sach an sinh xa hoi

86
I. AN SINH XÃ HI, MT HTHNG THIT YU TRONG BMÁY QUC GIA HIN ĐẠI 1. SNY SINH CA CÁC VN ĐỀ XÃ HI VÀ SHÌNH THÀNH VÀ CHUYN BIN CA TCHC AN SINH XÃ HI TRÊN BÌNH DIN QUC GIA. Đời sng con người luôn luôn gp nhng trc tr: bnh tt, tang tóc, mâu thun, chia ly v.v... Trong các thành viên ca xã hi luôn luôn có nhng thành phn không tlc được như cô nhi, quph, người cao tui yếu, tt nguyn. Tuy nhiên trong xã hi tin công nghip, quan hgia đình rt cht ch, đại gia đình là mt chda vng chc. Mt người bnh, mt ccao tui hin din trong gia đình không phi là mt gánh nng. Luôn luôn có người ra vào, có thi gian chăm sóc. chòm xóm còn ti thăm hi tng quà, tng bánh, thuc men. Mt đứa trmt cha mvi ông bà, cô chú là chuyn hoàn toàn bình thường chthêm mt ming ăn tham gia vào bui cơm gia đình đạm bc nhưng go, rau không thiếu. Ngoài đại gia đình cng đồng làng mc Vit Nam thi xa xưa có công đin, công thdành cho cô nhi quph. Ghé qua nhà chùa lúc nào cũng ít lm là được mt ba cơm chay. Thi trung cgiáo hi Thiên Chúa giáo Phương Tây có nhng hot động tthin phong phú cho nhng người lđường, sa cơ v.v... Nếu lúc nào cũng có nhng thành phn “yếu kém” thì xã hi truyn thng cũng luôn luôn có nhng cơ chế tnhiên, vô hình hay không tên mang li cho hmt strgiúp. Nhưng vi sphát trin ca công nghip, vi quá trình đô thhóa thì vn đề không còn đơn gin. Tschuyn biến nhanh chóng ca xã hi, nhiu vn đề con người rt phc tp ny sinh và có tm vóc ln. Song song vi cuc cách mng công nghip Anh vào thế kth17 xã hi Phương Tây bt đầu chng kiến nhng vn đề có tm vóc to ln và phc tp hơn như nn tht nghip ca hàng vn lao động khi các xí nghip tht bi, nn mãi dâm vi tm vóc rng rãi, nn bóc lt sc lao động ca trem v.v... Ri kế đến là các tnn xã hi khác như ti phm, nghin ngp, rượu chè vi tính cht và tm cmà xã hi nông nghip, ctruyn chưa biết đến. Đó là các vn đề xã hi (social problems) theo nghĩa khoa hc hin nay xut phát không tsyếu kém ca tng cá nhân mà là hu quca các quá trình kinh tế xã hi. Sphát trin nhà máy các thành phln thu hút các lao động nông thôn. Ri blàng mc, xóm ging, gia đình, hsng đơn độc sinh ra rượu chè, cbc. Tht nghip, hbiến thành đội quân nghèo đói thiết lp các khu chut. Phntht nghip chcòn con đường mãi dâm. Người cao tui nua phi đi ăn xin để kiếm sng. nông thôn, nông dân thường da vào sban bca các lãnh chúa phong kiến. Khi chế độ phong kiến suy sp, nghèo đói phát trin tràn lan. Đại gia đình, nhà thkhông đủ để đối phó na. Do đó tthế k13 đến thế k18 nước Anh đã ra nhng đạo lut để gii quyết nhng vn đề người nghèo, nn hành kht v.v... Đạo lut Elizabeth cho người nghèo ban hành năm 1601 được xem như mt ví dđin hình ca shình thành hthng an sinh xã hi quc gia nhm: - To công ăn vic làm cho người nghèo còn sc lao động - Mcác vin dưỡng lão cho người cao tui yếu, tàn tt, mt sc lao động... - Bo trtrmcôi, hay bbrơi bng cách gi làm công, hc nghti các gia đình, doanh nghip v.v... Tđó công tác xã hi, không còn là công tác tnguyn cá nhân hay nhà thmà là nhim vca nhà nước. Hàng trăm hàng ngàn blut khác được ban hành mang tính xã hi như lut gia đình, lut lao động, lut bo trtrem, lut bo vngười khuyết tt, lut con nuôi

Upload: foreman

Post on 19-Jun-2015

6.550 views

Category:

Education


2 download

DESCRIPTION

Sách về An Sinh Xã hội

TRANSCRIPT

Page 1: Sach An Sinh Xa Hoi

I. AN SINH XÃ HỘI, MỘT HỆ THỐNG THIẾT YẾU TRONG BỘ MÁY QUỐC GIA HIỆN ĐẠI 1. SỰ NẢY SINH CỦA CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ CHUYỂN BIẾN CỦA TỔ CHỨC AN SINH XÃ HỘI TRÊN BÌNH DIỆN QUỐC GIA. Đời sống con người luôn luôn gặp những trắc trở: bệnh tật, tang tóc, mâu thuẫn, chia ly v.v... Trong các thành viên của xã hội luôn luôn có những thành phần không tự lực được như cô nhi, quả phụ, người cao tuổi yếu, tật nguyền. Tuy nhiên trong xã hội tiền công nghiệp, quan hệ gia đình rất chặt chẽ, đại gia đình là một chỗ dựa vững chắc. Một người bịnh, một cụ cao tuổi hiện diện trong gia đình không phải là một gánh nặng. Luôn luôn có người ra vào, có thời gian chăm sóc. chòm xóm còn tới thăm hỏi tặng quà, tặng bánh, thuốc men. Một đứa trẻ mất cha mẹ ở với ông bà, cô chú là chuyện hoàn toàn bình thường chỉ thêm một miệng ăn tham gia vào buổi cơm gia đình đạm bạc nhưng gạo, rau không thiếu. Ngoài đại gia đình cộng đồng làng mạc Việt Nam thời xa xưa có công điền, công thổ dành cho cô nhi quả phụ. Ghé qua nhà chùa lúc nào cũng ít lắm là được một bữa cơm chay. Thời trung cổ giáo hội Thiên Chúa giáo ở Phương Tây có những hoạt động từ thiện phong phú cho những người lỡ đường, sa cơ v.v... Nếu lúc nào cũng có những thành phần “yếu kém” thì xã hội truyền thống cũng luôn luôn có những cơ chế tự nhiên, vô hình hay không tên mang lại cho họ một sự trợ giúp. Nhưng với sự phát triển của công nghiệp, với quá trình đô thị hóa thì vấn đề không còn đơn giản. Từ sự chuyển biến nhanh chóng của xã hội, nhiều vấn đề con người rất phức tạp nảy sinh và có tầm vóc lớn. Song song với cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh vào thế kỷ thứ 17 xã hội Phương Tây bắt đầu chứng kiến những vấn đề có tầm vóc to lớn và phức tạp hơn như nạn thất nghiệp của hàng vạn lao động khi các xí nghiệp thất bại, nạn mãi dâm với tầm vóc rộng rãi, nạn bóc lột sức lao động của trẻ em v.v... Rồi kế đến là các tệ nạn xã hội khác như tội phạm, nghiện ngập, rượu chè với tính chất và tầm cỡ mà xã hội nông nghiệp, cổ truyền chưa biết đến. Đó là các vấn đề xã hội (social problems) theo nghĩa khoa học hiện nay xuất phát không từ sự yếu kém của từng cá nhân mà là hậu quả của các quá trình kinh tế xã hội. Sự phát triển nhà máy ở các thành phố lớn thu hút các lao động nông thôn. Rời bỏ làng mạc, xóm giềng, gia đình, họ sống đơn độc sinh ra rượu chè, cờ bạc. Thất nghiệp, họ biến thành đội quân nghèo đói thiết lập các khu ổ chuột. Phụ nữ thất nghiệp chỉ còn con đường mãi dâm. Người cao tuổi nua phải đi ăn xin để kiếm sống. Ở nông thôn, nông dân thường dựa vào sự ban bố của các lãnh chúa phong kiến. Khi chế độ phong kiến suy sụp, nghèo đói phát triển tràn lan. Đại gia đình, nhà thờ không đủ để đối phó nữa. Do đó từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 nước Anh đã ra những đạo luật để giải quyết những vấn đề người nghèo, nạn hành khất v.v... Đạo luật Elizabeth cho người nghèo ban hành năm 1601 được xem như một ví dụ điển hình của sự hình thành hệ thống an sinh xã hội quốc gia nhằm: - Tạo công ăn việc làm cho người nghèo còn sức lao động - Mở các viện dưỡng lão cho người cao tuổi yếu, tàn tật, mất sức lao động... - Bảo trợ trẻ mồ côi, hay bị bỏ rơi bằng cách gởi làm công, học nghề tại các gia đình, doanh nghiệp v.v... Từ đó công tác xã hội, không còn là công tác tự nguyện cá nhân hay nhà thờ mà là nhiệm vụ của nhà nước. Hàng trăm hàng ngàn bộ luật khác được ban hành mang tính xã hội như luật gia đình, luật lao động, luật bảo trợ trẻ em, luật bảo vệ người khuyết tật, luật con nuôi

Page 2: Sach An Sinh Xa Hoi

v.v... Nhiều chính sách, chương trình, dịch vụ rất đa dạng, nhiều tổ chức, đoàn thể xuất hiện để chăm sóc, hỗ trợ những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội có nhu cầu đặc biệt. Hệ thống an sinh xã hội cấp quốc gia hình thành từ đó với một bộ máy nhà nước phụ trách các vấn đề xã hội như một thiết chế bên cạnh các thiết chế khác như ngành y, ngành giáo dục, nhà ở, giao thông vận tải. Trên tất cả quốc gia có một bộ, mang tên khác nhau như bộ An sinh và phát triển xã hội ( Phi-lip-pin ), bộ phát triển cộng đồng (Singapore), bộ Lao động, Thương binh xã hội hay những hình thức hỗ trợ thường xuyên cho các đối tượng chính sách. Hai chữ An Sinh được sử dụng trong công tác xã hội sẽ mang tính toàn diện hơn. Không chỉ có vật chất mà tinh thần và tất cả những gì đem lại cho con người một cuộc sống an bình. Dưới đây là một số định nghĩa để tham khảo. Theo tác giả B. R. Compton (Introduction to social welfare and social Work - Nhập môn an sinh xã hội và công tác xã hội, 1980). a. “An sinh xã hội là một thiết chế. b. Bao gồm các chính sách và luật pháp. c. Thực thi bởi các tổ chức tự nguyện hay của nhà nước. d. Thông qua đó một mức độ tối thiểu được xác định về dịch vụ xã hội, tiền và các quyền lợi khác (y tế, giáo dục, nhà ở v.v...) e. Được phân phối cho cá nhân, gia đình, nhóm xã hội mà họ không nhận được từ gia đình hay thị trường. f. Nhằm mục đích phòng ngừa, giảm nhẹ hay đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội để cải tiến sự an sinh của cá nhân, nhóm và cộng đồng một cách trực tiếp". Theo Elizabeth Wickenden (Social welfare in a Changing World - An sinh xã hội trong một thế giới đổi mới, 1965), An sinh xã hội gồm các: “luật lệ, chương trình, quyền lợi và dịch vụ bảo đảm và củng cố các biện pháp đáp ứng các nhu cầu xã hội được công nhận như an sinh cơ bản của quần chúng và cải tiến trật tự xã hội”. Theo J.M. Romanyshyn (Social Welfare: Charity to Justice - An sinh xã hội: Từ bác ái đến công bằng, 1971). An sinh xã hội gồm các biện pháp và quá trình liên quan đến việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, sự phát triển tài nguyên nhân lực và cải tiến chất lượng sống. Điều này bao gồm các dịch vụ xã hội cho cá nhân, gia đình và cả những nỗ lực củng cố và cải tiến các thiết chế xã hội” Ngày nay An sinh xã hội không chỉ được xem như là không tránh khỏi để giải quyết các vấn đề tiêu cực của xã hội, nhưng vai trò của nó hết sức thiết yếu trong phát triển xã hội. Nghĩa là chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, cá nhân không những phải được đáp ứng các nhu cầu căn bản mà còn cần được phát huy tối đa và hòa nhập một cách tốt đẹp vào xã hội. Gia đình, tập thể, cộng đồng cần thực hiện chức năng của mình một cách hài hòa và có hiệu quả để đem lại an sinh cho cá nhân và sự ổn định và phát triển cho xã hội. Từ đó ta thấy rằng bộ máy nhà nước phụ trách ASXH không chỉ làm “Công tác chính sách” (theo nghĩa thường dùng) hay cứu trợ đơn thuần mà về mặt chuyên môn phải nổ lực rất cao để ngang tầm với nghiệm vụ trong xã hội hiện đại. Ngành An sinh xã hội ở các nước công nghiệp phát triển, với vốn tích lũy dồi dào thường bao gồm: 1. An sinh công cộng (Public wefare), đây là tổ chức mang tính cứu trợ cho những người (tạm gọi) là theo diện chính sách nào đó. Ví dụ người nghèo dưới một mức độ nhất định, người thất nghiệp, trẻ bơ vơ, người cao tuổi, tàn tật, tị nạn v.v... 2. Bảo hiểm xã hội (social insurance) cho những người trong thời gian lao động có đóng góp cho quỹ bảo hiểm. 3. Chương trình phát triển lao động và dân dụng

Page 3: Sach An Sinh Xa Hoi

4. Nhà ở và tái thiết đô thị 5. Sức khoẻ chung 6. Sức khoẻ tâm thần 7. Phục hồi chức năng 8. Phạm pháp và giáo hóa 9. Vui chơi giải trí 10. An sinh nhi đồng và gia đình 11. Phát triển cộng đồng v.v... Tùy từng quốc gia nội dung và tổ chức có khác nhau, nhưng nói chung An sinh xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu toàn diện của người dân để sống hạnh phúc, hài hòa và tham gia xây dựng một xã hội hài hòa và phát triển. 2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA AN SINH XÃ HỘI Ban đầu các vấn đề xã hội được xử lý một cách tự phát và chủ yếu theo kiểu từ thiện và lên lớp. Từ từ hình thành khái niệm thân chủ tự giúp để vươn lên. CTXH không chỉ có mục đích trị liệu mà còn phòng ngừa và phát triển. Các vấn đề xã hội lần lần được phân tích từ gốc độ khoa học, các biện pháp can thiệp ở cấp vĩ mô và vi mô được xây dựng trên cơ sở kiến thức về hành vi con người. Có được sự tiến bộ là do sự đóng góp của các ngành khoa học như tâm lý học, tâm thần học, xã hội học v.v...và cả chính trị học vì muốn đóng góp vào việc xây dựng các chính sách xã hội phù hợp, không thể đứng ngoài và không hiểu rõ hoạt động chính trị. Cơ sở kiến thức của An sinh xã hội ASXH không sử dụng toàn bộ kiến thức của các khoa học vừa kể nhưng những phần nào có liên quan, ví dụ các nguyên cứu xã hội về dân số học về phong tục tập quán trong hành vi sức khỏe, kinh tế học liên hệ tới sự nghèo đói v.v... Ngày nay ASXH là một bộ môn khoa học ứng dụng được giảng dạy ở các trường CTXH, thường là cấp đại học. 3. AN SINH XÃ HỘI VÀ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Nhiều ngành nghề tham gia đóng góp vào nền ASXH của một quốc gia, ví dụ như nhà thiết kế đô thị tham gia giải tỏa nhà ổ chuột, bác sĩ, y tá có vai trò quan trọng cho sức khoẻ, luật sư tham gia làm luật bảo vệ trẻ em. Nhưng do các ngành này và một số ngành khác không đáp ứng một cách toàn diện nhu cầu xã hội của con người một ngành nghề mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 đó là công tác xã hội (social work). Giữa các ngành nghề đóng góp cho nền ASXH công tác xã hội đóng vai trò tổng hợp và trung tâm. Trong lĩnh vực sức khỏe, y bác sĩ và các cấp nhân viên sức khỏe khác đóng vai trò trung tâm nhưng bên cạnh học cũng có nhà tâm lý, nhân viên xã hội, kỹ sư, nhà kinh tế nhà quản trị v.v... Trong ngành ASXH, nhân viên CTXH (social worker) các cấp đóng vai trò trung tâm, giữa các ngành chuyên môn khác. Vai trò của CTXH trong ASXH Nếu đạo luật về người nghèo của Anh quốc xuất hiện vào đầu thế kỷ 17 được xem như nền tảng ban đầu của nền ASXH theo nghĩa hiện đại thì mãi đến thế kỷ 20 mới xuất hiện nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Vào cuối thế kỷ 19, hiệp hội các tổ chức từ thiện (Charity Organizations Society) và Phong trào trung tâm cộng đồng (Settlement House Movement) cố gắng tìm hiểu căn nguyên của các vấn đề xã hội và tìm cách giúp đỡ các đối tượng xã hội phục hồi nhân phẩm và vị trí xã hội của mình. Nhũng đối tượng này được xem như là nạn nhân của sự chuyển biến xã hội hơn là những kẻ “lười biếng”, thiếu đạo đức phải trừng

Page 4: Sach An Sinh Xa Hoi

trị như trước kia. Từ đó các nhân viên được tuyển phần lớn từ từng lớp trí thức, để phân vùng và chia nhau đi viếng thăm tìm hiểu hoàn cảnh của từng người. Thái độ tôn trọng và mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và các đối tượng xã hội được nhấn mạnh vì mục đích là giúp họ tự vươn lên “làm lại cuộc đời”. Từ những kinh nghiệm này các nhân viên xã hội đầu tiên hiểu rằng giúp đỡ con người là một quá trình phức tạp và tế nhị đòi hỏi sự hiểu biết về cá nhân và cả xã hội. Họ cũng rút ra nhiều kinh nghiệm về cách tiếp xúc để tìm hiểu từng trường hợp, ghi chép để theo dõi diễn biến của đối tượng, nhu cầu thông tin, phối hợp công tác giữa các cơ quan. Cũng từ đó hình thành cơ sở ban đầu của phương pháp CTXH và ý thức về vai trò nhiệm vụ nhân viên xã hội, đạo đức chức nghiệp v.v... Hiệp hội các tổ chức từ thiện (COS) còn là cha đẻ của các trường CTXH đầu tiên ở Mỹ và Anh. Năm 1898 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đầu tiên (Summer school of Philanthropic workers) cho 27 học viên được tổ chức tại New York, trong 6 tuần. Ba năm sau khóa học trở thành trường CTXH đầu tiên với chương trình kéo dài 8 tháng. Ngày nay là trường CTXH thuộc đại học Colombia. Ngay sau đó hàng loạt trường khác được thành lập ở các thành phố lớn ở Âu, Mỹ. Ở Châu Á, và Châu Mỹ la Tinh, các trường CTXH mọc lên đồng loạt sau thế chiến thứ 2. Trung Quốc và Ấn Độ do sự gần gũi với Anh quốc có người đi học ở Anh, Mỹ, khá sớm và du nhập ngành CTXH sớm nhất ở Châu Á. Miền Nam Việt Nam do ảnh hưởng của Pháp có trường CTXH vào năm 1949 do Hồng thập tự Pháp thành lập, sớm hơn một số nước Châu Á và châu Mỹ La Tinh. Đó là trường Caritas, 38 Thevenet (nay là Tú Xương) do các nữ tử bác ái điều hành. Trong khối XHCN các nước như Ba Lan, cựu Đông Đức, Tiệp khắc, Hungari có ngành CTXH. Liên Xô khi giải phóng chưa biết tới ngành CTXH nên không có. Ngày nay có hàng ngàn trường CTXH có mặt trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trung Quốc phục hồi ngành này từ năm 1988. Khóa CTXH đầu tiên được mở tại khoa xã hội học, đại học Bắc kinh. Liên xô (cũ) đã liên hệ với Liên hiệp quốc tế các trường CTXH để nhờ tổ chức huấn luyện. Ở Châu Âu ngành CTXH bắt đầu ở hệ trung cấp chuyên nghiệp hai năm. Ở Mỹ phải có cử nhân về tâm lý hay xã hội học mới đi chuyên ngành CTXH cấp cao học. Ngày nay có sự thống nhất về mặt tổ chức và ngành CTXH được giảng dạy trong hệ đại học, với khả năng nhận chứng chỉ sau 2 năm để đi làm việc và sau đó học tập tiếp. Trên thế giới ngày nay nghề CTXH được biết đến như mọi ngành nghề khác với nhân viên trực tiếp tác chiến cấp trung cấp hay cử nhân, nhân viên điều hành từ cử nhân tới cao học và các nhà nghiên cứu, giảng dạy, kế hoạch từ cao học đến tiến sĩ. Nhân viên chuyên nghiệp có nghiệp đoàn của mình ở cấp quốc gia và quốc tế. Ở Việt Nam trước giải phóng, ngoài trường Caritas có thêm trường CTXH là một trường công lập do bộ xã hội cũ thành lập với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc. Đại học Đà Lạt đã có phân khoa “chính trị xã hội” với nội dung CTXH, đại học Vạn Hạnh vừa bắt đầu mở và đại học Cửu Long chưa kịp mở khoa CTXH thì giải phóng. Trường Thanh niên phụng sự xã hội hoạt động được vài năm với nội dung nặng về kỹ thuật phát triển nông thôn. Đến năm 1975 miền nam Việt Nam cũ có được trên dưới 300 nhân viên trung cấp, 15 - 20 tốt nghiệp đại học và học thêm một năm CTXH và 15 cao học . CTXH bị gián đoạn từ 1975 đến 1989 khi bắt đầu học thí Anh chị em trong nhóm nghiên cứu CTXH chỉ có một cao học và anh chị kiểm sự, cán sự xã hội và trong đó có người học thêm bậc cử nhân ở một ngành khác. Trước kia có cỡ 500 cán bộ được bồi dưỡng tại chức từ 3 - 6 tháng. Nay có cỡ 100 anh chị em làm việc với trẻ em nghèo lang thang đã trải qua một lớp huấn luyện ngắn. Đến nay (1996) trong nước co được 2 cao học CTXH và 3 cao học PTCĐ vơi một số đang du học ở nước nghèo. Chương trình CTXH 2 năm được giảng dạy trong khoa PN học với

Page 5: Sach An Sinh Xa Hoi

triển vọng có thể mở thêm bậc cử nhân. Tháng 3/1996 chương trình cử nhân CTXH đầu tiên được mở tại Khoa Xã hội học, đại học quốc gia Hà Nội. Đây là dấu hiệu của sự phục hồi của ngành và chắc chắn nó sẽ phát triển mạnh để đáp ứng các yêu cầu phát triển mới của đất nước. 4. DIỄN BIẾN CỦA ASXH TRÊN THẾ GIỚI 4.1. NGÀNH ASXH PHƯƠNG TÂY ĐANG BỘC LỘ NHIỀU KHIẾM KHUYẾT Từ lâu nền ASXH phương Tây, nhất là ở các nước như Thụy Điển, Anh v.v... được xem là mô hình. Nơi đây các nhu cầu của các đối tượng xã hội được đáp ứng một cách đầy đủ nhất. Tuy nhiên nhà nước phải bao cấp rất nhiều. Ngày nay với các cuộc khủng hoảng kinh tế, tình hình tài chánh nhiều nước đang gặp khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến các chương trình ASXH và từ đó cũng tạo ra những bất ổn trong xã hội. Khi làm một chính sách ASXH ít ai ngừa trước được hậu quả tiêu cực của nó nhưng ngày nay một số hậu quả tiêu cực này đã tự bộc lộ. Ví dụ như trợ cấp cho trẻ thành niên sống tách rời gia đình khuyến khích sự tự lập nhưng đồng thời gây sự suy yếu cho thiết chế gia đình. Việc hỗ trợ các phụ nữ trẻ không lập gia đình mà có con là một việc phải làm, tuy nhiên chính sách này làm tăng nếp sống cầu thả, tăng cường đạo quân nghèo đói thất nghiệp. Thậm chí trẻ từ các gia đình đơn thân này cũng dễ dàng sa vào tội phạm. 4.2. MỘT SỐ KHUYẾN CÁO LIÊN HỢP QUỐC VỀ ĐỊNH HƯỚNG ASXH Rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại trong ASXH, các quốc gia ngồi lại với nhau định kỳ và cùng nhau vạch ra những hướng đi chung phù hợp với tình thế cho thập kỷ 90. Trước tiên cần lưu ý đến một bối cảnh xã hội đã và đang luôn luôn đổi mới. Đáng lưu ý nhất là sự xuất hiện của những mô hình gia đình mới, vai trò đổi mới của nam và nữ, sự đổi mới của cấu trúc dân cư và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã nâng cao nhận thức và kỳ vọng của người dân. Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng kinh tế của thập kỷ 80, một số vấn đề cũ tái phát sinh như nghèo đói, thất nghiệp và khiếm dụng, mù chữ, sự giảm thiểu nghiêm trọng của các dịch vụ y tế giáo dục. Thêm vào đó những vấn đề mới phát sinh như sự xuống cấp của môi trường, tệ nghiện nghập, bệnh Aids, bạo lực và chiến tranh. Từ đó cần quan tâm đặc biệt đến các đối tượng sau đây: Gia đình cần được đáp ứng nhu cầu như một đơn vị, đồng thời nhu cầu của từng thành viên. Cần quan tâm đặc biệt đến gia đình đơn thân, một loại hình mới xuất hiện. Cần củng cố gia đình trong vai trò hỗ trợ các thành viên, quan tâm đến các thành viên đặc biệt như trẻ em, thanh thiếu niên, người cao tuổi, người khuyết tật. Tuy nhiên các dịch vụ hỗ trợ gia đình nên thận trọng kẻo việc chăm sóc các thành viên đặc biệt trên lại một lần nữa trở thành một gánh nặng thêm cho PN. Một nền ASXH và PTCĐ phải thúc đẩy sự tiến bộ của PN và tạo điều kiện đồng đều để PN tham gia vào mọi lãnh vực kinh tế, văn hóa xã hội của đời sống. LHQ xem việc nam - nữ ngày càng chia sẻ trách nhiệm trong công việc nhà trong vai trò cha mẹ là một tiến bộ. Ở những nước có đông người cao tuổi thì phải hoàn thiện hệ thống lương hưu, và các dịch vụ phù hợp. Nhưng quan trọng nhất là phải làm sao cho người cao tuổi tích cực tham gia việc giải quyết nhu cầu của chính họ. Để được vậy cần củng cố vai trò của người cao tuổi trong gia đình và ngoài xã hội. Ngược lại có những nước tỉ lệ người trẻ tuổi lại đông. Ở đây cần quan tâm giúp đối tượng này trong các lãnh vực:

Page 6: Sach An Sinh Xa Hoi

Học nghề. Thành lập gia đình và trở thành những cha mẹ có trách nhiệm. Giáo dục ngăn ngừa hành vi tự hủy hoại (nghiện ngập, sống buông thả v.v...). Cần quan tâm đến hiện tượng di dân và tìm hiểu nguyên nhân cội nguồn. Một đàng cải thiện điều kiện kinh tế xã hội của nơi xuất phát; đàng khác giúp người di dân tại nơi đến của họ. Cải thiện hạ tầng cơ sở, môi trường công ăn việc làm thông qua các dự án tự giúp ở cộng đồng. Đối với nghèo đói, không chỉ xoa diệu mà giải quyết tận căn bằng: Gia tăng việc làm. Cơ hội đầu tư đồng đều cho cả nam lẫn nữ. Nhằm ưu tiên vào những thành phần yếu kém nhất. Giúp tuổi trẻ việc làm để tự lực và để họ giúp lại những thành phần yếu khác trong gia đình (người cao tuổi, khuyết tật v.v...). Sự chủ động và tích cực tham gia của đối tượng thụ hưởng dịch vụ ASXH, là tối quan trọng. Đó không chỉ là một phương tiện mà chính là mục tiêu của PTXH. Chính họ mới biết rõ nhu cầu của bản thân và quyết định về những dịch vụ, chương trình và lợi ích cho họ. Mọi dịch vụ cần lấy gia đình làm đối tượng và dựa trên cộng đồng. Các chính sách ASXH cũng nhằm giải quyết các hậu quả xã hội tiêu cực của công việc cách mạng khoa học và kỹ thuật (LHQ, các nguyên tắc hướng dẫn cho các chính sách và chương trình ASXH theo hướng PTCĐ cho một tương lai gần. 1988). 4.3. XU HƯỚNG CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Phần lớn các nước được gọi là “đang phát triển”(ĐPT) là các nước cựu thuộc địa. Trong mọi lãnh vực hoạt động từ khoa học tới văn hóa nghệ thuật, thường các mô hình được bê nguyên xi từ “mẫu quốc” hay nước cao tuổiu và áp đặt cho nước nghèo. Thường các nước ĐPT được chuyển giao những khoa học kỹ thuật lạc hậu hay sản phẩm mà nước cho muốn tống khứ. Cũng có khu các mô hình được chuyển giao hay sao chép với đầy thiện ý nhưng không phù hợp với nền văn hóa của bên nhận. Không những chúng không mang lại hiệu quả mà có khi cần giết những tiềm năng tại chỗ. Ví dụ nổi bật nhất là sự du nhập của Tây y làm mất đi những tiềm năng quý giá của Đông y mà ngày nay cả thế giới đang tìm lại. Cũng vậy mô hình cô nhi viện của nhà thờ công giáo từ phương Tây đem qua các nước châu Á mà lúc đó tình đại gia đình, sự tương thân tương trợ trong làng mạc rất chặt chẻ là khuyến khích bỏ con và tiêu diệt dần tiềm năng của cộng đồng. Ngày nay khoa học còn phát hiện ra hậu quả tiêu cực của việc nuôi tập trung nữa. Hơn hết mô hình bao cấp và cung ứng dịch vụ ở Phương Tây không thể nào thực hiện ở một nước chưa phát triển về kinh tế với ngành CTXH Phương Tây và ngày nay cả đôi bên thống nhất mấy nguyên tắc về hành động. Đó là xây dựng năng lực (Capacity building) và tăng sức mạnh hay quyền lực (empowerment) cho các nhóm có cùng một nhu cầu hay ở cùng một địa phương, ý thức và đòi hỏi quyền lợi của chính mình và cùng giúp nhau cải thiện đời sống của mình. Ngay cả đối với những nạn nhân của các tệ nạn xã hội cách tiếp cận trên đây cũng là chính yếu. Xu hướng chung trên thế giới là lưu lại những tiềm năng, những giá trị văn hóa dân tộc đã bị đánh mất để tìm đến một mô hình phát triển nhân bản hơn. 5. NGÀNH ASXH TẠI VIỆT NAM 5.1. BỐI CẢNH XÃ HỘI VN HIỆN TẠI

Page 7: Sach An Sinh Xa Hoi

Phải nói khi chế độ quản lý xã hội chủ nghĩa còn tồn tại với sự bao cấp nhiều mặt nhu cầu của công nhân viên, xã viên được quan tâm đầy đủ. Khi đất nước chưa mở cửa thì trật tự xã hội còn được giữ gìn. Ngày nay khi đất nước mở cửa và chuyển sang kinh tế thị trường thì sự phân hóa cao tuổiu nghèo tăng một cách nổi bật. Ở từng địa phương, từng lúc nghèo đói là vấn đề nổi bật nhất. Sự giao lưu với bên ngoài làm phát sinh những vấn đề xã hội mới, phức tạp như nạn thất nghiệp, sự di dân đến các thành phố lớn để kiếm sống tạo ra vô số vấn đề như nhà ổ chuột, sự xuống cấp của vệ sinh môi trường, trộm cắp, mất an ninh trật tự. Đáng quan tâm hơn là con số ngày càng gia tăng của trẻ em đường phố, mại dâm, người nghiện ngập, bịnh nhân Aids... Nhiều tội phạm có tổ chức, có liên quan đến các đường dây quốc tế diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Xã hội phát sinh ra nhiều vấn đề nhưng đồng thời những nỗ lực giải quyết cũng đa dạng và sáng tạo. Nhiều chương trình chăm sóc trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn, những nhóm giáo dục đồng đẳng cho các đối tượng xã hội, tín dụng cho người nghèo, sự hình thành của vài dự án PTCĐ cho thấy nếu có đường lối chính sách chung và tổ chức tốt VN ta có tiềm năng không nhỏ. Vấn đề đào tạo nhân viên xã hội chuyên nghiệp đã bắt đầu. 5.2. MỘT BỘ MÁY ASXH ĐANG TỪNG BƯỚC HÌNH THÀNH Có những thay đổi trong nhận thức, cách làm nhưng rất chậm từ phía các tổ chức có trách nhiệm cao nhất. Tiến trình giải quyết các vấn đề xã hội còn thiếu chuyên môn. Cái thiếu vắng lớn nhất là những con người chủ chốt với kiến thức cần thiết để tạo ra một ngành ASXH đúng nghĩa cho một Việt Nam hiện đại. Đại bộ phận làm việc ở cơ sở hay ở cấp quản lý cũng chưa được chuyên môn hóa. Luật pháp tuy có một số bộ phận cơ bản (như luật Dân sự, Hôn nhân gia đình, Sức khỏe, Phổ cập, Giáo dục, Lao Động, Quyền trẻ em...) nhưng chưa hoàn chỉnh để giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ các đối tượng xã hội đặc biệt. Các chính sách xã hội chưa thể nhằm vào toàn dân mà đang cố gắng chăm lo tốt cho một số dạng đối tượng đặc biệt (diện chính sách). Dù sao, người làm CTXH cần rất quan tâm theo dõi và thậm chí trực tiếp tham gia vào một số chương trình mang tính phát triển xã hội cao như: Xóa đói giảm nghèo Phát triển nông thôn Phòng chống tệ nạn xã hội Hành động vì trẻ em Hành động vì sự tiến bộ của PN... Trí thức về nông thôn v.v... 5.3. CÁC TỔ CHỨC ASXH - Hai bộ máy chủ chốt nhất là : Bộ Lao động Thương Binh và xã hội và Ủy ban Gia đình, Dân số và trẻ em (UBGĐDSTE) Đây là hai bộ máy quốc gia có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến tận Phường xã. Điều đáng lưu ý là từ tháng 3/1996 UBGĐDSTE đã thực hiện một chủ trương lớn là chuyên môn hóa cán bộ thông qua chương trình đào tạo cá nhân CTXH tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 8: Sach An Sinh Xa Hoi

- Các đoàn thể quần chúng như: Đoàn Thanh niên, Hội LHTN, Hội Phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Công đoàn... Tất cả đều có những chương trình chăm sóc trẻ em, tín dụng cho PN nghèo, chăm sóc sức khỏe, giúp đỡ các đối tượng nạn nhân xã hội v.v... - Các tổ chức phi chính phủ trong nước bắt đầu hình thành. Ở thành phố có hai tổ chức được biết đến nhiều là Hội Bảo Trợ Trẻ Em và Hội PN Từ Thiện. Từ ngày có quyết định 35 CP chính phủ ở Miền Bắc và một số tỉnh các tổ chức PCP Việt Nam lại phát triển nhanh hơn. Phổ biến nhất là dưới hình thức hội bảo trợ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là nhà nhà, người người và tổ chức làm CTXH. Mạnh ai nấy làm, không có một đường lối chung, cũng không có cơ sở khoa học và luật pháp để phân biệt cách làm nào đúng hay chưa đúng và nhất là để loại trừ những lạm dụng nhân danh “từ thiện”, “xã hội”. Nguyên nhân bao trùm là sự yếu kém của bộ máy trách nhiệm cao nhất. - Các tổ chức của Liên Hợp Quốc và các NGO quốc tế. Vai trò xúc tác của các tổ chức này rất quan trọng. Đặc biệt các tổ chức LHQ vừa đưa vào sự viện trợ tài chánh và kỹ thuật, vừa giúp cho VN tiếp cận. Các trào lưu quốc tế, đặc biệt cho lãnh vực ASXH phải kể đến vai trò của UNDP (chương trình PT LHQ), UNICEP đã và đang hỗ trợ rất nhiều cho lãnh vực trẻ em và gia đình, UNFPA (tổ chức kế hoạch hóa gia đình...). Có nhiều chục NGO (tổ chức phi chính phủ) quốc tế lớn nhỏ đóng chủ yếu ở Hà Nội và một số ít ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh. Còn tính luôn các NGO không đặt văn phòng ở VN thì con số lên tới hàng trăm. Có những NGO có tên tuổi và uy tín rất lâu đời đem lại cho VN triết lý, kiến thức và phương pháp phát triển vô cùng quý giá. Họ thật sự tôn trọng chủ quyền quốc gia và nền văn hóa của các nước mà họ giúp đỡ. Nhưng cũng có những tổ chức “từ thiện” được thành lập không thật sự vì nước mà họ tới “giúp đỡ”, nhưng mục đích ngấm ngầm bên trong là để nuôi chủng bộ của họ. Một chương trình, dự án có hại hay có lợi cho VN không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của họ. Rồi cũng có những tổ chức, cá nhân người nước ngoài, Việt kiều mượn cái nghèo của chúng ta để tự tiện gây quỹ, để tự tiện chi tiêu mà phía nhận hay cho đều không kiểm soát được. Còn về phương pháp, cách làm thì cũng có đủ thứ. Trong lãnh vực kinh tế nước ta có nhập rác, nhập trang bị “nghĩa địa” thì trong lãnh vực xã hội cũng có nhiều khả năng nhập những mô hình lỗi thời, có hại. 6. CẦN PHÁT HUY NHỮNG THUẬN LỢI VÀ TIỀM NĂNG TRONG NƯỚC Do bị cô lập với thế giới bên ngoài trong một thời gian dài ta lạc hậu so với đà tiến triển chung. Tuy nhiên trong khoa học xã hội cũng như trong khoa học kỹ thuật, ta có thể rút ngắn đoạn đường bằng cách bỏ qua các mô hình đã tỏ ra lỗi thời và tiếp thu những cái mới nhất nhưng phù hợp với chúng ta. Từ bên trong có những thuận lợi to lớn mà ta phải phát huy tối đa. Đó là: Quyết tâm của lãnh đạo quốc gia để đẩy mạnh PTXH. Định hướng xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh độc lập dân tộc, công bằng xã hội là nền tảng vững chắc cho PTXH. Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo là môi trường thuận lợi để thực hiện PTCĐ. Các đoàn thể quần chúng với mạng lưới tận cơ sở nếu tiếp cận với những phương pháp tốt sẽ chuyển tải chúng nhanh chóng để nhân rộng trong quần chúng. Trong dân chúng, tiềm năng tương thân tương trợ còn dồi dào như “lá lành đùm lá rách”, “tình làng nghĩa xóm”, các bang, hội không mang tính chính thức. Các tổ tiết kiệm, tổ liên kết v.v... cần được nghiên cứu kỷ, củng cố tổ chức và phát huy tác dụng. N.T.O

Page 9: Sach An Sinh Xa Hoi

TÀI LIỆU THAM KHẢO ROMANYSHYN, JOHN M., Social Welfare - charity to Justice ( An sinh xã hội - Từ bác ái đến công bằng), New York : Random House, 1971. COMTON, BEULAH R. Introduction to Social Welfare & Social Work : Structure, Function & process ( Nhập môn về An sinh xã hội và CTXH : cơ cấu, chức năng và tiến trình), Illinois: The Dorsey Press, 1980. ZASTROW, CHARLES, Introduction to social Welfare institutions. Social problem, services and current issues ( Nhập môn về các thiết chế ASXH. Vấn đề xã hội, dịch vụ xã hội, và các vấn đề đương đại). Homewood, Illinois, The Dorsey Press, 1982. DIXON, JOHN. Social Welfare in ASia (ASXH ở châu Á), London, Croom Helm, 1988. United Nations, Guiding Principles for Developmental Social Welfare Policies and Programmes in the Near Future (Các nguyên tắc hướng dẫn cho các chính sách và chương trình ASXH phát triển cho tương lai gần), New York, 1988. II AN SINH NHI ĐỒNG VÀ GIA ĐÌNH I. MỞ ĐẦU ASXH quan tâm đến hạnh phúc của trẻ em sự vững mạnh của đời sống gia đình và quyền trẻ em. Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ nên cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời.

Page 10: Sach An Sinh Xa Hoi

Gia đình là môi trường tự nhiên cho sự phát triển tối đa hạnh phúc của trẻ để giúp trẻ có thể đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng xã hội. Trẻ cần được trưởng thành trong môi trường tự nhiên, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Thế nhưng, trên thực tế xã hội biến đổi nhanh chóng, gia đình không thích ứng nổi với vai trò của mình, do đó nảy sinh ra nhiều vấn đề đối với trẻ. 2.- CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRẺ TRONG HỆ THỐNG ASNĐ. Các vấn đề của trẻ được phân loại như sau: 1. Trẻ thiếu chăm sóc, bị bỏ rơi và lạm dụng ngược đãi a. Trẻ thiếu chăm sóc Trẻ sống trong gia đình nhưng bị bỏ bê, không chăm sóc về mặt thể chất hoặc tình cảm. Về thể chất: Bỏ trẻ sống dơ bẩn, áo quần tồi tệ, luộm thuộm, chỗ ngủ, miếng ăn không được chăm sóc, để ý tới. Trẻ không được chăm lo, chữa trị, đảm bảo an toàn về mặt y tế. Về trí tuệ và tình cảm: Trẻ không đến trường đều đặn, bỏ học trốn học. Nhu cầu được thương yêu rất quan trọng cho sự tăng trưởng cơ thể và phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ không được thỏa mãn nhu cầu này thường có những hiện tượng như rối loạn ngôn ngữ , rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển tâm thần, có những hành vi quá khích, đập phá, gây hấn, khép kín, đòi hỏi... b. Trẻ bị bỏ rơi: Trẻ bị bỏ rơi hoàn toàn khi mới sanh hay khi gia đình có đổ vỡ lúc trẻ chưa đến tuổi thành niên. c. Trẻ bị lạm dụng ngược đãi về mặt thể chất và tinh thần: Trẻ bị đánh đập và để lại những thương tích trên thân thể do những vật dụng như lược chải tóc, cú đấm, dây điện, vợt đánh cầu, dao ,dây, chai bể, các vật dụng nóng như bàn ủi, nước sôi... Về mặt tâm lý trẻ bị chửi mắng, lăng nhục bằng lời, đe dọa đến khiếp sợ... Trẻ bị lạm dụng tình dục: bị ép buộc quan hệ tình dục với người lớn tuổi hơn, có kinh nghiệm bằng sức mạnh, đe dọa cưỡng bức... những người lớn tuổi này có thể là người thân trong gia đình, họ hàng , chòm xóm hay người lạ. Trẻ là nạn nhân tuổi từ mấy tháng đến lớn, nhưng nhiều nhất là lứa tuổi mười mấy. Hiện nay một chứng “bệnh” mới đang là một tai họa lớn tại các nước Á châu, đặt biệt là tại Thái Lan, Phi - lip - pin, Shri-Lanka, đó là bệnh thích làm tình với trẻ em (pedophyles). Bóc lột lao động: Trẻ làm công việc nặng nhọc của người lớn, lương rẻ mạt, sa thải tuỳ tiện. Trẻ có thể bị làm việc tại nhà, tại các xưởng, xí nghiệp, các nông trại, hầm mỏ... Trong điều kiện làm việc tồi tệ và như những nô lệ. (Ở vài nước châu Á tỉ lệ trẻ lao động chiếm 11% lực lượng lao động trong nước. Châu Phi 20%, châu Mỹ la tinh 26%, Ý (Napoli) hàng trăm ngàn trẻ lao động trong ngành da thuộc...) Trẻ không thể đi học và cam chịu nghèo khổ suốt đời. Các em có thể bị biến dạng hình thể, bị tổn thương tâm sinh lý, đặc biệt đối với trẻ làm nghề khuân vác nặng, dệt thảm, sản xuất diêm quẹt hay dịch vụ gia đình. Khuyến khích, bắt buộc trẻ đi xin, ăn cắp hoặc, hoặc làm gái. Khủng hoảng về môi trường sống, sức ép kinh tế, cô lập xã hội cũng góp phần vào sự ngược đãi trẻ. Các bậc cha mẹ tin tưởng vào kỷ luật sắt. Rượu và ma túy cũng góp phần trong một số trường hợp.

