tai nguyen nuoc so 4:layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7....

17
Ë 04 2010 Ngày Ngày Ngày Nước Thế giới được tổ chức vào ngày 22/3 hàng năm nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới tới tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt. Tại Hội nghị Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCED) năm 1992, ý tưởng về việc lựa chọn ngày quốc tế về nước được đề xuất và Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã quyết định chọn ngày 22/3/1993 là ngày Nước Thế giới đầu tiên. Mỗi năm, ngày Nước Thế giới sẽ đưa ra một chủ thể khác nhau về tài nguyên nước.

Upload: others

Post on 05-Dec-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

SÖË 04 2010

NgàyNgày

Ngày Nước Thế giới được tổ chức vào ngày 22/3 hàng năm nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới tới tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt.

Tại Hội nghị Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCED) năm 1992, ý tưởng về việc lựa chọn ngày quốc tế về nước được đề xuất và Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã quyết định chọn ngày 22/3/1993 là ngày Nước Thế giới đầu tiên.

Mỗi năm, ngày Nước Thế giới sẽ đưa ra một chủ thể khác nhau về tài nguyên nước.

Page 2: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

Nước là nguồn sống, là mối liên hệ gắn kết tất cảsinh vật trên hành tinh. Nước gắn liền với tất cảcác mục tiêu của Liên hiệp quốc đó là tăng cườngsức khoẻ bà mẹ trẻ em, nâng cao tuổi thọ con

người, bảo đảm an ninh lương thực, phát triển bền vững,giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhận thức đượcmối liên hệ này, thập kỷ 2005 - 2015 được chọn là Thập kỷhành động quốc tế “Nước vì Cuộc sống”.

Tài nguyên nước vô cùng quý giá của chúng ta đang ngàycàng bị tổn thương và đe dọa. Dân số thế giới tiếp tục giatăng và nhu cầu về nước của con người cho lương thực, nănglượng đang cạnh tranh ngày càng gay gắt với nhu cầu vềnước của chính thiên nhiên để duy trì các hệ sinh thái vốn đãbị đẩy đến bờ vực thẳm. Ngày tiếp ngày, các nguồn nước củathế giới phải tiếp nhận hàng triệu tấn rác thải sinh hoạt, côngnghiệp, nông nghiệp không được xử lý. Nước sạch đã trở nênkhan hiếm, thậm chí sẽ khan hiếm hơn cùng với sự biến đổikhí hậu. Người nghèo tiếp tục là những đối tượng đầu tiên vànặng nề nhất phải gánh chịu hậu quả của ô nhiễm, thiếunước và không được đảm bảo các điều kiện vệ sinh.

Chủ đề của ngày nước thế giới năm nay “Nước sạch vìmột thế giới khoẻ mạnh” nhằm nhấn mạnh tài nguyên nước,cả về số lượng và chất lượng đang ở trong tình trạng nguyhiểm. Số người tử vong do thiếu nước sạch lớn hơn do bạolực, chiến tranh và điều này đang trở thành là nỗi nhức nhối

chung của cả nhân loại, làm giảm tiềm lực phát triển củanhiều quốc gia.

Con người có cách giải quyết các thách thức này và sẽ lànhững chủ nhân quản lý tốt tài nguyên nước. Nước luôn làtrọng tâm của tất cả các mục tiêu phát triển. Để đánh dấumột nửa chặng đường của thập kỷ quốc tế hành động “Nướcvì Cuộc sống” và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh về Mục tiêuPhát triển Thiên niên kỷ trong năm nay, chúng ta hãy cùngnhau bảo vệ và quản lý tài nguyên nước một cách bền vững,vì cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương và vì tất cảmọi sự sống trên trái đất.�

Trưởng Ban biên tập: Ths. Lê Hữu ThuầnGiấy phép xuất bản số: 33/GP-XBBT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 01 -7-2009*Trụ sở: số 68 - Bùi Thị Xuân - Hai Bà Trưng - Hà Nội *ĐT: (04) 39437516 - 39438057 *Fax: (04) 39437417*Email: [email protected] *Trình bày: Starbooks *In tại: Công ty CP In Trần Hưng

Thông điệp của Tổng Thư kýLiên hiệp quốc nhân kỷ niệmngày nước Thế giới

Page 3: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 3

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

Chất lượng nước là một yếu tố hết sức quan trọngđối với sức khỏe con người, các hệ sinh thái và đadạng sinh học. Ngoài ra, chất lượng nước cũng cònlà yếu tố phản ánh mức giàu nghèo và trình độ giáo

dục.Từ góc độ quản lý, chất lượng của nước được xác định

theo mục đích dùng nước. Vì thế, trong khi môi trường sinhsống của sinh vật dưới nước đòi hỏi có độ tinh khiết cao thìđối với thủy điện các chỉ tiêu về chất lượng nước lại ít đượccoi trọng. Vì lý do này, chất lượng được xác định dựa trên“các đặc trưng lý, hóa, sinh học của nước, cần thiết để đápứng cho từng mục đích sử dụng nước theo ý muốn” (UN/ECE1995). Cần lưu ý rằng, do sau khi được sử dụng, nướcthường quay lại các hệ thống thủy văn, nên nếu không đượcxử lý thì nước sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường.

Chất lượng nước toàn cầu đang bị suy thoái bởi các hoạtđộng của con người. Gia tăng phát triển dân số, tốc độ đô thịhóa nhanh, phát thải những nguồn bệnh mới và các hóa chấtmới từ các ngành công nghiệp, sự có mặt của nhiều loài mớilà những tác nhân chính góp phần làm suy thoái chất lượngnước. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêmcác vấn đề chất lượng nước.

Quản lý nước thải đang là một thách thức lớn toàn cầu.Vấn đề này đang đối diện với những khó khăn lớn, đó là thiếudữ liệu và sự giám sát chất lượng nước toàn cầu cũng nhưthiếu kiến thức về tác động tiềm ẩn của các chất ô nhiễm tựnhiên và con người đến môi trường và chất lượng nước; cơsở hạ tầng cần thiết về xử lý nước thải công nghiệp và đô thịhoặc thiếu hoặc bị quá tải, xuống cấp, lỗi thời dẫn đến chấtthải, nước thải được xả trực tiếp vào môi trường. Từ đó,chúng xâm nhập vào và gây ô nhiễm nguồn nước mặt và

nước dưới đất, trong khi đó việc hiện đại và mở rộng cơ sởhạ tầng lại rất tốn kém và thường không bắt kịp với tốc độphát triển. Vấn đề chất lượng nước tại nhiều quốc gia chưađược coi trọng dẫn đến việc cắt giảm phân bổ nguồn lực, thểchế yếu kém và thiếu phối hợp, điều phối trong việc giảiquyết các thách thức về chất lượng nước. Hơn nữa, nhữngvấn đề ô nhiễm mới phát sinh từ sản xuất công, nông nghiệpđang là một trong những thách thức lớn nhất mà tài nguyênnước ở nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt.

Chất lượng nước có thể bị ảnh hưởng bởi các chất hữucơ, các nguồn bệnh đến từ nguồn thải của con người và vậtnuôi, nước thải nông nghiệp, bởi xâm nhập mặn từ việc tướivà chuyển nước, các kim loại nặng, ô nhiễm dầu, các hóachất tổng hợp và chất dẻo khó phân hủy (thuốc sâu, plas-tics), cặn, bã y tế và những tác động phụ của chúng, ô nhiễmchất phóng xạ và thậm chí cả ô nhiễm nhiệt từ việc làm lạnhcông nghiệp và hoạt động của các hồ chứa.

Suy giảm chất lượng nước có thể làm suy giảm chứcnăng của các hệ sinh thái và có thể dẫn đến những thay đổiđột biến. Ví dụ, lượng phú dưỡng vượt quá trong nước ngọtvà trong các hệ sinh thái vùng duyên hải có thể gây ra nhữngbiến đổi đột ngột và ở diện rộng, có thể dẫn đến tình trạngtảo phát triển và suy giảm ôxy khiến hầu hết các loài vậtkhông thể sống nổi.

Biến đổi khí hậu và đặc biệt là sự gia tăng nhiệt độ vàbiến đổi các thành phần thủy văn như hạn hán, lũ lụt sẽ ảnhhưởng đến chất lượng nước, thêm vào đó các chất bồi lắng(trầm tích), các chất phú dưỡng, các - bon hữu cơ hòa tan,các nguồn bệnh, thuốc trừ sâu và muối cũng như ô nhiễmnhiệt càng làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm nước. Ngoàira, tình trạng nước biển dâng làm tăng phạm vi ảnh hưởng

Ngày n��c th gi�i nm 2010Nước sạch vì một thế giới khỏe mạnh

Page 4: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC4

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

đến khả năng nguồn nước ngọt có cho con người và các hệsinh thái vùng ven bờ. Song, hiện nay những kiến thức vềtác động của biến đổi khí hậu đến nước, nhất là chất lượngnước vẫn đang còn thiếu. Nhất là, trong khi đang rất cầnnhiều số liệu quan trắc phục vụ cho quản lý thì mạng lướiquan trắc lại đang bị thu hẹp. Do đó, để có quyết định đúngđắn, đòi hỏi phải tăng cường hiểu biết và xây dựng mô hìnhbiến đổi khí hậu về chu trình thủy văn ở quy mô thích hợp.Hiện tại, các thông tin về tác động của biến đổi khí hậu liênquan đến nước còn không đầy đủ, đặc biệt là thông tin vềchất lượng nước, về các hệ sinh thái nước và nước ngầm.

