sri aurobindo ghose - freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/andophuchung/13)au... ·...

107
SRI AUROBINDO GHOSE ( 1872 - 1950 )

Upload: others

Post on 15-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

SRI AUROBINDO

GHOSE

( 1872 - 1950 )

Page 2: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ
Page 3: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

ẤN-ĐỘ PHỤC-HƯNG

AUROBINDO GHOSE

( TẬP ĐẠI THÀNH

TRUYỀN-THỐNG

YOGA )

Page 4: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ
Page 5: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

1

SRI AUROBINDO

GHOSE

( 1872 - 1950 )

Nhân-vật mà Romain Rolland tuyên-bố là

" Một trong những lãnh-tụ của vận-động Thức-

tỉnh đầu tiên của xứ Bengale... Vị chủ-tịch

được công-nhận của tư-tưởng triết-học Ấn-

Độ " .

_ ( Journal Inde _ 1905 - 1943 )

Điều đặc-biệt để ghi-nhận là thiếu-thời

giáo-dục của Aurobindo hoàn-toàn Âu-hóa.

Sinh ở tỉnh Calcutta năm 1872, được cha ông

gửi sang nước Anh khi ông mới bẩy tuổi. Sau

khi hoàn-thành học-vấn ở Đại-học Cambridge

( Luân-Đôn ). Ông là học-giả hai cổ-ngữ La-Hy

truyền-thống văn-hóa Âu-Tây, và ông cũng

thông-thạo tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Pháp.

Tuy thế mà điều lạ là, theo học-giả Ấn ngày

Page 6: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

2

nay, không một học-giả Ấn nào tỏ ra hiểu

thâm-thúy hơn ông về tâm-hồn truyền-thống

Ấn-Độ .

Sau khi du-học ở Anh-quốc trở về cố-

hương, Sri Aurobindo, từ 1893 đến 1906 làm

bí-thư cho Quốc-Vương ở Baroda, rồi giáo-sư

văn-học Anh ở Đại-học, rồi Viện-trưởng.

Trong khi ấy Nivedita đang đi khắp các tỉnh để

thức-tỉnh dân Ấn về truyền-thống dân-tộc của

họ, và cô đã gặp Aurobindo ở Đại-học Baroda.

Bấy giờ " Aurobindo 30 tuổi chưa ai biết. Từ

khi ở Âu-châu trở về, suốt chín năm ông sống

hầu như ẩn-cư, dùng thời giờ vào chức-nghiệp

của mình và sự nghiên-cứu văn-hóa Ấn và

Đông-phương với nhiệt-tâm như ông đã dụng

tâm tiếp-thâu văn-hóa Tây-phương trong thời-

kỳ ở Đại-học Cambridge. Người ta bảo ông là

đòi-hỏi, vũ-đoán và tỉ-mỉ .

Ngay buổi gặp-gỡ đấu tiên, Aurobindo và

Nivedita rất thông-cảm với nhau và quyết-định

phối-hợp năng-lực và đặt cơ-sở cho một sự

Page 7: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

3

hợp-tác lâu dài. Họ tự nhận là chủ-động cùng

một công-trình : thức-tỉnh Ấn-Độ ra khỏi giấc-

mê. Sung-sướng thay họ nếm vị gần-gũi lý-

thuyết triết-học của họ, tuy khác nhau đều dẫn

đến cùng một mục-đích ! Đệ-tử của Viveka-

nanda tìm vũ-trụ trong Ảo-hóa ( Maya ), dạy

người ta tự thấy chính mình. Phải chăng điều

ấy Aurobindo Ghose không hiểu được, người,

ngay trong hình-thức hiện-tại của thế-giới , đã

có thể phát-hiện một sự biểu-hiện Thần-linh ?

Không, vì người ấy, với con mắt soi-mói nhìn

thấy chính thể-tính luôn luôn biến-đổi đến nỗi

trở nên trong thân-thể mình một thể-hiện Thần-

linh. Nivedita cảm-động. Chính nàng đầu tiên

nói với Aurobindo :

_ " Calcutta cần có ông, chỗ của ông là xứ

Bengale .

_ " Không. Tôi ở lại đàng sau. Công-việc

của tôi là tạo nên những nhân-cách .

Page 8: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

4

_ " Hãy trông vào tôi, cô Nivedita vừa nói

vừa chìa tay cho Aurobindo, tôi là đồng-

minh của ông ."

_ ( Lizelle Reymond, " Nivedita " _ ed.

Victor Attinger )

Năm 1905 Lord Curson tuyên-bố chia đôi

xứ Bengale khiến cho toàn-thể nhân-dân phẫn-

nộ, làm nổi dậy phong-trào bài Anh. Sri

Aurobindo từ bỏ Đại-học Baroda, đến Calcutta

tham-gia và cổ-võ vận-động dân-tộc Ấn chống

đế-quốc Anh. Aurobindo là một trong những

lãnh-tụ đảng chủ-nghĩa Dân-tộc mới thành-lập,

tạo thành một cuộc cách-mệnh trong tư-tưởng

chính-trị của xứ-sở với những cuộc diễn-thuyết

cổ-võ và những báo-chí : " Bande Mataram "

( Mẹ ơi, con kính chào Mẹ ); " Karma - Yogin"

( Đạo-sĩ Nghiệp ) và " Dharma " ( Pháp ).

Hoạt-động chính-trị của Aurobindo ngắn

ngủi, có bốn năm, nhưng chủ-nghĩa Dân-tộc

Ấn đã sớm bùng-nổ thành các cuộc bạo-động,

vì chủ-trương của ông cùng với Tilak là không

Page 9: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

5

cải-cách và thương-lượng, cầu xin với đế-quốc

Anh mà nhằm tự-chủ. Và mục-đích ấy phải đạt

bằng tự-lực ( Swaraj ) với nền Kỹ-nghệ quốc-

gia, Đại-học và Giáo-dục quốc-gia, tổ-chức

định-chế bản-xứ. Chương-trình ấy không thực-

hiện được vì cuộc bạo-động nổi dậy ở xứ

Bengale, khiến cho ông bị truy-tố và bị bắt

( 1907 ), ông bị bắt giam ở nhà-tù Alipur chờ

xét-xử. Sau một năm ở tù, ông được trắng án.

Và ông kể lại kinh-nghiệm của mình trong tù ở

một bài diễn-thuyết Uttarapara, là cả một thực-

nghiệm tôn-giáo thâm-trầm. Ông cho biết một

hôm ông thấy thân nhẹ bay-bổng trên-không,

làm người canh nhà tù sợ bỏ chạy, một thị-hiện

Thần-linh chung-quanh ông trong nhà giam, ở

ngoài sân. Ông nhìn thấy hiện-hình của

Bhagavan ( Thượng-Đế ) thân-mật, của Thế-

Tôn-Ca mà ông thấy khắp nơi, ở tù-nhân bị

xích, ở cửa song sắt, trên ngọn cây và sau cùng

ở người chánh-án, và trạng-sư khi ông đang

đứng ở vành-móng-ngựa. Có một tiếng nói cho

ông hay rằng ông nên sửa-soạn cho một công-

việc khác mà ông sẽ đảm-nhận sau khi ra khỏi

Page 10: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

6

tù. Thần-linh ông thị-hiện là hình-tướng của

Chúa Tối-cao Krishna trong Kinh Bhagavat-

Gita của Ấn-Độ-giáo ( Thế-Tôn Ca ) .

Năm 1910, ông lại bi truy-tố, nhưng ông

đã di-cư sang thuộc-địa Pháp ở Pondichery,

miền Nam Ấn và sống ở đây cho tới 1950 thì

tạ-thế. Năm 1914 sau khi từ bỏ chính-trị, Sri

Aurobindo bắt đầu cho phát-hành tạp-chí Arya,

trong đó ông chuyên viết về Vedas - Upani-

sads, kinh Ấn-Độ-giáo Gita, Khoa Yoga, Ấn-

Độ Phục-hưng v.v. Tác-phẩm chính là " Life

Divine " ( Đời Sống Thần-Linh ), Khái-luận về

Gita, Lý-tưởng của Nhân-loại Thồng-nhất,

Tuần-vận Nhân-loại ( Human Cycle ), Sự

Phục-hưng ở Ấn-Độ v.v. Năm 1926, Sri

Aurobindo rút lui hẳn đời sống xã-hội để thực-

hành đạo Yoga và Định-niệm cho tới năm 1950

tạ-thế, ông không xuất-hiện ra công-chúng, chỉ

thường viết cho đệ-tử và hướng-dẫn họ trên

đường tiến-bộ tâm-linh. Dần dần chung-quanh

ông, người bốn-phương đến tụ-họp, nam, nữ

các nước, có tới ngót một ngàn người. Họ tự

Page 11: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

7

cống-hiến cho nhiệm-vụ tuân theo những lý-

tưởng thực-hiện đạo Integral Yoga ( Khoa Du-

Da Toàn-diện ). Ông cho xuất-bản tạp-chí Arya

cho đến 1921 mới đóng cửa. Thông-điệp của

Sri Aurobindo và Tùng-Lâm Pondichery nói :

" Người ta có thể trưởng-thành từ

những khuyết-điểm hiện-tại đến một cá-

nhân hoàn-toàn, con người hoàn-toàn ấy

có thể trở nên một nhân-tố và một năng-

lực cho sự tiến-hóa của một xã-hội hoàn-

hảo. Và cái Nhất-tính thật của Nhân-loại

chỉ có thể nẩy-nở từ một sự hòa-hợp trên

bình-diện linh-hồn _ đấy là cốt-yếu trọng-

tâm giáo-lý của Aurobindo. Then-chốt

của biến-đổi ấy ở con người thì cốt-yếu là

tâm-linh, và nó ở tại sự gọi dậy và phát-

triển những năng-khiếu tiềm-tại của bản-

thể tối nội-tại. Loài người phải dừng sống

bề-ngoài, học-tập sống từ trong ra ngoài,

nó phải tìm thấy linh-hồn của nó. Tất cả

đời sống của Tùng-Lâm xoay quanh cái

Chân-lý ấy ."

Page 12: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

8

Giáo-lý của Aurobindo có thể trở về dấu-

tích trong Tantras ( Mật-giáo ), trong Gita

( Thế-Tôn-ca ), trong Isha-Upanisad, trong

chính Rig-Veda .

Sri Aurobindo nói rằng _" cả đến

Upanisads về phần phát-triển cuối cùng, đi từ

chủ-nghĩa " Tâm linh thực hiện " của các vị

Thánh-thị Rishis Vedas, cũng đã bỏ mất một số

yếu-tố giá-trị nhất trong giáo-lý của họ và

không biết ngụ-ý ở chủ-nghĩa tượng-trương của

họ .

" Những liên-hiệp phức-tạp, những nội-

dung phong-phú, những ý-tưởng suy-luận

sáng-sủa bị che mờ và những hình-ảnh nghĩa-lý

thuộc về quan-niệm của danh-từ Vedas phần

lớn mất-mát trong một ngôn-ngữ chính-xác

hơn và siêu-hình hơn, thiếu tâm-lý và uyển-

chuyển ." _ ( The Life Divine )

Aurobindo đồng-tình với đạo-sĩ Swami

Dayananda nghĩ rằng Kinh Thi Vedas suy-tôn

Page 13: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

9

một Thượng-Đế có nhiều danh-hiệu, rằng nó

lễ-tụng Pháp-luật Thần-linh và sự Khát-vọng

của Nhân-loại về nó, và nó chủ-trương đem

cho người ta Pháp-luật Vũ-trụ .

Quan-niệm riêng của ông về Veda được

dụng-tâm bầy ra với thí-dụ thành hai hệ-thống

trong tạp-chí Arya với nhan-đề : " Thánh-ca

của vị Thấu-thị xứ Atris " và " Bí-quyết của

Veda ". Theo ông thì Lực-Veda ( Rig-Veda )là

kinh-thánh tượng-trưng của các nhà tâm-linh-

học Ấn xưa. Ý-nghĩa của nó là tâm-linh và

luân-lý chứ không phải huyền-thoại và lễ-nghi .

Tóm lại, Sri Aurobindo tin rằng Rig-Veda

là bài ca của Nhân-loại cao-vọng. Những khúc

hát ấy là đoạn trữ-tình hùng-hồn của linh-hồn

trong sự vươn lên của nó. Xa hơn nữa, ông

nghĩ rằng Hệ Vedanta đại-diện sớm nhất cho

Upanisad cổ-hơn, như Chhandogya, Brihada-

ranyka, Taittiriya, Aitareya và Isha gần với

nguồn-gốc Veda, phản-chiếu trung-thực hơn

tâm-lý của các vị Rishis-Veda, và bảo-toàn

Page 14: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

10

quan-điểm sống toàn-diện của họ. Hệ Veda về

sau trở nên có tính-cách khắc-kỷ, phản thực-

tiễn về quan-điểm và phát-triển một bộ mặt

giá-trị khác. Bình-luận về Isha - Upanisad, Sri

Aurobindo viết : “ trong tư-tưởng sớm nhất,

những cực-đoan như thế-gian và Thượng-Đế,

Nhiều và Một... đã được dung-hòa và một

quan-điểm sống quân-bình đã được nêu ra . ”

Chính trong quan-điểm tổng-hợp sớm

nhất đã được đề ra ở kinh Gita :_ Một sự kiện-

toàn tổng-hợp Thượng-Đế và thế-giới ; Thể

tồn-tại và Dụng sinh-thành ; Nhất và Đa ; Sáng

và tối ; Tri và Hành... mà Sri Aurobindo giải-

thích kỹ-càng trong " Khái-luận về Gita " của

ông. Những điểm trọng-yếu trong bình-luận kỹ

ấy có thể toát-yếu vào một số điểm :

1)_ Kinh Gita ( Thế-Tôn-Ca, kinh chính

của Ấn-Độ-giáo ) không chỉ là một Thánh-kinh

về hành-động nhân-đạo hay là phục-vụ xã-hội,

hay là bổn-phận vì bổn-phận như các văn-sĩ

cận-đại giả-thuyết, nhưng trước hết nó là

Page 15: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

11

Thánh-kinh của đạo Yoga hay là hội-hiệp với

Thượng-Đế .

2)_ Hội-hiệp ấy về phần nhân-loại ngụ cả

một sự tái-sinh và một lý-tưởng mới về hành-

động như chứng-minh bằng sự sinh và hành-

động của chính Giáng-thế Avatar .

3)_ Sự hội-hợp đồng-minh ấy phải đạt

bằng hành-động vô-tư trong xã-hội, sùng-bái tự

quên mình, định-niệm kiên-nhẫn bền-bỉ, và

bằng nội-quan tâm-linh vào đồng-nhất-tính của

tất cả mọi vật trong Thượng-Đế. Như thế Kinh

Gita dạy ta một đạo Yoga tổng-hợp nhất-quán,

điều-hòa tất cả yếu-tố đời sống tâm-linh và

dành chỗ chính-đáng cho đạo Karma-Yoga

(Đạo Nghiệp), Bhakti-Yoga (Đạo Sùng-bái),

Dhyana-Yoga (Đạo Thiền), và Jñāna-Yoga

(Đạo Trí-Tuệ) .

4)_ Theo Karma - Yoga dạy ở đây, chúng

ta phải hy-sinh không những kết-quả của hành-

động mà cũng cả chính hành-động tự-thân và

Page 16: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

12

chủ-động của nó nữa. Theo Aurobindo bước

thứ nhất trong việc tự giải-thoát là giải-trừ cái

ảo-tưởng chủ-động để thực-hiện rằng Thiên-

nhiên hành-động chứ không phải tâm-hồn. Và

bước sau là đặt chủ-động Thiên-nhiên vào

Năng-khí Thần-linh. Nói cách khác, khi tâm-

hồn tự rút về Thượng-Đế và làm toàn-thể cái

khung vật-lý và tâm-lý hành-động tuân theo

Luật-pháp Thần-linh, đấy là tự-do của nó, sự

giải-thoát cứu-cánh của nó .

5)_ Khi nào bản-tính của người ta đã thật

theo định-luật về tồn-tại của nó, động-tác kết-

quả sẽ dễ-dáng và bột-nhiên. Điều ấy thì Kinh

Gita gọi là Tự-pháp (Svadharma). Tự-pháp

Svadharma lệ-thuộc vào Svabhava ( Tự-tính ).

Tự-pháp như Gita dạy không phải chỉ là bổn-

phận giai-cấp mà là hành-động liên-hệ hữu-cơ

với chính bản-tính người ta. Nó ngụ ý rằng tất

cả động-tác phải từ trong quyết-định bởi năng-

khiếu phú-bẩm của nhân-loại. Đúng như Gita

thừa-nhận thuyết nghi-lễ Veda như với một ý-

nghĩa thâm-trầm và đại-đồng, cũng thế, nó

Page 17: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

13

thừa-nhận thuyết giai-cấp với ý-nghiã chủ-quan

và phổ-biến. Nó không chủ-trương vô lý rằng

mỗi người sinh ra " con vua thì lại làm vua,

con sãi chùa thì quét lá đa " không kể gì đến

khả-năng cá-nhân. Điều mà Aurobindo chú ý là

Kinh Gita không đề-cao trật-tự xã-hội A-ry-an

phần lớn không hợp thời nữa, mà nó chú-trọng

về quan-hệ với sự tiến-hóa ở hành-động của nó

theo luật-pháp thiên-nhiên nội-tại .

6)_ Con người lý-tưởng của Kinh Gita là

một người không những hành-động làm việc

theo luật-pháp thiên-nhiên mà còn vượt tính

thiên-nhiên. Bằng cách ẩn-náu vào Thượng-Đế

và tự hàng-phục hoàn-toàn Ngài, có thể nói nó

đã vượt qua phẩm-tính thiên-nhiên như là Hòa

( Sattva ), Động ( Rajas ) và Tĩnh ( Tamas ).