Page 11: Sach An Sinh Xa Hoi

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHA MẸ BỎ BÊ CON CÁI : Đa số gia đình này thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, thiếu thốn về tài chánh, nhà ở. Trên 50% là gia đình chỉ có cha hoặc mẹ. Gia đình rất đông con. Các bà mẹ có kiến thức dưới trung bình. Những cha mẹ này là những người mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất, thất bại trong cuộc sống, tự cô lập mình, thiếu hy vọng. Là những người thiếu hoặc không có kinh nghiệm được yêu thương từ thuở bé. 2. Trẻ khuyết tật Đây là những trẻ em có nhu cầu được chăm sóc đặt biệt. Theo con số của Liên Hiệp Quốc (Chu Thái Thành, vấn đề thanh niên thiếu niên tàn tật ở nước ta, Tạp chí Cộng Sản 9/91), trên thế giới hiện nay có độ 500 triệu người khuyết tật, trong đó trẻ em chiếm độ 150 triệu nhưng chỉ có 1 triệu trẻ được giúp đỡ. Riêng tại Việt Nam số người khuyết tật khoảng 6 triệu người, tương đương 2,7% dân số . Trong số này có hơn 70% ở độ tuổi thanh thiếu niên. Người khuyết tật nói chung không được chăm sóc đến nơi đến chốn. Các loại khuyết tật: Khuyết tật về thể chất (physical impairment) như bại, liệt... Khuyết tật vế thính giác (hearing impairment) Khuyết tật về thị giác (visual impairment) Khuyết tật về trí tuệ (intellectual and mental impairment) như chậm phát triển, bại não, thiếu trí... 3. Trẻ phạm pháp: (Chỉ giới thiệu khái quát vì đã dược đề cập chi tiết trong phần tội phạm). III. VẤN ĐỀ LỚN CỦA TRẺ EM TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Sức khỏe: Theo tài liệu của UNICEF báo cáo về tình hình trẻ em trên thế giới (12/1989): “hơn 1 tỉ người tức 1/5 nhân loại đã không bao giờ có được miếng ăn đầy đủ, không bao giờ có được nguồn nước sạch, cũng như nền học vấn tối thiểu và những điều kiện chăm sóc sức khỏe thích đáng”. Mỗi ngày có 40.000 trẻ chết vì những bịnh có thể ngừa được, vì suy dinh dưỡng, vì nguồn nước không sạch, vì tiêu chảy, vì không có kiến thức... Có 25% trẻ bị chết dưới 5 tuổi con số này chiếm 50% tổng số người chết thuộc các độ tuổi, 10% chết do đói và suy dinh dưỡng. Hàng năm có độ 200.000 trẻ bị ốm và tật nguyền do bại liệt, nửa triệu trẻ bị mù vì thiếu vitamin A. 1990 có độ 700.000 trẻ sơ sinh nhiễm virus Sida, phần lớn các em ở Châu Phi. 2. Trẻ lang thang đường phố Vấn đề trẻ bị bỏ rơi, thiếu chăm sóc dẫn đến nạn trẻ bỏ học, lang thang bụi đời. Trên thế giới hiện nay số trẻ này lên đến 100 triệu. Tại châu Mỹ La Tinh có 50 triệu, riêng Braxin có 30 triệu, Philippines 2,4 triệu và thành phố HCM độ hơn 15.000 em. Trẻ lang thang đường phố là những trẻ sống và làm việc hoặc ngủ ngay tại đường phố. Có thể phân loại trẻ em này như sau: Trẻ bị bỏ rơi hoàn toàn, không người thân, không gia đình phải tự kiếm sống và ở luôn ngoài đường. Trẻ cùng với gia đình lang thang trên đường phố. Trẻ có gia đình nhưng vì lý do nào đó sống lang thang không về với gia đình.

Page 12: Sach An Sinh Xa Hoi

Trẻ kiếm sống ngoài đường phố tối về với gia đình. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là một chùm nguyên nhân mang tính cấu trúc trong đó vấn đề nghèo đói vẫn là cơ bản. Quá trình phát triển xã hội thiếu cân bằng làm nảy sinh những bất công trầm trọng, một số tầng lớp sống dưới mức tối thiểu và do đó bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Độ thị hóa dồn dập hỗn độn tạo ra từng lớp dân nghèo thành thị, những khu nhà ổ chuột. Gia đình nghèo đói, dốt nát, tan vỡ. Phần lớn các em xuất thân từ những gia đình này, bỏ nhà ra đi vì đói, vì ngột ngạt trong những khu nhà ổ chuột, vì bị đánh đập đối xử tàn tệ... Có khi bị rủ rê vì ở gần các khu ăn chơi, bến cảng, nhà ga... bị người lớn lợi dụng bắt đi ăn xin, ăn cắp để nuôi họ. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoàn cảnh đầu đường xó chợ buộc các em đi vào những hành vi không tốt chỉ để giải quyết nhu cầu sống còn cơ bản, các em chỉ là nạn nhân. Thế nhưng xã hội đã nhìn các em như tội phạm và do vậy đã đẩy các em ra ngoài lề xã hội. 3. Trẻ em nghèo: Đây là những trẻ em không được đi học, bỏ học, vào đời sớm, có nguy cơ bỏ học vì gia đình nghèo không lo nổi, vì nghèo và chính bản thân cha mẹ không quan tâm đến việc học của con, vì không khai sinh, không hộ khẩu. Cũng giống như các em lang thang đường phố, các em làm những công việc bên ngoài như bán báo, vé số, đánh cao tuổiy, khuân vác, lượm ve chai, bịch nylon để phụ cha mẹ kiếm sống. Số trẻ bỏ học trong những năm gần đây gia tăng đến mức báo động. Theo điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 89 - 90 cả nước độ 12,7%, tại TP.HCM 6%, Đồng bằng sông Cửu long 18%, Minh Hải 30% (1989 - 1990). Các em bỏ học vì lý do kinh tế 53%, vì mất hào hứng trong việc học 19%. Tại TP. HCM các em xuất thân từ những gia đình ở các khu phố lao động, khu ổ chuột: Nhũng gia đình đi KTM trở về cuộc sống chưa ổn định. Những gia đình từ các tỉnh đến để kiếm sống. Gia đình có PHÁP THỰC HIỆN 1. Ở các nước Trên bình diện quốc gia, hệ thống An sinh Nhi đồng là các tổ chức từ trung ương đến địa phương bao gồm chính quyền và ngoài chính quyền có trách nhiệm thực thi việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. HỆ THỐNG NÀY GỒM : Chính sách quốc gia về ASNĐ. Các vấn đề chính của trẻ em mà quốc gia cần giải quyết theo thứ tự ưu tiên như sức khỏe, dinh dưỡng, dịch vụ an sinh xã hội, giáo dục hướng nghiệp. Các nghiên cứu về nhu cầu trẻ để có cơ sở cho những chương trình hành động phù hợp với kế hoạch phát triển toàn bộ kinh tế - xã hội của quốc gia. Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên môn để thực hiện chính sách ASNĐ. Cơ quan trung ương ( Bộ Xã hội, hay An sinh xã hội...) phụ trách về chính sách kế hoạch có những kiến thức khoa học xã hội ứng dụng ( Xã hội học, tâm lý học, CTXH, tư vấn tâm lý...). Bên cạnh đó là các tổ chức vế thiếu niên nhi đồng, bảo vệ bà mẹ trẻ em... Có ngân sách quốc gia, trích từ thuế má, để thực hiện những chương trình về ASNĐ. Luật về ASNĐ: Nguyên tắc chung về bảo vệ và chăm sóc trẻ Quyền, bổn phận và trách nhiệm của cha mẹ và những hỗ trợ cần thiết của xã hội cho cha mẹ nuôi dưỡng con. Bổn phận và trách nhiệm của cộng đồng, các cơ quan chức năng chăm lo về trẻ em.

Page 13: Sach An Sinh Xa Hoi

Các loại trẻ em đặt biệt cần được pháp luật bảo vệ và quy định luật pháp để bảo vệ trẻ. Kiểm tra, thực hiện và biện pháp chế tài có hiệu quả. Tòa án thiếu nhi. Các ngành có liên quan đóng góp vào hệ thống ASNĐ như giáo dục, y tế, xã hội, công an. Cấp quốc tế có cơ quan Liên hiệp quốc và các tổ chức thế giới về ASNĐ. (Giới thiệu UNICEF). 2. Tại Việt Nam Cho đến nay hệ thống ASNĐ tại Việt NAm vẫn chưa rõ nét. Mặc dù có nhiều tổ chức, đoàn thể quan tâm đến việc chăm lo cho trẻ em nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ vận động, hô hào, phối hợp chứ chưa thấy xác định rõ trách nhiệm, quyền lực cũng không có, phương tiện (khoa học - vật chất - ngân sách) cũng chưa đủ. Việt Nam đã có: Luật về quyền trẻ em (VN là nước thứ hai ký vào công ước Quốc tế về quyền trẻ em). Nhưng việc kiểm tra thực hiện và biện pháp chế tài chưa thấy nói đến. UBGĐDSTE / VN trước kia thuộc trung ương đoàn ở cấp TW và mặt trận ở cấp tỉnh thành, nay mới được thiết lập như một cơ quan chính quyền để hoạt động có hiệu quả hơn, nhưng kết quả chưa rõ nét. Bộ lao động -TBXH chăm lo cho trẻ mồ côi, trẻ phạm pháp, phần nào ở TP/HCM cứu trợ cho trẻ nghèo nhưng hiệu quả chưa cao. Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên có những hoạt động chăm lo cho trẻ theo kiểu phong trào. Tuy được giao cho chức năng phối hợp hoạt động các ban ngành phục vụ cho trẻ em UBGĐDSTE/VN chưa có thực lực vì chưa nắm được nội dung khoa học của ASNĐ, chưa có nhân sự chuyên môn, bộ máy được thiết lập tận cơ sở nhưng chưa hữu hiệu. Cho đến nay UBGĐDSTE đã được Quốc hội khóa 9 phê chuẩn để có quy chế bộ BVCSTE, sự kiện này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ đã được nhận thức cũng như việc huấn luyện nhân viên chuyên môn và tính cách khoa học trong lĩnh vực cũng đã được khẳng định. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều lúng túng trong hành động.() 3. Biện pháp thực hiện Nguyên tắc giải quyết chung trên thế giới là bảo vệ quyền trẻ em. Từ thời xa xưa trẻ em được coi như một tài sản của cha mẹ, họ có thể bán trẻ, bóc lột trẻ thậm chí có thể giết trẻ khi vừa mới sinh. Mãi đến thời kỳ kỹ nghệ hóa trẻ mới có được một số quyền và quyền của trẻ ngày càng mở rộng cho đến ngày nay. - Tại Mỹ dịch vụ trẻ em bắt đầu với trường hợp của Mary Ellen vào 1875. Em bị đánh đập nghiêm trọng và bị bỏ bê. Em được đưa ra tòa với sự bảo trợ của SPCA (The social Prevention of Curelty to Animals). Tuy nhiên vấn đề quyền trẻ em được thực sự đặt ra sau thế chiến thứ nhất với việc thành lập các tổ chức cứu trợ ở Anh và Thụy Điển 1919. Tuyên ngôn về quyền trẻ em (1924) do Hiệp hội quốc tế các quỹ cứu trợ trẻ em dựa trên Hiến chương về quyền trẻ em 1923 gồm 5 điều khoản. 1959 Liên Hiệp quốc công bố bản tuyên ngôn về quyền trẻ em gồm 10 nguyên tắc. 1989 Liên Hiệp quốc thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em từ tháng 9/1990. Công ước này trở thành luật quốc tế về quyền trẻ em, gồm có 54 điều khoản, được hầu hết các quốc gia ký công nhận. Đây là bước phát triển cao về quyền trẻ em, là cơ sở thúc đẩy các nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em trên toàn thế giới. Dịch vụ bảo vệ trẻ em nhằm bảo vệ, chăm sóc và phòng ngừa. Dịch vụ này chú trọng đến việc phục hồi thông qua sự nhận thức và chữa trị tận gốc vấn đề.

Page 14: Sach An Sinh Xa Hoi

a. Hỗ trợ trẻ sống tại gia đình Nhà trẻ, trường mẫu giáo. Trung tâm chăm sóc ban ngày cho trẻ nghèo với bữa cơm trưa. Trung tâm y tế xã hội cho trẻ đặt biệt như suy dinh dưỡng, khuyết tật, tâm thần. Trung tâm mở dành cho trẻ em đường phố có chỗ ngủ. Là nơi gặp gỡ tiếp xúc với trẻ từ đó có hướng thích hợp giúp các em. Công tác xã hội trường học ; ngăn ngừa bỏ học, giải quyết vấn đề trẻ cá biệt, giúp trẻ khó khăn thích nghi với đời sống trường học. b. Hỗ trợ gia đình, tăng cường khả năng nuôi dạy con cái. Gia đình trị liệu ; giúp gia đình xử lý các khó khăn trong gia đình, giúp đỡ các gia đình có thành viên phạm pháp hay tâm thần, nghiện ngập hay bị khủng hoảng. Giúp vốn : kèm theo tư vấn về kinh doanh và tâm lý xã hội. Các chương trình tín dụng, vay vốn nâng cao vai trò và quyền lực phụ nữ. Các trường học, CLB dành cho các bậc cha mẹ. Nhóm tự giúp. Nhân viên phụ giúp việc gia đình thay thế cha mẹ khi đau ốm để chăm sóc trẻ trong thời gian hạn định. Các tổ chức bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Các chương trình phát triển cộng đồng để nâng cao mức sống của dân chúng, trong đó trẻ em và gia đình nghèo là đối tượng ưu tiên. Chú trọng đến công đồng dân cư. Vận động bà con từ chính quyền đến dân quan tâm, chăm sóc hướng dẫn trẻ của mình bằng chính sức lực mình trước tiên và ngay tại cộng đồng mình để ngăn ngừa những tệ nạn. c. Các dịch vụ thay thế gia đình Gia đình nuôi hộ. Gia đình nhận nuôi hộ một hoặc một số trẻ dưới sự hướng dẫn của một cơ quan xã hội. Đây là trường hợp dành cho các trẻ em bị ngược đãi và lạm dụng tới mức phải cách ly với cha mẹ ruột. Dưới sự hướng dẫn của một nhân viên xã hội chuyên nghiệp các gia đình này chăm sóc và giúp trẻ phát triển lành mạnh, và trở lại cuộc sống bình thường. Cha me nuôi hộ không có quyền hạn và trách nhiệm của cha mẹ ruột. Quyền này thuộc cơ quan xã hội chăm lo cho trẻ. - Con nuôi: Là hình thức được pháp chế hóa vì lợi ích tốt nhất cho trẻ. Cha me nuôi có quyền và trách nhiệm như cha mẹ ruột. Tuy nhiên vì có thể phát sinh ra nhiều vấn đề tâm lý đối với đứa trẻ và cha mẹ nuôi trẻ, vì có thể xảy ra những sự lạm dụng nên dịch vụ con nuôi phải được một cơ quan xã hội giám sát và hướng dẫn trong thời gian một vài năm đầu. Thủ tục xin và nhận con nuôi phải rất chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi trẻ. Con nuôi trong nước nên được khuyến khích còn con nuôi ra nước ngoài phải được sự giám sát chặt chẽ bởi cơ quan pháp lý và xã hội của hai nước để tránh nguy cơ lạm dụng. d. Nuôi dạy tập trung: Ở các nước Âu châu người ta không còn sử dụng phương pháp này. Sau nhiều thập niên thực hiện các nước Phương Tây đã phát hiện ra tác hại lớn lao của việc nuôi dạy tập trung. Trẻ thiếu bầu không khí ấm cúng của gia đình, trẻ bị tách rời khỏi xã hội bên ngoài. Trẻ thiếu tình thương và môi trường thuận lợi dẫn tới tình trạng chậm phát triển tâm thần, kém thông minh, không phát triển được nhân cách, không thành đạt về học vấn. Ít học được kỹ năng làm cha mẹ và thường khi trưởng thành có thể phạm pháp, nghèo và bị cô lập.

Page 15: Sach An Sinh Xa Hoi

Nuôi dạy tập trung có thể áp dụng được với một số em phạm pháp nặng, rối loạn nhân cách nặng cần phải cách ly để tránh nguy hiểm cho chung quanh. Số trẻ nuôi tập trung không nên quá 25, 30 em và trung tâm nên để mở để có mối quan hệ với cộng đồng, xã hội bên ngoài hầu giúp trẻ bình thường hơn. V. KẾT LUẬN So với các nước phương tây, Chúng ta chưa có một hệ thống ASNĐ rõ ràng và hoàn chỉnh, trong đó trẻ em nằm trong đối tượng được các cơ quan bảo trợ ASNĐ trợ cấp và chăm sóc cho đến 16 tuổi, hoặc 18 tuổi tùy quốc gia. Tuy nhiên bên cảnh mặt tốt đẹp của nó là trẻ được sự đảm bảo về mặt sức khỏe và học vấn và các điều kiện về an toàn xã hội và phát triển khác, có thể xoay xở tự vươn lên và thành công trong xạ hội thì cũng có một số người ỷ lại, lười biếng trông chờ vào trợ cấp và nảy sinh các tệ nạn khác trong xã hội. Ví dụ khuyến khích trẻ cách ly với gia đình quá sớm, khiến cho nền tảng gia đình càng ngày càng không vững chắc. Việt Nam chưa có được sự bao cấp về ASNĐ nhưng với truyền thống muôn đời của dân VN “lá lành đùm lá rách” nhiều chương trình tự phát mọc lên để chăm lo, giúp đỡ cho trẻ. Tuy nhiên làm việc với tấm lòng không chưa đủ, chúng ta cần phải khoa học hóa việc làm của chúng ta. Cần phải đưa kiến thức khoa học cũng như giáo dục xã hội để có khái niệm rõ ràng về ASNĐ. Phải nhận thức rõ về tiềm năng quý báu của dân tộc: yếu tố cộng đồng làng mạc với lối sống chan hòa đại gia đình đầy tình nghĩa. Phải biết giữa gìn và phát huy những truyền thống này một cách có khoa học, có phương pháp để góp phần vào sự vững mạnh của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO - ESPINOLA, BASILICA. In the street. Working with street children in Asuncion, UNICEF. : Asuncion, 1987. - FRIEND OF WOMAN. Bibliography on child abuse and neglect Norway. : radda barnen, 1988. - Nhiều tác giả : Mobilizing community Action for street children. Manila. KH 1989. - Nhiều tác giả : Việt Nam với công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em, H.: NXB Sự Thật,1991 - ZASTROW, CHARLES. Social welfare institutions, Chicago. : The Dorey Press, 1989. - QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM. Kết quả khảo sát tình hình trẻ em lang thang, hư hỏng phạm pháp tại TP. HCM, 1989. - SHIRLEY, ALLEN. Alternatives to care for children in Asia (1990), SCF UK, 1990 (Những phương cách thay thế cho cách làm cũ trong chăm sóc trẻ em ở Châu Á, Nhóm NCCTXH TP. HCM, 1991) - BRIELAND, DONALD. Contemporary social Work, New York. : Mc Graw, hill book Company, 1980 -ENNEW,JUDITH, The next generation - Lives of 3rd World children, London. : Zed books Ltd, 1989. - Tổ chức hỗ trợ - giáo dục trẻ em thiệt thòi. Vấn đề quyền trẻ em, H. : NXB sự thật, 1992. - ETZEN, D. STANLY, Social problems. USA, 1983. - KADUSHIN, ALFRED, child welfare services. New York., 1980. - DALLAPE, FABIO, Trẻ em đường phố , Terre des Hommes, Lausanne, TP.HCM, 1991. - Thảm cảnh của trẻ em ở Xao Paolo, SGGP 28-05-92. - Trẻ em Ấn Độ đòi chính phủ can thiệp nạn bóc lột sức lao động trẻ em. Phụ nữ 3-10-92. - Đường dây buôn lậu trẻ em ở Hungary. Người LĐ cuối tuần số 112, 1993.

Page 16: Sach An Sinh Xa Hoi

III CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG LÃNH VỰC SỨC KHỎE I- MỞ ĐẦU : 1.1. Khái niệm sức khỏe Khi nói đến sức khỏe, ta thường nghĩ đến khái niệm y tế, một khái niệm gắn liền với bịnh viện, vấn đề điều trị, cấp cứu, y dược... Định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) : Sức khỏe là tình trạng thoải mái hoàn toàn về mặt thể chất, tâm thần và xã hội (không phải chỉ là tình trạng không có bịnh tật). 1.2. Sức khỏe Sức khỏe là một lãnh vực quan trọng của nền an sinh xã hội, nền tảng đời sống con người, vượt khỏi phạm vi y học, gắn liền với cuộc sống, cái chết, hạnh phúc con người và cộng đồng, với văn hóa, kỹ thuật của một xã hội. Sức khỏe là mục tiêu và là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe : Sức khỏe gắn liền với : Trình độ kinh tế và tài nguyên xã hội : thuyết 3/4 ở các nước nghèo (3/4 dân số ở nông thôn, 3/4 bác sĩ ở thành thị, 3/4 tử vong ở trẻ em do những bệnh có thể phòng tránh được, 3/4 kinh phí dành cho các bịnh viện thành phố, 3/4 trang thiết bị dành phục vụ cho số ít người). Nạn thất nghiệp là nguyên nhân của một số bịnh tật (tim mạch, tâm thần...) Trình độ văn hóa, giáo dục : các thói quen, lối sống gây bịnh, sự mê tín trong trị bịnh... Trình độ kỹ thuật : khoa học kỹ thuật giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn, nhưng cầu kỳ, nặng kinh doanh, phục vụ thiểu số. Yếu tố dân số : khi dân số gia tăng, sự đáp ứng nhu cầu sức khỏe cho từng người giảm, đặc biệt là dành cho phụ nữ và trẻ em, bất công xã hội thêm trầm trọng. Yếu tố môi trường : không khí, nước, thực phẩm, nơi ở, nơi làm việc... Do đó, chăm sóc sức khỏe là một nhu cầu thiết yếu cho con người. Nó được thực hiện bằng những phương pháp phối hợp như : Kỹ thuật thích hợp, rẻ tiền, dễ tiếp cận người dân Sự nâng cao hiểu biết Sự tham gia Sự tự lực, tự quyết của bản thân, cũng như của cộng đồng II. VAI TRÒ CTXH TRONG LÃNH VỰC SỨC KHỎE 2.1. Các nhu cầu tâm lý xã hội của cá nhân và gia đình người bịnh Một nữ Bác sĩ Ấn độ Mira Shiva đã viết : “Trong bảo vệ sức khỏe, mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể xác, cái tôi và người khác, con người và thiên nhiên là cơ bản cho sức khỏe”. CTXH đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo mối quan hệ hài hòa ấy, giúp cá nhân người bịnh và gia đình họ thỏa mãn nhu cầu tâm lý, cải thiện mối quan hệ và thích nghi với môi trường sống. Để làm được những công việc đó, nhân viên xã hội phải tìm hiểu nhu cầu tâm lý và xã hội của cá nhân và gia đình người bịnh, cụ thể là :

Page 17: Sach An Sinh Xa Hoi

Bịnh nhân luôn luôn rất lo âu về tình trạng gia đình mà mình phải xa rời, nhất là gia đình đang gặp khó khăn. Việc xa rời thân nhân là một yếu tố bất thuận lợi cho sự bình phục. Người bị bịnh hiểm nguy như : ung thư, sida, người sắp chết càng cần sự hỗ trợ tâm lý. Ngoài ra, bịnh nhân cần được giúp thay đổi thói quen, lối sống, môi trường. Sau khi bình phục, sự tái nội nhập vào cuộc sống bình thường cũng không dễ dàng, nếu bịnh nhân không được khuyến khích lấy lại tự tin, cải thiện các mối quan hệ. 2.2. Lịch sử hình thành ngành CTXH trong lãnh vực sức khỏe: Lãnh vực chính của CTXH ngành y tế là bịnh viện. Công tác xã hội lần đầu tiên được đưa vào bịnh viện năm 1905 tại Boston và đến nay. Tại Mỹ, phần lớn mọi bịnh viện đều có Phòng CTXH và đó cũng là điều kiện để được công nhận là hội viên của Hội Các Bịnh viện Mỹ. Tại hầu hết các nước trên thế giới ngày nay, các bịnh viện đều có Phòng CTXH. Ngoài các dịch vụ xã hội trực tiếp với người bịnh, nhân viên xã hội còn liên hệ đến gia đình và cộng đồng người bịnh và ngày càng tham gia tích cực vào công việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nói chung, ngành CTXH can thiệp vào ở 3 cấp bậc : Cấp chính sách, kế hoạch, giảng dạy, quản lý và phòng ngừa Cấp thực hiện : nhân viên xã hội là một thành phần trong ê-kíp điều trị của bịnh viện Cấp hậu trị liệu : vai trò tư vấn của nhân viên xã hội khi bịnh nhân trở về cuộc sống bình thường. 2.3. Vai trò của nhân viên xã hội ở bịnh viện Tại vịnh viện, thường nhân viên xã hội là một thành phần trong ê-kíp trị liệu (bao gồm bác sĩ, nhà tâm lý, y tế, dược sĩ, chuyên viên kỹ thuật, nhân viên xã hội). Nhân viên xã hội đóng vai trò quan trọng việc tìm hiểu nguyên nhân bịnh, phương pháp chữa trị thích hợp do họ có được thông tin từ điều kiện sinh sống, môi trường, thói quen, cá tính, thu nhập của bịnh nhân và họ giúp làm rõ những gì mà thầy thuốc không thấy được, giúp thầy thuốc tránh những sai lầm (thường kém được chuẩn bị về mối liên lạc giữa bịnh nhân - thầy thuốc - gia đình trong tiến trình điều trị. Nhân viên xã hội tùy vào trường hợp cụ thể mà áp dụng các phương pháp cá nhân hay nhóm. Nhân viên xã hội tham gia vào kế hoạch xuất viện của bịnh nhân, giúp họ trở về với gia đình và cách dưỡng bịnh tại nhà. Có thể nêu một số công việc cụ thể của nhân viên xã hội tại bịnh viện : Giúp bịnh nhân hoa liễu, sơ gan khắc phục cảm giác xấu hổ, tội lỗi. Giúp bịnh nhân đau tim cần biết cách nghỉ ngơi, tránh những áp lực (stress), ăn kiêng. Giúp bịnh nhân bớt sợ trước khi mổ. Gặp người thân, bạn bè của bịnh nhân (tìm hiểu và nhờ họ hỗ trợ trong điều trị) - Tư vấn cho bịnh nhân chờ chết : giúp họ chết thanh thản. 2.4. Vai trò của NVXH với gia đình và cộng đồng Cùng với sự phát triển của các ngành chuyên môn khác nằm bên ngoài bịnh viện (khuyết tật, nghiện, n Giúp những người mẹ còn quá nhỏ tuổi (cá nhân - nhóm) Tại cộng đồng, NVXH cùng với nhân viên ngành y tế thực hiện các dịch vụ như sau : Tư vấn về kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe và bà mẹ trẻ em (trước và sau khi sinh), dinh dưỡng Phục hồi thể chất và xã hội cho người tàn tật Giáo dục sức khỏe cho trường học và gia đình Chủng ngừa và phòng ngừa bịnh tật Vận động tận dụng tài nguyên xã hội

Page 18: Sach An Sinh Xa Hoi

Vệ sinh môi trường (duy trì và cải thiện các điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe như : không khí, nước uống, thức ăn, nơi vui chơi giải trí... bằng luật lệ, quy định) Giáo dục và thông tin, khuyến khích người dân tổ chức lại các vấn đề sức khỏe hiện có Sự hình thành công tác sức khỏe cộng đồng và nhân viên sức khỏe cộng đồng bắt nguồn từ ý thức nhận định phương hướng sai lệch của bịnh viện, dễ đầu tư vào kỹ thuật cao cấp, cầu kỳ, tốn kém mà không nhìn thấy các vấn đề toàn diện của cộng đồng, bịnh viện ngày càng tách rời các vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Bằng công tác sức khỏe cộng đồng, chúng ta mới mở rộng được mạng lưới săn sóc sức khỏe đến tận nơi người dân sống và lao động, tạo sự tham gia chủ động và tích cực của cộng đồng, để họ tự trách nhiệm, tự giải quyết những vấn đề sức khỏe và phát triển bằng chính họ, bằng những phương pháp thích hợp của họ. 2.5. Các chính sách, biện pháp an sinh xã hội dành cho người bịnh ở một số nước Theo nguyên tắc, việc bảo vệ sức khỏe ở một số nước phát triển nằm trong lãnh vực bảo hiểm xã hội, dành cho mọi người (lãnh vực công cũng như tư). Nguồn kinh phí được trích từ thuế thu nhập và thuế lợi tức. Bảo hiểm sức khỏe được thực hiện ở các lãnh vực như : phòng ngừa, chữa bịnh (nội trú - ngoại trú), cấp cứu tai nạn, sức khỏe tâm thần, các dịch vụ xét nghiệm, thuốc men... Có thể phân biệt hai loại bảo hiểm sức khỏe : một loại dành cho người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên bao gồm các bảo hiểm về xét nghiệm, nằm viện hay chăm sóc tại nhà, thuốc men (medicare). Nhà nước đài thọ 50% bất kể bịnh nhân cao tuổiu hay nghèo và một loại dành cho người nghèo, thu nhập thấp, người cao tuổi, người khuyết tật, gia đình có con còn phụ thuộc (medicaid : nhà nước đài thọ 100% và trả thẳng cho bịnh viện, bác sĩ hay tổ chức y tế...). Tuy nhiên, chi phí chăm sóc sức khỏe quá cao đã làm phát sinh sự gian lận nơi thầy thuốc và bịnh viện nặng kinh doanh hơn là đáp ứng như cầu của cộng đồng. Chế độ bảo hiểm sức khỏe tại Mỹ nặng về lợi nhuận cùng với trình độ cao về kỹ thuật, chiếm 9% tổng thu nhập quốc dân nhưng lại ít hiệu quả hơn chế độ bảo hiểm sức khỏe tại Anh, chú trọng về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân và chỉ chiếm 6% tổng thu nhập quốc dân. III. VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TẠI VIỆT NAM 3.1. Các yếu tố dân số, kinh tế, văn hóa, giáo dục tác động đến tình hình sức khỏe Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới (1992 : 69 triệu và dự trù 80 triệu dân đến năm 2000) với tốc độ gia tăng dân số là 2,2%. Giáo Sư Phạm Song, Cựu Bộ trưởng y tế cho biết : Năm 1954 1989 - Tuổi thọ 30 - 32 tuổi 60 - 62 tuổi - Tỷ lệ trẻ chết dưới 1 tuổi 300%o 38%o - Số Bác sĩ / dân 1/180.000 1/2.950 - Biết chữ 10% 85% - Tiêm chủng - 80% Nếu so sánh từ năm 1945 đến nay, việc chăm sóc sức khỏe của chúng ta có nhiều tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, vì nền kinh tế, giáo dục chưa phát triển, không theo kịp đà phát triển mạnh của dân số nên vấn đề sức khỏe tại Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn nan giải. Mật độ dân số, nhất là ở các thành phố lớn, ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường càng trầm trọng, giao lưu trong và ngoài nước nhiều, việc quản lý xã hội còn trì trệ, do đó dễ gây ra các bịnh nhiễm khuẩn và siêu vi như bịnh sốt xuất huyết (dịch năm 1987 : 25.972 cas và 1991 : 6.591 cas), dịch tả, bịnh đường hô hấp, đường ruột (nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ tại miền Bắc : 70 - 85 % và ở miền Nam : 85%), đặc biệt bịnh hoa liễu, sốt rét (40% dân số

Page 19: Sach An Sinh Xa Hoi

cả nước nằm trong vùng nguy cơ bị bịnh) và nguy cơ đe dọa của bịnh sida. Khí hậu, lối sống, tập quán ăn ở có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe : Việt Nam có tỉ lệ 57% người mắc bịnh tim mạch (cao huyết áp, nhồi máu cơ tim) trên tổng số người bịnh và tỉ lệ tử vong rất cao (63%) Nạn nạo phá thai dưới 20 tuổi : tại Bịnh viện Phụ sản Từ Dũ trong 6 tháng đầu năm 92 có 12.371 cas (trong đó có 683 cas ở lứa tuổi 14 - 19 tuổi, khoảng 5,52%). Ngoài ra, các nguyên nhân chính đưa đẩy đến suy sụp tinh thần để rồi tự tử ở những người tự tử tại TP HCM là thất nghiệp (68% của lứa tuổi 16 - 25) và khó khăn kinh tế (45% của lứa tuổi trên 25), nhất là ở lứa tuổi 16 - 25 và nguồn gốc bất hoà chính là gia đình. Tai nạn giao thông tại TP HCM cũng đang là mối lo cho mọi người (năm 1990 : 2.792 vụ, năm 1991 : 2.998 vụ được đưa đến Trung tâm Cấp cứu Saigon trong quý 1/92 có 249 vụ, gây 110 người chết và 286 người bị thương).() 3.2. Nhu cầu sức khỏe và vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người nghèo Bịnh tật thường đi liền với nghèo đói. Người nghèo ít quan tâm đến sức khỏe của mình và vì không tiền nên ít khi chủ động đi tìm sự trợ giúp của ngành y tế. Do đó, tỷ lệ bịnh mãn tính ở người nghèo rất cao và khi họ đến với bịnh viện, chính là lúc bịnh đang ở giai đoạn cuối, khó trị và nguy cơ tử vong cao. Họ cần được hưởng thụ từ các chương trình săn sóc sức khỏe ban đầu, cụ thể là : Chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ. Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ Chương trình dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em (tỷ lệ trẻ sơ sinh đến 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 51%) Chương trình vệ sinh môi trường - Chương trình phòng chống bịnh xã hội. Các chương trình này sẽ mang lại hiệu quả nếu cùng kết hợp với các nhân viên sức khỏe cộng đồng cùng mang dịch vụ sức khỏe đến với họ và qua sự giáo dục sức khỏe giúp họ tự nhận thức vấn đề thay đổi những thói quen, tập quán có hại cho sức khỏe. Hiện nay, trạm y tế phường, xã chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại địa bàn dân cư và các bịnh viện cũng thường bị ngập tràn bởi các bịnh nhân và thân nhân của họ. Điểm đặc biệt ở gia đình Việt Nam là khi người thân bịnh nằm viện thì cuộc sống của gia đình bị xáo trộn và thu nhập của gia đình bị ảnh hưởng rất nặng và đôi khi kéo theo sự suy sụp sức khỏe nơi người khác trong gia đình. Người nghèo thường có khái niệm hạn hẹp cho rằng sức khỏe là thuốc và họ có khái niệm này cũng do thái độ của thầy thuốc. Thầy thuốc thường không màng giải thích cho bịnh nhân về bịnh tình của họ, hoặc kê toa theo yêu cầu của bịnh nhân, hoặc xem người bịnh như “người chẳng biết chi”. Do đó, xu hướng đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe là tạo sự cân bằng giữa 3 yếu tố tác động : môi trường, dinh dưỡng, và thuốc. Đối với các bịnh của nghèo đói và dốt, thuốc không đẩy lùi tệ nạn mà là các biện pháp ở lãnh vực kinh tế - xã hội. Hiện nay, Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh đang dự trù thực hiện bán phiếu bảo hiểm sức khỏe. Người mua phiếu bảo hiểm sẽ được điều trị miễn phí. Đó là một nhu cầu cần thiết, nhưng đối với người nghèo thì họ có quan tâm đến không ? Người nghèo điều trị tại bịnh viện, không đủ khả năng thanh toán viện phí phải xin giấy xác nhận của địa phương cư trú để được miễn giảm, nhưng đối với người nghèo không hộ khẩu hoặc nhà ở phải bỏ trốn bịnh viện hoặc không còn tiền xe để về nhà. Nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên, nay đã hình thành một vài loại hình công tác xã hội tại một vài bịnh viện thành phố Hồ Chí Minh như ở Viện Tim (nhân viên xã hội đến tận gia đình để tìm hiểu hoàn cảnh thực nhằm xét miễn giảm viện phí cho bịnh nhân), ở Bịnh viện Phụ Sản Từ Dũ (có các dịch vụ trợ giúp tiền xe về nhà, cấp sữa, quần áo, ngăn ngừa bỏ con, giới thiệu cha mẹ nuôi, tư vấn cho người muốn phá thai...). Trung tâm Cấp cứu

Page 20: Sach An Sinh Xa Hoi

Saigon đang rất cần người giúp tìm hiểu nguyên nhân cho những trường hợp tự tử, giúp gia đình giải quyết mâu thuẩn, ngăn ngừa tự tử lần thứ 2 của người tự tử được cứu sống vì người tự tử lần thứ 2 thường có nguy cơ tử vong cao. Đó là những bước ban đầu của các dịch vụ CTXH trong khi còn chờ đợi sự quan tâm của giới hữu trách trong việc đề ra các chính sách xã hội cũng như giúp ngành khoa học CTXH có điều kiện để hoạt động và phát triển. IV. KẾT LUẬN Tại Hội nghị Quốc tế Arlington (Mỹ) về “Ảnh hưởng các chiến lược và chính sách quốc tế để tiến tới một thế giới khỏe mạnh hơn” (tháng 6/89), nhà giáo dục về sức khỏe David Werner tỏ ra bi quan cho viễn cảnh tương lai về sức khỏe cho con người : “Không có sức khỏe cho một ai vào năm 2000" (Health for no one by the year 2000). Bi quan vì tình trạng bất công, nghèo đói, suy dinh dưỡng vẫn cứ gia tăng, các nước nghèo vẫn tiếp tục mang nợ, nạn dốt và bịnh tật càng nhiều hơn trong khi các công ty đa quốc gia phát triển mạnh ngành công nghiệp giết người (rượu, thuốc lá, độc dược) tàn phá môi sinh. Sức khỏe cho con người cuối cùng nằm trong tay các cường quốc, các đại công ty. Do đó, tuyên bố Alma - Ata (tháng 9/78) khẳng định chăm sóc sức khỏe là quyền cơ bản của con người và là một bộ phận của công bằng xã hội. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân của Việt Nam (1990) có nêu : ”Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe... Bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân (điều 1, chương 1). Luật có quan tâm đến nhiều lãnh vực cần thiết, nhưng còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng ở từng lãnh vực (như trách nhiệm của nhà nước, của các tổ chức xã hội, quyền được khám và chữa bịnh...). Vấn đề trọng tâm của chúng ta là phải đẩy mạnh giáo dục sức khỏe, tiếp cận được với người dân tại cộng đồng, song song với việc phát huy vai trò của các tổ chức nhân dân, các tổ chức phi chính phủ và của các ngành CTXH. Nhân viên xã hội cần có mặt tại các bịnh viện (như Trung tâm Cấp cứu, Phụ sản, Lao, Hoa liễu, Nhi v.v...). Một phòng xã hội tại một bịnh viện sẽ giúp được nhiều vấn đề cho bịnh viện, cho trị liệu và cả những vấn đề mà luật, chính sách xã hội chưa đề cập đến. Chúng ta có may mắn còn duy trì nói chung một nền văn hóa Đông Phương đặt nặng giá trị tinh thần về lối sống cũng như mối quan hệ giữa người và người, cái đang thiếu ở xã hội vật chất Phương Tây. Chính Phương Tây cũng đang trở về với văn hóa Đông Phương để tìm cái nghĩa cần có cho cuộc sống, cái lạc quan yêu đời và sự cân bằng hài hòa giữa nội tại và môi sinh. Đông Y vẫn cổ vũ cho lối sống ấy để có được một nền cơ bản cho sức khỏe lâu dài. N.N.L TÀI LIỆU THAM KHẢO - Charles Zastrow, Introduction to Social Welfare Institutions, Illionis, 1986. - Ronald C.Federico, The Social Welfare Institutions, Toronto, 1980. - The Health Development No 82, April 1990 - Nguyễn Thị Oanh : Thuốc cho con người - BS Đỗ Hồng Ngọc, Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, báo KHPT, số 467, trang 2. 1992. Bài đọc 1 GIA ĐÌNH ẢNH HƯỞNG TỐT TRÊN SỨC KHỎE Để chống lại sự căng thẳng thần kinh, không gì sánh ngang với một gia đình êm ấm. Đó là kết luận rút ra từ những cuộc nghiên cứu gần đây. Ethel Roskies, thuộc Đại học Montréal chứng minh rằng những phụ nữ đi làm việc sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ có một người chồng tốt và những đứa con ngoan.

