sống Đức tin hứng nhân · và học hỏi cách giảng dạy online cho các giảng viên...

5
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am 21/6/2020 • Số 489 Chúa Nhật 12 Thường Niên - Năm A Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org [email protected] Lời Nguyện: Lạy Chúa, xin củng cố đức tin cho chúng con, để chúng con có thể can đảm “Sống đức tin - Giáo dục đức tin và làm chứng cho đức tin ngay trong gia đình và Giáo xứ chúng con hôm nay. L ịch P hụng V Tuần XII Thường Niên Thứ Hai, ngày 22 tháng 6 Bài đọc: 2V 17,5-8.13-15a.18; Mt 7,1-5. Thứ Ba, ngày 23 tháng 6 Bài đọc: 2V 19,9b-11.14-21.31-35a.36; Mt 7,6.12-14. Chiều: Vọng Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy giả. Bài đọc: Gr 1,4-10; 1Pr 1,8-12; Lc 1,5-17. Thứ Tư, ngày 24 tháng 6. Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả, lễ trọng. Bài đọc: Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57- 66.80. Thứ Năm, ngày 25 tháng 6 Bài đọc: 2V 24,8-17; Mt 7,21-29. Thứ Sáu, ngày 26 tháng 6 Bài đọc: 2V 25,1-12; Mt 8,1-4. Thứ Bảy, ngày 27 tháng 6 Bài đọc: Ac 2,2.10-14.18-19; Mt 8,5-17. Chúa Nhật 13 Thường Niên, Năm A Ngày 28 tháng 6 Bài đọc: 2V 4,8-11.14-16a; Rm 6,3-4.8-11; Mt 10,37-42. Thu nhập GX: Qua các rổ dâng cúng trước cung thánh và cuối Nhà Thờ cũng như thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân. Lòng quảng đại và hy sinh của anh chị em thật đáng khích lệ. Cám ơn các gia đình và anh chị em vẫn luôn nhớ đến Giáo xứ. Hai tuần ban tài chính sẽ đếm tiền một lần. Nếu vì điều kiện sức khỏe không thể đến Nhà Thờ tham dự Thánh Lễ cuối tuần, xin anh chị em gửi đóng góp về: Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Vietnam 12486 Patterson Ave. Richmond, VA 23238 T âm T ình mục T Anh chị em thân mến, Chúng ta đang sống trong Mùa Thường Niên, thời gian phụng vụ cử hành dài nhất trong năm với 34 Chúa Nhật. Nhưng “Mùa Thường Niên” là gì? Có phải mùa không có một điểm nhấn mạnh thiêng liêng nào không? - Không phải vậy, Mùa Thường Niên có một ý nghĩa đặc biệt, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ giải thích như sau: “Mùa Giáng Sinh và Phục Sinh làm nổi bật những mầu nhiệm trọng yếu của mầu nhiệm vượt qua, nghĩa là, biến cố nhập thể, cái chết trên thập giá, sự phục sinh và thăng thiên của Đức Giêsu Kitô và biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần. Còn các ngày Chúa Nhật trong mùa thường niên hướng chúng ta đến cuộc sống của Đức Kitô. Đây là thời gian hoán cải, thời gian sống cuộc sống của Đức Kitô. Mùa thường niên là thời gian lớn lên và trưởng thành, trong đó mầu nhiệm của Đức Kitô được đào sâu hơn nữa để rốt cuộc hướng đến cuộc trở lại của Đức Kitô. Toàn bộ lịch sử sẽ được đi đến đỉnh cao vào Chúa Nhật cuối cùng của mùa thường niên là ngày lễ Chúa Kitô, vua vũ trụ.” Như thế, mùa thường niên là khoảng thời gian tập trung toàn bộ vào đời sống của Đức Kitô trong ba năm sứ vụ công khai của Ngài, bắt đầu từ sau lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, là lúc Ngài ra đi rao giảng Tin mừng. Đây là thời gian để lớn lên trong sự hiểu biết và tình yêu của chúng ta dành cho Chúa Giêsu. Nhờ việc chiêm ngắm Chúa Giêsu, chúng ta sẽ từng bước một làm tăng trưởng đời sống thiêng liêng của mình trong tương quan với Ngài. Trong ý nghĩa đó, Lời Chúa trong Chúa Nhật 12 Thường Niên cuối tuần này, Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn… Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn

Upload: others

Post on 16-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sống Đức Tin hứng Nhân · và học hỏi cách giảng dạy online cho các Giảng viên Giáo Lý Trong Năm học vừa qua (2019-2020) vì Đại dịch Covid-19, trường

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

“Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am21/6/2020 • Số 489

Chúa Nhật 12 Thường Niên - Năm AChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected]

Lời Nguyện: Lạy Chúa, xin củng cố đức tin cho chúng con, để chúng con có thể can đảm “Sống đức tin - Giáo dục đức tin và làm chứng cho đức tin ngay trong gia đình và Giáo xứ chúng con hôm nay.