Nó có tên là một vị Trung-Hòa ( Trigunatita )

hay là một người vượt qua tính thiên-nhiên.

Nói cách khác, nó là một thể tâm-linh, không

những đạo-đức, trí-thức, tình-cảm hay là vật-lý.

Thân-thể tinh-thần và tâm-hồn nó chỉ là

phương-tiện công-cụ để cho tâm-linh nó đồng-

Page 18: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

14

nhất-hóa với Thượng-Đế, hành-động trong thế-

gian. Đạo-Nghiệp ( Karma - Yoga ) bởi vậy là

hợp-nhất với Thượng-Đế ( Chúa ) ở thân-thể,

tinh-thần và tâm-hồn để thi-hành mục-tiêu vũ-

trụ của Ngài. Sự hợp-nhất kết-thúc vào sự hạ-

giáng Ihakti ( Năng-khí ) xuống người, biến-

hóa nó, làm nó trở nên dụng-cụ của Thượng-

Đế. Bấy giờ người không còn là người nữa, mà

chỉ là một đường dây để cho năng-khí thần-linh

tuôn vào thế-giới .

7)_ Kinh Gita ( Thế-Tôn-Ca ) là trọng-

tâm của Ấn-Độ-giáo, nói về ba Thần-ngã

( Purushas ) là Kshara, Akshara và Uttama.

Theo Aurobindo thì Kshara là linh-hồn cá-

nhân, lệ-thuộc Thiên-nhiên, Ashara là Chúa

giám-sát hành-vi của Thiên-nhiên, còn Uttama

là Tâm-linh Tối-cao thông qua Thiên-nhiên và

vượt ra ngoài. Sự phân-biệt được giải-thích với

hình-ảnh trứ-danh Upanisad như sau :

" Có hai con chim, anh em, không

dời trên một ngọn cây. Một con đậu ở

Page 19: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

15

cành dưới, ăn trái cây, gọi là Anisha, tự

nó không phải là Chúa. Con kia đậu trên

ngọn, chỉ nhìn mà không ăn, gọi là Isha,

tự là Chúa. Kinh Upanisad nói : “ Khi con

ăn nhìn lên và thấy hào-quang của con

ngắm nhìn ở trên, thì nỗi phiền-muộn và

sự ác-cảm vì bất-lực của nó biến đi mất.”

Trong một khái-luận, Aurobindo giải-

thích rằng cái cây là Thiên-nhiên ( Prakriti )

với trái ngọt và cay. Con chim ăn trái là

(Kshara-purusha) linh-hồn chim trong Thiên-

nhiên và hưởng-thụ. Con chim nhìn ngắm

không ăn là (Akshara-purusha) Chúa-tể của

Thiên-nhiên quan-sát hành-vi của nó. Nhưng

còn có Một không ngự ở đấy mà tư-hữu Thiên-

nhiên và vượt ra ngoài nó. Cái Một ấy không

những là Chúa của tự nó mà còn của tất cả

hiện-hữu. Cái Ấy là Purushattama, Tâm-linh

Tối-cao. Bởi vậy, theo Aurobindo, Tâm-linh

Tối-cao chẳng là Một hay nhiều, mà là Một ở

trong, thông qua và vượt cả nhiều. Tương-tự

thế, nó vừa hữu-ngã vừa vô-ngã, vì hữu và vô

Page 20: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

16

đều là sự phân-biệt do tinh-thần khái-niệm của

chúng ta mà ra, nhưng không có ở Thực-tại .

8)_ Sau hết Aurobindo chứng-minh rằng

Kinh Gita không có chủ-trương nhất-diện như

là ảo-hóa, khổ-hạnh, tịch-tĩnh.v.v. như các

trường-phái triết-học về sau chủ-trương .

Cái quan-điểm sinh-tồn toàn-diện với đạo

Yoga tổng-hợp mà Aurobindo đã thấy dạy ở

Kinh Gita, Upanisads nguyên-thủy và ở phần

tâm-linh của Veda, được giữ lại ở Mật-giáo

( Tantra ). Mục-tiêu của Aurobindo là xác-định

lại quan-điểm sinh-tồn toàn-diện đã được

Veda, Upanisads, Gita và Tantras phát-triển và

cũng tái phát-hiện Sadhana (Đạo-dẫn ) xưa,

khai-phóng tất cả giới-hạn cùng tượng-trưng

của tất cả Thần-học đặc-biệt và làm cho nó hợp

tầm với tất cả, không phân-biệt đẳng-cấp hay là

tín-ngưỡng khác nhau, dân-tộc hay tôn-giáo

khác nhau, khiến cho theo đấy nhân-loại có thể

đạt được một trình-độ cao hơn của tiến-hóa

tâm-linh. Ông nói : “ Tất cả tôn-giáo đã cứu-

Page 21: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

17

vớt được một số tâm-hồn, nhưng chưa có một

tôn-giáo nào đã có khả-năng tâm-linh-hóa

nhân-loại. Bởi thế nên không cần nghi-lễ và

tín-điều, mà chỉ cần tinh-tiến tâm-linh, tự biến-

hóa khí-chất và bao-dung tất cả .”

Triết-lý của Aurobindo là cố-gắng cổ-

động sự tiến-hóa của chủng-tộc, thì đã được

trình-bày đầy đủ trong tác-phẩm chính-yếu :

" Life Divine " ( Sống Thần-Linh ) tạm phác

lược như sau :

Ông căn-cứ vào cái gọi là Vedanta

nguyên-thủy, không phải các trường-phái siêu-

hình mà chính là Upanisads. Và Vedanta là

tinh-hoa chung-kết của Vedas - Upanisads.

Ông trình-bày trong Upanisads vấn-đề do sư-

phụ hỏi lẫn nhau : “ Anh biết được gì ? ” và

không phải “ Anh phải nghĩ gì ? ” Bởi vì theo

các vị Thấu-thị Veda ( Rishis ) thì trực-giác

không thể tu sửa bằng suy-lý, mà bằng trực-

giác hoàn-hảo hơn. Không thể qua suy-luận la-

tập mà có thể đạt tới Chân-lý tâm-linh cao hơn.

Page 22: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

18

Sự thực tinh-thần nhân-loại còn khuyết-điểm

đến nỗi nó chỉ cho phép nắm được một nửa

Chân-lý chứ không bao giờ nó nắm được

Chân-lý hoàn-toàn. Bởi thế nên những sai-lầm

của tinh-thần khái-niệm phải được tu sửa bằng

siêu tinh-thần ( super-mind ), theo Aurobindo

nó là môi-trường giữa hai nửa bình-diện của

Hữu-thể và Sinh-thành, Tuyệt-đối và Tương-

đối, Thể và Dụng, Giác và Vô-minh. Sự

khuyết-điểm của tinh-thần khái-niệm với thị-

hiện toàn-diện của siêu-tinh-thần là đề-tài nhắc

đi nhắc lại trong các trang của Life Divine .

Sự mâu-thuẫn bề ngoài giữa Hữu-thể

Thuần-túy và hoạt-động vũ-trụ chỉ do sự lầm-

lẫn ở tinh-thần hữu-hạn của chúng ta, nó không

có khả-năng quan-niệm một ý-thức bao-quát và

mạnh-mẽ đủ để gồm cả hai trong một nhất-

quán đồng-thời. Luận-lý phiến-diện tuyên-bố

rằng vì cái Một là thực-tại, số nhiều là một

huyễn-tượng, rằng vì Tuyệt-đối là Sat = Chân,

Tương-đối là Asat = Phi-Chân. Chúng ta phải

vượt khỏi hạn hẹp tinh-thần đến siêu-tinh-thần

Page 23: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

19

trong đó " cá-thể " và " toàn-thể " cùng có

trong nhất-tính của một Chân-lý và phù-hiệu

đa-thù. Luận-lý ( logic ) của Siêu-tinh-thần

( Supermind ) là luận-lý của vô-cực có thể giải-

quyết được sự đối-kháng mâu-thuẫn trong tinh-

thần khái-niệm giữa nhất-tính và phức-tính,

giữa đại-đồng và cá-thể và giữa Thể và Dụng,

Hữu-thể và Sinh-thành. Siêu-tinh-thần hay

siêu-thức là tự-giác thuần-túy nó đã trở nên

năng-động, Brahman biểu-tượng là Ishvara hay

Shiva khích-động Shakti của nó, tức là theo

Dịch Thái-Cực : Một Tối-cao sinh Lưỡng-nghi

Âm và Dương. Âm tĩnh Dương động, trong

Dương-khí có Âm-khí, trong Âm-khí có

Dương-khí, như sóng trên mặt nước bể lên

xuống, " Sinh sinh chi vị Dịch ". Đấy là một

trạng-thái ý-thức mà nhân-loại dần dần đạt

được để dùng biến-hóa khí-chất của toàn-thể

sinh-tồn, thân-thể, tinh-thần và tâm-hồn. Vậy

theo Aurobindo, cái siêu-tinh-thần, siêu-thức,

ý-thức tâm-linh, lý khí sáng-tạo, " Linh khâm

bảo hợp thái hòa ", " Nhân tâm nhất điểm linh

thông ", và cả chính cái " Supermind " của

Page 24: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

20

Aurobindo, là môi-trường giữa Đạo-thể và Đời,

Hữu-thể và Sinh-thành .

Tuyệt-đối của Aurobindo ở bán-cầu tối-

cao của Hữu-thể thì thuần-nhất thực-tại nhưng

tam diện theo quan-điểm của chúng ta, ba

phương-diện làm một là Sat ( Chân ), Chit ( Ý-

thức ), Ananda ( Hoan-lạc ), tức như ba

phương-diện điển-hình của Thực-tại : Chân,

Thiện, Mỹ. Aurobindo dịch danh-từ Bất-nhị-

pháp ( Vedanta ) ấy là Sinh-tồn Thuần-túy,

Năng-lực Ý-thức và Thích-thú Sinh-tồn. Theo

ông giải-thích, thì Chit không chỉ là Ý-thức mà

là Ý-thức Năng-động, vì năng-lực thì bản-lai

cố-hữu ở Bản-thể Vĩnh-cửu ( Eternal Being )

vừa tĩnh vừa động vì Brahman tĩnh và động

đều cùng một Thực-tại Tối-cao. Năng-lực trong

thần-thoại Ấn-Độ không dời khỏi tồn-tại

( Being ) cũng như Shakti ( Âm-khí ) không

dời khỏi Shiva ( Dương-khí ). Vậy phương-

diện ý-thức của Tuyệt-đối bản-nhiên là một

năng-lực tự biểu-xuất có khả-năng biến-hóa vô

cùng vào hiện-tượng và hình-tướng và thích-

Page 25: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

21

thú sự biến-hóa ấy. Tất cả tạo-hóa chỉ là sự tự

biểu-hiện ấy thôi. Hữu tồn thuần-túy nhờ có

năng-lực bản-lai và Thích-thú tự-động tự-biểu-

hiện, bất tăng bất giảm như là thế-giới thiên-

hình vạn-trạng. Nhờ vào sự tự-phân-hóa, tự-

giới-hạn, tự-thu-hồi hay là tập-trung mà tâm-

linh tự biểu-hiện trong vũ-trụ. Do đấy mà

chúng ta ở đây có sự phản-ảnh của Sinh-tồn

Thần-linh, Năng-lực Ý-thức, Cực-lạc và Siêu-

thức trong vật-chất, sự sống và tâm-lý hay là

linh-hồn và tinh-thần. Aurobindo viết :

" Thần-linh từ Sinh-tồn thuần-túy

qua trò chơi của Ý-thức-Lực và Cực-lạc

và Siêu-tinh-thần môi-giới giáng xuống

hữu-thể vũ-trụ ; chúng ta từ một vật-chất

qua một sự sống phát-triển, tâm-hồn,

tinh-thần và môi-giới siêu-tinh-thần giác-

ngộ vươn lên hữu-thể thần-linh. Cái đốt

của hai nửa thế-giới, cái cao và thấp là

điểm gặp-gỡ của tinh-thần và siêu-tinh-

thần bị một màn ngăn. Xé rách màn ngăn

ấy là điều-kiện của đời sống thần-linh ở

Page 26: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

22

nhân-loại, vì sự xé rách ấy bởi sự giác-

ngộ hạ giáng của bình-diện cao xuống

bản-tính thấp của tồn-tại, và sự hướng

thượng mãnh-liệt của bình-diện tồn-tại

thấp vào bản-tính của bình-diện cao, tinh-

thần có thể phục-hồi ánh-sáng thần-linh

trong siêu-thức bao-quát thông-đồng,

linh-hồn thực, tự-tính linh-thiêng của nó

trong cảnh Hoan-lạc ( Ananda ) đầy đủ

cực-lạc, sự sống đặt cơ-sở thế-lực linh-

thiêng của nó trong trò hý-lộng của Ý-

thức-Lực toàn-trí và vật-chất mở ra tự-do

Thần-linh như là một hình-thức của sinh-

tồn Thần-linh vậy ."

_ ( Life Divine )

Đấy là toát-yếu tinh-hoa triết-học của

Aurobindo. Sự hạ-giáng của Thần-linh vào vật-

chất là sự hồi-toàn của tâm-linh. Nhưng sự hạ

giáng của tâm-linh xuống tinh-thần, sinh-sống

và vật-chất không quan-trọng bằng sự từ vật-

chất vươn lên. Tiến-hóa đối với ta còn quan-

trọng hơn là hồi-toàn. Sự thăng tiến từ vật-chất,

Page 27: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

23

sinh-sống, tâm-lý và tinh-thần, và theo đấy từ

tồn-tại vật-lý, sinh-lý, tình-cảm và trí-thức của

chúng ta vào cái siêu-tinh-thần tâm-linh thuần-

túy là sự tiến-hóa của tâm-linh trên mặt đất.

Ảo-ảnh vô-ý-thức của vật-chất cầm giữ nơi

mình trong bóng tối tất cả cái gì vĩnh-viễn, tự

biểu-lộ trong cõi siêu-thức. Để biểu-lộ, điều ấy

là mục-tiêu của Thiên-nhiên trong tất cả quá-

trình của nó. Aurobindo bảo điện-tử và

nguyên-tử vật-chất là mộng-du vĩnh-cửu. Mỗi

vật-thể chứa một ý-thức bao-hàm, hay là thu-

hút trong hình-tướng do một Sinh-tồn nội-tại,

không biết và không cảm thấy, nó lại vẫn là cái

mà Upanisads gọi là " Antaryamin " (Nội-tính).

Ở cây cỏ cái hình-thức ý-thức còn ở trạng-thái

ngủ, nhưng đầy đủ mộng thần-kinh " luôn luôn

sắp sửa thức tỉnh nhưng không bao giờ tỉnh

thức ". Sự sinh-sống đã hiện ra và cái cây đã

trở nên tinh-thần có trách-nhiệm Sinh-lý đối

với Sinh-tồn, tuy tinh-thần không biết. Ở động-

vật chúng có tinh-thần biết và do đấy có một

bậc hoạt-động cao hơn và tế-nhị hơn. Khi đi

đến nhân-loại, chúng ta có sự chuyển-tiếp từ

Page 28: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

24

tinh-thần sinh-lý sang tinh-thần phản-tỉnh và

suy-tư và hậu-quả là một khả-năng quan-sát

cao, phát-minh, sáng-tạo và thẩm-mỹ.v.v. Sau

khi đã đạt được trình-độ nhân-loại thì sự tiến-

hóa khác với trước về hai mặt quan-trọng :

Trước hết là từ đấy trở đi nó được hướng-

dẫn bởi nỗ-lực có ý-thức .

Sau nữa là nó không giới-hạn vào tiến-bộ

của bề mặt, vì nó hướng nội vào nguyên-lý bí-

ẩn của bản-tính chúng ta và hướng ngoại vào

bản-thể vũ-trụ, cũng như hướng thượng lên một

nguyên-lý cao hơn. Tuy nhiên bản-tính tinh-

thần và tư-tưởng còn căn-cứ vào ý-thức về

hữu-hạn. Tinh-thần luôn luôn nhìn và cảm thấy

sự chia-rẽ như là khởi-điểm của nó và chỉ có

một hiểu-biết xây-dựng về đồng-nhất-tính. Bởi

thế nên nó không thành-tựu được hòa-điệu

hoàn-toàn trong thế-giới. Nó không thể cả đến

hợp-nhất tồn-tại của chính nhân-loại. Nó quá

bất-lực, chẳng hạn đối với tiềm-thức và vô-

thức tại nó. Cả đến một tinh-thần có khả-năng

Page 29: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

25

cũng chỉ có thể giữ phần vật-chất và sinh-lý

của tồn-tại lệ-thuộc, mà không thành-tựu được

một biến-hóa gì cả. Chỉ khi nào nó chuyển

quyền chỉ-huy cho siêu-tinh-thần, siêu-thức bị

một sự biến-hóa khí-chất hoàn-toàn mới có thể

thay-thế được. Sự siêu-độ của nhân-loại không

chỉ ở tại siêu-thoát thế-giới mà ở sự biến-hóa

nó nữa. Bởi vậy không phải chỉ là một vấn-đề

hướng thượng và trốn thoát của linh-hồn mà

còn là vấn-đề hợp-nhất và biến-hóa nữa. Và vì

mục-tiêu ấy, chỉ một tinh-thần loài người

không đủ vậy. Cái siêu-tinh-thần phải hạ giáng.

