su song du dat

178
Sự Sống Dư Dật Tác giả: Antonio Gilberto da Silva Giới thiệu môn học ĐƠN VỊ 1 : BÔNG TRÁI THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG GIAO VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI Bài học : 1. Đặc tính Cơ đốc : Bông trái của thánh linh 2. Tình yêu thương : Bông trái của sự chọn lựa 3. Sự vui mừng : Bông trái của ân điển 4. Sự bình an : Bông trái của sự tin cậy ĐƠN VỊ 2: BÔNG TRÁI CỦA THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NGƯỜI KHÁC 5. Sự nhịn nhục: Bông trái của nghị lực 6. Sự nhơn từ và hiền lành: Bông trái sinh đôi ĐƠN VỊ 3: BÔNG TRÁI CỦA THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG GIAO VỚI BẢN THÂN 7. Sự trung tín : Bông trái của niềm tin 8. Sự (mềm mại) : Bông trái của sự thuận phục 9. Sự (tiết độ) : Bông trái của sự nghiêm khắc 10. Sanh bông trái : Không có luật pháp nào chống cự lại Tài liệu tham khảo Từ vựng Đáp án cho bài tập trắc nghiệm CHƯƠNG TRÌNH NGƯỜI THI HÀNH CHỨC VỤ CƠ ĐỐC CỦA VIỆN HÀM THỤ QUỐC TẾ ICI Đây là một trong 18 bài học thuộc chương trình đào tạo người thi hành chức vụ Cơ đốc của viện hàm thụ quốc tế (ICI). Ký hiệu bên trái là hướng dẫn cho một trình tự nghiên cứu trong các bài học được chia thành 3 đơn vị của 6 bài học. SỐNG DƯ DẬT : Một bài học về đặc tính Cơ đốc nhân là bài thứ 6 trong đơn vị III. Bằng cách nghiên cứu bài học theo trình tự bạn sẽ đạt được nhiều lợi điểm.

Upload: codocnhan

Post on 12-Feb-2017

93 views

Category:

Spiritual


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Su song du dat

Sự Sống Dư Dật Tác giả: Antonio Gilberto da Silva

Giới thiệu môn học

ĐƠN VỊ 1 : BÔNG TRÁI THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG GIAO VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI

Bài học :1. Đặc tính Cơ đốc : Bông trái của thánh linh2. Tình yêu thương : Bông trái của sự chọn lựa3. Sự vui mừng : Bông trái của ân điển4. Sự bình an : Bông trái của sự tin cậy

ĐƠN VỊ 2: BÔNG TRÁI CỦA THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NGƯỜI KHÁC

5. Sự nhịn nhục: Bông trái của nghị lực 6. Sự nhơn từ và hiền lành: Bông trái sinh đôi

ĐƠN VỊ 3: BÔNG TRÁI CỦA THÁNH LINH TRONG MỐI TƯƠNG GIAO VỚI BẢN THÂN

7. Sự trung tín : Bông trái của niềm tin8. Sự (mềm mại) : Bông trái của sự thuận phục9. Sự (tiết độ) : Bông trái của sự nghiêm khắc10. Sanh bông trái : Không có luật pháp nào chống cự lại

Tài liệu tham khảo Từ vựng Đáp án cho bài tập trắc nghiệm

CHƯƠNG TRÌNH NGƯỜI THI HÀNH CHỨC VỤ CƠ ĐỐC CỦA VIỆN HÀM THỤ QUỐC TẾ ICI

Đây là một trong 18 bài học thuộc chương trình đào tạo người thi hành chức vụ Cơ đốc của viện hàm thụ quốc tế (ICI). Ký hiệu bên trái là hướng dẫn cho một trình tự nghiên cứu trong các bài học được chia thành 3 đơn vị của 6 bài học. SỐNG DƯ DẬT : Một bài học về đặc tính Cơ đốc nhân là bài thứ 6 trong đơn vị III. Bằng cách nghiên cứu bài học theo trình tự bạn sẽ đạt được nhiều lợi điểm.

Page 2: Su song du dat

Các tài liệu học tập trong chương trình chức vụ Cơ đốc nhân được soạn theo dạng tự học, đặc biệt dành cho các nhân sự Cơ đốc. Các môn học này sẽ cung cấp kiến thức Kinh Thánh và kỷ năng cần thiết cho chức vụ Cơ đốc trong thực tế. Bạn có thể học môn học này để có thể nhận lấy văn bằng hoặc để trau dồi thêm kiến thức cá nhân.

XIN CHÚ Ý: Hãy đọc phần giới thiệu môn học cẩn thận. Bằng cách theo sát những lời chỉ dẫn, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình trong môn học và chuẩn bị bản tường trình của học viên.

Xin gởi tất cả những bài vở liên quan đến bài học cho giáo viên của ICI theo địa chỉ được ghi bên dưới. Trong trường hợp chưa được chỉ dẫn cụ thể và không có địa chỉ của văn phòng ICI trong giáo hạt của bạn, thì xin vui lòng viết thư theo địa chỉ sau đây.

International Correspondence Institue Chausée de waterloo, 45 1640 Rhode - Saint - Genèse(Brussels), Belgium.

Địa chỉ của văn phòng ICI nơi địa phương của bạn là :

Giới Thiệu Môn Học

Đức Thánh Linh và sự sống Dư Dật .Một nhà khoa học nổi tiếng người anh nọ là một Cơ đốc nhân. Ông có một người bạn thân người luôn luôn bày tỏ sự nghi ngờ của mình về Cơ đốc giáo và cũng đưa ra nhiều ý kiến đề cập đến bản chất của con người. Người bạn đó tin rằng tất cả mọi người đều có khả năng bên trong chính họ có thể tự cải thiện mình đến một mức độ mà cuối cùng họ để có thể trở nên hoàn hảo. Nhà khoa học phản đối kịch liệt và ông trình bày rằng trải qua nhiều thế kỷ, vô số người đã cố gắng cải thiện chính họ song họ đều thất bại.

Để minh họa rõ hơn cho quan điểm của mình, nhà khoa học quyết định bỏ mặc không chăm sóc một mảnh vườn trong khu vườn hoa tươi đẹp của ông. Phần khu vườn còn lại được trồng trọt cẩn thận mỗi ngày. Chẳng bao lâu những bông hoa không được chăm nom bị phủ lấp bởi cỏ dại và bị khô héo bởi thiếu nước và thiếu sự chăm sóc. Khi người bạn của ông thấy phần khu vườn như vậy, anh ta hỏi nhà khoa học “ Tại sao bạn lại bỏ mặc phần khu vườn này?”.Nhà khoa học trả lời : “ Tôi chẳng bỏ mặc nó tí nào cả” “ Tôi chỉ thử nghiệm

Page 3: Su song du dat

nguyên tắc tự cải thiện của bạn đối với các vật sống”Theo như bài học mà nhà khoa học minh họa thì một đặc tính đẹp - giống như khu vườn hoa đẹp không phải có được bởi tình cờ. Đặc tính Cơ đốc nhân được phát triển khi Đức Thánh Linh sanh bông trái của Ngài trong tín hữu. Như đã mô tả trong Galati 5: 22-23), bông trái Thánh Linh là kết quả sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong đời sống của chúng ta. Cách sử dụng hình thức số ít củatừ “ bông trái” trong Galati 5:22; nói đến sự hiệp nhất và đồng nhất về đặc tính của Chúa Giêxu Christ được mô phỏng trong chín phẩm chất của bông trái đó.

Trong sự tái sanh thuộc linh, Cơ đốc nhân gắn chặt chính mình với Đấng Christ. Ngài đã chết vì cớ tội lỗi của chúng ta và sống lại trong sự vinh hiển và đắc thắng, chúng ta chết với Ngài và chôn t ại thập tự giá tất cả những điều gian ác của bản chất cũ. Đời sống mới mạnh mẽ và thánh khiết của chúng ta. Sẽ bày tỏ bản tính và bản chất của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta.

Trong GaGl 5:1-26, chúng ta có một hình ảnh rõ ràng về bản chất cũ gian ác ( “Công việc của xác thịt”, 5:19-21, KJV) và đời sống mới trong Đấng Christ “Bông trái Thánh Linh”, 5:22-23, KJV). Đây là sự sống tràn đầy và có bông trái mà Đức Chúa Trời muốn ban cho con cái của Ngài. Sự sống DƯ DẬT.

Bài học nghiên cứu này được chia làm 3 đơn vị. Đơn vị 1 học về 3 đặc tính là “Tình yêu thương, sự vui mừng, và sự bình an” đó là kết quả trực tiếp của mối tương giao chúng ta với Đức Chúa Trời hay là “ đời sống hướng thượng của chúng ta”. Đơn vị 2 tập trung trên những phẩm chất của “sự nhịn nhục”, sự nhơn từ, và sự hiền lành”. được phát triển thông qua mối quan hệ của chúng ta đối với tha nhân. Đây là “ đời sống đối với thế giới bên ngoài của chúng ta”. Đơn vị 3 cho thấy Cơ đốc nhân mang bông trái của “ sự trung tín, mềm mại, và tiết độ” phản chiếu “đời sống nội tâm của Cơ đốc nhân”. Tất cả những phẩm chất# của đặc tính Cơ đốc này đều được phát sinh trong tín hữu khi tín hữu thuận phục chính mình đối với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh là Đấng ngự trong tín hữu.

Trong bài học này, thuật ngữ “ bông trái Thánh Linh” nói đến chín phẩm chất của đặc tính Cơ đốc nhân được liệt kê trong Galati

5:22-23. Tuy nhiên, vì cớ sự đồng nhất hóa, đôi khi chúng tôi sẽ đề cập đến một trong chín khía cạnh này của bông trái Thánh Linh, ví dụ như “bông trái của sự vui mừng” hoặc là “ Bông trái của sự tiết độ”. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi đặc tính là một khía cạnh của bông trái Thánh Linh.

Page 4: Su song du dat

Mô tả bài học

Sự sống DƯ DẬT : “Bài học về đặc tính Cơ đốc” là một môn học thực tế nghiên cứu từ GaGl 5:1-26 và những câu Kinh thánh liên quan. Nó nhấn mạnh sự phát triển của những phẩm chất Cơ đốc và việc làm của họ trong mối tương giao và sự phục vụ của Cơ đốc nhân. Những định nghĩa và ví dụ của Kinh thánh được nhấn mạnh trong phần mô tả 9 khía cạnh của bông trái Thánh Linh, và những áp dụng thực tế gắn liền với những đặc tính này đối với mỗi đời sống Cơ đốc nhân.

Môn học sẽ giúp học viên hiểu được những nguyên tắc của việc sanh bông trái Cơ đốc, và điều cần thiết cho việc phát triển không ngừng đặc tính giống như Đấng Christ có ích cho sự phục vụ Cơ đốc và một đời sống dư dật trong Thánh linh, học viên sẽ được khích lệ để hứa nguyện sẽ phát triển những phẩm chất của đặc tính Cơ đốc trong đời sống của mình và bày tỏ được những phẩm chất này trong kinh nghiệm hàng ngày của học viên.

Mục Tiêu Môn Học :

Khi bạn hoàn tất bài học này, bạn có thể:

1. Liệt kê 9 đặc tính của bông trái Thánh Linh và đưa ra định nghĩa của mỗi đặc tính dựa trên cách sử dụng theo Kinh thánh.2. Giải thích những quan điểm theo Kinh thánh về sự sanh bông trái, trở nên giống Đấng Christ, sự phát triển không ngừng đặc tính Cơ đốc, và sự giải phóng Cơ đốc.3. Mô tả ý nghĩa của việc biểu thị một đặc tính giống như Đấng Christ trong mối tương giao và Kinh nghiệm mỗi ngày là gì.4. Thực hành mỗi ngày những nguyên tắc của việc sanh bông trái Cơ đốc khi bạn thuận phục sự kiểm soát của Đức Thánh Linh đối với cuộc đời của bạn.

Sách giáo khoa

Bạn sẽ dùng cuốn “ sự sống DƯ DẬT” : “Bài học về đặc tính Cơ đốc” vừa làm sách giáo khoa vừa hướng dẫn nghiên cứu cho môn học. Những phần trích dẫn Kinh Thánh đều từ bản NIV, xuất bản năm 1978. Trong một vài ví dụ chúng tôi cũng trích dẫn câu Kinh Thánh từ bản KJV.

Thời gian nghiên cứu

Thời gian bao lâu bạn cần để học từng bài là tùy thuộc vào kiến thức của bạn về đề tài đó và khả năng mà bạn có trước khi bắt đầu môn học. Thời gian bạn học cũng tùy thuộc vào mức độ bạn tuân theo các lời chỉ dẫn và khả

Page 5: Su song du dat

năng phát huy cần thiết cho việc tự học. Hãy hoạch định thời khóa biểu học tập của bạn theo sự đề ra của tác giả, cũng như những mục tiêu các nhân của bạn nữa.

Tổ chức bài học và những khuôn mẫu học tập

Mỗi bài học bao gồm : 1) nhan đề của bài học, 2) lời mở đầu, 3) dàn bài học, 4) các mục tiêu bài học, 5) những hoạt động học tập, 6) từ ngữ chìa khóa, 7) triển khai bài học bao gồm những câu hỏi nghiên cứu, 8) bài tập tự trắc nghiệm (cuối của phần triển khai bài học), 9) trả lời những câu hỏi của bài học.

Dàn bài và những mục tiêu của bài học sẽ cho bạn một cách nhìn bao quát về đề tài, giúp bạn tập trung chú ý vào những điểm quan trọng nhất trong khi bạn nghiên cứu và cho bạn biết nên học những điều gì.

Phần lớn các câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học có thể được trả lời trong những khoảng trống được dành sẵn trong phần hướng dẫn của bài học này. Những câu trả lời dài hơn nên viết vào trong một cuốn vở ghi chép của bạn, hãy nhớ ghi số và nhan đề của bài học. Cách này sẽ giúp bạn dễ dàng khi ôn bài để viết bản tường trình từng đơn vị của học viên.

Đừng xem trước các câu trả lời cho đến khi bạn đã có câu giải đáp của bạn. Nếu bạn tự đưa ra câu trả lời của chính mình thì bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì bạn đã học. Sau khi bạn đã trả lời các câu hỏi của bài ọc, hãy đối chiếu các câu trả lời của bạn với lời giải đáp đã cho ở cuối bài học. Sau đó hãy sữa lại những câu bạn trả lời sai. Các câu giải đáp không ghi theo số thư ùtự bình thường để cho bạn không tình cờ nhìn thấy lời giải đáp của câu trả lời kế tiếp.

Những câu hỏi của bài học này rất quan trọng chúng sẽ giúp bạn ghi chép những ý chính đã được trình bày trong bài học và áp dụng những nguyên tắc mà bạn vừa học.Làm thế nào để trả lời những câu hỏi

Có nhiều loại câu hỏi bài cho học và những câu hỏi bài tập tự trắc nghiệm khác nhau trong phần hướng dẫn của bài học này. Dưới đây là những ví dụ của nhiều loại và làm thế nào để trả lời chúng. Những hướng dẫn đặc biệt sẽ được chú thích đối với các loại câu hỏi khác. Nếu được sử dụng.

Page 6: Su song du dat

CÂU TRẢ LỜI NGẮN : Loại câu hỏi này yêu cầu bạn hoàn thành một câu hoặc là viết một câu trả lời ngắn. Thường thì để trống một hàng để cho bạn trả lời.

Ví dụ :1. Ai viết thư tín gởi cho người Galati?.................Sứ đồ Phaolô................................................................

Trong phần hướng dẫn học của bạn, hãy viết câu giải đáp trên hàng để trống như trình bày ở trên.

CÂU HỎI CHỌN LỰA : Loại câu hỏi này yêu cầu bạn phải chọn một câu trả lời đúng trong những câu đã cho.Ví dụ :1 Tân ước có tổng số làa) 37 sáchb) 27 sáchc) 22 sách

(Trong một số câu hỏi chọn lựa, có thể có nhiều câu trả lời đúng. Trong trường hợp đó, bạn có thể khoanh tròn mẫu tự của mỗi câu trả lời đúng).

CÂU HỎI ĐÚNG SAI :Loại câu hỏi này yêu cầu bạn chọn những câu đúng.Ví dụ :2 Những câu nào dưới đây là đúng ?a) Kinh thánh có tổng số là 120 sách.b) Kinh thánh là sứ điệp dành cho tín hữu ngày nay.c) Tất cả những tác giả của Kinh thánh điều viết bằng tiếng Hybálaid) Đức Thánh Linh cảm thúc các tác giả của Kinh thánhCâu b và d đều đúng. Bạn có thể khoanh tròn cả hai mẫu tự để chứng minh câu bạn chọn như phần ví dụ trên.

CÂU HỎI SẮP XẾP CHO THICH HỢP : Loại câu hỏi này yêu cầu bạn sắp xếp những phần tương ứng với nhau ví dụ như nhân vật với tính cách nhân vật hoặc các sách Kinh thánh với các tác giả của các sách.ví dụ :

3 Viết số của tên người lãnh đạo trước mỗi cụm từ mô tả công việc người đó làm:

Page 7: Su song du dat

1 a Nhận bản luật pháp ở núi Sinai 1) Môi Se2 b Dẫn dân Ysơraên qua sông Giôđanh 2) Giô suê.2 c Đi vòng quanh thành Giêricô1 d Sống trong cung điện Pharaôn.

Cụm từ a và d chỉ về Môise và cụm từ b và c chỉ về Giô suê. Bạn có thể viết số 1 bên cạnh a và d và viết số 2 bên cạnh b vàc giống như vídụ ở trên.

Phương cách học môn này

Nếu bạn tự học loại bài hàm thụ ICI này, hãy gởi tất cả các bài làm của bạn bằng thư. Mặc dù ICI đã được triển khai để giúp bạn tự học, tuy nhiên bạn vẫn có thể học theo nhóm hay trong lớp học. Nếu vậy người hướng dẫn có thể triển khai thêm một số điều hướng dẫn khác song song với bài học.Vì vậy bạn nên theo lời chỉ dẫn của người ấy.

Cũng có thể, bạn thích dùng môn học này cho nhóm học Kinh thánh tại nhà, trong lớp học tại Hội thánh hay trong trường Kinh thánh. Bạn sẽ nhận thấy rằng nội dung của môn học cũng như phương pháp nghiên cứu đều rất có ích cho các mục đích này.

Bản tường trình học tập về các đơn vị .

Nếu bạn tự học bàihọc hàm thụ này với một nhóm hoặc trong một lớp, bạn sẽ nhận thêm bản tường trình học tập kèm theo loạt bài học này.Bạn sẽ trả lời các câu hỏi theo bản tường trình học tập kèm theo loại bài học này. Bạn sẽ trả lời các câu hỏi trong bản tường trình theo sự hướng dẫn trong loại bài học này và bản tường trình. Bạn nên hoàn tất bài học và gởi bản trả lời của bạn đến người hướng dẫn học của bạn để vị ấy sửa chữa và ghi nhận xét về bài làm của bạn.

Chứng chỉ

Dựa trên sự hoàn tất thành công bài học của bạn và dựa trên điểm của bản tường trình học tập mà người hướng dẫn đã cho, bạn sẽ nhận được chứng chỉ khen thưởng.

Thi cuối khóa để nhận chứng chỉ học phần .

Bạn có thể nhận được chứng chỉ học phần của mỗi đơn vị học khi bạn hoàn thành kỳ thi cuối khoá.Bạn phải có tên trong khóa học, đặt biệt, để nhận được tín chỉ bạn phải nộp bản đăng ký môn học cho giám đốc ICI của bạn.

Page 8: Su song du dat

Cuốn sách tường trìnhhọc tập về đơn vị của bạn có những chỉ dẫn về yêu cầu đối với kỳ thi cuối khóa.

Tác giả của môn học nầy

Antonio Gilberto Da Silva là một Mục sư thụ phong ở Braxin là nơi ông phục vụ với chức vụ là tổng thư ký, người điều phối trường chủ nhật quốc gia, và là thư ký cho hội đồng quốc gia về giám lý. Hơn nữa hiện nay ông còn phục vụ với tư cách là phó giám đốc của trường mở rộng về thần học của người Braxin, và là một thành viên giảng dạy của viện Kinh thánh Ngũ Tuần ở Rio de Janeiro.Một số sách mà ông đã viết là: “TĂNG TRƯỞNG TRONG ĐẤNG CHRIST” và : “CẨM NANG CỦA CÁC GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÚA NHẬT” Ông vẫn tiếp tục viết những bài báo và những tài liệu cho trường Chúa nhật cho giáo hội của ông.

Antinio Gilbrto da Silva được cấp bằng cử nhân tại SUAM Liberal Acts College riodeJaneiro Brajil. Ông đãđi khắp nước của ông trong chức vụ giảng dạy, với kinh nghiệm là một mục sư,một giảng viên và là tác giả đã giúp ông rất nhiều trong việc viết môn học này về bông trái của Thánh Linh.

Người hướng dẫn bài học hàm thụ của bạn :

Người hướng dẫn bạn học chương trình hàm thụ của ICI sẵn sàng để giúp đỡ bạn theo khả năng có được. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài học cũng như bản tường trình học tập, bạn cứ tự nhiên hỏi. Nếu một vài người muốn học chung môn này,hãy sắp xếp thì giờ thuận tiện cho cả nhóm.

Cầu xin Chúa chúc phước cho bạn khi bạn bắt đầu học bài học “SỰ SỐNG DƯ DẬT”. Bài học về đặc tính Cơ Đốc. Nguyện bài học này sẽ làm phong phú đời sống của bạn và sự hầu việc Chúa của bạn, đồng thời giúp bạn hoàn thành vai trò của bạn trong thân thể của Đấng Christ một cách hiệu quả.

ĐẶC TÍNH CƠ ĐỐC NHÂN BÔNG TRÁI THÁNH LINH.

Trong những lời dạy dỗ cuối cùng của Ngài với các môn đồ, Chúa Jesus đã dạy dỗ cho họ về tầm quan trọng của sự sanh bông trái Ngài phán cùng họ rằng:

“Ta là gốc nho thật, và cha ta là người trồng nho . ...Ta là gốc nho các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái (GiGa 15:1, 5).

Page 9: Su song du dat

Chúa Jesus đã dùng hình ảnh về cây nho để dạy dỗ về mối tương quan cần thiết cần phải có giữa Đức Thánh Linh và tín hữu hầu cho bổn tánh của đấng Christ có thể được nẩy sinh trong tín hữu. Chính Thánh Linh là Đấng sanh ra bông trái Thánh Linh trong chúng ta khi chúng ta đầu phục chính chúng ta cho Ngài.Bông trái của Thánh Linh là đặc tính của Đấng Christ nảy sinh trong chúng ta, hầu cho chúng ta có thể bày tỏ cho thế gian biết Ngài là Đấng như thế nào.

Trong một cây nho, các nhánh xanh tốt là tùy thuộc vào thân cây và cây nho cần có nhiều nhánh để sanh trái. Chúa Jesus đã phán cùng các môn đồ Ngài rằng Ngài đã đến thế gian để bày tỏ

cho thế gian nhận biết Cha là thể nào. Ngài phán rằng khi Ngài đi rồi Ngài sẽ ban Đức Thánh Linh cho họvà giúp đỡ họ. Thánh Linh sẽ bày tỏ Chúa Jesus cho họ, như Chúa Jesus đã mang lấy hình hài con người để bày tỏ cho thế gian về Cha thì Đức Thánh Linh ngự bên trong tín hữu cũng bày tỏ cho thế gian biết về Đấng Christ. Sứ dồ Phao lô đã viết cho Hội thánh ở Côrinhtô : “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận lời bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi,vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời” (ICo1Cr 6:19-20).

Trong bài học này bạn sẽ nghiên cứu Kinh thánh nói gì về bông trái của Đức Thánh Linh chính là đặc tính của Cơ đốc nhân và nó được nảy sanh trong đời sống của bạn bởi quyền năng của Đức Thánh Linh như thế nào? hầu cho chúng ta tôn kính Đức Chúa Trời.

Dàn ý bài học

Nhận dạng bông tráiMinh họa bông tráiTiêu chuẩn đối với bông tráiNhận thức bông trái

Các mục tiêu bài học

Khi bạn hoàn tất bài học này bạn có thể.Cho một ví dụ thực tế và một ví dụ thuộc linh về nguyên tắc của sự sanh bông trái.Liệt kê những bông trái Thánh Linh và giải thích mối quan hệ của nó với đặc tính của Đấng christ.

Page 10: Su song du dat

Mô tả những đều kiện cho sự sanh bông trái và những hậu quả của việc không sanh bông trái.Nhận ra tầm quan trọng của việc sanh bông trái thuộc linh và lòng ao ước về bông trái Thánh Linh trong đời sống của bạn

Các hoạt động học tập

1. Hãy đọc phần giới thiệu bài học cẩn thận trước khi bạn bắt đầu bài học này và hãy nghiên cứu những mục tiêu của bài học.

2. Hãy đọc cẩn thận 2 trang đầu của bài học này, bao gồm những phân đoạn mở đầu, dàn ý bài học. Và các mục tiêu bài học, cũng hãy đọc những mục tiêu đã cho xuyên suốt bài học, những mục tiêu này nói cho bạn biết bạn có thể làm gì sau khi bạn đã nghiên cứu bài học. Những câu hỏi nghiên cứu và những bài tập trắc nghiệm điều dưạ trên chúng.

3. Điều quan trọng nữa là bạn cũng cần phải biết ý nghĩa của từ ngữ chính được liệt kê ở mỗi đầu bài học. Trước khi bạn bắt đầu bài học, hãy (tìm những từ ngữ chính mà bạn không biết trong phần từ ngữ ở cuối phần hướng dẫn nghiên cứu này, và học ý nghĩa của nó. Chú ý đến phần từ vựng càng nhiều càng tốt khi học bài học này)

4. Hãy đọc Giăng 15 và Galati 5 để làm nền tảng cho bài học này.Hãy nghiên cứu phần triển khai bài học.Tìm và đọc tất cả những câu Kinh thánh được đề cập đến, trả lời những câu hỏi nghiên cứu, và kiểm tra câu giải đáp của bạn với những câu đã cho ở cuối mỗi bài học. Hãy dùng những tập ghi chép để trả lời cho những câu giải đáp dài.

5. Khi bạn hoàn tất bài học, hãy trả lời những câu hỏi trong bài tập trắc nghiệm. Kiểm tra câu trả lời của bạn với những câu đã cho ở phía sau phần hướng dẫn nghiên cứu.

Từ ngữ quan trọng Dư dậtNhững đặc tínhCuộc tranh chiếnKhai khẩn đất đaiCác phương diệnMôn đồ hóaBan quyền năngPhụ thuộc lẫn nhauHiển thị

Page 11: Su song du dat

Sự chịu khổNguyên tắcTiến triển không ngừngCắt tỉaTái sản xuấtSự thánh hóaThánh hóaTính vững bềnThực vậtVườn nho

Triển khai bài học

NHẬN DẠNG BÔNG TRÁI

Một đặc tính giống Đấng Christ

Mục tiêu 1: Chọn một ví dụ về nguyên tắc của sự sanh sanh bông trái .

Nguyên tắc của sự sanh bông trái được bày tỏ trong chương đầu tiên của sách Sáng thế ký: “Đức Chúa Trời lại phán rằng :Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống,cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất. (SaSt 1:11). Hãy chú ý rằng mỗi loại cỏ và cây sanh bông trái “tùy theo loại của nó ”.

Sự sanh bông trái thuộc linh cũng theo cùng nguyên tắc như vậy. Giăng Báptist, sứ giả của Đấng Mêsi đã đòi hỏi những người quy đạo rằng : “Vậy các ngươi hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn” (Mat Mt 3:8) Trong GiGa 15:1-16 Chúa Jesus nhấn mạnh nguyên tắc này một cách rõ ràng rằng để phát triển và duy trì đời sống thuộc linh thì những kẻ theo Ngài phải sanh bông trái của Đức Chúa Trời cách dư dật luôn.

Chúa Jesus nói đến loại bông trái nào? Câu giải đáp trong GaGl 5:22 “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn tư,ø hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.”

Nói cách khác, trái Thánh Linh ấy là đặt tính giống Đấng christ :Một đặt tính bày tỏ được Chúa Jesus là như thế nào.Nó là sự biểu lộ bên ngoài của bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời trong tín hữu. Nó thật sự là sự phát triển đời sống của Đấng Christ trong cơ đốc nhân.

1 Câu nào trong những câu này là một thí dụ về nguyên tắc của sự sanh bông trái?

Page 12: Su song du dat

a) Một cây vả sanh ra láb) Một người được đầy dẫy Thánh linh sanh ra sự giận dữ.c) Một cây cam sanh ra những trái cam.

Một bản chất mới

Mục tiêu 2: Làm một bản liệt kê để so sánh về những công việc của xác thịt với trái của Thánh Linh .

GaGl 5:16-26 mô tả một cuộc tranh chiến giữa bản chất tội lỗi và bản chất thiên thượng. Cuộc tranh chiến là : “ Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều ưa muốn của Thánh Linh,Thánh Linh có những đều ưa muốn trái với xác thịt, hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không làm được đều mình muốn làm (câu 17 ) Từ “trái ngược nhau” có nghĩa là “trái ngược nhau trong đặc tính”.

Khi tín hữu không thuận phục đối với sự kiểm soát của Thánh Linh, thì tín hữu không thể nào kháng cự nỗi những dục vọng của bản chất tội lỗi. Song khi có Thánh Linh trong sự kiểm soátù, thì những tín hữu cũng giống như vùng đất màu mỡ mà qua đó Thánh Linh có thể sanh ra bông trái của Ngài. Bởi quyền năng của Thánh Linh tín hữu có thể đắc thắng những dục vọng của xác thịt và sống một đời sống dư dật và có kết quả.Điều bí quyết để có thể thắng trong trận chiến thuộc linh này đó là “ Bước đi trong Thánh Linh”. “Vã những kẻ thuộc về Đức Chúa Jesus Christ đã đóng đinh xác thịt với tình dục và dâm dục mình trên thập tự giá rồi.Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh Linh vậy” (5:24, 25) Làm thế nào chúng ta thực hiện được điều này ? Bằng cách lắng nghe giọng của Ngài,theo sau sự dẫn dắt của Ngài,vâng phục mạng lệnh của Ngài và tin cậy cũng như nương cậy vào Ngài.

Để bày tỏ sự trái ngược giữa hành động của tội lỗi và bông trái của Thánh Linh sâu sắc như thế nào,tác giả sách Galati đã liệt kê chúng cũng trong chương trình này (chương 5) Khi Đức Thánh Linh còn có trong sự kiểm soát, trong sự giúp đỡ và ban quyền năng cho tín thì Ngài sẽ hiển thị bông trái của trong tín hữu xem (RoRm 8:5-10). Cũng một thể ấy, bản chất tội lỗi của con người vô tín sẽ sanh trái của nó trong người đó. Bạn có nhận thấy nguyên tắc của sự sanh bông trái ở đây chưa ? Mỗi trái điều sẽ sanh theo hột giống của nó. Trong GiGa 14:16 Chúa Jesusphán cùng các môn đồ rằng “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng yên ủi khác, để ở với các ngươi đời đời tức là thần lẽ thật. Từ “khác” trong phân đoạn này chuyển từ một từ Hy Lạp có nghĩa là “ Khác nhưng cùng một loại” Đức

Page 13: Su song du dat

Thánh Linh như cùng một loại với Chúa Jesus.Chính bản chất của Đức Thánh Linh đã sanh ra đặc tính giống Đấng Christ trong tín hữu và chính bản chất xác thịt tội lỗi đã sanh ra sự gian ác.

2 Trong tập ghi chép của bạn, hãy viết hai tiêu đề như ở dưới và dựa trong GaGl 5:19-23, hãy liệt kê những công việc của xác thịt và bông trái của Thánh Linh trong hai cột.

BẢN CHẤT CŨ (Công việc của xác thịt )BẢN CHẤT MỚI (Bông trái Thánh Linh)

3. 15 công việc của xác thịt được liệt kê trong Galati. Cũng tương tự như ở trong RoRm 1:29-31, 3:12-18, Mac Mc 7:22-23 và Eph Ep 4:17-32. Hãy thêm vào bản liệt kê của bạn về những công việc của xác thịt khác được đề cập trong phân đoạn Kinh thánh này.

Lời Đức Chúa Trời trình bày rỏ ràng rằng : “Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời” (GaGl 5:21 ) những việc làm của xác thịt này là những đặc tính của tội lỗi “ ví bằng tôi làm điều mình không muốn,ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy” (RoRm 7:20)

4. Hãy đọc ICo1Cr 13:4-7 và IIPhi 2Pr 1:5-7. Những phân đoạn này đoạn này đưa ra thêm các bản chất của bản chất mới được sanh ra trong tín hữu bởi Đức Thánh Linh.Hãy thêm vào bản liệt kê của bạn bất kỳ những phẩm chất nào của bông trái Thánh Linh được đề cập trong những câu Kinh Thánh này mà bạn chưa điền vào.

Lời Đức Chúa Trời trình bày rỏ rằng phần thưởng của việc cho phép Đức Thánh Linh vận hành đó là sự sanh ra những đặc tính của Đấng Christ trong bạn (Trong IIPhi1), Phierơ nói đến nhu cầu phát triển các phương diện thuộc linh của đời sống con người. Với sự phát triển này sẽ dẫn đến sự trưởng thành và sự vững chắc hầu giúp cho con người có thể sống đắc thắng bản chất cũ tội lỗi,và rồi trong câu 10 ông nói rằng “Làm điều đó anh em sẽ không hề vấp ngã,dường ấy,anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong nước đời đời của Đức Chúa Jesus Christ là Chúa và cứu Chúa của chúng ta” IIPhi 2Pr 1:10-11.

5 Dựa trên nguyên tắc của sự sanh bông trái, hãy điền vào chỗ trốnga Một người bị dẫn dắt bởi những dục vọng của bản chất cũ của con người

Page 14: Su song du dat

đó thì sẽ sanh ra những đặc tính chính là..............của.................................................................................................b Một người được kiểm soát bởi Đức Thánh Linh sẽ có những đặc tính chính là.... .của.... . bởi vì người đó được ....... bởi Thánh Linh.c Bông trái Thánh Linh là sự phát triển của một . .. ...giống với Đấng Christ...........................................

Một trái là một vật sống. Nếu bạn thuận phục đời sống của bạn vào sự kiểm soát của Thánh Linh,thì Ngài sẽ luôn luôn sanh ra trong bạn trái của Thánh Linh giống như một sự gặt hái liên tục và dư dật,với tư cách là một Cơ đốc nhân thì tất cả vẽ đẹp xác thật và vẻ đẹp tồn tại của đặc tính làm đẹp thêm cho cuộc đời bạn.Hay nói một cách khác,trở nên giống với Đấng Christ cả bên trong lẫn bên ngoài là công việc của Đức Thánh Linh - “Cho đến khi Đấng Christ hình thành trong anh em” (GaGl 4:19)

NHẬN DẠNG BÔNG TRÁI

Cây nho và nhánh của nho

Mục tiêu 3: Nhận ra những câu đúng đề cập đến những gì Chúa dạy dỗ về hình ảnh cây nho và các nhánh của nó .

Trong GiGa 15:1-17 Chúa Jesus đã dùng cây nho và các nhánh của nó để minh họavề mối tương giao cần có giữa Ngài và tín hữu hầu cho tín hữu có được bông trái.

Một người không cần phải là một chuyên gia làm vườn cũng có thể nhận ra rằng tầm quan trọng nhất trong một cây nho đó là chất lượng trái mà cây nho sanh ra. Điều này cũng có thể thấy được qua cách nói của Chúa Jesus về các nhánh của cây nho :

1. “Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thi chặt hết” (GiGa 15:12) Mục đích của nhánh là sanh trái. Nếu nó không sanh trái thì nó không còn giá trị đối với người làm vườn vì vậy người ấy sẽ cắt nó đi. Một vài ví dụ đáng buồn về cách quyết định này cũng được tìm thấy trong lịch sử của dân Ysơraen. Dân Ysơraen được xem như là vườn nho của Đức Chúa Trời để phản chiếu tình yêu, sự thương xót, sự tốt lành và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ở giữa vòng các dân tộc.Nhưng dân Ysơraen đã sa ngã và tiếp theo đó là sự đoán phạt.Đây là những điều Đức Chúa Trời phán về sự sa ngã của dân Ysơraen trong vườn nho của Ngài“Có điều chi nên làm cho vườn nho ta mà ta không làm cho nó chăng ? Cớ sao khi ta mong sanh trái nho thì nó lại sanh trái nho hoang vậy ?Nầy ta sẽ

Page 15: Su song du dat

bảo cho các ngươi về điều ta định làm cho vườn nho ta :Ta phá rào, nó sẽ bị cắn nuốt, ta hạ tường xuống, nó sẽ bị giày đạp (EsIs 5:4-5 cũng hãy xem RoRm 11:21 ).

6 Câu Kinh thánh này có nghĩa là thay vì sanh ra trái như mong đợi theo như nguyên tắc của sự sanh bông trái thì dân Ysơraên đang sanh ra.a) Trái ngược với đặc tính của trái được mong đợib) Chẳng có trái nào cảc) Chỉ là trái tốt

7 Kết quả là dân ysơraêna) Được bảo vệ bởi Đức Chúa Trời b) Không còn được bảo vệ bởi Đức Chúa Trờic) Có thể dẫn dắt dân tộc khác về với Đức Chúa Trời

2. Nếu có nhánh nào không tiếp tục gắn chặt vào góc nho thì chúng bị ném vào lửa và bị đốt cháy. “Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho thì không tự mình kết quả được ” (GiGa 15:4 ) Các nhánh không thể nào sanh trái được nếu nó không phải là một chi thể của cây nho.

Bạn có bao giờ chú ý rằng một nhánh nào đó bị gãy thì chẳng bao lâu nó bắt đầu chuyển thành màu nâu và chết đi. Bởi vì nó đã bị gãy. Phần nối liền với sự sống của cây nho đã bị cắt đứt, không còn nguồn của sự sống chảy vào trong nhánh cây và vì vậy nhánh sẽ chết nhanh chóng và rồi thì nó bị gom lại và bị đốt cháy.Sự cứu rỗi là một kinh nghiệm thật của đức tin trong việc đầu phục của người nào đó đối với Đấng cứu rỗi, và được trở nên một tạo vật mới. Nó chính là mối liên kết của chúng ta đối với nguồn ban cho sự sống của Đấng Christ. Nó là một sự giao thác cá nhân cho Chúa Jesus Christ và là một mốt tương giao liên tục đối với Ngài. “Ngài là gốc nho còn chúng ta là nhánh” (GiGa 15:5) Ở trong Đấng Christ không chỉ đơn thuần là để gia nhập một tôn giáo hay rập khuôn những nghi thức tôn giáo hoặc là những công việc tôn giáo. Nó là sự ủy phó đời sống của một người cho Ngài và một lòng ao ước được biến hóa vào trong hình ảnh của Ngài bởi quyền năng của Đức Thánh Linh.

3. Nếu những nhánh kết quả thì chúng sẽ được tỉa sửa gọn ghẽ “Và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn” (15:2) Người làm vườn mong muốn nguồn ban phát sự sống của cây nho chảy vào trong trái hơn là chảy vào những lá và những nhánh không có giá trị). Vì vậy, hầu để sanh ra nhiều trái hơn thì việc cắt,hoặc tỉa sửa nhánh cây là một quá trình cần thiết.

Page 16: Su song du dat

Kế hoạch của Đức Chúa Trời là cho chúng ta sanh nhiều trái. Ngài đã sai Đức Thánh Linh để xưng chúng ta là công bình,ngự trong chúng ta và thánh hoá chúng ta trong danh Chúa Jesus Christ (xem ICo1Cr 6:11). Để được thánh hóa có nghĩa là tách khỏi tội lỗi và biệt riêng cho Đức Chúa Trời,trở nên giống như hình ảnh con Ngài (RoRm 8:29) “nhánh nào có kết quả thì Ngài tỉa sửa” điều này đề cập đến sự thánh hóa như đã được trình bày trong IITês:13 “Ngài đã chọn anh em bởi sự nên thánh của Thánh Linh và bởi tin lẽ thật đặng ban sự cứu rỗi cho anh em.

Tại sao quá trình cắt tỉa là cần thiết ? Khi một người bày tỏ đức tin thật trong Chúa Jesus là Đấng cứu rỗi và được sanh lại bởi Thánh Linh, điều này không có nghĩa là người đó được trọn vẹn ngay lập tức. Một cơ đốc nhân bắt đầu quá trình được chuyển hóa vào trong bản chất trở nên giống Đấng Christ. Điều này xảy ra khi Đức Thánh Linh thông qua lời Đức Chúa Trời bắt đầu gọt giũa tất cả những thái độ và những cách cư xử không giống với Đấng Christ. Mỗi ngày Cơ đốc nhân càng bày tỏ những dấu hiệu tăng trưởng va øsự sanh bông trái trong đời sống thuộc linh của mình, cũng giống như nhánh dần dần cho thấy những dấu hiệu của việc kết quả một thời gian dài trước khi trái đạt tới mức độ hoàn toàn của nó. Sự gọt giũa tâm linh phát triển minh chứng lớn hơn về bản chất của Đấng Christ, đem một người đến sự trưởng thành tâm linh.

8 Những câu sau hình thành sự áp dụng cá nhân về những nguyên tắc day dỗ bởi Chúa Jesus trong phần minh họa về cây nho và nhánh của nó. Hãy khoanh tròn mẫu tự trước những câu đúng áp dụng đúng những nguyên tắc này.a Nếu tôi cho phép Thánh linh sanh trái Thánh Linh trong tôi,điều có nghĩa là thái độ của tôi sẽ trở nên thái độ giống như của Chúa Jesus b Chúa Jesus dạy rằng việc cây nho sanh ra cả trái tốt và trái xấu là chuyện bình thường. Nói một cách khác,một số thái độ của tôi sẽ giống như Chúa Jesus và những thái độ khác sẽ giống như những việc của xác thịtc Nếu tôi muốn trở nên một nhánh cây sanh nhiều trái, thì tôi phải sẵn lòng để được tỉa sửa và được thánh hóa bởi Đức Thánh Linhd Bởi những nổ lực riêng của chính tôi, tôi có thể sanh ra bông trái mà Chúa Jesus muốne Nếu tôi không sanh bông trái thuộc linh, điều này có thể ngầm chỉ rằng tôi đã không gắn chặt với cây nho.f Phẩm chất và chất lượng của trái Thánh Linh mà tôi sanh ra tùy thuộc vào mức độ tôi cho phép Đức Thánh Linh kiểm soát cuộc đời tôig Được nên thánh có nghĩa là đặc tính của Christ được bày tỏ trong tôi.

Page 17: Su song du dat

Những điều kiện cho việc sanh trái.

Mục tiêu 4: Sắp xếp những điều kiện cho việc sanh trái vào những ví dụ của mỗi điều kiện .

Khi chúng ta nhìn vào sự dạy dỗ đã cho trong GiGa 15:1-27, chúng ta thấy rằng có ít nhất là 3 điều kiện cho sự gặt hái dư dật về trái Thánh Linh 1) Được cắt tỉa bởi Cha, 2) Ở trong Đấng Christ., 3) Đấng Christ ở trong chúng ta.

1. Được cắt tỉa bởi Cha: Như chúng ta đã biết sự cắt tỉa hay tỉa sửa là cần thiết nếu chúng ta muốn sanh ra trái Thánh Linh.Thật sự Đức Thánh Linh đề cập đến vấn đề tội lỗi của chúng ta trước khi chúng ta được cứu. Ngài cho chúng ta thấy được tội lỗi với chúng ta trước khi chúng ta được cứu. Ngài cho chúng ta thấy được tội lỗi, tạo nên trong chúng ta một lòng mong muốn từ bỏ khỏi tội lỗi và tạo ra trong chúng ta sự hối tiếc và sự ăn năn theo ý muốn của Đức Chúa Trời và điều này đã dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi.(xem Cong Cv 2:37 về ví dụ này ). Một khi chúng ta được cứu thì Đức Thánh Linh tiếp tục nhắc nhở chúng ta về những điều trong đời sống chúng ta còn chưa giống Ngài, Ngài thanh tẩy chúng ta và làm cho chúng ta trở nên thánh khiết (ITe1Tx 5:23; HeDt 12:10-14 ) Trong đời sống của một Cơ đốc nhân,nguyên tắc của việc tỉa sửa đó là được đào tạo bởi Cha thiên thượng thông qua những hoàn cảnh và những tác động mà sẽ đưa chúng ta đến với sự trưởng thành và nương cậy trông Chúa HeDt 12:5-6 bày tỏ rằng sự sửa phạt hay tỉa sửa của Chúa cho thấy rằng chúng ta thuộc về Ngài :

“Hỡõi con, chớ để ngươi sự sửa phạt của Chúa,và khi Chúa trách chớ ngã lòng,vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu. Hễ ai Ngài nhận là con thì cho roi cho vọt”

9 Hãy đọc RoRm 5:3-4 Ba kết quả tích cực của sự sửa phạt về sự hoạn nạn là gì ?....................................................................................................... Nhu cầu cho sự tỉa sửa và sự cắt tỉa sạch sẽ được trình bày trong Gia Gc 1:2 như sau:

“ Hởi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn. Vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng được trọn lành toàn vẹn,không thiếu thốn chút nào”

Page 18: Su song du dat

10 Hãy đọc IPhi 1Pr 1:6-8 Mục đích được cho trong phân đoạn này đối với sự đau khổ mà chúng ta chịu đựng trong tất cả các loại thử thách là gì ?.......................................................................................................

2. “ Ở trong Đấng Christ” Chúa Jesus sử dụng cụm từ “ở trong” khi Ngài mô tả mối tương giao giữa chính mình Ngài và các môn đệ Ngài. Ngài phán rằng “ Hãy cứ ở trong ta,thì ta sẽ ở trong các ngươi” (GiGa 15:4).

Cụm từ thứ nhất “cứ ở trong ta” nói đến vị trí của chúng ta trong Đấng Christ Trong ICo1Cr 5:17 Bản Amplified version chép rằng : “ Vậy nếu ai ở trong (được chép trong) Đấng Christ là Đấng Mêsi thì nấy là người được dựng nên mới” Từ “ được chép” có ý nghĩa là “ được gắn chặt, hoặc trở nên là một phần tử của điều gì. Vì vậy ở trong Đấng Christ tức là nói đến sự hiệp nhất và sự thông công của chúng ta đối với Ngài như được mô tả trong Eph Ep 2:6 “ Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jesus Christ” Điều này có nghĩa rằng Đấng Chirst hiện nay ở trong thiên đàng và những ai là những người được cứu thì cũng có vị trí ở trong Ngài. Khi suy gẫm về từ ngữ “ở trong” thì chúng ta sẽ đưa đến kết luận rằng “ nơi” quan trọng nhất mà chúng ta được ở là chúng ta phải được “ ở trong Đấng Christ”, cũng giống như nhánh phải gắn liền với cây nho.Sự gắn bó đời sống của tín hữu đối với Đấng Christ là nền tảng mà qua đó đời sống của tín hữu sẽ trở nên có kết quả.Phao lô là vị sứ đồ,thầy dạy thầy giảng và cũng là người có 2 quyền công dân, là người có học vấn cao, nhưng ông đã xem “vị trí của ông trong Đấng Christ là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của ông. Điều mà ông muốn biết vượt trên tất cả mọi điều đó là ông muốn được nhận biết “trong Đấng Christ (xem Phi Pl 3:8-9) Phao Lô là một tấm gương xuất sắc về đời sống được chuyển hóa đã sanh ra bông trái của bản chất giống Đấng Christ.Minh chứng về sự hiệp nhất có kết quả của ông đối với Đấng Christ được nhận thấy thông qua những hiệu quả của chức vụ của ông và qua những thư tín của ông.

3. “Đấng Christ ở trong chúng ta” cụm từ thứ hai “ Ta sẽ ở trong các ngươi” nói đến kết quả hay trở nên giống với Đấng Chirst. Nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của tôi mà qua đó tôi bày tỏ sự trọn vẹn đạo đức về đặt tính của Đấng Christ bởi quyền năng của Đức Thánh Linh. Nó chính là sự thánh khiết của Đấng Christ chiếu ra thế gian thông qua đời sống của tôi.

Người là vườn hiểu rõ phần quan trọng về nguồn sự sống dư dật của cây nho khi chảy vào trái. Trái sẽ lớn hơn và tốt hơn khi trái tiếp nhận và duy trì nguồn sự sống của cây nho. Đời sống có sự ngự cùng của Đấng Christ sẽ

Page 19: Su song du dat

làm biến đổi bản chất của người tín hữu khi nguồn sự sống đó vẫn còn duy trì trong tín hữu.

Hãy chú ý trong ICo1Cr 1:2 và Phi Pl 1:1 rằng các thánh đồ thì “trong Đấng Christ” như cũng có “ trong” thành Côrinh tô và “trong” thành Philip. Đời sống của một Cơ đốc nhân luôn theo điều này -Cơ đốc nhân thì “ Ở trong Đấng Christ nhưng Cơ đốc nhân cũng sống trong thế gian nữa”.Cơ đốc nhân bày tỏ Đấng Christ cho thế gian thông qua cuộc sống hàng ngày của mình. Điều này có nghĩa rằng Đấng Christ phải sống trong Cơ đốc nhân,trong IGi1Ga 2:6 chúng ta thấy rằng : “ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chínhNgài đã làm”. Chỉ có thể thông qua quyền năng của Đức Thánh Linh thì chúng ta mới có thể làm như Ngài đã làm.

Chính nhựa cây truyền sự sống của cây nho đã giữ cho các nhánh nho tươi tốt và làm cho chúng kết quả. Cũng một thể ấy, chính Đấng cứu rỗi sống lại là Đấng tiếp sưcù chúng ta bởi sự hiện diện ở cùng của Ngài và thông qua Đức Thánh Linh khiến chúng ta sống một đời sống Cơ đốc vững chắc và có kết quả.

Bạn còn nhớ lời thỉnh cầu cuối cùng mà Chúa Jesus đã kêu cầu cùng Cha trong lời cầu nguyện được ghi trong Giăng 17 không ? Aáy chính Ngài ở trong chúng ta ( GiGa 17:26 ) Bất kỳ sự cố nào mà chúng ta làm bởi sức riêng của chúng ta để bắt chước đời sống của Đấng Christ đều sẽ dẫn đến thất bại. Một đời sống có bông trái chỉ có khi có mối tương giao lẫn nhau đó là: Cơ đốc nhân ở trong đấng Christ, Đấng Christ ở trong Cơ dốc nhân.11 Hãy sắp xếp điều kiện nói về sự sanh bông trái Với mỗi ví dụ hoặc phần mô tả của nó 1) Cắt tỉa bởi cha2) Ở trong Đấng Christ3) Đấng Christ ở trong chúng ta..... a Chúng ta có một vị trí về sự hiệpnhất với Đấng Christ ở thiên đàng..... b Đức Thánh Linh cắt tỉa những thái độ hoặc cách cư xử sai trật thông qua sự rèn luyện..... c Chúng ta bày tỏ hoặc chiếu ra đời sống của Đấng Christ trên trần gian..... d Chúng ta kinh nghiệm sự sửa phạt của Chúa thông qua những thử thách..... e Chúng ta nhận lấy nguồn ban sự sống làm cho chúng ta có thể tăng trưởng và trưởng thành.

TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI BÔNG TRÁI

Page 20: Su song du dat

Mục tiêu 5: Nhận ra lý do tại sao sự sanh bông trái là điều yêu cầu thiết yếu đối với một cơ đốc nhân .

Tính cần thiết của việc sanh trái Thánh Linh.

Trong Mat Mt 7:15-23, chúng ta có một vài sự dạy dỗ quan trọng từ nơi môi miệng của Đấng cứu rỗi của chúng ta về sự cấp thiết đối với việc sanh ra đặc tính cơ đốc. Ngài dạy rằng,Những tiên tri giả sẽ bị nhận biết bởi trái mà họ sanh ra : “Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê ?Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt, nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu chẳng sanh được trái tốt. Hễ cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi”(câu 17-19)

Chúa Jesus tiếp tục nói rằng dẫu sẽ có những người dùng danh Ngài mà đuổi quỷ nhưng Ngài không nhận biết những người đó (câu 22-23) Tại sao lại như vậy được? câu trả lời nằm trong IITe 2Tx 2:9 “Cùng với satan mà hiện đến, làm đủ mọi thứ phép lạ,dấu lạ và việc kỳ dối giả” Câu Kinh thánh này cho biết rằng ma quỷ có thể bắt chước được những phép lạ và ân tứ của Thánh Linh. Tuy nhiên mối tương giao thật của một người với Đấng Christ có thể được nhận biết bằng cách quan sát đó là bông trái của Thánh Linh hay là những công việc của xác thịt được sanh ra trong đặc tính của người đó. xem (Mat Mt 7:17-18; IGi1Ga 4:8).Đặc tính của cơ đốc nhân không thể nào bắt chước được, nó chính là kết quả tự nhiên của Đấng Christ bày tỏ đặc tính thánh khiết của Ngài trong và thông qua chúng ta.

12 Người nào đó cũng có thể nhân danh Chúa Jesus mà đuổi quỷ khi họ không ở trong Ngài và Ngài không ở trong họ bởi vì.......................................................................................................13 Bằng cách nào bạn có thể nhận biết người nào đó đang ở trong Đấng Christ ? ..............................................................................................................................................................................................................

Mục đích của việc sanh bông trái Thánh Linh.

Trong việc đề cập đến mục đích cho sự sanh bông trái thuộc linh, chúng ta xem qua 3 khía cạnh nói đến “ sự bày tỏ, môn đồ hóa và sự vinh hiển”.

1. Sự sanh bông trái là một sự bày tỏ đời sống của Đấng Christ. Mỗi bông trái là một sự bày tỏ sự sống của cây mà từ đó trái được sanh ra. Cũng một thể ấy, với địa vị là những thành viên của thân thể Đấng Christ thì cần phải có sự biểu lộ vẻ đẹp trọn vẹn về đặc tính của Đấng Christ trong chúng ta.

Page 21: Su song du dat

Bạn hiện hữu vì cớ mục đích gì ? Có phải Đức Chúa Trời đã cứu rỗi bạn chỉ để bạn ngồi trong một Hội Thánh mỗi tuần một vài giờ hay không? Không phải như vậy ! Bạn hiện hữu để bày tỏ sự dạy dỗ mà bạn tiếp nhận, để bày tỏ Đấng Christ cho thế giới tội lỗi và hư mất này. Con người nhận thấy Ngài thông qua đời sống của những Cơ đốc nhân. Khi chúng ta chú ý đến thái độ của chúng ta là những Cơ đốc nhân, chúng ta có thể trở nên là Kinh thánh duy nhất mà nhiều người trong họ đã đọc.

Một đời sống dâng cho Đấng Christ bày tỏ cho những người khác tình yêu mà Ngài dành cho họ.Khi tôi là một sự bày tỏ của Đấng Christ, tai của tôi sẽ nghe tiếng kêu khóc của họ, mắt tôi sẽ thấy những nhu cầu của họ,chân tôi sẽ thúc dục tôi giúp đở họ, và đôi tay tôi sẽ vươn ra để chăm sóc cho họ. Bằng cách này tôi sẽ trở nên một nguồn sự sống của Đấng christ. Ngài sẽ đến với họ thông qua tôi. Bạn có phải là nguồn sự sống của Đấng Christ hay không ? Ngài có bày tỏ cho những người khác thông qua chính đời sống của bạn hay không ?

2. Sự sanh bông trái là một minh chứng của sự môn đồ hóa. Chúa Jesus phán rằng chúng ta phải sanh ‘nhiều trái”, và chính điều đó cho chúng ta thấy rằng chúng ta là môn đồ của Ngài (GiGa 15:8).Ngài chỉ ra rằng mỗi môn đệ là người được huấn luyện kỹ thì sẽ giống như thầy mình (LuLc 6:40). Điều này có nghĩa rằng khi chúng ta tiếp nhận Ngài, chúng ta có thể nói rằng ‘xem này, tôi là một Cơ đốc nhân” thì cũng chưa đủ, Ngài muốn bạn phải sanh nhiều trái. Nếu bạn làm điều này, nó là minh chứng rằng bạn đã thật sự học nơi Ngài và bạn là môn đồ của Ngài. Nó cho thấy rằng bạn đã có những bước tiến vượt qua bước đầu tiên là sanh lại và tiếp nhận Đấng Christ.Nó minh chứng rằng Đấng Christ thật sự là Chúa của đời sống bạn.

3. Sự sanh bông trái đem đến phước hạnh cho những người khác.Trước hết nó chúc phước cho những ai tiếp nhận lợi ích từ sự hiển thị của đặc tính Đấng christ trong đời sống của bạn,và nó cũng chúc phước cho những tín hữu đồng công là những người xem thấybông trái Thánh Linh trong bạn.4. Sự sanh bông trái đem sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Chúa Jesus phán rằng “ Này Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào,ấy là các ngươi được kết quả nhiều” (GiGa 15:8) Sự kết quả bông trái thuộc linh là kết quả của đời sống dư dật. Khi bạn cho phép sự sống của Đấng Christ được bày tỏ thông qua bạn, con người sẽ nhận thấy những tác động mà nó sanh ra và sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời (Mat Mt 5:16 )

14 Sự sanh bông trái là điều yêu cầu để

Page 22: Su song du dat

a) Minh chứng sự môn đồ hóab) Tiếp nhận Chúa Jesus là Đấng cứu rỗi.c) Đuổi quỷ.d) Vinh hiển Đức Chúa Trời.e) Trở nên một thành viên của Hội Thánhf) Bày tỏ cho người khác tình yêu của Đấng Christ.g) Minh chứng mối tương giao của bạn với Chúa Jesus.h) Trở nên một sự phước hạnh cho những người khác.

MINH HỌA BÔNG TRÁI

Một mùa gặt phong phú.

Mục tiêu 6: Mô tả những cách mà bạn có thể gia tăng sự sanh bông trái Thánh Linh trong đời sống riêng của bạn .

Những cây muốn có kết quả thì phải được chăm sóc đúng mức nếu bạn muốn chúng sanh ra nhiều trái tốt, cùng một nguyên tắc như vậy đối với đời sống thuộc linh. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét một số cách mà có thể giúp bạn nhận thấy một mùa gặt dư dật của trái Thánh Linh trong đời sống của bạn. Sau khi bạn đã tiếp nhận Đức Thánh Linh là bạn đồng hành của bạn, bạn phải kết hiệp với Ngài hầu cho Ngài có thể sanh trái trong bạn. Có nhiều cách bạn có thể làm được điều này.

