phẬt tỬ trong xà hỘi Ở thẾ kỶ xxi. phÂn tÍch cÓ tÍnh … · nguyên tắc xã...

25
C ó một loạt sách vở viết về ý nghĩa của việc trở thành một Phật tử trong xã hội hiện đại, hoặc về cách thế thích ứng của Phật giáo với thế giới hiện đại, hoặc về sự dấn thân của Phật giáo dấn thân trong xã hội, hoặc về các nguyên tắc xã hội của Phật giáo, v…v…, nhưng có rất ít sách hoặc bài viết tập trung vào những Phật tử trong xã hội ngày nay, về các nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây là một bài viết mang tính nghiên cứu xã hội học, tập trung đề cập tới vấn đề cách thức con người, trong trường hợp này là Phật tử, xem xét, xác định, và xây dựng môi trường xã hội của họ. Mục đích của bài báo là có được cái nhìn về việc những người Phật tử này tự họa bức chân dung về mình như thế nào, tức là cách thế mà chính những người Phật tử nhìn, đối diện và hành động trong xã hội; để có được cái nhìn sơ lược về những xã hội họ mà đang xây dựng. (*) Bài viết được xếp đặt cho lần thứ 10 Liên Hiệp Quốc Ngày Lễ Phật Đản năm 2014; Tổ chức bởi Hội Đồng Quốc Tế cho Lễ Phật Đản, Bai Dinh Tự, Vietnam, 7-11 Tháng 5 2014 (**) Giáo Sư Xã Hội Học; FEE, Đại Học Barcelona Thừa Nhận: Bài viết được hoàn thành dưới sự giúp đỡ của bà Joanne M. Vitello và ông Renato Marín. Bài viết dựa vào khoảng nghiên cứu và tài trợ của Bộ Khoa Học Tây Ban Nha và Cách Tân (COS210-21761). PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH CÁCH XÃ HỘI VỀ NHỮNG GIÁ TRỊ XÃ HỘI VÀ THÁI ĐỘ CỦA PHẬT TỬ (*) Dr., PhD José A. Rodríguez Díaz ** Mỹ anh dịch 16

Upload: others

Post on 19-Nov-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

Có một loạt sách vở viết về ý nghĩa của việc trở thành một Phật tử trong xã hội hiện đại, hoặc về cách thế thích ứng của Phật giáo với

thế giới hiện đại, hoặc về sự dấn thân của Phật giáo dấn thân trong xã hội, hoặc về các nguyên tắc xã hội của Phật giáo, v…v…, nhưng có rất ít sách hoặc bài viết tập trung vào những Phật tử trong xã hội ngày nay, về các nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây là một bài viết mang tính nghiên cứu xã hội học, tập trung đề cập tới vấn đề cách thức con người, trong trường hợp này là Phật tử, xem xét, xác định, và xây dựng môi trường xã hội của họ. Mục đích của bài báo là có được cái nhìn về việc những người Phật tử này tự họa bức chân dung về mình như thế nào, tức là cách thế mà chính những người Phật tử nhìn, đối diện và hành động trong xã hội; để có được cái nhìn sơ lược về những xã hội họ mà đang xây dựng.

(*) Bài viết được xếp đặt cho lần thứ 10 Liên Hiệp Quốc Ngày Lễ Phật Đản năm 2014; Tổ chức bởi Hội Đồng Quốc Tế cho Lễ Phật Đản, Bai Dinh Tự, Vietnam, 7-11 Tháng 5 2014

(**) Giáo Sư Xã Hội Học; FEE, Đại Học BarcelonaThừa Nhận: Bài viết được hoàn thành dưới sự giúp đỡ của bà Joanne M. Vitello và

ông Renato Marín. Bài viết dựa vào khoảng nghiên cứu và tài trợ của Bộ Khoa Học Tây Ban Nha và Cách Tân (COS210-21761).

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI.PHÂN TÍCH CÓ TÍNH CÁCH XÃ HỘI

VỀ NHỮNG GIÁ TRỊ XÃ HỘI VÀ THÁI ĐỘ CỦA PHẬT TỬ (*)

Dr., PhD José A. Rodríguez Díaz **Mỹ Thanh dịch

16

Page 2: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI270

Có quá ít những nghiên cứu sử dụng toàn bộ cộng đồng Phật tử với tư cách là một tổng thể để nghiên cứu. Mục tiêu của chúng tôi khi xem xét toàn bộ cộng đồng Phật tử, là nhằm phát hiện ra cấu trúc nhận thức và hành động xã hội của họ: cách họ suy nghĩ, hỗ trợ, hoặc công tác như thế nào trong các lĩnh vực xã hội. Có một số nghiên cứu của họ bao gồm việc so sánh theo các kết hợp tôn giáo của khu vực hoặc quốc gia cụ thể nơi mà dân số Phật tử rất nhiều. Nhưng vẫn chưa có nỗ lực nào xem xét toàn bộ dân số Phật tử. Cách tiếp cận này giúp chúng ta có điều kiện để có được một cái nhìn sơ lược về thế giới xã hội của họ, để khám phá dấu ấn xã hội của họ / DNA.

CÁI GÌ

Bài viết này phân tích những giá trị, vị trí và hành động của các Phật tử trên toàn thế giới đối với những vấn đề chính của xã hội và những thách thức của thế kỷ XXI, như những điều được đề xuất trong Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ của LHQ1.

Sự phân tích cũng nhắm vào việc tìm hiểu những tính chất đặc thù, những điểm tương tự và những khác biệt giữa các Phật tử với nhau, và nó cũng cung cấp cơ hội để bắt đầu nhận thấy sự tồn tại chung hoặc / và những phương pháp khác nhau về nhận thức và sinh hoạt của Phật tử so với những người khác. Nó cố gắng giải đáp các thắc mắc như: Có hay không một tập hợp các giá trị xã hội và những thực hành đặc biệt dành riêng cho Phật tử ?, nó hoàn toàn giống nhau trên toàn thế giới hay có những mô hình khác nhau và những dị biệt theo từng vùng với ít nhiều ưu thế của Phật giáo?

1. Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (MDGs) là tám mục tiêu phát triển kinh tế được thành lập sau Hội Nghị Thượng Đỉnh Thiên Niên Kỷ của LHQ vào năm 2000

· Tiêu diệt cùng cực nạn nghèo đói· Để đạt được giáo dục tiểu học phổ quát· Thúc đẩy sự bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ· Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em· Cải thiện sức khỏe cho bà mẹ· Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét, và các bịnh khác· Để bảo đảm tính bền vững của môi trường· Để kiến lập quan hệ đối tác toàn cầu cho sự phát triển

Page 3: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 271

LÀM THẾ NÀO

Theo Nghiên Cứu gần đây nhất của Pew kết quả của Tôn giáo và Dự án Cuộc sống, “có khoảng 488 triệu Phật tử trên toàn thế giới, đại diện 7% của dân số thế giới năm 2010”. Đa phần (gần 99%) họ sống trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 10 quốc gia có dân số Phật tử lớn nhất nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Miến Điện, Tích Lan, Việt Nam, Cam Bốt, Nam Hàn, Ấn Độ, Mã Lai.

Tôi sử dụng làn sóng mới nhất của cuộc điều tra xã hội học lớn nhất toàn cầu hiện nay (WVS) tập trung vào những giá trị xã hội và thái độ chung và có một tập hợp cụ thể của các câu hỏi trực tiếp giải quyết các vấn đề của Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ của LHQ. Cuộc khảo sát thu thập thông tin từ gần hơn 83 ngàn người của 58 quốc gia trên toàn thế giới. Có sự hiện diện quan trọng của một số quốc gia với dân số Phật tử lớn, với thông tin của 7 trong 10 quốc gia hàng đầu (Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam, Nam Hàn, Ấn Độ, Mã Lai) cộng thêm Đài Loan và Hồng Kông. Loại trừ Ấn Độ, Phật tử đại diện cho tỷ lệ phần trăm quan trọng trong các quần thể của họ và có thể được coi là “các quốc gia Phật giáo” với sự ảnh hưởng rất đáng chú ý của Phật giáo. Họ ở trong số 20 quốc gia Phật giáo hàng đầu về tỷ lệ phần trăm Phật tử thực hành giáo pháp trong văn hóa Phật giáo2.