Page 21: Sach An Sinh Xa Hoi

Một loạt những nghiên cứu khác cho thấy tác dụng tốt lành của không khí hòa hợp trong gia đình để chống lại các stress. Nhà tâm lý học Janice Kicolt Glasser, thuộc Đại học Ohio, hợp tác với chồng, Ronald, nhà miễn dịch học ở cùng đại học (một ví dụ điển hình về sự hòa hợp trong hôn nhân) thực hiện một loạt xét nghiệm trên 90 cặp vợ chồng sau cuộc cải cọ: Trong 24 giờ sau cơn gây gổ, sự bảo vệ miễn dịch của họ suy giảm. Bác sĩ Kicolt-Glasser khẳng định: “Nếu ở gia đình bạn, vợ chồng càng chống đối, thù nghịch nhau thì nó càng có tác dụng xấu trên hệ thống miễn dịch của bạn”. Kết quả trên người cũng phù hợp với kết quả các thí nghiệm trên khỉ macaque. Có người thân quanh ta, dường như cũng giúp ta tránh được chứng nhồi máu. Bác sĩ John Cacioppo, thuộc Đại học Ohio, chỉ cho thấy những nạn nhân của cơn cấp phát tim có thể kéo dài cuộc sống gấp đôi nếu cạnh họ có ít ra hai người bạn thân. Cũng cùng kết quả từ những cuộc nghiên cứu của bác sĩ Lisa Berkman, Đại học Yale: 27% nạn nhân của chứng nhồi máu, có thể trông cậy vào hai người thân hay hơn, chết vào năm kế tiếp sau tai nạn so với tỉ lệ 58% nơi những nạn nhân chỉ sống một mình. Cũng phải kể đến các nghiên cứu của Andrew Cherlin, Đại học John Hopkins, được đăng trên tạp chí Science vào năm qua cho thấy hậu quả tai hại của việc ly dị của cha mẹ (đương nhiên phải tinh cả những xung đột trước đó) trên cách xử sự của con cái họ. Cũng phải nói rằng tình trạng gia đình hiện tại - 1/3 các cặp vợ chồng chia tay và trước đó xung đột hàng ngày - đứng về phương diện y học mà nói, thì chẳng có gì là vui vẻ cả. HƯƠNG LIÊN (Theo Le Figaro Magazine) Bài đọc 2 NẠN PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ NAM NỮ TRÊN THẾ GIỚI Mới đây Liên hợp quốc đã công bố một bản báo cáo : nạn phân biệt đối xử đối với giới nữ, rất trầm trọng trên phạm vi thế giới, nó bắt đầu từ trước khi sinh nở cho đến lúc cao tuổi. Hậu quả nghiêm trọng của tệ nạn này gây tổn hại đến sức khỏe của giới nữ. Cơ quan y tế Thế giới WHO công bố một báo cáo chi tiết : Phụ nữ đóng một vai trò quyết định trong việc bảo vệ sức khỏe và sự êm ấm của gia đình. Vậy mà ở hầu khắp các nước trên các châu lục người ta phủ định thực tế này và ít có biện pháp hữu hiệu chăm sóc người phụ nữ. Trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, người phụ nữ đều chịu thiệt thòi hơn so với nam giới : trong lĩnh vực văn hóa, tín ngưỡng và nhất là trong những điều kiện kinh tế, vật chất và tài chính. Đã thế, người đàn bà ít có cơ hội được đào tạo hơn đàn ông nhưng lại chịu gánh nặng lao động hơn đàn ông. Hậu quả của tình trạng này là tỷ lệ tử vong của sản phụ và trẻ em tăng lên. Theo WHO thì “hàng năm có khoảng 500.000 phụ nữ chết do chửa và đẻ”. Đàn bà cũng chịu tỉ lệ tử vong cao hơn đàn ông ở các bịnh có thể chữa trị được. Ở rất nhiều quốc gia, trẻ sơ sinh trai được yêu mến, chiều chuộng, chăm sóc hơn trẻ gái. Theo một báo cáo từ Bombay (Ấn độ) thì trong 8.000 ca phá thai ở đây có 7.999 thai nhi giới nữ. Ở nhiều nước đang phát triển, khi bị bệnh trẻ em trai được chăm lo chu đáo về thuốc men, đưa đi bệnh viện nhanh hơn, kịp thời hơn so với trẻ em gái. Theo bản báo cáo từ Pakistan thì 75% trẻ em trai và chỉ có 25% trẻ em gái được đưa vào bệnh viện chữa trị một căn bệnh. Ở châu Phi, châu Mỹ La-tinh và một số nước châu Á, các nước Ả Rập trẻ em trai dưới 5 tuổi chết ít hơn trẻ em gái. Ở Haiti, cứ 1.000 trẻ em thì có 61 trẻ em gái và chỉ có 47 trẻ em trai chết yểu. WHO khẩn thiết kêu gọi cần có biện pháp có hiệu quả ngăn chặn việc mang thai quá sớm của thanh nữ để rồi sau đó phải nạo thai. Không phải ai cũng biết rằng tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ trẻ quá cao hơn rất nhiều so với những đàn bà đã trưởng thành mọi mặt. WHO cũng kịch liệt phê phán nhiều nước không nghiêm túc nghiên cứu những hậu quả mà bệnh xã hội gây ra cho phụ nữ. Ở các nước công nghiệp tiên tiến có điều kiện và phương tiện chữa

Page 22: Sach An Sinh Xa Hoi

trị nhanh chóng và hiệu quả cho phụ nữ mắc bệnh xã hội, trong khi ở Ấn Độ 90% phụ nữ mắc bệnh này phải ly hôn hoặc biệt xứ. Rất nhiều phụ nữ vô sinh ở các nước bị đối xử tàn tệ. WHO cũng cho biết, bạo lực của đàn ông cũng đã gây ra cho phụ nữ những mất mát, đau khổ to lớn. 70% tội phạm ở Pê-ru nhằm vào đối tượng phụ nữ. Ở Băng cốc, cứ 2 phụ nữ thì một bị người chồng đánh đập thường xuyên. Ở Mỹ, cứ 15 giây thì có 1 phụ nữ bị giết. Mỗi ngày có 4 phụ nữ ở đây bị chết do hành vi tàn bạo trong gia đình. TRẦN NHU SGGP THỨ BẢY Bài đọc 3 TỰ TIN, YẾU TỐ QUAN TRỌNG CỦA SỨC KHỎE, TUỔI THỌ Gần đây giới nghiên cứu khoa học phát hiện : yếu tố tinh thần đối với sức khỏe và tuổi thọ ảnh hưởng rất lớn. Đặc điểm lớn nhất và cơ bản nhất của yếu tố này là : lòng tin đối với sự sống. Kỳ thực sức sống của con người có tiềm ẩn rất lớn. Tuổi thọ lý thuyết của con người là 120 tuổi. Qua cách chữa phản hồi thông tin sinh vật của nước ngoài đã chứng thực : Dùng sức tưởng tượng về lòng tin mãnh liệt để vẽ ra một bức tranh tế bào cắn bạch cầu, sau khi để người bệnh trở lại trạng thái bình thường, lấy máu hóa nghiệm thì thấy lượng bạch cầu tăng lên rất nhiều. Ngược lại, ở trạng thái sợ hãi, thì bạch cầu giảm. Từ góc độ tâm lý, phân tích nguyên nhân tử vong của người mắc bệnh ung thư, phát hiện đa số là chết do sợ hoặc đói. Bởi vì, tinh thần họ quá căng thẳng, đến mức không ăn uống được gì dẫn tới thiếu dinh dưỡng để cơ thể huy động chống lại bệnh tật. Còn khi bệnh nhân có thái độ “cái gì đến mặc cho đến” thì thường là còn sống. Qua nghiên cứu cho thấy : nóng nảy, bi quan, thắc mắc linh tinh v.v. thường ảnh hưởng tới thần kinh khiến dịch thể tiết ra nhiều, làm tê liệt hệ thống miễn dịch dẫn tới giảm tác dụng đề kháng bệnh tật. DIÊN NIÊN (Theo “Giải phóng quân báo” 2 - 1993) Báo Tiền Phong CN số 18/93 2/5/93 Bài đọc 3 PHÓNG SỰ TỰ TỬ KHÔNG BAO GIỜ LÀ LỐI THOÁT NGUYỄN BAY Theo thống kê của Trung tâm Cấp cứu thành phố, số người tự tử hàng năm tăng không ngừng. Năm 1989 : có 1.960 người, năm 1990: 3.180 người, năm 1991 : 3.795 người và năm 1992 : 4.969 người. Riêng quí 1/1993 là 1.136 người. Trong đó số thanh niên (TN) tự tử ở độ tuổi 16 - 30 chiếm hơn 60% mà tỉ lệ tử vong lại ở mức cao nhất. Cuối tháng 2 - 1993, T.Ng.T - sinh viên Trường ĐHKT (vừa tròn 20 tuổi) - đã tự tử lần thứ... ba bởi những lý do đơn giản đến không ngờ: không được mua xe đời mới, không được đi chơi... Những người thân của cô đã coi đó như những màn kịch không thành ! Một đôi bạn trẻ khác yêu nhau từ thời học phổ thông, dự định sẽ tổ chức đám cưới... Vậy mà từ chuyện xích mích nhỏ, hai người đi tìm cái chết để “giải độc” cho mối tình của mình... N.T.K (23 tuổi) hiện quản lý cơ sở mộc cho gia đình, ở phường 14 - quận 5, còn Tr.T (19 tuổi) là thợ uốn tóc ở phường 1 - Tân Bình. Ngày 24-2-1993 họ đã tự tử tại một khách sạn nhỏ, và may mắn được cứu sống. Ngày 26-2-1993, người ta lại phát hiện ra một đôi nam nữ thắt cổ chết trong kho của một tổ hợp sản xuất áo mưa thuộc phường 5 - quận 10. Cô gái D.T.Y (21 tuổi), chàng trai Ng.Đ.Kh (29 tuổi) cùng làm chung một xưởng.

Page 23: Sach An Sinh Xa Hoi

Trong hồ sơ lưu tại các bịnh viện, những hàng phụ chú ghi nguyên nhân tự tự thường là “do buồn gia đình”, “chán đời”... Đằng sau dòng chữ ngắn ngủi ấy chứa biết bao bi kịch của mỗi con người ! Hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp khá cao trong thanh niên độ tuổi 19 - 30. Nhiều người đã phải làm những công việc không phù hợp hoặc trái nguyện vọng vì... miếng cơm manh áo. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên phát sinh mọi tư tưởng tiêu cực, bất bình hay chán nản. Cộng thêm vào đó là những ràng buộc trong lề lối, thói tục, sự bất hòa trong quan hệ chủ - tớ, là mối tương giao bạn bè không trong sáng... Chẳng hạn như trường hợp của T.K và Tr.T, ngoài tín ngưỡng khác nhau, họ lại bị gia đình cấm đoán vì chuyện “môn đăng hộ đối”. Cộng thêm những ghen tuông vụn vặt trong tình cảm khiến họ không đủ minh mẫn để lý giải hay xét đoán điều gì. Trường hợp của T.Ng.T thì ngược lại. Vốn là người nhạy cảm và nhân hậu, cô đã từng mơ ước thi vào y khoa để cứu người, giúp đời song bị cha mẹ ngăn cản. Vừa học cô vừa phụ gia đình buôn bán hàng điện tử - một công việc không hợp với cô - Cô tâm sự : “Mình muốn chết quách cho rồi, chẳng vì điều gì cả, chán đời vậy thôi”. T. có hối hận không ? “Nghĩ lại nhiều lúc thấy mình ngu ngốc, nhưng tư tưởng muốn chết cứ luôn ám ảnh mỗi khi gặp chuyện buồn” - T. nói. Phải chăng cảm giác bị xã hội ruồng bỏ, không ai hiểu mình hay không hòa nhập được vào cuộc sống cộng đồng... là căn bệnh cô độc của tuổi trẻ thời công nghiệp ? Cái chết tức tưởi của Kh. và Y. có thể vì một lý do nào đó trong nhiều lý do, chẳng hạn : ông bà chủ (dì, dượng ruột của Kh.) không tán thành đám cưới, có thể Kh. mất một chỗ dựa, còn Y. thì bị đuổi việc rồi đám cưới không thành, họ mất việc làm, không nhà ở v.v... Nhưng Kh. và Y. là những thợ giỏi, công ăn việc làm không phải là điều khó. Họ lại yêu nhau và không đến nỗi cùng quẫn (khi chết Kh. còn để lại 6 chỉ vàng ngoài tiền mặt). Như vậy không phải họ bế tắc về tiền bạc cũng như công việc, vậy phải chăng chính do cảm giác về sự đơn độc trong xã hội khiến họ không đủ sức giúp nhau vượt qua những trở ngại ? * Hãy giúp thanh niên vượt qua những bế tắc... Theo các bác sĩ chuyên khoa, đa số các trường hợp tự bằng cách uống những loại thuốc độc hoặc lạm dụng thuốc tây sẽ làm tụt huyết áp rất nhanh, làm trụy tim mạch hoặc gây ức chế men chuyển (bộ nối của các đầu dây thần kinh) làm ăn mòn hoặc gây phỏng, tổn thương dạ dày vĩnh viễn. Có thể dẫn đến bị hẹp thực quản. Về hậu quả lâu dài : làm thần kinh không ổn định hay chóng mặt, nhức đầu. Với những người yếu, nó sẽ đẩy nhanh sự phát triển của các bệnh đang có sẵn. Đặc biệt, tâm lý của một người đã một lần tự tử hay nóng nảy bồn chồn, dễ dẫn đến những hành động liều mạng. Tử vong đã đành, người được cứu sống cũng bị những ảnh hưởng nặng nề cả sức khỏe, lẫn tinh thần và công việc. Nó để lại một di sản khá nặng nề cho cả gia đình và xã hội. Có thể nói, trong 20 năm trở lại đây, thanh niên tự tử là vấn đề của nhiều nước trên thế giới. Các nhà tâm lý học ở Mỹ đã nghiên cứu thấy rằng : hiện nay trong số những nguy cơ đáng sơ nhất mà thanh niên phải đối phó thị tệ nghiện rượu đứng hàng cao nhất, kế đó là nạn tự tử. Thông thường không phải do một điều cụ thể nào mà từ sự tác động của hàng chuỗi sự kiện (đời sống, hoàn cảnh, môi trường xã hội) tạo chấn động tinh thần dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ trong giới trẻ. Vai trò của các đoàn thể xã hội là thu hút thanh niên vào những sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với việc giáo dục nâng cao trình độ dân trí, giúp thanh niên hiểu rõ trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình và xã hội. Về phía Nhà nước, vấn đề tạo điều kiện cho thanh niên có công ăn việc làm ổn định cũng là điều hết sức quan trọng. Thiết nghĩ chúng ta cũng cần lập những đường dây nóng với những chuyên gia tâm lý để có thể giúp thanh niên giải quyết những bế tắc như một số nước đã làm khá hữu hiệu. Báo TT 20-04-93.

Page 24: Sach An Sinh Xa Hoi

Bài đọc 5 SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ SỨC KHỎE Chỉ số Mức đề nghị của OMS Việt Nam 1992 TP. HCM (1992) Thu nhập quốc dân trên đầu người 500 USD 121 USD 267 USD Chi phí y tế cho 1 người dân/năm 2 USD 5 USD Tỷ lệ dân biết đọc biết viết (%) > 70% 87,6 91,2 Ngân sách Nhà nước chi cho y tế (%) > 5 2,7 8 Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sạch (%) 43 65,5 Tỷ lệ gia đình có hố xí riêng (%) 22 65,5 Tỷ lệ trẻ em có cân nặng lúc sinh < 2500gr (%) 10 18 9,44 Tỷ lệ tử vong trẻ em < 1 tuổi (p.1000) 36 25 Tỷ lệ tử vong trẻ em < 5 tuổi (p.1000) < 50 95 46 Tỷ lệ TE < 1 tuổi tiêm chủng đủ 6 bệnh truyền nhiễm (%) 80 88 89,95 Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng (%) < 10 51,5 25,1 Tỷ lệ tử vong bà mẹ (p.1000) 1,68 0,3 Tỷ lệ phát triển dân số (p.1000) 2,3 1,6 Tuổi thọ trung bình > 60 66 66 (Theo báo cáo tổng kết SSSKBD TP. HCM 1992) DÂN SỐ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 1992 ă Dân số chung 4.399.000 ă Nam 2.076.000 ă Nữ 2.323.000 ă Tỷ lệ sanh (p1000) 21,5 ă Tỷ lệ tử (p1000) 5,5 ă Tỷ lệ PTDS tự nhiên (%) 1,6 ă Mật độ dân cư (ng/km2) 2.139 Tin Nhanh Sức Khỏe Sở Y tế TP. HCM IV NGHIỆN NGẬP 1. ĐỊNH NGHĨA : Nghiện ngập là tình trạng sử dụng một dược chất (như ma túy...) theo thói quen và không thể ngưng được mà không bị những phản ứng vật vã. Đó là một sự đam mê hoặc sự chịu làm nô lệ bởi một chất gây hại về mặt thể chất và xã hội. Các cuộc nghiên cứu về vấn đề nghiện ngập thường tập trung vào các vấn đề có liên quan đến hành vi tội phạm, lứa tuổi, giai cấp, giới tính và các nguyên nhân xã hội và tâm lý. Vấn đề nghiện ngập là một vấn đề xã hội phức tạp, không chỉ trong khuôn khổ của một quốc gia mà cũng là một vấn đề quốc tế từ lâu nay khó mà ngăn chặn được. Nó tùy thuộc các tiến trình xã hội và hoàn cảnh xã hội, qua đó con người trở thành người nghiện. Nghiện

Page 25: Sach An Sinh Xa Hoi

ngập ma túy đã và đang là một cái nạn của cả loài người. Việc buôn bán ma túy trên thế giới hiện đang được xếp vào hàng quan trọng nhất gần như tương đương với việc buôn bán dầu lửa : giá trị kinh doanh trên thế giới là 500 tỷ USD (nước Đức chiếm hàng đầu trong việc sử dụng ma túy : năm 1988 có 80% người Đức có thử ma túy). Còn ở châu Mỹ La Tinh thì người dân nghiện ma túy để quên đi những buồn bực và nghèo khổ (khoảng 20 triệu trẻ em nghiện cocain). 2. CÁC LOẠI NGHIỆN NGẬP Loại nghiện quan trọng nhất là nghiện các chất ma túy. Kế đến là nghiện rượu và thuốc lá. 2.1. NGHIỆN MA TÚY (drugs) : Các loại ma túy gồm có : 2.1.1. Nhóm narcotics - Á phiện (opium) : được lấy từ nhựa cây thẩu (papaver somniferum) và được biết đến từ 4.000 năm trước Công nguyên. Ở Trung quốc, năm 1838 có 2 triệu người nghiện á phiện và 120 triệu người nghiện vào năm 1878. Riêng ở Việt Nam, năm 1953 có 8.000 động hút á phiện có giấy phép và đến 1958 Chợ Lớn có 2.500 động. Vào năm 1975, miền Nam Việt Nam có khoảng 500.000 người nghiện á phiện và các ma túy khác. - Morphine : được tách từ á phiện vào năm 1806 và được dùng chích cho thương binh khỏi rên la vì các vết thương trong chiến tranh giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1870-1871. Đến năm 1879 mới biết hội chứng nghiện morphine. Năm 1939, do nhu cầu cho chiến tranh người Đức chế ra Péthidine, có tác dụng : - chống co giật, êm dịu thần kinh, chống đau - dùng péthidine để trị nghiện morphine (nhưng lại nghiện péthidine). Dùng morphine, con người có ảo giác, không muốn làm gì hết, không quan tâm đến cái gì cả, người dễ bị viêm nhiễm và suy dinh dưỡng. - Heroin (bạch phiến) : được tổng hợp từ morphine (acetyl hóa 2 lần morphine), mạnh hơn morphine (3mg heroin = 10 mg morphine), phát hiện từ năm 1874 và năm 1898 người Đức thực nghiệm trên người (tiếng Đức Heroisch = năng lực) vì lúc đó thấy trị được ho, suyễn và lao. Heroin chữa được nghiện morphine vì khi trị lao cho người lao bị nghiện morphine thì họ không cần morphine nữa. Hiện nay, người ta dùng methadone (cũng tổng hợp từ á phiện) để trị nghiện heroin. Người nghiện sử dụng heroin bằng cách hít, hút và chích (hút xì ke - scag, tiếng lóng chỉ heroin) - Codeine : được trích từ á phiện và morphine, có tác dụng an thần, tạo sự phấn chấn, dùng trị ho và ít bị nghiện hơn. 2.1.2. Nhóm chất kích thích (stimulants) : Nhóm này có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh, giải khuây, làm tăng sự nhanh nhẹn, người sử dụng mang trạng thái thoải mái. Thường dùng nhất là thuốc lá và caféin. Riêng trong nhóm này có chất amphetamines, được điều chế từ năm 1887 và dùng trị liệu trong y học từ năm 1935, có tên thương mại: Dexedrine (Mỹ), Maxiton (Pháp), Rilatine, Mirapront, Obesitol (trị mập). Tác dụng của Amphetamines là gây tập trung cao, tính hung hăng hơn, hồ hởi, tánh tình dễ thay đổi, bất thường, dùng lâu dễ bị suy nhược trầm trọng và dễ viêm nhiễm, suy dinh dưỡng. Giới thường hay sử dụng là lái xe tải, các lực sĩ chuyên nghiệp, sinh viên, học sinh học thi... Thường có hai cách chơi : - Kết hợp đôi : chất kích thích + ma túy - Kết hợp tam : chất kích thích + ma túy + thuốc ngủ. 2.1.3. Nhóm an thần (depressants) : Nhóm này có hai nhánh : nhánh an thần (như valium, equanil, tranxene, placidyl...) và nhánh barbiturques do Bayer (Đức) sáng chế bằng cách kết hợp acide malonique với urée vào năm 1863. Năm 1822, Barbiturique mang tên Barbital và có tên Veronal, secobarbital (Seconal) vào năm 1903. Ở Việt Nam, người nghiện dùng seconal và binoctal (immenoctal + amobarbital) pha với ma túy và chích (thường gây bướu, hoại thư). Barbiturique có tác dụng gây cảm giác như trên thuyền, làm vui vẻ, thích hoạt động, đùa giỡn, tranh cãi, muốn gây gỗ.

Page 26: Sach An Sinh Xa Hoi

2.1.4 Nhóm gây ảo giác (Hallucinogen) : Nhóm này có mescaline, LSD (Lysergic acid diethylamid). LSD được tổng hợp vào năm 1938 tại Mỹ bởi Ô. Hofman và đến năm 1943, người ta mới khám phá ảnh hưởng tâm lý bất thường của LSD trên người. Người dùng LSD thấy cảnh nhỏ to khác nhau, màu sắc lẫn lộn, di động, tai nghe tiếng động lạ thường, người mạnh dạn hơn, không biết đau đớn. 2.1.5. Cần sa (Marijuana cannabis : loại cây đang mọc hoang ở Trung Á) hoặc bồ đà. Trung quốc biết đến cây này từ 2.700 năm trước công nguyên. 1378 Á rập có luật bỏ tù người hút cần sa. 1800 Napoléon Bonaparte cấm buôn bán cần sa. Tại Việt nam trước đây cần sa mọc hoang mà không biết, khi ngựa hoặc heo ăn thì khỏe, mau lớn. Khi lính Mỹ đổ bộ vào Việt Nam thì người dân biết đến nó và trồng để bán. Người hút cần sa thấy ai cũng buồn cười, phấn khởi, người nhẹ nhàng, màu sắc đẹp ra và tươi sáng. 2.1.6. Cocaine : được chiết từ lá coca, bột trắng không mùi, người uống cocaine cảm thấy hồ hởi và khi chích vào gân thì có ảo giác, kích thích sự hoạt động. 2.2. NGHIỆN RƯỢU : Nghiện rượu là vấn đề sức khỏe chính của Liên xô, Mỹ, Bắc Âu, Ireland và cả VN. Nó đứng thứ ba trong danh sách các vấn đề sức khỏe công cộng trọng yếu (sau vấn đề Sida và nghiện thuốc lá. Thường người ta tưởng lầm rượu là chất kích thích, nhưng nó lại làm yếu hệ thần kinh. Tuy nhiên, lúc đầu nó có vẻ kích thích, nếu uống nhiều thì nó làm giảm khả năng suy tính, nhìn, nói, hoạt động cơ bắp, hô hấp và tiến trình sinh hóa. Nó có tác dụng an thần và giảm đau. Nó là nguyên nhân tai nạn giao thông, gia đình tan vỡ, bệnh gan, gây thiệt hại về ngày công lao động ở xí nghiệp, làm tăng chi phí chăm sóc y tế, gây tai nạn lao động, mất trật tự công cộng và nhất là tội phạm. 2.3. NGHIỆN THUỐC LÁ : Nghiện thuốc lá là một vấn đề sức khỏe lớn đang được các nước trên thế giới quan tâm. Nhiều nước đã có luật cấm hút thuốc ở những nơi công cộng và cấm quảng cáo thuốc lá trên hệ thống truyền thông công cộng. Thuốc lá gây ung thư phổi và bệnh tim. Chúng ta có thể ghi nhận những thiệt hại to lớn vì nghiện thuốc lá : trong năm 1991 thế giới có 3 triệu người chết, chiếm hơn 5% tổng số tử vong trên thế giới (Châu Âu và Bắc Mỹ : 30%, các nước đang phát triển : 30%), có một tỷ người nghiện và đốt 5.000 tỷ điếu thuốc / năm, tiêu phí khoảng 100 tỷ USD. Trong khi các nước phương Tây đang ngăn ngừa và làm giảm tệ nạn nghiện thuốc lá thì lượng tiêu thụ thuốc lá ở các nước đang phát triển (ở Châu Phi, châu Mỹ La tinh và châu Á) tăng nhanh vì các công ty tư bản phương Tây tìm mọi cách mở rộng thị trường thuốc lá sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 3. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA SỰ NGHIỆN NGẬP 3.1. NGUYÊN NHÂN : Các nguyên nhân của sự nghiện ngập (nhất là về ma túy) rất đa dạng, tùy thuộc nhiều yếu tố : tâm lý, tình cảm, thể chất, khủng hoảng niềm tin và lý tưởng, sự lệ thuộc và cả yếu tố xã hội - chính trị. 3.1.1. Yếu tố tâm lý tình cảm : Đa số người có năng khiếu dễ cảm xúc, ý chí yếu kém, thường lẫn tránh khó khăn và thường lâm vào tâm trạng lo âu triền miên, cho nên ma túy sẽ giúp họ bớt lo âu, từ đó họ trở nên phó mặc, bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình. Họ dễ buồn chán thì ma túy xoa dịu, làm họ dễ chịu, yêu đời (vòng lẩn quẩn đưa họ đến sự nghiện ngập càng ngày càng nặng). Họ luôn luôn sợ hãi, vì thế người nghiện rượu, khi có rượu cảm thấy dễ trực tiếp đối đầu, mạnh dạn hơn và người nghiện ma túy thì lại tránh va chạm, cần sự hưởng thụ khoái cảm

Page 27: Sach An Sinh Xa Hoi

hơn. Người nghiện ma túy khi có ma túy thì thương cha mẹ, kêu gào tình thương nhưng khi thiếu ma túy thì tỏ ra thù ghét, phẫn uất tất cả. Đối với giới trẻ, chúng ta có thể đề cập đến nguồn gốc của sự nghiện ngập là do yếu tố tò mò và do áp lực của nhóm bạn : Yếu tố giải trí chỉ là thứ yếu. Theo cuộc điều tra về nguyên nhân nghiện ma túy tại Thái Lan năm 1989 thì : - Tò mò 53,69% - Áp lực của nhóm bạn 18,84% - Tình cảm 14,87% - Nhu cầu nghề nghiệp 0,43% - Khác 3,03% Về nghề nghiệp - Sinh viên 3,8% - Thất nghiệp 29,7% - Tạm thời có việc 14,6% - Làm việc dài hạn 51,9% Về giới tính - Nam 94% - Nữ 6% Về tình trạng gia đình - Độc thân 53,87% - Có gia đình 6,32% - Ở chung 25,64% - Ly thân 6,46% - Ly dị 7,00% Riêng tại TP HCM, theo cuộc điều tra trên 372 người nghiện tại Trường Xây dựng Thanh niên mới vào năm 1990 thì các nguyên nhân như sau : - Ham vui, tò mò 64,78% - Giải quyết buồn phiền 27,16% Số người nghiện nữ có cao hơn Thái Lan - Nam 88% - Nữ 12% 3.1.2. Yếu tố thể chất. Một số người trở thành nghiện do nhu cầu công việc, nghề nghiệp : văn nghệ sĩ (ca sĩ thì hát hay hơn khi có ma túy), sinh viên, học sinh sử dụng ma túy để thức đêm. Ngoài ra, những người bị suyễn, lao hoặc các thương binh khi trị bịnh, vết thương bằng thuốc gốc ma túy cũng dễ thành người nghiện sau một thời gian dài điều trị. 3.1.3. Yếu tố lệ thuộc : Người nghiện hoàn toàn bị lệ thuộc vào ma túy. Họ phải dùng liên tục để khỏi bị triệu chứng vật vã khi không có ma túy. Người ta đã cố gắng dùng các phương pháp phân tâm học để trị sự lệ thuộc này nhưng vẫn thất bại. Hiện một số nước trên thế giới áp dụng cách dùng một ma túy này để thay một ma túy khác. Có thể nói nghiện ma túy là một bệnh biến dưỡng. 3.1.4. Yếu tố chính trị - xã hội : Trên bình diện quốc tế ma túy ảnh hưởng đến quan hệ chính trị của một số nước trên thế giới như Pananma - Mỹ, Mỹ - Nicaragoa (Contras), Mỹ - nam Mỹ (Colombia) số tiền từ buôn bán ma túy được dùng để tài trợ cho các cuộc vận động tranh cử và gắn liền với chính sách tín dụng của các ngân hàng Mỹ (chuyển đổi tiền ma túy ngoài vòng pháp luật thành đồng tiền bình thường). Nếu ngưng việc buôn bán ma túy thì phải cho các nước Mỹ La tinh hoãn nợ, nếu thế thì ngân hàng Mỹ sẽ chết theo. Vừa qua, Mỹ cũng đã thông qua bọn buôn ma túy để viện trợ cho Contras (Nicaragoa). Tại miền Nam Việt Nam trước 1975 : Ngô Đình Nhu (từ năm 1957) lập hệ thống đường dây ma túy Lào - Sàigon để lấy tiền xây dựng guồng máy công an mật vụ. Ngoài ra, việc sử

Page 28: Sach An Sinh Xa Hoi

dụng ma túy còn tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội mất ổn định trong đó các giá trị bị đảo lộn, luật pháp lỏng lẻo, con người bị khủng hoảng niềm tin và đi tìm sự bù đắp qua ma túy, rượu... 3.1.5. Hậu quả : Những hậu quả do nghiện ngập mang đến thật là nặng nề, gây thiệt hại lớn lao cho gia đình và cho ngân sách nhà nước và cho xã hội. Tại Mỹ, mỗi năm 200.000 trẻ sinh ra từ các bà mẹ nghiện ma túy bị tật nguyền về thể xác hoặc tinh thần, phân nữa bệnh nhân SIDA là nghiện ma túy. Ma túy là nguồn gốc của 75% các vụ cướp, phân nữa tổng số vụ án mạng do thanh thiếu niên gây ra, tổn thất 60 tỷ USD/năm do mất năng suất lao động và tai nạn vì dùng ma túy. Năm 1990, Mỹ phải bỏ ra 10 tỷ USD để chống ma túy. Tại trường giáo dục lao động Thanh niên mới Bình Triệu, khi khảo sát ở 2500 bệnh nhân nghiện ma túy vào năm 1977 tỷ lệ phạm pháp là : - Ăn cắp vặt 100% - Trộm cướp 50% - Giết người 2% - Buôn bán ma túy 40% - Gái mãi dâm 80% (trong số bệnh nhân nữ) và mang các bệnh kết hợp như sau : - Giang mai 27,3% - Lao phổi 3,7% - Sốt rét 30% - Suy dinh dưỡng 30% - Ghẻ, ung mủ 61% 4. CÁC BIỆN PHÁP TRỊ LIỆU VÀ VAI TRÒ NHÂN VIÊN XÃ HỘI : Các biện pháp trị liệu thì nhiều. Các nước đang đi tìm cách thức trị nghiện ngập có hiệu quả nhất. Ngành tâm lý học và phân tâm học cũng gặp nhiều khó khăn. Lòng tin và ý chí con người là yếu tố quan trọng nhất trong chữa trị, kế đó là vấn đề phòng ngừa. Một trung tâm cai ma túy ở Thamkrabok (Thái Lan) đã áp dụng yếu tố lòng tin và ý chí con người và đạt kết quả đến 75% (chữa trị trong 10 ngày : cho uống thuốc nôn ói và làm lễ long trọng cho bệnh nhân thề trước Phật không đụng đến ma túy. Thuốc chữa trị chỉ đóng góp 20%, yếu tố chính là ý chí và niềm tin). 4.1. Trị liệu : Về mặt lý thuyết, trị liệu nghiện ngập có 3 giai đoạn - Giai đoạn 1 : chế ngự vật vã, tạo sự năng động, thiết lập mục tiêu cho cá nhân. - Giai đoạn 2 : tâm lý cá nhân, quan hệ người và người (giải quyết mâu thuẫn nếu có), tăng cường khả năng tâm lý xã hội. - Giai đoạn 3 : phục hồi, hội nhập cuộc sống bình thường phòng ngừa sự trở lại với ma túy. Ở các giai đoạn trên, cần phải có sự tham gia tích cực của gia đình. Vai trò của nhân viên xã hội đều phải có trong toán trị liệu ở các 3 giai đoạn trên, nhưng nặng nề hơn ở giai đoạn sau cùng. Trường Giáo Dục lao động Thanh niên mới Bình Triệu TP HCM, áp dụng các biện pháp như sau : 1) Biện pháp xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa độc hại bằng phương pháp châm cứu phối hợp với thuốc Nam (đơn giản, ít tốn kém, có công hiệu). Từ 3-7 ngày là hết vật vã, sau đó dùng thuốc Nam và tập khí công (3 ngày). 2) Biện pháp thay thế : - chữa về sinh lý : cắt cơn đau của cơ thể.

Page 29: Sach An Sinh Xa Hoi

- chữa về tâm lý : giáo dục, sinh hoạt thể thao, giải trí, lao động. Kết hợp với các nhân viên xã hội vãng gia tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tư vấn cho bệnh nhân và gia đình nhằm khôi phục lại niềm tin.

4.2. Phục hồi xã hội : Ở giai đoạn tái phục hồi xã hội, vai trò nhân viên xã hội rất quan trọng trong việc giúp bệnh nhân hội nhập lại với xã hội sau khi rời khỏi các Trung tâm cai nghiện (ma túy, rượu...). Thường có các loại dịch vụ như : 1. Vãng gia : mục đích khuyến khích người nghiện lánh xa thuốc với sự tham gia của gia đình. 2. Hẹn đến tái khám thường kỳ cùng với nhân viên xã hội 3. Liên lạc bằng thư từ với nhân viên xã hội, (trường hợp không gặp trực tiếp được) 4. Nhân viên xã hội giúp họ tìm công ăn việc làm, làm cho họ thành người hữu ích cho xã hội, tạo thói quen mới trong lao động giải trí. Trong công tác trị liệu và tái phục hồi xã hội, chúng ta cần chú ý đến một số nguyên tắc : 1. Phải thay đổi môi trường sinh hoạt của bệnh nhân nhằm tránh sự cám dỗ, bệnh nhân phải tự nguyện xa lánh môi trường cám dỗ để thể hiện ý chí của mình. Trong việc này, người đã cai nghiện giúp người mới có nhiều hiệu quả. 2. Dùng tình cảm để thuyết phục vì họ cô đơn, mặc cảm tội lỗi, cần tìm hiểu nguyên nhân đưa họ vào con đường nghiện ngập. 3. Phải tin họ : ở sự tự khắc phục, tích cực tiếp sức cho họ sự tự tin. 4. Tôn trọng nhân phẩm của họ (nghi ngờ, xúc phạm nhân phẩm sẽ làm cho họ đau khổ và quay lại con đường nghiện ngập). 5. Nâng cao nhận thức : họ cần hiểu biết về tệ nạn xã hội này, giúp họ tích cực chủ động hợp tác giải quyết bệnh của mình. 6. Tạo điều kiện cho họ có niềm tin trong công việc làm (không còn giờ rãnh để suy nghĩ về những chuyện không hay). 5. TÌNH HÌNH NGHIỆN NGẬP VÀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH. Tệ nạn nghiện ngập là một trong một số vấn đề xã hội nhức nhối trên thế giới : Hoa kỳ hiện có 35 triệu người nghiện ma túy, Thái Lan có 700.000 người nghiện (1985), miền Nam VN vào năm 1975 là ước lượng khoảng 500.000 người nghiện ma túy. Nay con số này có thể tăng khá nhiều trên cả nước và có những nơi số người nghiện tăng một cách báo động như ở Lai Châu có 8.000 người trẻ nghiện ma túy (chiếm 2,2% cả nước) và ở Yên Bái theo khảo sát năm 1992 thì cả huyện Mù Lang Chải có 19.000 người nghiện trên tổng số dân là 40.000 người (huyện này có 600 ha trồng thuốc phiện, mỗi năm sản xuất 6 tấn nhựa thuốc phiện tương đương 6 tỷ đồng). Toàn Yên Bái có 30.000 người nghiện. Nhiều gia đình bán hết trâu bò, chấp nhận với chiếc lều giữa rừng với nàng tiên nâu. Tại TP HCM, từ năm 1975 đến nay, Trung tâm Phòng chống lạm dụng ma túy đã tiếp nhận, quản lý và cai nghiện cho khoảng 30.000 lượt người nghiện. Năm 1991 có 1997 học viên nhập trường (trong số đó có 561 vi phạm lần đầu, số còn lại ít nhất là 2 lần và cao nhất là 16 lần). Kiểm tra 200 địa chỉ đã cai nghiện trước năm 1990 thì kết quả là : - 25% không sử dụng lại, có công ăn việc làm ổn định. - 25% còn nghi ngờ

Page 30: Sach An Sinh Xa Hoi

- 50% nghiện trở lại. Hiện nay, bạch phiến tái xuất hiện sau một thời gian vắng bóng (sau 75), việc buôn bán ma túy (gồm tân dược và cần sa) đang gia tăng nghiêm trọng. Ước lượng TP HCM hiện có khoảng 20.000 người nghiện (số này còn khiêm tốn), riêng Quận 10 có 200 tụ điểm mua bán, chích, hút ma túy. Chương trình Phòng chống Lạm dụng ma túy và lây nhiễm Sida (tại số 15/11 Quốc lộ 13 Bình Triệu, Thủ Đức TP HCM), gồm có những mục tiêu : 1. Quản lý việc sản xuất, chế biến và sử dụng các chất có ma túy. 2. Truy bắt và trừng trị thật nghiêm khắc bọn buôn lậu ma túy. 3. Quản lý, chữa trị, giáo dục lại tốt cho người nghiện và tạo điều kiện cho họ hội nhập xã hội. 4. Tuyên truyền giáo dục phòng ngừa cho cộng đồng (bằng toán lưu động) nhằm ngăn chặn lạm dụng ma túy và lây nhiễm Sida và hướng dẫn vui chơi lành mạnh. Việc thực hiện các mục tiêu trên đây sẽ còn gặp khó khăn khi mà chưa có một nền tảng quản lý nhà nước có hiệu lực, luật pháp chưa được rõ rằng và nghiêm khắc và năng lực xã hội còn yếu kém. 6. KẾT LUẬN : Vấn đề nghiện ngập nhất là nghiện ngập về ma túy đang rất được quan tâm vì nó có mối quan hệ với việc lây nhiễm Sida. Nghiện rượu cũng là một vấn đề thời sự trên báo chí hàng ngày (say rượu gây mất trật tự, tai nạn giao thông, gây án mạng...). Việc chống nghiện thuốc lá chưa được chú ý vì còn quảng cáo bán thuốc lá và cho ngoại quốc đầu tư sản xuất thêm thuốc lá. Việc thuyết phục và tăng sự hiểu biết cho giới trẻ về tác hại của sự nghiện ngập còn rất hạn chế, giới trẻ chưa hiểu, lại muốn biết, tò mò và thử. Nhóm tuyên truyền lưu động của Chương trình Phòng chống lạm dụng Ma túy và Lây nhiễm Sida là một biện pháp rất hữu hiệu nhằm tăng cường năng lực xã hội bằng cách tạo sự tham gia chủ động, thảo luận nhóm để tự khám phá vấn đề. Nếu nhân rộng Nhóm tuyên truyền và được nhà nước và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ thì tệ nạn này mới có cơ may giảm. Nhưng, những nỗ lực này sẽ tiêu phí nếu hệ thống quản lý nhà nước vẫn còn kém hiệu lực, Bộ luật hình sự còn có điều khoản lỗi thời, thiếu kiên quyết, trừng phạt quá nhẹ (người tổ chức dùng ma túy bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt tù từ 3 đến 10 năm, nghiêm trọng là như thế nào ?). Từ năm 76 đến năm 86, tòa án chỉ xử 100 vụ với 150 bị cáo (10 vụ / năm) có trường hợp buôn 50 kg thuốc phiện mà chỉ bị phạt 12 năm tù (năm 1986) trong khi tại singapore, chỉ cần mang trong người 20 g ma túy thì cũng đủ bị treo cổ (dù là người bản xứ hay ngoại kiều). N.N.L TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Thìn, Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Quang Vân. Chiến đấu với ma túy cao tuổinh lại con người, Hội CLB Y học Dân tộc, Sở Y tế : TP HCM, 1985. 2. Nhân phẩm 1, số đặc biệt chuyên đề ma túy, Trung tâm Phòng chống lạm dụng ma túy : TP HCM, 1990. 3. Joseph L. White, The troubled adolescent, Pergamon. Press, USA, 1989. 4. Annual Report, Drug abuse prevention and treatement dividion, Department of Health Bangkok Metropolitan Adm. Thailand, 1989. 5. Công giáo và Dân tộc, số 796, tháng 3 năm 1991. 6. Charles Zastrow, Introduction to Social Welfare Institutions, Illinois, 1986. 7. Hodgkinson, Liz., Addictions : New York, 1986.

Page 31: Sach An Sinh Xa Hoi

Bài đọc 1 CHÍNH PHỦ RA NGHỊ QUYẾT : PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY : MỘT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA * Ngăn chặn và chống tệ nạn mại dâm Ngày 29-1, chính phủ đã ra nghị quyết về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Theo đó, chính phủ đặt nhiệm vụ phòng, chống và kiểm soát ma túy thành chương trình quốc gia đồng bộ, có mục tiêu. Nghị quyết đã đề ra các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, xử lý hành chính và hình sự trong công tác phòng chống và kiểm soát ma túy : - Tuyên truyền rộng rãi để mọi người, trước hết là thanh niên thấy được hậu quả tai hại của tệ nạn ma túy. Đưa vấn đề phòng, chống nghiện ma túy vào chương trình giáo dục ở các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đại học. - Vận động thuyết phục đồng bào miền núi dứt khoát thôi trồng cây anh túc, chuyển sang trồng các loại cây khác. - Kiểm soát nghiêm ngặt vận chuyển lưu thông các loại ma túy trên toàn lãnh thổ. Tiêu hủy các sản phẩm là thuốc phiện và các chất ma túy khác thu được. - Tổ chức cai nghiện, chữa trị và thực hiện các biện pháp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện. - Xây dựng các văn bản pháp quy về chống ma túy và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Thành lập Ban chủ nhiệm chương trình quốc gia về phòng chống và kiểm soát ma túy do bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi làm chủ nhiệm và đại diện một số bộ, tổng cục có liên quan và Đoàn TNCSHCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ làm thành viên. * Cùng ngày 29-1, chính phủ cũng đã ra nghị quyết về ngăn chặn và chống tệ nạn mại dâm. Chính phủ quyết định những chủ trương và biện pháp xóa bỏ tên nạn mại dâm như sau : - Sử dụng tổng hợp các biện pháp tuyên truyền giáo dục và các biện pháp hành chính, xử phạt theo pháp luật, tổ chức chữa trị bệnh, đồng thời tổ chức dạy nghề, tạo việc làm thích hợp cho số người mại dâm và do hoàn cảnh khó khăn. - Giáo dục lối sống lành mạnh, giữ gìn truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc trong nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. - Điều tra phân loại người mại dâm. Xử phạt thật nghiêm người chứa chấp, dụ dỗ, dẫn mối gái mại dâm dưới mọi hình thức, ở mọi nơi như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, vũ trường... theo Luật hình sự. Đối với người đi mua dâm, nếu là công chức Nhà nước, bất kỳ là cán bộ cấp nào, phải lập biên bản vi phạm, thông báo về cơ quan quản lý, xử lý nghiêm khắc về kỷ luật hành chính. Nghị quyết cũng đề ra trách nhiệm của chính quyền các cấp và cán bộ trong việc ngăn chặn và chống tệ mại dâm. Báo Tuổi Trẻ ngày 2/2/93 Bài đọc 2 CHỐNG MA TÚY PHẢI LÀ CUỘC CHIẾN PHÁ BỎ “VÒNG TRÒN MA QUÁI” Theo số liệu của Sở LĐTB - XH, tính đến đầu năm 1993 đã có 30 ngàn người nghiện ma túy tại TP. Số người được tiếp nhận chữa trị chỉ chiếm khoảng 10% so với tổng số. Trong những tháng đầu năm 1993, riêng Đội 6 - đội chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác thuộc Phòng Cảnh sát Hình sự đã bắt quả tang 16 ổ tiêm chích ma túy, xử lý 40 người cả chủ và khách nghiện, bắt và đưa đi chữa trị 180 người nghiện. NHỮNG VẾT ĐEN...