Xét cả về mặt bền vững và vấn đề đầu tư, khả năng đápứng thì việc ngăn ngừa ô nhiễm là một lựa chọn hoàn hảo.Vì vậy, ngăn ngừa ô nhiễm phải được ưu tiên hàng đầu để giữgìn chất lượng nước. Ngoài ra, còn có hai lựa chọn khác nữa,đó là xử lý và khôi phục nước bị ô nhiễm. Tuy nhiên, xử lý ônhiễm do hoạt động của con người gây ra luôn là vấn đềphức tạp.

Việc khôi phục chất lượng nước đã bị ô nhiễm thường rấttốn kém và tốn kém hơn rất nhiều so với việc phòng ngừa ônhiễm, bởi khôi phục các hệ sinh thái bị suy thoái thực ra làphải thiết lập lại môi trường tự nhiên đối với tất cả tính phứctạp của nó trở về trạng thái vốn có.

Nước với chất lượng phù hợp là hết sức quan trọng, đảmbảo một môi trường lành mạnh và sức khỏe con người. Nhucầu cơ bản về nước để uống và vệ sinh của mỗi người mỗingày khoảng từ 20 đến 40 lít nước không bị nhiễm bẩn vàkhông chứa các nguồn gây bệnh. Nếu tính cả lượng nướcdùng để tắm và nấu bếp thì mỗi người mỗi ngày cần 50 lítnước.

Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, chất lượng nước cấp chonhu cầu ăn uống và vệ sinh hàng ngày chưa đạt chất lượngyêu cầu. Việc các nước đang phát triển có tốc độ đô thị hóanhanh, thiếu các phương tiện xử lý nước thải gây nhiễm bẩnnước uống là nguyên nhân chính gây ốm đau, tật bệnh và tửvong.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có tới 4 tỷ ca tiêuchảy cộng với hàng triệu ca bệnh khác có liên quan đến nướcthiếu an toàn cho con người sử dụng. Hàng năm, 1.7 triệungười chết bởi mắc bệnh tiêu chảy mà phần lớn là trẻ dưới 5tuổi. Sức khỏe con người bị tác động trầm trọng bởi các bệnhdo nước gây ra cũng như ô nhiễm hóa chất xả vào nguồnnước.

Dù đã có những cải thiện đáng kể trong việc đảm bảo vệsinh kể từ năm 1990, việc cung cấp nước sạch và vệ sinh chophần lớn số dân thế giới vẫn là một thách thức. Ngày nay,trên thế giới có tới 1.1 tỷ người thiếu nước uống sạch và 2.6tỷ người thiếu điều kiện vệ sinh cơ bản, tập trung phần lớn ởtiểu sa mạc Sahara, Châu Phi, tiếp đến là tại các vùng Tây Ávà Âu-Á. So với khu vực đô thị, việc tăng cường vệ sinh ở

nông thôn vẫn còn là một cách biệt khác xa, thậm chí có nơicòn có xu hướng giảm bớt cung cấp dịch vụ vệ sinh ở cácvùng nông thôn như ở Oceania và Liên xô cũ.

Cho đến nay, vẫn chưa có những thỏa thuận chính thứctoàn cầu về môi trường để ràng buộc các quốc gia có nghĩavụ giám sát ngăn chặn ô nhiễm tài nguyên nước. Công ướcLiên hiệp quốc năm 1997 về phí giao thông thủy sử dụng cácnguồn nước quốc tế, quy định các nguồn nước quốc tế sẽđược sử dụng trên cơ sở điều hòa lợi ích của các quốc gia liênquan nhưng việc bảo vệ thỏa đáng các nguồn nước cho đếnnay vẫn chưa có hiệu lực. Tuy nhiên, tầm quan trọng của việcbảo vệ tài nguyên nước ngọt đã được công nhận trong vănkiện quốc tế như Chương trình nghị sự 21 được Hội nghị Liênhiệp quốc về Môi trường và Phát triển thông qua năm 1992.Đặc biệt, Chương 18 của Chương trình về Bảo vệ chất lượngvà cung cấp tài nguyên nước sạch: Áp dụng phương pháptiếp cận tổng hợp trong Phát triển, Quản lý và Sử dụng tàinguyên nước là mục tiêu chung của Chương trình, nêu rõ:“Hành động cụ thể để cấp đủ nước đảm bảo chấtlượng cho toàn bộ số dân trên hành tinh, đồng thờibảo vệ các chức năng thủy văn, hóa sinh của các hệsinh thái, thích ứng với mọi hoạt động của con ngườitrong khả năng giới hạn của tự nhiên và đấu tranhchống lại các tật bệnh do nước gây ra”.

Liên quan đến nước dưới đất, vào tháng 12 năm 2008,Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc (UNGA) đã thông qua Nghịquyết (A/RES/63/124) về “Luật về các tầng chứa nước dướiđất xuyên biên giới”. Thông qua Nghị quyết này, UNGAkhuyến khích các quốc gia có chung tầng chứa nước dưới đấtthực hiện những kế hoạch hợp tác phù hợp, song phươnghay khu vực để quản lý bền vững các tầng chứa nước xuyênbiên giới.

Ở cấp khu vực, có một số thỏa thuận tập trung vào cácvấn đề về chất lượng nước. Đặc biệt quan trọng là Công ướcUNECE 1992 về Bảo vệ và Sử dụng Các nguồn nước và hồquốc tế và Quy chế sửa đổi về các nguồn nước chung tạiCộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC).

Cộng đồng châu Âu cũng đã xây dựng khung hoạt độngcủa Cộng đồng trong lĩnh vực chính sách về nước nêu trongNghị định khung Cộng đồng châu Âu về tài nguyên nước(Nghị định khung 2000/60/EC của Nghị viện Châu Âu và củaHội đồng, ngày 23 tháng 10 năm 2000). Mục tiêu cơ bản củaNghị định khung là nhằm bảo vệ tài nguyên nước không bịtiếp tục suy thoái và thực hiện những biện pháp cần thiết đểđạt được “nước có trạng thái tốt” với tất cả tài nguyên nướccủa Châu Âu vào năm 2015.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều thỏa thuận khác về lưuvực sông, hồ cụ thể đã được các nước liên quan thông qua,nhằm xây dựng một khung pháp lý và thể chế để phối hợpquản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước.�

Page 5: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

5BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

Chất lượng nước với sức khỏe con người,môi trường và các hệ sinh thái

Thế giới bước vào thế kỷ XXI phải đối mặt với nhiềuthách thức, khó khăn nhưng trên tất cả nhữngthách thức đó là vấn đề nước ngọt. Vì vậy, quá trìnhphát triển bền vững trước hết phải làm tốt việc quản

lý bền vững tài nguyên nước ngọt có hạn trên trái đất. Tuynhiên, không thể quản lý nổi tài nguyên nước, trừ khi chúngta nắm vững chúng tồn tại ở đâu, có bao nhiêu và chất lượngnhư thế nào và biến đổi ra sao trong thời gian trước mắt.

Nước chiếm ¾ bề mặt trái đất, 70% trọng lượng cơ thểlà nước và nước tham gia vào mọi quá trình chuyển hóa chấttrong cơ thể con người. Song chỉ có 1% nước trên thế giới làđủ sạch cho sinh hoạt của con người. Nhân loại không cónước “mới” mà vẫn chỉ dùng đi dùng lại nước tuần hoàn cótừ bao triệu năm trước đây.

Nước là một trong sáu nhóm chất dinh dưỡng thiết yếucho cơ thể. Nước giúp duy trì sự sống quan trọng hơn cả ăn.Không có chất nào khác có liên quan mật thiết đến nhiềuchức năng sống còn của cơ thể bằng nước.

Theo Chương trính Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP),nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơbản và quý giá nhất. Thậm chí, người ta còn dự báo ở thế kỷXXI nước có thể quý như dầu mỏ trong thế kỷ 20. Songnguồn tài nguyên thiên nhiên này hiện đang bị sử dụng quámức và ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn nữa, chất lượng nướccòn chịu thêm những mối hiểm họa do biến đổi khí hậu và sựxuất hiện của những chất nhiễm bẩn mới.

Chất lượng nước đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho môitrường được trong lành và con người mạnh khỏe. Chỉ tínhriêng để uống và vệ sinh, mỗi ngày mỗi người cần đến từ 20đến 40 lít nước sạch không có các chất gây nhiễm hoặc mangcác mầm bệnh (50 lít nếu tính cả lượng nước dùng để tắm vàbếp núc).

Mỗi năm, ước tính có đến 4 tỷ ca tiêu chảy dẫn đến cáichết của 2,2 triệu người, hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi, cộngthêm hàng triệu ca ốm đau bệnh tật liên quan đến thiếunước dùng an toàn. Sức khỏe con người bị tác động nghiêmtrọng bởi những bệnh dịch do nước gây ra cũng như các hóachất ô nhiễm xả vào trong nguồn nước.