Trong việc tìm kiếm “Phật tử xã hội” trong bài viết này chúng tôi sử dụng 31 câu hỏi về một số giá trị xã hội chủ chốt, lập trường và hành động của họ, với một số vấn đề hướng đến Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ của LHQ. Chúng tôi cũng so sánh dân số Phật tử tổng hợp với tính toàn cầu của dân số được biểu thị qua cuộc khảo sát và sau đó dân số Phật tử với nhau (sinh sống hoặc không sinh sống trong các quốc gia Phật giáo, và giữa các nước Á Châu).

Dữ Liệu tập hợp phong phú này, với sự hiện diện rõ rệt của Phật tử, sẽ cho phép tôi cung cấp một cái nhìn sơ lược về các vị trí phức tạp, có liên quan đến sự tham gia của Phật tử trong việc xác định và sáng tạo thế giới xã hội của thế kỷ XXI.

2. http://en.wikipedia.org/wiki/Buddhism_by_country#By_Country

Page 4: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI272

PHẬT TỬ

Chúng ta bắt đầu cuộc hành trình bằng cách nhìn vào một dãy số cung cấp những kích thước đối với xã hội và những đặc tính nhân khẩu học và thành phần Phật tử trên thế giới (theo dữ liệu điều tra). Ý định của chúng tôi là giải đáp các thắc mắc về ai là Phật tử và Phật tử là như thế nào.

Trong (Cuộc Điều Tra Giá Trị Quan Thế Giới) WVS, như trong bài Báo Cáo Pew, dân số Phật tử già hơn dân số chung (tuổi trung bình 45 so với 42). Và như dữ liệu Báo Cáo Pew, theo WVS (Cuộc Điều Tra Giá Trị Quan Thế Giới) Phật tử sinh sống trong “quốc gia Phật giáo” ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhiều hơn so với Phật tử trong các quốc gia phi-Phật-giáo, nơi mà họ còn khá trẻ (tuổi trung bình 46 so với 40) (Bảng 1).

Nói chung trong quần thể dân số Phật tử còn trẻ (dưới 35 tuổi) là ít hơn so với dân số nói chung (30% so với 40% dân số khảo sát) và nhóm những người cao niên hơn 55 tuổi là nhiều hơn (30% so với 20%). Đây là dân số nhỏ theo so sánh mà nói, dân số còn trẻ và một nhóm người già hơn.

Không có sự phân phối hoặc thành phần giống nhau trong khu vực Á châu. Một số quốc gia có dân số Phật tử đáng kể trẻ tuổi và những người khác lớn tuổi hơn. Những Phật tử trẻ tuổi nhất là ở Mã Lai (tuổi trung bình là 33), những người sống ngoài châu Á và Ấn Độ (40 tuổi). Dân số Phật tử lớn tuổi nhất là ở Nhật Bản (trung bình là 54 tuổi) và Hồng Kông (52 tuổi).

Trong phần dân số này số lượng và tỷ lệ phần trăm của nữ giới cao hơn nam giới (53% đàn bà và 47% đàn ông). Và con số này cũng hơi cao hơn so với trọng lượng trong dân số nói chung (51% đàn bà, 49% đàn ông). Cơ cấu giới tính trong hầu hết các quốc gia trong khu vực Châu Á là khá đồng nhất và tương tự theo tổng thể trung bình, ngoại trừ Hồng Kông, với thành phần lớn là phụ nữ (68%), và Ấn Độ và những Phật tử sống ngoài Á Châu, nơi đó đàn ông chiếm đa số (chiếm 60% và 59%).

Dân số Phật tử ở giữa tỷ lệ có trình độ học vấn trung bình (trong đó 1 chưa xong bậc tiểu học và 8 với bằng cấp đại học) nhưng hơi dưới trung

Page 5: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 273

bình tổng thể (4.0 so với 4.3). Và, nói chung, sự giáo dục chính thức của họ kết thúc hai năm trước khi thành tài (17 so với 19 tuổi). Ngoại trừ một số Phật tử sống ngoài các quốc gia phi-Phật-giáo với trình độ học vấn trung bình cao hơn và ở lại trường cho đến khi 20 tuổi.

Nói chung họ nhận xét về bản thân là tầng lớp trung lưu và với mức thu nhập trung bình theo tỷ lệ thu nhập của quốc gia. Theo so sánh, họ thấy mình đứng ở các vị trí xã hội tốt hơn và có thu nhập cao hơn so với trung bình của dân số. Theo trung bình, họ đứng gần với tầng lớp trung hạ lưu và trong tỷ lệ thu nhập trung bình (5.2) trong khi trung bình trong dân số là giai cấp công nhân và 4.6 ở cấp độ tỷ lệ thu nhập. Đáng ghi nhận là những vị trí xã hội khác nhau của Phật tử sinh sống trong các “quốc gia phi-Phật-giáo” (NBC) gần gũi hơn với giai cấp công nhân trung bình và có thu nhập thấp (4.8 theo tỷ lệ thu nhập).

Thành phần xã hội của các quốc gia Châu Á khác như địa vị xã hội của Phật tử:

- Ở Nhật Bản (J), Nam Hàn (SK) và Đài Loan (TW), Phật tử có trình độ giáo dục khá cao trong khi ở Trung Quốc (CH), Việt nam (VI), Ấn Độ (IN) và Thái Lan (TH) trình độ giáo dục của họ là thấp nhất và họ cũng hay rời bỏ học đường sớm hơn.

- Phật tử ở Mã Lai (MA), Nam Hàn, Đài Loan và Thái Lan nhận thấy họ có những vị trí xã hội cao nhất, cao hơn trung bình của thế giới và kể cả ở quốc gia của họ. Nhưng ở Ấn Độ, Việt Nam và Hồng Kông, Phật tử có khuynh hướng đặt bản thân họ ở những vị trí thấp.

- Và ở Mã Lai (MA), Việt nam (VI) và Thái Lan (TH) Phật tử cho rằng thu nhập của họ là cao nhất; ở Trung Quốc (CH), Hồng Kông (HK) và Ấn Độ (IN) thu nhập của họ là thấp nhất.

Nói chung, Phật tử thường là người lớn tuổi, đàn bà nhiều hơn đàn ông, và thường không được giáo dục một cách chính thức. Họ đặt bản thân họ ở các vị trí xã hội cao hơn và có thu nhập tốt hơn so với tổng thể trung bình dân số (trong bài khảo sát). Tóm lại, họ ở tuổi trung niên và ở tầng lớp trung lưu.

Page 6: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI274

HẠNH PHÚC VÀ AN LẠC

Những Phật tử có Hạnh Phúc không? Đây là khái niệm đầu tiên mà chúng tôi muốn khám phá. Đây là vấn đề quan trọng nhất bởi vì Phật giáo hoàn toàn là vì Hạnh Phúc và trong bản chất đó là con đường đưa đến Hạnh Phúc Cuối Cùng thông qua Sự Chấm Dứt Đau Khổ.

Hạnh Phúc và Chấm Dứt Đau Khổ là mục đích cuối cùng mà mọi thứ (trong thế giới Phật giáo và Phật Pháp) hoạt động.