Lịch Phụng Vụ

Tuần XII Thường Niên

• Thứ Hai, ngày 22 tháng 6Bài đọc: 2V 17,5-8.13-15a.18; Mt 7,1-5.

• Thứ Ba, ngày 23 tháng 6Bài đọc: 2V 19,9b-11.14-21.31-35a.36; Mt 7,6.12-14.Chiều: Vọng Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy giả.Bài đọc: Gr 1,4-10; 1Pr 1,8-12; Lc 1,5-17.

• Thứ Tư, ngày 24 tháng 6.Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả, lễ trọng.Bài đọc: Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57-66.80.

• Thứ Năm, ngày 25 tháng 6Bài đọc: 2V 24,8-17; Mt 7,21-29.

• Thứ Sáu, ngày 26 tháng 6Bài đọc: 2V 25,1-12; Mt 8,1-4.

• Thứ Bảy, ngày 27 tháng 6Bài đọc: Ac 2,2.10-14.18-19; Mt 8,5-17.

• Chúa Nhật 13 Thường Niên, Năm ANgày 28 tháng 6Bài đọc: 2V 4,8-11.14-16a; Rm 6,3-4.8-11; Mt 10,37-42.

Thu nhập GX:Qua các rổ dâng cúng trước cung thánh và cuối Nhà Thờ cũng như thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân. Lòng quảng đại và hy sinh của anh chị em thật đáng khích lệ. Cám ơn các gia đình và anh chị em vẫn luôn nhớ đến Giáo xứ. Hai tuần ban tài chính sẽ đếm tiền một lần.Nếu vì điều kiện sức khỏe không thể đến Nhà Thờ tham dự Thánh Lễ cuối tuần, xin anh chị em gửi đóng góp về:Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Vietnam12486 Patterson Ave. Richmond, VA 23238

Tâm Tình mục TửAnh chị em thân mến,Chúng ta đang sống trong Mùa Thường Niên, thời gian phụng vụ cử hành dài nhất trong năm với 34 Chúa Nhật. Nhưng “Mùa Thường Niên” là gì? Có phải mùa không có một điểm nhấn mạnh thiêng liêng nào không? - Không phải vậy, Mùa Thường Niên có một ý nghĩa đặc biệt, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ giải thích như sau: “Mùa

Giáng Sinh và Phục Sinh làm nổi bật những mầu nhiệm trọng yếu của mầu nhiệm vượt qua, nghĩa là, biến cố nhập thể, cái chết trên thập giá, sự phục sinh và thăng thiên của Đức Giêsu Kitô và biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần. Còn các ngày Chúa Nhật trong mùa thường niên hướng chúng ta đến cuộc sống của Đức Kitô. Đây là thời gian hoán cải, thời gian sống cuộc sống của Đức Kitô. Mùa thường niên là thời gian lớn lên và trưởng thành, trong đó mầu nhiệm của Đức Kitô được đào sâu hơn nữa để rốt cuộc hướng đến cuộc trở lại của Đức Kitô. Toàn bộ lịch sử sẽ được đi đến đỉnh cao vào Chúa Nhật cuối cùng của mùa thường niên là ngày lễ Chúa Kitô, vua vũ trụ.”Như thế, mùa thường niên là khoảng thời gian tập trung toàn bộ vào đời sống của Đức Kitô trong ba năm sứ vụ công khai của Ngài, bắt đầu từ sau lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, là lúc Ngài ra đi rao giảng Tin mừng. Đây là thời gian để lớn lên trong sự hiểu biết và tình yêu của chúng ta dành cho Chúa Giêsu. Nhờ việc chiêm ngắm Chúa Giêsu, chúng ta sẽ từng bước một làm tăng trưởng đời sống thiêng liêng của mình trong tương quan với Ngài. Trong ý nghĩa đó, Lời Chúa trong Chúa Nhật 12 Thường Niên cuối tuần này, Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn… Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn

“�Phàm�ai�tuyên�bố�nhận�Thầy�trước�mặt�thiên�hạ,�thì�Thầy�cũng�sẽ�tuyên�bố�nhận�người�ấy�trước�mặt�Cha�Thầy,�Đấng�ngự�trên�trời”�(Mt 10:32)

Page 2: Sống Đức Tin hứng Nhân · và học hỏi cách giảng dạy online cho các Giảng viên Giáo Lý Trong Năm học vừa qua (2019-2020) vì Đại dịch Covid-19, trường

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

muôn vàn chim sẻ” (x. Mt 10, 28. 31).

