quan hỆ xà hỘi trong bỐi cẢnh phi nÔng nghiỆp...

258
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN GIÁO QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG NINH HIỆP, GIA LÂM, HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2016

Upload: buidat

Post on 05-Feb-2018

223 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN GIÁO

QUAN HỆ XÃ HỘI

TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA:

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

LÀNG NINH HIỆP, GIA LÂM, HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2016

Page 2: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN GIÁO

QUAN HỆ XÃ HỘI

TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA:

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

LÀNG NINH HIỆP, GIA LÂM, HÀ NỘI

Ngành: VĂN HÓA HỌC

Mã số: 62 31 06 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS. LÊ THANH BÌNH

2. TS. ĐÀO THẾ ĐỨC

HÀ NỘI - 2016

Page 3: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành đề tài này, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn:

- Học viện Khoa học xã hội và khoa Văn hóa học, cơ sở đào tạo

- GS.TS. Nguyễn Xuân Kính và GS.TS. Lê Hồng Lý, lãnh đạo Viện Nghiên

cứu văn hóa qua các thời kì và là những người đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi

mặt cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình thực hiện luận án

- PGS.TS. Lê Thanh Bình và TS. Đào Thế Đức, những người thày hướng

dẫn trực tiếp

- Các nhà khoa học đã nhiệt tình góp ý cho luận án từ lúc mới là những

trang bản thảo đầu tiên cho đến nay, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Phương

Châm, PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương và TS. Hoàng Cầm

- Các thành viên của gia đình và bạn bè - những người đã dành sự quan

tâm đầy ý nghĩa cho nghiên cứu sinh trong những năm qua

- Và cuối cùng, nhưng quan trọng nhất, người dân tại địa bàn nghiên cứu -

các cộng tác viên đã cung cấp rất nhiều tư liệu cho nghiên cứu sinh để bản luận án

này ra đời!

Page 4: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi và công trình này đảm bảo

các nguyên tắc đạo đức trong việc trích dẫn tài liệu!

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Giáo

Page 5: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

MỤC LỤC

Mở đầu 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5

4. Đóng góp của luận án 12

5. Bố cục 12

Chương 1. Tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết 13

1.1 Tình hình nghiên cứu 13

1.1.1 Tình hình nghiên cứu quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp 13

1.1.2 Tình hình nghiên cứu quan hệ xã hội ở nông thôn Việt Nam 15

1.1.3 Tình hình nghiên cứu quan hệ xã hội ở nông thôn châu Á 23

1.2 Cơ sở lí thuyết 27

1.2.1 Lí thuyết 27

1.2.2 Khái niệm 32

Tiểu kết 33

Chương 2. Làng Ninh Hiệp 35

2.1 Lịch sử hình thành 35

2.2 Đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa 41

Tiểu kết 63

Chương 3. Mạng lưới quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp 64

3.1 Các quan hệ cơ bản trong mạng lưới 64

3.1.1 Quan hệ họ hàng 65

3.1.2 Quan hệ láng giềng 68

3.1.3 Quan hệ bạn bè 71

3.2 Cấu trúc của mạng lưới 74

3.2.1 Bộ phận quan hệ xã hội trung tâm 76

3.2.2 Bộ phận quan hệ xã hội ngoại vi 81

Tiểu kết 85

Chương 4. Vốn xã hội ở Ninh Hiệp - sự vận dụng mạng lưới quan hệ xã

hội trong hoạt động mưu sinh của người dân

87

4.1 Vốn xã hội nội bộ 87

4.2 Vốn xã hội bắc cầu 95

Tiểu kết 108

Chương 5. Tính chiến lược trong quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp - sự ứng xử

với vốn xã hội

109

5.1 Bảo vệ vốn xã hội 110

5.2 Phát triển vốn xã hội 122

5.2.1 Củng cố quan hệ xã hội đã có 122

5.2.2 Tạo quan hệ xã hội mới 136

Tiểu kết 140

Kết luận 141

Danh mục công trình của tác giả liên quan đến đề tài nghiên cứu 151

Tài liệu tham khảo 152

Phụ lục 181

Page 6: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU THỐNG KÊ

Bảng 1. Các dạng quan hệ xã hội (lấy chủ hộ làm trung tâm) ở

khách dự đám cưới của 02 gia đình làm nghề thương mại

76

Bảng 2. Tiền mừng ở khách dự đám cưới của 02 gia đình làm

nghề thương mại

80

Biểu 1. Số lượng bình quân các sự kiện mang tính nghi lễ đã

tham gia và chi phí bình quân cho các sự kiện này của

người làm nghề thương mại (hoặc có liên quan đến

thương mại) và người làm nghề phi thương mại trong

năm 2013

130

Biểu 2. Số lượng bình quân các sự kiện mang tính nghi lễ đã

tham gia và chi phí bình quân cho các sự kiện này của

người làm nghề thương mại ở các quy mô khác nhau

trong năm 2013

131

Biểu 3. Số lượng bình quân hội nhóm phi quan phương đã tham

gia của người làm nghề thương mại (hoặc có liên quan đến

thương mại) và người làm nghề phi thương mại trong năm

2013

138

Biểu 4. Số lượng bình quân hội nhóm phi quan phương đã tham

gia của người làm nghề thương mại ở các quy mô khác

nhau trong năm 2013

138

Page 7: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

NGHĨA CỦA CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KHXH Khoa học xã hội

Nxb. Nhà xuất bản

STT Số thứ tự

TP. Thành phố

tr. Trang

UBND Ủy ban Nhân dân

xb. Xuất bản

Page 8: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

“Những người có quan hệ tình cảm thân thiết luôn sẵn sàng giúp nhau

lúc khó khăn!”, Trung1, một người bạn học cũ của tôi và giờ là một thương

nhân khá điển hình cho hàng ngàn thương nhân Ninh Hiệp, ngôi làng buôn

vải và thuốc bắc rất có tiếng của ngoại thành Hà Nội, đã khẳng định như vậy

khi đề cập đến vai trò của các mối quan hệ xã hội ở làng trong hoạt động kinh

doanh. Tôi hỏi lại: “Thế còn trong phát triển việc làm ăn?”. Trung đáp: “Với

anh em hay bạn bè, người ta hỏi vay lúc có sự cố; còn muốn phát triển việc

làm ăn thì người ta sẽ đi vay lãi!”. Đó là những trao đổi giữa chúng tôi cách

đây mấy năm - vào một ngày mùa đông giá rét cuối tháng 12 năm 2011, khi

tôi trở về quê tham dự đám cưới của người quen. Bên chén rượu, sau những

bàn luận dông dài về chính trị, thể thao và phim ảnh, câu chuyện đã đưa đẩy

chúng tôi đến chỗ nói về sự gắn kết giữa quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp hiện nay

với công việc buôn bán, công việc mà đại đa số dân cư của làng đang miệt

mài theo đuổi.

Trung vốn là bạn đồng môn khá thân thiết của tôi, đồng thời cũng là

một người họ hàng xa (nhiều đời). Chúng tôi đều từng sống tại một thôn của

làng, nơi khá có truyền thống buôn bán của Ninh Hiệp trước đây cũng như

bây giờ. Hết cấp III, Trung theo học một trường nghề trong hai năm, sau đó vì

thất nghiệp nên về làng lấy vợ. Thời gian đầu, vợ chồng Trung làm rất nhiều

việc, ngoài làm ruộng vốn là nghiệp nhà, còn mua bán đồ điện tử cũ (mua về

sửa chữa, tân trang rồi bán), buôn cá cảnh, vận chuyển, may mướn, bán hàng

thuê... Sau khi đất ruộng bị thu hồi cho khu công nghiệp, vợ chồng anh - nhờ

sự giúp đỡ tài chính từ những người thân thiết - đã mua được một chỗ ngồi

nhỏ trên chợ để chuyển hẳn sang buôn vải. Kể từ đó, anh tập trung phụ giúp

vợ bán hàng. Dần dà, gia đình anh cũng có thu nhập vào loại trung bình khá

trong làng. Giờ anh đã xây được ngôi “biệt thự” ba tầng có tổng diện tích gần

400m2 trên mảnh đất được thừa kế từ cha mẹ. Ngoài ra, anh cũng mua được

1 Từ đây trở đi, vì lí do đạo đức khoa học, tên thật của các nhân vật được đổi. Mọi sự trùng hợp là

ngẫu nhiên.

Page 9: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

2

hai mảnh đất “để sau này cho các con khi chúng lớn”. Có thể nói, Trung

chính là hình mẫu tiêu biểu cho những người Ninh Hiệp chuyển từ làm nghề

hỗn hợp mà chủ yếu là làm nông sang buôn bán (sau khi đất canh tác của làng

bị chuyển đổi mục đích sử dụng) một cách thành công.

Trung và tôi duy trì một mối quan hệ khá thân mật, dù tôi đã rời làng

kể từ lúc trở thành sinh viên, tức hơn hai mươi năm nay. Mỗi khi tôi về quê,

chúng tôi thường hẹn nhau đi uống nước và tán gẫu vào buổi chiều muộn, sau

khi anh thu dọn hàng hóa xong. Qua những câu chuyện của Trung, tôi hiểu

rằng việc mưu sinh của một tiểu thương như anh giữa “biển” tiểu thương

Ninh Hiệp là không hề đơn giản. Anh tâm sự, có những lúc việc làm ăn thất

bát đến mức tưởng như phải bỏ cuộc, nhưng cuối cùng nhờ sự trợ giúp của bà

con trong họ và bạn bè thân thiết mà vợ chồng anh đã trụ lại được. Tuy nhiên,

anh nhấn mạnh một lần nữa rằng ở Ninh Hiệp, sự trợ giúp từ mạng lưới quan

hệ xã hội gần gũi sẽ chỉ đến trong thời điểm một cá nhân gặp khó khăn và

thường người ta cũng xác định sẽ trông đợi vào nó những lúc nào gặp sự cố,

còn muốn làm giàu thì phải tự thân vận động. Tự thân vận động là gì? Đó là,

cùng với việc vay lãi để kinh doanh, người ta nhất thiết phải xây dựng được

một mạng lưới quan hệ trong và ngoài làng (càng rộng càng tốt) để khai thác

cho việc làm ăn. Anh khẳng định một cách quả quyết: “Quan hệ rộng là điều

rất quan trọng! Nhờ quan hệ mà mình có được những thông tin cần thiết về

mặt hàng, giá cả cũng như nguồn khách hàng. Trong tình hình kinh doanh

cạnh tranh hiện nay, không có mạng lưới như vậy thì khó lòng có thể phát

triển được!”.

Lời Trung nói khiến tôi quan tâm. Sự nhìn nhận một cách phân biệt

đối với những nguồn lực từ các mối quan hệ đa dạng nhưng đều đánh giá cao

chúng, đặt trong bối cảnh đặc thù của làng là phi nông nghiệp hóa dạng

thương mại hóa (theo thống kê gần đây, trong tổng số 3.370 hộ với 16.138

nhân khẩu của Ninh Hiệp, số hộ làm nông nghiệp chỉ chiếm 10%, còn lại chủ

yếu là các hộ buôn bán hoặc sản xuất công nghiệp/ tiểu thủ công nghiệp/ dịch

vụ mà một phần khá lớn các hộ sản xuất công nghiệp/ tiểu thủ công nghiệp đó

cũng kiêm luôn cả hoạt động thương mại) cho thấy một thực tế khá rõ: các

Page 10: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

3

quan hệ xã hội truyền thống vẫn giữ những vai trò quan trọng, dù có thể là

khác nhau, đối với đời sống của người dân nơi này. Cụ thể, có những quan hệ

đóng vai trò trợ giúp người ta trong hoàn cảnh khó khăn và có những quan hệ

đóng vai trò trợ giúp người ta trong việc phát triển kinh tế. Ta vẫn biết, một

số lí thuyết hiện đại - tiêu biểu là lí thuyết của Parsons - nhận định rằng trong

một xã hội “hiện đại”, các quan hệ xã hội truyền thống sẽ dần dần giải thể, tan

rã do không còn những vai trò vốn có. Như vậy, hiện tượng chứa đựng trong

câu chuyện nêu trên phần nào đã vượt ra khỏi khả năng giải thích của các lí

thuyết này. Nó cần được tìm hiểu.

Nếu như cách đây khoảng hơn thập kỉ, các làng - xã Việt phi nông

nghiệp hầu như chưa xuất hiện thì nay một số làng - xã đã tiến tới phi nông

nghiệp toàn diện mà Ninh Hiệp là một trường hợp. Ngôi làng này2, nơi hiện

về mặt địa giới thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, là một trong những làng lớn

của đồng bằng Bắc Bộ với lịch sử lâu đời, cũng là làng tiêu biểu trong phát

triển kinh tế kể từ sau thời điểm bắt đầu Đổi mới của cả nước. Câu chuyện

với Trung đã thôi thúc tôi bước đầu tìm hiểu các quan hệ xã hội tại đây. Kết

quả cho thấy, có sự gia tăng rất đáng chú ý của một số dạng quan hệ xã hội

trong làng vì những lí do liên quan đến bối cảnh chuyển đổi về sinh kế. Nói

cách khác, đang có một xu hướng phát triển của tính duy lí trên nền tảng đan

xen giữa tình và lí trong quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp mà (nền tảng đó) theo

tôi vốn là mẫu số chung của quan hệ xã hội ở nông thôn Việt. Tôi cho rằng,

việc nhận diện điều này và lí giải nó có thể giúp góp thêm được một ý kiến

vào cuộc thảo luận về quan hệ xã hội ở nông thôn nước ta và trong khu vực

hiện nay.

Từ những lí do trên, Quan hệ xã hội trong bối cảnh phi nông nghiệp

hóa: Nghiên cứu trường hợp làng Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội được tôi chọn

làm đề tài cho luận án tiến sĩ văn hóa học của mình3.

2 Ninh Hiệp vừa là làng vừa là xã nhưng trong đời sống hàng ngày, người dân thường gọi nó là làng. 3 Xin nói thêm, giữa nhiều định nghĩa về văn hóa, chúng tôi theo quan điểm đang trở nên phổ

biến hiện nay của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) rằng

văn hóa là một tập hợp “các đặc trưng tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một

nhóm xã hội, và bao gồm, ngoài văn học và nghệ thuật, cả lối sống, cách thức cùng chung sống,

hệ giá trị, phong tục và tín ngưỡng” [247], vì thế xem quan hệ xã hội là cái thuộc về văn hóa.

Page 11: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

4

2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Quan tâm đến bức tranh quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp hiện nay và việc

nó có thể đem lại nhận thức gì mới so với những nhận thức đã có về quan hệ

xã hội ở nông thôn Việt Nam và khu vực, mục đích nghiên cứu của đề tài là

chỉ ra được tính chất của mặt duy lí trong quan hệ xã hội của một ngôi làng

Việt trong bối cảnh đương đại với tư cách nét trội đã nói. Quan hệ xã hội ở

Ninh Hiệp - như vừa đề cập - có sự đan xen của cả tình và lí, tuy nhiên trong

khuôn khổ có hạn về mặt dung lượng của một luận án, đề tài chủ trương chỉ

tập trung tìm hiểu cái là nét trội này4. Người viết xác định đây là một đề tài

nghiên cứu cơ bản, hướng đến những thảo luận mang tính lí thuyết, song nó

cũng sẽ là một nguồn tư liệu có ý nghĩa tham khảo cho việc hoạch định chính

sách trong các lĩnh vực có liên quan.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp trong

bối cảnh phi nông nghiệp hóa.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp kể từ

thời điểm mà theo chủ trương của chính quyền xã, phần lớn đất nông nghiệp

trong làng bắt đầu bị chuyển đổi mục đích sử dụng (năm 2002). Trước kia

Ninh Hiệp là một làng hỗn hợp, trong đó người làm ruộng chiếm tỉ lệ tương

đối và bản thân người làm các ngành nghề khác như thủ công nghiệp, thương

mại, dịch vụ… cũng không ly nông hoàn toàn. Tuy nhiên, từ sau năm 2002,

với việc diện tích canh tác ngày càng thu hẹp do đất nông nghiệp trở thành

đất giãn dân và trở thành đất dành cho các hoạt động công nghiệp/ thương

mại - dịch vụ, thành phần lao động thuần nông giảm thiểu một cách rất rõ rệt,

chưa kể việc có rất nhiều hộ chỉ còn là hộ “thuần nông” trên giấy tờ tức thuần

nông một cách hình thức. Hiện, đại bộ phận dân làng đã trở thành những

người kinh doanh hoặc có liên quan đến các hoạt động kinh doanh. Người

viết sẽ tập trung vào lực lượng này. Và vì giới hạn vấn đề nghiên cứu ở mặt

duy lí của quan hệ xã hội, người viết sẽ quan tâm đến bức tranh quan hệ xã

hội ở đây trong sự gắn kết với vốn xã hội.

4 Nét trội đang đề cập dĩ nhiên được hiểu là “nét trội” ở một thời điểm cụ thể, nhất định trong lịch

sử của ngôi làng (tức cái được đưa lại bởi một bối cảnh đặc thù).

Page 12: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

5

3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Như mọi công trình văn hóa học, đề tài này tập trung vào mối quan hệ

giữa hiện tượng được nghiên cứu với bối cảnh. Quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp

trong bối cảnh chuyển đổi của làng - từ một xã hội mà con số lao động nông

nghiệp chiếm tỉ lệ đáng kể sang một xã hội phi nông nghiệp, hay diễn đạt

cách khác, từ một xã hội vốn được xem là “truyền thống” sang một xã hội

được xem là “hiện đại” - nói lên điều gì về phản ứng (hiểu theo nghĩa sự lựa

chọn) của người dân để thích nghi với nó cũng như theo đuổi những mục

đích đã đặt ra và do vậy sáng tạo nên văn hóa của mình, đó là điều mà đề tài

hướng tới.

Đề tài chú trọng đến cái nhìn “từ bên trong” nhằm tìm hiểu, khám phá

quan điểm của chủ thể văn hóa xung quanh những gì mà họ lựa chọn. Cách

tiếp cận này - đang trở nên rất có ảnh hưởng trong khoa học xã hội và nhân

văn trên thế giới hiện nay - bắt nguồn từ việc xem người dân là những chủ

thể có tính tự quyết đối với hành vi của mình, khác với cách tiếp cận thuần

túy “từ bên ngoài” vốn cho rằng chủ thể văn hóa không thực sự ý thức được

lí do khiến họ làm cái việc mà họ đã làm và vì thế không phải/ không được

là người có thẩm quyền trả lời về hành vi đó. Với sự xác định trên, nguyên

tắc của đề tài là quan tâm đến câu trả lời của bản thân người dân làng Ninh

Hiệp trong việc lí giải những gì liên quan đến việc họ khởi tạo, duy trì, gia

tăng, giảm thiểu hay kết thúc các mối quan hệ xã hội của mình. Tất nhiên,

đề tài cũng lưu ý đúng mức đến cái nhìn từ bên ngoài, vì như ta biết, có

những điều của bức tranh mà người ở hoàn toàn trong bức tranh không hẳn

dễ nhận ra.

Xin nói thêm, việc nghiên cứu với tư cách là một người trong cuộc

(sinh ra, lớn lên tại làng và đến nay vẫn duy trì mối quan hệ thường xuyên,

đồng thời đã có những trải nghiệm nhiều mặt gắn với nghề buôn bán đặc thù

trong các thập niên gần đây của nó) đem lại cho người viết khá nhiều thuận

lợi, nhưng cũng không phải không có khó khăn. Trước hết, về thuận lợi. Có

những vấn đề mà người ngoài cuộc khó hiểu được như người trong cuộc, vì

dẫu dành nhiều thời gian để thâm nhập thực địa đến đâu, người ngoài cuộc

Page 13: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

6

cũng không thể thực sự đồng hóa mình với đối tượng nghiên cứu. Không một

quan sát nào có thể tách khỏi người quan sát, mà người quan sát thì luôn bị

chi phối bởi thế giới quan/ nhân sinh quan mang đặc điểm cá nhân và bối

cảnh cụ thể của việc nghiên cứu với các biến số “gây nhiễu” nhất định -

những điều dễ dẫn đến khoảng cách giữa người nghiên cứu và đối tượng

nghiên cứu. Nếu người nghiên cứu là người trong cuộc, khoảng cách vừa đề

cập sẽ được khắc phục phần lớn. Tuy nhiên, mặc dù với người ngoài, dân

làng sẽ có sự thận trọng nhất định và không muốn hoặc không muốn nói hết

về những gì mình nghĩ và làm5, có những điều họ chỉ cảm thấy thoải mái khi

nói với người ngoài hơn là với người làng hay thậm chí là với người thân

quen, kể cả trong trường hợp người đó không còn sinh sống hẳn ở làng nữa.

Ngoài ra, vì là nhà nghiên cứu “người làng”, tức thiếu đi đôi mắt hoàn toàn

mới mẻ của các nhà nghiên cứu lần đầu tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, sẽ

có những hiện tượng mà người viết không cảm thấy đủ ngạc nhiên để dừng

lại đặt câu hỏi và quan sát, dù chúng xứng đáng. Tóm lại, thuận lợi và khó

khăn cùng đến. Dẫu vậy, nhìn chung thuận lợi vẫn là chính, đặc biệt là vì thái

độ sẵn sàng chia sẻ của người dân thì vẫn nhiều hơn thái độ ngược lại. Bên

cạnh đó, vị trí quan sát có phần “đa chiều” (là người làng nhưng không còn

thường trú tại làng) dù sao vẫn đem lại cho người viết một may mắn là có thể,

mượn một cách nói hình ảnh, cân bằng nhất định được giữa việc “ở đó” như

yêu cầu của Geetz với “nhìn từ xa” như yêu cầu của Levi-Strauss.

Với việc tìm hiểu các quan hệ xã hội ở làng Ninh Hiệp, đề tài áp dụng

phương pháp nghiên cứu quen thuộc của văn hóa học - bộ môn khoa học

nằm ở giao điểm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, hay nói cách

khác một chuyên ngành không chuyên ngành (non - disciplinary discipline).

Đó là phương pháp nghiên cứu liên ngành. Bên cạnh phương pháp quan sát

tham dự và phỏng vấn sâu là những phương pháp phổ biến trong dân tộc học

và được lựa chọn như các phương pháp nghiên cứu chính vì thích hợp để tìm

5 Trước đây, đã có những nhóm nghiên cứu về khảo sát tại Ninh Hiệp. Một số người làng cho tôi

biết họ khá phân vân khi nói với những đoàn này về con số thu nhập của mình.

Page 14: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

7

hiểu động cơ, ý nghĩa ẩn kín của các hành động của chủ thể văn hóa, người

viết cũng quan tâm đến việc áp dụng phương pháp thống kê của xã hội học

khi xem các thông số định lượng là những dữ kiện vừa có ý nghĩa gợi mở vừa

hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu, đồng thời lưu ý đến việc phân

tích - tổng hợp các tư liệu thành văn và cả phi thành văn có liên quan để nhận

thức rõ hơn về vấn đề.

Về việc quan sát và việc phỏng vấn sâu, nếu đối tượng quan sát của

đề tài là thực trạng của quan hệ xã hội của người Ninh Hiệp ở các điểm

nghiên cứu tại một số thôn trong đời sống thường nhật và đời sống phi

thường nhật (ví dụ như trong các sự kiện có tính nghi thức: cưới xin, mừng

thọ, giỗ chạp...) thì đối tượng phỏng vấn sâu của đề tài là những người làng

và cũng đang cư trú tại làng với các độ tuổi, giới, trình độ học vấn, mức

sống… khác nhau. Trước nhất, về việc quan sát. Hầu hết quan sát của tôi là

quan sát tham dự. Gặp gỡ họ hàng, bạn bè... hay đi các đám “quan hôn tang

tế” trong làng vốn là việc mà tôi vẫn làm lâu nay, nhưng từ khi bước vào

nghiên cứu này, những điều đó được tôi quan tâm và thực hiện thường xuyên

hơn (trước đây, vì không sống ở làng nên tôi vẫn để các em trai kế mình

gánh vác giúp một phần trách nhiệm con trưởng). Mặc dù “thâm nhập địa

bàn nghiên cứu” và “xây dựng quan hệ” là những giai đoạn quan trọng cho

một quá trình điền dã như Shaffir và Stebbins (1991) [237] đã chỉ ra, vì là

người làng, tôi có may mắn là không phải mất nhiều thời gian cho chúng như

những người nghiên cứu “ngoài cuộc”. Sau nữa, về việc phỏng vấn sâu.

Nhằm thu được những thông tin mà tôi cho là đáng tin cậy nhất có thể, tôi đã

lựa chọn và tiếp cận đối tượng phỏng vấn từ nhiều nguồn, cụ thể là mạng lưới

quan hệ của bản thân, sự giới thiệu của những người quen biết, sự giới thiệu

của chính những người đã từng được phỏng vấn, và sự giới thiệu của các cơ

quan chức năng; hứa hẹn giữ bí mật thông tin liên quan đến người được

phỏng vấn bằng cách ẩn các thông tin có thể khiến họ bị nhận diện khi công

bố kết quả nghiên cứu; lựa chọn phương pháp phỏng vấn mở để người được

phỏng vấn thoải mái bộc lộ suy nghĩ; và cuối cùng, phỏng vấn đối tượng

nhiều lần ở nhiều tình huống khác nhau và phỏng vấn chéo các đối tượng

Page 15: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

8

trong những trường hợp cần thiết. Bên cạnh việc đưa ra các câu hỏi về những

vấn đề hiện tại, việc đưa ra các câu hỏi mang tính hồi cố nhằm có được thông

tin về làng trong quá khứ - đặc biệt là quan hệ xã hội của làng - cũng là điều

tôi chú trọng: tôi đã đề nghị các thông tin viên lớn tuổi cho biết càng nhiều

càng tốt những trải nghiệm liên quan mà họ còn nhớ được. Phỏng vấn sâu

làm tốn khá nhiều thời gian của người được hỏi và theo đạo đức nghiên cứu

thì rất cần có thù lao thỏa đáng cho họ, song ở trường hợp của tôi (một người

làng), đưa phong bì là phản tác dụng nên tôi đã dừng lại sau vài lần “thử

nghiệm” và thay vào đó chỉ chuẩn bị quà cáp đơn giản là ít hoa quả theo mùa.

Số lượng người được tôi phỏng vấn có sự xê dịch tùy theo từng câu hỏi. Với

mỗi câu hỏi, tôi hỏi ít nhất 5 - 7 người và chỉ dừng lại chừng nào nhận thấy

rằng không có thêm ý kiến khác với những ý kiến đã có (thường thì thông tin

cũng khá nhanh chóng bão hòa). Trong quá trình phỏng vấn, tôi không quay

phim hay ghi âm vì không muốn thông tín viên của mình mất đi sự tự nhiên,

điều hay xảy ra khi có sự hiện diện của các “thiết bị kĩ thuật”. Tôi cũng hết

sức hạn chế ghi chép, mặc dù thông tín viên không phản đối. Điều này có hai

lí do. Thứ nhất, tôi không muốn làm gián đoạn mạch câu chuyện - biết đâu

đấy, những điều hay ho nhất có thể trôi tuột đi trong khoảng gián đoạn này.

Thứ hai, tôi không muốn ngừng sự giao tiếp bằng mắt giữa người phỏng vấn

và các thông tín viên - lắng nghe cảm giác của mình rằng thông tín viên có

hứng thú tiếp tục câu chuyện hay không và thậm chí có nói “thực lòng” hay

không là điều tôi đặc biệt quan tâm. Vì quan hệ xã hội là vấn đề khá nhạy

cảm nên tôi đã tập cho mình sự kiên nhẫn khi phỏng vấn và không ít lần đã

thay thế các câu hỏi trực tiếp bằng các câu hỏi gián tiếp để người được

phỏng vấn không cảm thấy e ngại. Tất cả mọi sự ghi chép được tôi thực hiện

khi trở về nhà cha mẹ tôi (cạnh UBND xã) ngay sau đó. Điều này khiến tôi có

thể lưu lại gần như trọn vẹn những gì đã thu nhận khi chúng vẫn còn khá rõ

ràng trong trí nhớ. Xin nói thêm, sở dĩ tôi không tiến hành các thảo luận

nhóm tập trung bên cạnh việc quan sát và phỏng vấn sâu, dù nó cũng là một

phương pháp nghiên cứu định tính quen thuộc, là có lí do. Thoạt đầu, tôi cũng

dự định tổ chức những cuộc thảo luận như vậy, nhưng vì các thông tín viên

Page 16: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

9

của tôi nói rằng quan hệ xã hội là chủ đề mà người làng không thực sự muốn

trao đổi trước một nhóm đông người nên cuối cùng tôi đã đổi ý.

Cả trong phỏng vấn sâu và quan sát, sau khi có từng kết quả, tôi đều

bắt đầu luôn việc phân tích dữ liệu. Nói cách khác, tôi làm điều đó ngay trong

không khí trên thực địa (làng), khi những cảm nhận của mình về thông tin và

về bối cảnh có được thông tin vẫn còn sinh động. Việc làm này cho phép

người nghiên cứu kịp thời rút kinh nghiệm trong việc thu thập dữ liệu hoặc

thậm chí điều chỉnh chiến lược nghiên cứu cho phù hợp với tình hình thực tế

như Miles và Huberman (1994) [214] đã khẳng định, và vì thế tôi coi nó là

một cơ chế để kiểm soát chất lượng của nghiên cứu.

Về việc thống kê, tức về việc nghiên cứu định lượng, đề tài tiến hành

một số thống kê liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà kết quả thể hiện trong

bản luận án như tỉ lệ các loại quan hệ xã hội trong danh sách khách dự đám

cưới của một số gia đình hay số lượng sự kiện mang tính nghi lễ đã dự trong

năm/ mức độ tham gia vào các hội nhóm phi quan phương của cá nhân. Nhìn

chung, tôi không vấp phải khó khăn gì đáng kể với việc đề nghị đối tượng

tham gia vào khảo sát định lượng của mình, trước hết bởi - như chính người

được hỏi nói - tôi là “người làng người nước”. Bản thân tôi vốn có một mạng

lưới quan hệ tương đối nên tiện đặt vấn đề đã đành, ngay cả với những đối

tượng chưa quen biết thì tôi cũng có thể đến gặp và đề nghị họ cung cấp

thông tin một cách khá “thuận buồm xuôi gió” mà không cần người giới

thiệu, chỉ cần xưng là dân ở thôn nào, ngõ nào là đủ. Những vất vả như kiểu

của Whyte khi ông nghiên cứu một góc phố đô thị - rằng việc được chấp nhận

trong xã hội căn cứ vào các quan hệ do cá nhân tự xây dựng và “tất cả những

sự giải thích về bản thân với người lạ đều vô nghĩa trong xã hội này” [250, tr.

300] - là điều tôi không phải đối mặt. Sau nữa, sự thuận lợi của tôi một phần

còn vì người Ninh Hiệp đã khá quen với khảo sát định lượng, do mươi năm

trở về trước làng hay được những người làm xã hội học về nghiên cứu (nhiều

người đứng tuổi đã từng là người trả lời các phỏng vấn xã hội học trước đây

và nhiều người trẻ hiện đang là chủ một gia đình thì vẫn nhớ về chuyện đó).

Page 17: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

10

Để việc khảo sát được thuận lợi, tôi lựa chọn đến các nhà mà mình đã lên

danh sách vào thời điểm chiều muộn, khoảng trước bữa cơm, vì đó là lúc dễ

gặp được chủ nhà nhất và không gây ảnh hưởng đến lịch trình làm việc đặc

thù liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ (buổi tối là lúc người buôn

bán Ninh Hiệp kiểm hàng, giao hàng, thu tiền hàng... - những việc bắt đầu

ngoài 19 giờ và sẽ kết thúc vào khoảng 22 giờ). Tuy nhiên, mặc dù coi trọng

các thông số định lượng, xin nhấn mạnh lại rằng với những vấn đề liên quan

đến nhận thức, quan niệm, thái độ, tình cảm... của chủ thể văn hóa về quan hệ

xã hội của họ, người viết vẫn ưu tiên sử dụng các phương pháp nghiên cứu

định tính mà cụ thể ở đây là quan sát tham dự và phỏng vấn sâu vì chúng có

hiệu quả hơn, nhất là trong một vấn đề có phần nhạy cảm như vấn đề đang

triển khai. Các thống kê được thực hiện, do đó, chủ yếu là nhằm tạo tiền đề

và/ hoặc bổ sung cho điều tra định tính. Việc lựa chọn sử dụng kĩ thuật định

tính hay định lượng, như ta vẫn biết, phụ thuộc vào sự tương thích của chúng

đối với vấn đề nghiên cứu và việc phối hợp chúng như thế nào cũng vậy.

Về việc phân tích - tổng hợp các tư liệu có liên quan, đối tượng của

đề tài là các tư liệu về quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp nói riêng và các tư liệu có

thể không về quan hệ xã hội nhưng gắn kết nhất định với vấn đề nghiên cứu.

Trong đó, tư liệu thành văn bao gồm: i) các công trình nghiên cứu đã được

công bố của người nghiên cứu chuyên hoặc không chuyên, ii) các văn bản

của Đảng bộ/ Đảng ủy và UBND xã, và iii) các tư liệu của người làng chưa/

không xuất bản. Các công trình nghiên cứu chuyên nghiệp về Ninh Hiệp khá

phong phú, lí do là bởi mấy thập niên gần đây, nó được các nhà khoa học về

nông thôn/làng ở Việt Nam dành cho nhiều sự quan tâm. Các công trình

nghiên cứu không chuyên về Ninh Hiệp đã công bố cũng không ít6. Với các

văn bản của Đảng bộ/Đảng ủy và UBND xã, tôi gặp thuận lợi lớn trong việc

6 Thậm chí cách đây khoảng chục năm, báo chí Hà Nội vẫn thường nhắc đến một người làng hay

viết về Ninh Hiệp với danh xưng “người viết sử làng”. Tuy nhiên, ít người biết rằng đây là người

viết sử làng đặc biệt, vì ông đã nhận được cả tiếng vang lẫn tai họa từ những trang viết của mình

(có quyển sách của ông đã bị UBND xã thu hồi do xuất hiện đơn kiện của một dòng họ trong

làng rằng nó có những điểm chưa chính xác). Câu chuyện này khiến tôi luôn tự nhắc bản thân

phải hết sức thận trọng khi sử dụng các nguồn tư liệu thứ cấp bằng cách hỏi thật nhiều người làng

trong khả năng có thể của mình về những thông tin liên quan để đối chứng.

Page 18: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

11

tiếp cận do một cán bộ xã là bạn học cũ của tôi - anh đã giúp tôi sớm có được

những gì mà tôi muốn. Những văn bản này rất cần thiết vì chúng không chỉ

đem lại con số mà còn cho tôi biết quan điểm của các tổ chức, cơ quan công

quyền đối với vấn đề phi nông nghiệp hóa tại làng ở từng giai đoạn cụ thể.

Với các tư liệu của người làng chưa hoặc không xuất bản, việc tiếp cận khó

hơn. Vì quen biết “dây mơ rễ má” với người thân của các tác giả, tôi mượn

được một vài bản thảo viết tay hoặc đánh máy đề cập đến những khía cạnh ít

nhiều liên quan tới lịch sử của làng để tham khảo. Tôi nhận thấy rằng thái độ

trân trọng các bản thảo được mượn là điều khiến người mượn khá nhanh

chóng giành được thiện cảm của người cho mượn và sau đó sẽ dễ được tạo

điều kiện để tiếp cận nhiều tư liệu hơn nữa. Ví dụ, có bản thảo, trước khi

đem trả, tôi xin phép được đóng quyển để tránh khả năng sau này các trang

ruột của nó bị thất lạc, không ngờ việc nhỏ như vậy cũng đủ để tôi nhận

được sự hài lòng lớn từ phía người cho mượn - người này đã cung cấp thêm

một vài tài liệu “độc” khác mà trước đó tôi không hề biết đến. Ngoài ra, tôi

cũng tham khảo các thông tin về làng trên internet - một nguồn có tính cập

nhật và đa dạng - để biết thêm rằng người Ninh Hiệp nghĩ về mình như thế

nào và người nơi khác nghĩ về họ ra sao trong những vấn đề mà tôi quan

tâm. Còn về việc phân tích - tổng hợp các tư liệu phi thành văn có liên quan,

đối tượng của đề tài là những câu chuyện, lời ca gắn với quá trình hình

thành, phát triển của làng mà một số người trong làng vẫn nhớ, cái lắng đọng

hình ảnh cuộc sống của cư dân nơi này qua các thế hệ. Tôi có được chúng chủ

yếu từ các lão niên trong làng. Họ biết tương đối nhiều và rất vui khi một

người còn khá trẻ mong muốn tìm hiểu về di sản đó. Cũng phải nói thêm rằng

những sáng tác này không chỉ được lưu một cách tĩnh tại trong trí nhớ người

già mà vẫn tiếp tục tồn tại sống động trong cuộc sống của họ theo một cách

thức nhất định. Không ít lần tôi đã chứng kiến các ông, các bà vui vẻ đọc, hát

và bàn luận về các sáng tác thơ ca truyền miệng lâu đời của làng khi họ sinh

hoạt với nhau trong Câu lạc bộ văn nghệ người cao tuổi Ninh Hiệp do chính

bà thân sinh tôi là chủ tịch - hiện tượng cho thấy vẫn có một đời sống thực

của văn hóa dân gian ở đây.

Page 19: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

12

4. Đóng góp của luận án

Đây là một nghiên cứu về quan hệ xã hội ở một làng người Việt trong

bối cảnh phi nông nghiệp hóa đặc thù - phi nông nghiệp hóa dạng thương mại

hóa - dưới góc độ văn hóa học.

Về mặt lí luận, qua việc giải quyết vấn đề nghiên cứu, luận án thảo

luận với và bổ sung cho quan điểm “người nông dân duy lí”, được biết đến

nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu quan hệ xã hội ở nông thôn châu Á nói

chung và Việt Nam nói riêng, do Popkin khởi xướng. Đồng thời, luận án còn

thảo luận với và bổ sung cho quan điểm “mạng xã hội” về vốn xã hội và phát

triển kinh tế, được biết đến nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu vốn xã hội, của

Burt, Portes, Massey, Woolcock và một số người khác.

Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần làm toàn diện hơn nữa nhận thức về

bức tranh toàn cảnh của quan hệ xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay khi phi

nông nghiệp hóa đang là một xu hướng ngày càng phát triển và vì thế, cung

cấp thêm một cơ sở cho những nhà hoạch định chính sách và những người

thực hiện các dự án phát triển trong các lĩnh vực/ vấn đề có liên quan.

5. Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục

các công trình của tác giả liên quan đến đề tài và phụ lục, luận án có 05 chương:

Chương 1. Tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết;

Chương 2. Làng Ninh Hiệp;

Chương 3. Mạng lưới quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp;

Chương 4. Vốn xã hội ở Ninh Hiệp - sự vận dụng mạng lưới quan hệ

xã hội trong hoạt động mưu sinh của người dân;

Chương 5. Tính chiến lược trong quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp - sự ứng

xử với vốn xã hội.

Page 20: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

13

Chương 1

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1. Tình hình nghiên cứu quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp

Ninh Hiệp là một trong những ngôi làng Bắc Bộ được giới nghiên cứu

về nông thôn ở Việt Nam khá quan tâm. Đến nay, một số công trình khảo sát

về nó đã được thực hiện như: Ninh Hiệp truyền thống và phát triển của Tô

Duy Hợp (chủ biên) (1997) [45]; “Thương mại - dịch vụ trong phát triển

kinh tế - xã hội ở Ninh Hiệp” của Lê Thanh Bình (2002) [8]; “Tiểu thủ công

nghiệp ở Ninh Hiệp (lịch sử và hiện tại)” của Dương Duy Bằng (2002) [5];

“Những biến đổi của quan hệ dòng họ ở Ninh Hiệp” của Vũ Văn Quân

(2002) [85]; Chợ nông thôn châu thổ sông Hồng trong quá trình chuyển đổi

kinh tế - xã hội thời kì đổi mới (trường hợp chợ Ninh Hiệp, chợ Hữu Bằng,

chợ Thổ Tang) của Lê Thị Mai (2004) [64]7; Sinh hoạt văn hóa cổ truyền ở

các làng - xã Đa Tốn, Ninh Hiệp, Bát Tràng huyện Gia Lâm ngoại thành Hà

Nội trong thời kỳ đổi mới của Phan Thanh Tá (2010) [95]… Những nghiên

cứu mang tính tổng quát (Tô Duy Hợp) cũng như những nghiên cứu đi sâu

tìm hiểu từng lĩnh vực như kinh tế (Lê Thị Mai, Lê Thanh Bình), văn hóa

(Phan Thanh Tá), và xã hội (Vũ Văn Quân, Nguyễn Đức Truyến…) đã đưa

đến một số kiến giải quan trọng về đối tượng này. Ninh Hiệp cũng được giới

nghiên cứu quốc tế ít nhiều chú ý. Chẳng hạn trong công trình của Lương

Văn Hy và Unger, “Wealth, Power, and Poverty in the Transition to Market

Economies: The Process of Socio-economies Differentiation in Rural China

and Northern Vietnam” [Thịnh vượng, quyền lực và sự nghèo đói trong việc

chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường: Quá trình của sự phân hóa kinh tế -

xã hội ở nông thôn Trung Quốc và Bắc Việt Nam] (1998) [207], nó được lấy

làm ví dụ cho dạng làng có truyền thống về nghề thủ công và chuyên nghiệp

hóa thương mại (truyền thống này được xem là một trong các yếu tố có ý

7 Công trình đã được xuất bản bởi Nxb. Thế giới (Hà Nội) vào năm 2004 với tên gọi Chợ quê

trong quá trình chuyển đổi.

Page 21: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

14

nghĩa nền tảng đối với “mức độ của sự định hướng thị trường của một ngôi

làng”). Hay mới đây, trong “Tư nhân hóa và sự năng động của thị trường

mang tính chất giới ở Ninh Hiệp, Gia Lâm” (2014) [41], Horat đã mô tả việc

phân công lại lao động cùng những thỏa thuận đối với vai trò và mối quan hệ

giới trong gia đình ở làng hiện nay.

Về việc nghiên cứu các quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp (hoặc lấy Ninh

Hiệp làm một mẫu nghiên cứu trường hợp), có hai công trình tập trung hơn cả

là “Những biến đổi của quan hệ dòng họ ở Ninh Hiệp” của Vũ Văn Quân

(trong Làng ở vùng châu thổ sông Hồng, vấn đề còn bỏ ngỏ do Papin và

Tessier chủ biên) (2002) [85] và Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở

nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kì đổi mới của Nguyễn Đức

Truyến (2003) [116].

Trong công trình thứ nhất, tác giả đã lần lượt đề cập tới i) sự gắn kết

của quan hệ dòng họ trước Cách mạng (1945); ii) sự phai nhạt của quan hệ

dòng họ trong giai đoạn từ sau Cách mạng cho đến trước thời điểm bắt đầu

Đổi mới (1986) do những chi phối của bối cảnh chính trị; và iii) sự phục hồi

của quan hệ dòng họ trong giai đoạn Đổi mới dưới tác động của sự phát triển

kinh tế và đặc biệt là các chủ trương liên quan của Nhà nước. Như vậy,

nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của quan hệ dòng họ ở Ninh Hiệp, theo tác

giả, là do tác nhân lịch sử - xã hội, nhất là những chính sách quan phương.

Quan điểm này có những cơ sở của nó, tuy nhiên tác giả mới chỉ đề cập đến

các nguyên nhân khách quan chứ chưa chú ý đến các nguyên nhân chủ quan

của sự biến đổi quan hệ dòng họ ở đây, trong khi do bản chất của các hoạt

động mưu sinh phi nông nghiệp mà nó có rất nhiều khả năng mang nặng tính

chiến lược.

Trong công trình thứ hai, lấy làng Ninh Hiệp làm mẫu chính để khảo

sát về các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kì

Đổi mới, tác giả khẳng định, các quan hệ xã hội truyền thống phục hồi trên

nền tảng tái lập kinh tế hộ gia đình. Luận điểm cơ bản của tác giả là sự phục

hồi kinh tế hộ gia đình một mặt phát triển ý thức về lợi ích kinh tế cá nhân,

Page 22: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

15

mặt khác cũng đòi hỏi củng cố quan hệ cộng đồng truyền thống - được coi là

giá đỡ chủ yếu cho sự phát triển của bản thân mô hình kinh tế, cũng như cho

từng thành viên. Mặc dù vậy, mô hình được nói đến trong nghiên cứu mới

chỉ là mô hình kinh tế hộ nông dân, cái mà quan hệ cộng đồng vẫn có thể là

“giá đỡ”, chứ chưa bao gồm những mô hình khác.

Có thể nói, phần nào giống như chính ngôi làng, quan hệ xã hội ở

Ninh Hiệp cũng đã nằm trong mối quan tâm của các nghiên cứu. Tuy nhiên,

những công trình đề cập đến nó so với những công trình đề cập đến các khía

cạnh khác của làng lại chưa phong phú, và về cơ bản tập trung vào thời điểm

cách đây trên một thập kỉ, khi Ninh Hiệp còn là một ngôi làng hỗn hợp điển

hình thay vì phi nông nghiệp hóa như hiện tại.

Nhìn rộng hơn, tình hình nghiên cứu quan hệ xã hội ở nông thôn Việt

Nam và khu vực ra sao?

1.1.2. Tình hình nghiên cứu quan hệ xã hội ở nông thôn Việt Nam

Đề tài quan hệ xã hội thường được gặp trong những nghiên cứu về

nông thôn và nông dân ở Việt Nam. Có thể thấy hai mảng chính được quan

tâm là i) đặc điểm quan hệ xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng

Tám (1945), và ii) đặc điểm quan hệ xã hội nông thôn Việt Nam từ sau thời

điểm bắt đầu Đổi mới (1986) đến nay. Một trong những lí do khiến quan hệ xã

hội nông thôn giai đoạn từ sau năm 1945 đến trước năm 1986 không trở thành

đối tượng được chú ý là sự chi phối của bối cảnh chính trị ở miền Bắc (quan hệ

này bị xóa nhòa nhiều phần dưới thể chế “hợp tác xã”).

Thứ nhất, mảng đề tài về đặc điểm quan hệ xã hội nông thôn trước

Cách mạng tháng Tám (1945).

Về tổng thể, có ba cách nhìn nhận khác nhau với đối tượng đang đề

cập: duy tình, duy lí và trung hòa.

Nằm trong số những người nghiên cứu sớm nhất về làng Việt, với

Người nông dân châu thổ Bắc Kì (1936), Gourou nhận định: “Làng là một

cộng đồng tự trị, tự giải quyết những mâu thuẫn giữa các thành viên, tự thu

lấy thuế cho nhà nước” [31, tr. 247] và “mặc dầu có sự tố giác và thủ đoạn

Page 23: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

16

giữa các phe đảng, tình đoàn kết làng xã không phải là lời nói suông” [31, tr.

254]. Đồng tình với Gourou, Nguyễn Văn Huyên trong Văn minh Việt Nam

(1944) đánh giá rằng các thành viên trong làng có sự đoàn kết, và điều này

đặc biệt xảy ra khi quyền lợi cộng đồng bị xâm phạm: “... làng xã Việt Nam,

ngoài tổ chức hành chính chính thức, còn vô số nhóm có những mối quan hệ

rõ rệt. Do tinh thần tương trợ của họ, những nhóm đó đóng vai trò tốt lành ở

cái xứ sở ít tiền bạc này... Dù sao đi nữa, đúng là có một cộng đồng làng xã

thật sự” [48, tr. 148 - 149]. Scott, với The Moral Economy of the Peasant:

Rebellion and Subsistence in Southeast Asia [Kinh tế đạo đức của nông dân:

Sự phản kháng và sinh tồn ở Đông Nam Á] (1976) [236] - công trình khởi

nguồn cho những tranh luận kéo dài của các nhà nghiên cứu trên thế giới về

tính chất tình - lí ở nông thôn châu Á nhiều thập niên qua8 - nhấn mạnh rằng

làng của người Việt thời thuộc địa là một thiết chế giảm thiểu rủi ro trong

tình trạng khí hậu thất thường mà kĩ thuật sản xuất thì hạn chế, và sự đùm

bọc giữa các thành viên của làng luôn tồn tại với trách nhiệm lớn của những

người thuộc tầng lớp trên. Trong “Công cuộc trị thủy - thủy lợi yêu cầu quan

hệ tập thể làng xã” (1977) [78], Vũ Huy Phúc và Lê Đình Sỹ nhận định việc

phải đoàn kết để đấu tranh không ngừng với những thử thách của thiên nhiên

đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành tinh thần cộng

đồng ở nông thôn. Nguyễn Đổng Chi, với “Sự tồn tại của quan hệ thân tộc

trong làng xã Việt Nam” (1978) [11] và “Vài nét về biện pháp cứu tế tương

trợ trong làng xã Việt Nam trước Cách mạng” (1978) [12], nói đến “sự cố

kết lâu bền” trong quan hệ thân tộc nói riêng và “tinh thần tập thể rất cao”

trong quan hệ làng xã nói chung ở người nông dân. Trần Đình Hượu với

““Làng - Họ”, những vấn đề của quá khứ và hiện tại” (1989) xem làng là

“một thế giới riêng” và mọi người dân “có thể dựa vào thiết chế của làng,

tinh thần cộng đồng, tình nghĩa bà con xóm làng mà sống, không cần ra khỏi

làng...” [51, tr. 20]. Diệp Đình Hoa trong Tìm hiểu làng Việt (1990) khẳng

8 Và còn không chỉ châu Á. Ví dụ, xem bài viết gần đây bàn về công trình này của Edelman,

“Bringing the Moral Economy back in… to the Study of 21st-Century Transnational Peasant

Movements” [Đưa nền kinh tế đạo đức trở lại... với việc nghiên cứu xuyên quốc gia về phong

trào nông dân của thế kỉ 21] (2005) [165].

Page 24: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

17

định: “Tinh thần đoàn kết và cố kết đã gắn những người nông dân lại với

nhau, gắn họ với làng xã và được họ coi là nhu cầu, là lẽ sống, là tình cảm

sâu sắc, là một nghĩa vụ thiêng liêng” [36, tr. 544]. Còn Đỗ Thái Đồng trong

“Làng hiện thực và biểu trưng” (1995) nhìn nhận, làng “có chức năng tổ

chức, duy trì và tái tạo các quan hệ cộng đồng” và “là một hệ thống được

biểu trưng về một sự an toàn xã hội vững chắc nhất” [28, tr. 91].

Trong khi các nhà nghiên cứu nói trên nhấn mạnh đến sự lấn át của

tính cộng đồng đối với tính cá nhân ở làng Việt thì ngược lại, Popkin qua

công trình tranh luận với Scott, The Rational Peasant: The Political Economy

of Rural Society in Vietnam [Người nông dân duy lí: Nền kinh tế chính trị của

xã hội nông thôn ở Việt Nam] (1979) [224], đã dành sự quan tâm cho mâu

thuẫn giữa lợi ích cá nhân và nhóm. Cùng với tác phẩm của Scott, công trình

của Popkin cũng chính là công trình đã đưa vấn đề tình - lí ở nông thôn Việt

Nam vào tâm điểm chú ý của giới nghiên cứu quốc tế về nông thôn châu Á.

Popkin nhận định rằng người nông dân Việt thời thuộc địa luôn hành động

dưới sự chi phối của việc ra quyết định cá nhân và những tương tác chiến

lược, nhưng trước hết, anh ta quan tâm đến phúc lợi và sự an toàn của bản

thân cũng như gia đình. Nói cách khác, với Popkin, hành động của người

nông dân mang nặng sự cân nhắc nhằm mục đích thu lợi tối đa hơn là bị chi

phối bởi những vấn đề đạo đức: khi xem xét đến khả năng nhận được kết quả

tốt đẹp hơn trên cơ sở hành động cá nhân, anh ta sẽ đi theo hướng tư lợi. Tác

giả vì thế cho rằng nên coi làng là một nghiệp đoàn hơn là một cộng đồng.

Một người khác, Trần Từ, trong Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở

Bắc Bộ (1984), cũng lưu ý đến những mâu thuẫn thường trực, không thể hòa

giải trong cộng đồng làng xã. Theo ông, mỗi làng của người Việt chính là một

“biển” tiểu nông tư hữu, trong đó từng hộ nông dân tự do, dù thuộc giai cấp

hay thành phần xã hội nào, vẫn là một tế bào kinh tế độc lập với “lí tưởng”

vươn lên riêng rẽ của nó [126, tr. 29]. Đồng thời, ông đánh giá rằng tuy “họ”

của người Việt là một hình thức của gia đình mở rộng và chủ yếu có chức

năng tạo ra niềm cộng cảm dựa trên huyết thống, vai trò của nó sau này chỉ

Page 25: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

18

còn nằm ở lĩnh vực tâm tưởng hơn là đời sống hiện thực. Đấy là chưa kể, “dù

tổ chức họ có thỉnh thoảng cung cấp một chỗ dựa tinh thần cho từng gia đình

nhỏ đang phải đương đầu với mâu thuẫn làng mạc thì bản thân nó đã là một

cái túi chứa mâu thuẫn rồi” [126, tr. 44].

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu lại khẳng định sự tồn tại đan xen

của cả hai yếu tố vừa đề cập ở làng xã Việt (mặc dù có thể có điểm nhấn).

Brocheux, trong “Moral Economy or Political Economy? The Peasants are

Always Rational” [Kinh tế đạo đức hay kinh tế chính trị? Nông dân luôn

sáng suốt] (1983), cho rằng tùy theo từng thời điểm và tình huống cụ thể,

người nông dân Việt Nam sẽ lựa chọn gắn mình vào nền kinh tế đạo đức (duy

tình) hay nền kinh tế chính trị (duy lí), vì thế cuộc chiến quan điểm diễn ra

giữa Scott và Popkin “là không tương ứng với cuộc sống thực tế” [154, tr.

801]. Lương Văn Hy, trong “Agrarian Unrest from an Anthropological

Perspective: The Case of Vietnam” [Tình trạng bất ổn nông nghiệp từ một góc

nhìn nhân học: Trường hợp của Việt Nam] (1985), khẳng định làng Việt thời

kì tiền thuộc địa và thuộc địa bao gồm cả sự “đoàn kết tận cùng” và cả “sự

đua tranh dữ dội” mà nếu không có “những phân tích sâu về sự đan xen và

đối lập trong nguyên lí cấu trúc và thông số sinh thái học” của nó thì sẽ không

thể hiểu hết các vấn đề liên quan [206, tr. 153]. Trần Quốc Vượng, với Văn

hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm (2000) nhận định, ngoài một “chủ nghĩa

cộng đồng”, hệ ý thức Việt Nam cổ truyền còn có cả “chủ nghĩa cá nhân tiểu

nông” [135, tr. 83]. Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2001), Trần

Ngọc Thêm đánh giá, “cộng đồng” và “tự trị” là hai đặc trưng căn rễ dẫn đến

“tính nước đôi” của người nông dân Việt: vừa có tinh thần đoàn kết tương trợ

lại vừa có óc tư hữu, ích kỉ và thói cào bằng; vừa có tính tập thể hòa đồng lại

vừa có tính bè phái, địa phương; vừa có nếp sống dân chủ bình đẳng lại vừa

có tính gia trưởng tôn ty; vừa có sự cần cù, tự lập lại vừa có thói dựa dẫm, ỷ

lại... [102, tr. 197 - 198]. Xác định làng xã Việt mang những đặc trưng kép là

“tự trị và phụ thuộc”, “tự cung tự cấp và thị trường”, “đồng thuận và xung

đột”, “biệt lập và giao lưu”, Tô Duy Hợp, trong Định hướng phát triển làng -

xã đồng bằng sông Hồng ngày nay (2003) [47] rồi sau đó là Lương Hồng

Page 26: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

19

Quang, trong “Các tổ chức phi quan phương trong làng - xã vùng châu thổ

Bắc Bộ (trường hợp hội đồng niên)” (2010) [80], cho rằng sự đồng thuận

trong các quan hệ xã hội là hằng số chính, còn xung đột là hằng số phụ, và ở

những làng hỗn hợp hoặc có hơi hướng phi nông như làng nghề, làng buôn

hay làng ven đô thì những căn tính thuộc hằng số phụ bộc lộ mạnh hơn. Và

Bùi Xuân Đính, với “Từ một kiểu chia làng, suy nghĩ về tính thống nhất và

đồng thuận của làng Việt thời phong kiến” (2007), quả quyết làng Việt vốn

mang tính cộng đồng cao song lại là một cái gì đó rất dễ phân tán “về

phương diện quyền lực” [26, tr. 8].

Tóm lại, khi tìm hiểu quan hệ xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách

mạng, các nhà nghiên cứu đã đi đến những nhận định khác nhau: một số xem

nó là duy tình, số khác xem nó là duy lí và số còn lại xem nó có cả tình lẫn lí

(với nét trội hoặc không). Nhìn chung, các tác giả này chủ yếu tiếp cận đối

tượng dưới góc độ chức năng và hướng về nhóm hơn là về cá nhân.

Thứ hai, mảng đề tài về đặc điểm quan hệ xã hội nông thôn sau thời

điểm bắt đầu Đổi mới (1986) đến nay.

Sau thời điểm bắt đầu Đổi mới, tức sau giai đoạn tồn tại của mô hình

kinh tế “hợp tác xã”, người ta đã chứng kiến sự gia tăng rất mạnh mẽ của các

yếu tố có tính truyền thống trong bối cảnh mới ở nông thôn. Có một sự lấy lại

đáng kể những khuôn mẫu của quá khứ, theo đó các giá trị cũ được tái khẳng

định sau một thời gian tương đối dài mất đi hoặc chìm lắng. Nói cách khác,

làng xã Việt, đặc biệt là các quan hệ xã hội của nó, được phục hồi/ tái cấu

trúc. Điều này đã thu hút sự quan tâm của không ít nhà nghiên cứu.

Ở đây, cũng có ba cách nhìn nhận khác nhau: một nghiêng về duy tình,

một ngược lại, và một trung hòa.

Trong cách nhìn thứ nhất, các tác giả chủ yếu nhấn mạnh đến yếu tố

duy tình trong việc phục hồi những cấu trúc văn hóa - xã hội truyền thống

của nông thôn. Với Đối diện tương lai hồi sinh quá khứ: Nghiên cứu biến đổi

xã hội ở một làng Bắc Việt Nam (2007) [55], Kleinen nói tới sự trở về quá

khứ hay hồi sinh quá khứ ở nông thôn sau thời điểm bắt đầu Đổi mới, một

Page 27: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

20

quá khứ trước thời điểm cải cách ruộng đất với vai trò quan trọng của giới

tinh hoa vốn là những “người cũ”, mang trong mình những “giá trị cũ”. Tác

giả đánh giá, sở dĩ có sự phục hồi đang đề cập là do những hình thức quan hệ

xã hội truyền thống cũng như những thực hành văn hóa được trao truyền qua

nhiều thế hệ đã đáp ứng được nhu cầu tinh thần vốn có của người dân. Tìm

hiểu các tổ chức phi quan phương của làng xã qua trường hợp hội đồng niên,

Lương Hồng Quang, với “Các tổ chức phi quan phương trong làng - xã vùng

châu thổ Bắc Bộ (trường hợp hội đồng niên)” (2010) [80], cho rằng sự phục

hồi của những tổ chức này có cơ sở từ việc lấy lại các khuôn mẫu vốn có và

đưa thêm vào những yêu cầu mới của cuộc sống. Theo tác giả, khái niệm

“hiện đại” cần được hiểu là một sự tái tạo truyền thống có chọn lọc, và trong

sự phục hồi hội đồng niên có thể nhận thấy tính cộng đồng vẫn mạnh hơn

tính cá nhân dẫu bối cảnh xã hội đã thay đổi. Còn Mai Văn Hai và Ngô Thị

Thanh Quý, với bài viết có tên “Vai trò của mạng lưới họ hàng lấy cá nhân

làm trung tâm trong hoạt động kinh tế ở nông thôn hiện nay” (2012) [35] thì

nhận định, mạng lưới họ hàng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với

các hoạt động kinh tế nông thôn trong bối cảnh kinh tế thị trường, và mối

liên kết kinh tế giữa các thành viên trong mạng lưới họ hàng lấy cá nhân làm

trung tâm là biểu hiện cụ thể của tâm lí cộng đồng vốn đã tồn tại từ rất lâu

đời ở nông thôn Việt Nam trong lịch sử (mặc dù không còn bó hẹp trong

phạm vi làng xã).

Ở cách nhìn thứ hai, là cách nhìn có phần trội hơn, các tác giả lại nhấn

mạnh đến sự duy lí trong quan hệ xã hội ở nông thôn khi đề cập đến vai trò

của các quan hệ này trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tức đặt chúng vào

mối liên hệ với nhu cầu về sinh kế của những người dân. Trong Quan hệ

dòng họ ở châu thổ sông Hồng: Qua hai làng Đào Xá và Tứ Kỳ (2000) [33],

Mai Văn Hai và Phan Đại Doãn khẳng định, hiện tượng phục hưng dòng họ

hiện nay có nguyên nhân từ sự tái lập kinh tế hộ gia đình và theo các tác giả,

việc liên kết/ hợp tác trong dòng họ diễn ra ở hầu hết các phương diện quan

trọng nhất của nghề: việc sử dụng nguồn đất đai canh tác, việc sở hữu tư liệu

Page 28: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

21

sản xuất, và việc thực hiện những công đoạn sản xuất cụ thể. Ở Kinh tế hộ gia

đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kì

đổi mới (2003) [116], Nguyễn Đức Truyến cũng cùng quan điểm khi cho rằng

sự tái lập kinh tế hộ gia đình đòi hỏi củng cố các quan hệ cộng đồng truyền

thống - vốn được xem là giá đỡ chủ yếu cho sự phát triển của bản thân mô

hình kinh tế, cũng như cho từng thành viên. Với “Sử dụng vốn xã hội trong

chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa”

(2007) [100], Nguyễn Duy Thắng đánh giá, sự biến đổi một cách nhanh

chóng của vùng nông thôn ven Hà Nội để hòa nhập với đô thị đã kéo theo

việc mạng lưới xã hội của người nông dân ngày càng được mở rộng, cái khiến

cho họ có cơ hội tích lũy được nhiều vốn xã hội hơn trong chiến lược sinh kế

riêng. Trong ““Giúp đỡ” và tương trợ trong cộng đồng làng quê ở miền Bắc

Việt Nam: Quan hệ giữa tình đoàn kết và sự phụ thuộc” (2010), Tessier

khẳng định sẽ là ảo tưởng nếu chỉ thấy ở “hệ thống giúp đỡ” được miêu tả

trong công trình của ông những biểu hiện của tình đoàn kết gia đình hay dấu

vết cuối cùng của các quan hệ kinh tế xã hội trước kia bởi thực ra nó là công

cụ điều tiết xã hội và kinh tế, và tác giả cho rằng hệ thống này có tính hợp

đồng [96, tr. 374]. Với Kinship as Social Capital: Economic, Social and

Cultural Dimensions of Changing Kinship Relations in a Northern

Vietnammese Village [Họ hàng như là vốn xã hội: Các chiều cạnh kinh tế, xã

hội và văn hóa của quan hệ họ hàng đang chuyển đổi ở một làng miền Bắc

Việt Nam] (2010), Nguyễn Tuấn Anh cho biết, quan hệ họ hàng ở nông thôn

Việt Nam đã được khai thác tích cực cho việc xây dựng vốn xã hội kể từ sau

giai đoạn hợp tác hóa nông nghiệp, bao gồm vốn xã hội nội bộ (được sử

dụng để giảm thiểu những rủi ro của hoạt động sản xuất) và vốn xã hội bắc

cầu (được sử dụng để gia tăng lợi nhuận và cải thiện phúc lợi gia đình) [218,

tr. 225]. Còn trong Từ lúa sang tôm: Hành vi giảm thiểu rủi ro và khai thác

vốn xã hội của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (2014), Ngô Thị

Phương Lan đã nêu lên vai trò quan trọng của quan hệ xã hội với tư cách là

vốn xã hội trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của người nông dân, mà theo

Page 29: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

22

đó quan hệ họ hàng “vẫn là quan hệ cơ bản và có vai trò nổi trội trong việc

hỗ trợ nhau trong đời sống của cá nhân và đây cũng là mối quan hệ mà các

cá nhân tập trung đầu tư và củng cố...” [56, tr. 290].

Bên cạnh đó, cũng có người nghiên cứu cho rằng có sự đan xen của cả

yếu tố duy tình và duy lí trong thuộc tính của quan hệ xã hội ở nông thôn Việt

Nam đương đại. Chẳng hạn, với “Cộng đồng làng trong hệ thống an sinh xã

hội hiện nay” (2007), Lê Mạnh Năm và Nguyễn Phan Lâm cho biết, tại hai

địa bàn được các tác giả nghiên cứu là làng Tam Sơn và Đồng Kỵ thuộc tỉnh

Bắc Ninh, họ hàng, láng giềng và những tổ chức tự nguyện có vai trò rất quan

trọng đối với người dân trong vấn đề hỗ trợ khi rủi ro, hỗ trợ khi có việc, hỗ

trợ khi gặp tình trạng đói nghèo... Lí do hành động của các chủ thể (của

những hoạt động này) là “động viên tinh thần” và “hỗ trợ phần nào về kinh

tế” với các đối tượng cần giúp đỡ, là tâm lí phòng thân “giúp người là giúp

mình”, là nhận thức “tập thể và nhà nước không trợ cấp hết được”, và cuối

cùng là “làm theo lệ làng, phong tục của làng” [69, tr. 72 - 74], tức có sự đan

xen giữa tình cảm, việc ứng xử theo chuẩn mực và những cân nhắc về lợi

ích. Còn trong bài viết “Quà và vốn xã hội ở hai cộng đồng nông thôn Việt

Nam” (2010), Lương Văn Hy đánh giá dòng quà ở các địa bàn khảo sát -

làng Hoài Thị, tỉnh Bắc Ninh và ấp Dinh thuộc xã Khánh Hậu, tỉnh Long An

- là kết quả của mối tương tác giữa một mặt là sự lựa chọn có tính chiến lược

của từng cá nhân và một mặt là quy ước văn hóa xã hội cùng điểm nhấn của

các chủ thể về tình cảm. Tác giả nhấn mạnh, ngay cả khi họ nói về tình cảm

như là nền tảng của việc tặng quà ở mức độ nào, thì sự tặng quà đó cũng liên

quan đến “những quyết định có suy nghĩ” trong việc sử dụng các nguồn lực

vật chất. Ông kết luận rằng ý thức hệ và những quy ước văn hóa xã hội đặc

thù đã hòa quyện với sự tính toán và sự chủ động của người trong cuộc ở cả

hai điểm nghiên cứu [52, tr. 420].

