su phat trien tu nhien cua hoi thanh

177
Sự Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh Christian A. Schwarz Sách Hướng Dẫn Về Tám Phẩm Chất Quan Trọng Của Các Hội Thánh Lành Mạnh. ChurchSmart Resources Sự Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh đã được xuất bản khoảng 40 thứ tiếng khác nhau ở tại 50 quốc gia. Bạn có thể tìm thấy tất cả các tên nước ngoài của sách này cùng địa chỉ phân phối trên Internet: www.NCD-international.org Lời tựa “Chưa từng có một dự án khảo sát nào mang tính bao quát, có giá trị thống kê, rộng khắp thế giới về sự tăng trưởng của hội thánh được tiến hành.” Bối cảnh của sách Các nhà phê bình phong trào hội thánh tăng trưởng thường nhấn mạnh nhu cầu chất lượng của các hội thánh. “Đừng chăm chú vào sự phát triển số lượng, hãy tập trung vào sự tăng trưởng về phẩm chất.” Christ Schwarz hoàn toàn đồng ý với điều đó! Bằng những khảo sát kỹ càng, Christian Schwarz đã chứng minh mối liên kết giữa tính lành mạnh và sự tăng trưởng của hội thánh. Sau khi làm việc giữa vòng các hội thánh Đức một số năm, ông đã mở rộng các nghiên cứu của mình để gồm cả các hội thánh từ khắp nơi trên thế giới. Theo tôi biết thì chưa có một dự án khảo sát nào bao quát, có giá trị thống kê, rộng khắp thế giới về sự tăng trưởng của hội thánh từng được chỉ đạo. Những kết quả của khảo sát này khẳng định điều mà nhiều

Upload: codocnhan

Post on 18-Jan-2017

105 views

Category:

Spiritual


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Sự Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh

Christian A. Schwarz

Sách Hướng Dẫn Về Tám Phẩm Chất Quan TrọngCủa Các Hội Thánh Lành Mạnh.ChurchSmart ResourcesSự Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh đã được xuất bản khoảng 40 thứ tiếng khác nhau ở tại 50 quốc gia. Bạn có thể tìm thấy tất cả các tên nước ngoài của sách này cùng địa chỉ phân phối trên Internet:www.NCD-international.org

Lời tựa

“Chưa từng có một dự án khảo sát nào mang tính bao quát, có giá trị thống kê, rộng khắp thế giới về sự tăng trưởng của hội thánh được tiến hành.”Bối cảnh của sách Các nhà phê bình phong trào hội thánh tăng trưởng thường nhấn mạnh nhu cầu chất lượng của các hội thánh. “Đừng chăm chú vào sự phát triển số lượng, hãy tập trung vào sự tăng trưởng về phẩm chất.” Christ Schwarz hoàn toàn đồng ý với điều đó!Bằng những khảo sát kỹ càng, Christian Schwarz đã chứng minh mối liên kết giữa tính lành mạnh và sự tăng trưởng của hội thánh. Sau khi làm việc giữa vòng các hội thánh Đức một số năm, ông đã mở rộng các nghiên cứu của mình để gồm cả các hội thánh từ khắp nơi trên thế giới. Theo tôi biết thì chưa có một dự án khảo sát nào bao quát, có giá trị thống kê, rộng khắp thế giới về sự tăng trưởng của hội thánh từng được chỉ đạo.Những kết quả của khảo sát này khẳng định điều mà nhiều nhà lãnh đạo đã nhận biết bằng trực giác - đó là, các hội thánh lành mạnh là các hội thánh tăng trưởng, tạo ra nhiều môn đồ hơn và tốt hơn trong sự thuận phục yêu thương đối với Đấng Christ.Qua cuốn “Sự Phát Triển Tự Nhiên của Hội Thánh” này, bạn sẽ tìm thấy sự hiểu biết sâu rộng hơn về cách Chúa muốn hội thánh Ngài tăng trưởng. Bạn sẽ học biết làm thế nào để phóng thích tiềm năng tăng trưởng trong hội thánh của mình. Hãy đọc quyển sách này, suy gẫm nó và bước các bước kế tiếp để trở thành một hội thánh lành mạnh, tăng trưởng và kết quả nhiều!Robert E. Logan, tháng 5 năm 1996

Page 2: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Mục lục

Lời mở đầu Phần giới thiệu Hãy bỏ đi lối nghĩ đề cao kỹ thuậtSự phát triển tự nhiên của hội thánh là gì?Khám phá “tiềm năng sống”Nguyên tắc “hoàn toàn tự động”Phần 1: Tám đặc trưng về phẩm chấtBỏ đi huyền thoại về sự tăng trưởng của hội thánhDự án khảo sát quốc tế Có phải “tăng trưởng” là tiêu chuẩn thích hợp không?Đặc trưng của phẩm chất 1: Tư cách lãnh đạo trao quyềnĐặc trưng của phẩm chất 2: Chức vụ theo ân tứĐặc trưng của phẩm chất 3: Đời sống thuộc linh sốt sắngĐặc trưng của phẩm chất 4: Cấu trúc hợp chức năngĐặc trưng của phẩm chất 5: Sự phục vụ thờ phượng truyền sức sốngĐặc trưng của phẩm chất 6: Những nhóm nhỏ toàn diệnĐặc trưng của phẩm chất 7: Truyền giáo theo nhu cầuĐặc trưng của phẩm chất 8: Các mối quan hệ yêu thươngKhông đặc trưng của phẩm chất nào được thiếu vắng“Giả thuyết 65 điểm”Phương pháp về phẩm chất Vì sao các mục tiêu tăng trưởng về số lượng là không thích đángCó phải hội thánh lớn là hội thánh tốt không?Phần 2: Các yếu tố tối thiểuTập trung vào các năng lực của chúng taMiếng ván thấp nhấtNhững ví dụ từ nông nghiệpYếu tố tối thiểu hay tối đa?Coi chừng “các mô hình”!Phần 3: Sáu nguyên tắc sốngĐề cao kỹ thuật hay sự sống?Vì sao đề cao kỹ thuật không hiệu quả?Nguyên tắc 1 Phụ thuộc lẫn nhauNguyên tắc 2 Tính nhânNguyên tắc 3 Chuyển hóa năng lượngNguyên tắc 4 Đa công dụngNguyên tắc 5 Sự cộng sinh

Page 3: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Nguyên tắc 6 Hợp chức năngSống = trái với bình thườngHọc suy nghĩ theo sự sốngPhần 4: Một Mô Hình MớiTính lưỡng cực trong Kinh ThánhNhững nguy hiểm về bên hữu và bên tảMô hình đề cao kỹ thuậtMô hình thuộc linh hóaHậu quả của những mô hình sai trậtNhững kết quả về mặt thần họcĐiều này có ý nghĩa gì về mặt thực tiễn?Liệu chúng ta có thể “làm cho” một hội thánh tăng trưởng không?Tình trạng bế tắc của chủ nghĩa thực dụngPhần 5: Mười bước hành độngLàm thế nào để phát triển chương trình của chính bạnBước 1: Xây dựng xung lượng thuộc linhBước 2: Xác định các yếu tố nhỏ nhất của bạnBước 3: Ấn định các mục tiêu chất lượngBước 4: Nhận biết những ngăn trởBước 5: Áp dụng các nguyên tắc sự sốngBước 6: Tập tành các ưu điểm của bạnBước 7: Sử dụng các công cụ NCDBước 8: Giám sát tính hiệu quảBước 9: Trình bày các yếu tố nhỏ nhất mới của bạnBước 10: Nhân bội hội thánh của bạnLời kết: Sự tăng trưởng của hội thánh trong năng quyền của Thánh LinhCác bước kế tiếp

Giới thiệu

“Nói tạm biệt với các chương trình thành công của con người - và hoan nghênh các phương thức tăng trưởng tự động của Chúa.”

Bỏ đi lối nghĩ đề cao kỹ thuật. Vì sao hiện nay có nhiều Cơ Đốc Nhân hoài nghi đối với phong trào hội thánh tăng trưởng như vậy? Có phải do họ không mong muốn hội thánh mình tăng trưởng không? Họ có phẩn nộ chất vấn tính hiệu quả của chức vụ hội thánh họ không? Hoặc ưu tiên hàng đầu của họ là điều gì khác hơn Đại Mạng Lệnh?Tôi không nghi ngờ rằng có những người thích hợp với những lời mô tả trên,

Page 4: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

nhưng tinh thần chỉ trích về các nguyên tắc hội thánh tăng trưởng hiện đang được chấp nhận không chỉ đến từ giới những người này. Tôi đã phát hiện có nhiều Cơ Đốc Nhân vừa có tấm lòng dành cho những người hư mất vừa có một phương pháp sáng suốt trong chức vụ hầu việc Chúa, vì lý do nào đó không bao giờ nhiệt tình đón nhận phong trào hội thánh tăng trưởng .Đối với họ, dường như trình bày những nguyên tắc và những định luật đơn giản thái quá “dầu thế nào cũng không hữu hiệu trong một thế giới hiện thực.” Từ quan điểm của họ, những người này chỉ muốn cố gắng bằng sức riêng để làm điều mà chỉ có Chúa làm được. Suy nghĩ này có đúng hay không, đó vẫn là hình ảnh của phong trào hội thánh tăng trưởng trong mắt của nhiều tín hữu - một nỗ lực hoàn toàn đề cao kỹ thuật, dẫu cho phương diện thuộc linh được nhấn mạnh trong đó .Nỗ lực tăng trưởng hội thánh bằng sức riêng là thế nào? Hãy xem tranh minh họa dưới đây. Một cỗ xe với bốn bánh hình vuông, chất đầy những bánh xe tròn trịa, được một người đẩy và một người kéo. Họ là những nhân sự tận tình, chăm chỉ, nhưng công việc của họ thật chậm chạp, nhàm chán và thất vọng.Đối với tôi điều này còn hơn cả bức tranh biếm họa. Đó là một lời mô tả mang tính tiên tri dành cho phần lớn thân thể Đấng Christ. Hội thánh đang di chuyển, nhưng với tốc độ chậm chạp chán chường. Vì sao vậy? Nếu bạn hỏi hai nhân sự đó, hẳn họ sẽ trả lời: “Bởi vì sức đề kháng cứng ngắt mà chúng tôi đang phải đối diện.” Hoặc có thể là: “Chúng tôi đang lên dốc, đó là lý do!” Những câu trả lời ấy không hoàn toàn sai!Là Cơ Đốc Nhân, đôi khi chúng ta cũng phải đối diện với sự chống đối, bước tiến của hội thánh có thể là lên dốc thẳng đứng. Tuy nhiên, tranh biếm họa này giúp chúng ta hiểu rằng dầu những nan đề ấy có tồn tại, nguyên nhân đích thực của sự thất vọng mỉa mai thường có liên quan đến một điều khác - những chiếc bánh xe hình vuông.Khối đá xây dựng 1: Tám đặc trưng về chất lượngChúng ta phải làm gì? Nội dung phần 1Khối đá xây dựng 2Chiến lược tối thiểuKhi nào phải thực hiện điều đó?Đúng thời điểmPhần 2khối đá xây dựng 3Sáu nguyên tắc sốngChúng ta phải làm điều đó như thế nàoPhương phápPhần 3khối đá xây dựng 4Mô hình thần học

Page 5: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Vì sao phải làm điều đó?Nền tảngPhần 4Áp dụng 10 bước hành độngPhần 5Tóm lại, năm phần trong sách này: bốn phần đầu trả lời cho bốn câu hỏi căn bản về sự tăng trưởng của hội thánh; phần 5 nói lên phương cách áp dụng thực tiễn bốn khối đá xây dựng sự phát triển tự nhiên của hội thánh .Minh họa này dạy rằng Chúa đã cung ứng mọi sự chúng ta cần để phát triển hội thánh, song không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng chúng cách thích đáng, đó chính là nan đề. Thay vì dùng các phương tiện của Chúa, chúng ta nỗ lực bằng sức riêng, tốn rất nhiều sức đẩy và sức kéo. Đó là điều tôi muốn hàm ý bởi cụm từ “phát triển hội thánh theo cách đề cao kỹ thuật.” Không phải các nhân sự trong bức tranh này không thuộc linh. Mục tiêu của họ - muốn cho hội thánh đi lên - không có gì sai trật. Vấn đề ở đây là các phương pháp của họ không đầy đủ, bởi vì chúng chưa nhất quán với kế hoạch của Đức Chúa Trời.Quyển sách này đặt nền tảng trên một phương pháp khác dành cho sự tăng trưởng của hội thánh. Trong tổ chức của tôi, chúng tôi đã chọn gọi đây là sự phát triển “tự nhiên,” hoặc “sống động” của hội thánh. “Sự sống” không hàm ý gì ngoài việc tái khám phá các định luật sự sống (bios, từ Hylạp). Mục tiêu là để những cơ chế tăng trưởng tự động của Đức Chúa Trời phát triển, thay vì phí năng lượng vào các chương trình do con người tạo ra.

Phương pháp “của sự sống”

Sự phát triển tự nhiên của hội thánh là gì? Vì sao gọi phương pháp của chúng ta là “sự phát triển tự nhiên của hội thánh?”Tự nhiên có nghĩa là học tập từ thiên nhiên. Học tập từ thiên nhiên có nghĩa là học từ công trình sáng tạo của Chúa. Và học tập từ công trình sáng tạo của Chúa có nghĩa là học tập từ Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa.Để minh họa, tôi muốn dùng hình ảnh trên trang bên, mô tả một số các nguyên tắc tăng trưởng hữu cơ. Hầu hết các tác giả viết về sự tăng trưởng hội thánh đều xác nhận giá trị học tập được từ các nguyên tắc này. Tuy nhiên, nan đề của nhiều khái niệm phổ biến đó là chúng chưa đi sâu đủ. Thực chất chỉ ở bề mặt. Vì vậy mà bỏ qua những thực tiễn nằm bên dưới, ảnh hưởng đến sự sống - giống như sự cấu tạo của đất, những hoạt động của hệ thống rễ, hoặc (hết sức quan trọng!) vai trò của loài giun đất.“Một số khái niệm về sự tăng trưởng hội thánh quá tập trung vào thành quả mà không xem xét nguồn gốc đã sinh ra kết quả ấy” Trong bức hình này, vì sao cỏ mọc? Có phải vì mục tiêu tăng trưởng bằng số, như là “đến cuối tháng 6 năm 1997 ta sẽ mọc thêm 20 phân nữa” không? Đó có thể là

Page 6: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

bí mật của nó (chúng ta sẽ khảo sát các mục tiêu tăng trưởng theo số lượng sau). Còn bây giờ tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến nhu cầu để nhận biết những thực tế “nằm bên dưới”, không có nó chúng ta không thể trả lời cho câu hỏi “vì sao” có sự tăng trưởng. Điều xảy ra bên dưới bề mặt là trọng tâm chiến lược sự phát triển tự nhiên của hội thánh.

“Đây có phải là thần học tự nhiên không?” Việc áp dụng những định luật quan sát được và các mô hình của tự nhiên vào thần học là điều hết sức gây tranh cãi. Tôi phải thừa nhận sự khó khăn ở đây. Loại lý luận về mặt thần học này, được gọi là theologia naturalis có thể gây ra những rắc rối lớn khi được áp dụng vào thần học riêng biệt, như là sự nhận biết về Đức Chúa Trời. Nó ấp ủ ảo tưởng cho rằng tự chúng ta có thể nhận biết và hiểu Đức Chúa Trời - không cần Đấng Christ, không thập tự giá, không sự mặc khải. Tuy nhiên ở đây chúng ta đang bàn đến các nguyên tắc tăng trưởng của hội thánh, chứ không phải những vấn đề về bản tánh Đức Chúa Trời. Đối với tôi, dường như trong bối cảnh này, việc học biết từ sự sáng tạo không chỉ hợp pháp mà còn là điều bắt buộc!Chính Chúa Giêxu thường xuyên dùng các ví dụ từ thiên nhiên và nông nghiệp để minh họa cho bản chất của nước Trời - hoa huệ ngoài đồng, hạt giống tự mọc lên, sự tăng trưởng của hạt cải, bốn thứ đất, cây và trái, những định luật về gieo và gặt. Một số những người diễn giải bảo rằng Chúa Giêxu đã dùng những ví dụ này bởi vì các thính giả của Ngài sống trong một xã hội nông nghiệp, vì vậy liên hệ đến những minh họa đó là tốt nhất. Tôi không cho rằng điều này đủ sức thuyết phục. Nếu Chúa Giêxu sống giữa vòng chúng ta ngày nay, Ngài hẳn không thay thế những ví dụ lấy từ trong thiên nhiên bằng những ví dụ từ thế giới của computer như là “nước Đức Chúa Trời cũng giống như một chương trình máy tính - sản lượng của các ngươi tùy thuộc vào những gì các ngươi nhập vào.” Những minh họa đề cao kỹ thuật như thế hẳn sẽ bỏ mất bí quyết của sự sống. Phạm vi của sự sống có những định luật hoàn toàn khác với những gì phi sự sống.

Học tập từ các hoa huệ ngoài đồng Một ví dụ điển hình về phương pháp của sự sống có thể tìm thấy trong Mat Mt 6:2, 8 “Hãy xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào.” Tuy nhiên, từ “hãy xem,” không bao hàm đầy đủ những ngụ ý của từ Hylạp katamathete. Đây là hình thức tăng cường của manthano, có nghĩa là “học tập,” “quan sát,” “nghiên cứu,” hoặc “khảo sát.” Bất cứ khi nào chữ kata trong tiếng Hylạp được dùng trước một động từ, nó thường nhấn mạnh từ đó. Trong bối cảnh của chúng ta, nó có nghĩa là học, quan sát, nghiên cứu hoặc khảo sát một cách chuyên cần. Vậy thì điều gì là điều chúng ta phải nghiên cứu một cách chuyên cần? Không phải là vẻ đẹp của các hoa huệ mà chính là cơ cấu của sự tăng trưởng (“chúng mọc lên thể nào”) chúng ta phải học tập về chúng, xem xét chúng, suy gẫm về chúng và nhận được sự chỉ dẫn ra từ chúng - tất cả những phương diện này đều được bao

Page 7: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

gồm trong động từ ở thể mệnh lệnh katamathete. Và chúng ta được bảo cho biết cần phải thực hiện những điều đó để hiểu các nguyên tắc của nước Trời.

Khám phá “tiềm năng của sự sống” “Tiềm năng sống là một khái niệm hoạch định bởi chính Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa ”.Mỗi một người khi nghiên cứu về công trình sáng tạo của Chúa - dầu là Cơ Đốc Nhân hay là người không tin Chúa cũng vậy - cuối cùng sẽ vấp phải một điều mà các nhà khoa học gọi là “tiềm năng của sự sống.” Các nhà sinh thái học đã định nghĩa điều này như là khả năng cố hữu của một sinh vật hoặc loài để sinh sản và tồn tại.” Đây là một khái niệm hoàn toàn chưa hề được biết đến trong thế giới kỹ thuật. Không bộ máy nào có thể tự nó tái sinh sôi như là một bản tánh tự nhiên. Máy pha cà phê có thể pha cà phê (cảm tạ Chúa); nhưng nó sẽ không bao giờ tạo ra một chiếc máy pha cà phê khác. Trong thiên nhiên, trật tự của sự việc lại hoàn toàn khác. Một cây cà phê cho ra các hạt cà phê, rồi sau đó, nó có thể sinh ra những cây cà phê mới. Ý định của Chúa chính là thiết lập tính tồn tại mãi mãi này trong tạo vật của Ngài từ ban đầu. Đó là bí mật của sự sống, một nguyên tắc của Chúa dành cho tạo vật.Khi chúng ta bàn đến các quá trình tự nhiên, điều quan trọng đối với tiềm năng cố hữu này là phải được để tự do. Khác biệt giữa phát triển do tiềm năng sự sống với dựa trên thực nghiệm (trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài cánh đồng) được gọi là “sự đề kháng của môi trường.” Mặc dầu rõ ràng là sự tăng trưởng không thể “được làm ra” hoặc ép buộc, điều quan trọng là phải giữ cho sức đề kháng của môi trường ở mức tối thiểu để tạo được những điều kiện khả thi tốt nhất cho sự tăng trưởng.

Tiềm năng của sự sống trong một hội thánh. Sự phát triển của hội thánh cũng giống như vậỵ. Chúng ta không thể nỗ lực để “sản xuất ra” sự tăng trưởng của hội thánh mà phải để tự do cho tiềm năng sống mà Chúa đã đặt vào mỗi hội thánh. Công việc của chúng ta là phải giảm thiểu những điều cản trở sự tăng trưởng (“sự đề kháng của môi trường”) - cả bên trong lẫn bên ngoài hội thánh.Bởi vì có thể kiểm soát rất ít trên các yếu tố bên ngoài, nên chúng ta phải tập trung vào việc dời bỏ những vật cản đối với sự tăng trưởng và nhân bội bên trong hội thánh. Như vậy, sự tăng trưởng của hội thánh mới có thể xảy ra “hoàn toàn tự động” Đức Chúa Trời sẽ làm điều Ngài hứa làm. Ngài sẽ ban sự tăng trưởng (ICo1Cr 3:6).

Nguyên tắc của sự tự tổ chức Nguyên tắc của sự tự tổ chức được tìm thấy trong khắp tạo vật. Khảo sát của hệ thống thế tục dùng thuật ngữ “tự tạo thành” (tự tái tạo) cho hiện tượng này. Đúng

Page 8: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

hơn phải gọi là “Chúa tạo dựng” (theopoiesis). Nguyên tắc này đưa bí mật lớn ấy ra ánh sáng. Nếu chúng ta áp dụng nguyên tắc này vào “thân thể hội thánh,” chúng ta đối diện với câu hỏi làm thế nào để tự tổ chức. Chúng ta có thể làm gì để thả lỏng tiềm năng sự sống - những cơ chế tự động của sự tăng trưởng, qua đó chính mình Chúa sẽ làm cho hội thánh Ngài tăng trưởng? Bốn khối đá xây dựng sự phát triển tự nhiên của hội thánh - những đặc điểm về phẩm chất, chiến lược tối thiểu, các nguyên tắc của sự sống, mô hình mới - tìm cách để đem lại một câu giải đáp cho vấn đề này.Việc học tập từ tạo vật của Chúa: Nguyên tắc của sự tự tổ chức được thấy rõ ràng khắp nơi trong tự nhiên, từ tổ chức vi sinh vật nhỏ bé nhất cho đến các định luật chi phối vũ trụ. Phần lớn các sách báo thế tục đề cập đến chủ đề của sự tự tổ chức đều có khuynh hướng huyền bí đáng kể khiến cho càng khó liên hệ đến vấn đề này. Tuy nhiên khác biệt giữa phát triển hội thánh tự nhiên với huyền bí rất giống sự khác biệt giữa thuật chiêm tinh với thiên văn học!

Liệu điều đó có huyền bí không? Những người không tin Chúa khám phá hiện tượng này hầu như luôn có khuynh hướng gán cho nó một ý nghĩa tôn giáo giả hiệu nào đó. Thay vì liên kết sự tự tổ chức với Đức Chúa Trời có một và thật, là Cha của Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, Đấng đã dựng nên trời và đất, một số các tác giả đã đưa vào các khái niệm tà giáo hư cấu. Mặc dầu điều này không làm thay đổi nguồn gốc thiên thượng của nguyên tắc này - những sự giải thích sai của loài người về các nguyên tắc của Chúa không bao giờ làm thay đổi chúng. Dầu vậy - điều này đòi hỏi một sự khảo sát và xác minh Kinh Thánh thấu đáo.Nguyên tắc “hoàn toàn tự động”Cụm từ “các phương thức tăng trưởng tự động” nằm ở trọng tâm định nghĩa của chúng tôi về “sự phát triển tự nhiên của hội thánh” (xem trang bên). Khái niệm của Kinh Thánh nằm đằng sau thuật ngữ này được mô tả đúng nhất qua lời được chép trong Mac Mc 4:2, 6-29: “Ngài lại phán rằng: Nước Đức Chúa Trời cũng như một người vãi giống xuống đất; người ngủ hay dậy, đêm và ngày, giống cứ nẩy chồi mọc lên, mà người không biết thể nào. Vì đất tự sanh ra hoa lợi: Ban đầu là cây, kế đến bông, đoạn bông kết thành hột. Khi hột đã chín, người ta liền tra lưỡi hái vào, vì mùa gặt đã đến.”Ví dụ này tỏ rõ điều người ta có thể làm và phải làm, cũng như điều họ không thể làm. Họ phải gieo và gặt, họ có thể ngủ và thức dậy. Điều họ không thể làm là: Họ không thể làm cho quả mọc lên. Trong đoạn Kinh Thánh này, chúng ta tìm thấy lời mô tả huyền nhiệm của việc đất “tự nó” sinh ra hoa quả. Hầu hết các nhà giải kinh đều đồng ý rằng: “Tự nó” là bí quyết để hiểu được ví dụ này. Như vậy chính xác điều nó hàm ý là gì? Cụm từ này được dùng trong tiếng Hylạp là automate - dịch

Page 9: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

theo nghĩa đen có nghĩa là “tự động.” Như vậy câu Kinh Thánh trong Mác đã nói rõ về “các cơ chế tăng trưởng tự động!” Tất nhiên, đối với tâm trí của người Hêbơrơ cơ chế tự động này không bao giờ được qui cho Bà Mẹ Thiên Nhiên nào đó như một vị thần. Trong bối cảnh của ví dụ này, những từ này hoàn toàn có nghĩa là “không có nguyên nhân thấy được”, và ý tưởng ngầm bên dưới đó là “điều này được làm ra bởi chính mình Đức Chúa Trời.” Khi áp dụng ý tưởng này vào đời sống hội thánh, điều đó cho thấy rằng những sự phát triển nhất định dường như xảy ra “hoàn toàn là do chính họ,” hoặc “tự động.” Tuy nhiên, những Cơ Đốc Nhân biết rằng- mặc dầu điều này không thể chứng minh bằng thực nghiệm quan sát được - kết quả dường như hoàn toàn tự động, trong thực tế chính là công việc của Chúa. “Cơ chế tự động” thực sự là một “cơ chế của Chúa!”Việc thả lỏng các cơ chế tự động của Chúa về sự tăng trưởng là bí quyết chiến lược của các hội thánh tăng trưởng. Đây chính xác là điều tôi muốn hàm ý bởi nguyên tắc “hoàn toàn tự động”. Đây không chỉ là một hình ảnh đẹp. Tôi hiểu nguyên tắc này phải chính là điều hết sức cốt lõi trong sự tăng trưởng của hội thánh. Các hội thánh tăng trưởng đã sử dụng nguyên tắc này. Đó là “bí quyết” sự thành công của họ!

Bí quyết của các hội thánh tăng trưởng Một số hội thánh làm điều này một cách có chủ ý, những hội thánh khác thì theo bản năng. Thật sự cũng không vấn đề gì. Nói cho cùng, điều quan trọng là việc áp dụng nguyên tắc này. Thật vậy, một số hội thánh thậm chí đã suy nghĩ không đúng về điều này. Chức vụ của họ có thể là một mẫu mực trong thực hành và là một khuôn mẫu để học theo. Nhưng những lý thuyết của các hội thánh đó không thể giải thích chính xác bí quyết sự tăng trưởng của họ, và nhất định họ không thể cung cấp các khái niệm có thể thực hiện lại cho các hội thánh khác. Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này chi tiết hơn về sau.Định nghĩa sự phát triển tự nhiên của hội thánh: tất cả những nỗ lực của con người đều phải chú trọng vào việc thả lỏng các cơ chế tăng trưởng tự động của thiên thượng. Tôi đã khám phá các nguyên tắc phát triển tự nhiên của các hội thánh từ ba nguồn khác nhau:1. Qua khảo sát thực nghiệm của chúng ta về các hội thánh phát triển và không phát triển. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng ta chấp nhận một cách mù quáng lời giải thích mà các hội thánh đưa ra cho sự tăng trưởng hoặc không tăng trưởng của chính họ .2. Bằng cách quan sát thiên nhiên, là công trình sáng tạo của Chúa. Như đã nói ở phần trước, bản thân Kinh Thánh thúc giục chúng ta dùng phương pháp này.3. Bằng cách học Kinh Thánh. Suốt Kinh Thánh, chúng ta luôn đối mặt với các nguyên tắc sống về sự phát triển của hội thánh - dầu không phải bằng những thuật

Page 10: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

ngữ chuyên môn này.Quan sát các hội thánh lẫn thiên nhiên đều không bao giờ trở thành cơ sở để thiết lập các tiêu chuẩn tuyệt đối. Nếu khái niệm nào đi ngược lại lẽ thật Kinh Thánh, Cơ Đốc Nhân phải bác bỏ điều đó, dẫu cho nó có vẻ như được sử dụng “thành công.” Không phải mọi sự trong tự nhiên đều là “nguyên tắc sống” được sử dụng trong sự phát triển tự nhiên của hội thánh. Công việc của chúng ta là phân biệt cẩn thận theo đúng Kinh Thánh điều gì đúng thần học và điều gì phi thần học.Những khác biệt lớn giữa sự phát triển tự nhiên của hội thánh và những khái niệm khác về sự phát triển của hội thánh có thể được bày tỏ qua ba điểm chính.

Vậy thì đâu là sự khác biệt? 1. Phát triển tự nhiên của hội thánh bác bỏ những phương pháp nào chỉ mang tính thực dụng mà không mang tính thần học (“mục đích biện minh cho phương tiện”) và thay thế chúng bằng điểm xuất phát hướng về nguyên tắc. 2. Phát triển tự nhiên của hội thánh không dùng phương pháp số lượng (“làm sao để có nhiều người hơn đến dự các buổi nhóm?”) mà xem xét phẩm chất của đời sống hội thánh như là điều then chốt đối với sự phát triển của hội thánh.3. Phát triển tự nhiên của hội thánh không nỗ lực để “tạo ra” sự tăng trưởng của hội thánh mà thả lỏng cho các cơ chế tăng trưởng tự động, là điều chính Chúa dùng để gây dựng hội thánh.Phát triển tự nhiên của hội thánh có nghĩa là chào tạm biệt với chủ nghĩa thực dụng bề ngoài, với logic nhân quả quá đơn giản, với sự ám ảnh về số lượng, với các phương pháp tiếp thị lôi kéo, và với những thái độ “làm được” đáng ngờ. Điều này có nghĩa là bỏ lại đằng sau những qui định con người tạo ra cho sự thành công, và cứ hướng đến các nguyên tắc tăng trưởng mà chính Chúa đã ban cho tất cả tạo vật của Ngài.Ba thuật ngữ then chốtĐể làm rõ sự khác biệt giữa phát triển tự nhiên của hội thánh và các phương pháp đang chiếm ưu thế, tôi muốn dùng ba thuật ngữ suốt sách này: mô hình “đề cao kỹ thuật,” mô hình “thuộc linh hóa,” và mô hình “sự sống.” (“hữu sinh”) Những thuật ngữ này thực sự là tốc ký đối với toàn bộ quan điểm về sự sống sẽ được giải thích chi tiết hơn ở Phần 4 (trang 83-102). Một khi hiểu được những sự giả định mà dựa trên đó những lối nghĩ khác nhau ấy đặt nền tảng, chúng ta sẽ rõ vì sao phát triển tự nhiên của hội thánh không mong đợi tìm được sự chấp nhận chung giữa vòng các Cơ Đốc Nhân.Mô hình đề cao kỹ thuậtTầm quan trọng của các tổ chức, chương trình, phương pháp v.v... được đánh giá quá cao. Mô hình thuộc linh hóaTầm quan trọng của các tổ chức, chương trình, phương pháp v.v... bị đánh giá thấp

Page 11: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Mô hình của sự sốngPhương tiện thần học làm nền tảng cho sự phát triển tự nhiên của hội thánh.

Phần 1: Tám đặc trưng về phẩm chất Có những đặc điểm phẩm chất nổi bật phát triển nhiều hơn trong các hội thánh tăng trưởng so với những hội thánh không tăng trưởng chăng? Và có phải việc phát triển những đặc trưng của phẩm chất này Là “bí quyết thành công” trong các hội thánh tăng trưởng, ngoài điều đó, một phương pháp bổ ích hơn là câu hỏi thực dụng: “Làm thế nào để có được nhiều người hơn đến với hội thánh?” Đây chính xác là trọng tâm khảo sát của chúng tôi. Những kết quả dưới dạng câu hỏi phần lớn là những gì cho đến nay được tiếp thị như là “các nguyên tắc tăng trưởng của hội thánh.”

Bỏ đi việc huyền thoại hóa sự tăng trưởng của hội thánh Xem xét các sách vở nói về sự tăng trưởng của hội thánh có thể gây nhầm lẫn. Trình bày một loạt chương trình và tuyên bố: “Hãy làm như chúng tôi, bạn sẽ nhận được những kết quả tương tự.” Đáng buồn thay, nhiều trong số những khái niệm này lại mâu thuẫn nhau. Một nhóm thì quảng bá “các siêu hội thánh” như là phương cách hữu hiệu nhất để đem tin lành đến với cộng đồng, trong khi các nhóm khác lại cho rằng tầm cỡ hội thánh tốt nhất là nhóm nhỏ, giống như hầu hết các buổi học Kinh Thánh tại nhà. Một số cho rằng bí quyết dẫn đến thành công là buổi nhóm thờ phượng tập trung vào người chưa tin Chúa, trong khi các nhóm khác nhấn mạnh mục tiêu của buổi nhóm thờ phượng chỉ để thờ phượng Chúa và trang bị cho các thánh đồ. Một nhóm tin rằng các chiến lược tiếp thị phải được kết hợp trong kế hoạch của hội thánh, trong khi những nhóm khác lại thích sự tăng trưởng hội thánh lành mạnh mà thậm chí không hề nghe đến các phương pháp ấy.Đối với tôi, dường như những thảo luận đã qua tạo quá ít phân biệt giữa “các mô hình” (= các khái niệm, mà với khái niệm đó, hội thánh nào đó, ở một nơi nào đó trên thế giới đã có một kinh nghiệm tích cực) và “những nguyên tắc” (= điều áp dụng cho mọi hội thánh ở mọi nơi). Vì vậy một số mô hình phô trương như là những nguyên tắc có giá trị phổ quát. Đồng thời, những nguyên tắc đã được chứng minh là áp dụng phổ quát đôi khi lại bị hiểu lầm là “một mô hình giữa nhiều mô hình”

Nguyên tắc hay mô hình? Tôi cố gắng minh họa sự khác biệt giữa hai phương pháp này trong sơ đồ. Khi nói đến việc theo một mô hình (hay khuôn mẫu), tôi muốn nói nỗ lực của một hội thánh để chuyển các phương pháp của một hội thánh riêng lẻ thành công (phần lớn thường là một siêu hội thánh) vào tình huống của chính mình. Phương pháp này đặc biệt hấp dẫn bởi vì ở một mức độ nào đó, khải tượng mà người ta trông đợi để hiện thực hóa cho hội thánh của mình đã được thấy rõ qua sự sống thật của một hội

Page 12: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

thánh mẫu rồi.Phương pháp theo nguyên tắc thì khác. Phương pháp này cũng giả định rằng các hội thánh khuôn mẫu có nhiều điều để dạy chúng ta. Tuy nhiên thay vì giới hạn mình vào một khuôn mẫu nổi trội, hàng trăm các hội thánh mẫu - cả lớn lẫn nhỏ - đều được khảo sát để khám phá xem các yếu tố nào cuối cùng là những nguyên tắc phổ quát thích hợp cho mọi hội thánh - và những yếu tố nào có thể là những yếu tố thú vị, nhưng không phải là những nguyên tắc có giá trị phổ quát đối với sự tăng trưởng hiệu quả của hội thánh . Những nguyên tắc đạt được bởi sự lọc bớt, nghĩa là bằng cách tước bỏ mọi tính chất đặc thù, địa phương và văn hóa khỏi những mô hình quan sát được. Trong bước thứ nhì, các nguyên tắc đạt được, vì vậy phải riêng biệt hóa cho tình huống xác thực của một hội thánh cụ thể. Phương pháp theo nguyên tắc đôi khi cồng kềnh này (sự lọc bớt, và sau đó là riêng biệt hóa) đối với một số người kém hấp dẫn hơn là cách bắt chước đơn giản hội thánh mẫu thành công một đối một .Sự phát triển tự nhiên của hội thánh, như đã được mô tả trong sách này, là một phương pháp theo nguyên tắc. Không có điều gì sai khi được cảm thúc bởi một hội thánh mẫu. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn vượt lên trên sự nhiệt thành để chuyển giao các yếu tố có thể tái hiện được, chúng ta phải tìm cách khám phá những nguyên tắc chung, là nền tảng cho mọi hình thức tăng trưởng hội thánh.Các khuôn mẫu và các nguyên tắcKhuôn mẫuSự bắt chước1 : 1A BCác nguyên tắc:1. Sự lọc bớt2. Riêng biệt hóaTrong khi “sự bắt chước” mô tả rõ nhất quá trình sao chép đơn giản chức vụ của một hội thánh mẫu, thì phương pháp theo nguyên tắc bao gồm hai bước: “lọc bớt” và “riêng biệt hóa” .

“Học tập từ các hội thánh tăng trưởng” có ý nghĩa gì? “Học tập từ các hội thánh tăng trưởng” có nghĩa là phân tích những thực hành của họ để khám phá những điểm chung. Điều này có ý nghĩa nhiều hơn việc chỉ thu nhận những lời giải thích mà những người lãnh đạo hội thánh thường trình bày như là bí quyết dẫn đến thành công. Tôi đã học tập từng nguyên tắc được trình bày trong sách này từ các hội thánh đang tăng trưởng, và thật khá thú vị, thường là từ các hội thánh bác bỏ phương pháp tăng trưởng hội thánh“của chúng tôi”. Rất có thể các hội thánh này hiểu “thành công” của họ theo cách hoàn toàn khác, thường dùng một biệt ngữ hoàn toàn khác, và thậm chí chưa bao giờ được nghe về các

Page 13: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

nguyên tắc phát triển hội thánh tự nhiên. Tuy nhiên có thể chứng minh rằng họ làm việc và gây dựng - một cách có ý thức hoặc không ý thức - theo các nguyên tắc ấy.

Dự án khảo sát quốc tế

“Nghiên cứu này được triển theo dự án khảo sát bao quát nhất về các nguyên nhân tăng trưởng hội thánh từng được tiến hành.” Người ta khám phá các nguyên tắc tăng trưởng của hội thánh có thể áp dụng chung cho mọi hội thánh bằng cách nào? Trả lời câu hỏi này không phải là vấn đề trực giác, hay do nghiên cứu một số lượng giới hạn các hội thánh mẫu. Thật sự chỉ có một cách để tìm được lời giải đáp cho vấn đề này, đó là khảo sát có căn cứ mang tính khoa học các hội thánh khắp nơi trên thế giới.Hiểu biết cặn kẽ này cung cấp một khung sườn cho chương trình khảo sát của chúng tôi. Để tích lũy một dữ liệu lớn và đầy đủ làm nền tảng để đưa ra những khẳng định quan trọng mang tính khoa học, phải có ít nhất 1000 hội thánh khác nhau trên cả sáu lục địa. Chúng tôi cần những hội thánh lớn và nhỏ, tăng trưởng và sa sút, bị bắt bớ và được nhà nước ủng hộ, theo ân tứ hoặc không theo ân tứ, có những khuôn mẫu nổi trội và hoàn toàn không được biết đến. Chúng tôi cần bộ phận mẫu tiêu biểu của các hội thánh và các khu vực nơi những sự thức tỉnh thuộc linh đang xảy ra (như Brazil hoặc Triều Tiên), cũng như những khu vực mà trong ánh sáng của các tiêu chuẩn thế giới, đủ tư cách hơn, như là “các quốc gia đang phát triển về mặt thuộc linh” (như Đức).Nghiên cứu này đã phát triển thành một chương trình khảo sát bao quát nhất về những nguyên nhân của sự tăng trưởng hội thánh từng được xúc tiến. Các hội thánh từ 32 quốc gia đã dự phần. Bảng câu hỏi khảo sát này, đã được hoàn tất bởi 30 thành viên từ mỗi hội thánh tham dự, được dịch ra 18 thứ tiếng. Cuối cùng, chúng tôi đã đối mặt với công tác phân tích 4,2 triệu câu trả lời. Những câu trả lời này, cắt ngắn ra và dán lại với nhau sẽ tạo được một dãi băng giấy kéo dài từ Chicago đến Atlanta hoặc từ Los Angeles đến Salt Lake City. Hay nói một cách khác: nếu chúng ta phải đi dọc theo đường xích đạo và cứ một mét trả lời một câu hỏi, hẳn chúng tôi đi được một vòng quanh trái đất trước khi trả lời câu hỏi cuối cùng!

Vì sao phải dốc toàn bộ nỗ lực? Điều thúc đẩy nỗ lực lớn lao này là vì chúng tôi hiểu rõ rằng không có sự khảo sát thấu đáo như vậy sẽ không thể nào quyết định đâu là “các nguyên tắc thành công” hiện thời áp dụng được cho mọi hội thánh và đâu chỉ là “những huyền thoại.” Trên thực tế, phần lớn điều thường được cho là một “nguyên tắc tăng trưởng của hội thánh” qua khảo sát của chúng tôi lại cho thấy không là gì ngoài ý tưởng được ưa

Page 14: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

chuộng của một mục sư nào đó. Những ý tưởng như vậy, rút ra từ kinh nghiệm cá nhân của một tác giả, không nhất thiết là sai. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ những con người đó. Tuy nhiên, không nên lẫn lộn chúng với các nguyên tắc tăng trưởng áp dụng cho mọi hội thánh.Dự án khảo sát 1000 hội thánh, 32 quốc gia, 6 lục địaDự án khảo sát được tiến hành Bởi Hiệp Hội Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh của Đức dành từ năm 1994 đến 1996, là nghiên cứu thấu đáo nhất để xác định nguyên nhân sự tăng trưởng của hội thánh. Trên bản đồ, các quốc gia dự phần trong nghiên cứu này có màu đỏ.