Khi bảo “anh em đừng sợ” Chúa Giêsu muốn chúng ta đừng để cảm xúc sợ hãi làm tê liệt đời sống mình. “Đừng sợ” ngay trong mọi biến động; “Đừng sợ” khi phải đối diện với đau khổ hay sự chết, bởi vì Thiên Chúa luôn yêu thương quan phòng và chăm sóc chúng ta, vì “ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi” (Mt 10, 29). Phần chúng ta “Hãy ký thác đường đời cho Chúa và tin tưởng vào Người.” (Tv 37, 5). Thánh Phêrô cũng mạnh mẽ khuyên bảo: “Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.” (1Pr 5, 7). Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Cụm từ “đừng sợ” được lặp lại 365 lần trong Kinh Thánh, như nói cho chúng ta rằng, Chúa muốn giải thoát chúng ta khỏi sự sợ hãi mỗi ngày trong năm”.Thưa anh chị em,Lời Chúa mời gọi chúng ta: “Đừng sợ” sống cuộc đời mình cho Chúa (x. Mt 10, 32-33) vì “Đức Chúa hằng ở bên con như một trang chiến sĩ oai hùng.” (Gr 20:11); Hãy mạnh dạn dấn thân thi hành sứ vụ Kitô hữu; Hãy chung tay góp sức phục vụ Giáo xứ thân yêu của chúng ta, đồng thời đón nhận những thử thách như điều kiện cần thiết để đạt tới sự sống muôn đời. Đặc biệt, trong ngày Ghi Ơn Cha năm nay, chúng ta cầu nguyện cho các người Cha đã qua đời được hưởng hạnh phúc cùng các Thánh và cầu chúc cho những người Cha đang hiện diện trong các gia đình luôn mãi mạnh khỏe, an vui và hạnh phúc giữa biết bao vất vả.

Chúng ta tin: Chúa vẫn đi cùng,Cho dù đời có những phong ba,Nhưng luôn an lòng vững dạ,Hoàn tất cuộc hành trình về Nhà Cha.Thân mến chào anh chị em,

Rev. John Baptist Nghieu Nguyen, O.P.Linh mục chánh xứ

Thông báo

1/ Chúc mừng bổn mạng Đoàn Liên Minh Thánh TâmNhân dịp Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng kính bổn mạng, đón nhận Tân Đoàn viên và các đoàn viên sẽ lập lại Lời Tuyên Hứa và dâng mình cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cầu chúc ban chấp hành Đoàn, anh Tân Đoàn viên Micae Bùi Hữu Từ và các Đoàn viên và gia đình luôn mãi sống Hiệp Nhất và Yêu Thương trong Tình Yêu Thiên Chúa.

2/ Ghi danh và đến tham dự Thánh LễĐể sắp xếp phù hợp số người tham dự mỗi Thánh Lễ và tránh đi những phiền phức về y tế sức khỏe có thể xảy ra, nên cộng đoàn cần ghi danh tại trang nhà: www.chungnhan,org hoặc https://ghidanh.chungnhan.org

(1) Theo hướng dẫn của Tòa Giám Mục: Danh sách những người tham dự Thánh Lễ cuối tuần sẽ lưu lại trong vòng 30 ngày.(2) Cuối tuần vừa qua Lễ Mình Máu Thánh Chúa, Ban Truyền Thông cho biết: số người tham dự Thánh Lễ: 243, gồm: Lễ 8:00pm là 73 / Lễ: 8:00am là 86 và Lễ 11:00am là 84.Lưu ý:(1) Mỗi Chúa Nhật đi tham dự Thánh Lễ: Đều phải ghi danh(2) Những ai đã ghi danh nhưng thay đổi giờ tham dự Thánh Lễ: Cần ghi danh lại.(3) Những ai đã ghi danh và muốn tham dự Thánh Lễ cuối tuần kế tiếp: Chỉ gặp ban hướng dẫn tại cuối Nhà Thờ, và ghi danh trực tiếp nơi đây, nghĩa là không cần vào trang nhà của Giáo xứ nữa.