Như vậy là, có thể thấy, về thuộc tính quan hệ xã hội ở nông thôn Việt

Nam sau khi kết thúc giai đoạn hợp tác hóa nông nghiệp đến nay, các nhà

nghiên cứu cũng có những nhận định không giống nhau: một số xem nó là

duy tình, một số xem nó là duy lí và số khác thì xem nó có cả hai. Nhưng, so

Page 30: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

23

với mảng đề tài về quan hệ xã hội trước Cách mạng, các tác giả trong mảng đề

tài này - dẫu về cơ bản vẫn khảo sát đối tượng dưới góc độ chức năng - chú ý

hơn tới việc lấy các cá nhân làm trung tâm để từ đó tìm hiểu mạng lưới quan

hệ xã hội, tức đã bắt đầu có một sự chuyển dịch từ tiếp cận nhóm sang tiếp

cận cá nhân.

Tóm lại, xuất phát từ những góc nhìn khác nhau, các công trình nghiên

cứu vừa điểm luận đã chứa đựng những phân tích đáng chú ý về quan hệ xã

hội ở nông thôn Việt Nam trên phương diện đồng đại cũng như lịch đại. Mặc

dù vậy, đối tượng nghiên cứu của chúng đến nay chủ yếu vẫn là các làng xã

thuần nông và hỗn hợp trọng nông, còn các làng xã phi nông nghiệp hóa vừa

xuất hiện thì chưa được quan tâm một cách thật thích đáng.

1.1.3. Tình hình nghiên cứu quan hệ xã hội ở nông thôn châu Á

Cuộc thảo luận về tính duy tình/ duy lí nói chung và tính duy tình/ duy

lí trong quan hệ xã hội nói riêng của người nông dân châu Á bắt đầu trở nên

sôi nổi cách đây gần nửa thế kỉ, tức những năm 1970. Có thể nói, đây là một

cuộc thảo luận rất thu hút sự quan tâm của giới học thuật quốc tế. Tham gia

vào cuộc thảo luận này, mà Scott (1976)9 và Popkin (1979) - với các công

trình đã được đề cập ở trên - là hạt nhân, cần kể đến những cái tên đáng chú ý

như: Feeny, với “The Moral or the Rational Peasant? Competing Hypotheses

of Collective Action” [Người nông dân duy tình hay duy lí? Những giả thuyết

đối ngược nhau về hành động tập thể] (1983) [170]; Evans, với “From Moral

Economy to Remembered Village: The Sociology of James C. Scott” [Từ nền

kinh tế đạo đức đến ngôi làng được đề cập: Xã hội học của James C. Scott]

(1986) [168]; Chovanes, với “On Vietnamese and Other Peasants” [Về người

nông dân Việt Nam và những người nông dân khác] (1986) [159]; Zawawi,

với The Malay Labourer: By the Window of Capitalism [Người lao động

Malay: Bên cánh cửa của chủ nghĩa tư bản] (1998) [258]; Kurtz, với

“Understanding Peasant Revolution: From Concept to the Theory and Case”

9 Trước Scott, Swiff trong Malay Peasant Society in Jelebu [Xã hội nông dân Malay tại Jelebu]

(1965) [243] đã đề cập đến vấn đề mối quan hệ giữa đạo đức và nền kinh tế nông dân, nhưng chỉ

sau công trình của Scott, cuộc thảo luận mới thực sự bùng nổ.

Page 31: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

24

[Thấu hiểu cuộc cách mạng của nông dân: Từ khái niệm đến lí thuyết và

trường hợp cụ thể] (2000) [200]… Các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu

thuộc tính của đối tượng theo những cách nhìn nhận khác biệt nhau - nếu

cách nhìn đầu tiên nhấn mạnh đến sự duy tình, cách nhìn thứ hai nhấn mạnh

đến sự duy lí thì cách nhìn thứ ba cũng mang tính trung hòa. Xin dừng lại ở

một số bài viết mà tôi hứng thú. Trong “Moral Economy or Contest State?:

Elite Demands and the Origins of Peasant Protest in Southeast Asia” [Kinh tế

đạo đức hay tình trạng cạnh tranh: Đòi hỏi của tầng lớp tinh hoa và nguồn

gốc các cuộc nổi dậy của nông dân tại Đông Nam Á] (1980) [140], Adas

nhận định rằng luôn xuất hiện mâu thuẫn trong đời sống nông thôn giữa

nông dân với tầng lớp trên và nguyên nhân dẫn đến sự phản kháng của người

nông dân nằm ở những biến đổi liên quan đến mối quan hệ quyền lực giữa

họ với tầng lớp này cùng những biến đổi khác về kinh tế - xã hội mà có thể

làm cho khả năng tự bảo vệ và vị thế thương lượng của họ suy yếu. Theo tác

giả, việc tìm cách mở rộng cơ hội nắm giữ nguồn lực đã đóng vai trò lớn

trong sự xung đột giữa hai lực lượng. Trong “Indulgence and Abundance as

Asian Peasant Values: A Bengali Case in Point” [Niềm đam mê và sự dư dật

như là những giá trị của nông dân châu Á: Trường hợp người Bengali]

(1983) [179], Greenough cho biết những người dân ở địa bàn nghiên cứu

thuộc phía đông tiểu lục địa Ấn Độ vẫn trồng lúa vì lí do thờ thần lúa, dù

được nhà nước khuyến khích trồng loại cây lương thực khác có giá trị kinh tế

cao hơn, và ông đánh giá rằng các truyền thống sinh hoạt của họ vì thế bắt

nguồn từ những giá trị được tạo ra tại địa phương của “niềm đam mê” và “sự

dư dật” hơn là nền kinh tế đạo đức. Còn trong “Economic Action and

Buddhist Morality in a Thai Village” [Hành vi kinh tế và đạo lí Phật giáo ở

một làng người Thái] (1983) [191], Keyes đặt các nỗ lực kinh tế nhằm nâng

cao chất lượng cuộc sống của người nông dân vào mối liên hệ với nền kinh

tế chính trị và văn hóa Phật giáo. Xuất phát từ quan điểm rằng người nông

dân trong sự cố gắng tìm kiếm lợi ích đã bị chi phối bởi cả những điều kiện

kinh tế chính trị lẫn những đòi hỏi xã hội của việc sống tại một cộng đồng

mà “luân lí đạo đức” gắn liền với một thế giới quan cụ thể, Keyes nhận định,

Page 32: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

25

tuy vẫn có sự tính toán duy lí, những người vừa là nông dân lại vừa là Phật

tử ở địa bàn nghiên cứu của ông đã thực hành một thứ “đạo lí” kinh tế đặc

trưng chịu ảnh hưởng của triết thuyết Phật giáo10.

Cuộc thảo luận đến nay vẫn chưa kết thúc. Ví dụ, gần đây, vào năm

2006, Rigg trong “Land, Farming, Livelihoods, and Poverty: Rethinking the

Links in the Rural South” [Đất đai, nông nghiệp, sinh kế, và nghèo đói: Suy

nghĩ lại về những mối liên kết ở vùng nông nghiệp phương Nam] [233] đã

chỉ ra nhiều biểu hiện của xu hướng duy lí ở người nông dân Đông Nam Á

như hiện tượng đa dạng hóa nghề nghiệp trở nên phổ biến, thu nhập từ hoạt

động phi nông nghiệp tăng lên, cuộc sống có tính di động hơn và sinh kế

tương ứng được “giải địa phương hóa”...; tức người ta đang hướng đến

những lựa chọn mang tính lợi ích hơn là hướng đến sự an toàn; còn vào năm

2007, McElwee, trong “From the Economy to the World Economy:

Revisiting Vietnamese Peasants in the Globalizing Era” [Từ nền kinh tế đạo

đức tới nền kinh tế thế giới: Nhìn nhận lại người nông dân Việt Nam trong kỉ

nguyên toàn cầu hoá] [213], lại làm “hồi sinh” quan điểm người nông dân

duy tình của Scott sau khi tiến hành nghiên cứu tại chính điểm nghiên cứu cũ

của Scott và kết quả cho thấy người nông dân vẫn không hướng đến tính duy

lí khi thích tìm kiếm sự an toàn hơn là mạnh dạn đầu tư trong bối cảnh kinh

tế thị trường. Tuy nhiên, cách nhìn trong đó thừa nhận sự tồn tại của cả khía

cạnh duy tình và duy lí ở quan hệ xã hội của khu vực nông thôn châu Á trong

một hai thập niên qua đang dần trở nên chiếm ưu thế hơn. Có thể thấy khá rõ

điều này qua những nghiên cứu về Trung Quốc, một địa bàn rất thu hút các

nhà khoa học trong chủ đề đang bàn. Các tác giả như Yan với The Flow of

Gifts: Reciprocity and Social Networks in a Chinese Village [Dòng quà: Sự

10 Trong “On the Symposium, Peasant Strategy in Asian Societies” [Về chuyên đề Chiến lược của nông dân trong các xã hội châu Á] (1984) [216], Moise cho là Keyes và các tác giả khác trong chuyên đề Chiến lược của nông dân trong các xã hội châu Á của Tạp chí Nghiên cứu châu Á, Đại học Cambridge số 3 năm 1983 đã nhầm lẫn khi khẳng định rằng Scott muốn rút ra mô hình tiếp cận chung từ trường hợp có tính đặc thù, nhưng trong “Still More on Peasant Strategies: A Reply to Edwin Moise” [Tiếp tục bàn về chiến lược của người nông dân: Trả lời Edwin Moise] (1984) [192], Keyes đã khẳng định không có sự nhầm lẫn đó và đồng thời nhấn mạnh thêm rằng ở bài viết của mình cho chuyên đề, tức bài viết mà chúng ta đang đề cập, ông đã không đồng ý với cách tiếp cận của cả Popkin lẫn Scott.

Page 33: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

26

trao đổi có đi có lại và những mạng lưới xã hội ở một làng Trung Quốc]

(1996) [257], Kipnis với Producing Guanxi: Sentiment, Self, and Subculture

in a North China Vilage [Tạo ra quan hệ: Tình cảm, cái tôi và tiểu văn hóa ở

một làng Bắc Trung Quốc] (1997) [193], Wilson với “The Cash Nexus and

Social Networks: Mutual Aid and Gifts in Contemporary Shanghai Villages”

[Mối liên hệ tiền bạc và những mạng lưới xã hội: Sự trợ giúp có đi có lại và

quà tặng trong các làng Thượng Hải đương đại] (1997) [252] và “Face,

Norm, and Instrumentality” [Thể diện, chuẩn mực và quy ước] (2002) [253]...

đều cho rằng có sự tồn tại của cả yếu tố tình cảm và tính toán trong quan hệ

xã hội ở các địa bàn nông thôn được họ khảo sát. Chẳng hạn, qua trường hợp

một làng ở hạt Shuangcheng có tên Xiajia, Yan (1996) nhận định rất khó

phân biệt chính xác đâu là sự tính toán hoặc không trong dòng quà của người

dân. Về nguyên tắc có đi có lại và đạo đức trong việc tặng quà, Yan đề cập

đến ba chiều cạnh: sự tính toán duy lí, nghĩa vụ đạo đức và sự gắn bó về tình

cảm, những cái cùng tồn tại ở mọi tương tác xã hội có liên quan mà người ta

có thể có những nhấn mạnh cụ thể tùy tình huống nhất định. Nói cách khác,

theo ông, dòng quà tặng gắn với những cân nhắc thực dụng, sự hòa đồng xã

hội, đạo đức và tình cảm cá nhân. Còn Wilson (2002), qua việc tìm hiểu các

ngôi làng đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Thượng

Hải, đã khẳng định, quà tặng và sự trợ giúp có đi có lại là các phương tiện để

đạt được thể diện và là một biện pháp không trực tiếp để tiếp cận vốn xã hội

(trong dạng quà và món tiền cho vay, lao động thông qua trợ giúp tương hỗ,

và các nguồn vật chất khác). Theo tác giả này, sự trao đổi dựa trên chuẩn mực

là sự đầu tư lâu dài về vốn xã hội, cái có thể tạo ra lợi nhuận vật chất về sau

và vì thế đường biên giới giữa việc trao đổi theo chuẩn mực với việc trao đổi

thực dụng là không dứt khoát.

Trở lên trên là tình hình nghiên cứu vấn đề ở khu vực.

Tóm lại, quan hệ xã hội của nông thôn Việt đã được các nhà nghiên

cứu trong và ngoài nước khảo sát trên một số phương diện và sự khảo sát này

đạt được những kết quả đáng chú ý. Tuy nhiên, làng xã Việt một hai thập niên

Page 34: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

27

qua đã có những biến đổi quan trọng, mà việc tìm hiểu chúng trong bối cảnh

mới là phi nông nghiệp hóa lại chưa được quan tâm đúng mức. Còn, các công

trình có liên quan về Ninh Hiệp nói riêng - một làng đến nay đã trở thành làng

phi nông nghiệp rất tiêu biểu - thì hoặc chưa nói đến, hoặc chưa đi sâu, hoặc

chưa bao quát, hoặc có những nhận định không còn mang tính cập nhật với

các vận động xã hội diễn ra nhanh chóng những năm vừa qua, trong khi

những gì xuất hiện ở đây được người viết ghi nhận từ các quan sát sơ bộ có

thể đem lại một sự thảo luận phần nào giúp nhận thức rõ hơn quan hệ xã hội ở

“dạng” nông thôn này (phi nông nghiệp hóa). Đây là khoảng trống mà người

viết muốn bổ khuyết và vì thế cũng quy định vị trí của công trình trong bối

cảnh nghiên cứu. Với đối tượng đang đề cập (quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp),

người viết nhận thấy tính duy lí là nét trội. Tuy nhiên, tính duy lí đó có đặc

thù riêng.

1.2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.2.1. Lí thuyết

Ở đề tài này, quan điểm chính mà người viết hướng tới sự thảo luận và

bổ sung là “người nông dân duy lí” với tác giả tiêu biểu là Popkin.

Quan điểm của Popkin hình thành trên cơ sở thuyết duy lí hay còn

gọi là lựa chọn hợp lí.

Nội dung chính của thuyết duy lí/ lựa chọn hợp lí là các cá nhân luôn

làm điều mà họ xét thấy đem lại kết quả tốt nhất cho họ, hay nói cách khác

luôn hành động một cách có chủ đích để sử dụng nguồn lực sao cho đạt được

kết quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất. Đồng thời, việc tối đa hóa lợi ích còn

bao gồm cả sự lựa chọn một hành động tuy đem đến lợi ích không phải là lớn

nhất nhưng bù lại có khả năng đạt được cao nhất, trên cơ sở đánh giá các cơ

may. Cụ thể, Homans, trong The Nature of Social Science [Bản chất của

khoa học xã hội] (1967) [187], đã phân tích rằng khi lựa chọn một trong số

những cách hành động có thể có, mỗi cá nhân sẽ dừng lại ở cách nào mà họ

cho là tích xác suất thành công của hành động với giá trị phần thưởng của

hành động đó là lớn nhất. Thuyết duy lí cũng còn được gọi là lí thuyết trao

Page 35: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

28

đổi bởi nó quan tâm đến việc con người đạt được những gì trong các quá

trình tương tác cũng như đóng góp của các quá trình đang bàn cho mối quan

hệ hoặc cho nhóm xã hội bao trùm hơn, với cái được trao đổi trong tương tác

là những giá trị vật chất hoặc tinh thần. Sự trao đổi thường được nói đến là

trao đổi kinh tế và trao đổi xã hội. Vì đều dựa trên nguyên tắc cùng có lợi, sự

khác biệt giữa trao đổi kinh tế và trao đổi xã hội chỉ mang tính chất tương

đối. Với Exchange and Power in Social Life [Trao đổi và quyền lực trong

đời sống xã hội] (1964) [152], Blau lưu ý rằng trao đổi xã hội có chức năng

tạo ra mối quan hệ quyền lực giữa các bên tham gia. Ngoài ra, theo Blau, cần

nhấn mạnh tới một số đặc điểm nữa của trao đổi xã hội (trong sự so sánh với

trao đổi kinh tế) là có giá trị tự thân, có sự cố gắng gây ấn tượng tốt với nhau

giữa các đối tác tham gia, có sự ngang vị thế và có sự thỏa thuận ngầm giữa

các bên. Tuy nhiên, theo Braudel trong Civilization and Capitalism, 15th -

18th Century [Nền văn minh và chủ nghĩa tư bản, thế kỉ XV - XVIII] (1979)

[153], không đơn giản để có thể nhận diện một hình thức trao đổi là trao đổi

kinh tế hay xã hội và trên thực tế thì nó thường chứa đựng cả hai.

Trong trường hợp nghiên cứu cụ thể của mình, với công trình The

Rational Peasant: The Political Economy of Rural Society in Vietnam [Người

nông dân duy lí: Nền kinh tế chính trị của xã hội nông thôn ở Việt Nam]

(1979) [224], Popkin khẳng định người nông dân luôn lựa chọn cái mà họ tin

là sẽ làm tối đa hóa lợi ích mong đợi. Khi người nông dân, bởi lí do nào đó,

có được thu nhập vượt ra ngoài mức ổn định vốn có từ trước, anh ta sẽ đem

phần dư thừa ra đầu tư. Dù đó là sự đầu tư “an toàn” hay không, anh ta vẫn cứ

tiến hành, vì thứ nhất, việc này không đe dọa vị trí kinh tế mà anh ta đang có

(chỉ liên quan đến bản thân khoản đầu tư), và thứ hai, chừng nào các nấc

thang kinh tế khác nhau còn tồn tại, chừng đó mỗi con người còn quan tâm

đến việc vươn lên nấc thang cao hơn so với hiện tại. Nói cách khác, việc đầu

tư là điều được người nông dân thực hiện khi vị trí đang có của họ đủ để

chống lại những tổn thất và khi sự thành công có thể cải thiện phần nào vị trí

ấy. Bởi vậy, Popkin xem người nông dân là những cá nhân duy lí. Và, trong

Page 36: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

29

khi Scott (1976) cùng các nhà kinh tế đạo đức khác cho rằng làng, với tư cách

một thiết chế giảm thiểu rủi ro cho những thành viên của nó, là một cộng

đồng đoàn kết, thì Popkin, vì xem người nông dân là những cá nhân duy lí, lại

khẳng định nó mang tính chất một “nghiệp đoàn” nhiều hơn. Popkin vẫn thừa

nhận có sự hợp tác trong nội bộ các nhóm nhỏ và giữa toàn thể các thành viên

của làng nhằm đạt được những lợi ích tập thể (chẳng hạn, việc tự quản làng

xã hay tưới tiêu thủy lợi), nhưng bên cạnh đó, theo ông, là rất nhiều sự mâu

thuẫn nảy sinh liên quan đến lợi ích cá nhân. Mặt thứ hai được nhìn nhận là

biểu hiện của tính duy lí trong quan hệ xã hội ở làng.

Hướng tới việc thảo luận với quan điểm mà Popkin đại diện, lí thuyết

được người viết sử dụng trong đề tài là lí thuyết vốn xã hội.

Xin trình bày vài nét về lí thuyết này.

Nội dung cơ bản của lí thuyết vốn xã hội là con người có thể sử dụng

các quan hệ xã hội để tìm kiếm lợi ích. Các định nghĩa phổ biến về vốn xã hội

của Bourdieu (trong “The Forms of Capital” [Hình thức của vốn xã hội]

(1986) [156]), của Coleman (trong “Social Capital in the Creation of Human-

Capital” [Vốn xã hội trong việc tạo dựng vốn con người] (1988) [160]), của

Putnam (trong “Bowling Alone: America’s Declining Social Capital”

[Bowling một mình: Sự suy giảm vốn xã hội của Mĩ] (1995) [231]), của

Portes (trong “Social Capital: Its Origins and Applications in Modern

Sociology” [Vốn xã hội: Nguồn gốc và những ứng dụng trong xã hội học hiện

đại] (1998) [227]), của Fukuyama (trong “Social Capital, Civil Society and

Development” [Vốn xã hội, xã hội dân sự và phát triển] (2001) [174])… đều

nhấn mạnh đến điều đó. Ví dụ, Bourdieu xem vốn xã hội là “tổng hợp những

nguồn lực thực tế hoặc tiềm tàng gắn với việc làm chủ một mạng lưới lâu

bền những quan hệ quen biết hoặc thừa nhận lẫn nhau không ít thì nhiều

được thể chế hóa” [156, tr. 248 - 249]; Coleman cho rằng vốn xã hội là

“những thực thể khác biệt với hai điểm chung: chúng đều bao gồm một khía

cạnh nào đấy của các cơ cấu xã hội, và chúng tạo thuận lợi cho những hành

động của các tác nhân - hoặc cá nhân, hoặc tổ chức - trong cơ cấu” [160, tr.

Page 37: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

30

98]; còn Putnam nhận định: “Giống như khái niệm vốn vật chất và vốn con

người - công cụ và sự đào tạo, cái thúc đẩy hiệu suất cá nhân - vốn xã hội nói

tới các đặc tính của tổ chức xã hội như là các mạng lưới, các chuẩn mực và

niềm tin xã hội, những gì làm trôi chảy sự phối hợp và cộng tác vì lợi ích qua

lại” [231, tr. 67].

Có những góc tiếp cận khác nhau về vốn xã hội. Góc nhìn mạng xã

hội (social network view) là góc nhìn cụ thể được tác giả luận án quan tâm

trong nghiên cứu của mình. Cùng với góc nhìn cộng đồng (communitiarian

view), thể chế (institutional view) và đồng vận (synergy view), nó nằm trong

các góc nhìn chủ yếu về vốn xã hội. Góc nhìn này gắn với các công trình

Structural Holes: The Social Structure of Competition [Lỗ hổng cấu trúc:

Cấu trúc xã hội của sự đua tranh] (1992) [157] của Burt, “Embeddedness

and Immigration: Notes on the Social Determinants of Economic Action”

[Sự gắn bó và di trú: Ghi chép về yếu tố quyết định có tính xã hội của hành

động kinh tế] (1993) [228] của Portes và Sensenbrenner, “Neoliberalism and

the Sociology of Development” [Chủ nghĩa tân tự do và xã hội học về phát

triển] (1997) [226] của Portes, “What's Driving Mexico-U.S. Migration? A

Theoretical, Empirical, and Policy Analysis” [Cái gì dẫn dắt việc di cư

Mexico - Mĩ? Một phân tích lí thuyết, thực nghiệm và chính sách] (1997)

[212] của Massey và Espinosa, “March of Folly: US Immigration Policy

after NAFTA” [Diễn tiến của sự xuẩn ngốc: Chính sách nhập cư của Mĩ sau

NAFTA] (1998) [211] của Massey; “Social Capital and the Firm: Evidence

From Agricultural Trade” [Vốn xã hội và công ty: Bằng chứng từ nền thương

mại nông nghiệp] (1999) [169] của Fafchamps và Minten; “Learning from

Failures in Microfinance: What Unsuccessful Cases Tell Us about How

Group-Based Programs Work” [Bài học từ thất bại trong tài chính vi mô:

Các trường hợp không thành công cho chúng ta biết gì về sự hoạt động của

các chương trình dựa vào nhóm] (1999) [254] của Woolcock... Các tác giả

của những công trình vừa nêu đã phân biệt tính hướng nội và hướng ngoại

của vốn xã hội. Theo đó, vốn xã hội hướng nội (hay cũng gọi là vốn xã hội

Page 38: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

31

nội bộ) nằm trong nhóm, còn vốn xã hội hướng ngoại (hay cũng gọi là vốn

xã hội bắc cầu) nằm ngoài nhóm; và nếu vốn xã hội hướng nội chủ yếu giúp

giảm thiểu/ bảo hiểm rủi ro thì vốn xã hội hướng ngoại chủ yếu giúp phát

triển kinh tế. Nói cách khác, vốn xã hội được nhìn nhận là gắn với dạng thức

liên kết của các quan hệ xã hội: liên kết trong nội bộ (bonding), hoặc bắc cầu

(bridging). Thế mạnh được ghi nhận của góc nhìn mạng xã hội là sự sẵn sàng

của nó cho việc tham gia vào các thảo luận chi tiết về chính sách trên cơ sở

của các bằng chứng thực nghiệm11. Vì thế, nhiều nghiên cứu phát triển cũng

gắn với góc nhìn này như các công trình Enterprise Clusters and Networks in

Developing Countries [Các cụm doanh nghiệp và mạng lưới xã hội ở những

nước đang phát triển] (1997) [163] của Van Dijk và Rabellotti, “Enterprise

Performance and the Functional Diversity of Social Capital” [Hiệu suất

doanh nghiệp và sự đa dạng chức năng của vốn xã hội] (1998) [148] của

Barr, hay “Poverty in Rural India: The Contribution of Qualitative Research

in Poverty Analysis” [Nghèo ở nông thôn Ấn Độ: Sự đóng góp của nghiên

cứu định tính trong phân tích nghèo] (1999) [197] của Kozel và Parker12.

Đặt vấn đề tìm hiểu quan hệ xã hội của làng Ninh Hiệp trong bối cảnh

đương đại, sử dụng lí thuyết vốn xã hội trong đề tài, người viết căn cứ vào

thực tiễn ở Ninh Hiệp, cái được phản ánh qua những câu trả lời của chủ thể

văn hóa - việc chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế phi

11 Xem thêm “Social Capital: Implications for Develoment Theory, Research, and Policy” [Vốn

xã hội: Hàm ý cho lí thuyết, nghiên cứu và chính sách phát triển] của Woolcock và Narayan

(2000) [255]. 12 Ở Việt Nam, lí thuyết vốn xã hội bắt đầu được giới thiệu kể từ đầu thập niên 2000 và ngày

càng được chú ý nhiều hơn. Các bài viết nổi bật, theo dòng thời gian, về vấn đề này là của Trần

Hữu Dũng (2003) [21], Trần Hữu Quang (2006) [83], Lê Minh Tiến (2007) [114], Hoàng Bá

Thịnh (2009) [105], Phạm Như Hồ (2013) [42]… Xin nói thêm, vốn xã hội là vấn đề khá mới

mẻ đối với giới nghiên cứu ở Việt Nam nhưng đang thu hút được nhiều sự quan tâm, và các công

trình liên quan đến nó gần đây xuất hiện khá phong phú. Về cơ bản, có thể chia các công trình

này thành 02 nhóm, bao gồm những công trình tìm hiểu chức năng, vị trí và biểu hiện của vốn xã

hội ở Việt Nam nói chung, ví dụ như các công trình của Nguyễn Quý Thanh (2005) [98], Đào

Thế Tuấn (2006) [122], Đặng Kim Sơn (2006) [92], Lê Ngọc Hùng (2008) [203], Nguyễn Thị

Ánh Tuyết (2012) [123], Hoàng Tụy (2013) [124], Nguyễn Đức Chiện (2013) [13]… và những

công trình tìm hiểu các nét đặc trưng của nó qua trường hợp nghiên cứu cụ thể, ví dụ như các

công trình của Thomése và Nguyễn Tuấn Anh (2007) [111], Nguyễn Vũ Hoàng (2008) [40],

Lương Văn Hy (2010) [52], Nguyễn Anh Tuấn (2011) [119], Khúc Thị Thanh Vân (2012)

[128]… Tuy nhiên, về dạng thứ hai, đến nay vẫn khá hiếm các công trình khảo sát nhóm làng xã

phi nông nghiệp hóa.

Page 39: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

32

nông nghiệp dạng đặc thù là thương mại hóa đã thúc đẩy một cách mạnh mẽ

các “chiến lược” của người dân trong quan hệ xã hội của mình nhằm bảo hiểm

rủi ro và phát triển lợi ích. Kết quả có được là cơ sở để người viết thảo luận

với quan điểm mà Popkin đại diện về “người nông dân duy lí”. Về đối tượng

đang đề cập (quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp), như đã nói, người viết nhận thấy

tính duy lí là nét trội. Tuy nhiên, khác với Popkin, người viết cho rằng tính

duy lí trong quan hệ xã hội của người nông dân không chỉ biểu hiện qua sự

cạnh tranh mà còn có thể biểu hiện qua sự cố kết - một sự cố kết nhằm đạt

được những mục đích có tính cá nhân - nữa. Đồng thời, kết quả nghiên cứu

cũng bổ sung cho chính góc nhìn mạng xã hội về vốn xã hội và phát triển

kinh tế: vốn xã hội không chỉ gắn với dạng thức liên kết của các quan hệ xã

hội mà còn gắn với cả tính chất của chúng.

1.2.2. Khái niệm

“Quan hệ xã hội” (social relations) là khái niệm trung tâm của đề tài.

Trên cơ sở tham khảo các định nghĩa liên quan của các từ điển/ bách khoa thư

trong và ngoài nước có tính tổng hợp cũng như chuyên ngành như Từ điển

bách khoa Việt Nam (2003) [44], Dictionary of Social Sciences [Từ điển khoa

học xã hội] (2002) [158], The Social Science Encyclopedia [Bách khoa thư về

khoa học xã hội] (2003) [199], International Encyclopedia of Sociology

[Bách khoa thư quốc tế về xã hội học] (1995) [208], Dictionary of Sociology

[Từ điển xã hội học] (2001) [202], The Dictionary of Anthropology [Từ điển

nhân học] (1997) [147], Encyclopedia of Social and Cultural Anthropology

[Bách khoa thư về nhân học văn hóa và xã hội] (1997) [151]…, khái niệm

này được người viết dùng với nghĩa những tương tác giữa người với người

xuất hiện trong các quá trình hoạt động đa dạng về kinh tế, chính trị, và văn

hóa. Trong đề tài, người viết chủ trương tập trung vào quan hệ xã hội phi

quan phương là những quan hệ do cá nhân xây dựng và quyết định.

Gắn với “quan hệ xã hội”, có các khái niệm đáng chú ý như “cộng

đồng” (community), “nhóm” (group), “mạng lưới xã hội” (social network),

“thiết chế” (instiutions) và tất nhiên là “vốn xã hội” (social capital). Khái niệm

Page 40: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

33

vốn xã hội đã được đề cập đến trong phần lí thuyết nên người viết không nhắc

lại ở đây. Với những khái niệm còn lại, tham khảo The Social Science

Encyclopedia [Bách khoa thư về khoa học xã hội] (2003) [199, tr. 114 - 115,

351 - 352, 417 - 418, 794 - 795], người viết xem:

- “Cộng đồng” là những người cùng chia sẻ một không gian địa lí xác

định hay chia sẻ những đặc điểm chung nào đó (ví dụ như dân tộc, tôn giáo,

học thuật, nghề nghiệp…) và/ hoặc duy trì các mối quan hệ tương tác, cái

định dạng nó thành một thực thể xã hội dễ phân biệt.

- “Nhóm” là tập hợp cá nhân được ràng buộc bởi các nguyên tắc

tuyển mộ và bởi các quyền cùng nghĩa vụ của một thành viên.

- “Mạng lưới xã hội” là mô hình kết nối các quan hệ xã hội của cá

nhân, nhóm và tập thể (mạng lưới xã hội được lựa chọn khảo sát trong đề tài

này là mạng lưới lấy cá nhân làm trung tâm).

- “Thiết chế xã hội” là i) tổ chức mà qua đó hoạt động xã hội thiết yếu

được thực hiện và nhu cầu xã hội được đáp ứng, có mức độ cao của sự cam kết

- cái tích hợp, sắp xếp và ổn định các lĩnh vực chính của đời sống xã hội và ii)

mô hình hành vi tồn tại, kết tinh theo thời gian, khiến con người trở nên gắn bó

như là hệ quả của vai trò của chúng trong việc tạo nên bản sắc.

Sau “quan hệ xã hội”, “duy lí” (rationality) là một khái niệm trung

tâm nữa của luận án. Trong lịch sử tồn tại lâu dài của mình, khái niệm này đã

được đề cập đến bởi nhiều học giả, trong đó, đáng chú ý, Weber [139] - một

tên tuổi lớn của khoa học xã hội và nhân văn thế kỉ cuối thế kỉ XIX và đầu thế

kỉ XX - xem nó là một giá trị gắn với chủ nghĩa tư bản phương tây cận đại

(chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp dân sự). Cách hiểu của luận án về khái niệm

duy lí không nằm ngoài cách hiểu chung ở các lí thuyết gia của thuyết duy lí

đã thể hiện trong phần lí thuyết.

Tiểu kết

Những thập niên qua, Ninh Hiệp trở thành địa bàn nghiên cứu khá

quen thuộc của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam - không

ít nghiên cứu về làng đã lấy Ninh Hiệp làm điểm khảo sát. Quan hệ xã hội,

Page 41: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

34

một trong những mảng đề tài được giới nghiên cứu về nông thôn quan tâm,

cũng bắt đầu được chú ý khảo sát tại đây. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung

của việc nghiên cứu quan hệ xã hội nông thôn ở Việt Nam là các làng xã phi

nông nghiệp hóa chưa được đề cập nhiều, thì các công trình có liên quan về

Ninh Hiệp nói riêng - một làng mà đến nay đã trở thành làng phi nông nghiệp

rất tiêu biểu - lại chưa phản ánh những vận động mới nhất vừa diễn ra. Đề tài

này, trên cơ sở lí thuyết vốn xã hội, từ cách tiếp cận liên ngành của văn hóa

học và nhấn mạnh đến cái nhìn từ bên trong, hướng tới việc tìm hiểu tính chất

của các quan hệ xã hội lấy cá nhân làm trung tâm mà cụ thể là mặt duy lí như

là nét trội trong bối cảnh cơ cấu kinh tế của làng đang chuyển dịch từ hỗn hợp

sang phi nông nghiệp triệt để.

Page 42: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

35

Chương 2

LÀNG NINH HIỆP

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Ninh Hiệp, nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, trước có

tên chữ là Phù Ninh (cũng từng có tên chữ là Ninh Trang), tên nôm là Nành,

vốn thuộc phủ Từ Sơn, Bắc Ninh.

Bắc Ninh trong quá khứ là một đơn vị hành chính lớn, cho đến cuối

thế kỉ XIX13 bao gồm toàn bộ tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, một phần

quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc cùng một số địa phận của các tỉnh Hải Dương,

Hưng Yên, Thái Nguyên và Lạng Sơn hiện tại, với diện tích gấp khoảng 05

lần ngày nay (xấp xỉ 6.500 km2).

Theo Văn minh Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên, công trình được

công bố năm 1944 và cho đến nay đã được tái bản nhiều lần, Bắc Ninh trải

qua không ít biến động về duyên cách. Trước Công nguyên, Bắc Ninh được

xem là một bộ phận của bộ Vũ Ninh thuộc Văn Lang. Sau Công nguyên,

trong gần 10 thế kỉ nước ta bị phương Bắc đô hộ (từ năm 43 đến năm 938),

Bắc Ninh đã lần lượt thuộc về Tượng Quận (đời Tần), Giao Chỉ (đời Hán),

Giao Châu (đời Ngô), Giao Chỉ (đời Tấn), và Giao Châu (đời Đường). Thời

Lý, buổi đầu của nền độc lập sau đó, vùng này bao gồm cả đất đai của phủ

Phú Lương, và có ý kiến cho rằng nó đã trở thành một quận là quận Gia

Lâm. Thời Trần, nó tương ứng với các lộ Bắc Giang và Như Nguyệt Giang.

Thời Hồ, nó được tổ chức thành Bắc Giang lộ đô tổng phủ. Giai đoạn Minh

thuộc, nó bao gồm phủ Bắc Giang và châu Lạng Giang. Thời Tiền Lê, nó

thuộc về một trong năm đạo của cả nước là đạo phía Bắc, rồi bản thân nó

được gọi là đạo Bắc Giang, đạo Kinh Bắc và tiếp đó là xứ Kinh Bắc. Thời

Nguyễn và giai đoạn Pháp thuộc, từ xứ Kinh Bắc nó lần lượt được đổi thành

trấn Kinh Bắc, trấn Bắc Ninh, cuối cùng là tỉnh Bắc Ninh [49, tr. 681 - 684]14.

13 Tức trước thời điểm tổ chức lại hành chính lãnh thổ vào năm thứ 07 của đời vua Thành Thái,

nhà Nguyễn (1895). 14 Về chi tiết, các tư liệu liên quan không hoàn toàn trùng khớp.

Page 43: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

36

Bản đồ Kinh Bắc

(Nguồn: Bức tranh địa lí hành chính của một tỉnh Việt Nam xưa: Tỉnh Bắc Ninh

(hay Kinh Bắc) [49])

Bắc Ninh có đất đai trù phú, lại có khí hậu ôn hòa, rất thuận lợi cho

sản xuất và sinh hoạt. Ca dao xưa có câu:

“Ai lên xứ Bắc mà trông

Đất lành, gạo trắng, nước trong thay là...”

Còn thông tin trong các thư tịch cổ về Bắc Ninh đều cho thấy rằng

vùng được thiên nhiên ưu đãi. Đến thời thuộc Pháp, Bắc Ninh địa dư mông

học và bản đồ tỉnh Bắc Ninh (Bắc Kì), cuốn sách giáo khoa nằm trong hệ

thống sách soạn cho các trường học ở Đông Dương cũng thừa nhận rằng đây

là “một miền lành” [17, tr. 7]. Với ưu thế trên, nơi này trong nhiều thế kỉ đã

sản sinh ra một tiểu vùng văn hóa có thành tựu rực rỡ về nhiều mặt - tiểu

vùng văn hóa xứ Bắc. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu đã nhận định rằng

Bắc Ninh chính là cái nôi của con người và văn hóa Việt [50, tr. 865], [90, tr.

32], [134, tr. 6]... Về kinh tế, Bắc Ninh là vùng đa ngành nghề với sự phát

Page 44: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

37

triển của nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trước hết, do

đất đai bằng phẳng, có độ phì nhiêu cao15, lại hầu như không bị ngập lụt,

người Bắc Ninh có thể canh tác với chất lượng tốt nhiều loại cây lương thực,

cây hoa màu, cây rau quả, cây tiêu dùng và ghi dấu ấn bởi vô số đặc sản

[109]. Bên cạnh đó, mặc dù làng Việt nhìn chung đều có một vài nghề phụ

ngoài nghề nông [136, tr. 51 - 52], nghề thủ công nơi đây vẫn được xem là

phát triển nhất nước [107, tr. 107], với sự có mặt rất nhiều làng nghề nổi

tiếng như làng gốm Thổ Hà, làng đồng Quảng Bố, làng rèn Đa Hội, làng sơn

Đình Bảng, làng giấy Đống Cao, làng pháo Đồng Kỵ, làng dệt Cẩm Giang...

Nằm ở vị trí địa lí thuận lợi (liền kề Thăng Long, lại là cửa ngõ thông thương

với phương Bắc), Bắc Ninh còn có một nền thương nghiệp hết sức phát đạt,

với hệ thống chợ làng và chợ vùng phong phú [121, tr. 4]. Về chính trị, Bắc

Ninh - như sử sách ghi nhận - là một địa bàn có ý nghĩa chiến lược. Không

phải ngẫu nhiên mà thời Bắc thuộc, nó được chính quyền đô hộ chọn đặt trị

sở [63, tr. 27], và cũng không phải ngẫu nhiên mà người Việt đã tổ chức

“những cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm sớm nhất và lớn nhất” ở đây [107,

tr. 108]. Suốt thời kì phong kiến tự chủ sau đó, Bắc Ninh đã đóng vai trò là lá

chắn vững chắc của kinh thành trước sự dòm ngó của kẻ thù. Về văn hóa,

Bắc Ninh vừa là mảnh đất tiếp thu và truyền tải tinh hoa văn hóa bên ngoài

[19], [121], [134], vừa là nơi bảo lưu nhiều di sản văn hóa đặc sắc của người

Việt xưa. Có đội ngũ trí thức đông đảo16, không khó hiểu khi ở đây sớm hình

thành một nền văn hóa bác học với các tên tuổi lớn như Vạn Hạnh, Lý Đạo

Thành, Huyền Quang, Nguyễn Thiên Tích, Thân Nhân Trung, Giáp Hải, Đỗ

Nhuận, Vũ Viết Hiền, Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn Gia

Thiều, Cao Bá Quát... (thậm chí, vào đầu thời Lê, có tới 13 người trong số

“nhị thập bát tú” của Hội Tao đàn do Lê Thánh Tông làm “nguyên soái” là

15 Dư địa chí của Nguyễn Trãi cho biết ruộng đất ở đây vào hạng “thượng thượng” (tức hạng tốt nhất) [115, tr. 464]. 16 Theo các số liệu thống kê, trong gần 09 thế kỉ của nền giáo dục Nho học, xứ Bắc là nơi có số người đỗ đại khoa cao nhất nước (chiếm khoảng 1/4 tổng số) và đa phần có đóng góp trực tiếp cho đời sống văn hóa của đất nước [110, tr. 10 - 11]. Từ lâu nó đã được dân gian vinh danh rằng có “một giỏ ông đồ, một bồ ông cống, một đống ông nghè, một bè tiến sĩ, một bị trạng nguyên...” [103, tr. 14].

Page 45: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

38

người xứ Bắc, bao gồm cả ba phó “nguyên soái”). Đồng thời, văn hóa dân

gian, cái thể hiện rõ nét qua kho tàng nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật biểu

diễn và nghệ thuật tạo hình cùng lễ hội, phong tục tập quán... vẫn được bảo

lưu và phát triển. Về nghệ thuật ngôn từ, có thể nói xứ Bắc sở hữu một kho

tàng rất phong phú các truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, ca dao, tục

ngữ... Về nghệ thuật biểu diễn, thì chèo, tuồng, múa rối... là loại hình sân

khấu đặc biệt được yêu thích, còn ví, trống quân, quan họ... là những dạng

thức dân ca mang đậm bản sắc vùng, trong đó quan họ đã được UNESCO

công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Về nghệ thuật tạo hình,

Bắc Ninh nổi tiếng với các công trình điêu khắc, kiến trúc liên quan đến tín

ngưỡng (người ta vẫn có câu “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”) và một làng

tranh dân gian là làng Đông Hồ. Đặc biệt, xứ Bắc là “quê hương của nhiều lễ

hội cổ truyền đặc sắc” [132, tr. 42]17, với những sinh hoạt văn hóa hấp dẫn

luôn thu hút đông đảo người dân trong và ngoài vùng từ trước đến nay.

Ngoài ra, rất nhiều phong tục, tập quán phản ánh đời sống tinh thần của

người Việt xưa được lưu giữ ở vùng đất này, mà một số trong chúng đã được

công trình Bắc Ninh phong thổ tạp kí [54] và Bắc Ninh tỉnh khảo dị [62] ghi

chép lại.

Ninh Hiệp, hay Phù Ninh xưa, là ngôi làng lâu đời của Bắc Ninh.

Trong các thư tịch còn lại đến nay, cái tên Phù Ninh được nhắc đến sớm nhất

là ở Thiền uyển tập anh [74], một công trình ra đời vào thế kỉ XII - XIII viết

về các tông phái thiền học và danh tăng của nước ta. Như đã đề cập, Phù Ninh

nằm trong huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn. Nếu phủ Từ Sơn được Bắc Ninh

địa dư chí gọi là đất “văn học” của Bắc Ninh18 thì huyện Đông Ngàn được

đánh giá là nơi “văn hiến hơn cả” [129, tr. 169]. Dân gian trong vùng có câu

“Dốt Đông Ngàn hơn người ngoan thiên hạ” hay “Tương Vân Cầu, bầu Đông

Lữ, chữ Đông Ngàn” chính là để nhấn mạnh điều này. Và ở huyện Đông

Ngàn, Phù Ninh lại được xem là “danh thắng địa”. Trong sự tồn tại của mình,

17 Một tác giả còn dùng cụm từ “vương quốc của lễ hội” để nói về vùng đất này [63, tr. 28]. 18 Tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, phần “Địa dư chí” cũng cho biết

thông tin tương tự [14, tr. 118].

Page 46: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

39

làng đã trải qua một số đổi thay về hành chính: vào thời Tiền Lê đã là một xã

lớn gồm 01 thôn (Tố Thôn) và 05 giáp (Ninh Thượng, Nhân Hậu, Đính

Thượng, Đính Hạ, và Nội Ninh), đến thời Mạc được tách thành bốn xã là Phù

Ninh, Ninh Giang, Hiệp Phù và Ninh Xuyên, sau Cách mạng tháng Tám

(1945) trở về tên cũ với sự hợp nhất các xã Phù Ninh, Hiệp Phù và Ninh

Giang, vài năm sau ghép với xã Công Tế và Hạ Dương của tổng Hạ Dương

thành xã mới là Năng Hạ, đến năm 1955 lại tách ra với tên gọi Ninh Hiệp.

Mặc dù vậy, Ninh Hiệp trong ý thức dân cư của nó nhiều thế kỉ vẫn là một

cộng đồng thống nhất. Từ năm 1961, Ninh Hiệp đã chính thức trở thành một

xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội theo địa giới như ta biết ngày nay - phía bắc

và đông bắc giáp xã Phù Chẩn, xã Đình Bảng thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc

Ninh; phía đông và đông nam giáp xã Phù Đổng, phía tây và tây bắc giáp xã

Đình Xuyên, xã Yên Thường thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Với gần 500 ha

diện tích đất tự nhiên và trên 16.000 dân, Ninh Hiệp hiện nằm trong số các xã

lớn của ngoại thành Hà Nội.

Bản đồ Ninh Hiệp ngày nay

(Nguồn: http://www.google.com)

Page 47: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

40

Ninh Hiệp là nơi vốn giáp rừng, gần sông, lắm ao hồ và có thổ nhưỡng

đa dạng. Nói là giáp rừng, vì trước kia làng nằm cạnh một số cánh rừng lớn.

Điều đó từng được nhắc đến trong ca dao:

“Xưa Long Thành, Long Biên, Kinh Bắc

Chung một dòng xuyên dọc đường quang

Rừng Sặt, rừng Báng, rừng Ngang

Rừng Nành, rừng Sộp, Tương giang lách dòng”.

Tương giang là dòng Tiêu Tương19 chảy qua một số xã của huyện

Đông Ngàn, mất đã lâu [131, tr. 96], nhưng những cánh rừng thì cho đến tận

đầu thế kỉ XX mới bị khai phá hết để làm ruộng. Cách đây gần ba chục năm,

khi xã xây dựng đài tưởng niệm liệt sĩ, người ta còn đào được ở khu vực thi

công những cành gỗ lớn có đường kính vào khoảng 20 cm [87, tr. 167]. Còn

nói là giáp sông, vì trước kia làng nằm cạnh sông Thiên Đức. Mô tả về Phù

Ninh, Thiền sư Vạn Hạnh (thế kỉ X - XI)20, người từng có thời gian trụ trì tại

ngôi chùa mang tên Song Lâm của làng, viết: “Thiên Đức phú quý mãn ốc

thịnh”, nghĩa là “Bên dòng Thiên Đức nhà cửa san sát thịnh vượng” [87, tr.

33], trong khi ca dao xưa thì phác họa: “Có sông Thiên Đức uốn quanh đầu

làng...”. Đến nửa cuối thế kỉ XIX, con sông này mới bị nắn dòng, không còn

đi qua làng nữa. Với bến Dĩ nức tiếng sầm uất, làng từng được mệnh danh là

nơi “trên bến dưới thuyền”. Hiện, con đê cũ của làng, trước kéo dài tiếp nối

với đê Phù Đổng, còn một đoạn nằm cuối các thôn. Thậm chí, một trong chín

thôn của làng vẫn được gọi bằng tên cũ là “xóm chài” do xưa kia người dân

chủ yếu kiếm sống bằng nghề đánh cá. Như là vết tích sự hiện diện của dòng

sông này, làng có lắm ao hồ. Đất đai của làng thì đủ thành phần, cả bồi lẫn

trũng. Với điều kiện tự nhiên như vậy, Ninh Hiệp một mặt có khá nhiều

thuận lợi, mặt khác cũng có một vài khó khăn nhất định so với các làng khác

trong vùng để phát triển.

19 Còn gọi là Tiêu Lương. 20 Vạn Hạnh là danh tăng thời Tiền Lê được xem đã đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, mở ra

triều đại Lý [27, tr. 454].

Page 48: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

41

2.2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA

Ninh Hiệp trước Cách mạng (1945) là một làng quê có những nét

vừa tiêu biểu, lại vừa đặc thù cả về đời sống kinh tế, xã hội lẫn văn hóa

của xứ Bắc.

Từ rất sớm, Ninh Hiệp đã là một làng đa ngành nghề. Vì thế, người ta

có thể tìm được ở đây bức tranh của hầu hết các hoạt động lao động đa dạng

của người Kinh Bắc xưa. Tính đa ngành nghề ấy phần nào được thể hiện qua

những câu đối cổ còn lưu ở các di tích tại trung tâm làng, ca ngợi sự kết hợp

hài hòa của nghề làm ruộng, dệt vải và làm thuốc.

Về nông nghiệp, dù có diện tích đất canh tác bình quân thấp hơn so

với mức trung bình trong vùng do dân số đông21 (ngoài ra, một phần ruộng

đất ở phía bắc và phía đông lại là vùng trũng), sự tính toán hợp lí cũng như

“khéo tay hay làm” trong sản xuất đã khiến người Ninh Hiệp xưa hiếm khi

thiếu lương thực và thậm chí vẫn có thể hãnh diện miêu tả bản thân trong ca

dao rằng: “Chiêm mùa hai vụ thảnh thơi...”. Cái tài của thợ mạ, thợ cấy làng

Nành đã đi vào không ít giai thoại trong vùng. Làng còn nổi danh với khá

nhiều giống lúa ngon được trồng cấy, trong đó có những loại như tám thơm,

dự hương, nếp cái hoa vàng, nếp mây... Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc (ngoài

trâu và lợn là hai loại gia súc quen thuộc, còn có bò, ngựa…), gia cầm và chế

biến nông sản (nhãn, táo, vải…) cũng được chú ý phát triển ở đây từ lâu. Tuy

làng có nhiều nghề, nhưng nghề nông vẫn được xem là “vi bản” và luôn nhận

được sự quan tâm lớn của chức sắc cũng như dân làng. Những người già

trong làng cho biết, ngày trước đã có không ít các cuộc rước thành hoàng

hàng tổng (thành hoàng của tất cả các thôn) để làm lễ cầu vũ, lần gần nhất là

vào năm 1938.

Về tiểu thủ công nghiệp, Ninh Hiệp trước hết được biết đến với nghề

dệt vải. Đây là nghề thủ công phổ biến hơn cả ở Ninh Hiệp, có mặt tập trung

ở các thôn từ 1 đến 5. Tư liệu thành văn không cho biết nghề dệt nổi tiếng của

ngôi làng này có từ khi nào, còn theo truyền thuyết dân gian, nó xuất hiện từ

21 Vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, diện tích đất canh tác bình quân ở đây là khoảng 7 sào/

suất đinh [5, tr. 562].

Page 49: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

42

thời Lý do công của một người gốc xứ Thanh. Tuy nhiên, sử sách có ghi lại

rằng kể từ đầu thời Lê sơ, Ninh Hiệp hàng năm đều phải tiến cống vải lụa cho

triều đình và lệ đó kéo dài đến mãi thế kỷ XVIII, khi công chúa Lê Ngọc Hân

xin cho quê ngoại của mình được miễn22. Do thiếu đất trồng bông, trồng dâu,

người làng thường mua tơ sợi từ các vùng lân cận (Đình Bảng, Phù Lưu...) về

để dệt sau khi thực hiện các công đoạn đập, ngâm, hồ, phơi, giã... Sản phẩm

cuối cùng được họ làm ra từ những chiếc khung cửi gỗ cổ truyền là các tấm

lụa, đũi, sồi từ tơ tằm và vải từ sợi bông bền đẹp. Đến thời thuộc Pháp, mặc

dù nghề dệt thủ công ở nhiều nơi bị đình đốn trước sự thắng thế của hàng

ngoại nhập, đồ dệt của Ninh Hiệp vẫn tồn tại được, và thợ dệt nơi đây còn

năng động làm thêm cả nghề nhuộm. Nghề chỉ suy tàn vào thời điểm trước

Đại chiến thế giới II do thiếu nguyên liệu. Không phải ngẫu nhiên mà từ lâu,

vải Ninh Hiệp đã đi vào rất nhiều câu ca dao:

“Quê em tên gọi kẻ Nành

Có nghề canh cửi nổi danh khắp miền.”

“Ai về Nành chợ mà xem

Lụa vàng tiến ngự tay em dệt thành”.

“Vải Nành, tơ Báng thì mua

Tam Sơn, Nội Duệ có cho chẳng màng”...

Đặc biệt, một khuynh hướng “chuyên nghiệp hóa” của nghề dệt

dường như đã được bắt đầu. Có những phụ nữ ở Ninh Hiệp xưa tập trung

vào việc này đến nỗi giao phó phần lớn chuyện đồng áng cho người chồng

của mình:

“Cửi canh khuya sớm em lo

Ruộng đồng tát nước be bờ mặc anh”.

hoặc chỉ thu xếp tham gia được những công đoạn quan trọng:

“Ruộng đồng cày cấy xong rồi

Phân tro cỏ rả anh thời chăm lo

22 Cũng có tài liệu nói rằng đó là bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, vợ vua Lê Hiển Tông và là

thân mẫu của công chúa.

Page 50: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

43

Bấy nay bông sợi lụa tơ

Con thoi khung cửi vẫn chờ tay em”.

Mặc dù trong thời gian tồn tại của mình, nghề dệt chưa thực sự vượt ra

khỏi khuôn khổ của thủ công nghiệp gia đình, có thể nói truyền thống lâu năm

của nó vẫn chính là một trong những nền tảng hết sức quan trọng cho các hoạt

động kinh doanh liên quan đến vải vóc ở Ninh Hiệp nhiều thế kỉ qua cũng như

hiện nay.

Cùng với dệt, nghề làm thuốc có mặt rất sớm ở đây, tương truyền do

vị tổ nghề là “Thái Mẫu dược sư” truyền dạy, cũng vào thời Lý. Nghề này tập

trung ở một địa bàn nhất định trong làng là thôn 8. Người làm thuốc tại Ninh

Hiệp vẫn nhắc đến ngày giỗ của tổ nghề qua câu ca:

“Ai đi bốc thuốc nơi đâu

Tháng giêng mười tám rủ nhau mà về”.

Giống như trường hợp nghề dệt, điều kiện tự nhiên của làng không có

nhiều thuận lợi cho nghề làm thuốc. Người làng chỉ trồng được một số loại

cây dược liệu nhất định như sinh địa, hoài sơn, ngưu tất, bạch chỉ v.v... và số

lượng thì không lớn. Tuy nhiên, cũng như với nghề dệt, sự năng động đã

khiến người Ninh Hiệp ghi được dấu ấn riêng trong hoạt động này. Phường

thuốc của làng không giới hạn mình ở việc sử dụng nguyên liệu tại chỗ mà

chịu khó tìm kiếm nguyên liệu thô tại các địa phương khác, chế biến qua

nhiều công đoạn như thái, sấy, sao, tẩm... để thành hàng hóa có chất lượng,

đáp ứng nhu cầu trong và ngoài vùng. Người Ninh Hiệp làm thuốc rất khéo.

Không như những nơi khác, nguyên liệu thuốc nam, thuốc bắc qua tay họ rồi

đều trở thành sản phẩm tốt vượt trội, có thể để rất lâu mà không sợ mốc,

hỏng. Chính vì ưu thế kĩ thuật trên mà người làng duy trì và phát triển được

nghề suốt bao thế kỉ nay, dù nhìn chung không tự túc được đáng kể về

nguyên liệu. Có thể nói, họ đã thực sự biến kĩ thuật của mình thành một “mặt

hàng” có giá trên thị trường xưa. (Thậm chí sau này, vào cuối thập niên 70, đã

có phái đoàn người Nhật đến xin tham quan công xưởng chế biến thuốc của

Ninh Hiệp mà không biết rằng sản phẩm của người làng chỉ được làm ra một

Page 51: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

44

cách thuần túy thủ công tại các hộ gia đình [87, tr. 281 - 282]23). Và theo tôi,

có lẽ vì tập trung vào khâu chế biến mà hình ảnh người làm thuốc - chẳng hạn

như “chặt” sen24 - mới đi vào ca dao của làng, chứ không phải là hình ảnh

người trồng cây thuốc:

“Em ngồi bên cối chặt sen

Cây cao, bóng mát, cảnh tiên non bồng”.

Từ việc làm thuốc, người Ninh Hiệp có nhiều thầy thuốc giỏi, hình

thành nên một thương hiệu:

“Chàng lên bốc thuốc Bắc Giang

Người ta vẫn gọi là ông lang Nành”.

Nhưng nghề làm thuốc của Ninh Hiệp không chỉ có tiếng vang trong

vùng mà thôi, nó còn tạo nên một trường phái riêng được giới y học cả nước

chú ý. Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) đã ghi nhận điều đó trong tác phẩm Vũ

trung tùy bút của mình: “Y học bây giờ chia làm hai khoa: nội khoa và ngoại

khoa. Trong ngoại khoa lại chia làm ba phái: 1 - Phái họ Nguyễn ở Bảo Từ, 2

- Phái họ Nguyễn ở Phù Ninh, 3 - Phái họ Nguyễn ở Vân Lũng...” [43, tr. 97].

Thực tế, từ thế hệ này qua thế hệ khác, các danh y của Ninh Hiệp đã không

ngừng xuất hiện: Nguyễn Khắc Quảng, Nguyễn Khắc Thiệu, Nguyễn Duy

Khảo, Nguyễn Thọ Nho, Nguyễn Đình Lệ, Nguyễn Duy Khán, Lý Văn

Uông... Đặc biệt, một số đã trở thành Chánh, phó ngự y của triều đình các

thời Lê và Nguyễn mà tên tuổi đến nay vẫn được lưu lại trong các văn bia của

làng như Thạch Duy Khiêm, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Tán, Nguyễn Khắc

Hoạt… Chẳng thế mà người làng vẫn luôn tự hào:

“Ngự y giữa chốn triều đường

Một làng chánh, phó dễ thường mấy nơi”25.

Đến thời thuộc Pháp, không ít người có điều kiện đã rời làng tới các

nơi khác làm ăn. Ngoài các tỉnh đồng bằng và trung du phía bắc vốn là thị

23 Cho đến bây giờ, ở thôn 8, mỗi nhà vẫn cứ là một “xưởng” [97]. 24 Tách vỏ đen của hạt sen để lấy “nhân” đỏ sau khi đã phơi khô, một việc đòi hỏi kĩ thuật đặc biệt. 25 Có dòng họ còn giữ được bộ sách quý về nghề thuốc của danh y trong họ mình và là một trong

những nhân vật nói trên, như họ Nguyễn Khắc. Vì sự trân trọng bộ sách mà một người trong họ

đó - từng là bạn thuở nhỏ của tôi - đã bỏ dở việc học ở Đại học Nông nghiệp, thi vào Đại học Y

Dược cổ truyền với mong muốn có thể vận dụng và làm nó không bị quên lãng.

Page 52: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

45

trường quen thuộc, họ chú ý khuếch trương nghề ở các đô thị lớn là Hà Nội

và Sài Gòn. Đặc biệt, phố Lãn Ông ở Hà Nội đã trở thành điểm hội tụ có

tiếng của rất nhiều cửa hàng thuốc của người làng cho đến ngày nay.

Nghề da của làng thì xuất hiện muộn hơn, khoảng đầu thế kỷ XX, do

một người tên là Thạch Văn Ngũ vốn là nông dân đi lính cho Pháp và phục vụ

trong các công binh xưởng chuyên sản xuất đồ dùng bằng da mang về26. Nhiều

người trong họ và trong làng đã được ông đích thân đào tạo và còn đưa ra Hà

Nội làm việc. Nếu năm 1910, cửa hiệu da đầu tiên của người Ninh Hiệp ở Hà

Nội được mở thì đến năm 1919, tại hội chợ ở nhà Đấu xảo, các mặt hàng của

nó đã nhận được bằng khen của Hội Kĩ nghệ Pháp - Việt và thu hút được sự

chú ý của đông đảo khách hàng. Các sản phẩm quen thuộc đem lại uy tín cho

nghề da của làng trước Cách mạng là cặp sách, va li, thắt lưng, yên ngựa, bóng

đá, bóng chuyền... Dân làng vẫn còn truyền miệng câu chuyện về việc vua

Bảo Đại từng cho người ra Hà Nội đặt làm bộ yên ngựa tại cửa hàng ông Ngũ

vào những năm 30, và ông này đã trổ tài thiết kế ngay một mẫu mã mới đẹp

đến mức vua phải khen ngợi hết lời vì trông “bắt mắt” hơn cả hàng của Pháp.

Nghề da không những phát đạt ở Ninh Hiệp (nhất là tại xóm 6 và 7) trong

nhiều thập kỉ mà còn được mở rộng ra các địa phương khác (Hải Phòng, Nam

Định, Bắc Giang, Vĩnh Phúc...), nhưng vẫn do người làng đảm nhiệm. Trước

Cách mạng, đã có lúc thanh niên Ninh Hiệp đua nhau học nghề này để mở cửa

hiệu. Những người không có vốn thì ra Hà Nội làm thuê (ở đây có cả một phố

nghề của người Ninh Hiệp - phố Hà Trung) hoặc nhận hàng về nhà làm. Sự

phát triển rầm rộ của nó đã khiến dân gian có câu:

“Thứ nhất là chú thợ da

Thứ hai cày ruộng, thứ ba học trò”

“Thợ da lên làm hoàng đế

Thợ cày lép vế

Học trò ế ẩm...”

Và đáng chú ý, ở bất cứ địa phương nào, người làm nghề da Ninh

Hiệp cũng rất có ý thức liên kết và tương trợ. Họ từng thành lập hẳn một hiệp

26 Sau khi mất vào năm 1949, ông đã được dân làng tôn làm tổ nghề.

Page 53: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

46

hội mang tên “Phù Ninh tương tế” ở Sài Gòn để giúp đỡ những đồng hương

mới vào hoặc đang có hoàn cảnh khó khăn. Theo công trình Chuyện cũ làng

Nành, hội này còn biên soạn cả sách về lịch sử và danh lam thắng cảnh của

làng, tặng cho bà con để tăng thêm tình gắn bó với nhau và cũng để thế hệ sau

“biết làng Nành, yêu làng Nành” [87, tr. 297]. Một người trong họ nội của tôi

cũng cho tôi biết rằng gia đình ông có quyển sách thú vị trên, nhưng rất tiếc là

đã thất lạc sau khi bạn bè trong thôn chuyền tay nhau mượn.

Về thương nghiệp, người Ninh Hiệp cũng rất có truyền thống và kinh

nghiệm, thậm chí so với hoạt động sản xuất còn có phần nổi bật hơn. Bắc

Ninh địa dư chí, khi mô tả đặc điểm các làng thuộc huyện Đông Ngàn của

phủ Từ Sơn, đã nhận xét rằng làng này “lắm người buôn” [129, tr. 170]. Thực

tế, nghề buôn ở Ninh Hiệp có cơ sở từ chính các ngành nghề thủ công - lúc

đầu người ta tự bán các sản phẩm làm ra, sau đó những người buôn bán

chuyên nghiệp mới xuất hiện, từng bước xóa dần mối quan hệ trực tiếp giữa

người sản xuất và người tiêu thụ. Việc buôn bán của Ninh Hiệp chủ yếu là do

phụ nữ đảm nhiệm, vì thế tiếng tăm trong nghề gắn với chị em:

“Con gái kẻ Nành

Mặc áo lụa xanh

Mà đi bán vải

Được lờ được lãi

...

Đồn danh đồn tiếng

Con gái kẻ Nành...”27

Thương nghiệp Ninh Hiệp được cắm cột mốc bởi sự xuất hiện của chợ

Nành - ra đời từ thế kỉ X và nổi danh không lâu sau đó. Nằm ở vị trí giao

thương rất thuận lợi, đây là một trung tâm trao đổi hàng hóa sầm uất của cả

vùng, nhất là các sản phẩm từ vải, thuốc… Ngoài ra, người Ninh Hiệp còn

vào Thăng Long và ngược lên các tỉnh phía bắc nhằm mở rộng thêm thị

trường buôn bán của mình. “Chợ Nành một tháng sáu phiên”, có thể nói, đã

27 Vai trò về mặt này từ xưa đã đem lại cho người phụ nữ Ninh Hiệp một vị thế khá đặc biệt cả

trong và ngoài gia đình [68, tr. 68].

Page 54: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

47

thực sự là điểm đến của đông đảo thương nhân (sáu phiên này là sáu phiên

chính vào các ngày 3 và 8, ngoài ra chợ còn có sáu phiên phụ nữa vào các

ngày 1 và 6). Nghề buôn của làng tập trung ở thôn 4 và 5 là nơi gần chợ nhất.