Tiêu chuẩn khoa học Một trong các chuẩn mực quan trọng nhất cho dự án khảo sát của chúng tôi là một tiêu chuẩn mang tính khoa học cao, Christoph Schalk, một nhà khoa học kiêm tâm lý học, đồng ý cộng tác với chương trình và phục vụ như nhà tư vấn khoa học cho chương trình. Sau khi nhận ra một số những điểm yếu trong các quá trình trắc nghiệm mà chúng tôi đã dùng cách đây ba năm. Ông đã thảo ra một bảng câu hỏi mới với các tiêu chuẩn vững chắc mang tính khách quan, đáng tin cậy và có giá trị, sử dụng các phương pháp được chuẩn thuận của ngành khoa học xã hội dành cho việc phân tích dữ liệu.Chương trình này thật sự là giai đoạn thứ năm trong một loạt các đề án khảo sát đã bắt đầu cách đây mười năm trong vùng Châu Âu nói tiếng Đức. Mặc dầu phương pháp này có thể đã có nhiều điều không được hài lòng trong những năm vừa qua, nhưng chúng tôi đã có được một sự hiểu biết ban đầu về các nguyên tắc tăng trưởng hội thánh mà dựa trên đó những nghiên cứu kế tiếp được đặt nền tảng.

Giá trị của khảo sát này Theo hiểu biết của tôi, khảo sát của chúng tôi đã đem lại câu trả lời đầu tiên trên thế giới chứng minh được về mặt khoa học đối với câu hỏi: “Các nguyên tắc gì về sự tăng trưởng hội thánh là đúng, bất chấp tính thuyết phục về mặt văn hóa và thần học?” Chúng tôi đã bước một bước dài để tìm được câu trả lời có giá trị cho câu hỏi này “Mỗi hội thánh và mỗi Cơ Đốc Nhân phải làm gì để vâng theo Đại Mạng Lệnh trong thế giới ngày nay?”

Liệu “sự tăng trưởng” có phải là tiêu chuẩn thích đáng không? “Không phải hội thánh tăng trưởng nào cũng đều là hội thánh có phẩm chất tốt.”Có một sự giả định không nói ra trong phong trào tăng trưởng hội thánh cho rằng “các hội chúng tăng trưởng” tự động là “những hội thánh tốt.” Nhưng liệu sự đánh đồng đó có đúng không? Chúng ta có thể tìm thấy một số lớn những tuyên bố khác nhau về đề tài này trong các sách báo nói về sự tăng trưởng của hội thánh, nhưng rốt cuộc chúng chỉ là những quan điểm và là những cảm nhận. Lý do đơn giản là trong khi sự tăng trưởng về mặt số lượng trong một hội thánh (tầm cỡ cũng như tốc

Page 15: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

độ tăng trưởng) có thể được đo với mức độ chính xác nhất định, thì một thủ tục đáng tin cậy để đo lường sự tăng trưởng về mặt phẩm chất với tiêu chuẩn khách quan, chứng minh được, lại chưa có.Nỗ lực của chúng tôi trong mười năm qua đặt trọng tâm vào việc phát triển loại công cụ đánh giá này cho các hội thánh. Sau khi kết luận sự khảo sát quốc tế của mình, bây giờ chúng tôi đã có một phương thức qua đó bất cứ hội thánh nào cũng có thể xác định “chỉ số chất lượng” của mình (QI). Điều này đặt cơ sở trên tám đặc trưng về phẩm chất được mô tả ở những trang tiếp theo (để biết chi tiết xin xem trang 38-39).

Bốn phạm trù của các hội thánh Hình ảnh ở đầu trang bên cho thấy mối liên hệ giữa chất lượng và số lượng, bốn phạm trù phân biệt của các hội thánh có thể nhận biết được.a. Góc tư phải trên: Các hội thánh có chất lượng trên trung bình (QI trên 56, điểm trung bình của tất cả các hội thánh tăng trưởng trên trung bình) và sự tăng trưởng về số lượng trên trung bình trong tham dự thờ phượng (10% hoặc hơn, mỗi năm trong khoảng thời gian năm năm).b. Góc tư trái trên: Các hội thánh có chất lượng trên trung bình, nhưng sự tham gia nhóm lại giảm.c. Góc tư trái dưới: Các hội thánh có chất lượng dưới trung bình (QI dưới 45 điểm, điểm trung bình của tất cả những hội thánh sa sút) và giảm sự tham gia thờ phượng.d. Góc tư phải dưới: Các hội thánh có chất lượng dưới trung bình và sự tham gia nhóm lại trên trung bình.Với những sự hiểu biết có được từ khảo sát của mình, chúng tôi cuối cùng có thể thôi vỏ đoán về bốn loại hội thánh này. Chúng tôi có những ví dụ đời thực dựa trên tài liệu. Sơ đồ bên dưới cho thấy tỉ lệ phần trăm các hội thánh được khảo sát rơi vào từng phạm trù trong bốn phạm trù. Ở những trang tiếp theo, tôi sẽ dùng sơ đồ căn bản này để minh họa cách cư xử thật điển hình của những hội thánh này trong nhiều lãnh vực khác nhau.Hình vẽChất lượng và số lượngChất lượng caoSố lượng suy giảmSố lượng gia tăngChất lượng thấp+-++---+

Page 16: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Theo quan điểm chất lượng và số lượng của hội thánh, bốn phạm trù khác nhau của các hội thánh đã được nhận biết. Khảo sát của chúng tôi giúp khả thi cho việcxác định những kết luận quan trọng liên quan đến mỗi phạm trù trong bốn phạm trù này lần đầu tiên. Khi bạn đối mặt với “ma trận gồm bốn phạm trù” này ở các trang sau, thì xin đừng cho rằng chúng tôi chỉ khảo sát các hội thánh đại diện của bốn phạm trù này để trắc nghiệm tính đáng tin cậy của các nguyên tắc mình đưa ra. Để xác định câu hỏi nào là những dấu hiệu tốt nhất về phẩm chất và tiềm năng tăng trưởng của một hội thánh, chúng tôi đã đánh giá tất cả các hội thánh tham dự trong chương trình, không phải chỉ 27% phù hợp vào các phạm trù trên sơ đồ này! Tuy nhiên, theo cái nhìn của tôi, câu trả lời của các hội thánh rơi vào bốn phạm trù cụ thể này truyền đạt rõ ràng nhất tầm quan trọng thực tế của những nguyên tắc nằm đằng sau các câu hỏi.“Ma trận bốn phạm trù” như một sơ đồSự phân bốChất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởng13%2%7%5%

Đặc trưng chất lượng 1: Tư cách lãnh đạo trao quyền “Dữ liệu khảo sát làm xuất hiện vấn đề cách sử dụng các siêu hội thánh để minh họa các nguyên tắc lãnh đạo của hầu hết các văn phẩm nói về sự tăng trưởng hội thánh .”Sách vở nói về sự tăng trưởng hội thánh ở chủ đề tư cách lãnh đạo vẫn thường tuyên bố rằng phong cách lãnh đạo của các mục sư trong các hội thánh tăng trưởng thiên về chương trình hơn là con người, thiên về mục tiêu hơn là các mối quan hệ, thiên về sự độc đoán hơn là tập thể. Trong khảo sát của họ để tìm những khuôn mẫu đáng học đòi, một số tác giả có lẽ hướng về các hội thánh lớn nhiều hơn, là những hội thánh thường sử dụng kiểu lãnh đạo này, hơn là các hội thánh đang tăng trưởng. Tuy nhiên cả hai hoàn toàn không như nhau, như chúng ta sẽ thấy (trang 46-48).Khảo sát của chúng tôi đưa ra những kết quả khác với những gì mà sách báo hiện hành nói về sự tăng trưởng của hội thánh (kể cả các sách của tôi) thường dẫn chúng ta đến chỗ mong đợi. Mặc dầu đúng là “thiên về mục tiêu” là một đặc điểm quan trọng của vai trò lãnh đạo, thật thú vị khi quan sát rằng đây không phải là lãnh vực

Page 17: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

nơi những người lãnh đạo thuộc các hội thánh đang tăng trưởng hay không tăng trưởng khác nhau nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng trong khi các mục sư của những hội thánh đang tăng trưởng không phải là “những con người của quần chúng” là người đánh mất chính mình trong cách mối quan hệ hỗ tương với các cá nhân, nhưng ở mức trung bình, họ có phần thiên về các mối quan hệ, thiên về con người, và thiên về tư cách cộng sự nhiều hơn so với các đồng nghiệp của họ trong các hội thánh đang sa sút (xem sơ đồ bên dưới).

Khác biệt thật sự. Phân biệt mấu chốt có lẽ được bày tỏ rõ nhất bởi từ “trao quyền.” Những người lãnh đạo trong các hội thánh đang phát triển tập trung vào việc trao quyền hành cho các Cơ Đốc Nhân khác để thi hành chức vụ. Họ không dùng các nhân sự tín hữu như là những người “giúp đỡ” nhằm đạt đến các mục tiêu của riêng họ và hoàn thành các khải tượng của họ. Mà thay vào đó, họ đảo ngược kim tự tháp thẩm quyền hầu cho người lãnh đạo giúp đỡ các Cơ Đốc Nhân đạt được tiềm năng thuộc linh Chúa dành cho mình. Những mục sư này trang bị, hậu thuẫn, động viên, và là người tư vấn, ban năng lực cho họ để trở thành con người như Chúa muốn. Nếu nhìn kỹ hơn quá trình này, chúng ta hiểu được lý do vì sao những người lãnh đạo này cần phải thiên về mục tiêu lẫn mối quan hệ. Đặc điểm “lưỡng cực” này sẽ được giải thích như một mô hình thần học về sự phát triển tự nhiên của hội thánh trong phần 4, phải được thể hiện trong phẩm tánh của người lãnh đạo.

Mục sư với tư cách nhà thần học Tỉ lệ % các mục sư đã được tốt nghiệp thần học viện là bao nhiêuChất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởng42%40%85%62%

Sự trợ giúp từ bên ngoài Mục sư: “tôi thường tìm kiếm sự tư vấn từ một nguồn đáng tin cậy bên ngoài như nhà tư vấn về sự tăng trưởng hội thánh.”Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởng58%

Page 18: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

35%12%24%Hai kết quả thú vị nhất liên quan đến tư cách lãnh đạo: Huấn luyện chính qui về mặt thần học đã có một mối tương quan tiêu cực dối với sự phát triển hội thánh cũng như toàn bộ chất lượng của các hội thánh (trái ).Trong số mười lăm hình thức thay đổi liên quan đến tư cách lãnh đạo, yếu tố có mối tương quan mạnh mẽ nhất với toàn bộ phẩm chất và sự tăng trưởng của một hội thánh, là tính sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài (phải ).

“Sự tự tổ chức về mặt thuộc linh” trong đời thật Điều chúng ta đối mặt ở đây có liên quan đến phần giới thiệu, đó là nguyên tắc “hoàn toàn tự động”. Những người lãnh đạo hiện thực hóa sự trao quyền của chính họ bằng cách trao quyền cho người khác kinh nghiệm nguyên tắc “hoàn toàn tự động” góp phần cho sự tăng trưởng như thế nào. Thay vì điều động khối trách nhiệm của hội thánh theo ý mình, họ đầu tư đa số thì giờ của họ vào việc môn đệ hóa, ủy quyền, và nhân bội. Vì vậy năng lượng mà họ sử dụng có thể được gia thêm vô hạn. Đây là cách “sự tự tổ chức” thuộc linh xảy ra. Năng lực của Đức Chúa Trời, chứ không phải nỗ lực và áp lực của con người, được lưu xuất để khởi động hội thánh.Dữ liệu khảo sát làm dấy lên vấn đề về khuynh hướng trong các văn phẩm nói về sự tăng trưởng của hội thánh là họ thường minh họa các nguyên tắc lãnh đạo bằng những ví dụ rút ra từ những hội thánh lớn. Trong nhiều trường hợp, tư liệu của họ trưng ra những người lãnh đạo thiên tài, những người có tài năng đến nỗi thật không thực tế khi coi các hội thánh của họ là “những khuôn mẫu có thể tái hiện.” Nay đã có tin mừng: các mục sư của các hội thánh đang phát triển không cần phải là các siêu sao. Hầu hết các mục sư với số điểm cao nhất trong khảo sát của chúng tôi là những người ít được biết đến. Tuy nhiên họ thường cung cấp cho chúng tôi những nguyên tắc cơ bản về tư cách lãnh đạo bổ ích hơn so với phần lớn những “siêu sao thuộc linh” nổi tiếng thế giới.Rõ ràng là khuôn mẫu về tư cách lãnh đạo được mô tả ở đây không được những người đề cao kỹ thuật cũng như các nhà thuộc linh hóa ưa chuộng. Những nhà đề cao kỹ thuật thì thường hướng về một “guru” (một bậc giáo sư tinh thần được tôn trọng) là một mục sư cổ điển hoặc là một người quản lý sự tăng trưởng của hội thánh xa cách và được tôn kính. Trái lại các nhà thuộc linh hóa thường có khuynh hướng khó mà thuận phục bất cứ hình thức lãnh đạo nào.Vì sao có sự đề kháng?

Đặc trưng phẩm chất 2: Chức vụ theo ân tứ “Khi Cơ Đốc Nhân hầu việc Chúa trong lãnh vực khả năng của mình, họ thường ít vận hành bằng sức riêng mà bằng quyền phép của Đức Thánh Linh nhiều hơn.”

Page 19: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Đặc trưng của phẩm chất “chức vụ theo ân tứ” tỏ rõ đặc biệt điều chúng tôi muốn nói bởi “các cơ chế tăng trưởng tự động của Chúa.” Phương pháp theo ân tứ phản ánh sự xác quyết mà Đức Chúa Trời, bởi quyền tối cao khẳng quyết những Cơ Đốc Nhân phải đảm nhận tốt nhất các chức vụ ấy. Vai trò của tư cách lãnh đạo hội thánh là để giúp các thành viên hội thánh nhận biết các ân tứ của họ và đưa họ vào các chức vụ thích hợp. Khi Cơ Đốc Nhân hầu việc Chúa trong lãnh vực khả năng của họ, họ thường ít vận hành bằng sức riêng mà vận hành bằng quyền năng của Thánh Linh nhiều hơn. Vì vậy những người bình thường có thể thực hiện điều phi thường!Một hệ luận thú vị ra từ khảo sát của chúng tôi là việc khám phá rằng có thể không yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa nguyện của Cơ Đốc Nhân cho bằng việc người ấy có được sử dụng các ân tứ của mình hay không. Dữ liệu của chúng tôi chứng tỏ một mối quan hệ hết sức ý nghĩa giữa “sự định hướng theo ân tứ” (“sự dự phần hầu việc Chúa của cá nhân tôi phù hợp với các ân tứ của tôi”) và “sống vui” (“tôi kể mình là người hạnh phúc, thỏa nguyện”).Hầu như không đặc trưng nào trong tám đặc trưng về phẩm chất ảnh hưởng nhiều đến đời sống cá nhân và đời sống của hội thánh như là “chức vụ theo ân tứ.” Đó là lý do vì sao tôi không ngạc nhiên chút nào khi thấy những công cụ thực tiễn mình đã triển khai về đặc trưng phẩm chất này cho đến nay được đón nhận nồng nhiệt nhất trong tất cả các tài liệu nói về sự tăng trưởng hội thánh của chúng tôi. Ở đây sự tăng trưởng của hội thánh không chỉ là một chủ đề dành cho các nhà chiến lược của một vài hội thánh; mà là một yếu tố quan trọng cho đời sống của mỗi một Cơ Đốc Nhân.Các ân tứ thuộc linh và “tư cách thầy tế lễ của hết thảy các tín đồ”Đáng buồn thay, trong những năm gần đây có một số người đã hiểu lầm phương pháp theo ân tứ chỉ như một mốt nhất thời chóng qua của sự tăng trưởng của hội thánh. Nhưng sự khám phá và sử dụng các ân tứ thuộc linh là cách duy nhất để sống thể hiện khẩu hiệu Cải Chánh của “chức tế lễ của hết thảy các tín đồ.”Làm thế nào để có được điều này khi các Cơ Đốc Nhân thậm chí không nhận biết ân tứ và sự kêu gọi Chúa ban cho họ? Theo một khảo sát chúng tôi đã tiến hành giữa vòng 1600 Cơ Đốc Nhân tích cực trong khu vực Âu Châu nói tiếng Đức, 80% đã không nhận biết các ân tứ của họ. Đối với tôi điều này dường như là một trong những lý do chính khiến cho “chức tế lễ của hết thảy các thánh đồ” ở hầu hết mọi nơi trong các xứ sở của Phong Trào Cải Chánh không bao giờ đạt đượcSự đề kháng của tinh thần đề cao kỹ thuật và thuộc linh hóaĐề kháng đối với phương pháp theo ân tứ xuất phát từ những mô hình thần học sai trật cứ luôn dập tắt và kiềm hãm phần lớn Cơ Đốc Giáo. Những nhà tư tưởng đề cao kỹ thuật có khuynh hướng nói rõ các chức vụ nào mà các tín hữu nên đảm nhận rồi sau đó sốt sắng tìm kiếm “những người tình nguyện” để làm thành khải tượng của họ. Nếu không tìm được người tình nguyện nào, họ áp dụng sức ép. Con người phải tuân theo khung sườn định kiến đã có trước của người lãnh đạo.

Page 20: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Trái lại “các nhà thuộc linh hóa” thường chống lại việc lồng các ân tứ của họ vào kế hoạch đã được ấn định, bởi vì họ chống lại các cấu trúc hội thánh nói chung. Từ quan điểm của họ, như thế là không thật sự “thuộc linh.” Ngoài ra, nhiều người trong số các nhà thuộc linh hóa này coi các ân tứ thuộc linh độc đáo này là những điều phi thường, ngoạn mục hoặc siêu nhiên, là điều tất nhiên khiến cho các ân tứ này không được kể vào quá trình hoạch định sự tăng trưởng của hội thánh.Hai trong mười vấn đề chúng tôi tính chỉ số chất lượng dành cho chức vụ theo ân tứ là: Vấn đề về: “sự sử dụng các ân tứ” (trái) tạo ra sự khác biệt đặc biệt rõ giữa các hội thánh trên trung bình và dưới trung bình. Trong số tất cả những hình thức thay đổi có liên quan đến đặc trưng của phẩm chất này, vấn đề về “huấn luyện tín hữu” (phải) có mối tương quan lớn nhất với sự tăng trưởng của hội thánh.

Sử dụng các ân tứ “Sự dự phần chức vụ của cá nhân tôi phù hợp với các ân tứ của tôi”Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởngTỉ lệ % các thành viên của hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”Huấn luyện tín hữu“Các nhân sự tình nguyện trong hội thánh của tôi nhận được sự huấn luyện cho công tác của họ”Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởng“Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.”

Đặc trưng phẩm chất 3: Đời thuộc linh sốt sắng “Trong các hội thánh có khuynh hướng duy luật pháp, sốt sắng thuộc linh thường dưới mức trung bình.”Khảo sát của chúng tôi tỏ rõ rằng sự phát triển của hội thánh không tùy thuộc vào những xác quyết thuộc linh (như theo phong trào ân tứ hoặc không theo ân tứ) cũng không dựa trên những sự thực hành thuộc linh cụ thể (như là cầu nguyện theo nghi thức hoặc “chiến trận thuộc linh” v.v...) là những điều mà một số các nhóm trưng ra như là nguyên nhân của sự tăng trưởng hội thánh bên trong hàng ngũ của họ. Vấn đề phân biệt các hội thánh tăng trưởng hay không tăng trưởng, những hội thánh có mức phẩm chất dưới trung bình hoặc trên trung bình là một điều khác, đó là: “Những Cơ Đốc Nhân trong hội thánh này có ‘nóng cháy’ không? Họ có sống cam kết và thực hành đức tin với sự vui mừng và lòng sốt sắng không?” Bởi vì có những khác biệt quan trọng trong lãnh vực này giữa các hội thánh tăng trưởng và

Page 21: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

sa sút (thuộc các nền văn hóa thuộc linh khác nhau”) chúng tôi gọi đặc trưng về phẩm chất này là “đời thuộc linh sốt sắng .”Khái niệm sốt sắng thuộc linh và quan điểm phổ biến của bước đi bằng đức tin như là “làm phận sự của mình” dường như loại trừ nhau. Chúng tôi để ý rằng trong các hội thánh có khuynh hướng “duy luật pháp” (nơi làm một Cơ Đốc Nhân có nghĩa là có giáo lý đúng, bộ luật luân lý, tư cách thành viên hội thánh v.v...), đời thuộc linh sốt sắng thường dưới trung bình.Chất lượng thay vì số lượng

Đời sống cầu nguyện “Thì giờ cầu nguyện đối với tôi là một kinh nghiệm dẫn truyền sự sống”Chất lượng cao 71%Chất lượng thấp 65%Sa sút 52%Tăng trưởng 67%Tỉ lệ phần trăm các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”

Lòng sốt sắng “Tôi rất sốt sắng đối với hội thánh mình”Chất lượng cao 76%Chất lượng thấp 70%Sa sút 33%Tăng trưởng 52%Tỉ lệ phần trăm các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”Một trong mười ba biến thể đuợc dùng để đo chỉ số chất lượng của “đời thuộc linh sốt sắng” : Đức tin sốt sắng đo được trong các hội thánh có chỉ số chất lượng cao hầu như luôn có liên quan đến lòng sốt sắng dành cho hội thánh của mình Bản chất của đặc trưng chất lượng này trở nên rõ ràng khi khảo sát đời sống cầu nguyện của những Cơ Đốc Nhân. Mặc dầu tổng số thời gian (lượng) một Cơ Đốc Nhân dành ra trong sự cầu nguyện chỉ giữ một vai trò nhỏ liên quan đến phẩm chất và sự tăng trưởng của một hội thánh, việc cầu nguyện có được coi như là một “kinh nghiệm lưu dẫn sự sống” hay không có mối liên hệ ý nghĩa đối với chất lượng và số lượng của hội thánh (sơ đồ bên trái). Những kết quả tương tự đã được phát hiện liên quan đến việc sử dụng Kinh Thánh cá nhân và các yếu tố khác tác động đến đời sống thuộc linh cá nhân.Đặc trưng của phẩm chất này đã bị phê bình rộng rãi trong quá khứ: “Chỉ lòng sốt sắng thôi thì không phản ánh được lòng trung thành của người ấy đối với lẽ thật.” Vì thế lập luận này được chấp nhận, thậm chí các giáo phái được đặc trưng bởi lòng nhiệt thành lớn. Nhận định này tất nhiên là đúng. Tuy nhiên, tôi không khảo sát nguyên nhân sự tăng trưởng giữa vòng các giáo phái, nhưng tôi ngờ rằng lòng sốt sắng nhiệt thành của họ có thể là một lý do chính của sự tăng trưởng gây ấn

Page 22: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

tượng mạnh mà một số giáo phái này kinh nghiệm. Điều này không hề làm cho lẽ thật thần học mà họ tuyên bố có giá trị. Giáo lý của họ vẫn sai thần học bất chấp lòng sốt sắng và sự tăng trưởng số lượng “thành công” của họ.Chánh thống và lòng sốt sắngMặt khác, chỉ “giáo lý thuần khiết” mà thôi, như vô số các ví dụ minh họa, không đem lại sự tăng trưởng. Một hội thánh, bất chấp tính giáo điều và quan điểm Kinh Thánh chánh thống đến đâu, khó có thể mong đợi kinh nghiệm sự tăng trưởng, bao lâu mà các thành viên của họ không học sống bằng đức tin với lòng sốt sắng lan truyền và chia sẻ điều đó với người khác.Hễ nơi nào thái độ “bênh vực giáo lý chánh thống” thay thế bày tỏ của đức tin sốt sắng trong Đấng Christ, một mô hình sai trật đang hoạt động. Căn cứ trên hệ tư tưởng đó, sự cuồng tín cứng ngắt nhưng không có lòng sốt sắng phóng khoáng thật sự sẽ phát triển mạnh mẽ. Đặc trưng của phẩm chất “đời thuộc linh sốt sắng” chứng minh bằng thực nghiệm cốt lõi thần học của vấn đề này trong sự tăng trưởng của hội thánh: đời sống đức tin là một mối tương giao chân thật với Đức Chúa Giêxu Christ.

Đặc điểm của phẩm chất 4: Các cơ cấu hợp chức năng “Hễ nơi nào Chúa hà Thánh Linh Ngài vào đất sét vô hình, sự sống lẫn hình dạng xuất hiện.”Thật thú vị, “các cơ cấu hợp chức năng” cho đến nay được chứng minh là điều gây tranh cãi nhiều nhất trong tám đặc điểm về phẩm chất. Các mô hình sai trật đã ảnh hưởng một cách có ý thức hoặc vô ý thức đến hầu hết các Cơ Đốc Nhân đặc biệt tai hại trong lãnh vực này.Các nhà thuộc linh hóa thường hoài nghi các cấu trúc, coi chúng là không thuộc linh, trong khi phe đề cao kỹ thuật lại nhầm những cơ cấu nhất định với bản chất của hội thánh Đức Chúa Giêxu Christ. Những người theo truyền thống giữa vòng họ lại bị đe dọa nhiều hơn nữa bởi tính từ “hợp chức năng” hơn là bởi danh từ “các cơ cấu.” “Hợp chức năng” đối với họ là một tiêu chuẩn không đúng thần học, theo chủ nghĩa thực dụng và không thuộc linh.Khảo sát của chúng tôi lần đầu tiên khẳng định mối liên hệ cực kỳ xấu giữa chủ nghĩa truyền thống với sự tăng trưởng và phẩm chất bên trong hội thánh (xem sơ đồ trên bên phải).

Khác biệt thật sự Đánh giá của dữ liệu từ hơn 1000 hội thánh trên tất cả các lục địa đặc biệt thú vị liên quan đến đặc điểm của phẩm chất này. Bất chấp những khác biệt lớn lao trong các cơ cấu từ hội thánh này sang hội thánh kia trong nhiều giáo phái khác nhau và các nền văn hóa khác nhau, các hội thánh có chỉ số chất lượng cao có chung các yếu tố cơ bản nhất định. Một trong 15 nguyên tắc phụ hình thành đặc điểm chất lượng“các cơ cấu hợp chức năng” là “nguyên tắc đầu ngành” (xem sơ đồ trái bên

Page 23: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

dưới).Tôi chọn nguyên tắc phụ này bởi vì nó tiêu biểu cho phần cốt lõi của đặc trưng phẩm chất này: sự phát triển của các cơ cấu đẩy mạnh sự nhân bội tiếp tục của chức vụ. Người lãnh đạo không chỉ dẫn dắt, mà còn phải phát triển những lãnh đạo khác.Bất cứ ai chấp nhận quan điểm này sẽ liên tục đánh giá xem các cơ cấu cải thiện sự tự tổ chức của hội thánh đến mức nào. Những yếu tố nào không đáp ứng với tiêu chuẩn này (như các cơ cấu lãnh đạo gây nản lòng, thời gian nhóm thờ phượng không thuận tiện, những khái niệm tài chánh nào không thúc đẩy) sẽ bị thay đổi hoặc loại trừ. Thông qua quá trình tự làm tươi mới liên tục về mặt cơ cấu này, những vết xe đổ của chủ nghĩa truyền thống có thể tránh được ở phạm vi lớn.

Các đầu ngành “Chúng tôi có những người lãnh đạo ngành cho các khu vực riêng lẻ của chức vụ trong hội thánh mình”85% Chất lượng cao80% Chất lượng thấp32% Sa sút65% Tăng trưởngTỉ lệ % những mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”Chủ nghĩa truyền thống như một đầu cực đối với đặc trưng của phẩm chất “cơ cấu theo chức năng” trong khi chỉ có một phần 10 các hội thánh có chất lượng trên trung bình phải vật lộn với chủ nghĩa truyền thống, thì mỗi một hội thánh còn lại đang suy giảm với chất lượng thấp hơn đang bị khổ sở bởi nan đề này.Chủ nghĩa truyền thống“Tôi coi hội thánh mình là bị ràng buộc vào truyền thống”8%11%50%32%chất lượng caochất lượng thấpsa súttăng trưởngTỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”Một trong những ngăn trở lớn nhất để nhận biết tầm quan trọng của các cấu trúc phát triển hội thánh là quan điểm phổ biến cho rằng “cấu trúc” và “sự sống” đối nghịch nhau. Thật thú vị, khảo sát sinh học cho thấy những vật thể chết và những cơ quan sống không phân biệt nhau bởi bản chất của chúng, như một số người vẫn nghĩ, nhưng bởi cấu trúc cụ thể của mối liên hệ giữa các phần riêng lẻ với nhau.

Page 24: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Nói cách khác, trong sự sáng tạo của Chúa, vật sống và không sống, hữu cơ và vô cơ, đều được hình thành từ các chất liệu giống nhau, và chỉ phân biệt được nhờ cấu trúc của chúng.

Cấu trúc và sự sống Mối liên kết chặt chẽ giữa cấu trúc và sự sống đã được bày tỏ trước hết qua sự sáng tạo. Hành động sáng tạo là hành động hình thành và định khuôn. Từ trái nghĩa với “định hình” là thế giới vô hình dạng, một mớ hỗn độn chưa có hình dạng, một đống đất sét. Hễ nơi nào Chúa hà Thánh Linh Ngài vào đất sét chưa có hình dạng thì cả sự sống lẫn hình dạng xuất hiện. Một hành động sáng tạo tương đương diễn ra bất cứ khi nào Ngài tuôn đổ Thánh Linh trong hội thánh ngày nay, bởi đó ban cho hội thánh cấu trúc và hình thức.

Đặc điểm của phẩm chất 5: Buổi nhóm thờ phượng truyền sức sống “Có lẽ không có lãnh vực nào trong đời sống hội thánh, phân biệt quan trọng giữa ‘các mô hình’ và ‘các nguyên tắc’ lại thường xuyên bị bỏ qua như vậy.”Yếu tố phổ biến phân biệt buổi nhóm thờ phượng giữa những hội thánh tăng trưởng và sa sút, trên trung bình và dưới trung bình với nhau là gì? Nói cách khác, mỗi hội thánh phải xem xét điều gì trong việc hoạch định các buổi nhóm thờ phượng? Có lẽ không lãnh vực nào trong đời sống hội thánh mà sự phân biệt quan trọng giữa “các mô hình” và các nguyên tắc” (xem trang 16-17) lại thường xuyên bị bỏ qua như vậy. Vô số Cơ Đốc Nhân tin rằng họ phải chấp nhận các mô hình thờ phượng nhất định từ những hội thánh khác bởi vì những hội thánh đó được coi như đại diện cho một nguyên tắc tăng trưởng đặc biệt của hội thánh.Khảo sát của chúng tôi soi rọi phần nào ánh sáng bởi thực nghiệm trên lớp sương mù chung quanh bàn luận hiện nay về các buổi nhóm thờ phượng. Hãy xem ví dụ sau: nhiều Cơ Đốc Nhân tin rằng buổi nhóm của hội thánh chủ yếu nhắm vào những người chưa tin Chúa (“buổi nhóm dành cho người tìm kiếm”) như Cộng Đồng Hội Thánh Willow Creek và các hội thánh khác đã làm gương một cách tuyệt vời là một nguyên tắc về sự tăng trưởng hội thánh. Tôi đã nói với rất nhiều mục sư, là những người đang tiến hành thay đổi các buổi nhóm thờ phượng của họ trở thành “các buổi nhóm dành cho người tìm kiếm,” mà không hề khảo sát xem hình thức truyền giảng cụ thể này có thích hợp với bối cảnh của họ không, bởi vì đây chỉ là một trong nhiều phương pháp tốt. Nhưng họ lại cho rằng “buổi nhóm dành cho người tìm kiếm” là một nguyên tắc chung cho mọi người. Tuy nhiên điều này có thể chứng tỏ là không phải.“Buổi nhóm dành cho người tìm kiếm” trong ánh sáng của sự khảo sátTheo khảo sát của chúng tôi, chúng tôi đã chọn lọc tất cả các hội thánh đã tường thuật “là hội thánh hướng đến người chưa tin Chúa ‘hết sức mạnh mẽ’ trong các buổi nhóm thờ phượng của họ. Chúng tôi thấy quan điểm này không là đặc trưng của một phạm trù đơn lẻ nào của các hội thánh, tăng trưởng hay sa sút, có chất

Page 25: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

lượng trên trung bình hay dưới trung bình (xem biểu đồ trái ở trang 31).Điều này không có nghĩa “những buổi nhóm được gọi là dành cho người tìm kiếm” không phải là một phương pháp truyền giảng tuyệt vời để hội thánh có thể xem xét và học đòi. Mà chỉ có nghĩa là hình thức truyền giảng này không thể được xếp vào một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh. Các buổi nhóm có thể đặt trọng tâm vào Cơ Đốc Nhân hay người chưa tin Chúa, hình thức các buổi nhóm có thể theo nghi lễ hoặc tự do, ngôn ngữ có thể “của hội thánh” hoặc “thế tục” - điều này không tạo ra khác biệt đối với sự tăng trưởng của hội thánh.Một tiêu chuẩn khác được chứng minh là yếu tố sa sút, đó là “buổi nhóm thờ phượng có phải là một ‘kinh nghiệm truyền sức sống’ cho người tham dự không?” (xem biểu đồ phải ở trên). Những trả lời dành cho mười một câu hỏi chúng tôi đã hỏi các hội thánh liên quan đến các buổi nhóm thờ phượng đều hướng về cùng một hướng. Chính tiêu chuẩn này đã phân biệt rõ ràng các hội thánh tăng trưởng với các hội thánh trì trệ hoặc sa sút.Từ “truyền sức sống” đã làm rõ vấn đề. Từ này phải được hiểu theo nghĩa đen của chữ inspiratio có nghĩa là một sự hà hơi đến từ Thánh linh của Chúa. Bất cứ nơi nào Thánh Linh của Chúa thật sự hành động (và sự hiện diện của Ngài không phải chỉ được giả định), Ngài sẽ để lại một ảnh hưởng cụ thể trên cách một buổi thờ phượng được điều động bao gồm cả bầu không khí của buổi nhóm lại. Những người tham dự các buổi nhóm thật sự “được truyền sự sống” thường bày tỏ “đến nhà thờ thật vui”.“Buổi nhóm dành cho người tìm kiếm”“Buổi nhóm thờ phượng của chúng tôi chủ yếu nhắm vào người chưa tin Chúa”Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởngTỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời với “rất đúng”3%4%1%3%Truyền sức sống“Tham dự các buổi nhóm thờ phượng của chúng tôi là một kinh nghiệm dẫn truyền sự sống đối với tôi”Chất lượng caoChất lượng kémSa sútTăng trưởngTỉ lệ % các thành viên hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”

Page 26: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

80%72%49%60%Trong khi câu hỏi có phải buổi nhóm hội thánh có tập trung chủ yếu vào người chưa tin Chúa (trái) không có mối quan hệ rõ rệt nào với sự tăng trưởng hay không, thì thật sự có một mối quan hệ hỗ tương giữa kinh nghiệm thờ phượng “truyền sức sống” với số lượng và chất lượng của một hội thánh (phải).Buổi nhóm thờ phượng “vui” có được không?Khi biết điều này, nguyên nhân thích hợp để chống đối đặc điểm phẩm chất này trở nên rõ ràng: Cơ Đốc Nhân đi nhà thờ để làm trọn phận sự Cơ Đốc của mình. Họ không đến nhóm vì vui thích hay kinh nghiệm truyền sức sống, mà là để làm ơn cho vị mục sư hoặc cho Đức Chúa Trời. Một số người thậm chí tin rằng “sự trung tín” của họ trong khi chịu đựng những buổi nhóm chán chường và khó chịu như vậy sẽ được Chúa ban phước. Những người suy nghĩ theo cách này thường luôn ép buộc các Cơ Đốc Nhân khác đi nhóm, họ không hiểu phương thức tăng trưởng tự động của Chúa là điều đặc biệt rõ ràng trong các buổi nhóm thờ phượng. Khi sự thờ phượng được truyền sức sống, nó thu hút con người đến với các buổi nhóm “hoàn toàn tự động.”Mô hình của các nhà thuộc linh hóa cũng có tác động tiêu cực trên các buổi nhóm thờ phượng. Chủ trương thuộc linh hóa cho rằng “sự thiêng liêng thật” chỉ xảy ra bên trong con người mà thôi. Những yếu tố như nơi nhóm lại đúng thẩm mỹ, đội tiếp tân được tổ chức tốt, vị chủ tọa có năng lực, hoặc thứ tự thờ phượng ý nghĩa là điều không quan trọng đối với những nhà thuộc linh hóa hoặc dấy lên sự nghi ngờ rằng chúng có thể góp phần tạo nên vẻ bề ngoài của đức tin.

Đặc trưng của phẩm chất 6: Các nhóm nhỏ toàn diện “Nếu phải xác định nguyên tắc nào là quan trọng nhất, thì chắc chắn đó là sự nhân bội của các nhóm nhỏ.” Khảo sát của chúng tôi ở các hội thánh phát triển và sa sút khắp nơi trên thế giới đã chứng minh rằng sự nhân bội không ngừng của các nhóm nhỏ là một nguyên tắc phổ quát về sự phát triển của hội thánh. Ngoài ra, điều này còn tiết lộ các nhóm nhỏ phải có sự sống gì nếu muốn ảnh hưởng tích cực trên sự tăng trưởng chất lượng lẫn số lượng của hội thánh. Chúng phải là các nhóm toàn diện, không chỉ thảo luận Kinh Thánh mà phải áp dụng sứ điệp của Kinh thánh vào đời sống hằng ngày. Thành viên trong các nhóm này phải nêu được những vấn đề và những thắc mắc thuộc mối quan tâm cá nhân trước mắt.Các nhóm nhỏ toàn diện là địa điểm tự nhiên để Cơ Đốc Nhân học tập phục vụ người khác - bên trong lẫn bên ngoài nhóm - bằng các ân tứ thuộc linh của mình. Sự nhân bội được hoạch định của các nhóm nhỏ khả thi thông qua sự phát triển

Page 27: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

không ngừng của những người lãnh đạo như là một sản phẩm phụ của sự sống bình thường của nhóm. Ý nghĩa của thuật ngữ “môn đệ hóa” trở nên thực tiễn trong các nhóm nhỏ toàn diện: trao đổi sự sống, chứ không phải học vẹt các khái niệm trừu tượng.

Các nhóm nhỏ hay buổi nhóm thờ phượng? Một kết quả khảo sát của chúng tôi gây tranh cãi hết sức. Chúng tôi đã trình bày tuyên bố sau đây với các mục sư được khảo sát: “Đối với chúng ta, một người tham gia nhóm nhỏ quan trọng hơn việc họ đi nhóm hội thánh.” Chúng tôi mời họ bày tỏ sự đáp ứng mô tả rõ nhất tình huống ấy trong hội thánh của họ. Sơ đồ dưới đây minh họa câu trả lời “không” được tìm thấy trong cả hội thánh phát triển lẫn sa sút, trong các hội chúng có phẩm chất trên trung bình và dưới trung bình. Chúng tôi có thể biết chắc rằng đây không phải là một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh, vì vậy điều đó không khẳng định chỉ số chất lượng của một hội thánh. Đây là một quan điểm cấp tiến, râu ria.Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn những kết quả, chúng tôi thấy những quan điểm “cấp tiến, râu ria” này phổ biến trong các hội thánh có phẩm chất trên trung bình hơn là trong hội thánh có chất lượng dưới trung bình. Điều này có nghĩa là trong các hội thánh có chỉ số chất lượng cao và trong các hội thánh có sự gia tăng về mặt số lượng, khuynh hướng ưu tiên cho các nhóm nhỏ lớn hơn là sự tham gia nhóm lại thờ phượng (một sự lựa chọn kỳ lạ trong chính nó). Điều này vẫn không làm cho ưu tiên nhóm nhỏ hơn buổi nhóm thờ phượng trở thành một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh, bởi vì nguyên tắc là điều hội thánh không được xao lãng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dầu vậy, điều này cho phép chúng ta kết luận mức độ quan trọng dành cho các nhóm nhỏ trong các hội thánh tăng trưởng: chúng không phải là một điều bổ sung, giống như một sở thích được ưa chuộng có thể bỏ được. Không, phần lớn cốt lõi của sự sống thật trong hội thánh được thể hiện qua các nhóm nhỏ. Khảo sát của chúng tôi khẳng định rằng hội thánh càng trở nên lớn mạnh thì các nguyên tắc nhóm nhỏ càng mang tính quyết định liên quan đến sự tăng trưởng sâu xa hơn của hội thánh đó.

Các Ưu tiên “Đối với chúng tôi đưa người ta vào các nhóm nhỏ quan trọng hơn là mời họ tham gia nhóm lại.”Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởngTỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”29%25%

Page 28: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

6%13%Hai trong số mười hai câu hỏi liên quan đến các nhóm nhỏ có câu trả lời cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ đối sự tăng trưởng về chất lượng và số lượng của một hội thánh.

Nan đề cá nhân “Tôi có một nhóm trong hội thánh này, nơi ấy tôi có thể bàn luận những nan đề riêng của mình”Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởng67%71%41%51%Tỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.”

Sự phân chia tế bào “Hội thánh chúng tôi đẩy mạnh cách có ý thức việc nhân bội các nhóm nhỏ thông qua sự phân chia tế bào”Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởng78%60%6%21%Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.”

Vấn đề “quan trọng nhất” Sau khi đã xử lý tất cả 4,2 triệu câu trả lời khảo sát, chúng tôi đã tính toán điều nào trong số 170 điều khác nhau có mối liên quan ý nghĩa nhất đối với sự tăng trưởng của hội thánh. Có lẽ không do tình cờ mà khảo sát theo máy tính của chúng tôi đã chọn điều này trong lãnh vực của “các nhóm nhỏ toàn diện: “Hội thánh chúng tôi đẩy mạnh cách có ý thức sự nhân bội của các nhóm nhỏ thông qua sự phân chia tế bào” (sơ đồ bên phải). Nếu phải nhận diện bất kỳ một nguyên tắc nào là quan trọng nhất,” dầu khảo sát của chúng tôi chứng tỏ rằng sự hỗ tương của tất cả các yếu tố cơ bản là quan trọng - thì chắc chắn đó phải là sự nhân bội của các nhóm nhỏ.

