 2020 là 1,665 triệu tấn. Khối lượng nguyên liệu còn lại cho tiêu dùng nội địa từ 125.000-185.000 tấn.

Bảng 5.26: Cân đối nhu cầu nguyên liệu theo phương án 2 (Đv: tấn)Chỉ tiêu 2010 2015 2020

Nguyên liệu chế biến xuất khẩu 1.125.000 1.485.000 1.665.000Ty trọng (%) 90 90 90Sản lượng cá tra nuôi 1.250.000 1.650.000 1.850.000Nguyên liệu tiêu dùng nội địa 125.000 165.000 185.000

(5). Nhu cầu lao động chế biến ca tra

Tổng nhu cầu về lao động chế biến cá tra và phế liệu đến năm 2010 khoảng 167.190 người, năm 2015 là 183.000 người và đến năm 2020 là 199.860 người.

Bảng 5.27: Nhu cầu lao động chế biến cá Tra (Đv: người)Chỉ tiêu 2010 2015 2020

Tổng nhu cầu lao động 167.190 183.000 199.860Lao động chế biến đông lạnh 80.000 88.000 94.000Lao động chế biến phế liệu 87.190 95.000 105.860

5.5.4. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

(1). Nhu cầu vốn lưu động

Dự tính lượng vốn lưu động cần cho các nhà máy chế biến cá tra đến năm 2010 là 14.500 ty đồng, năm 2015 là 20.000 ty đồng và tăng lên khoảng 26.800 ty đồng vào năm 2020. Lượng vốn lưu động lớn nhất là mua nguyên liệu của nông dân.

Bảng 5.28: Nhu cầu vốn lưu động chế biến cá tra (Đv: ty đồng)Địa phương 2010 2015 2020

Tiền Giang 430 1.110 1.470 Bến Tre 1.280 1.750 2.940 Trà Vinh 670 1.290 2.310 Soc Trăng 1.090 1.480 2.500 An Giang 3.540 4.530 5.180 Đồng Tháp 3.870 4.720 5.630 Vĩnh Long 930 1.290 1.680 Hậu Giang 510 1.380 2.100 Cần Thơ 2.190 2.770 3.320

Toàn vùng 14.510 20.320 27.130

(2). Nhu cầu vốn cơ bản

Hiện nay với 80 nhà máy chế biến (37 chuyên, 42 kết hợp) với tổng công suất thiết kế đạt 965.800 tấn thành phẩm/năm. Như vậy, xét thấy các chỉ tiêu sản lượng chế biến trong kỳ quy hoạch chưa vượt quá mức công suất hiện nay. Việc tăng công suất tập trung vào chế biến phế liệu cá tra. Tuy nhiên, cần nâng cấp các nhà máy hiện co. Tổng vốn nâng cấp trong thời kỳ 2008-2020 khoảng 1.390 ty đồng.

Bảng 5.29: Nhu cầu vốn cơ bản mới và nâng cấp các nhà máy hiện co theo PA2 (ĐV: ty đồng)

158

Page 81: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Danh mục 2008-2010 2011-2015 2016-2020 Tổng vốn TK 2008-2020Tổng vốn cơ bản 1.632 1.045 929 3.607Vốn nâng cấp 232 579 579 1.391Vốn đầu tư mới 1.400 466 350 2.216

Khối lượng phế liệu từ chế biến cá tra xuất khẩu là rất lớn, nếu tận dụng được triệt để thì sẽ tạo nguồn thu nhập đáng kể gop phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hơn nưa còn làm giảm áp lực với môi trường. Theo phương án 2, năm 2010 sẽ phải xử lý khối lượng phế liệu là 625.000tấn, năm 2015 là 825.000 tấn và năm 2020 trên 1.000.000tấn.

Cần căn cứ vào tình hình hiện tại để gia tăng công suất sao cho lượng phế liệu thải bo sẽ được thu gom chế biến ngay. Các hình thức đầu tư chế biến phế liệu cần co nhưng khuyến khích và ưu đãi nhất định từ Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương), nhưng cũng cần lựa chọn dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín để không “tái” gây ô nhiễm môi trường.

Đến năm 2010, cần co 7 nhà máy chế biến phế liệu công suất mỗi nhà máy 100.000 tấn phế liệu/năm. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.400 ty đồng. Đến năm 2015, cần co là 9 nhà máy để chế biến phế liệu và đến năm 2020 số nhà máy cần co là 11 để chế biến hết trên 1,0 triệu tấn phế liệu. Tổng vốn đầu tư trong cả thời kỳ 2007-2020 khoảng 2.200 ty đồng.

Bảng 5.30: Khối lượng phế liệu từ chế biến cá tra đến năm 2020 (Đơn vị: tấn)Địa phương 2010 2015 2020

Tiền Giang 18.500 45.000 54.000 Bến Tre 55.000 71.000 108.500 Trà Vinh 29.000 52.500 85.000 Soc Trăng 47.000 60.000 92.000 An Giang 152.500 184.000 191.000 Đồng Tháp 167.000 191.500 207.500 Vĩnh Long 40.000 52.500 62.000 Hậu Giang 21.750 56.000 77.500 Cần Thơ 94.250 112.500 122.500

Toàn vùng 625.000 825.000 1.000.000

5.6. TỔNG NHU CẦU LAO LAO ĐỘNG PHỤC VỤ NUÔI VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐBSCL

Tổng nhu cầu lao động của hệ thống nuôi và chế biến tiêu thụ cá tra đến năm 2010: 119.810 người, năm 2015: 252.000 người và năm 2020: 300.140 người. Trong đo:

- Lao động của hệ thống nuôi đến năm 2010: 32.810 người, năm 2015: 42.000 người, năm 2020: 50.140 người.

- Lao động của hệ thống chế biến và tiêu thụ đến năm 2010: 167.190người, năm 2015: 183.000người, năm 2020: 199.860người.

Bảng 5.31: Nhu cầu lao động sản xuất và tiêu thụ cá tra đến năm 2020 (Đv: người)TT Danh mục N.2010 N.2015 N.20201 Tổng hệ thống nuôi 32.810 42.000 50.140

1.1 Nuôi thương phẩm 25.800 33.000 39.0001.2 Sản xuất và ương giống 4.010 5.200 6.5401.3 Dịch vụ nuôi 3.000 3.800 4.6002 Hệ thống chế biến và tiêu thụ 167.190 183.000 199.8603 Tổng số lao động (1+2) 200.000 225.000 250.000

Tận dụng tốt năng lực của lao động quản lý, nghiên cứu nghiệp các cấp từ trung ương đến địa phương hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ.

Đến năm 2010 ít nhất co 80% lao động chuyên nghiệp qua tập huấn, đào tạo; nâng lên

159

Page 82: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

90% năm 2015 và 95-100% năm 2020.

5.7. TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

5.7.1. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, sự nghiệp

Bảng 5.32: Cơ cấu nguồn vốn ĐTXDCB nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra ĐBSCL đến 2020 (PA chọn) (ĐV: Triệu đ)

TT Danh mục Nguồn vốn GĐ‘08-‘10 GĐ‘11-‘15 GĐ‘16-‘20 TK‘08-‘20I Hệ thống nuôi Tổng 2.276.000 2.696.580 3.269.370 8.241.950

Ngân sách 250.700 350.580 451.870 1.053.150Tự co 1.325.340 1.533.340 1.840.000 4.698.680Vốn vay 699.960 812.660 977.500 2.490.120

II Hệ thống CB&TT Tổng 1.632.000 1.045.000 929.000 3.607.000ĐT mới 1.400.000 466.000 350.000 2.216.000Nâng cấp 232.000 579.000 579.000 1.391.000

III Vốn ĐT theo QH Tổng 3.908.000 3.741.580 4.198.370 11.848.950(Đôi với chế biến và tiêu thụ không có nguồn vôn ngân sách)

Tổng nguồn vốn đầu tư sản xuất và chế biến tiêu thụ cá tra trong TK 2008-2020 của ĐBSCL là 11.848.950 triệu đồng, trong đo vốn ngân sách chỉ chiếm 8,9% đầu tư cho hạ tầng chung, khuyến ngư, xây dựng chương trình dự án nuôi; vốn tự co và vốn vay là 91,1% đầu tư cho công trình ao nuôi, xây mới, nâng cấp nhà máy chế biến.

Chi tiết vốn đầu tư cho từng tỉnh đã trình bày trong phần Quy hoạch hệ thống nuôi và hệ thống chế biến tiêu thụ ở phần trên.

5.7.2. Tổng vốn lưu động

Đến năm 2010, tổng vốn lưu động sẽ là 27.417.100 triệu đ, năm 2015 là 39.160.400 triệu đ và tăng lên 51.158.000 triệu đ.

Bảng 5.33: Nhu cầu vốn lưu động đến năm 2020 (PA chọn) (ĐV: triệu đ)TT Tỉnh, thành N.2010 N.2015 N.2020I Hệ thống nuôi 12.990.500 19.952.000 26.231.0001 Nuôi cá thương phẩm 12.900.000 19.800.000 26.000.0002 SX và ương cá giống 90.500 152.000 231.000II Hệ thống CB&TT 14.510.000 20.320.000 27.130.000III Tổng (2 vòng quay) 27.500.500 40.272.000 53.361.000

Vốn 1 vòng quay 13.750.250 20.136.000 26.680.500TĐ Vốn vay các loại 60% 60% 60%

Vốn tự co 40% 40% 40%

5.8. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH

5.8.1. Về mặt kinh tế

Quy hoạch đã tạo được các vùng sản xuất cá tra ổn định đến năm 2020. Sản lượng nuôi cá tra luôn tăng, cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

Nuôi được 1.250.000 tấn cá/năm 2010, 1.650.000 tấn cá/năm 2015; và 1.850.000 tấn cá năm 2020, tương ứng với GTSL của các năm mốc trên (theo giá hiện hành) là 22.500.000 -37.950.000 - 51.800.000 triệu đồng.

Sản xuất được 2.850 triệu con giống ở năm 2010; 4.200 triệu con giống ở năm 2015 và 6.000 triệu con giống ở năm 2020; tương ứng giá trị sản xuất là 2.850.000 triệu đồng, 6.300.000 triệu đồng và 12.000.000 triệu đồng ở các năm 2010, 2015 và 2020.

160

Page 83: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Đến năm 2010 sản lượng chế biến xuất khẩu đạt 500.000 tấn với giá xuất trung bình 2,6USD/kg sẽ đạt giá trị 1.300 triệu USD, năm 2015 tăng lên 660.000 tấn với giá xuất trung bình 2,8USD/kg sẽ đạt giá trị 1.850 triệu USD và năm 2020 tăng lên 740.000 tấn với giá xuất trung bình 3,1USD/kg sẽ đạt giá trị 2.300 triệu USD.

