phƯƠng phÁp nghiÊn cỨu khoa hỌeldata10.topica.edu.vn/tsr101_hlb/pdf...

44
v1.0015108208 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU KHOA HC Ging viên: TS. Phan Thế Công 1

Upload: others

Post on 11-Dec-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.00151082081

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Giảng viên: TS. Phan Thế Công

1

Page 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208 2

BÀI 4PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH

TÍNH VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Giảng viên: TS. Phan Thế Công

Page 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Phân biệt được phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

• Vận dụng/sử dụng được phương pháp nghiên cứu hợp lí cho từng loại đề tài nghiên cứu.

3

Page 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ

Để học tốt bài học này, người học cần có những kiến thứccơ bản của các môn học sau:• Kiến thức của giai đoạn học phổ thông như: lịch sử,

văn học, toán học, địa lí...• Kiến thức về xác suất và thống kê toán;• Các kiến thức và kĩ năng cơ bản về tin học văn phòng.

4

Page 5: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

HƯỚNG DẪN HỌC

• Đọc tài liệu là bài giảng, giáo trình và các tàiliệu tham khảo trước lúc nghe giảng, trước lúcthực hành.

• Nghe và đọc thêm các thông tin mới trên cácphương tiện thông tin truyền thông, sách báo,tạp chí chuyên ngành.

• Thảo luận với sinh viên và giáo viên trên diễnđàn và thông qua hệ thống H2472.

5

Page 6: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

CẤU TRÚC NỘI DUNG

6

Phân loại thông tin và các phương pháp thu thậpthông tin nghiên cứu

4.1

Phương pháp định tính4.2

Phương pháp định lượng4.3

Page 7: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208 7

4.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU

• Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trìnhnghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội.

• Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí.• Do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các

phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệumột cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quantrọng này.

4.1.1. Phân loại thông tin nghiên cứu

4.1.2. Các phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu

Page 8: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.1.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU

Thông tin nghiên cứu là thông tin giúp nhà nghiên cứu đi đến các kết luận trong nghiêncứu của mình.

8

Dữ liệu thứ cấp

Phân loại

Dữ liệu sơ cấp

Page 9: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.1.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU (tiếp theo)

a. Dữ liệu thứ cấp• Định nghĩa: Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục

đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể làdữ liệu chưa xử lí (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lí. Như vậy, dữ liệu thứcấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.

• Ví dụ về các nguồn dữ liệu thứ cấp: Các cuộc điều tra về dân số, nhà ở, điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống

dân cư, điều tra kinh tế xã hội gia đình (đa mục tiêu)... do chính phủ yêu cầu lànhững nguồn dữ liệu rất quan trọng cho các nghiên cứu kinh tế xã hội.

Bài báo khoa học, báo cáo khoa học, tài liệu giáo trình.• Ưu điểm: tiết kiệm tiền bạc, thời gian.• Nhược điểm: Dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lí nên khó đánh giá được mức độ chính xác,

mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu. Số liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác

và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của chúng ta; khó phân loại dữ liệu;các biến số, đơn vị đo lường có thể khác nhau.

9

Page 10: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.1.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU (tiếp theo)

10

b. Dữ liệu sơ cấpKhi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứucủa chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiêncứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Hay nói cách khác,dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập.

Page 11: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU

• Theo truyền thống, có hai hướng tiếp cận thu thập thông tin nghiên cứu, đó là địnhtính và định lượng.

• Trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng kết hợp cả hai phươngpháp này trong nghiên cứu của mình và đó được gọi là phương pháp kết hợp địnhtính và định lượng.

11

Page 12: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH

Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vựckhoa học khác nhau, không chỉ trong các ngành khoa học truyền thống mà còntrong nghiên cứu thị trường và các bối cảnh khác. Nghiên cứu định tính nhằm mục đíchthu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lí do ảnh hưởng đến hànhvi này.