Page 32: Sach An Sinh Xa Hoi

Điểm mặt, chỉ tên những kẻ chuyên tổ chức tiêm chích ma túy không phải là khó. Xác định các tụ điểm “nổi tiếng” ở TP về tệ nạn này là việc đã rành rành. Điều đáng nói là những “vết đen” đó cứ tồn tại và hoành hành. Lớp chủ chứa này bị bắt giữ, lập tức có lớp khác “nối nghiệp”. Các điểm chích ma túy mang tiếng là hoạt động lén lút nhưng cả chủ và khách đều khá yên tâm vì đã có một mạng lưới canh gác báo động khá dày đặc, bảo vệ việc chích choác. Khu vực cầu Xóm Vôi quận 8 có 2 chủ chích đã “thành danh” là bà Thành, bà Năm Sang. Mỗi “tụ” này lại chia ra 3, 4 ổ nhỏ. Bến Bạch Đằng có bà Sương, Hồng gấu, Sáu ốm... “hùng cứ”. Khu vực công viên Hoàng Văn Thụ, cổng Phi Long, từ trước đến giữa năm 1992 do Vũ Thị Ngọc Bích tự Titi “lũng đoạn độc quyền”, có “đại bản doanh” tại hẻm 190 Hoàng Văn Thụ, nổi tiếng về quy mô hoạt động và doanh số cao với mỗi ngày từ 200 đến 300 lượt khách. Sau khi Titi bể ổ, một loạt chủ nhỏ trước kia đã chịu lép mở tiệc ăn mừng và khai trương lại động chích. Ở khu vực bến xe Lê Hồng Phong có các “tổ hợp gia đình” chích choác, điển hình như Tăng Văn Lý, Lương Luân... phục vụ cho đủ loại khách trong đó có không ít khách hạng “trung, thượng lưu” tới động bằng ô-tô, xe gắn máy đời mới. Rồi khu vực Cầu Mống, Lăng Ông - Bà Chiểu, xóm Bình Khang, Cây Da Sà... là những địa danh mời gọi dân ken các kiểu, lui tới để “được phục vụ tùy ý”. Nếu điều hấp dẫn dân nghiện là sự “tìm quên”, “đê mê”, “cảm giác lạ” v.v... thì với những kẻ tổ chức động chích chỉ đơn giản là tiền. Một ống thuốc ngủ loại rẻ tiền nhất, như loại Diazuyam giá 400 đồng, tới tay dân ken phải là 1.200 đồng. Bình quân cứ chích 1cc chất nước ma túy, chủ chứa lời từ 800 đến 1.000 đồng. Lấy mức trung bình thấp, một người nghiện với “đô” 10cc/ngày, một động “thường thường bậc trung” có 100 khách/ngày, tiền vô hầu bao chủ chứa vào khoảng 1 triệu đồng/ngày. Đúng là một nghề “kinh doanh” quá béo bở đủ làm mờ mắt những kẻ có máu liều và có gan... đi tù. Khi kẻ nghiện là tù binh của ma túy, là những bóng ma vật vờ không sinh khí thì chủ chích cứ việc phây phây. Hãy nghe Lương Luân - tức Cẩm Lin - một tay chủ chích cao tuổi đời trả lời CA lúc y bị bắt : “Tôi không cần biết gì về SIDA, bệnh nào cũng là bệnh, ai vướng phải, ráng chịu”. Kim chích ở động ông chủ Luân và hầu hết các động khác được mài để xài đi xài lại, bao giờ mòn tới không thể chích được thì thôi. Dù vậy, dân nghiện chấp nhận tất cả, miễn là có chỗ để “phi”. Qua công tác điều tra, một cán bộ CA tạm phân loại : 60% dân nghiện xì-ke là người lao động tự do (!) (kể cả không nghề nghiệp, và nghề... lưu manh trộm cắp) ; 30% là người có việc làm ổn định ở các đơn vị, số còn lại có không ít là học sinh phổ thông, trẻ vị thành niên từ 13 đến 15 tuổi. Rõ ràng sự lạm dụng ma túy không chừa bất cứ ai, thành phần nào trong xã hội. Những vết đen từ ma túy cứ ngày càng hằn dấu nặng nề... CUỘC CHIẾN KHÓ KHĂN Thực tế cho thấy, chúng ta đã kiên trì, bền bỉ đấu tranh bài trừ tệ nạn ma túy từ nhiều năm nay. Nhưng cho đến nay, những nỗ lực cho mục tiêu này đã không gặt hái được kết quả tương xứng. Con số tái nghiện sau khi đã tập trung cai nghiện luôn ở mức 70 đến 75% . Và, 90% số chủ chứa tái phạm sau khi được tự do trở lại (hoặc sau các mức xử lý khác nhau). Một vòng tròn cứ lặp đi lặp lại : bắt - thả - tái phạm - bắt - thả và tệ nạn ngày càng trầm trọng. Một trong những mũi nhọn của cuộc chiến chống ma túy là lực lượng cảnh sát hình sự mà trực tiếp là Đội Chống ma túy và các tệ nạn khác. Tìm hiểu về hoạt động của đội, chúng tôi mới biết cuộc chiến chống lạm dụng ma túy, chích choác khó khăn dường nào. Họ đã nỗ lực biết bao nhưng kết quả vẫn chỉ là điều an ủi phần nào đối với mỗi người có trách nhiệm, lương tri trước loại tệ nạn khó trị này. Đã từng có nhiều ý kiến thắc mắc, tại sao việc chích choác diễn ra công khai giữa ban ngày ban mặt, nơi công cộng, CA ở đâu ? Có thể nói mỗi cán bộ, chiến sĩ Đội 6 đều biết rõ. Nhưng để bắt được quả tang một vụ là cả một chuyện dài đầy khó khăn. Hãy hình dung,

Page 33: Sach An Sinh Xa Hoi

chỉ có dân nghiện mới nhập vô điểm chích được dễ dàng. Ngoài ra bất cứ người lạ nào có dấu hiệu “đáng ngại” xáp vô, dù đúng lúc mắt nhìn thấy họ đang chích, đều vô cùng khó khăn bởi bao điều cản ngại và cái chính là không còn tang chứng vì chỉ cần sau 1 giây dân nghiện đã có thể phủi tay vất kim và ống chích. Bình quân mỗi tháng, cán bộ, chiến sĩ Đội 6 triệt phá quả tang 5 - 6 ổ chích - con số không nhỏ so với thực tại và khả năng sinh sôi của các động chích. Một chuyên án 8 tháng trời, Đội 6 tạm “dẹp yên” các ổ chích ở khu vực cầu Xóm Chỉ vào cuối năm 1992. Có lần các trinh sát bị cả trăm người bao vây hòng giải thoát kẻ phạm pháp quả tang. Để bắt được Võ Thành Của, chủ chứa kiêm dân chích, con của “bà chủ” Năm San, trinh sát phải đóng vai dân nghiện vờ đưa tay cho y chích thuốc. Nếu không có sự hợp đồng chặt chẽ, hoặc chiến sĩ trinh sát đó phải lãnh trọn mũi kim thuốc độc hoặc có thể nguy đến tính mạng... Đến nay, dù không còn lộng hành như trước nhưng khu vực cầu Xóm Chỉ vẫn là tụ điểm “đầu bảng” về chích choác. Bên cạnh đó, với 15 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên một địa bàn rộng lớn, dân chủ chứa và dân chích “quá rành” mỗi CB - CS Đội 6. Đội trưởng Lê Văn Quang nói, không ít lần các anh được những chủ chứa có máu mặt xin “tiếp kiến” để “dàn xếp chuyện làm ăn” - một sự mua chuộc. Chủ chứa đã vậy. Còn dân nghiện không ít lần cầm ống chích hăm đâm, nhảy vào cắn CA làm nhiệm vụ. Vũ khí của dân ken là “cùi không sợ lở” - Có kẻ đã dám vỗ ngực xưng đã nhiễm HIV để hù CA. Hiển nhiên đã đến lúc việc tiêm chích xì-ke không còn là “chuyện nhỏ” như ai đó lầm tưởng như trước mà đã trở thành vấn đề báo động với mức độ nguy hại không lường. Cuộc chiến đầy khó khăn chống ma túy đã đến lúc phải phát động toàn dân, toàn diện. CẦN MỘT “ĐÔ” TỔNG HỢP CỰC ĐẠI Có lẽ đã đến lúc các ngành chức năng cần phải thực hiện những biện pháp kiên quyết hơn đối với tệ nạn này. Cần có khung hình phạt đặc biệt dành cho những kẻ buôn bán, chứa chấp và tiêm chích ma túy. Cần đầu tư rộng và nhiều hơn cho hệ thống trường trại cai nghiện, quản lý giáo dục đối tượng. Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này nếu thực hiện các biện pháp kiên quyết và phối hợp đồng bộ, từ cơ quan chức năng chuyên môn tới chính quyền và CA phường. Trong thời điểm hiện tại, khi các biện pháp toàn diện chưa khả thi, nên chăng các cấp ngành, đoàn thể mạnh dạn “tặng” kim chích cho người nghiện chích xài riêng. Cách thức có vẽ “hữu khuynh” này lại chính là giải pháp hữu hiệu tương đối có tác dụng hạn chế sự lây nhiễm SIDA. Nhiều cán bộ CA nhận xét, tại mỗi địa bàn dân cư, cảnh sát khu vực và tổ dân phố không thể không biết về sự tồn tại của động chích, người nghiện, nếu có. Đối với những chủ chứa lì lợm cần có những biện pháp xử lý kiên quyết. Tất cả các biện pháp đó phải được đẩy lên thành cao trào và có sự phối hợp đồng bộ. Đó chính là phương thuốc đặc trị liều cao nhằm ngăn chặn và đẩy lùi ma túy . THƯ NAM (SGGP 20/5/93) Bài đọc 3 MA TÚY CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT ĐẾN SIDA Chúng ta đều biết SIDA chỉ có ba con đường lây lan : Hai đường lây ngang, từ cá nhân này sang cá nhân khác thông qua con đường tình dục (nhất là tệ nạn mại dâm) và con đường máu (nhất là tiêm chích ma túy). Con đường thứ ba, lây dọc từ mẹ xuống bào thai con, là ít quan trọng hơn cả, vì hiện nay người ta biết chính xác là chỉ với tỉ lệ khoảng 20% trẻ ra đời bị nhiễm bệnh. Ở các nước phương Tây, hoạt động tình dục là con đường lây chính, với những cộng đồng loạn dâm đồng giới lên đến cả chục triệu người. Đấy là cái giá rất đắt phải trả - chưa biết

Page 34: Sach An Sinh Xa Hoi

đến bao giờ - cho một lối sống phóng túng về tính dục, dưới những khẩu hiệu nguy hại của những cuộc “Cách mạng tính dục”, “Giải phóng tính dục” đã diễn ra trong những thập kỷ trước. Ở nước ta, ngay từ đầu chúng ta cũng đã rất chú ý đến con đường lây lan này, và đồng thời cũng rất cảnh giác đối với con đường lây lan bằng tệ nạn tiêm chích ma túy. Nhưng có lẽ chúng ta chưa đánh giá hết mức độ quan trọng của mỗi con đường. Đối với người Á Đông nói chung và đối với người Việt Nam ta nói riêng, có thể do nền văn hóa, giáo dục, những phong tục tập quán lâu đời, nên trong xã hội và trong bản thân mỗi con người có một sự kềm chế nhất định nào đó chống lại sự phóng túng buông thả trong đời sống tính dục. Vì thế nên trong một thời gian dài, khi đại dịch đã hoành hành dữ dội ở châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, thì châu Á vẫn còn được coi như vùng đất an toàn. Tính đến ngày 1 tháng 7 năm 1992, theo những số liệu mới nhất do Tổ chức Sức khỏe thế giới (OMS) công bố, trong khi cả châu Á với hơn ba tỷ dân chỉ có 1.552 trường hợp SIDA thì riêng một nước Hoa Kỳ, chỉ với hơn hai trăm triệu dân, đã có đến 218.301 người bị bệnh, tức là 140 lần nhiều hơn. Chúng ta không đánh giá thấp và coi thường tai họa lây lan bằng con đường tính dục, nhưng, theo những thông tin chính thức trong những ngày vừa qua, có thể chúng ta phải lưu tâm nhiều hơn nữa con đường lây lan bằng tiêm chích ma túy. Trong số hơn 60 người phát hiện có huyết thanh dương tính vừa qua thì đại đa số là những người nghiện dùng cách tiêm chích ma túy. Trong một hội thảo do Sở Thương binh - Xã hội thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 11-1988, người ta đã công bố một con số ước lượng có hơn 600 người nghiện trong thành phố mà 98% là trong lứa tuổi dưới 30. Có 200 tụ điểm chuyên bán, tiêm chích ma túy, mỗi tháng sử dụng hết 120 kg ma túy. Những số liệu này, ngay vào thời điểm đó đã dưới sự thật nhiều rồi, nay sau hơn 4 năm chắc chắn còn vượt xa hơn nữa. Hiện nay, trên thế giới, trong chiến lược chống SIDA đã có một số quan điểm được xét lại. Bây giờ người ta nhận định : Không có nhóm nguy cơ, mà chỉ có “hành vi nguy cơ”. Đối với người nghiện ma túy, phải tận mắt nhìn thấy lúc họ lên “cơn vã” (cơn nghiện) mới thấy hết ma lực của ma túy. Lúc đó họ chẳng còn biết nguy hiểm là gì nữa, chỉ cốt sao tiêm được vào trong tĩnh mạch một liều ma túy đủ để đã cơn ghiền. Họ dùng bất cứ thứ gì có trong tay : một ống chích đã qua nhiều người, chưa tiệt trùng, hoặc nếu không có thì tự tạo ra ống chích bằng một vỏ bút Bic, một ve thuốc đau mắt đầu gắn một chiếc kim vào là xong. Thuốc phiện sống gọi là “hằng cái” cho vào một cái lon đun sôi với nước, đổ ra một cái chén rồi hút qua miếng bông gòn để “lọc” thế là tiêm vào mạch máu - nếu bị choáng lên cơn rét thì gọi là “đi Đà Lạt”. Đó là những “hành vi nguy cơ”. Để tránh những hành vi này, người ta khuyên : Nếu không nghiện thì đừng có “thử”, sẽ dễ bắt nghiện. Nếu đã nghiện thì cố gắng đừng dùng cách tiêm chích, chỉ “thầu” thôi (nhai, nuốt). Nếu tiêm chích thì phải có ống tiêm riêng của cá nhân, và luộc sôi 20 phút trước khi dùng. Ai cũng biết : cắt cơn nghiện là một điều tương đối dễ - tất cả các cơ sở cai ma túy đều làm được rất tốt điều này - nhưng để không nghiện lại mới là một điều cực kỳ khó khăn. Jean Cocteau, một nhà văn nghiện thuốc phiện, đã nói : “Trong mỗi con người nghiện ma túy, dù khỏi rồi, dường như vẫn còn lại một con ma”. Mỗi khi có 3 cơ hội - cụ thể là mỗi khi có ma túy - là con ma, tuy nằm im đã lâu - vẫn có thể trỗi dậy, quậy phá, bắt người nghiện trở lại con đường cũ. Vì vậy muốn hạn chế bớt tác hại của ma túy - chiếc cầu nối hiện nay với SIDA - thì ngoài việc thông tin, giáo dục cho mọi người hiểu rõ để tự đấu tranh với bản thân mình và đấu tranh với những người chung quanh, còn cần phải có những biện pháp chính quyền thật nghiêm ngặt để chặt đứt con đường cung cấp ma túy. Phải coi những “hang động” chuyên bán, chích ma túy cũng nguy hiểm như những ổ, đường dây mại dâm. Phải coi những kẻ đi “chích dạo” ở các quán cà-phê ôm, các chợ, các công viên... thậm chí cả ở những trường

Page 35: Sach An Sinh Xa Hoi

học, là những kẻ phạm pháp. Với giá một cc “hằng cái” từ 1.500 đến 1.800 đồng, họ đã dùng cái ống tiêm giết người của họ, như một khẩu súng liên thanh để giết hại biết bao nhiêu nhân mạng chỉ vì một số tiền nhỏ nhoi kiếm được một cách bất lương như thế. Tai họa từ ma túy đưa đến SIDA đang là nỗi lo của những người nghiện đang bị đe dọa từng ngày từng giờ, từ cơn vã này đến cơn vã khác. Vì đồng hội, đồng thuyền, ai có qua cầu mới hay, nên không ai thông cảm sâu sắc những nỗi đau khổ và lo sợ của người nghiện hơn chính bản thân một người nghiện khác. Cho nên hiện nay, vì ý thức được điều này, nhiều người nghiện trên thế giới đã thành lập những “nhóm tham vấn”, tự nguyện đi lại, gần gũi, tâm sự với những người nghiện khác để giúp đỡ nhau cùng đấu tranh chống với tai họa này. Những kết quả ghi nhận được nhiều khi đã vượt quá sự mong ước. Rất đáng mừng là hiện nay ở thành phố ta cũng đã có những nhóm người tự nguyện làm công việc đó. Được trang bị những kiến thức thông thường về bệnh nhiễm HIV/SIDA, về các biện pháp đề phòng để tránh các hành vi nguy cơ, họ đang âm thầm và kiên trì làm một công việc cực kỳ hữu ích và hết sức đáng hoan nghênh. Rất mong và cầu chúc họ đạt được nhiều thành công. Xin trân trọng giới thiệu với họ tấm gương sáng của Alison Gertz, một cô gái 26 tuổi, mà bác sĩ Michael H.Merson, Giám đốc Chương trình toàn cầu phòng chống SIDA, đã tuyên dương với những lời tuyệt đẹp như sau : “... Chúng ta sẽ còn nhớ mãi Alison như một người đi đầu trong giáo dục về phòng chống SIDA, vì những công việc mà cô đã làm qua các phương tiện truyền thông đại chúng, và sự có mặt không mệt mỏi của cô tại các trường học, trường đại học và những nơi công cộng. Cô là một ví dụ điển hình của một người dù bị nhiễm bệnh vẫn có thể sống một cuộc đời cực kỳ tích cực và hữu ích. Mấy ai dám nói rằng mình đã cứu sống được hàng ngàn người ? - Rất ít. Nhưng Alison đã làm được việc ấy. Tôi chắc rằng đã có vô số bạn trẻ bây giờ đã chết hay đang chết dần, chết mòn nếu không được cô báo động cho hiểu nỗi nguy hiểm của SIDA..." SGGP B.S NGÔ VĂN QUỸ Bài đọc 4 BẤT HẠNH NÀY DO AI ? - Chị Tư là một người phụ nữ bất hạnh. Lời giới thiệu đầu tiên của chị hội trưởng phường làm tôi thấy xót xa và nôn nóng được biết ngay hoàn cảnh của chị Tư. - Anh chị có 2 trai và 4 gái. Gia đình con đông, làm không đủ ăn mà anh Tư còn uống rượu say sưa cả ngày rồi về đập phá đồ đạc, hành hạ đánh đập vợ con. Hai con trai không chịu nổi bỏ đi bụi đời, một đứa con gái lớn buồn tủi bỏ đi ở mướn cho nhà người ta, còn lại ba đứa con gái nhỏ thì ngổ ngáo, bướng bỉnh, đánh lộn đánh lạo trong xóm... Chị Tư rầy la hoài nhưng chồng con vẫn tánh nào tật nấy, bao nhiêu đau khổ cứ trút lên đầu chị... Tôi tưởng tượng ra hình ảnh chị Tư đầu bù, tóc rối, ốm yếu, xanh xao và dáng vẻ chịu đựng của chị, tôi muốn được gặp chị để giúp chị một điều gì đó, ít ra cũng chia sẻ được với chị phần nào những buồn đau. Chị hội trưởng đang bận việc không thể cùng đi với tôi, chị chỉ nhà và nhờ một đứa bé lên mười cùng xóm dẫn tôi đi. Dọc đường thằng bé hỏi tôi : - Cô tới nhà dì Tư để làm gì ? - Cô thăm dì Tư, nghe nói dì Tư khổ lắm... Thằng bé có lẽ không hiểu chữ “khổ lắm” của tôi, nói tỉnh bơ : - Khổ gì đâu mà khổ, con thấy “dỉ” chửi mấy đứa con “dỉ” tối ngày... Kia kìa, nhà “dỉ” kia kìa, cô vô đó coi chừng có khi bị chửi luôn cho coi. Tôi hơi khựng lại một chút, cuối cùng tôi cũng làm gan bước vào nhà chị Tư. Căn nhà ọp ẹp và bừa bãi tứ tung quần áo và vật dụng. Hai đứa bé gái ngồi chơi dưới sàn nhà nhìn tôi đăm đăm chẳng chào hỏi. Tôi đành phải lên tiếng trước - Có má ở nhà không con ? - Không ! Kiếm “bả” làm chi ?

Page 36: Sach An Sinh Xa Hoi

- À... à... cô có chút chuyện. - “Bả” đi chợ rồi, “bà” muốn đợi thì đợi. Tôi nhìn kỹ bé gái vừa đối đáp, cũng xinh dấy chứ, nhưng sao... ? Tôi quay gót trở ra và gặp phải ánh mắt hiền lành của một bà cụ cao tuổi bán cóc ổi đầu hẻm : - Kiếm con Tư hả cháu ? Nó đi chợ chút về đó. Đợi nó đi. Nỗi tò mò lại gợn lên, tôi sà xuống bên bà cụ, và cả cuộc sống của gia đình chị Tư lần lượt hiện ra qua lời kể của bà cụ : - Qua là bà ngoại của sắp nhỏ. Khổ lắm cháu ơi. Gia đình nó tan nát rồi. Mà cũng tại nó. Hồi còn con gái nó đâu có vậy, sau rồi nghèo khổ quá lại sinh tật... Cũng biết lo cho chồng cho con đó chớ nhưng hễ nó đi thì thôi, về nhà là nó chửi chồng chửi con suốt. Qua có nói, cái gì hổng phải thì nhỏ nhẹ dạy dỗ con, khuyên lơn chồng. Chớ cái gì nó cũng chửi, mấy đứa nhỏ làm bể cái chén cũng chửi, quên chẻ củi cũng chửi, thằng chồng đi đám giỗ mặt hơi đỏ đỏ cũng chửi, nó chửi có dây có nhợ, chuyện đâu từ hồi nào nó cũng lôi ra mà đay nghiến, chì chiết. Qua là má nó, qua còn chịu hổng nổi thì nói chi là chồng, con nó. Nói cho ngay, thằng chồng nó cũng hiền lành nhưng lại có cái tật nhậu và tính tình cộc cằn. Bị con vợ vậy rồi sinh buồn đi uống rượu còn dữ hơn. Cháu biết rồi đó, có rượu vô nó còn biết trời đất gì nữa, hễ cằn nhằn rủa xả nó là nó đập nó đánh. Vậy mà cũng cứ chửi ! Cha mẹ cứ đánh lộn đánh lạo tối ngày làm sao mà dạy được con. Hai thằng lớn bỏ học đi bụi đời hồi nào vợ chồng nó cũng chẳng biết. Đến khi biết thì một đứa đã bị bắt giam. Tới đứa con gái lớn lên, có người để ý thương mà cũng chẳng dám bước tới, cha mẹ vậy ai dám làm sui. Nó buồn cũng bỏ nhà đi. Còn ba đứa nhỏ, tụi nó chưa điên là may, nhưng bây giờ lì lắm rồi, có mắng chửi nó thì cũng như ca vọng cổ... Chẳng dạy dỗ gì được, chắc cũng sắp hư tới nơi. Tôi từ giã bà cụ ra về. Và bây giờ thì tôi xin gửi đến anh chị Tư vài lời : Chắc anh chị không lấy gì làm lạ khi đọc những dòng này. Vâng, tôi là người đã tới nhà anh chị hôm đó. Tôi biết rằng anh chị sẽ phiền trách tôi tại sao lại đưa chuyện gia đình anh chị lên báo. Nhưng tôi nghĩ không riêng gì gia đình anh chị mà có rất nhiều gia đình khác cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. Vì đâu ư ? Có lẽ vì cả đôi bên chẳng ai nhìn nhận khuyết điểm của mình. Là một đứa con đã từng chứng kiến những cảnh tượng không êm ấm của gia đình, tôi đã thấu hiểu được một cách sâu sắc nỗi bất hạnh của mỗi người trong gia đình anh chị. (Vâng, mọi người chứ không phải chỉ có chị đâu chị Tư ạ!). Và vì thế tôi mong rằng anh chị hãy vì tương lai các cháu, vì hạnh phúc của gia đình, thử một lần nhìn lại mình... Bất hạnh hay hạnh phúc trong trường hợp như gia cảnh anh chị, nào phải do người khác đem tới, đúng không, anh chị Tư? PHỤ NỮ V NẠN MẠI DÂM 1. TÌNH HÌNH MẠI DÂM TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Định nghĩa và nguồn gốc Mại dâm (MD) được định nghĩa một cách ngắn gọn là một sự “trao đổi về tình dục có thu tiền” () hay đầy đủ hơn là “sự cung ứng tình dục bởi một người cho một người khác như

Page 37: Sach An Sinh Xa Hoi

giao hợp hay thủ dâm có thu tiền hay một phần thưởng khác” (). Cần quan tâm đến yếu tố “thương mại” vì trường hợp một phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người mà không nhằm vào lợi nhuận là khác. MD được chính thức ghi nhận lần đầu tiên ở Ai Cập khi đồng tiền được phát minh (). Khi nhắc đến MD người ta thường nghĩ đến phụ nữ MD là phần lớn nhưng luôn luôn có một số nam MD và gần đây có sự phát triển nạn MD trẻ em. Trong tài liệu này chúng tôi bàn về phụ nữ MD. 1.2. MD như một vấn đề XH Một hiện tượng được gọi là vấn đề xã hội không chỉ xuất phát từ yếu kém của cá nhân mà là kết quả của sự tương tác giữa nhiều nhân tố tâm lý, xã hội, kinh tế, chính trị... Theo thói quen người ta chỉ lên án người phụ nữ bán dâm nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng trong hiện tượng mãi dâm ít lắm phải có 3 người : người bán, người mua, người tổ chức hay mai mối là ma cô hay tú bà. Nhưng thật ra phải nhìn xa và rộng hơn để thấy rằng đằng sau là cả một môi trường kinh tế xã hội văn hóa đang hỗ trợ, tổ chức, phát huy và kiểm soát mối quan hệ giữa họ. Những hành động tưởng chứng như riêng tư mang tính xã hội rất cao. Nhiều mối quan hệ đã có trước mối quan hệ giữa họ, nhiều tác nhân ít nhiều dấu mặt lợi dụng MD, khai thác nó về mặt kinh tế, tình cảm và cả đạo đức (). Các nhà nghiên cứu đã tích lũy các thống kê cho thấy trong số những người có liên quan đến MD, đàn ông đông hơn đàn bà. 1.2.1. Yếu tố kinh tế Ở các nước nghèo cũng như nước cao tuổiu đa số phụ nữ đi vào MD do nghèo, thiếu công ăn việc làm, hay có việc làm nhưng với đồng lương quá thấp so với đồng tiền thu nhanh bằng MD. MD cũng phát triển khi một bộ phận xã hội cao tuổiu lên đột ngột nhất là khi họ làm tiền quá dễ dàng và nhu cầu ăn chơi phát triển. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng MD là một cuộc trao đổi thương mại và trong thương mại có cung thì mới có cầu. 1.2.2. Yếu tố xã hội a. Tội phạm có tổ chức Người ta thường cho rằng MD là nghề xưa nhất nhưng có tác giả cho rằng cái nghề xưa nhất thật ra là nghề ma cô. Ít khi một phụ nữ tự mình dấn thân vào MD mà họ bị dụ dỗ, ép buộc. Có khi chính cha mẹ đem con đi bán hay người chồng đồng ý và tổ chức cho vợ mình đi bán dâm. Ma cô là một nghề xưa có nghệ thuật riêng của nó. Dân chuyên nghiệp rình rập theo dõi các cô gái bỏ nhà ra đi vì xích mích với cha mẹ, các phụ nữ bị chồng phụ bạc, lỡ bước sa cơ, cô đơn trong một môi trường xa lạ. Một người đàn ông xuất hiện như một vị cứu tinh, giải thoát họ ra khỏi một nguy cơ nào đó, cung phụng về mặt vật chất, che chở về mặt tinh thần. Kế đó họ tỏ tình và cô gái không thể nào không yêu say đắm một người mà họ vừa phục, vừa biết ơn. Một khi trở thành người tình, người vợ, thì anh ta yêu cầu vì “tình yêu” với anh ta, người đàn bà phải đi làm gái và đem tiền về cho anh ta. Có người thì không còn thoát ra nổi khỏi vòng nô lệ thuộc về mặt tâm lý nữa. Ai đó có muốn cũng không thoát được vì tên ma cô hay mụ tú bà sẽ có những biện pháp mạnh để trừng phạt và kiểm soát như hành hung, giam nhốt hay giữ con của người phụ nữ làm con tin. Nhưng đối với phụ nữ khó khắc phục thì anh ta đi thẳng vào việc bằng hãm hiếp dã man, tra tấn rồi ép buộc làm gái. Mặc dù hoạt động riêng lẻ nhưng các ma cô và vệ tinh của họ có các mối quan hệ thân hữu hay hợp tác với nhiều nhóm khác. Thường các nhà thổ chính thức hay trá hình, các phòng tắm hơi, mát xa v.v... được điều hành bởi các băng nhóm tội phạm đã có tiền án trên nhiều lãnh vực (). Thiếu nữ Việt Nam bị dụ dỗ sang Kampuchia làm gái cho lính UNTAC, sang biên giới Trung quốc đã được báo chí nhắc đến nhiều. b. Phần lớn chị em trước khi đi vào MD đã là nạn nhân XH

Page 38: Sach An Sinh Xa Hoi

Đó là những em gái sống một tuổi thơ bất hạnh. Thiếu tình thương của cha mẹ, người cha vắng mặt hay hư đốn, rượu chè. Ở phương Tây như các nước Á châu khác, các cuộc nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ rất đáng kể (ở Mỹ, Phi-lip-pin lên tới 50 - 60%) thiếu nữ đi vào MD đã bị cha ruột hay cha ghẻ, hoặc người thân khác trong gia đình lợi dụng về tình dục. Có tác giả cho rằng họ đi vào mãi dâm để trả thù. Nhiều em bị đánh đập phải bỏ nhà ra đi. Đây là những con mồi ngon của bọn ma cô. Chúng còn tổ chức dụ dỗ, bắt cóc phụ nữ ở vũ trường, đi đường một mình v.v... c. Môi trường Các nhà khoa học gọi sự nghèo đói và khó khăn trong gia đình là nhân tố chuẩn bị. Kế đó là khoái lạc, tiền là yếu tố hấp dẫn. Nhiều bạn gái lãng mạn bị kích động bởi một xã hội luôn luôn đề cao tình dục. Thực chất sách báo khiêu dâm là một kỹ nghệ đem lại cho một nước như Mỹ 4 tỉ đô la mỗi năm. Mới đầu đi tìm khoái lạc do ham thích, tò mò, nhưng từ đó đến mãi dâm là con đường rất ngắn. Ở một xã hội mà đồng tiền ngự trị sự cám dỗ đối với đồng tiền kiếm dễ dàng rất mãnh liệt. MD để sống còn trở thành MD để sống xa hoa. Nhiều phụ nữ trong cơn túng quẩn định “nhảy dù” một vài lần rồi trở lại cuộc sống bình thường nhưng khó thoát khỏi cạm bẫy. Có người làm nhiều tiền nhưng rút cuộc phải góp cho ma cô, tú bà, chữa bịnh, sắm sửa, đánh bài, hút... để giải khuây. Môi trường là một yếu tố thúc đẩy như xóm nghèo, bia ôm, vũ trường. Môi trường chung cũng là môi trường văn hóa xã hội, coi chuyện ấy là bình thường, chấp nhận cho người đàn ông đi chơi bời. Yếu tố VHXH chấp nhận MD như chuyện bình thường ở Thái Lan khiến cho việc phòng chống hết sức khó khăn. Văn hóa hiểu theo đúng nghĩa xã hội học là những giá trị, niềm tin, tập quán ăn rất sâu vào thái độ và hành vi con người. Thực chất khó mà cưỡng lại. Văn hóa biểu hiện qua hành vi cụ thể không chỉ qua lời phát biểu. Cho nên khi ta nói “MD là đi ngược với văn hóa Việt Nam” mà MD đang tung hoành như thế thì các nhà xã hội học tự hỏi có phải thật như vậy không. Hay có gì đó trong thái độ, niềm tin của người Việt Nam vô tình cho phép sự khai thác, bóc lột phụ nữ và trẻ em. Tại sao cha hiếp dâm con gái, tại sao mẹ phải đem con đi bán trinh v.v... ? 1.2.3 Yếu tố chính trị và quyền lực Ở đây ta không đề cập đến chính trị đảng phái, hay ý thức hệ mà hiểu chính trị theo nghĩa rộng nhất. Đó là các mối tương quan quyền lực, các lực lượng xã hội thống trị các nhóm xã hội khác. Trong suốt lịch sử của nó, nạn MD hết sức khó giải quyết vì nó được tổ chức hay bao che bởi những quyền lực mạnh mẽ nhất. Tội phạm có tổ chức thường ăn chịu với cảnh sát, tòa án hay các lực lượng chính trị khác. Nhiều vụ án buôn bán phụ nữ ở cấp quốc tế bị lờ đi vì lý do này. MD đã trở thành một thảm họa ở Thái Lan vì chính quyền ở đây chủ trương nó để thu ngoại tệ. Các nhà hoạt động chính trị vận động bầu cử bằng tiền đóng góp, thuế của các khách sạn, nhà hàng, vũ trường, phòng mát xa và nhiều nhà chứa trá hình khác. Làm sao họ chống MD được. Cũng từ đó các nhà nghiên cứu nói về những “quốc gia ma - cô” (state pimp). Xã hội học ngày nay rất quan tâm đến vấn đề quyền lực vì rốt cuộc kẻ mạnh khuất phục kẻ yếu và ép buộc làm theo ý mình. Kẻ mạnh luôn luôn khai thác kẻ yếu. Sex tours, MD trẻ em là một hình thức thực dân mới của thế kỷ 20. Các công dân nước cao tuổiu sử dụng đồng tiền để mua vui cho bản thân bằng mọi cách trong đó có sự lạm dụng tình dục phụ nữ và trẻ em ở nước nghèo. Sự khao khát thể hiện quyền lực hay sức mạnh còn biểu hiện trong quan hệ giới tính. Một bài báo VN minh họa rất đúng vấn đề quyền lực trong MD. Trả lời tại sao ông ta đến bia ôm, một khách hàng nói “Bia ôm có tất cả : gái, rượu, thuốc lá và nếu cần gầy sòng nhẹ tại bàn cũng được. Trong tận cùng tâm hồn của đàn ông, bao giờ cũng là ao ước được THỐNG TRỊ - dù chỉ là sự thống trị phù du. Ở quán bia ôm, mỗi thằng đàn ông là một hoàng đế : có gái (đẹp hay không đẹp chưa quan trọng lắm) phục vụ từ đầu đến chân ! Ăn

Page 39: Sach An Sinh Xa Hoi

có người đút, uống có người chuốc, thích cô nào có quyền ôm ấp, sờ soạng - mà điều này là ân sủng dành cho tiếp viên, bởi sau đó họ được ”bo" đậm hơn người khác... Nhìn người đàn bà làm trò, dù là trò yêu quỉ cũng khoái. Dĩ nhiên trừ vợ mình..." Và đây là ý nghĩ của một thanh niên mới tập tành vào làng chơi : “Nơi đó tụi tôi chứng tỏ mình là đàn ông chứ không phải là đứa con nít. Tôi có quyền ra lệnh, sai bảo...” () 1.2.4. Vấn đề quan điểm Nguyên nhân thâm sâu nhất của MD là quan điểm trọng nam khinh nữ và xem phụ nữ như một món hàng, một trò tiêu khiển. Người đi mua dâm không chỉ vì tình dục đơn thuần. Cuộc nghiên cứu gần đây của tổ chức CARE theo đặt hàng của cơ quan Phòng chống Sida Trung ương cho biết người đàn ông Việt Nam “thường đi nhậu với bạn bè rồi đi tìm gái... Họ cho rằng đi chơi gái là một trò tiêu khiển của đàn ông, và có thể sự tác động bởi ham muốn tình dục với một người phụ nữ ít hơn tác động của lòng mong muốn có một sự gần gũi với bạn bè... Thường chúng tôi chơi chung một cô, nếu cô ấy là gái điếm”. () Các cuộc nghiên cứu thế giới cũng ghi nhận rằng người phụ nữ bán dâm phải chịu nhiều trò tiêu khiển mà người mua dâm không bao giờ dám làm với vợ hay người yêu của mình. Họ là nạn nhân của bạo dâm, loạn dâm đủ loại. Từ quan điểm xem thường phụ nữ xuất phát những dư luận, chính sách về MD như : MD là điều cần thiết để tránh sự tan vỡ gia đình (vì thà người đàn ông đi chơi qua ngày hơn là dính líu lâu dài với vợ lẽ) MD cần thiết cho thanh niên tập tành làm đàn ông, cho người cô đơn hay có bịnh tật về sinh lý có chỗ “giải quyết”. MD cần thiết để tránh sự quấy nhiễu tình dục với đàn bà tử tế v.v... MD cần thiết để thu ngoại tệ, phát triển nền kinh tế. (Quan điểm dã man nhất thường xuất từ miệng lưỡi những kẻ đạo đức ... giả). Cũng từ quan điểm xem phụ nữ là đồ vật này sách báo khiêu dâm với hình ảnh phụ nữ và trẻ em gợi dục, phim con heo, không chỉ là trò chơi vô tình mà là một kỹ nghệ hốt bạc. Số thu ở Mỹ là 4 tỉ đô la một năm. Ở đây có sự cố tình lợi dụng thân xác phụ nữ và trẻ em, lắm khi sử dụng những thủ thuật tàn bạo để ép buộc. Cũng trong hướng này các cuộc thi hoa hậu rẻ tiền, các hình quảng cáo phơi bày thân xác phụ nữ thật ra là kinh doanh trên thân xác con người. Các nhà phụ nữ học, đấu tranh cho nữ quyền chủ trương rằng MD là vấn đề của NAM như NỮ. Có cung mới có cầu và cả một xã hội nam giới đồng tình với sự chà đạp phụ nữ. Từ những ma cô tổ chức MD, những tổ chức quyền lực bao che hay làm ngơ nó, từ những thanh niên, đàn ông coi chuyện đi chơi gái là bình thường khiến cho việc chống MD hết sức khó khăn. Hơn hết có sự bất công rất lớn giữa nam và nữ trong lao động. Trong một nền kinh tế, các công việc làm tốt nam được ưu tiên, còn nữ nhất là người phụ nữ nghèo phải chấp nhận những công việc với đồng lương rẻ mạt, những công việc mà nhân phẩm phụ nữ bị chà đạp như lao công, rửa chén bát, gia nhân, vũ nữ v.v... Do đó chưa giải quyết được nạn MD khi chưa có bình đẳng bình quyền nam nữ. 1.3. Sự bùng nổ MD phụ nữ và trẻ em trên thế giới như một thảm họa của nhân loại Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) với sự phát triển du lịch nhu cầu về mãi dâm càng tăng. Ngày nay 420 triệu du khách chi tiêu 40 tỷ đô là hàng năm. Đối với các nước nghèo du lịch là cách thu hút ngoại tệ mạnh dễ dàng nhất. Không phải tất cả 420 triệu du khách đều là khách hàng của Sex Tours nhưng số những người đi tìm “của lạ” không ít. Ai cũng biết về hiện tượng nam giới đi du lịch một mình ở Thái Lan. Họ đi du lịch chỉ nhằm mục đích Sex. Cũng theo WHO mãi dâm đem lại hàng năm 2 tỷ đô la cho Nam Triều Tiên , 200 triệu đô la cho Bra-xin().

Page 40: Sach An Sinh Xa Hoi

Thừa thãi tiền bạc và thời gian nam giới từ các nước phát triển đến các nước nghèo để tìm đến tình dục rẻ tiền (cheap sex), an toàn (safe sex). Việc đổ xô vào trẻ em gái và trai là để tránh Sida. Báo chí thường đề cập đến việc “buôn thịt người” qua biên giới (từ Phi-lip-pin, Thái Lan sang Nhật, Đức, từ Trung quốc, Myanma sang Thái Lan, từ Việt Nam qua Campuchia và Trung quốc... và cả từ Tây âu qua Trung đông v.v...). Các vụ cưới dâu bằng thư tín, tuyển lao động ra nước ngoài làm gia nhân hay vũ nữ rồi ép làm MD xảy ra thường xuyên. Nạn nhân là hàng triệu phụ nữ và trẻ em (). Đây là hình thức thực dân mới vô cùng dã man mà không chỉ các nước bị bóc lột phải chống trả mà ngay cả tại các nước đang bóc lột những phong trào nhân quyền đang nổi dậy để chống đối. Các hình thức ăn chơi sa đọa, những gái bán dâm hết sức ngạo mạn từ Đông âu, dường như là hậu quả của một cuộc khủng hoảng “tổng hợp” từ kinh tế, chính trị tới đạo lý. 2. TÌNH HÌNH MD Ở VN HIỆN NAY Con số ước lượng 50.000 gái MD (có người còn cho là 100.000) hoặc mấy trăm điểm chứa chính thức hay trá hình v.v... không phải là điều phải xác định cụ thể. Báo chí đã và tiếp tục mô tả khá kỹ. Vấn đề ở đây là phân tích hiện trạng, tìm hiểu các nguyên nhân để tìm các biện pháp thích hợp. 2.1. Mãi dâm và các vấn đề liên hệ đang đến mức báo động MD không chỉ tràn ngập ở Tp Hồ Chí Minh, mà ở các tỉnh thành lớn như Cần Thơ, Vũng Tàu, Đà Nẵng. MD ở Thủ Đô Hà Nội cũng mang những đặc tính chung của MD Tp Hồ Chí Minh. “Sex Tours” không chỉ từ nước ngoài vào mà sex tours từ Cần Thơ, Tp Hồ Chí Minh tới Vũng Tàu hay ngược lại cho khách hàng nội địa cũng khá ồ ạt. Gái MD thuộc đủ hạng người : phụ nữ, thiếu nữ nghèo đứng đường để kiếm khách, gái choi choi đua đòi và con nhà sang trọng gia giáo thách thức với xã hội. Khách làng chơi không chỉ có người nước ngoài, thanh niên mới lớn tò mò mà đủ hạng người từ chú xích lô nghèo vào xóm Cây Điệp tới các ông Giám đốc được bảo vệ kỹ trong các vi-la sang trọng. Dù muốn dù không, có thể nói MD gắn liền với cuộc khủng hoảng ăn chơi xả láng của một tầng lớp mới có quyền và tiền. Hình thức tổ chức MD cũng đa dạng từ những “nhà trọ” trong khu xóm bình dân, các nhà khách mini và khách sạn lớn. Bia ôm và vũ trường là các nơi tạo điều kiện hẹn hò. Khó đột nhập nhất là các phòng khách được che dấu kỹ bên trong các cơ quan nhà nước kín cổng cao tường. Rất khó phòng chống MD vì như ở khắp nơi trên thế giới MD được dung túng nếu không phải do người có quyền cũng do người có thế. Nó gắn liền với nạn tham nhũng. Cũng như ở nơi khác, đụng vào nó là đụng cả vào mạng lưới chằng chịt mà có người gọi là “Mafia”. Quán bia ôm nọ là nguồn sống của ông cán bộ hưu trí cho thuê mặt bằng. Động chứa kia nhan nhản còn hoài là do anh công an địa phương thoái hóa nhắm mắt làm ngơ. 2.2. Xã hội ta cũng đang trải qua một cuộc xáo trộn nhiều mặt Không thể chỉ đổ lỗi cho du lịch và kinh tế thị trường. Vi trùng chỉ có thể tấn công một cơ thể suy yếu. Chúng ta đang trải qua một cuộc xáo trộn toàn diện từ kinh tế, quản lý đến đạo lý. Phân hóa xã hội nghèo đói, thất nghiệp, sơ hở trong quản lý, tham nhũng, mất lòng tin, các giá trị đạo lý, xã hội bị phá hủy. Đồng tiền ngự trị. Với quá trình mở cửa và sức hấp dẫn của đời sống vật chất xa hoa, tất cả đóng góp vào sự bùng nổ của MD và các vấn đề xã hội có liên quan như Sida chẳng hạn.