Sự sai trái giữa hành-động của tinh-thần và của

siêu-tinh-thần như vậy đã được Aurobindo

vạch ra như sau :

" Tinh-thần hành-động theo quy-tắc

hay phương-pháp hay là theo ý-chí lựa

chọn suy-luận hay là kích-thích tinh-thần

hay là do tuân theo kích-thích sinh sống ;

nhưng siêu-tinh-thần bản-tính nó không

hành-động bởi ý-tưởng tinh-thần hay là

quy-tắc hay là lệ-thuộc vào khích-động

Page 30: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

26

thấp nào ; mỗi bước của nó là do một

tâm-linh nội-tại hiện-thị nó điều-khiển ;

một sự thông-hiểu bao-quát và thâm-nhập

vào chân-lý của tất cả và của mỗi vật ; nó

luôn luôn hành-động theo thực-tại bản-

lai ; không phải bởi ý-tưởng tinh-thần,

không theo một phép hành-vi bắt buộc

hay là một tư-tưởng xây-dựng hay là kế-

hoạch tri-giác. Vận-động của nó bình-

tĩnh, tự-chủ, bồng-bột, dẻo-dai ; nó nổi

dậy tự nhiên và tất nhiên từ đồng-nhất-

tính hòa-hợp của sự cảm thấy trong chính

bản-chất của tồn-tại ý-thức, một bản-chất

tâm-linh đại-đồng và bởi vậy mà mật-

thiết đồng-nhất với tất cả gồm trong

nhận-thức về sinh-tồn ."

_ ( Life Divine )

Sứ-mệnh trọng-yếu của Aurobindo là làm

phục-hồi lý-tưởng tâm-linh truyền-thống Ấn ở

Rig - Veda, ở Upanisads nguyên-thủy, ở Kinh

Gita, và thực-nghiệm tổng-hợp tập-đại-thành

khoa Yoga ( Bhaktiyoga, Jñānayoga, Karma-

Page 31: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

27

yoga, Rajayoga ). Theo ông mục-đích của khoa

Yoga chân-chính là Thần-linh-hóa con người

toàn-diện, đem siêu-tinh-thần ( supermind )

xuống tinh-thần nhân-loại và biến-hóa khí-chất

nó đi, sinh-lý, tâm-lý cũng như thân-thể thành

con người siêu-thức. Con người trở nên một

siêu-nhân, một Jnani hay là thần-bí trực-quan.

Ở chương kết-luận " The Divine Life " ông

hùng-biện cho nhân-cách thần-bí trực-quan và

lối sống của y như sau :

1)_ Một Jnani hay là Gnostic-being ( Trí-

tuệ ) là một thể hoàn-thành đầy đủ _ thân-thể,

sinh sống và tinh-thần đã được biến-hóa hoàn-

toàn và thành tự-động phản-ứng đòi-hỏi của

tâm-linh .

2)_ Dụng-cụ của một vị Trí-tuệ hành-

động trong thế-giới không phải là tinh-thần

( mind ) hữu-hạn, mà là siêu-tinh-thần ( super-

mind ) vô-hạn, mà đặc-trưng căn-bản là ý-thức

liên-tục về đồng-nhất-thể của tất cả sự-vật .

Page 32: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

28

3)_ Ích-kỷ ở y hoàn-toàn tiêu-diệt, trừ

nhân-cách. Tất cả các Bậc Trí-tuệ không giống

hẳn nhau về tính-cách và bản-chất. Họ không

phải những cá-thể hoàn-thành không sắc-thái.

Trong ý-thức họ nhân-cách và phi-nhân-cách

không phải những nguyên-lý chống-đối mà là

phương-diện bất ly của cùng thực-tại. Và cái

thực-tại ấy là tồn-tại trong bản-tính thì vô-ngã

nhưng làm nó thành một nhân-cách rõ-rệt .

4)_ Trong ý-thức của nó, cá-tính không

có cách gì can-thiệp với đại-đồng tính của nó

và cái đại-đồng-tính ấy cũng không can-thiệp

với siêu-nhiên-tính của nó. Sống trong ý-thức

vô-hạn, y sẽ sáng-tạo sự tự biểu-hiện riêng,

nhưng sẽ không làm như là trọng-tâm của một

đại-đồng lớn hơn và đồng thời như là một

trung-tâm của siêu-nhiên .

5)_ Không có trở-ngại đối với một bậc

Trí-tuệ ( Jnani ), cá-nhân tu-luyện và sử-dụng

thần-thông, chúng đến với tất cả ai thực-tập

khoa Yoga, và người ta đòi người bình-thuờng

Page 33: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

29

không được coi họ làm trọng và phải bỏ qua.

Bởi vì ở trình-độ siêu-tinh-thần những quyền-

năng thần-thông hầu như tự nhiên .

6)_ Mục-tiêu của Bậc Trí-tuệ cuối cùng là

thiết-lập Thiên-đường ở trần-gian. Bởi vậy,

trước hết y tìm cách tạo nên một cộng-đồng

của những cá-nhân thành-tựu như chính y để

sống cảm-hóa đời sống nhân-loại. Và đặc-trưng

tất nhiên của một đoàn-thể trí-tuệ như thế sẽ là

đồng-nhất, hỗ-trợ và hòa-điệu .

Aurobindo trong khái-niệm về " The

Superman " (Siêu-nhân) có phân-biệt với quan-

niệm của văn-sĩ Đức Nietzche, là ông này

trình-bày một siêu-nhân thù-nghịch với Thần-

linh, còn " Superman " của Aurobindo không

những có quyền-năng thần-thông mà còn có

tình-yêu, trí-tuệ và thần-linh .

Đặc-biệt khoa Đạo-dẫn Yoga tập-đại-

thành của Aurobindo đòi một tín-ngưỡng tôn-

giáo nhiệt-thành, bước đầu là một sự hàng-

Page 34: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

30

phục tuyệt-đối, vô-điều-kiện Thượng-Đế_ ( At-

masamarpana ). Loài người không có khả-năng

gì nếu không có trợ-lực Thần-linh. Ấy là năng-

lực Thần-linh giáng xuống vào linh-hồn mới

làm cho biến-hóa được khí-chất mong muốn.

Bước thứ hai là người ta xa lìa với chính mình

và chờ xem cơ-quan Thiên-nhiên làm việc ở

mình trong khi ân-điển Thần-linh hành-động.

Và rồi đến bước thứ ba là tu-sửa ý-nghĩa hiện-

diện của Thượng-Đế ở tại vạn-vật, không

những như một tinh-thần tiềm-tại trong vạn-vật

và bảo-trì, mà còn như một Đấng Tự-biểu-hiện

trong tất cả hình-tướng. Cái thực-nghiệm tuyệt-

đỉnh của bước này theo Aurobindo là khi nào ta

biết được toàn thế-giới là biểu-thị, trò hý-lộng

của một nhân-cách Thần-linh vô-biên .

Trải qua những bước thực-nghiệm là cả

một công-phu của người học đạo Yoga, mà ông

đã tu-luyện ở Tùng-Lâm ( Asram ) Pondichery,

theo gương các vị Rishis Vedas. Ông bảo cho

đệ-tử là trong kỷ-luật đạo-dẫn của ông thì sự

khởi-hứng và hướng-dẫn của một sư-phụ là

Page 35: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

31

thiết-yếu. Sự kinh-nghiệm lão-luyện của ông về

khoa Yoga không những giúp đệ-tử bằng giáo-

điều và gương-mẫu mà còn bằng khả-năng

truyền tâm chính kinh-nghiệm của ông, hoặc

bằng mắt nhìn " tứ mục tương cố " như Rama-

mana-Maharshi ở Arunacha (Nam-Ấn) (1879-

1950) hay là bằng " đụng chạm thân-thể " như

Ramakrishna Paramahamsa ở Dakshineswar

( gần Calcutta - Bengale ) ( 1836-1886 ) .

Theo nhà tâm-linh-học Ấn-Độ người

Pháp, Jean Herbert, viết về Sri Aurobindo :

" Sự tập-đại-thành tôn-giáo mà

Ramakrishna tiên-tri và từng thực-hiện

phải chờ một góc thế-kỷ sau khi sư-phụ

nhập-tịch. Sri Aurobindo quan-niệm,

thực-hiện và thuyết-giảng ở Pondichery

khoa Yoga Tổng-hợp thì đã tỏ ra là người

thừa-kế chính-thức Ramakrishna. Sự

tổng-hợp của ông bắt nguồn trong truyền-

thống Vedanta và Tantras cũng có cơ-sở

ở tất cả các khải-ngộ tôn-giáo lớn và

Page 36: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

32

thừa-nhận tất cả có trước để cho vào lò

đúc thành một nhất-quán mới. Tuy ông

là một triết-gia trứ-danh nhưng ông coi

tri-thức siêu-hình là phụ-thuộc vào thực-

nghiệm tâm-linh. Ông khuyên đệ-tử

không nên mất thời giờ vào ý-nghĩa siêu-

hình và tinh-vi triết-lý về Ảo-hóa (Maya)

và Tuyệt-đối Bất-nhị-pháp ( Advaïta ),

mà giải-pháp sẽ hiện ra sáng-sủa đầy đủ

khi các anh giác-ngộ tri-thức thần-minh

do thực-nghiệm thiền-định ( yoguique )

đem lại. Tất cả triết-học nhất-phiến chỉ là

mô-tả khiếm-khuyết chân-lý. Thế-giới do

Hóa-công đã tạo ra thì không phải công

việc của luận-lý hình-thức, nó giống như

một điệu nhạc, một hòa-điệu thái-hòa

phong-phú đa dạng. Và cả sự hiện-hữu

của Hóa-công tự-do và tuyệt-đối đều

không thể định nghĩa với danh-từ hợp-

lý . "

_ ( The Yogas and its Objects )

Page 37: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

33

Aurobindo tiếp-theo công-trình của Sri

Ramakrishna để lại dám tuyên-bố :

" Đạo Yoga chúng tôi thực-hành thì

không phải để riêng cho chúng tôi mà cho

cả nhân-loại. Mục-tiêu của nó không phải

để khai-phóng cá-nhân, tuy đấy là điều

thiết-yếu của Yoga, nhưng còn là để cho

sự sinh-tồn và tâm-linh-hóa nòi-giống,

giải-thoát nhân-loại, không để hưởng lạc

hay là giải-thoát cá-nhân, mà là sự giáng

xuống mặt đất hoan-lạc thần-linh, thực-

hiện Thiên-đường như Đấng Cơ-Đốc

tiên-tri, thực-hiện nhân-linh nơi chính

chúng ta và tha-nhân . "

_ ( The Yoga and its Objects )

Các đạo-sĩ Yoga trước thời Aurobindo

đều chủ-trương thoát-ly bình-diện vật-chất thô-

kệch để tập-trung ý-thức vào bình-diện tinh-vi

hơn, như thái-độ Vedanta chẳng hạn ; hay là

dùng phương-tiện thô-kệch làm bàn đạp để

vươn lên tâm-linh cao như thái-độ Tantra Mật-

Page 38: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

34

giáo. Aurobindo thực đã tổng-hợp cả hai

phương-diện vào vận-động sinh đôi, một mặt

khát-vọng của nhân-loại muốn vươn lên bình-

diện tâm-linh cao, và mặt khác là sự hạ giáng

của Thần-linh xuống bình-diện vật-chất thô-

kệch. Hoài-bão của ông là làm con người gia-

nhập vào bình-diện tâm-linh siêu-tinh-thần

( Supramental ), không phải kéo con người

hiện-tại lên, mà là làm cho cái siêu-tinh-thần

làm việc ở bình-diện tinh-thần, sinh-lý, vật-lý

khiến cho có sự biến-hóa khí-chất, thành một

con người khác, một Siêu-nhân, một Bồ-Tát

của Phật-giáo .

Đấy là tập-đại-thành các khoa Yogas Ấn-

Độ, như ông thực-nghiệm ở Tùng-Lâm

Pondichery cho đến lúc nhập-tịch ( 1950 ) .

******

*

Page 39: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

35

TÁC-PHẨM BỔ-TÚC

AUROBINDO-GHOSE

( 1872 - 1950 )

*

TIẾN - HÓA - LUẬN

Nguyên-lý và phạm-vi tiến-hóa trong ấy

thì cái sức-mạnh gì tiến-hóa và nó đã hành-

động tạo-tác ra thế-giới thế nào ?

Thuyết tiến-hóa đã là trọng-điểm của tư-

tưởng Âu-Tây thế-kỷ XIX. Không những nó đã

ảnh-hưởng vào tất cả khoa-học và thái-độ tư-

tưởng bấy giờ, mà còn ảnh-hưởng mạnh-mẽ về

đạo-đức, chính-trị và xã-hội nữa. Không có nó

thì đâu đã có sự toàn-thắng của quan-niệm duy-

vật về nhân-sinh và vũ-trụ. Cái quan-niệm duy-

Page 40: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

36

vật ấy là đặc-trưng của thế-kỷ XIX, ngày nay

đã bị vượt qua, tuy rằng thời ấy sự toàn-thắng

của nó đã được coi như vĩnh-viễn. Và hậu-quả

của sự toàn-thắng ấy là sự thất-bại của tinh-

thần tín-ngưỡng tôn-giáo. Về xã-hội và chính-

trị chủ-nghĩa duy-vật ấy đã dẫn đến sự thay-thế

cho tiến-bộ về ý-niệm đạo-đức, hậu-quả là sự

cụ-thể-hóa những ý-niệm xã-hội và tiến-bộ xã-

hội, sự thắng thế của con người kinh-tế đối với

con người lý-tưởng .

Giáo-điều khoa-học về luật di-truyền,

thuyết-lý mới về động-vật nhân-loại tư-duy,

quan-niệm phổ-thông về sinh-tồn cạnh-tranh

phổ-quát, nó giúp cho bản-năng cạnh-tranh

phát-triển quá mức, cái ý-niệm về cơ-thể xã-hội

nó đã giúp cho sự phát-triển chống với chủ-

nghĩa xã-hội kinh-tế, và sự thắng-thế càng ngày

càng tăng lên của một Thể-chế tổ-chức-hóa hay

là cộng-đồng tập-thể đối với cá-nhân tự-do _

tất cả những điều ấy đều do một nguồn xuất-

phát ra, tức là chủ-nghĩa duy-vật .

Page 41: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

37

Quan-điểm duy-vật về thế-giới nay đã bị

sụp đổ mau lẹ, và lôi theo với nó cả thuyết tiến-

hóa duy-vật cũng phải biến đi. Tư-tưởng Âu-

Tây hiện-đại tiến-bộ hết sức mau. Nếu tinh-

thần Nhật-Nhĩ-Man của nó có tỏ ra trung-thành

với sự quan-sát và khuynh-hướng hệ-thống-hóa

cần-cù, thì nó cũng có phương-diện khác là

tinh-thần Celtic Hellenic La-Hy uyển-chuyển,

sẵn-sàng cải-biến mau lẹ, với sự tò-mò vô-hạn.

Nó không cho phép một tư-tưởng nào, một hệ-

thống nào chi-phối độc-tôn lâu mãi. Nó vội-

vàng phê-phán, thử-thách, bãi-bỏ, uốn-nắn lại,

khám-phá những chân-lý mới và đối-nghịch

lại, để phiêu-lưu vào những thí-nghiệm khác.

Hiện nay cái tinh-thần ấy, hay thắc-mắc, đã

không chống-đối thuyết tiến-hóa tại trọng-tâm

của nó, nhưng rõ-ràng nó đang sửa soạn cho

một hình-thức mới với ý-nghĩa mới về tiến-

hóa .

Ý-niệm đại-cương của sự tiến-hóa là sự

liên-hệ của mỗi hình-thái kế-tiếp hay là trạng-

thái sự-vật với hình-thái đi trước nó, sự xuất-

Page 42: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

38

hiện qua quá-trình sinh-xuất hay là sự phô-diễn

của một số khả-năng do những trạng-thái có

trước, hay khuynh-hướng có trước, đã sửa-soạn

hay là cả đến tạo điều-kiện thiết-yếu cho nó.

Không những một hình-thái chứa đựng mầm-

mống chủng-tử cho hình-thái nó tái-sinh, mà

cũng còn chứa-đựng mầm-mống chủng-tử của

hình-thái mới, có thể có do nó biến-thái ra.

Bằng sự tiến-bộ kế-tiếp một thế-giới-hệ từ

trong tinh-vân tiến-hóa ra, một hành-tinh có thể

ở được xuất-hiện từ trong một hệ-thống không

có thể sinh sống được. Nguyên-hình-chất của

sự sống từ vật-chất xuất-hiện theo cách-thức

đường lối chưa được biết, cơ-thể phát-triển mở-

mang hơn, nẩy sinh từ cơ-thể kém mở-mang.

Loài cá là con cháu loài sâu bọ, loài hai chân

và bốn chân truy-nguyên từ loài cá, nhân-loại

là một loài khỉ, vượn bốn chân đã học-tập đi

hai chân, đứng thẳng và đã tự lột bỏ tất cả đặc-

tính không thích-hợp với cách sống và tiến-bộ

mới. Năng-lực được Nữ-thần vô-ý-thức tạo-tác

những kỳ-tích ấy ở Vật-chất bằng cái nguyên-

lý bản-nhiên cố-hữu của mình là sự thích-ứng

Page 43: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

39

tự-nhiên và trong cơ-thể bằng bộ máy di-truyền

tăng-tiến, bổ-sung. Với sự thiên-trạch, lựa-chọn

tự nhiên những chủng-loại ấy tái-sinh những

đặc-tính mới, phát-triển bằng sự thích-ứng với

hoàn-cảnh và sự ưu-đãi để tục-tồn, có khuynh-

hướng tự truyền-bá và tồn-tại ; những loại khác

trụy-lạc, thoái-hóa trong cuộc sống và biến đi .