Mỗi năm trên toàn cầu có tới gần 2,000 km3 nước thảiđược thải ra. Đáng ra lượng chất thải và lượng nước thải nàyhoàn toàn có thể được tái sử dụng một cách hiệu quả để sảnxuất năng lượng, và dùng vào tưới thì lại không. Ở các nướcđang phát triển, 80% tất cả các chất thải được xả trực tiếpkhông qua xử lý do thiếu quy định và thiếu nguồn lực. Trongcông thức gồm gia tăng dân số, phát triển công nghiệp naylại có thêm nguồn ô nhiễm mới và gia tăng nhu cầu về nước

sạch. Sức khỏe môi trường và con người, cấp nước uống vànước cho ngành nông nghiệp hiện nay và trong thời gian tớiđang bị đe dọa, song vấn đề ô nhiễm nước vẫn rất hiếm khiđược coi là một vấn đề trầm trọng.

Rõ ràng, vấn đề chất lượng nước là vấn đề lớn nhất đốivới các nước đang phát triển và như vậy có sự đòi hỏi rất lớnvề các phương pháp xử lý nước thải, bảo vệ nguồn nước vàgiáo dục vệ sinh cho công chúng cũng như giải quyết thậntrọng các tác động của nước bị ô nhiễm đến sức khỏe. Song,vấn đề chất lượng nước không chỉ là vấn đề của riêng cácnước đang phát triển. Việc phát triển đô thị đang đặt áp lựclớn lên chất lượng nước tại các thành phố hiện đại. Mật độdân số cao, công nghiệp và thương mại nhiều hơn và tăngcường sản xuất lương thực tăng vụ, tất cả đều góp phần vàoviệc làm cho chất lượng nước bị giảm xuống dưới mức tiêuchuẩn cho phép ngay cả tại những nơi có môi trường “tinhkhiết” nhất.

Và để làm một cái gì đó cho vấn đề này, Chất lượng nướcđã được chọn làm chủ đề kỷ niệm ngày nước thế giới năm2010 với mục đích nhằm tăng cường nhận thức và sự quantâm của chính giới về yêu cầu cấp bách cải thiện chất lượngnước không chỉ trong phạm vi khu vực mà trên khắp toàncầu, sao cho vấn đề chất lượng nước được xem xét, cân nhắcngang hàng với vấn đề số lượng nước.

Mặc dầu, có những tiêu chí khoa học được dùng để xácđịnh chất lượng nước, nhưng không dễ để nói rằng “nướcnày tốt” hoặc “nước kia xấu”. Do vậy, nước hoàn toàn tốt đểsử dụng vào một việc này nhưng lại có thể không đủ tốt đểdùng vào việc khác! Khi một người dân bình thường hỏi vềchất lượng nước thì có thể họ muốn biết được liệu nước cóđủ tốt để sử dụng ở nhà, bơi lội, phục vụ ở nhà hàng... hoặcliệu chất lượng nước trong tự nhiên có phù hợp với động,thực vật dưới nước hay không.

Page 6: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC6

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

Chất lượng nước là một thuật ngữ để chỉ các đặc trưnglý, hóa và sinh học của nước, việc đánh giá sự ảnh hưởng xấuđến chất lượng nước của các hóa chất có mặt trong nguồnnước như các chất phú dưỡng, thuốc trừ sâu đòi hỏi nhậnthức được mối liên kết, tương tác phức tạp giữa nước mặt vànước dưới đất, sự đóng góp của khí quyển, các đặc trưng tựnhiên, hoạt động của con người và sức khỏe của môi trườngnước.

Riêng ở Việt Nam, với tốc độ gia tăng dân số như hiệnnay, vào năm 2040, Việt Nam sẽ có khoảng 155 triệu người.Do đó, áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên cũng như nhucầu bổ sung về lương thực, nước và năng lượng sẽ tăng lênrất nhiều.

Tình trạng ô nhiễm và suy giảm các nguồn nước mặt vànước ngầm đang gia tăng nhanh chóng, khiến chất lượngcuộc sống giảm sút. Tình trạng nước thải gây ô nhiễm cáccon sông đã gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ củacon người.

Theo báo cáo, hiện nay 80% trường hợp bệnh tật ở ViệtNam là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địaphương nghèo. Nhiều người, chủ yếu là trẻ em, trong đó cónhững trường hợp tử vong là do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm.

Thêm vào đó, biến đổi khí hậu và nước biến dâng sẽ tácđộng lớn tới tài nguyên nước nói chung và chất lượng nướcnói riêng của Việt Nam – một thách thức lớn mà Việt Namphải đối mặt trong tương lai. Trong các báo cáo của UNDP vàNgân hàng Thế giới gần đây chỉ rõ, Việt Nam là một trong 5nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nhiều nhất do nước biểndâng. Với kịch bản mực nước biển tăng 1m, nhiều đánh giáxác định Việt Nam sẽ mất khoảng 5% tổng diện tích đất,11% dân số sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sản xuất nôngnghiệp sẽ giảm 7%, và GDP sẽ giảm 10%. Nước biển dâng1m sẽ gây ngập hơn 38% diện tích đồng bằng sông CửuLong. Một số tỉnh có thể mất gần ½ diện tích đất.

Tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm đối với xã hội ngàycàng rõ và ngày càng lớn, đặc biệt khi đất nước bước vào giaiđoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nguồn nước bị ô nhiễmlàm cho nước không còn phù hợp với mục đích sử dụng, gâynên tình trạng “khan hiếm nước” mặc dù “có nước”. Sử dụngnước không đảm bảo chất lượng làm suy giảm sức khoẻ vàgia tăng bệnh tật, dẫn đến giảm khả năng lao động và giatăng chi phí của xã hội để chữa bệnh, làm suy giảm chất

lượng sản phẩm.... ở nhiều nơi, nhiều lúc nguồn nước bị ônhiễm đã là mối đe doạ chủ yếu đối với đời sống và sản xuất.

Cải thiện chất lượng môi trường nói chung, chất lượngnước nói riêng đang là mối quan tâm đặc biệt của toàn xãhội. Mặc dù, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, phápluật cũng như thực hiện nhiều chương trình, dự án để bảo vệtài nguyên nước, tuy nhiên tình hình ô nhiễm nguồn nướcvẫn có xu thế tăng lên. Hệ thống giám sát, cảnh báo, thôngbáo chất lượng nước và các sự cố ô nhiễm nguồn nước chưađược quan tâm, đầu tư đúng mức.

Như vậy có thể khẳng định, chất lượng nước là chìa khóacủa sức khỏe con người và các hệ sinh thái và mang lại nhiềulợi ích. Vì vậy, vì sự phát triển bền vững, vì một môi trườngtrong lành, vì sự phồn vinh của đất nước, sức khỏe và hạnhphúc con người đòi hỏi tất cả mọi người nhận thức đúng tầmquan trọng của nước. Chiến lược quốc gia tài nguyên nướcđến năm 2020 đã đề ra một số mục tiêu cụ thể về bảo vệ tàinguyên nước:

1) Khôi phục các sông, hồ chứa nước, tầng chứa nước,vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêmtrọng, ưu tiên đối với các sông trên lưu vực sông Nhuệ - sôngĐáy, sông Cầu, sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Hương.

2) Bảo đảm dòng chảy tối thiểu duy trì hệ sinh thái thuỷsinh theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt,trọng điểm là các sông có hồ chứa nước, đập dâng lớn, quantrọng.

3) Bảo vệ tính toàn vẹn và sử dụng có hiệu quả các vùngđất ngập n¬ước và cửa sông cho các sông trọng điểm, cáctầng chứa nước quan trọng.

4) Chấm dứt tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tàinguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước mà khôngđược phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định củapháp luật.

5) Kiểm soát được tình hình ô nhiễm nguồn nước. Chấmdứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuấtnông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nướcvà làm suy giảm đa dạng sinh học

Ngoài ra, chúng ta cần phải bảo vệ rừng, bảo vệ câyxanh, trồng mới rừng, trồng mới cây xanh để chống xói lở đấtvà tăng cường lượng nước sạch bổ cập cho đất, cho các tầngchứa nước dưới đất.�

Cục Quản lý tài nguyên nước

Nước sôngHồng mùa cạn.

Page 7: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 7

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

LOẠI NƯỚC UỐNG NÀO TỐT NHẤT?Đồ uống thông thường hằng ngày của chúng ta là nước

đun sôi để nguội. Nước đun sôi đã tiêu diệt được không ít vikhuẩn và các chất độc hại nhưng đồng thời cũng làm biến đổicấu trúc tự nhiên của nước, làm mất ôxy và một số nguyêntố vi lượng cần cho cơ thể. Bởi vậy, chỉ uống nước đun sôi đểnguội chưa phải là thức uống lý tưởng cho cơ thể.

Gần đây, uống nước khoáng đang trở thành thói quencủa con người. Rất tiếc là, tuy nước khoáng (nước khoángthật sự) cung cấp cho cơ thể những chất khoáng cần thiếtnhưng cũng có cả những loại muối và hỗn hợp mà cơ thểchúng ta không thể hấp thụ được. Chúng có thể tập trung ởcác bắp thịt, các khớp xương, lâu ngày gây biến dạng, làmgiảm khả năng vận động của con người. Có thể uống nướckhoáng ngắt quãng: nếu uống liên tục khoảng 2 tuần lễ thìnhất thiết phải ngừng hẳn trong 3-4 tháng tiếp theo. Cần lưuý rằng, không nên thường xuyên cho trẻ em uống nướckhoáng bởi lẽ tác hại sẽ lớn hơn rất nhiều.

Loại nước uống tốt nhất cho con người là nước sạch tựnhiên có trong rau quả, nước băng tan hoặc nước sạch nhântạo.