Page 29: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Để đặt nặng thích đáng tầm quan trọng chiến lược của các nhóm nhỏ, chúng tôi đã khái niệm hóa hầu như tất cả tài liệu của mình về sự tăng trưởng của hội thánh để có thể sử dụng chúng trong bối cảnh nhóm nhỏ. Chúng tôi phát hiện rằng có một sự khác biệt rất lớn, ví dụ giữa việc giới lãnh đạo trong hội thánh thảo luận về “công tác truyền giáo,” “các mối quan hệ yêu thương,” hoặc “chức vụ theo ân tứ” trong các buổi nhóm nhân sự với việc đưa mỗi Cơ Đốc Nhân vào một nhóm nhỏ, hoặc đi qua một tiến trình để người ấy kinh nghiệm được ý nghĩa của những thuật ngữ này được bày tỏ một cách thực tiễn trong đời sống của nhóm nhỏ đó.Các nhóm nhỏ - trụ cột của sự tăng trưởng hội thánh

Đặc điểm của phẩm chất 7: Truyền giáo theo nhu cầu “Chúng ta phải phân biệt giữa những Cơ Đốc Nhân được ban ơn tứ truyền giảng với những người Chúa cho các ân tứ khác.” Không có lãnh vực nào trong sự tăng trưởng hội thánh đầy dẫy những lời sáo rỗng, những tuyên bố ngạo mạn, và những điều hoang đường như trong lãnh vực “truyền giáo.” Điều này đúng với những người nhìn công tác truyền giáo với vẻ hoài nghi cũng như những người coi truyền giáo là sự kêu gọi cả đời. Hầu hết những lời luận về chủ đề này đã làm mờ đi sự phân biệt giữa các phương pháp truyền giáo có thể đã được sử dụng một cách thành công bởi một hoặc nhiều hội thánh với các nguyên tắc truyền giáo đúng đắn, là điều áp dụng cho mọi hội thánh, không có sự ngoại lệ.Đáng buồn thay, “khảo sát về truyền giáo” đã tự giới hạn mình để khẳng định tính hiệu quả của các chương trình truyền giáo riêng lẻ. Không nghi ngờ, khảo sát này có thể khẳng định sự thành công của các sự kiện đó, nhưng lại không thể chứng tỏ chúng có trình bày được các nguyên tắc phổ quát hay không (đối chiếu các trang 16- 17). Bất cứ khi nào “một chương trình thành công” thì tự động sẽ được coi là “nguyên tắc phát triển hội thánh” - một sự trệch hướng phổ biến của Cơ Đốc Nhân - điều đó gây ra sự nhầm lẫn lớn.

Mỗi Cơ Đốc Nhân đều là một nhà truyền giáo? Khảo sát của chúng tôi đã bác bỏ một luận đề mà thường được các nhóm truyền giáo tích cực tin: đó là “mỗi Cơ Đốc Nhân đều là một nhà truyền giáo.” Có một phần cốt lõi (có thể chứng tỏ được bằng thực nghiệm) của sự thật trong lời tuyên bố này. Thật vậy, trách nhiệm của mỗi Cơ Đốc Nhân là phải sử dụng các ân tứ cụ thể của mình để hoàn thành Đại Mạng Lệnh. Tuy nhiên, điều này không làm cho người ấy trở thành một nhà truyền giáo. Các nhà truyền giáo chỉ là những người Chúa ban cho ân tứ thuộc linh phù hợp. Trong một nghiên cứu trước đây của chúng tôi, chúng tôi đã khẳng định suy luận đề của C. Peter Wagner rằng ân tứ truyền giáo áp dụng cho không hơn 10% toàn bộ các Cơ Đốc Nhân.

Ai là người có ân tứ truyền giảng?

Page 30: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Chúng ta phải phân biệt giữa những Cơ Đốc Nhân có ân tứ truyền giáo với những người Chúa dành cho sự kêu gọi khác. Thật ra, nếu “tất cả các Cơ Đốc Nhân đều là nhà truyền giáo”, thì không cần phải khám phá 10% những người thật sự sở hữu ân tứ này. Bằng cách đó, 10% những người có ân tứ truyền giảng sẽ không gặp khó khăn gì đáng kể, trong khi đòi hỏi rơi vào 90% những người không có ân tứ này sẽ rất lớn. Điều này là một mô hình khá thất vọng và rất đề cao kỹ thuật - khảo sát của chúng tôi đã cho thấy trong những hội thánh có chỉ số chất lượng cao, giới lãnh đạo biết ai là người có ân tứ truyền giáo (xem sơ đồ phải) và hướng họ đến lãnh vực chức vụ phù hợp.

Ân tứ truyền giáo Mục sư: “Tôi biết những người nào trong hội thánh chúng tôi có ân tứ truyền giáo”Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởng70%60%21%43%Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của công tác truyền giáo là nhận biết những Cơ Đốc Nhân có ân tứ truyền giáo và những người không có ân tứ này.

Điều mỗi Cơ Đốc Nhân phải làm Công tác của mỗi Cơ Đốc Nhân là phải dùng các ơn ban của mình để giúp những người chưa tin Chúa có mối quan hệ cá nhân với mình, phải bảo đảm là họ đã được nghe tin lành, và khích lệ họ tiếp xúc với hội thánh địa phương. Bí quyết tăng trưởng hội thánh là hội thánh địa phương phải hướng các nỗ lực truyền giáo vào các thắc mắc và các nhu cầu của người chưa tin Chúa. Phương pháp “theo nhu cầu” này khác với “các chương trình lôi kéo” là nơi áp lực trên những người chưa tin Chúa bù dắp cho sự thiếu định hướng về nhu cầu.

Hãy tận dụng những mối tiếp xúc đang có Điều đặc biệt thú vị khi để ý rằng những Cơ Đốc Nhân trong các hội thánh tăng trưởng lẫn sa sút đều có chính xác cùng số lượng mối tiếp xúc với người chưa tin Chúa (trung bình 8,5 mối tiếp xúc). Việc kêu gọi các Cơ Đốc Nhân xây dựng mối quan hệ bạn hữu mới với người chưa tin Chúa hầu như nhất định không phải là một nguyên tắc tăng trưởng. Tốt hơn là hãy dùng các mối quan hệ đã có rồi để làm các mối tiếp xúc cho việc truyền giảng. Trong mỗi hội thánh mà chúng tôi khảo sát - kể cả những hội thánh than rằng có rất ít hoặc không có các mối tiếp xúc với “thế

Page 31: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

gian” - số lượng các mối tiếp xúc bên ngoài hội thánh nhiều đủ để không cần phải nhấn mạnh đến việc phát triển thêm các mối quan hệ mới với người chưa đến nhà thờ.

Đặc trưng của phẩm chất 8: Các mối quan hệ yêu thương “Trung bình những hội thánh tăng trưởng có “thương số yêu thương cao hơn đáng kể so với các hội thánh trì trệ hoặc sa sút .” Cách đây vài năm, khi chúng tôi xuất bản các tài liệu để giúp các cá nhân, các nhóm, và cả hội thánh học cách bày tỏ tình yêu Cơ Đốc, một số chuyên gia nói rằng đây không phải là “các tài liệu về sự tăng trưởng hội thánh”. Tuy nhiên khảo sát của chúng tôi cho thấy có một mối quan hệ cao đáng kể giữa khả năng của hội thánh để bày tỏ tình yêu với tiềm năng tăng trưởng dài hạn của hội thánh đó. Các hội thánh tăng trưởng trung bình sở hữu “thương số yêu thương” cao hơn là các hội thánh trì trệ hoặc sa sút một cách đáng kể.Để xác định “thương số yêu thương” này, chúng tôi đã hỏi (giữa vòng những điều khác) có bao nhiêu thời gian các thành viên dành ra với nhau bên ngoài những dịp hội thánh bảo trợ chính thức. Ví dụ bao lâu thì họ mời nhau dùng bữa hoặc uống cà phê? Hội thánh tiến hành khen thưởng hoặc chúc mừng rời rộng như thế nào? Ở mức độ nào mục sư nhận biết các nan đề cá nhân của các nhân sự trong hội thánh? Có nhiều tiếng cười trong hội thánh không? Hai trong số mười hai điều khác nhau gồm trong“thương số yêu thương” này được mô tả trên các sơ đồ bên phải.Chúng tôi phát hiện những vấn đề này, mà một số các nhà chiến lược đã bỏ qua như là không thích hợp, hợp thành các nguyên tắc tăng trưởng hội thánh quan trọng. Hay nói một cách rõ ràng hơn nữa, trong khi “một buổi nhóm dành cho người tìm kiếm” không thể được gọi là một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh nhiều hơn “một chiến dịch truyền giảng” hay sự thực hành “chiến trận thuộc linh” chút nào (được coi trọng bằng), thì có thể chứng minh rằng có mối liên hệ đáng kể giữa “tiếng cười trong hội thánh” và sự tăng trưởng về chất lượng và số lượng của hội thánh ấy. Thật thú vị, một yếu tố có ý nghĩa như vậy, theo dữ liệu dứt khoát có được chỗ đứng của một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh, lại hầu như không nhận được sự đề cập gì đến trong những sách vở nói về sự phát triển hội thánh.

Những kết quả của tình yêu Cơ Đốc Thành thật mà nói, tình yêu thực tiễn có được sức thu hút từ Chúa hiệu quả hơn nhiều so với các chương trình truyền giảng lệ thuộc hầu như hoàn toàn vào sự truyền đạt bằng lời nói. Người ta không muốn nghe chúng ta nói về tình yêu, họ muốn kinh nghiệm tình yêu Cơ Đốc thật sự hành động như thế nào. Hội thánh nào càng đề cao kỹ thuật, thì càng khó thể hiện được mạng lệnh yêu thương của Cơ Đốc Nhân. Bởi vì mô hình đề cao kỹ thuật hiểu đức tin chủ yếu như là sự làm trọn các tiêu chuẩn về giáo điều và luân lý, nên sinh ra thiếu hụt khả năng yêu thương giữa vòng các Cơ Đốc Nhân của họ.

Page 32: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Tiếng cười“Có nhiều tiếng cười trong hội thánh chúng tôi”Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởng68%63%33%46%Tỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.”Vấn đề có nhiều tiếng cười trong một hội thánh hay không có mối liên hệ hỗ tương mạnh mẽ với chất lượng và sự tăng trưởng của của một hội thánh. Thật thú vị, những kinh nghiệm như vậy lại rất ít được đề cập đến trong các sách vở nói về sự tăng trưởng của hội thánh. Mô hình của các nhà thuộc linh hóa đem lại hậu quả có hại cho tiềm năng yêu thương của hội thánh. Trái với định nghĩa của Kinh Thánh về tình yêu thương - như là bông trái, hành động, hoặc việc làm - các hội thánh này chấp nhận một khái niệm khá thế tục về tình yêu thương. Tình yêu được coi như là một cảm xúc chế ngự bạn (nếu bạn may mắn) và rồi biến mất cũng huyền bí như vậy. Theo cái nhìn này, không thể nào mà đo lường bằng thực nghiệm tiềm năng yêu thương của một hội thánh, và tất cả những nỗ lực được hoạch định để gia tăng tiềm năng này được kể như là vô ích ngay từ đầu.

Quan niệm lãng mạn của tình yêu Sự tiếp đãi“Bạn thường mời ai đó trong hội thánh đi dự bữa hoặc uống cà phê trong vòng hai tháng qua như thế nào?”Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởng77%16%11%13%Tính toán trung bình trong một nămThật thú vị khi lưu ý rằng yếu tố “tối thiểu” thường xuyên nhất của các hội thánh có trên 1000 người nhóm lại là đặc trưng phẩm chất của“mối quan hệ yêu thương.” Nhưng hễ nơi nào thiếu tình yêu thương, thì sự phát triển thêm nữa của hội thánh

Page 33: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

bị cản trở nghiêm trọng.

Không đặc trưng về phẩm chất nào được bỏ sót “Không một hội thánh nào muốn phát triển về mặt số lượng và chất lượng mà lại có thể bỏ qua bất cứ một đặc trưng nào trong tám đặc điểm về phẩm chất này.” Khó khăn thật sự của chương trình khảo sát quốc tế của chúng tôi là phải phát triển được một phương pháp thực nghiệm để đánh giá tám phẩm chất này (là điều đã được chứng minh là thích đáng với sự tăng trưởng hội thánh trong các nghiên cứu trước của chúng tôi) và để đối chiếu chúng với nhau. Chúng tôi đã triển khai rất nhiều câu hỏi tương ứng với mỗi một lãnh vực thuộc tám phẩm chất này là điều cùng với một số điều khác, phải thỏa mãn hai tiêu chuẩn sau:a) Chúng phải cho thấy một sự liên kết chứng tỏ được về mặt thực nghiệm (phân tích yếu tố và vấn đề) với các câu hỏi khác trên cùng phạm vi (bằng cùng đặc trưng về phẩm chất).b) Chúng phải cho thấy một sự liên kết tích cực, chứng minh được đối với sự tăng trưởng về mặt số lượng của hội thánh (xác đáng về tiêu chuẩn).Trong mỗi một quốc gia mà chúng tôi khảo sát, các giá trị chúng tôi thu nhận được định ở trung bình là 50, nghĩa là “hội thánh trung bình” của mỗi quốc gia có chỉ số chất lượng là 50 cho mỗi một đặc điểm thuộc tám phẩm chất này. Kết quả nghiên cứu là các hội thánh tăng trưởng rõ ràng là có điểm số trên trung bình về mặt chất lượng thuộc mỗi phạm trù trong tám đặc điểm này, còn các hội thánh sa sút, tương tự, nằm dưới điểm trung bình (xem sơ đồ bên phải).

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự tương tác. Khảo sát của chúng tôi cho biết rằng không có một yếu tố đơn lẻ nào dẫn đến sự tăng trưởng trong các hội thánh; mà chính sự tương tác của cả tám yếu tố này. Không có hội thánh nào muốn phát triển về số lượng và chất lượng lại có thể bỏ qua bất cứ đặc điểm nào trong các phẩm chất này. Ví dụ, lời tuyên bố phổ biến cho rằng “sự tăng trưởng của hội thánh chỉ do vấn đề cầu nguyện mà thôi” hoàn toàn không đúng. Một tuyên bố như vậy tuyệt đối hóa một yếu tố trong đặc trưng của phẩm chất “thuộc linh sốt sắng” mà loại trừ tất cả những đặc trưng khác. Nếu lời tuyên bố này đúng, thì có nghĩa là sự phát triển hội thánh là khả thi, không có việc nuôi dưỡng tình yêu, không có việc sử dụng các ân tứ thuộc linh, không có công tác truyền giáo. Quan điểm này không những không vững về mặt thực nghiệm, mà còn trái với Kinh Thánh - một sự dạy dỗ sai. Cầu nguyện nhiều mà yêu thương ít, một vài ân tứ mà không có truyền giáo ư? Điều đó thật là lạ lùng! Những sự bày tỏ tương tự như vậy một lần nữa là những điều mâu thuẫn cố hữu của “mô hình thuộc linh hóa.” Không phải nhóm nhỏ, cũng không phải các buổi nhóm cầu nguyện, không phải tư cách lãnh đạo hay các cơ cấu, không có bất cứ yếu tố nào là “yếu tố then chốt” đối với sự phát triển của hội thánh. Yếu tố then chốt được tìm thấy nơi sự tương tác hài hòa của tất cả tám yếu tố này. chúng ta phải thận trọng trước sự

Page 34: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

dạy dỗ để đi theo sự nhấn mạnh được yêu thích của ai đó mà bỏ qua các đặc điểm phẩm chất khác.Kết quả sảo sátCác hội thánh phát triển và sa sút khác nhau cách đáng kể về tám lãnh vực phẩm chất này.Vai trò lãnh đạoChức vụĐời sống thuộc linhCác cấu trúcBuổi nhóm thờ phượngCác nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối quan hệCác hội thánh sa sútCác hội thánh phát triểnCó sự khác biệt về chất lượng giữa các hội thánh phát triển và sa sút: Khảo sát trên 100 hội thánh thuộc tất cả sau lục địa cho thấy trung bình, các hội thánh phát triển có chỉ số chất lượng cao hơn trong cả tám lãnh vực so với các hội thánh sa sút. Dựa trên dữ liệu chúng tôi đã soạn thảo, lần đầu tiên chúng tôi đã có thể chứng minh bằng thực nghiệm ba luận đề sau đây:

Ba kết luận quan trọng 1. Khác biệt giữa các hội thánh phát triển và các hội thánh sa sút trong tám lãnh vực về mặt chất lượng là điều hết sức đáng chú ý. Vì vậy các hội thánh phát triển có - tính mức trung bình - phẩm chất cao hơn đáng kể.2. Tuy nhiên có những ngoại lệ đối với nguyên tắc này: các hội thánh phát triển về mặt số lượng, nhưng lại có chỉ số chất lượng dưới trung bình. Sự phát triển về số lượng dường như đạt được bởi các phương pháp hơn là do phát triển các yếu tố của tám phẩm chất này (như tiếp thị hiệu quả, các yếu tố về bối cảnh, v.v...).Song có một nguyên tắc chúng tôi không tìm thấy một ngoại lệ nào trong số 1000 hội thánh đã được khảo sát. Tất cả các hội thánh có chỉ số chất lượng 65 hoặc trên ở mỗi đặc điểm về tám phẩm chất này, đều là một hội thánh phát triển. Đây có lẽ là một khám phá ngoạn mục nhất trong khảo sát của chúng tôi.

“ Giả định 65 điểm” Đây là một trong số vài nguyên tắc tăng trưởng hội thánh mà chúng tôi chưa tìm được một ngoại lệ bất cứ ở đâu trên thế giới.”Nhận định cho rằng có một giá trị chất lượng mà vượt quá giá trị đó thì sự tăng trưởng về số lượng luôn xảy ra (bằng thuật ngữ thống kê chính xác: xác xuất 99,4%) thoạt nghe có vẻ phi lý. Tuy nhiên dữ liệu này không cho phép bất cứ lời giải thích nào khác. Dựa trên điều tra kỹ hơn nữa thì hiện tượng này thì dường như

Page 35: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

không còn quá ngạc nhiên. Chính xác điều đó hàm ý gì đối với một hội thánh đạt đến chỉ số chất lượng 65 trong cả tám lãnh vực này?Chúng tôi đưa ra một tuyên bố như vậy từ ý nghĩa trừu tượng của ngôn ngữ thống kê có nghĩa là: đây là một hội thánh mà trong đó giới lãnh đạo cam kết tấm lòng và linh hồn với sự phát triển của hội thánh; trong đó hầu như mọi Cơ Đốc Nhân đều sử dụng ân tứ của mình để gây dựng hội thánh; trong đó hầu hết các thành viên đều sống thể hiện đức tin với năng quyền và lòng sốt sắng dễ lây lan, trong đó các cơ cấu hội thánh được đánh giá dựa trên cơ sở có phục vụ cho sự phát triển của hội thánh hay không; trong đó các buổi nhóm thờ phượng là cao điểm trong tuần dành cho đại đa số hội chúng; trong đó tình yêu và quyền năng chữa lành của mối thông công Cơ Đốc có thể được kinh nghiệm trong các nhóm nhỏ; trong đó hầu như hết thảy các Cơ Đốc Nhân, theo các ơn ban của họ, giúp vào việc hoàn thành Đại Mạng Lệnh; trong đó tình yêu của Đấng Christ dầm thắm hầu như một sinh hoạt của hội thánh; có thể nào cho rằng một hội thánh như vậy là trì trệ hoặc sa sút không?Bất cứ khi nào đến thăm các hội thánh đúng với “giả thuyết 65 điểm”, tôi luôn có một cảm nhận lan tỏa mạnh mẽ về sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Điều người khác thấy là “có thể bị phản đối” với giả định này không phải là các hội thánh chứng minh tính chính xác của giả thuyết. Không, điều có thể bị phản đối - hoặc có lẽ chính xác hơn, hoặc không gần gũi - là quá trình nỗ lực nhằm bày tỏ những sự thật thuộc linh đương nhiên sâu xa qua các phạm trù thực nghiệm.Dưới 65 điểm có thể cũng thực hiện được.“Giả thuyết 65 điểm” hầu như dứt khoát không lập luận rằng tất cả những hội thánh muốn tăng trưởng phải đạt được chỉ số chất lượng là 65 điểm trong cả tám lãnh vực này. Giá trị về chất lượng này thật sự là khá cao. Đại đa số các hội thánh phát triển có giá trị thấp hơn đáng lưu ý. “Giả thuyết 65 điểm” chỉ tuyên bố rằng hễ nơi nào mà toàn bộ tám giá trị đạt đến 65, thì xác suất thống kê này cho thấy hội thánh ấy đang phát triển là 99,4 %. Một lần nữa, đây là một trong vài nguyên tắc về sự tăng trưởng của hội thánh mà chúng tôi chưa tìm thấy một sự ngoại lệ nào ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.Chỉ số chất lượng trong ba hội thánhTrong ba hội thánh này hội thánh nào chắc chắn là một hội thánh đang phát triển?Hội thánh AHội thánh BHội thánh CEL GM PS FS IW HS NE LRChỉ số chất lượng của ba hội thánh khác nhau: theo “giả thuyết 65 điểm” , hội thánh C chắc chắn là hội thánh đang phát triển (El= vai trò lãnh đạo trao quyền quyền )GM= chức vụ theo ân tứ

Page 36: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

PS= đời thuộc linh sốt sắng, v.v. ..).Xin lưu ý sơ đồ bên trên. Trình bày phần mô tả sơ lược ba hội thánh chúng tôi đã khảo sát. Theo sơ đồ này, hội thánh A có chỉ số chất lượng cao nhất có thể đo được, và hội thánh B thấp nhất. Liệu chúng ta có thể quyết định chỉ bởi xem xét sơ đồ này của ba hội thánh đang phát triển về mặt số lượng không? Dựa trên “giả thuyết 65 điểm” có thể nói rằng hội thánh C - với 99,4% - là hội thánh phát triển, bởi vì toàn bộ tám giá trị về chỉ số chất lượng đều đạt 65 điểm hoặc trên.

Con đường không dễ dàng. Khi được hỏi điều gì phải xảy ra để thu hút nhiều người đến các buổi nhóm của hội thánh chúng ta, tôi chỉ có thể đưa ra một câu trả lời đáng tin cậy về mặt khoa học: “Chúng ta phải làm việc để đạt đến chỉ số 65 điểm trong tất cả tám lãnh vực chất lượng.” Câu trả lời của tôi có lẽ không được ưa chuộng lắm, nhưng đó là sự thật. Vậy thì tại sao rất ít khi đi vào các thảo luận về sự nhóm lại gia tăng?Để không bị hiểu lầm, “giả thuyết 65 điểm” không hề cho rằng loại tăng trưởng này là dễ dàng đạt được. Hơn nữa, đây không phải là sự quảng cáo màu mè hoặc một phương pháp cố định hứa hẹn sự tăng trưởng bấm nút nhanh chóng. Đây thật sự là một điều khó khăn - một con đường gian khổ.

Phương pháp về phẩm chất

“Trong sự phát triển tự nhiên của hội thánh điểm xuất phát của chúng ta không phải là nhữngbiểu hiện tăng trưởng bề ngoài, mà là những nguyên nhân của phẩm chất”Phương pháp về phẩm chất, như đã mô tả trong các phần trước, có tầm quan trọng lớn lao đối với chức vụ thực tiễn. Vấn đề nền tảng của chúng ta không phải là “làm thế nào để thu hút được nhiều người đến buổi nhóm thờ phượng của mình,” mà là “Làm sao để tăng trưởng ở mỗi lãnh vực thuộc tám lãnh vực về phẩm chất này?” Đằng sau câu hỏi này là xác quyết vững vàng đặt nền tảng thần học lẫn thực nghiệm - là chất lượng thật sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tích cực và tốt nhất đến sự tăng trưởng số lượng.Trong sự phát triển tự nhiên của hội thánh, điểm xuất phát của chúng tôi không phải là những biểu hiện bề ngoài về sự tăng trưởng như số người dự buổi nhóm thờ phượng gia tăng, mà là những nguyên nhân chiến lược và mang tính thuộc linh nằm đằng sau, như đã được mô tả qua tám đặc điểm về phẩm chất. “Giả thuyết 65 điểm” được nhắc đến ở phần đầu đối với tôi dường như là một bằng chứng cho thấy nguyên tắc “hoàn toàn tự động” đã mô tả ở phần giới thiệu thú vị hơn cả một lý thuyết tinh tế. Người ta có thể chứng minh nguyên tắc này thật sự hiệu quả. Chúng ta không ngạc nhiên vì đó là điều Chúa ban. Những gì chúng tôi mô tả bằng

Page 37: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

những lời bất toàn, không là gì ngoài nỗ lực của con người để hiểu đầy đủ hơn một nguyên tắc của Chúa.

Chất lượng sinh ra số lượng Trên cơ sở những sự kiện này được chứng minh bằng thực nghiệm, tôi nhất định chống lại luận đề phổ biến của phong trào phát triển hội thánh tuyên bố rằng sự phát triển số lượng đòi hỏi một tập hợp các phương pháp khác hơn việc phát triển về chất lượng. Nay chúng ta đã có đủ lý lẽ để đi đến kết luận ngược lại. Chính xác cùng “các phương pháp” đem lại phẩm chất cao hơn này sẽ sinh ra sự tăng trưởng về mặt số lượng như “một sản phẩm phụ” tự nhiên.Trong ánh sáng khảo sát của chúng tôi, dường như rất đáng ngờ khi cứ lấy “các hội thánh tăng trưởng” (một tiêu chuẩn hoàn toàn về số lượng) làm chuẩn. Ở những trang trước chúng ta đã thấy đủ các thí dụ về “các hội thánh tăng trưởng” có chất lượng dưới trung bình. Đây là những hội thánh mà trong đó hầu hết các Cơ Đốc Nhân không nhận biết các ân tứ của họ, là nơi tình yêu rất ít được thực hành, là nơi thiếu sự cầu nguyện sốt sắng, là nơi có rất ít niềm vui đối với nhau và không có nhiều tiếng cười. Tuy nhiên họ là những hội thánh phát triển. Nếu thật sự “phát triển” là vấn đề duy nhất ở đây, thì chúng ta phải quay trở lại các hội thánh này để khám phá “công thức thành công” của họ. Tuy nhiên hầu như không có gì học tập được từ nơi họ! Thậm chí tôi dám mạo hiểm mà nói rằng chúng ta có thể học được từ những hội thánh sa sút có chất lượng trên trung bình (một hiện tượng hiếm thấy) nhiều hơn so với các hội thánh phát triển mà có phẩm chất trung bình. Nếu điều này nghe có vẻ vô lý, thì tôi khuyên hãy xem nhanh lại các sơ đồ đã được tình bày ở các trang 22-37 so sánh hai phạm trù này. Điều này làm cho ngay cả những người đề xướng mạnh mẽ nhất phương pháp số lượng phải thấy rằng định hướng theo chất lượng của hội thánh cho tới nay là điểm xuất phát hữu ích hơn.Mối quan hệ giữa phẩm chất (khu vực màu xanh) và sự phát triển số lượng (đường xoắn ốc đỏ) trong một hội thánh: Theo sự phát triển tự nhiên của hội thánh, phẩm chất quyết định sự phát triển của việc tham dự nhóm thờ phượng. Đặc trưng của phẩm chất kém nhất (yếu tố tối thiểu”) giữ vai trò quan trọng.Vai trò lãnh đạo chức vụĐời sống thuộc linhCác cơ cấuSự thờ phượngCác nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối quan hệSự chống đốiphương phápchất lượng

Page 38: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Một số các chuyên gia về tăng trưởng hội thánh phản ứng hết sức tiêu cực đối với phương pháp chất lượng bởi vì phương pháp này đã từng bị sử dụng sai trong quá khứ. Trước đây hầu như không thể đánh giá chính xác phẩm chất sự sống của hội thánh mãi cho đến bây giờ. Điều này cho phép các hội thánh chưa từng kinh nghiệm sự tăng trưởng về mặt số lượng tự cho mình là có phẩm chất cao, là điều họ cho là quan trọng hơn số lượng. Điều này không còn khả thi nữa. Khảo sát của chúng tôi cho thấy thiếu tăng trưởng về số lượng trong hầu hết các trường hợp có vấn đề về mặt phẩm chất. Trên mức phẩm chất nhất định, không có các hội thánh trì trệ hoặc sa sút nào cả.

Vì sao các mục tiêu tăng trưởng về số lượng là không đầy đủ “Bảy trong số mười hội thánh phát triển nhanh không có các mục tiêu về số lượng -rõ ràng đã tiến bộ hết sức.”Trong nhiều sách nói về sự tăng trưởng của hội thánh, chúng ta gặp phải một huyền thoại bướng bỉnh: hội thánh nào muốn phát triển, cần phải có các mục tiêu phát triển số lượng như : “Đến năm 2002 số người tham gia thờ phượng của chúng ta phải đạt đến 3.400 .” Nếu có lời thách thức nào mà hầu hết giới Cơ Đốc Nhân kể làm một với phong trào phát triển hội thánh thì chính là lời đó. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng chỉ có 31% tất cả các hội thánh phát triển trên mức trung bình sử dụng các mục tiêu như thế. Nói cách khác, bảy trong số mười hội thánh phát triển nhanh đã không có lời kêu gọi đó - và rõ ràng là họ phát triển cực kỳ tốt (xem sơ đồ). Chỉ thống kê này thì không nói nhiều lắm về tính ích lợi (hoặc tai hại) của các mục tiêu tăng trưởng về mặt số lượng, mà thật sự muốn chỉ rõ rằng chúng ta không bàn đến một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh phổ quát.

Ý nghĩa của các mục tiêu. Vậy để không bị hiểu lầm, tôi xin nhấn mạnh rằng tôi không biết một hội thánh nào phát triển mà không có sức thúc đẩy của các mục tiêu cụ thể. Các hội thánh cần những mục tiêu rõ ràng, thách thức, có giới hạn thời gian, và đánh giá được, để tiến trong sự phát triển của họ. Nhưng nêu ra các mục tiêu bằng sự tham dự các buổi nhóm đối với tôi dường như khá là nông cạn. Làm thế nào mà một tuyên bố như “Trong một tương lai gần, 3400 người thờ phượng sẽ nhóm lại trong hội thánh chúng ta” có thể phục vụ như là một nguồn động viên cụ thể được? Tất nhiên, một hội thánh có thể gia tăng tuyệt vời về số lượng, nhưng vẫn không thúc đẩy được những cá nhân để bước các bước rõ ràng hướng đến sự phát triển hội thánh.Tôi nghĩ điều cơ bản nào đó đã bị bỏ qua ở đây. Các mục tiêu chỉ có thể thúc đẩy con người khi chúng đụng đến những lãnh vực có thể ảnh hưởng một cách cá nhân. Bản thân chính con số 3400 người tuyệt vời không gây thúc đẩy - và sự ám ảnh về những con số như vậy thực sự có thể đem đến một tác động ngược lại. Bởi vì một thành viên nhỏ trong một hội thánh có thể có đóng góp ý nghĩa như thế nào?

Page 39: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Các mục tiêu về số lượng “Hội thánh chúng tôi đã công khai tuyên bố một mục tiêu số lượng các thành viên trong hội thánh mà chúng tôi muốn có vào một ngày tháng chính xác.Có 31%Không 69%Các câu trả lời này dành riêng cho các hội thánh tăng trưởng trên 10 % mỗi năm trong năm năm qua.Tuy nhiên, đến chỗ yêu thương nhiều hơn đối với các thành viên khác thuộc các nhóm trong hội thánh; nghênh tiếp thân thiện hơn những người khách đến các buổi thờ phượng của chúng ta, mời những người quen chưa tin Chúa cùng uống cà phê, dâng mình cam kết cầu nguyện vào một thời gian nhất định hằng ngày - tất cả đều là những mục tiêu có thể đạt được mà các thành viên có thể ảnh hưởng một cách cá nhân. Và không thú vị sao khi sự tập trung vào các lãnh vực phẩm chất này tỏ rõ có mối quan hệ mạnh mẽ hơn với sự tăng trưởng của hội thánh so với các mục tiêu được cho là quan trọng về mặt tham dự?Khác biệt giữa“khả năng con người” trong một hội thánh (như cải thiện phẩm chất chức vụ) và điều mà con người không làm được (như là gia tăng số lượng nhóm lại, những sự hoán cải) - chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn ở Phần 4 - có những hàm ý thực tiễn. Chúng ta phải bảo đảm chỉ ấn định các mục tiêu nằm trong các lãnh vực con người “đạt được”, chứ không trong những lãnh vực vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Có lẽ nào một số các tác giả về sự tăng trưởng hội thánh đã tán thành số lượng người tham dự thờ phượng như là “các mục tiêu” bởi vì họ ngầm cho rằng đây thực sự là khả năng về mặt con người? Như chúng ta đã quan sát, ảo tưởng này là đặc trưng của mô hình đề cao kỹ thuật.Sự khác nhau giữa mục tiêu và kết quảTất nhiên điều này không sai nhưng rất bổ ích khi lần theo sự tham dự thờ phượng và phân tích các khuynh hướng - điều này hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị được quy cho các bản thống kê số người tham dự. Sự tham dự thờ phượng gia tăng không phải là “mục tiêu” tốt nhất, với mọi điều khác là phương tiện cho mục tiêu đó; đây là một sản phẩm phụ tự nhiên khi chất lượng được cải thiện.Sự hiểu biết này dẫn đến một kết quả quan trọng. Bởi vì sự tham gia nhóm lại gia tăng là kết quả tự nhiên của chất lượng cao hơn, theo sau việc giám sát sự nhóm lại có thể phục vụ như một công cụ chiến lược để “kiểm soát thành công.” Công cụ này, cùng với những mục khác, giúp chúng ta phát hiện xem công việc của mình liên quan đến phẩm chất đời sống hội thánh có sinh kết quả hay không. Như chúng ta đã thấy, chỉ tham dự thờ phượng gia tăng thôi thì không chứng minh phẩm chất của một hội thánh. Dầu vậy, nếu hội thánh không kinh nghiệm sự tăng trưởng bất cứ số lượng nào qua nhiều năm, thì có nhiều lý do để tìm kiếm nguyên nhân nơi các nan đề được nhận biết rõ về mặt chất lượng.

Page 40: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Mục tiêu chất lượng thay vì số lượng Điểm xuất phát đối với sự tăng trưởng tự nhiên của một hội thánh vì vậy, không phải là ấn định các mục tiêu trong lãnh vực số lượng (“3400 người trong hội thánh cho đến năm 2002”), mà là trong lãnh vực chất lượng (“ đến cuối tháng 11, 80% tất cả những người thường xuyên nhóm lại thờ phượng đều nhận biết các ân tứ thuộc linh của mình”). Trong lãnh vực này, chúng ta không dám xao lãng việc ấn định các mục tiêu thách thức, đạt được, có giới hạn thời gian, và đánh giá được.

Có phải hội thánh lớn là hội thánh “tốt” không? “Hầu như về tất cả các yếu tố có liên quan đến phẩm chất, các hội thánh lớn so sánh một cách bất ưng với các hội thánh nhỏ.”Những ai quen với các sách vở nói về sự phát triển hội thánh thường gặp một số tên tuổi của những hội thánh lớn được nêu lên là các khuôn mẫu để học đòi. Giả định cho rằng hội thánh lớn, do định nghĩa, là các hội thánh tốt. Luận đề này có vững chắc không? Khảo sát của chúng tôi lần đầu tiên cho thấy rằng điều ngược lại có thể đúng. Tôi muốn mô tả từng bước một làm thế nào chúng tôi đi đến kết luận này trong tiến trình khảo sát của chúng tôi.1. Chúng tôi biết đã có gì đó ở đây khi phân tích dữ liệu và so sánh số thành viên trung bình và số tham dự nhóm lại của các hội thánh phát triển và sa sút (xem sơ đồ đầu, bên trái): trung bình các hội thánh sa sút có số thành viên nhiều gấp đôi so với các hội thánh phát triển, và toàn bộ số người nhóm lại thờ phượng của họ cao hơn 17% .2. Ở một chỗ khác, chúng tôi kiểm tra tốc độ tăng trưởng thật sự của cả hội thánh “lớn” lẫn “nhỏ” trong khoảng thời gian năm năm (sơ đồ dưới). Trung bình trong các hội thánh nhỏ hơn là 13%, trong khi các hội thánh lớn hơn chỉ 3%. Một sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê cũng chỉ rõ chất lượng này. Các hội thánh lớn thường thiếu hai điểm dưới điểm trung bình là 50, các hội thánh nhỏ lại được hai điểm trên trung bình.3. Sau đó chúng tôi tính xem điều nào trong số 170 điều khác nhau phục vụ như là cơ sở cho khảo sát của chúng tôi, cho thấy mối liên kết tiêu cực mạnh nhất đối với sự phát triển của hội thánh. Kết quả thật đáng ngạc nhiêu: kích cỡ hội thánh hóa ra lại là yếu tố tiêu cực lớn nhất thứ ba, ngang hàng với các yếu tố như “thần học tự do” “tinh thần truyền thống!”4. Để xác định “lớn” và “nhỏ” một cách chính xác hơn, chúng tôi đã xem xét các tập hợp của những hội thánh thuộc các loại cụ thể: các hội thánh 1- 100 người nhóm lại, 100 - 200, 200 - 300, 300 - 400, và vân vân (xem sơ đồ trên bên tay phải). Kết quả thế nào? Tốc độ tăng trưởng của các hội thánh giảm sút khi kích cỡ gia tăng. Sự kiện này tự bản thân nó không có gì ngạc nhiên lắm, bởi vì trong các hội thánh lớn, tỉ lệ phần trăm tượng trưng cho nhiều người hơn. Nhưng khi chuyển đổi tỉ lệ phần trăm thành ra các con số thô, chúng tôi thật bàng hoàng. Các hội

Page 41: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

thánh thuộc loại nhỏ nhất đã chinh phục trung bình 32 người mới trong năm năm qua; các hội thánh có 100 - 200 người nhóm lại cũng chinh phục được 32 người; các hội thánh có chừng 200 - 300 người, trung bình có 39 người mới; các hội thánh có từ 300 - 400 người chinh phục được 25 linh hồn. Như vậy một hội thánh “nhỏ” chinh phục nhiều người cho Chúa bằng một hội thánh “lớn”, và còn một điều nữa, hai hội thánh có 200 người nhóm lại thờ phượng vào ngày Chúa Nhật sẽ chinh phục được nhiều người mới gấp đôi một hội thánh có 400 người nhóm lại.Kích cỡ hội thánhKích cỡ trung bình của các hội thánh phát triển và sa sútSố thành viênSố người tham gia thờ phượngCác hội thánh phát triểnCác hội thánh sa sút297202636235Giá trị trung bình của tất cả các hội thánh được khảo sátChất lượng và sự phát triểnMối liên hệ giữa kích cỡ hội thánh với chất lượng và số lượng của họHội thánh lớnHội thánh nhỏTốc độ phát triển hàng nămChỉ số chất lượng (QI)3%4813%52“Nhỏ” = dưới 100 người nhóm lại thờ phượng trong năm năm qua“Lớn” = trên 300 người nhóm lại thờ phượng trong năm nămquavới kích cỡ hội thánh càng lớn, tốc độ tăng trưởng giảm nhanh hơn, trong khi số lượng của những người mới được chinh phục vào hội thánh vẫn tương đối không đổi khoảng chừng 30 người trong toàn bộ 4 loại kích cỡ (qua một thời gian là 5 năm).Hiệu suất tăng trưởngTrong kích cỡ hội thánh nào, nhiều người mới được chinh phục nhất?+ 63%+ 23%+ 17%+ 7%

Page 42: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

1-100 100- 200 200- 300 300- 400Sự tham gia thờ phượngkích cỡ trong năm nămsự phát triển liên tụcVới kích cỡ hội thánh càng gia tăng, tốc độ phát triển càng giảm nhanh, mặc dầu số lượng những người mới được chinh phục vào hội thánh tương đối không đổi, khoảng 30 người với cả bốn loại (trong khoảng thời gian năm năm )5. Nhưng có phải là hình ảnh này khác với các hội thánh thật sự lớn (trên 1000 người trong các buổi nhóm thờ phượng)? Nguồn cung cấp dữ liệu khổng lồ của chúng tôi đã giúp chúng tôi thử nghiệm lập luận này lần thứ nhất. Đây là kết quả: Trong khi các hội thánh nhỏ nhất (với số người dự nhóm trung bình là 51) thường chinh phục 32 người mới trong vòng năm năm qua, thì các hội thánh khổng lồ (với số người tham dự trung bình là 2856) chinh phục được 112 người mới trong cùng thời gian này. Trong các số liệu thô, một siêu hội thánh chinh phục được nhiều người hơn là một hội thánh nhỏ (xem sơ đồ ở trang 48 sơ đồ đầu bên trái). Dầu vậy, nếu nhớ rằng các siêu hội thánh có kích cỡ gấp 56 lần các hội thánh nhỏ, thì tính toán sau đây cho thấy tiềm năng của hai loại này thực tế xa hơn nữa. Thay vì một hội thánh với 2856 người nhóm lại thờ phượng, chúng ta sẽ có 56 hội thánh, mỗi hội thánh có 51 người nhóm lại, các hội thánh này theo thống kê sẽ chinh phục được 1792 người mới trong vòng năm năm - gấp 16 lần con số mà siêu hội thánh chinh phục được. Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng tính hiệu quả về mặt truyền giáo của các hội thánh nhỏ theo thống kê là 1600% lớn hơn các siêu hội thánh!Trái: “Các hội thánh khổng lồ và các hội thánh tí hon” được đối chiếu. Phải: Một ví dụ về phẩm chất suy yếu với kích cỡ hội thánh gia tăng. 6. Hầu như trong tất cả các yếu tố có liên quan đến phẩm chất, các hội thánh lớn so sánh một cách bất ưng với các hội thánh nhỏ. Đây chỉ là hai ví dụ. Trong các hội thánh nhỏ (dưới 100), theo vị mục sư, 31% toàn bộ những người tham dự đều có một nhiệm vụ phù hợp với ân tứ của họ; trong các hội thánh lớn, con số này chỉ là 17% (sơ đồ bên phải). Trong các hội thánh nhỏ, 46% những người tham gia nhóm lại đều được phối hợp vào các nhóm nhỏ, trong khi trong các hội thánh lớn thì chỉ có 12% mà thôi. Dự kiến tương lai đầy kịch tính cho hầu như toàn bộ 170 điều khác nhau mà chúng tôi thường dùng để đánh giá chất lượng của một hội thánh.Các nguyên tắc và những ngoại lệ đối với nguyên tắc nàyKhông có ví dụ nào cho thấy điều ngược lại sao - các hội thánh lớn đồng thời phát triển về số lượng và mang đặc trưng phẩm chất cao? Có, có những hội thánh như vậy. Và đó là những hội thánh độc đáo, hết sức ngoại lệ đến nỗi được cả thế giới này đồn đãi (“tin tức là những gì nổi bật”). Họ thật sự ngoại lệ đối với nguyên tắc này, thật sự là những ngoại lệ hết sức ngoạn mục.Chúng ta phải vui mừng vì có các trường hợp này. tuy nhiên chúng ta nên tránh việc biến những hội thánh ấy trở thành mô hình cho các hội thánh khác. Đối với

Page 43: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

tôi, dường như sẽ ích lợi hơn nữa khi xem xét cẩn thận rất nhiều các hội thánh nhỏ hơn bày tỏ phẩm chất cao đẹp, sự tăng trưởng mạnh mẽ, và sự nhân bội có tính đổi mới. Nếu cần các gương mẫu, chúng ta nên tìm kiếm ở các hội thánh thuộc loại này.

