sÁng kiẾn kinh nghiỆm dẠy hỌc gẮn vỚi thỰc tiỄn ĐỊa...

18
1 SNG KIN KINH NGHIM: DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN ĐỊA PHƢƠNG THÔNG QUA “BÀI 59. KHÔI PHỤC MÔI TRƢỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÔ , MÔN SINH HỌC LỚP 9 PH ̀ N I: MỞ Đ ̀ U 1. L do chn đ ti : Trái đất là ngôi nhà chung của mọi sinh vật; xây dựng làng xóm, trường học xanh sạch – đẹp chính là góp phần bảo vệ môi trường trái đất. Tuy nhiên, hiện nay ô nhiễm môi trường đang là một thách thức của toàn cầu. Mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của tất cả mọi người. Việc giáo dục học sinh, những người chủ nhân tương lai của đất nước có ý thức bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách và hết sức quan trọng. Cả nước ta hiện nay có khoảng hơn 22 triệu học sinh. Nếu mỗi học sinh không có ý thức giữ gìn vệ sinh thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, học tập của học sinh; nhưng nếu em học sinh nào cũng có ý thức và tham gia trường học xanh – sạch – đẹp thì sẽ góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng tươi đẹp. Bên cạnh đó, việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã nhiều nơi trên thế giới và ở cả Việt Nam đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Thiên nhiên hoang dã mà ở đây chủ yếu là nói đến rừng; rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của chúng ta. Rừng luôn ảnh hưởng tới đời sống của chúng ta dù ở mặt này hay mặt khác. Tuyên bố Rio nói rằng, rừng với quá trình sinh thái phức tạp của mình có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế và duy trì tất cả các hình thức của cuộc sống. nhưng thực tế cho thấy chất lượng rừng ngày càng giảm sút do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, con người là nhân tố chính gây ra các hậu quả trên. Ngay từ lúc này, cần có những biện pháp bảo vệ rừng. Việt Nam được đánh giá như một điểm nóng về đa dạng sinh học, có khoảng 10% tổng số loài sinh vật hiện biết trên thế giới, với những khám phá về các loài thú chưa từng biết đến như loài Sao La, Mang lớn, Mang Trường Sơn … Xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An từ trước đến nay được biết là một trong những địa bàn có nhiều tài nguyên lâm sản quý như: gỗ Trai, gỗ Đinh Hương … và nhiều loài động vật như: Voi, Hổ, Bò tót … Nhưng, trước sự khai thác bừa bãi các loại lâm sản và săn bắt các loài động vật của người dân, phá rừng làm nương rẫy … thì hiện nay số lượng các loài động vật và thực vật quý hiếm suy giảm trầm trọng và nhiều loài có số lượng còn lại rất ít hoặc một số loài động vật không còn bắt gặp nữa như Voi, Hổ, Bò tót …

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

SANG KIÊN KINH NGHIÊM:

DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN ĐỊA PHƢƠNG THÔNG QUA “BÀI 59.

KHÔI PHỤC MÔI TRƢỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÔ,

MÔN SINH HOC LƠP 9

PHÂN I: MƠ ĐÂU

1. Ly do chon đê tai:

Trái đất là ngôi nhà chung của mọi sinh vật; xây dựng làng xóm, trường học

xanh – sạch – đẹp chính là góp phần bảo vệ môi trường trái đất.

Tuy nhiên, hiện nay ô nhiễm môi trường đang là một thách thức của toàn cầu.

Mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe

của tất cả mọi người. Việc giáo dục học sinh, những người chủ nhân tương lai của đất

nước có ý thức bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách và hết sức quan trọng. Cả

nước ta hiện nay có khoảng hơn 22 triệu học sinh. Nếu mỗi học sinh không có ý thức

giữ gìn vệ sinh thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức

khỏe, học tập của học sinh; nhưng nếu em học sinh nào cũng có ý thức và tham gia

trường học xanh – sạch – đẹp thì sẽ góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng tươi

đẹp.

Bên cạnh đó, việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã nhiều nơi trên thế giới và ở cả

Việt Nam đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Thiên nhiên hoang dã mà ở đây chủ

yếu là nói đến rừng; rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của

chúng ta. Rừng luôn ảnh hưởng tới đời sống của chúng ta dù ở mặt này hay mặt khác.