UỐNG NƯỚC NHƯ THẾ NÀO KHOA HỌC?Thức uống vào buổi sáng. Buổi sáng khi tỉnh dậy, nên

uống 1-2 cốc nước đun sôi để nguội còn âm ấm. Động tácnày còn là phương pháp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi,người bị tăng huyết áp: tác dụng làm máu loãng, giảm vàngăn chặn nguy cơ tắc mạch máu não, động mạch vành.

Buổi trưa và buổi chiều: Trong giờ làm việc, học tập nênbổ sung thêm nước đun sôi để nguội hoặc nước giải khátkhông có ga. Nên uống đều đặn từ 30-45 phút vài ba ngụmhoặc nhiều hơn tùy theo nhu cầu.

Thức uống trong bữa ăn sáng, nếu có điều kiện, nênuống nước canh gà (phở gà, cháo gà...). Nước canh gà có tácdụng thúc đẩy quá trình bài tiết hormon tuyến thượng thận,làm phấn chấn tinh thần, tăng cường sức lực, xua đi hết mệtmỏi, căng thẳng.

Thức uống trong bữa trưa, nên uống nước rau xanh. Rauxanh không chỉ giàu vitamin, chất khoáng mà còn có một sốtác dụng phòng bệnh và chữa bệnh.

Trước khi đi ngủ, nên uống một cốc sữa bò. Ngoài tácdụng gây ngủ, còn bổ sung canxi, chống trạng thái “đói

canxi” vào ban đêm, chống loãng xương và thoái hóa khớp. Vào mùa hè, nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể cao hơn

rõ rệt. Nên uống nước chè nóng. Điều thú vị là trong nướcchè nóng giàu chất kali, có thể bù đắp lượng kali bị bài tiếtqua mồ hôi, làm giảm mệt mỏi, buồn ngủ do thiếu kali. Trongtất cả các loại chè, tốt nhất là chè xanh (chè tươi). Thànhphần của chè xanh có khoảng 80 nguyên tố khác nhau cầnthiết cho cơ thể. Chè xanh có tác dụng làm chắc răng, đàothải chất độc, làm mịn da.

Đối với trẻ em, ở trạng thái nóng càng cần phải quan tâmnhiều hơn. Trẻ em vị thành niên có ít tuyến mồ hôi hơn ngườilớn và sự điều hòa thân nhiệt của chúng chưa ổn định, thânnhiệt lên xuống thất thường. Đôi khi bắt chúng mặc nhiềuquần áo khi nóng nực là góp phần làm tăng thân nhiệt củatrẻ và làm mất nước nhiều hơn.

Những người bị bệnh tim, mạch vành, xơ vữa độngmạch, tăng huyết áp, người cao tuổi không nên uống nhiềunước lạnh. Sức co bóp của tim ở những người này, vốn đãkhông được tốt, bỗng nhiên phải tăng gánh nặng làm việcđột ngột, có thể gây thiếu máu, thiếu ôxy cơ tim, làm tim bịđau thắt, loạn nhịp tim.

Người cao tuổi bị bệnh đường ruột cũng không nên uốngnước lạnh. Nước lạnh làm tăng nhanh nhu động ruột dễ gâyđau thắt bụng, đi lỏng.

Vận động, làm việc, tập luyện trong mùa hè: Khoảng 1-2 giờ trước khi tập luyện hoặc thi đấu thể thao, nên uống từ350-500ml nước mát hoặc nước tăng lực, người thấy khỏekhoắn, vững tin hơn, bảo đảm cho cơ thể không thiếu nước.Vài phút trước khi vào cuộc nên uống khoảng 100-150mlnước tăng lực sẽ giúp duy trì lượng đường máu ở mức tốiưu, giúp gia tăng hiệu suất hoạt động cơ bắp một cách hiệuquả.

Trong khi vận động, làm việc, cứ khoảng nửa giờ nênuống 100-150ml nước chứa nhiều dưỡng chất xen kẽ nướcđun sôi để nguội giúp cơ thể dung nạp dễ và tái tạo sức khỏenhanh hơn.

Sau khi tập luyện, làm việc, thức uống cần nhất là nướcđun sôi để nguội và nước khoáng. Lúc này không được dùngcác loại nước giàu dinh dưỡng như nước hoa quả, côcacôla...Uống cà phê sau vận động sẽ càng làm mất nước nhiềuhơn.�

Theo www.suckhoedoisong.vn

Nước uống và sức khỏeTrong tất cả các yếu tố cấu tạo nên con người, nước giữ vai trò quan trọng nhất.

Không chỉ là về khối lượng - nước chiếm 64% trọng lượng cơ thể ở nam giới và 70% ởnữ giới, điều cốt yếu là nước tham gia vào mọi quá trình trao đổi chất để duy trì sựsống, nuôi dưỡng cơ thể và đào thải chất cặn bã. Vì vậy, cách thức sử dụng nước uốngcho hợp lý, khoa học, có lợi nhất cho cơ thể là điều mà chúng ta nên biết.

Page 8: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC8

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT CÓ HÌNH THÁI NHƯTHẾ NÀO?

Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh tráiđất gồm nước ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏngvà hơi. Thuỷ quyển bao gồm đại dương, biển, ao hồ, sôngngòi, nước ngầm và băng tuyết.

Khối lượng của thuỷ quyển khoảng 1,4.1018 tấn. Trongđó đại dương có khối lượng chiếm 97,4% toàn bộ thuỷquyển. Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực trái đấtchiếm 1,98%, nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối,hơi nước chỉ chiếm 0,02%. Ranh giới trên của thuỷ quyển làmặt nước của các đại dương, ao, hồ. Ranh giới dưới của thuỷquyển khá phức tạp, từ các đáy đại dương có độ sâu hàngchục km, vài chục mét ở các thấu kính nước ngầm cho đếnvài chục cm ở các vùng đất ngập nước. Theo diện tích chephủ, thuỷ quyển chiếm 70,8% hay 361 triệu km2 bề mặt tráiđất với độ sâu trung bình 3.800m. Thuỷ quyển phân bốkhông đều trên bề mặt trái đất, ở nam bán cầu là 80,9%, ởbắc bán cầu là 60,7%.

Đại dương chiếm phần quan trọng của trái đất, gồm cóThái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc BăngDương. Trong các đại dương, người ta lại chia ra các vùngbiển có diện tích nhỏ hơn như biển Ban Tích, biển Bắc, biểnĐông, biển Nam Trung Hoa v.v... Tuy nhiên, có một số biểnkhông có liên hệ với đại dương như biển Caxpi, biển Aranđược gọi là biển hồ. Một số phần đại dương hoặc biển ăn sâuvào đất liền được gọi là vịnh như vịnh Thái Lan hoặc vịnhBắc Bộ.

NƯỚC ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG NHƯTHẾ NÀO?

Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loàingười và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động côngnghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Để sản xuất1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.

Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nướccòn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chấtmang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện cácchu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sựsống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộcvào nước.

Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện naylà 1,39 tỷ km3, tập trung trong thuỷ quyển 1,35 tỷ km3

(97,2%), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượngnước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở

hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ.Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinhquyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nướctrên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất pháttừ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm.Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho côngnghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp.

CẦN PHẢI QUAN TÂM NHỮNG GÌ ĐẾNNƯỚC?

Nước phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Lượngmưa ở sa mạc dưới 100mm/năm, trong khi ở nhiều vùngnhiệt đới (Ấn Độ) có thể đạt 5000mm/năm. Do vậy, có nơithiếu nước, hạn hán, trong khi nhiều vùng mưa lụt thườngxuyên. Nhiều nước Trung Đông phải xây dựng nhà máy đểcất nước ngọt hoặc mua nước ngọt từ quốc gia khác. Cácbiến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm trầm trọngthêm sự phân bố không đều tài nguyên nước trên trái đất.

* Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơntài nguyên nước. Lượng nước ngầm khai thác trên thế giớinăm 1990 gấp 30 lần năm 1960 dẫn đến nguy cơ suy giảmtrữ lượng nước sạch, gây ra các thay đổi lớn về cân bằngnước.

* Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động củacon người. Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, nước biển bởicác tác nhân như NO3, P, thuốc trừ sâu và hoá chất, kim loạinặng, các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh v.v. Do vậy,vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch cho dân cư các vùng trênthế giới đang là nhiệm vụ hàng đầu của các tổ chức môitrường thế giới. Trong khoảng từ năm 1980 - 1990, thế giớiđã chi cho chương trình cung cấp nước sạch khoảng 300 tỷUSD, đảm bảo cung cấp cho 79% dân cư đô thị, 41% dân cưnông thôn.

Các tác nhân gây ô nhiễm nước có thể chia ra làm nhiềuloại: Kim loại nặng (As, Pb, Cr, Sb, cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Fe,Al, Mn...), anion (CN-, F-, NO3, Cl-, SO4), một số hoá chấtđộc (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Dioxin), các sinh vật gâybệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng).

* Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn trong cơ thểcon người khi đạt liều lượng nhất định sẽ gây bệnh. Một sốkim loại có khả năng gây ung thư như Cr, Cd, Pb, Ni.

* Một số anion có độc tính cao điển hình là xyanua (CN).Ngộ độc sắn là do sắn chứa nhiều ion gốc xyanua. Ion (F) khicó nồng độ cao gây độc, nhưng ở nồng độ thấp làm hỏngmen răng. Nitrat (NO-3) có thể chuyển thành (NO-2) kíchđộng bệnh methoglobin và hình thành hợp chất nitrozamen có

Nước - những điều cần biết

Page 9: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 9

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

khả năng tạo thành bệnh ung thư. Các ion (Cl-) và (SO2-4)không độc nhưng nồng độ cao gây bệnh ung thư. Các nhómhợp chất phenon hoặc ancaloit độc với người và gia súc.

