quẢn lÝ nhÀ nƯỚc -kẾ hoẠch hÓa gia...

200
1 T ỔNG CỤC DS -KHHGĐ Q ŨY DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ -KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH (Tài liệu d ùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân s-k ế hoạch hoá gia đình)

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

TỔNG CỤC DS-KHHGĐ QŨY DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

(Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụdân số-kế hoạch hoá gia đình)

Hà Nội, 2011

2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

SKSS Sức khỏe sinh sản

DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

NKĐSS Nhiễm khuẩn đường sinh sản

DS-SKSS/KHHGĐ Dân số- Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình

SKSS/KHHGĐ Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình

MIS Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System)

PLDS Pháp lệnh dân số

HĐND Hội đồng Nhân dân

UBND Ủy ban Nhân dân

HĐBT Hội đồng Bộ trưởng

TTLB Thông tư liên bộ

UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội

NĐ-CP Nghị định - Chính phủ

BVSKBMTE/KHHGĐ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình

BYT Bộ Y tế

QLNN Quản lý Nhà nước

SMART Đặc trưng, đo được, phù hợp, khả thi - xác định thời gian

KT-XH

NSNN

XDCB

TSCĐ

Kinh tế-xã hội

Ngân sách Nhà nước

Xây dựng cơ bản

Tài sản cố định

3

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2

MỤC LỤC…………………………………………………………………….. 3

LỜI GIỚI THIỆU 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ - KẾ HOẠCHHOÁ GIA ĐÌNH.........................................................................…….

9

I. Khái niệm chung về quản lý và quản lý nhà nước………………………….. 9

1. Quản lý……………………………………………………………………… 9

2. Quản lý nhà nước…………………………………………………………… 10

II. Quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình………………………... 11

1. Khái niệm…………………………………………………………………… 11

2. Bản chất và đặc điểm quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình 11

3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình 13

4. Nội dung quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình 16

5. Vai trò của Nhà nước với công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình 17

6. Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ

17

Tóm tắt chương 1………………………… 27

Câu hỏi thảo luận…………………………………… 28

CHƯƠNG 2. BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DS -KHHGĐ ......................... 29

I.Khái niệm về Bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước............................... 29

1.Khái niệm................................................................................................. 29

2.Hình thức tổ chức bộ máy nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam hiện nay..............................................................................................

29

3.Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước............................................. 31

4. Bộ máy quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình 34

II.Lịch sử hình thành và phát triển của bộ máy quản lý nhà nước về dân số - kếhoạch hoá gia đình ở Việt Nam................................................................

34

1. Giai đoạn từ 1961-1970 35

2. Giai đoạn từ 1970-1974 35

3. Giai đoạn từ 1975-1990 36

4. Giai đoạn từ 1991-2002 37

4. Giai đoạn từ 2002-7/2007 38

5.Giai đoạn từ tháng 8/2007 đến nay.......................................................... 38

Tóm tắt chương 2 40

Câu hỏi thảo luận 41

CHƯƠNG 3. CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC DÂN SỐ 42

4

I.Khái niệm và phân loại công chức, viên chức dân số 42

1.Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức................................................... 42

2.Phân loại công chức dân số 43

3. Phân loại viên chức dân số....................................................................... 44

4. Các chức danh mã số của viên chức dân số 44

II.Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức dân số 45

1.Quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức 45

2. Tuyển dụng công chức, viên chức............................................................. 47

3. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức................................ 48

4. Lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo 52

5. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức 53

6. Sử dụng công chức, viên chức................................................................... 55

Tóm tắt chương 3.... ................................................................................... 57

Câu hỏi thảo luận...... .................................................................................. 58

CHƯƠNG 4. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH.

59

I. Mục tiêu quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 59

1. Khái niệm về mục tiêu................................................................................... 59

2. Mục tiêu quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ 60

3. Những yêu cầu đối với thiết kế mục tiêu về DS-KHHGĐ 64

II. Chức năng quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 65

1. Khái niệm về chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 65

2. Các chức năng quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 67

Tóm tắt chương 4.................................................................................... .... 74

Câu hỏi thảo luận........................................................................................ 74

CHƯƠNG 5. CÔNG CỤ VÀ PHUƠNG PHÁP QUẢN LÝ VỀ DS -KHHGĐ 75

I. Công cụ quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 75

1. Pháp luật……………………………………………………………………. 75

2. Chính sách 76

3. Kế hoạch 79

II. Phương pháp quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 79

1. Khái niệm về phương pháp quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 79

2.Các phương pháp quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 80

Tóm tắt chương 5............................................................................................... 84

Câu hỏi thảo luận.................................................................................... ........... 85

CHƯƠNG 6. THÔNG TIN, QUYẾT ĐỊNH VÀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

86

I. Hệ thống thông tin dân số-kế hoạch hoá gia đình 86

5

1. Khái niệm chung về thông tin 86

2. Vai trò của thông tin trong quản lý nhà nước 86

3. Các loại thông tin trong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ 87

4. Các yêu cầu đối với thông tin trong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ 89

5. Hệ thông tin quản lý 90

II. Quyết định quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình 92

1. Khái niệm 92

2. Các loại hình quyết định quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 93

3. Yêu cầu đối với quyết định quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 94

4. Quá trình quyết định quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 95

III. Văn bản quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình............... 100

1.Khái niệm về văn bản quản lý nhà nước.................................................. 100

2.Các chức năng cơ bản của văn bản............................................................ 100

3.Vai trò của văn bản trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước 101

4.Các loại hình văn bản quản lý nhà nước.................................................. 102

IV. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình............... 105

Tóm tắt chương 106

Câu hỏi thảo luận 107

CHƯƠNG VII. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH... 108

I. Xây dựng kế hoạch............................................................................................. 108

1.Nguyên tắc của kế hoạch.......................................................... ............... 108

2.Các loại kế hoạch..................................................................................... 109

3. Phương thức kế hoạch.............................................................................. 112

4. Các thành phần của kế hoạch.................................................................. 113

5. Kế hoạch tác nghiệp........................................................................... 116

6.Phương pháp xây dựng các biểu kế hoạch................................................... 124

II. Tổ chức thực hiện kế hoạch 141

1. Quy trình lập kế hoạch............................................................................. 141

2. Quy trình tổng hợp kế hoạch................................................................... 143

3. Tổ chức thực hiện kế hoạch................................................................... 144

III. Quản lý tài chính của cơ quan dân số -kế hoạch hoá gia đình 145

A. Quản lý tài chính của cơ quan hành chính về dân số -kế hoạch hoá gia đình 145

1. Quản lý vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước 145

2. Quản lý chi hành chính 154

3. Quản lý chi chương trình mục tiêu quốc gia dân số -kế hoạch hoá gia đình 157

B Quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp 163

1. Nguồn tài chính và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp 163

6

2. Nguyên tắc cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính 164

3. Tổ chức quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp 170

Tóm tắt chương 7......................................................................................... 173

Câu hỏi ôn tập và thảo luận........................................................................ 175

CHƯƠNG 8. KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ.................................. 176

I.Kiểm tra.................................................................................................... 176

1.Khái niệm................................................................................................. 176

2.Các loại kiểm tra....................................................................................... 176

II.Giám sát................................................................................................... 178

1.Khái niệm................................................................................................. 178

2.Các cơ quan thực hiện giám sát và phân loại giám sát........................ 179

3. Phương pháp và quy trình giám sát 183

III. Đánh giá................................................................................................. 191

1.Khái niệm.................................................................................................. 191

2.Phân loại đánh giá.................................................................................... 192

3.Phương pháp đánh giá............................................................................. 194

4.Các bước tổ chức thực hiện đánh giá........................................................ 195

IV. So sánh giữa kiểm tra, giám sát và đánh giá 194

1. Giống nhau 196

2. Khác nhau 196

V. Một số nguyên tắc cơ bản trong giám sát và đánh giá 197

Tóm tắt chương 8.......................................................................................... 199

Câu hỏi thảo luận...................................................................................... .... 199

TÀI LIỆU THAM KHẢO 200

7

LỜI GIỚI THIỆU

Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, từ năm 1990, Ủy banQuốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Uỷ ban Dân số, Gia đìnhvà Trẻ em trước đây và Tổng cục DS-KHHGĐ hiện nay, đã phối hợp với Viện Dânsố và các vấn đề xã hội, t rường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức các khoá học bồidưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý cơ bản về DS -KHHGĐ, gọi tắt là Chươngtrình cơ bản. Để các khoá học đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng Chươngtrình phù hợp, hình thành đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, quản lý các khóa họcchặt chẽ, việc nâng cao chất lượng tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập được Tổngcục DS-KHHGĐ đặc biệt quan tâm. Năm 2011, trong khuôn khổ Dự án “Tăngcường năng lực cho Tổng cục DS-KHHGĐ và các cơ quan có liên quan trong việcthực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001 -2010” (mã sốVNM7PG0009), Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Hà Nội đã hỗ trợ Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức rà soát, đánh giá, chỉnh sửa các tài liệu thuộc Chươ ng trình nóitrên, bao gồm:

1. Dân số học

2. Dân số và phát triển

3. Thống kê DS-KHHGĐ

4. Truyền thông DS-KHHGĐ

5. Dịch vụ DS-KHHGĐ

6. Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ

Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiến lược Dân số -Sức khỏe sinh sản giaiđoạn 2011 -2020, dựa trên cơ sở kết quả nghi ên cứu, đánh giá hiệu quả bộ tàiliệu của giai đoạn trước, nhóm chuyên gia đã rà soát lại từng tài liệu và đưa racác khuyến nghị là căn cứ để các tác giả hoặc tập thể tác giả của từng tài liệutiến hành chỉnh sửa. Trực tiếp tham gia chỉnh sửa Bộ tài liệu lần này là các chuyêngia có nhiều kinh nghiệm về cả lý thuyết và thực tiễn . Quá trình chỉnh sửa đượcthực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Giữa mỗi lần chỉnh sửa, bản thảo của từngtài liệu đều được đóng góp ý kiến tại các Hội thảo chuyên gia. GS.TS NguyễnĐình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội , trường Đại học Kinhtế Quốc dân là Tổng biên tập bộ tài liệu đã biên tập lại lần cuối.

Chúng tôi hy vọng chất lượng Bộ tài liệu này nhờ đó đã được nâng lênđáng kể và sẽ đóng góp vào sự thành công của các khóa học. Nhân dịp banhành Bộ tài liệu, tôi trân trọng cảm ơn:

8

- Quỹ Dân số Liên hợp quốc vì những đóng góp to lớn cho Chương trìnhDS-KHHGĐ của Việt Nam nói chung và trợ giúp hoàn thiện Bộ tài liệunày nói riêng;

- Ban quản lý Dự án VNM7PG0009, tập thể các tác giả và tất cả những aiđã đóng góp vào sự thành công của Bộ tài liệu.

Mặc dù việc bồi dưỡng cán bộ của ngành theo Chương trình cơ bản đến nayđã được 22 năm, nhưng dưới ảnh hưởng của những lần thay đổi về bộ máy tổ chức ,chức năng nhiệm vụ nên Bộ tài liệu này vẫn được coi là đang trong quá trình hoànthiện. Vì vậy, không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các giảng viên và anhchị em học viên để tài liệu ngày càng hoàn thiện. Mọi ý kiến xin gửi về Vụ Tổ chứcCán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ, số 12, Ngô Tất Tố, quận Đống Đa, Hà Nội.

TỔNG CỤC TRƯỞNGTỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

(Đã kí)

TS. Dương Quốc Trọng

9

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

I. Khái niệm chung về quản lý và quản lý nhà nước

1.Quản lý:

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để hiểu về quản lý:

Tiếp cận theo chức năng: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thựchiện kế hoạch, giám sát quá trình thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Quản lý là quá trình thu thập, xử lý, phântích thông tin và ra quyết định.

Theo cách tiếp cận hệ thống: Quản lý là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức,có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đềra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Quản lý ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so vớihoạt động của từng cá nhân riêng rẽ hoặc của một nhóm người khi họ phải tiếnhành các hoạt động chung. Quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng trong đời sốngxã hội. Xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung quảnlý càng phức tạp.

Quản lý bao giờ cũng có chủ thể và khách thể quản lý; có mục tiêu và “conđường” đặt ra cho cả khách thể và chủ thể; có trao đổi thông tin và mối liên hệngược và bao giờ cũng có khả năng thích nghi.

Như vậy, quản lý bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau:

- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhấtmột đối tượng chịu tác động của chủ thể quản lý và các khách thể có quan hệ giántiếp với chủ thể quản lý.

- Phải có mục tiêu vạch ra cho cả đối tượng và chủ thể quản lý.

- Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hoặc tổ chức, đối tượng quản lý có thể làcon người, sự vật, hiện tượng được chủ thể quản lý .

- Khách thể, xét trong quan hệ độc lập với chủ thể, là con người hoặc tổ chứcmà qua đó chủ thể quản lý có thể tác động lên đối tượng quản lý.

Có thể thấy rằng khái niệm quản lý theo cách tiếp cận thứ ba đã bao hàmnhững nội dung của hai cách tiếp cận trên. Thật vậy, bản thân “mục tiêu” và các tácđộng (hoạt động) để đạt mục tiêu đã là nội dung của kế hoạch. Hơn nữa, muốn biếtcó đạt được mục tiêu trong “điều kiện môi trường luôn biến động” hay không , rõ

10

ràng cần phải giám sát và đánh giá. Mặt khác, để xây dựng (quyết định) mục tiêu,và hoạt động hợp lý, tối ưu cần dựa trên cơ sở thu thập, xử lý, phân tích thông tinđầy đủ, kịp thời và chính xác.

2. Quản lý nhà nướcQLNN là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh

các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người.

QLNN khác với dạng quản lý của các chủ thể như Công đoàn, Hội Phụ nữ,Đoàn Thanh niên,… ở chỗ các chủ thể này dùng hình thức giáo dục, vận động quầnchúng là chủ yếu còn QLNN sử dụng phương thức pháp luật là chủ yếu. QLNNbiểu hiện trước hết ở việc tác động vào nhận thức hành vi của con người, các tổchức, buộc mọi cá nhân, tổ chức phải hành động theo một định hướng và mục tiêunhất định. Bên cạnh việc sử dụng pháp luật như một phương thức cơ bản, quantrọng nhất, Nhà nước cũng chú trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục và động viêntinh thần các công dân, kết hợp với việc xây dựng và thực hiện các chính sách đònbẩy kích thích kinh tế, vật chất nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan,doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân.

QLNN là sự tổ chức và điều chỉnh các quan hệ trong xã hội một cách có ýthức dưới một hình thức có tổ chức nhất định - đó là tổ chức nhà nước. QLNN biểuhiện trước hết ở những tác động có ý thức vào các quá trình phát triển của xã hội .Trong quản lý, Nhà nước sử dụng các phương thức quản lý chủ yếu là Quản lý theopháp luật và bằng pháp luật, đây là phương thức cơ bản và đặc trưng của QLNN;quản lý bằng pháp luật kết hợp với tuyên truyền g iáo dục và động viên tinh thầnyêu nước của mọi tầng lớp nhân dân; kết hợp với xây dựng chính sách đòn bẩy kíchthích lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; kết hợp sự định hướng chiến lược pháttriển cho mọi tổ chức, ngành, nghề theo mục tiêu đã định với sự chủ động sáng tạocủa mọi tổ chức và công dân; kết hợp sự hoạt động của bộ máy hành chính quản lýNhà nước với sự tham gia có ý thức, có tổ chức của các tầng lớp nhân dân thôngqua các tổ chức xã hội.

QLNN đối với xã hội là sự tác động có tổ chức và bằn g quyền lực Nhà nướcđối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của công dân và mọi tổ chứctrong xã hội.

Trong QLNN đối với xã hội, chủ thể quản lý là Nhà nước, đối tượng quản lýlà các quá trình xã hội, phương thức quản lý bằng pháp luật và mục tiêu là duy trìvà phát triển trật tự xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực Nhà nước .Chức năng của QLNN đối với xã hội bao gồm chức năng tổ chức -nhân sự, chứcnăng định hướng, hoạch định và chức năng điều chỉnh. Hoạt động QLNN là hoạtđộng có tổ chức và có kế hoạch trong mối liên hệ hữu cơ giữa chính quyền Nhà

11

nước và hệ thống tổ chức chuyên môn thực hiện sự quản lý bằng các hoạt động tácnghiệp cụ thể.

II. Quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình

1.Khái niệmQLNN về DS-KHHGĐ là Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, luật

pháp và cơ chế tổ chức các cơ quan quản lý của mình để điều khiển và tác độngvào các đối tượng của quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu về quy mô, cơ cấu,phân bố và chất lượng dân số, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dânvà đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

Quá trình quản lý đó đi từ việc nghiên cứu hoạch định chính sách, xây dựngpháp luật, các chiến lược, chương trình, kế hoạch, xây dựng hệ thống tổ chức bộmáy, hình thành cơ chế quản lý điều hành và tác động làm cho các chủ trương,chính sách đến tận người dân và biến nó thành hiện thực trong cuộc sống . QLNNvề DS-KHHGĐ đòi hỏi phải nắm được một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác tìnhhình dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượ ng dân số.

Chủ thể quản lý của nhà nước về DS -KHHGĐ là Nhà nước với hệ thống cáccơ quan của Nhà nước được phân chia thành các cấp và bao gồm cả 3 lĩnh vực làlập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quản lý hành chính (hành pháp) về DS -KHHGĐ là cực kỳ quan trọng. Đối tượng QLNN về DS-KHHGĐ là các quá trìnhdân số liên quan đến quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số. Khách thể củaQLNN về dân số là các tổ chức, cá nhân. Mục tiêu QLNN về DS -KHHGĐ xét mộtcách chung nhất là trạng thái thay đổi về các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bổ dân số,chất lượng dân số hoặc các quá trình sinh, chết, di dân... phù hợp mà nhà nướcmong muốn đạt được để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, pháttriển bền vững đất nước về kinh tế, xã hội và môi trường.

QLNN về DS-KHHGĐ cũng như các lĩnh vực khác được thực hiện thôngqua việc ban hành và thực thi các đường lối, chính sách và pháp luật. Đồng thời,trong những điều kiện cụ thể, nhà nước đảm nhiệm việc tổ chức, cung cấp các dịchvụ về DS-KHHGĐ như là các dịch vụ công, để quá trình thay đổi nhận thức và hànhvi của công dân diễn ra đúng hướng và nhanh chóng hơn.

Việc thực hiện QLNN về DS-KHHGĐ bao giờ cũng diễn ra trong các điềukiện, bối cảnh cụ thể và luôn được tính toán cho phù hợp với những điều kiện vàbối cảnh đó, đảm bảo đạt được mục tiêu cuối cùng đồng thời hạn chế tối đa nhữngtác động tiêu cực đến sự ổn định xã hội trước mắt và lâu dài.

2. Bản chất và đặc điểm của quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ- QLNN về DS-KHHGĐ ở nước ta là hoạt động chủ động của nhà nước

được tiến hành trước hết dựa vào quyền lực của nhà nước. QLNN về DS -KHHGĐ

12

nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi ngườidân, của từng gia đình và của toàn xã hội, đảm bảo tình trạng hài hòa về các yếu tốquy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân số và chất lượng dân số, phù hợp vớichiến lược phát triển KT-XH đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến tới mộtxã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Quản lý công tác DS-KHHGĐ phải dựa vào nhân dân, thông qua việc tácđộng làm chuyển đổi nhận thức và hành vi của từng người dân và toàn xã hội, điđến tự nguyện thực hiện chính sách, luật pháp của nhà nước vì lợi ích của chínhmình và vì sự nghiệp phát triển đất nước.

- QLNN về DS-KHHGĐ là một khoa học vì có đối tượng nghiên cứu riêng,đó là các quan hệ quản lý. Các quan hệ trong QLNN về DS-KHHGĐ chính là hìnhthức của quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế (gồm quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý,quan hệ phân phối....), thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quátrình tiến hành các hoạt động DS -KHHGĐ, bao gồm quan hệ giữa hệ thống cơ quanDS-KHHGĐ cấp trên với hệ thống cơ quan DS -KHHGĐ cấp dưới; quan hệ giữangười lãnh đạo và người thực hiện; quan hệ giữa cơ quan thường trực với cơ qu anthành viên Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các cấp; quan hệ giữa cơ quanthường trực DS-KHHGĐ với các cơ quan chính quyền cùng cấp; quan hệ giữangười quản lý, thực hiện chương trình với đối tượng của chương trình....

Tính khoa học của QLNN về DS-KHHGĐ trước hết đòi hỏi phải dựa vào sựhiểu biết sâu sắc quy luật khách quan, hình thức biểu hiện của các quy luật, các yếutố ảnh hưởng tới chương trình DS -KHHGĐ, chứ không chỉ dựa trên kinh nghiệm cánhân và trực giác của người lãnh đạo. Sự hiểu biết và nhận th ức đầy đủ về quy luậtquá độ nhân khẩu học, quy luật về sự phụ thuộc của hành vi sinh đẻ với các điềukiện KT-XH và văn hoá, quy luật về sinh học, quy luật hút -đẩy trong biến động dânsố cơ học.... là cơ sở cho quá trình thiết lập đường lối, chính sách, x ây dựng chiếnlược DS-KHHGĐ. Mặt khác, bản thân các hoạt động QLNN về DS-KHHGĐ đượctiến hành theo những quy trình thủ tục, chặt chẽ, được đúc kết trên cơ sở khoa họcquản lý và kinh nghiệm thực tiễn.

Tính khoa học trong QLNN về DS-KHHGĐ đòi hỏi phải nghiên cứu đồngbộ, toàn diện về các khía cạnh, không chỉ giới hạn về mặt kinh tế - kỹ thuật mà cònphải suy tính đến các mặt xã hội và tâm lý của quá trình đó. Tính khoa học củaQLNN về DS-KHHGĐ còn thể hiện ở chỗ nó dựa vào phương pháp đo lường, địnhlượng hiện đại, dựa vào các nghiên cứu; phân tích, đánh giá khách quan các đốitượng quản lý.

- QLNN về DS-KHHGĐ còn là một nghệ thuật, bởi lẽ kết quả và hiệu quảcủa quản lý còn phụ thuộc vào các yếu tố tài năng, nhân cách, hình thức tiếp cậncủa người lãnh đạo, quản lý cũng như cơ quan DS-KHHGĐ các cấp. Nghệ thuậtQLNN về DS-KHHGĐ bao gồm nghệ thuật sử dụng các công cụ và phương pháp

13

quản lý, nghệ thuật tác động vào tư tưởng, tình cảm con người, nghệ thuật ứng xử,nghệ thuật dùng người...

Trong khi thực hành công tác DS-KHHGĐ, một công tác liên quan tới conngười, nếu không có tính nghệ thuật thì hiệu quả của quản lý chắc chắn sẽ bị ảnhhưởng. Vì vậy đòi hỏi nhà quản lý phải suy nghĩ vận hành các cách tiếp cận trongquản lý, cách thực hiện lồng ghép, điều phối chương trình sao cho đạt được kết quảmong muốn.

- QLNN về DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu quốc gia:

Công tác DS-KHHGĐ được quản lý và tổ chức thực hiện theo CTMT Quốcgia DS-KHHGĐ từ năm 1991 với các mục tiêu được lựa chọn phù hợp với từnggiai đoạn triển khai chính sách và chiến lược DS -KHHGĐ. CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ bao gồm các chương trình, dự án thành phần, chương trình hỗ trợ củaQuỹ Dân số Liên hiệp quốc và một số dự án độc lập khác.

(Xem mục 6, chương I, trang 21)

3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình

* Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DS -KHHGĐ

Đảng ta là Đảng cầm quyền. Đảng lãnh đạo toàn diện sự nghi ệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc. Công tác DS-KHHGĐ là công tác khó khăn, phức tạp và lâu dài. Dovậy, để đảm bảo thành công trong lĩnh vực DS -KHHGĐ nhất thiết phải tăng cườngvai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng trong quá trình quản lý và tổ chứcthực hiện công tác DS-KHHGĐ.

Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khoá VII) vềchính sách DS-KHHGĐ đã khẳng định “Để đạt được mục tiêu trong một thời giantương đối ngắn, điều có ý nghĩa quyết định là Đảng và chính quyền các cấp phảilãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ theo chương trình”.

Hình thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng là ban hành các Nghị quyết đạihội, Nghị quyết Ban chấp hành, cấp uỷ Đảng các cấp; phổ biến triển khai, kiểmđiểm đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết đối với các tổ chức Đảng, cơ quanchính quyền nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và đoàn thể quầnchúng.

* Tôn trọng quy luật khách quan

Quy luật nói chung là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững lặpđi, lặp lại của các sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất định. Các quy luậtdân số là mối liên hệ bản chất, tất n hiên phổ biến, bền vững, lặp đi, lặp lại của cáchiện tượng dân số, trong những điều kiện nhất định. Ví dụ: Quy luật quá độ dân số,quy luật “bùng nổ dân số” sau chiến tranh, quy luật hút, đẩy chi phối quá trình biến

14

động dân số cơ học... Cũng như các quy luật khác, các quy luật trong lĩnh vực dânsố tồn tại khách quan. Thừa nhận tính khách quan của quy luật không có nghĩa phủnhận vai trò tích cực của con người. Con người không thể tạo ra hay gạt bỏ quy luật,nhưng con người có khả năng nhận thức quy luật và vận dụng nó.

Trong thực tiễn, hoạt động QLNN về DS-KHHGĐ gắn liền với quá trìnhnhận thức và vận dụng các quy luật khách quan. Từ đại hội lần thứ VI, Đảng ta đãrút ra bài học vô cùng sâu sắc trong lãnh đạo quản lý KT -XH là “Đảng phải luônxuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”.

*Nguyên tắc tập trung dân chủ:

Tập trung dân chủ là nguyên tắc QLNN nói chung và QLNN về DS-KHHGĐnói riêng.

Nội dung của nguyên tắc là phải đảm bảo mối quan hệ chặc chẽ và tối ưugiữa tập trung và dân chủ trong QLNN về DS-KHHGĐ. Tập trung phải trên cơ sởdân chủ, dân chủ phải thể hiện trong khuôn khổ tập trung.

Biểu hiện của tập trung trong QLNN về DS-KHHGĐ là:

- Thông qua hệ thống pháp luật, chính sách về DS-KHHGĐ.

- Thông qua công tác kế hoạch hoá (tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xây dựngvà chế độ thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch dài hạn,trung hạn, ngắn hạn…).

- Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở cơ quan QLNN về DS -KHHGĐ ở tất cảcác cấp.

Biểu hiện của dân chủ:

- Mở rộng và quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn QLNN về DS -KHHGĐcủa các cấp.

- Kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành, quản lý theo lãnh thổ và địa phương.

- Phát huy đầy đủ quyền chủ động của các địa phương, đơn vị.

- Tạo điều kiện để người dân tham gia tích cực vào quá trình xây dựng chínhsách, pháp luật

* Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là một nguyên tắc quản lý nói chung và QLNN về DS -KHHGĐ nói riêng, là yêu cầu của mọi tổ chức KT-XH, không chỉ đối với các cơquan QLNN về DS-KHHGĐ.

Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của một vấn đề. Với nguồn lực nhất định(nhân lực, vật lực, tài lực và thời gian) tạo ra được kết quả tốt nhất, nhiều nhất,nhanh nhất, theo hướng đạt được các mục tiêu về DS -KHHGĐ đã đề ra.

15

Trong điều kiện các nguồn lực đảm bảo cho công tác DS-KHHGĐ có hạn,việc đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong triển khai thực hiện các hoạt động QLNNcó ý nghĩa hết sức quan trọng.

Để thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động QLNN về DS -KHHGĐ cầnchú ý một số điểm sau:

- Lựa chọn các giải pháp với các chi phí hợp lý, mang lại hiệu quả cao, chẳnghạn như trong chương trình KHHGĐ thực hiện chiến dịch truyền thông lồng ghépvới cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ; lồng ghép các hoạt động truyền thông vào cácsinh hoạt văn hóa dân gian, đưa thông điệp truyền thông gắn vào các sản phẩm tiêudùng phổ biến.....

- Khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sá ng kiến trong tổ chức các hoạtđộng về DS-KHHGĐ.

- Thực hiện tốt các quy định về mua sắm và quản lý tài sản công (kinh phí,vật tư, trang thiết bị chuyên dụng và làm việc).

- Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong hệ thốngcác cơ quan QLNN về DS-KHHGĐ các cấp.

Tuy nhiên cần lưu ý, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả không đồng nghĩa với hạnchế chi tiêu mà là chi tiêu đúng mức, đúng việc, đúng lúc .

* Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích

Kết hợp hài hoà các lợi ích của các cá nhân, xã hội và Nhà nước nhằm tạo rađộng lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào nhân dân thực hiện công tác DS -KHHGĐ,đạt được mục tiêu nhanh chóng và bền vững. Lợi ích của các bê n liên quan trongcông tác DS-KHHGĐ gồm:

- Lợi ích của nhà nước : Kiểm soát được quy mô dân số, cơ cấu dân số, thựchiện phân bổ dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, nâng cao ch ất lượng cuộcsống của nhân dân, bảo đảm phát triển KT-XH.

- Lợi ích của các cá nhân và gia đình: Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của ngườidân để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và gia đình, đạt đượ csự phát triển toàn diện cá nhân.

- Lợi ích của các cộng đồng, xã hội: Đời sống vật chất và tinh thần của cácthành viên trong cộng đồng, tổ chức được nâng cao, đời sống và sinh hoạt của cộngđồng phát triển hài hoà.

* Đảm bảo nhân quyền

QLNN về DS-KHHGĐ nghĩa là “đảm bảo việc chủ động, tự nguyện và bìnhđẳng của mỗi cá nhân trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc SKSS, lựa chọn nơi cư trú

16

và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số”1. Biện pháp quản lý chủyếu mà các cơ quan Nhà nước sử dụng trong công tác DS-KHHGĐ là tiến hành cáchoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục các gia đình, cá nhân và cộng đồngnhằm làm chuyển biến về nhận thức và thái độ của cá nhân, cộng đồng và toàn xãhội, trên cơ sở đó chủ động và tự nguyện thực hiện các hành vi về DS -KHHGĐ vìlợi ích của chính bản thân, gia đình và lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Mặt khác, Nhà nước sử dụng quyền lực để chấn chỉnh bất kỳ tổ chức, cánhân nào cản trở hoặc xâm hại đến quyền chủ động, tự nguyện, bình đẳng của cáccá nhân, gia đình trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc SKSS và thực hiện các biệnpháp nâng cao chất lượng dân số. Điều này thể hiện bản chất tố t đẹp, tính chất củadân, do dân và vì dân của Nhà nước ta.

4. Nội dung quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình

Pháp lệnh dân số do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, ban hành năm2003, quy định nội dung QLNN về dân số gồm:

- Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chươngtrình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;

- Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa cơ quan nhà nước, đoànthể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;

- Quản lý, hưóng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ dân số;

- Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý khai thác, lưu trữ thông tin, sốliệu về dân số công tác đăng ký dân số và hệ cơ sỏ dữ liệu quốc gia về dân cư; tổngđiều tra dân số định kỳ;

- Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chứclàm công tác dân số;

- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giaocông nghệ trong lĩnh vực dân số;

- Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dânthực hiện pháp luật về dân số;

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luậtvề dân số.

1Pháp lệnh dân số, khoản 2, điều 2, Nhà xuất bản Hồng Đức 2008

17

Việc thực hiện đầy đủ các nội dung trên là nhiệm vụ của nhiều cơ quanQLNN ở các cấp. Trong giai đoạn hiện nay, nội dung QLNN về DS-KHHGĐ màTổng cục DS-KHHGĐ được giao bao gồm các lĩnh vực quy mô, cơ cấu, chất lượngdân số, quản lý hệ cơ sở dữ liệu DS-KHHGĐ, phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lývề phân bố dân số.

5. Vai trò của Nhà nước với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình

Dân số vừa là lực lượng sản xuất, chủ thể của xã hội và dân số cũng là lựcluợng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ xã hội. Với cả hai khía cạnh này, dân số cóquan hệ chặt chẽ, cùng với sự phát triển và tương tác qua lại với kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, an ninh - quốc phòng, môi trường... do vậyngày càng đặt ra trước nhà nước nhiều vấn đề trong lĩn h vực dân số, nội dungQLNN về DS-KHHGĐ ngày càng mở rộng. Nếu những giai đoạn trước đây chỉ chútrọng nhiều đến lĩnh vực quy mô dân số do sự “bùng nổ dân số” tạo ra áp lực mạnhmẽ đối với sự phát triển KT-XH và môi trường, thì hiện nay các lĩnh vực toàn d iệncủa dân số được chú trọng. Các vấn đề của cơ cấu dân số, như: mất cân bằng giớitính khi sinh, già hoá dân số, cơ cấu dân số vàng; Phân bố dân số, di cư và đô thịhoá; chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần. .. Do vậy, QLNN về DS-KHHGĐ là một nội dung quản lý tất yếu của nhà nước và được mở rộng dần về nộidung, cùng với sự phát triển của xã hội.

Vấn đề quan trọng có tính chất then chốt của QLNN về DS-KHHGĐ là xâydựng được cơ chế quản lý để thực hiện có hiệu quả. Trong điều kiện đổi mới, đểtăng cường hiệu lực quản lý công tác DS-KHHGĐ cần xác định rõ vai trò QLNN,muốn vậy phải xây dựng và đưa được hệ thống chính sách, pháp luật về DS -KHHGĐ vào cuộc sống. Vai trò này ngày càng trở nên quan trọng ở đất nước ta.

6. Quản lý nhà nước DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu quốc gia6.1 Chương trình mục tiêu quốc gia

6.1.1 Khái niệm: (Theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009ban hành kèm theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các CTMT Quốc gia)

* Chương trình:

Chương trình là một tập hợp mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ và hàng loạt cáchoạt động đồng bộ, được gắn kết với nhau theo một trật tự nhất định để giải quyếtmột số vấn đề trong một thời gian nhất định..

Chương trình là những phức hệ của các mục đích, chính sách, quy tắc,nhiệm vụ được giao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng và nhữngyếu tố khác cần thiết để tiến hành thực hiện mục tiêu đã định . Cũng có thể hiểuchương trình là một tập hợp các biện pháp, các hoạt động, các nguồn lực, các cơchế chính sách về KT-XH, kỹ thuật sản xuất, tổ chức và nghiên cứu khoa học được

18

phối hợp chặt chẽ với nhau về phương tiện, thời gian và không gian, có chỉ định rõngười chịu trách nhiệm thực hiện.

* Mục tiêu:

Mục tiêu là trạng thái tương lai mong muốn, là các chuẩn đích mà mọ i hoạtđộng của bất kỳ một tổ chức nào, cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp hoặc một cấpquản lý vĩ mô của ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ, địa phương và nhất là đối với cơquan cấp Nhà nước đều phải hướng tới. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mụctiêu phản ảnh kết quả cuối cùng mà xã hội mong muốn. Đối với một ngành, mộtlĩnh vực hay một cơ sở thì mục tiêu thường có phạm vi hẹp hơn, thường thể hiện rõcác mối quan tâm có ý nghĩa then chốt nhất.

* Chương trình mục tiêu:

CTMT là một chương trình có những mục tiêu cụ thể và có sự gắn kết chặt chẽgiữa mục tiêu, nhiệm vụ và hàng loạt các hoạt động đồng bộ.

Tên của chương trình là tên của mục tiêu cụ thể, ví dụ như: C TMT Quốc giaDS-KHHGĐ, CTMT Quốc gia xoá đói, giảm nghèo...

* Chương trình mục tiêu quốc gia

CTMT Quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộvề kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, pháp luật,tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu ưu tiên đã được xác định trong chiếnlược 10 năm và kế h oạch 5 năm phát triển KT-XH của đất nước trong một thời giannhất định.

Một CTMT Quốc gia thường bao gồm các dự án có liên quan với nhau đểthực hiện các mục tiêu cụ thể của Chương trình. Việc đầu tư được thực hiện theocác dự án.

“Dự án thuộc CTMT Quốc gia” là một tập hợp các hoạt động có liên quanvới nhau, nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của Chương trình, đượcthực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và dựa trên nhữngnguồn lực đã xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tư, dự án sự nghiệp công cộnghoặc dự án hỗn hợp.

6.1.2 Vị trí, vai trò của chương trình mục tiêu

CTMT Quốc gia nói chung hay các CTMT là một loại kế hoạch đặc thù bởiphương pháp tiếp cận hợp lý với các mục tiêu chọn trước; bởi cấu trúc của CTMTtheo cấu trúc của cây mục tiêu (bao gồm chương trình chung, chương trình bộphận, chương trình con, dự án). Với phương pháp phân rã mục tiêu, có thể hìnhthành các mục tiêu của các chương trình bộ phận hay tiểu chương trình, mục tiêucủa dự án. Ví dụ trong QLNN về DS-KHHGĐ, để đáp ứng yêu cầu của chiến lược

19

DS-KHHGĐ 2001-2010, CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 1996-2000 baogồm các tiểu chương trình con như: Nâng cao năng lực quản lý - VDS.01; nâng caochất lượng và hiệu quả dịch vụ KHHGĐ -VDS.02; Nâng cao hiệu quả công táctuyên truyền giáo dục - VDS.03. Tương ứng với những mục tiêu ưu tiên các tiểuchương trình có giải pháp cụ thể về thời gian, nguồn lực cho mỗi năm, mỗi thời kỳ.

Để phù hợp với nhu cầu phát triển của chương trình DS-KHHGĐ nhằm thựchiện thành công chiến lược DS-KHHGĐ Việt nam năm 2001-2010, CTMT tronggiai đoạn 2001-2005 đã được chia thành 07 tiểu chương trình với tên gọi: chươngtrình nâng cao năng lực quản lý, chương trình truyền thông giáo dục thay đổi hànhvi; chương trình chăm sóc SKSS/KHHGĐ; chương trình nâng cao chất lượng thôngtin và dữ liệu về dân cư; chương trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chấtlượng DS-KHHGĐ; chương trình lồng ghép DS -KHHGĐ với phát triển gia đìnhbền vững thông qua hoạt động tín dụng-tiết kiệm và phát triển kinh t ế gia đình;chương trình tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vùng nghèo, vùngkhó khăn, vùng sâu và vùng xa. Sơ đồ tổng quát dưới đây đã thể hiện CTMT Quốcgia DS-KHHGĐ theo chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000.

Sơ đồ 1.1: Cây mục tiêu

Ghi chú: i: 1, 2...i là các hoạt động.

CTMT là một hình thức kế hoạch hóa, được xây dựng theo một số mục tiêu,nhiệm vụ riêng biệt và được ph ối hợp liên vùng, liên ngành một cách chặt chẽ. Sơđồ dưới đây có thể xem xét được mối quan hệ giữa CTMT với các hình thức kếhoạch hoá theo vùng và theo ngành:

Mục tiêu nMục tiêu 2Mục tiêu 1

Chương trình VDS-03Chương trình VDS-01 Chương trình VDS-02

Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu 1... Mục tiêu n

...

Mục tiêu 2 ... Mục tiêu 1 Mục tiêu nMục tiêu 2 ...

i21 ... i21 ... i21 ... i21... i21 ... i21 ... i21... i21i21

20

CTMT có vị trí quan trọng vì nó gắn kết được nhiều loại hình kế hoạch khácnhau, tập trung giải quyết những mục tiêu trọng điểm cho từng thời kỳ phát triển,tạo ra sự đột phá làm động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi mục tiêu chung.Phương pháp chương trình mục tiêu là phương pháp phối hợp có hiệu quả các giảipháp với các mục tiêu; các nhiệm vụ với các cơ chế, chính sách, chế độ; các hoạtđộng với tiến độ thời gian và cơ quan thực hiện. Đặc biệt quan trọng là sự phối hợpgiữa các mục tiêu của kế hoạch với các nguồn nhân, tài, vật, lực thông qua việc xâydựng và thực hiện các chương trình. Vận dụng p hương pháp CTMT sẽ tập trungđược sự ưu tiên đầu tư nguồn lực cho chương trình và quản lý thống nhất nguồn lựctừ Trung ương đến địa phương đã tạo ra sức mạnh để khắc phục được tình trạng sửdụng nguồn lực phân tán, vừa giải quyết được mối quan hệ dọc (từ mục tiêu, giảipháp, người thực hiện, nguồn nhân tài vật lực, thời gian), vừa giải quyết được mốiquan hệ ngang về sử dụng các nguồn nhân tài vật lực trong nội bộ chương trình,giữa các chương trình cũng như huy động được sự tham gia của các ngành các cấp(các phần kế hoạch khác) ngoài CTMT.

Sơ đồ 1.2: Kế hoạch hoá theo vùng, ngành

Kế hoạch ngành

Kế hoạchvùng, lãnh thổ

N1 N2 N3 ... Nn

V1 cs cs cs cs cs

V2 cs cs cs cs cs

V3 cs cs cs cs cs

... cs cs cs cs cs

Vn cs cs cs cs cs

Ni : Kế hoạch phát triển ngành và lĩnh vực.Vi : Kế hoạch phát triển vùng lãnh thổ và địa phương.cs : Kế hoạch của các đơn vị cơ sở.

: Kế hoạch phát triển theoCTMT. : Liên vùng trong một ngành : Liên ngành trong một vùng

Nguyên tắc cơ bản của CTMT được thể hiện rõ bao gồm nguyên tắc hướngđến mục tiêu: Phải làm rõ mục tiêu cuối cùng cũng như hệ thống các m ục tiêu trunggian cần đạt được. Mục tiêu càng được định lượng rõ thì các g iải pháp càng cụ thể;nguyên tắc đồng bộ: Các giải pháp của chương trình phải phối hợp ăn khớp nhau vềthời gian và không gian, các ngành cùng địa phương phải phối hợp chặt chẽ và có

21

sự liên kết thực hiện mục tiêu chung; nguyên tắc hiệu quả: Tập trung các nguồn lựcvà chọn phương án có hiệu quả cao để thực hiện mục tiêu.

Quản lý theo CTMT sẽ huy động được kịp thời và đồng bộ các ngành, đơnvị cùng thực hiện theo tiến độ chặt chẽ và thống nhất; thực hiện CTMT sẽ tập trungđược những nguồn lực còn hạn hẹp để giải quyết dứt điểm mục tiêu và tạo đượcđộng lực cho sự hoàn thành các mục tiêu khác; thực hiện CTMT sẽ khắc phục đượctình trạng tách rời giữa các mục tiêu, giải quyết dứt điểm các vấn đề có tính chấtliên ngành, vùng nhằm đem lại hiệu quả tổng hợp về KT-XH trên một địa bàn hoặcmột lĩnh vực.

6.1.3 Đặc điểm cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia

*Thống nhất hướng về mục tiêu

CTMT Quốc gia là thống nhất, là xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở. Đểbảo đảm cho sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động, đòi hỏi mọikhách thể quản lý là các tổ chức, cá nhân phải cùng hướng về một mục tiêu, phảithực hiện và hoàn thành các hoạt động của mình theo đúng trình tự đã xác định.

Việc quản lý và điều hành các CTMT Quốc gia ở nước ta được quy định tạiquyết định số 135/2009/QĐ-TTg.

* Sự liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động

Để đảm bảo được sự liên kết giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động một cáchchặt chẽ, đòi hỏi phải thực hiện cơ cấu quản lý theo CTMT Quốc gia.

Cơ cấu quản lý là các ngành, tổ chức, cá nhân có quan hệ đến việc thực hiệnCTMT Quốc gia được liên kết lại và có một tổ chức để quản lý thống nhất chươngtrình gọi là Ban chủ nhiệm CTMT Quốc gia . Ban chủ nhiệm CTMT Quốc gia cónhiệm vụ điều hoà, phối hợp các thành viên, điều phối các nguồn lực, giải quyết cácquan hệ lợi ích nhằm đạt mục tiêu của chương trình đã được xác định.

* Hạn chế số lượng chương trình và số lượng mục tiêu của chương trình

Số lượng các CTMT Quốc gia và số lượng các mục tiêu của mỗi chươngtrình được hạn chế. Mục tiêu của CTMTQG thường là một hoặc một số mục tiêu đãđược xác định trong chiến lược phát triển KT-XH. Điều đó có ý nghĩa là, không thểcó nhiều CTMT Quốc gia để giải quyết đồng thời nhiều mục tiêu trong một giaiđoạn hoặc không thể có nhiều chương trình phân tán ở các ngành, các cấp để cùnggiải quyết một mục tiêu cụ thể ( tức là không có sự phân cấp trong việc thực hiệnmục tiêu theo sự chủ động riêng của mỗi ngành, mỗi cấp ).

Thực tế ở nước ta trong giai đoạn đầu đã có tới 22 CTMT Quốc gia. Theoquyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hànhdanh mục các CTMT Quốc gia giai đoạn 2012-2015, có 16 CTMT Quốc gia, bao

22

gồm: (1) Việc làm và dạy nghề; (2) Giảm nghèo bền vững ; (3) Nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn; (4) Y tế; (5) DS-KHHGĐ; (6) Vệ sinh an toàn thựcphẩm; (7)Văn hoá; (8) Giáo dục-Đào tạo; (9) Phòng, chống ma tuý; (10) Phòng,chống tội phạm (11) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (12) Ứng phó vớibiến đổi khí hậu; (13) Xây dựng nông thôn mới; (14) Phòng, chống HIV/AIDS; (15)Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xã, biên giới và hải đảo; (16) Khắcphục và cải thiện ô nhiễm môi trường.

6.1.4 Tiêu chuẩn lựa chọn CTMT Quốc gia

Theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg, tiêu chuẩn lựa chọn CTMT Quốc gianhư sau:

* Các vấn đề được chọn để giải quyết bằng CTMT Quốc gia là những vấn đềcó tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triểnKT-XH chung của đất nước mà Chính phủ phải tập trung nguồn lực và sự chỉ đạođể giải quyết.

* Các vấn đề mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với quốc tế phải thực hiệntheo chương trình chung của thế giới hoặc khu vực.

* Mục tiêu, chỉ tiêu của CTMT Quốc gia được lựa chọn phải cụ thể, rõ ràng,đo lường được; phù hợp với các mục tiêu của chiến l ược, kế hoạch phát triển KT-XH chung của quốc gia trong khoảng thời gian xác định; đồng thời không trùng lặpvới mục tiêu, đối tượng của các chương trình khác đang được thực hiện.

* Tiến độ triển khai thực hiện CTMT Quốc gia phải phù hợp với kế hoạchhàng năm, điều kiện thực tế và khả năng huy động nguồn lực. Các mục tiêu cụ thểphải xác định theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả.Thời gian thực hiện chương trình là 5 năm hoặc phân kỳ thực hiện cho từng giaiđoạn 5 năm.

6.1.5 Nội dung chủ yếu của CTMT Quốc gia

Để xây dựng một CTMT Quốc gia, cần triển khai các nội dung cơ bản sau:

- Tập hợp cơ sở pháp lý.

- Phân tích, đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực, rút ra những vấn đề cấpbách cần được giải quyết.

- Xác định mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể: Căn cứ mục tiêu củachiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước gắn với củng cố quốc phòng,an ninh và phương hướng phát triển của ngành, lĩnh vực, các cam kết quốc tế để xâydựng mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ th ể của CTMT Quốc gia.

- Xác định thời hạn và tiến độ thực hiện CTMT Quốc gia.

23

- Xác định địa bàn thực hiện và phạm vi tác động của CTMT Quốc gia đếnmục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực theo vùng, lãnh thổ.

- Xác định những nội dung, hoạt động của Chương trình.

- Xác định các dự án cần thực hiện; các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thời gianvà địa điểm thực hiện của từng dự án; các cơ quan quản lý dự án.

- Dự tính sản phẩm đầu ra, đối tượng thụ hưởng của CTMT Quốc gia , dự án.

- Đề xuất kinh phí của từng dự án và tổng mức kinh phí của CTMT Quốc giacó phân chia theo từng năm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của CTMT Quốc gia.

- Xác định các giải pháp để thực hiện CTMT Quốc gia: Giải pháp về huyđộng vốn, kinh phí; các giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện chư ơng trình vàphương thức quản lý; các giải pháp về khoa học, công nghệ (nếu có); giải pháp vềvật tư, mua sắm phương tiện, thiết bị, máy móc; đề xuất các cơ chế, chính sách đặcthù cần ban hành để áp dụng cho việc thực hiện chương trình, dự án (nếu có); xácđịnh những nội dung, hoạt động, dự án của chương trình và cơ chế lồng ghép vớihoạt động của các CTMT Quốc gia khác trên cùng địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp, lồng ghép giữa các Chương trình có chungmục tiêu.

- Đề xuất hệ thống và cơ chế theo dõi, giám sát thực hiện CTMT Quốc gia.

- Xác định chế độ thu thập thông tin báo cáo; kế hoạch giám sát, đánh giákết quả thực hiện toàn bộ CTMT Quốc gia.

6.1.6 Cơ chế điều phối CTMT Quốc gia

* Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối các ho ạt độngthực hiện CTMT Quốc gia.

* Cơ quan quản lý CTMT Quốc gia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xử lý hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xemxét, xử lý những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

* Ban Chỉ đạo Trung ương về CTMT Quốc gia có vai trò điều phối hoạtđộng mang tính liên ngành giữa các Bộ, ngành có các lĩnh vực liên quan thuộcCTMT Quốc gia trong quản lý và thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình.

* Ban Chỉ đạo các CTMT Quốc gia của tỉnh/TP có vai trò điều phối hoạtđộng của các sở, ban, ngành liên quan; giữa các cơ quan cấp tỉnh /TP và UBND cấphuyện trong quản lý và thực hiện các Chương trình.

6.2 Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ qua các giai đoạn

24

CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ được tổ chức thực hiện trong các giai đoạn ,bao gồm các chương trình trong nước với các dự án thành phần và chương trình hỗtrợ, các dự án độc lập.

6.2.1 Giai đoạn 1991-1995

- Ba chương trình trong nước: Nâng cao năng lực quản lý (VDS01); Điềuphối dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (VDS02); Thông tin giáo dục tuyên truyền(VDS03).

- Một chương trình hỗ trợ: Chương trình viện trợ của UNFPA chu kỳ IV.

- Hai lĩnh vực bảo đảm hoạt động của cơ quan điều phối và xây dựng cơ bản .

6.2.2 Giai đoạn 1996-2000

- Ba chương trình trong nước : Nâng cao năng lực quản lý (VDS01); Điềuphối dịch vụ kế hoach hóa gia đình (VDS02); Thông tin giáo dục tuyên truyền(VDS03).

- Một chương trình hỗ trợ: Chương trình viện trợ của UNFPA chu kỳ V.

- Hai lĩnh vực: đảm bảo hoạt động của cơ quan điều phối và xây dựng cơ bản

- Các dự án độc lập: Dự án dân số, sức khỏe gia đình (WB); Dự án tăngcường sức khỏe gia đình (GTZ); Dự án sức khỏe-kế hoạch hóa gia đình (KFW2);Dự án đăng ký dân số và các dự án khác...

6.2.3 Giai đoạn 2001-2005

CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2005 được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt tại quyết định số 18/2002/QĐ -TTg ngày 21/1/2002 với mục tiêu tổngquát là: “Tập trung mọi nỗ lực đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, đặc biệt tập trungvào những vùng có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùn g nghèo, nhằm đạt mứcsinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005. Giảm tỷ lệ sinhbình quân hàng năm 0,4%o; đạt tỷ lệ tăng dân số vào năm 2005 khoảng 1,16%.Bước đầu triển khai những mô hình và giải pháp thí điểm về nâng cao chất lượngdân số”.

* Chương trình được triển khai bởi 8 dự án thành phần, bao gồm:

- Dự án Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi.

- Dự án Tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vùng nghèo, vùngkhó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Dự án Nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu dân cư.

- Dự án Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số.

25

- Dự án Lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững thông qua hoạtđộng tín dụng - tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình.

- Dự án Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số.

- Dự án Chăm sóc SKSS/KHHGĐ gồm 2 tiểu dự án: Tiểu dự án thực hiệncác dịch vụ y tế về chăm sóc SKSS/ KHHGĐ và Tiểu dự án thực hiện các dịch vụvề chăm sóc SKSS/ KHHGĐ phi lâm sàng và đảm bảo hậu cần KHHGĐ

- Đầu tư xây dựng cơ bản.

* Chương trình hỗ trợ: Chương trình UNFPA chu kỳ VI

* Các dự án độc lập: Dự án dân số, sức khỏe gia đình (WB); Dự án tăngcường sức khỏe gia đình (GTZ); Dự án Sức khỏe-Kế hoạch hóa gia đình (KFW3)và các dự án khác...

6.2.4 Giai đoạn 2006-2010Chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ giai đoạn 2006-2010 đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 170/2007/QĐ -TTg ngày8/11/2007 nhằm thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược Dân số Việt Nam.

Mục tiêu

* Mức giảm tỷ lệ sinh bình quân mỗi nă m trong giai đoạn 2006-2010 làkhoảng 0,25‰; Tỷ lệ phát triển dân số khoảng 1,14% vào năm 2010; Quy mô dânsố dưới 89 triệu người vào năm 2010; Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đạiđạt 70% vào năm 2010; Tiếp tục triển khai các mô hình, giải pháp can thiệp, nhằmgóp phần nâng cao chất lượng dân số .

Thời gian và phạm vi thực hiện chương trình

* Thời gian thực hiện: Từ năm 2006 đến năm 2010.

* Phạm vi thực hiện: trong phạm vi cả nước, ưu tiên tập trung ở vùng nôngthôn đông dân có mức sinh chưa ổn định, vùng có mức sinh cao, vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Cơ cấu của chương trình bao gồm: 6 dự án và các chương trình hỗ trợ, cácdự án độc lập được lồng ghép thống nhất trong chương trình mục tiêu quốc gia.

* Các dự án thuộc CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ

- Tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi

- Nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ.

- Đảm bảo hậu cần và đẩy mạnh tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai.

- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện.

- Nâng cao chất lượng thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ.

26

- Thử nghiệm, mở rộng một số mô hình, giải pháp can thiệp, góp phần nângcao chất lượng dân số Việt Nam.

* Chương trình hỗ trợ: Chương trình UNFPA chu kỳ VII

* Các dự án độc lập: Dự án Sức khỏe-KHHGĐ (KFW4); Dự án Góp phầncải thiện dịch vụ y tế/SKSS tại 2 tỉnh Sơn La và Cao Bằng (GTZ); Dự án Tăngcường năng lực cho Uỷ ban DSGĐTE (Tổng cục DS-KHHGĐ) và các cơ quan liênquan trong việc thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược dân số Việt nam(VNM7PG0009-UNFPA); Dự án Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên (ADB);Dự án Chăm sóc và phát triển trẻ thơ tại cộng đồng (ADB); Dự án Hỗ trợ phươngtiện tránh thai 2006-2008 và các dự án khác

6.2.5 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 và các giai đoạn kế tiếp

* Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2011 đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt t ại quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 gồm04 dự án và 01 đề án là:

- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi,

- Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đì nh,

- Dự án nâng cao chất lượng giống nòi,

- Dự án Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chương trình,

- Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển.

* Chương trình MTQG DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011, gồm 04 dựán và 01 đề án là:

- Dự án Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ

- Dự án tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằnggiới tính khi sinh.

- Dự án Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiệnchương trình.

- Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển.

* Chương trình hỗ trợ: Chương trình UNFPA chu kỳ VII

* Các dự án độc lập: Dự án Tăng cường năng lực cho Uỷ ban DSGĐTE vàcác cơ quan liên quan thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược dân số Việt nam(VNM7PG0009-UNFPA); Dự án Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên (ADB);Dự án Chăm sóc và phát triển trẻ thơ tại cộng đồng (ADB) và các dự án khác.

27

TÓM TẮT CHƯƠNG 11. Xã hội càng phát triển thì vai trò và chức năng QLNN càng tăng lên. Cùng

với sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, đặc biệtlà y học và y tế, ngày càng đặt ra trước nhà nước nhiều vấn đề trong lĩnh vực dânsố. Chỉ có nhà nước mới có đủ quyền lực và khả năng để thực hiện quản lý xã hộinói chung, trong đó có các vấn đề dân số nói riêng; đảm bảo cho sự phát triển vàthay đổi các yếu tố diễn ra phù hợp với mục tiêu ổn định và phát triển bền vững KT -XH, đảm bảo an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện dân chủ vàcông bằng xã hội.

2. QLNN về DS-KHHGĐ là quá trình tác động có ý thức, có tổ chức của nhànước đến nhận thức và hành vi về DS -KHHGĐ của cá nhân, tổ chức nhằm đạt đượccác mục tiêu đã định. QLNN về DS-KHHGĐ bao gồm những nội dung chủ yếu làxây dựng tổ chức và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, tổchức phối hợp các lực lượng tham gia, tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin vàdịch vụ cho mọi người dân, kiểm tra, thanh tra thực hiện kế hoạch chính sách.

3. Bản chất QLNN về DS-KHHGĐ là nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng lànâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân, của từng gia đình và của toàn xãhội, đồng thời đảm bảo các yếu tố quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân số vàchất lượng dân số, phù hợp với chiến lược phá t triển KT-XH đưa nước ta thoát khỏinghèo nàn, lạc hậu, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh. QLNN về DS-KHHGĐ là một khoa học, một nghệ thuật và đượcthực hiện theo phương thức quản lý CTMT quốc gia.

4. Nguyên tắc QLNN về DS-KHHGĐ bao gồm bảo đảm sự lãnh đạo củaĐảng, tôn trọng quy luật khách quan, tập trung dân chủ, tiết kiệm và hiệu quả, kếthợp hài hoà các lợi ích, đảm bảo nhân quyền. Mỗi nguyên tắc có mục đích, nộidung và yêu cầu riêng đối với quá trình quản lý , đồng thời tạo thành một chỉnh thể,đòi hỏi phải được quán triệt và vận dụng tổng hợp.

5. QLNN về DS-KHHGĐ theo CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ. CTMT có vịtrí quan trọng vì nó gắn kết được nhiều loại hình kế hoạch khác nhau, tập trung giảiquyết những mục tiêu trọng điểm cho từng thời kỳ phát triển, tạo ra sự đột phá làmđộng lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi mục tiêu chung. Nguyên tắc cơ bản củaCTMT được thể hiện rõ bao gồm nguyên tắc hướng đến mục tiêu; nguyên tắc đồngbộ và nguyên tắc hiệu quả, tập trung các ng uồn lực và chọn phương án có hiệu quảcao để thực hiện mục tiêu.