Tuyên bố Rio nói rằng, rừng với quá trình sinh thái phức tạp của mình có vai trò hết

sức quan trọng trong phát triển kinh tế và duy trì tất cả các hình thức của cuộc sống.

nhưng thực tế cho thấy chất lượng rừng ngày càng giảm sút do nhiều nguyên nhân

gây nên. Trong đó, con người là nhân tố chính gây ra các hậu quả trên. Ngay từ lúc

này, cần có những biện pháp bảo vệ rừng.

Việt Nam được đánh giá như một điểm nóng về đa dạng sinh học, có khoảng

10% tổng số loài sinh vật hiện biết trên thế giới, với những khám phá về các loài thú

chưa từng biết đến như loài Sao La, Mang lớn, Mang Trường Sơn …

Xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An từ trước đến nay được biết là

một trong những địa bàn có nhiều tài nguyên lâm sản quý như: gỗ Trai, gỗ Đinh

Hương … và nhiều loài động vật như: Voi, Hổ, Bò tót … Nhưng, trước sự khai thác

bừa bãi các loại lâm sản và săn bắt các loài động vật của người dân, phá rừng làm

nương rẫy … thì hiện nay số lượng các loài động vật và thực vật quý hiếm suy giảm

trầm trọng và nhiều loài có số lượng còn lại rất ít hoặc một số loài động vật không còn

bắt gặp nữa như Voi, Hổ, Bò tót …

2

Chính vì lí do trên tôi đã mạnh dạn giới thiệu với quý thầy cô đồng nghiệp,

đồng môn đề tài: “Dạy hoc gắn với thực tiễn địa phương thông qua “Bai 59. Khôi

phục môi trường va gìn giữ thiên nhiên hoang dã”, môn Sinh hoc lớp 9”. Nhằm

góp phần giáo dục nâng cao ý thức của học sinh trên địa bàn xã Bình Chuẩn về việc

bảo vệ khôi phục môi trường và gìn giữ bảo vệ các loài động thực vật ở địa phương.

2. Phạm vi đối tượng nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THCS Bình Chuẩn trong việc học tập

môn Sinh học lớp 9.

Đối tượng nghiên cứu: Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh về

khôi phục và gìn giữ thiên nhiên hoang dã trong học tập môn Sinh học lớp 9.

3. Mục đich va kêt qua cân đạt:

Rút ra được, các nội dung kiến thức trọng tâm Bài 59: Khôi phục môi trường và

gìn giữ thiên nhiên hoang dã – Sinh hoc 9; sư cân thiêt phai găn kiến thức bài học với

thưc tiên địa phương để góp phần nâng cao tính thực tế , chât lương day hoc sinh hoc

ở trường Trung học cơ sở Bình Chuẩn.

Thây đươc, thông qua bai học học sinh có thể giải đáp được những tình huống

nảy sinh trong đời sống có liên quan đến quá trình dạy học môn Sinh học, sẽ làm tăng

hưng thu hoc tâp bô môn , lòng mê say học hỏi , nâng cao ý thức trách nhiệm đối với

một số vấn đề về môi trường trong nước và trên thế giới cũng như tại địa bàn xã Bình

Chuẩn hiện nay.

Học sinh biết cách vận dụng những kiến thức từ thực tế cuộc sống , đặc biệt các

vấn đề liên quan đến bảo vệ và cải tạo rừng ở địa phương vào việc học tập môn Sinh

học.

PHÂN II: NÔI DUNG CUA SANG KIÊN

I. Cơ sơ li luân va thƣc tiên.

1. Cơ sơ li luân

Trong những năm qua, việc xây dựng nội dung sách giáo khoa cũng như nội

dung cụ thể của từng bài học trong môn sinh học chủ yếu tập trung vào nội dung kiến

thức trọng tâm nhất và đáp ứng yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn, nhằm

phục vụ chung cho học sinh cả nước hoặc những vùng miền nhất định. Do đó còn có

những bất cập trong dạy học, ví dụ như:

Khi dạy bài 38. Thực hành: Tập dượt các thao tác giao phấn (Sinh học 9) thì ở

địa phương đang là mùa đông hầu hết các cây có thể sử dụng để tiến hành giao phấn

thì chưa đến vụ trồng hoặc chưa đến thời điểm ra hoa.

3

Nhiệm vụ của người giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh nắm được nội

dung kiến thức trọng tâm nhất và đáp ứng yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng bộ

môn thì còn cần phải giúp học sinh vân dung nhưng kiên thưc tư thưc tê cuôc sông

vào việc học tập môn Sinh học và có thể giải đáp được những tình huống có vấn đề

nảy sinh trong đời sống.