* Các thuốc trừ sâu có khả năng tích luỹ chuỗi thức ăngây độc. Một số loại clo hữu cơ như 2,4D gây ung thư.

TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA VIỆT NAM CÓPHONG PHÚ KHÔNG?

Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phongphú. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao,khoảng 2000 mm/năm, gấp 2,6 lượng mưa trung bình củavùng lục địa trên Thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnhthổ là 650 km3/năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nộiđịa là 324km3/năm. Vùng có lượng mưa cao là Bắc Quang4.000-5.000mm/năm, tiếp đó là vùng núi cao Hoàng LiênSơn, Tiên Yên, Móng Cái, Hoành Sơn, Đèo Cả, Bảo Lộc, PhúQuốc 3.000-4.000 mm/năm. Vùng mưa ít nhất là Ninh Thuậnvà Bình Thuận, vào khoảng 600-700 mm/năm.

Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng nămlãnh thổ Việt Nam nhận thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốcvà Lào, với số lượng khoảng 550 km3. Do vậy, tài nguyênnước mặt và nước ngầm có thể khai thác và sử dụng ở ViệtNam rất phong phú, khoảng 150 km3 nước mặt một năm và10 triệu m3 nước ngầm một ngày. Tuy nhiên, do mật độ dânsố vào loại cao, nên bình quân lượng nước sinh trong lãnh thổtrên đầu người là 4200m3/người, vào loại trung bình thấptrên Thế giới.

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾNTÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA VIỆT NAM

Các vấn đề môi trường liên quan với tài nguyên nước củaViệt Nam gồm các nội dung sau đây:

* Tình trạng thiếu nước mùa khô và lũ lụt mùa mưa đangxảy ra ở nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêmtrọng. Ví dụ, giảm trữ lượng nước ở các hồ thuỷ điện lớn(Thác Bà, Trị An, Hoà Bình) hoặc lũ quét ở các tỉnh Sơn La,Tuyên Quang, Nghệ An... Nguyên nhân chủ yếu là nạn chặtphá rừng.

* Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm nướcngầm, mặn hoá các thấu kính nước ngầm đang xảy ra ở cácđô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nước ngầm ở các khu dâncư tập trung đang bị ô nhiễm bởi nước thải không xử lý. Cácthấu kính nước ngầm đồng bằng Nam bộ đang bị mặn hoádo khai thác quá mức.

* Ô nhiễm nước mặt (sông, hồ, đất ngập nước) do cácnguồn thải công nghiệp và hoá chất nông nghiệp. Mức độphú dưỡng các hồ nội địa gia tăng. Một số vùng cửa sôngđang bị ô nhiễm dầu, kim loại nặng, thuốc trừ sâu.

Để giải quyết các vấn đề môi trường trên cần phải có kếhoạch nghiên cứu tổng thể và quy hoạch sử dụng tài nguyênnước một cách hợp lý. Trong đó, cần quan tâm đúng mứccác vấn đề xử lý nước thải, quy hoạch các công trình thuỷđiện, thuỷ nông một cách hợp lý, bảo vệ và phát triển tàinguyên rừng.�

Page 10: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC10

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

Ô NHIỄM NƯỚC LÀ GÌ?Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối

với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểmcho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".

* Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyếttan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn,các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

* Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải cácchất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinhhoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trườngnước.

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân racác loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoáchất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.

NƯỚC BỊ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG NHƯ THẾNÀO?

Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v...thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinhhoá của các thể sinh vật và thường tích luỹ trong cơ thể chúng.Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượngnước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vựcnước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vựckhai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồngđộ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trườnghợp, xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật.

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quátrình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nướcthải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ônhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môitrường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹtheo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người. Nước mặt bịô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vàođất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chếô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thảicông nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơbị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.

NƯỚC BỊ Ô NHIỄM VI SINH VẬT NHƯ THẾNÀO?

Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khácnhau. Bên cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gâybệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật khác. Trong sốnày, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinhtrùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương

hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm nãoNhật bản, giun đỏ, trứng giun v.v...

Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếulà phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thảicác bệnh viện v.v... Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số col-iform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn coliform trongnước thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưngbiểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Để xácđịnh chỉ số coliform người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịchđặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định.Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môitrường.

Hiện tượng trên thường gặp ở các nước đang phát triển vàchậm phát triển trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng thếgiới năm 1992, nước bị ô nhiễm gây ra bệnh tiêu chảy làmchết 3 triệu người và 900 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Đãcó năm, số người mắc bệnh giun đũa lên tới 900 triệu, bệnhsán máng 600 triệu người. Để hạn chế tác động tiêu cực củaô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biệnpháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trườngsống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ côngcộng.

NƯỚC BỊ Ô NHIỄM BỞI THUỐC BẢO VỆ THỰCVẬT VÀ PHÂN BÓN HOÁ HỌC NHƯ THẾ NÀO?

Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phânbón hoá học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nôngnghiệp thâm canh trên thế giới. Trong quá trình sử dụng thuốcbảo vệ thực vật và phân bón hoá học, một lượng đáng kể thuốcvà phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyềnvà tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dướidạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thựcvật và phân bón là làm suy thoái chất lượng môi trường khuvực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất, nước, ô nhiễmđất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn,suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu củasâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật.

NƯỚC NGẦM Ô NHIỄM NHƯ THẾ NÀO?"Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các

lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong cáckhe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác chocác hoạt động sống của con người".

Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở

Một số nguyên nhân gây ônhiễm nước

(Xem tiếp theo trang 12)

Page 11: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 11

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

Ô nhiễm nguồn nước sinhhoạt không còn là một hiệntượng mới lạ trong cộngđồng. Nguyên nhân rấtnhiều, song chung quy là doquy luật phát triển của xã hộicộng với lối sống thiếu ý thứccủa con người.

Những kênh rạch, vệ đường đầyrác, nước thải; những hành vi lấnchiếm lòng, bờ kênh rạch, sông hồ làmnơi sinh sống; hàng loạt các công trìnhkhai thác nước trái phép... đang làm"chết dần" nguồn nước sống, ảnhhưởng nghiêm trọng đến sức khỏe conngười. Nếu lỡ không may bạn phảisống trong vùng nước ô nhiễm, hãythử những cách dưới đây trong khi chờsự khắc phục của cơ quan chuyênngành.

NHỮNG CÁCH XỬ LÝ CHUNGVÀ PHỔ BIẾN

Đun sôi: Cách làm vừa rẻ tiền vừahữu hiệu. Chỉ cần đun sôi trong vòngmột phút, bạn có thể diệt hoàn toàncác vi khuẩn, kể cả trứng Giardia cótrong nước. Trong quá trình đun sôi,các kim loại có thể lắng xuống và đóngcặn ở đáy ấm. Trung bình ba ngày/lần,bạn nên súc rửa ấm bằng giấm hoặcnước chanh để làm sạch lớp cặn.

Sodis: Một phương pháp xử lý nướcsinh hoạt dành cho hộ gia đình, đượcViện Khoa học - Công nghệ Môi trườngLiên bang Thụy Sỹ và Trung tâmNghiên cứu nước và Vệ sinh môitrường cho các nước đang phát triểnnghiên cứu từ năm 1991. Phương phápnày được đưa vào Việt Nam từ năm2006. Chúng ta chỉ cần lấy nước đổ vàocác thiết bị chứa nước như lu, khạp,thau, chậu... để cho lắng cặn một ngày.Sau đó lấy phần nước trong đổ vào cácchai nhựa trong và đem phơi dưới ánhnắng mặt trời từ 6 đến 17 giờ (nếu trời

nắng gắt) hoặc phơi hai ngày nếu trờirâm mát.

NHẬN BIẾT VẤN ĐỀ ÔNHIỄM ĐỂ XỬ LÝ

Nước nhiễm khuẩn sắt, phèn: - Nhận biết: Thường có màu xanh

vàng, mùi tanh. - Các phương pháp xử lý: Cho 10g

vôi sống vào 140 lít nước. Sau đó đểnước lắng xuống trong khoảng mộtgiờ. Cho nước vào thùng, khoắng lênnhiều lần rồi để lắng. Dùng phèn chuađã giã nhỏ (nửa thìa cà phê cho 25 lítnước) đổ vào thùng khuấy nhiều lần đểsắt và phèn kết tủa lắng dần xuốngđáy. Với các phương pháp này, sau khinước đã lắng, gạn lấy phần trong rồikhử trùng bằng Chloramin B với liềulượng 15g/m3 (tương đương khoảngba thìa cà-phê).

Khi xử lý bằng Chloramin B, bạnnên nhớ không được cho thẳng vàonước. Trước tiên, chúng ta phải hòa tanhóa chất này với một ít nước. Sau đómới đổ vào bể nước cần khử trùng.Bằng cách khử khuẩn này, nước sẽđảm bảo tiêu chuẩn sử dụng.

Nước bị nhiễm chất hydrogen sul-fide(H2S):

- Nhận biết: Nước có mùi vị trứngthối. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, loạinước nhiễm khuẩn này thường khônggây tác hại cho sức khỏe. Nó chỉ có đặctính ăn mòn, làm xỉn màu các đồ dùngbằng bạc hay đồng, làm cho quần áovà đồ gốm có vết đen.