CTMT Quốc gia là thống nhất, là xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở. Đểbảo đảm cho sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động, đòi hỏi mọikhách thể quản lý là các tổ chức, cá nhân phải cùng hướng về một mục tiêu, phảithực hiện và hoàn thành các hoạt động của mình theo đúng trình tự đã xác định.

28

Việc quản lý và điều hành các CTMT Quốc gia ở nước ta được quy định tạiquyết định số 135/2009/QĐ-TTg.

CÂU HỎI THẢO LUẬNAnh, chị hãy nêu:

1. QLNN về DS-KHHGĐ và các nội dung QLNN về DS-KHHGĐ?

2. Bản chất và đặc điểm QLNN về DS -KHHGĐ.

3. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ.

4. Đặc điểm cơ bản của CTMT Quốc gia vận dụng trong QLNN về DS-KHHGĐtheo CTMT quốc gia.

5. Vai trò của QLNN về DS-KHHGĐ.

29

Chương 2BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DS-KHHGĐ

I. Khái niệm về Bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước1. Khái niệm:

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địaphương, được tổ chức theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một chỉnh thểđồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Cơ quan nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, mang tính độc lậptương đối, có chức năng, nhiệm vụ nhất định, được thành lập theo quy định củapháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước mang một số đặc điểm sau:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động theo quy định của nhà nước.

- Thực hiện quyền lực nhà nước.

- Kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước .

2. Hình thức tổ chức bộ máy nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam hiện nay

Cơ cấu bộ máy nhà nước ta là một hệ thống thứ bậc được xây dựng dựa trêncác tiêu chí cơ bản sau:

2.1 Theo sự phân định quyền lực nhà nước:

Cơ cấu bộ máy nhà nước ta gồm :

- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất cả 3 quyềnlập pháp, hành pháp và tư pháp và trực tiếp thực hiện quyền lập pháp;

- Các cơ quan trực tiếp thực hiện quyền hành pháp là Chính phủ và c hínhquyền địa phương (HĐND và UBND).

- Các cơ quan trực tiếp thực hiện quyền tư pháp là Toà án nhân dân và Việnkiểm soát nhân dân.

2.2 Theo cấp bậc hành chính lãnh thổ :

Cơ cấu bộ máy nhà nước gồm các cấp như sau:

- Cấp trung ương,

- Cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (tỉnh/TP),

30

- Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện),

- Cấp xã, phường, thị trấn (cấp xã).

Tổ chức bộ máy nhà nước ta được thể hiện theo sơ đồ:

Sơ đồ 1. Mô hình chính quyền các cấp

HĐNDH

2.3 Theo sự phân định chức năngCác hoạt động quản lý nhà nước được chuyên môn hoá, tạo thành những cơ

quan quản lý các ngành, các lĩnh vực.

Nhà nước

Quyền lực không phân chia, phân công ba quyền

Lập pháp Hành pháp Tư pháp

Quốc hội Chính phủ,các bộ

Toà án nhân dân tốicao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao

Toà án nhân dân tỉnh, Việnkiểm sát nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương

Chính quyền tỉnh,thành phố trực thuộc

trung ương

Toà án nhân dân, Viện kiểmsát nhân dân quận, huyện

Chính quyền huyện,quận

Chính quyềnphường, xã

HĐND

31

Theo khái niệm này, bộ máy QLNN ở Trung ương (Quốc hội, Chính phủ,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao). Chính phủ chia ra thànhcác bộ. Bộ máy quản lý nhà nước của các tỉnh/TP chia ra thành các sở, ban. Bộ máyquản lý cấp huyện chia ra thành các phòng.

3. Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước3.1 Các nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước3.1.1 Những nguyên tắc chung của tổ chức bộ máy quản lý

a. Chuyên môn hoá và phân nhóm chức năng

Để đảm bảo sự vận hành thông suốt của hệ thống hướng vào thực hiện mụctiêu, cần chuyên môn hóa theo chức năng các hoạt động trong hệ thống. Để tinh giảntổ chức bộ máy, người ta tiến hành phân nhóm các chức năng có mối quan hệ gầngũi thành các bộ phận và phân hệ. Phân nhóm theo chức năng được xem là mô hìnhphổ biến để xây dựng cơ cấu của mọi hệ thống.

b. Phân định phạm vi quản lý và phân cấp quản lý

Khái niệm phạm vi quản lý được dùng để chỉ một số lượng nhất định các đơnvị trực tiếp phải quản lý, còn phân cấp là chỉ số lượng các cấp quản lý từ trên xuốngđược quy định trong hệ thống tổ chức.

c. Nguyên tắc hoàn chỉnh thống nhất

- Mục tiêu của các bộ phận, phân hệ, con người trong hệ thống phải phụctùng mục tiêu chung.

- Sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận, phân hệ phải rõ ràng,rành mạch để đảm bảo tất cả các công việc quản lý đều có người đảm nhiệm nhưngcũng không xảy ra tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.

- Mối quan hệ giữa các bộ phận, phân hệ phải hợp lý cả về thông tin, conngười và nguồn vật chất đảm bảo sự hiệp đồng và phối hợp cao để thực hiện mụctiêu chung.

- Thống nhất chỉ huy: đảm bảo một đầu mối chỉ huy kết hợp chế độ làm việctập thể và trách nhiệm cá nhân rành mạch

d. Nguyên tắc tương hợp giữa các chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn vớitrách nhiệm, nhiệm vụ, trách nhiệm với phương tiện

Trong hoạt động quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm,phương tiện phải tương xứng với nhau nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ củamình.

e. Nguyên tắc hiệu quả và hiệu lực

32

Hiệu lực của bộ máy quản lý thể hiện ở khả năng ra các quyết định đúng đắn,kịp thời, được xã hội thừa nhận, được cấp dưới thực hiện nhanh chóng, mang lại kếtquả cao và ít tốn kém.

Bộ máy có hiệu quả là bộ máy hoàn thành được các mục tiêu của mình vớichi phí thấp nhất có thể. Đối với bộ máy QLNN, hiệu quả được xem xét trênphương diện hiệu quả KT-XH.

3.1.2 Các nguyên tắc chính trị - xã hội

a. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

“Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” là nguyên tắc tổ chức caonhất, quan trọng nhất của nhà nước. Theo nguyên tắc này, nhân dân sử dụng quyềnlực nhà nước của mình thông qua Quốc hội và H ĐND là những cơ quan đại diệncho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệmtrước nhân dân.

b. Nguyên tắc quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước ta được thực hiện theo nguyên tắc ba quyền (lập pháp,hành pháp và tư pháp). Quyền lực ấy là thống nhất, không phân chia, nhưng có sựphân công rành mạch trong việc thực hiện giữa các quyền.

c. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Là nguyên tắc chủ đạo trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nướcta với những biểu hiện cụ thể sau:

- Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước là Quốc hội do dân bầu ra vàchịu trách nhiệm trước nhân dân. Các cơ quan Nhà nước khác do cơ quan quyền lựcNhà nước lập ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước.

- Các cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan Nhà nước cấp trên. Các cấpchính quyền địa phương phải phục tùng cơ quan nhà nước trung ương.

- Quyền QLNN tập trung và thống nhất ở Trung ương, đồng thời tăng cườngphân cấp quản lý cho chính quyền địa phương để nâng cao tính chủ động, sáng tạovà khả năng quyết định sát với tình hình thực tế của bộ máy QLNN.

- Thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tập thể, cấp dưới phục tùngngười chỉ huy trong các cơ quan Nhà nước theo chế độ thủ trưởng.

Nguyên tắc tập trung dân chủ đối lập với tập trung quan liêu, gia trưởng, độcđoán cũng như tình trạng phân tán, cục bộ địa phương, vô tổ chức, vô kỷ luật.

d. Nguyên tắc nhà nước pháp quyền

Nguyên tắc Nhà nước pháp quyền khẳng định tính tối cao của pháp luật.Nguyên tắc đó thể hiện trong quá trình tổ chức bộ máy nhà nước như sau:

33

- Mọi sự tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải được phápluật quy định và có sự bảo đảm bằng chế tài cho các quy định đó có hiệu lực pháplý.

- Hệ thống pháp luật thống nhất trong cả nước. Vấn đề được giải quyết bởicấp nào, cơ quan nào cũng phải theo quy định của pháp luật.

- Hệ thống cung cấp dịch vụ công được quản lý thống nhất theo những vănbản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.

- Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội hay cá nhân đều phải tuân thủpháp luật. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.

- Nhà nước thực hiện việc quản lý đất nước bằng pháp luật.

3.2 Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước3.2.1 Mô hình tập trung

Trên phương diện tổ chức bộ máy nhà nước, tập trung hoá là hệ thống quảnlý dựa trên việc tập trung quyền ra quyết định cho những cơ quan QLNN ở trungương (chính quyền trung ương). Mô hình tập trung hoá có thể biểu hiện ở hai dạng.

- Tập quyền: Tập trung mọi quyền lực nhà nước vào Quốc hội.

- Tản quyền: Mô hình cơ cấu tập trung theo nguyên tắc tản quyền (theongành dọc) được xây dựng nhằm đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất từ trungương đến địa phương đối với ngành và lĩnh vực như thống kê, hải quan, thuế, thihành án.v.v…

3.2.2 Mô hình phân quyền

Phân quyền là quá trình chuyển một phần quyền hạn từ trung ương xuống địaphương, từ cấp trên xuống cấp dưới. Có hai hình thức phân quyền chính:

- Phân quyền chức năng: là sự phân giao của một cơ quan cấp trên cho mộttổ chức bên dưới các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ ràng.

- Phân quyền lãnh thổ: là sự phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm,phương tiện vật chất, tài chính, nhân sự cho chính quyền địa phương. Các cơ quanquản lý ngành ở địa phương chịu sự phụ thuộc hai chiều: trực thuộc UBND và chịusự chỉ đạo về chuyên môn của cơ quan quản lý ngành trực tiếp.

3.3 Quá trình xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý3.3.1 Căn cứ xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý

- Mục tiêu của tổ chức.- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.- Mối quan hệ của tổ chức đối với các cơ quan trong bộ máy QLNN.- Tính chất, đặc điểm của các khách thể quản lý.

34

- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý.- Hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.- Những thành tựu của khoa học tổ chức.

3.3.2 Quá trình xây dựng bộ máy quản lý nhà nước

- Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ. Xác định mô hình cơcấu tổng quát.

- Giai đoạn 2: Phân bổ chức năng, nhiệm vụ, hình thành các bộ phận, phân hệ.

- Giai đoạn 3: Xác định quyền hạn, trách nhiệm cho bộ phận, con người. Xâydựng quy chế hoạt động.

- Giai đoạn 4: Xây dựng cơ chế phối hợp.

4. Bộ máy quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình

Bộ máy QLNN về DS-KHHGĐ là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhànước, gồm các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng QLNN về DS-KHHGĐ ở4 cấp từ trung ương đến địa phương.

Theo nghĩa rộng, QLNN nói chung và QLNN về DS-KHHGĐ nói riêngđược thực hiện thông qua cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Theo nghĩa hẹp, QLNN về DS-KHHGĐ được hiểu như hoạt động quản lý cótính chất nhà nước nhằm điều hành chương trình DS -KHHGĐđược thực hiện bởicác cơ quan hành pháp.

Theo nội dung của QLNN về DS-KHHGĐ, có những cơ quan trực tiếp quảnlý chương trình DS-KHHGĐ, có những cơ quan tham gia gián tiếp vào quản lýchương trình DS-KHHGĐ.

Có những cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tập thể về các vấn đề dân sốcủa đất nước hay từng địa phương như Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Việc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho cáccơ quan, bộ phận, phân hệ của bộ máy quản lý nhà nước là một trong những vấn đềđặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới quản lý nhà nước hiện nay.

II. Lịch sử hình thành và phát triển của bộ máy Quản lý nhà nước về dânsố - kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam

Trên thế giới, cho đến nay vẫn tồn tại ba mô hình tổ chức bộ máy thực hiệnchức năng quản lý công tác DS-KHHGĐ: Mô hình ngành y tế quản lý công tác DS -KHHGĐ, được áp dụng ở những nước đã phát triển, với lý do tỷ lệ tăng dân số thấp,hệ thống cơ sở y tế phát triển mạnh; Mô hình Uỷ ban có tính chất liên ngành thựchiện chức năng QLNN về công tác DS-KHHGĐ, thường được áp dụng ở nhữngnước đang phát triển với lý do tỷ lệ gia tăng dân số cao, quy mô dân số lớn đòi hỏi

35

phải tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu dân số trong một thời gian nhấtđịnh; và Mô hình một Bộ tổng hợp thực hiện chức năng QLNN về dân số.

Mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở Việt nam qua cácgiai đoạn

1. Giai đoạn 1961-1970

Ban vận động sinh đẻ có kế hoạch được hình thành do Thủ tướng Chính phủlàm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Y tế là Phó Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Y tế làTổng thư ký,cơ quan trường trực được giao là Bộ Y tế với chức năng nhiệm vụhướng dẫn sinh đẻ kế hoạch.

Ngày 28/04/1964, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư s ố 10-BYT-TT hướng dẫnthành lập các Trạm Bảo vệ bà mẹ và trẻ em ở các tỉnh/thành phố thực hiện các hoạtđộng SĐKH. Trạm Bảo vệ bà mẹ và trẻ em có nhiệm vụ giúp các Ty Y tế lập các kếhoạch công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em và sinh đẻ có hướng dẫn, tổ chức thực hiện cáckế hoạch đó; hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện, sơ kết tổng kết, đúc rútkinh nghiệm cho việc chỉ đạo phong trào bảo vệ bà mẹ, trẻ em và sinh đẻ có hướngdẫn.

2. Giai đoạn 1970-1974

Ngày 13/5/1970, nhằm đẩy mạnh hơn cuộc vận động SĐKH, Hội đồngChính phủ đã ban hành Quyết định số 94/CP về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch ,chuyển giao công tác này từ Bộ Y tế cho một cơ quan mới được thành lập là Uỷ banBảo vệ bà mẹ và trẻ em. Uỷ ban B VBMTE là cơ quan thuộc Chính phủ, do Bộ Y tếlà cơ quan thường trực. Uỷ ban có tổ chức bộ máy được hình thành từ Trung ươngđến cấp huyện, thực hiện công tác tuyên truyền vận động và đảm nhiệm toàn bộ cácdịch vụ KHHGĐ. Trạm BVBMTE và sinh đẻ có kế hoạch ở cấp tỉnh/TP, đội sinhđẻ có kế hoạch ở cấp huyện được thành lập để thực hiện nhiệm vụ đặt vòng tránhthai. Các đoàn thể quần chúng: Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên lao động vàTổng Công đoàn vẫn giữ vai trò như ở giai đoạn đầu. Công tác sinh đẻ có kế hoạchlà một nhiệm vụ quan trọng của Uỷ ban “Ủy ban BVBMTE, các cơ quan Nhà nước,các đoàn thể phụ nữ, công đoàn, thanh niên có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục mụcđích ý nghĩa của sinh đẻ có kế hoạch trong cán bộ, công nhân, nhân viên, hội viênvà đoàn viên của mình và gương mẫu thực hiện ”2.

Ủy ban BVBMTE giải thể vào năm 1974. Hệ thống quản lý công tác sinh đẻcó kế hoạch lại được nhập vào B ộ Y tế. Việc nuôi dạy trẻ giao cho Bộ Giáo dục.

2 Điều 3, Quyết định số 94/CP

36

3. Giai đoạn 1975-1990

- Nhằm huy động rộng rãi các lực lượng xã hội tham gia vào công tác DS -KHHGĐ, đẩy mạnh thực hiện công tác SĐKH, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hànhQuyết định số 58-HĐBT ngày 11/4/1984 về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia Dânsố và Sinh đẻ có kế hoạch. Uỷ ban có nhiệm vụ “giúp Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạovề công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch, chủ trì việc phối hợp giữa các cơ quan,các đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạchtrong cả nước “3.

Uỷ ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch do một Phó Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng là Chủ tịch Uỷ ban, Bộ trưởng Bộ Y tế là Phó Chủ tịch thường trực,các Phó Chủ tịch là Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ; Thứ trưởngBộ Y tế là Tổng Thư ký; lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể là uỷ viên. Bộ Y tế vớitư cách là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt chuyên môn, kỹthuật, cung cấp dụng cụ, thuốc men và đào tạo, cung cấp cán bộ chuyên môn chocác địa phương. Cơ quan chuyên trách của Uỷ ban là một ban thư ký thường trựcnằm trong Bộ Y tế, gồm các cán bộ chuyên trách giúp việc do Bộ Y tế cử ra. Mỗingành và đoàn thể có thành phần trong Uỷ ban cử một cán bộ cấp vụ tham gia Banthư ký và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Tại cấp tỉnh, thành phố và đặc khu thuộc Trung ương thì thành lập Uỷ banDân số và Sinh đẻ có kế hoạch để giúp UBND cùng cấp chỉ đạo công tác dân số vàSĐKH ở địa phương mình. Công tác dân số và SĐKH ở các quận, huyện, xã,phường và ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, bệnhviện, trường học, các đơn vị, vũ trang v.v.... do Ban vận động SĐKH, thành lập theoChỉ thị số 29-HĐBT ngày 12/8/1981 của HĐBT, tổ chức thực hiện. Các cơ quan,đơn vị thuộc các tuyến trên đóng ở địa phương nào do UBND địa phương đó theodõi, đôn đốc thực hiện.

- Ngày 6/02/1985, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch được đổitên thành Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình4. Ở cấp tỉnh, thànhphố và đặc khu trực thuộc Trung ương gọi là Uỷ ban DS-KHHGĐ. Ở các quận,huyện, xã, phường và các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường,bệnh viện, trường học, các đơn vị vũ trang, v.v... gọi là Ban vận động KHHGĐ.

- Ngày 6/3/1989, Chủ tịch HĐBT ban hành quyết định số 51/CT về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Quốc gia DS -KHHGĐ nhằm kiện toàntổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ. Về cơ bản bộ máy này được tổ chứckhông khác nhiều so với bộ máy được thành lập từ năm 1984, ngoài sự thay đổi mộtsố chức danh kiêm nhiệm và triển khai thành lập bộ máy ở cấp huyện. Để đảm bảohoạt động có hiệu quả, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã xác định trong Quyết định

3 Quyết định số 58 -HĐBT ngày 11/4/1984.4 Quyết định số 38/HĐBT .

37

51/CT ngày 6/3/1989 của HĐBT, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ thành lập các Banchức năng: Kế hoạch tổng hợp và chính sách; Giáo dục -Truyền thông; Kế hoạchhoá gia đình; Quan hệ quốc tế và Văn phòng.

4.Giai đoạn 1991-2002

- Năm 1991, tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ đã được củng cố một bước quantrọng, là năm có tổ chức bộ máy chuyên trách đầu tiên trong lịch sử công tác DS -KHHGĐ. Nghị định 193-HĐBT ngày 19/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc của Uỷ ban Quốc giaDS-KHHGĐ được ban hành .

Tổ chức bộ máy này được xây dựng trên cơ sở mô hình đảm bảo huy động cáclực lượn g xã hội tham gia chương trình DS-KHHGĐ nhưng tăng cường mạnh hơn bộphận chuyên trách và bộ máy chuyên trách hoàn toàn tách khỏi Bộ Y tế để giúp Uỷban có tính chất liên ngành chỉ đạo, điều phối các lực lượng tham gia công tác DS -KHHGĐ. Uỷ ban là cơ quan độc lập trực thuộc HĐBT với sự tham gia rộng lớn củacác bộ, ngành và các đoàn thể quần chúng, có một Phó Chủ tịch chuyên trách, được bốtrí thành các Ban chuyên môn.

Ở cấp tỉnh/TP, cấp huyện thành lập Uỷ ban DS-KHHGĐ trực thuộc UBNDdo đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND kiêm Chủ tịch. Một số tỉnh /TP bố tríPhó Chủ tịch chuyên trách và tăng thêm cán bộ

Ở cấp xã, công tác DS-KHHGĐ là trách nhiệm của UBND, do một Phó chủtịch phụ trách và sử dụng các bộ phận chuyên môn giúp việc, chưa có cán bộchuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã.

Một số Bộ, ngành, đoàn thể tiến hành nhiều công tác liên quan đến DS -KHHGĐ đều có bộ phận chuyên trách DS-KHHGĐ.

- Từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực, kinh nghiệm sau hơn 30 nămthực hiện công tác DS-KHHGĐ với nhiều mô hình khác nhau, hệ thống DS-KHHGĐlại tiếp tục được củng cố và hoàn thiện thêm. Ngày 21/6/1993 Chính phủ đã ban hànhNghị định số 42/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lềlối làm việc của Uỷ ban Quốc gia DS -KHHGĐ. Ngoài ra, Thông tư 31/TTLB ngày10/11/1993 của Liên bộ Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ và Ban Tổ chức Cán bộ củaChính phủ, đã qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban DS -KHHGĐ ởđịa phương gồm cấp tỉnh/TP, cấp huyện và Ban DS-KHHGĐ cấp xã.

Thực hiện Nghị định này, hệ thống làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ươngđến cơ sở đã được củng cố và từng bước kiện toàn. Ở Trung ương, Uỷ ban Quốc giaDS-KHHGĐ đã được củng cố với thành phần mở rộng hơn so với trước, gồm đạidiện của nhiều bộ, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội và do một Bộ t rưởng làm Chủnhiệm chuyên trách. Cơ quan thường trực của Uỷ ban Quốc gia DS -KHHGĐ đượccủng cố thành các vụ, đơn vị chuyên môn nghiệp vụ và được tăng cường cán bộ cả

38

về số lượng và chất lượng. Quy chế hoạt động và phối hợp được xác định rõ ràng.Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ của các bộ, ngành, đoàn thể lần lượt được thànhlập, có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách giúp việc.

Ở địa phương, Uỷ ban DS-KHHGĐ được củng cố và tăng cường về cán bộ .

Hệ thống làm công tác DS-KHHGĐ ở cấp cơ sở theo mô hình Ban DS -KHHGĐ là tập hợp đại diện các ngành, đoàn thể của xã do Chủ tịch UBND xã làmTrưởng ban, có một cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ được hưởng phụ cấp và độingũ CTV tự nguyện có được bồi dưỡng (tuy rất ít) đảm nhận nhiệm vụ tuyêntruyền, vận động các đối tượng trong diện KHHGĐ, cung cấp các PTTT phi lâmsàng và theo dõi biến động dân số đã được hình thành.

- Năm 2001, Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ vềviệc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, TP và UBND cấphuyện được ban hành, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (DSGĐTE) cấp tỉnh,huyện được thành lập trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban DS -KHHGĐ và Uỷ ban Bảo vệchăm sóc trẻ em cùng cấp. Ngày 6/6/2001, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay làBộ Nội vụ), Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ và Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc Trẻ emViệt Nam đã ban hành Thông tư 32/TTLT hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy Uỷ ban DSGĐTE địa phương. Ở cấp xã thành lập BanDSGĐTE do Chủ tịch UBND cấp xã làm trưởng ban, mỗi xã có 1 cán bộ c huyêntrách.

5. Giai đoạn 2002 – 7/2007

- Thực hiện Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05/8/2002 của Quốc hộikhoá XI quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ủy banDSGĐTE đã đư ợc thành lập trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ vàỦy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam. Nghị định 94/2002/NĐ-CP của Chínhphủ ngày 11/11/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Ủy ban DSGĐTE. Theo đó, Ủy ban có chức năng QLNN về DSGĐTE; QLNNcác dịch vụ công thuộc các lĩnh vực này. Nhiệm vụ quản lý công tác DS-KHHGĐđược nhấn mạnh. Mô hình tổ chức của hệ thống tương tự như mô hình của bộ máytổ chức DS-KHHGĐ giai đoạn 1993-2002.

6. Giai đoạn từ 8/2007 đến nay

- Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/QH12 ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Quốchội về cơ cấu tổ chức Chính phủ và số Phó thủ tướng Chính phủ khoá XII, ngày8/8/2007, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1001/QĐ -TTg về việcgiải thể Ủy ban DSGĐTE, chuyển các chức năng của Ủy ban này sang các bộ cóliên quan thực hiện. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân sốđược giao cho Bộ Y tế. Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 do Chínhphủ ban hành quy định rõ Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.

39

Ngày 29/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số18/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaTổng cục DS-KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ có chức năng tham mưu giúp Bộtrưởng Bộ Y tế QLNN về DS-KHHGĐ, bao gồm lĩnh vực: quy mô dân số, cơ cấudân số và chất lượng dân số; chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Ở địa phương, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 củaChính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh/TP vàNghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về quy định tổ chứccác cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, Uỷ ban DSGĐTE các tỉnh/TP vàUỷ ban DSGĐTE cấp huyện đã giải thể, chuyển các chức năng của Uỷ ban này sangcác Sở liên quan thực hiện, chức năng QLNN về DS-KHHGĐ của Uỷ ban DSGĐTEđược chuyển giao sang Sở Y tế. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS -KHHGĐ ở địa phương được thực hiện theo Thông tư số 03/2008/ TTLT-BYT-BNVngày 25/4/2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, huyện, Thôngtư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng nhiệmvụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS -KHHGĐ ở địa phương:

- Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh là tổ chức thuộc Sở Y tế, thực hiện chức năngtham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế QLNN về DS-KHHGĐ, bao gồm các lĩnh vực:quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cáchoạt động chuyên môn nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉ nh.

- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ đặt tại huyện, có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên mônkĩ thuật, truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện.

Phòng Y tế có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện thực hiệnchức năng QLNN về DS-KHHGĐ.

- Cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cấp xã

+ Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã: Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã có trách nhiệm giúp việc cho Trạm trưởng trạm Y tế cấp xã xây dựngkế hoạch và tổ chức thực hiện CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ trên địa bàn xã. Cánbộ chuyên trách DS -KHHGĐ xã là viên chức của Trạm Y tế xã, chịu sự chỉ đạo trựctiếp của Trạm trưởng trạm Y tế xã, chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyênmôn nghiệp vụ của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện.

+ Cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn bản có trách nhiệm cùng cán bộ y tế thôn bảntuyên truyền, vận động về DS-KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc SKBĐ.

Các cấp ở điạ phương đều thành lập Ban Chỉ đạo công tác DS -KHHGĐ,Trưởng Ban là Lãnh đạo UBND cùng cấp, Phó Ban là Lãnh đạo cơ quan Y tế và

40

DS-KHHGĐ, các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan, các tổchức chính trị-xã hội cùng cấp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan N hà nước từ trung ương đến địa

phương, được tổ chức theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một chỉnh thểđồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Theo sự phân định quyền lực Nhà nước, cơ cấu bộ máy N hà nước ta gồm baphân hệ; Cơ quan trực tiếp thực hiện quyền lập pháp là Quốc hội; các cơ quan trựctiếp thực hiện quyền hành pháp là Chính phủ và chính quyền địa phương (HĐNDvà UBND); các cơ quan trực tiếp thực hiện quyền tư pháp là Toà án nhân dân vàViện kiểm soát nhân dân.

Theo các cấp bậc hành chính lãnh thổ, bộ máy Nhà nước ở Việt Nam gồm 4cấp: cấp trung ương và ba cấp địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Bộ máyQLNN ở trung ương bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao vàViện Kiểm sát nhân dân tối cao. ở địa phương, các chức năng QLNN được thựchiện bởi các cơ quan của chính quyền địa phương là HĐND và UBND. Để đảm bảohiệu lực và hiệu quả của QLNN trong điều kiện cơ chế thị trường, bộ máy QLNNphải được đổi mới một cách đồng bộ.

Bộ máy QLNN về DS-KHHGĐ là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhànước, bao gồm các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng QLNN về DS-KHHGĐ ở 4 cấp từ trung ương đến địa phương. Theo nghĩa rộng, QLNN nói chungvà QLNN về DS-KHHGĐ nói riêng được thực hiện thông qua cả ba loại cơ quanlập pháp, hành pháp và tư pháp.Theo nghĩa hẹp, QLNN về DS-KHHGĐ được hiểunhư hoạt động quản lý có tính chất nhà nước nhằm điều hành chương trình DS-KHHGĐ được thực hiện bởi các cơ quan hành pháp.Theo nội dung của QLNN vềDS-KHHGĐ, có những cơ quan trực tiếp quản lý chương trình DS-KHHGĐ, cónhững cơ quan tham gia gián tiếp vào quản lý chương trình DS-KHHGĐ.

Sự hình thành và phát triển của bộ máy QLNN về DS-KHHGĐ ở Việt Namtrải qua 6 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn 1961-1970; giai đoạn 1970-1974; giai đoạn1975-1990; giai đoạn 1991-2002; giai đoạn 2002-7/2007 và giai đoạn 8/2007 tớinay. Ở mỗi một giai đoạn luôn có những mô hình bộ máy QLNN về DS-KHHGĐkhác nhau để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.

41

CÂU HỎI THẢO LUẬN1. Trình bày khái niệm bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước? Hình thức tổ

chứcbộ máy nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay?

2. Trình bày các nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và mô hình cơcấu bộ máy quản lý nhà nước?

3. Trình bày cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước nước C HXHCN Việt Nam?

4. Trình bày lịch sử hình thành và phát triển bộ máy quản lý nhà nước vềDS-KHHGĐ ở Việt Nam?

5. Thảo luận về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy làm công tác DS -KHHGĐ ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.

42

Chương 3CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC DÂN SỐ

I. Khái niệm và phân loại công chức, viên chức dân số1. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức

Theo Luật cán bộ, công chức (Luật số 22/2008/QH12) và Luật Viên chức(Luật số 58/2010/QH12) cán bộ, công chức, viên chức được quy định như sau:

1.1 Cán bộ là công dân Việt nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị-xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh/TP, cấp huyện, trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước.

1.2 Công chức là công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chứcvụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị -xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh/TP, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quanđội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, c ông nhân quốcphòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạsĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập của Đảng cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -xã hội (sau đây gọichung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchnhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệpcông lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theoquy định của pháp luật.

Công chức dân số là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan QLNN về DS-KHHGĐ ở các cấp và trongbộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập DS -KHHGĐ theo quy địnhhiện hành, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập DS-KHHGĐ theo quy định hiện hành thì lương được bảo đảm từ quỹ lương củađơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

1.3 Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã) là công dânViệt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND,UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội; côngchức cấp xã là công dân Việt nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước.

1.4 Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việctại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Pháp luật .

43

Viên chức dân số là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập DS -KHHGĐ theo chế độ hợp đồng làm việc,hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập DS -KHHGĐ theo quy địnhcủa Pháp luật.

Trong ngành DS-KHHGĐ có công chức và viên chức, không có cán bộ theoquy định của Luật Cán bộ, công chức. Tuy vậy, trong hệ thống Ban chỉ đạo công tácDS-KHHGĐ các cấp ở địa phương có sự tham gia kiêm nhiệm của các cán bộ đượcbầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quancủa Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -xã hội.

2. Phân loại công chức Dân sốCông chức DS-KHHGĐ được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, theo

tính chất công việc đảm nhận trong các cơ quan quản lý nhà nước theo ngạch vàtheo bậc công chức.

2.1 Phân loại theo ngạch được bổ nhiệm

a) Công chức loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyênviên cao cấp hoặc tương đương.

b) Công chức loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyênviên chính hoặc tương đương.

c) Công chức loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyênviên hoặc tương đương.

c) Công chức loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sựhoặc tương đương và ngạch nhân viên .

2.2 Căn cứ vào vị trí công tác :

a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ;

Công chức lãnh đạo là những công chức giữ cương vị chỉ huy trong điềuhành công việc của các cơ quan quản lý thuộc bộ máy nhà nước nói chung và DS -KHHGĐ nói riêng. Tùy theo tính chất công việc ở các vị trí khác nhau mà phân racông chức lãnh đạo ở các cấp độ cao thấp khác nhau.

Công chức lãnh đạo là người được quyền ra quyết định quản lý, chịu tráchnhiệm cá nhân về hoạt động của đơn vị mình phụ trách, tổ chức và điều hành nhữngđơn vị hoặc cá nhân dưới quyền thực hiện công việc.

Công chức lãnh đạo được giao những thẩm quyền nhất định, thẩm quyền đógắn với chức vụ mà họ đảm nhiệm.

44

Công chức lãnh đạo trong QLNN về DS-KHHGĐ là bộ phận quan trọngnhất, quyết định tính hiệu quả và hiệu lực của bộ máy QLNN về DS-KHHGĐ.

Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý là các công chức chỉ giữ cácngạch công chức như nhân viên, cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyênviên cao cấp chứ không được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo.

Mỗi ngạch công chức được chia thành nhiều bậc. Bậc là các thứ hạng trongmột ngạch. Nếu chuyển ngạch phải được đào tạo, phải qua thi tuyển, thì việc nângbậc trong phạm vi ngạch chỉ phụ thuộc vào thâm niên công tác, chất lượng công tácvà kỷ luật của cán bộ.

Công chức khi nâng bậc không phải qua thi tuyển, cũng không đòi hỏi quátrình đào tạo thể hiện qua văn bằng. Nếu công chức hoàn thành nhiệm vụ đượ c giao,không vi phạm quy chế công chức thì cứ đến thời gian ấn định họ sẽ được nâng lênbậc trên kế tiếp. Tuy nhiên, nếu công chức có những cống hiến xuất sắc, thì cũng cóthể được xét nâng bậc trước thời hạn.

3. Phân loại viên chức dân sốTheo điều 3 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về

việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, viên chức được phân loại như sau:

3.1 Phân loại theo vị trí việc làm:

a) Viên chức quản lý bao gồm những người quy định tại Khoản 1 Điều 3Luật viên chức;

b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là những người chỉ thực hiệnchuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp cônglập.

3.2 Theo chức danh nghề nghiệp: viên chức được phân loại trong từng lĩnhvực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:

a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

4. Các chức danh, mã số c ủa viên chức dân sốThông tư số 12/2011/TT-BNV ngày 01/10/2011 của Bộ Nội vụ đã ban hành

chức danh mã số các ngạch viên chức dân số như sau :Dân số viên chính Mã số : 16.304Dân số viên Mã số : 16.305Dân số viên cao đẳng Mã số : 16.306Dân số viên trung cấp Mã số : 16.307

45

Dân số viên sơ cấp Mã số : 16.308Chức danh, mã số các ngạch viên chức dân số quy định tại Thông tư này là

căn cứ để Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức dân số.

II. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức dân số1. Quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức

Quy hoạch là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công táccán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt vàlâu dài. Quy hoạch cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đặcbiệt là số chủ chốt có phẩm chất và năng lực, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thựchiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trong khuôn khổ tài liệu này chỉ trình bày quy hoạch công chức, viên chứcngành DS-KHHGĐ.

Căn cứ hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ (Hướng dẫn 11 -HD/TCTWngày 5/11/1997, Hướng dẫn 17-HD/TCTW ngày 23/4/2003 của Ban Tổ chức Trungương và công văn số 3472 – CV/TCTW ngày 24/10 năm 2003 của Ban Tổ chứcTrung ương Đảng bổ sung hướng dẫn quy hoạch cán bộ); Tổng cục DS-KHHGĐ đãtrình Bộ Y tế quy hoạch công chức, viên chức lãnh đạo, công chức viên chức Tổngcục DS-KHHGĐ; Sở Y tế các địa phương trình cấp có thẩm quyền quy hoạch côngchức, viên chức lãnh đạo, công chức, viên chức dân số của địa phương trên cơ sởyêu cầu nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ trên mọi lĩnh vực và trên cơ sở quy hoạchđội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu công tác DS -KHHGĐ theo địnhhướng chiến lược về công tác DS -KHHGĐ mà Tổng cục đã trình Bộ Y tế cho từnggiai đoạn.

1.1 Yêu cầu:

- Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các cấp có đủphẩm chất và năng lực, số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng,liên tục giữa các thế hệ cán bộ nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị củangành.

- Tạo nguồn dồi dào để xây dựng đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo,quản lý các cấp một cách cơ bản và lâu dài, sớm phát hiện và đào tạo có định hướngđối với những công chức, viên chức trẻ có triển vọng xuất hiện trong hoạt động thựctiễn, tạo môi trường bình đẳng về điều kiện và cơ hội để đông đảo công chức, viênchức rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành.

- Làm căn cứ để đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại và luân chuyển côngchức, viên chức.

46

1.2 Quan điểm, nguyên tắc:

- Quy hoạch phải gắn với quy hoạch chung và các khâu trong công tác cánbộ. Quy hoạch đó phải sát với thực tiễn, trên cơ sở nắm chắc đội ngũ công chức,viên chức hiện có, dự báo được yêu cầu trong giai đoạn tới.

- Quy hoạch cần được tiến hành đồng bộ trong tất cả các cấp.

- Quy hoạch phải đảm bảo không khép kín trong từng đơn vị, không hạn chếtrong số ít người được định sẵn một cách chủ quan.

- Công chức, viên chức trong diện quy hoạch phải là những người đáp ứngcơ bản tiêu chuẩn ở từng vị trí lãnh đạo, từng vị trí chức danh công chức, viên chứcnhưng cần được tiếp tục hoàn thiện thông qua đào tạo, rèn luyện và thử thách trongthực tiễn.

- Công chức, viên chức trong quy hoạch phải được quản lý theo quy chếphân cấp quản lý công chức, viên chức.

1.3 Những căn cứ để xây dựng quy hoạch công chức, viên chức

- Nhiệm vụ chính trị của tổ chức

- Cơ cấu tổ chức

- Tiêu chuẩn công chức, viên chức

- Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức, đội ngũ công chức, viên chứclãnh đạo các cấp hiện có.

1.4 Đối tượng quy hoạch

- Công chức, viên chức lãnh đạo các cấp

- Công chức, viên chức theo ngạch, chức danh.

1.5 Các bước tiến hành

- Đánh giá thực trạng đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo; công chức,viên chức

- Dự báo nhu cầu:

+ Công chức, viên chức lãnh đạo: Số lượng, các chức danh lãnh đạo

+ Công chức, viên chức: Số lượng, cơ cấu chức danh, ngạch, chuyên môn

- Nguồn bổ sung công chức, viên chức lãnh đạo; công chức, viên chức.

- Các giải pháp thực hiện quy hoạch cán bộ:

+ Về đội ngũ công chức, viên chức:

47

Xác định biên chế công chức, viên chức (có phân tích số lượng, cơ cấu,yêu cầu về trình độ...) ;

Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, hạng viên chức;

Dự kiến số lượng công chức, viên chức , tính đến số điều động, luânchuyển, nghỉ theo chế độ.

Xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển côngchức, viên chức.

Thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức.

+ Về công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý: Lựa chọn công chức, viên chứcdự nguồn lãnh đạo cho từng chức danh lãnh đạo, quản lý trong mỗi đơn vị.

- Thực hiện quy trình quy hoạch

- Trình phê duyệt quy hoạch, duyệt quy hoạch

- Định kỳ phê duyệt bổ sung quy hoạch

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng , luân chuyển công chức, viên chức.

2. Tuyển dụng công chức, viên chức:2.1 Tuyển dụng công chức: Được quy định cụ thể tại Nghị định số

24/2010/NĐ-CP

- Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hànhcăn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao. Cơquan tuyển dụng có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quanquản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng. Hàng năm cơ quan sử dụngcông chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan quản lý công chức đểphê duyệt và tổ chức tuyển dụng.

- Phương thức tuyển dụng công chức: Được thực hiện thông qua thi tuyển,trừ trường hợp người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1, điều 36 của Luật Cánbộ, công chức: Những người cam kết tình nguyện làm việc 5 năm trở lên ở miềnnúi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xã, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khókhăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.

Trong quá trình thi tuyển hoặc xét tuyển có áp dụng cộng điểm ưu tiên trongtuyển dụng. Quy định tại điều 5, Luật cán bộ, công chức.

Điều 19, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quyđịnh về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã nêu: Người đứng đầu cơ quancơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối vớitrường hợp đặc biệt trong tuyển dụng - người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào

48

tạo trình độ đại học ở trong nước và người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi,xuất sắc ở nước ngoài .

- Nguyên tắc tuyển dụng: Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo đảm tính cạnhtranh, tuyển đúng người đáp ứng yêu cầu nhi ệm vụ và vị trí việc làm, ưu tiên chọnngười tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.

- Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định hiệnhành. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán b ộ,công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạtyêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức quyếtđịnh bổ nhiệm chính thức vào ngạch.

2.2 Tuyển dụng viên chức:

(Được quy định cụ thể tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012).

- Việc tuyển dụng viên chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hànhcăn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được duyệt vànguồn tài chính của đơn vị. Hàng năm, cơ quan sử dụng viên chức xây dựng kếhoạch tuyển dụng, trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩmquyền để tổ chức thực hiện.

- Hình thức tuyển dụng viên chức: Hội đồng tuyển dụng viên chức thông quathi tuyển hoặc xét tuyển. Nếu trúng tuyển sẽ ký hợp đồng là m việc.

- Nguyên tắc tuyển dụng: Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo đảm tính cạnhtranh, tuyển đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm, ưu tiên chọnngười tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số. Đề cao trách nhiệmcủa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong quá trình thi tuyển hoặc xét tuyển có thể xem xét ưu tiên.

- Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định hiệnhành. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức đánh giá phẩmchất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan,tổ chức có thẩm quyền quản lý viên chức ký hợp đồng làm việc.

3. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức3.1 Những vấn đề cần quan tâm trong đào tạo đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức:

- Mục tiêu đào tạo: nâng cao nhận thức và kỹ năng của đội ngũ cán bộ quảnlý, tạo khả năng hoàn thành tốt các công việc được giao.

- Quy mô và cơ cấu đào tạo: Quy mô đào tạo phản ánh số lượng cán bộ quảnlý cần thiết cho hoạt động công vụ trong bộ máy nhà nước. Cơ cấu đào tạo phản ánhcơ cấu ngành nghề cần thiết theo số lượng và chất lượng. Vấn đề này cần được đặc

49

biệt quan tâm. Đào tạo cần đi trước một bước. Để có một quy mô và cơ cấu cán bộquản lý hợp lý cần phải thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ.

- Đào tạo và đào tạo lại: Đào tạo lại xuất phát từ ba lý do chính. Thứ nhất,cần cập nhật kiến thức mới, tạo khả năng tốt hơn hoàn thành nhiệm vụ; thứ hai, yêucầu ngày càng cao từ phía công việc được giao; thứ ba, sự thuyên chuyển cán bộquản lý từ vị trí này sang vị trí khác, dẫn đến không phù hợp giữa trình độ, ngànhnghề được đào tạo so với yêu cầu công việc đang thực hiện.

- Chất lượng đào tạo: Không phải có bằng cấp cao là có năng lực cao. Chấtlượng đào tạo thể hiện qua khả năng hoàn thành công việc của viên chức được đàotạo, tương xứng với thời gian đào tạo và bằng cấp. Chất lượng đào tạo phụ thuộcnhiều yếu tố khác nhau như: Đối tượng đi học, chương trình giảng dạy, phươngpháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và công tác quản lý đào tạo.

- Hình thức đào tạo: Có nhiều hình thức khác nhau như đào tạo theo trườnglớp gắn với cấp văn bằng, chứng chỉ; đào tạo tại chỗ qua công việc và tự đào tạo(không bằng cấp). Đào tạo tại chỗ và tự đào tạo là hình thức đào tạo thường xuyênvà có hiệu quả. Không nên quá quan tâm đến đào tạo theo bằng cấp mà quên đi hìnhthức đào tạo không gắn với bằng cấp.

3.2 Một số nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện đào tạo:

- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch côngchức, viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, pháttriển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức; viênchức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

Các nhà quản lý phải tích cực hỗ trợ cho các chương trình đào tạo , không chỉdừng lại ở mức ra nêu những chính sách chú trọng đến việc đào tạo mà còn baogồm cả sự can thiệp và tham gia tích cực của họ vào việc phát triển đào tạo.

- Kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh tro ng đào tạo, bồi dưỡng;

- Đề cao vai trò tự học và quyền của công chức viên chức trong việc lựa chọnchương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm;

- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

3.3 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

3.3.1 Chế độ đào tạo bồi dưỡng công chức

a) Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chứcphải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn cácngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

50

b) Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức:

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức ; theo hạng chức danh nghềnghiệp viên chức;

- Đào tạo bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý;

c) Các chế độ đào tạo, bồi dưỡng :

* Bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm

- Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chuyên ngành;

- Chương trình bồi dưỡng cập nhật theo vị trí việc làm;

- Các khoá tập huấn, hội thảo cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ;

- Các khoá bồi dưỡng ở nước ngoài ;

* Chế độ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ;

* Đào tạo sau đại học

3.3.2 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức :

a) Việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức được căn cứ vào vị trí việc làm, tiêuchuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đơn vị sửdụng viên chức .

b) Hình thức đào tạo , bồi dưỡng viên chức bao gồm :

- Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn, chức vụ quản lý;

- Bối dưỡng theo tiêu chuẩn, hạng chức danh nghề nghiệp;

- Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

3.4 Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức dân số

Việc trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụvà chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức dân số là hết sức cần thiếtnhằm góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ năng lực quản lý, giỏichuyên môn nghiệp vụ để thực hiện công tác DS-KHHGĐ.

3.4.1 Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

- Công chức, viên chức dân số cấp trung ương;

- Công chức, viên chức dân số cấp tỉnh/TP;

- Công chức, viên chức dân số cấp huyện;

- Viên chức dân số cấp xã.

51

3.4.2 Các hình thức đào tạo bồi dưỡng

- Các hình thức cơ bản: Tập trung, bán tập trung, tại chức, từ xa .

- Theo thời gian: Dài hạn - Ngắn hạn;

- Theo bậc học: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học;

- Theo địa điểm: trong nước và ngoài nước;

- Theo nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, tư nhân, NGO, nước ngoài…

3.4.3 Chế độ đào tạo bồi dưỡng

- Hướng dẫn tập sự đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự.

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, hạng viên chức.

- Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm .

- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.

3.4.4 Các chương trình đào tạo bồi dưỡng đã và đang triển khai

- Chương trình cử nhân y tế công cộng định hướng dân số,

- Chương trình trung cấp chuyên nghiệp Dân số Y tế,

- Chương trình dạy nghề sơ cấp Dân số Y tế,

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ 2 tháng,

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số,

- Các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, ng hiệp vụ chuyên ngành vềthống kê - kế hoạch; DS-KHHGĐ; truyền thông-giáo dục DS-KHHGĐ; hệ thống tinquản lý DS-KHHGĐ; giám sát, đánh giá công tác DS-KHHGĐ...

- Đào tạo tại chỗ trong quá trình triển khai nhiệm vụ, tham quan trao đổi kinhnghiệm giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài .

3.4.5 Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:

- Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Dân số-Y tế (Bộ Y tế);

- Tổng cục DS-KHHGĐ;

- Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân ;

- Viện Dân số và phát triể n nguồn nhân lực, Đại học kinh tế thành phố HồChí Minh;

52

- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Đại học Y Hà Nội vàKhoa Y tế công cộng - Bộ môn dân số, một số trường đại học Y.

- Các trường trung cấp, cao đẳng y của tỉnh ;- Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh/TP.

4. Lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạoCông chức, viên chức lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng, vì vậy việc lựa

chọn và đề bạt loại công chức, viên chức này có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảochất lượng của chính họ và toàn bộ đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo.

4.1 Yêu cầu đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo.

Để hoàn thành trọng trách của mình trong bộ máy quản lý, cán bộ lãnh đạocần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

* Yêu cầu về phẩm chất chính trị: Yêu cầu này đặc biệt quan trọng đối vớicán bộ lãnh đạo. Về thực tiễn, yêu cầu này thể hiện cán bộ lãnh đạo luôn đứng trênquan điểm chính để xem xét và giải quyết vấn đề, trung thành với Tổ quốc và nhândân, đối với Đảng và Nhà nước, chấp hành pháp luật. Về mặt nhận thức đường lốichính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thể hiện qua các văn bằng, chứng chỉvề chính trị.

* Yêu cầu về năng lực chuyên môn: Chuyên môn của người lãnh đạo đượchiểu theo phạm vi rộng, bao gồm những kỹ năng cần thiết sau:

- Kỹ năng chuyên môn: Là kiến thức và kỹ năng trong hoạt động chuyênmôn, bao gồm phương pháp, kinh nghiệm, trình độ quản lý và tổ chức thực hiện.. .

- Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng làm việc với mọi người, là năng lực hợptác, khả năng giao tiếp và tham gia vào công việc tập thể, là khả năng tạo ra mộtmôi trường trong đó mọi người có thể đem hết khả năng của mình ra làm việc.

- Kỹ năng thiết kế: Là khả năng xây dựng và dự báo các vấn đề, giải quyếtvấn đề, xử lý tình huống trong công việc .

* Yêu cầu về năng lực tổ chức: Đó là khả năng phân tích công việc và sắpxếp con người hợp lý, tạo ra sự phù hợp để thúc đẩy công việc tiến triển.

* Yêu cầu về đạo đức công tác: Tôn trọng con người, có văn hóa, có kỷ luật,kỷ cương, không tham nhũng.

Các yêu cầu trên là cần thiết n hưng chưa đủ để cán bộ lãnh đạo hoạt động cóhiệu quả. Cần phải có tiêu chuẩn về uy tín - là kết quả tổng hợp của mọi tiêu chuẩn.

4.2 Phương pháp lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo

Phương pháp lựa chọn cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả lựachọn. Muốn lựa chọn ai trong số các ứng cử viên vào một cương vị lãnh đạo có thểdùng một trong các phương pháp sau:

53

* Phương pháp bổ nhiệm trực tiếp

- Phỏng vấn: là tiếp cận trực tiếp với các ứng cử viên, thông qua hàng loạtnhững câu hỏi được chuẩn bị trước.

- Trắc nghiệm: Mục đích của trắc nghiệm là để có được các số liệu về nhữngngười dự tuyển, giúp để dự toán khả năng thành công của họ khi là người lãnh đạo.

* Phương pháp bổ nhiệm qua kết quả bầu cử: Phương pháp này không chophép cấp trên có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo bổ nhiệm trựctiếp mà việc bổ nhiệm dựa trên kết quả của một cuộc bầu cử. Những ứng viên có sốphiếu cao nhất được bổ nhiệm vào cương vị lãnh đạo.

* Kết hợp bổ nhiệm trực tiếp và lấy ý kiến.

5. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức5.1 Mục đích của việc đánh giá

Đánh giá nhằm đạt được mục tiêu sau:

- Phân loại chính xác cán bộ quản lý trong các tổ chức. Việc phân loại này cóthể dựa trên các tiêu thức khác nhau, chủ yếu là kết quả hoàn thành công việc.

- Tạo ra động lực phấn đấu cho người quản lý.

- Là 1 cơ sở cho công tác đào tạo bồi dưỡng, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật.

5.2 Nguyên tắc đánh giá

- Đánh giá thường xuyên theo định kỳ.

- Đánh giá công khai có nhiều người tham gia kể cả người được đánh giá .

- Đánh giá công bằng. Chuẩn mực đánh giá thống nhất cho mọi cán bộ quảnlý.

- Đánh giá chính xác. Cần thông qua những chỉ tiêu định lượng, được cần đo,đong đếm chính xác. Tránh tùy tiện trong đánh giá. Các ngạch, bậc công chức cầnđược đánh giá theo tiêu chí phù hợp.

- Đánh giá toàn diện. Các chỉ tiêu đánh giá phải phản ánh các yêu cầu đặt rađối với mỗi loại công chức, cán bộ quản lý.

5.3 Nội dung đánh giá

Đánh giá cần phải dựa vào những tiêu chí sau:

* Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch của cán bộ quản lý cảvề số lượng và chất lượng, thời gian.

54

* Đánh giá sự phù hợp theo yêu cầu nghề nghiệp: Đánh giá về ý thức nghềnghiệp, ý thức chính trị, quan hệ công tác đối với đồng nghiệp và quần chúng, tháiđộ phục vụ. Đánh giá mức phấn đấu về chuyên môn qua thái độ học hỏi và các bằngcấp có được. Những ưu điểm, thiếu sót cần được làm rõ trong đánh giá sự phù hợptheo yêu cầu nghề nghiệp. Đánh giá tinh thần hòa nhập, trách nhiệm với tập thể,tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, mức độ chấp hành pháp luật, đánh giá nhữngthuộc tính tâm lý cá nhân phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp.

* Đánh giá mức độ uy tín của tập thể đối với cán bộ quản lý: Mức độ uy tínđược tập thể khẳng định. Mức độ này được phản ánh dưới những hình thức khácnhau. Vì vậy, thiết kế mẫu đánh giá này cũng cần tùy thuộc vào mục tiêu đánh giá cụthể.

5.4 Phương pháp đánh giá

Có thể sử dụng các hình thức và phương pháp đánh giá sau:

* Tự đánh giá: Theo phương pháp này, định kỳ cán bộ quản lý tự đánh giámình theo những nội dung đánh giá đã được hướng dẫn.

* Đánh giá của tập thể: Việc đánh giá mỗi cá nhân được thực hiện thông quanhững cuộc họp. Việc đánh giá diễn ra công khai. Thủ trưởng các đơn vị có vai tròquan trọng trong đánh giá tập thể. Tinh thần phê và tự phê cần được phát huy tr ongđánh giá này. Đánh giá tập thể cần được kết thúc bằng bỏ phiếu tín nhiệm.

* Đánh giá của các tổ chức chính trị xã hội như Đảng, công đoàn, đoàn thanhniên, phụ nữ. Phương pháp đánh giá này cho ta nhìn toàn diện người được đánh giá.

* Đánh giá của thủ trưởng đơn vị: Đây là đánh giá của thủ trưởng trực tiếp sửdụng cán bộ quản lý cho phép đánh giá một cách thiết thực.

* Đánh giá của các cơ quan quản lý: Đánh giá này có tính chất tổng quát đểđịnh hướng chiến lược và đội ngũ cán bộ quản lý từ quy hoạch, đà o tạo, các chínhsách chế độ v.v...

* Đánh giá theo dư luận: Thông qua các điều tra xã hội học để đánh giá.

5.5 Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo

Nội dung đánh giá cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo: không chỉ dừnglại ở đánh giá kết quả chung của đơn vị mà người lãnh đạo đó phụ trách, mà cònđánh giá mức độ thực hiện các chức năng quản lý và lãnh đạo quan trọng, nhữngphẩm chất cá nhân người lãnh đạo cũng cần được đánh giá nghiêm túc và đánh giáuy tín lãnh đạo cũng cần được xem xét như một nội dung đánh giá quan trọng cuốicùng.

55

Phương pháp đánh giá cán bộ lãnh đạo dựa nhiều vào đánh giá của tập thể,đặc biệt là khẳng định uy tín lãnh đạo và dư luận tập thể. Điều tra xã hội học cầnđược xem như một phương pháp quan trọng trong đánh giá cán bộ lãnh đạo.

6. Sử dụng công chức, viên chứcNhóm yếu tố này bao gồm các việc sắp xếp, bố trí, phân công các điều kiện

công cụ và phương tiện làm việc, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương. Nhóm yếu tốnày cũng có tác động mạnh đối với chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.

6.1 Sử dụng công chức

6.1.1 Bố trí, phân công công tác

- Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phâncông công tác, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, bảo đảm các điềukiện cần thiết để công chức thực thi công vụ và thực hiện chế độ chính sách vớicông chức.

- Việc bố trí phân công công tác phải bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn vànhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm:

+ Sắp xếp theo nghề nghiệp được đào tạo. Xuất phát t ừ yêu cầu công vụ đểbố trí, sắp xếp cho phù hợp. Mọi công vụ đều do người được đào tạo phù hợp đảmnhận.

+ Sắp xếp theo hướng chuyên môn hóa: Chuyên môn hóa sẽ giúp cán bộquản lý đi sâu nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm.

+ Nhiệm vụ xác định rõ ràng. Mỗi người cần phải hiểu rõ mình cần phải làmgì? Trong thời gian nào? Nếu hoàn thành sẽ được gì? Nếu không , hậu quả ra sao?

+ Sắp xếp, sử dụng phù hợp với trình độ chuyên môn và các thuộc tính tâmlý cũng như kết quả phấn đấu về mọi mặt.

+ Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

- Công chức được bố trí công tác ở những vị trí phải thực hiện định kỳchuyển đổi thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật

Việc sắp xếp cán bộ quản lý không chỉ giới hạn trong việc bố trí vào mộtngạch bậc, nghề nghiệp mà còn bao hàm việc sử dụng trong việc thực thi công vụ.Việc phân công nhiệm vụ cũng có vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng cán bộquản lý.

6.1.2 Chuyển và nâng ngạch

Việc chuyển ngạch được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làmhoặc theo yêu cầu phải chuyển đổi vị trí công tác mà ngạch công chức đang giữkhông phù hợp với yêu cầu của ngạch công chức của vị trí việc làm mới.

56

Việc nâng ngạch phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu côngchức của cơ quan và thông qua thi nâng ngạch.

6.1.3 Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức

Điều động công chức căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ, chuyển đổi vị trí côngtác theo quy định của pháp luật, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trongcơ quan, đơn vị và giữa các cơ quan, đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Việc luân chuyển chỉ thực hiện đối với công chức lãnh đạo và trong quyhoạch vào các chức vụ lãnh đạo cao hơn.

Việc biệt phái công chức thường được thực hiện trong trường hợp có kếhoạch đột xuất, cấp bách, để thực hiện một công việc trong một thời gian nhất định.

6.1.4 Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức là công việccủa người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền trong sử dụng công chức và được thựchiện theo quy định hiện hành

6.2 Sử dụng viên chức

6.2.1 Bố trí, phân công công tác

Trên cơ sở kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập kýkết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức

Việc sử dụng viên chức phải bảo đảm phù hợp giữa qu yền hạn và nhiệm vụđược giao với chức danh, vị trí việc làm và ngạch viên chức được bổ nhiệm.

6.2.2 Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làmcủa viên chức

Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức phải tuân thủnguyên tắc: Làm việc ở vị trí nào thì thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tươngứng với vị trí việc làm đó; người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thìphải có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đó .

Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp phải thông qua thi hoặc xét theo quyđịnh hiện hành .

