tay tuy kinh ebook

68
1 Bn d ịch 96 trang đầ u TTK B N CHẤT ĐÍCH THỰ C CA T Y TY CÔNG PHU TRUNG QUC MC LC Gi i thi ệu sơ qua về tác gi Lời nói đầ u Manh mi các bí n c a ssng bn ch ất đích thực c a Ty Ty công phu Khai phá khoa h c hormone gi sc kh e và sng lâu Trì lão hoàn cơ — sv n độ ng c a tinh hoàn Công pháp Ty Ty c a Bí quy ết ch Tr y Công pháp Ty Ty c a Bí quy ết ch Bế Công pháp Ty Ty c a Bí quy ết ch Đề Công pháp Ty Ty c a Bí quy ết ch Nhi ếp Công pháp Ty Ty c a Bí quy ết ch Cương Nh ững điề u cn bi ết v các hi ện tượng trong quá trình luy n công Pháp môn Tâm Tc a Nho Tông Pháp môn Thanh Tu c ủa Đạo Gia Thuy ết Dĩ Ý Lĩnh Khí — tác d ng gi sc kh e c a Ni khí bi ế n hóa và Ý thPháp môn Tài ti ếp c ủa Đạo Gia Nghiên cu v Tính lý h c mô hình Trung Qu c Hth ng truy n th a c ủa Đạo, Đạo Th ng và Tiên Hc Hc thuy ế t Thái Cc c ủa đạo Nh t Âm, Nh ất Dương Quan điể m triết h c c a Lý, S, Th ế trong văn hóa lị ch sTrung Qu c Tìm hi ểu con đường sinh tt các tác phẩm điêu khắc tình d ục trong các ngôi đề n Ấn Độ Các h c gi Âu Mphê phán v đời sng tình d c truy n th ng c ủa loài người Nghiên cứu say sưa củ a ti ến sĩ Wagner về « Nam th ế » Stùy nghi c ủa trai gái như việc tra chìa khóa vào khóa. Âm dương song tu đạ i pháp chính th ng c ủa Đạo Gia Trl i m t h c gi nước ngoài h i v« Song tu » Gi ải thích sơ qua về Song thân Dc l ạc đại đị nh c ủa Yoga Vô thượng Mt Tông

Upload: trungthuc

Post on 02-Dec-2015

1.067 views

Category:

Documents


464 download

DESCRIPTION

Kungfu chinese

TRANSCRIPT

Page 1: Tay Tuy Kinh ebook

1

Bản dịch 96 trang đầu TTK

BẢN CHẤT ĐÍCH THỰC

CỦA TẨY TỦY CÔNG PHU TRUNG QUỐC

MỤC LỤC

Giới thiệu sơ qua về tác giả

Lời nói đầu

Manh mối các bí ẩn của sự sống — bản chất đích thực của Tẩy Tủy công phu

Khai phá khoa học hormone giữ sức khỏe và sống lâu

Trì lão hoàn cơ — sự vận động của tinh hoàn

Công pháp Tẩy Tủy của Bí quyết chữ Trụy

Công pháp Tẩy Tủy của Bí quyết chữ Bế

Công pháp Tẩy Tủy của Bí quyết chữ Đề

Công pháp Tẩy Tủy của Bí quyết chữ Nhiếp

Công pháp Tẩy Tủy của Bí quyết chữ Cương

Những điều cần biết về các hiện tượng trong quá trình luyện công

Pháp môn Tâm Tề của Nho Tông

Pháp môn Thanh Tu của Đạo Gia

Thuyết Dĩ Ý Lĩnh Khí — tác dụng giữ sức khỏe của Nội khí biến hóa và Ý thủ

Pháp môn Tài tiếp của Đạo Gia

Nghiên cứu về Tính lý học mô hình Trung Quốc

Hệ thống truyền thừa của Đạo, Đạo Thống và Tiên Học

Học thuyết Thái Cực của đạo Nhất Âm, Nhất Dương

Quan điểm triết học của Lý, Số, Thế trong văn hóa lịch sử Trung Quốc

Tìm hiểu con đường sinh tử từ các tác phẩm điêu khắc tình dục trong các ngôi đền ở Ấn Độ

Các học giả Âu Mỹ phê phán về đời sống tình dục truyền thống của loài người

Nghiên cứu say sưa của tiến sĩ Wagner về « Nam thế »

Sự tùy nghi của trai gái như việc tra chìa khóa vào ổ khóa.

Âm dương song tu đại pháp chính thống của Đạo Gia

Trả lời một học giả nước ngoài hỏi về « Song tu »

Giải thích sơ qua về Song thân Dục lạc đại định của Yoga Vô thượng Mật Tông

Page 2: Tay Tuy Kinh ebook

2

« Giờ Hoạt Tí » với thuyết « Đồng hồ sinh học » của y học hiện đại

Thuyết Hoàng đạo cát nhật của thiên văn cổ đại Trung Quốc

Thuyết khoa học cầm tinh (con giáp) nam nữ

Thuyết cấm kỵ tình dục của Tính lý học cổ đại Trung Quốc

Khống Hạc Giám Bí ký

Bài vè Tiểu Cửu Thiên Tọa công Tâm pháp

Bí quyết Tiểu Cửu Thiên Thông quan Tâm pháp

Tiểu Cửu Thiên Chủng Tức Tâm pháp

Đi lại ngồi nằm không tách khỏi cái này

Túc Tâm Đạo

Dịch Cân Khoa

Công phu trên giường — Nội Bát Đoạn Cẩm

Huyền hoàng Kiện thân Cường tinh thuật

Ngụ ngôn Tây Du Ký

Quan điểm lão hóa của con người

Tuyển chọn một số văn bản tinh hoa của Tiên học qua các triều đại

- Thuyết Cố Mệnh

- Bài phú Phong hỏa luyện tinh

- Bát mạch kinh

- Cửu tằng luyện tâm pháp

- Hợp bích đại đạo ngâm

- Nhập dược kính Tam tự kinh

Lời bạt — Tiếng nói chính nghĩa

Page 3: Tay Tuy Kinh ebook

3

SƠ QUA VỀ TÁC GIẢ

Võ đạo đại sư KIỀU TRƯỜNG HỒNG, đạo danh Hoàng Trung Thiên. Thủa nhỏ gặp dị nhân

và được học võ thuật. Ông từng nghiên cứu sâu về học thuật của Đạo Gia [1] và Mật Tông [2], đặc biệt đã tiếp nhận được sự chân truyền về Tiểu cửu thiên học của Đạo Gia, có những chỗ độc đáo. Ông cũng là truyền nhân y bát tục gia duy nhất từ xưa đến nay của môn Tiểu

cửu thiên học.

Sau khi tới Đài Loan, ông đã sáng lập Huyền hoàng Tiểu cửu thiên học xã, tự mình gây dựng

riêng một cơ nghiệp, nổi tiếng về quyền, kiếm, công. Kiều Trường Hồng là học giả nổi tiếng trong giới Quốc thuật, từng đảm nhiệm một số chức vụ trong các hội đoàn trong nước và ngoài nước như Ủy viên thường vụ chấp hành Tổng hội Quốc thuật Trung Hoa Dân quốc,

Ủy viên chấp hành Hội Xúc tiến thế giới Quốc thuật Trung Hoa, Trưởng trọng tài quốc tế, Huấn luyện viên trưởng Tự cường kiện thân xã Philippines và Cố vấn Trung tâm nghiên cứu

công phu Trung Quốc của châu Âu tại Paris. Ông là tác giả của các trước tác chuyên môn như Giác đề, Võ đạo sử quan, Tiểu cửu thiên học chân giải, Trung Hoa văn hóa luận hằng.

Ghi chú của người dịch :

[1] Đạo gia : một trường phái tư tưởng ở Trung Quốc thời Tiên Tần, đại diện là Lão Tử và

Trang Tử ; tôn thờ thiên nhiên, có nhân tố của phép biện chứng và thuyết vô thần, chủ trương thanh tịnh, vô vi, phản đối đấu tranh. Học thuật của Đạo gia là cơ sở tư tưởng của Đạo giáo — một tôn giáo bắt nguồn ở Trung Quốc. Đạo gia và Đạo giáo cùng nguồn gốc nhưng hoàn

toàn khác nhau về bản chất và phương pháp tu hành. Đạo gia chủ trương tĩnh tu thanh tịnh vô vi; Đạo giáo chủ trương tìm kiếm con đường thành tiên.

[2] Mật Tông : Một môn phái của Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc ; chủ trương sự tự giác ngộ thông qua thiền định (meditation) và niệm chân ngôn (mantra).

Trong bản dịch sách này, toàn bộ các phần viết trong dấu [ ] là của ngƣời dịch. Phải viết trong ngoặc

nhƣ vậy là để phân biệt phần viết của tác giả với phần giải thích của ngƣời dịch ; do ngƣời dịch chƣa

chắc đã hiểu đúng ý của tác giả, nếu không tách riêng sẽ gây nhầm lẫn tƣởng là ý của tác giả.

Page 4: Tay Tuy Kinh ebook

4

LỜI NÓI ĐẦU

Sống lâu và hạnh phúc vốn là mục tiêu cao nhất của đời người mà nhân loại cùng theo đuổi,

đồng thời cũng là đề tài chính mà các nhà khoa học, triết học, sinh vật học trên thế giới cùng nghiên cứu.

Sống và chết là điều mọi người cùng thấy cùng biết, chẳng ai có thể trốn tránh ; bậc thánh

hiền hào kiệt không thể may mắn thoát khỏi, kẻ ngu đần nghèo yếu cũng vậy mà thôi, đó là kết cục rất tự nhiên, là sự đãi ngộ bình đẳng. Đi tìm nguyên nhân sống chết của mình, tìm

hiểu quá trình sống chết và tìm kiếm phương thuật bổ cứu là việc các bậc hiền triết trong ngoài nước xưa nay từng nghiên cứu và tìm hiểu ; khoa học sinh vật cận đại tuy có tương đối phát triển song vẫn chưa tìm ra được một kết luận xác thiết về lĩnh vực này.

Trong quá trình vận động mà các nhà thể dục hiện đại đang nghiên cứu, dường như đã gặp khá nhiều mâu thuẫn hiện nay vẫn chưa giải quyết được. Có người thống kê thấy phần lớn

vận động viên những môn thể thao dùng sức mạnh tại các nước trên thế giới đều không sống lâu. Các vận động viên ngôi sao môn đấm bốc, đấu võ, khi vừa qua tuổi già thì gân cốt đều suy lão phải nghỉ hưu ; các vận động viên điền kinh cũng vậy. Sở dĩ tồn tại các mâu thuẫn

này là vì bản thân người đó do tập trung sức lực vào sự vận động ngoại tại cơ thể mà coi nhẹ tác dụng tâm linh và hoạt động nội tại của hệ thống tinh thần.

Do sự phát triển của khoa học sự sống và y học, tuổi thọ bình quân hiện nay tuy đã được ngày một nâng cao, nhưng số người có thể vượt qua ranh giới tử vong ở tuổi 80 thì chưa tăng hơn trước ; số người sống lâu tới trên trăm tuổi càng ít. Xem xét nguyên nhân tình trạng này,

các nhà khoa học hiện đại nhấn mạnh yếu tố vật chất, coi trọng nhân tố bên ngoài, — đó là phương pháp « xây dựng cơ sở từ bên ngoài » ; còn các nhà Đạo học Trung Quốc thì nhấn

mạnh yếu tố « tâm » về mặt dưỡng sinh, coi trọng nhân tố bên trong, — đó là phương pháp « xây dựng nền móng từ bên trong ». Một cái là « vận động ngoại công bên ngoài tâm», một cái là « vận động nội công hướng tâm » ; một cái thì chỉ chú ý tới hình thể mà không có sự

kéo dài sinh mệnh, một cái thì coi trọng cả sự tu dưỡng tinh thần và tâm tính.

Thực ra khó có thể nói về giá trị của hai phương pháp đó. Đạo gia nói « Thọ trăm tuổi là chết

non» hơn nữa còn có câu « Số mệnh của ta là tại ta chứ không tại trời » — điều này nói về sự khả kháng mệnh trời và kéo dài tuổi thọ. Triết lý ấy thật là sâu xa so với những người theo Nho gia [tức Nho giáo hoặc Nho học] coi mệnh trời là bất khả kháng « Người thọ 70 xưa nay

hiếm » , « Vui tuổi trời cho » và « Tu thân chờ mệnh » .

Page 5: Tay Tuy Kinh ebook

5

MANH MỐI BÍ ẨN CỦA SỰ SỐNG —

BẢN CHẤT ĐÍCH THỰC CỦA TẨY TỦY CÔNG PHU TRUNG QUỐC

生命奧秘的線索 — 中國洗髓功夫之真谛

Xét về mặt Tiên học Trung Quốc thì Tẩy Tủy công phu là manh mối của bí ẩn sinh mệnh

« Mệnh ta tại ta chứ không tại trời », là công pháp vô thượng của sự trường sinh bất lão. Xét

về mặt văn hóa truyền thống thì Tẩy Tủy công phu là di sản giữ gìn sức khỏe của dân tộc

Trung Hoa, là tin mừng cải lão hoàn đồng cho những người trung niên và cao niên.

BẢN CHẤT ĐÍCH THỰC CỦA TẨY TỦY CÔNG PHU

Đạo của học vấn Trung Quốc là ở chỗ tìm kiếm sự biến đổi khí chất, nếu không thì không thể gọi là Học. Con đường biến đổi khí chất, một là từ trong ra tới ngoài, thành tâm nghiêm

chỉnh tu thân mà chí tri cách vật [1], lý lẽ cực bình dị chân thực nhưng thực hành thì không dễ. Hai là từ ngoài tiến vào trong, khổ công về gân cốt thể chất mà luyện khí ngưng thần, dùng cái công định tịnh để tìm kiếm sự thay đổi cái tính của khí chất, vốn là công tu luyện,

sự việc tới cực điểm thì dễ thực hành, nhưng cũng không nhiều người kiên trì tới cùng.

Học thuật Trung Quốc có một đặc điểm là tất cả mọi thứ đều phải có sự tạo hóa [2] theo phép

của trời đất. Cái gọi tạo hóa tức là « Khí hóa ». Các loại học vấn Nho, Thích, Đạo [3] và y dược âm dương [4] đều đặc biệt chú trọng vấn đề này. Nói về nội công tu dưỡng luyện tập của con người thì khí hóa là cái ý cải tạo. Mục đích tận cùng của võ đạo là ở chỗ tìm kiếm sự

dịch cân, dịch cốt [5] và tẩy tủy, qua đó mà tiến lên đạt tới cảnh giới cao nhất của đời người là « trời người hòa hợp làm một thể thống nhất » [nguyên văn : thiên nhân hợp nhất]. Nếu

không thì chẳng thoát ra khỏi lối học hình thức múa chân múa tay, trông thì đẹp mà thực tế thì vô dụng, cho dù lực có thể nhấc nổi vật nặng trăm cân mà không có công phu tu dưỡng đích thực thì không thể gọi là « Đạo ».

Nội công là một loại vận động nội tại của cơ thể con người. Ngoại công mà người ta thường nói là sự vận động chú trọng cơ thể, cơ bắp. So sánh hai loại này với nhau thì nội công là một

loại vận động sinh lý cao sâu từ phủ tạng cho tới tuyến thể [6] và thần kinh ; sức mạnh của nó đến từ tiềm năng nằm sâu bên trong cơ thể, cho nên mỗi môn phái đều có tâm pháp làm nội công của nó, đều có bí quyết thầy truyền cho trò nối tiếp kế thừa. Nhưng phương pháp nhập

môn của các môn phái thì có cái khó, có cái dễ, công hiệu có lớn có nhỏ, cùng bỏ công phu như nhau nhưng do khác nhau về phép tắc đi tắt và không đi tắt nên sẽ ảnh hưởng tới sự khác

nhau về thời hiệu nhanh chậm và mức độ sâu nông của trình độ học vấn công lực đạt được.

p.6 Các môn phái chính tông trong khoa võ đạo đều tìm kiếm theo đuổi sự song tu tính mệnh (thân tâm), nội ngoại kiêm luyện. Chú trọng trước hết nắm vững cơ sở bước đầu của nội công,

trước tiên chuyển hóa phù lực tăng giảm theo tuổi tác thành chân lực đến già vẫn không suy giảm, tiếp đó tiến tới luyện thành sinh mệnh lực siêu việt mà thần kỳ không thể lý giải nổi, đó

là cái đích nhắm tới.

Tẩy Tủy công phu được các bậc tiên triết Đạo gia sau đời Hán, Đường nghiên cứu, lưu truyền ; họ vận dụng thu hoạch tri thức về sinh mệnh của mình, nắm được tư tưởng tu đạo

Page 6: Tay Tuy Kinh ebook

6

« Ngược trời mà đi lên » của Thái Thượng Đạo tổ Hoàng Đế, mở ra một cục diện mới, tự lập riêng một tông phái, phát minh ra một loại đạo thuật đi tắt mới mẻ chi phối năng lượng sinh

mệnh — đó là Tẩy Tủy công phu.

Mục đích của Tẩy Tủy công phu là nghiên cứu sự thay đổi nội bộ trong cuộc đời bản thân ta

và tìm kiếm các phép tắc chi phối sự biến đổi bên trong, nhằm tìm kiếm phương pháp kéo dài tuổi thọ loài người và tìm con đường tắt làm cho chức năng sinh lý được mạnh lên. Nói cách khác là dựa vào phép tắc biến đổi sinh lý nội bộ để giải quyết vấn đề dùng cách nào có thể

duy trì lâu dài « sức sống » và « năng lượng sinh tồn » bên trong con người, cũng tức là vấn đề dùng cách nào khắc phục hiện tượng lão suy, làm cho cải lão hoàn đồng, tươi trẻ mãi mãi.

Đối với loài người thì cái chết là chuyện khó khắc phục được ; thế nhưng muốn vượt qua giới hạn tuổi tác của cái chết, kéo dài giới hạn khỏe mạnh của tuổi già thì là chuyện rất có thể làm được. Hơn nữa từ bản thân nội bộ sinh mệnh đi tìm kiếm phép bảo tồn sinh mệnh thì lại càng

dễ và hữu hiệu hơn so với cách tìm kiếm từ bên ngoài sinh mệnh hoặc từ y học. Năng lực học tập, tài trí và kinh nghiệm của loài người tăng lên theo thời gian ; giả thử mọi người đều có

thể sống đến trăm tuổi mà vẫn như tuổi tráng niên, sống thêm một ngày là có thể phục vụ thêm một ngày, thì chẳng những tăng được hạnh phúc tuổi già mà còn tăng được sự cống hiến cho gia đình riêng và cho đất nước.

Tóm lại, tìm cách trừ khử nguyên nhân của cái chết, bịt kín cái nguồn của sự suy lão, sống tốt cuộc đời mình thì mọi người đều có thể thọ tuổi trời trăm năm. (Thượng thọ 120, thiên thọ

100, hạ thọ 80 tuổi).

p.7 Cái gọi là quyền mà thời cận đại nói tới, phần lớn là nói vào thời Đại Lương Thiên giám [7], ngài Đạt Ma [8] đến phương Đông để thực hiện mục đích của mình. Ngài lấy Chùa Thiếu

Lâm làm nơi khởi nguồn võ đạo Trung Hoa — cách nói ấy hơn nghìn năm qua là cách kể điển tích mà quên mất tổ tông, là cách nói càng truyền càng sai, đặc biệt sai lầm. Cho tới

ngày nay môn học thuật này cần phải được sửa đổi tận gốc, xác lập « Đạo thống » [9] của nó, tuân theo các ghi chép, chú giải trong Kinh Sử Tử Tập, xem xét xác định các nhầm lẫn, uốn nắn đúng quan niệm — đây thực sự là nhiệm vụ quan trọng của phong trào phục hưng văn

hóa Trung Hoa hiện nay.

Chùa Thiếu Lâm do Lý Văn Đế thời Hậu Ngụy lập nên, tọa lạc tại địa giới huyện Đăng

Phong, 70 dặm phía Đông Nam huyện Yển tỉnh Hà Nam, Đông Kinh cận điện, Thái Bảo Tây thiên, phía bắc Tung sơn, có sông Dĩnh thủy chảy về phía Nam. Đọc lịch sử chùa này không thấy có ghi chép về thuyết thông quyền bổng ; đến triều nhà Nguyên niên hiệu Chí Chính [10]

có giặc Khăn Đỏ [nguyên văn : Hồng Cân tặc] nổi loạn, gây thiệt hại cho các tôn giáo. Một số nhà sư đã cầm gậy bảo vệ nhà chùa khiến bọn cướp phải bỏ chạy. Sau đó phần lớn các nhà

sư đều chú ý tập luyện võ nghệ để đề phòng trộm cướp xâm nhập. Năm Vạn Lịch đời Minh, phép dùng côn của các sư tăng đã nổi tiếng thiên hạ, như các sư Hồng Kỷ, Tông Đại. Tân đô Trình Xung Đấu [11] mang tiền của đến Thiếu Lâm, tập côn quyền, cho người vẽ tranh, làm

bài vè đặt tên là « Thiếu Lâm Côn pháp », từ đó người đời biết tới võ thuật Thiếu Lâm.

Cuối đời Minh đầu đời Thanh, các bậc di lão triều đình nhà Minh vì nghĩa mà không phục

vua nhà Thanh, theo nhau bỏ trốn vào chùa, hành động ấy được gọi là « Đào Thiền », ẩn tránh vào chùa Thiếu Lâm. Thời ấy có Thống Thiền Thượng Nhân, tục danh Chu Đức Trù, là chú họ của Minh Phúc Vương, làm « Hành cước tăng » [12], đi khắp nơi tham vấn các vị

giỏi võ thuật, mời họ gia nhập chùa Thiếu Lâm để lập nên Thiếu Lâm Phái, và lập quy ước, qua đó chùa Thiếu Lâm trở thành đại bản doanh của những người bí mật lập hội chống nhà

Page 7: Tay Tuy Kinh ebook

7

Thanh, khôi phục nhà Minh. Đến đời Khang Hy, Càn Long nhà Thanh, triều đình dần dần biết tới danh tiếng của hội này. Vì thế chùa Thiếu Lâm đã hai lần bị [chính quyền nhà Thanh]

đốt cháy tan tành. Các sư tăng tẩu tán bốn phương, dùng các trò Kim, Phê, Thái, Quái yểm hộ cho những nghệ nhân giang hồ lang thang, qua đó võ thuật Thiếu Lâm được truyền bá

khắp thiên hạ.

p.8 Người đời truyền rằng hai bộ kinh điển Dịch Cân và Tẩy Tủy đều là di tác của tôn giả Đạt Ma, vì thế Đạt Ma được tôn vinh là tổ sư võ đạo phái Thiếu Lâm. Căn cứ duy nhất của thuyết

này là kinh Dịch Cân có một bài Tựa văn do Lý Tĩnh đời nhà Đường viết. Lý Tĩnh là một nhân vật Đạo Gia. Vì đạo Phật và Đạo Gia khác tông với nhau nên cớ sao Lý Tĩnh lại có thể

viết lời tựa cho Dịch Cân kinh ? Dịch Cân và Tẩy Tủy công phu là phương thuật vũ hóa thành tiên [13] của Đạo Gia, đâu phải là di tác truyền đời của Thích gia Đạt Ma.

Tôn giả Đạt Ma là tổ sư đời thứ 28 của Phật giáo Thiền tông Ấn Độ. Vào thời Nam Bắc triều

ở Trung Quốc [14], Phật giáo Ấn Độ suy vi, đại sư Đạt Ma cho rằng nước Chấn Đán [15] ở Đông thổ [vùng đất phía Đông] có khí thế đại thừa, ngài bèn vượt biển sang phương Đông.

Tại Trung Quốc, ngài gặp Lương Vũ Đế với ý định truyền đạo Phật Thiền tông cho nhà vua, nhưng sau khi thấy cuộc trò chuyện này không có kết quả, ngài bèn đến chùa Thiếu Lâm ở Tung sơn tỉnh Hà Nam, quay mặt vào vách ngồi thiền suốt 9 năm. Đây là chuyện ai cũng biết

về Tổ đời thứ nhất của Thiền tông Trung Quốc.

Về sau Đạt Ma truyền y bát tâm pháp [tức truyền đạo] cho thiền sư Tuệ Khả, sau là Tổ đời

thứ hai [của Thiền tông Trung Quốc] — thiếu niên này vốn tên là Cơ Quang, học rộng, có văn tài, quê Lạc Dương. Vì để theo đuổi mục tiêu « Chinh phục chính mình », Cơ Quang rời bỏ con đường học vấn nhập thế mà xuất gia đi tu, về sau tôn Đạt Ma làm thầy, được ban pháp

danh Tuệ Khả. Sự tích này có thể khảo chứng thấy trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc.

Thiền tông do Thích gia Đạt Ma truyền đạo là một tông phái của Phật giáo, lấy tôn chỉ là

« Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật » . Dịch ý : Truyền dạy ngoài giáo lý, không lệ thuộc vào kinh sách, hướng thẳng vào lòng người, thấy chân lý mà giác ngộ.

Trong bài vè truyền tâm pháp có câu :

Đạt Ma Tây lai nhất tự vô, toàn bằng tâm ý dụng công phu ;

Thế gian nhược yếu nhân bất lão, thái đắc đại tự gia thủy luyện nhập hồ

Dịch ý :

Đạt Ma từ phương Tây đến, không nói một lời, hoàn toàn dựa vào tâm ý dùng công phu ;

Nếu thế gian muốn con người không già, hãy lấy nước đại tự gia luyện vào bình. [16]

Thiền tông đã không chú trọng văn tự, thì sao có thể viết được những di tác để lại như Dịch

Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh ? sao có thể có được những người tinh thông võ nghệ dạy các nhà sư dùng vũ lực sử dụng cây côn để đánh giết [17] ? p.9 Cho nên chẳng qua là tôn giả Đạt Ma sau này được người đời khoác cho chiếc hoàng bào [18] để nhầm lẫn tôn vinh lên làm

ông tổ võ đạo Trung Hoa. Nếu Đạt Ma quả có linh thiêng thì tất nhiên ngài sẽ chẳng chịu chấp nhận sự tôn vinh này. Chuyện đó hơn 1400 năm qua vốn đã sai, truyền đi càng sai, có

ảnh hưởng cực lớn đối với văn hóa đạo chính thống của võ đạo Trung Hoa ; ở đây ta không thể không bàn luận biện giải.

Page 8: Tay Tuy Kinh ebook

8

Vậy ai là thủy tổ võ đạo Trung Hoa ? Công phu Trung Quốc khởi nguồn từ bao giờ ?

Đáp án : đó là đức Hoàng Đế thủy tổ dân tộc Trung Hoa.

Sách Ngũ Đế Bản Kỷ có chép : « Hiên Viên tu can qua chi thuật, phát minh cung tiễn, chỉ nam xa, giác để thuật, kích bại suy vưu ư trác lộc, di bình tứ thành, dung hợp chư hầu » .

Dịch ý : Hiên Viên [tên của Hoàng Đế] học võ thuật binh đao, phát minh ra cung tên, xe chỉ nam và Giác để thuật [19], đánh bại Suy Vưu [20] tại Trác Lộc, san phẳng 4 thành trì, dung hợp các nước chư hầu, qua đó đặt nền móng vững chắc cho dân tộc Trung Hoa.

Sách Ký Châu Chí lại chép : «Suy vưu thị, tu như kích, đầu hữu giác, dữ hiên viên đấu, dĩ giác để nhân, nhân bất năng hướng ». Dịch ý: Họ Suy Vưu, tóc mai nhọn như cái kích, đầu

có sừng, khi đánh nhau thì lấy sừng húc vào người, không ai có thể tới gần. Để đánh bại chiến thuật ấy, Hoàng Đế phát minh ra Giác để thuật, khởi nguồn cho võ thuật Trung Hoa các đời sau, được gọi là « Mẹ đẻ của muôn vàn loại quyền thuật » [nguyên văn : Vạn quyền

chi mẫu].

Vì vậy Hoàng Đế là thủy tổ của võ đạo Trung Hoa ; Mặc Tử là Võ thánh. Tính từ kỷ nguyên

Hoàng Đế đến nay [21] đã có lịch sử 4676 năm. (xem chi tiết tại « Trung Hoa văn hóa luận hằng chuyên tập » tập Trung — thiên giải thích về Đạo, Đạo thống và Võ đạo; tại đây không đề cập tới).

Trong hai cuốn sách cổ đời Đường Phương Kỹ Truyện và Truyền Đăng Lục có viết : « Sau thời Ngụy mạt, có nhà sư Đạt Ma vốn là hoàng tử xứ Thiên Trúc, xuất gia đi tu để giữ nước,

xuống Nam Hải, học được Thiền tông diệu pháp. Nghe nói được đức Thích ca truyền đạo, có y bát làm bằng. Đạt Ma vượt biển đi về phương Nam, đến triều đình nhà Lương yết kiến Lương Vũ Đế, được nhà vua hỏi về triển vọng [của đạo Phật], Đạt Ma không trả lời, đi sang

nước Ngụy ẩn vào chùa Thiếu Lâm trên Tung sơn, sau ngộ độc mà chết »

Lại có câu : « Thời nhà Ngụy, Phật giáo được trọng vọng, khắp nơi xây chùa chiền. Bấy giờ

có Quang Thống luật sư và Lưu chi Tam Tạng là thiền sư thuộc vào hàng loan phượng trong tăng giới [22]. Thấy thầy Đạt Ma khi giảng đạo đều chủ trương người theo Phật phải loại bỏ kiểu tu hình thức, coi trọng sự tu dưỡng trong nội tâm mình [23]; mỗi lần hai người bàn luận

với đại sư Đạt Ma đều tranh cãi om xòm. Thầy Đạt Ma bèn nổi gió huyền phong, giáng một trận p.10 pháp vũ [24]. Hai kẻ đó lượng sức mình thấy không địch nổi bèn sinh lòng hại

người ; đã mấy lần đánh thuốc độc định giết Đạt Ma [25]. Đến lần thứ sáu, khi tự thấy mình đã hoàn tất sứ mệnh hóa độ chúng sinh, đã tìm được người để truyền pháp [26], đại sư Đạt Ma bèn không tự cứu nữa mà ngồi yên lặng điềm tĩnh tịch diệt. »

Từ các ghi chép trên có thể thấy những chuyện thế gian lưu truyền nói Đạt Ma cưỡi một nhánh cỏ lau vượt sông, quay mặt vào vách lưu lại hình ảnh mình trên vách, biên soạn Kinh

Tẩy Tủy, sau cùng mang một chiếc dép trở lại Tây phương [tức Ấn Độ] đều là hư cấu, là những chuyện thần thoại truyền thuyết xưa nay bịa đặt tôn vinh Đạt Ma, có thể vạch ra chỗ sai.