Thời Lê, do xuất hiện nhiều biến cố chính trị dẫn đến những phen loạn lạc

cho dân tình, chợ được dời từ bến vào trong làng để đảm bảo an ninh và có lẽ

vì vai trò quan trọng của nó mà việc này đã được ghi lại ở văn bia, điều ít gặp

trong lịch sử [87, tr. 292]. Dấu ấn của một nền thương nghiệp sớm sủa và có

tiếng tăm được thể hiện ở khá nhiều di tích trong làng, đặc biệt là đôi câu đối

ngay nơi cổng chợ:

“Nhi tác nhi tức ẩm hòa thực đức

Dư túc dư bố dịch vụ thông công”.

(Nghĩa: Lúc làm, lúc nghỉ, khi ăn khi uống đều theo đức hạnh

Thừa thóc, thừa vải dù mua dù bán, cốt phải công bằng28.)

Trước đây, làng còn có cả một ngôi chùa gắn với việc tôn vinh chữ tín

trong nghề, rất tiếc là đến nay không còn. Tương truyền, có vị khách buôn

Trung Hoa cất chuyến hàng lớn cho một phụ nữ trong làng nhưng rồi không

trở lại nhận khoản tiền đã thỏa thuận. Chờ đợi hơn mười năm không thấy tin

tức, người phụ nữ này bèn đem toàn bộ số tiền dựng một ngôi chùa, đúc

tượng thờ ông. Chùa có tên Giác Diên.

Xu hướng kết hợp nhiều nghề trong sinh kế là truyền thống xuyên suốt

lịch sử của Kinh Bắc và với người Ninh Hiệp, điều này thực sự đem lại cho

họ một cuộc sống khá ấm no, sung túc. Đúng như nhận định của Ellis trong

Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries: Evidence and

Policy Implications [Sinh kế nông thôn và sự đa dạng ở các nước đang phát

triển: Bằng chứng và hàm ý chính sách] (1999) rằng sinh kế đa dạng là cái

“gắn liền với sự linh hoạt, khả năng phục hồi và ổn định” [167, tr. 8], nó đã

giúp người Ninh Hiệp dễ dàng thích nghi với nhiều tình huống. Đó cũng là

một lí do xuất hiện câu tục ngữ nói về sự khôn ngoan của họ: “Dốt kẻ Nành

cũng là đàn anh thiên hạ”. Tương tự một vài trường hợp khác của vùng như

28 Nguyễn Khắc Quýnh, một người làng, lược dịch [87, tr. 233].

Page 55: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

48

Phù Lưu hay Đồng Kỵ [4], việc tồn tại sớm của những nghề phi nông và lối

tư duy coi trọng hiệu quả kinh tế đi liền có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự

chuyển mình nhanh chóng của người làng giữa bối cảnh mới như sau này ta

thấy. Và có thể khẳng định, tuy nông dân, thợ thủ công cũng như thương

nhân Ninh Hiệp có nét văn hóa riêng của mỗi tầng lớp, tất cả đều chung một

thế ứng xử khá hài hòa từ nhiều đời, tạo nên một cộng đồng thống nhất trong

đa dạng. Đồng thời, với sự thực hành nhiều nghề mặc dù nông nghiệp vẫn là

“nghiệp” chính, một mặt người dân có thêm sự gắn kết do các hoạt động

ngoài nông nghiệp đem lại, mặt khác từ rất sớm còn có những mối quan hệ đa

dạng vượt ra khỏi phạm vi địa phương của mình, hiện tượng phần nào khác

với nhận định về tính khép kín “hằng xuyên” của cộng đồng nông thôn Việt ở

không ít nhà nghiên cứu.

Về các hình thức tổ chức của làng, như tình hình chung của làng Việt

cổ truyền mà Trần Từ (1984) [126], Phan Đại Doãn (2008) [20] và Nguyễn

Quang Ngọc (2009) [73] từng đề cập, ở Ninh Hiệp có tập hợp người theo địa

vực (ngõ, xóm), tập hợp người theo huyết thống (họ), tập hợp người theo lớp

tuổi (giáp), tập hợp người trong những tổ chức dựa trên sự tự nguyện tham

gia của cá nhân (phe, hội, phường), và tập hợp người trong bộ máy chính

quyền cấp xã. Đồng thời, cũng như nhiều làng xã khác, ở Ninh Hiệp trong

nhiều thế kỉ đã tồn tại đồng thời hai thiết chế quản lí là thiết chế hành chính

nhà nước và thiết chế tự trị làng xã, theo đó các hoạt động của nó được điều

chỉnh cả bởi “phép nước” lẫn “lệ làng”. Số liệu thống kê cho biết, về thiết chế

hành chính nhà nước, những người tham gia vào bộ máy hành chính xã ở thế

kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX thuộc khá nhiều dòng họ, trong đó người thuộc

những họ lớn (đông nhân khẩu) chiếm tỉ lệ cao, nhưng người thuộc những

dòng họ nhỏ cũng không phải không có mặt; còn về thiết chế tự trị làng xã, số

người tham gia vào Hội đồng sắc mục của làng đa số thuộc về các dòng họ có

truyền thống khoa hoạn [85, tr. 318 - 320]. Cơ cấu nhân sự này, có thể nói,

phù hợp với tình hình của làng trong quá khứ cả về nhân khẩu (là nơi có sự

chênh lệch đáng kể trong nhân khẩu giữa các dòng họ) và nhân lực (là nơi

Page 56: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

49

vốn có nhiều người tham chính29). Cần nói thêm, có lẽ cơ chế tự quản ở làng

đã hoạt động rất hiệu quả vì trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, làng vẫn ổn

định và phát triển, như một danh nhân thời Lê từng nhận định: “Quốc biến

dân bất biến” (nước biến động nhưng dân không biến động).

Sự hội tụ một lượng lớn dòng họ là nét đặc thù của Ninh Hiệp và tôi

cho đó là dấu hiệu nữa của tính “mở” của làng. Điều này được thể hiện ngay

trong truyền thuyết về Bà chúa Nành, người tương truyền có công trong sự ra

đời của làng:

“Tay cầm chín hạt đậu nành

Gọi dân khắp chốn lập thành thôn trang”.

Thực tế, sớm có nền kinh tế hàng hóa30, trong các thế kỉ qua, Ninh

Hiệp đã thu hút rất nhiều người từ nơi khác đến làm ăn hoặc kết hôn với con

gái làng và ở lại. Khác với phần lớn cư dân của các làng xã trong bầu khí

quyển văn hóa Bắc Bộ, người Ninh Hiệp không khắt khe với việc nhập cư và

cũng không có sự phân biệt ít nhiều mang tính kì thị giữa dòng họ đến sau với

dòng họ đến trước, điều mà tới nay vẫn được các cụ cao niên trong làng xác

nhận với tôi. Nhiều họ chỉ định cư ở Ninh Hiệp đến đời thứ hai, thứ ba đã có

thành viên được tham gia vào hội đồng sắc mục, lắm khi còn giữ cả ngôi chủ

tế trong lễ hội các thôn. Nếu biết rằng ở một làng lân cận trong vùng là Bát

Tràng, “con gái làng không lấy người ngụ cư làm chồng” và “dân ngụ cư có

tiền cũng không mua được nhà trong làng” [18, tr. 343] thì ta sẽ thấy hiện

29 Theo thống kê sơ bộ, từ thế kỉ XVII đến giữa XVIII, trong số những người Ninh Hiệp làm quan

ở triều đình có 05 người tước công, 22 người tước hầu, 11 người tước bá, 4 người tước tử, 14

người tước nam, thuộc 15 họ [85, tr. 135]. Những dòng họ nhiều người thành đạt nhất có thể kể

đến là Nguyễn Đức, Nguyễn Thọ, Nguyễn Công, Đào, Nguyễn Đình, Nguyễn Khắc...: Họ Nguyễn

Đức có Nguyễn Phúc Thăng nhận tước hầu, là trọng thần thời Lê Trịnh, làm Đô chỉ huy sứ, rồi

Tham đốc, con là Nguyễn Đức Chiêm nhận tước công, làm Tham tri giám sự, sau cũng làm Tham

đốc (thế kỉ XVII). Họ Nguyễn Thọ có Nguyễn Thọ Trường nhận tước công, rồi được truy phong

tước vương sau khi mất, là trọng thần thời Lê Trịnh, từng làm trấn thủ Thanh Hoa, anh em là

Nguyễn Thọ Vực và Nguyễn Thọ Hưởng đều nhận tước hầu (thế kỉ XVIII). Họ Nguyễn Công có

Nguyễn Công Luận và Nguyễn Công Nhĩ nhận tước hầu, Nguyễn Công Đĩnh nhận tước nam và

nhiều người khác làm quan trong triều Lê Trịnh (thế kỉ XVIII). Họ Đào có Đào Quang Nhậm nhận

tước hầu, làm Tham tri giám sự, Đào Quốc Hiển nhận tước bá, làm Bồi tụng hình bộ hữu thị lang

(thế kỉ XVII - XVIII). Họ Nguyễn Đình có Nguyễn Đình Thi nhận tước hầu, Nguyễn Đình Vượng

nhận tước bá (thế kỉ XVIII)... Đấy là chưa kể, không ít quan lại của triều đình là rể của làng sau

khi thôi làm quan đã rời Thăng Long về trí sĩ ở đây. 30 Tất nhiên, như cách nói của Nguyễn Quang Ngọc về nền kinh tế hàng hóa ở đồng bằng Bắc Bộ

thời trung cận đại, đó là một nền kinh tế hàng hóa còn “giản đơn” [72, tr. 247].

Page 57: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

50

tượng trên đáng chú ý thế nào. Vượt lên trên tính cục bộ thường tình, các

dòng họ ở Ninh Hiệp nhìn chung duy trì một mối quan hệ khá tốt đẹp với

nhau và điều này gặp gỡ ý kiến của Strauch trong “Community and Kinship

in Southeastern China: The View from the Multilineage Villages of Hong

Kong” [Cộng đồng và quan hệ họ hàng ở đông nam Trung Quốc: Cái nhìn từ

những làng có nhiều họ của Hồng Kông] (1983), rằng sự gắn kết dòng họ ở

các làng nhiều dòng họ có thể “cùng tồn tại được với một cảm thức bao trùm

hơn về cộng đồng” và rằng quan hệ họ hàng có thể “cung cấp sức mạnh cố

kết trong nhiều dạng thức khác nhau” trên tất cả các cấp độ xã hội [242, tr.

48]. Có lẽ một phần lớn vì tinh thần này mà “đất lành chim đậu”, con số dòng

họ ở đây không ngừng tăng? Dù rằng rất ít làng Việt chỉ có một họ như Yu đã

nhận xét (1994) [138], song khá hiếm làng nào trong vùng có nhiều họ đến

như Ninh Hiệp - khoảng 80 họ. Có họ lớn, nhân khẩu lên tới con số ngàn, lại

có một số họ nhỏ với nhân khẩu chỉ chừng trăm. Đặc biệt, họ ngoại của tôi là

Thạch Văn, vốn gốc họ Mạc - một trong những họ đông nhân khẩu nhất làng

hiện nay - được xem là cũng chỉ mới đến sinh cơ lập nghiệp kể từ thế kỉ XVII

(một thời gian sau khi nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long). Việc tất cả thành

hoàng của các thôn và hầu hết tổ nghề được suy tôn đều là người ngoài làng

còn từng được một nhà nghiên cứu nhìn nhận như là biểu hiện của tư duy cởi

mở đã thành truyền thống ở nơi đây [45, tr. 93 - 94].

Nằm trong cái nôi Kinh Bắc, Ninh Hiệp - với lịch sử ngàn năm tuổi

của mình - có một kho tàng di sản văn hóa rất phong phú. Về di sản phi vật

thể, đáng chú ý là các sáng tác văn học truyền miệng (truyền thuyết, giai

thoại, thơ ca, vè…) cùng các tri thức về nghề thủ công (nghề dệt, nghề

nhuộm, nghề thuốc…). Đặc biệt, các lễ hội gắn với đình, chùa Ninh Hiệp nói

chung đều là các lễ hội thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân

trong vùng, với sự có mặt hầu hết các sinh hoạt văn nghệ, giải trí hấp dẫn của

lễ hội cổ truyền Kinh Bắc như hát tuồng, hát chèo, hát quan họ, dệt vải thi,

nấu cơm thi, đua thuyền, đấu vật, chọi gà, đá cầu, đánh cờ người... [58]. Về di

sản vật thể, do thuộc địa phận của trung tâm Phật giáo Luy Lâu xưa [120],

Ninh Hiệp có nhiều ngôi chùa nổi tiếng mà Pháp Vân, Khánh Ninh và Đại Bi

Page 58: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

51

là những gì vẫn còn bảo tồn được. Ngoài ra, làng cũng có nhiều đình, đền lâu

đời, giàu giá trị thẩm mĩ như Hiệp Phù, Ninh Giang, Từ Vũ...31 Bảy trong số

hai mươi ba công trình cổ còn lại ở đây sau những cơn dâu bể đã được Bộ

Văn hóa Thông tin và UBND TP. Hà Nội công nhận là di tích lịch sử và kiến

trúc nghệ thuật. Đáng chú ý nhất trong số các di tích của Ninh Hiệp là chùa

Pháp Vân - ngôi chùa Tứ pháp lớn của Bắc Bộ, gắn với một trong hai hệ phái

Phật giáo lâu đời nhất nước ta do các nhà sư dòng Thiền phương Nam dựng,

được tôn vinh là Bắc giang đệ nhất thiền môn [88, tr. 23]. Ông thân sinh của

tôi kể rằng trước đây trong chùa có cả một khu kiến trúc dạng hang động mô

tả cảnh địa ngục rất đặc sắc, nơi mà thuở thiếu thời ông và nhiều bạn đồng

trang lứa ở làng hay vào chơi trước khi nó bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc

cách mạng về văn hóa và tư tưởng. Tiếp đó, phải kể đến bãi Thạch Sàng,

tương truyền là nơi nghỉ hàng đêm của danh tăng Khâu Đà La người Ấn Độ

khi dừng chân một thời gian ở Ninh Trang trên con đường truyền đạo đầu

Công nguyên và thủy đình múa rối, do thân mẫu công chúa Lê Ngọc Hân -

một người làng - bỏ tiền xây dựng, hiện là một trong các thủy đình xưa nhất

còn lại của Bắc Bộ. Tôn giáo và lễ hội là các thiết chế văn hóa có tác động

đáng chú ý tới quan hệ xã hội, nhất là quan hệ cộng đồng, của ngôi làng này

trước đây cũng như hiện tại.

Về truyền thống giáo dục, Ninh Hiệp trong lịch sử từng được xem là

mảnh đất đại khoa với sự hiện diện của nhiều tiến sĩ: Phạm Ngữ (1463),

Nguyễn Khắc Trung (1523), Lê Dao (1559), Đào Quốc Hiển (1691) và

Nguyễn Bá Tôn (1706)32. Theo truyền thuyết, làng có trường học rất sớm (thế

kỉ II TCN) và người mở trường chính là một trong những vị thành hoàng của

làng về sau - thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu33 - còn trên thực tế, trường học của

làng là một trung tâm giáo dục thực sự của khu vực bắc Thăng Long trong

31 Ninh Hiệp cũng đang lưu giữ một lượng lớn di vật lịch sử như trống đồng, chuông khánh, đồ tế

tự, đạo sắc phong, thần phả, sách cổ... Đặc biệt, làng có tới ngót 100 văn bia cổ, phần lớn đã

được dịch và giới thiệu trong công trình Văn bia làng Nành của Đinh Khắc Thuân (2003) [112].

Một tài liệu cho biết, số văn bia vào thời Lê của phủ Từ Sơn là nhiều nhất xứ Bắc (cả xứ có 497

văn bia) [130, tr. 94], và văn bia làng Nành đã đóng góp lớn vào điều này. 32 Một số trong họ hiện vẫn còn tên ở văn bia văn miếu Bắc Ninh [53, tr. 119, 174, 261, 269]. 33 Lữ Gia là người gốc phương Bắc, đại thần của nhiều đời vua Triệu (Nam Việt) từ Văn Vương

(136 - 125 TCN) đến Thuật Dương Vương (112 - 111 TCN).

Page 59: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

52

thời gian kéo dài từ cuối thời Lê đến hết thời Nguyễn, nơi đào tạo không chỉ

con em trong làng mà còn nhiều người ngoài làng nữa. Lại thêm một biểu

hiện cho tính mở của ngôi làng chăng? Trong số các trí thức tên tuổi của vùng

trưởng thành từ trường, cần phải kể đến Đàm Văn Khiêm quê ở làng Me, nay

thuộc huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh mà tục gọi là ông nghè Me và Nguyễn Đình

Tuân quê ở làng Sổ, nay thuộc huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang mà tục gọi là ông

nghè Sổ. Với ngôi trường này, từ lâu người dân Ninh Hiệp đã có câu ca:

“Quê em tên gọi Kẻ Nành

Có trường Hán học nổi danh khắp vùng

Mùa hạ cho chí mùa đông

Văn nhân tài tử trập trùng lại qua”.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng sự phát triển của nền giáo dục Nho học

trong một thời gian dài không phải không ít nhiều chi phối đến quan hệ xã hội

ở làng, mà vĩ thanh tới nay vẫn còn.

Với Ninh Hiệp, việc tích cực tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài như

truyền thống chung của xứ Bắc không chỉ bộc lộ ở sự hiện diện của các yếu tố

văn hóa Trung Hoa (Nho) hay Ấn Độ (Phật). Đầu thế kỉ XX, khi tư tưởng duy

tân khởi nguồn từ những thành tựu của thế kỉ Ánh sáng và của các cuộc cách

mạng tư sản phương Tây tràn vào nước ta [113], Ninh Hiệp đã trở thành một

địa bàn quan trọng của phong trào hưởng ứng nó là Đông Kinh nghĩa thục

trong thời gian tồn tại tuy ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa của phong trào

(3/1907 - 11/1907). Vài thập niên trước, hình ảnh buổi lễ ăn thề thành lập chi

hội vẫn còn được nhớ bởi dân làng và đã được khắc họa trong Chuyện cũ làng

Nành [87]. Làng cũng là nơi gặp gỡ của các nhà duy tân tiếng tăm bấy giờ như

Lương Văn Can, Ngô Đức Kế, Dương Bá Trạc... Sau khi phong trào tan rã,

trước sự khủng bố của thực dân Pháp, nhiều thành viên chi hội Đông Kinh

nghĩa thục của làng - Nguyễn Mộng Huyên, Nguyễn Ngọc Truy, Nguyễn

Khắc Hoài, Nguyễn Khắc Tế, Nguyễn Bá Quyến, Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn

Công Chức, Nguyễn Huy Lan, Nguyễn Đình Thiệp... - đã phải ẩn náu tứ xứ

hầu như đến hết cuộc đời mình. Tuy nhiên, dư âm của phong trào “khai dân

trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” này vẫn được thể hiện qua dòng chữ nổi tiếng

Page 60: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

53

ở Ngũ môn chùa Pháp Vân khi nó được dựng vào năm 1923: “Bình đẳng tự

do chân bảng rạng” (nghĩa là: “Bình đẳng, tự do là mục tiêu chân chính, rõ

ràng” [125, tr. 12]). Dẫu kẻ thù không ngừng gây khó dễ (đặc biệt vì Ngũ

môn của chùa lại nằm đối diện với trụ sở chính quyền thực dân), dòng chữ

vẫn tồn tại trong sự bảo vệ của dân làng suốt thời kì thuộc địa. Và người Ninh

Hiệp vẫn nhớ rằng, vào thập niên 30 của thế kỉ XX, làng chính là một trung

tâm lưu giữ, phát tán tài liệu của Tôn Trung Sơn trong vùng. Theo lời các cụ

cao tuổi, nhà cách mạng Trung Hoa với tư tưởng Tam dân - dân tộc độc lập,

dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc - rất được ngưỡng vọng lúc đó.

Trên đây là bức tranh khái lược về Ninh Hiệp trước năm 1945.

Từ sau Cách mạng, cụ thể hơn là sau giải phóng (1954), đến trước Đổi

mới, Ninh Hiệp chia sẻ tình trạng chung của các làng xã miền Bắc và tiếp đó

là cả nước về kinh tế, xã hội và văn hóa, mặc dù không phải luôn chia sẻ cách

ứng xử.

Về kinh tế, người Ninh Hiệp bước vào quá trình sản xuất tập thể.

Những người nông dân, thợ thủ công và tiểu thương của làng đã trở thành xã

viên của các hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ... Các nghề phi

nông nghiệp từng làm nên gương mặt của Ninh Hiệp đến lúc này còn được

duy trì là nghề làm thuốc và nghề da. Có điều, trong khi nghề da vẫn tồn tại

như một trong những nghề cơ bản (từ đầu những năm 60 đến cuối những năm

80, Hợp tác xã Da, vải bạt Ninh Hiệp thường có khoảng 300 xã viên kèm

1000 khẩu ăn theo [45, tr. 37]) thì nghề thuốc lại chỉ tồn tại như một nghề phụ

của các gia đình. Trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh tư nhân đã chính

thức bị cấm như Turner (2009) [246] từng mô tả, nghề buôn của làng tất

nhiên không được thừa nhận nữa, mặc dù - do những khoảng trống luôn mở

ra từ sự thiếu hiệu quả của cơ chế cho khu vực “phi chính thức” [183] - nó

vẫn tìm cách tồn tại ở chỗ này, chỗ kia. Chúng ta đều biết, mô hình kinh tế

chỉ huy có tác dụng trong những bối cảnh nhất định, song việc kéo dài nó quá

mức lại gây ra những bất lợi lớn. Tuy không khó khăn so với mặt bằng, thậm

chí phần nào còn khá hơn do có thể xoay sở làm thêm, với người Ninh Hiệp,

mô hình này thực sự là một lực cản cho tố chất hoạt động kinh tế vốn là thế

Page 61: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

54

mạnh của họ. Có nhà nghiên cứu còn nhận định, “năng lực làm giàu bằng

kinh tế thị trường của con người và cộng đồng Ninh Hiệp đứng trước nguy cơ

bị tiêu diệt bởi cơ chế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp”, thậm chí nhấn mạnh

“đây là thời kì thử thách khắc nghiệt nhất đối với con người và cộng đồng

làng - xã Ninh Hiệp” [45, tr. 225]. Như vừa nói, người Ninh Hiệp vẫn tìm

cách duy trì hoạt động thương mại ngoài luồng của mình. Đó không phải là

sự đối phó công khai với chính sách của nhà nước mà là sự đối phó ngấm

ngầm. Hàng ngày, hàng vài ngày, hàng tuần, hàng vài tuần, hàng tháng, hay

hàng vài tháng, chị em phụ nữ Ninh Hiệp lại “gom hàng” là các nhu yếu

phẩm (phích nước, chăn, màn, đèn pin...) về bán theo kiểu chợ đen cho người

dân khắp vùng. Đến giờ, tôi vẫn còn nhớ như in rằng bà ngoại mình đã vừa

trông đứa cháu là tôi vừa bán hàng ở cầu chợ như thế nào. “Quầy” chỉ đơn

giản là một chỗ ngồi con con, với ít xấp vải được bà xếp chồng, để lộ đầu

chừng 1 - 2 phân cho khách nhìn được màu sắc và chất liệu. Tôi thì ngồi chơi

tha thẩn bên cạnh. Người lấy hàng về cho bà bán là mẹ tôi. Với độ lùi của

thời gian, nhìn lại, có thể khẳng định sở dĩ việc buôn bán của Ninh Hiệp tồn

tại được - dẫu khá chật vật - trong đêm trường bao cấp lúc bấy giờ, là bởi

ngoài sự đồng thuận của cả cộng đồng, còn có sự hỗ trợ của các đời lãnh đạo

xã. Phần nào giống như việc Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc là Kim Ngọc thực hiện

khoán hộ cho nông dân kể từ những năm 60, lãnh đạo Ninh Hiệp cũng tạo

điều kiện cho dân làng mình đan dệt một mạng lưới buôn bán trong bối cảnh

việc đó là trái chủ trương của nhà nước (tuy trên thực tế thì nó phù hợp với

quy luật vận hành tự nhiên của kinh tế). Nhưng may mắn hơn Kim Ngọc,

những người lãnh đạo này đã không gặp phải tai ách như ông34 vì họ, tương

tự dân làng của họ, không chính thức hóa hành động của mình.

Về xã hội và văn hóa, đồng dạng với những làng xã khác, các thiết chế

xã hội và văn hóa cổ truyền ở Ninh Hiệp bao gồm tổ chức và hệ giá trị bị giải

thể và thay thế bằng các thiết chế xã hội chủ nghĩa. Và, giữa bối cảnh “quan

34 Chủ trương khoán được đưa vào Nghị quyết 68 của Đảng bộ Vĩnh Phúc năm 1966 và - mặc dù

sẽ là tiền đề của một trong những chính sách nền tảng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của

nông nghiệp và nông thôn sau này [9, tr. 266 - 267]) - bị Trung ương ra lệnh dừng vào năm 1968

còn người khai sinh ra nó bị kiểm điểm (dân vẫn âm thầm làm tiếp nên gọi là “khoán chui”).

Page 62: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

55

điểm giai cấp trong quan hệ giữa người với người dường như được nhấn

mạnh nhiều hơn” [85, tr. 321], các quan hệ xã hội truyền thống - điều mà

chúng ta quan tâm - khó tránh khỏi bị nhìn nhận như là tàn dư tiêu cực của xã

hội cũ. Được dán mác “cơ sở” của chủ nghĩa cục bộ, cái có hại cho việc xây

dựng xã hội mới, những quan hệ đang bàn như ta biết đã không còn điều kiện

để có thể tồn tại nguyên dạng ở bất cứ đâu, và lẽ tất yếu Ninh Hiệp cũng

không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, với sự tồn tại của những hoạt động

kinh tế phi chính thức, một mạng lưới quan hệ xã hội loại này trong và ngoài

làng của người Ninh Hiệp cũng vẫn được duy trì ở một mức độ nhất định (tôi

nhấn mạnh: ở một mức độ nhất định) nhằm đáp ứng những nhu cầu có liên

quan của họ.

Công cuộc Đổi mới bắt đầu từ năm 1986 và các chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp nối sau đó

[1], [2] chính là bước ngoặt đem lại những thay đổi hết sức to lớn về nhiều mặt

cho nông thôn Việt nói chung [6], [15], [93], cho đồng bằng sông Hồng nói

riêng [46] và đặc biệt, cho ngôi làng của người Ninh Hiệp.

Kinh tế Ninh Hiệp xưa vốn đã ít nhiều mang tính đa dạng và tổng hợp;

với chủ trương đổi mới và nhất là thông thương biên giới phía Bắc của Nhà

nước cuối những năm 80 [150], xu hướng đó đã bùng nổ. Trường hợp Ninh

Hiệp là một minh chứng cho nhận định của Pettus (2003) [222] rằng tương tự

tình hình các nước hậu xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, việc tự do hóa nền kinh

tế ở Việt Nam đã làm trỗi dậy ở mức độ chưa từng thấy nền thương mại quy

mô nhỏ do phụ nữ nắm giữ35. Tất nhiên, đó là buổi ban đầu, vì sau đó nó cũng

không phải luôn ở “quy mô nhỏ” nữa. Trong sự đa dạng, tổng hợp nói trên,

thương mại - dịch vụ là lĩnh vực mũi nhọn cho sự tăng trưởng nhảy vọt của

kinh tế làng nói chung và các hộ gia đình nói riêng, đồng thời ngày càng thẩm

thấu vào các ngành nghề nông nghiệp cũng như thủ công nghiệp. Các nhà

nghiên cứu và thống kê đều đánh giá, Ninh Hiệp là một trong những xã đứng

đầu của miền Bắc, thậm chí cả nước, về sự phát triển kinh tế sau thời điểm

35 Ở Việt Nam, như nhiều nơi khác, việc kinh doanh quy mô nhỏ thường gắn với phụ nữ do được xem là phù hợp với tư duy có tính trực quan của họ [204], và trên thực tế thì “luồng tiểu thương khá phát đạt ở miền Bắc trước năm 1954 chủ yếu là nằm trong tay phụ nữ” [22, tr. 86].

Page 63: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

56

bắt đầu Đổi mới, với tốc độ tăng trưởng đạt 12% đến 14%/năm [45, tr. 21].

Thập niên 2000, đà phát triển này vẫn tiếp tục: Giá trị sản xuất các ngành

kinh tế trong những năm 2001 - 2005 tăng bình quân 11,5%, trong đó sản

xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 12,3%, thương mại -

dịch vụ tăng bình quân 15,3%, nông nghiệp - thủy sản tăng bình quân 3,2%

[23, tr. 2]; giá trị sản xuất các ngành kinh tế trong những năm 2006 - 2010

tăng bình quân 12,9%, trong đó sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

tăng bình quân 14,9%, thương mại - dịch vụ tăng bình quân 10,9%, nông

nghiệp - thủy sản tăng bình quân 2,28% [24, tr. 2]. Trong xu thế chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nông thôn nước

ta [7], [38], [76] (và của đồng bằng sông Hồng [60] cũng như ngoại thành Hà

Nội nói riêng [16]) thời gian qua, cơ cấu kinh tế Ninh Hiệp đã có được những

con số ấn tượng, trong đó tỉ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp -

xây dựng cơ bản và ngành thương mại dịch vụ tăng nhanh (56,72% và

37,33% năm 2004, 64,1% và 33,71% năm 2009, 47,64% và 51,3% năm

2013) còn tỉ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản giảm dần (5,95% năm 2004,

2,2% năm 2009, 1,06% năm 2013) [23, tr. 2], [24, tr. 2], [25, tr. 2]. Về cơ cấu

lao động, với tổng số 3.370 hộ (16.318 nhân khẩu) của làng, số làm nông

nghiệp hiện chỉ chiếm 10% - 328 hộ (nhân khẩu trong độ tuổi lao động là

1640), còn số làm thương mại và dịch vụ chiếm 1247 hộ (nhân khẩu trong độ

tuổi lao động là 2620) và số làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

cơ bản chiếm 1765 hộ (nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 4069). Đáng lưu

ý, trong số hộ làm các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây

dựng cơ bản, đối tượng làm tiểu thủ công nghiệp (chủ yếu là gia công hàng

may mặc) lại chiếm con số áp đảo, mà nhóm này bên cạnh việc sản xuất

thường cũng đồng thời kinh doanh luôn mặt hàng mình làm ra. Mặt khác, rất

nhiều hộ tuy trên giấy tờ chính thức còn làm nông nghiệp nhưng thực tế thì đã

“ly nông” từ khá lâu bằng cách thuê người hoặc cho anh em trong họ làm để

chuyển sang buôn bán (ngay gia đình tôi cũng vậy - từ sau Đổi mới, tất cả số

ruộng của gia đình đều được giao cho người nhà bác làm giúp). Như vậy, có

thể nói, về cơ bản Ninh Hiệp đang là một làng phi nông nghiệp hóa dạng

Page 64: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

57

thương mại hóa. Nhìn chung, không như dân cư nhiều địa phương khác của

cả nước [37], [94], [106], của đồng bằng sông Hồng [101] và cụ thể hơn là

của khu vực ngoại thành Hà Nội [127], [137], việc chuyển đổi nghề ở người

Ninh Hiệp diễn ra khá nhanh chóng.

Do thương mại đã trở thành hoạt động mưu sinh chính của người Ninh

Hiệp, tôi muốn dừng lại để giới thiệu về các khu buôn bán đang xuất hiện

ngày một nhiều ở đây.

Hiện ở Ninh Hiệp có 06 khu buôn bán tập trung, bao phủ một phần

lớn không gian làng khi trải dài từ đầu làng đến trung tâm theo trục giao

thông chính.

Trên đường liên xã vào làng, đầu tiên ta sẽ gặp khu buôn bán mang tên

“Lò ông Phước”. Nó có tên gọi như vậy vì trước vốn là vùng đồng đất, chỉ

duy nhất gia đình một người tên là Phước làm nghề đóng gạch sinh sống (nơi

ở cũng đồng thời là nơi xây dựng lò gạch). Vào năm 1988, một số gia đình

thuộc diện nghèo đói đã được xã cấp đất tại đây và nó dần trở thành một khu

dân cư. Mươi năm gần nhất, cùng với sự phát triển công việc kinh doanh của

dân làng, nơi này trở thành khu buôn bán với mặt hàng là các loại vải. Cũng

trên con đường liên xã, tiếp giáp khu buôn bán “Lò ông Phước” là khu buôn

bán Ba Da. Nó được người Ninh Hiệp thuê dài hạn của làng Đình Bảng liền

kề. Hiện nay, nó bao gồm: i) dãy nhà cao tầng chia thành các căn độc lập kéo

dài từ “Lò ông Phước” đến con dốc có tên Ba Da, một phần đất nông nghiệp

bị chiếm dụng làm nơi bán hàng nằm đối diện, cùng dãy nhà trệt đầu làng

thuộc địa phận đất cho dân thuê; ii) chợ Ba Da với diện tích khoảng 2000m2;

và iii) kho chứa hàng nằm giữa “Lò ông Phước” và chợ Ba Da của một số đầu

nậu. Cũng như khu buôn bán “Lò ông Phước”, nơi này chỉ bán vải36. Sau khi

đi hết khu buôn bán Ba Da, ta sẽ thấy một dãy cửa hàng bán quần áo chạy dọc

theo con đường chính vào giữa làng, đó là khu buôn bán của thôn 6. Khu

36 Một trong những lí do của việc phân chia nơi buôn bán thành khu vực bán vải và khu vực bán

quần áo là giá thuê cửa hàng và mặt bằng kinh doanh. Các tiểu thương khu “Lò ông Phước” cho

tôi biết, muốn mở cửa hàng bán vải, người ta cần một diện tích tối thiểu là 40 m2 để bày hết

được khoảng trăm cuộn vải mẫu, còn buôn bán quần áo thì chỉ cần 10 m2 trở lên,. Thật dễ hiểu

khi những nơi có giá thuê cao nhất lại chỉ dành cho việc kinh doanh quần áo may sẵn.

Page 65: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

58

buôn bán này hình thành cách đây khoảng chục năm từ việc người dân hai

bên mặt đường đua nhau biến nơi ở thành ki ốt bán hàng. Căn cứ vào quy

hoạch của Ủy ban nhân dân xã (chợ được mở rộng dần về phía đông và

đường vào chợ là con đường liên xã chạy từ dốc Ba Da, ngang qua trụ sở Ủy

ban), có thể nói sự phát triển của khu buôn bán thôn 6 nằm ngoài dự kiến của

chính quyền. Với việc đường làng thành phố chợ, nơi này cách đây chừng

dăm bảy năm bắt đầu được mệnh danh là “Hàng Ngang”, “Hàng Đào” của

Ninh Hiệp khi giá một m2 của mảnh đất kinh doanh tốt vào khoảng một tỉ

đồng và giá cho thuê trung bình một cửa hàng có 03 mét mặt đường lên đến

một triệu/ ngày (tức xấp xỉ 360 triệu/năm)37. Qua thôn 6, ta sẽ tiến vào khu

chợ truyền thống. Chợ truyền thống, hay “chợ Nành - Ninh Hiệp” là một khu

vực buôn bán có từ rất lâu, được dân làng gọi như vậy để phân biệt với các

khu buôn bán mới xuất hiện gần đây, đặc biệt là khu thương mại Sơn Long và

Phú Điền nằm gần hơn cả. Trước kia, khu chợ truyền thống này là một quần

thể bao gồm tám cầu chợ. Cuối chợ, có một cái ao rộng ngăn cách nó với

cánh đồng của làng. Tháng 10 năm 2001, chợ được xây dựng lại. Sau đó, nó

tiếp tục được cải tạo vào tháng 9 năm 2003 và tháng 12 năm 2009. Hiện chợ

bao gồm hai khối nhà liền kề với tổng diện tích khoảng hơn 6000m2. Khối

thứ nhất được sửa chữa trên cơ sở chợ truyền thống, lại bao gồm cả các ki ốt

tự phát của nhà dân lân cận nên thiếu tề chỉnh, với những gian hàng nằm chen

chúc bên những lối đi rất ngoằn ngoèo. Khối thứ hai được xây mới nên có sự

bố trí gian hàng quy củ hơn, mặc dù hiện tại thì sự quy củ cũng đang giảm đi

đáng kể38. Khối này mở rộng trên đất lưu không và ao đã san lấp. Đây là nơi

tập trung tới hơn một nửa số thương nhân của làng, vì thế là “cần câu cơm”

của rất nhiều gia đình (trên giấy tờ chính thức là 1300 hộ, nhưng thực tế là

xấp xỉ 1600 hộ). Nhìn chung, nơi bán hàng của chợ khá chật chội, lại thêm

trần thấp và hàng hóa chất cao nên vào mùa hè rất nóng bức và ngột ngạt (tiểu

37 Vào thời điểm tôi bắt đầu việc nghiên cứu, mức giá cho thuê cao nhất là 600 triệu/năm, thấp

nhất là 150 triệu/năm. Hiện nay (2016), giá đã tăng lên nhiều. 38 Do việc mua chỗ bán hàng mới là khá tốn kém, nhiều thương nhân ở đây đã “xắn” một phần

chỗ của mình cho con cháu cùng bán.

Page 66: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

59

thương của chợ thường không dọn hàng về nhà, vào cuối buổi họ chỉ phủ một

tấm bạt lớn và dày che kín hàng hóa trong quầy lại). Cuối cùng, tiếp nối chợ

truyền thống là 02 khu thương mại mới xây dựng vào năm 2010 - Sơn Long

và Phú Điền. Đây là các khu thương mại cao tầng, gồm khoảng hơn 1000

gian hàng được xây dựng với thiết kế hiện đại, chỗ ngồi thoáng mát và lối đi

rộng rãi, sạch sẽ. Dù vậy, hiện người dân mới chỉ thuê hết tầng một. Các tầng

trên được Ban quản lí tạm dùng làm kho chứa hàng. Dân buôn bán tại đây cho

biết, hai khu thương mại này khá ế ẩm vì khách tới Ninh Hiệp chủ yếu dừng

chân ở “Lò ông Phước” hay Ba Da là các chợ nằm ngay đầu làng hoặc phố

chợ thời trang thôn 6 là nơi cập nhật hàng mới nhất, một số thì vào khu chợ

truyền thống là nơi tập trung của các thương nhân hoạt động lâu năm và giá

cả có rẻ hơn39. Những người thuê cửa hàng tại hai khu thương mại này

thường chỉ là những người muốn mở rộng việc kinh doanh vốn đã có cơ sở

nhất định của mình (theo kiểu chồng bán hàng tại chợ mới, trong khi vợ vẫn

bán hàng ở chợ truyền thống), những công chức muốn cải thiện thu nhập,

những người không phải người làng muốn thử vận may hay những người

trước đây là nông dân mới chuyển sang buôn bán nhưng không thể thuê ở địa

điểm khác vì “hết chỗ”. Cũng bởi vắng khách nên giá mua, thuê cửa hàng ở

đây hiện rẻ hơn hẳn so với hồi nó mới được đưa vào sử dụng40. Như vậy,

Ninh Hiệp có khá nhiều khu buôn bán tập trung với mức độ hút khách khác

nhau. Tuy nhiên, bởi số người muốn mua/thuê chỗ ngồi bán hàng ở làng đang

ngày càng tăng mạnh với không ít lí do (muốn gia nhập vào việc buôn bán,

muốn khuếch trương sự làm ăn, muốn cho con gái của hồi môn để kinh

doanh41…), sẽ có những khu buôn bán mới được xây dựng và chợ làng sẽ

ngày càng chiếm lĩnh không gian làng.

39 Chỗ ngồi ở khu chợ truyền thống là chỗ ngồi thuê của “nhà nước” nên không tốn khoản chi phí

quá lớn. 40 Lúc đầu, giá mua cửa hàng ở đây có thể lên đến hơn chục tỉ, còn giá thuê thấp nhất là hơn trăm

triệu/năm, nhưng từ khi thôn 6 thành chợ, giá mua và thuê cửa hàng nói chung đều giảm xuống

khá nhiều. 41 Ngày trước, biết buôn bán là tiêu chuẩn chọn vợ ở Ninh Hiệp [45, tr. 99], còn hiện tại, tiêu

chuẩn này khắt khe hơn với việc người con gái tối thiểu phải có một chỗ bán hàng trên chợ.

Page 67: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

60

Ở phương diện xã hội và văn hóa, cũng trong sự biến đổi chung của

nông thôn Việt Nam đương đại [81], [82], nhiều vận động mới đã và đang

xuất hiện ở Ninh Hiệp.

Về mặt xã hội, các thiết chế xã hội truyền thống bị “giải thể” trong

thời kì bao cấp đã được phục hồi, tất nhiên thường là với hình thức không

hoàn toàn như trước. Trong đó, rất đáng chú ý là tổ chức dòng họ, một tổ

chức ngày càng được củng cố và phát triển qua sự quan tâm của các thành

viên đến cơ sở vật chất và tinh thần của nó. Sự quan tâm này thể hiện ở việc

phát triển quỹ họ, tôn tạo nhà thờ họ và mộ tổ, làm gia phả và gia tăng sinh

hoạt dòng họ cả về số lượng lẫn mức độ mà tôi sẽ có dịp đề cập kĩ hơn ở phần

sau của luận án.

Về mặt văn hóa, người dân Ninh Hiệp một mặt khuếch trương các

thực hành văn hóa theo khuôn mẫu truyền thống ở mức độ chưa từng có so

với trước, mặt khác không ngừng tiếp thu những yếu tố của nền văn hóa đô

thị - công nghiệp. Trước hết, phải kể đến việc gia tăng bảo tồn và phát huy

giá trị các di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể của dân làng, mà biểu

hiện rõ nét chính là sự đầu tư nâng cấp các di tích lịch sử và phục hồi các sinh

hoạt văn hóa - tinh thần cổ (như lễ hội, các sinh hoạt tín ngưỡng, các hình

thức diễn xướng văn nghệ dân gian thường nhật…). Ví dụ, vào giữa thập niên

90 của thế kỉ trước, các vị “túc nho” còn lại của Ninh Hiệp đã góp sức mở

một lớp dạy chữ Hán tại ngôi đền có tên Điếm Kiều với khẩu hiệu “Học nhi

bất yếm - Hối nhân bất quyện” (Học không biết chán - Dạy không biết mỏi)

nhằm bảo lưu truyền thống Hán học một thời, được rất nhiều người dân trong

và thậm chí ngoài làng (cả những người ở các tỉnh khá xa như Thanh Hóa,

Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định, Yên Bái...) nhiệt tình hưởng ứng42. Đến

nay, đã có khoảng trên 500 con người đủ cả nam phụ lão ấu tới đây trau dồi

bút mực. Nhiều bạn đồng niên của ông thân sinh của tôi có nói rằng họ còn

tìm đến với việc học thứ văn tự này như một món ăn tinh thần, giúp cân bằng

42 Theo tư liệu báo chí, chính các cụ đồ của đất Ninh Hiệp còn là những người đầu tiên khơi dậy

truyền thống viết thư pháp ở Quốc tử giám vào mỗi dịp xuân về.

Page 68: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

61

tâm lí trong bối cảnh nhiều xáo trộn của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, một

số người làng có tâm huyết đã dày công sưu tầm được khối lượng tư liệu đồ

sộ về văn hóa dân gian thể hiện qua hàng ngàn trang bản thảo mà xã đã tổ

chức tiếp nhận trọng thể vào năm 2001 [86, tr. 80]. Đặc biệt, câu lạc bộ văn

nghệ người cao tuổi Ninh Hiệp là một trong những câu lạc bộ văn nghệ người

cao tuổi có tiếng nhất của Hà Nội với nhiều tiết mục văn nghệ truyền thống

độc đáo dàn dựng rất công phu, thường xuyên nhận được lời mời đi biểu diễn

khắp miền Bắc. Khoảng sân rộng sau ngôi nhà sàn của cha mẹ tôi ở khu vườn

quả chính là một điểm tập luyện của các thành viên câu lạc bộ hàng tối.

Những khi về quê, tôi đã không ít lần phải ngẩn ngơ trước các màn biểu diễn

điệu nghệ, đặc biệt là với trống và cờ, của họ dưới sự chỉ dẫn của các chuyên

gia được thuê từ nội thành sang. Sau nữa, bên cạnh sự phục hưng mạnh mẽ

của văn hóa truyền thống, nếp sinh hoạt kiểu đô thị cũng đang không ngừng

gia tăng ở đây. Với mức sống cao43, việc xây dựng nhà cửa theo những thiết

kế hiện đại, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt tân kì, thưởng thức các loại hình

giải trí có chất lượng, tham gia các hoạt động thể thao chi phí lớn, chơi sinh

vật cảnh đắt tiền, nghỉ dưỡng tại các resort cao cấp, tổ chức liên hoan gia

đình ở nhà hàng sang trọng… đã rất phổ biến với người Ninh Hiệp. Du lịch

thường xuyên ở các nước châu Á (Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung

Quốc, Malaysia...) và cả các nước Âu Mỹ cũng không còn là điều gì đó quá

xa lạ với họ. Bản thân người làng Ninh Hiệp còn mở nhiều khu sinh thái có

diện tích hàng hecta với các loại hình dịch vụ đa dạng để đáp ứng nhu cầu

sinh hoạt văn hóa - tinh thần tại chỗ, bao gồm cả việc mời các ca sĩ, các vũ

đoàn và các nhóm diễn viên hài ăn khách hàng đầu của thị trường miền Bắc

về biểu diễn. Hình ảnh những chiếc ô tô có gắn loa đi quanh làng để ra rả

thông báo về một chương trình tạp kĩ nào đó và phát tờ rơi về nó là không

hiếm gặp. Thậm chí, ngay những thực hành văn hóa tưởng như mang tính

43 So với các nơi khác trong vùng kể từ thời điểm đầu Đổi mới [61] cho đến những năm gần đây

[59], người Ninh Hiệp nhìn chung có một điều kiện sống khá hơn đáng kể. Về khía cạnh này, một

người nghiên cứu đã nhận xét: “Các chỉ báo về mức sống và chất lượng sống của cộng đồng dân

cư Ninh Hiệp quả là đáng mơ ước đối với nhiều vùng nông thôn khác ở Việt Nam” [118, tr. 31].

Page 69: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

62

truyền thống nhất cũng được xu thế mới thổi làn gió của mình vào. Có thể lấy

ví dụ về điều này qua lễ hội, một hiện tượng văn hóa có tính tổng thể và dễ

quan sát. Thời gian vừa qua, dân làng thường đóng góp khoảng năm bảy trăm

triệu đồng tiền mặt mỗi năm để tổ chức hội làng và/ hoặc hội thôn, một khoản

đóng góp đáng kể so với nhiều địa phương khác cho lễ hội, và ban tổ chức đã

chủ yếu sử dụng nguồn kinh phí đó vào các hoạt động văn nghệ - thể thao

phục vụ người xem hội. Lễ hội Ninh Hiệp với những hình thức sinh hoạt văn

hóa cổ truyền phong phú vốn thu hút sự quan tâm của du khách trong vùng từ

xưa, gần đây còn hấp dẫn khách thập phương hơn nữa bởi sự xuất hiện các

hoạt động văn nghệ và thể thao mang màu sắc “tân kì”. Cụ thể, cùng với việc

mời các đoàn nghệ thuật truyền thống (Đoàn chèo Tổng cục Hậu Cần, Đoàn

cải lương Trung ương, Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh...), hay các đoàn vận

động viên của những môn thể thao truyền thống (vật, đá cầu, cờ tướng...),

người ta cũng mời các đoàn nghệ thuật hiện đại và các đoàn vận động viên

của những môn thể thao hiện đại tham gia - lễ hội chùa Nành một vài năm

gần đây đều có sự góp mặt của Đoàn Xiếc Trung ương và của các đôi nhảy

đẹp đã đạt nhiều giải thưởng đến từ các câu lạc bộ khiêu vũ lớn của Hà Nội,

còn lễ hội của thôn như thôn 8 thì có cả sự góp mặt của các câu lạc bộ hàng

đầu đang thi đấu tại giải vô địch bóng chuyền quốc gia như Bộ Tư lệnh

Thông tin, Ngân hàng Công thương, Phòng không Không quân, Hải Dương,

Hưng Yên (nữ); Thể Công, Sanest Khánh Hòa, Đức Long Gia Lai, Tràng An

Ninh Bình, Hà Nội (nam)... Đặc biệt, việc tổ chức trình diễn khiêu vũ ở sân

chùa chính là việc mà Ninh Hiệp đi “tiên phong”. Thậm chí, nhiều bà luống

tuổi trong làng cũng đã tự tin trổ tài bên cạnh những cặp vũ công chuyên

nghiệp. Nói cách khác, với sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân, các yếu tố

văn hóa đô thị ngày càng trở nên có ảnh hưởng ở làng cả trong đời sống

thường nhật lẫn phi thường nhật. Điều này nằm trong tình hình chung của các

làng ven đô [30], [67], [77], nhưng xét về cường độ thì cao hơn hẳn.

Ninh Hiệp xưa là một làng quê xứ Bắc vừa tiêu biểu vừa độc đáo của

tiểu vùng cả về đời sống kinh tế, xã hội lẫn văn hóa, và nay đang trong quá

Page 70: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

63

trình phi nông nghiệp hóa rất mạnh mẽ. Những yếu tố đó đã chi phối bức

tranh quan hệ xã hội nơi đây.

Tiểu kết

Bên cạnh việc vẫn duy trì nghề nông như là nghề cơ bản, Ninh Hiệp

trước Cách mạng nổi tiếng bởi nghề dệt, nghề chế biến thuốc và đặc biệt là

nghề buôn gắn với chợ Nành - một chợ lớn trong vùng có từ thời Lý. Nghề da

được du nhập vào đây thời Pháp thuộc và ngày càng phát triển sau đó đã tô

đậm thêm tính chất đa nghề của ngôi làng. Vì vậy, đời sống kinh tế, xã hội và

văn hóa của làng vừa có nét chung lại vừa có nét riêng so với những nơi khác

trong vùng. Sau Cách mạng mà cụ thể hơn là sau năm 1954, tiếp tục là một

làng hỗn hợp nông nghiệp - phi nông nghiệp nhưng Ninh Hiệp khó tránh khỏi

sự hòa lẫn trên một số khía cạnh vào bộ mặt chung của các làng xã trong cơ

chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung cho đến những năm Đổi mới (dù không hẳn

chia sẻ cách ứng xử). Các thập niên gần đây, Ninh Hiệp trở thành làng phi

nông nghiệp hóa triệt để với nhiều vận động mới cả về kinh tế, văn hóa và xã

hội. Tất cả các yếu tố trên là bối cảnh xa và gần của bức tranh quan hệ xã hội

ở Ninh Hiệp hiện nay.

Page 71: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

64

Chương 3

MẠNG LƯỚI QUAN HỆ XÃ HỘI Ở NINH HIỆP

3.1. CÁC QUAN HỆ CƠ BẢN TRONG MẠNG LƯỚI

Người viết đã bắt đầu việc tìm hiểu về các quan hệ xã hội cơ bản trong

mạng lưới quan hệ xã hội của người làng Ninh Hiệp bằng cách đề nghị thông

tín viên của mình liệt kê những loại quan hệ mà họ có và những loại quan hệ

có thể có của cả những người khác. Kết quả là rất nhiều loại quan hệ được chỉ

ra. Một số xuất hiện liên tục trong các danh sách liệt kê, một số thì không. Ba

loại quan hệ mà bất cứ người nào cũng có và vì thế là những quan hệ cơ bản

nhất trong mạng lưới quan hệ xã hội theo loại hình của họ là họ hàng (bao

gồm cả gia đình), láng giềng và bạn bè. Một số quan hệ có ở người này nhưng

không có ở người khác, ví dụ như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ trong hội

đồng ngũ và quan hệ trong các câu lạc bộ theo sở thích.

Như vừa đề cập, theo liệt kê của những người cấp tin cho tôi, các quan

hệ họ hàng, láng giềng, và bạn bè là các quan hệ phổ biến nhất. Điều này cũng

gặp gỡ nhận thức chung trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

đã có về những quan hệ phi quan phương cơ bản của một cộng đồng làng xã.

Tuy nhiên, có nét đáng lưu ý trong sự phân loại là, nếu Tessier đưa ra nguyên

tắc hàng xóm là những người không có quan hệ bà con và sống cùng địa vực

còn bạn bè là những người không có quan hệ bà con và không sống cùng địa

vực [96, tr. 364] thì kết quả phỏng vấn ở Ninh Hiệp lại cho thấy trong đời

sống thực tiễn, người Ninh Hiệp công nhận cả quan hệ “vừa là họ hàng vừa là

láng giềng” giữa những người có họ hàng xa và sống cùng địa vực, quan hệ

“vừa là họ hàng vừa là bạn bè” giữa những người có họ hàng xa và là bạn bè,

và cuối cùng, quan hệ “vừa là bạn bè vừa là hàng xóm” giữa những người là

bạn bè và sống cùng địa vực. Nói cách khác, ba loại quan hệ trên ở Ninh

Hiệp không hoàn toàn loại trừ nhau, và người viết cho rằng khó có thể có

được một nguyên tắc thật rạch ròi cho việc phân biệt các loại quan hệ xã hội

trong đời sống làng xã tại địa bàn này.

Page 72: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

65

Dưới đây là thực trạng các quan hệ cơ bản trong mạng lưới quan hệ xã

hội của người Ninh Hiệp.

3.1.1. Quan hệ họ hàng

Quan hệ họ hàng của một người Ninh Hiệp, như ở nhiều nơi khác,

được xem là bao gồm các quan hệ bên phía cha, bên phía mẹ, và bên phía

vợ/ chồng. Trong đó, các quan hệ bên phía cha là loại quan hệ có tính điển

hình nhất.

Trong cư trú, các dòng họ ở Ninh Hiệp vừa có sự đan xen, vừa có sự

tập trung. Tương tự tình hình của nhiều làng xã Bắc Bộ, người các dòng họ ở

đây thoạt đầu sống mật tập, sau đó với việc nhân khẩu gia tăng đã không tránh

được sự phân tán dần. Dấu ấn của điều này được thể hiện qua việc mỗi dòng

họ thường có một (hoặc một vài) nơi cư trú tập trung hơn những nơi khác: Vũ,

Trần ở thôn 1; Nguyễn Đức, Nguyễn Bá, Nguyễn Tiến ở thôn 2; Nguyễn

Đình, Nguyễn Như, Nguyễn Xuân ở thôn 3; Thạch Văn, Trần, Nguyễn Thọ ở

thôn 4; Nguyễn Văn, Nguyễn Đức, Nguyễn Thọ ở thôn 5; Nguyễn Ngọc, Lý ở

thôn 6; Nguyễn Khắc, Đỗ ở thôn 7; Nguyễn Khắc, Nguyễn Thạc ở thôn 8;

Nguyễn Văn, Hoàng, Nguyễn Như, Nguyễn Đỗ ở thôn 9. Sự đan xen trong cư

trú của các dòng họ ở Ninh Hiệp theo dòng thời gian là điều khá dễ hiểu, khi

làng có con số dòng họ đáng kể so với các làng khác trong vùng, và lại là một

làng có tính “mở”. Hiện nay, người của những dòng họ có nhân khẩu trung

bình và lớn đang cư trú ở hầu khắp các thôn của làng.

Trước năm 1945, ý thức dòng họ ở Ninh Hiệp, cũng như ở nhiều làng

Bắc Bộ khác, là khá rõ nét. Ý thức này thể hiện chủ yếu ở việc giữ gìn gia

phả, xây dựng/ tôn tạo nhà thờ họ, chăm sóc mộ tổ, và tổ chức ngày giỗ

chung. Đặc biệt, tuy không phải là dạng làng - họ (loại hình công xã mà quan

hệ huyết thống và quan hệ địa vực chồng lên nhau và quan hệ họ hàng là nền

tảng của quản lí làng xã), việc làng có nhiều dòng họ hiển đạt, được xem là

“vọng tộc” trong vùng cũng làm cho ý thức về dòng họ ở đây phát triển, vì

các dòng họ lớn thường có điều kiện hơn trong việc lập hoặc phục dựng gia

phả, xây dựng/ tôn tạo nhà thờ họ và lăng mộ tổ tiên, tổ chức ngày giỗ tổ… -

Page 73: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

66

những cơ sở quan trọng cho việc kết nối thành viên của dòng họ qua các đời.

Sau năm 1954, dân cư Ninh Hiệp bước vào quá trình hợp tác hóa theo chủ

trương chung của Nhà nước. Do những thay đổi triệt để trong tư tưởng và

trong cơ cấu tổ chức kinh tế - xã hội, ý thức về dòng họ và quan hệ dòng họ

không còn như trước. Cơ sở vật chất của dòng họ ít được hoặc không được

quan tâm (gia phả bị mất mát, nhà thờ họ có khi bị chiếm dụng, lăng mộ hầu

như không được tôn tạo...) và việc giỗ tổ chỉ còn được tổ chức ở quy mô

nhỏ, thậm chí chỉ mang tính tượng trưng. Kể từ Đổi mới (1986) trở ra, quan

hệ dòng họ ở Ninh Hiệp mới được khôi phục trở lại, cả ở tổ chức dòng họ và

ý thức về dòng họ của các thành viên. Và, nếu như giai đoạn từ sau thời điểm

bắt đầu Đổi mới đến đầu thập niên 2000 ghi nhận ở Ninh Hiệp quá trình

phục hồi, tái cấu trúc quan hệ dòng họ - như nhiều nơi khác trong vùng [10]

hay ngoài vùng [3] - thì giai đoạn từ đầu thập niên 2000 trở đi, tức thời điểm

Ninh Hiệp bước vào quá trình phi nông nghiệp hóa triệt để, đã được chứng

kiến một sự gia tăng với cường độ cao các sinh hoạt liên quan đến dòng họ.

Tôi sẽ dừng lại để nói về điều này.

Sự gia tăng quan hệ dòng họ mà tôi muốn đề cập có biểu hiện đầu tiên

là cơ sở vật chất và tinh thần của các dòng họ được củng cố. Cụ thể, quỹ họ

được duy trì ổn định và phát triển; các nhà thờ họ và mộ tổ được tôn tạo hoặc

làm mới khang trang; và việc phục hồi/ xây dựng cũng như phổ biến gia phả

được chú trọng thực hiện. Hiện nay, tất cả các dòng họ ở Ninh Hiệp đều có

quỹ họ để phục vụ cho hoạt động của họ. Những họ lớn có quỹ họ lên đến

hàng trăm triệu, còn những họ nhỏ cũng có quỹ họ hàng chục triệu. Bên cạnh

việc đóng góp quỹ họ hàng năm cố định theo suất đinh, hiện nay ngày càng

có nhiều người ủng hộ cho quỹ với số tiền đáng kể và thường xuyên. Đối với

nhà thờ họ, sau một số đợt sửa chữa rải rác đầu thời kì Đổi mới, trong

khoảng một thập niên trở lại đây việc xây mới hoặc tôn tạo rất được người

làng chú ý thực hiện. Vấn đề mộ tổ được quan tâm hơn. Trong mươi năm

qua, nhiều dòng họ đã quy hoạch lại khu lăng mộ tổ tiên và lập sơ đồ mộ chí,

đồng thời thường xuyên tôn tạo mộ phần. Gia phả cũng được nhiều dòng họ

Page 74: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

67

phục hồi (trên cơ sở các văn bản còn lại) hoặc viết mới (dựng cây phả hệ cho

từng chi dựa vào trí nhớ của các cụ cao tuổi). Một số dòng họ đã tổ chức

dịch gia phả từ tiếng Hán ra tiếng Việt để phổ biến cho con cháu trong họ, ví

dụ như họ Nguyễn Khắc, Thạch Văn và Nguyễn Thọ. Biểu hiện tiếp theo của

sự gia tăng quan hệ dòng họ là các sinh hoạt dòng họ diễn ra thường xuyên

với tần suất và mức độ ngày càng lớn, cụ thể là việc làm giỗ tổ và làm giỗ

gia tiên. Về việc giỗ tổ, những họ lớn trong làng đã mở rộng mạnh mẽ quy

mô của việc làm giỗ tổ, vốn được khôi phục và có nền tảng nhất định từ sau

thời điểm bắt đầu Đổi mới. Những năm trước 1986, việc giỗ tổ của họ Thạch

Văn, một trong những họ lớn nhất trong làng, được thực hiện với mỗi ngành

họ chỉ một đại diện; đến cuối thập niên 80 và những năm 1990, các chi họ

vẫn làm giỗ độc lập, riêng giỗ tổ thì được tổ chức với khoảng 30 mâm (mỗi

gia đình có một người tham gia); còn từ cuối thập niên 90 và đầu những năm

2000 trở đi, việc giỗ tổ bắt đầu được tổ chức thống nhất trên phạm vi toàn

họ. Thời gian qua, số lượng mâm cỗ trong các ngày giỗ của họ này đã tăng

lên rất đáng kể, hiện nay là vào khoảng 70 mâm. Họ Nguyễn Thọ, một họ lớn

khác của làng, trong khoảng 10 năm nay cũng tổ chức giỗ tổ khá quy mô -

trên dưới 35 mâm. Sự gia tăng quan hệ dòng họ qua việc tổ chức giỗ tổ đồng

thời được thấy ở các họ nhỏ. Chẳng hạn, đầu những năm 90, họ Nguyễn Văn

làm khoảng 4, 5 mâm mỗi kì giỗ, nhưng trong mươi năm trở lại đây thì làm

tới 20 mâm, mời đủ cả dâu rể. Sau nữa, việc giỗ gia tiên của các gia đình ở

Ninh Hiệp hiện ngày càng được chú trọng. Nhiều gia đình vốn chỉ làm giỗ

cha mẹ, ông bà (tức trong phạm vi 3 đời tính từ gia chủ trở về trước) thì nay

còn làm giỗ cho cả những đời xa hơn. Số lượng họ hàng được mời trong ngày

giỗ gia tiên cũng đang có xu hướng ngày một gia tăng. Trước đây, người ta

chủ yếu mời họ hàng gần hoặc tương đối gần, nay diện được mời đã mở rộng

hơn nhiều.

Tuy nhiên, và điều này là khá quan trọng, sự gia tăng các sinh hoạt họ

hàng không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với mức độ cố kết. Mặc dù xác nhận

rằng quan hệ họ hàng có ý nghĩa về nhiều mặt, trong đời sống thực tiễn/

Page 75: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

68

thường nhật, người dân Ninh Hiệp cũng như nhiều nơi khác nhìn chung chỉ

xây dựng sự cố kết trong một phạm vi nhất định. Thứ nhất, họ hướng đến

quan hệ trong ba đời, cả nội và ngoại. Thứ hai, song song với sự phân hóa về

kinh tế, có một sự phân hóa trong mạng lưới quan hệ họ hàng khi các cá nhân

có xu hướng đi lại nhiều hơn với những người cùng hoàn cảnh kinh tế. Diễn

đạt cách khác, đằng sau sự gia tăng có ý nghĩa biểu trưng của sinh hoạt dòng

họ nói chung ở Ninh Hiệp là sự gia tăng trên thực tế tính cố kết trong mối

quan hệ giữa họ hàng gần và những thành viên đồng đẳng.

3.1.2. Quan hệ láng giềng

Vào làng Ninh Hiệp hôm nay, ta sẽ thấy những “con phố” hiện đại trải

dài trong khuôn viên làng. Nếp sinh hoạt kiểu đô thị đang mỗi lúc một phổ

biến ở đây với không gian mang tính riêng tư của từng hộ gia đình. Có lẽ,

hiếm nơi nào thuộc ngoại thành Hà Nội có mật độ biệt thự, theo nghĩa đen

của từ này (nhà lớn và biệt lập), dày đặc như Ninh Hiệp. Cuộc sống khép kín

liệu có làm láng giềng xa cách nhau?

Nói đến quan hệ láng giềng là nói đến dạng quan hệ dựa trên không

gian cư trú vì láng giềng được xem là những người cùng cư trú trong một địa

bàn giới hạn. Tất nhiên, giới hạn này có thể co giãn tùy theo quan niệm từng

nơi. Nhìn chung, ở nông thôn Bắc Bộ, những người láng giềng thường là

những người sống chung một xóm hoặc ngõ. Với Ninh Hiệp, tình hình về cơ

bản là tương tự, song cũng có nét riêng.

Ninh Hiệp trước có 5 thôn, nay tách thành 9 (thôn 1, 2, 3 thuộc thôn

Thượng cũ; thôn 4, 5 thuộc thôn Trung cũ; thôn 6, 7 thuộc thôn Hạ cũ, thôn 8

vốn là thôn Ninh Giang, còn thôn 9 vốn là thôn Hiệp Phù). Trên thực tế, vì

dân số của từng thôn khá lớn, người làng vẫn coi quan hệ láng giềng của

mình chủ yếu chỉ tồn tại trong phạm vi ngõ, tức trùng với phạm vi của tổ liên

gia (mỗi thôn có từ 8 đến 12 tổ liên gia). Ngoài ra, tất nhiên người ta không

chỉ xem những người đang sống cùng ngõ mới là láng giềng, mà còn xem

những người vốn sống cùng ngõ nhưng đã chuyển đến các thôn khác cũng là

như vậy.