Khi đơn vị có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làmmới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên mon nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.

6.2.3 Biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm

Việc biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức là công việc của ngườiđứng đầu cơ quan có thẩm quyền trong sử dụng viên chức và được thực hiện theoquy định hiện hành.

57

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

1. Công chức dân số là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan QLNN về DS-KHHGĐ ở các cấp và trongbộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập DS -KHHGĐ theo quy địnhhiện hành, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

2. Viên chức dân số là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việclàm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập DS -KHHGĐ theo chế độ hợp đồng làmviệc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập DS -KHHGĐ theoquy định của Pháp luật;

3. Quy hoạch là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, công chức, viênchức, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đápứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Các bước tiến hành quy hoạch bao gồm: Đánh giá thực trạng đội ngũ côngchức, viên chức lãnh đạo; công chức, viên chức ; Dự báo nhu cầu; Nguồn bổ sungcông chức, viên chức lãnh đạo; công chức, viên chức; Các giải pháp thực hiện quyhoạch cán bộ; Thực hiện quy trình quy hoạch; Trình phê duyệt quy hoạch, duyệtquy hoạch; Định kỳ phê Duyệt bổ sung quy hoạch ; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồidưỡng và luân chuyển công chức, viên chức.

4. Những vấn đề cơ bản về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá công chức, viênchức được thực hiện theo quy định hiện hành.

5. Các chương trình đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức dân số đã vàđang triển khai: Chương trình cử nhân y tế công cộng định hướng dân số; Chươngtrình trung cấp Dân số-Ytế; Chương trình dạy nghề sơ cấp Dân số -Ytế; Chươngtrình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ 2 tháng; Các lớp tập huấn, bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành; Đào tạo tại chỗ trong quá t rình triển khainhiệm vụ; Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài .

58

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Trình bày những đặc trưng chủ yếu của cán bộ, công chức, viên chức nhànước và công chức, viên chức dân số?

2. Trình bày các cách phân loại công chức, viên chức dân số?

3. Trình bày những nội dung chủ yếu của việc xây dựng đội ngũ công chức,viên chức dân số?

4. Liên hệ thực tế, phân tích tình hình thực trạng của đội ngũ cán bộ làmcông tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn hiện nay ở cơ quan anh chị đang công tác,trên cơ sở đó đề xuất ý kiến cá nhân về phương hướng đổi mới công tác cán bộnhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của công chức, viên chức dân số?

59

Chương 4MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DS-KHHGĐ

I. Mục tiêu quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình

1. Khái niệm về mục tiêu

1.1 Khái niệm:

Theo nghĩa chung nhất, mục tiêu QLNN về DS -KHHGÐ là trạng thái DS-KHHGÐ mong muốn đạt được sau một thời gian nhất định.

Trong lĩnh vực QLNN về DS-KHHGÐ, các mục tiêu chỉ ra phương hướng vàyêu cầu về số lượng cho các hoạt động quản lý nhằm giải quyết các vấn đề về dânsố được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với kế hoạch phát triển KT-XH. Những mụctiêu này phải thể hiện một cách tập trung những biến đổi quan trọng nhất về quymô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số.

1.2 Vai trò của mục tiêu quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ

- Mục tiêu là điểm xuất phát quyết định diễn biến và hoạt động của toàn bộhệ thống tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ và quá trình QLNN về DS-KHHGÐ.

- Hệ thống các mục tiêu quản lý là căn cứ quan tr ọng để hình thành tổ chứcbộ máy làm công tác DS-KHHGÐ.

- Mục tiêu là cơ sở của mọi tác động QLNN. Từ mục tiêu, các cơ quanQLNN về DS-KHHGÐ đề ra các giải pháp, quyết định để thực hiện mục tiêu.

- Hệ thống các mục tiêu quản lý là căn cứ quan trọng để tính toán nguồn lựcdành cho công tác DS-KHHGÐ.

- Mục tiêu quản lý phản ảnh và quy tụ lợi ích của Nhà nước, cộng đồng vàcủa từng gia đình. Xác định đúng và phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra sẽ đảmbảo đạt được các lợi ích của Nhà nước, xã hội và cá nhân.

1.3 Hệ thống mục tiêu quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ

Theo thời gian thực hiện, có các mục tiêu trước mắt, mục tiêu quá độ và mụctiêu lâu dài (có tính chiến lược). Mục tiêu lâu dài là cơ sở, là định hướng để hoạchđịnh, sắp xếp các mục tiêu quá độ và trước mắt. Ngược lại, phải thực hiện tốt cácmục tiêu cụ thể ở từng thời điểm mới có thể đạt được mục tiêu lâu dài.

Xét theo cấp quản lý, có mục tiêu DS-KHHGÐ chung của quốc gia , mục tiêucủa từng ngành (kinh tế, y tế, giáo dục, công an, quân đội...) , của từng địa phương.Mục tiêu của cả nước là cơ sở để hoạch định mục tiêu của các ngành và các địaphương. Thực hiện tốt mục tiêu của các ngành, các địa phương mới thực hiện đượcmục tiêu chung của cả nước.

60

Xét theo nội dung hoạt động QLNN cụ thể có các loại mục tiêu về quy môdân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư và nâng cao chất lượng dân số.

2. Mục tiêu quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ2.1 Mục tiêu về quy mô dân số.

Thực hiện gia đình ít con, tiến tới ổn định mô dân số một cách hợp lý đã luônlà mục tiêu quan trọng nhất về DS-KHHGÐ ở nước ta .

- Trong giai đoạn 1961-1975, khi đất nước còn chiến tranh, hai miền bị chiacắt, công tác DS-KHHGÐ chỉ được thực hiện ở miền Bắc, mục tiêu về điều chỉnhquy mô dân số là hướng tới quy mô gia đình 3 con, giảm tốc độ tăng dân số từ 3,5%hàng năm xuống còn 2,5% thông qua cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đối vớiphụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trước hết trong nữ công nhân viên chức Nhà nước, lựclượng vũ trang và tập trung ở vùng đồng bằng đông dân.

- Giai đoạn 1975-1993 chính sách DS-KHHGÐ được triển khai trên cả nướcvới mục tiêu là đẻ ít (từ 2 -3 con) đẻ muộn (từ 22 tuổi trở lên) và đẻ thưa (3-5 năm)nhằm giảm tỉ lệ phát triển dân số hàng năm xuống 1,7%.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương khóa VII về chính sách DS -KHHGÐ tháng 1/1993 đã tập trung đề ra mục tiêu và các giải pháp để giải quyết cơbản vấn đề quy mô dân số nước ta. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu cụ thể : “Mỗi giađình chỉ có 1 hoặc 2 con để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội, mỗi gia đình(mỗi cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số vào giữa thế kỷ XXI ”.

Mục tiêu cụ thể về quy mô dân số có tính dài hạn này cho đến nay đã đượccụ thể hóa thêm trong các Chiến lược DS-KHHGÐ và Nghị quyết 47 của Bộ Chínhtrị ngày 23/5/2005. Cụ thể là:

- Giai đoạn 1993-2000: Giảm nhanh tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên để đến năm2000, tổng tỉ suất sinh đạt mức 2,9 hoặc thấp hơn và quy mô dân số dưới 82 triệungười. Thực tế, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp của chiến lược này mà ViệtNam đã đạt vượt mức mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược DS -KHHGÐ đến năm2000. Theo tổng điều tra dân số 1/4/1999, dân số nước ta là 76,3 triệu người, tổng tỉsuất sinh là 2,3 con, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến).

- Giai đoạn 2001-2010: “Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh để đạt mức sinhthay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, ở vùng sâu, vùng xavà vùng nghèo chậm nhất vào năm 2001 để quy mô, cơ cấu dân số và phân bổ dâncư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2010” . Các chỉ tiêu cụ thể vềquy mô dân số phải đạt được vào năm 2010: Tổng tỉ suất sinh - đạt mức thay thế,giảm tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống 1,1%, dân số cả nước không quá 88 triệungười.

61

Vào giữa thời kỳ thực hiện chiến lược dân số 2001-2010, Bộ Chính trị banhành Nghị quyết số 47-NQ/TW, nêu rõ mục tiêu về quy mô dân số: “Nhanh chóngđạt mức sinh thay thế, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức 115-120 triệu ngườivào giữa thế kỷ 21” và Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg về phê duyệt CTMT Quốcgia DS-KHHGÐ 2006-2010 đưa ra mục tiêu được cụ thể hóa cho giai đoạn 2006-2010 “giảm tỉ lệ sinh bình quân 0,25% mỗi năm để đến năm 2010 tỉ lệ phát triểndân số ở mức 1,14%, quy mô dân số dưới 89 triệu người.

Kết quả tổng điều tra dân số 1/4/2009 cho thấy, quy mô dân số là 85,759triệu người, tỉ lệ phát triển dân số bình quân giai đoạn 10 năm 1999 -2009 là 1,2%,số dân tăng thêm trung bình mỗi năm là 947 ngàn người. Từ kết quả này suy ra,chúng ta đã đạt và vượt các mục tiêu về dân số đã đề ra cho giai đoạn 10 năm 2001 -2010.

- Giai đoạn 2011-2020: Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020đã nêu rõ Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sứckhỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấudân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắ ng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

+ Mục tiêu 1: phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015và ổn định ở mức khoảng 1% vào năm 2020;

+ Mục tiêu 5: Duy trì mức sinh thấp hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầuKHHGĐ của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chấtlượng.

2.2 Mục tiêu về cơ cấu dân số.

Chủ động tác động bằng chính sách, chương trình cụ thể nhằm tạo ra một cơcấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ học viên, ngành nghề và các đặctrưng dân số khác, bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số là một nội dung luônđược được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặt ra và giải quyết trong các kế hoạchphát triển KT-XH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Giai đoạn 1961-2000: Các mục tiêu cụ thể về cơ cấu dân số là tạo điều kiệnphát triển dân số của các dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm như người Rục,người Brâu; phát triển giáo dục, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm để sử dụng cóhiệu quả lực lượng dân số trong độ tuổi lao động

Giai đoạn 2001 đến nay: Bên cạnh việc tiếp tục giải quyết những mục tiêunhư các giai đoạn trước, sau năm 2005, mục tiêu về cơ cấu dân số được mở rộngthêm nội dung kiểm soát tỉ số giới tính khi sinh, nhằm kiểm soát, giảm thiểu mấtcân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỉ số này trở lại mức cân bằng tự nhiên.Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đề ra “Giảm mạnh tốc độtăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập trung vào các tỉnh, thành phố trực thuộc

62

Trung ương có tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh, tiếntới đưa tỷ số này trở lại mức 105-106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào khoảngnăm 2025”.

2.3. Mục tiêu về phân bố dân số

Phân bố dân cư hợp lý, nhằm khai thác có hiệu quả đất đai, hạn chế sự quátải đối với cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho dân số đô thị,cải thiện đời sống cho nhân dân ở các vùng khó khăn, đảm bảo an ninh quốc phòngvùng biên giới và hải đảo là một trong những mục tiêu về DS -KHHGĐ mà nhànước ta thực hiện.

Giai đoạn 1961-1986: Các mục tiêu chủ yếu về phân bố dân số được tậptrung quan tâm giải quyết bao gồm phân bố lại dân cư giữa các vùng thông quachương trình đưa lao động từ các vùng đồng bằng, đô thị quá đông dân, thừa laođộng lên khu vực trung du , miền núi phía Bắc (trước 1975), Tây nguyên, miềnĐông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long (từ sau 1975) để khai hoang và xâydựng các vùng kinh tế mới. Đồng thời hạn chế di dân vào các thành phố lớn. Cáccuộc di dân phân bố lại dân cư đó đều được thực hiện theo các kế hoạch với cácmục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong các kế hoạch phát triển KT -XH 5 năm và hàng năm.

- Giai đoạn từ 1986 đến nay: Các chính sách và mục tiêu phân bố dân cưthông qua di dân của nhà nước ta cũng có những chuyển hướng nhằm nâng cao hi ệuquả của việc phân bố lại dân cư phù hợp với sự phát triển KT-XH đất nước trong giaiđoạn chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN . Các mục tiêu chủ yếu về phân bố dân cư gồm:

+ Đảm bảo di cư đáp ứng nhu cầu lao động của sự phát triển công nghiệp.

+ Thực hiện bố trí, sắp xếp lại dân cư vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khănvề đời sống, vùng biên giới, hải đảo, vùng suy yếu và rất suy yếu của rừng phònghộ, khu bảo vệ nghiệm ngặt của rừng đặc dụng.

+ Thực hiện định canh, định cư, phấn đấu đến năm 2010, hoàn thành cơ bảnviệc định canh, định cư cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cưtrên phạm vi cả nước.

Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định: “Thúc đẩyphân bố dân số phù hợp với định hướng phát triển KT-XH quốc gia; tăng cườnglồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kếhoạch phát triển KT-XH ở các cấp, các ngành”.

2.4 Mục tiêu về chất lượng dân số

Trước năm 2000, mục tiêu về nâng cao chất lượng dân số không được đặt ramột cách chính thức và rõ ràng, cụ thể. Sau khi đạt được những thành tựu quantrong trong việc kiểm soát tốc độ gia tăng qui mô dân số, nhà nước ta mới đề ra mục

63

tiêu nâng cao chất lượng dân số một cách rõ ràng và cụ thể trong Chiến lược dân số2001-2010 được ban hành theo quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 củaThủ tướng Chính phủ.

Theo Chiến lược dân số 2001-2010, mục tiêu về chất lượng dân số được xácđịnh là: Nâng cao chất lượng, dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần đáp ứng nhucầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, phấn đấuđưa chỉ số phát triển con người của Việt Nam lên mức trung bình tiên tiến vào năm2010 rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến về chỉ số này.

Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đề ra mục tiêu:

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình cao của thế giới vàonăm 2020.

+ Tăng cường chăm sóc người cao tuổi.

+ Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật và tử vong trẻ em, thu hẹp đáng kể sựkhác biệt về các chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng miền. Cụ thể, giảm tỷ suấtchết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3% vào năm 2015 và xuống 16% vào năm 2020;tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và 50% năm2020; tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.

Bảng: Các chỉ báo kiểm định mục tiêuChiến lược DS -SKSS Việt nam giai đoạn 2011-2020

Chỉ báo Đơn vị Mục tiêunăm 2015

Mục tiêunăm 2020

1 Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi ‰ 19,3 16

2 Tỷ lệ sàng lọc trước sinh % số bà mẹmang thai

15 50

3 Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh % số sơ sinh sống 30 80

4 Tỷ số chết bà mẹsố ca trên

100.000 trẻ sơsinh sống

58,3 52

5 Tỷ số giới tính khi sinh nam/100 nữ 113 115

6 Tổng tỷ suất sinh con/phụ nữ 1,9 1,8

7 Qui mô dân số (triệu người) triệu người 93 98

8 Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản % giảm so vớihiện tại 15 30

9Tỷ lệ nhiễm khuẩn lây truyền quađường tình dục

% giảm so vớihiện tại 10 20

10Tỷ lệ phụ nữ 30-54 tuổi được sànglọc ung thư cổ tử cung

% phụ nữ30-54 tuổi 20 50

64

Chỉ báo Đơn vị Mục tiêunăm 2015

Mục tiêunăm 2020

11Tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi được sànglọc ung thư vú

% phụ nữtrên 40 tuổi 20 50

12Tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chămsóc SKSS có dịch vụ thân thiện chongười chưa thành niên và thanh niên

% tổng số điểm ≥50 ≥75

13Tỷ lệ người chưa thành niên có thaingoài ý muốn

% giảm so vớihiện tại 20 50

14Tỷ lệ các nhóm dân số đặc thù đượctiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS

% tăng so vớihiện tại 20 50

15Tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lêncó điểm cung cấp dịch vụ chăm sócsức khỏe cho người cao tuổi

% cơ sở y tếtuyến huyện trở

lên20 50

16Tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cậndịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vàocộng đồng

% tăng so vớihiện tại 20 50

3. Những yêu cầu đối với thiết kế mục tiêu về DS-KHHGĐ- Cụ thể (Specific): Mục tiêu ph ải xác định những gì sẽ được hình thành dựa

trên những biện pháp tác động cụ thể theo các bước nhất định ở khách thể quản lý.

- Đo lường được (measurable): Mục tiêu cần được lượng hoá bằng các con sốhay tỉ lệ thay đổi như đã được dự kiến, chứ không chung chung.

- Tính phù hợp (appropriate): Mục tiêu phải phù hợp với tình hình, bối cảnhcụ thể và được chất nhận về mặt văn hoá.

- Tính thực tế (realistic): Mục tiêu cần dựa trên cơ sở các nguồn lực sẵn cóhoặc có thể có được tạo ra, phù hợp với kinh nghiệm thực tế chứ không hoàn toàndựa vào những mong muốn chủ quan. Nói cách khác nó phải khả thi.

- Có thời hạn (Timebound): Phải xác định được khung thời gian mà trong đóđạt được các thay đổi ở đối tượng.

Dù là mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn, thuộc lĩnh vực nào (truyền thông, dịchvụ DS-KHHGĐ, quy mô, cơ cấu, phân bổ hay nâng cao chất lượng dân số) cũngphải được xây dựng theo các tiêu chí trên (thường được nói vắn tắt là phảiSMART). Thiết kế mục tiêu tốt sẽ thuận lợi cho việc xây dựng các biện pháp triểnkhai, thực hiện và kiểm tra, đánh giá.

Ví dụ: Mục tiêu 4 của Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020:

65

Căn cứ kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999 và điều tra biếnđộng dân số vào ngày ¼ hàng năm; căn cứ tình hình thực hiện việc kiểm soát mấtcân bằng giới tính khi sinh ở các địa phương, đặc biệt ở các địa phương có tìnhtrạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh; Trên cơ sở quan điểmthực hiện Chính sách DS-KHHGĐ, mục tiêu 4 trong Chiến lược DS -SKSS đã thểhiện rõ:

“Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập trung vào cáctỉnh/TP có tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh, tiến tớiđưa tỷ số này trở lại mức 105-106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái khoảng năm2025.

Chỉ tiêu: Tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơsinh gái vào năm 2015 và dưới mức 115/100 vào năm 2020”.

II. Chức năng quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình

1. Khái niệm về chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ1.1 Khái niệm

Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủthể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý, là tập hợp những nhiệm vụ khácnhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý. Chức năng quản lýlà những hoạt động quản lý đặc biệt, biểu hiện phương hướng tác động hoặc giaiđoạn tiến hành quản lý.

Chức năng QLNN về DS-KHHGĐ là tập hợp những nhiệm vụ quản lý nhànước khác nhau, mang tính độc lập tương đối, được hình thành trong quá trìnhchuyên môn hoá hoạt động QLNN mà các cơ quan nhà nước phải thực hiện nhằmđạt được các mục tiêu về DS -KHHGĐ đã đề ra.

Phân tích các chức năng QLNN về DS-KHHGĐ thực chất nhằm trả lời câuhỏi các cơ quan QLNN về DS-KHHGĐ ở các cấp phải thực hiện những công việcgì trong quá trình quản lý.

1.2 Ý nghĩa

Toàn bộ quá trình QLNN nói chung và QLNN về DS -KHHGĐ đều đượcthực hiện thông qua các chức năng quản lý. Nếu không xác định được đúng, đủ,chính xác các chức năng quản lý, phân công việc thực hiện các chức năng này chocác cơ quan khác nhau trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước một cách phù hợpthì nhà nước không thể điều hành có kết quả quá trình quản lý của mình đối với xãhội nói chung và đối với lĩnh vực DS -KHHGĐ nói riêng.

Chức năng QLNN về DS-KHHGĐ thể hiện nội dung các tác động của Nhànước đến các yếu tố quy mô cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số cũng như đối với

66

các tổ chức và cá nhân trong các loại hành vi về hoặc liên quan đến lĩnh vực DS -KHHGĐ. Nói cách khác, các chức năng QLNN về DS-KHHGĐ thể hiện nội dunghoạt động cả quá trình QLNN đối với lĩnh vực này.

Hệ thống các chức năng QLNN về DS-KHHGĐ còn là căn cứ, là cơ sở đểxây dựng, kiểm tra, đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN.

Như vậy, hoàn thiện hệ thống chức năng QLNN về DS -KHHGĐ là điều kiệnđể hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nư ớc, hoàn thiện cơ chế hoạt động thốngnhất của các cơ quan QLNN các cấp với phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm nghĩa vụđược quy định một cách cụ thể cho từng hoặc từng loại cơ quan.

1.3 Phân loại các chức năng quản lý

* Theo phương hướng tác động thì quản lý có 2 loại chức năng: thứ nhất làchức năng đối nội - là chức năng quản lý nội bộ tổ chức (bao gồm tổ chức bộ máy,phát triển và đào tạo nguồn nhân lực…); thứ hai là chức năng đối ngoại - là chứcnăng vận hành hệ thống trong môi trường biến động bên ngoà i như lựa chọn đốitác, phát triển quan hệ hợp tác ...

* Theo giai đoạn tác động thì quản lý có 5 chức năng, đó là:

- Chức năng hoạch định.

- Chức năng tổ chức .

- Chức năng điều hành.

- Chức năng kiểm tra, giám sát.

- Chức năng đánh giá.

Trong quản lý DS-KHHGĐ, các chức năng được xác định theo giai đoạnquản lý bao gồm:

- Chức năng hoạch định bao gồm việc hoạch định , định hướng, dự báo cácbiến động, ổn định và đổi mới quản lý DS -KHHGĐ nhằm hoàn thành những mụcđích của hệ thống đặt ra trong quá trình phát triển của hệ thống. Việc hoạch địnhbao gồm cả xây dựng pháp luật, chính sách dân số, chiến lược dân số, các chươngtrình DS-KHHGĐ, kế hoạch công tác DS-KHHGĐ ngắn hạn và dài hạn.

- Chức năng tổ chức nhằm hình thành cơ cấu tổ chức quản lý, bảo đảm tínhtối ưu của mô hình tổ chức của các cấp quản lý, bảo đảm sự phối hợp hài hòa trongcác khâu quản lý, giữa các khách thể quản lý và thực hiện tốt các mối quan hệ tronghệ thống tổ chức.

- Chức năng điều hành thể hiện quá trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lựcquản lý để chỉ đạo, ra quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch; chức năng điều

67

hành còn thể hiện rõ sự uỷ quyền của người lãnh đạo cấp trên đối với cán bộ quảnlý dưới quyền trong việc ra quyết định và điều hành công tác quản lý.

- Chức năng kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những sai sót, các ách tắccủa quá trình thực hiện công tác để có giải pháp xử lý, đồng thời tìm kiếm cơ hội đểthúc đẩy việc đạt mục tiêu đã đặt ra; kiểm tra nhằm ngăn chặn các sai phạm có thểxảy ra trong quá trình quản lý, kiểm tra còn là nhu cầu nhằm hoàn thiện các quyếtđịnh quản lý trên các lĩnh vực của hệ thống. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát chủ thểquản lý nhằm khắc phục ách tắc, trì trệ của hệ thống, sử dụng tiềm năng chưa đượckhai thác trong hệ thống, thúc đẩy hệ thống phát triển.

- Chức năng đánh giá nhằm xem xét mức độ đạt được của các mục tiêu, rútra các bài học kinh nghiệm về nguyên nhân thành công hay thất bại, trên cơ sở đógóp phần cải tiến các khâu trong quá trình quản lý trong tương lai.

2. Các chức năng quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình

2.1 Xây dựng pháp luật

2.1.1 Vai trò, ý nghĩa

Xây dựng pháp luật về DS-KHHGĐ nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội,hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động liên quan đến lĩnhvực DS-KHHGĐ.

Quá trình xây dựng pháp luật về DS-KHHGĐ từ các khâu nghiên cứu, tổ chứcsoạn thảo, ban hành (bao gồm cả thẩm tra), phổ biến và thực thi pháp luật sẽ giúp chochúng ta có được hành lang pháp lý trong việc thực hiện các mục tiêu DS -KHHGĐ.

2.1.2 Các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản qui phạm pháp luật.

Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về DS -KHHGĐ đươcquy định một cách chặt chẽ, phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản qui phạmpháp luật. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, là cơ sở để xác địnhphương hướng, mục tiêu của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác. Việc xâydựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực DS -KHHGĐ phảituân theo, không được trái với hiến pháp. Đồng thời, cũng không được trái với cácquy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác mà góp phần tạo thành hệthống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.

- Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựn g, ban hành vănbản quy phạm pháp luật. Nhà nước quy định chặt chẽ và có hệ thống giám sát chặtchẽ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quyphạm pháp luật được xây dựng, ban hành không đúng thẩm quyền, sai thể thức,trình tự, thủ tục đều không có giá trị pháp luật và bị bãi bỏ.

68

- Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quyphạm pháp luật; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạmpháp luật. Trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mậtnhà nước, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình xây dựng phảiđược công khai hoá, để mọi tổ chức, cá nhân được biết và được tham gia ý kiến gópý cũng như phản biện. Mặt khác, các qui định của văn bản phải rõ ràng, cụ thể mọingười đều hiểu giống nhau. Tuyệt đối tránh các quy định không rõ ràng, tạo ra cáchhiểu không thống nhất, phạm vi “vận dụng” rộng.

- Bảo đảm tính khả thi. Các nội dung của văn bản quy phạm pháp luật saukhi được ban hành phải đi vào cuộc sống , tác động làm thay đổi trạng thái của cácquá trình, yếu tố dân số hướng đến mục tiêu đã xác định. Để đạt được yêu cầu đó,khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải căn cứ vào các quy luật khoa họckhách quan để dự báo trước kết quả tác động của các qui định cụ thể trong văn bản,cách thức tổ chức thực hiện, tổ chức bộ máy, biện pháp thực hiện, kiểm tra giám sátviệc thực hiện.

- Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước ta là thànhviên. Các qui phạm pháp luật về DS-KHHGĐ sau khi được ban hành là để áp dụngtrên lãnh thổ đất nước, song cũng không được trái với các điều ước quốc tế mà nhànước ta đã tham gia như công ước quốc tế về nhân quyền, công ước quốc tế vềquyền trẻ em v.v..

2.2 Xây dựng kế hoạch

Kế hoạch là một hệ thống các mục đ ích, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể,biện pháp, cơ chế vận hành được thể hiện bằng văn bản nhằm định hướng các mụctiêu cho nền kinh tế quốc dân, ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ, cho những khu vựcrộng lớn hoặc từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đoàn thể xã hội và phương thứcthực hiện những mục tiêu đó bằng việc phối hợp giữa các tác nhân trong đời sốngxã hội.

2.2.1 Vai trò, ý nghĩa

Xây dựng kế hoạch là chức năng cơ bản của QLNN về DS -KHHGĐ, là sựmở đầu của quá trình quản lý, đồng thời là một biện phá p hữu hiệu của quản lý.Nhờ có kế hoạch mà hoạt động của toàn bộ hệ thống cơ quan QLNN về DS -KHHGĐ cũng như hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào côngtác này được tiến hành thống nhất và hướng vào mục đích chung.

Xây dựng kế hoạch đòi h ỏi các nhà quản lý phải dự đoán được những gì xẩyra trong tương lai, những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong vô số những vấnđề về DS-KHHGĐ, giải pháp và phương thức thực hiện để đạt được kết quả mongmuốn. Nói một cách đơn giản, xây dựng kế hoạch trả lời được những câu hỏi: làmgì? Làm như thế nào? Bằng phương tiện gì? ở đâu? Ai, cơ quan nào làm những

69

việc đó và kết quả đến đâu? Như vậy , kế hoạch đề cập đến mục tiêu, mục đích củaquản lý và các cách thức và phương tiện để đạt được mục tiêu, mục đíc h đó.

Kế hoạch còn là căn cứ cho các hoạt động tổ chức, điều hành, giám sát vàđánh giá kết quả, hiệu quả QLNN về DS-KHHGĐ nói riêng, công tác DS-KHHGĐnói chung.

- Kế hoạch, đồng thời là căn cứ cho việc huy động và bố trí các nguồn lực cầnthiết cho việc thực hiện các mục tiêu về DS -KHHGĐ ở trung ương cũng như từngđịa phương.

2.2.2 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch

- Mục đích của kế hoạch phải được xác định rõ ràng.- Kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thông tin, số liệu

đáng tin cậy.- Kế hoạch đề ra phải đo lường được khi triển khai thực hiện (chỉ tiêu phải cụ

thể, rõ ràng).- Kế hoạch cần có tính khả thi.- Kế hoạch cần có tính linh hoạt, tức là phải hợp với những thay đổi về KT-

XH.- Kế hoạch cần phải được công khai bằng cách cung cấp đầy đủ các thông tin

cho các cơ quan tổ chức có liên quan, các cấp thực hiện về các hoạt động cụ thể;nguồn lực đảm bảo và mục tiêu phải đạt được.

2.2.3 Các loại kế hoạch

Có nhiều cách phân loại kế hoạch khác nhau như phân chia theo thời gian(dài hạn, trung hạn, ngắn hạn), theo lĩnh vực hoạt động (kế hoạch truyền thông,cung cấp dịch vụ, mua sắm phương tiện, đào tạo tập huấn…), theo cấp quản lý(trung ương, địa phương tỉnh, huyện, xã),…. Tuỳ theo phạm vi của cấp quản lý vàphạm vi của vấn đề quản lý mà việc định hướng mục tiêu, giải pháp, cơ chế vậnhành và hoạt động là khác nhau và do đó tạo nên các loại kế hoạch với mức độ đadạng, phức tạp khác nhau. (Xem mục 2, chương VII, một số loại kế hoạch hiệnhành đang được sử dụng trong quản lý Nhà nướ c về DS-KHHGĐ).

2.3 Chức năng tổ chức, điều hành thực hiện công tác DS-KHHGĐ

Chức năng tổ chức điều hành công tác DS-KHHGĐ là tập hợp những nhiệmvụ mà cơ quan nhà nước các cấp phải thực hiện nhằm thiết lập hệ thống quản lýcũng như vận hành hệ thống đó hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật theo địnhhướng của chính sách và kế hoạch về DS -KHHGĐ.

Chức năng tổ chức điều hành thực hiện công tác DS-KHHGĐ không chỉ tạolập hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước Nếu cơ quan quản lý các chương trình

70

dự án mà còn bao gồm cả sự vận hành các cơ quan đó hoạt động để hoàn thành cácnhiệm vụ được giao theo định hướng kế hoạch về DS -KHHGĐ của nhà nước.

Tổ chức là tạo ra sự liên kết, phối hợp của những người cùng thực hiện mộtchương trình, mục tiêu chung theo những ngu yên tắc nhất định, bởi vậy trọng phạmvi chức năng tổ chức, điều hành thực hiện công tác DS -KHHGĐ còn bao gồm yếutố con người cho các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công tác này.

Chức năng tổ chức, điều hành công tác DS-KHHGĐ có vị trí then chốt trongtiến trình QLNN về DS-KHHGĐ, thể hiện ở những điểm sau:

- Tổ chức, điều hành thực hiện tốt công tác DS -KHHGĐ không chỉ tạo ra sựthống nhất, kỷ cương mà còn tạo ra động lực sáng tạo cho các cơ quan, đơn vị tronghệ thống quản lý nhà nước, cơ quan qu ản lý các chương trình dự án DS-KHHGĐ.

- Tổ chức và điều hành thực hiện tốt sẽ huy động được các lực lượng vànguồn lực công tác DS-KHHGĐ bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực, nguồn lựctrong nước và nước ngoài, đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này.

- Tổ chức và điều hành thực hiện tốt là khâu cốt yếu đảm bảo cho các tácđộng của nhà nước (pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án) diễn ramột cách đúng hướng, nhất quán đến hành vi của các tổ chức, cá nhân làm thay đổicác hành vi đó theo định hướng của nhà nước mà cuối cùng là đạt được các mụctiêu về qui mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao chất lượng dân số của nhà nước.

Trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, QLNN không chỉ bằng công cụ pháp luật,chính sách mà còn trực tiếp xây dựng và tổ chức, điều hành thực hiện các kế hoạch(chiến lược, qui hoạch, kế hoạch), các chương trình và dự án DS -KHHGĐ cụ thể.Do vậy, tổ chức, điều hành thực hiện là chức năng không thể thiếu để đảm bảo hiệnthực hóa các định hướng và mục tiêu kế hoạch của nhà nước về DS -KHHGĐ.

2.4 Các chức năng giám sát kiểm tra, thanh tra

2.4.1 Giám sát

Giám sát là một trong những chức năng của quản lý. Giám sát là quá trìnhthen chốt để các hoạt động của kế hoạch công tác được thực hiện tốt. Giám sát cóvai trò hết sức cần thiết, là yếu tố góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệuquả chương trình DS-KHHGĐ. Giám sát đã trở thành nhận thức thường trực củacác nhà quản lý nói chung và quản lý DS -KHHGĐ nói riêng. Nhờ có giám sát màcác khách thể quản lý hoạt động “tự giác hơn”, có hiệu quả hơn. Thông qua giámsát, cấp quản lý cũng biết được rằng các nội dung giám sát đã và đang thực hiện nhưthế nào. (Nội dung cụ thể xem mục II. Giám sát, chương VIII, trang 225).

71

2.4.2 Kiểm tra

Kiểm tra là yêu cầu căn bản của quản lý nói chung và QLNN về DS–KHHGĐ, đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao hơn, các hoạtđộng tuân thủ đầy đủ pháp luật và chính sách, đồng thời đảm bảo thực thi quyềnlực, quyền kiểm soát của nhà nước.

Kiểm tra giúp cơ quan quản lý nhà nước theo sát và đối phó kịp thời với sựthay đổi của tình hình, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình hoàn thiện và đổi mớiQLNN về DS-KHHGĐ.

(Nội dung cụ thể xem mục I. Kiểm tra, chương VIII, trang 223).

2.4.3 Thanh tra

*Khái niệm và phân loại

Theo Luật Thanh tra ( Luật số 56/2010/QH12):

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủtục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thựchiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chínhsách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấphành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lýthuộc ngành, lĩnh vực đó.

Thanh tra về DS-KHHGĐ thuộc loại thanh tra chuyên ngành, nghĩa là hoạtđộng thanh tra được thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấphành pháp luật, những quy định về chuyên mông kỹ thuật quy tắc quản lý về DS-KHHGĐ (như các chuẩn mực thiết yếu đối với từng loại dịch vụ, chuẩn quốc gia vềKHHGĐ….). Thực hiện chức năng này là công việc của Thanh tra Bộ Y tế, Tổngcục DS-KHHGĐ và Thanh tra các sở y tế. Trong thực tế các cơ quan này không chỉthực hiện việc thanh tra chuyên ngành mà còn có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng thựchiện thanh tra hành chính đối với các cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý.

* Mục đích, nguyên tắc

- Mục đích: Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật về DS-KHHGĐ; phát hiện những sơ hở trong cơ chế,chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biệnpháp khắc phục; phát huy những nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu

72

quả của hoạt động quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ, bảo vệ lợi ích của nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thanh tra là hoạt động thường xuyên, không chỉ được thực hiện khi có đơntố các hoặc có vụ việc xảy ra, do vậy mục đích phòng ngừa là mục đích ưu tiênhàng đầu của thanh tra.

- Nguyên tắc:

+ Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, côngkhai, dân chủ, kịp thời.

+ Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữacác cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bìnhthường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Các nguyên tắc trên cần được tuân thủ tuyệt đối để ngăn chặn các hành vi lợidụng quyền hạn, chức vụ thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, gây khókhăn, phiền hà cho đối tượng ; thanh tra vượt quá thẩm quyền, phạm vi, nội dungtrong quyết định thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật, quyết định xử lý trái pháp luật,bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật; tiết lộ thông tin, tài liệu về nộidung thanh tra.

* Xử lý vi phạm

Xử lý vi phạm là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thanhtra. Khi tiến hành hoạt động Thanh tra về DS -KHHGĐ, nếu phát hiện các cơ quan,tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm pháp luật về DS -KHHGĐ vi phạm các tiêuchuẩn kinh tế - kỹ thuật, quy tắc về DS-KHHGĐ đã ban hành thì tuỳ thuộc vàothẩm quyền đã được pháp luật quy định và mức độ vi phạm của đối tượng thanh tra,việc xử lý các vi phạm phải được thi hành.

Các hình thức và mức độ xử lý các hành vi vi phạm trong phạm vi thanh trabao gồm cảnh cáo, phạt tiền, yêu cầu bồi thường thiệt hại, thu hồi giấy phép hoạtđộng, giấy phép kinh doanh. Đối với các hành vi vi phạm ng hiêm trọng ở mức độphải truy tố trước pháp luật, cơ quan thanh tra có trách nhiệm chuyển hồ sơ sang cơquan điều tra. Thẩm quyền và mức xử phạt được quy định cụ thể trong các văn bảnpháp luật xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực DS -KHHGĐ

2.4.4 Đánh giá

Đánh giá là một chức năng quản lý và là khâu không thể thiếu của quá trìnhquản lý. Đánh giá là hoạt động khoa học, có tính khái quát mà bản chất là sự sosánh giữa các phần việc, kết quả đã đạt được sau một khoảng thời gian nhất địnhvới các mục tiêu đề ra để xem xét mức độ đạt được mục tiêu về DS -KHHGĐ.

73

Đánh giá giữ vai trò rất quan trọng, nó phản ánh kết quả cuối cùng củ a việckiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát không có đánh giá khác nào “đánh trống bỏdùi”. Nhờ có đánh giá mà công tác kiểm tra, giám sát có được vị thế là một trongcác công cụ hữu hiệu của quản lý. Các cấp quản lý biết được những ưu điểm, nhượcđiểm để khắc phục; đối tượng bị quản lý biết được những thành tích cũng như saisót trong quá trình thực hiện, và quan trọng hơn là để đạt được kế hoạch đề ra phảilàm gì và làm như thế nào có hiệu quả nhất .

(Nội dung cụ thể xin xem mục III. Đánh giá, chương VIII, trang 243).

74

TÓM TẮT CHƯƠNG 41. Mục tiêu QLNN về DS -KHHGĐ là trạng thái DS-KHHGĐ mong muốn,

phải đạt tới tại một thời điểm nào đó trong tương lai hoặc sau một thời gian nhấtđịnh. Ở nước ta các mục tiêu này thường được trình bày trong các Nghị quyết c ủaĐảng và cơ quan nhà nước và các kế hoạch về phát triển KT -XH, kế hoạch về DS-KHHGĐ.

Mục tiêu là điểm xuất phát của toàn bộ quá trình quản lý, là căn cứ quantrọng để hình thành tổ chức bộ máy quản lý, là cơ sở của mọi tác độn g QLNN vàquy tụ lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân. Xác định đúng mục tiêu hết sứcquan trọng.

2. Hệ thống mục tiêu về DS -KHHGĐ của nhà nước ta bao gồm các mục tiêuvề quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số. Cho đến nay mục tiêuvề quy mô dân số “Thực hiện gia đình ít con, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mứchợp lý” được tập trung nhiều nhất.

3. Để xác định đúng mục tiêu về DS-KHHGĐ cần tuân thủ theo những yêucầu của SMART.

4. Chức năng QLNN về DS-KHHGĐ là tập hợp những nhiệm vụ QLNNkhác nhau, mang tính độc lập tương đối, được hình thành trong quá trình chuyênmôn hoá hoạt động quản lý nàh nước mà các cơ quan QLNN phải thực hiện nhằmđạt được các mục tiêu về DS-KHHGĐ đã đề ra.

Chức năng QLNN là căn cứ, cơ sở để xây dựng, kiểm tra, đánh giá cơ cấu tổchức bộ máy quản lý nhà nước, do vậy hoàn thiện chức năng QLNN về DS -KHHGĐ là điều kiện quan trọng để hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động vàcơ chế phối hợp trong hệ thống cơ quan, QLNN về DS -KHHGĐ.

5. Có hệ thống các chức năng QLNN về DS-KHHGĐ, trong đó các chứcnăng chính là xây dựng pháp luật; xây dựng kế hoạch (bao gồm chiến lược, quyhoạch, kế hoạch, chương trình, dự án) tổ chức điều hành thực hiện; giám sát, kiểmtra thanh tra; và đánh giá, Mỗi chức năng có vị trí, ý nghĩa khác nhau trong quátrình quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ, xong thực hiện QLNN về DS-KHHGĐphải thực hiện tốt, đầy đủ các chức năng, trong đó có các chức năng chính nêu trên.

CÂU HỎI THẢO LUẬN1. Khái niệm, vai trò của mục tiêu quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ?2. Hệ thống mục tiêu quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ của Nhà nước ta?3. Những yêu cầu trong xác định mục tiêu quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ?4. Các chức năng quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ? Vai trò và ý nghĩa của

từng chức năng.

75

Chương 5CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VỀ DS -KHHGĐ

I. Công cụ quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình

Công cụ quản lý nói chung là tất cả các phương tiện mà chủ thể quản lý sửdụng để tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.Công cụ QLNN về DS-KHHGĐ là tổng thể các phương tiện hữu hình và vô hình mànhà nước sử dụng để tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi của các cá nhân,tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu về DS - KHHGĐ.

Chủ thể sử dụng công cụ QLNN về DS-KHHGĐ là các cơ quan QLNN vềDS-KHHGĐ. Mục đích sử dụng các công cụ QLNN là nhằm thực hiện các mục tiêuvề DS-KHHGĐ, bao hàm cả các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dânsố, trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ, đòi hỏi sự tham gia hợp tác của các ngành, cáccấp.

Các công cụ QLNN về DS-KHHGĐ bao gồm:

1. Pháp luật:1.1 Khái niệm:

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện sự quản lýnhà nước nói chung và QLNN về DS-KHHGĐ nói riêng chủ yếu bằng pháp luật vàtheo pháp luật. Điều 12, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 khẳng định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Pháp luật thường được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắtbuộc chung (quy phạm pháp luật) thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồngxã hội do nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triểnxã hội theo các đặc trưng đã định.

Lĩnh vực DS-KHHGD bao hàm nội dung khá rộng về quy mô, cơ cấu, phânbổ, chất lượng và quản lý dân số. Do vậy ở nước ta hệ thống các văn bản, pháp luậttrong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, bộ máy tổ chức thực thi bảo vệ pháp luậttrong lĩnh vực này do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện theo phân công của nhànước, trong đó Bộ y tế là cơ quan được giao chủ trì nhiều nội dung nhất.

1.2 Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ

Chức năng chủ yếu của pháp luật là hướng dẫn, điều chỉnh, bảo vệ và giáodục để đảm bảo ổn định và phát triển xã hội theo mục tiêu và định hướng đề ra. Vaitrò của pháp luật trong QLNN về DS-KHHGĐ thể hiện ở những khía cạnh chủ yếusau đây:

76

- Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh hành vi về hoặc liên quan đếnDS-KHHGĐ của các tổ chức và cá nhân một cách đúng hướng, thống nhất và ổnđịnh nhằm thực hiện được các mục tiêu về DS -KHHGĐ.

Các yếu tố và quá trình dân số diễn ra như là hệ quả phức hợp của hành vicủa tất cả các cá nhân, gia đình và cộng đồng, do vậy pháp luật là một công cụkhông thể thiếu với tư cách tạo ra hành lang, “đường ray” cho mọi hoạt động củamọi cá nhân, tổ chức. Nói cách khác pháp luật có vai trò đị nh hướng cho công tácDS-KHHGĐ.

Trong điều kiện KT-XH hội chưa phát triển lại chịu ảnh hưởng nặng nề củacác tư tưởng Nho giáo về việc sinh nhiều con, trọng nam hơn nữ như nước ta, quátrình chuyển biến nhận thức, thái độ và hành vi về dân số của cá nhân v à tổ chứcthường diễn ra một cách lâu dài và phức tạp. Pháp luật nhà nước là một trong nhữngđiều kiện cần thiết đảm bảo cho sự ổn định và lâu dài để triển khai công tác DS-KHHGĐ đạt kết quả.

- Tạo cơ hội huy động các lực lượng tham gia cũng như các nguồn lực chocông tác DS-KHHGĐ.

Công tác DS-KHHGĐ chỉ đạt được thành công nhanh chóng và vững chắcvới sự tham gia đông đảo trên cơ sở phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các tổ chứcxã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể nhân dân ở mọi cấp. Phápluật tạo ra cơ chế huy động lực lượng, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng có vai tròvà thế mạnh khác nhau một cách có hiệu quả, khắc phục được sự trùng lặp, chồngchéo giữa các cấp, các ngành.

- Tạo cơ sở pháp lý để hạn chế các yếu tố có ảnh hưỏng tiêu cực , các tácđộng ngược chiều đến việc thực hiện các mục tiêu DS -KHHGĐ.

Để công tác DS-KHHGĐ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng đạt được mục tiêuđề ra, pháp luật không chỉ tạo nền tảng để huy động sự tham gia, động viên khuyếnkhích các cá nhân, tổ chức tham gia mà còn tạo cơ sở pháp lý để trừng phạt nhữngcá nhân, tổ chức cản trở, gây tác hại đến việc thực hiện các hành vi tự do và tựnguyện về DS-KHHGĐ của mọi người dân.

Đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong lĩnh vực DS -KHHGĐcủa các cá nhân, tổ chức là hai mặt tương ứng với nhau, không được tách rời nhauvà cũng không được đối lập nhau. Luật pháp là một trong những công cụ quan trọngmà nhà nước tạo lập để thực hiện sự bình đẳng đó.

2. Chính sách:

2.1. Khái niệm về chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình

Chính sách là một trong những công cụ chủ yếu mà nhà nước sử dụng trongquản lý nhà nước nói chung và quản lý về DS -KHHGĐ nói riêng.

77

Chính sách DS-KHHGĐ được quan niệm theo những nghĩa rộng, hẹp khácnhau, tuỳ thuộc vào mục tiêu dân số cần đạt đư ợc trong từng giai đoạn nhất định ởmỗi nước, mỗi khu vực. Các nhà khoa học xã hội quốc tế cho rằng, chính sách dânsố là các biện pháp pháp chế, các chương trình quản lý và những hoạt động kháccủa chính phủ nhằm mục tiêu thay đổi hoặc sửa đổi các xu hướng dân số hiện hànhvì sự tồn tại và phồn vinh của mỗi quốc gia (International Encyclopedia of SocialSciencer vol 11-12-1974)

Các chuyên gia về chính sách dân số thuộc Ủy ban dân số của Liên hiệpquốc đưa ra định nghĩa: Chính sách dân số là các giải pháp và các chương trìnhnhằm đạt được các mục tiêu kinh tế -xã hội, dân số, chính trị và các mục tiêu khácthông qua ảnh hưởng của các biến động dân số theo địa lý (trong nước và quốc tế)và các đặc trưng nhân khẩu khác.

Ở nước ta, đa số sử dụng khái niệm: Chính sách dân số là những chủ trương,biện pháp, hướng dẫn, quy định của Đảng và nhà nước; cơ quan, tổ chức có thẩmquyền nhằm thay đổi xu hướng hiện tại của dân số theo mục đích, mục tiêu đã đề ra(Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ, năm 2001)

Khái niệm về chính sách dân số nói trên phản ánh được bản chất của chínhsách dân số theo ba đặc trưng cơ bản:

- Do Nhà nước (các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địaphương) đưa ra dưới dạng tuyên bố lập trường, quan điểm, các đạo luật, sắc lệnhhoặc các chương trình quản lý.

- Phạm vi của chính sách dân số liên quan đến mức sinh, mức chết, di dân vàcó ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, chất lượng và sự phân bố dân số.

- Có mục đích, mục tiêu và đối tượng tiếp nhận hoặc tham gia thực hiện mụcđích, mục tiêu đó.

Hình thức thể hiện của chính sách dân số thường được thể hiện dưới dạngvăn bản được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ở các thời điểm khácnhau. Trong đó các chủ trương, biện pháp, quy định được đưa ra có tác động trựctiếp đến yếu tố, quá trình dân số hoặc tác động đến sự phát triển KT-XH và qua đótác động gián tiếp đến các yếu tố, quá trình dân số.

Chính sách dân số có liên quan chặt chẽ đến pháp l uật về dân số. Các vănbản quy phạm pháp luật là những hình thức quan trọng để thể chế hoá các chínhsách dân số. Song không phải mọi chủ trương, biện pháp, quy định trong lĩnh vựcdân số đều có thể hoặc được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật .

78

2.2. Phân loại chính sách dân số

Theo quan điểm hệ thống, chính sách dân số thuộc hệ thống các chính sáchxã hội, bao gồm nhiều loại trong một hệ thống thống nhất tác động đồng thời đếncác yếu tố và quá trình dân số, nhằm đạt được mục tiêu mong muốn của nhà nước.

- Về phương thức tác động : có các chính sách trực tiếp và chính sách giántiếp. Các chính sách trực tiếp tác động đến các hành vi của tổ chức, cá nhân về sinh,tử, di dân là các chính sách trực tiếp. Chính sách tác động làm thay đổi các yếu tốkinh tế xã hội và qua đó tác động đến các yếu tố và quá trình dân số là các chínhsách gián tiếp.

- Về hướng tác động: có chính sách khuyến khích và không khuyến khích.

- Theo các quá trình dân số, các chính sách dân số được phân ra làm 3 nhómchính, tác động đến các quá trình sinh đẻ, tử vong và di dân.

- Theo các yếu tố dân số, Văn phòng chính sách dân số của Liên Hiệp Quốcchia ra các nhóm về chính sách dân số: Về quy mô và tăng trưởng dân số, về mứcsinh và KHHGĐ, về sức khoẻ và mức chết, về cơ cấu tuổi của dân số, về phân bố vàdi cư trong nước, về di cư quốc tế v.v...

2.3. Một số chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình

Chính sách DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước ta bao hàm một nội dung rấtrộng, đồng thời thay đổi theo thời gian cho phù hợp với mục tiêu và trình độ pháttriển KT-XH. Một số định hướng chủ yếu về chính sách DS -KHHGĐ của Đảng vànhà nước ta trong giai đoạn hiện nay:

- Về quy mô dân số:

Kiên trì thực hiện mục tiêu gia đình ít con (mỗ i cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2con), duy trì mức sinh thấp hợp lý, tạo cơ sở vững chắc để ổn định quy mô ở mức115-120 triệu người vào giữa thế k ỷ 21.Tập trung cho việc giảm mức sinh ở vùngnghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; chú trọng đáp ứng dịch vụ KHHGĐ.

- Về cơ cấu dân số

Chủ động kiểm soát và giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.Đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề , tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao độngngày càng tăng; phát triển các dịch vụ xã hội thích ứng với giai đoạn già hoá dân số.

- Về phân bổ dân số:

Thống nhất và hiện đại hoá hệ thống quản lý dân cư đáp ứng nhu cầu quản lýxã hội, xây dựng và hoạch định chiến lược, chính sách; chủ động phân bổ dân cưhợp lý, hạn chế di dân nông thôn - đô thị thông qua phát triển KT-XH nông thôn.

- Về chất lượng dân số:

79

Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần; từng bước nângcao chỉ số phát triển con người, tăng cường sức khoẻ, giảm bệnh tật; nâng cao trìnhđộ dân trí, chuyên môn và nghề nghiệp; giảm thiểu tác động của các yếu tố làm suythoái chất lượng giống nòi.

3. Kế hoạchKế hoạch là một công cụ quản lý hữu hiệu và được sử dụng chung trong mọi

hoạt động quản lý của các lĩnh vực KT-XH ở mọi cấp và ở mọi khâu của quá trìnhquản lý. Các chủ thể quản lý luôn coi việc xây dựng kế hoạch là chức năng cơ bảnnhất trong số các chức năng quản lý.

Kế hoạch tốt sẽ đảm bảo thực hiện mục tiêu một cách nhất quán, cho phéplựa chọn, tổ chức thực hiện các hoạt động một cách hợp lý, theo trật tự, có sự phốihợp đồng bộ; và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực, tài chínhcũng như tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt các chứcnăng điều hành, điều phối , theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá và quản lý tàichính.

Đối với QLNN về DS-KHHGĐ ở nước ta, kế hoạch là một công cụ cực kỳquan trọng đòi hỏi cơ quan QLNN về DS -KHHGĐ phải chú trọng tham mưu, xâydựng các kế hoạch định hướng - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn -CTMT Quốc gia, kế hoạch năm....Những công cụ này cùng với các công cụ phápluật và chính sách giúp cho việc QLNN về DS-KHHGĐ theo đúng mục tiêu đề ra.

(Xem mục 2.2 về chức năng “Xây dựng kế hoạch”, chương III và mục 2 về“Các loại kế hoạch”, chương VII).

II. Phương pháp quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình

1. Khái niệm về phương pháp quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐPhương pháp quản lý là tổng thể các cách thức có tác động có chủ đích của

chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm đạt được các mụctiêu đã đề ra.

Phương pháp QLNN về DS-KHHGĐ là tổng thể những cách thức tác động cóchủ đích, có kế hoạch của Nhà nước đối vớ i các tổ chức và cá nhân nhằm thực hiệncác mục tiêu về DS -KHHGĐ:

Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng cácnguyên tắc đã định, các nguyên tắc đó được vận dụng và được thể hiện thông quacác phương pháp quản lý nhất định. Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản lý làmột trong những nội dung cơ bản của QLNN về DS-KHHGĐ. Các mục tiêu, nhiệmvụ của QLNN về DS-KHHGĐ chỉ được thực hiện thông qua tác động của các cơquan Nhà nước với các phương pháp cụ thể.

80

Vai trò quan trọng của phương pháp quản lý còn ở chỗ nó nhằm khởi độngcác động lực, kích thích tính năng động, sáng tạo của con người, phát huy các tiềmnăng của tổ chức cũng như các cơ hội có lợi từ bên ngoài.

2. Các phương pháp quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ2.1. Các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống

2.1.1 Các phương pháp tác động lên con người

a. Các phương pháp hành chính

Các phương pháp hành chính trong QLNN về DS-KHHGĐ là cách thức tácđộng trực tiếp của Nhà nước thông qua các quyết định dứt khoát có tính bắt buộclên các tổ chức và cá nhân nhằm đạt được mục tiêu làm thay đổi trạng thái của cácyếu tố dân số theo mục tiêu đã đề ra trong những tình huống nhất định.

Thực chất của các phương pháp hành chính trong QLNN về DS-KHHGĐ làsử dụng quyền lực Nhà nước để tạo ra sự phục tùng của cấp dưới, của các tổ chứcvà cá nhân trong các hoạt động và hành động về DS-KHHGĐ. Các phương pháphành chính có vai trò rất to lớn trong QLNN về DS-KHHGĐ thể hiện ở các khíacạnh sau:

- Xác lập chế độ hoạt động trong hệ thống quản lý về DS-KHHGĐ;

- Giải quyết các vấn đề đặt ra trong QLNN về DS-KHHGĐ một cách nhanhchóng, chi phí thấp;

- Kết nối các phương pháp khác thành một hệ thống.

Các phương pháp hành chính tác động vào khách thể quản lý theo hai hướng:tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành động của khách thể quản lý.

Theo hướng tác động về một tổ chức, Nhà nước xây dựng và không ngừnghoàn thiện khung pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý làm cho các hoạt động của tổchức và cá nhân trong lĩnh vực DS -KHHGĐ diễn ra theo một trật tự xác định.Những chủ trương, chính sách về DS-KHHGĐ đều phải được thể chế hoá bằng cácvăn bản qui phạm pháp luật nhằm đảm bảo được chấp hành nhất quán. Các văn bảnnày điều chỉnh về quy mô, cơ cấu, chất lượng , phân bổ dân số, điều lệ hoạt độngtrong nội bộ, qui định các loại hành vi được phép thực hiện, các loại hành vi bị cấm,thẩm quyền ban hành, kiểm tra thanh tra của các cơ quan nhà nước; qui trình và thủtục thực hiện.

Theo hướng tác động điều chỉnh hành động của khách thể quản lý, các cơquan quản lý đưa ra các chỉ thị, mệnh lệnh, kết luận về việc thực hiện nhiệm vụ,chấp hành các quy tắc, thực hiện hoặc ngừng thực hiện các hoạt động của cá nhân,tổ chức. Chẳng hạn như quyết định xử phạt hành chính (cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi

81

giấy phép v.v…) đối với các tổ chức cung cấp trái phép các dịch vụ chuẩn đoán giớitính khi sinh, loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính khi sinh...

Sự kết hợp đúng đắn giữa hình thức tác động về tổ chức với tác động điềukhiển là nhân tố quan trọng của việc sử dụng hợp lý các phương pháp hành chính.

Các yêu cầu khi sử dụng phương pháp hành chính:

- Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có cơ sở khoahọc, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt trên cơ sở có đủ thông tin cần thiết.

- Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và tráchnhiệm của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận, mỗi cán bộ.

- Trong mọi trường hợp cần tránh những hình thức mệnh lệnh xem nhẹ nhâncách của người chấp hành, vi phạm các quyền tự do cá nhân.

b. Các phương pháp kinh tế

Các phương pháp kinh tế trong QLNN về DS-KHHGĐ là cách thức tác độngcủa Nhà nước đến các tổ chức, cá nhân dựa trên những lợi ích kinh tế có tínhhướng dẫn nhằm làm cho các tổ chức cá nhân chủ động, tích cực, tự giác thực hiệncác hành vi có lợi hướng đến đạt được các mục tiêu về DS -KHHGĐ đã đề ra.

Cơ sở khách quan của các phương pháp kinh tế là sự vận dụng các quy luậtKT-XH trong quản lý. Mọi hoạt động của con người đều được thúc đẩy bởi cácđộng cơ trong đó các nhu cầu chính là các động cơ quan trọng nhất. Lợi ích kinh tế,vật chất là một trong những nhu cầu quan trọng thúc đẩy hành động của con người.

Phương pháp kinh tế có vai trò rất quan trọng trong QLNN về DS -KHHGĐ,là một trong các phương pháp cơ bản, tác động đến tổ chức, cá nhân thông qua các lợiích kinh tế, khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người ; là phương pháp tốtnhất được sử dụng trong việc thiết kế, vận hành tổ chức bộ máy, quản lý các chươngtrình, dự án về DS-KHHGĐ.

Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là tác động đến khách thể quản lýbằng lợi ích, phát huy được tính tích cực, chủ động và "tự giác" của họ, đưa côn gtác DS-KHHGĐ trở thành một phong trào tiến dần từ tự phát thành tự giác. Sử dụngcác phương pháp kinh tế còn bao gồm cả ý nghĩa là gây thiệt hại về mặt kinh tế đốivới những cá nhân, tập thể có hành vi đi ngược lại định hướng về DS -KHHGĐ,nhằm hạn chế đi đến xoá bỏ các hành vi của tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng tiêu cựcđến việc thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ đã đề ra.

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp kinh tế trongQLNN về DS-KHHGĐ cần lưu ý:

- Nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố KT -XH, tập quán và văn hoá để xác địnhđúng các loại hành vi nào có thể tác động có hiệu quả bằng các biện pháp kinh tế.

82

- Xây dựng mức khuyến khích hay hạn chế một cách phù hợp với các điềukiện cụ thể về mặt bằng thu nhập, xu hướng cá nhân, tập quán của cộng đồng ở từngkhu vực sao cho mức khuyến khích (hay hạn chế) phải vừa đủ.

- Thực hiện sự phân cấp một cách hợp lý theo hướng mở rộng dần quyền hạncho địa phương, cơ sở và n âng cao trình độ của cán bộ quản lý.

c. Các phương pháp giáo dục

Các phương pháp giáo dục trong QLNN về DS-KHHGĐ là cách thức tácđộng của Nhà nước vào nhận thức, tình cảm của những con người thuộc diện quảnlý nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực của họ trong việc thực hiện các hoạtđộng, hành vi về lĩnh vực này.

Phương pháp giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý nóichung và trong QLNN về DS-KHHGĐ nói riêng vì đối tượng của quản lý là conngười.

Phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý, giáo dục.Đặc trưng của phương pháp này là tuyên truyền, g iáo dục, thuyết phục bằng cáchình thức khác nhau, với các thông tin, thông điệp phù hợp để khách thể quản lý tựnguyện chấp nhận các yêu cầu, mục tiêu của nhà nước (chủ thể quản lý) trở thànhyêu cầu, mục tiêu tự thân. Trong QLNN về DS -KHHGĐ, phương pháp giáo dục làmột trong những phương pháp cơ bản.

Nội dung giáo dục:

- Giáo dục, vận động tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ đường lối, chínhsách, pháp luật và mục tiêu về DS -KHHGĐ của Đảng và Nhà nước.

- Cung cấp thông tin và trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về DS-KHHGĐ, trên cơ sở đó hiểu rõ lợi ích của công tác này đối với bản thân và biếtcách để thực hiện, hình thành các chuẩn mực giá trị mới về DS -KHHGĐ.

- Xoá bỏ những nhận thức, niềm tin, tập quán, thói quen hành vi cũ, khôngphù hợp với mục tiêu về DS-KHHGĐ và không có lợi cho sự phát triển KT-XH củatừng gia đình, cộng đồng và đất nước.

Các hình thức giáo dục:

- Sử dụng các phương tiện truyền thông đại để chuyển tải các thông tin,thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể.

- Thực hiện các hoạt động truyền thông - giáo dục trực tiếp như hội nghị, hộithảo, tập huấn, tư vấn, thăm hỏi tại nhà.

- Cung cấp các sản phẩm truyền thông phù hợp với đối tượng khác nhau,lồng ghép nội dung DS-KHHGĐ vào các hoạt động văn hoá - giải trí, lễ hội.

83

- Tổ chức các phong trào thi đua giữa các tập thể, đơn vị, cá nhân trong thựchiện các mục tiêu DS-KHHGĐ.

2.1.2 Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của hệ thống

Là các phương pháp quản lý đi sâu vào từng yếu tố chi phối các đầu vào củaquá trình quản lý như tài chính, lao động, thông tin, trang thiết bị...

Đây là phương pháp quản lý đi sâu vào từng yếu tố chi phối các đầu vào củaquá trình quản lý như: tài chính, lao động, công nghệ, thông tin, pháp chế, vật tư, rủiro. Các phương pháp quản lý này mang tính nghiệp vụ gắn liền với các kỹ thuật củacác chuyên ngành quản lý (quản lý tài chính chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ, quản lý cán bộ công chức viên chức làm công tác DS -KHHGĐ, quản lýhệ thống thông tin, quản lý trang thiết bị, phương tiện t ránh thai, sản phẩm truyềnthông, trang thiết bị truyền thông...).

2.2 Phương pháp tác động lên các hệ thống khác

Là cách tác động bên ngoài hệ thống, tuỳ thuộc vào mối quan hệ để sử dụngcác biện pháp thích hợp như tác động kinh tế, tác động tâm lý, quan hệ pháp lý.Ngoài ra còn có thể sử dụng các phương pháp cạnh tranh, phương pháp marketing,phương pháp xã hội học và phương pháp truyền thông. ..

Trong quá trình tiến hành hoạt động QLNN về DS -KHHGĐ cần căn cứ vàomục tiêu quản lý, các nguyên tắc quản lý, t hực trạng và xu thế thay đổi của kháchthể quản lý trong môi trường KT-XH cụ thể để lựa chọn phương pháp quản lý thíchhợp.

84

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

1. Công cụ quản lý của Nhà nước về DS -KHHGĐ là tổng thể các công cụ mànhà nước sử dụng để tác động vào nhận thứ c, thái độ và hành vi của các cá nhân, tổchức nhằm thực hiện được các mục tiêu về DS -KHHGĐ. Thông qua công cụ quảnlý mà nhà nước xác lập ý chí của mình tới mọi tổ chức và cá nhân. Những công cụquản lý nhà nước quan trọng nhất là pháp luật, chính sách và kế hoạch.

2. Trong QLNN về DS-KHHGĐ, pháp luật về DS-KHHGĐ là công cụ có vaitrò hết sức quan trọng trong tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh hành vicủa cá nhân, tổ chức về DS-KHHGĐ một cách đúng hướng, thống nhất và ổn định;tạo cơ chế huy độn g các nguồn lực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, các tác độngngược chiều đảm bảo các mục tiêu DS-KHHGĐ của Nhà nước được thực hiện mộtcách chắc chắn, nhanh chóng.

3. Chính sách DS-KHHGĐ là những chủ trương, biện pháp hướng dẫn, quiđịnh của Đảng và Nhà nước, của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm thay đổi xuhướng dân số theo mục đích, mục tiêu đã đề ra. Chính sách là bộ phận năng độngnhất, có độ nhạy cảm cao, đồng thời có liên quan chặt chẽ đến pháp luật về DS -KHHGĐ. Các chính sách hiện hành của Nhà nước ta gồm các chính sách kiểm soátqui mô dân số, xây dựng gia đình ít con (1-2 con), giảm thiểu mất cân bằng giới tínhkhi sinh, giải quyết tốt vấn đề lao động, nâng cao phúc lợi cho người cao tuổi, phânbổ dân cư phù hợp, nâng cao chất lượng dân số.

4. Kế hoạch là công cụ QLNN, là căn cứ cơ bản để tổ chức thực hiện và là cơsở cho các hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác DS-KHHGĐ.

5. Phương pháp QLNN về DS-KHHGĐ là tổng thể những cách thức tác độngcủa chủ đích, có kế hoạch của Nhà nước đến khách thể quản lý là các tổ chức, cánhân nhằm thực hiện các mục tiêu về DS-KHHGĐ đã đề ra.

Phương pháp hành chính trong QLNN về DS-KHHGĐ là cách thức tác độngtrực tiếp của các cơ quan nhà nước, thông qua các quyết định bắt buộc lên đối tượngQLNN về DS-KHHGĐ

Phương pháp kinh tế trong QLNN về DS-KHHGĐ là cách thức tác động củaNhà nước đến khách thể quản lý dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫnlàm cho các tổ chức, cá nhân chủ động, tích cực, tự giác thực hiện các hành vi có lợicho thực hiện mục tiêu DS-KHHGĐ.

Phương pháp giáo dục là các cách thức tác động của nhà nước vào nhận thức,tình cảm của con người thuộc khách thể quản lý nhằm nâng cao tính tích cực, tựgiác của họ trong việc thực hiện các hoạt động, hành động về DS -KHHGĐ theohướng mong muốn.

85

6. Sử dụng các công cụ và vận dụng các phương pháp QLNN về DS-KHHGĐ phải theo quan điểm hệ thống, phối hợp các loại công cụ và các phươngpháp khác nhau; đồng thời vận dụng sáng tạo trong từng tình huống cụ thể.

CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG 5

1. Công cụ QLNN về DS-KHHGĐ là gì? Vai trò của các công cụ ?.

2. Các công cụ QLNN về DS-KHHGĐ và phương hướng hoàn thiện chúng?

3. Phương pháp QLNN về DS-KHHGĐ là gì? Nêu các phương pháp QLNNvề DS-KHHGĐ, những ưu, nhược điểm và cách vận dụng chúng?

4. Vì sao trong QLNN về DS-KHHGĐ phải vận dụng tổng hợp các phươngpháp? Cho ví dụ thực tế để minh họa?

86

Chương 6THÔNG TIN, QUYẾT ĐỊNH VÀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ DS-KHHGĐI. Hệ thống thông tin dân số - kế hoạch hoá gia đình

1. Khái niệm chung về thông tinThông tin là một khái niệm rộng - tuỳ thuộc vào lĩnh vực và mục đích nghiên

cứu, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau. Theo cách hiểu thông thường,thông tin là những tin tức về sự việc, hiện tượng hay quá trình phát triển của một sựvật, hiện tượng hay quá trình phát triển của một sự vật, một hệ thống nào đó.

Trong lĩnh vực quản lý, thông tin được sử dụng chủ yếu nhằm phục vụ choviệc ra quyết định. Với mục đích đó, trong QLNN, thông tin được quan niệm lànhững tín hiệu được thu nhận và được sử dụng cho v iệc xây dựng và thực hiện cácquyết định QLNN.

Định nghĩa nói trên có mấy điểm đáng lưu ý:

- Không phải mọi tín hiệu (tin tức) đều là thông tin đối với quản lý. Muốn trởthành thông tin, những tín hiệu phải đáp ứng được 2 yêu cầu:

+ Hiểu và giải thích được

+ Có ích đối với việc ra quyết định hoặc giải quyết nhiệm vụ quản lý.

Như vậy, những dữ liệu chưa được phân tích và xử lý thì chưa là thông tin.

- Thông tin luôn phản ánh mối liên hệ qua lại lẫn nhau giữa người gửi tin vớingười nhận tin hoặc người sử dụng tin. Thông tin bao giờ cũng có chủ thể nào đó.Trong điều kiện không có người nhận tin hoặc người sử dụng tin thì cũng khôngcòn khái niệm thông tin nữa. Như vậy, thông tin có mối quan hệ mật thiết vớitruyền thông, tức truyền đạt tin và thông tin trong một hệ thống. Hệ thống ở đây cóthể được hiểu là nền kinh tế quốc dân, một tổ chức, một doanh nghiệp.

2. Vai trò của thông tin trong quản lý nhà nướcKhi nói đến ý nghĩa của thông tin, có nhà quản lý đã ví nếu coi tổ chức như

một cơ thể sống thì thông tin là máu và hệ thống đảm bảo thông tin hai chiều là hệthần kinh của nó.

* Dưới góc độ của điều khiển học, quá trình quản lý kinh tế về thực chất làquá trình thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin giữa chủ thể quản lý và khách thểquản lý, giữa hệ thống quản lý và môi truờng. Mấu chốt của quản lý một cách khoahọc là việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình huống phải raquyết định. Không có thông tin thì không thể tiến hành quản lý.

87

* Nói đến quản lý là nói đến quá trình ra quyết định (đạo luật, sắc lệnh, nghịquyết, nghị định, thông tư, chỉ thị, chính sách, kế hoạch….) và thực hiện quyết định.Để có quyết định đúng và hợp lý trong quản lý các cơ quan và cán bộ quản lý cầnsử dụng nhiều loại thông tin.

Ví dụ, để xây dựng và ban hành Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn2011-2020, Chính phủ cần có các thông tin về:

- Tình hình thực hiện Chiến lược Dân số và Chiến lược chăm sóc SKSS giaiđoạn 2001-2010 về kết quả đạt được, nguyên nhân của kết quả đạt được, nguyênnhân của kết quả không đạt được, bài học kinh nghiệm...

- Thực trạng và xu hướng biến động dân số; thực trạng chăm sóc SKSS.

- Những vấn đề DS-SKSS ưu tiên cần giải quyết trong giai đoạn 2011-2020.

- Trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu và các giải pháp thực hiện có tính khả thi.

Để tổ chức thực hiện các quyết định về chính sách DS-KHHGĐ, cơ quanQLNN cần kiểm tra, kiểm soát để có được những thông tin phản hồi về trạng thái vàhành vi của các đối tượng thực hiện (các địa phương, các hộ gia đình, các cặp vợchồng trong độ tuổi sinh đẻ, …), từ đó điều hành và điều chỉnh chương trình, cáchoạt động DS-KHHGĐ nhằm đạt được mục tiêu.

Có thể nói, trong quá trình QLNN về DS -KHHGĐ thiếu thông tin thì khôngthể ra quyết định và thực hiện quyết định. Chất lượng thông tin (tính chính xác, tínhkịp thời, tính đầy đủ) có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng của quyết định.

* Ngoài ra, thông tin còn có ý nghĩa rất quan trọng bởi lẽ nó được xem nhưvừa là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ một tổ chức nào, vừa lànguồn dự trữ tiềm năng đối với tổ chức đó.

Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi và quan trọng là xử lý và sử dụng thông tin đó nhưthế nào. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin cho quản lýnhà nước về DS-KHHGĐ, nhằm đảm bảo cung cấp những thông tin cần thiết có íchđến đúng vị trí và đúng thời điểm.

3. Các loại thông tin trong quản lý nhà nước về DS-KHHGĐĐể quản lý công tác DS-KHHGĐ, Nhà nước phải sử dụng rất nhiều loại

thông tin khác nhau. Thông tin được phân loại theo các tiêu chí sau:

3.1 Theo nguồn xuất xứ của thông tin.

- Thông tin bên trong (thông tin nội bộ) là thông tin xuất hiện từ bên trong hệthống. Nó cho phép xác định tình hình về các hoạt động đang diễn ra trong hệ

88

thống. Tình hình thực hiện công tác DS -KHHGĐ tại các địa phương là những thôngtin bên trong của Nhà nước về quản lý công tác DS -KHHGĐ.

- Thông tin bên ngoài là thông tin xuất hiện từ môi trường của hệ thống, phảnánh tình hình về các hoạt động diễn ra trong môi trường của hệ thống. Những diễnbiến trong khu vực và trên thế giới về tình trạ ng dân số thế giới hàng năm là nhữngthông tin bên ngoài đối với QLNN. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hộinhập kinh tế, những thông tin bên ngoài ngày càng có ý nghĩa quan trọng trongquản lý nhà nước về DS -KHHGĐ.

Để ra được những quyết định đúng đắn, Nhà nước không chỉ sử dụng cácthông tin bên trong mà còn sử dụng các thông tin bên ngoài.

3.2 Theo cách tiếp cận thông tin.

- Thông tin có hệ thống là những thông tin được đưa đến cho người nhận haycơ quan nhận tin theo những chu kỳ đã được đề ra t rước.

- Thông tin không có hệ thống là những thông tin được đưa đến cho ngườinhận tin, hay cơ quan nhận tin một cách ngẫu nhiên. Những thông tin này thường cóliên quan đến những điều kiện bất ngờ xảy ra không lường trước trong quá trìnhhoạt động.

3.3 Theo sự ổn định của thông tin

- Thông tin thường xuyên là thông tin tương đối ít thay đổi như định mức,các chỉ tiêu kế hoạch dài hạn.

- Thông tin biến đổi là những thông tin xuất hiện do sự biến đổi của hệ thốngvà môi trường. Sự xuất hiện một phát minh khoa học mới, sự thay đổi tỷ giá hốiđoái là những thông tin biến đổi.

3.4 Theo hình thức thể hiện thông tin

- Thông tin được thể hiện qua các văn bản, bằng chữ, bằng số hoặc bằng đồthị như tài liệu, văn kiện, biểu đồ v.v…

- Thông tin được thể hiện qua lời nói.

3.5 Theo kênh thu nhận thông tin

- Thông tin chính thống được thu thập theo các kênh ngành dọc do Nhà nướcquy định mà các cấp dưới phải báo cáo lên, theo địa chỉ nhất định, bao gồm các báocáo của các cơ sở, bộ, ban, ngành, địa phương hàng tháng, hàng quý, hàngnăm.v.v...

- Thông tin không chính thống là các thông tin mà Nhà nước không thể nhậnđược qua các kênh chính thức, mà phải qua đợt khảo sát, điều tra xã hội học Ví dụ,khảo sát nhu cầu đào tạo cán bộ DS-KHHGĐ

89

3.6 Theo nội dung của thông tin

- Thông tin khoa học - kỹ thuật là thông tin về những công nghệ mới nhất, vềkết quả nghiên cứu khoa học, những dự đoán về phát triển khoa học -kỹ thuật.

- Thông tin quản lý là những thông tin được tạo thành trực tiếp trong quátrình quản lý như luật, các văn bản dưới luật.v.v...

- Thông tin kinh tế là những thông tin phản ánh các nguồn lực kinh tế, cácquá trình sản xuất - kinh doanh, các diễn biến của thị trường trong và ngoài nước.

- Thông tin chính trị -văn hoá -xã hội là thông tin phản ánh tình hình chín h trị-văn hoá -xã hội trong nước và quốc tế

- Các thông tin hàng ngày khác.

3.7 Theo cấp độ và mức độ xử lý thông tin

- Thông tin sơ cấp (thông tin ban đầu) là thông tin có được từ sự theo dõi ghichép trực tiếp.

- Thông tin thứ cấp là thông tin có được trên cơ sở chế biến thông tin sơ cấp.

4. Các yêu cầu đối với thông tin trong quản lý nhà nước về DS-KHHGĐĐể nâng cao chất lượng của QLNN về DS-KHHGĐ, thông tin được cung cấp

cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan QLNN và những người thực hiện phải bảo đảmcác yêu cầu sau:

- Tính chính xác: Thông tin phản ánh đúng tình hình thực tế và phải đượcthu thập từ các nguồn tin cậy, có căn cứ và sức thuyết phục.

- Tính kịp thời: Thông tin phải đảm bảo kịp thời, tức là thông tin phải phảnánh tình hình đang hay sắp diễn ra, rất cần thiết cho công tác ra quyết định nhằmgiải quyết những mâu thuẫn bức xúc hiện tại hoặc tương lai.

- Tính đầy đủ, tính hiện đại, tính hệ thống của thông tin: Thông tin phải nêurõ được bản chất của hiện tượng phản ánh đầy đủ các khía cạnh của sự vật, của vấnđề, giúp cho chủ thể quản lý nhìn được toàn cảnh của vấn đề. Thông tin phải mới vàcập nhật, phải được thu thập theo phương pháp hiện đại, được xử lý theo yêu cầucần thiết và bằng những phương tiện hiện đại.

- Tính lôgíc và tính ổn định của thông tin: Thông tin phải được thu thập, xửlý, truyền đạt, lưu giữ theo một trình tự và phương pháp khoa học, hợp lý, vừa giúpcho người quản lý thấy rõ vấn đề cần nghiên cứu, vừa giúp cho tính kế thừa trongquản lý được liên tục. Tính lôgíc thể hiện ở chỗ các quyết định của cấp quản lý khácnhau về cùng một hoạt động DS -KHHGĐ phải thống nhất, nhất quán, tránh mâuthuẫn và loại bỏ lẫn nhau. Tính lôgíc của thông tin còn đòi hỏi việc ra quyết định

90

cho các cấp thực hiện phải tuân thủ sự đồng bộ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm, quyềnhạn và lợi ích.

- Tính kinh tế: Thông tin quản lý của Nhà nước phải đảm bảo yêu cầu vềmặt kinh tế, đảm bảo hiêụ qủa KT-XH của hoạt động quản lý, tránh sự phô trươnghình thức, nhập và trang bị nhiều phương tiện hiện đại, nhưng khô ng có người đủtrình độ sử dụng, hoặc không sử dụng được triệt để công suất của thiết bị máy móc.

- Tính bảo mật: Thông tin trong quản lý còn phải đảm bảo yêu cầu bảo mật,để bảo vệ được độc lập, chủ quyền, an ninh trật tự và kỷ cương của đất nước, sẵnsàng thích ứng được với mọi tình thế xảy ra kể cả trường hợp xấu nhất.

5. Hệ thống thông tin quản lý (MIS)5.1 Khái niệm

Cũng giống như khái niệm về thông tin, hiện nay có nhiều khái niệm về hệthống thông tin quản lý (viết tắt là MIS: Managenent Information System). Sau đâylà một số khái niệm:

* Một cách chung nhất: MIS được hiểu như là một hệ thống dùng để tiếnhành quản lý cùng với những thông tin cần thiết được cung cấp thường xuyên. Ngàynay, do công nghệ máy tính đã tham gia vào tất cả các hoạt động quản lý nên nóiđến MIS là nói đến hệ thống thông tin quản lý được trợ giúp của máy tính.

* Theo quan điểm của các nhà công nghệ thông tin, MIS là một mạng lướimáy tính có tổ chức nhằm phối hợp với việc thu thập, xử lý và truyền thông tin.

* MIS là tập hợp các phương tiện, các phương pháp và các bộ phận có liênhệ chặt chẽ với nhau, nhằm đảm bảo cho việc thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, và cungcấp những thông tin cần thiết cho quản lý.

* Trong quản lý DS-KHHGĐ, MIS là hệ thống gồm các tổ chức, các phươngtiện và các phương pháp liên quan chặt chẽ với nhau, có mục đích cung cấp nhữngthông tin giúp các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý đề ra và tổ chức thực hiện quyếtđịnh quản lý DS-KHHGĐ. Hệ thống này bao gồm con người và tổ chức, những cơsở dữ liệu, những luồng thông tin, và được quy định các chức năng để thực hiệnnhững mục tiêu chung.

Tuy có nhiều khái niệm không hoàn toàn giống nhau, những tiêu chuẩn đểđánh giá các MIS đều thống nhất như sau:

- Cung cấp được đủ thông tin cần thiết, ch ính xác, tối ưu (tính sát thực);

- Tìm kiếm thông tin nhanh chóng (tính năng động);

- Dễ sử dụng (tính hiện đại, phổ cập...);

Ích lợi của hệ thống đảm bảo thông tin đối với người lãnh đạo là:

91

- Mở rộng, khả năng của người lãnh đạo trong quá trình quản lý công việc,tăng cường được phạm vi quan sát.

- Thu thập được thông tin kịp thời để ra quyết định và chỉ đạo thực hiện.- Đánh giá khách thể quản lý nhờ có những thông tin cần thiết, có chất lượng.- Lựa chọn một phương án cần thiết trong nhiều phương án khác nhau của

quyết định quản lý;

5.2 Mục đích của hệ thống thông tin quản lý

Mục đích hệ thống thông tin quản lý là cung cấp thông tin cho cán bộ điềuhành chương trình để:

- Lập kế hoạch,- Giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch,- Đánh giá quá trình hoạt động và kết quả đạt được ,- Ra quyết định.

Hệ thống thông tin quản lý đối với từng cấp trong ngành DS-KHHGĐ:

Ở cấp cơ sở (xã), hệ thống thông tin quản lý DS-KHHGĐ giúp cho cán bộtrong việc lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và kiểm tra các hoạt động có đạt đượckết quả hay không.

Ở cấp tỉnh, huyện, nhờ có hệ thống thông tin quản lý DS-KHHGĐ, các nhàquản lý có thể biết được cấp dưới có thực hiện đúng các yêu cầu đã đặt ra haykhông, chương trình có đạt được những mục tiêu đề ra hay không ...

Ở cấp trung ương, hệ thống thông tin quản lý DS-KHHGĐ giúp cho việchoạch định chính sách, chiến lược, cơ chế chính sách, ra quyết định được chính xác,cung cấp các thông tin quan trọng cho việc đánh giá tình hình thực hiện chươngtrình DS-KHHGĐ ở tất cả các cấp.

5.3 Nhiệm vụ của hệ thống thông tin quản lý DS-KHHGĐ

Hệ thống thông tin quản lý DS-KHHGĐ có nhiệm vụ chính sau đây:

- Cung cấp thông tin cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, chươngtrình, đề án, dự án ở cấp trung ương.

- Cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch ngắn hạn triển khai thực hiện,đánh giá kết quả ở cấp tỉnh/TP.

- Cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch tổ chức chỉ đạo điều hành côngviệc cụ thể ở cấp huyện.

- Cung cấp thông tin về khách hàng cùng các nhu cầu và đáp ứng nhu cầucủa họ cũng như kết quả thực hiện các chỉ tiêu về dân số trên địa bàn cấp xã.

Nhiệm vụ thông tin theo các cấp khác nhau nói trên là phù hợp với mô hìnhphân cấp quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao.

92

5.4 Những yêu cầu để thiết lập hệ thống thông tin quản lý

- Nguồn nhân lực và đào tạo- Nguồn tài chính- Hệ thống quản lý- Hệ thống ghi chép, lưu trữ- Máy tính, phần cứng/phần mềm- Cơ sở pháp lý

II. Quyết định quản lý về dân số - kế hoạch hoá gia đình

1. Khái niệmTheo giáo trình Khoa học quản lý: Quyết định quản lý là những hành vi sáng

tạo của chủ thể quản lý nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt độngcủa tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luậtvận động khách quan và phân tích thông tin về tổ chức và môi trường

Trong quản lý nhà nước, mỗi quyết định quản lý cần trả lời được những câuhỏi cơ bản sau:

- Quyết định được đề ra nhằm giải quyết vấn đề gì?- Mục tiêu của quyết định là gì?- Phải làm gì và làm bằng cách nào để thực hiện mục tiêu?- Khi nào làm ?- Làm trong bao lâu?- Ai làm?- Làm ở đâu?- Trách nhiệm của người làm?- Triển vọng của việc thực hiện quyết định?- Ai chịu trách nhiệm trước nhà nước (chủ thể quản lý) đối với hậu quả của

quyết định.

Các quyết định quản lý nhà nước mang những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Là sản phẩm hoạt động của nhà nước. Có thể nói, QLNN là quá trình đề ravà tổ chức thực hiện các quyết định của mình.

- Là hành vi thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của nhà nước.

- Mục đích của các quyết định QLNN là để giải quyết những vấn đề đặt ratrước các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của mình.

- Quyết định QLNN là những quy định chung mang tính pháp lý hoặc tìnhtrạng pháp lý cụ thể, cá biệt cho các đối tượng thi hành dựa trên cơ sở pháp luật.

93

- Phạm vi tác động của các quyết định QLNN thường rộng hơn nhiều so vớicác quyết định sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng đếntoàn bộ hệ thống KT-XH, từng địa phương, từng ngành, từng cấp đến từng cá nhân.

2. Các loại hình quyết định quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ2.1 Căn cứ vào tính chất của vấn đề cần giải quyết

- Quyết định chuẩn mực (chung) là quyết định nhằm đưa ra những căn cứ cótính nguyên tắc cho việc xử lý các tình huống cụ thể. Ví dụ, quyết định phê duyệtChiến lược hay Chương trình công tác DS-KHHGĐ; quyết định ban hành chứcnăng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục, Chi cục DS -KHHGĐ.

- Quyết định riêng biệt là những quyết định xử lý một tình huống cụ thể. Vídụ quyết định khen thưởng, kỷ luật.

2.2 Căn cứ vào số lượng mục tiêu

Quyết định đơn mục tiêu và quyết định đa mục tiêu.

Các quyết định lớn của Nhà nước như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,chính sách v.v... đều là quyết định đa mục tiêu.

2.3 Căn cứ vào mức độ tổng quát (hay chi tiết)

- Quyết định chiến lược xác định những mục tiêu tổng quát và những phươngthức cơ bản để thực hiện mục tiêu cho các đối tượng quyết định; nó có đặc điểm làmang tính toàn diện, lâu dài và ổn định.

- Quyết định chiến thuật xác định những giải pháp và công cụ để thực hiệnmục tiêu chiến lược tron g những lĩnh vực hoạt động nhất định, trong những thờigian tương đối ngắn, nó mang đặc điểm một chiều, cục bộ và giai đoạn.

- Quyết định tác nghiệp là những quyết định nhằm xử lý những tình huốngcụ thể trong công việc hàng ngày của Nhà nước.

2.4 Theo thời gian

Các quyết định chia thành quyết định dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Các quyết định QLNN dài hạn có hiệu lực từ 7 năm trở lên. Các quyết địnhtrung hạn có hiệu lực từ 3 - 7 năm. Có hiệu lực dưới 3 năm là quyết định ngắn hạn.

2.5 Theo phạm vi điều chỉnh:

Các quyết định toàn cục và quyết định bộ phận .

Quyết định toàn cục tác động lên phần lớn mọi chủ thể KT -XH; quyết địnhbộ phận chỉ tác động lên một số chủ thể KT -XH nhất định, như một (hay một số)ngành, một (hay một số) cá nhân.

94

2.6 Theo lĩnh vực hoạt động

- Quyết định quản lý nhân lực,- Quyết định quản lý tài chính...

3. Yêu cầu đối với quyết định quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ3.1 Tính khoa học

Các quyết định QLNN phải được xây dựng trên cơ sở của những luận cứkhoa học và thực tiễn, thể hiện qua những đặc điểm:

- Phù hợp với sự vận động của các quy luật khách quan.- Ra quyết định dựa trên cơ sở lý luận khoa học.- Ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

3.2 Tính tối ưu.

Tính tối ưu của quyết định thể hiện ở khả năng lựa chọn được giải pháp làmgiảm tới mức tối thiểu chi phí để đạt được mục tiêu mong muốn, hay nói cách kháclà làm tăng đến tối đa lợi ích có được từ mức chi phí nhất định.

3.3 Tính khả thi

Trong quá trình quyết định phải tổng hợp, suy nghĩ về các loại nhân tố bêntrong và bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các khách thể quảnlý, vừa xem xét về nhu cầu của sự phát triển, vừa cân nhắc với khả năng và năng lựcthực hiện vừa suy nghĩ về cơ hội và thành công, rủi ro và thất bại; đảm bảo chắcchắn sự hợp lý về kinh tế của phương án quyết định.

3.4 Tính hệ thống

- Phải coi đối tượng của quyết định là một hệ thống, khi ra quyết định phảiđảm bảo sự phát triển đồng thời ba yếu tố là môi trường bên ngoài, điều kiện bêntrong và mục tiêu của các đối tượng.

- Cho dù được xây dựng nhằm giải quyết những vấn đề khác nhau, các quyếtđịnh QLNN cần hoạt động trong một chỉnh thể thống nhất nhằm hướng tới mụcđích chung của đất nước. Tránh tình trạng mâu thuẫn và đối lập giữa các quyết địnhmà Nhà nước ban hành.

- Các quyết định QLNN cần được xây dựng và thực hiện trong sự phối hợpđồng bộ của các hệ thống tham gia vào quá trình như: hệ thống thông tin, hệ thốngtham mưu, hệ thống quyết định, hệ thống chấp hành, hệ thống phản hồi, hình thànhmột chỉnh thể hệ thống quyết định.

3.5 Tính hợp pháp

- Các quyết định phải phù hợp với mục đích và nội dung của pháp luật,không trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy của các cơ quan nhà nướccấp trên.

95

- Các quyết định phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quanhoặc chức vụ cụ thể.

- Quyết định QLNN phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục quy định

3.6 Tính cô đọng dễ hiểu

Dù được thể hiện dưới hình thức nào, các quyết định đều phải ngắn gọn, dễhiểu, đơn nghĩa, tránh cho người thực hiện quyết định khả năng h iểu sai về mụctiêu, cách thức phương tiện thực hiện.

3.7 Tính xác định về thời gian, đối tượng thực hiện và chủ thể chịutrách nhiệm tổ chức thực thi

Tính xác định về thời gian cho biết quyết định đưa ra ngày nào, có hiệu lựcngày nào và sẽ thực hiện trong bao lâu. Mặt khác, một quyết định muốn có hiệu quảcao phải xác định rõ các chủ thể quản lý điều hành và các đối tượng thực hiện quyếtđịnh. Điều này đặt ra trách nhiệm cho từng người, từng bộ phận trong việc kiểm trađôn đốc nhằm làm cho quyết định đượ c thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả cao.

4. Quá trình quyết định quản lý về dân số-kế hoạch hoá gia đình

Quá trình quyết định là một quá trình quản lý bao gồm hai nội dung cơ bản:ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. Quá trình điển hình cho m ọi loạiquyết định, bao gồm các bước cơ bản: (1)Xác định vấn đề ra quyết định; 2) Xâydựng các phương án quyết định; 3) Đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất; 4) Tổchức thực hiện quyết định.

4.1 Xác định vấn đề ra quyết định

4.1.1 Phát hiện vấn đề

Ra quyết định cần thiết khi xuất hiện vấn đề hay cơ hội đối với hệ thống.

Vấn đề là tình huống xảy ra khi trạng thái của sự việc khác trạng thái mongmuốn. Vấn đề đe doạ khả năng thực hiện mục tiêu ban đầu của hệ thống. Cơ hội làtình huống xảy ra khi hoàn cảnh tạo cho hệ thống khả năng đi xa hơn so với mụctiêu ban đầu. Cơ hội là chìa khoá thành công của các hệ thống.

Các nhà quản lý cần nhanh chóng nhận biết các vấn đề và cơ hội (gọi chunglà vấn đề) để có thể giải quyết vấn đề một cách kịp thời, tránh được tình trạng mộtvấn đề nhỏ không được giải quyết và trở thành vấn đề lớn.

Ví dụ: vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ở vùng đồng bằng sông Hồng.

4.1.2 Xác định nguyên nhân của vấn đề

* Khi đã phát hiện được vấn đề thì công việc tiếp theo là tiến hà nh phân tíchđể làm rõ nguyên nhân của vấn đề.

96

- Vấn đề liên quan đến những ai? Phản ứng của họ trước vấn đề như thế nào?- Vấn đề xuất hiện từ bao giờ?- Hậu quả của vấn đề? Vấn đề có nghiêm trọng và bức xúc đến mức cần phải

có quyết định để giải quyết không?- Nguyên nhân của vấn đề: Nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân bổ trợ, nguyên

nhân trực tiếp.

Nguyên nhân của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh là gì? Trên cơ sởphân tích vấn đề, ví dụ: Việc thông báo giới tính của thai nhi trên thực tế ở một sốphòng khám thai là có, do vậy sẽ tác động đến một số gia đình quyết định để phụ nữmang thai chấm dứt thai kỳ, khi thai nhi có giới tính không mong muốn; ví dụ tâmlý ưa thích có con trai để thờ cúng, nối dõi tông đường, có con trai để cậy nhờ khituổi già...

* Sau khi xác định nguyên nhân của vấn đề, cần xác định được vấn đề phảiquyết định. Trong bước này cần trả lời những câu hỏi sau:

- Khoảng cách giữa trạng thái mong muốn và trạng thái thực tế có lớnkhông? Khoảng cách đó ảnh hưởng lên việc đạt mục tiêu như thế nào?

- Vấn đề có thể tự nó giải quyết được không?- Lấp khoảng cách (giải quyết vấn đề) có khó không?- Cần giải quyết vấn đề nhanh đến mức độ nào?- Có trách nhiệm phải giải quyết vấn đề không?

Trên cơ sở đó ra quyết định để giải quyết vấn đề.

4.2 Xây dựng các phương án quyết định

4.2.1 Chọn tiêu chuẩn đánh giá phương án

Để lựa chọn được phương án tốt nhất triển khai vấn đề quyết định, cần xácđịnh tiêu chuẩn đánh giá phương án. Các tiêu chuẩn này cần đáp ứng yêu cầu: Phảnánh đóng góp của phương án vào việc thực hiện mục tiêu của quyết định; có thể tínhtoán được các chỉ tiêu dùng làm tiêu chuẩn đánh giá quyết định; số lượng tiêu chuẩnkhông quá nhiều.

Không thể đưa ra quyết định quá cầu toàn, tức là phải tối ưu theo mọi tiêuchuẩn, do vậy, cần chọn tiêu chuẩn phản ánh mục tiêu cơ bản cần đạt được.

4.2.2 Tìm kiếm các phương án quyết định:

Sau khi đã làm rõ được vấn đề, phải xác định kết quả cần đạt được khi giảiquyết vấn đề, tức là xác định mục tiêu của quyết định. Như ví dụ ở trên là kiểmsoát, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Xác định các phương án để giải quyết vấn đề (phương án quyết định) là hoạtđộng mang tính sáng tạo cao của những người tham gia vào quá trình ra quyết định.

97

Mọi vấn đề có thể được giải quyết bằng nhiều cách khác nhau, mỗi cách tạo ra mộtphương án quyết định. Cần tính đến tất cả các phương án có thể có trên cơ sở cácphân tích và đề xuất của tập thể các nhà quản lý, chuyên gia.

Đối với việc giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh có thể đưa ra 02phương án quyết định:

Phương án tích cực: Thực hiện tốt truyền thông, giáo dục, vận động, triểnkhai đồng loạt các mô hình; đầu tư nguồn lực thích đáng đáp ứng thực hiện phươngán; tăng cường hiệu lực pháp luật; hoàn thiện các chính sách tác động.

Phương án quá độ: Trướ c mắt thực hiện tốt Truyền thông, giáo dục, vậnđộng; tăng cường hiệu lực pháp luật; từng bước tăng cường đầu tư; từng bước điềuchỉnh chính sách tác động.

4.3 Đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất

Một khi các chỉ tiêu đánh giá và các phương án quyết đ ịnh đã được xác định,có thể tiến hành lựa chọn phương án quyết định tối ưu.

4.3.1 Dự báo ảnh hưởng của các phương án quyết định

Để đánh giá các phương án quyết định trong mối quan hệ với các chỉ tiêu,trước tiên phải dự báo ảnh hưởng của chúng. Câu hỏi cần trả lời là: cái gì sẽ xảy ranếu mỗi phương án quyết định được đưa vào thực tế? Tất cả các ảnh hưởng tích cựcvà tiêu cực trực tiếp và gián tiếp đều phải được tính đến.

4.3.2. Đánh giá các ảnh hưởng

Ma trận dự báo thường thể hiện ảnh hưởng của các phư ơng án quyết định ởdạng không thể so sánh được. Để khắc phục điều này, người ta cố gắng hợp nhómcác ảnh hưởng có mối quan hệ gần gũi với nhau và thể hiện chúng theo một thướcđo chung. Tóm lại, cần phải tìm ra cách thức nào đó để so sánh được các chỉ tiê u cóthể với nhau mà không làm lu mờ các mục tiêu của quyết định.

4.3.3 So sánh các phương án thông qua hệ thống chỉ tiêu để lựa chọnphương án tốt nhất

Để so sánh các phương án người ta có thể sử dụng các phương pháp sau:

a) Phương án phân tích lợi ích - chi phí: được áp dụng khi các ảnh hưởngcủa quyết định có thể lượng hoá thông qua đơn vị tiền tệ. Bản chất của phương phápnày là xem xét mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí để lựa chọn phương án quyếtđịnh tốt nhất.

b) Phương pháp cho điểm: được áp dụng cho trường hợp có nhiều chỉ tiêukhông thể quy về một hệ chuẩn. Chẳng hạn, có thể sử dụng thang điểm mười. Điểm0 ứng với trường hợp phương án quyết định hoàn toàn không đáp ứng được chỉ tiêuvà điểm 10 khi phương án quyết định hoàn toàn đáp ứng được chỉ ti êu đó. Phương

98

án được lựa chọn là phương án có tổng số điểm cao nhất theo tất cả các chỉ tiêu. Vídụ, việc lựa chọn phương án thực hiện đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khisinh có thể dựa vào 3 chỉ tiêu: (1)khả năng đạt mục tiêu, (2)khả năng bảo đảm kinhphí, (3)tiến độ thời gian được bảo đảm để giảm thiểu hệ luỵ. Giả sử các phương áncó số điểm sau:

Tiêu chuẩn 1 2 3 Tổng số điểm

Phương án 1 10 9 9 28

Phương án 2 10 9 7 26

Phương án 1 sẽ là phương án được chọn

c) Phương pháp hệ số: được áp dụng cho trường hợp các chỉ tiêu có tầmquan trọng khác nhau. Người ta đặt hệ số to nhỏ để biết được tầm quan trọng nhiềuhay ít của chúng. Nếu lấy hệ số lớn nhất là 4 thì trong ví dụ trên, các chỉ tiêu lựachọn phương án cải tạo có trọng số là:

Chỉ tiêu Trọng số

1) Khả năng đạt mục tiêu

2) khả năng bảo đảm kinh phí

3) Tiến độ thời gian được bảo đả m

4

3

3

Điểm số các phương án có tính đến trọng số là:

Tiêu chuẩn 1 2 3 Tổng số điểm

Phương án 1 40 27 27 94

Phương án 2 40 24 24 88

Phương án 1 sẽ là phương án được chọn

4.4 Tổ chức thực hiện quyết định

Việc tổ chức thực hiện quyết định được tiến hành theo các bước sau:

4.4.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định

Kế hoạch thực hiện do người hoặc cơ quan ra quyết định chỉ định n hữngngười hoặc cơ quan hữu quan cùng xây dựng. Yêu cầu chung của kế hoạch thựchiện là cụ thể hoá quyết định, cần được làm chu đáo, cụ thể và linh hoạt. Kế hoạchthực hiện phải xác định rõ:

99

- Người hoặc cơ quan chịu trách nhiệm chính chỉ đạo thực hiện quyết định.- Người hoặc cơ quan chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định.- Những đối tượng có trách nhiệm thực hiện quyết định.- Các nguồn lực vật chất và thông tin cần huy động.- Thời gian thực hiện quyết định.

Sau khi đã xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định, người ra quyết định sẽtruyền đạt quyết định đến những người thực hiện bảo đảm rõ ràng, cụ thể về mụctiêu, ý nghĩa, nội dung, phương pháp thực hiện, phương tiện thực hiện, thời gianthực hiện... nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi của người thực hiện và nhữngbộ phận có liên quan.

4.4.2 Thực hiện kế hoạch

Theo kế hoạch, quyết định được triển khai thực hiện trên thực tế. Trong mộtsố trường hợp, việc thực thi quyết định hầu như không gặp phải khó khăn nào. Nếuđã nhất trí được về việc lựa chọn các giải pháp và công cụ thực hiện quyết định,người quản lý chỉ cần theo dõi các giai đoạn của quy trình hoặc hướng dẫn nếu cầnthiết. Những quyết định có liên quan đến hoạt động của nhiều người, nhiều tổ chứcsẽ đòi hỏi nỗ lực lớn đối với công tác phối hợp thông qua công cụ như: phân côngcụ thể nhiệm vụ, tổ chức các cuộc họp giao ban, trao đổi ý kiến, thực hiện các nhómcông tác.v.v...

4.4.3 Kiểm tra việc thực hiện quyết định

Kiểm tra là quá trình xem xét, đo lường, đánh giá và chấn chỉnh các hoạtđộng nhằm làm cho các quyết định được thực hiện một cách có hiệu quả. Bản chấtcủa giai đoạn này là đảm bảo hệ thống thông tin phản hồi và tiến hành điều chỉnhquyết định nếu thực sự cần thiết.

4.4.4 Tổng kết rút kinh nghiệm

- Xác định những thành công của việc thực hiện quyết định và những cơ hộido những thành công đó đem lại cho các khách thể quản lý.

- Chỉ rõ những sai lầm, thiếu sót, những mục tiêu còn chưa đạt được và phântích nguyên nhân.

- Đánh giá hiệu quả của quyết định- Phát hiện những vấn đề và những cơ hội tiếp tục đặt ra cho hệ thống

Những công việc kể trên tạo cơ sở về mặt thông tin cho các quá trình quyếtđịnh trong tương lai.

100

III. Văn bản quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình

Các quyết định QLNN chủ yếu được thể hiện dưới h ình thức văn bản.

1. Khái niệm về văn bản quản lý nhà nước.Văn bản là một phương tiện ghi tin và truyền đạt bằng ngôn ngữ hay bằng

một loại ký hiệu. Trong hoạt động quản lý, nó vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện.Vì vậy không một cơ quan nhà nước nào không dùng đến văn bản và khối lượngvăn bản do các cơ quan ban hành ngày càng lớn.

Văn bản QLNN có các tính chất sau:

- Văn bản QLNN mang tính ý chí. Bản chất này do tính chất của hoạt độngQLNN quy định. Nó biểu hiện quyền lực của cơ quan QLNN nhằm hướng tớ i mộttrật tự pháp lý theo mục tiêu hoạt động của mình.

- Văn bản mang tính chất nhà nước. Nó được đưa ra bởi các cơ quan nhànước có thẩm quyền, được xây dựng theo trình tự, hệ thống hình thức do luật quyđịnh, đòi hỏi đối tượng khác phải tuân thủ và được dùng làm cơ sở để cơ quan quảnlý kiểm tra của các đối tượng bị quản lý theo thẩm quyền.

2. Các chức năng cơ bản của văn bản2.1 Chức năng thông tin

Là chức năng cơ bản nhất của mọi văn bản, giữ một vị trí vô cùng quantrọng, là phương tiện truyền đạt thông tin chính xác và bảo đảm các yêu cầu về mặtpháp lý chặt chẽ nhất.

Thông tin chứa đựng trong văn bản bao gồm 3 dạng:

+ Thông tin quá khứ: Là các thông tin liên quan đến những sự việc đã đượcgiải quyết trong quá trình hoạt động đã qua của các cơ quan nhà nước.

+ Thông tin hiện tại: Là thông tin liên quan đến những sự việc và công tácquản lý diễn ra hàng ngày trong các cơ quan QLNN.

+ Thông tin tương lai: Là các thông tin mang tính dự báo, cần thiết cho cácnhà quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động trong tương lai.

2.2 Chức năng pháp lý

Chức năng này thể hiện trên hai phương diện: Thứ nhất, văn bản được sửdụng để ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ về mặt luật pháp hình thànhtrong hoạt động quản lý cũng như các hoạt động khác; Thứ hai, bản thân văn bảntrong nhiều trường hợp là chứng cứ pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trongquản lý và điều hành công việc của cơ quan.

101

2.3 Chức năng quản lý

Văn bản có vai trò đặc biệt quan trọng bởi văn bản là một trong những cơ sởđảm bảo cung cấp cho hoạt động quản lý các thông tin cần thiết, giúp cho các nhàquản lý nghiên cứu và ban hành các quyết định quản lý chính xác, thuận lợi. Vănbản là phương tiện thiết yếu để các cơ quan quản lý truyền đạt các quyết định quảnlý đến hệ thống bị quản lý. Văn bản cũng là căn cứ để các cơ quan, các tổ chức thựchiện nhiệm vụ của mình đúng theo yêu cầ u của cấp quản lý có thẩm quyền và cũnglà đầu mối để kiểm tra, theo dõi hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

2.4 Chức năng thống kê

Chức năng này thể hiện mặt số lượng các thông tin được phản ánh trong vănbản, nhất là trong trường hợp văn bản được sử dụng vào mục đích thống kê các quátrình diễn biến của công việc trong các cơ quan như thống kê cán bộ, tiền lương,phương tiện phục vụ cho nhà quản lý… Chúng có tác dụng cho các nhà quản lýphân tích các diễn biến của công việc trong cơ quan, ảnh hưởng của các nhân tốkhác nhau vào quá trình quản lý… để từ đó có các quyết định phù hợp.

3. Vai trò của văn bản trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước- Văn bản là phương tiện bảo đảm thông tin cho hoạt động quản lý của các

cơ quan nhà nước. Trong số các nguồn thông tin thì thông tin bằng văn bản có vị tríđặc biệt quan trọng.

- Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý đến các đối tượ ngquản lý. Các quyết định quản lý cần phải được truyền đạt nhanh chóng, chính xác,đúng đối tượng và văn bản là phương tiện chính thống và bảo đảm độ tin cậy nhất.

- Văn bản là cơ sở cho công tác kiểm tra, thanh tra giám sát hoạt động củacác cơ quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp.

4. Các loại hình văn bản quản lý nhà nước4.1 Văn bản quy phạm pháp luật

4.1.4 Khái niệm

Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là văn bản do cơ quan nhà nước banhành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trì nh tự, thủ tục được quyđịnh trong Luật ban hành các văn bản QPPL hoặc trong Luật ban hành văn bảnQPPL của HĐND, UBND, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộcchung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúngthẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành các vănbản QPPL hoặc trong Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND thì khôngđược coi là văn bản QPPL.

102

Đặc điểm của văn bản QPPL là:

- Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Tuân theo hình thức, thủ tục nhất định, do pháp luật quy định.

Khác với các văn bản khác của nhà nước, chỉ có văn bản QPPL mới chứađựng các QPPL (quy tắc xử sự chung).

Văn bản QPPL có nhiều tên gọi khác nhau, mỗi loại có nội dung, giá trị pháplý khác nhau.

Phạm vi điều chỉnh của văn QPPL mang tính chung, được áp dụng chung,không ghi rõ một việc cụ thể riêng biệt nào, được sử dụng lặp đi lặp lại trong mộtkhông gian, thời gian nhất định, cho đến khi có văn bản mới thay thế hoặc bị tuyênbố là không có hiệu lực dưới hình thức bãi bỏ, đình chỉ.

Văn bản QPPL thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước thành các quy tắc xử sự chung cho toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhànước, tổ chức xã hội và công dân. Văn bản QPPL là cơ sở của pháp chế xã hội chủnghĩa, là nền tảng của đời sống nhà nước và xã hội

4.1.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Hiện nay, theo Hiến pháp 1992, hệ thống văn bản QPPL bao gồm:

1/. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.2/. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.3/. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.4/. Nghị định của Chính phủ.5/. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.6/. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư

của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.7/. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.8/. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.9/. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.10/. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính

phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.11/. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngan gbộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

12/. Văn bản QPPL của HĐND, UBND.

103

4.2 Văn bản hành chính thông thường

4.2.1 Khái niệm

Văn bản hành chính được sử dụng thường xuyên trong các cơ quan nhànước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp nhằm chuyển giao các thông tin từ tổchức này sang tổ chức khác phục vụ các quan hệ giao dịch, trao đổi công tác, đề rayêu cầu để kết hợp với nhau cùng giải quyết. Văn bản hàn h chính có các hình thứcđa dạng như công văn, báo cáo, tờ trình, thông báo, biên bản, giấy giới thiệu, giấy điđường…

Văn bản hành chính vừa có ý nghĩa pháp lý vừa có ý nghĩa thực hiện QLNN.

4.2.2 Hình thức

- Công văn hành chính: Là hình thức văn bản hành chính được sử dụng phổbiến nhằm thông tin về quy phạm của Nhà nước trong các hoạt động giao dịch, traođổi công tác với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp bên ngoài, cấp trên và cấpdưới trực thuộc nhằm để giải thích, phúc đáp, yêu cầu… tới các chủ t hể cần giaodịch, quan hệ, bao gồm một số loại hình sau:

+ Công văn hướng dẫn: đây là loại công văn giải thích, hướng dẫn phươngpháp, thủ tục, cách thức cho đối tượng có quan hệ biết cách thực hiện hoặc sử dụngmột quyền nào đó nhằm đáp ứng các yêu cầu củ a đối tượng giao dịch.

+ Công văn phúc đáp: là loại công văn giải thích hoặc trả lời các yêu cầu,thắc mắc, khiếu nại của các chủ thể có quan hệ hoặc quyền lợi liên quan tới cácchức năng, nhiệm vụ của tổ chức ban hành công văn.

+ Công văn đôn đốc: nhắc nhở trách nhiệm, chấn chỉnh hoạt động của cấpdưới hoặc các chủ thể khác có trách nhiệm thi hành một nghĩa vụ pháp lý.

+ Công văn giao dịch: là loại công văn thông tin cho các tổ chức bên ngoàihoặc ngang cấp biết về những yêu cầu và điều kiện, giải thích cá c lý do không thựchiện đúng các thoả thuận đã giao kết trước đó.

Ngoài ra, còn có các hình thức công văn hành chính khác như: công văn yêucầu, triệu tập hội nghị, mời dự sinh hoạt, chiêu sinh…

- Tờ trình: Là loại văn bản chủ yếu để đề xuất các cơ quan qu ản lý cấp trênphê chuẩn về một chủ trương hoạt động, một phương án công tác, một công trìnhxây dựng, một chính sách, một chế độ… và chỉ khi có sự phê chuẩn của cấp trên thìcơ quan trình báo mới được tiến hành triển khai các nội dung đã trình.

- Báo cáo: Là loại văn bản hành chính có tính chất tổng hợp các thông tintrong phạm vi hoạt động tác nghiệp. Báo cáo thường có 4 loại: báo cáo sơ kết, tổngkết định kỳ hoạt động, báo cáo bất thường, báo cáo chuyên đề, báo cáo trước hộinghị, đại hội.

104

- Thông báo: Là loại văn bản dùng để thông tin về những nội dung và kết quảhoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc truyền đạt kịp thời các văn bản pháp quyquan trọng của các cơ quan có thẩm quyền tới các đối tượng có liên quan.

- Thông cáo: Là loại văn bản dùng để côn g bố một sự kiện quan trọng về đốinội, đối ngoại của Quốc hội, của Chính phủ, đôi khi dùng để công bố một quyếtđịnh, chỉ thị quan trọng có tính mệnh lệnh.

- Biên bản: Là loại văn bản ghi chép lại đầy đủ toàn bộ thông tin về các sựkiện thực tế đang xảy ra trong các hoạt động quản lý, giao dịch, hợp đồng… và cáchoạt động khác có tính pháp lý, biên bản thường có: biên bản bàn giao, tiếp nhậncông tác, biên bản ghi nhận sự giao dịch, bổ sung hoặc thanh lý hợp đồng, biên bảnxác nhận, chủ thể không thực hiện một nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, biên bản hộinghị.

- Diễn văn: Là loại văn bản mang tính diễn thuyết được dùng ở nhiều cấp,nhiều ngành khác nhau, theo nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ: diễn văn khai mạc,bế mạc hội nghị, diễn văn đọc trước cuộc mít tinh, d iễn văn chào mừng các vị kháchquý nước ngoài đến thăm, diễn văn khánh thành một công trình xây dựng.

Ngoài ra, trong các chính quyền nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp còn cócác loại văn bản hành chính thông dụng khác như: giấy giới thiệu, giấy đi đường,giấy nghỉ phép, điện báo, phiếu gửi…

4.3 Văn bản quản lý chuyên ngành

Là văn bản phản ánh nét đặc thù của các chuyên ngành, các văn bản loại nàygiống như các văn bản khác về thể thức, quy trình soạn thảo, ban hành, nhưng vềnội dung chúng tập trung phản ánh đậm nét về các hoạt động liên quan đến ngành,lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, văn bản quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ có nét đặc thùriêng là con số, biểu mẫu liên quan tới quy mô, cơ cấu, c hất lượng, phân bố dân sốvà hệ cơ sở dữ liệu DS-KHHGĐ.

IV. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về dân số-kế hoạch hoá gia đình

Trong thực tế hiện nay, những chủ trương, biện pháp, hướng dẫn, quy địnhđược ban hành tại một số văn bản riêng nhằm tác động tr ực tiếp đến quy mô, cơcấu, phân bố và chất lượng dân số hoặc tác động trực tiếp đến quá trình sinh, chết,di dân hoặc tác động trực tiếp đến mỗi quá trình dân số .

Các chủ trương, biện pháp, hướng dẫn, quy định và các chế độ hiện hành củachính sách, pháp luật về dân số được thể hiện trong nhiều loại văn bản; do nhiều cơquan, tổ chức có thẩm quyền ban hành và mỗi loại văn bản được ban hành tại cácthời điểm khác nhau. Các loại văn bản quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ bao gồm:Hiến pháp; luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường

105

vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; văn bản của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ; văn bản của các Bộ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; vănbản của HĐND, UBND; Các văn bản hành chính, quản lý chuyên ngành.

Nhìn chung, hiện nay các văn bản QLNN về DS-KHHGĐ điều chỉnh các vấnđề sau: các quy định về quy mô,cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số; các quy địnhvề thực hiện giải pháp lãnh đạo, tổ chức và quản lý, truyền thông, cung cấp dịch vụSKSS, KHHGĐ, thông tin dữ liệu dân cư, xã hội hoá và cơ chế chính sách, đào tạovà nghiên cứu, tài chính và hậu cần; các quy định thực hiện QLNN về công tác DS -KHHGĐ; các quy định về trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức đối với côngtác DS-KHHGĐ.

106

TÓM TẮT CHƯƠNG 61. Trong lĩnh vực quản lý, thông tin được sử dụng chủ yếu nhằm phục vụ cho

việc ra quyết định. Với mục đích đó, trong QLNN, thông tin được quan niệm lànhững tín hiệu được thu nhận và được sử dụng cho việc đề ra và thực hiện cácquyết định quản lý nhà nước.

Thông tin được cung cấp cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan QLNN và nhữngngười thực hiện phải bảo đảm các yêu cầu sau: Tính chính xác, tính kịp thời, tínhđầy đủ, tính hiện đại, tính hệ thống, tính lôgíc và tính ổn định, tính kinh tế và tínhbảo mậtcủa thông tin

2.Hệ thống thông tin quản lý DS-KHHGĐ có nhiệm vụ: Cung cấp thông tincho việc hoạch định chiến lược, chính sách, chương trình ở cấp trung ương, cungcấp thông tin cho việc lập kế hoạch ngắn hạn triển khai thực hiện, đánh giá kết quảở cấp tỉnh/TP, cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch tổ chức chỉ đạo điều hànhcông việc cụ thể ở cấp huyện, cung cấp thông tin về khách hàng cùng các nhu cầuvà đáp ứng nhu cầu của họ cũng như kết quả thực hiện các chỉ tiêu về dân số trênđịa bàn cấp xã.

3. Quyết định quản lý là sản phẩm hoạt động của Nhà nước. Nó được thểhiện chủ yếu dưới hình thức văn bản.

Quá trình QLNN về DS-KHHGĐ thực chất là quá trình đề ra và thực hiệncác quyết định QLNN về DS-KHHGĐ. Quá trình này được thực hiện bởi cơ quanQLNN về DS-KHHGĐ.

Quyết định QLNN chỉ có hiệu lực và hiệu quả cao khi thoả mãn được nhữngyêu cầu cơ bản sau:Tính khoa học, tính tối ưu, tính khả thi, tính hệ thống, tính hợppháp, tính cô đọng dễ hiểu.