1. Vun đắp mối thông công với Đức Chúa Trời. Vun đắp có nghĩa là khích lệ,chuẩn bị cho sự tăng trưởng, trước khi những bông hoa đầu tiên xuất hiện hay là những dấu hiệu đầu tiên của trái được thấy rõ thì cần có rất nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho cây sanh trái như mong đợi. Người làm vườn chú ý cây cẩn thận hơn hầu cho nó sẽ sanh trái nhiều hơn. Quá trình chăm sóc và vun vén này gọi là sự vun đắp. Còn trong mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời thì chính thông qua sự thông công liên tục mà đời sống chúng ta được thay đổi và được phát triển đến sự kết quả.

Với tư cách là một người con người của Đức Chúa Trời, bạn sẽ vui mừng trong mối thông công phước hạnh với Cha, Con và Đức Thánh Linh (ICo1Cr 1:9, IICo 2Cr 13:14; IGi1Ga 1:3) Bạn có thể vun đắp mối thông công này bằng cách dành nhiều thời gian với Đức Chúa Trời trong sự tương giao và cầu nguyện. Bạn cũng có thể vun đắp nó bằng sự vâng phục Ngài. Khi Chúa Jesus dạy các môn đồ của Ngài về bông trái Thánh Linh Ngài phán cùng họ rằng hãy giữ lời Ngài trong họ (GiGa 15:7) Ngài cũng phán rằng họ cứ ở trong tình yêu của Ngài khi họ tiếp tục vâng phục mạng lệnh

Page 23: Su song du dat

của Ngài, đặc biệt mạng lệnh hãy yêu thương lẫn nhau của Ngài (15:9-10 ) Sự vâng phục của bạn đối với Đức Chúa Trời sẽ đem đến nhiều kết quả. Bạn sẽ kinh nghiệm sự thông công và tình yêu của Đức Chúa Trời và đời sống của bạn sẽ có kết quả vì cớ mối tương giao của bạn với Ngài.

2. Tìm kiếm mối thông công với những Cơ đốc nhân khác. Một người làm vườn thì thích trồng những cây theo nhóm tùy theo trái của mỗi cây sanh ra : tất cả những cây cam sẽ trồng gần nhau, tất cả những cây bắp sẽ được trồng trong một mảnh đất,....Điều này thuận lợi cho việc vun bón và gặt hái. Thông qua mối thông công với những cơ đốc nhân khác bạn có thể được khích lệ để sống đời sống Cơ đốc và bạn có thể khích lệ những người khác. Những Cơ đốc nhân đầu tiên có mối thông công với nhau mỗi ngày (Cong Cv 2:46) Điều này cũng không lấy làm ngạc nhiên tại sao đời sống của họ là những lời chứng đầy quyền năng cho Phúc âm và khiến cho những người xung quanh thèm khát sự cứu rỗi. Mỗi ngày lại có sự gặt hái những linh hồn như Chúa đã thêm số những người được cứu (2:46-47)

3. Tiếp nhận chức vụ của những người lãnh đạo theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sử dụng những người lãnh đạo để nuôi dưỡng và chăm sóc cho dân sự Ngài. Eph Ep 4:11-13 nhấn mạnh rằng mục đích của các sứ đồ, tiên tri, truyền đạo, mục sư và thầy giảng trong Hội Thánh là để gây dựng dân sự của Đức Chúa Trời hầu cho họ đạt tới sự trưởng thành. Cùng một lẽ thật như vậy được bày tỏ trong ICo1Cr 3:6, trong câu này sứ đồ Phao lôn nói đến những vai trò khác nhau mà ông và Apôlô đang giúp đỡ Hội thánh ở Côrinh tô: “Tôi đã trồng Abôlô đã tưới,nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lới lên” Khi bạn tiếp nhận và áp dụng những sự dạy dổ mà Đức Chúa Trời ban cho qua sự thông công những người lãnh đạo mà Ngài kêu gọi, thì sẽ đạt tới một vị trí có kết quả nhiều hơn.

4. Hãy luôn trông chừng và bảo vệ.Luôn luôn có những nguy hiểm đe dọa một cái cây. Một cây tốt thì có khả năng bảo vệ cho nó tốt hơn với những nguy hiểm và có khả năng thích ứng với sự trông nom của người làm vườn. Cơ đốc nhân cần phải cảnh tỉnh với những điều mà có thể hủy hoại đời sống thuộc linh của mình. Những thói quen xấu, những thái độ và những mối quan hệ sai trật, những ý tưởng băng họai hoặc những dục vọng sai trái phải được xem như là những hiểm họa đối với sự phát triển thuộc linhKhi dân sự Ysơraên bước vào vùng đất hứa, họ được lệnh phải tiêu diệt những quốc gia gian ác còn sống ở đó. Đó là kế hoạch (Chương trình ) của Đức Chúa Trời, song dân Ysơraên đã không làm theo và kết quả là những người Ysơ ra ên bị lôi kéo vào những con đường gian ác của những dân tộc này (Thi Tv 106:34-36) Kinh nghiệm của họ là sự cảnh tỉnh đối với chúng

Page 24: Su song du dat

ta. Chúng ta phải cẩn thận đừng cho phép những thói quen và những thái độ không theo ý muốn Đức Chúa Trời tồn tại hay hình thành trong trong đời sống của chúng ta (HeDt 12:15) nhắc nhở chúng ta chớ để rễ đắng châm ra ( sự cay đắng,thù hận). Cũng giống như những gai nhọn mà Chúa Jesus đã mô tả trong ẩn dụ về người gieo giống (LuLc 8:14) Những thói quen và thái độ xấu có thể ngăn cản bạn trở nên giống loại người mà Đức Chúa Trời muốn.Bạn cũng nhận thức rằng Satan sẽ tìm cách chống đối bạn và ngăn trở bạn trong sự đầu phục Đức Thánh Linh. Nó không muống bạn đặt để Đấng Christ là hàng đầu và là vị Thầy duy nhất của đời sống bạn.15 IPhi 1Pr 5:8-9 cho bạn minh chứng gì ? Để........................... và và............................................................. ma quỉ.16 Điều gì xảy ra nếu bạn chống cự lại ma quỷ (Gia Gc 4:7) ?.......................................................................................................17 Trong tập ghi chép của bạn, hãy liệt kê 4 cách làm gia tăng sự sanh trái thuộc linh mà bạn vừa mới học.Bên cạnh mỗi cách, hãy cho biết một vài điều đặc biệt mà bạn có thể làm để áp dụng thực hành trong đời sống của bạn.Ví dụ như, bên cạnh “ Mối thông công với Đức Chúa Trời” bạn có thể viết một vài điều như : “Dành nhiều thời gian mỗi ngày trong sự cầu nguyện, thờ phượng và đọc Kinh Thánh”.Một con đường tốt lành hơn Mục tiêu 7: Nhận ra những câu đúng tóm tắc những gì mà sứ đồ Phao lô dạy dỗ liên quan mối quan hệ giữa bông trái Thánh Linh và ân tứ Thánh Linh .Đôi lúc cũng khó cho chúng ta nói ra sự khác nhau giữa trái thật và trái bắt chước.Trái bắt chước có thể gây ấn tượng giống như trái thật, song nếu ai thử ăn nó ngay lập tức bạn biết rằng nó không phải là trái thật.Cũng tương tự như vậy đối với Cơ đốc nhân, trên bề mặt nó có thể khó để phân biệt giữa một người thật sự giống Đấng Christ và một người đơn thuần là có hình dáng bên ngoài là một Cơ đốc nhân. Họ có thể tỏ ra những hành vi giống nhau ví dụ như bày tỏ những ân tứ Thánh Linh. Tuy nhiên sự thử nghiệm thật đối với đặc tính bên trong của mỗi cá nhân thì được bày tỏ trong cuộc sống hằng ngày của người đó. Chúa Jesus phán rằng môn đồ thật của Ngài được người ta nhận biết qua tính chất của tình yêu thương mà họ biểu lộ cho nhau.Trái Thánh Linh thì rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Những Cơ đốc nhân ở Côrinhtô trong thời Tân ước được kêu gọi hãy vận dụng chín ân tứ của Thánh Linh -Họ nói tiếng lạ -nói tiên tri họ làm phép lạ.Tuy nhiên do họ thiếu trái của cùng Thánh Linh- Họ phân rẽ với nhau trong buổi nhóm của họ (ICo1Cr 1:17-18) Họ đi dến tòa án và kiện cáo lẫn nhau trước những người không phải là Cơ đốc nhân (6:1-8 ) Một số thì sống trong sự dâm loạn (5:1-2) Thậm chí một số người ăn tiệc thánh của Chúa khi họ say rượu

Page 25: Su song du dat

(1:20-21) Trong thư viết cho họ, Sứ đồ Phao lô rất nhẫn nhục và đầy lòng yêu thương. Ông muốn họ nhận biết Thánh Linh quyền năng là Đấng ban cho họ những ân tứ để xây dưng Hội Thánh. Tuy nhiên hơn thế nữa, ông muốn họ nhận biết Thánh Linh thánh khiết là Đấng có thể biến đổi đặc tính của họ và làm cho họ trở nên giống Chúa Jesus.Phao lô khích lệ những người Côrinhtô có lòng ao ước những ân tứ của Thánh Linh, song ông kết luận bằng cách nói rằng bây giờ tôi sẽ chỉ dẫn cho anh em con đường tốt lành hơn (12:31) “ Con đường tốt lành hơn” đó là tình yêu thương -tình yêu thương của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ và mô tả trong 13:1-13.Trong đó chúng ta đọc rằng những ân tứ sẽ thôi, song tình yêu thương sẽ còn mãi mãi và chẳng hư mất bao giờ (Câu 8, 10,13).Ánh sáng được tạo thành bởi sự tổng hợp của bảy màu cầu vồng, song nó là một ánh sáng. Cũng như vậy trái Thánh Linh được hình thành bởi nhiều phẩm chất của đặc tính, tuy nhiên nó cũng chỉ là một trái. Điều này tương phản với những ân tứ của Thánh Linh. Có nhiều ân tứ của Thánh Linh và Thánh Linh ban cho những ân tứ Thánh Linh cho mỗi cá nhân theo như ý muốn trị vì của Ngài. Người này nhận ân tứ này, người kia nhận ân tứ khác (12:7-11) Song trái của Thánh Linh không thể bị tách rời- Nó là một sản phẩm. Nó có thể được tóm tắt bởi từ “ Tình yêu thương”. Cũng như một trái cam được bao bọc và bảo vệ bởi một lớp vỏ bên ngoài, tình yêu thương là phương tiện hiệp nhất của trái Thánh Linh.18 Hãy khoanh tròn mẫu tự trước những câu đúng tóm tắt những gì mà sứ đồ Phao lô dạy dỗ liên quan về mối quan hệ giữa trái Thánh Linh và ân tứ Thánh Linh.

a Những ân tứ Thánh Linh thì quan trọng hơn trái Thánh Linh.b Chỉ có một trái Thánh Linh cho mỗi ân tứ Thánh Linh được bày tỏ.c Sự biểu hiện của những ân tứ Thánh Linh thì hiệu quả hơn khi được kèm theo bởi sự bày tỏ sự giống Đấng Christ trong cuộc sống hằng ngày.d Bày tỏ tình yêu thương thì quan trọng hơn vận dụng những ân tứ Thánh Linh.e Bông trái sẽ thôi song những ảnh hưởng của ân tứ sẽ còn lại.f Sự thêm sức của Thánh Linh nên đứng trước sự thánh hóa của Thánh Linh.g Những ân tứ là một sự bày tỏ bên ngoài, trong khi đó trái là một phẩm chất bên trong của đặc tính.Trong bài học kế tiếp chúng ta sẽ xem xét ý nghĩa thuộc linh của ân tứ “Tình yêu thương”và trong những bài học tiếp theo chúng ta sẽ xem tám phẩm chất khác của đặc tính cơ đốc mà cùng với tình yêu thương đã hình thành nên trái Thánh Linh đẹp đẽ. Cầu xin Chúa chúc phước cho bạn khi bạn tiếp tục bài học của bạn.

Page 26: Su song du dat

Bài tập trắc nghiệm Sau khi bạn đã ôn lại bài học này, hãy làm bài tập tự trắc nghiệm. Sau đó kiểm tra những câu trả lời của bạn với những câu đã cho ở phía sau phần hướng dẫn nghiên cứu này. Hãy ôn lại những mục mà bạn trả lời chưa đúng.CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG SAI: Hãy viết chữ Đ trong khoảng trong nếu câu đó đúng và viết chữ S nếu câu đó sai...... 1 Nguyên tắc của sự sanh bông trái đó là mỗi hạt sẽ sanh ra nhiều loại trái khác nhau....... 2 Một cây xấu có thể sanh trái tốt....... 3 Kinh Thánh nói đến đặc tính Cơ đốc như là những ân tứ của Thánh Linh....... 4 Dẫu rằng Thánh Linh sanh ra trái Thánh Linh trong tín hữu, song Ngài không thể thực hiện nếu không có sự hợp tác của tín hữu....... 5 Bí quyết để đắc thắng sự tranh chiến với bản chất tội lỗi đó là bước đi trong Thánh Linh....... 6 Chúa Jesus phán rằng những tiên tri giả sẽ bị nhận biết bởi những trái của họ....... 7 Mặc dầu có nhiều khía cạnh khác nhau của trái Thánh Linh nhưng chỉ có một trái thật....... 8 Sứ đồ Phao lô rất hài lòng với những Cơ đốc nhân ở Côrinh tô vì cớ họ sanh ra những ân tứ và cả trái của Thánh Linh...... 9 “Ở trong Đấng Christ” tức là nói đến vị trí của chúng ta trong Ngài....... 10 Trong sự canh chừng, một Cơ đốc nhân cần phải vận dụng trong viậc vun đắp những phẩm chất Cơ đốc bao gồm cả việc kháng cự lại ma quỷ....... 11 Hai bản liệt kê trong Galati đoạn 5 hổ trợ cho nguyên tắc hạt giống sanh trái theo loại của nó....... 12 Chúa Jesus minh hoạ mối tương giao cần phải có giữa Ngài và tín hữu cũng như mối tương giao cần phải có giữa xác thịt và Thánh Linh.13 CÂU HỎI SẮP XẾP. Hãy sắp xếp mỗi câu dưới đây theo chủ đề mà nó mô tả. Hãy viết số ứng với chủ đề trong khoảng trồng mà bạn chọn.1) Những cách để tăng cao sự sanh trái thuộc linh.2) Mục đích cho sự sanh bông trái.3) Những điều kiện cho sự sanh bông trái...... a Sự sanh bông trái Thánh Linh là một sự bày tỏ đời sống của Đấng Christ trong chúng ta. Nó cho thấy rằng chúng ta thật sự trở nên môn đồ của Ngài và vì vậy Ngài là Chúa của đời sống chúng ta. Nó cũng đem đến vinh hiển cho Đức Chúa Trời....... b Sự sanh bông trái Thánh Linh chỉ đến khi có sự hiện hữu của mối tương giao qua lại của Đấng Christ trong Cơ đốc nhân và Cơ đốc nhân trong Đấng Christ. Cơ đốc nhân phải tiếp nhận sự rèn luyện hoặc là sự tỉa sửa từ

Page 27: Su song du dat

nơi Cha thiên thượng....... c Cơ đốc nhân cần có mối thông công với Đức Chúa Trời và với những Cơ đốc nhân khác. Cơ đốc nhân cũng cần tiếp nhận và áp dụng những sự dạy dổ mà mình nhận được thông qua chức vụ của những ngưới lãnh đạo theo ý muốn c ủa Đức Chúa Trời.CÂU TRẢ LỜI NGẮN :Trả lời những câu hỏi sau đây càng vắn tắt càng tốt.14 Một thuật ngữ khác của trái Thánh Linh là gì ?.......................................................................................................15 Hãy liệt kê bông trái chín khía cạnh của Thánh Linh như đã cho trong GaGl 5:22-23...............................................................................................................................................................................................................16 Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy rằng chúng ta là môn đồ của Chúa Jesus?.......................................................................................................Giải đáp những câu hỏi nghiên cứu. 1 c) Một cây cam sanh ra những trái cam.2. NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA XÁC THỊT: Gian dâm; ô uế, luông tuồng;thờ hình tượng và phù phép; thù oán; tranh đấu; ghen ghét; buồn giận; cãi lẫy; bất bình; bè đảng; ganh gỗ; say sưa; mê ăn uống cùng các sự khác giống như vậy.TRÁI THÁNH LINH: Lòng yêu thương,sự vui mừng bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành,trung tín, mền mại,tiết độ.3. Những công việc của xác thịtGian ác, tham lam, suy đồi, ganh ghét, mưu sát, xung đột, lừa dối, xảo quyệt, nói dóc, vu khống, thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, xắc la1o, ngạo mạn, khoe khoang, không vâng phục cha mẹ, vô tâm, không đức tin, vô ý thức, tàn nhẫn, nhục mạ, cay đắng, những ý tưởng gian ác, trộm cắp, tà dâm, dâm dục, điên rồ, nói giả tạo ăn nói thiếu văn hóa, cãi lộn.4. Bông trái Thánh LinhKhông ganh tị, khoe khoang, kiêu ngạo, thô lỗ cũng không tìm kiếm những gì thuộc về mình không nóng giận. Nhưng thành thật, tin cậy, trông cậy, nhịn nhục, có đức tin, có sự hiểu biết và thánh khiết. 5 a Những công việc (hay hành động) xác thịt (bản chất tội lỗi)b Bông trái Thánh Linh dẫn dắtc Đặc tính7 b) Không còn được bảo vệ bởi Đức Chúa Trời8 a Đúng b Sai c Đúng

Page 28: Su song du dat

d Saie Đúngf Saig Đúng9 Sự nhịn nhục ( có nghĩa là sự thành tín vững chắc) sự rèn tập, sự trông cậy.10 Hầu cho đức tin của chúng ta có thể dược minh chứng là chân thật và đem sự vinh hiển cho Chúa Jesus Christ.11 a 2) Ở trong Đấng Christ.b 1) Cắt tỉa bởi Cha thiên thượng.c 3) Đấng Christ ở trong chúng ta.d 1) Cắt tỉa bởi Cha thiên thượng.e 3) Đấng Christ ở trong chúng ta12 Những phép lạ và những ân tứ Thánh Linh có thể bị bắt chước.13 Bạn nhận biết người đó ở trong Đấng Christ nếu người đó có đặc tính Cơ đốc, tức là trái của Thánh Linh. (Những minh chứng khác:hành động, lời nói và việc làm của người đó và Thánh Linh mà qua đó những hành vi này được bày tỏ).14 a) Minh chứng sự môn đồ hóad) Làm vinh hiển Đức Chúa Trời f) Bày tỏ cho những người khác về tình yêu của Đấng Christg) Minh chứng mối tương giao của bạn với Chúa Jesus Christh) Trở nên là một sự phước hạnh cho những người khác.15 Tiết độ, tỉnh thức, kháng cự.a Trái đối ngược với đặc tính của trái mong đợi

16 Nó sẽ lánh xa khỏi anh em (nó sẽ rời xa khỏi anh em).17 Câu trả lời của bạn18 a Sai b sai ( chỉ có duy nhất một trái) c Đúng d Đúnge Saif Sai g Đúng

TÌNH YÊU THƯƠNG TRÁI CỦA SỰ CHỌN LỰA.

“Trái của Thánh Linh là tình yêu thương ...” (GaGl 5:22)Tác giả được mặc khải đã mở đầu phần trình bày về trái của Thánh Linh với tình yêu thương. Nó phải là trước hết vì cớ không có bông trái nào được hình thành mà không có tình yêu thương.

Page 29: Su song du dat

Tình yêu thương là quan điểm cao nhất được biểu lộ rõ trong Đức Chúa Trời, Câu định nghĩa ngắn và hay nhất về tình yêu thương là Đức Chúa Trời, vì cớ Đức Chúa Trời là tình yêu thương.Tình yêu thương của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho con người bởi con Ngài là Chúa Jesus Christ : “ Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta :Khi chúng ta còn là người có tội thì Đấng Christ vì chúng ta mà chịu chết” ( RoRm 5:8) “Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng” (GiGa 13:1).Ai là người mà Đức Chúa Trời yêu thương đến nỗi Ngài đã sẵn ban mạng sống của con một Ngài cho họ ? Có phải là con người trọn vẹn không ? Không phảí! một trong những môn đồ của Ngài đã từ chối Ngài, những kẻ khác thì nghi ngờ Ngài, ba trong số những người này ngủ trong khi Ngài đau đớn trong vườn. Hai trong số họ thì oa ước nơi cao sang trong vương quốc của Ngài. Một người trở nên là kẻ phản bội. Và khi Chúa Jesus sống lại từ cõi chết, một số thì lại không tin vào điều đó.Tuy nhiên Chúa Jesus vẫn yêu thương họ với tình yêu vô bờ bến của Ngài. Ngài đã bị bỏ rơi, bị phản bội, bị thất vọng và bị từ bỏ, song Ngài vẫn yêu !Chúa Jesus muốn chúng ta yêu người khác như Ngài đã yêu chúng ta : “Điều răn của ta đây nầy các ngươi hãy yêu nhau như ta đã yêu thương các ngươi” (15:12). Đối với con người thì điều này không thể thực hiện đượcbởi vì tình yêu của con người rất giới hạn. Song khi Đức Thánh linh phát triển hình ảnh Đấng Christ trong chúng ta, chúng ta sẽ biết yêu như Ngài đã yêu.Trong bài học này bạn sẽ nghiên cứu ý nghĩa của tình yêu là bông trái Thánh Linh và nó được hiển thị trong đời sống tín hữu như thế nào. Khi trái của tình yêu thương được phát triển trong bạn thì bạn có thể yêu như Đấng Christ đã yêu !Dàn ý bài học

Nhận dạng tình yêu thươngMô tả tình yêu thươngTình yêu thương trong hành độngCác mục tiêu bài học Khi bạn hoàn tất bài học này, bạn có thể.Mô tả 3 loại tình yêu và 3 phương diện của tình yêu AGAPE.Trình bày những đặc tính của tình yêu AGAPE dựa trên ICo1Cr 13:1-13.Giải thích tại sao sự cân đối của những ân tứ thuộc linh và trái Thánh Linh là quan trọng.Hiểu và áp dụng trong đời sống của bạn những nguyên tắc từ những thí dụ về tình yêu trong hành động.Mục tiêu bài học

Page 30: Su song du dat

1. Hãy nghiên cứu cẩn thận mỗi phần của phần triển khai bài học như được hướng dẫn trong bài một. Bạn phải đọc những câu Kinh Thánh được nhắc đến.2. Trả lời những câu hỏi nghiên cứu và rồi so sánh câu trả lời của bạn với câu trả lời đã cho cuối mỗi bài học. Nếu câu trả lời của bạn sai, hãy sữa lại sau khi ôn lại phần mà trong đó câu hỏi xuất hiện. Sau đó tiếp tục với bài học của bạn.3. Ôn lại bài và làm bài tập trắc nghiệm. Kiểm tra câu trả lời của bạn với những câu đã cho ở cuối phần hướng dẫn nghiên cứu này.Từ ngữ chính

Tình yêu không vị kỷ.Lòng thương xót.Sự tận hiến.Bao gồm.Những ham muốn xác thịt.Sự nhiệt thành.Theo bản năng.Sự không dung thứ.Đáp lại lẫn nhau.Triển khai bài học .NHẬN DẠNG TÌNH YÊU THƯƠNG Các loại tình yêu thương. Mục tiêu 1: Chọn ra định nghĩa đúng về mỗi loại trong 3 loại của tình yêu thương .Tình yêu thương là một phương diện lựa chọn của trái Thánh Linh ! Không còn nghi ngờ gì nữa vì Chúa Jesus đã dạy điều này khi Ngài phán cùng các môn đồ của Ngài : “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau, như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta”.(GiGa 13:34-35 ).Chúa Jesus đang nói về loại tình yêu nào ? có ít nhất 3 loại tình yêu mà chúng ta sẽ xem xét sơ qua.1. TÌNH YÊU AGAPE: AGAPE là một từ Hy lạp có nghĩa là tình yêu không vị kỷ; một tình yêu sâu đậm và bất biến. Giống như tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Tình yêu thiên thượng này được đề cập đến ở trong 3:16 : “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban con một của Ngài, hầu cho hể ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” Tình yêu trọn vẹn và không có gì so sánh bằng tình yêu này bao gồm tâm trí, xúc cảm, cảm giác, tư tưởng của chúng ta hay tất cả bản thể của chúng ta.

Page 31: Su song du dat

Đây là loại tình yêu mà Đức Thánh Linh muốn hiển thị trong đời sống của chúng ta khi chúng ta giao phó chính mình trọn vẹn cho Đức Chúa Trời. Nó là tình yêu mà khiến chúng ta yêu Ngài và vâng lời Ngài. Tình yêu phước hạnh tuôn chảy từ Đức Chúa Trời đến chúng ta và trở lại từ lòng chúng ta về Ngài trong sự ngợi khen, vâng phục, yêu thương và sự phục vụ trung tín. “Chúng ta yêu bởi vì Ngài yêu chúng ta trước” ( IGi1Ga 4:19). Nó là loại tình yêu mà Chúa Jesus đã minh chứng trong mỗi chặng đường của Ngài từ máng cỏ cho đến thập tự giá. Đó là tình yêu Agape, tình yêu được mô tả trong ICôrinh tô 13.2. Tình yêu Philia (anh em) như đã thấy trong IIPhi 2Pr 1:7,loại tình yêu thứ hai gọi là tình yêu anh em hoặc là sự nhơn từ đối với anh em. Đây là tình bạn hữu, một tình yêu của con người và vì vậy có giới hạn, chúng ta yêu nếu chúng ta được yêu. LuLc 6:32 chép rằng : “ Nếu các ngươi yêu kẻ yêu mình thì có ơn chi? người có tội cũng yêu kẻ yêu mình sự nhơn từ đối với anh em hay tình bạn hữu là điều cần thiết trong những mối quan hệ của con người, tuy nhiên nó thấp hơn tình yêu Agape bởi vì nó tùy thuộc trên một mối quan hệ lẫn nhau. Đó là chúng ta thân thiện và yêu thương những người bày tỏ sự thân thiện và yêu thương chúng ta.3. Tình yêu Eros (xác thịt). Một khía cạnh khác của tình yêu con người không được đề cặp trong Kinh Thánh nhưng được ngụ ý rất mạnh mẽ là tình yêu xác thịt. Đây là tình yêu thuộc vật lý nó bắt nguồn từ những cảm xúc, bản năng và dục vọng tự nhiên. Nó là một khía cạnh quan trọng của tình yêu giữa chồng và vợ. Nhưng nó dựa trên những gì mà một người thấy và cảm giác được, tình yêu Eros có thể là ích kỷ, tạm thời và thiển cận. Trong khía cạnh tiêu cực của nó, nó trở thành dục vọng. Đây là loại tình yêu thấp nhất bởi vì nó thường bị lạm dụng.Tình yêu lớn nhất của những tình yêu này là tình yêu Agape, tức là tình yêu thiên thượng của Đức Chúa Trời được hiển thị trong đời sống Chúa Jesus.Tình yêu này có 3 chiều kích.1. Chiều kích dọc- tình yêu đối với Đức Chúa Trời.2. Chiều kích ngang- tình yêu đối với những người đồng công của chúng ta3. Chiều kích bên trong - tình yêu đối với chính chúng ta.LuLc 10:27 chép rằng : “ Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi và yêu người lân cận như mình” Đây là tình yêu Agape !1 Hãy sắp xếp phần định nghĩa với loại tình yêu mà nó mô tả. hãy viết số câu mà bạn chọn trong khoảng trống.......a Eros tình yêu dựa trên những gì mà một người thấy hoặc cảm nhận...... b Agape- Tình yêu không vị kỷ kiểm soát tất cả bản thể của chúng ta; một tình yêu trọn vẹn.

Page 32: Su song du dat

...... c Philia -Tình yêu mà khiến chúng ta đáp lại sự nhơn từ của người bày tỏ sự nhơn từ cho chúng ta.1) Tình yêu thiên thượng.2) Tình yêu anh em3) Tình yêu xác thịt.

2 Hãy giải thích tại sao tình yêu Agape thì lớn hơn tình yêu đối với anh em ?..............................................................................................................................................................................................................Tình yêu đối với Đức Chúa Trời - Chiều kích dọc. Mục tiêu 2: Chọn những câu đúng liên quan tình yêu của chúng ta với Đức Chúa Trời .Yêu Đức Chúa Trời dó là nghĩa vu,ï và là đặc ân lớn nhất của chúng ta - chúng ta yêu Chúa như thế nào ? Yêu Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí! chữ “ tấm lòng” như đã được dùng trong Kinh Thánh không nói đến nó như là bộ phận của cơ thể tống máu chảy khắp cơ thể của chúng ta nó nói đến bản thể bên trong của chúng ta bao gồm tinh thần và linh hồn. Chúng ta phải yêu Đức Chúa Trời đến mức trọn vẹn của tâm trí, tri thức, ý chí, sức mạnh và những cảm xúc của chúng ta.Khi chúng ta yêu Đức Chúa Trời với tình yêu Agape là một khía cạnh của trái Thánh Linh, thì chúng ta cũng sẽ yêu tất cả mọi thứ thuộc về Ngài và chúng ta yêu mọi thứ mà Ngài yêu. Chúng ta yêu thích lời của Ngài, con cái của Ngài, công việc của Ngài, Hội thánh của Ngài. Chúng ta yêu thương những con chiên hư mất, chúng ta sẵn sàng chịu khổ vì cớ danh Ngài. “Ngài nhơn danh Đấng Christ ban ơn cho anh em, không những tin Đấng Christ mà thôi, lại phải chịu khổ vì Ngài nữa (Phi Pl 1:29) Khi chúng ta chịu khổ “cho” Đấng Christ, chúng ta sẳn sàng đón nhận sự bắt bớ hầu để làm vinh hiển danh Ngài và bày tỏ tình yêu của Ngài cho những con người tội lỗi. Khi chúng ta chịu khổ “với” Đấng Christ, chúng ta cảm nhận được những gì Ngài đã cảm nhận đối với tội lỗi. Và tội nhân, nhu đã được mô tả trong Mat Mt 9:36: “ Khi Ngài thấy những đám dân đông thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn.Chúng ta học được tình yêu Agape từ hình ảnh Chúa Jesus. Đó là tình yêu mà Chúa Ngài đã dạy dỗ và sống. Chúa Jesus phán: “ Người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết ta” (GiGa 14:21). Tình yêu mà Chúa Jesus dành cho chúng ta thì khó cho chúng ta có thể hiểu hết được. Sứ đồ Phao lô đã nói về điều này trong Eph Ep 3:17-18 rằng :“ Tôi cầu xin rằng, để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của

Page 33: Su song du dat

nó là thể nào và được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự trỗi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời.” Đây là lời cầu nguyện của Phaolô cho những Cơ đốc nhân ở Êphêsô. Những thánh đồ này đã thật sự tiến gần đến những lẽ thật vĩ đại của lời Đức Chúa Trời mà Phao lô đã dạy họ, song về tình yêu thì họ còn phải học hỏi nhiều hơn. Tại đây chúng ta thấy rằng tình yêu dẫn đến tình yêu: đâm rễ trong tình yêu, hiểu biết tình yêu, nhận biết tình yêu.Bạn có tình yêu Agape với Đức Chúa Trời chưa? Sự thử nghiệm của tình yêu này là “sự vâng phục”. Chúa Jesus phán: “nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta” (GiGa 14:15) “Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy ấy là kẻ yêu mến ta” (14:21) “Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta... Còn kẻ nào chẳng yêu mến ta, thì không vâng giữ lời ta ” (14:23-24) cũng trong chương này Chúa Jesus phán rằng Ngài sẽ ban Đức Thánh Linh để dạy chúng ta tất cả mọi điều và nhắc nhở chúng ta mọi điều Chúa Jesus đã dạy. Đức Thánh Linh bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời cho chúng ta hầu cho chúng ta nhận biết Ngài rõ hơn. Nhận biết Ngài rõ hơn để yêu Ngài nhiều hơn. Thông qua Đức Thánh Linh chúng ta được đâm rễ và được vững bền trong tình yêu thương, có khả năng thuận phục Ngài nhiều hơn. Khi Ngài sanh ra hình ảnh của Đấng Christ trong chúng ta, sự nhạy bén của chúng ta đối với sự chỉ dẫn của Ngài là một biểu lộ của sự vâng phục và điều đó làm đẹp lòng Đức chúa Trời.3 Câu nào trong những câu này là đúng liên quan đến tình yêu của chúng ta đối với Đức Chúa Trời ? Hãy khoanh tròn mẫu tự trước những câu bạn chọn.a Rất dễ cho chúng ta để hiểu được và giải thích được mức độ tình yêu của Đức Chúa Trời cho chúng ta.b Đức Chúa Trời muốn chúng ta yêu Ngài trọn vẹn cả tấm lòng, linh hồn, sức mạnh và tâm trí của chúng ta.c Chúng ta chứng minh tình yêu của chúng ta đối với Đức Chúa Trời thông qua sự vâng phục các mạng lệnh của Ngài.e Tình yêu đối với Đức Chúa Trời khiến chúng ta thù ghét những người không tin Ngài.f Tình yêu mà Đấng Christ bày tỏ dựa trên nền tảng tình yêu đáp lại.g Bằng chứng lớn nhất mà chúng ta yêu mến Ngài đó là chúng ta thờ phượng và ngợi khen Ngài.h Sự tri thức và sự hiểu biết về lẽ thật trong lời của Đức Chúa Trời phải được hổ trợ bởi tình yêu thương nếu chúng ta muốn được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời trong chúng ta.

Page 34: Su song du dat

Tình yêu đối với tha nhân - chiều kích ngang. Mục tiêu 3: Chọn những ví dụ về tình yêu đối với tha nhân được dạy dỗ bởi Chúa Jesus trong LuLc 6:27-36 10:30-37.Chúng ta không thể nào yêu người lân cận của chúng ta bằng tình yêu Agape trừ khi chúng ta yêu Đức Chúa Trời trước- Chính Đức Thánh Linh sanh trái Thánh Linh trong chúng ta, là Đấng ban cho chúng ta khả năng hoàn thành đại mạng lệnh thứ nhì của Ngài trong luật pháp : “ Hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình” (LeLv 19:18) sứ đồ Giăng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu Agape đối với tha nhân:“ Hởi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau, vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh ra từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu thì không biết Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương ... nếu chúng ta yêu nhau thì Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta...vì có ai nói rằng : vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được (IGi1Ga 4:7-8, 12, 20)Khi Chúa Jesus dạy bảo một thầy dạy luật hãy yêu Đức chúa Trời và yêu kẻ lân cận, Ngài phán rằng: “ Hãy làm điều đó thì được sống”.Thầy dạy luật hỏi : “ai là người lân cận tôi” Chúng ta có thể đọc câu trả lời của Chúa Jesus trong LuLc 10:30-37 4 Hãy đọc 10:30-37 Người nào trong những người này đã bày tỏ tình yêu thương đối với những người lân cận.a) Thầy tế lễ.b) Thầy Lê vi.c) Người Samari.5 Theo như câu chuyện này ai là người lân cận của bạn ?.......................................................................................................6 Tình yêu Agape giúp chúng ta yêu kẻ thù của chúng ta. Hãy đọc 6:27-36. Bài học mà Chúa Jesus dạy dỗ trong phân đoạn này cũng như Ngài dạy dỗ trong câu chuyện của người Samari nhân lành là gì ? Hãy khoanh tròn ký tự trước những câu trả lời mà bạn chọn.a) Hãy làm điều tốt cho những ai có khả năng đáp lại cho bạn.b) Hãy thương xót đối với mỗi người cùng mức độ như Đức Chúa Trời đã thương xót đối với bạn.c) Bày tỏ sự nhơn từ đối với những người khác dẫu rằng bạn biết họ sẽ không đáp lại sự tốt lành của bạn.d) Xem nhu cầu của người khác quan trọng hơn nhu cầu của bản thân.e) Nếu ai đó là một người không quen biết, phớt lờ người ấy dẫu người ấy có nhu cầu thì cũng không sao. Vì sẽ có người nào đó chăm sóc (quan tâm ) cho

Page 35: Su song du dat

người đó.Tình yêu đối với bản thân - chiều kích nội tâm. Mục tiêu 4: Chọn một câu mô tả được cách mà bạn nên yêu thương chính bản thân bạn Dường như hơi lạ khi nói rằng tình yêu Agape bao gồm cả tình yêu cho bản thân. Nhưng tôi muốn nhắc nhở bạn rằng tình yêu với tình yêu Agape là tình yêu như Đấng Christ đã yêu. Bạn phải thấy chính bạn như Ngài thấy bạn như là một tội nhân được cứu bởi ân điển, như là một con người được tạo dựng theo hình ảnh của Ngài, được tạo dựng dể dâng sự vinh hiển cho Ngài. Đây không phải là một tình yêu ích kỷ hay tình yêu tìm kiếm cho bản thân nhưng là một tình yêu hiến dâng bản thân.Khi Chúa Jesus phán rằng chúng ta phải yêu kẻ lân cận mình như yêu chính bản thân mình, Ngài nhận biết rằng đối với việc chúng ta quan tâm những nhu cầu riêng của con người chúng ta về thực phẩm, nơi trú ẩn, bạn đồng hành giải phóng khỏi sự đau khổ và tất cả những nhu cầu thiết yếu khác của cuộc sống là chuyện bình thường. Nếu ngón tay tôi bị đứt thì khuynh hướng tự nhiên của tôi là chăm sóc nóhầu cho nó sẽ không còn đau nữa. Tình yêu Agape khiến chúng ta quan tâm về bản thân tâm linh của chúng ta, trước hết tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, bởi vì chúng ta nhận biết rằng sự sống đời đời của chúng ta thì quan trọng hơn cuộc sống của chúng ta trên trần gian. Cơ đốc nhân nào yêu chính mình với tình yêu Agape không chỉ quan tâm đến những nhu cầu riêng của mình về sức khỏe cơ thể, học vấn, việc làm, bạn bè và những điều như vậy,nhưng người ấy cũng cho phép Đức Thánh Linh triển khai bản chất tâm linh của mình thông qua việc học hỏi lời Đức Chúa Trời, qua cầu nguyện và đồng công với những tín hữu khác. Cơ đốc nhân sẽ ao ước trái Thánh Linh được bày tỏ trong đời sống của mình, và ngày càng trở nên giống với hình ảnh của Đấng Christ.Một số người nhận thấy rằng rất khó để yêu chính họ bởi vì cớ những lỗi lầm mà họ đã mắc phải trong quá khứ. Họ có những mặc cảm tội lỗi và tự buộc tội mình Nhưng tình yêu Agape tuôn chảy từ Đấng Christ ban cho sự tha thứ trọn vẹn mỗi tội lỗi mà chúng ta đã mắc phải. “ Cho nên hiện nay chẳng còn sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Chúa Jesus christ. Vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jesus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết.” RoRm 8:1 Thật là một sự bảo đảm vinh dự ! Chúng ta có thể nhận biết chúng ta như Đấng Christ nhận biết chúng ta dó là được thanh tẩy tất cả tội lỗi, được thánh khiết bởi huyết quí giá của Ngài, cùng với bản chất mới được ban cho bởi Đức Thánh Linh. Chúng ta có thể yêu những gì chúng ta có thông qua ân điển của Ngài và chuyển tình yêu đó cho những người khác.

Page 36: Su song du dat

Mỗi một trong 3 phương diện tình yêu này thì phụ thuộc lẫn nhau. Bạn không thể yêu người lân cận của bạn nếu bạn không yêu Đức Chúa Trời. Nếu bạn khinh bỉ người lân cận, bạn không yêu Đức Chúa Trời. Nếu bạn thù ghét chính bạn, bạn không thể nào bày tỏ sự quan tâm đúng đắn cho nhu cầu của những người đồng công với bạn, bởi vì bạn không có quan tâm đúng đắn đến những nhu cầu riêng của bạn.Nếu chúng ta không học hỏi tình yêu Agape từ Đức Thánh linh thì chúng ta có thể yêu những điều sai trật. Eph Ep 5:10 chép rằng : “ Hãy xét điều chi vừa lòng Chúa”. Làm thế nào chúng ta làm được như vậy ? Đó là thông qua Đức Thánh Linh ! Nếu không có Ngài thì con người có thể chuộng danh vọng bởi người ta đến hơn là danh bởi Đức Chúa Trời đến (GiGa 12:43) Chuộng những ngôi quan trọng nhất. (LuLc 11:43) ưa sự tối tăm hơn sự sáng (GiGa 3:19); Yêu gia đình hơn yêu Đức Chúa Trời (Mat Mt 10:37) Người đặt Chúa Jesus là trước hết trong cuộc đời của mình sẽ nhận thấy rằng nhờ có tình yêu Agape mà tình yêu của người đó dành cho gia đình của mình lại càng nhiều hơn.7 Câu nào trong những câu này mô tả hay nhất cách mà tôi nên yêu chính bản thân mình?a) Sự quan tâm lớn nhất của tôi là phải thỏa mãn những nhu cầu và lòng ao ước riêng của tôi, bởi vì nếu tôi không hạnh phúc với chính mình thì tôi sẽ không thể nào có thể bày tỏ tình yêu cho những người khác.b) Tôi phải nhận biết chính tôi thông qua cách nhìn của Chúa Jesus, nhận biết rằng tôi được tạo dựng theo hình ảnh của Ngài và tôi xứng đáng được trở nên là một thành viên trong gia đình của Ngài thông qua ân điển Ngài. Tôi nhận thấy mình được qua việc làm đẹp lòng Ngài.8 Để học biết và bày tỏ tình yêu Agape, chiều kích nào trong những chiều kích này phải đứng trước hầu cho những chiều kích khác tiếp theo?a) Chiều dọc (tình yêu đối với Đức Chúa Trời).b) Chiều ngang ( Tình yêu đối với tha nhân).c) Nội tâm (tình yêu đối với bản thân)MÔ TẢ TÌNH YÊU THƯƠNG Tình yêu thương và những ân tứ Thánh linh. Mục tiêu 5: Giải thích mối quan hệ đúng đắn giữa sự bày tỏ những ân tứ Thánh Linh và trái Thánh Linh .ICo1Cr 13:1-13 dạy cho chúng ta rất nhiều về tình yêu thương và trái Thánh Linh với tư cách là một bài thuyết trình về tình yêu thương chương này là vô song. Chúng ta hãy định nghĩa điều gì là tình yêu và điều gì không phải là tình yêu.Thật là thích hợp khi thấy rằng chương mô tả về trái của Thánh linh xuất hiện giữa hai chương chính đề cập đến những ân tứ của Thánh Linh 12:1-31;

Page 37: Su song du dat

14:1-40 Sứ đồ Phao lô muốn nhấn mạnh rằng “Sự cân đối” cần phải có giữa “sự phục vụ” Cơ đốc (những ân tứ ) và đời sống Cơ đốc nhân của chúng ta (bông trái) Trong 14:1 chúng ta được khích lệ tìm kiếm những ân tứ của Thánh Linh mà cũng không bỏ qua trái Thánh Linh : “ Hãy nôn nả tìm kiếm tình yêu thương, cũng hãy ước ao các ân tứ Thánh Linh” Bởi vì ân tứ thì gắn liền với sự phục vụ và trái gắn liền với đời sống thuộc linh, vì vậy rỏ ràng rằng điều này không thể thay thế cho điều kia. Một số dân sự của Đức Chúa Trời có thể bày tỏ những ân tứ kỳ diệu, song lại thất bại trong việc bày tỏ trái Thánh Linh. Vì vậy, nếu thiếu một đời sống giống như Đấng Christ thì họ có khuynh hướng thiếu đi sự vận dụng của họ đối với những ân tứ của Thánh Linh.Những người khác thì đi đến chỗ chống đối cực đoan: họ cố gắng để giữ một đời sống không chỗ trách được trước Hội Thánh và thế gian và cố gắng để có được một đặc tính giống như Đấng Christ, nhưng họ lại thất bại trong việc tìm kiếm những ân tứ Thánh Linh. Những ân tứ Thánh Linh là điều siêu nhiên, chúng được ban cho Hội Thánh bởi Đức Thánh Linh để gây dựng hội thánh và làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Nếu không có sự vận dụng những ân tứ, thì Cơ đốc nhân sẽ thiếu quyền năngcần thiết để gây dựng Hội Thánh và làm tăng trưởng thuộc linh. Những ân tứ của Thánh Linh và trái Thánh Linh phải đi đôi với nhau và phải được cân đối trong đời sống Cơ đốc nhân. Trái Thánh Linh được sanh ra trong một người đó là kết quả trong sự vận dụng những ân tứ thuộc linh.Donald Gee cho rằng sự cân đối này được biểu lộ bằng bản liệt kê 9 ân tứ Thánh Linh trong 12:8-11, và 9 trái Thánh Linh trong GaGl 5:22-23. Hơn thế nữa, chương về tình yêu thương xuất hiện giữa 2 chương đề cập đến những ân tứ thuộc linh và là một phần của toàn bộ môn học (GEE, ĐỀ CẬP ĐẾN NHỮNG ÂN TỨ THÁNH LINH, trang 66). Để nghiên cứu thêm những ân tứ Thánh Linh tôi đề nghị nên tham khảo : Những ân tứ Thánh Linh, viết bởi Robertl. Brandt, và quyển sách của Donald Gee.9 Mối tương giao đúng đắn giữa sự bày tỏ những ân tứ Thánh Linh và trái Thánh Linh là gì? ..............................................................................................................................................................................................................10 Kết quả đưa tới là gì khi một Cơ đốc nhân bày tỏ một ân tứ của Thánh Linh nhưng không chứng minh trái Thánh Linh trong đời sống người đó ? (chọn câu trả lời hay nhất).a) Bởi vì những ân tứ là siêu nhiên, vì vậy sẽ không có những kết quả tiêu cực và người đó sẽ trở nên là một phước hạnh cho Hội Thánh b) Sự thiếu hụt đặc tính bản tính của Đấng Christ có thể làm mất đi hoăïc làm giảm đi hiệu quả của ân tứ mà người đó vận dụng.

Page 38: Su song du dat

11 Kết quả của việc sở hữu trái Thánh Linh nhưng không bày tỏ những ân tứ Thánh Linh là gì ? (chọn câu trả lời hay nhất)a) Hội Thánh thiếu quyền năng cần thiết để gây dựng hoặc làm vững mạnh Hội Thánh.b) Trái Thánh Linh mà không có những ân tứ thì không có giá trị gì đối với Hội Thánh!

BÔNG TRÁI NHỮNG ÂN TỨ SỰ CÂN ĐỐI LÀ CẦN THIẾTMối tương quan giữa tình yêu thương, quyền năng và tự rèn luyện thì được trình bày trong IITi 2Tm 1:7. Chúng ta không phải nhút nhát trong chức vụ, song chúng ta nương dựa trên quyền năng của Đức Thánh Linh hầu cho chức vụ của chúng ta hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, chúng ta phải rao giảng trong tình yêu thương. Khi chúng ta nhận thấy sự minh chứng quyền năng của Đức Chúa Trời qua chúng ta thì dễ lắm chúng ta kiêu ngạo. Tình yêu xác nhận đối với Đức Chúa Trời và những người khác làm cho chúng ta nhận thức rằng quyền năng này của Đức Chúa Trời là chỉ để vinh hiển Ngài mà thôi mà khiến chúng ta có thể là những người hầu việc người khác.Bản chất của tình yêu Agape. Mục tiêu 6: Kiểm tra sự phát triển của bạn trong việc minh chứng những đặc tính của tình yêu AGAPE cho tha nhân Chúng ta hãy ôn lại nhanh gọn phần mô tả về tình yêu của Phao lô Người có tình yêu AGAPE sẽ phản chiếu những đặc tính này1.‘’ Người có tình yêu này thì nhẫn nhục ‘’ Đây là tình yêu thụ động, tình yêu chờ đợi, chịu đựng trong sự yên lặng Tình yêu nhịn nhục chẳng bao giờ từ bỏ sự trông cậy Đó là tình yêu của một người tự nguyện chăm sóc cho người bệnh hoặc là yêu thương vơí tình yêu của người lớn từ tháng này qua tháng khác, từ năm này qua năm khác. Nó là tình yêu của một người chồng hoặc vợ là người rao giảng cho những người bạn vô tín và câu nguyện không thôi cho sự cứu rỗi của bạn mình. Đó là tình yêu được minh chứng bởi người cha của đứa con hoang đàng, đứa con đã trở lại cùng cha mình sau khi phí thời gian của mình và gia tài của mình (LuLc 15:20) Tình yêu Agape là nhịn nhục.2. Người có tình yêu này thì nhơn từ : Một tác giả gọi sự nhơn từ là tình yêu năng động. Phần lớn đời sống của Đấng Christ là dành bày tỏ sự nhơn từ. Ai đó nói rằng, “ Điều lớn nhất mà một người có thể làm cho cha thiên thượng của mình là nhơn từ đối với những con cái khác của Ngài. Nếu bạn yêu người nào đó dĩ nhiên là bạn muốn dành cho người đó sự vui sướng”. Bạn lamø điều này thông qua hành động nhơn từ. Phần lớn những nhiệm vụ lớn

Page 39: Su song du dat

nhất của người đầy tớ, và phần lớn chức năng đáng ghét nhất sẽ trở nên một kinh nghiệm vui mừng nếu nó được thực hiện cho người khác bởi tình yêu thương. Bản chất của tình yêu thương Agape là sự nhơn từ.3. Người có tình yêu không ganh tỵ với những người khác. Một người có tình yêu thương thì không ganh tỵ với sự thành công của người khác. Người đó vui mừng khi những điều tốt lành xảy ra với những người cộng tác hay những Cơ đốc nhân đồng công với mình, hoặc thậm chí kẻ thù của mình, người đó không thèm muốn những gì thuộc về người lân cận mình (XuXh 20:17).4. Người có tình yêu Agape không khoe mình hoặc kiêu ngạo. Henry Drunmond nói rằng sự khiêm nhường là “Đóng một dấu ấn lên môi va quên đi những gì bạn đã làm. Sau khi bạn đã tử tế, sau khi Chúa đã vào trong thế gian và thực hiện những công việc cao đẹp,thì hãy bước vào trong bóng râm và chẳng nói gì về điều đó cả” (Drunmond. Điều lớn nhất trong thế gian, trang18).5. Người có tình yêu thương như Đấng Christ thì không hung bạo. Một bản dịch Kinh Thánh khác chép rằng : “ Chẳng làm điều trái pháp” (ICo1Cr 13:5 KJV) Một người có lòng yêu thương trở nên lịch sự, bày tỏ sự quan tâm đến người khác là điều tự nhiên. Người đó không phải cố gắng để lôi cuốn sự chú ý về chính mình.6. Người có tình yêu thương thì không vị kỷ. Người đó không phải chỉ lo cho bản thân nhưng sẵn sàng từ bỏ những quyền lợi của riêng mình. Chúa Jesus phán: “ Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” (Cong Cv 20:35) Chúa Jesus dạy các môn đồ của Ngài rằng : “ Nếu ai muốn làm đầu thì phải làm rốt hết và làm tôi tớ mọi người ( Mac Mc 9:35). 7. Người bày tỏ tình yêu thương thì không thể nổi giận. Drunmond chỉ nói rằng cơn giận của người anh cả trong câu truyện người con trai hoang đàng ( LuLc 15:1-32) là bởi sự ganh tị tự ái, khác nhiệt, hòng để muốn Cha mình từ chối em trai của mình (trang 23). Đây không phải là những đặt tính của bản chất giống Đấng Christ.8. Người có tình yêu thương không để lòng những sai trật. Người đó không tìm xem những lỗi lầm của người khác, và người đó không coi mình là bị sỉ nhục. Khi những người khác hành động sai để chống đối mình. Người đó không nghi ngờ về những động cơ của những người khác, song mong đợi điều tốt nhất cho mỗi người.9. Người đó có tình yêu thương thật không vui mừng trong sự gian ác nhưng vui mừng trong lẽ thật. Tình yêu Agape thì đáng tôn trọng và tránh những hình thức của sự gian ác.Sứ đồ Phao lô kết luận sự mô tả của ông về những đặc tính của tình yêu thương bằng cách nói rằng tình yêu thương :

Page 40: Su song du dat

“ Giăng, vị sứ đồ lớn tuổi đã viết những lời này ( IGi1Ga 3:16-18)“ Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương : ấy là Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy- Nếu ai có của cải đời này, thấy anh em mình mà chặt dạ, thì lòng yêu mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được. Hỡi các con các bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật.”12 Hãy khoanh tròn mẫu tự trước những câu mô tả bản chất của tình yêu thương dưới đây:a) Tôi muốn giúp đỡ bạn, nhưng tôi quá bận rộn với nhưng chương trình của tôi.b) “Dẫu rằng cô ấy không đi được song mẹ của tôi luôn luôn vui mừng và hết lòng chăm sóc cho cô ấy”.c) “ Chúng tôi luôn luôn giành cho anh ta chỗ ngồi tốt nhất, bởi vì anh ta giàu có”d) “ Cha mẹ tôi đã cầu nguyện cho tôi rất nhiều năm trước khi tôi trở nên là một Cơ đốc nhân”.e) Tôi làm hầu hết các công việc, song để chủ của tôi nhận công trạng”.f) Dẫu rằng anh ta tìm cách hại, nhưng tôi tha thứ cho anh ta.TÌNH YÊU AGAPE = ĐẶC TÍNH CỦA ĐẤNG CHRISTTRONG HÀNH ĐỘNG 13 Dẫu rằng Đức Thánh Linh sanh ân tứ Thánh Linh trong chúng ta song nó chính là một kết quả đạt được bởi sự hợp tác. Chúng ta phải đồng công với Ngài và cho phép Ngài biến đổi chúng ta vào trong hình ảnh của Đấng Christ. Hãy kiểm tra sự tiến triển của bạn trong việc bày tỏ những đặc tính của tình yêu Agape bằng cách đánh dấu những cột thích hợp dưới đây cho thấy rằng đặc tính nào đang được bày tỏ trong đời sống của bạn.Đặc tính Sự nhịn nhục Nhơn từ Không ganh tị Khiêm nhường Nhã nhặnKhông ích kỷ Tiết độ Không xúc phạm Không nghi ngờ Đáng tôn trọng Trung tín Tránh sự gian ácLuôn luôn

Page 41: Su song du dat

Thường thường Đôi khi Hiếm khi Chẳng bao giờ Tính ưu việt của tình yêu thương. Mục tiêu 7: Dựa trên Icôr 13, hãy trình bày ý kiến của bạn tại sao tình yêu thương được xem là lớn hơn đức tin và sự trông cậy .“Nên bây giờ còn có 3 điều này : đức tin sự trông cậy và tình yêu thương; nhưng điều quan trọng hơn trong 3 điều đó là tình yêu thương (ICo1Cr 13:13 ) Tình yêu thương là vĩnh cửu “tình yêu thương chẳng hư mất bao giờ” (13:8). Ngày nào đó đức tin sẽ kết thúc sứ mạng của nó khi nó trở nên thực hữu trong sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (HeDt 11:1) Sï trông cậy cũng vậy sẽ kết thúc vai trò của nó khi chúng ta có nó vì cớ chúng ta có sự trông cậy lâu dài.Theo như ITe1Tx 1:3, Đức tin dẫn chúng ta vào sự hành động, tình yêu thương dẫn chúng ta vào công việc và sự trông cậy đem chúng ta vào sự bền đổ. Trong câu 9 và câu10 chúng ta thấy kết quả là : đức tin đem đến sự cứu rỗi, tình yêu thương sanh ra trong sự phục vụ, và sư trông cậy mong đợi sự trở lại của Chúa Jesus. Khi ngài đó hiện ra, tình yêu thương sẽ tồn tại và cùng với chúng ta đi vào cõi đời đời.14 Dựa trên ICo1Cr 13:1-13, trình bày ý kiến của bạn tại sao tình yêu thương có thể được xem là lớn hơn đức tin và sự trông cậy?..............................................................................................................................................................................................................

TÌNH YÊU THƯƠNG TRONG HÀNH ĐỘNG. Mục tiêu 8: Trình bày những nguyên tắc liên quan đến tình yêu thương mà chúng ta có thể học được từ những ví dụ trong Kinh Thánh .Tình yêu thương chung: “Những cơ đốc nhân ở Côlôse. Những Cơ đốc nhân ở Côlôse có trái Thánh Linh tăng trưởng trong họ (cũng giống như tất cả các Cơ đốc nhân, bởi vì đây là bản chất của đời sống và mối tương giao Cơ đốc nhân) Phao lô nghe nói về tình yêu thương của họ thông qua Ephapra là một đồng sự Cơ đốc ở Côlôse. Khi ông bị bắt ở tại La mã. Cả 2 lần Phaolô đều đề cập đến tình yêu thương của họ (CoCl 1:3, 7-8)Trong khi chúng tôi cầu nguyện cho anh em không thôi, thì cảm tạ Đức Chúa Trời là Cha Đức Chúa Jesus Christ chúng ta,vì chúng tôi đã nghe về đức tin của anh em nơi Đức Chúa Jesus Christ và về sự yêu thương của anh em đối với mọi thánh đồ. Vì cớ sự trông cậy để dành cho anh em ở trên trời

Page 42: Su song du dat

... Y như Ephara là bạn đồng sự thiết nghĩa với chúng tôi đã dạy anh em; người giúp đỡ chúng tôi như một kẻ giúp việc trung thành của Đấng Christ.Và đã tỏ ra cho chúng tôi biết lòng yêu thương mà anh em cảm chịu bởi Đức Thánh Linh.Vì cớ họ đã có tình yêu thương của Thánh Linh, Phao Lô biết rằng họ là những người dự tuyển cho việc sanh nhiều bông trái hơn: “ Hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài mọi đường, nẩy ra đủ thứ việc lành” (1:10) Đây là tình yêu năng động”.Dẫu rằng người Côlôse bày tỏ tình yêu thương Agape, Phao lô vẫn nhắc nhở họ về tầm quan trọng của tình yêu thương trong tất cả mọi hành động của họ:“ Vậy anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhơn từ, khiêm nhượng, mền mại, nhịn nhục. Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ cho nhau : như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy. Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành (3:12-14).15 Vai trò của tình yêu thương trong mối tương quan đến những thuộc tính khác của trái Thánh Linh ?..............................................................................................................................................................................................................