12

4.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu

4.2.2. Phương pháp phỏng vấn/thảo luận nhóm

4.2.3. Phương pháp quan sát

4.2.4. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Page 13: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU

• Định nghĩaPhỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu vàngười cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức củangười cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy.

• Một số điểm mấu chốt: Sự lặp lại của các cuộc đối thoại: Thời gian; Cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và đối tượng: Bình đẳng; Tìm hiểu quan điểm của đối tượng; Tìm hiểu đối tượng trong ngôn ngữ tự nhiên của chính họ.

• Những điểm hạn chế: Các câu trả lời không được chuẩn hóa nên khó lượng hóa; Phỏng vấn viên có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm; Việc phân tích tốn nhiều thời gian.

13

Page 14: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU

14

• Khi nào cần sử dụng phỏng vấn sâu? Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ; Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm và biến số; Khi cần tìm hiểu sâu; Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số.

• Ai có thể thực hiện phỏng vấn sâu? Người nắm rõ vấn đề nghiên cứu; Người được huấn luyện tốt; Người có kinh nghiệm trong tiếp xúc với những người thuộc các thành phần xã

hội khác nhau; Người kiên nhẫn và biết lắng nghe người khác.

• Kĩ thuật phỏng vấn sâu: Phỏng vấn không cấu trúc; Phỏng vấn bán cấu trúc.

Page 15: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo)

Các loại câu hỏi thường sử dụng trong phỏng vấn sâu• Câu hỏi mô tả: Yêu cầu đối tượng mô tả về sự kiện, người, địa điểm hay kinh

nghiệm của họ. Được sử dụng để bắt đầu cuộc phỏng vấn làm cho đối tượng cảmthấy yên tâm vì tạo cho họ cảm giác chủ động.

• Câu hỏi cơ cấu: Tìm hiểu xem đối tượng sắp xếp kiến thức của họ như thế nào.• Câu hỏi đối lập: Đối tượng so sánh các sự kiện và trao đổi về ý nghĩa của các sự

kiện đó.• Câu hỏi về quan điểm/giá trị: Tìm hiểu quá trình tư duy và phân tích của đối tượng,

họ nghĩ gì về những người nào đó, vấn đề, hay sự kiện nào đó.• Câu hỏi về cảm nhận: Tìm hiểu phản ứng tình cảm của đối tượng.• Câu hỏi về kiến thức: Tìm hiểu xem đối tượng thực sự có những thông tin gì và quan

điểm của họ về những điều đó.• Câu hỏi về cảm giác: Tìm hiểu về những gì mà đối tượng nhìn thấy, nghe thấy và

cảm thấy, ngửi thấy... Người được phỏng vấn mô tả về các tác động mà họ làđối tượng.

• Câu hỏi về tiểu sử: Tìm hiểu một số đặc điểm cá nhân của đối tượng.

15

Page 16: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo)

16

Bắt đầu một cuộc phỏng vấn sâu như thế nào• Khẳng định với đối tượng về tính chất khuyết danh của cuộc phỏng vấn. Giải thích

tại sao bạn lại cho rằng ý kiến hay quan sát của họ về một chủ đề nào đó làquan trọng.

• Nói với đối tượng phỏng vấn rằng bạn đang cố gắng để học hỏi từ họ. Khuyến khíchhọ ngắt lời bạn trong khi phỏng vấn nếu họ nghĩ ra điều gì quan trọng.

• Yêu cầu đối tượng cho phép ghi âm cuộc phỏng vấn và ghi chép trong quá trìnhphỏng vấn.

• Luôn thành thật và thẳng thắn và thực sự quan tâm đến những gì mà đối tượng nóivới bạn.