Và chúng ta có thể nói rằng, tùy theo dữ liệu của cuộc khảo sát WVS, nói chung các Phật tử đều Hạnh Phúc. Trên thực tế, họ là những người hạnh phúc nhất (31% rất hạnh phúc so với 27% nói chung theo dân số rất hạnh phúc) và chiếm tỉ lệ ít nhất trong những người không hạnh phúc (9% không hạnh phúc so với 18% theo dân số nói chung) (Bảng 2). Nói chung, họ hài lòng với cuộc sống của họ, tình trạng chung kinh tế gia đình. Và trong cả hai trường hợp cũng nhiều hơn dân số nói chung: trung bình 7.0 so với 6.7 theo tỷ lệ từ 1 đến 10 từ ít hài lòng cho đến thật hài lòng về cuộc sống; và 6.4 so với 5.8 trong tỷ lệ từ 1 đến 10 sự hài lòng về kinh tế.

Đa số Phật tử (72%) cho rằng sức khỏe của họ là tốt và rất tốt và chỉ 5% cho rằng họ kém sức khỏe. Điều đó đặt họ vào trong cấp bậc sức khỏe tốt hơn dân số nói chung: 72% với sức khỏe Tốt hoặc Rất Tốt so với 68% dân số nói chung; và 5% so với 7% Kém Sức Khỏe.

Sự hài lòng (cả hai tình trạng cuộc sống và kinh tế) cao hơn cho cuộc sống người Phật tử trong các quốc gia phi Phật giáo hơn là Phật tử sống trong các quốc gia Phật giáo (BC), mặc dù những khác biệt không thực tế về Hạnh Phúc. Những người không sinh sống trong các quốc gia phi-Phật-giáo (NBC) có mức sức khỏe tốt cao hơn.

Sự phân tích về những điểm dị biệt và tương đồng giữa các thực tập sinh Phật tử ở các quốc gia Châu Á làm phong phú thêm bức tranh tổng thể. Một cái nhìn toàn cầu cho thấy sự tương đồng cao giữa Phật tử Thái và Mã Lai, tiếp theo bởi sự tương đồng với những người sống trong các quốc gia phi-Á-Châu và ở Nhật Bản. Phật tử Thái và Mã Lai là hạnh phúc nhất , sức khỏe tốt nhất và hài lòng nhất với cuộc sống và tài chính.

Page 7: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 275

Những Phật tử phi-Á-Châu có những giá trị tương đồng ngoại trừ sự hài lòng về tài chính thấp hơn. Nhật Bản tham gia vào nhóm với vị trí tích cực tương đồng về Hạnh Phúc và Cuộc Sống Hài Lòng. Và Việt Nam cũng tham gia vào nhóm phân chia cấp bậc Hài Lòng với cuộc sống và tài chính. Tất cả nhóm với các cấp bậc trên trung bình về tổng thể dân số và Phật tử.

Phía đối diện chúng tôi nhận thấy Phật tử ở Trung Quốc và, ở mức độ nào đó, ở Nam Hàn đa số không hạnh phúc, sức khỏe kém và bất mãn với cuộc sống và tài chính. Điều này cho thấy rằng họ là những người chịu đau khổ nhất. Nếu chúng ta bao gồm luôn Ấn Độ trong bài phân tích, chúng ta khám phá ra rằng ở trường hợp thú vị về mức độ hạnh phúc kết hợp với mức độ thấp ở sự hài lòng.

Tóm lại, trong những quốc gia mà Phật tử sinh hoạt tốt, có hạnh phúc, sức khỏe, và sự thỏa mãn (Mã Lai, Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam và các quốc gia phi-Phật-giáo), trong khi những người khác sinh hoạt không được tốt lắm (ở Trung Quốc và Nam Hàn), và gần với mức trung bình là những người (ở Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ).

Các chỉ số khảo sát được sử dụng vẽ một bức tranh chung về dân số Phật tử theo trung bình thì họ hạnh phúc và có sức khỏe tốt, và khá hài lòng với cuộc sống và tài chính của họ. Và thậm chí họ hài lòng hơn đa phần dân chúng. Họ cũng ít chịu đau khổ hơn. Họ chắc chắn đi trên con đường hạnh phúc.

PHẬT TỬ XÃ HỘI (HOẶC LÀ PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI CỦA THẾ KỶ XXI)

Phật tử xã hội, hoặc một Phật tử trong xã hội của thế kỷ XXI, xuất hiện như là cấu hình của các quan điểm, vị trí, và hành động hướng đến các vấn đề tương ứng và những thử thách của xã hội thế kỷ XXI và vai trò của nó trong việc xây dựng một thế giới xã hội.

Chúng tôi sẽ bắt đầu quán sát cách thế mà các Phật tử xác định và đối phó với những thử thách quan trọng nhất mà con người phải đối mặt vào đầu thế kỷ như Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ của LHQ (UNMDG)

Page 8: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI276

đã chỉ ra. Trong cuộc Khảo sát Giá trị Thế giới (WVS) có những câu hỏi để xác định tầm quan trọng của một số vấn đề đã được Mục tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ nhắc đến (nghèo đói và nhu cầu, sự kỳ thị phụ nữ, chăm sóc sức khỏe kém và vệ sinh, và sự ô nhiễm môi trường).

Đối với đa số Phật tử (64%) Vấn Đề Quan Trọng Nhất của Thế Giới là “những người sống trong nghèo đói với nhu cầu thiếu thốn”, tiếp theo là vấn đề “ô nhiễm môi trường” (vấn đề quan trọng nhất đối với 16% Phật tử). Sau đó là việc vệ sinh kém và việc chăm sóc sức khỏe, sự kỳ thị phụ nữ, và nền giáo dục kém. Nhìn chung, những điều này cũng tồn tại nơi dân số chung trong bài khảo sát, trong đó ưu tiên nhiều vấn đề, mặc dù họ cảm thấy các vấn đề môi trường quan trọng hơn.

Các mô hình tương ứng ở các quốc gia khác nhau cung cấp một hình ảnh nơi mà có sự phân chia tùy theo tầm quan trọng cho vấn đề nghèo đói và một mảnh khác và một nhóm khác dựa vào vấn đề thứ hai tương ứng nhất (bất kỳ là môi trường hoặc giáo dục kém) (Bảng 3). Nhật Bản, Nam Hàn, và Mã Lai cùng đồng ý về sự nghèo đói đáng kể, như lại ít quan trọng hơn đối với trung bình Phật tử. Kết quả là tầm quan trọng đối với môi trường gia tăng ở Nhật Bản và Nam Hàn, và việc liên quan đến sự kỳ thị phụ nữ ở Mã Lai gia tăng (Đồ hình 1). Trong khi đó, Phật tử ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc cùng đồng ý về việc nhấn mạnh tầm quan trọng của sự nghèo đói và nhu cầu. Và ở Trung Quốc việc môi trường và giáo dục kém cũng là những vấn đề thứ hai khá quan trọng.

Đồ hình 1: Vị trí dân số Phật tử theo MD

Page 9: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 277

Chúng ta nhìn xa hơn vào những vấn đề này bằng cách nghiên cứu sự tương ứng đối với sự nghèo đói như là vấn đề toàn cầu, việc sẵn sàng đóng góp với tư cách cá nhân để chấm dứt sự ô nhiễm môi trường, và vị trí thông qua với việc kỳ thị phụ nữ nơi làm việc và ở trường học. (Bảng 4).

Đối diện với cuộc bầu cử giữa các hành động của chính phủ để giải quyết các vấn đề quốc gia hoặc làm giảm sự Nghèo Đói trên Thế Giới, Phật tử đặt mình ở vị trí hướng đến việc ưu tiên giải pháp về các vấn đề địa lý (7.6 với tỷ lệ 1 nghèo đói trên thế giới và 10 với những vấn đề địa phương). Tuy nhiên, so với dân số nói chung, họ xem sự nghèo đói trên thế giới là ưu tiên đối với hành động của chính phủ họ. Mặc dù không có những khác biệt rõ rệt giữa các quốc gia, Mã Lai và Thái Lan nổi bật với sự hỗ trợ mạnh mẽ của họ đối với các hành động chấm dứt sự nghèo đói trên thế giới trong khi ở Việt Nam và Nam Hàn có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn để giải quyết các vấn đề địa phương.