Thời cuối đời nhà Thanh, đầu đời Dân Quốc, tại huyện Cẩm Châu vùng Đông Bắc có Y Vu Lư Sơn là một ngọn núi lớn nổi danh gần xa. Nơi ấy đá lạ, khí núi lạ, cảnh sắc cực đẹp, đền

chùa đạo quán [27] vùng này có nhiều khách đến thăm. Nơi đây có Tam Thanh đạo quán nằm dưới chân núi Y Vu Lư Sơn, đất rộng nghìn vuông [28], kiến trúc hùng vĩ, có nhiều tu sĩ Đan đạo tu hành ở đây.

Page 9: Tay Tuy Kinh ebook

9

Quán chủ biệt hiệu Lư sơn đạo nhân, không rõ là người thế nào mà giấu tên, giấu quê quán, trông khoảng năm mươi tuổi. Nghe đạo đồng [29] nói : « Hai đời cha con chúng tôi phục

dịch quán chủ đã mấy chục năm nay mà cũng chẳng biết họ tên của quán chủ, có hỏi cũng không nói. » Ước đoán người này khoảng trên 150 tuổi. Mùa đông cũng như mùa hè, quán

chủ chỉ mặc một bộ đạo bào may bằng vải gai, mùa hè không dùng quạt, mùa đông chẳng khoác áo ấm, mắt sáng quắc như ánh đuốc, nhìn ai như hút hồn người ấy. Quán chủ thường xuyên đóng cửa nhập định. Ông có thể nhịn ăn mấy chục ngày không đói, công phu luyện khí

hầu như đã đạt trình độ hoàn mỹ [nguyên văn : lửa lò đã xanh đều]. Ngẫu nhiên có lần thấy quán chủ uống hết cả một thùng nước rồi phun ra tia nước như giải lụa xuyên vào thân cây

sâu đến một tấc. Lại thấy người ấy cong ngón tay út như cái móc câu mà giữ con trâu không chạy được. Đúng là dị nhân. Quán chủ sẵn sàng giúp người, như Tiên gia Cát Hồng từng nói : Ông thuộc loại « nhàn sĩ sống cảnh điền dã, đắc chí với lối sống ẩn dật, tự vui với kinh sách,

tu đạo mà không khoe văn tài, không khoa trương thanh danh, không cầu làm quan, không mưu làm giàu ».

Bản thân tôi (tác giả Kiều Trường Hồng tự xưng) từng vì hiến cho Đạo quán đó 10 mẫu đất núi mà có cơ duyên đăng đường nhập thất bái Quán chủ làm thầy. p.11 Cuộc kỳ ngộ ấy cách nay đã 45 năm. Quán chủ dạy tôi học đạo công « Tiểu cửu thiên » của Hoàng lão học thuật.

Học khu Tiểu cửu thiên chia làm ba loại quyền, kiếm, công [công tức công phu]. Quyền danh là Cửu cung ; kiếm danh là Ngũ hành bát quái cửu cung tý ngọ âm dương càn khôn đoạt

mệnh kiếm ; công danh là Tẩy tủy. Đó chính là Tẩy tủy công phu mà tác giả giải thích trong chuyên đề này.

Khi dạy tôi học võ nghệ, Quán chủ khích lệ :

« Tiểu cửu thiên học là của báu để trấn giữ đạo quán ta, đời đời kế truyền. Từng trải qua 32 đời Võ đạo Hiên Viên, môn phái ta là một tông, [đó là môn] Tiểu cửu thiên học, kế truyền

bên trong đạo, hành hiệp thượng nghĩa, nối theo Mặc Địch [tức Mặc Tử], tu học cho đắc đạo, trước sau trọn vẹn, [ta] là truyền nhân đời thứ 32. Đạo phả này có bài ca truyền khẩu dường như do các trưởng lão tiền bối bổn đạo đời Đường (thế kỷ XII) làm ra, nhưng điều đó đã

không thể khảo chứng. Môn học này không truyền cho kẻ ngoại đạo, nay vì ngươi có duyên nên ta mới phá lệ dạy cho, may sao không có kẻ rỗi hơi để bụng nhòm ngó. Nếu ngươi học

có kết quả thì có thể tự lập đạo thống lấy tên là Huyền hoàng Tiểu cửu thiên môn để công bố ra thế gian nhằm kế tục môn học cao siêu được kế truyền từ tổ Viêm Hoàng này. Cầu mong đạo tổ giáng phúc cho ngươi hành đạo, dựng nên cơ nghiệp ! phù hộ cho ngươi lập đức, lập

nhân ! Cố lên, sau này sẽ có triển vọng đấy ! »

Tôi không được như thầy ; do tư chất ngu đần, kém phúc đức, nên những điều tôi học được

chưa bằng một phần trăm Quán chủ, tôi chỉ lĩnh hội sơ sơ hời hợt. Nguồn gốc sự việc tôi may mắn học được Tẩy tủy công phu là như thế đó.

Có thể quy nạp toàn bộ trình tự hành công [30] Tẩy tủy công phu làm « 3 giai đoạn, 9 pháp,

12 chi pháp », cũng tức là chia 3 giai đoạn và 9 loại pháp môn và 12 quá trình tu tập gia công. Nó không khác gì với quá trình tu luyện 3 bước mà Đạo gia nói : Tinh hóa khí, khí hóa thần,

thần hoàn hư ; tác dụng công năng cũng vậy. Sự khác nhau là ở chỗ Tẩy tủy công phu có đặc điểm là nghĩa sâu mà pháp dễ, nhập thủ có căn cứ, đã học là hiểu được, có thể thấy công hiệu từng ngày, hiệu nghiệm thần tốc, hơn nữa không có mối lo thiền định nhập ma [31], p.12 nỗi

lo gây ra mệt nhọc tàn phế, đầu óc rối bời, đói ăn nhịn uống. Nếu so sánh với phái Thanh Tu của Đạo gia, họ thì « Trăm ngày đắp nền móng — Luyện tinh hóa khí — Mười tháng mang

Page 10: Tay Tuy Kinh ebook

10

thai — Luyện khí hóa thần. Ba năm bú mớm — Luyện thần hoàn hư. Chín năm quay mặt vào vách — đập tan hư không ». Kẻ không trải qua nhiều năm tháng trường kỳ tu tập thì không

thể thành công.

Dưới đây xin sao chép, ghi chú và phân tích bản gốc kinh văn của Tẩy Tủy Công và phần

thực dụng của bí quyết luyện công.

[Thuyết minh của người dịch :

Đoạn kinh văn này quá vắn tắt, nếu chỉ dịch nguyên văn ra tiếng Việt thì bạn đọc sẽ rất khó hiểu, vì thế

chúng tôi xin phép thay phần dịch bằng phần giải thích theo sự hiểu biết của mình. Do hiểu biết có hạn

nên giải thích chắc chắn có sai sót, mong bạn đọc sửa giúp.

Dƣới đây xin chép l ại nguyên văn phần chữ Hán của bản gốc kinh văn để phục vụ các bạn đọc biết chữ

Hán tự tìm hiểu nội dung kinh văn. Ngoài ra có kèm bản phiên âm Hán-Việt của kinh văn (in nét đậm)

cùng phần chú giải của tác giả trong ngoặc đơn (không in đậm). Đồng thời chúng tôi chia kinh văn làm

21 câu có đánh số thứ tự, nhằm giúp bạn đọc tiện theo dõi.]

洗髓神功,初用道具,氣串四梢,活牙甲髪,槌打以杵,護其骨髓,不此進修,學道

無根。功至七七,五氣朝元。功至十十,三花聚頂。行奇經,通八脈,遍軀逢源。功

愈醇而愈進,大道入門。行此功法,一在珠輪,一在橫磨。一以貫之,曰易曰洗。在

珠輪行功字訣:曰掙,曰揉,曰搓,曰墜,曰拍。在橫磨行功字訣:曰握,曰束,曰

養,曰咽,曰提,曰閉,曰率。此十三字訣外,另有剛字訣總匯行功法。除閉,咽,

養,墜,攝,束外,餘七字用手行功。自輕而重, 自勉而安,周而複始,不計遍數,

小煉小成,大煉大成。提乃玄關一點,閉乃遲老還機,咽乃穴位呼吸,握乃兜腎貫

頂,養乃爐鼎溫養,束乃軟帛束根,墜乃煉炁昇華,攝乃補體坐輸。以八字妙訣,巧

奪天地造化,功能洗髓伐毛。弱者強,病者康,柔者剛,縮者長,偉丈夫也。以之技撃,木石鐵槌,吾何惴哉!以之人事,百戰不殆。順生人,虎奪龍涎,逆成仙,龍吞

虎髓,真訣只在中間顚倒顚。收放在我,順施擇人。以之功業,則有毛發如戟生鈎氣

血鼓盪能聞之武勇。以之防老,則可命自我立,與天無極。吾不知天地間更有何藥複

佳於是,人世間更有何事大於是。此門功法,乃道外別傳,非有宿緣福德之信受者不

傳。勉之勉之!

1. Tẩy tuỷ thần công, sơ dụng đạo cụ, khí xuyến tứ tiêu, thiệt nha giáp phát, truỳ

đả dĩ chử, hộ kì cốt tuỷ, bất thử tiến tu, học Đạo vô căn.

2. Công chí thất thất (Chú tứ thập cửu thiên giải), Ngũ khí triều nguyên (Chú tâm

can tạng phế thận chi ngũ khí giải). Công chí thập thập (Chú nhất bách thiên giải), Tam hoa tụ đỉnh (Chú tinh khí thần giải).

3. Hành kì kinh, thông bát mạch, biến khu phùng nguyên.

4. Công dũ thuần nhi dũ tiến, Đại đạo nhập môn.

5. Hành thử công pháp, Nhất tại châu luân, Nhất tại hoành ma (Chú vi sinh lí

thượng mỗ lưỡng bộ vị chi đại danh từ. Hoành ma nãi cổ đai đương truyền hạ lại khắc hữu đảo tu cứ xỉ, án ngũ hành dữ thất tinh sở trị trú nhi vi huyền hoàng tiểu cửu thiên

Page 11: Tay Tuy Kinh ebook

11

môn chi độc đặc bảo kiếm, kiếm phân thư hùng. Thử xứ dụng dĩ đại thế nam thế chi ẩn dụ giải. « Chúc kiếm thiên » trung hữu thi vi chứng ; hoành ma huyền hoàng vật,

hồng lư dục phạm kim, tử quang xung đẩu ngưu, kiếm khí vọng du thâm, tu xỉ phong vân biến, hồng nghê trấn yêu phân, kiên cương do ngã tính, cầm sắt nhiệm quân tâm,

long đằng hổ diệu xứ. Trầm tiềm tự khả khâm, thuỳ đương thử thần khí, đãi khấu hướng tri âm. Chí chu luân khả ý hội vi chỉ cao hoàn chi chi đạo phái chuyên môn tính danh từ giải). Nhất dĩ quán chi, Viết Dịch viết Tẩy (Chú tức dịch cân dữ tẩy tuỷ

chi đồng thời hành công giải). Tại chu luân hành công tự quyết: Viết Tránh [Tranh ?] (Chú tức chỉ tránh chu luân, sử tinh khí sung bái giải). Viết Nhu (Chú tức

niệm nhu nhiếp hộ tuyền, công năng tiêu trừ phì đai dữ phòng chỉ lão hoá giải). Viết

Tha (Chú lưỡng chưởng hợp duyên tha chuyển nhiếp hộ tuyền dĩ phòng chỉ đường niệu bệnh hoặc tiêu trừ chi). p.13 Viết Truỵ (Chú tháo đường truỵ thạch, dĩ cường hoá

toàn thể công năng chí cực hạn giải), Viết Phách (Chú dĩ chưởng tâm phách kich chu luân. Công năng phòng chỉ nhãn mục lão hoa, tăng cường thị lực giải). Tại hoành ma

hành công tự quyết: Viết Ác (Chú ác nãi đâu thận quán đỉnh, công tại giải trừ tính vô năng), Viết Thúc (Chú tức nhuyễn bach thúc căn, dữ Ấn Độ Quân trà lợi Du gia chi công dụng đồng). Viết Dưỡng (Chú lưỡng tinh hợp bích ôn dưỡng, dĩ cường hoá tính

công năng giải). Viết Yết (Chú nãi chuyên luyện hoành ma chi huyệt vị hô hấp thuật, dĩ cường hoá can thận lưỡng kinh chi công năng chính thường hoá). Viết Đề (Chú khí

do dũng tuyền tuần mạch thượng hành chí đỉnh tranh mục ngưỡng đầu bế tức chi trạm công, đối phòng chỉ bì lao dữ duy hộ thân thể cơ năng chính thường hoá, hữu hiệu quả). Viết Bế (Chú nãi vận trì lão hoàn cơ thuật, kì luyện pháp dữ đặc thù công hiệu,

tường liệt hạ thiên). Viết Suất (Chú suất nãi suất tính chi vị đạo đích sinh lí vận động, hữu tam phân chung khả giải trừ bì lao chi công hiệu).

6. Thử thập tam tự quyết ngoại, lánh hữu cương tự quyết tổng hối hành công pháp.

7. Trừ bế, yết, dưỡng, truỵ, nhiếp, thúc ngoại, dư thất tự dụng thủ hành công.

8. Tự khinh nhi trọng, tự miễn nhi an. Chu nhi phục thuỷ, bất kế biến số, tiểu

luyện tiểu thành, đại luyện đại thành.

9. Đề nãi huyền quan nhất điểm (Chú nhân công sinh lí tỵ dựng pháp tắc, pháp

tường hậu). Bế nãi trì lão hoàn cơ (Pháp tường hậu), Yết nãi huyệt vị hô hấp (Chú trừ cường hoá can thận tịnh hữu tăng trưởng tính khí công năng). Ác nãi đâu thận

quán đỉnh (Chú pháp tắc tường hậu) Dưỡng nãi lư đỉnh ôn dưỡng, Thúc nãi

nhuyễn bạch thúc căn, Trụy nãi luyện khí thăng hoa, Nhiếp nãi bổ thể toạ thâu.

10. Dĩ bát tự diệu quyết, công đoạt thiên địa tạo hoá, công năng Tẩy tuỷ phạt mao

(Chú vi điền du tục mệnh dữ phản lão hoàn đồng giải.)

11. Nhược giả cường, bệnh giả khang, nhu giả cương, súc giả trường, vĩ trượng

phu dã.

12. Dĩ chi kĩ kích, Mộc thach thiết truỳ, Ngô khả chủy tai!

13. Dĩ chi nhân sự, bách chiến bất đãi. p.14

14. Thuận sinh nhân, hổ đoạt long diên, nghịch thành tiên, long thốn hổ tuỷ, chân

quyết chỉ tại trung gian điên đảo [trong sách in là chữ lệ例, nét chữ gần với chữ

đảo 倒 ; chúng tôi đoán là in sai, chữ đảo mới có ý nghĩa] điên.

Page 12: Tay Tuy Kinh ebook

12

15. Thu phóng tại ngã, thuận thi trạch nhân.

16. Dĩ chi công nghiệp, tắc hữu mao phát như kích sinh câu khí huyết cổ đãng

năng văn chi võ dũng.

17. Dĩ chi phòng lão, tắc khả mệnh tự ngã lập, dữ thiên vô cực.

18. Ngô bất tri thiên địa gian cánh hữu hà lạc [hay dược ?] phục giai vu thị, nhân

thế gian cánh hữu hà sự đại vu thị.

19. Thử môn công pháp, nãi đạo ngoại biệt truyền, phi hữu túc duyên phúc đức chi

tín thụ giả bất truyền. Miễn chi miễn chi!

Bài vè chân quyết [tức bí quyết đích thực] 5 chữ Đề, Ác, Dưỡng, Thúc, Yết viết ra trên đây là

khẩu quyết [tức bí quyết truyền miệng] trong khẩu quyết, không lập thuyết minh bằng văn tự ; đời này sang đời khác truyền nhau kế thừa, yêu cầu tai nghe mắt thấy. Đạo gia có câu ngạn ngữ : « Ba miệng không nói, sáu tai không truyền. Truyền bậy tất sẽ bị trời trách mắng ». Lại

có câu ngạn ngữ : « Đạo lớn bất quá hai ba câu, nói toạc ra thì không đáng nửa xu, [thế nhưng] bỏ vạn lạng vàng cũng chẳng mua nổi người độ duyên ngoài đầu đường xó chợ ».

Phật giáo cũng có câu ngạn ngữ : « Nếu muốn truyền Phật pháp trên giấy thì khắp nơi đều là Đại La Tiên. » [31]. Đó là những điều dạy bảo truyền lại từ xưa, chứ đâu phải là những lời tác giả cố ý làm ra vẻ thần bí và không nói ra cho mọi người cùng biết.

Phần giải thích của người dịch như sau :

1. Khi mới học Tẩy Tủy Thần Công phải làm cho khí thông suốt tới « Tứ tiêu » là lưỡi, răng, móng, tóc ; thường xuyên gõ đập để giữ gìn cốt tủy ; Nếu không luyện tập như vậy tức là học đạo mà không có gốc. Tiêu nghĩa là « ngọn » (đầu mút). Y học cổ

Trung Hoa cho rằng cơ thể con người có 4 cái ―ngọn‖: Ngón tay, ngón chân là ngọn của cân (gân), Lưỡi là ngọn của thịt, Tóc là ngọn của huyết (máu), Răng là ngọn của

cốt (xương). Vì thế cần thường xuyên luyện tập 4 cái ngọn này (như tập đập hai hàm răng vào nhau, năng chải đầu, vuốt ngược tóc, áp lưỡi lên vòm hàm trên …) nhằm bảo vệ xương tủy.

2. Luyện công được 49 ngày (thất thất tức 7x7) thì ngũ khí triều nguyên ; luyện công 100 ngày (thập thập tức 10x10) thì tam hoa tụ đỉnh. Ở đây tác giả giải thích Ngũ khí

gồm 5 khí quan (ngũ tạng) : Tâm (tim), Can (gan), Tạng [có chỗ viết là Tỳ, tức lá lách], Phế (phổi), Thận ; Tam hoa là Tinh, Khí, Thần. Theo người dịch tìm hiểu, Ngũ khí triều nguyên là đưa chân khí của ngũ tạng về huyệt Đan điền. Tinh là nhân hoa

[hoa của người, được hiểu là tinh dịch], Khí là địa hoa, Thần là thiên hoa, đều là những thuật ngữ của Đạo Giáo. Khi đã luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện

thần hoàn hư thì ba thứ hoa ấy đều tụ tập tại đỉnh cao nhất (Tam hoa tụ đỉnh). Đạo Giáo cho rằng tu luyện đến mức ngũ khí triều nguyên, tam hoa tụ đỉnh tức đã đạt cảnh giới cao nhất, trở thành Kim Tiên, tức người bất sinh bất diệt. Ngũ khí triều nguyên,

tam hoa tụ đỉnh là công phu thượng thừa của Đạo Gia.

3. Phải hành công làm cho thông Kỳ kinh bát mạch để toàn thân trở về trạng thái ban

đầu. Kỳ kinh bát mạch tức 8 kinh mạch lạ, gồm 8 mạch trong hệ kinh lạc, là mạch Đốc, mạch Nhiệm, mạch Xung, mạch Đới, mạch Dương duy, mạch Âm duy, mạch Âm kiểu, mạch Dương kiểu, không trực thuộc phủ tạng mà đi theo đường riêng khác

Page 13: Tay Tuy Kinh ebook

13

với hệ kinh lạc gồm 12 kinh mạch chính. Phùng nguyên ý nói thuận lợi thành công. Câu này nói khi hệ thống 8 kinh mạch lạ đều thông suốt thì toàn thân khỏe mạnh.

4. Luyện công phu càng dầy công (nguyên văn : thuần) thì càng tiến bộ, được nhập môn đại đạo, tức tiến lên đường lớn.

5. Công pháp này thực hành tại hai chỗ là Chu luân và Hoành ma ; tại Chu luân thì luyện các bí quyết chữ Tranh, Nhu, Tha, Trụy, Phách ; tại Hoành ma thì luyện các bí quyết chữ Ác, Thúc, Dưỡng, Yết, Đề, Bế. Tác giả giải thích : Chu luân và Hoành ma

là đại danh từ chuyên môn của Đạo gia, chỉ hai bộ phận trong cơ thể con người. Chu luân ý nói tinh hoàn, tức hòn dái. Hoành ma vốn là bảo kiếm đặc biệt của Huyền

hoàng Tiểu cửu thiên môn, được rèn theo Ngũ hành và Thất tinh, trên thanh kiếm có khắc răng cưa kiểu râu ngược ; kiếm chia làm Thư, Hùng, được truyền lại từ thời cổ. Ở đây dùng Hoành ma như một ẩn dụ thay cho Nam thế (tư thế của người đàn ông —

người dịch hiện chưa tìm được giải nghĩa thích hợp cho từ này ; có thể hiểu là sự cương cứng của dương vật làm nên cái thế của người đàn ông). Tác giả đưa ra câu thơ

làm bằng chứng, câu này viết trong Chúc kiếm thiên. Người dịch cho rằng câu thơ này ý nói về tác dụng cương cứng (kiên cương) của dương vật khi giao cấu: Hoành ma là vật kỳ diệu ; nó được nấu chảy trong lò lửa. Cương cứng là do ta. « Cầm

sắt nhiệm quân tâm » là sự hòa hợp vợ chồng thì tùy vào cái tâm của « quân », tức người chồng. « Long đằng hổ diệu » tức rồng cuốn, hổ nhảy, thể hiện khoái cảm của

đôi bên ; ở đây rồng là dương vật, hổ là âm đạo. Như vậy có thể thấy công pháp thực hành tại tinh hoàn và Hoành ma có tác dụng tăng được sự cương cứng của dương vật, làm tăng Nam thế của người đàn ông.

Tóm lại một câu là Dịch và Tẩy. Công phu Dịch cân chủ yếu rèn luyện gân cốt ; công phu Tẩy Tủy chủ yếu luyện các khớp xương (Tẩy Tủy Công tiếng Anh là Bone

Marrow Washing). Tác giả giải thích là phải đồng thời thực hành công phu Dịch Cân và Tẩy Tủy.

Bí pháp hành công tại Chu luân gồm 5 chữ Tranh, Nhu, Tha, Trụy, Phách. Tác giả

giải thích : Tranh (挣 còn đọc Tránh) 扯挣珠轮 là cọ sát hòn dái, làm cho tinh khí

tràn đầy ; Nhu 揉 là day, dụi, vò, làm cho mềm ; cụ thể là day tuyến tiền liệt, có công

dụng chữa bệnh phì đại tuyến tiền liệt và ngăn chặn sự lão hóa ; Tha 搓 là lấy lòng

bàn tay xát vào tuyến tiền liệt nhằm phòng ngừa hoặc chữa bệnh tiểu đường ; Truỵ坠là tháo đường truỵ thạch (một từ chuyên môn của Đạo gia, ý nói đeo đá vào Chu

luân), để cho toàn bộ công năng được cường hoá tới tột bực ; Phách 拍 là dùng bàn

tay đánh vào hòn dái ; có công năng ngăn ngừa sự lão hóa mắt, tăng cường thị lực.

Bí pháp hành công tại Hoành ma gồm 7 chữ, tác giải giải thích như sau : Ác握 là ôm

nắm lấy đỉnh thận [?], có công năng giải trừ sự thiếu khả năng sinh lý ; Thúc束 tức

dùng dải lụa thắt chặt gốc (nguyên văn : nhuyễn bạch thúc căn), có công dụng như

Kundalini Yoga của Ấn Độ ; Dưỡng 养 là hai bên nam nữ ấp người vào nhau để tăng

mạnh chức năng tình dục ; Yết 咽 là luyện thuật thở hít huyệt hoành ma nhằm cường

hóa can, thận, bình thường hóa chức năng lưỡng kinh ; Đề 提 là khí từ huyệt dũng tuyền dưới gan bàn chân theo mạch đi lên tới đỉnh thì mở mắt, ngửng đầu, nín thở,

tức Trạm công (Trạm : đứng), có hiệu quả đối với việc phòng ngừa mệt mỏi, giữ cho

cơ thể được bình thường ; Bế 闭 là thuật trì lão hoàn cơ (trong phần sau sẽ trình bày

Page 14: Tay Tuy Kinh ebook

14

phép luyện công và công hiệu đặc biệt của thuật này) ; Suất 率 là Suất tính, tức thuận

theo bản tính, một vận động sinh lý của Đạo ; có công hiệu trong 3 phút là có thể giải trừ hết sự mệt nhọc.

6. Ngoài bí quyết 13 chữ kể trên ra, còn có bí quyết chữ Cương 刚 (nghĩa là cứng rắn) tổng hợp các phương pháp hành công.

7. Ngoài Bế, Yết, Dưỡng, Trụy, Nhiếp, Thúc ra thì 7 chữ còn lại đều phải dùng tay hành công.

8. Làm từ nhẹ đến nặng, tự động viên mình để yên tâm, tập hết vòng này sang vòng

khác, không đếm số lần, luyện nhỏ thì thành công nhỏ, luyện lớn thành công lớn.

9. Đề là một điểm huyền quan. Tác giả giải thích đó là phương pháp tránh thai (phần

sau sẽ có trình bày chi tiết) ; Bế là phép trì lão hoàn cơ, tức thuật ngăn ngừa lão hóa, phục hồi và giữ được cơ năng bình thường của cơ thể (phần sau sẽ có trình bày chi tiết) ; Yết là thở hít huyệt vị, ngoài tác dụng cường hóa can, thận, còn có chức năng

tăng cường cơ quan sinh dục ; Ác là « đâu thận quán đỉnh », nắm lấy thận [có lẽ là nói dương vật], hướng lên phần đỉnh đầu (phần sau sẽ trình bày phương pháp) ; Dưỡng là

lư đỉnh ôn dưỡng ; Thúc là nhuyễn bạch thúc căn (dùng dải lụa thắt gốc) ; Trụy là

luyện khí thăng hoa ; Nhiếp 摄 là bổ thể tọa thâu. — đều là những từ chuyên môn của

Đạo gia ; sau đây khi đọc các phần tiếp theo sẽ hiểu.

10. Dùng bí pháp tám chữ nói trên để chiếm lấy thiên địa tạo hóa, đạt được chức năng

thay xương đổi thịt [nguyên văn : tẩy tủy phạt mao], nạp thêm nguyên khí, năng lượng, cho người được sống lâu, tươi trẻ [nguyên văn : điền dầu tục mệnh, cải lão hoàn đồng].

11. Chỗ bộ phận cơ thể yếu sẽ trở nên khỏe, chỗ có bệnh sẽ khỏi bệnh, chỗ mềm sẽ cứng, chỗ co rụt sẽ nở dài ra, thực là người chồng khỏe đẹp [nguyên văn : vĩ trượng

phu].

12. Với sức khỏe ấy mà đánh đấm thì gỗ đá sắt thép cũng chẳng làm ta lo ngại !

13. Với sức khỏe ấy thì khi sử dụng vào những việc thuộc đời sống con người [chủ

yếu nói về sinh hoạt tình dục], có làm gì cũng chẳng sao [nguyên văn : bách chiến bất đãi, tức đánh trăm trận cũng không có nguy hiểm].

14. Thuận theo thói thường thì sinh ra người, hổ đoạt nước dãi của rồng. Ngược (nghịch) với thói thường thì thành tiên, rồng nuốt tủy của hổ. Bí quyết thực sự chỉ là đảo ngược ở giữa chừng. Ý nói khi nam nữ giao cấu, hai bên đều hấp thu nguyên khí

của nhau ; nếu phóng tinh theo thói thường thì vợ sẽ mang thai và sinh con ; phóng tinh ngược với thói thường, tức cố ý làm cho tinh dịch quay ngược trở lại, không xuất

ra ngoài dương vật thì thành tiên. Đảo ngược ở chỗ giữa tức giữa chừng khi bắt đầu phóng tinh thì ấn huyệt để tinh không xuất ra khỏi dương vật mà chảy ngược trở lại, hòa vào máu như một thứ thuốc bổ làm cho sống lâu khỏe mạnh, tức thành tiên. Ở

đây có thể hiểu hổ là âm đạo, rồng là dương vật ; nước dãi của rồng tức tinh dịch ; tủy của hổ tức nước nhờn ở âm đạo của phụ nữ.

15. Thu vào tại ta, nhả ra cũng tại ta, tùy người mà làm. Ý nói việc thu lại tinh dịch hoặc xuất tinh đều là do ta tự quyết định, tùy người mà làm.

Page 15: Tay Tuy Kinh ebook

15

16. Với công phu như vậy thì sẽ có sự vũ dũng tóc mai nhọn như ngọn giáo mọc thêm cái móc câu, khí huyết sôi sùng sục, có thể nghe thấy sự sôi sục đó.

17. Dùng công phu ấy để ngừa sự lão hóa thì sẽ có thể tự ta lập lấy mệnh ta, không còn liên quan gì với trời nữa.

18. Ta chẳng biết trên trời đất này còn có điều gì vui hơn thế, trên đời người còn có điều gì lớn hơn thế.

19. Môn phái công pháp này được truyền dạy riêng ngoài giáo lý (nguyên văn : đạo

ngoại biệt truyền), kẻ không có túc duyên, không có phúc đức, không được tin cẩn tiếp nhận thì không được truyền. Hãy cố lên, cố lên !