Phần 2: Yếu Tố Tối Thiểu Những Cơ Đốc Nhân đã học các nguyên tắc phát triển tự nhiên của hội thánh có thể phản đối: “Vậy tôi phải suy nghĩ tất cả những điều này trong một lúc ư? Tôi không the lục cả rừng để tìm cây. Đây là lúc áp dụng điều mà chúng tôi gọi là “chiến lược tối thiểu.” Để bắt đầu, tập trung vào một lãnh vực đơn lẻ là điều thích đáng. Lãnh vực nào mang tính quyết định chiến lược nhất? Khảo sát của chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng theo phân tích về mặt nông nghiệp, tập trung vào yếu tố gọi là “tối thiểu”, giữ một vai trò đáng kể. Chiến lược tối thiểu là câu trả lời sống cho vấn đề đúng thời điểm trong sự phát triển của hội thánh.

Tập trung năng lực của chúng ta “Chiến lược tối thiểu giúp hội thánh làm ít hơn trước- nhưng làm những điều đáng làm nhiều hơn.” Chiến lược tối thiểu cho rằng sự phát triển của một hội thánh bị ngăn trở bởi đặc trưng của phẩm chất phát triển kém nhất. Nếu hội thánh tập trung năng lực của mình chủ yếu vào yếu tố tối thiểu này, thì một mình điều đó có thể dẫn đến sự phát triển nhiều hơn (xem sơ đồ dưới và bên phải).Phát triển tự nhiên của hội thánh không phải lúc nào cũng là vấn đề làm nhiều hơn. Thật ra chiến lược này giúp chúng ta làm ít hơn trước kia - nhưng làm nhiều hơn những điều đáng làm. Các nguồn phương tiện giới hạn của chúng ta phải được tập trung vào các yếu tố then chốt mang tính chiến lược về mặt thuộc linh. Câu chuyện của Đavít và Gôliát minh họa hình thức tập trung năng lực có thể được thực hiện. Trong hai người, Gôliát chắc chắn mạnh hơn, nhưng Đavít đã tìm thấy sự khôn ngoan Chúa ban cho. Trước hết ông tập trung sức lực mình cùng với sự trợ giúp của chiếc ná, bởi đó ông có thể nhân bội tính hiệu quả năng lượng xuất ra. Thứ nhì ông bắn chính xác điểm hiệu quả nhất, đó là trán của Gôliát.Ví dụ vềmô tả sơ lược của một hội thánh: Yếu tố tối thiểu là đặc trưng của phẩm chất “các nhóm nhỏ toàn diện” Tương tự như vậy, một con ong bắp cày có thể làm mất khả năng của thậm chí một con voi, nếu nó sử dụng “sức mạnh” của nó một cách hiệu quả. Mặc dầu trong lối suy nghĩ của tinh thần đề cao kỹ thuật thì những nguyên nhân nhỏ chỉ có được những kết quả nhỏ, song trong một cơ chế kết hợp thì ngay cả những nguyên nhân rất nhỏ cũng có thể có được những kết quả lâu bền.Sơ đồ thanh ngangTư cách lãnh đạoChức vụ

Page 44: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Đời sống thuộc linhCác cấu trúcBuổi nhóm thờ phượngCác nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối liên hệ464853585036425230405060

Mô tả sơ lược một hội thánh nhỏ Trong phần 1 (trang 40 - 41) chúng tôi đã giải thích rằng khi tất cả các đặc trưng về phẩm chất trong một hội thánh đạt đến chỉ số 65 (hoặc trên), thì hầu như chắc chắn 100% hội thánh này là hội thánh đang phát triển. “Giả thuyết 65 điểm” này tỏ rõ tầm quan trọng chiến lược của yếu tố tối thiểu rồi. Ngay khi hội thánh đạt đến chỉ số 65, thì sự tăng trưởng về số lượng là kết quả ở tất cả các hội thánh chúng tôi khảo sát, không có ngoại lệ nào.Khi chúng tôi phân tích dữ liệu của 1000 hội thánh từ những cái nhìn khác nhau, rõ ràng là việc gia tăng chỉ số chất lượng của một hội thánh đạt được cách tốt nhất là nhờ cải thiện yếu tố yếu nhất.Sơ đồ mô tả cùng một hội thánh được trình bày ở đây trong hình thức “xoắn ốc” (xem trang 96- 97). Khu vực xanh da trời cho thấy các đặc điểm riêng lẻ về phẩm chất đã được phát triển mạnh mẻ như thế nào. Đường xoắn ốc đỏ phản ánh sự phát triển của sự tham gia thờ phượng. Trong trường hợp này, sự tăng trưởng sâu rộng hơn bị kiềm hãm bởi các nhóm nhỏ không đầy đủ. Tất nhiên chiến lược tối thiểu không đánh giá yếu tố tối thiểu cao hơn các yếu tố khác. Như chúng ta đã thấy sự phát triển tự nhiên của hội thánh đòi hỏi sự phối hợp hài hòa của tất cả tám đặc điểm về phẩm chất. Điều này về một mặt có nghĩa là, hội thánh phải làm việc ở tất cả tám yếu tố này cùng một lúc.Chiến lược tối thiểu đơn giản là công cụ để giúp chúng ta ấn định những ưu tiên đúng thời điểm. Bởi vì chúng ta không thể làm việc với toàn bộ tám lãnh vực với

Page 45: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

cùng một lượng sức lực và sự tập trung, chúng ta cần tìm những lãnh vực thu lại kết quả lâu dài lớn nhất theo sự đầu tư của chúng ta.Rõ ràng là, yếu tố tối thiểu sẽ khác từ hội thánh này sang hội thánh khác. Trong khi “các cơ cấu chức năng” có thể là đặc điểm phẩm chất được chứng minh là điểm quyết định tại “hội thánh A” thì “ thuộc linh sốt sắng” lại là yếu tố quan trọng ở tại hội thánh B, còn “tư cách lãnh đạo trao quyền năng” lại ở hội thánh C. Mỗi hội thánh phải khám phá lãnh vực then chốt của chính mình và hết sức tránh việc áp đặt kinh nghiệm và các kết luận của chính mình lên các hội thánh khác!Ngay cả trong một hội thánh riêng lẻ, các đặc điểm khác nhau cũng có thể là yếu tố tối thiểu ở các thời điểm khác nhau. Yếu tố tối thiểu có thể thay đổi tương đối nhanh, đặc biệt là khi có ý thức nỗ lực để cải thiện trong lãnh vực ấy.Mỗi bản mô tả sơ lược về hội thánh (kể cả phần đã được minh họa trong hai sơ đồ ở các trang này) chỉ phản ảnh một giai đoạn ngắn và có thể nhanh chóng lỗi thời.Sơ đồ xoắn ốcTư cách lãnh đạoChức vụĐời sống thuộc linhCác cơ cấuSự thờ phượngCác nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối quan hệThùng nhỏ nhất“Miếng ván cong ngắn nhất quyết định lượng nước mà chiếc thùng có thể chứa.” Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết các Cơ Đốc Nhân dễ bị thuyết phục bởi một minh họa đơn giản hơn là một sự phân tích có tính khoa học phân biệt các nguyên tắc phát triển tự nhiên của hội thánh. Tôi có một cái “thùng tròn tối thiểu” được làm để dùng trong các khóa hội thảo(giống chiếc thùng trong sơ đồ bên phải). Chiếc thùng này không là gì ngoài một cái chậu gỗ với các miếng ván có các chiều dài khác nhau. Khi đến hội thánh nào mà tôi phải chuẩn bị bản mô tả sơ lược, tôi viết tên của tám đặc điểm phẩm chất lên mỗi miếng ván tùy việc đặc điểm riêng lẻ này được triển khai mạnh hoặc yếu. Tên của yếu tố tối thiểu (ví dụ “các cơ cấu”) được viết trên miếng ván ngắn nhất và tên của yếu tố được phát triển tối đa (như “sự sống thuộc linh”) được viết trên tấm ván dài nhất.

Tầm quan trọng thuộc linh của yếu tố nhỏ nhất. Sau đó tôi đổ nước vào thùng cho đến khi nó gần tràn. Đang khi đổ nước, tấm thảm và chân của những người đang đứng phía trước sắp sửa bị ướt, tôi hỏi người tham dự điều tôi phải làm.Một số người, kể cả người bảo quản nhà thờ yêu cầu tôi phải ngưng đổ nước ngay

Page 46: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

lập tức. Tất nhiên là tôi không làm thế. Bởi vì trong minh họa này nước tượng trưng cho ơn phước từ trời của Chúa đang tuôn đổ vào hội thánh. Chúng ta không thể nghiêm túc cầu xin Chúa ngưng ban phước cho chúng ta chỉ vì hội thánh chúng ta đang gặp rắc rối với việc“giữ nước lại!”Những người khác đề nghị phải cầu nguyện nhiều hơn nữa. Tôi đồng ý cầu nguyện là điều cực kỳ quan trọng và tuyệt đối cần thiết cho sự phát triển hội thánh. Và rồi tôi kéo dài miếng ván dài nhất “sự sốt sắng thuộc linh” 4 phân nữa - và mọi người đều thấy rằng tiêu chuẩn cao quí này thật sự không giải quyết được nan đề . Nước tiếp tục đổ ra sàn. Cuối cùng có người đề nghị tôi phải gia thêm chiều dài cho tấm ván ghi yếu tố tối thiểu. Và hãy xem! Vừa khi tôi gia tăng chiều dài 2 phân, chậu nước đã giữ thêm nhiều nước hơn!Vì sao tôi dùng ví dụ này? Vì những động lực đằng sau chiến lược tối thiểu (về mặt thống kê lẫn về mặt thuộc linh) là khá phức tạp. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể thúc giục người khác theo phương pháp chức vụ này mà không có sự giúp đỡ của những minh họa đầy thuyết phục.

Chiếc thùng nhỏ nhất Tấm ván ngắn nhất quyết định lượng nước chiếc thùng có thể chứa“Sự tham dự nhóm lại”“Yếu tố tối thiểu”“Các đặc điểm về phẩm chất”Trong hình ảnh của chiếc thùng nhỏ nhất, các thanh ván tượng trưng cho phẩm chất của hội thánh và nước là số lượng. Điều này minh họa rõ tầm quan trọng của yếu tố nhỏ nhất đối với sự phát triển của hội thánh.

Công việc của Đức Chúa Trời và công việc của loài người. Những phân tích như vậy tỏ rõ các ý tưởng trọng tâm trong sự phát triển hội thánh. Chiếc thùng bao gồm tám thanh ván (= các đặc điểm về phẩm chất) tượng trưng cho điều chúng ta có thể và phải xây dựng theo ý muốn của Chúa. Phải thú nhận rằng những sự cải thiện cần cù của chúng ta về phẩm chất của chiếc thùng không làm cho nước (= những người mới được chinh phục) chảy vào trong thùng. Nếu Đức Chúa Trời không đưa nước đến, thì ngay cả chiếc thùng tốt nhất vẫn cứ khô cạn.Mặt khác, khi Chúa tuôn đổ nước - có nhiều bằng chứng thần học về sự kiện Ngài hết sức sẵn lòng làm điều đó - thì phẩm chất của chiếc thùng (hội thánh) là mang tính quyết định. Phẩm chất này quyết định tối hậu thùng có chứa nước được hay không.

Giới hạn của các minh họa Tất nhiên, cũng như các ngụ ngôn trong Kinh Thánh, chúng ta chớ có nhầm lẫn nghĩa đen và nghĩa bóng của các minh họa như vậy. Vào một thời điểm nào đó,

Page 47: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

mọi phân tích đều thất bại. Tuy nhiên miễn là chúng ta nhớ đừng đi quá giới hạn, thì các ví dụ minh họa này là những công cụ rất bổ ích để dạy những điều cơ bản về sự phát triển tự nhiên của hội thánh: mối quan hệ giữa công việc của Chúa và của con người, giữa chất lượng và số lượng, giữa việc cải thiện cả tám yếu tố đồng thời với yếu tố tối thiểu nói riêng.

Những ví dụ từ nông nghiệp “Sự bồi dưỡng đất theo yếu tố nhỏ nhất do Liebig khám phá đã dẫn đến một sự gia tăng kết quả đột ngột trong nông nghiệp.” Cũng như với tất cả những khối xây dựng của sự phát triển tự nhiên của hội thánh, chiến lược tối thiểu được truyền cảm hứng bởi những ví dụ từ ngành sinh vật học. Điều này được đặt nền tảng trên những khám phá của việc sử dụng phân bón được tiến hành khoảng 150 năm cách đây do Justus von Liebig một nhà sinh vật học kiêm hóa học.Liebig đã khám phá rằng bốn chất khoáng cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng: nitrogen, vôi, acid phốt pho ric và bồ tạt. Bao lâu mà tất cả bốn khoáng chất này có trong đất với số lượng thích đáng, thì sự phát triển tự động xảy ra. Tuy nhiên sự phát triển sẽ dừng lại, khi một trong các khoáng chất bị cạn kiệt (sơ đồ 1). Liệu sự thiếu hụt này có khắc phục được không, có nghĩa là khi chất dinh dưỡng bị thiếu được bổ sung, cây trồng sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi một khoáng chất khác bị cạn kiệt (sơ đồ 2). Nếu axít phốtphoric sau đó được sử dụng nữa để thúc đẩy sự phát triển mạnh hơn, bởi vì nó đã từng tác dụng rất tốt trong quá khứ, thì sự thiếu hụt có thể trở thành một thứ dư thừa (sơ đồ 3). Sự thặng dư axít phốtphoric thật sự làm hại cho đất. Nhà nông càng cố gắng để sửa lại tình trạng này bằng cách cho thêm axít phốtphoric, thì kết quả càng còi cọc và môi trường càng bị tổn hại. Tuy nhiên, nếu dùng một thứ phân bón khác, loại bỏ được sự thiếu hụt ở một lãnh vực khác (sơ đồ 4), thì sự tăng trưởng một lần sẽ được kích thích trở lại. Bồi dưỡng điều kém nhất sẽ khắc phục được “những kết quả giảm sút” được giả định theo các định luật tự nhiện, và dẫn đến hiệu quả nông nghiệp gia tăng đột ngột - những nông dân tuân theo chiến lược này không cần phải đầu tư bất cứ nguồn phương tiện bổ sung nào!Vì sao “kinh nghiệm” không thể chuyển nhượng được?Việc chuyển các nguyên tắc này vào sự sống hội thánh khiến cho nó đơn giản một cách ngạc nhiên khi giải thích một hiện tượng thường quan sát được. Một mục sư (nhà nông) làm việc chăm chỉ và làm chính xác điều mà ông thấy vị mục sư láng giềng đang làm. Tuy nhiên nỗ lực của ông lại không đem lại kết quả trong khi hội thánh láng giềng kinh nghiệm sự phát triển bùng nổ. Từ tháng này qua tháng nọ, vị mục sư kia ra sức thuyết phục đồng nghiệp của mình nhấn mạnh công tác truyền giáo như mình đã làm. Vị mục sư thứ nhất tuân theo lời khuyên thiện chí này nhưng sự việc lại càng tồi tệ hơn.

Page 48: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

“Vị mục sư thành công” cũng giống như một nhà nông đã bội thu mùa gặt của mình bằng cách bón thêm acid phốtphoric, vì vậy đã giới thiệu acic phốtphoric như là một phương thuốc vạn năng cho mọi nan đề. Điều ông ta không nhận ra đó là cách giải quyết vấn đề của ông có thể gây phản ứng ngược lại cho tình huống của người khác!Sơ đồ 1: Mặc dầu ba trong số bốn chất dinh dưỡng quan trọng (bồ tạt, nitrogen, vôi), đã có với số lượng thích đáng, sự phát triển cây trồng vẫn bị cản trở bởi thiếu acic phốtphoric.Sơ đồ 2: Sau khi acid phốtphoric đã được bổ sung, cây phát triển tiếp cho đến khi sự tăng trưởng bị chậm lại vì thiếu nirogen.Sơ đồ 3: Nếu người nông dân theo kinh nghiệm trước đây và bón acid phốtphoric (một phương cách đã được chứng minh là hiệu quả trước đây), sự bồi dưỡng này hoặc không có hiệu quả hoặc bị chứng minh là tai hại, bởi vì một lượng acid dư thừa có thể làm cho đất dư acid. Sự phát triển của cây trồng bị hạn chế trong trường hợp này vì thiếu nirogen.Sơ đồ 4: Nếu phân bón được sử dụng đặc biệt theo yếu tố tối thiểu mới thì có hai hiệu quả. Thứ nhất, cây tiếp tục tăng trưởng ; thứ nhì, đất đã bị acid hóa bởi lượng acid phốtphoric dư thừa, sẽ tự động được khử nhiễm.

Yếu tố tối thiểu hay tối đa? “Chiến lược tối thiểu không dạy chúng ta tập trung vào những lãnh vực ít năng lực nhất của mình.”Trong những năm qua, chiến lược tối thiểu hết sức thuyết phục đối với một số Cơ Đốc Nhân, đến nỗi họ đã bắt đầu áp dụng điều đó như một khuôn mẫu hành xử chung cho mọi lãnh vực của đời sống. Vì vậy, trong một số các hội thánh, khẩu lệnh trở thành như vậy: “Chúng ta phải luôn tập trung vào lãnh vực mà mình ít khả năng nhất.” Rõ ràng là với loại triết lý này, thất vọng là điều được tiên đoán!Chiến lược tối thiểu này không dạy chúng ta tập trung vào những lãnh vực thiếu khả năng nhất của mình. Sự hiểu lầm này xuất phát từ việc tách ra khỏi các nguyên tắc đã được chứng minh bởi “thùng tròn tối thiểu” từ toàn bộ sự phát triển tự nhiên của hội thánh. Trong một số lãnh vực của đời sống hội thánh, chúng ta phải hành động từ các ưu điểm của mình (lãnh vực các ân tứ thuộc linh là một ví dụ) và trong những lãnh vực khác (ví dụ, “bông trái của Thánh Linh” như đã được mô tả trong GaGl 5:22) trọng tâm chính của chúng ta phải là những điểm yếu của mình. Vấn đề tập trung vào những ưu điểm hay khuyết điểm chứng minh là một sự lựa chọn sai.Vì sao việc xây dựng trên những điểm mạnh của chúng ta lại không đem ích lợi?Điều này có ý nghĩa gì đối với hội thánh với tư cách một tổng thể? Bao lâu mà các yếu tố chức vụ không thiết yếu đang bị tranh luận, chúng ta nên phát triển các ưu điểm của mình và đừng tập trung sự chú ý không đúng mức vào những mặt yếu. Thí dụ, nếu một trong những điểm mạnh của hội thánh là sự thờ phượng theo nghi

Page 49: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

lễ, thẩm mỹ, gồm cả nhạc organ, thì hội thánh nên phát triển ưu điểm này và sử dụng nó trong các lãnh vực khác. Hội thánh này có thể tập trung vào những người hướng về văn hóa và mời họ đến các buổi nhóm thờ phượng, thay vì tìm cách đưa việc vỗ tay và dùng trống tambourine để bổ sung cho nhạc organ. Có thể nói như vậy với tất cả các yếu tố không cần thiết trong đời sống của hội thánh (nhạc organ hay trống tambourine đều là những yếu tố không quan trọng đối với sự phát triển hội thánh).Tuy nhiên, khi bàn đến những dấu hiệu thiết yếu của một hội thánh - tám đặc điểm về phẩm chất nằm trong phạm trù này - chúng ta không thể bỏ qua những khiếm khuyết được nữa. Bao lâu mà chỉ một trong những đặc điểm về phẩm chất này bị thiếu hoặc không được phát triển - ví dụ “các cơ cấu về chức năng” - thì sự phát triển các ưu điểm trong một lãnh vực khác, như “sự sốt sắng thuộc linh,” sẽ không bổ ích, bởi vì sự tăng trưởng không bị ngăn chận bởi thuộc linh thiếu hụt, mà bởi các cơ cấu sai chức năng. Chúng ta phải phục hồi lại cơ cấu cho lành mạnh trước khi tìm kiếm sự phát triển thêm trong các lãnh vực ưu điểm của mình.

Các ưu điểm và các khuyết điểm Sử dụng các ưu điểm để giúp các lãnh vực yếu kém.Lãnh đạoChức vụĐời sống thuộc linhCác cơ cấuBuổi nhóm thờ phượngCác nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối quan hệ5868635550484463203040506070

Page 50: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

80Ví dụ, nếu ưu điểm lớn nhất của một hội thánh là “chức vụ theo ân tứ,” và yếu tố tối thiểu là “công tác truyền giáo theo nhu cầu,” thì nên dùng các ân tứ được nhận biết để tăng cường cho công tác truyền giáo.Chúng tôi thấy rằng tốt nhất là kết hợp cả hai phương pháp, nghĩa là dùng những ưu điểm hiện có của hội thánh để giúp cho điểm yếu nhất. Nếu ưu điểm lớn nhất là “chức vụ hướng về ân tứ” và yếu điểm lớn nhất là “công tác truyền giáo theo nhu cầu,” như trong sơ đồ trên thì thật là sai lầm khi tuyên bố rằng “các ân tứ thuộc linh của chúng tôi không còn quan trọng, từ giờ trở đi, chúng tôi chỉ tập trung vào công tác truyền giáo.” Đó thật sự là chiến lược hết sức không hiệu quả!Dùng các ưu điểm để giúp cho yếu tố kém nhất!Sẽ là tốt hơn rất nhiều nếu nói rằng: “Từ nay trở đi, tốt hơn, hãy dùng những ân tứ tuyệt vời Chúa đã ban cho mỗi chúng ta để hoàn thành Đại Mạng Lệnh.” Đây là loại phương pháp tập trung cho chiến lược phát triển tự nhiên của hội thánh với tư cách một tổng thể. Chúng ta không ép một hội thánh vào một chương trình được định trước. Thay vào đó chúng ta chọn điều Chúa đã ban cho hội thánh và thưa rằng: “Chúng con có thể sử dụng tốt hơn điều này cho vinh hiển của Ngài và cho sự phát triển hội thánh Ngài như thế nào?”

Hãy coi chừng “các gương mẫu!”“Khi ai đó nói về những kinh nghiệm riêng của họ mà mô tả chúng như là các nguyên tắc có thể áp dụng phổ quát, thì chuông báo động phải kêu lên.” Chúng ta vừa thấy những kết quả rất mơ hồ của việc cố gắng áp đặt câu chuyện thành công của hội thánh này lên một hội thánh khác. Cũng giống như acid phốtphoric không phải là câu trả lời cho tất cả những nan đề trong nông nghiệp - cũng quan trọng như khoáng chất này đối với sự tăng trưởng của cây trồng - không một đặc điểm về phẩm chất riêng lẻ nào là giải pháp cho tất cả các nan đề của hội thánh.Không phải “tư cách lãnh đạo trao quyền,” “chức vụ theo ân tứ,” “sự sốt sắng thuộc linh” hay bất cứ một đặc điểm nào về phẩm chất là yếu tố then chốt đối với sự tăng trưởng của hội thánh. Và nếu hội thánh thấy rằng việc cải thiện một đặc điểm riêng biệt về phẩm chất được chứng minh là yếu tố then chốt - một số hội thánh thật sự kinh nghiệm điều này - thì rất có khả năng họ bởi trực giác, nhận biết yếu tố tối thiểu của mình. Tuyệt đối không có dấu hiệu cho thấy sự nhấn mạnh về lãnh vực này có thể đem lại cùng những kết quả trong một hội thánh khác.“Kinh nghiệm” không chứng minh gì cảTôi nhấn mạnh điểm này bởi vì có rất nhiều điều được viết ra về sự tăng trưởng hội thánh ngày nay đề ra những lời khuyên dành cho các hội thánh chẳng tốt hơn so với khẩu hiệu “axít phốt phoric là câu trả lời cho tất cả những nan đề về trồng trọt

Page 51: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

trên khắp thế giới.” Các vị mục sư mà đối với ho, một trong tám đặc điểm về phẩm chất đã trở nên quan trọng đặc biệt cao rao điều đó như là giải pháp cho nan đề của hội thánh khác. Nhưng khi một phần được quảng bá như là toàn bộ, thì nó mang mùi vị của sự mộng tưởng. Nếu khảo sát của chúng ta đã chứng minh được bất cứ điều gì, thì đó là: thu nhỏ sự tăng trưởng của hội thánh chỉ trong một vài lãnh vực chức vụ là điều không vững.Vì vậy nên thận trọng bất cứ khi nào một hội thánh đặt nền tảng luận đề của họ trên các kinh nghiệm riêng mà thôi. Mặc dầu kinh nghiệm riêng đem lại những lời làm chứng tuyệt vời, không nhất thiết nó chứng minh được bất cứ điều gì.

Sự khác nhau giữa các minh họa và các chứng cứ Vậy thì những lời chứng cá nhân không ích lợi gì hết sao? Mặc dầu kinh nghiệm tự nó không chứng minh bất cứ điều gì, chúng thường là minh họa đẹp đẽ điều được chứng minh. Những minh họa như vậy có một tác động tâm lý thuyết phục lớn hơn trên hầu hết con người so với bằng chứng mang tính khoa học. Đối với nhiều người, minh họa cụ thể, thuyết phục, sống động, dường như tạo thành một “chứng cứ” thật hiệu quảTrong chức vụ của mình, tôi cố gắng để đối xử đúng đắn với các nguyên tắc giáo dục này. Tôi làm hết sức mình để bảo đảm rằng những nguyên tắc tôi trình bày được chứng minh là có thể áp dụng phổ quát. Tuy nhiên, khi truyền đạt một ý tưởng cho người khác - trong một khóa hội thảo chẳng hạn - tôi chỉ liên hệ một cách dè dặt đến những kết quả khảo sát và sử dụng các giai thoại, câu chuyện, hình ảnh và những kinh nghiệm cá nhân thay vào đó.Sự khác biệt giữa những lời làm chứng, những mô hình, những nguyên tắc và những chương trình. Mỗi thứ đều có giá trị, nhưng không nên lần lẫn chúng với nhau. Lời làm chứngMô hìnhNguyên tắcChương trìnhLời mô tảmục tiêusử dụng đúngsử dụng không đúngMô tả kinh nghiệm cá nhân thường nhấn mạnh điều ngược lại với những gì thường xảy raNhững kinh nghiệm của một hội thánh được trình bày sao cho có thể nhận biết các cơ cấu tái hiện được. Điều cốt lõi gạn lọc từ hàng trăm mô hình; tiêu chuẩn quan trọng nhất là khả năng áp dụng phổ quát.Sự ứng dụng của những nguyên tắc phổ quát (lý tưởng) cho một hoặc nhiều hơn các tình huống thực tiễn.

Page 52: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Con người phải được cảm thúc bởi quyền phép của Chúa.Con người phải được thúc đẩy bởi một ví dụ đời thật để tự họ làm điều gì đó tương tự.Các hội thánh phải hiểu biết và áp dụng các định luật của sự tăng trưởng vốn là nền tảng cho mọi hình thức phát triển hội thánh.Các hội thánh phải được giúp đỡ bằng các bước thực tiễn, sử dụng những kinh nghiệm tích cực của hội thánh khác như một hình thức khuôn mẫu.“Tôi phải kinh nghiệm điều mà người ấy hoặc hội thánh ấy đã kinh nghiệm”“Tôi muốn đạt được sự thành công giống như vậy, tôi phải bắt chước đúng hội thánh khuôn mẫu ấy”“Những nguyên tắc này chỉ là một trong số những điều khả thi dành cho việc xây dựng hội thánh của Đấng Christ”“Nếu một chương trình hiệu quả đối với hội thánh tôi, nhất định cũng sẽ thích hợp cho các hội thánh khác nữa”“Thật là một kinh nghiệm tuyệt vời mà hội thánh ấy đã có được! Chúng ta hãy xem điều Chúa cũng sắm sẵn cho chúng ta” “Mình có thể lắm nên bắt chước một hội thánh khuôn mẫu trong một thời gian để khám phá những nguyên tắc phổ quát cũng áp dụng được cho mình”“Tôi cố gắng áp dụng các nguyên tắc này vào tình huống riêng của mình”“Tôi chọn một chương trình đặt cơ sở trên các nguyên tắc phổ quát thích hợp với tình huống của chúng tôi - hoặc tôi tự triển khai một chương trình cho mình”Minh họa thùng tròn tối thiểu mà tôi mô tả (xem trang 52) tuyệt đối không chứng minh điều gì cả, trừ việc mỗi chiếc thùng tròn chỉ có thể chứa một lượng nước nhất định. Dầu vậy, đây là một công cụ hữu hiệu minh họa cho điều đã được chứng minh một cách cẩn thận. Chúng ta đừng bao giờ nhầm lẫn những sự phân tích thuyết phục về mặt tâm lý hoặc những giai thoại làm hiệu lực các lời tuyên bố. Nhầm lẫn hai điều này gây nên những sự lộn lạo hỗn độn giữa những lời chứng cá nhân, các mô hình, các nguyên tắc, và các chương trình (xem sơ đồ ở trang trước) là điều luôn đặc trưng cho những thảo luận về sự tăng trưởng của hội thánh.“Hãy làm như chúng tôi!”Lẫn lộn giữa “kinh nghiệm cá nhân” với “những nguyên tắc phổ quát” xảy ra đặc biệt liên quan đến các hội thánh thành công là những hội thánh được tôn kính - một cách chính đáng - như là “các hội thánh mẫu mực”. Phần lớn những gì mà các hội thánh này khẳng định về sự tăng trưởng của hội thánh đều đáng chú ý. Tuy nhiên, các điều khác, được dò tìm như là những nguyên tắc phổ quát, không thể được chứng minh là như vậy. Tuy nhiên những người quan sát thường xem xét kích cỡ của hội thánh ấy như là tự nó đã đủ “chứng cớ” cho thấy các chủ thuyết là đúng và vì vậy có thể áp dụng cho các hội thánh khác.Khi ai đó bắt đầu nói về những kinh nghiệm cá nhân của họ, mô tả chúng như là những nguyên tắc phổ quát, thì chuông báo động phải rung lên. “Điều đã hiệu quả

Page 53: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

đối với tôi sẽ hiệu quả đối với bạn” là một tuyên bố nguy hiểm!Tầm quan trọng của các hội thánh mẫu mựcTôi không có ý bảo chúng ta không nên học tập từ các hội thánh mẫu mực. Hầu như không gì tốt hơn làm tan chảy lề thói bình thường của một hội thánh lâu năm cho bằng nhìn thấy hội thánh tăng trưởng, năng động, đầy sức sống. Tôi chỉ muốn mài sắc khả năng phân biệt của các bạn. Không phải tất cả những gì người lãnh đạo của các hội thánh ấy - thường là với sự bảo đảm nhấn mạnh - quảng báo như là một phương thuốc bách bệnh đều thực sự là phương thuốc thích hợp cho chúng ta.

Phần 3: Sáu nguyên tắc sự sống Bí quyết đối với tám đặc điểm về phẩm chất là việc thả lỏng“tiềm năng sống” mà Chúa đã ban cho hội thánh. Nếu điều này còn hơn cả một luận thuyết tốt đẹp, thì chúng ta phải hỏi: “Điều này hiệu quả như thế nào? Chúng ta có thể làm gì để giúp cho các phương thức tăng trưởng tự động mà chính Chúa đã xây dựng hội thánh Ngài vận hành nhiều hơn nữa so với hiện nay?” Nếu chúng ta tuân theo gương mẫu Kinh Thánh, học tập từ các định luật cố hữu trong sự sáng tạo của Chúa và ứng dụng chúng vào sự sống trong nước Chúa, chúng ta đối diện với nhiều nguyên tắc chi phối toàn bộ sự sống - kể cả “tổ chức” hội thánh.

Đề cao kỹ thuật hay sự sống? “Phần lớn những gì được công bố trong lãnh vực sự tăng trưởng của hội thánh gần sát với mô hình “rôbô” nhiều hơn là với mô hình“cơ thể”.Biểu tượng rõ nhất của điều tôi gọi là “lối nghĩ đề cao kỹ thuật” là một rôbô (xem cột bên trái). Sự chỉ dẫn đối với sự tăng trưởng của hội thánh càng giống với hình thức sơ đồ chi tiết này thì nó lại càng rời xa khỏi sự phát triển tự nhiên của hội thánh. Phương pháp sự sống tuân theo những định luật hoàn toàn khác; đó là logic của sự sống (xem cột bên phải) trái với logic của các máy móc. Đáng buồn thay, phần lớn sách vở nói về sự phát triển hội thánh trong những năm gần đây có lối suy nghĩ gần sát với khuôn mẫu “rôbô” hơn là phương pháp “cơ thể”.

Vì sao mô hình“rôbô” không hữu hiệu Tôi không hàm ý rằng các thủ tục thực hiện rô bô không hiệu quả. Chúng vận hành rất tốt, thật thế - trong thế giới công nghiệp, máy móc và máy tính - nói ngắn gọn, trong lãnh vực phi sự sống. Tuy nhiên chúng lại thất bại nặng nề trong lãnh vực sự sống. Đây là hai lãnh vực phân biệt cơ bản, và thật vô ích khi tìm cách hoán đổi cách phát triển của chúng cho nhau.Phương pháp đề cao kỹ thuật: mô hình “rôbô” . Ngay từ đầu, tất cả các mảnh đều ở trong hình thức cuối cùng và hoàn toàn được sắp xếp lại với nhau theo kế hoạch từng bước một. Tất cả các thành phẩm đều giống hệt nhau và làm chính xác điều chúng đã được lên chương trình để làm. Không hề có ai nghĩ đến việc gieo các rô bô và đợi chúng nẩy mầm. Chúng ta

Page 54: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

không thể trồng chúng, tưới nước cho chúng hay thu gặt chúng. Chúng ta không thể cho chúng sữa để giúp chúng lớn, cũng không thể đặt chúng dưới vòi sen phun nước lạnh để gia tăng các cơ chế miễn nhiễm của chúng. Các định luật tăng trưởng hữu cơ không áp dụng cho thế giới của chúng được, trái lại, các nguyên tắc kỹ thuật của thế giới rô bô không áp dụng cho thế giới sự sống. Chúng ta không thể mong chúng giúp ích cho cơ thể sống được gọi là “hội thánh”.Suy nghĩ về sự phát triển hội thánh của các nhà đề cao kỹ thuật đối với sự phát triển tự nhiên của hội thánh cũng giống như một rôbô đối với một con người, một mô hình của viện bảo tàng sáp đối với một cơ thể sống, một cành hoa nhựa đối với một đóa hồng ngát hương. Có sự giống nhau nhất định, nhưng không hề có sự giống nhau bên ngoài giữa loạt các bức tranh trên hai trang.

Mù lòa đối với nguyên tắc “tự động” Sai lầm lớn nhất trong lối nghĩ đề cao kỹ thuật là sự xao lãng hoàn toàn của nó đối với các phương thức tăng trưởng tự động. Không máy móc nào - thậm chí rô bô tài năng nhất có thể tự sản xuất chính nó. Nguyên tắc “hoàn toàn tự động” có thể quan sát được trong mọi quá trình tăng trưởng của sinh vật nhưng không được biết đến trong thế giới kỹ thuật. Tuy nhiên đó là bí quyết để hiểu được các quá trình hữu cơ và đặc biệt là để hiểu được cơ thể “hội thánh.”Vì vậy trong chương này, tôi muốn mô tả các nguyên tắc nhất định điển hình cho thế giới sự sống. Mặc dầu hoàn toàn khác nhau, chúng có một điểm chung: tất cả đều giúp để mang lại những kết quả khả thi lớn nhất với sự tiêu tốn năng lượng ít nhất.Sử dụng hiệu quả năng lượng này là một trong những điều thú vị nhất chúng ta có thể quan sát giữa vòng các hệ thống tự bảo tồn trong công trình sáng tạo của Chúa. Trong thế giới kỹ thuật, một lượng lớn năng lượng bên ngoài cần thiết để khởi động máy, thì trong thế giới sự sống điều này xảy ra “hoàn toàn tự động.”Phương pháp sự sống: Mô hình “thân thể”. Điều này không do lắp ráp các mảnh được chuẩn bị trước mà có. Một tế bào đơn bắt đầu phân chia - trước nhanh, sau chậm hơn. Bằng cách này, một cơ thể phức tạp bắt đầu phát triển. Kết quả của quá trình này là một cá thể có cá tính riêng biệt.

Vì sao đề cao kỹ thuật không hiệu quả “Các phương pháp đề cao kỹ thuật thường dẫn đến điều hoàn toàn trái ngược với những gì được định.” Chúng ta đừng bao giờ buộc tội những Cơ Đốc Nhân có khuynh hướng suy nghĩ theo lối đề cao kỹ thuật là có động cơ sai trật. Ao ước để bảo vệ hội thánh của Đức Chúa Giêxu Christ của họ còn hơn cả sự chính đáng. Chúng ta không phản đối động cơ của họ, mà phản đối những phương pháp mà họ tìm cách để đạt đến mục tiêu của mình.Để minh họa sự thiển cận của phương pháp đề cao kỹ thuật, chúng ta hãy xem một

Page 55: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

ví dụ từ một lãnh vực hoàn toàn khác - sự quản lý đời sống hoang dã. Để bảo vệ số lượng voi của mình, một xứ sở Châu Phi nọ đã thiết lập một khu đất dành riêng cho voi. Kết quả ngắn hạn thành công hoàn toàn: số lượng voi, cứ luôn bị thu nhỏ bởi những kẻ thù trong tự nhiên và những tật bệnh, đã có thể gia tăng không bị cản trở. Trong một thời gian nhất định, việc cung cấp cây sim gai đầy đủ cho cả bầy. Nhưng số lượng bầy càng gia tăng, thì thực vật càng bị giảm đi bởi voi gặm cỏ. Cuối cùng cây sim gai đã bị gặm sạch.Bấy giờ điều kiện đã thay đổi nhanh chóng. Không những sự gia tăng của voi ngừng lại; mà điều tồi tệ hơn đã xảy ra - toàn bộ đàn voi đã chết! Chính các phương pháp định để bảo vệ cho voi - hiệu quả ngắn hạn - đã dẫn đến chặng đường dài tuyệt chủng đàn voi (xem hình).Logic của những người đề cao kỹ thuậtLogic của “những người bảo vệ voi” (là điều giết hại voi) là điển hình đối với lối nghĩ của những người đề cao kỹ thuật nói chung. Cũng chính logic này bảo với chúng ta rằng các bảng hiệu giao thông càng nhiều sẽ càng an toàn, vũ khí càng mới càng có bình an hơn, thuốc kháng sinh mạnh hơn sẽ khỏe mạnh hơn, chi tiêu phúc lợi xã hội cao hơn dẫn đến ít nghèo thiếu hơn, phân bón nhiều hơn thì kết quả cao hơn. Bây giờ chúng ta biết - hoặc ít ra phải biết rằng - logic đầu vào đầu ra của những người đề cao kỹ thuật này đã sai trong nhiều trường hợp.Những biện pháp khôn ngoan như vậy có thể được trong những tình huống giới hạn và ràng buộc về thời gian, tất cả đều lâm nguy vì hủy hoại những gì muốn bảo vệ. Tăng thêm các bảng hiệu giao thông và các qui định đôi khi làm xao lãng sự tập trung của tài xế, vũ khí có thể trở thành nguyên nhân xung đột, kháng sinh làm suy yếu hệ thống miễn nhiễm, tiêu xài theo phúc lợi làm nghẹt ngòi sự tự thúc đẩy, và phân bón có thể làm hại đất.

Mù lòa trước những hậu quả Trong nhiều trường hợp, những nỗ lực như vậy gây nên những tổn hại lâu dài. Hậu quả chính là điều đi ngược lại những gì được định. Đó là do logic tuyến tính cứng nhắc của lối nghĩ đề cao kỹ thuật (“từ A-B”) mà chúng tôi sẽ mô tả ở phần IV. Những nhà đề cao kỹ thuật mù lòa trước các hậu quả theo chu trình khép kín từ điểm B trở lại điểm A. Để hiểu được quá trình tự nhiên, chúng ta cần quán triệt các hiệu quả theo chu kỳ khép kín này.

Những kết quả của quyết định đề cao kỹ thuật Trong các hội thánh, chúng ta thấy cùng sai lầm mà chúng ta đã đối diện trong ví dụ về những con voi “được bảo vệ để chết” rất nhiều lần. Tôi xin đề cập một trường hợp điển hình: một nhân sự được quí trọng trong hội thánh về hưu và giới lãnh đạo ra sức tìm kiếm một sự thay thế. Bởi vì dường như không có ai có ân tứ thuộc linh giống vị ấy nên họ quyết định đưa vào vị trí này một người sẵn lòng làm công việc ấy - rốt lại, “có người phải làm công việc đó.” Kết quả trước mắt rất tốt -

Page 56: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

công việc tiếp tục, nhân vật mới cảm thấy được tôn quí vì đã đáp ứng yêu cầu và mọi người dường như thỏa lòng - ít ra là vào lúc này.Tuy nhiên theo tầm nhìn dài hạn, thì mọi sự lại khác: người mới đến đã quen với ý tưởng cho rằng nhận một công việc không phù hợp với các ân tứ thuộc linh của mình là điều bình thường. Người ấy thậm chí giải thích cho sự thất vọng này (bắt đầu do thiếu khả năng) như là “chịu khổ bởi vì Đấng Christ,” trong khi những thành viên anh em trong hội thánh thì khen ngợi anh vì đã đi quá sự kêu gọi của bổn phận. Một mô hình sai trật đầu độc hội thánh. Những Cơ Đốc Nhân có ân tứ thích hợp thì nảm lòng không tình nguyện nhận công việc bởi vì có vẻ khiếm nhã khi “đẩy” người tôi tớ tận tụy của Chúa ra!

Sức mạnh của con người thay vì năng quyền của Chúa Ví dụ này có vẻ như bình thường, nhưng không phải vậy. Đó là kết quả cuối cùng của một dây chuyền gồm các quyết định đề cao kỹ thuật dẫn đến sự sai chức năng từng bước một của nguyên tắc “hoàn toàn tự động” trong một hội thánh. Những thiện chí và nỗ lực của con người ngày càng thay thế điều mà chính Chúa muốn làm.Sáu nguyên tắc sau đây là một nỗ lực để liên hệ các qui luật của thế giới sự sống với những nỗ lực của chúng ta trong sự phát triển hội thánh.