4. Quá trình đề ra và tổ chức thực hiện quyết định QLNN về DS -KHHGĐđược tiến hành với các bước cơ bản sau:

Phân tích vấn đề Xây dựng các phương án quyết định Đánh giá và lựachọn phương án tốt nhất Tổ chức thực hiện quyết định

5. Hình thức chủ yếu để thực hiện các quyết định QLNN về DS-KHHGĐchính là văn bản quản lý nhà nước. Văn bản có vai trò to lớn trong hoạt động quảnlý của cơ quan nhà nước. Hệ thống văn bản pháp lý nhà nước gồm 2 loại lớn, đó làvăn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường. Mỗi loại lại baogồm nhiều hình thức văn bản khác nhau, mà việc xây dựng chúng được tiến hànhbởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

6. Các văn bản QLNN về DS-KHHGĐ điều chỉnh các vấn đề sau: các quyđịnh về quy mô dân số, cơ cấu, chất lượng dân số; các quy định về thực hiện giải

107

pháp lãnh đạo, tổ chức và quản lý,truyền thông, cung cấp dịch vụ KHHGĐ; các quyđịnh thực hiện giải pháp thông tin dữ liệu dân cư; các quy định thực hiện giải phápxã hội hoá và cơ chế chính sách, đào tạo và nghiên cứu, tài chính và hậu cần; cácquy định thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân số, t rách nhiệm của Nhà nước,cơ quan, tổ chức đối với công tác DS-KHHGĐ.

CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG 61. Trình bày khái niệm thông tin, vai trò của thông tin trong quản lý nhà

nước?2. Có những loại thông tin nào? Các yêu cầu đối với thông tin trong quản lý

nhà nước về DS-KHHGĐ?3. Hệ thống thông tin quản lý là gì và vì sao trong quản lý nhà nước về DS -

KHHGĐ phải xây dựng hệ thống thông tin quản lý?4. Trình bày khái niệm và các loại hình quyết định quản lý nhà nước?5. Những yêu cầu cơ bản để quyết định QLNN có hiệu lực và hiệu quả cao?6. Trình bày các bước cơ bản của quá trình đề ra và tổ chức thực hiện quyết

định quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ?8. Trình bày các loại hình văn bản quản lý nhà nước

108

Chương VIIXÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

TRONG CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀKẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

I. Xây dựng kế hoạchXây dựng kế hoạch là chức năng trung tâm, chủ đạo trong hệ thống chức

năng QLNN nói chung và QLNN về DS-KHHGĐ nói riêng; là sự mở đầu của quátrình quản lý, đồng thời là một biện pháp hữu hiệu của quản lý. Nhờ có kế hoạch màhoạt động của toàn bộ hệ thống cơ quan QLNN về DS-KHHGĐ cũng như hoạtđộng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác này được tiến hànhthống nhất và hướng vào mục đích chung.

Kế hoạch còn là căn cứ cho hoạt động tổ chức, điều hành, giám sát và đánhgiá kết quả, hiệu quả QLNN về DS-KHHGĐ nói riêng, công tác DS-KHHGĐ nóichung.

1. Nguyên tắc của kế hoạchKế hoạch được xây dựng và thể hiện bằng nhiều hình thức cụ thể khác nhau,

nhưng đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhằm bảo đảm là công cụquản lý quan trọng và có hiệu lực. Các nguyên tắc cụ thể gồm:

- Mục đích của kế hoạch phải được xác định rõ ràng. Mục đích hay nhiệm vụcần giải quyết, mục tiêu hay kết quả mong muốn cần đạt được, các hoạt động haycác công việc chi tiết cần thực hiện, các nguồn lực cần thiết đã được bàn bạc thốngnhất và dẫn tới lợi ích rõ ràng.

- Kế hoạch phải dựa trên cơ sở khoa học và số liệu đáng tin cậy. Kế hoạchphải dựa vào quy luật vận động của vấn đề để xác định mục tiêu; dựa vào phươngpháp phân tích vấn đề, xác định nguyên nhân, đánh giá tác động theo phương phápluận khoa học; dựa vào tình hình thực tế và dự báo đáng tin cậy. Sử dụng nguồnthông tin, số liệu chính xác, tin cậy để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của kếhoạch.

- Kế hoạch đề ra phải đo đếm được kết quả thực hiện. Muốn vậy, kế hoạchphải có chỉ tiêu kế hoạch, chỉ báo kiểm định mục tiêu, đầu ra, hoạt động với phươngtiện xác minh, tin cậy để đo đếm được kết quả đạt được, sản phẩm, đầu ra của hoạtđộng.

- Kế hoạch phải có tính khả thi. Kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế,năng lực thực hiện và khả năng có thể có của nguồn lực. Nếu kế hoạch dựa vào“những mong muốn chủ quan”, không khả thi thì sẽ làm tổn hại đến mục tiêu khácvà ảnh hưởng tới chức năng khác của quản lý.

109

- Mọi kế hoạch cục bộ phải được lồng ghép trong kế hoạch tổng thể. Sự lồngghép thể hiện ở sự thích ứng với mục đích và nhiệm vụ của vấn đề quản lý, thể hiệntrong mối quan hệ ngang và dọc trong hệ thống của chủ thể quản lý và trong sự tácđộng tương hỗ lẫn nhau giữa các kế hoạch cục bộ.

- Kế hoạch phải linh hoạt. Kế hoạch phải phù hợp với những thay đổi thôngthường trong môi trường, phải tương ứng với giả định có thể xẩy ra và có phươngán để triển khai theo giả định đó.

- Kế hoạch phải được công khai hoá. Kế hoạch phải được thảo luận côngkhai giữa chủ thể quản lý với khách thể quản lý và được cung cấp đầy đủ thông tincho các cấp quản lý và khách thể quản lý. Nội dung công khai kế hoạch bao gồm vềmục tiêu quản lý, chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động, công việc cụthể, tiến độ, nguồn lực (nhất là nguồn tài chính ).

2. Các loại kế hoạch* Đường lối chính sách: Nhằm đưa ra những định hướng cơ bản, mang tính

chiến lược về mục tiêu và giải pháp để thực hiện trong một thời gian dài nhất định,trên những lĩnh vực hoặc những vấn đề cụ thể nào đó.

Đường lối, chính sách DS-KHHGĐ mang tính chiến lược lâu dài như Nghịquyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (số 04 -NQ/HNTW ngày 14/01/1993) về chính sách DS-KHHGĐ ban hành đã định ra đường lốinhằm giải quyết cơ bản vấn đề dân số, tiến tới ổn định quy mô dân số của nước tavới mục tiêu tổng quát là thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để cócuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của BộChính trị (khóa IX) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ đã đề rađường lối chiến lược cho công tác DS -KHHGĐ ở nước ta trong giai đoạn 2005-2010 và những năm tiếp theo.

Chính sách dân số-KHHGĐ mang tính chất là quy định cụ thể như Thông tưliên tịch số 32/2008/TTLT-BTC-BYT, ngày 17/4/2008 giữa Bộ Tài chính và Bộ Ytế hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chư ơng trình mục tiêu quốc giaDS-KHHGĐ giai đoạn 2006-2010. Thông tư liên tịch số 233/2009/TTLT-BTC-BYT ngày 9/12/2009 giữa Bộ Tài Chính và Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý và sửdụng kinh phí thực hiện Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giaiđoạn 2009-2020.

* Chiến lược (kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực)

Nhằm định hướng mục tiêu cho thời kỳ chiến lược, định hư ớng các giải phápbao quát, toàn diện để tạo được động lực phát triển chủ yếu. Chiến lược không chỉhạn chế ở nhiệm vụ xác định đường lối phát triển, mà còn vạch ra phương hướng,các biện pháp cần thiết để thực hiện có hiệu quả đường lối đó.

110

Chiến lược DS-KHHGĐ là loại kế hoạch định hướng dài hạn (thường là 10năm), trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu: hệ thống các quan điểm cơ bản, cácmục tiêu dài hạn và các giải pháp chủ yếu về DS -KHHGĐ. Từ năm 1993 đến nay,trong lĩnh vực DS-KHHGĐ đã có 3 văn bản Chiế n lược DS-KHHGĐ được banhành phù hợp với từng thời kỳ phát triển KT-XH của đất nước, đó là: Chiến lượcDân số -KHHGĐ đến năm 2000 (Quyết định số 270/TTg ngày 03/6/1993) với mụctiêu tổng quát “là thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có c uộcsống ấm no, hạnh phúc”; Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 -2010 (Quyếtđịnh số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000) và Chiến lược DS -SKSS Việt Namgiai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011).

* Quy hoạch (kế hoạch phát triển vùng, lãnh thổ)

Nhằm xác định những mục tiêu, định hướng phát triển KT -XH theo vùnglãnh thổ, bằng việc chú trọng tới những yếu tố vùng (hạ tầng cơ sở, nguồn lực sảnxuất, thế mạnh kinh tế...) để phát huy đến mức cao nhất khả năng phát triển của mỗivùng theo hướng chuyên môn hoá.

Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 -2020được phê duyệt tại Quyết định 52/2009/QĐ -TTg ngày 9/4/2009 của Thủ tướngChính phủ là một loại kế hoạch mang tính quy hoạch chiến lược nhằm kiểm soát,giải quyết những vấn đề cơ bản về dân số và tiến tới ổn định quy mô dân số tại cácvùng biển, đảo và ven biển phù hợp với Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

* Kế hoạch dài hạn và trung hạn

Nhằm xác định các mục tiêu phát triển KT -XH trong khoảng thời gian thíchhợp, vạch phương hướng phát triển, chỉ tiêu chủ yếu, bố trí cơ cấu kinh tế và nhữnggiải pháp của kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn tập trung vào vấn đề cơ bản ởtầm kinh tế quốc dân như: phát triển khoa học và tiến bộ kỹ thuật, phân bố lựclượng sản xuất, khai thác nguồn tài nguyên mới, những thay đổi về xã hội, chấtlượng cuộc sống.

Kế hoạch dài hạn thường tập trung vào một số mục tiêu chính và đưa ranhững hướng đi chiến lược. Những định hướng này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đếntính chất của những mục tiêu trung hạn và ngắn hạn.

Kế hoạch trung hạn về DS-KHHGĐ (thường 5 năm): Ngoài những nội dungcơ bản như điểm 4.5. Chương trình mục tiêu ; Trong kế hoạch 5 năm về công tácDS-KHHGĐ còn phải xác định thêm các mục tiêu, giải pháp về đào tạo nghiệp vụquản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ các cấp; các nhiệm vụ chicho bộ máy quản lý; công tác nghiên cứu khoa học…về DS -KHHGĐ.

* Chương trình mục tiêu: Nhằm giải quyết dứt điểm một hoặc một số mụctiêu quan trọng, có tính chất liên ngành và đang là cản trở đến việc thực hiện mụctiêu chung của cấp quản lý.

111

* Dự án: Nhằm chi tiết hoá và cụ thể hoá các giải pháp, các hoạt động trongmột phạm vi xác định và việc tổ chức thực hiện chúng trong một thời gian xác định.

Dự án về DS-KHHGĐ là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau,nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của Chương trình mục tiêu DS -KHHGĐ, được thực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định vàdựa trên những nguồn lực đã xác định.

Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ 2006-2010 xác định mục tiêu“Tập trung mọi nỗ lực thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻchỉ có một hoặc hai con, nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, tiến tới ổn địnhquy mô dân số ở mức hợp lý”. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, Chương trình mụctiêu quốc gia DS-KHHGĐ 2006-2010 đã triển khai 6 dự án thành phần, trong đó có2 dự án liên quan là:

a) Dự án Nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình: Với nhiệm vụ“Đáp ứng chất lượng, đầy đủ, kịp thời, an toàn và thuận tiện dịch vụ kế hoạch hóagia đình cho mọi đối tượng sử dụng dịch vụ, nhằm thực hiện chủ yếu các mục tiêukế hoạch hóa gia đình và góp phần nâng cao chất lượng dân số. Ưu tiên cung cấpdịch vụ kế hoạch hoá gia đình cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở vùngnông thôn đông dân có mức sinh chưa ổn định, vùng có mức sinh cao, vùng có điềukiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn”.

b) Dự án Bảo đảm hậu cần và đẩy mạnh tiếp thị xã hội các phương tiện tránhthai: Với nhiệm vụ “Đáp ứng chất lượng, đầy đủ, kịp thời phương tiện tránh thaicho mọi đối tượng sử dụng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm sinh và phòng, chốngHIV/AIDS. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị xã hội và bán rộng rãi theo giá thị trườngcác phương tiện tránh thai. Tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại”.

Trong mỗi dự án, đã xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, hoạt động cụ thể,cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện theo từng năm trong giai đoạn.

* Kế hoạch ngắn hạn (thường là từ 1 đến 2 năm) : Nhằm chi tiết hoá và cụthể hoá kế hoạch dài hạn và trung hạn với các mục tiêu, các hoạt động được xâydựng cụ thể và kết quả đạt được.

Kế hoạch hàng năm về DS -KHHGĐ là bộ phận cấu thành của kế hoạch 5năm về DS-KHHGĐ, đảm bảo sự thực hiện tuần tự các mục tiêu, nhiệm vụ của kếhoạch 5 năm đã đề ra. Nội dung của kế hoạch năm DS -KHHGĐ bao gồm các mụctiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả nước, được cụ thể và giao cho từng địa phương; cáchoạt động chủ yếu, giải pháp thực hiện và nguồn lực đảm bảo cho từng hoạt độngcủa từng cơ quan, địa phương quản lý, thực hiện DS-KHHGĐ.

* Kế hoạch tác nghiệp: Nhằm tập trung vào toàn bộ hay một số nội dungmà chủ thể quản lý quan tâm như các công việc phải làm, thời gian tiến hành, ngườithực hiện, kết quả cụ thể phải đạt được.

112

3. Phương thức kế hoạchỨng với mỗi hình thức tổ chức quản lý kinh tế xã hội thì có phương thức kế

hoạch tương ứng. Các phương thức kế hoạch biểu hiện cơ chế vận hành của các chỉtiêu kế hoạch, có thể quy về 05 phương thức kế hoạch cơ bản như sau:

3.1. Kế hoạch hướng dẫn

Nhà nước, chủ thể quản lý chỉ ra những nhiệm vụ, biện pháp cần phải làm đểđạt được mục tiêu hoặc hướng dẫn chỉ tiêu kế hoạch để khách thể quản lý tự lựachọn, nhưng không can thiệp cụ thể vào các hoạt động và cách làm của đơn vị thựchiện. Các chỉ tiêu kế hoạch chỉ được sử dụng để hướng dẫn các khách thể quản lý,không mang tính chất bắt buộc, ra lệnh và không có tính pháp lý.

Trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, hàng năm, Tổng cục DS-KHHGĐ xây dựng kếhoạch và hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình (bao gồm việc xác định mụctiêu, các chính sách chế độ, cơ chế vận hành và xác định các hoạt động chủ yếu đểthực hiện mục tiêu); hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện mụctiêu, chế độ chính sách, sử dụng nguồn lực và việc triển khai thực hiện các hoạtđộng của chương trình ở tất cả các cấp quản lý và đơn vị thực hiện theo hợp đồngtrách nhiệm.

Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố, Ban DS-KHHGĐ các bộ, ngành cụthể hóa mục tiêu, chế độ chính sách và hoạt động của chương trình, dự án để thựchiện mục tiêu, nhiệm vụ của Trung ương giao và phù hợp với mục tiêu, điều kiện cụthê của mỗi địa phương; Quyết định sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể ở địaphương; Kiểm tra, giám sát và quản lý, sử dụng kinh phí theo đúng mục tiêu, chế độtài chính hiện hành; Tạo thuận lợi để chương trình tiến hành tốt, tổ chức lồng ghéptriển khai các hoạt động của chương trình DS-KHHGĐ trên địa bàn.

3.2. Kế hoạch có tính thúc đẩy

Nhà nước, chủ thể quản lý tạo những lợi ích thông qua chính sách thuế, cácchính sách khuyến khích tinh thần, vật chất cho những khách thể quản lý nếu thựchiện kế hoạch và phạt những đơn vị không đạt được mục tiêu về một số phươngdiện nào đó của kế hoạch.

Giao chỉ tiêu kế hoạch, chính sách khen thưởng (bằng tiền, hiện vật, côngtrình công cộng) cho đơn vị, tập thể, cộng đồng, cá nhân thực hiện tốt chính sách vềDS-KHHGĐ của nhà nước, địa phương....

3.3. Kế hoạch mệnh lệnh

Nhà nước, chủ thể quản lý bắt buộc khách thể quản lý thực hiện các chỉ tiêukế hoạch bằng cách giao các chỉ tiêu kế hoạch và đó là pháp lệnh của Nhà nước, củachủ thể quản lý. Các chỉ tiêu kế hoạch vừa là mục tiêu quản lý, vừa là yếu tố đầuvào của các khách thể quản lý được ghi trong kế hoạch.

113

Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch về mức giảm tỷ lệsinh toàn quốc cho Bộ Y tế và các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Đây là mộtchỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước được Quốc hội thông qua, bắt buộc các địa phươngphải thực hiện.

3.4. Kế hoạch hỗn hợp

Chủ thể quản lý hướng dẫn, tuyên truyền những nhiệm vụ, biện pháp, hoạtđộng cần phải làm, các khách thể quản lý tự nguyện tham gia. Việc thực hiện thôngqua hợp đồng và khách thể quản lý được hưởng quyền lợi kinh tế, tinh thần nhưnghợp đồng lại mang tính trách nhiệm pháp lý và nếu không thực hiện đúng hợp đồngthì không được hưởng quyền lợi và thậm chí còn bị phạt.

Kế hoạch, chương trình phối hợp liên ngành giữa Tổng cục DS -KHHGĐ (BộY tế) với các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương về lồng ghép các nhiệm vụ, hoạtđộng của công tác DS-KHHGĐ vào các nhiệm vụ, hoạt động của bộ, ngành, đoànthể...

3.5. Kế hoạch không chính thức

Đó là phương thức kế hoạch không có văn bản kế hoạch (không có báo cáokế hoạch, chỉ tiêu kế hoạch), nhưng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quyết định củaNhà nước (thông qua lời tuyên bố của Chính phủ) với các tổ chức, doanh nghiệp vàtư nhân.

4. Các thành phần của kế hoạchMột văn bản kế hoạch gồm hai thành phần cơ bản: Báo cáo và chỉ tiêu kế

hoạch.

4.1. Báo cáo kế hoạch

Báo cáo kế hoạch thể hiện việc đánh giá tình hình thực hiện và định hướngmục tiêu quản lý, định hướng c ác giải pháp, biện pháp, hoạt động và cơ chế vậnhành nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch được đề ra. Cấu trúc củabáo cáo kế hoạch bao gồm:

4.1.1 Phần mở đầu

Trình bày vị trí của kế hoạch trong việc giải quyết mục tiêu quản lý hoặcthực trạng mục tiêu quản lý so với yêu cầu đề ra.

4.1.2 Tình hình thực hiện kế hoạch (giai đoạn trước)

- Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, các chỉ tiêu kế hoạch, giải pháp, cơchế và tổ chức thực hiện. So sánh với kế hoạch đề ra để thấy mức độ đạt được.

114

- Đánh giá thuận lợi, khó khăn, những hạn chế, từ đó rút ra nguyên nhân vàbài học kinh nghiệm cho việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạchtrong thời gian tới.

4.1.3 Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch (trong thời gian tới).

Tuỳ theo từng loại kế hoạch mà trình bày dưới các dạng khác nhau như:

+ Quan điểm, mục tiêu tổng quát, mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn haymục tiêu cụ thể thường sử dụng trong các loại kế hoạch như Đường lối chính sách;Chiến lược; Quy hoạch; Kế hoạch dài hạn, trung hạn; Chương t rình mục tiêu và Dựán.

+ Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch hoặc mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch vànhững kết quả cần đạt được thường sử dụng trong các loại kế hoạch hàng năm và kếhoạch tác nghiệp.

4.1.4 Các giải pháp thực hiện kế hoạch

Đây là phần quan trọng nhất, có nhiều cách trình bày khác nhau như: Cácgiải pháp chung (hoặc gọi là giải pháp tổng quát ) và các giải pháp cụ thể; các giảipháp theo thứ bậc của từng giải pháp, từ giải pháp chung đến các giải pháp cụ thểvà các hoạt động chi tiết.

Đối với các loại kế hoạch dài hạn, chương trình mục tiêu, dự án thì phải trìnhbày hiệu quả của kế hoạch, công dụng của vấn đề thuộc mục tiêu quản lý hoặc ýnghĩa của kế hoạch đối với đời sống xã hội.

4.1.5 Tổ chức thực hiện kế hoạch

Bao gồm tiến độ thực hiện, cơ chế thực hiện, trác h nhiệm của chủ thể quản lývà khách thể quản lý, lựa chọn biện pháp triển khai và các chỉ tiêu kế hoạch của mỗicấp quản lý.

Có loại kế hoạch với nhiều mục tiêu quản lý khác nhau nên bố cục có thểtrình bày theo từng mục tiêu, từ cơ sở luận chứng, mục tiê u và giải pháp nhằm phânđịnh rõ theo từng mục tiêu.

4.2 Chỉ tiêu kế hoạch

Chỉ tiêu kế hoạch biểu hiện về mặt số lượng và chất lượng của các nhiệm vụkế hoạch, thông qua đó giúp chủ thể quản lý xác định được tốc độ và tỷ lệ phát triểnkinh tế, khoa học-kỹ thuật và xã hội, xác định quy mô và hiệu quả sử dụng cácnguồn lực được cấp. Nhờ có các chỉ tiêu kế hoạch mà có được tính xác định cụ thể.

4.3 Dự toán kinh phí

Là tính toán nhu cầu kinh phí cần đảm bảo để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụkế hoạch trên cơ sở cơ chế, chính sách hiện hành.

115

4.3.1 Lập, phân bổ dự toán

- Việc lập, phân bổ dự toán, quản lý sử dụng kinh phí thực hiện chương trìnhmục tiêu theo quy định của luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật,các văn bản quy định về cơ chế quản lý và đi ều hành các chương trình mục tiêuquốc gia và các quy định liên quan hiện hành.

- Căn cứ thông báo dự kiến ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính, khả năngtriển khai thực hiện nhiệm vụ được giao và định mức chi, chính sách hiện hành; Cơquan chủ quản chương trình mục tiêu phân bổ dự toán cho địa phương và các Bộ,ngành liên quan; Trong đó, thực hiện phân cấp cho các địa phương trong việc muasắm các trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện... phục vụ hoạt động của Chương trình.Việc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện... thực hiện theo quy định củapháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hoá bằng kinh phí ngân sách nhà nước . Trườnghợp trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện... mà địa phương không có khả năng muasắm thì cơ quan quản lý dự án ở Trung ương mới th ực hiện. Thủ tục bàn giao tàisản, hiện vật thực hiện theo quy định hiện hành.

4.3.2 Nguyên tắc lập và phân bổ dự toán

Kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ bao gồm3 nguồn: Do ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương (bao gồmcả vốn trong nước, vốn viện trợ và vốn vay); Do ngân sách địa phương đầu tư(bao gồm cả cấp tỉnh, huyện, xã) và Kinh phí do sự đóng góp tự nguyện của cáctổ chức và cá nhân. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch kinh phí phải thể hiện đầy đủ cácnguồn nhằm tránh chi trùng lắp và sử dụng theo đúng quy định của mỗi nguồn.

Đối với nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu :

- Quản lý thống nhất toàn bộ nguồn kinh phí thuộc ngân sách trung ươngtheo từng hoạt động cụ thể của Chương trình, dự án và củ a từng bộ, ngành, cơ quantrung ương và địa phương. Ưu tiên cân đối cho các hoạt động mới phát sinh trongkế hoạch và Ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, núi cao, hải đảo.

- Phân bổ công khai toàn bộ nguồn kinh phí theo từng mục tiêu và hoạt độngcụ thể của Chương trình, trên cơ sở thảo luận dân chủ giữa các đơn vị quản lýChương trình, dự án với các cơ quan thực hiện của trung ương và địa phương, vớicác ngành, đoàn thể có liên quan.

- Tập trung nguồn lực cho cơ sở, đưa tuyệt đại bộ phận kinh phí ng ân sáchtrung ương về địa phương để thực hiện Chương trình, dự án theo phương thức hỗtrợ mục tiêu, có chỉ định cụ thể các hoạt động, kết quả thực hiện và khoản mục chi.

116

- Phân bổ kinh phí theo chế độ chính sách của nhà nước, nội dung và mứcchi5 của chương trình mục tiêu quốc gia, theo chức năng nhiệm vụ của các bộ,ngành, cơ quan trung ương và đặc điểm dân cư của mỗi địa phương và theo sự phâncấp giữa trung ương và địa phương.

- Lồng ghép các hoạt động và kinh phí thuộc ngân sách trung ương, ngânsách địa phương, các nguồn viện trợ và các nguồn khác.

- Các hoạt động được triển khai sử dụng nguồn vốn trong nước không trùnglắp với các hoạt động được đầu tư bằng nguồn vốn viện trợ sẽ triển khai;

- Các nội dung chi của các dự án viện trợ (ODA) được thực hiện tại địa bàncụ thể bằng nguồn vốn viện trợ. Ngân sách trong nước sẽ bố trí đủ kinh phí đối ứngnhư Chính phủ đã cam kết khi ký hiệp định;

4.3.3 Quản lý sử dụng

Kinh phí thực hiện chương trình phân bổ và giao cho cơ quan, đơn vị nào thìcơ quan, đơn vị đó chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo chế độ quyđịnh. Trường hợp cần thiết phải có sự tham gia triển khai thực hiện của các cơ quan,đơn vị liên quan để đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu của dự án thuộc chươngtrình; cơ quan, đơn vị qu ản lý dự án chuyển kinh phí cho cơ quan, đơn vị liên quanđể thực hiện hợp đồng về công việc chuyên môn. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quảnlý dự án phải duyệt dự toán chi theo đúng các tiêu chuẩn, định mức chi hiện hànhcủa Nhà nước.

Cơ quan, đơn vị thực hiện hợp đồng có trách nhiệm triển khai thực hiện cácnhiệm vụ đã ký kết, trực tiếp sử dụng kinh phí theo chế độ chi tiêu tài chính hiệnhành (không phải quyết toán với ngân sách cơ quan, đơn vị mình nhưng phải mở sổkế toán riêng để theo dõi ); ngay sau khi kết thúc hợp đồng, có trách nhiệm lập báocáo quyết toán số kinh phí được cấp theo quy định, gửi cơ quan, đơn vị quản lý dựán (kèm theo bản gốc các chứng từ chi tiêu) để xét duyệt và tổng hợp chung vàoquyết toán của cơ quan, đơn vị quản lý dự án.

5. Kế hoạch tác nghiệp5.1. Khái niệm

Kế hoạch tác nghiệp bao gồm danh sách các hoạt động, công việc chi tiết đểthực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp với thời gian bắt đầu và thời gian hoànthành, người chịu trách nhiệm, nguồn lực cần thiết và kết quả đạt đư ợc.

5 - Định mức chi phí của Nhà nước (theo quy định của Bộ Tài chính, quy định của liên ngành ởtrung ương, quy định của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp hoặc quy định của các nhà tài trợ ) làchế độ quy định chung, nên được áp dụng thống nhất cho hệ thống ở tất cả các cấp.

- Định mức chi phí của kế hoạch là định mức chi phí tổng hợp dùng để tính toán và phân bổnguồn lực cho các nhu cầu của các cấp quản lý, nên mỗi cấp có thể tăng hoặc giảm định mức này.

117

Kế hoạch tác nghiệp được xây dựng nhằm tập trung vào những hoạt độngđặc biệt với cách thể hiện hợp lý theo từng mục tiêu cụ thể nhằm tạo điều kiệnthuận cho các khách thể quản lý hiểu rõ và triển khai thực hiện trong khoảng thờigian ngắn (thường từ 1 tuần đến 1 năm).

5.2. Vai trò kế hoạch tác nghiệp

- Giúp chủ thể quản lý, khách thể quản lý thấy được hoạt động cần thiết,công việc cụ thể cần phải tiến hành, cách tiến hành, thời gian tiến hành để đạt đượckết quả dự kiến và sẽ tạo ra sự cân đối giữa các công việc cụ thể trong hệ thốngquản lý.

- Là công cụ quản lý có giá trị trong việc dẫn dắt khách thể quản lý vào việcthực hiện mục tiêu hoặc thực hiện một hoạt động cụ thể. Kế hoạch tác nghiệp có ýnghĩa như là một công cụ giám sát khách thể quản lý trong mọi lĩnh vực quản lý.

5.3. Các hình thức của kế hoạch tác nghiệp

Kế hoạch tác nghiệp được xây dựng và thể hiện dưới các hình thức khácnhau tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, đơn vị trong việc dẫn dắt, phốihợp các khách thể quản lý. Có 5 hình thức thể hiện khác nhau, đó là:

- Kế hoạch tác nghiệp được xây dựng cho toàn bộ nhiệm vụ của một tổ chức,một chương trình hay một dự án mà chủ thể quản lý được phân công thực hiệntrong thời hạn 1 năm và thường gọi là kế hoạch hàng năm.

- Kế hoạch tác nghiệp thể hiện đầy đủ các hoạt động cần phải tiến hành, hoặcchỉ thể hiện các công việc chi tiết thì gọi là kế hoạch hoạt động.

- Kế hoạch tác nghiệp thể hiện thời gian để thực hiện hoạt động thì gọi là kếhoạch tiến độ.

- Kế hoạch tác nghiệp thể hiện sự phát triển của các chỉ tiêu phát triển thì gọilà kế hoạch phát triển.

- Kế hoạch tác nghiệp thể hiện nhu cầu kinh phí thì gọi là kế hoạch kinh phíhay dự toán kinh phí.

Một chủ thể quản lý, một tổ chức có thể và nên có nhiều hình thức kế hoạchtác nghiệp riêng rẽ. Mỗi hình thức kế hoạch tác nghiệp sẽ phản ảnh theo mục đíchvà yêu cầu sử dụng khác nhau của chủ thể quản lý nhằm dẫn dắt khách thể quản lýcó hiệu lực. Nhưng tất cả mọi hình thức kế hoạch tác nghiệp đều phải ăn nhập vàotổng thể của chương trình đã vạch ra.

5.4. Nhiệm vụ của kế hoạch tác nghiệp

- Để thực hiện mục tiêu hay nhiệm vụ của chương trình, dự án thì kế hoạchtác nghiệp phải trả lời câu hỏi: Trong thời gian tới chúng ta cần đạt được kết quả gì(xây dựng mục tiêu)?

118

- Nếu đạt được kết quả thì cái gì có thể xảy ra và những điều xảy ra sẽ nhưthế nào (xác định xu hướng của mục tiêu và ảnh hưởng của nó )?

- Phải làm như thế nào để tìm ra được tất cả các hoạt động cần thiết cho việcthực hiện nhiệm vụ, mục tiêu ( lập danh mục các hoạt động)?

- Hoạt động nào là quan trọng nhất, và nếu hoạt động này không thực hiệnđược thì kết quả sẽ ra sao ( phân tích hoạt động)?

- Các công việc cụ thể nào cần được thực hiện tiếp theo và công việc nào làchủ yếu, công việc nào là phụ trợ (phân tích chi tiết hoạt động)?

- Trình tự thực hiện các hoạt động, các công việc cụ thể và quy mô, chấtlượng các hoạt động, công việc theo thứ tự ưu tiên (xác định thứ tự và mức độ ưutiên)?

- Những công việc nào cần diễn giải chi tiết trong kế hoạch tác nghiệp đểtriển khai thực hiện (các điều kiện hỗ trợ)?

- Ai là người chịu trách nhiệm chính, những người tham gia và người có liênquan. Người được phân công có đủ kỹ năng và thời gian để thực hiện công việc haykhông (phân công người thực hiện)?

- Khi nào các công việc được tiến hành và chi phí sẽ là bao nhiêu. Các chiphí này có thực tế không, có phù hợp với những quy định hiện hành không?

5.5. Cấu trúc của kế hoạch tác nghiệp

Ứng với mỗi hình thức kế hoạch tác nghiệp khác nhau thì có cấu trúc của kếhoạch tác nghiệp tương ứng .

- Cấu trúc của kế hoạch hàng năm tương tự như cấu trúc chung của kế hoạchnhưng được chi tiết, cụ thể hơn (gồm hai thành phần là báo cáo kế hoạch và chỉtiêu kế hoạch).

- Cấu trúc của kế hoạch phát triển, kế hoạch tiến độ, kế hoạch kinh phí, kếhoạch phân công nhiệm vụ thì được thể hiện bằng biểu tương ứng ( Nêu trong mục5.7. Cách thể hiện kế hoạch tác nghiệp).

5.6. Các bước lập kế hoạch tác nghiệp

Để xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của chương trình,dự án hoặc thực hiện các hoạt động nhằm đạt mục tiêu, các nhà quản lý cần tuân thủcác bước xây dựng kế hoạch sau đây:

5.6.1 Bước 1: Xác định mục đích, mục tiêu của kế hoạch

Xác định mục đích, mục tiêu của kế hoạch là giai đoạn cần thiết, là căn cứquan trọng hàng đầu để xây dựng kế hoạch. Để xác định đúng mục đích, mục tiêucủa kế hoạch, đòi hỏi phải:

119

- Phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài để khẳng định vịtrí, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của mục đích, mục tiêu.

- Phân tích hiện trạng và xu hướng vận động trong tương l ai của mục tiêu đểthấy được cơ hội phát triển, làm cơ sở cho việc lựa chọn quyết định.

- Phân tích các nhân tố tác động, những nhân tố tích cực, nhân tố kìm hãm vàảnh hưởng của mỗi nhân tố đối với mục tiêu. Rút ra những nguyên nhân và bài họckinh nghiệm.

5.6.2 Bước 2: Thiết lập nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu, đòi hỏi phải thiết lập các nhiệm vụ chủ yếu ( cácnhiệm vụ này là những nhân tố tạo lập nên mục tiêu hay còn gọi là các đầu ra ) hoặcphải xác định các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản, các kết quả cần đạt đ ược. Việc thiết lậpcác nhiệm vụ chủ yếu phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Các nhiệm vụ chủ yếu này có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến mục tiêu vàchúng cần đạt được ở mức độ nào, thời điểm nào.

- Các nhiệm vụ chủ yếu có thể là sản phẩm trực tiếp hoặc có thể là sản phẩmtrung gian do các hoạt động tạo ra, nhưng phải bảo đảm rằng: Nếu thực hiện tốt cácnhiệm vụ chủ yếu thì mới tạo lập được mục tiêu.

- Xác định những nhiệm vụ mà không có khả năng thực hiện để có giả thiếtvề ảnh hưởng của nó đối với mục tiêu.

- Phân tích thực trạng các đầu ra, các thuận lợi, khó khăn khi thực hiệnnhiệm vụ và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu.

5.6.3 Bước:3. Xây dựng các hoạt động và thực hiện nhiệm vụ

Xây dựng các hoạt động là giai đoạn quan trọng nhất để thực h iện nhiệm vụ,mục tiêu và yêu cầu đề ra. Để xây dựng hoạt động có hiệu quả cần phải tiến hànhtheo các bước:

- Liệt kê được tất cả các hoạt động cần thiết để thực hiện nhiệm vụ và diễn tảchi tiết các hoạt động. Mỗi hoạt động càng được diễn tả chi tiết bằng các công việccụ thể bao nhiêu, càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện kế hoạchvà giám sát, đánh giá bấy nhiêu. Nếu bỏ sót một công việc cụ thể thì khi thực hiệnhoạt động sẽ bị gián đoạn, nhưng nếu công việc cụ thể bị trùng lắp thì sẽ tạo nên sựlãng phí hoặc nếu bỏ sót một hoạt động thì có thể không hình thành được đầu ra.

- Xác định kết quả đạt được của mỗi hoạt động ở thời điểm hiện tại và thờiđiểm kết thúc kế hoạch để bảo đảm cho việc tạo lập các đầu ra.

- Phân tích tác động của mỗi hoạt động trong việc tạo lập nhiệm vụ chủ yếuvà lựa chọn những hoạt động cần sự ưu tiên và mức độ ưu tiên cần thiết đối với mỗihoạt động đó.

120

- Để phân tích tác động của mỗi hoạt động là có cơ sở khoa học, cần lựachọn phương pháp thích hợp và có khả năng đo lường được, sử dụng các dự báo,chính sách, những giả thiết về môi trường và điều kiện mà trong đó có thể thực hiệnđược mỗi hoạt động.

- Cơ sở phân tích là hệ thống thông tin số liệu chuẩn xác. Vì vậy cần sử dụnghệ thông tin theo chiều ngang và chiều dọc giữa các cơ quan kế hoạch với thông tincủa các ngành, các cấp.

Xây dựng các hoạt động là bước quan trọng nhất của xây dựng kế hoạch, nếumục tiêu, nhiệm vụ đã được đặt ra, nhưng không xây dựng được các hoạt động,không diễn tả được cách tiến hàn h các hoạt động thì các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ralà vô nghĩa. Đồng thời nếu chỉ xây dựng được các hoạt động mà không phân tíchđược tác động của mỗi hoạt động, không lựa chọn được thứ tự ưu tiên và mức độ ưutiên của mỗi hoạt động thì kế hoạch lập ra là k hông mang lại hiệu quả, có thể gây rasự lãng phí sức người, sức của.

5.6.4 Bước 4: Xác định các điều kiện liên quan

Một kế hoạch tác nghiệp không chỉ bao gồm các hoạt động và các công việcchi tiết để hoàn thành hoạt động đó, nó còn bao gồm những điều k iện liên quan. Đểxác định các điều kiện này, cần:

- Phân tích môi trường tiến hành hoạt động bao gồm những điều kiện thuậnlợi, khó khăn.

- Xây dựng những giả định khi tiến hành hoạt động và những rủi ro, nhữngảnh hưởng xấu và có giải pháp khắc phục.

- Xác định thời gian, địa điểm để thực hiện các hoạt động và sắp xếp các hoạtđộng theo đúng trình tự vận động của nó, đúng thời gian, theo những địa điểm phùhợp được lựa chọn.

5.6.5 Bước 5: Đánh giá năng lực của đơn vị thực hiện

Đánh giá đúng năng lực của mỗi khách thể quản lý là những tổ chức và cánhân là cơ sở để giao nhiệm vụ cho người chịu trách nhiệm thực hiện (năng lực củacác bên tham gia thực hiện hoạt động). Việc đánh giá năng lực của mỗi tổ chức vàcá nhân cần căn cứ vào những yếu tố sau:

- Chức năng, nhiệm vụ được giao là phù hợp với việc thực hiện các hoạtđộng, công việc cụ thể.

- Cơ cấu tổ chức của đơn vị có thích hợp với việc thực hiện các hoạt động,công việc được giao.

121

- Nhân viên trong đơn vị có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệ mcông tác, có sự phối hợp tốt ở bên trong đơn vị và với đơn vị bên ngoài, thái độ tíchcực, nhiệt tình tham gia thực hiện các hoạt động, công việc được giao.

- Có đủ khả năng vật chất (phương tiện, trang thiết bị, tài chính ) đảm bảocho việc thực hiện các hoạt động, công việc cụ thể.

- Bên cạnh đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm chính để thực hiện hoạt động,cần giao nhiệm vụ cho đơn vị, cá nhân phối hợp tham gia và đơn vị, cá nhân có liênquan nhằm đảm bảo khả năng thực hiện hoạt động, công việc có hiệu quả.

5.6.6 Bước 6: Xác định nhu cầu về nguồn lực

Nhu cầu nguồn lực (bao gồm lao động, vật lực, trang thiết bị, tiền vốn) đượctính toán theo các chỉ tiêu khối lượng hoặc nhiệm vụ của các hoạt động, các côngviệc cụ thể. Để xác định đúng và hợp lý nhu cầu nguồ n lực cần sử dụng các phươngpháp tính toán thích hợp, sử dụng định mức, đơn giá phù hợp với thực tế và theonhững quy định chung. Xác định nhu cầu nguồn lực còn phải tính đến khả năngđảm bảo các yếu tố đầu vào theo thời gian, địa điểm.

Nguồn lực được đảm bảo là làm cho kế hoạch tác nghiệp có ý nghĩa và cókhả năng thực thi. Trên cơ sở dự toán các khoản chi tiêu một cách cân đối và hợp lýsẽ làm cho ngân sách trở thành một phương tiện kết hợp các kế hoạch tác nghiệpvới nhau. Ngân sách Nhà nước là một tiêu chuẩn quan trọng để đo lường sự tăngtiến trong việc thực hiện mục tiêu.

5.6.7 Bước 7: Đánh giá phương án hành động

Mỗi hoạt động đều có những điểm mạnh, điểm yếu và sự tác động khác nhauđến mục tiêu, nhiệm vụ, do đó mỗi sự sắp xếp thứ tự ưu tiên và mức độ ưu tiên củamỗi hoạt động là một phương án hành động. Để đánh giá phương án hành động, cầnphải:

- Nghiên cứu tác động của mỗi hoạt động và lựa chọn những hoạt động cónhiều ưu điểm nhằm làm giảm bớt số lượng các phương án lựa chọn.

- Phân tích hiệu quả của từng hoạt động là tìm ra những điểm mạnh, điểmyếu của mỗi hoạt động, là phân tích tác động của mỗi hoạt động đến mục tiêu vànhiệm vụ. Từ đó lựa chọn các hoạt động, sắp xếp trình tự các hoạt động theo thứ tựưu tiên và mức độ ưu tiên.

- Đánh giá phương án hành động là đánh giá kết quả đạt được của từngphương án và tác dụng của chúng đối với việc thực hiện mục tiêu.

- Đánh giá phương án cũng cần xem xét đến nguồn lực. Các nguồn ngân sáchkhông phải lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, cần đánh giá các phương án hành

122

động xem có phù hợp với khả năng tài chính hay không, có mang lại hiệu quả kinhtế và hiệu quả xã hội không.

5.6.8 Bước 8: Lựa chọn phương án tối ưu

Phương án tối ưu là phương án thích hợp nhất, có hiệu quả đối với tổ chứcquản lý và đố i với xã hội. Việc lựa chọn phương án tối ưu phải đảm bảo các ng uyêntắc: Hiệu quả của hoạt động, công việc cụ thể đã được lựa chọn; có khả năng thựcthi, phù hợp với mục tiêu của chương trình; phù hợp với khả năng cung cấp tàichính và đem lại hiệu quả KT-XH.

5.7. Cách thể hiện của kế hoạch tác nghiệp

Để trả lời các câu hỏi của kế hoạch tác nghiệp tại điểm 4 nêu trên, một kếhoạch tác nghiệp cần thể hiện đầy đủ các hoạt động, thứ tự ưu tiên, thời gian bắt đầuvà hoàn thành, địa điểm, người chịu trách nhiệm , nguồn lực và kết quả đạt được. Sẽrất phức tạp và khó khăn nếu thể hiện được tất cả các vấn đề nêu trên trong một biểumẫu. Tuỳ theo từng mục đích sử dụng khác nhau để lựa chọn biểu mẫu thể hiện mộtkế hoạch tác nghiệp thích ứng. Dưới đây là các cách thể hiện chính của kế hoạch tácnghiệp.

5.7.1 Biểu tổng hợp: Thể hiện hoạt động toàn diện của một dự án, lĩnh vựchoặc một tổ chức quản lý. Biểu có đặc trưng sau:Stt Các hoạt động và

công việc cụ thểThời gian bắtđầu, thời gian

hoàn thành

Địa điểmthực hiện

Người chịutrách nhiệm

chính

Chi phícần thiết

Dự kiếnkết quả

đạt đượcI1

2

II1

2

Mục tiêu 1Đầu ra 1- Hoạt động 1

.............Đầu ra 2

.............Mục tiêu 2

Đầu ra 1- Hoạt động 1

.............Đầu ra 2

.............

123

5.7.2 Biểu kế hoạch phát triển: Thể hiện sự phát triển của mục tiêu, đầu ravà hoạt động. Biểu có đặc trưng sau:

Stt Các hoạtđộng và côngviệc hoặc chỉ

tiêu

Đơnvị

tính

Khối lượng So sánh (%)Thựchiện

năm x-1

Ước thựchiện

năm x

Kếhoạch

năm x+1

Kế hoạch/ước thực

hiện

Ước thựchiện/thực

hiệnI1

2

II1

2

Mục tiêu 1Đầu ra 1- Hoạt động 1

.............Đầu ra 2

.............Mục tiêu 2

Đầu ra 1- Hoạt động 1

.............Đầu ra 2- Hoạt động 1

.............

5.7.3 Biểu phân bổ và sử dụng nguồn lực: Thể hiện nhu cầu và phân bổnguồn lực (đặc biệt là nguồn kinh phí). Biểu có đặc trưng sau:

STT

Các hoạt động vàcông việc cụ thể

Đơn vịtính khối

lượng

Khốilượng

Địnhmức

Nhu cầukinh phí

Nguồncung cấp

I1

2

II1

2

Mục tiêu 1Đầu ra 1- Hoạt động 1

.............Đầu ra 2

.............Mục tiêu 2

Đầu ra 1- Hoạt động 1

.............Đầu ra 2- Hoạt động 1.............

124

5.7.4 Biểu phân công đơn vị thực hiện

Kế hoạch tác nghiệp thể hiện về phân công đơn vị hoặc cá nhân thực hiệntheo từng hoạt động tại các địa điểm được xác định hoặc mức kinh phí được sửdụng. Biểu có đặc trưng sau: Cột liệt kê các đơn vị và cá nhân tham gia thực hiệncác hoạt động và hiều cột để ghi các hoạt động theo địa điểm hoặc mức kinh phí.

STT

Tên đơn vịHoạt động 1 Hoạt động 2

Côngviệc 1

Côngviệc 2 ......

Côngviệc 1

Côngviệc 2 .......

12...

Đơn vị/tổ chức AĐơn vị/tổ chức B.........

5.7.5 Biểu kế hoạch theo tiến độ (Biểu đồ Grant): Thể hiện về tiến độ thực

hiện, bao gồm các nhiệm vụ, hoạt động và công việc được bắt đầu thực hiện và

hoàn thành kết thúc theo thời gian cụ thể. Biểu có đặc trưng sau:

Các hoạt động vàcông việc cụ thể

Thời gian thực hiện (tháng) Người chịutrách nhiệm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12I. Mục tiêu 1

1.1. Hoạt động 1- Công việc 1- Công việc 2

.............1.2. Hoạt động 2II. Mục tiêu 2

2.1. Hoạt động 1- Công việc 1- Công việc 2

.............2.2. Hoạt động 2

6. Phương pháp xây dựng các biểu kế hoạchĐể xây dựng một kế hoạch tác nghiệp thực hiện chương trình DS -KHHGĐ,

nhà quản lý cần phải xem xét phạm vi và giới hạn trong chức năng nhiệm vụ củađơn vị và xác định mục đích kế hoạch hoạt động, từ đó xác định phạm vi của kếhoạch tác nghiệp. Với tổng thể của chương trình thì phạm vi của kế hoạch tácnghiệp bao gồm:

125

6.1. Xây dựng kế hoạch bắt đầu với mục đích và nhiệm vụ (Biểu kế hoạchmục tiêu, chỉ tiêu)

Mục đích và nhiệm vụ của chương trình DS -KHHGĐ được thể hiện thôngqua các chỉ tiêu về nhân khẩu học và các chi tiêu về kế hoạch hóa gia đ ình.

6.1.1. Biểu chỉ tiêu về nhân khẩu học

a. Phương pháp xác định các chỉ tiêu về nhân khẩu học

Đối với cấp huyện

- Kiểm tra các chỉ tiêu dân số của từng xã do xã xây dựng, nếu phát hiệnnhững sai số hoặc nghi ngờ nhầm lẫn thì thẩm định lại trên thực tế tại xã.

- Tổng cộng các chỉ tiêu dân số của các xã trong huyện thành chỉ tiêu chungcủa cả huyện.

- Sử dụng các phương pháp tính toán về nhân khẩu học và các nguồn thôngtin, số liệu khác để kiểm tra lại các chỉ tiêu về dân số đã tổng cộng của toàn huyệ n.Do kết quả của các cuộc điều tra mẫu chưa đại diện được cho huyện, nên cấp huyệnkhông điều chỉnh các chỉ tiêu chung của cả huyện theo các phương pháp tính toán.

Đối với cấp tỉnh

- Kiểm tra các chỉ tiêu dân số của từng huyện do huyện xây dựng, nếu phá thiện những sai số hoặc nhầm lẫn thì thẩm định lại trên thực tế tại huyện.

- Tổng cộng các chỉ tiêu dân số của các huyện trong tỉnh thành chỉ tiêu chungcủa cả tỉnh.

- Sử dụng các phương pháp tính toán về nhân khẩu học và các nguồn thôngtin, số liệu khác để kiểm tra lại các chỉ tiêu về dân số đã tổng cộng từ các huyệntrong tỉnh. Do kết quả các cuộc điều tra mẫu có thể đại diện được cho cấp tỉnh, mặtkhác các chỉ tiêu dân số do các huyện xây dựng lên chỉ giới hạn trong phạm vi nhânkhẩu thực tế thường trú, trong khi đó ngành thống kê thường sử dụng số liệu dân sốđầy đủ, tức là đã bao gồm cả dân số của các ngành điều tra riêng được Tổng cụcThống kê phân bổ về. Vì vậy, việc xử lý các chỉ tiêu dân số của tỉnh như sau:

+ Phạm vi các chỉ tiêu dân số bao gồ m số liệu dân số đầy đủ.

+ Sử dụng các phương pháp tính toán và các nguồn số liệu đáng tin cậy đểxác định các chỉ tiêu dân số chung của tỉnh.

+ Phần chênh lệch giữa các chỉ tiêu dân số do tính toán so với các chỉ tiêudân số do tổng cộng đưọc từ các huyện sẽ để ra thành mục riêng cho một huyện giảđịnh, không điều chỉnh hoặc phân bố số chênh lệch này vào cho các huyện.

126

b. Tập hợp kết quả phân tích hộ gia đình

Phân tích từng hộ gia đình và phân tích số sinh trong năm, để lập biểu số trẻsinh trong năm kế hoạch chia theo số lần sinh và nhóm tuổi người mẹ:

Nhómtuổi

người mẹ

Số phụnữ 15-49 tuổi

Số nữ

15-49 tuổi cóchồng

Số trẻsinh trong

năm

Chia ra

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 +

Tổng số15-1920-2425-2930-3435-3940-4445-49

Biểu phân tích số trẻ sinh chia theo số lần sinh và nhóm tuổi người mẹ làbiểu tổng hợp, được xác định bằng cách đếm các trường hợp sinh theo phương phápdự đoán gần. Biểu này có tác dụng để xác định mục tiêu phấn đấu theo từng trườnghợp cụ thể trong năm, thông qua việc giảm các trường hợp sinh từ lần thứ 3 trở lêncủa từng nhóm tuổi cụ thể của người mẹ. Biểu này đặc biệt có tác dụng đối với cấpxã trong việc xây dựng mục tiêu cụ thể đối với từng cặp vợ chồng.

c. Các chỉ tiêu nhân khẩu học

Chỉ tiêuĐơn

vịtính

Thựchiệnnăm(x-1)

Năm X Kếhoạchnăm(x+1)

Kếhoạch

Thựchiện 6-9tháng

Ước thựchiện cả

nămI. Số lượng tuyệt đối1. Số hộ gia đình có đầu kỳ2. Dân số thực tế thường trú

Chia ra: - Dân số thành thị.- Dân số nông thôn

3. Số phụ nữ có đầu kỳ.Trong đó:+ Số phụ nữ 15-49 tuổi+ Số phụ nữ 15-49 tuổi có

chồng4. Tổng số trẻ sinh trong kỳTrong đó:+ Số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên5. Tổng số người chết trong kỳ6. Tổng số người kết hôn trong kỳ

hộngườingườingườingười

ngườingười

người

ngườingườingười

127

Chỉ tiêuĐơn

vịtính

Thựchiệnnăm(x-1)

Năm X Kếhoạchnăm(x+1)

Kếhoạch

Thựchiện 6-9tháng

Ước thựchiện cả

năm7. Tổng số người ly hôn t rong kỳ8. Số người chuyển đi trong kỳ9. Số người chuyển đến trong kỳII. Tỷ lệ1. Tỷ suất sinh thôTĐ: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên2. Tỷ suất chết thô3. Tỷ lệ tăng dân số.

ngườingườingười

%o%%o%

6.1.2. Các chỉ tiêu KHHGĐ

a. Phương pháp xác định chỉ tiêu

Đối với cấp huyện

- Kiểm tra lại các chỉ tiêu KHHGĐ của từng xã do xã xây dựng, nếu pháthiện những sai số hoặc nhầm lẫn thì đề nghị xã kiểm tra lại hoặc thẩm định lại trênthực tế.

- Tổng cộng các chỉ tiêu KHHGĐ của các xã trong huyện thành chỉ tiêuKHHGĐ của cả huyện.

- Sử dụng các phương pháp tính toán về các BPTT và mối quan hệ với mứcsinh, với các nguồn thông tin, số liệu khác để kiểm tra lại các chỉ tiêu về KHHGĐđã tổng cộng của toàn huyện.

- Đối chiếu số liệu về số lượt người mới sử dụng BPTT trong năm của từngxã do xã xây dựng với số liệu dự kiến của trung tâm y tế huyện và trạm y tế các xã,tìm nguyên nhân của các sai số. Do kết quả các cuộc điều tra mẫu chưa đại diệnđược cho huyện, nên cấp huyện không điều chỉnh các chỉ tiêu về KHHGĐ chungcho cả huyện theo các phương pháp tính toán.

Đối với cấp tỉnh

- Kiểm tra lại các chỉ tiêu về KHHGĐ của từng huyện do các huyện xâydựng, nếu phát hiện những sai số hoặc nhầm lẫn thì đề nghị huyện kiểm tra lại hoặcthẩm định lại trên thực tế.

- Tổng cộng các chỉ tiêu KHHGĐ của các huyện trong tỉnh thành chỉ tiêuKHHGĐ của cả tỉnh.

- Sử dụng các phương pháp tính toán về các BPTT và mối quan hệ với mứcsinh, với các nguồn thông tin, số liệu khác để kiểm tra lại các chỉ tiêu KHHGĐ đãtổng cộng từ các huyện trong tỉnh. Do kết quả các cuộc điều tra mẫu có thể đại diệnđược cho cấp tỉnh nên việc xử lý các chỉ tiêu KHHGĐ của tỉnh như sau:

128

+ Sử dụng các phương pháp tính toán và các nguồn số liệu đáng tin cậy đểxác định các chỉ tiêu KHHGĐ của tỉnh.

+ Đối chiếu các chỉ tiêu KHHGĐ, đặc biệt về số lượt người mới sử dụngBPTT trong năm của từng huyện với số liệu của trung tâm baỏ vệ bà mẹ trẻ em vàKHHGĐ của tỉnh để tìm nguyên nhân của các sai số và thống nhất số liệu với ngànhy tế.

+ Phần chênh lệch giữa các chỉ tiêu KHHGĐ do tính toán so với các chỉ tiêuKHHGĐ do tổng cộng được từ các huyện sẽ để ra thành mục riêng cho một huyệngiả định, không điều chỉnh hoặc phân bố số chênh lệch này vào cho các huyện.

Một số công thức dùng để tính toán

- Hàm tương quan của Normal: TFR = 7,4 - 0,07 x CPR

- Hàm tương quan của Maudin: TFR = 7,08 - 0,0671 x CPR

Chú ý: + CPR tăng theo thời gian, nhưng mức tăng nhanh hay chậm phụthuộc vào t ừng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của chương trìnhDS - KHHGĐ.

+ CPR biến đổi trong phạm vi có giới hạn thường trong khoảng 0 - 80%.

- Tính số người sử dụng BPTT theo công thức:

Nt = Ut x Wt x Cmt

Trong đó: Nt là số người sử dụng BPTT năm t

Ut là tỷ lệ sử dụng BPTT năm t

Wt là số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ năm t

Cmt là tỷ lệ nữ trong tuổi sinh đẻ có chồng năm t

129

b. Tập hợp kết quả phân tích tình hình sử dụng BPTT

Phân tích từng cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT, chưa sử dụng BPTT theosố con còn sống để lập biểu dưới đây.

Tổng sốChia theo số con còn sống

0 1 2 3+

I. Số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng(người)II. Số cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻhiện đang sử dụng BPTT (cặp)

1. Đặt dụng cụ tử cung2. Triệt sản nam3. Triệt sản nữ4. Thuốc cấy tránh thai5. Thuốc tiêm tránh thai6. Thuốc uống tránh thai7. Bao cao su8. Biện pháp khác.

III. Số cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻhiện chưa sử dụng BPTT (cặp)

- Trong đó: Cặp có 2 con một bề.IV. Tỷ lệ sử dụng BPTT (%)

1. Đặt dụng cụ tử cung2. Triệt sản nam3. Triệt sản nữ4. Thuốc cấy tránh thai5. Thuốc tiêm tránh thai6. Thuốc uống tránh thai7. Bao cao su8. Biện pháp khác.

V. Tỷ lệ chưa sử dụng BPTT (%)

Biểu phân tích số người đang và chưa sử dụng BPTT theo số con còn sống làbiểu tổng hợp, được xác định bằng cách đếm số người đang và chưa sử dụng BPTT.Biểu này có tác dụng để xác định các biện pháp cụ thể tác động đến các cặp vợchồng sử dụng BPTT phù hợp với sức khoẻ và số con mong muốn. Từ số liệu củabiểu này có thể đưa ra các giải pháp để tuyên truyền vận động một số đối tượngchuyển từ BPTT có tác động ngắn hạn sang BPTT có tác dụng dài hạn hoặc ngượclại để giãn khoảng cách sinh.

130

c. Lập biểu cân đối các phương tiện tránh thai

Để đảm bảo cung ứng đầy đủ, đúng chủng loại các phương tiện tránh thaicho người sử dung tại các xã/huyện, cơ quan DS -KHHGĐ huyện/tỉnh cần cân đốiphương tiện tránh thai theo từng chủng loại cụ thể.