Ghi chú của người dịch :

[1] Chí tri cách vật : nghiên cứu quy luật của sự vật để tổng kết thành tri thức lý tính.

[2] Tạo hóa : sự sáng tạo và diễn biến của trời đất.

[3] Nho, Thích, Đạo : tức Nho giáo (TQ gọi là Nho gia, Nho học), Phật giáo, Đạo gia.

[4] Y dược âm dương : tức y học Trung Hoa cổ truyền.

[5] Dịch : biến đổi ; dịch cân là biến đổi gân cốt.

[6] Tuyến thể : tiếng Anh là gland.

[7] Thời Đại Lương Thiên giám : tức triều Lương Vũ Đế, khoảng sau năm 502.

[8] Đạt Ma : gọi đủ là Bồ Đề Đạt Ma tức Bodhidharma (470-543), người xứ Thiên Trúc, tức

Ấn Độ. Được coi là Tổ đời thứ nhất của Thiền tông Trung Quốc.

[9] Đạo Thống : tức Đạo đã trở thành hệ thống, được đời đời nối tiếp.

[10] Chí Chính : niên hiệu cuối cùng của triều Nguyên.

[11] Trình Xung Đẩu : (1561- ?), nhà võ thuật nổi tiếng thời Minh, tác giả cuốn Thiếu Lâm côn pháp xiển tông.

[12] Hành cước tăng : nhà sư tu hành theo kiểu đi bộ chu du thiên hạ, không tu cố định tại chùa.

[13] Vũ hóa thành tiên : một thuật tu luyện cao tột cùng, trải qua các bước Bán tiên, Địa tiên,

tránh được sấm sét thì sẽ có thể thoát khỏi vòng luân hồi sống chết, sinh lão bệnh tử, mọc cánh bay lên trời thành tiên.

[14] Thời Nam Bắc triều : thời gian 420-589 sau Công nguyên.

[15] Chấn Đán : tên gọi Trung Quốc theo cách gọi của người Ấn Độ thời xưa.

[16] Nguyên văn ba chữ tự-gia-thủy ghép thành một đơn từ chữ Hán, nghĩa ba chữ này là

nước chính mình tự có ; âm đọc là yao, đồng âm với chữ dược (thuốc) hoặc yêu (yêu quái). Từ này không có trong từ điển, vì thế không có giải thích chính thức. Tương truyền là chữ

trong câu đối của Thái Thượng Lão Quân ; các Đạo sĩ giải thích tự-gia-thủy là đan 丹, tức loại thuốc các đạo sĩ tìm cách luyện được nhằm mục đích trường sinh. Có thuyết nói đó là

nguyên tố nội đan, là các loại chất dịch trong cơ thể, như nước bọt, nước tiểu, tinh dịch; nói

Page 16: Tay Tuy Kinh ebook

16

chung là chất do thận tiết ra. Y học cổ truyền Trung Hoa coi đó là loại thượng dược tức loại thuốc tốt nhất. Tinh ở đây là tinh hoa, tinh khí, gồm tiên thiên tinh và hậu thiên tinh. Tinh là

nguồn gốc của thượng dược tam phẩm, tức ba loại thuốc thượng hảo hạng, là thần, khí, tinh . Người nào cũng tự có sẵn thứ thuốc trường sinh này ; kẻ tu hành phải trong sạch, bớt quan

tâm đến chuyện tình dục (nguyên văn : thanh tâm quả dục) ; ai dâm dục quá độ sẽ do hao tốn nhiều tinh mà tổn thọ. Thái đắc đại tự gia thủy luyện nhập hồ : giải thích theo bí quyết chữ Đề trong Tẩy Tủy công phu thì có thể hiểu là khi phóng tinh phải giữ lấy tinh dịch không cho

xuất ra ngoài dương vật mà đi ngược trở lại hòa vào máu, có tác dụng như hái lấy một thứ thuốc bổ làm cho trẻ mãi không già ; cũng có thể hiểu là phải tu luyện ở mức cao hơn.

[17] Phật giáo cấm sát sinh, tức cấm đánh giết người ; đó là lý do tác giả muốn chứng minh thiền sư Đạt Ma theo Phật giáo thì không thể là tổ sư của võ thuật Thiếu Lâm.

[18] Khoác hoàng bào : ý nói tô vẽ thêm cho đẹp.

[19] Giác đề thuật 角抵术 : một loại võ thuật đánh gần, đánh giáp lá cà kiểu như đánh vật.

[20] Suy Vưu : tên một tù trưởng bộ lạc Cửu Lê thời xa xưa, giỏi võ thuật, chế ra giáo mác cung nỏ và nổi loạn chống lại chính quyền trung ương trong tay người Hán của Hoàng đế.

[21] Tới nay : tức tới năm 1982, năm xuất bản cuốn sách này của Kiều Trường Hồng.

[22] Hai người này có địa vị trong xã hội nhưng ghen tức với danh tiếng của Đạt Ma.

[23] Nguyên văn « xích tướng chỉ tâm », như bỏ thói suốt ngày tụng niệm mà nên ngồi thiền

tự suy ngẫm đạo lý.

[24] Ý nói thuyết giảng lý luận Phật pháp hùng biện như trận mưa lớn rải nước khắp nơi.

[25] Bổ sung : nhưng thầy không việc gì, vì biết cách tự cứu.

[26] Tức đã tìm được Huệ Khả.

[27] Đạo quán là điện thờ của đạo sĩ.

[28] Nguyên văn là 坪 Bình, chúng tôi dịch là vuông, là đơn vị diện tích của Trung Quốc thời xưa, 1 vuông bằng 3,3 mét vuông.

[29] Đạo đồng : đứa trẻ giúp việc đạo sĩ.

[30] Hành công : thực hành công phu tập luyện.

[31] Ý nói nỗi sợ tai biến mê mẩn khi thiền định, tức sợ tẩu hỏa nhập ma.

[32] Đại La Tiên : Đạo gia coi Đại La Tiên là Tiên bậc cao nhất trong các loại Tiên (Quỷ tiên, Nhân tiên, Địa tiên, Thần tiên, Thiên tiên).

Page 17: Tay Tuy Kinh ebook

17

KHAI PHÁ MÔN HỌC SỨC KHỎE VÀ TRƢỜNG THỌ

DỰA VÀO HORMONE TỰ CÓ

自家荷爾蒙健康長壽學的開拓

Trong sinh vật học hiện đại, hormone là một loại chất hiện hữu trong cơ thể , có chức năng

kích thích sự sống. Thành tựu văn hóa của nhân loại chính là kết quả thăng hoa của sức

mạnh từ hormone. Nó là chìa khóa bí mật mở ra nguồn năng lƣợng của vũ trụ ; nếu biết vận

dụng nguồn động lực sự sống to lớn vô song này thì sẽ có thể đoạt đƣợc tạo hóa của trời đất, đột phá giới hạn sinh tử. Đó là thứ mà Tiên gia Trung Quốc gọi là Kim đan đại đạo.

Khai phá môn học sức khỏe và trường thọ dựa vào hormone tự có

Xuất phát từ quan điểm sinh vật học và y học, tác giả xác định tên của Tẩy Tủy Công phu là môn học sức khỏe và trường thọ dựa vào hormone tự có.

Hormone [1] là một từ phương Tây, nguyên nghĩa gốc La- tinh của nó là một chất kích thích

hoạt động của cơ thể sống, hơn nữa còn là sức mạnh lớn nhất của cơ thể sống. Thành tựu văn hóa nhân loại là kết quả thăng hoa của sức mạnh từ hormone. Tận dụng động lực sự sống đó

thì sẽ ―giành được sự sáng tạo diễn hóa của trời đất‖. Hormone là sức mạnh thần kỳ nhất của cơ thể sống, nắm giữ được năng lực này tức là nắm giữ được chiếc chìa khóa bí mật của ngọn nguồn năng lực vũ trụ. Tận dụng được sức mạnh đó để vượt qua giới hạn về tuổi thọ

thiên mệnh tức là Kim đan đại đạo. Bởi thế phép ―luyện tinh hóa khí‖ của Đạo gia chính là phép chuyển biến năng lực sự sống trong cơ thể, tức chuyển hóa hormone thành năng lượng

duy trì cuộc sống.

Trong cơ thể của các động vật cấp cao, mọi cơ quan bộ phận đều có hiện tượng phân công hợp tác về sinh lý, có chất phát động sự sống ; phần lớn là sản phẩm của bản thể tế bào. Các

sản phẩm của chúng không trực tiếp đưa ra ngoài cơ thể, mà có thể thâm nhập vào huyết quản, chảy theo mạch máu chuyển đến các bộ phận trong cơ thể. Các nhà sinh vật học gọi đó

là ―nội tiết‖. Chất nội tiết này có thể làm thay đổi thành phần của máu, hơn nữa những sản phẩm ấy hoàn toàn không phải là thứ vốn có sẵn trong máu, mà chúng được sinh ra từ trong các cơ quan có tác dụng nội tiết. Bình thường chúng có số lượng rất nhỏ hầu như khó có thể

đo được, nhưng tác dụng của chúng lại rất lớn không gì sánh nổi, có thể kích thích sự phát dục của não chất, giúp cho sự phát triển năng lực trí tuệ, thay đổi sự trao đổi chất trong toàn

bộ cơ thể. Chúng chính là võ đài thể hiện những hiện tượng cơ bản nhất của cơ thể sống, nắm quyền quyết định sinh tử, y học gọi chung là hormone.

p.17 Sinh và tử gắn kết với nhau không rời, chỉ có thể ví chúng như hai đầu của một sợi dây ;

ở khoảng giữa hai đầu đó còn có tuổi niên thiếu, tuổi tráng niên và tuổi già, mỗi tuổi chiếm một phần thời gian. Thế thì vì sao ở thời niên thiếu, thể xác lại có thể lớn lên, tinh thần lại có

thể phơi phới? Vì sao có thể vui tươi lạc quan, có tính thích phiêu lưu mạo hiểm? Ở thời tráng niên, do đâu cơ thể dừng lại không lớn lên nữa? Do đâu tính năng động lại giảm sút, do đâu tư tưởng và hành vi lại chín chắn hơn trước? Đến khi về già, tại sao cơ thể lại suy nhược,

Page 18: Tay Tuy Kinh ebook

18

ý chí sa sút, mất dũng khí? Còn nữa, ở tuổi tráng niên, vì sao nam nữ đều nảy sinh ham muốn tình dục, có nhu cầu sinh đẻ ? Sau cùng, trong toàn bộ quá trình sinh tồn, tại sao có thể phát

hiện rất nhiều bệnh thái kỳ lạ ? Có người thể hình rất cao to, có người mắc bệnh tiểu đường, có người mắc chứng béo phì hoặc quá gầy ; có phụ nữ mắc chứng vô sinh, có nam giới hoàn

toàn mất khả năng sinh dục…, những loại bệnh này vừa đều không có nguyên do từ mối quan hệ với một loại bệnh khuẩn nào, cũng không có nguyên do dinh dưỡng không tốt, thiếu vitamin, mà chính là do sự tác yêu tác quái của hormone gây ra.

Các hiệu thuốc Trung y và Tây y ở khắp nơi đều có bán những loại hormone dạng thuốc viên và dạng thuốc tiêm. Về phương diện Trung y thì có cung ứng các loại thuốc bổ như nhân sâm,

lộc nhung, hải cẩu hoàn,… các quảng cáo trên báo chí khắp mọi nơi đều có tuyên truyền về những sản phẩm đó. Người ta nói các loại thuốc bổ đông-tây y này có thể làm thông kinh hoạt huyết, có người nói chúng có tác dụng tráng dương bổ thận, cải lão hoàn đồng, nâng cao

năng lực của bộ phận sinh dục ; tóm lại một câu, dường như những thứ này là một loại vật chất quý báu.

Thế nhưng trên thực tế, những thứ thuốc bổ từ bên ngoài này, nói gần thì chúng có lợi cho sức khỏe của cơ thể con người đến mức nào? Nói xa thì tính tin cậy hữu ích cho sự phồn vinh của con cháu ra sao ? Bởi lẽ thể chất của người ta — cũng giống như diện mạo vậy — mỗi

người một khác, không ai giống ai, nên việc hấp thụ cũng khác nhau. Có người uống thuốc đông y thì vô tác dụng mà không bổ, p.18 còn uống thuốc Tây lâu ngày sẽ có nguy cơ làm

cho cơ thể ngừng sinh ra hormone, những điều đó y học đã chứng thực là đều không 100% an toàn và công hiệu.

Cho nên người xưa từng nói về kinh nghiệm: ―Thuốc bổ không bằng ăn bổ, ăn bổ không

bằng khí bổ‖. Đó là nói uống thuốc bổ thì không tốt bằng ăn các thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng ăn bổ lại không hiệu quả bằng luyện khí.

Khí bổ là do đâu ? Chính tác giả đã viết ở phần ―Phép vận động nội tại cho sức khỏe và sự trường thọ của hormone tự có‖.

Thuật dưỡng sinh của Nho gia theo đuổi việc luyện khí mà họ gọi là ―Tu‖ ; việc luyện đan

của Đạo gia được gọi là ―Định‖ ; việc nhà Phật luyện xá lợi tử, gọi là ―Thiền‖. Nếu ta lột bỏ chiếc áo khoác ngoài thần bí về tôn giáo, và nghiên cứu thảo luận từ góc độ khoa học, thì cái

gọi là ―Đan đạo‖ và ―Xá lợi tử‖ vân vân, trên thực tế chẳng qua chỉ là thuật ngữ chuyên môn về tôn giáo nói về sự kết tinh của hormone tự có mà thôi.

Khi loài người tiến đến thế kỷ XX ngày nay, nhờ kết quả nghiên cứu và thực nghiệm của các

nhà sinh vật học và y học hiện đại nên chúng ta có được những nhận thức cơ bản về hormone, thứ sản phẩm thời đại này. Các chuyên gia nói: việc giữ lại hoặc bỏ đi những tuyến nội tiết

bé nhỏ ẩn giấu ấy [2] thì có liên quan đến sự tồn vong mạng sống của các loài động vật cao cấp và loài người. Những tuyến bé nhỏ đó có thể chế tạo ra một số vật chất đặc biệt quý báu, giúp ích cho sự sinh trưởng của cơ thể con người, duy trì sinh mạng của thế hệ chúng ta đời

này và sự di truyền cho thế hệ đời sau. Trong quá trình công tác chế tạo hormone, giả sử vì lý do nào đó mà tuyến nội tiết phát sinh vấn đề, không hoạt động bình thường được, thì tất sẽ

làm cho cung cầu vì thế mà mất cân bằng, động vật và con người sẽ mắc bệnh, thậm chí chết.

Các chuyên gia còn làm thí nghiệm chứng minh mỗi loại tuyến nội tiết đều có thể sản sinh ra những hormone đặc biệt ; có tuyến chỉ có thể sản sinh ra một loại nào đó p.19, có tuyến đồng

thời có thể sản xuất mấy loại ; có tuyến thì theo sự tiến hóa của thời gian lại sản sinh ra nhiều

Page 19: Tay Tuy Kinh ebook

19

chủng loại khác nhau. Trong những tuyến nội tiết vốn tồn tại trong cơ thể loài người này, có hai cơ quan tương đối ẩn giấu là tinh hoàn của nam giới và buồng trứng của nữ giới, không

những chỉ là chỗ khởi nguồn năng lượng cuộc sống của chúng ta, cấu tạo nên cơ sở vật chất của việc nối tiếp thế hệ này sang thế hệ khác, mà còn có mối quan hệ khăng khít đối với sự

sinh tồn thực tế của bản thân người đàn ông và đàn bà, với sự phát triển của sức khỏe và tâm trí, lòng dũng cảm thực thi công việc.

Nhà sinh vật học người Nga Elie Metchnikov [3] nói, cho dù xét về kết cấu phân tử hay về

tác dụng sinh lý, vật chất kỳ diệu gọi là hormone này đều chỉ là một số chất trung gian trong việc thúc đẩy các hoạt động của sự sống mà thôi ; nhưng loại chất trung gian ấy được cung

cấp bởi tuyến nội tiết ở bên trong cơ thể con người hoặc động vật chứ không cần nhờ vào các nhân tố bên ngoài ; bởi vậy nếu bạn bị ốm, hoặc nếu bạn muốn được khỏe mạnh sống lâu, thì bạn không cần phải tiêm hay uống thuốc mà chỉ cần điều chỉnh một cách hữu hiệu tuyến nội

tiết của bạn là đạt mục đích.

Từ phát hiện này của Metchnikov, chúng ta chứng minh được tính chính xác của lý luận và

phương pháp truyền thống của đạo trường sinh bất lão do Đạo gia Trung Quốc đề xuất cách đây mấy ngàn năm ; lý thuyết đó yêu cầu con người tự tận dụng những thứ ―thuốc‖ của mình, trong cơ thể bản thân ta đã tự có sẵn thứ ―thuốc‖ ấy, chứ không cần tìm kiếm ở bên ngoài ;

đạo trường sinh bất lão này là khoa học chứ không phải là huyền học.

Vì vậy, nhằm để cho quảng đại quần chúng có thể hiểu và tiếp thu được khoa học nói trên,

sau đây tác giả sẽ đổi tên Tẩy Tủy công phu thành « Môn học sức khỏe và trường thọ dựa

vào hormone tự có‖. Khi làm việc đổi tên như vậy, tác giả đã sử dụng những nhận thức thu được trong nhiều năm tu tập Tẩy Tủy công phu Trung Quốc cũng như xuất phát từ quan điểm

y học hiện đại và khả năng tự điều chỉnh thể năng thành siêu năng,

Có ai không muốn sống khỏe mạnh vui vẻ? Có ai không nguyền rủa sự già yếu? Ai không sợ

hãi cái chết? Yêu thích được sống là thiên tính của mọi sinh vật và loài người, p.20 sinh ra đã có và trở thành bản năng. Còn như về chuyện có người vui lòng chết, coi cái chết như sự trở về, — tuy rằng lịch sử và truyền thuyết có ghi lại chuyện đó, — nhưng rốt cuộc đấy chỉ là

một số ngoại lệ ít ỏi ; hơn nữa trong số những người này đúng là có rất nhiều người do lâm vào hoàn cảnh ác liệt mà buộc phải làm thế, khi ấy tâm lý và sinh lý của họ đã trở nên bất

bình thường, quyết không phải là thiên tính.

Tuy rằng các nhà khoa học cận đại đã quan sát thấy một loạt trải nghiệm về sự suy lão và tử vong, nhưng thực ra họ vẫn còn đang mò mẫm chưa có kết luận về nguyên nhân thực sự của

sự chết già. Còn nói về suy luận và phỏng đoán thì từ lâu đã có nhiều phát ngôn xung quanh chuyện đó, nhưng ở đây chúng tôi sẽ không trình bày từng vấn đề. Tại đây chúng tôi chỉ có

thể đưa ra một học thuyết, đó là di sản bảo vệ sức khỏe của dân tộc Trung Hoa, thứ có quan hệ gần gũi nhất với hormone mà y học hiện đại đã phát hiện — đây chính là bản chất đích thực của Tẩy Tủy công phu Trung Quốc.

Những sự thực dùng làm chỗ dựa cho lý thuyết của công phu này là một học thuật còn hơn cả sự hùng biện, có thể chịu nổi sự thử thách ; tuy rằng công năng của nó chưa thể đơn độc tiêu

trừ được quá trình suy lão và cái chết, nhưng ít ra thì nó là thực tế, đã được thực hiện, có hiệu quả, chí ít cũng có thể tăng thêm sức khỏe, giảm thiểu nỗi khổ sở của sự suy lão ; nhiều thì có công năng kéo dài tuổi thọ, làm cho người ta già mà vẫn tráng kiện. Xét riêng về một lợi ích

hiện thực như thế cũng đã đáng để bạn đọc cuốn sách này. Xét về mặt nghiên cứu ứng dụng thì nó là một tri thức cực kỳ có giá trị.

Page 20: Tay Tuy Kinh ebook

20

Theo thống kê của các học giả môn bệnh lý học, loài người hoặc các sinh vật nói chung đều chưa đạt tới giới hạn cao nhất của tuổi thọ thì đã chết non vì các tai họa. Tuy rằng y học hiện

đại đã khá phát triển, công tác vệ sinh chăm sóc sức khỏe hiện đại đã tương đối được coi trọng, nhưng kết quả, xét về số lượng thì chỉ giảm được tỷ lệ tử vong của trẻ em và người ở

tuổi trung niên, còn với người già thì sự hỗ trợ vẫn chưa nhiều và chưa tin cậy.

Nhìn chung có thể chia nguyên nhân tử vong ra làm hai loại.

Một loại thuộc về các vật ký sinh ở bên ngoài p.21, như vi sinh vật, ký sinh trùng và vi hạt

[4].

Một loại nữa là trong cơ thể có một số bộ phận phát sinh rối loạn chức năng, phá vỡ sự cân

bằng sinh lý. Có thể nói loại đầu tiên là dạng bệnh thuộc về bệnh lý hoặc bệnh ngoại cảm [5]; loại thứ hai là bệnh sinh lý hoặc bệnh nội cảm [6]. Hai loại bệnh nội-ngoại này thường ảnh hưởng lẫn nhau, sau khi có bệnh ký sinh thì dễ dẫn đến bệnh sinh lý. Ngược lại, sau khi mắc

bệnh sinh lý thì cũng có thể do mất sức đề kháng vốn có mà dễ dàng bị ký sinh vật lạ từ bên ngoài xâm nhập. Bởi lẽ đó, phần lớn cái chết của sinh vật và loài người đều là do hai loại

mầm bệnh nội-ngoại kết hợp gây ra.

Chúng ta cần phải cảm ơn nhiều chuyên gia nội tiết học trước kia và hiện nay, họ đã dùng sức lực cả đời mình để khám phá những bí ẩn của hormone, khai mở và giải thích cho loài

người chúng ta rất nhiều vấn đề về sinh lý và bệnh lý trước nay chưa biết. Những kết luận của họ không những rọi sáng việc nghiên cứu về khả năng của cơ thể con người trong lý

thuyết cao cấp, khiến mọi người biết được tính chất quan trọng của hormone đối với sự sống còn ; hơn nữa còn biết rằng bản thân con người và sinh vật có thể tự cung cấp những chất nội tiết đó, trong các cơ thể khỏe mạnh bình thường không có nguy cơ thiếu hụt các chất này,

không cần thiết phải dựa vào bên ngoài hoặc dùng thuốc thang để bổ sung các chất nội tiết.

Nếu không may vì lý do bẩm sinh hoặc không bẩm sinh mà một tuyến nội tiết nào đó bị rối

loạn chức năng, dù là lượng hormone vượt quá mức bình thường hoặc không đủ mức bình thường, sẽ đều có thể làm cho chúng ta bị mất cân bằng sinh lý, từ đó dẫn đến bệnh tật cả về thân lẫn tâm. Đến lúc đó ta cần phải điều chỉnh như thế nào ? Công phu điều chỉnh cân bằng

này chính là liệu pháp sinh lý tự thực hiện, mà liệu pháp sinh lý tự thực thi cũng chính là Tẩy Tủy công phu Trung Quốc được trình bày trong sách này. Đó chính là việc nghiên cứu và

thực hiện môn học sức khỏe và trường thọ dựa vào hormone tự có.

p.22 Sách ―Hormone với sự sinh tồn của nhân loại‖ của Chu Tẩy [7] là một tác phẩm lớn xuất sắc của sinh vật học hiện đại. Trong sách, tác giả đặc biệt vạch rõ : sự sinh sản của động

vật bậc cao nhất định phải có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai giống đực và cái thì mới có thể thiết lập cơ sở sinh ra thế hệ sau. Trước khi tiến hành công trình xây đắp nền móng

này, cần phải có thời gian chuẩn bị lâu dài, trải qua một hành trình quanh co rắc rối phức tạp, trực tiếp gián tiếp đan xen lẫn nhau thành một con đường nối với nhau lúc đứt lúc liền, lúc ẩn lúc hiện, sau đó đạt được mục đích sinh sản.

Công tác nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia, học giả đã từ chỗ nghiên cứu hình thái bên ngoài, tiến tới giải phẫu, tiến tới tổ chức [8], tiến tới tế bào, hiện nay đã tiến tới hóa học, tiến

tới phương thức cấu tạo phân tử liên quan. Tóm lại, việc xác định một số loại hóa chất về mặt sinh lý mới là nguyên nhân chính của sự sinh sản; phần lớn các hóa chất này được tạo ra trong tuyến nội tiết của hai giới đực-cái. Do tác dụng của chúng, sự sinh sản có liên quan đến

hai giới mà hình thành danh từ hormone của hai giới. Các hormone đó bị tuyến thùy não [9]

Page 21: Tay Tuy Kinh ebook

21

kích thích, do đó tuyến sinh sản của hai giới (tinh hoàn của nam giới và buồng trứng của nữ giới) sẽ xảy ra biến đổi, hình thành nhiều tế bào sinh sản. Nếu trải qua sự kích thích về tình

dục thì các tế bào đó rời khỏi vị trí vốn có và đi vào mạch máu, rồi theo đó đến các cơ quan sinh sản liên quan làm nhiệm vụ sinh lý truyền giống cho thế hệ sau.

Bên trong loại tế bào này có chứa nhiều chất dịch không màu, y học gọi là Lự bào tố [10], là hóa chất quý giá có chứa chất dinh dưỡng trong cơ thể người, mới được phát hiện gần đây. Nếu được kích thích về tình dục hoặc khi có dục vọng thì loại hóa chất này trong tinh hoàn

hoặc buồng trứng sẽ làm các bộ phận sinh dục căng đầy máu, đầy chất dịch và cương lên tới cực độ rồi phát triển ra bên ngoài, đi theo đường tĩnh mạch, qua đó kích thích các cơ quan

liên quan trên toàn cơ thể, khiến chúng phát sinh sự biến đổi về hình thái, sinh lý, đến cả biến đổi về tâm lý. p.23 Đó là tác dụng hoá học về sinh lý gây ra bởi sự phát sinh cảm xúc tình dục ; điều này chi phối nguyên nhân sự sinh, lão, bệnh, cường, nhược và tuổi thọ dài hay

ngắn của con người. Đây là một phát hiện xuất sắc mới trong thế kỷ XX về nguyên nhân sinh sản của loài người.

Nhìn lại lịch sử, khoảng hơn hai nghìn năm trước công nguyên, các bậc tiên tri Trung Quốc đã phát hiện thấy những manh mối bí ẩn đó của sự sống ; họ phát minh ra tư tưởng tu đạo ―Đi ngược lại trời‖ [11], qua thực nghiệm mà chứng minh được sự tu luyện do con người

nghĩ ra sẽ có thể kích phát hạt giống của sự luyện tinh hóa khí thành đan của năng lượng sinh mệnh (cũng chính là điều đã nói ở trên : quá trình nội tiết của tuyến sinh dục sau khi trải qua

sự kích thích tính dục mà diễn biến hình thành hóa chất sinh lý của hormone tình dục, tức hình thành chất nang hormone), khiến chúng thăng hoa đạt đến mức trở thành học thuật chuyên môn truyền thống về sự trường sinh bất lão, qua đó mà đắc đạo thành tiên.

Có lẽ bạn không thể không hiểu mà cố tình bảo là hiểu rồi phê phán học thuật đó là huyền học, là mê tín, không phải là khoa học! Trong ―Thiên chân luận‖, Hoàng Đế nói: ―Thời

thượng cổ có những vị chân nhân [12] hiểu được [quy luật của] trời đất, nắm được âm dương, hít thở tinh khí, dụng công độc lập tu tập, cơ bắp da dẻ như người trẻ, nhờ vậy có thể thọ như trời đất, cuộc đời không có lúc kết thúc, đấy là sự ra đời của đạo‖.

Khi xem xét điều này, bạn không thể vì không hiểu học thuyết âm dương về thiên nhân hợp nhất lưu truyền từ thời thượng cổ mà xằng bậy đánh giá Hoàng Đế — bậc thủy tổ của dân tộc

Trung Hoa chúng ta, — cho rằng ngài nói lăng nhăng lừa bịp con cháu của ngài!

Ghi chú của người dịch :

[1] Hormone : tiếng Việt đọc là hoc-môn ; là một chất hóa học trung gian do các tuyến (gland) đặc biệt (tức tuyến nội tiết) tiết vào trong máu và được truyền tới một cơ quan xác định để điều hòa sự sinh trưởng, sự trao đổi chất, sinh sản và các quá trình khác.

[2] Ý tác giả nói tuyến tiết ra hormone.

[3] Elie Metchnikov (1845-1916), quốc tịch Pháp, giải Nobel 1908.

[4] Tên gọi chung của họ động vật nguyên sinh như vi bào tử (microspore)… ; chủ yếu sống ký sinh trong các loại côn trùng và cá. Tiếng Anh vi hạt là microparticles ; bệnh vi hạt là pebrine disease.

[5] Bệnh ngoại cảm : loại bệnh sinh ra bởi các nhân tố bên ngoài (diseases caused by external factors).

Page 22: Tay Tuy Kinh ebook

22

[6] Bệnh nội cảm : loại bệnh sinh ra bởi các nhân tố bên trong (diseases caused by internal factors).

[7] Chu Tẩy朱洗 (1900-1962), nhà sinh vật học thực nghiệm người Trung Quốc ; 1925-1931

du học Pháp, nhận bằng tiến sĩ, từng làm Giám đốc Viện Nghiên cứu sinh vật thực nghiệm thuộc Viện Khoa học TQ.

[8] « Tổ chức » (tissue) ta gọi là mô.

[9] Tuyến thùy não, ta gọi là tuyến yên (pituitary gland).

[10] Lự bào tố : ta gọi là Nang hormone (follicular hormone), đại lục TQ gọi là Noãn bào tố.