“ Hội Thánh ở Êphêsô” cũng có lẽ không có Hội Thánh nào trong thời tân ước lãnh nhiều sự dạy dỗ của Phao lô hơn Hội Thánh Êphêsô. Trong 3 năm, sứ đồ Phao lô dạy cho những người tín hữu về các lẽ thật kỳ diệu của Phúc âm (Xem Cong Cv 20:20, 27-31). Trong những thơ tín của mình Phao lô quở trách những Hội Thánh khác song ông không quở trách Hội Thánh Êphêsô mà chỉ nhắc nhở và thách thức họ. Tuy nhiên thời gian trôi qua, người Êphêsô đã trở nên nguội lạnh và thờ ơ trong tấm lòng của họ đối với Chúa. Trong KhKh 2:4 chúng ta nhận thấy giọng nói yêu thương của Chúa Jesus quở trách họ: “ Nhưng điều ta trách ngươi là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu.Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình” (câu 4-5)Đối với Hội Thánh này trước hết Chúa Jesus khen ngợi họ vì cớ công việc khó nhọc của họ, tín lý của họ và sự bền đổ của họ. Song sự tận hiến của họ đã mất đi. Họ không còn yêu như trước kia nữa. Công việc khó nhọc của họ, tín lý của họ và tính kiên định của họ đã trở nên trống rỗng bởi không có tình yêu thương.Tình yêu Agape là điều quan trọng nhất mà Hội Thánh có

Page 43: Su song du dat

thể dành cho dân sự và cho những ai chưa có Đấng Christ : Nó là điều quan trọng nhất mà Hội Thánh có thể dâng cho Đức Chúa Trời. Không có tình yêu thương thì chẳng có tồn tại ngoài thói quen, hình thức, không khoan dung, không quan tâm.16 Chúng ta có thể học được bài học gì từ nơi lời Chúa Jesus đối với Hội Thánh Êphêsô về sự thiếu hụt tình yêu thương của họ?..............................................................................................................................................................................................................Tình yêu thương cá nhân “Mari làng Bê Tha ni :” người đàn bà tuyệt diệu này có tình yêu thương trọn vẹn cho Đấng cứu rỗi của bà. Có lẽ cảm giác rằng Chúa Jesus vào nhà bà lần cuối cùng trước khi bước lên thập tự giá. Lòng yêu mến của bà dành cho Ngài thật cảm động. Bà không màng đến giá trị của nước hoa đắt giá của bà khi bà xức dầu cho chân Chúa Jesus tại một thời điểm thật khó quên. Tình yêu thương tha thiết là tình yêu thương cảm tạ và hy sinh. Giuda người có lòng lạnh lùng đã chỉ trích Mary về việc bà vừa mới làm, song sự tận hiến sâu sắc của bà vẫn còn là một tấm gương cho chúng ta. Mary đã dâng mọi điều bà có để bày tỏ tình yêu thương của bà đối với Đấng Cứu Rỗi.“ Sứ đồ Giăng” Giăng thật sự yêu mến Chúa Jesus, ông luôn luôn ở bên cạnh thầy mình : tại ngày lễ vượt qua ông ngồi bên cạnh Chúa Jesus. Ông cũng là sứ đồ duy nhất cùng với những người đàn bà có mặt tại thập tự giá ( GiGa 19:25-26). Ông thường cho rằng mình là môn đồ mà Ngài yêu( Xem 13:23; 19:26). Tại đây, chúng ta có một bài học dạy dỗ: tình yêu thương tiếp cận đến người được yêu thương. Các sách thư tín của Giăng đều là những sứ điệp về tình yêu thương.Ví dụ khi đọc IGi1Ga 3:11-18; 4:7-19; IIGi 2Ga 1:1-6; IIIGi 3Ga 1:1-6. Bạn có muốn yêu như Giăng đã yêu không ? Hãy ở gần với Đấng cứu rỗi của bạn, hãy yêu Ngài như Ngài yêu bạn, và làm những điều đẹp lòng Ngài.“ Sứ đồ Phierơ” Trong GiGa 21:15-17 kể về một cuộc đối thoại quan trọng giữa Chúa Jesus và Phierơ. Cả 3 lần Phierơ được đòi hỏi để xem xét về chiều sâu tình yêu thương của ông dành cho thầy của mình, Khi Chúa Jesus hỏi ông rằng : “ Hỡi Simôn, ngươi thật sự yêu ta hơn những kẻ này chăng ?” Theo bản dịch Amplified trong tân ước, thì hai lần đầu tiên Chúa Jesus hỏi câu này :Hỡi Simôn, ngươi yêu ta (tình yêu Agape) hơn những kẻ này chăng ( hơn những người khác yêu ) - với sự tận hiến tâm linh giống như một người yêu Cha chăng ?Phierơ trả lời rằng : “ Vâng thưa Chúa Ngài biết rằng con yêu Ngài (Philia) vì vậy con dành tình yêu thương với bản năng, cá nhân cho Ngài như dành cho một người bạn thân.

Page 44: Su song du dat

Lần thứ ba Chúa Jesus muốn Phierơ trả lời, vì vậy Ngài hỏi “Ngươi yêu ta với tình yêu thương sâu đậm, Với bản năng, cá nhân dành cho một người bạn thân chăng?Dẫu rằng Phierơ rất thống hối, song chắc chắn rằng ông học được rằng tình yêu của ông dành cho Đấng cứu rỗi phải là sự tận hiến trọn vẹn nếu ông muốn thực hiện mạng lệnh của Đấng cứu rỗi : “ Hãy chăn chiên ta” (Câu 17) Chúa Jesus đang dạy cho Phi e rơ rằng; Tình yêu thương đến trước rồi mới tới sự phục vụ. Tất cả những điều khác trong đời sống tâm linh là sự phát sinh ra từ tình yêu thương : Cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, sự phục vụ Cơ đốc, thông công, thờ phượng. Sự tận hiến của bạn đối với Đấng cứu rỗi sâu sắc như thế nào ? Có phải bạn yêu Ngài hơn tất cả mọi thứ chăng? Bạn có thể nói: “vâng thưa Chúa, con yêu Ngài hơn tất cả mọi thứ như tình yêu của một người dành cho Cha” hay không? Đó là ước muốn của Ngài đối với bạn. Cả Phierơ và Giăng điều chứng minh sự tận hiến sâu sắc của hai ông đối với Chúa trong chức vụ sau này, khi hai ông can đảm bảo vệ niềm tin của mình trước tòa công luận. Cong Cv 4:13 cho chúng ta biết rằng : “ Khi chúng thấy sự dạn dĩ của Phierơ và Giăng, biết rỏ rằng ấy là người dốt nát không học, thì điều lấy làm lạ; lại nhận biết hai người đó từng ở với Chúa Jesus”. Nhận biết Ngài hầu để chúng ta yêu thương Ngài. Yêu Ngài để phục vụ Ngài17 Trình bày 2 nguyên tắc mà chúng ta có thể học hỏi được từ kinh nghiệm của sứ đồ Giăng và sứ đồ Phierơ?..............................................................................................................................................................................................................“ Tình yêu của Chúa Jesus” Chúng ta không thể kết luận bài học này mà không đề cập đến một số ví dụ về tình yêu Agape trọn vẹn của Chúa Jesus.18 Hãy đọc những câu Kinh Thánh sau và cho biết Chúa Jesus bày tỏ đặc tính thiên thượng gì trong mỗi câu.a GiGa 15:13 và IGi1Ga 3:16.....................................................b Mat Mt 18:21-22; 27:11-14.......................................................c GiGa 8:11; LuLc 7:11-15..........................................................d EsIs 53:8-9...............................................................................e GiGa 5:30; LuLc 22:42............................................................f 23:32-34...........................................................................Nguyện xin bạn sẽ được hà hơi bởi tình yêu của Chúa Jesus, và mong ước được trở nên giống như Ngài. Mong rằng những lời cuối này sẽ thách thức bạn khi bạn suy gẫm chúng:“ Hãy ngắm xem tình yêu của Đấng Christ, và rồi bạn sẽ yêu. Hãy đứng trước tấm gương đó, hãy phản chiếu đặc tính của Đấng Christ và bạn sẽ được biến đổi vào hình ảnh của Ngài từng bước, từng bước. Chẳng có cách nào khác. Bạn không thể nào yêu thương để rồi ra lệnh. Bạn chỉ có thể ngắm

Page 45: Su song du dat

vật thể dễ yêu và rồi yêu nó và phát triển vào trong hình ảnh của nó. Và vì vậy hãy nhìn xem đặc tính trọn vẹn này, cuộc sống trọn vẹn này. Hãy nhìn vào sự hy sinh lớn lao khi Ngài phó thác chính Ngài suốt cả cuộc đời và phó thác chính Ngài trên thập tự giá thì bạn sẽ yêu Ngài. Và yêu Ngài, bạn phải trở nên giống như Ngài ( Drunmond, trang 31)Như chúng tôi đã trình bày trước đây, tình yêu Agape bao gồm tất cả trái Thánh Linh được liệt kê trong GaGl 5:22-23. Trong những bài học còn lại của môn học này chúng ta sẽ nghiên cứu tám khía cạnh khác của trái Thánh Linh và chúng có thể được áp dụng vào trong đời sống của chúng ta như thế nào.

Bài tập trắc nghiệm .

CÂU HỎI CHỌN LỰA: Chọn câu trả lời hay nhất cho mỗi câu hỏi.1 Loại tình yêu nào dựa trên mối quan hệ lẫn nhau: chúng ta yêu nếu chúng ta được yêu lại ?a) Agape b) Anh em c) Xác thịt.2 Tình yêu nào được mô tả ở đây : “ Sự tận hiến tâm linh có chủ ý như một người yêu Cha” ?a) Agapeb) Anh emc) Xác thịt3 Eros ( vật lý ) là tình yêu dựa trêna) Sự nhơn từb) Sự vâng phụcc) Một mối tương giao thuộc linhd) Một mối quan hệ vật lý4 Câu nào bày tỏ hay nhất tầm quan trọng của mỗi chiều kích của tình yêu Agape?a) Chiều kích dọc là chiều kích duy nhất cần thiết b) Chiều kích ngang là chiều kích quan trọng nhấtc) Chiều kích nội tâm phải đứng trước hết và rồi mới đến những chiều kích khácd) Cả ba chiều kích đều cần thiết; chẳng có chiều kích nào tồn tại nếu không có những chiều kích kia5 Câu kinh thánh nào mô tả các chiều kích của tình yêu AGAPE ?a) “ Thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta nếu các ngươi yêu nhau “b) “ Hãy hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà yêu mến chúa la Đức

Page 46: Su song du dat

Chúa Trời ngươi, cũng hãy yêu kẽ lân cận ngươi như chính mình”c) Và bây giờ còn có 3 điều này: Đức tin sự trông cậy và tình yêu thương

6 Hai hành động nào bày tỏ tình yêu của bạn đối với Đức Chúa Trời?a) Sự vâng phục và yêu thương lẫn nhaub) Yêu thương lẫn nhau; sự phục vục) Phục vụ và vâng phụcd) Đức tin và sự trông cậy.

7 Yêu thương kẻ lân cận như mình theo như Chúa Jesus dạy có nghĩa làa) Bày tỏ sự nhơn từ đối với những ai tốt với bạn.b) Giúp đỡ những người sống bên cạnh nhà bạnc) Chăm sóc những người khác trong Hội Thánh của bạn là những người có nhu cầud) Giúp đỡ bất cứ ai là những người là những người mà Chúa đưa đến trong cuộc đời bạn dẫu rằng đó là bạn kẽ thù hay người lạ

8 Tình yêu Agape cho bản thân có nghĩa là tôi nêna) Coi những nhu cầu riêng của tôi trước những nhu cầu của người khác.b) Thấy chính tôi như Chúa thấy chính tôi, trở nên giống như Ngàic) Cố gắng vượt qua những lỗi lầm quá khứ của tôi bằng cách giúp đỡ những người khácd) Tìm kiếm những hạnh phúc cá nhân bởi làm những việc lành.

9 Trong ICo1Cr 12:1-13:13; 14:1-40, Sứ đồ Phao lô dạy rằng.a) Trái Thánh Linh thì quan trọng hơn những ân tứ Thánh Linhb) Những ân tứ Thánh Linh thì quan trọng hơn trái Thánh Linhc) Cần phải có một sự cân đối giữa trái và những ân tứ hầu cho chức vụ có hiệu quả.d) Nếu một người có tình yêu thương người đó không cần bất cứ điều gì nữa.10 Trong cuộc đàm thoại của Chúa Jesus với Phierơ (GiGa 21:15-17) sứ điệp của Chúa Jesus dành cho Phierơ là:a) Tình yêu thương là một kết quả tự nhiên của sự phục vụ.b) Tình yêu thương đến trước rồi đến sự phục vụ.c) Tình yêu thương tiếp cận người được yêu.d) Phi e rơ đã từ bỏ tình yêu ban đầu của ông.

11 Hội Thánh nào là gương mẫu phù hợp nhất với tình yêu Agapea) Hội Thánh Côlôseb) Hội Thánh Côrinhtôc) Hội Thánh tại Êphêsô -

Page 47: Su song du dat

12 Ví dụ về Mary ở làng Bethany bày tỏ rằnga) Tình yêu tha thiết là tình yêu thương cảm tạ và hy sinh.b) Tình yêu thương lớn nhất là tình yêu thương dành cho người nghèo.c) Một số người bày tỏ tình yêu thương của họ một cách ngu xuẩn.d) Mọi người điều được ban cho tình yêu Agape

Trả lời những câu hỏi nghiên cứu .

1 a 3) Tình yêu vật lýb 1) Tình yêu thiên thượngc 2) Tình yêu anh em2 Như được Chúa Jesus minh chứng, tình yêu khiến chúng ta yêu kẽ thù của chúng ta. Nó không dựa trên tình yêu đáp trả.3 a Sai b Đúng c Đúng d Đúng e Sai f Sai g Sai h Đúng4 c) Người Samari ( Có lẻ là người duy nhất trong ba người không sống trong vùng đó;vì vậy ông ta là một người lạ)5 Bất cứ người nào mà Chúa đem đến với đời sống của bạn đều là những người cần tình yêu thương và sự quan tâm của bạn.6 Câu trả lời b,c và d bộc lộ sự dạy dỗ của Chúa Jesus.7 b) Tôi Phải nhận thấy chính mình thông qua cách nhìn của Chúa Giêxu.8 a) Chiều kích dọc ( tình yêu đối với Đức Chúa Trời)9 Cả hai điều phải được nhận thấy trong đời sống của một Cơ đốc nhân. Đặc tính giống với Đấng Christ là quan trọng nhất song nó phải được sanh ra bởi sự vận dụng những ân tứ Thánh Linh.10 b) Sự thiếu hụt đặc tính Đấng Christ có thể làm mất đi hoặc làm giảm bớt tính hiệu quả của những ân tứ mà người đó vận dụng.11 a) Người Cơ đốc nhân thiếu quyền năng để gây dựng và là vững mạnh Hội Thánh.12 Những câu a, b và f là những ví dụ về tình yêu Agape trong hành động13 Câu trả lời của bạn. Bài tập này trình bày cho bạn những lĩnh vực mà bạn cầu nguyện xin giúp bạn bày tỏ tình yêu thương của Đấng Christ cho những người khác.14 Câu trả lời của bạn: Có lẽ bạn sẽ đưa ra một số trong những điều này: Tình yêu thương là điều duy nhất vĩnh cửu trong ba điều. Tình yêu thương

Page 48: Su song du dat

có thể bao gồm nhiều khía cạnh của bản chất giống Đấng Christ. Tình yêu thương sanh ra trong sự phục vụ đối với những người khác.15 Tình yêu thương nối tất cả lại trong sự hiệp nhất trọn vẹn16 Câu trả lời của bạn. Tôi cho rằng : nếu hành động của chúng ta không được thực thi trong sự yêu thương thì những hành động đó điều trống rỗng và không đẹp lòng Đức Chúa Trời.17 Nếu chúng ta yêu thương, chúng ta muốn được kéo gần với người đuợc yêu. Trước khi chúng ta có thể phục vụ theo đúng nghĩa của nó thì chúng ta phải yêu thương.18 Câu trả lời của bạn. Đây là những câu trả lời gợi ý.a Tình yêu cao cảb Sự nhịn nhục vĩ đạic Sự nhơn từ tuyệt vờid Sự thánh khiết và sự tốt lành trọn vẹne Không vị kỷ, sự thuận phụcf Sự tha thứ

SỰ VUI MỪNG : TRÁI CỦA ÂN ĐIỂN.

Một giáo sư triết học nói rằng cách hay nhất để trở nên không hạnh phúc là tìm kiếm hạnh phúc. Đối với con người thì sự theo đuổi sự hạnh phúc và những kinh nghiệm thú vui là điều rất thông thường không có điều gì “sai” đối với ước muốn được hạnh phúc. Mỗi năm, biết bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra để theo đuổi hạnh phúc. Song trần gian vẫn còn đầy dẫy sự đau khổ và sự lo âu. Nhiều người cho rằng tự vẫn là cách duy nhất để kết thúc sự bi thảm của họ. Họ chưa khám phá ra được rằng sự vui mừng thật chỉ có được trong Chúa Giêxu Christ là Đấng thông qua Đức Thánh Linh lắp đầy bản thể của chúng ta và gieo trái của sự vui mừng này trong chúng ta.

Đức Chúa Trời tạo dựng nên một thế giới đầy dẫy sự vui mừng và sự hạnh phúc không có sự tội lỗi, không có sự đau khổ, sự buồn rầu và không có sự đau đớn. Tất cả những điều này đã từng hiện hữu. Cơ đốc nhân thì cũng không được miễn những khó khăn, bệnh tật và buồn rầu. Thật sự, lời Đức Chúa Trời phán rằng : “Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhơn đức trong Đức Chúa Giêxu Christ, thì sẽ bị bắt bớ.” (IITi 2Tm 3:12). Vậy thì, con cái Đức Chúa Trời có thể tìm thấy nguồn của sự vui mừng ở đâu? Trái của sự vui mừng tâm linh được sanh ra trong đời sống của Cơ đốc nhân như thế nào?

Trong bài học này bạn sẽ khám phá ra rằng trái của sự vui mừng tâm linh được phát triển trong chúng ta bởi Đức Thánh Linh khi chúng ta nhận thấy

Page 49: Su song du dat

vị trí của chúng ta trong Đấng Christ, khi chúng ta thấy Đức Thánh Linh thực hiện công việc quyền năng phép lạ thông qua chúng ta và chung quanh chúng ta, và khi chúng ta dự phần tương lai vinh hiển của chúng ta với Ngài trong cõi đời đời. Bạn sẽ nhận thấy rằng có một mối tương giao mạnh mẽ giữa sự đau khổ rằng sự vui mừng không chỉ là một “ sản phẩm” của Đức Thánh Linh nhưng còn là một phần của chính bản chất của Ngài. Vì được đầy dẫy Đức Thánh Linh tức là được đầy dẫy sự vui mừng và sự vui mừng trong Chúa là sức mạnh của “bạn” !

Dàn ý bài học

Định nghĩa sự vui mừngNguồn của sự vui mừngSự đau khổ và sự vui mừngNhững sự ngăn trở đối với sự vui mừngNhững kết quả của sự vui mừng

Các mục tiêu bài học

Khi bạn kết thúc bài học này bạn có thể :

Đưa ra định nghĩa theo Kinh thánh về sự vui mừng tâm linhLiệt kê những nguồn của sự vui mừng tâm linh và kèm theo những câu Kinh thánh tham khảoTrình bày những nguyên tắc có thể áp dụng để vượt qua những ngăn trở đối với sự vui mừng và đạt được những kết quả của sự vui mừngNuôi dưỡng trái của sự vui mừng tâm linh bằng sự thuận phục Chúa.

Các họat động học tập

1. Nghiên cứu kỹ nội dung bài học, tìm và đọc tất cả những câu Kinh thánh được đề cập, và trả lời tất cả những câu hỏi nghiên cứu. Phải chắc rằng bạn đã đạt được mục tiêu của mỗi phần bài học trước khi bạn tiếp tục nghiên cứu sang phần kế tiếp.2. Nghiên cứu ý nghĩa của những từ chìa khóa mà bạn chưa biết.3. Làm bài tập trắc nghiệm và kiểm tra những câu trả lời của bạn.

Từ chìa khóa ân điểnnhững ngăn trởkhông thể tả đượcsự bất cônghợp pháp

Page 50: Su song du dat

làm hài lòngtheo đuổimang tính rực rỡnguồnchủ nghĩa biểu tượng

Triển khaibài học

ĐỊNH NGHĨA VỀ SỰ VUI MỪNG

Định nghĩa theo kinh thánh

Mục tiêu 1: Hãy chọn những câu mô tả quan điểm theo Kinh thánh về sự vui mừng tâm linh .

“ Trái của Thánh Linh ấy là tình yêu thương, sự vui mừng....” ( GaGl 5:22)

Từ‘ngữ “sự vui mừng” trong câu Kinh thánh này được dịch từ từ ngữ Hylạp “Chara”. Một học giả Kinh thánh định nghĩa rằng sự vui mừng xuất phát từ tôn giáo, nền tảng của sự vui mừng là Thượng Đế. Chara không phải là sự vui mừng đến bởi những điều thuộc trần gian song nó dựa trên một mối tương giao với Đức Chúa Trời.

Một học giả khác định nghĩa sự vui mừng (chara) như là một trạng thái hân hoan, vui sướng, vui vẻ mang đặc tính của bản chất Cơ đốc. Nó mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ là sự vui sướng tạm thời sự vui mừng theo như trái Thánh linh là một phẩm chất của sự hân hoan, vui sướng và vui vẻ nó không được xác định bởi những hoàn cảnh, song nó là một phẩm chất bất biến trong mọi hoàn cảnh dẫu rằng trong hoàn cảnh tốt hay xấu bởi vì nền tảng của nó là Thượng Đế.

Sứ đồ Phaolô đã viết thư tín cho Hội thánh Philíp khi ông còn ở trong tù thư tín này thường được gọi là “thư vui mừng” Trong chương thứ 4 thì Phaolô đã 2 lần trình bày : “ Vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy” (Câu 11 - 12). Lúc đó Phaolô còn ở trong tù chờ xét xử, nguồn của sự thỏa lòng nơi ông là gì ? Đức Thánh Linh là câu trả lời. Ngài đã sanh trái của sự vui mừng trong Phaolô. Nền tảng sự vui mừng của Phaolô chính là mối tương giao của ông đối với Chúa Giêxu Christ.

1 Hãy đọc những câu Kinh thánh sau và trình bày những lý do mà Phaolô bày bỏ sự vui møng.a Phi Pl 1:3........................................................................b 1:18.................................................................................

Page 51: Su song du dat

c 1:25.................................................................................d 2:2

Bạn phải để ý rằng sự vui mừng của Phaolô gắn liền với vị trí của ông trong Đấng Christ hơn là những hoàn cảnh hay là sự khỏe mạnh về mặt vật lý. Từ Hylạp “chara” cũng ngụ ý “ân điển Thiên thượng”, vì vậy nguồn gốc sự vui mừng của Phaolô chẳng phải là tìm được ở trong trần thế này, bèn là trong Đức Chúa Trời.

2 Câu nào trong những câu này minh họa quan điểm theo Kinh thánh về sự vui mừng”.a) Đó là sự hài lòng đối với các xúc cảm.b) Sự vui mừng dựa trên mối tương giao với Đức Chúa Trờic) Một ân điển Thiên thượng.d) Gắn liền với vị trí trong Đấng Christ là những hoàn cảnh.e) Cảm thấy thỏa nguyện khi mọi điều diễn ra tốt đẹpf) Một cảm giác hạnh phúc chợt đến và rồi đi.

Trỗi hơn sự hạnh phúc

Mục tiêu 2: Chọn những câu mô tả hay nhất sự vui mừng tâm linh gắn liền với điều gì .

Sự vui mừng theo như trái của Thánh Linh thì không lệ thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài của chúng. Sự vui mừng tâm linh chịu đựng được ngay cả trong sự khó khăn, nhọc nhằn bởi vì nó được phát triển từ bên trong bởi Đức Thánh Linh. Sứ đồ Phaolô nhận ra được điều này khi ông viết cho người Têsalônica : “lấy sự vui vẻ của Đức Thánh Linh mà tiếp nhận đạo giữa lúc nhiều sự khốn khó”.

Để mô tả sự vui mừng mà sứ đồ Phaolô đề cập đến như là “sự vui mừng không kể xiết và vinh hiển” (IPhi 1Pr 1:8) là điều không phải dễ. Nó còn trỗi hơn sự vui mừng mà thế gian có thể đem đến, chắc chắn rằng có nhiều sự vui mừng chính đáng trong trần gian mà chúng có thể được con người vui hưởng trọn vẹn hơn khi con người có sự vui mừng của Thánh linh. Tuy nhiên sự vui mừng của Thánh linh tách rời đối với tất cả mức độ của sự vui mừng của con người. Nó là kết quả của đức tin trong Đức Chúa Trời “ vậy xin Đức Chúa Trời của sự trông cậy, làm cho anh em đầy dẫy mọi điều vui vẻ vẻ và mọi điều bình an trong đức tin, hầu cho anh em nhờ quyền phép Đức Thánh Linh được dư dật sự trông cậy !” ( RoRm 15:13)Những môn đệ của Chúa Giêxu chắc chắn là những con người vui mừng. Sau khi phó dâng đời sống mình cho Chúa Giêxu và nhận biết Ngài như là

Page 52: Su song du dat

Đấng cứu rỗi thì ai cũng sẽ được biến đổi. LuLc 20:21 cho chúng ta biết rằng “Chúa Giêxu nức lòng bởi Thánh linh”. Lời tiên tri báo trước về sự vui mừng của Chúa Giêxu được chép trong Thi Tv 45:7 “Cho nên Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Chúa, đã xức dầu cho Chúa bằng dầu vui vẻ trỗi hơn đồng loại Chúa”.

Sự vui vẻ của Chúa được bày tỏ trong LuLc 10:21, khi Ngài ngợi khen Cha Ngài bởi sự mặc khải Thiên thượng. Ngài cũng vui mừng khi tìm lại được con chiên đi lạc (15:5). Trong GiGa 15:11 và 17:13 Ngài nói đến sự vui mừng mà Ngài ban cho những kẻ tin Ngài. Sự vui mừng của Ngài đã giúp Ngài chấp nhận tại thập tự giá : “Nhìn nhận Đức Chúa Giêxu, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sĩ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu Ngài Đức Chúa Trời.” (HeDt 12:2).

3 Sự vui vẻ của Đấng Christ hỗ trợ cho ý tưởng rằng sự vui mừng của một Cơ đốc nhân có nền tảng của nó tronga) Những điều tốt lành của cuộc sốngb) Một mối tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời

4 Câu nào trong những câu này bày tỏ hay nhất sự vui mừng tâm linh gắn với điều gì?a) Những hoàn cảnh bên ngoàib) Sự cư ngụ của Đức Thánh Linhc) Vị trí của chúng ta trong Đấng Christd) Hòa đồng với bạne) Những hoàn cảnh vui vẻf) Đức tin trong Đức Chúa Trời.

NHỮNG NGUỒN CỦA SỰ VUI MỪNG:

Mục tiêu 3: Nhận ra những câu đúng gắn liền với những nguồn của sự vui mừng tâm linh .

Tất cả những sự vui mừng của con người đều phát sinh từ tình thương của con người : tình yêu sự sống, tình yêu con người, việc làm. Điều này cũng xảy ra như vậy khi tình yêu Thiên thượng của Thánh linh tuôn chảy trong tâm hồn của chúng ta. Không có tình yêu thương cũng có nghĩa là không có sự vui mừng. Bất cứ điều gì phá vỡ tình thương sẽ hủy diệt sự vui mừng. Sự vui mừng của con người thì thô thiển, giới hạn bởi vì trong thế giới con người mọi vật đều thay đổi song vương quốc Thiên Đàng thì không thay đổi. Khi Đức Chúa Trời là nguồn sự vui mừng của chúng ta thì chẳng có gì có

Page 53: Su song du dat

thể giới hạn được dòng chảy của nó. Nó là một sự vui mừng bất biến bởi vì nó bắt đầu trong Ngài.

Có rất nhiều nguồn của sự vui mừng tâm linh mà chúng ta sẽ xem xét. Khi bạn học đến mỗi nguồn của bạn. Bạn có bao giờ khám phá ra những nguồn của sự vui mừng hay chưa?

Sự cứu rỗi.

A. B. Simpson nói rằng sự vui mừng của Chúa được tìm thấy trong sự đảm bảo của sự cứu rỗi và sự tuôn đổ của Thánh linh. Khi một người nhận lãnh sự tha tội thì cũng giống như gánh nặng của toàn thế gian được cất ra khỏi đôi vai của người đó. Khi Chúa Giêxu bước vào đời sống của người nào đó, thì Ngài sẽ đem đến một sự vui mừng lớn khi Chúa Jesus, Đấng cứu rỗi của chúng ta được sanh ra (LuLc 2:10-11). Đó là lý do tại sao Mary vui mừng khi bà được Đức Chúa Trời dùng để sanh Chúa Giêxu trong cõi trần gian (1:46-49). Trong những trường thiên của mình, Đavít đã bày tỏ sự vui mừng vì cớ sự cứu rỗi “Nhưng tôi đã tin cậy nơi sự nhơn từ Chúa; lòng tôi khoái lạc về sự cứu rỗi của Chúa” (Thi Tv 13:5 cũng xem 31:7; 32:11; 35:9). Bối cảnh của những câu Kinh thánh này ngầm chỉ rằng môït số những câu Kinh thánh này được viết trong những thời điểm khủng hoảng và thất vọng trong đời sống của Đavid song ông vẫn vui mừng trong sự cứu rỗi của Chúa.

Sự vui mừng về sự cứu rỗi cũng được bày tỏ EsIs 61:10 “ Ta sẽ rất vui vẻ trong Đức Giêhôva, linh hồn ta mừng rỡ trong Đức Chúa Trời; vì Ngài đã mặc áo cứu rỗi cho ta, khoác áo choàng công bình như ta”.

Những hành động năng quyền của Đức Chúa Trời.

Kinh thánh là sự mặc khải hành động của Đức Chúa Trời để phục hồi mối thông công giữa con người với Ngài. Thông qua Cựu ước chúng ta thấy Đức Chúa Trời hành động trong đời sống của con người yêu Ngài và phục vụ Ngài.

Vì cớ chúng ta mà Đức Chúa Trời đã biệt riêng dân Ysơraên để từ đó Đấng Mêsi sẽ đến. Vì cớ chúng ta mà Ngài đã ban con một của Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi cho chúng ta. Từ thời kỳ Hội thánh đầu tiên Ngài đã thể hiện qua quyền năng của Đức Thánh Linh bằng việc cáo trách tội lỗi, đem nhiều người trở lại ăn năn, kính trọng sự rao giảng lời của Ngài và Báp têm trong Thánh Linh. Sách ký thuật về những sự kiện này của Luca thì thường gọi “Công vụ của các sứ đồ” tuy nhiên nó thật sự là một bản ký thuật về những

Page 54: Su song du dat

công việc quyền năng của Đức Chúa Trời trong đời sống của những người được đầy dẫy Thánh linh, là những người được Ngài sử dụng.

Chúng ta cũng thấy rằng ngày nay Đức Chúa Trời vận hành giữa chúng ta, giữa những người mà chúng ta chinh phục cho Ngài và trong cả đời sống riêng của chúng ta - tha thứ tội lỗi, chữa lành những thân thể bệnh tật, giải thoát ra khỏi những thói quen tội lỗi, và cung cấp cho tất cả những nhu cầu của chúng ta. Đây là tất cả những lý do khiến lòng chúng ta có sự vui mừng.

5 Hãy đọc Cong Cv 8:5-8. Tại sao có sự vui mừng lớn ở Samari...............................................................................................................................................................................................

Đức Thánh linh

Sự vui mừng là một đặc tính vốn có của những tín hữu ở Hội thánh đầu tiên. Tại sao vậy? Bởi vì họ được đầy dẫy Thánh Linh. Sự vui mừng là một sản phẩm của Đức Thánh Linh là Đấng ngự trong tín hữu. Sự vui mừng chính là một trong những bản chất của Ngài. Lịch sử của Hội thánh đầu tiên được ghi chép lại trong sách công vụ bày tỏ rằng những tín hữu kinh nghiệm được sự vui mừng lớn trong Thánh linh. Điều này không có nghĩa rằng họ chẳng bao giờ cảm thấy thất vọng hay sợ hãi hay cô độc. Song họ học biết rằng trong tất cả mọi hoàn cảnh thì sự vui mừng cùng với sự cư ngụ của Đức Thánh Linh đã trở nên một nguồn sức mạnh giúp họ vượt qua những hoàn cảnh thất vọng. Sự vui mừnglà một phần kinh nghiệm của đời sống tín hữu khi người tín hữu sống trong sự gắn bó mật thiết với Đức Thánh Linh.

Sự hiện diện của Đức Chúa Trời

Chính Đức Chúa Trời là nguồn của tất cả sự vui mừng : “Tâm thần tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời”. “ Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn” ( Phi Pl 4:4) “Trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc, tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng” ( Thi Tv 16:11). Trong GiGa 20:20 chúng ta thấy rằng các môn đồ đầy dẫy sự vui mừng khi họ thấy Chúa. Được ở trong nhà của Chúa sẽ mang đến sự vui mừng cho kẻ thờ phượng : “ Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi rằng “Ta hãy đến nhà Đức Giêhôva”. (Thi Tv 122:1)

Nếu chúng ta đọc, nghe, suy gẫm, sống, vâng phục và yêu thích lời Đức Chúa Trời thì cũng sẽ đem đến sự vui mừng : “ Tôi vừa nghe những lời Ngài, thì đã ăn lấy rồi, lời Ngài là sự vui mừng hớn hở của lòng tôi vậy. Hỡi

Page 55: Su song du dat

Giêhôva Đức Chúa Trời vạn quân, vì tôi được xưng bằng danh Ngài” (Gie Gr 15:16). Nhiều câu Kinh thánh cũng gắn liền sự vui mừng với sự cầu nguyện (xem Eph Ep 5:19-20) CoCl 1:11-12; ITe1Tx 5:16-18; GiGa 16:24; ISu1Sb 16:10; EsIs 56:7; Thi Tv 40:16; 105:3). Sự ngợi khen và thờ phượng Chúa khiến sự vui mừng tuôn tràn trong chúng ta khi chúng ta nhận biết Ngài xứng đáng được ngợi khen.

Sự chúc phước của Đức Chúa Trời

Sự phước hạnh của Đức Chúa Trời cho chúng ta là một nguồn khác của sự vui mừng. “ Đức Giêhôva đã làm cho chúng tôi những việc lớn. Nhơn đó chúng tôi vui mừng” (126:3). Sự tin cậy của chúng ta trong Đức Chúa Trời khiến chúng ta vui mừng khi chúng ta nhận thấy sự đầy đủ của Ngài chi cấp mọi nhu cầu của chúng ta (RoRm 15:13).Ngài cũng chúc phước cho chúng ta thông qua những người khác.” Chúng tôi làm thể nào đặng đủ tạ ơn Đức Chúa Trời về anh em, vì chúng tôi bởi cớ anh em được đầy lòng vui vẻ ở trước mặt Đức Chúa Trời chúng tôi? (ITe1Tx 3:9).

Trông cậy được chúc phước của chúng ta.

RoRm 12:12 khích lệ chúng ta hãy : “Vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện” Sự trông cậy là gì? những câu Kinh thánh sau cho chúng ta câu trả lời :

1. Cong Cv 24:15: “Và tôi có sự trông vậy này nơi Đức Chúa Trời....tức là sẽ có sự sống lại của người công bình và người không công bình” (KJV).

2. Tit Tt 2:13 “ Đương chờ sự trông cậy hạnh phước của chúng ta và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Giêxu Christ”.

3. HeDt 6:19-20 “Chúng ta giữ điều trông cậy này như cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt, thấu vào phía trong màn trong nơi Thánh mà Đức Chúa Giêxu đã vào như Đấng đi trước của chúng ta.

4. RoRm 5:2-5 “và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời.....chúng ta cũng khoe mình trong sự hoạn nạn nữa. Vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, nhịn nhục sanh sự rèn tập và sự rèn tập sanh sự trông cậy, vả sự trông cậy không làm cho hổ thẹn, vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh linh đã được ban cho chúng ta”.

Page 56: Su song du dat

Sự trông cậy của chúng ta về sự vinh hiển tương lai với Đấng Christ dựa trên sự phục sinh của Ngài từ sự chết (IPhi 1Pr 1:13). Chúng ta có thể vui mừng trong mọi hoàn cảnh mà chúng ta đối diện vì cớ sự trông cậy của chúng ta sẽ bước đi từ đời sống chưa trọn vẹn này mà vào sự sống đời đời trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Một học giả Kinh thánh đã trình bày trong phần đánh giá RoRm 5:2-5 rằng : “sự trông cậy là một yếu tố quan trọng trong sự vui mừng của Cơ đốc nhân, sự trông cậy khiến cho tín hữu được vui mừng dẫu ngay cả trong những sự hoạn nạn, và sự chịu khổ càng làm vững bền sự trông cậy”.

Vui mừng trong sự ban cho

Chúng ta tìm thấy sự vui mừng trong sự ban cho. “Đức Chúa Trời yêu kẻ thì của cách vui lòng:. “Ngài lại sẽ thêm nhiều trái của sự công bình anh em nữa” (IICo 2Cr 9:7, 10). “Hãy nhớ lại chính Đức Chúa Giêxu có phán rằng ban cho thì có phước hơn nhận lãnh” (Cong Cv 20:35). Bạn có bao giờ nhận thấy điều này là đúng không? Chúa Giêxu phán : “ Hãy cho, người sẽ cho mình, họ sẽ lấy đầu lớn, vì các ngươi lường mực nào thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy” (LuLc 6:38). Vì vậy không chỉ chúng ta nhận lãnh sự phước hạnh từ hành động ban cho mà Đức Chúa Trời còn chúc phước cho chúng ta vì cớ sự ban cho của chúng ta.

Các thiên sứ

Các thiên sứ làm tăng sự vui mừng Cơ đốc. Vâng, chính các Thiên sứ giúp đỡ các Thánh bất cứ nơi nào khi Đức Chúa Trời hướng dẫn họ. Thi Tv 34:7 cho chúng ta biết rằng Thiên sứ giải thoát những kẻ kính sợ Chúa. Trong Cong Cv 12:11 sứ đồ nhận biết rằng Chúa đã sai Thiên sứ của Ngài để giải cứu Phierơ ra khỏi ngục tù. Vua Nêbucatnetsa gian ác cũng nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã sai Thiên sứ của Ngài để giải cứu 3 người bạn Hêbơrơ trong lò lửa hực ( DaDn 3:28). Trong Thi Tv 91:9-11 chúng ta được ban cho một lời hứa : “ Bởi vì ngươi đã nhờ Đức Giêhôva làm nơi nương náu mình, và Đấng Christ làm nơi ở mình nên sẽ chẳng có tai họa gì xảy đến ngươi.......vì Ngài sẽ ban lịnh cho Thiên sứ Ngài bảo gìn giữ trong các đường lối ngươi.”

Các Thiên sứ cũng vui khi tội nhân ăn năn (LuLc 15:1-10). Họ ngợi khen và thờ phượng Đức Chúa Trời không dứt. Đây là một hành động vui mừng (Thi Tv 148:2; KhKh 5:11).

7 Hãy khoanh tròn mẫu tự của những câu đúng liên quan đến những người của sự vui mừng tâm linh.

Page 57: Su song du dat

a Không giống như sự vui mừng của con người, sự vui mừng tâm linh bị lệ thuộc vào sự biến đổi.b Cả sự vui mừng của con người và sự vui mừng tâm linh đều tuôn chảy từ tình yêu thương.c Nền tảng của sự vui mừng tâm linh là Đức Chúa Trời.d Sự vui mừng của Mary thì gắn liền với lòng ao ước của bà là được tôn trọng.e Sự vui mừng lớn theo sau sự nhận thức rằng Đức Chúa Trời hành động vì cớ chúng ta.f Sự vui mừng trong sự ban cho trước hết gắn liền với những gì mà chúng ta nhận được đáp lại.g Sự vui mừng phải là kinh nghiệm bình thường của người tín hữu đầy dẫy Đức Thánh Linh.h Mỗi khía cạnh của đời sống trong Thánh linh phải là nguồn của sự vui mừng đối với tín hữu.i Sự vui mừng của Cơ đốc nhân thì dựa trên sự trông cậy rằng một khi người đó tiếp nhận Đấng Christ thì cuộc sống hàng ngày của người đó sẽ được giải phóng ra khỏi những nan đề.

8 Để làm phong phú thêm cho cá nhân, hãy liệt kê các nguồn của sự vui mừng trong tập ghi chép của bạn, xem lại những câu Kinh thánh đề cập đến chúng ta và sau đó mỗi người hãy lựa mỗi câu Kinh thánh mà có ý nghĩa nhất đối với bạn. Hãy viết câu Kinh thánh bên cạnh mỗi người được kê. Sau đó chia xẻ phần tìm hiểu của bạn với người khác như chính là lời làm chứng về sự vui mừng mà bạn kinh nghiệm trong Đấng Christ.

SỰ HOẠN NẠN VÀ SỰ VUI MỪNG.

Mục tiêu 4: Dựa trên những câu Kinh thánh đã cho, hãy trình bày những lý do tại sao các Cơ đốc nhân có thể kinh nghiệm sự vui mừng tâm linh dẫu rằng đang ở trong những thời điểm hoạn nạn .

Có một sự gắn liền mật thiết giữa sự hoạn nạn và sự vui mừng trong đời sống của một Cơ đốc nhân. Sứ điệp của Chúa Giêxu trong “các phước lành” đó là một ngày kia Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng cho những kẻ chịu đựng vì cớ danh Ngài ( Mat Mt 5:3-11). Có nhiều câu Kinh thánh kết hợp sự hoạn nạn với sự vui mừng, ví dụ như:

“Hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là là điều vui mừng trọn vẹn. Vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sẽ sanh điều nhịn nhục (Gia Gc 1:2).

Page 58: Su song du dat

Lấy sự vui vẻ của Đức Thánh Linh mà tiếp nhận đạo giữa lúc nhiều sự khốn khó” (ITe1Tx 1:6).

“ Vì anh em đã thương xót kẻ bị tù, và vui lòng chịu của cải mình bị cướp, bởi biết mình có của cải qúi hơn hằng còn luôn luôn “ (HeDt 10:34).“Anh em biết rằng, những kẻ nhịn nhục chịu khổ thì chúng ta xưng là có phước” (Gia Gc 5:11).

“ Anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót (IPhi 1Pr 4:13).

Trong nước Thiên Đàng cũng có sự vui mừng trong giữa những sự kiện kinh khủng được mô tả trong sách Khải Huyền (KhKh 12:11-12, 18:20 19:6-7). Trong khi chúng ta còn trong trần gian chúng ta có thể vui mừng vì cớ “những sự đau đớn bây giờ của chúng ta chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta. (RoRm 8:18).Bạn hãy chú ý trong những câu Kinh thánh này rằng sự vui mừng thì gắn liền với sự trông cậy của Cơ đốc nhân dựa trên sự vinh hiển hầu đến của Cơ đốc nhân trong nước Thiên Đàng, sau khi đắc thắng những nỗi gian nan và sự thử thách của cuộc đời nầy.

Vì cớ sự vâng phục của họ đối với Đức Chúa Trời trong việc công bố Phúc âm, nhưng Cơ đốc nhân đầu tiên đã đối diện nhiều với sự thử thách. Song điều này không đánh mất đi sự vui mừng của họ trong Cong Cv 13:1-52 chúng ta nhận thấy rằng các sứ đồ đã bị bắt bớ và bị đuổi ra khỏi thành phố mà họ đang rao giảng Phúc âm. Tuy nhiên câu 52 cho chúng ta biết rằng : “Và các môn đồ thì được đầy dẫy sự vui vẻ và Đức Thánh Linh vậy”. Một lần nữa 5:41 cũng cho thấy rằng : “ Các sứ đồ từ tòa công luận ra, điều hớn hở về mình đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Giêxu. Và trong 16:25 cũng tường thuật lại rằng sau khi bị đánh đập và bị bỏ tù thì Phaolô và Sila cầu nguyện và hát ngợi khen Đức Chúa Trời. Đời sống của Phaolô đã minh chứng sự vui mừng bất biến của Đức Thánh Linh trong lòng ông. Ông trải qua nhiều khó khăn trong sự vui mừng ngõ hầu ông có thể chia xẻ Tin Lành của Đấng Christ với tất cả mọi người. Khi ở tù tại Lamã ông viết rằng “Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa : hãy vui mừng đi. (Phi Pl 4:4).

Chúa Giêxu đối diện với hình ảnh ghếtsamanê và đồi gô gô tha điều này có nghĩa là sự hoạn nạn, sự nhục nhã và sự chết . Song Ngài vẫn hát thơ Thánh với các môn đồ sau ngày lễ Vượt qua, trước khi Ngài đối diện với những kẻ

Page 59: Su song du dat

buộc tội Ngài (Mat Mt 26:30). Làm sao Ngài có thể hát được trong hoàn cảnh như vậy? Đó là sức mạnh mà Ngài có được trong hoàn cảnh như vậy. Mỗi khi tôi cảm thấy thất vọng, thì tôi chỉ cần nhắc nhở chính bản thân tôi rằng Chúa Giêxu “tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình chịu lấy thập giá, khinh điều sĩ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu Ngai Đức Chúa Trời. Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt và sờn lòng”. (HeDt 12:2-3).

Khi một người phụ nữ sanh con, thường thì người đó trải qua sự đau đớn. Tuy nhiên qua điều đó thì luôn luôn có sự vui mừng trong lòng của cô ta, bởi vì người đó nhận biết được rằng cơn đau sẽ dứt, và sự sanh đẻ của cô ta sẽ được đền bù khi cô ta thấy niềm vui trong đứa con mới sanh của mình - Sự vui mừng của con người như vậy thì vẫn còn giới hạn nếu so sánh với sự vui mừng mà chúng ta sẽ kinh nghiệm khi sự vinh hiển của Chúa chúng ta được bày tỏ, dẫu rằng chúng ta có sự hoạn nạn. Hiện nay, chúng có thể có sự vui mừng ngay cả bởi vì chúng ta biết điều gì đã được dành sẵn trước cho chúng ta.

9 Dựa trên những câu Kinh thánh đã cho trong phần bài học này hãy cho biết những lý do tại sao nhiều Cơ đốc nhân có thể kinh nghiệm được sự vui mừng bất biến của Đức Thánh Linh dẫu ngay cả trong những thời điểm hoạn nạn. Hãy viết câu trả lời của bạn trong tập ghi chép.

NHỮNG NGĂN TRỞ ĐỐI VỚI SỰ VUI MỪNG.

Mục tiêu 5: Trình bày một nguyên tắc mà nếu bạn áp dụng trong đời sống của bạn thì nó sẽ bảo vệ bạn khỏi những thái độ làm ngăn trở bạn kinh nghiệm được sự vui mừng của Thánh linh .Những con người thất vọng và không có sự trông cậy đã đánh mất đi sự hăng say của họ đối với cuộc sống. Trong Thi Tv 137:1-9, chúng ta có sự minh họa về điều này. Họ thất vọng đến nỗi họ không còn tâm trí nào nữa mà hát - Họ chỉ ngồi đó và than khóc ! Khi họ còn ở trong đất nước của họ, họ rất là chăm chỉ, nhưng bây giờ dưới sự áp bức họ hoàn toàn trở nên bất động. Điều mà họ có thể thấy đó là hoàn cảnh của họ - “Họ đã quên mất tất cả những thời gian mà Đức Chúa Trời đã giải cứu họ trong quá khứ.”

Sự thất vọng và sự nghi ngờ là những thái độ mà làm ngăn trở sự vui mừng tâm linh. LuLc 24:17 cho chúng ta biết về 2 môn đồ của Chúa Giêxu là người không có sự vui mừng. Bộ mặt của họ thất vọng. Khi Chúa Giêxua tiến gần đến họ, vì quá đầy dẫy sự buồn rầu đến nỗi “Họ không nhận ra Ngài” (câu 16). Sự buồn rầu và thất vọng cũng xảy đến với Mary Madelene

Page 60: Su song du dat

trong buổi sáng phục sinh. Bà đang khóc khi Chúa Giêxu đến gần và nói với bà (GiGa 20:15). “Bà cũng không nhận ra Chúa của bà !”.

Lúc trước chúng ta đề cập rằng sự vui mừng tâm linh có nền tảng trong Đức Chúa Trời. Vì vậy bất cứ điều gì ngăn trở mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ cướp đi sự vui mừng của chúng ta. Sự cay đắng, oán giận, thiếu tình yêu thương, những dục vọng sai trật, hay là những thái độ hoặc hành vi giống như vậy chính là những công việc của xác thịt sẽ cướp khỏi chúng ta sự vui mừng của Chúa. Song nếu chúng ta tiếp tục duy trì một mối tương giao đúng đắn với Chúa thì Thánh Linh Ngài ở trong chúng ta chính là một nguồn của sự vui mừng bất biến.

10 Nguồn của sự vui mừng nào được nói đến mà nó có thể bảo vệ dân Ysơraên ra khỏi sự thất vọng khi họ bị đày qua Babylôn?a) Sự trông cậy về sự vinh hiển tương laib) Nhớ lại những công việc quyền năng của Đức Chúa Trời.c) Sự giải cứu bởi những Thiên sứ.

11 Nguồn của sự vui mừng nào thích hợp với các môn đồ và Mary Madelen khi họ không nhận ra Ngài?a) Ở trong sự hiện diện của Chúa.b) Được đầy dẫy quyền năng Đức thánh linh.c) Tình yêu con người của họ cho nhau.12 Hãy liệt kê một nguyên tắc nếu bạn áp dụng trong đời sống của bạn thì nó sẽ bảo vệ bạn ra khỏi những thái độ làm ngăn trở bạn kinh nghiệm được sự vui mừng của Chúa...............................................................................................................................................................................................................

KẾT QUẢ CỦA SỰ VUI MỪNG.

Mục tiêu 6: Giải thích một số kết quả của sự vui mừng liên quan đến hình dáng, sự biểu lộ và thái độ của chúng ta .

Khi Đức Thánh Linh vận hành trong đời sống của chúng ta để sanh ra sự vui mừng tâm linh, thì chúng ta có thể trông đợi một số những kết quả rất là tích cực. Sự biến đổi được sanh ra trong đặc tính của chúng ta bởi Đức Thánh Linh thì được bộc lộ rõ ràng trong phản ứng của chúng ta đối với những hoàn cảnh và những sự tác động của chúng ta đối với những người khác. Đây là một vài ví dụ về kết quả của bông trái Thánh linh trong bản chất của tín hữu.

Page 61: Su song du dat

Trước hết, “chúng ta có một khuôn mặt vui mừng”. Bạn có bao giờ gặp những Cơ đốc nhân mà khuôn mặt của họ dường như bừng sáng sự vui mừng của Chúa chưa? Bạn cảm thấy rất vui sướng khi ở bên họ, có phải không? Châm ngôn 15 :13 chép rằng, “Lòng khoái lạc làm cho mặt mày vui vẻ, nhưng tại lòng buồn bả trí bèn bị nao sờn.” Một người vui vẻ sẽ có một lòng khoái lạc. Những cảm xúc bên trong của một người thường rất hay biểu lộ trên khuôn mặt của người đó hoặc trong thái độ cách cư xử của người đó. Những gì được cảm nhận sâu thẳm trong lòng của người ấy luôn được bày tỏ qua sự biểu lộ trong hình vẻ hoặc cách cư xử của người đó. Một Cơ đốc nhân đầy dẫy sự vui mừng của Chúa chắc chắn sẽ bộc lộ và truyền đạt sự vui mừng đó ra bên ngoài.

Một trong những kẻ thù hiện đại của Cơ đốc giáo bộc lộ sự phán đoán của chúng về Chúa Giêxu bằng những lời lẽ như sau : “Các môn đồ của Ngài nên nhìn nhiều hơn về những người được cứu chuộc”. Khi một cô gái đang yêu, cô ta có một vẻ rực rỡ đặc biệt bởi vì cô đang nghĩ về người mà cô yêu. Nếu chúng ta yêu Đấng Christ, thì vẻ đẹp của Ngài sẽ phản chiếu trong chúng ta, và chúng ta có một phong thái rực rỡ, bởi vì chúng ta “được hòa nên cũng một ảnh tượng Ngài từ vinh hiển qua vinh hiển”. (IICo 2Cr 3:18)

MỘT LÒNG KHOÁI LẠC SẼ BAN CHO BẠNMỘT KHUÔN MẶT RỰC RỠMỘT TIẾNG HÁTSỨC MẠNH THIÊN THƯỢNGThứ hai, “Chúng ta có một tiếng hát vui mừng”. Một tấm lòng cảm tạ, khoái lạc thì thường được bày tỏ trong tiếng hát và lời ngợi khen lên cho Chúa. Thi Tv 149:1-9 là một minh họa về điều này: “Hãy hát xướng cho Đức Giêhôva một bài ca mới !.....vì Đức Giêhôva đẹp lòng dân Ngài Ngài lấy sự cứu rỗi trang sức cho người khiêm nhường. Nguyện các Thánh Ngài mừng rỡ về sự vinh hiển” ( Câu 1, 4 - 5). Một minh họa khác trong phần khích lệ của Phaolô đối với Hội thánh đầu tiên : “ nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hãy lấy ca vịnh thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa. Hãy thường nhơn danh Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta” (Eph Ep 5:19-20). Gia Gc 5:13 chép rằng : “Có ai vui mừng chăng? hãy hát ngợi khen”. Sự ngợi khen bằng lời hát là một sự đáp ứng tự nhiên của một tấm lòng khoái lạc.

Thứ 3, “Chúng ta có một sức mạnh thiên thượng ”. “Vì sự vui vẻ của Đức Giêhôva là sức lực của chúng ta. (NeNe 8:10). Điều này được bày tỏ rõ ràng cho Nêhêmi khi có một sự hiểu lầm khủng khiếp về việc xây dựng lại

Page 62: Su song du dat

Giêrusalem và chính sự vui của Chúa đã ban cho ông sự can đảm để xúc tiến kế hoạch. Ngày nay, trần gian đang chịu cảnh thiếu năng lượng. Song Cơ Đốc nhân không cần phải sợ thiếu năng lượng tâm linh. Sự vui vẻ của Đức Thánh Linh có thể chuyển đổi dân sự của Đức Chúa Trời tại trần gian này và trong cõi đời đời. Sự vui vẻ tâm linh đem đến kết quả là sức mạnh Thiên thượng.

13 Hãy giải thích sự vui vẻ tác động đến vẻ mặt của chúng ta như thế nào?............................................................................................................

14 Lời Kinh thánh dạy chúng ta bày tỏ sự vui vẻ của chúng ta như thế nào??.......................................................................................................

15 Bằng từ của bạn, hãy giải thích Nêhêmi ngụ ý điều gì khi ông nói rằng : “Sự vui vẻ của Đức Giêhôva là sức lực của các ngươi” (NeNe 8:10)...............................................................................................................................................................................................................

Bạn có bao giờ kinh nghiệm được những kết quả của sự vui mừng?. Bạn đã có một khuôn mặt ngời sáng, một giọng hát ngợi khen và sức mạnh thiên thượng chưa? Bạn có thể kinh nghiệm được sự đầy dẫy sự vui mừng mà chúng ta đã mô tả trong bài học này thông qua Đức Thánh Linh ở trong bạn. Bạn có thể có bông trái ân điển của Ngài một cách dư dật và bạn có thế đối diện với mỗi hoàn cảnh trong cuộc đời bạn với sự vui mừng trọn vẹn ! Hãy gặt lấy bông trái này và hãy chia xẻ sự vui vẻ của bạn với những người khác.

Bài tập trắc nghiệm

1 CÂU HỎI SẮP XẾP. Hãy sắp xếp phần mô tả với loại vui mừng mà nó mô tả. Hãy viết số mà bạn chọn vào trong mỗi khoảng trống.......a Dẫn đến sự biến đổi tùy thuộc vào những hoàn cảnh.......b Có nền tảng của nó trong mối tương giao với Đức Chúa Trời.......c Một ân điển Thiên thượng......d Dựa trên điều làm cho người nào đó cảm thấy vui thích......e Biểu thị bởi sự vui thích thanh thản và sự vui mừng như thể là một trong những bản chất của Cơ đốc nhân.......f Được vững mạnh bởi sự chịu khổ hoặc những thử thách.......g Tuôn đổ từ tình yêu thương.1) Sự vui vẻ của con người

Page 63: Su song du dat

2) Sự vui vẻ tâm linh.3) Cả sự vui mừng của con người lẫn tâm linh.

CÂU HỎI ĐÚNG SAI. Nếu câu đúng thì viết chữ Đ trong khoảng trống. Nếu câu sai thì viết chữ S vào trong khoảng trống.

......2 Sự vui mừng của con người là một kinh nghiệm bất biến của hầu hết con người.......3 Sự vui mừng tâm linh chỉ có trong những thời điểm chịu khổ bởi vì nó dựa trên công việc quyền năng của Đức Chúa Trời vì chúng ta và dựa trên sự trông cậy của chúng về sự vinh hiển trong tương lại với Ngài.......4 Một Cơ đốc nhân có thể được đầy dẫy Đức Thánh Linh dẫu khi người đó hoàn toàn khổ sở và bất mãn.

......6 Lời Đức Chúa Trời, phước hạnh của Đức Chúa Trời chúng ta và những người khác, và sự dâng hiến đối với Đức Chúa Trời và đối với công việc của Ngài là những nguồn của sự vui vẻ tâm linh......7 Nguyên tắc của sức mạnh và sự vui vẻ Thiên thượng đó lá những kẻ nào mạnh mẽ sẽ có sự vui vẻ trong sự cân đối đối với sức mạnh của họ......8 Một khuôn mặt rạng rỡ là một trong những kết quả tích cực của sự vui mừng......9 Phương thuốc để chữa sự ngăn trở đối với sự vui mừng đó là một mối tương giao đúng đắn với Đức Chúa Trời.......10 Một Cơ đốc nhân nhận thấy sự vui mừng thông qua sự chia xẻ Phúc âm đối với những người khác........11 Hình ảnh về dân Ysơraên bị lưu đày qua xứ Babylôn nhấn mạnh nguyên tắc rằng sự vui vẻ tâm linh tùy thuộc vào sự nhận thức quyền năng của Đức Chúa Trời đối với công việc vì cớ chúng ta....... 12 Vì cớ sự vui vẻ tâm linh được sinh ra trong chúng ta bởi Đức Thánh Linh, vì vậy chúng ta chẳng có gì có thể làm gì để nuôi dưỡng sự vui mừng Ngài phân phát cho chúng ta bởi Ngài chọn lựa chúng ta......13 Sự cay đắng có thể là một ngăn trở đối với sự vui vẻ tâm linh

14 TỰ ĐÁNH GIÁ : Hãy điền vào câu sau về vị trí của bạn bằng cách vẽ một vòng tròn xung quanh những từ trong dấu ngoặc mà được áp dụng đối với bạn và bằng cách vẻ một đường thẳng ngang qua những từ mà không được áp dụng đối với bạn.