2. Thƣc trang định hƣớng dạy học và cac câu hoi và bài tâp trong “Bài 59:

Khôi phục môi trƣờng và gìn giữ thiên nhiên hoang dã” Sach giao khoa Sinh học

9:

a) Tom tăt kiên thưc trọng tâm:

Mục I. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường va gìn giữ thiên nhiên hoang

- Môi trường đang bị suy thoái nên rất cần khôi phục và gìn giữ.

- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng

tránh ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán.

Mục II. Các biện pháp bao vệ thiên nhiên

Mục 1. Bao vệ tai nguyên sinh vật

- Bảo vệ rừng già, rưng đâu nguôn.

- Trồng cây gây rừng.

- Xây dưng khu bao tôn thiên nhiên, vươn quôc gia.

- Câm săn băn va khai thac bưa bai các loài sinh vật.

- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.

Mục 2. Cai tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa

Bảng 59. Biện phap cải tạo hệ sinh thai bị thoai hoa.

Cac biện phap Hiệu quả

- Với vùng đất trống đồi núi trọc

thì trồng cây gây rừng

- Tăng cường thủy lợi, tưới tiêu

hợp lí.

- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

- Thay đổi cây trồng hợp lí.

- Chọn giống thích hợp.

- Hạn chế xói mòn đất, hạn hán, lũ lụt, cải tạo

khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật.

- Điều hòa lượng nước, mở rộng diện tích đất

trồng trọt.

- Tăng độ màu mỡ cho đất, không mang mầm

bệnh, không gây ô nhiễm.

- Luân canh, xen canh, đất không bị cạn kiệt

nguồn dinh dưỡng.

- Cho năng suất cao, tăng lợi ích kinh tế ->

tăng vốn đầu tư cho cải tạo đất.

4

Mục III. Vai trò của hoc sinh trong việc bao vệ thiên nhiên hoang dã

- Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên: Tham gia tích cực

các hoạt động và nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.

- Tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên: Tuyên

truyền giá trị thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên.

b) Môt sô câu hoi, bài tâp:

Mục I. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường va gìn giữ thiên nhiên hoang

? Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái ?

(SGK Sinh học 9 trang 178)

Mục II. Các biện pháp bao vệ thiên nhiên

? Em hãy lấy ví dụ minh họa các biện pháp trên – Bảo vệ tài nguyên sinh vật?

(SGK Sinh học 9 trang 179)

? Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa được ghi

trong cột bên trái. Em hãy nêu hiệu quả của các biện pháp đó vào cột bên phải bảng

59 ? (SGK Sinh học 9 trang 179)

Mục III. Vai trò của hoc sinh trong việc bao vệ thiên nhiên hoang dã

? Thảo luận nhóm về trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên?

(SGK Sinh học 9 trang 179)

? Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ

thiên nhiên ? (SGK Sinh học 9 trang 179)

Phân câu hỏi va bai tập (SGK Sinh học 9 trang 179)

? Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã ?

? Mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên ?

Như vậy, nội dung các câu hỏi và bài tập trong SGK, tài liệu quan trọng của

học sinh trong học tập môn học chủ yếu là mang tính định hướng chung trên cơ sở

chuẩn kiến thức kĩ năng, chứ chưa thể đi sâu sát vào thực tế địa phương được. Do đó,

người giáo viên phải lựa chọn những nội dung, câu hỏi phù hợp với thực tế địa

phương thì mới tạo được hứng thú học tập của học sinh.

II. Một số đề xuất dạy học “Bài 59: Khôi phục môi trƣờng và gìn giữ thiên nhiên

hoang dã” găn với thực tiễn địa phƣơng

5

1. Một vài đặc điểm về môi trƣờng và thiên nhiên ở xã Bình Chuẩn huyện

Con Cuông:

Con Cuông là huyện miền núi nên tiềm năng về tài nguyên rừng rất lớn. Diện

tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 154.086,59 ha (chiếm 88,64% diện tích tự nhiên của

huyện. khoảng 16,82% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh). Trong đó đất rừng sản xuất

có 61.041,47 ha chiếm 39,51% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ 18.869,32 ha

chiếm 12,28% diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng đặc dụng 74.176,80 ha chiếm

48,21% diện tích đất lâm nghiệp.