- Phương pháp xử lý: Bạn có thể xửlý bằng cách cho lọc qua than. H2Sđược hấp thụ trên bề mặt của các hạtthan. Lưu ý, bạn cần thay các hạt thantrong bể lọc theo định kỳ. Thời gian tùythuộc vào khả năng hấp phụ của thanvà hàm lượng H2S trong nước.

Nước cứng:- Nhận biết: Mặt nước có váng đen,

bám vào dụng cụ đựng nước. Khi nấuăn, nước cứng làm rau, thịt khó chín.

Còn khi giặt quần áo, nước này làm xàphòng khó lên bọt.

Loại nước này chứa hàm lượng lớncác ion như Ca2+, Mg2+, thường ảnhhưởng đến tuổi thọ các thiết bị sử dụngnước hàng ngày. Nước có quá nhiềuMg2+ sẽ có vị đắng.

- Các phương pháp xử lý: Đun sôinước làm các ion kết tủa. Dùng thiết bịcó ngăn chứa các hạt lọc cationit. Thiếtbị này là một bình lọc bằng inox, bêntrong được ngăn làm 3 ngăn: ngăn đổnước cứng cho chảy qua, ngăn lọc(chứa hạt Cationit mang điện tích âm)và ngăn chứa nước sau khi đã xử lý.

LƯU Ý:Dù nước của gia đình bạn không có

màu vàng, mùi hôi, đóng cặn, bạncũng phải lọc thường xuyên bằngphương pháp khả thi rẻ tiền là dùngnước Javen. Ngoài ra, bạn có thể sụckhí Chlorine hoặc pha chế bột vàonước.

Theo phó giáo sư - tiến sĩ NguyễnĐình Tuấn, Trường Cao đẳng Tàinguyên và Môi trường TP. HCM chobiết: "Khi xử lý nước sinh hoạt bị ônhiễm, bạn nên tham khảo ý kiếnchuyên gia. Tránh trường hợp dùngquá liều lượng, sẽ ảnh hưởng xấu đếnsức khỏe".�

Theo bwco.com.vn

Làm gì khi nguồn nước dùng của gia đìnhbị ô nhiễm?

Page 12: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

12

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

Nước, nhu cầu thiết yếu trước cả ănBS. D��NG CÔNG MINHTT. DINH DƯỠNG TP.HCM

Sự sống của con người được bắt nguồn từ hải dươngnguyên thủy từ hàng nghìn tỉ năm trước đây. Do đó,ngay từ buổi đầu, sự sống đã có liên hệ mật thiếtvới nước. Thành phần chủ yếu cấu thành cơ thể con

người chính là nước. Nước chiếm đến 2/3 khối lượng cơ thểvà được phân bố rộng khắp các cơ quan, các mô. Mặc dù ănvà uống thường đi chung với nhau nhưng nhu cầu về nướcluôn cấp bách hơn nhu cầu về thức ăn. Con người có thểsống khi nhịn ăn trong 5 tuần, nhưng không thể nhịn uốngnước quá 5 ngày cũng như không thể nhịn thở quá 5 phút.Khi bị đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết lượngglycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng protein để duytrì sự sống. Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước làđã nguy hiểm đến tính mạng và mất nước từ 20 - 22% sẽdẫn đến tử vong.

Nước giống như một cái máy cơ học, nó giúp vận chuyểnoxy, các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đồng thời mangnhững chất cặn bã của chuyển hóa để thải ra ngoài. Nướcgiúp duy trì các hoạt động sống, làm chất dung môi cho rấtnhiều phản ứng sinh học của các tế bào, cơ quan. Trong toàncơ thể, nước cần để làm lớp đệm, bôi trơn các khớp, cơ bắp,các cơ quan, các mô… nước giúp cho chức năng của cơ thểđược tiến hành bình thường. Nước cũng cần cho sự tiết cácdịch để tiêu hóa thức ăn. Nếu thiếu nước, sự bài tiết dịchcũng giảm đi, gây trở ngại cho việc tiêu hóa thức ăn, gâychán ăn. Ngoài việc làm mềm phân và tăng khối lượng phân,khi uống nước, đặc biệt vào buổi sáng còn kích thích nhuđộng ruột, giúp đi tiêu dễ dàng. Uống đủ nước giúp đườngtiểu thông thoáng, có tác dụng phòng ngừa sỏi thận. Thậmchí uống nhiều nước để đi tiểu khoảng 2,5 lít /ngày, trongnhiều trường hợp đã đem đến những kết quả ngoạn mụctrong điều trị sỏi thận. Áp lực dòng nước tiểu sẽ giúp bàomòn những viên sỏi và nếu thuận tiện sẽ tống luôn chúng ra

ngoài. Để có một làn da tươi mát, mịn màng, đàn hồi tốt,ngoài chế độ ăn hợp lý, bạn cần phải uống đủ nước, mộtbiện pháp vừa đơn giản, rẻ tiền lại rất hiệu quả.

Ngoài ra, nước còn đóng vai trò rất quan trọng trong việcđiều hòa thân nhiệt. Nước giúp làm mát, giữ cho nhiệt độ cơthể ổn định vào khoảng 370C bằng cách bốc hơi qua mồ hôi(chủ yếu), hơi thở, nước tiểu... lượng nhiệt dư thừa. Ở nhiệtđộ 300C, 1 lít mồ hôi bốc hơi đem theo 600 Kcalo nhiệt.

Khi cơ thể thiếu nước do toát mồ hôi, tiêu chảy, ói, … Ởmức độ nhẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng: khát, da khô, bựcbội, mệt mỏi, chán ăn, thờ ơ, tinh thần uể oải, giảm sút ý chí,làm việc, học tập kém hiệu quả… Những lúc như thế nước sẽlà phương thuốc rất hiệu nghiệm. Nếu để hiện tượng mấtnước kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các hệ thống tim mạch, hôhấp, gây sốt, mạch đập nhanh. Mất nước càng nhiều triệuchứng càng nặng, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Vì nước rất quan trọng và không thể thiếu cho cuộc sốngnên chúng ta cần nạp đủ nước cho cơ thể. Bình thường, mỗingày có khoảng 2,5 lít nước được thải ra ngoài qua đườngnước tiểu, mồ hôi, phân, hơi thở. Do đó chúng ta cần phải bùmột lượng nước tương đương như thế để giúp cơ thể khôngbị thiếu nước hay quá tải nước. Ngoài lượng nước có trongthức ăn, hàng ngày nên uống thêm 6 - 8 ly nước. Thời tiếtnóng nực, lượng nước mất qua mồ hôi gia tăng làm cho nhucầu nước của cơ thể tăng lên đáng kể. Do đó cần phải uốngnhiều nước hơn, có thể tăng 10 - 15 ly/ngày. Người lớn tuổithường giảm cảm giác khát, dễ bị mệt mỏi, khô da do thiếunước, vì vậy cần lưu ý uống nước thường xuyên hơn. Nếu sợmất ngủ nên hạn chế uống trong vòng 2 giờ trước ngủ. Nênuống nước trước khi có cảm giác khát vì nếu khát tức là cơthể đã thiếu nước. Tốt nhất là nên uống làm nhiều lần, mỗilần một ít để không còn cảm giác khát.

Tóm lại, nước là một trong sáu nhóm chất dinh dưỡngthiết yếu cho cơ thể. Nước giúp duy trì sự sống quan trọnghơn cả ăn. Không có chất nào khác có liên quan mật thiếtđến nhiều chức năng sống còn của cơ thể bằng nước.�

nhiều quốc gia và vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễmnước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trườngsống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoáinước ngầm bao gồm:

* Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn,hàm lượng Fe, Mn và một số kim loại khác.

* Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao,hàm lượng NO-3, NO-2, NH4+, PO4 v.v... vượt tiêu chuẩncho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.

* Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảmcông suất khai thác, hạ thấp mực nước ngầm, lún đất.

Ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầmđang phổ biến ở các khu vực đô thị và các thành phố lớntrên thế giới. Để hạn chế tác động ô nhiễm và suy thoáinước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điềutra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xửlý nước thải và chống ô nhiễm các nguồn nước mặt, quantrắc thường xuyên trữ lượng và chất lượng nước ngầm.�

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC

(Tiếp theo trang 10)Một số nguyên nhân...

Page 13: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 13

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

thế nào là sạch?

Quan niệm về mức độ sạch của nước uống thayđổi theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào nhận thức,phong tục, tập quán và mức độ phát triển kinhtế, khoa học kỹ thuật của các cộng đồng.

Tuy vậy, có thể nói "Nước uống sạch là nước không cómàu, mùi vị khác thường gây khó chịu cho người uống,không có các chất tan và không tan độc hại cho con người,không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấucho sức khoẻ người sử dụng trước mắt cũng như lâu dài".

Trong nước sông hồ thường có nhiều chất lơ lửng, mộtsố chất khoáng hoà tan và các vi sinh vật gây bệnh cho conngười. Nước lấy từ các giếng khơi và giếng khoan thườngtrong và ít vi khuẩn gây bệnh hơn, nhưng lại nhiều muốikhoáng hoà tan hơn, đặc biệt là sắt. Do vậy, trước khi sửdụng cho sinh hoạt, các loại nước này cần được xử lý để loạibỏ chất lơ lửng và sắt. Thông thường ở các làng quê, nướclấy từ sông hồ về phải đánh phèn, để lắng hoặc lọc qua mộtlớp sỏi, cát dày trước khi dùng. Ở các đô thị, khi có điều kiện,người ta khử trùng để tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong nướcvà cung cấp nước đó tới người dùng qua hệ thống ống dẫnkín. Tuỳ thuộc vào phương pháp xử lý và khử trùng, nước cóthể đạt độ trong sạch tới mức uống được. Tuy nhiên mức độkhử trùng càng cao thì chi phí sản xuất càng lớn, làm giáthành nước tăng lên. Do đó, không phải ở đâu người ta cũngkhử trùng nước máy tới mức có thể uống ngay được.