Tôi ( Có, không có) sự vui vẻ tâm linh trong đời sống của tôi như đã được mô tả trong bài học này. Tôi (Cần, không cần) gặt hái sự vui mừng tâm linh bởi (cầu nguyện thêm, đọc lời Chúa, nhận thấy công việc quyền năng của

Page 64: Su song du dat

Đức Chúa Trời vì cớ tôi). Tôi có thể thấy rằng (những dục vọng sai trật, sự nghi ngờ, sự sợ hãi, sự thất vọng, sự cay đắng) là những ngăn trở đối với sự vui mừng tâm linh trong đời sống của tôi. Tôi ( đã, chưa) kinh nghiệm được sự đầy dẫy của Đức Thánh linh. Sự vui vẻ của Đức Thánh Linh ( được, không được) phản chiếu trong tôi bằng ( một khuôn mặt rạng rỡ, ngợi khen và hát xướng, sức mạnh thiên thượng trong những thử thách). Tôi (Muốn, có) sự tuôn đổ Đức Thánh Linh và sự trọn vẹn của sự vui mừng từ nơi Ngài.

Trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu .1 a Bởi cớ những bạn đồng công của ông trong Phúc âm.b Bởi cớ Đấng Christ được rao giảngc Sự vui mừng trong đức tin.d Sự vui mừng bởi cớ sự hiệp nhất trong tình yêu thương trong Thánh linh và trong mục đích.2 b) Sự vui mừng lớn lao dựa trên mối tương giao với Đức Chúa Trời.c) Ân điển thiên thượng.d) Gắn liền với vị trí trong Đấng Christ hơn là những hoàn cảnh3 b) a Một mối tương giao cá nhân đối với Đức Chúa Trời4 b) Sự cư ngụ của Đức Thánh Linh.c) Vị trí của chúng ta trong Đấng Christf) Đức tin trong Đức Chúa Trời5 Bởi cớ công việc quyền năng của Đức Chúa Trời khi Philíp công bố Đấng Christ trong thành phố.6 a) sự vui mừng là một kinh nghiệm bình thường của người đầy dẫy Thánh Linh.7 a Saib Đúngc Đúngd Saie Đúngf Saig Đúngh Đúngi Sai8 Câu trả lời của bạn.9 Bạn có thể chọn bất kỳ trong những lý do này : Bởi cớ chúng ta được xem là xứng đáng để chịu hoạn nạn vì cớ Ngài ( khi chúng ta bị bắt bớ); bởi cớ Đức Chúa Trời đã hứa ban thưởng cho những ai chịu hoạn nạn vì cớ Ngài, bởi cớ sự nhân biết của chúng ta rằng sự hoạn nạn của chúng ta sẽ qua đi, và chúng ta sẽ dự phần vinh hiển ở tương lai với Chúa Giêxu Christ. Đây là sự

Page 65: Su song du dat

trông cậy phuớc hạnh của chúng ta.10 b) Nhớ lại những công việc quyền năng của Đức Chúa Trời ( quên những công việc này là nguyên nhân cưỡng đi sự vui mừng).11 a) ở trong sự hiện diện của Chúa.12 Câu trả lời của bạn nên bao gồm nội dung rằng nếu con người duy trì một mối tương giao với Chúa, hãy nhận biết rằng Đức Chúa Trời là nền tảng cho sự vui mừng tâm linh và con người có khả năng tránh những thái độ làm ngăn trở sự vui mừng.13 Một người vui mừng sẽ có một khuôn mặt rực rỡ, một vẻ mặt ngời sáng.14 Bằng sự ca ngợi và ngợi khen Chúa.15 Câu trả lời của bạn : bởi sự vui mừng có nền tảng của nó trong Đức Chúa Trời, có lẽ Nêhêmi đang nhắc nhở dân Ysơraên rằng khi họ được kéo gần đến với Đức Chúa Trời và đặt sự trông cậy của họ ở trong Ngài, Ngài sẽ đồng lòng họ sự vui mừng, chính sự vui mừng đó sẽ ban thêm sức cho họ trong những sự hoạn nạn.

SỰ BÌNH AN : BÔNG TRÁI CỦA SỰ TIN CẬY.

Phần lớn lịch sử của thế giới dường như gắn liền với những cuộc chiến tranh. Thế kỷ 20 của chúng ta đã trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới và rất nhiều cuộc chiến tranh với quy mô nhỏ hơn. Tại thời điểm này thì cũng có những cuộc chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh, chiến tranh bằng ngôn từ, chiến tranh xoay quanh vũ khí, lời đồn đại về chiến tranh, hệ thống bảo vệ khổng lồ được xây lên, và nhiều sự đe dọa làm náo động về những cuộc chiến tranh hoàn cầu. Chúa nhắc nhở chúng ta rằng trong những ngày sau rốt này sẽ chẳng có sự bình an nhưng sẽ có chiến tranh và tiếng đồn về chiến tranh (Mat Mt 24:1-51). Đây là một dấu hiệu mà chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ trở lại để cất Hội thánh Ngài lên, phán xét các nước, thiết lập vương quốc bình an và công bình vinh hiển của Ngài.

Sự bất an một lần nữa cũng được xác nhận bởi các bản báo cáo của các nhà ý học cho rằng có tới 75% của tất cả các bệnh tật đối với sự náo lộn bên trong, sự hận thù, sự sợ hãi, sự lo lắng hoặc sự căng thẳng. Chúng ta không sống trong một thế giới an bình. Song người tín hữu đầy dẫy Đức Thánh Linh có thể kinh nghiệm được sự bình an, vì cớ sự trông cậy của người đó không phải trong trần gian này, bèn là trong Chúa Giêxu. Trong GiGa 14:27 Chúa Jesus phán cùng các môn đồ Ngài rằng, “Ta để sự bình an lại cho các ngươi, ta ban sự bình an ta cho các ngươi, ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi”.

Page 66: Su song du dat

Trong bài học nầy chúng ta sẽ nghiên cứu về nguồn sự bình an của chúng ta được đem lại trong chúng ta bởi Đức Thánh Linh. Bạn sẽ khám phá ra rằng chúng ta có thể nhận biết được sự bình an và sự thanh bình dẫu trong bão tố dữ dội của cuộc sống. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời đem đến sự bình an trọn vẹn cho những ai đặt để sự trông cậy của họ trong Ngài. Bạn có thể kinh nghiệm được sự bình an này và nó chính là một trong những chín phương diện của bông trái Thánh linh.

Dàn bài học

Nhận dạng sự bình anMô tả sự bình anminh họa sự bình an

Các mục tiêu bài học :

Khi hoàn tất bài học này, bạn có thể:

Định nghĩa và giải thích nhiều khía cạnh khác nhau của sự bình an tâm linh.Thảo luận mối tương quan của sự bình an với những hoạt động khác của Đức Thánh Linh trong việc phát triển Thánh linh.Giải thích những sự khác nhau giữa sự bình an với Đức Chúa Trời, sự bình an của Đức Chúa Trời và sự bình an với con người.Nhận ra những nguyên tắc gắn liền với sự bình an từ những hình ảnh theo Kinh thánh.Cho phép Đức Thánh Linh sản sinh trái bình an trong bạn.

Các hoạt động học tập .

1. Nghiên cứu bài học theo phương pháp mà bạn đã học ở bài trước. Bạn phải tìm và đọc tất cả những câu Kinh thánh được đề cập, bởi vì chúng là một phần quan trọng của nội dung bài học. Hãy trả lời tất cả những câu hỏi nghiên cứu, và kiểm tra câu trả lời của bạn với những câu đã cho. Hãy học biết ý nghĩa của những từ chìa khóa.

2. Làm bài tập trắc nghiệm và kiểm tra câu trả lời của bạn.3. Ôn lại từ bài 1 đến bài 4 sau đó trả lời những câu hỏi trong bài tường trình của sinh viên về đơn vị 1. Hãy theo sát những phần hướng dẫn đã cho trong bài tường trình của sinh viên.

Từ ngữ chính mối chia rẽ

Page 67: Su song du dat

sự thù hằnsự đồng nhấtvô tậnĐấng trung bảođược giảng hòasự giảng hòa sự thanh bìnhkhông thể đắc thắngkhông ăn năn

Triển khai bài học

NHẬN DẠNG SỰ BÌNH AN

Những định nghĩa theo Kinh Thánh.

Mục tiêu 1: Sắp xếp những khía cạnh của sự bình an tâm linh với những câu Kinh thánh tham khảo đi đôi với chúng .

“Những trái của Thánh linh ấy là lòng yêu thương, vui mừng, bình an....” (GaGl 5:22).

Khi chúng tôi nói đến “sự bình an” như là trái Thánh Linh, thì chúng tôi không đề cập đến một sự khuây khỏa tạm thời của một thời gian yên tĩnh bên cạnh một hố bên núi hay tại bờ biển hoặc một số nơi an dưỡng nào đó. Chúng tôi cũng không đề cập đến sự giải trí mà sẽ cất đi khỏi tâm trí của bạn những nan đề trong một thời gian ngắn ngũi. Chúng tôi cũng không nói đến sự bình an được tìm kiếm trong phòng tư vấn của một nhà tâm lý học hay trong những viên thuốc hoặc ma túy song chúng tôi đề cập đến một sự bình an được triển khai bên trong bạn khi bạn có Đức Thánh Linh ở trong bạn. Sự bình an này bạn có thể kinh nghiệm được ở trong nhà bếp của bạn, trong một khi vực của bệnh viện, trong một văn phòng bận rộn, hay là giữa vòng tiếng gầm rú của máy móc trong phân xưởng của bạn. Sự bình an của Đức Thánh Linh được triển khai ở “bên trong” bạn, và nó không phụ thuộc vào những gì đang xảy ra xung quanh bạn.

Sự bình an của Đức Thánh Linh nói đến một trạng thái hay một điều kiện của sự thanh bình (sự bình tĩnh lạ lùng) hoặc sự yên tĩnh. Nó đề cập đến “sự hiệp nhất” và “sự đồng nhất” và nó đề cập đến “sự an ninh” hoặc “sự trông cậy”. Đức Chúa Trời là nơi “ẩn trú”, “nơi ẩn náu” của chúng ta, che chở chúng ta khỏi tất cả những sự tất công của quân thù gian ác, và chúng ta có thể tìm thấy được sự bình an và sự an nghỉ trọn vẹn ở trong Ngài. Đây là sứ

Page 68: Su song du dat

điệp của Thi thiên 91. Tất cả những điều kiện này đều thực hiện được thông qua Đức Thánh Linh. Sự bình an theo như Trái Thánh linh đó là sự bình an dự dật ! Nó tuôn chảy dự dật từ nơi nguồn bất tận của Đức Thánh linh khi bạn hoàn toàn đầu phục bạn vào sự kiểm soát của Ngài.

Stanley Horton (1976, trang 178) nói rằng, “ Sự bình an thật chỉ có từ nơi Đức Thánh Linh. Nó bao gồm một tâm linh thanh thản, nhưng còn hơn đó nữa. Nó là sự nhận thức mà chúng ta được ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời, là một sự cảm nhận của sự phước hạnh tâm linh. Nó bao gồm sự đảm bảo mà chúng ta có thể trông cậy Đức Chúa Trời đáp ứng tất cả những nhu cầu của chúng ta (Philíp 4: 19). Cùng với tình yêu thương và sư vui mừng, nó trở thành sự giúp đỡ của Thánh linh đối với sự phát triển của những trái còn lại”.

Vương quốc của Đức Chúa Trời là một vương quốc của sự bình an, song nó không phải được thiết lập với sức mạnh và năng quyền- Nó được tiếp nhận bởi đức tin và tình yêu thương.Tại Ghếtsêmanê, khi Phierơ dùng gươm để bảo vệ Chúa Giêxu, thì Ngài đã quở trách ông rằng “Hãy nạp gươm vào vỏ; vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết về gươm”. (Mat Mt 26:52).

Một lần kia khi mọi người hỏi Chúa Giêxu khi nào Ngài thành lập vương quốc của Ngài, Ngài đáp lại rằng : “Vương quốc của Đức Chúa Trời ở trong các ngươi” (LuLc 17:21). Ý tưởng này thì được phát triển thêm bởi sứ đồ Phaolô trong RoRm 14:17 “Vì nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức Thánh Linh vậy.

Theo như Stanley Horton, thì Phaolô muốn nhấn mạnh ở tại đây rằng những điều bày tỏ chúng ta dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời hay vương quốc của Đức Chúa Trời, những điều mà bày tỏ Đức Chúa Trời thật sự là Vua của đời sống chúng ta, thì không phải là những gì chúng ta ăn hoặc uống. Song chúng ta công bình, bình an, và sự vui mừng trong Đức Thánh Linh (1976, trang 194).

Trong tương lai và trong tất cả các khía cạnh của nó thì vương Quốc của Đức Chúa Trời sẽ là sự tể trị của Ngài trên trần gian sau khi tất cả những kẻ thù của Ngài đã bị đánh bại. Bởi vì sẽ không còn sự ảnh hưởng của sự gian ác trong trần gian nó sẽ là một vương quốc của sự bình an. (xem DaDn 2:44; 7:14; ICo1Cr 15:24-25; XaDr 9:10).

Phaolô viết GaGl 5:1-26 vì cớ những Cơ đốc nhân ở Galati đang tranh cãi với nhau về một số sự dạy dỗ. Thay vì sanh ra bông trái Thánh linh, họ đang sanh ra bông trái của xác thịt: thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi

Page 69: Su song du dat

lẫy, bất bình cùng các sự khác giống như vậy. Rõ ràng rằng người Galati thiếu bông trái tình yêu thương và sự bình an là những bông trái đem đến sự hiệp nhất, sự đồng nhất, sự thanh bình và hơn hết cả đó là một tâm linh yên tĩnh.

1 Phaolô đã nhắc nhở điều gì đối với người Galati khi nói đến cách mà họ đang sống? (Xem 5:19-21).

.......................................................................................................

.......................................................................................................

2 Theo như những điều mà Chúa Giêxu phán; hiện nay vương quốc của Đức Chúa Trời ở tại đâu? (Xem LuLc 17:21)........................................................................................................

3 Những minh chứng nào cho thấy rằng một người là một chi thể của vương quốc Đức Chúa Trời” (xem RoRm 14:17).

.......................................................................................................

.......................................................................................................

VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜIỞ TRONG CÁC NGƯƠI.SỰ CÔNG BÌNH, SỰ BÌNH AN,VÀ SỰ VUI MỪNG !

4 Hãy đọc những câu Kinh thánh đã cho và sắp xếp mỗi câu vào khía cạnh sự bình an tâm linh mà nó đề cập.1) Sự thanh bình (sự bình tĩnh kỳ diệu)2) Hiệp nhất hoặc đồng nhất (sự đồng ý)3) Sự an ninh hoặc sự trông cậy.......a Thi Tv 4:8......b EsIs 26:3......c ICo1Cr 14:33......d RoRm 5:1......e GiGa 20:19, 21......f ITe1Tx 5:13

Sự sử dụng theo Kinh Thánh

Mục tiêu 2: Viết một câu giải thích về mối tương quan giữa sự bình an và những yếu tố khác của trái Thánh linh .

Page 70: Su song du dat

Những hoạt động chính của Đức Thánh Linh trong việc triển khai bông trái Thánh linh thì được đang xen với sự bình an. Hãy xem những câu tham khảo sau:

“Ân điển và sự bình an”. Nguyền xin ân điển và sự bình an ban cho anh em từ nơi Đấng hiện có, đã có, và còn đến” (KhKh 1:4). Ân điển là ý muốn tốt lành của Đức Chúa Trời cho chúng ta. Nó được ban cho chúng ta bởi ân huệ của Đức Chúa Trời. Nó cũng ban cho khả năng để thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời khi chúng ta phó thác chúng ta để vâng phục ý muốn đó bởi đức tin. Sự bình an là minh chứng và sự đảm bảo của ân điển Đức Chúa Trời ban đến cho chúng ta. Thông qua công việc của ân điển trong đời sống của chúng ta, thì những vấn đề làm cho chúng ta ngăn cách với Đức Chúa Trời đã được dàn xếp. Trong mối tương giao mới của chúng ta với Ngài được đem lại bởi sự biến đổi của bản chất chúng ta, thì chúng ta kinh nghiệm được sự bình an Thiên Thượng của Ngài. Ân điển dẫn chúng ta đến sự bình an, không có ân điển thì không có sự bình an.

Tình yêu thương và sự bình an: “Hiệp một tâm tình ở cho hòa thuận thì Đức Chúa Trời sự yêu thương và sự bình an sẽ ở cùng anh em ” (IICo 2Cr 13:11). Đức Chúa Trời của tình yêu thương là Đức Chúa Trời của sự bình an. Ngài là tác giả của sự bình an, và Ngài yêu sự hiệp một và sự bình an. Ngài phán rằng chúng ta yêu Ngài và hãy phục hòa với Ngài, và hơn nữa chúng ta phải yêu lẫn nhau và hòa thuận với nhau. Rõ ràng rằng trong Galati đoạn 5, người Galati thiếu tình yêu thương lẫn nhau bởi vì không có hòa thuận giữa vòng họ. Đức Chúa Trời sẽ ở cùng với những người sống trong sự yêu thương và sự hòa thuận. Ngài sẽ ngự cùng với họ trong cuộc sống trần gian này, và họ sẽ ở với Ngài mãi mãi.“Sự Thánh khiết và sư ïbình an”. “Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên Thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta đến” (ITe1Tx 5:23). Mối tương giao giữa sự thánh khiết và sự bình an này lại được nhấn mạnh một lần nữa trong HeDt 12:14 “Hãy cầu sự bình an với mọi người, cùng tìm theo sự nên thánh, vì nếu không nên thánh thì chẳng ai thấy Đức Chúa Trời”.

Đức Chúa Trời là tác giả của sự bình an và Ngài yêu sự thuận hòa. Vì chính thông qua sự bình an và sự hiệp nhất mà người tín hữu có thể đạt được sự thánh khiết tốt lành và chuẩn bị cho sự trở lại của Ngài. Một nhà phê bình Kinh thánh nhấn mạnh thêm rằng chúng ta nên cầu nguyện để Đức Chúa Trời sẽ làm trọn công việc Ngài trong chúng ta và gìn giữ chúng ta không chỗ trách được, giải phóng khỏi tội lỗi đến khi chúng ta được trình dâng là

Page 71: Su song du dat

không tì vít trước ngôi Ngài. Thật là ngạc nhiên bởi vì từ Hybálai ‘Shalom” có nghĩa là sự bình an, nó cũng đề cập đến sự trọn vẹn hoặc sự toàn hảo. Khi chúng ta sống trong sự bình an, Đức Chúa Trời của sự bình an vận hành trong chúng ta, đem chúng ta đến sự trọn vẹn và toàn hảo, mà sẽ được nhận thức trọn vẹn trong sự vinh hiển. Vì vậy Thánh khiết là kết quả của mối tương giao liên tục của chúng ta với Đức Chúa Trời.

“Sự công bình và sự bình an ” “Vả bông trái của điều công bình thì gieo trong sự hòa bình, cho những kẻ nào làm sự hòa bình vậy ” (Gia Gc 3:8). Câu Kinh thánh này ngầm chỉ rằng trái của sự công bình ( hoặc sự thánh khiết) thì được gieo trong sự hòa bình. Đất mà Đức Thánh Linh tác động để sanh trái là đất yêu thương và hòa bình, trong ẩn dụ của Mat Mt 13:1-8 thì 4 loại đất được đề cập. Song chỉ có một loại đất là lý tưởng cho việc sanh trái. Hạt giống là loại hạt giống tốt nhất. Nó có nhãn hiệu của Thiên Thượng làm bảo đảm, song đất thì quá xấu. Phúc âm của chúng ta là Phúc âm của sự bình an. Ai là những kẻ công bố nó chắc chắn có sự bình an trong lòng của họ, lời của họ nói đến sự hòa bình và công việc của họ đem đến sự bình an.

Sự công bình, sự vui mừng và sự bình an : “ Vì nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức Thánh Linh vậy ” (RoRm 14:17). Chúng ta đã đề cập đến câu Kinh thánh này trong phần trước. Sự thánh khiết, sự vui mừng và bình an là những dấu hiệu của tín hữu được đầy dẫy Thánh linh - những người này là của vương quốc Đức Chúa Trời. Một tác giả cho rằng đây là những bản chất của Cơ đốc giáo thật : đối với Đức Chúa Trời sự quan tâm lớn của chúng ta là sự công bình - đến trước Ngài để được xưng công bình bởi sự chết của Đấng Christ và được nên Thánh bởi Đức Thánh Linh. Đối với những tín hữu của chúng ta thì chính là sự bình an tức là sống trong sự bình an và yêu tất cả mọi người. Đối với chính chúng ta thì nó chính là sự vui mừng trong Đức Thánh Linh. Đây là sự vui mừng mà được sanh ra bởi Thánh Linh trong lòng người tín hữu, hầu cho chúng ta vui mừng trong Chúa. Chính trong những điều này mà chúng ta hầu việc Đấng Christ. Khi nền tảng được đặt trong sự công bình, chúng ta có thể mong đợi sự bình an và sự công bình tiếp theo sau đó.

Sự tin cậy và sự bình an : “Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài ” (EsIs 26:3). Cũng giống như một em bé nằm ngủ một cách vô tư trong lòng người mẹ của nó với sự tin cậy trọn, chúng ta có thể nhận biết được sự bình an qua việc chúng ta đặt để sự tin cậy của chúng ta trong Đức Chúa Trời. Sự bình an này của Đức Chúa Trời được ban cho những kẻ luôn đặt để tâm trí mình nương dựa nơi Ngài trong sự tin cậy của chúng ta trong Đức Chúa

Page 72: Su song du dat

Trời. Sự bình an này của Đức Chúa Trời được ban cho những kẻ luôn đặt để tâm trí mình nương dựa nơi Ngài trong sự tin cậy, những kẻ giao phó chính mình dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Câu Kinh thánh này cho biết rằng lợi ích của chúng ta đó là khi chúng ta luôn đặt để tâm trí của chúng ta trong Đức Chúa Trời, trong sự trông cậy trọn vẹn, vì cớ kết quả của sự thực hiện điều này đó là một sự bình an mãi mãi mà sẽ luôn luôn được an ninh ở trong Ngài.

Sự sống và sự bình an : “Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh linh sanh ra sự sống và bình an ” (RoRm 8:6). Người nào từ chối thuận phục luật pháp của Đức Chúa Trời thì chẳng có gì trông cậy ở tương lai hơn là sự chết. Vì vậy không có ngạc nhiên khi người đó không có sự bình an trong lòng mình nhưng người nào thuận phục sự kiểm soát của Đức Chúa Trời thì có thể có được sự an nghỉ, người đó có thể nhận biết sự bình an vĩnh cửu bởi vì Hoàng tử bình an đang tể trị trong cuộc đời của ngưới đó, và người đó có thể trông đợi sự sống vĩnh hằng với Đấng Cứu Rỗi của mình.

5 Khi bàn đến bản chất Vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng ta thấy rằng sự công bình thì liên kết mối tương giao của chúng ta với sự.........., sự bình an gắn liền mối quan hệ của chúng ta với.............và............đề cập đến kinh nghiệm của chúng ta trong Đức Thánh Linh.

6 Hãy viết tiêu đề cho mỗi phân đoạn trên trong tập của bạn và bên cạnh mỗi tiêu đề hãy dùng từ của bạn để giải thích mối tương giao giữa sự bình an và những yếu tố liên quan đến nó.

MÔ TẢ SỰ BÌNH AN

Mục tiêu 3: Làm trọn những câu giải thích những quan điểm liên quan đến sự bình an với Đức Chúa Trời, sự bình an của Đức Chúa Trời và sự bình an với con người .

Sự bình an với Đức Chúa Trời.

Sự bình an với Đức Chúa Trời xảy ra ngay lúc quy đạo của chúng ta. Tội nhân không ăn năn thì đối nghịch với Đức Chúa Trời, bởi vì tội lỗi là một điều trái với ý muốn của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ trong luật pháp của Ngài. Khi một người tội nhân bởi đức tin mà đầu phục cuộc đời của mình đối với Chúa Giêxu Christ và tiếp nhận Ngài làm Chúa và là Đấng Cứu rỗi duy nhất thì sự phân cách với Đức Chúa Trời đã bị cắt bỏ và sự bình an được thiết lập. RoRm 5:1 chép rằng : “ Vậy chúng ta đã được xứng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Giêxu

Page 73: Su song du dat

Christ chúng ta, là Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy là ơn chúng ta hiện đương đứng vững.” Điều này cũng được đề cập tới trong 2Côrinhtô 5 :18 -20, trong những câu này sứ đồ Phaolô giải thích về chức vụ “giảng hòa” hay là “đem trở lại với nhau ”.

Mọi điều đó đến bởi Đức Chúa Trời, Ngài đã làm cho chúng ta nhờ Đấng Christ mà được hòa thuận lại cùng Ngài, và đã giao chức vụ giảng hòa cho chúng ta. Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế giới lại hòa với Ngài, chẳng hề tội lỗi cho loài người, và đã phó đạo giảng hòa cho chúng tôi. Vậy nay chúng tôi làm chức khâm sai của Đấng Christ, cũng như Đức Chúa Trời bởi chúng tôi mà khuyên bảo”.

Không chỉ chúng ta được kêu gọi để làm hòa với Đức Chúa Trời thông qua Chúa Giêxu Christ nhưng chúng ta cũng kêu gọi để trở nên những người hòa giải hầu để phục hòa những người khác về với Đức Chúa Trời hầu cho họ cũng có sự bình an với Đức Chúa Trời.

Chúa Giêxu đã chết hầu để đem cho chúng ta sự bình an này : “Nhưng người đã bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh” (EsIs 53:5). Vì vậy Ngài đã mang sự bình an giữa con người và Đức Chúa Trời. Đây cũng là sứ điệp trong Eph Ep 2:13-17.

“Nhưng trong Đức Chúa Giêxu Christ, anh em là kẻ ngày trước cách xa, hiện nay đã nhờ huyết Đấng Christ mà được gần rồi vì ấy chính Ngài là sự hòa hiệp của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai lại làm một, phá đổ bức tường ngăn cách, là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài. Và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt, nên nhờ thập tự giá đó Ngài khiến cả hai hiệp thành một thể, mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời. Ngài lại đã đến rao truyền sự hòa bình cho anh em là kẻ ở xa, và sự hòa bình cho kẻ gần”

Sự hòa thuận của Đức Chúa Trời.

“Nguyền xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em, là bình an mà anh em đã được gọi đến hiệp nên một thể” (CoCl 3:15). Đây là sự bình an bên trong mà Chúa Giêxu đã ban cho chúng ta thông qua Đức Thánh Linh (GiGa 14:26-27).

Page 74: Su song du dat

Sự bình an bên trong thay thế sự giận dữ, tội lỗi, và lo lắng không có sự hòa thuận với Đức Chúa Trời thì không thể có sự bình an của Đức Chúa Trời.

Sự bình an của Đức Chúa Trời có thể là một sự biểu lộ hành động của chúng ta trong một tình huống hoặc hoàn cảnh nào đó : “Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và ý tưởng của anh em trong Đức Chúa Giêxu Christ”(Phi Pl 4:7). Có những lúc chúng ta sẽ cảm thấy do dự đối với mục đích mà ta nhắm lấy. Những ý tưởng của chúng ta cũng giống như dòng nước nổi sóng trong một biển hồ mà nó không cho phép chúng ta thấy được đầy hồ. Song cũng sẽ có một lúc nào đó khi bề mặt hồ và đầy hồ êm ả và mọi sự vật có thể trông thấy rõ ràng. Và nó giống như sự bình an của Đức Thánh Linh vận hành trong chúng ta, ban cho chúng ta sự đảm bảo rằng chúng ta đã có quyết định đúng. Sự bình an kỳ diệu đến nỗi chúng ta cũng không thể hiểu hết mức độ của nó đó là sự gìn giữ trong mỗi bước chúng ta đi. Khi chúng ta đặt để những ý tưởng của chúng ta trong Ngài là Đức Chúa Trời của sự bình an thì chúng ta sẽ nhận biết sự bình an của Đức Chúa Trời. “Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài” (EsIs 26:3)

Hòa thuận với con người

“Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình hòa thuận với mọi người” (RoRm 12:18). Sự hòa thuận mà Đức Thánh Linh ban cho thì trước hết hướng về Đức Chúa Trời; sau đó hướng về chúng ta và cuối cùng hướng về tha nhân. Chúng ta cần phải “tìm sự hòa bình mà đuổi theo” (IPhi 1Pr 3:11). Hai động từ : “Tìm kiếm và theo đuổi” được dùng trong câu Kinh thánh này để bổ khuyết lẫn nhau. Điều này nói lên rằng chúng ta có một nhiệm vụ trong việc theo đuổi nói lên rằng chúng ta có một nhiệm vụ trong việc theo đuổi sự bình an. Như Isác đã làm đó là tốt hơn hết là đi đào một giếng nước khác hơn là xảy ra chiến tranh (SaSt 26:19-22).

Nếu bạn là một người nam hay người nữ của sự thuận hòa, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn không phải được tự do làm những gì bạn muốn. Sự hòa thuận với những người khác có thể đòi hỏi sự ïthông cảm hay sự sẵn sàng để thay đổi vai trò của bạn khi có sự bất đồng của cá nhân. Thông thường thì những tình huống hoặc hoàn cảnh sẽ không thể đưa đến những mối quan hệ thuận hòa nếu một người nào đó khăng khăng làm theo cách riêng của mình. Những Cơ đốc nhân trưởng thành phải học biết tôn trọng và chấp nhận những sự bất đồng của người khác, đặc biệt là những người trong cùng chi thể của Đấng

Page 75: Su song du dat

Christ. Eph Ep 4:3-4 nhấn mạnh điều này : “dùng dây hòa bình mà gìn giữ sự hiệp một của Thánh linh. Chỉ có một thân thể, một Thánh linh”.

Sợi dây là một cái nút, một mắt xích gắn chặt với nhau, song không phải chúng ta muốn làm gì thì làm mà không quan tâm đến những thành viên khác trong cùng thân thể của Đấng Christ. “ Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng của mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa” (Phi Pl 2:4). Chớ ai tìm lợi riêng cho mình, nhưng ai nấy hãy tìm cho kẻ khác. (ICo1Cr 10:24). Cơ đốc nhân nào mà nói theo ý muốn mình, đi nơi nào mình thích, hành động theo ý mình mà không quan tâm đến sự kêu gọi cao cả và đối với những thành viên của thân thể Đấng Christ thì người đó sẽ chẳng bao giờ tìm thấy sự bình an vì cớ người đó làm, rối loạn sự hiệp nhất của thân thể Đấng Christ “Thân chẳng phải có một chi thể bèn là nhiều chi thể” (12:14). Đôi lúc sự hòa thuận đòi hỏi Cơ đốc nhân nói “không” đối với chính mình vì cớ những lợi ích của người khác.

Sự hòa thuận với con người cũng đòi hỏi đôi lúc bạn phải trở nên là một người hòa giải. Trong bài giảng trên nếu của Chúa Giêxu Ngài phán : “Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời” Thông thường thì chúng ta hay nghe nói ai đó là một người quấy rầy người khác, nhưng bạn có thường xuyên nghe nói một Cơ đốc nhân trong thân thể của Đấng Christ là một người hòa giải? Vì chúng ta là những Cơ đốc nhân song không có nghĩa là chúng ta luôn luôn ở trong sự hiệp nhất với nhau khi những sự tranh chấp xảy ra trong thân thể của Đấng Christ thì vai trò của người hòa giải đó là tìm ra một giải pháp thích ứng và đem họ với nhau trong sự thuận hòa và trong mối thông công.

PHƯỚC CHO NHƯNG KẺ LÀM CHO NGƯỜI HÒA THUẬN, VÌ SẼ ĐƯỢC GỌI LÀ CON ĐỨC CHÚA TRỜI (Mat Mt 5:9.

7 Điền vào những câu đề cập đến sự hòa thuận với Đức Chúa Trời.a Sự hòa thuận với Đức Chúa Trời xuất hiện ngay tại lúc.........của chúng ta....................................................................b Được phục hòa có nghĩa là........................................................c Đức Chúa Trời đã phục hòa chúng ta với chính Ngài thông qua.................................................................................................d Sự hòa thuận với Đức Chúa Trời có nghĩa rằng chúng ta được..........với Đức Chúa Trời........................................................

Page 76: Su song du dat

8 Hãy khoanh tròn những ký tự đứng trước những thuật ngữ mô tả sự bình an của Đức Chúa Trời.

a) Sự bình an bên ngoàib) Sư ïbình an bên trongc) Một sự bảo vệ để bạn cho chúng ta sự chỉ dẫn.d) Xuất hiện và rời khỏi tùy theo nhu cầu.e) L à kết quả từ sự hòa thuận với Đức Chúa Trờif) Một sự bảo vệ an toàn để giúp chúng ta tránh lầm lỗig) Không thể trọn vẹn khi chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời.

9 Hãy điền vào những câu đề cập đến sự hòa thuận với con người.a Một người (nam hay nữ) của sự bình an sẽ quan tâm nhiều cho...........................hơn là sẽ cho.................................................b người nào đeo đuổi sự hiệp nhất có thể được gọi là một...........

MINH HỌA SỰ BÌNH AN

Những hình ảnh trong Cựu ước.

Mục tiêu 4: Hãy viết những nguyên tắc cho phần minh họa sự bình anh trong những ví dụ theo Kinh thánh đã cho .

Ápraham là một người yêu thích sự hòa thuận. SaSt 13:1-18 cho chúng ta biết về cuộc tranh cãi đã xảy ra giữa bọn chăn chiên của Ápraham và Lót vì cớ không đủ đất cho tất cả những bầy súc vật và những lều trại. Để trách cuộc tranh giành Ápraham đã gạt qua một bên những quyền của mình như là một người cha nuôi và người chú và nói với Lót hãy chọn vùng đất mà Lót muốn. Và kết cuộc Ápraham đã được sự phước hạnh từ sự chọn lựa của Lót, còn Lót phải chịu đựng rất nhiều sự hoạn nạn bởi sự chọn lựa mình. Ai là những người sẵn sàng từ bỏ những quyền lợi của mình hầu để trở nên là người giảng hòa thì hãy noi theo nguyên tắc được minh họa bởi Ápraham và điều này dẫn đến sự phước hạnh.

Y-sác cũng là một hình ảnh khác về sự theo đuổi sự bình an. SaSt 26:1-35 cho chúng ta biết rằng sau khi cha của ông là Ápraham đã đào và bị kẻ thù lấp lại. Khi những tôi tớ của ông khai thông một giếng mới và những kẻ thù của ông cho rằng giếng nước đó là của họ. Khi các tôi tớ khai thông cái giếng thứ hai thì kẻ thù lại một lần nữa cho rằng là của họ. Song Isác bỏ qua đào cái giếng thứ ba. Lần này thì kẻ thù của ông không nói gì nữa họ để mặc ông. Chẳng bao lâu sau đó thì Đức Chúa Trời hiện ra cùng Isác và nhắc lại

Page 77: Su song du dat

những lời hứa của Ngài cho ông. Isác đã học biết rằng có sự thuận hòa thì quan trọng hơn việc chúng ta cố gắng làm theo sức riêng mình.

Đaniên, một vị tiên tri bị ném vào hang sư tử, song suốt cả đêm ông vẫn ngủ cách bình an không chút sợ hãi bởi vì ông tin cậy Đức Chúa Trời. Đaniên đã nhận biết rằng nếu trong mọi hoàn cảnh, ông tin cậy Đức Chúa Trời thì chắc ông sẽ có sự bình an. Thi Tv 91:15 ban cho chúng ta sự đảm bảo này khi chúng ta đang ờ trong sự khó khăn” Nếu chúng ta công bố lời hứa này, chúng ta có thể có sư ïbình an mà Đaniên đã có dẫu rằng trong những thời điểm hoạn nạn hay là khó khăn.

Dân tộc Ysơraên được chúc phước với sự bình an ( Dan Ds 6:24-26). Tuy nhiên có những thời điểm khi họ đang chinh phục vùng đất hứa thì sự chia và sự bất đồng nổi lên giữa vòng họ. Mỗi khi dân Ysơraên có sự bình an bên trong thì họ càng vững mạnh. Tuy nhiên khi có sự chia rẽ thì người Ysơraên lại hủy hoại chính bản thân họ. Nguyên tắc được dạy dỗ ở đây là khi có sự chia rẽ và sự bất đồng giữa vòng dân sự thì nó sẽ ngăn trở sự tăng trưởng.

10 Hãy viết trong tập của bạn một nguyên tắc đề cập đến sự bình an rút từ mỗi ví dụ trong Cựu ước. Sau đó hãy so sánh câu trả lời của bạn với phần gợi ý mà chúng tôi đã cho trong phần giải đáp ở cuối bài học này.

Những hình ảnh trong Tân Ước.

Mục tiêu 5: Nhận ra những câu đúng đề cập đến tầm quan trọng của sự bình an dựa trên những ví dụ theo Tân ước .

Chúa Giêxu của chúng ta được gọi trong vòng các Tiên tri là Hoàng Tử của sự bình an ( Êsai 9:6;). Ngài được gọi là Chiên con của Đức Chúa Trời (GiGa 1:29). Một chiên con là một hình ảnh của sự bình an. Thật sự, Chúa Giêxu là chiên con từ sự sáng tạo thế giới (KhKh 13:8). Sứ điệp đầu tiên được giảng sau khi Chúa Giêxu được sanh ra là một trong những sứ điệp về sự bình an (LuLc 10:5). Chính Chúa Giêxu là sự bình an của chúng ta, và Ngài rao giảng về sự bình an (Eph Ep 2:14, 17). Chúa Jesus trên thập tự giá là Đấng Trung bảo của chúng ta giữa Đức Chúa Trời và con người đem đến sự hòa thuận (ITi1Tm 2:5). Sự bình an là di sản quan trọng của Chúa Giêxu Christ. (GiGa 14:27). Ngài không sỡ hữu cái nôi, chiếc thuyền, con lừa hay là lăng tẩm trên trần gian song Ngài có sự bình an để ban cho các môn đồ của Ngài đã nhận lãnh Đức Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ Tuần bởi vì họ hiệp nhất lại với nhau trong sự hòa thuận, hiệp nhất, thuận phục đối với sự kiểm soát tối cao của Thánh linh (Cong Cv 1:14).

Page 78: Su song du dat

Hội thánh đầu tiên minh họa rằng sự tăng trưởng thì thường là một trong những kết quả phước hạnh của sự bình an cũng có đôi lúc Hội thánh gia tăng trong những thời điểm khó khăn, song thời điểm bình an tạo ra cơ hội để Hội thánh lấy lại sức mạnh và rao giảng ra ngoài. Hội thánh đầu tiên đã sử dụng tốt những thời điểm bình an và thanh thản : “Ấy vậy, Hội thánh trong cả xứ Giuđê, Xứ Galilê và xứ Samari được hưởng sự bình an, gây dựng và đi trong đường kính sợ Chúa, lại nhờ ĐứcThánh Linh vừa giúp, thì số của hội được thêm lên” (Cong Cv 9:31) sự bình an làm cho hiệp nhất và làm cho vững chắc hơn, nó tạo nên một mối liên hệ mạnh mẽ không thể nào phá nỗi giữa vòng các tín hữu khi sự bình an còn tiếp tục bao trùm. TrGv 4:12 chép rằng : “ Một sợi dây đánh ba tao lấy làm khó đứt” Song ba tạo (bện thừng bằng tao) phải được bện lại với nhau trong một giây. Sự bình an của Đức Thánh Linh cũng vậy, sẽ ban cho sức mạnh Thiên Thượng. EsIs 30:15 cho chúng ta biết rằng “Các ngươi sẽ được sức mạnh, là tại yên lặng và trông cậy”.

Bảy Hội thánh ở xứ Asi đã nhận một sứ điệp từ Chúa Giêxu khởi đầu bằng bằng ân điển và sự bình an ban cho tất cả những người trung tín trong những Hội thánh này (KhKh 1:4). Ân điển và sự bình an là nền tảng cho Hội thánh như chúng ta đã đề cập. Ân điển là ý muốn tốt lành của cha dành cho chúng ta và những công việc tốt lành của Ngài trong chúng ta; sự bình an là chứng cứ hay sự đảm bảo rằng ân điểm này đã được ban cho. Không có sự bình an thật nào mà lại không có ân điển của Đức Chúa Trời, và nơi nào có ân điển thì sự bình an sẽ theo sau.

11 Hãy xem những câu Kinh thánh này và tìm ra những từ được dùng trong lời chào thăm của các thư tín cho bảy Hội thánh và 4 cá nhân : RoRm 1:7; ICo1Cr 1:3; IICo 2Cr 1:2; GaGl 1:3; Eph Ep 1:2; Phi Pl 1:3; CoCl 1:2; ITe1Tx 1:1; IITe 2Tx 1:2; ITi1Tm 1:2; Tit Tt 1:4; IIGi 2Ga 1:3; IIIGi 3Ga 1:14 lời thăm gì trong mỗi một câu?.......................................................................................................

12 Hãy khoanh tròn ký tự đứng trước những câu đúng liên quan đến những ví dụ về sự bình an của Tân ước.

a Hình ảnh về cuộc sống của Chúa Giêxu minh họa giá trị mà Ngài đặt để trong đời sống của một tín hữu.b Sự bình an là cần thiết khi người nào đó kinh nghiệm được ân điển của Đức Chúa Trời.c Ân điển đề cập đến muốn của Đức Chúa Trời và sự bình an đề cập đến sự đảm bảo mà ân điển đã nhận lãnh.d Hội thánh đầu tiên luôn luôn có sự bình an.

Page 79: Su song du dat

e Chúa Giêxu không chỉ rao giảng sự bình hòa mà Ngài còn dạy dỗ các môn đồ của Ngài để rao giảng sự hòa bình.f Sự bình hòa giúp ích cho việc tăng trưởng bởi vì nó kết hiệp và tạo sự vững chắc.g Một Hội thánh không thể tăng trưởng trong những thời điểm khó khăn hay hoạn nạn.h Một minh chứng về tầm quan trọng của ân điển và bình hòa đó là những lời chào thăm của Tân ước bao gồm phước hạnh này

Sự hòa bình như một dòng sông

Mục tiêu 6: Trình bày cách mà một dòng sông có thể được so sánh đối với sự bình hòa mà chúng ta kinh nghiệm thông qua Đức Thánh Linh trong chúng ta .

Trong sách Êsai chúng ta thấy rằng cả 2 lần mô tả sự an bình đuợc mô tả giống như một dòng sông.

Trong cả 2 phân đoạn này thì chính Chúa so sánh sự hòa bình của Ngài đối với một con sông mà có thể chúc phước dân sự của Ngài và xứ sở của họ. Chúng ta có thể rút ra từ sự so sánh này nhiều bài học:

1. Một con sông nói đến sự mở rộng. Mục đích của Đức Chúa Trời đó là sự bình hòa của Ngài có thể được tìm thấy ở bất cứ nơi nào2. Một con sông nói đến quyền năng : nhưng cũng lớn thì được dùng để. có quyền năng kỳ diệu trong sự bình hòa của Đức Chúa Trời.

3. Một con sông nói đến sự trọn vẹn. Một con sông thì có một nguồn nước dồi dào. Khi Đức Chúa Trời so sánh sự hòa bình của Ngài với một con sông, chắc chắn rằng Ngài ngầm nói đến sự dư dật, sự dồi dào.4. Một con sông nói đến sự sống : các dòng nước thì luôn tiến về phía trước, vượt qua tất cả những ngăn trở trên đường của nó.

Chúa Giêxu nói rằng Đức Thánh linh bên trong một kẻ tin sẽ giống như những nguồn sông nước hằng sống mà “ sẽ tuôn chảy từ nơi Ngài” ( GiGa 7:38-39). Thánh linh phát triển trong chúng ta trái bình an, đêm đến sự trọn vẹn, sự sống quyền năng, sức mạnh và sự đắc thắng !

13 Trong tập ghi chép của bạn hãy trình bày 4 cách mà một con sông có thể được so sánh đối với sự bình an mà chúng ta kinh nghiệm thông qua Đức Thánh linh trong chúng ta.Bạn đã có trái Thánh linh của sự bình an trong đời sống của bạn chưa. Những câu Kinh thánh chỉ dẫn cho bạn làm thế nào để có được nó.

Page 80: Su song du dat

1. Tiếp nhận Đấng Christ vào cuộc đời của bạn : “ Vì, ấy chính Ngài là sự hoà hiệp của chúng ta” (Eph Ep 2:14)2. Nhận biết Đức Chúa Trời và ở dưới sự kiểm soát của Ngài. “ Hãy thuận phục Đức Chúa Trời và sự bình an sẽ ở cùng ngươi.”( Giop G 22:21).3. Hết lòng tin cậy Đức Chúa Trời “ Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn vì người nhờ cậy Ngài” (EsIs 25:3).4. Yêu mến lời Đức Chúa Trời. “ Phàm kẻ nào yêu mến luật pháp Chúa được bình yên lớn. Chẳng có sự gì gây cho họ sa ngã” ( Thi Tv 119:165).5. Sống trong sự công bình. “ trái của sự công bình sẽ là sanh ra bình an” ( EsIs 32:17).

Trong đơn vị học này, chúng ta đã xem xét qua trái Thánh linh : tình yêu thương, sự vui mừng, và sự bình an. Trong đơn vị học kế tiếp chúng ta sẽ xem xét trái của sự nhịn nhục, nhơn từ và hiền lành là những trái liên quan đến với các bạn hữu của chúng ta bên ngoài. Nguyện xin Chúa chúc phước cho bạn bà gia tăng sự hiểu biết của bạn khi bạn tiếp tục việc nghiên cứu của bạn.

Câu hỏi trắc nghiệm .

CÂU HỎI CHỌN LỰA. Chọn câu trả lời hay nhất hoặc những câu trả lời cho mỗi câu hỏi. Hãy khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời mà bạn chọn.

1 Điều nào trong những điều này nhận ra các khía cạnh của sự bình an tâm linh?a) Sự tĩnh lặng bên trong.b) Sự yên tĩnhc.d) Thuốc giảm đau.e) Sự an ninh hay sự tin cậyf) Một tâm linh yên tĩnhg) Một trò giải tríh) Cảm nhận tốt lành của tâm linhI) Sự hiệp nhất hoặc sự đồng nhấtj) Sự bảo vệ hoặc sự canh chừng.k) Giúp đỡ từ một nhà tâm lý học.

Page 81: Su song du dat

2 Theo như Horton, thì 2 đặc tính cần thiết cùng với sự bình an đem đến sự phát triển của những trái Thánh linh còn lại là gì ?a) Sự nhơn từ và sự hiền lànhb) Tình yêu thương và tiết độc) Tình yêu thương và sự vui mừngd) Sự trung tín và sự vui mừng

3 Điều gì trong những điều sau mà Chúa Giêxu dùng để xem như là những minh chứng mà một người là một cho thể của vương quốc Đức Chúa Trời?a) Sự bình an, sự thánh khiết, và sự tiết chếb) Sự công bình, sự bình an và sự vui mừngc) Ăn và uống trong sự bình an.d) Sự lãnh đạo, sự áp buộc và quyền lực

4 Từ ngữ Hybálai “ Shalom” có nghĩa là sự “ bình an” thì cũng đề cập đến ( chỉ đến)a) Sự công bìnhb) Ân điểnc) Sự trọn vẹn hoặc sự hoàn hảod) Vương quốc của Đức Chúa Trời.

5 Trong ẩn dụ của Mat Mt 13:1-8 nói đến hạt giống được gieo trong 4 loại đất, loại nào trong những loại này là kém ( xấu)a) Đất cátb) Hạt giốngc) Người làm vườnd) Gió

6 Một nguyên tắc quan trọng mà chúng ta có thể học được từ ẩn dụ này đó là.a) Ai công bố Phúc âm của Đấng Christ sẽ hiển thị sự bình anb) Người thiếu văn hóa sẽ không hiểu Phúc âm.c) Chúng ta đừng để bị lầm lạc bởi những ngọn gió của những tín lý tà giáo.d) Phúc âm sẽ mang đến những kết quả tốt dẫu khi không có sự bình an.

7 Sự bình an của Đức Chúa Trời đề cập đến.a) Được phục hòa với Đức Chúa Trời thông qua Chúa Giêxu Christb) Được trở nên người hòa giảic) Sự bình an bên trong sẽ trông giữ chúng ta.d) Một sự bình an mà chúng ta không thể hiểu biết trọn vẹn cho đến khi Đấng Christ thành lập vương quốc của Ngài.

Page 82: Su song du dat

8 Sự bình an với Đức Chúa Trời nói đến.

a) Sự giải phóng ra khỏi sự sợ hãib) Được phục hòa với Đức Chúa Trời thông qua Chúa Giêxu Chirst.c) Được trở nên là người hoà giảid) Sự bình an bên trong sẽ trông giữ chúng ta.

9 Những minh họa của Ápraham và Isác nhắc nhở chúng ta rằng nếu chúng ta là chi thể của vương quốc Đức Chúa Trời thì chúng ta sẽ xem sự bình an quan trọng hơn.

a) Lẽ thậtb) Các quyền lợi của người khácc) Các quyền lợi cá nhân của chúng tad) Sự hoạn nạn

10 Bởi cớ sự bình an của Đức Chúa Trời bên trong chúng ta ban cho chúng ta sự trọn vẹn, sự sống và quyền năng- Chúa so sánh nó trong Isác với.

a) Một con sôngb) Ngọn gióc) Một ngôi nhà vững chắcd) Những dòng nước yên lặng.

Đây là bài học cuối cùng trong đơn vị 01. Sau khi bạn đã hoàn tất bài tập trắc nghiệm này, ôn lại từ bài 01 đến bài 4 và trả lời những câu hỏi trong bản tường trình sinh viên về đơn vị 01. Hãy theo sau những hướng dẫn đã cho trong tập sách tường trình của sinh viên về các đơn vị bài học.

Trả lời những câu hỏi nghiên cứu 1 Những người sống như vậy sẽ không hưởng được vương quốc Đức Chúa Trời2 Nó ở trong kẻ tin3 Người đó có sự công bình, sự bình an và sự vui mừng trong Thánh linh.4 a 3) Sự an ninh hoặc sự trông cậy.b 3) Sự an ninh hoặc sự trông cậyc 2) Sự hiệp nhất hoặc sự đồng nhất ( sự đồng ý )d 1) Sự thanh bình ( sự bình tĩnh kỳ diệu)e 1) Sự thanh bình ( sự bình tĩnh kỳ diệu)f 2) Sự hiệp nhất hoặc sự đồng nhất ( sự đồng ý ).

Page 83: Su song du dat

5 Đức Chúa Trời, những tín hữu khác, sự vui mừng6 Câu trả lời của bạn có thể tương tự như sau:

a Ân điển và sự bình an : ân điển là ân huệ của Đức Chúa Trời rộng cho chúng ta và sự bình an là sự đảm bảo rằng chúng ta đã nhận được ân điển Đức Chúa Trời.b Tình yêu thương và sự bình an : nơi nào có tình yêu thương nơi đó có sự bình an; trước hết chúng ta phải yêu Đức Chúa Trời và hòa thuận với Ngài và sau đó chúng ta yêu mến lẫn nhau và sống trong sự bình hòa.c Sự thánh khiết và sự bình an : thông qua sự bình an và sự hiệp nhất mà chúng ta có thể tiếp nhận được sự thánh khiết và trông đợi sự trở lại của Chúa.d Sự công bình và sự bình an : chính trong con người hiền hòa mà Đức Chúa Trời để sanh ra sự công bình.e Sự công bình, sự vui mừng và sự bình an : đây là tất cả những yếu tố của vương quốc Đức Chúa Trời bên trong chúng ta - sự công bình đề cập đến mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời. Sự vui mừng đối với chúng ta và sự vui mừng của chúng ta trong Đức Thánh linh, sự bình an đối với mối quan hệ của chúng ta với tha nhân.f Sự trông cậy và sự bình an : Đức Chúa Trời đã hứa ban sự bình an trọn vẹn cho người trông cậy Ngài và người luôn đặt mình ở trong Ngài.g Sự sống và sự bình an : người được kiểm soát bởi Thánh Linh có thể vui hưởng sự bình an bởi có sự đảm bảo và sự sống đời đời của Ngài.7 a sự quy đạo hay sự cứu rỗib được đem trở về cùng với nhauc Đấng Christ ( sự chết của Ngài)d đem trở về, được phục hòa8 b) Sự bình an bên trong.c) Một sự trông giữ để cho chúng ta sự dẫn dắte) Đến bởi sự bình an với Đức Chúa Trờif) Một sự trông giữ an toàn để giúp chúng ta tránh khỏi lỗi lầm.g) Không thể nào hiểu được trọn vẹnh) Trở nên hoàn hảo khi chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời.9 a Những người khác, chính mìnhb Người hòa giải10 Đây là những lời đề nghị của chúng tôi.Ápraham: Chúng ta sẽ chẳng bao giờ mất nếu chúng ta từ bỏ các quyền riêng của chúng ta hầu để giữ sự bình an .Isác: có sự bình an thì tốt hơn là theo đường lối riêng của mình dẫu rằng bạn có thể đúng đi chăng nữa .

Page 84: Su song du dat

Đaniên: Nếu chúng ta trông cậy Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ có sự bình an dẫu rằng chúng ta ở trong hoàn cảnh nào .Các bộ tộc của Ysơraên: nếu có sự xung đột và sự chia rẽ giữa vòng dân sự thì nó sẽ làm ngăn trở sự tiến triển .11 Ân điển và sự bình an12 a Đúng b Sai ( ân điển đi trước)c Đúng d Saie Đúng f Đúng g Sai h Đúng13 Có thể chọn những điều sau : một con sông tràn ra, sự bình an phải được nhận thấy ở mọi nơi. Một con sông cung cấp năng lực; sự bình an ban cho quyền năng Thánh Linh. Một con sông có một nguồn cung cấp nước dư dật; chúng ta có thể có sự bình an dư dật thông qua Đức Thánh Linh. Một con sông sống mang đến sự sống; lời hứa của sự sống đời đời ban cho chúng ta sự bìnnh an. Một con sống tiến lên phía trước; sự bình an giúp chúng ta tiến lên trong sự mạnh mẽ đắc thắng trong sự phục vụ Cơ đốc của chúng ta.

SỰ NHƠN TỪ VÀ HIỀN LÀNH TRÁI SANH ĐÔI

Sự nhơn từ và hiền lành liên hệ mật thiết đến nỗi phân biệt chúng không phải dễ. Một người nhơn từ cũng là một người hiền lành, và một người hiền lành thì bản chất là nhơn từ. Cả hai đặc tính này bắt nguồn từ tình yêu thương. Một người nào đó nói rằng sự nhịn nhục mà chúng ta học trong bài trước đó là tình yêu thương chịu đựng, sự nhơn từ là tình yêu thương cảm thông và sự hiền lành là tình yêu thương chia xẻ.

Những đặc tính này được sanh trong chúng ta bởi Đức Thánh Linh trong mối quan hệ của chúng với những người khác. Khi ai đó nói : “ Cô ấy là một người hiền lành” thì điều ấy cũng bao gồm ý tưởng nhơn từ và rộng lượng.

Chúng thường nghĩ đến sự nhơn từ như là một biểu hiện của tình yêu thương của người này đối với người khác và sự hiền lành như một phẩm chất được thanh khiết. Trong bài học này bạn sẽ thấy rằng cách sử dụng của Kinh Thánh đối với hai từ này thì hơi khác với cách sử dụng chung ngày nay, và vì vậy sự nhơn từ và sự hiền lành bao gồm nhiều khía cạnh biểu hiện của tình yêu thương.

Page 85: Su song du dat

Cha mẹ thì luôn luôn dạy con mình rằng “ Phải trở nên tốt” Nhưng chúng chẳng bao giờ cần những lời khuyên trái ý với chúng. Trở nên xấu dường như đến một cách tự nhiên. Không có Thánh Linh của Đấng christ trong chúng ta thì bản chất của chúng ta có khuynh hướng thiên về điều xấu xa, tội lỗi. Song Đức Thánh Linh sanh trong chúng ta sự nhơn từ và hiền lành, giúp chúng ta rao giảng cho thế gian với tình yêu thương của Chúa Jesus. Điều mà trần gian cần đó là Chúa Jesus, điều đó cũng có nghĩa là cần thêm sự yêu thương, nhân từ, hiền lành, mền mại, sự rộng lượng.

Dàn bài Nhận dạng sự nhơn từ và hiền lành.Mô tả sự nhơn từ và hiền lành Minh họa sự nhơn từ và hiền lành.Các mục tiêu bài học

Khi bạn hoàn tất bài này bạn có thể:Giải thích những định nghĩa theo Kinh Thánh về sự nhơn từ ( Chrestotes) và hiền lành ( Agathousune) theo như trái Thánh Linh.Cho những ví dụ về sự nhơn từ và hiền lành tâm linh.Trình bày những nguyên tắc của Kinh Thánh gắn liền với sự nhịn nhục, sự rộng lượng thương xót và ân điển.Giải thích mối quan hệ giữa sự hiền lành, công bình và lẽ thật.Nhận ra những lãnh vực mà trái nhơn từ và hiền lành cần phải được bày tỏ rỏ hơn trong cuộc đời bạn.

Các hoạt động học tập

Nghiên cứu bài học theo phuơng pháp của bài 1. Điều quan trọng là tìm và đọc tất cả những đoạn Kinh Thánh đuợc đề cập trong bài học. Trả lời tất cả những câu hỏi nghiên cứu và bảo đảm rằng bạn có thể hoàn tất mỗi mục tiêu trước khi bạn đi tiếp qua phần kế tiếp của bài học.Học những từ chìa khóa mà bạn chưa biết.Làm bài tập trắc nghiệm và kiểm tra phần giải đáp của bạn.Ôn lại bài 5 và 6, sau đó trả lời những câu hỏi trong bản tường trình của sinh viên về đơn vị 2. Làm theo những hướng dẫn đã cho trong bản tường trình của sinh viên về các đơn vị

Từ ngữ chính thuộc tínhbủn xỉntính khísự phân biệt

Page 86: Su song du dat

sự rộng lượngtính hiếu kháchvô tưkhông thiên vịnhận thức sairộng rãisự nỗi loạntình trạng nô lệtương tác xã hộiách.

Triển khai bài học

NHẬN DẠNG SỰ NHƠN TỪ VÀ SỰ HIỀN LÀNH.

Những định nghĩa theo Kinh thánh

Mục tiêu 1: Sắp xếp những đặc tính của sự nhơn từ và hiền lành theo những định nghĩa của nó .

Nhưng trái Thánh Linh ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, sự nhơn từ, hiền lành...(GaGl 5:22).

Sự nhơn từ

Sự nhơn từ trong 5:22 xuất phát từ từ Hylạp là Chrestotes nó không chỉ có nghĩa là sự hiền lành như là một phẩm chất thanh khiết, song nó còn là một tâm tình khoan dung trong những đặc tính và những thái độ. Nó bao gồm sự mền mại, thương xót và sự ngọt ngào.