Như chúng ta đã thấy trước đó, bảo vệ môi trường là một vấn đề rất quan trọng đối với các Phật tử, chỉ sau việc giải quyết nghèo đói. Thực ra họ khá sẵn sàng đóng góp một phần thu nhập của họ để bảo vệ môi trường. Theo tỷ lệ 1 Hoàn toàn đồng ý, 2 Đồng ý, 3 Không đồng ý và 4 Hoàn toàn không đồng ý, Phật tử có trung bình là 2.1, so với 2.3 dân số nói chung). Vị trí này khá đồng nhất xuyên suốt tất cả các quốc gia, mặc dù cần ghi nhận rằng tầm quan trọng của việc chấm dứt sự ô nhiễm thậm chí cao hơn tại Việt Nam và Trung Quốc.

Một trong những mục đích của Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ (MDG) liên quan nhiều đến xã hội đương thời là sự kỳ thị phụ nữ và thúc đẩy sự bình đẳng giữa nam và nữ. Dân số Phật tử chia ra ba cách cân bằng khi đứng về phía những người cần có thêm quyền để bảo đảm một công việc khan hiếm. 36% tin rằng “đàn ông cần thêm quyền để có công việc khan hiếm hơn là phụ nữ”, 35% không đồng ý với tuyên bố đó, và 30% không ủng hộ bất cứ phía nào (không đồng ý và cũng không - không đồng ý). Trong dân số nói chung sự đồng ý với câu này giống nhau nhưng có vị trí chống kỳ thị mạnh mẽ hơn (48% không đồng ý với nam giới có quyền hơn) và sự không định vị bị giảm bớt (16%). Sự phân chia là một phần của sản phẩm của các sự khác biệt giữa các quốc gia. Trong 4 quốc gia của các nước sự thỏa thuận là trên mức trung bình (Ấn Độ, Đài Loan,

Page 10: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI278

Nam Hàn, Mã Lai), trong 4 quốc gia khác sự bất đồng ý chiếm ưu thế (những đất nước phi-Châu-á, Thái Lan, Hồng Kông, Việt Nam) và ở Nhật phân nửa Phật tử không theo phe nào.

Lập trường chống kỳ thị mạnh hơn ở việc tiếp cận đối với sự giáo dục. Đa số (70%) không tin tưởng sự giáo dục ở đại học là quan trọng hơn đối với nam nhân hơn là nữ nhân. Điều này dường như chỉ định con đường rõ ràng hướng đến việc thúc đẩy sự bình đẳng thông qua sự giáo dục.

Đây là một vị trí đồng nhất xuyên suốt các quốc gia nhưng chúng ta xác định hai vị trí cực đoan hơn. Phật tử sống ở các quốc gia phi-Châu-Á và những Phật tử sống ở Đài Loan là những người chống đối mạnh mẽ nhất sự tiếp cận bình đẳng của nam và nữ đối với trường đại học. Nơi cực đoan ngược lại, khoảng phân nửa những người sống ở Ấn Độ và Mã Lai biện minh cho lập trường kỳ thị trên mức trung bình. Những vị trí chống kỳ thị được mở rộng xuyên suốt thế giới của các Phật tử, mặc dù ít hơn trong dân số nói chung, và hỗ trợ rõ ràng nhất sự tiếp cận bình đẳng đối với giáo dục được xem là cách thức để chấm dứt sự kỳ thị trong tương lai.

Phật tử trùng hợp với dân số nói chung về việc xem xét sự nghèo đói và sự ô nhiễm môi trường như là những vấn nạn chánh trên thế giới và là những thách đố trong tương lai, và là những người ủng hộ mạnh mẽ về những hành động toàn cầu và cá nhân để giảm bớt các vấn nạn. Sự kỳ thị giới tính trong xã hội được xem là một vấn đề to tác đối với sự tiếp cận bình đẳng về giáo dục có thể là giải pháp cho tương lai.

Mặc dù có những khác biệt nhỏ giữa các quốc gia, dường như có một mô hình xã hội phổ biến bắt nguồn từ một tổng hợp giáo lý hướng dẫn bởi sự chấm dứt đau khổ ( trong trường hợp này được chứng minh với việc chấm dứt đau khổ do nghèo đói, bệnh tật, kỳ thị) và mối tương quan hài hòa với những người khác và môi trường (trong trường hợp này là hỗ trợ việc bảo vệ môi trường và sự bình đẳng giới tính).

NHỮNG NGƯỜI KHÁC VÀ XÃ HỘI (XÂY DỰNG XÃ HỘI)

Ở đây chúng ta khám phá người Phật tử trong xã hội phân tích vị trí và hành động của họ hướng đến những người khác và xã hội. Để kết thúc

Page 11: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 279

ở đây tôi sử dụng nhiều chỉ số được cung cấp bởi Cuộc Khảo Sát Giá Trị Thế Giới (WVS). Điều đầu tiên, tin tưởng vào những người khác, đưa chúng ta gần với các khái niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau và vô ngã cũng như những người trong mối tương quan và thân cận. Tin tưởng như những người trong mối tương quan và gần gũi. Tin tưởng như được nhìn thấy, trong văn học khoa học xã hội phong phú như một thành phần quan trọng của xã hội tư bản tạo điều kiện cho sự tương tác xã hội và tạo ra xã hội. Nó sẽ trở thành chỉ số quan trọng của sự phong phú và tiềm năng của xã hội. Tập hợp các câu hỏi của Schwartz cung cấp cho chúng ta thông tin về phương pháp họ đặt bản thân họ nơi các động lực xã hội thông qua các mục tiêu mà con người được xác định nhất. Và như một chỉ số của hành động xã hội, hành động đóng góp vào sự sáng tạo xã hội, hành động để cải thiện xã hội, chúng ta sử dụng các liên hệ với các tổ chức dân sự.

Hơn một phần ba Phật tử (36%) tin rằng hầu hết mọi người có thể tin cậy được. Nó tạo điều kiện tương tác với những người khác và nó hàm ý rằng sự hợp tác có thể rất mạnh mẽ và có tiềm năng ảnh hưởng xã hội. Lòng tin vào người khác trên trung bình dân số và cũng trên trung bình ở các tôn giáo khác. Lòng tin nhiều hơn, trong thế giới văn hóa Phật giáo, có thể là phản ảnh của sự gần gũi và việc không xem những người khác như xa lạ so với thân phận bản thân mình. Cách nhìn đối với những người khác không chỉ là sự phản ảnh của niềm tin vào sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các hiện tượng, mà còn là điều kiện mạnh mẽ của cuộc sống và hành động xã hội. Niềm tin cao hơn trong các quốc gia có văn hóa Phật giáo thống trị. Nhìn vào các quốc gia Châu Á chúng ta có thể xác định hai nhóm quốc gia với những vị trí cực đoan hơn : Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan có mức độ tin tưởng cao vào những người khác trong khi Mã Lai, Đài Loan, Nam Hàn và Ấn Độ có mức độ trên trung bình mất lòng tin vào những người khác.

Bảng chỉ số Schwartz (Bảng 5) chứa các giá trị trung bình của mức độ nhận dạng (theo tỷ lệ từ 1 nhận dạng hoàn toàn đến 6 nhận dạng hoàn toàn không xác định) với một người mà tầm quan trọng là có sức sáng tạo, giàu có, sinh hoạt an toàn, hưởng thụ, giúp đỡ những người thân cận, rất thành công, thích phiêu lưu mạo hiểm, cư xử đúng đắn, chăm sóc môi trường, hoặc theo truyền thống. Dân số Phật tử theo khảo sát WVS đầu

Page 12: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI280

tiên xác định mạnh mẽ với những người xem truyền thống là quan trọng nhất (trung bình là 2.7), và sau đó xác định với những người xem môi trường và giúp đỡ những người khác là quan trọng (trung bình là 2.8 và 2.9). Làm giàu hoặc mạo hiểm nằm ở những cực đoan trái ngược, chúng có rất ít giá trị.