Page 76: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

69

Phần đất thổ cư của Ninh Hiệp có các xóm và ngõ nằm kề nhau thành

một khối, mặc dù vẫn mang chút hơi hướng hình thế “xương cá” khi các xóm

và ngõ này đều chạy dọc theo trục đường chính nằm giữa làng. Sự phân bố

đó khiến quan hệ láng giềng ở Ninh Hiệp có tính mở hơn so với những làng

có kiểu phân bố dân cư phi mật tập, nơi mỗi xóm/ ngõ bị tách biệt thành một

“ốc đảo” tương đối độc lập44. Tức là, nó khiến mối quan hệ láng giềng của

cư dân ở đây không bị bó hẹp theo địa giới “chính thức” của xóm/ ngõ.

Nhiều nhà tuy khác xóm/ ngõ nhưng lại rất gần nhau về mặt không gian sống

(nằm đối diện hai bên mặt đường hoặc cùng nằm ở nơi tiếp giáp giữa các

xóm/ ngõ mà nếu không tính đến một vài chỗ bị chia cắt ra bởi ao, chuôm...

thì không hề có một ranh giới rõ ràng) đã trở thành láng giềng thực sự. Vì

thế, có thể nói, sự phân bố dân cư của Ninh Hiệp có những ảnh hưởng đến

diện mạo của mối quan hệ này.

Xưa, những người làm các ngành nghề phi nông nghiệp ở Ninh Hiệp

thường tập trung theo những địa bàn nhất định nên láng giềng cũng hay là

bạn nghề, và điều này khiến cho mối quan hệ láng giềng ở làng thêm gắn bó.

Nghề buôn không phải là ngoại lệ. Thôn 4 và thôn 5 là nơi có nhiều người

buôn bán do gần chợ nhất, và hoạt động thương mại ở đây cũng góp phần vào

việc củng cố sự gắn kết giữa láng giềng theo kiểu “buôn có bạn, bán có

phường” suốt thời kì phong kiến, thậm chí cho đến tận giai đoạn buôn bán phi

chính thức trước Đổi mới. Hiện tại, trong bối cảnh hầu như cả làng đã trở

thành người buôn bán hoặc có liên quan đến buôn bán, ảnh hưởng của hoạt

động thương mại như là nghề mưu sinh chính lại mang tính đa chiều đối với

quan hệ láng giềng hơn.

Trên thực tế, lịch trình kinh doanh bận rộn khiến những người buôn

bán ở độ tuổi tráng niên không còn nhiều điều kiện qua lại với láng giềng như

44 Về sự phân bố dân cư của làng Việt, Trần Từ, trong Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở

Bắc Bộ cho rằng cho rằng nó có bốn kiểu khác nhau là i) phân bố thành khối dài và mỏng dọc

đường cái, nhất là dọc bờ sông và chân đê theo hình “xương cá”; ii) phân bố thành một khối chặt,

trong đó các xóm tự xếp thành những “ô bàn cờ”; iii) phân biệt bởi những lối đi tương đối thẳng,

hay thành những ô không hình thể rõ ràng, phân biệt bởi những lối đi ngoằn ngoèo; phân bố

thành hình “vành khăn” từ chân đồi lên lưng chừng đồi (ở khu vực trung du); và iv) phân bố lẻ tẻ,

mỗi xóm cách biệt những xóm khác cùng làng bởi đồng ruộng [126, tr. 33].

Page 77: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

70

trước: người kinh doanh rời nhà từ sáng sớm và chỉ trở về lúc 6 - 7 giờ tối,

cơm nước xong là lo kiểm hàng, giao hàng, thu tiền hàng… cho tới khoảng

10 giờ đêm. Chưa kể, ngày thứ bảy, chủ nhật và cả những dịp lễ lạt ngoại trừ

Tết Nguyên đán, họ cũng không được nghỉ ngơi, một phần vì giá tiền thuê

cửa hàng rất cao nên không bán ngày nào là thiệt ngày đó và một phần vì vào

cuối tuần hay dịp lễ lạt, khách mua lẻ đông hơn nên doanh số đạt gấp đôi, gấp

ba ngày thường (khách mua lẻ thường kết hợp đi mua hàng với chơi chợ).

Dưới áp lực của việc buôn bán, người ta dường như chỉ có thể dành thời gian

cho quan hệ láng giềng trong những sự kiện quan trọng có tính nghi thức như

cưới hỏi, tang ma, giỗ chạp, lễ tết... Điều này khiến mối quan hệ đang bàn ở

không ít trường hợp dần chỉ còn mang tính biểu trưng. Nhưng đó là nói về

những người buôn bán đang ở độ tuổi sung sức, còn những người buôn bán

đã “nghỉ hưu” thì có phần khác. Với đặc thù của nghề là cần có sự nhạy bén

và quyết đoán, người làng ít khi còn buôn bán ở tuổi ngoài 55 - họ không

muốn khinh suất khi đã đi qua độ tuổi thích hợp nhất, vả chăng đến lúc đó thì

sự tích lũy là đã khá đủ cho những ngày cuối đời. Vì thế người có tuổi không

thiếu thời gian, tương tự nông dân trước kia, để quan tâm đến quan hệ láng

giềng như một cách thụ hưởng tuổi già. Hiện nay, vào buổi tối, nhìn chung ít

có người già nào dù là nam hay nữ ở Ninh Hiệp quanh quẩn trong nhà mình.

Họ thường tụ tập với một nhóm láng giềng ở nhà một người nào đó, bên ấm

trà, để giải trí bằng đủ mọi hình thức mà đặc biệt là đánh bài lá. Hình ảnh này

tạo nên một vẻ thanh bình rất đặc biệt của làng trong làn sóng hiện đại hóa và

gợi ta nhớ đến phong vị thôn quê trong quá khứ.

Do kinh tế phát triển, việc trợ giúp thường nhật giữa láng giềng theo

kiểu tối lửa tắt đèn có nhau như trong quá khứ trở nên không còn cần thiết

nữa45. Nhưng mặc dù sự tương trợ theo kiểu thường nhật không còn, người ta

- vì có điều kiện kinh tế - lại có thể giúp đỡ nhau những “khoản” lớn hơn khi

ai đó cần tiền đầu tư cho những cơ hội kinh doanh đột xuất hay giải quyết

45 Ngay việc trợ giúp trong những dịp lễ lạt cũng có sự thay đổi, khi dịch vụ đã trở nên rất sẵn (ví

dụ, trước kia nhà nào có đám tang là láng giềng xúm vào làm giúp vài ngày - dựng rạp, kéo xe,

đào huyệt… - còn nay chỉ “hỗ trợ” bằng phong bì).

Page 78: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

71

những sự cố bất ngờ trong làm ăn. Đây là một nét khác biệt so với trước. Tất

nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự sâu sắc của từng mối quan hệ. Thực tế

thì, khá giống quan hệ họ hàng, trong quan hệ láng giềng cũng có một sự lựa

chọn theo kiểu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” - những người

cùng hoàn cảnh sống, hay nói cách khác là cùng điều kiện kinh tế, thì gần gũi

nhau hơn.

Nhìn chung, có thể nói quan hệ láng giềng ở Ninh Hiệp hiện nay là

một bức tranh có nhiều mảng màu. Do sự chuyển đổi nghề nghiệp, tuy người

ta vẫn luôn có ý thức duy trì nó, dạng quan hệ này trong một số trường hợp

có xu hướng nghiêng về tính hình thức và được thực thi chủ yếu vào những

dịp nghi lễ. Nhưng cũng do sự chuyển đổi nghề nghiệp, trong không ít

trường hợp khác, quan hệ này lại có xu hướng gắn kết hơn, nhất là trong

nhóm đồng đẳng.

3.1.3. Quan hệ bạn bè

Quan hệ bạn bè, mối quan hệ thuần túy do cá nhân xây dựng và phát

triển, vốn không phải là phương thức tập hợp điển hình để hình thành các

cộng đồng dân cư ở làng xã như quan hệ họ hàng (gắn kết các thành viên dựa

trên huyết thống) hay quan hệ láng giềng (gắn kết các thành viên dựa trên

không gian sống), nhưng đối với mỗi người, nó vẫn là một trong những dạng

quan hệ xã hội cơ bản. Ở Ninh Hiệp, điều này là rất rõ nét. Người viết sẽ tập

trung đề cập đến ba dạng quan hệ bạn bè chính ở Ninh Hiệp là “bạn chơi”,

“bạn nghề”, và “bạn trong các tổ chức phi quan phương” (bạn đồng học, đồng

niên, đồng ngũ…).

“Bạn chơi” là mối quan hệ bạn bè đầu tiên mà tôi muốn nói tới, vì đó

là mối quan hệ chọn lọc và có chiều sâu nhất. “Bạn chơi” hay còn được gọi là

“bạn kết nghĩa” là từ của người Ninh Hiệp dùng để chỉ những người bạn thân

thiết, gắn bó lâu dài (thường nhóm bạn chơi của mỗi cá nhân có khoảng dăm

bảy người). Vai trò của mối quan hệ này, ở nhiều trường hợp, là không thua

kém so với quan hệ họ hàng gần. Nhiều người cho biết, họ hàng thì không thể

bỏ được, nhưng ngoài quan hệ với các chú bác, cô dì, anh em trong ba đời,

Page 79: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

72

quan hệ với những người còn lại chủ yếu mang tính chất biểu trưng, trong khi

đó các bạn chơi thì qua lại với nhau thường xuyên và chia sẻ đủ mọi chuyện

buồn vui, chưa kể khi một người buôn bán thất bát thì những người khác

thường sẵn sàng giúp đỡ giống như với người trong nhà. Người Ninh Hiệp

đánh giá rất cao sự hiện diện của dạng quan hệ này trong đời sống của mình.

Hiện nay, dường như mọi người kinh doanh tại Ninh Hiệp đều quan tâm đến

việc xây dựng được cho bản thân một nhóm bạn dạng như vậy. Trong quan

hệ bạn bè, bạn chơi thường là nhóm đồng đẳng về kinh tế.

“Bạn nghề” là một dạng quan hệ bạn bè do đặc thù của làng đem lại.

Ninh Hiệp có nhiều nghề truyền thống nên đã từ lâu quan hệ bạn nghề giữ

một vai trò khá quan trọng với người làng, đặc biệt khi mỗi nghề đều có sự

phân bố tập trung nhất định như đã nói (xưa nghề dệt của làng tập trung ở

các thôn từ 1 đến 5, nghề làm da tập trung ở thôn 6 và 7, nghề làm thuốc tập

trung ở thôn 8...). Hoạt động mưu sinh phi nông nghiệp của người Ninh Hiệp

trước kia không phải luôn là một chu trình đóng, ngược lại họ rất cần sự phối

hợp hoặc nhiều khi là giúp đỡ của những người cùng nghề. Chẳng hạn, do

người làm nghề dệt, nghề thuốc, hay nghề da đều cần nguyên liệu mà phần

lớn nguyên liệu đó Ninh Hiệp lại không sản xuất được, một số trong họ sẽ

được gửi gắm đi mua về để cung cấp cho những bạn nghề khác, thay vì việc

tất cả phải mua qua thương lái với giá cao hơn: “Một cụ già kể, trước đây,

khi cả thôn xóm còn làm nghề canh cửi, không phải ai cũng đến chợ Giầu,

hoặc lên tận Bắc Giang để mua tơ và sợi bông. Chỉ một số người chuyên đi

thôi. Sau đó đem về giao cho từng gia đình làm. Lúc thành phẩm rồi cũng

vậy. Bà con có những thỏa thuận với nhau, để ai cũng có lợi là được” [45, tr.

98 - 99], “Người Nành “phân công” làm sen theo chu trình khép kín. Khắp

miền Bắc nơi nào có đầm sen là nơi đó có dấu chân người Nành. Họ thuê

đầm sen từ khi sen mới thành, trông nom cho đến khi sen già, thu hạt phơi

khô gọi là sen đen, đem về cho những người ở nhà chế biến” [87, tr. 283].

Hiện nay, môi trường làm nghề ở Ninh Hiệp đã khác trước rất nhiều do tính

cạnh tranh ngày càng tăng, thậm chí đã đến mức khốc liệt. Tuy nhiên, dấu ấn

Page 80: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

73

của quan hệ bạn nghề một thuở phần nào vẫn có thể được nhận thấy qua

quan hệ “bạn chợ”. Đó là quan hệ giữa những người cùng buôn bán - thường

là chung một mặt hàng - ở một khu vực nhất định, mang tính chất tương trợ

trong việc làm ăn hàng ngày. Về cơ bản, nó dựa trên nền tảng là không gian

hoạt động nghề. Những lúc phải xử lí một công chuyện nào đó và không thể

ở lại quầy, mỗi người hoàn toàn có thể nhờ những người bạn chợ của mình

trông và bán hàng giúp thay vì phải dọn hàng. Khi có khách đến mua, người

được nhờ sẽ gọi điện cho người nhờ để hỏi những thông tin cần thiết (vì,

chẳng hạn, mức giá sẽ rất khác giữa khách quen với khách vãng lai). Ở Ninh

Hiệp, ai buôn bán cũng đều có bạn chợ. Một số người cho biết, vì họ tiếp xúc

với bạn chợ còn nhiều hơn tiếp xúc với người nhà nên mối quan hệ cũng khá

thân mật, và mối quan hệ này có nhiều lúc vượt ra khỏi cái gọi là không gian

hoạt động nghề khi họ cùng nhau tổ chức các buổi liên hoan hoặc đi tỉnh nọ

tỉnh kia lễ chùa.

Bạn trong tổ chức phi quan phương là một dạng khác của quan hệ bạn

bè ở Ninh Hiệp. Rất khó thống kê có tổng cộng bao nhiêu hội nhóm như thế

trong làng vì dân số của làng quá lớn, tuy nhiên qua khảo sát từ năm 2011

đến nay, tôi nhận thấy không ít người có tới trên dưới mười loại hội. Ba

nhăm đến bốn mươi là quãng tuổi mà người Ninh Hiệp rất tích cực tham dự

vào các loại hội nhóm phi quan phương. Điều này có hai lí do. Thứ nhất,

cũng là quan trọng nhất, nếu người Ninh Hiệp làm quen với việc buôn bán từ

khi còn nhỏ và cho đến tuổi xấp xỉ ba mươi, việc buôn bán của họ vẫn một

phần dựa vào kinh nghiệm, vốn và đặc biệt là mạng lưới quan hệ sẵn có của

gia đình thì từ độ tuổi ngoài ba mươi trở đi, hoạt động buôn bán của mỗi

người phải trở nên hoàn toàn độc lập (lúc này, thông thường cha mẹ đã nghỉ

hẳn buôn bán). Việc tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt cộng đồng làng xã sẽ

giúp họ tạo dựng một mạng lưới quan hệ xã hội rộng nhằm đáp ứng nhu cầu

kinh doanh. Thứ hai, ở Ninh Hiệp, do kết hôn sớm (nữ 18, nam 20), ở tầm

tuổi đang bàn người ta thường đã có con cái sắp đến tuổi lập gia đình nên

cần tăng cường các mối quan hệ xã hội để chuẩn bị cho những “nghi lễ lớn”

Page 81: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

74

sẽ diễn ra46. Thậm chí, nhiều người còn cho biết họ vào các hội nhóm phi

quan phương là để có cơ sở tham gia “việc đám” của nhà khác và vì thế sẽ

được người ta tham gia lại vào đám nhà mình. Nói chung, so với quan hệ bạn

chơi và bạn nghề, thì bạn trong tổ chức phi quan phương là mối quan hệ ít sâu

sắc bằng, song lại phong phú hơn vì đó là một dạng quan hệ bạn bè rất dễ

thiết lập. Hiện nay quan hệ bạn bè qua các hội nhóm phi quan phương ở đây

đang có xu hướng gia tăng mạnh.

3.2. CẤU TRÚC CỦA MẠNG LƯỚI

Tại Ninh Hiệp, giống như mẫu số chung ở nhiều nơi khác, cấu trúc

mạng lưới quan hệ xã hội gắn liền với tính thân - sơ của các quan hệ. Theo

đó, các quan hệ thân là những quan hệ tình cảm quan trọng nhất: với những

người trong gia đình, họ hàng gần, và những người bạn bè đặc biệt gắn bó.

Tiếp đến là các quan hệ không thân bằng: với họ hàng xa, một số láng giềng

có qua lại thật sự (chứ không phải là hình thức) và bạn bè thông thường.

“Cũng là tình cảm” là cách mà người Ninh Hiệp nói về loại quan hệ này.

Còn lại là các quan hệ sơ - không thuộc phạm trù tình cảm. Đó có thể là mối

quan hệ với những bạn hàng, những người cùng sinh hoạt trong một hội

nhóm phi quan phương hoặc đơn giản là những người cùng làng.

Trong công trình nổi tiếng về quan hệ xã hội ở nông thôn Trung Quốc

của Yan, The Flow of Gifts: Reciprocity and Social Networks in a Chinese

Village [Dòng quà: Sự trao đổi có đi có lại và những mạng lưới xã hội ở một

làng Trung Quốc] (1996) [257], tác giả phân biệt các đơn vị trong hình thái

cấu trúc của mạng lưới quan hệ xã hội tại địa bàn nghiên cứu là: i) “Khu vực

nòng cốt”, ii) “Khu vực tin cậy”, iii) “Khu vực hiệu quả”, iv) “Xã hội làng”,

v) “Ngoài làng”. Những đơn vị này được nhà nghiên cứu xếp vào 02 bộ phận

46 Nghiên cứu của Yan (1996) [257] cho biết, những cặp vợ chồng tại địa bàn khảo sát của tác giả

chính thức bước vào quá trình “trao đổi quà vô tận” khi con cái họ lớn lên, vì lúc đó người ta cảm

thấy cần có một mạng lưới hỗ trợ cả về kinh tế lẫn xã hội rộng hơn, hay nói cách khác, việc tặng

quà có liên quan đến chu kì phát triển của tổ chức gia đình. Thực tế ở Ninh Hiệp cho thấy, với

khả năng kinh tế của mình, người dân không có nhu cầu được hỗ trợ cho việc tổ chức một đám

cưới. Tuy nhiên, họ cần một đám cưới có quy mô nhất định vì vấn đề thể diện. Nếu đám cưới mà

họ tổ chức cho con cái thiếu vắng bạn bè, đó sẽ là chuyện khiến dân làng đàm tiếu.

Page 82: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

75

là bộ phận trung tâm (bao gồm ba yếu tố đầu) và bộ phận ngoại vi (bao gồm

hai yếu tố sau). Đối chiếu với mô hình của Yan, căn cứ trên cái nhìn của

những người trong cuộc, tôi nhận thấy có thể xác định mạng lưới quan hệ xã

hội của dân làng Ninh Hiệp bao gồm 03 đơn vị: nòng cốt, lân cận và ngoại

vi, trong đó khu vực nòng cốt và lân cận thuộc bộ phận trung tâm còn khu

vực cuối thuộc bộ phận ngoại vi. Về khu vực nòng cốt, nếu khu vực nòng cốt

trong trường hợp nghiên cứu của Yan thường chỉ bao gồm người trong gia

đình, những họ hàng gần nhất thuộc về đàng cha và đàng vợ thì kết quả khảo

sát ở Ninh Hiệp lại cho thấy khu vực này còn bao gồm cả một số quan hệ

thuộc về đàng mẹ (các anh chị em ruột của mẹ: bác, dì, và cậu) và bạn bè

thân thiết. Không ít người trong làng cho biết, vào thời điểm họ kinh doanh

thất bại và phá sản, sự trợ giúp đã đến từ cả họ hàng đàng cha và họ hàng

đàng mẹ với mức độ tương đương, có khi họ hàng đàng mẹ còn chiếm phần

hơn nếu có điều kiện. Điều này có liên quan đến thực tế ở Ninh Hiệp là phụ

nữ theo đuổi nghề buôn bán đã từ lâu. Mặc dù tính gia trưởng nông dân mà

Wiegersma (1991) [251] từng đề cập vẫn còn duy trì ảnh hưởng và mặc dù

đúng là ở Ninh Hiệp, người phụ nữ tuy gánh vác kinh tế vẫn không phải là

người đứng đầu gia đình xét trên hình thức - tương tự nhận định về các địa

bàn khác ở Việt Nam gần đây của Barbieri và Bélanger (2009) [146] hay

Martin (2013) [210] - song họ có quyền đối với tiền mà họ kiếm được. Nói

cách khác, họ đủ điều kiện để giúp đỡ, công khai hoặc không công khai,

những người bà con của mình47. Một số người nữa thì khẳng định, sự trợ

giúp lớn nhất mà họ có trong hoàn cảnh như vậy lại đến từ bạn bè chí cốt -

những người cho họ vay tiền để khôi phục việc kinh doanh sau khi đã được

chủ nợ “giãn nợ”48. Về khu vực lân cận, với người Ninh Hiệp đây là khu vực

bao gồm những họ hàng hay bạn bè không nằm trong quan hệ đã được xác

47 Xin nói thêm, những năm qua, nam giới ở Ninh Hiệp đã tham gia tích cực hơn trong việc kinh

doanh song nhìn chung quyền quản lí tài chính vẫn thuộc về người vợ (trừ khi người chồng buôn

bán bằng vốn riêng). Hiện tượng này khác với kết quả khảo sát của Knodel và cộng sự trước đây

(2004) [196] về vai trò của giới trong các gia đình Việt Nam mà theo đó nam giới ngày càng

can dự nhiều vào việc quản lí tài chính. Nó cũng khác với nhận định mới nhất của Horat (2014)

[41] rằng ở Ninh Hiệp đang có “xu hướng quản lí chung toàn diện” của cả vợ và chồng đối với

ngân quỹ hộ gia đình. 48 Cho hoãn trả nợ để có điều kiện kinh doanh.

Page 83: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

76

định thuộc khu vực nòng cốt, và láng giềng. Về khu vực ngoại vi, người

Ninh Hiệp xem đây là khu vực bao gồm những người mà với họ có mối quan

hệ xa hơn hai khu vực đã kể (có thể là toàn bộ cộng đồng làng và bên ngoài

làng). Một điểm cần lưu ý, ở Ninh Hiệp, cái Yan gọi là “vùng tin cậy” trên

thực tế chứa đựng i) một phần thuộc về khu vực nòng cốt và ii) một phần

nằm đâu đó giữa khu vực nòng cốt với khu vực lân cận.

3.2.1. Bộ phận quan hệ xã hội trung tâm

Để có một hình dung cụ thể về bộ phận quan hệ xã hội trung tâm trong

mạng lưới quan hệ xã hội của người dân ở Ninh Hiệp, tôi dựa vào việc khảo

sát danh sách khách dự đám cưới của các gia đình nằm trong mẫu gia đình

tiêu biểu ở Ninh Hiệp hiện nay. Sở dĩ có sự lựa chọn này là vì danh sách

những người dự đám cưới cho thấy rõ cơ cấu bộ phận trung tâm trong mạng

lưới quan hệ xã hội của gia chủ hơn bất cứ danh sách những người tham gia

một sự kiện nghi thức có tính gia đình nào (ví dụ, với đám ma thì người ta

đến mà không cần có lời mời, còn đám giỗ - vì mang tính chất định kì hàng

năm - có đối tượng khách khá linh hoạt). Nói cách khác, đám cưới chính là sự

kiện điển hình về mức độ hiện diện như chúng đáng có của các mối quan hệ

xã hội thuộc bộ phận trung tâm qua thành phần khách. Trong số 30 danh sách

khách dự đám cưới mấy năm gần đây của các hộ gia đình buôn bán mà tôi thu

thập được (vì các hộ gia đình buôn bán hoặc ít ra là có liên quan đến buôn

bán chính là bộ mặt của Ninh Hiệp hiện nay khi mà tỉ lệ hộ phi thương nghiệp

hoàn toàn chỉ còn chiếm một con số rất nhỏ), tôi xin chọn ra danh sách của

một hộ gia đình buôn bán ở mức trung bình - hộ gia đình anh Thọ49 và danh

sách của một hộ gia đình buôn bán nhỏ - hộ gia đình anh Thảo50, là những hộ

gia đình đại diện cho những mức độ buôn bán phổ biến ở Ninh Hiệp51 để giới

thiệu một cách chi tiết (xem thêm Phụ lục 6). Ba mươi danh sách vừa đề cập

bao gồm một nửa là các danh sách thuộc về hộ buôn bán trung bình và một

49 Đám cưới được tổ chức năm 2012. 50 Đám cưới được tổ chức năm 2013. 51 Hộ buôn bán lớn hiện chiếm một tỉ lệ thấp hơn.

Page 84: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

77

nửa là các danh sách thuộc về hộ buôn bán nhỏ. Sở dĩ tôi dừng việc thu thập ở

con số này là vì nhận thấy không có điều gì mới cho từng loại danh sách nữa:

các danh sách của mỗi loại bộc lộ sự na ná. Xin nói thêm, những gia đình

đồng ý cung cấp danh sách khách dự đám cưới cho tôi có điểm chung cơ bản

là chủ hộ cùng ở độ tuổi trung niên và họ nội, họ ngoại cùng họ bên vợ của

chủ hộ đều thuộc về những họ có nhân khẩu trung bình của làng. Đó cũng là

sự lựa chọn có chủ ý của tôi khi thu thập dữ liệu để giảm bớt những biến số

gây nhiễu có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả.

Bảng 1: Các dạng quan hệ xã hội (lấy chủ hộ làm trung tâm) ở khách dự đám

cưới của 02 gia đình làm nghề thương mại

Họ nội Họ

ngoại

Họ

vợ

Bạn Bạn

vợ

Bạn

chợ52

Láng

giềng

Khác Tổng

Thọ 95

(16,3%)

100

(17,2%)

88

(15,1%)

28

(4,8%)

78

(13,4%)

51

(8,7%)

125

(21,5%)

16

(2,7%)

581

Thảo 64

(17,5%)

69

(17,6%)

56

(15,4%)

25

(6,9%)

29

(7,7%)

15

(3,3%)

96

(26,3%)

8

(3,6%)

362

Từ những con số trên, có thể thấy:

Thứ nhất, kích cỡ mạng lưới quan hệ xã hội trung tâm liên quan đến

quy mô của việc buôn bán.

Theo khảo sát của Lương Văn Hy (và các cộng sự) ở làng Hoài Thị,

tỉnh Bắc Ninh, thể hiện trong bài viết có tên “Quà và vốn xã hội ở hai cộng

đồng nông thôn Việt Nam” (2010) [52], người giàu thường có mạng lưới

quan hệ xã hội rộng hơn những người còn lại53. Qua trường hợp khảo sát ở

Ninh Hiệp, tôi lại thấy kích cỡ mạng lưới quan hệ xã hội ở đây không thật sự

bị chi phối bởi thu nhập. Hộ anh Thảo mặc dù chỉ là hộ buôn bán nhỏ nhưng

52 Bạn chợ thường là người cùng buôn bán với người vợ nhưng lại được xem là bạn chung của cả

gia đình. 53 Nguyên văn: “giàu vốn xã hội hơn”.

Page 85: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

78

kinh tế cũng rất khá giả vì có một ngôi nhà được thừa kế nằm trên mặt đường

thôn 6, nơi hiện là khu vực buôn bán sầm uất. Từ khi mặt đường thôn 6 trở

thành khu buôn bán, gia đình đã cho thuê 2 cửa hàng với giá 200 triệu/1 cửa

hàng/năm. Như vậy, thu nhập riêng từ tiền cho thuê cửa hàng đã là 400

triệu/năm. Ở Ninh Hiệp, số hộ có thu nhập lớn từ việc cho thuê cửa hàng như

hộ anh Thảo là không ít. Mức sống khá giả tương đương, nhưng mạng lưới

quan hệ xã hội thể hiện qua danh sách khách dự đám cưới của hộ anh Thảo

có quy mô nhỏ hơn nhiều so với hộ anh Thọ (khoảng gần 2/3). Lí do ở đây,

như người trong cuộc tự giải thích, có liên quan đến mức độ của việc buôn

bán. Vợ anh Thọ là người buôn bán từ khi còn trẻ, và hiện là người buôn bán

ở mức trung bình khá trong làng, trong khi vợ anh Thảo vốn là nông dân và

cách đây hơn chục năm (tức là vào quãng năm 2002, thời điểm đất đai canh

tác của làng bị chuyển đổi mục đích sử dụng) mới chuyển sang buôn bán.

Người buôn bán càng lớn càng cần có một mạng lưới quan hệ đáng kể để

phát triển lợi ích và bảo hiểm rủi ro. Ta hãy lưu ý đến sự khác biệt giữa số

lượng “bạn chợ” của hai gia đình: 51 so với 15 người - gấp hơn 3 lần và số

lượng “bạn” (không tính bạn chợ) của hai người phụ nữ: 78 so với 29 người -

gấp gần 3 lần.

Thứ hai, quan hệ họ hàng chiếm tỉ lệ lớn trong bộ phận quan hệ xã

hội trung tâm.

Hai danh sách khách dự đám cưới được đề cập cho thấy quan hệ họ

hàng chiếm tỉ lệ khoảng trên dưới 50%, gấp đôi quan hệ láng giềng hay bạn

bè. Ở hộ số 1, quan hệ họ hàng chiếm 285/581 người (họ bên chồng là 195,

họ bên vợ là 88); quan hệ bạn bè chiếm 157/581 người (27%); quan hệ láng

giềng chiếm 125/581 người (21,5%). Ở hộ số 2, quan hệ họ hàng chiếm

189/362 người (họ bên chồng là 133, họ bên vợ là 56); quan hệ láng giềng

chiếm 96/362 người (26,5%); quan hệ bạn bè chiếm 69/362 người (19%).

Kết quả vừa nêu cho thấy sự tương phản với kết quả nghiên cứu của Yan về

mạng lưới quan hệ xã hội ở ngôi làng Trung Quốc trong công trình mà tôi đã

nói đến. Yan ghi nhận là trong bộ phận trung tâm của mạng lưới, quan hệ phi

Page 86: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

79

họ hàng - chứ không phải quan hệ họ hàng - chiếm tỉ lệ áp đảo. Ông lấy ví

dụ, ở trường hợp đám cưới con một người làng, trong tổng số 320 khách đến

dự có 226 khách thuộc quan hệ phi họ hàng, tức gấp 2,5 lần số người có

quan hệ họ hàng. Nhận xét rằng các quan hệ thuộc bộ phận trung tâm hầu

như được tạo dựng bởi nỗ lực cá nhân của gia chủ chứ không phải được thừa

kế, ông cũng kết luận đây là đặc điểm chung của những quan hệ thuộc bộ

phận này của mạng lưới quan hệ xã hội tại điểm nghiên cứu. Trong khi đó, ở

trường hợp khảo sát của tôi tại Ninh Hiệp, quan hệ họ hàng lại chiếm tỉ lệ

lớn trong bộ phận trung tâm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, mặc dù các quan hệ

họ hàng vốn là quan hệ được thừa kế, trên thực tế ở Ninh Hiệp chúng được

duy trì và phát triển dựa nhiều vào nỗ lực cá nhân. Do nhu cầu lớn về việc

bảo hiểm rủi ro, người Ninh Hiệp đã đặt quan hệ họ hàng vào mối quan tâm

thực tiễn của họ. Anh Thọ khẳng định, dân làng thường quan niệm rằng, với

những người có quan hệ tình cảm gần gũi nhất (đặc biệt là người trong gia

đình và họ hàng gần), họ luôn có thể trông đợi một sự trợ giúp khi cần thiết;

với những người có quan hệ tình cảm ít sâu sắc hơn, họ có thể trông đợi một

sự trợ giúp “nào đó”; và cuối cùng, với những người còn lại, họ sẽ hầu như

không thể trông đợi gì. Vì thế, trên tư cách là thương nhân, tức những người

luôn đối mặt với nguy cơ rủi ro cao trong việc làm ăn, người Ninh Hiệp

không thể nào không củng cố mối quan hệ quan trọng hàng đầu trong bộ

phận trung tâm - quan hệ họ hàng.

Theo Yan và Rupp, trong đa số trường hợp, số tiền mừng càng lớn

càng thể hiện mối quan hệ gần gũi giữa người mừng và gia chủ. Về vấn đề

này, trường hợp nghiên cứu của tôi không phải là ngoại lệ. Nguyễn Đức

Truyến từng cho biết rằng, ở Ninh Hiệp trước đây: “Trật tự quan hệ xã hội ưu

tiên cũng được phản ánh trong trật tự giá trị tiền mừng. Trong gia đình, tiền

mừng thường cao hơn người ngoài gia đình, quan hệ mật thiết cao hơn quan

hệ bình thường. Khi được mừng bao nhiêu thì khi đi mừng cũng phải tương

đương hoặc cao hơn. Nghi lễ và tiền mừng trở thành công cụ mở rộng, duy trì

và sắp đặt các quan hệ xã hội theo trật tự ưu tiên của mỗi người” [116, tr.

Page 87: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

80

177]. Quả thực, nhìn vào giá trị các món quà mừng của hai gia đình đang bàn,

ta có thể phần nào thấy được mức độ xa - gần của các quan hệ thuộc bộ phận

trung tâm.

Bảng 2: Tiền mừng ở khách dự đám cưới

của 02 gia đình làm nghề thương mại54

100.000

đồng

200.000

đồng

300.000

đồng

Trên

300.000

đồng

Thọ 274

(47,4%)

229

(39,6%)

33

(5,7%)

41

(7,1%)

Thảo 157

(43,9%)

155

(43,4%)

23

(6,4%)

22

(6,1%)

Trong số khách dự tiệc, những người mừng 100.000 đồng phần lớn là

những người có quan hệ ít thân thiết hơn cả trong bộ phận trung tâm của

mạng lưới quan hệ xã hội của gia chủ. Nhiều khách trong số đó chỉ đến chơi

buổi tối chứ không đi ăn cỗ ngày hôm sau. Đây chắc chắn là những đối

tượng nằm trong khu vực quan hệ lân cận. Cũng cần phải nói thêm rằng, mặc

dù thiếp mời luôn chứa đựng lời mời ăn cỗ, cách mời (tôi nhắc lại, cách mời)

dường như sẽ xác định việc gia chủ chờ đợi người đó ở tiệc ngọt hay tiệc

mặn. Với một nghiên cứu của mình, “Mời cưới ở Hà Nội và quản lí các mối

quan hệ”, Soucy cũng nói đến điều tương tự: “Những người được mời ăn

ngọt đến dự buổi tiệc trà vào đêm trước tiệc cưới chính sẽ mừng cưới ít hơn.

Quyết định xem ai chỉ được mời ăn ngọt thay vì ăn mặn là một việc làm tính

toán cân đối về mặt xã hội, thể hiện sự cân đo đong đếm về mặt ơn nghĩa,

tình cảm và sự thực dụng. Một trong số những tiêu chí đó là khoảng cách về

mặt xã hội của vị khách với gia đình, vì có một số người sẽ bị xúc phạm khi

54 Một số rất ít khách mừng 50.000 đồng, tôi không đưa vào thống kê. Đây là số tiền mừng ngoài

của các cụ cao niên (các con cháu đã mừng thay). Số tiền mừng này mang tính chất biểu trưng và

được hiểu như là “lộc” cho cặp vợ chồng trẻ.

Page 88: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

81

bị loại ra hoàn toàn khỏi danh sách khách mời trong khi họ không đủ thân

thiết để được mời đến dự tiệc chính” [91, tr. 388]. Những người mừng

200.000 đồng thường là những người có mối quan hệ sâu sắc với gia chủ hơn

những người vừa kể. Đáng quan tâm là những người mừng 300.000 đồng.

Khi tôi hỏi anh Thọ về những người này, anh cho biết, họ là những người

láng giềng gần gũi, những người bạn có mức độ thân thiết hơn bình thường

(chú ý là hơn bình thường), những người mừng để trả nợ55 và cũng có cả

những người thuộc hộ gia đình giàu có muốn thể hiện vị thế. Từ cách diễn

giải của người cấp tin, tôi nhận định rằng một bộ phận thuộc nhóm này nằm

đâu đó giữa quan hệ nòng cốt và lân cận. Cuối cùng là những người mừng

trên 300.000 đồng (từ 400.000 đồng đến 3 triệu đồng). Đó là những người họ

hàng gần và bạn bè rất thân thiết56.

Trên đây là kết quả khảo sát danh sách khách dự đám cưới của hộ anh

Thọ và anh Thảo, hai trong rất nhiều hộ buôn bán vừa và nhỏ ở Ninh Hiệp

hiện nay. Với các danh sách khách dự đám cưới của những hộ khác thu thập

được, như đã nói, chúng tôi cũng nhận thấy tình trạng tương tự, tức kích cỡ

mạng lưới quan hệ xã hội trung tâm liên quan đến quy mô của việc buôn bán

và quan hệ họ hàng chiếm tỉ lệ lớn trong bộ phận quan hệ xã hội trung tâm.

3.2.2. Bộ phận quan hệ xã hội ngoại vi

Ngoài khu vực nòng cốt và lân cận thuộc bộ phận trung tâm trong

mạng lưới, cái được thể hiện rất rõ qua danh sách khách dự đám cưới như

phân tích ở trên, người ta còn có các quan hệ thuộc khu vực ngoại vi mà tự nó

làm thành một bộ phận là bộ phận quan hệ xã hội ngoại vi. Ở Ninh Hiệp, như

đã nói, đó là mối quan hệ nằm ngoài khu vực nòng cốt và lân cận, ví dụ như

55 Điều này liên quan đến số con trong gia đình họ: số con nhiều hay ít của gia chủ so với người

đi mừng sẽ quyết định việc người ta cân đối mức tiền mừng (tăng hay giảm) cho phù hợp trong

mỗi lần dự đám. 56 Còn một cách khác để xác định tính chất mối quan hệ của khách với gia chủ, đó là căn cứ vào

việc khách có tham dự hai bữa cỗ hay không. Theo lệ, bên cạnh việc tổ chức bữa cỗ chính trong

ngày cưới, người Ninh Hiệp còn làm một bữa cỗ nhỏ vào ngày hôm trước. Bữa cỗ này được họ

xác nhận là mang tính chất nội bộ (chủ yếu dành cho người trong gia đình, họ hàng gần và bạn bè

thân thiết), dao động khoảng từ 5 - 10 mâm. Qua phỏng vấn, tôi được biết ở hai trường hợp hai

danh sách đang đề cập, hầu hết những người tham dự hai bữa cỗ được gia chủ xác định là “những

người gần gũi nhất”.

Page 89: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

82

những người sinh hoạt cùng trong các hội nhóm phi quan phương, bạn hàng,

hay đơn giản là người làng. Nếu minh họa mức độ thân - sơ của các quan hệ

xã hội của một cá nhân bằng mô hình các vòng tròn đồng tâm thì dạng quan

hệ này nằm ở vòng ngoài cùng. Trong khi tình cảm được hiểu là thuộc tính

chính của các quan hệ nòng cốt và lân cận thì thực dụng có thể được hiểu là

thuộc tính chính của quan hệ đang bàn.

Chúng ta hãy dừng lại ở một dạng quan hệ phổ biến thuộc khu vực

này là quan hệ giữa những người trong cùng hội nhóm phi quan phương để

quan sát.

So với thời điểm cách đây khoảng một thập niên, số lượng hội nhóm

phi quan phương ở Ninh Hiệp đang gia tăng. Anh Thọ và anh Thảo cho biết,

trước kia - như nhiều người - họ chỉ sinh hoạt trong hội bạn chơi, hội đồng

niên và hội đồng xóm, cũng có năm bỏ sinh hoạt. Nay, những hội nhóm mà

anh Thọ tham dự bao gồm hội bạn chơi, hội đồng học, hội đồng niên, hội

đồng xóm, hội bạn chợ và hội cờ tướng; còn với anh Thảo, đó là hội bạn

chơi, hội đồng học, hội đồng niên, hội đồng ngũ và hội đồng xóm. Những

hội nhóm này có số lượng các thành viên dao động từ 10 đến 30 người. Mỗi

hội nhóm gặp mặt sinh hoạt từ 1 đến 2 lần/năm (ví dụ, sinh hoạt của hội cầu

lông mà anh Thọ là thành viên diễn ra vào dịp lễ hội cổ truyền của làng).

Tổng số thành viên các hội nhóm của họ lên tới một con số khá lớn. Vì thế,

nếu không tính các quan hệ trùng nhau, anh Thọ có hơn 100 mối quan hệ,

anh Thảo có hơn 70 mối quan hệ từ chúng. Đồng thời, không ai trong hai

người vợ của các anh có số lượng hội nhóm tham gia ít hơn chồng mình,

thậm chí con số này ở vợ anh Thọ còn nhiều hơn. Khi gia đình các thành viên

của hội có các sự kiện lớn, các hội đều cử một người đại diện tới tham dự với

phong bì chung57, còn thì tùy theo tính chất từng hội mà các thành viên có

trực tiếp tham dự hay không (người của hội đồng học và đồng niên thường tới

khá đông đủ, các hội nhóm theo sở thích thì ngược lại). Cũng có người tham

57 Phong bì của các hội không giống nhau. Hội đồng học cấp II mà tôi tham gia thường “đi”

một phong bì chung là 5 triệu cho đám cưới của gia đình thành viên trong hội, nhưng hội thể

thao của anh Thọ chỉ “đi” 1 triệu.

Page 90: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

83

dự đám hiếu, hỉ của gia đình thành viên trong hội với phong bì riêng nhưng

đó là trên tư cách khác (chẳng hạn, trong đám cưới của con anh Thọ có ba

người trong hội thể thao đến ăn cỗ thì ngoài hội trưởng là người đại diện, hai

người còn lại đồng thời là láng giềng), và tất nhiên trường hợp như vậy thì

không nằm trong nhóm quan hệ ngoại vi mà tôi đang bàn. Đáng nói là, mặc

dù bản thân anh Thọ và anh Thảo đều dự kiến trước rằng người của một số

hội không tới, các anh vẫn có lời mời họ đến dự đám cưới của gia đình, cũng

như họ sẽ có lời mời các anh trong tình huống tương tự. Những người trong

các hội nhóm này có thể sẽ đến uống nước vào tối ngày hôm trước nhưng

không đi ăn cỗ vào ngày hôm sau. Các anh cho biết: “Những quan hệ đó hiện

tại không quan trọng, nhưng chúng tôi thấy vẫn cứ nên duy trì. Biết đâu sau

này có việc gì lại cần đến nhau!”. Về bản chất, quan hệ thực tiễn là quan hệ

“được xác định”, do đó người trong cùng hội nhóm có thể trở thành quan hệ

thực tiễn của anh Thọ và anh Thảo hay không tùy thuộc vào tính toán của các

anh ở từng trường hợp cụ thể. Các anh còn cho biết thêm: “Lúc nào mình cần

đến họ, mình sẽ thúc đẩy quan hệ! Lúc đó quan hệ nó sẽ khác!”. Có nghĩa,

chúng hoàn toàn mang tính “tình huống” và “mềm dẻo”. Nói cách khác, các

quan hệ thuộc bộ phận quan hệ xã hội ngoại vi ở Ninh Hiệp đều có một độ

mở và kích cỡ thì phụ thuộc lớn vào sự cân nhắc của chủ thể về việc, như

cách nói của Yan, có “muốn làm gì đó vì sự quan tâm thực tiễn”.

Nghiên cứu về làng ở Thượng Hải, Trung Quốc, Wilson từng đề cập

tới hiện tượng các cá nhân gạt bỏ những quan hệ không cần thiết đang tồn tại

trong mạng lưới quan hệ của họ [252]. Ở công trình nghiên cứu về mạng lưới

quan hệ xã hội của Soucy mà tôi đã nói đến, tác giả cũng đưa ra nhận định

rằng qua các sự kiện có tính nghi thức, các quan hệ xã hội có thể được “cơ

cấu lại” theo nhiều hướng chứ không phải chỉ thuần túy bồi đắp: “Cụ thể là

trong khi các mối quan hệ quan trọng và có nhiều lợi ích cần được duy trì và

củng cố, đám cưới cũng là cơ hội để loại bỏ hay giảm tầm quan trọng của

những mối quan hệ không quan trọng lắm. Cũng giống như để duy trì sự

phát triển lâu dài cho một cái cây, cần phải biết tỉa bớt những cành chết và

Page 91: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

84

mọc sai hướng” [91, tr. 377 - 378]. Theo tác giả, điều này liên quan đến

những cân đo, đong đếm của chủ thể trong việc tạo dựng, duy trì, phát triển

hay giảm thiểu mạng lưới. Tuy nhiên, khác với trường hợp nghiên cứu của

Wilson và Soucy, ở trường hợp Ninh Hiệp, đối với những quan hệ “ít quan

trọng” và “ít lợi ích”, người ta không loại bỏ theo kiểu “tỉa bớt cành chết và

mọc sai hướng” như vậy mà vẫn duy trì chúng ở mức độ cần thiết để có thể

sử dụng/ tận dụng trong tình huống cụ thể nào đó. Họ coi đó là những quan

hệ thuộc dạng khả năng, một thứ “vốn xã hội tiềm ẩn” sẽ kích hoạt khi nào

cần thiết.

Dưới đây là hai ví dụ.

Khánh tham gia hai nhóm đồng học cấp II, do anh có một lần chuyển

lớp khi còn đi học (là học sinh lớp 6C, 7C và sau đó là 8B của trường cấp II

Ninh Hiệp)58. Nhóm đồng học lớp B dành được phần lớn sự quan tâm của

anh, vì những mối quan hệ từ nhóm này (nhiều người trong nhóm là thương

nhân phát đạt hiện nay ở Ninh Hiệp) có lợi cho anh hơn, song không vì thế

mà anh loại bỏ quan hệ với nhóm đồng học lớp C. Dù rất ít khi tham dự

những hoạt động của nhóm vì những lí do “khách quan” lẫn “chủ quan”, anh

luôn có ý thức đóng quỹ đều đặn để duy trì tư cách thành viên. Tháng ba vừa

rồi, khi hai nhóm tổ chức liên hoan trùng ngày, mặc dù Khánh lựa chọn nhóm

đồng học lớp B, anh vẫn cẩn thận gọi điện cho trưởng nhóm đồng học còn lại

để cáo lỗi.

Anh Toàn và Minh, con trai ông Thành thì có một mối quan hệ được

thừa kế từ quan hệ của cha mẹ. Cha anh Toàn và cha Minh vốn là bạn rất thân

của nhau. Ngày trước, mỗi khi được gia đình ông Thành mời đến ăn cỗ nhân

một sự kiện có tính nghi lễ nào đó, cha anh Toàn thường đưa anh là con trai

trưởng đi cùng. Từ mối quan hệ của hai người cha, anh và con trai của ông

Thành cũng có những sự giao thiệp. Tuy nhiên, sau khi cha anh mất (cách đây

6, 7 năm) và ông Thành già yếu chỉ còn nằm nhà, gia đình anh và gia đình họ

ít qua lại hơn. Anh giải thích rằng mình và người con trai ông Thành “giờ

58 Thời kì này không có lớp 9 (chưa cải cách giáo dục).

Page 92: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

85

cảm thấy ngày càng khác nhau” nên hầu như không gặp gỡ - anh chỉ là một

tiểu thương bình thường còn con trai ông Thành đã là một nhân vật có vai vế

trong làng. Ngày cưới con gái đầu và con gái út vừa rồi, anh vẫn có lời mời

“phải phép”, nhưng người kia báo rằng bận, không đến dự được (có gửi

phong bì). “Khi nào ông Thành mất, mình sẽ đến phúng cho trọn đạo!”, anh

Toàn nói. “Và sau đó sẽ “thôi” mối quan hệ này?”, tôi hỏi. Anh Toàn đáp:

“Cũng không hẳn! Đại khái là cứ để thế, không cần phải vun đắp!...”. Như

vậy, quan hệ mà hai người có được từ các bậc cha mẹ dần chỉ còn là quan hệ

mang tính xã giao bởi sự khác biệt về điều kiện kinh tế, nghề nghiệp, vị trí xã

hội... của các bên và bởi cả việc những ràng buộc về nghĩa vụ đi lại thông qua

dòng quà tặng trong những dịp mang tính lễ nghi không còn đáng kể. Một lần

nữa, ta có thể thấy được tính chất đứt gẫy giữa các thế hệ của sự “trao đổi xã

hội” mà Blau từng nói đến. Tuy nhiên, quan hệ giữa các nhân vật trên rõ ràng

là không bị xóa đi một cách chính thức cho dù nhu cầu về nó từ các phía được

“thừa kế” không còn.

Tóm lại, ở cả hai ví dụ đang đề cập, có thể thấy rằng các chủ thể đều

không cắt bỏ hoàn toàn những “cành chết/ mọc sai hướng” trong cái cây quan

hệ của họ. Đó cũng chính là nguyên tắc ứng xử chung của người Ninh Hiệp

đối với bộ phận quan hệ xã hội ngoại vi của mình.

Tiểu kết

Bên cạnh các dạng quan hệ xã hội cơ bản là họ hàng (quan hệ dựa

trên huyết thống), láng giềng (quan hệ dựa trên không gian cư trú) và bạn bè

(quan hệ dựa trên tình cảm), người Ninh Hiệp đồng thời công nhận những

quan hệ chồng lấn: vừa là họ hàng vừa là láng giềng, vừa là họ hàng vừa là

bạn bè, vừa là láng giềng vừa là bạn bè... Mạng lưới quan hệ xã hội lấy cá

nhân làm trung tâm của họ được xác định bao gồm các đơn vị nòng cốt, lân

cận và ngoại vi, trong đó đơn vị nòng cốt (chứa đựng không chỉ các quan hệ

đàng cha mà cả các quan hệ đàng mẹ và bạn bè thân thiết) cùng đơn vị lân

cận tạo thành bộ phận quan hệ xã hội trung tâm, còn đơn vị cuối tự nó tạo

thành một bộ phận là quan hệ xã hội ngoại vi. Đặc điểm của bộ phận quan

Page 93: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

86

hệ xã hội trung tâm ở Ninh Hiệp là quan hệ họ hàng chiếm tỉ lệ lớn và kích

cỡ mạng lưới có liên quan đến quy mô của việc buôn bán là nghề mưu sinh

chính của dân làng hiện nay. Đặc điểm của bộ phận quan hệ xã hội ngoại vi

ở Ninh Hiệp là tất cả các quan hệ đều được duy trì ngay cả khi chủ thể

không có nhu cầu về nó, dù là trong khoảng thời gian xác định hay không

xác định.

Page 94: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

87

Chương 4

VỐN XÃ HỘI Ở NINH HIỆP - SỰ VẬN DỤNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ

XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG MƯU SINH CỦA NGƯỜI DÂN

Vốn xã hội ở Ninh Hiệp gắn với mạng lưới quan hệ xã hội của người

dân nơi đây.

Như những gì đã giới thiệu trong phần tổng quan, các định nghĩa quan

trọng về vốn xã hội đều chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa mạng lưới quan hệ xã

hội với vốn xã hội khi xem vốn xã hội là nguồn lực (có đòi hỏi sự đầu tư) mà

con người đạt được thông qua tư cách thành viên của một mạng lưới quan hệ

xã hội cụ thể, cái hàm chứa khả năng đưa lại các hệ quả tích cực đối với mỗi

cá nhân. Vốn xã hội nằm trong mạng lưới quan hệ xã hội, vì thế, trên phương

diện nhất định, có mối quan hệ nhân quả với nó59.

4.1. VỐN XÃ HỘI NỘI BỘ

Có những trải nghiệm trực tiếp, đồng thời cũng có những quan sát

khách quan trong một thời gian dài, người viết luận án này đã nhiều lần

chứng kiến mặt trái sau sự vươn mình mạnh mẽ của cộng đồng dân cư ở

Ninh Hiệp qua những trường hợp thất bại nặng nề trong việc kinh doanh. Và

cũng không khó để nhận ra, cảm giác lo lắng đã luôn là một dòng chảy ngầm

song hành với những thành công bề mặt trong kinh doanh của người dân

Ninh Hiệp. Salemink, trong bài viết “Tìm kiếm an toàn tinh thần trong xã hội

Việt Nam đương đại”, từng nhận xét rằng “điều thực sự mang lại cảm giác

dễ tổn thương và bất an kinh tế sâu sắc chính là ảnh hưởng của các lực lượng

thị trường hay thay đổi hoặc những quyết định kinh doanh sai lầm không giải

thích được, những tác động diễn ra mà không thể nhận thức hoặc dự đoán

được” [89, tr. 9]. Với Ninh Hiệp, một làng đã có truyền thống buôn bán nhất

định từ xưa và nay đang ngày càng trở thành một làng thương mại toàn diện,

có thể nói rằng nhận xét trên còn hơn cả “chính xác”.

59 Nói một cách cụ thể, đây là mối quan hệ tương đối biện chứng, tức vốn xã hội bị quy định bởi

mạng lưới quan hệ xã hội, nhưng khi phát triển đến mức độ nhất định sẽ quy định trở lại mạng

lưới này.

Page 95: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

88

Có nhiều vấn đề khiến người ta phải lo lắng khi tham gia vào hoạt

động buôn bán đòi hỏi số vốn đáng kể nhưng tựu trung lại xoay quanh một từ

là rủi ro60.

Muốn có được nhiều lợi nhuận, người ta phải đầu tư lớn, mà đầu tư

lớn bao nhiêu thì nguy cơ gặp rủi ro cũng lớn bấy nhiêu:

Thường hàng bán được là tất cả đổ xô đi lấy về, thị trường chẳng

mấy chốc bão hòa liền. Đã nhập là phải nhập nhiều để kịp thu được

lãi trước khi những người khác nhảy vào! Đầu tư không thể nhỏ

giọt vì nếu khách đặt hàng tiếp mà mình không có ngay là để lỡ

thời cơ! Nhưng nhập nhiều, mà mình lại phán đoán sai về thời tiết,

thị hiếu và sức mua của thị trường thì sẽ lỗ nặng.

(Nam, 50 tuổi, phỏng vấn ngày 13/7/2013)

Mưa đến đâu mát mặt đến đó, buôn to nếu thắng thì thắng lớn mà

thua thì thua đậm, không thể nói trước điều gì! Trong trường hợp

thua, mình sẽ vừa ôm một cục nợ, vừa không còn vốn để xoay

sang cái khác!

(Nữ, 40 tuổi, phỏng vấn ngày 29/7/2013)

Nếu tính toán sai thì đành phải chấp nhận bán thanh lí thôi, gỡ

được tí nào hay tí ấy! Nhưng mà nói thật, cứ vài lần lỗ là đủ phá

sản rồi!

(Nữ, 53 tuổi, phỏng vấn ngày 3/8/2013)

Trong buôn bán, ngoài vốn, người Ninh Hiệp vẫn thường phải vay

mượn thêm để mua hàng. Những lúc hàng bán không được thì không có tiền

trả, lãi đẻ ra theo ngày. Vì thế, mỗi chuyến hàng sẽ là một “cơ hội” hoặc “cơ

nguy”. Hỏng vài chuyến là cạn vốn, muốn vay lãi cũng không được nữa. Đến

lúc đó, người ta chỉ còn có thể vay mượn bà con ruột thịt hoặc bạn bè thân

thiết. “Làm nghề này luôn phải đương đầu với rủi ro”, đó là nhận định chung

của dân làng về tình trạng của mình.

60 Như ta biết, khái niệm rủi ro trong khoa học xã hội có thể được hiểu theo hai nghĩa mà theo đó

nghĩa thứ nhất hàm ý một khả năng (xác suất được/mất) còn nghĩa thứ hai hàm ý một thực tế

(tình trạng nguy hiểm) [172, tr. 18]. Với người Ninh Hiệp, từ “rủi ro” chỉ có nghĩa thứ hai.

Page 96: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

89

Trường hợp rủi ro lớn nhất có thể gặp phải, như ta thấy, là phá sản, tức

trắng tay và mang nợ. Khi đó, người bị phá sản thường xin giãn nợ (nới rộng

thời gian trả nợ) và khoanh nợ (cố định khoản nợ, không tính thêm lãi) để có

cơ hội kinh doanh, lấy lợi nhuận mới trả nợ cũ. Trong trường hợp này, cách

ứng xử mang tính nguyên tắc của cộng đồng Ninh Hiệp là đồng ý cho giãn nợ

và khoanh nợ nhưng quy đổi giá trị món nợ sang vàng để tránh trượt giá.

Người ta cũng tính toán xem món nợ đã được trả bao nhiêu so với nợ gốc và

xem số lãi mà người cho vay được thụ hưởng đã đạt tới mức nào tính từ thời

điểm cho vay đến thời điểm người vay vỡ nợ để cân nhắc giảm trừ một phần

món nợ đó. “Cháo nóng húp quanh, công nợ trả dần” là điều mà cả người cho

vay và người vay đều hiểu. Đây là kiểu trợ giúp có tính chất đạo lí của người

Ninh Hiệp đối với những người sa cơ lỡ vận, nhưng nó đồng thời cũng cho

thấy sự tính toán đầy chủ động của họ. Sự tính toán nằm ở chỗ: nếu không tạo

điều kiện cho người ta kiếm tiền trả nợ thì có nghĩa món nợ đó sẽ không bao

giờ thu hồi được.

Từ các ý kiến đã nêu của những người trong cuộc, có thể thấy rằng

rủi ro là nguy cơ thường trực với người kinh doanh. Đó cũng là lí do khiến

người ta luôn phải tính đến những điều kiện đảm bảo cho việc vượt qua nó,

hay nói cách khác tính đến những gì có thể làm chỗ dựa khi rơi vào tình

trạng xấu, mà một trong những sự đảm bảo quan trọng nhất là có một mạng

lưới quan hệ xã hội thân thiết với các thành viên luôn sẵn lòng giúp đỡ lẫn

nhau bất cứ lúc nào khó khăn.

Đã có nhiều trường hợp bị phá sản trong quá khứ. Cách nay 20 năm

(14/7/1994), vụ cháy chợ Đồng Xuân dẫn đến thiệt hại lớn (nhiều tỉ đồng)

cho các tiểu thương Ninh Hiệp. Rất nhiều người mất hết hàng hóa, tiền bạc

và sổ sách tài chính trong vụ cháy. Nhưng đó chỉ là một sự cố nhìn thấy

được. Trước nó và sau nó, người Ninh Hiệp còn phải đối mặt với vô vàn “vụ

cháy” vô hình khác. Trên thực tế thì bất cứ một phán đoán nào sai trong kinh

doanh cũng có thể là ngọn lửa thiêu rụi cơ đồ của họ. Bà Lương là một

trường hợp. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, bà nổi lên như

Page 97: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

90

một trong những người buôn bán tháo vát nhất ở Ninh Hiệp. Tuy nhiên, sau

thất bại của một số chuyến buôn đường dài Nam - Bắc, bà đã bị phá sản (bán

hết nhà cửa và đất đai rồi mà vẫn không đủ trả nợ). Do chủ nợ truy bức gắt

gao, bà phải tạm lánh đi tỉnh khác. Chồng bà là một công chức cũng bị chủ

nợ gây sức ép bằng cách đến tận cơ quan mạt sát và đe dọa hành hung. Có

dịp giỗ chạp, bà vì đạo hiếu mà trở về thì chủ nợ đã chờ sẵn tại nhà thờ họ để

đòi. Trưởng họ phải tuyên bố rằng: “Đứa nào dám vào phá giỗ, cả họ đánh

chết!”, bà mới được an toàn tham dự buổi giỗ đó để rồi sau lại hối hả ra đi.

Nhưng đó không phải là lần vỡ nợ duy nhất của bà. Sau khi bà khôi phục lại

được phần nào sản nghiệp, cơn ác mộng này còn xảy ra một lần nữa vào cuối

thập niên 90.

Trường hợp như bà Lương không hề hiếm gặp ở Ninh Hiệp. Môi

trường buôn bán của làng đã, đang và sẽ có những người thành công và

những người không thành công, thậm chí rơi vào bi kịch. Với những người đã

kinh qua bi kịch, rất nhiều năm sau nỗi ám ảnh vẫn đeo đuổi họ. Ông Quyền,

một công chức về hưu đã luôn năn nỉ bà vợ dừng việc buôn bán và cùng sống

bằng đồng lương của ông vì “ít nhất cũng vẫn có thịt ăn ngày hai bữa”. Ông

rất lo sợ việc vỡ nợ lại xảy ra, sau khi nếm trải tình cảnh bị chủ nợ đi theo

chửi bới từ trường học nơi ông đang giảng dạy về tận nhà trước con mắt của

nhiều người làng (để đối phó, có thời gian ông chỉ dám về nhà tầm 9 giờ tối

trở ra, thậm chí còn đưa các con đến ở nhờ phòng bảo vệ của trường để né

tránh). Bà Hạ, cũng từng vỡ nợ, thì trở nên hết sức căng thẳng mỗi khi thấy

những chiếc xe ô tô chở các kiện vải do cô con dâu ham buôn lớn của mình

đặt hàng kéo tới, vì thế nhiều khi con dâu bà đành phải “bí mật” thuê kho ở

ngoài để gửi dù kho của nhà vẫn còn chỗ. Với những người chưa trải qua việc

vỡ nợ bao giờ, họ cũng luôn thấp thỏm vì không có gì cho thấy điều đó sẽ

không xảy ra. Trường hợp ông Dương là một ví dụ. Khi con gái ông xin nghỉ

học để đi buôn như mẹ, ông đã thiểu não nói với con rằng từ lúc vợ ông

chuyển hẳn sang buôn bán, ông chưa có ngày nào được “kê cao gối mà ngủ”,

và yêu cầu cô suy nghĩ thêm trước khi quyết định. Còn ông Nhân, nghe

Page 98: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

91

phong thanh vợ thua lỗ mấy chuyến hàng lớn, đã rất hoảng hốt. Sau này, ông

có giải thích với tôi rằng, vào thời điểm đó, ông không thể nào không nhớ đến

những lời đàm tiếu ác ý mà láng giềng đã nửa kín nửa hở ném về phía gia

đình một người bạn của ông cách đây mươi năm, rằng: “Vỡ nợ thế sao không

treo cổ mà chết quách đi?”... Bởi vậy, việc tìm kiếm lợi ích đã luôn được

người Ninh Hiệp đặt song hành với việc bảo hiểm những rủi ro có thể gặp

phải. Có thể thấy, sự phụ thuộc hoàn toàn vào nghề buôn đầy bấp bênh không

phải không làm tăng cảm giác của cư dân Ninh Hiệp về việc thiếu vắng một

cơ sở kinh tế ổn định, mà “cơ sở” này là điều rất quan trọng đối với họ, vì đã

có nghiên cứu chỉ ra rằng cách đây một hai thập niên thôi, mặc dù nông

nghiệp không còn đem lại thu nhập chính, người Ninh Hiệp vẫn không bỏ

ruộng, thậm chí ngược lại coi nó như một sự bảo hiểm cho cuộc sống: “Hiện

tượng mất mát, rủi ro trong kinh doanh lớn đối với từng hộ đã xảy ra. Những

lúc “trắng tay” như vậy, họ cảm thấy yên tâm hơn khi họ còn có “nghề nông”

làm chỗ dựa” [116, tr. 31]. Với tình hình hiện nay, có thể hiểu được việc tạo

ra “chỗ dựa” khi gặp rủi ro của người dân đang ngày càng trở thành một nhu

cầu rõ nét.

Taylor, trong công trình Goddess on the Rise: Pilgrimage and Popular

Religion in Vietnam [Nữ thần gia tăng: Hành hương và tôn giáo phổ biến ở

Việt Nam] (2004) [244] cho rằng cảm giác lo âu trước những biến động

không thể lường trước của thị trường là cái khiến nhiều người Việt tìm kiếm

chỗ dựa về tinh thần ở tôn giáo. Điều này quả không sai đối với những người

kinh doanh ở Ninh Hiệp, vì cảm giác lo âu nói trên đã thực sự thúc đẩy họ

đến với niềm tin vào lực lượng siêu nhiên (rất nhiều người đã là tín đồ của

đạo Tứ phủ). Tuy nhiên, còn có một sự thật hiển nhiên không kém khác nữa:

họ đồng thời tìm kiếm sự an toàn từ hiện thực là các mối quan hệ xã hội của

mình. Trong đó, quan hệ thuộc bộ phận trung tâm, đặc biệt là vùng nòng cốt

trở thành lựa chọn không thể tốt hơn.

Vụ cháy chợ Đồng Xuân vừa nói đã khiến nhiều thương nhân Ninh

Hiệp rơi vào tình trạng phá sản và nợ nần chồng chất, song dần dần, nhờ có

Page 99: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

92

sự trợ giúp từ các mối quan hệ xã hội mà họ khôi phục lại được công việc làm

ăn. Họ cho biết, sự giúp đỡ của người ruột thịt và bạn bè thân đóng vai trò hết

sức quan trọng đối với họ vào thời điểm đó. Vợ chồng ông Hoàng là một ví

dụ. Sau khi phải bán nhà trả nợ, vợ chồng ông đã đưa các con đến tá túc một

người thân là nông dân. Các con ông đã hòa nhập rất nhanh với cuộc sống

mới. “Anh ạ, lắm khi nhìn cả ba đứa đi nhổ cỏ là tôi lại ngậm ngùi nghĩ đến

chuyện “vật đổi sao dời”. Trước đó, trong nhà tiền cứ gọi là chất đầy tủ,

chúng nó sống có khác gì công tử đâu? Đến lúc vỡ nợ thì cũng lăn lộn như

ai…!”, ông kể. Vợ ông xin khoanh nợ được rồi thì vay những người thân

quen một khoản tiền, đầu tư dàn máy khâu để may gia công. Bà mua một số

loại quần áo bán chạy của Trung Quốc, tháo ra, cắt theo, may hàng loạt và

bán với giá đúng là rất “gia công” cho những người mua buôn trong vùng.

Xưởng của bà đắt khách đến độ không ngờ. Vài năm sau bà đã trả được hết

toàn bộ số tiền nợ và chuyển sang hướng kinh doanh mới. Cảnh nhà lại trở

nên sung túc như ngày nào.