Đấy đã một lần là những ý-niệm đặc-

trưng. Nhưng một số ý-niệm ấy, ý-niệm khá

chính-yếu ngày nay bị phê-phán. Cái ý-niệm

" sinh tồn cạnh tranh " ( The Struggle for life )

có khuynh-hướng bị cải-biến và cả đến bị phủ-

nhận nữa. Người ta xác-định hay ít ra được

hiểu một cách phổ-thông rằng ý-niệm ấy không

phải thành-phần chính thật của học-thuyết

Darwin. Sự biến-cải là một sự nhượng-bộ để

làm sống lại các khuynh-hướng tư-tưởng đạo-

đức và lý-tưởng tìm một nguyên-lý tình-yêu,

cũng như nguyên-lý vị-ngã ở tại nguồn-gốc của

sự sống. Những kết-luận cũng tương-đương

quan-trọng của các nhà khảo-cứu trong hiện-

tượng di-truyền đã thấy rằng những đặc-tính

Page 44: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

40

được hưởng-thụ không phải sẽ truyền xuống

cho thế-hệ sau, và thuyết-lý rằng phần lớn

khuynh-hướng thiên-tư, phú-bẩm được di-

truyền ; bởi vì sự biến-cải ấy trong quá-trình

tiến-hóa bắt đầu có bộ mặt ít vật-chất và cơ-

giới máy-móc. Nguyên-lai và vị-trí của năng-

lực động-cơ lui về cái gì ít vật-chất, và đi vào

Vật-chất tâm-lý hơn .

Sau nữa, cái ý-niệm đầu tiên về cuộc tiến-

hóa tuần-tự và chậm-chạp, đã bị thay-thế bằng

một thuyết tiến-hóa bột-phát và mau lẹ. Hơn

nữa chúng ta đi đến ý-nghĩa tất-yếu vật-chất

đầy đủ và máy-móc hình-thức để tiến vào bề

sâu của bí-quyết còn phải thăm dò .

Thực vậy, ở những lý-thuyết ấy thì những

biến-cải chưa được triệt-để. Sự quan-trọng của

chúng là ở chỗ chúng xuất-hiện đồng thời với

phong-trào trỗi dậy ở hình-thức mới của những

ý-niệm xưa từng đã bị làn sóng duy-vật tràn-

ngập. Nào thuyết duy-sinh, những tư-tưởng

khuynh-hướng duy-tâm coi như đã bị Khoa-

Page 45: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

41

học vật-lý bóp chết, ngày nay nổi dậy tranh đấu

và thấy ảnh-hưởng của chúng ở mỗi biến-

chuyển của sự phổ-biến khoa-học, nó mở

đường cho chính sự tiến-triển và củng-cố của

mình. Về phương-diện gì mà thuyết tiến-hóa có

vẻ như bị thất-bại với tư-tưởng sâu rộng hơn

của ngày mai và bắt buộc phải cải biến triệt-

để ?

Trước hết là thuyết duy-vật tiến-hóa bắt

đầu với thái-độ như học-thuyết Samkhya, chủ-

trương tất cả thế-giới chỉ là sự phát-triển của

Vật-chất bất-định, nhờ vào Năng-lực Thiên-

nhiên, nhưng thuyết duy-vật gạt bỏ ở học-

thuyết Samkhya cái Nguyên-nhân Yên-lặng và

Thần-ngã ( Purusha ) hay là Linh-hồn quan-sát

và suy-tư. Do đấy mà thuyết duy-vật Tây-

phương quan-niệm thế-gìới như một cái máy

tự-động nó biểu-diễn vậy. Không một nguyên-

nhân trí-tuệ, không mục-đích, không có lý-do

đương nhiên, mà trái lại chỉ là phô-diễn tự-

động, hợp-hóa, tự thích-ứng của phương-tiện

Page 46: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

42

với cứu-cánh, không một hiểu-biết hay là ý-

hướng trong sự thích-ứng .

1)_ Đây là điều phi-lý đầu tiên của thuyết

tiến-hóa, và nếu nó được tinh-thần nhân-loại

công-nhận, thì sự chính-đáng và kết-luận của

nó phải là một điều cưỡng-ép .

Hơn nữa, Năng-lực trong Vật-chất bất-

định, không xác-thực, không có Linh-hồn, Ý-

thức, trở nên tất cả khởi-thủy và tất cả chất-liệu

của sự-vật. Tinh-thần, Sinh-mệnh và Ý-thức

chỉ có thể do Vật-chất phát-triển ra thôi và chỉ

là động-tác của Vật-chất. Chúng không có thể

là tất cả vật-tự-thân, khác với Vật-chất hay là ở

trình-độ cuối cùng độc-lập với Vật-chất .

2)_ Đây là điều phi-lý thứ hai và là cái

điểm mà lý-thuyết có thể thất-bại việc thành-

lập. Càng ngày chiều-hướng hiểu-biết càng đưa

đến quan-điểm rằng cả ba : Vật-chất, Sinh-

mệnh và Tinh-thần đều là những hình-thái khác

nhau của Năng-lực, mỗi cái với đặc-tính riêng

Page 47: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

43

và cách động-tác riêng, mỗi đàng hỗ-tương

hành-động vào nhau để làm cho nhau thêm

phong-phú hình-thái trong sự tiếp-xúc với

nhau .

Một mà Ba ._

Một ý-niệm bắt đầu sáng-tỏ cho rằng chỉ

có một sáng-tạo duy-nhất nhưng ba mặt : Vật-

chất, Sinh-mệnh và Tinh-thần trí-khôn ( Mate-

rial, Vital and Mental ). Nó có thể coi như hợp-

thể ba giới hỗ-tương hành-động vào nhau. Đấy

là cái ý-niệm cổ xưa ở Veda về thế-giới sinh ba

của chúng ta sinh sống. Chúng ta có thể tiên-

liệu một cách hợp-lý rằng khi những động-tác

của nó được xét theo quan-điểm mới này thì

các trí-thức Veda cổ xưa sẽ được chứng-nhận

rằng chỉ có một Luật-pháp và Chân-lý hành-

động trong toàn-thể tất cả, nhưng khác nhau về

hình-thức, tùy theo môi-trường trong đó công

việc diễn-tiến với nguyên-lý của nó chi-phối .

Page 48: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

44

Những Thần-linh giống nhau hiện-hữu

trên tất cả bình-diện và duy-trì những luật-pháp

căn-bản giống nhau, nhưng với một bộ mặt và

cách-thức hành-động khác nhau, và đi đến kết-

quả luôn luôn triển-khai và rộng hơn .

Nguyên-Lý Sáng-Tạo ._

Nếu đấy là Chân-lý thì bấy giờ sự tiến-

hóa phải khác hẳn với điều đã được giả-thiết.

Ví dụ sự tiến-hóa về Sinh mệnh trong Vật-chất

đã phải được sản-sinh và cai-quản không phải

bởi một Nguyên-lý duy-vật, mà bởi một

Nguyên-lý Sinh-động hành-động ở trong và ở

trên những điều-kiện của Vật-chất, và áp-dụng

vào nó Luật-pháp cùng những khích-động,

những nhu-yếu của chính mình. Cái ý-niệm về

một Sinh-mệnh toàn-năng khác với Nguyên-lý

Vật-chất hành-động ở bên trong và ở trên Vật-

chất đã bắt đầu chi-phối tư-tưởng cấp-tiến của

Âu-châu. Cái ý-niệm khác về một Tinh-thần

còn toàn-năng hơn hành-động ở trong Sinh-

mệnh và ở trên nó thì chưa đủ phát-triển bởi vì

Page 49: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

45

sự khảo-cứu về luật-pháp của Tinh-thần hãy

còn ấu-trĩ .

Hơn nữa, thuyết duy-vật giả-định một

chuỗi dây cứng nhắc những nhu-yếu vật-chất,

mỗi điều-kiện trước là một phối-hợp nhất-trí

của nhiều năng-lực và điều-kiện biểu-hiện, mỗi

điều-kiện thành-quả là kết-quả biểu-hiện của

nó. Tất cả bí-quyết, tất cả yếu-tố không có thể

tính được đều biến mất. Nếu chúng ta có thể

phân-tích đầy đủ những điều-kiện về trước và

khám-phá luật-pháp đại-cương của chúng,

chúng ta có thể chắc chắn về hậu-quả, ví như ở

trường-hợp một hiện-tượng nhật-thực hay là

động-đất vậy. Bởi vì tất cả đều là biểu-hiện kết-

quả hợp-lý của một biểu-hiện trước .

Một lần nữa, kết-luận có vẻ quá đơn-giản

và dứt-khoát ; thế-giới còn phức-tạp hơn thế

nữa. Ngoài những nguyên-nhân hiển-nhiên còn

những nguyên-nhân không biểu-hiện hay là

ngấm-ngầm và không phải là đề-tài phân-tích

của chúng ta. Những yếu-tố này càng tăng lên

Page 50: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

46

với cái đà chúng ta leo thang sinh-tồn, phạm-vi

của nó sâu rộng trong Sinh-mệnh hơn là Vật-

chất, sâu rộng ở Tinh-thần hơn là ở Sinh-mệnh.

Tư-tưởng Âu-Tây đã có khuynh-hướng thiết-

định đàng sau tất cả hoạt-động biểu-hiện, tùy

theo sự ưa-thích của giới trí-thức, hoặc gọi tên

là Vô-ý-thức ( Inconscient ) hay là Tiềm-thức

( Subconscient ), nó chứa-đựng nhiều hơn, và

chúng ta không có thể nắm được, nó biết hơn

và có thể thấy nhiều hơn là ở bề ngoài của

sinh-tồn. Từ trong cái Vô-thức hay Tiềm-thức

ấy luôn luôn xuất-phát ra cái biểu-hiện .

Một lần nữa, chúng lại trở về cái Chân-lý

mà hiền-triết Veda đã biết, ấy là ý-niệm về một

cái biển hữu-thể vô-thức hay tiềm-thức " Tiêm

duy phục hỹ diệc khổng chi chiêu"

( ). Cái biển của nội tâm sự-

vật do đấy xuất-phát ra thế-giới tự-biểu-hiện.

Nhưng Veda cũng thiết-định một siêu-thức

khởi-thủy và cai-quản, nó giải-thích sự xuất-

hiện của cái ý-thức tiềm-tàng và cái biết quán-

thông những động-tác của Tiến-hóa và nó làm

Page 51: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

47

cho Luật-pháp và Chân-lý tự-động đàng sau

chúng .

Thuyết duy-vật tiến-hóa tự-nhiên dẫn đến

cái ý-niệm về một sự tiệm-tiến tuần-tự chậm-

chạp theo đường thẳng. Nó thừa-nhận có

những phản-hồi, di-truyền quanh-co, khúc-

khuỷu của những phản-ứng làm sai lạc đường

thẳng, nhưng những điều ấy tất nhiên phải lệ-

thuộc, ít hiển-nhiên, nếu chúng ta tính bằng

thế-hệ hơn là trong một thời-gian ngắn-ngủi. Ở

đây cũng thế, sự hiểu-biết đầy đủ đánh tan

những ý-kiến đã nhận được có trước đây, có

sẵn. Trong lịch-sử của loài người, tất cả đều

chứng-minh rằng những biến-đổi của tính-chất

quan-trọng, thời-kỳ tiến-bộ, thời-kỳ thoái-hóa,

toàn-thể tạo nên một cuộc tiến-hóa có tính-cách

tuần-hoàn hơn là theo chiều thẳng. Một thuyết

tuần-vận văn-minh nhân-loại đã được trình-

bày, chúng ta có thể đã đi đến cái thuyết tiến-

hóa nhân-loại tuần-vận, thuyết Kalpa ( kiếp,

một tăng một giảm của kiếp người từ 10 đến

80.000 để lại trở lại ), và Manvantara ( 432

Page 52: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

48

triệu năm, gồm 4 Yuga là Vàng, Bạc, Đồng, và

Sắt. Hai ngàn Manvantara là một Kalpa ) theo

thuyết Ấn-Độ-giáo. Nếu thuyết này đúng về

vận-hội tiến-hóa của thế-giới sinh-tồn, thì nó

không phải là một sự khẳng-định suông vô căn-

cứ, bởi vì những vận-hội ấy lớn quá, những

thời-kỳ dài quá, để cho người ta có thể quan-sát

được, mà có thể suy-diễn .

Thay thế cho sự tiến-hóa chậm, chắc-chắn

từng bước ngắn tuần-tự, ngày nay người ta đề-

nghị rằng những bước mới trong tiến-hóa đi

theo con đường bồng-bột, đột-ngột mau lẹ từ

trong cái không hiển-hiện biểu-hiện ra. Phải

chăng Tạo-hóa Thiên-nhiên sửa soạn dần dần

bên trong bức màn, tiến lên một bước, lùi lại

một bước, để một ngày kia tiến đến những hợp-

hóa của sự-vật xuất-hiện, ngõ hầu để có thể

ném ra ý-niệm mới vào một sự thành-lập bạo-

động, đột-ngột, với một bước tiến dài, rực-rỡ.

Và điều ấy giải-thích sự tiết-kiệm của Tạo-vật

về sự tái-diễn và phục-sinh của vật chết từ lâu.

Tạo-hóa nhằm đến kết-quả tức thì và đạt tới

Page 53: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

49

đấy mau hơn và toàn-vẹn, nó hy-sinh đi nhiều

hiện-tượng của nó và ném chúng trở về chỗ

ngấm-ngầm, tiềm-tàng, chưa phát-hiện, về

tiềm-thức. Nhưng nó chưa dứt-khoát được với

chúng, nó sẽ còn cần đến chúng ở giai-đoạn

khác, cho một thành-quả cao xa hơn. Bởi thế

nên Tạo-hóa đem chúng tiến lên một bước nữa

và chúng tái-hiện vào hình-thái mới trong

những hợp-hóa khác để đi về mục-đích mới.

Cứ như thế mà cuộc tiến-hóa phô-diễn .

Và còn về phương-diện cụ-thể để tiến-hóa

thì sao ? Hẳn là không phải sinh-tồn cạnh-

tranh ( the struggle for life ) mà thôi. Định-luật

thật ngày nay được đưa ra thì hỗ-tương thích-

hợp. Cạnh-tranh có thật, hỗ-tương hủy-diệt có,

nhưng là một vận-động phụ-thuộc, một hòa-âm

nhỏ, và chỉ đến lúc nào có âm-điệu cao mà vận-

động hỗ-tương thất-bại thì mới phải mở cửa

cho sự cố-gắng mới, một hợp-hóa mới .

Sự truyền-bá của đặc-tính thừa-hưởng

được do di-truyền đã quá vội tự xác-định là đủ.

Page 54: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

50

Ngày nay, có lẽ phủ-nhận nó vội vàng cũng

nguy-hiểm. Không phải chỉ có Vật-chất mà còn

Sinh-mệnh và Tinh-thần hành-động vào Vật-

chất mới có thể quyết-định cho sự tiến-hóa. Di-

truyền chỉ là một cái bóng vật-chất của Linh-

hồn tái-sinh, của Sinh-mệnh và Tinh-thần tái-

hiện vào những hình-thái mới. Thông thường

coi như một yếu-tố hay cơ-bản bền vững là có

sự tái-sinh của cái gì đã tiềm-tàng ; bởi vì

những tính-chất mới để truyền-bá vào những

chủng-loại, chúng phải đã đưọc tiếp-nhận,

công-nhận, kiểm-soát trong thế-giới tinh-thần

và sinh-sống. Chỉ bấy giờ thôi chúng mới có

thể tự-động tự tái-sinh từ chủng-tử vật-chất.

Không thế chúng là thụ-đắc cá-nhân và riêng-

tư, và trở về kho-tàng chung của tiềm-thức chứ

không đi về kho-tàng của gia-tộc. Khi nào

Tinh-thần và Sinh-mệnh đã sẵn-sàng thì chúng

được tự-do tràn ra vào các khuôn chứa-đựng

thích-hợp. Đấy là lý-do tại sao có khuynh-

hướng tiên-thiên, là phần lớn được di-truyền.

Năng-lực tâm-linh và sinh-lý trong nguyên-lý

vật-chất được in dấu trước tiên. Khi nào nó đã

Page 55: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

51

làm xong đến mức đầy đủ thì bấy giờ nó mới

sẵn-sàng cho một bước đi đại-cương mới và

một di-truyền đổi khác xuất-hiện .

Đấy là đại-quan về thuyết Tiến-hóa bắt

đầu thay đổi. Thay-thế cho tiến-hóa máy móc,

tuần-tự, cứng-nhắc, của Vật-chất bất-định bởi

Năng-lực Thiên-nhiên, thì chúng ta tiến tới tri-

giác về một tiến-hóa ý-thức, uyển-chuyển,

mềm dẻo, hết sức bất-ngờ và luôn luôn bi-kịch

bởi một cái Biết siêu-thức, nó biểu-lộ sự-vật ở

Vật-chất, Sinh-mệnh và Tinh-thần từ trong cái

Vô-thức sâu thẳm phát-xuất, hiện ra .

*******

*

Page 56: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ
Page 57: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

53

VÔ -TÂM LUẬN

( )

Cái quan-điểm phù-phiếm đầu tiên mà

tinh-thần quan-sát một đối-tượng nào của tri-

thức thì luôn luôn là một huyễn-tưởng. Tất cả

khoa-học hiểu-biết, tất cả chân tri-thức đều

phải tìm vào bên trong, đàng sau bề-mặt bên

ngoài để khám-phá cái sự thật nội-tại và pháp-

luật tiềm-tàng ẩn-náu. Không phải vật tự-thân

là huyễn-tưởng ảo-hóa mà nó không phải là cái

gì bề ngoài biểu-hiện như là nó. Cũng chẳng

phải rằng những công việc và tác-dụng chúng

ta quan-sát ở ngoài mặt là không có, nhưng là

chúng ta không có thể thấy được năng-lực

động-cơ thật của chúng, quá-trình liên-hệ thật

của chúng, bằng sự chỉ khảo-sát chúng ở chỗ

chúng cho ta thấy qua sự quan-sát của giác-

quan .