Trong Mat Mt 11:30, từ (Chrestotes) được dùng để mô tả ách của Chúa Jesus. Ngài phán rằng: “Vì ách ta dễ chịu, gánh ta nhẹ nhàng”.Ách của Đấng Christ nói đến sự phát triển của một đời sống được rèn luyện thông qua sự vâng phục, thuận phục, sự đồng công sự phục vụ và sự cộng tác. Nó là một mối quan hệ có sự khoan dung, sự ngọt ngào và khoái lạc (sự nhơn từ ) bởi vì nó dựa trên sự ủy thác và tình yêu thương hơn là sự bắt buộc và sự nô lệ. Chúng ta có một vị thầy và chúng ta hầu việc Ngài vì cớ chúng ta yêu Ngài và chúng ta phục vụ lẫn nhau bởi vì tình yêu của chúng ta cho Ngài. Sự phục vụ mà không có tình yêu thương thì không thể nào chịu đựng nổi. Phục vụ vì cớ tình yêu thương là một đặc ân cao nhất. Chúng sẽ thảo luận vấn đề này sâu hơn trong bài học.

Page 87: Su song du dat

Từ ngữ Chrestos được dùng một lần nữa trong LuLc 5:39 để mô tả rượu cũ thì ngọt dịu hay ngọt ngào. Không có vị đắng trong đó. Điều này giúp hiểu rõ hơn điều mà sứ đồ Phao lô nói trong Eph Ep 4:31-32 và 5:1-2 “Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhơn từ đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.

Vậy anh em hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con cái rất yêu dấu của Ngài. Hãy bước đi trong sự yêu thương, cũng như Đấng Christ đã yêu thương anh em, và vì chúng ta phó chính mình ngài cho Đức Chúa Trời làm của dâng và của tế lễ, như một thứ hương có mùi thơm.

Đấng Christ là một hình ảnhvề cách sống yêu thương như thế nào... như là một của lễ có mùi hương. Những của lễ dâng chuộc tội trong cựu uớc chắc chắn chẳng bao giờ được mô tả như là một của lễ có mùi thơm. Song điều này nói về Chúa Jesus là của lễ dâng cho tội lỗi của chúng ta, Đấng đã phó chính mình Ngài bởi yêu thương chúng ta. Chúa Jesus đã minh chứng ý nghĩa của việc trở nên nhân từ và thương xót lẫn nhau một cách hoàn hảo nhất. Đó là lý do tại sao sứ đồ Phao Lô nói rằng Ngài là một của lễ dâng có mùi hương ban cho trong sự yêu thương.

Từ Chrestotes ( hay Chrestos) đôi lúc còn được dịch là “tốt” hoặc “Sự ngọt ngào” như trong IPhi 1Pr 2:3 “ ...Anh em đã nếm biết Chúa là ngọt ngào”.

Một câu khác trong cựu ước là Thi Tv 34:8 “ Khá nếm thử xem Đức Giê Hô Va tốt lành dường bao” điều này nói đến sự ngọt ngào. Những câu Kinh Thánh Va tốt lành dường bao” điều này nói đến sự ngọt ngào. Những câu Kinh Thánh

1 Sự nhơn từ theo như trái Thánh Linh được định nghĩa như là hai : a) Một đặc tính của sự ngọt ngào, thương xót và sự dịu dàngb) Ách sự nô lệc) Phẩm chất của tốt lành hay sự tinh khiết bên trong.d) Những hành động bên ngoài của tình yêu thương đối với những người khác.

Sự hiền lành

Sự hiền lành theo như trái Thánh Linh được dịch từ một từ ngữ Hylạp mà chỉ tìm thấy bốn lần trong Kinh Thánh: Agathousune. Khi nó được so sánhvới từ Chrestotes, chúng ta thấy rằng sự hiền lành là sự thực hành hay

Page 88: Su song du dat

sự biểu lộ của sự nhơn từ, hoặc việc làm tốt. Agathousunethì chỉ được dùng trong những thư tín của Phao Lô trong những phân đoạn Kinh Thánh sau:

1. RoRm 15:14 “ Hỡi anh em, về phần anh em, tôi cũng tin chắc rằng anh em có đầy lòng nhơn từ,” ( Agathousune)2. GaGl 5:22 “ Nhưng trái của Thánh Linh ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành( Agathousune)3. Eph Ep 5:9 “ Vì trái của sự sáng láng ở tại mọi điều nhơn từ, (agathousune) công bình và thành thật”4. IITe 2Tx 1:11 “ Cho nên chúng tôi vì anh em cầu nguyện không thôi, hầu cho Đức Chúa Trời khiến anh em xứng đáng với sự kêu gọi của Ngài, và cho Ngài lấy quyền phép làm trọn trong anh em mọi ý định thương xót của lòng nhơn từ Ngài ( Agathousune) và công việc của đức tin.

Trong RoRm 15:14 Phao lô nhận thấy rằng những Cơ Đốc Nhân Lamã sẵn sàng rao giảng cho nhau. Trong câu 15 ông khích lệ họ rao giảng, nhắc nhở họ về sự kêu gọi trở nên là một người làm chứng ( theo nghĩa đen là một người tôi tớ ) của Chúa Jesus Christ. Trong câu 16 Phao lô so sánh chính ông với một thầy tế lễ dâng lên cho Đức Chúa Trời những dân ngoại được cứu như là một của lễ dâng được thánh hóa của Đức Thánh Linh. Trong tất cả những câu này, thì chúng ta thấy được sự biểu lộ của sự hiền lành.

Như vậy, sự hiền lành nói đến sự phục vụ hoặc rao giảng cho nhau, hoặc sự rao giảng lẫn nhau, nói đến một tinh thần rộng lượng trong hành động, nói đến sự phục vụ và sự ban cho. Nó là kết quả tự nhiên của sự nhơn từ đó là phẩm chất mềm mại, thương xót và ngọt ngào. Tất cả điều này được tổng hợp trong từ “ Tình yêu thương” Tình yêu thương thì nhơn từ, trái với sự gian ác. Tình yêu là hiền lành, luôn luôn mong muốn giúp đở những nhu cầu của người khác

2 Hãy sắp xếp trái Thánh Linh ( bên phải) với định nghĩa của nó (bên trái). Viết số mà bạn chọn trong mỗi khoảng trống.

.... a Rao giảng

.... b Sự ngọt ngào

.... c Sự thương xót

.... d Sự tinh khiết

.... e Sự phục vụ

.... f Sự rộng lượng

Page 89: Su song du dat

.... g Ách của Đấng Christ

.... h Việc làm

.... I Bản chất

Những so sánh theo Kinh thánh

Mục tiêu 2: Nhận ra những quan điểm theo Kinh Thánh về sự nhơn từ và sự hiền lành .

Trong Chúa Jesus, chúng ta có một hình ảnh trọn vẹn của các khía cạnh khác nhau của sự nhơn từ và sự hiền lành. Nền tảng của sự nhơn từ của Ngài là một đặc tính đạo đức hoàn hảo. Vì cớ điều này, Ngài có thể thách thức những kẻ chống đối Ngài bằng câu hỏi “ Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng? ( GiGa 8:46).

Sự thánh khiết về phẩm hạnh của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Kinh thánh thì vô số và đáng kính sợ. Ví dụ như, 70 người của dân sự Bếtsêmết đã chết vì họ nhìn vào hòm giao ước của Đức Giê hô va ( ISa1Sm 6:19), và đã khiến cho những người khác phải hỏi rằng : “ Ai có thể đứng nổi trước mặt Giêhôva là Đức Chúa Trời chí Thánh” ( câu 20). Trước giả Thi thiên đã trả lời cho câu hỏi này trong Thi Tv 15:1-5 có hai yêu cầu chính.

1. Sống trong sự công bình- “ Ấy là kẻ đi theo sự ngay thẳng làm điều công bình, và nói chơn thật trong lòng mình, kẻ nào có lưỡi không nói hành” ( Câu 2-3)

2. “Trở nên nhơn từ” _ “ Chẳng làm hại cho bạn hữu mình, không gieo sỉ nhục cho kẻ lân cận mình. Người nào khinh dễ kẻ gian ác nhưng tôn trọng kẻ kính sợ Đức Giê Hô Va, kẻ nào thề nguyện dầu phải tổn hại cũng không đổi dời gì hết. Người nào không cho vay tiền lấy lời, chẳng lãnh hối lộ đặng hại người vô tội. Kẻ nào làm các điều ấy sẽ không hề rúng động. (Câu 3-5)Vì vậy chúng ta thấy rằng sự nhơn từ là một ý định hoặc sự sẵn sàng để làm điều gì đúng hoặc tốt. Nó hoàn toàn ngược với ý định làm điều gian ác đã được mô tả trong ChCn 4:16 “ Vì nếu chúng không làm điều ác, thì ngủ không đặng. Bằng chưa gây cho người nào vấp phạm thì giấc ngủ bị cất khỏi chúng nó.”

Một trong những cách Chúa Jesus bày tỏ sự nhơn từ của Ngài đó là chạm đến. Ngài đặt tay trên các con trẻ. Ngài chạm đến người bệnh và người than khóc. Ngài cũng được chạm đến bởi những người mong ước kinh nghiệm được sự chữa lành của Ngài và những người mong muốn bày tỏ tình yêu và

Page 90: Su song du dat

sự tận hiến của họ đối với Ngài. Bất cứ ai chạm đến Ngài đều được chúc phước. Sự chạm nhơn từ của Chúa đối với chúng ta là những người đang có nhu cầu thì thật là ngọt ngào và dịu dàng biết bao !

Sự hiền lành là một bước cao hơn sự nhơn từ. Willian Bardey định nghĩa nó như là “ Đức tin tốt được trang bị trọn vẹn” ( 1976, trang 51). Sau đó ông tiếp tục so sánh sự nhơn từ và sự hiền lành : “ Sự khác nhau đó là gì ? Agathousune( Sự hiền lành) phải và có thể quở trách và huấn luyện; Chrestotes (Sự nhơn từ ) chỉ có thể giúp đỡ” ( Trang 51). Vì vậy khi Chúa Jesus đi vào đền thờ và đuổi những kẻ đổ bạc ra ngoài, Ngài bày tỏ sự hiền lành (LuLc 19:45-46) Khi Ngài tha thứ một người đàn bà bị bắt tội tà dâm thì Ngài bày tỏ sự nhơn từ (GiGa 8:10-11)

Khi Ngài bị bắt Ngài bày tỏ sự hiền lành khi Ngài vấn đáp người cơ binh đã đánh vào mặt Ngài (16:25) Trước đó trong vườn Ghếtsêmanê khi một trong những môn đồ của Ngài rút gươm và chém đứt lỗ tai một tên lính của thầy tế lễ thượng phẩm, thì Chúa Jesus minh chứng sự nhơn từ khi Ngài chạm đến lỗ tai của tên lính và chữa lành cho anh ta ( LuLc 22:51) Barday kết luận rằng “Người Cơ Đốc cần có sự hiền lành mà đôi lúc và đồng thời cũng có thể là sự nhơn từ và mạnh mẽ” ( Trang 51). Điều này được minh chứng thông qua những hành động của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Khi Ngài quở trách và huấn luyện ( Sự hiền lành ) Là vì mục đích dẫn chúng ta đến sự ăn năn hầu cho Ngài có thể minh chứng rằng sự thương xót lớn lao của Ngài ( Sự nhơn từ). Hãy xem RoRm 11:32 và Thi Tv 25:8).

3 Để minh họa thêm sự so sánh này, hãy xem 23:1-6 bày tỏ Chúa như là người chăn của chúng ta. Phần mô tả nào nói đến sự nhơn từ và phần mô tả nào nói đến sự hiền lành ?a Một tinh thần hoặc bản chất mền mại ......................................b Sự dẫn dắt, hướng dẫn..............................................................c Thúc đẩy ( sửa trị)......................................................................d Bày tỏ sự thương xót.................................................................

4 Câu nào đúng trong những câu này đề cập đến những quan điểm theo Kinh Thánh về sự hiền lành và sự nhơn từ ? Hãy khoanh tròn ký tự trước những câu mà bạn chọn.a Sự công bình là một đòi hỏi cho việc đứng trong sự hiện diện thánh khiết của Đức Chúa Trời. Theo như 15:1-5, Sự công bình này bao gồm sự nhơn từ.b Chúa sử dụng chúng ta để bày tỏ sự nhơn từ của Ngài cho những người khác

Page 91: Su song du dat

c Sự nhơn từ ( Chirtotes) thì được bày tỏ mạnh hơn sự hiền lành ( Agathousune).d Quở trách và huấn luyện thì gắn liền với sự hiền lành của Đức Chúa Trời.e Khi Đức Chúa Trời môn đồ hóa ( huấn luyện) thì mục đích chính của Ngài thường là trừng phạt ( hình phạt)

MÔ TẢ SỰ NHƠN TỪ VÀ SỰ HIỀN LÀNH

Sự nhơn từ và sự hiền lành của Đức Chúa trời

Mục tiêu 3: Giải thích mức độ và những giới hạn của sự nhơn từ và sự hiền lành của Đức Chúa Trời .

Sự nhơn từ : Một số người có quan niệm sai lầm về Đức Chúa Trời và xem Ngài như là một vị quan tòa không thương xót và giận dữ, sẵn sàng đoán phạt tội nhân và đẩy tội nhân vào trong sự tối tăm. Song Kinh Thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Trời là một người Cha Thiên Thượng yêu thương và thương xót, sẵn sàng chúc phước cho con cái của Ngài trong mọi cách. 103:13 chép rằng : “ Đức Giê Hô Va thương xót kẻ kính sợ Ngài khác nào Cha thương xót mình vậy”

5 Hãy đọc 103:8-11 và liệt kê tất cả những thuộc tính của Đức Chúa Trời đã cho trong những câu Kinh Thánh bày tỏ sự nhơn từ của Ngài...............................................................................................................................................................................................................

Tiên Tri Êsai mô tả Đức Chúa Trời như là một người chăn hiền lành, nhơn từ đối với chiên; “ Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên; thâu các con chiên vào cánh tay mình và ẵm vào lòng; từ từ dắt các chiên cái đương cho bú”( EsIs 40:11) Luca 11:13 cũng là một hình ảnh khác về sự sẵn sàng của Đức Chúa Trời để bày tỏ sự nhơn từ của Ngài đối với chúng ta: “ Vậy, nếu các ngươi là người xấu mà còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho những người xin Ngài!Trước giả Thi Thiên luôn nói đến sự nhơn từ của Chúa “ Chúa là Đấng tốt lành” ( Xem Thi Tv 73:1 86:5; 105:5; 106:1; 107:1; 136:1) Xuyên suốt Thi Thiên điều vang lên âm hưởng tuyệt diệu mà qua đó trước giả Thi Thiên đề cập đến sự nhơn từ là nền tảng của sự tha thứ và lắng nghe và trả lời cầu xin từ Đức Chúa Trời. Sự phán xét của đức Chúa Trời là nhơn từ. Trong Thi Thiên 119: 39 Đavít nói lên sự xấu hổ vì những khuyết điểm của ông cùng với những lời rằng mạng lịnh của Chúa là tốt lành. Đavít đang nói đến thuộc tính của sự nhơn từ mà đã đem đến sự trông cậy cho tội nhân ăn năn.

Page 92: Su song du dat

Sự nhơn từ của Đức Chúa Trời thì trải rộng khắp cho tất cả mọi người: “Ngài lấy nhơn từ đối đãi với kẻ bạc và kẻ dữ” ( LuLc 6:35) Nhưng mục đích của sự nhơn từ của Đức Chúa Trời là dẫn chúng ta đến sự ăn năn (RoRm 2:4) Sự nhơn từ thiên thượng này không chỉ có tác động đến sự cứu rỗi của chúng ta, dẫn chúng ta đến sự tha thứ tội lỗi, mà còn ban cho sự thánh khiết. Nhiều người đã lợi dụng sự nhơn từ của Đức Chúa Trời để phạm tội mãi. Đây là một lỗi lầm khinh khiếp và nguy hiểm. Sứ Đồ Phao lô đã cảnh tỉnh về điều này trong RoRm 11:12.

“Vậy hãy xem sự nhơn từ và sự nghiêm ng ặt của Đức Chúa Trời, Sự nghiêm ngặt đối với họ là kẻ đã ngã xuống, còn sự nhơn từ đối với ngươi, miễn là ngươi cầm giữ mình trong sự nhơn từ Ngài; bằng chẳng ngươi cũng sẽ bị chặt”

Sự hiền lành: Mỗi con người sống dưới bầu trời này điều mang ơn Thượng Đế vì cớ những điều phước hạnh dư dật và liên tục của Ngài. Thi Tv 145:9 chép rằng: “ Đức Giê Hô Va làm lành cho muôn người, sự từ bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên”. “ Vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng người lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng người độc ác.” ( Mat Mt 5:45) Con người nổi loạn thì chắc chắn rằng không xứng đáng với những phước hạnh như vậy, song sự tốt lành của Đức Chúa Trời thì rộng khắp mọi người. Trong GiGa 1:16 chép rằng: “ Vả, bởi sự không đầy dẫy của Ngài, mà chúng ta điều có nhận được ơn càng thêm ơn” Mỗi một người đều phải nên cảm tạ Thượng Đế một cách liên tục vì những phước hạnh như sự sống, sức khỏe, mưa, mùa màng, gia đình sự ban cho hằng ngày, sự bảo vệ hoặc những phước hạnh khác mà con người nhận lãnh từ nơi Ngài. Như sứ đồ Gia Cơ đã viết : “ Mọi ân diển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn điều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào” ( Gia Gc 1:17).

6 a Hãy giải thích tại sao sự nhơn từ và sự hiền lành của Đức Chúa Trời trải rộng khắp cho tất cả mọi người dẫu rằng họ là tốt hay xấu...............................................................................................................................................................................................................b Hãy giải thích có giới hạn nào trong sự nhơn từ và hiền lành của Đức Chúa Trời đối với con người nổi loạn.

Những nguyên tắc của sự nhơn từ và hiền lành.

Mục tiêu 4: Hãy nhận ra những nguyên tắc đúng liên quan đến sự nhơn từ và sự hiền lành theo như trái Thánh Linh .

Page 93: Su song du dat

Phục vụ cho những người khác : Sự ngoan đạo và sự hiền lành không thể không gắn liền với nhau- Có hai nguyên tắc Thiên Thượng bao gồm ở đây: 1) Sự cứu rỗi cá nhân, 2) Phục vụ cho người khác. Sự tốt lành là kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho con người từ buổi sáng thế. Tình trạng tâm linh con người tác động đến mối tương quan xã hội của con người. chúng ta thấy rằng điều này được minh hoạ trong hai mạng lệnh lớn nhất ( Mac Mc 12:29-31)

TƯƠNG GIAO VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI 1.Tình yêu Chúa là Đức Chúa Trời ngươiMỐI TƯƠNG QUAN VỚI NGƯỜI KHÁC 2. Yêu kẻ lân cận như mình

Nguyên tắc này được một số minh họa thêm bởi một số các câu hỏi trong Kinh Thánh.TƯƠNG GIAO VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI SaSt 3:9” Ngươi đáng ở đâu”LuLc 10:25” Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời”MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC .SaSt 4:9 “ Em ngươi ở đâu”LuLc 10:9 “ Ai là người lân cận của tôi”

Trong ví dụ ở sáng thế ký, Đức Chúa Trời hỏi câu hỏi đầu tiên đối với Ađam và Êva ngay sau khi họ đã phạm tội bởi bất vâng phục Ngài. Câu hỏi của Ngài là câu hỏi liên quan đến tình trạng tâm linh của họ. Ngài hỏi câu hỏi thứ hai đối với Cain ngay sau khi ông giết chết em mình là Abên. Câu hỏi của Đức Chúa Trời là câu hỏi đề cập về sự gian ác mà Cain đã thực hiện đối với em của mình.

Trong ví dụ ở Luca, Đây là hai câu hỏi mà một thầy dạy luật đã hỏi Chúa Jêsus. Câu hỏi thứ nhất liên quan đến tình trạng tâm linh của ông ta và câu hỏi thứ hai liên quan đến điều kiện xã hội của ông ta. Mối tương giao của ông ta với Đức Chúa Trời trước hết phải là “ Phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” Sau đó tiếp theo là mối tương giao phục vụ đối với những người khác : “ Hãy yêu kẻ lân cận như mình”.

Chúng ta học từ điều này tầm quan trọng của sự nhơn từ và sự hiền lành theo như trái Thánh Linh. Khi trái Thánh Linh này được triển khai trong chúng ta, thì chúng ta nhận biết những người khác như Đức Chúa Trời nhận biết họ; Và chúng ta đến với họ bằng tình yêu của Ngài được hiển thị trong

Page 94: Su song du dat

chúng ta. Sự phục vụ của chúng ta hướng đến việc đem những người khác đến nhận biết Ngài như là Đấng cứu rỗi của họ và giải quyết những nhu cầu mà họ có thể gặp phải. Điều này có thể bao gồm sự thông công, tính hiếu khách, giúp đỡ nan đề, khích lệ, và hơn thế nữa là bày tỏ tình yêu thương.

7 Trình bày mối tương quan giữa hai nguyên tắc Thiên Thượng của sự cứu rỗi và sự phục vụ cho những người khác...............................................................................................................................................................................................................

Chúng ta không phải được cứu vì chúng ta là tốt lành và thánh khiết, song vì cớ Chúa Jesus đã chết thay cho chúng ta như là Đấng cứu chuộc của chúng ta. Vì vậy là những Cơ Đốc Nhân chúng ta phản chiếu tình yêu của Đấng Chirst đối với thế gian thông qua trái Thánh linh được phát triển trong chúng ta. Chúng ta làm điều ấy không phải lấy sự cứu rỗi, song bởi vì chúng ta được cứu. Chúng ta được cứu không phải bởi vì những gì chúng ta làm, nhưng bởi ân điển của Đức Chúa Trời và đức tin trong những điều Chúa Jêsus đã làm cho chúng ta thông qua sự cứu chuộc của Ngài.

Sự rộng lượng :

Một người tốt rao giảng cho những người khác thì được gọi là giàu có dẫu rằng người đó thiếu sự sở hữu về vật chất. Chắc chắn rằng điều này là trường hợp của Cơ Đốc Nhân trong Hội Thánh Simiệcnơ được đề cặp trong KhKh 2:9: “ Ta biết sự khốn khó nghèo khổ của ngươi- song ngươi nghèo khó mặc lòng!” Những Hội Thánh ở Macêđônia cũng được xếp cùng với các Hội Thánh Simiệcnơ vì trong IICo 2Cr 8:2-3 Phao lô khen ngợi họ: “ Đang khi họ chịu nhiều hoạn nạn thử thách thì lòng quá vui mừng và cơn rất nghèo khó của họ đã rãi rộng ra sự dư dật của lòng rộng rãi mình.

Như đã được mô tả trong câu Kinh Thánh trước thì một điểm phân biệt sự tốt lành của Cơ Đốc Nhân hay Agathousune đó là sự rộng lượng, hay rộng rãi. Sự dâng một phần mười và sự dâng hiến là một cách nhận biết rằng tất cả chúng ta dến từ Đức Chúa Trời. Sau người Ysơraen đem lễ vật của họ để xây dựng đề thờ, thì Đavid đã ngợi khen Chúa và các lễ vật đó. Và rồi ông nói : “Nhưng tôi là ai, và dân sự tôi là gì mà chúng tôi có sứ dâng cách vui lòng như vậy ? Vì vậy mọi điều ao ước từ nơi Chúa mà đến, và những vật mà chúng tôi dâng cho Chúa là chẳng qua là đã thuộc về Chúa. ( ISu1Sb 29:14) Đavít nhận biết rằng chỉ có Đức Chúa Trời là nguồn an ninh. Con người thường tìm cách để tìm kiếm sự an ninh trong những tài sản mà họ tích lũy. Song nguyên tắc theo KinhThánh đó là sự an ninh thật được tìm thất trong sự ban cho cách rộng lượng hay là rộng rãi, bởi vì Đức Chúa Trời

Page 95: Su song du dat

chúc phước cho những ai rộng lượng. Nguyên tắc này được trình bày trong PhuDnl 15:10-11

Ban cho cách rộng rãi ... chớ cho mà có lòng tiếc, vì tại cớ ấy, Đức Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban phước cho mọi công việc của ngươi, và mọi điều ngươi đặt tay vào mà làm, vì sẽ có kẻ nghèo trong sự luôn luôn, nên ta mới dặn biểu ngươi mà rằng: Khá sè tay mình ra cho anh em bị âu lo và nghèo khổ trong xứ ngươi.

Chính trong sự ban cho mà một người bắt đầu hiểu tầm quan trọng của việc chớ nên giữ chặt những điều sẽ ten rét đi. Chúa Jêsus phán, “ Chớ chứa của cải ở dưới đất là nơi có sâu mối, ten rét làm hư và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy, nhưng phải chứa của cải ngươi ở đâu thì lòng ngươi cũng ở đó.”( Mat Mt 6:19-21)

Trong những quốc gia của thế giới, công việc của Chúa bị khó khăn vì cớ những Cơ Đốc Nhân hẹp dạ. Họ không ban cho gì cả và họ cũng chẳng nhận gì cả. Khi sự tốt lành theo như trái Thánh Linh được bày tỏ trong đời sống của một tín hữu, nó sẽ được nhận thấy bởi sự rộng lượng giàu có của người đó cũng giống như ở Hội Thánh Maxêđoan.

8 Phần thưởng cho người rộng rãi đối với những anh em mình và người dâng cách rộng rãi để đáp ứng nhu cầu công việc của Chúa là gì ?Sự hiền lành, sự công bình và sự thành thật

Có một mối tương quan giữa sự hiền lành, sự công bình và sự thành thật mà qua đó bày tỏ một số các nguyên tắc quan trọng cho chúng ta. Êphêsô 5: 9 chép rằng : “ Vì trái của sự sáng láng ở tại mọi điều nhơn từ công bình và thành thật.” Sự hiền lành gắn liền với sự thương xót, sự công bình gắn liền với sự công bình; và sự thành thật liên quan với sự hiểu biết, như chúng tôi minh hoạ điều này trong sơ đồ mới đây, bạn sẽ nhận thấy rõ ràng hơn sự kỳ diệu về sự hiền lành của Đức Chúa Trời đối với chúng ta và điều đó có nghĩa như thế nào

SỰ HIỀN LÀNH sự thương xót Ban cho mọi người mọi thứ có ít cho mọi người Vượt quá luật pháplồng với Ân điển.Sự thương xót : Chúng ta không nhận những gì chúng ta xứng đáng.Ân điển : Chúng ta nhận những gì chúng ta không xứng đáng.SỰ CÔNG bình .

Page 96: Su song du dat

Sự công bình Ban cho con người điều gì.Trung thành với luật pháp.

SỰ THÀNH THẬT . LUẬT PHÁP CÓ LẼ THẬT NHƯNG KHÔNG CÓ ÂN ĐIỂN.Sự hiểu biết Trong Jesus CHÚNG TA CÓ CẢ LẼ THẬT VÀ ÂN ĐIỂN.

Vì luật pháp đã ban cho bởi Môse, còn ơn và lẽ thật bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà đến ( GiGa 1:17)

Luật pháp có lẽ thật, nhưng không có ân điển. Sự vinh hiển thuộc về Chúa! Thông qua ân điển của Đức Chúa Trời hiển thị bởi Chúa Jêsus, chúng ta nhận lấy những gì chúng ta không thực sự xứng đáng để nhận, song tình yêu và ân điển của Ngài thì ban cho chúng ta cách nhưng không.

Sự tuyệt vời và sự tốt lành được tóm tắt trong những điều được đề cập như là khuôn vàng thước ngọc: “ Ấy vậy, hể điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri” (Mat Mt 7:12) Nói cách khác, chúng ta đối đãi những người khác theo như cách mà Đức Chúa Trời đối đãi với chúng ta bằng sự thương xót và sự ân điển. Khi Phao lô khen ngợi các Cơ Đốc Nhân ở Côrinhtô vì cớ sự rộng lượng của họ ( IICo 2Cr 8:1-15), ông nhắc nhở họ chính ân điển của Đức Chúa Trời trong họ đã khiến họ cảm động đối với hành động đó. Từ Charis có nghĩa là ân điển của Đức Chúa Trời được dùng đến 6 lần: Trong câu 1,4,6,7,9,và 19. Từ Charis thì liên quan mật thiết đến Đức Thánh Linh là Đấng đã sanh trong Cơ Đốc Nhân trái hiền lành, hay sự rộng lượng.

9 Hãy sắp xếp mỗi quan điểm với thuật ngữ hoặc phần mô tả liên quan đến quan điểm đó Hãy viết số bạn chọn trong mỗi khoảng trống..... a Được tìm thấy cả trong luật pháp và trong Chúa Jesus..... b Bao gồm sự thương xót với ân điển.... c Gắn liền với sự hiểu biết.... e Ban cho điều gì xứng đáng.... f Ban cho điều gì không xứng đáng1) Sự hiền lành2) Sự công bình3) Sự thành thật

10 Một số những nguyên tắc được trình bày ở đây là đúng, và một số thì sai. Hãy khoanh tròn mẫu tự trước câu đúng.

Page 97: Su song du dat

a Mối tương quan giữa sự mộ đạo và sự hiền lành đó là khi chứng ta nhận lãnh ân tứ cứu rỗi của Đức Chúa Trời thì chúng ta bày tỏ tình yêu thương cho những người khác như thể Ngài đã bày tỏ cho chúng ta.b Sự rộng lượng có nghĩa là nếu chúng ta khư khư giữ tài sản thì chúng ta sẽ có sự an ninh.c Nếu sự tương tác trong xã hội của một người đòi hỏi phải bắt buộc như vậy thì người đó đã thực hiện những gì cần thiết để được cứu.d Sự công bình của Đức Chúa Trời phải được kết hợp với sự thương xót của Ngài nếu chúng ta nhận lãnh sự tha thứ cho tội lỗi của chúng ta.e Sự thử nghiệm thật về sự rộng lượng đó là một người vui lòng ban cho anh em mình dẫu khi chính anh ta cần có nhu cầu.f Sự ký hiệu và sự hiền lành ( tốt lành) của Đức Chúa Trời đối với chúng ta đó là Ngài giàu lòng thương xót và nhân từ, Không giáng cho chúng ta sự phán xét mà chúng ta đáng phải chịu, nhưng lại ban cho chúng ta sự thương xót mà chúng ta không đáng được hưởng.

MINH HỌA SỰ NHƠN TỪ VÀ SỰ HIỀN LÀNH

Những hình ảnh theo Kinh thánh

Mục tiêu 5: Trình bày sự nhơn từ và sự hiền lành được minh họa trong những câu Kinh Thánh đã cho bằng cách nào .

Kinh Thánh có rất nhiều hình ảnh về sự nhơn từ và sự hiền lành của con dân Đức Chúa Trời đối với người đồng công. Chúng ta sẽ xem qua một số các hình ảnh này và qua đó trái Thánh Linh có thể được bày tỏ trong đời sống chúng ta.

Gióp không chỉ là một người nhịn nhục, Nhưng ông còn là một hình ảnh sống động về sự nhơn từ và sự hiền lành, ông bày tỏ chính mình như sau:

“ Tôi đã như con mắt của kẻ mù và như chơn cho kẻ què. Tôi đã làm cha cho kẻ nghèo khó, còn duyên cớ của kẻ lạ tôi tra xét cho rỏ ràng. Tôi bẻ gẩy hàm kẻ bất công, và rứt mồi nó ngậm nơi răng .... người làm không có ngủ đêm ở ngoài đường. Tôi mở cửa cho hành khách”( Giop G 29:15-17; 31:32)

Đavit : thật là kinh ngạc khi biết rằng sự nhơn từ của Đavít trải rộng đến nhà kẻ thù của ông là Saulơ. Đavít gọi sự nhơn từ vô từ này là sự nhơn từ của Đức Chúa Trời ( IISa 2Sm 9:1-3). Đây là mức độ cao nhất của sự nhơn từ. Sự nhơn từ vô tư cũng là chủ đề về sự giáo huấn của Phao lô cho Timôthê: “ Vả tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh, nhưng phải ở tử tế cho mọi

Page 98: Su song du dat

người ( IITi 2Tm 2:24). Trên phương diện của trái Thánh Linh thì sự nhơn từ không thiên vị phải được minh chứng trong đời sống của Cơ Đốc Nhân.

Quyết định của Đavít trong IISa 2Sm 24:1-25 là s a vào tay Đức Giê Hô Va “ vì những sự thương xót của Ngài là lớn lắm như chớ cho tôi sa vào tay loài người ta” (Câu 14) Đavít đã kinh nghiệm sự nhơn từ của Đức Chúa Trời trước kia rất nhiều, và ông đã chọn việc đặt để chính ông vào sự thương xót của Đức Chúa Trời tốt hơn là sự thương xót của loài người.

Phao lô trước khi qui đạo, ông được chú ý đến bởi sự tàn nhẫn của ông đối với Cơ Đốc Nhân. Nhưng khi đã là một tạo vật mới trong Đấng Christ thì ông làm chứng rằng: “ Nhưng chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa anh em, như một người mẹ săn sóc chính con mình cách dịu dàng vậy” (ITe1Tx 2:7)

Chúa Jêsus minh chúng sự nhơn từ trong những hành động sau cùng của Ngài trước sự chết của Ngài. Trong khi đang bị treo trên thập tự giá thì Ngài đã cắt đặt người để chăm sóc mẹ Ngài (GiGa 19:26-27) Ngài cũng kêu cầu sự tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài (LuLc 23:34).

Êtiên cũng là một hình ảnh nỗi bật khác theo sau thầy mình trong sự bày tỏ sự nhơn từ. Thay vì ao ước sự chết của những kẻ bắt bớ mình, thì ông lại cầu nguyện cho họ khi ông bị ném đá cho đến chết (Cong Cv 7:59-60).

11 Hãy tìm những câu Kinh Thánh sau và trình bày mỗi câu nói gì về sự nhơn từ hay sự hiền lành của người được mô tả a Giôsép con Giacốp là người bị các anh em mình bán làm nô lệ (SaSt 45:21-23)..............................................................................................................................................................................................................b Ra háp (Gia Gc 2:25 cũng xem Gios Gs 2:1-24)..............................................................................................................................................................................................................c Người đàn bà Sunem ( IIVua 2V 4:8-10)..............................................................................................................................................................................................................d Đôca (Cong Cv 9:36)..............................................................................................................................................................................................................

e Các Cơ đốc nhân đầu tiên ở Giêrusalem (Cong Cv 2:44-45; 4:32-35)..............................................................................................................................................................................................................

Page 99: Su song du dat

Sự áp dụng cá nhân- phục vụ trong tình yêu thương.

Mục tiêu 6: Áp dụng vào các cá nhân dựa trên quan điểm về sự phục vụ trong tình yêu thương .

Những khía cạnh thuộc linh về sự nhơn từ và sự hiền lành bao gồm sự phục vụ Cơ Đốc. Sứ đồ Phao lô nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phục vụ lẫn nhau: Hỡi anh em, anh em đã được gọi đến sự tự do, song chớ lấy sự tự do đó làm dịp cho anh em ăn ở theo tánh xác thịt, nhưng lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau. Vì cả luật pháp chỉ tóm lại trong một lời này: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Nhưng nếu anh em cắn nuốt nhau, thì hãy giữ, kẻo kẻ này bị diệt mất bởi kẻ khác. (GaGl 5:13-15)

Từ ngữ phục vụ trong văn cảnh này nói đến sự phục vụ hoàn trả lại bởi một sự nô lệ. Điều này khiến chúng ta cần quay trở lại với cựu ước. Sau khi Đức Chúa Trời ban 10 điều răn Ngài nói về sự thờ hình tượng và bàn thờ dâng của lễ. Sau đó Ngài đề cặp đến các nguyên tắc đối với những người đầy tớ Hêbơrơ (XuXh 21:1-6). Giữa vòng những người Hêbơrơ không có những nô lệ, trừ khi một người Do Thái trở nên là một người trộm cắp hay một người mang nợ vì quá nghèo khổ không trả nổi nợ. Trong những trường hợp này người đó có thể bị bán, nhưng thời hạn tối đa là 6 năm. Trong khoảng thời gian đó người đó phải đối xử như là một đầy tớ được thuê, trả nợ của anh ta cho đến năm thứ 7. Sau đó người đó được tự động thả tự do. Nếu một người nô lệ thương yêu chủ mình và muốn ở lại với chủ, thì người nô lệ phải đứng trước vị quan xét và lỗ tai của người đó được khoét lỗ. Kể từ đó cuộc sống của người nô lệ phụ thuộc vào chủ của mình theo như sự chọn lựa của anh ta. Người như vậy đôi lúc được xem như là nô lệ thương yêu

Trong Thi Tv 40:6-8, khi nói đến sự giáng sanh của Đấng Mê Si, Trước giả Thi Thiên dâng chính mình như là một nô lệ thương yêu.

Chúa không thích đẹp hy sinh hoặc của lễ chay- Chúa đã sỏ tai tôi. Chúa không đòi hỏi của lễ thiêu hay là của lễ chuộc tội. Bấy giờ tôi nói : Nầy tôi đến;...Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa.”

Chính Chúa Jêsus Christ đã đến như là một đầy tớ “yêu thương” quả thật trong EsIs 42:1 và 52:13 thì Chúa được gọi là đầy tớ. Ngài đã xác nhận điều này trong Mat Mt 20:28 “ ....Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người”

Page 100: Su song du dat

Sứ Đồ Phaolô nói cùng những người Galati hãy phục vụ lẫn nhau trong tình yêu thương. Sau đó ông khẩn này họ phải mang gánh nặng cho nhau ( GaGl 6:2). Trong trường hợp này, từ Burden xuất phát từ từ Baros có nghĩa là “ gánh nặng”. Trong 6:5 thì ông nói rằng người nào cũng gắnh lấy phần riêng của người đó, Phaolô đang nói đến một phần trọng lượng gánh nặng.

Sự phục vụ trong tình yêu thương là một biểu lộ của sự hiền lành, và nó nên bắt đầu trong gia đình riêng của chúng ta. Gia đình là nơi tốt nhất để thực hành trái Thánh Linh. Một số Cơ Đốc Nhân nhận thấy rằng việc bày tỏ sự nhơn từ đối với những người bên ngoài thì dễ, song đối với người trong gia đình thì thất bại. Phục vụ với tình yêu thương là một minh chứng của trái Thánh Linh mà bạn có thể bày tỏ cho gia đình riêng của bạn.

Những câu Kinh Thánh này tóm tắt tầm quan trọng của sự phục vụ với tình yêu thương:

“ Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nãi thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt. Vậy đương lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhứt là anh em chúng ta trong đức tin (GaGl 6:9-10).

Nhứt là trong vòng anh em phải có lòng yêu thương sốt sắng, vì sự yêu thương che đậy vô số tội lỗi. Người nầy người khác phải tiếp đãi nhau, chớ có cằn rằn.. ( IPhi 1Pr 4:8-10)

12 Bằng từ của bạn hãy trình bày một nguyên tắc của sự phục vụ Cơ Đốc dựa trên mối tương giao mà chúng có với Chúa Jesus Christ...............................................................................................................................................................................................................

13 Bạn có thể nói như Đavít đã nói: “ Lạy Chúa, làm theo ý muốn của Ngài là lòng khao khát của con” hay không? Hãy tự hỏi mình câu hỏi này và hãy viết câu hỏi này và hãy viết câu trả lời trong tập của bạn. Đây là những câu hỏi nghiêm túc mà bạn cấn phải cầu nguyện.a Thái độ của tôi với sự phục vụ những người khác như thế nào? Tôi có sẵn lòng phục vụ trong một vị trí khiêm nhường hay không ? Đối với tôi để nhận thức được những gì tôi làm thì có quan trọng hay không?b Bởi sự nhơn từ và sự hiền lành của tôi, mà những người khác có thể nhận thấy rằng tôi là một Cơ Đốc Nhân hay khôngc Tôi có thật sự có một tinh thần rộng lượng hay không? tinh thần dịu dàng? tinh thần yêu thương ?d Dựa trên những câu trả lời của tôi đối với những câu hỏi trên, đây là một số cá khía cạnh mà tôi cần sự trợ giúp của Đức Thánh Linh hầu có thể có

Page 101: Su song du dat

được trái nhơn từ và hiền lành được phát triển trọn vẹn hơn trong đời sống của tôi ( Hãy viết câu trả lời của bạn vào tập).

Bài tập trắc nghiệm

CÂU TRẢ LỜI NGẮN : Trả lời vắn tắt mỗi câu hỏi hoặc hoàn tất câu sau:1 Hãy trình bày 3 định nghĩa của từ sự nhơn từ ( chrestotes)....................................................................................................................................................................................................

2 Sự hiền lành ( agathousome) có thể được định nghĩa như sau.........................................................................................................

3 Hãy giải thích mối quan hệ giữa ví dụ về tình yêu thương của Cựu ước và trái Thánh Linh về sự nhơn từ, hiền lành ………..

CÂU HỎI CHỌN LỰA : hãy ch Ọn câu hay nhẤt trong m Ỗi câu hỎi.

4 Thuật ngữ nào liên quan mật thiết với sự hiền lành ( agathoususe)a) Áchb) Gánh nặngc) Chức vụd) Sự tinh khiết

5 Đây là nền tảng của sự nhơn từ tâm linh ( thuộc linh)a) Sự thánh sạch về tính cách đạo đứcb) Sự rộng lượngc) Sẵn sàng quở trách và rèn luyệnd) Sự chạm đến

6 Câu nào đề cập đúng đến sự hiền lành ( agathoususe)?a) Nó giới hạn đối với một phẩm chất bên trong.b) Nó có thể là sự nhơn từ đồng thời là sự mạnh mẽc) Nó sẽ chẳng bao giờ quở trách hoặc rèn luyệnd) Nó là một phẩm chất thụ động

7 Bởi cớ Đức Chúa Trời là nhân từ và hiền lành, sự công bình của ngài thì được cân đối bởia) Sự cứng nhắcb) Các mạnh lệnh ( điều răn) của Ngàic) Sự thương xót và ân điển

Page 102: Su song du dat

8 Hai nguyên tắc thiên thượng về sự thánh khiết và sự hiền lành là :a) Sự cứu rỗi và sự phục vụb) Sự phục vụ và tình yêu thươngc) Sự thương xót và ân điểnd) Sự công bình và ân điển

9 Quan điểm về sự rộng lượng theo như sự hiền lành thuộc linh có nghĩa rằng.a) Tôi sẽ dâng cho bất cứ điều gì ai đòi hỏi tôib) Tôi sẽ cho mỗi khi tôi cảm thấy muốn choc) Tôi rộng rãi trong sự ban cho dẫu rằng là phải hy sinhd) Tôi cẩn thận định ra một phần mười tài sản của tôi theo như phần của Đức Chúa Trời.

10 Luật pháp có thể thật nhưng khônga) Công bằngb) Công bìnhc) Hiền lànhd) Ân điển

11 Sự nhơn từ của Đavít đối với cả nhà Saulơ là một bài học quan trọng cho chúng ta cóa) Sự kiên nhẫnb) Không thiên vịc) Sự công bằngd) Sự cứu rỗi

12 Sự hiền lành và sự nhơn từ của Đức Chúa Trời được trãi rộng khắp cho tất cả mọi người bởi cớ Ngài muốn dẫn dắt chúng ta vàoa) Sự nỗi loạnb) Những phước hạnhc) Sự ăn nănd) Sự phán xét

Đây là bài học cuối trong đơn vị 2. Sau khi bạn đã hoàn tất bài tập trắc nghiệm này, hãy ôn lại bài 5 và 6 và trả lời những câu hỏi trong bản tường trình của sinh viên về đơn vị 2. Hãy theo những hướng dẫn đã cho trong sách tường trình của sinh viên về các đơn vị.

Trả lời những câu hỏi nghiên cứu .1 a) Một đặc tính của sự ngọt ngào, thương xót và sự dịu dàng.c) Phẩm chất của sự tốt lành hay sự tinh khiết bên trong.

Page 103: Su song du dat

2 a 2) Sự hiền lành ( agathousune)b 1) Sự nhơn từ ( chrestotes)c 1) Sự nhơn từ ( chrestotes)d 1) Sự nhơn từe 2) Sự hiền lànhf 2) Sự hiền lànhg 1) Sự nhơn từh 2) Sự hiền lànhi 1) Sự nhơn từ3 a Sự nhơn từb Sự hiền lànhc Sự hiền lànhd Sự nhơn từ4 a Đúngb Đúngc Sai d Đúnge Sai5 Ngài là Đấng giàu lòng thương xót, hay làm ơn chậm nóng giận, đầy dẫy tình yêu thương, Ngài không bắt tội luôn luôn ( dẫu khi chúng ta đáng bị buộc tội), Ngài không đãi chúng ta theo tội lỗi chúng ta, cũng không báo trả tùy theo sự gian ác của chúng ta.6 a Đức Chúa Trời muốn dẫn dắt mọi người đến sự ăn năn bởi vì Ngài yêu tất cả chúng ta. Chính do bản tính của Ngài mà Ngài đã trải sự nhơn từ của Ngài cho khắp mọi người.7 Tình yêu thương cho Đức Chúa Trời là ưu tiên hàng đầu, và sau đó yêu tha nhân. Đức Chúa Trời trải rộng sự hiền lành của Ngài cho chúng ta, sau đó chúng ta rao giảng cho tha nhân trong cùng một cách. Cả hai đều cần thiết nếu chúng ta muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.8 Chia rẽ chúc phước ông ta trong công việc của ông và trong mọi điều ông làm9 a 3) Lẽ thậtb 1) Sự hiền lànhc 2) Sự công bìnhe 2) Sự công bìnhf 1) Sự hiền lành10 a Đúngb Saic Said Đúng

Page 104: Su song du dat

e Đúngf Đúng11 a Ông đã cho các anh mình mọi điều họ cần và gởi cho cha của ông những điều tốt nhất của xứ Êdíptô.b Raháp đã dành chỗ trú chân cho những người Do Thái của Ysơraên và chỉ cho họ đi theo hướng khác.c Bà đón chào Êlisê người thánh của Đức Chúa Trời, dâng cho ông thức ăn và nơi trú ẩn?d Đôca luôn luôn làm điều tốt và giúp đỡ người nghèo khổ.e Họ đã bán các tài sản của họ và chia xẻ với mọi người hầu cho không ai gặp khó khăn.12 Câu trả lời của bạn : Đây là câu trả lời của tôi : vì cớ tôi đã quyết định dâng đời sống tôi cho Chúa Giêxu Christ trong tình yêu thương, tôi là đầy tớ của Ngài, và tôi sẽ rao giảng cho người khác bởi danh Ngài và bởi tình yêu của Ngài.b Những ai chẳng bao giờ ăn năn và tiếp nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời thì cuối cùng sẽ bị cắt bỏ, và Đức Chúa Trời sẽ phán xét họ theo như sự nổi loạn của họ.13 Câu trả lời của bạn. Hãy nhớ rằng bày tỏ sự nhơn từ và sự hiền lành đòi hỏi phải thực hành. Về một phương diện thì phải quyết định bày tỏ sự nhơn từ và làm điều tốt nhưng để áp dụng những quyết định này vào thực tiễn là điều cần thiết hầu để Đức Thánh Linh phát triển trái thánh linh này trong bạn.

SỰ THÀNH TÍN : TRÁI CỦA NIỀM TIN.

Sự trung tín là một bản chất của việc đầy dẫy đức tin. Đức tin là chủ đề lớn của Kinh Thánh. Nó xuất hiện lần đầu tiên ở SaSt 4:1-26. Khi Cain và Abên dâng của lễ cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời tiếp nhận của lễ dâng của Abên và từ chối của lễ dâng của Cain. Không cho biết lý do tại sao, nhưng trong HeDt 11:1-40 chúng ta nhận biết rằng chính đức tin của Abên đã đưa đến sự khác biệt (11:4)

Chúng ta không thể tách Đức Chúa Trời ra khỏi đức tin. Ví dụ như, Đức Chúa Trời là tác giả của sự cứu rỗi chúng ta, ân điển của Ngài là nguồn của sự cứu rỗi, và đức tin của chúng ta là cái kênh sóng để nhận nó. Mối tương giao của chúng ta với Chúa Jêsus Christ thì dựa trên đức tin: “ Vì trong tin lành này có sự bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin”. (RoRm 1:17) “ Ví chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy” ( IICo 2Cr 5:7) Đức tin là nền tảng của mối tương giao của chúng ta

Page 105: Su song du dat

với Đức Chúa Trời thông qua con Ngài. “ Vả không có đức tin, thì không hề có thể nào ở cho đẹp ý Ngài vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài. ” (HeDt 11:6)

Trong bài học này bạn sẽ học những khía cạnh khác nhau của đức tin, và một trong những điều này là sự trung tín theo như trái Thánh Linh. Đức tin của bạn được minh chứng bởi sự trung tín của bạn. Nó dựa trên niềm tin trong Đức Chúa Trời và một sự tin cậy sâu sắc và lâu dài mà nó sẽ giúp bạn đứng vững trong mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Nó được minh chứng bởi đời sống Cơ Đốc tin cậy và kiên định của bạn. Trái trung tín này được bày tỏ trong đời sống của bạn hay chưa? Bài học này sẽ giúp bạn thẩm tra sự trung tín của bạn đối với vương quốc của Đức Chúa Trời và sẽ khích lệ bạn cho phép Đức Thánh Linh sanh trái này nhiều hơn trong đời sống của bạn.

Dàn ý bài học

Nhận dạng sự trung tín.Mô tả sự trung tín.Minh hoạ sự trung tín.

Các mục tiêu bài học

Khi bạn hoàn tất bài học này bạn có thể:

Định nghĩa những từ đức tin và sự trung tín như chúng được sử dụng trong Kinh Thánh.Giải thích sự khác nhau giữa sáu khía cạnh của đức tin.Cho những ví dụ về sự thành tín của Đức Chúa Trời và những bài học dạy dỗ mà chúng ta có thể học được từ đó.Mô tả mối quan hệ giữa sự trung tín và tình yêu thương, sự hoạn nạn, sự hứa nguyện, sự trung thánh và sự quản lý.Nhận ra giá trị của sự trung tín theo như trái Thánh Linh và ao ước trái này được đầy dẫy trong bạn.

Các hoạt động học tập

1. Hãy nghiên cứu bài học như bạn đã nghiên cứu trong những bài học trước. Phải đảm bảo rằng bạn đã đọc tất cả những đoạn Kinh Thánh và bạn học những định nghĩa của những từ chìa khóa mà bạn chưa biết. Hãy trả lời tất cả những câu hỏi nghiên cứu và kiểm tra câu giải đáp của bạn.

2. Làm bài tập trắc nghiệm và kiểm tra câu trả lời của bạn.

Page 106: Su song du dat

Từ ngữ chính sự kiên trìsự thuyết phụcphí tổnlòng trung thànhkhông thành thậtphẩm chấtthuộc tri thứcsự trung thànhcó thể tin cậy đượcsự thành khẩncương vị quản giasiêu nhiênsự đáng tin cậykhông dao độngkhấn hứa

Triển khai bài học

NHẬN DẠNG SỰ TRUNG TÍN

Sáu loại đức tin

Mục tiêu 1: Hãy sắp xếp sáu biểu lộ của đức tin với định nghĩa của nó .

Nhưng trái của Thánh Linh ấy là lòng yêu thương, sự nhơn từ, hiền lành, trung tín ....( GaGl 5:22).

Một số bản dịch Kinh Thánh thường dùng chữ đức tin hơn là chữ sự trung tín theo như trái Thánh Linh trong 5:22, song chúng ta sẽ thấy rằng từ sự trung tín là chử dịch chính xác. Trong một nghĩa rộng nhất thì đức tin chỉ là niềm tin không lay chuyển được của chúng ta trong Đức Chúa Trời và Phúc âm và vì vậy nó chỉ là cái thân chứ chưa phải là trái. Trái Thánh Linh được ban cho như là phẩm chất hoặc những thuộc tín là thuộc tính của một người có đức tin.

Trước khi chúng ta có thể nghiên cứu ý nghĩa của sự trung tíntheo như trái Thánh Linh, thì trước hết chúng ta cần hiểu ý nghĩa của từ đức tin. Để hiểu được nó, chúng ta phải xem qua sáu khía cạnh của đức tin. Đức tin bày tỏ chính nó bằng nhiều cách:

Page 107: Su song du dat

1. Đức tin tự nhiên. Mỗi người điều được sanh ra với đức tin tự nhiên, nó gắn liền với lý luận của con người. Đây là đức tin mà bạn có khi bạn bước lên máy bay. Bạn phải tin chắc rằng máy bay đang trong tình trạng máy móc hoàn chỉnh. Và đã được chuẩn bị mọi thứ cần thiết hầu nó có thể bay được. Bạn cũng phải tin rằng viên phi công đã được huấn luyện và có khả năng điều khiển máy bay trong không gian và hạ cánh xuống đúng nơi đến an toàn. Mỗi ngày chúng ta đều thể hiện đức tin của chúng ta bằng nhiều cách. Khi chúng ta ăn thực phẩm được người khác chuẩn bị, khi chúng ta băng ngang qua một con đường đông đúc, khi chúng ta bật đèn lên, và trong tất cả những mối quan hệ của chúng ta với những người khác chúng ta tùy thuộc vào những niềm tin trí óc hoặc đức tin mà Đức Chúa Trời hiện hữu mà không có một mối tương giao cá nhân với Ngài.

2. Đức tin cứu rỗi: Đức tin này thì được truyền đạt vào lòng bởi lời của Đức Chúa Trời được xức dầu bởi Đức Thánh Linh : “ Vả ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời hầu cho không ai khoe mình” ( Eph Ep 2:8-9). Đây là đức tin mà Đức Chúa Trời nhen lên trong lòng của chúng ta khi chúng ta nghe xứ điệp phúc âm. Vai trò của chúng ta là thực hiện trên nền tảng đức tin đó, xưng nhận tội lỗi của chúng ta, và tiếp nhận món quà cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Khi người đề lao hỏi sứ đồ Phao Lô “ Tôi phải làm gì để được cứu thì Phaolô trả lời rằng, “ Hãy tin Đức Chúa Jêsus Christ thì ngươi và cả nhà ngươi đều được cứu rỗi” (Cong Cv 16:30-31)

3. Đức tin sống: Sau khi chúng ta tiếp nhận Đấng Christ, chúng ta có một đức tin vững chắc, không lay động, trông cậy Đức Chúa Trời, một đức tin vĩnh cửu. Đức tin này giúp chúng ta trông cậy Đức Chúa Trời cho dẫu điều gì xảy ra, bởi vì chúng ta được an toàn trong Ngài. Đức tin sống giúp chúng ta đắc thắng những thử thách. Đây là đức tin được bày tỏ bởi PhaoLô trong IICo 2Cr 4:13 “ Y như lời Kinh Thánh đã chép rằng: Ta đã tin, cho nên ta nói”. Cũng một thể ấy chúng ta cũng tin và vì vậy chúng ta nói.

4. Ân tứ đức tin: Đức tin này là một ân tứ siêu nhiên của Đức Thánh Linh mà Ngài đã ban cho Hội Thánh “ Bởi một Thánh Linh có người này được đức tin ( ICo1Cr 12:9) Đức tin này được thực hiện trong Hội Thánh thông qua những phép lạ, sự chữa lành, và những sự mặc khải khác của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Đây là đức tin của Đức Chúa Trời vận hành qua con người.

5. Trái đức tin ( Sự thành tín) Không giống như những ân tứ đức tin. Đức tin được coi như trái đức tin của Thánh Linh trong chúng ta sẽ tăng trưởng (

Page 108: Su song du dat

xem IICo 2Cr 10:15; IITe 2Tx 1:13). Chúa Jêsus đề cập đến đức tin này trong Mac Mc 11:22 “ Hãy có đức tin đến Đức Chúa Trời” Theo nghĩa đen có nghĩa là: “ Hãy có đức tin trong Đức Chúa Trời” Đức tin này được bày tỏ bởi một phẩm chất hay thái độ của sự đáng tin cậy.

6. Đức tin bởi niềm tin: Đức tin vào một niềm tin nào đó, nội dung của niềm tin nào đó thì được gọi là đức tin, Theo Cong Cv 6:7 “ Số môn đồ tại thành Jêrusalem tăng thêm lên nhiều lắm. Cũng có rất nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo nữa”. Nói một cách khác, những thầy tế lễ này tiếp nhận tín lý của phúc âm. Họ bị chinh phục bởi quyền năng của lẽ thật Đấng Christ. Giáo lý này ( lẽ thật) trở nên đức tin của họ.

1 Hãy sắp xếp sáu biểu hiện của đức tin và định nghĩa của mối biểu hiện ..... a Ân tứ Thánh Linh đối với Hội Thánh, được bắt nguồn từ những mặc khải siêu nhiên...... b Đức tin được luyện tập khi bạn ngồi xuống một cái ghế..... c Nội dung những điều mà tôi tin..... d Một đức tin tăng trưởng được sanh bởi Đức Thánh Linh và kết quả từ sự thành tín.......e Sự trông cậy không dời đổi nơi Đức Chúa Trời trong mọi hoàng cảnh..... f Đức tin đến từ sự xưng tội và tiếp nhận Đấng Christ.

Định nghĩa sự trung tín

Mục tiêu 2: Nhận ra những câu phản ảnh ý nghĩa từ ngữ đức tin và trung tín trong Kinh Thánh .

Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn từ ngữ trung tín khi nghiên cứu cách dùng của nó trong Cựu ước. Theo như Dan Ds 12:7 thì từ gốc là Aman và nó có thể có nghĩa “Xây dựng, hổ trợ, làm cho chắc chắn, trông cậy, sự thật, chắc chắn về điều gì đó”

2 Hãy đọc 12:7 Theo bạn thì định nghĩa nào thích hợp với phần mô tả sự trung tín của Môse?.......................................................................................................

Từ ngữ Anan dẫn đến từ ngữ emun (đức tin) được dùng trong PhuDnl 32:10 theo hướng tiêu cực, nói đến sự bất trung của dân Ysơrsaên, và từ ngữ Anan, nó có nghĩa là thật phải có như vậy. ( Dan Ds 5:22). Như vậy từ những hình ảnh này, chúng ta thấy rằng ý tưởng chính của sự trung tín trong cựu ước thì liên quan đến sự tin cậy, sự vững chắc.

Page 109: Su song du dat

Trong Tân ước từ ngữ pistis được dịch là đức tin, và ý chính của nó đó là sự thuyết phục trọn vẹn dựa trên sự nghe như trong RoRm 10:17 Có chép: “Đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe là khi lời của Đấng Christ được rao giảng. Trong Mat Mt 23:33 từ ngữ pistis thì gắn liền với sự trông cậy, hay sự trung tín.

