phòng phân tích và dự báo thị trường, cao ttck the gioi va vn... · hang seng (hong...

19
BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ II/2018 2018 Phòng Phân tích và Dự báo thị trường, Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN QUÝ II/2018

2018

Phòng Phân tích và Dự báo thị trường,

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 2

NỘI DUNG

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI ......................................................... 3

1. Thị trường chứng khoán Mỹ .................................................................................. 3

2. Thị trường chứng khoán châu Âu .......................................................................... 5

3. Thị trường chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương ............................................ 7

II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ... 9

1. Thị trường thứ cấp ................................................................................................... 9

2. Thị trường sơ cấp: .................................................................................................. 12

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 3

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI

1. Thị trường chứng khoán Mỹ

Biểu đồ 1: Biến động các chỉ số Dow Jones công nghiệp (▬), Nasdaq tổng hợp (▬)

và S&P500 (▬) trong Quý II/2018

Nguồn: Yahoofinance

Quý II/2018 đã bắt đầu bằng những thông tin rất xấu với thị trường chứng khoán

Mỹ. Chính sách bảo hộ thương mại và quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã gây chấn động trên thị trường toàn cầu. Các biện

pháp bảo hộ thương mại từ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã châm ngòi cho nỗi lo sợ về

khả năng xảy ra chiến tranh thương mại – một yếu tố có thể làm giảm mức tăng trưởng

kinh tế hoặc thậm chí là đẩy cả nền kinh tế vào tình trạng suy thoái. Chỉ số S&P 500 sụt

giảm 2,2% trong phiên giao dịch đầu quý II, chỉ thấp hơn 1 chút so với sự sụt giảm 2,5%

trong phiên giao dịch 89 năm trước. Thời điểm quý 2/1929 khiến cả thế giới không bao

giờ quên bởi nó mở đầu cho những biến cố kinh hoàng, gây ra cuộc Đại suy thoái kéo dài

tới cả thập kỷ. Thời điểm này, chỉ có 90 mã chứng khoán được niêm yết và giao dịch ở

Mỹ.

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 4

Trở lại với năm 2018, các nhà đầu tư nói riêng và cả thế giới nói chung, cũng có

những lý do để lo lắng. Những biến cố lớn với chứng khoán Mỹ thời gian vừa qua là bắt

nguồn từ các quyết sách của Tổng thống Trump nhằm ngăn chặn thâm hụt thương mại

của nước Mỹ. Thậm chí, ông Trump còn quyết định đánh thuế hàng hóa 60 tỷ USD nhằm

vào các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tại thời điểm tháng 4, trái ngược với đà đi lên của thị trường châu Âu; thị trường

chứng khoán Mỹ đi xuống do lo ngại về các chính sách của Chính phủ Mỹ đối với Iran và

các hàng rào thuế quan, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang ngóng chờ các thông báo về

chính sách thu nhập, thương mại và tiền tệ của các cơ quan quản lý của Mỹ.

Tháng 5, hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ cùng

giảm mạnh nhất 1 tháng khi bất ổn chính trị ở Italy làm dấy lên những lo ngại về sự ổn

định của khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone và cổ phiếu các ngân hàng Mỹ đồng

loạt giảm mạnh.

Giai đoạn cuối quý II/2018, chứng khoán Mỹ đi lên khi các nhà giao dịch chứng

khoán “bỏ qua” kết quả gây thất vọng của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm bảy nước công

nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra mới đây tại Canada để tập trung chú ý tới

hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên diễn ra tại Singapore.

Ngoài ra, giới đầu tư cũng chờ đợi các thông báo về lãi suất của Ngân hàng Trung

ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để đưa ra các quyết định đầu

tư. Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay giảm đáng kể, sau khi lời de dọa áp thuế với 200

tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, làm gia tăng lo ngại chiến tranh thương mại giữa hai nền

kinh tế. Tại thị trường chứng khoán phố Wall (Mỹ), chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm

1,3% xuống còn 24.252,80 điểm khi đóng cửa, trong khi chỉ số tổng hợp S&P 500 chốt

phiên giảm 1,4% xuống còn 2.717,07 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 2,1%

xuống còn 7.532,01 điểm. Thống kê cho thấy trong quý II/2018 chỉ số Dow Jones tăng

0,7%, chỉ số S&P 500 tăng 2,94%, chỉ số Nasdaq tăng 6,33%.