Phương tiện tránh thai Đơn vịtính

Sốlượngngười

Địnhmức

Số phươngtiện cần có

Tồn từnămtrước

Nhu cầutrongnăm

1. Bao cao su Chiếc- Cấp miễn phí Chiếc- Tiếp thi Chiếc

2. DCTC (Vòng tránh thai) Chiếc- Loại TCu 380 A Chiếc- Loại Multiload Chiếc

3. Thuốc viên uống tránh thai Vỉ- Loại viên uống đơn thuần Vỉ

- Viên uống kết hợp liều thấp Vỉ4. Thuốc tiêm tránh thai Liều (lọ)5. Thuốc cấy tránh thai Que

Xác định nhu cầu bao cao su được căn cứ vào số người đăng ký sử dụngloại cấp miễn phí và loại tiếp th ị xã hội (không tính số tự mua trên thị trường) vàtheo quyết định cụ thể của UBND tỉnh/TP để khống chế theo tỷ lệ quy định chotừng năm.

d. Mẫu biểu các chỉ tiêu KHHGĐ

Chỉ tiêu

Đơn

vị

tính

Năm (x-1)

Đến

31/12

Năm X Kếhoạch

năm

(x+1)Kế

hoạch

Thực hiện

6-9 tháng

Ước thực

hiện năm

1. Số cặp vợ chồng trong độtuổi sinh đẻ hiện đang sửdụng BPTT đến đầu kỳ.Trong đó:

- Đặt dụng cụ tử cung- Triệt sản nam- Triệt sản nữ- Thuốc cấy tránh thai- Thuốc tiêm tránh thai- Thuốc uống tránh thai- Bao cao su

Cặp

CặpCặpCặpCặpCặpCặpCặp

131

Chỉ tiêu

Đơn

vị

tính

Năm (x-1)

Đến

31/12

Năm X Kếhoạch

năm

(x+1)Kế

hoạchThực hiện

6-9 tháng

Ước thực

hiện năm

- Biện pháp khác.2. Số cặp vợ chồng trong độtuổi sinh đẻ hiện chưa sửdụng BPTT đến đầu kỳ.

3. Số lượt người mới sửdụng BPTT trong kỳ.Trong đó:- Đặt dụng cụ tử cung- Triệt sản nam- Triệt sản nữ- Thuốc cấy tránh thai- Thuốc tiêm tránh thai- Thuốc uống tránh thai- Bao cao su- Biện pháp khác.4. Tỷ lệ cặp vợ chồng sửdụng BPTT.Trong đó: BPTT hiện đại

Cặp

Cặp

người

ngườingườingườingườingườingườingườingười

%

%

6.1.3. Các chỉ tiêu về chất lượng dân số

a. Phương pháp xác định chỉ tiêu

Đối với cấp huyện

- Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng dân số của từng xã xây dựng, phân tích vànếu phát hiện những sai số hoặc nhầm lẫn số liệu thì đề nghị xã kiểm tra lại.

- Tổng cộng các chỉ tiêu chất lượng về d ân số của các xã trong huyện thànhchỉ tiêu chung của cả huyện.

- Sử dụng các phương pháp tính toán, phân tích các mối quan hệ và so sánhvới các nguồn thông tin số liệu khác để kiểm tra lại các chỉ tiêu về chất lượng củadân số đã tổng cộng của toàn huyệ n.

Đối với cấp tỉnh

- Kiểm tra lại các chỉ tiêu về chất lượng về dân số của từng huyện do cáchuyện xây dựng, phân tích và nếu phát hiện những sai sót hoặc nhầm lẫn số liệu thìđề nghị huyện kiểm tra lại.

132

- Tổng cộng các chỉ tiêu chất lượng về dân số của các huyện trong tỉnh thànhchỉ tiêu chung của cả tỉnh.

- Sử dụng các phương pháp tính toán, phân tích các mối quan hệ và so sánhvới các nguồn thông tin số liệu khác để kiểm tra lại các chỉ tiêu chất lượng về dânsố đã tổng cộng của cả tỉnh.

b. Biểu chỉ tiêu chất lượng dân số

Chỉ tiêuĐơn

vịtính

Thựchiện năm

(x-1)

Năm x

Kế hoạchnăm (x+1)

Kếhoạch

Thựchiện6-9

tháng

Ướcthực

hiện cảnăm

1. Tổng số trẻ sinh trong kỳ;Trong đó:

+ Số trẻ em nam sinh ra+ Số trẻ em nữ sinh ra+ Số trẻ sinh ra được sàng lọc SS+ Số trẻ sinh ra bị khuyết tật, dị tật

2. Số bà mẹ đang mang thai tính đếncuối kỳ.

3. Số bà mẹ mang thai được SLTS lần1 trong kỳ.

4. Số bà mẹ mang thai được SLTS lần2 trong kỳ.

5. Số người được tư vấn, khám sứckhỏe tiền hôn nhân.

6. Tổng số người bị tàn tật tính đếncuối kỳ; Trong đó:+ Số người bị tàn tật về nhìn+ Số người bị tàn tật về nghe/nói+ Số người bị tàn tật về vận động+ Số người bị tàn tật về ghinhớ/TT.

...............

người

ngườingườingườingườingười

người

người

người

người

ngườingườingườingười

6.2. Lập kế hoạch tác nghiệp với những hoạt động chi tiết (Biểu kếhoạch hoạt động)

Xây dựng kế hoạch hoạt động là giai đoạn quan trọng nhất trong toàn bộ quátrình lập kế hoạch.

Mỗi một hoạt động, dù đã đượ c lựa chọn, ưu tiên, nhưng nếu không diễn tảchi tiết thì có thể không triển khai thực hiện được hoặc có triển khai thì cũng khôngtuân theo một trình tự thích hợp. Lập kế hoạch tác nghiệp với những hoạt động chitiết giúp cho nhà quản lý cũng như nhân viê n sắp xếp được những công việc của

133

mình hoặc do người khác tiến hành, giúp cho các cấp thực hiện phát huy tính linhhoạt, sáng tạo và giúp cho các giám sát viên dễ dàng kiểm tra, theo dõi, đôn đốc.

Cơ quan DS-KHHGĐ huyện/tỉnh sau khi tổng hợp các chỉ tiêu DS-KHHGĐcủa các xã/huyện trong huyện/tỉnh, nếu phù hợp với chủ trương của huyện/tỉnh thìtổng hợp các hoạt động và kinh phí của xã/huyện thành kế hoạch hoạt động củahuyện/tỉnh, nếu chưa phù hợp thì bổ sung các hoạt động và kinh phí bao gồm cảphần kinh phí do ngân sách huyện/tỉnh bổ sung.

- Tổng hợp kế hoạch hoạt động cụ thể và chi tiết của các xã/huyện.- Lựa chọn và bổ sung các hoạt động tại huyện/tỉnh hoặc tăng hoạt động cho

xã/huyện trong giới hạn kinh phí tỉnh/Trung ương giao.

a. Phương pháp tiến hành

- Huyện/tỉnh kiểm tra chi tiết kế hoạch hoạt động của từng xã/huyện, lấy lạicác chỉ tiêu đã được định lượng để lập kế hoạch hoạt động của huyện/tỉnh. Nếu pháthiện những sai số hoặc nhầm lẫn thì thẩm định định lại trên thực tế tại xã/huyện.

- Tổng hợp kế hoạch hoạt động của các xã/huyện trong huyện/tỉnh và bổsung thêm các hoạt động để thực hiện tốt nhiệm vụ và phù hợp với đặc điểm cụ thểcủa huyện/tỉnh thành kế hoạch hoạt động của huyện/tỉnh.

- Kế hoạch hoạt động của huyện/tỉnh không diễn tả công việc cụ thể và cáchlàm như cấp xã mà diễn tả các hoạt động diễn ra ở từng xã/huyện và kết quả đạtđược của hoạt động đó. Vì vậy, các kết quả đạt được thể hiện bằng số lượng và đơnvị tính số lượng phù hợp. Để các cấp tiến hành tốt hoạt động, huyện/tỉnh cần hướ ngdẫn chi tiết công việc cụ thể và cách làm thông qua hệ thống văn bản kế hoạch.

- Cơ quan DS-KHHGĐ huyện/tỉnh cùng với Ban chỉ đạo DS -KHHGĐ cácxã/huyện thảo luận về kết quả đạt được của từng hoạt động và những hoạt động ưutiên, đặc thù riêng của huyện/ tỉnh.

b. Mẫu biểu kế hoạch hoạt động DS-KHHGĐ

- Các hoạt động kế hoạch phải được diễn tả chi tiết, cụ thể và phải được xâydựng trước kế hoạch kinh phí.

- Kết quả đạt được của hoạt động phải thể hiện bằng các chỉ số xác định, cácchỉ số này phải đo đếm đư ợc và phải có phương tiện xác minh cụ thể, tránh đưa ranhững hoạt động mà các chỉ số xác định nó lại trừu tượng và không thể đo đếmđược.

Mỗi một hoạt động, dù đã được lựa chọn, ưu tiên, nhưng nếu không diễn tảchi tiết thì có thể không triển khai thực hiện được hoặc có triển khai thì cũng khôngtuân theo một trình tự thích hợp. Lập kế hoạch tác nghiệp với những hoạt động chitiết giúp cho nhà quản lý cũng như nhân viên sắp xếp được những công việc củamình hoặc do người khác tiến hành, giúp cho các cấp thực hiện phát huy tính linhhoạt, sáng tạo và giúp cho các giám sát viên dễ dàng kiểm tra, theo dõi, đôn đốc.

134

Ví dụ 1: Biểu kế hoạch hoạt động chi tiết để thực hiện hoạt động nghiệp vụvề công tác DS-KHHGĐ tại xã.

SttCác hoạt động

và công việc cụ thểThời gian

bắt đầuhoàn thành

Người chịutrách nhiệm

Kinhphí

Kết quảdự kiến

I

1

2

3

4

5

II

1

Truyền thông chuyểnđổi hành viHoạt động tuyên truyền,vận động .- Vận động tại hộ GĐ- Nói chuyện trực tiếp- Mít tinh- Triển lãm- Chiếu phim- Chiếu Video- Văn nghệ- ......Truyền thanh xã- Lần phát thanh- Viết tin bàiTổ chức chiến dịchtruyền thông lồng ghépcung cấp dịch vụCSSKSS/KHHGĐ- Nắm đối tượng- Phân công thành viên.- Chuẩn bị các điều kiện- Ra quân- Tổng kết chiến dịch.Phân phối tài liệu- Số tờ bướm- Số tranh ảnh.- Số sách.- Sửa chữa khẩu hiệu.Tập huấn bồi dưỡng- Lập danh sách người dựtheo yêu cầu.-Tổ chức tập huấnĐảm bảo hậu cần vàcung cấp dịch vụKHHGĐCộng tác viên và CBCTcung cấp PTTT.- Lập danh sách ngườiđược cung cấp miễn phí:

+ Bao cao su.

Thườngxuyên

Theo đợt""""""

Hàng ngàyThường xuyênTheo đợt

Trước chiếndịch

""

Ngày dựkiến

"Theo đợt

“""

Ngày dựkiếnTheo đợt

Hàng tháng

"

CBCT vàCTVCBCTCBCT

"""""

CBVH xã"

Trưởng BanDS xãCTV vàCBCT

Tr.ban DS xãCBCTTr.ban DS xã

“CBCT

"""

CBCT

CTV, CBCT

CTV vàCBCT

"

Thườngxuyên

Vận động được đốitượngSố người ngheSố người dựSố người xem

""""

Truyền thanhCó tin bài

Thực hiện được

Có d.sách đối tượngCó KH phân côngĐủ điều kiệnThực hiện

Đ. tượng có tờ bướmĐ/tượng có tranh ảnhĐ.tượng có sáchK.hiệu được sửa

Có danh sách

CTV, CBCT đượctập huấn

Có danh sách

"

135

SttCác hoạt động

và công việc cụ thểThời gian

bắt đầuhoàn thành

Người chịutrách nhiệm

Kinhphí

Kết quảdự kiến

2

3

III

1

2

3

4

+ Viên uống TT- Cung cấp PTTT miễn phí- Tiếp thị BCS và viênuống tránh thaiCán bộ y tế cung cấpphương tiện tránh thai.- Dụng cụ tử cung (vòng

tránh thai).- Thuốc tiêm tránh thai- Thuốc cấy tránh thai- Bán bao cao su TTXH- Bán viên uống tránh

thai TTXH.Tập huấn bồi dưỡng.- Lập danh sách ngườidự theo yêu cầu- Tập huấn và bồi dưỡngNâng cao năng lực tổchức thực hiện CTTổ chức triệt sản- Lập d .sách đối tượng- Tập huấn đối tượng- Vận chuyển.- Chăm sóc giúp đỡ.Thực hiện chính sáchkhuyến khích.-G.quyết chế độ cho ĐT- G.quyết trường hợp taibiến- Đ.giá công tác của CTV- Đánh giá hoạt động củaBan dân số

Quản lý chương trìnhDS-KHHGĐ xã.- Số lần gặp đối tượngtại hộ.

- Họp giao ban- Theo dõi và ghi chép

tình hình đối tượng.- Báo cáo kết quả.

Tập huấn bồi dưỡng.- Lập danh sách người

dự theo yêu cầu.

"

""

Thườngxuyên

""""

Theo đợt

"

Thườngxuyên

"""

Theo đợt"

Thườngxuyên

Hàng tháng

ThườngxuyênHàng thángThườngxuyênHàng tháng

"

""

Cán bộ y tế

""""

Cán bộ y tế vàCBCT

"

CTV vàCBCT

"""

CBTTCTV vàCBCTCBCTCBCT

CBCT

"CTV vàCBCT

"

CBCT

Người dự tậphuấn và

"Theo danh sách

Theo số có nhu cầu

Đặt được vòngTiêm được thuốcCấy được thuốcBán được BCSBán được viên uốngtránh thai

Có danh sách

Có kỹ thuật làmdịch vụ.

Theo chỉ tiêu"""

Theo chế độ"

Báo cáo kết quả

"Báo cáo tổng hợp

Kết quả hoạt động

Quản lý đối tượng

Có báo cáo

Có danh sách ngườidự

136

SttCác hoạt động

và công việc cụ thểThời gian

bắt đầuhoàn thành

Người chịutrách nhiệm

Kinhphí

Kết quảdự kiến

- Dự tập huấn bồidưỡng.

.........

Theo đợt"

CBCTĐược tập huấn

Ví dụ 2: Lập kế hoạch hoạt động chi tiết để tập huấn nghiệp vụ kế hoạch.

Các công việc cụ thể Thời gianNgười

chịu tráchnhiệm

Kết quả dự kiến

1. Chuẩn bị nội dung tập huấn

- Định hướng kế hoạch năm 10/6-10/7 CBA Có nội dung tài liệu

- Giới thiệu cơ chế quản lý 10/6-10/7 CBB Có nội dung tài liệu

- Phương pháp nghiệp vụ 10/6-10/7 CBC Có nội dung tài liệu

2. Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo

- Liên hệ địa điểm 1/7-5/7 CBD Đặt được địa điểm

- Giấy mời học viên 6/7-7/7 CBD Có giấy mời

- In chụp tài liệu 15/7-18/7 CBE Có đủ tài liệu

- Các thủ tục chuyển kinh phí 15/7-18/7 CBD Có kinh phí

- Cử học viên tham dự 15/7-16/7 Đơn vị Có danh sách

3. Tổ chức tập huấn

- Đón tiếp đại biểu 23/7-26/7 CBD Bố trí đại biểu

- C.bị địa điểm, ph .tiện giảng dạy 23/7 CBE Có đủ phương tiện

- Cấp phát tài liệu 23/7 CBE Đại biểu có tài liệu

- Trình bày định hướng kế hoạch năm 23/7 CBA 122 học viên

- Hướng dẫn thảo luận 23/7 CBA

- Trình bày giới thiệu cơ chế 24/7 CBB

137

Các công việc cụ thể Thời gianNgười

chịu tráchnhiệm

Kết quả dự kiến

- Hướng dẫn thảo luận 24/7 CBB

- Trình bày phương pháp nghiệp vụ 25/7-26/7 CBC

- Hướng dẫn thảo luận 26/7 CBB

4. Kết thúc

- Bế giảng 26/7 CBA

- Thanh quyết toán 27/7 CBD Thanh toán hợp đồng

Tác dụng của kế hoạch hoạt động chi tiết là để các hoạt động được diễ n ratheo trình tự nhất định, sao cho khách thể quản lý chủ động thực hiện và cuối cùnglà đạt được mục đích đề ra.

6.3. Lập kế hoạch tác nghiệp với những hoạt động quan trọng (Biểu kếhoạch kinh phí)

Để thực hiện một mục đích hay một nhiệm vụ của chương trình, nhà quản lýcần phải lập kế hoạch tác nghiệp với những hoạt động quan trọng. Các công việccần phải tiến hành bao gồm:

- Liệt kê được tất cả những hoạt động để thực hiện mục tiêu;

- Phân tích tác động của mỗi hoạt động và lựa chọn những hoạt động quantrọng nhất và mức độ ưu tiên cần thiết. Đây là vấn đề khó khăn nhất của nhà quảnlý, vì thiếu phương pháp đánh giá tác động chính xác và đo lường được. Mặt kháckhi phân tích, nhà quản lý phải giả sử là “Nếu các hoạt động này không được thựchiện thì kết quả sẽ ra sao”?

- Những hoạt động nào nên tiếp tục thực hiện trong năm tới và những hoạtđộng nào cần phải dừng lại hay hạn chế quy mô và phạm vi thực hiện.

- Những người được phân công thực hiện có đủ kỹ năng, thời gian và tínnhiệm để thực hiện nó một cách có hiệu quả hay không.

- Kinh phí sẽ là bao nhiêu để thực hiện các hoạt động này? Khả năng huyđộng các nguồn kinh phí có đáp ứng được nhu cầu hay không?

a. Xác định tổng nguồn kinh phí

Kinh phí hoạt động của Cơ quan D S-KHHGĐ huyện/tỉnh bao gồm 3 nguồn:

- Kinh phí do tỉnh/trung ương cấp (bao gồm cả nguồn viện trợ ODA).

- Kinh phí do ngân sách huyện/tỉnh đầu tư.

- Kinh phí do sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức và tư nhân.

138

Kinh phí do tỉnh/trung ương cấp trực tiếp: Để đảm bảo chủ động chohuyện/tỉnh xây dựng kế hoạch hoạt động và kinh phí do tỉnh/trung ương cấp, cơquan DS-KHHGĐ huyện/tỉnh căn cứ vào chỉ tiêu kinh phí do tỉnh/trung ương giaokế hoạch hướng dẫn để xây dựng kế hoạch kinh phí.

Nguồn kinh phí do ngân sách huyện đầu tư: Để thực hiện mục tiêu caohơn và tăng thêm chất lượng các hoạt động DS-KHHGĐ. Ngoài ra, ngân sáchhuyện đầu tư còn để bổ sung cho các hoạt động mà huyện có ưu tiên hoặc hoạt độngcó đặc thù riêng về công tác DS-KHHGĐ của huyện.

b. Phân bổ nguồn kinh phí

Căn cứ tổng nguồn kinh phí được cấp (xác định như nêu trên), cơ quan DS -KHHGĐ huyện/tỉnh lập kế hoạch phân bổ kinh phí cụ thể cho từng xã/huyện vàtheo từng hoạt động cụ thể của Chương trình.

Kinh phí do tỉnh/trung ương cấp trực tiếp:

- Căn cứ kế hoạch kinh phí của xã/huyện gửi, Cơ quan DS-KHHGĐ huyện/tỉnh thẩm định lại mục tiêu và tổng nguồn kinh phí, nếu phù hợp thì tổng hợp kếhoạch kinh phí của xã/huyện; nếu chưa phù hợp thì cùng xã/huyện xác định lại.

- Bổ sung thêm phần kinh phí do cơ quan DS -KHHGĐ và các ngành, đoànthể huyện/tỉnh trực tiếp thực hiện các hoạt động của Chương trình.

- Bổ sung thêm phần kinh phí để mở rộng phạm vi hoặc tăng thêm khốilượng hoạt động tại các xã/huyện nhằm đạt mục tiêu do huyện/tỉnh đề ra.

Kinh phí do ngân sách huyện đầu tư: Đưa ra được các hoạt động, các côngviệc cụ thể, định mức chi phí hoặc mức khuyến khích cụ thể và tổng số kinh phí dohuyện đầu tư cho từng hoạt động.

c. Xác định nhu cầu kinh phí bổ sung

Ngoài phần kinh phí do trung ương/tỉnh cấp trực tiếp, còn có những khoảnkinh phí do TW/tỉnh cấp cho tỉnh/huyện bằng hiện vật và dịch vụ. Cơ quan DS-KHHGĐ tỉnh/huyện xác định nhu cầu và đề nghị TW/tỉnh cấp bổ sung bao gồm:

- Các sản phẩm chưa được xác định trong tổng nguồn kinh phí giao chotỉnh/huyện: Bao cao su (cấp miễn phí, tiếp thị xã hội); thuốc viên uống tránh thai(cấp miễn phí, tiếp thị xã hội); dụng cụ tử cung; que thuốc cấy tránh thai; tranhtuyên truyền (Poster), tập san, tạp chí, tờ rơi.... băng Video, cassette...

- Các sản phẩm khoán cho tỉnh/huyện bằng định mức kinh phí: Danh mục bộtrang thiết bị dụng cụ KHHGĐ tuyến huyện/xã; bộ trang thiết bị truyền thông xã.

- Các sản phẩm và dịch vụ cần đáp ứng cho tỉnh/huyện Tập huấn cán bộ cáccấp; kinh phí đảm bảo hoạt động của cơ quan điều phối; kinh phí đầu tư phát triển.

139

d. Các biểu mẫu kinh phí

BIỂU TỔNG HỢP CÁC NGUỒN KINH PHÍĐơn vị tính: .... đồng

Nội dung và hoạt độngNăm X Kế hoạch

năm(x+1)

Kếhoạch

Thực hiện 6-9 tháng

Ước thựchiện năm

TỔNG SỐLoại 16. Chi đầu tư phát triểnLoại 13-2. Chi quản lý hành chínhLoại 11-03. Chi sự nghiệp khoa họcLoại 14-11. Chi đào tạo lại cán bộ công

chứcLoại 15-10. Chương trình mục tiêu quốc

gia DS-KHHGĐ- Kinh phí trong nước TW- Viện trợ nước ngoài

Loại 15- Sự nghiệp dân số- Kinh phí trong nước TW- Viện trợ nước ngoài

BIỂU THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NĂM XVÀ KẾ HOẠCH NĂM (X+1) CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU DS -KHHGĐ

Đơn vị tính: .... đồngNội dung/hoạt động Kế hoạch

năm XƯớc thực

hiện năm XKế hoạchnăm X+1

Lý do tăng,giảm

Tổng cộngTrong đó: Phân bổ cho tỉnh

Phân bổ cho huyệnI. Dự án Tuyên truyền, giáo dục

chuyển đổi hành vi1. Tỉnh1.1. Các Sở, ban, ngành...1.2. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh

- Hoạt động 1- Hoạt động 2 .....

2. Huyện (Ttâm DS-KHHGĐ)- Hoạt động 1- Hoạt động 2.........

II. Dự án ...........

140

BIỂU TỔNG HỢP KINH PHÍ KẾ HOẠCH NĂM (X+1)CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ - KHHGĐ

Đơn vị tính: .... đồngTên đơn vị Truyền thông

giáo dục CĐHVNâng cao chấtlượng dịch vụ

KHHGĐ

........... Tổngcộng

TƯ ĐP TƯ ĐP TƯ ĐP TƯ ĐPI. Tỉnh (Chi cục DS-KHHGĐ)II. Sở, ngành...III. Các huyện/thị1. Huyện A2. Huyện B3. Huyện ......

BIỂU KẾ HOẠCH NĂM (X+1)CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU DS-KHHGĐ

Dự án: Tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi

Đơn vị tính: .... đồngTên đơn vị/hoạt động Hoạt

động 1Hoạt

động 2Hoạt

động ...Tổng cộng

Trungương

Địaphương

Tổng cộng1. Sở y tế (Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh)2. Các Sở, ban, ngành. ..3. Các huyện/thị

- Huyện A- Huyện B- Huyện .....

BIỂU KẾ HOẠCH VỐN VAY VÀ VIỆN TRỢ NĂM (X+1)Đơn vị tính: .... đồng

TênChương

trình/dự án

Thời gianbắt đầu,kết thúc

Tổng vốn dầutư dự án

Kế hoạchnăm x

Ước thựchiện x

Kế hoạch năm(x+1)

Vốnvay,

viện trợ

Vốnđốiứng

Vốnvay,

viện trợ

Vốnđốiứng

Vốnvay,

viện trợ

Vốnđốiứng

Vốnvay,

viện trợ

Vốnđốiứng

1. Dự án 12. Dự án 23. Dự án 3.........

141

II. Tổ chức thực hiện kế hoạch.1. Quy trình lập kế hoạch

1.1. Khái niệm

Là trình tự các bước đi, mối quan hệ giữa các giai đoạn của quá trình lập kếhoạch và các cấp lập kế hoạch.

Mối quan hệ giữa các cấp lập kế hoạch: Kế hoạch phát triển KT-XH toànquốc, kế hoạch phát triển ngành và lĩnh vực, kế hoạch phát triển vùng lãnh thổ vàđịa phương, kế hoạch phát triển ở đơn vị cơ sở.

Mối quan hệ giữa các giai đoạn của kế hoạch: Được xác định đầu vào, tiếntrình thực hiện, xác định đầu ra và đánh giá tác động.

Mối quan hệ giữa các phần công việc của kế hoạch.

1.2. Quy trình thực hiện

Giữa các cấp lập kế hoạch đều có sự phân định về nội dung, phạm vi vàphương pháp lập kế hoạch. Sự phân định về nội dung tạo nên phạm vi và quy trìnhlập kế hoạch giữa các cấp.

a) Cấp trung ương

- Xây dựng định hướng và hướng dẫn kế hoạch chương trình DS -KHHGĐcấp quốc gia cho cấp dưới.

- Tổng hợp kế hoạch của các tỉnh, thành phố và bộ, ngành trung ương về kếhoạch chương trình DS-KHHGĐ.

- Lập kế hoạch chương trình DS -KHHGĐ cấp quốc gia trên cơ sở các mụctiêu của cả nước phù hợp với định hướng kế hoạch phát triển KT -XH của nhà nướctrong từng năm và giai đoạn.

Việc giao chỉ tiêu kế hoạch và kinh phí hỗ trợ cho địa phương và các bộ,ngành có hoạt động DS-KHHGĐ hàng năm dựa trên các yếu tố: Quy mô và cơ cấudân số (hệ số); Điều kiện sống, lối sống và môi trường sống (hệ số); Chấp nhận vàsử dụng biện pháp tránh thai.

b) Cấp tỉnh/TP

- Xây dựng các định hướng và hướng dẫn kế hoạch cho cấp quận, huyện theođiều kiện cụ thể của địa phương.

- Tổng hợp kế hoạch của các quận, huyện và ban, ngành của địa phương vềkế hoạch chương trình DS-KHHGĐ.

- Lập kế hoạch của tỉnh, thành phố trên cơ sở các mục tiêu của địa phương vàphù hợp với mục tiêu của quốc gia và thực tế, điều kiện của tỉnh, thành phố.

142

c) Cấp huyện

- Xây dựng các định hướng và hướng dẫn kế hoạch cho cấp xã, phường theođiều kiện cụ thể của địa phương.

- Tổng hợp kế hoạch của các xã, phường và ban, ngành của địa phương về kếhoạch chương trình DS-KHHGĐ.

- Lập kế hoạch của quận, huyện trên cơ sở các mục tiêu của địa phương,tỉnh/thành phố và phù hợp với thực tế, điều kiện của quận/huyện.

d) Cấp xã

Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo mục tiêu của địa phương trên cơ sởthực tế và cách làm phù hợp với điều kiện của xã, phường để đáp ứng mục tiêu củaquận, huyện đề ra.

2. Quy trình tổng hợp kế hoạchHàng năm, theo hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

và Bộ Tài chính; các Bộ, ngành ở trung ương và địa phương thực hiện CTMT Quốcgia DS-KHHGĐ phải đánh giá tình hình thực hiện của năm báo cáo, đề xuất nhucầu năm kế hoạch, kiến nghị thay đổi mục tiêu và vốn của Chương trình trên địabàn khi thấy mục tiêu không phù hợp và không sát với tình hình thực tế gửi Bộ Y tế(Tổng cục DS-KHHGĐ), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Căn cứ mục tiêu 5 năm và nhiệm vụ của CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ, BộY tế (Tổng cục DS-KHHGĐ) đánh giá tình hình thực hiện Chương trình năm báocáo, tổng hợp đề xuất nhu cầu năm kế hoạch, kiến nghị thay đổi mục tiêu và vốncủa Chương trình, bao gồm vốn ngân sách nhà nước ( vốn sự nghiệp, vốn ODA) gửiKế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xem xét, xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủquyết định.

Căn cứ nguồn lực nhà nước đầu tư cho CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ, trêncơ sở kết quả nghiên cứu khoa học về tác động của mỗi hoạt động, hiệu quả của mỗimô hình và tình hình thực hiện Chương trình hàng năm, căn cứ vào đặc điểm tìnhhình cụ thể của mỗi địa phương để luận chứng cho những chính sách cần đột phá,lựa chọn những hoạt động ưu tiên và mức độ ưu tiên của Chương trình và phù hợpvới mỗi địa phương trong năm kế hoạch.

Căn cứ kết quả thực hiện các giải pháp của CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ vàkế hoạch hoạt động của ngành và địa phương để xác định phạm vi, quy mô và mụctiêu của Chương trình và liệt kê các hoạt động, lựa chọn hoạt động có tác động tí chcực tới mục tiêu và lồng ghép hoạt động của Chương trình với hoạt động của dự ánđộc lập để hình thành kế hoạch tổng thể hàng năm và dài hạn.

143

Bộ Y tế (Tổng cục DS-KHHGĐ) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kếhoạch và Đầu tư phân bổ mức kinh phí cho bộ, ngành, địa phương theo quy địnhhiện hành và theo chính sách chế độ hàng năm của Chương trình DS -KHHGĐ gửiBộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp vào dự toán ngân sách của từng Bộ,ngành, địa phương trình Chính phủ giao kế hoạch chính thức.

3. Tổ chức thực hiện kế hoạch3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai

Tổ chức thực hiện kế hoạch được bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch côngtác DS-KHHGĐ hàng năm và chương trình công tác tuần, tháng, quý trên cơ sở cácthông tin quản lý được thu thập từ cấp dưới qua giao ban, qua công tác kiểm tra,giám sát tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ, các hội nghị chuyên đề về côngtác quản lý.

Xây dựng kế hoạch năm về DS-KHHGĐ là nhiệm vụ quan trọng nhất của cơquan DS-KHHGĐ các cấp. Căn cứ các quy định cụ thể và hướng dẫn của cấp trênđể xác định thời gian thực hiện các nhiệm vụ của công tác kế hoạch.

- Thời gian xây dựng kế hoạch năm thường là vào khoảng tháng 7 -8 củanăm.

- Thời gian thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch được xác định cụ thể trongchương trình công tác tuần, tháng, quý.

3.2. Tổ chức, điều hành thực hiện kế hoạch

Chỉ đạo, điều hành kế hoạch là nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình hoạtđộng. Để việc chỉ đạo, điều hành có hiệu quả cơ quan DS -KHHGĐ các cấp cần phảicăn cứ vào các nội dung theo kế hoạch đề ra, b ao gồm:

- Kế hoạch, chương trình công tác của ngành, đơn vị.

- Yêu cầu đơn vị, cá nhân thực hiện các hoạt động phải xây dựng kế hoạchhoạt động cụ thể để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trên thực tế.

Tổ chức thực hiện kế hoạch về DS-KHHGĐ được thực hiện thông quachương trình mục tiêu trên cơ sở các hợp đồng đã được ký kết giữa cơ quan DS -KHHGĐ với cơ quan thực hiện.

Để tổ chức, điều hành kế hoạch mang lại kết quả tốt, cần có sự phân công,phân cấp quản lý giữa các cấp từ trung ương đến xã, ph ường trong hệ thống tổ chứclàm công tác DS-KHHGĐ trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ được giao. Các tổchức quản lý ở mỗi cấp cần xây dựng chế độ làm việc, mối quan hệ phối hợp ngang,dọc của các tổ chức để thực hiện nhiệm vụ được giao.

144

3.3. Giám sát thực hiện kế hoạch

Điều hành kế hoạch được thể hiện thông qua việc đi kiểm tra, giám sát việcthực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động đã được ghi trong kế hoạch, trên cơ sở đóngười quản lý có thể ra quyết định để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hoặc rútkinh nghiệm, điều chỉnh những vấn đề đề tồn tại, vướng mắc trong quá trình thựchiện kế hoạch.

- Giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch (công tác kiểm tra, giámsát phải được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch ): Nhằm xử lý vàgiải quyết các khó khăn, vướng mắc hoặc yêu cầu phát sinh của đơn vị, cá nhânthực hiện các hoạt động theo khả năng thông qua các cuộc làm việc hoặc họp vớicác đơn vị, cá nhân có liên quan. Đối với các khó khăn vượt thẩm quyền, cần báocáo xin ý kiến, chỉ thị của cấp cao hơn.

- Tạo điều kiện để các hoạt động đã ghi trong bảng kế hoạch hành động đượcthực hiện. Mỗi thay đổi phải được thống nhất trước và được thông báo công khai.

3.4. Điều chỉnh kế hoạch

Căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch 6 -9 tháng đầu năm, sự thay đổi của cácyếu tố khách quan (khí hậu, môi trường, chính sách...) để điều chỉnh kế hoạch chophù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phíđược giao theo kế hoạch. Trình Uỷ ban ND xã và báo cáo Trung tâm DS-KHHGĐhuyện phê duyệt Văn bản điều chỉnh kế hoạch .

Thời gian điều chỉnh kế hoạch năm từ tháng 7 đến tháng 10. Khi đã được phêduyệt, kế hoạch điều chỉnh trở thành pháp quy và cần tổ chức thực hiện nghiêm túc.

3.5. Tổng kết và giao kế hoạch

Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch để đánh giá kết quả đạt được, nhữnghạn chế tồn tại và nguyên nhân để có biện pháp khắc phục trong năm kế hoạch.

Giao kế hoạch công khai và tạo điều kiện để các đơn vị, cá nhân thi đua,kiểm tra lẫn nhau trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch .

Tổng kết và giao kế hoạch thường được thực hiện vào thời điểm cuối nămhoặc đầu năm mới.

145

III. Quản lý tài chính của cơ quan dân số -kế hoạch hoá gia đình

A. Quản lý tài chính của cơ quan hành chính về DS-KHHGĐ1. Quản lý vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước

1.1 Lập dự toán vốn đầu tư hàng năm

a) Lập, tổng hợp và trình phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư phát triển

Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư (Bộ Y tế, UBND các địa phương)thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách và hướng dẫn các chủ đầu tư tr ực thuộclập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản (kế hoạch vốn đầu tư đối với dự án sửdụng vốn đầu tư phát triển hoặc kế hoạch chi đầu tư bằng vốn sự nghiệp đối với dựán sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư).

Chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ và mục tiê u thực hiện dự án, lập kế hoạch vốnđầu tư xây dựng cơ bản của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên; đối với các dự ánsử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, chủ đầu tư căn cứ vào nhu cầu sửa chữa,cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của đơn vị để lập kế hoạchvốn đầu tư xây dựng cơ bản gửi cơ quan quản lý cấp trên.

Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư xâydựng cơ bản vào dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) theo quy định của LuậtNSNN.

b) Phân bổ, kiểm tra và thông báo kế hoạch vốn đầu tư

Bộ Y tế và UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơbản cho các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý đã đủ thủ tục đầu tư, đảm bảo khớpđúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước và vốnngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn các dự án đầu tư quan trọng.

Trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được phân bổ hoặc saukhi điều chỉnh đã phù hợp với các quy định, Bộ Y tế và UBND các cấp thực hiệngiao chỉ tiêu kế hoạch chính thức cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng gửi Khobạc nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản của dự án để theo dõi và làm căn cứ kiểmsoát, thanh toán vốn đầu tư.

- Kế hoạch thanh toán vốn đầu tư

Kế hoạch thanh toán vốn đầu tư là kế hoạch giao vốn đầu tư ph át triển chotừng dự án đầu tư thuộc nguồn vốn đầu tư của NSNN đã đúng các quy định. Việcthông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho từng dự án như sau:

+ Đối với các dự án do các Bộ quản lý, Bộ Tài chính có trách nhiệm thôngbáo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho bạc nhà nước để làm căn cứ thanh toánvốn cho các dự án, đồng gửi cho các Bộ để theo dõi và phối hợp quản lý.

146

+ Đối với các dự án do cấp tỉnh, cấp huyện quản lý thì Sở Tài chính, PhòngTài chính huyện có trách nhiệm thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Khobạc nhà nước để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án, đồng gửi cho các ngànhquản lý có dự án để theo dõi và phối hợp quản lý.

- Kiểm tra kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho dự án

Chủ đầu tư phải gửi cơ quan tài chính về tài liệu cơ sở của dự án để kiểm tra,thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho dự án bao gồm:

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư, quyết định đầu tư và dựtoán công tác chuẩn bị thực hiện dự án của cấp có thẩm quyền;

+ Quyết định đầu tư dự án, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dựtoán của cấp có thẩm quyền đối với dự án thực hiện đầu tư.

c) Điều chỉnh kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm

Các Bộ, địa phương rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dựán trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền hoặc trình Thủtướng Chính phủ điều chỉnh, chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiệnsang các dự án thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án có khả nănghoàn thành vượt kế hoạch trong năm. Kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư từng dự ánphải có xác nhận của Kho bạc nhà nước về số vốn thuộc kế hoạch năm đã thanhtoán cho dự án, số vốn còn thừa do không thực hiện được.

Cơ quan tài chính các cấp rà soát để thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầutư điều chỉnh cho từng dự án như quy định về thông báo giao kế hoạch vốn đầu tưchính thức cho từng dự án. Thời hạn điều chỉnh kế hoạch thanh toán vốn đầu tưhàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 31 /12 của năm kế hoạch.

1.2 Thanh toán sử dụng vốn đầu tư phát triển

a) Điều kiện cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản củaNSNN

- Dự án đầu tư phải được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm

+ Dự án đầu tư chỉ được ghi kế hoạch đầu tư khi có quyết định đầu tư củacấp có thẩm quyền từ thời điểm trước tháng 10 của năm trước nă m kế hoạch, cóthiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt; trường hợp dự án nhóm A và Bchưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt thì trong quyết định đầu tưphải quy định mức vốn từng hạng mục công trình, có thiết kế và dự toán hạngmục công trình thi công trong năm kế hoạch được duyệt; các dự án nhóm C phảibố trí đủ vốn để thực hiện không quá 2 năm;

147

+ Đối với dự án đầu tư bằng vốn sự nghiệp có mức vốn từ 1 tỷ đồng trởlên đảm bảo các điều kiện như các dự án đầu tư nói chung, riêng đối với dự áncó mức vốn dưới 1 tỷ đồng thì cần có thiết kế và dự toán được duyệt.

- Dự án đầu tư phải được thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn cấp của NSNN chỉ được cấp phát thanhvốn khi Kho bạc nhà nước nhận được kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm củacơ quan tài chính. Chỉ tiêu kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm của từng dự ánđầu tư được cơ quan tài chính thông báo là mức vốn tối đa được cấp phát thanhtoán cho dự án trong năm kế hoạch.

- Dự án đầu tư phải đủ tài liệu làm căn cứ cấ p phát thanh toán vốn đầu tư

Chủ đầu tư phải gửi đầy đủ các tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phát thanhtoán vốn phù hợp với từng dự án đầu tư, từng giai đoạn của trình tự đầu tư tới Khobạc nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản thanh toán của dự án.

Tài liệu làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn đầu tư của từng dự án bao gồm cáctài liệu cơ sở của dự án chỉ gửi một lần đến Kho bạc nhà nước cho đến khi dự án kếtthúc và hồ sơ đề nghị cấp phát thanh toán gửi từng lần đến Kho bạc nhà nước mỗi khiphát sinh nhu cầu cấp phát thanh toán vốn đầu tư cho dự án.

b) Cấp phát thanh toán vốn xây lắp

- Cấp phát tạm ứng vốn xây lắp

Đối tượng cấp phát tạm ứng vốn xây lắp là các gói thầu xây lắp theo hợpđồng trọn gói hoặc hợp đồng điều chỉnh giá đảm bảo: i) Có văn bản phê duyệt kếtquả đấu thầu của cấp có thẩm quyền; ii) Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhàthầu; iii) Bảo lãnh tạm ứng đối với dự án ODA theo yêu cầu của nhà tài trợ quyđịnh trong Hiệp định hoặc trường hợp dự án đầu tư bằng vốn trong nước nhưng donhà thầu nước ngoài thực hiện.

Mức vốn tạm ứng của các gói thầu xây lắp được tính bằng % so với giá trị hợpđồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.

Để được cấp phát tạm ứng, ngoài các tài liệu cơ sở của dự án, chủ đầu tưphải lập giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư và chứng từ rút vốn đầu tư gửi đến Khobạc nhà nước. Nhận được hồ sơ đề nghị cấp phát tạm ứng của chủ đầu tư; Kho bạcnhà nước kiểm soát, cấp vốn cho chủ đầu tư, đồng thời thay chủ đầu tư thanh toántrực tiếp cho nhà thầu hoặc người thụ hưởng khác.

- Thu hồi tạm ứng vốn xây lắp

Vốn tạm ứng các hợp đồng xây lắp được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toánkhối lượng xây lắp hoàn thành. Cụ thể:

148

Thời điểm bắt đầu thu hồi tạm ứng khi gói thầu được thanh toán khối lượnghoàn thành đạt từ 20% đến 30% tùy theo giá trị gói thầu xây lắp.

Vốn tạm ứng được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoànthành đạt 80% giá trị hợp đồng. Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do gói thầuchưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định nhưng dự án không đư ợc ghi tiếp kế hoạchhoặc bị đình thi công, chủ đầu tư phải giải trình với Kho bạc nhà nước về tình hình sửdụng số vốn tạm ứng chưa được thu hồi, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.Trường hợp đã được cấp phát vốn tạm ứng mà gói thầu không triển kh ai thi công theođúng thời hạn quy định trong hợp đồng, chủ đầu tư phải giải trình với Kho bạc nhànước và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã tạm ứng.

- Cấp phát thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành

Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức chỉ định thầu hoặc hình thứctự thực hiện dự án được cấp phát vốn thanh toán là khối lượng thực hiện đượcnghiệm thu theo giai đoạn hoặc được nghiệm thu hàng tháng theo đúng hợp đồng đãký, đúng thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công được duyệt, c ótrong kế hoạch đầu tư năm được giao, có dự toán chi tiết được duyệt theo định mứcđơn giá của Nhà nước.

Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức đấu thầu hoặc hợp đồng chìakhoá trao tay EPC (hợp đồng thiết kế -cung ứng thiết bị vật tư -xây dựng) được cấpphát vốn thanh toán là khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo tiến độ hợp đồng.

Để được cấp phát vốn thanh toán cho khối lượng xây lắp hoàn thành, chủ đầu tưlập hồ sơ đề nghị cấp phát vốn thanh toán gửi Kho bạc nhà nước: i) Biên bản nghiệmthu khối lượng xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượng đượcnghiệm thu; ii) Phiếu giá thanh toán; iii) Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầutư nếu có; iv) Chứng từ rút vốn đầu tư; v) Khối lượng phát sinh vượt hoặc ngoàihợp đồng phải có văn bản phê duyệt (nếu đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung đượcduyệt (nếu chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền.

Căn cứ hồ sơ đề nghị cấp phát vốn thanh toán do chủ đầu tư gửi đến; Khobạc nhà nước kiểm tra, kiểm soát, cấp phát vốn cho chủ đầu tư và thanh toán chocác nhà thầu, đồng thời thu hồi tạm ứng vốn xây lắp theo đúng quy định.

c) Cấp phát thanh toán vốn thiết bị

- Cấp phát tạm ứng vốn thiết bị

Đối tượng cấp tạm ứng vốn thiết bị là các gói thầu mua sắm thiết bị kể cảthiết bị nhập khẩu và thiết bị sản xuất trong nước đảm bảo điều kiện:1)Có văn bảnphê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền đối với phần thiết bị tổ chức đấuthầu hoặc văn bản chỉ định thầu đối với phần thiết bị không tổ chức đấu thầu; 2)Cóhợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu cung ứn g, gia công chế tạo thiết bị.

149

Riêng đối với thiết bị nhập khẩu phải có văn bản phê duyệt hợp đồng của cấp cóthẩm quyền; 3)Bảo lãnh tạm ứng đối với dự án ODA theo yêu cầu của nhà tài trợquy định trong Hiệp định hoặc trường hợp dự án đầu tư bằng vốn trong nước nhưngdo nhà thầu nước ngoài thực hiện.

Mức vốn tạm ứng là số tiền mà chủ đầu tư phải thanh toán theo hợp đồngnhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn trong năm. Vốn tạm ứng được cấp pháttheo tiến độ thanh toán tiền của chủ đầu tư đối với nhà thầu cung ứng, gia công chếtạo thiết bị quy định trong hợp đồng kinh tế và được thực hiện cho đến khi thiết bịđã nhập kho của chủ đầu tư đối với thiết bị không cần lắp hoặc đã được lắp đặt xongvà nghiệm thu đối với thiết bị cần lắp.

Để được cấp phát tạm ứng vốn thiết bị, ngoài các tài liệu cơ sở của dự án,chủ đầu tư phải lập giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư và chứng từ rút vốn đầu tư gửiđến Kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước kiểm soát, cấp phát vốn cho chủ đầu tư,đồng thời thay chủ đầu tư thanh toán trực tiế p cho nhà thầu.

- Thu hồi tạm ứng vốn thiết bị

Đối với thiết bị không cần lắp, khi thiết bị đã được nghiệm thu và nhập kho,chủ đầu tư gửi chứng từ đến Kho bạc nhà nước để làm thủ tục cấp phát thanh toánkhối lượng thiết bị hoàn thành và thu hồi hết số vố n đã tạm ứng.

Đối với thiết bị cần lắp, khi thiết bị đã về đến kho, chủ đầu tư thông báo vớiKho bạc nhà nước để theo dõi và khi thiết bị đã lắp đặt xong thì gửi ngay chứng từđến Kho bạc nhà nước để làm thủ tục cấp phát thanh toán khối lượng thiết bị hoànthành và thu hồi hết số vốn đã tạm ứng.

Trường hợp đã cấp phát tạm ứng vốn thiết bị mà hết thời hạn quy định tronghợp đồng vẫn không nhận được thiết bị, chủ đầu tư phải giải trình với Kho bạc nhànước và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã tạm ứng.

- Cấp phát thanh toán cho khối lượng thiết bị hoàn thành

Các điều kiện đủ: 1)Đã nhập kho của chủ đầu tư đối với thiết bị không cầnlắp hoặc khối lượng thiết bị đã lắp đặt xong và đã được nghiệm thu đối với thiết bịcần lắp; 2)Danh mục thiết bị phải phù hợp với quyết định đầu tư và có trong kếhoạch đầu tư được giao; iii) Danh mục thiết bị có trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầutư và nhà thầu.

Để được cấp phát vốn thanh toán cho khối lượng thiết bị hoàn thành, chủ đầu tưlập hồ sơ đề nghị cấp phát thanh toán gửi Kho bạc nhà nước: 1)Hóa đơn kiêm phiếuxuất kho đối với thiết bị mua trong nước; 2)Bộ chứng từ nhập khẩu đối với thiết bịnhập khẩu; 3)Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp đối với thiết bị cầnlắp, phiếu nhập kho nếu là doanh nghiệp, biên bản ng hiệm thu nếu là đơn vị hànhchính sự nghiệp đối với thiết bị không cần lắp; 4)Các chứng từ vận chuyển, bảo

150

hiểm, thuế, phí lưu kho trong trường hợp chưa được tính trong giá thiết bị; 5)Bảngkê thanh toán hoặc phiếu giá thanh toán; 6)Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốnđầu tư nếu có; 7)Chứng từ rút vốn đầu tư.

Kho bạc nhà nước kiểm tra, cấp phát vốn cho chủ đầu tư và thanh toán chocác nhà thầu, đồng thời thu hồi tạm ứng vốn thiết bị theo đúng quy định.

d) Cấp phát thanh toán vốn chi phí khác

- Cấp phát tạm ứng vốn chi phí khác

Cấp phát tạm ứng vốn chi phí khác theo hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư vànhà thầu tư vấn; Theo dự toán được duyệt; Theo thông báo của cơ quan chuyên môn yêucầu chủ đầu tư nộp tiền.

Mức vốn tạm ứng đối với các hợp đồng tư vấn tối t hiểu là 25% giá trị góithầu và đối với các chi phí khác ngoài hợp đồng tư vấn được xác định theo yêu cầucần thiết cho các công việc, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí chocông việc phải thuê tư vấn hoặc từng chi phí khác.

Để được cấp phát tạm ứng vốn thiết bị, ngoài các tài liệu cơ sở của dự án, chủđầu tư phải lập giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư và chứng từ rút vốn đầu tư gửi đếnKho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước kiểm soát, cấp vốn cho chủ đầu tư, đồng thờithay chủ đầu tư thanh toán trực t iếp cho nhà thầu.

- Thu hồi tạm ứng vốn chi phí khác

- Các hợp đồng tư vấn được thực hiện vào từng lần thanh toán cho khốilượng tư vấn hoàn thành theo nguyên tắc: thời điểm thu hồi khi bắt đầu thanh toánkhối lượng hoàn thành, số vốn thu hồi tạm ứng bằng số vốn cấp phát thanh toán chokhối lượng tư vấn hoàn thanh nhân với tỷ lệ cấp phát tạm ứng.

- Đối với các công việc thuộc chi phí khác ngoài hợp đồng tư vấn được thựchiện một lần vào kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành của từng công việc.

- Cấp phát thanh toán vốn chi phí khác hoàn thành

Khối lượng tư vấn hoàn thành được thanh toán là khối lượng nghiệm thu phùhợp với hợp đồng kinh tế và có trong kế hoạch đầu tư năm được giao.

Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghịcấp phát vốn thanh toán gửi Kho bạc nhà nước: 1)Biên bản nghiệm thu khối lượngcông việc tư vấn hoàn thành; 2)Phiếu giá hoặc bảng kê thanh toán; 3)Giấy đề nghịthanh toán tạm ứng vốn đầu tư nếu có; 4)Chứng từ rút vốn đầu tư.

Ngoài các công việc đã thuê tư vấn, các loại công việc khác được cấp phát vốnthanh toán chi phí khác khi có đủ căn cứ chứng minh công việc đã hoàn thành.

151

Kho bạc nhà nước kiểm tra, kiểm soát, cấp phát vốn cho chủ đầu tư và thanhtoán cho các nhà thầu, đồng thời thu hồi tạm ứng theo đúng quy định.

1.3 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

a) Quyết toán thực hiện vốn đầu tư năm

Kết thúc năm kế hoạch, chủ đầu tư phải lập bảng đối chiếu số liệu thanh toánvốn đầu tư cho từng dự án về số thanh toán trong năm và luỹ kế số thanh toán từkhởi công đến hết niên độ NSNN gửi Kho bạc nhà nước xác nhận. Kho bạc nhànước có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu, xác nhận số vốn đã cấp phát trong năm vàluỹ kế từ khởi công đến hết niên độ NSNN cho từng dự án do chủ đầu tư lập. Đồngthời, chủ đầu tư phải báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm của từng dự án gửicấp quyết định đầu tư, Kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính đồng cấp (đối với dự ánđịa phương quản lý) vào ngày 10 tháng 01 năm sau.

Báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm phải phân tích đánh giá tình hìnhthực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư, khó khăn tồn tại, kiến nghị biện pháp giải quyếtvà phải phản ánh được các nội dung: tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tưvới các chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm; giá trị khối lượng thực hiện và giá trị khố ilượng hoàn thành đã nghiệm thu trong năm và luỹ kế từ khởi công; số vốn thanhtoán trong năm và luỹ kế từ khởi công về tổng số và tạm ứng; giá trị khối lượnghoàn thành đủ điều kiện cấp phát vốn thanh toán chưa được thanh toán; chi tiết theothành phần vốn: xây lắp, thiết bị và chi phí khác.

b) Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

Khi hạng mục công trình, tiểu dự án và dự án đầu tư hoàn thành; chủ đầu tưcó trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan thẩm tra và phê duyệtquyết toán, cơ quan cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước. Quyết toánvốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác số vốn đầu tư thực hiện hàng năm vàtổng mức vốn đã đầu tư thực hiện dự án; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầutư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tàisản cố định, tài sản lưu động hình thành qua đầu tư; giá trị tài sản bàn giao vào sảnxuất sử dụng; quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàngiao đưa dự án vào vận hành để xác định giá trị tài sản mới tăng và giá trị tài sảnbàn giao nếu dự án đầu tư kéo dài nhiều năm; xác định trách nhiệm của chủ đầu tư,các nhà thầu, cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước, cơ quan QLNN có liên quantrong quá trình đầu tư dự án.

Vốn đầu tư được q uyết toán giới hạn trong tổng mức đầu tư được cấp có thẩmquyền phê duyệt hoặc điều chỉnh nếu có và là toàn bộ chi phí hợp pháp, hợp lệ đãthực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợppháp, hợp lệ là chi phí được thực hiện đúng với hồ sơ thiết kế - dự toán đã phê duyệt,

152

hợp đồng kinh tế đã ký kết; bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tàichính kế toán và những quy định của Nhà nước có liên quan.

Trước khi lập báo cáo quyết toán, chủ đầu tư phải thực hiện các công việc:1)Phối hợp với nhà thầu, tư vấn giải quyết các tồn tại về vật tư và thiết bị, thanhtoán công nợ và các vấn đề phát sinh khác hợp đồng đã ký; 2)Kiểm tra quyết toángiá trị hoàn thành theo hợp đồng của chủ đầu tư với các nhà thầu tham gia thực h iệndự án như hợp đồng xây lắp, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị...;3)Kiểm kê, đánh giá giá trị tài sản còn lại của dự án để giao cho đơn vị sản xuất, sửdụng hoặc thanh lý thu hồi; 4)Khoá sổ kế toán, sắp xếp và phân loại hồ sơ, tài liệuđể phục vụ cho công tác quyết toán vốn đầu tư; 5)Đối chiếu, xác nhận số vốn đãđược thanh toán; đối chiếu công nợ, tài sản đã chuyển giao cho các cơ quan, đơn vịcó liên quan.

Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số vốn đầu tưđã cấp phát đối với dự án trong phạm vi quản lý của mình; nhận xét, đánh giá, kiếnnghị với đơn vị thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về chấp hành trình tự xâydựng cơ bản, chấp hành định mức đơn giá và các chính sách chế độ theo quy địnhcủa Nhà nước trong quá trình đầu tư dự án.

- Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyếttoán chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư.

Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán: chi tiết theo cơ cấu xâ y lắp, thiết bị, chiphí khác; chi tiết theo hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư.

Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản, bao gồm: chiphí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khôngthuộc phạm vi, đối tượng được bảo hiểm; chi phí đầu tư thiệt hại do thực hiện cáckhối lượng công việc phải huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án chi tiếttheo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí thực tế; quy đổi vốn đầutư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng đối với cácdự án có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngàynghiệm thu bàn giao đưa vào khai t hác sử dụng. Việc phân bổ chi phí khác cho từngtài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sảncố định nào thì tính cho tài sản cố định đó, chi phí chung liên quan đến nhiều tài sảncố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng sốchi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.

- Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

153

Tùy theo điều kiện cụ thể về quy mô của dự án và bộ máy chuyên môn thẩmtra trực thuộc, người có thẩm quyền ph ê duyệt quyết toán có thể quyết định mộttrong hai hình thức thẩm tra quyết toán: 1)Người có thẩm quyền phê duyệt quyếttoán sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc có đủ năng lực để trực tiếp thẩm traquyết toán hoặc quyết định thành lập tổ tư vấn thẩm tra trước khi phê duyệt quyếttoán; 2)Thuê tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt nam kiểm toánbáo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Khi được người có thẩm quyềncho phép thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án, chủ đầu tưlựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập để triển khai thực hiện. Việc lựa chọn tổ chứckiểm toán theo quy định của quy chế đấu thầu.

Căn cứ kết quả kiểm toán và kết quả thẩm tra, cơ quan chủ trì thẩm tra quyếttoán có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án đểtrình người có thẩm quyền phê duyệt.

Đơn vị chủ trì thẩm tra, kiểm tra quyết toán và tổ chức kiểm toán độc lậpphải thực hiện thẩm tra (kiểm tra, kiểm toán) và lập báo cáo kết quả thẩm tra (kếtquả kiểm tra, kiểm toán) quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo trình tự và nội dungđối với dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Nội dung thẩm tra gồm:1) Hồ sơ pháp lý bao gồm việc chấp hành trình tự thủ tục đầu tư và xây dựng, việcchấp hành quy chế đấu thầu, tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tưký; 2)Nguồn vốn đầu tư của dự án theo cơ cấu nguồn được xác định trong quyếtđịnh đầu tư của cấp có thẩm quyền; 3)Chi phí đầu tư (đối chiếu giá trị đề nghị quyếttoán với dự toán được duyệt, giá trúng thầu đư ợc duyệt, các điều kiện nêu trong hợpđồng, giá trị phát sinh nếu có; các khoản chi phí khác chi tiết từng nhóm loại, từngkhoản mục, từng khoản chi phí); 4)Chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tàisản; 5)Số lượng, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư chi tiết theo nhóm, loại thuộctài sản cố định và tài sản lưu động; nguyên giá (đơn giá) của từng tài sản theo chiphí thực tế và theo giá quy đổi về thời điểm bàn giao tài s ản đưa vào sản xuất, sửdụng; 6)Tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọ ng; 7)Nhận xét đánh giá, kiến nghịviệc chấp hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý chi phí đầu tư, tài sảnđầu tư của dự án đối với chủ đầu tư; về trách nhiệm của từng cấp đối với quản lývốn đầu tư dự án; về giá trị quyết toán vốn đầu tư; về xử lý các vấn đề có liên quan.

- Thẩm quyền phê duyệt và thời hạn quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành được quy định đốivới các dự án nhóm B, C là người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người cóthẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của dự án hoàn thành.