Đến năm 2010 sẽ co 84 nhà máy chế biến cá tra với công suất đạt 991.600 tấn/năm và giư ổn định đến năm 2020.5.8.2. Về mặt xã hội

Giải quyết làm và co thu nhập cho 200.000 người năm 2010, 225.000 người năm 2015, 250.000 người năm 2020. Trong đo: Lao động của hệ thống nuôi đến năm 2010: 32.810 người, năm 2015: 42.000 người, năm 2020: 50.140 người; lao động của hệ thống chế biến và tiêu thụ đến năm 2010: 167.190người, năm 2015: 183.000người, năm 2020: 199.860người.

Trình độ nghiệp vụ được nâng cao thông qua đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ.Hoàn thiện được bộ máy quản lý, hội, chi hội từ tỉnh xuống đến huyện, xã và nhưng

vùng co nghề nuôi cá tra tập trung. Tăng sự phối hợp giưa các ngành sản xuất, nhằm hạn chế được sự xung đột trong hoạt động sản xuất, chồng chéo trong quản lý giưa các ngành kinh tế. Khi người lao động đã co việc làm sẽ gop phần làm giảm tệ nạn xã hội.

Ôn định sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao trình độ, nhận thức về sản xuất sạch, ATVSTP, bảo vệ môi trường của người tham gia nuôi, sản xuất giống và chế biến tiêu thụ cá tra trong vùng.

5.8.3. Về mặt môi trường

Nâng cao được ý thức của người sản xuất trong công tác bảo vệ môi trường.

Áp dụng qui trình công nghệ mới vào sản xuất, co hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra sông rạch sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Công tác giám sát tác động sản xuất đến môi trường sẽ được đẩy mạnh, nhằm ngăn chặn và tránh được nhưng rủi ro ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gây ra.

Đến năm 2010, toàn bộ các nhà máy chế biến đã co hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu về công suất và chất lượng xử lý, lượng nước thải sẽ được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường không gây nên tình trạng ô nhiễm như hiện nay tại một số doanh nghiệp.

Việc áp dụng sản xuất sạch hơn không nhưng làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn gop phần giảm thiểu tối đa tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Chất thải răn vô cơ sẽ được phân loại trước khi đưa vào xử lý, phần lớn chất thải hưu cơ (phế liệu cá) sẽ được tận dụng để chế biến thành các sản phẩm co ích khác, phần còn lại tiếp tục được phân loại để thuận tiện cho việc xử lý và tiêu hủy. Mặt khác, người lao động sẽ co ý thức cao hơn và nhận thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Các nhà máy chế biến sẽ được thiết kế với khả năng cách âm cao, hơn nưa máy moc thiết bị hiện đại sẽ hạn chế gây ra tiếng ồn lớn và độ rung, không còn tình trạng rò rỉ các môi chất độc hại ra môi trường.

Các nhà máy chế biến sẽ được xây dựng tại các khu, cụm công nghiệp tập trung nên sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu dân cư.

161

Page 84: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

PHẦN VI

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

6.1. THỊ TRƯỜNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Tăng cường và ổn định việc liên kết kinh tế, ký kết hợp đồng kinh tế giưa người nuôi với doanh nghiệp chế biến trước khi thả nuôi. Khuyến khích người nuôi tham gia đong gop cổ phiếu cho công ty, lúc này người sản xuất sẽ găn quyền lợi của mình trong công ty và sẽ tự phải co trách nhiệm trước nhưng sản phẩm không đạt chất lượng.

Sớm tổ chức chợ đấu giá cá tại một địa điểm thích hợp ở ĐBSCL, đưa dần thị trường nguyên liệu cá tra, basa vào tổ chức quản lý chuyên nghiệp, giúp nông dân tránh bị ép giá.

Thực hiện chiến lược đa dạng hoa thị trường và đa dạng hoa sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Việc củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, tiêu thụ hết nguyên liệu cho ngư dân, giảm bớt rủi ro khi thị trường co biến động xấu.

Cần co nhưng nghiên cứu, điều tra, đánh giá về thị trường trong và ngoài nước, giúp chủ doanh nghiệp và người dân co định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đảm bảo yêu cầu của khách hàng (tiêu chuẩn, chất lượng), cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả theo kế hoạch chung.

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng (HACCP, ISO, SQF,...), đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hoa để co cơ hội xâm nhập vào các thị trường. Khai thác thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thẳng hàng hoá thủy sản tươi sống nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho ngư dân.

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo về thương mại thủy sản trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường, tìm hiểu đối tác để co sách lược thích hợp. Phải thu thập thông tin và dự báo chính xác nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường (xuất khẩu, nội địa) để co kế hoạch sản xuất kinh

162

Page 85: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

doanh phù hợp.

Chú trọng thị trường trong nước, thiết lập các trạm trung chuyển sản phẩm đến các thành phố lớn như Tp.HCM và các tỉnh phía Băc.

Xây dựng thương hiệu cần đảm bảo các nguyên tăc như: dễ nhớ, co ý nghĩa, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi và dễ bảo hộ.

Giải pháp củng cố và chiếm lĩnh thị trường

(1) Phân khúc thị trường: Dựa vào thị hiếu thị trường hiện tại và xu hướng tiêu dùng của từng thị trường để chủ động liên kết sản xuất nguyên liệu phù hợp:

- Cá tra thịt trăng: EU, Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia.

- Cá tra thịt vàng: Đông Âu, Châu Á khác, Châu Phi, Nam Mỹ.

- Đối tượng tiêu dùng: người co thu nhập trung bình và thấp.

- Nghiên cứu sản phẩm mới phục vụ người co thu nhập cao.

(2) Phát huy nhưng lợi thế so sánh để chiếm lĩnh thị trường trong giai đoạn đầu:

- Lợi thế so sánh của cá tra là do điều kiện tự nhiên thuận lợi dẫn đến giá thành sản xuất thấp, kết hợp tăng cường công tác tiếp thị chủ động để mở rộng thị trường.

(3) Củng cố và giư vưng thị trường, xây dựng thương hiệu quốc gia:

- Để giư vưng thị trường ngoài yếu tố giá, cần tiếp tục nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu cải tiến sản phẩm phù hợp với sự thay đổi thị hiếu theo thị trường.

(4) Chuyển lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh quốc gia: Chúng ta đã hội nhập kinh tế quốc tế, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã được gỡ bo dần. Như vậy, sức mạnh của nền kinh tế hay ngành hàng được thể hiện ở lợi thế cạnh tranh. Để phát huy lợi thế cạnh tranh, cần co sự phối hợp liên ngành và vai trò của Nhà nước là tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy cạnh tranh.

- Đầu tư hiện đại hoa cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần;

- Cải tiến qui trình chế biến mang lại hiệu quả cao;

- Nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập người lao động;

- Nâng cao năng lực tự đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;

(5) Nhưng thách thức trong quá trình phát triển:

- Để bảo hộ sản xuất trong nước trong khi hàng rào thuế quan đã được gỡ bo thì rào cản kỹ thuật sẽ được các nước tăng cường áp dụng đối với hàng nhập khẩu. Như vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là thách thức lớn đối với không chỉ lĩnh vực chế biến xuất khẩu mà còn đối với sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch.

- Sản lượng cá tra của chúng ta tuy lớn nhưng nhìn chung qui mô sản xuất nho, manh mún, tự phát nên kho khăn trong việc áp dụng phương thức quản lý theo hệ thống, truy xuất nguồn gốc, giải quyết các tranh chấp và đầu tư cho việc phát triển thị trường, còn nhiều thoi quen và tập quán của sản xuất nho.

- Cạnh tranh không lành mạnh, các nước lớn như Mỹ, Nhật, EU thông thường họ dùng quyền lực để đàn áp nhưng nước yếu hơn trong quan hệ thương mại mặc dù co thể trái với luật pháp quốc tế.

163

Page 86: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

6.2. GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KHUYẾN NGƯ

Du nhập các thiết bị, các qui trình sản xuất giống, qui trình nuôi tiên tiến ở các nước co điều kiện tự nhiên tương đồng với nước ta. Thực hiện sản xuất sạch, truy xuất nguồn gốc.

Phối hợp với các Trường, Viện nghiên cứu tăng cường nghiên cứu kỹ thuật tiên tiến, nhanh chong chuyển giao các qui trình, công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống, nuôi, chế biến cá tra.

Nghiên cứu để giảm ty trọng thức ăn trong cơ cấu giá thành sản phẩm, nhằm tăng hiệu quả sản xuất.

Nghiên cứu phòng trị dịch bệnh cho cá nuôi; nâng cao chất lượng con giống để giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất.

Nghiên cứu các biện pháp xử lý môi trường trong nuôi cá tra.

Chỉ đầu tư nâng cấp, thay thế và nhưng máy moc mới, hiện đại, sử dụng các chất phụ gia không gây ảnh hưởng môi trường. Xử lý 100% chất thải long, răn không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nâng cao sử dụng hiệu suất máy moc, thiết bị phù hợp với điều kiện thiết kế kinh tế-kỹ thuật cho phép, trước măt nậng hiệu suất sử dụng đạt 70-80%.

Cơ giới hoa từng phần và cơ giới hoa toàn bộ các công đoạn cần nhiều lao động, các công đoạn nặng nhọc, các khâu vận chuyển nội bộ,…

Đa dạng các sản phẩm chế biến từ philê đến hàng ăn liền, hàng khô phồng,… . Chuyển mạnh từ chế biến thô sang chế biến tinh hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Áp dụng các phương thức quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến; 100% các doanh nghiệp chế biến phải được quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP và các chuẩn mực quốc tế. 100% nhà xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn ngành.

Cần sớm rà soát tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn kỹ thuật mới về nuôi thương phẩm và sản xuất cá giống cá Tra; đáp ứng được các yêu cầu về thị trường và đảm bảo môi trường.

6.3. GIẢI PHÁP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nuôi cá tra ở mật độ cao do đo cần phải thay nước thường xuyên rất dễ gây ô nhiễm môi trường nếu không co các biện pháp xử lý môi trường kịp thời, phụ hợp.

6.3.1. Đối với diện tích nuôi hiện nay:

- Nuôi ở mật độ hợp lý trong khoảng từ 20-30con/m2 mặt nước là phù hợp, không nên nuôi với mật độ quá cao.

- Xử lý môi trường nước bằng các giải pháp tổng hợp: lăng lọc cơ học, xử lý hoa học và xử lý sinh học trước khi thải ra môi trường ngoài. Lăng lọc cơ học dùng hệ thống ao; xử lý hoa học sử dụng các hoa chất được cho phép theo liều lượng nhất định (co sự hướng dẫn của người co chuyên môn); và xử lý sinh học thường dùng các loại chế phẩm sinh học.