Xã Bình Chuẩn là một xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện

Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Có diện tích 182,76 km², tỷ lệ che phủ (năm 2010) của

rừng xã Bình Chuẩn 16.669,9 ha, hiện Bình Chuẩn còn khoảng 813,79 ha đất trống

đồi núi trọc chưa có rừng che phủ.

Rừng nguyên sinh xã Bình Chuẩn chủ yếu nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên

Pù Huống. Diện tích rừng Pù Huống giao cho nhân dân Bản Mét, bản Nà Cọ, bản

Đình, bản Xiềng xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông bảo vệ là 1.922,9 ha. Các hộ được

nhận khoán bảo vệ thường xuyên cùng cán bộ kiểm lâm khu Bảo tồn thiên nhiên Pù

Huống tổ chức tuần tra bảo vệ rừng, góp phần ngăn ngừa việc khai thác gỗ lậu trên

địa bàn.

Tình hình khai thác rừng, săn bắt động vật hoang dã:

Những năm qua mặc dù đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính

quyền, tổ chức các đợt tuyên truyền vận động tại các thôn bản về công tác bảo vệ

rừng và các quy định của pháp luật về vấn đề này nhưng tình hình khai thác và buôn

bán lâm sản và động vật hoang dã vẫn diễn biến rất phức tạp, chưa thể ngăn chặn triệt

để được vì còn có sự tiếp tay của một bộ phận người dân.

Về phía người dân thì đại đa số có sự hiểu biết và nhận thức về vấn đề bảo vệ

rừng, tuy nhiên do đời sống còn khó khăn, công ăn việc làm không ổn định, thu nhập

bấp bênh nên vẫn còn nhiều người dân tham gia khai thác, buôn bán lâm sản và động

vật hoang dã.

Dưới đây là một số hình ảnh nói về thực trạng khai thác, buôn bán lâm sản và

động vật hoang dã ở Xã Bình Chuẩn huyện Con Cuông:

6

Cây gỗ quý bị lâm tặc đốn hạ trong rừng Lợn rừng Bình Chuẩn bị mắc bẫy

Chồn sắp bị chế biến thành món ăn Chuột, Sóc sắp bị chế biến thành món ăn

Khỉ con bị bắt nuôi nhốt Chồn bay sắp bị chế biến thành món ăn

7

Người dân Bình Chuẩn đào bắt Dúi

Quả đồi trọc do làm rẫy ở bản Quẹ Quả đồi trọc do làm rẫy ở bản Quăn

Một số hình ảnh về tuyên truyền vận động và tham gia công tác bảo vệ rừng và

thiên nhiên ở xã Bình chuẩn:

8

Học sinh trường THCS Bình Chuẩn tham gia lễ phát động trồng cây năm 2014

Kiểm lâm Khu BTTN Pù Huống và

nhân dân Bình Chuẩn tuần tra rừng

Học sinh trường THCS Bình Chuẩn tham gia

trồng cây phủ xanh sân trường năm 2014

Ươm trồng cây keo ở Bình Chuẩn Vườn cây Keo ở THCS Bình Chuẩn 2016

9

2. Đề xuất định hƣớng tiêt dạy “Bài 59: Khôi phục môi trƣờng và gìn giữ

thiên nhiên hoang dã” găn vơi thƣc tiên địa phƣơng:

Bài 59 : Khôi phuc môi trƣờng và gìn giữ thiên nhiên hoang dã

I. MỤC TIÊU

1. Kiên thưc:

Học sinh nắm được vi sao cần khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên

hoang dã.

Học sinh biết được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên và nhiệm vụ của học sinh

trong việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã.

2. Kĩ năng :

Kỹ năng tư duy logic, khả năng tổng hợp – khái quát hóa kiến thức.

Kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thai độ - Tích hợp BVMT:

Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ và cải tạo thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giao viên:

Tranh ảnh có nội dung: Trồng cây gây rừng; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù

Huống; Tình trạng săn bắt động vật hoang dã, khai thác buôn bán gỗ trái phép

ở địa phương; ...

Bảng nhóm và bút dạ bảng.

Bảng phụ ghi săn đáp án nội dung bảng 59 SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh:

Xem trước ND bài 59 SGK, tìm hiểu và thu thập thông tin về tình hình khai

thác buôn bán gỗ trái phép, săn bắt động vật hoang dã ở địa phương.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định lớp : (1’) Điểm danh HS

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Vì sao phải sư dung hơp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên?