Bảng 1: Các chỉ số chính của TTCK Mỹ từ 02/04/2018 đến 29/6/2018

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 5

Chỉ số 02/04/2018 29/6/2018

Thay đổi

Giá trị Tỷ lệ

Down Jones công

nghiệp 23,644.19 24,271.41 627,22 2,5842

S&P500 2,581.88 2,718.37 136,49 5,0210

Nasdaq tổng hợp 6,390.83 7,040.79 649,96 9,2313

Nguồn:Yahoofinance

2.Thị trường chứng khoán châu Âu

Biểu đồ 2: Biến động các chỉ số FTSE 100 (▬),DAX (▬)

và CAC 40 (▬) trong quý II/2018

Nguồn: Yahoo Finance

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 6

Những lo lắng về cuộc khủng hoảng chính trị ở Italy cũng làm chao đảo các thị

trường chứng khoán ở châu Âu. Cuộc bầu cử tại Italy làm dấy lên nỗi lo sợ rằng Italy có

thể quyết định rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), qua đó tác động

nặng nề tới đồng Euro. Những lo lắng này thậm chí còn lan sang Phố Wall, khiến thị

trường chứng khoán Mỹ lao dốc trong thời gian ngắn.

Xung đột thương mại, khủng hoảng chính trị và làn sóng rút vốn ra khỏi thị trường

mới nổi đã khiến thị trường chứng khoán thế giới nhiều phiên biến động liên tục trong

nửa đầu năm 2018. Các thị trường trên thế giới cũng biến động, và thường khởi đầu với

thị trường chứng khoán Mỹ. Chính sách bảo hộ thương mại và quá trình bình thường hóa

chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã gây chấn động trên thị trường

toàn cầu. Các biện pháp bảo hộ thương mại từ Tổng thống Mỹ đã châm ngòi cho nỗi lo

sợ về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại – một yếu tố có thể làm giảm mức tăng

trưởng kinh tế hoặc thậm chí là đẩy cả nền kinh tế vào tình trạng suy thoái. Những nỗi lo

đó còn kéo thị trường chứng khoán Trung Quốc vào thị trường con gấu, tức giảm 20% so

với mức đỉnh tháng 1/2018.

Các quỹ tập trung vào cổ phiếu toàn cầu bị rút vốn khoảng 12.4 tỷ USD trong

tháng 6/2018, mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 10/2008. Làn sóng tháo chạy của dòng

vốn gần đây nhất – bao gồm cả các quỹ hoán đổi danh mục ETF và quỹ tương hỗ – diễn

ra khi nhà đầu tư lo ngại rằng đà tăng trưởng đồng bộ trên toàn cầu đang đánh mất đà.

Kết thúc phiên 29/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 21,30 điểm (+0,28%), lên

7.636,93 điểm. Chỉ số DAX 30 tại Đức tăng 128,77 điểm (+1,06%), lên 12.306,00 điểm.

Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 47,89 điểm (+0,91%), lên 5.323,53 điểm. Trong quý II, chỉ

số FTSE 100 tăng 8,22%, chỉ số DAX tăng 1,73% và CAC 40 tăng 3,02%. Ngoại trừ

chứng khoán Đức, 2 chỉ số còn lại đều đã lấy lại được cả vốn lẫn lãi đã mất trong quý đầu

năm.

Bảng 2: Các chỉ số chính của TTCK châu Âu quý II/2018

Chỉ số 01/04/2018 29/06/2018 Tăng/giảm

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 7

Điểm Tỷ lệ (%)

FTSE (Anh) 7.001,46 7.674,84 +673,38 +8,77

DAX (Đức) 29.78 28.71 -1,07 -3,73

CAC 40 (Pháp) 5.152,12 5.323,53 +171,41 +3,22

Nguồn: Yahoo Finance

3. Thị trường chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương

Các thị trường chứng khoán trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong quý

II/2018 diễn biến tăng giảm không đồng đều. Trong quý, chỉ số Nikkei 225 (Nhật) tăng

4,00%; Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 10,1%; HSI (Hồng Kông) tăng 7,3%;

S&P/ASX 200 giảm 4,5%.