Trong dân số nói chung thứ tự của các nhận dạng hàng đầu đảo ngược: nhận dạng cao hơn là với những người mà điều quan trọng là giúp đỡ người khác, kế đó là tầm quan trọng của việc chăm sóc môi trường và sự quan trọng của truyền thống. Cần lưu ý rằng cả dân số Phật tử và dân số nói chung nhấn mạnh vào sự liên quan đến những hành động đối với những người khác ( có thể là người hoặc là môi trường) cao hơn mục tiêu cá nhân như sự giàu sang hoặc / và sự phiêu lưu.

Trong trường hợp này có một số khác biệt giữa các quốc gia, như có thể thấy ở Đồ Hình số 2. Có một nhóm lớn của các quốc gia hỗ trợ mạnh mẽ việc Giúp đỡ những người khác (các quốc gia phi-Châu-Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ). Sinh hoạt trong môi trường an toàn chiếm ưu thế ở Đài Loan và Mã Lai trong khi truyền thống (bao gồm tôn giáo) phổ biến ở những Phật tử Thái.

Đồ hình 2: Vị trí dân số Phật tử: Vị trí xã hội theo tỷ lệ Schwartz

Page 13: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 281

Schw

artz

: Đ

iều

quan

trọ

ng đ

ối v

ới

ngườ

i này

suy

nghĩ

ra

ý tư

ởng

mới

sáng

tạo

Schw

artz

: Đ

iều

quan

trọ

ng đ

ối v

ới

ngườ

i này

làm

già

u

Schw

artz

:

Điề

u qu

an

trọng

đối

với

ng

ười n

ày là

số

ng tr

ong

môi

trư

ờng

an to

àn

Schw

artz

: Đ

iều

quan

trọ

ng đ

ối v

ới

ngườ

i này

sống

vui

vẻ

Schw

artz

: Đ

iều

quan

trọ

ng đ

ối v

ới

ngườ

i này

giú

p đỡ

nh

ững

ngườ

i lâ

n cậ

n

Schw

artz

: Đ

iều

quan

trọ

ng đ

ối

với n

gười

y là

phả

i th

ành

công

Schw

artz

: Đ

iều

quan

trọ

ng đ

ối

với n

gười

y là

ph

iêu

lưu

và m

ạo

hiểm

Schw

artz

: Đ

iều

quan

trọ

ng đ

ối

với n

gười

y là

thái

độ

xử

đúng

đắn

Schw

artz

: Đ

iều

quan

trọ

ng đ

ối

với n

gười

y là

bảo

vệ

môi

trư

ờng

Schw

artz

: Đ

iều

quan

trọ

ng đ

ối

với n

gười

y là

tru

yền

thốn

g

AB

CD

EF

GH

IJ

Page 14: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI282

SÁNG TẠO XÃ HỘI

Việc tham gia vào sinh hoạt xã hội, thực tế tạo ra nó, thường có dạng của thành viên và tình nguyện hoạt động trong các tổ chức dân sự dành riêng cho các vấn đề như tôn giáo, thể thao và giải trí, giáo dục và văn hóa, công đoàn lao động, các đảng chính trị, môi trường, chuyên nghiệp, hoặc từ thiện. Phật tử hoàn toàn cho thấy thái độ có tính cách xã hội rất giống với đa số dân chúng. Cả hai quần thể trung bình hội viên trong 1.6 loại tổ chức, với mức độ cao hơn về hoạt động xã hội trong các tổ chức tôn giáo, tiếp theo là sự tham gia có tính cách xã hội trong thể thao, và các tổ chức giải trí, giáo dục và văn hóa (Bảng 6).

Trong các quốc gia có mức độ ảnh hưởng Phật giáo cao, Thái Lan kế đó là Trung Quốc và Mã Lai có được dân số Phật tử hoạt động xã hội cao nhất. Hình thức và mức độ tham gia tích cực (thành viên) trong xã hội dân sự khác nhau giữa các quốc gia cho thấy một hình ảnh thú vị. Phật tử trong cuộc khảo sát ở Ấn Độ nổi bật với mức độ tham gia xã hội rất cao thông qua các tổ chức tôn giáo, chính trị, thể thao và các đoàn thể lao động. Trong số các quốc gia Phật giáo, thành viên trong các tổ chức Tôn giáo luôn luôn đông đảo nhất, ngoại trừ ở Nhật Bản, tiếp theo là thành viên trong các tổ chức Thể Thao và Giáo Dục và Văn Hóa, ngoại trừ ở Đài Loan và Việt Nam thành viên trong các tổ chức Từ Thiện có tầm quan trọng đứng thứ nhì.

Hệ thống thành viên là biểu thị không gian xã hội, nghĩa là, ở những không gian được tạo ra bởi sự tương tác với những người khác tạo điều kiện cho sự phát ngôn của những lợi ích, tầm nhìn thế giới và cũng là hành động tập thể.

Một cách để ngắm nhìn tại không gian xã hội được tạo ra bởi thành viên thông qua đồng-thành-viên trong các loại tổ chức. Đồng-thành-viên ở đây đại diện các mối liên kết giữa các diễn viên xã hội của từng loại tổ chức. Ma trận đồng-thành-viên cắm rễ vào xã hội thế giới được tạo ra bởi các sự tương tác. Phân tích và đại diện (Bảng 3) cung cấp một tầm nhìn của thế giới xã hội Phật giáo.

Page 15: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 283

Đồ Hình 3: Thế giới hành động xã hội của Phật tửHệ thống tương tác được sản xuất bởi sự đồng-thành-viên tạo ra một hệ

thống xã hội nhỏ gọn nơi mà tất cả các không gian tổ chức được liên kết với nhau. Để xác định những cấu trúc sâu xa chúng ta lựa chọn và mô tả các liên kết mạnh nhất giữa các tổ chức (được chia xẻ bởi hơn 350 người). Kết quả là, chúng ta có thể nhìn thấy một thế giới liên kết với nhau cao tột tập trung trong bộ ba gắn kết của các tổ chức Tôn Giáo, Thể Thao và Giáo Dục. Các tổ chức Từ Thiện và Chuyên Nghiệp tham gia với họ tạo ra không gian xã hội rộng lớn mà từ đó các công đoàn Lao Động và tổ chức Môi Trường rũ xuống những vị trí bên ngoài nhiều hơn.

Nó là biểu thị của cốt lõi của hệ thống hoạt động xã hội Phật giáo, của thế giới xã hội Phật giáo.

NHỮNG KẾT LUẬN

Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra một cách tiếp cận mới bằng cách tập trung về dân số Phật tử như một toàn thể để được nghiên cứu và so sánh. Trong việc giải quyết các vấn đề về định hướng và hành động đối với xã hội, về căn bản những gì chúng ta làm là lắng nghe những gì mà người Phật tử cần nói, họ nhìn bản thân như thế nào, miêu tả bản thân họ ra sao, những gì họ làm. Có nghĩa là, người Phật tử hành động thực tế, họ đối mặt và sinh hoạt như thế nào trong đời sống xã hội.

Page 16: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI284

Phật tử dường như hướng tới phía giữa, cả về tuổi tác lẫn địa vị xã hội. Họ nổi bật như những người hạnh phúc và thỏa mãn với cuộc sống, hơn là dân số toàn cầu.

Từ các phân tích xuất hiện hình ảnh của xã hội Phật giáo (hoặc là Phật tử) đối phó với các vấn đề xã hội như các sự bất bình đẳng, kỳ thị và nghèo đói kết hợp trong tám Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ của LHQ (UN Millennium Development Goals). Cùng với nghèo đói, họ đặc biệt nhạy cảm với các vấn đề môi trường. Niềm tin của họ vào những người khác tạo ra điều kiện cho sự tương tác và tham gia vào xã hội.