Những trường hợp khác, không liên quan đến vụ cháy như bà Lương

cũng vậy. Ban đầu, gia đình bà Lương được ông Trần (anh chồng bà) cho ở

nhờ và mỗi tháng được bà Hiên (em ruột bà) hỗ trợ lương thực. Những năm

sau này, các khoản vay có được từ nhóm chị em thân thiết người trong họ và

nhóm bạn thân ở làng đã khiến bà dần vực lại được công ăn việc làm của

mình. Bà có cả thảy bốn chị em ruột thì tới ba người là những tay buôn bán

đảm ở Ninh Hiệp nên được giúp đỡ khá nhiều. Bà lại có một nhóm bạn thân

thiết vốn là đồng môn thời phổ thông, trong đó có một người sau này học

trung cấp ngành xăng dầu với bà (đến lúc bấy giờ chơi với nhau được gần 25

năm), cũng dành cho sự giúp đỡ chân tình. Bà nhắc lại chuyện cũ với tâm

trạng nặng nề:

Lúc vỡ nợ rồi thì những người quen biết hay bạn bè thông thường

còn tránh mặt chứ đừng nói là cho vay mượn. Mình làm mình chịu,

ai lo thay cho mình được! Chỉ có ruột thịt với bạn chí cốt là cho

vay thôi! Tiền cho vay cũng không phải để trả nợ mà là để ổn định

Page 100: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

93

cuộc sống và bước đầu khôi phục lại việc làm ăn. Còn chuyện trả

nợ thì mình phải tự xoay xở!

(Phỏng vấn ngày 5/9/2013)

Tất nhiên, đối chiếu trong bản thân khu vực nòng cốt, thì quan hệ

giữa những người là họ hàng gần từ trước đến nay - về cơ bản - vẫn được

người Ninh Hiệp xem là sâu sắc hơn quan hệ giữa những người là bạn bè

thân với nhau. Tương tự như các kết quả nghiên cứu đi trước hoặc cùng thời

của Freedman (1966) [171], Skinner (1971) [239], Torry (1979) [245],

Prindle (1979) [229], Dirks (1980) [164]... về vai trò của mạng lưới họ hàng

trong hoàn cảnh rủi ro, Trịnh Thị Quang ở một nghiên cứu thực hiện vào thời

kì tiền Đổi mới (1984) [84] về quan hệ dòng họ của nông thôn Việt Nam

cũng khẳng định rằng vai trò đó vẫn là quan trọng, và tôi nhận thấy điều này

đến nay tiếp tục đúng với người Ninh Hiệp dù họ hầu như không còn là

những nông dân nữa. Lí do là yếu tố tình cảm cũng như sự ràng buộc mang

tính thể chế khiến quan hệ họ hàng nhìn chung vẫn là một dạng quan hệ

mang tính “chặt”/ “đóng kín” hơn so với các dạng quan hệ xã hội cơ bản còn

lại (bạn bè và láng giềng)61. Thực tế, hầu hết những người từng gặp sự cố

trong việc buôn bán mà tôi biết đều đã nhận được sự giúp đỡ có ý nghĩa từ

họ hàng gần trong khả năng của những đối tượng đó. Kết quả phỏng vấn của

tôi trong nhiều thời điểm tại Ninh Hiệp cho thấy những người được hỏi luôn

khẳng định họ hàng là quan hệ đầu tiên được tính đến khi họ gặp khó khăn

và cần giúp đỡ: “Họ hàng thì tình cảm hơn là đương nhiên rồi! Trách nhiệm

cũng có hơn so với các quan hệ khác! Cùng là máu mủ ruột rà thì có cái ràng

buộc!”. Những minh chứng từ quá khứ như trường hợp bà Lương càng khiến

người ta đặt niềm tin vào sức mạnh của quan hệ này62. Dân buôn bán ở làng

cách đây không lâu vẫn còn nhắc đến trường hợp kể trên như một ví dụ về

61 Đến lượt mình, quan hệ bạn bè lại mang tính chặt/ đóng kín hơn quan hệ láng giềng vì nó ít

nhiều được thể chế hóa thông qua những tổ chức hội nhóm cũng như những quy tắc ứng xử

trong nhóm. 62 Thuyết lựa chọn hợp lí cho rằng, đối chiếu với kết quả đã đạt được trong quá khứ, người ta

thường lựa chọn hành động mà người ta cho là có khả năng thành công nhất, dù lợi ích có thể

không phải là lớn nhất.

Page 101: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

94

việc có thể tận dụng mạng lưới họ hàng để gây dựng lại sự nghiệp khi gặp

biến cố như thế nào. Đề cập đến nguy cơ phá sản, Hoa, một người buôn cả

vải kiện và vải cây được chừng hơn mười năm nay đã đưa ra nhận định

như sau:

Cái chuyện thất bát thì khó nói trước lắm, ai bước vào nghề cũng

có thể gặp phải! Nhưng mà còn có anh em họ hàng, làng xóm

nữa... Em thấy là nhiều người vỡ nợ rồi sau cũng vẫn làm ăn trở lại

được, không đến nỗi cùng đường!

(Nữ, 30 tuổi, phỏng vấn ngày 11/9/2013)

Tôi đồng ý với Nguyễn Tuấn Anh trong Kinship as Social Capital:

Economic, Social and Cultural Dimensions of Changing Kinship Relations in

a Northern Vietnammese Village [Họ hàng như là vốn xã hội: Các chiều

cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa của quan hệ họ hàng đang chuyển đổi ở một

làng miền Bắc Việt Nam] (2010) [218] rằng sở dĩ sự đóng kín của mạng lưới

xã hội ở bộ phận họ hàng diễn ra “tốt hơn” sự đóng kín của mạng lưới xã hội

ở bộ phận bạn bè hoặc hàng xóm là vì “các chuẩn mực và sự trừng phạt

trong quan hệ họ hàng thì hiển nhiên hơn trong mối quan hệ với hàng xóm và

bạn bè”. Có thể nói, chính bởi tính “chặt”/ “đóng kín” này mà quan hệ họ

hàng vẫn luôn được xem là chỗ dựa đầu tiên, rồi sau mới đến những dạng

quan hệ xã hội khác, khi gặp bất trắc. Sự nhấn mạnh vào quan hệ họ hàng

với lí do như trên phần nào đã biểu hiện qua cơ cấu bộ phận trung tâm của

mạng lưới quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp bởi tỉ lệ vượt trội của quan hệ họ hàng

so với các quan hệ khác. (Xin nói thêm, Nguyễn Đức Truyến - khi so sánh

tính cố kết trong quan hệ họ hàng của nhóm hộ phi nông nghiệp với nhóm hộ

thuần nông và hỗn hợp ở Ninh Hiệp - từng cho rằng: “Cũng do tính chất kinh

doanh buôn bán lớn mà tính cố kết của các quan hệ họ hàng của nhóm này có

phần yếu hơn so với hai nhóm trên. Biểu hiện của tình hình này là sự hợp tác

tương trợ trong quan hệ kinh tế và đời sống của nhóm thường ít được quan

tâm” [116, tr. 163], nhưng theo tôi ở đây có điểm cần thảo luận. Thứ nhất,

việc kinh doanh thường mang tính cạnh tranh, nên rất khó có thể có sự

“tương trợ” theo nghĩa thường được hiểu của từ này như trong sản xuất nông

Page 102: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

95

nghiệp; thứ hai, nhóm phi nông nghiệp là nhóm có kinh tế khá, vì thế các hộ

gia đình của nó thật ra không có nhu cầu được trợ giúp trong sinh hoạt

thường nhật như các nhóm khác nếu không phải đang ở trong hoàn cảnh đặc

biệt. Sự cố kết nằm ở chỗ người ta thúc đẩy mối quan hệ họ hàng với mục

đích bảo hiểm những rủi ro dễ gặp phải của việc buôn bán). Không hoàn toàn

tương tự, nhưng thực tế ở Ninh Hiệp có gặp gỡ thực tế về sự tiếp tục của vai

trò họ hàng ở các quốc gia láng giềng trong khu vực mà một số tác giả đã chỉ

ra, chẳng hạn Kuah trong “The Changing Moral Economy of Ancestor

Worship in a Chinese Emigrant District” [Nền kinh tế đạo đức đang chuyển

đổi liên quan đến tục thờ cúng tổ tiên ở một khu vực di dân của Trung Quốc]

[198] cho biết rằng có những gia đình hoặc dòng họ người Hoa di cư đến

Singapore đã không những hỗ trợ về kinh tế cho bà con ở quê gốc mà còn có

các tác động lớn đến hoạt động tôn giáo truyền thống ở địa phương. Vì thế,

đây chính là một ví dụ thêm vào cho thấy thiết chế họ hàng không hẳn sẽ nhất

định rơi vào tình trạng mất đi chức năng và tàn lụi như nhiều lí thuyết gia

hiện đại vẫn luôn khẳng định.

Như vậy, vốn xã hội nội bộ là cái giúp người dân Ninh Hiệp vượt qua

những khó khăn mà họ gặp phải trong công việc buôn bán của mình. Nó

không chỉ gắn với “nội bộ” của những nhóm có tính đồng nhất như đặc điểm

chung mà ta vẫn biết của loại vốn này, tức gắn với dạng thức liên kết của các

quan hệ xã hội, mà còn gắn với tính chất của các quan hệ đó nữa. Ở làng

Ninh Hiệp, họ hàng gần và bạn bè thân thiết, những quan hệ được xem là tình

cảm, gần gũi nhất - được xếp vào quan hệ nòng cốt - là cơ sở của loại vốn

đang đề cập.

4.2. VỐN XÃ HỘI BẮC CẦU

Làng Ninh Hiệp hiện nay là một đấu trường.

Bourdieu từng coi xã hội là một đấu trường trong đó các chủ thể của

hành động tham gia vào và cạnh tranh với nhau nhằm mục tiêu đạt được

những nguồn lực cần thiết. Kẻ thắng là người giàu có các loại vốn, vì vậy cần

phải xây dựng nó thông qua những chiến lược đầu tư trong mục đích thể chế

Page 103: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

96

hóa các quan hệ nhóm (làm nguồn gốc đáng tin cậy sản sinh ra những điều

lợi khác). Yếu tố quy định việc đó là bản thân quan hệ xã hội, cái cho phép

mỗi cá nhân có quyền tiếp cận các nguồn lực thuộc sở hữu của những người

cùng nhóm với mình63. “Làng là một đấu trường” ở trường hợp Ninh Hiệp có

thể được diễn giải như là sự tồn tại một cuộc cạnh tranh tìm kiếm lợi nhuận

kinh doanh giữa các hộ gia đình trong môi trường là làng.

Mỗi một người buôn bán ở Ninh Hiệp là một tiểu chủ. Và làng chính

là một biển tiểu thương độc lập64. Thực tế, trong việc buôn bán ở Ninh Hiệp

hiện nay không có sự liên kết đáng nói nào. Các tiểu thương Ninh Hiệp vừa

là người làng nhưng cũng vừa là những đối thủ cạnh tranh của nhau trong

việc tìm kiếm lợi ích từ hoạt động kinh tế. Họ có thể chia sẻ những thông tin

về các đợt động biên (bao gồm các đợt thanh kiểm tra thị trường của các cơ

quan công quyền), tình hình bạn hàng hoặc tình hình buôn bán của người

làng v.v..., nhưng họ sẽ không bao giờ chia sẻ thông tin về nguồn hàng và về

những bí mật trong kinh doanh của mình, kể cả với anh chị em ruột. Không

giấu diếm, Sơn cho tôi biết:

Với một mối hàng tốt, nếu thiếu vốn thì đương nhiên là người ta sẽ

vay tiền để khai thác. Bao giờ người ta cũng muốn giữ độc quyền

những nguồn hàng bán chạy để có thể một mình đánh hàng chứ không

buôn chung với ai cả!

(Nam, 40 tuổi, phỏng vấn ngày 19/2/2014)

Như một “quy tắc” bất thành văn, trong việc mua hàng hoặc gia công,

nếu cùng kinh doanh một chủng loại hàng, các thương nhân Ninh Hiệp

thường giữ kín sự lựa chọn của mình về mẫu mã, kiểu dáng nhằm tránh việc

bị những người khác, kể cả người thân quen, “copy”. Việc chọn mẫu mã,

kiểu dáng sản phẩm cần nhiều kinh nghiệm và sự nhạy bén vì có như vậy

mới dự đoán tương đối chính xác sản phẩm nào sẽ đáp ứng thị hiếu của

63 Xem thêm Pierre Bourdieu (2002) [190, tr. 84 - 91]. 64 Mượn cách diễn đạt của Trần Từ trong Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ

(1984) [126]. Nguyên văn: “Làng là một biển tiểu nông tư hữu”.

Page 104: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

97

người tiêu dùng trong thời gian sắp diễn ra65, và chẳng ai muốn người khác

hưởng lợi từ những kinh nghiệm mà bản thân phải bỏ bao mồ hôi và tiền bạc

mới có được.

Thậm chí, khi đã bày bán sản phẩm ngoài cửa hàng rồi, người ta vẫn

còn cảnh giác với nhau đến mức độ nếu thấy ai đó lạ mặt mon men chụp ảnh

cửa hàng với các trang phục đắt khách đang được bày thì lập tức ngăn lại

ngay, vì sợ người ta lấy mất mẫu mã sản phẩm. Có lần tôi xớ rớ vác máy ảnh

ra chụp một cửa hàng trong đợt về quê “điền dã” liền bị mấy người trong cửa

hàng xông ra nạt nộ, may mà có vài người quen gần đó giải thích giúp rằng

tôi là con ông bà nọ, ở thôn kia và hiện không phải là người buôn bán mới

tạm yên. Và sau rốt, bây giờ người ta còn không cả đem bày những mẫu trang

phục đắt khách ngoài cửa hàng mà chỉ bày kín ở bên trong, khi nào có khách

buôn đến hỏi mới dẫn vào cho xem vì rằng “nhiều máy ảnh hiện đại lắm,

đứng từ xa vẫn chụp được”.

Áp lực từ khoản tiền thuê địa điểm bán hàng cũng khiến cho sự cạnh

tranh trở nên căng thẳng hơn. Vài năm trước, vợ chồng Trung thuê một chỗ

ngồi bán hàng thuộc mức trung bình ở mặt đường thôn 6, có chiều rộng 3m,

với giá 360 triệu/năm, tức một triệu/ngày (giá thuê cửa hàng ở mặt đường thôn

6 lúc đó thấp nhất là 50 triệu/1 mét mặt đường/năm, cao nhất là 200 triệu/1

mét mặt đường/năm)66. Nếu ngày nào tiền lãi chỉ đạt một triệu trở xuống tức là

ngày đó âm vốn vì ngoài tiền thuê chỗ còn là tiền vay lãi nằm trong hàng hóa,

65 Liên quan đến chuyện sang Trung Quốc đánh hàng, xin nói thêm, nhiều người kinh doanh sản

phẩm thời trang như vải, quần áo, khăn, mũ, túi xách, giày dép... ở Ninh Hiệp thường vào TP. Hồ

Chí Minh nhiều lần trong năm với mục đích khảo sát, nắm bắt xu hướng (chí ít cũng là hai lần:

một lần là vào dịp đầu năm, khoảng tháng 3 dương lịch để nắm bắt xu hướng chung của cả năm

và một lần là vào dịp cuối năm, khoảng tháng 10 âm lịch, tức trước Tết một thời gian để nắm bắt

xu hướng thời trang Tết). TP. Hồ Chí Minh xưa nay vẫn được xem là nơi tiên phong về thời trang

trong cả nước do bắt kịp sớm nhất các trào lưu thời trang của khu vực và quốc tế, vì thế trừ

những người kinh doanh lớn, đủ điều kiện ra hẳn nước ngoài - Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc,

Singapore... - để khảo sát, nhìn chung thương nhân Ninh Hiệp bằng lòng với việc “sử dụng” TP.

Hồ Chí Minh như là một “cửa sổ” để nhìn ra đời sống thời trang bên ngoài. Họ đến các trung tâm

kinh doanh sản phẩm thời trang ở đây và quan sát những mặt hàng được bày bán, rồi tùy theo

cảm nhận của mình mà xác định cái gì là thứ sẽ đầu tư khi trở ra Bắc. Không ít người còn di

chuyển như con thoi quanh năm giữa biên giới phía Bắc và TP. Hồ Chí Minh để luôn cập nhật

tình hình và giảm thiểu tối đa những rủi ro của hoạt động kinh doanh. 66 Tính đến thời điểm hiện nay (2016), giá thuê nói chung tăng lên gấp rưỡi - tức chỗ ngồi của vợ

chồng Trung đã có giá xấp xỉ 550 triệu - và có xu hướng lên nữa.

Page 105: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

98

chưa kể đến công sức của cả hai vợ chồng. Vẻ mặt đầy “nỗi niềm”, chị vợ giãi

bày với tôi:

Đến ốm cũng không dám ốm, đi ăn cỗ cũng vội vội vàng vàng để

về anh ạ! Ngày nào trời mưa gió là ruột gan như lửa đốt vì cứ một

ngày không bán hàng là mất tiền triệu rồi!

(Nữ, 30 tuổi, phỏng vấn ngày 6/1/2014)

Trong một nghiên cứu về Ninh Hiệp, khi phân tích chợ thôn 6, Horat

nhận xét rằng: “Giá cho thuê cửa hàng trong khu vực này cao hơn so với bất

cứ nơi nào khác trong cộng đồng, và bởi tính cạnh tranh cũng ngày càng gay

gắt, các cuộc xung đột giữa những người buôn bán xảy ra thường xuyên hơn”

[41, tr. 31]. Nhận xét này rất chính xác. Vì chi phí thuê cửa hàng quá lớn,

trong các nhóm cùng kinh doanh một chủng loại, sự ganh ghét và kèn cựa là

thường trực. Bình, một người bán vải kaki còn nói một cách thật thà:

Ngồi cùng dãy, bán cùng một loại, mà người ta bán được nhiều,

mình ế thì nhìn người ta bán hàng thôi đã nóng hết cả tai! Lúc ấy

chỉ một va chạm nhỏ cũng dễ dẫn đến cãi nhau to!

(Nam, 40 tuổi, phỏng vấn ngày 6/1/2014)

Quả thực, mấy năm trước, cô em dâu trong họ của tôi cũng có kể về

vụ ẩu đả khá ồn ào giữa vợ chồng cô với chủ quầy bên cạnh vì những xích

mích rất vụn vặt về chỗ để hàng, mà nguồn cơn sâu xa là cô bán đắt hàng

(mỗi ngày doanh số khoảng hơn một trăm triệu) trong khi những người khác

“ngồi giãi thẻ”. Điều này cho thấy, mặc dù quan hệ bạn nghề đem đến cho

người ta những gắn bó nhất định, khi sự chênh lệch về thu nhập từ kinh

doanh đi đến một ngưỡng nào đấy thì quan hệ này sẽ khó có thể là cái van

điều hòa mâu thuẫn. Thậm chí, có người còn bất chấp nhiều thứ để giành lợi

thế mong muốn. Ông Truyền, một người có nhiều trải nghiệm trong nghề

buôn, kể rằng vài năm trước đây những chuyện hại nhau có xảy ra: “Thỉnh

thoảng người này người kia lại mất hẳn một chuyến hàng, biết là có kẻ thọc

gậy bánh xe đấy nhưng cũng vẫn phải chịu vì chả có cớ gì!”. Nhận xét về sự

đấu đá lẫn nhau trong hoạt động thương mại, Trung cho tôi hay rằng sơ sẩy

vài vụ là hết đường làm nghề, vì lợi nhuận lớn quá thì việc chơi xấu nhau là

chuyện không có gì khó hiểu.

Page 106: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

99

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đó, người Ninh Hiệp phải làm thế

nào để có thể đảm bảo được lợi ích trong công việc kinh doanh? Một mạng

lưới quan hệ rộng là câu trả lời của Trung và cũng là ý kiến chung của những

người buôn bán trong làng. Theo sự diễn đạt của họ, tính chất “rộng” ở đây

phụ thuộc vào mức độ hiện diện của các quan hệ thuộc bộ phận ngoại vi (tức

các quan hệ mang tính thực dụng). Họ cho biết, mạng lưới rộng giúp họ dễ

dàng hơn trong tạo vốn, tiêu thụ sản phẩm và nắm bắt được những thông tin

cần thiết cho việc buôn bán. Và lúc này chính là lúc vốn xã hội bắc cầu thể

hiện vai trò của mình.

Với mối quan hệ đan xen chằng chịt giữa các cá nhân trong một cộng

đồng chung là làng, việc mở rộng vốn xã hội bắc cầu của người dân Ninh Hiệp

không chỉ là sự mở rộng các quan hệ (thực tế thì trong làng, những người làm

ăn trên cùng một lĩnh vực thường đã ít nhiều có một mối quan hệ nào đó) mà

còn - và điều này mới là chủ yếu - là sự phát triển các quan hệ ngoại vi căn cứ

trên niềm tin và sự thừa nhận của cả cộng đồng mà cá nhân đạt được thông

qua quan hệ trung tâm. Nói cách khác, người dân Ninh Hiệp phát triển vốn xã

hội bắc cầu bằng chính việc có được sự thừa nhận từ quan hệ thuộc vùng

trung tâm, tức qua quan hệ trung tâm phát triển những quan hệ ngoại vi đã có

nền tảng sẵn. Mặc dù do làng lớn, dân làng không có quan hệ trên thực tế với

“tất cả mọi người trong làng” như một số nơi (ví dụ, địa bàn nghiên cứu được

biết đến nhiều của Harrell (1982) [185] ở Hồng Kông), trong bối cảnh “cả

làng biết nhau” - theo cách nói của người Ninh Hiệp - thì việc gây dựng quan

hệ xã hội ở phạm vi rộng hơn này lại không phải là vấn đề cần đặt ra với họ,

mà cái cần đặt ra là phát triển những mối quan hệ đó67.

67 Lưu ý, việc xác định tính chất nội bộ hay bắc cầu của vốn xã hội là tương đối, vì xét ở bối

cảnh này nó có thể mang tính chất nội bộ nhưng xét ở bối cảnh khác nó lại có thể mang tính chất

bắc cầu.

Về mối quan hệ giữa vốn xã hội nội bộ và vốn xã hội bắc cầu, cũng cần nhắc đến ý kiến của

Putnam trong Bowling Alone: The Collapse and Revival of American Community [Bowling một

mình: Sự suy thoái và phục hồi của cộng đồng Mĩ] (2000) [232]. Putnam khẳng định hai kiểu vốn

xã hội này không thể thay thế cho nhau và nhấn mạnh rằng không có mối liên hệ tất yếu giữa một

mức độ cho sẵn của vốn xã hội nội bộ hay là vốn xã hội bắc cầu với mức độ của cái còn lại. Tuy

nhiên, trong trường hợp Ninh Hiệp, chúng tôi nhận thấy, việc phát triển vốn xã hội nội bộ có

quan hệ nhân quả với việc phát triển vốn xã hội bắc cầu.

Page 107: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

100

Nếu vốn xã hội nội bộ gắn với sự ràng buộc và tình cảm của các thành

viên trong nhóm thì vốn xã hội bắc cầu gắn liền với vị thế68, hay thể diện

trong nhóm, của chủ thể.

Trong đời sống làng xã Việt truyền thống, vị thế/ thể diện có mối liên

quan chặt chẽ đến “thân phận” và “diện mạo” của con người, tức vị trí mà

cộng đồng cấp cho mỗi người dân của làng xã xưa. Theo đó, từng thành viên

của một cộng đồng sẽ tồn tại không phải với tư cách cá nhân độc lập mà với

vị trí này, tức với tư cách người đó được nhận. Nói cách khác, sự tồn tại của

từng con người được xác định thông qua một “thân phận” và “diện mạo” cụ

thể nào đó trong cộng đồng mà nếu thiếu nó, con người ấy sẽ không thể là gì

cả [71, tr. 74 - 103]. Theo Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam

hiện nay, do Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang chủ biên (1994) [57], điều này

không tách rời xã hội tổng thể luận, nơi mà như người ta vẫn khẳng định, mỗi

cá thể được tích hợp vào một hệ thống cộng đồng, đồng tâm từ nhỏ đến lớn:

gia đình, làng xã, quốc gia. Với sự ràng buộc đó, cách ứng xử của cá nhân nói

chung đều bị chi phối bởi vị trí của họ trong các mối quan hệ xã hội khác

nhau, cái khiến cho hành động của mỗi người phải hướng tới việc làm sao để

các “vai” của mình trong từng nhóm không bị ảnh hưởng. Sự biến đổi của

làng xã đương đại theo hướng đô thị hóa, hiện đại hóa khiến cho con người cá

nhân được đề cao hơn, nhưng không vì thế mà tính cộng đồng hoàn toàn bị

triệt tiêu. Với Ninh Hiệp, tình hình về cơ bản cũng là như vậy. Nhất là, trong

khi việc di cư lao động dưới nhiều hình thức đã và đang là điều quen thuộc

với người dân nông thôn - như các kết quả nghiên cứu của Đặng Nguyên

Anh, Goldsteinand và McNally (1997) [162], Adger và cộng sự (2002) [141],

68 Vị thế là một thuật ngữ quen thuộc trong xã hội học, được các nhà nghiên cứu dùng theo nhiều

cách: i) Linton sử dụng từ vị thế theo nghĩa mà ngày nay có nội dung là địa vị, tức vị trí tương đối

của một cá nhân trong bối cảnh xã hội giới hạn, từ đó có những hi vọng nhất định về vai trò. ii)

“Đẳng cấp” của Weber cũng được dịch sang tiếng Anh bằng vị thế (status), được hiểu là các quyền

lợi và nghĩa vụ mà một cá nhân được thừa kế. iii) Trong khuôn khổ của xã hội học phân tầng, vị

thế một lần nữa lại được dùng một cách phân biệt: a) Độc lập với những tiêu chuẩn và kích cỡ

phân tầng nhất định đã chọn, vị thế một cá nhân có thể được xác định là địa vị cao hay thấp trong

một hệ thống được sắp xếp theo thứ bậc, b) Sẽ có khái niệm vị thế hẹp hơn, nếu địa vị xã hội

tương đối này chủ yếu liên hệ tới việc đánh giá giá trị, tức uy tín, bên trong tiêu chuẩn phân tầng

[29, tr. 560]. Căn cứ vào quan niệm của người dân Ninh Hiệp, cách hiểu thứ nhất - của Linton -

được chúng tôi sử dụng trong đề tài này.

Page 108: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

101

Agergaard và Vũ Thị Thảo (2009) [142]... cho biết - thì ở đây, do làng có

nhiều nghề, hiện tuyệt đại đa số người dân vẫn xác định gắn sinh kế (và vì thế

cả cuộc sống) của mình với làng69.

Việc duy trì tốt mối quan hệ thuộc vùng trung tâm, trên thực tế, đem

đến cho người ta một vị thế vượt ra khỏi phạm vi của nó. Ở Ninh Hiệp,

những người có quan hệ xã hội tốt trong làng, trước hết là với những quan hệ

nòng cốt và lân cận thường nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng như là

những người sống tình cảm và có đạo lí, cái tạo nên lợi ích nhiều mặt cho họ,

trong đó có cả những lợi ích liên quan đến kinh doanh (như trả nợ chậm, mua

chịu, vay vốn…). Có thể nói, ngoài việc giành được sự tôn trọng trong các

nhóm mà họ thuộc về, những người có ý thức xây dựng và duy trì thể diện

bản thân trong các mối quan hệ xã hội tại Ninh Hiệp, đặc biệt là quan hệ gần

gũi, sẽ tạo được nhiều thuận lợi “ngoài nhóm” cho việc làm ăn. Ứng xử với

bộ phận trung tâm trong mạng lưới quan hệ xã hội được xem là cái góp phần

không nhỏ thể hiện tư cách của mỗi cá nhân, và điều này có ý nghĩa rất quan

trọng với người buôn bán khi môi trường của hoạt động kinh doanh ở đây

cho phép người ta luôn có thể nắm rõ và đánh giá từng hành vi của nhau.

Mặc dù mạng lưới quan hệ xã hội thường được biết đến như là những mối

quan hệ lấy cá nhân làm trung tâm và do vậy những người trong cùng mạng

lưới nhìn chung có quan hệ độc lập với “cái tôi nhất định” [215], sự tương

tác giữa những người này với nhau lại diễn ra khá thường xuyên ở Ninh

Hiệp. Điều tồn tại nơi đây thật tương đồng với nhận định của Yan về trường

hợp nghiên cứu của ông, rằng “mạng lưới xã hội được đặc trưng bởi cả tỉ lệ

đa thành phần cao trong hình thái quan hệ lẫn mật độ lớn ở những trao đổi

liên cá nhân” [257, tr. 239]. Việc biết ứng xử hay không sẽ tác động đến sự

nhìn nhận của đối tác, mà phần lớn cũng chính là người làng, vì thế thực sự

chi phối mạnh mẽ đến công việc kinh doanh lâu dài của bất cứ ai. Hãy nhớ

đến nghiên cứu mới đây của Grillot (2014) [32], trong đó cho hay, trước kiến

69 Ngay từ thập niên đầu sau Đổi mới, Ninh Hiệp đã được mổ tả là “thường xuyên không thiếu việc làm”, thậm chí còn “xuất khẩu” việc làm sang các xã lân cận (hiểu theo nghĩa thu hút lao động từ các nơi khác đến làm việc) [99, tr. 88].

Page 109: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

102

trúc phô bày ra trước mắt công chúng mọi khía cạnh của một cuộc giao dịch

trong mỗi cửa hàng của chợ Móng Cái (khi các dãy cửa hàng đều vây quanh

và quay mặt vào nhau), những người Trung Quốc kinh doanh ở đây đã phải

hết sức dè chừng để tránh xảy ra lùm xùm, bởi nếu nó xảy ra thì những người

cùng kinh doanh khác sẽ biết hết. Hãy thử tưởng tượng, các thương nhân ở

Ninh Hiệp đã sống trong một cái lồng kính ra sao với việc những người cùng

buôn bán/ đối tác đồng thời cũng là người làng! Khi được hỏi về ảnh hưởng

của cách ứng xử trong quan hệ thân tộc đến các mối quan hệ khác ở trong

làng, Đức - 40 tuổi, buôn vải kiện rất có tiếng ở làng - khẳng định một cách

quả quyết:

Tất nhiên là nó ảnh hưởng rất nhiều rồi! Ai chẳng muốn quan hệ

với người tốt? Những người đối xử với anh em họ mạc còn chả ra

gì thì làm sao tử tế với thiên hạ được! Ở làng người ta vẫn ngại

những người ghê gớm! Mà đánh giá tư cách chẳng nhìn vào lối

ứng xử thì mình còn nhìn vào đâu được cơ chứ?

(Phỏng vấn ngày 5/1/2014)

Do vậy, bên cạnh việc đầu tư cho vốn xã hội nội bộ để bảo hiểm rủi ro

trong đời sống kinh doanh vốn nhiều bất trắc thì phát triển vốn xã hội bắc cầu

là điều mà những người buôn bán ở Ninh Hiệp không thể nào không quan

tâm, nhất là khi môi trường kinh doanh chính là làng, nơi niềm tin và sự thừa

nhận của cộng đồng đóng vai trò lớn quyết định sự thành bại. Chắc chắn nhận

định của các nhà kinh doanh người Hoa về thương nhân Việt rằng chỉ vì ham

mê lợi ích ngắn hạn mà bất chấp những ảnh hưởng tới các hoạt động thương

mại trong tương lai, như Barton (1977) [145] cho biết, là không chính xác với

tất cả, ít nhất là ở đây và vào thời điểm này.

Về việc tạo vốn trong làm ăn ở Ninh Hiệp, có hai hình thức là vay bằng

tiền mặt và mua hàng trả nợ chậm (chiếm dụng vốn).

Hình thức tạo vốn thứ nhất, vay bằng tiền mặt, bao gồm việc vay

không trả lãi và vay có trả lãi. Vay không trả lãi thường xảy ra khi một cá nhân

gặp sự cố, hoặc bắt đầu khởi nghiệp và đối tượng được hỏi vay là người có

quan hệ tình cảm gần gũi. Việc hoàn trả là linh hoạt vì không có ràng buộc cụ

Page 110: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

103

thể (lúc nào có thì trả). Món tiền được vay này trên thực tế gần giống như

món tiền giúp đỡ. Vay có tính lãi thì diễn ra thường xuyên hơn trong quá

trình buôn bán và nó được tiến hành hoàn toàn trên nguyên tắc kinh tế. Điều

kiện cho vay đối với người làng là khá mềm dẻo (không thế chấp, thời gian

có thể co giãn, lãi suất được điều chỉnh nếu người vay gặp khó khăn) và mức

lãi suất cũng chỉ tương đương với vay ngân hàng. Người ta cho vay căn cứ

vào các yếu tố sau của người vay: i) Tài sản cố định; ii) Mục đích vay; iii)

Khả năng kinh doanh; và iv) Mạng lưới quan hệ xã hội trong làng. Yếu tố thứ

tư cực kì quan trọng. Trước hết, mạng lưới quan hệ xã hội rộng được xem là

bằng chứng cho sự đáng tin tưởng của người đó. “Có dễ chơi và đàng hoàng

thì mới quan hệ rộng được, chứ xấu tính thì ai người ta muốn qua lại!”, người

làng quan niệm. Sau nữa, mạng lưới quan hệ xã hội rộng còn được xem là

một sức ép khiến người vay không dám không trả hoặc trả chậm - nếu người

vay chây ỳ, anh ta sẽ bị tẩy chay và khó có thể tiếp tục tồn tại với bê bối của

mình trong toàn bộ không gian mà mạng lưới đó bao phủ (không gian đó có

thể là cả làng). Vì thế, những đối tượng ở trong một mạng lưới quan hệ xã hội

rộng thì được ưu tiên cho vay, và ngược lại, người không ở trong một mạng

lưới như vậy thường bị e ngại.

So với hình thức tạo vốn bằng tiền mặt vừa nói thì hình thức tạo vốn

thứ hai, mua hàng trả nợ chậm chủ yếu được thực hiện bởi những người mới

buôn hoặc vốn ít. Lí do khiến nó được cả người “vay” lẫn “cho vay” chấp

nhận là vì nó phù hợp với nguyên tắc kinh tế hai bên đều có lợi. Người bán

tiêu thụ được nhiều hàng, còn người mua không phải vay lãi để có vốn và họ

cũng cảm thấy an toàn hơn khi nguy cơ rủi ro được giảm thiểu tối đa (nếu

không bán được hàng, họ có thể gửi lại chủ hàng). Tuy nhiên, việc mua hàng

trả nợ chậm được giới hạn trong phạm vi xác định: i) Mặt hàng đó không phải

là mặt hàng bán chạy; ii) Số lượng hàng không quá lớn; iii) Việc hoàn vốn

phải thực hiện ngay khi bán được hàng; iv) Việc lấy gối đầu hàng mới chỉ

được chấp nhận khi hàng cũ đã được tiêu thụ ở một mức độ hợp lí. Trong

hình thức tạo vốn thứ hai này, người có mạng lưới quan hệ xã hội rộng được

ưu tiên cũng với lí do như đã nói đến ở trên.

Page 111: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

104

Trong việc tiêu thụ hàng hóa, mạng lưới quan hệ xã hội của những

người buôn bán ở Ninh Hiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Ở Ninh Hiệp, tuy

người ta không chia sẻ thông tin về nguồn hàng cũng như mối hàng của mình

cho người khác như đã nói ở trên, nhưng thông qua mạng lưới quan hệ xã hội,

hàng ngày mỗi người buôn bán sẽ có rất nhiều khách hàng gián tiếp. Khi

khách muốn nhập thêm một loại hàng hóa nào đó mà người bán không kinh

doanh, người đó sẽ đi lấy hàng của người quen biết trong làng về để bán.

Chẳng hạn, Tú chuyên bán hàng vải lanh nhưng khách của anh muốn lấy

thêm một lô hàng kaki, Tú sẽ tới cửa hàng của chị Thu là người có kinh

doanh loại này để mua với giá thấp hơn so với giá ngoài chợ và đóng bao

giao cho khách70. (Lưu ý rằng, đây không phải là hàng tồn. Theo tính toán

của người kinh doanh ở Ninh Hiệp, việc bán được hàng nhanh dù với giá thấp

bao giờ cũng tốt hơn là bán chậm). Như vậy, Tú vẫn giữ được mối tiêu thụ

cho riêng mình còn chị Thu thì bán thêm được hàng. Theo chiều ngược lại,

chị Thu cũng ứng xử tương tự. Bên cạnh đó, với tình huống bị tồn một khối

lượng lớn hàng do không bán được, và điều này thì xảy ra như là cơm bữa ở

Ninh Hiệp, mạng lưới quan hệ xã hội rộng sẽ giúp họ thuận lợi hơn nhiều khi

thanh lí71. Tú cho biết cụ thể:

Với những lô hàng tồn, tôi gửi mẫu cho mọi người xem có mối

nào tiêu thụ giúp với giá thanh lí không. Bán được lại trích

thêm phần trăm cho họ. Nhìn chung, càng có nhiều quan hệ thì

càng có cơ hội để giải quyết chỗ hàng đó.

(Phỏng vấn ngày 6/1/2014)

Có thể nói, cùng trong một mạng lưới, sự hưởng lợi tùy thuộc vào

mức độ hòa nhập của mỗi người vào mạng lưới và mối quan hệ nông - sâu

của người đó với các thành viên khác. Thực tế, tiểu thương Ninh Hiệp giúp

nhau tiêu thụ hàng theo chuẩn mực có đi có lại, nhưng ưu tiên người quen

70 Khách tỉnh xa thường gọi điện đặt hàng và chủ hàng đóng bao chuyển đi thông qua các tuyến xe liên tỉnh. Những người này nhìn chung có mối quan hệ làm ăn lâu năm và có sự tin tưởng lẫn nhau (khách chuyển khoản một phần tiền, nhận hàng xong hoặc thậm chí một thời gian sau khi nhận hàng xong mới thanh toán tiếp phần còn lại). 71 Với việc kinh doanh đồ thời trang ở Ninh Hiệp, cứ khoảng một vài tuần không “cập nhật” sản phẩm mới là đủ để hàng hóa bị xem là lỗi mốt và nếu tình trạng đó kéo dài hơn thì chủ hàng phải bán thanh lí để có vốn làm ăn tiếp.

Page 112: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

105

biết (từ gần đến xa). Trong trường hợp ngang giá, họ sẽ chọn lấy hàng của

những người có quan hệ gần gũi hơn với họ.

Và cuối cùng, mạng lưới quan hệ xã hội còn có vai trò đắc lực trong

việc cung cấp những thông tin cần thiết cho việc kinh doanh của người Ninh

Hiệp. Thông qua nó, người Ninh Hiệp thu được những tin tức mà mình cần

biết về thị trường, về khách hàng và về những vấn đề khác nữa. Một mạng

lưới quan hệ xã hội với biên độ càng lớn sẽ càng giúp họ cập nhật được

những thông tin hữu ích và có quyết định hợp lí nhất, đặc biệt là nắm được

hàng nào bán được, hàng nào không để có thể chuyển hướng kịp thời. Chị

Thanh (42 tuổi) nói:

Tin tức chung chung thì mọi người đều rõ cả: Nhà này sắp báo

vỡ72, nhà nọ vừa trúng lô hàng ngon… Nhưng vì sao mà nhà đấy

báo vỡ, nhà kia trúng lô hàng gì… lại phải có nguồn cụ thể mới

biết được! Việc buôn bán ấy mà, lúc nào cũng phải bám sát thông

tin trong làng, nào là giá cả các loại hàng, nào là tình hình của các

chủ hàng…, nói chung là cái “thế” buôn bán của cả làng, thì mới

ăn thua!

(Phỏng vấn ngày 12/3/2014)

Nay hàng này, mai hàng kia, người Ninh Hiệp luôn sống trong cuộc

đua với sự thay đổi chóng mặt, và việc “bám sát thị trường” dĩ nhiên là phải

được thực hiện thông qua mạng lưới quan hệ mà mỗi người xây dựng nên.

Dưới góc độ khác, mạng lưới quan hệ rộng cũng giúp các tiểu thương

tránh được những tổn thất. Mạnh chuyên giao vải bò cho một mối hàng ở Đà

Nẵng. Anh kể, nhờ có những thông tin kịp thời từ người quen mà đầu năm

nay anh đã thu về được cả trăm triệu tiền hàng từ mối hàng đang có nguy cơ

“bể mối”. Quân, buôn quần áo trẻ em Trung Quốc, cũng đã hạn chế được mất

mát khi sớm biết mối hàng của anh ở Huế ngừng buôn và không chịu kết toán

nợ đọng - anh không tiếp tục đổ hàng cho họ nữa. Quân nói: “Tính ra tôi còn

mấy chục triệu chưa đòi được, nhưng thôi! Thế này là may lắm rồi!”. Những

chuyện như vậy không hiếm.

72 Tức thông báo vỡ nợ.

Page 113: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

106

Mạng lưới quan hệ xã hội không chỉ giúp các tiểu thương ở làng Ninh

Hiệp hòa nhập mạnh với môi trường kinh doanh nội bộ mà còn giúp họ mở

rộng được việc buôn bán ra ngoài làng, tới các chợ thương mại trên cả nước

thông qua những quan hệ có tính chất bắc cầu, hay, mượn cách nói của

Hirsch (2009) [186], làm thay đổi “đường biên giới” của làng với bên ngoài.

Quân cho biết từ người khách hàng ở Huế, anh có thêm các mối quan hệ

khác là một số người kinh doanh vải ở các chợ của thành phố này:

Năm ngoái mình mua được trọn kho hàng thanh lí của một công ty

trong Nam có giá rất rẻ, chỉ nhờ quen biết dắt dây thôi. Hàng trơn,

không có họa tiết nên không sợ lỗi mốt. Mình om đấy, đầu hè vừa

rồi tung ra giống như là hàng mới nhập. Bán tốt lắm!

(Phỏng vấn ngày 21/4/2015)

Mạnh cũng vậy: mối hàng ở chợ Đà Nẵng chỉ có một người thôi,

nhưng qua đó Mạnh lại quen được với một nhóm tiểu thương khá lớn ở đây.

Anh cho biết, việc liên lạc giữa họ diễn ra chủ yếu là qua các phương tiện

viễn thông nhưng cũng đủ để tạo nên các mối quan hệ làm ăn những khi có

điều kiện:

Điện thoại hỏi thăm thường xuyên, ngày tết thì gọi chúc tết! Rồi

thông tin cho nhau xem có thể cùng làm cái gì đó được không…

Nói chung là liên lạc luôn để duy trì quan hệ, không cần vào lúc

này thì cần vào lúc khác!

(Phỏng vấn ngày 26/4/2014)

Các quan hệ như vậy giúp những thương nhân nói trên hiểu biết hơn

về những thị trường khác đã đành, chúng cũng giúp họ có thêm các thông tin

để có thể phần nào kiểm soát được mối hàng của mình, tức là biết được tình

trạng của đối tác hiện tại - điều rất quan trọng trong việc làm ăn. Thực tế,

những vấn đề của một đối tác như có định kinh doanh lâu dài mặt hàng đang

kinh doanh không, có biến cố gì về gia cảnh và tài chính không… đều ảnh

hưởng lớn đến các quyết định trong làm ăn với đối tác đó của tiểu thương

Ninh Hiệp.

Trong hoạt động kinh tế, nếu đối với một công ty sản xuất và kinh

doanh, sự gia tăng lợi nhuận phụ thuộc khá lớn vào mạng lưới quan hệ bên

Page 114: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

107

ngoài hay vốn xã hội hướng ngoại, tức mạng lưới quan hệ giữa công ty (nói

một cách chính xác hơn thì là người đứng đầu của công ty) và các khách

hàng, nhà vận chuyển, những cơ quan quản lí thị trường, thậm chí là cả

những công ty đối thủ... [39], thì đối với tiểu thương ở Ninh Hiệp, ngoài việc

củng cố những quan hệ xã hội thuộc nhóm trung tâm, người ta cũng luôn

quan tâm đến mạng lưới các quan hệ xã hội thuộc nhóm ngoại vi của mình.

Trường hợp Ninh Hiệp cho thấy các quan hệ xã hội thuộc nhóm ngoại vi có

vai trò rất đáng chú ý trong việc phát triển lợi ích kinh tế và đó cũng là lời

giải thích cho ý thức duy trì/ mở rộng những mối quan hệ mang tính thực

dụng này.

Như vậy, vốn xã hội bắc cầu ở Ninh Hiệp không chỉ là vốn vươn ra

bên ngoài những nhóm có tính đồng nhất như đặc điểm chung mà ta vẫn biết

của loại vốn này, tức gắn với dạng thức liên kết của quan hệ xã hội, mà còn -

cũng giống như vốn xã hội nội bộ nơi đây - gắn với tính chất của các quan hệ.

Vốn xã hội bắc cầu của người Ninh Hiệp chủ yếu tồn tại trong các quan hệ xã

hội thuộc khu vực ngoại vi.

Có thể thấy, quá trình thương mại hóa đã tác động đáng kể tới vốn xã

hội của các cá nhân ở Ninh Hiệp, tuy nhiên vốn xã hội nơi đây cũng chi phối

quá trình này một cách mạnh mẽ. Đòi hỏi của việc kinh doanh khiến cho

người ta phải có chiến lược củng cố và phát triển vốn xã hội; và mặt khác,

vốn xã hội - trên nền tảng các quan hệ xã hội với sự nhấn mạnh đến tính gắn

bó trong làng và quảng giao ngoài làng vốn là đặc điểm của người Ninh Hiệp

- cũng có vai trò thúc đẩy quá trình thương mại hóa từ quá khứ và ngày càng

mạnh mẽ hơn trong giai đoạn đương đại. Là một làng hỗn hợp có sự xuất

hiện kinh tế thị trường từ rất sớm trên cơ sở hoạt động của các nghề nghiệp

vượt ra khỏi không gian của làng, nếu đa ngành nghề là xu thế của Ninh

Hiệp từ thời kì phong kiến và thuộc địa thì thương mại hóa toàn diện là xu

thế đã được định hình của nó từ ngay sau thời điểm bắt đầu Đổi mới, với nền

tảng không thể thiếu là nguồn vốn xã hội. Câu chuyện về quá trình thương

mại hóa và vốn xã hội ở Ninh Hiệp, trên thực tế, là một câu chuyện có tính

chất hai chiều.

Page 115: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

108

Tiểu kết

Dựa trên mạng lưới quan hệ xã hội lấy cá nhân làm trung tâm, vốn xã

hội của các cá nhân ở Ninh Hiệp được hình thành. Trước hết, đó là vốn xã hội

nội bộ, hay vốn nằm trong những nhóm đồng nhất, loại vốn được người Ninh

Hiệp sử dụng để bảo hiểm những rủi ro dễ gặp phải của nghề buôn bán. Vốn

xã hội nội bộ ở Ninh Hiệp thường đi liền với bộ phận quan hệ xã hội trung

tâm. Họ hàng gần và bạn bè thân thiết, những quan hệ được xem là tình cảm,

gần gũi nhất và được xếp vào quan hệ nòng cốt chính là cơ sở của loại vốn

này. Sau nữa, đó là vốn xã hội bắc cầu, hay vốn vươn ra ngoài những nhóm

đồng nhất, loại vốn được người Ninh Hiệp sử dụng để tìm kiếm lợi ích trong

bối cảnh làng là một đấu trường kinh tế. Vốn xã hội bắc cầu ở Ninh Hiệp

thường đi liền với bộ phận quan hệ xã hội ngoại vi. Nói cách khác, vốn xã hội

ở Ninh Hiệp không chỉ gắn với dạng thức liên kết của quan hệ xã hội mà còn

gắn với tính chất của các quan hệ này.

Page 116: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

109

Chương 5

TÍNH CHIẾN LƯỢC TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI Ở NINH HIỆP -

SỰ ỨNG XỬ VỚI VỐN XÃ HỘI

Trong lúc những cánh đồng lúa quen thuộc trước đây đang ngày càng

lùi xa và khuất dạng, thì khối lượng vải đổ về Ninh Hiệp lại ngày càng ồ ạt

hơn. Vợ tôi, một người không phải là người làng, nhận xét một cách ngạc

nhiên rằng mới có chục năm trước, vào ngày cưới, ngồi trên xe hoa, cô ấy còn

ấn tượng mãi với những cánh đồng xanh mướt của làng, thế mà bây giờ đã

chẳng thấy cánh đồng đâu. Quả thực là khó thấy, vì diện tích đất ruộng của

làng ngày một giảm đi, đồng nghĩa với việc trong làng xuất hiện ngày một

nhiều những thương nhân mới chỉ vài năm trước thôi còn đang ăn thứ gạo do

chính mình làm được. Thay vào các cánh đồng là những cửa hàng vải mọc

lên san sát, làm thành những dãy phố buôn bán vô cùng sầm uất và có thể nói

đẹp ngang với những dãy phố trung tâm của Hà Nội. Không khí của làng bây

giờ cũng không còn sự thoáng đãng như trước nữa, mà vương vất mùi vị khó

tả của vải, đúng hơn là của bụi vải. Người dân trong ngôi làng cổ thuộc xứ

Bắc một thời này nói với nhau rằng nếu đem toàn bộ số vải đang trữ ở Ninh

Hiệp nối lại thì sẽ có một tấm vải “che kín được bầu trời Bắc Ninh”, và khi

nói như vậy, không phải bản thân họ không có sự choáng ngợp. Không

choáng ngợp sao được, khi quá trình phi nông nghiệp hóa của làng chưa bao

giờ diễn ra mạnh mẽ và triệt để như nó đã là trong thời gian qua! Và, người

dân Ninh Hiệp, như một lẽ tất nhiên, với sự “choáng ngợp” đó, cũng xây

dựng cho mình một chiến lược có thể nói là mạnh mẽ và triệt để hơn bao giờ

hết trong quan hệ xã hội nhằm bảo hiểm rủi ro và tìm kiếm những lợi ích liên

quan đến thương mại, cái đang là nghề mưu sinh chính của làng hiện nay.

Chiến lược này gắn liền với vốn xã hội. Cụ thể hơn, nó được thể hiện

trong việc bảo vệ và phát triển vốn xã hội. Việc xây dựng chiến lược bảo

hiểm rủi ro và phát triển kinh tế của người Ninh Hiệp về cơ bản dựa trên tính

chất tự nhiên của các mối quan hệ trong mạng lưới của họ. Không phải bây

giờ người ta mới nhận ra rằng càng củng cố các quan hệ mang tính tình cảm,

Page 117: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

110

người ta càng có chỗ dựa vững chắc trong những hoàn cảnh khó khăn và

càng có nhiều quan hệ mang tính thực dụng, người ta lại càng có cơ hội tiến

tới những nấc thang cao hơn về kinh tế. Vai trò của các quan hệ xã hội đã

được nhận thấy từ những gì diễn ra trong quá khứ và người ta vẫn nghĩ về

chúng như thế trong hiện tại. Thật vậy, việc bảo vệ và phát triển vốn xã hội

được quy định bởi tính chất của những quan hệ này - tính chất thế nào thì

chiến lược thế ấy. Để bảo hiểm rủi ro người ta hướng tới chất lượng của các

quan hệ tình cảm và để phát triển kinh tế người ta hướng tới số lượng của các

quan hệ thực dụng.

5.1. BẢO VỆ VỐN XÃ HỘI

Việc bảo vệ vốn xã hội chỉ diễn ra với vốn xã hội nội bộ. Bảo vệ vốn

xã hội phi nội bộ không phải là vấn đề mà người ta cần đặt ra vì trong khi

vốn xã hội nội bộ gắn với với mạng lưới quan hệ xã hội trung tâm là những

quan hệ mang tính tình cảm thì vốn xã hội phi nội bộ lại gắn với mạng lưới

quan hệ ngoại vi là những quan hệ mang tính thực dụng, tức chủ yếu dựa

trên cơ sở lợi ích.

Người làng Ninh Hiệp giữ gìn vốn xã hội nội bộ của mình, cụ thể là

tránh để nó bị tổn hại, bằng cách tách quan hệ xã hội nòng cốt khỏi các hoạt

động kinh tế.

Đối với các thành viên thuộc khu vực nòng cốt trong mạng lưới quan

hệ xã hội của mình là những người họ hàng gần và bạn bè thân thiết, người

Ninh Hiệp i) không liên kết trong các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp

(thương mại, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ), ii) không thuê mướn làm nhân

công, và iii) không vay vốn để làm ăn. Đó là những gì mà tôi đã rút ra được

khi tìm hiểu về “mối quan hệ” giữa hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội

gần gũi ở nơi đây73.

Kể từ năm 1986, chủ trương đổi mới của Nhà nước và việc thông

thương biên giới phía Bắc đã tạo cơ hội lớn cho người Ninh Hiệp trong việc

khuếch trương hoạt động kinh doanh của mình, vốn khá có truyền thống từ

73 Tất nhiên vẫn tồn tại những trường hợp cá biệt, nhưng đúng như tên gọi, đó thực sự chỉ là

những trường hợp cá biệt.

Page 118: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

111

trước. Như ghi nhận của Endres (2012) [166] và Grillot (2014) [32], đã có rất

nhiều người từ cả hai phía Việt Nam lẫn Trung Quốc lao vào “vùng kinh tế

biên giới” đang trỗi dậy này để làm ăn và các trao đổi thương mại đã diễn ra

không ngừng nghỉ ở đây. Trong xu hướng đó, đến nay hầu như gia đình nào ở

Ninh Hiệp cũng có người tham gia buôn bán. Khu chợ Ninh Hiệp ngày càng

được mở rộng cả về quy mô và tính chất (số lượng ki ốt lớn và hiện đại hơn)

cũng là để đáp ứng nhu cầu này của người dân. Giữa bối cảnh cơ cấu kinh tế

của làng đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng thương mại hóa hiện nay, có

thể thấy nổi lên hiện tượng độc lập trong làm ăn của các tiểu thương với tư

cách “tiểu chủ”.

Trước đây, vào những năm 90 của thế kỉ XX, khu thương mại Ninh

Hiệp là sự tập hợp của rất nhiều tiểu thương - người buôn bán nhỏ. Cuối thập

niên 90 và đầu thập niên 2000, những người có khả năng cũng như tiềm lực

kinh tế đủ mạnh để trở thành người buôn bán lớn bắt đầu xuất hiện. Họ, bằng

vào sự nhạy bén và cả may mắn, đã thành công hơn những người khác, ngày

càng trở nên giàu có và nuôi dưỡng nhiều tham vọng trong hoạt động thương

mại. Đó là những trường hợp đầu tiên trở thành những đầu mối bán vải cho

người làng. Việc tổ chức mua, vận chuyển hàng hóa về Ninh Hiệp để cung

cấp cho những người bán vải ở làng và mở rộng tìm kiếm nguồn hàng không

chỉ ở Trung Quốc mà còn ở cả Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu của đối

tượng này kéo theo một xu hướng mới chuyên nghiệp hơn trong mạng lưới

kinh doanh. Họ thực sự nắm vai trò trung gian cung cấp phần lớn nguồn hàng

cho người bán vải ở Ninh Hiệp. Thế nhưng vào quãng năm 2005 trở ra, do sự

trở lại của xu hướng kinh doanh độc lập của những tiểu thương Ninh Hiệp74,

những người này chỉ còn “bỏ mối” cho dân tỉnh. Nguyên nhân khiến tiểu

thương Ninh Hiệp không còn tiếp tục mua lại hàng của những đầu mối này

nữa mà chủ động liên hệ nguồn hàng, cũng như vận chuyển và kinh doanh

theo đúng kiểu “buôn tận gốc, bán tận ngọn” - như kết quả phỏng vấn hồi cố

của tôi cho biết - là lợi nhuận thu về sẽ lớn hơn, vì không phải chia sẻ ở tỉ lệ

74 Cũng có những hộ gia đình mua lại vải của người làng để bán nhưng đó là vì những hộ này

chỉ có vợ (hoặc chồng) làm nghề nên không có người đảm nhiệm việc sang bên kia biên giới

Việt - Trung để lấy hàng.

Page 119: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

112

rất cao cho trung gian. Tất nhiên, trong quá trình kinh doanh, cũng vẫn có

những tiểu thương Ninh Hiệp hợp tác với nhau, song điều đó chỉ mang tính

nhất thời. Sự thành lập nhóm thường diễn ra rất nhanh để chớp cơ hội về một

nguồn hàng nào đó có khả năng đem lại lợi nhuận cao mà một cá nhân thì khó

đáp ứng được đủ yêu cầu về vốn, và nhóm này sẽ tan rã ngay khi việc làm ăn

kết thúc. Hoặc giả, để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường với cá nhân hay nhóm

nào đó về một mặt hàng, người ta cũng có thể tạm thời thiết lập một liên

minh, nhưng chỉ là tạm thời mà thôi.

Việc độc lập làm ăn, hay nói cách khác chủ động lấy hàng tận gốc -

mà thường là Trung Quốc - về bán đã kéo theo rất nhiều sự vất vả và rủi ro

cho các thương nhân. Ít nhất 1 tuần/lần, thương nhân Ninh Hiệp phải đích

thân sang Trung Quốc để chọn và đặt hàng. Trước đây, việc đó thường do

phụ nữ thực hiện, nhưng nay một số nam giới đã đảm nhiệm thay (có người

tự quyết định việc chọn hàng, có người chụp ảnh các mẫu rồi gửi về qua

mạng để vợ chọn, sau đó đặt mua). Họ không thể đi với tần suất thưa hơn vì

mặt hàng kinh doanh chủ yếu của làng là hàng thời trang - vải và quần áo,

những thứ đòi hỏi phải liên tục cập nhật trào lưu mới. Để không bị mất quá

nhiều buổi chợ ở Việt Nam và giảm chi phí thuê chỗ trọ tại Trung Quốc, họ

đi và về vào buổi chiều muộn (ngủ đêm trên ô tô). Mặc dù vậy chuyến đi

cũng kéo dài tới hai ngày. Ngoài việc di chuyển bằng phương tiện cơ giới

qua quãng đường vài trăm ki lô mét với nhiều địa hình, địa thế phức tạp, họ

còn phải cuốc bộ theo những con đường mòn xuyên rừng mới tới nơi. Sự vất

vả là rõ ràng. Một cựu công chức, nay là dân buôn kể rằng sau lần đầu tiên

sang Trung Quốc lấy hàng cho vợ, anh đã lăn ra ốm vì kiệt sức. Nhưng

không chỉ vất vả, việc chủ động lấy hàng tận gốc còn chứa đựng đầy rẫy

nguy cơ. Nguy cơ chủ yếu và quan trọng nhất nằm ở việc lựa chọn mặt hàng.

Nếu phán đoán sai xu hướng của thị trường, người ta sẽ phải trả giá. Chỉ cần

vài lần phán đoán sai cũng có thể khiến một thương nhân phá sản. Sự phán

đoán này vẫn chứa đựng trong nó tính chất may rủi. Không chỉ những người

không có kinh nghiệm dễ mắc sai lầm mà ngay cả những người có nhiều

Page 120: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

113

kinh nghiệm cũng không dám đảm bảo mọi sự tính toán của họ luôn chính

xác. Có thể thấy, việc mua hàng tận gốc về kinh doanh tuy đem lại lợi ích lớn

hơn so với việc mua lại của người bán buôn, song thử thách cũng thật đáng kể

và nhiều khi còn vượt quá cả lợi ích. Đến đây, hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng

dù thương nhân Ninh Hiệp không muốn liên kết với người làng vì không

muốn mất quá nhiều “lãi ròng” vào tay những nhà buôn lớn, họ cũng sẽ liên

kết (chung vốn) với những người trong khu vực nòng cốt của mạng lưới quan

hệ xã hội của họ - họ hàng gần và bạn bè thân - vì lợi ích của chính họ? Sự

thực lại không phải như thế. Mặc dù có nhiều cơ sở để thực hiện việc liên kết

với người có quan hệ gần gũi và rất nên thực hiện sự liên kết này (độ tin cậy

cao, cơ hội lớn trong việc tận dụng khả năng phán đoán thị trường của những

người có kinh nghiệm và trong việc tận dụng vốn, tính khả thi của việc

thương lượng để có một tỉ lệ phân chia lợi nhuận hợp lí…), ở Ninh Hiệp hiện

nay rất hiếm gặp một nhóm buôn bán như dạng đang đề cập. Chưa kể đến

những mối quan hệ rộng hơn, ngay trong một nhà thì việc cha mẹ với con

cái, anh chị em ruột với nhau (chưa lập gia đình) kinh doanh độc lập cũng là

tình trạng cực kì phổ biến. Khảo sát nhanh những đối tượng sinh quãng giữa

thập niên 70, tức đang ở giai đoạn làm ăn sung sức nhất vì vừa có kinh

nghiệm và vốn, lại vừa có sự nhạy bén và quyết đoán, tôi chỉ thấy được một

“nhóm” mà mình muốn tìm, đó là trường hợp hai chị em Hà và Dung buôn

vải và quần áo may sẵn - quá ít cho cả một lớp người buôn bán.

Bên cạnh việc không liên kết trong buôn bán, người Ninh Hiệp cũng

không liên kết với người thân quen trong những hoạt động kinh tế khác của

làng là sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làm dịch vụ. Hoạt động sản xuất tiểu

thủ công nghiệp phổ biến nhất ở Ninh Hiệp vào thời điểm này là gia công

hàng may mặc75 còn các hoạt động dịch vụ ở Ninh Hiệp thì khá phong phú,

do đặc thù của làng (khách tứ xứ rất đông đúc và người buôn bán thì không

có nhiều thời gian cho việc gia đình). Dẫu vậy, hầu như không có chuyện

người trong họ hay bạn bè thân “cộng tác” với nhau ở đây, hiểu theo nghĩa

75 Người Ninh Hiệp thường vừa sản xuất, vừa kinh doanh luôn các mặt hàng mà mình làm ra.

Page 121: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

114

góp vốn làm chung. Tại một số thôn, nơi việc gia công hàng may mặc diễn ra

rất sôi động, khá nhiều người là anh chị em ruột mở xưởng may độc lập dù

làm cùng một loại hàng. Để loại trừ khả năng đây chỉ là tình trạng tạm thời,

tôi đã nhiều lần hỏi họ rằng liệu có ý định kết hợp làm ăn với nhau vào một

thời điểm nào đó trong tương lai hay không và tôi luôn nhận được câu trả lời

mang tính phủ định. “Ở làng người ta tránh làm chung với thân thích”, một số

giải thích rõ với tôi như vậy.

Cùng với việc không liên kết trong các hoạt động kinh tế với người

thuộc khu vực nòng cốt của mạng lưới quan hệ xã hội, dân làng Ninh Hiệp

còn hạn chế việc thuê nhân công là người thuộc khu vực này. Những người

kinh doanh vải ở Ninh Hiệp mà tôi biết cùng lắm chỉ nhận người thân quen,

thường là còn trẻ, vào bán hàng với mục đích giúp người đó tập tành công

việc kinh doanh (nói chính xác là tạo điều kiện cho người đó có kinh nghiệm

và chút vốn trước khi bắt đầu đứng ra buôn bán độc lập) chứ không thuê lâu

dài. Những người mở xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng vậy. Kiên,

chủ một xưởng may mặc quần áo, khẳng định dứt khoát rằng anh chỉ giúp

con cháu trong nhà để chúng có được một cái nghề, còn việc thuê để mà thuê

thì “nói thẳng là không muốn”. Tương tự, xưởng sản xuất gỗ công nghiệp

của vợ chồng Lâm cũng không có một công nhân nào là thân thích.

Mặt khác, vào thời điểm hiện tại, cũng hầu như không có hiện tượng

vay mượn để phát triển kinh doanh giữa những người có quan hệ xã hội gần

gũi ở Ninh Hiệp. Việc này được hiểu là, không có chuyện vay và cũng không

có chuyện cho vay. Đã thành luật bất thành văn ở nơi đây, muốn mở rộng

kinh doanh người ta đi vay lãi, chỉ khi khởi nghiệp hay gặp khó khăn (phá

sản) mới yêu cầu sự trợ giúp của người thân quen. Cách đây gần 10 năm, bà

Lương muốn mở một xưởng may với quy mô 50 máy khâu công nghiệp trên

mảnh vườn 2000 m2 ở khu vực gần Ủy ban xã, bà đã đem giấy tờ nhà đất của

mình đi vay, mặc dù con dâu bà là người buôn bán tháo vát có tiếng và

không thiếu tiền. Còn nếu có ai đó phá lệ, hỏi vay tiền để kinh doanh, người

được hỏi sẽ có cách nói hoặc thẳng thắn, hoặc khéo léo, hoặc hơi “phũ” để từ

chối. Chẳng hạn, năm ngoái, bà Thoan ngỏ ý vay tiền bà Nhài - là bạn lâu

Page 122: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

115

năm - để mở thêm xưởng may, bà Nhài đã đáp luôn: “Chị khó khăn thì em

giúp một ít, chứ cho vay thì em chịu thôi!”.

Như vậy, đang có một xu hướng tách các hoạt động kinh tế ra khỏi các

quan hệ xã hội gần gũi ở người Ninh Hiệp.

Nguyên nhân của hiện tượng trên là mong muốn tránh làm tổn hại

quan hệ của mỗi cá nhân do những va chạm từ hoạt động kinh tế gây ra và vì

thế tránh làm tổn hại thể diện của mỗi người trong nhóm, hay nói cách khác,

bảo vệ vốn xã hội nội bộ và bắc cầu của mỗi cá nhân.

Việc xuất hiện những đổ vỡ trong quan hệ xã hội từ hoạt động kinh tế

là một thực tế từng xảy ra ở Ninh Hiệp.

