quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

18
MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ Học thuyết ngang bằng lãi suất (IRP): Tác động qua lại giữa lãi suất và tỷ giá: Thực tế mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá:

Upload: linh-kns

Post on 24-Jun-2015

2.098 views

Category:

Economy & Finance


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ

Học thuyết ngang bằng lãi suất (IRP):

Tác động qua lại giữa lãi suất và tỷ giá:

Thực tế mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá:

Page 2: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

HỌC THUYẾT NGANG BẰNG LÃI SUẤT (IRP):

IRP biểu thị mối quan hệ giữa lãi suất trên thị trường tiền tệ với tỷ giá trên thị trường hối đoái. IRP cũng có thể giái thích vì sao tỷ giá kì hạn khác với tỷ giá giao ngay và sự sai khác đó là như thế nào.

IRP gồm 2 loại: Quan hệ ngang bằng lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (CIP): tỷ giá kì hạn được thỏa thuận ngay hôm nay cho lượng ngoại tệ dự kiến trao đổi vào thời điểm t trong tương lai. Quan hệ ngang bằng lãi suất không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (UIP): sử dụng luôn tỷ giá giao ngay trong tương lai cho lượng ngoại tệ trao đổi tại thời điểm đó.

Page 3: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

CƠ SỞ ĐỂ CÓ CIP: KHÔNG TỒN TẠI GIAO DỊCH ARBITRAGE, TỨC LÀ:

Nếu CIP bị sai lệch: sẽ hình thành cơ hội Arbitrage lãi suất có rủi ro bảo hiểm (CIA): vay nơi có lãi suất thấp, đầu tư vào nơi có lãi suất cao hơn; cả hai công việc đi vay và đầu tư được thực hiện tại cùng một thời điểm

(1+i) = (1/S)(1+i*)(Ft)Trong đó: -i: lãi suất trong nước -i*: lãi suất ngoại tệ -S: tỷ giá giao ngay-Ft: tỷ giá kì hạn tại thời điểm t

Page 4: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ:

Lãi suất nội tệ > lãi suất ngoại tệ => Nội tệ tăng giá hay tỷ giá giảm và ngược lại.

VD: Xét trường hợp của VND và JPY

Khi lãi suất của VND cao hơn lãi suất của JPY (lãi suất thực), người ta sẽ có xu hướng chuyển từ nắm giữ JPY sang nắm giữ VND. Điều này làm cho lượng cầu VND tăng lên, cầu về JPY giảm đi, từ đó giá JPY sẽ giảm đi so với VND, hay tỷ giá hối đoái giữa JPY và VND giảm

Lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay, nó có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt, có thể vượt quá tỷ suất lợi nhận bình quân. Tỷ giá hối đoái chủ yếu do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định.

Nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất không nhất thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo.

Page 5: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

THỰC TẾ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ:

Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nôi tệ. Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ nhờ thu hút được vốn đầu tư ngắn hạn từ nước ngoài và ngược lại.

Ở Việt Nam, trong thời gian qua, NHNN cũng đã sử dụng lãi suất để điều chỉnh tỷ giá. VD: nếu thấy tỷ giá hối đoái giữa VND và USD tăng quá cao (VND mất giá so với USD) thì NHNH sẽ cho phép nâng trần lãi suất ở các ngân hàng thương mại => Nguồn vốn đầu tư ngắn hạn chảy vào càng nhiều làm tăng cầu nội tệ khiến nội tệ lên giá

Page 6: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

THUYẾT NGANG BẰNG LÃI SUẤT KHÔNG BẢO HIỂM UIP

UIP là 1 trong những lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực tỷ giá hối đoái. Dựa vào lý thuyết này, sự thay đổi của kỳ vọng tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền tương ứng với sự chênh lệch trong lãi suất của 2 quốc gia. Theo UIP, nó là không thể khai thác sự khác biệt giữa lãi suất theo thời gian.

Page 7: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

ĐỂ HÌNH THÀNH THUYẾT UIP TA ĐƯA RA 5 GIẢ THIẾT:

Không tồn tại chi phí giao dịch

Không tồn tại hàng rào chu chuyển vốn

Kinh doanh tiền tệ quốc tế không chịu rủi ro quốc ia

Các chứng khaon1 có chất lượng như nhau

Thị trường tiền tệ cạnh tranh hoàn hảo

Page 8: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Ý NGHĨA CỦA UIP:

Nếu UIP tồn tại, đồng tiền có lãi suất cao được kỳ vọng sẽ giảm giá trong tương lai và ngược lại

UIP có thể xem là mẫu kỳ vọng của IRP, có ý nghĩa quan trọng trong việc dự báo tỷ giá

Page 9: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT KHÔNG BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ (UIA):

Nguyên tắc vay nơi lãi suất thấp, đầu tư nơi lãi suất cao

Sử dụng tỷ giá giao ngay thực tế trong tương lai thay vì bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng giao dịch Forward

Page 10: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

MỐI QUAN HỆ UIP VÀ UIA:

Nếu UIP không tồn tại, cơ hội UIA xuất hiện

UIA góp phần khôi phục UIP

Page 11: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

THUYẾT KÌ VỌNG KHÔNG THIÊN LỆCH (UEH)

Phát biểu UEH: điểm gia tăng hoặc chiết khấu của tỷ giá kỳ hạn sẽ ngang bằng mức thay đổi kỳ vọng của tỷ giá giao ngay trong kỳ.