Thời hạn quyết toán vốn đầu tư hoàn thành bao gồm: thời gian lập báo cáoquyết toán tính từ ngày tổng nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng; thời giankiểm toán tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực; thời gian kiểm tra, thẩm tra vàphê duyệt quyết toán tính từ ngày cơ quan chủ trì kiểm tra, thẩm tra nhận đủ hồ sơ trình

154

duyệt quyết toán. Thời hạn quyết toán vốn đầu tư đối với: 1)Dự án có tổng mức đầu tưdưới 1 tỷ đồng và hạng mục công trình đ ộc lập: lập báo cáo quyết toán vốn đầu tưkhông quá 3 tháng, kiểm toán (nếu có) không quá 2 tháng, thẩm tra và phê dyệtquyết toán không quá 2 tháng; 2)Dự án còn lại: lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư khôngquá 6 tháng, kiểm toán (nếu có) không quá 4 tháng, thẩm tra và phê duyệt quyết toánkhông quá 4 tháng.

2. Quản lý chi hành chính

2.1 Lập và phân bổ dự toán chi hành chính

a) Lập dự toán chi hành chính

- Dự toán đối với các nội dung khoán chi

Các nội dung thực hiện khoán chi hành chính gồm: 1)Tiền lương; 2)Tiềncông; 3) Phụ cấp lương; 4)Tiền thưởng; 5)Phúc lợi tập thể; 6)Các khoản đóng góp(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn); 7)Các khoản thanh toán cho cánhân; 8)Chi thanh toán dịch vụ công cộng; 9)Vật tư văn phòng; 10)Thông tin, tuyêntruyền, liên lạc; 11)Hội nghị; 12)Công tác phí; 13)Chi phí thuê mướn; 14)Chi sửachữa thường xuyên tài sản cố định; 15)Chi phí nghiệp vụ chuyên môn; 16)Chi khác.Cơ quan chỉ lập dự toán chi cho năm đầu tiên khi nhận khoán và khi có sự điềuchỉnh về mức khoán và dựa trên căn cứ sau:

- Chỉ tiêu biên chế đư ợc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao (Bộhoặc tổ chức được uỷ quyền; UBND cấp tỉnh/TP hoặc tổ chức được uỷ quyền).

- Tổng quỹ tiền lương xác định trên cơ sở số biên chế đ ược giao khoán, hệ sốtiền lương theo chức vụ bầu cử, theo ngạch, bậc lương, phụ cấp (nếu có) và các chếđộ liên quan đến chính sách tiền lư ơng hiện hành.

- Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng kinh phí thường xuyên củaNSNN; tình hình thực tế sử dụng kinh phí trong các năm liền kề (hiện nay là 3 năm)trước năm khoán, có xem xét đến các yếu tố tăng giảm đột biến.

Trên cơ sở dự toán năm được duyệt, hàng quý các cơ quan lập nhu cầu chingân sách quý gửi Kho bạc nhà nước làm căn cứ cho việc quản lý và cấp phát.

- Dự toán đối với các khoản không thực hiện khoán chi

Cơ quan lập dự toán năm, nhu cầu chi ngân sách quý theo qui định về các nộidung: 1)Chi sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở, nhà công vụ, trangthiết bị, phương tiện làm việc; 2)Chi mua sắm tài sản cố đ ịnh (gồm cả hữu hình vàvô hình); 3)Chi đoàn ra, đoàn vào; 4) Chi đào tạo cán bộ, công chức.

- Dự toán đối với trường hợp thay đổi mức khoán

155

Đối với các trường hợp phải thay đổi mức khoán theo quy định, cơ quan lậpdự toán giải trình chi tiết các yếu tố tăng, giảm chi đối với các nội dung chi đã đượckhoán, gửi cơ quan có thẩm quyền để xem xét điều chỉnh.

b) Phân bổ dự toán

Hàng năm các đơn vị dự toán cấp trên tổ chức phân bổ và giao dự toán chocác cơ quan trực thuộc là cơ quan thực hiện khoán chi, đồng thời gửi hồ sơ phân bổđến cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước đồng cấp để làm căn cứ quản lý và cấpphát kinh phí.

Đối với các đơn vị dự toán cấp trên là đầu mối nhận khoán có nhiều đơn vịdự toán trực thuộc thì khi phân bổ kinh phí cho các cơ quan trực thuộc có thể giữlại một phần kinh phí chưa phân bổ (hiện nay tối đa không quá 3% tổng kinh phínhận khoán). Số kinh phí này sẽ được phân bổ và giao tiếp cho các cơ quan trựcthuộc chậm nhất trong quý 4 hàng năm.

2.2 Cấp phát và thanh toán kinh phí

Căn cứ vào dự toán kinh phí của cơ quan thực hiện khoán chi được cấp cóthẩm quyền giao, cơ quan Tài chính tiến hành cấp phát kinh phí qua Kho bạc Nhànước để đơn vị thực hiện.

Kho bạc Nhà nước thực hiện trích, chuyển kinh phí theo đề nghị chi của chủtài khoản. Chủ tài khoản quyết định chi tiêu của cơ quan theo quy định.

Đối với kinh phí không khoán chi, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán kinhphí của cơ quan, thực hiện thanh toán theo quy định hiện hành.

Đối với những khoản mua sắm, sửa chữa lớn cơ quan phải thực hiện đấu thầutheo quy định hiện hành.

2.3 Kế toán và quyết toán kinh phí

Các cơ quan thực hiện khoán chi thực hiện chế độ kế toán hành chính sựnghiệp và thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định.

- Đối với kinh phí khoán chi, cơ quan quyết toán kinh phí theo đúng các mục chicủa Mục lục NSNN kèm theo bản thuyết minh quyết toán năm gồm cả việc phân tíchtình hình, nội dung sử dụng kinh phí tiết kiệm được trong năm.

- Đối với kinh phí không khoán chi, kết thúc năm ngân sách nếu không sửdụng hết phải hoàn trả ngân sách nhà nước.

2.4 Quy định về sử dụng kinh phí tiết kiệm

a) Đối với số kinh phí tiết kiệm được từ quỹ lương

Kinh phí tiết kiệm được từ quỹ lương do tinh giản biên chế được sử dụngtoàn bộ cho mục đích tăng thu nhập của cán bộ, công chức trong cơ quan.

156

b) Đối với số kinh phí tiết kiệm được từ khoản khác

Đối với số kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi hành chính, chi nghiệpvụ và chi khác được sử dụng cho các mục đích:

- Chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức trong cơ quan: Cơ quan đượcsử dụng kinh phí từ nguồn này và từ nguồn tại điểm 1 nêu trên để tính quỹ tiềnlương, tiền công theo hệ số điều chỉnh tăng thêm mức tiền lương tối thiểu khôngquá một hệ số nhất định (hiện nay áp dụng hệ số tăng thêm không quá 1,5) so vớimức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

Trong phạm vi tổng quỹ tiền lương, tiền công, Thủ trưởng cơ quan quyếtđịnh việc chi trả thu nhập cho cán bộ, công chức theo nguyên tắc chất lượng và hiệuquả và quyết định chọn hình thức trả lương theo thời gian, theo vị trí công việc nhưngphải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một khoảng thời gian (ít nhất là 3 tháng)và phải thông báo cho cán bộ, công chức biết.

Để bảo đảm tiền lương trả cho cán bộ, công chức không vượt tổng quỹ lươngthực tế được hưởng sau quyết toán hoặc tránh tình trạng dồn chi tiền lương vào cáctháng cuối năm, cơ quan nhận khoán có thể thực hiện việc trả l ương cho cán bộ,công chức như 1 )Hai tháng đầu của quý: Lương cố định (lương theo ngạch, bậchiện hưởng định kỳ hàng tháng theo qui định; 2)Tháng cuối quý: Căn cứ kết quảthực hiện thí điểm khoán, cơ quan nhận thí điểm khoán quyết định mức lương tốithiểu để trả cho cán bộ, công chức.

Trường hợp nếu có điều kiện xác định được kết quả kinh phí quản lý hànhchính tiết kiệm theo tháng thì có thể qui định mức lương tối thiểu tháng để trả chocán bộ, công chức ngay từ tháng đầu quý.

- Quỹ tiền lương, tiền công năm của đơn vị được xác định để làm căn cứ tínhtoán trả lương cho người lao động theo kết quả công việc.

- Việc đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ,công chức trong cơ quan khoán theo quy định của chế độ bảo hiểm xã hội.

- Khoản chênh lệch thu nhập thực tế so với tiền lương cấp bậc chức vụ củatừng người được hạch toán vào mục 108 trong mục lục NSNN.

- Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, công chức: chi khen thưởng hạchtoán vào mục 104, chi phúc lợi hạch toán vào mục 105 trong mục lục NSNN.

- Chi cho việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc của cơ quan bao gồmcả tăng chi cho mua sắm, sửa chữa tài sả n cố định, chi cho công tác đào tạo cán bộ,công chức cơ quan. Các khoản chi này được hạch toán vào các mục tương ứng củamục lục NSNN.

157

- Trợ cấp thêm ngoài những chính sách chung cho những người tự nguyện vềnghỉ việc trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại lao động được hạch toán vào mục 105trong mục lục NSNN.

- Đối với cơ quan có khả năng tiết kiệm kinh phí nhưng không ổn định, cóthể lập quĩ dự phòng của cơ quan để ổn định t hu nhập cho cán bộ, công chức:1)Mức trích cụ thể cho các nội dung chi quy định trên do Thủ trưởng cơ quan quyếtđịnh sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn cơ quan; 2)Kinh phí tiết kiệm chikhông hết trong năm, được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

3. Quản lý chi chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ3.1 Nguyên tắc quản lý chi chương trình mục tiêu

a) Nguyên tắc quản lý chi theo dự toán được duyệt

Các khoản chi CTMTQGDS-KHHGĐ được ghi vào dự toán chi (bao gồmkhoản chi, cơ cấu chi) và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ pháplý để quản lý chi. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng, thanhtoán, quyết toán kinh phí theo các khoản chi, cơ cấu chi theo quyết định phê duyệt.

Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐmỗi cấp, mỗi đơn vị phải căn cứ vào dự toán kinh ph í đã được duyệt mà phân bổ vàsử dụng cho các khoản, mục chi và phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quyđịnh.

Các cấp, các đơn vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện và quyết toánkinh phí của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu so sánh.

b) Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

Trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ các cấp, các đơn vị luôn phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhưngvẫn đạt hiệu quả tốt nhất. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả chỉ có thể đư ợc tôn trọngnếu làm tốt và làm đồng bộ một số nội dung sau:

- Phải xây dựng và áp dụng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp vớitừng đối tượng hay tính chất công việc; đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao.

- Phải thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thứccấp phát áp dụng cho mỗi loại đơn vị hoặc yêu cầu quản lý của từng khoản mục chimột cách phù hợp.

- Biết ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi sao chovới tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việ c vẫn hoàn thành và đạt chấtlượng cao. Phải có các phương án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau để lựachọn phương án tối ưu nhất cho cả quá trình lập dự toán, phân bổ và quá trình sửdụng kinh phí.

158

- Khi đánh giá tính hiệu quả của chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ phải xemxét mức độ tác động của mỗi khoản chi cho mỗi hoạt động đến mục tiêu và phảitính đến thời gian phát huy tác dụng. Vì vậy, hiệu quả chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ gắn liền với mức độ tác động đến mục tiêu và là lợi ích về KT-XH mà xãhội được hưởng.

c) Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước

Kho bạc nhà nước vừa có quyền, vừa có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ mọikhoản chi của CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ và coi đó là nguyên tắc quản lý chiCTMT Quốc gia DS-KHHGĐ. Để thực hiện được nguyên tắc chi trực tiếp qua Khobạc nhà nước cần phải giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau:

Tất cả các khoản chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ phải được kiểm tra, kiểmsoát một cách chặt chẽ trong quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải cótrong dự toán được duyệt, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nướccó thẩm quyền qui định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí chuẩn chi.

Các đơn vị sử dụng kinh phí CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ phải mở tàikhoản tại Kho bạc nhà nước và chịu sự kiểm tra, kiểm s oát trong quá trình lập dựtoán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán kinh phí.

Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiệnchi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi theo đúng qui định;tham gia với các cơ quan Tài chính, cơ quản QLNN có thẩm quyền trong việc kiểmtra tình hình sử dụng kinh phí và xác nhận số thực chi qua kho bạc của các đơn vị.

Thủ trưởng cơ quan Kho bạc nhà nước có quyền từ chối thanh toán, chi trảcác khoản chi không đủ các điều kiện: 1)Không có trong dự toán ngân sách đượcgiao; 2)Không đúng chế độ, định mức chi tiêu tài chính; 3)Chưa được thủ trưởngđơn vị hoặc người được uỷ quyền quyết định chi; 4)Không đủ điều kiện chi theo quiđịnh hiện hành về chi trực tiếp qu a Kho bạc nhà nước.

3.2 Định mức chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ

a) Định mức sử dụng kinh phí

Định mức sử dụng kinh phí là một căn cứ rất quan trọng để các đơn vị sửdụng ngân sách quản lý điều hành kinh phí và là căn cứ quan trọng để cơ quan chủquản cấp trên, cơ quan Tài chính, cơ quan Thanh tra, cơ quan Kiểm toán nhà nướcthực hiện các phần việc liên quan đến xét duyệt, thẩm định, hay kiểm tra chấp thuậntính hợp lệ, hợp lý của số kinh phí mà đơn vị dự toán đã sử dụng.

Định mức sử dụng kinh phí được thể chế hoá bằng các Thông tư hướng dẫncủa Bộ Tài chính, trong đó có xác nhận thời gian có hiệu lực.

159

b) Định mức phân bổ kinh phí

Định mức phân bổ kinh phí được sử dụng nhiều nhất trong quá trình lập dựtoán CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ nhằm xây dựng dự toán, giao dự toán và hướngdẫn các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán kinh phí.

Định mức phân bổ kinh phí nhiều khi cũng được dùng để ấn định chính thứcmức chi mà mỗi đối tượng được phép áp dụng khi xây dựng dự toán ngân sách kỳkế hoạch. Định mức phân bổ được dùng nhiều nhất trong quan hệ giữa các cấp ngânsách với nhau trong quá trình lập dự toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ.

3.3 Lập dự toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ

Căn cứ lập dự toán, trình tự lập dự toán, phương pháp xác định kinh phí theotừng dự án, nhiệm vụ và hoạt động của CTMTDS kỳ kế hoạch được thực hiện theohướng dẫn lập kế hoạch CTMTDS.

3.4 Chấp hành dự toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ

a) Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ

Tổ chức chấp hành dự toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ là một nộidung quan trọng của chấp hành dự toán chi NSNN, là khâu thứ hai của chu trìnhquản lý NSNN. Thời gian tổ chức chấp hành dự toán được tính từ ngày 01 tháng 01đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chiCTMT Quốc gia DS-KHHGĐ cần dựa trên căn cứ sau:

- Dựa vào định mức sử dụng kinh phí của từng nhiệm vụ, nội dung hoạtđộng, chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán là căn cứ mang tính quyết định.

- Dựa vào kết quả lựa chọn đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm v ụ, nội dung hoạtđộng, chỉ tiêu của CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ theo quy định (nếu khoản chiCTMT Quốc gia DS-KHHGĐ đã được ghi trong dự toán nhưng việc lựa chọn đơnvị tổ chức thực hiện không đáp ứng yêu cầu thì không được sử dụng số kinh phí đãgiao).

- Dựa vào chính sách, chế độ chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ hiện hành làcăn cứ pháp lý cho công tác tổ chức chấp hành dự toán chi (tính hợp lệ, hợp lý củacác khoản chi chỉ dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ chi đang có hiệu lực).

b)Yêu cầu cơ bản trong tổ chức chấp hành dự toán chi CTMTQG

Mục tiêu cơ bản của việc tổ chức chấp hành dự toán chi CTMT Quốc giaDS-KHHGĐ là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồn vốn một cách hợplý, tiết kiệm và hiệu quả. Để đạt được các mục tiêu cơ bản đó, trong quá trình tổchức chấp hành dự toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ cần chú trọng đến cácyêu cầu cơ bản: 1)Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung cótrọng điểm trên cơ sở dự toán chi đã xác định; 2)Đảm bảo việc cấp phát vốn một

160

cách kịp thời, chặt chẽ tránh mọi sơ hở gây lãng phí, tham ô làm thất thoát nguồnvốn của CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ; 3)Phải hết sức tiết kiệm nhằm nâng caohiệu quả KT-XH của mỗi khoản chi.

Trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi với dự toán chi được phêduyệt sẽ có khoảng cách nhất định hoặc có thể phát sinh khoản chi đột xuất, đòi hỏitrong quá trình chấp hành dự toán chi CTMTQG DS-KHHGĐ phải có sự điều phốilinh hoạt (Cần phải tránh hai khuynh hướng: hoặc quá cứng nhắc, hoặc quá tùy tiện,cũng đều làm giảm hoặc mất đi tính hiệu quả của các khoản chi CTMT Quốc giaDS-KHHGĐ).

c) Biện pháp tăng cường quản lý trong quá trình chấp hành dự toán chi

- Trên cơ sở dự toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ đã được duyệt và cácchính sách chế độ chi hiện hành, cơ quan quản lý CTMT Quốc gia DS-KHHGĐphải hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng cho các các cấp, các đơn vị thi hành.

- Quy định rõ ràng trình tự, thủ tục và các điều kiện được cấp phát, thanhtoán kinh phí đối với mỗi nội dung chi, mỗi loại khoản chi cụ thể.

- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện tố t chế độ hạch toán kế toán áp dụng chocác đơn vị sử dụng kinh phí của CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ. Sao cho sự hìnhthành nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí đều phải được hạch toán đúng, đủ, chínhxác và kịp thời. Trên cơ sở đó mà đảm bảo cho việc quyết toán ki nh phí đượcnhanh, chính xác, đồng thời cung cấp các tài liệu có tính chuẩn mực cao cho kiểmtoán Nhà nước xét duyệt các báo cáo quyết toán.

- Cơ quan Tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời cáckhoản chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và có quyền tạm dừng cáckhoản chi vượt nguồn cho phép hoặc sai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn; có quyềnyêu cầu cơ quan giao dự toán điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các đơn vị trựcthuộc để đảm bảo sử dụng kinh phí theo đúng mục tiêu, tiến độ.

d) Điều chỉnh kinh phí chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ

Điều chỉnh kinh phí chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ nhằm đáp ứng cácnhu cầu chi theo dự toán được duyệt. Trường hợp thiếu nguồn kinh phí theo dự toánđã phê duyệt thì buộc phải cắt giảm một số khoản chi của CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ. Chỉ khi cấp có thẩm quyền quyết định thì những thay đổi dự toán chi theocác nhiệm vụ, hoạt động mới bổ sung hoặc bị cắt giảm mới có hiệu lực thi hành.

e) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện

Thường xuyên kiểm tra, giám s át tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗiđơn vị được cấp. Sao cho mỗi khoản chi tiêu kinh phí vừa phải đảm bảo theo đúngdự toán, đúng nội dung chi, định mức chi, tiêu chuẩn và theo đúng chế độ tài chính

161

hiện hành, góp phần nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý chi CTMTQuốc gia DS-KHHGĐ.

3.5 Quyết toán và kiểm toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ

a) Yêu cầu của quyết toán và kiểm toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ

Quyết toán các khoản chi CTMT DS-KHHGĐ là công việc cuối cùng trongmỗi chu trình quản lý tài chính, là quá trình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại cácsố liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kếtquả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấphành dự toán tiếp sau.

Quyết toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ phải chú ý các yêu cầu cơbản: 1)Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời báo cáo cho cơquan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ qui định; 2)Số liệu trong báo cáophải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Nội dung các báo cáo tài chính phải theođúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN đã quiđịnh; 3)Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán các cấp trước khi trình cơ quan cóthẩm quyền phê chuẩn phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước đồng cấp; 4)Thủtrưởng đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, duyệt quyết toán chi CTMTQuốc gia DS-KHHGĐ của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về quyết toán đãduyệt; lập quyết toán chi thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan Tài chính cùng cấp;5)Báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán không được để xảy ra tình trạng quyết toánchi lớn hơn nguồn kinh phí được giao; 6)Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiệnkiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán của các cấp,các đơn vị sử dụng kinh phí của CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ theo qui định củapháp luật.

Chỉ khi các yêu cầu được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toán chi CTMTQuốc gia DS-KHHGĐ mới được tiến hành thuận lợi, tạo cơ sở vững chắc cho việc phântích, đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan.

b) Báo cáo quyết toán chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ

Cuối mỗi kỳ báo cáo, đơn vị dự toán lập báo cáo quyết toán: 1)Bảng cân đối tàikhoản; 2)Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; 3)Báo cáo chitiết kinh phí hoạt động; 4)Báo cáo chi tiết kinh phí dự án; 5)Bảng đối chiếu dự toánkinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước; 6)Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phíngân sách tại Kho bạc nhà nước; 7)Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định; 8 )Báocáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu (nếu có); 9)Báo cáo tình hình thực hiện các chỉtiêu khoán chi hành chính; 10)Báo cáo sử dụng số kinh phí tiết kiệm về khoán chi hànhchính; 11)Thuyết minh báo cáo tài chính.

162

c) Lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán

Sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm, sốliệu trên sổ sách kế toán của mỗi đơn vị phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với sốliệu của Kho bạc nhà nước cả về tổng số và chi tiết; khi đó đơn vị mới được tiếnhành lập báo cáo quyết toán năm để gửi xét duyệt theo trình tự sau:

Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán năm gửi đơn vị dự toán cấptrên. Đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kếtquả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới. Kể từ ngày nhận được thôngbáo xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp dưới khôngcó ý kiến gì khác thì coi như đã chấp nhận để thi hành.

Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm tổng hợp và lập báo cáo quyết toán nămgửi cơ quan tài chính đồng cấp sau khi có xác nhận của Kho bạc nhà nước và Kiểmtoán nhà nước. Cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm cho cácđơn vị dự toán cấp I trực thuộc. Kể từ khi đơn vị dự toán cấp I nhận được thông báovề quyết toán đã đựợc thẩm định, nếu không có ý kiến gì khác coi như đã chấp nhậnđể thi hành. Nếu phát hiện sai sót, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu cơ quanduyệt quyết toán điều chỉnh lại, đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quiđịnh của pháp luật.

Trường hợp đơn vị dự toán cấp I có ý kiến không thống nhất với thông báothẩm định quyết toán của cơ quan Tài chính thì phải trình U BND đồng cấp (nếu làđơn vị dự toán thuộc cấp chính quyền địa phương) hoặc trình Chính phủ (nếu là đơnvị dự toán thuộc trung ương) để xem xét quyết định. Trong khi chờ ý kiến quyếtđịnh của UBND đồng cấp hoặc Chính phủ thì mọi quyết định của cơ quan Tài chínhvẫn được thi hành.

Cơ quan Tài chính đồng cấp có quyền tham gia xét duyệt quyết toán năm đốivới đơn vị dự toán trực thuộc cấp I (nếu thấy cần thiết). Cơ quan dự toán cấp I và cơquan Tài chính đồng cấp có quyền xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chếđộ và không nằm trong dự toán được duyệt; đồng thời ra lệnh nộp ngay các khoảnphải nộp vào NSNN theo chế độ quy định.

163

B. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP1. Nguồn tài chính và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp

1.1 Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp

a) Nguồn NSNN cấp

Đối với cả hai loại đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí và đơn v ị tự đảm bảomột phần chi phí, NSNN cấp: 1)Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa họccấp Nhà nước, cấp bộ; chương trình MTQG và các nhiệm vụ đột xuất khác đượccấp có thẩm quyền giao; 2)Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độđặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, theo giá hoặc khung giá do Nhànước quy định (điều tra, quy hoạch, khảo sát...); 3)Kinh phí cấp để tinh giản biênchế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế dôi ra;4)Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sựnghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm, vốn đối ứng cho các dự án được cấp cóthẩm quyền phê duyệt.

b) Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị

- Tiền thu phí, lệ phí thuộc NSNN (phần được để lại đơn vị thu theo quyđịnh). Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dungchi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với từng loạiphí, lệ phí.

- Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu từ các hoạt động nàydo thủ trưởng đơn vị quyết định, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tíchlũy và Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định (nếu có).

Nguồn thu cụ thể đối với lĩnh vực y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình gồm:1)Từ dịch vụ khám, chữa bệnh, thực hiện các biện pháp tránh thai; 2)Bán các sảnphẩm dịch vụ ứng dụng khoa học sản xuất để phục vụ phòng chữa bệnh: viêm g an,bại liệt, viêm não...; 4)Lệ phí cấp giấy hành nghề y, dược tư nhân; 4 )Lệ phí đăng kýkinh doanh, danh mục thuốc lưu hành.

c) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật

Thu từ các dự án viện trợ, quà biếu tặng, vay tín dụng và thu khác.

1.2 Nội dung chi của đơn vị sự nghiệp

Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và chi chocác hoạt động có thu sự nghiệp: 1)Chi cho người lao động (tiền lương, tiền công, cáckhoản phụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn theo quy định); 2)Chi quản lý hành chính (vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng,thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí...); 3)Chi các hoạt động nghiệp vụ;4)Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: vật tư, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ (kể cả

164

chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định); 5)Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệphí; 6)Chi mua sắm tài sản, công cụ thiết bị văn phòng (không bao gồm đầu tư xây dựngcơ bản), sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất ; nhà cửa, máy móc thiết bị; 7)Các khoảnkhác theo quy định của pháp luật.

Chi hoạt động không thường xuyên: thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa họccấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; CTMT Quốc gia, chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng củaNhà nước; chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định; chitinh giản biên chế do nhà nước quy định; c hi đầu tư phát triển (chi đầu tư xây dựng cơsở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản); chi thực hiện các dự án đầu tưtheo quy định; chi nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao và chi khác (nếucó).

2. Nguyên tắc cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính

2.1 Chế độ quản lý chi tiêu nội bộ

a) Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

- Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi tiêu áp dụng thông nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị sự nghiệp có thuhoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyê n phùhợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cườngcông tác quản lý.

- Nội dung chi nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đã cóchế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, thì thủ trưởngđơn vị được quy định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định,trừ một số tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi: 1)Tiêu chuẩn, định mức sử dụngxe ô tô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước; 2 )Tiêuchuẩn về nhà làm việc; 3)Chế độ công tác nước ngoài; 4)Chế độ tiếp khách nướcngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; 5)Kinh phí CTMT Quốc gia; 6)Nhiệm vụ độtxuất được cấp có thẩm quyền giao; 7)Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoahọc cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; 8)Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; 9)Vốnđầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án và vốn viện trợ; 10 )Kinh phí mua sắmvà sửa chữa lớn tài sản cố định. Nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động củađơn vị nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng Nhà nước chưaban hành chế độ, thì Thủ tưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ,nội dung công việc, trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.

- Đơn vị sự nghiệp không được dùng kinh phí của đơn vị để mua sắm thiết bị, đồdùng, tài sản trang bị tại nhà riêng cho cá nhân hoặc cho cá nhân mượn dưới bất kỳ hìnhthức nào (trừ trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng theo quy định).

- Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trongđơn vị sự nghiệp, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị. Quy chế chi tiêu

165

nội bộ đơn vị sự nghiệp gửi cơ quan quản lý cấp trên để báo cáo và gửi kho bạc Nhànước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch làm căn cứ kiểm soát chi.

b) Phạm vi và nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nộ i bộ

- Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đặc thù (nếu có)

Tổng quỹ tiền lương của đơn vị thực hiện theo quy định tại của Bộ Tài chính"hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho cácđơn vị sự nghiệp có thu" và đảm nguyên tắc sau:

+ Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu để lập quỹ tiền lương củađơn vị (căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và khả năng tiết kiệm chi thường xuyên củađơn vị) tối đa không vượt quá 2,5 lần so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nướcquy định đối với đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; khôngvượt quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định đối vớiđơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

+ Phương án tiền lương: trước hết đảm bảo mức lương tối thiếu và các chếđộ phụ cấp do Nhà nước quy định cho số lao động trong biên chế và lao động hợpđồng, lao động từ 1 năm trở lên; sau đó phân chia theo hệ số điều chỉnh tăng thêmcho người lao động. Hệ số điều chỉnh tăng thêm cho từng người lao động theonguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao đóng góp nhiều cho việc tăng thu,tiết kiệm chi thì được hưởng nhiều hơn.

+ Đối với số lao động hợp đồng dưới 1 năm, đơn vị thực hiện theo hợp đồngđã ký giữa đơn vị và người lao động.

+ Trường hợp quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo đơngiá sản phẩm do Nhà nước đặt hàng mà vượt quá quỹ tiền lương tính theo mức tốiđa theo quy định thì phần vượt quỹ lương được chuyển vào quỹ dự phòng ổn địnhthu nhập của đơn vị để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợpnguồn thu bị giảm.

+ Đơn vị có thể lựa chọn cách trả lương theo thời gian, hoặc theo lương khoán.+ Chế độ phụ cấp đặc thù của các ngành thực hiện theo quy định hiện hành.

c) Công tác phí trong nước

Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được quy định mức chi cao hơn hoặc thấphơn mức quy định của Nhà nước về công tác phi cho cán bộ viên chức đi công táctrong nước trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị gồm: 1 )Phụ cấp công tác phí;2)Tiền thuê chỗ ở tại nơi đến c ông tác (có thể khoán chi cán bộ đi công tác); 3)Tiêuchuẩn phương tiện tàu xe cán bộ sử dụng đi công tác.

Chứng từ thanh toán công tác phí cho cán bộ viên chức: 1)Giấy đi đường cóký duyệt của Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ đi công tác và xác nhận của cơ q uan nơicán bộ đến công tác; 2)Vé tàu, xe, cầu, phà. .. và cước hành lý (nếu có); 3)Hóa đơnthuê chỗ ở nơi đến công tác. Đối với đơn vị thực hiện khoán tiền thuê chỗ ở tại nơi

166

đến công tác cho cán bộ viên chức thì không cần kèm theo hóa đơn thuê chỗ ở nơiđến công tác.

d) Chi tiêu hội nghị

Trên cơ sở quy định hiện hành về chế độ chi tiêu hội nghị, đơn vị xây dựngquy chế chi tiêu hội nghị phù hợp với tính chất của hội nghị và khả năng nguồn tàichính của đơn vị, mức chi tiêu có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định của Nhànước.

e) Chi phí sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động

Tiêu chuẩn trang bị điện thoại và chi phí mua máy điện thoại, chi phí lắp đặtvà hòa mạng đơn vị thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việcban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng vàđiện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội.

g) Trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện thông tin điện thoại, máy fax

Các đơn vị trang bị các phương tiện theo nhu cầu và khả năng tài chính của đơnvị và xây dựng quy chế quản lý, sử dụng các tài sản đó có hiệu quả và tiết kiệm.

Đơn vị có thể xây dựng mức phân bổ sử dụng điện thoại theo tháng, quý chotừng phòng, ban. Đối với các phòng, ban mới thành lập, thủ trưởng đơn vị căn cứ mứcphân bổ của các phòng, ban tương ứng để xác định mức phân bổ cho phù hợp.

h) Trang bị và quản lý thiết bị sử dụng điện chiếu sángQuy chế cần quy định rõ việc trang bị các thiết bị sử dụng điện trong cơ quan và

các giải pháp tiết kiệm điện, không sử dụng điện phục vụ nhu cầu cá nhân.

i) Sử dụng văn phòng phẩmĐơn vị có thể xây dựng mức phân bổ sử dụng văn phòng phẩm cho từng phòng,

ban trong đơn vị. Quy định việc in ấn, phô tô các tài liệu chung của cơ quan.

k) Thanh toán chi phí nghiệp vụ chuyên mônChi nghiệp vụ chuyên môn của ngành y tế là chi phí khám, chữa bệnh, phòng

bệnh, đồ vải, quần áo cho bệnh nhân, chăn màn, giường chiếu và vật tư rẻ tiền mauhỏng, trang phục bảo hộ lao động cho người lao động...). Tùy theo từng loại hìnhhoạt động, đơn vị sự nghiệp xây dựng quy chế chi tiêu về nghiệp vụ chuyên môncao hơn hoặc thấp hơn mức Nhà nước quy định cho phù hợp.

l) Hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

Các đơn vị sự nghiệp xây dựng quy chế khoán thu, khoán chi các dịch vụ sảnxuất cung ứng dịch vụ đối với các đơn vị trực thuộc về: 1 )Chi phí quản lý dịch vụ(thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị); 2) Quy định quản lý, sử dụng tàisản, dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất dịch vụ; sử dụng xe ô tô, máy móc thiết bịđưa vào khai thác kết hợp sản xuất dịch vụ..., trong đó tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ

167

được dùng trong sản xuất và dịch vụ thực hiện theo quy định tại Quyết định của Bộtrưởng Bộ Tài chính. Khi xây dựng phương án sản xuất cung ứng dịch vụ, đơn vịxác định yếu tố khấu hao TSCĐ trong giá dịch vụ đảm bảo nguyên tắc bù đắp đượcchi phí và có tích lũy; 3)Quy định tỷ lệ trích nộp cho đơn vị để chi phí quản lýchung của đơn vị; 4)Tỷ lệ khoán chi đối với các dịch vụ: trong đó phần khoán chi đốivới các đơn vị trực thuộc quy chế cần quy định các mức chi thực hiện theo quy chếchi tiêu nội bộ của đơn vị và có đầy đủ chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật.

m) Trích lập và sử dụng các quỹ

Căn cứ Nghị định của Chính phủ, đơn vị xây dựng các quy chế về mức tríchlập đối với từng quỹ; quy chế sử dụng đối với từng quỹ của đơn vị.

n) Nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị trong phạm vixây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng Nhà nước chưa ban hành chế độ

Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dungcông việc, trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.

2.2 Chi trả lương

a) Xác định quỹ tiền lương, tiền công (gọi chung là quỹ tiền lương)

- Nhà nước khuyến khích các đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinhgiảm biên chế, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoànthành nhiệm vụ được giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN.

- Đơn vị sự nghiệp không được sử dụng các nguồn kinh phí sau để chi trảtiền lương tăng thêm cho người lao động: 1)Kinh phí NSNN cấp để thực hiện tinhgiảm biên chế; 2)Kinh phí nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành;3)Chương trình mục tiêu quốc gia; 4)Thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩmquyền giao; 5)Tiền mua sắm, sửa chữa tài sản được xác định trong phần thu ph í, lệphí được để lại đơn vị; 6 )Vốn đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớntài sản; 7)Vốn đối ứng các dự án; vốn viện trợ; vốn vay; 8)Kinh phí của nhiệm vụphải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện.

- Việc đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàncủa người lao động trong các đơn vị SNCT thực hiện theo quy định hiện hành.

b) Chi trả lương cho từng người lao động

Trong phạm vi tổng quỹ tiền lương, tiền công đư ợc xác định như trên, saukhi thống nhất với tổ chức công đoàn và được công khai trong đơn vị, thủ trưởngđơn vị quyết định phương án chi trả tiền lương cho từng người lao động theonguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc t ăng thu,tiết kiệm chi thì được hưởng nhiều hơn.

168

Trường hợp nguồn thu bị giảm sút, không bảo đảm mức tiền lương tối thiểuthì thủ trưởng đơn vị thống nhất với công đoàn sử dụng quỹ dự phòng ổn định thunhập để bảo đảm mức tiền lương tối thiểu cho người lao động.

c) Điều chỉnh chi trả lương

Khi nhà nước thay đổi hoặc điều chỉnh quy định về tiền lương, nâng mứclương tối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi NSNN, thì đơn vị sựnghiệp tự bảo đảm trang trải các khoản chi tăng thêm từ các nguồn: 1)Đối với đơn vịtự bảo đảm chi phí được sử dụng các nguồn thu sự nghiệp, các khoản tiết ki ệm chivà các quỹ của đơn vị; 2)Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí được sử dụngnguồn thu sự nghiệp, khoản tiết kiệm chi, các quỹ của đơn vị và kinh phí NSNN cấptăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do Chính phủ quyết định.

2.3 Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Các đơn vị sự nghiệp có hoạt động sản xuất, dịch vụ có trách nhiệm đăng kýkê khai và nộp các loại thuế và các khoản nộp khác (nếu có); được hưởng c ác chếđộ về miễn giảm thuế theo quy định của luật thuế và các văn bản hướng dẫn hiệnhành.

Trường hợp có nhiều hoạt động sản xuất, dịch vụ khác nhau, trong thực tếkhó hạch toán riêng, để xác định mức thuế phải nộp của từng loại thuế theo quyđịnh, đơn vị phải báo cáo với cơ quan thuế địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở. Cơquan thuế địa phương thẩm tra có văn bản báo cáo Tổng cục thuế để xác định mứcthuế phải nộp cho các hoạt động dịch vụ của đơn vị.

2.4 Chế độ tín dụng trong các đơn vị sự nghiệp

Các đơn vị sự nghiệp được vay vốn tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ pháttriển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức sản xuất, cungứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.

2.5 Trích lập và sử dụng các q uỹ

a) Trích lập các quỹ

- Căn cứ kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạtđộng, nộp thuế và các khoản phải nộp khác (nếu có) cho NSNN theo quy định thì sốchênh lệch (nếu có) giữa phần thu (sau khi loại trừ kinh phí nghiên cứu khoa học đềtài cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; CTMT Quốc gia; các nhiệm vụ đột xuất được cấpcó thẩm quyền giao; kinh phí NSNN cấp để thực hiện tinh giản biên chế, tiền muasắm, sửa chữa tài sản được xác định trong phần thu phí, lệ phí được để lại đơn vịtheo quy định; vốn đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản vốnđối ứng các dự án; vốn viện trợ, vốn vay; kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp

169

sang năm sau thực hiện) và phần chi tương ứng, đơn vị được trích lập các quỹ (quỹdự phòng ổn địn h thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp).

- Việc trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị quyết định, sau khi thống nhấtvới tổ chức công đoàn của đơn vị và đư ợc thực hiện theo trình tự: 1)Trích lập quỹdự phòng ổn định thu nhập; 2)Trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi tối đa khôngvượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm; 3)Trích lập quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp sau khi đã trích lập 3 quỹ.

b) Sử dụng các quỹ

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao độngtrong trường hợp nguồn thu bị giảm sút.

- Quỹ khen thưởng được dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cánhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp. Thủ trưởng đơn vị quyết định việcchi quỹ khen thưởng sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn đơn vị.

- Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi chocác hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khănđột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp nghỉ h ưu, nghỉ mất sức. Chithêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giảm biên chế. Thủtrưởng đơn vị quyết định việc sử dụng qũy phúc lợi sau khi thống nhất với tổ chứccông đoàn đơn vị.

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng caohoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máymóc thiết bị, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; trợ giúpthêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viênchức trong đơn vị. Việc sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp vào các mụcđích trên do thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy định cuả pháp luật.

2.6 Quản lý và sử dụng vốn, tài sản

Đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và tài sản c ó hiệu quảtheo quy định hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ tàichính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp.

Đối với TSCĐ sử dụng vào hoạt động sản xuất, dịch vụ đơn vị phải tríchkhấu hao TSCĐ theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước. Số khấu hao củaTSCĐ đơn vị được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị,trả nợ vốn vay đầu tư tài sản (nếu có). Đối với các tài sản được thanh lý theo quyđịnh, tiền thu thanh lý sau khi trừ chi phí thanh lý, được để lại đơn vị.

170

Toàn bộ tiền khấu hao TSCĐ và tiền thu thanh lý tài sản để lại đơn vị nóitrên, được hạch toán vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, để đầu tư tăng cườngcơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị.

3 Tổ chức quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp3.1 Lập dự toán thu, chi

a) Lập dự toán thu, chi đối với năm đầu của thời kỳ ổn định

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ củanăm kế hoạch; căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nướcquy định; căn cứ vào kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt động thường xuyên năm trướcliền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) được cấp có thẩm quyềnphê duyệt; đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi năm kế hoạch.

Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên là căn cứ xác định mức bảo đảmkinh phí hoạt động thường xuyên và mức kinh phí NSNN hỗ trợ hoạt động thườngxuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí).

Căn cứ lập dự toán thu: 1)Đối với khoản thu phí, lệ phí được căn cứ vào đốitượng thu, mức thu của từng loại phí, lệ phí; 2)Đối với các hoạt động sản xuất, cungứng dịch vụ được căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khối lượng cungứng dịch vụ và mức giá do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế đã ký kết,theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.

Căn cứ lập dự toán chi: 1)Các khoản chi tiền lương, tiền công và các khoảnphụ cấp, trợ cấp theo lương (tính theo lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấplương theo quy định hiện hành đối với từng ngành nghề, công việc) được áp dụngđơn giá, định mức lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; 2)Chihoạt động nghiệp vụ được căn cứ vào chế độ và khố i lượng hoạt động nghiệp vụ; 3)Chiquản lý hành chính (vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí... ) theo chế độchi tiêu tài chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; 4)Chi hoạt động sảnxuất dịch vụ (vật tư, hàng hóa... ) theo định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ quan Nhànước có thẩm quyền quy định và thực hiện của năm trước; khấu hao TSCĐ theo chếđộ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước; mức thuế phải nộp theo quy định hiệnhành; 5)Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành;Chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhànước; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị; vốnđối ứng dự án; đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.

Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo nộidung thu, chi và mục lục NSNN gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Trung ương) gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệpthuộc địa phương) theo quy định hiện hành và theo biểu mẫu đính kèm.

171

b) Giao dự toán

- Đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương. Căn cứ vào dự toá n thu, chingân sách được Thủ tướng Chính phủ giao; căn cứ vào dự toán thu, chi của đơn vịlập; Bộ trưởng bộ chủ quản xem xét, thẩm tra và ra văn bản xác định đơn vị sựnghiệp thuộc loại tự bảo đảm chi phí hoặc đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí; giaodự toán thu, chi NSNN cho đơn vị trực thuộc, trong đó có mức NSNN bảo đảm hoạtđộng thường xuyên (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí).

- Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương. Căn cứ vào dự toánthu, chi NSNN được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ vào dự toán thu, chi do đơn vịlập; cơ quan chủ quản thẩm tra, xem xét trình và Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấpcăn cứ vào đề nghị của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính cùng cấp ra văn bảnxác định đơn vị sự nghiệp thuộc loại tự bảo đảm chi phí hoặc đơn vị sự nghiệp bảođảm một phần chi phí; giao dự toán thu, chi NSNN cho các đơn vị trực thuộc, trongđó có mức NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm mộtphần chi phí).

c) Lập dự toán 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định

- Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên, Bộ Tài chính thông báomức NSNN được Thủ tướng Chính phủ quyết định tăng thêm hàng năm đối vớitừng lĩnh vực. Căn cứ vào mức NSNN được tăng và dự toán thu, chi hoạt độngthường xuyên được Bộ chủ quản và Ủy ban ND các cấp giao năm đầu, các năm tiếptheo đơn vị lập dự toán thu, chi theo nhiệm vụ và tiến độ hoạt động hàng năm, gửiBộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương), gửi cơ quan chủquản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phư ơng) và kho bạc nhà nướcnơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi, kiểm soát chi theo dự toán của đơnvị. Cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính không duyệt lại dự toán cho 2 năm tiếptheo của thời kỳ ổn định.

- Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, ngành;Chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của nhànước; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị; vốnđối ứng dự án; hàng năm đơn vị lập dự toán theo tiến độ hoạt động và quy địnhhiện hành.

3.2 Chấp hành dự toán thu, chi

a) Cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước

- Đối với kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vịbảo đảm một phần chi phí), cấp qua kho bạc nhà nước vào mục 134 "chi khác" củamục lục NSNN. Đơn vị thực hiện chi và kế toán, quyết toán theo các mục chi củamục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi.

172

- Đối với các khoản kinh phí khác của hai loại đơn vị sự nghiệp: kinh phíthực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước; kinh phí đề tài nghi ên cứu khoa học cấpNhà nước, cấp Bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện tinh giản biênchế; thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, vốn đối ứng các dựán và vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị, quản lý, cấp phát theo dự toán được cấp cóthẩm quyền phê duyệt và các mục chi của mục lục NSNN theo quy định hiện hành.

b) Điều chỉnh dự toán

- Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh dự toán thu, chi hoạtđộng sự nghiệp, kinh phí hoạt động thường xuyên đã được giao cho phù h ợp vớitình hình thực tế của đơn vị, gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp thuộcTrung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địaphương) và kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi, quảnlý.

- Đối với các khoản chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phíđề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành; kinh phí thực hiện nhiệmvụ nhà nước đặt hàng; các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinhphí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án vàvốn viện trợ; việc điều chỉnh dự toán theo quy định hiện hành.

c) Kinh phí chuyển năm sau

- Cuối năm ngân sách, các khoản kinh phí chưa sử dụng hết đơn vị đượcchuyển sang năm sau để hoạt động, gồm: 1)Kinh phí NSNN bảo đảm hoạt độngthường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí); 2)Các khoảnthu sự nghiệp của 2 loại đơn vị.

- Đối với các khoản kinh phí nghiên cứu khoa học; Chương trình mục tiêuquốc gia; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước đặt hàng; các nhiệm vụ độtxuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tưXDCB; vốn đối ứng của NSNN và vốn viện trợ, dự toán năm trước chưa thực hiệnkhông được chuyển sang năm sau, từ trường hợp đặc biệt theo quy định của LuậtNSNN và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

d) Mở tài khoản giao dịch

- Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, để thực hiện chi quakho bạc nhà nước đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN, gồm: thu, chi, phí, l ệ phíthuộc NSNN, kinh phí NSNN cấp.

- Đơn vị sự nghiệp được mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc nhànước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ.

173

3.3 Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi

a) Đối với kho bạc nhà nước

- Đối với thu, chi sự nghiệp: kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thườngxuyên (đối với đơn vị bảo đảm một phần chi phí) kho bạc nhà nước căn cứ vào dựtoán thu, chi của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với năm đầu) hoặcdự toán thu, chi do đơn vị lập (đối với các năm được giao ổn định) để kiểm soát chibảo đảm thuận tiện cho đơn vị.

Đối với tiền lương, tiền công cho người lao động. Kho bạc nhà nước thựchiện kiểm soát chi căn cứ vào kết quả hoạt động sự nghiệp, báo cáo kết quả tàichính quý, năm và phương án chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị.

- Đối với các khoản kinh phí nghiên cứu khoa học, chương trình mục tiêu quốcgia; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước đặt hàng; các nhiệm vụ đột xuấtđược cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tư XDCB;vốn đối ứng của NSNN và vốn viện trợ, kho bạc nhà nước căn cứ vào dự toán hoặcđơn giá được cấp có thẩm quyền giao để thanh toán cho đơn vị.

b) Đối với cơ quan chủ quản và các cơ quan nhà nước có liên quan

Cơ quan chủ quản và các cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện việc kiểmtra, thanh tra, kiểm soát hoạt động thu, chi của đơn vị SNCT theo đúng quy địnhcủa Bộ Tài chính về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị SNCT.

TÓM TẮT CHƯƠNG 7

1. Kế hoạch là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm traviệc thực hiện các phương án về DS-KHHGĐ dài hạn, trung hạn và hàng năm, cũngnhư các chương trình, dự án về lĩnh vực này. Xây dựng kế hoạch là chức năng cơbản nhất trong quản lý nhằm xây dựng các quyết định về mục tiêu, chương trìnhhành động và bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý.

Các loại kế hoạch DS-KHHGĐ chủ yếu được sử dụng là: Đường lối chínhsách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, chương trình mụctiêu quốc gia, dự án và kế hoạch tác nghiệp. Tùy theo phạm vi quản lý, mỗi cấpquản lý cần lựa chọn các loại kế hoạch phù hợp.

Phương thức kế hoạch hướng dẫn được sử dụng trong công tác kế hoạch vềDS-KHHGĐ, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của các địa phương, đơn vị,đồng thời nâng cao chất lượng lập kế hoạch, tăng cường năng lực chỉ đạo, điều hànhthực hiện kế hoạch ở các cấp là phương hướng cơ bản.

174

2. Lập kế hoạch là việc xác định các quyết định để trả lời những câu hỏi:Phải làm gì? Làm như thế nào? Bằng phương tiện gì? Vào lúc nào? Ở đâu? Ai sẽlàm những việc đó và kết quả sẽ ra sao?

Lập kế hoạch là xác định mục tiêu cần đạt đư ợc trong từng thời gian cụ thể,xác định công việc cần làm để đạt được mục tiêu và xác định công cụ, nguồn lực.

Các bước trong quá trình lập kế hoạch bao gồm: Phân tích thực trạng ( tìm ravấn đề); xác định mục tiêu và thứ tự ưu tiên; thiết lập nhiệm vụ và xây dựng cáchoạt động thực hiện nhiệm vụ; xác định nguồn lực; lựa chọn phương án tối ưu.

3. Kế hoạch tác nghiệp bao gồm danh sách các hoạt động, công việc chi tiếtđể thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp với thời gian bắt đầu và thời gian hoànthành, người chịu trách nhiệm, nguồn lực cần thiết và dự kiến kết quả đạt được. Kếhoạch tác nghiệp là một công cụ quản lý có giá trị trong việc dẫn dắt khách thể quảnlý vào việc thực hiện mục tiêu hoặc thực hiện một hoạt động cụ thể. Kế hoạch tácnghiệp có ý nghĩa như là một công cụ giám sát khách thể quản lý trong mọi lĩnh vựcquản lý.

4. Quy trình lập kế hoạch là trình tự các bước đi, mối quan hệ giữa các giaiđoạn của quá trình lập kế hoạch và các cấp lập kế hoạch. Giữa các cấp lập kế hoạchđều có sự phân định về nội dung, phạm vi và phương pháp lập kế hoạch. Sự phânđịnh về nội dung tạo nên phạm vi và quy trình lập kế hoạch giữa các cấp.

5. Quản lý tài chính của cơ quan hành chính về DS-KHHGĐ bao gồm: Quảnlý vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước, quản lý chi hành chính và quản lýchi chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ.

6. Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp bao gồm: Nguồn ngân sách Nhànước cấp, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu khác theo quy định củaPháp luật. Nội dung chi của đơn vị sự nghiệp bao gồm: Chi hoạt động thường xuyêntheo chức năng, nhiệm vụ được giao và chi cho các hoạt động có thu sự nghiệp; chithực hiện nghiên cứu khoa học; chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; chivốn đối ứng thực hiện dự án có vốn nước ngoài theo quy định; Chi thực hiện tinhgiản biên chế theo quy định và chi đầu tư phát triển, nhiệm vụ đột xuất.

175

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Quy trình xây dựng kế hoạch công tác DS-KHHGĐ của địa phương ( nơi học viênđang công tác).

2. Các phương thức kế hoạch. Chương trình DS-KHHGĐ đang thực hiện quản lý,điều hành theo phương thức kế hoạch nào?

3. Hãy nêu tầm quan trọng và nguyên tắc lập kế hoạch?

4. Hãy nêu nhiệm vụ và các bước lập kế hoạch tác nghiệp?

5. Hãy nêu Quy trình thực hiện và quy trình tổng hợp kế hoạch? Các thành phần củakế hoạch?

6. Để xây dựng mục tiêu của kế hoạch hàng năm phù hợp với khả năng thực tế, cáchoạt động nào sau đây là không cần phải tiến hành trong bước xây dựng mục tiêu ?

Đánh giá thực trạng xem mục tiêu đang ở đâu.

Đánh giá năng lực của tổ chức bộ máy để thực hiện mục tiêu. Tầm Tầm quan trọng của mục tiêu, ý nghĩa tác động của mục tiêu đến đời

sống kinh tế xã hội. Khả năng ngân sách để đảm bảo việc thực hiện mục tiêu.

7. Sự khác nhau cơ bản của các phương án hành động khi lập kế hoạch được thểhiện ở một phương án nào sau đây?

Sự khác nhau trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên, mức độ ưu tiên của cáchoạt động và hiệu quả mang lại của mỗi phương án hành động.

Sự khác nhau về kinh phí phân bổ cho các phương án hành động.

Sự khác nhau về tổ chức đơn vị thực hiện các nhiệm vụ hoạt động củamỗi phương án hành động.

Sự khác nhau về thời gian thực hiện các nhiệm vụ hoạt động của mỗiphương án hành động.

8. Hãy nêu Nguyên tắc quản lý chi CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ.

176

Chương 8KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

I. Kiểm tra1.Khái niệm

Theo từ điển tiếng Việt: Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giánhận xét.

Theo từ điển bách khoa Việt nam: Kiểm tra là một chức năng quản lý, mộtkhâu trong quá trình quản lý, có chức năng xem xét tình hình và kết quả thực tế thihành pháp luật, chính sách, chủ trương của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kinh tế -chính trị-xã hội được giao.

Theo khái niệm chung của quản lý thì kiểm tra là quá trình xem xét các hoạtđộng, sự việc cụ thể nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt được hiệu quả tốthơn, đồng thời giúp phát hiện ra những sai sót lệch lạc để có biện pháp khắc phục,đảm bảo cho hoạt động thực hiện đúng hướng. Kiểm tra là chức năng tất yếu củahoạt động quản lý nói chung và QLNN về DS -KHHGĐ nói riêng. Kiểm tra nhằmkịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch và phát hiệnnhững cơ hội đột biến của hệ thống.

Kiểm tra là quá trình xem xét, chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo chocác mục tiêu, kế hoạch, hoạt động được hoàn thành một cách có hiệu quả, kiểm tracòn để đo sự xác thực các thông tin từ các chương trình,dự án. Kết quả kiểm tramang tính xây dựng để hoàn thiện công việc

Trong QLNN nói chung và QLNN về DS-KHHGĐ, kiểm tra được hiểu làhoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên nhằm xem xét mọi hoạtđộng của cấp dưới nhằm làm cho các hoạt động này được tiến hành theo đúng phápluật, chính sách, đúng mục tiêu và đạt kết quả cao, đồng thời giúp phát hiện các saisót, lệch lạc, vướng mắc trong hoạt động của cấp dưới để có biên pháp khắc phục,điều chỉnh kịp thời đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng hướng.

Hoạt động kiểm tra chủ yếu thực hiện trong quan hệ trực thuộc. Vì vậy, khithực hiện kiểm tra, cơ quan cấp trên, thủ trưởng cơ quan có thêm quyền áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế kỷ luật, bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biệnpháp tác động tích cực tới đối tượng bị kiểm tra như khuyến khích, khen thưởng. Cóthể coi kiểm tra là một nội dung nằm trong giám sát.

2. Các loại kiểm traTrong QLNN về DS-KHHGĐ có kiểm tra của cơ quan QLNN có thẩm

quyền chung, kiểm tra chức năng (chuyên ngành DS-KHHGĐ) và kiểm tra nội bộ.

177

- Kiểm tra của cơ quan nhà nước thẩm quyền chung là hoạt động kiểm tracủa Chính phủ và UBND các cấp. Chính phủ, UBND các cấp có thể kiểm tra bất kỳmột hoạt động nào của đối tượng bị quản lý; có thể tiến hành thường xuyên, định kỳhoặc đột xuất khi phát hiện những vi phạm.

Hoạt động kiểm tra của Chính phủ, UBND các cấp được tiến hành theo cáchình thức: nghe, đánh giá báo cáo của đối tượng bị kiểm tra, tự tổ chức các đoànkiểm tra tổng hợp hoặc từng vấn đề hoặc thông qua thanh tra Chính phủ, Thanh traBộ, Sở.

Do tính quyền lực cao, các đoàn kiểm tra của Chính phủ có thể quyết địnhbắt buộc đối tượng phải thi hành như đình chỉ, bác bỏ các quyết định trái pháp luật,dừng các hoạt động sai phạm, kỷ luật những người có chức vụ hoặc các đơn vị, tổchức trực thuộc.

Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xãhội, các doanh nghiệp…

- Kiểm tra chức năng là hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý ngành, lĩnhvực (Bộ, cơ quan ngang bộ) thực hiện đối với cơ quan, đơn vị không thuộc mình vềmặt tổ chức trong việc chấp hành pháp luật, chính sách và các tiêu chuẩn, quy tắcquản lý về ngành, lĩnh vực mà mình quản lý thống nhất trong cả nước. Trong lĩnhvực DS-KHHGĐ, Bộ Y tế có quyền kiểm tra đối với các Bộ, ngành khác và UBNDcác cấp.

Khi tiến hành kiểm tra chức năng, các cơ quan kiểm tra có quyền yêu cầu cơquan bị kiểm tra cùng cấp đình chỉ bác bỏ, sửa đổi quyết định sai, trái luật nhưngkhông có quyền tự mình đình chỉ, bác bỏ, sửa đổi các quyết định đó, cũng không cóquyền áp dụng các chế tài kỷ luật, phạt hành chính, trừ trường hợp cơ quan kiểm tralà Thanh tra Nhà nước chuyên ngành.

- Kiểm tra nội bộ là chức năng, nhiệm vụ của mọi cơ quan QLNN và thườngdùng để kiểm tra trong nội bộ ngành hoặc nội bộ cơ quan. Phạm vi kiểm tra baoquát mọi vấn đề, có thể một hoạt động, một sự việc cụ thể hoặc mọi hoạt độngthuộc nhiệm vụ, chức năng của cơ quan, nhân viên thuộc quyền. Thủ trưởng ngành,cơ quan có thể trực tiếp kiểm tra hoặc lập ra tổ chức giúp thủ trưởng kiểm tra vàđược sử dụng mọi hình thức, biện pháp thu ộc quyền hạn của thủ trưởng.

Dù có sự khác nhau về phạm vi, mức độ và thẩm quyền, xong để cho kiểmtra đạt kết quả tốt, thì dù thuộc loại kiểm tra nào trong 3 loại trên, việc kiểm tracũng phải thực hiện thường xuyên ở mọi cấp, đáp ứng các yêu cầu về tính kế hoạch,tính đồng bộ, tính công khai, chính xác và khách quan, sự linh hoạt và đa dạng, tínhhiệu quả…và được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn, quy trình và phương phápkhoa học.