3/ Trường Thánh Vinh Sơn Liêm gặp gỡ và học hỏi cách giảng dạy online cho các Giảng viên Giáo LýTrong Năm học vừa qua (2019-2020) vì Đại dịch Covid-19, trường Thánh Vinh Sơn đã nghỉ học sớm và không tổ chức được ngày cám ơn các Giảng viên. Chính vì thế, khi vào đoạn 2 (phase 2) mặc dù vẫn còn những giới hạn quy định về môi trường an toàn, nhưng một thời điểm mới đã mở ra. Ban điều hành mời các giảng viên Giáo Lý tham dự buổi cám ơn và học hỏi về cách giảng dạy online chuẩn bị cho Năm học mới 2020-2021 vào Chúa Nhật ngày 28 tháng 6 năm 2020, từ 11:40pm - 3:00pm tại Hội Trường Giáo xứ. Đây cũng là dịp các giảng viên liên kết cùng nhau trong sứ mạng Chúa Giêsu trao phó với niềm tin: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28: 19-20). Hiện nay Trường Thánh Vinh Sơn Liêm đang cần thêm các giảng viên Giáo lý và Việt ngữ. Giáo xứ tha thiết mời anh chị em tham gia và liên hệ với cha xứ sau các Thánh Lễ cuối tuần hoặc anh Nguyễn Duy Vượng.

4/ Cử hành Chúa Nhật XII Thường Niên(1) Đường nối kết trực tuyến: Lễ 8:00am: https://youtu.be/1m4bCqJbLJI và 10:30am: https://youtu.be/Gj1tUbJA89c(2) Facebook: facebook.com/groups/CVMRVA/(3) Lời Chúa tiếng Anh (English) trường Vinh Sơn Liêm: https://youtu.be/CnvxGRVpUeU(4) Bản Tin Chứng Nhân: https://chungnhan.org/hangtuan/489.pdf

Suy nghĩ Sau Đại dịch coVid-19Nhìn Xa Hơn Cuộc Khủng Hoảng Covid-19Kiên nhẫn, nhân đức của đời thườngBài viết của Cha Lombardi nói về sự kiên nhẫn: Chúng ta sẽ tiếp tục cần nó, sẽ là thiếu thận trọng khi nghĩ rằng tất cả chuyện này sẽ kết thúc. Đó không chỉ là đức tính cần thiết trong tình yêu thương đối với người khác: Mà còn là một chiều kích của đức tin chúng ta.Cả trong thời gian cách ly do đại dịch và thời điểm bắt đầu lại các mối tương quan và hoạt động, một sự kiên nhẫn rất lớn đã được yêu cầu và tiếp tục được yêu cầu đối với tất cả chúng ta, có lẽ chúng ta chưa quen điều này. Sống với nhau trong một thời gian dài nơi gia đình trong không gian hạn hẹp, không có cách lẩn trốn hay sự thư giãn hoặc những cuộc gặp gỡ đa dạng đều đặn, hơn nữa cảm thấy áp lực của nỗi sợ về việc lây nhiễm và những lo lắng về tương lai, chắc chắn đưa đến thử thách cho sự cân bằng và sự vững chắc nơi các mối tương quan của chúng ta. Và điều này cũng không khác nhiều trong các cộng đoàn, ngay cả trong cộng đoàn nhà tu, mặc cho những thời gian cầu nguyện và các quy tắc vững chắc trong cách cư xử. Sự căng thẳng, bấp bênh, sự bực dọc đã dễ cảm thấy ngay cả khi không có những tác động lây nhiễm.Trong thời kỳ này, giữa nhiều nhân đức đã trở nên đáng quý hơn bình thường, có cả nhân đức kiên nhẫn. Và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tiếp tục cần nó, bởi vì như chúng ta biết, sẽ rất thiếu thận trọng khi nghĩ rằng tất cả chuyện này như đã kết thúc.Kiên nhẫn là một đức tính của đời thường. Không có nó, mối tương quan giữa các cặp vợ chồng, của gia đình và của công việc trước hay sau gì cũng ngày càng trở nên căng thẳng, bị ghi dấu bởi những va chạm hoặc xung đột, thậm chí cuối cùng có thể là không thể sống chung được. Cần phải lớn lên trong một mái trường của sự đón tiếp và chấp nhận lẫn nhau, mặc dù (điều này) tốt đẹp, nhưng có cả những khía cạnh mệt mỏi của nó. Nhưng cách suy nghĩ chung ngày nay không giúp chúng ta đảm nhận sự khó khăn này như cái giá của một điều gì đó lớn lao. Ngay cả nó thường mang đến thái độ dễ cáu gắt, chỉ trích những khuyết điểm và hạn chế của người khác, đưa đến sự cắt đứt cách dễ dàng và nhanh chóng như là giải pháp duy nhất cho các vấn đề. Nhưng điều này có đúng đắn không?«Bài ca về đức mến» mà Thánh Phaolô nêu lên trong lá thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô (13, 1-13), không nên coi như là một bản thơ xa vời, nhưng như một «Tấm gương soi» trong đó chúng ta có thể lượng giá xem liệu đức mến của mình chỉ là một từ trống rỗng hoặc biết chuyển dịch trong những thái độ cụ thể hàng ngày. Thánh