Nguyên tắc 1: Sự phụ thuộc lẫn nhau “Hễ khi nào các hội thánh làm việc với một trong tám đặc điểm phẩm chất, giá trị thay đổi không những đối với lãnh vực đó, mà còn đối với tất cả các lãnh vực khác nữa!”sự phụ thuộc lẫn nhau là nguyên tắc thứ nhất trong sáu “nguyên tắc sống” chúng ta sẽ học tập với cái nhìn liên quan đến mối quan hệ của chúng đối với sự tăng trưởng của hội thánh. Một trong những phép lạ quan trọng trong sự Sáng Tạo của Chúa là sự phụ thuộc lẫn nhau từ các vi sinh vật nhỏ nhất cho đến các ngôi sao hùng vĩ nhất. Tâm trí của chúng ta khó mà hiểu thấu được sự khôn ngoan của hệ thống tự điều chỉnh của các yếu tố có liên hệ lẫn nhau này. Nguyên tắc sống (hữu sinh) của sự phụ thuộc lẫn nhau tuyên bố rằng cách các phần riêng lẻ được kết hợp vào toàn bộ một hệ thống quan trọng hơn là chính bản thân các phần ấy.Nguyên tắc này là nền tảng cho bất cứ hình thức phát triển hội thánh nào. Dầu hội chúng có biết điều đó hay không. Hội thánh của Đức Chúa Giêxu Christ là một cơ thể phức tạp với nhiều phần liên hệ lẫn nhau theo kế hoạch của Đức Chúa Trời. Có lẽ không thể nào thật sự hiểu bất cứ một trong các phần này (như một trong tám “đặc điểm về phẩm chất” hoặc bất cứ sinh hoạt nào của hội thánh) cho đến khi người ta đã hiểu mối quan hệ của nó với tổng thể. Nếu một cá thể hành động dựa trên bất cứ một yếu tố đơn lẻ nào, nó đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ các phần khác - một hiện tượng lạ đối với lối nghĩ tuyến tính.

Page 57: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Một nguyên nhân, hàng trăm hậu quả Những khảo sát của chúng tôi về hội thánh giúp chúng tôi nghiên cứu trực tiếp xem nguyên tắc này thật sự hoạt động như thế nào. Kết quả khảo sát là chúng tôi đã có thể cung cấp cho bất cứ hội thánh quan tâm nào một chỉ số chất lượng của mỗi đặc điểm trong tám đặc điểm về phẩm chất. Với các hội thánh yêu cầu các bản phân tích lập đi lập lại, chúng tôi đã khám phá một yếu tố thú vị: hễ khi nào họ trau dồi một trong tám đặc điểm phẩm chất này, thì giá trị thay đổi không chỉ đối với lãnh vực ấy, nhưng cho tất cả các lãnh vực khác nữa! Chẳng hạn, khi trau dồi đặc điểm phẩm chất “chức vụ theo ân tứ” sẽ ảnh hưởng đáng kể tới những lãnh vực khác, kể cả “tư cách lãnh đạo,” “đời sống tâm linh,” “các cơ cấu,” và “các mối quan hệ” - và các kết quả này có thể vừa tích cực vừa tiêu cực!Lối nghĩ phụ thuộc lẫn nhau - các cơ cấu phụ thuộc lẫn nhauLối suy nghĩ phụ thuộc vào nhau phải dẫn đến các cơ cấu hội thánh phụ thuộc nhau. Tuy nhiên, không phải mọi hình thức phụ thuộc nhau đều lành mạnh, như có thể thấy trong các minh họa bên tay phải. Điều quan trọng là phải định hướng một hình thức phụ thuộc lẫn nhau đem lại sự hình thành các cơ chế phụ có khả năng tiếp tục nhân bội. Điều quan trọng là chúng ta phải lấy cảm hứng từ các kiểu mẫu trong thiên nhiên - không phải tình cờ mà Kinh Thánh thường xuyên nhắc đến chúng - thay vì tìm kiếm giải pháp cho các nan đề kế hoạch của chúng ta trong các cẩm nang quản lý, đa số vốn hết sức đề cao kỹ thuật.(Hình vẽ)Các tế bào được tổ chức tốt trong màng nhầy đường ruột (800:1)Sự phụ thuộc hỗ tương theo cấu trúcSự suy nhược của cấu trúc màng nhầy do ung thư phát triển nhanh gây ra (800:1)Quan hệ hỗ tương không theo cấu trúcCác minh họa này cho đến nay cho thấy không phải mọi hình thức phát triển đều tốt (xem sự phát triển ung thư trong hình bên phải). Một đặc điểm của sự “phát triển lành mạnh là sự phụ thuộc lẫn nhau theo đúng cấu trúc” (trái), với các cơ chế phụ có thể phân biệt rõ ràng.Sự phụ thuộc lẫn nhau và sự khôn ngoan theo Kinh ThánhMặc dầu thuật ngữ “phụ thuộc lẫn nhau” không xuất hiện trong Kinh Thánh - cũng giống như hầu hết các thuật ngữ khác mà tôi sử dụng trong sự phát triển tự nhiên của hội thánh - thực tế nằm đằng sau điều đó có liên quan chặt chẽ với điều được gọi là “khôn ngoan” trong Kinh Thánh. Để xem xét một hiện tượng trong bối cảnh các mối quan hệ nhiều mặt của nó thay vì riêng biệt, nhận biết trật tự mà Chúa, Đấng Tạo Hóa đã định - đó là bản chất cơ bản của sự khôn ngoan theo Kinh Thánh. Với sự khôn ngoan này là tiêu chuẩn của chúng ta, các sản phẩm của lối nghĩ đề cao kỹ thuật có thể vẫn xuất hiện như là “thông thái,” nhưng nhất định không phải là khôn ngoan.Một ví dụ về “sự lệ thuộc lẫn nhau theo cấu trúc” trong một hội thánh: Các buổi

Page 58: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

nhóm thường xuyên của các trưởng ban. Có sự khác biệt đáng kể giữa các hội thánh có chỉ số chất lượng cao với các hội thánh có chỉ số chất lượng thấp.Các buổi nhóm của các nhân sự trong hội thánh“Các trưởng ban trong hội thánh thường xuyên nhóm lại để thảo luận”Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởng80%25%29%78%

Nguyên tắc 2: Nhân bội “Cây không cứ lớn mãi, nó phải sinh ra những cây mới, những cây ấy sau đó lại sinh ra nhiều cây nữa.” Sự tăng trưởng vô hạn có thể là giấc mơ của một nhà đề cao kỹ thuật, là điều hết sức phi sự sống. Mỗi hình thức tăng trưởng hữu cơ sớm hay muộn cũng sẽ đạt đến giới hạn tự nhiên của nó. Một cái cây không cứ lớn mãi; nó sinh ra các cây mới, sau đó, lại sinh ra nhiều cây nữa. Đó là nguyên tắc sống của “sự nhân bội,” đặc trưng của tất cả tạo vật của Đức Chúa Trời.Khảo sát của chúng tôi cho thấy rõ nguyên tắc này ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào đến phẩm chất của hội thánh và sự tăng trưởng của hội thánh đó. Một ví dụ giữa nhiều ví dụ là sự nhân bội các nhóm nhỏ. Chúng tôi yêu cầu tất cả những người tham dự khảo sát xem nhóm nhỏ của họ có mục tiêu nhân bội bằng sự phân chia hay không. Chúng tôi cố ý không hỏi việc điều động các nhóm nhỏ của hội thánh nói chung, mà về những kế hoạch cụ thể danh cho nhóm riêng của họ. Kết quả là, như được thấy ở sơ đồ bên dưới, điều này hết sức rõ ràng: Hầu như không phương diện nào khác của đời sống hội thánh lại có ảnh hưởng lớn như vậy về cả chỉ số chất lượng lẫn sự tăng trưởng của một hội thánh.

Kết quả đích thực của cây táo Nguyên tắc nhân bội áp dụng cho mọi lãnh vực của sự sống hội thánh: Cũng giống như kết quả thực sự của cây táo không phải là trái táo, mà là một cây táo khác, kết quả đích thực của một nhóm nhỏ không phải là một tân tín hữu, mà là một nhóm khác; kết quả đích thực của một hội thánh không phải là một nhóm mới, mà là một hội thánh mới; kết quả đích thực của người lãnh đạo không phải là người đi theo, mà là một lãnh đạo mới; kết quả đích thực của một nhà truyền giảng không phải là người qui đạo, mà là những nhà truyền giáo mới. Hễ khi nào nguyên tắc này được hiểu và được áp dụng, thì những kết quả thật lạ lùng - như có thể chứng tỏ bằng

Page 59: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

thực nghiệm.Tôi tin rằng khái niệm nhân bội là động cơ hết sức quan trọng để thành lập hội thánh mới, chứ không phải là thái độ đối địch đối với các hội thánh hiện tại, như một số người tin một cách sai lầm. Tái sinh sôi thông qua sự nhân bội, đơn giản là một nguyên tắc sống của moị sinh vật Chúa tạo dựng, trong đó có cả hội thánh của Đức Chúa Giêxu Christ.Hình vẽ

Sự nhân bội tế bào “Mục tiêu được tuyên bố rõ của nhóm nhỏ chúng tôi chính là nhân lên bằng cách phân chia tế bào”46%13%31%60%Phẩm chất caoPhẩm chất thấpSa sútTăng trưởngTỉ lệ phần trăm các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”Nguyên tắc tăng trưởng hữu cơ: Tính riêng biệt của nó là nó có giới hạn thời gian và mang theo sự kết thúc phát triển trong chính nó. Cơ thể không tăng trưởng bất tận, nhưng tái sinh sôi - một hình thức của “sự tăng trưởng” vượt trội cá tính riêng của nó.Bởi vì chúng tôi đã trình bày (xem trang 46- 48) rằng hầu hết các hội thánh không nên theo khuôn mẫu của các siêu hội thánh, vấn đề nhân bội của hội thánh thậm chí trở nên quan trọng hơn nữa. Ủng hộ các hội thánh nhỏ hoàn toàn không có nghĩa là ủng hộ sự trì trệ và mức tham gia nhóm lại thấp. Đây là một lời kêu gọi để tiếp tục nhân bội. Nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ có mối liên hệ tích cực rõ ràng giữa chỉ số phẩm chất của một hội thánh với số lượng các hội thánh mà họ đã thành lập trong vòng năm năm qua.Hầu như không điều gì chứng tỏ sự mạnh khỏe của một hội thánh nhiều cho bằng sự sẵn sàng - và khả năng! - để sinh ra các hội thánh mới. Điều ngược lại cũng đúng như vậy. Không gì tỏ rõ sự yếu đuối hơn là các cơ cấu do hoạch định đã ngăn trở sự nhân bội, hoặc may lắm thì cho phép nó như một ngoại lệ tuyệt đối.Khuôn mẫu chức vụ của Đấng ChristMặc dầu thuật ngữ “nhân bội” không tìm thấy trong Kinh Thánh, chúng ta có thể tìm được nhiều minh họa về cách Chúa sử dụng nguyên tắc này. Ví dụ rõ nhất là chức vụ của Đấng Christ. Ngài đã đầu tư chính mình trước hết vào mười hai môn đồ của Ngài, là những người sau đó đã được ủy thác để môn đệ hóa cho những

Page 60: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

người mà rồi đến phiên họ, môn đệ hóa cho những người khác nữa. Đại Mạng Lệnh là gì nếu không phải là một sự kêu gọi để tiếp tục nhân bội?

Sự nhân bội và sự chết Nơi nào quá trình nhân bội hoạt động thì được phép nói thẳng về “sự chết” . Vì sao các nhóm hoặc thậm chí toàn bộ các hội thánh không được phép chết sau khi họ đã phát triển và kết thúc theo tự nhiên? Ý tưởng này hoàn toàn không phải đe dọa, nếu một hội thánh hoặc một nhóm nào đó đã sanh ra bốn “con” 16 “cháu” và 54 “chắt!” Trong sự Sáng Tạo của Chúa, “thông tin di truyền” vẫn còn và nó tự sinh sôi, mặc dầu những cơ quan riêng lẻ có thể chết.

Nguyên tắc 3: Sự chuyển hóa năng lượng “Đối với tôi, dường như đây là một trong số những nguyên tắc tăng trưởng hội thánh ít được biết đến nhất.”Một trong những cách chủ yếu của tự nhiên để bảo đảm các sự sống sinh vật và toàn bộ các hệ sinh thái là điều mà sinh thái học gọi là “nguyên tắc nhu đạo.” Các lực lượng và các năng lượng hiện có - thậm chí các năng lượng thù địch - được chuyển hóa theo hướng mong muốn thông qua những năng lượng điều khiển rất nhỏ. Vì vậy năng lượng hủy hoại có thể trở thành năng lượng sinh sôi. Trái với nguyên tắc này là “trí lực của nhà quyền anh” thoạt đầu, dùng sức mạnh để tránh sức mạnh của đối thủ (hoặc của môi trường) và sau đó lại dùng sức mạnh để đạt được mục tiêu đã định.Chúng ta có thể nghiên cứu nguyên tắc chuyển hóa năng lượng bằng cách quan sát cách cơ thể chống lại virus. Virus thường khiến chúng ta mắc bệnh, vì vậy chúng không tốt. Tuy nhiên có một vài virus khiến cho thân thể phản ứng ngược lại và làm mạnh mẽ hệ thống miễn nhiễm của cơ thể. Đây là nguyên tắc được sử dụng trong việc tiêm vắc xin. Năng lượng hủy hoại sức khỏe bị chuyển hóa thông qua quá trình tiêm vắc xin trở thành các năng lượng tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đức Chúa Trời sử dụng nguyên tắc này như thế nào. Chúng ta thường xuyên đối mặt với nguyên tắc chuyển hóa năng lượng trong Kinh Thánh. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là cách Phaolô, ở tại Arêôba, đã nhắc đến “chúa không biết” (rõ ràng là một hình tượng) và dùng nó làm điểm xuất phát cho bài truyền giảng của ông ở tại Athên (Công vụ 17). Phương cách của Chúa thông qua các thời kỳ bắt bớ Cơ Đốc (Công vụ 8) là để phát triển tin lành là một biến thể nữa của nguyên tắc này. Máu của những người tuận đạo đã trở thành hạt giống của hội thánh. “Năng lượng thù địch” vì vậy đã được chuyển hóa thành “năng lượng thánh.”

Sử dụng khủng hoảng cách sáng tạo Việc hiểu nguyên tắc này có những kết quả sâu rộng thậm chí ảnh hưởng đến cách

Page 61: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

xử lý khủng hoảng và những tai ương. Ta không được thụ động đầu phục trước số phận (“Chúa đã đem đến”) cũng không được ương bướng đối địch nó (“Satan đã làm điều này”) mà thay vào đó hãy tự hỏi mình: “Tôi có thể sử dụng tốt nhất tình huống này cho sự phát triển nước Chúa như thế nào?” Đây là một vấn đề hết sức sáng tạo - và cũng rất đúng Kinh Thánh. Lời hứa trong RoRm 8:2, 8 chép rằng: “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những kẻ yêu mến Đức Chúa Trời.”Đối với tôi, dường như đây có lẽ là một trong những nguyên tắc phát triển của hội thánh ít được biết đến nhất. Tuy nhiên sự ứng dụng nhất quán của nó có thể giúp các hội thánh gặp khủng hoảng kiên trì hơn là nhiều trò màu mè phổ biến về sự tăng trưởng.Trượt nước là một minh họa rất tốt về nguyên tắc chuyển hóa năng lượng. Thay vì phí năng lượng để chống lại những đợt sóng (“trí lực của nhà quyền anh”) người ấy tận dụng sức mạnh của các ngọn sóng thông qua việc lèo lái cách khéo léo.

Kết quả đối với công tác truyền giáo Nhiều hình thức chức vụ đề cao kỹ thuật - như các phương pháp lôi kéo trong việc truyền giáo - có mối quan hệ chặt chẽ với tinh thần của nhà quyền anh. Phương pháp hướng đến nhu cầu thì hoàn toàn khác. Ở đây, nhu cầu của người chưa tin Chúa (không nhất thiết phải là những nhu cầu “thuộc linh” !) được lưu ý một cách nghiêm túc, và năng lượng đằng sau chúng được thực hiện cho các mục tiêu của Chúa dành cho người ấy.Các hội thánh với chỉ số chất lượng cao sẽ hiểu được tầm quan trọng của nguyên tắc này theo bản năng, ví dụ, như được thấy qua cách họ đưa những người mới tin Chúa vào công tác truyền giáo (xem sơ đồ phải). Nhiều hội thánh ngần ngại khi đưa những tân tín hữu vào trong các nỗ lực truyền giáo, bởi vì sự chưa chín chắn về mặt thuộc linh cũng như sự thiếu hiểu biết của họ(sợ rằng họ có thể nói sai điều gì đó). Tuy nhiên, nguyên tắc chuyển hóa năng lượng nhìn thấy khả năng này: những người mới tin Chúa vẫn có nhiều mối tiếp xúc với “thế gian”, vẫn nói ngôn ngữ “đời này” và có chung nhiều khuôn mẫu suy nghĩ với các bạn chưa tin Chúa của họ. Thay vì la lên “Cẩn thận, nguy hiểm!” các hội thánh tăng trưởng sử dụng năng lượng của họ cho nước Đức Chúa Trời.Hình vẽCác tân tín hữu“Chúng tôi nhắm đến việc đưa các tân tín hữu vào mục vụ truyền giáo”chất lượng caochất lượng thấpSa sútTăng trưởng50%

Page 62: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

55%12%38%Tỉ lệ phần trăm các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”

Nguyên tắc 4: Đa Công Dụng “Nguyên Tắc Đa Công Dụng là liệu pháp tốt nhất cho rất nhiều Cơ Đốc Nhân bị nhiều gánh nặng” Nguyên tắc sống của tính đa công dụng được minh họa rõ nhất bởi bức hình bên tay phải. Những chiếc lá rụng khỏi cây không hề “lãng phí ” vì sự vứt bỏ nó sẽ phải tốn thêm năng lượng (logic điển hình của những người đề cao kỹ thuật). Các vi sinh vật trong đất sẽ chuyển hóa những chiếc lá chết này thành chất mùn, là chất sau đó cung cấp các chất bổ dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng thêm nữa của cây và sản lượng của bộ lá mới. Chu trình này là cấu trúc căn bản của mọi hình thức sự sống. Chúng ta đã thành công ở mức bắt đầu các tiến trình tương tự trong hội thánh của mình , chúng ta cũng sẽ kinh nghiệm thể nào, năng lượng, một khi được đầu tư, có thể đưa vào nhiều công dụng.Đối với tôi dường như nguyên tắc này thường bị hiểu một cách đơn giản thái quá. Mặc dầu các phương tiện của hội thánh trở nên đa mục đích là điều chắc chắn có ý nghĩa, hoặc để cho sự chuẩn bị bài giảng của mục sư được nhân đôi như là những ghi chú cho bài học Kinh Thánh, điều này chưa quán triệt được ý nghĩa trọn vẹn nằm đằng sau thuật ngữ đa công dụng. Khi chúng ta quan sát ví dụ của cây, thì điểm chính của nguyên tắc này là những kết quả của công việc được chuyển hóa thành năng lượng, là điều sẽ duy trì công việc tiếp tục.

Tính đa công dụng và việc môn đệ hóa Ý nghĩa chủ yếu của tính đa công dụng được minh họa rõ ràng bởi nguyên tắc đồng lãnh đạo, là điều được sử dụng nhiều hơn trong các hội thánh có chỉ số chất lượng cao so với các hội thánh khác (sơ đồ bên trái). Các hội thánh này không có những người lãnh đạo chỉ đầu tư năng lực vào vai trò lãnh đạo, mà còn vào các chương trình huấn luyện để phát triển những người lãnh đạo mới. Sự tham gia thật sự trong việc lãnh đạo cung ứng môi trường huấn luyện tốt nhất cho những người lãnh đạo mới. Sự đầu tư năng lực ban đầu được đưa vào sử dụng nhiều, và cuối cùng phục vụ hướng đến việc chiêu mộ những người lãnh đạo mới. Đây chính xác là mô hình mà chúng ta quan sát được trong chức vụ của Đấng Christ. Ngài không có các chương trình riêng biệt để huấn luyện môn đệ và giúp đỡ công chúng. Ngài đã huấn luyện các môn đồ qua việc giảng dạy cho dân chúng. Kinh nghiệm- trong-công việc này thu được sự đào luyện có chất lượng cao hơn, mà lại đầu tư năng lượng ít hơn.

Nguyên tắc Đồng Lãnh Đạo

Page 63: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Những người lãnh đạo nhóm và các trưởng ban đều có một người đồng lãnh đạo.53%35%11%27%Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútPhát triểnTỉ lệ phần trăm các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”Không có sự lãng phí trong thiên nhiên: Những chiếc lá rụng khỏi cây biến thành chất mùn và cung cấp các chất bổ dưỡng để hỗ trợ cho sự tăng trưởng thêm nữa của cây từ chỗ chúng rụng xuống.

Sự tự tổ chức về mặt tài chánh Nguyên tắc đa công dụng ảnh hưởng đến mọi lãnh vực của đời sống hội thánh, kể cả phương diện tài chánh. Một ví dụ điển hình về logic tuyến tính của mô hình đề cao kỹ thuật là “mô hình của người dâng hiến” kinh điển (là điều mà chắc chắn được chứng minh là đúng trong những tình huống nhất định). Chúng ta giả định rằng một người dâng hiến (điểm A) hỗ trợ một đề án nào đó (điểm B). Kết quả từ đề án không đi trực tiếp đến nguồn (nghĩa là người dâng hay điểm A). Được trình bày bằng đồ thị, chúng ta hình dung một mũi tên từ A đến B. Quá trình này đòi hỏi sự tiêu tốn năng lực gấp đôi: thứ nhất, lo tìm những người đóng góp, và thứ nhì, để hoàn thành đề án. Năng lượng được sử dụng để tìm người dâng rõ ràng là mất cho dự án - đa gánh nặng thay vì đa công dụng.Trái lại, trong mô hình chu trình khép kín, những người được lợi từ dự án (điểm B) đóng góp cho sự đầu tư tài chánh của mình (điểm A). Năng lượng đi trọn một vòng. Cùng năng lượng được dành để chu cấp cho dự án, cung cấp tài chánh trở lại cho nó. Như vậy, một cơ cấu tự chu cấp về mặt tài chánh được triển khai.

Nguyên tắc 5: Sự Cộng Sinh “Thật đáng buồn, vì đối với nhiều Cơ Đốc Nhân lý tưởng hiệp nhất thường bị kết hợp với khái niệm của một cơ chế độc quyền.”Sự cộng sinh, theo Webster, là “sự sống chung thân mật giữa hai sinh vật khác nhau trong một mối quan hệ ích lợi chung.”Hai mô hình tiêu cực tương phản với nguyên tắc này là: cạnh tranh và độc canh. Sự cạnh tranh thừa nhận “những sinh vật khác nhau,” cũng giống như sự cộng sinh thừa nhận. Nhưng những sinh vật này làm hại nhau, thay vì giúp đỡ nhau. Độc canh, trái lại, (được gọi là chủ nghĩa độc quyền trong kinh tế và xã hội), đánh mất tính đa dạng của các loài, và chỉ một loài sinh vật thống trị. Điều này rõ ràng loại trừ sự cạnh tranh gây hủy diệt, nhưng cũng cướp đi sự phụ thuộc lẫn nhau mang

Page 64: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

tính cộng sinh của các loài khác nhau.Mọi hình thức của tình trạng độc canh đều bày tỏ lối nghĩ đề cao kỹ thuật. Các nhà đề cao kỹ thuật mù lòa trước những tác động quan trọng, làm bình ổn, của các loại bờ rào, đầm lầy và tính đa dạng của nghề làm vườn. Ngày nay chúng ta biết rằng nông nghiệp tự chọn - giống như tất cả các hệ thống hữu cơ - đòi hỏi luân canh. Nỗ lực quá đáng để làm gia tăng tính hiệu quả bằng việc độc canh hủy hoại sự tự điều chỉnh tự nhiên mà sự cộng sinh và sự phụ thuộc lẫn nhau trong tự nhiên cung ứng. Về lâu dài, toàn bộ hệ sinh thái bị tổn hại tồi tệ (xem các bức tranh bên phải). Càng kém được ích từ sự vận hành tự do của các hệ thống sinh thái chưa bị phá hủy, chúng ta càng phải đổ nhiều năng lượng hơn cho nông nghiệp. Chúng ta ra sức để đền bồi thông qua các loại phân bón và thuốc trừ sâu nhân tạo để đổi lấy những gì mà tự nhiên mặt khác đã “hoàn toàn tự động” điều chỉnh.

Sự hiệp nhất không phải là chủ nghĩa độc quyền Điều đáng buồn là đối với nhiều Cơ Đốc Nhân, ý tưởng của sự hiệp nhất thường bị liên hệ với khái niệm của một cơ chế độc quyền - một cách bày tỏ đặc trưng của lối nghĩ đề cao kỹ thuật. Đối với họ, sự hiệp nhất Cơ Đốc là quan trọng nhất khi tất cả các hội thánh đều thuộc về một giáo phái đơn độc rộng lớn, sử dụng cùng một nghi thức, và giữ cùng các sự thực hành. Điều tương tự với nông nghiệp độc canh là lối nghĩ đề cao kỹ thuật dễ dàng được thấy nằm đằng sau cả hai mô hình này.

Các ân tứ thuộc linh và sự cộng sinh Trong khảo sát của mình, chúng tôi đã quan sát được kết quả của sự hợp tác cộng sinh trong nhiều lãnh vực khác nhau của đời sống hội thánh. Có lẽ ví dụ rõ nhất là phương pháp theo ân tứ đối với chức vụ. Thay vì sản sinh ra những nhân sự Cơ Đốc bằng bản sao tên giấy than, hội thánh khích lệ sự phối hợp các ân tứ khác nhau rộng lớn và các loại cá tánh, tất cả đều làm ích cho nhau. Một kết quả điển hình của sự làm việc với các cơ cấu cộng sinh như vậy là nhu cầu của từng Cơ Đốc Nhân (“tôi được hưởng gì?”) và nhu cầu của cả hội chúng (điều gì sẽ giúp cho hội thánh chúng ta phát triển?) bổ sung cho nhau thay vì cạnh tranh với nhau. Dầu là trường hợp nào, điều đáng lưu ý là các hội thánh với chỉ số chất lượng cao áp dụng nguyên tắc này cách nhất quán hơn các hội thánh khác (xem sơ đồ bên dưới).Độc canh rau diếp

Sự hư hại do độc canh quá mức “Luật Vàng”Các sách báo nói về sự quản lý thế tục hiện nay chỉ đến nguyên tắc này như là “các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.” Điều này có nghĩa là thay vì có kẻ thắng người thua, các quyết định được tiến hành sao cho mọi người được thắng. Mặc dầu một số các nhà lý luận về quản trị ăn mừng điều này như một điều cao quí, nó thật sự không giống như “Luật Vàng” mà Chúa Giêxu đã dạy cách đây hơn 2000 năm.

Page 65: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Chắc chắn Ngài đã không gọi đó là “đôi bên cùng có lợi” hay cộng sinh mà là “yêu thương kẻ lân cận mình.”Nếu chúng ta phải chọn giữa sự cạnh tranh hoặc sự độc quyền, thì chắc chắn tôi sẽ chọn cạnh tranh. Điều này nên hơn, bởi vì mô hình cạnh tranh là một sự cải thiện lớn lao tính cùn lụt, sự đơn điệu và không hiệu quả của chủ nghĩa độc quyền. Tin mừng là Cơ Đốc Nhân không bị giới hạn với hai phương pháp này. phương pháp thuộc linh của sự cộng sinh vượt trổi hơn cả hai phương pháp này nhiều.Quà tặng của sự cộng sinh“Chúng tôi tin chắc sự tham gia lâu dài trong chức vụ của các nhân phù hợp với ân tứ của họ.” 84%78%44%59%Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởng“Tỉ lệ phần trăm các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”

Nguyên tắc 6: Hợp Chức năng “Tất cả những sinh vật trong tạo vật của Đức Chúa Trời đều được đặc trưng bởi khả năng kết quả.” Mỗi một chi tiết trong sự Sáng Tạo của Đức Chúa Trời đều có một chức năng rõ rệt. Điều này là đúng dầu khi chức năng ấy có thể không thấy rõ thoạt nhìn. Ví dụ vì sao các con sông lại uốn lượn? Có ích lợi gì trong một con côn trùng? Khi các nhà đề cao kỹ thuật không thể phân biệt được chức năng tự nhiên độc đáo, thì họ thật khó tồi tệ khi phải kinh qua xung đột, nhưng còn tồi tệ hơn khi kinh qua xung đột mà không được ích lợi gì từ nó.Khi các nhà đề cao kỹ thuật không thể hiểu được chức năng độc đáo của tự nhiên, họ tiến hành những biện pháp sửa đúng như là làm cho các dòng sông thẳng lại hoặc xịt các loại thuốc trừ sâu. Điều này được thực hiện nhân danh “thuyết chức năng” một thuật ngữ ưa chuộng của những người đề cao kỹ thuật, nhưng điều họ muốn nói là chức năng của một người máy, chứ không phải chức năng sống, tự điều chỉnh mà sẽ được bàn đến trong chương này.Tất cả những vật sống trong sự sáng tạo của Chúa đều được đặc trưng bởi khả năng ngang trái của chúng. Bản chất cổ hữu của trái này - dầu là một trái táo, một hạt dẻ, thậm chí một em bé - là bảo tồn các loài. Ở đâu không có trái, sự sống bị định phải chết.

“Trái” trong Kinh Thánh Không phải tình cờ mà Chúa Giêxu lập đi lập lại định luật tự nhiên này và áp dụng

Page 66: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

nó vào lãnh vực thuộc linh. Mathiơ 7 chép rằng “Vậy hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt” và “Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được” (c.17và 16). Bởi vì trái - theo sinh vật học và Kinh Thánh - là điều thấy được, chúng ta có thể kiểm tra chất lượng của một sinh vật (hoặc hội thánh) cách xem xét quả của nó.Phát triển tự nhiên của hội thánh có hai mức độ thắc mắc về kết quả: Một là về chất lượng: Chỉ số chất lượng của tám đặc điểm chất lượng của một hội thánh cụ thể cao như thế nào? Mức kia là về số lượng: Hội thánh đang gia tăng hay nhân bội? Điều đáng kể là những câu hỏi như vậy thường thậm chí không được hỏi đến trong các hội thánh có chỉ số chất lượng thấp (xem sơ đồ bên trái).Loại “kiểm tra thành công” này là quan trọng để bảo vệ phương pháp theo nguyên tắc từ sự lạm dụng hệ tư tưởng. Chúng ta đã thấy rằng phát triển tự nhiên của hội thánh, trái với chủ nghĩa thực dụng, các quyết định cá nhân không được tiến hành bằng cách hỏi: “Điều này có ích (để gia tăng sự tham dự thờ phượng) hay không?” Thay vào đó chúng ta phải hỏi: “Quyết định này có phù hợp với các nguyên tắc tăng trưởng hội thánh nền tảng không?” Một cách tốt để đánh giá xem chức vụ của chúng ta có thực sự hài hòa với các nguyên tắc phát triển hội thánh này hay không là phải xem xét định kỳ những kết quả thấy được.

Bảng kê sự tham gia nhóm lại “Chúng tôi có thông tin về sự tham dự nhóm thờ phượng của mình”61%60%36%32%Chất lượng caoChất lượng thấpSa sútTăng trưởngTỉ lệ phần trăm các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”Theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, toàn bộ tự nhiên đều được hoạch định để kết quả. Nơi nào quả không có xuất hiện, là có trục trặc.“Sự Hữu Ích” trong Kinh Thánh. Thật đáng thương, tiêu chuẩn hợp với chức năng được coi là không thuộc linh trong giới nhiều Cơ Đốc Nhân. Tuy nhiên đáng lưu ý là Kinh Thánh đã nói đến chủ đề này thường xuyên như thế nào. Chỉ trong Tân Ước thôi, từ “hữu ích” xuất hiện 19 lần. Bí quyết để hiểu được “sự hữu ích” của Kinh Thánh được tìm thấy trong ICo1Cr 10:23: “Mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự đều có phép làm; nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt.”Điều này rõ ràng hàm ý rằng điều có ích, là điều gây dựng. Từ “làm gương” (gây dựng) được dịch từ oikodomeo, một trong những từ then chốt trong sự phát triển

Page 67: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

hội thánh. “Sự gây dựng” theo ý nghĩa Kinh Thánh không chỉ là “gia thêm cảm xúc,” nhưng là một từ mượn từ ngành kiến trúc, cụ thể mô tả việc xây dựng hội thánh của Đức Chúa Giêxu Christ.

Sự sống = điều ngược lại với bình thường “Các nguyên tắc phát triển tự nhiên của hội thánh đi ngược lại khá nhiều những gì mà hầu hết các hội thánh “thường” cho là đúng.”Điều chính xác khiến cho mỗi đặc trưng về phẩm chất trong tám đặc trưng được mô tả ở Phần 1 “mang tính chất sống?”Lưu ý sơ đồ bên phải phân biệt danh từ và tĩnh từ của mỗi đặc trưng. Bí mật của tám đặc điểm về phẩm chất không nằm nơi các danh từ (vai trò lãnh đạo, chức vụ, đời sống tâm linh), mà ở nơi các tính từ ( trao quyền, theo ân tứ, sốt sắng). Mặc dù những gì các danh từ đại diện tồn tại trong hầu hết mọi hội thánh, bí quyết của các hội thánh có chỉ số chất lượng cao chính là khả năng của họ là để nhường chỗ cho các phương thức tăng trưởng tự động của Chúa mọi lãnh vực. Điều này xảy ra như thế nào? Thông qua - có ý thức hay không ý thức - sự áp dụng các nguyên tắc sống (hữu sinh) được mô tả ở chương này.Trong các sách vở nói về sự tăng trưởng hội thánh, có nhiều bảng liệt kê “đặc điểm của những hội thánh tăng trưởng.” Để xác định, tôi đã tập hợp 23 bản liệt kê như vậy từ các tác giả khác nhau, và chúng tương đối giống nhau. Lý do tôi thích bảng liệt kê của chúng ta hơn vì bí quyết thành công sống động của mỗi đặc trưng về phẩm chất được diễn đạt không thể nhầm lẫn bằng các tính từ.Hệ thống từ có vẻ hơi khó hiểu, nhưng do nơi bản chất của chủ đề này. Một thuật ngữ đơn lẻ phải bao hàm toàn bộ một loạt các tình huống khả thi, là điều thay đổi rất nhiều từ hội thánh này sang hội thánh khác, dầu tuân theo một khuôn mẫu chung.

Nguồn gốc sự chống đối Cách đây một số năm, khi triển khai những tài liệu được hoạch định để giúp các hội thánh áp dụng việc thực hiện phương pháp hữu sinh này, chúng tôi đã khám phá một điều thú vị. Các nguyên tắc phát triển tự nhiên của hội thánh đi ngược lại khá nhiều điều hầu hết các hội thánh thường cho là đúng.Trong thực tế, (không phải trong sự dạy dỗ chính thức), một số hội thánh sốt sắng bênh vực phong cách “thuộc linh” đặc biệt của chức vụ phản ánh điều ngược với các tính từ chỉ phẩm chất của chúng tôi. Hễ khi nào sự phát triển tự nhiên của hội thánh được thực hiện, sự chống đối ương bướng của cái chúng tôi gọi là các mô hình “thuộclinh hóa” và “đề cao kỹ thuật” trong lối nghĩ của người Cơ Đốc “bình thường” trở nên rành rành.Lý do có chất lượng thấp.Khảo sát của chúng tôi cho thấy thả lỏng các phương thức tăng trưởng tự động của Chúa là “bí quyết thành công” của các hội thánh có chỉ số chất lượng cao - bất

Page 68: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

chấp phương cách họ giải thích sự tăng trưởng của mình.Một sơ đồ về tám đặc điểm phẩm chất: Trong khi những lãnh vực của chức vụ (cột phải) tồn tại hầu như trong mọi hội thánh, bí quyết của các hội thánh tăng trưởng chính là khả năng để tuân theo nguyên tắc “hoàn toàn tự động” của họ trong mỗi lãnh vực riêng lẻ (cột trái).Yếu tố hữu sinh (thả lỏng nguyên tắc hoàn toàn tự động)Trao quyềnTheo ân tứSốt sắngHợp chức năngDẫn truyền sự sốngToàn diệnTheo nhu cầuYêu thươngLãnh vực chức vụVai trò lãnh đạoChức vụThuộc linhCác cơ cấu

Buổi nhóm thờ phượng Các nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối quan hệLời tuyên bố này có mối liên hệ qua lại quan trọng: Nếu các hội thánh có chỉ số chất lượng thấp và đang vật lộn để tăng trưởng, đó là vì họ đang làm điều sai trật. Rõ ràng là họ không đang ứng dụng các nguyên tắc hữu sinh được mô tả trong chương này. Xác định nan đề có chỉ số chất lượng thấp trong một hội thánh hầu như luôn là điều khả thi. Tuy nhiên, không dễ để thay đổi tình huống cho tốt hơn.

Mô hình sai, phương pháp sai Chắc chắn là tôi không bảo rằng các đám dân đông sẽ thình lình tràn vào hội thánh của chúng ta ngay khi chúng ta áp dụng các nguyên tắc hữu sinh. Phúc Âm đôi khi bị đề kháng bởi vì sứ điệp của chính thập tự giá. Mặt khác, một số vật cản bị dựng nên bởi “các đội quân tinh nhuệ” của Đức Chúa Trời vì sử dụng các phương pháp có sai sót. Bao lâu mà chúng ta đảo lộn các nguyên tắc phát triển hội thánh trong hội thánh của mình, chúng ta phải hết sức cẩn thận khi qui gán sự không thành công của mình hoàn toàn cho sứ điệp của thập tự giá.

Tập suy nghĩ theo sự sống “Sáu nguyên tắc sống không những cho chúng ta biết cách hành động, mà còn cho

Page 69: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

thấy phải phản ứng sáng tạo như thế nào để hỗ trợ cho sự tăng trưởng”Chúng tôi mong rằng đến bây giờ các bạn đã rõ vì sao sự phát triển tự nhiên của hội thánh không đề ra một chương trình làm sẵn, nhưng tập trung vào sự truyền đạt các nguyên tắc. Nguyên tắc của chúng tôi khác với hệ tư tưởng duy luật pháp (“chúng ta phải theo đúng chương trình này từng điểm một”) và với chủ nghĩa thực dụng mà không có các nguyên tắc (“mục tiêu biện minh cho phương tiện”). Sơ đồ bên phải minh họa khác biệt giữa các phương pháp ấy.Hầu hết mọi người, kể cả các mục sư, không quen với lối suy nghĩ kết hợp. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm của tôi, “lối suy nghĩ theo sự sống” có thể học tập được. Khi tôi được mời để nói chuyện tại một khóa hội thảo dành cho các mục sư về sự phát triển tự nhiên của một hội thánh, mục tiêu của tôi không phải để mỗi người tham dự ra về với bảng danh sách các câu trả lời ngay - mặc dầu đó là mong đợi của một số các mục sư. Mục tiêu của tôi là trình bày những cái bẫy trong những cơ cấu suy nghĩ “Cơ Đốc” bình thường chúng ta và giúp người ta “suy nghĩ theo sự sống.” Khi dùng các trường hợp mẫu, chúng tôi cố gắng để giải thích điều mà sự ứng dụng của các nguyên tắc hữu sinh có thể có ý nghĩa cho sinh hoạt thường nhật của nhiều hội thánh khác nhau.Khi có ai đó mô tả cho tôi một tình huống và hỏi phải làm gì, tôi thường không trả lời, nhưng hỏi lại: “Việc áp dụng nguyên tắc sống của sự chuyển hóa năng lượng (hoặc sự nhân bội, hoặc sự cộng sinh) có ý nghĩa gì cho tình huống này?” Sau đó, chúng tôi thảo luận vấn đề với nhau và thường ngạc nhiên trước nhiều giải pháp sáng tạo có thể được khấy động bởi câu hỏi đơn giản ấy như thế nào. Hãy dùng so sánh này: thay vì tặng “những cành hoa đã bị cắt”, tôi muốn giúp các hội thánh tự mình tăng trưởng. Tôi tin chắc rằng phương pháp này cũng giúp ích trong những lãnh vực khác nữa.