Page 41: Sach An Sinh Xa Hoi

2.3. Sâu sắc hơn hết là vấn đề quan điểm Cho tới gần đây không ít nhà quản lý trong nam giới đã “không chê” mô hình Thái Lan. Có người còn cho rằng phải tổ chức MD cách nào đó để tạo điều kiện cho khách du lịch “xả xú-páp” và thu ngoại tệ. Chung quy, việc xem phụ nữ như một món hàng vẫn được ngấm ngầm chấp nhận trong một xã hội còn nặng phong kiến. Thâm sâu và cơ bản nhất là ý thức về phẩm giá con người còn rất thấp. Phản ứng của xã hội còn lơ là trước tin trẻ em bị hành hạ hay lạm dụng về tình dục chứng minh điều này. Hơn hết phụ nữ VN dù rất giỏi giang việc nước việc nhà còn quá cam chịu với số phận. Do đó họ không đòi hỏi được vị trí xứng đáng của mình trong gia đình và xã hội và không lên tiếng bảo vệ những người chị, người em của mình mà nhân phẩm bị chà đạp. Tới nay do thiếu thông tin, họ chưa phát hiện tầm kích chính trị, kinh tế xã hội, quyền lực - giới tính, họ kết tội chị em MD hơn là tìm hiểu và giúp đỡ. 2.4. Sự chậm bước của khoa học xã hội ứng dụng Đảng và nhà nước rất đề cao nhân tố con người, và gần đây nêu lên chính sách phát triển văn hóa xã hội hết sức đúng đắn. Nhưng hô hào hay quyết tâm không đủ. Phải hiểu biết con người sâu sắc mới tránh được sự vô tình bóc lột, chà đạp, xúc phạm đến nhân phẩm. Chúng ta chậm bước 100 năm trong khoa tâm lý, xã hội học là những khoa học giúp hiểu biết con người và xã hội hầu đáp ứng nhu cầu con người và quản lý xã hội có hiệu quả. Ngành giáo dục lạc hậu trì trệ đến báo động, giáo dục giới tính thiếu vắng trong gia đình, mới được thể nghiệm ở học đường. Đạo đức bị loại khỏi nhà trường gần nữa thế kỷ. 2.5. Những biện pháp phòng chống kém hiệu quả Do quan điểm chưa thống nhất một cách xuyên suốt, quản lý lỏng lẻo nên việc phòng chống MD cho đến gần đây còn rời rạc, thiếu đồng bộ. Do chưa nhìn rõ tính chằng chịt và “hệ thống” của vấn đề MD, một thời gian dài người ta chỉ bắt và hành hạ “nạn nhân”, còn phạm nhân là người mua dâm, và nặng hơn là người tổ chức hoặc dùng thế lực của mình để bao che cho MD thì được tha bổng. Gần đây có quyết tâm lớn trong phòng chống MD nhưng chống được đặt nặng hơn phòng, ngoài ra do sự hiểu biết giản đơn về con người nên những biện pháp hành chánh như thu gom, bắt nhốt “tập trung” còn được đặt quá nặng. Giáo dục tập trung ở Trường Phụ nữ tốn kém nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Việc dạy nghề không dẫn tới việc làm và tỷ lệ chị em tái phạm còn cao. 3. ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG MD 3.1. Giải quyết vấn đề quan điểm Sẽ khó phòng chống MD khi còn lấn cấn về quan điểm. Ở một số nước trước kia MD được hợp thức hóa như một “nghề”, hy vọng như thể khu trú nó vào một vùng địa lý nhất định. Mục đích là không để vấn đề lan rộng và dễ kiểm soát về y tế. Ngày nay người ta thấy việc hợp thức hóa không giải quyết hai mục đích trên và có tác giả cho rằng mô hình nhà nước cho phép tổ chức MD sẽ làm cho sự lạm dụng và bóc lột tàn bạo hơn nữa. Trước kia có một Công ước LHQ công nhận quyền tự do “đặt để thân xác của mình” cho phụ nữ. Giờ đây người ta thấy quan điểm này đã sai lầm và làm tăng cường sự bóc lột và chà đạp nhân phẩm phụ nữ hơn. Một hội thảo thế giới về “Buôn bán tình dục và nhân quyền” được tổ chức tại Bruxelles (Bỉ) vào tháng 3/1993. Bà Tamzati, đại diện UNESCO cho biết LHQ đang chuẩn bị một thỏa ước quốc tế chống lại sự khai thác tình dục con người. Việc triệt để chống MD xem ra

Page 42: Sach An Sinh Xa Hoi

không thực tế, nhưng các tổ chức quốc tế quyết tâm làm điều ấy vì “trước khi bãi bỏ tệ nô lệ cũng chẳng ai có thể tưởng tượng một thế giới không nô lệ”(). Không thể chống MD khi một số quốc gia bao che nó hoặc nhập nhằng, chính thức thì chống nhưng thực tế khoan dung với những lời tuyên bố đạo đức giả. Vì thế đối với VN, với cơ may rút kinh nghiệm từ các nước đi trước quan điểm chúng ta, dù sẽ thực tiễn trong biện pháp, phải chống triệt để vì : a. MD vi phạm quyền con người ở phụ nữ và trẻ em, và xuất phát từ quan điểm xem thường phụ nữ là một món hàng. b. Dung thứ cho MD là dung thứ cho nhiều hình thức người bóc lột người. c. Trong hoàn cảnh của ta và nhiều nước khác, đa số chị em MD là người nghèo, NẠN NHÂN của xã hội. d. Quan điểm “kinh tế đi trước, xã hội sau” đã lỗi thời từ mấy thập kỷ nay và quan điểm của các chiến lược phát triển của LHQ là kinh tế và xã hội phải đi đôi. Các chiến lược phát triển bỏ qua nhân tố xã hội cuối cùng phải trả giá đắt về kinh tế lẫn xã hội. (Ví dụ cái giá mà Thái lan phải trả với Sida ngay cả về kinh tế). e. Trước mối đe dọa của Thực dân dưới dạng Sex Tours, buôn bán người xuyên quốc gia, chống MD là BẢO VỆ DÂN TỘC. f. Nạn Sida đã thành một thực tế ở nước ta. g. Một quốc gia nên chọn quan điểm tiến bộ nhất để làm luật và đề ra chính sách. Các chính sách hợp thức hóa MD đã xuất phát từ thời trước. Ví dụ ta đã sớm ký vào Công ước Quyền Trẻ em mặc dù xã hội ta còn rất nhiều hạn chế trong thực hiện, nhưng việc ký kết bắt buộc ta cam kết thực hiện và qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội. 3.2. Nguyên tắc phòng chống MD 1. Bằng biện pháp ĐỒNG BỘ : hành chánh pháp lý - kinh tế - xã hội - văn hóa - giáo dục. 2. Sử dụng ÁP LỰC QUẦN CHÚNG. 3. PHÒNG song song với CHỐNG. 3.3. Các biện pháp a. Hành chánh pháp lý : Nghiên cứu các kẽ hở, khiếm khuyết hiện nay, xây dựng luật pháp hoàn chỉnh. Xử phạt nghiêm minh chủ chứa, khách làng chơi. Công bằng trong biện pháp : không chỉ bắt gái đứng đường, dẹp các ổ xóm nghèo mà cả các hình thức MD sang trọng. Phạt mọi hình thức tạo điều kiện cho MD như nhà hàng, vũ trường, bia ôm. Đối với gái MD đặt nặng cải tạo tại chỗ, không nên tập trung. Phạt nặng cán bộ nhân viên tham gia tổ chức MD dưới mọi hình thức (cho mướn mặt bằng, bao che...). Đưa vấn đề ăn chơi, làm ăn bất chính vào nội dung sinh hoạt chỉnh đốn Đảng. b. Kinh tế : Dành ưu tiên Quỹ Lao động Nữ. Quỹ cứu trợ đặc biệt giúp chị em lỡ lầm, trẻ em mới được giải thoát ; các Mái ấm v.v... Tư vấn lao động - Lớp dạy nghề. c. Xã hội - Tâm lý - Sức khỏe (đặt nặng công tác dự phòng) Thêm nhiều Mái ấm, Nhà mở, Phòng tư vấn tâm lý và sức khỏe để hỗ trợ giúp đỡ giáo dục bạn gái, trẻ em đã lỡ lầm hay bị lợi dụng... Trung tâm xã hội ở Cộng đồng dân cư, để thu hút các em gái khu phố nghèo vào các sinh hoạt xây dựng, phòng ngừa nạn MD. Tham gia giúp đỡ chị em hồi gia, hòa nhập lại với cộng đồng.

Page 43: Sach An Sinh Xa Hoi

Tăng cường kỹ năng Tư vấn tâm lý, CTXH cho mọi thành phần có liên quan để tiếp cận với đối tượng. Nội dung then chốt là giúp chị em lấy lại niềm tự trọng và tự tin. Mở nhiều phòng khám đặc biệt, thu hút chị em tự nguyện tới khám. d. Văn hóa : Tác phẩm văn học nghệ thuật mang tính chấn hưng đạo đức, tạo niềm lạc quan tin tưởng ở con người. e. Giáo dục : Giáo dục NHÂN CÁCH, quan điểm đúng về vấn đề MD, nhằm vào các nhóm nòng cốt : Cán bộ ngành có liên quan Đoàn thể quần chúng. Các giáo viên. f. Tuyên truyền : Quan điểm đúng về MD. Giáo dục sức khỏe liên quan đến Sida và các bệnh tình dục khác. Tăng cường giáo dục giới tính cho mọi đối tượng. Thông tin về hình thức thực dân mới trong Sex Tour và MD trẻ em. Đối tượng : Rộng rãi quần chúng qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các tổ chức dân phố để tạo áp lực từ cơ sở. 3.4. Vận động liên kết các tổ chức quần chúng, lực lượng xã hội chủ PCMD Nhân dân, người có lương tri, tinh thần trách nhiệm hết sức bức xúc và lo âu trước đà đi xuống của xã hội và mối đe dọa của bịnh Sida. Tổ chức của UBND Phòng chống tệ nạn xã hội là điều cần thiết để phối hợp hành động giữa các ban ngành, nhưng chưa có nước nào mà một mình chính quyền có thể hành động có hiệu quả. Hội LHPN cũng không thể một mình mà cần liên kết với các nhóm tự nguyện, các phong trào xuất phát từ lòng nhiệt thành của quần chúng. Nên có một tổ chức chuyên sâu để nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề liên quan tới MD gồm những nhà hoạt động PN tâm huyết, kể cả chị em MD và các nhà khoa học. Tổ chức này còn đóng vai trò “biện hộ” và liên kết chặt chẽ với các tổ chức quốc tế PCMD. Vì ngày nay sự phát triển của tệ nạn MD ở VN có quan hệ chặt chẽ với hoạt động MD quốc tế. Tổ chức này phải có khả năng làm việc ngang tầm với các tổ chức quốc tế. 3.5. Vai trò then chốt của nhân viên CTXH Tất cả các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ, nếu không sẽ thất bại. Tới nay biện pháp kinh tế chưa mang hiệu quả cao. CTXH khoa học chưa được áp dụng. Nếu gọi MD là một vấn đề xã hội thì biện pháp xã hội đóng vai chính yếu liên kết các biện pháp khác. Và cần hiểu rằng chị em sa vào nạn MD bị tổn thương tâm lý rất nặng. Không thể giúp chị em tự phục hồi nếu không giúp giải tỏa vấn đề tâm lý. Nhà nước cần sớm quy chế hóa việc đào tạo và công nhận nghề CTXH như một nghề chính quy trong danh sách các nghề. Không có người chuyên môn này, không thể thực hiện các chương trình đề ra. Tất cả với quyết tâm nhưng không ảo tưởng rằng MD sẽ hết trong một sớm một chiều, mà dần dần giảm bớt. Điều quan trọng nhất là bảo vệ phòng ngừa sự sa bẫy của các em gái trẻ, không chỉ nhằm vào vấn đề trước mắt mà bắt tay ngay vào các chương trình căn bản và dài hơi như chấn hưng đạo đức, văn hóa, giáo dục đạo đức và giới tính trong thanh niên. Hơn hết giúp người phụ nữ vươn lên đấu tranh cho nhân quyền của chính mình. N . T . O

Page 44: Sach An Sinh Xa Hoi

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kathleen Barry, Female Sexual Slavery (Tệ nô lệ Tình dục trong nữ giới), New York University Press, 1984. 2. CARE Quốc tế tại Việt Nam, Nguy cơ Sida ở Việt Nam, Chuyên khảo số 1, Hà Nội tháng 6 - 1993. 3. Paolla Kelly, “Các biện pháp giải quyết nạn Mãi dâm tại TP.Hồ Chí Minh , viết ngày 3/7/1993, theo yêu cầu Nhóm Nghiên cứu MD của Hội đồng Nhân dân Thành phố. 4. Hòa Lộc, “Đến quán bia ôm, vì sao ?”, Phụ nữ 14/10/1992. 5. Nhiều tác giả, Nạn Mãi Dâm, ban khoa học xã hội Thành ủy TP.Hồ Chí Minh. 6. Nadeau. Jean Guy, La prostitution : une affaire de sens (Nạn mãi dâm - một vấn đề cần phải phân tích cho đúng). Héritage et Projet, Fides, Quebec, 1987. 7. Davis, Nanette, “Prostitution” Encyclopedia of Social Work (Nạn mãi dâm, Bách khoa công tác xã hội), Silver Spring, 1987. 8. World Aids (Sida trên thế giới) tháng 3 - 1992. 9. Các bài viết trên các báo SGGP, PN, TT, LĐ cuối tuần từ 1985 - 1993. 10. Một số báo cáo của Sở Lao động TBXH, TP. Hồ Chí Minh. VI NẠN MÃI DÂM TRẺ EM Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á Hàng năm có hơn 1.000.000 trẻ em trở thành mãi dâm. Hầu hết các em ở châu Á. Đây là một tội ác chống nhân loại. Ron O’ Grady, Trẻ em và khách du lịch (The Child anh the Tourist), ECPAT, 1992 1. SỰ LẠM DỤNG TÌNH DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẠN MÃI DÂM TRẺ EM Khắp nơi trên thế giới có tình hình người lớn lạm dụng trẻ em để thỏa mãn dục tính của mình. Nhưng vì đây là một tội ác không xã hội nào chấp nhận nên nó thường xảy ra một cách lén lút. Để bảo vệ danh dự của đứa trẻ thường gia đình và người xung quanh cũng im lặng cho qua. Chính đứa trẻ bị lạm dụng cũng vì xấu hỗ nên không tố giác. Trong những người lạm dụng tình dục đối với trẻ em, có một hạng người đặc biệt, họ chỉ thích và ham mê tình dục với trẻ em. Họ được gọi là paedophiles (paedo : trẻ em ; Philia : tình yêu). Paedophillia là một trong 8 hình thức rối loạn tâm lý tình dục có sai lệch đối với hành vi tình dục được chấp nhận thông thường và cần có những điều kiện nhất định để kích dục. Đối tượng của những kẻ ham mê tình dục đối với trẻ em (HMTDTE) là trẻ em gái lẫn em trai. Không ít đàn ông lớn tuổi chọn các bé trai làm đối tượng. Ở phương Tây, kẻ lạm dụng trẻ em về tình dục bị trừng phạt rất nặng (ở Mỹ là 100 năm tù) cho nên mặc dù những người HMTDTE có hội đoàn của họ, hoạt động tích cực để hỗ trợ và bảo vệ nhau nhưng trong vòng bí mật. Do đó họ đổ xô qua các nước thế giới thứ ba để tìm kiếm trẻ em. Tiền là sức mạnh là quyền. Với tiền khách du lịch muốn gì cũng có. Theo báo cáo của Chính phủ Na-Uy gửi Nhóm Công tác của LHQ về nô lệ hằng năm có tới một triệu trẻ em bị đẩy vào nạn mãi dâm. Ấn độ : Ước tính có khoảng 2.000.000 gái MD trong đó 20% là trẻ em. Trên thực tế, có giữa 30, 40 vạn MDTE. Philippines : Ước tính có 1,2 triệu trẻ em lang thang dưới 16 tuổi. Nhiều trẻ trong số này có hoạt động tình dục không thường xuyên với một tỉ lệ chuyên MD nhỏ hơn nhiều. UNICEP ước lượng có 20.000 trẻ em. Sri-Lanka : Các số liệu khác nhau cho biết ít lắm là có 1 vạn em trai. Có người cho là 2 vạn.

Page 45: Sach An Sinh Xa Hoi

Đài Loan : số liệu 1987 ước lượng 10 vạn trẻ em MD Thái Lan : Năm 1990 tổ chức “Những người bạn của phụ nữ” ước lượng có 20 vạn trẻ em MD. Tất cả các nước đều cho rằng con số TEMD tăng đến mức báo động. Ở VN con số ước lượng trẻ em dưới 18 tuổi là 20% tổng số MD. Khó có số liệu thống kê chính xác nhưng chỉ cần theo dõi báo chí cũng đủ xác định đây không còn là một vấn đề nhỏ ở xã hội ta. 2. SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ SỰ BÙNG NỔ CỦA MDTE Ở Á CHÂU : Những năm qua 1 số nước nghèo lấy du lịch làm “công nghệ” thu ngoại tệ chủ yếu. Do đó hoặc họ công khai hay ngấm ngầm cho phép tổ chức MD hoặc làm ngơ vì khách du lịch là “Vua”. Lợi dụng sự dễ dãi này nhiều khách du lịch “bung ra” làm tất cả những gì họ muốn để thỏa mãn sự ham muốn, thử “của lạ” với giá rẻ mạt mà không sợ bị trừng phạt. Cả một hệ thống cò mồi, ma-cô cung ứng tất cả những gì họ muốn và cảnh sát quá nghèo cũng làm ngơ để thu lợi. Có bị bắt quả tang họ cũng chỉ nộp vài trăm đô la và tệ nhất là trục xuất. Chính những tổ chức HMTDTE ở nước ngoài có những hệ thống tổ chức các nhà nghỉ bí mật an toàn, báo động khi cần. Thậm chí có một số người tìm cách phát hiện các tổ chức này bị đe dọa tính mạng đành phải tháo lui, vì MDTE là món lợi lớn của các băng nhóm tội ác. Ai là du khách đi tìm tình dục với TE ? Đó là những người đàn ông tráng niên, có khi lớn tuổi, đa số có nghề nghiệp như giáo sư, kỹ sư, bác sĩ, nhà văn v.v... thậm chí không ít đội lốt từ thiện mở nhà nuôi trẻ em lang thang mà thực chất là các trung tâm cung cấp trẻ em cho khách làng chơi. Một số ít là phụ nữ, các nhà quản lý nữ tìm đến các em trai để vừa thỏa mãn nữ tính, vừa thỏa mãn nhu cầu làm mẹ. Phần lớn họ tới từ các nước Phương Tây và Nhật. Đặc biệt khách Đài Loan, Hong Kong đi tìm tới các nước Á châu nghèo hơn “mua trinh” để “tăng tuổi thọ và lấy hên trong kinh doanh”. Có người mỗi năm phải làm như thế một lần. Song song với việc lạm dụng TE về tình dục một công nghệ hốt bạc phát triển mạnh là văn hóa khiêu dâm. Phim, ảnh, video quay các cảnh khiêu dâm trẻ em bán rất chạy ở Phương Tây mà đặc biệt diễn viên toàn là trẻ em Á châu. 3. TRẺ EM BỊ ĐỐI XƯ NHƯ CON MỒI : Nhiều tay HMTDTE trong đó có nhà văn, tự biện bạch bằng cách cho rằng chính trẻ em khêu gợi họ trước và tiếp xúc tình dục với trẻ em nghèo là cách giúp chúng có được thu nhập nhẹ nhàng và cao hơn so với những công việc nặng nhọc khác. Thực chất cũng chính các tay này đã mô tả cách chúng săn lùng, dụ dỗ trẻ từ từ cho tới khi trẻ bị sa bẫy. Bạo dâm thường xảy ra và những trường hợp trẻ tử vong đã góp phần phát hiện tội ác này. Ngoài ra nhiều trẻ em bị bắt cóc để đưa tới các nhà chứa hay các “nhà nghỉ” đặc biệt dành cho bọn chúng. Ở Phương Tây nhiều tay HMTDTE đã lạm dụng 1 mình hàng trăm trẻ em, có tên lên tới cả ngàn em bé. Nhiều người nghĩ rằng bé trai bị lạm dụng không dẫn tới hậu quả trầm trọng nào nhưng các cuộc nghiên cứu cho biết tất cả bị tổn thương tâm lý rất nặng, trở thành hung hăng, không còn tập trung được, mất tự trọng, mất lòng tin. Một số em tự vẫn, nhiều em trai đi vào con đường tội phạm. Các em gái thường chết yểu vì bệnh tật. Có em mỗi ngày phải tiếp hàng chục khách, trường hợp cá biệt lên tới cả trăm. Các em mắc bịnh, hao mòn sức lực và phải uống café, thuốc kích thích ban ngày để tiếp khách. Từ đó các em chết rất sớm. Trai lẫn gái đều bị tiêm thuốc kích dục mà có người cho biết là các em không chịu đựng nổi tới 4, 5 lần.

Page 46: Sach An Sinh Xa Hoi

Nạn MDTE gia tăng do khách làng chơi nghĩ rằng các em chưa bị Sida. Thực tế các em dễ bị lây hơn người lớn vì niêm mạc các em mỏng manh, dễ bị trầy trụa ra máu hơn nhiều. Có người dự báo rằng với nạn MDTE tốc độ phát triển Sida sẽ còn nhanh hơn nữa. Những người làm CTXH với trẻ em MD tới nay cho thấy công tác phục hồi các em xem như vô vọng. 4. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TÌNH TRẠNG NÀY : Có thể kể : a. Sự nghèo đói tột cùng của một thành phần dân chúng trong xã hội đang phát triển. b. Sự vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết của các bậc làm cha mẹ. c. Sự xói mòn đạo đức của kẻ lạm dụng cũng như của phía cha mẹ để con mình bị lợi dụng do ham mê nếp sống tiêu dùng. d. Sự sơ hở luật pháp phía các nước nghèo và cả nước cao tuổiu. e. Sự yếu kém của bộ máy quản lý các nước nghèo không còn làm chủ được tình hình du lịch, sự tham nhũng của người thi hành pháp luật, và đồng lõa của một số quan chức với tội phạm. 5. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THIẾT : 1. Một số chính phủ Châu Á chưa chịu nhìn thẳng vào thực trạng vấn đề và coi đây là một vấn đề nghiêm trọng. Gần đây (như ở Thái lan chẳng hạn) có vài thay đổi tích cực. Cần có một cuộc vận động chánh trị để các quốc gia nhận thực đúng về vấn đề này. 2. Cần điều chỉnh các luật pháp quốc gia cho phù hợp với tình hình mới. Có nhiều mặt mà những bộ luật hiện thời chưa đề cập tới như : Bảo vệ TE chống lại bạo lực ; trách nhiệm và nghĩa vụ cha mẹ, luật về hiếp dâm chỉ được áp dụng cho các em gái mà không áp dụng cho các em trai. Cần có hình phạt thống nhất cho những tội ác giống nhau và thống nhất vấn đề phục hồi và bồi thường thiệt hại. Cần củng cố bộ máy thi hành pháp luật nhất là quan tâm đến việc đào tạo cảnh sát. Do sự nhập nhằng của họ và đôi khi sự làm ngơ để thủ lợi mà vấn đề trở nên trầm trọng. Chính những hình phạt quá nhẹ nhàng (vài trăm đô la) làm cho các nước Châu Á trở nên hấp dẫn với khách du lịch tình dục. 3. Cần đẩy mạnh các chương trình giáo dục các bậc cha mẹ và chính các em. 4. Cải tiến việc nghiên cứu trong lãnh vực khoa học xã hội ứng dụng. 5. Phải có thái độ đúng với khách du lịch. Họ không có quyền hành động theo ý muốn bất kể luật pháp, văn hóa, quyền con người của nước chủ nhà. 6. Thi hành tốt hơn nữa luật về Quyền Trẻ em. 6. CÁC HÀNH ĐỘNG QUỐC TẾ a. Nghiên cứu kỹ hơn nữa động cơ và tâm lý của những kẻ HMTDTE và làm cho họ phải đối mặt với hậu quả do họ gây ra. b. Giáo dục khách du lịch. Đối với MDTE không có gì phải tranh cãi mà cấm tuyệt đối và phạt nặng. Giáo dục du lịch cần mở rộng đến các công ty du lịch và các hãng hàng không. Rút giấy phép hoạt động của những hãng hấp dẫn khách hàng bằng cách quảng cáo về khả năng quan hệ tình dục với TE c. Tạo sự nhận thức đúng và nhạy cảm của quần chúng để gây một luồng dư luận đúng đắn chống MDTE. d. Kết hợp giữa các quốc gia để có chính sách và hành động thống nhất chống và quyết tâm chấm dứt nạn MDTE trên thế giới. Để thực hiện những điều trên, tổ chức ECPAT (End Child Prostitution in Asian Tourism - Chấm dứt MDTE trong du lịch ở Châu Á) trụ sở quốc tế đặt tại Thái Lan đã hoạt động ráo riết và giờ đây có chi nhánh ở nhiều quốc gia trên thế giới để phối hợp hành động. Các

Page 47: Sach An Sinh Xa Hoi

phong trào bảo vệ PN và TE Châu Á đã liên kết nhau để thông tin, tiếp sức cho nhau. Nhiều nước ở Châu Âu ngày này đã bắt đầu bổ sung luật pháp của họ để trừng phạt những công dân của họ vi phạm tội lạm dụng tình dục với TE ở nước ngoài. Tại Việt Nam một số trường hợp người nước ngoài LDTDTE đã được phát hiện. Với sự mở cửa ngày càng rộng và bỏ cấm vận sắp tới ta cần ráo riết chuẩn bị. N . T . O . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ron O’ Grady, Trẻ em và khách du lịch (The Child and the Tourist), ECPAT, PO Box 178, Klong Chang, Bangkok 10240, 1992. Bản dịch tiếng Việt do tổ chức Radda Barnen bảo trợ để sử dụng trong phạm vi các chương trình của tổ chức này. 2. ECPAT, Sa vào tệ nô lệ hiện đại : Du lịch và MDTE (Caught in Modern Slavery : Tourism and Child Prostitution) ChiangMai 1990. 3. Các số Bản tin của CHILDHOPE có liên quan đến MDTE.

Page 48: Sach An Sinh Xa Hoi

VII TỘI PHẠM 1. MỞ ĐẦU : KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM. Hành vi tội phạm là hành vi sai phạm có thể bị trừng phạt bằng pháp luật, đặc biệt là luật hình sự. Đây là một vấn đề xã hội khá rối rắm và phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến khuôn khổ văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hộ và cũng đang gây tranh cãi trong giới chuyên gia về tội phạm học về nguyên nhân, tính chất của nó. Nhìn chung chúng ta thấy sự biến chuyển của tội phạm có gắn chặt với các yếu tố như sau: a. Quy tắc xã hội : Khi xã hội bị xáo trộn thì các quy tắc không được tôn trọng, hành vi thường lệch lạc. Những thay đổi quá nhanh chóng có thể gây nhiều xáo trộn tâm lý phức tạp. b. Sự kiểm soát xã hội : áp lực phải mạnh để cá nhân hành động theo những quy tắc chung của tập thể. c. Mối tương quan xã hội tạo sự an toàn tâm lý, tiền đề cho sự phát triển bình thường và lành mạnh. Các giải thích về các nguyên nhân của tội phạm, nói chung đều tập trung về các yếu tố vừa nêu. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM : 2.1 Nguyên nhân tâm lý : Theo các nhà tâm lý, hành vi phạm pháp bắt nguồn từ một cơ chế tự vệ để kềm chế cảm giác nghi ngờ, xấu hổ và mối lo sợ không đạt được các mục tiêu mong muốn. Đối với thanh thiếu niên phạm pháp, các nhà tâm lý cho đó là cuộc nổi loạn nhằm đặt vấn đề các giá trị của cha mẹ, của xã hội, thử thách giới hạn của nó và để khẳng định sự độc lập của mình (sự tác động của hiện tượng băng nhóm). 2.2. Nguyên nhân văn hóa - xã hội (Socio - cultural): Theo thuyết văn hóa xã hội, hành vi phạm pháp là do sự chuyển hóa văn hóa với các giá trị bị lệch lạc (thời trang, cạnh tranh, hưởng thụ...), phát xuất từ những cơ hội xã hội và kinh tế đa dạng nhưng lại không có nhiều cơ hội thành công, từ một cơ chế yếu ớt trong một cộng đồng thiếu tổ chức. Người ta thường nhận thấy trong một xã hội có nhiều mâu thuẫn (về giá trị, sự công bằng trong hệ thống pháp lý, đối xử...) thì nạn phạm pháp gia tăng đáng kể. Một ủy viên Hội đồng thành phố Los Angeles của Mỹ đã nói với báo chí (sau khi người da đen nỗi loạn) là “các băng đảng tội phạm không phải là mối sợ hãi lớn nhất của chúng tôi, mà chính là hệ thống công lý”. Cũng trong khuôn khổ này, hành vi phạm tội của thanh thiếu niên phải qua một tiến trình xã hội hóa bằng sự củng cố, rập khuôn, bắt chước, được kích thích thêm bởi sự tò mò, sự mưu tìm phiêu lưu. Địa bàn dân cư là môi trường của tiến trình xã hội hóa này. Địa bàn dân cư không ổn định sẽ làm tăng thêm nguy cơ nạn TTNPP. Thanh thiếu niên phạm pháp là hậu quả của sự đổ vỡ các định chế xã hội và khả năng của xã hội chăm sóc và kiểm soát công dân. Nó tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội như nghèo đói, sức khỏe, nhà ở bẩn thỉu... Chúng ta có thể nêu các yếu tố đưa đến nạn thanh thiếu niên phạm pháp như quan hệ cha mẹ - con cái không tốt, cha mẹ làm ăn phi pháp, có thói hư tật xấu, nghiện hút, ngược đãi (40% trẻ em phạm pháp ở VN ở vào những gia đình như thế), sự bất lực của nhà trường, người mẹ phải đi làm, đô thị hóa, phương pháp giáo dục trong gia đình (trừng phạt ít hoặc trừng phạt quá nhiều)... 2.3. Vấn đề di truyền có ảnh hưởng hay không ?

Page 49: Sach An Sinh Xa Hoi

Hiện nay,thuyết di truyền học chưa chứng minh được rõ yếu tố di truyền của bản tính hung hãn của đứa trẻ dẫn đến phạm pháp trong khi thực tế bản tính hung hãn được hình thành qua tiến trình xã hội hóa trong môi trường gia đình và xã hội chung quanh. Trí thông minh kém có thể là yếu tố di truyền, nhưng yếu tố này không thể đơn độc mà do một số hậu quả của nó tác động thêm : Trí kém —> Khó tập trung ở trường —> Học kém —> Thất vọng —> Tự đánh giá mình kém —> Bù đắp bằng tham gia các băng nhóm bên ngoài —> phạm pháp. 2.4 Tội phạm có tổ chức (Organized Crimes) Tội phạm có tổ chức nằm ở phạm vi rộng hơn. Nó phát triển tỷ lệ theo sự phân hóa trong xã hội, về mặt kinh tế, chính trị, tạo thế lực ảnh hưởng cho những nhóm quyền lực. Thường tội phạm có tổ chức đều rất ít nhiều dính líu đến những cá nhân viên chức trong cơ cấu chính quyền nhà nước. Cả một nước Ý phải bị khủng hoảng chính trị vì các hoạt động của tổ chức Mafia. Nó vượt cả phạm vi của một Quốc gia và trở thành một vấn đề quốc tế (trường hợp trùm ma túy Escobar tại Colombia). Các hệ thống buôn lậu ma túy chủ yếu được thiết lập để nuôi và phục vụ cho các thế lực chính trị trong nước và ngoài nước (xem bài nghiện ngập). Chúng ta có thể kể thêm những đảng phái như Đảng 3K (Klu Klux Klan) ở Mỹ cũng như đảng đầu trọc ở Đức mang tư tưởng nặng nề kỳ thị chủng tộc. 3. KHUYNH HƯỚNG TRỪNG PHẠT VÀ CẢI HÓA TỘI PHẠM TRÊN THẾ GIỚI : 3.1 Khuynh hướng trừng phạt Khuynh hướng trừng phạt được hình thành từ các xã hội ban sơ (bộ lạc) nhằm trừng phạt những hành vi sai trái do bộ lạc qui định. Hệ thống trừng phạt được thiết lập ban đầu ở thời kỳ quân chủ, chủ yếu là trừng phạt trên cơ thể (tra tấn, tử hình), khổ nhục (mất quyền hành nghề, quyền lập gia đình ở chế độ quân chủ của La Mã), phạt tiền (người nghèo khó chấp hành)... Trường phái cổ điển chủ trương hình phạt dựa trên sự so sánh cái sướng và cái khổ tức là hình phạt dựa theo sự cân đối giữa cái sướng và cái khổ , nhưng cái khổ phải cao hơn. Sau đó trường phái tân cổ điển xác định thêm là trẻ em và người mất trí không thể tính toán được cái sướng và cái khổ và đặt tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân trong việc phạm tội. Các hình thức trừng phạt cón tồn tại hiện nay là phạt tiền, phạt tù và tử hình. Mục đích phạt tù là nhằm cải hóa phạm nhân tại một nơi cố định, cách ly xã hội để tránh việc tái phạm tội (bảo vệ xã hội) và cũng là hình thức đền bù cho nạn nhân. Tuy nhiên, việc giam giữ phạm nhân có những bất lợi : nhà tù là trường huấn luyện thêm tội lỗi (biết thêm kỹ thuật phạm tội), phạm nhân mang hình ảnh xấu về mình và gặp khó khăn trong việc tái hội nhập xã hội, nạn nhân bị “thiết chế hóa”, dần dần quen nếp sống ở tù, không muốn trở lại cuộc sống bên ngoài, phát sinh nguy cơ phạm tội để vào tù. Về sự trừng phạt tử hình, một số nước trên thế giới đã bãi bỏ mức án tử hình vì nhận thấy hình phạt này quá nhẫn tâm, nếu phạm nhân vô tội thì không thể sửa sai được (vì phạm nhân đã bị hành quyết) và quyền được sống là quyền cơ bản của con người. 3.2 Khuynh hướng cải huấn : Hiện nay, các nước trên thế giới đang dần dần đặt nặng về trị liệu hơn là trừng phạt vì nhận thấy hướng trừng phạt không làm giảm tội phạm. Khuynh hướng trị liệu xem xét đến hoàn cảnh xã hội, nhân cách, nhu cầu và nguyên nhân phạm tội của phạm nhân. Các vấn đề chuyên biệt của mỗi phạm nhân được chuyên gia luật pháp, y tế, tâm lý, giáo dục và công tác xã hội nhận diện và các chương trình đặc biệt được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của phạm nhân (nhu cầu về y tế, tâm lý, tài chính, gia đình, quan hệ đồng nhóm, nhà ở, giáo dục, hướng nghiệp, việc làm). Và cũng xuất phát từ khuynh hướng này mà phát sinh các

Page 50: Sach An Sinh Xa Hoi

chế độ cho phạm nhân thường phạm được tự do tạm thời và phạm nhân phải phấn đấu tốt (probation) và chế độ phạm nhân được thả trước hạn với điều kiện phải phấn đấu tốt (parole). Các phạm nhân được tự do ở hai trường hợp này đều được các nhân viên quản giáo giám sát sự thử thách. Các hình thức này được áp dụng nhiều trong hệ thống tòa án thiếu nhi ở một số nước phương Tây và châu Á (tòa án thiếu nhi đầu tiên được thành lập tại Chicago năm 1899) vì trẻ em dưới 16 tuổi không thể coi là phạm nhân. Hệ thống tòa án thiếu nhi gồm có ba giai đoạn : a. Giai đoạn nhân viên cảnh sát điều tra : Sau khi trẻ phạm tội bị bắt, cảnh sát có thể quyết định thả vô điều kiện hoặc với lời cảnh cáo hoặc tư vấn cha mẹ đứa trẻ về những hậu quả của hành động của nó hoặc gởi thẳng cho các tổ chức xã hội địa phương hoặc chuyển đến nơi tạm giữ để lập hồ sơ chuyển qua tòa án thiếu nhi, tùy vào tính chất phạm tội. b. Giai đoạn lập hồ sơ xét xử : khi lập hồ sơ, tòa án có thể xem xét và quyết định thả đứa trẻ về với gia đình hoặc nhờ các tổ chức xã hội địa phương giúp đỡ đứa trẻ hoặc tiếp tục cho giam giữ đứa trẻ. c. Giai đoạn tuyên án phạt : sau khi hồ sơ kết thúc và xác định tội phạm của đứa trẻ (có sự tham gia của luật sư biện hộ và nhân viên xã hội), thì tòa án có thể tuyên án, mức án có thể là : cảnh cáo, khiển trách, phạt bồi thường, thả có sự giám sát ở địa phương hoặc trẻ bị giữ tại một cơ sở tập trung. 4. CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG CẢI HUẤN PHẠM NHÂN. 4.1. Đối với người lớn : Công tác xã hội tội phạm bắt nguồn từ năm 1945 nhân dịp đặt ra việc cải tổ các nguyên tắc trừng trị tội phạm mà vẫn bảo đảm sự tái hội nhập xã hội của phạm nhân. Ở một số nước, các dịch vụ xã hội giúp đỡ phạm nhân được thực hiện bởi các nhân viên xã hội chuyên nghiệp, các giáo dục viên, các nhân viên giám sát sự thử thách của phạm nhân (được gọi là nhân viên quản giáo) được tha có điều kiện, kể cả cảnh sát viên. Tại nhà giam, các nhân viên xã hội cùng với các giáo dục viên tiếp nhận phạm nhân, giúp đỡ họ về mặt tâm lý xã hội, giúp họ liên lạc với gia đình, giữ đồ đạc, giúp phân loại phạm nhân và tổ chức các hoạt động trong nhà giam (thể thao, giải trí, học tập, thăm viếng...) và khâu quan trọng là chuẩn bị cho phạm nhân các bước trước khi mãn tù (giúp tìm nơi ở, việc làm, học nghề...). Đây là trách nhiệm quan trọng thứ hai sau trách nhiệm lớn đầu tiên của nhân viên xã hội là cho ý kiến về lịch sử xã hội của phạm nhân trước khi có án. Điểm đặc biệt là các nhân viên quản giáo các phạm nhân được tha có điều kiện đều được huấn luyện về công tác xã hội. 4.2. Đối với trẻ phạm pháp : Đối với trẻ phạm pháp thì vai trò của nhân viên xã hội là công tác với từng cá nhân trẻ, lôi kéo sự tham gia của gia đình đứa trẻ, tư vấn cho các nhân viên của các tổ chức xã hội để cung cấp dịch vụ cho trẻ và gia đình. Tại tòa án thiếu nhi phạm pháp, nhân viên xã hội đóng thay vai trò cha mẹ hợp pháp bên vực quyền lợi cho trẻ, cho cha mẹ và cho cả xã hội. Nhân viên xã hội có thể là nhân sự của phòng cảnh sát chuyên về thanh thiếu niên phạm pháp (can thiệp trực tiếp), hoặc tham mưu cho nhân viên cảnh sát hoặc là nhân viên phục hồi xã hội. Nếu nhân viên xã hội thuộc các tổ chức độc lập thì vai trò của họ là phòng ngừa các vấn đề có thể đưa đẩy trẻ phạm pháp hoặc giải quyết các mâu thuẩn giữa trẻ và cha mẹ (gia đình trị liệu). Vấn đề mà các nhân viên xã hội quan tâm là sự phối hợp của các cơ quan có thể làm thay đổi thái độ của trẻ phạm pháp đối với xã hội và thái độ của cộng đồng đối với đứa trẻ phạm pháp (phối hợp, tư vấn, đỡ đầu, khuyến khích trẻ tham gia các

Page 51: Sach An Sinh Xa Hoi

chương trình). Nếu nhân viên xã hội là nhân sự của tòa án thì nhiệm vụ của họ là xem xét hoàn cảnh gia đình đứa trẻ (trước và sau khi tuyên án) và nếu họ là nhân viên quản giáo thì họ cố gắng bảo vệ những trẻ còn tính nhân bản, tích cực và còn phục hồi được. Ngày nay, các cơ sở tập trung không mang lại hiệu quả, chỉ là những kho nhốt trẻ không hơn không kém và các nhà chuyên môn nhận thấy rằng chi phí giúp cải huấn trẻ phạm pháp tại một cơ sở (halfway house) trong cộng đồng rẻ hơn nhiều và có nhiều hiệu quả hơn vì không có sự cắt đứt quan hệ với người thân (đối với người lớn, chi phí giam giữ một phạm nhân cao 14 lần hơn chi phí quản chế thử thách một phạm nhân tại địa phương). 4.3. Các mặt giới hạn : Mặc dù một số nước trên thế giới hiện đang cố gắng cải thiện điều kiện giam giữ phạm nhân trong tù, đặt nặng mục tiêu trị liệu hơn là trừng phạt, nhưng hệ thống này vẫn còn bộc lộ các mặt giới hạn của nó khó mà khắc phục : - Nhà giam chỉ lo về việc quản lý, việc trị liệu ít được quan tâm, cho đó là trách nhiệm của các nhân viên xã hội, nhưng các vị này thì lại bị đồng hóa với nhân viên quản lý của trại giam. - Phạm nhân tham gia vào các chương trình nhằm mục đích được giảm án hơn là thực sự tìm đến nhu cầu thật. - Thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với phạm nhân, thường làm cho họ không còn hy vọng làm lại cuộc đời. 5. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ HỆ THỐNG CẢI HUẤN TẠI VIỆT NAM 5.1. Tình hình tội phạm tại Việt Nam Theo thống kê của tòa án, tình hình tội phạm trong cả nước đang có chiều hướng gia tăng : - Năm 1990 : Tòa án xét xử 107 vụ giết người cướp của với 193 bị cáo, 130 vụ cướp giật, cưỡng đoạt. - Năm 1991 : Tòa án xét xử 162 vụ như trên với gần 300 bị cáo và 185 tội cướp giật. Số liệu của Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao có cho biết : Năm Trộm cắp tài sản của công dân Hiếp dâm Cướp 1989 1990 1991 500 vụ 621 vụ 818 vụ 63 vụ 20 vụ 19 vụ 106 vụ 71 vụ 124 vụ Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, năm 1991 có 6.349 tội phạm bị bắt, trong số có 5.160 dưới 30 tuổi (chiếm 81,27%) và 721 chưa thành niên (chiếm 12,46%), trong số các em chưa thành niên này có : 3 em phạm tội hiếp dâm ở tuổi 15, 2 em ở tuổi 14 và 1 em ở tuổi 13. Tỷ lệ trung bình thanh thiếu niên phạm pháp tại Việt Nam tính trên số người phạm pháp hàng năm là 10% (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh : 11 - 12%). Riêng về tội giết người, nếu tính từ năm 87 đến 91 thì có 498 tội phạm bị bắt vì giết người, trong số có 36 trẻ (chiếm 7,23%). Theo ngành công an, thiếu niên phạm pháp do nhiều hoàn cảnh : - Bố phạm pháp : 30% - Bố mẹ ly dị : 9,5%

Page 52: Sach An Sinh Xa Hoi

- Được nuông chiều quá đáng : 20% - Bị gia đình ruồng rẫy : 31,5% Về các trại giam phạm nhân, TP.HCM có : trại giam Chí Hòa (có thể chứa 2.800 phạm nhân), trại Bố Lá (đặt tại Sông Bé, có thể chứa 500 phạm nhân), trại Cầu tre (1.000 phạm nhân, tại Quận 11) và trại Mạc Đĩnh Chi quận 1 (300 phạm nhân, phần lớn là thanh thiếu niên). Nhìn chung, tình hình ở các trại giam vẫn còn nhiều mặt hạn chế như: - Nạn “đại bàng” vẫn còn - Chế độ ăn uống, y tế còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức. - Về mặt tổ chức, chưa có quyết định thành lập chính thức (chưa có tư cách pháp nhân), tình trạng giam giữ còn lẫn lộn nhiều đối tượng cùng một trại (chưa có án, có án, tạm giữ, tạm giam, hình sự, tệ nạn xã hội, nhiều lứa tuổi khác nhau). - Vấn đề đối xử cào bằng, không phân biệt cẩn thiết trong các chế độ sinh hoạt, giáo dục, đó là nguy cơ trở thành một “trường dạy nghề” thâm nhập tội ác góp phần gia tăng tội phạm. Đối với phạm nhân thanh thiếu niên, sau thời gian tạm giam tại các trại ở quận, trẻ phạm tội thuộc loại 1 và 2 (tội nhẹ) thì được công an quận quyết định chuyển đến trường Thiếu niên 3 Gò Vấp, còn phạm tội loại 3 (cướp của, giết người, hiếp dâm) thì chờ quyết định của Bộ Nội vụ để được chuyển về trường phổ thông Công nông Xuân an (dành cho các tỉnh miền Nam) và Hà Nam Ninh (dành cho các tỉnh miền Bắc) do Bộ Nội vụ quản lý. 5.2. Hệ thống cải huấn : Bộ luật Hình sự Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 28-12-1989 và ngày 12-8-1991 sau khi được sửa đổi, bổ sung một số điều. Điều 4 chương 1 của Bộ luật Hình sự có nêu trách nhiệm của các cơ quan công an, kiểm sát, tòa án, tư pháp và thanh tra trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội. Về mục đích của hình phạt, điều 20 chương 4 có ghi : “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm”. Đối với chế độ quản chế thì bộ luật quy định (điều 30 chương 3) áp dụng cho các phạm nhân xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người tái phạm nguy hiểm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù, phạm nhân phải cư trú và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Đối với thanh thiếu niên (dưới 16 tuổi) phạm tội ít nghiêm trọng giáo dục ở gia đình và cộng đồng là chính. Trẻ từ 14 đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý thì tòa án có thể quyết định buộc phải chịu thử thách từ 1 năm đến 2 năm, phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo kỷ luật xã hội và pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền cơ sở và tổ chức xã hội được tòa án giao trách nhiệm. Trong nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội, Tòa án nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất, giám đốc việc xét xử của các tòa án địa phương. Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao là cơ quan cao nhất thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Bộ tư pháp quản lý các tòa án địa phương về mặt tổ chức, hành chính, còn Tòa án Nhân dân tối cao quản lý các toàn án cấp dưới theo quan hệ tố tụng (sơ thẩm, phúc thẩm, chung thẩm). Về các tiêu chuẩn năng lực của các nhân viên xét xử, luật tố tụng hình sự có quy định : “Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng phải là người có những hiểu biết cần thiết và tâm lý học, khoa học giáo dục, và hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của người chưa thành niên. Khi điều tra phải xác định : tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức, điều kiện sinh sống và giáo dục của người đó, nguyên

Page 53: Sach An Sinh Xa Hoi

nhân và điều kiện phạm tội”. Thực tế, phần lớn các nhân viên công tố vẫn chưa được đào tạo kỹ để có thể đáp ứng với các tiêu chuẩn cần có. Nhận định về việc áp dụng bộ luật hình sự vào đời sống xã hội, chúng ta nhận thấy sau khi bộ luật được công bố và có hiệu lực, việc áp dụng vẫn còn chưa triệt để và thống nhất, nó còn tùy thuộc vào trình độ hiểu biết pháp luật của chính quyền của từng địa phương, thường hay giải quyết xử lý theo cảm tính như những trường hợp đưa các trường hợp đưa các đối tượng tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội đi tập trung cải tạo dài hạn hoặc cưỡng bức lao động theo sự phân loại của mỗi địa phương. Vấn đề mới được TP.HCM chấn chỉnh trong tháng 6-92 (QĐ 952/QĐ - UB), qua đó các tội phạm hình sự đều phải được xét xử theo luật hình sự và chỉ có UBNDTP mới có thẩm quyền quyết định đưa người đi bắt buộc lao động tập trung. 6. KẾT LUẬN : Để bảo vệ luật pháp, quy tắc xã hội, tất nhiên phải có thưởng phạt, nhưng nếu chỉ có mục tiêu trừng phạt mà thôi thì không thể ngăn ngừa tội phạm. Tiếc rằng hiện nay, một số cán bộ trại giam vẫn còn mang nặng khái niệm trừng phạt, phải tạo cuộc sống khổ cực trong tù để phạm nhân đền bù tội lỗi. Một khi con người bị dồn vào chân tường thì sẽ tìm cách chống đỡ dữ dội hơn. Do đó, chúng ta càng thấy tỷ lệ số phạm nhân ra vào tù nhiều lần càng ngày càng tăng. Thế thì làm sao để giảm bớt tội phạm ? Các chuyên gia về tội phạm ở một số nước có đưa ra một số phương hướng như sau : 1. Cảnh sát phải được huấn luyện tốt hơn (về tâm lý học, về công tác xã hội...). 2. Mở rộng các chương trình phục hồi ở các trại giam. 3. Giáo hóa tại địa phương thay vì đưa đến trại giam ở xa. 4. Tăng chế độ thử thách tại địa phương hơn là giam giữ. 5. Tăng dịch vụ xã hội để phòng ngừa tội phạm. Vấn đề phòng ngừa tội phạm hiệu quả nhất vẫn ở phạm vi cộng đồng khi mà cộng đồng là nguồn chính cung cấp tội phạm, dĩ nhiên muốn bài trừ hoặc kiểm soát tội phạm thì phải dựa vào cộng đồng. Môi trường phải đáp ứng tốt yêu cầu này, cơ cấu lãnh đạo cộng đồng phải được cải thiện, phải khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội (giáo dục, giải trí, việc làm...), mối quan hệ giữa người và người và giữa người lớn và trẻ em cần phải được gắn bó hơn (lành mạnh hóa đời sống gia đình và xã hội). N . N . L. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. LARRY J. SIEGEL & JOSEPH J. SENNA, Juvenile Delinquency, Theory, Practice and Law, USA, 1981. 2. MICHEL BORN, Jeunes déviants ou déliquents juvéniles, Bruxelles, 1983. 3. ENCYCLOPEDIA OF SOCIAL WORK, National Association of Social Workers, Maryland, 1987. 4. BỘ LUẬT HÌNH SỰ CỦA NƯỚC CHXHCNVN, Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội, 1991. 5. WALTER A. FRIEDLANDER, Introduction to Social welfare, New Jersey, 1968. 6. CLEMENS BARTOLLAS with LORAS JAEGER, American Criminal Justice, an introduction, New York, 1988. 7. PHILIPPINE ENCYCLOPEDIA OF SOCIAL WORD, Philippines Asso - ciation of Social workers, Manila, 1971. 8. JOSEPH L. WHITE, The troubled adolescent, Pergamon Press, 1984. 9. Dangerous drugs, Technology supply, Inc. Manila, 1976.