[11] Nguyên văn « Nghịch thiên nhi thướng ».

[12] Chân nhân : là từ của Đạo giáo gọi những người tu hành đã đắc đạo. Đời Đường, những người như Trang Tử, Liệt Tử, Quan Y Tử được phong là chân nhân.

Page 23: Tay Tuy Kinh ebook

23

CẢI LÃO HOÀN ĐỒNG — SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TINH HOÀN

遲老還童 — 睾丸運動

Tinh hoàn là nhà máy hóa chất của cơ thể con ngƣời. Nó là đại bản doanh của tuyến nội tiết

chế tạo ra nguyên tố sinh mệnh. Sự vận động của tuyến này đến từ sự tự chế tạo hormone

nhằm cải tạo cơ thể, làm cho ngƣời ốm khỏi bệnh, ngƣời yếu trở nên khỏe. Đó là phép vận

động cải lão hoàn đồng, tăng cƣờng sức khỏe, giữ cho mãi mãi tƣơi trẻ, kéo dài tuổi thọ.

Cải lão hoàn đồng — sự vận động của tinh hoàn

Sự vận động của tinh hoàn là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình hành công 3 giai

đoạn, 9 luyện pháp của Tẩy Tủy Công, là phương pháp tu dưỡng tốt nhất nhằm theo đuổi sự huyền bí của võ đạo nội công và cuộc đời trường sinh bất lão trong nền văn hóa vốn có của

di sản bảo vệ sức khỏe dân tộc Trung Hoa ; bỏ qua những điều này thì không thể thành công một cách nhanh chóng.

Giải thích theo quan điểm sinh vật học hiện đại thì tinh hoàn là nhà máy hoá chất của cơ thể

con người. Nó chế tạo ra hormone, lại càng là nguồn gốc tạo ra sự sống, đó là việc sản sinh ra tế bào tinh trùng. Nhân loại thời sơ khai chỉ biết rằng khi trừ bỏ tuyến này [1] thì có thể biến

con trâu đực hung dữ thành hiền lành, biến một người đàn ông năng nổ hiếu động thành một viên hoạn quan điềm tĩnh. Chỉ đến gần đây người ta mới phát hiện, khai thác được nhiều kiến thức về lĩnh vực này.

Căn cứ theo giải thích của khoa học giải phẫu cơ thể người, tinh hoàn có hình dáng bên ngoài dạng quả trứng, dài khoảng hai thốn [2], rộng khoảng 1,25 inch [3]. Cấu tạo bên trong gồm

các ống lớn nhỏ khá phức tạp ; chiều dài tổng cộng của các ống này bằng khoảng nửa dặm Anh [4]. Vật nội tiết — tinh trùng được chế tạo trong những ống nhỏ bé này, rồi được đưa vào một trại tập trung tương đối lớn gọi là mào tinh hoàn [5] ; đường ống này dài khoảng hai

mươi thước Anh [6], nhưng có dạng cong mà hơi cuộn (quấn vòng) một chút. Khi tinh trùng từ từ di chuyển ở bên trong mào tinh hoàn thì chúng dần dần chín muồi, chỉ khi đến được ống

dẫn tinh thì chúng mới hoàn toàn chín muồi. Ống dẫn tinh đi đến chỗ da mỏng ở bẹn thì trở thành ống dẫn tinh dạng đai [dây thắt lưng], đỡ lấy [ ?] toàn bộ tinh hoàn. Nếu thắt hai đường ống này thì sẽ gây ra chứng vô sinh.

Trong y học, phẫu thuật giản đơn này thường được dùng cho nam giới cần tránh thai. p.26 Nhưng có người cho rằng tránh thai bằng cách thắt ống dẫn tinh sẽ kèm theo tác dụng phụ và để lại di chứng. Chuyện ấy có hay không, vấn đề đó nằm ngoài phạm vi của bài viết này, cho

nên tác giả sẽ không đề cập.

Riêng với những người tu tập Tẩy Tủy công phu thì họ có thể tùy theo ý muốn của mình,

muốn sinh đẻ thì sinh đẻ ; nếu không muốn thì hoàn toàn có thể dựa vào công phu tu tập mà tự nhiên đạt được mục đích không sinh đẻ ; cách này vừa an toàn, tin cậy, vừa không cần nhờ bác sĩ làm phẫu thuật thắt ống dẫn tinh. Trong bí quyết luyện công có câu: « Thu phóng tại

ngã, thuận thi trạch nhân » và « Thuận thành nhân, nghịch thành tiên. Chỉ tại trung gian

Page 24: Tay Tuy Kinh ebook

24

điên đảo điên », [7] nghĩa là bên trong cơ thể bản thân con người vốn đã có dược liệu trị bệnh một cách hiệu quả, không cần phải nhờ vả các yếu tố ở bên ngoài [như thuốc thang

v.v..]. Đấy chính là cống hiến của Tẩy tuỷ công phu đối với hạnh phúc của đời người, cũng là một nét đặc sắc lớn của học thuật độc đáo trong nền văn minh Trung Hoa.

Trong mỗi lần giao hợp, tinh hoàn tiết ra khoảng 400 triệu tinh trùng, trong đó chỉ có một cá thể to khoẻ mới có thể kết hợp được với trứng của nữ giới. Trong một giây, những tinh trùng này có khả năng di chuyển nhiều nhất 1/ 20 phân Anh [8]. Ở khoảng cách một phần ba cự ly

từ cổ tử cung đến đầu ống dẫn trứng, tức là khoảng 200 phân Anh, trong tình huống tốt nhất, để di chuyển hết cự ly đó, tinh trùng cần có khoảng thời gian 70 phút. Trên hành trình dài

dằng dặc này, hàng trăm triệu tinh trùng bị chết vì mỏi mệt kiệt sức, hàng chục triệu tinh trùng khác thì do thiếu dinh dưỡng mà không thể tiến lên tiếp tục hành trình. Nhưng sau khoảng bốn giờ, đám tinh trùng đó đều chết hết trong cuộc chạy đua marathon. Đây là một

hiện tượng sinh lí bình thường.

Nhưng ở giai đoạn thứ hai của việc luyện pháp Tẩy Tủy Công thì phải biết dùng phép vận

động nội tại để tác động vào số tinh dịch sắp sửa phóng ra (đã phóng ra ngoài thì là tinh, khi còn ở bên trong thì là khí ; giáo phái Mật tông Tây Tạng gọi là Chuyết hỏa) : làm cho cái khí ấy chảy ngược tới thùy não dưới [9] rồi phân tán tới tứ chi, nhằm bảo vệ bản thân. Phép này

mới đầu dùng « điểm », khi đến cảnh giới cuối cùng thì dùng « ý ». Đạo gia gọi đó là công phu « Hoàn tinh bổ não », cũng tức là nói p.27 « tự ta tăng thêm chất bổ để sống tiếp » [10].

Ý nói: Tự ta có thuốc của mình, ta dùng thuốc trong cơ thể mình chứ không dùng thuốc ở bên ngoài, thuật ngữ gọi đấy là ―Thái dược‖ tức hái thuốc. Dùng cách đó sẽ phòng ngừa được sự lão hoá cơ thể, trừ bỏ những chứng bệnh của người trung niên và người già, như tiểu đường,

phì đại tuyến tiền liệt… giữ cho mình được khỏe mạnh sống lâu.

Hormone là nội tiết tố của tinh hoàn. Trước thời kì thanh xuân, cơ thể con người chỉ có thể

sản sinh rất ít hormone. Đến thời kì thanh xuân, do chịu sự kích thích của thuỳ não dưới nên lượng tinh hoàn sản xuất ra sẽ nhiều gấp hơn chục lần thời trước tuổi thanh xuân. Thời kỳ từ 25 đến 35 tuổi là giai đoạn đỉnh cao nhất. Từ đó về sau, quá trình sản xuất hormone giảm dần.

Đến tuổi trên dưới 60, tuy vẫn sản sinh được một ít, nhưng một số người khi ở tuổi này thì việc sản xuất hormone của tinh hoàn đột nhiên bị dừng lại ; vì thế cơ thể càng suy lão, về mặt

sinh lí, tự nhiên sẽ sinh ra các loại bệnh tật, dẫn tới để mất cuộc đời.

Nhờ sự tiến bộ của khoa học nên chúng ta có thể hiểu được một cách đúng đắn tầm quan trọng của tinh hoàn trong cơ thể, thay cho cách nhìn nhận có tính chất tục tĩu thô bỉ trong quá

khứ. Tinh hoàn chẳng những chế tạo ra tinh trùng có tính vận động ngọ nguậy, là nguồn gốc của sự sống con người, đồng thời cũng là một tuyến nội tiết. Cho nên trong quá trình tu tập

Tẩy Tủy Công phu, giai đoạn thứ nhất chính là dùng phép tắc vận động của tinh hoàn để tự ta có thể chế tạo ra hormone cải tạo thân thể, cải lão hoàn đồng, tăng thêm chất bổ để sống tiếp, mãi mãi giữ được sự trẻ trung, kéo dài tuổi thọ. Điều đó chính xác 100% và đúng với khoa

học.

Học vấn chuyên môn của tinh thần văn hóa truyền thống Trung Hoa rất coi trọng tính chất

nhân văn bản vị và sự tu dưỡng nhân sinh. Một số người chưa hiểu sâu về học vấn đó ; họ luôn luôn tìm kiếm chứng cớ theo quan điểm khoa học phương Tây, cho rằng cái nào không hợp lô gic thì là trò chơi bịp bợm, từ đó họ xằng bậy khinh thường học vấn cổ truyền này.

Đấy chính là tâm lý sùng ngoại: p.28 cái nào không của phương Tây thì không phải là khoa

Page 25: Tay Tuy Kinh ebook

25

học, cái nào có yếu tố ngoại (tức phương Tây) mới đáng được tôn trọng. Tâm lý này đang tác yêu tác quái, không đáng để chúng ta nói tới.

Lại có người tuy hướng về văn hóa cổ truyền nhưng lại câu nệ với các quan niệm truyền thống, mỗi khi đề cập đến sự hành công của hạ bộ bèn hiểu nhầm đó là tà môn ngoại đạo,

không đáng để học tập ; do sợ bị người khác chê cười mà không dám hỏi han tìm hiểu. Đó chính là kẻ quân tử giả hiệu, bọn học giả giả đạo, bị chi phối bởi tư tưởng mâu thuẫn đã chẳng biết gì mà lại cứ cho là biết, bởi tư tưởng học thuật có từ hơn hai nghìn năm nay:

―Định ư nhất tôn, bãi truất bách gia‖ — khi đã xác định tôn trọng một học thuật này, thì phế bỏ hàng trăm học giả khác.

Lịch sử là một tấm gương, đấy chính là các vị học giả của lý học Tống Nho, như anh em Trình Di, Trình Hạo, rồi Chu Hi v.v… Cho dù bề ngoài họ ra sức bài xích Phật giáo và Đạo gia, nhưng chính họ lại từ đầu tới cuối luôn luôn tắm gội trôi dạt trong phạm vi của Phật giáo

và Đạo gia. Vị đại Nho của thời nhà Tống là Chu Hi [11] từng tự nhận rằng tác phẩm ―Tham đồng khế‖ của Tỵ tổ Đan kinh Nguỵ Bá Dương là một bộ sách thuyết minh về nguyên lý và

phương pháp tu luyện Đan đạo, chứng minh con người và trời đất cùng vũ trụ có những phép tắc tương tự, chỉ khác nhau về cách vận dụng ; chứng minh rằng sự tu luyện do con người tự nghĩ ra có thể khiến con người thăng hoa thành thần tiên. Đấy chính là học thuật chuyên môn

truyền thống. Chu Tử đã suốt đời gắng sức tận tâm nghiên cứu, tuy rằng thất bại nhưng ông yêu thích sách này. Nhằm tránh bị người khác nghi ngờ là ―Minh Nho ám Đạo‖ [12], Chu Hi

từng dùng tên giả là Không Đồng Đạo Sĩ Trâu Tố để làm chú thích cho sách Tham đồng khế. Nêu lên thí dụ này là một thuyết minh rất tốt giúp những người hướng về Đạo gia trừ bỏ được các trở ngại về tâm lý.

Thực ra, học thuật vốn không phân chia tà, chính ; chúng ta cần dùng thực nghiệm và chứng minh cho phương thuật kĩ năng của học thuyết nhằm xét đoán học thuyết đó có lợi cho nhân

quần xã hội hay không. Cái gọi là bàng môn tả đạo [13] gì gì đó, đứng trên lập trường thận trọng của nhà bác học mà nói, ―Bàng môn dã thị môn, Tả đạo dã thị đạo‖ — Bàng môn cũng là môn, Tả Đạo cũng là Đạo [14], không thể nhất loạt sổ toẹt tất cả như vậy được!

Trong thời đại vua chúa, một thanh niên khỏe mạnh bị thiến bộ phận sinh dục để làm thái giám, hoạn quan, thì từ hình dáng đến giọng nói đều thay đổi, p.29 đều biến hoá thành nữ

tính, thân thể mềm yếu, chóng mỏi mệt, mất đi lòng can đảm, thông thường trở thành kẻ tiểu nhân gian hiểm, thường có những hành động bất nghĩa. Họ chẳng những không còn thích thú nữ giới, mà ngay cả đối với đồng loại xung quanh cũng thiếu đi tâm lý hợp quần, đồng tình.

Kết quả hoạn quan trở thành kẻ cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ tư lợi, hiểm ác hơn người thường. Bọn họ rất dễ bị lão suy, chưa đến 50 tuổi đã già hóa hết mức, rất ít người đạt được tuổi thọ

cao.

Cho dù trong lịch sử Ai Cập hay lịch sử Trung Quốc, đều có thể tìm thấy rất nhiều thái giám biến thái giảo hoạt, lộng quyền, mang lại tai họa cho đất nước. Những kẻ « tiểu nhân » nịnh

hót hoàng tộc này chính là do bị thiến mất bộ phận sinh dục mà tinh thần bị thoái hóa.

Từ lâu Thiên chúa giáo đã có luật cấm những người đàn ông bị cắt tinh hoàn được làm giáo

sĩ ; cho dù xét về lý, những người vừa không hiếu sắc lại vừa không có khả năng sinh đẻ như vậy lẽ ra phải là ứng viên tốt nhất cho các chức vụ giáo sĩ, linh mục. Bởi lẽ phần lớn những người biến thái, bị mất cái « thế » [15] đều thiếu sự đồng tình, đánh mất tín ngưỡng, không

có lòng chân thành tin vào tôn giáo, không có năng lực lý trí để truyền đạo. Cho nên trông họ bề ngoài có vẻ là hiền tài, nhưng thực ra là người vô dụng.

Page 26: Tay Tuy Kinh ebook

26

Dựa vào những cơ sở thực tế kể trên, chúng ta có thể tin chắc rằng chất nội tiết trong tinh hoàn, tức hormone, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các động vật cấp cao. Hormone

chẳng những có quan hệ tới sự phát triển của hình thái và sinh lí, mà hơn nữa, các hiện tượng tâm lí cao quý như trí tuệ, tình cảm, lòng can đảm, chính nghĩa nếu không có sự kích thích

của hormone thì nhất thiết không thể nào được phát huy đầy đủ.

Bởi vậy, trí tuệ hay ngu ngốc, can đảm hay nhút nhát, trung thực hay gian giảo, ngay thẳng hay giả dối, ích kỷ hay bác ái, nhiệt tình hay khắc nghiệt, cô độc hay hòa nhập với mọi

người… tất cả những tâm lí và hành vi đó đều chịu sự điều khiển bởi hormone của tuyến sinh dục.

Một báo cáo nghiên cứu khoa học của chuyên gia nội tiết học người Ý là giáo sư Malo cho biết, một bé trai chín tuổi, bìu dái có đến ba tinh hoàn, trong đó một hòn to quá mức bình thường ; chú bé này mới chín tuổi đã có râu, p.30 người cao to hơn mức bình thường, gân cốt

cứng cáp khỏe mạnh, trí tuệ cũng vượt trội so với các trẻ cùng tuổi. Khi thấy con mình có những hiện tượng khác thường như vậy, cha mẹ đứa trẻ rất lo ngại ; họ quyết định đến gặp

bác sĩ, xin được cắt bỏ hòn tinh hoàn to quá mức kia. Kết quả chỉ chưa đầy hai tháng sau, râu của chú bé đã tự rụng hết, cơ bắp nhỏ lại, trí tuệ cũng lùi trở về gần với mức của các đứa trẻ cùng tuổi. Điều này chứng minh đầy đủ một sự thật : chất nội tiết trong tinh hoàn có mối

quan hệ cực kỳ khăng khít với sự phát triển hình thể và tâm lý, trí tuệ.

Với nữ thanh niên cũng vậy, nếu bị mất buồng trứng thì hình dáng, tâm lí và hành vi của

người đó sẽ giống như bà già ở tuổi mãn kinh. Nữ thanh niên ấy sẽ trở thành bà lão ít tuổi. Nói ngược lại, giả thử buồng trứng phát triển thái quá thì cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thể xác và tâm lý. Bởi lẽ đó, người phụ nữ nào có yêu cầu tình dục quá mạnh mẽ cũng là

do buồng trứng của người đó phát triển thái quá gây ra. Trong lịch sử, những phụ nữ nổi tiếng « tình dục quá mức bình thường » như Lã Hậu, Võ Tắc Thiên, Tây Thái Hậu là các thí

dụ tiêu biểu ; thực ra đó là do sinh lý phát triển khiến họ phải như vậy, tự họ không còn có thể điều khiến được thể xác mình nữa.

Ngoài ra, người đàn ông khi về già, cho dù chưa từng làm phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, nhưng

trên thực tế tuyến sinh sản của người đó đã ngừng phát dục, ngừng sinh ra hormone. Đây là trường hợp ―tự nhiên‖ buộc người đó tiến gần đến trạng thái tương tự như viên thái giám.

Khi ấy thể lực sẽ dần dần suy giảm, trí lực sút kém, ý chí sa sút, mất dần dũng khí, tính tình thay đổi khác lạ, trở nên ích kỷ không còn vị tha như trước. Khổng Phu Tử từng nói: Khi về già thì huyết khí suy giảm, phải giữ mình, điều cần kiêng tránh là chớ có đòi « được » thứ

này thứ nọ [16], tức ý nói chớ nên tham lam. Thực ra, cái muốn « được » [nguyên văn : đắc] ấy, chính là do bị thiếu hormone, việc đó quyết định bởi điều kiện vật chất bên trong cơ thể ;

bản thân người già khó lòng gánh vác nổi trách nhiệm ấy. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, phổ biến. Nếu muốn được bổ cứu, thì nhất thiết phải bổ sung cho đủ lượng hormone mà tuyến sinh sản của tinh hoàn người đó còn thiếu, ngoài ra không còn cách nào. Mọi lời

khuyến cáo hoặc uốn nắn trống rỗng khác đều là vô hiệu.

p.31 Giáo sư Malo nói, Tài năng của một thiên tài khi về già sẽ sút kém dần cùng với sự suy

giảm sức mạnh nội tiết của tuyến sinh sản. Đây là một danh ngôn chân lí. Mọi người đều biết, một đại học giả thiên tài của nước Pháp là Goethe [17] có học vấn sâu rộng, tư tưởng cao siêu, nhưng khi đến tuổi ngoài tám mươi, vị đại học giả này một mặt vẫn suy nghĩ viết lách,

mặt khác vẫn tán tỉnh yêu đương các thiếu nữ. Đại văn hào Pháp Xiu-ơ [18] cũng là một

Page 27: Tay Tuy Kinh ebook

27

thiên tài, chuyện yêu đương của ông cho đến tuổi già cũng không hề suy giảm. Đó là do họ có tuyến sinh dục mạnh hơn người bình thường.

Tóm lại, đúng là tuyến sinh dục có quan hệ nhân quả rất vững chắc với đời sống mạnh khoẻ, vui vẻ. Điều đáng tiếc nhất là tuyến sinh dục này không thể mãi mãi khoẻ mạnh, kiện toàn,

không thể trường kì cung cấp đủ hormone, không thể trường kỳ kích thích thân tâm con người nhằm tránh khỏi nỗi buồn lão suy.

Theo báo cáo thực nghiệm lâm sàng của Viện nghiên cứu Y học Pháp, trong số các thực

nghiệm thành công đã biết có một trường hợp như sau : tại vùng ven biển Địa Trung Hải nơi giáp giới giữa Pháp và Ý, có một vườn nuôi khỉ thực nghiệm, phần lớn là khỉ đầu chó và tinh

tinh, dùng để cung cấp nội tạng cấy ghép cho thử nghiệm cải lão hoàn đồng ở con người. Người ta cấy tinh hoàn của một con tinh tinh đực vào bìu dái của một ông bảy tám mươi tuổi, già sọm sắp kề miệng lỗ, và cấy buồng trứng của một con tinh tinh cái vào cơ thể một bà già,

thì thấy hình thể của cả ông già và bà già đều có những biến đổi rất nhanh chóng và kỳ lạ. Hiện tượng nổi bật nhất là lớp mỡ giảm đi tới biến mất, trọng lượng cơ thể cũng được điều

chỉnh thích đáng tùy theo chiều cao của mỗi người, tinh thần trở nên hăng hái phơi phới, trí nhớ và trí tuệ tốt hơn trước, tính tình cũng vậy, trở nên thích giao tiếp với người khác giới. p.32 Trong một thời gian ngắn, tất cả mọi trạng thái bệnh tật trước đây thể hiện do quá trình

lão hoá tự nhiên gây ra đã hoàn toàn biến mất. Hai ông già bà già sắp kề miệng lỗ bỗng biến thành hai người trung niên cường tráng rất bình thường. Đây là một kỳ tích của y học.

Thế nhưng thống kê của nhà sinh vật học người Ý là giáo sư Malo cho biết : hiệu quả của việc bổ sung thêm tuyến nội tiết của một sinh vật khác loài, dường như nhiều nhất chỉ có thể duy trì hình thể tuổi trung niên hoặc kéo dài tuổi thọ được thêm năm sáu năm mà thôi, rất

khó quá mười năm. Hiện nay chưa có ghi chép nào về việc người đã từng cấy ghép nội tạng một lần như vậy, nếu đến giới hạn đó lại cấy ghép lần nữa sẽ có hiệu quả ra sao.

Đến đây có thể tạm dừng các dẫn chứng thuyết minh để đi tới kết luận. Trong Môn học sức khỏe và trường thọ dựa vào hormone tự có do tác giả Kiều Trường Hồng đưa ra có đoạn nói về « sự vận động của tinh hoàn », ở đây tinh hoàn chính là nhà máy hóa chất vận dụng năng

lượng sinh mệnh của bản thân để chế tạo hormone, dùng nó để bổ sung sức mạnh kéo dài tuổi thọ mà bản thân còn thiếu. Sự vận động tinh hoàn ấy không có nguy hiểm và di chứng

như việc cấy ghép nội tạng trong y học. Nó có thể giải quyết an toàn và tin cậy một vấn đề lớn trong đời người.

Đáng tiếc là các nhà sinh vật học và y học hiện nay vẫn chưa phát hiện và hiểu biết về những

nguyên tắc vận động tinh hoàn trong Tẩy Tuỷ công phu được Trung Quốc thời cổ bí mật truyền lại. Tẩy Tủy công phu có mặt cao minh là không dùng cách uống thuốc hoặc tiêm

thuốc, không cấy ghép tuyến nội tiết của các động vật khác loài mà vẫn có thể đạt được mục đích phòng ngừa sự lão hoá, xúc tiến sự bình thường hóa các chức năng sinh lí và kéo dài tuổi thọ, nhằm mang lại hạnh phúc cho nhân quần. Đây là một phương pháp có công hiệu kỳ

lạ, nó cũng phản ánh học vấn sâu rộng và sự hoàn mỹ tinh tế của sản phẩm tự mình điều trị cho mình của văn hóa Trung Quốc. Mong sao các nhà khoa học và y học sẽ vì sự tạo phúc

cho nhân loại mà dẹp bỏ chủ nghĩa bản vị, có thể khiêm tốn đến đây nghiên cứu. Tác giả sẵn lòng giúp họ khai phá một con đường [nghiên cứu khoa học] mới, có thể đoạt được giải Nobel.

Ghi chú của người dịch :

Page 28: Tay Tuy Kinh ebook

28

[1] Ý nói sự cắt bỏ tuyến nội tiết sinh ra hormone, tức sự thiến, hoạn.

[2] Thốn 寸: đơn vị đo chiều dài của Đài Loan, 1 thốn bằng 3,33 cm, chẳng rõ có in sai hay

không ?

[3] Ở đây tác giả dùng chữ thốn 吋 (khác với thốn 寸 nói ở ghi chú 2) ; 吋 là đơn vị đo chiều dài của Anh Quốc, tức inch, bằng 2,54 cm.

[4] Dặm (mile) Anh, 1 dặm bằng 1,61 km.

[5] Nguyên văn phó cao ; tiếng Anh là epididymis.

[6] Tác giả viết là呎 , tức thước Anh (foot) ; 1 foot bằng 30,48 cm.

[7] Xem giải thích ở chương Manh mối bí ẩn của sự sống

[8] Tác giả dùng từ 毫厘.

[9] Thùy não dưới : nguyên văn « Não hạ thùy », tiếng Anh là Sagging of the brain.

[10] Nguyên văn ―Tự ngã điền du tục mệnh”.

[11] Chu Hi (1130-1200), còn gọi là Chu Tử.

[12] Minh Nho ám Đạo : bề ngoài theo Nho giáo nhưng bên trong thì bí mật theo Đạo gia.

[13] Bàng môn tả đạo : ý nói trường phái học thuật phi chính thống.

[14] Ý nói học thuật phi chính thống cũng là học thuật.

[15] Thế ở đây ý nói Nam thế, tức tư thế đàn ông, cụ thể là sự cương cứng của dương vật ; người đàn ông nào không có khả năng đó tức là đánh mất Nam thế.

[16] Nguyên văn : ―Cập kì lão dã, huyết khí dĩ suy, giới chi tại đắc‖

[17] Nguyên văn tác giả viết 歌德 ; tiếng La Tinh tương ứng là Goethe. Ông này là người

Đức chứ không phải người Pháp ; có lẽ tác giả nhầm Đức thành Pháp. Một nguồn tin cho biết nhà thơ lãng mạn này (1749-1832) có 13 cô nhân tình.

[18] Ở đây tác giả dùng phiên âm kiểu Đài Loan, không rõ tên thật là gì, tra Bảng danh sách các nhà văn Pháp chỉ thấy có Eugène Sue, 1804-1857, nhưng ông này thọ 53 tuổi, chưa thể gọi là già.

Page 29: Tay Tuy Kinh ebook

29

CÔNG PHÁP TẨY TỦY CỦA BÍ QUYẾT CHỮ TRỤY

墜 字 訣 的洗髓 功 法

Zhuì zì jué de xǐ suǐ gōng fǎ

Tẩy Tủy Công phu là phép đi con đƣờng tắt của « Thiên nhân hợp nhất » của « Đạo

ngoại biệt truyền » của các Tiên gia Trung Quốc. Nó chứng tỏ sự tu luyện do con ngƣời

nghĩ ra có thể thăng hoa mà đạt tới học thuật chuyên môn truyền thống thần minh.

Bí quyết chữ Trụy墜 [1] là trọng điểm trong phương pháp tu luyện cơ bản Tẩy Tủy Công.

Phương pháp này dùng các thủ pháp Tha 搓, Nhu 揉, Niết捏, Đẩu兜 để thao tác chỗ háng.

Trước tiên dùng vật bằng đá nặng chừng 1 cân [0,5 kg] đeo (treo) vào Hoành Ma và Chu Luân ; sau đó từng bước tăng thêm trọng lượng vật treo, cho đến 120 cân [60 kg]. Tiếp đó dùng một khí cụ hình cái gậy bẹt làm bằng kim loại gõ vào các khớp xương, huyệt đạo trên

khắp mình mẩy, thuận theo đường tuần hoàn của máu và đường vận hành của khí mạch (như hình vẽ kèm), từ nhẹ tới nặng, nhằm làm cho huyệt Đan điền nóng lên, khiến cho chất nội tiết

hóa nhiệt thành khí. Đó là sự vận động khí hóa nội tại. Mục đích là để đánh thông hai khí mạch Đốc, Nhiệm, tạo tiện lợi cho sự vận hành khí cơ. [2]

Phương thuật y học Trung Quốc và Đạo gia cũng như thuật Yoga cổ xưa của Ấn Độ đều thừa

nhận suối nguồn của sinh mệnh con người là ở các kho tàng khí cơ vô hạn ẩn giấu trong cơ thể con người. Một cuốn sách của Đạo gia là sách Đan kinh có nói : Sự tu hành trước hết

phải thực hiện được « luyện tinh hóa khí » là thế. Cái chữ « khí 氣» này vốn là viết bằng chữ

« khí » nguyên thủy炁, mà phần trên của nó chính là chữ « Vô [không] » kiểu cổ 无. Bốn

chấm bên dưới là sự giả tá của chữ « Hỏa [lửa] », không lửa tức là « Khí 炁» [3]. Cái gọi là

« Hỏa » ý nói sự khuấy động tâm hỏa [lửa trong tâm], là dục hỏa, thận hỏa. Không có [có lẽ sách in nhầm ; nên là có] những thứ lửa ấy sẽ có thể khơi gợi khí cơ của sinh mệnh vốn có,

khí mạch chảy vòng khắp cơ thể. Ở đây, mạch không phải là mạch máu hoặc thần kinh mà là một tuyến lộ có quy tắc của sự vận hành khí cơ trong cơ thể.