Nguyên tắc và trực giác Trong các hoạt động nhóm này, tôi lưu ý rằng trực giác của chúng ta rất nhiều lần dẫn chúng ta đi sai đường để tiến hành những quyết định phi sự sống thay vì hữu sinh. Chỉ sau khi đã làm việc với phương pháp này một thời gian, trực giác của chúng ta mới lần lần thay đổi. Và rồi chúng ta sẽ không còn cần phải dựa vào sự trợ giúp của sáu nguyên tắc đó nữa; chúng ta sẽ bởi trực giác, thực hiện các quyết định đúng . Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào những gì uốn nắn trực giác của chúng ta.Giá trị của sáu nguyên tắc hữu sinh dành cho đời sống thường nhật của hội thánh là chúng không những chỉ cho chúng ta biết cách hành động, mà còn cách để phản ứng sáng tạo nhằm hậu thuẫn cho sự tăng trưởng. Hơn 90 phần trăm công việc của các mục sư kéo theo những phản ứng đối với tình huống không nằm trong sự lựa chọn của chính họ: hôn nhân của một nhân sự trong hội thánh tan vỡ; có sự đình trệ về tài chánh; những việc sửa chữa trong khuôn viên hội thánh phải được tiến

Page 70: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

hành; một trong các trưởng lão về hưu; một thành viên trong hội thánh cảm thấy bị bỏ bê; vị mục sư gặp rắc rối trong việc phối hợp hài hòa những vấn đề của chức vụ và cá nhân.Hình vẽCâu hỏi then chốtPhương châmKết quảPhương pháp theo hệ tư tưởng“Tôi phải sử dụng chương trình làm sẵn nào ?”“Chúng ta phải tuân giữ các định luật đã được thiết lập một lần đủ cả.”Không có sự tăng trưởng (tình trạng này được giải thích như là bằng chứng của sự trung thành tuân giữ )Phương pháp của chủ nghĩa thực dụng“Điều gì là ích lợi nhất trong tình huống này?”“Không có các nguyên tắc phổ quát - mục tiêu biện minh cho phương tiện”Sự tăng trưởng giả tạo (nhờ sự khôn ngoan của loài người)

Phương pháp theo nguyên tắc “Các nguyên tắc của Kinh Thánh có ý nghĩa gì trong tình huống này?”“Các nguyên tắc tăng trưởng cần phải được tiến hành theo từng tình huống thay đổi của mỗi hội thánh một cách mới mẽ.”Tăng trưởng tự nhiên (hài hòa với các nguyên tắc tăng trưởng của Chúa)Sơ đồ này cho thấy phương pháp theo nguyên tắc khác với phương pháp hệ tư tưởng và phương pháp của chủ nghĩa thực dụng như thế nào.Phát triển tự nhiên của hội thánh không thể loại trừ những nan đề như vậy khỏi sự phát triển của hội thánh, mà phải tìm cách giúp người lãnh đạo tiến hành các quyết định hằng ngày nhất quán với các phương thức tăng trưởng tự động của Chúa. Tổng số các quyết định hằng ngày cấu thành sự phát triển thực tiễn của hội thánh - chứ không phải chỉ có các mục sư nghiền ngẫm các mục tiêu tăng trưởng hội thánh khoa trương.Đưa nó vào những phương diện thiết thựcMột người chịu khó nghiên cứu sáu nguyên tắc hữu sinh này sẽ lưu ý thấy rằng tất cả chúng đều là những hình thức biến đổi của một nguyên tắc mà thôi: “Làm thế nào để có thể tạo ra một bầu môi trường cho phép các phương thức tăng trưởng tự động của Chúa - là điều chính Ngài đã xây dựng hội thánh - luôn tăng thêm ảnh hưởng?” Rốt lại, tất cả các nguyên tắc tăng trưởng hội thánh đều có thể rút gọn thành câu hỏi ấy. Trong những năm gần đây, tôi đã học được rằng điều quan trọng không phải là biết hàng trăm nguyên tắc rắc rối - điều quan trọng là phải phát triển một “nhận thức” (dẫu còn mơ hồ hoặc chưa xác định) về cách các phương thức tăng trưởng tự động của Chúa hoạt động.

Page 71: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Không cần thêm công việc - hãy thư giãn!Vì vậy những gì chúng ta đã nói cho đến nay về các mức độ thành công trong đời sống hội thánh không phải là một lý luận trừu tượng. Mà nó tạo ra một sự khác biệt lớn - thậm chí về mức độ tình cảm - dầu cho các mục sư có thúc ép hội chúng bằng sức riêng của mình hay không, hay có tập trung vào việc để cho các phương thức tăng trưởng tự động của Chúa điều khiển hội thánh mình hay không. Các nhân sự trong các hội thánh có chỉ số chất lượng cao bày tỏ sự vui mừng nhiều hơn trong chức vụ của họ và cảm thấy ít bị quá tải. Họ kinh nghiệm để cho Thánh Linh gây dựng hội thánh có ý nghĩa thế nào.Tất nhiên có những hội thánh có chỉ số chất lượng cao với các thành viên bị quá tải về công việc - thật sự, có rất nhiều. Tuy nhiên, bị quá tải không phải là một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh - như một số người thường nói - mà là một sai sót đôi khi bị phát hiện trong một hội thánh lành mạnh khác. Chúng ta phải coi chừng khi cố tạo ra những nguyên tắc thành công do những sai lầm tình cờ đi kèm với sự thành công của một hội thánh.“Những sự tình cờ” xảy ra như thế nàoKhi xem xét các hội thánh tăng trưởng, đôi khi có vẻ như nhiều điều tốt lành tình cờ xảy đến với họ - do tình cờ hay do sự chúc phước của Chúa - đây thường là cách các hội thánh ấy hiểu tình huống của họ. Trong thực tế, họ đã có cái nhìn khác khi phải đối diện với những thách thức. Họ đã học được rằng những nan đề nhất định (đối với hội thánh này là điều còn che khuất và đối với hội thánh khác là sự cản trở) là những cơ hội phải được sử dụng sáng tạo cho nước Chúa.Đây là loại khải tượng chúng tôi mong có được do tiếp nhận sáu nguyên tắc hữu sinh.

Phần 4: Một mô hình mới Sự phát triển tự nhiên của hội thánh không phải chỉ là một phương pháp phát triển hội thánh giữa nhiều phương pháp. Đây là một mô hình thần học hoàn toàn khác, đề ra một lối suy nghĩ khác biệt dành cho Cơ Đốc Nhân. Suốt sách này, chúng tôi đã đối mặt với những dấu vết của điều chúng tôi gọi là các “mô hình của những người đề cao kỹ thuật” và “thuộc linh hóa.” Bối cảnh của những kiểu suy nghĩ khác biệt này là gì? Hiểu rõ những suy nghĩ đó giữa vòng những điều khác sẽ giúp chúng ta hiểu được sự chống đối rất có khả năng nổi lên khi thực hiện sự phát triển tự nhiên của hội thánh.

Tính lưỡng cực trong Kinh Thánh “Mối quan hệ sáng tạo giữa hai cực là bí quyết sự tự tổ chức của tự nhiên.” Sự phân cực là một hiện tượng đâu đâu cũng có trong sự sáng tạo của Chúa. Chúng ta hầu hết có lẽ đều quen với sự phân cực trong bộ não con người. Bán cầu não trái - kiểm soát bên phải cơ thể - được biết đến vì khả năng suy nghĩ hợp lý, logic, và nói năng. Bán cầu não phải - kiểm soát bên trái cơ thể - là bán cầu của nghệ thuật -

Page 72: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

thấy và chứa các hình ảnh, nhớ các giai điệu, sáng tạo thơ ca. Đó là bên trực giác, sáng tạo. Tương tự như vậy, sự tương tác trái ngược có thể được tìm thấy khắp nơi trong tạo vật, ví dụ, trong điện, từ trường, hay trong mối quan hệ giữa chồng và vợ, đó là chỉ kể một vài điều.Định luật phân cực nói rằng để có bất cứ một lực nào, phải có một phản lực. Mối liên hệ giữa hai cực gây ra một luồng năng lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến điều chúng ta mô tả là “nguyên tắc của sự tự tổ chức.”Hãy xem xét sự phân cực của các giới tính. Sự sinh sản của con người không cần đến những sự thúc đẩy nhân tạo - mà xảy ra hoàn toàn tự động, chỉ qua sự thu hút lẫn nhau của “các cực.”

Lối nghĩ lưỡng cực trong Kinh Thánh Chúng ta phát hiện hình thức lưỡng cực tương tự trong Tân Ước, nơi hội thánh được nhắc đến qua các hình ảnh động và tĩnh. Hình ảnh động điển hình mô tả hội thánh bằng những hình ảnh hữu cơ (ví dụ, hội thánh như một “thân thể” trong RoRm 12:4-8) các câu khác dùng hình ảnh tĩnh mượn từ phạm trù kiến trúc và xây dựng (Phaolô như một kiến trúc sư khôn ngoan, đã đặt một cái nền cho những người khác xây lên trên trong ICo1Cr 3:10).Trong bối cảnh này, thuật ngữ “cực tĩnh” không mang hàm ý tiêu cực, mà chỉ đến khái niệm không chuyển động, như được dùng trong ngành kiến trúc, đơn giản hàm ý “một sự cần thiết cơ bản cho bất cứ một công trình vững chắc nào.”Cực động: tính hữu cơCực tĩnh: tính kỹ thuậtIPhi 1Pr 2:5Eph Ep 2:214:12ICo1Cr 3:9“Sống...”“Phát triển” (Bản dịch mới)“Thân thể Đấng Christ...”“Ruộng của Đức Chúa Trời cày...“ĐᔓCủa đền thờ”““Được xây dựng (gây dựng)”“Nhà của Đức Chúa Trời xây”Một số phần trong Tân Ước còn kết hợp những hình ảnh động và tĩnh, đôi khi có vẻ như tạo ra những hình ảnh loại trừ nhau (xem sơ đồ bên tay trái phía dưới). Đây là đặc trưng của lối nghĩ đúng Kinh Thánh để thể hiện cả hai cực, và cực này không loại trừ cực kia.Hình vẽ

Page 73: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Khái niệm lưỡng cực về hội thánhCực động và cực tĩnhCực độngHữu cơPhát triểnTự do“Hoàn toàn tự động”Sinh raCực tĩnhMang tính kỹ thuậtXây dựngThứ tự“được làm bởi con người”Khuấy độngKhái niệm lưỡng cực của hội thánh: Cực tĩnh và cực động, cơ thể và tổ chức có liên hệ qua lại và tương tác với nhau.Sự tuần hoàn mới chính là điều quan trọng!Minh họa trên cho thấy hai cực đều ở trong mối quan hệ qua lại. Cực động luôn tạo ra sự tổ chức (các cơ cấu, các hiệp hội, các nguyên tắc và các chương trình). Mục đích của những tổ chức này là phát triển thêm cực động. Bao lâu mà chu trình này được nguyên vẹn - trong thực hành, chứ không phải chỉ trong suy nghĩ của chúng ta - thì có mối liên hệ hết sức sáng tạo giữa hai cực. Có thể chứng minh rằng các hội thánh tỏ rõ điều này là các hội thánh lành mạnh và tăng trưởng điển hình.Chu trình trong hình trên thể hiện công việc của Đức Thánh Linh. Nó cũng tượng trưng cho sự không giới hạn của “tiềm năn sống” ra từ mối tương tác sáng tạo giữa hai cực. Đức Thánh Linh làm cho lớn lên. Nan đề là trong hầu hết các hội thánh, chu trình này bị gián đoạn. Trong trường hợp đó, mô hình lưỡng cực được thay thế bởi lối nghĩ một chiều, sinh ra các mô hình sai thường được sách này đề cập.

Những nguy hiểm khi lệch sang phải và lệch sang trái “Hầu hết các Cơ Đốc Nhân suy nghĩ hoặc theo lối học thuyết nhị nguyên hoặc nhất nguyên, thuộc linh hóa hay đề cao kỹ thuật. Đó chính là nan đề.”Chu trình liên kết hai cực động và tĩnh - như được minh họa bên phải - có thể chia làm hai cách.Ví dụ có thể chọn cực phải (theo thể chế) và coi nó như một tổng thể, giả định rằng nơi nào cực này tồn tại, hội thánh của Đức Chúa Giêxu Christ được trình bày trong sự trọn vẹn của nó. Tôi gọi quan điểm này là “học thuyết nhất nguyên.” Đó chính là cấu trúc suy nghĩ của mô hình đề cao kỹ thuật. Học thuyết nhất nguyên coi cả hai cực là một. Những người bị ảnh hưởng bởi kiểu suy nghĩ này tin rằng chỉ có cực phải là có hình thức đúng (giáo lý đúng, sự thuyết phục đúng đường lối,

Page 74: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

chương trình hội thánh tăng trưởng đúng v.v...), họ không phải băn khoăn về cực trái (sự sống năng động của tổ chức được gọi là hội thánh).Chu trình này cũng có thể phân tích theo bên trái. Trong trường hợp này, cực động bị tách khỏi phần đối tác tĩnh của nó. Các hình thức, các chương trình, các cấu trúc và các thể chế được coi là không thích hợp về mặt thuộc linh, thậm chí, có thể có hại. Tôi gọi quan điểm này là “học thuyết nhị nguyên.” Nó trình bày cấu trúc suy nghĩ chúng ta gọi là mô hình thuộc linh hóa trong sách này .“Học thuyết nhất nguyên” và “học thuyết nhị nguyên” nghĩa là gì?Một minh họa có thể giúp làm rõ phần nào các thuật ngữ trừu tượng này. Nghe nhạc từ các thiết bị âm thanh nổi đòi hỏi phải có hai cực, hai loa. Phương pháp nhất nguyên trong bối cảnh này giống như nghe máy thu theo cách chỉ còn “một kênh” và tuyên bố rằng âm nhạc thật tuyệt vời và hoàn toàn tin rằng một loa phản ánh “tất cả.”Trái lại lối nghĩ nhị nguyên thì giống như khăng khăng cho rằng chỉ cần loa trái thôi, bởi vì loa phải không cần thiết để thưởng thức âm nhạc tuyệt vời, thậm chí còn nguy hiểm. Sự thật của vấn đề là Chúa ban cho chúng ta hai lỗ tai - một tính lưỡng cực nữa trong tạo vật của Ngài - vì vậy, cách chúng ta thưởng thức âm nhạc phải kể đến tính lưỡng cực này.Minh họa ấy cho chúng ta thấy rằng hai quan điểm hoàn toàn khác nhau trong một cảm nhận : Học thuyết nhất nguyên coi cả hai cực chỉ là một, học thuyết nhị nguyên lại không liên kết hai cực. Nhưng họ có một điểm chung: cả hai đều không có khả năng về một cái nhìn lưỡng cực. Lối nghĩ nhất nguyên trong sự tăng trưởng của hội thánh dễ dàng dẫn đến các phương pháp đề cao kỹ thuật “hãy theo chương trình này, hội thánh của bạn sẽ tăng trưởng”). Lối nghĩ nhị nguyên, trái lại, thường sinh ra một tinh thần chống lại tổ chức (“các tổ chức là không thích hợp về mặt thuộc linh”). Cả hai đều xa rời sự thật mà Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa đã đặt để trong nhân loại, cả hai đều cản trở lối suy nghĩ của Kinh Thánh. Cả hai đều ngăn trở đức tin sống - và cả hai thất bại trong những nỗ lực để tìm kiếm sự tăng trưởng cũng như sự phát triển của hội thánh.Nguy hiểm khi lệch sang phải và lệch sang tráiThuộc linh hóa và đề cao kỹ thuậtNguy hiểm bên tráiHọc thuyết nhị nguyênmô hình thuộc linh hóa“Sự phát triển tự nhiên của hội thánh”Cực độngsinh racực tĩnhkhuấy độngNguy hiểm bên phải

Page 75: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Học thuyết nhất nguyên

Mô hình đề cao kỹ thuật Sự phát triển tự nhiên của hội thánh và những nguy hiểm của nó khi lệch sang trái và sang phải. Trong khi học thuyết nhất nguyên coi cả hai cực là một, thì học thuyết nhị nguyên lại tách rời chúng.

Các mô hình giống như những cặp mắt kính Các mô hình khác nhau hoạt động giống như những cặp mắt kính nhuộm màu khác nhau. Bạn và tôi có thể xem xét cùng một bằng chứng (trong hoặc ngoài hội thánh) thậm chí chúng ta đọc cùng một câu Kinh Thánh mà vẫn nhìn thấy những thực tế hoàn toàn khác nhau. Vấn đề với cả hai lối suy nghĩ nhị nguyên hoặc nhất nguyên đó là chúng khiến chúng ta mù một mắt này hoặc mắt bên kia. Với những khiếm khuyết đó, dầu cố gắng đến mấy, chúng ta vẫn không thể trọn bức tranh!Hầu hết các Cơ Đốc Nhân suy nghĩ theo lối nhị nguyên hoặc nhất nguyên, thuộc linh hóa hoặc đề cao kỹ thuật. Họ không thể nào “hiểu” quan điểm lưỡng cực trừ khi nhận được “những cặp mắt kính” cần thiết để giúp họ. Đó là lý do vì sao thật khôn ngoan khi xem xét kỹ hơn về hai mô hình “sai” này khi chúng ta bàn đến chúng. Điều này giúp giải thích nguyên nhân sự chống đối trước phương pháp lưỡng cực, hữu sinh và cũng đúng Kinh Thánh dành cho đời sống hội thánh và chức vụ.

Mô hình đề cao kỹ thuật “Gốc rễ tâm lý của mô hình đề cao kỹ thuật là một trạng thái an toàn tâm lý phổ biến.”Bây giờ chúng ta hãy xem xét đặc trưng của mô hình đề cao kỹ thuật. Khi các nhà đề cao kỹ thuật xem xét hội thánh, đã thành đặc trưng là họ chỉ lưu ý cực phải, mặt về thể chế. Họ thường tin rằng việc chăm lo giải quyết các nhu cầu về mặt tổ chức của hội thánh sẽ tự động mang lại các yếu tố được tượng trưng bởi cực trái.Lối nghĩ đề cao kỹ thuật có lẽ giả định những hình thức rất khác nhau. Tôi xin đưa ra một số ví dụ:“Một khi được tấn phong, vị mục sư tự động được ban cho toàn bộ thẩm quyền thuộc linh của chức vụ.”“Hãy tổ chức các buổi nhóm theo cách này, Đức Thánh Linh sẽ tự động đáp đậu trên hội thánh của bạn.”“Hãy chấp nhận sự dạy dỗ này, tự động bạn sẽ trở thành một Cơ Đốc Nhân thật.”“Hãy sử dụng chương trình tăng trưởng hội thánh này, hội thánh của bạn sẽ tự động lớn lên.”Các biến thể của lối nghĩ đề cao kỹ thuật.Tất cả các ví dụ này gồm một quang phổ rộng về các quan điểm và lòng tin đề cao kỹ thuật - từ chế độ giáo phẩm cho đến thánh lễ, từ chủ nghĩa giáo điều cho đến sự

Page 76: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

đề cao kỹ thuật trong phát triển hội thánh. Mặc dầu bất đồng gay gắt với nhau, chúng có chung khuôn mẫu đề cao kỹ thuật trong lối nghĩ cho rằng việc chăm lo vào cực tổ chức (phải) sẽ bảo đảm được những động lực của cực trái.Tin vào cơ chế tự động này nên nhà đề cao kỹ thuật không hiểu rằng hai cực là khác nhau và độc đáo. Những người đề cao kỹ thuật không thể nào thực sự hiểu những khác biệt giữa việc được phong chức và việc nhận được các ân tứ thuộc linh, giữa việc tham gia một buổi nhóm thờ phượng của hội thánh và việc kinh nghiệm sự hiện diện của Thánh Linh, giữa việc tiếp nhận những giáo điều nhất định với việc có mối tương giao cá nhân với Đấng Christ. Giữa việc thúc ép một chương trình tăng trưởng của hội thánh với việc kinh nghiệm sức sống mạnh mẽ của hội thánh.

Khái niệm nhân quả đơn giản Loại đức tin tự động này tuyệt đối không có gì chung với những phương thức của sự sống được mô tả trong sách này (xem trang 12- 13). Thay vào đó, cơ chế tự động này giống cơ chế của chiếc máy bán hàng tự động. Thiết kế nhân- quả- tĩnh của nó nhìn sự việc giống như vầy: Đẩy vào một đồng xu, lấy ra một lon cô ca.Hình vẽMô hình đề cao kỹ thuậtSai lầm của lối nghĩ nhất nguyênNguy hiểm thiên tảnguyên lý nhị nguyênmô hình của các nhà thuộc linh hóa“Sự phát triển tự nhiên của hội thánh”Cực độngsinh raCực tĩnhKhuấy độngNguy hiểm thiên hữuNguyên lý nhất nguyênMô hình đề cao kỹ thuậtXem xét mô hình của những người đề cao kỹ thuật: Lối nghĩ nhất nguyên không phân biệt giữa hai cực. Cách nhìn này dẫn đến sự tuyệt đối hóa cực phải.Thật vậy, mô hình đề cao kỹ thuật gần sát với lối nghĩ của phép thần thông. Tương tự như vậy, nhà ảothuật nói ra những lời phù phép “abracadabra” để mang lại những kết quả mong muốn - một cách tự động, không thể chống lại được và với sư chắc chắn tuyệt đối - vì vậy những người đề cao kỹ thuật hoàn toàn tin chắc rằng công thức của họ, giáo điều của họ, tổ chức của họ, hay các chương trình phát triển hội thánh của họ sẽ có kết quả tuyệt vời tương tự.

Trạng thái tâm lý an toàn

Page 77: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Sức mạnh tâm lý nằm đằng sau mô hình đề cao kỹ thuật là“trạng thái tâm lý an toàn,” điều phổ biến thậm chí giữa vòng những Cơ Đốc Nhân. Thay vì chỉ tin cậy nơi thân vị của Đấng Christ, con người tìm kiếm hình thức an toàn nào đó bên ngoài. Tạo ra các tổ chức khuấy động cực hữu cơ của hội thánh đối với họ chưa đủ, họ tìm kiếm những chương trình bảo đảm cho sự khỏe mạnh của hội thánh . Lối suy nghĩ của những nhà đề cao kỹ thuật - nhất nguyên, ít ra là trong các hội thánh Tây phương, là mô hình phổ biến nhất. Đây là nghĩa vụ pháp lý lớn nhất của họ - cho đến thế hệ thứ nhì nếu không sớm hơn. Thật nghịch lý, ý định con người trong các hội thánh này trong nhiều trường hợp là tốt và mang động cơ thuộc linh. Dầu vậy, điều này có thể cho thấy mô hình này đã làm hại đến thân thể của hội thánh nhiều chừng nào.

Mô hình thuộc linh hóa “Một nhà thuộc linh hóa coi các yếu tố về mặt tổ chức là thứ cấp, hoặc trong trường hợp tồi tệ nhất, là hoàn toàn xấu.” Tính nhị nguyên nằm đằng sau mô hình thuộc linh hóa bày tỏ ở các mức độ khác nhau. Đây là một chủ trương nhị nguyên ở giữa linh và vật chất, cơ thể và sự tổ chức, công việc Đức Chúa Trời và sức con người, siêu nhiên và tự nhiên. Chủ trương nhị nguyên hàm ý rằng hai cực được coi là đối nghịch nhau, thay vì là những yếu tố hỗ tương. Chỉ có cực động được coi là “thuộc linh”; các yếu tố về tổ chức được coi là thứ cấp, hoặc trong trường hợp tồi tệ nhất, hoàn toàn xấu.Chủ trương thuộc linh hóa phải được hiểu như một phản ứng chống lại mô hình đề cao kỹ thuật. Sự yếu đuối cố hữu của nó không ở chỗ tố cáo quan điểm đề cao kỹ thuật của các tổ chức, mà nơi nỗ lực để loại bỏ hoàn toàn các tổ chức. Điều này bày tỏ khuyết điểm lớn nhất của họ, một mối quan hệ phương hại đến chính tạo vật. Các nhà thuộc linh hóa không hiểu rằng chính mình Đức Chúa Trời đã cho tất cả những gì Ngài đã tạo dựng nhãn hiệu “rất tốt lành” (SaSt 1:31). Họ không hiểu rằng sự nhập thế có nghĩa là “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt” (GiGa 1:14). Họ không hiểu Thánh Linh của Chúa chính là Đấng làm nên và bảo tồn công trình sáng tạo (Thi Tv 104:30; Giop G 34:13-15). Tạo vật là: Đức Chúa Trời hà Thánh Linh của Ngài vào trong vật chất chết.

Quan điểm trí huệ về Đức Thánh Linh Những người có khuynh hướng thuộc linh hóa thường làm điều có vẻ rất là “thuộc linh”, tuy nhiên xem xét kỹ hơn cho thấy họ đi gần với chủ nghĩa trí huệ hơn là với Kinh Thánh.Xin đừng hiểu lầm tôi. Tôi không có ý nói rằng những Cơ Đốc Nhân thiên về mô hình thuộc linh hóa nhất định hậu thuẫn cho thần học trí huệ. Họ thường xuyên vẫn trung thành với giáo lý chánh thống, xưng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, sự nhập thể của Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh là Đấng gây dựng hội thánh. Tuy nhiên, tiềm thức, trực giác và tình cảm của họ phản ánh một sự hiểu biết về thế

Page 78: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

giới và về Đức Thánh Linh chủ yếu mang tính trí huệ, lãnh vực tiềm ẩn này có ảnh hưởng trên chức vụ thực tế lớn hơn là giáo lý chính thức được thừa nhận .

Về các nguyên tắc và những ngoại lệ đối với các nguyên tắc Khi nói về các nhóm được đánh dấu bằng mô hình thuộc linh hóa, tôi nhiều lần đối mặt với cùng một tình huống. Bất cứ điều gì tôi chia sẻ về các nguyên tắc mà khảo sát của chúng tôi tiết lộ, như cách Đức Chúa Trời “thường” làm việc trong và qua các hội thánh, đều bị một số những người nghe xem thường như là “không thuộc linh” hay “không gây dựng.” Ngay sau khi tôi đề cập đến một số ngoại lệ của nguyên tắc này - là điều ít quan trọng hơn rất nhiều về mặt chiến lược và mặt thuộc linh - mắt họ sáng lên, như thể muốn nói rằng: “Bây giờ mới thật sự có Đức Chúa Trời hành động!”Người ta thường sống theo nguyên tắc chứ không theo ngoại lệ của nguyên tắc ấy. Nhưng “thường” chính xác là gì? Thái độ trên (tất cả các nguyên tắc và các qui luật đều đáng ngờ) là nhất quán trong mô hình của những người thuộc linh hóa nếu các nguyên tắc và các qui luật chúng tôi mô tả là không thuộc linh, thì chỉ có vi phạm chúng, Thánh Linh mới hành động.

Công việc của Chúa hay con người? Theo logic của mô hình thuộc linh hóa, ảnh hưởng rõ rệt, không mập mờ của Đức Thánh Linh tỏ rõ đặc biệt khi Đức Chúa Trời không sử dụng các chương trình, các tổ chức, kế hoạch, hoặc sự quản lý để gây dựng hội thánh. Người suy nghĩ theo lối nhị nguyên không thấy được tính phi lý của Chúa liên tục vi phạm các nguyên tắc sự sống của Ngài để xây dựng hội thánh Ngài. Đối với họ, các nguyên tắc được mô tả trong sách này không phải do Chúa, mà bởi con người, hoặc có lẽ cũng bởi Satan. Quan niệm này khôn ngoan - nhưng chỉ trong khung sườn của những giả định thuộc linh hóa.Mô hình thuộc linh hóaSai lầm của lối nghĩ nhị nguyênNguy hiểm thiên tảThuyết nhị nguyênMô hình của các nhà huộc linh hóa“Sự phát triển tự nhiên của hội thánh”Cực độngSinh racực tĩnhKhuấy độngNguy hiểm thiên hữuThuyết nhất nguyênMô hình đề cao kỹ thuậtXem xét mô hình của những người thuộc linh hóa: Lối nghĩ thuộc linh hóa không

Page 79: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

những kỳ cục đối với quan điểm về các tổ chức của các nhà đề cao kỹ thuật. Nó chống lại tất cả những vấn đề về tổ chức. Tác hại của các mô hình sai“Các nhà thuộc linh hóa và đề cao kỹ thuật thậm chí không hiểu được quan điểm lưỡng cực.Một khi chúng ta tìm cách để hiểu các mô hình thuộc linh hóa và đề cao kỹ thuật một cách nghiêm túc và từ bên trong, thì hầu như không thể nào không cảm thông ở mức độ nào đó với cả hai mô hình này. Các nhà thuộc linh hóa, như chúng ta đã thấy, chiến đấu can đảm chống lại tinh thần duy lý, sự an ổn giả tạo, và trạng thái tâm lý “làm được” của những người đề cao kỹ thuật. Ai lại không đồng ý với họ, trừ ra chính nhà đề cao kỹ thuật? Nếu phải tham gia trong những tranh cãi này thì tôi đứng về phía các nhà thuộc linh hóa.Trái lại, những người đề cao kỹ thuật chống đối dữ dội tính phi lý và “tinh thần mơ hồ khác về đời này” của mô hình thuộc linh hóa. Một lần nữa, chúng ta phải thừa nhận rằng họ có lý lẽ hợp pháp - về mặt Kinh Thánh, về mặt thần học và về mặt chiến lược. Điều này dường như rất dễ nhầm, ít nhất là khi thoạt nhìn. Có thể nào những nhà thuộc linh hóa và đề cao kỹ thuật đều đúng không? Làm thế nào chúng ta có thể đồng ý chính xác với cả hai quan điểm này trong những lãnh vực họ mâu thuẫn nhau?

Mù lòa đối với quan điểm lưỡng cực Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải hiểu mô hình lưỡng cực về sự phát triển tự nhiên của hội thánh được nhìn như thế nào từ mỗi phía trong hai thái cực này: họ không thấy gì cả (xem đồ thị!) bởi vì các nhà thuộc linh hóa và các nhà đề cao kỹ thuật đều có một quan điểm “cực này hoặc cực kia” họ không thể nào hiểu được lãnh vực trung dung.Ví dụ, khi các nhà thuộc linh hóa xem xét phương pháp lưỡng cực, họ không thể phân biệt nó với quan điểm của những người đề cao kỹ thuật. Bởi vì họ chống lại các hình thức tổ chức như là một vấn đề về nguyên tắc. Họ không thể phân biệt giữa quan điểm hợp chức năng nghiêm nhặt của các tổ chức (đặc trưng của mô hình lưỡng cực) và sự đánh giá trắng trợn quá mấu về các tổ chức (đặc trưng của mô hình đề cao kỹ thuật). Đối với họ, chúng đều như nhau: một thỏahiệp đáng ngờ về mặt thuộc linh với các tổ chức.Và làm thế nào để những người đề cao kỹ thuật hiểu được sự phát triển tự nhiên của hội thánh? Từ cái nhìn của họ, đây là một chiến dịch chống lại toàn bộ những phương diện về mặt tổ chức, kỹ thuật, hợp lý và theo chương trình của sự tăng trưởng hội thánh. Hoặc nếu các nhà đề cao kỹ thuật không phải là đối thủ của phong trào phát triển hội thánh (cũng có rất nhiều người thuộc thành phần này) có thể họ coi sự phát triển tự nhiên của hội thánh như là một chiến dịch chống lại mọi hình thức, truyền thống, và giáo qui.

Vì sao chúng ta không hiểu nhau

Page 80: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Tôi thường bị hiểu lầm hoặc là một nhà thuộc linh hóa hoặc là một nhà đề cao kỹ thuật, tùy thuộc vào nhóm tôi đang ghé thăm. Trong nhiều năm tôi tự hỏi: “Vì sao mình lại bị xem là kẻ vi phạm chính những điều mình chống đối?” Và tôi rất thường xuyên trả lời với sự ngạc nhiên: “Anh đang lắng nghe đấy chứ? Hãy cho tôi một câu chứng minh sự ngờ vực của anh.” Bên trong mô hình của chính mình, thì tôi đúng. Điều tôi không hiểu đó là những sự ngờ vực hoàn toàn nhất quán bên trong các mô hình của những người chỉ trích tôi. Các mô hình khác nhau không hợp nhau.Xung đột giữa mô hình thuộc linh hóa và đề cao kỹ thuật có gốc rễ nơi chỗ không thể để hiểu được quan điểm ôn hòa.

Hậu quả của lối nghĩ một chiều Thuộc linh hóa chống lại đề cao kỹ thuậtNguy hiểm thiên tảNhị nguyênMô hình thuộc linh hóa“Sự phát triển tự nhiên của hội thánh”Cực độngDẫn đếnCực tĩnhKhuấy độngNguy hiểm thiên hữuNhất nguyênMô hình đề cao kỹ thuậtMột cuộc cách mạng tinh thầnTừ cái nhìn của chính họ, tất cả những người thuộc linh hóa và những người đề cao kỹ thuật đều khăng khăng giữ lập trường, nhìn quan điểm lưỡng cực bằng các ý tưởng kình chống rập khuôn của họ. Lần đầu tiên lẽ thật này trở nên sáng tỏ đối với tôi, đó là một sự đột phá thật sự. Thình lình tôi nhận ra lý do vì sao có rất nhiều cuộc thảo luận về các ví dụ tăng trưởng hội thánh không đem lại ích lợi. Chúng không thể ích lợi đơn giản chỉ vì bao lâu mà chúng ta còn hoạt động từ các mô hình khác nhau. Không bên nào có thể nghe điều bên kia muốn nói.Điều chúng ta cần không kém hơn một “cuộc cách mạng tinh thần.” Tôi cố ý không nói “cuộc cách mạng tâm linh,” bởi vì những nan đề gốc rễ thường không tìm thấy trong vũ đài đó, như chúng tôi đã trình bày. Nan đề đích thực nằm nơi các kiểu suy nghĩ khác nhau (nghĩa là các mô hình khác nhau) mà với những mô hình đó chúng ta phân loại và giải thích những kinh nghiệm thuộc linh của mình.

Những hậu quả về mặt thần học “Mô hình lưỡng cực được đặc trưng bởi điều tôi muốn gọi là “nguyên tắc cải chánh.”

Page 81: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Tình trạng bất hòa hợp trong lối suy nghĩ nằm đằng sau các mô hình khác nhau được đề cập bên trên bộc lộ trong hầu như trong mọi vấn đề về thần học. Trong quyển sách của tôi Paradigmenwechsel in der Kirche (Chuyển Đổi Mô Hình Trong Hội Thánh), tôi cố gắng để chứng tỏ rằng trong một phân tích mới đây, hầu như tất cả những xung đột lớn trong lịch sử hội thánh, ngay cả đến những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong hội thánh ngày nay, cũng có thể được giải thích như cuộc vật lộn giữa nhất nguyên thuyết và nhị nguyên thuyết, chủ trương khách quan và chủ trương chủ quan, thuyết tác động ngoại và thuyết tự động, giữa tinh thần đề cao kỹ thuật và tinh thần thuộc linh hóa. Nói cách khác, chúng là những xung đột giữa hai sự hiểu lầm về đức tin Cơ Đốc! Nếu không thay đổi mô hình, chúng ta sẽ vật lộn với những xung đột này cho đến khi Đấng Christ trở lại.Sự trình bày vắn tắt về sự khảo sát của tôi trong lịch sử hội thánh được minh họa ở bên phải. Một bảng liệt kê những “thuyết” đặc trưng liên tục xuất hiện trongnhững bàn cãi mang tính thần học được trình bày dưới các mô hình nhị nguyên và nhất nguyên. Hãy lưu ý học thuyết nhất nguyên, khuôn mẫu lý tưởng của mô hình đề cao kỹ thuật, xuất hiện trong nhiều hình thức khác nhau, hoặc là lối suy nghĩ của những người đề cao kỹ thuật trong sự phát triển của hội thánh, dầu là lối nghĩ đề cao kỹ thuật về phát triển hội thánh, thuyết thánh lễ, hoặc thuyết tăng lữ. Toàn bộ những điều này chỉ là những biến thể của cùng một kiểu suy nghĩ nhất nguyên.

“Nguyên tắc cải chánh” Khi xem xét kỹ hơn sơ đồ bên tay phải, sẽ thấy rõ rằng phương pháp phát triển tự nhiên của hội thánh không hề trung tính về mặt thần học. Nó mang tính liên giáo phái không thể lầm lẫn được (không phải là đặc trưng Báp tít, cũng không phải Ngũ Tuần hay Thanh Giáo, v.v...) mà có thể áp dụng cho hầu hết mọi truyền thống hội thánh. Tuy nhiên điều này không có nghĩa nó trung tính về mặt thần học. Trình bày lối nghĩ của họ như một phương pháp phi thần học có thể là một trong những lỗi lầm chính của phong trào tăng trưởng hội thánh.Mô hình lưỡng cực được đặc trưng bởi điều tôi thích gọi là “nguyên tắc cải chánh”, có nghĩa là tất cả các tổ chức đều được đánh giá sự thực hiện của họ theo tiêu chuẩn sau: Chúng ích lợi thế nào đối với sự phát triển của cực động, nghĩa là đối với hội thánh, là một thân thể? Đây là trọng tâm của mọi phong trào cải chánh. Nó có thể chứng tỏ tính cởi mở của một hội thánh hoặc một giáo phái đối với nguyên tắc cải chánh - trong thực tế, chứ không phải chỉ tinh thần tán thành đối với “di sản cải chánh” - là một phần sự cởi mở của họ trực tiếp đối với sự phát triển tự nhiên của hội thánh. Điều ngược lại cũng đúng ngang bằng như vậy. Hoàn toàn không thể nào để thuyết phục bất cứ ai về những ích lợi của phương pháp này bao lâu mà họ bị ngăn trở bởi lối nghĩ thuộc linh hóa hoặc đề cao kỹ thuật của mình. Với một người như vậy, tất cả những lập luận về mặt thuộc linh, Kinh Thánh hoặc chiến lược đều sẽ thất bại, thật vậy, phải thất bại. '

Page 82: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Kết quả của nhiều mô hình khác nhau“Thần học lưỡng cực”Nguy hiểm thiên tảMô hình nhị tínhThuyết tương đốiTính chiếc trungTính phóng nhiệmThuộc linh hóaHình như thuyếtthuyết biệt lậpchủ nghĩa cá nhânthuyết vô chính phủchủ nghĩa ẩn dậtcực độngđức tinlời Chúatình yêu thươngmối thông côngsự thay đổisự nhân bộicác ân tứ thuộc linhsự phục vụ xã hộicông tác truyền giáocực tĩnhgiáo lýkinh điển Kinh Thánhđạo lýcác thánh lễtruyền thốngsự hợp táccác chức vụtrật tựsự công bốnguy hiểm thiên hữumô hình nhất nguyêngiáo điềuduy chính thốngduy luật phápthuyết thánh lễchủ nghĩa truyền thống

Page 83: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

chủ nghĩa độc quyềnthuyết tăng lữchủ nghĩa bảo thủphổ thông thuyếtsơ đồ trên minh họa những hậu quả của ba mô hình với các vấn đề thần học khác nhauHơn cả phương phápĐừng bao giờ hy vọng thuyết phục người khác về những giá trị của sự phát triển tự nhiên của hội thánh bằng cách chỉ dạy họ “các phương cách.” Bao lâu mà mô hình của người ấy chưa hòa hợp với phương pháp này, thì phương pháp tốt nhất cũng chẳng ích gì. Thậm chí còn phản tác dụng để cô lập các “kỹ thuật” riêng lẻ của sự phát triển tự nhiên của hội thánh và cấy ghép chúng vào trong mô hình của những người thuộc linh hóa hoặc đề cao kỹ thuật!

Về mặt thực tiễn, điều này có ý nghĩa gì? “Chúng ta thấy rằng đánh giá động lực tăng trưởng của một hội thánh theo số lượng là chưa đầy đủ.”Khái niệm có vẻ trừu tượng của “lối nghĩ lưỡng cực” chính xác có những kết quả thực tế cụ thể gì trên sự phát triển của hội thánh?Trong nghiên cứu của chúng tôi ở tại Tổ Chức Phát Triển Hội Thánh, chúng tôi đã sớm khám phá rằng đánh giá về số lượng thôi là không đầy đủ để mô tả động lực tăng trưởng của hội thánh. Với một tờ giấy vẽ đồ thị và những đường cong tăng trưởng, chúng ta có thể biết sự tham gia thờ phượng và những phương diện khác về số lượng của sinh hoạt hội thánh. Tuy nhiên, điều chúng ta không thể làm, là những tuyên bố đáng tin cậy về chất lượng của một hội thánh - nếu không, tất nhiên chúng ta phải đánh đồng sự tham gia thờ phượng cao với chất lượng cao.Như đã thấy ở Phần 1, bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng sự tăng trưởng trong những lãnh vực thuộc “tám đặc trưng về phẩm chất” - nghĩa là sự tăng trưởng về chất lượng - có ảnh hưởng quyết định trên sự gia tăng nhóm lại thờ phượng của hội thánh.

Lối nghĩ tuyến tính và theo đường cong. Để minh họa các quá trình tăng trưởng ấy, cần có loại biểu đồ có thể kết hợp cả hai phương diện trong mô hình lưỡng cực của chúng ta - chất lượng và số lượng, lối nghĩ hữu cơ và đề cao kỹ thuật. Trong khi mũi tên tượng trưng cho phương pháp tuyến tính của lối nghĩ đề cao kỹ thuật (“từ A đến B”), quan điểm hữu cơ được minh họa rõ nhất bằng hình tròn (“Tác động của điểm B trên điểm xuất phát A là gì?”). Sai lầm chung mà những người đề cao kỹ thuật lẫn những người thuộc linh hóa mắc phải đó là họ đã tách biệt một hoặc hai phương diện này trong khi không quan tâm đến điều kia (xem sơ đồ bên phải).Trong sự phát triển tự nhiên của hội thánh, chúng tôi tìm cách để kết hợp cả hai.

Page 84: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Chúng ta thấy Tân Ước mô tả hội thánh với các ví dụ từ ngành kiến trúc (phương diện kỹ thuật của việc gây dựng hội thánh) lẫn nông nghiệp (phương diện năng động và hữu cơ của sự phát triển hội thánh). Kết hợp của cả hai điều này có thể được tượng trưng như một đường xoắn ốc.

Đường xoắn ốc của hội thánh là thế nào Tổ chức của chúng tôi đã triển khai cái gọi là “đường xoắn ốc hội thánh” để dễ áp dụng thực tế khái niệm này. Nó kết hợp cả sự phát triển lẫn việc gây dựng, phương diện hữu cơ lẫn kỹ thuật, những quan điểm theo đường thẳng lẫn đường cong (xem sơ đồ bên dưới, bên phải, trang 43 và 51). Đường xoắc ốc trong sơ đồ này tượng trưng cho sự tăng trưởng về mặt số lượng (tham gia nhóm lại trong hội thánh gia tăng), trong khi các khu vực màu xanh da trời cho thấy sự phát triển của từng đặc trưng về phẩm chất trong một hội thánh cụ thể (sự tăng trưởng về chất lượng). Mặc dầu không thể “tạo ra” số lượng tham dự nhóm cao hơn, chúng ta có thể thực hiện công việc cụ thể giúp gia tăng chất lượng của đời sống hội thánh trong tám lãnh vực về chất lượng.Lối nghĩ theo đường thẳng và đường tròn trong sự phát triển hội thánh (“đường xoắn trôn ốc là sự tổng hợp)Sơ đồ bên trái: sự lập luận không liên quan giữa đường cong và đường thẳng (tuyến tính)Sơ đồ bên phải: đường xoắn ốc biểu trưng cho phương pháp hữu sinh - tổng hợp các quan điểm theo đường cong và đường thẳng.