Biểu đồ 3: Diễn biến một số chỉ số chính trên TTCK châu Á trong quý II/2018

Nguồn: Yahoofinance

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 8

Ghi chú: ▬ Nikkei 225 (Nhật Bản) ▬ Shanghai (Trung Quốc)

▬ Hang Seng (Hong Kong) ▬ S&P/ASX 200 (Australia)

Tại thời điểm tháng 4, thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong

bối cảnh nỗi lo của giới đầu tư về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã dần lắng dịu.

Hầu hết các chỉ số chứng khoán chủ chốt của thị trường chứng khóan châu Á đã giảm

điểm trước tâm lý lo ngại của nhà đầu tư trong bối cảnh căng thẳng về thương mại và địa

chính trị gia tăng. Sự bất ổn về chính sách thương mại, gần đây nhất là liên quan tới

khoản đầu tư nước ngoài vào ngành công nghệ Mỹ, đang tác động tiêu cực tới tâm lý nhà

đầu tư trong vài tuần gần đây. Ngoài ra, nỗi lo ngại về sự đáp trả qua lại giữa các nước có

thể tác động tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu càng làm nhà đầu tư thêm phần lo sợ.

Đi ngược với xu hướng chung của thị trường là chỉ số ASX 200 của Australia với

mức giảm 0.33% xuống 6,194.60 điểm. chỉ số Shanghai Composite tăng 61.41 điểm

(tương ứng 2.2%) lên 2,848.31 điểm sau 4 phiên lao dốc liên tiếp. Chỉ số Nikkei 225 của

Nhật Bản tiến 34.12 điểm (tương ứng 0.15%) lên 22,304.51 điểm. Nhóm cổ phiếu dược

phẩm dẫn đầu đà leo dốc, và cổ phiếu của các công ty xuất khẩu cũng khởi sắc nhờ đà

suy yếu kéo dài của đồng Yên Nhật. Bất chấp tình hình biến động gần đây, chỉ số Nikkei

225 vẫn còn tăng 3.8% trong quý 2/2018. Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình

Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 1.36%, sau khi rơi xuống đáy 9 tháng trong phiên

trước. Tính chung cả quý 2/2018, chỉ số này vẫn còn giảm 5.81%.

Bước vào giai đoạn cuối quý, các thị trường chứng khoán ở châu Á đã đồng loạt

tăng điểm trong bối cảnh cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều

Tiên Kim Jong Un tại Singapore đang phát đi những tín hiệu tích cực và trong những

ngày sắp tới sẽ diễn ra một loạt cuộc họp của các NHTW. Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ

số Kospi khép phiên tại mức 2,326.13 điểm, tức tăng 0.51%. Phần lớn cổ phiếu công

nghệ và tài chính đều leo dốc. Quý 2/2018, có thể thấy tâm trạng của nhà đầu tư luôn bị

đè nặng bởi chính sách thương mại khó đoán trước (mà đặc biệt là những chính sách liên

quan đến đầu tư nước ngoài vào ngành công nghệ của Mỹ) cùng với nỗi lo hành động trả

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 9

đũa sẽ ngày mạnh mẽ hơn, dẫn đến kết cục là những ảnh hưởng tiêu cực đến đà tăng

trưởng của kinh tế toàn cầu.

Bảng 3: Các chỉ số chính của TTCK châu Á – Thái Bình Dương quý II/2018

Chỉ số 02/04/2018 29/6/2018

Tăng/giảm

Điểm Tỷ lệ

Nhật Bản (Nikkei 225) 21,388.58 22,304.51 915,93 4,1064

Trung Quốc (Shanghai

Index) 3,254.53 2,847.42 - 407,11 - 14,29

Hồng Kông (HSI) 30,180.10 28,955.11 - 224,99 - 4,2306

Hàn Quốc (KS11) 2,444.16 2,326.13 - 118,03 - 5,0740

Úc (S&P/ASX 200) 5,751.90 6,194.60 442,7 7,1465

Nguồn: Yahoofinance

II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1. Thị trường thứ cấp

Chỉ số VN - Index đã giảm mạnh hơn một số thị trường mới nổi, đứng thứ 2 trong

khu vực châu Á (sau Philippines) trong các thị trường chứng khoán ở trạng thái "giảm

mạnh nhất" kể từ đỉnh, với mức giảm 20.22%, xếp trên cả Trung Quốc (giảm 20%) và

Indonesia (giảm 13.31%). Kết quả như trên cũng phản ánh tình trạng chung của thị

trường chứng khoán thế giới và các thị trường ở khu vực châu Á cũng vừa trải qua đợt

giảm điểm kéo dài khiến các chỉ số chứng khoán về mức thấp nhất trong 9 tuần vừa qua.