Hãy để cho đối tượng dẫn dắt• Đối tượng phải hiểu câu hỏi.• Họ phải có những thông tin mà bạn cần.• Họ phải sẵn sàng dành thời gian và công sức ra để nói chuyện với bạn.• Cố gắng tạo được một quan hệ giao tiếp tự nhiên, an toàn, chân thành và

thông cảm.• Tuy nhiên không nên để cho cuộc phỏng vấn trở thành một cuộc đối thoại thông

thường để tránh sự lan man vòng vèo, lạc đề. Quy tắc: Đưa đối tượng vào chủ đềbạn quan tâm và để cho đối tượng được tự do. Hãy để cho đối tượng cung cấpnhững thông tin mà họ cho là quan trọng.

Page 17: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo)

Sử dụng kĩ thuật thăm dò• Im lặng: Chờ đợi đối tượng tiếp tục nói. Có thể đi kèm với cái gật đầu và ánh mắt

chờ đợi của bạn.• Nhắc lại đi nhắc lại câu cuối cùng mà đối tượng vừa nói và yêu cầu họ nói tiếp.• Gật gù: Khuyến khích đối tượng bằng cách gật gù hoặc "vâng", "đúng rồi"...• Đặt câu hỏi dài: Đem lại nhiều câu trả lời hơn và dễ gây thiện cảm hơn.• Hướng dẫn: Không nên lái đối tượng trả lời ý mình bằng cách đưa ra các câu hỏi

như "Ông có cho rằng ...." mà nên hỏi "Ông nghĩ thế nào về ...".• Đối phó với đối tượng nói nhiều, lạc đề: Những đối tượng nói nhiều cần phải được

ngắt lời nhưng không làm họ phật ý.• Xác nhận: Hãy tỏ ra là bạn đã nắm được một số thông tin nào đó về chủ đề của

cuộc phỏng vấn để khiến đối tượng cởi mở hơn và đỡ áy náy hơn vì đã tiết lộ thôngtin của nhóm.

17

Page 18: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo)

18

Học cách phỏng vấn• Thực hành nhiều.• Tập phỏng vấn trước những người khác với sự giúp đỡ của một người có

kinh nghiệm.• Không bao giờ sử dụng bạn của mình là đối tượng để tập phỏng vấn. Tập phỏng vấn

phải thực sự là các vấn đề mà bạn quan tâm thích thú và với những đối tượng có vẻnhư biết nhiều về các chủ đề đó.

Sử dụng máy ghi âm• Chuẩn bị 2 máy ghi âm tốt, có đèn báo pin.• Chỉ sử dụng băng ghi âm loại tốt, luôn luôn mang theo băng trắng dự trữ. Tua băng

một lần trước khi ghi âm.• Luôn luôn thử băng, thử máy trước cuộc phỏng vấn, nhưng ở nhà.• Chuẩn bị pin tốt cho máy từ khi ở nhà, mang theo pin dự trữ.• Luôn luôn ghi chép vì có lúc ghi âm không thành công.Kết thúc phỏng vấn như thế nào?• Giữ mối thiện cảm với đối tượng cho những phỏng vấn sau.• Tỏ thái độ biết ơn và trân trọng những thông tin mà đối tượng vừa cung cấp.• Có thể kết thúc phỏng vấn sớm hơn dự định hoặc yêu cầu đối tượng cho kéo dài

cuộc phỏng vấn.

Page 19: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.2. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN/THẢO LUẬN NHÓM

Phỏng vấn nhóm thường là một phương pháp tốt để tạo ra dữ liệu nếu câu hỏi cầnnghiên cứu cần được giải quyết:• Có liên quan đến những ý kiến thu thập và cảm nhận từ những người bình thường

hoặc người tiêu dùng.• Có ảnh hưởng đến nhiều người theo cùng một cách tương tự như nhau.• Có thể được trao đổi thẳng thắn trong một cuộc thảo luận nhóm.

19

Page 20: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

• Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệmthông qua các tri giác như nghe, nhìn… để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hộinhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

• Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát: Điểm mạnh nhất của phương pháp quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự

thể hiện của cá nhân được quan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghichép lại thông tin.