Thuyết Khí mạch của Đạo gia Trung Quốc được trình bày bằng văn bản rõ ràng trong thiên « Bào Đinh Giải Ngưu » của Trang Tử đề xuất « Duyên đốc dĩ vi kinh » và Trung Vi Kinh, bắt đầu từ khái niệm Thủ chi hội, trước nay vẫn được cho là « hai mạch Đốc Nhiệm » , là

điểm quan trọng của nội công. Cái gọi là mạch Đốc thì tương đương với thần kinh cột sống thuộc hệ thống thần kinh trung khu nói trong y học hiện đại.

p.35 Mạch Nhiệm là bộ phận trong hệ thống thần kinh tự chủ [4] có quan hệ với phủ tạng. Thực ra trong Tẩy Tủy Công, ngoài hai mạch Đốc, Nhiệm là chủ mạch thì thứ quan trọng nhất là « Kỳ kinh bát mạch » [8 mạch kỳ kinh là: Đốc, Nhâm, Xung, Đới, Âm duy, Dương

duy, Âm kiểu, Dương kiểu] nói trong Hoàng đế Nội kinh ; đó là hệ thống trung tâm của toàn bộ khí mạch. Điều này sẽ nói ở phần sau.

Nguyên lý của hành công Thao đang trụy thạch [đeo đá vào hạ bộ] là ở chỗ : tinh hoàn là nơi phát huy hormone nam giới. Một người đàn ông bình thường mỗi ngày có vài milligram hormone từ tinh hoàn tiết ra khắp người nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ cơ thể. Khi đến thời

Page 30: Tay Tuy Kinh ebook

30

kỳ chuyển sang tuổi già thì sản lượng hormone giảm đi, vì thế mà dần dần hình thành sự suy lão cơ thể. (lý lẽ xem chương Vận động tinh hoàn).

Loại luyện pháp nói trên là căn cứ vào nguyên lý phản ứng kích thích nhằm luyện năng lượng sinh mệnh tiềm tàng tự thân, dùng các thủ pháp Nhu, Án, Chùy, Đả để chà xát cơ bắp,

kích thích các khí quan, xúc tiến sự nội tiết, phối hợp ngoại lực với yếu tố sinh lý, tăng tiến trí tuệ và sự bảo vệ tự thân nhằm đạt tới trường sinh bất lão. Khi nào công pháp đã đạt được trình độ kha khá thì có thể chống đỡ được sự tấn công bằng quyền, gậy. Cũng có chức năng

đề phòng và tự điều trị các loại bệnh tật. Có thể đoan chắc là hành công trăm ngày thì sẽ đạt hiệu quả như luyện tập 3 năm các loại nội công khác.

p.36 Chú giải trình tự đấm gõ theo bí quyết chữ Trụy :

1 – Nén hơi Đan điền (3 lần)

2 – Hai tay thả lỏng (4 mặt)

3 – Mệnh môn (3 lần)

4 – Mạch Đốc

5 - Hai bên mạch Đốc

6 - Đùi, bắp chân (4 mặt)

7 – Bụng (đấm xuống phía dưới)

8 – Đan điền (3 lần)

9 – Hai bên Đan điền (mỗi bên 3 lần)

10 – Ngực (đấm nhẹ)

11 – Từ hai nách tới hai nửa lưng (vài lần là được)

Page 31: Tay Tuy Kinh ebook

31

Ghi chú của người dịch

[1] Nguyên văn Trụy Tự Quyết.

Page 32: Tay Tuy Kinh ebook

32

[2] Khí cơ là một danh từ sinh lý học, nói chung chỉ hoạt động chức năng trong cơ thể, dùng để khái quát các hoạt động có tính sinh lý hoặc bệnh lý của các khí quan phủ tạng.

[3] Chữ 炁, theo từ điển TQ thì có âm và nghĩa như chữ 氣; âm Hán-Việt là Khí, nghĩa đều là

―khí‖ (không khí, khí công…); 炁 được tác giả gọi là chữ Khí nguyên thủy. Theo Đạo gia thì

hai chữ « khí » này khác nghĩa. 炁 là « Tiên thiên khí », 氣 là « Hậu thiên khí ». Chữ 炁 có

nghĩa rất trừu tượng, có thuyết giải thích đó là năng lượng cần thiết cho « linh thể » (tức cơ

thể phi vật chất, tạm gọi là phần hồn), khác với phần xác là cơ thể vật chất (nhục thể). Nếu炁

của linh thể bị thiếu thì thể hiện ở chỗ thể xác vật chất mắc các bệnh tật ; ngược lại nếu đầy

đủ thì cơ thể khỏe mạnh. Kinh lạc, huyệt vị mà người TQ thời cổ nói là kinh lạc, huyệt vị của

phần hồn, chứ không phải của phần xác. Từ 炁体, âm Hán-Việt cũng là khí thể, nhưng được

định nghĩa là Thể năng lượng (Energy Body), hoặc Thể năng lượng sinh mệnh (Vital Force Body) ; người TQ cổ gọi là « Chân khí thể » (Vital Body) ; có thể chụp được ảnh bằng

phương pháp Kirlian photography.

Giả tá : là 1 trong 6 cách cấu tạo chữ Hán ; giả tá là mượn hình chữ cũ để biểu thị nghĩa mới,

nghĩa khác với chữ cũ. Chữ 炁 gồm chữ « Vô » kiểu cổ 无 (nghĩa là ―không‖) ở trên và dưới

là 4 chấm (tức bộ ―Thủy‖ là nước) ; gộp lại là « Vô thủy » nghĩa là không có nước ; được

hiểu là Khí 炁. Nhưng khi dịch ra tiếng Việt thì cả hai chữ 炁 và 氣 đều là « khí », không còn

sự phân biệt nữa.

[4] Nguyên văn : Tự luật thần kinh, tiếng Anh Autonomic nerve, còn gọi là thần kinh thực vật.

Page 33: Tay Tuy Kinh ebook

33

CÔNG PHÁP TẨY TỦY CỦA BÍ QUYẾT CHỮ BẾ

閉字訣 洗髓 功 法

Bì zì jué xǐ suǐ gōng fǎ

Công pháp Tẩy Tủy của bí quyết chữ Bế là cứu tinh của những ngƣời không có

năng lực sinh dục, cũng là khắc tinh của các loại bệnh sinh lý mạn tính.

Công pháp Tẩy Tủy của Bí quyết chữ Bế

Bí quyết chữ Bế [1] là phép tu tập cải lão hoàn đồng. Phương pháp này chia làm ba tư thế

luyện tập Tọa, Lập, Ngọa [ngồi, đứng, nằm].

Dưới đây trình bày về phương pháp luyện ở tư thế Tọa [ngồi].

Hành công trong phòng hoặc ngoài sân nơi yên tĩnh, không khí trong sạch. Ngồi trên ghế dài hoặc ghế tựa bằng gỗ (cấm ngồi ghế đệm), mặt hướng về phía đông. Khi ngồi phải để thận nang [bìu dái] ra ngoài mép ghế ; đầu ngay ngắn, lưng thẳng, hai chân dạng bằng vai ; mông

hơi cao hơn đầu gối ; hai tay đặt ngang đùi. Tóm lại, ngồi sao cho thoải mái là được. Sau đó áp lưỡi lên hàm trên, hai mắt nhìn xuống, loại bỏ mọi tạp niệm, từ từ điều tiết thở hít cho đều

đặn. Tiếp đó dùng mũi hít hơi vào bụng trên (tức hoành cách mô hoặc vùng dạ dày) cho đầy hơi, rồi thót bụng dưới để hơi ép xuống Đan điền, và rặn bụng (như khi đại tiện) để khí đi vào Chu luân (đồng thời chú ý thót hậu môn lên). Lúc này phải liên tục ép bụng trên, bụng

giữa và bụng dưới xuống, luôn luôn dùng sức để buộc khí đi vào Chu luân rồi ngừng thở hít, cho tới khi không thở ra thì không chịu nổi [2] mới thôi (khí phải dừng ở trong Chu luân

khoảng một phút là vừa phải, hữu hiệu). Rồi nuốt cam lộ (nước bọt) vào bụng để giữ nguyên khí trong Đan điền, đồng thời 5 lần thở ra đằng miệng, không được một lần thở hết khí.

Hành công xong đứng dậy hoạt động một chút, sau đó tập đi tập lại theo cách trên. Người

mới học nên tập 3 lần là vừa ; sau một tháng tăng lên 5 lần. Cứ như vậy, bảy bảy 49 ngày hành công sẽ viên mãn (tập vào buổi sáng và tối).

Những điều chú ý :

p.39 Khi hành công, bụng nên rỗng (sáng dậy không ăn sáng, không đại tiểu tiện, trước tiên hãy luyện công, như vậy mới tốt). Tinh thần phải tập trung, ý đi theo khí, cuối cùng tập trung

tinh thần, tư tưởng dừng ở Chu luân (dù người mới học có cảm giác ấy hay không nhưng vẫn phải làm như vậy ; nếu không sẽ vô hiệu). Sau một tuần nếu thấy Chu luân có cảm giác tê tê,

nóng lên hoặc ngóc lên ngóc xuống, đó là chứng cớ luyện công đã có hiệu quả.

Công hiệu : có tác dụng chữa các thứ bệnh như liệt dương, xuất tinh sớm, dương vật nhỏ, bệnh tim mạch, trí nhớ giảm, thiếu máu, phong thấp, huyết áp cao, mất ngủ v.v… Công năng

thực sự là « Đạo » nhằm trường sinh bất lão, là bí quyết bất truyền của Đạo gia. Phương pháp siêu hình đơn giản này cần được kiên trì tập lâu dài mãi mãi, sau khi luyện thành công hãy

tiếp học Đại Thừa pháp.

Ghi chú của người dịch :

[1] Nguyên văn : 閉字訣 Bế tự quyết. Bế là đóng, bịt lại.

Page 34: Tay Tuy Kinh ebook

34

[2] Dịch nguyên văn : bị chết ngạt.

Page 35: Tay Tuy Kinh ebook

35

CÔNG PHÁP TẨY TỦY CỦA BÍ QUYẾT CHỮ ĐỀ

提字訣洗 髓 功 法

Tí zì jué xǐ suǐ gōng fǎ

Tẩy Tủy công phu là công pháp hiệu quả để tiết dục, tránh thai ; đƣợc chân truyền, khi hoàn

thành 4 bƣớc hành công Đề, Tán, Dung, Cố sẽ bảo đảm không có bất kỳ di chứng và tệ nạn nào.

Công pháp Tẩy Tủy của Bí quyết chữ Đề

Trú Khí Pháp kỳ kinh bát mạch trong Tẩy Tủy công phu vận dụng sinh hóa tổng hợp của bí

quyết chủ yếu và thứ yếu nhằm tìm kiếm Giáng, Đặc, Đề, Tán, Dung, Cố [1], từ đó đạt được công năng tổng hợp của bí quyết chữ « Cương » [2]. Bởi vậy, trong bản in lần đầu và các lần

tái bản của sách này đã đưa nguyên tắc nguyên lý của công pháp bí quyết chữ « Đề » vào chương nói về bí quyết chữ « Cương » để tổng hợp luận bàn phân tích, nhưng bàn chưa được tường tận.

Căn cứ vào sự phản ánh và yêu cầu của bạn đọc, nay bổ sung thêm nội dung nói về phép tắc của bí quyết chữ « Đề » và viết riêng thành một chương mở đầu cho việc tu tập Trú khí pháp

kỳ kinh bát mạch.

Con đường [nguyên văn : Đạo] mà người xưa mưu cầu trường sinh bất lão thì lấy khởi điểm là khi giao cấu không để tinh dịch lọt ra ngoài cơ thể [4]; ở đây bất lậu là bí quyết quan trọng

để giữ được nguyên khí, giữ được sức khỏe. Nó cũng là vấn đề quan trọng trong Tam giai cửu pháp và 12 chi pháp để tu trì Tẩy Tủy công phu. Kinh Tẩy Tủy của Đạo gia cho rằng các

chất nội tiết của người nam và người nữ đều là nguyên tố sinh mệnh, là thứ muôn phần quý trọng, nên cất giữ mà chớ nên lãng phí, không nên để chúng đi qua bộ phận sinh dục bài tiết ra ngoài cơ thể, mà nên để chúng được vận chuyển ngược, hấp thu vào trong máu và phản

ứng vào các bộ phận cơ thể nhằm giữ gìn sức khỏe.

Tẩy Tủy công phu này có thể chi phối năng lực sinh mệnh của con người, lại càng tiến tới

phân giải gây được nhiều tác dụng siêu nhiên không thể hiểu được.

Thế nhưng xét về lý luận của việc phóng tinh và hành vi tình dục thì y học hiện đại lại có quan điểm ngược với quan điểm của Đạo gia Trung Quốc. Họ cho rằng với một người trưởng

thành bình thường, thì sự bài tiết tinh dịch vào thời gian thích hợp và tình trạng bình thường là chuyện không có gì đáng quan ngại. Nếu miễn cưỡng áp chế hành vi tình dục thì ngược lại sẽ có hại cho sức khỏe. Hơn nữa, họ còn cho rằng tinh dịch và trứng do nội tiết trong tuyến

sinh dục hóa hợp sinh ra là một hiện tượng tự nhiên bình thường ; p.42 nếu cho rằng áp chế tinh trùng có thể tăng được sức khỏe và kéo dài tuổi thọ thì đó chỉ là ảo tưởng của tâm lý

biến thái về giới tính và là trò cười viển vông hão huyền.

Người ta không biết rằng cái « tinh » trong tinh, khí, thần, hoàn toàn không chỉ nói riêng về « tinh trùng » và « trứng » do tuyến sinh dục trong cơ thể người tiết ra và xuất ra ngoài cơ thể,

mà là nói nguyên tinh, nguyên khí, nguyên thần — thật là sai một ly, đi một dặm. Như vậy « nguyên tinh » là gì? Nói vắn tắt, nó chỉ là « công năng tự nhiên mà sinh mệnh vốn có » mà

thôi. Lão Tử có dẫn câu nói về tình trạng trẻ nhỏ « Chưa biết gì về sự giao tiếp đực cái mà

Page 36: Tay Tuy Kinh ebook

36

[dương vật] vẫn cương lên, đó là do tinh gây nên » — đây là một thuyết minh rất hay. Thí dụ một em bé đang tuổi lớn tuy tuyệt đối còn chưa có ý thức về tính dục trai gái, nhưng khi ngủ,

dương vật của nó vẫn cương lên — điều đó biểu thị nguyên tinh vốn có của sinh mệnh, cũng tức là hiện tượng tự nhiên do sự lan tỏa của chân khí và chức năng sinh trưởng gây ra.

Một người trưởng thành có tình trạng sinh lý bình thường cũng vậy. Theo quan điểm của Đạo gia, hiện tượng kể trên khi xảy ra ở người trưởng thành thì được coi là đã đến « Giờ Hoạt Tí » [5]. « Giờ Hoạt tí » là nói các năng lượng sinh mệnh như nguyên tinh, nguyên khí, nguyên

thần đã tràn trề đầy ắp, dương vật dù không có cảm giác [cảm giác tình dục] cũng vẫn tự nhiên cương lên. (Xin xem phần phân tích kỹ ở chương « Giờ Hoạt Tí và thuyết đồng hồ sinh

học hiện đại »). Thời cơ ấy được cho là dịp tốt để hái thuốc [6] nhằm luyện tinh hóa khí, không được bỏ lỡ dịp đó để hành công vận hóa. Bất luận sự Đơn tu của phái Thanh tịnh hoặc sự Song tu của phái Tài tiếp [đều thuộc Đạo gia], đều cùng phải nắm lấy thời cơ tốt luyện

công tận dụng hiện tượng này.

Sự thực nghiệm của Đạo gia cũng có thuyết gần với quan điểm của y học hiện đại, cho rằng

người nào tuyệt đối không sinh hoạt tình dục thì sẽ để mất chân khí, cho nên sẽ có sinh tử. Người giới dục [nguyên văn : giới sắc] thì không sinh ra tinh dịch, tức không thể có sự trao đổi chất, vì thế không thể trường sinh. Người không giới dục thì tinh không hóa khí, có bao

nhiêu mất bấy nhiêu, cũng không thể sống lâu. p.43 Cho dù bạn có qua muôn nghìn đạo môn, đọc cả vạn quyển kinh mà không nắm được bí pháp luyện tinh hóa khí thì chắc chắn rất khó

cải lão hoàn đồng, bảo đảm sống lâu.

Thuật tiết dục nhân công tính lý

Đây là phương pháp tốt nhất do Trung Quốc cổ đại lưu truyền để lại, cống hiến cho nhân loại

một bí thuật của bí quyết chữ « Đề » , thực hiện tự nhiên sinh dục, tiết dục [tức hạn chế sinh đẻ] hoặc tránh thai một cách hiệu quả và muốn sao được vậy.

Thế giới ngày nay có rất nhiều phương pháp tránh thai, như thuốc uống tránh thai, thuốc tránh thai dùng ngoài da, bao cao su, mũ tử cung, xuất tinh ngoài âm đạo, phá thai sau khi đã có thai, thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng v.v… Nhưng phần lớn các phương pháp đó đều

không lý tưởng, có tác dụng phụ hoặc để lại di chứng, có ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc làm cho sinh hoạt tình dục không được thỏa mãn — đó là những sự thực không thể tranh cãi.

Để giảm sức ép về dân số, các nước trên thế giới đều có kế hoạch hạn chế sinh đẻ. Đài Loan cũng đang đề xướng khẩu hiệu « Hai con là vừa, con trai hoặc con gái đều tốt như nhau ».

Nên biết rằng hành vi tình dục không chỉ là nhằm sinh đẻ mà đồng thời cũng là biểu hiện cao

nhất của sự phát triển tình yêu trai gái. Như vậy nghĩa là nói, sinh hoạt tình dục ngoài việc sinh đẻ ra, còn có ý nghĩa cao quý. Vợ chồng khi hưởng thú vui của sinh hoạt tình dục cũng

nên biết về phương pháp khống chế sinh đẻ, bởi vậy tiết dục thực sự là một trong những biện pháp duy trì tình cảm nam nữ với nhau. Trong một gia đình khỏe mạnh lành lặn có tương lai phát triển, bậc cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con. Nhưng để nuôi dạy tốt thì đòi hỏi

phải có điều kiện đầy đủ về kinh tế cũng như về tinh thần, có vậy mới được như ý. Nếu vợ chồng không thực hiện tốt việc kế hoạch hóa sinh đẻ một cách an toàn và hữu hiệu mà cứ tự

nhiên tiếp tục sinh đẻ thì nói chung rất ít gia đình bình thường có thể chịu nổi gánh nặng về tinh thần, kinh tế và năng lực. Kết quả là sẽ tạo ra một thế hệ sau kém khỏe mạnh và kém năng lực. p.44 Bởi lẽ đó, bí quyết chữ « Đề » trong Tẩy Tủy công phu là một việc lớn có ý

nghĩa bảo đảm tình yêu vợ chồng, bảo đảm hạnh phúc gia đình và an ninh xã hội.

Page 37: Tay Tuy Kinh ebook

37

Thuật giữ sức khỏe nghịch hóa tính lý

Duy trì « Bản năng tình dục » đã trở thành mục đích chung của loài người. Vì thế sự cụ thể

hóa tình yêu thể xác và tâm hồn giữa nam với nữ là nền tảng xây dựng đời sống gia đình. Nam và nữ kết hợp với nhau là sự bắt đầu của luân thường đạo lý, cũng là suối nguồn của

hạnh phúc, văn hóa, lịch sử nhân loại. Bởi vậy trong sự « Kết hợp giới tính » thiêng liêng và cao cả này, nếu xảy ra các chứng bệnh sút kém chức năng sinh lý mà việc điều trị bằng thuốc thang không đem lại kết quả thì bạn có thể sử dụng liệu pháp sinh lý tự thân đơn giản nhất

nói dưới đây để giải quyết, nhờ đó chức năng sinh lý của ta có thể mãi mãi được khỏe mạnh, đời sống tình dục thiêng liêng sẽ được sung sướng hạnh phúc lâu bền.

Liệu pháp sinh lý tự thân đó chính là tinh hoa của bí quyết chữ « Đề » trình bày trong chương này. Nói theo thuật ngữ hiện đại, nó là biện pháp giữ sức khỏe theo phương pháp cổ xưa về sự vận động nội tại trên mặt sinh lý nghịch hóa tính lý. Ở đây cần nhấn mạnh một điểm :

trong các triệu chứng bệnh suy thoái chức năng tình dục, các bạn nam giới có tật « tự sướng » [tức thủ dâm] lại càng cần áp dụng liệu pháp tự điều trị này, nhằm tiệt trừ triệt để

hậu quả xấu của tật đó. Tự sướng trong trường hợp ngẫu nhiên thỉnh thoảng mới xảy ra (không thường xuyên thành tật), y học cho là vô hại, có thể giúp người ta tránh được việc phạm tội giao cấu bất hợp pháp do nguyên nhân thần kinh giới tính quá căng thẳng. Tự

sướng là động tác dùng tay ma sát dương vật cho đến khi phóng tinh. Tự sướng ngẫu nhiên như trên tuy là vô hại nhưng nếu lâu ngày thành nghiện tới mức không thể kiềm chế thì sẽ

cực kỳ phá hoại thân tâm, nhất là người đang tuổi lớn mà mắc tật đó có thể dẫn đến hậu quả là sau khi kết hôn thường bị chứng xuất tinh sớm, p.45 ảnh hưởng tới sự phát dục. Ngoài ra còn có thể làm cho dương vật bị teo nhỏ, da và các chức năng của hệ tiêu hóa, tuần hoàn trở

nên mất bình thường, nhức đầu, đau thần kinh, trí nhớ giảm, tinh thần ủy mị không hăng hái…

Vì thế khi thủ dâm xuất tinh, nên áp dụng liệu pháp tự thân nói trên, làm cho tinh d ịch không xuất ra ngoài cơ thể mà chảy ngược lại và hoàn nguyên. Phái Tài tiếp của Đạo gia gọi đó là « Thái dược » [hái thuốc] — tức « bí quyết bổ dưỡng » dùng thuốc của mình để bồi bổ chính

mình.

Tại các nước phương Tây, nữ giới ưa dùng biện pháp « xuất tinh ngoài âm đạo » để đạt mục

đích tránh thai. Biện pháp này có hại cho cả hai bên nam nữ ; tác hại còn hơn cả tật nghiện thủ dâm.

Thuật hạn chế sinh đẻ sinh lý nhân tạo và thuật giữ sức khỏe nghịch hóa tính lý là hai phương

pháp tuy khác nhau mà là một. Đối với nam giới, nó là biện pháp hiệu quả để tránh thai và giữ sức khỏe. Khi dùng phương pháp này, lúc giao cấu hoặc thủ dâm đạt khoái cảm cao nhất

sắp sửa phóng tinh, hãy lấy ngón tay ấn mạnh vào « hội âm » (Mật tông gọi là Hải để luân, Đạo môn gọi là Sinh tử khiếu) [7] để ngăn không cho tinh dịch xuất ra ngoài mà chuyển động ngược trở lại chỗ cũ [hoàn nguyên], nhằm đạt hiệu quả cải lão hoàn đồng.

Trong Tẩy Tủy Kinh có câu : « Thuận sinh nhân, hổ đoạt long dịch, nghịch thành tiên, long thốn hổ tủy, phương pháp chỉ tại trung gian điên đảo điên » [8]. Câu này là nói về phương

pháp bí quyết chữ « Đề ». Nếu thuận thì người đàn bà sẽ mang thai ; nếu nghịch thì tức là thực hiện được bí quyết trường sinh bất lão của Đạo gia [9].

Page 38: Tay Tuy Kinh ebook

38

Câu « Thu phóng tại ngã, thuận thi trạch nhân » trong Tẩy Tủy Kinh là nói việc thu hồi hoặc việc phóng tinh khí đều do ta tự làm ; việc sinh đẻ hoặc hạn chế sinh đẻ, ta muốn thế nào tùy

ta.

Nói về sự giao tiếp giữa hai bộ phận sinh dục, bí quyết chữ « Đề » là công pháp sơ cấp, phải

dựa vào thủ pháp ấn điểm để đạt tới cảnh giới « Thủ đề kim ngưỡng đảo an nữu, nhất chỉ hoàng hà thủy nghịch lưu, năng vận khảm ly điên đảo pháp, p.46 trực thượng Côn Lôn đỉnh thượng du ». [10]. Trước tiên cần vận dụng nhuần nhuyễn bí quyết chữ « Đề », rồi tu tập

công pháp cao cấp của bí quyết chữ « Cương ». Người có công lực cao sâu thì không cần thủ thuật ấn điểm, chỉ dùng ý chí chỉ huy thần kinh tự chủ, sao cho các chất nội tiết ở nguyên chỗ

ban đầu, đạt đến trình độ « Dĩ chi nhân sự, bách chiến bất đãi » [11] như nói trong Tẩy Tủy Kinh. Tới mức độ ấy « Long khẩu vô diên » [12] là chứng cớ và thành quả cực cao của công lực. Đó cũng là lúc « Thiên môn thường bế, địa hộ vĩnh quan » [13], [tinh khí] chảy theo một

mạch khắp toàn thân, cái gọi là lạc thú tràn trề « Thiên căn nguyệt quật nhàn lai vãng, tam thập lục cung đô thị xuân » , ai chưa trải qua thì chưa thể hiểu được ! [14]

Sau khi thực hành thủ thuật ấn điểm, cần làm thêm hai việc ma sát « Hội âm huyệt » và huyệt « Vĩ lư » để giúp chất nội tiết chuyển động ngược, làm cho tinh thần phấn khích, khí huyết lưu thông, phong tà [15] không vào được cơ thể, như vậy sẽ không bị mắc bệnh. « Hội âm »

là nơi chân nguyên [16] phải đi qua, nó ở phía dưới bìu dái, trước lỗ hậu môn. Lấy ngón tay giữa ấn vào chỗ ấy, đợi đến khi chỗ này hết phập phồng lại day trái 12 lần, day phải 12 lần là

hành công xong. « Vĩ lư » là điểm mà chân nguyên bắt đầu đi ngược. Dùng ba ngón tay trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn chụm lại ma sát vị trí « Vĩ lư » (sau hậu môn, đuôi đốt sống) 36 lần là xong.

Khi tiến hành công pháp này cần chú ý mấy điều sau :

1- Bí quyết chữ Đề là thủ thuật ấn điểm Sinh tử khiếu [17], xúc tiến chân nguyên đi ngược để

hoàn nguyên, nhằm đạt mục đích không để rò rỉ tinh khí ra ngoài cơ thể khi giao hợp hoặc khi thủ dâm, nhưng khoái cảm đạt được thì chẳng khác gì khi thực sự xuất tinh. Như vậy, chân nguyên (khí) không b ị mất đi, tương tự như đi buôn không bị lỗ vốn, mà lại làm cho

thân thể ngày càng khỏe mạnh.

p.47 2- Đối với người trung niên và người già, nguyên tắc là cứ cách 3 ngày tập một lần.

Người quá yếu thì một tuần tập một lần. Mỗi người tùy theo thể chất của mình mà tự cân nhắc quyết định số lần tập luyện ; chú ý chớ nên quá nhiều bất cập.

3- Bình thường nên trước tiên lấy ngón tay giữa sờ đúng vào vị trí huyệt Hội âm (Sinh tử

khiếu), dùng sức vừa phải ấn vào chỗ đó, nếu vị trí chính xác thì tự nhiên sẽ thu được công hiệu chuyển dịch ngược [tinh khí] về chỗ cũ. Nếu vị trí ấn không chính xác hoặc trượt sang

bên cạnh gân, hoặc dùng sức quá nhẹ thì có thể để rò rỉ một ít [tinh dịch ra ngoài]. Sau nhiều lần tập luyện nếu không để rò rỉ một giọt [tinh dịch] nào tức là đã thành công.

4- Trong vòng 2 giờ sau khi thực tập luyện công, không được đại tiểu tiện, nhằm tránh để qua

đại tiểu tiện mà rò rỉ một ít chân khí ra ngoài, làm mất công hiệu. Trong 24 giờ sau luyện công, không được uống nước lạnh, nhằm ngăn ngừa bệnh thủy hỏa tương khắc chẳng có ích

gì cả.

5- Có người nói, phương pháp « Điểm khiếu » [điểm huyệt ?] họ học được từ các thuật sĩ giang hồ thì tương đương với bí quyết chữ Đề. Thế nhưng dù có luyện tập thế nào thì họ

cũng chẳng thể làm cho nội khí tản khai, mà cứ tập trung vào hạ bộ, phát sinh hiện tượng

Page 39: Tay Tuy Kinh ebook

39

sưng phồng khó chịu, bất đắc dĩ phải ngừng tập v.v…Tình hình đó có thể ví như cái giếng cạn hết nước, dù thế nào cũng chẳng thể hút được nước trong. Nhất là với người trung niên

và lão niên, đa phần khí huyết đã có hiện tượng suy yếu, giống như giếng khô không có mạch nước mà cứ càn dỡ hút nước, hư hỏa chưa bốc mà đã sinh bệnh rất hiếm ! Bởi thế những

người tu tập công phu môn chúng tôi nói ở đây, bước thứ nhất phải luyện tốt công pháp cơ sở là bí quyết chữ « Trụy » , đánh thông hai mạch Đốc, Nhiệm, sau đó luyện bí quyết chữ « Đề » và các công phu bí quyết khác, như vậy sẽ tự nhiên không xảy ra những tệ hại kể trên

p.48 Ngoài ra, đời xưa truyền lại những thủ thuật tránh thai do phụ nữ tự làm, như phương pháp Vận khí hồi tinh và Áp phục trở tinh, trong đó Khôn nguyên liễm âm công có công hiệu

nhất. Những phụ nữ thực hiện Liễm âm công thu được 3 hiệu quả là : - Khi Thiên tế [18] đến, trong vòng 24 giờ có thể thải hết sạch tinh dịch ra ngoài ; trong thời kỳ có kinh, không xuất hiện cảm giác khó chịu nào ; - Thường xuyên luyện tập thì có thể giữ được dung nhan không

già ; - Có thể tự nhiên tránh thai và trong lúc giao hợp có thể làm tăng khoái cảm của đối phương. Những cái đó thuộc về phạm trù « Khôn đạo » [19]. Vấn đề này sau đây nếu có dịp

chúng tôi sẽ trình bày để bạn đọc cùng biết.