10

(Nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ có hạn, việc khai thác sử dụng bừa bãi đã làm

cho nguồn tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt; sử dụng tiết kiệm, hợp lí mới khai thác

hết giá trị của các nguồn tài nguyên và duy trì lâu dài cho các thế hệ mai sau)

Giới thiệu bài: (1’)

Các em đã biết, ở Xã Bình Chuẩn chúng ta tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị

khai thac qua mưc (ví dụ như: việc khai thác và buôn bán gỗ trái phép diễn ra ngày

càng tinh vi, phức tạp) và môi trường ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng (ví dụ:

dòng nước khe Chọi chảy qua Bản Quẹ nhiều năm nay luôn có màu đỏ của đất do nạn

khai thác vàng ở đầu nguồn, người dân không sử dụng và sinh hoạt được), vây chúng

ta đa lam gi đê khăc phuc tinh trang đo ?

Hoạt động 1. I. Y nghĩa của việc khôi phục môi trƣờng và gìn giữ thiên nhiên

hoang da. (8’)

Mục tiêu : HS chi ra đươc viêc khôi phuc môi trường và gìn giữ thiên nhiên

hoang da đa gop phân duy tri cân băng sinh thai.

Nội dung Hoạt động của GV - HS

- Bảo vệ, khôi phục và gìn giữ thiên

nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh

vật và môi trường sống của chúng.

- Góp phần duy tri cân bằng sinh thái

tránh ô nhiêm môi trường và cạn kiệt

nguồn tài nguyên.

- GV yêu câu HS nghiên cưu SGK kêt hơp

vơi kiên thưc bai trươc tra lơi câu hoi.

? Thiên nhiên hoang dã bao gồm những vấn

đề gì? (Các loài sinh vật và môi trường

sống của chúng)

? Vì sao phải khôi phục môi trường v à gìn

giư thiên nhiên hoang da?

? Tại sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là

góp phần giữ cân bằng sinh thái?

- HS tự khái quát nêu lên ý nghĩa viêc khôi

phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên

hoang da

- GV giup HS hoan thiên kiên thư c và bổ

sung thông tin: “Ở Việt Nam, năm 1943 có

khoảng 13,3 triệu ha rừng chiếm 42,8% diện

tích đất, hiện nay còn khoảng 8,5 triệu ha

chiếm 23,8% diện tích đất trong đó có: 5,2

triệu ha rừng sản xuất; 2,8 triệu ha rừng

phòng hộ; 0,7 triệu ha rừng đặc dụng; tốc độ

mất rừng khoảng 200.000 ha/năm → đây là

11

một trong những nguyên nhân góp phần dẫn

tới những biến đổi khí hậu mà hiện nay

chúng ta phải gánh chịu như: lũ lụt, Elnino

...”.

Hoạt động 2. II.Tìm hiểu cac biện phap bảo vệ thiên nhiên. (18’)

Mục tiêu: HS chi ra đươc cac biên phap chinh đê bao vê thiên nhiên va liên hê

thưc tê vê vân đê bao vê thiên nhiên.

Nội dung Hoạt động của GV - HS

1. Bảo vệ tài nguyên sinh vât.

- Bảo vệ rừng già, rưng đâu nguôn.

- Trông cây gây rưng.

- Xây dưng khu bao tôn thiên nhiên ,

vươn quôc gia.

- GV đặt vấn đề: Bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt

là bảo vệ tài nguyên sinh vật hiện nay là vấn

đề mà xã Bình Chuẩn gặp rất nhiều khó khăn

trong quá trình thực hiện. Em hãy quan sát

một số hình ảnh mà hàng ngày vẫn diễn ra

trên địa bàn xã chúng ta.

(GV cho HS quan sát các hình anh ở phân

trên như:

+ Kiểm lâm Khu BTTN Pù Huống va

nhân dân Bình Chuẩn tuân tra rừng

+ Người dân Bình Chuẩn đao bắt Dúi

+ Ươm trồng cây keo ở Bình Chuẩn

+ Cây gỗ quy bị lâm tặc đốn hạ trong

rừng

+ Hoc sinh trường THCS Bình Chuẩn

tham gia trồng cây phủ xanh sân trường

năm 2014

+ ... ... )

? Em hãy cho biết các hoạt động nào cần

được khuyến khích nhân rộng, hoạt động nào

phải phê phán và lên án?