- Ngoài ra kết hợp với trồng trọt để đưa chất thải từ ao nuôi cá làm phân bon cho cây trồng, giảm nguồn gây ô nhiễm đưa trực tiếp ra môi trường.

6.3.2. Đối với diện tích quy hoạch mở rộng- Cần áp dụng đúng tiêu chuẩn ngành; nếu co hệ thống ao lăng, ao xử lý vận hành

thường xuyên đúng quy trình thì mới cho phép hoạt động.- Ao nuôi co độ sâu dao động từ 3-4m là phù hợp.- Tùy theo công nghệ xử lý nước mà diện tích ao xử lý co thể chiếm từ 20-30% diện tích

164

Page 87: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

mặt nước nuôi.- Bên cạnh đo các cơ quan chức năng cần tăng cường rà soát, quản lý; đưa ra được tiêu

chuẩn nước đầu ra để co cơ sở so sánh, đánh giá và đưa ra các mức xử phạt phù hợp.- Phối hợp liên ngành để cùng bảo vệ môi trường, sinh thái, nhằm phát triển ổn định và

bền vưng.- Xây dựng các trạm quan trăc, cảnh báo ở đầu và cuối nguồn của khu vực nuôi tập trung

để kịp thời cảnh báo và co các biện pháp xử lý.- Khuyến khích hình thành các nhom sản xuất để huy động được nhiều thành viên cùng

tham gia vào công tác bảo vệ môi trường (quản lý cộng đồng).- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để người sản xuất nhận thức rõ vai trò,

trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.- Triển khai áp dụng các quy trình nuôi sạch, tiên tiến đã được công bố.- Tăng cường công tác nghiên cứu phòng trị dịch bệnh, nâng cao chất lượng con giống vì

đây là một trong nhưng nguyên nhân của ô nhiễm môi trường cũng như làm ô nhiễm môi trường (dịch bệnh do giống chất lượng kém, môi trường ô nhiễm sau đo sử dụng thuốc, hoa chất lại gây ô nhiễm môi trường,..).

- Hệ thống thủy lợi cũng co vai trò rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường.- Hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh an

toàn thực phẩm.

6.4. HẠ TẦNG KỸ THUẬT CƠ BẢN

6.4.1. Về thủy lợi phục vụ nuôi

Muốn co đủ nước sạch cung cấp cho nuôi cá tra và nước thải ra không gây ô nhiễm môi trường thì hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất phải được quan tâm đầu tư đúng mức, kịp thời.

a. Đầu tư thủy lợi phục vụ nuôi ca tra cần chú ý cac vấn đề

Đảm bảo cung cấp nước cho ao tối thiểu 4m, nhu cầu thay nước tối đa vào thời điểm trước thu hoạch là 1/3 lượng nước trong ao/ngày.

Mỗi khu vực nuôi cần co hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, tránh tình trạng lây lan ô nhiễm và dịch bệnh.

Tận dụng các kênh rạch sẵn co để nạo vét, mở rộng tuỳ theo yêu cầu cấp thoát nước của từng diện tích nuôi. Tu bổ hệ thống kênh cấp 1 và 2 cung cấp nước cho các kênh nội vùng.

Hệ thống thủy lợi phải được đầu tư trước các hạng mục công trình nuôi. Phương thức đầu tư: Hoàn chỉnh và dứt điểm từng vùng, để co thể đưa vào sản xuất.

b. Cac giải phap thực hiện

Nguồn tài chính để đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá tra là vốn ngân sách của các Tỉnh trong Vùng.

Các công trình thủy lợi được thiết kế và tính toán khoa học để đáp ứng đủ nhu cầu nước phục vụ cho NTTS trong các dự án khả thi. Ưu tiên đầu tư nhưng vùng sản xuất tập trung trước.

Tận dụng tối đa hệ thống kênh rạch tư nhiên, sẵn co để giảm vốn đầu tư.

Nạo vét và mở rộng kênh: Nạo vét các kênh rạch là chuyện phải làm vì trung ương và địa phương đã đầu tư một hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh để phục vụ nông nghiệp và giao thông thủy. Hiện nay do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc phát triển nuôi trồng thủy sản noi chung và nuôi cá tra noi riêng càng đòi hoi phải nạo vét và mở rộng các kênh rạch để cung cấp nước và giao thông cho nuôi trồng thủy sản. Cách duy nhất và khả quan nhất là huy động vốn

165

Page 88: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

của nhân dân. Một mô hình đã được nhiều địa phương áp dụng khá hiệu quả. Đo là nhà nước lập dự án, chi phí thiết kế, giá thành và tiến hành các thủ tục xây dựng cơ bản. Chi phí xây lăp được nhân dân đong gop theo ty lệ diện tích thổ cư theo chiều dài tuyến kênh và diện tích canh tác được hưởng lợi theo tuyến kênh. Ngân hàng sẽ cho vay theo mức đong gop của từng người dân, người dân sẽ đứng ra giám sát và nghiệm thu khối lượng. Ngân hàng sẽ thanh toán trực tiếp cho nhà thầu xây lăp thông qua UBND xã hoặc đại diện ban quản lý nạo vét từng tuyến kênh. Mô hình này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề mà các mô hình khác không giải quyết được, đo là:

- Nhà nước bo ra vốn đầu tư nho (chỉ có chi phí lập dự án, thiết kế, thẩm định..), nhưng nhà nước sẽ quản lý được kỹ thuật, quản lý được quy hoạch.

- Dễ dàng đấu thầu xây lăp vì công trình co dự án và được quản lý theo xây dựng cơ bản. Chất lượng đảm bảo vì vừa được nhà nước giám sát và cả người dân tự giám sát theo khối lượng mà minh phải đầu tư. Ngân hàng dễ đầu tư vì họ biết chăc chăn rằng vốn cho dân vay là đầu tư xây lăp công trình. Không sợ sai mục đích khi cho người dân vay trực tiếp.

Xây dựng mới và quy hoạch lại hệ thống cấp thoát nước riêng biệt: Hệ thống cấp thoát nước riêng biệt co hiệu quả rất lớn đối với nuôi cá tra, nhưng đòi hoi nguồn vốn quá lớn cũng như mất diện tích đất để đào thêm kênh. Tìm được nguồn vốn để thi công công trình đã kho nhưng giải phong mặt bằng để xây dựng công trình còn kho hơn. Hệ thống thủy lợi co kênh cấp thoát nước riêng biệt càng lớn thì hiệu quả càng cao, nhưng ngược lại nguồn vốn càng lớn. Nếu chúng ta chỉ tách biệt được kênh nội đồng thì vốn bo ra thấp và hiệu quả cũng thấp. Ngược lại HTTL co kênh tách biệt là kênh cấp 3, cấp 2 hoặc cấp 1 thì hiệu quả sẽ cao, tuy nhiên vốn cũng cao hơn. Do vậy tùy theo mật độ nuôi, mức lây lan bệnh và khả năng vốn mà các nhà đầu tư sẽ chọn HTTL tạch biệt kênh cấp thoát nước đến kênh cấp mấy.

Giải phap kênh cấp thoat nước chung nhưng cấp và thoat tach biệt theo thời gian và tạo dòng chảy cấp và thoat trên kênh chỉ có một chiều: Nguyên lý của giải pháp này là xây dựng hai cống một chiều ở đầu kênh và cuối kênh cấp thoát nước chung. Khi nước thủy triều lên cống đầu kênh sẽ mở cho nước vào kênh, lúc này các ao nuôi sẽ lấy nước vào ao vì co nguồn nước sạch và nước co cao độ lớn. Đồng thời cống cuối kênh sẽ đong không cho nước vào kênh. Dòng chảy trong kênh lúc này co chiều từ đầu kênh đến cuối kênh. Khi nước thủy triều rút, cống đầu kênh sẽ đong lại, còn cống cuối kênh sẽ mở, nước sẽ từ trong kênh chảy ra, các ao nuôi sẽ đồng loạt thoát nước ra kênh vì mực nước trong kênh hạ. Dòng chảy trong kênh lúc này cũng co chiều từ đầu kênh tới cuối kênh.

Giải phap dùng hệ thống thủy lợi nối kết cac ao nuôi và ruộng lúa, vườn cây tạo môi trường sinh thai, phat triển bền vững: Hệ thống thủy lợi sẽ đảm bảo cho vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản kết hợp với phát triển nông nghiệp thành vùng phát triển sinh thái tự nhiên, phát triển trên nguyên tăc bền vưng về môi trường, giảm giá thành trong sản xuất. Mô hình của hệ thống thủy lợi như sau: đầu tiên là nước cấp cho nuôi trồng thủy sản, các ao nuôi thủy sản sẽ thải ra hệ thống kênh nước thoát, nước từ kênh này cung cấp nước cho nông nghiệp, các ruộng lúa hoặc cây trồng khác sẽ lấy nguồn nước và bùn trên vừa để canh tác vừa làm nhiệm vụ xử lý chất thải cho nuôi trồng thủy sản. Đây là mô hình kinh tế nhất vì tận dụng được một lần bơm nước cho nông nghiệp, một giải pháp xử lý chất thải hoàn toàn bằng sinh học.

Giải phap về lựa chọn cao trình ao nuôi và cao trình đặt bơm: Về mùa khô các tỉnh ở thượng nguồn co cao trình cao, ảnh hưởng của thủy triều nho, do vậy việc cung cấp nước thậm chí cả thoát nước đều phải dùng máy bơm co công suất lớn. Đây là chi phí không nho đối với nuôi cá Tra. Giải pháp đưa ra là đối với các tỉnh co cao trình cao (An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ) thì bố trí nuôi vào mùa lũ. Lúc đo người nuôi chỉ cần đặt cao trình bơm phù hợp với mùa lũ sao cho tiêu tốn năng lượng thấp nhất. Còn về mùa khô, các ao nuôi sẽ nuôi đối tượng khác cần ít nước hơn.

- Các tỉnh ở cuối nguồn nhờ co cao trình thấp (Trà Vinh, Vĩnh Long, Soc Trăng, Tiền

166

Page 89: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Giang…), ảnh hưởng của thủy triều lớn do vậy việc cấp thoát nước hoàn toàn tự chảy. Vùng này sẽ giảm được giá thành sản xuất rất nhiều khi không phải đầu tư và chi phí bơm nước. Quy trình cấp thoát nước cho ao nuôi cá Tra dựa vào nước tự chảy nhờ co biên độ thủy triều như sau: Nguyên tăc là yêu cầu thay nước với thời gian nhanh. Ngoài việc tính toán khẩu độ cống hợp lý thì việc áp dụng qui trình lấy nước cũng rút ngăn được thời gian thay nước. Qui trình thay nước như sau: khi nước ròng tới vị trí min, đợi nước băt đầu lớn thì mở cống xả, xả đến khi nước lớn thì lại mở cống lấy nước vào ngay, như vậy nước trong ao được thay thế với thời gian ngăn nhất, ít ảnh hưởng đến cá nuôi. Tuy nhiên quy trình này chỉ áp dụng với mô hình cấp thoát nước riêng biệt theo mặt bằng.