Người ta đã chế tạo được những màng lọc đặc biệt, cótác dụng chỉ cho nước đi qua và giữ lại toàn bộ các vi sinhvật gây bệnh cũng như các chất tan trong nước. Nước saukhi lọc tinh khiết, trong sạch như nước cất. Ngoài ra, máy lọcnước lại đắt tiền, rõ ràng là dùng máy lọc nước để uống vừatốn kém, vừa không có lợi.

Đun sôi là biện pháp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh đơngiản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong khi đun cần phải đểcho nước sôi một lúc, nhất là khi đun nước trên các vùng núicao. Bình đựng nước đun sôi để nguội, chai hộp nước ngọtuống dở phải được đậy kín để tránh côn trùng.

NƯỚC MƯA CÓ SẠCH KHÔNG?Nước mưa, trong dân gian còn gọi là nước không rễ,

được nhiều người coi là nước sạch. Một số người dân thíchuống nước mưa không đun sôi vì nhiều lẽ: nó chứa ít các loạimuối khoáng hoà tan, chứa ít sắt làm cho nước không tanh...Người ta còn cho rằng nước mưa, nước tuyết tan không cóthành phần nước nặng, nên rất có lợi cho sức khoẻ conngười.

Tuy nhiên nước mưa hoàn toàn không sạch như người ta

tưởng, nhất là trong thời đại ngày nay. Bởi vì, không khínhiều vùng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mỗi hạt mưa khirơi từ trên cao xuống đã rửa sạch một vài kilômet không khí.Do đó, trong nước mưa cũng có thể có rất nhiều vi trùng gâybệnh, nhiều chất hoà tan độc hại, ví dụ như axit nitơric, axitsunfuaric... Hơn nữa nước mưa thường được hứng từ máinhà, là nơi tích luỹ rất nhiều chất bẩn. Vì thế không nên uốngnước mưa chưa đun sôi.

NƯỚC ĐÁ VÀ CÁC LOẠI NƯỚC GIẢI KHÁTCÓ ĐẢM BẢO VỆ SINH KHÔNG?

Đông lạnh không có tác dụng sát trùng. Bình thường, cácnhà máy làm nước đá đều có biện pháp khử trùng, tiêu diệtvi trùng gây bệnh trong nước trước khi đưa nước vào máylàm đông lạnh. Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất nước đátư nhân thường chỉ lấy nước máy, nước giếng thông thườngđể làm đá, do đó, đá của họ chứa rất nhiều vi trùng, dễ gâycác bệnh đường ruột, không nên uống.

Các loại nước đóng chai, nước giải khát cũng không hoàntoàn đáng tin tưởng, bởi không phải tất cả các cơ sở sản xuấtvà bán các loại nước đó đều dùng nước đun sôi, nước đã tiệttrùng, nhất là các hộ sản xuất cá thể. Các hàng bán nước giảikhát ngoài vỉa hè thường không tuân thủ đầy đủ các quyđịnh về vệ sinh thực phẩm, hay dùng các loại nước đóng chaikhông đảm bảo chất lượng, chỗ bán hàng nhiều khi rất bẩn,ngay cạnh cống rãnh, đống rác... hôi thối và nhiều ruồi,muỗi, cốc chén không sạch, dễ gây bệnh đường ruột chongười uống. Đặc biệt nguy hiểm là các loại nước giải khátchế biến tại chỗ, như nước mía ép, do máy móc và môitrường sản xuất không đảm bảo vệ sinh.�

N��c u�ng

Page 14: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC14

Cần phải sử dụng cách tiếp cận tổng hợp trong quátrình đưa nước sạch đến với người nghèo trên thếgiới. Dưới đây là những số liệu thực về cuộc khủnghoảng nước toàn cầu.

NƯỚC – NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊMỗi năm có khoảng 3.575 triệu người chết do các bệnh

liên quan đến nước: Trong đó:* 43% số ca chết do tiêu chảy ;* 84% Số người chết là trẻ em (từ 0-14 tuổi);* 98% số ca chết tập trung ở các nước đang phát triển.Thống kê cũng cho thấy: - Hiện vẫn còn 884 triệu người (gần 1/8 dân số thế giới)

thiếu khả năng tiếp cận đến nguồn nước sạch;- Số người chết do nước và vệ sinh kém an toàn gây ra

còn nhiều hơn số người chết bởi súng đạn trong bất cứ mộtcuộc chiến tranh nào;

- Gần 1% lượng nước sạch trên thế giới (hoặc khoảng0,007% lượng nước trên thế giới) có sẵn cho con người sửdụng trực tiếp;

- Mỗi phút tắm bằng vòi sen của người Mỹ, sử dụng lượngnước nhiều hơn so với lượng nước mà một người dân điểnhình sống ở khu ô chuột ở các nước đang phát triển dùng đểsống trong cả ngày;

- Khoảng 1/3 dân số thế giới không có khả năng tiếp cậnvới nguồn nước đảm bảo chất lượng nếu mức thu nhập dưới1 đô la một ngày.

- Số tiền mà những người nghèo sống ở khu ổ chuột phảichi trả cho 1 lít nước nhiều hơn từ 5 đến 10 lần số tiền mànhững người giàu có phải trả ngay cả khi họ sống trong cùngmột thành phố.

- Thiếu thức ăn, con người có thể sống được hàng tuầnnhưng thiếu nước con người chỉ có thể sống được trong vàingày.

- Nhu cầu tối thiểu cho việc vệ sinh, tắm giặt, nấu nướngvà cả sinh tồn đòi hỏi khoảng 50 lít nước/người/ngày.

- Hơn 50% tất cả các dự án về vấn đề nước đều thất bại,chỉ khoảng 5% số dự án là được để ý đến và dưới 1% số cácdự án được tiếp tục trong dài hạn.

TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI TRẺ EM- Cứ 15 giây trôi qua thì có một trẻ em chết do các bệnh

liên quan đến nước.- Trẻ em ở những nơi môi trường không đảm bảo thường

có hơn 1000 con bọ ký sinh bám trên cơ thể vào bất cứ lúcnào.

- Có 1,4 triệu trẻ em chết do bệnh tiêu chảy hàng năm.Trong đó, 90% số ca chết do tiêu chảy tập trung ở trẻ emdưới 5 tuổi và hầu hết là ở các nước đang phát triển.

TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ- Hàng triệu phụ nữ và trẻ em phải bỏ ra hàng giờ mỗi

ngày để đi lấy nước về dùng. - Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ là những người

gánh một nửa trách nhiệm trong quá trình sản xuất thức ăn.Đặc biệt là ở các nước đang phát triển, họ làm ra khoảng 60-80% thức ăn. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởiTrung tâm nước sạch và vệ sinh quốc tế (IRC) cho thấy,những dự án được thiết kế và thực hiện có sự tham gia đầyđủ của phụ nữ thì thường bền vững và hiệu quả hơn.

LỢI ÍCH THU ĐƯỢC KHI ĐẦU TƯ CÁC VẤNĐỀ VỀ NƯỚC

Trung bình, cứ một đô la Mỹ được đầu tư vào việc cungcấp nước sạch và vệ sinh thì mang lại cho nền kinh tế 8 đôla Mỹ.

Một số lợi ích thu lại được khi đầu tư vào nước sạch vàvệ sinh:

+ Thêm 272 triệu trẻ em sẽ được đến trường hàng ngày.+ Thêm 1,5 tỷ trẻ em dưới 5 tuổi được sống khỏe mạnh.+ Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ tiết kiệm được 7 tỷ đô

la Mỹ mỗi năm cho các trung tâm khám bệnh và 340 triệu đôla Mỹ mỗi năm đối với các cá nhân.�

Hoàng Hà (tổng hợp)

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

Nước và những con số

Page 15: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

Theo báo cáo thứ hai của Liên Hợp Quốc tại Diễn đàn NướcThế giới lần thứ 5 ở Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 16 đếnngày 22/3/2009 cho biết: Khoảng 20% dân số thế giới (tức 1,1tỷ người), không được tiếp cận nguồn nước uống an toàn và40% không được sử dụng các điều kiện vệ sinh cơ bản do phânphối không công bằng, quản lý kém và đầu tư không phù hợpcho cơ sở hạ tầng.

Một báo cáo công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tạiDavos (Thụy Sĩ) hồi tháng 1 vừa qua cũng cảnh báo thế giớiđang rơi vào “thời kỳ phá sản về nước”. Trong khi đó, báo cáodo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thếgiới và Viện các nguồn nước thế giới phối hợp soạn thảo dựbáo “cơn khát nước” trên thế giới có thể trở thành một trongnhững vấn đề gây sức ép căng thẳng nhất trong thế kỷ 21.

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), nướclà một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản vàquý giá nhất. Thậm chí, một số người còn dự báo rằng nướctrong thế kỷ 21 có thể quý như dầu mỏ trong thế kỷ 20.