Sự giảm giá của chỉ số VN-Index cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ những bluechips

(cổ phiếu vốn hóa lớn) khi 20 công ty lớn nhất chỉ chiếm khoảng 78% vốn hóa toàn sàn

tuy nhiên "đóng góp" tới 97% mức giảm của chỉ số. Trong 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 10

sàn Hose thì có 7 mã ngân hàng gồm VCB, BID, CTG, TCB, VPB, MBB, HDB. Với

mức tăng trung bình toàn ngành lên tới 40% trong quý 1 và chiếm đến 22% vốn hóa toàn

thị trường thời điểm cuối tháng 3, ngành ngân hàng chính là động lực chính giúp thị

trường đi lên trong quý 1. Không ngạc có gì nhiên khi nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm giá

thì thị trường cũng "lao đao". Trong quý 2, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã khiến VN-Index

giảm khoảng 81 điểm, tương đương với 38% mức giảm của chỉ số. Thậm chí, trong top 5

cổ phiếu khiến kéo sập VN-Index nhiều nhất thì có tới 3 cổ phiếu ngân hàng (BID, VCB,

CTG). BID cũng là mã giảm giá mạnh nhất trong danh sách ở trên khi giảm tới 40%

trong quý 2. Chỉ có TCB- cổ phiếu mới lên sàn là cổ phiếu ngân hàng duy nhất có mức

giảm thấp hơn chỉ số. Bên cạnh nhóm ngân hàng thì GAS, VNM, PLX cũng giảm trên

30% trong thời gian qua và góp phần khiến thị trường thêm phần ảm đạm.

Bất chấp những thông tin tích cực ở trong nước như tăng tưởng GDP 6 tháng cao

nhất từ năm 2011, dòng vốn FDI vào và vốn FDI giải ngân vẫn tăng, tỷ giá dù chịu sức

ép, nhưng vẫn đủ lực để bình ổn,.... Tuy nhiên, tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường đang

rất yếu bởi sự tác động mạnh mẽ của các thông tin tiêu cực trên thế giới.

Trên sàn HOSE, trong 6 tháng đầu năm 2018 nhà đầu tư nước ngoài mua ròng lên

đến 35.600 tỷ đồng, gấp đôi so với giá trị mua ròng của 6 tháng cuối năm 2017, tương

ứng khối lượng mua ròng là 416 triệu cổ phiếu.

Biểu đồ 1: Diễn biến chỉ số VN-Index

và giao dịch khối ngoại trên HOSE 6 tháng đầu năm 2018

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 11

Nguồn: Tổng hợp

Còn ở sàn HNX, sau quá trình tăng trưởng mạnh trong quý I, chỉ số HNX Index đã

có sự sụt giảm mạnh trong quý II/2018. HNX-index phiên cuối tháng 6 đạt 106,17 điểm,

giảm 9,1% so với phiên cuối năm 2017. Khối lượng giao dịch bình quân 6 tháng đầu năm

đạt 61 triệu CP/phiên, giá trị giao dịch bình quân đạt 973 tỷ đồng/phiên, lần lượt tăng

20% và 76% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 2: Diễn biến chỉ số HNX-Index và khối lượng giao dịch tháng 6 tháng

đầu năm 2018

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 12

Nguồn: Tổng hợp

Khối ngoại bán ròng đến 5 tháng trong khi chỉ mua ròng duy nhất trong tháng 4.

Tính chung 6 tháng, khối ngoại bán ròng tổng cộng 1.039 tỷ đồng, tăng 94% so với giá trị

bán ròng của 6 tháng cuối năm 2017, tương ứng khối lượng bán ròng là 34,5 triệu cổ

phiếu.