Công cụ phân tích một hội thánh Sự trình bày theo đồ thị này được dùng để tường trình các kết quả dành cho tất cả những hội thánh cần có một bảng phân tích về hội thánh. Sau khi sử dụng công cụ này với hơn 1000 hội thánh thuộc cả sáu lục địa, chúng tôi tin chắc rằng có một mối quan hệ chứng minh được giữa chất lượng và số lượng. Tuy nhiên những nỗ lực để sử dụng hiểu biết quan trọng này có thể bị ngăn trở bởi những người mà lối nghĩ của họ đã bị định khuôn bởi những thành kiến của phương pháp thuộc linh hóa hoặc đề cao kỹ thuật; họ sẽ thấy rất khó thậm chí để bắt đầu hiểu được những động lực tăng trưởng phức tạp này.“Đường xoắn ốc hội thánh” của một hội thánh điển hình: màu xanh da trời tượng trưng thực hành của hội thánh về tám đặc trưng phẩm chất, trong khi mũi tên xoắn ốc cho thấy sự phát triển của việc tham dự thờ phượng (số lượng).Tư cách lãnh đạochức vụ,đời thuộc linhcác cấu trúcsự thờ phượngcác nhóm nhỏ

Page 85: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

công tác truyền giáocác mối quan hệ123

Chúng ta có thể “làm cho” hội thánh phát triển không? “Chúng ta không thể “tạo ra” sự phát triển về số lượng của hội thánh.”Có lẽ một trong những vấn đề về hội thánh gây tranh cãi nhiều nhất ngày nay là sự phát triển của hội thánh có thể “tạo ra” được hay không, nghĩa là có đạt được bằng phương tiện của con người không. Câu hỏi là, chúng ta có thể “tạo ra” sự tăng trưởng của hội thánhtrong chừng mực nào đó không? Ít? Nhiều? Hoàn toàn không? Mặc dầu đã đọc hàng ngàn trang sách nói về vấn đề này, tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, đối với tôi, chúng ta cũng không thể xem xét việc trình bất cứ điều gì trong những vấn đề thực tiễn này nếu không có câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc này.Chúng ta đã thấy vấn đề không thể trả lời được khi bắt đầu với những giả định trước của các nhà thuộc linh hóa hoặc đề cao kỹ thuật. Tuy nhiên, bên trong mô hình lưỡng cực, vấn đề được giải quyết dễ dàng: lãnh vực tổ chức của chức vụ hội thánh có thể “tạo ra” được - về mặt hữu cơ thì không thể. Người ta thậm chí không cần phải dùng những khái niệm quá mức như là “sự nhận diện nghịch lý” hay là “sự căng thẳng biện chứng” để giải thích điều này. Điều này thật hoàn toàn logic và đơn giản.

Câu trả lời của các nhà thuộc linh hóa Vậy tại sao mọi sự lại nhặng xị lên như vậy? Hầu hết những cuộc thảo luận bị độc quyền bởi các đối thủ thuộc mô hình thuộc linh hóa hoặc đề cao kỹ thuật (xem sơ đồ). Nhà thuộc linh hóa tách hội thánh với tư cách thân thể khỏi mặt tổ chức của nó, luôn tuyên bố: “hội thánh (là một thân thể) không thể làm ra được.” Các nhà thuộc linh hóa cực đoan có thể sử dụng điều này để bào chữa khi ngã người thoải mái trên chiếc ghế mộ đạo thụ động của họ. Nhưng còn về các nhà thuộc linh (tôi coi đây gồm đa số) là những người ý thức rằng đó không phải là toàn bộ sự thật thì sao? Họ vẫn tin rằng sự tăng trưởng của hội thánh không thể làm ra được. Tuy nhiên, họ được khuấy động với những nỗ lực khá nửa vời để rốt cuộc làm điều gì đó . Điều họ làm và vì sao họ làm vẫn chưa rõ bởi vì theo giả định của họ không điều gì có thể đạt được nhờ nỗ lực của con người. Ở điểm này, dầu sao cũng có ích vì các nhà thuộc linh hóa không coi sự suy gẫm về mặt thần học quá nghiêm túc. Họ rất thường tự an ủi mình bằng một lẽ thật mơ hồ nào đó về “những sự bí mật của Đức Chúa Trời.”

Câu trả lời của các nhà đề cao kỹ thuật

Page 86: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Mô hình đề cao kỹ thuật thì lại chọn một phương pháp khác. Hội thánh được xem như một tổ chức. Vì vậy những người đề cao kỹ thuật có thể nói với lòng tin chắc: “Hội thánh có thể được tạo ra .” Tuy nhiên trong ánh sáng của bằng chứng Kinh Thánh, không nhà đề cao kỹ thuật nào thật sự dễ chịu với tuyên bố này. Mặc dầu công việc thực tiễn của họ có thể phản ánh một sự xác quyết sâu xa khả năng đạt được sự tăng trưởng của hội thánh, lý luận của họ ít khi nào phản ánh điều đó.Những gì con người có thể làm được và không làm được?Câu trả lời lưỡng cựcNguy hiểm thiên tảThuộc linh hóa“Hội thánh không thể được tạo ra”“Sự phát triển tự nhiên của hội thánh”Thân thểKHÔNG BỞI KHẢ NĂNG CỦA CON NGƯỜITổ chứcKHẢ NĂNG CỦA CON NGƯỜIDẫn đếnKhuấy độngNguy hiểm thiên hữuĐề cao kỹ thuật“Hội thánh có thể được tạo ra ”Câu trả lời của ba mô hình khác nhau đối với vấn đề là chúng ta có thể “tạo được” một hội thánh phát triển không.Cuối cùng, hai cực đoan, thuộc linh hóa và đề cao kỹ thuật, sẽ đồng ý với tuyên bố này: “Thật sự không có điều gì chúng ta có thể làm đối với sự phát triển của hội thánh, tuy nhiên chúng ta phải làm điều gì đó!” Loại nghịch lý có logic giả tạo này không là gì ngoài hậu quả của nỗ lực nhằm kết hợp hài hòa các mô hình sai với Kinh Thánh.

Câu trả lời của sự phát triển tự nhiên của hội thánh Chấp nhận phương pháp lưỡng cực sẽ không cần đến loại biện minh này. Chúng ta có thể tra xem tuyên bố hoàn toàn không nghịch lý của Phaolô, khi ông mô tả mối quan hệ giữa sự tham gia của Chúa và con người: “Tôi đã trồng, Abôlô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời làm cho lớn lên” (ICo1Cr 3:6). Điều mọi nông dân đều biết được thấy rõ qua câu Kinh Thánh này. Con người trồng, tưới và thu hoạch. Điều con người không thể là làm cho lớn lên. Dầu vậy, sự cần cù trong việc gieo trồng và tưới tắm để lại một ảnh hưởng trên kết quả mùa gặt.Không thể “tạo ra” sự gia tăng số lượng của các hội thánh. Nỗ lực và năng lượng phải được đầu tư khi biết chắc rằng cực tổ chức của đời sống hội thánh phải hài hòa với các nguyên tắc của Chúa, hầu cho cực hữu cơ có thể phát triển lành mạnh

Page 87: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

không bị ngăn trở. Điều này mô tả rõ nhất phương pháp chiến lược của sự phát triển tự nhiên của hội thánh.

Ngỏ cụt của chủ nghĩa thực dụng “Người theo chủ nghĩa thực dụng có thể hỏi: “Làm thế nào để có trái tốt nếu không có cây tốt?” Mô hình bên phải tương phản với ba sự khác biệt quan trọng nhất giữa sự phát triển tự nhiên của hội thánh với lối nghĩ kinh điển về sự phát triển hội thánh. Chúng ta đã thấy rằng phương pháp của mình không phải là sản phẩm của một triết lý phi thần học, nhưng được đặt nền tảng trên một nguyên tắc và mô hình cải cách. Chúng tôi cũng đã nói rằng các mục tiêu của sự phát triển tự nhiên của hội thánh đặt trọng tâm vào chất lượng chứ không phải số lượng. Trong phần này, tôi muốn trình bày một sự khác biệt thứ ba liên quan trực tiếp đến hai điều được đề cập bên trên: sự phát triển tự nhiên của hội thánh đề kháng một khuynh hướng chỉ dựa trên thực nghiệm và thay thế nó bằng một phương pháp theo nguyên tắc. Để đánh giá chủ nghĩa thực dụng có tính phê bình trong sự tăng trưởng của hội thánh, người ta phải hiểu lý do vì sao nó giữ một vai trò quan trọng như vậy trong phong trào tăng trưởng hội thánh. Điều này trở nên rõ ràng khi chúng ta thấy những gì mà phong trào tăng trưởng hội thánh ra sức chống lại: Hệ tư tưởng của người Cơ Đốc tuyên bố rằng không ai phải đánh giá kết quả của chức vụ. Một số người dùng thuật ngữ “thực dụng” khi muốn hàm ý “không theo hệ tư tưởng.” Phong trào tăng trưởng hội thánh thuận phục một cách phải lẽ theo tiêu chuẩn: “Kết quả toàn bộ các hoạt động của chúng ta là gì?” Câu hỏi này mang nền tảng Kinh Thánh. Đây là một câu hỏi mà Chúa Giêxu dạy chúng ta phải hỏi.

Sáu nguy hiểm của chủ nghĩa thực dụng. Dầu vậy, thật đáng buồn khi mối quan tâm này đã bị gán nhãn là “chủ nghĩa thực dụng.”Chúng tôi muốn nêu sáu lý do vì sao tôi tin rằng phương pháp thực dụng là không thích hợp cho sự tăng trưởng của hội thánh.Đề kháng các nguyên tắc ràng buộc 1. Chủ nghĩa thực dụng là một quan điểm bắt nguồn nơi sự bác bỏ trước các nguyên tắc bắt buộc. Mặc dầu chúng ta không nên cho rằng các tác giả Cơ Đốc đã sử dụng thuật ngữ này có quan điểm tiêu cực về các nguyên tắc của Kinh Thánh, hoàn toàn thích hợp để thắc mắc tại sao họ lại dùng thuật ngữ này, xét đến bối cảnh lịch sử của nó.Thành công tự nó là một mục tiêu.Phương pháp thực dụng có sự nguy hiểm cố hữu trong việc coi thành công là tiêu chuẩn tối hậu về mặt thần học. Một câu tục ngữ thế tục nói rằng “Thành công này thường dẫn đến những thànn công khác.” Được dịch sang biệt ngữ Cơ Đốc, câu này hàm ý “bất cứ điều gì góp phần phát triển số lượng của hội thánh đều tốt.

Page 88: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Tham gia nhóm thờ phượng với số lượng cao là một bằng chứng sống cho thấy hội thánh đang đi đúng thần học.” Đáng buồn thay, một số các tác giả viết về sự tăng trưởng hội thánh đã rơi vào chiếc bẫy này.So sánh triết lý, các phương pháp, các mục tiêuSự khác nhau là gì?“Lối nghĩ kinh điển về sự tăng trưởng của hội thánh”“Sự phát triển tự nhiên của hội thánh”Triết lýMột triết lý phi thần họcNguyên tắc cải cáchMục tiêuSố lượngChất lượngPhương phápthực dụngTheo nguyên tắcSự khác nhau giữa phát triển tự nhiên của hội thánh và “sự tăng trưởng cổ điển của hội thánh có thể được thấy rõ qua ba lãnh vực “triết lý,” “mục tiêu,” và “phương pháp.”

Lối nghĩ ngắn hạn 3. Các nhà chủ nghĩa thực dụng luôn hỏi cùng một câu: “Điều gì hiệu quả nhất trong tình huống này để hội thánh tăng trưởng?” Như đã được đề cập ở trước, đây là một câu hỏi xác đáng và cần thiết, chỉ những nhà tư tưởng mới cho là họ không cần hỏi. Tuy nhiên, câu trả lời của chủ nghĩa thực dụng đối với thắc mắc này là không đầy đủ, vì tập trung không thích đáng vào những ích lợi ngắn hạn. Trong sự phát triển hội thánh, cũng như trong nhiều lãnh vực khác của đời sống, những lợi nhuận ngắn hạn thường không tồn tại lâu. Trong cuộc đua đường dài, chúng thường tỏ ra có hiệu quả ngược lại.

Mù lòa trước logic của Chúa 4. Những người theo chủ nghĩ thực dụng có khuynh hướng xác định quan điểm của chính họ dựa trên những gì quan trọng đối với nước Chúa. Đôi khi họ bỏ qua sự kiện “Đường lối của Chúa cao hơn đường lối của chúng ta.” Trái lại, phương pháp theo nguyên tắc cố gắng để hòa theo các nguyên tắc tăng trưởng đặt nền tảng trên Kinh Thánh và kiểm chứng được bằng thực nghiệm - là những điều chúng ta biết cuối cùng sẽ kết quả cho nước Chúa, dầu trong hiện tại có vẻ không như vậy. Mục tiêu không luôn luôn biện minh cho phương tiện. Các nguyên tắc của Chúa không cần sửa đổi.“Trái giả”5. Chủ nghĩa thực dụng xung đột với nguyên tắc của Kinh Thánh phán rằng cây tốt

Page 89: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

thì sinh trái tốt (Mat Mt 7:27). Điều này muốn nhấn mạnh rằng kết quả tốt là do cây tốt. Người theo chủ nghĩa thực dụng có thể hỏi: “Làm sao tìm được trái tốt nếu không có một cây tốt?” Họ có khuynh hướng dễ bị lừa bởi một trái giả, là điều đòi hỏi một nhà máy vận hành hiệu quả chứ không phải một cơ thể mạnh mẽ và sống động. Một khi trái giả này xuất hiện trong hội thánh, các nhà theo chủ nghĩa thực dụng thậm chí còn chỉ vào đó như là “bằng chứng” cho thấy hẳn phải có một cây tốt mới sinh ra một kết quả như vậy.

Chủ nghĩa cơ hội 6. Lối nghĩ thực dụng dễ dàng trở thành thứ đất tốt cho chủ nghĩa cơ hội. Thường cuốn theo dòng chảy, thay đổi theo cácxu hướng thịnh hành đáng ngờ, sử dụng các phương pháp tiếp thị lôi cuốn, thậm chí hợp tác với các hệ thống chính trị bại hoại - tất cả vì phúc lợi của hội thánh, tất nhiên - đó có thể là hậu quả của lối nghĩ “thực dụng” đã phát triển mạnh mẽ.Khẩu hiệu của chủ nghĩa thực dụng “thành công này dẫn đến thành công khác” bị sự phát triển tự nhiên của hội thánh đề kháng. Ngược lại, hội thánh thành công bởi tuân theo những nguyên tắc được định nghĩa rõ ràng, đúng Kinh Thánh, là quan điểm của sự phát triển tự nhiên của hội thánh

Phần 5: Mười bước hành động “Các đặc điểm về phẩm chất,” “ yếu tố nhỏ nhất,” “các nguyên tắc sống,” và một “mô hình mới” là bốn khối đá xây dựng của sự phát triển tự nhiên của hội thánh trả lời cho bốn câu hỏi căn bản về sự tăng trưởng của hội thánh - điều gì, khi nào, như thế nào và vì sao. “Sợi chỉ đỏ” chạy suốt bốn phần này là sự ứng dụng những gì chúng tôi gọi là nguyên tắc “hoàn toàn tự động”. Trong phần cuối của sách này, tôi muốn trình bày một kế hoạch mười bước để đưa bốn tảng đá xây dựng vào đời sống của một hội thánh.

Cách phát triển chương trình riêng của bạn “Chúng ta không nên tự lừa dối mình suy nghĩ rằng: “Chỉ cần giảng dạy các nguyên tắc đúng là đủ để khởi động sự phát triển của hội thánh.Cho đến điểm này, nhận xét của chúng tôi về các chương trình chủ yếu mang tính phê bình. Tôi cố gắng trình bày rằng các chương trình chỉ có giá trị cho các tình huống hết sức cụ thể. Trong khi các nguyên tắc thì có giá trị phổ quát. Dầu cho chương trình có thể thường xuyên được chứng minh thành công như thế nào, nếu nó được trình bày như là một phương thuốc chữa trị cho mọi tình huống, kết quả sẽ gây nhầm lẫn.Tuy nhiên, điều này không làm giảm đi giá trị của các chương trình đó. Chúng ta không nên hạn chế việc tập tành các cơ bắp cánh tay của mình bởi vì có một sự lạm dụng khả thi : đánh gục ai đó. Chúng ta cũng không cần phải kiềm hãm việc phác thảo một chương trình phát triển của hội thánh bởi vì có ai đó không thể nào

Page 90: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

không sử dụng các chương trình một cách sai trái như là theo tinh thần duy luật pháp, đề cao kỹ thuật hoặc như có phép thần thông.

Sự phát triển hội thánh “theo chu trình giặt nhanh.” Các chương trình có khuynh hướng đề cao kỹ thuật được mong đợi phải chăm sóc sự tăng trưởng của hội thánh bằng “chu trình giặt nhanh.” Tuy nhiên, sự phát triển tự nhiên của hội thánh lại giống với một sự sống hữu cơ. Đó là một quá trình đòi hỏi thời gian. Không một biện pháp đơn độc nào, như bảng phân tích hội thánh, một cuộc tham khảo, một buổi tối cầu nguyện, một khóa hội thảo, hoặc nghiên cứu thông qua một quyển sách thích hợp, sẽ gây được sự đột phá. Nhưng khi tất cả các yếu tố nói trên và nhiều yếu tố khác nữa cùng hợp lại một cách hòa hợp, thì các quá trình thay đổi lâu bền có thể được khởi động.Tôi muốn trình bày cách một hội thánh có thể sử dụng mười bước sau đây để phác thảo chương trình phù hợp theo nhu cầu phát triển của hội thánh mình - không phải “lấy đại”, nhưng phải “hoàn toàn thích hợp.” Chúng ta đã thấy người bên ngoài nhưng có kinh nghiệm trong sự phát triển tự nhiên của hội thánh (một người tư vấn, một mục sư khác, một mạng lưới giao tiếp, v.v...) có thể là một sự trợ giúp đáng kể trong quá trình này.

Những điểm xuất phát khác nhau. Mười bước này cố ý được diễn đạt sao cho có thể áp dụng cho mọi tình huống hội thánh có thể hình dung.Trong một hội thánh mà chính thuật ngữ “tăng trưởng hội thánh” đối diện với sự chống đối.Một hội thánh khác vô cùng mong muốn được tăng trưởng. Nhưng quan sát buồn bã khi thấy sự tham gia nhóm lại giảm sút.Trường hợp thứ ba là một hội thánh tăng trưởng, năng động đang tìm kiếm những phương cách dành cho cơ cấu phát triển tương lai của hội thánh.Một hội thánh thứ tư đang suy nghĩ đến việc thành lập các hội thánh con và đang tìm kiếm những nguyên tắc có giá trị cho bất cứ hình thức tăng trưởng nào.Và cuối cùng là một tình huống thứ năm, có thể là một hội thánh mới thành lập vừa trải qua giai đoạn hình thành ban đầu và đang tìm sự trợ giúp để phát triển tiếp tục, lành mạnh.Chương trình chuẩnKhông chương trìnhChương trình riêng lẻHiệu quả...Không hiệu quả......nếu hoàn cảnh của hội thánh phù hợp với các điều kiện mà chương trình giả định.... nếu tình huống trong hội thánh khác với tình huống mà chương trình giả định...nếu giới lãnh đạo hội thánh làm những việc đúng theo trực giác

Page 91: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

...nếu việc tiến hành các quyết định theo trực giác phản ánh lối nghĩ thuộc linh hóa hoặc đề cao kỹ thuật thay vì lối nghĩ hữu sinh....nếu hội thánh có thể phát triển được... nếu hội thánh ấy không thể cá nhân hóa các nguyên tắc phổ quátSơ đồ trên cho thấy tầm quan trọng (tương đối) của các chương trình phát triển tự nhiên của hội thánh. Đó không phải là những điều bắt buộc, nhưng có thể trợ giúp.Trong tất cả các tình huống này - và nhiều hơn nữa - mười bước sau có thể giúp ích. Chúng ta không nên tự lừa dối mình khi nghĩ rằng chỉ cần “giảng dạy” các nguyên tắc đúng là đủ để khởi động sự phát triển của hội thánh. Đó là một sự hiểu lầm về phương pháp theo nguyên tắc này. Các nguyên tắc phải luôn luôn được chuyển đổi sang các chương trình ứng dụng. Không có bước này, tất cả những thảo luận của chúng ta về sự phát triển hội thánh đang lâm nguy vì rốt cuộc chúng không hơn cuộc “tán gẫu” dể chịu.Đức Chúa Trời không cần cẩm nang hướng dẫn - chúng ta cầnTrong bốn phần đầu của sách này, chúng tôi đã bày tỏ những gì mà chính chúng ta có thể và nên làm cho sự phát triển hội thánh và những gì chúng ta không thể làm bởi vì điều đó nằm trong lãnh vực của Chúa. Các bước hành động sau đây sẽ chỉ nói lên phần việc của chúng ta - lãnh vực của con người. Điều này không phải do tôi đánh giá sự đóng góp của con người là “quan trọng hơn” việc của Chúa - như một số nhà phê bình đã đưa ra một cách không chính chắn. Lý do đích thực nằm đằng sau điều đó hầu như là điều bình thường: quyển sách này cốt để chỉ dẫn cho con người, chứ không phải cho Chúa. Ngài không cần loại hiểu biết này khi làm phần của Ngài. Đó là lý do vì sao tôi muốn giới hạn mình cách nghiêm nhặt chỉ nói về những gì theo ý muốn của Chúa, chúng ta, những con người, có thể làm để phát triển hội thánh.

Bước 1: Xây dựng xung lượng thuộc linh. “Sự phát triển tự nhiên của hội thánh không phải là một chiến lược để tạo ra xung lượng thuộc linh. Nó đến trong nơi xung lượng này đã có rồi.” Chúng ta nên xem xét thế nào quan điểm của những Cơ Đốc Nhân xưng rằng “tất cả những gì chúng ta có thể làm để phát triển hội thánh là cầu nguyện?” Chúng ta đã thấy rằng câu nói này không vững cả về mặt thần học lẫn thực nghiệm. Nhiều câu Kinh Thánh cho thấychúng ta có thể làm nhiều hơn để phát triển hội thánh chứ không phải chỉ cầu nguyện. Những câu nói nghe có vẻ “thuộc linh” này, khi xem xét kỹ hơn, hóa ra là một lối bày tỏ của loại suy nghĩ mà chúng ta gọi là “mô hình thuộc linh hóa.”Tuy nhiên, chúng ta phải cố gắng hiểu điều những người tin vào xác quyết này thực sự muốn nói. Họ không hàm ý chúng ta tuyệt đối không làm điều gì ngoài cầu nguyện. Họ muốn nói rằng: “Nếu không cầu nguyện, tận hiến cho Đấng Christ, và có mối tương giao cá nhân với Ngài là trung tâm tất cả các hoạt động, những nỗ

Page 92: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

lực của chúng ta cuối cùng chỉ dẫn đến sự bận rộn vô ích.” Điều đó hoàn toàn đúng!

Mục tiêu tốt nhất Bản thân sự tăng trưởng của hội thánh, không bao giờ trở thành động cơ các hoạt động của chúng ta. Không phải sự phát triển hội thánh, mà sự thờ phượng Chúa mới chính là mục tiêu. Sự phát triển hội thánh được tiến hành là nhờ sự thờ phượng. Chức năng này không loại bỏ tầm quan trọng của những nỗ lực để phát triển hội thánh chúng ta. Mà thay vào đó, ban cho những nỗ lực ấy sự tôn trọng cao quý nhất: chúng là công cụ để qua đó, con người ta trở thành những người theo Đấng Christ, và cùng nhau làm sáng danh Vua trên trời.

Thế nào là “Nguyên tắc của Chúa” Tôi đã nhiều lần gọi các nguyên tắc phát triển hội thánh là nguyên tắc “của Chúa.” Cách bày tỏ này đáng được giải thích. Bằng từ “của Chúa,” tôi muốn nói được Chúa tạo nên. Điều đó không tạo ra các nguyên tắc giống Chúa. Chúng ta đừng bao giờ nhầm lẫn điều Chúa tạo dựng với chính mình Ngài. Đây là một điều nguy hiểm thật sự, tạo vật của Chúa quá xinh đẹp đến nỗi người ta quên mất mọi điều khác. Lòng nhiệt thành của chúng ta là tốt và đúng miễn chúng ta không thờ tạo vật thay cho Đấng Tạo Hóa (RoRm 1:25) mà chúng ta phải để cho vẻ đẹp của tạo vật kỳ diệu của Chúa (cùng với các nguyên tắc hữu sinh, chúng ta phát hiện trong nó) cảm thúc chúng ta để ngợi khen “sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Thi Tv 19:2).Sự hiểu biết có nền tảng thần học này có những kết quả thực tiễn. Khi con người trước hết đối diện với nguyên tắc sống về sự phát triển hội thánh, họ thường khâm phục. Hễ khi nào điều đó xảy ra, tôi rất vui sướng. Nhưng chúng ta đừng bao giờ lầm lẫn lòng khâm phục của chúng ta dành cho các nguyên tắc với lòng tán dương đối với Chúa. Con người không thể cứ luôn được thúc đẩy vì sự phát triển của hội thánh khi động cơ thúc giục của họ là điều gì khác không phải là sự tận hiến đối với Chúa Giêxu và công việc của Ngài.Những kinh nghiệm thuộc linh mới mẻ mà chúng ta thường vui hưởng khi có các sự kiện trọng đại không tự động dẫn đến sự tăng trưởng hội thánh - tuy nhiên chúng có thể là những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ.

Điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển của hội thánh Nếu hội thánh không có nền tảng này, thì chín bước còn lại mà chúng tôi sắp sửa mô tả rất có thể có tác động rất nhỏ. Nói một cách thô thiển: Sự phát triển tự nhiên của hội thánh không phải là một chiến lược nhằm tạo ra xung lựơng thuộc linh. Nó đến nơi xung lượng thuộc linh đã có rồi và bày tỏ các bước thực tiễn để thu hút ngày càng nhiều người hơn nữa.

Những gì hội thánh có thể làm

Page 93: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Hội thánh có thể làm gì nếu thiếu xung lượng thuộc linh? Dầu ở đây, chắc chắn cũng không thể gây tổn thương để nhận biết yếu tố tối thiểu , ấn định các mục tiêu về chất lượng, áp dụng các nguyên tắc hữu sinh, và v.v.... Nhưng đó không phải là các bước đầu tiên và quan trọng nhất. Trước hết, người tin Chúa phải được thu hút bởi một sự tận hiến mới mẻ đối với Chúa Giêxu.Làm thế nào để đem lại điều đó? Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này như có nhiều Cơ Đốc Nhân trên trái đất vậy. Đối với một số người, tiếp cận với “một hội thánh gương mẫu” bật lên một tia lửa, những người khác thì được truyền sức sống qua một buổi nhóm Cơ Đốc rộng lớn hoặc một buổi dưỡng linh yên tĩnh. Bản chất của những hình thức sự kiện này, không bao giờ khởi động sự tăng trưởng của hội thánh - như một số người vẫn tin và dạy một cách sai lầm. Tuy nhiên, những sự kiện đó có thể khiến người ta bắt đầu đặt câu hỏi: “Làm thế nào để những gì tôi đã kinh nghiệm ở đây trở thành một phần trong đời sống hằng ngày của hội thánh chúng tôi?”

Bước 2: Xác định các yếu tố tối thiểu của bạn “Khi cố gắng nhận biết yếu tố tối thiểu của hội thánh mình bằng trực giác mà thôi, chúng ta thường đi lệch mục tiêu.”Hầu hết các nhóm dấn thân vào sự phát triển tự nhiên của hội thánh bằng cách xác định “các yếu tố tối thiểu” của mình- tức là những đặc điểm về phẩm chất kém phát triển nhất hiện đang ngăn trở nghiêm trọng sự phát triển.“Không hội thánh nào không có một yếu tố kém nhất.” Cụm từ này không nhất thiết hàm ý rằng hội thánh đó là “dở” trong lãnh vực nào đó - chúng tôi thậm chí biết có những hội thánh mà yếu tố tối thiểu của họ là một khuôn mẫu cho các hội thánh khác! Điều này chỉ hàm ý rằng bảy lãnh vực kia phát triển tốt hơn là yếu tố tối thiểu này. Điều này cũng muốn nói rằng tập trung vào điểm thấp ấy sẽ mang lại sự tiến triển lâu dài trong sự phát triển của hội thánh.Vì sao trực giác thường không đáng tin. Qua nhiều năm, tôi để ý khi người ta tìm cách nhận ra các yếu tố tối thiểu trong hội thánh của họ bằng trực giác mà thôi, họ thường lệch khỏi mục tiêu. Thật vậy không lạ gì đối với họ để tưởng rằng lãnh vực mạnh nhất của họ là yếu tố tối thiểu!Điều này có thể xảy ra như thế nào? Thường những hội thánh này có các tiêu chuẩn rất cao trong lãnh vực đó. Họ cũng hết sức ý thức về tất cả những rắc rối tiềm tàng, và vì vậy họ có mắt tinh nhạy đối với sự cải thiện khả thi. Những lãnh vực khác trong đời sống hội thánh đối với họ lại không quan trọng bằng, họ dường như không lưu ý. Để phát hiện đúng các yếu tố tối thiểu của một hội thánh - thay vì căn cứ vào những giả định - tôi khuyên mỗi hội thánh hãy nhận một bảng mô tả sơ lược dựa trên sự phân tích đúng đắn mang tính khoa học.

Làm thế nào để có được bảng mô tả sơ lược của hội thánh Một trong các mục tiêu khảo sát của chúng tôi là triển khai một thủ tục thử nghiệm

Page 94: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

qua đó các hội thánh quan tâm có thể nhận biết dễ dàng các yếu tố tối thiểu của mình. có Khoảng 30 thành viên trong hội thánh (và mục sư) sẽ hoàn thành một bảng câu hỏi của phân tích này. Các khoản mục không yêu cầu các thành viên phải đánh giá hội thánh (“trên thang điểm từ một đến mười, hội thánh của bạn yêu thương như thế nào?”), mà để mô tả cách hành xử thật sự (như: “Bạn thường xuyên mời ai đó trong hội thánh dự một bữa ăn hoặc một tách cà phê trong hai tháng qua ra sao?”).Phân tích của chúng tôi đối chiếu dữ liệu từ những câu trả lời này với gần 4 triệu câu trả lời đã được thu thập trước đây và tạo ra được một “hình ảnh sơ lược của hội thánh.” Những kết quả được trình bày trên một sơ đồ cho thấy các ưu điểm và khuyết điểm của một hội thánh thoạt nhìn vào (xem sơ đồ).Ví dụ: mô tả sơ lược của một hội thánh điển hìnhTư cách lãnh đạoChức vụĐời sống thuộc linhCác cơ cấuBuổi nhóm thờ phượngCác nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối quan hệ655165426067445620304050607080Mô tả sơ lược của hội thánh: 5/ 1992Mô tả sơ lược của một hội thánh điển hình: Các phẩm chất “cơ cấu theo chức năng” và “công tác truyền giáo theo nhu cầu” là những đặc điểm kém phát triển nhất trong thời gian tiến hành khảo sát.

Page 95: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Thuận lợi của tiến trình mang tính khoa học Các bảng câu hỏi có thể được xử lý bởi nhà tư vấn của tổ chức Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh hoặc bởi chính hội thánh. Nếu do chính hội thánh, bạn phải tham dự một khóa Huấn Luyện Căn Bản của tổ chức Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh để nhận phần mềm CỐT LÕI. Chương trình này liên tục được cập nhật và đặt nền tảng trên các định mức của tất cả các hội thánh được khảo sát trước đây. Bất cứ một hiểu biết mới mẻ nào có được từ khảo sát liên tục trong các hội thánh khác tự động được đưa vào trong quá trình đánh giá của máy tính.Khi đã có bản mô tả sơ lược của một hội thánh theo cách này, hội thánh có thể biết chắc rằng những giá trị từ kết quả đó là đúng chỉ tiêu và có thể đối chiếu với tất cả các hội thánh khác. Thể thức được sử dụng cho quá trình này là đáng tin cậy, bởi vì nó dựa trên dữ liệu của hơn 1000 hội thánh được khảo sát. Vài năm đầu trong công tác này, khi chúng tôi sử dụng các phương pháp kém tinh vi hơn nhiều để cho ra các mô tả sơ lược của hội thánh, tôi học được rằng mặc dù có thể có được một số những hiểu biết với những nỗ lực kém hơn nhiều, chúng không phục vụ như nền tảng cho một quy trình thực sự đáng tin cậy. Nếu bạn quan tâm muốn có được bản mô tả sơ lược của hội thánh mình, xin xem thông tin trên trang 128.

Bước 3: Ấn định các mục tiêu về chất lượng “Điều gì sẽ xảy ra nếu chất lượng của mỗi lãnh vực trong tám lãnh vực này được nhân đôi?”“Mục tiêu về chất lượng” là gì? Nói một cách dễ hiểu: “Chất lượng” không có gì là “mù mờ”, khó hiểu! Mục tiêu chất lượng là những mục tiêu chính xác, có giới hạn thời gian, xác minh được, đánh giá được, liên quan đến sự gia tăng của chất lượng trong hội thánh. Chưa phải là “mục tiêu về mặt chất lượng” khi một thành viên trong hội thánh bảo rằng: “Tôi muốn trở thành một Cơ Đốc Nhân tốt hơn,” hoặc khi hội thánh tuyên bố: “Trong tương lai, chúng tôi muốn cư xử với nhau yêu thương hơn và thuộc linh hơn.” Đó là những câu tuyệt vời, chứ không phải là các mục tiêu. Khung bên tay phải có một số ví dụ giúp bạn hiểu các mục tiêu về chất lượng.

Sự gia tăng không ngừng về chất lượng Khi ấn định các mục tiêu, chúng ta cần làm điều đó trong những lãnh vực mình thực sự có thể ảnh hưởng . Đây là lý do chính vì sao các mục tiêu nhắm vào các con số tham gia thờ phượng gia tăng thường có hiệu quả ngược lại (xem trang 44- 45). Trái lại, chất lượng của tám lãnh vực then chốt trong đời sống của hội thánh có thể được ảnh hưởng rõ ràng bởi công việc của chúng ta. Thật vậy, còn gì khác phải là mục tiêu của kế hoạch hội thánh, nếu không phải là sự gia tăng không ngừng về chất lượng của hội thánh? Liệu chúng ta có nên phó mặc cho may rủi, xem các Cơ Đốc Nhân có học phân biệt các ân tứ của họ hoặc liên hệ với nhau một cách yêu thương, để xem họ có thì giờ và nơi chốn để chia sẻ mặt thuộc linh, hoặc có tìm

Page 96: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

thấy phần của mình trong việc hoàn thành Đại Mạng Lệnh hay không?

Tôi có thể đóng góp được gì? Trong các khóa hội thảo của tôi, sau khi tám đặc điểm về chất lượng đã được thảo luận, tôi thường hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu chất lượng của mỗi lãnh vực trong tám lãnh vực này tăng gấp đôi trong mười hai tháng tới?” Hầu như bất cứ ai khi nghĩ về câu hỏi này -dẫu người ấy không biết các nguyên tắc phát triển tự nhiên của hội thánh một cách chi tiết - đều nhận ra rằng điều đó sẽ khởi đầu một quá trình biến đổi khổng lồ xứng đáng với sự tham gia đầy đủ và nhiệt thành của chúng ta.Và rồi tôi hỏi: “Chúng ta có thể làm gì ở mỗi lãnh vực này để đem lại sự gia tăng về mặt chất lượng đó?” Câu hỏi này dẫn chúng tôi đi ngay vào quá trình ấn định mục tiêu. Vấn đề trong nhiều hội thánh là giới lãnh đạo nói đủ loại vấn đề, nhưng không bao giờ cố gắng giải quyết những vấn đề cụ thể mà hội thánh phải làm, phải hoạch định, phải cầu nguyện, và phải hỗ trợ để gia tăng chất lượng đời sống hội thánh trong tám lãnh vực đã được đề cập bên trên.Lãnh vực chức vụTư cách lãnh đạoChức vụĐời sống thuộc linhCác cơ cấuBuổi nhóm thờ phượngCác nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối quan hệVí dụ về các mục tiêu chất lượng“Đến cuối năm này, mục sư chúng tôi sẽ bớt 20% trách nhiệm thông thường để dành thời gian huấn luyện các nhân sự tín hữu.”“Cuối chín tháng, 80% những người tham gia các buổi nhóm thờ phượng sẽ khám phá các ơn tứ thuộc linh của họ và 50% sẽ tích cực trong chức vụ phù hợp với ân tứ của họ”“Đến ngày 1/2 này, chúng ta sẽ quyết định có cân nhắc xem người nào trong ba nhân sự tín hữu sẽ đảm nhận sự phối hợp của chức vụ cầu nguyện”“Đến cuối tháng 12 năm nay, chúng tôi sẽ quyết định một nhân vật chủ yếu cho mỗi một lãnh vực trong chín lãnh vực chức vụ mà hội thánh đã lập”. “Bắt đầu năm tới, chúng tôi sẽ có một buổi nhóm thờ phượng hằng quí đặc biệt dành để truyền giảng cho những người chưa tin Chúa”“Trong vòng sáu tháng tới, chúng tôi sẽ chia buổi học Kinh Thánh tại nhà với những người đồng lãnh đạo để đảm nhận vai trò lãnh đạo nhóm mới”“Đến cuối tháng tư, giới lãnh đạo trong hội thánh sẽ tìm ra 10% các Cơ Đốc Nhân nào Chúa ban ân tứ truyền giáo và sẽ có một cuộc trao đổi riêng với từng người về

Page 97: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

ân tứ này.”“Sau khi đã nghiên cứu ‘Quá Trình Học Yêu Thương’ trong ba tháng, những người tham gia học Kinh Thánh tại nhà sẽ đồng ý với câu: “Tôi thích dự phần mối thông công này hơn trước đây.”Trong sơ đồ này, bạn sẽ tìm thấy một ví dụ cho mỗi “mục tiêu về chất lượng” này đối với từng đặc trưng trong tám đặc trưng về chất lượng. Xin lưu ý rằng những ví dụ trên là những minh họa được chọn một cách ngẫu hứng. Không có các mục tiêu tiêu chuẩn cho các hội thánh - mỗi hội thánh phải ấn định các mục tiêu hứa hẹn sự tiến bộ với khả năng lớn nhất trong sự phát triển hội thánh theo tình huống nhất định của họ.

Bước 4: Nhận biết những vật cản “Không phải mọi điều ao ước thiêng liêng đều thật sự đạt được trong một hội thánh.”Tất cả những mục tiêu về mặt phẩm chất được mô tả ở chương vừa rồi có thể đạt được bằng những bước thực tiễn, miễn đó là những gì các thành viên trong hội thánh thật sự muốn. Tuy nhiên, đây chính là vấn đề cốt lõi. Nhiều hội thánh không đạt được các mục tiêu của họ - và sau đó diễn giải thất bại của họ như là bằng chứng cho thấy sự gia tăng chất lượng ấy rốt lại không thể “là khả năng của con người.” Tôi nghĩ cách giải thích đó là sai lầm. Nan đề không phải là những biện pháp cần thiết để đạt đến mục tiêu ấy hoàn toàn “không thể thực hiện được” mà chỉ vì một số Cơ Đốc Nhân không muốn điều “có thể làm được” thật sự xảy ra.Nhận biết những ngăn trở này đem chúng ta đến với thực tế đã tồn tại từ khi Chúa Giêxu sống trên đất này là điêù sẽ không rời chúng ta cho đến khi Ngài trở lại. Sự phát triển hội thánh luôn kéo theo những con người thực mang theo họ những kinh nghiệm, những tổn thương, những sợ hãi và các cơ chế phòng vệ trong quá khứ. Không phải tất cả những mong muốn thuộc linh đều đạt được trong hội thánh. Nếu chúng ta tìm cách bỏ qua thực tế, những thảo luận kỹ lưỡng của chúng ta sẽ chẳng là gì ngoài những mơ ước hão huyền.

Nhận biết sự chống đối Tại một kỳ hội đồng mục sư, nơi tôi đang nói chuyện về sự phát triển tự nhiên của hội thánh, tôi giải thích đề xuất của chúng tôi để xác định yếu tố nhỏ nhất dành cho các hội thánh, một vị mục sư phản đối ngay: “Ông không có ý bảo rằng mỗi hội thánh phải có một bản khảo sát như vậy chứ? Có rất nhiều lý do phản đối điều đó!”Tôi cảm ơn ông đã cho ý kiến và đặt một tờ trống lên màn hình đèn chiếu. Trên đó tôi viết “Những lý do chống lại việc tiến hành bảng khảo sát” và mời vị mục sư nêu lên ba lý do quan trọng nhất của ông, rồi tôi ngồi xuống - và chờ đợi. Trong hai phút dài ngột ngạt, một sự yên lặng lạnh lùng bao trùm căn phòng. Cuối cùng, tôi phá tan sự yên lặng bằng cách nói: “Tờ giấy này có liệt kê đầy đủ tất cả những lý do chống lại việc nhận một bản mô tả sơ lược hội thánh.”

Page 98: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Vì sao những lập luận có lý thường không giúp ích Ngày nay tôi vẫn xấu hỗ vì cách cư xử của mình. Tuy nhiên, tôi vẫn tin chắc rằng vấn đề tôi đưa ra là đúng. Không có lý do xác thực nào để không thực hiện được bản mô tả sơ lược hội thánh. Theo sự dự đoán tồi tệ nhất rất có khả năng, thì giới lãnh đạo hội thánh sẽ không đồng ý với bản mô tả sơ lược đó và ném nó đi. Tất cả những gì họ mất sẽ là một ít tiền - và họ không phải chịu lỗ thậm chí nếu có việc đó. Bởi vì trong trường hợp đó chúng tôi sẽ vui vẻ hoàn lại chi phí!Những cản trở do các mô hình saiChủ nghĩa thuộc linh hóa và chủ nghĩa tổ chứcNguy hiểm thiên tảNhững ngăn trở của tinh thần thuộc linh hóanhư “chống đối các phương pháp”“Sự phát triển tự nhiên của hội thánh”Cực độngSinh racực tĩnhKhuấy độngNguy hiểm thiên hữuNhững ngăn trở do đề cao tổ chứcnhư chủ nghĩa truyền thốngHầu hết những điều ngăn trở sự phát triển tự nhiên của hội thánh có thể được lần ra từ hai mô hình sai này. Không bên nào liên hệ tự nhiên với các cơ cấu của hội thánh.Phải, về mặt lý, lập luận của tôi là đúng. Điều tôi không thấy đó là nan đề của vị mục sư này có lý hoàn toàn. Khi tôi nói chuyện riêng với ông sau buổi họp. Tôi nhận ra ông bị khống chế bởi nỗi sợ cho rằng một bảng khảo sát như vậy có thể “phơi bày” ông và chức vụ của ông. Những lập luận có lý của tôi đã không giúp ích gì cả. Chúng đã làm cho tình huống còn tồi tệ hơn.