Thật là thú vị khi Chúa Jêsus nhấn mạnh rằng Ngài là lẽ thật và được tin cậy bằng lời nói “ Amen; Amen” được thốt ra 25 lần trong Phúc âm Giăng.Trong bản King James, chữ này được dịch là “ Quả thật, quả thật”và trong bản NIV nó được dịch là “ta nói lẽ thật cùng các ngươi”. Phần mô tả đầu của 3 biểu hiện này xảy ra trong GiGa 1:51.

Từ ngữ đức tin được đề cập rất ít trong Tân ước, song nó hiện diện trong đời sống của các Thánh trong Cựu ước. HeDt 11:2 chép rằng nhờ đức tin; “ mà các Đấng thủơ xưa đã được lời chứng tốt”. Cả chương dành cho việc nó đến đức tin của các Thánh trong Cựu ước- họ được cứu thông qua đức tin của các Thánh trong Cựu ước. Họ được cứu thông qua đức tin cũng như chúng ta ngày nay, Song họ được cứu bởi đức tin trong sự giáng lâm của chiên con Đức Chúa Trời trong khi chúng ta được cứu bởi cùng một Chiên bị đem đến hàng làm thịt. Họ sống trong bóng sự giáng lâm của Ngài, chúng ta sống trong thực tại(Hãy xem CoCl 2:17) Sự khác biệt duy nhất đó là với bóng của các việc sẽ tới, mà hình thì không phải lúc nào cũng thấy song hình thì vẫn đó!

Ví dụ như, sách Êxêtê thì là một câu chuyện kỳ diệu của sự giải cứu siêu nhiên bởi bàn tay Đức ChúaTrời, dẫu rằng danh Ngài không được đề cập đến lần nào. Bóng của Ngài thì ở đó, dẫu rằng không thể thấy Ngài.Đây là một lẽ thật an ủi- dẫu rằng khi chúng ta không thấy sự hiện diện của Ngài trong một chuỗi các sự kiện đặc biệt, song Ngài vẫn ở đó và sẵn sàng giải cứu chúng ta. Thi Tv 121:5 hứa rằng: “ Đức Giê Hô Va là Đấng gìn giữ ngươi, Đức Giê Hô Va là bóng che ở bên hữu ngươi.” Đức tin chỉ đề cập đến 2 lần trong Cựu ước : PhuDnl 32:20 và HaKb 2:4. Song bóng của đức tin thì được nhận thấy và được cảm nhận xuyên suốt tất cả các sách của Cựu ước. Điều này được xác nhận bởi HeDt 11:1-40. Chương này cũng chỉ rõ rằng sự trung tín là một cảm nhận thật của đức tin theo như trái Thánh Linh.

Chúng ta đã nói rằng từ ngữ pistis được dịch là đức tin và sự trung tín trong những bản dịch khác của Kinh Thánh. Lý do là trong mối tương giao của chúng ta với Đấng Christ có 2 khía cạnh cần xem xét. Đức tin là mối tương giao mật thiết của tâm linh chúng ta với thầy, là Chúa Jêsus Christ, Trước hết nó là sự trông cậy của chúng ta trong Ngài để cứu chúng ta hoàng toàn (

Page 110: Su song du dat

Hãy xem GiGa 1:12; HeDt 7:25) Tiếp đến, đức tin trong Đấng Christ đem đến sự ủy thác trọn vẹn của người được cứu đối với Đấng cứu rỗi. Khía cạnh thứ nhất của đức tin kết hiệp chúng ta. Khía cạnh thứ 2 kết hiệp chúng ta với Ngài trong sự trung thành hoàn toàn. “ Ai nói mình ở trong Ngài thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm” ( IGi1Ga 2:6) Như vậy hai cách sử dụng chính của từ ngữ pistis đề cập đến sự tin cậy và sự trung tín.

Trong Hylạp thì từ ngữ pitis được dùng để nói đến sự đáng tin cậy, Một đặc tín của một người có thể tin cậy được.(William Barclay 1976, trang 51) Sự đáng tin cậy theo nghĩa đơn giản là xứng đáng để tin cậy. Và nói đến một người có thể tin cậy hoàn toàn. Sự đáng tin cậy này có ý nghĩa của sự trung thành đối với những tiêu chuẩn của lẽ thật và của sự tin cậy trong việc đối xử với những người khác ( Guthrie, 1973 trang 140) người tin cậy là người có thể luôn luôn được tin cậy làm điều đúng và giữ lời hứa của mình. Vì vậy sự trung tín theo như trái Thánh Linh bao gồm những ý tưởng cơ bản về tính trung thực, tính trung thành, trung thực và thành thật.

3 Dựa trên những ví dụ đã cho, hãy viết ý nghĩa của mỗi từ trong những từ này:a Pistis ........................................................................................b Omenah ....................................................................................c Emun ..........................................................................................d Amen ........................................................................................e Sự đáng tin cậy..........................................................................f Sự tin cậy...................................................................................

4 Câu nào trong những câu sau đây biểu lộ ý nghĩa của từ ngữ đức tin và trung tín trong Kinh Thánh ? Hãy khoanh tròn ký tự trước những câu đúng.

a Sự đáng tin cậy và tin cậy thì có nghĩa tương tự với nhau và là những đặc tính của một người trung thành hoặc có thể nương nhờ được.b Những từ ngữ aman, omenah và Amen trong Cựu ước nói đến sự tin cậy, sự chắc chắn.c Khi chúng ta liên kết từ ngữ đức tin với một bóng trong Cựu ước, chúng ta có nghĩa rằng nói được đề cập đi đề cập lại nhiều lần.d Khi Chúa Jêsus dùng thuật ngữ “ Amen, Amen” Nhiều lần trong Phúc âm Giăng, Ngài đang muốn nhấn mạnh đến sự đáng tin cậy và lẽ thật của Ngài.e Thuật ngữ pistis chỉ dùng khi đề cập đến đức tin cứu rỗi trong Tân ước.f Sự trung tín theo như trái Thánh Linh thì bao gồm sự trung thành đối với tiêu chuẩn của lẽ thật và sự đáng tin cậy trong mối tương giaovới những người khác.

Page 111: Su song du dat

MÔ TẢ SỰ TRUNG TÍN

Sự thành tín của Đức Chúa Trời: Mục tiêu 3: Phân tích những câu Kinh Thánh và viết những câu nói đến khía cạnh của sự thành tín của Đức Chúa Trời .

Sự thành tín là thuộc tín của Đức Chúa Trời ba ngôi Đức Chúa Cha là thành tín: “ Vậy nên phải nhận biết rằng Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhơn từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài.”( PhuDnl 7:9, cũng xem ICo1Cr 10:13) Chúa Jêsus phước hạnh của chúng ta được gọi là “ Đấng trung tín và chơn thật” KhKh 19:11 Ngài là cội rễ và cuối cùng của đức tin chúng ta (HeDt 12:2) Sự thành tín là một thuộc tín của Đức Thánh Linh: “ Trái của Thánh Linh ấy là ....sự trung tín” ( GaGl 5:22).

Rất nhiều lần Kinh Thánh minh chứng về sự thành tín của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem qua một số các minh chứng sau đây:

1 Ngài mặc lấy sự thành tín. “ Sự công bình sẽ làm dây thắt lưng của Ngày và sự thành tín sẽ làm dây ràng hông”. ( EsIs 11:5). Điều này nhắc nhở chúng ta rằng sự thành tín là một phần trong bản thể ( Thuộc tính) của Ngài.

2 Ngài là thành tín để giữ các lời hứa của Ngài: “ Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy của chúng ta chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín.” (HeDt 10:23). Lời Đức Chúa Trời đầy những lời hứa và những lời hứa này dành cho chúng ta. Phierơ nói rằng bởi sự vinh hiển và sự tốt lành của Ngài: “Ngài lại ban lời hứa rất quí lớn cho chúng ta” ( IIPhi 2Pr 1:4) Nếu Đức Chúa Trời đã hứa ban cho bạn điều gì, bạn có thể công bố lời hứa của Ngài bởi đức tin.

3. Đức Chúa Trời là thành tín để tha thứ : Chúng ta có được lời bảo đảm này trong IGi1Ga 1:19 “ Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi đều gian ác” Sự tha thứ của Ngài thì không dựa trên những gì chúng ta cảm nhận, song dựa trên đức tin của chúng ta mà Ngài sẽ làm những điều Ngài đã hứa.

4. Đức Chúa Trời là thành tín trong sự kêu gọi chúng ta. Sự kêu gọi lần đầu tiên của Ngài đối với chúng ta là cho sự cứu rỗi, Sau đó Ngài kêu gọi chúng ta phục vụ Ngài như Ngài đã kêu gọi Phierơ bên bờ hồ Galilê. Ngài cũng kêu gọi những người sa ngã trở về cùng Ngài ( Xem Gie Gr 3:12, 22). Ngài kêu gọi chúng ta để bày tỏ kế hoặch và ý muốn của Ngài cho chúng ta, như

Page 112: Su song du dat

Ngài đã bày tỏ cho Samuên ( ISa1Sm 3:10-11) Ngài kêu gọi chúng ta được thánh hóa và thánh khiết ( ICo1Cr 1:2) Và một ngày kia Ngài sẽ kêu gọi chúng ta gặp Ngài trên chốn không trung theo như lời hứa Ngài ( ITe1Tx 4:13, 17) và chúng ta có lời hứa này ở trong ITe1Tx 5:24 “ Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó”. Ngài có kêu gọi bạnđể làm công việc đặc biệt cho Ngài hay không ? Bạn có thể tin cậy sự thành tín của Ngài để làm những điều mà Ngài đã hứa chúng ta có thể vui mừng mà nói lời vị tiên tri: “ Ấy là nhờ sự nhơn từ của Đức Giê Hô Va mà chúng ta chưa tuyệt, vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt. Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm” ( CaAc 3:22, 23).

5 Câu Kinh Thánh được đề cập ở trên đã bày tỏ cho chúng ta rằng sự thành tín là một đặc tính quan trọng của bản chất Đức Chúa Trời.......................................................................................................

6 Hai khía cạnh về sự thành tín của Đức Chúa Trời để giữ lời hứa của Ngài được bày tỏ trong GaGl 6:7-8. Hai khía cạnh đó là gì ?..............................................................................................................................................................................................................

7 Hai yêu cầu cho việc nhận lãnh sự tha thứ của Đức Chúa Trời là gì?.......................................................................................................8 Điều gì bảo đảm rằng Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ chúng ta để làm bất cứ điều gì mà Ngài kêu gọi chúng ta làm?..............................................................................................................................................................................................................

9 Hoàn thành câu này để tóm tắc những khía cạnh về sự thánh tín của Đức Chúa Trời mà đã được đề cập trong bài học này: Đức Chúa Trời là thành tín để...............................................................................................................................................................................................................

Những nguyên tắc của sự thành tín

Mục tiêu 4: Sắp xếp những thuật ngữ được nhận dạng với những nguyên tắc về sự thành tín .

RoRm 5:1 Cho chúng ta biết rằng : “ Vậy chúng ta được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn này là ơn chúng ta hiện đương đứng vững. “ Vì vậy đức tin là nền tảng cho sự trung

Page 113: Su song du dat

tín và những đức tín khác mà hình thành trên trái Thánh Linh. Sự sống mới trong Christ là trở nên trung tín và thành thật, trái ngược với đời sống cũ của chúng ta. Có một số những nguyên tắc quan trọng liên quan đến sự trung tín mà chúng ta cần phải xem qua ngay lúc này. Những nguyên tắc này định hướng nên kiểu mẫu cuộc sống của Cơ Đốc Nhân, và ảnh hưởng (tác động ) đến tất cả những mối quan hệ của Cơ Đốc Nhân

1. Sự trung tín và tình yêu thương, GaGl 5:6 chép rằng: “ Nhưng tại đức tin hay làm ra bởi tình yêu thương vậy”. Đức tin là nền tảng vì vậy nó đòi hỏi sự bộc lộ và sự hoạt động của nó. Cũng giống như người chồng và người vợ chứng minh tình yêu của họ đối vớinhau bởi sự trung tín đối với nhau, thì chúng ta cũng minh chứng tình yêu của chúng ta cho Đức Chúa Trời bởi sự trung tín đối với lời và ý muốn của Ngài.

2. Sự trung tín và sự hoạn nạn : Sự trung tín bao gồm sự hoạn nạn cho Đấng Christ. Trong khía cạnh này sự thành tín thì liên quan mật thiết với sự bền lòng mà chúng ta đã thảo luận trong trường hợp trước. Thư tín Hêbơrơ được viết để chống lại bối cảnh bắt bớ kinh khiếp. Chính trong môi trường như vậy thì đức tin thật sự được thử nghiệm. Trong HeDt 6:12, các yếu tố của sự trung tín và sự bền đổ trong sự hoạn nạn được trình bày : “ Đến Nỗi anh em không trể nãi, nhưng cứ học đòi những kẻ bởi đức tin và lòng nhịn nhục mà được hưởng lời hứa”. Sự thành tín theo như trái Thánh Linh thì chịu đựng mọi nghịch cảnh.3. Sự thành tín và sự thề nguyện. Sự thành tín theo như trái Thánh Linh thì liên quan nhiều đến những luân lý đạo đức và đạo đức Cơ Đốc. Bông trái phước hạnh này khiến người Cơ Đốc có trách nhiệm trong cả lời và công việc. Sẽ đến một thời điểm khi lời của con người có giá trị lớn và một cái bắt tay thì ngang giá trị như là một bản hợp đồng viết tay. Điều này dường như đúng trong thời đại hiện đại của chúng ta. Song người bước đi với Đức Chúa Trời thì chắc chắn phải khác, bởi vì trái của sự trung thành, chân thật, và thành thật thì có ở trong Ngài. Đức Thánh Linh chuyển giao quyền năng cho Cơ Đốc Nhân thì luôn luôn phải trở nên một người làm theo lời Ngài, người giữ lời thề nguyện của mình TrGv 5:5 chép rằng: “ Thà đừng khấn hứa hơn là khuấn hứa mà không trả.” Không có người nào bị bắt buộc phải khấn hứa hay hứa nguyện, song nếu bạn khấn hứa và lại không giữ không thì bạn sẽ thất bại trong việc hiển thị trái Thánh Linh, con dân của Đức Chúa Trời phải trả nợ của mình, giữ lời hứa và giữ sự kính trọng của mình ( Thi Tv 15:4). Một Cơ Đốc Nhân như vậy thì đánh giá hơn 20 người nói nhiều và lời nói chẳng có ai tin cậy. Những người nầy không có trái Thánh Linh.

Page 114: Su song du dat

4. Sự trung tín và sự trung thành: Sự trung tín theo như trái Thánh Linh khiến chúng ta trung thành với Đức Chúa Trời, trung thành với bạn bè, người đồng công, và người cùng làm việc. Người trung thành sẽ ủng hộ điều gì đúng dẫu khi trong trường hợp phải giữ yên lặng. Người nầy luôn trung thành trong mọi hoàn cảnh, Nguyên tắc nầy được minh họa trong Mat Mt 25:14-30. Người đầy tớ trung tín và làm theo như lời được dạy bảo dẫu khi chủ họ vắng mặt thì chắc chắn sẽ được khen thưởng. Còn người đầy tớ bất trung thì sẽ bị phạt.5. Sự trung tín và sự kiên trì : Nhiều người bị mặc cảm khi khởi sự một dự án nhưng chẳng bao giờ hoàn thành dự án đó. Có bao nhiêu điều mà bạn đã khởi sự làm mà chẳng bao giờ được hoàn tất? Bạn có khởi sự những thói quen Cơ Đốc như tận tâm với gia đình, với chính mình, học Kinh Thánh hoặc dâng 1/10 nhưng rồi bạn thất bại trong việc thực hiện nó hay không ? việc thất bại để thực hiện những quyết tâm của bạn là một nguyên nhân của sự bất trung, thiếu mất đi sự kiên trì. Một Cơ Đốc Nhân trung tín là một Cơ Đốc Nhân kiên trì. Người này trung tín trong việc tham dự buổi nhóm, trong việc giữ lời hứa, và trong việc thực hiện những điều mà anh ta đã hoạch định. Phao lô khích lệ Ti mô thê hãy: “ Chuẩn bị bất luận gặp thời hay không gặp thời” ( IITi 2Tm 4:2) Điều nầy nói đến sự kiên trì trong việc thực hiện những nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho mình.

6. Sự trung tín trong việc quản gia. Một quản gia là người sắp xếp những công việc tài sản của người khác. Chúng ta là những quản gia của Đức Chúa Trời và Ngài đã giao phó chúng ta để làm công việc của Ngài theo như ý muốn của ngài. Đây là công việc của chúng ta cho Ngài. Sự trung tín theo như trái Thánh Linh là quan trọng trong chức vụ rao giảng Phúc âm. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua những lời của Phao lô nhắn nhủ cho Timô thê một Mục Sư trẻ tuổi: “ Hãy nhờ Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta mà giữ lấy điều phó thác tốt lành” ( IITi 2Tm 1:4). Điều tốt lành mà Đức Chúa Trời đã phó thác cho chúng ta đó là gì? Trước hết, nó là trách nhiệm chia xẻ kho tàng của Đức Chúa Trời, phúc âm của Chúa Jêsus Christ là chia xẻ với người khác. Chúa Jêsus hỏi rằng : “ Ai là người quản gia thật, khôn ngoan, chủ nhà đăït coi cả người nhà mình, để đến dịp tiện, phát lương phạn cho họ?” (LuLc 12:42). Chúng ta được xem là người trung tín trong việc cố gắng ( Nỗ lực) ban phát sự dạy dỗ của Kinh Thánh Sứ đồ Phao Lô nói rằng: “ Chớ vượt qua lời đã chép” (ICo1Cr 4:6). Phao Lô chắc chắn rằng sự giảng dạy của ông thì theo như lời Đức Chúa Trời vì vậy ông nói rằng: “Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó những người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác” ( IITi 2Tm 2:2). Một lần nữa

Page 115: Su song du dat

trong ICo1Cr 4:2, Phao lô viết: “ Vả lại điều người ta trông mong nơi người quản trị là phải trung thành”

Chúng ta được kêu gọi để trở nên người canh gác để cảnh tỉnh thế giới về sự hủy diệt sắp tới đang chờ đợi mỗi tội nhân ăn năn. Exe Ed 3:18 cảnh tỉnh chúng ta rằng: “ Khi ta nó với kẻ dữ rằng; Mầy chắc sẽ chết trong tội lỗi đó; nhưng chúng ta sẽ đòi huyết nó nơi tay ngươi” Chúng ta đang sống trong một thời đại mà còn người chỉ thích tìm kiếm những thú vui và những lợi ích của bản thân. Người quản gia Cơ Đốc thì trung tín để đặt những điều của thầy mình là trên hết, đồng công để gặt hái một mùa gặt tâm linh cho vương quốc của Đức Chúa Trời.

Sự trung thành trong sự quản gia bao gồm việc dâng thì giờ, tài năng và những sở hữu của chúng ta lên cho Chúa. Hãy nhớ rằng tất cả điều là của Ngài và chúng ta là những quản lý của Ngài. Chúng ta phải trung tín với những điều tốt lành của thầy, như đã có chép rằng: “ Nếu các ngươi không trung tín về của người khác, ai sẽ cho các ngươi được của riêng mình?” (LuLc 16:12)

Mat Mt 25:1-46 có hai truyện ngụ ngôn rất quan trọng của Chúa Jêsus về những quản gia của Ngài. Chúng nhấn mạnh hai điều mà chúng ta muốn nhận thấy trong phân sự của Ngài khi Ngài trở lại: một mối tương giao trọn vẹn với Ngài và sự trung tín với Ngài.

10 Hãy đọc 25:14-28 Những câu nào sau đây cho chúng ta bài học tâm linh từ những chuyện ngụ ngôn này?a) Tốt hơn hết là giữ chặt những gì mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta hơn là tìm cách để chia xẻ nó cho những người khác.b) Vương quốc của Đức Chúa Trời được chuẩn bị cho những người có nhiều tài năng dành cho Đức Chúa Trời.c) Đức Chúa Trời sẽ đòi hỏi trách nhiệm nơi chúng ta đối với cách mà chúng ta đầu tư những gì Ngài đã chọn cho chúng ta dẫu rằng nó nhỏ hay lớn.

11 Hãy sắp xếp mỗi thuật ngữ với những nguyên tắc của sự trung tín liên quan đến nó ... a Bởi vì chúng ta là quản lý của Đức Chúa Trời, chúng ta dâng thời gian, tài năng và những tín hữu của chúng ta cho Chúa.... b Chúng ta sẽ giữ lời hứa và đáng tin cậy.... c Kêu gọi sự nhẫn nhục đối với nhiệm vụ của các Hội Thánh.... d Tham gia chia sẽ những điều quí giá của Đức Chúa Trời, Phúc âm của Đấng Christ, chia sẽ với những người khác.... e Đòi hỏi sự biểu lộ và sự vận dụng của sự trung tín.

Page 116: Su song du dat

... f Nếu tôi bắt đầu một công việc cho Chúa, tôi sẽ cưu mang nó.

... g Tôi sẽ không nản lòng trong việc giữ thói quen tốt như tận tụy với gia đình.... h Tôi sẽ ủng hộ những điều đúng cho người khác, xem Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn của tôi.

MINH HOẠ CỦA SỰ TRUNG TÍN

Những ví dụ trong Kinh Thánh.

Mục tiêu 5: Viết những câu về sự trung tín đã học được từ những hình aûnh những người trung tín trong Kinh Thánh .

Giôsép là một lãnh đạo nỗi bật và là tôi tớ trung tín của Đức Chúa Trời. Ông sẵn sàng vào tù hơn là trở nên thất tín với thầy của mình. Sự trung tín kỳ diệu của ông được thuật lại trong Sáng 37-48.

Giô suê được chọn để dẫn dân Ysơraên vào đất hứa bởi vì ông là người trung tín và đáng tin cậy. Hình ảnh về sự trung tín của ông được chép trong Gios Gs 9:1-27, Khi ông giữ lời của mình và từ chối giết dân Gabaôn. Môise đã thực hiện phép lạ trước mặt Pharaôn, Song Đức Chúa Trời muốn giết ông vì ông không vâng phục trong những điều dường như rất nhỏ; ông đã không cắt bì cho con trai mình ( XuXh 4:24) Ông học được rằng sự trung tín bao gồm sự vâng phục hoàn toàn. Và kể từ đó trở đi, Môi se vâng phục trong mọi sự, theo như HeDt 3:5 cho chúng ta biết rằng : “ Môi se là người đã trung tín trong cả nhà Chúa.” Sự vâng phục của Môi se bao gồm ba điều: 1) Ông từ bỏ địa vị làm con gái của vua Pharaôn. (11:24) Nói một cách khác, ông đã chọn đi theo đường lối của Đức Chúa Trời hơn là vui hưởng những đặc ân của hoàng gia. 2) Ông đã chọn bị ngược đãi cùng với dân sự của Đức Chúa Trời. Sự trung tín trong sự vâng phục được thử nghiệm. Khi bạn đã quyết định rằng lời nói của con người thì gây tác hại cho bạn, 3) Ông đã rời khỏi Êdíptô mà không sợ hãi sự giận dữ của vua. Sự vâng phục đôi lúc đòi hỏi con người phải rời bỏ điều gì đó ở đằng sau chúng ta. Môi se đã làm hết tất cả những điều nầy bởi vì ông là đầy tớ trung thành của Đức Chúa Trời.

Đavít là người có đức tin lớn. Chúng ta cũng được khích lệ khi xem qua cách mà Đavít vâng giữ lời Đức Chúa Trời, tin cậy nơi sự thành tính Ngài đối với lời hứa của Ngài. Khi Đavít được tôn làm vua của cả xứ Ysơraên. Đức Chúa Trời hứa cùng ông rằng nhà của ông và đất nước của ông sẽ được bền vững mãi mãi. Ngay lúc đó Đavít bèn: “Đi đến hầu trước mặt Đức Giê Hô Va” (IISa 2Sm 7:16-18) Chắc chắn rằng đây là một thời điểm là tươi mới

Page 117: Su song du dat

tâm linh cách dịu kỳ cho Đa vít, vì chẳng bao lâu sau khi ông rời khỏi nơi thánh thì ông đã thắng một trận lớn với dân Philtin.

Lời hứa của Đức Chúa Trời cho Đavit đã được thực hiện, và ngôi vua mãi mãi thuộc về Đavít. Khi thiên sứ Garibên nói trước về sự giáng sinh của Chúa Jêsus, thiên sứ rằng: “ Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ngài ngôi Đavít là tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Giacốp, nước Ngài vô cùng” (LuLc 1:32-33) Sự giáng sinh của Chúa Jêsus đã ứng nghiệm lời hứa thành tín của Đức Chúa Trời đối với Đavít.

Những người mạnh bạo giúp việc của Đavít. Đavít được sự giúp đở nhiệt tình của 30 người trung thành và mạnh bạo trong các trận chiến của mình là những người ủng hộ ông và chiến cự cùng với ông (xem IISa 2Sm 23:8, 39).

Đavít không quên họ khi ông làm vua Ysơraên. Cùng một thể ấy, Chúa Jêsus con vua Đavít sẽ không quên những kẻ trung thành đánh trận chiến đức tin tốt lành như là chứng nhân cho Ngài.Đaniên thì trung thành với Đức Chúa Trời dẫu rằng ngay cả giây phút hiểm nguy của cuộc đời. Ông liên tục cầu nguyện mỗi ngày một cách trung tín và vâng phục. Đức Chúa Trời trong mọi sự ông làm, dẫu khi trong lúc đối diện với sự bắt bớ mạnh mẽ. Kẻ thù của ông tìm cách để đổ lỗi cho ông nhưng họ không thể tìm được lỗi nào hầu họ có thể buộc tội ông. Ông trung tín với Đức Chúa Trời và với đất nước của mình dẫu khi ông bị bắt đày trong xứ xa lạ. Đức Chúa Trời tôn trọng sự trung thành của ông bằng cách đem đến sự giải phóng và sự tôn trọng cho ông. Câu chuyện về ông được kể trong sách Đaniên.

Vua Giôách có những người lãnh bạc quá thành thật đến nỗi người ta chẳng bắt họ phải tính sổ ( IIVua 2V 12:15). Trong một lần khác, những kẻ coi sóc việc xây dựng ( đốc công) của vua Giôách cũng không bị đòi hỏi phải tính sổ bộ giao nơi tay họ, vì họ vốn thành thực. ( 22:7). Đây là hai hình ảnh tuyệt diệu về sự trung tín đối với những người làm công, là người có trách nhiệm giải quyết cẩn thận về công quỹ.

Các sứ đồ tân ước Trước khi được đầy dẫy Đức Thánh Linh Phierơ đã từ chối Chúa của mình trước mặt một tôi tớ gái (LuLc 22:54-60). Nhưng sau khi được mặt lấy bởi Đức Thánh Linh, ông đã công bố đức tin của ông bất cứ nơi nào mà ông đi sự dạn dĩ, và ông cũng công bố đức tin của ông dẫu đang đứng trước những người có uy quyền nhất ở Giêrusalem. (Cong Cv 4:18-20).

Page 118: Su song du dat

Khi bạn đọc sách công vụ hoặc bất cứ thư tín nào khác bạn sẽ tìm thấy nhiều hình ảnh về sự trung thành của các sứ đồ trong việc rao giảng Phúc âm chẳng chút sợ hãi dẫu rằng họ bị bắt bớ khi làm như vậy. Tác giả Hêbơrơ đã công bố mạnh mẽ đức tin của họ trong chương 11 nói về đức tin. Ông nhắc nhở các cơ đốc nhân Do Thái về sự trung thành lớn lao của các Thánh là những người bị bắt bớ nặng nề và dẫu rằng bị tuận đạo cho đức tin của họ. Ông kết luận với lời khích lệ sau:

“ Thế thì vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết những gánh nặng và tội lỗi dể vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta” (HeDt 12:1)

12 Hãy trình bày một bài học dạy dỗ mà chúng ta có thể học được từ mỗi vị thánh này:a Giô sép......................................................................................b Giôsuê.......................................................................................c Môi se.......................................................................................d Đavít.........................................................................................e Những người mạnh bạo của Đavít.............................................f Đaniên......................................................................................g Những người làm việc của Giôách và vua Giôsia............................................................................................................................h Các sứ đồ trong Cựu ước............................................................

MẮT TÔI SẼ CHĂM XEM NGƯỜI TRUNG TÍNTRONG XỨ. HẦU CHO HỌ Ở CHUNG VỚI TÔI.AI ĐI THEO ĐƯỜNG TRỌN VẸN,NẦY SẼ HẦU VIỆC TÔI

Thi Tv 101:6

Áp dụng cá nhân

Mục tiêu 6: Trình bày một số cách mà chúng ta có thể bày tỏ sự thành tín của Đức Chúa Trời, với người khác, và với chúng ta, và một số những phần thưởng cho sự trung tín .

Sự trung tín theo như trái phước hạnh của Thánh Linh là trái quan trọng đối với Cơ Đốc Nhân trong mối tương giao của mình đối với Đức Chúa Trời, đối với tha nhân, và chính mình. Bởi vì đức tin là nền tảng của niềm tin và

Page 119: Su song du dat

sự tương giao hoàn toàn của chúng ta với Chúa Jêsus Christ, vì vậy sự trung tín là đức tín của sự tin cậy và đáng tin khiến cho người khác có thể tin cậy nơi Cơ Đốc Nhân. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những con người khác có thể tin cậy nơi Cơ đốc Nhân. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những người trung thành để bước đi với Ngài và hầu việc Ngài. “ Mắt tôi sẽ chăm xem người trung tín trong xứ, hầu cho họ ở chung với tôi. Ai theo đường trọn vẹn, nấy sẽ hầu việc tôi ( 101:6)

Sự trung thành với Đức Chúa Trời: Trong PhuDnl 32:1-52, Trước khi qua đời ông đã cảnh tỉnh Ysơraên về những bước đường lầm lạc nghiêm trọng mà họ đã đi ngược lại với Đức Giê Hô.Và bước cuối cùng là sự bất tín ( Câu 20). Đây là lời Đức Giê Hô Va cho tiên tri Giêrêmi sau đó ít lâu:

“ Hãy đi dạo các đường phố Giêrusalem, và nhìn xem. Hãy dò hãi tìm kiếm nơi các chợ, thử có thấy mọi người chăng, nếu có một người làm sự công bình, tìm sự trung tín, thì ta sẽ tha thứ cho thành ấy...vì nhà Yơraên và nhà Giuđa đã dùng cách quỉ quyệt đối với ta, Đức Giê Hô Va phán vậy” (Gie Gr 5:1, 11)Vì cớ tội bất tín của họ, mà cuối cùng dân Ysơraên phải bị lưu đày. Song chúng ta được bảo đảm trong ChCn 28:20 rằng : “ Người thành thực sẽ được phước lành nhiều ”Một đức tin trọn vẹn trong Đức Chúa Trời mà bao gồm cả sự tôn trọng, và vâng phục và thuận phục thì đây là rào cản thứ nhất chống lại sự bất trung. Chúng ta phải trung thành với Đức Chúa Trời trước khi chúng ta có thể bày tỏ sự trung thành của chúng ta trong các mối tương giao khác của chúng ta.

Chúng ta hỏi chính chúng ta, “ Có phải sự trung thành của tôi với Đức Chúa Trời cũng đáng tin cậy như sự thành tín của Ngài đối với tôi? Tôi có mặt lấy sự trung thành hay không? Tôi có trung thành trong việc bày tỏ tình yêu của tôi cho Ngài và giữ lời khuấn hứa của tôi hay không? Tôi có nhịn nhục và sẵn lòng vì cớ Phúc Âm không? Tôi có phải là một quản gia trung thành và kiên trì hay không? Tôi có đáng tin cậy với kho báu mà Ngài đặt để trong tay chúng ta hay không? Đây là những câu hỏi quan trọng sẽ thúc đẫy chúng ta đến sự trung thành hơn.

Sự trung tín với tha nhân: Trái thành tín sanh trong chúng ta bởi Đức Thánh Linh sẽ tác động những mối tương giao của chúng ta với mọi người xung quanh. Chúng ta cần phải được xem là những người tuyệt đối đáng tin cậy: Hành động, lời nói, và cách cư xử mà gây ra những ý nghĩ tin cậy. Cơ Đốc Nhân trung thành sẽ giữ lời của mình, kiên nghị trong đời sống Cơ Đốc của mình và tăng trưởng những thói quen làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Người

Page 120: Su song du dat

đó sẽ chứng minh sự trung tín của mình ngay tại gia đình, yêu thương gia đình của mình và vì cớ sự tốt lành của gia đình mà làm. Người đó sẽ kiên trì trong việc rèn luyện con cái của mình. Người đó sẽ trở nên một người láng giềng tốt và được tôn trọng.Người đó sẽ trở nên trung tín trong sự nhóm lại các buổi lễ thờ phượng và hổ trợ cho Mục Sư của mình. Người đó sẽ đáp ứng nhu cầu của người khác, theo như hình ảnh của Chúa Giêxu. Thân thể của Đấng Christ sẽ được vững mạnh và được khích lệ vì cớ sự trung tín của người đó trong mọi việc làm của mình.

Trung tín với chính mình: Có một người bạn đến Nam Phi với tư cách là một giáo sĩ. Trong một cuộc phỏng vấn trên Rađio, người phỏng vấn rằng: “ Cô sẽ làm gì ở đó”. Cô trả lời rằng: “Tôi sẽ trở nên điều mà tôi nói tôi làm” Nói một cách khác, cô ta không giả vờ trở nên một người đầy tớ trung thành của Chúa Jêsus, Cô đang muốn trở nên một người trung thành. Có bao nhiêu người trong chúng thật sự là người theo như chúng ta khẳng định? Một người trung tín với chính mình thì không phải là người hai lòng. Trong Thi Tv 119:113 Đavít nói rằng: “ Tôi ghét những kẻ hai lòng nhưng yêu mến luật pháp của Chúa” Gia Gc 1:8 chép rằng người hai lòng là người: “ người phân tâm, phàm làm việc gì điều không định.” Phao Lô nói rằng chấp sự thì phải thành thật ( insincere) có nghĩa là mồm mép ( double- tongued). Điều này cùng nghĩa với điều mà chúng ta gọi người hai mặt. Những người như vậy thường nói những điều khác nhau tùy thuộc vào người mà họ đang nói chuyện. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải bày tỏ chính chúng ta, và không có hai lòng với sự tận hiến của chúng ta cho Ngài.

Phần thưởng của sự thành tín: Câu chuyện nói về một Kỹ sư mướn một người thợ xây dựng để làm công việc xây dựng. Người kỹ sư có tiếng là xây nhà có chất lượng tốt nhất và chỉ luôn luôn sử dụng những vật liệu tốt nhất. Trong nhiều năm người kỹ sư và người thợ xây dựng làm việc thân thiết với nhau, đã xây dựng nhiều ngôi nhà có chất lượng rất cao.Cuối cùng người kỹ sư quyết định rằng đã đến lúc có thể giao toàn bộ trách nhiệm cho người xây dựng, vì vậy ông ta chỉ định cho người thợ xây dựng một căn nhà với một số tiền ấn định. Như thường lệ, ngôi nhà được xây cất với những chất lượng tốt nhất. Lần này người thợ xây dựng không còn bị giám sát khi làm việc. Người thợ tự lý luận cùng mình rằng nếu mình sử dụng những chất liệu kém chất lượng hơn thì ngôi nhà vẫn trông giống nhau, và chẳng có ai biết được sự khác nhau đó. Bằng cách làm như vậy, anh ta sẽ có một số tiền lớn dư ra mà anh ta có thể chiếm lấy.

Page 121: Su song du dat

Khi ngôi nhà được hoàn tất, người thợ xây dựng hảnh diện mời người kỹ sư đến để kiểm tra ngôi nhà. Nó là một ngôi nhà rất đẹp, và chỉ có người thợ biết rằng nó không được tốt. Hãy tưởng tượng sự bất ngờ của anh ta khi người nhân viên nói với anh ta rằng ngôi nhà là món quà dành cho anh ta trong nhiều năm phục vụ. Trong thâm tâm của mình anh ta tự nhủ: “ Nếu tôi biết ngôi nhà được xây cho tôi, thì chắc hẳn tôi đã đem tất cả những vật liệu tốt nhất để xây nó. Bây giờ thì đã quá trễ, và vì vậy ta phải sống trong ngôi nhà mà ta đã xây.”

Hãy nhớ rằng : “ Người thành thật sẽ được phải phước lành trung tín.” Còn người đầy tớ không trung tín sẽ bị ném vào nơi tối tăm, và ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng” ( Mat Mt 25:30).

Gần trọn cuộc đời của mình trong Thánh Linh, Sứ đồ Phao Lô đã nhắn nhủ người Galati rằng: “ Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu, vì ai gieo giống chi thì gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt lấy sự hư nát, song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt lấy sự sống đời đời.” ( GaGl 6:7-8) Phần thưởng của sự trung tín thì được chấp nhận bởi thấy và sự sống đời đời!

13 Trong tập của bạn, hãy trình bày một số cách mà bạn có thể bày tỏ rằng sự trung tín với Đức Chúa Trời, với tha nhân và với chính mình. Hãy ôn lại loạt bài học này, Hãy cầu xin Đức Thánh Linh sản sanh trái trung tín trong bạn với sự chúc phước đầy dẫy.

14 Một số những phần thưởng cho sự trung tín là gì?..............................................................................................................................................................................................................

15 Một số những phần thưởng do sự bất trung là gì?..............................................................................................................................................................................................................

Bài tập trắc nghiệm CÂU HỎI CHỌN LỰA: Hãy chọn câu trả lời hay nhất cho mỗi câu hỏi?1 Một nguyên tắc liên quan đến sự trung tín và tình yêu thương đó là.a) Tình yêu thương thì quan trọng hơn sự trung tín.b) Tình yêu thương được minh chứng bởi sự trung tínc) Sự trung tín thì quan trọng hơn tình yêu thươngd) Cái này có thể thực hiện mà không cần cái kia

Page 122: Su song du dat

2 Một hình ảnh về đức tin tự nhiên đó là:a) Tiếp nhận Đấng Christ làm Đấng cứu rỗib) Cầu nguyện cho ai đó được chữa lành.c) Lái xe bus.d) Có những niềm tin về tôn giáo nào đó.

3 Thử nghiệm cho sự trung tín trong hoạn nạn đó là:a) Sự chịu khổb) Sự sợ hãi.c) Sự chống đối.d) Cảm thấy đau khổ

4 Điều nào cần phải tránh trong những điều sau?a) Khấn hứab) Khấn hứa và giữ lời hứa.c) Khấn hứa và không giữ lời khấn hứa

5 Sự trông cậy vững chắc, không lay chuyển nơi Đức Chúa Trời mà chúng ta kinh nghiệm sau sự cứu rỗi thì được gọi là :a) Ân tứ đức tinb) Đức tin sốngc) Trái đức tin

6 Sự kiên trì có nghĩa làa) Trung thànhb) Dâng 1/10 cho Đức Chúa Trờic) Trở nên thành thậtd) Tiếp tục với những gì mà chúng ta đã khởi sự.

7 Từ nào trong những từ này được dùng trong Tân ước bao gồm ý nghĩa “ niềm tin” và “ Sự trung tín” ?a) Omenahb) Amenc) Emund) Pistis.

8 Một quản gia là ngườia) Thực hiện ân tứ đức tin.b) Quản lý tài sản của ai đó.c) Làm bản hợp đồng nào đó bằng cách bắt tay.

Page 123: Su song du dat

9 Chúng ta sẽ...a) Chúng ta đầu tư với những gì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta.b) Chúng ta dành cho Đức Chúa Trời bao nhiêuc) Chúng ta dành cho Đức Chúa Trời bao nhiêu so với những gì mà người khác dành cho Ngài.

10 Phần thưởng của sự bất trung tín là gì?a) Ít phước hạnh hơn.b) Bắt bớ những người vô tín.c) Bị quăng vào sự tối tăm ( Địa ngục)d) Sự sống đời đời.

11 Ai trong những người sau đây là hình ảnh hay nhất về sự trung tín kiên định ?a) Môi seb) Đaniênc) Phierơ

12 Sự trung tín đối với chính chúng ta có nghĩa là :a) Đặt những nhu cầu riêng của mình trước nhu cầu của người khác.b) Giả vờ trở nên trung tín để làm gương cho người khác.c) Hãy trở nên những gì bạn khẳng định về mình.

13 Câu nào trong những câu này bao gồm sự chia xẻ về tài sản của Đức Chúa Trời, chia xẻ Phúc âm của Đấng Christ, chia xẻ với người khác?a) Sự ăn nănb) Sự thành thật.c) Sự quản gia.d) Đức tin cứu rỗi

14 Điều gì trong những điều này tăng trưởng trong đời sống bạn khi nó được sanh ra bởi Đức Thánh Linh.a) Đức tin cứu rỗi.b) Trái đức tinc) Đức tin tự nhiênd) Ân tứ đức tin

Trả lời những câu hỏi nghiên cứu 1 a 4) Ân tứ đức tinb 1) Đức tin tự nhiênc 6) Đức tin theo niềm tin

Page 124: Su song du dat

d 5) Trái đức tine 3) Đức tin sống.f 2) Đức tin cứu rỗi2 Câu trả lời của bạn. Có thể nó có nghĩa ông luôn luôn được nhận biết là người chân thật, có sự trông cậy vững chắc nơi Đức Chúa Trời.3 a Đức tin, sự trung tín, tin, đáng tin cậy.b Sự trông cậyc Đức tin, sự thành tín.d Một cách chân thật,e Xứng đáng được tin cậy.f Có thể dựa vào việc thực hiện những gì đúng.4 a Đúngb Đúngc Said Đúnge Saiđ Đúng5 EsIs 11:56 Người nào sống để thỏa mãn chính mình sẽ bị hư mất. Người nào sống để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời sẽ nhận được sự sống đời đời.7 Sự xưng nhận và đức tin ( niền tin)8 Lời hứa của Ngài trong ITe1Tx 5:24 “ Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó”9 Nắm chắc lời hứa của ngài, sự tha thứ và sự kêu gọi của ngài10 c) Đức Chúa Trời đòi hỏi trách nhiệm nơi chúng ta đối với cách mà chúng ta đầu tư những gì Ngài đã ban cho chúng ta11 a 6) Sự quản giab 3) Khấn hứac 2) Sự hoạn nạnd 6) Sự quản giae 1) Tình yêu thươngf 5) Sự kiên trìg 5) Sự kiên trìh 4) Sự trung thành12 Câu trả lời của bạn, đây là cách trả lời của tôi.a Một Cơ đốc nhân trung tín sẽ được tin cậy trong bất kỳ hoàn cảnh nào.b Một Cơ đốc nhân trung tín sẽ luôn giữ của mìnhc Một Cơ đốc nhân trung tín sẽ vâng phục Đức Chúa Trời.d Một Cơ đốc nhân trung tín sẽ giữ lời hứa của mìnhe Một Cơ đốc nhân trung tín sẽ luôn luôn trung thành với chủ mình.

Page 125: Su song du dat

f Một Cơ đốc nhân trung tín sẽ đặt niềm tin vững chắc về những gì mình tin dẫu rằng con người có làm điều chi nơi anh ta chăng nữa.g Những tôi tớ trung tín sẽ chân thật trong việc xoay sở những quỹ công cộng (hoặc bất kỳ tài sản của ai).h Một tôi tớ trung tín của Đức Chúa Trời sẽ xưng nhận đức tin của mình bằng sự gan dạ khi bị bắt bớ.13 Câu trả lời của bạn. Đây là phần tự đánh giá quan trọng. Hãy dành thời gian để chú trọng về nó cẩn thận.14 Bất kỳ điều gì sau đây : sự chấp thuận của Đức Chúa Trời, sự sống đời đời, được nhận biết như là người đáng tin cậy, và thật thật; giàu phước hạnh.15 Đức Chúa Trời sẽ quăng những kẻ không trung tín vào sự tối tăm (địa ngục); người đó không được người khác tin cậy, chính anh ta sẽ là một sự thất vọng cho chính mình.

SỰ MỀM MẠI: TRÁI CỦA SỰ THUẬN PHỤC.

Thật là ngạc nhiên khi thấy trong Kinh Thánh Đức Thánh Linh thì tượng trưng bằng chim bồ câu, Chúa Jêsus tượng trương như chiên con; và kẻ theo Ngài được xem như là chiên. Tất cả những biểu tượng này là biểu tượng của sự mềm mại- trái Thánh Linh về sự thuận phục.

Thánh Linh giáng trên Chúa Jêsus dưới hình dạng của chim bồ câu. Khi Ngài chịu Báptem tại sông Giôđanh _ Giăng Báptit sứ giả của Chúa Jêsus không giới thiệu về Ngài như là một Đấng đắc thắng đầy năng quyền nhưng giới thiệu Ngài như là chiên con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi. (GiGa 1:35). Bản chất thuận phục của Ngài thì được kết luận trong những câu này : “ Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu khốn khó chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” (EsIs 53:7)“ Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề ngăm doạ, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình.” ( IPhi 1Pr 2:23)

Chúa Jêsus gọi các môn đồ của Ngài là chiên. “ Ta là người chăn chiên hiền lành, ta quen tiếng chiên ta và chiên ta quen ta ... ta vì chiên ta phó sự sống mình”(GiGa 10:14-15). Chiên là những con vật hiền lành, thuận phục những Cơ Đốc Nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh, người bày tỏ trái của sự mềm mại thì sẽ luôn thuận phục và hữu ích cho Chúa là Đấng chăn của mình.

Page 126: Su song du dat

Bài học này sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của sự mềm mại theo như trái Thánh Linh. Là một chiên trung thành, thì bạn có thể đi bất cứ nơi nào mà người chăn của bạn dẫn dắt.

Dàn ý bài học

Nhận dạng sự mềm mại.Mô tả sự mềm mại.Minh họa sự mềm mại

Các mục tiêu bài học

Khi bạn hoàn tất bài học này thì bạn có thể:Giải thích ý nghĩa chính của sự mềm mại ( praotes) theo như trái Thánh Linh.Cho những ví dụ liên quan đến những khía cạnh của sự mềm mại.Trình bày những nguyên tắc của sự mềm mại là một nhân tố.Ứng dụng những nguyên tắc của sự mềm mại tâm linh trong chức vụ và sự làm chứng hằng ngày.

Các hoạt động học tập

1. Nghiên cứu bài học này theo như cách mà bạn nghiên cứu trong những bài truớc. Hãy trả lời tất cả những câu hỏi nghiên cứu, và hoàn thành tất cả những mục tiêu của bài học:2. Hãy đọc tất cả những phân đoạn Kinh Thánh được đề cập và tìm nghĩa của những từ chìa khóa mà bạn chưa hiểuLàm bài tập trắc nghiệm và kiểm tra phần giải đáp của bạn.

Từ ngữ chính rèn luyệndũng cảmchịu đựngsự bất năngthấy kémnhu mìpraotesthiên vềsự quyết tâmsự kiềm chếsự thuận phục

Page 127: Su song du dat

tính ưu việtđược thuần hóa

Triển khai bài học

NHẬN DẠNG SỰ MỀM MẠI

Định nghĩa theo Kinh Thánh.

Mục tiêu 1: Nhận ra những câu đúng tóm tắt cách sử dụng theo Kinh Thánh về từ ngữ praotes được dịch như là sự mềm mại .

“ Nhưng trái của Thánh Linh ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại...” ( GaGl 5:22-23)

Từ ngữ sự mềm mại trong 5:23 xuất phát từ từ ngữ Hylạp là Praotes. Có lẽ nó là thuộc tính khó định nghĩa nhất, bởi vì nó đề cập đến thái độ bên trong hơn là hành động bên ngoài. Ba ý chính của sự mềm mại theo như trái Thánh Linh đó là :

1. Sự thuận phục đối với ý muốn của Đức Chúa Trời. Đây là điều mà Đức Chúa Trời đã nói trong Mat Mt 11:29, “ Hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ, vì ách ta dễ chịu gánh ta nhẹ nhàng.” Tại đây Chúa Jêsus mô tả chính mình Ngài có sự mềm mại và khiêm nhường. Cả hai đặc tính này là đặc tín của người thuận phục chính mình theo ý muốn của Đức Chúa Trời hoàn toàn.

2. Có thể dạy dỗ được ( dễ dạy dỗ). Đây là một sự sẵn sàng học hỏi hoặc không kiêu hãnh về điều học được, Gia Gc 1:21 nói về điều này : “ Đem lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng trong anh em, là lời cứu được linh hồn của anh em”

3. Trở nên thận trọng: Thông thường thì từ “ Praotes” được dùng khi nói đến sự cẩn trọng, sự tiết chế, sự bình tỉnh, hoặc sự quan tâm, hoặc sự chịu đựng lẫn nhau bởi tình yêu thương.

Sự mềm mại thì ngược hẳn với sự thô cứng. Nó được xem như là sự cẩn trọng, sự hòa bình và sự thuận phục, nó không bao gồm ý tưởng của sự yếu đuối hay sự thấp kém. Sự dịu dàng cũng không có ý tưởng của sự hèn nhát. Trong Kinh Thánh chúng ta thấy rằng nó liên quan đến sự gan dạ, sự dũng cảm và sự kiên trì kiên quyết. Môi se là người rất mềm mại song đồng thời ông cũng sẵn sàng hành động trong những lúc khó khăn.

Page 128: Su song du dat

Vì vậy để hiểu được rằng từ “ Praotes” mô tả một tình trạng của ý tưởng và lòng mà theo bản chất của nó là điều thiên liêng và là trái quyền năng thì rất là quan trọng. Trong GaGl 6:1, Sứ đồ Phao Lô nói rằng : “ Hỡi anh em ví bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Thánh Linh, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại; chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành chăng” Theo như Thánh Kinh được trở nên có tầm vóc thuộc linh cũng có nghĩa là được ở trong, được kiểm soát và được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh thay vì bởi tâm linh con người. Nguồn của sự mềm mại này được mô tả bởi Phao Lô trong ITi1Tm 6:1-21. Trong câu 11, ông nói rằng người của Đức Chúa Trời phải mềm mại và còn nhiều điều khác nữa. Nhưng trong câu kế tiếp ông dạy dỗ Timôthê rằng: “ Hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành” ( Câu 12)

Sự mềm mại và sự cứng rắn luôn đi cùng với nhau. Người Pháp có câu ngạn ngữ như sau: “ one must have hards of steel in gloves of velvet” Phao Lô giống như một người mẹ dịu hiền chăm sóc và nuôi dưỡng con cái mình (Xem ITe1Tx 2:7). Nhưng người Cô rinh tô thách thức quyền thuộc linh của ông như là một sứ đồ của Đấng Christ, thì ông hỏi rằng : “ anh em muốn điều gì hơn? muốn tôi cầm roi mà đến cùng anh em, hay là lấy tình yêu thương và ý nhu mì?” ( ICo1Cr 4:21). Khi một người có trái Thánh Linh, thì người đó có thể bao gồm sự cứng rắn và sự mềm mại.1 Câu nào trong những câu này thì liên quan đến định nghĩa về sự mềm mại theo như trái Thánh Linh ?a Từ ngữ “ Praotes” Thường nói đến hành vi bên ngoài của chúng ta đối với người nào đób Sự mềm mại theo GaGl 5:23 thì được đề cập đến sự thuận phục, có thể dạy dỗ được và cẩn trọng.c Sự mềm mại thì cùng phẩm chất như là sự yếu đuối hoặc sự thấp kém.d Cùng một lúc chúng ta có thể có sự mềm mại lẫn sự cứng rắn.e 6:1 ngụ ý rằng gây dựng lại người đã phạm tội cách mềm mại phải bao gồm kỷ luật mềm mại.f Một khía cạnh của sự mềm mại là sự hạ mình. khiêm nhường.g Một nguời thuộc linh được giải phóng khỏi sự cám dỗ nếu người ấy xử lý mềm mại với một người tội lỗi.

Những định nghĩa theo thế gian

Mục tiêu 2: So sánh những định nghĩa theo thế gian của từ ngữ: “Praotes” với những định nghĩa theo Kinh Thánh để tìm ra những điểm giống nhau .

Page 129: Su song du dat

Xenophon (434-355 trước công nguyên) là một sứ giả, một nhà văn tiểu luận, và là một người lính. Ông dùng từ ngữ : “Praotes” để mô tả sự thông cảm được hình thành giữa những người lính cùng nhau đánh trận trong một thời gian dài.

Plato ( 427-347 trước công nguyên) là một triết gia Hy lạp nỗi danh. Ông dùng từ ngữ “ Praotes” theo nghĩa lý sự và nhã nhặn, thêm vào đó ông cũng dùng thuật ngữ này để được mô tả một con ngựa tốt được thuần hóa sử dụng sức lực của nó để phục vụ cho lòng mong mỏi và những nhu cầu của chủ nó. Sức mạnh của nó trở nên hữu ích hơn khi nó được huấn luyện. Các cơ bắp của thân thể nó các cơ bắp của thân thể chúng ta trở nên mạnh hơn khi chúng được rèn luyện bởi công việc hoặc bởi tập luyện thể dục. Có lẻ Chúa Jêsus ngụ ý điều này khi Ngài phán: “ Hãy gánh lấy ách của ta và họa theo ta” ( Mat Mt 11:29)

Socrates ( 470-399 TCN) cũng là một triết gia nỗi tiếng khác của Hy lạp. Ông sử dụng thuật ngữ “praotes” để so sánh giữa sự gắt gỏng và sự mềm mại. Ông cũng sử dụng về những động vật chịu huấn luyện sau khi được thuần hóa.

Aristotle ( 384-322TCN) một triết gia vĩ đại khác của Hylạp cũng định nghĩa thuật ngữ “ Praotes” theo sự quân bình giữa sự quá giận dữ.

Những định nghĩa theo thế gian này giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của từ ngữ “ Praotes” được sử dụng bởi sứ đồ Phao Lô khi được mô tả trái Thánh Linh mà chúng ta gọi là sự mềm mại.

2 Hãy tìm ra những định nghĩa theo Kinh Thánh mà thể được so sánh với mỗi định nghĩa theo như thế gian ở dưới đây. Hãy viết chúng trong mỗi khoảng trống.a Một con ngựa được thuần hóa dùng sứ mạng của nó để phục vụ cho lòng mong muốn và những nhu cầu của chủ nó:....................................................................................................... b Sự lịch sự và nhã nhặn.......................................................................................................c Sự cảm thông thân mật giữa những người lính........................................................................................................d Một sự quân bình giữa sự quá giận dữ với ít giận dữ..............................................................................................................................................................................................................

MÔ TẢ SỰ MỀM MẠI

Page 130: Su song du dat

Sự mềm mại của Đức Chúa Trời

Mục tiêu 3: Cho ví dụ của những bài học được từ sự mềm mại của Chúa Jêsus .

Sự mềm mại phải là một dấu hiệu và một đặt tính cần thiết của Cơ Đốc Nhân và những môn đệ của Chúa Jêsus, vì cớ mỗi Cơ Đốc Nhân được sanh bởi Thánh Linh là Đấng đã ngự trong Cơ Đốc Nhân. Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời mềm mại. Tại sao vậy? Không phải trước giả Thi Thiên đã nói rằng Đức Chúa Trời là quan án công bình, thật là Đức Chúa Trời hàng ngày nỗi cùng kẻ ác hay sao? ( Thi Tv 7:11) Cơn giận của Đức Chúa Trời chỉ đối với tội lỗi và sự gian ác, và nó không ảnh hưởng gì đến tình yêu và sự thương xót của Ngài cho chúng ta. Đây là sự mềm mại thiên thượng. Con giận của con người là tội lỗi. Đó là lý do tại sao trong Eph Ep 4:26. Lời Ngài cảnh tỉnh chúng ta rằng : “ Ví bằng anh em đương cơn giận thì chớ phạm tội” Và cùng một lời Ngài lại phán: “ Hãy gớm sự dữ” (RoRm 12:9) Đức Chúa Trời là hình ảnh về sự mềm mại trọn vẹn của chúng ta đi liền với sự bền vững.

Chúa Jêsus thì nhu mình và khiêm nhường ( Mat Mt 11:29); song điều này không có nghĩa rằng Ngài thờ ơ với những điều sai trật. Trong bài học trước, chúng ta thấy rằng khi Ngài thấy những kẻ buôn bán làm ô uế nhà Đức Chúa Trời thì Ngài bệnh một cái roi bằng dây, và đuổi hết thảy bọn chúng ra khỏi đền thờ (GiGa 2:15-16). Có lúc thì Ngài đuổi những người làm ô uế đền thờ ra khỏi đền thờ, song có lúc thì Ngài tha thứ một người đàn bà bị bắt bởi phạm tội tà dâm (GiGa 8:10-11). Ngài minh hoạ sự mềm mại theo như trái Thánh Linh được kết hợp với sức mạnh- nó không liên quan gì đối với sự yếu đuối.

Chúa Jêsus dạy rằng sự mềm mại cần phải là một dấu hiệu cần thiết của việc môn đồ hóa trong thời kỳ của Hội Thánh. Khi một ngôi làng người Samari không tiếp rước Chúa Jêsus, một số các môn đồ của Ngài hỏi Ngài rằng thưa Chúa, Chúa có muốn chúng tôi khiến lửa từ trời xuống thiêu họ chăng? Chúa Jêsus quở trách họ : “ Các ngươi không biết tâm thần nào xui dục mình, vì con người đến không phải diệt các linh hồn song đển cứu cho” (LuLc 9:55-56). Nói cái khác, Ngài nhắc nhở các môn đồ của Ngài rằng sứ điệp phúc âm là công việc của Đức Thánh Linh vì vậy phúc âm cần phải được rao giảng sự mềm mại (Cũng hãy xem IICo 2Cr 3:8)

Page 131: Su song du dat

Sự nhu mì của Chúa Jêsus được minh hoạ một cách sâu sắc trong GiGa 13:5. Chúa Jêsus chính mình Ngài hạ mình xuống để rửa chân cho các môn đồ để làm ví dụ cho các môn đồ về nguyên tắc của chức vụ “ Đầy tớ”

Sự minh chứng lớn nhất của Chúa Jêsus về sự mềm mại của Đức Thánh Linh ở trên Ngài được bày tỏ trong những giờ phút trước khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Lời cầu nguyện của Ngài là lời cầu nguyện thuận phục hoàn toàn trước ý muốn của Cha, dẫu rằng sự thuận phục đó có nghĩa là đau đớn và sự chết ( Mat Mt 26:39) Ngài có thể gọi đội quân 12 thiên sứ đến để cứu Ngài khi Ngài bị bắt, song Ngài sẵn sàng để cho những tên lính bắt Ngài (Câu 50-54), Khi Ngài bị những thầy tế lễ cả và những trưởng lão buộc tội, Ngài cũng không nói gì cả dẫu là một lời( 27:14). Chiên con của Đức Chúa Trời bởi tâm linh thương yêu và nhu mì, Ngài đã phán những lời nói tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Ngài ngay thập tự giá.