Song nguồn tài nguyên thiên nhiên này ở Việt Nam hiện

đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạngnày xảy ra phổ biến do nhiều nguyên nhân sự bùng nổ dân số,các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lý chưa đầyđủ.

Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, vào năm 2040,Việt Nam sẽ có khoảng 155 triệu người, do đó, áp lực đối vớitài nguyên thiên nhiên cũng như nhu cầu bổ sung về lươngthực, nước và năng lượng đã tăng lên rất nhiều.

Tình trạng ô nhiễm và suy giảm các nguồn nước mặt vànước ngầm đang gia tăng nhanh chóng khiến chất lượng cuộcsống giảm sút. Tình trạng nước thải gây ô nhiễm các con sôngđã gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ của dân.

Theo báo cáo, hiện nay 80% trường hợp bệnh tật ở ViệtNam là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địaphương nghèo. Nhiều người, chủ yếu là trẻ em, tử vong do sửdụng nước bẩn và ô nhiễm.

Mỗi năm trên thế giới có hơn 2,2 triệu người chết vì các loạibệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và vệ sinh môi trường kémgây ra.�

Do hậu quả của biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc,các công ty từ California (Mỹ) đến Calcutta (Ấn Độ)đang phải ra sức tìm cách đo đạc và quản lý sử dụngnước cũng như tìm giải pháp ít phụ thuộc vào nước hơn.

Xu hướng sinh thái trong những năm gần đây cho rằng“nước sẽ là dầu của thế kỉ 21”. Nước là nguồn tài nguyên quýgiá và có hạn, được cung cấp không đồng đều trên khắp thếgiới - Thiennhien.net dẫn theo Greenbiz cho biết.

Với tình hình này, các công ty phụ thuộc nguồn nước trên thếgiới sẽ xoay xở ra sao khi chất lượng và khối lượng nước đangtrở thành rào cản lớn cho công việc kinh doanh? Một số công tyđang xây dựng cơ sở cho kịch bản thiếu nguồn nước và lập kếhoạch đối phó với những tinh huống bất ngờ, một số công tykhác cũng đang lên kế hoạch chiến lược quản lý nguồn nước.

Do hậu quả của biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc, cáccông ty từ California (Mỹ) đến Calcutta (Ấn Độ) đang phải rasức tìm cách đo đạc, quản lý và sử dụng nước hiệu quả cũngnhư đi tìm giải pháp ít phụ thuộc vào nước hơn. Nước đangđược coi là nguồn cácbon mới hơn là nguồn dầu mới.

Các công ty sản xuất đồ uống đang phải đối mặt với nhữngthách thức về nguồn nước. Hãng bia Anheuser-Busch (Mỹ)công bố rằng lượng nước sử dụng trung bình của công ty nàytăng 2,4% sau 5 năm trong khi các sản phẩm đồ uống chỉ tăng2%. Nhưng nhờ các nỗ lực trong việc sử dụng hiệu quả nguồnnước, hãng bia này đã hạn chế được lượng nước cần dùng để

sản xuất bia, cân bằng lượng nước sử dụng trung bình. Hãng Coca-Cola cũng đặt mục tiêu giảm lượng nước sử

dụng. Trong năm 2007, công ty này phát triển một chiến lượcvề nước, tập trung vào hoạt động của nhà máy, bao gồm việcsử dụng nước hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước và xử lýnước thải, bảo vệ lưu vực sông, tiếp cận với nguồn nước sạch,đồng thời nâng cao nhận thức toàn cầu và đưa ra những hànhđộng đối phó với các thách thức về nguồn nước. Mục tiêuchung của hệ thống Coke là trả lại toàn bộ nguồn nước đã sửdụng trong sản xuất cho thiên nhiên với phương châm giảm, táichế và phục hồi.

Nhưng hiệu quả sử dụng nước trong các lĩnh vực khác vẫnkhông cao. Tập đoàn General Electric (GE) công bố kế hoạchcắt giảm 20% lượng nước sạch đang sử dụng của công ty bằngcách tái sử dụng nước trong hoạt động kinh doanh và sản xuất.Ý tưởng và kinh nghiệm của công ty đã được cả ngành côngnghiệp, các khu đô thị và cả chính phủ hoan nghênh. GE đãban hành một cuốn sách trắng về tái chế nước nhằm giúp cộngđồng và chính phủ thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng nước.

IBM cũng tuyên bố Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Nước ởHà Lan là một phần trong chiến dịch vì môi trường xanh củacông ty. Công ty cũng phát hành một bản báo cáo liệt kê nhữngkhái niệm cho các tổ chức giáo dục và luật sư, tập trung nhấnmạnh giá trị của việc áp dụng công nghệ cảm ứng, công nghệthông tin và các mô hình quản lý nước ở Hoa Kỳ.�

Tìm cách sử dụng nước hiệu quả trướcbiến đổi khí hậu

1,1 tỷ người sẽ thiếu nước sạch

NGÀY N��C TH� GI�I 2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH

Page 16: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

1999 - TẤT CẢ ĐỀU SỐNG Ở HẠ NGUỒNNăm 1998, những trận lụt lớn tại những dòng sông chính đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và

gây ra những tổn thất to lớn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh, nơi ½ dân số thế giới hiện đang sinh sống. Sự can thiệp của con người tới lưu vực sông cùng với những trận mưa không dứt là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thảm kịch này. Điều này khiến chúng ta nhận ra rằng vô hình chung tất cả con người trên trái đất đều đang sống ở hạ nguồn.

1998 - NƯỚC NGẦM - NGUỒN TÀI NGUYÊN VÔ HÌNH22 tháng 3 năm 1998, Ngày nước Thế giới lần thứ 6 được kỷ niệm. Theo lời đề nghị

tại hội nghị về Tài nguyên nước của Hội đồng ACC họp lần thứ 17, UNICEF và Ban Kinh Tế - Xã hội Liên hợp quốc (UNDESA) đã đứng ra tổ chức kỷ niệm Ngày Nước thế giới vào năm 1998.

1997 - NGUỒN NƯỚC THẾ GIỚI, LIỆU CÒN ĐỦ?Thông điệp mà ngày này muốn gửi đến: Nước là nhu cầu căn bản cho sự sống, nhưng nguồn nước lại cũng

phải đang đối mặt với những đòi hỏi và sự cạnh tranh ngày càng lớn dần lên từ chính những người sử dụng.

1996 - NƯỚC CHO NHỮNG THÀNH PHỐ KHÁTLễ kỷ niệm Ngày Nước thế giới lần thứ 3 diễn ra vào ngày 22 tháng 3 năm 1996 với chủ đề - Nước cho

những thành phố khát. Thông điệp này muốn nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng về nước đang ngày một trở nên nghiêm trọng, đe dọa sự phát triển củakhắp các đô thị trên thế giới.

1995 - PHỤ NỮ VÀ NGUỒN NƯỚCNăm 1995, Vương quốc Lesotho, Cộng hòa Nam Phi đứng ra kỷ niệm Ngày nước thế giới, và chủ đề được

chọn là “Phụ nữ và nguồn nước”, tập trung vào hai vấn đề là ô nhiễm nguồn nước và suy thoái môi trường.

1994 - CHĂM LO ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LÀ NHIỆN VỤ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

2010 - NƯỚC SẠCH VÌ MỘT THẾ GIỚI KHỎE MẠNHNước là cuộc sống và chất lượng của cuộc sống phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng

của nguồn nước.

Hệ sinh thái khỏe mạnh được duy trì bởi một nguồn nước có chất lượng tốt, và điều đó còn giúp cho sức khỏe của con người được cải thiện. Mặt khác, nếu chất lượng nguồn nước bị suy thoái thì môi trường và sự tồn tại của con người sẽ bị ảnh hưởng. Hàng năm, hiện đang có hơn 1.5 triệu trẻ em chết do các bệnh liên quan đến nước gây ra.

Trong khi đó, chất lượng nguồn tài nguyên của chúng ta thì đang ngày càng bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm. Chính những hành động của con người trong suốt 50 năm qua đã làm cho nguồn tài nguyên quý giá này bị nhiễm bẩn. Trên thế giới, 2,5 tỷ người đang sống mà không được đảm bảo các điều kiện về vệ sinh và mỗi ngày lại có hơn 2 triệu

tấn rác và nước thải bị đem đổ thẳng vào nguồn nước. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển nơi mà 90% rác thải và 70% chất thải công nghiệp không qua xử lý bị xả xuống nguồn nước mặt.

Nếu chúng ta đưa biến đổi khí hậu vào bức tranh toàn cảnh thì cũng cần phải tính đến hạn hán, lũ lụt để khắc họa rõ được những thách thức lớn hiện đang phải đối mặt. Đã đến lúc cần phải thay đổi cấu trúc sản xuất và tiêu thụ đang khiến cho các quá trình sản xuất, khai khoáng, nông nghiệp và đô thị hóa bùng nổ kéo theo đó là sự tăng thải kim loại nặng, yếu tố phóng xạ, chất độc hữu cơ và rác thải dược phẩm vào môi trường./

Page 17: Tai nguyen nuoc So 4:Layout 1dwrm.gov.vn/uploads/download/files/tai-nguyen-nuoc-so-4... · 2015. 7. 24. · Hàng năm, 1.7 triệu người chết bởi mắc bệnh tiêu chảy

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 17

2010 – N��C S�CH VÌ M�T TH� GI�I KH�E M�NH