Tìm ra lý do đích thực Bất cứ khi nào gặp phải sự chống đối sự phát triển tự nhiên của hội thánh. Chúng ta phải nhạy bén với những lý do nằm đằng sau những sự chống đối “hợp lý.” Trong phân tích sau cùng, hầu hết những vật cản bắt nguồn nơi các mô hình sai đều được nhắc đến trong sách này.Vì lẽ toàn bộ đức tin và các hệ thống giá trị đều bị ảnh hưởng bởi các mô hình thần học, không ngạc nhiên khi các thảo luận này cũng thường mang tính tình cảm hết sức. Đối với một người giữ truyền thống hay một nhà thuộc linh hóa thì các câu hỏi chúng tôi đưa ra là nhiều hơn cả những cân nhắc cẩn thận về chiến lược. “Bản chất của đức tin” theo như họ hiểu, đang lâm nguy.

Bước 5: Áp dụng các nguyên tắc hữu sinh

Page 99: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

“Các nguyên tắc sự sống phải được xem như một bảng danh sách kiểm có thể áp dụng vào mỗi một quyết định chúng ta đối mặt.Một khi đối mặt với sự chống đối từ bên trong hội thánh chúng ta hoặc từ bên ngoài - nếu không sớm hơn - chúng ta sẽ nhận biết chính xác các phương pháp theo nguyên tắc ích lợi như thế nào trong đời sống hằng ngày của hội thánh. Trong phần 3, chúng tôi đã nhắc đến các nguyên tắc sống hết sức ích lợi để giúp chúng ta phản ứng cách gây dựng giữa các tình huống mình không tự chọn.Một yếu kém của phần lớn các sách vở nói về sự tăng trưởng của hội thánh là trọng tâm của nó chỉ dẫn cho hành động thích đáng, trong khi bất cứ hình thức phản ứng nào cũng bị nhìn xem với sự nghi ngờ. Đúng là không ai có thể dẫn dắt bởi “phản ứng” mà thôi.Mặt khác, đây là một thực tế được chứng minh cho thấy những người lãnh đạo - hoặc họ là “người ủng hộ” hay là “người chống lại” - dành phần thời gian lớn nhất của mình để phản ứng trước những thách thức nổi lên trong môi trường sống của họ. Chính ở giữa những quyết định hằng ngày, chứ không nơi nào khác, người ta nhận ra phương pháp hữu sinh có thật sự được tiếp thu - hay nó vẫn chỉ là một lý thuyết trừu tượng.

Công cụ dành cho các quyết định hằng ngày “Sáu nguyên tắc hữu sinh” phải được coi như là bảng danh sách kiểm” có thể áp dụng vào mọi quyết định chúng ta đối mặt. Trang tiếp theo có một ví dụ thực tiễn: Phải dùng một nhân sự mới trọn thời gian. Người ấy phải được cung lương như thế nào? Cột giữa (Giải pháp 1) cho thấy một phản ứng không tham khảo các nguyên tắc hữu sinh. Cột bên phải (Giải pháp 2) trình bày cách sử dụng có ý thức các nguyên tắc hữu sinh trong việc tiến hành quyết định. Rõ ràng điều này hết sức ngắn gọn và đơn giản. Dầu vậy, nó cho thấy sự khác biệt giữa chiến lược hữu sinh và chiến lược hoàn toàn thực nghiệm khi giải quyết nan đề. Khuôn mẫu này có thể được dùng cho hầu hết việc tiến hành quyết định trong sinh hoạt của hội thánh.Sau khi sử dụng rộng rãi các bảng danh sách kiểm này trong các khóa hội thảo của mình, tôi đã học được rằng những người phi thần học thường gặp ít khó khăn với lối suy nghĩ này hơn những nhà thần học nhiều. Nền giáo dục theo tiêu chuẩn thần học dường như đã huấn luyện chúng ta thành những con người “rút gọn” thay vì có lối nghĩ “tổng hợp.” Hầu hết chúng ta có lẽ phải thực hành lối suy nghĩ này trên giấy một thời gian trước khi thử tiến hành trong đời thực.Vấn đềGiải pháp 1 (đề cao kỹ thuật)Giải pháp 2 (hữu sinh)Cần dùng một nhân sự mới trọn thời gian để hướng dẫn mục vụ nhóm nhỏSự phụ thuộc lẫn nhauSự nhân bội

Page 100: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Sự chuyển hóa năng lượngĐa công dụngCộng sinhTheo chức năngNền tài chánh của hội thánh sẽ được điều chỉnh để sẵn sàng cung lương cho vị trí mới này. Cắt giảm ngân sách trong các lãnh vực khác là điều không thể tránh được.Một khuyết điểm của giải pháp này là vấn đề tài chánh được xem xét cô lập với toàn bộ động lực của một tổ chức hội thánh lành mạnh. Điều này dẫn đến những kết luận thiển cận: “Chúng ta thiếu tiền, vì vậy chúng ta phải tiết kiệm những chỗ khác.”Lối suy nghĩ này hoàn toàn loại bỏ sự nhân bội liên tục của chức vụ (ít nhất là đối với nhân sự được cung lương). Nguồn tài chánh được lên chương trình trước để giảm dần dần cho đến khi chúng hoàn toàn hết sạch.Điều này không được lưu ý cho nên hầu như luôn kém hấp dẫn mỗi khi dâng cho một tổ chức so với dâng cho một cá nhân.Giải pháp này không tác động tích cực trên những lãnh vực khác. Trái lại, có khả năng hơn nữa là tài chánh thắt lưng buộc bụng sẽ làm cho hội thánh hoài nghi về vị trí mới và như vậy có thể ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ mục vụ học Kinh Thánh tại nhà.Một khuyết điểm của giải pháp này đó là nhân sự phải gắn chặt vào một phương tiện tài chánh đơn lẽ (độc canh), thay vì tận dụng kết quả cộng sinh của nhiều hệ thống khác nhau.Từ những gì đã được nói bên trên ta thấy giải pháp này, mặc dầu làm cho vị trí mới khả thi ngắn hạn, lại không đẩy mạnh sự tăng trưởng dài hạn. Loại suy nghĩ này chắc chắn sẽ khiến sự tăng trưởng của hội thánh phải trì trệ một khi đã đạt đến một tầm cỡ nhất định.Chỉ có 20% lương đến từ ngân quỹ của hội thánh, phần còn lại bởi sự đóng góp của những người được ích từ vị trí mới này. Ban đầu, đây sẽ là một vị trí bán thời gian, và rồi, một khi chức vụ và tài chánh đã bành trướng - có thể biến thành một chức vụ trọn thời gian.Giải pháp này tính đến mối quan hệ giữa tài chánh với những lãnh vực khác của đời sống hội thánh, như là những tác động trên động cơ và cấu trúc suy nghĩ của các thành viên trong hội thánh, trên việc dâng hiến của cá nhân, trên cách mà người nhân sự mới nhìn chính mình v.v....Bởi vì nhân sự mới này hầu như “tự cấp dưỡng,” sự nhân bội không hạn chế hầu như khả thi. Không có lý do vì sao theo mô hình này, một nhân sự khác hoặc nhân sự thứ ba hay thứ tư lại không thể được bổ sung, nếu nhu cầu gia tăng.Giả định ở đây là một khi người ta nếm được điều khả thi (nghĩa là họ quan sát thấy ảnh hưởng mạnh mẽ do cống hiến tài chánh của mình), họ sẽ cởi mở hơn để dâng hiến thêm cho dự án này.

Page 101: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Lời nói của người nhân sự mới đóng góp cho tài chánh của chính mình. Điều này hướng cả thành viên nhân sự và người đóng góp theo hướng tăng trưởng ngay từ đầu.Giải pháp này kết hợp nhiều hệ thống (ngân sách hội thánh cộng với sự dâng hiến cộng với những khả năng tương lai dành cho sự bành trướng). Những hệ thống này kích thích chéo và có một tác động kết hợp sức mạnh.Điều này hài hòa với nguyên tắc cho rằng mỗi một hệ thống hữu cơ đều phải triển khai các hệ thống phụ tự hỗ trợ một khi đạt đến một tầm cỡ nhất định nếu muốn tiếp tục phát triển. Rõ ràng là có khả năng để thử nghiệm “kết quả” của phương pháp này!

Bước 6: Tập tành các ưu điểm của bạn Tách vấn đề tối thiểu của hội thánh ra đôi khi gây lo sợ, còn bắt đầu với những ưu điểm thì tạo được một tinh thần tốt.”Chúng ta đã lưu ý tranh biếm họa của chiến lược tối thiểu bảo chúng ta hãy luôn tập trung vào những gì mình làm kém hiệu quả nhất. Sự phát triển tự nhiên của hội thánh có một phương pháp khác, khẩu hiệu là: “Hãy tìm các ưu điểm của bạn, phát huy chúng, vui hưởng chúng, sử dụng chúng. Để làm gì? Để tạo ra sự tiến bộ trong lãnh vực thuộc yếu tố tối thiểu của bạn.”Bây giờ các ưu điểm của hội thánh bạn là gì? Khi suy nghĩ thấu đáo câu hỏi này, bạn nên phác thảo điều đó theo bốn cách sau:1. Những đặc điểm phẩm chất mạnh nhất của bạn (“các yếu tố tối đa” ) cho dù chúng là điều gì, “vai trò lãnh đạo” hay “công tác truyền giáo” hay bất cứ điều gì khác, bạn nên hỏi câu này: Những ưu điểm này có thể được sử dụng hiệu quả hơn để giúp cho những điểm yếu của chúng ta như thế nào? Câu hỏi này đã chứng minh là rất sáng tạo, bởi vì nó bắt đầu với điều mà Đức Chúa Trời rõ ràng đã dùng trong quá khứ và những gì hội thánh đãyên tâm rồi. Mặc dầu tách yếu tố tối thiểu của một hội thánh ra đôi khi khuấy động những nỗi sợ hãi, việc bắt đầu với các ưu điểm tạo được một tinh thần tốt.2. “Văn hóa thuộc linh” của bạn. Mỗi hội thánh đều triển khai lối thể hiện đức tin nơi Đức Chúa Giêxu Christ của riêng mình. Không có gì sai với điều đó, miễn là chúng ta đang liên hệ với các nền văn hóa thuộc linh, chứ không phải với sự vô tín trá hình về mặt thần học. Phương cách độc đáo của một hội thánh khi bày tỏ sự tận hiến với Đấng Christ luôn luôn được đánh giá cao như một ưu điểm.Chính nhờ những khác biệt của chúng ta khi bày tỏ đời sống thuộc linh, chúng ta có thể mong thu hút những người không bao giờ có thể giảng tin lành được bởi “nền văn hóa thuộc linh” của các hội thánh khác.3. Các yếu tố về bối cảnh. Mỗi hội thánh đều có một số những đặc trưng được “phú cho,” không phải do lựa chọn, nhưng do các yếu tố về bối cảnh, như là vị trí (thành phố hoặc thôn quê), địa vị xã hội của dân cư, hoặc sự thuận lợi sẵn có dành

Page 102: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

cho chức vụ. Không hội thánh nào trên cả thế giới này có chính xác bối cảnh giống như của bạn!4. Các ân tứ thuộc linh. Ưu điểm lớn nhất của mỗi hội thánh là kho báu các ân tứ thuộc linh mà Chúa đã ban cho các chi thể. Tôi không nói đến các đặc trưng phẩm chất của chức vụ theo ân tứ. Dẫu cho đặc trưng phẩm chất này không được triển khai trong hội thánh của bạn, bạn có thể biết chắc rằng tất cả những ân tứ mà Chúa đã ban để hoàn thành Đại Mạng Lệnh đều hiện đang có giữa vòng dân sự Ngài. Họ chỉ cần khám phá. Bất cứ ai hoài nghi tính xác đáng của khái niệm “tiềm năng sống” dành cho hội thánh đều phải nghiên cứu sự dạy dỗ của Kinh Thánh về các ân tứ thuộc linh. Chúng ta không thể “tạo ra” các ân tứ, nhưng chúng ta nhất định có thể phóng thích những gì Chúa đã đầu tư trong các Cơ Đốc Nhân. Càng gần với sự hoạch định của Chúa, chúng ta càng kinh nghiệm được “sự tự tổ chức” của nhiều lãnh vực trong sự sống hội thánh.Các ưu điểmVí dụ:Các yếu tố tối đaNền văn hóa thuộc linhCác yếu tố theo bối cảnhCác ân tứ thuộc linhCác yếu tố tối thiểuVí dụ:Chức vụCác cơ cấuCác nhóm nhỏCác mối quan hệKhẩu hiệu của sự phát triển tự nhiên của hội thánh là: dùng các ưu điểm để cải thiện các yếu tố tối thiểu của hội thánh.Cho dầu đặc trưng của phẩm chất chúng ta muốn cải thiện là điều gì, khái niệm các ân tứ thuộc linh là căn bản. “Những lãnh đạo trao quyền” phải làm gì nếu không phải là giúp cho các Cơ Đốc Nhân phóng thích tiềm năng Chúa đã đầu tư trong họ? Làm thế nào “chức vụ theo ân tứ” hiệu quả nếu như các Cơ Đốc Nhân còn chưa biết các ân tứ thuộc linh của họ? Làm sao“đời thuộc linh sốt sắng” tuôn tràn khi nhiều người nản lòng bởi luôn hầu việc Chúa ở nơi không thích hợp với họ? “Các cơ cấu hợp chức năng” là gì? Nếu không phải là phương tiện để sắp xếp các ân tứ Chúa ban cho phù hợp với các công tác tương ứng? Làm thế nào để buổi nhóm thờ phượng có thể “truyền sự sống” nhiều hơn khi các Cơ Đốc Nhân tự do tham dự với mọi hình thức ân tứ? Điều gì làm cho các nhóm nhỏ trở nên “toàn diện” nếu các Cơ Đốc Nhân không phục vụ nhau với các ân tứ Chúa đã ban cho họ? Làm thế nào để “công tác truyền giáo theo nhu cầu” diễn ra, nếu hội thánh thậm chí không biết ở giữa họ ai có ân tứ truyền giáo? Cuối cùng, liệu chúng ta có thể chân thành nói

Page 103: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

đến “các mối quan hệ yêu thương” không nếu như chúng ta chưa giúp các thành viên trong hội thánh tìm được chỗ mà Chúa đã chuẩn bị cho họ trong Thân thể của Đấng Christ? Cho đến nay, tất cả những sự lựa chọn tôi đã tìm được đối với phương pháp theo ân tứ không được nhận biết một cách chính xác bởi thái độ yêu thương.

Bước 7: Sử dụng các công cụ của NCD (Phát triển tự nhiên của hội thánh) “Bạn có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu như 60% những người thường xuyên nhóm lại được tham gia một tiến trình mười hai tháng tập trung vào việc lớn lên trong tình yêu thương?”Tất cả những thảo luận tỉ mỉ về phát triển tự nhiên của hội thánh vẫn cứ không chuyển động bao lâu mà đại đa số các thành viên trong hội thánh không hội nhập vào quá trình tăng trưởng. Đó là lý do vì sao Tổ chức của chúng tôi đã triển khai các sách bài tập để giúp cho sự tham gia thực tiễn mỗi một đặc trưng trong tám đặc trưng về chất lượng (xem bên phải). những công cụ NCD này (bằng tiếng Đức) sẽ được dịch và xuất bản trong loạt “Các Tài Liệu Huấn Luyện Môn Đồ NCD” bằng tiếng Anh. Điều gì phân biệt những “tài liệu sống” này với những tài liệu khác?1. Các Tài Liệu Huấn Luyện Môn Đệ Hóa NCD được soạn để áp dụng các nguyên tắc hữu sinh không dùng đến những từ chuyên môn tương ứng. Không một sách bài tập nào trích những chữ như “Cơ chế tăng trưởng tự động” “chuyển hóa năng lượng,” hoặc “chiến lược tối thiểu.” Những khái niệm lý thuyết này không được nói đến trong các sách bài tập, nhưng chúng là bối cảnh nền tảng mang tính chiến lược.Trong khi hầu hết các tài liệu nói về sự tăng trưởng hội thánh khác nói riêng biệt đến thành phần lãnh đạo thì Tài liệu Huấn Luyện Môn Đệ NCD nhắm vào cá nhân các thành viên trong hội thánh. Chúng được soạn cho cá nhân người Cơ Đốc, các nhóm nhỏ, và toàn thể các hội thánh sử dụng, nhấn mạnh nhắm vào cử tọa nhóm nhỏ. Mỗi sách bài tập đều có sách hướng dẫn tương ứng dành cho người lãnh đạo cho thấy tài liệu này có thể được trình bày như thế nào ở các đơn vị của một, ba, sáu, hoặc mười hai bài học.3. Trong khi mục đích của sách này là giải thích các nguyên tắc, các Tài Liệu Huấn Luyện Môn Đệ NCD đi thêm một bước nữa: chúng trợ giúp bằng sự ứng dụng được lên chương trình của các nguyên tắc. Chúng là “những phương pháp có thể tái hiện” được các tín hữu sử dụng mà không cần phải có sự trợ giúp của giới lãnh đạo hội thánh. Trái với các “chương trình” khác (là các chương trình đôi khi coi mọi Cơ Đốc Nhân như nhau), các tài liệu hữu sinh này khuyến khích tính cá nhân, tính tự phát và tính sáng tạo.4. Khi triển khai các tài liệu này, chúng tôi đã tìm cách học hỏi từ các chương trình và các phương pháp khác. Chúng tôi đã khảo sát kỹ những tài liệu (hầu hết “hướng theo mô hình”) từ khắp nơi trên thế giới, tìm kiếm những nguyên tắc có thể áp

Page 104: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

dụng cho tất cả mọi người. Hiện nay chúng tôi đã có những bản gốc hình thành khái niệm quốc tế về tám đặc điểm phẩm chất này, đã có sẵn trong các ấn bản được bối cảnh hóa dành cho các quốc gia khác nhau.Bạn có thể hình dung chẳng hạn, điều gì sẽ xảy ra nếu 60% những người thường xuyên tham dự thờ phượng được trải qua một khóa học nhóm nhỏ mừơi hai tháng đặt trong tâm vào sự tăng trưởng trong tình yêu thương? Mọi người cuối cùng có lẽ sẽ khóc một ít, cười thật nhiều, được hòa giải, đưa xung đột ra trước mọi người, và hiểu biết cách mới mẽ về tình yêu của Chúa. Thuật ngữ “sự tăng trưởng của hội thánh” có lẽ thậm chí không được đề cập đến. Tuy nhiên, một quá trình học như vậy được chứng minh là có một ảnh hưởng mạnh mẽ lớn lao trên sự tăng trưởng của hội thánh - chắc chắn là lớn hơn nếu giới lãnh đạo chỉ nói hoặc mục sư chỉ giảng về tình yêu thương.Với mỗi đặc trưng chất lượng thuộc tám đặc trưng, chúng tôi cung ứng các sách bài tập bằng các ngôn ngữ khác nhau. Tất cả đều dựa trên các nguyên tắc hữu sinh được mô tả trong sách này. Được mô tả ở đây là các dữ liệu trong ấn bản Đức ngữ.Vai trò lãnh đạoChức vụĐời sống thuộc linhCác cơ cấuSự thờ phượngCác nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối quan hệSự ứng dụng thực tiễn thay vì chỉ nói“Luật đa số quyết định”Ví dụ này liên hệ đến những gì tôi đã học trong những năm gần đây về cách “luật đa số quyết định” hoạt động trong các hội thánh. Bao lâu mà chỉ một thiểu số trong hội thánh thật sự hậu thuẫn cho sự phát triển của hội thánh, công tác sẽ rất buồn chán và dễ nản chí. Nhưng rõ ràng một khi đại đa số tích cực trong quá trình tăng trưởng, thì yếu tố khác của “sự tự tổ chức thuộc linh” tham gia vào. Nhiều điều những người lãnh đạo đã mơ ước thình lình bắt đầu xảy ra “hoàn toàn tự động.”

Bước 8: Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả “Theo kinh nghiệm, chúng tôi đề nghị nên có bản mô tả sơ lược cập nhật hai lần một năm” Một khi yếu tố tối thiểu của hội thánh được nhận diện và các biện pháp được tiến hành để cải thiện trong lãnh vực này, làm thế nào chúng ta biết chắc kết quả thật sự đã có? Một trong những phương pháp dễ nhất và chính xác nhất là làm một bản mô tả sơ lược nữa (xem trang 108- 109).Các kết quả, đặc biệt khi so sánh giữa hai bảng mô tả, tỏ rõ sự phát triển của chỉ số

Page 105: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

chất lượng trong mỗi lãnh vực thuộc tám lãnh vực này. Nếu hội thánh phát hiện không có gì thay đổi trong lãnh vực tối thiểu ấy, thì có nên tiếp tục tập trung vào “chỗ yếu” này không? Nếu phát hiện thấy những sự can thiệp đã kết quả (trường hợp của khoảng 90 phần trăm các hội thánh chúng tôi đã phân tích hơn một lần), thì trọng tâm có nên nhắm vào các yếu tố tối thiểu mới không?

So sánh hai bảng mô tả sơ lược. Mỗi bảng mô tả sơ lược của hội thánh, như chúng tôi đã thấy, giống như một bức hình chụp nhanh. Một số lãnh đạo hội thánh, là những người tiến hành mô tả sơ lược hội thánh chỉ một lần, đã nhầm lẫn các kết quả này với “đặc trưng chủ yếu của hội thánh họ.” Tôi muốn cảnh báo nghiêm túc một cái nhìn tĩnh như vậy về bản mô tả sơ lược hội thánh. Thật ra, các giá trị trong tám lãnh vực này thay đổi khá nhanh, nhất là với các hội thánh đã ý thức cải thiện chúng.Hai khung sau đây cho thấy có thể đối chiếu các bản mô tả sơ lược hội thánh . Ví dụ này là của một hội thánh điển hình trong số những hội thánh chúng tôi đã khảo sát. Khung bên trái cho thấy các kết quả của bảng khảo sát cũ (các thanh ngang màu xanh), đối chiếu với một bảng mới (các thanh ngang màu vàng). Bạn để ý thấy hội thánh này có tiến bộ rất lớn nhất (+14) trong lãnh vực yếu tố tối thiểu của họ (“các cơ cấu theo chức năng”). Cải thiện của họ rõ ràng đã được đền đáp!Những thay đổi sau một nămVai trò lãnh đạoChức vụĐời thuộc linhCác cơ cấuBuổi nhóm thờ phượngCác nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối quan hệ+ 1+ 8+ 6+ 14+ 3+ 1+ 1- 3Tháng 5/92Tháng 5/932030

Page 106: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

4050607080Mô tả sơ lược của hội thánh: tháng 5 năm 92 và tháng 4 năm 93

Tìm kiếm những sự phát triển và các xu hướng Điều cần quan tâm hơn những gì nằm trên bảng phân tích với các con số tuyệt đối là phải xem xét kỹ hơn những thay đổi về mặt giá trị của tám đặc điểm phẩm chất (khung bên phải). Chúng ta có thể thấy rõ sự tiến bộ trong hầu hết các lãnh vực, như “các cơ cấu” (4) và “chức vụ” (2) - nhưng hai lãnh vực đã sa sút: “đời thuộc linh” (3) và “các mối quan hệ” (8). Điều đó cho thấy nan đề tiềm tàng trong tương lai. Cách trình bày bằng biểu đồ như vậy cho phép hội thánh đi theo các xu thế phát triển (tích cực hoặc tiêu cực) trong mỗi lãnh vực thuộc tám lãnh vực này. Theo dõi những sự phát triển này đối với việc hoạch định tăng trưởng của hội thánh khai trình được là điều rất ích lợi .

Thời gian giữa hai bản mô tả sơ lược Vào những khoảng thời gian nào thì nên tiến hành các bảng mô tả sơ lược hội thánh ? Câu trả lời tùy thuộc vào mức độ chuyên sâu của hội thánh đang làm việc để cải thiện các yếu tố tối thiểu của họ. Một số các hội thánh chúng tôi khảo sát cho thấy chỉ sau vài tuần lễ, đã có những khác biệt đo lường được ,nhưng thường phải mất vài tháng để có mức gia tăng đáng kể về mặt chất lượng để triển khai. Theo kinh nghiệm, chúng tôi đề nghị nen có bản mô tả sơ lược hội thánh cập nhật hai lần một năm để có thể đối chiếu các kết quả. Sáu tháng thường là thời gian đầy đủ để có những tiến bộ đáng kể trong lãnh vực yếu tố tối thiểu, dầu là trong các tình huống phức tạp của hội thánh. Mặt khác sáu tháng cũng không quá dài để những thay đổi cần thiết rơi vào nguy hiểm hoặc bị trì hoãn cho đến 30 tháng 2 - năm sau!

Cách khuynh hướng tích cực và tiêu cực 18- 614312- 315

Page 107: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

1050- 5- 1012345678Những thay đổi trong tám lãnh vực về chất lượng

Bước 9: Trình bày các yếu tố tối thiểu mới của bạn “Kiểm soát phương diện chất lượng của hội thánh phải trở thành thông lệ như luôn có thông tin việc tham gia thờ phượng hoặc việc dâng hiến.”Cải thiện “các yếu tố tối thiểu” của hội thánh là một quá trình liên tục, chứ không phải sự kiện một lần. Ít nhất, một trong tám đặc điểm về phẩm chất luôn luôn đáng lưu tâm đặc biệt từ giới lãnh đạo hội thánh, và chắc chắn năng lực được đầu tư vào lãnh vực đó sẽ ích lợi cho toàn bộ sự phát triển của hội chúng.Sơ đồ bên phải trình bày bằng đồ thị sự phát triển của “hội thánh mẫu” mà chúng ta đã thảo luận trong các chương trước qua khoảng thời gian ba năm. Lưu ý rằng mặc dầu không thấy tám lãnh vực gia tăng đều đặn, mà các đường chuyển dộng lên và xuống, song toàn bộ có khuynh hướng đi lên.Tập trung vào một trong tám đặc điểm chất lượng không phải luôn dẫn đến sự phát triển số lượng ngay lập tức. Đôi khi hội thánh phải làm việc một cách gian khổ về hai hoặc ba yếu tố tối thiểu trước khi các kết quả về số lượng bộc lộ.Ví dụ này cho thấy giám sát sự phát triển về mặt chất lượng là quan trọng như thế nào trong một hội thánh qua một khoảng thời gian dài hơn. Bao lâu mà sự phát triển nói chung là tích cực, thì sự tăng trưởng về mặt số lượng sớm hay muộn là điều bình thường.

Phương hướng là điều quan trọng. Mức chất lượng tuyệt đối phải đạt được lẫn tốc độ cải thiện phải được tiến hành đều không mang tính quyết định - mặc dầu cả hai đều xứng đáng để nỗ lực. Yếu tố quan trọng nhất là phương hướng mà chỉ số chất lượng dịch chuyển. Nó có khuynh hướng đi lên hay đi xuống? Bất cứ sự gia tăng nào về mặt chất lượng - dầu có lẽ không đáng kể và dầu hội thánh vẫn chưa kinh nghiệm sự tăng trưởng về mặt số lượng - đều là sự tiến bộ thật sự trong quá trình phát triển của hội thánh. Ám ảnh

Page 108: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

để gia tăng số lượng như là dấu hiệu thật của sự thành công đối với tôi dường như là một lối nghĩ rất tĩnh.Trái lại, nếu chỉ số chất lượng có hướng đi tiêu cực, thì hội thánh phải dự đoán một cách thực tế những vấn đề nghiêm túc - dẫu lúc này nó đang tăng một cách năng động. Nếu không tiến hành những biện pháp đúng đắn - và thường là không có bởi vì mọi sự đang diễn tiến rất tốt - hội thánh này có thể sớm gia nhập đội ngũ những hội thánh ngưng trệ hoặc sa sút.Với biện pháp chỉ số chất lượng làm công cụ, việc giám sát kiên trì về chỉ số chất lượng của hội thánh được khả thi. Đây là một công cụ ích lợi và sinh động để “kiểm soát thành công” sự phát triển của hội thánh hơn nhiều so với bất cứ các sơ đồ hoặc thống kê về sự tăng trưởng việc nhóm lại thờ phượng.

Phát triển về chỉ số chất lượng 8065503520Vai trò lãnh đạoChức vụĐời thuộc linhCác cơ cấuNhóm thờ phượngCác nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối quan hệSơ đồ này cho thấy sự phát triển về mặt phẩm chất sâu xa hơn của hội thánh mẫu của chúng tôi. Đằng sau mỗi một chuyển động lên hoặc xuống đều có những câu chuyện về sự cầu nguyện, các quyết định, các khủng hoảng và những thành công.Sơ đồ mẫu của bốn khảo sát qua thời gian

Sự kiểm soát không ngừng về mặt chất lượng Dữ liệu khảo sát quốc tế của chúng tôi cho phép bất cứ hội thánh nào cũng tự làm các khảo sát mô tả sơ lược của mình thông qua máy tính. Điều này khiến cho việc kiểm soát đều đặn mặt chất lượng trở thành một “thể chế” cố định khả thi. Bất cứ khi nào hội thánh cần dữ liệu đáng tin cậy, thì có thể tiến hành khảo sát dễ dàng, xử lý dữ liệu, và trình bày các kết quả rất giống với sơ đồ bên trên. Điều này cung cấp một cơ sở đáng tin cậy để hoạch định các bước thêm nữa.Tôi thành thật mong rằng trong tương lai những khảo sát như vậy sẽ không gây ra sợ hãi hoặc run rẫy - đây vẫn là trường hợp của nhiều nơi - mà sẽ trở thành một hoạt động hỗ trợ bình thường “nằm đằng sau sân khấu” của hội thánh. Kiểm soát

Page 109: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

chất lượng hội thánh phải trở thành thông lệ giống như lấy thông tin của buổi nhóm thờ phượng hoặc việc dâng hiến.

Bước 10: Nhân Bội Hội Thánh Của Bạn “Nếu thân thể hội thánh lành mạnh, cuối cùng nó sẽ sinh sản.”Khi suy gẫm, chúng tôi nhiều lần thấy rằng sự tăng trưởng không phải không bị giới hạn trong tạo vật của Chúa. Một cơ thể lành mạnh không cứ tiếp tục tăng trưởng vô định, nhưng pải sinh ra các cơ thể khác, rồi đến phiên nó cũng sẽ sinh sôi nhân bội. Nguyên tắc hữu sinh tương tự này có thể được áp dụng vào đời sống trong một hội thánh (nghĩa là sự nhân bội của các nhóm, các nhân sự hoặc các nguồn phương tiện) cũng hiệu lực đối với hội thánh như một tổng thể. Nếu hội thánh mạnh khỏe, cuối cùng nó sẽ sinh sản.Một số Cơ Đốc Nhân mang khẩu hiệu thành lập hội thánh đi xa đến mức coi “sự sinh sôi các hội thánh mới” là một đặc điểm chất lượng bổ sung của một hội thánh lành mạnh. Đây nhất định là một cách để xem xét hội thánh. Tuy nhiên, tôi muốn đề nghị để nhất quán hơn về mặt phương pháp, không nên thêm vấn đề sinh sản như là yếu tố thứ chín vào trong đường xoắn ốc của chúng tôi. Nên có một cái nhìn khác từ đó xem xét đường xoắn ốc qua việc sử dụng hai câu hỏi: “Tổ chức này, được định nghĩa bởi tám đặc điểm về mặt chất lượng, đã bắt đầu như thế nào?” và “Làm thế nào để một tổ chức như thế lại xuất hiện một lần nữa ngày nay?”Hội thánh xuất hiện như thế nàoTrừ những cách xây dựng gắn kết giả tạo của phương pháp đề cao kỹ thuật, mỗi hội thánh đều có một thời điểm “được trồng” (xem sơ đồ bên phải). Nhà tư vấn hội thánh Robert Logan nhận ra bốn giai đoạn về nguồn gốc của một hội thánh: phiên bản, sự thụ thai, trước khi sinh ra và ra đời. Ở mỗi giai đoạn thuộc bốn giai đoạn này, công tác quan trọng là phải nuôi dưỡng sự phát triển của tám đặc trưng chất lượng sao cho thích hợp.Chúng ta hãy xem xét kỹ một trong bốn giai đoạn ấy, giai đoạn trước khi sinh. Giai đoạn phiên bản và thụ thai hoạch định hội thánh mới, tức là chúng đã phát triển một kế hoạch hoàn hảo để hiện thực hóa tám lãnh vực. Trong giai đoạn trước khi sinh, các đặc điểm về phẩm chất này được tập tành trong đội ngũ thành lập hội thánh. Thông thường thì sự phát triển đi theo khuôn mẫu này: bắt đầu với một nhóm những người lãnh đạo (đặc trưng phẩm chất 1) là những người chiêu mộ những người đồng công có tư cách (đặc trưng của phẩm chất 2). Ngay từ đầu, họ đã cố gắng để sống thể hiện đời thuộc linh sốt sắng (đặc trưng phẩm chất 3) và xây dựng các mối quan hệ sâu nhiệm giữa vòng những thành viên sáng lập (đặc trưng phẩm chất 8). Điều này chủ yếu xảy ra trong một bối cảnh của một nhóm nhỏ (đặc trưng phẩm chất 6). Ngay cả trong giai đoạn ban đầu, những Cơ Đốc Nhân này đã được chuẩn bị để không che giấu đức tin nhưng tìm những cách riêng của mình để truyền giáo (đặc trưng chất lượng 7). Các cơ cấu còn trong phôi thai của hội thánh

Page 110: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

mới bắt đầu xuất hiện (đặc trưng phẩm chất 4). Và cuối cùng sự chuyển tiếp từ giai đoạn trước khi sinh sang giai đoạn sinh được đánh dấu bởi các buổi nhóm thờ phượng phối hợp đầu tiên (đặc trưng phẩm chất 5).

Phiên bản của một hội thánh Vai trò lãnh đạoChức vụĐời thuộc linhCác cơ cấuSự thờ phượngCác nhóm nhỏCông tác truyền giáoCác mối quan hệGiai đoạn phiên bảnGiai đoạn thụ thaiGiai đoạn trước khi sinhGiai đoạn sinhHội thánh tồn tại4 giai đoạn dẫn đến sự thành lập hội thánhSơ đồ này cho thấy bốn giai đoạn trong sự phát triển một hội thánh mới (các khung màu vàng) là điều phải xảy ra trước khi chúng ta có thể gọi đó là một “hội thánh hiện tại” (khung màu đỏ). Ở mỗi giai đoạn, điều quan trọng là phải giúp sao cho phải có tất cả tám đặc trưng phẩm chất này.

Luật sự sống Giây phút hội thánh tổ chức mừng buổi nhóm thờ phượng đầu tiên công khai của mình, chúng ta nói rằng một hội thánh mới đã ra đời. Từ đó trở đi, không còn “dự án thành lập hội thánh” nữa mà là một hội thánh “tồn tại” cần phải canh giữ cẩn thận sức khỏe của hội thánh, học tập để chiến thắng bệnh tật, và tăng trưởng về số lượng lẫn chất lượng. Thật vô cùng ích lợi cho một hội thánh mới như vậy - ngay từ ban đầu - để xây dựng xung lượng thuộc linh, xác định các yếu tố tối thiểu, ấn định các mục tiêu về chất lượng, những vật cản, áp dụng các nguyên tắc hữu sinh, tập tành các ưu điểm, sử dụng các tài liệu hữu sinh, v.v....Và điều gì xảy ra nếu hội thánh tồn tại một thời gian, và với sự trợ giúp của Chúa, tăng trưởng về chất lượng lẫn số lượng? Sau đó toàn bộ quá trình này sẽ được lập lại - một hội thánh khác sẽ được ra đời. Đây là cách sự sống sinh sôi khắp nơi trong tạo vật của Chúa. Điều đáng ngạc nhiên là hội thánh của Đức Chúa Giêxu Christ thường bỏ qua những định luật về sự sống hết sức căn bản này.

Sự tăng trưởng của hội thánh trong quyền phép của Đức Thánh Linh

Page 111: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

“Sự tăng trưởng của hội thánh trong quyền phép Đức Thánh Linh không có nghĩ là bỏ qua các nguyên tắc của Đức Chúa Trời.”Một số Cơ Đốc Nhân nghĩ rằng những nguyên tắc được đề cập trong sách này “không thật sự thuộc linh.” Họ không chống lại các nguyên tắc ấy một cách chính xác, thậm chí còn có thể dùng một trong các nguyên tắc ấy lúc này hoặc lúc khác, nói một cách ôn hòa, họ không thích thú về nguyên tắc nào cả. Đối với họ, công việc của Đức Thánh Linh là điều gì đó hoàn toàn khác so với những nguyên tắc được mô tả trong quyển sách này.Tôi đã tìm cách để chứng tỏ rằng một quan điểm như vậy, có lẽ phổ biến, có mối liên hệ chặt chẽ với mô hình thuộc linh hóa nhiều hơn là với Đức Thánh Linh mà chúng ta gặp gỡ trong Kinh Thánh. Sự tăng trưởng của hội thánh bằng quyền phép của Thánh Linh không có nghĩa là bỏ qua các nguyên tắc của Đức Chúa Trời. Mà có nghĩa là đưa các nguyên tắc ấy để hành động trong hội thánh chúng ta càng nhiều càng tốt, dẫu chúng có vẻ lạ thường, khó theo, chống lại truyền thống của chúng ta, hoặc thậm chí gây tổn thương.

Những con người toàn năng ư? Sự phát triển tự nhiên của hội thánh là một kẻ thù công khai của bất cứ nỗ lực gì nhằm xây dựng hội thánh của Đức Chúa Giêxu Christ bằng sức riêng. Tôi không có ý tấn công vào những Cơ Đốc Nhân có sự tự tin tưởng tượng, là những người tuyên bố: “Vì sao chúng ta phải cần đến Đức Thánh Linh? Các phương pháp của chúng ta tự nó hiệu quả!” Tôi chưa hề một lần đối mặt với một sự cả gan như vậy. Không, điều tôi hàm ý tăng trưởng hội thánh “bằng sức riêng,” là điều hoàn toàn khác. Tôi nghĩ đến những Cơ Đốc Nhân rất muốn làm việc bằng quyền phép của Đức Thánh Linh một cách có ý thức, nhưng lại dùng nỗ lực của con người thay cho công việc của Chúa trong tất cả những mục tiêu thực tiễn .Bất cứ khi nào chúng ta xem thường các nguyên tắc nền tảng về sự tăng trưởng của hội thánh học được từ Kinh Thánh, là điều có giá trị bởi kinh nghiệm của chúng ta; bất cứ khi nào chúng ta bỏ qua các phương thức tăng trưởng tự động mà chính Chúa đã xây dựng hội thánh của Ngài bằng những phương thức đó, và bất cứ khi nào chúng ta ra sức - dầu bởi sự thiếu hiểu biết hoặc bởi sự ngạo mạn thuộc linh - để dùng những phương pháp không hiệu quả và hủy hoại nguồn phương tiện, thì đó là lúc chúng ta đang hành động bằng sức riêng.Sự phát triển tự nhiên của hội thánh được hình thành bởi các nguyên tắc mà Chúa đã tạo dựng và mặc khải cho chúng ta. Chủ đề này được đan dệt suốt cả sách .Tuy nhiên, không có nghĩa là một quyển sách như vậy tuyên bố “thẩm quyền của Đức Chúa Trời.”Như thế thật lố bịch. Không, thuật ngữ mà chúng tôi chọn để mô tả các nguyên tắc này chưa được hoàn hảo. Những phương pháp khảo sát chúng tôi dùng, bằng kinh nghiệm, để tìm biết các nguyên tắc vẫn có lỗi lầm - giống như bất

Page 112: Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

cứ một phương pháp khoa học nào. Và những tài liệu mà chúng tôi đã triển khai có thể được cải thiện. Nhưng tất cả mọi điều đó không làm thay đổi một sự thật căn bản. Những nguyên tắc mà chúng tôi đã cố gắng dọ dẫm để tìm được và ra sức truyền đạt một cách vấp váp đều có nguồn gốc nơi Đức Chúa Trời.Đáng tiếc là chúng tôi chỉ có thể nói vắn tắt khi đụng đến nhiều đề tài trong sách này. Quyển sách này là một nỗ lực để đem lại một lời giới thiệu đơn giản đầu tiên đối với sự phát triển tự nhiên của hội thánh đặt cơ sở trên những gì tôi đã khám phá được một cách chuyên sâu hơn trong một số những sách khác.

Hãy căng buồm lên !Bạn còn nhớ minh họa ở phần giới thiệu. Một cách biểu tượng, nó mô tả những nỗ lực của chúng ta để khởi động hội thánh bằng sức riêng (xem hình bên trái). Bằng một bức hình mới (xem hình bên dưới), phát triển hội thánh trong quyền năng của Đức Thánh Linh có ý nghĩa gì?Trước hết, điều đó có nghĩa là chấm dứt đối với “sự thúc ép” trong đời sống của hội thánh. Thứ nhì, nghĩa là cuối cùng chúng ta đã sử dụng “những bánh xe” hình tròn tuyệt vời chất đống sẵn trong thùng xe thay vì cứ khăng khăng rằng dùng những chiếc bánh vuông là tôn kính Chúa hơn. Thứ ba, là chúng ta sẽ căng những chiếc buồm bị chôn bên dưới những chiếc bánh xe lâu nay, và cầu nguyện để Đức Chúa Trời sai đến ngọn gió quyền phép của Thánh Linh Ngài.Sau đó, thậm chí chúng ta có thể leo lên thùng xe và khám phá rằng Đức Chúa Trời không ưa thích gì hơn là nhậm các lời cầu nguyện đó.

Các bước kế tiếp

The ABC’s of Natural Church Development của Christian A. Schwarz. Sách nhỏ này truyền đạt những khái niệm then chốt của Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh, cho thông tin và rất dễ đọc. Để dùng cho các hội thánh đã hoàn tất Khảo sát NCD. Sách nhỏ 32 trang.Natural Church Development Survey Của Christian A. Schwarz & Christoph Schalk Chúng tôi cung cấp một khảosát dành cho mục sư và ba mươi khảo sát dành cho các nhân sự tín hữu tích cực tham gia trong hội thánh của bạn. Các bảng khảo sát đã hoàn tất phải nộp cho ChurchSmart Resource, người đại diện giáo phái của bạn, hoặc nhà tư vấn tiến trình NCD. Hội thánh nhận lại một báo cáo nhận biết yếu tố tối thiểu của mình và một bản sao Cẩm nang thực hành về Phát triển tự nhiên của hội thánh.Khảo sát phát triển tự nhiên của hội thánh