Phật tử bày tỏ mức độ tin tưởng cao vào những người khác và cho rằng truyền thống quan trọng hơn là việc giúp đỡ những người khác là quan trọng nhất trong dân số nói chung. Ngoài ra, hồ sơ xã hội của họ rất giống nhau. Điều này dường như chỉ định hai con đường hội tụ ở mô hình xã hội tương tự. Sự tin tưởng vào những người khác và truyền thống là sức mạnh mạnh mẽ, phân biệt Phật tử so với người khác, dẫn đến mô hình xã hội của họ. Hai mô hình của hành động xã hội, hai con đường hướng tới hạnh phúc.

Điều đáng ngạc nhiên nhất là mức độ tương tự cao của các kết quả đạt được. Nhìn chung, các Phật tử trên toàn thế giới khá giống nhau. Có lẽ sự khám phá tương ứng của bài viết này là những điểm tương đồng, mặc dù sự kiên trì của khoa học xã hội trong việc tìm thấy những dị biệt như là phương pháp để giải thích thực tại (kết quả của xu hướng cũ bám vào ý tưởng “chúng ta” [được biết đến và tương tự) và giao cho “những người khác” (không quen và xa lạ) một bản sắc khác biệt].

Có lẽ trên thế giới có nhiều Phật tử hơn là chúng ta nghĩ và con người với con người không khác nhau là mấy hoặc sinh hoạt cô lập như chúng ta thường thấy trên thế giới.

Những câu hỏi mới phát sinh từ những kết quả tập trung vào ý nghĩa của sự tương tự và những cơ hội họ cung cấp cho việc xây dựng một thế giới tốt hơn. Sự tương tự mở ra một con đường đầy cơ hội. Nếu không có những khác biệt như vậy và chúng ta hiểu và thấy xã hội theo những cách như thế, nó sẽ dễ dàng đạt được những thỏa thuận, hợp tác, và / hoặc cộng tác trong những dự án toàn cầu. Và đây là cơ hội trực tiếp liên quan đến

Page 17: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 285

Mục Tiêu Phát Triển Toàn Cầu (MDG) cuối cùng: “ để phát triển quan hệ đối tác toàn cầu cho việc phát triển”. Sự tiếp cận xã hội cung cấp một cơ hội duy nhất để nhìn thấy và sáng tạo một thế giới tốt hơn bắt nguồn trên sự tin tưởng và hài hòa.

Tạm kết thúc.

Vì lợi ích cho tất cả các chúng sinh

THAM KHẢOBell, I.P (1979) “Buddhist Sociology: Some Thoughts on the Convergence

of Sociology and Eastern Paths of Liberation” (Xã Hội Học Phật Giáo: Vài ý tưởng về sự Hội Tụ Xã Hội Học và Những Con Đường Giải Thoát của Đông Phương) in Scott G. McNall, ed. Theoretical Perspectives in Sociology (Quan điểm Lý Thuyết Xã Hội Học). New York: St Martin’s Press.

Coleman, J. W. (2001). The new Buddhism: The western transformation of an ancient tradition (Phật Giáo mới: Sự chuyển đổi của Tây Phương về một truyền thống cổ xưa ). London, UK: Oxford University Press.

Guruge, A., Buddhist Answers to Current Issues: Studies in Socially En-gaged Humanistic Buddhism (Phật tử hồi đáp cho những vấn đề hiện tại: Các bài Nghiên cứu về Xã hội Dấn Thân Nhân văn Phật Giáo). AuthorHouse, 2005

Hanh, Thich Nhat, Thich Nhat Hanh’s Sociological Imagination: Essays and Commentaries on Engaged Buddhism (Trí Tưởng Tượng Xã Hội Học của Thầy Nhất Hạnh: Các bài tiểu luận và bình luật về Phật Giáo Dấn Thân ). Human Architecture, 2009

Heine, S. & Prebish, C. Buddhism in the Modern World: Adaptations of an Ancient Tradition (Phật Giáo trong Xã Hội Hiện Đại: Những Thích Ứng của Truyền Thống Cổ Xưa ). Oxford University Press, 2003.

Inglehart R. y Wayne E. Baker (2000): Modernization, Cultural Change, and the Persistence of Traditional Values (: Sự Hiện Đại Hóa, Thay Đổi Văn Hóa, và Sự Kiên Trì của các Giá Trị Truyền Thống ), American Sociological Review (Tạp Chí Xã Hội Học Mỹ) , Vol. 65, No. 1, pg. 23

Page 18: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI286

Inglehart, R., Basáñez, M., Díez-Medrano, J., Halman, L. & Luijkx, R. (2004). Human beliefs and values. A cross-cultural sourcebook based on the 1999-2002 values surveys (Tín ngưỡng và giá trị nhân văn. Nguồn sách đa văn hóa dựa trên các cuộc điều tra về giá trị năm 1999-2002). México: Siglo XXI Editores.

Jones, Ken & K. Kraft, The New Social Face of Buddhism: A Call to Action (Khuôn Mặt Xã Hội Mới của Phật Giáo). Wisdom Publications, 2003

King, S., Socially Engaged Buddhism (Phật Giáo Dấn Thân vào Xã Hội) (Dimen-sions of Asian Spirituality) (Những Kích Thước Tâm Linh Á Châu)., Univ of Hawaii Pr, 2009

Layard, Richard (2005) Happiness: Lessons from a New Science (Hạnh phúc: Những bài học từ Khoa Học Mới), New York: Penguin Books

Loyd D., The Great Awakening: A Buddhist Social Theory (Sự Đại Thức Tỉnh: Lý Thuyết Xã Hội Học Phật Giáo). NY. Wisdom Publications, 1997

Mohr, John, and Vincent Duqenne. 1997. “The Duality of Culture and Practice” (Nhị Nguyên tính trong Văn Hóa và Thực Hành)Theory and Society (Lý Thuyết và Xã Hội) 26:305-356.

Pew Research Center (Trung Tâm Nghiên Cứu Pew), The Global Religious Landscape (Cảnh quan Tôn giáo Toàn cầu). Tháng 12, 2012: http://www.pewforum.org/2012/12/18/global-religious-landscape-exec/

Phra-ajarn Surasak Khemmarangsi (2006), The Dhamma for Ending Suffering (Chính Pháp để Chấm Dứt Khổ Đau). What Mahaeyong (www.mahaeyong.org)

Prebish, C.S. & Keown, D. (2006), Introducing Buddhism (Giới Thiệu Phật Giáo). Routledge: New York.

Rodríguez, J.A. , “Being Buddhist in New Lands: Mapping Buddhist So-cial-Cultural Identities” (Làm Phật tử trong những Đất Nước Mới: Lập Bản Đồ Bản Sắc Xã Hội Văn Hóa Phật Giáo ) in IABU, Teaching Dhamma in New Lands(Giảng Dạy Phật Pháp ở những Đất Nước Mới): Academic Papers presented at the 2nd IABU (Các bài viết ở Học Viện được giới thiệu ở lần thứ 2 IABU), Ayutthaya, Thailand (Ban -gkok, Thailand: Mahachulalongkornrajavidyalaya University, 2012).

Page 19: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 287

Schipper, Janine, “Toward a Buddhist Sociology: Theories, Methods, and Possibilities” (Hướng về Xã Hội Học Phật Giáo: Lý Thuyết, Phương Pháp và Những Khả Năng). American Sociologist (Xã Hội Học Gia Mỹ), v43 n2 p203-222 Jun 2012.

Schwartz, S.H, et al (2012), “Refining the Theory of Basic Individual Values” (“Chỉnh Lý Lý Thuyết của Những Giá Trị Cơ Bản Cá Nhân”), Journal of Personality and Social Psychology (Tạp Chí Tâm Lý về Cá tính và Xã Hội), vol. 103, n 4, pp. 663-688.