Hạn chế: Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiện tại(quá khứ và tương lai không quan sát được). Tính bao trùm của quan sát bị hạnchế, bởi vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn được. Đôi khi bị ảnhhưởng tính chủ quan của người quan sát.

Do ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát mà phương pháp này thườngsử dụng cho nghiên cứu đại diện, nghiên cứu thử, hay nghiên cứu để làm chínhxác các mô hình lí thuyết, kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu.

20

Page 21: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (tiếp theo)

Kỹ thuật quan sátPhải chuẩn bị một kế hoạch chu đáo trước khi quan sát. Bao gồm:• Xác định rõ mục tiêu quan sát (để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nào?)• Phải xác định đối tượng quan sát (quan sát ai?)• Xác định thời điểm quan sát (quan sát ở đâu thì hợp lí?)• Các thức tiếp cận để quan sát.• Xác định thời gian quan sát (quan sát khi nào? bao lâu?)• Hình thức ghi lại thông tin quan sát (ghi chép bằng gì? ghi âm, chụp ảnh, quay camera).• Tổ chức quan sát: phải tổ chức chặt chẽ, phối hợp giữa các quan sát viên.Lựa chọn các loại quan sát: tuỳ theo vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu màlựa chọn hình thức quan sát cho phù hợp.• Theo mức độ chuẩn bị: Quan sát có chuẩn bị: là dạng quan sát mà người đi nghiên cứu đã tác động

những yếu tố nào của hướng nghiên cứu có ý nghĩa cho đề tài và từ đó tập trungsự chú ý mình vào yếu tố đó. Thường sử dụng cho việc kiểm tra kết quả chothông tin nhận được từu phương pháp khác.

Quan sát không chuẩn bị: là dạng quan sát trong đó chưa xác định được các yếutố mà đề tài nghiên cứu quan tâm, thường sử dụng cho các nghiên cứu thử.

21

Page 22: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (tiếp theo)

22

Lựa chọn các loại quan sát:• Theo sự tham gia của người quan sát: Quan sát có tham dự: Điều tra viên tham gia vào nhóm đối tượng quan sát. Quan sát không tham dự: Điều tra viên không tham gia vào nhóm đối tượng quan

sát mà đứng bên ngoài để quan sát.• Theo mức độ công khai của người đi quan sát: Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người

quan sát cho đối tượng biết mình là ai, mục đích công việc của mình. Quan sát không công khai: người bị quan sát không biết rõ mình đang bị quan

sát. Hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai, đang làm gì.• Căn cứ vào số lần quan sát: Quan sát một lần. Quan sát nhiều lần: có khả năng nhận thức lớn hơn nhiều.

Page 23: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI

• Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng két) là một phương phápphỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi insẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tươngứng theo một quy ước nào đó.

• Hình thức: Phỏng vấn trực tiếp; Qua điện thoại; Qua thư tín; Qua internet.

23

Page 24: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo)

24

Phỏng vấn trực tiếp

Thuận lợi Khó khăn

• Người phỏng vấn có thể thuyết phục đốitượng trả lời.

• Thông tin về gia cảnh có thể quan sát,không cần hỏi.

• Có thể kết hợp hỏi và dùng hình ảnh đểgiải thích.

• Câu hỏi dài có thể sử dụng được nhờ“nài nỉ” của người phỏng vấn.

• Nếu người trả lời gặp rắc rối khó hiểu,người phỏng vấn có thể giải thích cho họ.

• Chọn mẫu có thể kĩ, chính xác.

• Chi phí cao, hao tốn thời gian.

• Sự có mặt của người phỏng vấn,thái độ, tính khô cứng của ngườihỏi có thể đưa đến việc né tránhcâu hỏi hay lệch lạc.

• Người trả lời biết mình có thể bịnhận diện nên ảnh hưởng đếnthiện chí của họ.

Page 25: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo)

25

Qua điện thoại

Thuận lợi Khó khăn

• Giảm chi phí khảo sát.

• Có thể hỏi nhiều người trong thờigian ngắn.