Như đã nói, sự hợp tác kinh doanh khá phổ biến ở Ninh Hiệp trong

khoảng cuối những năm 1990 đến giữa những năm 2000. Và, từ các xích

mích khó tránh khỏi trong làm ăn kinh tế, không ít trường hợp anh em, họ

hàng từ mặt nhau. Lí do của sự xích mích là việc cân bằng giữa các nguyên

tắc làm ăn mang tính thị trường và việc giữ gìn tình cảm theo chuẩn mực

truyền thống khó có thể thực hiện đồng thời. Cuối những năm 1980, bà

Lương từng vay của chị ruột, bà Châu, một khoản tiền lớn để kinh doanh

đường dài Nam - Bắc với mặt hàng là đồng và niken. Bà Châu là một thương

gia rất giàu có, giàu đến mức nhà “có tới hai xe máy Dream” trong khi con số

xe máy Dream ở cả Hà Nội bấy giờ mới đếm trên đầu ngón tay. Bà Châu đã

cho em vay. Không may bà Lương thất bại, phá sản. Vốn được mệnh danh là

“Do Thái” của Ninh Hiệp, bà Châu đánh hơi ngay được tình hình và là người

đầu tiên trong số các chủ nợ đến thu hồi nợ, tuy thế cũng chỉ vớt vát được một

phần. Vì bà Châu là chủ nợ lớn, vợ chồng bà Lương đã đến nhà vợ chồng bà

Châu xin giãn nợ. Chồng bà Châu, không nể nang gì, đã nặng lời với bà Châu

ngay trước mặt vợ chồng bà Lương về “tội” cho em gái vay tiền làm ăn. Từ

đó về sau, trừ khi nghĩa vụ bắt buộc, vợ chồng bà Lương hầu như không qua

lại với vợ chồng bà Châu nữa. Chuyện nhà bà Thường cũng gần giống như

vậy. Giữa thập niên 90, sau nhiều lần vào Sài Gòn buôn bán, bà Thường học

được nghề làm áo khoác nhung cho người cao tuổi. Bà đã quyết định góp vốn

với chị dâu mở xưởng sản xuất tại nhà. Mặt hàng này rất được ưa chuộng, đã

Page 123: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

116

từng gây sốt ở Hà Nội suốt thời gian dài. Tuy nhiên, sau một thời gian làm ăn

chung, thấy có nhiều điều bất tiện, bà Thường đã tách ra. Vậy là ở Ninh Hiệp

lúc đó có hai xưởng sản xuất áo khoác nhung độc lập. Có điều, trong khi

xưởng của bà Thường ngày một hưng thịnh thì xưởng của chị dâu bà lại ngày

một vắng khách. Chị dâu bà Thường cho rằng bà đã cướp nguồn thu nhập của

mình, nên nhiều lần nói lời khó nghe. Va chạm giữa hai bên đã nảy sinh như

một điều tất yếu. Đỉnh điểm của sự va chạm này là việc xảy ra vào một ngày

trước tết. Khi con trai cả của bà Thường mang đồ lễ đến để gửi Tết theo phong

tục, chị dâu bà Thường đã sai con đem trả. Nếu không có người can, ẩu đả đã

xảy ra giữa các con bà Thường và người này. Quan hệ giữa hai gia đình đổ vỡ

một thời gian dài sau sự kiện nói trên. Ngay cả khi quan hệ đó được hàn gắn ở

mức độ nhất định (vì suy nghĩ rằng “ruột thịt chẳng bỏ được nhau”), nó vẫn

hết sức nhạt nhẽo. Trong ngày cưới của mình, thậm chí con trai cả bà Thường

còn tránh mặt, không chào hỏi những người anh họ đến ăn cỗ. Những hiện

tượng như trên, có thể nói, không hề hiếm gặp kể từ sau khi các hoạt động

kinh tế của làng trở nên khởi sắc (tức sau khi mở cửa biên giới Việt - Trung).

Và, việc những tổn hại về mặt tình cảm trong các quan hệ xã hội gần

gũi đã kéo theo sự mất thể diện, cái ảnh hưởng đến vốn xã hội bắc cầu, cũng

diễn ra. Có thể liệt kê một số hành động dễ dẫn đến điều này như không thấu

lí đạt tình trong chuyện chia lợi nhuận với người thân quen, lợi dụng mối

quan hệ với người thân quen để có được địa điểm kinh doanh tốt rồi ngay sau

đó chuyển nhượng cho người khác hưởng chênh lệch, vay mượn người thân

quen để kinh doanh mà không trả đúng hẹn76... Đến nay, người ta vẫn còn

nhắc đến câu chuyện mấy năm trước của con gái bà Thơ như một bài học

kinh nghiệm về mối liên quan giữa việc đánh mất thể diện trong quan hệ với

người thân và việc đánh mất lợi ích trong chuyện làm ăn ở làng. Chị gái bà

Thơ, buôn vải ở chợ truyền thống, bán (nói đúng ra là nhượng quyền sử

dụng) một ki ốt cho con gái bà Thơ với giá “tình cảm” là 2 tỉ đồng. Ai ngờ,

vừa mua xong, đứa cháu đã bán ngay cho người khác với giá 2 tỉ 3. Chị gái

76 Tiền ở Ninh Hiệp ít khi là tiền “chết” mà thường nằm trong một chu trình kinh doanh nhất

định, vì thế việc trả không đúng hẹn dễ gây ra hậu quả không mong muốn đối với người cho vay.

Page 124: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

117

bà Thơ có nói với hai mẹ con là bà tưởng cháu mua ki ốt để bán hàng thì bà

lấy giá đấy, chứ mua để bán cho người khác thì phải bù thêm tiền cho bà. Bà

Thơ trả lời rằng bà không phải người mua nên bà không chịu trách nhiệm

trong việc này, còn con gái bà Thơ thì khẳng định như đinh đóng cột là mình

không có lỗi gì cả vì đã “mua đứt bán đoạn” rồi. Dần dần, việc cũng loang ra.

Làng xóm rất chê trách mẹ con bà Thơ và một số người cùng buôn bán đã tẩy

chay họ một thời gian dài. “Scandal” của Vĩnh cũng là chủ đề đàm tiếu.

Trong một thời điểm “nóng” của việc kinh doanh, Vĩnh vay của mẹ vợ

khoảng 1 tỉ. Số tiền đó thật ra không đáng kể so với số vốn mà Vĩnh có, vì

anh này trước nay vẫn buôn lớn và có nhiều mối hàng ở nhiều tỉnh, bao gồm

cả những tỉnh xa là Huế và TP. Hồ Chí Minh. Song vì lí do nào đó, Vĩnh

không trả nợ đúng hẹn, cũng không có lời thưa lại rõ ràng với mẹ vợ. Bà mẹ

vợ liên lạc với Vĩnh lại nhận được những lời lẽ khó nghe của con rể, đã bù lu

bù loa với bạn chợ của mình. Thế là chẳng mấy chốc cả làng hay chuyện. Một

thời gian sau, Vĩnh bình thường hóa quan hệ với mẹ vợ. Ắt hẳn là Vĩnh đã

tìm cách dàn xếp được vụ việc với người trong cuộc, tuy nhiên, trong làng

không còn ai nghĩ tốt về anh chàng. Quả thực, với những người vướng phải

tai tiếng, quan hệ xã hội của họ ở trong làng đều không tránh khỏi rơi vào

tình trạng bị giới hạn đáng kể như một sự trừng phạt. Tôi từng được thành

viên của một số hội đồng niên cho biết hội của họ đã từ chối kết nạp khá

nhiều trường hợp “có vấn đề”. Trong làm ăn, những đối tượng như vậy cũng

không nhận được sự tương hỗ nào từ người cùng buôn bán77. Nếu với trường

hợp nghiên cứu của Yan ở công trình đã dẫn, người làng chỉ thể hiện sự

không đồng tình qua việc cô lập một đối tượng có hành vi xấu trong những

tình huống đặc thù (ví dụ tẩy chay việc dự đám cưới, đám ma... của gia đình

người đó), thì ở Ninh Hiệp - gay gắt hơn - điều này còn được thể hiện cả

77 Sự tương hỗ này giữa những người cùng buôn bán ngoài chợ được thực hiện theo từng khu vực,

tức theo không gian chứ không phải theo chủng loại hàng. Người ngồi cùng một khu vực thường

có sự liên thông nhằm trao đổi thông tin và khách hàng cho nhau. Ví dụ: chị Hòa (thôn 6) cho biết

khu vực của chị gồm có nhiều loại hàng hóa: quần áo gia công do người làng sản xuất, quần áo

may sẵn của Trung Quốc, các loại vải… Mỗi khi có khách hỏi về một loại hàng mà chị không

buôn, chị gọi điện liên hệ với người chuyên bán loại hàng đó rồi trực tiếp dẫn khách đến sạp của

người ta. Những người khác cùng buôn bán trong khu vực cũng ứng xử như vậy với chị. Ở phạm

vi rộng hơn, tình hình nhìn chung tương tự.

Page 125: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

118

trong đời sống thường nhật, đặc biệt là khi đời sống thường nhật đó lại liên

quan đến việc mưu sinh của anh ta.

Ngoài ra, việc một người nhận được sự đánh giá như thế nào về vấn đề

này không chỉ ảnh hưởng đến chuyện làm ăn của bản thân người đó mà còn

ảnh hưởng tới cả những đối tượng khác trong gia đình anh ta nữa. Không ít

người đã gặp khó khăn khi đi lấy hàng của người làng để kinh doanh vì có

người thân mang tiếng không hay trong quan hệ họ mạc (ví dụ như chia chác

lợi nhuận không sòng phẳng khi làm ăn chung), cuối cùng đành phải nhờ đến

bảo lãnh - điều mà bình thường vốn là không cần thiết. Sự đánh giá đối tượng

bằng cách lồng ghép tư cách trong làm ăn với bản chất con người được thể

hiện qua các quan hệ gần gũi, nhất là quan hệ họ hàng, là rất đặc trưng cho

môi trường làng xã Việt và địa bàn mà tôi đang nghiên cứu rõ ràng không

phải là ngoại lệ.

Trước thực trạng vừa nêu, người Ninh Hiệp cũng dần rút ra những

“kinh nghiệm” cho mình. Do nhận thức được rằng không thể dung hòa quan

hệ kinh tế và quan hệ tình cảm, họ không còn tiếp tục sự hợp tác trong việc

làm ăn.

Dân làng Ninh Hiệp, như đã nói, không góp vốn chung, vay mượn để

kinh doanh hay thuê mướn nhân công trong các quan hệ thuộc khu vực nòng

cốt của mình. Theo sự phân tích của họ, việc buôn bán khó lòng không theo

nguyên tắc thị trường mà liên quan đến đồng tiền lại có rất nhiều vấn đề phức

tạp nảy sinh và khó kiểm soát nên không sớm thì muộn sẽ gây ra những đổ vỡ

nhất định nếu đối tác là người thân. Chủ trương chung của người làng hiện

nay là không để đồng tiền can thiệp vào các quan hệ dễ rạn nứt nhưng lại khó

hàn gắn này, trên tinh thần “việc ai nấy làm” và “mất lòng trước, được lòng

sau”. Dưới đây là những giải thích cụ thể hơn của họ.

Trước hết, về việc liên kết làm ăn. Chung vốn với người thân quen tất

nhiên có lợi, nhất là trong trường hợp không đủ khả năng tài chính hay thiếu

kinh nghiệm, nhưng mặt khác nó cũng đem lại cho người ta những điều khó

xử. Chẳng hạn, nếu người kia muốn hàng hết nhanh nên bán rẻ hơn mức

thống nhất ban đầu, hoặc giả gặp khách quen nên tự động bớt đi một hai giá,

Page 126: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

119

thì người còn lại rất khó phản ứng. Mặt khác, tiền ra tiền vào dễ nhầm lẫn,

mỗi người bán một nơi sẽ không thể quản lí giúp nhau được (việc chưa kịp

ghi sổ một khách mua chịu nào đó rồi sau quên mất, hay việc bán vải sơ ý

tính thiếu vài chục mét… là những chuyện rất dễ xảy ra, tránh được trong

một vài tuần chứ không thể tránh được trong một vài tháng). Nhiều lần như

vậy dồn vào thì số tiền hao hụt là không nhỏ, trong khi người này không thể

trách người kia vì đây chỉ là lỗi vô tình. Đó là chưa kể việc bị lấy trộm hàng,

hay bị người bán thuê bớt xén tiền. Dở nhất là chuyện khách hàng của một

người vỡ nợ hoặc “bùng”, lúc ấy tiền hàng không đòi được và tất cả đều phải

gánh hậu quả, bởi chỗ họ hàng, bạn bè với nhau không dễ xử lí sòng phẳng.

Rồi, dù người này bán được 9, người kia bán được 1, lãi vẫn cứ phải chia đều

vì không thể chia theo kiểu bán được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu như với

người ngoài. Ngoài ra, có những việc phải quyết định nhanh để không lỡ cơ

hội, nhưng làm chung thì phải bàn bạc với nhau rồi mới quyết định được mà

do vai vế, nhiều khi người “khôn ngoan” hơn lại không phải là người được

quyền có tiếng nói cuối cùng.

Tương tự, với việc không thuê mướn nhân công hay việc không vay/

cho vay trong khu vực quan hệ xã hội nòng cốt vì mục đích kinh doanh,

người Ninh Hiệp có những tính toán rất thực tế. Nhiều người không muốn

thuê người thân quen bán hàng vì nếu thuê người ngoài, mất mát thiếu hụt gì

là có thể yêu cầu bù bất kể người được thuê có lỗi hay không, nhưng với

người thân quen thì khó có thể yêu cầu như thế. Mặt khác, nhận người thân

quen vào làm ở xưởng, nếu đó là người có ý thức thì không sao còn nếu đó là

người bê trễ, người thuê ắt gặp khó khăn bởi thúc ép sẽ bị mang tiếng mà

không thúc ép lại ảnh hưởng đến tiến độ của công việc chung. Với những

xưởng may từ vải ra thành phẩm, các công đoạn có liên quan với nhau thì

người này chậm là người kia phải chờ, mà trong thời buổi cạnh tranh hiện

nay, chủ xưởng chỉ cần sai hẹn một vài lần thôi là đủ để mất khách hàng.

Điều này có nét tương đồng với những gì mà người cung cấp thông tin cho

công trình của Tong và Yong mô tả: “Làm ăn với anh em ruột hoặc anh em

họ, rồi đôi khi hỏng việc, bạn có thể rầy la và muốn sa thải, không làm ăn với

Page 127: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

120

anh ta nữa. Nhưng điều này không dễ. Mẹ bạn hoặc ai đó sẽ đến suốt và nói,

nó là em là em họ con, hãy cho nó một cơ hội nữa. Và thế là lại phải cho cơ

hội nữa, rồi lại hỏng việc. Lại cho cơ hội nữa. Cứ thế mãi. Làm sao bây giờ?

Cứ phải như thế mãi đến khi muốn chấm dứt cái quan hệ này, mà đây là điều

bạn không muốn. Đó là vấn đề” [133, tr. 70]. Không phải vô cớ mà các chủ

xưởng ở Ninh Hiệp hiện nay chỉ thuê thợ là người ngoài (đặc biệt là người

của các làng làm nông lân cận thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Còn về chuyện vay mượn, gần như hầu hết những người kinh doanh ở

Ninh Hiệp đều xác định rằng khi cần họ sẽ đi vay lãi chứ không hỏi họ hàng

hay bạn bè vì biết tiền của những đối tượng này cũng không phải là tiền rỗi,

nếu họ không trả lãi thì cảm thấy có lỗi mà trả lãi thì người bị hỏi vay sẽ rất

khó xử.

Rõ ràng, việc khó áp dụng những nguyên tắc thông thường của hoạt

động kinh doanh vào đối tác là người có quan hệ gần gũi đã gây ra cho người

ta một tâm lí không thoải mái. Các quy ước của cộng đồng trong ứng xử với

người thân quen là sự ràng buộc lớn mà nếu họ không theo sẽ bị đánh giá là

không tốt (tính toán khắt khe với những đối tượng không nên khắt khe), còn

nếu theo sẽ thiệt hại không nhỏ về kinh tế78. Không thể giải quyết được nan

đề này thì tránh hoặc hạn chế, đó là quan điểm nhất quán bộc lộ qua những

câu chuyện của họ. Như vậy, việc tách hoạt động kinh tế ra khỏi các quan hệ

tình cảm gần gũi ở người Ninh Hiệp được thực hiện là để tránh cho chúng

những sự tổn hại, và qua đó bảo vệ vốn xã hội nội bộ. Đồng thời, việc tách

hoạt động kinh tế khỏi các quan hệ xã hội nòng cốt - tức việc tránh những

chuyện rắc rối có thể có liên quan đến người thân quen - được thực hiện cũng

là để bảo vệ thể diện “bên trong nhóm” của mỗi cá nhân như một cách giữ gìn

và phát triển vốn xã hội bắc cầu.

78 Điều này khiến chúng tôi liên tưởng đến những gì xảy ra với một vị thầu khoán ở tỉnh Hebei

mà Yan nhắc đến trong công trình của mình. Vị thầu khoán này đã tổ chức một đội xây dựng trên

cơ sở những quy tắc và kỉ luật cứng nhắc, sẵn sàng đuổi việc những người không đáp ứng yêu

cầu dù quan hệ cá nhân giữa ông ta và họ ra sao. Tuy đội hoạt động hiệu quả, song ông làm mất

lòng nhiều người và hủy hoại quan hệ của mình trong làng. Cuối cùng, không thể tồn tại ở làng,

ông phải bỏ lên thành phố lập nghiệp.

Page 128: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

121

Nói thật, làm chung với người thân, tuy là có thỏa thuận từ trước

nhưng mà rồi nhiều khi cũng không rạch ròi được! Ví dụ, nếu một

bên vừa gặp sự cố, thì dù người ta góp vốn ít hơn, mình cũng khó

lòng chia cho người ta tiền lãi ít hơn. Không nghĩ đến đạo lí thì sau

này bà con trong họ còn ai coi mình ra gì? Thế nên tôi vẫn bảo các

cháu nhà tôi, chuyện có làm ăn chung với anh em, bạn bè thân hay

không phải cân nhắc thật kĩ, vì sau này sơ sẩy một chút thôi là

mang tiếng!

(Nam, 54 tuổi, phỏng vấn ngày 18/10/2013)

Mấy năm trước tôi buôn hàng Bắc - Nam, có lần cần tiền gấp định

hỏi vay bà chị, rồi nghĩ kĩ lại thôi. Bà ấy thì giàu, nứt đố đổ vách...

Có điều, ông chồng với mấy đứa con khó tính lắm... Vay rồi trả

ngay thì chẳng nói làm gì, lỡ chưa trả được ngay mà chồng con bà

ấy biết lại bảo là mình lợi dụng, rồi nói nọ nói kia trong làng! Vay

lãi cho đỡ nặng đầu!

(Nữ, 50 tuổi, phỏng vấn ngày 18/10/2013)

Thế này nhé! Tình cảm bình thường thì vẫn tốt, nếu người ta cần

mà mình giúp thì càng tốt hơn nữa, đúng không ạ? Nhưng thuê

người trong họ vào xưởng, kể cả đã thống nhất điều khoản nọ kia

rồi, tức là đồng ý mới vào làm thì về lâu về dài những cái chuyện

không bằng lòng vẫn cứ xảy ra, chẳng bao giờ tránh được đâu

anh… Không bằng lòng mà phàn nàn với nhà mình đã may, ngại

nhất là không bằng lòng lại đi phàn nàn với người ngoài, mình sẽ

mang tiếng! Kiểu như đi ăn cỗ nói chuyện với người này người

khác ấy mà! Sợ lắm! Em nghĩ tránh được lùm xùm chừng nào thì

hay chừng ấy, nên em cứ thuê người ngoài!

(Nam, 35 tuổi, phỏng vấn ngày 18/10/2013)

Cũng có thể thấy hiện tượng phần nào giống như vậy - hạn chế hợp tác

kinh tế trong các mối quan hệ gần gũi - qua một mô tả của Yan. Yan cho biết,

ở Xiajia, nam giới có xu hướng tạo lập liên minh làm ăn với họ hàng đàng vợ

thay vì liên minh với họ hàng đàng cha (mà hiển nhiên được xem là quan hệ

Page 129: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

122

họ hàng gần). Việc trồng dưa hấu, do nhu cầu về vốn lớn và độ rủi ro cao, là

một việc rất cần hợp tác, song trong số gần chục trường hợp được khảo sát thì

có tới bảy người chọn hợp tác với anh em đồng hao thay vì anh em trai của

mình. Lý do được đưa ra là làm việc với anh em đồng hao dễ hơn. Quan hệ

của anh em đồng hao ở đây là quan hệ thông qua một chiếc cầu - quan hệ chị

em của những người vợ - nên không có xung đột lợi ích do thừa kế như quan

hệ giữa anh em ruột với nhau. Tuy nhiên, nếu ở địa bàn nghiên cứu của Yan,

việc không hợp tác với các đối tượng thuộc khu vực quan hệ xã hội nòng cốt

xuất phát từ chỗ việc hợp tác đó là khó thực hiện thì với địa bàn nghiên cứu

của tôi, nó lại xuất phát từ mong muốn bảo vệ lợi ích lâu dài, hay nói cách

khác là lợi ích mong đợi có được.

5.2. PHÁT TRIỂN VỐN XÃ HỘI

Bên cạnh việc bảo vệ vốn xã hội, người Ninh Hiệp cũng rất quan tâm

đến việc phát triển vốn xã hội. Việc phát triển vốn xã hội bao gồm củng cố

các quan hệ xã hội đã có và tạo các quan hệ xã hội mới, nói cách khác là gia

tăng chất lượng cũng như số lượng của các quan hệ trong mạng lưới quan hệ

xã hội của mỗi người.

5.2.1. Củng cố quan hệ xã hội đã có

Có hai hình thức để củng cố các mối quan hệ xã hội đã có là i) củng

cố mối quan hệ với nhóm, và ii) củng cố mối quan hệ song phương với các

cá nhân.

Những “nhóm” mà với chúng người ta muốn củng cố mối quan hệ là

những nhóm nằm trong bộ phận quan hệ xã hội trung tâm. Tôi sẽ lấy ví dụ ở

ngay chính nhóm bao trùm hơn cả lên quan hệ họ hàng là tổ chức dòng họ, vì

đó là nhóm mà tôi thấy rằng dễ quan sát nhất. Người ta củng cố mối quan hệ

với tổ chức này bằng việc tích cực tham gia và tích cực đóng góp công của

cho các hoạt động của nó. Trước hết là về việc đóng góp quỹ họ. Không chỉ

góp quỹ họ theo suất đinh cố định hàng năm, rất nhiều người còn ủng hộ quỹ

với số tiền đáng kể. Chẳng hạn, mới đây ông Vinh đã ủng hộ 25 triệu cho

quỹ của một họ lớn trong làng còn hàng năm, vợ chồng anh Dân đều ủng hộ

Page 130: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

123

khoảng chục triệu cho quỹ của một họ nhỏ hơn. Trong hoạt động tôn tạo nhà

thờ họ, nhiều thành viên cũng đóng góp những khoản tiền hoặc hiện vật có

giá trị. Mươi năm trước, với việc từ đường của dòng họ được tôn tạo, gia

đình ông Phan đã ủng hộ gần 20 triệu, gia đình ông Quý cung tiến bộ cửa giá

15 triệu..., còn ở lần nâng cấp mới nhất của nó, gia đình bà Hà ủng hộ 25

triệu và một số gia đình khác ủng hộ 10 triệu trở lên. Hộ ông Chinh, ông

Khả, ông Duật… cũng ủng hộ 15 - 20 triệu cho việc tương tự ở dòng họ

mình. Trong hoạt động tôn tạo lăng mộ, dù hội đồng gia tộc chỉ yêu cầu

thành viên đóng góp theo suất đinh, nhiều gia đình đã xin đóng góp thêm để

tôn tạo một số hạng mục nhất định. Việc tôn tạo cụ thể như thế nào là do các

phụ lão trong họ quyết định trên cơ sở tham khảo nguyện vọng của người

đóng góp. Số tiền sẽ được công đức sau khi việc tôn tạo hoàn thành. Ví dụ

như cách đây vài năm, anh Thịnh đã đóng góp hàng chục triệu để tôn tạo mộ

tổ với các hạng mục ốp lại gạch, sơn mới, làm lại bia, thay bát hương đá và

mua thêm hai bình hoa cúng. Ngoài ra, có những người thậm chí còn nhận

chi trả toàn bộ số tiền xây lại lăng mộ của một chi họ, như anh Lâm. Là một

thương gia rất thành đạt, Lâm đã tận dụng mối quan hệ quen biết để chọn vị

trí đẹp cho khu lăng mộ của chi họ sau khi xã có chủ trương di dời nghĩa

trang và cũng đài thọ cả chi phí thuê thầy xem phong thủy khi khu lăng mộ

được khởi công xây dựng. Cuối cùng là việc góp công của cho những hoạt

động khác. Ông Tường, ông Văn và một số người nữa đang thuê người phục

hồi lại gia phả của dòng họ mình trên những tư liệu còn sót lại. Còn Lâm, tuy

“chẳng có chữ nghĩa gì” như anh tự nhận, mỗi lần giỗ tổ đều thuê mấy

chuyến xe đưa họ tộc lên Văn miếu Bắc Ninh thắp hương cho hai vị tiến sĩ

thời Lê là người trong họ. Khi tôi hỏi về lí do của sự nhiệt tình này, những

người được phỏng vấn đều giải thích: “Việc đóng góp cho các hoạt động của

dòng họ đương nhiên là vì tình cảm rồi!”. Tuy nhiên, nhiều người trong số

họ cũng thừa nhận: “Ứng xử tốt với họ tộc sẽ khiến bà con ghi nhận, mình

cũng sẽ được nhận lại sự ứng xử tốt. Sau này, trong cuộc sống, có gặp khó

khăn cũng dễ được mọi người giúp!”. Như vậy, có thể nói, sự củng cố mối

Page 131: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

124

quan hệ với tổ chức dòng họ của không ít người ngoài nguyên cớ “tình” còn

có “lí” nữa. Không hề biết đến cái gọi là thuật ngữ vốn xã hội, nhưng có vẻ

hầu hết đều nhận thức rất rõ về nó - dù cho họ có gọi nó bằng gì - rằng đó là

một dạng vốn.

Việc củng cố mối quan hệ song phương lại có hai dạng - củng cố mối

quan hệ ở mức độ không làm thay đổi sự định danh quan hệ và củng cố mối

quan hệ ở mức độ làm thay đổi sự định danh quan hệ.

Thứ nhất, việc củng cố mối quan hệ ở mức độ không làm thay đổi sự

định danh quan hệ.

Điều này diễn ra với các quan hệ thuộc cả bộ phận trung tâm lẫn bộ

phận ngoại vi.

Trước hết, về các quan hệ xã hội trung tâm.

Như ta biết, nhiều người từng bị phá sản ở Ninh Hiệp, nhờ sự trợ giúp

từ những người có quan hệ họ hàng và bạn bè đã khôi phục được việc kinh

doanh. Tuy nhiên, khi một người vỡ nợ, sẽ không có ai cho người đó vay để

trả nợ mà chỉ cho vay để làm ăn sau thời điểm người đó đã đạt được thỏa

thuận với chủ nợ về việc khoanh nợ và giãn nợ. Hơn thế, việc vay mượn

không phải là dễ dàng nếu như giữa hai phía không có mối quan hệ thường

xuyên từ trước. Ngay cả quan hệ họ hàng gần là quan hệ huyết thống đặc biệt

- quan hệ chứa đựng vốn xã hội của người ta một cách tự nhiên ở mức độ

nhất định - cũng không đem lại một sự đảm bảo hoàn toàn nếu đó là mối

quan hệ không được đầu tư. Sự giúp đỡ của những người họ hàng gần do

trách nhiệm sẽ chỉ dừng ở một khoản không lớn và cũng chỉ trong một thời

gian xác định. Nói cách khác, mọi trợ giúp mà một người nhận được từ một

mối quan hệ sẽ liên quan mật thiết đến những gì người ấy đã làm với mối

quan hệ đó. Người buôn bán ở Ninh Hiệp đều hiểu nguyên tắc này, vì thế rất

chú ý xây dựng cũng như bồi đắp các quan hệ thuộc bộ phận trung tâm (bao

gồm khu vực nòng cốt và khu vực lân cận), một sự “dự phòng” cho những

bất trắc mà nghề buôn bán dễ đem lại. Họ biết rằng những người có thể cho

họ vay tiền đều phải là những người mà họ có mối quan hệ tốt, vì dù là thân

Page 132: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

125

thích, bạn bè thật nhưng không qua lại thường xuyên mà vẫn đến nhờ cậy thì

bản thân họ cũng thấy không ra sao, vả lại “nếu không năng qua lại thì tình

cảm tất nhiên là có mức độ, đến lúc khó khăn, người ta cũng giúp nhưng mà

ở mức nào đó thôi theo kiểu cho có đạo lí, còn quan hệ đậm đà lại khác, đáng

lẽ chỉ giúp một đồng thì sẽ giúp năm đồng, mười đồng”. Ý thức rằng để có

thể nhận được sự hỗ trợ trong lúc khó khăn thì phải đầu tư, người Ninh Hiệp

rất quan tâm củng cố các mối quan hệ xã hội gần gũi. Đầu tiên là sự đầu tư ở

khía cạnh vật chất. Sơn là một ví dụ. Anh luôn nhiệt tình giúp đỡ về tài chính

mỗi khi họ hàng và bạn bè thân gặp khó khăn trong làm ăn, mà chuyện này

thì khá dễ xảy ra ở một làng buôn. Riêng trong năm 2014, là năm việc buôn

bán của Sơn không thuận lợi lắm, anh vẫn cho một người em họ và một

người bạn vay tổng cộng 400 triệu đồng để khôi phục việc kinh doanh sau

khi họ bị thua lỗ vì “dù sao mình cũng còn may mắn hơn bọn đấy”. Anh Việt

thì cho biết đã chủ động hỗ trợ kinh phí cho đứa cháu con người em đi học.

Anh giải thích: “Bây giờ đang có điều kiện thì anh giúp nhà nó, sau này biết

đâu mình lỡ vận, nó lại giúp được mình! Ăn nhau ở lộc, cái nghề buôn bán ở

làng mình có nói trước được gì đâu?”. Cùng suy nghĩ với anh Việt, bà Chí,

một người buôn bán có tiếng cũng rất quan tâm tới các cô em gái là thương

nhân của mình khi thường xuyên mời những người này tham gia các chuyến

du lịch tốn kém (riêng trong năm 2014, họ đã tới Đà Lạt, Huế, Nha Trang và

sang cả Campuchia thăm đền Angkor Wat), mặc dù bệnh khớp khiến bà đi

lại chẳng dễ dàng gì như bà nói. Quyên thì hay mua mĩ phẩm hoặc các loại

“thực phẩm chức năng” cao cấp để biếu các chị gái - những người buôn bán

đường dài rất phát đạt - trong khi cô này đang vận ế ẩm và động một tí là cáu

kỉnh với chồng (năm ngoái, khi chồng thuê khoan lại giếng hết chưa đến

chục triệu, cô thậm chí đã từ chối trả số tiền vì lí do làm mà không hỏi ý kiến

cô trước). Ở đây, có cái gì đó thật đúng với việc “trao đi một phần thu nhập

nhằm lo liệu cho sự an toàn” [236, tr. 36]. Mặt khác, ta có thể nhận thấy là sự

đầu tư lại nằm ở cả hai chiều - người vị thế thấp đầu tư vào mối quan hệ với

người vị thế cao đã đành, người vị thế cao cũng đầu tư vào mối quan hệ với

Page 133: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

126

người vị thế thấp. Điều này thật trái ngược quan niệm chung của giới nghiên

cứu về hướng chảy của dòng quà có tính chất công cụ (tức dòng quà nhằm

mục đích nhận được “ơn huệ” hay “sự bảo hộ”), và nó có lí do: ở một làng

thương mại, khả năng chuyển từ vị thế này sang vị thế khác về kinh tế là rất

dễ xảy ra. Nếu một vài chuyến buôn thành công đủ để người ta làm giàu thì

một vài chuyến buôn thất bại cũng đủ để người ta rơi vào cảnh khuynh gia

bại sản. Vì thế, không có sự phân tầng thật ổn định về thu nhập ở Ninh Hiệp,

điểm khiến nó rất khác với những làng không phải là làng buôn. Và, bên

cạnh sự đầu tư vật chất, để tìm kiếm “thiết bị giảm sốc” cho thời điểm khủng

hoảng kinh tế, người Ninh Hiệp tất nhiên còn đầu tư cả trên khía cạnh tinh

thần nữa. Một trong những biểu hiện đáng chú ý của nó là sự xuất hiện

phong trào làm “giỗ tiếp sức”: nhiều người dù không phải con trưởng nhưng

cũng xin làm giỗ cha (thường tổ chức trước ngày giỗ chính do con trưởng

thực hiện một ngày), hoặc không phải ngành trưởng nhưng cũng xin làm giỗ

cụ (thường tổ chức trước ngày giỗ chính do ngành trưởng thực hiện một

ngày). Được gọi là giỗ tiếp sức, tức với nghĩa người vai thứ/ ngành thứ chia

sẻ việc giỗ cùng người vai trưởng - người vai trưởng làm giỗ thì không phải

làm thêm cỗ do người vai thứ/ ngành thứ đăng kí cho những người có quan

hệ với họ, vì thế gánh nặng cỗ bàn giảm đi - nhưng về thực chất, phong trào

này lại hướng đến sự tiện lợi đối với việc mời khách của bản thân người xin

giỗ. Hưng, người xin làm giỗ cha, giải thích, anh không thể mời khách, mà

chủ yếu là bạn bè, một cách đông đủ nếu như chỉ đăng kí cỗ ở nhà anh cả

(theo thông lệ vốn không quá 1, 2 mâm). Đặng, người xin làm giỗ cụ cũng

giải thích rằng việc anh làm giỗ xuất phát từ mong muốn có thêm cơ hội mời

những người cần mời mà không phụ thuộc vào ai. Có thể nói, với việc làm

giỗ tiếp sức, người ta đã dựa vào những sự kiện có tính trang trọng để củng

cố mối quan hệ gắn kết với một trong những thành phần cơ bản thuộc nhóm

nòng cốt của mình là bạn bè. Một ví dụ khác, cứ đến cuối năm âm lịch, trong

làng có rất nhiều phụ nữ đưa con về sinh hoạt bên nhà mẹ đẻ cùng các chị

em gái khác cho đến tận ngày 30 như là một dịp củng cố tình cảm. Các bà

Page 134: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

127

mẹ chồng của họ, cũng là những thương nhân, đều không ngăn cản chuyện

này dù việc nhà cửa cuối năm khá bận rộn. Hiện tượng vừa nêu sẽ không là

khó hiểu, nếu chúng ta biết rằng có một mối liên hệ gắn bó rất đặc biệt giữa

những người buôn bán là nữ giới ở Ninh Hiệp với gia đình họ. Chẳng rõ việc

đó có bắt nguồn từ một tập quán trong quá khứ rằng con gái làng này đã lấy

chồng mà sơ sẩy trong buôn bán là cha mẹ đẻ sẽ gánh “trách nhiệm” giúp

như một vài nghiên cứu đã cho biết không (thực tế là cho đến những năm

gần đây, vẫn có rất nhiều người gặp thất bát trong buôn bán ở Ninh Hiệp đã

vực dậy được cơ nghiệp từ sự trợ giúp của cha mẹ đẻ và anh chị ruột), song

dường như không có người phụ nữ nào theo đuổi nghiệp thương mại mà lại

lơ là mối quan hệ với “nhà mình”. Điều này khá phù hợp với những mô tả

của Jacobs (1979) [189] về việc dùng tình cảm như một “cách thức” để nâng

cao không ngừng chất lượng của mối quan hệ. Nó đồng thời gặp gỡ kết quả

khảo sát của Gallin (1966) [176] trong trường hợp nghiên cứu của ông ở một

ngôi làng của Đài Loan - nơi cũng nằm trong quỹ đạo văn hóa Trung Quốc -

rằng các quan hệ họ hàng đàng mẹ và đàng vợ vẫn có thể giữ một vai trò

quan trọng không kém các quan hệ khác trong cái nhìn của người dân, và

tương tự nhận định của Pasternak (1972) [221], có thể thấy mục đích kinh tế

là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự vượt thoát phần nào mô

hình dòng họ phụ hệ ở Ninh Hiệp79.

Sau nữa, về các quan hệ xã hội ngoại vi.

Các quan hệ ngoại vi cũng được người Ninh Hiệp đầu tư củng cố. Một

trong những biểu hiện của điều này là việc tăng cường mời những người

thuộc dạng quan hệ đang bàn tham dự cái mà thuật ngữ xã hội học gọi là “tiệc

tùng qua lại”. Chẳng hạn, những năm gần đây, cứ vào dịp hội làng, những

người kinh doanh lại chuẩn bị cỗ bàn linh đình để mời bạn kinh doanh (bạn

hàng) ở các nơi khác dự. Lệ mời khách đến chơi hội thì đã có từ lâu, nhất là

vì hội làng Ninh Hiệp là một trong những lễ hội lớn nhất vùng, song chưa khi

79 Pasternak, trong nghiên cứu so sánh cũng ở Đài Loan của mình, cho rằng sự vượt thoát khỏi mô hình dòng họ phụ hệ được quy định bởi ba yếu tố chính là khuôn mẫu định cư nguyên ủy, sự phân bố tài sản và nhu cầu hợp tác vì mục đích kinh tế hoặc phòng vệ [221, tr. 149].

Page 135: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

128

nào được khuếch trương và tập trung vào một đối tượng nhất định như hiện

nay. Trong dịp này, nhà nào ít thì sẽ làm ba mâm, vừa thì làm dăm mâm,

nhiều thì làm bảy, tám mâm cỗ đãi khách, tức số khách tối thiểu cũng vào

khoảng 15 người (hội kéo dài vài ngày, nên họ không nhất thiết mời khách

đến cùng một ngày). Đây là cơ hội để tăng thêm mối quan hệ của gia chủ với

các bạn hàng của mình. Ngoài ra, cũng đáng chú ý là ở làng đang manh nha

xu hướng đưa đối tác kinh doanh vào danh sách mời dự các sự kiện có tính

nghi lễ của gia đình. Trong danh sách khách dự đám cưới của một số gia đình

mà tôi khảo sát, đã xuất hiện những người được ghi là “bạn hàng” và những

người này có thể chiếm tới vài phần trăm.

Việc tìm hiểu các quan hệ xã hội và sự đầu tư vào các quan hệ xã hội

thông qua tìm hiểu về dòng quà tặng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm

(Malinowski (1922) [65], Mauss (1954) [66], Befu (1968) [149], Strathern

(1971) [241], Sahlins (1972) [235], Vatuk (1975) [248], Gregory (1982)

[180], Yang (1989) [256], Yan (1996) [257], Wilson (1997) [252], Rupp

(2003) [234], Lương Văn Hy (2010) [52]...). Trong đề tài, tôi cũng đã tiến

hành những khảo sát của mình về mức độ đầu tư cho các loại quan hệ xã hội

thuộc bộ phận trung tâm của một số người dân làng Ninh Hiệp thông qua

những sự kiện mang tính lễ nghi80 vì từ góc nhìn vốn xã hội, quà tặng vào

những dịp này hiển nhiên là - như cách nói của Goffman (1971) [177] - “dấu

hiệu của một sự ràng buộc”.

Có rất nhiều sự kiện mang tính nghi thức mà một người Ninh Hiệp

trưởng thành tham gia. Việc tặng quà trong những dịp đang đề cập, như ta

biết, đã rơi vào khoảng lặng suốt thời kì hợp tác hóa trong bức tranh chung

của nông thôn cả nước, với xu hướng “giản dị hóa các lễ tiết” [209, tr. 111]

và mới nở rộ trở lại sau thời điểm bắt đầu Đổi mới. Đây cũng là tình hình ở

đất nước láng giềng, Trung Quốc, mà Siu trong “Recycling Rituals: Politics

and Popular Culture in Contemporary Rural China” [Phục hồi các nghi lễ:

Đời sống chính trị và văn hóa đại chúng ở nông thôn Trung Quốc đương

80 Việc tham dự những sự kiện lễ nghi của người Ninh Hiệp, giống như những nơi khác, thường

gắn với các quan hệ thuộc bộ phận trung tâm.

Page 136: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

129

đại] (1989) [240] đã chỉ ra lí do là các lễ nghi của vòng đời người bị mất đi

những mối liên hệ xã hội rộng hơn và chỉ còn giới hạn trong gia đình81. Tuy

nhiên, nếu vào đầu thời kì Đổi mới, sự đầu tư cho các quan hệ xã hội thông

qua những sự kiện mang tính lễ nghi ở Ninh Hiệp được thể hiện qua nhiều

hình thức: tiền, công lao động, thời gian... thì nay, trong làn sóng dân làng ồ

ạt trở thành những người làm nghề phi nông nghiệp, tất cả đều được gói gọn

vào chỉ chiếc phong bì. Điều này bộc lộ rất rõ, chẳng hạn, trong đám cưới.

Cách đây chừng hai chục năm thôi, khi một đám cưới được tổ chức, có rất

nhiều người được cậy nhờ/ đề nghị đến làm giúp và những người đó tham gia

vào đủ mọi công đoạn - dựng rạp, kê bàn ghế, làm cỗ..., còn hiện tại, việc

tham gia vào một đám cưới chỉ đơn giản là “đi ăn cỗ”, do người được mời

thường vướng bận việc kinh doanh. Hơn nữa, các dịch vụ giờ cũng rất sẵn,

chủ nhà chỉ cần bỏ một khoản tiền ra thuê. Tình hình hoàn toàn là tương tự

với đám tang82.

Người Ninh Hiệp tham dự bao nhiêu sinh hoạt xã hội mang tính lễ

nghi trong vòng một năm và chi phí bao nhiêu cho chúng?

Dưới đây là biểu đồ về số lượng các sự kiện chính mang tính lễ nghi

đã tham gia và chi phí cho các sự kiện này của 100 người làng, những người

có các mức độ liên hệ khác nhau với hoạt động buôn bán, để chúng ta có

được một cái nhìn cụ thể. Mẫu được người viết sử dụng là mẫu phân tầng

ngẫu nhiên (stratified random sampling) dạng tỉ lệ, mà theo đó, như tên gọi,

tỉ lệ của mẫu tương ứng với tỉ lệ trong tổng thể - 90% đối tượng phỏng vấn

là những người làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Những người được

hỏi đều là chủ hộ, thuộc các lứa tuổi và địa bàn cư trú khác nhau trong làng.

Các sự kiện mang tính lễ nghi được đề cập ở đây là đám cưới, đám tang, và

đám giỗ.

81 Theo Parish và Whyte (1978) [219], một trong những luận điểm phê phán của nhà nước lúc

bấy giờ đối với các lễ nghi này là chúng làm lãng phí thời gian và tiền bạc. 82 Việc chuyển từ sự trợ giúp bằng lao động sang trợ giúp bằng tiền đã được nói đến bởi Rupp

với trường hợp nghiên cứu ở Nhật Bản và Wilson với trường hợp nghiên cứu ở Trung Quốc. Các

nhà nghiên cứu này cho hay, trong bối cảnh đô thị và phi nông nghiệp hóa, người dân không còn

thời gian để có thể đến làm giúp ở các sự kiện lớn của gia đình khác, thay vào đó họ giúp đỡ

bằng tiền với tư cách một món quà tặng.

Page 137: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

130

Biểu 1. Số lượng bình quân các sự kiện mang tính nghi lễ đã tham

gia và chi phí bình quân cho các sự kiện này của người làm nghề thương

mại (hoặc có liên quan đến thương mại) và người làm nghề phi thương

mại trong năm 2013

Qua biểu đồ, dễ nhận thấy, trong số những người được khảo sát, người

làm nghề thương mại (hoặc có liên quan đến thương mại) tham gia các sự

kiện mang tính nghi lễ nhiều hơn gần gấp rưỡi (1,54 lần) và chi phí cho các

sự kiện này nhiều hơn gần gấp đôi (1,91 lần) người làm nghề phi thương mại.

Như vậy, đã có một mối tương quan tỉ lệ thuận giữa số lượng bình quân sự

kiện mang tính nghi lễ đã tham gia cũng như chi phí cho các sự kiện này ở

nhóm những người được khảo sát với hoạt động thương mại của người ấy.

Mặt khác, thực tiễn điều tra định lượng ở Ninh Hiệp còn hiển thị một

mối liên hệ nhất định giữa quy mô của việc buôn bán với mức độ tham dự các

sự kiện mang tính nghi lễ và mức độ chi phí cho chúng. (Quy mô của việc

buôn bán được đo bằng thu nhập - theo ý kiến của dân làng vài năm trước,

thương nhân83 thu nhập khoảng dưới 350 triệu/năm được xem là người kinh

83 Theo nghĩa cá nhân nếu người vợ/chồng không làm nghề buôn hoặc cặp vợ chồng nếu cả hai cùng làm nghề này.

0

20

40

60

80

100

120

Số đám Số tiền Số đám Số tiền

Thương mại Phi thương mại

119.12

29.72

77.05

15.55

Page 138: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

131

doanh nhỏ, từ 350 triệu đến tiệm cận 700 triệu được xem là người kinh doanh

vừa và từ 700 triệu trở lên được xem là người kinh doanh lớn). Biểu đồ dưới

đây bộc lộ điều đó.

Biểu 2. Số lượng bình quân các sự kiện mang tính nghi lễ đã tham

gia và chi phí bình quân cho các sự kiện này của người làm nghề thương

mại ở các quy mô khác nhau trong năm 2013

Biểu đồ này cho thấy mối tương quan tỉ lệ thuận, trong một chừng

mực, giữa quy mô của việc buôn bán với mức độ tham dự các sự kiện mang

tính nghi lễ cũng như mức độ chi phí cho các sự kiện đó ở những người được

khảo sát. Những người kinh doanh ở mức trung bình tham dự số đám nhiều

hơn 1,25 lần so với những người kinh doanh nhỏ, còn những người kinh

doanh lớn tham dự số đám nhiều hơn gần 1,3 lần84 so với những người kinh

84 Thực tế, cá biệt có một vài thương nhân cho tôi biết trong những năm gần đây họ đã tham dự tới gần 200 đám/năm.

0

20

40

60

80

100

120

140

160

Số đám Số tiền Số đám Số tiền Số đám Số tiền

Kinh doanh nhỏ Kinh doanh vừa Kinh doanh lớn

90.03

20.31

112.72

31.73

145.81

64.92

Page 139: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

132

doanh trung bình. Mặt khác, những người kinh doanh ở mức trung bình chi

phí cho số đám nhiều hơn 1,56 lần so với những người kinh doanh nhỏ, còn

những người kinh doanh lớn chi phí cho số đám nhiều hơn 2 lần so với những

người kinh doanh trung bình.

Thứ hai, việc củng cố mối quan hệ ở mức độ làm thay đổi sự định

danh quan hệ.

Với các quan hệ xã hội phân theo loại hình.

Như nhiều làng xã khác, quan hệ họ hàng, láng giềng và bạn bè ở

Ninh Hiệp có thể chồng lấn lên nhau. Trong trường hợp này, sự xác định mối

quan hệ sẽ căn cứ vào nguyện vọng của chủ thể ở thời điểm nhất định. Và do

vậy, các quan hệ theo loại hình của mỗi người sẽ có những chuyển dịch - hay

nói cách khác, những vận động - nhất định. Quan hệ họ hàng có thể chuyển

dịch thành quan hệ bạn bè và ngược lại, quan hệ họ hàng có thể chuyển dịch

thành quan hệ láng giềng và ngược lại, quan hệ láng giềng có thể chuyển dịch

thành quan hệ bạn bè và ngược lại - tất cả xoay quanh cái trục xuyên suốt là

nhu cầu cá nhân. Có lẽ ít ở đâu mà tính “tự quyết” của người ta thể hiện rõ nét

như trong sự xác định các quan hệ này.

Dưới đây, xin nêu một vài trường hợp chuyển dịch từ quan hệ chồng

lấn giữa họ hàng và các dạng khác sang quan hệ họ hàng là điều hay xảy ra

khi người ta muốn thắt chặt mối quan hệ.

Trước tiên là câu chuyện của Lan, Mai và Thảo - những người bạn học

có họ xa và hiện đều đang buôn quần áo ở một chợ mới hình thành. Họ có xu

hướng chuyển dịch mối quan hệ của mình từ bạn bè sang họ hàng kể từ khi

trở thành những người buôn bán cùng địa điểm. Gần đây, trong cách xưng hô,

họ bắt đầu gọi nhau theo vai vế họ mạc (Mai và Thảo gọi Lan bằng chị), khác

với cách gọi theo kiểu đồng môn khi còn học cùng nhau. Đám thay áo bố

chồng Lan, Mai và Thảo thể hiện mối quan hệ gần gũi với gia chủ hơn những

người bạn khác trong cùng nhóm đồng học qua việc túc trực cả ngày và còn

có phong bì riêng, dù Hội đồng học đã tham dự sự kiện này bằng một phong

bì chung. Họ giải thích: “Trước đây chúng tôi cũng không chú ý mấy, nhưng

bây giờ buôn bán cùng ở đây thì nhận quan hệ họ hàng để chị em có gì còn

giúp đỡ lẫn nhau!”.

Page 140: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

133

Câu chuyện giữa bà Chinh và chị Hiền là một trường hợp khác. Bà

Chinh là người buôn bán thành đạt, một mình quán xuyến mấy cửa hàng bán

quần áo ở vị trí đẹp (cổng chợ cũ). Chị Hiền sống gần nhà bà Chinh, có họ

bảy đời về đàng nội với bà. Vì họ xa, quan hệ giữa hai người thực tế cũng

không khác gì quan hệ giữa các láng giềng khác ở nơi đó. Chị Hiền lại làm

việc trong nội thành, sáng đi sớm và tối muộn mới về nên hầu như chẳng còn

có dịp gặp gỡ, trò chuyện với ai. Mấy năm qua do khủng hoảng kinh tế, công

ty chị nợ lương nhiều. Chán tình cảnh này, chị quyết tâm bỏ nghề về đi buôn.

Chị đã cậy nhờ cha chị sang bên nhà bà Chinh đề nghị giúp đỡ vì “giọt máu

đào hơn ao nước lã”. Thế là, từ đầu năm ngoái, chị được bà Chinh cho ngồi

một góc trong một cửa hàng của bà với mức giá khá “mềm” để khởi đầu việc

buôn bán. Như đã nói, các cửa hàng của bà ở vị trí đắc địa nên rất hút khách.

Bà lại giới thiệu thêm một số lượng đáng kể khách quen của mình đến mua

hàng của “đứa cháu tôi” nữa! Nhờ đó, chỉ trong vòng hơn một tháng giáp tết,

chị đã thu về hơn 20 triệu tiền lãi từ việc bán sỉ bít tất trẻ con dù trước đó

chẳng có mảy may kinh nghiệm buôn bán. Vậy là với sự chủ động của chị

Hiền và sự tán thành của bà Chinh, quan hệ họ hàng giữa hai người được định

vị (dẫu ở Ninh Hiệp, họ bảy đời là một quan hệ họ hàng rất xa). Kể từ đó,

những dịp lễ tết, chị Hiền đều qua lại gia đình bà Chinh như con cháu trong

nhà, điều mà trước đây chị chưa từng làm.

Ở hai trường hợp trên, ta có thể thấy rằng quan hệ họ hàng đã được

thiết lập sau một quá trình chồng lấn. Nó phần nào trở nên na ná với cái mà

Bourdieu gọi là “họ hàng thực tiễn” - thứ quan hệ thể hiện “một trường hợp

cụ thể của việc sử dụng các mối quan hệ” [155, tr. 34] - vì, dù là có họ hàng

xa, mối quan hệ trước đó giữa những người này vốn đã không như là họ hàng.

Như vậy, với những trường hợp chồng lấn về quan hệ xã hội, người

Ninh Hiệp tùy “tình hình” sẽ định danh nó bằng mối quan hệ nào mà người ta

muốn nhấn mạnh, trong khi (các) mối quan hệ còn lại - ít nhất là tạm thời - sẽ

bị lờ đi. Có một xu hướng dễ chỉ ra, điều này liên quan đến những cân nhắc

thực dụng của họ trong bối cảnh đặc thù là thương mại hóa của làng, hay diễn

đạt cách khác là liên quan đến mục đích tạo dựng vốn xã hội của họ. Ngay cả

Page 141: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

134

khi họ khẳng định rằng quyết định của họ còn xuất phát từ khía cạnh tình

cảm, thì đặt hành vi của họ trong bối cảnh mà nó được thực hiện, yếu tố lí vẫn

là điểm nhấn rõ nét.

Với các quan hệ xã hội phân theo tính chất.

So với các mối quan hệ xã hội phân theo loại hình có tính chồng lấn,

các mối quan hệ xã hội phân theo tính chất nhìn chung có khả năng dịch

chuyển nhiều hơn, nhất là các quan hệ lân cận và ngoại vi. Khởi điểm là

những quan hệ ngoại vi, theo thời gian, một số quan hệ đã dịch chuyển

hướng vào tâm. Ví dụ dễ nhận thấy là sự hình thành các “nhóm” trong nội bộ

của từng hiệp hội phi quan phương. Quan sát từ vị trí một thành viên của hội

đồng học ở làng, tôi nhận thấy rằng ngoài việc tham gia các hoạt động chung

mang tính nghi thức như việc tang ma, cưới xin, giỗ chạp,… và gặp gỡ nhau

hai lần/ năm để liên hoan, người của hội chủ yếu quan hệ với nhau theo

nhóm riêng. Dũng, Phong, Giang và Quốc tạo thành một nhóm như thế trong

hội đồng học cấp II. Họ đã có rất nhiều dịp hợp tác trong buôn bán kể từ sau

khi hội được thành lập và họp mặt lần đầu cách đây hơn 10 năm. Do mối

quan hệ trở nên gắn bó, mỗi khi có sự kiện liên quan, họ cũng chuẩn bị cả

phong bì riêng cho nhau bên ngoài món quà tập thể của hội. Nhóm Minh và

anh em Nam, Nguyên thì thuộc về một câu lạc bộ theo sở thích ở làng. Minh

là quan chức nhà nước, còn Nam và Nguyên là những thương nhân có máu

mặt. Hai bên quen biết nhau khi chơi thể thao. Dần dần, mối quan hệ giữa họ

trở nên gắn bó và họ trở thành một nhóm riêng của hội này. Trong lễ mừng

thọ của cha Nam và Nguyên, Minh được tiếp đón như một thượng khách.

Anh em Nam đã đánh tiếng nhờ Minh giúp đỡ trong việc làm ăn và họ nhận

được câu trả lời vui vẻ: “Cứ yên tâm, chỗ anh em với nhau, không phải

ngại!”. Như vậy, với “dung môi” là hội đồng học và hội thể thao, quan hệ

của những người kể trên đã dịch chuyển từ ngoại vi đến lân cận. Nó có dịch

chuyển tiếp vào tâm hay không sẽ là do sự quyết định của các chủ thể, nhưng

khả năng “có” là rất lớn. Còn những ví dụ khác, không dễ nhận diện bằng, là

sự thâm nhập vào một nhóm có sẵn để thúc đẩy mối quan hệ với thành viên

Page 142: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

135

của nhóm. Tuy vậy, vẫn có thể thấy điều đó, chẳng hạn, ở những cố gắng của

bà Ngọ trong việc bước vào nhóm của bà Nhàn, bà Tâm và bà Sửu, các “đại

gia” trong việc buôn bán đường dài của làng và là những thành viên kì cựu

của Câu lạc bộ văn nghệ người cao tuổi Ninh Hiệp. Bà Ngọ là bạn chợ của

mấy bà trên, muốn gia nhập vào nhóm, bèn đến nói khó với người đứng đầu

câu lạc bộ cho mình vào đội. Sở dĩ gọi là nói khó vì vào câu lạc bộ này là

mong muốn của rất nhiều bà trung niên ở Ninh Hiệp (cái sẽ đáp ứng nhu cầu

tham gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng và cũng là cơ hội để mở rộng và

phát triển các mối quan hệ) mà bà Ngọ lại không có “năng khiếu” cho lắm.

Câu lạc bộ văn nghệ người cao tuổi Ninh Hiệp là câu lạc bộ rất có tiếng

trong vùng và thường được mời đi biểu diễn nhiều nơi ở miền Bắc, vì thế

việc gia nhập được nó không hề đơn giản. Tuy thế, sau rất nhiều bền bỉ, cuối

cùng bà Ngọ cũng đạt được nguyện vọng. Dần dần, với sự khéo léo của bà

Ngọ, mối quan hệ giữa bà với nhóm bà Nhàn, bà Tâm và bà Sửu trở nên thân

thiết và việc hợp tác làm ăn giữa họ cũng ngày một “rôm rả” hơn nhiều so

với khi chỉ là bạn chợ thông thường. Mấy lần cùng mẹ tôi sang chơi nhà một

người bạn cũng ở trong ngõ, bà thường “xúi” bà này vào câu lạc bộ vì rằng

theo bà muốn buôn bán dễ dàng thì phải gắng mở rộng quan hệ. Thật không

khó nhận thấy ở những ví dụ trên ý thức xác lập “mối quan hệ cần thiết” để

nhận được “nguồn lực đáng mong muốn” mà Walder (1986) [249] hay Yang

(1989) [256] đã nói đến trong các công trình của mình. Điều này cũng gợi tôi

nhớ đến kết quả nghiên cứu gần đây về các tổ chức xã hội tự nguyện ở xã

Đồng Quang thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh của Đặng Thị Việt Phương và Bùi

Quang Dũng (2011) [79], theo đó “liên kết và trao đổi xã hội là một trong

những động cơ tham gia các hội và đoàn thể tự nguyện” vì tham gia vào một

sân chơi là các thành viên có thêm những cơ hội mở mang quan hệ. Thậm

chí, một chủ nhiệm câu lạc bộ cầu lông ở Đồng Kỵ, đồng thời là doanh nhân,

còn nhấn mạnh với các tác giả vừa nêu về tầm quan trọng của việc thu hút

các nhân vật biết làm ăn, có uy tín trong xã hội tham gia câu lạc bộ, nơi

“người ta tụ hội với nhau chứ không phải chơi không” [79, tr. 38].

Page 143: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

136

Tóm lại, việc quản lí các mối quan hệ xã hội phân theo tính chất ở

người dân Ninh Hiệp đã tạo ra khả năng dịch chuyển của các mối quan hệ này

với xu thế hướng tâm là chủ yếu. Sự gia tăng hay suy giảm các quan hệ xã hội

tỉ lệ thuận với sự gia tăng hay giảm sút vốn xã hội, nên nếu không vì những

mâu thuẫn không thể hòa giải85, sẽ không có quan hệ nào thực sự bị xóa bỏ

trong mạng lưới.

5.2.2. Tạo quan hệ xã hội mới

Việc tạo các mối quan hệ xã hội mới, đúng như tên gọi của nó, đem lại

cho người ta những quan hệ chưa từng có cả với nhóm lẫn với từng cá nhân.

Tuy vậy, người ta hiển nhiên cũng không hoàn toàn gây dựng nên chúng từ

con số không.

Cách tạo mới mối quan hệ dễ nhận thấy nhất ở người Ninh Hiệp là

thông qua người quen, và tất yếu những mối quan hệ mới là những mối quan

hệ có tính hướng đích. Những người chưa có thâm niên kinh doanh chú ý đến

điều này vì nó tạo cơ sở ban đầu cho việc làm ăn của họ, còn những người đã

có thâm niên kinh doanh cũng chú ý đến điều này vì nó giúp việc làm ăn của

họ tiến triển hơn. Vừa rồi, tôi có hỏi thăm chị Tươi, một người mới trở thành

thương nhân rằng việc kinh doanh của chị ra sao và đã nhận được một câu trả

lời có phần kém vui vẻ: “Chưa ăn thua! Mới buôn thì phải chịu vậy thôi, lấy

đâu ra bạn hàng ngay! Không so sánh với người đi buôn từ lúc mười mấy tuổi

được!”. Quả thực, ở Ninh Hiệp, tuổi nghề có mối quan hệ chặt chẽ với thu

nhập, vì nó liên quan đến quy mô của vốn xã hội mà mỗi người tích lũy được.

Tươi từng là nông dân. Thế giới buôn bán không phải là thế giới không thể

hình dung với chị, vì nó tồn tại ngay trong làng, nhưng dù sao đi nữa nó vẫn

có nhiều phần xa lạ với thế giới mà chị đã sống. Bởi vậy, chị phải bỏ không ít

công sức để thâm nhập, tìm hiểu. Tươi gặp thuận lợi hơn bạn bè là có một số

85 Nhìn chung thì người ta thường cố gắng bảo vệ đến mức có thể các quan hệ nòng cốt mang

tính huyết thống, song các mối quan hệ này vẫn có khả năng bị đẩy ra ngoài mạng lưới quan hệ

xã hội của một cá nhân trong những tình huống đặc biệt. So với chúng, các quan hệ nòng cốt

không mang tính huyết thống có khả năng bị đổ vỡ nhiều hơn, nhưng cũng là trong tình huống

“đặc biệt”.

Page 144: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

137

người họ hàng gần làm nghề buôn và nhận được những sự chỉ dẫn, giúp đỡ

rất chu đáo của họ. Mặc dù vậy, người mới vào nghề như chị chưa thể sớm có

được thu nhập như những người khác, do còn thiếu hụt lớn về vốn xã hội. Bắt

đầu việc buôn bán ở độ tuổi muộn hơn hẳn so với người cùng trang lứa (ngoài

ba mươi và đã có mấy mặt con), không có gì ngạc nhiên khi chị đang huy

động đến mức triệt để “tài nguyên” của một người bác và hai người dì -

những người đã có nhiều năm buôn bán - cho việc mở rộng mạng lưới quan

hệ của mình. Trong khi đó, Hương, người em họ, hơn chị Tươi chưa đến chục

tuổi nhưng đã có 25 năm buôn bán thì giàu có hơn hẳn về kho vốn quan hệ.

Hương vẫn rất chú ý phát triển mạng lưới quan hệ của bản thân từ những

người trong gia đình và họ hàng vì đó là những người có mạng lưới buôn bán

lớn cả trong và ngoài nước. Qua họ, mạng lưới của cô lại mở rộng tiếp. Như

vậy, trong khi chị Tươi đang cố gắng xâm nhập vào “thế giới địa phương”

còn lại của Ninh Hiệp mà chị chưa hẳn thuộc về - cái hiển nhiên cấu trúc trên

những kinh nghiệm xã hội được nhìn nhận là “một địa hạt liên cá nhân, liên

chủ thể của những ràng buộc, giao dịch, giao tiếp và các hoạt động xã hội

khác” theo xác định của Kleinman [194, tr. 128] - bằng các quan hệ đơn

tuyến, thì Hương đã từ lâu đi đến chỗ tạo mạng lưới mới cho mình bằng các

quan hệ đa tuyến.

Còn có một cách khác khá phổ biến mà người Ninh Hiệp sử dụng để

tạo mới quan hệ là tham gia vào hội nhóm phi quan phương, nơi có thể sẽ có

những con người hoàn toàn xa lạ với nhau bước vào. Mặc dù các tổ chức xã

hội tự nguyện ở nông thôn Việt có vai trò trợ giúp đối với các cá nhân [34],

[70], [104], người Ninh Hiệp không tìm kiếm điều này từ nó, mà chủ yếu

muốn gây dựng mối quan hệ với những thành viên cụ thể. Thực tế, đó là sự

tìm kiếm vốn xã hội tiềm tàng từ các quan hệ song phương - vốn này sẽ được

kích hoạt khi chủ thể có nhu cầu.

Dưới đây là hai biểu đồ về mức độ tham gia vào các loại hội nhóm phi

quan phương của những người nằm trong mẫu khảo sát đã được đề cập, vào

năm 2013.

Page 145: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

138

Biểu 3. Số lượng bình quân hội nhóm phi quan phương đã tham

gia của người làm nghề thương mại (hoặc có liên quan đến thương mại)

và người làm nghề phi thương mại trong năm 2013

Biểu 4. Số lượng bình quân hội nhóm phi quan phương đã tham

gia của người làm nghề thương mại ở những quy mô khác nhau trong

năm 2013

0

1

2

3

4

5

6

7

8

Thương mại Phi thương mại

7.12

3.11

0

2

4

6

8

10

12

Kinh doanh nhỏ Kinh doanh vừa Kinh doanh lớn

4.51

7.82

10.81

Page 146: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

139

Các biểu đồ trên đã chỉ ra rằng: Thứ nhất, trong số những người được

khảo sát, những người làm nghề thương mại (hoặc có liên quan đến thương

mại) tham gia nhiều hội nhóm phi quan phương hơn hẳn những người không

làm nghề thương mại (gấp 2,29 lần). Thứ hai, cũng trong số những người

được khảo sát, những người kinh doanh ở quy mô lớn thì tham gia nhiều hội

nhóm hơn những người kinh doanh ở quy mô vừa (gấp 1,38 lần), và những

người kinh doanh ở quy mô vừa thì tham gia nhiều hội nhóm hơn những

người kinh doanh ở quy mô nhỏ (gấp 1,73 lần). Như vậy, có thể nhận ra một

mối tương quan mang tính tỉ lệ thuận nhất định giữa số lượng bình quân hội

nhóm phi quan phương đã tham gia của những người được khảo sát với hoạt

động thương mại của người đó, và tương tự, một mối tương quan tỉ lệ thuận

nhất định giữa số lượng bình quân hội nhóm phi quan phương đã tham gia

với quy mô buôn bán của anh ta/chị ta. Thực tế điều tra đã cho thấy, những

người tham gia nhiều hội nhất là người kinh doanh lớn nhất, từ 10 đến 12

hội, và tiếp đó là những người kinh doanh ở mức độ khá, khoảng 9 - 10 hội.