Tính riêng trong quý II/2018, khối lượng giao dịch phái sinh đạt 4,187,579 hợp

đồng, tương ứng giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hơn 417,784 tỷ đồng, tăng gấp

đôi so với quý 1/2018. Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng giao dịch và giá trị

giao dịch phái sinh đạt lần lượt 5,537,761 hợp đồng. Khối lượng giao dịch bình quân 6

tháng đầu năm 2018 đạt 45,767 hợp đồng/phiên, gấp hơn 4 lần so với năm 2017. Trong

tháng 5 và 6/2018 thanh khoản thị trường tăng mạnh, đạt lần lượt 74,567 và 94,568 hợp

đồng/phiên. Khối lượng mở OI toàn thị trường duy trì ổn định trong suốt 6 tháng và đạt

11,812 hợp đồng tại ngày 29/06, tăng 46.24% so với cuối năm 2017.

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh liên tục tăng, trung bình mỗi ngày có 150

tài khoản mới. Tính đến ngày 29/06/2018, đã có 35,275 tài khoản giao dịch phái sinh

được mở, gấp 2 lần so với thời điểm cuối năm 2017 và bằng 1.72% tổng số tài khoản

giao dịch của cả TTCK nói chung, trong đó, có 164 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài

và 126 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức. Số tài khoản có giao dịch là 5,917 tài khoản

(chiếm khoảng 23.3% số tài khoản của TTCKPS).

Khối ngoại cũng bắt đầu giao dịch mạnh, đặc biệt trong tháng 5 và tháng 6. Chỉ

tính riêng tháng 6, khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đã bằng 1/3 tổng khối

lượng giao dịch của khối này trong 6 tháng đầu năm. Tổng khối lượng giao dịch của khối

ngoại trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 13,567 hợp đồng, chiếm 0.12% tổng khối lượng

giao dịch toàn thị trường. Bắt đầu tham gia giao dịch từ tháng 4, trong 3 tháng qua, các tổ

chức nước ngoài đã giao dịch với khối lượng 2,209 hợp đồng.

2. Thị trường sơ cấp

Về hoạt động đấu giá cổ phần, trong 6 tháng đầu năm, Sở GDCK HN đã tổ chức

21 phiên đấu giá với giá trị trúng giá đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng. trong đó có 6 phiên IPO

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 13

cổ phần hóa và 15 phiên đấu giá thoái vốn Nhà nước. Các phiên đấu giá tại HNX tiếp tục

nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, với 16/21 phiên đấu giá bán hết 100% vốn cổ

phần chào bán, tổng khối lượng cổ phần trúng giá đạt hơn 649 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ

63% trên tổng số cổ phần chào bán.

Thị trường TPCP cũng ghi nhận những kết quả tích cực. 6 tháng đầu năm 2018,

HNX đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các đơn vị trong việc huy động vốn cho ngân

sách Nhà nước và đầu tư phát triển. Tính đến hết tháng 6/2018, HNX đã tổ chức 102 đợt

đấu thầu, huy động được hơn 74,5 nghìn tỷ đồng cho KBNN, hoàn thành 37% kế hoạch

năm. Kỳ hạn bình quân TPCP do KBNN phát hành được nâng lên mức 13,2 năm, cao

hơn 0,5 năm so với mức bình quân năm 2017.

Tính đến hết tháng 6/2018, dư nợ TPCP niêm yết đạt trên 1,03 triệu tỷ đồng, tăng

3% so với năm 2017, tương đương 20,5% GDP. Giá trị giao dịch bình quân 6 tháng đầu

năm đạt 10,6 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Giao dịch

Repos chiếm 51,4% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Thị trường UPCoM tiếp tục vận hành ổn định. 6 tháng đầu năm, đã có thêm 76

DN đăng ký giao dịch trên HNX, nâng tổng số doanh nghiệp giao dịch lên 754 DN. Vốn

hóa thị trường tại thời điểm cuối tháng 6 đạt hơn 648 nghìn tỷ đồng, giảm 4,4% so với

cuối năm 2017. Thanh khoản thị trường tiếp tục tăng mạnh so với năm 2017, tính bình

quân, khối lượng giao dịch đạt 20 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch đạt 433 tỷ

đồng/phiên, tăng gần gấp đôi về khối lượng và gấp 2,2 lần về giá trị giao dịch so với cùng

kỳ năm trước.