- Khi thiết kế đặt bơm các hộ gia đình nên chú ý cao trình ống xả vừa bằng mực nước cao nhất của ao nuôi. Khi đặt ống xả cao hơn thì máy bơm sẽ phải tốn công suất vô ích do phải bơm với cột nước cao. Mặt khác do dư thừa thủy năng sẽ gây xoi lở ao nuôi.

- Vào mùa lũ ưu tiên tối đa cho các vùng nuôi ở các tỉnh thượng nguồn, nhờ co nguồn nước lũ dồi dào, ít chi phi bơm nước, hơn nưa vào mùa này các tỉnh thượng nguồn không khuyến khích trồng lúa vụ 3, do phải bao đê không co lợi cho môi trường nước. Vào mùa khô thì ưu tiên tối đa cho các vùng co địa hình thấp sử dụng nước tư chảy nhờ thủy triều. Còn các tỉnh vùng cao sẽ sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi thủy sản khác ít dùng tới nước hơn. Giải quyết được bài toán này một mặt gop phần vào ổn định giá thu mua cá Tra do sản lượng cung cầu đã được kế hoạch trước và giảm chi phí giá thành nuôi nhờ giảm chi phí bơm nước.

6.4.2. Giải phap cung cấp điện

Khi đã co vùng nuôi tập trung đặc biệt là các vùng ven sông lớn và cồn thì ngành điện sẽ đầu tư điện ba pha phục vụ đủ cho nuôi trồng thủy sản. Khi co điện ba pha thì việc đầu tư trạm bơm điện sẽ rẻ hơn, chi phí vận hành cũng rẻ hơn, vận hành tiện lợi, chủ động hơn và môi trường tốt hơn so với trạm bơm dầu.

6.5. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

6.5.1. Tổ chức sản xuất

Trước thực trạng tổ chức sản xuất hiện nay để quản lý tốt các cơ sở sản xuất, phục vụ công tác truy xuất (nguyên) các nguồn sản phẩm từ sản xuất cần hình thành các khu vực nuôi sạch (GAP, SQF 1000CM) nuôi co trách nhiệm CoC trong nuôi cá tra. Điều này băt buộc các cơ sở sản xuất (NTTS; sản xuất và ương giống) phải đăng ký kinh doanh kem theo ghi nhật ký sản xuất. Sớm hình thành các trang trại đa ngành trong đo co nuôi cá tra.

Hình thành các tổ chức Hội, tổ, nhom sản xuất để tăng tính cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

Găn kết được khu vực sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến xuất khẩu để giảm rủi ro về mặt tiêu thụ, thị trường trong sản xuất.

Hướng dẫn mùa vụ, mật độ nuôi thích hợp với từng vùng sinh thái; nhưng trường hợp không tuân thủ cần co các biện pháp xử lý thích hợp.

Hoạt động sản xuất giống sẽ hình thành theo cụm để thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát và giảm chi phí vận chuyển.

Trong chế biến sẽ tăng cường kiểm soát theo các chương trình HACCP, ISO 9002, SQF 2000CM); xúc tiến mạnh cổ phần hoa, kiên quyết di dời các xí nghiệp vào khu vực chế biến quy định ở các khu công nghiệp của từng địa phương.

Nhưng nơi co đủ điều kiện cần sớm tổ chức kinh tế trang trại, làng nghề (Nghị Quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ); Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư hạ tầng làng nghề nông thôn, giao thông nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thủy sản.

Sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường, do đo cần phải co thông tin về thị trường, sản

167

Page 90: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

phẩm kịp thời để co thể điều chỉnh hoạt động nuôi, cũng như chế biến cho phù hợp.

6.5.2. Tổ chức quản lý

Ngoài việc củng cố nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của các tổ chức quản lý, sự nghiệp hiện co cần trang bị máy moc văn phòng, cung cấp thông tin sản xuất và thị trường, môi trường và phòng chống dịch bệnh.

Phát huy và tăng cường năng lực cho khuyến ngư cả về tổ chức bộ máy, trang thiết bị và nguồn tài chính; hoàn thiện các tổ chức hội, hiệp hội giúp nhau trong trao đổi kinh nghiệm, bình ổn giá cả, thông tin sản xuất, thị trường,… .

Tăng cường mối quan hệ với các ban ngành trong tỉnh, huyện và cộng đồng ngư dân nghề cá với các tổ chức hiệp hội; với các cơ quan trung ương, Bộ NN&PTNT, các viện, trường,…. ; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

Xây dựng hệ thống văn bản phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.Xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn để kịp thời phổ biến cho người dân áp dụng.Cần co sự phối hợp liên ngành trong công tác quản lý để giảm chồng chéo và hạn chế

đến mức thấp nhất lãng phí tài nguyên và tài chính.Vận dụng linh hoạt cũng như phản hồi kịp thời nhưng văn bản không thể áp dụng và

triển khai thực hiện ở địa phương để co nhưng điều chỉnh bổ sung kịp thời.Do cá tra là đối tượng chiến lược, nên cần sớm hình thành Hội nghề nuôi cá tra vùng

ĐBSCL, sẽ thuận lợi cho hoạt động sản xuất (năm băt thông tin thị trường, giư vai điều phối hoạt động sản xuất và liên kết của các bên liên quan,....).

6.6. HẬU CẦN DỊCH VỤ

6.6.1. Thức ăn nuôi ca tra

Đảm bảo nhu cầu thức ăn tiêu chuẩn. Tăng cường khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng thức ăn cho người nuôi.

Các tỉnh, thành trong vùng tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đang sản xuất sẽ mở rộng về qui mô và đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến thức ăn cho cá tra. Nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn được cung cấp từ nguồn cá tươi do khai thác thủy sản, bột cá trong nước hoặc nhập khẩu từ nước khác.

Đến năm 2010, 100% số hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên để hạn chế ô nhiễm môi trường và chủ động trong sản xuất.

Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất thức ăn và các nguồn nhập vào các tỉnh, thành trong Vùng, để thức ăn đưa vào sản xuất đảm bảo chất lượng ghi trên nhãn mác và không quá hạn sử dụng. Nâng cao sự nhận biết của người sản xuất về các chủng loại, thành phần và cách phân biệt các loại thức ăn không đảm bảo chất lượng thông qua các lớp tập huấn, hội thảo của các cơ quan chức năng. Co các hình thức xử phạt thoa đáng đối với các cơ sở cung cấp các loại thức ăn không đảm bảo chất lượng cho người sản xuất.

6.6.2. Hóa chất và thuốc thú y nuôi ca tra

Cập nhật và theo dõi để vận dụng đúng văn bản Pháp lệnh Thú y về các tiêu chuẩn trại giống, vùng nuôi và các quy chế kiểm tra, kiểm soát vùng nuôi, trại giống, cơ sở sản xuất thuốc thú y.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức công tác thú y thủy sản đi đôi với việc đào tạo kiến thức và tăng cường năng lực kiểm dịch. Thiết lập hệ thống giám sát dịch bệnh tại tất cả các vùng nuôi, nhằm phát hiện dịch bệnh sớm và chính xác, kịp thời đưa ra các giải pháp ngăn chặn.

Sớm xúc tiến thành lập Quỹ phòng chống dịch bệnh thủy sản quốc gia để tăng cường

168

Page 91: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

hiệu lực và hiệu quả công tác phòng chống dịch.

Tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình GAP-BMP, SQF 1000CM trong nuôi và HACCP, SQF 2000CM gop phần bảo đảm an toàn thực phẩm, gop phần sản xuất ổn định, bền vưng.

6.6.3. Hậu cần dịch vụ

Phát triển hệ thống dịch vụ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến; các điểm giao dịch bán đấu giá cá tra trong các chợ đầu mối. Các dịch vụ sinh hoạt và bán vật tư cho nuôi và chế biến.

Đa dạng hoa các loại hình dịch vụ (cơ sở thu mua, lưu thông phân phối, các bến cá, cảng cá, nậu vựa, sản xuất nước đa, bao bì, hoa chất, phụ gia, điện, cấp thoát nước,...).

6.6.4. Giải phap về con giống

Tăng cường công tác quản lý nhà nước kiểm tra kiểm soát của các cơ quan chức năng trong sản xuất giống, nâng cao nhận thức và cách phân biệt chất lượng giống nuôi của người sản xuất thông qua hoạt động khuyến ngư. Đảm bảo giống sạch đáp ứng 100% nhu cầu nuôi.

Địa điểm xây dựng trại giống được xây dựng tập trung, co nguồn nước cấp thoát thuận lợi, điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng,...phù hợp và đặc biệt co hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo để vận chuyển và lưu thông dễ dàng. Trong quy hoạch bố trí sản xuất giống cá tra thành 3 cụm để thuận tiện cho việc vận chuyển và quản lý.

Vận dụng Chương trình giống của Bộ Thủy sản (trước đây), các chủ trương phát triển của các tỉnh, thành trong vùng để huy động được nguồn vốn đầu tư xây dựng. Đối với trại giống cấp 1 thì sử dụng vốn ngân sách, các trại giống qui mô hộ gia đình sẽ hỗ trợ về hạ tầng cơ sở.

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các cơ sở sản xuất giống theo qui định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và theo các tiêu chuẩn ngành của Bộ Thủy sản (trước đây).

Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các cán bộ quản lý sản xuất và hoạch định chính sách về phát triển của kỹ thuật sản xuất. Người tham gia lao động sản xuất giống cần thiết phải co chứng chỉ đã qua lớp đào tạo cơ bản do cơ quan co chức năng cấp.

6.7. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Thông qua tổ chức khuyến ngư, định kỳ mở các lớp bồi dưỡng ngăn hạn về kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất (trung bình 1 năm 2 lần vào đầu các vụ sản xuất); phát huy vai trò hỗ trợ của các tổ chức hiệp hội, hội trong thông tin kinh tế, thị trường, xu thế phát triển sản xuất và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nâng ty lệ lao động chuyên nghiệp cần được tập huấn và đào tạo đạt 75-80%. Đối với nhưng vùng nuôi tập trung đến năm 2010, trung bình 30 ha nuôi co một lao động kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên; năm 2015 trung bình cứ 20 ha co một cán bộ kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên và đến năm 2020 trung bình cứ 10 ha co một cán bộ kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên; lao động kỹ thuật làm nhiệm vụ tư vấn, kiểm tra, kiểm soát thực hiện các quy trình nuôi theo cơ quan chức năng, và co nhưng đề xuất để xử lý kịp thời các sự cố về môi trường, dịch bệnh.