Page 3: Sống Đức Tin hứng Nhân · và học hỏi cách giảng dạy online cho các Giảng viên Giáo Lý Trong Năm học vừa qua (2019-2020) vì Đại dịch Covid-19, trường

chứng nhân Số 489

Phaolô liệt kê đến 15 thái độ này. Đầu tiên là: «Đức mến thì nhẫn nhục»; cuối cùng là: «Đức mến thì chịu đựng tất cả». Và nhiều thái độ khác trong số những liệt kê có liên quan nhiều đến «Đức mến cách nhẫn nại». Như thế, đức mến «Là nhân từ … không tức giận… không nhớ đến điều xấu nhận được?…».Nhưng sự kiên nhẫn không chỉ là một đức tính cần thiết trong tình yêu thương hàng ngày đối với những người thân yêu của chúng ta và tất cả những người khác mà chúng ta phải chung sống. Nó còn là một chiều kích nơi niềm tin và hy vọng của chúng ta ngang qua tất cả các biến cố của cuộc sống và lịch sử. Thánh Giacôbê mời gọi chúng ta hãy nhìn người nông dân, như người biết rằng cần phải chờ đợi: «Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho tới ngày Chúa quang lâm. Hãy xem nhà nông, họ kiên nhẫn chờ đợi cho đất trổ sinh hoa màu quý giá: Họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí» (Gc 5,7-8).Đối với các Kitô hữu tiên khởi, sự kiên nhẫn được liên kết chặt chẽ với sự kiên trì nơi đức tin trong suốt các cuộc bách hại và những khó khăn mà họ đã phải đối mặt như một cộng đoàn mong manh và nhỏ bé trong các biến cố của lịch sử. Do đó, nói về sự kiên nhẫn thì cũng luôn luôn nói về thử thách, về đau khổ mà qua đó chúng ta được mời gọi vượt qua trong hành trình của mình. Thánh Phaolô nối kết chúng ta trong một sự năng động để nắm lấy và đưa chúng ta đi xa hơn. Trong sự năng động này, sự kiên nhẫn là một quãng đường không thể tránh khỏi: «Ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta» (Rm 5,3-5).Thử thách của đại dịch chắc chắn là nguyên nhân của sự đau khổ bởi nhiều lý do khác nhau, nó đòi hỏi đức mến cách nhẫn nại trong mối tương quan với những người gần gũi chúng ta, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn trong bệnh tật, đòi hỏi sự kiên nhẫn nhìn xa trông rộng nơi cách thức chống lại virus và nối lại hành trình trong sự liên đới với cộng đoàn giáo hội cũng như cộng đồng dân sự mà chúng ta là phần tử trong đó. Liệu chúng ta có biết vượt qua sự bực dọc, sự mệt mỏi và sự khép lại trong chính mình để bền tâm vững chí trong thử thách nhân đức và trong niềm hy vọng? Thư gửi tín hữu Do Thái (chương 12) mời gọi chúng ta bám chặt cái nhìn của mình vào Chúa Giêsu như một mẫu gương về sự kiên nhẫn và kiên trì trong thử thách. Và Chúa Giêsu, nơi cuối bài diễn từ về những gian truân mà các môn đệ của Người sẽ phải trải qua, trong đó Người sẽ không bỏ rơi họ, nói một lời giá trị để

luôn đồng hành cùng chúng ta, ngay cả hôm nay: «Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình (Lc 21,19)»./.Federico Lombardi, S.J.Lm. Phaolô Nguyễn Thanh Tuấn chuyển ngữ từ vaticannews.va/it

học hỏi Kinh Thánh

Chủ Nhật 13 Thường Niên, Năm AMt 10:37-42

Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.