Page 58: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

54

Trong giới khoa-học vật-lý điều ấy đã rõ

ràng lắm và được công-nhận đại-đồng. Trái đất

phẳng không tròn, không ở một chỗ mà vận-

động hai cách ; mặt-trời vận-động không phải

chung-quanh trái đất. Vật-thể hiện ra cho

chúng ta như sáng. Sự-vật thuộc kinh-nghiệm

hàng ngày của chúng ta như mầu sắc, thanh-

âm, ánh-sáng, không-khí, gần như khác hẳn với

sự thực của chúng, như chúng đòi hỏi. Giác-

quan cho ta quan-điểm sai lầm về xa cách,

diện-tích, hình-dáng, liên-quan. Vật-thể hiện ra

cho giác-quan như là hình-thể tự-tại thì đều là

giả-hợp và do những phần-tử nhỏ cấu-tạo nên,

mà năng-khiếu bình-thường của chúng ta

không thể khám-phá được. Những thành-phần

vật-chất ấy lại cũng chỉ là công-thức-hóa của

một Năng-lực mà chúng ta không có thể mô-tả

như là vật-chất và ý-nghĩa của chúng không

minh-bạch. Tuy nhiên, tinh-thần ( mind ) và

giác-quan có thể sinh-hoạt hầu như thỏa-mãn

và tin-tưởng trong cái thế-giới ấy của huyễn-ảo

và công-nhận chúng như là chân-lý thực-tiễn _

vì đến một mức nào đó chúng sẽ là chân-lý

Page 59: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

55

thực-tiễn và tạm đủ cho một cuộc sinh-hoạt

giới-hạn, thông-thường và thô-sơ .

Nhưng chỉ đến một mức-độ nào thôi, vì

có nhiều khả-năng của một đời sống rộng lớn

hơn, chủ-động hơn, thực-tiễn hơn, và chỉ chừng

nào người ta đi sâu vào bối-cảnh và sử-dụng

một sự hiểu-biết chân-xác hơn về vật-thể và

năng-lực. Sự khám-phá những bí-mật của Tạo-

hóa dẫn đến một sự phát-minh ngẫu-nhiên, đến

cái khả-năng có công-dụng xa hơn về năng-lực

thiên nhiên mà chính Thiên-nhiên đã không

tiến hành vì không thấy cần-thiết cho sự bảo-

tồn chỉ đời sống mà thôi với những công-việc

thông-thường. Nhưng nó để lại cho loài người,

cho đời sống tinh-thần, sự khám-phá và sử-

dụng cho mục-tiêu cải tiến sinh-tồn và phát-

triển khả-năng của nó .

Tất cả những điều trên thì dễ thấy trong

đời sống Vật-chất, nhưng nhân-loại chưa hoàn-

toàn sẵn-sàng thừa-nhận cùng một chân-lý ấy

và tuần theo cùng một nguyên-lý ấy trong cõi

Page 60: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

56

Tinh-thần. Sự thật, khoa tâm-lý-học đã tiến-bộ

và bắt đầu cải-tiến phuơng-pháp của nó. Trước

kia nó là một hệ-thống phù-phiếm học, quy về

sự mê-muội của chính con người. Cái động-tác

tâm-lý bề mặt, ý-chí, tinh-thần, cảm-giác, lý-trí,

ý-thức, v.v. đều xếp loại trong một sự phân-

loại khô-khan, bản-tính và quan-hệ chân-thật

của chúng với nhau đã không được xét về bề

sâu và cũng không được sử-dụng ngoài hành-

động giới-hạn. Thiên-nhiên đã thấy mãn-

nguyện với đời sống tâm-lý và tinh-thần phù-

phiếm, và cho là những công việc hàng ngày

đều rất hời-hợt. Bởi vì chúng ta không hiểu-

biết về mình cho nên chúng ta không có khả-

năng cải-tiến triệt-để đời sống nội-tâm của

chúng ta, hay là phát-triển tinh-thông mau lẹ

với sự hiểu-biết chắc-chắn những khả-năng

tiềm-tàng của năng-lực tinh-thần và bản-tính

đạo-đức của chúng ta. Thực ra, tân-tâm-lý-học

có tìm thâm-nhập vào bên trong hiện-tượng

phù-phiếm bề ngoài, nhưng nó còn bị vướng

vào những sai lầm đầu tiên cản-trở cái biết

thâm sâu của nó :

Page 61: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

57

1)_ Sai lầm duy-vật, căn-cứ vào thân-thể

để nghiên-cứu tinh-thần ;

2)_ Sai lầm hoài-nghi, nó cản-trở sự thẩm

cứu bạo-dạn và sáng-suốt vào bề sâu tiềm-tàng

của sinh-tồn chủ-quan ;

3)_ Sai lầm vì ngờ-vực, thoái-hóa, bảo-

thủ, nó coi bất-cứ trạng-thái hay là kinh-

nghiệm nội-tâm, xuất-phát từ động-tác thông-

thường của tinh-thần và bản-tính tâm-linh của

chúng ta, như là bệnh-hoạn hay là huyễn-tưởng

_ đúng như thời Trung-cổ, người ta coi tất cả

khoa-học mới mẻ như là ma-thuật và là sự

phát-xuất quỷ-quái của khả-năng nhân-loại

ngoài giới-hạn chính-đáng ;

4)_ Sau hết là sai lầm về khách-quan, nó

dẫn các nhà tâm-lý-học vào công-việc khảo-

cứu tha-nhân, từ bên ngoài nhìn vào hơn là

nhìn vào môi-trường chân-thật của tri-thức và

vào phòng thí-nghiệm tại chính con người

mình. Tâm-lý-học bắt buộc tất nhiên là một

Page 62: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

58

khoa-học chủ-quan, và người ta phải bắt đầu

khảo-sát từ sự hiểu-biết về chính mình, để rồi

đi đến hiểu-biết về người .

Nhưng mặc dầu sự thô-sơ của khoa-học

mới này, nó cũng đã đi được một bước đầu,

bằng không có bước đầu ấy thì không có thể có

tri-thức tâm-lý-học chân-chính được. Nó đã có

những khám-phá làm bước khởi-điểm cho tri-

thức, tự-tính, tự-ngã và ai nghiên-cứu sâu vào

thực-kiện ý-thức đều phải bắt đầu nhận-thức

rằng sự sinh-hoạt bề mặt ở trạng-thái Thức chỉ

là một phần nhỏ của sinh-tồn chúng ta chứ

không cho thấy gốc rễ và bí-ẩn của tính-cách,

tính-tình hay là hành-vi của chúng ta. Nguyên-

lai còn ở trong sâu-thẳm hơn. Khám-phá ra

chúng, hiểu-biết bản-tính và những quá-trình

của tự-tính vô-thức hay là tiềm-thức, càng sâu

xa được chừng nào càng hay, nắm được chúng

và dùng chúng như là khoa vật-lý-học đối với

bí-ẩn của năng-lực Thiên-nhiên, đấy phải là

mục-tiêu của khoa tâm-lý khoa-học .

Page 63: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

59

Nhưng ở đây chúng ta gặp phải khó-khăn

đầu tiên, ấy là vấn-đề phải chăng cái tự-tính

rộng lớn và khác kia ( mà trạng thái sống lúc

thức chỉ là một bộ-mặt và một hiện-tượng ) thì

là vô-thức hay là tiềm-thức ? Và phải chăng

đấy là cửa vào toàn-thể vận-mệnh của tồn-tại

nhân-loại ? Bởi vì nếu thực bản-tính chính của

nó là vô-thức thì chúng ta không có thể hy-

vọng tự-minh với ánh-sáng ẩn-náu của các đáy

sâu-thẳm ấy được, vì không có gì là ánh-sáng.

Chúng ta cũng không có hy-vọng tìm thấy và

nắm lấy cái bí-ẩn về năng-lực của nó .

Mặt khác, nếu nó là tiềm-thức, nghĩa là

cái ý-thức sâu rộng hơn bị che phủ, có khả-

năng hơn là tự-tính ngoại-diện của chúng-ta, thì

có một triển vọng vô-biên tự khai-triển mở ra

trước mắt ta, và nhân-loại tiến bước về những

khả-năng vô-hạn vậy .

Thực-nghiệm và quan-sát tâm-lý-học tối-

tân cận-đại đã thi-hành trên hai đường mà chưa

tìm thấy điểm gặp nhau .

Page 64: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

60

1)_ Một mặt, tâm-lý-học đã lấy khởi-

điểm là những khám-phá và lý-thuyết cơ-bản

của khoa-học vật-lý và đã làm việc như là một

khoa sinh-lý-học tiếp theo. Khoa vật-lý-học là

khoa nghiên-cứu Năng-lực vô-thức hành-động

trong Vật-chất vô-thức. Một tâm-lý-học thừa-

nhận cái công-thức làm cơ-bản cho tất cả sinh-

tồn thì phải coi ý-thức như là một hiện-tượng

hậu-quả của cái Vô-thức hành-động vào vô-

thức. Tinh-thần ( tâm-thức ) chỉ là thành-quả và

dĩ-nhiên là ghi lại những phản-ứng thần-kinh.

Tự-tính chân-thật thì vô-thức, động-tác tinh-

thần là một hiện-tượng phụ-thuộc của nó. Cái

Vô-thức lớn hơn là ý-thức, nó là thần-linh, thày

pháp, sáng-tạo, hóa-công, mà hành-động còn

chính-xác hơn nhiều hành-động bão-phụ nhưng

mù-quáng của tâm-trạng ý-thức. Cái cây còn

được hướng-dẫn hoàn-hảo hơn là người trong

động-tác giới-hạn hơn, chính vì nó sống không

cao-vọng theo Thiên-nhiên và nó thụ-động

trong tay Vô-thức. Tinh-thần gia-nhập vào để

mở rộng phạm-vi hoạt-động, nhưng cũng để

tăng thêm lầm lỗi, xấu-sa, phản-loạn chống

Page 65: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

61

Thiên-nhiên, ly-khai với sự hướng-dẫn bản-

năng của Tự-tính Vô-thức, nó tạo nên cái yếu-

tố vô-minh vĩ-đại, mê lầm và đau khổ của đời

sống nhân-loại, cái mà Thi-sĩ Veda phàn-nàn

rằng " nhiều mê lầm ở nơi chúng ta " .

Ở đâu bây giờ có cái hy-vọng rằng tinh-

thần ( tâm thức ) sẽ sửa chữa sai lầm và tự

hướng-dẫn vào chân-lý của sự-vật ? _ Hy-vọng

nằm trong Khoa-học, trong sự quan-sát thông-

minh, sử-dụng, truyền-thụ ở năng-lực và động-

tác của Vô-thức. Hãy lấy một tỉ-dụ : Vô-thức

hành-động theo luật di-truyền và để nó một

mình với nó, nó hành-động sai lầm để bảo-trì

sự sống-còn của kiểu-mẫu khỏe-mạnh và tốt

lành. Người ta lạm-dụng di-truyền trong điều-

kiện sai lầm của đời sống xã-hội để truyền lại

và làm cho dài lâu tính suy-đồi. Chúng ta phải

nghiên-cứu luật di-truyền, phát-triển khoa-học,

cải-thiện nhân-chủng và khéo sử-dụng nó làm

sao cho ít ăn-năn _ với sự khôn-ngoan ít ăn-năn

của Thiên-nhiên _ ngõ hầu lấy trí-tuệ bảo-đảm

kết-quả mà Vô-thức bảo-chứng bằng bản-năng

Page 66: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

62

thích-ứng. Chúng ta có thể thấy cái ý-niệm ấy

và cái tinh-thần ấy dẫn chúng ta về đâu _ đến

chỗ thay-thế chủ-nghĩa lý-tưởng tâm-linh và

tình-cảm mà nhân-loại đã phát-triển bằng một

lý-tưởng duy-vật kiện-toàn, lạnh-lẽo. Và nó

dẫn đến một sự cải-tiến nhân-loại của nhà

chuyên-môn khoa-học cố-gắng thử bằng chủ-

nghĩa cơ-giới chặt-chẽ. Không còn cảm-hứng

thâm-trầm của thiên-tài nữa và khát-vọng

uyển-chuyển của nhân-cách và bản-lĩnh mạnh-

mẽ. Vả lại, là cái chi nếu điều này chỉ là một

sai lầm khác của tinh-thần ý-thức (tâm ý-thức).

Cái chi, nếu lỗi lầm và bệnh-hoạn, phản-kháng

và ly-khai với Thiên-nhiên đã tự là thành-phần,

một bộ-phận tất-yếu của kế-hoạch, khôn-khéo

và không sai lầm của Tự-tính Vô-thức thâm-

trầm và là một phương-tiện sai lầm nhất để đạt

tới một chân-lý sâu rộng hơn và một khả-năng

phấn-khởi hơn. Cái thực-kiện tự thiên-tài, kết-

quả tối cao của ý-thức chúng ta được phát-

triển, thường hay nẩy-nở trên một ngành bệnh-

hoạn, đấy là một hiện-tượng giầu ngụ-ý làm ta

bối-rối. Con đường minh-bạch của khoa-học

Page 67: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

63

chính-xác không phải luôn luôn cần là con

đường tối hảo. Nó có thể thường vẫn giữ chủ-

trương phát-triển một Hiểu-biết còn sâu rộng

hơn .

2)_ Mặt khác của sự nghiên-cứu tâm-lý-

học đang làm cho khoa-học chính-thống trau

mày, nhưng nó thịnh-vượng và thu-hoạch kết-

quả của nó, mặc cho các nhà bác-học nguyền-

rủa. Nó dẫn chúng ta vào những con đường tắt

của khảo-cứu tâm-linh, thôi-miên-học, huyền-

bí-học, với tất cả các loại dò-dẫm về tâm-lý-

học kỳ lạ. Chắc hẳn là ở đây không có gì giống

như phương-pháp vật-lý-học căn-cứ vào chủ-

nghĩa thực-tiễn vững-chắc và minh-bạch. Tuy

nhiên sự thực chứng-minh, và với một sự-thực

thì có một kết-luận tạm, kết-luận rằng có một

cái tự-tính, tự-ngã tiềm-tại ( sumbliminal )

đàng sau tinh-thần ở cách-thức phù-phiếm bề

ngoài ngoại-biểu, bẩm-thụ những năng-khiếu

kỳ lạ và có khả-năng hành-động, kinh-nghiệm

chắc-chắn hơn, có ý-thức về tinh-thần tâm-thức

ngoại-biểu, tuy rằng cái tinh-thần tâm-thức

Page 68: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

64

ngoại-biểu không ý-thức về nó. Bây giờ thì một

vấn-đề được đặt ra. Làm thế nào, nếu thực

không làm gì có Vô-thức chút nào, nhưng lại

có một cái Ý-thức tiềm-tàng ở khắp cả, hoàn-

toàn về trí-năng mà tinh-thần chúng ta là cửa

mở ra đầu tiên, chậm-chạp, ngập-ngừng và

khiếm-khuyết, và hình-ảnh của nó thì tâm tính

nhân-loại có định-phận tiến-triển tuần-tự vào

đấy ? Ít nhất nó sẽ là một phổ-quát-hóa chẳng

kém chính-xác và nó sẽ giải-thích tất cả thực-

kiện mà ngày nay chúng ta được hiểu nhiều

hơn là thuyết duy-vật về định-mệnh mù-quáng

và không có mục-đích .

Trong sự theo đuổi xét cứu tâm-lý-học

theo con đường ấy, chúng ta sẽ chỉ làm lại cái

gì mà tiền-nhân xưa của chúng ta đã làm rồi.

Bởi vì, họ cũng thế, khi họ bắt đầu quan-sát,

thực-nghiệm, nhìn vào bên trong sự-vật ngoại-

biểu, họ bắt buộc phải tri-giác thấy rằng tự-tính

chân-thật là cái gì sâu rộng hơn vô cùng. Họ

cũng trải qua duy-vật đầu tiên của khoa-học và

triết-học. Bởi vì chúng ta đọc trong Aitareya

Page 69: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

65

Upanisad thấy Thần-Ngã Purusha, Linh-hồn,

Ý-thức sáp chiếm lấy thế-giới vật-chất và thân-

thể, tự hỏi : " Nếu sự phát-biểu là bằng lời nói

và sinh-sống bằng hơi thở, nhìn bằng mắt, nghe

bằng tai, nghĩ bằng tinh-thần " tóm lại, nếu tất

cả hoạt-động bề ngoài của sinh-tồn có thể giải-

thích bằng tác-dụng tự-động của Thiên-nhiên,

thì bấy giờ " Ta là ai ? " Và Kinh Upanisad

nói xa hơn : " Nó được sinh ra chỉ phân-biệt

công-tác của những yếu-tố vật-chất, vì có cái

chi khác ở đây để nó sẽ bàn cãi và quy kết ? "

Tuy nhiên, cuối cùng " nó nhìn cái sinh-tồn ý-

thức ấy, nó là Brahman, Thực-tại tối-cao hoàn-

toàn phóng ra và nó tự nói với mình: " Nay ta

đã thực thấy chưa ." Ở trong Taittiriya

Upanisad cũng thế, Bhrigu Varuni, định-niệm

về Thực-tại tuyệt-đối Brahman, đã đi đến kết-

luận đầu tiên rằng :

a)_ " Vật-chất là Brahman ", và chỉ sau

đấy mới khám-phá ra rằng :

b)_ " Sinh-mệnh là Brahman ", _ cứ thế

vươn lên từ thuyết duy-vật đến duy-sinh, ví

Page 70: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

66

như tư-tưởng Âu-Tây hiện nay đang vươn lên.