Khi người viết phỏng vấn những người tham gia nhiều hội nhóm về quyết

định của họ, các thương nhân này trả lời rằng với việc kinh doanh, mạng lưới

quan hệ xã hội càng rộng lớn càng là một điều tốt. Quan điểm chung của họ

là “không có mối quan hệ nào là tồi” vì “mối quan hệ nào cũng trở nên có

giá trị khi cần”. Những người tham gia ít hội nhất thường là những người

hoàn toàn không kinh doanh. Khi được hỏi, họ giải thích rằng do không “làm

ăn” gì, một vài hội nhóm là vừa đủ với nhu cầu giao tiếp xã hội và giải trí

của bản thân.

Tiểu kết

Liên quan đến sự tổ chức một mạng lưới quan hệ xã hội theo ý đồ cá

nhân, tính chiến lược trong quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp được thể hiện trong

cách họ ứng xử với vốn xã hội của mình, bao gồm việc hành động để bảo vệ

và phát triển nó. Người dân làng Ninh Hiệp bảo vệ vốn xã hội bằng cách tách

các quan hệ xã hội thuộc khu vực nòng cốt khỏi các hoạt động kinh tế: không

liên kết, không thuê mướn làm nhân công, và không vay vốn để làm ăn với

Page 147: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

140

các thành viên thuộc khu vực quan hệ xã hội này; đồng thời phát triển vốn xã

hội bằng cách gia tăng chất lượng và số lượng của các quan hệ trong mạng

lưới quan hệ xã hội của mỗi người: củng cố các quan hệ xã hội đã có đối với

nhóm cũng như đối với các cá nhân (cả ở mức độ có và không làm thay đổi

sự định danh mối quan hệ), và tạo các quan hệ xã hội mới đối với nhóm cũng

như đối với các cá nhân thông qua những quan hệ đã tồn tại trước đó hay

bằng sự tham gia vào các loại hội nhóm phi quan phương.

Page 148: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

141

KẾT LUẬN

Đề tài này, với những gì được đặt ra qua tên gọi của nó, quan tâm đến

các quan hệ xã hội trong bối cảnh chuyển đổi về cơ cấu kinh tế tại một ngôi

làng lâu đời thuộc khu vực ngoại thành của thủ đô Hà Nội hiện nay. Thừa

nhận sự tồn tại của cả mặt tình và mặt lí trong quan hệ xã hội ở địa bàn

nghiên cứu, tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của một luận án, đề tài - như

đã giới thuyết - không đề cập đến tất cả các mặt trong quan hệ xã hội tại địa

bàn nghiên cứu mà tập trung vào việc tìm hiểu nét trội của nó là tính duy lí.

Và lẽ tất nhiên, với tác giả, nét trội này được nhìn nhận là “nét trội” tại một

thời điểm cụ thể, nhất định trong lịch sử của ngôi làng, cái được đưa lại bởi

một bối cảnh đặc thù.

Phi nông nghiệp hóa là điều đang chi phối nhiều mặt quan hệ xã hội

của Ninh Hiệp đương đại. Vốn là ngôi làng cổ vừa tiêu biểu, vừa độc đáo của

xứ Bắc trước kia, Ninh Hiệp từ sau thời điểm bắt đầu Đổi mới (1986) đã có

những chuyển biến đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội và kể từ đầu thập niên

2000, thời điểm mà theo chủ trương của chính quyền xã, phần lớn đất nông

nghiệp bắt đầu bị chuyển đổi mục đích sử dụng, số hộ làm các ngành nghề

phi nông nghiệp, đặc biệt là thương nghiệp ở đây ngày càng tăng lên. Từ một

ngôi làng hỗn hợp (trong quá khứ, nó là làng đa ngành nghề mà trong đó các

nghề thủ công như dệt, làm thuốc, và làm da cùng nghề buôn khá có tiếng

nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò là nghề chính và cách đây vài thập niên,

người làm ruộng đang chiếm một tỉ lệ tương đối còn bản thân người làm các

ngành nghề khác như thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ… cũng không ly

nông hoàn toàn), Ninh Hiệp trong thời gian ngắn đã trở thành nơi mà đại bộ

phận dân cư là người kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh

doanh. Hiện nay, nó là một trong những làng phi nông nghiệp hóa nổi bật

nhất của cả nước về tốc độ và hiệu quả, khi hiện tại, số người làm nông

nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% cơ cấu lao động, đồng thời tỉ trọng của các

ngành phi nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế ngày càng tăng nhanh, chiếm

khoảng 99% theo những số liệu thống kê gần nhất [25, tr. 2]. Có thể nói, làng

đã đi đến điểm cuối của quá trình phi nông nghiệp hóa (phi nông nghiệp hoàn

Page 149: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

142

toàn) hay diễn đạt cách khác, đã đi đến hồi kết của xã hội nông dân với các

thành viên là hậu nông dân (post - peasants). Các quan hệ xã hội ở làng mặc

dù vẫn còn mang không ít dấu ấn của khuôn mẫu cổ truyền, đang có những

thay đổi đáng kể so với trước kia do chịu ảnh hưởng hoặc nhiều hoặc ít của

những yếu tố mới mang tính đô thị. Tuy nhiên, thực tế ở Ninh Hiệp cho thấy,

các quan hệ xã hội truyền thống bên ngoài gia đình hạt nhân không hẳn sẽ

nhất định rơi vào tình trạng suy thoái, tàn lụi mà một số lí thuyết gia hiện đại

như Parsons (1943) [220] hay Shorter (1975) [238] từng nhấn mạnh. Ngược

lại, có những quan hệ trong số đó ngày một phát huy vai trò của mình hơn.

Tiếp cận dưới góc nhìn vốn xã hội mà cụ thể là quan điểm mạng xã hội86, qua

trường hợp nghiên cứu, người viết đã tập trung tìm hiểu những quan hệ cơ

bản trong mạng lưới quan hệ xã hội và cấu trúc mạng lưới này, vai trò của

vốn xã hội trong các hoạt động kinh tế của người dân tại địa bàn, cùng sự ứng

xử với vốn xã hội trên tư cách là một chiến lược trong quan hệ xã hội và rút

ra những nhận định cụ thể dưới đây.

Bên cạnh các dạng quan hệ xã hội cơ bản là họ hàng, láng giềng và

bạn bè, người Ninh Hiệp đồng thời công nhận các dạng quan hệ có tính chồng

lấn (vừa là họ hàng vừa là láng giềng, vừa là họ hàng vừa là bạn bè, vừa là

bạn bè vừa là láng giềng). Mạng lưới quan hệ xã hội lấy cá nhân làm trung

tâm của họ được xác định bao gồm các đơn vị nòng cốt, lân cận và ngoại vi,

trong đó đơn vị nòng cốt (họ hàng gần - cả bên nội và bên ngoại - cùng bạn

bè thân thiết) và đơn vị lân cận tạo thành bộ phận quan hệ xã hội trung tâm

còn đơn vị cuối cùng tự nó tạo thành một bộ phận là quan hệ xã hội ngoại vi.

Vốn xã hội của các cá nhân trong làng hình thành trên cơ sở mạng lưới đang

bàn. Vốn xã hội nội bộ - hay vốn nằm trong những nhóm đồng nhất và được

sử dụng để bảo hiểm rủi ro - thường gắn với bộ phận quan hệ trung tâm. Cụ

thể, người ta sử dụng vốn này để gây dựng lại việc làm ăn sau khi gặp sự cố

(thậm chí phá sản), điều dễ xảy ra trong môi trường kinh doanh ở làng hiện

nay. Còn vốn xã hội bắc cầu - hay vốn vươn ra ngoài những nhóm đồng nhất

86 Xin nhắc lại, góc nhìn vốn xã hội chứa đựng 04 quan điểm cơ bản: quan điểm cộng đồng

(communitiarian view), quan điểm mạng xã hội (networks view), quan điểm thể chế (institutional

view), và quan điểm đồng vận (synergy view).

Page 150: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

143

và được sử dụng để tìm kiếm các lợi ích - thường gắn với bộ phận quan hệ

ngoại vi. Cụ thể, người ta sử dụng vốn này để khuếch trương việc làm ăn của

mình. Nhằm bảo vệ vốn xã hội, người dân Ninh Hiệp chủ trương tách các

quan hệ xã hội thuộc khu vực nòng cốt (bao gồm họ hàng gần và bạn bè thân)

khỏi các hoạt động kinh tế, tức về cơ bản không liên kết, không thuê mướn

làm nhân công và không vay vốn để làm ăn với những đối tượng là người

nằm trong các mối quan hệ xã hội thuộc phạm vi khu vực này. Việc tránh để

các va chạm liên quan đến kinh tế làm tổn hại tới những quan hệ được xem là

quan trọng nhưng lại “rất khó hàn gắn nếu xảy ra rạn nứt” của cá nhân kể trên

- hay nói cách khác, giữ gìn vốn xã hội của mỗi người - là điều mà họ rất chú

ý. Trên thực tế, người ta cho rằng sự áp dụng các nguyên tắc kinh tế một cách

sòng phẳng với những người thân quen dễ gây sứt mẻ quan hệ và chủ thể sẽ

bị mang tiếng không tốt trong khi môi trường kinh doanh chính là làng, nơi

mà mọi hành vi đều được biết đến và bị đánh giá. Mặt khác, để phát triển vốn

xã hội, họ gia tăng chất lượng và số lượng của các loại quan hệ trong mạng

lưới quan hệ xã hội, cụ thể là củng cố các quan hệ đã tồn tại đối với các

nhóm/ cá nhân ở mức độ có hoặc không làm thay đổi sự định danh quan hệ,

và tạo các quan hệ mới đối với các nhóm/ cá nhân chủ yếu thông qua những

quan hệ tồn tại từ trước hay thông qua sự tham gia vào các loại hội nhóm phi

quan phương.

Xin lưu ý, trên đây là những gì đã được rút ra từ việc khảo sát một

trường hợp nghiên cứu cụ thể, vì thế - tuy ở một mức độ nhất định, có thể

được suy rộng ra cho những bối cảnh khác mang đặc điểm tương tự như bối

cảnh được khảo sát - không đại diện cho làng xã Việt nói chung. Thậm chí,

đương nhiên, chúng cũng không phải luôn đúng với mọi đối tượng và mọi

thời điểm ở Ninh Hiệp.

Như ta biết, quan điểm mạng xã hội về vốn xã hội với các đại diện là

Burt (1992) [157], Portes (1998) [226], Massey (1998) [211], Woolcock

(1999) [254]... phân biệt vốn xã hội làm hai loại gắn với dạng thức liên kết

của các quan hệ - loại thứ nhất là vốn xã hội nội bộ, nằm trong những nhóm

có tính đồng nhất, giúp giảm thiểu rủi ro và loại thứ hai là vốn xã hội bắc cầu,

Page 151: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

144

nằm ngoài những nhóm có tính đồng nhất, giúp tìm kiếm lợi ích. Những khảo

sát của người viết ở Ninh Hiệp cho thấy, vốn xã hội tại đây, ngoài việc gắn

với dạng thức liên kết của các quan hệ, còn gắn với tính chất của chúng. Theo

đó, vốn xã hội nội bộ nằm trong những nhóm thuộc về bộ phận quan hệ xã

hội trung tâm còn vốn xã hội bắc cầu nằm trong những nhóm thuộc về bộ

phận quan hệ xã hội ngoại vi của mạng lưới quan hệ xã hội mà mỗi cá nhân

sở hữu. Cụ thể là, vốn xã hội nội bộ ở Ninh Hiệp thường không tách khỏi các

quan hệ nòng cốt như họ hàng gần, bạn bè thân thiết còn vốn xã hội bắc cầu

thì hòa vào các quan hệ xa hơn - khi người ta gặp khó khăn trong hoạt động

kinh tế, người ta dựa vào các quan hệ nòng cốt để tiến hành việc khôi phục

tình trạng cũ, nhưng khi muốn phát triển hoạt động này, người ta lại dựa vào

các loại quan hệ phi nòng cốt với những trao đổi có đi có lại trên cơ sở lợi

ích. Tóm lại, vai trò của vốn xã hội ở Ninh Hiệp gắn với cả dạng thức liên kết

lẫn tính chất của các quan hệ xã hội. Như vậy, bất cứ một quan hệ xã hội nào

cũng có thể trở nên quan trọng và điều đó đồng nghĩa với việc các quan hệ xã

hội truyền thống vẫn luôn được để ngỏ chứ không ở vào tình thế chắc chắn bị

triệt tiêu87.

Tính duy lí là nét trội trong bức tranh quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp hiện

nay. Tuy nhiên, bổ sung cho quan điểm “người nông dân duy lí” mà Popkin

(1979) đại diện, tác giả luận án nhấn mạnh rằng tính duy lí trong các quan hệ

xã hội của người dân Ninh Hiệp không chỉ biểu hiện qua sự cạnh tranh mà

còn biểu hiện qua sự cố kết, một sự cố kết nhằm đạt được những mục đích có

tính cá nhân. Trong bối cảnh thương mại hóa triệt để hiện nay, Ninh Hiệp đã

thực sự là một đấu trường giữa các thương nhân, nơi “miếng bánh” (thị

trường) chỉ có hạn mà số lượng người muốn được dự phần thì không ngừng

tăng lên. Cạnh tranh vì lợi ích, nhưng mặt khác họ cũng cố kết vì lợi ích. Đó

là một sự cố kết nhằm đi tới cái đích là bản thân thay vì tập thể. Sự cố kết

đang bàn thể hiện ở việc người Ninh Hiệp bảo vệ và phát triển vốn xã hội của

87 Trong một bài viết công bố năm 2012 trên Tạp chí Văn hóa dân gian có tên “Quan hệ làng xã

trong bối cảnh thương mại hóa ở nông thôn Bắc Bộ (trường hợp xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà

Nội)”, dưới ảnh hưởng của các lí thuyết hiện đại, tôi nhận định rằng ở Ninh Hiệp hiện tại, ý thức

cộng đồng làng của một xã hội nông nghiệp xưa đang trên con đường phân rã. Bước chuyển từ

quan điểm hiện đại sang hậu hiện đại, với tôi, là kết quả của một quá trình nhận thức.

Page 152: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

145

mình bằng cách tách các quan hệ xã hội thuộc khu vực nòng cốt khỏi các hoạt

động kinh tế như đã nói, đồng thời củng cố các quan hệ xã hội đã có đối với

nhóm cũng như đối với các cá nhân và tạo các quan hệ xã hội mới. Tính cố

kết ở đây không phải là biểu hiện của tư duy “an toàn trên hết”, mà là biểu

hiện của chiến lược đối phó với những thử thách mà người Ninh Hiệp luôn

phải đương đầu trong công việc kinh doanh của họ. Việc tăng cường và mở

rộng các quan hệ xã hội trong mạng lưới quan hệ của mỗi cá nhân nhằm

hướng tới chiến lược bảo hiểm rủi ro và tìm kiếm lợi ích ở Ninh Hiệp là một

nguyên nhân để các quan hệ xã hội truyền thống vẫn có thể tiếp tục tồn tại,

thậm chí còn phát triển mạnh mẽ.

Những gì diễn ra tại Ninh Hiệp nói lên sự tương tác sâu sắc giữa quá

trình thương mại hóa và quan hệ xã hội. Quá trình thương mại hóa chi phối

mặt duy lí trong quan hệ xã hội, tuy nhiên mặt duy lí đó cũng chi phối trở lại

quá trình này. Tìm hiểu về sự hình thành của chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp

dân sự thời kì cận đại, Weber (1902) [139] từng đặt câu hỏi là tại sao nó lại

xuất hiện ở các nước phương Tây chứ không phải ở nơi khác. Cách đây gần

hai thập niên, Tô Duy Hợp và cộng sự (1997) [45] cũng đặt câu hỏi về việc

tại sao Ninh Hiệp lại trở thành làng - xã nổi bật của cả nước trong sự tận dụng

gần như ngay lập tức các cơ hội từ chính sách mở cửa của nhà cầm quyền để

vươn lên làm giàu mà không phải là các làng xã liền kề, nơi ít nhất cũng cùng

điều kiện cơ bản về tự nhiên và xã hội với nó. Và một cách tương tự, ngày

hôm nay ta có thể đặt câu hỏi là trong xu thế phi nông nghiệp hóa chung của

nông thôn, tại sao ở khu vực bắc Hà Nội chỉ có Ninh Hiệp chuyển mình từ

một làng hỗn hợp thành một làng thương mại hóa triệt để? Câu trả lời, thực

tế, nằm trong chính truyền thống buôn bán của làng. Truyền thống này có bề

dày đến mức đã từng đi vào thư tịch xưa, khi làng được miêu tả là “lắm người

buôn”. Và ngay cả ở thời kì hợp tác hóa cách đây mấy chục năm, khi các hoạt

động kinh doanh tư nhân bị cấm đoán, việc buôn bán dưới dạng phi chính

thức vẫn lặng lẽ diễn ra - với bối cảnh làng xã cả nước nằm trong một mô

hình kinh tế đồng dạng, người dân Ninh Hiệp đã tự “tạo cơ chế” để làm kinh

tế theo cách mình muốn, tất nhiên là không phải không có những chật vật. Ở

Page 153: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

146

Ninh Hiệp, như đã nói, đòi hỏi của việc buôn bán khiến cho người ta phải có

chiến lược củng cố và phát triển mạng lưới quan hệ xã hội trước đây cũng

như bây giờ, và mặt khác, các quan hệ xã hội với sự nhấn mạnh đến tính gắn

kết trong làng và quảng giao ngoài làng cũng trở thành nguồn “vốn” có vai

trò thúc đẩy quá trình thương mại hóa phát triển một cách tiệm tiến trong quá

khứ và ngày càng mạnh mẽ hơn ở giai đoạn hiện tại. Nếu buôn bán là một

trong những xu thế của làng từ thời kì phong kiến và thuộc địa thì thương mại

hóa toàn diện đã là xu thế chủ đạo được định hình của làng ngay sau thời

điểm bắt đầu Đổi mới, và việc đi đến kết quả ngày hôm nay chỉ là vấn đề thời

gian. Hiện thực này gặp gỡ nhận định trong các công trình bàn đến vấn đề

liên quan của Granato cùng cộng sự (1996) [178] rằng việc thừa nhận vai trò

của chỉ một yếu tố trong mối quan hệ kinh tế - văn hóa là không toàn diện và

Guiso cùng cộng sự (2006) [184] rằng văn hóa có một ảnh hưởng có thể nhận

thức được đến kinh tế88.

Câu chuyện về sự ứng xử của người dân làng Ninh Hiệp đối với các

quan hệ xã hội vốn có của mình cho thấy phản ứng của họ trong một xã hội

đang chuyển đổi một cách mạnh mẽ từ tiền phi nông nghiệp hóa sang phi

nông nghiệp hay từ nông thôn sang đô thị89, tức từ dạng xã hội được xem là

“truyền thống” sang dạng xã hội được xem là “hiện đại”, và liên quan tới vấn

đề rộng lớn hơn về sự ứng xử đối với các quan hệ xã hội vốn có của người

nông dân Việt nói chung trong quá trình hiện đại hóa những thập niên gần

đây. Diễn đạt cách khác, nó cho thấy một phần bức tranh của sự lựa chọn của

người nông dân Việt trước những chuyển đổi này. Chúng ta đều biết rằng, sau

thời điểm chính sách Đổi mới được thông qua và bắt đầu triển khai trên toàn

88 Xin nói thêm, về mối quan hệ giữa các chiều cạnh kinh tế và văn hóa, đã có một cuộc thảo

luận khá sôi nổi diễn ra trên diễn đàn học thuật thế giới trong thế kỉ XX, nhất là từ nửa cuối thế

kỉ XX cho đến hiện tại, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học như Polanyi, Arensberg và

Pearson (1957) [223]; Banfield (1958) [144]; Muth (1961) [217]; Lucas (1976) [205];

Iannaccone (1988) [188]; Gambetta (1988) [175]; Coleman (1990) [161]; Fukuyama (1995)

[173]; Putnam (1993) [230]; Knack và Keefer (1997) [195]; Landes (1998) [201]; Porta (1997)

[225]; Akerlof và Kranton (2000) [143]; Greif (2005) [181]... Có khởi nguồn từ những công

trình của các tiên khu là Marx hoặc Weber, các nghiên cứu đã ngày càng tập trung hơn vào

những tác động cụ thể của các chiều cạnh này đến nhau. 89 Trước đây, khái niệm “đô thị hóa” chỉ sự tập trung không ngừng dân cư vào các vùng đô thị,

còn hiện nay, nó chỉ sự biến đổi của các xã hội từ sống dựa vào sản xuất nông nghiệp sang phi

nông nghiệp [117, tr. 16].

Page 154: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

147

quốc vào giữa thập niên 80 của thế kỉ XX (1986) và đặc biệt là sau khi nó

được thúc đẩy hơn vào đầu thập niên 90, với việc đổi mới từng bước nhưng đi

đến triệt để từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung mang tính chất quan liêu,

bao cấp sang nền kinh tế thị trường, những người nông dân khắp các làng xã

đã nhanh chóng và chủ động phục hồi nhiều quan hệ xã hội truyền thống để

làm “giá đỡ” cho kinh tế hộ gia đình (bên cạnh những nguyên nhân khác liên

quan đến tình, ví dụ như nhu cầu tinh thần về các thực hành văn hóa được

trao truyền qua nhiều thế hệ hay sự trỗi dậy của tâm lí cộng đồng vốn ẩn

trong tiềm thức). Làng Ninh Hiệp hoàn toàn không phải là một ngoại lệ.

Song, từ đầu thập niên 2000 trở đi, trong xu thế phi nông nghiệp hóa mạnh

mẽ, với tất cả sự chông chênh và bất trắc, thậm chí đến mức khốc liệt của

hoạt động thương mại xuyên biên giới đặc thù của mình, nhu cầu tìm kiếm

“giá đỡ” đó ở người dân làng Ninh Hiệp có thể nói còn quyết liệt hơn bao giờ

hết. Như đã trình bày, ở Ninh Hiệp hiện nay, một số dạng quan hệ xã hội

truyền thống được gia tăng, nhưng không còn hoàn toàn dựa trên những

khuôn mẫu trước giai đoạn hợp tác hóa vốn đã được phục hồi thời kì đầu Đổi

mới nữa. Với việc để ngỏ các mối quan hệ, đảm bảo cho chúng có thể di động

từ bộ phận ngoại vi vào bộ phận trung tâm và ngược lại ở mọi thời điểm,

đồng thời gần như từ chối loại bỏ bất cứ quan hệ nào trong mạng lưới quan hệ

xã hội của mình (nghĩa là chỉ làm điều đó trong trường hợp thật, thật đặc

biệt), người Ninh Hiệp - trong khi xem các loại quan hệ xã hội như là một

dạng vốn - đang có những sự lựa chọn mà theo đó tính duy lí trở thành điểm

nhấn nhằm thích ứng với những biến đổi to lớn đang tác động đến cộng đồng

cũng như đến đời sống của mỗi cá nhân. Trước hết, họ tạo ra những hình thức

mới cho các thực hành mang tính duy lí trong quan hệ xã hội của mình bằng

việc “cải biên” một số yếu tố cũ, ví dụ như hiện tượng những người buôn bán

là nữ giới đưa con về sinh hoạt với gia đình cha mẹ đẻ trong khoảng thời gian

trước tết âm lịch, việc những người đóng vai thứ trong gia đình và trong họ tổ

chức giỗ tiếp sức (cha mẹ/ ông bà/ cụ...) với thành phần khách mời chủ yếu là

bạn bè thuộc khu vực quan hệ xã hội nòng cốt hơn là những đối tượng mang

tính “biểu trưng”, hay việc người làng làm cỗ lớn mời đông đảo bạn hàng -

Page 155: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

148

những người từ trước đến nay vẫn bị xem là hoàn toàn nằm trong khu vực

quan hệ xã hội ngoại vi - về dự hội lễ của cộng đồng mà tôi đã đề cập. Đây

chính là những cơ hội tốt để mỗi cá nhân củng cố và mở rộng mạng lưới quan

hệ xã hội, và vì thế vốn xã hội của mình. Quá trình thương mại hóa triệt để

chính là cơ sở để duy lí từ một giá trị được khẳng định trở thành giá trị cốt lõi

trong đời sống cộng đồng, nên nó khiến cho tất cả những việc làm trên được

cộng đồng hưởng ứng hoặc ít nhất là chấp nhận như một điều hết sức bình

thường và quen thuộc. Sau nữa, họ còn tạo ra những nội dung mới cho các

thực hành mang tính duy lí trong quan hệ xã hội của mình. Như đã nhiều lần

nhấn mạnh, đó không phải là sự duy lí chỉ dựa trên cạnh tranh, mà còn cả dựa

trên cố kết vì những lợi ích cá nhân. Bởi thế, mới có chuyện người ta tách các

quan hệ xã hội nòng cốt khỏi hoạt động mưu sinh để bảo vệ vốn xã hội nội bộ

của mình và củng cố các quan hệ khác để tăng cường vốn xã hội bắc cầu.

Tóm lại, bối cảnh chuyển đổi đã làm thay đổi cả hình thức lẫn nội dung của

các mối quan hệ xã hội ở đây. Tiếp tục tồn tại trong một xã hội “làng xã” hiện

đại nhưng với những màu sắc mới, các quan hệ xã hội truyền thống đã trở

thành những gì mà một thương - nhân - của - ngày - hôm - nay nhưng là nông

- dân - của - ngày - hôm - qua cần đến cho cuộc sống của mình. Sự tồn tại của

những quan hệ này ở trạng thái đã thay đổi của nó, quả thực, “thể hiện những

phân mảnh văn hóa được quay vòng lại trong hoàn cảnh mới” [240, tr. 134].

Vì văn hóa không phải là cái nhất thành bất biến mà là cái không ngừng được

làm mới, vận hành trên cơ sở của những mối quan tâm tại từng thời điểm, có

thể thấy qua sự ứng xử với các quan hệ xã hội, người Ninh Hiệp vẫn đang

tiếp tục quá trình sáng tạo văn hóa của mình - của những con người ham làm

giàu, năng động, quyết đoán, luôn đi tiên phong trong sự “hiện đại hóa” bằng

cách khai thác một cách khôn ngoan, khéo léo các nguồn lực đã có90. Với việc

“nghiên cứu xã hội chuyển đổi” đang là điều được quan tâm của khoa học xã

hội và nhân văn của Việt Nam [108], [75], thật ý nghĩa khi có thể ghi lại

90 Như ta biết, sự sáng tạo văn hóa (cultural innovation) thường xảy ra trong một xã hội đang

chuyển đổi. Cụ thể hơn, đó là việc xây dựng những yếu tố mới trên nền tảng cũ như một cách

đáp lại những biến động từ bối cảnh [182, tr. 47 - 68].

Page 156: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

149

những gì mà người dân của một ngôi làng cổ đã nghĩ và làm trong lúc làn

sóng đô thị hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa... vỗ không ngơi vào họ, vì rằng

tất cả những sự “nghĩ” và “làm” đó đều là những ánh xạ theo cách này hay

cách khác của một phần bối cảnh xã hội chuyển đổi rộng lớn ở Việt Nam,

cũng như của sự lựa chọn mang tính chủ động, tự quyết của con người trong

bối cảnh đang đề cập. Tuy hiển nhiên là rất khó khái quát điều gì đó cho quan

hệ xã hội ở toàn bộ khu vực phi nông nghiệp hóa ở nước ta (cũng như bất cứ

khu vực nào) từ một trường hợp cụ thể và luận án chỉ có thể hướng đến sự

khẳng định rằng trong khu vực nông thôn phi nông nghiệp hóa đang có hiện

tượng mà chúng ta thấy ở điểm nghiên cứu được đề cập, song hiện tượng

được nêu ra sẽ là một miếng ghép để cùng với kết quả của những khảo sát tại

các điểm nghiên cứu đa dạng của những tác giả còn lại tạo thành một bức

tranh chung về quan hệ xã hội của khu vực nông thôn phi nông nghiệp hóa

hiện nay, hay nói cách khác, viết nên câu chuyện về quan hệ xã hội ở nông

thôn Việt trong bối cảnh mà chúng ta đang quan tâm. Nó cũng cập nhập thêm

một miếng ghép vào bức tranh rộng lớn về xã hội hậu nông dân (post -

peasantry) vốn đang là đối tượng nghiên cứu ngày càng được chú ý trên thế

giới hiện nay.

Đã mấy năm trôi qua kể từ ngày cuộc trò chuyện thoáng chốc nhưng

đáng nhớ với Trung trong một chiều đông giá rét dẫn dắt tôi vào việc nghiên

cứu về các quan hệ xã hội ở làng mình, Ninh Hiệp. Nhiều mùa đông khác nữa

đến rồi đi, nhưng cảm giác giá rét ở Ninh Hiệp dường như đã vơi bớt đáng kể

khi hàng loạt dãy cửa hàng cao tầng sừng sững không ngừng nối tiếp nhau

mọc lên, ngăn cản làn gió từ những cánh đồng thổi vào. Dòng người và dòng

hàng hóa lũ lượt đổ về nơi này hàng ngày và mỗi lúc một nhiều hơn dường

như cũng góp phần làm “tăng nhiệt” bầu không khí. Giờ đây, có thể nói

không phải chợ vải nằm trong Ninh Hiệp nữa, mà là Ninh Hiệp đang chìm

nghỉm trong chợ vải của chính nó, hay theo cách diễn đạt của một nhà nghiên

cứu từng dừng sự quan tâm của mình tại nơi này thì chợ làng đã được thay

thế bằng làng chợ. Thậm chí, chỉ bẵng đi độ dăm bảy tháng không lui tới là

những vị khách của làng có thể bị lạc đường khi tìm nhà người quen, bởi các

Page 157: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

150

cửa hàng mọc lên như nấm sau mưa đã khiến nó thực sự trở thành một mê

cung thương mại khổng lồ. Những dáng nét cuối cùng của “chợ quê” sắp mất

đi, với việc khắp làng là những công trường ngổn ngang, những đống vật liệu

xây dựng bề bộn - đang còn rất nhiều người cần một chỗ ngồi để có thể đấu

đá trên thương trường, vì thế rất nhiều trung tâm thương mại mới sẽ phải

được xây dựng. Và những thanh âm rộn ràng của chợ búa mà tôi đã quen

nghe từ thuở thiếu thời, nay trở nên ồn ã hơn bao giờ hết trong ngôi làng đang

chứa cả một “biển” những tiểu thương. Trở về làng, nhưng không chỉ trên tư

cách một người dân mà còn trên tư cách một người nghiên cứu, tôi đã cố

gắng tìm hiểu các quan hệ xã hội ở đây bằng cả sự tiếp cận “bên trong” lẫn

“bên ngoài”, “gần” lẫn “xa”, “rộng” lẫn “hẹp”, với nguyên tắc coi trọng tiếng

nói của chủ thể văn hóa, những người đang đan dệt không ngơi nghỉ mạng

lưới quan hệ xã hội của mình để có thêm sức mạnh đối diện những thử thách

mới. Không ít người trong số đó ngày hôm qua còn gắn mình với việc đồng

áng hay chăn nuôi, ngày hôm nay đã phải lăn lộn vào Nam ra Bắc “nghiên

cứu” thị trường để đáp ứng những đòi hỏi khắc nghiệt của việc kinh doanh

trong cơn lốc hiện đại hóa và toàn cầu hóa, nhất là kinh doanh sản phẩm thời

trang. Không thể nào khác được, vì rằng, dù làm chủ chỉ một sạp hàng quy

mô nhỏ hay hẳn một hệ thống cửa hàng lớn, nếu không tuân theo những yêu

cầu hết sức riêng biệt của nghề, nguy cơ bị đào thải hay phá sản là như nhau.

Và, với những gì dân làng chia sẻ, với hiện thực cuộc sống của họ mà tôi đã

hòa mình vào để quan sát, sau tất cả, điều cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh là

mặc dù sự ứng xử với các quan hệ xã hội truyền thống ở Ninh Hiệp sẽ còn có

những vận động không ngừng nghỉ và không dễ dự đoán, nhìn từ góc độ vốn

xã hội và xét trong xu thế phi nông nghiệp hóa đặc thù của làng hiện nay - là

thương mại hóa - thì khả năng những quan hệ nói trên sẽ tiếp tục giữ các vai

trò quan trọng theo những cách thức khác nhau với người dân trong tương lai

gần là có thể khẳng định. Ngày nào đó, nếu như hoạt động thương mại ở đây

không tiếp tục nữa, thực trạng này có thể sẽ thay đổi, và những gì tôi viết ra

sẽ chỉ còn là tư liệu thuần túy về một thời, nhưng đó lại là một câu chuyện

khác mất rồi/.

Page 158: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. “Hành trình tìm lại vị thế trong gia đình truyền thống ở người lập

nghiệp xa quê qua nghiên cứu trường hợp xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà

Nội”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1, 2012, tr. 55 - 65.

2. “Quan hệ làng xã trong bối cảnh thương mại hóa ở nông thôn Bắc

Bộ (trường hợp xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), Tạp chí Văn hóa dân gian,

số 3, 2012, tr. 45 - 51.

3. “Tình cảm và chiến lược trong quan hệ họ hàng ở khu vực nông

thôn Bắc Bộ phi nông nghiệp hóa (trường hợp xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà

Nội)”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6, 2013, tr. 50 - 58, 77.

4. “Mạng lưới quan hệ xã hội ở một làng Bắc Bộ trong bối cảnh

thương mại hóa (trường hợp xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội)”, Tạp

chí Văn hóa dân gian, số 4, 2015, tr. 69 - 73.

Dịch thuật khoa học:

Putnam, R.D., “Bowling một mình, sự suy giảm vốn xã hội của Mĩ”,

Tạp chí Khoa học xã hội, số 9, 2013, tr. 74 - 87.

Page 159: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

152

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban chỉ đạo Đề án nông nghiệp - nông dân - nông thôn (2008), Chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông

dân, nông thôn thời kì 1997 - 2007, tập 1 (Các chủ trương của Đảng

về nông nghiệp - nông dân - nông thôn từ Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ VIII đến nay), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo Đề án nông nghiệp - nông dân - nông thôn (2008), Chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông

dân, nông thôn thời kì 1997 - 2007, tập 2 (Chủ trương, chính sách

của chính phủ về nông nghiệp - nông dân - nông thôn thời kì 1997 -

2007), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Tuấn Anh (2001), “Vài nét về quan hệ dòng họ trong cộng

đồng làng xã hiện nay”, Tạp chí Tâm lí học, số 2, tr. 40 - 45, 51.

4. Nguyễn Lâm Tuấn Anh (2005), “Ảnh hưởng của mô hình làng xã

truyền thống tới sự biến đổi làng xã đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí

Văn hóa nghệ thuật, số 4, tr. 30 - 35.

5. Dương Duy Bằng (2002), “Tiểu thủ công nghiệp ở Ninh Hiệp (lịch

sử và hiện tại)”, in trong: Papin, P., Tessier, O. (chủ biên), Làng ở

vùng châu thổ sông Hồng, vấn đề còn bỏ ngỏ, Nxb. Lao động - Xã

hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau

hai mươi năm Đổi mới: Quá khứ và hiện tại, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang chủ biên (1999), Phát triển

nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện

đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Lê Thanh Bình (2002), “Thương mại - dịch vụ trong phát triển kinh

tế - xã hội ở Ninh Hiệp”, in trong: Papin, P., Tessier, O. (chủ biên),

Page 160: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

153

Làng ở vùng châu thổ sông Hồng, vấn đề còn bỏ ngỏ, Nxb. Lao

động - Xã hội, Hà Nội.

9. Lê Thanh Bình (2009), Một số vấn đề quản lí nhà nước về kinh tế,

văn hóa, giáo dục trên thế giới và Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê

hiện nay: Trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng

thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

11. Nguyễn Đổng Chi (1978), “Sự tồn tại của quan hệ thân tộc trong

làng xã Việt Nam”, Ủy ban KHXH Việt Nam, Viện Sử học, Nông

thôn Việt Nam trong lịch sử (nghiên cứu xã hội nông thôn truyền

thống), tập 2, Nxb. KHXH, Hà Nội.

12. Nguyễn Đổng Chi (1978), “Vài nét về biện pháp cứu tế tương trợ

trong làng xã Việt Nam trước Cách mạng”, Ủy ban KHXH Việt

Nam, Viện Sử học, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (nghiên cứu

xã hội nông thôn truyền thống), tập 2, Nxb. KHXH, Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Chiện (2013), “Vốn xã hội cho sự phát triển ở Việt Nam

hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7, tr. 42 - 49.

14. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kì

Đổi mới 1986 - 2002, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

16. Hoàng Văn Cường (chủ biên), Lê Đình Thắng, Ngô Đức Cát…

(2000), Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng ngoại thành Hà

Nội đến năm 2020, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Daydé, G. (1914), Bắc Ninh địa dư mông học và bản đồ tỉnh Bắc

Ninh, Bắc Kì, Trương Quý Bình dịch, Imprimerie d’ Extrême -

Orient, Hà Nội - Hải Phòng.

18. Phan Hữu Dật (1977), “Vài tài liệu về làng gốm Bát Tràng trước

Cách mạng tháng Tám”, in trong: Ủy ban KHXH Việt Nam, Viện

Page 161: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

154

Sử học, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (nghiên cứu xã hội nông

thôn truyền thống), tập 1, Nxb. KHXH, Hà Nội.

19. Phạm Đức Dương (1997), “Kinh Bắc và sự giao lưu tiếp xúc với văn

hóa thế giới”, Tạp chí Đông Nam Á, số 2, tr. 16 - 20.

20. Phan Đại Doãn (2008), Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế -

văn hoá - xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Trần Hữu Dũng (2003), “Vốn xã hội và kinh tế”, Tạp chí Thời đại,

số 8, tr. 82 - 102.

22. Bùi Quang Dũng (2009), “Kinh tế nông dân: khái niệm và các vấn

đề”, Tạp chí Xã hội học, số 4, tr. 81 - 93.

23. Đảng ủy xã Ninh Hiệp (2005), Báo cáo chính trị trình Đại hội đại

biểu Đảng bộ xã Ninh Hiệp lần thứ XXIV nhiệm kì 2005 - 2010.

24. Đảng ủy xã Ninh Hiệp (2010), Báo cáo chính trị trình Đại hội đại

biểu Đảng bộ xã Ninh Hiệp lần thứ XXV nhiệm kì 2010 - 2015.

25. Đảng ủy xã Ninh Hiệp (2014), Báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo

và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm 2013. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải

pháp chủ yếu năm 2014.

26. Bùi Xuân Đính (2007), “Từ một kiểu chia làng, suy nghĩ về tính

thống nhất và đồng thuận của làng Việt thời phong kiến”, Tạp chí

Dân tộc học, số 5, tr. 3 - 9.

27. Lê Quý Đôn (2007), Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm dịch, Nxb.

Văn hóa thông tin, Hà Nội.

28. Đỗ Thái Đồng (1995), “Làng hiện thực và biểu trưng”, in trong: Mạc

Đường (chủ biên), Làng xã ở châu Á và ở Việt Nam, Nxb. TP. Hồ

Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

29. Endruweit, G., Trommsdorff, G. (2001), Từ điển xã hội học, Ngụy

Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bão dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

30. Ngô Văn Giá (chủ biên), Lương Văn Khuê, Nguyễn Duy Bắc (2007),

Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà

Nội trong thời kì đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 162: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

155

31. Gourou, P. (2003), Người nông dân châu thổ Bắc Kì, Nxb. Trẻ, TP.

Hồ Chí Minh.

32. Grillot, C. (2014), ““Làm kinh doanh không dễ”: Những thay đổi

thất thường của buôn bán ở vùng biên giới theo cách nhìn của người

bán buôn Trung Quốc”, Nguyễn Văn Thắng dịch, Tạp chí Dân tộc

học, số 3, tr. 16 - 25.

33. Mai Văn Hai, Phan Đại Doãn (2000), Quan hệ dòng họ ở châu thổ

sông Hồng: Qua hai làng Đào Xá và Tứ Kỳ, Nxb. KHXH, Hà Nội.

34. Mai Văn Hai, Ngô Thị Thanh Quý (2011), “Mạng lưới tổ chức phi

chính thức ở nông thôn trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay”,

Tạp chí Xã hội học, số 4, tr. 46 - 53.

35. Mai Văn Hai, Ngô Thị Thanh Quý (2012), “Vai trò của mạng

lưới họ hàng lấy cá nhân làm trung tâm trong hoạt động kinh tế ở

nông thôn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, số 5,

tr. 42 - 52.

36. Diệp Đình Hoa (1990), Tìm hiểu làng Việt, Nxb. KHXH, Hà Nội.

37. Hoàng Văn Hoa (2006), “Tác động của đô thị hóa đối với lao động,

việc làm của người có đất bị thu hồi ở nước ta hiện nay”, Tạp chí

Kinh tế và phát triển, số 106, tr. 3 - 5.

38. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong

quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền (2010), “Xây dựng khung

phân tích vốn xã hội trong doanh nghiệp cho điều kiện Việt Nam:

Tổng quan lí thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm”, Tạp chí Phát

triển và hội nhập, số 6, tr. 22 - 28.

40. Nguyễn Vũ Hoàng (2008), “Vốn xã hội trong đô thị: Một nghiên cứu

nhân học về hành động tập thể ở một dự án phát triển đô thị tại Hà

Nội”, Tạp chí Dân tộc học, số 5, tr. 11 - 26.

Page 163: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

156

41. Horat, E., (2014), “Tư nhân hóa và sự năng động của thị trường

mang tính chất giới ở Ninh Hiệp, Gia Lâm”, Nguyễn Thị Hồng Nhị

dịch, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 26 - 36.

42. Phạm Như Hồ (2013), “Thử nhìn lại vấn đề vốn xã hội”, Tạp chí Tia

sáng, số 3 + 4, tr. 6 - 12.

43. Phạm Đình Hổ (2003), Vũ trung tùy bút, Nguyễn Hữu Tiến dịch,

Nxb. Trẻ, Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP. Hồ Chí Minh, TP.

Hồ Chí Minh.

44. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam

(2003), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, Nxb. Từ điển bách

khoa, Hà Nội.

45. Tô Duy Hợp (chủ biên) (1997), Ninh Hiệp truyền thống và phát

triển, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

46. Tô Duy Hợp (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở

đồng bằng sông Hồng, Nxb. KHXH, Hà Nội.

47. Tô Duy Hợp (chủ biên) (2003), Định hướng phát triển làng - xã

đồng bằng sông Hồng ngày nay, Nxb. KHXH, Hà Nội.

48. Nguyễn Văn Huyên (2000), Văn minh Việt Nam, Đỗ Trọng

Quang dịch (từ tiếng Pháp), in trong: Phạm Minh Hạc, Hà Văn

Tấn (chủ biên), Nguyễn Văn Huyên toàn tập, tập 1, Nxb. Giáo dục,

Hà Nội.

49. Nguyễn Văn Huyên (2000), Bức tranh địa lí hành chính của một

tỉnh Việt Nam xưa: Tỉnh Bắc Ninh (hay Kinh Bắc), Trần Đỉnh dịch

(từ tiếng Pháp), in trong: Phạm Minh Hạc, Hà Văn Tấn (chủ biên),

Nguyễn Văn Huyên toàn tập, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

50. Nguyễn Văn Huyên (2000), Về một bản đồ phân bố các thành hoàng

ở tỉnh Bắc Ninh (Bắc Kì), Trần Đỉnh dịch (từ tiếng Pháp), in trong:

Phạm Minh Hạc, Hà Văn Tấn (chủ biên), Nguyễn Văn Huyên toàn

tập, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

Page 164: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

157

51. Trần Đình Hượu (1989), ““Làng - Họ”, những vấn đề của quá khứ

và hiện tại”, Tạp chí Xã hội học, số 3, tr. 18 - 27.

52. Lương Văn Hy (2010), “Quà và vốn xã hội ở hai cộng đồng nông

thôn Việt Nam”, in trong: Nhiều tác giả, Hiện đại và động thái của

truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, quyển 1,

Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

53. Nguyễn Quang Khải (2000), Văn bia Văn miếu Bắc Ninh, Nxb. Văn

hóa dân tộc, Hà Nội.

54. Khuyết danh (2009), Bắc Ninh phong thổ tạp kí, Nguyễn Thị

Hường, Nguyễn Tô Lan dịch, in trong: Đinh Khắc Thuân (chủ

biên), Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán nôm, Nxb.

KHXH, Hà Nội.

55. Kleinen, J. (2007), Đối diện tương lai hồi sinh quá khứ: Nghiên cứu

biến đổi xã hội ở một làng Bắc Việt Nam, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng.

56. Ngô Thị Phương Lan (2014), Từ lúa sang tôm: Hành vi giảm

thiểu rủi ro và khai thác vốn xã hội của nông dân vùng đồng bằng

sông Cửu Long, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ

Chí Minh.

57. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (1994), Các giá trị truyền thống và

con người Việt Nam hiện nay, Nxb. KHXH, Hà Nội.

58. Nguyễn Hương Liên (1985), “Thử tìm hiểu một lễ hội cổ truyền

trên đất Bắc Ninh cũ”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 + 4, tr.

72 - 76.

59. Vũ Thanh Liêm (2008), Mức sống hộ gia đình Bắc Ninh ngày nay

(qua số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2002, 2004, 2006),

Nxb. Thống kê, Hà Nội.

60. Trần Gia Long (2012), Nghiên cứu xu hướng chuyển đổi nghề của

lao động nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ

kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

Page 165: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

158

61. Tạ Long, Đỗ Thị Chính (1993), “Đời sống làng quê một vùng

Kinh Bắc: Những số liệu và ý niệm”, Tạp chí Dân tộc học, số 4,

tr. 29 - 36.

62. Phạm Xuân Lộc (2009), Bắc Ninh tỉnh khảo dị, Nguyễn Thị

Hường, Nguyễn Tô Lan dịch, in trong: Đinh Khắc Thuân (chủ

biên), Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán nôm, Nxb.

KHXH, Hà Nội.

63. Trần Đình Luyện (2005), “Bắc Ninh, vùng đất văn hóa”, Tạp chí Xưa

và nay, số 245, tr. 27 - 30.

64. Lê Thị Mai (2002), Chợ nông thôn châu thổ sông Hồng trong quá

trình chuyển đổi kinh tế - xã hội thời kì đổi mới (trường hợp chợ

Ninh Hiệp, chợ Hữu Bằng, chợ Thổ Tang), Luận án tiến sĩ Xã hội

học, Trường Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

65. Manilowski, B. (2010), “Thực chất của Kula”, in trong: McGee, R.

J., Warm, R. L., Lí thuyết nhân loại học, giới thiệu lịch sử, Lê Sơn

Phương Ngọc, Nguyễn Hoàng Trung, Đinh Hồng Phúc… dịch, Nxb.

Từ điển bách khoa, Hà Nội.

66. Mauss, M. (2011), Luận về biếu tặng, Nguyễn Tùng dịch, Nxb. Tri

thức, Hà Nội.

67. Nguyễn Hữu Minh (2003), “Đô thị hóa và sự phát triển nông thôn ở

Việt Nam - Một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu”, Tạp chí Xã hội

học, số 3, tr. 15 - 20.

68. Lê Mạnh Năm (2005), “Ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa trong

sự tăng trưởng kinh tế tại các làng xã châu thổ sông Hồng”, Tạp chí

Xã hội học, số 3, tr. 64 - 72.

69. Lê Mạnh Năm, Nguyễn Phan Lâm (2007), “Cộng đồng làng

trong hệ thống an sinh xã hội hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, số 1,

tr. 66 - 75.

Page 166: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

159

70. Bế Quỳnh Nga (2008), “Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn

và vai trò trợ giúp xã hội trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi”,

Tạp chí Xã hội học, số 2, tr. 43 - 51.

71. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học,

Hà Nội.

72. Nguyễn Quang Ngọc (1993), Về một số làng buôn ở đồng bằng sông

Hồng thế kỉ XVIII - XIX, Hội Sử học Việt Nam xb., Hà Nội.

73. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, Nxb.

ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

74. Nhiều tác giả (1993), Thiền uyển tập anh, Ngô Đức Thọ, Nguyễn

Thúy Nga dịch, Nxb. Văn học, Hà Nội.

75. Nhiều tác giả (2007), Những nghiên cứu xã hội học trong thời kì

chuyển đổi, Nxb. KHXH, Hà Nội.

76. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn trong thời kì mới, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

77. Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa (chủ biên) (2002),

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

78. Vũ Huy Phúc, Lê Đình Sỹ (1977), “Công cuộc trị thủy - thủy lợi yêu

cầu quan hệ làng xã”, in trong: Ủy ban KHXH Việt Nam, Viện Sử

học, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (nghiên cứu xã hội nông thôn

truyền thống), tập 1, Nxb. KHXH, Hà Nội.

79. Đặng Thị Việt Phương, Bùi Quang Dũng (2011), “Các tổ chức xã

hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng sông Hồng: Liên kết và trao

đổi xã hội”, Tạp chí Xã hội học, số 4, tr. 31 - 45.

80. Lương Hồng Quang (2010), “Các tổ chức phi quan phương trong

làng - xã vùng châu thổ Việt (trường hợp hội đồng niên)”, in trong:

Nhiều tác giả, Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam:

Page 167: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

160

Những cách tiếp cận nhân học, quyển 1, Nxb. Đại học Quốc gia TP.

Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

81. Lương Hồng Quang, Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Nam Thanh

(2000), “Thực trạng văn hóa nông thôn đương đại và những xu

hướng biến đổi”, phần đầu, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 7, tr.

15 - 23.

82. Lương Hồng Quang, Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Nam Thanh

(2000), “Thực trạng văn hóa nông thôn đương đại và những xu

hướng biến đổi”, phần cuối, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 8, tr.

55 - 61.

83. Trần Hữu Quang (2006), “Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội”, Tạp chí

Khoa học xã hội, số 7, tr. 74 - 81.

84. Trịnh Thị Quang (1984), “Mấy vấn đề quan hệ thân tộc ở nông

thôn”, Tạp chí Xã hội học, số 2, tr. 47 - 52.

85. Vũ Văn Quân (2002), “Những biến đổi của quan hệ dòng họ ở

Ninh Hiệp”, in trong: Papin, P., Tessier, O. (chủ biên), Làng ở

vùng châu thổ sông Hồng, vấn đề còn bỏ ngỏ, Nxb. Lao động -

Xã hội, Hà Nội.

86. Nguyễn Khắc Quýnh (2002), “Làng Nành”, Tạp chí Diễn đàn văn

nghệ Việt Nam, số 4, tr. 79 - 81.

87. Nguyễn Khắc Quýnh (chủ biên) (2004), Chuyện cũ làng Nành, Nxb.

Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

88. Nguyễn Khắc Quýnh (2004), Những ngôi chùa làng Nành, tài liệu

đánh máy.

89. Salemink, O. (2010), “Tìm kiếm an toàn tinh thần trong xã hội Việt

Nam đương đại”, Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Vũ Hoàng dịch, in

trong: Nhiều tác giả, Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt

Nam: Những cách tiếp cận nhân học, quyển 2, Nxb. Đại học Quốc

gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

90. Trịnh Sinh (1997), “Bắc Ninh, một vùng văn hóa Việt cổ”, Tạp chí

Văn hóa nghệ thuật, số 9, tr. 31 - 34.

Page 168: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

161

91. Soucy, A. (2010), “Mời cưới ở Hà Nội và quản lí các mối quan hệ”,

Nguyễn Lan Hà dịch, in trong: Nhiều tác giả, Hiện đại và động thái

của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, quyển

1, Nxb. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

92. Đặng Kim Sơn (2006), “Vốn xã hội ở nước ta, thực trạng và giải

pháp”, Tạp chí Tia sáng, số 13, tr. 30 - 31.

93. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, 20 năm

đổi mới và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

94. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam

hôm nay và mai sau, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

95. Phan Thanh Tá (2010), Sinh hoạt văn hóa cổ truyền ở các làng - xã

Đa Tốn, Ninh Hiệp, Bát Tràng huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội

trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa

nghệ thuật, Hà Nội.

96. Tessier, O. (2010), ““Giúp đỡ” và tương trợ trong cộng đồng làng

quê ở miền Bắc Việt Nam: Quan hệ giữa tình đoàn kết và sự phụ

thuộc”, in trong: Nhiều tác giả, Hiện đại và động thái của truyền

thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, quyển 1, Nxb.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

97. Hoàng Thanh (2012), “Làng Nành xưa, Ninh Hiệp nay”,

www.nhandan.com.vn

98. Nguyễn Quý Thanh (2005), “Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các

giao dịch kinh tế trong gia đình: so sánh gia đình Việt Nam và gia

đình Hàn Quốc”, Tạp chí Xã hội học, số 2, tr. 108 - 121.

99. Đặng Xuân Thao (1998), Mối quan hệ giữa dân số và việc làm ở một

xã phát triển ngoại thành Hà Nội, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

100. Nguyễn Duy Thắng (2007), “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược

sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa”,

Tạp chí Xã hội học, số 4, tr. 37 - 47.

Page 169: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

162

101. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu

kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng: Thực trạng và

triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

102. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb.

TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

103. Khổng Đức Thiêm (1994), “Phương ngôn với truyền thống cử

nghiệp Kinh Bắc”, Tạp chí Văn học, số 3, tr. 14 - 16.

104. Dương Chí Thiện (2011), “Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông

thôn Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5,

tr. 66 - 76.

105. Hoàng Bá Thịnh (2009), “Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những

phí tổn”, Tạp chí Xã hội học, số 1, tr. 42 - 51.

106. Hoàng Bá Thịnh (2010), “Vấn đề lao động, việc làm của người nông

dân trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa”, in trong: Đại học

Quốc gia Hà Nội (2010), Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kỉ yếu Hội thảo khoa

học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

107. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt

Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

108. Ngô Đức Thịnh (2007), “Một số vấn đề nghiên cứu xã hội chuyển

đổi ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, tr. 13 - 15.

109. Trần Quốc Thịnh (2004), Văn hóa ẩm thực Kinh Bắc, Nxb. Văn hóa

thông tin, Hà Nội.

110. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga (1994), “Các nhà khoa bảng

trên địa bàn văn hóa xứ Kinh Bắc xưa”, Tạp chí Văn học, số 3, tr.

9 - 11, 20.

111. Thomése, F., Nguyễn Tuấn Anh (2007), “Quan hệ họ hàng với việc

dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở

một làng Bắc Trung Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, số 4,

tr. 3 - 16.

Page 170: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

163

112. Đinh Khắc Thuân khảo cứu, giới thiệu (2003), Văn bia làng Nành,

Nxb. KHXH, Hà Nội.

113. Đỗ Thị Minh Thúy, Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên) (2010), Phong

trào duy tân với sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX,

Nxb. Từ điển bách khoa và Viện Văn hóa.

114. Lê Minh Tiến (2007), “Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội”, Tạp chí

Khoa học xã hội, số 3, tr. 72 - 77.

115. Nguyễn Trãi (2000), “Dư địa chí”, in trong: Trung tâm Nghiên cứu

quốc học, Nguyễn Trãi toàn tập, tập 2, Nxb. Văn học - Trung tâm

nghiên cứu quốc học, Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.

116. Nguyễn Đức Truyến (2003), Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã

hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kì đổi mới, Nxb.

KHXH, Hà Nội.

117. Nguyễn Đức Truyến (2012), “Đô thị hóa và biến đổi xã hội tại các

làng nông thôn ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 9,

tr. 16 - 34.

118. Trương Xuân Trường (2003), “Một số biến đổi kinh tế - xã hội ở

nông thôn vùng châu thổ sông Hồng hiện nay”, Tạp chí Xã hội học,

số 3, tr. 28 - 41.

119. Nguyễn Anh Tuấn (2011), ““Sổ nợ đời” - Vốn xã hội: Định đề giới

hạn về trao đổi xã hội hay những mối liên hệ liên chủ thể”, Tạp chí

Dân tộc học, số 5, tr. 25 - 34.

120. Lê Hữu Tuấn (1998), “Luy Lâu, trung tâm Phật giáo đầu tiên tại

Việt Nam và Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo, số 5,

tr. 7 - 15.

121. Đào Thế Tuấn (2005), “Tính năng động của vùng Kinh Bắc”, Tạp

chí Xưa và nay, số 245, tr. 4 - 5.

122. Đào Thế Tuấn (2006), “Vốn xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Xưa và

nay, Hà Nội, số 269, tr. 8 - 14.

Page 171: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

164

123. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2012), “Vốn xã hội trong quản lý và

phát triển nông thôn nước ta hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, số

2, tr. 33 - 40.

124. Hoàng Tụy (2003), “Thực trạng vốn xã hội Việt Nam: Hai vấn đề

cần bàn”, Tạp chí Tia sáng, số 3 + 4, tr. 16 - 18.

125. Vũ Tiến Tuynh, Trần Trung Sơn (biên soạn) (2007), Lịch sử cách

mạng Đảng bộ và nhân dân Ninh Hiệp (1930 - 2005), Nxb. Văn hoá

dân tộc, Hà Nội.

126. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ,

Nxb. KHXH, Hà Nội.

127. Nguyễn Thị Hải Vân (2012), Tác động của đô thị hoá đối với lao

động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ

Kinh tế, Học viện KHXH, Hà Nội.

128. Khúc Thị Thanh Vân (2012), Vai trò của vốn xã hội trong phát triển

kinh tế hộ ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay - Nghiên cứu

trường hợp tại Nam Định và Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ Xã hội học,

Học viện KHXH, Hà Nội.

129. Đỗ Trọng Vĩ (1997), Bắc Ninh địa dư chí, Đỗ Tuấn Anh dịch, Nxb.

Văn hóa thông tin, Hà Nội.

130. Phạm Thị Thùy Vinh (2003), Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự

phản ánh sinh hoạt làng xã, Nxb. Văn hóa thông tin - Viện Viễn

Đông bác cổ xb., Hà Nội.

131. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 4,

Phạm Trọng Điềm dịch, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

132. Lê Trung Vũ (1997), “Lễ hội xứ Bắc, những đặc điểm”, Tạp chí

Đông Nam Á, số 2, tr. 42 - 47.

133. Tong, C.K., Yong, P.K. (2014), “Guanxi, xinyong và mạng lưới kinh

doanh của người Hoa”, Bùi Thế Cường dịch, Tạp chí Khoa học xã

hội, số 3, tr. 67 - 86, 66.

Page 172: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

165

134. Trần Quốc Vượng (1995), “Xứ Bắc - Kinh Bắc: Một cái nhìn địa -

văn hóa”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 7, tr. 6 - 9.

135. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm,

Nxb. Văn hóa dân tộc - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật xb., Hà Nội.

136. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo (2014), Nghề thủ công truyền thống

Việt Nam và các vị tổ nghề, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

137. Trần Thị Hồng Yến (2009), “Chuyển đổi nghề nghiệp ở một số xã

ngoại thành Hà Nội được chuyển thành phường”, Tạp chí Dân tộc

học, số 5, tr. 28 - 38.

138. Yu, I. (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỉ XVII - XVIII, Nguyễn

Quang Ngọc dịch, Nxb. KHXH, Hà Nội.

139. Weber, M. (2008), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa

tư bản, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu

Quang dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội.

Tiếng Anh

140. Adas, M. (1980), “Moral Economy or Contest State?: Elite Demands

and the Origins of Peasant Protest in Southeast Asia” [Kinh tế đạo

đức hay tình trạng cạnh tranh: Đòi hỏi của tầng lớp tinh hoa và

nguồn gốc các cuộc nổi dậy của nông dân tại Đông Nam Á], Journal

of Social History, 13.4: 521 - 546.

141. Adger, W., Kelly, P.M., Winkels, A., Le, Q.H., Locke, C. (2002),

“Migration, Remittances, Livelihood Trajectories, and Social

Resilience” [Di dân, kiều hối, quỹ đạo sinh kế, và khả năng phục

hồi xã hội], AMBIO: A Journal of the Human Environment, 31.4:

358 - 366.

142. Agergaard, J., Vu, T.T. (2010), “Mobile, Flexible, and Adaptable:

Female Migrants in Hanoi’s Infomal Sector” [Di động, linh hoạt

và thích nghi: Phụ nữ di dân trong bộ phận kinh tế phi chính thức

của Hà Nội], Population, Space and Place, 17.5: 407 - 420.

Page 173: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

166

143. Akerlof, G., Kranton, R.E. (2000); “Economic and Identity” [Kinh tế

và bản sắc], Quartely Journal of Economics, 115.3: 715 - 753.

144. Banfield, E.C. (1958), The Moral Basis of a Backward Society

[Nền tảng đạo đức của các xã hội tụt hậu] , The Free Press,

New York.

145. Barton, C.G. (1977), Credit and Commercial Control: Strategies and

Methods of Chinese Businessmen in South Vietnam [Tín dụng và sự

kiểm soát thương mại: Chiến lược và phương pháp của doanh nhân

người Hoa ở Nam Việt Nam], Doctoral Dissertation, Cornell

University.

146. Barbieri, M., Bélanger, D. (2009), “Introduction” [Giới thiệu], in

M. Barbieri, D. Bélanger (eds.), Reconfiguring Families in

Contemporary Vietnam, Stanford University Press, Stanford.

147. Barfield, T. (1997), The Dictionary of Anthropology [Từ điển nhân

học], Blackwell, Oxford.

148. Barr, A. (1998), “Enterprise Performance and the Functional Diversity

of Social Capital” [Hiệu suất doanh nghiệp và sự đa dạng chức năng

của vốn xã hội], Working Paper Series 98 - 1, Institute of Economics

and Statistics, University of Oxford.

149. Befu, H. (1968), “Gift-Giving in a Modernizing Japan” [Tặng

quà ở một nước Nhật hiện đại hóa] , Monumenta Nipponica,

23.3-4: 445 - 456.

150. Beresford, M., Dang, P. (2001), Economic Transition in Vietnam:

Trade and Aid in the Demise of a Centrally Planned Economy

[Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam: Thương mại và hỗ trợ trong sự sụp

đổ của một nền kinh tế kế hoạch tập trung], Edward Elgar

Publishing Ltd., Cheltenham.

151. Bernard, A., Spencer, J. (1997), Encyclopedia of Social and Cultural

Anthropology [Bách khoa thư về nhân học văn hóa và xã hội],

Routdle, London - New York.

Page 174: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

167

152. Blau, P. (1964), Exchange and Power in Social Life [Trao đổi và

quyền lực trong đời sống xã hội], Transaction Publishers, New

Jersey.

153. Braudel, F. (1979), Civilization and Capitalism, 15th - 18th Century

[Nền văn minh và chủ nghĩa tư bản, thế kỉ XV - XVIII], Vol. 2: The

Wheels of Commerce, trans. S. Reynolds, University of California

Press, Berkeley - Los Angeles.

154. Brocheux, P. (1983), “Moral Economy or Political Economy? The

Peasants are Always Rational” [Kinh tế đạo đức hay kinh tế chính

trị? Nông dân luôn sáng suốt], trans. C.F. Keyes and K. Adams,

Journal of Asian Studies, 42.4: 791 - 803.

155. Bourdieu, P. (1977), Outline of a Theory of Practice [Phác thảo một

lí thuyết về thực hành], Cambridge University Press, Cambridge.

156. Bourdieu, P. (1986), “The Forms of Capital” [Hình thức của vốn xã

hội], in J.G. Richardson (ed.), Handbook of Theory and Research for

the Sociology of Education, Greenwood, New York.

157. Burt, R. (1992), Structural Holes: The Social Structure of

Competition [Lỗ hổng cấu trúc: Cấu trúc xã hội của sự kiện đua

tranh], Harvard University Press, Cambridge.

158. Calhoun, C. (ed. in chief) (2002), Dictionary of Social Sciences [Từ

điển khoa học xã hội], Oxford University Press, New York.

159. Chovanes, A.B. (1986), “On Vietnamese and Other Peasants” [Về

người nông dân Việt Nam và những người nông dân khác], Journal

of Southeast Asian Studies, 17.2: 203 - 235.

160. Coleman, J.S. (1988), “Social Capital in the Creation of Human-

Capital” [Vốn xã hội trong việc tạo dựng vốn con người], American

Journal of Sociology, 94: 95 - 120.

161. Coleman, J.S. (1990), Foundations of Social Theory [Nền tảng của lí

thuyết xã hội], Havard University Press, Cambridge.

Page 175: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

168

162. Dang, N.A., Goldsteinand, S., McNally, J.W. (1997), “Internal

Migration and Development in Vietnam” [Di cư nội địa và phát

triển ở Việt Nam], International Migration Review, 31.2: 312 - 337.

163. Dijk, M.P.V., Rabellotti, R., (ed.) (1997), Enterprise Clusters and

Networks in Developing Countries [Các cụm doanh nghiệp và

mạng lưới xã hội ở những nước đang phát triển] , Frank Cass,

London.

164. Dirks, R. (1980), “Social Responses During Severe Food Shortages

and Famine” [Những phản ứng xã hội trong tình trạng thiếu hụt

lương thực nghiêm trọng và nạn đói] , Current Anthropology, 21:

21 - 44.

165. Edelman, M. (2008), “Bringing the Moral Economy back in… to

the Study of 21st-Century Transnational Peasant Movements” [Đưa

nền kinh tế đạo đức trở lại... với việc nghiên cứu xuyên quốc gia về

phong trào nông dân của thế kỉ 21], American Anthropologist, 107.

3: 331 - 345.