Venhoven, R (1993): Happiness in Nations. Subjective appreciation in 56 nations (Hạnh Phúc ở các Quốc Gia. Sự Đánh Giá Chủ Quan trong 56 quốc gia); Erasmus University, Rotterdam: RISBO, Studies in Socio-cultural transformations (Nghiên cứu về sự thay đổi xã hội văn hóa) số. 2.;

World Values Survey, WVS 2005-2007: http://www.worldvaluessurvey.org/

Page 20: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI288Bả

ng 1

. Chỉ

Số

Kết

Cấu

Hội

của

Dân

Số

Phật

Tử

(theo

WV

S)

Phật

tử si

nh số

ng

ở:N

am (%

)N

(%)

Tuổi

(tr

ung

bình

)

Tuổi

hoà

n th

ành

giáo

dụ

c (t

rung

nh)

Trìn

h Đ

ộ H

ọc V

ấn

Cao

Nhấ

t Đ

ạt Đ

ược

(trun

g bì

nh)*

Tỷ L

ệ Th

u N

hập

(tr

ung

bình

)**

Tầng

lớp

Hội

Chủ

quan

(tr

ung

bình

)***

NTỷ

Lệ

Phần

Tr

ăm c

ủa

Phật

Tử

Các

quốc

gia

Ph

ật G

iáo

46.6

%53

.4%

45.5

217

.04.

015.

223.

2430

9593

.6%

Các

quốc

gia

phi

-Ph

ật-G

iáo

58.3

41.7

35.5

519

.94.

254.

823.

6621

16.

4Ph

i-Á-c

hâu

48.7

51.3

41.4

420

.54.

465.

123.

5517

40.

3Tr

ung

Quố

c45

.854

.244

.76

16.1

2.96

4.16

3.53

703.

ài L

oan

50.4

49.6

42.3

818

.65.

084.

493.

0422

418

.3H

ồng

Kôn

g47

.852

.244

.31

3.94

4.17

3.87

160

12.8

Nhậ

t Bản

44.1

55.9

48.1

519

.15.

704.

363.

2834

131

.1N

am H

àn49

.450

.642

.20

19.8

5.08

4.49

3.02

297

24.8

Lai

49.9

50.1

31.8

417

.74.

856.

282.

9924

120

.1Vi

ệt N

am51

.348

.740

.75

15.7

3.11

5.54

3.90

276

18.5

Thái

Lan

49.0

51.0

45.3

515

.83.

345.

583.

1514

8596

.9Ấ

n Đ

ộ56

.943

.141

.37

15.4

3.30

4.05

4.05

371.

9D

ân S

ố Ph

ật G

iáo

Toàn

Cầu

47.3

52.7

45.1

417

.24.

035.

23.

2733

0610

0

Dân

Số

Toàn

Cầu

48.9

0%51

.10%

41.5

19.2

64.

294.

553.

3879

271

4.2%

* tỷ

lệ từ

1 (c

hưa

xong

tiểu

học

) đến

8 (h

oàn

thàn

h đạ

i học

)**

tỷ lệ

từ 1

(thấ

p nh

ất) đ

ến 1

0 (c

ao n

hất)

thu

nhập

***

tỷ lệ

từ 1

(tần

g lớ

p th

ượng

lưu)

đến

5 (t

ầng

lớp

hạ lư

u)N

guồn

: Cuộ

c Đ

iều

Tra

Giá

Trị

Qua

n Th

ế G

iới (

WV

S) n

ăm 2

005

Page 21: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 289

Bảng

2. H

ạnh

phúc

. Sức

Khỏ

e và

Sự

hài l

òng

của

dân

số P

hật T

ử (th

eo W

VS)

Phật

Tử

sinh

sống

ở:

Hạn

h Ph

úcSứ

c K

hỏe

Hài

Lòn

g vớ

i**

Rất H

ạnh

Phúc

Khô

ng H

ạnh

Phúc

*Tố

t và

Rất T

ốtX

ấu v

à Rấ

t Xấu

Cuộc

Sốn

gTh

u N

hập

Gia

Đìn

hCá

c Q

uốc

Gia

Phậ

t G

iáo

31%

9.3%

72.9

%4.

8%6.

96.

4

Các

Quố

c G

ia

phi-P

hật-G

iáo

31.4

10.6

71.2

4.8

7.3

6.1

Phi-Á

-châ

u31

.811

.874

.95.

37.

86.

2Tr

ung

Quố

c15

.721

.451

.415

.76.

35.

ài L

oan

22.3

18.3

86.2

4.9

6.5

6.0

Hồn

g K

ông

8.8

13.8

52.8

5.7

6.5

6.3

Nhậ

t Bản

31.7

8.1

54.3

6.8

7.1

6.3

Nam

Hàn

14.1

14.8

75.4

2.7

6.4

5.7

Lai

30.7

5.4

88.8

0.4

7.0

6.9

Việt

Nam

20.0

9.1

62.3

8.0

7.1

6.5

Thái

Lan

40.7

6.7

77.2

4.1

7.2

6.6

Ấn

Độ

29.7

5.4

54.0

2.7

5.9

5.8

Dân

số P

hật t

ử to

àn c

ầu31

.09.

472

.84.

77.

06.

4

Dân

Số

Toàn

Cầu

27.3

0%18

%68

%6.

9%6.

75.

8*

Khô

ng H

ạnh

Phúc

= K

hông

Hạn

h Ph

úc L

ắm +

Hoà

n To

àn K

hông

Hạn

h Ph

úc**

Tỷ

Lệ từ

1 (h

oàn

toàn

hài

lòng

) đến

10

(hoà

n to

àn b

ất m

ãn)

Ngu

ồn: C

uộc

Điề

u Tr

a G

iá T

rị Q

uan

Thế

Giớ

i (W

VS)

năm

200

5

Page 22: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI290

Bảng

3. M

DG

: Hầu

hết

các

vấn

đề

phân

phố

i ngh

iêm

trọn

g củ

a Thế

Giớ

i tro

ng D

ân S

ố Ph

ật T

ử (T

ỷ Lệ

Nga

ng P

hần

Trăm

)

Phật

Tử

sinh

sống

ở:

Dân

Số

Ngh

èoK

ỳ Th

ị Phụ

Nữ

Chăm

Sóc

Sức

Khỏ

e N

gười

Ngh

èo v

à Bị

nh

Truy

ền N

hiễm

DG

iáo

Dục

Khô

ng Đ

ủÔ

Nhi

ễm

Môi

Trư

ờng

Tổng

Cộ

ng

Các

Quố

c G

ia P

hật

Giá

o63

.86.

77.

55

17.1

100%

Các

Quố

c G

ia p

hi-

Phật

-Giá

o66

.76.

412

.98.

25.

810

0%

Phi-Á

-châ

u65

.26.

512

.39.

46.

510

0%Tr

ung

Quố

c61

.41.

87,

014

.015

.810

0%N

hật B

ản42

.60.

97.

35.

443

.810

0%N

am H

àn56

.63.

44.

72.

033

.310

0%M

ã La

i46

.418

.714

.05.

115

.710

0%Vi

ệt N

am73

.89.

14.

63.

09.

510

0%Th

ái L

an71

.26.

57.

65.

49.

410

0%Ấ

n Đ

ộ72

.76.

115

.23.

03.

010

0%D

ân số

Phậ

t tử

toàn

cầu

63.9

6.7

7.8

5.2

16.4

100%

Dân

Số

Toàn

Cầu

65.6

6.5

107.

610

.310

0%

Ghi

Chú

: Khô

ng c

ó dữ

liệu

của

các

biế

n đổ

i cho

Đài

Loa

n và

Hồn

g K

ông.