Rồi đến :

c)_ " Tâm-thức ( tinh-thần " mind " ) nó

là Brahman ", và rồi đến :

d)_ " Hiểu-biết là Brahman ", _ cứ thế

tiến đến sự thực-hiện cảm-giác và duy-tâm về

chân-lý _ và cuối cùng :

e)_ " Hoan-lạc Sinh-tồn là Brahman ". Ở

đây nó dừng lại trong thực-hiện tâm-linh cùng

tột, công-thức tối-cao của hiểu-biết mà nhân-

loại có thể đạt được .

Bởi vậy, cái Ý-thức mà không phải Vô-

thức đã là cái Chân-lý mà tâm-lý-học cổ xưa đã

đạt tới. Và nó phân-biệt có ba bình-diện của tự-

tính ý-thức, bình-diện thức, mộng và ngủ-say

của Nhân-loại. Nói cách khác là sinh-tồn

ngoại-diện, tiềm-thức hay là ý-thức thăng-hoa

và siêu-thức đối với ta hình như vô-thức, bởi vì

trạng-thái ý-thức của nó là mặt-trái của trạng-

thái ý-thức chúng ta. Bởi vì ý-thức chúng ta thì

giới-hạn và căn-cứ vào phân-chia và đa-thù,

nhưng cái ấy là "cái nó trở nên một đồng-nhất"

Page 71: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

67

( that which becomes a unity ). Ý-thức chúng ta

phân-tán vào tri-thức, nhưng trong cái tự-ngã

ý-thức kia, thì tri-thức tập-trung và tự tụ-hợp ;

ý-thức chúng ta thì nghiêng-ngả giữa những

thực-nghiệm lưỡng-nguyên, nhưng cái ấy thì

thuần là lạc-thú, nó là cái ở tại chính trung-tâm

tồn-tại của chúng ta, đối-diện mọi vật với một

ý-thức thuần toàn-hữu và vui hưởng lạc-thú

sinh-tồn. Bởi vậy nên, tuy địa-bàn của nó là cái

tầng lớp ý-thức, đối với ta là cảnh ngủ-say

( ), _ tuy nhiên danh-hiệu là Nó, người

biết, Trí-tuệ Prājña. " Cái Ấy " theo Mandukya

Upanisad là " toàn-tri, toàn-năng, quản-lý nội-

tại, tử-cung của tất cả và từ đấy tạo-vật được

sản-xuất và chúng lại trở về đấy " .

Bởi thế nó giải-đáp đầy đủ, sát vào cái ý-

niệm cận-đại về Vô-thức được tu-chỉnh bằng ý-

niệm cận-đại khác là " tiềm-tại tự-ngã " ( subli-

minal self ). Bởi vì nó chỉ vô-thức trong trạng-

thái tinh-thần lúc thức, chính vì nó là siêu-thức

đối với trạng-thái ấy, và vì thế mà tinh-thần chỉ

có thể nắm được nó ở hậu-quả tác-dụng của nó,

Page 72: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

68

chứ không phải tự thân nó. Và còn bằng chứng

nào về sự thâm-trầm và xác-thực của khoa tâm-

lý-học cổ-điển, hơn là thực-kiện khi tư-tưởng

cận-đại với tất cả hãnh-diện về hiểu-biết thận-

trọng và chính-xác, bắt đầu nhòm vào trong

những bề sâu, nó bắt buộc phải nhắc lại với

luận-điệu ngôn-ngữ khác cái gì đã được ghi-

chú gần ba ngàn năm trước đây .

Chúng ta cũng thấy cùng một ý-niệm về

cái khoa kiểm ước nội-tại được nhắc lại trong

kinh Gita ( Chỉ-Tôn-Ca ) ; vì là Đấng Chỉ-tôn,

Ngài " ngự-tại trong lòng tạo-vật và vận-

chuyển tất cả tạo-vật do Ảo-hóa ( Maya ) tạo

thành " bộ máy huyền-vi mở đóng khôn

lường ". Ở thời-kỳ Upannisad cái Tự-tính, Tự-

ngã ấy được tả như là " tồn-tại tâm-thức, chủ-

động của sinh-mệnh và thân-thể ", nó chính

thật là tự-ngã tiềm-tại của các nhà khảo-cứu

tâm-linh. Nhưng đấy chỉ mới là một mô-tả

tương-đối. Tâm-lý-học Vedanta ( kết-luận

Veda ) đã ý-thức về những bề sâu khác, chúng

dẫn chúng ta vượt khỏi cái công-thức ấy và đối

Page 73: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

69

với nó thì đến lượt tồn-tại tinh-thần trở nên

cũng ngoại-biểu như là trạng-thái lúc thức của

chúng ta đối với tinh-thần tiềm-tại. Và ở đây,

một lần nữa trong những cuộc cách-mệnh của

tư-tưởng nhân-loại, những bề sâu ấy phải được

biểu dương. Tâm-lý-học cận-đại sẽ bị bắt buộc,

vì sự ép bức của chân-lý, nó đang cầu tìm phải

đi vào con đường của người xưa. Cái tia sáng

mới noi dấu con đường của Chân-lý, đi theo tới

đích của những tia sáng đã từng chiếu qua

trưóc kia _ bao nhiêu lần rồi, ai mà biết được ?

Bởi vì cái biết ấy không phải mới khám-

phá lần đầu, thời tương-đối gần cổ-đại nó đã

cho chúng ta kinh Upanisad ( Ảo-nghĩa-thư )

mà chúng ta còn giữ được đến ngày nay. Nó

vẫn tại đấy, trong những bài thơ bất-hủ của

Rig-Veda, và các bậc hiền-trí thời Veda nói

đến như là phát-minh của các bậc thấu-thị xưa

hơn nữa, mà chính họ là đại-biểu mới và cận-

đại. Từ trong các thời-kỳ nhật-thực xuất ra,

đêm vô-minh bao-phủ nhân-loại, chúng ta

thường cho rằng chúng ta thiết-lập nên một tri-

Page 74: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

70

thức hiểu-biết mới. Sự thực chúng ta luôn luôn

khám-phá lại tri-thức ( ) " Ôn cố tri

tân ", và chúng ta luôn luôn nhắc lại thành-tựu

của các thời-đại đã đi qua từ trước _ tiếp-nhận

lại từ trong " Vô-thức " cái ánh-sáng nó đã

từng được rút ra trong bí-mật của nó, và nay nó

lại giải-phóng một lần nữa cho một ngày mới

và một giai-đoạn khác của lịch-trình vô-hạn .

Và cứu-cánh của lịch-trình ấy không

ngoài cái đích Chí Thiện : " Đại học chi Đạo

tại minh Minh đức, tại thân Dân, tại chỉ ư Chí

Thiện " ( )

Cái mục-đích Chí Thiện ấy mà các nhà tâm-lý-

học xưa đã đề ra cho sinh-mệnh và tiến-triển

của tâm-hồn loài người, cái tồn-tại tâm-thức, đã

một lần giác-ngộ rằng có cái tự-tính, tự-ngã sâu

rộng tiềm-tàng, cái thực-tại tồn-tại của mình,

thì ắt phải tìm cầu gia-nhập vào đấy làm trung-

tâm, thay vì sống trên bề mặt ngoại-diện, để

chinh-phục và áp-dụng luật-pháp linh-thiêng

hơn của nó, và bản-tính với khả-năng tối-cao

để tự đồng-nhất-hóa với nó mà trở nên Thật,

Page 75: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

71

Chân-nhân ( ) " Chân nhân tẩm

nhi bất mộng " _ ( ) " Bản lai diện

mục ", thay vì con Người Ảo-ảnh ( Apparent

Man ) .

" Bức tranh vân cẩu vẽ Người Tang-thuơng "

_ ( Nguyễn-Du )

Và vấn-đề duy-nhất còn lại là hỏi xem

phải chăng cuộc chinh-phục vĩ-đại ấy có thể

thành-tựu và được vui hưởng ở tại đời sống

nhân-loại này với cái thân-thể trần-tục hay là

chỉ có được ở ngoài trần-thế. Phải chăng thực-

tế, ý-thức nhân-loại là một công-cụ được lựa-

chọn cho sự tự khải-ngộ dần dần cái gọi là

" Vô-thức " ấy, cái tự-tính chân-thật ở tại trong

nơi ta, hay là một nỗ-lực tuyệt-vọng không có

kết-quả tại đấy, hay là cái ý-thức nhân-loại ấy

chỉ là một sự tình-cờ và là một phác-họa

khiếm-khuyết không bao giờ có thể hoàn-thành

theo hình-ảnh thần-linh ?

_ ( Aurobindo Ghose )

*******

Page 76: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ
Page 77: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

73

CHỦ-NGHĨA DUY-VẬT

( Aurobindo Ghose )

Người ta nói nhiều về thuyết duy-vật. Và

những người đã ưa nhìn vào đời sống từ bên

trên xuống hơn là từ dưới lên, hay là những ai

đòi sống trong một bầu không-khí sáng-sủa

hơn của tinh-thần, duy-tâm, lý-tưởng hoặc

thanh-tao của đời sống tâm-linh, đã nói nhiều

điều nặng-nề về chủ-nghĩa duy-vật. Người ta

đã tin rằng chủ-nghĩa duy-vật tạo nên những tội

ác lớn, cả đến coi nó như ma quỷ của sự biến-

hóa đáng ghét, hay là như người dẫn đường

nhân-loại đến một tai-họa khủng-khiếp. Những

người có tính-tình và trí tưởng-tượng đùa-cợt

với một quá-khứ lý-tưởng thì trách chủ-nghĩa

duy-vật về những biến-đổi văn-hóa, xã-hội,

chính-trị mà họ ghê-tởm, coi chúng như một sự

phá-rối _( cũng may họ tin và cho nó là nhất-

Page 78: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

74

thời )_ làm đảo-lộn những giá-trị tinh-thần

vĩnh-cửu và những trật-tự điều-lý thiêng-liêng.

Còn nhiều người khác nữa nhìn xa lên cái hy-

vọng của một chủ-nghĩa duy-tâm rộng-rãi và

một tâm-linh cao-siêu, thì tuyên-bố về sự thoái-

lui sụp-đổ của chủ-nghĩa duy-vật là một sự

giải-thoát may-mắn cho tinh-thần nhân-loại.

Người ta cho rằng thế-giới xung-đột tranh-chấp

là kết-quả của chủ-nghĩa duy-vật. Chiến-tranh

và những hy-sinh khủng-khiếp, trong đó nhân-

loại đã phao-phí sức-lực, máu xương, tài sản _

tuy đấy không phải những tai-họa mới-mẻ,

hoặc mong rằng chúng là tại-họa chót _ tất cả

đều đổ vào đầu chủ-nghĩa duy-vật hay là được

coi như một đài hỏa-thiêu mà nó tự đốt mình

bằng ngọn lửa ác-độc, và những tội-lỗi và ô-uế

nó mang vào đời đều bị đốt cháy ra than tro.

Người ta tuyên-bố khoa-học đáng nghi-ngờ về

sứ-mệnh hướng-dẫn hay là dạy bảo nhân-loại

và bị chỉ-định giới-hạn trong phạm-vi của nó,

bởi vì đã bao lâu nó đã là đồng-minh của quan-

điểm sinh-tồn duy-vật, một khởi-xướng của

chủ-nghĩa vô-thần và bất-khả tri-luận, mang lại

Page 79: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

75

đắc thắng cho chủ-nghĩa duy-vật và chủ-nghĩa

hoài-nghi, ngôi ngự-trị và cột-trụ vững bền của

nó. Lý-trí đã bị thách-đố bởi vì chủ-nghĩa duy-

lý và tư-tưởng tự-do đã bị đồng-hóa như là

đồng nghĩa với tư-tưởng duy-vật .

Tất cả những phong-trào tố-cáo có thể có

chân-lý của nó và phần lớn đã chính-đáng.

Nhưng phần nhiều điều mà tinh-thần nhân-loại

hết cổ-võ, đến phỉ-báng, đều có hai mặt sấp,

ngửa. Chúng đến với chúng ta với hai mặt

chống-đối, mặt tốt và mặt xấu của chúng,

phương-diện đen tối của mê lầm và phương-

diện sáng sủa của chân-lý. Và vì chúng ta nhìn

mặt này hay mặt kia mà chúng ta nghiêng ngả

về ý-kiến cực-đoan của chúng ta hay là lưỡng-

lự giữa chúng. Chủ-nghĩa duy-vật có thể chưa

hẳn đã chết như phần đông người ta tuyên-bố.

Hãy còn rất nhiều khoa-học gia, có lẽ phần đa

số, và quan-điểm khoa-học, luôn luôn là một

sức mạnh, vừa vì quyền-thế của chân-lý chính-

xác vừa vì sự phục-vụ tiếp-tục của nó cho

nhân-loại, nó hiện này còn là phần lớn của

Page 80: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

76

khuynh-hướng sinh-sống và hành-động thật, cả

đến ở trong giới mà nó bị từ-chối như là quan-

điểm lập thành. Những ấn-tượng sâu của quá-

khứ không phải dễ mà tẩy sạch khỏi tâm-hồn

con người. Nhưng nó sớm là một sức mạnh

thoái lui. Những ý-tưởng khác và lập-trường

khác sô vào trong và tung nó ra từ những thắng

lợi còn lại. Một điều sẽ có ích trước khi chúng

ta từ-giã nó, và có thể từ-giã lúc này với bảo-

đảm để nhìn xem cái gì đã đem lại cho nó sức

mạnh, cái gì còn lại thường xuyên đàng sau nó,

và để thích-ứng với những quan-điểm mới của

chúng ta vào bất cứ bản-chất chân-lý nào có thể

nằm bên trong và cho nó khả-năng ứng-dụng.

Cả đến chúng ta có thể nhìn nó với cảm-tình

vô-tư, tuy chỉ như là chân-lý sơ-đẳng, như kém

hơn chân-lý của sự hiện tồn của chúng ta, _ vì

nó là tất cả cái ấy không hơn không kém, _ và

chúng ta cố công-nhận và giới-định những

hoài-bão và giá-trị chính-đáng của nó. Chúng

ta bây giờ có thể nhìn thấy nó đã bị bắt buộc

bao nhiêu để vượt khỏi nó bằng cách mở rộng

tri-thức mà tự nó đã xây dựng .

Page 81: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

77

Sự thật, hãy nhận rằng thời-đại này, chủ-

nghĩa duy-vật đã là sản-phẩm đáng sợ và ở đấy

nó đã có vai-trò đầu tiên như là nhà tư-tưởng

ngỗ-nghịch hung-hăng và hay gây-sự, rồi lại

như là một giáo-sư nghiêm-nghị và nỗ-lực của

nhân-loại, thời-đại không phải chỉ có sai lầm,

tại họa và trụy-lạc, nhưng trái lại, là thời-đại có

sáng-tạo mạnh nhất của nhân-loại. Hãy xét kết-

quả của nó một cách công-bằng. Không những

nó đã khuếch-trương vô-hạn và bồi-bổ tri-thức

của nhân-loại và tập luyện nó có cái tính nhẫn-

nại, khảo-cứu tỉ-mỉ, chính-xác _ nếu nó đã làm

điều ấy chỉ ở trong một phạm-vi lớn của sự cầu

tìm học-hỏi, _ nó còn sửa soạn mở rộng cái

khiếu tò mò ấy, cái tính ngay-thẳng, trí-thức,

năng-lực cho tri-thức, về những phạm-vi khác

và cao hơn. Không những nó đem vào tay

chúng ta một sức mạnh vô song và một sức

sáng-tạo phong-phú, nhằm mục-tiêu ác cũng

như mục-tiêu thiện về phát-minh, khí-cụ,

quyền-năng thực-tiễn, chinh-phục và tiện-nghi.

Những điều ấy chúng ta có thể cho là không đủ

để phụng-sự cho ích-lợi tối-cao của chúng ta,

Page 82: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

78

nhưng ít có kẻ có thể bỏ qua được ; nhưng nó

cũng còn củng-cố cho lý-tưởng nhân-loại, mặc

dầu điều ấy có vẻ phi-lý. Nói tổng-quát, nó đã

đem cho nhân-loại một hy-vọng tốt lành hơn và

nó đã nhân-bản-hóa bản-tính nhân-loại. Sự

cảm-thông tín-ngưỡng lớn hơn và tự do của

con người đã tiến-bộ, lòng từ-thiện trở nên

thiết-thực hơn, hòa-bình, nếu chưa thực-hành

được cũng trở nên có thể tưởng-tượng được.

Sau hết tư-tưởng của thế-kỷ XVIII chủ-trương

tục-thế-hóa đã hài-hước và ít quan-trọng-hóa

tư-tưởng thế-kỷ XIX, phát-triển tư-tưởng tục-

hóa ấy giải-quyết được phê-pháp của đối-

phương và đã vượt qua. Hơn nữa người ta

không thờ-phụng một thiên-đường nào. Lý-trí,

khoa-học, tiến-bộ, tự-do, nhân-loại, đấy là

những thần-tượng. Và trong những thần-tượng

ấy, nếu gọi là thần-tượng thì thần-tượng nào

chúng ta muốn thì phải ném xuống ngày nay

nếu chúng ta thực khôn-ngoan hay là chúng ta

phải và muốn bỏ đi như là tàn-tích không đáng

thờ ? Nếu có thiên-đường nào khác và còn lớn

hơn hay là nếu những hình-thức cụ-thể được

Page 83: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

79

thờ-phụng chỉ là tượng đất hay tượng đá hay là

những nghi-lễ rỗng suông ý-nghĩa nội-tại. Tuy

nhiên những thờ-phụng của họ đã sửa-soạn cho

chúng ta một sự mở đạo nhập môn và sự hy-

sinh vật-chất lâu dài đã sửa soạn chúng ta cho

một tôn-giáo vĩ-đại hơn .