Tập trung đào tạo cán bộ quản lý ngành thủy sản gioi kiến thức chuyên môn, xã hội để co thể quản lý ngành phát triển bền vưng. Đào tạo đội ngũ thanh tra, kiểm soát viên cho các lĩnh vực từ bảo vệ nguồn lợi đến vệ sinh an toàn thực phẩm; đủ trình độ giám sát, hướng dẫn và quản lý quy hoạch.

6.8. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

Xác định và thiết lập cơ sở và khuôn khổ pháp luật để quản lý sự phát triển sản xuất, chế biến NTTS noi chung và nuôi cá tra noi riêng; phạm vi trách nhiệm quản lý nghề nuôi cá tra; xây dựng và qui chuẩn hoa hệ thống chỉ tiêu hoạt động và thủ tục quản lý.

169

Page 92: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Tăng cường năng lực hành chính của ngành từ tỉnh, thành phố xuống đến phường, xã. Củng cố hệ thống quản lý nhằm phân cấp và nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp. Hình thành hệ thống cán bộ thủy sản chuyên trách ở các quận, huyện co hoạt động nuôi cá tra với nhiệm vụ theo dõi, thống kê tình hình sản xuất, kinh doanh ở địa phương, hướng dẫn người dân nuôi cá tra thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, ngành, tỉnh và thành phố; giúp đỡ người dân về kỹ thuật nuôi và các công nghệ áp dụng.

Tăng cường năng lực lập dự án để thực hiện các dự án từ cấp tỉnh, thành phố xuống đến các quận, huyện. Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, đánh giá tác động của hoạt động nuôi cá tra.

Tiêu chuẩn hoa nghề nghiệp đối với người hoạt động trong lĩnh vực nuôi cá tra. Chỉ nhưng người co chứng chỉ đã qua đào tạo mới được phép kinh doanh và tha gia lao động, coi đây là điều kiện băt buộc. Trước măt tập trung thực hiện tốt các nhom chính sách:

- Chính sach về sử dụng đất, mặt nước trong nuôi cá tra: Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt luật thủy sản, Quyết định số 224/1999 ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010; Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; triển khai thực hiện Chương trình phát triển giống thủy sản đã được Chính phủ phê duyệt ngày 23 tháng 6 năm 2004 (Quyết định số: 112/2004/ QĐ-TTg)

- Chính sach thuế: Nuôi thủy sản trên đất, mặt nước thuộc đất nông nghiệp thì thực hiện thuế nông nghiệp hiện hành. Nuôi thủy sản trên đất bãi bồi, cồn ven sông áp dụng chính sách theo luật đất đai. Khuyến khích và giảm thuế sản xuất mặt hàng mới trong chế biến cá tra.

- Chính sach hỗ trợ người sản xuất gặp rủi ro: Bệnh dịch làm cá chết hàng loạt, do đột biến môi trường nuôi dẫn đến cá và thủy sản khác chết hàng loạt (không phải do người nuôi tạo ra). Bảo hiểm sản xuất và tiêu thụ. Hỗ trợ khi bị thiên tai, lũ lụt. Nhưng trường hợp được hỗ trợ phải là cơ sở tuân thủ đúng quy định của cơ quan chức năng về vùng nuôi, mùa vụ thả giống,…

Vì cá tra được xác định là đối tượng chiến lược của ngành nên cần co cơ chế đầu tư về vốn, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

6.9. VỐN ĐẦU TƯ

Khuyến khích các thành phần kinh tế trong vùng, trong nước và ngoài nước đầu tư, tham gia nuôi thương phẩm, sản xuất giống, thức ăn, chế biến, tiêu thụ cá tra; chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Sử dụng hiệu quả đúng mục đích nguồn vốn.

Vốn ngân sách tỉnh và thành phố hỗ trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi như hệ thống thủy lợi, đường sá,…. theo các dự án đầu tư.

Đối với các hộ sản xuất qui mô lớn, nằm trong vùng quy hoạch sẽ được ưu tiên hỗ trợ các nguồn vốn vay tín chấp.

Nâng cao mức vốn vay tín chấp đối với các hộ tham gia nuôi cá tra (trong vùng Quy hoạch). Đề xuất mức vốn vay tín chấp lên tới 60% nhu cầu vốn sản xuất (thông qua thẩm định thực tế sản xuất) và đến năm 2020 là 30% nhu cầu vốn sản xuất.

Hoàn thành các thủ tục chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn thế chấp của các ngân hàng.

Triển khai triệt để các Chương trình, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các chủ trương của ngành trên địa bàn vùng để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia nuôi cá tra tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư sản xuất.

Công tác nghiên cứu khoa học, khuyến ngư, nâng cao năng lực của cán bộ trong ngành, các công trình chung như trạm quan trăc, trung tâm kiểm tra các các mặt hàng thủy sản,…

170

Page 93: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

được cấp từ vốn ngân sách của Nhà nước.

6.10. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH Công khai hoa Quy hoạch ngay sau khi được duyệt đến từng địa phương và người sản

xuất theo trình tự: (1). Hình thành hệ thống tổ chức quản lý (2008). (2). Triển khai lập và xây dựng các Chương trình, quy hoạch và dự án khả thi (2008-2020). (3). Đào tạo nguồn nhân lực (2008-2020). (4). Chuyển giao các qui trình công nghệ sản xuất (2008-2020). (5). Rà soát các tác động môi trường (2008-2020). (6). Rà soát tình hình thực hiện quy hoạch (2008-2020).

Phân công phân nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được công khai hoa:(1). Cac bộ ngành Trung ương (NN&PTNT, KH&ĐT, TN&MT, Tài chính,… )

Các Bộ tiếp tục quan tâm chỉ đạo co hiệu quả các Chương trình trên phạm vi toàn vùng găn với việc hướng dẫn các địa phương trong vùng rà soát, điều chỉnh quy hoạch (chương trình) nuôi cá tra cho phù hợp với quy hoạch chung.

Nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi, sản xuất giống, bảo quản, chế biến, tiêu thụ cho các địa phương và các doanh nghiệp.

Tổ chức tốt hệ thống thông tin và tạo điều kiện cho các địa phương nối mạng để kịp thời trao đổi năm băt thông tin, giúp cho việc định hướng và điều chỉnh sản xuất đáp ứng các kênh tiêu thị trường trong và ngoài nước.

Hình thành bộ phận chuyên trách nghiên cứu phân tích chính sách, nghiên cứu dự báo thị trường và chuẩn bị cơ sở khoa học cho các đề án chiến lược, các phương án quy hoạch, đàm phán quốc tế.

Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy như mẫu hợp đồng ký kết giưa doanh nghiệp với người nuôi; mẫu biểu bảng thống kê tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hình thành hiệp hội nghề nuôi cá tra khu vực ĐBSCL để cung cấp các thông tin về thị trường trường cho người sản xuất, chịu trách nhiệm thống kê tình hình sản xuất và tiêu thụ của người dân trong vùng,…

Tập trung đầu tư và hỗ trợ dịch vụ cho các dịch vụ công (khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thú y thủy sản, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường,… ) cho nhưng vùng kho khăn, nhưng địa phương không tự cân đối được ngân sách. Xây dựng cơ chế làm việc và hình thành đội ngũ cán bộ co năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý ngành bằng các luật lệ, chiến lược, chính sách, quy hoạch, giám sát kỹ thuật.(2). Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và Cac sở, ban ngành thuộc tỉnh

Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, Ủy Ban nhân dân tỉnh/thành chỉ đạo các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính và các sở, ban, ngành co liên co trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn thực hiện theo chức năng chuyên ngành.

Quy hoạch chi tiết vùng nuôi cá tra tập trung, thâm canh, găn với chế biến, thương mại và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các quận, huyện, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT và đơn vị sản xuất-kinh doanh thực hiện Quy hoạch.

Lập kế hoạch hàng năm, 5 năm, xây dựng các dự án nhằm thực hiện tốt Quy hoạch.Thành lập ban hoặc tổ chuyên trách theo dõi thực hiện, thường trực là Sở NN&PTNT,

Chi cục thủy sản.Trong quá trình thực hiện co nhưng nội dung cần bổ sung, điều chỉnh, Sở: NN&PTNT

phải bàn bạc thống nhất với các Sở, ban, ngành liên quan và co văn bản trình cấp co thẩm quyền phê duyệt. Sở: NN&PTNT co trách nhiệm thông báo, hướng dẫn thực hiện văn bản này. (3). Ủy ban nhân dân cac quận, huyện

171

Page 94: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Rà soát, bổ sung, thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản tại địa phương; hướng dẫn các phường, thị trấn, xã xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể.

Xây dựng các Chương trình, dự án đầu tư cụ thể và triển khai thực hiện; chỉ đạo xây dựng và tổng kết các mô hình sản xuất kinh doanh co hiệu quả, bền vưng, phổ biến và nhân rộng.(4). Cac đơn vị sản xuất, kinh doanh

Thực hiện tổ chức phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch; phản ảnh kịp thời và các kiến nghị nhằm thực hiện tốt Quy hoạch. Tăng cường liên kết kinh tế theo tinh thần QĐ số 80/2002/QĐ-TTg. Ngoài ra Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh tranh thủ tối đa sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo vùng Tây Nam bộ (vùng ĐBSCL). Tranh thủ tối sự chuyển giao công nghệ thông qua khuyến ngư và thông tin thị trường, xúc tiến thương mại thông qua các tổ chức Hội, Hiệp hội VASEP.

PHẦN VII

CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

7.1. ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, QUY HOẠCH CÁ TRA

7.1.1. Cac chương trình

Chương trình nâng cao phẩm giống cá tra;

Chương trình nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn công nghiệp và chế phẩm sinh học cho cá tra

Chương trình phòng ngừa dịch bệnh cá tra;

Chương trình quan trăc cảnh báo và quản lý môi trường vùng nuôi, chế biến cá tra;

Chương trình Khoa học công nghệ nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra;

Chương trình khuyến ngư nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra;

Chương trình đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra;

Chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại cá tra Việt Nam;

7.1.2. Cac quy hoạch

172

Page 95: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre tiến hành rà soát quy hoạch về sản xuất và tiêu thụ cá tra của tỉnh giai đoạn 2008-2010, quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến 2020 theo thông tư số 03/2006/TT-BTS, tháng 4 năm 2006 (thực hiện trong giai đoạn 2008-2010).