Page 54: Sach An Sinh Xa Hoi

Bài đọc 1 TỘI PHẠM HÌNH SỰ - MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐÁNG ĐƯỢC QUAN TÂM + NHỮNG CON SỐ ĐÁNG LO NGẠI : Tăng cường công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm về trật tự trị an - xã hội là góp phần vào việc ổn định phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, là điều kiện cơ bản để tăng cường sự ổn định về chính trị, tư tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhận rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác này ; Năm 1992 dưới sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ. Công an các địa phương đã phối hợp cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cấp chính quyền mở nhiều đợt tấn công truy quét bọn tội phạm hình sự, và các loại tệ nạn xã hội nắm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nhiều băng ổ trộm cắp, giết người, cướp tài sản của công dân đã bị sa lưới pháp luật. Nhiều tên tội phạm nguy hiểm đã bị bắt và tiêu diệt ; Nhiều tụ điểm mãi dâm, cờ bạc, nghiện hút... đã bị xóa sổ. Theo số liệu báo cáo liên ngành quý 1 năm 1992, công an các địa phương đã phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền khám phá 7.368 vụ phạm pháp hình sự, bắt nhiều tên tội phạm, triệt phá 512 băng, ổ, nhóm (có 81 băng cướp) ; Vận động 478 đối tượng phạm tội ra tự thú, tình hình trật tự trị an - xã hội từng bước được củng cố và giữ vững. Nhưng tình hình tội phạm về trật tự trị an - xã hội vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là các loại trọng án. Tình trạng trộm cắp tài sản của công dân không những không giảm mà ngày càng phát triển ở hầu hết các địa phương. Tính vô chính phủ, coi thường pháp luật dẫn đến tình hình trật tự - trị an - xã hội ở một số nơi trở nên phức tạp. Bọn tội phạm lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý của các cấp, các ngành để thực hiện hành vi phạm tội. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, chín tháng năm 1992 tội phạm về trật tự trị an - xã hội tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 1991. Những nơi xảy ra nhiều là : Thành phố Hồ Chí Minh 10.714 vụ, Quảng Nam - Đà Nẵng 2.563 vụ, Thanh Hóa 2.330 vụ, Tiền Giang 1.848 vụ, Đồng Nai 1.344 vụ, Long An 1.067 vụ... - Địa bàn hoạt động của bọn tội phạm tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn ; các khu công nghiệp đông dân cư, khu vực buôn bán lớn, các cửa khẩu, bến tàu, bến xe, trên các trục đường giao thông có đông người qua lại hoặc các vùng khai thác tài nguyên khoáng sản quý hiếm. - Tính chất, hành vi phạm tội rất nguy hiểm, gây hậu quả hết sức nghiêm trọng. Bọn tội phạm từ nhiều địa phương, bọn trốn tù, bọn lưu manh chuyên nghiệp cấu kết với nhau thành băng ổ, có sử dụng vũ khí. Chúng hoạt động gây án trên nhiều địa bàn một cách ngang nhiên, trắng trợn, chống đối quyết liệt, thể hiện sự coi thường pháp luật. Nhiều vụ kẻ phạm tội thực hiện hành vi rất dã man, tàn bạo. Hậu quả của tội phạm rất lớn : Làm chết nhiều người, thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động bình thường của xã hội. - Đối tượng phạm tội chủ yếu là nhân dân lao động. Theo số liệu thống kê của 11 đơn vị tỉnh, thành phố trong số 8481 đối tượng phạm tội thì nhân dân lao động chiếm 46,6%. Cá biệt tại thành phố Hồ Chí Minh bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn có tiền án, tiền sự lại phạm tội mới chiếm 71,4%. Cán bộ công nhân viên nhà nước 2%, công an phạm tội 0,6%, vị thành niên phạm tội chiếm 5,4%. Đáng lưu ý loại tội giết người tăng 22,2% ở thành phố Hồ Chí Minh, 17,6% Hà Bắc, 14,3% ở Hải Phòng, 5% ở Nghệ An... Nguyên nhân của loại tội này thường bắt nguồn từ những mâu thuẩn, xích mích trong nội bộ nhân dân (do tranh chấp đất đai, ruộng vườn, nợ nần không trả, hoặc do mâu thuẩn trong sinh hoạt gia đình, quan hệ bạn bè, yêu đương tình ái...). Tình trạng giết kẻ trộm hoặc người bị nghi là trộm cắp xảy ra nhiều ở Hà Bắc, Nam Hà, Hải Hưng, Phú Yên, Lai Châu, Thanh Hóa, Hải Phòng...

Page 55: Sach An Sinh Xa Hoi

Tội cướp tài sản của công dân vẫn thường tập trung nhiều ở các thành phố lớn, các tỉnh có vùng khai thác tài nguyên quý hiếm, khu vực có đông người qua lại buôn bán, các cửa khẩu. Bọn tội phạm thường cấu kết với nhau thành những băng ổ, hoạt động trên một địa bàn rộng lớn, sử dụng vũ khí (súng, lựu đạn) gây án liên tục. Tại Hải Phòng các vụ cướp xảy ra hầu hết can phạm đều có sử dụng vũ khí. Ở Lạng Sơn 80%, số vụ cướp có tổ chức và có sử dụng vũ khí... Tình trạng gây rối và chống người thi hành công vụ tuy có giảm đi so với năm 1991 , nhưng vẫn còn là vấn đề thời sự nóng bỏng mà nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Các vụ chống người thi hành công vụ chủ yếu xảy ra ở các tỉnh phía Bắc và một số địa phương phía Nam. Nguyên nhân chủ yếu của loại tội này : Do tranh chấp đất đai, ruộng vười xảy ra khá phổ biến ở Hà Bắc, Thanh Hóa, Sơn La, Nghệ An... Đối tượng bị chống đối chủ yếu là cán bộ công an đang thi hành công vụ : Cán bộ tòa án, kiểm lâm, Hải quan... Trộm cắp tài sản của công dân chiếm khoảng 50% số vụ phạm pháp hình sự. Ở một số địa bàn loại tội này có xu hướng hát triển : (Thành phố Hồ Chí Minh, Quãng Nam - Đà nẵng, Khánh Hòa, Hà Tây, Tiền Giang...) + NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN DẪN ĐẾN TỘI PHẠM : Do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn kéo dài, chậm được khắc phục, dân số tăng nhanh, nhiều người đến tuổi lao động không có việc làm ; Đời sống cán bộ, viên chức nhà nước thấp kém, dẫn đến nhiều biểu hiện tiêu cực trong tầng lớp cán bộ và nhân dân. Do các cấp chính quyền giải quyết không triệt để những vướng mắc của nhân dân, để dây dưa kéo dài, thiếu công bằng dân chủ ; Trong khi đó nhận thức về pháp luật của nhân dân còn thấp kém, nảy sinh mối nghi ngờ giữa quần chúng nhân dân đối với các cơ quan nhà nước. Các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương, nhất là các cấp cơ sở còn né tránh, ngại khó, ngại va chạm, không dám kiên quyết đấu tranh với các tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mãi dâm, nghiện hút... Quản lý tội phạm lỏng lẻo, việc điều tra xử lý chậm, thiếu kiên quyết, còn để lọt tội phạm. Một số cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân còn để thất thoát vũ khí, vật liệu nổ ; chưa xóa bỏ được tình trạng buôn bán, trộm cắp vũ khí. Quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo, trong đó quan lý văn hóa để tình trạng hàng loạt các loại văn hóa phẩm của các nước phương tây tràn vào ; Phần đông số thanh, thiến niên tiếp thụ loại văn hóa này không được giáo dục đạo đức xã hội dẫn đến tội phạm. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho quần chúng nhân dân chưa được coi trọng. Dẫn đến tình công dân không hiểu pháp luật, khi thực hiện hành vi phạm tội không được ngăn chặn. Tóm lại : Trước tình hình tội phạm về trật tự trị an - xã hội xảy ra nghiêm trọng như vậy. Việc đấu tranh chống và phòng ngừa loại tội phạm này là trách nhiệm của toàn dân, của các cơ quan nhà nước nhất là cơ quan bảo vệ pháp luật. Đây là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian lâu dài, cần có sự quan tâm hỗ trợ của nhiều cấp, nhiều ngành. Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trước hết cần phải điều tra, truy tố, xét nghiệm thật nghiêm khắc đối với những tên tội phạm nguy hiểm, bọn có tiền án, tiền sự, trốn tù, lưu manh chuyên nghiệp ; Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội ; Đưa một số vụ án trọng điểm đi xét xử lưu động nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân ; Đối xử nhân đạo với những người ăn năn hối lỗi ra đầu thú, mới có tác dụng phục vụ tốt cho công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. DƯƠNG QUỲNH LƯU TTCN. Bài đọc 2

Page 56: Sach An Sinh Xa Hoi

TRẠM TRUNG CHUYỂN TỆ NẠN XÃ HỘI TRẠI GIAM KHÔNG CHÍNH THỨC Hiện nay, trên toàn địa bàn TP chỉ có quận 1, 5 và 6 có các Trạm trung chuyển tệ nạn xã hội (TTCTNXH). Đối với các đối tượng tệ nạn xã hội (TNXH) thì đây là nhà giam, nhà tù đầu tiên họ phải ở sau khi bị thu gom. Thế nhưng xét về mặt pháp luật thì các TTCTNXH có một chỗ đứng rất chông chênh. KHAI SINH TỪ SỰ GIA TĂNG TNXH Năm 1977, trước sự gia tăng của TNXH và sự “quá tải” của các trại giam của ngành công an (từ quận, huyện đến thành phố) một số TTC TNXH trực thuộc ngành Lao động - Thương binh - Xã hội được khai sinh. Mở đầu có lẽ là TTCTNXH của phòng LĐ-TB và XH quận 5 tọa lạc tại số 2 đường Phan Phú Tiên. Đây nguyên là một villa một trệt, một lầu diện tích hơn 250 mét vuông. Sảnh lớn của tầng trệt đước “cải tạo lại” để biến thành một trại tạm giam với 2 phòng nam, nữ cách nhau một bức tường. Phòng nam có diện tích hơn 30 mét vuông, phòng nữ khoảng 16 mét vuông. Sinh sau đẻ muộn là TTCTNXH của ngành LĐ-TB và XH quận 1 mà dân “đối tượng” quen gọi là trại giam Cầu Kho. Nó được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1990. Cho đến nay, TTC này được coi là nơi khá sạch sẽ và thoáng mát so với các TTC khác. Thế nhưng, trên thực tế nó vẫn là một “nhà đá” với đầy đủ ý nghĩa. NHẤT NHẬT NGỤC TRUNG Theo lệ thường, các đối tượng TNXH được thu gom sẽ phải lưu lại các TTC từ 3-5 ngày để chờ phân loại, sàng lọc và quyết định của ngành LĐ-TB và XH cho “đi về đâu”. Những ngày lưu lại trạm đối với họ là chuỗi ngày hy vọng, chờ đợi để rồi thất vọng khi biết mình sẽ bị đưa đi khỏi thành phố. Thế nhưng đây cũng là những ngày họ chịu nếm trải cảnh sống trong tù túng. Trong căn phòng nhỏ chưa tới 16 mét vuông của trạm thuộc quận 1, có bố trí liền nhau ba công trình cầu tiêu - bể nước - sân tắm. Không giường, chiếu, từ các loại đối tượng từ trẻ lang thang, trộm cắp, xì ke, gái mãi dâm, ăn xin, cùi hủi... đều được dồn chung và lấy sàn gạch làm nơi đứng, ngồi, nằm. Ngày ít quân bị gom thì có thể nằm thoải mái, còn ngày đông, như ngày 4-10 vừa rồi, căn phòng 16 mét vuông này chứa tới 40 người. Cả 3 căn phòng, có cấu trúc giống nhau, đều chật nêm người là người nên không đủ chổ nằm, ngồi, họ “thượng” lên cả bể nước để ngồi, “đậu” xuống sân tắm mà ngủ gật. Ở phòng đối tượng nam tất thảy đều anh em, lớn bé đều cởi trần trùng trục, còn ở phòng đối tượng nữ đủ thành phần TNXH, còn có những đứa trẻ sơ sinh phải theo mẹ vào đây. Mỗi ngày, các đối tượng TNXH được ăn theo tiêu chuẩn 0,5kg gạo cộng với 1.200 - 1.500 đồng tiền mắm muối tương cà. Mức ăn thấp như vậy nên một số trạm cho phép thân nhân bên ngoài gởi đồ ăn thức uống vào. Nhưng có trạm, như trạm quận 5, thì lại không cho vì sợ thân nhân kèm theo thuốc chích hoặc gửi vật cứng để cho người bên trong tạo thương tích. Vật dụng đựng đồ ăn thức uống ở trạm trung chuyển tất thảy đều bằng nhựa, nội chi tiết đó cũng đủ cho thấy sự “đề phòng” của ngành LĐ-TB và XH với những con người không may mắn như thế nào. Nhưng khổ sở, thiếu thốn hơn cả là nước và việc nhốt chung các đối tượng với nhau. Mỗi ngày trạm quận 5 bơm nước 3 lần, mỗi lần 15 đến 20 phút. Nước vừa chảy đầy bể, có dung tích hơn 1m3 dùng chung cho tất cả mọi việc từ súc miệng, đến tắm giặt, rồi cả giội cầu tiêu và uống chưa được bao nhiêu thì cùng vừa lúc nước ngưng bơm vào. Ngày ít “quân” thì may ra mới có nước dùng. Chính từ thiếu nước cộng với sự ở sát với cầu tiêu không có vách ngăn nên không khí trong phòng luôn nồng nặc, ngột ngạt. Đã vậy, do suy nghĩ là trạm trung chuyển nên tất cả các đối tượng đều được nhốt chung một phòng. Người nghiện ma túy đến cơn ghiền có thể nhảy múa, hết đập đầu vào tường lại quay ra đánh bọn nhóc tì,

Page 57: Sach An Sinh Xa Hoi

còn bọn nhóc bụi đời có thể nắm râu ông cao tuổi ăn mày mà cười... Tất cả và tất cả làm cho cái xã hội nhỏ của Trạm trung chuyển như đảo lộn, rối tung lên, Nhưng... TỒN TẠI ĐẾN BAO GIỜ ? Theo ông Võ Ngọc Tiến phó phòng LĐ-TB và XH quận 5 thì sự tồn tại của trạm trung chuyển xét về mặt pháp lý hiện nay thật bất ổn. Bởi lẽ các đối tượng TNXH vào đây vẫn còn đầy đủ quyền công dân nhưng tại đây nhân phẩm của họ đã bị mất đi phần nào rồi sẽ bị chuyển sang chai sạn, lầm lỳ bởi suy nghĩ mình đã bị đi tù, sống cảnh tạm giam. Khi hỏi suốt thời gian tồn tại đó có bao nhiêu con người đến và lưu trú tại quận 5. Ông Tiến cho biết đã có hơn 15.000 lượt người, có người vào ra đây cũng đến 4-5 lượt. Như vậy đã có hơn 15.000 lượt người phải vào ở tù, dầu tù là tạm 3-5 ngày mà không cơ sở pháp lý nào. Trong khi thực tế của các TTC như vậy thì trong 6 tháng cuối năm 92 này, Sở LĐ-TB và XH dự định sẽ khôi phục lại TTC Gò Vấp. Điều đó cho thấy sự quan tâm giải quyết các TNXH đang có chiều hướng gia tăng của các ngành chức năng. Nhưng có nên chăng tiếp tục phát triển các nhà tù, trại tạm giam không chính thức và không có cơ sở pháp lý như các TTC hiện có. Cuối cùng, theo chúng tôi, sự tồn tại của các TTC cần được tổ chức như thế nào để các đối tượng TNXH khi vào đây có cảm nghĩ là họ đang được tiếp nhận sự quan tâm đầy tình người của xã hội hơn là cảm giác bị đi tù, tách ly khỏi xã hội. HOÀNG TUYÊN Người lao động cuối tuần số 95 13 - 20/11/92 Bài đọc 3 TÒA ÁN CẦN MỘT BỘ MÁY ĐỦ SỨC ĐẢM NHIỆM CHỨC TRÁCH Cuối tháng 11/92 Thường trực HĐNDTP sau khi tiếp và nhận đơn khiếu nại khẩn cấp của công dân, đã gởi Kiến nghị số 157/HĐ đến các cơ quan Tư pháp Tối cao yêu cầu xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự số 539/DSPT ngày 19-11-92 của Tòa án TP. Kiến nghị nêu rõ : “Bản án vi phạm nghiêm trọng tố tụng dân sự, có dấu hiệu không bình thường trong nội dung bản án và áp dụng pháp luật”. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Suốt những năm 1990 - 1992, báo chí TP đã nêu khá nhiều vụ xử thiếu công minh đến khó hiểu của Tòa. Và gần đây nhất, vụ xử “cướp 5 con vịt” tại Tòa Hình sự sơ thẩm đã trở thành câu chuyện khôi hài trong dư luận nhân dân TP. * ĐẾN SỰ TÙY TIỆN TRONG THI HÀNH ÁN Mặc dù đã có nhiều tiếng chuông báo động, công tác thi hành án của TAND.TP vẫn xảy ra nhiều sai phạm kéo dài. Tháng 10/1991, qua kiểm tra của Viện Kiểm sát Tối cao, có đến 121 người bị kết án tù nhưng vẫn đàng hoàng tại ngoại vì Tòa án TP chưa ra quyết định thi hành (61 can phạm, trong đó có đến 15 người đã bị kết án từ 1989, 29 người từ 1990 !), hoặc đã ra quyết định nhưng đương sự vẫn không thi hành. Việc giải quyết miễn chấp hành hình phạt còn kỳ lạ hơn : qua kiểm tra 13 hồ sơ, thì cả 13 trường hợp đều vi phạm thủ tục tố tụng (không lập Hội đồng xét mà do Chánh án tự ra quyết định) ; nhiều quyết định xét miễn không đúng đối tượng. Sang năm 1992, tình hình có sáng sủa hơn theo tự đánh giá của ngành Tòa án TP, nhưng theo báo cáo của TAND.TP, trong năm vẫn có 88 bị cáo tại ngoại, sau khi ra quyết định thi hành án, công an chỉ mới bắt được 24 người, 11 bỏ trốn, còn 53 người chưa có kết quả (?).

Page 58: Sach An Sinh Xa Hoi

Việc xử lý tài sản sau khi bản án có hiệu lực là lĩnh vực nảy sinh nhiều sai phạm nhất (cũng không loại trừ khả năng có tiêu cực) đã được công luận lên tiếng phê phán gay gắt. Điển hình là vụ kiện của bà Trần Huyền Trang liên quan đến Trưởng Phòng Thi hành án Bùi Hoàng Danh (Báo Phụ Nữ số ngày 30-1-1991), vụ chiếc xe KOBE và căn nhà số 8 Trần Phú của bà Lê Thị Kim Hồng (đã bị Tòa án Tối cao nhận định “xử lý trái pháp luật” và HĐNDTP chất vấn)... Điều đáng ngạc nhiên trong các vụ việc này, các cán bộ TAND.TP đã tỏ ra “sớm nắng chiều mưa” một cách khó biện minh. * VẤN ĐỀ CỐT LÕI : TƯ CÁCH VÀ NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ XÉT XƯ TẠI TÒA Chánh án TANDTP Nguyễn Văn Hội được công luận biết đến nhiều nhất qua vụ Lê Thị Kim Hồng. Ông đã ký nhiều văn bản đòi thi hành sớm rồi lại tạm hoãn - tiếp tục thi hành... Đầu năm 1990, ông tiếp nhận chấp hành viên Huỳnh Tấn Đạt, một người có tiền án 2 năm tù về tội “lạm dụng chức vụ quyền hạn bắt giữ người trái phép”. Khi Bộ Tư pháp yêu cầu trả lời về việc này, ông Hội gửi công văn trình bày : “Chúng tôi không biết việc đ/c Đạt có tiền án”, nhưng trong một công văn trước đó của Phòng Thi hành án, trưởng phòng ghi “Lý lịch ngày 20/8/1984 khi vào Tòa án Minh Hải, đồng chí Đạt khai đầy đủ việc bị xử 2 năm tù treo” (?). Ông Hội, cùng phó chánh án Trần Ngọc Tấn, cũng đã tham gia ký các văn tự khất nợ để bảo lãnh cho XN Ánh Hồng (xí nghiệp đời sống của Tòa) lừa đảo chiếm dụng vốn nhiều nơi, trong đó có vụ “xù nợ” nổi tiếng ở Sông Bé. Xin không nhắc tới các vị chánh phó Tòa, thẩm phán đã bị xử lý kỷ luật và có thể sẽ phải ra trước vành móng ngựa (ông Phạm Vĩnh Thái - người chịu trách nhiệm chính trong vụ để bị can Đỗ Minh Lý trốn thoát, và ông Lê Quang Vinh cùng vợ lừa đảo chiếm dụng tài sản của nhiều người, đang chờ quyết định của Chủ tịch nước cách chức thẩm phán), vừa qua, Thường trực HĐNDTP cho biết có đến hai vị thẩm phán có quá nhiều tai tiếng nhưng vẫn được cất nhắc lên hai cương vị phó Tòa Hình sự và phó Tòa Dân sự. Qua thông tin trên báo cáo, dư luận xã hội lâu nay đặt một câu hỏi : nếu không bị phát giác khai man lý lịch, biết đâu ông chấp hành viên Huỳnh Tấn Đạt lại chẳng leo dần lên đến chánh, phó Tòa như phó Tòa Hình sự Bùi Hoàng Danh, người được công luận biết đến qua vụ kiện Trần Huyền Trang đã nêu trên ? Với ngần ấy sự việc liên tiếp xảy ra gây bất lợi cho uy tín Tòa án, liệu Tòa án của thành phố chúng ta có thể làm tròn trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, nếu không có một sự chấn chỉnh triệt để và khẩn trương hơn về mặt tổ chức cán bộ ? THANH VÂN Người lao động cuối tuần tháng 12/92 Bài đọc 4 PHÁP GIẢI QUYẾT NẠN TRẺ EM PHẠM PHÁP RA SAO ? THẨM PHÁN CHO TRẺ PHẠM PHÁP Khi quyển sách Đứa trẻ sau cánh cửa và chương trình Những đứa trẻ của thẩm phán Véron được phổ biến rộng rãi ở Pháp thì người ta bắt đầu xét lại tất cả những vấn đề liên quan đến các thiếu nhi bị ngược đãi và phạm pháp. Theo thẩm phán Véron, trong các vụ phạm tội ở thiếu niên, ảnh hưởng của môi trường gia đình và xã hội rất quan trọng. Ông nói : “Luật pháp buộc tội đứa trẻ ăn cắp một chiếc xe hơi mà không biết rằng chúng bị bố mẹ bỏ rơi côi cút trong đời”. Ông cho rằng hành động của đứa trẻ nhằm phá vỡ nỗi đau riêng của chúng. Vì vậy, vai trò của người thẩm phán ở đây là cùng với trẻ phạm tội tìm những giải pháp cụ thể để cứu cuộc đời chúng. “Thẩm phán cho trẻ em” không làm việc một mình. Các nhà giáo dục, các tổ chức, các dịch vụ xã hội phải phụ lực với họ. Điều này cũng có nghĩa là người ta cần thành lập nhiều tổ chức xã hội hơn là chỉ trừng phạt trẻ phạm tội.

Page 59: Sach An Sinh Xa Hoi

Đối với trường hợp trẻ bị ngược đãi, người thẩm phán có thể có quyền quyết định cấm các phụ huynh hung dữ gặp gỡ con em họ ; chọn cho những trẻ em này một gia đình tiếp nhận mới, hoặc đưa trẻ đến bệnh viện tâm thần nếu trẻ bị tác động thần kinh. David, một bác sĩ tâm lý, cho biết : đối với một cậu bé “bị nhốt sau cánh cửa”, ông đã phải cố gắng lắm mới giúp em xóa bỏ lòng hận thù (do bị mẹ nhốt trong nhiều năm trời), đem lại lòng tin cho em hòa nhập vào cuộc sống. Giờ đây ở Pháp, để giúp cho hàng trăm trẻ em bất hạnh, có 270 “thẩm phán cho trẻ em” làm việc cùng với 6.000 nhà giáo dục, giáo sư kỹ thuật, nhân viên xã hội, nhà tâm lý học... X.M. (Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật) VIII PHỤC HỒI XÃ HỘI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT I. GIỚI THIỆU :

Page 60: Sach An Sinh Xa Hoi

Phục hồi là sự khôi phục một tình trạng khuyết tật để đưa về sự đầy đủ nhất về thể chất, tinh thần, xã hội mà người đó có thể có được. Người bị khiếm khuyết một giác quan hay một phần thân thể, nếu được tạo điều kiện đúng mức có thể sống, sinh hoạt và đóng góp cho xã hội như những người bình thường khác. Vấn đề ở đây không phải là khó khăn vì khiếm khuyết chức năng mà là phải đương đầu với những cản trở về tâm lý, xã hội. Thời văn minh Hy lạp, nhấn mạnh đến sự hợp nhất của linh hồn và thể xác, do đó sự tổn thương phần này kéo theo sự tổn thương phần kia. Quan điểm này dẫn tới cái nhìn tiêu cực đối với người khuyết tật có thể bị giết chết một cách có chủ ý. Sau đó vài thế kỷ người La Mã cũng đã giết chết người khuyết tật vì cho họ là phi sản xuất. Ở Hy lạp thời La mã và thời Trung cổ người bệnh tâm thần bị cho là quỷ ám... Nói chung người khuyết tật được coi là sự trừng phạt của Thượng đế. Nghề duy nhất họ được làm là hề cung đình. Thế kỷ 17 với sự ra đời của luật người nghèo của nữ hoàng Anh Elizabeth, năm 1609, người nghèo trong đó có người khuyết tật được trợ cấp thất nghiệp. Thế kỷ 19 tại Mỹ và châu Âu người tài tật được quan tâm, các trường cho người điếc, người mù xuất hiện, các bệnh viện tâm thần vào giữa thế kỷ 19, và các dịch vụ phục hồi chức năng và xã hội vào thế kỷ 20. Mục đích của phục hồi là hòa nhập vào xã hội. Làm thế nào để người khuyết tật có thể sống tự lực không lệ thuộc vào ai, có kiến thức thường thức, có thể lao động được và nhất là có mối quan hệ bình thường với mọi người. II. PHẢN ỨNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT Nền văn hóa của chúng ta đặt giá trị cao về sắc đẹp cơ thể. Người ta làm nhiều cách và tiêu phí những số tiền lớn cho việc là đẹp để làm cho con người trở nên quyến rũ hơn. Hình dáng đẹp được đồng hóa với cái thiện, sự tốt lành. Còn hình dáng xấu được coi như quỷ dữ, sự tồi tệ. Thí dụ phim ảnh, sách báo mô tả những anh hùng là những người có sắc đẹp : những bà tiên, Bạch Tuyết... còn những tên vô lại thì xấu xí, dị hình như bà phù thủy với tay cong queo, mù một mắt... Điều này dẩn trẻ em đến quan niệm sai lầm : có một hình hài tốt đẹp dẫn đến một đời sống tốt đẹp trong khi sự không quyến rũ, xấu xí hay tật nguyền đưa đến sự bất hạnh, tự ti, bị ghê tởm, khinh bỉ, chế giễu và xa lánh. Thông thường hễ bị đánh giá thấp kém thì người ta dễ trở nên tiêu cực. Chúng ta cần xem trọng sự chân thật, trách nhiệm, sự tử tế, tình tương thân tương trợ hơn là cái đẹp bên ngoài để có thể làm thay đổi từ từ cái nhìn của chúng ta. Chính vì quá chú trọng đến cái đẹp thể xác, xã hội đã đi đến chỗ cho rằng người tàn tật “nên” hoặc “phải” cảm thấy thua kém và cần được thương hại. Cũng có những người cho rằng người bị khuyết tật một chức năng cũng khuyết tật luôn những chức năng khác. Thí dụ người ta nói to hơn với một người mù hoặc cho là người bị tàn tật cũng chậm phát triển tâm thần luôn. Những điều này là cho người khuyết tật bực bội, kém tự tin và họ cũng cảm thấy mình như kém thông minh và vụng về. Mối giao tiếp giữa người bình thường và người khuyết tật đã bị bế tắc vì người ta thường không biết nên nói gì và không nên nói gì với người khuyết tật, họ sợ làm người khuyết tật bị tổn thương. Người khuyết tật rất nhạy cảm, họ không thích những giao tiếp giả tạo, không thích bị đối xử khác thường chỉ vì họ bị khuyết tật. Trẻ khuyết tật dù về thể chất hay trí tuệ thì về mặt tình cảm và xã hội cũng đều giống nhau nghĩa là các em đều bị cô lập, bị gạt ra ngoài xã hội, các em thường sợ hãi vì sợ bị mất tình thương vì ngay chính trong gia đình nhiều khi các em cũng bị bỏ rơi hay chối bỏ.

Page 61: Sach An Sinh Xa Hoi

Thường những gia đình có con em khuyết tật các bậc cha mẹ thường có những cảm giác mệt mỏi, xấu hổ, u buồn, lo lắng và không được sự giúp đỡ. Họ phải đương đầu với những hành vi không thể đoán trước của trẻ khuyết tật, với những quy chuẩn, phản ứng của xã hội và sự cô lập, với vấn đề tài chánh, với sự phá vỡ những thói quen trong gia đình và những hoạt động xã hội. Những khủng hoảng như vậy xảy ra vì họ thiếu những thông tin cần thiết về tình trạng khuyết tật và nhất là về tình trạng của đứa trẻ, thiếu sự thông đạt và không biết ai, nơi nào để nhờ giúp đỡ. Họ gặp phải những khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè, chòm xóm, cộng đồng chung quanh. Họ có những lo lắng về tình trạng sức khỏe, công việc nhà, tài chánh trong gia đình, lo lắng về ảnh hưởng đến những đứa con khác trong gia đình, đến mối quan hệ vợ chồng, đến tương lai của chính đứa trẻ và của gia đình. Và chính những khủng hoảng đã đưa các bậc cha mẹ đến hai phản ứng khác nhau: - Tích cực : quá chăm sóc, bảo bọc là tiêu diệt tiềm năng phát triển của trẻ vì thiếu sự kích thích. - Tiêu cực : bỏ bê, chối bỏ, ruồng bỏ. Trẻ khuyết tật thực sự cần gì ngoài việc được phục hồi chức năng ? Trẻ cần được thương yêu thật sự và thông cảm mà không thương hại. Trẻ cần được phát triển tối đa các khả năng khác của mình. Trẻ cần được đối xử bình đẳng và được tôn trọng. Trẻ cần được cuộc sống bình thường như mọi người. III. VAI TRÒ NHÂN VIÊN XÃ HỘI () Ngoài kiến thức chuyên môn, một NVXH làm việc với trẻ khuyết tật cần phải có một hiểu biết căn bản về thuốc men, y tế để hỗ trợ và hướng dẫn trẻ và gia đình. Không thể thay đổi thái độ của cha mẹ bằng những lời trách móc, ra lệnh mà bằng sự cảm thông, cộng tác và giúp đỡ. Đối với trẻ : - Giúp trẻ khuyết tật hiểu rõ và thích nghi với khiếm khuyết của mình, tiềm năng và giới hạn của bản thân. - Giúp trẻ có hình ảnh tốt về mình để biết tự khắc phục và phát huy những tiềm năng bản thân. - Giúp trẻ thích nghi với việc giáo dục và chọn nghề, hỗ trợ vật chất khi cần. Đối với gia đình : - Giúp gia đình hiểu rõ và chấp nhận trẻ khuyết tật là một người bị mất mát một phần chức năng nhưng vẫn có khả năng và quyền của một con người. Gia đình cần có những thích nghi cần thiết để giúp đỡ trẻ khuyết tật tốt hơn. - Sự hợp tác của gia đình và cơ quan / trường học của trẻ. Các buổi thảo luận giữa các bậc cha mẹ với nhau hoặc giữa cha mẹ với NVXH, nhân viên cơ quan / trường về vấn đề của trẻ, những khó khăn của cha mẹ, những yếu tố liên quan đến sự phục hồi của trẻ... - Hỗ trợ gia đình tận dụng mọi tài nguyên xã hội. Đối với cộng đồng : - Giúp cộng đồng xã hội có cái nhìn đúng đắn và tích cực đối với người khuyết tật. - Giúp cộng đồng nhận rõ người khuyết tật phải là một phần tử của thế giới bình thường : giúp người khuyết tật thể hiện phẩm giá con người qua lao động. Hỗ trợ và phát huy tiềm năng của họ. - Phát hiện tiềm năng của cộng đồng và tạo điều kiện để cộng đồng tham gia giải quyết vấn đề của cộng đồng mình. IV. CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP TẠI CÁC NƯỚC :

Page 62: Sach An Sinh Xa Hoi

Dựa trên Tuyên ngôn quyền trẻ em cũng như Công ước quốc tế các nước đều có những luật lệ, chính sách và chương trình giáo dục dạy nghề rõ ràng dành cho người khuyết tật. Các chương trình đào tạo giáo dục viên, giáo dục phòng ngừa. Ngoài ra còn có những luật lệ bắt buộc các xí nghiệp phải thâu nhận người khuyết tật vào làm việc (tại Pháp, Nhật...) - Xưởng được bảo vệ (sheltered workshop). Tại đây người khuyết tật được giúp đỡ, tìm hiểu và đánh giá các khả năng làm việc, giao tiếp, sở thích và những hạn chế của họ. Họ được huấn nghệ, tạo điều kiện để phát triển nhân cách và nghề nghiệp tối đa. Xưởng ký các hợp đồng phụ với các cơ xưởng kỹ nghệ trong vùng để tạo điều kiện cho người khuyết tật những hành vi nghề nghiệp thích hợp. Có những nhà tư vấn sẵn sàng để thảo luận về những khó khăn của họ, hỗ trợ cho họ trong việc học tập vai trò mới. Chú trọng tới mối tương quan trong nhóm để phát triển kỹ năng xã hội. Giúp gia đình hiểu và tạo điều kiện cho việc phục hồi tại gia đình. Tìm kiếm việc làm, theo dõi và hỗ trợ trong thời gian đầu giúp họ thích nghi với công việc. - Chương trình giáo dục đặc biệt : Chương trình giáo dục đặc biệt đáp ứng từng em khuyết tật, hướng giáo dục vẫn đi theo “dòng chính” để mỗi em nếu có khả năng có thể tham dự vào chương trình giáo dục bình thường càng nhiều càng tốt. *. Các chương trình dành cho trẻ mù, điếc, chậm phát triển trí tuệ. *. Nhà nuôi trẻ khuyết tật cho các trẻ bị bệnh nặng vì lý do đặc biệt nào đó không sống được với cha mẹ ruột. *. Trung tâm chăm sóc ban ngày : giúp cho cha mẹ có thì giờ rảnh rỗi, cung cấp cho cha mẹ kiến thức để có thể huấn luyện trẻ tự giúp mình, làm chuyện nhà, khả năng truyền đạt, các hoạt động vui chơi giải trí. - Dịch vụ bệnh viện, phục hồi chức năng là điểm khởi đầu vào hệ thống phục hồi. - Các bữa ăn trên xe lăn dành cho những người không thể tự nấu nướng nhưng có thể tự ăn uống một mình được. - Nhân viên giúp việc tại nhà. - Trợ cấp vật chất, tài chánh, Để hỗ trợ cho người khuyết tật có thể sinh hoạt bình thường những tiện nghi trong nhà đều được thiết kế vừa tầm phù hợp. Ngoài đường, các lề đường được xây dựng để người khuyết tật có thể đi lại bằng xe lăn dễ dàng, có lối dành riêng cho người khuyết tật, có nơi đậu xe riêng, chỗ gọi điện thoại công cộng. Tại các ga xe lửa, thang máy được thiết kế sao cho người khuyết tật lên xuống dễ dàng. Trong công việc, trong vui chơi giải trí người khuyết tật đều có cơ hội để tham dự. (Thể thao, văn nghệ...) - Hiện nay cách tiếp cận mới là sự tham gia của cộng đồng vào việc chăm sóc người khuyết tật, sự xuất hiện của trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu với hai nguyên tắc quan trọng : *. mang lại sự cải thiện nhỏ cho nhiều người hơn là sự chăm sóc với tiêu chuẩn cao cho một số rất ít người. *. Huấn luyện có giới hạn cho những người không chuyên nghiệp có thể cung cấp được những dịch vụ chủ yếu cho người khuyết tật. Cộng đồng nhận thức rõ hơn về người khuyết tật và đóng vai trò chính trong kế hoạch đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật qua việc cộng đồng tham gia học hỏi cách giải quyết vấn đề của cộng đồng mình. TẠI VIỆT NAM :

Page 63: Sach An Sinh Xa Hoi

Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em điều 6.3 có nói đến việc chăm sóc giúp đỡ trẻ khuyết tật trong việc điều trị phục hồi chức năng để hòa nhập vào cuộc sống xã hội. Tuy nhiên việc thực hiện như thế nào, các biện pháp kiểm tra, chế tài chưa thấy nói đến. Ngoài các chính sách cho thương binh theo cấp bậc nặng nhẹ, tiền trợ cấp về tiền ăn, điều trị, cơ sở vật chất và điều hành các cơ sở tập trung cho người cao tuổi và tàn tật Việt Nam chưa có chính sách cụ thể nào cho người khuyết tật và các nhân viên chuyên môn trong lãnh vực này. Theo thống kê của Viện KHGDVN (1981) cả nước có độ khoảng 600.000 em khuyết tật, trong số này chỉ có độ 3.000 em được đi học tại 33 trường lớp. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh : - Trẻ mù : Trường Nguyễn Đình Chiểu, Tương lai 5, Hy Vọng Gò Vấp. - Trẻ điếc : Hy Vọng Bình Thạnh, Hy Vọng 1, Hy Vọng 8, Hy Vọng Gò Vấp, Tương lai 1, Tương lai 5, Khuyết tật 11, Đa thiện Nhà Bè. - Trẻ chậm phát triển trí tuệ : Tương lai 3, Tương lai 1, Tương lai 5, Tương lai Tân Bình, Tương lai 10, Tương lai Gò Vấp, Trung tâm tâm thần Phú Nhuận, Mầm non 6. - Trẻ bại liệt : Mầm non 5, Mầm non 1. - Trung tâm phục hồi chức năng quận 3 - Bệnh viện chấn thương chỉnh hình (đường T.H.Đ) - Bệnh viện tâm thần Chợ Quán - Bình Chánh. - Nhà nuôi tâm thần nam (Gò Vấp), nữ (Thủ Đức). - Hội ban người mù v.v... - Trung tâm nghiên cứu và giáo dục trẻ khuyết tật, 108 Lý Chính Thắng, là cơ quan thuộc sở giáo dục và đào tạo, có trách nhiệm điều phối các hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật, đào tạo giáo viên đặc biệt và nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến trẻ khuyết tật. Xã hội Việt Nam đã quan tâm tới người khuyết tật, tuy nhiên để thay đổi tầm nhìn của xã hội không phải là vấn đề đơn giản. Phục hồi về mặt y học hay kỹ thuật giáo dục cho trẻ khuyết tật đòi hỏi những phương tiện nhưng dễ làm, còn phục hồi xã hội mới khó khăn và phức tạp. Nó đòi hỏi một hệ thống kiến thức về tâm lý, xã hội, giáo dục đặc biệt, một chính sách xã hội có luật pháp bảo vệ và chăm sóc người khuyết tật và một đội ngũ nhân viên chuyên môn được huấn luyện và có quy chế rõ ràng. Xu hướng mới hiện tại với sự tham gia của cộng đồng xã hội vào việc phục hồi cho người khuyết tật ngay tại địa phương là cách tiếp cận ít tốn kém và có hiệu quả lại phù hợp với truyền thống tương thân tương trợ của người dân Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để kết hợp những kiến thức khoa học của phương Tây và truyền thống dân tộc. Không những tạo nên những cơ hội tốt hơn cho trẻ khuyết tật mà còn giúp cộng đồng nhận thức rõ hơn về người khuyết tật trong cộng đồng mình và giữ một vai trò chính yếu trong việc đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật để họ có cơ hội trở thành người hữu ích cho xã hội và tìm được cuộc sống hạnh phúc giữa cộng đồng thân yêu. N . T . N. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ZASTROW, CHARLES. Social Welfare Institutions, The Dorsey Press, Chicago, 1986. 2. MIKOLAJZGAK, OLIVETTE : Khóa bồi dưỡng kiến thức tâm lý xã hội về trẻ em bụi đời và khuyết tật : TP.HCM, Quỹ BTTE, 89. 3. INTERNATIONAL SOCIAL WORK, Volume 34, Number 2, April 1991 4. SALVATOR, MICHAEL G. DI, Rehabilitation of the Mentally Retarded, Washington DC, 1950. 5. O’ TOOLE, BRIAN, Community involvement in rehabilitation programes for disabled children. : Community Development Journal, Vol 26 No 3, 1991. 6. O’Tolle, Brian, Guide to Community - Based. Rehabilitation Services. Unesco, 1991.