1/ Người môn đệ phải yêu mến Thiên Chúa hơn hết mọi người: Tại sao Thiên Chúa đòi con người phải yêu Ngài trên hết tất cả: cha mẹ, vợ chồng, con cái? Lý do đơn giản vì Ngài yêu thương chúng ta hơn hết tất cả những người đó. Thiên Chúa không những tạo dựng hồn xác và thế giới cho con người sinh sống, Ngài còn cho Con Một nhập thể để đền tội cho con người, để con người có thể sống hạnh phúc muôn đời bên Ngài. Thiên Chúa đã từng so sánh tình yêu trổi vượt của Ngài dành cho con người: Cho dù cha mẹ của ngươi có quên ngươi đi nữa, Ta cũng sẽ không quên ngươi (Isa 49:15). Rất nhiều người sau khi đã cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa đã phải thốt lên: Quả thật! Không ai yêu tôi bằng Thiên Chúa. Lịch sử Cựu Ước đầy dẫy những tấm gương con người dám hy sinh cha mẹ như ngôn sứ Elisha (1 Kgs 19:19-21); hy sinh con trai duy nhất như tổ phụ Abraham, bà mẹ của Samuel (Gen 22:1-9; 1 Sam 1:27-28); hy sinh con gái như thủ lãnh Jephthah (Judg 11:30-35).Tình yêu chân thành đòi phải biểu tỏ ra bằng hành động, chứ không phải chỉ bằng lời nói yêu thương. Thánh Anrê Phú Yên, tuy còn trẻ, nhưng đã thấu hiểu tình yêu của Đức Kitô dành cho ngài; nên đã can đảm thốt lên những lời sau đây trước khi tử đạo: “Phải lấy tình yêu đáp trả lại tình yêu, và phải lấy mạng sống đáp trả lại mạng sống.” Có một sự nghịch lý trong cách sống theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa và theo tiêu chuẩn của con người. Con người tìm bảo vệ mạng sống bằng bất cứ giá nào; trong khi Đức Kitô dạy: “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.” Và Ngài mặc khải cho chúng ta một ví dụ: “Amen! Amen! Thầy nói với anh em, nếu hạt giống rơi xuống đất không chết đi, nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ trổ sinh nhiều hạt giống khác.” Vì thế, nếu một người chịu hy sinh chết cho mình để sống cho người khác, người đó mới thực sự sống và làm cho tha nhân được sống; ngược lại, nếu một người chỉ biết ích kỷ sống cho mình, họ sẽ bị cô đơn và cũng chẳng giúp cho ai được sống.2/ Các Kitô hữu phải có tinh thần hiếu khách và thương người: Chúa Giêsu liệt kê 3 loại người

mà các Kitô hữu phải đón nhận với tinh thần hiếu khách.(1) Chúa Giêsu đồng hóa mình với người môn đệ: Động từ “dékomai” mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa căn bản là tiếp nhận hay đón nhận nếu là một đồ vật hay một sứ điệp. Nếu là một người, động từ có nghĩa đón tiếp một người với lòng hiếu khách. Đón tiếp một con người khác với tiếp nhận một món hàng, vì con người có nhân phẩm và phải được đối xử tương xứng với phẩm giá con người.Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta một chân lý quan trọng: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy.” Người môn đệ là người được Đức Kitô sai đi cách chính thức. Theo cách thức ngoại giao, ai tiếp nhận người môn đệ hay sứ điệp của người môn đệ là tiếp nhận chính Đức Kitô; ngược lại, ai từ chối không tiếp nhận người môn đệ hay sứ điệp của người môn đệ là từ chối chính Đức Kitô. Chúa Giêsu đi xa hơn nữa: “và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.” Đức Kitô được Thiên Chúa sai đi, và là người ngang hàng với Thiên Chúa; vì thế, ai tiếp nhận người môn đệ là tiếp nhận chính Thiên Chúa.(2) Chúa Giêsu đồng hóa với ngôn sứ và người công chính: Nhiều người hỏi chúng tôi: Nếu con ủng hộ vào công việc cha đang làm, chúng con sẽ được hưởng những gì? Đây là câu trả lời từ Chúa Giêsu: “Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.” Nói một cách cụ thể hơn, nếu người ngôn sứ cứu vớt được một linh hồn, người giúp cho ngôn sứ có phương tiện hoạt động cũng được hưởng phần thưởng của một linh hồn được cứu vớt.(3) Chúa Giêsu đồng hóa với người nghèo: Sau cùng, Chúa Giêsu tóm gọn trong đức bác ái căn bản của Kitô Giáo: “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.” Chúng ta không thể làm được gì cho Thiên Chúa vì Ngài đã có tất cả; nhưng Ngài kể tất cả những gì chúng ta làm cho anh/chị/em cần đến, là chúng ta làm cho chính Ngài. Trong chương 25 của Tin Mừng Matthêu, Chúa Giêsu giải thích điều này cách rõ ràng nhất.