166. Endres, K.W. (2012), “Neighborly Bargains: Small-scale Trade and

Social Dynamics at the Vietnam-China Border” [Thương lượng như

láng giềng với nhau: Thương mại quy mô nhỏ và tính năng động xã

hội tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc], Paper prensented in

workshop on Vietnam and Its Minorities, Vietnam and Its Neighbors

- Are There Historical Lessons for the 21st Century? Hamburg, 9 -

10/6/2012.

167. Ellis, F. (1999), “Rural Livelihoods and Diversity in Developing

Countries: Evidence and Policy Implications” [Sinh kế nông thôn và

sự đa dạng ở các nước đang phát triển: Bằng chứng và chính sách],

www.odi.org

168. Evans, G. (1986), “From Moral Economy to Remembered

Village: The Sociology of James C. Scott” [Từ nền kinh tế đạo

đức đến ngôi làng được đề cập: Xã hội học của Jame C. Scott] ,

Page 176: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

169

Working Paper No. 40, Monash University Centre of Southeast

Asian Studies.

169. Fafchamps, M., Minten, B. (1999), “Social Capital and the Firm:

Evidence From Agricultural Trade” [Vốn xã hội và công ty: Bằng

chứng từ nền thương mại nông nghiệp], Social Capital Initiative,

Working Paper No. 17, World Bank.

170. Feeny, D. (1983), “The Moral or the Rational Peasant? Competing

Hypotheses of Collective Action” [Người nông dân duy tình hay duy

lí? Những giả thuyết đối ngược nhau về hành động tập thể], Journal

of Asian Studies, 42.4: 769 - 789.

171. Freedman, M. (1966), Chinese Lineage and Society: Fukien and

Kwangtung [Dòng họ và xã hội Trung Quốc: Fukien và

Kwangtung], Athlone, London.

172. Fox, J.N. (1999), “Post Modern Reflections on Risk, Hazard and

Life Choices” [Những suy nghĩ hậu hiện đại về rủi ro, nguy hiểm và

các lựa chọn cuộc sống], in: Lupton, D. ed., Risk and Sociocultural

Theory: New Directions and Perspectives, Cambridge University

Press, Cambridge.

173. Fukuyama, F. (1995), Trust: The Social Virtues and the Creation of

Prosperity [Niềm tin: Đạo đức xã hội và việc tạo ra sự phồn vinh],

The Free Press, New York.

174. Fukuyama, F. (2001), “Social Capital, Civil Society and Development”

[Vốn xã hội, xã hội dân sự và phát triển], Third World Quarterly,

22.1: 7 - 20.

175. Gambetta, D. (1988), “Can We Trust Trust?” [Chúng ta có thể tin

vào niềm tin?], in D. Gambetta (ed.), Trust: Making and Breaking

Cooperative Relations, Basil Blackwell, New York.

176. Gallin, B. (1966), Hsin Hsing, Taiwan: A Chinese Village in Change

[Hsin Hsing, Đài Loan: Một làng Trung Quốc đang chuyển đổi],

University of California Press, Berkeley.

Page 177: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

170

177. Goffman, E. (1971), Relations in Public: Microstudies of the Public

Order [Quan hệ ở nơi công cộng: Những nghiên cứu vi mô về trật tự

công cộng], Basic Books, New York.

178. Granato, J., Inglehart, R., Leblang, D. (1996), The Effect of

Cultural Values on Economic Development: Theory, Hypotheses,

and Some Empirical Tests [Ảnh hưởng của những giá trị văn hóa

đối với sự phát triển về kinh tế: Lí thuyết, các giả thuyết và một số

khảo sát thực nghiệm], American Journal of Political Science,

40.3: 607 - 631.

179. Greenough, P. (1983), “Indulgence and Abundance as Asian Peasant

Values: A Bengali Case in Point” [Niềm đam mê và sự dư dật như là

những giá trị của nông dân châu Á: Trường hợp người Bengali],

Journal of Asian Studies, 42.4: 831 - 850.

180. Gregory, C.A. (1982), Gift and Commodities [Quà tặng và hàng

hóa], Academy Press, London.

181. Greif, A. (2005), Institutions: Theory and History [Thiết chế xã hội:

Lí thuyết và lịch sử], Cambridge University Press, Cambridge.

182. Griswold, W. (2008), Cultures and Societies in a Changing World

[Văn hóa và xã hội trong một thế giới đang thay đổi], Pine Forge

Press, London.

183. Guha-Khasnobis, B., Kanbur, R., Ostrom, E. (eds.) (2006), Linking

the Formal and Informal Economy: Concepts and Policies [Nối kết

các nền kinh tế chính thức và không chính thức: Những khái niệm và

chính sách], Oxford University Press, Oxford.

184. Guiso, L., Sapienza, P., Zingales, L. (2006), “Does Culture Affect

Economic Outcomes?” [Văn hóa có ảnh hưởng đến các kết quả kinh

tế?], Journal of Economic Perspectives, 20.2: 23 - 48.

185. Harrell, S. (1982), Ploughshare Village: Culture and Context in

Taiwan [Làng Ploughshare: Văn hóa và bối cảnh ở Đài Loan],

University of Washington Press, Seattle.

Page 178: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

171

186. Hirsch, P. (2009), “Revisiting Frontiers as Transitional Spaces in

Thailand” [Nhìn nhận lại đường biên giới như là những không

gian chuyển dịch ở Thái Lan] , The Geographical Journal, 175.2:

124 - 132.

187. Homans, G.C. (1967), The Nature of Social Science [Bản chất của

khoa học xã hội], Harcourt, Brace & World, New York.

188. Iannaccone, L. (1988), “A Formal Model of Church and Sects” [Một

mô hình chính thức của giáo hội và các giáo phái], American

Journal of Sociology, 94: 241 - 268.

189. Jacob, B. (1979), “A Preliminary Model of Particularistic Ties in

Chinese Political Alliances: Kan-ch’ing and Kuan-hsi in a Rural

Taiwanese Township” [Một mô hình sơ bộ về những mối ràng buộc

đặc thù trong các liên minh chính trị người Hoa: Kan-ch’ing và

Kuan-hsi ở một thị trấn nông thôn Đài Loan], China Quarterly, 78:

237 - 273.

190. Jenkins, R. (2002), Pierre Bourdieu, Routledge, London - New York.

191. Keyes, C.F. (1983), “Economic Action and Buddhist Morality in a

Thai Village” [Hành vi kinh tế và đạo lí Phật giáo ở một làng người

Thái], Journal of Asian Studies, 42.3: 851 - 868.

192. Keyes, C.F. (1984), “Still More on Peasant Strategies: A Reply to

Edwin Moise” [Tiếp tục bàn về chiến lược của người nông dân: Trả

lời Edwin Moise], Journal of Asian Studies, 43.3: 501 - 502.

193. Kipnis, A. (1997), Producing Guanxi: Sentiment, Self, and Subculture

in a North China Vilage [Tạo ra quan hệ: Tình cảm, cái tôi và tiểu

văn hóa ở một làng Bắc Trung Quốc], Duke University Press,

Durham.

194. Kleinman, A. (1992), “Local Worlds of Suffering: An Interpersonal

Focus for Ethnographies of Illness Experience” [Thế giới địa

phương của những nỗi thống khổ: Một tiêu điểm liên cá nhân cho

Page 179: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

172

những mô tả dân tộc học về trải nghiệm bệnh tật], Qualitative

Health Research, 2.2: 127 - 134.

195. Knack, S., Keefer, P. (1996), “Does Social Capital Have an

Economic Payoff? A Cross-Country Investigation” [Phải chăng vốn

xã hội có một hiệu lực kinh tế?], The Quarterly Journal of

Economics, 112.4: 1251 - 1288.

196. Knodel, J., Vu, M.L., Jayakody, R., Vu, T.H. (2004), “Gender Roles

in the Family: Change and Stability in Vietnam” [Vai trò giới trong

gia đình: Sự biến đổi và ổn định ở Việt Nam], PSC Research Report,

No. 04-559.

197. Kozel, V., Parker, B. (1999), “Poverty in Rural India: The

Contribution of Qualitative Research in Poverty Analysis” [Nghèo ở

nông thôn Ấn Độ : Sự đóng góp của nghiên cứu định tính trong phân

tích nghèo], Poverty Reduction and Economic Management Unit,

World Bank.

198. Kuah, K.E. (1999), “The Changing Moral Economy of Ancestor

Worship in a Chinese Emigrant District” [Nền kinh tế đạo đức

đang chuyển đổi liên quan đến tục thờ cúng tổ tiên ở một địa khu

vực di dân của Trung Quốc], Culture Medicine and Psychiatry,

23.1: 99 - 132.

199. Kuper, A., Kuper, J. (2001), The Social Science Encyclopedia [Bách

khoa thư về khoa học xã hội], Routledge, London - New York.

200. Kurtz, M.J. (2000), “Understanding Peasant Revolution: From

Concept to the Theory and Case” [Thấu hiểu cuộc cách mạng của

nông dân: Từ khái niệm đến lí thuyết và trường hợp cụ thể], Theory

and Society, 29.1: 93 - 124.

201. Landes, D. (1998), The Wealth and Poverty of Nations [Sự thịnh

vượng và nghèo đói của các quốc gia], W. W. Norton & Company,

New York.

Page 180: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

173

202. Lawson, T., Garrod, J. (2001), Dictionary of Sociology [Từ điển xã

hội học], Fitzroy Dearborn Publishers, London - Chicago.

203. Le, N.H. (2008), “Social Capital, Social Relations and Social

Network of Vietnamese People” [Vốn xã hội, quan hệ xã hội và

mạng lưới xã hội của người Việt Nam], in Nguyen Quy Thanh (ed.),

Contemporary Vietnam and Republic of Korea: A Glimpse from

both Sides, Vietnam National University.

204. Leshkowich, A.M. (2011), “Making Class and Gender: (Market)

Socialist Enframing of Traders in Ho Chi Minh City” [Tạo thành

giai cấp và giới: Sự gia tăng cơ cấu xã hội chủ nghĩa (thị trường) ở

thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh], American Anthropologist,

113.2: 277 - 290.

205. Lucas, J.R.E. (1976), “Econometric Policy Evaluation: A Critique”

[Đánh giá chính sách kinh tế: Một phê phán], in K. Brunner, A.H.

Meltzer (eds.) The Phillips Curve and Labor Markets, Carnegie

Rochester Conference Series on Public Policy, Vol.1.

206. Luong, V.H. (1985), “Agrarian Unrest from an Anthropological

Perspective: The Case of Vietnam” [Tình trạng bất ổn nông nghiệp

từ một góc nhìn nhân học: Trường hợp của Việt Nam], Comparative

Politics, 17.2: 153 - 174.

207. Luong, V.H., Unger, J. (1998), “Wealth, Power, and Poverty in

the Transtion to Market Economies: The Process of Socio-

economies Differentiation in Rural China and Northern Vietnam”

[Thịnh vượng, quyền lực và sự nghèo đói trong việc chuyển dịch

sang nền kinh tế thị trường: Quá trình của sự phân hóa kinh tế - xã

hội ở nông thôn Trung Quốc và Bắc Việt Nam], China Journal, 40:

61 - 93.

208. Magill, F. (1995), International Encyclopedia of Sociology [Bách

khoa thư quốc tế về xã hội học], Vol.2, Fitzroy Dearborn Publishers,

London - New York.

Page 181: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

174

209. Malarney, S.K. (2002), Culture, Ritual and Revolution in Vietnam

[Văn hóa, nghi lễ, và cách mạng ở Việt Nam], Routledge Curzon,

London.

210. Martin, P. (2013), “‘I Want to Take Risks, Like My Mother’:

Memory, Affect, and Vietnamese Masculinities - the Legacy of

Gendered Variations in Socio-economic Mobility during Ðổi Mới”

[“Tôi muốn chấp nhận rủi ro, giống như mẹ tôi”: Kí ức, ảnh hưởng

và nam tính Việt - di sản của các biến thể giới trong sự di động kinh

tế - xã hội trong thời kì Đổi mới], Norwegian Journal of Geography,

67.4: 210 - 218.

211. Massey, D. (1998), “March of Folly: US Immigration Policy after

NAFTA” [Diễn tiến của sự xuẩn ngốc: Chính sách nhập cư của Mĩ

sau NAFTA], The American Prospect, 37: 22 - 33.

212. Massey, D., Espinosa, K. (1997), “What's Driving Mexico-U.S.

Migration? A Theoretical, Empirical, and Policy Analysis” [Cái gì

dẫn dắt việc di cư Mexico - Mĩ? Một phân tích lí thuyết, thực nghiệm

và chính sách], American Journal of Sociology, 102.4: 939 - 999.

213. McElwee, P. (2007), “From the Moral Economy to the World

Economy: Revisiting Vietnamese Peasants in the Globalizing Era”

[Từ nền kinh tế đạo đức tới nền kinh tế thế giới: Nhìn nhận lại người

nông dân Việt Nam trong kỉ nguyên toàn cầu hoá], Journal of

Vietnamese Studies, 3.2: 57 - 107.

214. Miles, M.B., Huberman, A.M. (1994), Qualitative Data Analysis,

Sage Publications, Thousand Oaks - London - New Delhi.

215. Mitchell, J.C. (1974), “Social Networks” [Mạng lưới xã hội],

Annual Review of Anthropology, 3: 279 - 299.

216. Moise, E.E. (1984), “On the Symposium, Peasant Strategy in Asian

Societies” [Về chuyên đề Chiến lược của nông dân trong các xã hội

châu Á], Journal of Asian Studies, 43.3: 499 - 501.

Page 182: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

175

217. Muth, J.F. (1961), Rational Expectations and the Theory of Price

Movements [Những kì vọng duy lí và lí thuyết về biến động giá],

Econometrica, 29.3: 315 - 335.

218. Nguyen, T.A. (2010), Kinship as Social Capital: Economic, Social

and Cultural Dimensions of Changing Kinship Relations in a

Northern Vietnammese Village [Họ hàng như là vốn xã hội: Các

chiều cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa của quan hệ họ hàng đang

chuyển đổi ở một làng miền Bắc Việt Nam], Doctoral Dissertation,

Vrije Universiteit Amsterdam, The Netherlands.

219. Parish, W., Whyte, M. (1978), Village and Family in Contemporary

China [Làng và gia đình Trung Quốc ngày nay], University of

Chicago Press, Chicago.

220. Parsons, T. (1943), “The Kinship System of the Contemporary

United States” [Hệ thống họ hàng của nước Mĩ đương đại],

American Anthropologist, 45.1: 22 - 38.

221. Pasternak, B. (1972), Kinship and Community in Two Chinese

Villages [Họ hàng và cộng đồng ở hai ngôi làng Trung Quốc],

Stanford University Press, Stanford.

222. Pettus, A. (2003), Between Sacrifice and Desire: National Identity

and the Governing of Femininity in Vietnam [Giữa sự hi sinh và mong

muốn: Bản sắc quốc gia và sự kiểm soát nữ tính ở Việt Nam],

Routledge, London.

223. Polanyi, K., Arensberg, C.M., Pearson, H.W. (eds.) (1957), Trade

and Market in the Early Empires: Economies in History and Theory

[Thương mại và thị trường trong các đế chế sớm: Các nền kinh tế

trong lịch sử và lí thuyết], The Free Press, New York.

224. Popkin, S.L. (1979), The Rational Peasant: The Political Economy

of Rural Society in Vietnam [Người nông dân duy lí: Nền kinh tế

chính trị của xã hội nông thôn ở Việt Nam], University of California

Press, Berkeley.

Page 183: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

176

225. Porta, R.L. et al. (1997), “Trust in Large Organizations” [Niềm

tin trong các tổ chức lớn] , American Economic Review, 87.2: 333

- 338.

226. Portes, A. (1997), “Neoliberalism and the Sociology of Development”

[Chủ nghĩa tân tự do và xã hội học về phát triển], Population and

Development Review, 23.2: 229 - 259.

227. Portes, A. (1998), “Social Capital: Its Origins and Applications in

Modern Sociology” [Vốn xã hội: Nguồn gốc và những ứng dụng

trong xã hội học hiện đại] , Annual Review of Sociology, 24: 1 - 24.

228. Portes, A., Sensenbrenner, J. (1993), “Embeddedness and

Immigration: Notes on the Social Determinants of Economic

Action” [Sự gắn bó và di trú: Ghi chép về yếu tố quyết định có tính

xã hội của hành động kinh tế], American Journal of Sociology, 98.6:

1320 - 1350.

229. Prindle, P.H. (1979), “Peasant Society and Famine: A Nepalese

Example” [Xã hội nông dân và nạn đói: Một ví dụ ở người Nepal],

Ethnology, 18.1: 31 - 60.

230. Putnam, R.D. et al. (1993), Making Democracy Work: Civic

Traditions in Modern Italy [Thúc đẩy nền dân chủ: Truyền thống

dân sự trong nước Ý đương đại], Princeton University Press,

Princeton.

231. Putnam, R.D. (1995), “Bowling Alone: America’s Declining Social

Capital” [Bowling một mình: Sự suy giảm vốn xã hội của Mĩ],

Journal of Democracy, New York, 6.1: 65 - 78.

232. Putnam, R.D. (2000), Bowling Alone: The Collapse and Revival of

American Community [Bowling một mình: Sự suy thoái và phục hồi

của cộng đồng Mĩ ], Simon & Schuster, New York.

233. Rigg, J. (2006), “Land, Farming, Livelihoods, and Poverty:

Rethinking the Links in the Rural South” [Đất đai, nông nghiệp,

Page 184: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

177

sinh kế, và nghèo đói: Suy nghĩ lại về những mối liên kết ở vùng

nông nghiệp phương Nam], World Development, 34.1: 180 - 202.

234. Rupp, K. (2003), Gift - Giving in Japan: Cash, Connections and

Cosmologies [Tiền mặt, những sự kết nối và các vũ trụ quan],

Stanford University Press, Stanford.

235. Sahlins, M. (1972), Stone Age Economics [Kinh tế thời đồ đá], Aldine

de Gruyter, New York.

236. Scott, J.C. (1976), The Moral Economy of the Peasant: Rebellion

and Subsistence in Southeast Asia [Kinh tế đạo đức của nông dân:

Sự phản kháng và sinh tồn ở Đông Nam Á], Yale University Press,

New Haven & London.

237. Shaffir, W.B., Stebbins, R.A. (1991), Experiencing Fieldwork: An

Inside View of Qualitative Reasearch [Trải nghiệm việc điền dã: Cái

nhìn từ bên trong của nghiên cứu định tính], Sage Publications,

London.

238. Shorter, E. (1975), The Making of the Mordern Family [Sự tạo thành

gia đình hiện đại], Basic Book, New York.

239. Skinner, G.W. (1971), “Chinese Peasants and the Closed

Community: An Open and Shut Case” [Người nông dân Trung Quốc

và cộng đồng khép kín: Một trường hợp mở và đóng], Comparative

Studies in Society and History, 13.3: 270 - 281.

240. Siu, H.F. (1989), “Recycling Rituals: Politics and Popular Culture in

Contemporary Rural China” [Phục hồi các nghi lễ: Đời sống chính

trị và văn hóa đại chúng ở nông thôn Trung Quốc đương đại], in P.

Link, R.P. Madsen, P. Pickowicz (ed.), Unofficial China: Popular

Culture and Thought in the People’s Republic, Westview Press,

Boulder.

241. Strathern, A. (1971), The Rope of Moka [Sợi dây ràng buộc của

Moka], Cambridge University Press, Cambridge.

Page 185: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

178

242. Strauch, J. (1983), “Community and Kinship in Southeastern China:

The View from the Multilineage Villages of Hong Kong” [Cộng

đồng và quan hệ họ hàng ở đông nam Trung Quốc: Cái nhìn từ

những làng có nhiều họ của Hồng Kông], Journal of Asian Studies,

43.1: 21 - 50.

243. Swiff, M.G. (1965), Malay Peasant Society in Jelebu [Xã hội nông

dân Malay tại Jelebu], The Athlone Press, London.

244. Taylor, P. (2004), Goddess on the Rise: Pilgrimage and Popular

Religion in Vietnam [Nữ thần gia tăng: Hành hương và tôn giáo phổ

biến ở Việt Nam], University of Hawaii Press, Honolulu.

245. Torry, W.I. (1979), “Anthropological Studies in Hazardous

Environments: Past Trends and New Horizons” [Các nghiên cứu

nhân học về những môi trường nguy hiểm: Những khuynh hướng

của quá khứ và những chân trời mới] , Current Anthropology,

20.3: 517 - 538.

246. Turner, S. (2009), “Hanoi’s Ancient Quarter Traders: Resilient

Livelihoods in a Rapidly Transforming City” [Thương nhân phố cổ

Hà Nội: Sinh kế phục hồi trong một thành phố chuyển đổi nhanh],

Urban Studies, 46.5-6: 1203 - 1222.

247. UNESCO (2001), Universal Declaration on Cultural Diversity

[Tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hóa], http://portal.unesco.org

248. Vatuk, S. (1975), “Gifts and Affines in North India” [Quà tặng

và hôn nhân ở Bắc Ấn Độ] , Contributions to Indian Sociology, 9:

155 - 196.

249. Walder, A. (1986), Communist Neo-traditionalism: Work and

Authority in Chinese Industry [Chủ nghĩa tân truyền thống cộng

sản: Lao động và quyền lực trong nền công nghiệp Trung Quốc],

University of California Press, Berkeley.

250. Whyte, W.F. (1993), Street Corner Society - The Social Structure of

an Italian Slum [Xã hội góc phố - Cấu trúc xã hội một khu ổ chuột

của người Ý], University of Chicago Press, Chicago.

Page 186: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

179

251. Wiegersma, N. (1991), “Peasant Patriarchy and the Subversion of

the Collective in Vietnam” [Chế độ gia trưởng nông dân và sự phá

hoại đối với tập thể ở Việt Nam], Review of Radical Political

Economics, 23.3-4: 174 - 197.

252. Wilson, S. (1997), “The Cash Nexus and Social Networks: Mutual

Aid and Gifts in Contemporary Shanghai Villages” [Mối liên hệ

tiền bạc và những mạng lưới xã hội: Sự trợ giúp có đi có lại và

quà tặng trong các làng Thượng Hải đương đại], The China

Journal, 37: 91 - 112.

253. Wilson, S. (2002), “Face, Norm, and Instrumentality” [Thể diện,

chuẩn mực và quy ước], in T. Gold, D. Guthrie, D. Wank,

Socialconnections in China: Institutions, Culture, and the

Changing Nature of Guanxi, Cambridge University Press,

Cambridge.

254. Woolcock, M. (1999), “Learning from Failures in Microfinance:

What Unsuccessful Cases Tell Us about How Group-Based

Programs Work” [Bài học từ thất bại trong tài chính vi mô: Các

trường hợp không thành công cho chúng ta biết gì về sự hoạt động

của các chương trình dựa vào nhóm], The American Journal of

Economics and Sociology, 58.1: 17 - 42.

255. Woolcock, M., Narayan, D. (2000), “Social Capital: Implications

for Develoment Theory, Research, and Policy” [Vốn xã hội: Hàm ý

cho lí thuyết, nghiên cứu và chính sách phát triển], The World Bank

Research Observer, 15.2: 225 - 249.

256. Yang, M.M. (1989), “The Gift Economy and State Power in China”

[Nền kinh tế quà tặng và sức mạnh nhà nước ở Trung Quốc],

Comparative Studies in Society and History, 31.1: 25 - 54.

257. Yan, Y. (1996), The Flow of Gifts: Reciprocity and Social Networks

in a Chinese Village [Dòng quà: Sự trao đổi có đi có lại và những

Page 187: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

180

mạng lưới xã hội ở một làng Trung Quốc], Stanford University

Press, Stanford.

258. Zawawi, I. (1998), The Malay Labourer: By the Window of

Capitalism [Người lao động Malay: Bên cánh cửa của chủ nghĩa tư

bản], Institute of Southeast Asian Studies, Singapore.

Page 188: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

181

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN GIÁO

QUAN HỆ XÃ HỘI

TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA:

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

LÀNG NINH HIỆP, GIA LÂM, HÀ NỘI

Ngành: VĂN HÓA HỌC

Mã số: 62 31 06 40

PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2016

Page 189: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

182

MỤC LỤC

1. Nét xưa của làng Ninh Hiệp qua di tích và một số hình ảnh về

lễ hội làng hiện nay

183

2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 191

3. Một số hình ảnh liên quan đến tình hình đất nông nghiệp 193

4. Một số hình ảnh về các khu thương mại 202

5. Một số hình ảnh về quan hệ xã hội 208

6. Mạng lưới quan hệ xã hội (lấy chủ hộ làm trung tâm) thể hiện

qua danh sách khách dự đám cưới và số tiền mừng của 02 gia

đình làm nghề thương mại

217

Page 190: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

183

PHỤ LỤC 1

NÉT XƯA CỦA LÀNG NINH HIỆP QUA DI TÍCH VÀ MỘT SỐ HÌNH

ẢNH VỀ LỄ HỘI LÀNG HIỆN NAY

Page 191: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

184

1. Cổng làng, xây từ thế kỉ XVIII

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

2. Chùa Pháp Vân, dựng vào thời Lý, là một trong bốn ngôi chùa Tứ

Pháp lớn nhất Bắc Bộ, được trùng tu vào thế kỉ XVI bởi tôn thất Mạc

Tác giả chụp ngày 8/8/2015.

Page 192: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

185

3. Thủy đình múa rối trước chùa Pháp Vân, dựng từ cuối thế kỉ XVIII

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

4. Chùa Đại Bi, do tôn thất Lê - Trịnh góp công xây dựng vào thế kỉ XVII

Tác giả chụp ngày 8/8/2015.

Page 193: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

186

5. Đình Ninh Giang, dựng vào thế kỉ XVII, được đánh giá là một trong

những ngôi đình to, đẹp của đất Kinh Bắc xưa

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

6. Đình Hiệp Phù, dựng từ thời Lê sơ, trùng tu vào thế kỉ XVIII, cũng được

đánh giá là một trong những ngôi đình to, đẹp của đất Kinh Bắc xưa

Tác giả chụp ngày 8/8/2015.

Page 194: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

187

7. Rước kiệu lên chùa trong ngày hội

Tác giả chụp ngày 16/3/2013.

8. Hát quan họ trong ngày hội

Tác giả chụp ngày 25/3/2013.

Page 195: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

188

9. Biểu diễn tuồng trong ngày hội

Tác giả chụp ngày 15/3/2013.

10. Hát giá đồng trong ngày hội

Tác giả chụp ngày 25/3/2015.

Page 196: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

189

11. Đấu vật trong ngày hội

Tác giả chụp ngày 16/3/2013.

12. Đấu bóng chuyền trong ngày hội

Nguồn: http://thethao.tuoitre.vn

Page 197: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

190

13. Khiêu vũ trong ngày hội

Tác giả chụp ngày 17/3/2013.

Page 198: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

191

PHỤ LỤC 2

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Page 199: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

192

Page 200: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

193

PHỤ LỤC 3

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Page 201: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

194

1. Đường cao tốc chạy xuyên giữa cánh đồng Ninh Hiệp

Tác giả chụp ngày 21/3/2015.

2. Đường cao tốc và khu công nghiệp Ninh Hiệp liền kề

Tác giả chụp ngày 21/3/2015.

Page 202: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

195

3. Đất giãn dân trên cánh đồng đầu làng

Tác giả chụp ngày 11/4/2015.

4. Nghĩa trang mở rộng trên cánh đồng đầu làng

Tác giả chụp ngày 3/2/2015.

Page 203: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

196

5. Đất bỏ hoang trên cánh đồng đầu làng

Tác giả chụp ngày 11/4/2015.

6. Cổng vào khu công nghiệp trên cánh đồng giữa làng

Tác giả chụp ngày 21/3/2015.

Page 204: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

197

7. Khu công nghiệp trên cánh đồng giữa làng

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

8. Khu thương mại trên cánh đồng giữa làng

Tác giả chụp ngày 11/4/2015.

Page 205: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

198

9. Khu công nghiệp trên cánh đồng cuối làng

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

10. Bên trong khu công nghiệp này

Tác giả chụp ngày 21/3/2015.

Page 206: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

199

11. Một khu sinh thái trên cánh đồng cuối làng

Tác giả chụp ngày 28/4/2015.

12. Bên trong khu sinh thái này

Tác giả chụp ngày 28/4/2015.

Page 207: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

200

13. Một khu sinh thái khác trên cánh đồng cuối làng

Tác giả chụp ngày 28/4/2015.

14. Bên trong khu sinh thái này

Tác giả chụp ngày 28/4/2015.

Page 208: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

201

15. Trường học trên cánh đồng cuối làng

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

16. Đất bỏ hoang trên cánh đồng cuối làng

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

Page 209: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

202

PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC KHU THƯƠNG MẠI

Page 210: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

203

1. Khu buôn bán “Lò ông Phước”, hình thành cách đây khoảng 10 năm,

nằm trên con đường vào làng

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

2. Khu thương mại Ba Da, được xây dựng năm 2006, nằm trên đường

vào làng

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

Page 211: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

204

3. Khu buôn bán trung tâm, hình thành từ đầu những năm 90, nằm trên

con đường giữa thôn 5 và thôn 6

Tác giả chụp ngày 16/3/2013.

4. Khu chợ cũ (chợ truyền thống), được xây dựng lại năm 2001, nâng

cấp năm 2003 và 2009

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

Page 212: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

205

5. Bên trong khu chợ này

Tác giả chụp ngày 10/5/2015.

6. Khu thương mại Sơn Long, xây dựng năm 2010 trên cánh đồng giữa làng

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

Page 213: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

206

7. Bên trong khu thương mại Sơn Long

Tác giả chụp ngày 21/3/2015.

8. Khu thương mại Phú Điền, xây dựng năm 2010 trên cánh đồng giữa làng

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

Page 214: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

207

9. Bên trong khu thương mại Phú Điền

Tác giả chụp ngày 21/3/2015.

Page 215: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

208

PHỤ LỤC 5

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUAN HỆ XÃ HỘI

Page 216: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

209

1. Tiệc ngọt buổi tối trước đám cưới

Tác giả chụp ngày 12/6/2013.

2. Đám cưới

Tác giả chụp ngày 15/3/2015.

Page 217: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

210

3. Lễ mừng thọ

Nguồn: Một người làng cung cấp (2015)

4. Thân hữu và láng giềng đến chia buồn với một gia đình có tang

Tác giả chụp ngày 05/6/2015.

Page 218: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

211

5. Đưa tiễn người đã khuất ra nghĩa trang ngoài cánh đồng

Tác giả chụp ngày 05/6/2015.

6. Họp hội đồng học

Tác giả chụp ngày 7/6/2013.

Page 219: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

212

7. Họp hội đồng học

Tác giả chụp ngày 15/3/2014.

8. Họp họ

Tác giả chụp ngày 14/2/2014.

Page 220: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

213

9. Trao quà của họ cho gia đình có con cháu là học sinh giỏi

Tác giả chụp ngày 14/2/2014.

10. Ăn giỗ họ

Tác giả chụp ngày 22/2/2016.

Page 221: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

214

11. Mừng thọ những người cao tuổi trong ngày giỗ họ

Tác giả chụp ngày 22/2/2016.

12. Đại diện một nhánh ở ngoài làng về dự đám giỗ họ gốc tại làng

Tác giả chụp ngày 22/2/2016.

Page 222: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

215

13. Thành viên một chi họ đi thăm di tích liên quan đến danh nhân

trong họ ở Bắc Ninh

Một người của họ này chụp ngày 14/2/2014.

14. Một chi họ tảo mộ đầu xuân ở nghĩa trang của làng

Tác giả chụp ngày 3/2/2014.

Page 223: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

216

15. Dân làng tảo mộ đầu xuân

Tác giả chụp ngày 3/2/2014.

Page 224: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

217

PHỤ LỤC 6

MẠNG LƯỚI QUAN HỆ XÃ HỘI (LẤY CHỦ HỘ LÀM

TRUNG TÂM) THỂ HIỆN QUA DANH SÁCH KHÁCH DỰ ĐÁM

CƯỚI VÀ SỐ TIỀN MỪNG CỦA 02 GIA ĐÌNH LÀM NGHỀ

THƯƠNG MẠI

Page 225: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

218

DANH SÁCH KHÁCH DỰ ĐÁM CƯỚI

TỔ CHỨC VÀO NĂM 2013 CỦA GIA ĐÌNH ANH THỌ

VÀ SỐ TIỀN MỪNG91

STT Dạng quan hệ Địa chỉ (thôn) Số tiền (nghìn đồng)

1. Bạn 1 100

2. Họ nội 1 100

3. Bạn chợ 1 200

4. Họ vợ 1 100

5. Họ vợ 1 100

6. Họ vợ 1 200

7. Bạn chợ 1 300

8. Họ nội 1 200

9. Họ ngoại 1 200

10. Họ vợ 1 100

11. Họ vợ 1 200

12. Bạn vợ 1 100

13. Họ ngoại 1 100

14. Họ nội 1 200

15. Họ vợ 1 200

16. Họ vợ 1 200

17. Bạn chợ 1 200

18. Họ bên cha nuôi của mẹ Ngoài làng 100

19. Họ bên cha nuôi của mẹ Ngoài làng 100

20. Họ bên cha nuôi của mẹ Ngoài làng 100

21. Họ bên cha nuôi của mẹ Ngoài làng 100

22. Họ bên cha nuôi của mẹ Ngoài làng 100

91 Danh sách này do chủ hộ là anh Thọ lập. Tên khách đã được ẩn.

Page 226: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

219

23. Họ bên cha nuôi của mẹ Ngoài làng 100

24. Họ bên cha nuôi của mẹ Ngoài làng 300

25. Họ bên cha nuôi của mẹ Ngoài làng 200

26. Họ bên cha nuôi của mẹ Ngoài làng 100

27. Họ bên cha nuôi của mẹ Ngoài làng 200

28. Họ vợ Ngoài làng 100

29. Họ vợ Ngoài làng 300

30. Họ vợ Ngoài làng 200

31. Họ vợ Ngoài làng 200

32. Họ vợ Ngoài làng 200

33. Họ vợ Ngoài làng 100

34. Họ vợ Ngoài làng 100

35. Họ vợ Ngoài làng 100

36. Họ vợ Ngoài làng 100

37. Họ vợ Ngoài làng 100

38. Họ vợ Ngoài làng 200

39. Họ vợ Ngoài làng 200

40. Họ vợ Ngoài làng 1.000

41. Họ vợ Ngoài làng 500

42. Họ vợ Ngoài làng 100

43. Họ vợ Ngoài làng 100

44. Họ vợ Ngoài làng 100

45. Bạn vợ Ngoài làng 200

46. Bạn vợ Ngoài làng 200

47. Bạn vợ Ngoài làng 500

48. Bạn vợ Ngoài làng 200

49. Họ vợ Ngoài làng 100

50. Bạn vợ Ngoài làng 200

51. Bạn vợ Ngoài làng 200

Page 227: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

220

52. Bạn vợ Ngoài làng 200

53. Họ ngoại 7 200

54. Họ ngoại 7 200

55. Họ ngoại 7 100

56. Họ ngoại 7 100

57. Họ vợ 7 100

58. Bạn chợ 7 100

59. Bạn chợ 7 100

60. Họ ngoại 7 100

61. Họ ngoại 7 200

62. Họ nội 7 200

63. Họ ngoại 7 300

64. Họ ngoại 7 200

65. Hàng xóm 7 100

66. Bạn vợ 7 100

67. Bạn vợ 7 100

68. Họ vợ 7 50

69. Họ nội 7 100

70. Họ nội 7 200

71. Bạn vợ 7 100

72. Bạn vợ 7 1.000

73. Bạn em trai 9 200

74. Bạn chợ 9 200

75. Bạn chợ 9 200

76. Bạn chợ 9 200

77. Bạn chợ 9 300

78. Họ vợ 9 200

79. Họ vợ 9 100

80. Bạn chợ 9 100

Page 228: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

221

81. Bạn chợ 9 100

82. Bạn chợ 9 100

83. Họ vợ 9 100

84. Bạn chợ 9 200

85. Bạn vợ 9 200

86. Họ nội 9 300

87. Bạn chợ 9 200

88. Họ nội 9 100

89. Họ nội 9 100

90. Họ nội 9 100

91. Bạn chợ 9 100

92. Họ ngoại 9 100

93. Họ nội 9 100

94. Bạn vợ 9 500

95. Họ nội 9 200

96. Bạn vợ 9 200

97. Bạn chợ 9 100

98. Bạn 9 200

99. Họ ngoại 9 200

100. Họ nội 7 200

101. Họ vợ 7 200

102. Bạn vợ 7 100

103. Bạn vợ 7 100

104. Bạn vợ 7 100

105. Bạn vợ 7 200

106. Bạn vợ 7 200

107. Bạn vợ 7 200

108. Bạn vợ 7 100

109. Bạn chợ 7 500

Page 229: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

222

110. Bạn chợ 7 200

111. Bạn chợ 7 100

112. Họ ngoại 7 200

113. Bạn 7 200

114. Họ ngoại 7 500

115. Bạn vợ 7 100

116. Bạn vợ 6 300

117. Họ nội 6 200

118. Họ ngoại 6 100

119. Bạn 6 200

120. Họ ngoại 6 100

121. Họ vợ 6 200

122. Họ nội 6 200

123. Họ vợ 6 200

124. Họ nội 6 200

125. Bạn vợ 6 100

126. Bạn vợ 6 200

127. Bạn chợ 6 100

128. Bạn vợ 6 200

129. Họ ngoại 6 100

130. Họ ngoại 6 100

131. Bạn vợ 6 500

132. Bạn vợ 6 300

133. Họ nội 6 100

134. Họ nội 6 200

135. Họ nội 6 300

136. Họ ngoại 6 100

137. Họ ngoại 6 100

138. Họ nội 6 100

Page 230: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

223

139. Bạn chợ 6 200

140. Bạn chợ 6 100

141. Bạn vợ 6 100

142. Họ ngoại 6 100

143. Bạn chợ 6 100

144. Bạn vợ 6 100

145. Họ nội 6 500

146. Bạn vợ 6 100

147. Bạn 6 200

148. Bạn chợ 6 100

149. Bạn vợ 6 200

150. Bạn vợ 6 100

151. Thông gia 6 100

152. Hàng xóm 5 100

153. Hàng xóm 5 200

154. Họ ngoại 5 500

155. Hàng xóm 5 100

156. Hàng xóm 5 200

157. Bạn 5 200

158. Hàng xóm 5 200

159. Bạn vợ 5 1.000

160. Hàng xóm 5 100

161. Hàng xóm 5 200

162. Họ nội 5 300

163. Họ vợ 5 100

164. Họ vợ 5 50

165. Bạn 5 200

166. Hàng xóm 5 100

167. Họ nội 5 100

Page 231: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

224

168. Họ ngoại 5 100

169. Họ vợ 5 100

170. Họ nội 5 100

171. Hàng xóm 5 200

172. Bạn chợ 5 200

173. Họ vợ 5 100

174. Họ vợ 5 300

175. Họ vợ 5 100

176. Họ nội 5 200

177. Hàng xóm 5 100

178. Họ ngoại 5 500

179. Họ nội 5 100

180. Họ nội 5 200

181. Họ nội 5 500

182. Hàng xóm 5 100

183. Hàng xóm 5 100

184. Họ nội 5 100

185. Họ nội 5 100

186. Họ ngoại 5 100

187. Hàng xóm 5 100

188. Hàng xóm 5 100

189. Họ nội 5 100

190. Họ nội 5 100

191. Bạn vợ 5 100

192. Họ nội 5 300

193. Họ ngoại 5 200

194. Bạn 5 200

195. Họ vợ 5 500

196. Hàng xóm 5 100

Page 232: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

225

197. Họ ngoại 5 200

198. Họ nội 5 200

199. Hàng xóm 5 100

200. Hàng xóm 5 100

201. Bạn chợ 5 100

202. Hàng xóm 5 100

203. Họ nội 5 100

204. Hàng xóm 5 200

205. Hàng xóm 5 100

206. Họ nội 5 100

207. Hàng xóm 5 100

208. Hàng xóm 5 100

209. Hàng xóm 5 200

210. Hàng xóm 5 100

211. Hàng xóm 5 100

212. Hàng xóm 5 200

213. Họ nội 5 200

214. Hàng xóm 5 100

215. Hàng xóm 5 200

216. Hàng xóm 5 100

217. Hàng xóm 5 200

218. Hàng xóm 5 100

219. Hàng xóm 5 200

220. Hàng xóm 5 100

221. Họ nội 5 50

222. Hàng xóm 5 100

223. Họ nội 5 100

224. Hàng xóm 5 100

225. Hàng xóm 5 100

Page 233: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

226

226. Họ vợ 5 200

227. Họ vợ 5 500

228. Họ vợ 5 500

229. Họ ngoại 5 100

230. Hàng xóm 5 200

231. Hàng xóm 5 200

232. Hàng xóm 5 200

233. Họ nội 5 200

234. Họ ngoại 5 300

235. Họ vợ 5 300

236. Họ vợ 5 100

237. Họ ngoại 5 200

238. Họ vợ 5 1.000

239. Hàng xóm 5 100

240. Họ vợ 5 200

241. Hàng xóm 5 100

242. Họ vợ 5 500

243. Họ nội 5 100

244. Hàng xóm 5 200

245. Hàng xóm 5 100

246. Họ ngoại 5 200

247. Hàng xóm 5 100

248. Họ ngoại 5 100

249. Hàng xóm 5 100

250. Hàng xóm 5 100

251. Họ nội 5 200

252. Hàng xóm 5 200

253. Họ nội 5 200

254. Họ vợ 5 100

Page 234: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

227

255. Họ vợ 5 500

256. Hàng xóm 5 100

257. Hàng xóm 5 200

258. Hàng xóm 5 100

259. Hàng xóm 5 100

260. Họ nội 5 100

261. Họ vợ 5 200

262. Họ nội 5 100

263. Họ ngoại 5 300

264. Hàng xóm 5 100

265. Hàng xóm 5 200

266. Bạn chợ 5 100

267. Hàng xóm 5 200

268. Hàng xóm 5 200

269. Hàng xóm 5 100

270. Họ ngoại 5 100

271. Hàng xóm 5 100

272. Họ nội 5 100

273. Họ ngoại 5 200

274. Hàng xóm 5 100

275. Hàng xóm 5 100

276. Hàng xóm 5 100

277. Họ vợ 5 200

278. Bạn vợ 5 100

279. Họ nội 5 100

280. Họ vợ 5 100

281. Họ nội 5 100

282. Hàng xóm 5 100

283. Hàng xóm 5 200

Page 235: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

228

284. Họ ngoại 5 200

285. Họ ngoại 5 100

286. Hàng xóm 5 200

287. Hàng xóm 5 100

288. Họ ngoại 5 200

289. Hàng xóm 5 100

290. Họ ngoại 5 100

291. Họ ngoại 5 100

292. Hàng xóm 5 500

293. Hàng xóm 5 200

294. Họ nội 5 200

295. Bạn vợ 5 100

296. Họ nội 5 100

297. Hàng xóm 5 200

298. Hàng xóm 5 100

299. Hàng xóm 5 100

300. Hàng xóm 5 100

301. Họ ngoại 5 100

302. Bạn 5 100

303. Hàng xóm 5 200

304. Bạn 5 200

305. Bạn vợ 5 1.000

306. Bạn vợ 5 300

307. Họ nội 5 100

308. Hàng xóm 5 200

309. Hàng xóm 5 300

310. Bạn vợ 5 200

311. Bạn vợ 5 200

312. Em ruột 5 500

Page 236: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

229

313. Em ruột 5 500

314. Bạn chợ 5 1.000

315. Bạn 5 200

316. Họ ngoại 5 300

317. Hàng xóm 5 300

318. Hàng xóm 5 100

319. Hàng xóm 5 100

320. Hàng xóm 5 100

321. Hàng xóm 5 200

322. Hàng xóm 5 200

323. Hàng xóm 5 100

324. Hàng xóm 5 100

325. Họ vợ 5 200

326. Hàng xóm 5 100

327. Họ nội 5 100

328. Hàng xóm 5 200

329. Họ nội 5 100

330. Hàng xóm 5 500

331. Bạn vợ 5 200

332. Bạn vợ 5 500

333. Bạn vợ 5 500

334. Bạn 5 300

335. Em ruột 5 500

336. Bạn vợ 5 200

337. Họ vợ 5 300

338. Họ nội 5 200

339. Họ nội 5 200

340. Họ nội 5 300

341. Bạn 5 200

Page 237: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

230

342. Hàng xóm 5 200

343. Bạn 5 100

344. Hàng xóm 5 100

345. Hàng xóm 5 100

346. Bạn vợ 5 200

347. Bạn vợ 5 200

348. Hàng xóm 5 200

349. Hàng xóm 5 100

350. Họ vợ 5 100

351. Bạn chợ 5 100

352. Hàng xóm 5 100

353. Họ vợ 5 100

354. Họ nội 5 500

355. Hàng xóm 5 100

356. Họ vợ 5 1.000

357. Họ nội 5 200

358. Hàng xóm 5 200

359. Họ ngoại 5 200

360. Hàng xóm 5 300

361. Hàng xóm 5 200

362. Họ nội 5 300

363. Hàng xóm 5 200

364. Bạn chợ 5 200

365. Họ vợ 5 100

366. Họ vợ 5 500

367. Họ nội 5 100

368. Họ vợ 5 100

369. Họ nội 5 100

370. Họ nội 5 100

Page 238: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

231

371. Họ nội 5 100

372. Bạn chợ 5 100

373. Bạn 5 200

374. Họ nội 5 200

375. Hàng xóm 5 100

376. Hàng xóm 5 100

377. Bạn chợ 5 100

378. Họ ngoại 5 100

379. Họ vợ 5 100

380. Họ vợ 5 100

381. Họ ngoại 5 200

382. Hàng xóm 5 100

383. Họ nội 5 200

384. Họ ngoại 5 200

385. Bạn vợ 5 200

386. Bạn 5 200

387. Bạn 5 100

388. Bạn vợ 2 100

389. Họ ngoại 2 200

390. Họ vợ 2 200

391. Họ ngoại 2 100

392. Họ nội 2 100

393. Bạn 2 100

394. Thông gia mẹ 2 200

395. Bạn vợ 2 100

396. Họ nội 2 100

397. Họ nội 2 100

398. Họ nội 2 100

399. Bạn chợ 2 200

Page 239: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

232

400. Họ nội 2 100

401. Họ nội 2 100

402. Bạn chợ 2 200

403. Bạn vợ 2 200

404. Bạn chợ 2 200

405. Bạn chợ 2 200

406. Họ nội 2 100

407. Họ nội 2 200

408. Họ nội 2 100

409. Họ nội 2 200

410. Họ vợ 2 200

411. Bạn chợ 2 100

412. Bạn chợ 2 100

413. Bạn chợ 2 200

414. Bạn 2 200

415. Họ nội 2 100

416. Bạn 2 100

417. Bạn vợ 2 200

418. Họ vợ 2 200

419. Họ vợ 2 500

420. Họ vợ 2 200

421. Họ vợ 2 200

422. Họ vợ 2 200

423. Bạn 2 200

424. Họ nội 2 100

425. Bạn vợ 2 100

426. Họ nội 2 200

427. Bạn chợ 2 200

428. Bạn vợ 2 100

Page 240: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

233

429. Bạn 2 200

430. Họ ngoại 2 200

431. Anh ruột 2 200

432. Họ nội 2 100

433. Họ nội 2 200

434. Bạn vợ 2 200

435. Họ vợ 3 500

436. Bạn em gái 3 100

437. Bạn 3 200

438. Họ ngoại 3 100

439. Họ ngoại 3 100

440. Bạn vợ 3 200

441. Họ vợ 3 100

442. Họ vợ 3 200

443. Họ ngoại 3 100

444. Họ ngoại 3 100

445. Hàng xóm 3 100

446. Họ ngoại 3 100

447. Bạn chợ 3 100

448. Họ ngoại 3 100

449. Họ vợ 3 1.000

450. Bạn chợ 3 200

451. Bạn chợ 3 200

452. Họ ngoại 3 200

453. Họ ngoại 3 300

454. Họ ngoại 3 200

455. Họ ngoại 3 100

456. Họ ngoại 3 200

457. Họ ngoại 3 100

Page 241: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

234

458. Họ ngoại 3 100

459. Họ ngoại 3 200

460. Họ ngoại 3 100

461. Họ ngoại 3 300

462. Họ ngoại 3 200

463. Họ ngoại 3 200

464. Bạn vợ 3 200

465. Hàng xóm 3 100

466. Họ ngoại 3 200

467. Hàng xóm 3 100

468. Hàng xóm 3 100

469. Họ ngoại 3 100

470. Họ nội 3 200

471. Họ vợ 3 100

472. Bạn 3 100

473. Họ ngoại 3 100

474. Họ ngoại 3 100

475. Họ ngoại 3 100

476. Họ ngoại 3 100

477. Họ ngoại 3 100

478. Họ ngoại 3 200

479. Họ nội 3 200

480. Họ ngoại 3 100

481. Họ ngoại 3 200

482. Họ ngoại 3 200

483. Họ ngoại 3 200

484. Bạn chợ 3 200

485. Bạn 3 100

486. Họ vợ 3 200

Page 242: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

235

487. Họ ngoại 3 200

488. Hàng xóm 3 100

489. Họ ngoại 3 200

490. Bạn 3 100

491. Họ ngoại 3 200

492. Họ ngoại 3 200

493. Bạn chợ 3 100

494. Họ ngoại 3 300

495. Bạn 3 200

496. Bạn 3 300

497. Bạn vợ 3 100

498. Họ nội 3 100

499. Họ ngoại 3 50

500. Họ ngoại 3 200

501. Họ ngoại 3 100

502. Họ ngoại 3 100

503. Họ ngoại 3 100

504. Họ ngoại 3 200

505. Họ ngoại 3 300

506. Bạn vợ 4 100

507. Họ vợ 4 100

508. Họ ngoại 4 100

509. Họ ngoại 4 200

510. Họ ngoại 4 200

511. Họ nội 4 100

512. Họ ngoại 4 100

513. Họ vợ 4 1.000

514. Họ vợ 4 200

515. Bạn vợ 4 500

Page 243: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

236

516. Bạn chợ 4 200

517. Họ vợ 4 200

518. Bạn chợ 4 100

519. Bạn chợ 4 100

520. Họ ngoại 4 500

521. Họ vợ 4 100

522. Hàng xóm 4 100

523. Bạn vợ 4 200

524. Bạn vợ 4 200

525. Họ vợ 4 100

526. Họ nội 4 200

527. Họ nội 4 200

528. Họ vợ 4 100

529. Bạn vợ 4 200

530. Bạn vợ 4 500

531. Bạn vợ 4 200

532. Bạn vợ 4 100

533. Họ ngoại 4 200

534. Họ vợ 4 200

535. Họ vợ 4 200

536. Bạn vợ 4 100

537. Họ vợ 4 100

538. Bạn vợ 4 200

539. Thông gia 4 1.000

540. Họ nội 4 200

541. Bạn chợ 4 200

542. Họ vợ 4 300

543. Họ nội 4 100

544. Họ nội 4 100

Page 244: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

237

545. Họ ngoại 4 100

546. Họ vợ 4 500

547. Họ vợ 4 300

548. Bạn vợ 4 500

549. Bạn vợ 4 200

550. Bạn vợ 4 200

551. Bạn vợ 4 100

552. Họ ngoại 4 200

553. Họ ngoại 4 200

554. Bạn chợ 4 100

555. Bạn vợ 5 300

556. Họ nội 5 200

557. Hàng xóm 5 100

558. Họ vợ 5 300

559. Hàng xóm 5 200

560. Hàng xóm 5 100

561. Hàng xóm 5 200

562. Hàng xóm 5 200

563. Hàng xóm 5 200

564. Hàng xóm 5 200

565. Hàng xóm 5 100

566. Hàng xóm 5 200

567. Bạn vợ 5 200

568. Thông gia của mẹ 5 200

569. Hàng xóm 5 100

570. Hàng xóm 5 100

571. Hàng xóm 5 200

572. Hàng xóm 5 100

573. Hàng xóm 5 200

Page 245: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

238

574. Hàng xóm 5 100

575. Hàng xóm 5 100

576. Hàng xóm 5 200

577. Hàng xóm 5 200

578. Bạn 5 200

579. Họ nội 5 100

580. Hàng xóm 5 100

581. Hàng xóm 5 200

Hội nông dân 1.000

Hội đồng niên 1.000

Hội đồng niên vợ 2.600

(Tổng số tiền mừng: 113.700.000 đồng)92

92 Ghi chú: Trong danh sách, có một số người vừa là “bạn đồng niên” của người vợ vừa là

“bạn chợ”.

Page 246: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

239

DANH SÁCH KHÁCH DỰ ĐÁM CƯỚI

TỔ CHỨC VÀO NĂM 2013 CỦA GIA ĐÌNH ANH THẢO

VÀ SỐ TIỀN MỪNG93

STT Dạng quan hệ Địa chỉ (thôn) Số tiền (nghìn đồng)

1. Thông gia của cha 8 100

2. Họ nội 7 200

3. Hàng xóm 9 100

4. Họ ngoại 9 300

5. Họ ngoại 9 200

6. Hàng xóm 7 200

7. Họ nội 4 100

8. Họ ngoại 5 200

9. Họ nội 6 200

10. Hàng xóm 6 100

11. Bạn 6 200

12. Bạn vợ 9 300

13. Họ ngoại 3 100

14. Hàng xóm 1 100

15. Họ ngoại 9 100

16. Họ vợ 7 200

17. Họ ngoại 9 200

18. Họ vợ 4 500

19. Hàng xóm 6 200

20. Hàng xóm 4 100

21. Hàng xóm 6 200

22. Hàng xóm 1 100

23. Hàng xóm 7 200

93 Danh sách này do chủ hộ là anh Thảo lập. Tên khách đã được ẩn.

Page 247: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

240

24. Hàng xóm 6 100

25. Hàng xóm 6 100

26. Hàng xóm 7 200

27. Bạn chợ Ngoài làng 500

28. Bạn vợ 4 100

29. Họ nội 1 200

30. Bạn chợ 1 100

31. Bạn chợ 7 100

32. Hàng xóm 1 200

33. Họ ngoại 9 100

34. Hàng xóm 7 200

35. Bạn Ngoài làng 100

36. Họ vợ 5 200

37. Hàng xóm 4 200

38. Họ vợ 5 100

39. Thông gia 4 200

40. Họ nội 6 300

41. Họ nội 8 100

42. Họ vợ 4 100

43. Thông gia 2 1000

44. Họ vợ 5 200

45. Họ vợ 6 200

46. Bạn chợ 3 100

47. Họ ngoại 6 100

48. Bạn chợ Ngoài làng 200

49. Họ nội 1 200

50. Họ vợ Ngoài làng 100

51. Họ nội 4 200

52. Bạn vợ 9 300

Page 248: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

241

53. Bạn chợ 1 200

54. Bạn vợ 9 300

55. Hàng xóm 7 100

56. Họ vợ 1 500

57. Bạn 6 200

58. Họ nội 6 200

59. Họ vợ Ngoài làng 200

60. Bạn cha Ngoài làng 100

61. Bạn cha Ngoài làng 100

62. Bạn cha Ngoài làng 100

63. Bạn cha Ngoài làng 100

64. Họ ngoại 4 100

65. Họ ngoại 1 100

66. Bạn vợ Ngoài làng 100

67. Bạn chợ Ngoài làng 100

68. Bạn 7 200

69. Họ nội 6 200

70. Họ nội 6 500

71. Họ nội Ngoài làng 500

72. Họ nội 1 200

73. Hàng xóm 7 100

74. Họ vợ Ngoài làng 200

75. Bạn chợ Ngoài làng 200

76. Họ ngoại 2 100

77. Họ vợ 1 300

78. Họ vợ Ngoài làng 200

79. Họ ngoại 5 50

80. Họ ngoại 7 500

81. Họ nội 1 100

Page 249: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

242

82. Bạn chợ 7 100

83. Hàng xóm 6 200

84. Hàng xóm 7 200

85. Bạn 2 100

86. Hàng xóm 6 100

87. Bạn vợ 2 300

88. Hàng xóm 2 300

89. Họ ngoại 7 100

90. Hàng xóm 7 200

91. Hàng xóm 9 100

92. Hàng xóm 9 100

93. Bạn chợ 1 200

94. Bạn chợ 6 100

95. Họ nội 1 100

96. Họ ngoại 9 100

97. Họ ngoại 9 100

98. Bạn chợ 7 100

99. Bạn chợ 6 100

100. Họ ngoại 3 200

101. Họ nội 6 100

102. Họ nội 6 300

103. Bạn 4 200

104. Họ vợ 3 100

105. Hàng xóm 7 100

106. Họ vợ 3 500

107. Họ nội 6 200

108. Họ ngoại 9 300

109. Họ nội 6 200

110. Họ nội 6 100

Page 250: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

243

111. Hàng xóm 7 100

112. Họ ngoại 6 200

113. Họ vợ 5 100

114. Bạn vợ 1 200

115. Họ ngoại 6 200

116. Họ vợ 2 100

117. Họ ngoại 2 100

118. Họ vợ 3 100

119. Họ vợ 3 100

120. Họ vợ 5 200

121. Họ vợ Ngoài làng 200

122. Hàng xóm 6 200

123. Họ vợ 2 300

124. Họ vợ Ngoài làng 100

125. Họ vợ 2 100

126. Họ vợ 5 50

127. Họ vợ Ngoài làng 200

128. Họ nội 5 100

129. Họ nội 1 200

130. Họ ngoại 6 100

131. Hàng xóm 6 100

132. Họ nội 4 300

133. Họ nội 4 200

134. Họ ngoại 9 100

135. Họ nội 1 200

136. Họ ngoại 9 300

137. Họ ngoại 6 100

138. Bạn 9 100

139. Hàng xóm 6 200

Page 251: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

244

140. Họ ngoại 1 50

141. Họ nội 9 500

142. Họ nội 1 200

143. Hàng xóm 7 100

144. Họ nội 1 200

145. Hàng xóm 1 300

146. Hàng xóm 6 100

147. Họ nội 6 200

148. Hàng xóm 6 100

149. Bạn chợ 2 100

150. Bạn vợ 7 200

151. Hàng xóm 6 200

152. Hàng xóm 7 100

153. Bạn 8 100

154. Hàng xóm 6 100

155. Họ vợ 9 200

156. Bạn 5 200

157. Họ vợ Ngoài làng 100

158. Họ ngoại 1 100

159. Họ ngoại 9 200

160. Họ vợ Ngoài làng 200

161. Họ vợ Ngoài làng 100

162. Họ nội 6 300

163. Họ ngoại 1 100

164. Thông gia của cha 1 100

165. Hàng xóm 7 100

166. Họ nội 6 200

167. Họ ngoại 9 100

168. Họ vợ Ngoài làng 200

Page 252: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

245

169. Họ nội 1 100

170. Bạn chợ 6 100

171. Bạn chợ 6 200

172. Bạn chợ 7 200

173. Hàng xóm 9 100

174. Họ nội 7 200

175. Hàng xóm 6 200

176. Em ruột 6 1000

177. Họ vợ 2 200

178. Hàng xóm 7 100

179. Bạn 5 100

180. Họ nội 4 200

181. Hàng xóm 7 200

182. Bạn 8 200

183. Họ nội 5 100

184. Họ nội 4 200

185. Hàng xóm 7 200

186. Hàng xóm 1 100

187. Họ ngoại 6 200

188. Họ vợ 3 200

189. Họ nội 1 100

190. Hàng xóm 6 100

191. Bạn 9 200

192. Hàng xóm 7 100

193. Hàng xóm 7 200

194. Hàng xóm 6 100

195. Hàng xóm 1 100

196. Hàng xóm 7 100

197. Họ ngoại 9 200

Page 253: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

246

198. Họ ngoại Ngoài làng 500

199. Họ ngoại Ngoài làng 200

200. Họ ngoại Ngoài làng 100

201. Bạn 7 200

202. Họ nội 5 200

203. Họ vợ 7 100

204. Bạn vợ 1 200

205. Bạn vợ 1 100

206. Bạn vợ 4 100

207. Bạn vợ 1 100

208. Họ nội 5 200

209. Họ ngoại 9 200

210. Bạn vợ 5 100

211. Họ nội 5 400

212. Hàng xóm 6 500

213. Hàng xóm 7 300

214. Hàng xóm 7 100

215. Bạn vợ 2 200

216. Họ nội 1 200

217. Bạn 9 100

218. Họ ngoại Ngoài làng 200

219. Họ ngoại Ngoài làng 200

220. Họ ngoại Ngoài làng 200

221. Họ ngoại Ngoài làng 200

222. Họ ngoại Ngoài làng 200

223. Họ ngoại Ngoài làng 200

224. Họ nội 4 300

225. Hàng xóm 6 200

226. Họ nội 1 100

Page 254: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

247

227. Họ ngoại 4 100

228. Họ ngoại 1 100

229. Hàng xóm 6 500

230. Hàng xóm 7 200

231. Họ vợ 2 100

232. Họ nội 1 100

233. Hàng xóm 7 100

234. Họ vợ 7 100

235. Họ ngoại 2 200

236. Hàng xóm 5 100

237. Hàng xóm 6 200

238. Hàng xóm 6 200

239. Hàng xóm 6 200

240. Hàng xóm 6 100

241. Họ vợ 1 500

242. Hàng xóm 6 200

243. Họ nội 1 100

244. Họ vợ 5 200

245. Họ nội Ngoài làng 100

246. Họ ngoại 9 200

247. Họ nội Ngoài làng 200

248. Họ ngoại 4 200

249. Em gái 6 200

250. Họ nội 2 100

251. Họ vợ 1 200

252. Bạn 1 100

253. Bạn 8 200

254. Họ vợ 1 500

255. Họ ngoại 6 200

Page 255: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

248

256. Họ ngoại 7 100

257. Họ vợ 1 100

258. Hàng xóm 6 200

259. Bạn vợ 1 100

260. Hàng xóm 7 100

261. Hàng xóm 1 100

262. Họ nội 2 100

263. Hàng xóm 6 200

264. Hàng xóm 7 100

265. Hàng xóm 6 100

266. Họ ngoại 9 200

267. Họ ngoại 9 200

268. Họ ngoại 7 200

269. Hàng xóm 6 200

270. Hàng xóm 6 200

271. Hàng xóm 6 100

272. Hàng xóm 6 200

273. Bạn 6 200

274. Hàng xóm 6 100

275. Họ ngoại 7 200

276. Bạn 7 100

277. Bạn vợ 9 200

278. Hàng xóm 6 200

279. Hàng xóm 6 100

280. Bạn 9 300

281. Họ vợ 1 200

282. Bạn vợ 1 200

283. Hàng xóm 6 100

284. Hàng xóm 6 200

Page 256: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

249

285. Anh vợ 9 500

286. Họ ngoại 9 100

287. Họ ngoại Ngoài làng 100

288. Hàng xóm 6 100

289. Bạn vợ 2 100

290. Bạn vợ 5 100

291. Hàng xóm 7 100

292. Hàng xóm 6 100

293. Họ nội 3 200

294. Bạn 6 200

295. Họ ngoại 2 200

296. Họ vợ Ngoài làng 500

297. Họ vợ Ngoài làng 500

298. Họ vợ 1 100

299. Họ vợ Ngoài làng 200

300. Bạn vợ 6 300

301. Họ nội 6 100

302. Họ nội 1 200

303. Họ ngoại 9 200

304. Họ ngoại Ngoài làng 200

305. Bạn 2 200

306. Hàng xóm 6 200

307. Bạn vợ 1 100

308. Họ vợ Ngoài làng 200

309. Hàng xóm 6 100

310. Họ vợ 2 200

311. Họ vợ 1 200

312. Họ vợ Ngoài làng 200

313. Họ vợ Ngoài làng 200

Page 257: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

250

314. Họ ngoại 7 100

315. Họ vợ Ngoài làng 200

316. Hàng xóm 7 200

317. Hàng xóm 6 200

318. Bạn vợ 6 100

319. Họ ngoại 9 200

320. Họ nội 6 200

321. Hàng xóm 7 200

322. Hàng xóm 6 100

323. Họ vợ Ngoài làng 50

324. Hàng xóm 6 300

325. Hàng xóm 6 200

326. Hàng xóm 6 200

327. Hàng xóm 6 200

328. Bạn vợ 6 100

329. Họ nội 5 300

330. Họ ngoại 2 100

331. Họ ngoại 2 200

332. Họ ngoại 9 100

333. Họ ngoại 2 100

334. Họ ngoại 1 500

335. Em gái 2 500

336. Họ ngoại 7 200

337. Họ nội 1 100

338. Họ nội 1 100

339. Bạn vợ 1 200

340. Bạn vợ 6 100

341. Bạn vợ 5 200

342. Bạn vợ 5 300

Page 258: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA…gass.edu.vn/Uploads/File/2016/5/ToanvanGiao.pdf · Bố cục 12 Chương 1. ... 1.2.1 Lí thuyết 27 ... 2.2 4Đời

251

343. Bạn vợ 3 300

344. Hàng xóm 3 200

345. Họ vợ Ngoài làng 200

346. Họ ngoại 9 100

347. Họ nội 6 100

348. Họ nội 5 100

349. Họ nội 5 100

350. Họ nội 5 100

351. Hàng xóm 6 200

352. Họ ngoại 9 100

353. Họ ngoại 2 100

354. Họ vợ Ngoài làng 100

355. Bạn 7 200

356. Hàng xóm 6 100

357. Bạn 4 500

358. Họ ngoại 9 100

359. Hàng xóm 6 200

360. Họ ngoại 9 100

361. Hàng xóm 7 200

362. Bạn 7 200

Hội đồng niên 1.000

(Tổng số tiền mừng: 64,8 triệu đồng)