Bảng 1: Kết quả hoạt động đấu giá tại HNX quý II/2018

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 14

Nguồn: hnx.vn

Bảng 2: Kết quả đấu giá quý II/2018 trên HSX

Doanh nghiệp phát hành Thời gian

đấu giá

Tổng giá trị cổ phần bán

được (đồng)

Công ty TNHH Một thành viên Môi trường

Đô thị An Giang 18/04/2018 102.000.000

Công ty Cổ phần Cấp nước Cần Thơ 2 19/04/2018 22.289.181.416

Công ty Cổ phần Giao thông Long An 11/05/2018 18.215.468.568

Công ty Cổ phần Du lịch Dịch Vụ Dầu khí

Việt Nam 24/05/2018 77.062.655.600

Công ty Cổ phần In Trần Phú 25/05/2018 67.413.448.000

Nguồn: hsx.vn

Bảng 3: Kết quả đấu thầu Trái phiếu Chính phủ qua HNX quý II/2018

Kỳ Số GT gọi thầu GT đăng ký GT trúng thầu Vùng LS Vùng LS

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 15

hạn

trái

phiếu

đợt

đấu

thầu

đặt thầu

(%/năm)

trúng

thầu

(%/năm)

5

Năm 15 9.900.000.000.000 32.194.000.000.000 1.334.000.000.000

2,97 –

5,2

2,97 –

3,1

7

Năm 8 6.500.000.000.000 14.000.000.000.000 400.000.000.000

3,43 –

4,7

3,43 –

3,43

10

Năm 18 27.100.000.000.000 58.975.000.000.000 15.695.000.000.000 4,0 – 5,5

4,05 –

4,37

15

Năm 17 27.150.000.000.000 51.994.000.000.000 13.844.000.000.000 4,4 – 5,7

4,45 –

4,7

20

Năm 8 6.000.000.000.000 9.515.000.000.000 2.700.000.000.000 5,1 - 6,0 5,1 – 5,2

30

Năm 7 5.000.000.000.000 4.350.000.000.000 200.000.000.000

5,42 -

6,25

5,42 –

5,42

Tổng 73 81.650.000.000.000 171.028.000.000.000 34.173.000.000.000

Nguồn: Hnx.vn

Chính sách quản lý quan trọng trên thị trường

Ngày 23/4/2018, UBCKNN lấy ý kiến thành viên thị trường dự thảo Thông tư sửa

đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 180/2015/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký giao

dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết.

Ngày 28/5/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 803/QĐ-BTC về việc

công bố thủ tục hành chính mới ban hành và sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực chứng

khoán thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính; trong đó công bố 101 thủ tục

hành chính; cụ thể: Công bố 01 thủ tục hành chính mới ban hành; Sửa đổi 98 thủ tục

hành chính tại số thứ tự từ 4 đến 18, 30, 32, từ 34 đến 37, 39, 41, 43, 46, 49, 50, từ 56 đến

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 16

61, từ 64 đến 72, từ 74 đến 78, từ 80 đến 85, từ 87 đến 89, từ 91 đến 95, từ 97 đến 100,

102, 104, từ 106 đến 108, 110, 111, từ 113 đến 115, từ 119 đến 124, từ 128 đến 134, 140,

144 đến 146, 149, 150, 155, 157, 158, 160 mục A (Thủ tục hành chính thực hiện tại Ủy

ban Chứng khoán Nhà nước) phần I Danh mục thủ tục hành chính kèm theo Quyết định

số 2002/QĐ-BTC ngày 20/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục

hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực chứng khoán thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ

Tài chính; Sửa đổi 02 thủ tục hành chính tại số thứ tự 1, 2 phần I Danh mục thủ tục hành

chính kèm theo Quyết định số 2515/QĐ-BTC ngày 24/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính về việc công bố thủ tục về chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm thuộc

chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ

ngày ký.