- GV yêu cầu HS đọc tìm hiểu và quan sát các

tranh trong hình 59 SGK trang 178 kết hợp

các hình ảnh đã xem ở trên trả lời câu hỏi:

? Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các

tài nguyên sinh vật?

12

- Câm săn băn va khai thac bưa bai

các loài sv.

- Ứng dụng CN sinh học để bảo tồn

các nguồn gen quý hiếm.

2. Cải tạo cac hệ sinh thai bị thoai

hoa.

- HS trả lời và bổ sung cho nhau.

- GV nhận xét kết luận, ghi bảng.

? Huyện Con Cuông có Vườn Quốc Gia và

Khu Bảo tồn thiên nhiên nào?

(Có một phần diện tích nằm trong VQG Pù

Mát và Khu BTTN Pù Huống)

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 2

SGK trang 179 sau đó cho HS thực hiện trò

chơi đóng vai sau:

+ Đội chơi: chọn 2 đội chơi, mỗi đội gồm 3

HS; đội 1 đóng vai là cán bộ kiểm lâm Bình

Chuẩn, đội 2 đóng vai là những người khai

thác buôn bán lâm sản và động vật hoang dã;

chọn 2 HS làm giám khảo.

+ Cách chơi: Thi làm nhanh bài tập trắc

nghiệm trong vòng 30 giây, gồm 3 lần thi,

mỗi lần thi 1 đội cử 1 HS tham gia. Sau 3 lần

thi đội nào thắng 2 là chiến thắng. Học sinh

làm bài tập trắc nghiệm sau: (Sau mỗi lần thi

GV đảo lộn vị trí các câu trong đề bài)

Bài tâp: Để bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải

tạo các hệ sinh thái ở địa phương, chúng ta

không thực hiện những việc làm nào sau đây

(Hãy chọn các đáp án đúng)

A. Vào rừng Pù Huống phát rẫy

trồng keo.

B. Tham gia trồng cây keo phủ xanh đồi

trọc.

C. Làm guồng dẫn nước vào

ruộng.

D. Tham gia khai thác vàng dọc các bờ

khe suối để tìm cơ hội thoát nghèo.

E. Xây dựng nhà hàng đặc sản

thú rừng.

F. Vào rừng đào bắt Dúi bán để kiếm

thêm thu nhập.

G. Thay đổi cây trồng hợp lí. H. Tham gia khai thác gỗ Đinh hương

trong rừng Pù Huống vì bán giá rất cao.

I. Bón phân hợp lí và hợp vệ

sinh.

J. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích

hợp

13

(Đáp án: A; D; E; F; H)

- Từ kết quả thi giữa hai đội, GV liên hệ

những khó khăn hiện nay của chính quyền địa

phương và lực lượng kiểm lâm đối với vấn đề

bảo vệ tài nguyên sinh vật (Ví dụ như: Vụ lật

xe chở gỗ lậu ở dốc Pù Huột – Bản Tông xã

Bình Chuẩn làm 10 người chết năm 2011, ...)

và cải tạo các hệ sinh thái ở địa phương (Ví

dụ như: Một số người dân bản Xiềng xã Bình

Chuẩn bán hết đất canh tác cho đội khai thác

vàng lậu ở Khe Chọi, ...).

- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 59 SGK

thảo luận hoàn thành nội dung bảng.

- HS thảo luận nhom hoàn thành nội dung

bảng 59.

- Đại diện lên treo bảng ghi đáp án, các nhóm

nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh.

Bảng 59. Biện phap cải tạo hệ sinh thai bị thoai hoa.

Cac biện phap Hiệu quả

- Với vùng đất trống đồi núi trọc thì trồng

cây gây rừng

- Tăng cường thủy lợi, tưới tiêu hợp lí.

- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

- Thay đổi cây trồng hợp lí.

- Chọn giống thích hợp.

- Hạn chế xói mòn đất, hạn hán, lũ lụt, cải

tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh

vật.

- Điều hòa lượng nước, mở rộng diện tích

đất trồng trọt.

- Tăng độ màu mỡ cho đất, không mang

mầm bệnh, không gây ô nhiễm.

- Luân canh, xen canh, đất không bị cạn

kiệt nguồn dinh dưỡng.

- Cho năng suất cao, tăng lợi ích kinh tế,

giúp tăng vốn đầu tư cho cải tạo đất.

Hoạt động 3. III. Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã. (9’)

14

Mục tiêu: Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, tuyên truyền về bảo vệ thiên

nhiên.