Quy hoạch chi tiết vùng sản xuất giống cá tra ở 3 cụm (cụm 1: An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long, cụm 2: Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang va cụm 3: Cần Thơ, Hậu Giang và Soc Trăng) đến năm 2020 (thực hiện trong giai đoạn 2008-2010).

7.2. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN

1. Dự án Đánh giá sức tải môi trường đảm bảo nuôi cá tra bền vưng ở ĐBSCL.

- Mục tiêu: Đánh giá được sức tải môi trường của 2 dòng sông Tiền, sông Hậu làm căn cứ cho việc bố trí nuôi cá tra trong vùng bền vưng.

- Phạm vi: Sông Tiền và sông Hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Thời gian: 2008-2020.

- Kinh phí: 7 ty đồng.

2. Dự án xử lý môi trường nuôi cá tra bằng các giải pháp tổng hợp.

- Mục tiêu: Đảm bảo phát triển nuôi cá tra ổn định, bền vưng.

- Phạm vi: Vùng Đồng bằng sông Cửu long.

- Thời gian: 2008-2010.

- Kinh phí: 2 ty đồng.

3. Dự án đào tạo nhân lực phục vụ nuôi cá tra vùng ĐBSCL theo hướng ổn định bền vưng.

- Mục tiêu: Tạo nguồn lao động đủ số lượng và co chất lượng phục vụ nuôi cá tra.

- Phạm vi: Vùng Đồng bằng sông Cửu long.

- Thời gian: 2008-2020.

- Kinh phí: 5 ty đồng.

4. Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chức năng trong ngành thủy sản về giống và vùng nuôi cá tra sạch (giai đoạn 2008-2020) thông qua chương trình cải cách hành chính của Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh (kinh phí 5 ty đồng).

- Mục tiêu: Tạo được hệ thống văn bản pháp lý, nguồn nhân lực phục vụ nuôi và quản lý vùng cá tra sạch.

- Phạm vi: Vùng Đồng bằng sông Cửu long.

- Thời gian: 2008-2020.

- Kinh phí: 5 ty đồng.

5. Dự án vệ sinh an toàn thực phẩm cá tra và xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trong chế biến cá tra.

- Mục tiêu: Xây dựng được quy trình nuôi tối ưu đảm bảo tạo sản phẩm sạch.

- Phạm vi: Vùng nuôi cá tra tập trung trong vùng ĐBSCL.

- Thời gian: 2008-2010.

- Kinh phí: 2 ty đồng.

173

Page 96: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

6. Dự án lưu giư nâng cao chất lượng đàn cá tra bố mẹ phục vụ lai tạo và sản xuất giống co chất lượng cao.

- Mục tiêu: Tạo đàn cá bố mẹ co chất lượng đảm bảo cung cấp cho các trại sản xuất giống trong vùng.

- Phạm vi: Các trại sản xuất giống Quốc gia và giống cấp I.

- Thời gian: 2008-2015.

- Kinh phí: 10 ty đồng.

7. Dự án nghiên cứu các giải pháp phòng trị bệnh tổng hợp trong nuôi cá tra (từ khâu sản xuất giống đến nuôi thương phẩm).

- Mục tiêu: Xây dựng được phác đồ phòng trị bênh cho cá tra từ khâu sản xuất giống đến nuôi thương phẩm.

- Phạm vi: Vùng Đồng bằng sông Cửu long.

- Thời gian: 2008-2010.

- Kinh phí: 2 ty đồng.

8. Dự án nghiên cứu quy mô nuôi cá tra phù hợp với từng vùng sinh thái và theo hình thức sở hưu.

- Mục tiêu: Xây dựng mô hình sản xuất phù hợp với từng hình thức sở hưu.

- Phạm vi: Vùng Đồng bằng sông Cửu long.

- Thời gian: 2008-2010.

- Kinh phí: 3 ty đồng.

PHẦN VIII

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

8.1. KẾT LUẬN

Quy hoạch nuôi cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt sẽ là căn cứ pháp lý để các địa phương tổ chức và quản lý sản xuất co hiệu quả.

Quy hoạch xây dựng được 3 phương án phát triển đến các năm mốc 2010, 2015 và 2020; đã phân tích và lựa chọn được phương án 2 để tính toán các chỉ tiêu phát triển.

Đến năm 2010, diện tích đưa vào nuôi cá tra của vùng ĐBSCL là 8.600 ha, đến năm 2015 là 11.000 ha và đến năm 2020 là 13.000 ha.

Nuôi được 1.250.000 tấn cá/năm 2010, 1.650.000 tấn cá/năm 2015; và 1.850.000 tấn cá/năm ở năm 2020 tương ứng với GTSL của các năm mốc trên (theo giá hiện hành) là 22.500.000 -37.950.000 - 51.800.000 triệu đồng. Thực hiện sản xuất cá sạch, sản xuất giống

174

Page 97: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

sạch.Đến năm 2010 sản lượng chế biến xuất khẩu đạt 500.000tấn với giá xuất trung bình

2,6USD/kg sẽ đạt giá trị 1.300triệu USD, năm 2015 tăng lên 660.000tấn với giá xuất trung bình 2,8USD/kg sẽ đạt giá trị 1.850 triệu USD; đến năm 2020 sẽ đạt 740.000tấn với giá xuất trung bình 3,1USD/kg sẽ đạt giá trị 2.300 triệu USD.

Đến năm 2010 sẽ co 84 nhà máy chế biến cá tra với công suất 991.600 tấn, duy trì và ổn định đến năm 2020.

Giải quyết làm và co thu nhập cho 200.000 người năm 2010, 225.000 người năm 2015, 250.000 người năm 2020. Trong đo: Lao động của hệ thống nuôi đến năm 2010: 32.810 người, năm 2015: 42.000 người, năm 2020: 50.140 người; lao động của hệ thống chế biến và tiêu thụ đến năm 2010: 167.190người, năm 2015: 183.000người, năm 2020: 199.860người.

Hoàn thiện được bộ máy quản lý, hội, chi hội từ tỉnh xuống đến huyện, xã và nhưng vùng co nghề nuôi cá tra tập trung. Tăng sự phối hợp giưa các ngành sản xuất, nhằm hạn chế được sự xung đột trong sản xuất, chồng chéo trong quản lý giưa các ngành kinh tế. Khi người lao động đã co việc làm sẽ gop phần làm giảm tệ nạn xã hội.

Ôn định sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao trình độ, nhận thức về sản xuất sạch, ATVSTP, bảo vệ môi trường của người tham gia nuôi, sản xuất giống và chế biến tiêu thụ cá tra trong vùng.

Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động nuôi và chế biến cá tra.

Áp dụng qui trình công nghệ mới vào sản xuất, co hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra sông rạch sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Công tác giám sát tác động sản xuất đến môi trường sẽ được đẩy mạnh, nhằm ngăn chặn và tránh được nhưng rủi ro ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gây ra.

Đến năm 2010, toàn bộ các nhà máy chế biến đã co hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu về công suất và chất lượng xử lý, lượng nước thải sẽ được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường không gây nên tình trạng ô nhiễm như hiện nay tại một số doanh nghiệp.

Việc áp dụng công nghệ nuôi sạch không nhưng làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn gop phần giảm thiểu tối đa tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Chất thải răn vô cơ sẽ được phân loại trước khi đưa vào xử lý, phần lớn chất thải hưu cơ (phế liệu cá) sẽ được tận dụng để chế biến thành các sản phẩm co ích khác, phần còn lại tiếp tục được phân loại để thuận tiện cho việc xử lý và tiêu hủy. Mặt khác, người lao động sẽ co ý thức cao hơn và nhận thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Các nhà máy chế biến sẽ được xây dựng tại các khu, cụm công nghiệp tập trung nên môi trường được giám sát và giảm thiểu.

Sẽ hình thành được 1.240 cơ sở sản xuất và ương giống cá tra vào năm 2010 (trong đo 950 cơ sở ương giống); năm 2020 co 2.010 cơ sở sản xuất và ương giống (trong đo ương giống 1.500 cơ sở). Sản lượng giống cá tra năm 2010 là 2.850 triệu con và năm 2020 là 6.000 triệu con. Giá trị sản xuất giống năm 2010 là 2.850.000 triệu đồng và năm 2020 là 12.000.000 triệu đồng.

Đến năm 2010, 2015 và 2020 cơ sở hạ tầng phục vụ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nuôi cá tra của vùng, gop phần sản xuất bền vưng.

Môi trường khu vực sản xuất tập trung sẽ được cải thiện và ổn định do qui trình sản xuất tiên tiến được áp dụng, nhận thức của người lao động tăng lên và hệ thống thủy lợi được cải thiện. Sự phối hợp quản lý giưa các ngành sẽ chặt chẽ hơn, công tác kiểm tra giám sát được đẩy mạnh, đặc biệt là giám sát môi trường.

Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giưa người sản xuất và các cơ sở chế biến và tiêu

175

Page 98: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

thụ, nhằm làm giảm các rủi ro về giá cả, thị trường.Đề xuất được các chương trình, dự án để phát triển nghề nuôi cá tra của vùng ĐBSCL

trong giai đoạn 2008-2020.

8.2. KIẾN NGHỊ

Cần khẩn trương xây dựng các quy hoạch, rà soát quy hoạch của các địa phương dựa trên quy hoạch tổng thể của vùng.

Phải tổ chức xây dựng các chương trình, dự án đầu tư kịp thời, làm căn cứ cho việc đầu tư vào sản xuất.

Công tác phối hợp liên ngành phải triển khai thực hiện ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt, để định hướng đầu tư co hiệu quả và phân cấp quản lý phù hợp.

Đẩy mạnh hơn nưa mối quan hệ giưa người sản xuất và các cơ sở chế biến, tiêu thụ mà các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương co nhiệm vụ là cầu nối.

8.2.1. Với Bộ NN&PTNTHỗ trợ về vốn cho xúc tiến thương mại; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới vào

sản xuất; thường xuyên mở các khoa đào tạo hoặc tập huấn ngăn hạn về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho các nhà máy chế biến; tăng cường cung cấp thông tin về giá cả thị trường cho người sản xuất và các doanh nghiệp, cập nhật liên tục và kịp thời các tiêu chuẩn mới về chất lượng và vệ sinh thực phẩm của các thị trường nhập khẩu.

Bộ cần tích cực phối hợp với địa phương, với người sản xuất và với doanh nghiệp để xây dựng và bảo vệ thành công thương hiệu cho sản phẩm cá tra của Việt Nam.