Quyết định số 950/QĐ-BTC ngày 19/6/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều

của Quyết định số 538/QĐ-BTC ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Ủy Chứng khoán

Nhà nước. Theo đó, 1. Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 1 như sau: "b) Chương trình, kế

hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về

chứng khoán và thị trường chứng khoán 2. Sửa đổi Khoản 8 Điều 1 như sau: ,ằ8. Chủ trì,

phổi hợp với các đơn vị thuộc ủy ban tham mưu, giúp Chủ tịch ủy ban Chứng khoản Nhà

nước về các vấn đề pháp lý khi tham gia tổ tụng đổi với các vân đề liên quan đến ủy ban

Chúng khoán Nhà nước; giúp Chủ tịch ủy ban Chúng khoán Nhà nước thực hiện công tác

bồi thường của Nhà nước, công tác theo dõi tình hình thỉ hành pháp luật và kiêm tra việc

thực hiện pháp luật, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, công tác hô trợ pháp lý cho doanh

nghiệp". 3. Sửa đổi Khoản 5 Điều 11 như sau: "5. Rà soát nội dung, thế thức các văn bản

do các đơn vị thuộc Uy ban Chứng khoán Nhà nước soạn thảo trước khỉ trĩnh câp có

thâm quyên ban hành 4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 11 như sau: "ố. To chức thực

hiện, hướng dẫn, kiểm tra công tác hành chính, vãn thư, lưu trữ và thư viện tại cơ quan úy

ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật; làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ,

trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân đến làm thủ tục liên quan đến chứng khoán và thị

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 17

trường chứng khoán 5. Sửa đổi Khoản 8 Điều 11 như sau: "8. Làm đầu mổi tồ chức thực

hiện công tác: cải cách hành chính; kiểm soát thủ tục hành chỉnh; cải thiện môi trường

kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; triển khai áp dụng hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuấn quôc gia tại Uy ban Chibĩg khoán Nhà nước

Trong hai ngày 19/6/2018 tại Hà Nội và 21/6/2018 tại Tp.Hồ Chí Minh, Ủy ban

Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị phổ biến Thông tư 134/2017/TT-

BTC ngày 19/12/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị

trường chứng khoán cho các công ty chứng khoán, công ty quản lý và các đối tượng có

liên quan. Tham dự buổi Hội nghị có đại diện lãnh đạo Cục Công nghệ Thông tin, đại

diện lãnh đạo các đơn vị thuộc UBCKNN, 02 Sở GDCK, Trung tâm lưu ký Chứng khoán

cùng đại diện các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Những nội dung quy định

mới của Thông tư 134 như đối tượng áp dụng; các yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ, an toàn

bảo mật của hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến; một số quy định mới về dịch vụ,

hạ tầng kỹ thuật và an ninh bảo mật đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ

trong đó yêu cầu hệ thống giao dịch trực tuyến phải được quét lỗ hổng bảo mật; Môi

trường vận hành hệ thống phải tách biệt với môi trường kiểm thử, phát triển phần mềm,

định kỳ thực hiện đánh giá rủi ro an toàn thông tin mạng của hệ thống.; Các quy định mới

về giải pháp xác thực danh tính nhà đầu tư trong giao dịch chứng khoán trực tuyến; giải

pháp về sử dụng chữ ký số và phiếu lệnh điện tử v.v…. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng lắng

nghe những ý kiến chia sẻ kinh nghiệm triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán điện tử

theo Thông tư 134 của đại diện Công ty Chứng khoán Bảo Việt; Những giải pháp triển

khai chữ ký số trong giao dịch trực tuyến của đại diện Tập đoàn bưu chính viễn thông

Việt Nam và những giải pháp triển khai chữ ký số và an toàn bảo mật trong giao dịch trực

tuyến của Tập đoàn BKAV. Hội nghị đã giải đáp được nhiều vấn đề cũng như nhận được

nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các đại biểu tham dự về Thông tư. Trên cơ sở các ý

kiến góp ý của các đại biểu, UBCKNN sẽ ghi nhận một số nội dung để điều chỉnh cho

phù hợp trong thời gian tới.

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 18

--------------------------------------------------------

Tuyên bố miễn trách nhiệm

| Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 19

Báo cáo này được thực hiện bởi phòng Phân tích và Dự báo thị trường - Trung tâm

Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán (SRTC) trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán

Nhà nước, dựa trên những nguồn thông tin tham khảo chúng tôi có được. Báo cáo này

lưu hành nội bộ và chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm với

bất kỳ ảnh hưởng nào có liên quan đến việc sử dụng thông tin trong Báo cáo này.

Liên hệ

Phòng Phân tích & Dự báo Thị trường

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

Số 234 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 04-35430667

Fax: 04-35535869

Nhóm nghiên cứu

Ông Phạm Quang Huy (TP)

Cn. Bùi Tuyết Hạnh

Cn. Phạm Thanh Phương