Page 64: Sach An Sinh Xa Hoi

7. Nguyễn Thị Oanh, Vai trò của công tác xã hội và Nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong lãnh vực khuyết tật - HCM, 1993. 8. Nguyễn Thị Oanh, Những vấn đề tâm lý và xã hội của trẻ khuyết tật Việt Nam, HCM, 1992. 9." Hướng hòa nhập vào xã hội của thương tật", Khoa học Phát triển số 489, năm 1992. 10. “Hiện thực của giấc mơ đời thường”, Sài gòn giải phóng 8-5-92. 11. “Một Nữ vận động viên Marathon trên xe lăn”, Phụ nữ 6/2/93. IX NGƯỜI CAO TUỔI I. DẪN NHẬP : Vấn đề người cao tuổi từ lâu chỉ là vấn đề của xã hội phương Tây nay đã trở thành vấn đề chung của thế giới khi mà truyền thống của chế độ đại gia đình và tinh thần làng xã ở châu Á đang bị suy thoái bởi sự cọ sát mạnh mẽ với xã hội công nghiệp phương Tây. Càng ngày vấn đề người cao tuổi được các nước trên thế giới quan tâm hơn vì số lượng người cao tuổi càng tăng dần lên do tuổi thọ bình quân ở nhiều nước không ngừng tăng lên sau chiến tranh cùng với sức tăng trưởng kinh tế, sự cải thiện chế độ vệ sinh, y tế, dinh dưỡng... Họ là lớp người đã có nhiều cống hiến cho xã hội, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, nhưng tương lai của họ không còn ở nơi chính họ mà là nơi thế hệ trẻ. Đó là một viễn cảnh không mấy sáng sủa cho số phận người cao tuổi. Chúng ta đang đứng trước một hiện tượng tăng vọt của dân số người cao tuổi: Năm 1950, số người từ 60 tuổi trở lên trên thế giới là 200.000 triệu, năm 1975 đã là 350 triệu và dự tính đến năm 2.000 sẽ là 590 triệu

Page 65: Sach An Sinh Xa Hoi

người. Nếu nhìn vào bảng tỷ lệ người cao tuổi so với dân số cả nước và tỷ lệ ước tính đến năm 2.000 thì phần lớn dân số các nước đang từ từ bị lão hóa: TÊN NƯỚC NĂM 1990 NĂM 2.000 NHẬT MÃ LAI SINGAPORE CHÂU ÂU VIỆT NAM 12,1% 6,2% 9% 18% (1985) 7,19% (1989) 16,9% 7,3% 11% 20% - Vì thế vấn đề người cao tuổi là một vấn đề của ngày nay nếu chúng ta xem xét họ với các mối liên hệ với các thành phần xã hội, tổ chức xã hội mà trước đó họ là thành viên, họ tạo thành một tiềm lực to lớn có ảnh hưởng không chỉ trên mặt kinh tế mà còn trên gia đình và cộng đồng. II. CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI. 1. Vấn đề sức khỏe : Trước đây, người ta cho rằng tuổi cao tuổi là giai đoạn cuộc sống sau tuổi chín mùi, giai đoạn suy thoái khi mà các chức năng hoạt động của cơ thể chậm lại. Việc ấn định tuổi cao tuổi từ tuổi 60 có tính cách tương đối vì còn tùy vào trạng thái của từng người. Ngày nay, người ta xem người cao tuổi vẫn là một người bình thường, nhưng có khác đi qua các dấu hiệu như tóc bạc, da nhăn, mắt kém, trí nhớ giảm, khả năng tình dục giảm, cơ thể không thích ứng theo sự cố gắng, sự thăng bằng mỏng manh, một số bộ phận cơ thể bị teo như phổi, bộ tiêu hóa, các hạch, gan, thận và vì thế mà việc phân phối tiếp liệu cho các bộ phận cơ thể bị giảm sút, việc tiêu hao năng lượng giảm nhiều (1280 calo / 24 giờ ở trạng thái nghỉ so với mức bình thường là 1600 calo). Do đó các bệnh ở tuổi cao tuổi thường là bệnh tim mạch, thiếu dinh dưỡng, bại liệt, các chấn thương khó lành, ung thư (phổi, ruột, bọng đái đối với nam và ngực, phổi, tử cung đối với nữ) các bệnh kinh niên như phong thấp, hen suyễn, bị lạnh (nhiệt độ cơ thể 35 độ C). Người cao tuổi nào, ít tập thể dục, hút thuốc và uống rượu thì sức khỏe càng tệ hại hơn. Hơn nữa, nếu người cao tuổi rơi vào hoàn cảnh có nhiều vấn đề như cô đơn, bạn hoặc người thân trong gia đình mất, nghỉ hưu (mất vị trí xã hội và thu nhập thấp), quan hệ với con cái thay đổi... thì họ dễ nhiễm bệnh hơn, thậm chí có thể bị rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khỏe, người cao tuổi bình thường không có vấn đề không cảm thấy bị đe dọa lại nguy hiểm hơn người cao tuổi bệnh hoạn (vì chủ quan, nên có khi làm việc quá sức, không chú ý phòng ngừa bệnh tật, hút thuốc hoặc uống rượu nhiều...). Dù cơ thể yếu đuối, người cao tuổi bệnh hoạn luôn có cố gắng giữ mức bình thường tốt chừng nào hay chừng ấy, có sự cân bằng trong ăn uống, lo cho sức khỏe của mình hơn, sợ chết, thường rất nghe lời dặn của bác sĩ. 2. VẤN ĐỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI : Tục ngữ Trung hoa có nói : “Trong nhà có một người cao tuổi như được viên ngọc quý” truyền thống chăm sóc và quý trọng ông bà đang dần dần bị suy thoái ở các nước châu Á vì công nghiệp hóa đang phá vỡ chế độ đại gia đình. Trước đây, người cao tuổi làm chủ đất

Page 66: Sach An Sinh Xa Hoi

đai và có nhiều kinh nghiệm hơn ai hết trong việc trồng trọt, gặt hái, thu hoạch, làm nhà, tiểu thủ công nghệ. Họ nắm quyền lực kinh tế, chính trị và giữ vai trò bảo tồn và truyền bá văn hóa. Nay theo đà tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm giảm nhiều ảnh hưởng của họ đối với gia đình và đặc biệt đối với lớp trẻ. Họ bị rút ra khỏi trào lưu của xã hội mà họ đã lớn lên trong đó, một bộ phận người cao tuổi cảm thấy bị đứng ngoài cuộc (disengagement). Họ không còn được tôn trọng như trước (cao tuổi rồi biết gì...), giới trẻ tự lập sớm, học nghề ở người khác, không còn học ở cha mẹ nữa, xã hội ưu ái giới trẻ hơn (trọng cái mới, sự thay đổi, hăng say, sinh lực). Càng ngày càng có nhiều vợ chồng son muốn ra riêng, muốn có cuộc sống độc lập. Việc chăm sóc người cao tuổi, nhất là lúc họ đau ốm càng ngày càng trở thành gánh nặng cho người thân - ở xã hội văn minh phương Tây, hệ thống an sinh xã hội rất tiên tiến và gia đình hạt nhân chiếm ưu thế nên có xu hướng dùng viện dưỡng lão để nuôi người cao tuổi và người ta đã nghiệm ra rằng gởi họ đến những nơi như vậy chẳng khác nào đem cho họ sự tuyệt vọng. 3. VẤN ĐỀ TÂM LÝ Trong một môi trường ít có sự biến chuyển, ít có mâu thuẩn (thôn quê), người cao tuổi cảm thấy được thoải mái, rất cởi mở, giao tiếp dễ dàng vì họ chấp nhận thực tế, vì cuộc sống của họ không có những thay đổi lớn lao về mặt công việc, vị trí xã hội cũng như quan hệ xã hội. Họ vẫn hòa mình với tình nghĩa làng xóm, nhưng ở thành thị thì vấn đề không còn đơn giản cho tâm lý người cao tuổi khi mà xung quanh họ có những thay đổi lớn lao và đầy mâu thuẫn. Họ khó chấp nhận thực tại, thường có hai thái độ đối nghịch : một là hối tiếc quá khứ nếu họ chưa thực hiện được kỳ vọng của họ, họ mặc cảm, u buồn, gắt gỏng, dễ xúc động ; hai là hãnh diện về một thời oanh liệt của mình, thích nói về mình, đề cao quá khứ, chê bai hiện tại, than phiền sự vô ơn, sự thiếu nghĩa tình của người khác, thích áp đặt giá trị cho người khác. Nhìn chung, xét về mặt tâm lý, vấn đề chính không phải là cao tuổi mà là tự thấy cao tuổi, thấy cao tuổi đối với người xung quanh mình, cao tuổi trước mắt người khác, đặc biệt là trước những người thân thuộc, quý mến mình và người cao tuổi cảm thấy mối quan hệ tình cảm của những người này có nguy cơ trở thành lòng thương hại. Và chính bản thân người cao tuổi cũng có sự thương hại cho chính mình vì từ từ họ phải chứng kiến nhiều sự mất mát cứ tiếp diễn : mất người thân, mất quan hệ bạn bè, mất thu nhập, mất khả năng nhanh nhẹn, nghe, nhìn, mất quyền lực cộng với mối lo sợ bệnh hoạn, sợ chết, tâm trạng như thế có thể dẫn dắt người cao tuổi nào thiếu sự vững vàng đến chỗ nghiện rượu, thuốc lá, hoặc ma túy, thậm chí tự tử nếu có thêm những mâu thuẫn trầm trọng trong gia đình. III. TÌNH HÌNH NGƯỜI CAO TUỔI TẠI VIỆT NAM Năm 1989, ước tính cả nước có khoảng, 4,63 triệu người cao tuổi (7,19% dân số) trong đó có 1,9 triệu cụ ông và 2,7 triệu cụ bà và phần lớn sống ở nông thôn. Trong một xã hội có nhiều biến chuyển, người cao tuổi ở nông thôn nước ta hiện nay đang phải gặp nhiều biến động. Tỷ lệ số gia đình chỉ có 2 vợ chồng cao tuổi sống với nhau đã lên đến 13,48% trong khi đối với các cụ về hưu ở thành phố tỷ lệ này là 9,24% (). Vai trò quán xuyến kinh tế gia đình, quyền lực đối với con cháu không còn như trước. Quyền quyết định trong vấn đề kết hôn sinh con của các con đã bị giảm sút (ở đồng bằng Bắc bộ, theo một cuộc điều tra xã hội học... thì tỷ lệ người cao tuổi còn trách nhiệm và quyền hạn về kinh tế đối với các con là 25,5%). Nhưng vấn đề đáng quan tâm là tỷ lệ mù chữ khá cao ở các đối tượng này (44,7% ở đồng bằng Bắc bộ), do đó, các cụ không còn là cái kho kinh nghiệm (các cụ dạy rằng...) cho giới trẻ hiện nay nữa, thường tỏ ra lạc hậu và than phiền thanh niên ít tôn trọng các cụ. Quan hệ trong gia đình cũng biến dạng, ví như việc người cao tuổi trông nom cháu, trước là một nhu cầu tình cảm, nay việc đó được coi là sự phân công sòng phẳng để người

Page 67: Sach An Sinh Xa Hoi

con đi lao động sản xuất ! Hiện nay, ở nông thôn, đang có phong trào phục hồi các hình thức sinh hoạt giỗ tổ, Tết Thanh minh, khôi phục tộc họ, lập gia phả, phải chăng đây là một cố gắng của họ để tìm cách khẳng định lại vị trí của mình sau một thời gian thiếu vắng các sinh hoạt hội làng truyền thống do quan niệm bài trừ mê tín dị đoan một cách cứng nhắc, làm mất đi nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tinh thần cho người lớn tuổi. Tại TP.HCM hiện có 800.000 người hưu trí và hơn 50% sống ở mức thấp hơn người lao động bình thường. Thường họ sống dựa vào con cháu, buôn bán nhỏ (tủ thuốc lá, vá xe, quán café, hoặc bảo vệ cơ quan...). Đối với người cao tuổi không nơi nương tựa (cả nước có khoảng 150.000 người) TP.HCM có 3 cơ sở nuôi người cao tuổi và tàn tật (số 1 tại Thị Nghè, số 3 tại Hóc Môn và số 4 tại Sông bé). Những người cao tuổi này ít người có thu nhập, khả năng, lao động kém, sống tủi thân, thầm lặng, cô đơn, một số bị con cái ruồng bỏ phải đi xin ăn. So với các nước phương Tây, người cao tuổi Việt Nam có được những điều kiện thuận lợi để thực hiện nguyện vọng của mình hầu đóng góp công sức, kinh nghiệm, kiến thức cho xã hội. Tại địa bàn dân cư, người có tuổi đều có cơ hội tham gia vào các sinh hoạt của các đoàn thể (Mặt trận, Hội phụ lão, Bảo thọ, làm vườn...), tổ dân phố và các sinh hoạt như họp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ, chúc thọ, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, trồng cây, xây dựng ao cá Bác Hồ. Các hoạt động đa dạng này nhằm giúp người lớn tuổi “sống vui, sống khỏe, sống có ích”. IV. CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO NGƯỜI CAO TUỔI Tại một số nước phương Tây, vấn đề người cao tuổi là một vấn đề xã hội lớn mà ngành công tác xã hội phải có nhiều quan tâm khi mà cuộc sống của họ càng ngày càng cô đơn trong một xã hội công nghiệp hóa. Nhân viên xã hội thường đảm nhận 4 vai trò chính trong việc chăm sóc người cao tuổi : a. Vai trò trung gian : nhằm giúp người cao tuổi có điều kiện tham gia các sinh hoạt trong cộng đồng. b. Vai trò tư vấn cho người cao tuổi và gia đình về các vấn đề tình cảm, tâm lý, công ăn việc làm, ý nghĩa mới trong cuộc sống, về vấn đề sức khỏe, về cái chết... c. Vai trò nhận diện và cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi có nhu cầu : trợ giúp tài chánh, nơi ở tốt hơn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch, thăm viếng bạn bè. d. Vai trò biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho người cao tuổi Việc cung cấp các loại hình dịch vụ xã hội cho người cao tuổi chủ yếu được thực hiện tại các nhà an dưỡng (Viện dưỡng lão), tại bệnh viện và tại nhà. 1. Công tác xã hội tại nhà an dưỡng Loại hình nhà an dưỡng người cao tuổi vẫn còn được duy trì ở các nước mặc dù đã có những thay đổi về hình thức tập trung như cho người cao tuổi sống ở những căn hộ kề cận với những hộ gia đình trẻ, vì với hình thức tập trung, người cao tuổi càng cảm thấy cô đơn và càng lo sợ triền miên khi mà phải chứng kiến thường xuyên cái chết của những bạn cao tuổi ở nhà an dưỡng, dù nơi đó điều kiện vật chất vẫn đầy đủ. Tại nhà an dưỡng, nhân viên xã hội là thành phần của ê-kíp quản lý, đóng vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cho người cao tuổi và gia đình của họ, giúp giải quyết các vấn đề như các hành vi gây hấn, sự tùy thuộc, ỷ lại và kể cả vấn đề không kềm chế được việc tiểu tiện do tâm lý. Nhân viên xã hội là cầu nối giữa quan hệ giữa người cao tuổi và gia đình, khuyến khích sự thăm viếng của gia đình và đóng góp vào sinh hoạt trong nhà an dưỡng. Tại VN, rất ít gia đình đem gởi người cao tuổi vào nhà an dưỡng (có lẽ vì chưa có nhà an dưỡng tư nhân), nhưng có vấn đề gia đình xua đuổi người cao tuổi và họ bỏ đi xin ăn và bị đưa vào nhà an dưỡng vì đi lạc (do bị lãng, hơi tâm thần...) vì thường họ có nhu cầu hay đi

Page 68: Sach An Sinh Xa Hoi

lang thang muốn vận động, muốn thoát khỏi sự nhàm chán, đi tìm một nơi nhớ mài mại. Và đến nay, chúng ta vẫn chưa có nhân viên xã hội để giúp giải quyết các vấn đề này. 2. Công tác xã hội cho người cao tuổi tại bệnh viện Đối với người cao tuổi nằm viện, vấn đề của họ là sợ hãi cái chết, sợ bị bỏ rơi, họ mặc cảm vì phải tùy thuộc hoàn toàn vào người khác, họ rất khó tính, nhạy cảm với cung cách máy móc của bệnh viện, họ mất phương hướng do sự thay đổi môi trường. Y tá và bác sĩ có khi hiểu lầm hành vi của họ. Do đó, nhân viên xã hội tư vấn để họ bớt sợ, giúp họ lấy lại hoạt động độc lập, giải thích tiến trình chữa trị (có khi họ được thông tin sai hoặc hiểu sai thông tin), giúp gia đình, người thân tham gia vào việc chăm sóc. NVXH cũng tham gia vào kế hoạch xuất viên của họ. Thường người cao tuổi có sự mâu thuẫn vừa muốn về nhà lại vừa sợ phải xuất viện vì ở viện thì cảm thấy an toàn hơn (có Y tá, B.s khám thường xuyên, hàng ngày). 3. Công tác xã hội cho người cao tuổi tại nhà Tại các nước phương Tây, khi người cao tuổi sống neo đơn tại nhà, thiếu người chăm sóc thì nhân viên xã hội là người tổ chức cuộc sống cho họ, bảo vệ quyền lợi cho họ. Cụ thể là nếu họ không đi ra ngoài phố được thì NVXH đặt thức ăn ở tiệm mang đến nhà, đem quần áo đến tiệm giặt ủi, nếu các phòng cần sửa lại thì liên hệ đến cơ quan mà người đó đã công tác và nghỉ hưu, khuyến khích trẻ em lối xóm đến trò chuyện, đọc báo với họ, liên hệ bác sĩ tại địa phương để hẹn khám định kỳ, viết thư, cho mượn sách, kèm họ khi họ muốn đi thăm ai... Tại VN, chính quyền và các đoàn thể cũng có một số loại dịch vụ giúp người cao tuổi neo đơn tại nhà (chủ yếu là cha mẹ các liệt sĩ), nhưng chưa thường xuyên, chủ yếu là vào các ngày lễ lớn (như 27/7, 30/4, Tết âm lịch...) . V. KẾT LUẬN : Đứng trước hiện tượng xã hội bị lão hóa và khi tỷ lệ người lớn tuổi càng ngày càng chiếm một bộ phận đáng kể trong nguồn nhân lực của một nước, một số nước đang tìm cách cải tiến và phát triển các dịch vụ phục vụ nhu cầu cho người cao tuổi. Nhật đã thành lập Viện và Trung tâm nghiên cứu và dự báo về nhu cầu của người cao tuổi, tăng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà, phát triển các loại hàng và thiết bị chuyên dùng và tiện lợi cho người cao tuổi, mở trường và các khóa học để đáp ứng nhu cầu tiếp tục nâng cao kiến thức hoặc nhu cầu phải đào tạo lại của người cao tuổi, phát triển du lịch cho người cao tuổi... LHQ đã tổ chức hội nghị quốc tế lần đầu tiên vào năm 1982 tại Vienne về người cao tuổi. Hội nghị khuyến cáo là song song với việc nâng cao tuổi thọ, phải bảo đảm cho người có tuổi một cuộc sống có chất lượng cao trong đó mọi người có tuổi đều có quyền và nghĩa vụ phát huy mọi khả năng đóng góp sức mình cho việc xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Một chương trình hành động được đặt ra tập trung vào 6 điểm sau đây : 1. Vấn đề liên quan đến sức khỏe và ăn uống (phòng bệnh, chữa bệnh) 2. Vấn đề nhà ở và môi trường (người cao tuổi cần một thế giới thu nhỏ của họ, cần sự an toàn ấm cúng, cần có nhu cầu riêng tư nhưng gắn bó với cộng đồng) 3. Vấn đề gia đình (không khí ấm cúng, tình thương yêu đùm bọc, giáo dục con cháu) 4. Vấn đề bảo trợ xã hội : tìm công việc thích hợp cho người còn khả năng lao động và chế độ bảo hiểm, nuôi dưỡng cho người không còn khả năng lao động. 5. Vấn đề tạo công ăn việc làm nhằm mang lại cho họ niềm vui và sức khỏe. 6. Vấn đề nâng cao trình độ và giáo dục mọi người trong xã hội về những vấn đề liên quan đến người cao tuổi (xóa đi mặc cảm gánh nặng của xã hội). Ở VN ta, phần lớn những người lớn tuổi, mặc dù gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế và sức khỏe, vẫn sống khá bình dị, vui vầy với con cháu theo truyền thống trong khi đó một bộ

Page 69: Sach An Sinh Xa Hoi

phận còn lại không được con cháu quan tâm, hiện phải sống âm thầm trong cơn lốc biến động về kinh tế và xã hội. Cần sớm có một chính sách xã hội cho người cao tuổi ở VN vì số người neo đơn ngày càng đông. Ở các tỉnh phía Bắc cần quan tâm đến số cán bộ về hưu với thu nhập thấp. Một việc khác cần làm là nghiên cứu và phát huy các truyền thống tốt khả dĩ giúp cho người có tuổi sống có ích, có ý nghĩa như các hình thức CLB, các chương trình hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng. Nếu có các viện an dưỡng, cũng không nên tập trung nhiều người trong một nhà, mà từng cụ hay cặp vợ chồng cao tuổi có một túp lều riêng, có vườn tược xung quanh để họ sống thoải mái, không gò bó. Rất cần đánh giá, rút kinh nghiệm từ mô hình nuôi tập trung hiện nay để tổ chức phục vụ người có tuổi tốt hơn. N . N . L. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Xã hội học, Chuyên đề về người cao tuổi và hệ thống ASXH, số 2/92 Viện XHH, Viện KHXH VN, Hà Nội. 2. Betsy LedBetter Hancock, Social Work with Older people, New Jersey. 3. P. et J. Chaucharo, Vieillir à deux, Paris, 1967. 4. Encyclopedia of Social Work, Nat. Assoc. of Social Workers, Maryland, 1987. 5. Population ageing in Asia, Report of the ESCAP/JOICFP Workshop (Bangkok - Thailand). U.N. 1991. 6. Xã hội học, chuyên đề về CTXH, số 1/93 Viện XHH, Viện KHXHVN, Hà Nội. Bài đọc 1 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ NGƯỜI LỚN TUỔI Tiến sĩ tâm lý TÔ THỊ ÁNH * ĐỜI SỐNG TRÍ TUỆ Đã có nhiều nghiên cứu về trí nhớ người cao tuổi, vì cái tật hay quên gần như là đặc điểm của người có tuổi. Trí nhớ liên quan đến sức khỏe, trình độ văn hóa, khả năng diễn tả và sinh hoạt xã hội... Nếu ta phân biệt : - Trí nhớ ngắn hạn - qua giác quan, chú ý - Trí nhớ dài hạn - qua tập dượt, lập đi lập lại Nơi người có tuổi, trí nhớ ngắn hạn thường kém, trong lúc đó trí nhớ dài hạn rất bền bỉ. Người lớn tuổi không nhớ việc mới xảy ra, nhưng nớ việc đã xảy ra cách đây 50, 60 năm. Phải chăng vì thế mà các cụ hay sống trong quá khứ ? Ngược lại với nhớ là quên đã trở thành huyền thoại trong gia đình, gần như chuyện cổ tích. Quên không phải là một bệnh. Đó là sự kiện bình thường ở tuổi cao tuổi, vì những thay đổi trong sinh hoạt của bộ não. Người cao tuổi vẫn đánh cờ, trồng cây, chơi đàn v.v... với kỹ năng, tài nghệ của mình, tuy hơi chậm hơn hồi còn trẻ. - Thông minh của tuổi cao tuổi cũng là đề tài của nhiều nghiên cứu và tranh luận. - Một số sinh hoạt của thông minh bị giới hạn, như hiểu nhanh, giải quyết vấn đề tức thì. - Nhưng : hiểu biết văn hóa, tri thức chung, ngôn ngữ, hiểu biết về con người, về xã hội, về cuộc đời, những hiểu biết đó vẫn tồn tại và có thể phát triển cao độ. - Có nhiều dạng thông minh và nhiều hướng ứng dụng. Tuy các hướng ứng dụng có thể bị giới hạn, nhưng thông minh gọi là “kết tinh” gồm những kỹ năng, kỹ xảo, thì không giảm sút với thời gian. * ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

Page 70: Sach An Sinh Xa Hoi

Kinh nghiệm cho thấy nơi người có tuổi : 1. Khả năng cảm thụ rất nhạy, vui buồn dễ dàng, gặp trái ý là buồn tủi, một chút tế nhị là vui. Nhà tâm lý Carl Roger đã viết, khi ông được 81 tuổi : “Thường thường người ta hay nói đến sự thanh thản của tuổi cao tuổi. Tôi cảm thấy khác hẳn. Những sự kiện xảy đến cho tôi gây ra một phản ứng mạnh hơn lúc tôi còn trẻ. Khi tôi bị kích động, cảm xúc tôi lên cao độ. Đau khổ dường như sâu đậm hơn, nỗi buồn mãnh liệt hơn, niềm vui đạt đến đỉnh cao hơn và cơn giận cũng xảy đến dữ dội hơn. Về phương diện tình cảm, tôi thay đổi dễ dàng hơn trước. Sầu muộn hay hân hoan đều rất dễ khơi dậy...” 2. Cùng với khả năng cảm thụ cao, tuổi tác đem lại sự rộng lượng, khoan dung. Người từng trải là người đã nếm qua những cay đắng, ngọt bùi của cuộc đời. Họ đã am hiểu rằng cuộc sống hết sức phức tạp. Vì đã kinh nghiệm thất bại, nên người có tuổi khoan dung hơn giới trẻ (?) 3. Đặc điểm thứ ba của đời sống tình cảm là : sự xao xuyến, lo âu là tâm trạng thường xuyên của tuổi cao tuổi. Ý thức được rằng đời mình sẽ xế chiều, người lớn tuổi không thể tránh được một số trăn trở : - Sợ đau ốm làm mình xuống tinh thần. - Sợ không người săn sóc, không đủ kiên nhẫn chịu đựng nỗi đau. - Sợ báo hại con cái, làm khổ những người chung quanh. - Sợ chuỗi ngày còn lại quá trống trải, cô đơn, vô dụng... * ĐỜI SỐNG XÃ HỘI - Phần tiêu cực : Do năng lực cơ thể yếu kém, nên người cao tuổi - Không thích nghi dễ dàng với những điều mới mẻ : thay đổi chỗ ở - giờ giấc - thức ăn - đồ đạc thường gây bối rối. Người cao tuổi phê phán đôi khi nghiêm khắc những ai đổi mới : trong cách ăn mặc - nói năng - suy nghĩ - làm việc v.v... - Phần tích cực : Mặt khác, các cụ muốn truyền lại cho con cháu một di sản phong phú - vật chất cũng như tinh thần - truyền lại kinh nghiệm xử thế của mình, Họ thích gặp gỡ bạn bè, trò chuyện ; thích những cuộc hội họp, đám giỗ, đám cưới. Họ biết lo việc ích chung cho tập thể, từ xóm làng - khu phố đến quốc gia - thế giới. Họ hướng về thiên nhiên “hoa lan - cây cảnh” - Một công trình xuyên văn hóa cho thấy người lớn tuổi hầu hết khắp nơi trên thế giới có 5 nhu cầu : được săn sóc - yêu mến ; được khỏe mạnh hoặc chữa bệnh khi đau ; thấy mình có ích cho xã hội ; vui hưởng tuổi thọ, chuyện trò thỏa thích ; được học hỏi thêm. Tôi xin kết thúc phần I với lời bộc lộ của một cụ cao tuổi về nhu cầu trao đổi : “Nói chuyện đối với tôi là quan trọng... Nghe tiếng chuông là tôi chạy ra. Khách có thể trẻ hay cao tuổi, đàn ông hay đàn bà... Điều cần thiết là nói được vài lời... Tôi không phải là Bác sĩ nhưng tôi nghĩ rằng nói chuyện có một hiệu quả trị liệu... Chúng tôi là những người mà cuộc đời đã đưa đẩy ba chìm bảy nổi. Không nói chuyện được với ai, tôi xuống tinh thần lắm. Và khi tôi xuống tinh thần, thì thuốc bớt công hiệu. Tôi cần trao đổi với người khác như cần thở. Tôi tin rằng lời tôi nói cũng là một liều thuốc...” Phụ nữ 22 và 26/5/1993 Bài đọc 2 CÁI NHÌN VỀ TUỔI CAO TUỔI Từ trước tới nay, người ta coi sự cao tuổi nua như một thời kỳ suy thoái : cơ thể yếu dần, mất khả năng thích nghi, chỉ còn là một gánh nặng cho gia đình cho xã hội... Cái nhìn tiêu cực đó, đặc biệt nơi các quốc gia văn minh và kỹ nghệ hóa, đi ngược lại với truyền thống Á đông, luôn luôn quý trọng người có tuổi. Hiện nay, ngành tâm lý nhìn sự phát triển con người qua chiều dài của cuộc đời, và đặt diễn trình cao tuổi nua trong khuôn khổ của sự

Page 71: Sach An Sinh Xa Hoi

phát triển. Mọi phát triển đều có mặt nổi và mặt chìm. Phát triển không phải chỉ có một chiều kích. Đặc tính của mọi thay đổi là một biện chứng giữa cái được và cái mất. Bất cứ biến chuyển của lứa tuổi nào trong suốt chiều dài cuộc đời, cũng đều tuân theo quy luật đó. Không bao giờ chỉ có được mà thôi, hoặc mất mà thôi. Tuổi dạy thì được nẩy nở cơ thể, ý thức rõ rệt cái tôi mất cái vô tư, ngây thơ của thời thơ ấu. Tuổi thành niên được ổn định, hài hòa, chững chạc mất sự bồng bột, hăng say của tuổi trẻ Tuổi cao tuổi mất sự tráng kiện, nhanh nhẹn, độc lập được gì ? Không thể chỉ có mất mà không được. Con người không bao giờ ngừng tăng trưởng. Mất ở một chiều kích, tăng trưởng ở chiều kích khác. Tất cả khía cạnh tích cực của tuổi cao tuổi đã được nhìn nhận trong đức tính khôn ngoan, đỉnh cao của sự hiểu biết về cuộc đời. “Khôn ngoan là gì ? Đó là một sự hiểu biết lão luyện về cuộc sống cụ thể, cho phép có những trực giác đặc biệt, và những phán đoán liên quan đến những đề tài phức tạp và bấp bênh của thân phận con người”. Qua một số điều tra về sự khôn ngoan ở đời, các nhà nghiên cứu tại Viện Max Planek ở Berlin đã đưa ra 5 tiêu chuẩn cần hội đủ để một cách xử thế gọi là khôn ngoan, có tình có lý, phù hợp với đạo lý, với hoàn cảnh và lòng người : 1. Hiểu biết về sự phát triển của con người qua các lứa tuổi. 2. Hiểu biết về bản chất con người, giao tế trong xã hội và tương quan giữa các thế hệ. 3. Hiểu biết về nhiệm vụ và mục đích của cuộc đời. 4. Hiểu biết về sự thay đổi của con người và các nền văn hóa với thời gian. 5. Hiểu biết về những bất trắc của cuộc sống. Ngần ấy hiểu biết đòi hỏi thời gian và kinh nghiệm. Đa số các bậc cao niên có dáng điệu trầm tĩnh, nụ cười hiền hòa, phong cách điềm đạm. Khi gặp bất trắc trong gia đình, chính họ là những kẻ bình tĩnh, can đảm đối phó với hoàn cảnh và an ủi con cháu... Ta có hình ảnh của các hiền nhân, các triết gia, hình như không có gì làm cho họ ngạc nhiên được. Vì đã kinh qua những thăng trầm của cuộc sống, đã dày dạn phong sương, nên lòng họ trở nên thanh thoát, họ đối xử khéo léo với mọi tình huống. Không phải chỉ có một số ít người mới đạt đến cái khôn ngoan của tuổi cao tuổi. Quy luật thiên nhiên cho thấy rằng đến mùa là trái chín, chúng ta cũng có thể quả quyết rằng tuổi cao tuổi, dù bề ngoài có thiểu não đến đâu, bên trong cũng đạt đến sự chín muồi, đạt đến cái sung mãn của cuộc sống. VÀI NHẬN XÉT ĐỂ KẾT LUẬN Nhờ cái nhìn mới về người cao tuổi là người đã đạt tới đỉnh cao nào đó, tuy bề ngoài không nhận thấy được, tôi hy vọng xã hội sẽ góp phần trân trọng cuộc sống của các bậc cao niên. Làm thế nào để 5 nhu cầu căn bản của các cụ được thỏa mãn, làm sao cho các cụ cảm thấy mình có ích cho xã hội. Dân tộc Việt Nam xưa nay vốn trọng người cao tuổi. Chính cái hình ảnh đẹp về sự sung mãn của họ, sẽ khơi dậy những tình cảm đẹp trong lòng chúng ta và sẽ dẫn đến những hành vi xứng đáng với phẩm giá con người đặc biệt đối với các vị cao niên gần gũi với chúng ta nhất. Phụ nữ 22-5-1993 26-5-1993

Page 72: Sach An Sinh Xa Hoi

X NGHÈO ĐÓI 1. THỰC TRẠNG VỀ NGHÈO ĐÓI 1.1. Trên thế giới : Mặc dù trong thập kỷ qua tốc độ tiến bộ của KHKT rất nhanh, nhưng trên thế giới một số lớn người lại rơi vào hoàn cảnh sống thiếu thốn bi đát. Thế giới với hơn 5,2 tỷ dân thì có 1,2 tỷ người được liệt vào hạng rất nghèo (extremely poor) với thu nhập đầu người dưới 275 USD/ năm (hay mỗi ngày dưới 1 USD) và - Gần 900 triệu người lớn không biết đọc và viết. Tỷ lệ phải xóa mù chữ châu Á là 41%, châu Phi Sahara là 48%. Trong đó nữ chiếm 2/3 so với nam giới. - Có 1,75 tỷ người không có đủ nước sạch để dùng. - 800 triệu người đói và hơn 1 tỷ sống trong nghèo túng tuyệt đối. (1/6 dân phía Nam) - 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nặng (1/3 số trẻ trên thế giới). - 3 triệu trẻ em chết hàng năm do các bệnh chữa được. - Mỗi năm có 14 triệu trẻ chết dưới 5 tuổi. - Có trên 100 triệu trẻ em không được đi học một cách liên tục. - Tuổi thọ phía Nam (Nước nghèo) kém phía Bắc (Nước cao tuổiu) 12 tuổi.

Page 73: Sach An Sinh Xa Hoi

- Tỷ lệ tử vong các sản phụ phía Nam cao gấp 12 lần so với phía Bắc. Tình trạng trên không ngừng tăng lên một cách trầm trọng, nhất là ở các nước thuộc Châu Mỹ La tinh, châu Phi (vùng dưới Sahara) mức độ tăng trưởng là số âm và sự phát triển thụt lùi trở lại mức độ phát triển của 3,4 mươi năm về trước. Thí dụ : Peru 1986 tăng trưởng 9% 87 7% 88 -6% 89 -12% 90 -20% (Rapport mondial sur la développement humain, 1990) Năm 1992 ở Somalie hàng ngày có hàng trăm người chết đói trong số gần 6 triệu người đang đói chờ thực phẩm cứu trợ từng giọt của LHQ. Người ta tính trong số 800 triệu người thiếu ăn của thế giới thì châu Phi chiếm gần 1/2 (trong 64 nước nghèo thuộc thế giới thứ ba có đến 29 nước thuộc châu Phi) đa số ở các nước Ethiopie, Somalie, Soudan, Liberia, Mozambique, Angola... Đi cùng với cái đói là dịch bệnh đang hoành hành khủng khiếp mà người ta dự đoán 2 thập niên tới có đến 70 triệu người chết vì bệnh Sida. - Riêng vùng Nam Á (với 1/3 dân số của thế giới) có khoảng 600 triệu người nghèo, tập trung ở những nước thuộc nhóm nước nghèo ở châu Á như Lào, Népal (thu nhập 170 USD/người/năm), Việt Nam, Miến Điện, Banglades (200 USD/người/năm). Ấn Độ (350 USD/người/năm), Trung quốc (370 USD/người/năm), Pakistan (380 USD/người/năm). (TTCN 3/5/1992) Các chuyên gia phát triển gọi thập kỷ 80 là “The lost decade”, một thập kỷ bị đánh mất, một thập kỷ bị thua lỗ. - Nhưng nếu trước kia nhắc đến chữ nghèo người ta chỉ liên hệ đến thế giới thứ ba, thì ngày nay xuất hiện khái niệm thế giới thứ tư (le quart monde), đó là bên trong các nước công nghiệp phát triển, bên cạnh những cộng đồng sống trong sự sung túc có những nhóm xã hội thuộc vào hạng “rất nghèo”. Chẳng hạn ngay ở nước Mỹ hiện nay cũng đang có hàng chục triệu người sống bằng trợ cấp. Số người thất nghiệp ngày một tăng cao. Thí dụ : Tháng 1/92 = 7,1%, tháng 6/92 = 7,8% (KTSG, 13/8/1992, tr 25) Cuộc sống ở các thành phố Mỹ ngày một trở nên đông dân, ùn tắc giao thông, ô nhiễm, thiếu nước, giá nhà cao, trường học chật cứng, các băng đảng tội phạm ngày càng lộng hành, dịch Sida lan rộng do thất nghiệp, nghèo đói ngày càng tăng (Khủng hoảng của các đô thị Mỹ, TTCN 24/5/1992). Ở châu Âu cũng có những khu vực nghèo của người nước ngoài di tản từ Bắc Phi, Trung Đông. Tại những nước này họ sống bằng tạp vụ mà người bản xứ chê. Hiện số người nghèo tương đối ở châu Âu cũng đến khoảng 30 triệu. Ta có thể hình dung tỷ lệ người nghèo ở các khu vực trên thế giới qua biểu đồ sau : TÌNH TRẠNG NGHÈO KHỔ TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1985 - 2.000 % Dân số nằm dưới mức nghèo khổ 0 10 20 30 40 50 Nam Á Đông Á Châu Phi dưới sahara Trung Đông và Bắc Phi Đông Âu

Page 74: Sach An Sinh Xa Hoi

Mỹ La tinh 1985 1990 Vùng Caribê 2000 Ghi chú : Mức nghèo khổ được tính là 370 USD thu nhập hàng năm trên đầu người (theo sức mua của USD năm 1985) (Nguồn Ngân hàng thế giới, FEER, 16/7/92) Sự lan rộng của nghèo đói trên thế giới hiện nay là nỗi đau nhức của các nhà lãnh đạo, những người quan tâm đến các vấn đề xã hội của thế giới. Linh mục Gustavo Guttierrez, nhà thần học giải phóng người Péru, nổi tiếng về sự bênh vực cho người nghèo, khẳng định đây là một khủng hoảng toàn cầu do các mô hình và cơ chế phát triển trong các thập kỷ qua, trên bình diện quốc tế và quốc gia. 1.2. Việt Nam : Mặc dù Đảng và nhà nước ta hết sức nỗ lực đưa đất nước thoát dần cảnh nghèo đói, thế nhưng, cho đến nay VN vẫn chứ thoát khỏi tình trạng chung của các nước thuộc khối thế giới thứ ba, VN là một trong 15-16 nước nghèo nhất có thu nhập đầu người khoảng 200 USD/năm với bộ phận dân nghèo gồm khoảng 15 - 20 triệu (số này có thể nhiều hơn trong những năm bị thiên tai), trong khi đó những nước phát triển ở cùng khu vực thu nhập bình quân đầu người lên đến 24.000 triệu USD/năm, nhóm nước phát triển trung bình cũng có thu nhập bình quân đầu người từ 620 - 2320 USD/năm. Về dân số, VN được xếp vào nước đông dân đứng hàng thứ mười ba trên thế giới và có tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm là 2,2%, nhưng có trường hợp cá biệt ở một số vùng nông thôn sâu, tỷ lệ này có nơi lên từ 3 - 5%. Hiện dân số VN lên đến hơn 70 triệu người, dự kiến đến năm 2.000 sẽ lên đến 80 triệu. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN năm 91 là 3,8%, năm 92 tăng 5%. Theo các chuyên gia của tổ chức FAO thì một quốc gia muốn giữ được mức sống của người dân thì tối thiểu mức tăng dân số 1% lương thực phải tăng 2,5% và thu nhập bình quân đầu người phải tăng 4%. Căn cứ vào những số liệu trên ta thấy trong thời gian tới việc giải quyết tình trạng nghèo của VN còn nhiều khó khăn, đó là chưa kể việc phải nỗ lực trả nợ, với số đến nay lên đến 15,3 tỉ USD. Bên cạnh một số thành quả lớn về kinh tế xã hội, nhất là từ sau thời kỳ đổi mới đến nay, sự nghèo đói và khó khăn của VN vẫn còn rộng lớn ; điều này được ghi nhận qua một số số liệu thống kê trên một số mặt như : y tế, xã hội, giáo dục... của những năm gần đây : *. Y tế : - Tỷ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi năm 90 là 65% - Tỷ lệ trẻ tử vong dưới 1 tuổi là 49% - Trẻ sinh dưới 2,500 gr (suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ) 14 - 21,7% - Trẻ từ sơ sinh đến dưới 5 tuổi bị SDD : 51% - Trẻ chậm phát triển tâm thần từ 0,4 - 2,18% / tổng số dân. - 40% dân số cả nước có thể bị bệnh sốt rét (nằm trong vùng có nguy hiểm bị bệnh), mỗi năm có từ 1 - 3 triệu người mắc bệnh sốt rét. - Có 6 triệu người khuyết tật = 2,7% dân số mà 70% ở tuổi thanh thiếu niên. - Ở đồng bằng Sông Cửu Long 70% các bà mẹ thiếu sữa do thiếu dinh dưỡng (TTCN 5/7/92) *. Văn hóa - Giáo dục : - Tỷ lệ người mù chử cả nước : năm 92 = 12% (Asia week 7/12) - Trẻ bỏ học cả nước năm học 89 - 90 = 12,7%

Page 75: Sach An Sinh Xa Hoi

+ TP.HCM = 6% + Đồng bằng sông Cửu long = 18% + Minh Hải = 30 % - 50% số trường học ở nông thôn được xây dựng tạm bợ phải học 3 ca. - Ở cấp tiểu học, hiệu quả đào tạo trên cả nước còn rất thấp 49,6% (1.000 em học lớp 1, chỉ có 448 em tốt nghiệp đúng thời hạn). - Ở cấp 2, cả nước chỉ có 30% tổng số học sinh tốt nghiệp PTCS. - Ở cấp 3 có đến 15,7% học sinh bỏ học. *. Các vấn đề xã hội : - Trẻ lang thang bụi đời được các ngành có liên quan ghi nhận hiện ở TP.HCM có khoảng 30.000 em, ở Hà Nội có khoảng 13.000em. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ LTBĐ phần lớn do gia đình nghèo đói, tan vỡ, hay mất cha mẹ. - Tệ nạn mãi dâm : TP.HCM có khoảng 50.000 cô nhưng số liệu này có thể cao hơn. Và không những chỉ có ở TP,HCM mà hầu như ở khắp 44 tỉnh thành của cả nước đều có, đặc biệt ở những thành phố lớn, cửa khẩu, chợ biên giới... số lượng rất đáng kể. Về tình trạng kinh tế của những người hành nghề mãi dâm dựa trên số liệu thống kê phân tích của trường GDLD PN2 năm 1992, trong tổng số 789 học viên đến trường có 238 cô (30,2%) các cô có đời sống kinh tế gia đình tạm đủ sống. Còn lại 551 cô (69,8%) gia đình nghèo. - Về vấn đề nhà ở : Theo một cuộc điều tra trong chương trình phát triển vùng đồng bằng sông Cửu long năm 1987, mặc dù vùng này là nơi nông dân có mức thu nhập bình quân / đầu người cao hơn nơi khác 1,2 lần nhưng tỷ lệ nhà ở chật hẹp, lụp xụp rất cao (nhất là ở vùng sâu và ven biển) với 60% số nhà đang cần sửa chữa. Thí dụ : - Ở Long an có 20% nhà lụp xụp - Ở Hậu giang có 20% nhà ở của nông dân được đánh giá là “Bốn bề lộng gió”. - Ở Kiên Giang - Minh Hải có từ 30 - 40% nông dân không có nhà lành. (Trần phi Hổ. Gv trường Đại học Kinh tế, Kết quả điều tra của CT. 60B, 1987) - Theo kết quả điều tra của Ban Chính sách và quản lý (Bộ Nông nghiệp và công nghiệp TP) năm 1992, ở 9 tỉnh trọng điểm trên cả nước có đến 72,6% số hộ nông dân ở nhà tranh vách đất. Đặc biệt trong đó có 11,7% hộ sống trong các lều láng tạm bợ. Chỉ có 30% hộ có xe đạp để đi. Phần lớn tài sản, vật dụng trong nhà không có giá trị đáng kể. - Ở TP.HCM, theo dự đoán của Sở Nhà đất, hiện có khoảng 100.000 căn nhà ổ chuột và trên kinh rạch. Thí dụ : Theo kết quả 1 cuộc điều tra xã hội học năm 1992 ở khu phố 6 P.Tân Định có 24% nhà ổ chuột. 9% số hộ có diện tích ở bình quân dưới 1m2/người, 28% có diện tích ở bình quân dưới số hộ 3m2/người - Tình trạng thất nghiệp : Năm 1991, tổng số người trong độ tuổi lao động không có việc làm thật sự lên tới con số 1,7 - 1,8 triệu người. Nêu tính thêm số người có việc làm nhưng chưa thật ổn định và chắc chắn thì số lượng lên tới 7,5 triệu người (trong số này có khoảng 5 triệu trong khu vực nông nghiệp, 60 vạn trong các khu vực kinh tế không phải nông nghiệp và 50 vạn trong các khu vực khác. (Tạp chí Cộng sản 1/92 tr 29) - Nạn tàn phá môi trường : Trong 30 năm chiến tranh Việt Nam bị mất 4,3 triệu ha rừng do chất độc hóa học ; do đó với tỷ lệ rừng che phủ 43,8% đất đai, sau chiến tranh chỉ còn 29,3% và từ 1975 đến nay bị tàn phá thêm, nay chỉ còn khoảng 22,9%. (SGGP, 17/6/92). Việc tàn phá rừng ngoài tác hại gây lũ lụt, thiệt hại tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến thời tiết, còn tác hại nghiêm trọng là đất nông nghiệp bị xói mòn, rửa trôi vì rừng giữ được 50% lượng nước mưa trong đất, thân lá cây rừng hấp thụ 15% lượng nước mưa. Còn lại 35% lượng nước mưa chảy trên mặt đất. Với tốc độ và cường độ vừa phải không gây mòn đất và giữ được nước ngầm trên đường chảy. Người ta ước tính độ phá rừng bừa bãi hàng năm