Áp Dụng Trong Cuộc Sống- Chúng ta hãy học tinh thần hiếu khách của

người xưa để chào đón và lo mọi sự chu đáo cho tất cả những ai dừng chân ghé lại thăm nhà của chúng ta. Đừng để bất cứ một ai ghé thăm chúng ta một lần rồi không bao giờ trở lại nữa.

- Đức Kitô đã chết cho chúng ta và Ngài đi trước để dọn chỗ cho chúng ta trong Nhà của Cha

Page 4: Sống Đức Tin hứng Nhân · và học hỏi cách giảng dạy online cho các Giảng viên Giáo Lý Trong Năm học vừa qua (2019-2020) vì Đại dịch Covid-19, trường

Ngài, rồi sẽ trở lại đón chúng ta để Ngài ở đâu chúng ta cũng ở đấy. Chúng ta hãy báo đáp công ơn của Ngài cách xứng đáng bằng cách sống thánh thiện và thương yêu mọi người.

- Tất cả những gì chúng ta làm cho tha nhân, Thiên Chúa kể là làm cho chính Ngài. Chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để giúp đỡ và hy sinh mọi sự cho tha nhân. Hãy làm tất cả với một tình yêu chân thành.

13th Sunday in Ordinary TimeMatthew 10:37-42

“Anyone who welcomes you welcomes me.”

IllustrationThe whole world is on the move. In recent years we have seen huge numbers of people fleeing warfare and violence in the Middle East, crossing over from Turkey to Greece, and others seeking to escape poverty in sub-Saharan Africa, making the perilous crossing from Libya to Italy in flimsy boats. In Asia, the Rohingya people have fled violence in Myanmar, or Burma, to live in refugee camps in Bangladesh; in the Americas, peoples from many countries head northwards, seeking a better life in the United States. Sometimes these people are welcomed and find refuge; some-times they are turned away or encounter hostility and violence when they reach the land of their dreams; sometimes, tragically, they find death, drowning in the waters of the rivers and seas they try to cross.No one would claim that there is a simple solu-tion to the issue of mass migration; yet few could remain unmoved by the desperation that leads people to leave their homes and take their families on such perilous journeys. The question of just how welcoming to be is one which many host nations grapple with. The scale of mass migration is especially challenging for countries that pride themselves on being liberal democra-cies with a long tradition of welcoming people who are poor and oppressed. The quality of our welcome – or our lack of welcome – is making many take a hard look at their core values and their self-understanding.

Gospel TeachingThe letter to the Hebrews tells us: “remember always to welcome strangers, for by doing this, some people have entertained angels without knowing it”. From Abraham and Sarah onwards, the scriptures show how people who extend hospitality to strangers are often the ones who actually end up receiving the hospitality of God. In today’s first reading, the prophet Elisha wants to give some kind of recompense to the unnamed woman who is so generous in her wel-come to the holy man and his companion. She declines his offer, saying that she has everything she needs. Her generosity is not given for any hope of reward but simply as an expression of her kindness, of the sort of person that she is.

However, the prophet is able to promise her the one thing that she truly desires: the gift of a son. In the Gospel, Jesus intensifies this teaching on the importance of welcome and hospitality. Christ identifies so closely with his disciples that he states that anything done to help them will be regarded as done to him personally – even something as trivial as offering a cup of water. And by welcoming him, we welcome the Father who sent him. God is never outdone in hospital-ity. We give different names to that hospitality: salvation, eternal life, wholeness, healing, mer-cy, redemption, forgiveness, holiness. These are the ways in which we experience the hospitality of God. Always, when we welcome God into our lives – in our prayer, in our service of others, in faithfulness to our calling – we find ourselves blessed, enriched by that encounter.

ApplicationPope Francis has made the idea of hospitality central to his ministry. His first journey after be-coming Pope was to the Italian island of Lampe-dusa to visit the migrants who were risking their lives crossing the Mediterranean in search of a better life. He has constantly spoken of the importance of welcoming those in need – say-ing Christians are people who build bridges to welcome others, not walls to keep them out. In his 2019 message for the World Day of Mi-grants and Refugees, Pope Francis stated that the issue of mass migration is “not just about the migrants” themselves, but that “it’s about all of us” – confronting us with our fears and prejudices, challenging our sense of solidarity, probing the quality of our love and our faith. It makes us face who we really are.In many small and countless ways, it is God’s very self who is the visitor in our daily lives. For when we welcome strangers, feed people who are hungry, clothe those who are naked, visit those who are sick or imprisoned – then it is Christ himself whom we are welcoming. And we are inevitably changed by that encounter. We become more compassionate, more willing to serve, more ready to turn away from our sin, more gentle, more open to life, more able to listen, to pray, to love. In short, we become more like the God we welcome. Such hospitality is not simply sacred – it is life-giving both for us and for those we welcome.