Nội dung Hoạt động của GV - HS

- Nâng cao ý thức và tham gia thực hiện

tốt các hoạt động khôi phục môi trường

và bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

- Tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và

mục đích của việc bảo vệ thiên nhiên

cho bạn bè và cộng đồng.

- GV đưa ra vấn đề để HS thảo luận theo

nhóm bàn:

? Là học sinh ở Xã Bình Chuẩn em cần

phải làm gì trước tình trạng khai thác buôn

bán gỗ và khai thác vàng trái phép ở địa

phương? (Học tập lao động tốt; không

tham gia tiếp tay cho các hoạt động trên;

tham gia cổ động, tuyên truyền, các cuộc

thi về bảo vệ thiên nhiên, môi trường ...)

? Vậy mỗi HS cần làm gì để khôi phục

môi trường và việc bảo vệ thiên nhiên

hoang dã?

(Tham gia thực hiện tốt các hoạt động và

tuyên truyền về ý nghĩa khôi phục môi

trường và bảo vệ thiên nhiên hoang dã

……)

? Tuyên truyền như thế nào để mọi người

cùng hành động bảo vệ thiên nhiên?

(Tuyên truyền tầm quan trọng của rừng,

biện pháp bảo vệ rừng, tác hại của ô

nhiễm môi trường.... thông qua các hoạt

động như: tham gia cổ động, vẽ tranh, làm

thơ, kịch ...)

- HS các nhóm trình bày và bổ sung cho

nhau.

- GV đánh giá nội dung thảo luận của các

nhóm. Thống nhất một số công việc HS

phải làm.

4. Củng cố : (5’)

Gọi HS đọc khung màu hồng

Bản thân em đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên ở địa phương?

15

5. Dặn dò: (1’)

Học bài, trả lời 2 câu hỏi phần “Câu hỏi và bài tập” SGK trang 179.

Xem trước nội dung bài 60 SGK; sưu tầm các tranh ảnh, bài báo về sự đa dạng

của các hệ sinh thái, các loài sinh vật quý hiếm; Mỗi tổ chuẩn bị 1 trong 3 vấn đề: bảo

vệ hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp.

III. Kêt qua đat đƣơc:

Khi dạy thể nghiệm ở hai lớp 9A1 và 9A2 trường THCS Bình Chuẩn tôi đã tổ

chức kiểm tra và rút ra kết quả như sau:

Bảng so sánh kết quả kiểm tra lớp 9A1 và 9A2:

Lớp

Sĩ số

Kêt quả bài kiểm tra học sinh sau tiêt dạy

Gioi Kha Tb Yêu

SL % SL % SL % SL %

9A1 33 8 24,2 19 57,6 5 15,2 1 3,0 Gắn với thực tiễn

địa phương

9A2 33 3 9,1 17 51,5 9 27,3 4 12,1 Chưa gắn với thực

tiễn địa phương

Kết quả trên đây có thể thấy việc dạy học gắn với thực tiễn địa phương giúp

cho tiết dạy sinh động hơn, kiến thức gắn với những gì thực tiễn đang diễn ra hàng

ngày hàng giờ ở địa phương mà học sinh tận mắt được nhìn thấy. Từ đó cho thấy học

sinh tích cực hơn trong tiết học, yêu thích môn học hơn, góp phần nâng cao chất

lượng dạy học của bộ môn Sinh học.

PHÂN III: KÊT LUÂN

1. Bài học kinh nghiệm:

Đề tài này giúp tôi có dịp tìm hiểu kỹ hơn về việc lựa chọn, sử dụng các câu

hỏi, bài tập sinh học gắn với thực tiễn trong dạy học “Bài 59: Khôi phục môi trường

và gìn giữ thiên nhiên hoang dã” Sinh học lớp 9 và cũng như các bài khác, chương

khác, lớp khác trong chương trình Sinh học THCS. Thây đươc, thông qua viêc tra lơi

các câu hỏi , bài tập học sinh có thể giải đáp được những tình huống có vấn đề nảy

sinh trong đơi sông se lam tăng hưng thu hoc tâp bô môn, lòng mê say học hỏi, tư duy

sáng tạo , nâng cao năng lưc giai quyêt vân đê . Học sinh biết cách vận dụng những

kiên thưc tư thưc tê cuôc sông vao viêc hoc tâp môn Sinh hoc lớp 9 tại trường THCS

16

Bình Chuẩn, dù kết quả đạt được có thể còn hạn chế, nhưng việc sử dụng các câu hỏi

và bài tập thực tiễn là việc làm hoàn toàn đúng và cần thiết.