Page 12: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Ý NGHĨA CỦA UEH:

UEH ngụ ý mức tỷ giá giao ngay thực tế trong tương lai sẽ xoay quanh mức tỷ giá kỳ hạn xác định hôm nay

Nếu giả định thị trường hối đoái hữu hiệu là đúng, nhà đầu tư tài chính sẽ không thể hưởng lợi từ việc dự báo tỷ giá, bởi vì luôn tồn tại sai số dự báo tỷ giá giao ngay thực tế trong tương lai với kỳ vọng tích hợp vào tỷ giá kỳ vọng hôm nay

Nếu tỷ giá thị trường hối đoiá hữu hiệu không đúng, việc dự báo tỷ giá tất nhiên là có ý nghĩa

Page 13: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ:

Sử dụng lãi suất thay cho mức chênh lệch lạm phát để giải thích tại sao tỷ giá lại thay đổi theo thời gian, nhưng nó liên quan mật thiết đến lý thuyết PPP bởi vì lãi suất thường có mối tương quan cao so với lạm phát.

Page 14: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

MINH HỌA HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ TỪ CÁC GÓC ĐỘ KHÁC NHAU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ:

Nhà đầu tư tại Đầu tư vàoChênh lệch lạm phát dự kiến (Ih-If)

% thay đổi tỷ giá dự kiến (ef)

Lãi suất danh nghĩa

TSSL cho nhà đầu tư sau khi có tính điều chỉnh TGHĐ

Lạm phát dự kiến trong nước

Tỷ suất sinh lợi thực

Nhật

Nhật     5% 5% 3% 2%             

Mỹ 3% - 6% = -3% -3% 8% 5% 3% 2%

             

Canada 3% - 11% = -8% -8% 13% 5% 3% 2%

Mỹ

Nhật 6% - 3% = 3% 3% 5% 8% 6% 2%

             Mỹ     8% 8% 6% 2%             

Canada 6% - 11% = -5% -5% 13% 8% 6% 2%

Canada

Nhật 11% - 3% = 8% 8% 5% 13% 11% 2%

             

Mỹ 11% - 6% = 5% 5% 8% 13% 11% 2%

             Canada     13% 13% 11% 2%

Page 15: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

MINH HỌA BẰNG ĐỒ THỊ HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ:

Page 16: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

KIỂM CHỨNG HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ:

Hiệu ứng Fisher quốc tế có đúng không?

Do hiệu ứng Fisher quốc tế căn cứ trên ngang giá sức mua, nó cũng không luôn luôn đúng. Do ngoài lạm phát nó còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, cho nên tỷ giá hối đoái không điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát.

Giả dụ 1 lãi suất danh nghĩa ở 1 nước ngoài cao hơn lãi suất Mỹ 3% do lạm phát dự kiến ở nước đó cao hơn lạm phát dự kiến ở Mỹ 3%. Ngay cả nếu các lãi suất danh nghĩa này phản ánh chính xác các dự kiến về lạm phát, thì ngoài chênh lệch lạm phát ra, tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ sẽ phản ứng với cả các yếu tố khác. Nếu các yếu tố khác này tạo áp lực tăng đối với giá trị đồng ngoại tệ, chúng sẽ bù trừ áp lực giảm do chênh lệch lạm phát. Kết quả, đầu tư nước ngoài sẽ đạt tỷ suất sinh lợi cho các nhà đầu tư Mỹ cao hơn đầu tư trong nước.

Page 17: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

SO SÁNH LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP), NGANG GIÁ SỨC MUA (PPP) VÀ HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE):

Điểm chung: Cả 3 đều là kết quả của hoạt động arbitrage.

Cả 3 đều tìm cách lý giải các biến động của tỷ giá thong qua các nhân tố ảnh hưởng.

IRP, PPP và IFE đều có dạng hàm số giống nhau.

Cả 3 đều không có khả năng duy trì liên tục, do: mô hình đơn giả hóa ( bỏ qua nhiều nhân tố), thị trưởng không hoản hảo.

Có cùng 1 kết luận: “khi lý thuyết xảy ra, nhà đầu tư ở nước ngoài; nói cách khác, tỷ suất sinh lợi mà họ đạt được luôn bằng nhau bất kể họ đầu tư ở đâu.

Page 18: Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

KHÁC NHAU:IRP PPP IFE

Biến số chính Phần bù (hoặc chiết khấu) p

Tỷ lệ thay đổi giá trị đồng ngoại tệ (ef)

Tỷ lệ thay đổi giá trị đồng ngoại tệ (ef)

Mqh Lãi suất-tỷ giá kỳ hạn Lạm phát-tỷ giá giao ngay Lạm phát-tỷ giá giao ngay

Công thức P ef ef

Nguyên nhân Arbitrage giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay

Arbitrage diễn ra trong hàng hóa và dịch vụ

Arbitrage trong các khế ước thương mại theo 2 loại đồng tiền

Trường hợp áp dụng Xác định tỷ giá kỳ hạn tại 1 thời điểm nhất định

Giải thích sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong 1 thời kỳ

Giải thích sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong 1 thời kỳ

Khả năng duy trì Nhìn chung IRP thường duy trìIRP có khả năng duy trì tốt hơn PPP

PPP có hiệu quả trong dài hạn nhưng kém trong ngắn hạn.PPP vẫn có thể duy trì khi IFE không đúng

IFE có hiệu quả trong dài hạn nhưng kém trong ngắn hạn.Do xuất phát từ PPP nên IFE chỉ đúng khi PPP đúng

Lý do lý thuyết không duy trì lien tục

Chi phí tiềm ẩn phát sinh khi đầu tư ra nước ngoài

Do không có hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu

Do chênh lệch lãi suất không do chênh lệch lạm phát tạo ra

ứng dụng Dùng để phát hiện các cơ hội CIA

Dự báo tỷ giá hối đoái trong tương laiDung để so sánh mức sống của những người dân ở các nước khác nhau

Dung trong dự báo tỷ giá hối đoái