Ý Lễ

Thánh Lễ 8:00 Tối• Xin ơn bình an và ơn hoán cải (Một người xin)• Xin cho được khỏi bệnh (Một người xin)• Xin Tạ ơn (Phương Phượng)• LH Maria Nguyễn Thị Khánh (Các con)• Các linh hồn (Alisha)• LH Anna Nguyễn Thị Thiện và xin ơn Đức Tin,

cậy, mến cho gia đình (Một người xin)

Thánh Lễ 8: 00 Sáng

• Tạ ơn Thiên Chúa và cầu bình an cho các gia đình Đoàn viên LMTT (Đoàn LMTT)

• LH Gioan Baotixita Nguyễn Thái Thành (ÔB Đỗ Bá Trực)

• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng linh hồn (Ô Chấn)

• LH Giuse (Một người xin)• LH Phêrô Trần Lê Phương mới qua đời tại Việt

Nam (C Bạch Hường)• Tạ ơn Đức Mẹ và xin cho mẹ mau bình phục

(Gđ Vượng)• LH Gioan Baotixita (Lý Loan)• LH Gioan Baotixita và Anna (Lý Loan)• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng linh

hồn (Anh Thư)

Thánh Lễ 10:30 Sáng• Tạ ơn Thiên Chúa và cầu bình an cho các gia

đình Đoàn viên LMTT (Đoàn LMTT)• LH Phêrô Nguyễn Thanh Hùng, LH Maria

Phạm Thị Kiếng và xin cho gia đình bình an (Nguyễn Thị Thúy Hằng)

• LH Gioan Baotixita Nguyễn Thành Long (Nguyễn Thị Thúy Hằng)

• LH Anna Phạm Thị Vinh (Kha Trâm)• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng linh

hồn (Hoan)• Xin cho Bố có sức khỏe và bình an (Hoan)• LH Gioan Baotixita Nguyễn Thái Thành (Toản

Trang)• LH Giuse (Con cháu)• LH Don Rogers (Lương Phạm)• LH Maria Madalena, Mattheu và Giuse (Lương

Phạm)• Xin Tạ ơn (Phương Phượng)

Các nhóm hành hương đầu tiên sẽ trở lại Lộ Đức từ tháng 8Oftal, Liên hiệp vận chuyển bệnh nhân đến Lộ Đức, sẽ là Hiệp hội lớn đầu tiên tổ chức các chuyến hành hương kính viếng Đức Mẹ Lộ Đức sau thời gian khủng hoảng của đại dịch virus corona.

Từ ngày 14-17/08 năm nay (chính xác là cùng ngày với năm 1947) Oftal sẽ đưa nhóm hành hương đầu tiên đến Lộ Đức bằng máy bay và xe buýt. Ba chuyến hành hương khác cũng được lên kế hoạch vào các tháng 9, 10 và 12 năm nay.

Tổng giám đốc của Oftal, Đức ông Cameron Angelino, nói: “Với niềm vui và sự kỳ vọng lớn lao, chúng tôi bắt đầu lại với hoạt đông tông đồ, cầu nguyện và giúp đỡ người bệnh, đặc biệt là những người nghèo khổ khốn khó nhất. Đó là một ơn phúc mà chúng tôi đã chờ đợi trong một thời gian dài và bây giờ đã thành hiện thực. Đối với nhiều người, Lộ Đức là nơi không thể thay thế trong cuộc sống và hành trình hàng ngày; đó là những ngày được chờ đợi và tràn đầy hy vọng và tình yêu, quanh năm và hàng năm. Thậm chí còn nhiều hơn thế vào năm 2020 này, năm đã chứng kiến sự đau khổ và đau đớn qua kinh nghiệm đau thương do virus corona gây ra. Chúng tôi sẽ mang tất cả gánh nặng đau khổ này đặt cưới chân Đức Trinh nữ Maria, và chúng tôi sẽ cầu nguyện cho những người đã lìa xa chúng tôi.”

Page 5: Sống Đức Tin hứng Nhân · và học hỏi cách giảng dạy online cho các Giảng viên Giáo Lý Trong Năm học vừa qua (2019-2020) vì Đại dịch Covid-19, trường