178

Kiểm tra trong công tác DS-KHHGĐ là hoạt động thường xuyên của cấptrên, của chủ nhiệm chương trình, giám đốc dự án về DS -KHHGĐ đối với cơ quancấp dưới, công chức, viên chức dưới quyền nhằm xem xét mọi mặt hoạt động, hoặckiểm tra việc thực hiện một quyết định... đã được ban hành

II. Giám sát

1. Khái niệm:Theo từ điển Tiếng Việt: Giám sát là sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai

những điều đã quy định , hay còn được hiểu là Theo dõi và kiểm tra xem có thựchiện đúng những điều đã quy định hay không .

Từ điển Bách khoa Việt nam xuất bản năm 2002 cho rằng: Giám sát là mộthình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, hoặc tổ chức xã hội nhằm bảo đảmpháp chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung nào đó

Theo từ điển tiếng Anh (Oxford): Giám sát là hành động theo dõi trực tiếpmột công việc, một nhóm người, một tổ chức.

Theo Giáo trình Quản lý Dự án Đầu tư của Trường Đại học Kinh tế Quốcdân (Nhà Xuất bản Lao Động - Xã hội, Hà Nội năm 2006) : Giám sát dự án là quátrình kiểm tra theo dõi Dự án về tiến độ thời gian, chi phí và tiến trình thực hiệnnhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và đề xuất những biện pháp vàhành động cần thiết để thực hiện thành công Dự án.

Theo tài liệu nâng cao kiến thức dân số (Uỷ ban DSGĐTE, Hà Nội năm2002): Giám sát là một trong các hoạt động quản lý thường xuyên nhằm xem xét,phát hiện việc thực hiện toàn bộ hay một kế hoạch công việc (còn gọi là kế hoạchcác hoạt động) đã được hoạch định để giúp cho các nhà quản lý luôn luôn bám sátkế hoạch hoạt động đề ra, nhằm đạt được mục tiêu của chương trình hay dự án đãđược xác định từ trước.

Dưới góc độ quản lý, giám sát là một chức năng của quản lý, là sự theo dõicủa cấp quản lý đối với đối tượng bị quản lý về một hay nhiều hoạt động đã đượchoạch định nhằm bảo đảm thực hiện được những kết quả mong muốn

Hành vi giám sát gồm theo dõi các hoạt động có theo tiến độ hay không;xem xét việc mua sắm có theo các định mức, tiêu chuẩn quy định hay không; kiểmtra việc ghi chép số liệu, sổ sách, chứng từ, hóa đơn v.v… có đầy đủ, kịp thời,chính xác hay không;

Giám sát luôn gắn với những chủ thể nhất định, tức là trả lời “Ai” giámsát “Ai”. Hai chủ thể độc lập tương đối. Có thể đánh giá chính mình nhưng khôngthể giám sát chính mình. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủthể và đối tượng giám sát, đánh giá.

179

Đối tượng “bị quản lý” không chỉ bao hàm cấp quản lý trực tiếp, cấp trên cóchức năng xem xét., theo dõi, “kiểm tra” cấp trên hoặc người quản lý có thực hiệnđúng với những cam kết hay tiêu chuẩn, chế độ, kế hoạch đã ban hành hay không.

Từ khái niệm về giám sát, chúng ta thấy rằng, giám sát là quá trình kiểm trathường xuyên liên tục tình trạng của dự án/chương trình bằng cách quan sát xemcác hoạt động đã được triển khai và có hoàn thành không, có tạo ra sự thay đổimong muốn hay không.

Như vậy, một giám sát hiệu quả đòi hỏi sự xác định các hoạt động chủyếu và sự đánh giá thường xuyên liên tục các hoạt động của chương trình đã đượchoạch định. Người giám sát có nhiệm vụ theo dõi, xem xét, trao đổi và phát hiệncho người quản lý, người thực hiện tiến độ và khối lượng hoạt động so với kếhoạch đã định, những khó khăn nảy sinh, các nguyên nhân và đặc biệt là kiến nghịbiện pháp khắc phục. Giám sát có tác dụng cung cấp kịp thời những thông tin xácthực, có giá trị về tình hình và kết quả hoạt động đã được dự kiến trong kế hoạchgiúp các cấp quản lý và người giám sát đưa ra các quyết định và những khuyếnnghị đúng đắn nhằm thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch.

Chỉ có thông qua hoạt động giám sát, các chủ thể quản lý mới sớm pháthiện những kết quả cũng như thiếu sót trong việc thực hiện các hoạt động đã đượchoạch định trong kế hoạch, chương trình công tác.

2. Cơ quan thực hiện giám sát và phân loại giám sát2.1 Các cơ quan giám sát của Nhà nước

* Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

Quốc hội có quyền giám sát tối cao việc tuân thủ hiến pháp, luật và nghịquyết của quốc hội về mọi lĩnh vực của quản lý nhà nước cũng như về lĩnh vực DS-KHHGĐ

Phạm vi giám sát của quốc hội là giám sát việc thi hành hiến pháp, luật, nghịquyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội, giám sáthoạt động của Chính phủ, HĐND các cấp.

Việc giám sát của quốc hội được thực hiện thông qua các hình thức:

- Các kỳ họp quốc hội: Nghe thảo luận và đánh giá báo cáo của chính phủ,các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc chính phủ …

- Quyền chất vấn của các đại biểu quốc hội đối với Thủ tướng chính phủ, Bộtrưởng và các thành viên khác của chính phủ.

- Nghe thảo luận, đánh giá báo cáo thẩm tra của các ủy ban, hội đồng quốchội.

180

- Tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội, nghe các yêu cầu, kiến nghị, phảnánh, khiếu nại, tố cáo của cử tri.

- Tổ chức các đoàn giám sát của quốc hội, thực hiện giám sát tổng hợp hoặcchuyên đề về DS - KHHGĐ hoặc tổ chức các đoàn kiểm tra trực tiếp kiểm tra, xemxét những vụ việc đặc biệt.

* Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương thực hiện chứcnăng giám sát thông qua hoạt động xét xử các vụ án về mọi lĩnh vực nói chung vàvề những vi phạm pháp luật về DS - KHHGĐ nói riêng.

Giám sát của tòa án đối với hoạt động hành chính là hoạ t động tài phán hànhchính nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định hành chính và hành vi củacác cơ quan hành chính, cán bộ, công chức hành chính (hành chính nói chung vàhành chính về DS-KHHGĐ nói riêng) bị dân khiếu kiện. Giám sát của tòa án đốivới hoạt động hành chính thông qua tài phán tư pháp chủ yếu là yêu cầu các cơquan hành chính khắc phục sự vi phạm (bãi bỏ, đình chỉ các quyết định hành chính,phán quyết bồi thường hại cho công dân).

* Các cơ quan hành chính.

Các hoạt động giám sát của các cơ quan hành chính thường có phạm vi rộnghơn, bao gồm giám sát tuân thủ hiến pháp luật, chính sách của các cơ quan hànhchính cấp dưới, của các tổ chức, công dân, giám sát việc thực hiện mục tiêu cũngnhư thực hiện tiến độ của các chương trình, kế hoạch, giám sát việc phân bổ, quảnlý và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho thực hiện các chương trình kế hoạch, dự án.

Hình thức giám sát chủ yếu của các cơ quan hành chính bao gồm:

- Xem xét báo cáo của cơ quan hành chính cấp dưới , được thực hiện theo chếđộ định kỳ và đột xuất.

- Khảo sát, điều tra được tiến hành ở các qui mô khác nhau.

- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, toàn diện hoặc theo chuyên đề.

- Thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án.

- Thanh tra hành chính hoặc chuyên ngành, định kỳ hoặc vụ việc.

Mục đích của hoạt động giám sát không chỉ đảm bảo việc tuân thủ hiến pháp,luật, chính sách về DS-KHHGĐ mà còn dự báo xu thế vận động và phát triển củacác yếu tố và quá trình dân số là căn cứ cho điều chỉnh chính sách phát hiện và điềuchỉnh những lệch lạc, vướng mắc trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạchdự án thuộc lĩnh vực này.

181

* Giám sát của cơ quan DS-KHHGĐ

Cấp Trung ương

- Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát: Các Vụ của Tổng cục DS-KHHGĐ.

- Các cơ quan phối hợp: Tùy theo nội dung giám sát để phối hợp với các cơquan, đoàn thể liên quan như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, Hội Nông dân, v.v…

Nhiệm vụ: Tổng cục DS-KHHGĐ xây dựng các quy định về giám sát, xemxét, điều chỉnh thống nhất trong toàn quốc; hướng dẫn cấp dưới sử dụng cácphương pháp, quy trình giám sát thống nhất trong toàn quốc, đồng thời xây dựngcác công cụ cho phù hợp với một số vấn đề đặc thù cần giám sát ở địa phương; tổchức tập huấn công tác giám sát cho cán bộ chuyên môn các ngành và các tỉnh; hỗtrợ cấp tỉnh trong tổ chức và kỹ thuật giám sát ; điều phối các đơn vị cấp trung ươngxây dựng kế hoạch và tổ chức các đợt giám sát hàng năm từ tỉnh tới cấp xã.

- Thời gian và số lượng: Các đợt giám sát liên ngành do trung ương tổ chứcthường được thực hiện ít nhất mỗi năm 2 đợt; giám sát đột xuất có thể thực hiệnkhi xét thấy cần thiết nhằm giải quyết có trọng điểm các vấn đề tồn tại trongchương trình, kế hoạch.

Cấp Tỉnh/TP

- Cơ quan chịu trách nhiệm: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh/TP.

- Các cơ quan phối hợp: Tùy theo nội dung giám sát để phối hợp với các cơquan chức năng của tỉnh: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động T B và XH v.v…

Nhiệm vụ: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh/TP phối hợp với các đơn vị khác trongtỉnh tổ chức các nhóm giám sát; đưa hoạt động giám sát vào kế hoạch hoạt độnghàng năm, phân bổ nguồn lực; xây dựng và điều chỉnh các công cụ giám sát theođặc thù của địa phương; tập huấn cán bộ cấp huyện/xã về giám sát; hỗ trợ cấphuyện trong tổ chức và kỹ thuật giám sát ; thực hiện giám sát tuyến huyện và xã;ngoài giám sát định kỳ, hàng tháng tỉnh cần phân công cán bộ chuyên môn xuốnghỗ trợ cho cấp huyện trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thời gian và số lượng: giám sát định kỳ thường được thực hiện mỗi năm ítnhất 2 đợt tổ chức vào giữa năm và cuối năm. Ngo ài ra có thể tổ chức giám sát độtxuất nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách.

Cấp Huyện

- Cơ quan chịu trách nhiệm: Phòng Y tế, Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện.- Các cơ quan phối hợp: Tùy theo nội dung giám sát để phối hợp với các cơ

quan chức năng của huyện/quận như các đơn vị Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Laođộng Thương binh và Xã hội, v.v…

182

- Nhiệm vụ: Đáp ứng các yêu cầu của cấp trên khi giám sát đơn vị mình,phối hợp với nhóm giám sát cấp trên, rút kinh nghiệm về chuyên môn theo khuyếnnghị của nhóm giám sát; hỗ trợ cấp xã trong tổ chức và kỹ thuật giám sát; thực hiệngiám sát tuyến xã.

- Thời gian và số lượng: Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện phân công cánbộ phụ trách và hàng tháng giám sát các xã. Thu thập thông tin từ các xã và tổnghợp thành bản báo cáo chung của cả huyện 3, 6, 9 và 12 tháng.

Cấp Xã

- Cơ quan chịu trách nhiệm: Ban Chỉ đạo DS-KHHGĐ cấp xã.- Người được phân công chịu trách nhiệm: Cán bộ DS-KHHGĐ.- Nhiệm vụ: Đáp ứng các yêu cầu của cấp trên khi giám sát đơn vị mình;

thực hiện giám sát tại thôn bản.- Thời gian và số lượng: Giám sát được thực hiện thường xuyên tại cơ sở.

Trực tiếp hoặc thông qua cộng tác viên DS-KHHGĐ thu thập thông tin từ cơ sở vàhộ gia đình, tổng hợp và báo cáo lên cấp huyện.

2.2 Phân loại giám sát của cơ quan quản lý công tác DS-KHHGĐ

* Giám sát theo nhiệm vụ được giao của cơ quan DS-KHHGĐ nhằm thúcđẩy trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức DS -KHHGĐ trong toàn hệ thốngvà nâng cao năng lực quản lý của cơ quan DS-KHHGĐ các cấp

* Giám sát theo nội dung hoạt động trong chương trình DS-KHHGĐ

Ví dụ giám sát việc thực hiện các dự án của chương trình mục tiêu quốc giaDS-KHHGĐ như: Dự án truyền thông chuyển đổi hành vi, dự án cung ứng dịch vụKHHGĐ và bảo đảm hậu cần phương tiện tránh thai. Dự án nâng cao chất lượngdân số, dự án nâng cao năng lực tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ, đề án 52.

* Giám sát theo tiến trình thực hiện các hoạt động

- Giám sát đầu vào/nguồn lực

Hoạt động của tổ chức thường được chia ra 3 phần: Đầu vào - Quá trình xử lý(các hoạt động) và đầu ra.

Đầu vào là những “nguyên liệu” (nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian) tạo điềukiện cần và đủ cho quá trình vận hành của tổ chức để đạt được đầu ra tương xứng.Việc giám sát đầu vào đơn giản là kiểm tra các nguồn lực: nhân lực, vật lực và tàilực có theo kế hoạch dự kiến hay không bằng cách đối chiếu với bản kế hoạch. Trênthực tế các cuộc giám sát đầu vào còn ít được thực hiện.

- Giám sát các hoạt động

Là việc xem xét việc thực hiện các hoạt động được đề ra theo chương trìnhmục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ, các hoạt động của các dự án được tài trợ, các đề án

183

trong kế hoạch công tác DS-KHHGĐ có được tổ chức đúng thời gian, sử dụng đúngcác nguồn lực đầu vào…

- Giám sát kết quả đầu ra

Giám sát kết quả đầu ra là xem xét về số lượng và chất lượng kết quả đạtđược ở từng hoạt động, đối chiếu với kế hoạch đã ban hành. Trường hợp kết quảchưa đạt theo kế hoạch, giám sát đầu ra nhằm tìm nguyên nhân để đề ra các biệnpháp phù hợp.

Ví dụ, khi một chương trình/dự án đào tạo được triển khai thực hiện, yêu cầugiám sát sẽ phải trả lời các câu hỏi về các hoạt động (trước, trong và sau đào tạo)như sau:

+ Hoạt động chuẩn bị trước đào tạo: Chuẩn bị giáo trình, tài liệu đào tạo,tuyển chọn giáo viên và triêu tập học viên, danh sách đại biểu mời, chuẩn bị địađiểm, kinh phí , phương tiện giảng dạy và học tập…

+ Hoạt động trong quá trình đào tạo: Quá trình dạy và học trên lớp bao gồmcả lý thuyết và thực hành, thảo luận, trang thiết bị phục vụ đào tạo…, các hoạt độngở cơ sở, thực địa có bảo đảm về thời gian, số lượng chất lượng, kiểm tra môn học…

+ Các hoạt động sau đào tạo: tổng kết rút kinh nghiệm, thông báo kết quả…

Như vậy, giám sát đào tạo ở đây là sự kiểm tra có tính chất lượng hóa cáchoạt động đã được đề ra và đây là điểm khác biệt với sự đánh giá chương trình đàotạo, một hoạt động quản lý tập trung xem xét việc thực hiện các mục tiêu đã hoạchđịnh. Mặc dầu vậy, trong thực tế, hai khái niệm đánh giá và giám sát cũng có khi bịđồng nhất bởi tính lượng hóa việc thực hiện của một bên là các mục tiêu và một bênlà các kết quả dẫn đến hoàn thành các mục tiêu theo quan hệ nhân quả.

3. Phương pháp và quy trình giám sát

3.1 Phương pháp giám sát

* Giám sát trực tiếp: Là hoạt động giám sát quan sát trực tiếp quy trình, thaotác thực hiện một công việc của một người, một nhóm người hay mộ t tổ chức trongcơ quan DS-KHHGĐ hoặc các cơ quan phối hợp thực hiện công tác DS-KHHGĐ,họp định kỳ với các thành viên của cơ quan DS -KHHGĐ để nghe phản ánh tìnhhình công việc, nghe báo cáo theo yêu cầu hay thảo luận và trao đổi kinh nghiệm đểnắm được ti ến độ hoạt động, những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại, phát sinh,các nguyên nhân hoặc hạn chế cũng như các kiến nghị nhằm phát hiện vấn đề vàthảo luận để giải quyết các vấn đề đó.

- Ưu điểm: Là hình thức giám sát có hiệu quả để giúp cung cấp thông ti nchính xác, trung thực về chất lượng hoạt động; giúp cấp trên phát hiện các hoạtđộng chưa đạt yêu cầu và nắm được thực chất chất lượng hoạt động, kịp thời động

184

viên, hỗ trợ cấp dưới để họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao và giúp cho cán bộnâng cao trình độ chuyên môn một cách hiệu quả nhất .

- Nhược điểm: Để thực hiện giám sát trực tiếp cần nhiều thời gian, nguồnnhân lực và kinh phí hơn giám sát gián tiếp, hơn nữa công cụ giám sát được xâydựng công phu và phức tạp hơn.

* Giám sát gián tiếp: Là hoạt động giám sát thông qua việc xem xét cácthông tin từ các nguồn khác nhau như xem xét định kỳ (hay kiểm tra đột xuất) hệthống báo cáo, sổ sách có sẵn của các bộ phận liên quan, bao gồm cả các báo cáochi tiêu tài chính để nắm được kết quả hoạt động; quan sát thực địa về hiện trạngcác hoạt động đang xảy ra từ đó phát hiện và giải quyết các vấn đề tồn tại nếu có.Một số nơi xem đây như là kiểm tra hoạt động thông qua số liệu báo cáo sẵn có.

Ưu điểm: Thông tin đầy đủ, dễ tổng hợp; nếu tiến hành đều đặn có thể thấyđược xu hướng của các hiện tượng cần giám sát; giúp lãnh đạo thấy được chươngtrình, dự án thực hiện ở các vùng, các vấn đề khó khăn, vướng mắc cần giải quyết;không đòi hỏi hệ thống tổ chức và nguồn lực lớn, không mất nhiều thời gian nhưngcần có chuyên gia giỏi về lĩnh vực thông tin, xử lý thông tin.

- Nhược điểm: Độ chính xác của thông tin tùy thuộc vào quy trình làm việc,thu thập thông tin, kỹ năng thu thập thông tin của cấp dưới, đặc biệt là khâu thu thậpthông tin ban đầu; nhiều khi giám sát gián tiếp chỉ là bước thu thập thông tin đểchúng ta có định hướng cho các cuộc giám sát trực tiếp.

* Giám sát kết hợp: Phương pháp này là sự kết hợp giữa giám sát trực tiếpvà gián tiếp. Mặt mạnh của phương pháp này là phát huy được ưu điểm của 2 loạiphương pháp trên, đồng thời hạn chế được những nhược điểm của từng phươngpháp giám sát riêng biệt.

3.2 Các hoạt động giám sát cụ thể đối với cơ quan DS-KHHGĐ

Tùy các nhiệm vụ quản lý và mô hình tổ chức của từng cấp để thực hiệngiám sát các hoạt động có liên quan, bao gồm:

* Giám sát việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch,* Giám sát việc xây dựng, phát triển và củng cố bộ máy tổ chức,* Giám sát việc thực hiện đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học,* Giám sát việc thực hiện chính sách,

* Giám sát việc thực hiện các hoạt động chuyên môn và quản lý liên quanđến truyền thông giáo dục; các hoạt động liên quan đến lĩnh vực quy mô dân số:KHHGĐ, hậu cần phương tiện tránh thai; cơ cấu dân số: Hoạt động của đề án giảmthiểu mất cân bằng giới tính khi sinh....; chất lượng dân số: hoạt động của Mô hìnhtư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, giảmthiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết, tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ởcộng đồng…; công tác thông tin, thống kê, quản lý hệ cơ sở dữ liệu DS-KHHGĐ;

185

* Giám sát công tác tài chính, vật tư* Giám sát công tác thi đua, khen thưởng* Giám sát các hoạt động xây dựng cơ bản

3.3 Quy trình tiến hành giám sát

Do giám sát gián tiếp có hình thức giống như một cuộc kiểm tra dựa trênsố liệu thứ cấp (số liệu sẵn có) nhằm phát hiện các vấn đề và giám sát trực tiếp làhình thức quan trọng trong giám sát hoạt động DS- KHHGĐ, quy trình giám sátgián tiếp giống như một cuộc giám sát trực tiếp.

Bước 1: Chuẩn bị giám sát

* Xác định mục đích giám sát

Mục đích giám sát phải rõ ràng, thống nhất và nhất quán trong suốt quátrình giám sát.

* Thành lập tổ giám sát

Nhóm hoặc tổ giám sát được thành lập tùy thuộc vào mức độ và yêu cầucủa mỗi đợt giám sát. Thông thường số lượng, thành viên tham gia tổ gi ám sát làdo cơ quan chủ trì giám sát quyết định. Nhiệm vụ của mỗi thành viên trong tổgiám sát cần được phân công cụ thể rõ ràng.

Đối với cuộc giám sát có quy mô liên ngành hoặc phối hợp giữa các cơquan/đơn vị liên quan, người lãnh đạo/quản lý phải ra qu yết định tổ chức thành lậpđoàn giám sát, trưởng đoàn giám sát.

Yêu cầu đối với giám sát viên: Xác định yêu cầu cụ thể đối với mỗi giám sátviên cho mỗi đợt giám sát. Người có trình độ, kinh nghiệm về lĩnh vực đang giámsát, có kỹ năng giám sát, biết cách tổ chức giám sát và có thời gian tham gia toànbộ đợt giám sát. Nên xác định rõ các tiêu chuẩn lựa chọn giám sát viên.

* Xây dựng kế hoạch giám sát

Kế hoạch giám sát được xây dựng hàng năm căn cứ vào kế hoạch hoạtđộng năm. Kế hoạch giám sát cần phải mang tính khả thi bao gồm các yếu tố vềthời gian, nhân lực, kỹ thuật và kinh phí. Kế hoạch giám sát cần nêu cụ thể nộidung, số lượng các cuộc giám sát trong năm, ai thực hiện, phối hợp với ai, thờigian, địa điểm, kỹ thuật và công cụ , v.v… Kế hoạch giám sát phải được cấp cóthẩm quyền phê duyệt.

186

Những nội dung chính của bản kế hoạch giám sát

- Mục tiêu: Căn cứ vào yêu cầu của công việc để xác định mục tiêu cho mỗiđợt giám sát. Ví dụ: Giám sát hoạt động thu thập thông tin của cộng tác viên DS-KHHGĐ tại các thôn huyện M.

Từ mục đích, đặt ra chỉ tiêu giám sát về số lượng và chất lượng. Ví dụ: đểtrả lời câu hỏi về số lượng: đặt ra câu hỏi có bao nhiêu biểu mẫu thu thập thông tinđược hoàn thành; về chất lượng: có bao nhiêu biểu mẫu thu thập số liệu chính xác

- Nội dung: căn cứ vào các mục đích và tình hình thực tế của địa phươngthông qua các báo cáo hoặc các sự việc đã xảy ra), xác định lĩnh vực (công việc)cần ưu tiên giám sát. Trên cơ sở đó liệt kê các nội dung cần giám sát, để giám sátviên lựa chọn công cụ giám sát phù hợp.

Ví dụ: Danh mục nội dung giám sát các hoạt động chuẩn bị đào tạo cán bộDS-KHHGĐ cấp xã.

STT Nội dung giám sát Chưa triển

khai

Đã triển khai vàmức độ hoànthành (%)

A 1 2 3

1 Xây dựng kế hoạch tập huấn

2 Chuẩn bị tài liệu tập huấn

3 Chuẩn bị kinh phí tập huấn

4 Xác định địa điểm tập huấn

5 Xác định thời gian tập huấn

6 Thành phần giáo viên

7 Thành phần khách mời

8 Xác định số lượng học viên

9 Thành lập Ban chỉ đạo đào tạo

10 Gửi giấy mời hay chiêu sinh

11 Gửi giấy mời cho giáo viên

12 Chuẩn bị hoạt động giải trí

13 Chuẩn bị địa điểm thực tập

14 Chuẩn bị nội dung thảo luận

187

15 Chuẩn bị phương tiện dạy học

16 Phương tiện học (cặp đựng tài liệu, sổ hoặc

giấy, bút….)

17 Chuẩn bị phòng học theo yêu cầu

18 Xây dựng phiếu đánh giá v.v…

19 hoạt động dạy và học trên lớp

20 Hoạt động đánh giá, tổng kết lớp học

- Địa điểm tiến hành giám sát: Xác định rõ phạm vi, địa danh nơi cần giámsát (bao gồm tên tỉnh, huyện, xã, thôn/làng/bản).

- Đối tượng: Đối tượng giám sát là đối tượng mà hoạt động giám sát cần tácđộng. Đối tượng giám sát có thể là một người, một đơn vị cụ thể.

- Phương pháp: Căn cứ vào các yêu cầu của cuộc giám sát mà lựa chọnphương pháp giám sát phù hợp để cuộc giám sát đạt hiệu quả cao.

- Cách thức tổ chức thực hiện: Đơn vị chủ trì thực hiện, các đơn vị/tổ chứccùng phối hợp chuẩn bị về nhân sự cho cuộc giám sát đánh giá (danh sách các giámsát viên), kinh phí và điều kiện vật chất, kỹ thuật, phương tiện cần thiết.

- Thời gian tiến hành: Xây dựng lịch thời gian cụ thể cho từng hoạt động.

- Các vấn đề liên quan khách nếu cần thiết.

- Xử lý thông tin và viết báo cáo kết quả giám sát: bố trí thời gian, phươngtiện kỹ thuật và người thực hiện.

* Chuẩn bị công cụ giám sát

Căn cứ vào mụ c tiêu và nội dung giám sát để chuẩn bị công cụ giám sátnhư kế hoạch giám sát, các văn bản liên quan, quy trình kỹ thuật, chuẩn mực liênquan, biên bản giám sát lần trước, lựa chọn các mẫu biểu giám sát đang có sẵn,hoặc xây dựng các công cụ giám sát mới cho phù hợp. Cuối cùng là dùng mộtbảng kiểm (đính kèm) để rà soát lại toàn bộ khâu chuẩn bị và các công cụ khácnhư máy tính, các định chuẩn chế độ nhà nước, v.v….

* Thông báo với tổ chức, đối tượng được giám sát

Thông báo mục đích, nội dung và kế hoạch g iám sát cho các cơ quan/đơnvị và đối tượng liên quan để họ chuẩn bị các tài liệu, sổ sách và báo cáo theo yêucầu của đợt giám sát. Tuy nhiên, hoạt động giám sát còn có thể được tiến hành màkhông cần phải thông báo trước.

188

Bước 2: Triển khai giám sát - Tiến hành thu thập thông tin

- Gặp gỡ tiếp xúc với cán bộ các ban, ngành, tổ chức đoàn thể xã hội và đốitượng để kiểm chứng (nếu cần thiết) liên quan đến nội dung giám sát (xây dựng cơbản, mua sắm trang thiết bị, đào tạo tập huấn…)

- Xem xét sổ sách, nhật ký chứng từ, các báo cáo thống kê có sẵn.

- Quan sát trên thực tế để bổ sung thêm thông tin qua sổ sách.

- Thảo luận trao đổi để xác định khối lượng và mức độ hoàn thành các hoạtđộng, các khó khăn vướng mắc, nguyên nhân và cách tháo gỡ.

- Viết biên bản theo nội dung đã nêu ra từ trước và những ý kiến đã trao đổigiữa đoàn giám sát.

- Thông qua biên bản trước khi kết thúc công việc.

Có rất nhiều cách thức thu thập thông tin, tuy nhiên một cuộc giám sátthông thường được tiến hành như sau:

* Xem xét sổ sách, báo cáo

Sổ sách, báo cáo là nguồn số liệu phản ảnh các hoạt động đã được thựchiện. Một hệ thống sổ sách, báo cáo tốt phải được ghi chép đúng, đầy đủ, chínhxác, thường xuyên và được lưu giữ cẩn thận. Việc xem xét sổ sách báo cáo thuthập các chứng từ về quy trình hoạt động ví dụ như các biên bản cuộc họp, cácbước thực hiện một hoạt động nào đấy có quy định phải lưu vào sổ sách; ngoài racó thể kiểm tra/giám sát số liệu trong sổ sách có đảm bảo: ghi đúng, ghi đủ thôngtin và ghi chính xác hay không.

* Gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn

Thực hiện việc gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn trao đổi trực tiếp giữa giám sátviên với đối tượng - cán bộ của các cơ quan, tổ chức, người dân liên quan đến nộidung giám sát; Quá trình trao đổi, phỏng vấn thường được thực hiện dựa trên bảngkiểm, danh mục giám sát hoặc các chủ đề được chuẩn bị trước. Để cuộc phỏng vấncó hiệu quả, các yếu tố sau cần phải được quan tâm: phiếu phỏng vấn phải đượcchuẩn bị trước, câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, thời gian phỏng vấn không quá lâu, lựachọn đúng đối tượng phỏng vấn, mục đích và nội dung của cuộc phỏng vấn phảiđược giải thích rõ ràng, thời gian và địa điểm phải phù hợp.

* Quan sát

Đây là một hoạt động thường áp dụng đối với trường hợp giám sát quytrình thao tác, quy trình kỹ thuật. Đối với phương pháp quan sát, nhất thiết chúng taphải có các công cụ như quy trình làm việc, quy trình kỹ thuật để đối chiếu việc làmthực tế với quy định chuẩn.

189

Bước 3: Thông tin phản hồi và viết báo cáo giám sát

Trong quá trình giám sát nếu phát hiện các nguyên nhân liên quan và ảnhhưởng trực tiếp đến các vấn đề giám sát, người giám sát phải tiếp tục tìm hiểu cácthông tin này để có phản hồi chính xác. Nguyên tắc phản hồi trong và sau giám sátlà tích cực, mang tính xây dựng, cụ thể và rõ ràng.

Thông tin phản hồi có thể chia thành 3 loại:

- Phản hồi ngay trong khi tiến hành giám sát: Thông tin này mang tính chấtđào tạo tại chỗ, cầm tay chỉ việc. Khi giám sát quy trình thường có sự tham gia củangười được giám sát và những người liên quan. Khi phát hiện vấn đề, ng ười giámsát sẽ có thảo luận và đặt các câu hỏi gợi ý, cung cấp thông tin cho đối tượng giámsát. Cách tốt nhất là qua thảo luận và cung cấp thêm thông tin làm cho người đượcgiám sát tự nhận ra các thiếu hụt trong kiến thức và thực hành của họ sau đó họ đ ềra cách để khắc phục.

- Phản hồi sau kết thúc giám sát: Thường sau giám sát, đoàn giám sát cócuộc họp hoặc hội ý để đưa ra các phản hồi với đơn vị và cá nhân được giám sát.Tại cuộc gặp này đại diện đoàn giám sát sẽ đưa ra các nhận định sơ bộ về các kếtquả giám sát và các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi trong thời gian tới về quy trìnhvà kỹ năng. Trong phần này đoàn giám sát nên nhấn mạn h các vấn đề tồn tại chủyếu do quy trình làm việc của tổ chức về đào tạo, giám sát, kiểm tra hơn là nhấnmạnh đến sai sót do cá nhân gây ra.

- Viết báo cáo giám sát: Đây là một việc bắt buộc sau mỗi đợt giám sát.Chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi kết thúc đợt giám sát, báo cáo giám sát phải đượchoàn thành và chia sẻ cho các bên liên quan theo quy định của chế độ báo cáo .Người chịu trách nhiệm viết báo cáo giám sát phải được phân công rõ ngay trongquá trình chuẩn bị cho đợt giám sát. Báo cáo giám sát phải nêu được các điểm tốt,chưa tốt, nguyên nhân và khuyến nghị để giải quyết các vấn đề chưa tốt này. Báocáo giám sát được gửi về cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, để từ đó những pháthiện, khuyến nghị của giám sát được phản ánh đến cho các cơ quan liên quan thôngqua các cuộc họp, giao ban định kỳ, hoặc thông qua đường văn bản.

- Lên chương trình để thực hiện các hoạt đ ộng tiếp nối (nếu có) với cơ quanđược giám sát.

- Ghi chép vào hồ sơ theo dõi.

Ví dụ một bản danh mục giám sát thực hiện nội dung tuyên truyền trong đềán giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh được triển khai tại xã A:

190

Danh mục giám sát hoạt động truyền thôngđề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại Xã A

- Địa điểm giám sát:

- Người giám sát:

- Chức vụ:

Nội dung giám sát Theo kế hoạch 2012 Kết quả giám sát

1. Cung cấp thông tin về BĐG,MCBGTKS và hệ luỵ của nó choLãnh đạo, BCĐ DS-KHHGĐ xã vàngười có uy tín:- Báo cáo chuyên đề tại xã

- Cung cấp thông tin, tài liệu

-B/cáo tại HN sơ kết vàtổng kết năm của xã

- Chưa thực hiện

- Đã cung cấpxong chưa thườngxuyên

2. Lồng ghép tuyên truyền về bìnhđẳng giới, trong sinh hoạt CLBcácđoàn thể

Đưa vào sinh hoạt củacác đoàn thể

Mới chỉ thực hiệnở câu lạc bộ phụnữ.

3. Tuyên truyền trên đài truyền thanhxã

Thực hiện định kỳ hàngtháng

Có thực hiện 1 lầntrong 6 tháng qua

5. Xây dựng cụm pano, áp phích Xây dựng 01 cụm pano;tranh áp phích các thôn

Đã thực hiện

6. Phân phát tờ rơi, tờ bướm Đã thực hiện7. Tuyên truyền trực tiếp qua cộng tácviên, y tế thôn bản

Thực hiện Có thực hiện songchưa thườngxuyên

Nhận xét:

Ngày tháng năm

Đề xuất:

Người giám sát

191

III. Đánh giá1. Khái niệm.

Theo JOSE GRACIA-NUNEZ, chuyên gia về đánh giá chương trình Dân số -Kế hoạch hóa gia đình của Tổ chức Pathfinder quốc tế: Đánh giá là so sánh cácphần việc đã làm được với các mục tiêu để xem mục tiêu đã thực hiện đến mứ c độnào.

Theo tài liệu nâng cao kiến thức dân số (Uỷ ban DSGĐTE, Hà Nội năm2002): Đánh giá là sự thu thập, phân tích thông tin theo nhiều chiến lược khác nhauđể xác định sự thích hợp, tiến độ, hiệu quả, kết quả và tác động của các hoạt độngthuộc chương trình hay dự án.

Đánh giá cũng là chức năng của quản lý, được tiến hành có lựa chọn để thôngtin cho nhà quản lý những vấn đề chủ yếu làm cơ sở cho những quyết định liên quanđến những kết quả đã đạt được của kế hoạch, chương trình, dự án.

Đánh giá là sự so sánh các mục tiêu với các phần việc đã làm được để xemmục tiêu đã đạt được đến đâu. Những kết quả (đầu ra) mà chúng ta dự kiến có đạtđược hay không? đã thực hiện như thế nào? Đầu ra có tương xứng với đầu vào haykhông? Nguyên nhân thành công và lý do thất bại là gì? Đánh giá cho chúng ta biếtcái gì đang xảy ra và cái gì không xảy ra theo mong muốn. Cái gì cần giữ lại và cáigì cần thay đổi.

Theo tài liệu nâng cao kiến thức dân số (Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em,Hà Nội năm 2002): Đánh giá là sự thu thập, phân tích thông tin theo nhiều chiếnlược khác nhau để xác định sự thích hợp, tiến độ, hiệu quả, kết quả và tác động củacác hoạt động thuộc chương trình hay dự án.

Tiến hành đánh giá không phải là một hoạt động tách rời mà được thực hiệnsau khi chương trình/dự án kết thúc.

Tiến hành đánh giá không phải là một hoạt động tách rời mà được thực hiệnra sau khi chương trình/dự án kết thúc. Như vậy đánh giá là một công cụ quản lýgiúp các nhà hoạch định chương trình (hay dự án) ra các quyết định cần th iết. Đánhgiá tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Chương trình/dự án có thích hợp không? Có cần thiết không?

- Chương trình/dự án có đạt được các tiến bộ hướng tới các mục tiêu đã đượchoạch định hay không? Có hiệu quả hay không?

- Có thể và có dễ lượng hóa một số tác động của việc thực thi chương trình/dự án hay không?

- Các kết quả mang lại với chi phí có thể chấp nhận được không? So với mộtcách làm khác để cùng đạt được mục tiêu thì cách làm nào hiệu quả hơn?

192

- Từng thành phần/khoản mục của chương t rình/dự án như: cung ứng dịch vụKHHGĐ và hậu cần phương tiện tránh thai, truyền thông chuyển đổi hành vi, nângcao chất lượng giống nòi, nâng cao năng lực quản lý.... được hoạch định tốt và thựcthi chính xác như thế nào?

- Sau khi chương trình/dự án kết thúc và không còn nguồn tài trợ hoặc nguồnlực giảm (nếu là dự án) thì khả năng tiếp tục hoạt động của nó sẽ như thế nào?

Đánh giá có thể là nhiệm vụ độc lập, riêng biệt, nhưng thường là kết quảcuối cùng của việc theo dõi, kiểm tra, điều tra, thanh tra, g iám sát v.v… Đánh giáluôn luôn gắn với công tác chỉ đạo, điều hành. Hiện thực diễn ra không phải lúcnào cũng như kế hoạch đã dự kiến, nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố: kinh tế, xã hội,môi trường, tâm lý, tình cảm của người thực hiện.

Trước đây, nhiều vấn đề đã xảy ra trong quá trình đánh giá do các cơ quanquản lý thiếu kinh nghiệm tổ chức đánh giá một cách khoa học. Thông thường,những nhà kế hoạch hay tập trung vào việc hoạch định và thực hiện các can thiệpvào chương trình/dự án hơn là xử lý để đạt đượ c sự thành công hoặc sử dụng kinhphí có kết quả.

- Do không phải lúc nào đánh giá cũng được coi là công cụ cần thiết và íchcho các nhà quản lý nên cần phải hiểu rõ tại sao phải tiến hành đánh giá. Tuy nhiêncũng có lúc người ta vẫn tiến hành đánh giá bởi các lý do truyên thống hoặc donhận thức sai, cụ thể như sau: Do đánh giá là hoạt động mang tính truyền thống màcác chương trình/dự án thường đòi hỏi; Nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà tài trợnhằm tránh nghi ngờ một khi nhận thấy trong hồ sơ của chương trình/ dự án có triểnkhai hoạt động đánh giá; Để tránh va chạm giữa người cấp kinh phí và nhận kinhphí; Để làm cơ sở thay đổi nguyên tắc tổ chức hệ thông tin quản lý; Để đào tạo độingũ những người đánh giá; Để đáp ứng các đòi hỏi cá nhân nhằm đáp ứng mộ t nhucầu đánh giá cụ thể nào đó như số liệu, kết quả, tác động, v.v…

2. Phân loại đánh giáCó 4 loại đánh giá được thực hiện trong một chu kỳ hoạt động của chương

trình hay dự án. Các loại đánh giá này có quan hệ với thời điểm đánh giá: trước,trong hoặc sau khi thực thi chương trình/dự án:

- Đánh giá nhu cầu được tiến hành trước giai đoạn Lập kế hoạch- Đánh giá sơ bộ hay đánh giá tiến trình (khi chương trình/dự án đang thực

thi)- Đánh giá kết quả (ngay khi chương trình/dự án kết thúc)- Đánh giá tác động (khi chương trình/dự án kết thúc một thời gian)

2.1 Đánh giá nhu cầu.

Nhằm xác định xem các nhu cầu đặc biệt là gì và làm bằng cách nào tốt nhấtđể đáp ứng các nhu cầu đó hoặc giải quyết các nhu cầu đó. Đánh giá nhu cầu là để

193

kiểm tra quy mô của nhu cầu, sự hoạch định chương trình/dự án có thể giải quyếtcác nhu cầu nêu ra và các quan hệ giữa các chi phí, lợi ích và hiệu quả.

Ví dụ: khi đánh giá nhu cầu của một dự án về phương tiện tránh thai và quảnlý hậu cần phương tiện tránh thai thì các đánh giá nhu cầu có thể là:

- Nhu cầu KHHGĐ của nhân dân và các phương thức phân phối.

- Các kênh cung ứng dịch vụ và sự phối hợp giữa các kênh cung ứng.

- Hệ thống hậu cần phương tiện tránh thai.

- Những thay đổi của dịch vụ phản ánh kết quả của dự án

Ví dụ: Chi cục DS-KHHGĐ một địa phương muốn tăng việc sử dụng các biệnpháp tránh thai tại 1 xã đã tiến hành đánh giá nhu cầu để xem nhu cầu về KHHGĐthực sự có tăng lên không. Đánh giá đã đưa ra kết luận: các dịch vụ cung cấpphương tiện tránh thai đều có đầy đủ nhưng chưa được nhiều khách hàng sử dụng,do đó tỷ lệ nạo hút thai rất cao. Kết luận cuối cùng từ đánh giá đưa ra là: tăng cáchoạt động truyền thông nhằm tăng nhận thức, nhu cầu và chấp nhận của nhân dânđối với KHHGĐ.

2.2 Đánh giá tiến trình

Bao gồm hàng loạt các hoạt động để xác định xem chương trình/dự án đangthực hiện có tốt không và khả năng đạt được mục tiêu. Đánh giá tiến trình thông tincho các nhà quản lý biết được cái gì đang và không xảy ra để họ có thể cải tiến việcthực thi. Đánh giá tiến trình sẽ xác định mối liên hệ giữa việc thực thi và việc hoạchđịnh chương trình/dự án như thế nào. Đánh giá tiến trình tập trung vào xem xét cáchoạt động theo hướng mở rộng và việc sử dụng nguồn lực theo kế hoạch đã đề ra.Nó chỉ ra những trở ngại có thể cản trở hoặc làm chậm tiến độ thực thi nhằm đạtmục tiêu đề ra. Như vậy, loại đánh giá này là công cụ để nâng cao tính khả thi củadự án/chương trình.

Đánh giá tiến trình giám sát, kiểm tra và kiểm toán đều được tiến hành trongcùng một giai đoạn của chương trình hay dự án.

Ví dụ: Những nhà quản lý muốn biết nếu các phương tiện, nhân sự thích hợpvà nguồn tài chính được cung cấp đủ để với số cán bộ hiện có có thể thực hiện mộtdự án giảm mức sinh trong thanh niên thì liệu có đủ tài liệu về đào tạo hay không ?Chương trình đào tạo đã bắt đầu thực hiện theo lịch thời gian hay chưa? Liệu cộngđồng thanh niên có chấp nhận chương trình đào tạo này hay không?

2.3 Đánh giá kết quả, hiệu quả:

- Theo kế hoạch đề ra, đánh giá hiệu quả là để so sánh kết quả và chi phí c ủamột kế hoạch chương trình, dự án làm cơ sở nghiên cứu tăng kết quả giảm chi phí.

- Đánh giá thực thi.

194

- Đánh giá tổng hợp (toàn diện)

Nhằm xác định xem chương trình/dự án có đạt được mục tiêu đưa ra haykhông? Đầu ra đạt được ở mức độ nào? đạt được kết quả ở những khoản mục (hoạtđộng) nào theo kế hoạch? Đánh giá kết quả xảy ra khi dự án đã hoàn thành nhấnmạnh đến việc xác định các sản phẩm thu được đáp ứng ở mức độ nào so với yêucầu và vì vậy nó đóng vai trò như một sự chỉ dẫn cho việc hoạch định các chươngtrình hay dự án mới.

Ví dụ: Chi cục DS-KHHGĐ muốn biết so với mục tiêu đề ra có bao nhiêuthanh niên đã được đào tạo về giáo dục dân số? Có bao nhiêu người đã nhận đượcdịch vụ? Phương tiện tránh thai có được đa dạng hóa hay không? kết quả đạt đượcso với chi phí bỏ ra có hợp lý hay không, có tiết kiệm, phòng chống lãng phí haykhông.

2.4 Đánh giá tác động

Nhằm xác định ảnh hưởng mong muốn của toàn bộ chương trình/dự án hoặcmột hoạt động nào đó. Nói một cách khác, cái gì sẽ xảy ra sau khi chương t rình/dựán hay một hoạt động kết thúc, ví dụ sau 6 tháng hay lâu hơn. Đánh giá tác độngcòn dùng để kiểm tra các vấn đề khác liên quan đến chất lượng của mục tiêu đạtđược.

Ví dụ: Các vấn đề cần đặt ra cho một đánh giá tác động ngắn hạn cụ thể như sau:

- Phân phối dịch vụ sử dụng các phương tiện tránh thai có tăng không?

- Đào tạo: Cái gì sẽ xảy ra sau khi đào tạo kết thúc? Bao nhiêu người bỏ việcsau đào tạo? Họ có sử dụng các kiến thức mới hay không? Họ có thường xuyên traudồi kiến thức không? kiến thức và kỹ năng có được nâng cao không?

- Truyền thông: Người dân có được thông tin về DS -KHHGĐ không? Nhậnthức về giới tính khi sinh, bình đẳng giới, già hoá dân số, chất lượng giống nòi, sửdụng các biện pháp tránh thai của người dân có tăng không?

- Phát triển tổ chức: Tổ chức bộ máy có được kiện toàn không? Các nhà quảnlý làm việc có hiệu quả hơn không? MIS mới có tốt hơn không? Có xã hội hoá đượcnguồn lực thực hiện công tác DS-KHHGĐ không?

3. Phương pháp đánh giá:Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để đánh giá như:

- Phương pháp toán thống kê: Phương pháp phân phối thực nghiệm và cácđặc trưng của nó, phương pháp chọn mẫu, phương pháp tương quan.

- Phương pháp thống kê kinh tế xã hội: Phương pháp chỉ số, phương pháp dựbáo, phương pháp so sánh, đối chiếu.

195

- Các phương pháp đánh giá tác động chương trình DS-KHHGĐ: phươngpháp chuẩn hoá, phân tích xu hướng, phương pháp giả định, thiết kế thực nghiệm,phương pháp John Bongarts. Phương pháp này thực chất là vận dụng các mô hìnhtoán để đi sâu vào việc đánh giá tác động của chương trình DS-KHHGĐ.

Trong phương pháp thống kê kinh tế xã hội, có thể sử dụng phương pháp sosánh, đối chiếu để đánh giá.

So sánh đối chiếu là một phương pháp dễ làm nhất, người ta thu thập cácthông tin khác nhau, so sánh chúng để nhận ra các nguyên nhân của hiện tượng.

Ví dụ: Nghiên cứu kết quả công tác truyền thông về giới tính khi sinh. Chọn2 nhóm thanh niên cùng độ tuổi: Một nhóm thực hiện truyền thông về bình đẳnggiới, giới tính khi sinh với các nội dung trao đổi, hội thảo, truyền thông trực tiếp, tưvấn, cung cấp các sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới, giới tính khi sinh; mộtnhóm không có tác động truyền thông. Sau thời gian thu thập thông tin để đánh giákết quả đạt được mục tiêu của nghiên cứu.

Ví dụ 2: Đánh giá chất lượng cán bộ DS-KHHGĐ trước và sau đào tạo đểkhẳng định hiệu quả của chương trình đào tạo, bồi dưỡng DS -KHHGĐ

4. Các bước tổ chức thực hiện đánh giá4.1 Xây dựng ý tưởng- Nghiên cứu môi trường đánh giá- Nghiên cứu tổng thể đối tượng+ Những người đang và chưa sử dụng các biện pháp tránh thai+ Những người làm dịch vụ+ Những lãnh đạo cộng đồng- Xem xét các mục tiêu của chương trình (trong thời gian đánh giá các nhu

cầu mục tiêu phải được nêu ra ở phần kết luận)- Xác định phạm vi đánh giá và soạn t hảo các vấn đề nghiên cứu.- Chọn cán bộ đánh giá- Thống nhất các chỉ báo sẽ sử dụng- Thống nhất các nguồn thông tin

4.2 Thiết kế phương pháp đánh giá- Xác định phương pháp định tính hay định lượng hoặc sử dụng cả hai.

- Xác định phạm vi đánh giá mà phương pháp sử dụng.- Thiết kế phương pháp chọn mẫu và có mẫu- Định rõ công cụ sử dụng: phỏng vấn nhóm, phiếu điều tra hay quan sát.

4.3 Thu thập số liệu- Thiết kế các công cụ thu thập số liệu

196

- Đào tạo cán bộ thu thập số liệu- Thu thập thông tin

4.4 Phân tích số liệu

- Đánh giá và thống nhất số liệu sử dụng- Xác định phương pháp phân tích thống kê sẽ dùng- Thực hiện phân tích

4.5 Báo cáo kết quả

- Chuẩn bị báo cáo

- Báo cáo cho các nhà quản lý và các nhà tài trợ (nếu có)

IV. So sánh giữa kiểm tra, giám sát và đánh giá1. Sự giống nhau:

- Đều là nội hàm của chức năng quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý;

- Đều sử dụng các thông tin quản lý, các công cụ của quản lý

- Cùng chung 1 lĩnh vực: Chương trình DS-KHHGĐ- Kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá đều có mục đích là thúc đẩy đối tượng

quản lý phát triển theo chiều hướng tốt hơn: hoặc là rút kinh nghiệm cho công tácquản lý, hoặc là tìm ra các giải pháp thúc đẩy công việc có hiệu quả, chất lượng,hoàn thành đúng tiến độ;

- Đều có nhận xét, kiến nghị;- Đều liên quan đến việc đo lường thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.- Đều có sự quan sát, theo dõi;- Đều có sự so sánh giữa các yếu tố: tiến độ thực hiện với mục tiêu, nhiệm vụ

đề ra; chi phí với định mức;- Đều sử dụng các công cụ như hỏi, đọc, nghe, ghi chép, tính toán;

2. Sự khác nhau

Tiêu thức so sánh Kiểm tra Giám sát Đánh giá

Đối tượngChấp hành các côngviêc theo nhiệm vụ,chuẩn mực, địnhmức

Các hoạt động Mục tiêu

Thời gian

thực hiện

Hiện tại, ngắn, liên

tục

Hiện tại, ngắn, liên

tục

Dài hơn và theo

định kỳ

Phạm vi xem xét Hẹp Hẹp Quy mô rộng

Các nguyên tắc Làm căn cứ trong Làm căn cứ trong Được kiểm tra, thử

197

và chính sách quá trình kiểm tra quá trình giám sát nghiệm, xem xét và

có thể điều chỉnh

hoặc kiến nghị

Phương pháp Quan sát, phỏng vấn Kiểm tra, quan sát Nghiên cứu điều tra

Đơn vị để đo,

Quan sátNhân sự Kế hoạch

Các mục tiêu đã

được lượng hoá

Kết quả Nhận xét Nhận xét Kết luận

Mục đích

-Kịp thời phát hiệnsai sót trong quátrình thực hiệnnhiệm vụ, kế hoạch,hoạt động.- Giúp cho việc tuânthủ đầy đủ cácnguyên tắc, chínhsách.

- Cho biết hoạtđộng đã được thựchiện và kết quả đạtđược là gì- Giúp ban quản lýdự án tự đánh giácông tác quản lý.- Thông báo chocán bộ quản lýnhững vấn đề đãphát sinh

- Cho biết nhữngkết quả đã đạt đượcnhư thế nào,nguyên nhân, tácđộng/ảnh hưởngcủa nó (trước mắt,lâu dài)- Cho cán bộ QLbiết các giải phápchiến lược, chínhsách.- So sánh, nhậndạng và rút ra bàihọc hoặc hiệu chỉnhcho hợp lý, hiệuquả

V. Một số nguyên tắc cơ bản trong giám sát và đán h giá

- Nguyên tắc thứ nhất: Phải lập kế hoạch cụ thể phù hợp với từng đối tượng.Mọi hoạt động phải được đưa vào kế hoạch. Chỉ trừ một số trường hợp đột xuất, bấtkhả kháng mới được tiến hành giám sát, đánh giá hoạt động không nằm trong kếhoạch. Tuy nhiên dù bất kỳ trường hợp nào cũng phải xây dựng kế hoạch giám sát,đánh giá và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong Kế hoạch giám sát, đánh giánêu rõ mục đích, yêu cầu và phải lập kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng.

- Nguyên tắc thứ hai: Phải được thực h iện ở những khâu trọng yếu. Đây làcông việc tiếp theo và cụ thể hóa sâu hơn của nguyên tắc trên. Hoạt động DS -KHHGĐ có nhiều lĩnh vực và việc lập kế hoạch phải bao quát toàn bộ các hoạtđộng, nhất là các khâu trọng yếu của các hoạt động đó, phải được cụ t hể hóa mộtcách chi tiết.

198

- Nguyên tắc thứ ba: Khách quan. Tôn trọng thực hiện khách quan là mộtyêu cầu cần thiết, đầu tiên trong việc theo dõi, giám sát, đánh giá. Từ ghi chép sốliệu đến phỏng vấn, trao đổi đều hết sức khách quan, không thiên vị, nể nan g cũngnhư áp đặt, suy diễn, né tránh các vấn đề, nhất là các vấn đề then chốt.

- Nguyên tắc thứ tư: Tiết kiệm. Tiết kiệm nhân lực, vật lực và tài lực, nhưngbảo đảm được các nhiệm vụ, mục tiêu của giám sát, đánh giá; không phô trương,hình thức. Bám sát các tiêu chuẩn định mức trong dự toán với tinh thần triệt để tiếtkiệm; lồng ghép các hoạt động giám sát đánh giá để cùng thực hiện các nhiệm vụ đãđề ra.

- Nguyên tắc thứ năm: Phải có những kết luận và kiến nghị cụ thể. Sau khithực hiện giám sát hoặc đánh giá, phải có kết luận và kiến nghị cụ thể giúp cho việcquản lý, điều hành công việc tốt hơn trước , hiệu quả hơn hơn hoặc tiết kiệm hơn.

- Nguyên tắc thứ sáu: Phải tạo bầu không khí xây dựng và phát triển. Có thểnói đây là hiệu quả xã hội của công tác gi ám sát, đánh giá. Mọi hoạt động giám sát,đánh giá, suy cho cùng phải tạo được bầu không khí thân thiện giữa các yếu tố quảnlý: người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.

199

TÓM TẮT CHƯƠNG 8

Cùng với sự phát triển KTXH nói chung và chương trình DS-KHHGĐ nóiriêng, nguồn vốn đầu tư cho chương trình/dự án DS-KHHGĐ ngày càng hạn hẹp,đòi hỏi ngày càng gắt gao hơn về hiệu quả đầu tư, đặt ra nhu cầu phải tăng cường vềnhận thức và chỉ đạo thực hiện của các cơ quan Chính phủ, các nhà tài trợ và độingũ những người trực tiếp thực hiện chương trình/dự án KHHGĐ. Một trong nhữngcông cụ quản lý quan trọng để đáp ứng nhu cầu trên là giám sát và đánh giá chươngtrình/dự án.

Giám sát và đánh giá chương trình KHHGĐ trước đây thường được hiểu làmột công việc kiểm tra, theo dõi, tính toán thống kê phức tạp hoặc ngược lại là mộtsự giải trình đơn giản định tính tình hình thực hiện, tình hình chi tiêu các nguồn vốnđầu tư (kể cả của Nhà nước hay các nhà tài trợ) cho một chương trình/dự án nào đó,kết quả, hiệu quả và tác động của ch ương trình. Cả hai cách hiểu này đều khôngđúng. Giám sát và đánh giá là một quá trình tiếp diễn, liên tục, được bắt đầu từ khiquan sát, thu thập những thông tin, số liệu đầu tiên về tình hình thực hiện các hoạtđộng do chương trình/dự án hoạch định, sự t ăng trưởng, kết quả, hiệu quả tác động,v.v… Cũng do cách hiểu phiến diện nêu trên mà giám sát và đánh giá thường bịlãng quên trong khi thiết kế chương trình/dự án hoặc được xây dựng cũng như thựchiện một cách hình thức nên các căn cứ thường không phù hợ p, không lượng hóađược, thậm chí không khả thi và thiếu thời hạn cụ thể.

Giám sát và đánh giá không phải chỉ là đưa ra nhận xét về các hoạt động đãđược thực hiện, kết luận chương trình thành công hay thất bại , mà nhằm đáp ứngnhu cầu cụ thể của chương trình và được coi là các công cụ cơ bản của công tác kếhoạch hóa. Nó cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin quan trọng về tính phùhợp, khả thi, tình hình hoạt động, các kết quả, những tác động để đưa ra nhữngquyết định phù hợp với các mục tiêu mong muốn. Do vậy, trên quan điểm vậnđộng, cả hai hoạt động này là những công cụ quan trọng giúp hoàn thiện việc xâydựng chương trình/dự án trong tương lai.

CÂU HỎI THẢO LUẬN1. Hãy nêu khái niệm về kiểm tra, giám sát, đánh giá.

2. Sự khác nhau giữa kiểm tra, giám sát, đánh giá.

3. Quy trình tiến hành giám sát và đánh giá công tác DS-KHHGĐ.

4. Làm việc theo nhóm xây dựng kế hoạch giám sát việc tổ chức chiến dịnh truyềnthông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ.

5. Làm việc theo nhóm xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện mô hình: Tư vấnvà kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh ở địaphương.

200

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Kế hoạch hóa và quản lý chương trình dân số -kế hoạch hóa gia đình; Ủy ban

Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình - Quỹ Dân số liên hợp quốc; Nhàxuất bản Thống kê, Hà Nội 1996.

2. Tài liệu nâng cao kiến thức dân số tập 1-2; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻem - Hà Nội 2002.

3. Xây dựng chiến lược, chương trình, dự án về dân số, gia đình và trẻ em theophương pháp quản lý dựa trên kết quả; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em -Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2004.

4. Dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản; Học viện Quân y - Nhà xuất bảnQuân đội nhân dân, Hà Nội 2004.

5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ cơ sở về công tác dân số, gia đình và trẻ em; Ủyban Dân số, Gia đình và Trẻ em - Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội 2005.

6. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Bộ Y tế - Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2005.

7. Giám sát chương trình Dân số-Kế hoạch hóa gia đình; Ủy ban Dân số, GiaĐình và Trẻ em-Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2003.

8. Tài liệu nâng cao kiến thức dân số; Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, HàNội năm 2003.

9. Hoàn thiện đánh giá chương trình kế hoạch hoá gia đình; Jose Garsia -Nunez-Uỷ ban Quốc gia Dân số-Kế hoạch hoá gia đình, Hà Nội năm 1993.