Tro

ng m

ẫu n

ày k

hông

Phật

tử ở

Nam

Dươ

ngN

guồn

: Cuộ

c Đ

iều

Tra

Giá

Trị

Qua

n Th

ế G

iới (

WV

S) n

ăm 2

005

Page 23: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 291

Bảng

4. M

DG

: V

ị trí

liên

quan

đến

Kỳ

Thị P

hụ N

ữ và

Chấ

m D

ứt Ô

Nhi

ễm

Phật

Tử

sinh

sống

ở:

Kỳ

Thị

Ô N

hiễm

% A

gree

: Job

for

Men

% D

isagr

ee: J

ob fo

r M

en%

Agr

ee: U

nive

rsity

be

tter f

or m

ales

% D

isagr

ee:

Uni

vers

ity b

ette

r fo

r mal

es

Wou

ld g

ive

part

of in

com

e to

end

po

llutio

n*Cá

c Q

uốc

Gia

Phậ

t Giá

o36

.1%

33.2

%30

.3%

69.3

%2.

07Cá

c Q

uốc

Gia

Ph

i-Phậ

t-Giá

o28

.258

.724

,076

,02.

22

Phi-Á

-châ

u21

.865

.919

.180

.92.

24Tr

ung

Quố

c38

.130

.227

,073

,01.

89Đ

ài L

oan

47.8

35.7

18.3

81.7

2.10

Hồn

g K

ông

29.3

38.9

34.0

66.0

2.39

Nhậ

t Bản

37.4

13.7

29.7

70.3

2.24

Nam

Hàn

45.4

25.4

34,0

66,0

2.08

Lai

45.2

18.3

48.3

51.7

2.31

Việt

Nam

34.3

35.8

33.1

66.9

1.67

Thái

Lan

31.6

40.6

27.7

72.3

2.02

Ấn

Độ

58.3

25.0

53.5

46.5

2.11

Dân

số P

hật t

ử to

àn c

ầu35

.634

.829

.970

.12.

08

Dân

Số

Toàn

Cầu

36.1

%48

.1%

21.8

%78

.2%

2.26

* Tỷ

Lệ

từ 1

(Hiệ

p N

ghị M

ạnh

Mẽ)

đến

4 (D

ị Ngh

ị Mạn

h M

ẽ)

Ngu

ồn: C

uộc

Điề

u Tr

a G

iá T

rị Q

uan

Thế

Giớ

i năm

200

5

Page 24: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT GIÁO VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI292B

ảng

5. P

hật T

ử X

ã H

ội. N

ghĩa

là*

các

biến

đổi

của

Sch

war

tz tr

ong

dân

số P

hật T

Điề

u qu

an tr

ọng

đối v

ới m

ột n

gười

Phật

Tử

sinh

sống

ở:

Ngh

ĩ ra

nhữn

g ý

tưởn

g m

ới

và sá

ng tạ

o

Để

làm

gi

àu

Sống

tron

g m

ôi tr

ường

an

toàn

Để

thời

gi

an

vui

vẻ

Để

giúp

đỡ

ngư

ời

dân

gần

đó

Rất

th

ành

công

Cuộ

c ph

iêu

lưu

và c

hấp

nhận

rủi r

o

Để

luôn

lu

ôn c

ư xử

đún

g đắ

n

Chă

m só

c m

ôi tr

ường

Truy

ền

thốn

g

Các

Quố

c G

ia P

hật G

iáo

3.20

4.09

2.91

3.39

2.95

3.28

3.94

2.99

2.81

2.75

Các

Quố

c G

ia p

hi-P

hật-

Giá

o2.

604.

292.

903.

532.

193.

293.

592.

852.

382.

77

Phi-Á

- châ

u2.

634.

413.

003.

672.

203.

383.

862.

782.

362.

80Tr

ung

Quố

c3.

453.

592.

543.

872.

353.

324.

513.

092.

592.

67Đ

ài L

oan

3.3

4.50

2.05

3.19

2.13

4.0

4.75

2.51

2.51

2.56

Nhậ

t Bản

3.52

4.96

3.49

4.46

3.27

4.12

4.84

3.71

3.09

3.69

Nam

Hàn

3.41

4.35

2.92

3.29

3.69

3.35

3.54

2.35

3.11

3.19

Lai

2.63

3.12

2.51

3.40

2.89

3.11

3.6

2.88

2.74

2.77

Việ

t Nam

2.75

3.50

2.18

2.35

2.14

2.84

4.43

2.57

2.22

2.17

Thái

Lan

3.22

4.06

3.13

3.36

3.04

3.08

3.63

3.13

2.86

2.59

Ấn

Độ

2.43

3.61

2.29

2.75

2.14

2.75

1.96

3.29

2.46

2.59

Dân

số P

hật t

ử to

àn c

ầu3.

164.

102.

913.

392.

903.

283.

912.

982.

782.

75

Dân

Số

Toàn

Cầu

2.73

4.01

2.46

3.42

2.29

3.08

3.89

2.58

2.43

2.53

Ghi

Chú

: Tro

ng m

ẫu n

ày k

hông

Phật

Tử

ở N

am D

ương

. Khô

ng c

ó nh

ững

biến

đổi

cho

Hồn

g K

ông.

N

guồn

: C

uộc

Điề

u Tr

a G

iá T

rị Q

uan

Thế

Giớ

i năm

200

5

* Tấ

t cả

các

biến

đổi

của

Sch

war

tz n

ằm tr

ong

tỷ lệ

từ 1

(tổn

g cộ

ng tư

ơng

tự đ

ối v

ới m

ột n

gười

như

vậy

) đến

6 (h

oàn

toàn

khô

ng tư

ơng

tự)

Page 25: PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI. PHÂN TÍCH CÓ TÍNH … · nguyên tắc xã hội và định hướng của họ, về hành động xã hội của họ. Đây

PHẬT TỬ TRONG XÃ HỘI Ở THẾ KỶ XXI 293

Bản

g 6.

Phậ

t Tử

Hội

2. S

áng

Tạo

Hội

%

của

Thà

nh V

iên

Phật

tử số

ng ở

:

Số tr

ung

bình

thàn

h vi

ên tr

ong

các

tổ c

hức

Số tr

ung

bình

tổ

chức

hoạ

t độ

ng

Tôn

giáo

Thể

Thảo

vui

ch

ơi g

iải

trí

Giá

o dụ

c,

Văn

H

óa

Côn

g đo

àn

lao

động

Phe

phái

ch

ính

trị

Bảo

vệ

Môi

trư

ờng

Chu

yên

nghi

ệpTừ

th

iện

Tin

tưởn

g *

(%)

Các

quố

c gi

a Ph

ật G

iáo

1.6

0.7

3325

2015

1414

1816

36

Các

quố

c gi

a ph

i Phậ

t Giá

o2.

61

5439

3225

2622

2630

27

Phi Á

Châ

u1.

80.

947

3024

1414

1216

2328

Trun

g Q

uốc

1.8

0.7

4827

2617

1713

1017

50.7

Đài

Loa

n1.

10.

429

188

96

516

2120

.9

Nhậ

t Bản

1.4

0.7

1929

239

116

187

37.2

Nam

Hàn

1.2

0.4

428

178

45

55

23.7

Lai

1.7

0.9

3830

2319

2114

1215

8.32

Việ

t Nam

1.4

0.9

1915

1314

1013

1417

48.1

Thái

Lan

1.9

0.9

3625

2318

1720

2319

42.3

Ấn

Độ

6.5

1.1

8478

7078

8167

7362

22.9

Dân

số P

hật t

ử to

àn c

ầu1.

60.

835

2621

1615

1519

1835

.5D

ân S

ố To

àn C

ầu1.

60.

739

2720

1615

1315

1726

.6*

Tỷ L

ệ ph

ần tr

ăm ti

n đa

số c

on n

gười

thể

tin tư

ởng

được

.N

guồn

: C

uộc

Điề

u Tr

a G

iá T

rị Q

uan

Thế

Giớ

i năm

200

5