• Khối mẫu lớn, rải rác trên địa bànrộng cũng có thể tiến hành nhanh.

• Tiến hành phỏng vấn từ một trungtâm nên việc chỉ đạo và huấn luyệndễ dàng hơn.

• Phỏng vấn bị giới hạn trên những gìnghe được, không quan sát được giacảnh (tình hình thực tế).

• Phải chú ý lâu trong cuộc phỏng vấndài gặp khó khăn, khó tránh khỏingười dự vấn gác máy giữa chừng.

• Người dự vấn không nhìn thấy ngườiphỏng vấn nên nghi ngại hoặc ác cảm.

• Chỉ có thể thực hiện được với gia đìnhcó điện thoại, có thể trở ngại vì đườngdây hỏng hay số điện thoại khôngđăng kí.

Page 26: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo)

26

Qua thư tín

Thuận lợi Khó khăn

• Người dự vấn đọc và trả lời, khôngbị ảnh hưởng bởi người phỏng vấn.

• Có thể trả lời khi nào thuận tiện,không bị sức ép nào.

• Có thể phỏng vấn được với địa chỉtản mạn mà không có phương tiệntruyền thông nào liên lạc được.

• Phí tổn chỉ giới hạn ở việc làm thủtục và bưu phí.

• Tỉ lệ trả lời thấp và những người trảlời có thể không đại diện.

• Mất nhiều thời gian chờ đợi, có thểnhiều tuần hoặc lâu hơn.

• Không biết gì về người dự vấn vàhoàn cảnh trừ khi họ viết trênbảng hỏi.

• Dự kiến phí tổn thấp có thể trởthành phí tổn cao do số thư trả lời ít.

• Người dự vấn không được khuyếnkhích và hướng dẫn trả lời.

Page 27: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo)

Thiết kế bảng hỏiCâu hỏi đóng: Có nhiều hình thức câu hỏi đóng, trong đó cả hai vấn đề câu hỏi và câutrả lời đều được cấu trúc. Nét phân biệt chủ yếu giữa các hình thức câu hỏi đóng là dựatrên câu trả lời.• Câu hỏi phân đôi: Cho phép hai khả năng trả lời “có” hoặc “không”, “đúng” và “sai”.• Câu hỏi sắp hàng thứ tự: Sắp xếp thứ tự tương đối của các đề mục được liệt kê.• Câu hỏi đánh dấu tình huống theo danh sách: Đánh dấu vào một hay nhiều loại câu

trả lời được liệt kê ra để chọn.• Câu hỏi nhiều lựa chọn: Liệt kê một số câu trả lời và cho biết chủ đề để chọn ra câu

trả lời thích hợp nhất.• Câu hỏi bậc thang: Người trả lời được cho một loạt các lựa chọn diễn tả ý kiến

của họ.

27

Page 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo)

28

Câu hỏi mở:• Người ta mong đợi ở người trả lời cung cấp bất cứ thông tin nào được coi là

thích hợp.• Có 3 loại câu hỏi mở: Tự do trả lời: Người trả lời tự do trả lời câu hỏi theo ý mình tùy theo phạm vi tự

do mà người phỏng vấn dành cho họ. Thăm dò: Người phỏng vấn có thể bắt đầu hỏi những câu hỏi thăm dò thân mật

để đưa vấn đề đi xa hơn. Kỹ thuật hiện hình: Mô tả các tập hợp dữ liệu bằng việc trình bày một cách đầy

đủ, rõ ràng những vấn đề còn chưa được rõ nghĩa (từ ngữ, hình ảnh mà ngườitrả lời phải mường tượng ra, trên cơ sở đó, người trả lời sẽ nói bằng hình dungtrong đầu họ về vấn đề đang bàn luận).