Lý-trí không phải ánh-sáng tối-cao,

nhưng tuy vậy, nó luôn luôn còn là bó đuốc cần

thiết. Và cho đến khi nó đã nhượng quyền của

nó và cho phép xét-đoán, thanh-lọc, những

bản-năng, xúc-động, hăm-hở, bừa-bải, tín-

ngưỡng chất-phác và dự-đoán mù-quáng đầu

tiên phi-lý, thì chúng ta chưa hẳn sẵn-sàng để

có được tia sáng nội-tâm lớn hơn không bị che

phủ. Khoa-học là một hiểu-biết chân-chính thì

chỉ là một kết-thúc cho quá-trình của lý-trí,

nhưng sự hiểu-biết của quá-trình cũng còn là

bộ-phận của cái hiền-triết toàn-thể nhất-quán

và là cốt-yếu cho một sự tiếp-cận sáng-suốt về

Chân-lý thâm-trầm ở tại bên trong. Nếu lý-trí

đã làm việc nhiều ở trong khu-vực vật-lý, nếu

nó có tự giới-hạn và định biên-giới hay là bị

Page 84: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

80

lấp bóng bởi một đám mây của vô-minh đầy

thiện-chí, thì người ta cũng đã phải bắt đầu

phương-pháp của nó ở một nơi nào, và khu-vực

vật-lý là khu-vực đầu tiên, gần với ta nhất và

dễ hơn cả cho cái loại và cách cầu tìm được thi-

hành. Ngu-mê một mặt của Chân-lý hay là

chọn lấy một sự ngu-mê nhất-diện hay là

không biết để tập-trung hơn vào một mặt khác,

thường là sự tất nhiên tinh-thần khuyết-điểm

của bản-tính chúng ta. Điều không may, nếu

ngu-muội trở thành giáo-điều và phủ-nhận điều

nó đã từ-chối không xét, nhưng tuy vậy, chưa

có chi tai-hại nếu sự giới-hạn thiện-chí ấy buộc

phải biến đi khi trường-hợp ích-dụng của nó

hết rồi. Nay đến lúc chúng ta đã xây-dựng

vững-vàng tri-thức của chúng ta về vật-lý thì

chúng ta có thể tiến lên một bước vững-chãi

hơn đến một sự phục-hồi tri-thức tinh-thần và

tâm-linh sáng-lạn, bảo-đảm và cởi mở hơn. Cả

đến chân-lý tâm-linh cũng do lý-trí mà đạt

được ánh-sáng cao hơn và sâu xa hơn _ nhưng

mà là một ánh-sáng rộng-rãi và tự biểu-diễn

đầy đủ hơn .

Page 85: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

81

Tiến-bộ là trọng-tâm của ý-nghĩa đời

sống nhân-loại, vì nó ngụ ý cuộc tiến-hóa đến

hữu-thể phong-phú và vĩ-đại hơn. Và những

thời-đại này, nhờ sự nhấn mạnh vào nó thúc-

đẩy chúng ta nhận-thức như là mục-đích và tất-

yếu, nhờ sự làm cho từ nay về sau, sự cố-gắng

tồn-tại trong sự u-mê hay là sự sung-sướng thô-

tục của một việc tự-mãn cố-định, đã giúp ích

rất nhiều cho đời sống thế-gian và mở đường

thiên-đạo. Tiến-bộ ngoại-hướng đã là phần lớn

ở mục-đích của nó và tiến-bộ nội-hướng lại còn

cốt-yếu hơn, nhưng cả tiến-bộ nội-hướng cũng

không đầy đủ, nếu tiến-bộ ngoại-hướng không

được chú-trọng. Vả lại, nếu sự khẩn-khoản về

việc tiến-bộ của chúng ta trong một thời-gian

chuyển-hướng phát-triển một mặt, mà tất cả

vận-động tiến lên rất có ích, thì phải kết-thúc

vào sự đem lại một sức mạnh lớn hơn và rộng

hơn về ý-nghĩa cho nhu-cầu của chúng ta tiến-

triển vào phạm-vi thâm-sâu và cao-cả hơn của

hữu-thể sinh-tồn. Tự-do là một thần-linh mà sự

vĩ-đại của nó chỉ có cái tinh-thần hạn-hẹp, là kẻ

sùng-bái chính-thể hay là kẻ phản-động ngày

Page 86: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

82

nay mới có thể phủ-nhận. Vả lại, chắc hẳn rằng

cốt-yếu-tính là một sự tự-do nội-tâm. Nhưng

thiếu sự thực-hiện nội-tâm thì sự cố-gắng bên

ngoài về tự-do rút cục tỏ ra là một sự hão-

huyền, nhưng để theo đuổi một sự tự-do nội-

tâm và diên-trì một sự nô-lệ bên ngoài hay là

thích-thú trong một sự cô-lập-hóa mà bỏ mặc

nhân-loại cho hệ-lụy, cũng là một sự bất-

thường phải phá tan, đó là một lý-tưởng giam-

hãm quá vị-kỷ lấy mình làm trọng-tâm. Nhân-

loại không phải là thần-linh tối-cao, Thượng-

Đế còn cao hơn nhân-loại, nhưng chúng ta phải

cầu tìm và phụng-sự Thượng-Đế ở trong con

người, trong nhân-loại nữa. Sự thờ-phụng

nhân-loại có nghĩa là sự tăng-tiến lòng từ-thiện,

cảm-thông, bác-ái, tương-trợ, tình đoàn-kết,

tinh-thần đại-đồng, thống-nhất, trưởng-thành

đầy đủ cá-nhân và đoàn-thể. Và hướng về

những mục-tiêu ấy chúng ta tiến-bộ mau lẹ hơn

là ở các thời-đại trước, dù còn phải vấp ngã hay

là phải nhắc lại một vài cử-chỉ tàn-bạo. Thờ-

phụng nhân-tính khác của nhân-loại trong sự

thờ-phụng Thần-linh thì nó đến gần chúng ta

Page 87: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

83

hơn, như là lý-tưởng cao rộng cùa chúng ta. Đi

được một bước tiến gần hơn dù chỉ một trong

những mục-tiêu trên, thành-lập được chúng với

bất cứ cách biểu-diễn và công-thức khuyết-

điểm nào ở tại trong tinh-thần chúng ta, xúc-

tiến, vận-động hướng về chúng, tất cả đều là

những thành-tựu vững chắc, những phụng-sự

cao quí .

Người ta liền chỉ-trích rằng tất cả những

điều ấy vĩ-đại thật, nhưng không có liên-can gì

với chủ-nghĩa duy-vật. Sự thúc-đẩy về những

điều trên vốn là chủ-trương cũ và hoạt-động từ

lâu trong tinh-thần nhân-loại. Chính cái

nguyên-lý nhân-đạo nó đã là một sự phát-triển

đáng chú-ý của tình-cảm cận-đại, đầu tiên do

bản-tính của ta mà ra và được tôn-giáo đề-cao,

lòng từ-bi và bác-ái đầu tiên được Thiên-Chúa-

giáo và Phật-giáo nhấn-mạnh tha-thiết. Nếu

chúng, ngày nay, được mở mang ít nhiều là do

những hạt-giống từng gieo rắc từ lâu mà

trưởng-thành tự-nhiên. Chủ-nghĩa duy-vật đã

trù-tính khuyến-khích bản-năng đối-lập với

Page 88: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

84

những khuynh-hướng trên ; và nó nâng-đỡ điều

tốt lành bị nó giới-hạn, làm cho khô-cằn cơ-

giới. Nếu tất cả những mục-tiêu cao cả trên đã

nẩy-nở và phá-vỡ những hạn-chế bị giam-hãm

là bởi vì con người may-mắn có tính mâu-

thuẫn, và sau một giai-đoạn phát-triển nó

không có thể thực-sự và hoàn-toàn duy-vật

được ; nó cần có lý-tưởng, khuếch-trương đạo-

đức, một sự đầy đủ cảm-xúc mật-thiết và nó

nắm lấy những nhu-cầu ấy để đòi hỏi sự phát-

triển chủ-trương duy-vật và điều-chỉnh kết-quả

tự-nhiên của nó bằng những lý-tưởng kia.

Nhưng chính những lý-tưởng cũng lấy ở trong

chủ-trương và văn-hóa từ trước .

Đấy là sự thật, nhưng không phải tất cả sự

thật. Những văn-hóa tôn-giáo xưa thường đáng

được kính-phục về toàn-bộ hay thường là ở

một thành-phần nào. Nhưng nếu chúng đã

không bị hư-hỏng, chẳng phải là chúng có thể

dễ bị phá đổ, cũng chẳng phải vì đã có nhu-cầu

của một thời tục-hóa, để đem lại những kết-quả

của những tôn-giáo đã gieo-rắc. Những sai lầm

Page 89: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

85

của chúng đã do những kẻ có nhãn-quan hẹp-

hòi và độc-chuyên. Tập-trung tất vào lý-tưởng

của họ và hiệu-nghiệm thâm-trầm, ảnh-hưởng

của họ vào tinh-thần nhân-loại thì hạn-hẹp. Họ

quá cô-lập-hóa hành-động của mình vào cá-

nhân, giới-hạn quá hẹp-hòi công-tác của những

lý-tưởng của mình trong trật-tự xã-hội, ví như

bao-dung và cả đến lợi-dụng vào mục-tiêu tín-

ngưỡng và nhà-thờ bao nhiêu độc-ác và dã-

man, trái với tinh-thần và chân-lý mà họ đã bắt

đầu xây-dựng ban-sơ. Những điều họ chán

ngán ở linh-hồn cá-nhân, họ lại duy-trì trong

hành-vi và khuôn-khổ xã-hội, khó cho ta có thể

tưởng được ở một trật-tự nhân-văn do những

vết ấy xuất ra. Bề sâu và nồng-nhiệt trong khát-

vọng của chúng đòi có một sự minh-bạch trí-

thức để soi sáng bóng râm của nó, cái bóng tối

làm mờ mất công-trình của chúng và làm trở-

ngại sự khuếch-trương những yếu-tố tâm-linh

của chúng. Chúng cũng nuôi một trung-tâm-

điểm khổ-hạnh và ít để tâm tin-tưởng vào sự

trau-dồi nhất-định về đời sống trần-thế, chúng

khinh-miệt như là một sự trụy-lạc hay sa-đọa

Page 90: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

86

đau-đớn, hoặc là một khuyết-điểm của tinh-

thần nhân-loại. Hay bất cứ hy-vọng thế-gian

nào họ thừa-nhận, tự thấy hoãn lại đến hàng

năm, chung-kết sự vật. Một sự tin-tưởng vào

cuộc đời nhân-loại hão-huyền hay là vào chính

sinh-tồn thích-hợp hơn là sự bận tâm với mục-

đích ngoài trần-thế. Tu sửa tiến-triển đạo-đức,

giải-thoát, trở nên những lý-tưởng cá-nhân và

hình-dung quá như là một sự sửa-soạn cô-lập

của linh-hồn cho thế-giới bên kia. Hiệu-quả xã-

hội của tâm-tình tín-ngưỡng, dù có tiềm-năng

lớn, đã bị co giúm bởi chủ-nghĩa siêu thế-gian

quá-đáng và mất tin-tưởng vào trí-thức, thiên

về chủ-nghĩa ngu-muội .

Các thế-kỷ tục-thế nghiêng nặng quá về

đường-hướng trái-nghịch. chúng chuyển-hướng

tinh-thần nhân-loại hoàn-toàn về trần-thế và

nhân-gian, nhưng bằng cách chuyên-chú vào sự

sáng-sủa tri-thức, lý-trí, công-lý, tự-do, bao-

dung, nhân-đạo, đặt những điều ấy lên trước và

đặt sự tiến-bộ của chủng-loại với sự hoàn-toàn

của nó như là nguyên-tắc trực-tiếp cho đời

Page 91: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

87

sống trần-thế, là luôn luôn xúc-tiến không gián-

đoạn về lý-tưởng xã-hội cho tới ngày phán-xét

cuối cùng do sự xét-xử của phép lạ Thần-linh.

Nhưng thế-kỷ tục-thế ấy đã mở đường cho đại-

chúng tập-thể tiến bước. Bởi vì họ làm cho

những khả-năng cao quý ấy của loài người

càng tất-yếu hơn về trí-tuệ thực-tiễn .

Nếu họ không còn thấy Thiên-đường hay

bỏ mất ý-nghĩa tâm-linh của những lý-tưởng

mà họ thừa-kế được của các thời-đại trước,

nhưng họ nhìn vào chúng theo mặt hợp-lý và

thực-tiễn, họ lôi chúng về cho tinh-thần suy-

tưởng. Cả đến bằng cách quá cơ-giới của họ do

dục-cầu chính-đáng phát-triển ra, để tìm

phương-tiện làm cho những lý-tưởng kia tác-

động có hiệu-nghiệm thành một điều-kiện của

chính cái cơ cấu xã-hội. Chủ-nghĩa duy-vật chỉ

là kết-quả trí-thức quá-khích của tác-phong

tục-thế và nhân-loại ở tinh-thần chủng-loại. Nó

là một bộ máy trí-thức mà tinh-thần thời-đại đã

sử-dụng để bảo-vệ đất đứng vững chắc cho cái

tác-phong đặc-biệt của tư-tưởng và hành-vi,

Page 92: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

88

một quan-kiến cố-chấp để giữ lấy tinh-thần

người ta càng lâu, chừng nào còn có sự cần-

thiết đến nó. Nhân-loại không cần phát-triển

mạnh về phương-diện thế-gian, củng-cố và

sửa-soạn thân-thể nó, đời sống của nó, tinh-

thần hướng ra ngoài của nó, để chiếm hữu đầy

đủ trái đất làm nhà ở, để biết và dùng bản-tính

vật-lý, mở mang hoàn-cảnh và thỏa-mãn cho

cái hữu-thể trí-năng, sinh-lý và vật-lý của nó,

nhờ có sự giúp đỡ của tri-thức phổ-quát-hóa.

Đấy không phải là tất cả điều nó nhu-yếu,

nhưng là một phần lớn và sơ-khởi của nhu-yếu

và của sự thành-tựu nhân-loại. Ý-nghĩa đầy đủ

của nó hiện ra sau này. Một thúc-giục của đời

sống chỉ ở bước đầu và trong sự biểu-hiện bề

ngoài và về sau cùng, thực sự người ta sẽ thấy

phải có một nhu-cầu của linh-hồn nó, một sự

sửa-soạn công-cụ thích-hợp và sáng-tạo về một

hoàn-cảnh thích-hợp cho một đời sống linh-

thiêng hơn. Nhân-loại đã hiện ra tại đây để

phụng-sự Thiên-mệnh, đạo Trời trên mặt đất và

thành-tựu Thiên-tính, tính Trời ở con người, và

nó không được miệt-thị thế-gian hay là chối bỏ

Page 93: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

89

cái cơ-bản đã giao-phó cho quyền-năng đầu

tiên và tiềm-năng của Thiên-tính. Khi tư-tưởng

và mục-đích của nó đã ngưng-trệ quá lâu ở

chiều-hướng ấy, nó không cần phàn-nàn nếu nó

có lùi lại, hồi-toàn mất một thời-gian về cực-

đoan kia, hoặc tiêu-cực hay tích-cực, một chủ-

nghĩa duy-vật công-khai hay thầm-kín. Đấy là

con đường bạo-động của Tạo-vật Thiên-nhiên

để chỉnh-đốn chính sự quá-trớn ở tại nó .

Nhưng sức-mạnh trí-thức của chủ-nghĩa

duy-vật là do sự đáp-ứng cho một chân-lý đại-

đồng của sinh-tồn. Quan-điểm phổ-quát của

chúng ta luôn luôn có hai năng-lực đàng sau

chúng là một nhu-cầu của bản-tính và một

chân-lý của sinh-tồn đại-đồng do đấy nẩy sinh

nhu-cầu kia. Chúng ta có :

a)_ Nhu-cầu vật-chất và sinh-lý, bởi vì trong

vật-chất có cơ-bản thực-tế của chúng ta ;

b)_ Các khuynh-hướng nhập-thế của tinh-thần,

bởi vì thế-gian đã và hiện là, để trở nên nền-

Page 94: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

90

móng tại đây cho các động-tác của Tâm-linh.

Thực thế, khi chúng ta xét kỷ và tỉ-mỉ bộ mặt

của sinh-tồn đại-đồng phô-bầy cho ta hay là

chúng ta nghiên-cứu cái điểm ở đâu chúng ta

đồng-nhất với nó, hay là cái chi ở nó khiến cho

tất cả có vẻ thường-xuyên và đại-đồng nhất,

giải-đáp đầu tiên chúng ta thấy được là vật-chất

chứ không phải tâm-linh. Các nhà thấu-thị của

Ảo-nghĩa-thư ( Upanisads ) đã thấy điều ấy

một cách thấu-triệt khi họ phát-biểu rằng sự

biểu-hiện đầu tiên có vẻ đầy đủ này của chúng

ta, về say này là quan-điểm thiếu-sót không đủ

của Thực-hữu :

" Vật-chất là Phạm-Thiên ( Brah-

man ), từ Vật-chất vạn-vật xuất sinh, nhờ

Vật-chất chúng sinh-tồn và chúng trở vào

Vật-chất ."

Các nhà Thấu-thị đã ghi-chú cái công-

thức của chân-lý đại-đồng mà tất cả tư-tưởng

duy-vật và khoa-học vật-lý đã thừa-nhận, đã

khảo-cứu, đã bổ-sung với những ý-nghĩa chi-

Page 95: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

91

tiết, minh-chứng, hiện-tượng xác-chính và quá-

trình biểu-thị cái giải-thích sâu rộng đại-đồng

về Tạo-hóa thiên-nhiên, căn cứ vào một bản

văn đơn độc .