Từ kết quả trên, tôi nhận thấy cần đưa các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn vào

sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo với số lượng nhiều hơn và có nội dung

phong phú hơn. Cần đưa thêm hình ảnh minh họa, các tình huống liên quan đến các

quá trình, cơ chế, quy luật sinh học … vào bài giảng, bài tập nhằm tăng thêm hứng

thú học tập cho học sinh. Cần tăng cường số lượng và chất lượng các bài tập thực tiễn

trong kiểm tra đánh giá, kể cả hình thức kiểm tra đánh giá tự luận và trắc nghiệm

khách quan.

Qua đề tài này, có thể giúp quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp rút ra được một

số kinh nghiệm áp dụng cho các bài, các chương, các lớp khác trong chương trình

Sinh học THCS ở những địa phương khác.

2. Kêt luân chung va kiên nghị:

Để làm tốt hơn cho việc dạy học sinh học gắn với thực tiễn, từ đó mang lại hiệu

quả giáo dục cao hơn. Sau đây tôi xin đưa ra một vài kiến nghị:

- Cần tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên sâu sát

hơn, thực chất và thực tế hơn để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm;

giáo viên phải có ý thức thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức.

- Cần phải động viên học sinh sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề thực

tiễn liên quan đến kiến thức bài học, môn học làm nguồn tư liệu cung cấp thêm cho

giáo viên xây dựng câu hỏi và bài tập.

- Giáo viên cần phân loại, lựa chọn các câu hỏi và bài tập phù hợp với từng đối

tượng học sinh, từ đó khuyến khích các em tích cực học tập, phát huy được hết khả

năng của mình để tiếp thu bài được tốt hơn.

Tôi hy vọng, với cách làm như trên có thể góp một phần kinh nghiệm bổ ích

cho các đồng nghiệp khi giảng dạy “Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên

nhiên hoang dã” Sinh học lớp 9 được tốt hơn và hiệu quả hơn.

Việc lựa chọn đúng đắn và kết hợp hài hoà các câu hỏi và bài tập, đặc biệt là

các bài tập gắn với thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học phụ thuộc rất nhiều

vào trình độ chuyên môn, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình của người thầy.

Không thể có một bản mẫu cho việc lựa chọn các phương pháp dạy một bài, một

chương, một kiến thức; cũng không thể có một gợi ý nào đó bất di bất dịch. Chính vì

vậy, tôi mạnh dạn viết lên đề tài này để các bạn đồng nghiệp tham khảo và rất mong

được sự góp ý, bổ sung cho đề tài này được tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Con Cuông, tháng 04/2016.

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa sinh học 9, Sách Giáo viên sinh học 9 – NXB GD.

2. Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng Sinh học 9 – NXB GD. Huỳnh

Ngọc Bích – Phạm Thị Soạn.

3. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì sinh học 9 – NXB GD. Lê Đinh Trung

(Chủ biên) – Cao Xuân Phan.

4. Bài giảng Sinh học 9 – NXB GD. Trần Hồng Hải

5. Thiết kế bài giảng Sinh học 9 – NXB Hà Nội. Trần Khánh Phương

6. Tài liệu BDTX cho giáo viên chu kì III (2004 – 2007) – Môi trường – NXB GD

18

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

Phần I: Mơ đâu 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Phạm vi đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích và kết quả cần đạt 2

Phần II: Nội dung cua sang kiên 2

I Cơ sơ li luân va thưc tiên 2

1 Cơ sơ li luân 2

2 Thưc trang định hướng dạy học và cac câu hoi va bai tâp

trong “Bai 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên

hoang dã” Sách giáo khoa Sinh học 9

3

II Một số đề xuất dạy học “Bai 59: Khôi phục môi trường và

gìn giữ thiên nhiên hoang dã” gắn với thực tiễn địa phương

4

1 Một vài đặc điểm về môi trường và thiên nhiên ở xã Bình

Chuẩn huyện Con Cuông

5

2 Đề xuất định hướng tiết dạy “Bai 59: Khôi phục môi trường

và gìn giữ thiên nhiên hoang dã” găn vơi thưc tiên địa

phương

9

III Kêt qua đat đươc 15

Phần III: kêt luân 15

1 Bài học kinh nghiệm 15

2 Kêt luân chung và kiến nghị 16