Page 29: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo)

• Dùng bảng hỏi để thu thập dữ liệu theo mục tiêu nghiên cứu.• Thường được sử dụng để thu thập dữ liệu diện rộng (mẫu lớn).• Các yếu tố chính của thiết kế điều tra: Mẫu khảo sát; Phiếu câu hỏi; Phương pháp thu thập dữ liệu; Phương pháp phân tích (dự kiến trước).

29

Page 30: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo)

30

Quy trình thiết kế phiếu hỏi

Xác định thông tin cần thu thập

Xác định phương pháp thu thập

Xác định nội dung từng phần - câu hỏi

Xác định hình thức và ngôn từ từng câu

Sắp xếp câu hỏi theo từng phần phù hợp

Quyết định hình thức phiếu câu hỏi

Khảo sát thử

Hoàn thiện phiếu câu hỏi

Page 31: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quansát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kĩ thuật vi tính. Mục tiêu củanghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lí thuyết hoặc các giảthuyết liên quan tới các hiện tượng. Quá trình đo lường là trung tâm của nghiên cứuđịnh lượng bởi vì nó cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và biểuthức toán học của các mối quan hệ định lượng.

31

4.3.1. Khái niệm, mục tiêu, đặc điểm nghiên cứu

định lượng

4.3.2. Các bước trong thiết kế nghiên cứu

định lượng

4.3.3. Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng

4.3.4. Phân tích hồi quy trong kinh tế lượng

Page 32: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

• Khái niệm: Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết

quan hệ trong lí thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lí thuyết, sử dụng mô hình khoa học

tự nhiên thực chứng luận, phương pháp nghiên cứu định lượng có thể chứngminh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan.

• Mục tiêu:Để lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) thông qua việc áp dụng cáccông cụ phân tích thống kê. Thường được áp dụng khi: Mô hình nghiên cứu đã khá rõ ràng và cụ thể (có đủ 3 yếu tố); Kiểm định giả thuyết nghiên cứu có được từ lí thuyết.

• Đặc điểm: Tính đại diện của mẫu là hết sức quan trọng Cách lựa chọn (ngẫu nhiên, theo tỉ lệ, thuận tiện…); Quy mô mẫu.

Thu thập thông tin có cấu trúc định trước. Các nhân tố trong mô hình phải được đo lường hoặc chuyển hóa về những con

số. Ví dụ: niềm tin/niềm hy vọng/cảm xúc… Phân tích thông tin có tính thống kê.

32

Page 33: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.2. CÁC BƯỚC TRONG THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

33

Xác định mô hình và mối quan hệ của các nhân tố

Xác định biến số (cho các nhân tố)

Xác định thước đo cho các biến số

Xác định nguồn thông tin và phương pháp thu thập

Xác định phương pháp phân tích thông tin (các công cụ thống kê)

Page 34: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.3. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Các phương pháp chọn mẫu thường dùng trong khảo sát• Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản;• Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống;• Chọn mẫu theo tỉ lệ của tổng thể;• Chọn mẫu theo cụm/khu vực;• Chọn mẫu thuận tiện.

34

Page 35: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.3. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo)

Phương pháp điều tra bảng hỏiQuy mô mẫu• Tính đại diện của mẫu phụ thuộc vào:

Cách thức chọn mẫu; Quy mô mẫu.

• Rất khó khi trả lời "quy mô mẫu bao nhiêu là vừa?"Trong thống kê mô tả, nếu mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên thì quy mô từ 384 quansát trở lên là đảm bảo độ tin cậy 95%.

35

Page 36: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.3. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo)

36

Page 37: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.3. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo)

37

Page 38: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.3. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo)

38

Page 39: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.3. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo)

Chọn mẫu phân tầng• Tính chất quan tâm được xác định (Ví dụ: giới tính)• Thành viên của đám đông được liệt kê riêng biệt theo cách phân loại (Ví dụ: giới tính

nam và nữ)• Tỉ lệ đại diện cho mỗi phân loại trong đám đông được xác định (Ví dụ: 40% là nữ và

60% là nam)• Mẫu ngẫu nhiên được chọn phản ánh tỉ lệ đã được xác định nêu trên (Ví dụ: 8 nữ và

12 nam cho qui mô mẫu là 20)Chọn mẫu phi xác suất• Chọn mẫu thuận lợi Dễ thực hiện; Không ngẫu nhiên; Không có tính tiêu biểu cao;

• Chọn mẫu theo phân suất (quota) Khi không áp dụng được hình thức chọn mẫu phân loại; Các thành viên được chọn không ngẫu nhiên.