Hãy để ý rằng cái thực sự kinh-nghiệm

chúng ta lấy làm khởi-điểm, và đến một mức

độ nào là một chân-lý đại-đồng không thể phủ-

nhận của hữu-thể. Vật-chất chắc-chắn ở đây là

cơ-bản của chúng ta, một vật duy-nhất có thực

và tồn-tại trong khi sự sống, tâm-thức và linh-

hồn và tất cả vật khác nữa hiện ra trong ấy là

hiện-tượng thứ-yếu, có vẻ như tự nó xuất-hiện

ra, sinh-tồn vào nó _ cho nên danh-từ dùng

trong Upanisads cho vật-chất là annam = thực-

phẩm _ và chìm mất khỏi nhỡn-giới chúng ta

khi nó biến đi. Hình như sự có thật của Vật-

chất là tất nhiên, thiết-yếu cho chúng, sự có

thật của chúng không hiện ra là một điểm nhỏ

thiết-yếu cho Vật-chất chút nào. Tồn-tại bắt

đầu tự biểu-hiện với bộ mặt ấy, vô-tình như là

đời phải như thế chứ không khác được, nhấn

mạnh vào cái cơ-bản vật-chất của nó và nhu-

Page 96: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

92

yếu của nó sẽ trước hết được thỏa-mãn. Cho

đến khi nào điều ấy thành-tựu rồi, nó còn giữ

mãi bộ mặt dữ-tợn không chút để ý đến thắc-

mắc về lý-tưởng của chúng ta và bất chấp, nếu

nó phá thủng cái lưới mỏng-manh về đạo-đức,

về thẩm-mỹ và về các tri-giác tế-nhị khác nữa

của chúng ta. Chúng có hy-vọng về thời-thế

của chúng, nhưng hiện này đây là bộ mặt đầu

tiên của sinh-tồn đại-đồng, và chúng ta chẳng

phải giấu-giếm là bộ mặt chúng ta chẳng khác

gì Arjuna, không thể làm ngơ bộ mặt ghê-gớm

của Thần-linh trên chiến-trường Kurukshetra,

hay là tìm trốn-tránh và tảo-thoát ở bộ mặt

Thần Shiva, khi xuất-hiện chung-quanh nó,

thiên-hình vạn-trạng lạ-lùng của Năng-lực

nguyên-thủy, thoát bộ mặt ấy ở khu-vực này

hay khu-vực kia, quên cả Thần-tính của chính

mình. Chúng ta phải nhìn-nhận sinh-tồn ở bất

cứ bộ mặt nào nó biểu-hiện cho ta, và chúng ta

hãy mạnh-bạo mà khám-phá Thần-linh, ở trong

ấy cũng như đàng sau các bộ mặt ấy .

Page 97: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

93

Khoa-học duy-vật đã có can-đảm nhìn

thẳng vào cái chân-lý đại-đồng ấy với con mắt

bình-thản, bình-tĩnh công-nhận nó như là khởi-

điểm và tìm-tòi xem phải chăng rút cục nó là

toàn-thể công-thức của sinh-tồn đại-đồng.

Khoa-học vật-lý tất-nhiên phải có quan-điểm

đầu tiên là duy-vật, vì chừng nào nó làm công-

việc vật-lý, nó phải là vật-lý về lập-trường lẫn

phương-pháp vì chính đó là chân-lý của nó. Nó

phải giải-thích thế-giới vật-chất trước hết bằng

ngôn-ngữ và dấu-hiệu của Brahman vật-chất,

bởi vì chúng là giới-hạn bắt đầu và đại-cương

của nó, và tất cả cái khác đến sau như là hậu-

quả thì đều một âm-biểu đặc-biệt. Theo đuổi

bước đường tự-mãn từ khởi-thủy sẽ dẫn đến

ngay về phiá tưởng-tượng và sai lầm. Khởi-kỳ-

thủy, khoa-học được biện-minh trong sự oán-

trách, không đòi nó hướng vào một loại tưởng-

tượng và trực-giác khác. Bất cứ cái gì kéo nó ra

ngoài phạm-vi của hiện-tượng vật đối-tượng

như chúng được biểu-thị ở giác-quan và công-

cuộc phụ-thuộc, và kéo xa lý-trí làm việc với

chúng bằng trắc-nghiệm nghiêm-khắc và thực-

Page 98: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

94

nghiệm, phải làm cho nó quên nhiệm-vụ của nó

và như thế sẽ không được thừa-nhận. Nó không

cho phép đem quan-điểm nhân-văn về sự-vật

vào trong phạm-vi của nó. Nó phải giải-thích

con người theo quan-điểm vũ-trụ chứ không

phải vũ-trụ theo quan-điểm nhân-loại. Hai kết-

luận giản-đơn của phái duy-tâm cho rằng :

a)_ Sự-vật chỉ có như là ý-thức tri-giác ;

b)_ Chúng chỉ có thể có qua ý-thức và phải là

tạo-tác của tinh-thần, thì không có ý-nghĩa gì

với khoa-học vật-chất buổi sơ-khởi. Trước hết

nó phải hỏi xem ý-thức là cái gì, phải chăng ý-

thức là hậu-quả hơn là nguyên-nhân của Vật-

chất, nó đi vào hiện-hữu như có vẻ như thế, chỉ

phải ở trong khuôn-khổ của một vũ-trụ vật-chất

vô-ý-thức và hình-như chỉ có thể có được trong

điều-kiện là cái khuôn-khổ ấy được thiết-lập

trước đã. Khởi-điểm từ Vật-chất, khoa-học ít

nhất phải được giả-thiết là duy-vật .

Page 99: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

95

Khi nào động-tác của nguyên-lý vật-chất,

nguyên-lý đầu tiên để tự tổ-chức lấy, đã được

hiểu, thấy đến mức nào rồi, bấy giờ cái khoa-

học ấy có thể tiếp-tục xét đến những đòi hỏi gì

khác về cái thực-hữu của chúng ta, sinh-mệnh

và tri-thức. Nhưng trước hết nó phải tự hỏi,

phải chăng cả tinh-thần lẫn sinh-mệnh không

phải như chúng có vẻ là thành-quả đặc-biệt của

lịch-trình tiến-hóa vật-chất, chính chúng là

năng-lực và vận-động của Vật-chất ? Sau đấy,

và nếu giải-thích ấy thất-bại, không đủ để giải-

thích những thực-kiện, nó có thể được khảo-

cứu rộng-rãi hơn xem phải chăng sinh-mệnh và

tinh-thần là những nguyên-lý khác-hẳn với

thực-hữu ? Nhiều vấn-đề triết-học được nêu ra,

như là phải chăng chúng đã nhập vào trong

Vật-chất và từ bao giờ hay là chúng vẫn ở tại

trong ấy ? Và nếu như thế, thì phải chăng

chúng mãi mãi kém cỏi và phụ-thuộc về động-

tác hay là chúng lớn mạnh hơn về năng-lực

căn-bản ? Phải chăng sinh-mệnh và tinh-thần

chỉ được chứa-đựng trong Vật-chất hay là thực

sự chúng chứa-đựng Vật-chất ? Phải chăng

Page 100: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

96

chúng là thành-quả và lệ-thuộc vào sự biểu-

hiện trước tiên của vật-chất, hay là ở đấy chỉ là

tổ-chức hình-thức của chúng, mà thực ra hiện-

hữu và quyền-năng có trước Vật-chất, và Vật-

chất tự nó lệ-thuộc vào căn-bản có trước của

sinh-mệnh và tinh-thần ? Có một vấn-đề lớn

hiện ra là phải chăng tinh-thần, tâm-thức tự nó

là giai-đoạn cuối cùng của sinh-tồn hay là còn

cái gì khác xa hơn nữa ? Phải chăng linh-hồn

chỉ là một kết-quả ngoại biểu và là một hiện-

tượng của động-tác hỗ-tương giữa tinh-thần,

sinh-mệnh và thân-thể, hay là ở đấy chúng ta là

một giới-hạn độc-lập về thực-hữu của chúng ta

và của tất cả hữu-thể, lớn hơn, trước hơn và

cùng tột, tất cả vật-chất chứa-đựng và bị chứa

trong một ý-thức tâm-linh bí-hiểm, tâm-linh

khởi-thủy, cứu-cánh và vĩnh-cửu, chữ A mẫu-

tự và chữ O, tức là OM ? Đối với triết-học

thực-nghiệm thì hoặc Vật-chất, Tinh-thần,

Sinh-mệnh hay Tâm-linh có thể là Thực-hữu,

nhưng không phải một trong những nguyên-lý

cao ấy có thể chắc-chắn lấy làm cơ-bản của tư-

tưởng chúng ta đối với tất cả vấn-nạn trí-thức,

Page 101: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

97

chừng nào giả-thuyết duy-vật trước tiên được

có cơ-hội và được trắc-nghiệm. Có thể rằng,

kết-cục điều ấy đã là công-dụng của sự khảo-

cứu vật-chất về vũ-trụ và sự cứu-xét của nó là

công-trình lớn nhất có thể có cho cứu-cánh của

giải-thích tâm-linh về sinh-tốn. Dù thế nào đi

nữa, khoa-học và triết-học rút cục đã là một sự

cố-gắng lớn lao và vất-vả để tìm biết vô-tư và

để nhìn-nhận khách-quan. Họ đã phủ-nhận

nhiều điều mà rồi lại khẳng nhận, nhưng sự

phủ-nhận đã là điều-kiện của một nỗ-lực

nghiêm-khắc của tri-thức và người ta có thể nói

về họ như Upanisads ( Ảo-Nghĩa-Thư ) nói về

Bhrigu, con của Thần Varuna rằng : " Người đã

thực-hành khổ-hạnh khám-phá thấy rằng Vật-

chất đã là Brahman ( Phạm-Thiên ) ."

Cửa ngõ thoát của cái tri-thức khởi-điểm

từ quan-điểm duy-vật có thể ra khỏi những

giới-hạn của chính nó tự giam-hãm đại khái

như sau :

Page 102: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

98

Khoa-học vật-lý có trước mắt hai yếu-tố

vĩnh-cửu của sinh-tồn : Vật-chất và Năng-lực,

và không còn yếu-tố nào khác mà sinh-tồn cần

đến trong công việc của nó nữa. Tinh-thần

tham-dự với những thực-kiện và liên-hệ của

Vật-chất và Năng-lực như chúng được xếp đặt

cho giác-quan trong thực-nghiệm và thí-

nghiệm liên-tiếp và được lý-trí phân-tích, có

thể như thế là một giới-thuyết tạm đủ cho

khoa-học vật-lý. Con mắt đầu tiên của nó để ý

vào Vật-chất, coi như là một nguyên-lý sinh-

tồn và vào Năng-lực thì chỉ coi như một hiện-

tượng của Vật-chất. Nhưng về cuối, có người

hỏi rằng phải chăng có thể đi ngược lại mà cho

rằng tất cả sự-vật là tác-động của Năng-lực và

Vật-chất chỉ là môi-trường, thân-thể và công-

cụ của Năng-lực làm việc. Quan-điểm thứ nhất

thì có tính-cách lượng số và hoàn-toàn cơ-giới,

quan-điểm thứ hai đưa vào một yếu-tố phẩn-

tính và tâm-linh hơn. Chúng ta không thể một

lúc nhẩy ra ngoài vòng duy-vật được, nhưng

chúng ta nhìn thấy có một lối ra, ở đấy nó mở

vào khu-vực mà nhờ đó chúng ta nhìn vào

Page 103: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

99

sinh-mệnh và tinh-thần không phải chỉ là hiện-

tượng trong Vật-chất mà là những Năng-lực, và

thấy rằng chúng là những Năng-lực hầu như

khác hẳn với Vật-chất cùng những phẩm-tính

đặc-biệt của chúng, quyền-năng và động-tác.

Nếu sự thực tất cả động-tác của sinh-mệnh và

tinh-thần như người ta đã hy-vọng chỉ có thể

quy về Vật-chất, lượng-tính và cơ-giới, toán-

số, sinh-lý-học và hóa-học, thì bấy giờ cửa mở

đi vào bế-tắc. Nó sẽ bị nghẹt thở, hết đường.

Cuộc thí-nghiệm ấy đã thất-bại, và người ta

không thấy dấu-hiệu gì để nó có thể thành-công

được. Chỉ có một loại hiện-tượng có giới-hạn

thuộc về sinh-mệnh và tinh-thần có thể được

thỏa-mãn với giải-thích hoàn-toàn, là sinh-vật-

lý-học, tâm-vật-lý-học hay là sinh-tâm-học. Vả

lại, nếu những dữ-kiện ấy có thể cống-hiến

nhiều hơn, chúng cũng chỉ giải-thích được về

một phương-diện ở bí-quyết của chúng là cứu-

cánh thấp kém mà thôi. Sinh-mệnh và tinh-thần

giống như Thần Lửa ( Agni ) của truyền-thống

Veda, có hai cực-đoan tiềm-tàng trong bí-mật,

và chúng ta, bằng con đường ấy, chỉ nắm được

Page 104: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

100

đàng đuôi mà thôi ; đàng đầu vẫn còn là thần-bí

và bí-mật. Muốn biết hơn chúng ta phải cứu-

xét không những động-tác thực-tại có thể có

của thân-thể và vật-chất vào tinh-thần và sinh-

mệnh, mà chúng ta còn phải khám-phá tất cả

động-tác có thể có của tinh-thẩn vào sinh-mệnh

và thân-thể nữa. Điều ấy mở ra một viễn-tượng

chưa từng mộng-tưởng. Và luôn luôn vẫn có

một phạm-vi hành-động rộng lớn của tinh-thần

tại tự thân nó và vào tự thân nó. Điều này cần

đến một khoa-học tâm-linh, tinh-thần khác nữa

để giải-thích .

Sau khi đã xem xét và giải-thích Vật-chất

bằng phương-pháp vật-lý và qua ngôn-ngữ của

Brahman vật-chất _ thực sự nó không giải-

thích được, nhưng hãy bỏ qua _ và sau khi thất-

bại để đem đường lối tri-thức ấy vào phạm-vi

khác ngoài giới-hạn chật-hẹp, bấy giờ chúng ta,

ít nhất, phải bằng lòng cứu-xét sinh-mệnh và

tinh-thần bằng phương-pháp thích-hợp với

chúng và giải-thích những thực-kiện của chúng

bằng ngôn-ngữ, dấu-hiệu của Brahman sinh-

Page 105: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

101

khí và tinh-thần. Bấy giờ chúng ta mới có thể

khám-phá thấy ở đâu và như thế nào mà những

tiếng nói của một sinh-tồn nói lên cùng một

chân-lý và chiếu sáng mỗi câu một khác, và

cũng khám-phá thấy luận-điệu khác cao hơn,

sáng-sủa và tiết-lộ, có thể chiếu sáng như là

danh-từ kết-thúc giải-thích cho tất cả. Điều ấy

chỉ có thể có được nếu chúng ta theo đuổi

những khoa-học kia cùng với cái tinh-thần vật-

lý-học, với một sự quan-sát không những về

hiện-tượng thực-tế đầu tiên và hiển-nhiên,

nhưng còn về tất cả tiềm-năng tinh-thần và

năng-lực tâm-linh vô-hạn chưa trắc-nghiệm của

chúng, cùng với phương-pháp thí-nghiệm tự-do

vô-biên nữa. Chúng ta sẽ tìm thấy rằng phạm-

vi không được biết của chúng thì vô-giới-hạn.

Chúng ta sẽ tri-giác thấy rằng chừng nào những

khả-năng của tinh-thần và tâm-linh chưa được

thẩm-xét hơn, và chân-lý về chúng chưa được

biết hơn, thì chúng ta chưa có thể tuyên-bố

công-thức tổng-quát cuối cùng về sinh-tồn đại-

đồng. Trên lịch-trình ấy, cái vòng duy-vật sẽ

rất sớm thấy mở ra ở các mặt cho đến khi nào

Page 106: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

ADPH AUROBINDO GHOSE

102

nó vỡ ra mau lẹ và biến đi. Tuy nhiên nó vẫn

bám chặt lấy phương-pháp nghiêm-chỉnh cốt-

yếu của khoa-học, tuy không phải nó bám chặt

vào khí-cụ hoàn-toàn vật-lý, soi-xét, thí-

nghiệm, không chấp-nhận điều gì như thành-

lập, mà nó không có thể chứng-nghiệm một

cách tỉ-mỉ và đại-đồng, chúng ta sẽ còn đi tới

những sự xác-thực siêu vật-lý. Còn những

phương-tiện khác, những phép cận-đạo lớn

hơn, nhưng kế-hoạch này cũng có thể dẫn đến

một chân-lý đại-đồng .

Có ba vật còn lại của công-trình các thế-

hệ tục-học ; chân-lý của thế-giới vật-lý, sự

trọng-yếu của nó, và phương-pháp tri-thức, _

của khoa-học, _ nó phải dẫn-dụ Thiên-nhiên và

Thực-tồn biểu-lộ con đường sinh-tồn và diễn-

tiến của chúng, không vội vàng đặt lên chúng

những thành-kiến và tưởng-tượng của chúng ta,

adhyāropa ; và sau hết, tuy không phải là thứ-

yếu, ấy là cái chân-lý cùng sự trọng-yếu của

đời sống trần-thế và bổn-phận nhân-sinh, ý-

nghĩa tiến-hóa của nó. Chúng sẽ còn lại, nhưng

Page 107: SRI AUROBINDO GHOSE - Freefreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/13)AU... · 2013-07-16 · Quan-niệm riêng của ông về Veda được dụng-tâm bầy ra với thí-dụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

103

sẽ đổi sang ý-nghĩa khác và khai-triển những

đường lối lớn hơn, chắc-chắn về hy-vọng và

công việc của chúng ta, chúng sẽ thấy chúng

biến-hóa tất cả vào ánh-sáng của một tri-thức

thế-giới và tự-giác sâu rộng hơn và thân-mật

hơn .

( Arya. tháng 10 - 1918,

Sri Aurobindo- Ghose )

%%%%%%%%%%%%%%%