3 Hãy giải thích vị trí của sự giận dữ trong sự mềm mại thiên thượng................................................................................................................................................................................................................4 Cho ví dụ về sự thuận phục của Chúa Jêsus.......................................................................................................5 Cho ví dụ về sự khiêm nhường của Chúa Jêsus

6 Hãy trình bày ba bài học mà chúng ta có thể họa được từ những hình ảnh về sự nhu mì của Chúa Jêsus...............................................................................................................................................................................................................

Những liệt kê của Kinh Thánh về sự mềm mại

Mục tiêu 4: Hoàn thành những câu tóm tắt những lẽ thật của Kinh Thánh liên quan đến sự mềm mại ( nhu mì ).

Thường thì sự mềm mại của Kinh Thánh được gắn liền với những thuộc tính khác hoặc là sự đối lập với những phong tục sai lầm. những chú thích này sẽ cho chúng ta những hướng dẫn quan trọng khi có sự hiển thị của trái mềm mại trong đời sống của chúng ta. Chúng tôi muốn xem xét một số những hướng dẫn này và sứ điệp của chúng cho chúng ta.

Sự mềm mại chống lại tội lỗi : “ Đức Giê Hô Va nâng đỗ người khiêm nhường. Đánh đổ kẻ ác xuống đất” ( Thi Tv 147:6). Từ ngữ Hêbơrơ đối với sự mềm mại được dịch trong phân đoạn này là sự khiêm nhường và người

Page 132: Su song du dat

gian ác. Điều được kết luận đó là một tâm linh mềm mại hay khiêm nhường là một sự tác động ngăn cản tội lỗi. Sự mềm mại theo như trái Thánh Linh sẽ phục vụ đắc lực như một cổng an toàn chống lại tội lỗi trong đời sống của chúng ta.

Sự mềm mại và sự nhu mì. IICo 2Cr 10:1, Sứ đồ Phao Lô kêu gọi người Côrinhtô bằng sự nhu mì và sự mềm mại đề cập đến phong cách hoặc khuynh hướng nhẹ nhàng trái ngược với sự cứng nhắc hay hung bạo. Phao lô không muốn xử lý cứng nhắc với những người đang sống bởi những chuẩn mực của thế gian, Nhưng ông sẳn sàng bảo vệ Phúc âm và chức vụ của ông. Sự tiếp cận của ông cũng giống như một người anh thân yêu muốn cho những người là sai có cơ hội để sửa đổi bởi tâm linh thuận phục và vâng phục.

Sự mềm mại và sự khiêm nhường : Nếu không có sự khiêm nhường thì sẽ không có sự mềm mại. Eph Ep 4:2 chép rằng: “ Phải khiêm nhường đến điều mềm mại, đến điều phải nhịn nhục, lấy lòng yêu thương mà gìn giữ sự hiệp một của Thánh Linh”. Trở nên hạ mình tức là đối ngược với sự kiêu ngạo hoặc sự khoe khoang. Nó là thái độ thuận phục và tôn trọng người khác.

Sự mềm mại và sự không ngoan : “ Trong anh em có người nào khôn ngoan thông sáng chăng ? Hãy lấy cách ăn ở tốt của mình mà bày tỏ việc mình làm bởi khôn ngoan nhu mì ( praotes) mà ra” (Gia Gc 3:13)

Praotes cũng được dịch là nhu mì ở trong GaGl 5:23 và cũng được dịch là hạ mình (khiêm nhường). Người khôn ngoan là người hạ mình người nhu mì. Một lần nữa điều này nói đến tâm thần thuận phục với chồng của mình, hầu cho nếu ai trong họ là những người chưa tin Chúa, họ bị chinh phục bởi những sự thánh khiết và sự kính trọng mà họ nhận thấy nơi vợ của mình. Phierơ tiếp tục nói rằng sự cao đẹp của người vợ chẳng phải tùy thuộc vào sự chăm sóc bề ngoài “ Nhưng hãy tìm kiếm trang sức bề trong giấu ở trong lòng, tức là tin sạch chẳng hay hư nát của tâm thần dịu dàng im lặng ấy là quí giá trước mặt Đức Chúa Trời”. Từ ngữ “ praotes” bao gồm cả ý nghĩa bình lặng và êm ả giống như hương thơm. Dẫu rằng phân đoạn nầy thì đặc biệt dành cho những người vợ song nguyên tắc áp dụng vào tất cả chúng ta. Một tâm linh mềm mại, tĩnh lặng sẽ làm thu hút những kẻ không tin đến cùng với Chúa Jêsus hơn là bất kỳ sự tranh cãi hoặc biểu lộ bên ngoài nào của tính ưu việt của tôn giáo.

Sự mềm mại và sự cứu rỗi. “ Vì Đức Giê Hô Va đẹp lòng dân sự Ngài; Ngài lấy sự cứu rỗi trang sức cho người khiêm nhường” ( Thi Tv 149:4) Trong phân đoạn của Cựu ước, thì từ ngữ hạ mình xuất phát từ từ ngữ Hybálai để

Page 133: Su song du dat

nói về sự mềm mại. Trong Tân ước thì chúng ta lại thấy sự nối tiếp nầy nữa: “ Vậy, hãy bỏ đi mọi điều ô uế và mọi đều gian ác còn lại, đem lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng trong anh em, là lời cứu được linh hồn anh em. Từ ngữ hạ mình trong phân đoạn này được dịch từ từ ngữ Praotes. Nó có nghĩa là sự mềm mại từ Thánh Linh khiến chúng ta đầu phục Chúa, chuẩn bị đất để cho lời Đức Chúa Trời được đâm chồi trong chúng ta, hầu cho chúng ta sẽ sanh nhiều trái. Mathiơ 13 nói đến một loại đất mà hạt giống không thể đây chồi bởi vì đất khô và cứng. Cùng một thể ấy đối với lòng của chúng ta nếu vì cớ sự nỗi loạn của chúng ta đối với Đức Chúa Trời thì lời của Đức Chúa Trời không thể nào vào lòng chúng ta được. Một tấm lòng hạ mình là một tấm lòng mà nó đã được làm mềm bởi sự hạ mình hầu cho nó có thể tiếp nhận ngôi lời của sự cứu rỗi.

“ Sự mềm mại và sự dẫn dắt: “Ngài sẽ dẫn kẻ hiền từ cách chánh trực, chỉ dạy con đường Ngài cho người nhu mì” ( 25:9). Sự dẫn dắt này được thể hiện qua hai cách: một cách trước con người và một cách dẫn đến thiên đàng. Trong câu này Đức Chúa Trời hứa chúc phước cho cả hai cách: Những gì là công bình ( trước con người ) và theo cách riêng của Ngài ( Trước Ngài)

7 Những bài tập sau sẽ giúp bạn tám tắt những lẽ thật được tìm thấy trong những câu Kinh Thánh này. Hãy cố gắn điền vào khoảng trống để hoàn tất những câu sau mà không được xem lại những gì bạn đã học. Sau đó hãy kiểm tra câu trả lời của bạn và ôn lại những phần nào bạn chưa nắm rõ.a Đặc tính mà trái ngược với sự kiêu hãnh, khoe mình, và nó là một phần quan trọng của sự mềm mại thì được gọi là..................................................................................................b Một người vợ thuận phục có cơ hội chinh phục chồng mình nếu có một tâm linh ....và..................................................c Sự mềm mại là quan trọng cho sự nhận lãnh... bởi vì, cũng giống như mưa chuẩn bị đất cho việc gieo trồng, thì sự mềm mại làm nền... và chuẩn bị nó để nhận lãnh........................d Sự mềm mại được xem như là một bộ phận an toàn chống lại..................................................................................................e Trong việc giải quyết với các việc làm sai trật thì sự mềm mại và... giúp một người có sự kiên nhẫn và chịu đựng sự thương tổn mà không có sự oán giận.

MINH HỌA SỰ MỀM MẠI

Những ví dụ về sự mềm mại

Page 134: Su song du dat

Mục tiêu 5: Trình bày ba cách mà qua đó sự mềm mại làm gia tăng sự hiệu quả cho Đấng Christ .

Chúng ta có thể đưa ra nhiều hình ảnh về trái của sự mềm mại hoạt sự thiếu hụt trái mềm mại trong đời sống của dân sự Đức Chúa Trời trong thời Cựu ước và Hội Thánh đầu tiên. Khi bạn đọc về sự kiện của Kinh Thánh, cũng có thể bạn sẽ hỏi chính mình có phải cư xử mềm mại được bao gồm trong đặc tính của con người hay không. Trong những tình huống thiếu đi sự mềm mại cần phải có, thì có thể bạn sẽ suy nghĩ rằng nếu như trái mềm mại này được thể hiện bởi thời điểm đó thì chắc chắn sẽ có những kết quả tích cực hơn chúng tôi xin liệt kê một số các hình ảnh:

Ápraham: Apraham là một hình ảnh xuất sắc về sự mềm mại trong việc dàn xếp việc tranh chấp, điều này được thể hiện qua những lời của ông đối với Lót:

“ Ápraham nói cùng Lót rằng : Chúng ta là cốt nhục, xin ngươi cùng ta chẳng nên cãi lẫy nhau và bọn chăn chiên ta cùng bọn chăn chiên ngươi cũng đừng tranh giành nhau nữa. Toàn xứ há chẳng ở trước mắt ngươi sao? Vậy, hãy lìa khỏi ta; nếu người lấy bên tả, ta sẽ qua bên hữu; nếu ngươi lấy bên hữu, ta sẽ qua bên tả. (SaSt 13:8-9)

Lúc đầu dường như Ápraham đang bị mất đất. Song kết cuộc của câu chuyện đó là Chúa đã làm cho Ápraham thịnh vượng là người dành cho Lót sự chọn lựa trước tiên. Isác, con trai của Ápraham theo gương cha mình trong việc dàn xếp việc cãi lộn về những cái giếng nước ( Xem SaSt 26:20-26). Ông cũng được chúc phước. ( Câu 24).

Môise. Dan Ds 12:3 chép rằng : “ Vả, Môise là người rất khiêm hoà hơn mọi người trên thế gian”. Có rất ảnh về sự nhu mì. XuXh 14:24-25 cho biết rằng khi dâng sự lằm bằm cùng Môi se, thì ngay lập tức ông kêu cầu cùng Chúa. Một lần nữa trong 17:3-4 cũng xảy ra điều như vậy, và Môi se lại đến cùng Chúa. Lần kế tiếp khi dân sự kêu khóc với Môi se, thì Đức Chúa Trời bảo vệ ông và phán trực tiếp cùng Arôn và Miriam vì cớ tôi tớ của Ngài là Môi se. Tại đây chúng ta được dạy dỗ rằng Đức Giê Hô Va gìn giữ người nhu mì và mềm mại của ông lại được sự bộc lộ và Đức Chúa Trời đã bảo vệ ông.

Phao lô. Như chúng ta đã biết, sứ đồ Phao lô thường viết về tầm quan trọng của môït tâm linh mềm mại. Trái Thánh Linh này được bày tỏ thường xuyên nơi Phao lô trong việc giải quyết với những người dưới quyền của ông, và trong sự thuận phục của ông đối với ý muốn của Chúa. Trước khi qui đạo thì

Page 135: Su song du dat

ông đã sống và dạy những sứ điệp Phúc âm về tình yêu thương, và sự thương xót bằng sự mềm mại và sự khiêm nhường.

8 Hãy đọc IITi 2Tm 4:16. Những từ nào trong câu Kinh Thánh này phản chiếu sự mềm mại trong đời sống của Phao lô?...............................................................................................9 Dựa trên những hình ảnh đã cho, hãy trình bày ba cách mà bạn có thể có hiệu quả hơn cho Đấng Christ bằng việc bày tỏ trái mềm mại trong đời sống của bạn?..........................................................................................................................................................................................................

Áp dụng thực tiễn

Mục tiêu 6: Từ những phân đoạn Kinh Thánh đã cho hãy áp dụng những nguyên tắc liên quan đến sự mềm mại tâm linh .

Sự mềm mại là điều cần thiết đối với chức vụ có hiệu quả cho Chúa. Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta để rao truyền về Ngài cho con người hư mất và nơi thế giới hấp hối. Những gì mà trần gian có thể nhận thấy trong chúng ta đó là những điều sẽ kéo con người đến với Chúa Jêsus Christ. Tất cả những khía cạnh của sự mềm mại, của sự thuận phục, có thể dạy dỗ được, sự cẩn trọng, kiểm soát cơ giận, là những yếu tố cầu thiết cho sự làm chứng và sự phục vụ Cơ Đốc của chúng ta, Môn đồ hóa cho Chúa Jêsus hay phục hồi người anh em yếu đuối.

Sự làm chứng và sự chia xẻ. Trong IPhi 1Pr 3:15-16 chúng ta được giáo huấn cho việc chia xẻ Đấng Christ với người khác:

“ Nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa là Thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẳn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ, phải có lương tâm tốt, hầu cho những kẻ gièm chê cách ăn ở lành của anh em trong Đấng Christ biết mình xấu hổ trong mọi sự mà anh em đã bị nói hành”

10 Những từ nào trong phân đoạn Kinh Thánh này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thuận phục ?.......................................................................................................11 Những từ nào nhấn mạnh nhu cầu cần phải quan tâm tới khi làm chứng?.......................................................................................................

Hãy nhớ rằng vương quốc của Đức Chúa Trời không phải là sự ép buộc ở trong lòng song nó được thừa nhận. Nếu Chúa Jêsus muốn áp đặt vương

Page 136: Su song du dat

quốc của Ngài trên thế giới thì Ngài chắc chắn đã phải làm ở trong vườn Ghếtsêmanê khi Ngài phán, “ Ngươi tưởng ta không có thể xin Cha lập tức cho ta hơn mười hai thiên sứ hay sao?” Sự mềm mại theo như trái Thánh Linh thì liên quan chặt chẽ với sự làm chứng của chúng ta có kết quả cho Đấng Christ. Một Cơ Đốc Nhân không có sự quan tâm có thể làm cho người bị hư mất lánh xa vương quốc Đức Chúa Trời. Người đó cố gắn áp đặt ý tưởng của mình trên người khác hơn là bày tỏ sự mềm mại đến từ Chúa Jêsus. Bên cạnh đó, một Cơ Đốc Nhân quan tâm, yêu thương thông quan cách cư xử của mình sẽ khiến cho người tin Chúa sẽ bị hổ thẹn bởi những lời nói gian ác của họ đối với người Cơ Đốc, và họ sẽ bị thu hút đến Đấng Christ bởi sự làm chứng mềm mại.

Môn đồ hóa môn dân cho Chúa Jêsus. Sự cứu rỗi là công việc duy nhất của Đức Chúa Trời, song sự huấn luyện môn đồ là trách nhiệm của Hội Thánh. Một yếu tố sống động trong chức vụ dạy dỗ này đó là sự mềm mại theo như trái Thánh Linh:

“ Chống cự những lời biện luận điên dạy và trái lẽ, vì biết rằng chỉ sanh ra điều tranh cạnh mà thôi. Vả tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tái dạy dỗ, nhịn nhục, dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật” ( IITi 2Tm 2:23-25)Đôi khi trong quá trình huấn luyện môn đồ, sẽ có người nào đó phủ nhận chúng ta. Chúng ta không được phép để cho chính mình bị quẫn trí bởi những lời tranh cạnh ngu dại, song thay vì đó chúng ta phải cầu xin Đức Thánh Linh sanh trái mềm mại của Ngài trong chúng ta hầu cho chúng ta có thể dạy dỗ lẽ thật trong sự nhơn từ và xác quyết. Những tranh cạnh sẽ đưa đến sự căng thẳng song sự mềm mại đưa đến sự ôn hòa. Trong thế gian hiếm khi có sự kết hợp giữa sự mềm mại với sự sửa trị, nhưng trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời điều này có thể thực hiện được qua quyền năng của Đức Chúa Trời.

12 (Hãy chọn câu hoàn tất câu đúng). Môn đồ sẽ đặt được lợi ích tốt nhất từ sự giáo huấn thuộc linh nếu môn đồ.a) Tranh luận với thầy mình mỗi khi người môn đồ bất đồng hoặc nghi vấn những điều được dạy.b) Phải thuận phục, và có thể dạy dỗ được.c) Hãy nhắc nhở thầy giúp mình thầy phải dạy bằng sự mềm mại.

13 Tránh nhiệm chính của thầy giáo khi huấn luyện môn đồ là.a) Kết hợp sự giáo huấn xác quyết và chân thật với sự mềm mại.

Page 137: Su song du dat

b) Bảo vệ vị trí của mình bằng bất cứ giá nào.c) Chứng minh rằng thầy giáo nói đúng.

Phục hồi một người anh em yếu đối. “ Hỡi anh em, ví bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Đức Thánh Linh, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại” ( GaGl 6:1) Để giúp đở và kỷ luật một người anh em phạm lỗi thì cần có trái mềm mại của Đức Thánh Linh. Nếu ai đó đã phạm lỗi nhiều lần thì người đó phải được sửa trị. Song sự sửa trị phải được thực hiện với sự mềm mại, và điều này chỉ có thể thực hiện bởi người có tầm vóc thuộc linh.

14 Thái độ nào sẽ được nhận thấy trong một người thuộc linh là người cần phải sửa trị một người anh em phạm lỗi?a) Người đó phải có cảm nhận của sự thỏa mãn rằng chính anh ta cũng không thể nào phạm tội như vậy và vì vậy người ấy giải quyết rất nghiêm khắc với anh em mình hầu cho người anh em kia có thể nhận thức được mức độ sai trật của anh ta như thế nào.b) Người đó phải có tình yêu thương lớn lao và sự thương xót, nhận thức rằng chính quyền năng của Đức Thánh Linh sẽ giữ chúng ta tránh xa tội lỗi.

Phần thưởng cho sự mềm mại

Mục tiêu 7: Chọn một câu giải thích về lời hứa của Chúa, “Người hiền từ sẽ nhận được đất làm cơ nghiệp .”

Trong Thi Tv 37:11 có những từ này: “ Song người hiền từ ( Mềm mại ) sẽ nhận được đất làm cơ nghiệp và được khoái lạc về sự bình an dư dật”. Trong câu Kinh Thánh này đề cập đến hai phần thưởng của sự mềm mại. Một phần thưởng là cho tương lai ai là người có trái mềm mại được sanh bởi Đức Thánh Linh sẽ thừa hưởng được vương quốc của Đức Chúa Trời trong sự bày tỏ và hiển thị trọn vẹn khi nước Ngài đến. Phần thưởng khác thì dành cho hiện tại- sự bình an dư dật. Đôi lúc con người thế gian muốn nhận lấy những gì họ muốn thông qua nỗ lực và mưu mô của mình. Nhưng trong vương quốc của Đức Chúa Trời các thánh đồ sẽ thừa hưởng sự phước hạnh của họ. Chúa Jêsus đã xác nhận điều này khi Ngài

15 Hãy đọc Mat Mt 5:5. Chúa Jêsus có ý nghĩa gì khi nói rằng “ Người nhu mì...a) Nếu trái sự mềm mại ở trong chúng ta sẽ được chúc phước bằng nhiều tài sản của trần gian này và nó sẽ đem tới cho chúng ta sự bình an dư dật.b) Những ai có trái mềm mại sẽ dự phần với Chúa Jêsus trong vương quốc mà Ngài sẽ thiết lập trên trái đất này.

Page 138: Su song du dat

Chúng ta sẽ nhận thấy những phần thưởng khác của sự mềm mại dựa trên nền tảng trong sự đáp ứng của người xung quanh đối với tinh thần mềm mại của chúng ta. Hãy nghĩ đến những dịp mà trái mềm mại trong cuộc đời của bạn có thể được biến chuyển. Hãy cầu xin Đức Thánh Linh sanh trái này trong bạn một cách dư dật. Sau đó bạn có thể thuận phục vào ý muốn của Chúa một cách thậy sự, có thể dạy dỗ được, có khả năng kiểm soát cơn giận của mình đúng lúc, và có thể trở nên nhơn từ và cẩn thận trong mối tương giao của bạn đối với những người khác.

Bài tập trắc nghiệm

CÂU TRẢ LỜI NGẮN: Trả lời vắn tắt cho mỗi câu hỏi.

1 Hãy giải thích các biểu tượng sau đây đề cập đến điều gì trong Kinh Thánh:a Chim bồ câu.........................................................................b Chiên con hy sinh.................................................................c Chiên....................................................................................d Mỗi một biểu tượng trên tượng trưng cho đặc tính của. ………

2 Một con ngựa được thuần hóa được tượng trưng cho khía cạnh của sự mềm mại, nó chính là.......................................

3 Theo như Aristote thì Praotes là phẩm chất của một người luôn luôn .............đúng lúc và chẳng bao giờ............nếu không đúng lúc.................................................

4 Trở nên khiêm nhường thì trái nghĩa với việc trở nên......

5 Trong việc phục hồi một người anh em yếu đuối chúng ta phải bao gồm sự sửa trị với.............................................

CÂU HỎI CHỌN LỰA Hãy khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời hay nhất đối với mỗi câu hỏi.

6 Câu nào sau đây biểu hiện rõ nét ý nghĩa của từ Praotesa) Sự mềm mại và sự khiêm nhường.b) Sự mềm mại và sự yêu đuốic) Sức mạnh và khả năngd) Sự mềm mại và sự xác quyết

7 Sự mềm mại theo như trái Thánh Linh bao gồm các khía cạnh của sự thuận phục, có thể dạy dỗ được và

Page 139: Su song du dat

a) Sự cẩn trọng.b) Sự nghiêm nhặtc) Sự giận dữd) Sự rèn luyện

8 Sự phán xét của Đức Chúa Trời chống lại sự gian ác là một ví dụ vềa) Cơn giận khát nghiệtb) Giận không đúng lúcc) Giận đúng lúcd) Sự yếu đuối.

9 Những hình ảnh về Chúa Jêsus bày tỏ rằng Ngài chống đối mạnh mẽ.a) Những cố gắng của con người muốn gây hại cho Ngàib) Bất kỳ hành động nào đem đến sự hổ thẹn cho nhà của Đức Chúa Trời và danh của Ngài.c) Những tội nhân muốn đến với Ngài để được giúp đỡ.d) Sự lạm dụng và sự sỉ nhục các nhân.

10 Sự mềm mại của Thánh Linh chuẩn bị lòng cho sự cứu rỗi có thể giống như vớia) Chiên theo sau người chăn chiênb) Một động vật được thầu hóac) Mưa rơi trên đất khô hầu cho đất có thể nhận được hạt giống.d) Một thầy giáo sửa trị môn đồ của mình.11 Một người vợ thuận phục có thể chinh phục trọn vẹn người chồng chưa tin Chúa của mình đến với Chúa bằng cách.a) Trang điểm bên ngoài cho thật đẹp.b) Nói cho đến khi nào chồng mình nhận thức được như cầu cứu rỗi.c) Xem các hoạt động của Hội Thánh là ưu tiên trước hết trong cuộc sống của mình.d) Mặc lấy một tâm linh mềm mại và yên lặng.

12 Hai phần thưởng của sự mềm mại ( sự như mì) là sự bình an vàa) Sự thịnh vượngb) Dự phần trong vương quốc của Đức Chúa Trờic) Trách nhiệm lời nào trong Hội Thánhd) Sự tôn trọng lớn ở giữa mọi người.

Trả lời những câu hỏi nghiên cứu 1 a Đúng b Đúng c Sai

Page 140: Su song du dat

d Đúng e Đúng f Đúng g Sai2 Câu trả lời của bạn. Đây là câu trả lời của tôi.a Thuận phục ý muốn của Đức Chúa Trời, hoặc có thể dạy dỗ được.b Trở nên cẩn trọng; chịu đựng người khác bởi cớ tình yêu thương.c Sự gan dạ; sự dũng cảm chịu đựng và sư quyết tâm.d Kết hợp sự mềm mại với sự xác quyết khi cần thiết cho sự sửa trị ( cách xử sự với một người anh em phạm tội).3 Cơn giận của Đức Chúa Trời luôn luôn chống lại tội lỗi và sự gian ác. Ngài mềm mại và yêu thương với những kẻ thuộc về Ngài và theo Ngài.4 Thuận phục ý muốn của Cha Ngài, thuận phục những người lính bắt Ngài.5 Một ví dụ đó là rửa chân cho các môn đồ của Ngài một bài học về sự phục vụ.6 Câu trả lời của bạn. Đây là câu trả lời của tôi : Đức Chúa Trời muốn chúng ta thuận phục với Ngài; sự mềm mại theo như trái Thánh Linh thì được kết hợp với sức mạnh; sứ điệp Phúc âm được chia xẻ bằng sự mềm mại.7 a Sự khiêm nhườngb Sự mềm mại và yên lặngc Sự cứu rỗi, tấm lòng, lời Đức Chúa Trờid Tội lỗi e Sự nhu mì8 “ Nguyền xin đều đó đừng đổ tội về họ ( Ông nói đến sự tha thứ cho những người ruồng bỏ ông)9 Câu trả lời của bạn. Có thể bạn được đề nghị trở nên là một người hòa giải, không tự cố gắng bảo vệ mình nhưng hãy để Đức Chúa Trời là Đấng bảo vệ bạn; trở nên một nhân chứng mạnh mẽ, là người sẽ dẫn dắt những người khác đi đến lẽ thật của phúc âm; bày tỏ tình yêu thương, sự quan tâm, và sự khoan dung đối với người khác.10 “ Trong lòng của bạn hãy biệt riêng Đấng Christ làm Christ làm Chúa”.11 “ Hãy làm điều này với sự mềm mại và và sự tôn trọng”12 b) Thuận phục và có thể dạy dỗ được.13 a) Kết hiệp lời giáo huấn chắc chắn và thành thật với sự mềm mại.14 a) Người đó phải có tình yêu thương lớn lao và sự thương xót, nhận thức rằng chính quyền năng của Đức Thánh Linh sẽ giữ chúng ta tránh xa tội lỗi15 b) Những ai có trái mềm mại sẽ dự phần với Chúa Jêsus trong vương quốc mà Ngài sẽ thiết lập trên trần gian này.

SỰ TIẾT ĐỘ: TRÁI CỦA SỰ HUẤN LUYỆN.

Page 141: Su song du dat

Vào đêm ngày 8 tháng 10 năm 1871 có một người phụ nữ tên là Ơleary thắp một ngọn đèn nhỏ và đem nó vào chuồng trâu bò của bà ngỏ hầu bà có thể thấy đường mà vắt sữa bò. Con bò đá ngã cái đèn lồng, và lửa từ ngọn đèn bốc cháy và lan tràn một cách nhanh chóng bởi sự trợ giúp của những của những cơn gió mạnh. Lửa hoành hành 24 tiếng đồng hồ, xoá sạch trung tâm thương mại của thành phố lớn Chicago, và hủy phá 17450 toà nhà trong khu vực ít nhất có khoảng 300 người bị thiệt mạng, 90.000 người không có nhà ở và mức độ thiệt hại lên khoảng 200 triệu dollar. Nguyên nhân chỉ tại một con bò đá đổ cây đèn có lửa.

Lửa là cần thiết và có nhiều công dụng trong gia đình và công xưởng khi nó được kiểm soát. Nhưng khi nó vượt ra khỏi sự kiểm soát thì nó trở nên một kẻ thù kinh khủng có thể hủy diệt mọi thứ mà nó chạm đến sự kiểm soát đúng đắn là cần thiết, nó giống như là một nguồn năng lượng vĩ đại.Con người được tạo dựng với đầy đủ năng lực tin thần, vật lý, xúc cảm và tâm linh, mà những điều đó rất có ích nếu nó được sử dụng và kiểm soát đúng đắn như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa bởi năng lượng này phải được kiểm soát của Đức Thánh Linh. Trong bài học này chúng ta sẽ nghiên cứu trái cuối cùng trong 9 trái ThánhLinh. “ Đó là sự tiết độ”. Nó là trái của sự huấn luyện. Người nào để Thánh Linh hình thành trong hình ảnh của Chúa Jêsus thì sẽ triển khai sự tiết độ trong mỗi lãnh vực trong cuộc sống của mình.

Trong đời sống Cơ Đốc của bạn, bạn có cần rèn luyện thêm hay không ? Trái sự tiết độ là giải pháp bởi cớ nó thật sự là sự kiểm soát của Đức Thánh Linh : đầu phục trọn vẹn với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh trong tất cả điều bạn làm.

Dàn ý bài học

Nhận dạng sự tiết độ.Mô tả sự tiết độMinh họa sự tiết độ.

Mục tiêu bài học

Khi bạn hoàn tất bạn có thể :

Trình bày ý nghĩa theo Kinh Thánh và theo thế tục về sự tiết độ.Giải thích chúng ta cần phải là gì hầu để Thánh Linh sanh trái tiết độ.Định nghĩa thuật ngữ: Sự điều độ, sự tiết chế, chủ nghĩa khổ hạnh, sự kiêng cử.

Page 142: Su song du dat

Đưa ra những phân đoạn Kinh Thánh để hổ trợ những nguyên tắc về sự tiết chế và sự tiết độ.

Các sinh hoạt học tập

1. Nghiên cứu bài học này như bạn đã học theo bài học trước. Hãy đọc tất cả những phân đoạn Kinh Thánh đã cho trong phần triển khai bài học, hãy trả lời tất cả những câu hỏi nghiên cứu, và học những phần định nghĩa đối với những từ mà bạn không biết.2. Hãy đọc Rôma 8 để làm nến tảng cho bài học này.3. Làm bài tập trắc nghiệm và kiểm tra câu trả lời của bạn.

Từ ngữ chính kiêng cửsự kiêngsự tiết chếlạm dụngthuốc giải độcchủ nghĩa khổ hạnhsự quân bìnhsự truy lạcsự thái quásự nuông chiềusự làm chủsự tiết chếkhoái cảmsự khuất phụcsự điều độ

Triển khai bài học

NHẬN DẠNG SỰ TIẾT ĐỘ

Những định nghĩa theo Kinh Thánh:

Mục tiêu 1: Chọn những định nghĩa theo quan điểm của Kinh Thánh về sự tiết độ .

“ Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ ( GaGl 5:22-23)

Page 143: Su song du dat

Khởi đầu, bằng sự cứu rỗi, hoạch định của Đức Chúa Trời đó là tín hữu sẽ được dẫn dắt vào đời sống tiết độ. “ Vả, ân điển của Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi, Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời này theo tiết độ, công bình, nhơn đức” ( Tit Tt 2:11-12). Sự tiết độ theo như trái Thánh Linh là sự tự từ bỏ qua những dục vọng và ham muốn tội lỗi. Sự tiết độ đối lập với hai điều cuối cùng của “các việc làm của xác thịt” ( GaGl 5:21) đó là say sưa và mê ăn uống, nó đề cập đến sự nuông chiều thái quá đối với một hoạt động nào đó.

Từ gốc của từ được dịch “ Sự tiết độ” là từ enkrateia dưới hình thức danh từ và chỉ xuất hiện trong ba phân đoạn mà thôi: 5:22; Cong Cv 24:25 và IIPhi 2Pr 1:6. Trong GaGl 5:22 nó được dùng để đặt tên cho trái cuối cùngtrong chính trái Thánh Linh. Trong Cong Cv 24:25 Phao lô dùng thuật ngữ này khi ông nói chuyện với Phêtít về “ Sự công bình, sự tiết độ và sự phán xét ngày sau” Trong IIPhi 2Pr 1:5-6 từ này được dùng trong bản liệt kê về những ân điển: “Thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho nhơn đức sự học thức và thêm cho học thức sự tiết độ”

Ý tưởng cơ bản của từ Enkrateia đó là sức lực, quyền năng hoặc quyền làm chủ bản thân. Đây là điều chúng ta nên làm : Rèn luyện chính bản thân chúng ta dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Sự tiết độ theo như trái Thánh Linh là sự kỷ luật tự giác.

Hình thức động từ đối với sự tiết độ là Enkrateuomai được sử dụng trong ICo1Cr 9:25 để mô tả sự rèn luyện và huấn luyện nghiêm khắc đối với vận động viên là những người muốn đoại giải. Sự tương đồng giữa vận động viên và những người lính thì thường xuất hiện trong cách viết của Phao lô. Rỏ ràng cả hai điều nói đến sự kỷ luật tự giác và điều này rất cần thiết trong các hoạt động thể thao và quân đội. Phao lô khích lệ người Côrinhtô phải chạy cách nào cho được thưởng” ( Câu 24). Oâng tiếp tục nói: “ Tôi chạy chẳng phải là chạy bá vơ, tôi đánh chẳng phải là đánh gió. Song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy cho kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng” ( Câu 26-27). Ở đây Phao lô không phải nói tới sự trừng phạt thân thể mình bằng những đòn roi, nhưng ông đang nói đến việc gìn giữ thân thể mình trong sự thuận phục, kiểm soát những ham muốn mà không làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Người vận động viên nào chỉ luyện tập tích cực khi có sự giám sát của huấn luyện viên của mình thì sẽ chẳng bao giờ đoạt được giải. Người tài xế nào chỉ tuân theo tín hiệu giao thông chỉ khi có cảnh sát đứng gần đó thì cũng chưa thực hiện sự tiết độ. Người công nhân lơ là khi người quản đốc vắng

Page 144: Su song du dat

mặt thì cũng chưa có kỷ luật tự giác.

Hình thức động từ Enkrteuomai thì cũng được dùng trong 7:9. Đề cặp đến sự tự chủ của Cơ đốc nhân đối với dục vọng: “ Vả nếu họ ( Người chưa cưới gả chẳng thìn mình được thì hãy cưới gả; vì thà cưới gả còn hơn để cho lửa tình un đốt. Trong bài học vừa rồi chúng ta học rằng sự mềm mại bao gồm sự ý tưởng tiết độ trong khía cạnh của cơn giận, biết giận đúng lúc. Enkrateia nói đến sự kiểm soát về những dục vọng xác thịt hơn là sự kiểm soát về cơn giận, ví dụ như làm chủ đối với những dục vọng hoặc tiết chế trong việc ăn uống. Nói cách khác, sự tiết độ là sự làm chủ đối với những ham muốn của bản thân.

1 Định nghĩa nào thể hiện quan điểm theo Kinh Thánh về sự tiết độ:a) Lửa tình un đốt.b) Từ chối ăn hoặc uống bất cứ điều gì đem đến sự thỏa mãn.c) Kỷ luật tự giác trong các thói quen hằng ngày.d) Làm chủ đối với những ham muống xấu xa và tư kỷ.e) Hình phạt thân thể bởi cớ những ham muốn mạnh mẽ của nó.f) Quyền năng vượt qua sự cám dỗ.g) Tự kiềm chế thông qua sự dẩn dắt của Đức Thánh Linh

2 Trong 9:25-27, Sứ đồ Phao lô dạy rằng chúng ta là kẻ theo Đấng Christ thì phải.a) Gìn giữ thân thể chúng ta trong sự thuận phục thông qua các hình thức hình phạt như tránh đi những kinh nghiệm ưa thích.b) Hãy học hỏi để kiểm soát những ham muốn của chúng ta bằng sự rèn luyện nghiêm khắc hầu cho chúng sẽ được xứng đáng trước sự chấp thuận của Chúa.

Những định nghĩa theo thế tục:

Mục tiêu 2: Chọn một định nghĩa theo thế tục nào giống với phần mô tả của Phao lô về người không thuộc linh .

Platô gọi enkrteia là “sự làm chủ bản thân”. Nó chính là sự làm chủ của người nào đó đối với những ham muốn và những thú vui ham thích của mình. Ông cũng nói rằng nó trái ngược với sự ham mê thực phẩm và tính dục. Một học giả Kinh Thánh nhắc nhở rằng tránh xa quá những điều này sẽ dẫn đến chủ nghĩa khổ hạnh tức là sự thực hiện việc kiêng cử đối với thịt, rượu và hôn nhân. Ông đưa ra rằng chủ nghĩa khổ hạnh là một sự tách rời đối với tiêu chuẩn của tân ước về sự tự kiềm chế chúng. Ông nhận thấy người thiếu sự tiết độ là người có những dục vọng mãnh liệt nhưng có thể

Page 145: Su song du dat

kiềm chế chúng. Ông nhậnthấy người thiếu sự tiết độ không phải như là việc chọn lựa cân nhắc để làm những điều sai nhưng như là việc không đủ sức để chống lại sự cám dỗ.

Trong ngôn ngữ Hylạp thì thuật ngữ enkrateia được chúng mô tả đức hạnh của một vị hoàng đế là người không bao giờ cho phép những thú vui cá nhân ảnh hưởng lên sự cai trị của ông đối với dân.

3 Hãy đọc RoRm 7:14-20; sự mô tả của Phao lô về nguời không thuộc linh thì tương tự với những câu nào sau đây?a) Quan điểm của chủ nghĩa khổ hạnh.b) Vị hoàng đế là người không bị tác động bởi những ham muốn cá nhân.c) Phần mô tả của Aristotle về người thiếu sự tiết độ.d) Sự minh hoạ của Phato về sự ham muốn thực phẩm và tính dục.

Bí quyết đối với sự tiết độ: Mục tiêu 3: Dựa trên 8:5-9, hãy giải thích bí quyết để được kiểm soát đối với những ham muốn tội lỗi .

Trong Eph Ep 5:18 Sứ đồ Phaolô đã tương phản giữa việc say rượu và đầy dẫy Đức Thánh Linh: “ Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng, nhưng phải đầy dẩy Đức Thánh Linh.” Thiếu sự tiết độ sẽ dẩn đến sự thái quá, đến việc thỏa mãn những nhu cầu tội lỗi của xác thịt. Liều thuốc tốt nhất đó là đầy dẫy Đức Thánh Linh. Người đầy dẫy Đức ThánhLinh thì ở dưới sự kiểm soát của Thánh Linh và được giúp đỡ để nhận lấy sự làm chủ đối với những yếu đuối của mình, hầu để kiểm soát chính mình. Sứ đồ Phao lô giải thích điều này:

“ Thật thế, kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh. Vả chăm về xác thịt thì sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống, bình an. Vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp của Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được. Vả những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể phục vụ được. Vả những kẻ sống theo xác thịt thì không thể ở cho đẹp lòng Đức Chúa Trời. Về phần anh em nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh” (RoRm 8:5-9)

Các bạn có nhận thấy sự tương đồng giữa sự giải thích của Phao lô và lời Đức Chúa Jêsus trong GiGa 3:6 hay không “ Hể chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hể chi sanh bởi Thánh Linh là thần” Nếu không có sự trợ giúp của Đức

Page 146: Su song du dat

Thánh Linh thì bản chất tự nhiên của chúng ta có khuynh hướng thiên về những ham muốn của tội lỗi. Song khi chúng ta được sanh bởi Đức Thánh Linh, thì bản chất mới bên trong khiến chúng ta muốn những gì mà Thánh Linh muốn cho chúng ta. Hơn thế nữa chúng ta cần phải liên tục đẩy dẩy Thánh Linh hầu cho chúng ta làm chết đi những ham muốn tội lỗi hàng ngày và đầy dẩy những ham muốn của Thánh Linh.

4 Bằng từ của bạn hãy giải thích bí quyết để nhận được kiểm soát đối với những ham muốn tội lỗi là gì?............................................................................................................................................................................................................MÔ TẢ SỰ TIẾT ĐỘ

Một đời sống cân đối

Mục tiêu 4: Nhận ra những phần mô tả đúng về một đời sống tiết độ cân đối (quân bình )

Nguyên tắc của sự cân đối là một trong những định luật tự nhiên của toàn cầu. Sự kiểm soát trọn vẹn của Đức Chúa Trời về tự nhiên được đề cập trong sách Gióp.

“ Khá đứng yên, suy nghĩ về các việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Ngươi có biết cách nào Đức Chúa Trời sắp đặt các việc ấy chăng? Cách nào Ngài chiếu lòa chớp nhoáng của mây Ngài chăng? Ngươi có biết cây cân bằng sao chăng?

Sự quân bình cũng là chủ đề của người TrGv 3:1-8. Tác giả nói rằng, “ Có kỳ cho mọi điều, phàm sự gì có thời tiết, mọi việc dưới trời có kỳ định.” (Câu1)

Đức Chúa Trời mong muốn rằng Cơ Đốc Nhân có đời sống quân bình. Điều này bao gồm về sự quân bình về tâm linh, vật lý tâm lý, và xúc cảm. Ví dụ như Sứ đồ Phao lô viết sách I Côrinhtô chương 12, 13 và 14 để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cân đối trong Hội Thánh đối với việc trao dồi những ân tứ Thánh Linh, và nhấn mạnh nhu cầu cần phải được cân đối các ân tứ bằng tình yêu thương. Trong Hội Thánh Cô rinh tô có sự lạm dụng trong việc thực hiện các ân tứ Thánh Linh. Nhưng tại Hội Thánh Têsalônica bởi sự kiểm soát quá đến nổi khiến cho mất cân đối. Những tín hữu này đang ngăn trở công việc của Thánh Linh và thậm chí các ân tứ Thánh Linh, ân tứ được tán thành nhất đó là ân tứ tiên tri ( Xem ITe1Tx 5:19-20) Hai hình ảnh này minh họa nhu cầu cho việc quân bình mỗi lãnh vực của đời sống chúng ta.

Page 147: Su song du dat

Tất cả những năng lực con người mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta ví dụ như khả năng lý luận, khả năng để cảm nhận, khả năng để thực hiện ý chí của chúng ta, thì điều có khả năng bị lạm dụng. Đó là lý do tại sao chúng ta có sự trợ giúp của Đức Thánh Linh để học sự tiết độ, hầu cho có sự cân đối trong đời sống chúng ta trong việc trau đổi những ...

Một đời sống quân bình là một đời sống tiết chế và điều đôï. Những từ này có nghĩa là hãy tránh những sự thái quá của cách cư xử hay sự biểu lộ, và nó đề cập đến những giới hạn có thể lý luận được. Như chúng tôi đã đề cập, điều này không có nghĩa là chủ nghĩa khổ hạnh buộc phải kiêng cử những tật như thịt, rượu, hoặc hôn nhân. Trong ITi1Tm 4:3-4, Sứ đồ Phao lô nhắc nhở Timôthê đừng lắng nghe những sự dạy dỗ về chủ nghĩa khổ hạnh của những kẻ lừa dối:

“ Họ sẽ cấm cưới gả, và biểu kiêng các thức ăn Đức Chúa Trời đã dựng nên cho kẻ có lòng tin và biết lẽ thật, tạ ơn mà dùng lấy. Vả, mọi sự Đức Chúa Trời đã dựng nên điều là tốt lành cả, không một vật chi đáng bỏ, miễn là mình cảm ơn, ăn lấy thì được”.

Dĩ nhiên có những điều mà Cơ Đốc Nhân phải kiêng cử hoàn toàn. Đó là những hành động của bản chất tội lỗi mà chúng ta đã liệt kê trong bài học 1 ( Xem GaGl 5:19-21; RoRm 1:29-31; 3:12-18 và Mac Mc 7:22-23). Tuy nhiên Đức Chúa Trời đã tạo nên mọi điều tốt lành hầu cho chúng ta nhận lấy một cách điều độ dưới sự dẩn dắt của Đức Thánh Linh và trong sự hiệp nhất với những hạn định đã cho trong lời Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem Kinh Thánh nói gì về sự tiết độ trong những lãnh vực đặc biệt của đời sống chúng ta.

1. Sự kiểm soát cái lưỡi: Sự tiết độ bắt đầu với những lưỡi. Gia Gc 3:1 chép rằng: “ Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình”. Gia cơ tiếp tục mô tả sự kiểm soát lưỡi chúng ta thật là khó biết bao.

5 Hãy đọc 3:2-12. Những từ này bày tỏ rằng chúng ta phải có sự trợ giúp của Thánh Linh hầu để kiểm soát cái lưỡi của chúng ta?.....................................................................................................Người nào thật sự ao ước có trái tiết độ trong đời sống của mình thì phải khởi đầu bằng cách để Thánh Linh kiểm soát cái lưỡi của mình. Nếu Ngài làm chủ cái lưỡi của chúng ta, vậy thì Ngài cũng làm chủ mọi khía cạnh khác của đời sống chúng ta. Lưỡi nào ở dưới sự kiểm soát của Đức Thánh Linh thì không thể cùng một lúc vừa ngợi khen Chúa và Cha thiên thượng

Page 148: Su song du dat

lại vừa rủa sả con người là tạo vật mà ĐứcChúa Trời đã dựng nên theo hình ảnh của Ngài.

2. Kiểm soát sự ham muốn tình dục: Kinh Thánh nói về chủ đề này rất nhiều. Sự hiệp thân giữa người chồng và người vợ thì đáng tôn trọng và được sự chúc phước của Đức Chúa Trời. Trong ICo1Cr 7:1-40, Sứ đồ Phao lô đã đưa ra lời giáo huấn về sự kiểm soát đúng đắn về sự ham muốn tình dục trong hôn nhân. Ông nói tiếp rằng nếu người chưa cưới gả và người đàn bà góa” Chẳng thìn mình được thì hãy cưới gả, vì thà cưới gả còn hơn để cho lửa tình un đốt”. Từ ngữ kiểm soát được dịch từ chử enkrateuomai, cùng một động từ đó cũng được sử dụng cho sự tiết độ theo như trái Thánh Linh. Những người mong muốn không lập gia đình thì cần sự tiết độ ( enkrateuomai) của Đức Thánh Linh để kiểm soát những ham muốn tình dục thông thường. Tầm quan trọng của sự kiểm soát này được giải rỏ trong ITe1Tx 4:3-7: “ Vì ý muốn Đức Chúa Trời, ấy là khiến anh em nên thánh: tức là lánh sự ô uế, mỗi người phải biết giữ thân mình cho thánh sạch và tôn trọng, chẳng bao giờ sa vào tình dục luông tuồng như người ngoại đạo là kẻ không nhìn biết Đức Chúa Trời. Chớ có ai phỉnh phờ anh em mình, hay là làm hại anh em bất kỳ điều gì, vì Chúa là Đấng báo oán những sự đó, như chúng tôi đã nói trước cùng anh em và đã làm chứng. Bởi chưng Đức Chúa Trời chẳng gọi chúng ta đến sự ô uế đâu, bèn là sự nên thánh. Cho nên ai khinh bỏ điều chúng tôi nói, thì không phải khinh bỏ người ta đâu, bèn là khinh bỏ Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban Thánh Linh của Ngài cho anh em.”

6 Theo như câu Kinh Thánh này, thì nguy hiểm lớn nhất đối với người thiếu sự tiết độ trong các ham mếm tình dục đó là có tội với:a) Đức Chúa Trờib) Thân thể mìnhc) Người khác

3. Sự tiết chế trong các thói quen hằng ngày. Trong ICo1Cr 6:12-20, Sứ đồ Phao lô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm vinh hiển Đức Chúa Trời trong thân thể bạn. Trong phân đoạn này ông không chỉ nói về sự luông tuồng về tình dục, mà ông cũng nói về những việc khác làm ô uế thân thể mình và vì vậy là ô nhục Đức Chúa Trời:

“ Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự điều có ích, mọi sự tôi có phép làm nhưng chẳng để sự gì bắt phục tôi. Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn, Đức Chúa Trời sẽ hủy hoại cái này và cái kia” ( Câu 12-13)

Page 149: Su song du dat

7 Từ nào trong phân đoạn Kinh Thánh này nói đến sự kiểm soát ( tiết độ) trong mỗi khía cạnh của đời sống bạn?

Tính ham ăn và say sưa là những thói quen tội lỗi của sự nuông chìu cá nhân mà chúng ta đã được nhắc nhở trong Kinh Thánh: “ Chớ đồng bọn cùng những bợm rượu hoặc với kẻ láu ăn, vì bợm rượu và những kẻ láu ăn sẽ trở nên nghèo. ( ChCn 23:20-21). Làm thế nào chúng ta có thể chỉ trích người khác vì say sưa khi chúng ta ăn quá độ và làm hại thân thể chúng ta bởi vượt quá trọng lượng? Nhiều người trong vòng chúng ta cần sự trợ giúp của Đức Thánh Linh hầu để học biết sự tiết độ và sự tiết chế trong các thói quen ăn uống của mình.

4. Sự tiết chế trong việc sử dụng thời gian: Trong Kinh Thánh có lẽ ví dụ hay nhất về việc đam mê lạc thú đó là người giàu ngu dại nói với chính mình rằng: “Linh hồn ơi, mầy đã được nhiều của để dành lâu năm; thôi hãy nghĩ, ăn uống và vui vẻ.” (LuLc 12:19) Chúa Jêsus nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian một cách khôn ngoan, trong bài giảng của mình về sự tỉnh thức, (LuLc 12:35-48). Một đời sống quân bình sẽ phân chia lượng thời gian chính xác cho công việc, cho việc học hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện, cho việc nghỉ ngơi và nhàn rỗi. Người nào dành quá nhiều thì giờ cho công việc của mình và thờ ơ gia đình thì người đó chưa học được sự kiểm soát thời gian của mình đúng đắn. Người nào lười biếng và lãng phí thời gian của mình trong các hoạt động vô ích thì cũng không có sự tiết độ. Sứ đồ Phao lô khích lệ chúng ta rằng, “ Vậy chúng ta chớ ngủ như kẻ khác, nhưng phải tỉnh thức và giè giữ, vì kẻ ngủ thì ngủ ban đêm, kẻ say thì say ban đêm. Nhưng chúng ta thuộc về ban ngày, nên hãy giè giữ.”( ITe1Tx 5:6-8).

5. Sự tiết độ về tâm trí. “Nhưng hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó.” (RoRm 13:14) “ Rốt lại hởi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhơn đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến”.(Phi Pl 4:8). Hai câu Kinh Thánh này chỉ cho chúng ta biết kiểm soát tâm trí của chúng ta như thế nào: Đừng nghĩ về những điều gian ác nhưng hãy nghĩ về những điều tốt. Trong thế giới ngày hôm nay, có rất nhiều sự hấp dẫn lôi cuốn tâm trí chúng ta ra khỏi trách nhiệm của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Những gì bạn đọc, những gì bạn xem trên Tivi, những gì bạn lắng nghe hoặc tham gia, tất cả điều có sự tác động trên sự tiết độ về tâm trí của bạn. Chúng ta cần sự trợ giúp của Đức Thánh Linh hầu để giữ tư tưởng của chúng ta đẹp lòng Ngài.

Page 150: Su song du dat

8 Từ ngữ nào sau đây được dùng để mô tả quan điểm theo Kinh thánh về sự tiết độ ?a) Cách cư xử hoặc sự biểu lộ thái quá.b) Sự điều độc) Chủ nghĩa khổ hạnhd) Sự quân bìnhe) Sự thái quáf) Sự tiết chếg) Đam mê lạc thú

9 Câu nào sau đây mô tả đúng về đời sống Cơ Đốc quân bình hoặc tiết độ?a) Một đời sống quân bình thì không tự kiểm soát quá nhiều hoặc quá ít.b) Chủ nghĩa khổ hạnh là một khía cạnh quan trọng của sự tiết độ bởi vì Kinh Thánh dạy rằng chúng ta nên tránh xa bất kỳ hình thức mua vui nào.c) Có những điều mà Cơ Đốc Nhân phải kiêng cử nếu Cơ Đốc Nhân muốn có một đời sống tiết độd) Khi xét về những khía cạnh trong đời sống của một người nào đó mà có nhu cầu về sự tiết độ thì sự kiểm soát cái lưỡi chắc chắn là ít quan trọng nhất.e) Bí quyết đối với sự tiết độ đó là không bị làm chủ bởi bất cứ điều gì.f) Giải pháp được đề ra trong Kinh Thánh đối với người nào không thể kiểm soát sự ham muốn tình dục đó là lập gia đình.g) Bất cứ hoạt động nào cũng được phép làm nếu làm trong sự tiết chế.h) Chúng ta có thể có sự tiết độ đối với tâm trí bằng cách không suy nghĩa đến những điều mà có thể dẫn một người đến phạm tội.I) Sự tiết độ về thời gian có nghĩa là là sự quân bình đúng giữa công việc, sự thờ phượng và sự thư giãn.j) Người mê ăn uống có sự tiết độ hơn người say rượu.

Một đời sống thánh khiết

Mục tiêu 5: Giải thích quá trình mà qua đó Đức Thánh Linh làm trọn sự thánh khiết trong bạn .

Hơn hết những điều khác, Đức Chúa Trời muốn bạn trở nên thánh khiết. Điều này được nhấn mạnh nhiều lần trong Kinh Thánh.“ Vì ta là Đức Giê Hô Va, Đấng đã đem các ngươi khỏi xứ Êdíptô đặng làm Đức Chúa Trời của các ngươi; các ngươi phải nên thánh, vì ta là thánh.” (LeLv 11:45).

Page 151: Su song du dat

“ Ngợi khen Chúa, là Đức Chúa Trời của Ysơraên, vì đã thăm viếng và chuộc dân Ngài, cùng sanh ra cho chúng tôi ... một Đấng Cứu Thế có quyền phép !... để giúp chúng tôi lấy sự thánh khiết và công bình mà hầu việc Ngài, trọn đời sống mình không sợ hãi gì hết”. ( LuLc 1:68, 74-75).

“ Hỡi những kẻ rất yêu dấu của tôi, chúng ta đã có lời hứa ấy, thì hãy làm cho mình thanh sạch khỏi mọi sự dơ bẩn phần xác thịt và phần linh, lại lấy sự kính sợ Đức Chúa Trời mà làm trọn việc nên thánh của chúng ta” (IICo 2Cr 7:1)

Hãy cầu sự bình an với mọi người, cùng tìm theo sự nên thánh, vì nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời (HeDt 12:14)

Đức Chúa Trời là quyền năng vận hành trong chúng ta, làm trọn vẹn sự thánh khiết trong chúng ta và làm cho Đấng Christ trở nên một thực tiển sống trong đời sống của chúng ta. Ngài thực hiện điều này bằng cách sanh trong chúng ta trái tiết độ. Ngài bày tỏ trong chúng ta rằng không thể có sự trộn lẫn giữa sự tối tăm và sự sáng ( điều dữ và điều lành). Ngài tạo trong chúng ta lòng ao ước để biệt riêng chúng ta từ thế gian tội lỗi để sống cách nào đó làm đẹp lòng Đức Chúa Trời

Chúng ta đã đề cập trước trong bài học này rằng sự tiết độ đối với một Cơ Đốc Nhân đó là sự kiểm soát trọn vẹn của Đức Thánh Linh. Đó là điều mà Sứ đồ Phao lô đang đề cập tới trong RoRm 8:8-10:

“Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể ở cho đẹp lòng Đức Chúa Trời, về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ ở trong anh em, thì thân thể chết nhơn cớ tội lỗi, và thần linh sống nhơn cớ sự công bình ( sự thánh khiết)

Vì vậy, sự tiết độ theo như trái Thánh Linh thì chống lại tất cả những công việc của bản chất tội lỗi. Một khi bạn đã được cứu và Thánh Linh ngự trong đời sống của bạn, thì bạn không còn bị lệ thuộc dưới sự trói buộc đối với bản chất tội lỗi. Tuy nhiên, xuyên suốt cuộc sống ở tại trần gian này bạn sẽ cần phải luyện tập để kiểm soát những dục vọng, ham muốn của xác thịt. Xác thịt ( bản chất tội tỗi) sẽ làm mọi điều hầu nó có thể chiếm lại sự kiểm soát của cuộc đời bạn. Nhưng khi bạn đầu phục vào sự kiểm soát của Đức Thánh Linh, Ngài sẽ làm cho xác thịt không còn quyền gì nữa trên đời sống bạn. Điều này khiến cho sự tiết độ trở nên thực hiện có hiệu quả.

Page 152: Su song du dat

Trở nên thánh khiết có nghĩa là trở nên giống với Đấng Christ. Những đặc tính của Đấng Christ. Những đặc tính mà chúng ta gọi là trái Thánh Linh trong GaGl 5:22-23 đó là những đặc tính của Đấng Christ được sanh ra trong chúng ta bởi Đức Thánh Linh khi chúng ta thuận phục chính chúng ta vào sự kiểm soát của Ngài. Sự tiết độ là đặc tính làm cho chúng ta có thể : biệt riêng chúng ta ra khỏi thế gian và đến cùng Đức Chúa Trời. Nó là một tiến trình mà sự thánh khiết được trọn lành trong chúng ta. Trở nên thánh khiết được kiểm soát bởi Đức Thánh Linh.

10 Hãy giải thích vắn tắt quá trình, mà qua đó Đức Thánh Linh trọn lành sự thánh khiết trong chúng ta............................................................................................................................................................................................................

MINH HỌA SỰ TIẾT ĐỘ:

Mục tiêu 6: Tự đánh giá để xác định những điều gì cần sự trợ giúp của Đức Thánh Linh trong việc thực tập sự tiết độ :

Ví dụ về Chúa Jêsus :

Kinh Thánh chép rằng Chúa Jêsus: “ Bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội” (HeDt 4:15).Đây là một ví dụ trọn vẹn và sự tiết độ dưới quyền năng của Đức Thánh Linh. Chúng ta hãy cùng xem lại về sự cám dổ của Ma quỷ đối với Chúa Jêsus trong sách LuLc 4:1-13.

1. Khi Chúa Jêsus bị cám dỗ thì Ngài được đầy dẫy Đức Thánh Linh.

2. Ma quỷ tìm kiếm điểm yếu của Chúa Jêsus. Ma quỷ biết rằng vì Ngài đã kiêng ăn 40 ngày, c ho nên Ngài đói bụng. Vì vậy sự cám dỗ đến cùng với lời mời gọi về thức ăn.

3. Chúa Jêsus không cho phép tâm trí mình đặt trong sự ao ước của Ngài về thức ăn, song Ngài đã dùng sự hiểu biết của Ngài về Kinh Thánh để tránh đi sự cám dỗ của kẻ thù.4. Khi ma quỷ tiết tục cám dỗ Ngài, Chúa Jêsus đáp lại bằng cách nhắc nhở ma quỷ về những gì mà lời Đức Chúa Trời đã phán.

5. Sau khi Ma quỷ đã thi hành xong tất cả những sự cám dỗ này, Chúa Jêsus trở về Galilê trong quyền năng của Thánh Linh.

Bạn nên chú ý trong thí dụ này rằng Chúa Jêsus không nhờ cậy vào khả năng

Page 153: Su song du dat

kháng cự của con người trong Ngài để chống lại ma quỷ. Song Ngài đầy dẫy Đức Thánh Linh, và hành động trong quyền năng của Thánh Linh. Bạn cũng phải chú ý rằng Ngài kiểm soát ý tưởng của Ngài bằng cách giữ tâm trí mình trên lời Đức Chúa Trời. Chẳng có điều gì mà Ma qủy nói hoặc làm để dụ dỗ Ngài mà đem đến hiệu quả. Chúa Jêsus đã hoàn thiện sự tiết độ bởi quyền năng của Đức Thánh Linh.