Page 76: Sach An Sinh Xa Hoi

nước mưa cuốn trôi ra biển một lớp đất mầu dầy từ 2 - 3cm với tổng số lượng đất mầu bị mất hàng năm nhiều trăm tấn. + Một thí dụ dẫn chứng về việc phá rừng bừa bãi : Ở huyện Công Plông (Kon-Tum) chỉ riêng 4 tháng đầu năm 1992 có trên 100 ha rừng bị đốt phá, ngay cả những khoảng rừng nằm ngay khu vực huyện lỵ (SGGP 10/6/92). - Về nông nghiệp : Dù trong những năm gần đây sản lượng nông công nghiệp tăng khá (Năm 92 tăng 4,4%), mức xuất khẩu gạo tăng cao, nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế : * Đất canh tác thiếu, nếu tính bình quân trên dân số, mỗi người dân chỉ đạt 0,11 ha (1990), trong khi đó bình quân của thế giới năm 90 là 0,3 ha/người. (Thái 0,4 ha, Miến 0,7 ha, Mã lai 0,3 ha/người). Đến năm 1987 (sau NQ 10) vẫn còn khoảng 20% nông dân không có đất để canh tác. Năng suất còn thấp. Mức đầu tư về thủy lợi, khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp cho nông thôn còn rất thấp so với một số nước khác trong vùng. (Thí dụ theo kết quả điều tra của CT 60B : hiện VN chỉ cơ giới hóa trong nông nghiệp khoảng 17,7% diện tích, trong khi đó tỷ lệ thấp nhất của một số nước quanh vùng ít nhất cũng đạt 23%. Một số vật tư khác như phân bón, thuốc trừ sâu có tăng hơn trước 1,6 lần nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu (đạt 40%). Phân bón bình quân thế giới 85kg/ha/năm ; ta chỉ đạt 25kg/ha/năm. Những điều kiện hạn chế trên đã đưa đến thực trạng 70% lực lượng lao động của toàn xã hội sống ở vùng nông thôn có đến 50% số người thiếu ăn, với thu nhập bình quân đầu người tháng của hộ nông dân chỉ 21.428 đồng. Riêng hộ nghèo chỉ đạt dưới 10.000 đồng/người/tháng ; trong số hộ này lại có đến 30% số người không có thu nhập gì đáng kể. Vì vậy hàng năm, tùy vùng, có khoảng 20% hộ thiếu ăn từ 4 - 6 tháng, 30% số hộ thiếu ăn từ 2 - 3 tháng. Ở những nơi thiên tai, hạn hán, mất mùa diện thiếu ăn thường xuyên lên tới 70 - 80% tổng số hộ và thời gian thiếu ăn kéo dài tới 7 - 8 tháng. Vì vậy trong khi yêu cầu mỗi người trong một ngày đêm phải có từ 2.100 - 2.200 calo để lao động bình thường thì bình quân nông dân ta chỉ mới đạt 1.900 calo. Riêng nông dân nghèo, chỉ có 23% số người đạt bình quân 1.500 - 1.800 calo, số còn lại dưới 1.500 calo. Do đó tình trạng suy dinh dưỡng ở nước ta là phổ biến. Năm 1990, 90% số trẻ em là TE ở vùng nông thôn, thuộc các hộ nghèo. Nạn suy dinh dưỡng vì thiếu ăn đã và đang làm thanh niên nước ta giảm sút trọng lượng, chiều cao và sự bền bỉ trong công việc (Bùi Ngọc Trinh, Người nghèo lao động nông thôn, Tạp chí cộng sản số 11/1991 tr 23 - 26). * Ở TP.HCM, theo số liệu điều tra tháng 7/1992, riêng ở ngoại thành, trong 103.250 hộ nông nghiệp, có 45.920 hộ được gọi là đủ ăn đến khá giả (45%), 25.390 hộ được xem là tạm đủ ăn (24%). Còn 31.940 hộ được đánh giá là nghèo đói (31%) : trong đó có khoảng 9.000 hộ (200.000 nhân khẩu) phải cứu đói thường xuyên (SGGP 30/6/92). Ở khu vực nội thành TP.HCM dù số hộ nghèo đói chưa được thống kê nhưng chỉ riêng số hộ sống ở lòng lề đường cũng lên đến 1.200 hộ và nhiều khu nhà ổ chuột với ước tính của sở NĐ. TP là hơn 100.000 căn với hơn 100.000 hộ (TT 6/8/92). Trên đây chỉ là một số số liệu xét trên một số mặt biểu hiện thực trạng về sự nghèo đói của Việt Nam. Để có một cái nhìn so sánh giữa VN và một số nước lân cận ta có thể căn cứ trên bảng thống kê của Asia week sau đây (3/7/92) : MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Nước Tổng SP Q.gia/ người (USD) Tốc độ tăng sản lg trong nước XK 12 tháng qua (tỉ USD) Nợ nước ngoài (tỉ USD) Lạm phát (%) Số người / 1 ĐT

Page 77: Sach An Sinh Xa Hoi

(người) Tỷ lệ tăng dân số (%) Tỷ lệ biết chữ (%) Số người / 1 BS (người) Brunei 17.000 3,5 1,9 3,0 5,5 2,8 85,1 1323 Singapore 13.600 5,1 58,8 2,2 2,3 1,1 90,1 753 Malaysia 2.475 8,8 34,7 14,8 4,4 10,1 2,3 78,0 2656 Thái Lan 1.605 7,9 28,1 27,3 5,7 36,0 2,7 89,5 390 Philippines 725 0,5 8,9 29,4 9,2 60,0 2,3 89,8 1016 Indonesia 605 6,4 29,4 70,1 8,7 166,0 1,8 85,0 7238 Việt Nam 200 3,8 1,4 15,3 78,9 537,0 2,2 88,0 3140 Lào 180 4,0 0,08 0,7 10,4 450,0 2,9 83,9 6495 Campuchia 150 5,0 0,04 1,4 150,0 790,0 2,2 48,0 27.000 2. khái niệm về sự nghèo đói - Theo đánh giá của Liên hiệp Quốc, một quốc gia được coi là nước nghèo khi có thu nhập bình quân đầu người hàng năm dưới 500 đôla, và dưới 200 đôla là nghèo nhất. ngoài ra LHQ cũng phân nghèo thành 2 loại : nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. *. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày như ăn, mặc, nhà ở, nước uống, vệ sinh, y tế, giáo dục và sự tham gia vào các quyết định của cộng đồng. Ngoài các chỉ tiêu về mức tiêu dùng, về dinh dưỡng kể trên còn phải xác định các chỉ tiêu về những nhu cầu cơ bản khác như chất lượng về nhà ở, khả năng được đến trường tiểu học, tỷ lệ người ăn theo, trình độ học vấn của chủ hộ... nếu các chỉ tiêu này không được bảo đảm hoặc không phù hợp thì hộ gia đình đó được coi là nghèo tuyệt đối. *. Nghèo tương đối là những hộ có thu nhập thấp hơn thu nhập trung bình trong cộng đồng hay không có khả năng đạt tới mức sống tối thiểu tại 1 thời điểm nào đó. (Chương trình giảm nghèo khổ, PTS Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí Lao động - XH tháng 8/92). - Một khái niệm khái quát hơn, một quan chức của NGPT Châu Á cho rằng : “Nếu ai chỉ có thứ tài sản duy nhất là sức lao động mà người đó lại bị thất nghiệp hoặc nếu ai ở nông thôn mà không có đất để canh tác thì đó là người nghèo”. (SGGP, 25/5/92) - Riêng ở Việt Nam, việc đánh giá hộ nghèo được căn cứ trên thu nhập bình quân đầu người hàng tháng (dưới 10.000đ) số lượng tháng thiếu ăn hàng năm và lượng calori thu nạp qua thức ăn hàng ngày dưới mức trung bình cho một lao động bình thường trong một ngày đêm là từ 2.100 - 2.200 calori. Năm 1992, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo TP.HCM xác định dạng hộ nghèo đói như sau : + Hộ thiếu ăn trên 6 tháng / năm xếp vào diện đói. + Hộ có thu nhập bình quân dưới 500.000 đồng / người / năm xếp vào hộ nghèo. - Một tác giả VN khác mô tả sự nghèo đói bằng hình tượng cụ thể hơn : “Những đứa trẻ trần truồng, bụng ỏng, chân tay như những que củi, đùa nghịch với những con chó, con mèo cũng gầy còm, ghẻ lở, những người lớn quần áo chỉ đủ che thân, nét mặt luôn khắc khổ, nhẫn nại, những mái nhà xiêu vẹo, chắp vá, những bữa cơm chủ yếu là chén nước mắm và dĩa rau luộc...” (Công giáo và Dân tộc số 856 ngày 10/5/92 : Nhận diện cái nghèo , Lương Hữu Định, tr 1) 3. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI TRÊN THẾ GIỚI

Page 78: Sach An Sinh Xa Hoi

3.1. Nguyên nhân cơ bản của sự đói trên thế giới là chính sách và mô hình phát triển kinh tế toàn cầu với sự bóc lột triệt để của các nước cao tuổiu đối với các nước nghèo đã khiến cho tài nguyên từ phía Nam được đổ về phía Bắc. Tài nguyên từ Nam lên Bắc thì vô hạn, còn từ Bắc xuống Nam thì mức cho phép không quá 0,3%. Chính sách ép giá, cho vay, các biện pháp thắt lưng buộc bụng áp đặt và khối nợ nước ngoài khổng lồ (năm 1989 nợ của thế giới thứ ba lên đến 1.300 tỉ USD). Hậu quả là ngân sách cho sức khỏe, giáo dục, ASXH bị cắt giảm, tàn phá môi sinh, lương thực cơ bản dành cho xuất khẩu đến đỗi không còn dư cho người dân... Đói, nghèo, cùng khổ gia tăng ngày càng cao ở thế giới thứ ba. Trong nước, các mô hình phát triển sau đây hoàn toàn phục vụ lợi ích các nước cao tuổiu : Nặng về ngân sách quân sự và cảnh sát, xây dựng khoa trương, dựa trên xuất khẩu là chính và sự làm cao tuổiu của một thiểu số trên xương máu của người nghèo. Để có ngoại tệ mạnh, nhiều nước đang phát triển xuất khẩu tối đa nguyên liệu, sản phẩm nông nghiệp và khoáng sản, những sản phẩm cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày, là những yếu tố thiết yếu cho một nền tảng kinh tế ổn định trong nước. Lấy Châu Mỹ La tinh và Peru để minh họa, các nhà kinh tế Châu Mỹ La tinh kết án chủ nghĩa kinh tế tự do đã ngự trị một thời gian dài. Mô hình này cho rằng cứ làm ra thật nhiều của cải không cần quan tâm đến cấu trúc xã hội. Nếu trong nước có một thiểu số làm cao tuổiu thì người khác cũng có thể hưởng những của rơi rớt của họ. Thực tế cho thấy số người nghèo ngày càng tăng và khoảng cách giữa người cao tuổiu và người nghèo ngày càng lớn. Ở một số nước thuộc Châu Mỹ La tinh, số hộ rất nghèo được phân bố như sau : - Peru 52% - Brazil 40% - Columbia 30% - Costa Rica 25% Riêng châu Phi, những quốc gia ở đây nguyên là những thuộc địa cũ của Anh, Pháp, Đức, Bồ đào Nha, Bỉ. Sau hàng thế kỷ khai thác, bóc lột, thực dân cũ lùi bước trước làn sóng đấu tranh dành độc lập, song các nhà tư bản phương tây dưới hình thức chủ nghĩa thực dân mới tiếp tục hiện diện. Chính phủ các nước châu Phi đầu tư xây dựng những công trình mới như du lịch để phục vụ người da trắng và quan lại bản xứ ; xây dựng cảng, đường ra cảng cho các nước Âu Mỹ đến bốc vét tài nguyên châu Phi. Đất nước cạn kiệt, dân trí thấp, môi trường bị tàn phá. Không hề có những công trình đầu tư của các nước cao tuổiu vào việc phát triển vùng đất cằn cỗi này chẳng hạn đầu tư vào những công trình thủy lợi, do đó sa mạc hóa lan rộng, hạn hán luôn xảy ra, đất canh tác đã ít, hàng năm còn có hơn 6 triệu ha đất bị mất, thiệt hại gấp 10 - 20 lần so với việc giúp những nước này phòng chống sa mạc hóa hoặc làm thủy lợi. Tại những nước châu Phi này không sản xuất, chế biến mà chỉ tập trung vào khai thác, trong khai thác cũng không hề được chuyển giao công nghệ - Và cũng như những nước thuộc thế giới thứ ba khác, các nước châu Phi luôn bị thiệt thòi trong quan hệ buôn bán với các nước cao tuổiu có phương Bắc. Càng ngày tỉ lệ nước cao tuổiu mua bán với nước cao tuổiu càng tăng lên và nước nghèo thì ngày càng giảm đi. Đầu tư của nước cao tuổiu vào nước nghèo cũng ngày càng giảm : thí dụ năm 80 đầu tư của những nước cao tuổiu vào các nước châu Phi chiếm 65% nguồn đầu tư, nhưng đến 88 giảm chỉ còn 35%, trong khi đó nợ ngày càng tăng. Năm 1990 các nước nghèo châu Phi có tổng số nợ lên đến 139,6 tỉ USD. (Tường Vân, Châu Phi sau nạn nghèo đói chờ đợi gì ? SGGP, 6/6/92). 3.2. Nợ : Nợ là một áp lực lớn trên sự phát triển của các nước thuộc thế giới thứ ba. Theo nhận định của UNDP mỗi năm các nước đang phát triển mất đi 500 tỉ USD cho các nước cao tuổiu bằng 10 lần số viện trợ mà các nước nghèo nhận được. Số tiền bị mất này do “Lãi từ nợ” mà các nước nghèo phải trả cho nước cao tuổiu. (TTCN 6/9/92) Để trả nợ, các nước nghèo

Page 79: Sach An Sinh Xa Hoi

phải đi vay tiền của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) theo những kỳ hạn và điều kiện khắc nghiệt, qua những chương trình “điều chỉnh cấu trúc”, “ổn định hóa” mà đó là “những biện pháp khắc khổ” mà người nghèo phải chịu đựng nặng nhất. Phụ thuộc vào điều kiện cho vay của IMF có nghĩa là phải cắt xén phúc lợi dành cho các chương trình sức khỏe, y tế, giáo dục, an sinh trong nước. Là không quan tâm đến môi trường, là phân tán các tài nguyên quý báu về con người và tài chính rút từ nền sản xuất cơ bản để xuất khẩu (mà người nghèo dựa vào đó để sinh tồn) nhằm thu ngoại tệ để trả lãi cho số nợ đã vay. Nhưng thực tế, các nước thế giới thứ ba dù có nỗ lực trả nợ cũng không bao giờ trả nổi, ngược lại, nợ ngày càng tăng. Trong quan hệ buôn bán, các nước nghèo luôn bị các nước cao tuổiu ép giá. Thí dụ sau đây cho thấy rõ tính chất bóc lột, ép giá của các nhà tư bản nước cao tuổiu : Châu Phi là xứ sản xuất cacao thừa cho cả thế giới tiêu thụ, thế mà Ngân hàng thế giới (WB) lại tài trợ cho Indonesia và Malaisia trồng cacao. Năm 1989 hai nước này sản xuất được hơn 200.000 tấn cacao với giá rẻ hơn giá cacao của châu Phi. Ông René Dumont một người quan tâm nghiên cứu về châu Phi hỏi một viên chức WB, ông này lạnh lùng nói : “Chúng tôi muốn có cacao với giá rẻ mạt”. Chúng tôi là ai ? Đã quá rõ. Sự phong tỏa giá cả của những kẻ cao tuổiu Âu Mỹ đã giết chết nền sản xuất của Châu Phi (TTCN 25/5/92). Riêng các nước nghèo ở vùng châu Á thì sao ? Lục địa châu Á Cổ đại được ca ngợi là cao tuổiu có. Thời bấy giờ người ta ca ngợi miền đất Ấn độ ngoại sông Hằng và cho rằng “ngay đất ở đây cũng là vàng bạc”. Có người vẽ họa đồ Đông Nam Á như một bán đảo rộng lớn và đặt tên là “Lục địa đảo vàng” (Aurea chersonesus). Chính vì thế mà từ thế kỷ 16 trở đi những thương nhân, nhà truyền giáo cùng những đoàn quân viễn chinh mới đổ xô vào vùng ĐNÁ để vơ vét tài nguyên. Rõ ràng các nước nghèo ở Nam Châu Á hiện nay, nguyên nhân nghèo cơ bản cũng không nằm ngoài nguyên nhân bị nước cao tuổiu bóc lột triệt để (SGGP, 12/3/92) Điều này còn được thể hiện qua biểu đồ sau : PHÂN PHỐI THU NHẬP TOÀN THẾ GIỚI NĂM 1989 % DÂN SỐ THẾ GIỚI 5 TỈ NGƯỜI PHÂN CHIA THU NHẬP TOÀN THẾ GIỚI 82,7% 20% những nước cao tuổiu có nhất Hưởng 82,72% thu nhập toàn thế giới 11,7% 20% những nước cao tuổiu 11,72% 2,3% 20% những nước kém cao tuổiu hơn 2,3% 1,8% 20% những nước nghèo 1,9% 1,4% 20% những nước nghèo nhất 1,4% Nguồn = UNDP Nhìn lại VN, những điều phân tích trên dể nhận thấy nhất qua sự vơ vét của giặc Tàu đến Pháp, Mỹ trải qua gần 12 thế kỷ. Ngay cả hiện nay, chính sách cấm vận của Mỹ và đồng minh, sự chèn ép về buôn bán, giá cả, áp lực chính trị... ngay cả trong viện trợ mang tính chất nhân đạo cũng không thoát khỏi chủ trương kềm hãm của những nước cao tuổiu. Ngoài nguyên nhân bao trùm mang tính chất sách lược toàn cầu của những nước cao tuổiu, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự nghèo đói của các nước thuộc thế giới thư ba. 3.3. Chiến tranh : Theo tổng kết của Tổ chức Y tế thế giới (WHO năm 1962) ; trong lịch sự loài người đã xảy ra hằng mấy trăm cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang làm cho 3.5 tỉ

Page 80: Sach An Sinh Xa Hoi

người thiệt mạng. Riêng từ năm 1945 - 1962 đã có hằng 100 cuộc chiến tranh, giết chết trên 21 triệu người tức hàng ngày có khoảng 33 - 41.000 người chết vì chiến tranh, xung đột. Và từ năm 1962 đến nay trên thế giới cũng đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh nghiêm trọng khác. (TTCN 3/4/92) Chiến tranh xảy ra phần lớn cũng xuất phát từ nguyên nhân tranh cao tuổinh quyền lợi, tài nguyên và kết quả sự thiệt hại lớn nhất vẫn nghiêng về các nước nghèo, yếu thế. Trong khi đó những món lợi kếch xù của việc buôn bán vũ khí, quyền lợi kinh tế sau chiến thắng... vẫn thuộc về tay những nước cao tuổiu mạnh. 3.4 Dân số : Phúc trình về dân số năm 1992 của LHQ khuyến cáo: Phần lớn các nước đang phát triển đã không giảm được tỷ lệ sinh sản. Hiện đà tăng dân số thế giới đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Theo đà này thì vào năm 2050 dân số thế giới sẽ tăng lên 10 tỉ người. Tức trung bình mỗi thập niên tăng 97 triệu người. Nhiều nhất là ở những vùng châu Phi, Á, Mỹ La tinh. 3.5. Sự quản lý kém : Quản lý kém ở nhiều lãnh vực từ đó các chương trình, kế hoạch phát triển của các chính phủ các nước đang phát triển thực hiện không hiệu quả, dẫn đến kinh tế không phát triển, luật pháp không đầy đủ, hoặc không nghiêm, tham ô, đầu tư không đúng gây lãng phí, không bảo vệ tốt môi trường, đô thị hóa hỗn độn... 3.6. Đầu tư cho giáo dục, đào tạo nhân tài thấp, lại bị thất thoát. Thí dụ : thống kê năm 1985 : - Các nước phát triển đầu tư 6% tổng sản phẩm quốc gia (GNP) cho giáo dục. Tính bình quân đầu người lên đến 682 USD / năm. - Các nước Đông Á (NIC) đầu tư 4,5% GNP cho giáo dục, tính bình quân trên đầu người 130 USD/năm. - Các nước chậm phát triển : + Châu Phi đầu tư 3,3% GNP cho giáo dục, bình quân đầu người 10 USD/năm. + Châu Á đầu tư 2% GNP cho giáo dục, bình quân đầu người 4 USD/năm (KTSG 6/8/92, tr 26) Tiến sĩ Goh Keng Swee (Nguyên chủ tịch Quỹ tiền tệ Singapore) nhận định : một trong số những yếu tố cất cánh của 4 con rồng châu Á là nhờ có kế hoạch mở rộng kiến thức cho nhân dân và sử dụng nó có hiệu quả. Thí dụ : - Đài Loan từ 1950 - 1980 có 112.659 sinh viên du học ở nước ngoài, nhiều nhất là ở Mỹ. - Nam Triều Tiên, 1980, do chính sách “chiêu hiến đãi sĩ” hơn 1.200 nhà khoa học và kỹ sư từ nước ngoài ùn ùn kéo về phục vụ quê hương (dù điều kiện về lương bổng có thấp hơn ở nước ngoài). Từ 70 - 90, con số sinh viên theo học các ngành công nghệ và khoa học tự nhiên đã tăng hơn 10 lần (36.671 người — 371.319 người). (KTSG 34 - 92, 20/8/92) 3.7. Sự rời bỏ những giá trị cổ truyền để chạy theo mô hình các nước phát triển mà ít xét đến điều kiện, hoàn cảnh của chính quốc gia mình. 3.8. Sự thiếu vốn và kỹ thuật. 3.9. Vai trò người phụ nữ bị xem nhẹ trong việc tham gia và hưởng những lợi ích của sự phát triển. Người phụ nữ là nạn nhân của sự nghèo đói trong khi chính họ là một lực lượng đa số, là tác nhân quan trọng của sự phát triển. 3.10. Điều kiện thiên nhiên không thuận lợi. 4. NẠN NHÂN CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI Hai đối tượng là nạn nhân gánh chịu hậu quả nặng nhất của nghèo đói là phụ nữ và trẻ em. Trong tổng số người nghèo, phụ nữ chiếm một bộ phận quan trọng, nhất là những người phụ nữ sống một mình nuôi con. Trong tình hình thiếu việc làm, người phụ nữ lại là người

Page 81: Sach An Sinh Xa Hoi

có thể dễ kiếm sống cho gia đình bằng tạp vụ. Các cuộc nghiên cứu còn cho thấy lượng công việc của người phụ nữ trong gia đình nghèo là gấp đôi của người nam. Một nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có nhiều chục vạn phụ nữ ở Indonesia, Philippines, Sri Lanka được xuất khẩu để làm việc nhà tại các nước Trung đông và các nước lân cận. Việc họ sống một mình ở một xã hội xa lạ và xa chồng con đang gây ra nhiều vấn đề tâm lý xã hội cho chính họ và gia đình. Nạn nhân thứ hai của nghèo đói là trẻ em. Trẻ em nghèo rơi vào đủ thứ nguy cơ về sức khỏe, học hành, nhân cách. Tình hình trẻ em đường phố là một hiện tượng nổi cộm nhất của thế kỷ. Gần đây lại thêm tệ nạn mãi dâm trẻ con. 5. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI Người ta thường nói sai nghèo đói là “bẩm sinh” hay “cha truyền con nối”. Đúng là nghèo đói chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cần thấy rõ những nhân tố khiến cho người nghèo khó thoát ra khỏi cảnh ngộ của mình. Dưới đây là các đặc điểm của thế giới nghèo: - Tuổi thọ thấp. - Trình độ giáo dục thấp. - Thiếu kỹ năng. - Thiếu cơ hội làm việc. - Khó để dành tiền, không thể vay mượn tín dụng vì thiếu thế chấp. - Ít tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, chính trị, giải trí. - Dễ bị bệnh. - Thiếu ăn. - Không có sự riêng tư. - Dễ xảy ra bạo lực (đánh nhau, đánh vợ, con). - Hay bỏ vợ. - Điểm khó chấp nhận nhất là sự khinh miệt, biệt lập của xã hội đối với người nghèo. Từ những đặc điểm trên NGHÈO là một cái vòng luẩn quẩn Nghèo Vị trí KT-XH thấp VÒNG Thiếu cơ hội (Thu nhập thấp, không LẨN (GD, VH, KHKT, được công nhận, không QUẨN nghề nghiệp) quyền lực) Học vấn thấp 6. TÂM LÝ NGƯỜI NGHÈO : - Cam chịu với số phận, buông trôi. - “Sống cho ngày hôm nay”. - Kiếm sống từng bữa vì vậy không nghĩ đến dành dụm cho ngày mai. - Nếu chỉ có hôm nay thì hưởng nó cho trọn vẹn (ăn nhậu, bài bạc...) - Chỉ lo cho cái ăn, cái mặc là đã quá cực rồi, làm sao quan tâm đến nhu cầu tinh thần, văn hóa của mình và con cái. - “Đấu tranh để sống”. Khi đói thì làm bất cứ cái gì để có ăn (làm việc bất chính, cướp giựt). - Cô đơn, tuyệt vọng, hận thù. - Mặc cảm với xã hội đang ruồng bỏ họ. Những người nghèo (khi tình trạng chưa quá bi đát) có những đức tính :

Page 82: Sach An Sinh Xa Hoi

- Cần cù chịu khó. - Tương thân, tương trợ. - Đoàn kết. Có những tác giả gọi đây là những “vết thương tâm lý của nghèo đói”. G. Guttierrez nói : “Nghèo là chết về mặt thể chất lẫn tinh thần. Người da đỏ chết rất trẻ, trẻ em nghèo chết sớm, thể chất người nghèo kém sức khỏe vì đói, bệnh tật vì không thuốc chữa, về tinh thần thì không vui chơi, giải trí, không thưởng ngoạn cái đẹp, không niềm tin. Người nghèo thường bị mất nhân quyền. Quyền được phát triển và được dự phần vào quá trình phát triển KT - XH - VH - CT của quốc gia. Dự phần là đóng góp đồng thời là hưởng thụ kết quả của phát triển. 7. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM LÀM GIẢM ĐI SỰ NGHÈO ĐÓI 7.1. Trên toàn cầu : Liên hiệp Quốc có những chương trình viện trợ nhằm giúp các nước thế giới thứ ba giảm nghèo khổ và phát triển (thí dụ : UNICEF, UNDP, FAO, WHO, UNESCO...). Thế nhưng mức độ viện trợ hiện nay còn quá thấp để san bằng khoảng cách giữa nước cao tuổiu và nghèo (Người cao tuổiu nhất có mức thu nhập gấp 150 lần những người nghèo nhất) vì chỉ có 1/4 viện trợ được dành cho 10 nước nghèo nhất và chỉ có 7% là dành cho việc giáo dục cơ bản, chăm sóc sức khỏe ban đầu, dinh dưỡng và KHHGĐ. Các nước Nam Á, nơi có hơn phân nửa những người nghèo nhất chỉ nhận được 5USD / đầu người / năm. Trong khi Trung đông có lợi tức trên đầu người cao gấp 3 lần Nam Á lại nhận được 35 USD. Và ngay trong các nước đang phát triển, 40% người cao tuổiu nhất lại nhận được gấp đôi 40% người nghèo nhất. Ngân sách viện trợ của LHQ do các nước công nghiệp phát triển đóng góp là 0,7% GNP. Thế nhưng LHQ chỉ thu được 1/2 kế hoạch dự kiến về sự đóng góp lại cũng rất chênh lệch. Thí dụ Na Uy đóng 1,17% GNP trong khi đó Mỹ chỉ góp 0,19%, Anh góp ít nhất trong khối EC. Điều này cho thấy sự mong chờ của các quốc gia nghèo vào viện trợ của các tổ chức LHQ để giảm nghèo đói và phát triển là khó khăn và rất chậm. (Trường hợp đói ở Somalie 1992 cho thấy điều này). Gần đây LHQ và nhiều hoạt động xã hội nổi tiếng trên thế giới đề xuất nhiều biện pháp có tính cách toàn cầu nhằm giúp các nước nghèo thoát dần cảnh nghèo đói : *. Phong trào vận động xóa nợ. *. Vận động các nước Nhật, Mỹ và EC giảm 1/2 rào cản mậu dịch (xuất khẩu các nước thế giới thứ ba sẽ tăng 50 tỉ USD/năm = tiền viện trợ cho thế giới thứ ba một năm). *. Điều chỉnh thị trường thế giới, cải cách viện trợ và có biện pháp đối với các món “lãi từ nợ” của các nước thế giới thứ ba phải trả. *. Thay đổi chức năng của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và hiệp định chung về mậu dịch và thuế quan (GATT), tổ chức lại môi trường thế giới và các chương trình của LHQ nhằm tiến tới quản lý tốt hơn nền kinh tế toàn cầu. (TTCN 6/9/92) Ngoài việc ngày 22/12/1992, LHQ đã thông qua dự thảo nghị quyết (NQ) về hoạt động chống đối ở các nước đang phát triển : NQ nhấn mạnh đến chính sách của mỗi nước trong việc đấu tranh chống lại tình trạng nghèo đói thông qua việc tạo việc làm, thực hiện những chương trình tăng thu nhập. Khẳng định tầm quan trọng của sự giúp đỡ quốc tế đối với việc chống nghèo đói. Đề nghị các nước đóng góp hàng năm 0,7% GNP và tiếp tục đóng góp tài chánh cho hiệp hội phát triển quốc tế và Quỹ quốc tế phát triển con người. Tất cả những đề xuất kể trên cho thấy nhiều người thấy rõ nguyên nhân cốt lõi của sự nghèo đói ở thế giới thứ ba. Thế nhưng chỉ mới nằm trong những đề xuất và vận động thực hiện. Bên cạnh các tổ chức của LHQ còn có các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động xã hội của các nước cao tuổiu. Nhiều tổ chức được thành lập và hoạt động từ nhiều thập kỷ qua và có mạng lưới trên nhiều quốc gia. Những tổ chức này cũng góp phần quan trọng trong việc giúp các quốc gia nghèo đói giải quyết phần nào các vấn đề xã hội.

Page 83: Sach An Sinh Xa Hoi

7.2. Phạm vi quốc gia : Khuyến cáo chung của LHQ là các quốc gia phải đầu tư đầy đủ ngân sách cho các dịch vụ y tế văn hóa xã hội vì sự cắt giảm đã sản sinh ra nhiều vấn đề xã hội, rốt cuộc gây nhiều tốn kém và tác hại hơn. Điều này rất đúng, rất lý tưởng nhưng quá khó thực hiện vì đã nghèo mà lấy đâu để đầu tư cho mặt xã hội. 7.2.1. Theo các chuyên gia phát triển, ngoài việc vận động xóa nợ, tiến tới một nền kinh tế quốc tế công bằng hơn cần phải : - Xét lại toàn bộ triết lý phát triển của phương Tây. Một xu hướng phát triển sản xuất thật nhiều vật chất và lấy chủ nghĩa tiêu dùng làm mục đích cuối cùng đã tàn phá các giá trị nhân bản, đạo đức của nhân loại. Các nước nghèo do chạy theo chủ nghĩa tiêu dùng này mà phải bán đất, bán nguyên liệu, và cả con người (mãi dâm, xuất khẩu lao động dạng thấp) và tạo ra sự phân hóa xã hội trầm trọng (Thái Lan, Philippin v.v...). Một số nhà kinh tế Ấn độ cổ vũ cho một triết lý phát triển với mục đích không phải để có nhiều của cải vật chất mà để sống tốt hơn (Not to Have more but to Be more). - Tìm một phương hướng phát triển cho và do người nghèo. Tạo ra một luồng sinh hoạt kinh tế ở cơ sở không bị tác động bởi kinh tế quốc tế vĩ mô. Từ đó có sự nhấn mạnh về dự án phát triển nhỏ. Kinh tế gia đình, các loại hình tự tạo ra việc làm. Các chương trình hỗ trợ phát triển ngày nay không áp đặt những dự án lớn, ngoài tầm tay của người nghèo. Do đó đang có phong trào tín dụng tư vấn phát triển cho từng hộ, từng nhóm hộ để người nghèo thật sự làm chủ. - Hiểu ra rằng không ai khác hơn có thể thay thế người nghèo tự mình thoát ra cảnh nghèo đói. Từ đó vấn đề không còn là ban phát, làm thay mà trang bị cho họ một năng lực (capability building) và sức mạnh (empower) để tự phát triển dần. Do đó nên giảm nhẹ xu hướng cung ứng dịch vụ (vừa tốn kém và có xu hướng ban phát) mà vận động, giáo dục và tổ chức cho người dân tự làm. Các phương pháp phổ biến ngày nay là giáo dục giác ngộ (do Paolo Freire đề xướng), giáo dục chủ động nhằm tạo sự chủ động, khơi dậy tiềm năng, nhất là lòng tự tin của người nghèo. Người nghèo chỉ làm chủ khi họ có kiến thức và kỹ năng không những trong lãnh vực sản xuất mà ngay trong quản lý, sức khỏe và văn hóa xã hội. Họ phải biết được quyền lợi của mình (ví dụ các nguồn trợ vốn phát triển, nơi học nghề, các chính sách kinh tế, giá cả). Tác viên phát triển ngày nay phải được trang bị để hỗ trợ người nghèo về mặt này. Về mặt vĩ mô phải có một khảo hướng phát triển kinh tế xã hội giảm sự phân hóa, phòng ngừa trước các vấn đề xã hội (ví dụ một chính sách phát triển du lịch tránh việc làm gia tăng các tệ nạn xã hội mà tăng tính giáo dục, văn hóa), tạo được công bằng xã hội. Phát triển cộng đồng là phương hướng toàn diện cho các địa phương xem trọng ngang nhau các mặt kinh tế văn hóa xã hội, “lấy dân làm gốc” là công cụ giúp một số quốc gia trong vùng thoát khỏi nghèo đói. Sự phát huy vai trò của phụ nữ được nhấn mạnh, 7.2.2. Trở lại VN, chúng ta có mấy thuận lợi và hạn chế sau đây: Thuận lợi : Điều này được thể hiện qua một số mặt sau : a) Nhà nước ta thật sự quan tâm đến người nghèo.Nhằm mục đích giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội cũng như nâng dần chất lượng sống của mọi người dân. Về mặt chính sách xã hội trong “Chiến lược ổn định và PT KTXH... tới năm 2.000" nhà nước ta đề ra nhiều mục tiêu nhằm phát triển sản xuất, bảo đảm đời sống của mọi người, thực hiện chính sách đền ơn trả nghĩa đối với những người có công, bảo trợ trẻ mồ côi, người tàn tật, người cao tuổi, cô đơn, diện chính sách, cứu trợ những vùng gặp thiên tai, rủi ro, những gia đình quá nghèo khổ... Nhà nước kêu gọi toàn xã hội phát huy trách nhiệm cộng đồng, lập các quỹ xã hội, các hội từ thiện, tranh thủ viện trợ của các tổ chức nhân đạo quốc tế, cùng với nhà nước thực hiện

Page 84: Sach An Sinh Xa Hoi

chính sách bù đắp, bảo trợ và cứu trợ xã hội, tạo điều kiện cho những người thuộc diện chính sách hòa nhập với cộng đồng, tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội. Phát triển CLB người về hưu, người cao tuổi, hội Bảo thọ, giải quyết vấn đề nhà ở..., và các ban ngành đoàn thể và quần chúng đã hưởng ứng rất tích cực. Tuy vậy các hoạt động nêu trên còn mang tính cứu trợ, từ thiện nhưng nghèo đói không chỉ được giải quyết bằng san sẻ mà bằng một mô hình phát triển kinh tế lành mạnh và cơ chế tạo ra công bằng xã hội. b) Gần đây nhà nước các cấp và ban ngành đoàn thể đã chuyển từ từ thiện sang tư vấn phát triển. Chính nhằm hỗ trợ VN thoát khỏi nghèo đói, ngăn chặn làn sóng di dân mà EC và nhiều NGO quốc tế đã bơm vào một số tiền lớn để làm tín dụng hỗ trợ phát triển. Hiện nay có rất nhiều chương trình trợ vốn phát triển từ Bắc chí Nam. Nhằm giải quyết vấn đề LĐXH, năm 92, HĐBT quyết định chi 830 tỉ đồng để giải quyết vấn đề LĐ và XH cụ thể : - 350 tỉ giải quyết vấn đề LĐ ở khu vực nhà nước và hợp tác LĐ. - 180 tỉ bổ sung cho CT định canh định cư. - 250 tỉ làm vốn cho vay theo các dự án nhỏ gồm : + 100 tỉ vay PT.KTGĐ + 150 tỉ vay giải quyết việc làm (SGGP. 20/7/92) Ở TP.HCM ngoài Sở LĐTBXH, thông qua đó vốn EC được đưa xuống, Liên đoàn LĐ, Hội LHPN (Tín dụng nuôi heo do CIDSE tài trợ), Hội làm vườn, Hội PNTT, Sở Nhà đất, với chương trình tín dụng để cải tiến sinh hoạt và cải tạo nhà tại các khu dân cư nghèo TP có những thể nghiệm hứa hẹn. Từ đầu năm 92 đến nay chương trình xóa đói giảm nghèo của TP.HCM đã được ban ngành, đoàn thể và nhân dân hưởng ứng lập quỹ cho những hộ nghèo đói vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Tính đến cuối tháng 9/92 quỹ đã huy động được 4 tỷ 16 triệu 200 ngàn đồng, 6.259 hộ trong số 17.521 hộ nghèo đói (được xác định tại thời điểm tháng 9/1992) đã được nhận vốn trợ giúp, tạo được việc làm cho 10.000 lao động. Ngoài ra 90 hộ nông dân trắng tay đã được cấp đất canh tác và có 15.384 hộ nghèo được ngân hàng cho vay 17 tỉ đồng. Chương trình này được nhân dân đánh giá là kịp thời, hợp lòng dân. Thế nhưng chương trình mới đáp ứng được khoảng 35% số hộ được đánh giá nghèo đói của TP. Nếu tính trên cả nước, có từ 20 - 30% hộ nghèo và phong trào XĐGN chỉ mới phát động ở một số tỉnh thành thì kết quả về số lượng còn hạn chế. Chưa kể đến một số vấn đề rộng lớn có liên quan như cách làm, hiệu quả... (SGGP. 4/10/1992) c) Ngân hàng Phát triển Nông thôn bước đầu có xu hướng đổi mới thuận lợi cho nông dân. d) Trong vùng và các nước Châu Mỹ La tinh có nhiều kinh nghiệm đáng tham khảo. Ta có chuyên gia Việt kiều thành thạo về kinh tế cho và do người nghèo và về tín dụng . Trong nước hiện nay có chuyên gia nước ngoài có thể tham khảo, nhờ huấn luyện. đ) LHQ đang đầu tư rất lớn cho chương trình Dân số KHH/GĐ của VN. e) Dân VN cần cù lao động, thông minh. Hạn chế : a) Chính sách phát triển KTXH vĩ mô của ta chưa làm giảm bớt phân hóa xã hội, phòng ngừa các vấn đề xã hội, tạo cân bằng giữa thành thị và nông thôn. b) Chưa có một chương trình PTNT toàn quốc gồm : - Các chính sách khuyến khích sản xuất, bảo hộ nông phẩm, thuế thích hợp. - Chương trình khuyến nông đưa tiến bộ KHKT về tận nông dân mới phát triển nhưng chưa rộng khắp. - Y tế, văn hóa giáo dục, KHHGĐ... Còn nhiều hạn chế. c) Việc thực hiện chính sách dân số còn yếu kém do tổ chức và nhân sự. d) Tín dụng chưa được kèm theo tư vấn sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và giáo dục “tăng năng lực”.

Page 85: Sach An Sinh Xa Hoi

e) Phát triển cộng đồng, cách tiếp cận toàn diện mới được biết đến. Do đó tác dụng “biến đổi” người nghèo về mặt nhận thức, năng lực, tổ chức liên kết thông qua hành động chưa có. f) Sự vắng mặt của loại cán bộ rất cần thiết là tác viên phát triển có kiến thức, kỹ năng thực sự để đi thật sát với dân. Đ . V . B. TÀI LIỆU THAM KHẢO (Có tại thư viện Phòng NC.CTXH) 1. Nguyễn Thị Oanh. Định hướng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ lang thang bụi đời , 1990. 2. Nguyễn Thị Oanh, Báo cáo về Hội nghị Quốc tế lần thứ 25 của Liên hiệp quốc tế các trường CTXH, 1990. 3. Nguyễn THị Oanh, Quần chúng và cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài. Sự thách đố cho các tổ chức phi chính phủ, 1990. 4. Nguyễn Hữu Dũng, Vấn đề nghèo đói ở nông thôn Việt Nam, Tạp chí LĐ - XH, số 8 / 92 - tr 3-4 5. Bùi Ngọc Trình, Người nghèo ở nông thôn và Chương trình quốc gia chống nghèo đói, Tạp chí Cộng sản, số 4/1991, tr 23-25. 6. Hoàng Chí Bảo, Con người - Vấn đề trung tâm của chính sách xã hội, Tạp chí Cộng sản, số 1/1992 - tr 26-29. 7. Lương Hữu Định, Nhận diện cái nghèo, Công giáo và Dân tộc, số 856, 1992 tr 1 và 12. 8. Anne Hope and Sally Timmel, Training for transformation, (Huấn luyện để thay đổi), Mambo Press, Gweru, Zimbawe, 1984 - Book 3 - Chapter 9. 9. Nguyễn Văn Tiệm, Cao tuổiu nghèo trong nông thôn hiện nay, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP.HCM, 1993. 10. Phân ban nông thôn thành ủy - Ban chỉ đạo XĐGN - Trung tâm thông tin triển lãm, Xóa đói giảm nghèo, NXB TP.HCM, 1992. 11. Sở LĐ - TBXH TP.HCM, Tài liệu tổng kết công tác bảo trợ xã hội năm 1992. 12. Cơ quan Hợp tác Quốc tế vì phát triển và đoàn kết (CIDSE), Các hệ thống tín dụng - tiết kiệm và những nguồn vốn luân chuyển, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 12/1991. 13. Nguyễn Thị Oanh, Giáo dục chủ động, Trung tâm thông tin và Giáo dục sức khỏe TP.HCM, 1989. 14. Tài liệu rời thu thập qua báo chí liên quan đến vấn đề nghèo đói, Thư viện phòng NC.CTXH, 1992. MỤC LỤC Trang I. An sinh xã hội, một hệ thống thiết yếu trong bộ máy quốc gia hiện đại 3 II. An Sinh Nhi đồng và Gia đình 24 III. Công tác xã hội trong lãnh vực sức khỏe 38 IV. Nghiện ngập 58 V. Nạn Mại Dâm 82 VI. Nạn Mại Dâm Trẻ em tại một số nước Châu Á 100 VII. Tội phạm 106 VIII. Phục hồi xã hội cho người khuyết tật 128 IX. Người cao tuổi 137 X. Nghèo đói 152

Page 86: Sach An Sinh Xa Hoi

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