Ghi chú của người dịch :

[1] Giáng 降 : hạ xuống, hạ thấp, giáng xuống. Đặc 特 : đặc biệt. Đề 提 : nâng, xách, kéo dậy.

Tán 散: tan, tỏa, rải, trừ bỏ (giải) ; còn một âm là tản : rời rạc, rải rác, tản ra. Dung 融 : tan,

tiêu tan, hòa hợp, dung hợp. Cố 固: vững chắc, rắn, làm cho vững chắc, làm cho rắn lại, cố

định.

[2] Nguyên văn : Cương tự quyết. Cương 剛 là cứng rắn ; ngược với Nhu.

[3] Nguyên văn : đạo.

[4] Nguyên văn : giao tiếp bất lậu. Lậu là chảy, lọt, rò rỉ, sót.

[5] Nguyên văn Hoạt tí thời, là một thuật ngữ của Đạo gia. Giờ Tí là quãng thời gian từ 23h đến 1h sáng, thông thường vào giờ này dương vật nam giới hay cương lên. Ca dao Việt Nam

có câu Nửa đêm giờ Tí canh ba/ Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi, ý nói đến thời điểm đó chồng bắt đầu nhớ tới vợ và nhớ chuyện làm tình. Người đã tu tập công phu thì dương vật cương

lên, linh hoạt chứ không theo giờ giấc cứng nhắc như vậy, nên mới gọi là giờ hoạt Tí.

[6] Nguyên văn : thái dược, tức hái thuốc thảo dược ; ý nói dùng thuốc, ở đây thuốc là chân khí trong cơ thể được phát động khi tu luyện.

[7] Là vùng giữa hậu môn với bộ phận sinh dục ngoài, tức với dương vật.

[8] Xem giải thích ở phần Manh mối bí ẩn của sinh mệnh.

[9] Đạo gia cho rằng tinh dịch được thu hồi sẽ có lợi cho sức khỏe nam giới.

[10] Câu này có lẽ in sai, chữ Ngưỡng nên là chữ Ấn ; vì hai chữ Hán này gần giống nhau. Ý nói khi đạt khoái cảm cao nhất thì lấy 3 ngón giữa của tay trái ấn vào huyệt để cho tinh dịch

không xuất ra khỏi dương vật mà chảy ngược lại, hòa vào khí huyết lên tận đỉnh đầu. Côn Lôn có nghĩa là đỉnh đầu.

[11] Ý nói khi vận dụng vào việc giao cấu thì trăm trận không sợ nguy hiểm.

Page 40: Tay Tuy Kinh ebook

40

[12] Tức miệng rồng không có nước dãi ; ý nói tinh dịch không tiết ra miệng dương vật.

[13] Cổng trời luôn kín, cửa đất đóng vĩnh viễn.

[14] Đây là 2 câu cuối trong bài thơ Khang tiết thuyết Dịch của Thiệu Ung nhà đại Dịch học thời Bắc Tống, ở Việt Nam có người dịch là : Hang Nguyệt, Gốc Trời qua lại mãi/ Ba mươi

sáu Quẻ rạng xuân thì. Có nhiều cách giải thích câu này. Có người nói Thiên căn, Nguyệt quật vừa là quẻ trong Kinh Dịch, vừa là huyệt mà chân khí đi theo kinh lạc trong cơ thể. Có lẽ ở đây tác giả mượn câu thơ ấy để nói lên khoái cảm của sự giao tiếp giữa dương vật (Thiên

căn tức Gốc Trời) với âm đạo (Nguyệt quật tức Hang Nguyệt ; quật là cái lỗ).

[15] Phong tà : một nhân tố gây bệnh theo Trung y.

[16] Chân nguyên : nguyên khí ở quả thận, tức tinh dịch.

[17] Sinh tử khiếu : tức huyệt Hội âm.

[18] Thiên tế : tức kinh nguyệt ; ý nói khi đến kỳ có kinh nguyệt.

[19] Chữ Khôn ở đây có nghĩa là nữ giới.

Page 41: Tay Tuy Kinh ebook

41

CÔNG PHÁP TẨY TỦY CỦA BÍ QUYẾT CHỮ NHIẾP

攝 字訣 洗髓 功 法

Shè zì jué xǐ suǐ gōng fǎ

Tẩy Tủy công phu là môn học luyện khí ngƣng thần,

dùng công định tĩnh để biến đổi khí chất của tính.

Công pháp Tẩy Tủy của Bí quyết chữ Nhiếp

Bí quyết chữ Nhiếp [1] là sự tọa tu nhằm bồi bổ cơ thể. Luyện pháp chia làm hai loại là Đơn

luyện và Song luyện.

Đơn luyện là [một mình] tĩnh tọa trên giường, điều chỉnh thở hít, ngồi xổm hai chân gấp lại

rộng bằng vai, hình thành đường cong gập lại, hai tay đặt lên đầu gối, gót chân đè lên giường, ngón chân kiễng lên, đây là tư thế tọa tiên thiên [2]. Sau khi xếp xong tư thế thì làm vận động nội tại bao vòng thần kinh cột sống, luyện khí huyết để khí huyết bám vào lưng, nhập vào

xương cốt, dùng khí để vận động thân thể nhằm tránh sự già lão. Nguyên nhân chủ yếu của sự suy lão là do xương sống bị khô gây ra. Bổ sung đầy đủ tủy xương sẽ có thể đem lại hiệu

quả mà ngoài công phu này ra, bất cứ phương pháp vận động nào khác cũng khó đạt được. Khi luyện công đã đạt trình độ chín muồi thì sự cung cấp lượng máu cần thiết cho các nội tạng và hệ thần kinh sẽ đạt đến điểm bão hòa. Các bộ phận quan trọng của nội tạng được

nhanh chóng cung cấp đủ máu nên sẽ được phát triển và các chức năng của chúng được tăng cường. Điều đó có giá trị hơn sự phát triển của cơ bắp ngoại tại, đồng thời có chức năng

châm cứu và xoa bóp.

Vận khí thông khắp toàn thân thì tương đương như dùng « khí châm » thay cho kim châm [tức châm cứu], tiến hành châm cứu và xoa bóp để điều trị các bệnh mãn tính nói chung. Kim

châm và xoa bóp đều không đạt đến được điểm sâu của nơi có bệnh, nhưng « khí châm » thì có thể tới thẳng chỗ sâu của các đầu cuối và chỗ sâu của các tổ chức trong toàn thân. Đây là

sự điều trị giữ sức khỏe toàn thân, có hiệu quả lớn và độc đáo. Phương pháp này yêu cầu dùng ý niệm để hành khí, dẫn dắt sự vận hành nội tại của khí huyết, làm cho các khí mạch được thông suốt, đạt tới đỉnh đầu, tụ tập ra tới mặt, tràn trề tới lưng, phân bố khắp tứ chi, trải

khắp toàn thân, đến tận tứ tiêu [3], thu lại vào xương cốt.

Quyền kinh gọi tứ tiêu là « Tứ dư » [4 thứ dư thừa], tức lưỡi, răng, móng [4], lông tóc.

Lưỡi là nhục tiêu, bắp thịt là cái túi khí, lưỡi uốn thì khí giáng xuống, tập trung vào đan điền rồi tiếp dẫn thận khí. Lưỡi có thể sinh nước bọt để tiêu hóa thức ăn, bổ khí sinh cơ, có công hiệu kiện toàn chức năng của cơ quan tiêu hóa.

Răng là cốt tiêu, khí sinh tại răng rồi nối với gân bắp, p.51 đập hai hàm răng vào nhau thì xương cứng, răng sắc thì dễ tiêu hóa thức ăn, có thể giúp làm tăng sức khỏe.

Móng là cân tiêu, khí nạp toàn thân, lực đến tận móng tay, móng sắc như vuốt hổ, móng mọc dài thì tự cứng lại, gân mạnh khí đủ, thì có sức mạnh gân đồng xương sắt.

Lông, tóc là huyết tiêu, huyết là túi mật [nguyên văn : đảm] của khí, lông tóc toàn thân lên

xuống theo sự thở hít. Tẩy Tủy Kinh viết: ―Lông tóc như ngọn giáo có móc câu, có thể cảm

Page 42: Tay Tuy Kinh ebook

42

nhận được sự chuyển động của máu », nhờ thế các lỗ chân lông đều mở ra, lông tóc dựng lên, máu lưu thông, có thể mọc tóc mới, tóc bạc lâu ngày sẽ có thể đen trở lại, dần trở về tuổi trẻ.

Khi công phu tới mức tuyệt mỹ thì tứ tiêu dùng lực có thể làm thay đổi trạng thái bình thường của cơ thể. Trong bài từ Mãn giang hồng của Nhạc Vũ Mục [5] có câu « Nộ phát

xung quán » [6], người đời sau hiểu nhầm đây là một hình dung từ khuếch đại, thật ra câu đó mô tả lại một sự thực của bản thân Nhạc Thiếu Bảo.

Song luyện là phương pháp song tu, hai người ngồi dựa sát lưng vào nhau. Hai người nam,

hoặc một nam một nữ, hoặc một đôi nữ song luyện đều được. Song luyện chủ yếu là nói, do âm dương, cương nhu thì được xác định bởi sự mạnh yếu về thể khí, vì thế mà có thuyết

« Âm dương không cần chia nam nữ, thể khí mạnh yếu tức là âm dương ». Lại có câu « Hai người nam có thể cấy ghép [nguyên văn : tài tiếp], một đôi nữ có thể thu nhận bổ dưỡng của nhau [nguyên văn : thái bổ] » ; mục đích là để người khỏe dùng dương cương giúp người yếu,

người yếu dùng âm nhu để giúp người khỏe. Thể khí chuyển vận sang nhau, nhằm gắng sức đạt được sự diệu kỳ dìu dắt nhau. So với đơn luyện ngồi một mình thì công phu bổ thể của

song luyện có ưu điểm nhập cuộc nhanh, hiệu quả sớm. Trong pháp môn này, người khỏe là bên chịu thiệt. Tuy vậy « Quá mạnh tất sẽ hiếu động », « Quá âm tất sẽ bị thiệt hại » , do đó cần giúp nhau.

Xin nêu thí dụ để thuyết minh. Người ngủ một mình tại nơi băng tuyết, tuy quấn chăn dầy những vẫn chẳng thoát khỏi cảnh chết rét. Nếu hai hoặc vài người đắp chung một cái chăn thì

có thể chẳng lo chết rét. Đây là một thí dụ chứng tỏ thể khí chuyển sang lẫn nhau, tập trung yếu thành mạnh.

p.52 Hành công theo cách kể trên, dù là đơn tọa hay song tọa, khi thu công, người nam tập

trung ý tưởng vào luân xa rốn, tức khí ở trung đan điền, từ phía trái bên trên vòng quanh rốn sang bên phải, quay vòng 36 lần từ nhỏ đến lớn. Sau đó quay ngược lại 24 vòng từ lớn tới

nhỏ, thu gom khí tập trung vào hạ đan điền. Phụ nữ thì quay vòng ngược với chiều quay của nam giới. Đây là cách thu giữ khí dựa theo số độ châu thiên [7] làm cho khí không bị phân tán, nó còn được giải thích bằng danh từ hiện đại « Ngân hàng tồn trữ năng lượng sinh

mệnh »

Đan điền là từ chuyên dùng trong tu luyện của Đạo phái, ý nói một vị trí trên thân người có

thể dùng để tu luyện thủ khiếu [8]. Cày xới theo con đường đó, dùng làm đại danh từ cho kiểu mẫu đi mãi thành đường [nguyên văn : đạo]. Từ này là siêu hình, không phải là tên một bộ phận nào đó theo sinh lý học hiện nay, cũng không thể dùng giải phẫu học mà tìm được

đáp án.

Đan điền chia làm Thượng đan điền, Trung đan điền và Hạ đan điền ; các phái khác nhau thì

có nhận định khác nhau về vị trí của các huyệt đó, cách nói khác nhau là do đời trước truyền lại khác nhau. Có người nói Thượng đan điền là Nê đan cung ở tâm đỉnh đầu [9]. Có người nói vị trí Ấn đường ở giữa hai lông mày là Thượng đan điền.

Trung đan điền, có người nói là ở lỗ rốn ; có người nói là hoành cách mô ở khoang dạ dày giữa.

Hạ đan điền [10] nói chung đều chỉ bộ vị dưới rốn 1,5 thốn hoặc 3 thốn.

Theo nghiên cứu của cá nhân tác giả, tam điền nói trên có thể quy nạp là « Tử điền » . Tinh hoàn mới là nguồn gốc của Đan điền, có thể vì thế mà định danh nó là « Mẫu điền ». Làm

như vậy không phải là tác giả làm chuyện gì mới lạ, mở ra trường phái riêng, cũng không

Page 43: Tay Tuy Kinh ebook

43

dám nói đây là một phát hiện mới về học thuật, chỉ nhằm để các bạn đồng đạo tham khảo mà thôi, xem có phải là nhận thức đúng hay không.

Ghi chú của người dịch :

[1] Nhiếp 攝 là lấy, thu lấy ; ở đây là thu lấy khí để bồi bổ cơ thể.

[2] Tư thế tọa tiên thiên : tức tư thế bẩm sinh của cái thai ngồi trong bụng mẹ.

[3] Tứ tiêu tức 4 đầu cuối của cơ thể ; đó là tóc, lưỡi, răng, ngón tay ngón chân. Xem giải thích ở phần Manh mối bí ẩn của sinh mệnh.

[4] Nguyên văn giáp, tức móng, gồm móng chân, móng tay.

[5] Nhạc Vũ Mục hoặc Nhạc Thiếu Bảo đều là tên gọi Nhạc Phi, anh hùng chống giặc Kim xâm lược đời Nam Tống.

[6] Nộ phát xung quán : Khi quá tức giận thì tóc dựng đứng khiến chiếc mũ trên đầu bị đội lên. Nhà thơ Nam Trân ở ta dịch là Tóc dựng mái đầu.

[7] Châu thiên vốn là một thuật ngữ thiên văn học, được Nội đan thuật của Đạo gia mượn dùng để nói về sự vận động tuần hoàn nội khí từ Hạ đan điền theo hai mạch Đốc, Nhiệm đi khắp cơ thể rồi lại trở về Hạ đan điền.

[8] Thủ là giữ lấy ; khiếu là cái lỗ ; thủ khiếu là dùng tác dụng của ý thức để tập trung ý niệm vào đan điền (bụng dưới) ; là phần quan trọng trong tu luyện nội đan.

[9] Nê đan cung : có lẽ nên là Nê hoàn cung, tức Đan điền cung ; còn gọi là Thiên não, Hoàng đình, Côn lôn, Thiên cốc.

[10] Ở Việt Nam có người gọi Hạ đan điền là khoang bụng dưới.

Page 44: Tay Tuy Kinh ebook

44

CÔNG PHÁP TẨY TỦY CỦA BÍ QUYẾT CHỮ CƢƠNG

剛 字 訣洗髓 功 法

Gāng zì jué xǐ suǐ gōng fǎ

Thân bất động thủy triều nguyên, tâm bất động hỏa triều nguyên, tính tịch hồn tàng mộc

triều nguyên, tình vong phách phục kim triều nguyên, tứ đại an hòa thổ triều nguyên. [1]

Đó là nội công an vị ngũ hành tâm, can, tỳ, phế, thận ; nhìn bên ngoài, nó tƣợng trƣng sự

không sử dụng mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng là 5 thứ ngoại ngũ hành. Nội ngoại kiêm tu

khiến cho sinh mệnh có thể thăng hoa, tụ tập vào can đỉnh để bảo vệ thể xác hữu hình của bản thân, đó là ngũ khí triều nguyên.

Công pháp Tẩy Tủy của Bí quyết chữ Cƣơng

Bí quyết chữ Cương là phương pháp Trú khí kỳ kinh bát mạch được Đạo gia đặc biệt chú trọng, cũng là một đỉnh cao nội công mà những người học võ đạo hằng mơ ước. Chữ kỳ [lạ]

trong kỳ kinh có nghĩa là mạch lộ đơn nhánh, có hàm nghĩa đặc biệt và đơn độc, cũng được giải thích là các khí mạch không lệ thuộc vào 12 kinh mạch trong y học.

Kỳ kinh bát mạch bao gồm 8 tuyến mạch : Đốc, Nhiệm, Xung, Đới, Dương duy, Âm duy,

Dương kiểu, Âm kiểu.

Mạch Đốc tương đương với thần kinh cột sống trong hệ thống thần kinh trung ương. Mạch

Nhiệm tương đương như mối quan hệ giữa hệ thống thần kinh thực vật với phủ tạng. Mạch Đới là hệ thống thần kinh thận tạng. Các mạch Dương duy, Âm duy có quan hệ khăng khít với hệ thống thần kinh giữa đại não, tiểu não và não giữa. Các mạch Dương kiểu, Âm kiểu là

thần kinh sinh sản [2], gồm có tác dụng thần kinh chủ yếu của tuyến Nhiếp hộ [3]. Mạch Xung bắt đầu từ dây thần kinh nhỏ giữa cơ năng sinh sản với tinh hoàn, đi qua dạ dày và tim

rồi thẳng lên não giữa.

Chỉ người nào đã đánh thông khí cơ thì mới thực sự nhận thức được tình trạng của các khí mạch, nhờ thế tin rằng đúng là có chuyện đó. Thuật Kundalini Yoga cổ của Ấn Độ [nguyên

văn : Quân trà lợi Du già] sau khi được phái Mật tông thuộc Phật giáo Trung Quốc trau chuốt và chỉnh lý thành một phương pháp tu luyện cũng rất chú trọng khí mạch của cơ thể

con người, lấy Tam mạch tứ luân hoặc lục luân [4] làm thành hệ thống chủ yếu. Tam mạch là bình diện cơ thể lấy Trung mạch là chính, hai mạch tả hữu là phụ, khác với Tam mạch là chính trong tiền Nhiệm mạch, hậu Đốc mạch, trung Xung mạch. Tứ luân hoặc Lục luân, tức

luân xa đỉnh thượng, luân xa giữa hai hàng lông mày, luân xa cổ họng, luân xa trên rốn, luân xa đáy biển. Sáu luân xa này là mấy bộ phận chủ yếu của bó thần kinh mặt cắt ngang cơ thể.

Nó có khái niệm khác với thuyết thượng, trung, hạ đan điền của Đạo gia Trung Quốc nhưng hiệu quả thì lại giống nhau nhiều, khác nhau ít.

p.55 Đạo gia đặc biệt đề xuất 3 danh từ Tinh, Khí, Thần, coi là ba của quý [Tam bảo] trong

cơ thể con người, là trung tâm chủ yếu của loại thuốc tu luyện thành thần tiên bất tử. Ba từ đó hình thành từ học thuyết Hoàng lão. Trong « Hoàng đình kinh », cái gọi là « Thượng dược

tam phẩm, thần dư khí, tinh » [5], mở đầu cho hậu thế khi tu đạo luyện đan càng chú trọng hơn đến ba của quý đó.

Để định nghĩa, có thể ví chúng với quang, nhiệt, lực của vật lý vũ trụ. Tinh là nhiệt của sinh

mệnh, Khí là lực, Thần là ánh sáng [quang]. Sinh mệnh con người nếu mất đi chức năng

Page 45: Tay Tuy Kinh ebook

45

quang, nhiệt, lực thì đó là tượng trưng của sự chết. Ngoài ra, muốn hiểu được cảm giác khoái lạc của sinh mệnh cơ thể con người thì phải bắt đầu từ « Tinh ».

Sự kiên định ý chí và sự sáng suốt của nghị lực thì sinh ra từ chức năng « Khí » tràn trề. Sự mẫn tiệp, sáng dạ của trí tuệ đến từ sự định tĩnh của « Thần ».

Đạo Phật coi trọng « Tu tâm dưỡng tính », dùng phương pháp tư duy để thay đổi tâm địa, coi đó là căn bản của sự bắt đầu tu hành. Công hiệu và thành quả của phương pháp này cũng nặng về hai loại « Thần » và « Khí ».

Đạo gia sau đời Tống, Nguyên chú trọng phương pháp và trình tự « Luyện tinh hóa khí », « Luyện thần hoàn hư » cũng tương đương với ba nguyên tắc lớn « Trì giới, tu định, sinh

tuệ » của nhà Phật ; nếu tinh thông các nội dung ấy thì thực ra không khác gì nhau. [6]

Trú khí pháp kỳ kinh bát mạch trong Tẩy Tủy công phu thì coi trọng sự vận dụng theo trình tự 7 bí quyết chữ Giáng, Trì, Đề, Tán, Dung, Cố [có lẽ tác giả bỏ quên chữ Nhiếp] mà tổng

hợp làm thành bí quyết chữ « Cương ». Căn cứ theo sự giải phẫu sinh lý sự phân bố và thông lộ của các huyệt đạo và thần kinh toàn thân, khi luyện công cần hạn chế ở sự trú khí, nhằm

điều khiển thở hít, tiến tới khơi gợi khống chế các yếu tố của những linh lực như điện, nhiệt, quang, từ lực, làm cho phát sinh tác dụng siêu nhiên. p.56 đồng thời bảo đảm tinh dịch nguyên dương không bị lọt ra ngoài, giữ được năng lực khống chế không xuất tinh. Trong bí

quyết chữ Đề của Tẩy Tủy công pháp có nói tới bài vè « Thủ đề kim ấn tiềm an nữu, nhất chỉ Hoàng hà thủy nghịch lưu, năng vận khảm ly điên đảo pháp, trực thướng Côn lôn đỉnh

thượng du » ; ở đây « Côn lôn » là đại danh từ của Đạo gia dùng để chỉ đầu óc. Kinh Hoàng Đình viết « Tử dục bất tử thủ Côn lôn » [7], tức công phu quay ngược Hà xa [8], làm cho tinh dịch hoàn nguyên bổ não.

Đầu óc có tác dụng rất lớn, bất cứ động tác nào của con người đều do đầu óc ra lệnh. Người thông minh hay ngu đần cũng là do đầu óc quyết định. Cảnh giới cao nhất của sự tu dưỡng

cũng ở chỗ tu dưỡng đầu óc, cho nên đầu não là chúa tể quyết định sự khỏe mạnh, sống lâu và trí tuệ cao thấp của con người. Công dụng chúa tể ấy sở dĩ phát huy được là đến từ tủy của xương sống, cũng tức là tinh hoàn, nơi chế tạo tinh dịch và làm nó chuyển động, cung ứng

cho thể não hạ thùy [9]. Nhìn chung có quan niệm rằng khi con người sống đến sáu bảy chục tuổi thì tự nhiên không còn sinh hoạt tình dục nữa ; điều đó biểu thị triệu chứng báo trước sự

suy lão và tử vong. Nhưng nếu luyện tập Tẩy Tủy công phu thì sẽ thu được hiệu quả ích lợi là hoàn tinh bổ não và trở lại tuổi xuân. Cái gọi là « Thu phóng tại ngã, thuận thi trạch nhân » có hàm nghĩa là trong sinh hoạt tình dục, những người luyện tập Tẩy Tủy công phu

thì có thể tùy ý muốn làm gì thì làm ; khi muốn sinh con để nối tiếp dòng giống thì có thể phóng tinh thuận theo lẽ tự nhiên ; khi muốn dưỡng sinh hoặc tránh thai thì lại có thể vận

chuyển ngược tinh dịch, thu hồi nó nhằm giữ sức khỏe, thuật ngữ gọi là « Thái dược » [hái thuốc]. Biện pháp tránh thai nhân tạo này hoàn toàn tin cậy và hữu hiệu. Nếu so sánh với biện pháp thắt ống dẫn tinh trong y học, thì biện pháp này không đem lại nỗi lo có bất kỳ tai

họa hoặc di chứng nào. p.57

Trong phép tu tập hành khí kỳ kinh bát mạch, sau khi tĩnh tọa điều tiết thở hít thì trước tiên

tâm ý phải bắt đầu từ Sinh tử khiếu [tức huyệt Hội âm]. Thứ nhất, hít một hơi từ Vĩ lư lên mạch Đốc trong đầu ; thứ hai, thở từ tiền Nhậm mạch hạ xuống Sinh tử khiếu. Thứ ba, hít hơi từ Sinh tử khiếu lên tới Khí huyệt là mạch Đới, hai cái đó tách ra đến hai huyệt lưng [nguyên

văn : song yếu nhãn] ở sau lưng rồi cùng lên hai bả vai rồi ở lại đó. Thứ tư, thở hơi từ hai bả vai cùng đi phía ngoài hai khuỷu tay là mạch Dương thu, đi qua ngón tay giữa đến lòng bàn

Page 46: Tay Tuy Kinh ebook

46

tay thì ở lại. Thứ năm, hít hơi từ mạch Âm thu ở hai lòng bàn tay cùng về đến trước ngực thì ở lại. Thứ sáu, thở hơi từ hai bên ngực trước, cùng hạ xuống tới mạch Đới thì hợp làm một

rồi trở về Sinh tử khiếu. Thứ bảy, hít hơi từ Sinh tử khiếu đi thẳng lên Giáng cung, ở lại là mạch Xung. (không được qua tim). Thứ tám, thở hơi từ tim hạ xuống đến Sinh tử khiếu thì

tách làm hai cùng đi tới hai đùi ngoài là mạch Dương kiểu, đi qua ngón chân đến huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân thì ở lại. Thứ chín, hít hơi từ huyệt Dũng tuyền cùng về hai đùi trong là mạch Âm kiểu, qua Sinh tử khiếu lên đến Chân khí huyệt thì ở lại. Thứ mười, thở hơi từ

Khí huyệt hạ xuống đến Sinh tử khiếu thì ở lại.

Bí pháp nói trên phải tập sớm tối hàng ngày với cái bụng rỗng. Nếu trong mạch Giác có sự

sôi khí thì đó là triệu chứng khí thông. Đầu mối chung của 8 mạch thì ở Sinh tử khiếu ; huyết mạch chảy vòng, toàn thân thông suốt, khí mạnh bốc lên, dương tăng âm giảm. Bí pháp này siêu hình, đơn giản mà hiệu quả lớn, là bí quyết bất truyền của Đạo tông, có thể nói thọ trăm

tuổi vẫn là chết yểu, tuổi quá hai giáp [nguyên văn : giáp tí ; 1 giáp bằng 60 năm], ý này dùng phép vận động nội tại, có thể thành ra thể Kim cương bất hoại, lên cao tận đỉnh trời, hạ

xuống tận lòng đất [thăng Càn đỉnh, giáng Khôn phục]. Người muốn sống mãi không già nếu tiếp tục thượng hỏa (bế khí), ý tìm kiếm pháp luân tự quay, người ấy được coi là « Nhân tiên » đó [10]. (Nhân gian giáp tử quản bất đắc, hồ lý càn khôn chỉ tự do). [11]

Có ba cách đạt được Nhân tiên. Một là luyện tinh hóa khí mà thành. Một là thổ nạp đạo dẫn mà thành. Một là ăn Linh chi tươi mà nên. Pháp luân tự quay là : Vận khí tuần hoàn đi qua

các huyệt Âm kiều, Nê hoàn, dưới thì đi qua cửa đất, trên thì lên tận cổng trời

p.58 Tẩy Tủy kinh của Đạo gia coi những chất tiết ra của người nam và nữ đều là các nguyên tố sinh mệnh, là thứ muôn phần quý giá, nên tồn trữ lại chứ không nên lãng phí, không nên

để chúng đi qua bộ phận sinh dục ngoài mà bài tiết ra bên ngoài cơ thể, nên vận chuyển ngược hấp thu vào máu mà phản ứng vào các bộ phận cơ thể nhằm gìn giữ sức khỏe. Tẩy

Tủy công phu đó không đặc biệt, có thể chi phối năng lực sinh mệnh của con người, lại càng có thể phân giải gây nên các loại tác dụng siêu nhiên không thể lý giải nổi. Thời nay đã là thời đại vũ trụ. Do sự phát triển của y dược và các phát minh của y học mà đã có các chuyên

khoa nghiên cứu về khí huyết và tinh thần, chúng ta không thể hoàn toàn vì bắt chước thuyết cũ mà coi nhẹ các kiến thức mới. Đồng thời cũng không thể nhất luật xóa bỏ cựu học mà mù

quáng tin vào các kiến thức mới. Khoa học là thứ còn đang trong quá trình nghiên cứu phát triển, chưa có quyết định cuối cùng.

Tóm lại, giờ đây chúng ta biết suối nguồn của sinh mệnh là tác dụng cân bằng chung của các

loại nội tiết phân bố trong toàn thân. Chúng ta chớ nên cho rằng tất cả mọi thứ bệnh đều là do vi rut gây ra. Chỉ cần tuyến nội tiết có trở ngại thì sẽ phát sinh các loại bệnh trạng. Sức khỏe

và sức đề kháng, sức sát khuẩn của cơ thể đều dựa vào cái gọi là lửa sinh mệnh, ngọn lửa đó cháy lên là dựa vào hormone tiết ra từ tuyến nội tiết. Nghĩa là dựa vào dùng công phu để ép buộc tuyến nội tiết, làm cho nó mạnh lên, phân bố khắp toàn thân, qua đó loại trừ trăm thứ

bệnh. Biện pháp lấy các hormone vốn có và tiềm ẩn trong cơ thể mình ra để bồi bổ cho cơ thể thì có hiệu lực và giá trị tin cậy hơn hẳn biện pháp tiêm hormone và các chất cường tráng cơ

thể. Thuật trường sinh bất lão xưa nay đều phát triển theo hướng nghiên cứu tuyến nội tiết. Triết lý của Đạo gia « Mệnh ta tại ta, không tại trời », « Thọ trăm tuổi là chết non » thì khác với thuyết của Nho giáo «Nghe trời chờ mệnh » cho rằng mệnh trời là bất khả kháng. p.59

Nếu luyện bí quyết chữ Cương thì khi công luyện đến mức tuyệt mỹ, tự nhiên sẽ đạt tới cảnh giới « Đủ tinh thì không nghĩ tới chuyện làm tình, đủ khí thì không nghĩ tới chuyện ăn uống,

Page 47: Tay Tuy Kinh ebook

47

đủ thần thì không nghĩ tới chuyện ngủ » [nguyên văn : Tinh túc bất tư dục, khí túc bất tư thực, thần túc bất tư thùy].