Thay đổi cơ chế quản lý kháng sinh, hoa chất và phụ gia như việc ban hành danh mục nhưng chất được phép sử dụng thay vì danh mục chất cấm như hiện nay, bởi vì số lượng nhưng chất được phép sử dụng ít thay đổi và đều được cả EU, Mỹ và nhiều thị trường khác chấp thuận. Việc bổ sung thêm các chất mới vào danh sách chất được phép sử dụng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với việc kéo dài triền miên danh mục các chất bị cấm.

Co thể khăc phục tình trạng quản lý kháng sinh, hoa chất chồng chéo và kém hiệu quả của các bộ, ngành hiện nay bằng việc thành lập một tổ chức tách riêng chuyên quản lý và chịu trách nhiệm về dược phẩm và thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thông trong toàn quốc.

Bộ cần tiến hành sớm việc đánh mã số vùng nuôi cá tra để thuận tiện trong quản lý và dễ dàng áp dụng hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các hệ thống văn bản pháp luật co liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cá tra cho phù hợp để thuận lợi cho quản lý và triển khai sản xuất.

8.2.2. Với UBND cac tỉnh/thành trong vùng ĐBSCLCo chính sách thông thoáng hơn và tạo nhiều ưu đãi để huy động nhiều thành phần kinh

tế tham gia đầu tư phát triển.Cấp kinh phí lập dự án nghiên cứu khả thi ngay sau khi Quy hoạch được phê duyệt.

_________******_________

176

Page 99: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Bộ Thủy sản, 2005: Ban chỉ đạo Chương trình phát triển XK thủy sản, “Dự án Qui hoạch hệ thống CBTS toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

2. Bộ Thủy sản, Vụ Khoa học - công nghệ, 2002: Báo cáo tổng kết khoa học "Điều tra đánh giá năng lực - trình độ công nghệ các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu".

3. Bộ Thủy sản -DANIDA, 2002: Báo cáo Sơ kết 2 năm thực hiện “Sản xuất sạch hơn và quản lý môi trường trong ngành chế biến thủy sản”.

4. Bộ Thủy sản, 2000- 2005: Báo cáo tổng kết hàng năm trong giai đoạn 2000-2005.5. Bộ Thủy sản, 2006: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển NTTS

giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010.6. Bộ Thủy sản, 2006: Báo cáo tổng kết công tác quản lý đầu tư xây dựng thời kỳ 2001-

2005, phương hướng đầu tư xây dựng thời kỳ 2006-2010 của ngành Thủy sản.7. Bộ Thủy sản, 2004: Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010 (Thủ tướng

Chính phủ đã phê duyệt ngày 23/6/2004, theo QĐ số 112/2004/QĐ-TTg)8. Bộ Thủy sản, 2004-6/2006: Tạp chí thủy sản, 2000-6/2006.9. Báo cáo tình hình sản xuất thủy sản của các tỉnh trong vùng ĐBSCL từ năm 1997-2005

(Sở Thủy sản, Chi Cục Thủy sản các tỉnh).10. Báo cáo tổng kết năm (giai đoạn 2000-2005) về tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản

các tỉnh/thành vùng ĐBSCL.11. Báo cáo “Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra giai đoạn 2000-2005, kế hoạch giai đoạn

2006-2010 và định hướng đến năm 2020 của một số tỉnh thành trong vùng (nội dung làm việc với Phân viện QHTS phía Nam)

12. Báo cáo kết quả khảo sát thực địa một số tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long (Trung tâm quan trăc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản khu vực phía Nam 12/2005).

13. Báo cáo kết quả khảo sát thực địa một số tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang (Trung tâm quan trăc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản khu vực phía Nam 1/2006).

14. Báo cáo tình hình hoạt động năm 2005 và kế hoạch năm 2006 của Ban điều hành sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa Việt Nam (Tổ công tác giúp việc Ban điều hành, 2/2006).

15. Chính phủ, 2000: Nghị quyết 09 của, ngày 15/6/2000, về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

16. Cục thống kê các tỉnh vùng ĐBSCL, 2005: Niên giám thống kê năm 2004 của các tỉnh trong vùng ĐBSCL.

17. Chương trình phát triển Liên Hợp quốc, 1993: Quy hoạch tổng thể ĐBSCL đến năm 2010.

18. Diễn biến xâm nhập mặn nhưng năm gần đây ở ĐBSCL (TS. Lê Sâm, 1998).19. Hiệp hội chế biến xuất nhập khẩu thủy sản, 2005, 6/2006: Các tạp chí thương mại thủy

sản, 2005, 6/2006. 20. Ky yếu hội thảo toàn quốc về khai thác và dịch vụ hậu cần chế biến thủy sản, 2003.21. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2005: Một số thành tựu hoạt động khoa học và công nghệ

ngành thủy sản (2001-2005) và định hướng phát triển.

177

Page 100: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

22. NXB Chính trị Quốc gia, 2003: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vưng (GS-TSKH Nguyễn Hưu Tăng và nnk, 2003).

23. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1996: Nguồn lợi thủy sản Việt Nam.24. Nhưng vấn đề xã hội ở ĐBSCL,2004: Hội thảo khoa học vì sự phát triển ĐBSCL,

2004.25. Phân viện Khảo sát Quy hoạch thủy lợi Nam bộ, 2005: Báo cáo tom tăt Quy hoạch

tổng hợp ĐBSCL tập 1.26. Phân viện Khảo sát Quy hoạch thủy lợi Nam bộ, 1998: Báo cáo tom tăt Quy hoạch lũ

ĐBSCL27. Phân viện khảo sát, quy hoạch thủy lợi Nam bộ, 2001: Báo cáo Cơ sở khoa học hệ

thống quan trăc môi trường để cảnh báo môi trường và dịch bệnh vùng ĐBSCL. Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước ĐBSCL.

28. Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2006: Quy hoạch phát triển NTTS tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010.

29. Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2002: Quy hoạch phát triển NTTS tỉnh Tiền Giang đến năm 2010.

30. Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2001: Quy hoạch phát triển NTTS tỉnh Soc Trăng đến năm 2010.

31. Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2002: Quy hoạch phát triển NTTS tỉnh Bến Tre đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

32. Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2003: Quy hoạch phát triển NTTS tỉnh Trà Vinh đến năm 2010.

33. Sở NN và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang 2005: Điều chỉnh quy hoạch thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

34. Sở NN và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, 2004: Quy hoạch vùng phát triển nuôi cá tra tỉnh Đồng Tháp đến năm.

35. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Long An, 2004: Chương trình phát triển NTTS tỉnh Long An đến năm 2010.

36. Thủ tướng Chính phủ, 2006: Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg của, ngày 11/1/2006, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

37. Tổng cục thống kê Việt Nam, 2004: Niên giám thống kê năm 2002, 2003.38. Văn kiện Đại hội Đảng các tỉnh thành trong vùng ĐBSCL.39. Viện nghiên cứu NTTSII, 1998: Điều tra nghiên cứu sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng

cửa sông, ven biển thuộc hệ thống sông Cửu long để bảo vệ nguồn lợi và phát triển NTTS.

40. Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp-Phân viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp miền Nam, 2005: Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất Nông lâm nghiệp-Thủy sản vùng ĐBSCL đến năm 2010 và Tầm nhìn năm 2020.

41. Trang web: http//www.fistenet.mofi.gov.vn.42. Trang web: http//www.google.net43. Aquaculture sector planning and management (Colin E. Nash, 1994).

_________*******_________

178

Page 101: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

179

Page 102: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

MỤC LỤC

Mục đề TrangMỤC LỤC iDANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ivDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢN ĐỒ vDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vPHẦN I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN 11.1. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 11.2. MỤC TIÊU DỰ ÁN 21.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU 21.3.1. Phương pháp tiếp cận 21.3.2. Phương pháp nghiên cứu 21.4. PHẠM VI, NHIỆM VỤ VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 21.4.1. Phạm vi dự án 21.4.2. Nhiệm vụ chính của dự án 21.4.3. Sản phẩm dự án 3PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

4

2.1. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐBSCL

4

2.1.1. Khí tượng thủy văn 42.1.2. Tài nguyên đất, nước 92.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc phát triển nuôi cá tra ở ĐBSCL

11

2.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐBSCL

13

2.2.1. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và lao động 132.2.2. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất 132.2.3. GDP và cơ cấu GDP 132.2.4. Cơ sở hạ tầng 142.3. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN KT-XH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở VÙNG ĐBSCL

15

PHẦN III: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1997-7/2008

16

3.1. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 163.1.1. Trên thế giới 163.1.2. Trong nước 163.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở VÙNG ĐBSCL 163.2.1. Diễn biến diện tích và số lượng lồng be nuôi cá tra 163.2.2. Diễn biến sản lượng, năng suất nuôi cá tra 213.2.3. Giá trị sản xuất cá tra vùng ĐBSCL 243.2.4. Lực lượng lao động nuôi cá tra 263.2.5. Các vùng thích hợp phát triển nuôi cá tra ở ĐBSCL 283.2.6. Công tác khuyến ngư và nghiên cứu khoa học 303.2.7. Hạch toán kinh tế mô hình nuôi cá tra thâm canh 303.3. DỊCH VỤ HẬU CẦN CHO SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA 303.3.1. Sản xuất và dịch vụ con giống 30

i

Page 103: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

3.3.2. Cung cấp thức ăn, thuốc và hoa chất 343.4. HIỆN TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐBSCL 353.4.1. Năng lực chế biến 353.4.2. Thị trường tiêu thụ 363.4.3. Đánh giá hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL 39PHẦN IV: DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN 424.1. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG 424.1.1. Thị trường trong nước 424.1.2. Thị trường thế giới 424.2. TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA NUÔI CÁ TRA Ở VIỆT NAM 474.2.1. Tiềm năng diện tích và năng suất nuôi cá tra 474.2.2. Chi phí sản xuất thấp 474.2.3. Giá xuất khẩu cạnh tranh 474.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG 484.3.1. Thị hiếu của thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam 484.3.2. Đánh giá khả năng tiêu thụ 484.4. DỰ BÁO CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 494.5. DỰ BÁO VỀ BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 494.5.1. Môi trường toàn cầu 494.5.2. Vùng Đồng bằng sông Cửu long 504.6. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG NGÀNH THỦY SẢN