39

Page 40: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.3. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo)

40

• Mẫu, quy mô mẫu và sai số mẫu Sai số mẫu = sự khác biệt giữa tính chất của mẫu và tính chất của đám đông. Giảm sai số mẫu luôn là mục tiêu của bất kì kĩ thuật chọn mẫu nào. Khi qui mô mẫu tăng, sai số mẫu sẽ giảm.

• Mẫu lớn như thế nào?Mục tiêu là chọn mẫu tiêu biểu Mẫu lớn luôn có tính tiêu biểu cao hơn. Nhưng chọn mẫu lớn cũng tốn kém hơn. Và chọn mẫu lớn tức là phớt lờ sức mạnh của phương pháp chọn mẫu có

khoa học.

Page 41: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập xác định a và b• Mô hình hồi quy tổng thể:

• Mô hình hồi quy mẫu:

• Một cách tổng quát, ta tin rằng có một mối quan hệ tuyến tính giữa một biến độc lập(X) và một biến phụ thuộc (Y). Biến này là mức trung bình, vì vậy đối với mỗi quansát (i) có một phần giá trị sai biệt. Ta có công thức:

41

i i iy ax b

i iˆˆy ax b

i 0 1 i iY X u

Page 42: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.5. PHÂN TÍCH HỒI QUY TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo)

Công thức hồi quy• Hệ số góc Giá trị ước lượng khi X = 0 X = 0 có thể có hoặc không có ý nghĩa, tùy thuộc vào các biến số trong mô hình.

• Độ dốc (Slope) Sự thay đổi khi thay đổi mỗi đơn vị của X.

Mở rộng cho nhiều biến độc lập• Ta có thể thêm vào nhiều biến độc lập để dự báo biến phụ thuộc

• Hồi quy bội (Multiple regression) là nhóm các phương pháp ước lượng tham số b vàβ của những công thức nhằm giảm tối đa các sai số dự đoán.

42

0 1 1Y b b X

Y

0 1 1 2 2 3 3 p pY b b X b X b X b X

1 1 2 2 3 3 p pY Z Z Z Z

Y

Page 43: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

4.3.6. PHÂN TÍCH HỒI QUY TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo)

Ví dụ

43

Y 833.074 68.542 freq 19.571 length

Công thức hồi quy chưa chuẩn hóa hệ số

Z freq lengthY 0.468 Z 0.395 Z

Công thức hồi quy đã chuẩn hóa hệ số

Coefficients

ModelUnstandardized

CoefficientsStandardizedCoefficients

B Std. Error Beta t Sig.

1 (Constant)FREQLENGTH

833.074–68.54219.571

3.091.626.212

–.468.395

269.553–109.421

92.489

.000

.000

.000

a. Dependent Variable: RTIME

Page 44: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌeldata10.topica.edu.vn/TSR101_HLB/PDF slide/TSR101_Bai4...một cách khoa học, nhằm đểđạt đượchiệuquảcao nhấtcủagiaiđoạn

v1.0015108208

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

44

Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những nội dung chính sau:

• Các loại thông tin khoa học sơ cấp và thứ cấp;

• Các hướng tiếp cận nghiên cứu khoa học;

• Ứng dụng hướng tiếp cận định tính với các phương pháp thu thập thông tin thuộc hướng tiếp cận này;

• Ứng dụng hướng tiếp cận định tính với các phương pháp thu thập thông tin thuộc hướng tiếp cận này.