Dĩ thần hợp khí ngâm :

An ma đạo dẫn thuật, dị ngộ nhi nan thành.

Tẩy Tủy đại đạo pháp, nan ngộ nhi dị thành.

Hành chi diệc bất dị, nhiên khả an trường sinh.

Pháp tắc ư thiên địa, đoán luyện thần hòa khí.

Thần khí lưỡng giao cảm, không cốc tự truyền thanh.

Hiệu nghiệm hữu đại tiểu, công phu tại phạt mao.

Phạt hậu hựu tẩy tủy, địa hạ hữu lôi minh.

Lôi minh chấn thiên dịa, nhị hậu hợp chân tinh.

Long hổ nhất trường chiến, ư yên định thái bình.

Tam dương khai vạn khiếu, ngũ khí triều nguyên đình.

Thái dược đáo Côn Lôn, mạo mạo biến anh đồng.

Dịch ý :

Thuật đạo dẫn xoa bóp, dễ gặp mà khó thành.

Đạo pháp lớn Tẩy Tủy, khó gặp mà dễ làm.

Thực hành cũng chẳng dễ, nhưng có thể trường sinh.

Phép tắc ở trời đất, rèn luyện thần và khí.

Thần khí cùng giao cảm, hẻm rỗng tự truyền thanh.

Hiệu nghiệm có lớn nhỏ, công phu làm thay xương đổi thịt.

Thay xương đổi thịt xong lại tẩy tủy, dưới đất có tiếng sấm kêu.

Sấm nổ rung trời đất ; thần, khí chờ nhau hợp thành chân tinh.

Rồng hổ một trận chiến, mới xác lập thái bình.

Tam dương mở vạn lỗ, ngũ khí [12] trở về trạng thái ban đầu.

Lên Côn lôn hái thuốc, người già sọm biến ra thành trẻ em.

Ghi chú của người dịch :

[1] Thân bất động thì Tinh cố kết lại, do đó mà Thủy triều nguyên (Thủy ở đây là tinh dịch);

Tâm bất động thì Khí cô đặc lại, do đó mà Hỏa triều nguyên ; Chân tính yên lặng thì Hồn tàng ẩn, do đó mà Mộc triều nguyên ; Tình bị quên thì Phách (vía) giấu kín, do đó mà Kim triều nguyên ; tứ chi bất động thì Ý an định, do đó mà Thổ triều nguyên. Đó là Ngũ khí triều

nguyên, tức khi Chân khí của ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận) đều tự chảy lên huyệt Đan

Page 48: Tay Tuy Kinh ebook

48

điền (invigoration of archaeus in five ZANG-organs). Tâm giấu Thần. Can giấu Hồn, Tì giấu Ý, Phế giấu Phách, Thận giấu Tinh.

Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là Ngũ hành. Có nhiều giải thích khác nhau về Ngũ khí triều nguyên. Thí dụ có người nói là Khí của ngũ tạng hội tụ vào Thiên nguyên (cái rốn). Có người nói đó

là không nhìn, không nghe, không nói, không ngửi, không động đậy, do đó tinh khí của ngũ tạng được khắc chế, quy về Hoàng đình (chỗ trống bên trong rốn).

Không dùng mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng : tức không nhìn, không nghe, không ngửi, không nếm,

không nói.

[2] Thần kinh sinh sản : tiếng Anh là genital nerves.

[3] Tuyến Nhiếp hộ : tức tuyến Tiền liệt, prostate.

[4] Luân : ta còn gọi là luân xa.

[5] Ba thứ thuốc thượng hảo hạng là Thần, Khí, Tinh.

[6] Trì giới là tuân thủ các điều ngăn cấm ; tu định tức thiền định ; sinh tuệ tức phát sinh trí tuệ. Ý nói làm tốt trì giới, tu định thì sẽ có sự thông tuệ, tức hiểu biết lẽ sống.

[7] Ý nói muốn sống lâu thì phải giữ tốt đầu óc.

[8] Hà xa là một ẩn ngữ của Đạo giáo. Nội đan học giải thích từ này dùng để chỉ hai quả thận ở hai bên tả hữu, như sự chu chuyển của mặt trời mặt trăng, cũng giống như hai bánh xe phối

hợp vận động ; còn chỉ sự vận hành của « chân nhất chi khí », tương tự cỗ xe chở đồ vật.

[9] Nguyên văn : Não hạ thùy thể, tiếng Anh là Pituitary Gland hoặc Hypophysis.

[10] Nhân tiên : 1 trong 5 loại Tiên được nêu ra trong tu hành Chung lã nội đan của Đạo giáo, gồm Thiên tiên, Thần tiên, Địa tiên, Nhân tiên, Quỷ tiên.

[11] Nhân gian giáp tí quản bất đắc, hồ lý càn khôn chỉ tự do : đây là một câu trong bài thơ

« Thần tiên hội », ý nói trên đời chẳng ai chi phối được chuyện con người thọ bao nhiêu tuổi ; đời sống của các vị thần tiên thật tự do thoải mái. Đại ý nói sống lâu thì sướng như tiên. Hồ

lý càn khôn : Trời đất đều ở trong túi, ý nói đời sống muốn gì cũng được trên tiên giới.

[12] Tam dương : tinh, khí, thần. Ngũ khí : tâm, can, tụy, phế, thận.

Page 49: Tay Tuy Kinh ebook

49

NHỮNG HIỆN TƢỢNG CẦN BIẾT TRONG QUÁ TRÌNH LUYỆN CÔNG

煉 功 過 程 中 的 現 象 須知

Liàn gōng guòchéng zhōng de xiànxiàng xūzhī

Những hiện tƣợng cần biết trong quá trình luyện công

Nguyên tắc luyện công của Tam giai cửu pháp và 12 chi pháp đều lấy bí quyết chữ « Trụy »

làm cơ sở tổng hợp thống nhất. Ở đây, chữ giai trong Tam giai thì có hàm nghĩa đại diện cho Tinh hóa khí, Khí hóa thần, Thần hợp đạo, không phải là nói thứ tự tầng thứ, giai đoạn. Khi

đã thực hành viên mãn công phu bí quyết chữ « Trụy » thì sự tiến triển sau đó sẽ lấy tiêu chuẩn phát triển tu tập cá biệt dựa theo thể chất hư thực của mỗi người, vì thế mỗi người có khác nhau, không thể máy móc luyện công. Phải xét nhu cầu của từng người rồi lựa chọn

luyện pháp gia công trong cửu pháp và 12 chi pháp, cơ thể loại nào thì nên trước tiên luyện loại pháp nào, sau đó nên luyện thêm loại nào nhằm đạt được mục tiêu trừ bệnh, kéo dài tuổi

thọ. Mỗi công pháp đều có căn cứ lý luận và tính độc lập cá biệt về tu tập. Trong quá trình thực nghiệm có người chỉ học được một công pháp là đã đạt được mục đích trừ bệnh, sống lâu. Nói chung, chúng tôi áp dụng cho chữa bệnh và giữ sức khỏe, nhiều nhất chỉ dùng hai-ba

công pháp là đủ. Có những phương pháp không thích hợp dùng cho từng người, thể chất khác nhau, phản ứng dễ thay đổi ; bởi thế nếu cứ miễn cưỡng tu tập như nhau thì sẽ không

thu được hiệu quả.

Nói riêng về cá nhân tác giả, tuy có tiếp nhận từ thầy nội dung từng công pháp nhưng do sự hạn chế bởi các nhân tố như hoàn cảnh, thời gian mà chưa thể thực tế tu luyện toàn bộ từng

công pháp, qua đó thể nghiệm được tác dụng đích thực và mức độ lớn nhỏ của công năng. Bởi thế chúng ta học công phu cần thuận theo tự nhiên, cân nhắc tùy theo thể chất của mình ;

nếu cứ cố yêu cầu thì không được. Thế nhưng tất cả các công pháp của Tẩy Tủy công cũng có tính liên khóa lẫn nhau, có thể linh hoạt vận dụng, biến hóa luyện công để thích ứng nhu cầu. Điều đó cũng như phần toán học cơ bản từ số 1 đến số 9, có thể cộng trừ nhân chia, biến

hóa vận động.

p.62 Tổng kết quá trình luyện tập, nói riêng về quy luật luyện công Tẩy Tủy công, người mới

học nên bắt đầu từ bí quyết chữ « Trụy ». Đây là động lực xây đắp nền móng của bản môn (Tiểu cửu thiên môn). Về thời gian, lấy 100 ngày làm nguyên tắc, tránh gần gũi phụ nữ ; điều này những người đang điều trị bệnh phải tuyệt đối tuân theo, nếu không sẽ vô hiệu. Những

người thể chất đặc biệt khỏe mạnh thì tùy tình hình, trong 100 ngày đó có thể hạn chế sinh hoạt tình dục chứ không nhất thiết phải cấm dục.

Luyện như vậy một thời gian rồi chuyển sang giai đoạn luyện tĩnh công. Tĩnh công là từ công phu ngồi-nằm mà tìm kiếm thông tin. Như thế, theo quy luật « từ động vào tĩnh » , dần dần giảm thiểu động công, tương ứng tăng tĩnh công, thực sự khơi gợi « năng lượng sinh mệnh » ,

đó là lúc tự nhiên tăng được mức độ sức khỏe cơ thể, hiệu quả trị bệnh tự nhiên thỏa mãn được nguyện vọng. Nói về đạo thì đã đạt được cảnh giới đăng đường nhập thất. Lúc này nếu

có thể nhân dịp đó nghiên cứu sâu thêm, tiến tới học Đại thừa pháp thì có thể phát huy nhiều loại công năng không thể hiểu nổi !

Page 50: Tay Tuy Kinh ebook

50

Trong việc tu tập Tẩy Tủy công, ngoài những điều cần tuân thủ như Thiên kỵ, Địa kỵ, Nhân kỵ khi áp dụng nhân nguyên song tu đại pháp, còn cần chú ý mấy điểm quan trọng dưới đây :

1. Phải có quan niệm Tín đạo, Học đạo, Thành đạo và Hùng đạo, tin rằng Tẩy Tủy công có thể trị được các bệnh của mình, có thể giữ cho mình được khỏe mạnh, có thể cải lão hoàn

đồng, trở lại tuổi xuân.

2. Phải có hằng tâm kiên trì tập luyện lâu dài. Chẳng hạn khi tập công pháp bí quyết chữ Trụy, người mới luyện có thể tập 100 ngày thì thấy hiệu quả, mỗi ngày đều có tiến bộ. Nói

chung cảm giác nổi bật nhất là mắt sáng lên, thị lực tốt hơn, ngủ ngon, đi lại nhẹ nhàng, tinh thần tốt, người tuổi trung niên và người già không cần ngủ trưa nữa. Đây là hiện tượng thấy

hiệu quả « động xúc ». Nhưng sau khi hành công được 100 ngày p.63 thì sẽ không thấy có phản ứng rõ như khi mới tập. Đây là « quán tính », không được vì thế mà ngừng tập. Nên nhớ rằng, những thứ thuốc quý tốt nhất đều có hiệu quả đặc biệt khi mới uống, dùng lâu ngày

sẽ không thấy như vậy. Đây là sự phản xạ thần kinh sinh lý học, chẳng hạn khi ta ngủ say thì ý thức tập trung cao độ, không cảm giác thấy các hiện tượng động chạm nhẹ đến ta, như bị

muỗi đốt, rệp cắn cũng không thấy ngứa ngáy. Đó là do hệ thần kinh được thực sự nghỉ ngơi, vì thế tác dụng phản xạ sẽ tương ứng bị giảm sút. Lý lẽ của điều này tương tự như trình độ luyện công của ta sâu nông đến đâu thì tỷ lệ nghịch với cảm giác khi bị động chạm.

3. Một người khỏe mạnh, trong quá trình tu tập bí quyết chữ Trụy nếu ngẫu nhiên phát sinh hiện tượng toàn thân mệt mỏi rã rời, không muốn làm gì nữa, thì đó là phản ứng quá độ của

sự « Hoán lực » ; khi nào phù lực biến mất thì chân lực tự nhiên sẽ sinh ra. Cái chân lực ấy mới là sức mạnh đích thực tiềm tàng trong bản tính bạn, cho đến già nó cũng sẽ không suy thoái.

4. Phải hiểu được rằng phương pháp đang tu tập có thích hợp với nhu cầu của mình hay không, cần biết phương pháp đó có lợi hay có hại [Tổn ích] và nên giữ hay nên bỏ [Thủ xá].

Trong luyện công, nếu tự thấy công pháp nào có ích cho mình thì phải kiên trì tập tiếp. Nếu phát hiện thấy có hại cho mình thì nên bỏ không tập nữa, chuyển sang tập công pháp khác.

5. Đối với người có năng lực tình dục bình thường, trong quá trình tu tập bí quyết chữ Trụy

sẽ có hiện tượng [dương vật] không cương lên được, xảy ra phản ứng « Tọa hoài bất loạn » [1]. Đây là hiện tượng tốt nên có, cho thấy khí cơ nội tại của bạn đã phát động sự vận chuyển

ngược lên phía trên, làm cho hai mạch Đốc, Nhiệm được thông suốt. Sau khi hành công được bảy bảy 49 ngày thì năng lực tình dục sẽ dần dần khôi phục bình thường ; hơn nữa, sẽ ngày càng mạnh lên ; bởi thế không cần lo ngại chuyện đó.

p.64 6. Phải biết cách lý giải hiện tượng « động xúc ». Trong mọi trường hợp khí mạch chảy đều đi khắp toàn thân, khi xảy ra các hiện tượng nóng, lạnh, nhức [toan], run rảy [chấn], đập

nhảy v.v… thì đó đều là các hiện tượng tất nhiên của quá trình luyện công. Hơn nữa, các hiện tượng đó tượng trưng cho sự vật lộn giữa vận hành khí mạch với bệnh tật, cần phải coi tất cả những điều đó là kết quả đương nhiên, cần có thái độ bình thản với chúng, tuyệt đối không

được cố ý theo dõi chúng, và cũng không thể coi đó là hiện tượng tốt hoặc xấu, lại càng không được có tâm lý sợ hãi. Khi xảy ra các loại động xúc đó, phải tự mình lý giải một cách

biện chứng, nóng thì cứ để nó nóng, ngứa thì cứ để nó ngứa, tê thì cứ để nó tê, tất cả mặc nó phát sinh, không để tâm đến chúng, coi như không thấy không biết. Cứ một lòng tập trung ý niệm mà luyện công theo bí quyết. Như vậy các hiện tượng động xúc đó sẽ tự nhiên bị sự vận

dụng khéo léo của bạn biến chúng thành một thứ nguyên liệu « ôn dưỡng công phu » [2], mới

Page 51: Tay Tuy Kinh ebook

51

hữu ích vô hại cho việc điều trị và gìn giữ sức khỏe . Điều này có quan hệ rất lớn với việc luyện công, do đó cần hiểu kỹ.

7. Phải tranh thủ sẵn sàng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, trong đời sống, trong công tác, đều tận dụng mọi cơ hội để luyện tập công phu, kết hợp luyện công với đời sống và công tác.

8. Theo phản ánh của một số học giả, sau trăm ngày luyện công, tuy sức khỏe tốt lên nhưng vẫn chưa thể trừ tiệt bệnh xuất tinh sớm v.v… Về vấn đề này, theo các thống kê cho thấy, bất cứ ai trong quá trình luyện công mà đánh thông được hai mạch Đốc, Nhiệm thì thời gian có

thể tùy ý, tự nhiên không còn nỗi lo xuất tinh sớm. Với người do vấn đề thể chất, do vấn đề thần kinh hoặc do có chăm dụng công hay không mà chưa thông được hai mạch Đốc, Nhiệm,

thì có thể vận dụng p.65 khi đến « Giờ Hoạt tí » của mình thì tiến hành đôn luân [3], tự nhiên có thể kéo dài thời gian. Nếu vẫn chưa hài lòng thì phải đi sâu nghiên cứu tu tập ba bí quyết « Yết », « Ác », Thúc » , có thể giải quyết vấn đề xuất tinh sớm.

Ghi chú của người dịch :

[1] Tọa hoài bất loạn : ý nói người đàn ông đứng đắn không có thái độ sàm sỡ với phụ nữ

[2] Ôn dưỡng : là một khâu cơ bản trong luyện dưỡng Đan dược. ―Ôn‖ là nói trong quá trình tu luyện Kim đan phải thường xuyên giữ ngọn lửa cháy ở mức nhất định, không được để lửa tắt. « Dưỡng » là nói không được để lửa quá mạnh. Luyện Đan phải thận trọng, không được

vội, được ví như quá trình mang thai của phụ nữ, phải có bồi bổ thích đáng, nhưng nếu bồi bổ quá nhiều thì cái thai khi sinh ra sẽ dễ mang bệnh.

[3] Đôn luân : chuyện phòng the, ý nói việc làm tình.

Page 52: Tay Tuy Kinh ebook

52

PHÁP MÔN TÂM TỀ CỦA NHO TÔNG

儒 宗 心 齊 法門

Rú zōng xīn qí fǎmén

Trung dung nhất thư, bất thuần hệ thế pháp, tự thành minh, tính dã ; tự minh thành, mệnh dã. Thị

nãi do nho nhi tiến vu đạo hĩ [1].

Sách Trung dung không hoàn toàn là pháp của thế gian; do chân thành mà tự nhiên hiểu đạo lý,

đó là thiên tính; do hiểu lý lẽ mà trở nên chân thành, đó là mệnh. Thế là từ Nho tiến sang Đạo.

Pháp môn Tâm Tề của Nho tông

Tinh thần của Nho giáo là dụng công tinh thâm, dụng tâm chuyên nhất. Tinh hoa của Đạo gia là thần và khí quán thông với nhau làm một. Nghĩa huyền ảo của Phật giáo là phục hồi bản tính, trở về tự nhiên ban đầu.

Nghĩa là học chưa đạt tới cảnh giới Thiên nhân hợp nhất thì chưa thể nói là đã học hiểu.

Trích từ thiên Quan vật của Thiều Khang Tiết [2]

p.67 Nho giáo chú trọng tồn tâm dưỡng tinh, nhấn mạnh chấp trung quán nhất, tập trung

công phu vào thành kính thận độc. Đến thời các nhà Tống Nho Lý học như anh em Trình Hạo và Chu Hi thì họ hấp thu những cái huyền diệu chủ yếu của Đạo gia và tâm pháp của

Phật giáo, đề xướng trước tác « Định tính thư », hình thành tĩnh tọa công phu mà đạo Nho cũng đang tìm kiếm — Tâm Tề.

Thiên Tâm Tề của đạo gia Trang Tử có câu : « Nhan Hồi viết cảm vấn Tâm Tế ? Trọng Ni

viết : Nhược nhất chí, vô thính chi dĩ nhĩ, nhi thính chi nhĩ tâm. Vô thính chi dĩ tâm, nhi thính chi dĩ khí. Thính chỉ ư nhĩ, tâm chỉ ư phù. Khí dã giả hư vô đãi vật giả dã, duy đạo tập hư, hư

giả tâm tế dã. ».

Công phu dụng tâm Tâm tề của Nho giáo thiên về tìm kiếm thông tin trong quá trình định, tĩnh, an, lự, đắc. Loại công phu « Lý khí » này cũng có thể nói là một phương thức nghỉ ngơi

lấy ngồi thay cho ngủ ; mục đích làm cho tinh thần tĩnh lặng, thống nhất toàn thể. Nhưng kiểu công phu kinh tế [rẻ tiền] ấy chỉ có thể ngăn dòng [nguyên văn : tiết lưu] mà không thể

khơi nguồn, chỉ có thể dừng lại ở công dụng cân bằng thân tâm. Công phu đó không biết tác dụng kỳ diệu về sinh lý của cơ thể, vì vậy không hợp Đạo, lẽ tự nhiên sẽ không thể nào tu đến thành tựu cao nhất là « chinh phục chính mình ».

Tâm Tề tức sự tề giới [3] của tâm. Nhan Hồi là học trò của Khổng Tử ; Trọng Ni là biệt hiệu của Khổng Tử. Nhan Hồi hỏi thầy hai chữ Tâm Tề có ý nghĩa gì ? Khổng Tử nói, ngươi nên

tập trung các ý nghĩ trong tâm vào một chỗ, chớ nên nghĩ lung tung, chờ tới sau khi các ý nghĩ đã quy về một chỗ thì áp dụng bí pháp chữ « Thính », nhưng không phải dùng tai để nghe mà là dùng tâm để nghe.

p.68 Nói sâu hơn nữa, cũng không phải là dùng tâm để nghe mà là dùng khí để nghe. Khi đạt tới cảnh giới ấy thì nghe bằng tai đã dừng lại từ lâu rồi, hai thứ thần và khí hợp làm một, tâm

không có tác dụng nữa. Bản thể của khí là hư, nó phải chờ một thứ đến kết hợp với nó. Chỉ có Đạo, thứ này mới có thể kết hợp với khí của thái hư [tức vũ trụ]. Nếu luyện công phu tới mức làm được tâm cũng như thái hư, như vậy có thể coi là tâm tề.

Page 53: Tay Tuy Kinh ebook

53

Trên đây là nói Khổng Tử bảo cho Nhan Hồi biết về cách làm công phu Tâm tề mà Nhan Hồi hỏi. Loại công phu này phải làm liên tục một mạch, giữa chừng không có cái gọi là giai đoạn.

Để tiện cho việc tu tập, nay đặc biệt chia làm mấy bước thuyết minh như sau :

Bước thứ nhất « Nhược nhất chí », ở đây chữ Nhược若 được giải thích như chữ « 你 Nhĩ »

[đại danh từ ngôi thứ hai số ít (You)], « Chí » là tư tưởng, cũng tức là cái mà Phật giáo gọi là « Ý niệm » [nguyên văn Niệm đầu]. Khi bắt đầu làm công phu, tư tưởng trong tâm phải

chuyên nhất, chớ nên có nhiều tạp niệm làm rối loạn ở bên trong. Nếu không quét sạch tạp niệm thì rất khó làm tốt công phu. Bí quyết là ở chỗ làm cho toàn thân thư giãn, ý thức buông

lỏng ; cứ như vậy hành công lâu ngày tự nhiên sẽ đạt được yêu cầu « Chỉ niệm » [đình chỉ các suy nghĩ].

Bước thứ hai là « Vô thính chi dĩ nhĩ, nhi thính chi dĩ tâm » [Không nghe bằng tai mà nghe

bằng tâm]. Chữ « Vô 无» có thể giải thích như chữ 勿 [tức là không có]. Sau khi các ý nghĩ đã quy làm một thì bắt đầu thực hành công phu, dùng bí quyết chữ « Thính » [nghe]. Cái gọi

« Thính » ở đây không phải là dùng tai để nghe tiếng. Đã là nghe, tất phải có đối tượng. Về vấn đề này, chú giải của Đạo gia, Thích gia, Nho gia không có đáp án rõ ràng. Thực ra là khi

bắt tay tập, phải nghe cái khí thở hít trong đó. Bất cứ người nào có hệ thống hô hấp bình thường không trở ngại thì khí thở hít trong mũi đều không có tiếng kêu. Tuy khí không có tiếng kêu nhưng tự mình đều có thể biết được sự thở ra hít vào của khí nhanh hay chậm p.69 ,

tiếng to hay nhỏ ; vì thế mà nói « Nghe bằng tâm ».

Bước thứ ba là « Vô sở chi dĩ tâm nhi thính chi dĩ khí » [Không nghe bằng tâm, mà là nghe

bằng khí]. Tâm có tri giác, vì thế còn có thể nói một chữ « Thính ». Khí thì vô tri vô giác, vậy nó nghe bằng cách nào. Đối tượng mà tâm nghe là khí, vậy đối tượng mà khí nghe là gì vậy ? Nếu nói dùng khí để nghe thì về lý luận là không xuôi. Chú giải ở đây là : nếu làm lâu ngày

công phu nghe thở hít thì tâm và khí đã thành một, khí không thể còn làm đối tượng của tâm nữa, không thể nói cái tâm này nghe cái khí kia, bởi thế mà nói « Vô thính chi dĩ tâm »

[Không có chuyện nghe bằng tâm].

Khi ấy thần và khí trong cơ thể tuy kết hợp lại với nhau nhưng còn chưa đạt tới cảnh giới hỗn độn mà vẫn có chút tri giác, để lâu thì sẽ hoàn toàn vô tri giác. Trong quá trình giai đoạn vô

trí vô giác từ có tri giác đến « Vô nhân vô ngã » [không có người khác, không có ta], nếu nói dùng tâm nghe thở, làm cho tâm và khí đối lập với nhau, thì không bằng nói dùng khí nghe

khí, làm mất vết cắt giữa tâm với khí. Bởi thế nói « Thính chi dĩ khí » [dùng khí để nghe] ; ở đây tuy vẫn nói « Nghe », nhưng trên thực tế là không cần chú ý đến « Nghe » nữa. Có thành ngữ nói « Thính kỳ tự nhiên » [để mặc nó phát triển tự nhiên, chớ có can thiệp], « Thính thính

nhi dĩ » [chỉ nghe mà thôi], « Thính tha khứ bãi » [để nó đi thôi, không can thiệp], mấy chữ « Thính » này là chú giải tốt nhất ở đây.

Bước thứ tư, « Thính chỉ vu nhĩ, tâm chỉ vu phù » [Ngừng dùng tai để nghe, mà dùng tâm để cảm thụ, dùng khí để hiểu. Tâm ngừng lại ở trạng thái tĩnh, khi thần phù hợp với khí]. Người mới học khi tập công phu nên chú ý bí quyết chữ « Nhất », đợi đến sau khi các ý niệm đã quy

về một mối [nhất] thì chú trọng bí quyết chữ « Thính ». Nếu cứ trường kỳ ôm lấy một chữ « Thính » mà không bỏ nó ra thì như vậy là quá ư cố chấp. Bởi thế, tiếp sau phải dùng bí

quyết chữ « Chỉ » [đình chỉ]. Cái gọi là « Thính chỉ vu nhĩ » [ngừng nghe bằng tai], tức là yêu cầu không nên chú ý vào nghe. Khi ấy, công phu đã đi vào cảnh giới hỗn độn, thần khí trong cơ thể đã hợp nhất, tri giác của tâm không còn có tác dụng nữa, p.70 cho nên nói « Tâm

chỉ vu phù ». Phù là ý nói sự phù hợp với khí. Trạng thái thần khí hợp nhất đó là vô tri vô

Page 54: Tay Tuy Kinh ebook

54

giác, nhìn bên ngoài chẳng khác gì người ngủ, nhưng tình hình bên trong thì khác nhau và toàn thân vô cùng dễ chịu.

Bước thứ năm « Khí dã giả, hư vô đãi vật giả dã, duy đạo tập hư, hư giả tâm tề dã » [Vứt bỏ mọi cơ quan cảm giác, dùng cái tâm hư vô để đối xử với muôn vật. Chỉ có đại đạo mới có thể

tụ hội ở tâm cảnh ngưng kết yên lặng hư vô. Tâm cảnh hư vô trong sáng thì tức là Tâm Tề]. Trước đó đều đã trải qua các cảnh giới từ nông đến sâu, cuối cùng đến cảnh giới « Hư ». Cái « hư » đó thì tự nhiên có được từ sau vô tri giác, chứ không phải dùng ý thức tạo ra. Nếu khi

luyện công phu mà trong tâm thường thường nghĩ muốn hư thì ngược lại, lại chẳng thể hư. Toàn bộ công phu Tâm tề của Phật giáo đều là từ ngày sau [hậu thiên] ngược lại trở về ngày

trước [tiên thiên, tức bẩm sinh đã có]. Bởi vậy công phu bước 5 nên tiến sang lý giải từ cảnh giới tiên thiên. Làm công phu tiên thiên như thế nào ? — vấn đề đó đã vượt ra khỏi pháp môn tâm tề của Nho giáo mà thuộc về lĩnh vực Thượng thừa đại pháp của Đạo gia, chứ không

phải là loại công phu tâm tề kiểu kinh tế [rẻ tiền] này chỉ có thể ngăn dòng mà không thể khai mở nguồn lạch, hai thứ đó không thể cùng bàn luận.

Hiện nay trong các trường đại học đang thịnh hành cái gọi là « Siêu giác tĩnh tọa » [4] — một thứ hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào, — có khả năng làm cơ thể hết mệt mỏi, tập trung được tinh thần v.v… Nếu dùng học thuật Trung Quốc để xem xét thì có thể miễn cưỡng quy

nó vào phạm vi Tâm tề Nho giáo — đó là thứ công phu nông cạn hời hợt của Đạo gia, khác xa với Đạo ! Chúng tôi không thể đồng ý coi đó là thứ bắt chước rồi có sáng tạo. Những thứ

của người ta có thứ tốt, ra sức sao chép bắt chước rồi tiêu hóa, đổi mới biến thành thứ của họ. Chao ôi ! sao chép thì có chứ đâu có sáng tạo đổi mới.

Tâm Tề là sự tề giới của tâm, đại diện ý thanh tĩnh. Nó khác với sự tề giới ăn chay, tắm gội

nói trong việc thờ cúng của Phật giáo. p.71 Đạo Phật cho rằng con người không sạch sẽ, trước hết cần phải làm sạch thân, miệng, ý thì mới có thể đến trước thần minh. Đạo gia phủ

nhận cách nói ấy. Tu pháp Tâm tề mà Đạo gia nói là để uốn nắn các thứ bệnh cơ thể mắc phải do thói quen lâu ngày sinh hoạt không hợp tự nhiên, xúc tiến loài người trở về bộ mặt tự nhiên vốn có của mình.