50

4.7. THỜI CƠ, NGUY CƠ VÀ THÁCH THỨC CỦA NGHỀ NTTS CẢ NƯỚC VÀ VÙNG ĐBSCL

52

PHẦN V: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

54

5.1. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

54

5.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 545.2.1. Quan điểm phát triển 545.2.2. Định hướng phát triển 555.2.3. Mục tiêu tổng quát 555.2.4. Mục tiêu cụ thể 555.3. BƯỚC ĐI TỪNG GIAI ĐOẠN 565.3.1. Giai đoạn 2008-2010 565.3.2. Giai đoạn 2011-2015 565.3.3. Giai đoạn 2016-2020 565.4. QUY HOẠCH NUÔI CÁ TRA 565.4.1. Các phương án phát triển 565.4.2. Luận chứng lựa chọn phương án phát triển 575.4.3. Các tiêu chí lựa chọn vùng quy hoạch 585.4.4. Phương án quy hoạch phát triển 595.5. QUY HOẠCH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐBSCL 725.5.1. Mục tiêu phát triển 725.5.2. Phương án phát triển 725.5.3. Quy hoạch phát triển theo phương án chọn 735.5.4. Nhu cầu vốn đầu tư 755.6. Tổng nhu cầu lao lao động phục vụ nuôi và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL 765.7. Tổng nhu cầu vốn đầu tư 77

ii

Page 104: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

5.7.1. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, sự nghiệp 775.7.2. Tổng vốn lưu động 775.8. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH 775.8.1. Về mặt kinh tế 775.8.2. Về mặt xã hội 785.8.3. Về măt môi trường 78PHẦN VI: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 796.1. THỊ TRƯỜNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 796.2. GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KHUYẾN NGƯ 806.3. GIẢI PHÁP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 816.4. HẠ TẦNG KỸ THUẬT CƠ BẢN 826.4.1. Về thủy lợi phục vụ nuôi 826.4.2. Giải pháp cung cấp điện 836.5. TÔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TÔ CHỨC QUẢN LÝ 846.5.1. Tổ chức sản xuất 846.5.2. Tổ chức quản lý 846.6. HẬU CẦN DỊCH VỤ 856.6.1. Thức ăn nuôi cá tra 856.6.2. Hoa chất và thuốc thú y nuôi cá tra 856.6.3. Hậu cần dịch vụ 856.6.4. Giải pháp giống 856.7. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 866.8. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 866.9. VỐN ĐẦU TƯ 876.10. TÔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH 87PHẦN VII: CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 897.1 ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, QUY HOẠCH 897.1.1. Các chương trình 897.1.2. Các quy hoạch 897.2. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN 89PHẦN VIII: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 918.1. KẾT LUẬN 918.2. KIẾN NGHỊ 928.2.1. Với Bộ NN&PTNT 928.2.2. Với UBND các tỉnh/thành trong vùng ĐBSCL 92TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 94PHỤ LỤC THAM KHẢO 96

DANH MỤC BẢNG BIỂU

iii

Page 105: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Nội dung bảng biểu TrangBảng 3.1: Diện tích nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 18Bảng 3.2: Số lượng và thể tích lồng be nuôi cá tra các tỉnh ĐBSCL GĐ 1997- 7T/2008

20

Bảng 3.3: Sản lượng cá tra nuôi vùng ĐBSCL giai đoạn 1997 - 7T/2008 22Bảng 3.4: Giá trị sản xuất (giá thực tế ) cá tra nuôi của các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008

25

Bảng 3.5: Số lượng lao động nuôi cá tra của các tỉnh vùng ĐBSCL GĐ 1997-7/2008

27

Bảng 3.6: Số lượng cơ sở ương giống cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997- 7/2008 33Bảng 3.7: Sản lượng cá tra bột và giống sản xuất hàng năm ở vùng ĐBSCL 33Bảng 3.8: Số lượng đại lý thức ăn, thuốc thú y TS phục vụ nuôi cá tra trong vùng 35Bảng 3.9: Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra trong vùng 2000-2008

35

Bảng 3.10: Nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu giai đoạn 1998-2007 36Bảng 3.11: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa giai đoạn 1998-2007 37Bảng 3.12: Cơ cấu của thị trường xuất khẩu cá tra, basa giai đoạn 2003-2007 37Bảng 4.1: Dự báo sản lượng thủy sản thế giới đến năm 2020 43Bảng 4.2: Sản lượng cá nuôi nước ngọt thế giới giai đoạn 1999-2005 43Bảng 4.3: Dự báo tiêu thụ thủy sản trên thế giới đến 2010 44Bảng 4.4: Sản lượng và giá trị cá da trơn nuôi tại Mỹ giai đoạn 1999-2005 46Bảng 4.5: Sản lượng nuôi cá da trơn của Trung Quốc 2003-2005 46Bảng 4.6: Sản lượng nuôi cá da trơn ở Đông Nam Á giai đoạn 1999-2005 46Bảng 5.1: Các chỉ tiêu chính của các phương án QH đến năm 2010, 2015 và 2020 59Bảng 5.2: Diện tích các loại hình nuôi cá tra của các tỉnh trong vùng ĐBSCL 60Bảng 5.3: Sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL 61Bảng 5.4: Nhu cầu giống cá tra của các tỉnh ĐBSCL 62Bảng 5.5: Quy hoạch cơ sở sản xuất bột cá tra vùng ĐBSCL đến 2020 63Bảng 5.6: Số cơ sở ương và sản lượng giống cá tra vùng ĐBSCL 63Bảng 5.7: Diện tích cơ sở sản xuất và ương giống cá tra vùng ĐBSCL 64Bảng 5.8: Giá trị sản lượng cá tra ĐBSCL 64Bảng 5.9: Giá trị sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL (giá HH) 64Bảng 5.10: Nhu cầu lao động nuôi cá tra vùng ĐBSCL 64Bảng 5.11: Nhu cầu lao động sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL 65Bảng 5.12: Nhu cầu thức ăn nuôi cá tra vùng ĐBSCL 66Bảng 5.13: Vốn đầu tư hệ thống nuôi ao của các tỉnh ĐBSCL 67Bảng 5.14: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng trại giống và cơ sở sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020

67

Bảng 5.15: Nhu cầu vốn đầu tư kênh cấp 3 67Bảng 5.16: Vốn phục vụ công tác khuyến ngư phục vụ nuôi cá tra ĐBSCL được cộng dồn theo từng giai đoạn

68

Bảng 5.17: Vốn phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ 68Bảng 5.18: Vốn phục vụ giám sát, điều chỉnh quy hoạch nuôi cá tra 69Bảng 5.19: Nhu cầu các loại vốn nuôi cá tra ĐBSCL 69Bảng 5.20: Cơ cấu nguồn vốn SX cá tra ĐBSCL 70Bảng 5.21: Vốn lưu động nuôi cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020 71Bảng 5.22: Vốn lưu động sản xuất giống cá tra trong vùng ĐBSCL 72

iv

Page 106: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Bảng 5.23: Phương án phát triển chế biến xuất khẩu đến năm 2020 73Bảng 5.24: Cơ cấu sản lượng chế biến cá tra xuất khẩu theo PA2 đến năm 2020 73Bảng 5.25: Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu đến năm 2020 theo phương án 2 74Bảng 5.26: Cân đối nhu cầu nguyên liệu theo phương án 2 75Bảng 5.27: Nhu cầu lao động chế biến cá Tra phương án 2 75Bảng 5.28: Nhu cầu vốn lưu động chế biến cá tra PA2 75Bảng 5.29: Nhu cầu vốn cơ bản mới và nâng cấp các nhà máy hiện co theo PA2 75Bảng 5.30: Khối lượng phế liệu từ chế biến cá tra đến năm 2020 76Bảng 5.31: Nhu cầu lao động sản xuất và tiêu thụ cá tra đến năm 2020 76Bảng 5.32: Cơ cấu nguồn vốn ĐTXDCB nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra ĐBSCL đến 2020 (PA chọn)

77

Bảng 5.33: Nhu cầu vốn lưu động đến năm 2020 (PA chọn) 77Bảng biểu phụ lục tham khảo (Phụ lục 1-Phụ lục 55) 96-121

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Nội dung hình vẽ Trang

v

Page 107: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

Hình 3.1: Diễn biến diện tích nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008 17Hình 3.2: Diễn biến thể tích và số lượng lồng be nuôi của vùng ĐBSCL GĐ ‘97-7/2008

19

Hình 3.3: Diễn biến sản lượng nuôi cá tra ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008 21Hình 3.4: Năng suất nuôi cá tra ao, đăng quầng; lồng be G 1997-7T/2008 ở ĐBSCL 23Hình 3.5: Mối quan hệ giưa diện tích và sản lượng nuôi cá tra vùng ĐBSCL GĐ 1997-7/2008

24

Hình 3.6: Diễn biến sản lượng cá tra bột và giống qua các năm trong vùng ĐBSCL 31Hình 3.7: Diễn biến số lượng cở sở sản xuất - ương và ty lệ ương giống trong vùng ĐBSCL

32

Hình 3.8: Sơ đồ luân chuyển con giống trong vùng ĐBSCL 34Hình 3.9: Diễn biến KNXK và giá XK trung bình cá tra, basa giai đoạn 1998-2007 37Hình 3.10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra theo sản lượng năm 2007 38Hình 3.11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra theo giá trị năm 2007 38Hình 4.1: Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở Việt Nam GĐ 1990-2007 42Hình 4.2 : Diễn biến sản lượng thủy sản thế giới 1990-2005 (không tính thực vật thuy sinh)

42

Hình 4.3: Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới 1990-2005 43Hình 4.4: Ty trọng cá nước ngọt trong tổng nhu cầu thuy sản thế giới 44

Hình 4.5: Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thủy sản thế giới thời kỳ 2000-2020 45

Hình 4.6: Giá bình quân của các loài cá thịt trăng và cá tra Việt Nam 2000-2005 48

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

vi

Page 108: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩmBĐCM Bán đảo Cà MauCBTSXK/CBĐL Chế biến thuy sản xuất khẩu/chế biến đông lạnhCNH-HĐH Công nghiệp hoa, hiện đại hoaCSTK Công suất thiết kếĐV Đơn vịĐTM Đồng Tháp MườiĐBSH Đồng bằng sông HồngĐBSCL Đồng bằng sông Cửu LongĐVTS Động vật thủy sinhĐVĐ Động vật đáyGAP Thực hành nuôi tốt (nuôi sạch)GDP Tổng sản phẩm trên địa bàn GĐ Giai đoạnGTSX Giá trị sản xuấtKNXK Kim ngạch xuất khẩuNTTS Nuôi trồng thủy sảnPA Phương án SQF1000CM/ SQF2000CM Quản lý theo tiểu chuẩn pháp (cho vùng nuôi/cho chế biến thủy sản)

TGLX Tứ giác Long XuyênTK Thời kỳ TT Thứ tựUSD Đồng đô la Mỹ VĐTXDCB/VCĐ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản/vốn cố địnhWTO Tổ chức thương mại thế giới

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

vii

Page 109: Phần thứ haivukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/954Quy hoach Ca... · Web viewKết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện

DỰ ÁN

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂNSẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

- Thang 9 năm 2008 -

viii