Tiêu chuẩn cho những người lãnh đạo:

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng cho việc lãnh đạo trong Hội Thánh Tân ước đó là sự tiết độ, như đã được bày tỏ qua những phân đoạn Kinh Thánh này:

1. ITi1Tm 3:1-2 Người giám mục phải điều độ, tiết độ.2. 3:8 Các chấp sự không được ghiền rượu.3. 3:11 Vợ các chấp sự cũng phải tiết độ.4. Tit Tt 1:7-8 vì người giám mục là kể quản lý nhà Đức Chúa Trời thì phải công bình, thánh sạch tiết độ.5. 2:2, 6 Khuyên những người già cả phải tiết độ, khuyên những người trẻ tuổi ở cho có tiết độ.6. 2:3-5 Các bà già phải tiết độ hầu cho họ có thể dạy những người đàn bà trẻ tuổi ở cho có tiết độ.

11 Những bài học nào mà bạn có thể học được trong ví dụ về Chúa Jêsus mà nó có thể giúp bạn có sự tiết độ và kháng cự lại ma quỷ?..............................................................................................................................................................................................

12 Tại sao đối với người lãnh đạo có sự tiết độ là điều quan trọng?..............................................................................................................................................................................................

13 Để kết luận bài học này, hãy đánh giá cuộc sống riêng của bạn, để xác định bạn cần Đức Thánh Linh giúp đở điều gì trong việc vận dụng sự tiết độ, và xem nó như là một vấn đề, mà bạn cần phải cầu nguyện và thực tập mỗi ngày cách hết lòng.

- Tôi có sự kiểm soát đối vơi:Thói quen ăn uốngRượuMa túyThời gian của tôi

Page 154: Su song du dat

Nhu cầu tình dụcTâm trí tôiNhững ham muốn sai trậtThói quen xấu Cái lưỡi của tôi- luôn luôn- thường xuyên- thường thường- hiếm khi- Tôi cần sự giúp đỡ của Đức Thánh linh

Bài tập trắc nghiệm

CÂU HỎI CHỌN LỰA: Hãy chọn một câu trả lời hay nhất cho mỗi câu hỏi.1 Một thuật ngữ khác đối với sự tiết độ là:a) Sự đam mê lạc thú.b) Chủ nghĩa khổ hạnhc) Sự kiêng cử.d) Kỷ luật tự giác.

2 Hai ví dụ về sự nuông chìu thái quá làa) Ăn và uốngb) Say sưa và truy hoan.c) Sự tiết chế và tiết độd) Sự huấn luyện nghiêm khắc và chạy cuộc đua.

3 Enkrateia nói đến sự kiểm soát vềa) Những đam mê nhục dụcb) Sự giận dữc) Người khácd) Những ân tứ của Thánh Linh

4 Chú nghĩa khổ hạnh là sự thực hành củaa) Sự tiết độb) Ăn thịt và uống rượu quá độ.c) Kiêng cử những thứ như thịt, rượu, và hôn nhând) Phóng đãng tình dục

5 Khi Kinh Thánh dạy người lãnh đạo phải tiết độ điều này có nghĩa là họ phải.a) Có uy quyền trên người khácb) Không làm bất cứ điều gì thái quá

Page 155: Su song du dat

c) Kiêng cử những hoạt động đem đến sự vui thíchd) Dành tất cả thời gian của họ cho công việc.

6 Sự tiết độ khởi đầu của sự kiểm soát vềa) Lưỡib) Những ham mếm dục vọngc) Thời giand) Tâm tri.

7 Câu nào sau đây là câu giải thích hay nhất về những gì bạn phải làm để có trái tiết độ được sanh trong bạn bởi ĐứcThánh Linha) Bạn phải giao sự kiểm soát của đời sống bạn cho Đức Thánh Linh, và nhạy cảm với sự nhắc nhở của Ngài về những cách cư xử thích hợp của cuộc sống bạn.b) Bạn phải dựa trên năng lực kháng cự của con người bạn để chống lại những sự cám dỗ của ma quỷ mà có thể khiến bạn mất sự kiểm soát.

8 Trong việc phân bổ thời gian của chúng ta giữa công việc, sự thờ phượng và thời gian rảnh rỗi, thì Kinh Thánh dạy rằng chúng ta phải.a) Dành phần lớn thời gian của chúng ta trong các hoạt động liên quan đến sự thờ phượng b) Có một đời sống quân bình dành thời gian thích ứng cho mỗi hoạt động.c) Trước hết chú trọng công việc, sau đó đến sự thờ phượng và tránh đi thời gian rảnh rỗi.

CÂU HỎI ĐÚNG SAI : Nếu câu đúng thì hãy viết chử Đ trong khoảng trống và câu sai thì viết chử S.....9 Trong đoạn 7, sứ đồ Phao lô mô tả một người không thuộc linh như là người không muốn kháng cự sự cám dỗ.....10 Bí quyết đối với sự tiết độ là được kiểm soát bởi Đức Thánh Linh.....11 Một đời sống quân bình được chú ý bởi cách cư xử cực đoan.....12 Từ ngữ tiết chế có nghĩa là kiêng cử những việc uống rượu....13 Sự thánh khiết thì không thể có nếu không có sự tiết độ....14 Theo như Kinh Thánh chỉ những người lãnh đạo là những người cần đến trái của sự tiết độ

Trả lời những câu hỏi nghiên cứu

1 c) Kỷ luật tự giác trong các thói quen hằng ngàyd) Làm chủ đối với những ham muốn xấu xa tư kỷ

Page 156: Su song du dat

f) Quyền năng vượt qua sự cám dỗg) Tự kiềm chế thông qua sự dẩn dắt của Đức Thánh Linh2 b) Hãy học hỏi để kiểm soát những ham muốn của chúng ta bằng sự huấn luyện nghiêm khắc hầu cho chúng ta sẽ được xứng đáng trước sự chấp thuận của Chúa.3 c) Phần mô tả của Aristote về những ngưòi thiếu sự tiết đo.ä4 Câu trả lời của bạn. Theo tôi thì bí quyết để được đầy dẫy Đức Thánh Linh và để Thánh linh có sự kiểm soát đời sống tôi. Sau đó tôi sẽ muốn làm những gì đẹp lòng Ngài5 “ Cái lưỡi, không ai trị phục được nó” ( Câu 8)6 a) Đức Chúa Trời7 “Tôi chẳng để sự gì bắt phục được tôi” ( Câu 12)8 b) Sự điều độd) Sự quân bìnhf) Sự tiết chế9 a Đúng b Sai c Đúng d Sai e Đúng f Đúng g Sai h ĐúngI sai j sai10 Câu trả lời của bạn tương tự như sau: Thông qua trái tiết độ mà chúng ta có thể biệt riêng chính mình chúng ta ra khỏi thế gian mà đến cùng Đức Chúa Trời. Để thực hiện điều này, chúng ta phải giao sự kiểm soát của đời sống chúng ta cho Đức Thánh Linh và để Ngài sanh ( hình thành) những đặc tính của Đấng Christ trong chúng ta.11 Câu trả lời của bạn: Ví dụ này cho tôi thấy rằng tôi luôn cần quyền năng của Đức Thánh Linh, và tôi cần để tâm trí tôi trên lời của Đức Chúa Trời hầu để kháng cự kẻ thù12 Bởi vì những người lãnh đạo là người gương mẫu cho những người khác, và họ không thể dạy người khác về sự tiết độ nếu họ không có sự tiết độ.13 Câu trả lời của bạn. Hãy nhớ rằng Đức Thánh Linh sẽ chẳng bao giờ áp đặt sự kiểm soát của Ngài trên bạn, bạn phải thuận phục sự kiểm soát của Ngài, hầu cho Ngài có thể sanh trong bạn trái tiết độ.

SỰ SANH BÔNG TRÁI

Page 157: Su song du dat

Không có Luật Pháp nào có thể ngăn cản nó. Ở đầu môn học này chúng ta đã nói đến sự phân loại của Chúa Jesus về người làm vườn, cây nho và các nhánh. Trong sự phân loại này, Đức Chúa Trời là người làm vườn, Chúa Giêxu là cây nho và chúng ta, những kẻ thuộc trong Ngài là các nhánh. Nhánh hấp thụ được nguồn sự sống từ cây nho khi nó còn gắn liền với cây nho. Nhánh phải hấp thụ nguồn ban cho sự sống nầy hầu để phát triển và sanh lắm trái. Nhánh nào không còn gắn liền với cây thì sẽ bị cắt bỏ và bị đốt kế hoạch của Đức Chúa Trời cho bạn và tôi đó là chúng ta sẽ là những Cơ đốc nhân sanh lắm trái. Nói cách khác Ngài muốn chúng ta bày tỏ những đặc tính của Đấng Christ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, cũng giống như nhánh cây phô bày những tính chất của cây nho mà nó gắn liền với. Ngài có thể làm điều này bằng cách ban Đức Thánh Linh cho chúng ta, là Đấng ngự trong chúng ta và sanh trong chúng ta những đặc tính mà chúng ta gọi là trái Thánh Linh theo như GaGl 5:22-23.

Trong bài học cuối cùng này, chúng ta sẽ ôn lại chín khía cạnh của Trái Thánh linh và xem xét tương quan giữa luật pháp của Tân ước, sự tự do Cơ đốc nhân và Trái Thánh Linh. Có những luật pháp chống lại nhiều điều song không có luật pháp nào chống lại việc sanh bông trái hoặc bản chất giống Đấng Christ. Hãy để Đức Thánh linh vận hành trong đời sống bạn hầu cho cuộc sống bạn giống như một nhánh cây khỏe mạnh sanh ra lắm trái.

Dàn ý bài học

Luật pháp và sự tự do Cơ đốcBông trái trong việc tái hiện thực.

Các mục tiêu của bài học .

Khi bạn hoàn tất bài học này, bạn có thể.

Giải thích điều gì cần phải xảy ra trong đời sống của một người hầu cho họ kinh nghiệm được sự giải phóng ra khỏi sự trói buộc bởi luật pháp và tội lỗi.Mô tả sự giải phóng Cơ đốc có nghĩa là gì?Tóm tắt những đặc tính cơ bản của 9 khía cạnh của bông trái Thánh Linh.Xác định sống bởi Thánh Linh hầu cho các đặc tính của Đấng Christ sẽ được sanh trong bạn một cách phong phú

Các hoạt động học tập

Page 158: Su song du dat

Để làm nền tảng cho bài học này, hãy đọc tất cả sáu đoạn của sách thơ tín gởi cho người Galati ( 1:1-6:18)Thực hiện phần triển khai bài học theo như thường lệ. Hãy đọc tất cả những phân đoạn Kinh thánh được đề cập, và trả lời tất cả những câu hỏi nghiên cứu. Điều chính yếu của bài học này đó là sự áp dụng cá nhân của bạn đối với những nguyên tắc cơ bản môn học này.Làm bài tập trắc nghiệm và kiểm tra câu trả lời của bạn.Ôn lại bài 7 đến bài 10, sau đó trả lời những câu hỏi trong bản tường trình của sinh viên về đơn vị 3. Hãy theo sau những hướng dẫn đã cho trong bản tường trình các đơn vị

Từ ngữ chính Sự cứu chuộcHòa giảiSự trói buộcHậu quảNuôi dưỡngĐược xưng công bìnhChủ nghĩa hợp phápLicenceSự phóng đãngCách cư xử có đạo đứcLiên tục không giới hạnThuận phục

Triển khai bài học

LUẬT PHÁP VÀ SỰ TỰ DO CƠ ĐỐC.

Giải phóng ra khỏi sự trói buộc

Mục tiêu 1: Nhận ra những cụm từ bày tỏ ý nghĩa của sự giải phóng ra khỏi sự trói buộc .

Nhưng trái của Thánh Linh ấy là tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại và tiết độ. Không có luật pháp nào cấm các sự đó ( 5:22-23).

Có bao giờ bạn dành thời gian để suy nghĩ tại sao chúng ta có luật pháp hay không? Cộng đồng của bạn sẽ ra sao nếu không có luật pháp ? Nếu chúng ta không có luật pháp, mọi người sẽ làm theo điều mình muốn. Dĩ nhiên sẽ không có vấn đề gì xảy ra nếu như sự chọn lựa của người này không đối

Page 159: Su song du dat

kháng với sự chọn lựa của người khác. Song mỗi công dân có thể nào cư xử mà lại không có một sự đối kháng nào không? Điều gì xảy ra nếu như một người quyết định lái xe bên trái đường và người khác quyết định tốt hơn hết là nên lái xe bên phải đường đi? Nếu họ cùng lái xe trên một con đường và đi ngược chiều nhau thì chắc chắn sẽ có một cuộc đối kháng phải không? Và sau đó có thể sẽ đưa đến một số hậu quả nào đó.

Chúng ta đã có những luật pháp chống lại sự nói dối, sự cắp, sự thảm sát, sự vi phạm giao thông, lợi dụng các quyền của người khác, và nhiều những điều sai trái hoặc những điều gian ác khác mà chúng ta có thể nhận thấy trong xã hội. Tuy nhiên, không có luật pháp nào cấm trái Thánh linh ! Nó là bí quyết để đem đến sự giải phóng ra khỏi sự trói buộc.

Sứ đồ Phaolô đã viết thư cho Hội thánh Galati bởi có một số sự giảng dạy sai lạc trong Hội thánh. Một số người dạy rằng sau khi một người đã nhận được sự cứu rỗi, người đó phải tiếp tục vâng theo tất cả những luật lệ và nguyên tắc của luật pháp Cựu ước. Phaolô muốn sửa sự dạy dỗ này. Ông muốn người Galati biết rằng sự cứu rỗi của họ dựa trên đức tin của họ vào công việc cứu chuộc của Đấng Christ, và nó là một món quà ân điển cách nhưng không của Đức Chúa Trời. Họ không thể nào nhận lãnh được sự cứu rỗi bởi những việc làm, và họ không phải làm một số việc nào đó hầu để giữ sự cứu rỗi.

Luật pháp Cựu ước không thể ngăn cản con người khỏi việc làm sai trật, song nó chỉ cho họ biết điều gì sai trật. Quyết định vâng phục hay không đó là trách nhiệm của mỗi người, là người tiếp nhận luật pháp. Nếu ai đó chọn lựa không vâng phục luật pháp, người đó có thể có một số những hậu quả nào đó.

Nếu bạn đã đọc câu chuyện về dân Ysơraên trong Cựu ước, bạn có thể biết rằng dân tộc được chọn lựa của Đức Chúa Trời đã không vâng phục luật pháp nhiều lần, và họ phải chịu hoạn nạn bởi cớ sự bất phục của họ. Đức Chúa Trời đã biết rằng con người cùng với những nổ lực của họ cũng không thể nào vâng giữ hết tất cả mọi điều của luật pháp. Đó là lý do tại sao Ngài đã ban cho con người và làm của lễ hy sinh như là sự chuộc tội. Và khi Chúa Giêxu đã dâng chính mình làm của lễ chuộc tội cho chúng ta và cho tất cả, thì Ngài đã làm ứng nghiệm luật pháp. Luật pháp Cựu Ước là giao ước cũ, sự hy sinh của Đấng Christ cho chúng ta đã mở ra một giao ước mới giữa Đức Chúa Trời và con người. Giao ước mới đó ban cho sự tha thứ tội lỗi và bởi ân điển của Đức Chúa Trời thông qua đức tin trong Chúa Giêxu. Nó là một món quà ban cho cách nhưng không. Con người không còn dưới sự trói

Page 160: Su song du dat

buộc của luật pháp cũ. Thông qua Chúa Giêxu Christ, chúng ta được giải phóng ra khỏi luật pháp ( xem Gie Gr 31:33-34).

Điều này có ý nghĩa gì ? có phải nó có nghĩa rằng bởi cớ con người được giải phóng khỏi luật pháp thì họ có thể sống theo như mình muốn hay không? Chắc chắn là không ! Nó có nghĩa rằng hiện nay Thánh Linh của Đấng Christ đang ngự trong họ và bản chất thuộc linh, và bản chất mới của họ đang ở trong sự kiểm soát. Bản chất mới này không đề cập đến sự thỏa mãn của những điều ham muốn tội lỗi và vị kỷ, song nó đề cập đến làm hài lòng Đức Chúa Trời. Bản chất mới làm cho tín hữu có thể vâng phục Đức Chúa Trời và sống một đời sống làm đẹp lòng Ngài.

Nếu bạn đọc kỹ sáu chương sách thơ tín Galati, bạn sẽ nhận thấy rằng sự nhấn mạnh của Phaolô xuyên suốt thư tín này, đó là, chúng ta được xưng là công bình trước mặt Đức Chúa Trời bởi đức tin của chúng ta trong Chúa Giêxu Christ. Đức Thánh Linh ngự bên trong chúng ta là nguyên tắc của đời sống mới trong Đấng Christ .

F.F Bruce nói rằng : “ Sự giải phóng ra khỏi luật pháp không phải bởi. Nhưng kể từ nay những bổn phận của việc cư xử về đạo đức thì được cổ vũ (khuyến khích) không phải bởi sự bức chế của luật pháp song bởi sự vận hành của Thánh Linh...... sự tự do của Thánh Linh là liều thuốc giải độc chia đều cho sự trói buộc hợp pháp và giấy phép không giới hạn” ( 1982, trang 239 - 240).Chúng ta hãy tóm tắt lại ý nghĩa của nó.1. Người được cứu bởi đức tin trong Chúa Giêxu Christ thì không còn bị trói buộc vào luật phát của Cựu ước.2 Đồng thời điểm của sự cứu rỗi, Đức Thánh Linh ngự vào trong tín hữu, và người đó tiếp nhận một bản chất thuộc linh mới.3 Khi nào tín hữu còn giao phó sự kiểm soát của đời sống mình cho Đức Thánh Linh, thì người đó sẽ sống một đời sống Cơ đốc đắc thắng.4 Sự cư xử của tín hữu được xác định bởi mức độ mà người đó giao phó vào sự kiểm soát của Thánh Linh. Người đó không còn trong sự trói buộc của luật pháp hay trong sự trói buộc của bản chất cũ của mình và những dục vọng của bản chất cũ.Bây giờ chúng ta hãy minh họa quan điểm này với biểu đồ sau

1 Nguyên tắc của đời sống mới trong Đấng Christ là gì ?.......................................................................................................2 Câu trả lời cho vấn đề bị trói buộc vào luật pháp và trói buộc vào những

Page 161: Su song du dat

dục vọng của tội lỗi là gì ?.......................................................................................................

3 Những cụm từ nào sau đây bày tỏ ý nghĩa thật của sự giải phóng khỏi sự trói buộc vào luật pháp hay vào tội lỗi?a) Sự sống trong Thánh Linhb) Sự tự do để làm điều mà tôi muốnc) Sự tự do ra khỏi những bổn phận của việc cư xử đạo đứcd) Sự cứu rỗi bởi đức tin trong Đấng Christe) Thỏa mãn những dục vọng cá nhân.f) Sự vâng phục đối với mọi điều của Luật pháph) Bày tỏ trái Thánh Linh.

Luật pháp của sự tự do

Mục tiêu 2: Trình bày hai khía cạnh về luật pháp của sự tự do, và giải thích điều gì có thể đem đến sự tự do đó .

Galati đoạn 5 tổng kết sự dạy dỗ của Phaolô về chủ đề luật pháp và sự tự do. Trong câu 1 Phaolô nhắc nhở người Galati chớ đi vào sự trói buộc của luật pháp nữa. Ông so sánh sự thực hiện những nghi lễ và quy định của Luật pháp với ách tôi mọi. Nếu người nào đó quay trở lại việc vâng giữ luật pháp thì người ấy phải có bổn phận vâng giữ toàn bộ hợp đồng. Nếu một phần của Luật pháp bị xâm phạm thì nó cũng giống như toàn bộ luật pháp đã bị xâm phạm. Song bởi đức tin trong Đấng Christ, các Cơ đốc nhân được ở trong Giao ước mới và vì vậy chúng ta được giải phóng ra khỏi những sự thực hiện các nghi thức lễ và những ngày đặc biệt liên quan đến thời điểm của luật pháp. Giao ước mới là một trong những sự tự do, sự công bình và sự sống, giao ước này được thực hiện bởi huyết báu của Đấng Christ. Phúc âm được gọi là “ Luật pháp của Đấng Christ” theo như GaGl 6:2, song nó là luật pháp của sự tự do phục vụ Đức Chúa Trời và không phạm tội. Bởi cớ sự tự do Thánh Linh của chúng ta sẽ dẫn đến trách nhiệm sống ngay lành và chúng ta có thể sống ngay lành chỉ bởi quyền năng của Đức Thánh Linh trong chúng ta.

Những Cơ đốc nhân ở Galati đang cố gắng làm đẹp lòng luật pháp và Đấng Christ cùng một lúc. Đây là điều mà Phaolô đang nói đến trong thư tín này. Trong thư tín khác gởi cho Hội thánh ở Rôma, ông cũng nói về chủ đề này :

Hỡi anh em ta, anh em cũng như vậy, bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật pháp, đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết

Page 162: Su song du dat

sống lại, hầu cho chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời. Vì khi chúng ta còn sống trong xác thịt, thì các tình dục xấu xa bị luật pháp xui khiến hành động trong chi thể chúng ta và kết quả cho sự chết. Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp, là đều bắt buộc mình, thì được buông tha khỏi luật pháp đặng hầu việc Đức Chúa Trời theo cách mới của Thánh Linh, chớ không theo cách cũ của văn tự (RoRm 7:4-6).

Từng bước từng bước một, Phaolô đang giáo huấn người Galati về sự sống trong Thánh linh. Trước hết ông đề cập đến lẽ thật căn bản của việc sanh bởi Thánh Linh ( GaGl 4:29) sau đó ông nói về đời sống bởi Thánh Linh ( 5:16) và cuối cùng ông khích lệ người Galati về việc bước đi bởi Thánh Linh ( 5:25;)Điểm chính của sách thơ tín này được làm nổi bật khi Phaolô đối chiếu sự sống trong xác thịt ( 5:19-21) với sự sống trong Thánh linh. Tìm 2 bản liệt kê bạn đã làm trong bài học 1 và hãy so sánh chúng lại một lần nữa. Sự dạy dỗ của Phaolô không phải cho rằng luôn có một sự tranh chiến liên tục trong chúng ta mà làm cho chúng ta không có cách nào để sống ngay lành. Ông chỉ đơn thuần mô tả những kết quả của đời sống tuân theo luật pháp, tìm kiếm sự trọn lành thông qua những nổ lực cá nhân. Phaolô cho chúng ta biết rằng, những ai thuộc về Đấng Christ đã đóng đinh bản chất tội lỗi cùng với những dục vọng và ham muốn của nó rồi. Đời sống của họ bây giờ được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh : họ được sanh bởi Thánh Linh, sống bởi Thánh linh và bước trong Thánh linh. Đây là luật pháp của sự tự do.

4 Luật pháp của sự tự do có nghĩa rằng bởi quyền năng của Đức Thánh Linh mà chúng ta có sự tự do để..............................và không phải để................................................................................5 Hãy giải thích quá trình khiến cho luật pháp của sự tư do có thể thực hiện được...............................................................................................................................................................................................................

TÁI THỂ HIỆN BÔNG TRÁI

Mục tiêu 3: Tự đánh giá về những minh chứng của Trái Thánh Linh trong đời sống của bạn và những nhu cầu mà bạn có cho sự tăng trưởng Cơ đốc .

Một sự phát triển liên tục

Page 163: Su song du dat

Trong bài bình luận của mình về sách thơ tín Galati, Merrill c. Tenney nói rằng : “ Mục đích rõ ràng của thư tín này là không phải để chuẩn bị cho người Galati vượt qua một kỳ thi, nhưng để chuẩn bị cho họ sống một đời sống đúng nghĩa” ( 1979; trang 208). Chúng ta có thể nói cùng một điều về môn học này đối với trái Thánh Linh. Mục đích quan trọng nhất của môn học này là tạo ra trong bạn một lòng ao ước để Trái Thánh Linh được sanh ra dự dật trong đời sống của bạn. Hãy nhớ rằng trái Thánh linh là sự phát triển liên tục của sự sống và bản chất của Đấng Christ trong tín hữu .

Mục tiêu của chúng là để được giống như Chúa Giêxu. CS Lewis nói rằng : “ Gương mẫu của chúng ta là Chúa Jesus, không chỉ là đồi gô gô tha, nhưng còn là những con đường, đám đông, những đòi hỏi ầm ĩ và sự chống đối gắt gỏng, sự hụt thiếu sự bình an, sự xa lánh, sự gián đoạn. Bởi cớ đây.....là sự sống Thiên Thượng hoạt động dưới những điều kiện của con người “ ( 1976, trang 11)

Đôi lúc thì việc quỳ gối trước đền thờ và hứa nguyện theo Chúa Giêxu thì dễ hơn việc thực hành những điều này. Đặc tính của Chúa Giêxu có thể được nhận thấy trong bạn khi bạn đang ở trong công xưởng hay không ? hoặc trên đường đi hoặc giữa đám đông hay không ? có phải đặc tính của Đấng Christ được thể hiện khi có những đòi hỏi vô lý của người khác đối với bạn hay không? hoặc khi người khác chống đối và khi bạn đang gặp những thử thách hay không? Bạn có bày tỏ một đời sống giống Đấng Christ giữa những sự rối loạn và va chạm hay không? Đừng bao giờ quên rằng chúng ta có một Đấng Cứu Trợ quyền năng ở với chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Khi chúng ta bước đi trong Thánh linh, Ngài sẽ giúp chúng ta để sống như Chúa Jesus đã sống, và vẻ đẹp của Chúa Giêxu sẽ được nhận thấy trong chúng ta.

Những chủ đề chính :

Để kết luận chúng ta hãy ôn lại chín khía cạnh của Trái Thánh linh và xem lại những chủ đề chính của môn học này.

1. Tình yêu thương : phương diện thứ nhất của Trái Thánh Linh là tình yêu Agape, một tình yêu bất biến, sâu lắng và không vị kỷ mà chúng ta có nhận thấy rõ nhất trong sự biểu lộ tình yêu của Đức Chúa Trời và trong tình yêu mà Chúa Giêxu đã biểu thị trên thập tự giá. Nó là tình yêu được mô tả như là sự nhịn nhục, sự nhơn từ và không vị kỷ theo như ICo1Cr 13:1-13. Nó không có sự ganh tỵ, khoe mình, kiêu ngạo, thô lỗ hay không nóng giận. Nó vui mừng với lẽ thật. Tình yêu này không để bụng những sự sai trật và không vui trong điều gian ác. Bạn có thể thấy có bao nhiêu định nghĩa mà

Page 164: Su song du dat

chúng ta đã cho đối với những khía cạnh khác của trái Thánh linh mà cũng có thể áp dụng vào tình yêu thương hay không ? Nó là đặc tính của Đấng Christ mà từ đó phát sinh tất cả những đặc tính khác.

2. Sự vui mừng : đặc tính này là một ân điển thiên thượng phát sinh từ một thái độ của sự vui mừng, sự sung sướng và sự vui mừng kỳ diệu được dựa trên đời sống trong Đức Thánh Linh. Nó lại là kết quả của đức tin trong Đức Chúa Trời và nó không bị tác động bởi những hoản cảnh của cuộc sống. Sự vui mừng này đến từ sự cứu rỗi, từ một sự nhận biết về quyền năng của Đức Chúa Trời đã thực hiện vì cớ chúng ta, và từ những phước hạnh của bước hành trình mỗi ngày với Đức Chúa Trời và tương giao với Ngài thông qua Lời của Ngài và trong sự cầu nguyện. Sự vui mừng của Chúa ban cho chúng ta sức mạnh trong những lúc khó khăn

3. Sự bình an: mà Đức Thánh Linh ban cho bao gồm sự thanh bình, sự thanh thản, sự hiệp nhất, sự đồng nhất, sự an ninh, sự trông cậy, sự ẩn trú và nơi ẩn náu. Nó là một sự nhận thức về khỏe mạnh tâm linh và sự nhận thức rằng chúng ta ngay thẳng với Đức Chúa Trời, và nó là sự đảm bảo rằng chúng có thể trông cậy Đức Chúa Trời cung cấp tất cả những nhu cầu của chúng ta. Chúng ta kinh nghiệm sự bình an với Đức Chúa Trời ngay thời điểm của sự cứu rỗi. Sự bình an của Đức Chúa Trời ngay thời điểm của sự cứu rỗi. Sự bình an của Đức Chúa Trời là một sự bình an bên trong hầu để thay thế sự tội lỗi và sự lo lắng, Kinh thánh khích lệ chúng ta cố gắng hết sức mình để sống bình hòa với mọi người để tìm kiếm sự bình an và theo đuổi nó. Sự bình an với con người cũng có thể đòi hỏi rằng chúng ta sẽ trở nên là những người hòa giải.

4. Sự nhịn nhục : Phương diện này của trái Thánh linh nói đến việc hoạn nạn lâu dài, mặc lấy một tính chất được xem là điềm đạm. Sự nhịn nhục là sự chịu đựng mà không đầu hàng đối với những hoàn cảnh khó khăn hoặc không bị sa ngã dưới những thử thách lâu dài. Nó được hiể n thị trong các thuộc tính của Đức Chúa Trời như đã được mô tả trong XuXh 43:6 - Ngài thì giàu lòng thương xót, nhân từ, chậm nóng giận, thành tín, Ngài duy trì tình yêu của Ngài cho chúng ta và Ngài là Đấng hay tha thứ. Đây là tất cả những điều mô tả của một người nhịn nhục.

5. Sự nhơn từ, người bày tỏ sự nhơn từ luôn có một giàu lòng thương xót bao gồm sự mềm mại, sự thương xót, và sự ngọt ngào được phát xuất từ sự thanh sạch bên trong. Người đó sẵn sàng làm điều tốt lành. Sự nhơn từ thì liên kết mật thiết với sự hiền lành, và nó là hành động được thể hiện ra bên ngoài của phẩm chất bên trong sự nhân từ.

Page 165: Su song du dat

6. Sự hiền lành : đặc tính này là sự thực hiện hoặc biểu lộ sự nhơn từ, làm những gì tốt lành. Nó bao gồm sự phục vụ và chức vụ đới với tha nhân và bao gồm sự rộng lượng. Sự hiền lành có thể bao gồm cả sự nhơn từ và sự mạnh mẽ và có thể bao gồm sự quở trách và rèn luyện với mục đích hướng đến sự ăn năn và sự tha thứ.

7. Sự trung tín : Đây là đặc trưng của một người có đức tin, và nó được gắn liền với sự đáng tin cậy, sự thanh liêm, sự tin cậy, sự trung thành, sự thành thật và sự chân thật, sự trung tín dựa trên sự trông cậy của chúng ta trong Chúa Giêxu để cứu chúng ta, và sự đầu phục hoàn toàn của chúng ta đối với Ngài như là Chúa và là Đấng Cứu rỗi của chúng ta. Người trung tín thì có thể tin cậy được - người đó có thể được tin cậy làm điều đúng và giữ lời hứa của mình. Người đó có trung tín trong việc quản gia. Người đó có thể được tin cậy để làm công việc của Đức Chúa Trời theo như ý muốn của Ngài, người đó nhận thức rằng, tất cả thời gian, tài năng và tài sản của mình đều thuộc về Chúa và người đó có thể được tin cậy trong việc quản lý những điều nầy.

8. Sự mềm mại : Ba ý tưởng chính của sự mềm mại đó là : 1) sự thuận phục ý muốn của Đức Chúa Trời, 2 ) có thể dạy dỗ được, và 3) cân nhắc cẩn thận. Sự mềm mại bao gồm sự kiềm chế cơn giận, biết khi nào đáng giận và khi nào không đáng giận sự tương đồng Đấng Christ như là Chiên con của Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh như là chim bồ câu, và tín hữu như là chiên tất cả đều minh họa ý nghĩa của những đặc tính nói đến sự mềm mại trong đời sống Cơ đốc.

9. Sự tiết độ : phương diện cuối cùng của Trái Thánh Linh là tiết độ, hoặc vượt qua chính mình - Nó được minh họa bởi sự huấn luyện và sự rèn luyện khắt khe cho những vận động viên người muốn đạt giải. Sự tiết độ bao gồm sự khắc chế những dục vọng của cảm xúc, và sự tiết chế trong những thói quen hàng ngày, đối ngược với sự đồi bại. Cơ đốc nhân được khích lệ sống một đời sống quân bình, không cực đoan, những lĩnh vực chuyên biệt của sự tiết độ là sự kiểm soát của lưỡi, của dục vọng. của việc sử dụng thời gian, kiểm soát tâm trí và trong những điều như ăn và uống. Sự tiết độ có thể được thực hiện bởi bản chất mới trong chúng ta, nó giao phó sự kiểm soát của đời sống chúng ta cho Đức Thánh Linh. Sự tiết độ là cần thiết để sống một đời sống thánh khiết. Nó là sự kiểm soát của Thánh Linh hay nói cách khác nó là một sự ủy thác tự nguyện của chính chúng ta đối với sự kiểm soát của Đức Thánh Linh.

Page 166: Su song du dat

6 Hãy sắp xếp bản liệt kê của Trái Thánh Linh ( bên trái) với phần mô tả của nó ..... a Sự thực hành hoặc sự biểu lộ sự nhơn từ bao gồm sự phục vụ người khác và sự rộng lượng...... b Bao gồm sự thuận phục, có thể dạy được và sự cân nhắc...... c Một thái độ của sự vui mừng lớn lao mà được dựa trên nền tảng Đức tin trong Đức Chúa Trời hơn là những hoàn cảnh.......d Bao gồm sự huấn luyện nghiêm khắc sự tiết chế, sự điều độ và sự quân bình......e Sự yên tĩnh, sự hiệp nhất, sự đồng nhất, sự an ninh...... f Đặc tính mà chứa đựng tất cả những đặc tính khác và được minh họa bằng sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá...... g Một phẩm chất bên trong của sự tế nhị, thương xót và ngọt ngào...... h Sự xứng đáng, sự chân thật, sự thành thật và quản gia tốt...... I Sự chịu đựng, phẩm chất của hoạn nạn bền đổ và...1) tình yêu thương2) Sự vui mừng3) Sự bình an4)Sự nhịn nhục5) Sự nhơn từ6) Sự hiền lành7) Sự trung tín8) Sự mềm mại9) Sự tiết độ.

7 Trong tập của bạn hãy viết GaGl 5:22-23 đến khi nào bạn thuộc lòng. Sau đó hãy đọc to cho người nào nghe.

8 Hãy chép lại những tiêu đề sau trong tập của bạn, và dành thời gian để đánh giá toàn bộ về những minh chứng của trái Thánh linh trong cuộc đời của bạn. Hãy nghĩ đến những cách mà bạn có thể áp dụng những điều bạn đã học trong bài học này. Hãy xem xét những nhu cầu mà bạn có thể đã không chú ý đến để hiển thị trái Thánh linh trong cuộc sống bạn.

TRÁI THÁNH LINH Đặc tính:Mô tả vắn tắc về đặc tínhNhững minh chứng của đặc tính này trong tôiNhững nhu cầu mà tôi cần cho sự tăng trưởng

Page 167: Su song du dat

Sau khi bạn đã hoàn tất sơ đồ, hãy hứa nguyện chính bản thân mình là sẽ cầu nguyện khẩn thiết ngõ hầu Đức Thánh Linh sẽ sanh nhiều trong bạn những đặc tính này cách dư dật. Hãy nhớ rằng trái Thánh linh là một sự phát triển tăng dần về những đặc tính giống Đấng Chrsit khi bạn tăng trưởng trong ân điển và vâng phục sự nhắc nhở của Thánh linh trong bạn.Có thể bạn sẽ thất bại nhiều lần, nhưng Đức Thánh Linh sẽ giúp bạn để trở nên một nhánh sanh nhiều trái khi bạn vẫn còn giao sự kiểm soát cho Ngài đối với đời sống bạn.

Chúng ta sẽ kết luận bằng sự nhắc nhở của sứ đồ Phaolô “ Vậy tôi nói rằng : Hãy bước đi theo Thánh linh...Nếu chúng ta nhờ Thánh linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh linh vậy........kẻ gieo cho Thánh linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời” ( GaGl 5:16, 25; 6:8)

Câu hỏi trắc nghiệm :

CÂU HỎI ĐÚNG SAI : Nếu câu Đúng hãy viết chữ Đ trong khoảng trống. Nếu câu sai, hãy viết chữ S........1 Khi nói đến trái Thánh linh, chúng ta đề cập đến trong một trái với chín khía cạnh........2 Những thuật ngữ trái Thánh linh và những đặc tính của Đấng Christ nói đến quan điểm giống nhau........3 Sự tự do Cơ đốc có nghĩa rằng Cơ đốc nhân có thể bất chấp những điều răn của Đức Chúa Trời và làm theo điều mình muốn........4 Sự cứu rỗi được nhận lãnh bởi đức tin trong Đấng Christ, và được duy trì bởi những việc lành.......5 Mục đích của luật pháp Cựu ước thì làm cho con người không thể nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.......6 Nguyên tắc hướng dẫn của đời sống mới trong Đấng Christ là Đức Thánh linh ngự giữa vòng chúng ta.......7 Sự giải phóng của Thánh linh ban cho lời giải đáp đối với sự trói buộc của luật pháp và cả sự trói buộc của những ham muốn tội lỗi....... 8 Giao ước mới là một luật của sự tự do để hầu việc Đức Chúa Trời và không phạm tội...... 9 Các Cơ đốc nhân vẫn còn bị đòi hỏi phải theo những nghi lễ nào đó và những nghi thức của luật pháp Cựu uớc.......10 Khi người nào đó còn đầu phục bởi sự kiểm soát của Thánh linh trên cuộc đời của mình, thì người đó bày tỏ minh chứng rằng mình hầu việc Đức Chúa Trời bởi sự chọn lựa chứ không phải bởi luật pháp.......11 Trái Thánh linh là sự phát triển không ngừng của đời sống và bản chất của Chúa Giêxu Christ trong tín hữu.

Page 168: Su song du dat

......12 Trái Thánh linh được sanh trọn vẹn trong mỗi tín hữu ngay thời điểm cứu rỗi, khi người đó có sự ngự cùng của Đức Thánh Linh.

Phải đảm bảo rằng bạn đã hoàn tất bản tường trình các đơn vị của học sinh về đơn vị 5 và nợp tờ giải đáp số 3 cho giáo viên hướng dẫn ICI của bạn.

Trả lời những câu hỏi nghiên cứu 1 Đức Thánh linh ngự bên trong chúng ta2 Sự giải phóng của Thánh linh, Đấng ngự trong chúng ta.3 a) Sự sống trong Thánh linh.d) Sự cứu rỗi bởi đức tin trong Đấng Christf) Sự vận hành của Thánh linh trong tôih) Sự hiển thị của Trái Thánh Linh.4 Hầu việc Đức Chúa Trời, tội lỗi5 Được sanh bởi Thánh linh, sống bởi Thánh linh và bước đi trong Đức Thánh linh.6 a 6) Sự hiền lành b 8) Sự mềm mạic 2) Sự vui mừngd 1) Sự tiết độe 3) Sự bình an f 1) Tình yêu thươngg 7) Sự trung tín h 4) Sự nhịn nhục7 Câu trả lời của bạn8 Câu trả lời của bạn.

Trả lời bài tập trắc nghiệm

Bài 1

1 Sai2 Sai3 Sai4 Đúng5 Đúng6 Đúng7 Đúng8 Sai9 Đúng

Page 169: Su song du dat

10 Đúng11 Đúng12 Sai13 a 2) Mục đích của sự sanh bông tráib 3) Những điều kiện cho sự sanh bông trái.c 1) Những cách để tăng cao sự sanh trái thuộc linh.14 Đặc tính Cơ đốc nhân.15 Tình yêu thương, vui mừng, bình an, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.16 Bằng cách sanh nhiều trái

Bài 2

1 b) Anh em2 a) Agape3 d) Một mối quan hệ vật lý4 d) Cả ba chiều kích cần thiết.5 b) “ Hãy hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, cũng hãy yêu kẻ lân cận ngươi như chính mình”6 a) Sự vâng phục yêu thương lẫn nhau.7 d) Giúp đỡ bất cứ ai là những người mà Chúa đưa đến trong cuộc đời của bạn dẫu rằng đó là bạn, kẻ thù hay người lạ.8 b) thấy chính tôi như Chúa thấy chính tôi, trở nên giống như Ngài.9 c) Cần phải có một sự cân đối giữa trái và những ân tứ hầu cho chức vụ có hiệu quả.10 b) Tình yêu thương đến trước và rồi đến sự phục vụ.11 a) Hội thánh Côlôse12 a) tình yêu thương tha thiết là tình yêu thương cảm tạ và hy sinh.

Bài 3

1 a 1) Sự vui vẻ của con ngườib 2) Sự vui vẻ tâm linhc 2) Sự vui vẻ tâm linhd 1) Sự vui vẻ của con ngườie 2) Sự vui vẻ tâm linhf 2) Sự vui vẻ tâm linhg 3) Cả sự vui mừng của con người lẫn tâm linh

Page 170: Su song du dat

2 Sai3 Đúng4 Sai5 Đúng6 Đúng7 Sai8 Đúng9 Đúng10 Đúng11 Đúng12 Sai13 Đúng14 Câu trả lời của bạn.

Bài 4

1 Các câu trả lời a), b), e), f), h), I), j). liên quan đến sự bình an thuộc linh.2 c) Tình yêu và sự vui mừng.3 b) Sự công bình, sự bình an và sự vui mừng4 c) Sự trọn vẹn hoặc sự hoàn hảo5 a) Đất cát6 a) ai công bố Phúc âm của Đấng Christ sẽ hiển thị sự bình an.7 c) sự bình an bên trong sẽ trông giữ chúng ta.8 b) được phục hòa với Đức Chúa Trời thông qua Chúa Jêsus Christ.9 c) các quyền lợi cá nhân của chúng ta.10 a) một con sông.

Bài 5

1 a) Sự hoạn nạnb) Tự giới hạnc) hay cáu gắt2 c) Sự chịu đựng3 a) nghị lực4 b) Muốn ban cho con người thêm cơ hội để ăn năn và để được cứu rỗi.5 f) Ngài sử dụng tất cả những thuật ngữ này để mô tả chính Ngài.6 c) Được những người khác tha thứ.7 Đúng8 Đúng9 Sai ( nó được phát triển trong chúng ta bởi Đức Thánh Linh khi chúng ta thuận phục sự hướng dẫn của Ngài).

Page 171: Su song du dat

10 Sai11 Đúng12 Đúng13 Sai14 Sai ( nó xuất phát từ mối thông công).15 Đúng

Bài 6

1 bất cứ điều gì sau đây : phẩm chất thánh khiết, giàu lòng thương xót, mềm mại, ngọt ngào, sẵn sàng làm điều gì đúng hay tốt.2 Thói quen của sự biểu lộ sự nhơn từ, làm điều tốt, rộng lượng.3 giống như bởi tình yêu thương mà người nô lệ muốn trở nên là tôi tớ cho chủ mình trọn đời thì khi chúng ta được cứu, chúng ta chọn công việc phục vụ Ngài trọn đời. Chúng ta hầu việc Ngài bằng những hành động nhơn từ hiền lành đối với những người khác, làm việc lành4 c) Chức vụ5 a) sự thánh sạch về tính cách đạo đức6 b) nó có thể là sự nhơn từ đồng thời là sự mạnh mẽ7 c) sự thương xót và ân điển8 a) sự cứu rỗi và sự phục vụ.9 c) Tôi rộng rãi trong sự ban cho dẫu rằng là phải hy sinh.10 d) ân điển11 b) không thiên vị12 c) sự ăn năn.

Bài 7

1 b) tình yêu thương được chứng minh bởi sự trung tín2 c) lái xe bus3 a) sự chịu khổ4 c) khấn hứa và không giữ lời khấn hứa.5 b) đức tin sống6 d) tiếp tục với những gì mà chúng ta đã khởi sự7 d) Pistis8 b) quản lý tài sản của ai đó9 a) chúng ta đầu tư những gì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta.10 c) bị quẳng vào sự tối tăm ( địa ngục)11 b) Đaniên12 d) hãy trở nên những gì bạn khẳng định về mình.

Page 172: Su song du dat

13 c) sự quản gia14 b) trái đức tin

Bài 8

1 a chim bồ câub chiên con hy sinhc Chiên2 sự thuận phục3 giận dữ4 kiêu ngạo hoặc khoe khoang5 sự mềm mại6 d) sự mềm mại và sự xác quyết7 a) sự cẩn trọng8 c) giận đúng lúc9 b) bất kỳ hành động nào đem đến sự hổ thẹn cho nhà của Đức Chúa Trời và danh của Ngài.10 c) mưa rơi trên đất khô hầu cho đất có thể nhận được hạt giống.11 d) mặc lấy một tâm linh mềm mại và yên lặng.12 b) dự phần trong vương quốc của Đức Chúa Trời.

Bài 9

1 d) kỷ luật tự giác2 b) say sưa và truy hoan3 a) những đam mê nhục dục4 c) kiêng cử những thứ như thịt, rượu, và hôn nhân.5 b) không làm bất cứ điều gì thái quá.6 a) lưỡi7 a) bạn phải giao sự kiểm soát của đời sống bạn cho Đức Thánh Linh, và nhạy cảm với sự nhắc nhở của Ngài về những cách cư xử thích hợp của cuộc sống bạn.8 b) có một đời sống quân bình, dành thời gian thích ứng cho mỗi các hoạt động.9 Đúng10 Đúng11 Sai 12 Sai13 Đúng14 Sai

Bài 10

Page 173: Su song du dat

1 Đúng2 Đúng3 Sai4 Sai 5 Sai6 Đúng7 Đúng8 Đúng9 Sai10 Đúng11 Đúng12 Sai

Tài Liệu Tham Khảo

Barclay, William. The letters to the Galatians and Ephesians . Revised Edition. Philadelphia, Pennsylvania: The westminster Press 1976.Bruce, F. F. Commentary of Galatians. Grand Rapids, Michigan: Eerdmans Publishing Company, 1982Drunmond, Henry. The Gratest thing in the world, Authorized. edition. New york: Thomas Y. crowell Company, NDGEE, Donald. Concerning Spiritual Gifts. Springfield, Missouri : Gospel Publishing House, N.D.Guthrie, Donald. The New century Bible Commentary-Galatians . Grand Rapids, Michigan: Eerdmans Publishing Company,1973.Horton, Stanley M. What the Bible says About the Holy Spirit . Springfield, Missouri: Gospel Publishing House 1976.Lewis,C.S. The four Loves. London: Fontana Books,1976Tenney, Merrill C.Galatians: The charter of Chistian Liberty Grand Rapids, Michigan: Eerdmans Publishing Company 1979.

Ngữ Vựng

Sự kiêng cử: kiềm chế hay nén lại một hành động, ví dụ như ăn uống.Sự kiêngkhen: hành động hay thói quen kiềm chế một hành động.Sự tiết chế: tự ý kiềm chế, một thói quen kiềm chế đều đặn một hành động,

Page 174: Su song du dat

ví dụ uống các thức uống có rượu.Dư dật: dồi dào, sung túc; số lượng đầy ắp.Lạm dụng: sử dụng hoặc điều trị không đúng; những thói quen hay phong tục sai lạc.Tình yêu không vị kỷ: từ Hy lạp có nghĩa là tình yêu không vị kỹ ví dụ như tình yêu thiên thượng của Đức Chúa Trời.Thuốc giải độc: cái gì đó có thể làm giảm, ngăn ngừa hay làm mất tác dụng cái gì đó.Chủ nghĩa khổ hạnh: thói quen, tục lệ tự từ bỏ mình theo nguyên tắc của tôn giáo.Sựcứu chuộc: đem trở lại, cung cấp sự thỏa mãn cho.Thuộc tính: một đặc tính hoặc phẩm chất gắn liền chặt chẻ với một người hoặc một vật riêng biệt.Sự cân đối: tình trạng vững chắc, ngang bằng hoặc đồng nhất.Sự trói buộc: sự nô lệ; tình trạng nô lệ.Những đặc tính: những phẩm chất hoặc những đặc điểm đặc biệt để nhận biết một người hoặc một vậtBủn xỉn: Keo kiệt; trái ngược với sự rộng lượng.Sự thương xót: Sự quan tâm hoặc sự đồng cảm với tình yêu thương; thái độ quan tâm.Thương xót: quan tâm trong một cách thương yêu, thương cảm.Sự tranh chiến: sự bất đồng, sự chống đối, sự tranh chấpHậu quả: những kết quả xấu của một chuỗi các hoạt động nào đó.Sự kiên trì: sự xác tín, mang tính thường xuyên; một điều kiện sống hay hành động theo niềm tin chuyên môn hoặc đặc tính riêng của một người nào đó.Cáo trách: Một sự thuyết phục hãy có niềm tin mạnh mẽ.Sự trụy lạc: sự nuông chiều quá đáng về nhục dục; đồi bại.Sự tận hiến: tình yêu nồng nhiệt, tình truy thành.Các phương diện: Các yếu tố của một bản thể hoàn chỉnh; các khía cạnh.Môn đồ hoá: Những công việc huấn luyện các môn đồ hoặc là người đi theo.Rèn luyện: huấn luyện hoặc phát triển nhờ vào sự chỉ dẫn và luyện tập; chịu dưới sự kiểm soát.Tính khí: trạng thái hoặc thái độ; khí chât.Mối bất đồng: sự bất đồng trong ý kiến.Sự phân biệt: được xem như là tách rời hoặc khác biệt. Ban quyền năng: ban cho uy quyền hoặc khả năngBao gồm: vây quanh, bao gồm; chứa đựngSự chịu đựng: khả năng chống chọi nổi sự khó khăn hoặc sự áp lựcSự thù hằn: thù ghét, tính thù hận

Page 175: Su song du dat

Những ham muốn xác thịt: đây là từ Hylạp có nghĩa là những ham muốn xác thịtSự thái quá: vượt quá sự bình thường hoặc vượt quá số lượng đã định, vượt quá sự nuông chiều.Sự nhiệt thành: được thể hiện bởi sự nồng nhiệt hoặc thân mật của cảm xúcLòng trung thành: sự trung thành; sự trung tín, lòng trung thànhDũng cảm chịu đựng: sức mạnh hay sự can đảm trong những lúc nguy hiểm hay đau khổ; sự vững chắc trong việc chịu đựng những khó khăn hoặc đau khổNuôi dưỡng: đưa đến sự tăng trưởng hoặc sự tăng trưởngSự khoan dung: sự phóng khoáng trong tâm linh hay hành động, sự phóng khoáng trong sự ban cho; sự rộng rãi.Tham ăn : quá độ trong việc ăn hoặc uốngÂn điển : đặc ân ban cho cách nhưng không từ thiên thượng ban cho con người đem đến sự cứu rỗi; sự thương xót hay sự tha thứ.Sự đồng nhất : sự thanh bình; sự hiệp nhất, sự thỏa thuậnNhững ngăn trở : những điều làm níu kéo hoặc ngăn trở sự tiến triểnLòng hiếu khách : sự rộng rãi trong việc chào đón và quan tâm những nhu cầu của khách.Lòng thù hận : không thân thiện, điều gì đó liên quan đến kẻ thù.Sự khiêm nhường : phẩm chất hoặc trạng thái hạ mình, trái ngược với sự kiêu ngạo.Vô tín : công bằng; đối xử như nhau không có sự thiên lệchTính không thiên vị :. phẩm chất của sự công bằng hoặc là không có sự thiên vị giữa người này với người khác.Sự bất năng : Phẩm chất hoặc trạng thái không có khả năng để nắm giữ hoặc duy trì.Sự nuông chiều : hành động không thuận theo sự ao ước điều gì đóKhông thể mô tả được : Không thể nào kiệt sức, mòn mỏi hoặc bất lực. không thể biểu lộ, hoặc không thể bày tỏ.Thấp kém : Tình trạng ít quan trọng, ít giá trị hoặc ít xứng đáng Các thành tố : chứa đựng, các thành phần của sự tổng hợpSự bất công : sai trái, sự vi phạm các quyền của người khác, sự không công bằng.Khơng thành thật : Giả dối; không thậtTheo bản năng : Liên quan đến phản xạ tự nhiên, liên quan dến những phản xạ không điều kiệnPhẩm chất : Sự tốt lành; sự chân thật; gắn liền với mã số đạo đức hoặc các giá trị khác.Tri thức : Liên quan đến khả năng hiểu biết dựa trên sự học hỏi, phản ảnh và

Page 176: Su song du dat

sự quan sátSự cầu thay : Đề cập đến sự cầu nguyện hay một hành động vì cớ người khác.Phụ thuộc lẫn nhau : Nương dựa vào nhau hoặc nhờ cậy lẫn nhau.Sự không dung thứ : Phẩm chất hay trạng thái không sẵn lòng chịu đựng hoặc không sẵn lòng chấp nhận sự giải phóng.ngang mức độ của sự biểu lộĐược xưng công bình : tuân theo đúng luật hay điều lệ tôn giáo hoặc đạo đức.Chủ nghĩa hợp pháp : Được giải thoát ra khỏi những mặc cảm về tội lỗi và được tiếp nhận như là người công bình.Hợp pháp : theo luật; đúng hoặc có thể chấp nhận được.Sự phóng đãng : Sự tự do được dùng đến mà không nghĩ đến trách nhiệm.Sự trung thành : Phẩm chất hay trạng thái trung thành hoặc có thể tin cậy được.Sự hiển thị : Những điều có thể hiểu hoặc nhận ra dể dàng; những minh chứng về quyền năng hay mục đích.Hiển thị : Làm rỏ bằng sự bày tỏ hoặc cho thấy.Làm chủ : Sở hữu hoặc bày tỏ kỹ năng sắc xảoĐấng trung bảo : Người hoạt động như là người đứng giữa để tác động một hành động giữa 2 đảng phái; người phục hòa hai bênSự nhu mì : Phẩm chất đầu phục, mền mại, hạ mình, chịu đựng thương tổn với sự kiên nhẫn và không có sự oán giận.Nhận thức sai : Điều gì đó không được phán xét hoặc không giải đúng đắn; một niềm tin sai trật.Sự tiết chế : sự tiết độ, tránh những hành vi hoặc sự bày tỏ thái quá, hành động có giới hạn.Cách cư xử có đạo đức : cách cư xử theo những nguyên tắc đúng và sai; cách nhìn về một tiêu chuẩn của sự cư xử đúng.Rộng rãi : Rộng rãi trong sự ban choTà giáo : thuộc trần gian, không thuộc chính giáo, tà đạo.Sự chịu khổ : Sự chịu đựng.Sự thuyết phục : Một hệ thống của những niềm tin, sự cáo tráchPistis : Đây là từ Hy lạp có nghĩa là sự đầu phục, có thể dạy dổ được;Nguyên tắc : Một điều lệ hoặc là nguyên tắc trong cách cư xử; một luật lệ, tín lý hay một giả thuyết cơ bản có thể hiểu đượcSự tiến triển : Được phát họa bằng sự tiến tới hoặc là phát triển đến một mức cao hơn tốt hơnMột cách tiến triển : quá trình tiến lên hoặc phát triển lên một mức độ cao hơn, tốt hơn.Thiên về : Có khuynh hướng nghiên về điều gì; có bổn phận về.......

Page 177: Su song du dat

Tỉa sửa : cắt hoặc sửa để tăng thêm trái.Theo đuổi : Hành động theo đuổi hoặc tìm kiếm điều gì.Mang tính rực rỡ : Tính chất hay trạng thái rực rở; phẩm chất được chú ý bởi hoặc biểu hiện của tình yêu, tự tin hay là sự sung sướng.Nổi loạn : Chống lại uy quyền hay truyền thống; thái độ chống đối vào quyền uy hay sự thống trị. trạng thái kháng cự lại cách đối xử hoặc sự quản lý.Đáp lại lẫn nhau : sự chia xẻ, cảm nghĩ hoặc sự bày tỏ từ cả hai phía, lẫn nhau.Được hoà giải : Sự phục hòa tình bạn hữu, Sự đồng nhất hoặc sự phục hòa mối thông công; đem trở về cùng nhauTin cậy được : Đáng tin cậy; có thể nhờ cậy được.Tái sản xuất : hành động qua quá trình lập lại tiến trình mà qua đó cây cối hay động vật tới lúc sanh sản thêmSự quyết tâm : hành động dứt khoát; xác quyết hoặc là kiên quyếtKiềm chế : Bị ràng buộc khi làm điều gì; giới hạn, câu thúc, hoặc bị giữ dưới sự kiểm soátSự nên thánh : Trạng thái được giải phóng ra khỏi tội lỗi, tinh khiết, thánh khiết.

Thánh hoá : Được biệt riêng với mục đích dâng hiến làm thanh khiết làm thánh khiếtTự kiềm chế : Tự kiểm soát; hạn chế, kiểm soát chính mìnhKhoái cảm : Gắn liền trong việc thỏa mãn những nhục cảm hoặc là thoả mãn những điều mình thích; nhục dụcTình trạng nô lệ : Trạng thái thuận phục người khác tương tự như một nô lệ; sự trói buộcLòng thành khẩn : Lòng thành thật, không giả tạo, sự chân thậtTương tác xã hội : Tín nhiệm hoặc sự quan hệ với người khác.Nguồn : Điểm của sự khởi đầu; là nguyên nhân; nguồn gốcTình bền vững : Tính chất, trạng thái hoặc mức độ cố định, chắc chắn, không di động hoặc thay đổiCương vị quản gia : hành động quản lý tài sản hoặc là quản lý trực tiếp công việc của người khác.Sự khuất phục : Tình trạng bị lệ thuộc dưới sự kiểm soát hoặc thống trịSự thuận phục : Hành động thuận theo sự kiểm soát của người khác.Tính ưu việt : Phẩm chất thuận theo sự kiểm soát hoặc sự thống trịĐược trợ sức : Được kéo dài; được giữ vững; hỗ trợ thêm, chịu đựngChủ nghĩa biểu tượng : Sử dụng biểu tượng để thể hiện hoặc tượng trưng cho điều gì đó.

Page 178: Su song du dat

Được thuần hóa : Làm giảm từ trạng thái hoang dã đến trạng thái thích nghi; được uốn nắn; được hướng đến một trạng thái có íchSự đáng tín : Có thể tin cậy được;có thể nhờ cậy được.Không thể đắc thắng : không có khả năng vượt qua đượcKhông ăn năn : Không sẵn lòng để thay đổi ý nghĩ của mình không muốn từ bỏ tội lỗi.Không bị giới hạn : Không bị kiểm soát.Không nao núng (dao động) : Không thay đổi vững chắc.Thực vật : đời sống của cây cối; vững chắc.Vườn nho : nơi trồng cây nhoLời khấn hứa : Những lời hứa trọng thể và ràng buôïc.Thuận phục : Đầu hàng hoặc đầu phụcÁch : Gánh nặng, tình trạng mang ách nô lệ;thanh gổ hình khung ghép ngang cổ hai con vậ