Trung Quốc thời xưa không có thuyết « xuất gia » . Tất cả những người tu đạo tiên đều sống cùng gia quyến, hơn nữa còn khẳng định học thuyết truyền thống của Đạo gia là « Song thê

thọ trường, độc túc mệnh đoản » [Hai người cùng ở với nhau thì sống lâu, ở một mình thì đoản mệnh]. Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc mới có chế độ xuất gia ; bản ý của chế độ đó là muốn nhảy ra khỏi chốn trần gian, thoát khỏi nỗi buồn phiền gia đình, tìm kiếm sự

thanh tịnh thân tâm mình, có lợi cho sự tu hành. Ai ngờ « Một tấm áo cà sa càng lắm chuyện » mà buồn phiền vẫn như cũ chẳng thể giảm bớt.

Đạo gia đến đời nhà Nguyên có người tên là Vương Triết sáng lập « Toàn chân phái » ; nghi thức giáo quy của phái này phần lớn bắt chước Phật giáo, không phải là cổ pháp của Đạo gia. Tu luyện theo cổ pháp đều là song tu, song chứng, hoàn toàn khác với chế độ xuất gia tu

hành cô độc nữ riêng, nam riêng.

Giáo phái Toàn chân thờ giáo chủ là Chân Ngô Đại đế [5]. Hàm nghĩa của Chân Ngô không

phải là vị thần vị tổ nào được thờ cúng, mà Chân Ngô đại diện cho « Tâm ». Hơn nữa, cái tâm đó không phải là trái tim bằng thịt đỏ máu của con người, mà là tượng trưng cho « Khí

炁 » [tức khí tiên thiên, khác với khí hậu thiên], nghĩa là năng lực sinh mệnh. Thể xác và lớp

da con người không phải là cái ta thật [chân ngã] mà khí炁 mới là « Chân Ngô ». Trong

Toàn chân thất tử [7 người con của Toàn Chân] do giáo phái Toàn Chân sáng tạo, có chân

Page 55: Tay Tuy Kinh ebook

55

nhân Khưu Trường Xuân là người xuất sắc nhất, võ công của ông đạt mức tuyệt đỉnh, đạo pháp cao cường, tu đến cảnh giới « Lục thông ». Nguyên Thế tổ rất sùng kính tin phục ông,

nhờ thế khi quân Mông Cổ tiến vào chiếm Trung nguyên [tức lãnh thổ Trung Quốc thời xưa], tai họa giết hại người Hán đã được giảm nhiều. Nguyên Thế tổ từng bái ông làm Quốc sư,

nhưng ông không nhận. Trong dân gian truyền tụng nhiều chuyện về con người kỳ lạ này.

p.72 Vũ trụ biến đổi từ trên xuống dưới ; sự tu hành của con người thì từ dưới ngược lên trên, tuy hướng ngược nhau nhưng lý lẽ lại là một. Nói về các sách cổ Nho giáo, nếu dùng phương

pháp tu hành để nghiên cứu thì trong sách Học Dung [5] đã có thuyết minh khá tường tận. Còn nói về các học giả Lý học Tống Nho thì họ lại càng bám sát hấp thu các phép tu hành

của Phật giáo và Đạo gia, có dẫn chứng thuyết minh sơ lược, nhưng chẳng qua chỉ là hời hợt, chỉ có hình thức mà thôi. Phần lớn các nhà Nho xưa nay đều sống sung sướng trong cái gông cùm tháp ngà của lễ giáo, không hiểu và cũng chưa thể từ quan điểm của « phương pháp

luận » đi tìm kiếm sự giải thoát và hoành dương. Đây thực là một sự không may lớn trong lịch sử Trung Quốc.

Truyền thống Trung Quốc cho rằng Phật giáo và Đạo gia là hai học thuật xuất thế, vì thế nói chung người ta cho rằng người nào muốn tu đạo thì nhất thiết phải tu theo Phật hoặc Đạo. Đây là kiến giải thế tục không cần giải thích. Trong xuất thế học của Đạo gia có phương

pháp nhập thế và trị thế ; đạo Phật cũng vậy. Người đời đều biết Nho giáo là học thuật nhập thế, nhưng họ không biết trong Nho giáo cũng có phép xuất thế. « Đại đạo vô danh, sinh dục

thiên địa, đại đạo vô hình, vận hành nhật nguyệt, đại đạo vô tình, thường dưỡng vạn vật » [dịch ý : Đạo lớn không có hình ảnh nhưng nó lại sinh ra muôn vật trong trời đất. Đạo lớn không có tình cảm, nhưng nó làm cho mặt trời, mặt trăng vận hành. Đạo lớn không có tên,

nhưng nó làm cho mọi sự vật sinh trưởng có trật tự. Ở đây đạo là khởi nguồn của vũ trụ, là bản nguyên của trời đất, là gốc của muôn vật, là trung tâm của tạo hóa] ; cho nên ở đâu cũng

có « đạo », không phải là thuyết của riêng một tôn giáo nào ; lẽ tự nhiên cũng không phải là thứ riêng của Phật giáo và Đạo gia. Trong giảng dạy, Nho giáo cũng coi đạo là nơi xuất phát và nhắm về. Tất cả các sách cổ xưa đều không tách khỏi đạo, còn sự tu trì thì tùy thuộc vào

cá nhân.

Nho giáo nói « Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện. Tri chỉ

nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng định, định nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc, vật hữu bản mạt, sự hữu chung thủy, tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hĩ ». Dịch ý : Tôn chỉ của đại học [đại học ở đây có nghĩa là học vấn lớn] là phát huy phẩm đức quang

minh chính đại, là thân cận với dân chúng, là làm cho đạo đức của con người đạt tới cảnh giới hoàn thiện nhất. Có biết cảnh giới cần đạt được thì chí hướng mới đủ kiên định. Chí

hướng có kiên định thì mới có thể tĩnh tâm bất loạn. Tâm tĩnh bất loạn thì tâm thái mới có thể an định, như vậy mới có thể suy nghĩ chu đáo. Suy nghĩ chu đáo thì mới có thể làm được việc này việc nọ. Mỗi sự vật đều có mở đầu và kết thúc, hiểu được trình tự trước sau đó thì sẽ tiếp

cận được quy luật phát triển sự vật.

Minh đức nói trong sách Đại học tức là tu thân ; thân không có đức thì không trong sáng, cho

nên lập đức tức là tu thân, cũng tức là « Tiêu nghiệp » [tiêu trừ nghiệp chướng] mà Phật giáo và Đạo gia nói tới. Thân dân tức là cảm hóa giáo dục dân chúng, p.73 điều đó như là sự phổ độ [tức cứu vớt] trong Phật giáo và bài học của Lão Tử. Còn nói tới chí thiện, đó là sự chân

không diệu hữu [đây là một thuật ngữ rất khó hiểu của đạo Phật. Tạm giải thích : Bản chất không của mọi hiện tượng (chân không) mà vẫn có sự tồn tại của các pháp (diệu hữu)], của

Phật giáo, là Tiên thiên tổ khí nói trong Đạo gia. Còn về cách nói tĩnh, định, an, lự, đắc thì đó

Page 56: Tay Tuy Kinh ebook

56

là trình tự công phu « Lý khí » của tu tâm dưỡng tính mà các nhà Lý học Tống Nho chủ trương. Bản mạt chung thủy là tầng nấc vận hành biến đổi xoay chuyển tiên thiên hậu thiên

của Đạo gia.

Phật giáo bàn về không tịch, Đạo gia nói về âm dương, chia ra làm thủy hỏa, khảm ly, rồng

hổ, chì-thủy ngân, đan sa thủy ngân, là anh sá [?], càn khôn — thực ra là những đại danh từ trong phương pháp đơn tu, dùng để ẩn dụ hai thứ âm dương. Hợp là song tu thì ôm chặt nhau, như rồng ấp ngọc, như gà mái ấp trứng, thần nhập vào trong khí, khí bọc ngoài thần, lâu ngày

hình thành thần khí làm nên một cục như hạt kê ; Đạo thì ở trong đó đấy. Tự minh thành [do hiểu đạo lý mà trở nên chân thành] của Nho giáo, tức sự đốn ngộ của Phật giáo. Tự thành

minh [do chân thành mà trở nên hiểu biết] của Nho giáo tức sự tiệm tu của Phật giáo. Kẻ đốn ngộ phải có thượng căn nhuệ khí ; kẻ tiệm tu phải có hạ căn đốn khí. Tâm địa khó minh khó thủ, cho nên phải thành ý chính tâm để đợi minh. Nhưng chữ minh này cũng tức là minh tâm

kiến tính của Phật giáo, tâm minh thì tính tự kiến. Sau khi đã minh tâm kiến tính, tín đồ Phật giáo coi thân xác [nhục thân] là cái túi da thối, sẵn sàng vứt đi bất cứ lúc nào ; điều đó tương

đồng với đạo lý của Khổng Tử « Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ ». [Ví thử buổi sáng mà biết được Đạo thì cho dù buổi tối có chết cũng đáng ; ý nói nỗi lòng bức thiết tìm kiếm chân lý].

Nhưng cũng có người chẳng thể thành ý chính tâm thì phải cứu giúp họ bằng cách dùng

phương pháp « Kỳ thứ chí khúc, khúc tắc năng thành, thành tắc minh, minh tắc trước, trước tắc biến, biến tắc hóa, duy thiên hạ chi chí thành vi năng hóa » [Dịch ý: Hiền nhân (kém

Thánh nhân một bậc) dốc sức vào một mặt nào đó, như vậy cũng có thể trở nên chân thành. Đã chân thành thì sẽ có biểu hiện là dần dần nổi bật. Đã nổi bật rồi thì sẽ phát huy rạng rỡ, như thế sẽ cảm hóa được người khác, qua đó làm họ thay đổi. Đã thay đổi thì sẽ có thể nuôi

dưỡng muôn vật. Chỉ người nào chân thành nhất thiên hạ thì mới có thể nuôi dưỡng được muôn vật]; lâu ngày thuần thục cũng có thể tâm như chỉ thủy, bát phong nan động hĩ [ý nói

khi tâm thái tĩnh lặng thì có thể đối phó với mọi hoàn cảnh]. Theo kẻ khúc giả thì đó là hồi quang phản chiếu [7] mà Đạo gia nói. Năng thành là cái ý định trí vong tình. Càng định càng sáng như vậy, càng sáng càng biến, càng biến càng hóa; vì thế chỉ có cái đạo chí thành p.74

mới có thể hóa hợp khí của trời đất mà bước lên cõi đại giác. Cái cốc không rỗng thì không thể đựng nước; tâm không rỗng thì không thể tải đạo. Sức mạnh của « Không » [8] phát ra từ

sự chí thành thì có thể biết trước, có thể truy tìm nguồn gốc của sự vật.

Sự tu thân của Nho giáo theo đuổi phép « Thủ trung » [9], « Hỷ nộ ai lạc vị phát vị chi trung, phát nhi trung tiết vị chi hòa. Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản, hòa dã giả, thiên hạ chi đạt

đạo, chí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên » [Dịch ý : Trong lòng có mừng giận

buồn vui mà không thể hiện ra thì gọi là trung 中; thể hiện ra nhưng có kiềm chế gọi là hòa.

Trung là cái gốc để ổn định thiên hạ; hòa là đạo lý xử thế của con người]. Phần lớn các nhà Nho xưa nay đều câu nệ máy móc, không biết dựa vào phương pháp luận và quan điểm công

phu mà đi khám phá, tiêu hóa cái mới. Thực ra sự huyền diệu của « Thủ trung » là ở bí quyết chữ Vận, có vận hóa thuận nghịch, có vận hóa chính phản, có vận hóa trên dưới, có vận hóa tả hữu, chuyển động như vậy. Trong đó « ý » chi phối tất cả.

Đấy là công pháp tu trì Tiểu cửu thiên của Đạo gia. Pháp này không ngoài sự « Khí hóa » dùng ý hành khí.

Qua những điều nói ở trên, có thể hiểu rằng Giáo có thể chia, Đạo không thể chia ; Pháp có thể khác, Lý không thể khác. Tất cả mọi tôn giáo đều lập ra vì đạo ; cũng như con người, giáo là thể xác, đạo là tinh thần ; có đạo mà không có giáo thì không thể hành đạo. Có giáo

Page 57: Tay Tuy Kinh ebook

57

mà không có đạo thì giáo không có gốc, hai cái đó dường như không thể bỏ đi cái nào mà chú trọng xem có hay không có phương pháp, và tìm kiếm phương pháp.

Chúng ta nghiên cứu tiếp thì thấy tất cả mọi tôn giáo trên thế giới phần lớn có mục đích như nhau ; mục đích đều là sau khi rời khỏi thể xác thì một bộ phận nào đó của con người sẽ có

thể đến một nơi nào đấy — nơi đó hoặc gọi là thế giới Tây phương cực lạc, hoặc gọi là thiên đường. Tất cả mọi tôn giáo đều nói với các tín đồ rằng có tồn tại Thần thánh, trong cuộc đời của con người thì thân thể không quan trọng, tinh thần và linh hồn mới là cái quan trọng nhất.

Lại có tôn giáo nói, người ta sinh ra đã có tội, vì thế phải chuộc tội p.75 , người ta phải sống để mà chuộc tội. Những giáo lý kể trên dường như không có sức thuyết phục đủ mạnh.

Học thuyết « Thiên nhân hợp nhất » của Đạo gia Trung Quốc có câu: « Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn, trong vũ trụ có 4 cái lớn thì con người là một cái lớn ». Lão Tử đưa nhân cách lên tới mức rất cao, xếp người ngang với đạo, trời, đất — đây là tinh thần cơ bản

của Đạo gia. Nếu nói con người sinh ra đã có tội thì sao có thể xếp con người ngang với trời đất. Bởi thế Đạo gia có khí thế hùng vĩ, có ảnh hưởng không giống các tôn giáo khác.

Ghi chú của người dịch :

[1] Câu này tác giả viết khác với câu ở chương XXI sách Trung Dung, nguyên văn là Tự

thành minh, vị chi tính ; tự minh thành, vị chi giáo.Thành tắc minh hĩ, minh tắc thành hĩ. 自

誠明,謂之性;自明誠,謂之教。誠則明矣,明則誠矣.

[2] Thiệu Khang Tiết (1011-1077), triết gia, Dịch học gia, nhà bói toán nổi tiếng đời Tống.

[3] Tề giới : tu thân, tự nhắc nhở mình.

[4] Siêu giác tĩnh tọa : một kiểu yoga hiện đại có tên tiếng Anh Transcendental Meditation

do đại sư yoga người Mỹ gốc Ấn Độ là Maharishi Mahesh Yogi (1918–2008) sáng lập, được nhiều người phương Tây áp dụng để dưỡng sinh.

[5] Chân Ngô Đại đế : 真吾大帝, ở đây chữ Ngô 吾 nghĩa là ta, tôi.

[6] Học Dung : tên gọi chung của Đại học và Trung dung, hai tác phẩm của Khổng Tử.

[7] Hồi quang phản chiếu : nghĩa đen là ánh sáng phản xạ khi trời lặn làm bầu trời sáng rực; nghĩa bóng là trạng thái con người ốm đau trước khi chết bỗng dưng phát huy sức sống còn lại của mình, tinh thần hăng hái tràn trề.

[8] Không : một khái niệm rất khó hiểu của Phật giáo, tạm hiểu ý nói mọi sự vật bao giờ cũng phải dựa vào các loại nhân duyên thì mới có thể tồn tại (chứ không thể độc lập tồn tại).

[9] Thủ trung 守中: giữ cho nội tâm được hư vô tĩnh sạch.

Page 58: Tay Tuy Kinh ebook

58

PHÁP MÔN THANH TU CỦA ĐẠO GIA

道 家 清 修 法門

Dàojiā qīng xiū fǎmén

Thử hỏi vì sao thân ta không rời tinh khí và nguyên thần,

Nay ta nói cho biết : đó là do trong thân ta có một hạt ngọc huyền

Ca dao cổ

Pháp môn Thanh tu của Đạo gia

Học thuật Đạo gia Trung Quốc có lịch sử lâu đời, truyền từ xưa cho tới nay, rất nhiều pháp

môn, các trường phái rất phức tạp, khó tránh khỏi thất chân, thất truyền, hoặc có chỗ lấy nhánh thay gốc, cá biệt thay toàn thể, khiến người ta không biết nông sâu, khó hiểu đâu là thật giả, muốn học mà chẳng biết bắt đầu từ chỗ nào. Lâm Ức, Quốc tử bác sĩ đời Tống có

viết trong phần Lời tựa chú giải cho tác phẩm y học lớn của Trung Quốc « Hoàng đế nội kinh » như sau : « Đáng tiếc là từ lâu y học cổ Trung Hoa đã không còn người giỏi, y thuật

ám muội, chú giải sai nhầm, nghĩa lý mung lung … Cớ sao y đạo tinh thâm như vậy lại truyền cho những kẻ hiểu biết nông cạn ? Y học cổ Trung Hoa không bị phế bỏ thật là may mắn. »

Nhưng nếu quan sát về lịch sử tư tưởng văn hóa thì có thể thấy sự nghiên cứu học thuật Đạo gia vẫn là một quá trình liên tục, thích ứng, phát triển. Những điều kể trên là hiện tượng tất

nhiên. Bởi lẽ đó, không cố chấp cổ nghĩa cổ pháp để xem xét nghĩa hiện nay, pháp hiện nay, cái nào là thật giả, là đúng sai ; như thế mới là thái độ nên có khi nghiên cứu các học vấn.

Nhìn lại các phái thiền tông của Phật giáo thì cũng như vậy, có những con đường khác nhau

để nghiên cứu 8 vạn 4 nghìn pháp môn. Lâm Ức bảo các tín đồ rằng hãy nên căn cứ vào cá tính của mình, hứng thú của mình, tư chất của mình mà lựa chọn Phật môn phổ độ mình

thích ; người có chí thì sẽ lên được bảo phiệt [tức chiếc bè cứu vớt chúng sinh khỏi bị chìm đắm mê muội].

Sau đời Tống, Nguyên, trong nhiều pháp môn của Đạo gia có hai đạo phái được các học giả

quan tâm, được gọi là hai tông Nam Bắc. Một là phái Thanh tu, còn gọi là phái Thanh tịnh. Một là phái Tài tiếp.

Phái Thanh tu chủ trương tập trung vào thực hành giáo điều kinh điển, lấy lý luận có liên quan đến phương pháp tu dưỡng của Lão Tử : « Phu vật vân vân, các phục quy kỳ căn, quy căn viết tĩnh, thị vị phục mệnh » [Dịch ý : Sự sinh trưởng của muôn vật tuy khí thế hừng hực

nhưng phức tạp, thực ra sinh mệnh đều là từ không đến có, từ có đến không, cuối cùng cũng sẽ trở về nguồn gốc ban đầu], « Thiên địa chi gián, kỳ do đà nhạc hô ! » [Dịch ý : Sự vận

hành của trời đất như cái bễ. Cái bễ thổi gió dùng cho thợ rèn bên trong rỗng không nhưng chẳng bao giờ hết gió], « Chuyên khí chí nhu, năng anh nhi hô » [Dịch ý : Tinh thần và hình thể hợp làm một, có thể không tách ra được chăng ? Kết tụ tinh khí làm cho con người hiền

lành nhu thuận, có thể như trạng thái không ham muốn của đứa trẻ được không ?] p.78 . Phương pháp tu dưỡng đó được Lão Tử lập luận trên cơ sở kế thừa truyền thống văn hóa

thượng cổ Trung Quốc, căn cứ vào sự quan sát các hiện tượng vật lý tự nhiên [1].

Page 59: Tay Tuy Kinh ebook

59

Bởi lẽ trong thế giới vật lý, mọi cái cơ sinh phát của sinh mệnh đều là mối quan hệ mọc lên từ trạng thái tĩnh. Phái Thanh tu dốc sức như vậy vào phương thức tĩnh tọa đơn tu « Pháp vu

âm dương, hòa vu thuật số, hình dư thần cụ » [Dịch ý : Người thượng cổ hiểu được đạo lý vận hành trời đất, đó là âm dương hài hòa, số phận mỗi người đều định sẵn, cho nên hành sự

đều không đi ngược lại đạo lý vận hành bình thường ấy, sự ăn ở làm nghỉ của họ đều dựa vào phép âm dương, hòa hợp với thuật số, có mức độ vừa phải, không làm bậy, nhờ thế thể xác và tinh thần hài hòa với nhau, hưởng trọn tuổi trời cho], tiến hành phép vận động nội công 7

bước : điều tiết thân thể, điều tiết tâm, điều tiết thở hít, ngưng thần, phục khí, nhiếp tinh, khai khiếu, tiến hành tu luyện quy căn phục mệnh, nhằm đạt tới sự đắc đạo trường sinh, vũ hóa

đăng tiên.

Đạo gia có nhiều môn phái, pháp thuật chia rẽ, nhưng mọi con đường đều dẫn đến La Mã, nơi dừng cuối cùng là các con đường khác nhau đều cùng quy về một chỗ, vẫn chưa thoát

khỏi phạm trù luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hóa hư và luyện hư hợp đạo.

Dưới đây sẽ trình bày về tọa pháp cụ thể có tính chất nói chung, nhằm để các bạn có chí tham

khảo :

1. Điều thân

« Điều tiết thân thể như thế nào ? — Ngồi thẳng thân mình. »

Sau khi nhập tọa, tai hướng vào vai, mũi hướng vào rốn, đầu không cúi, lưng chớ cong, ngồi xếp bằng tròn, mắt hơi nhắm, miệng hơi mím lại, áp lưỡi lên hàm trên, trọng lực toàn thân

dồn vào dưới rốn. Khi rời chỗ ngồi, trước tiên mở miệng hà hơi rồi khẽ động đậy thân mình, mở tay, mở mắt, thả chân, rồi từ từ đứng dậy.

Ngồi xếp bằng tròn : có mấy cách ngồi : song bàn, đơn bàn, phản bàn. Song bàn [2] là xếp

chân trái lên trên đùi phải, rồi lại xếp chân phải lên trên đùi trái, hai bàn chân đều quay lên trên, hai đầu gối bành ra làm đệm, cơ bắp toàn thân duỗi ra, lưng thẳng tự nhiên. Do bắp chân

cứng mềm khác nhau nên không phải ai cũng ngồi được kiểu song bàn, không phải ai cũng học được.

Vì thế cách ngồi đơn bàn [3] phổ biến hơn. p.79 Khi ấy vẫn để chân trái lên trên chân phải,

xếp chân phải ở dưới chân trái ; người bình thường ai cũng có thể ngồi kiểu này được. Do một chân ở trên, một chân ở dưới nên người dễ bị hơi nghiêng không thể ngồi thẳng. Cần chú

ý giữ cho tư thế ngay thẳng, trong khi ngồi chớ quên tỉnh sát [tức kiểm tra tư tưởng hành vi của mình].

Ngồi kiểu phản bàn thì tiện cho người già yếu, khi xương chân đã cứng, không thể ngồi các

kiểu song bàn, đơn bàn, đành phải ngồi kiểu này. Vẫn để hai chân bắt chéo nhau, hai đầu gối cao hơn chân.

Dù ngồi kiểu nào thì đều phải ngồi trên một miếng đệm mềm, để mông hơi cao, chân hơi thấp, bụng dưới dễ nhập lực.

Ngoài ra còn có quỳ tọa kiểu Nhật Bản, đoan tọa kiểu nhà Nho, có thể tùy theo thói quen mà

dùng. Quỳ tọa là quỳ hai chân đều nhau, hai đầu gối nhô ra phía trước cách nhau chừng 1 thước Anh [33,3 cm], lòng bàn chân trái để lên trên mu bàn chân phải, hoặc ngược lại. Gót

hai chân trái phải cách nhau khoảng 6 inch [16 cm], sau đó ngồi người xuống, đè lên hai gót chân.

Page 60: Tay Tuy Kinh ebook

60

Khi ngồi kiểu đoan tọa thì phải làm riêng một cái ghế tựa chân thấp, độ cao chừng vừa ngang ống chân mình. Khi ngồi phải để bìu dái ra ngoài mép ghế để tránh dương vật [nguyên văn :

thận bộ] bị tê khi ngồi lâu ; tư thế phải tương đối thẳng.

Nắm tay [Ác cố]

Dùng 10 ngón tay của hai tay nắm vào nhau, nhằm để trói buộc thân tâm ; nắm chặt để trấn tĩnh. Có rất nhiều kiểu nhưng tác dụng đều là một. Dưới đây trình bày hai kiểu.

Một kiểu là 4 ngón tay phải ôm lấy 4 ngón tay trái, hai ngón cái đan chéo luồn vào trong, mặt

ngón tay áp vào nhau, khẽ nắm lại, đặt dưới rốn. Một kiểu nữa là : hai ngón cái dựng thẳng lên trên, mặt ngón tay áp nhau chặt, nhưng không dùng sức. Tám ngón còn lại đan vào nhau,

hai cánh tay ôm vòng chụm vào chỗ rốn, p.80 hai ngón út dựa vào dưới rốn, hai ngón cái dựa vào trên rốn, hai lưng ngón tay không được bám vào đùi, nhằm để thẳng lưng.

2. Điều tâm

« Điều tâm như thế nào ? — Tâm phải trống rỗng »

Muốn tâm rỗng, trước tiên phải ngừng hết vọng niệm. Thế nhưng vọng niệm của người ta

hoặc là do lục căn [4] đem lại, hoặc bắt đầu từ cảm xúc thất tình [5], một khi đã quét sạch các thứ đó thì sẽ dễ hành công. Muốn vậy phải đếm hơi thở hoặc phải tụng tâm kinh.

Cách đếm hơi thở như sau : lấy một lần thở một lần hít làm một hơi, đếm từ 1 tới 10 rồi lặp

lại tuần hoàn đếm nhẩm trong đầu. Đếm cho đến khi tâm-thở dựa vào nhau thì ngừng đếm.

Cách tụng kinh : chú ý đọc nhẩm trong đầu, miệng không mấp mày, tâm cũng bất động.

Tụng cho đến khi tâm-thần là một thì ngừng tụng.

Tâm không phải là trái tim hồng có máu có thịt mà là thứ không có hình dạng, là cái tâm sáng lên một điểm thiêng liêng.

Tư Mã Tử Vi nói : « Tâm là chúa của thân xác, là soái của trăm vị thần ; tĩnh thì sinh trí tuệ, động thì trở thành mê mẩn ». Vì thế người học đạo phải tập trung tư tưởng, xa rời mọi

chuyện [nguyên văn thu tâm ly cảnh], trong tâm không có gì hết, không có vật vào, tự vào cõi hư vô. Tâm như con mắt vậy. Vật nhỏ đến đâu đã lọt vào mắt đều làm cho mắt mất yên ổn ; để bụng đến các việc nhỏ sẽ làm tâm loạn động. Cái tâm đó thì tùy thuộc hoàn cảnh,

không quen độc lập, chẳng có nơi ký thác, khó có thể tự yên. Nếu có thể tạm yên thì sau đó lại trở về tán loạn. Bởi vậy phải trói buộc tâm vào một nơi, không thể để vọng niệm lôi kéo

tâm. p.81 Nếu dùng cách đếm hơi thở hoặc tụng kinh để ràng buộc tâm, làm cho tâm hợp với thở hít, hợp với kinh ; ngoài thở hít và kinh ra, không còn tâm nào nữa. Vô tâm cũng tức là không nghĩ, không nhớ ; có thể luyện đến mức như vậy thì tâm sẽ thực sự trong sạch, sẽ cảm

thấy tâm trống không, rỗng không.

3. Điều tiết thở hít

« Điều tiết sự thở hít như thế nào ? — Thở hít sâu lặng »

Hít một hơi từ dưới rốn lên đỉnh đầu, hít [có lẽ sách in nhầm, nên là thở] một hơi từ đỉnh đầu xuống dưới rốn ; khi hít phải dẫn khí từ dưới rốn đi lên trên, khi thở phải ép khí từ hoành

cách mô đi xuống. Hít lên, thở xuống, tai không nghe thấy tiếng thở hít, một lên một xuống, điều tiết cho thở hít nhẹ dần. Cách điều tiết là : không được liên quan tới sự không khí ra vào

lỗ mũi ; mũi phải tự do tự tại, không chịu sự cố ý tác động đến mũi, đặc biệt không để ý tới

Page 61: Tay Tuy Kinh ebook

61

sự không khí ra vào mũi mà chỉ để ý tới sự lên xuống của bụng. Thở hít càng sâu thì tâm càng tĩnh tại.

Cách điều tiết thở hít của Đạo gia có thể ví như cái bễ của thợ rèn : khi hút khí, gió theo vào bếp lò ; khi đẩy khí ra thì gió bị đẩy ra cũng đi vào bếp lò. Cái rốn của ta chính là cái bếp lò

đó. Vì thế khi hít hơi từ dưới rốn lên trên làm rốn động, khi thở ra hơi từ trên rốn ép xuống cũng làm rốn động. Nó tương tự sự kéo ra đẩy vào của cái bễ thụt lò rèn.

Lý chân nhân có bài vè Mười sáu thỏi vàng: « Nhất khí tiện đề, khí khí quy tề ; nhất đề tiện

yên, thủy hỏa tương kiến » Ở đây Nhất khí tiện đề nghĩa là khi mũi vừa hít khí vào thì đưa thận khí ở dưới rốn lên tới rốn. Nhất đề tiện yên là sau khi đưa khí lên rốn thì lập tức nuốt

chỗ khí đó, nuốt tâm khí vào rốn, tức là các thứ khí đều quy vào rốn. Thận thuộc thủy, tâm thuộc hỏa ; hai thứ thận khí và tâm khí đều hội hợp vào rốn, khi ấy nghĩa là thủy hỏa gặp nhau.

p.82 Những người bình thường khi hít vào thì bụng phình lên, khi thở ra thì bụng xẹp xuống, tựa như con cá uống nước, nước vào miệng nhưng ra đằng mang. Như vậy thì sao mà nội khí

không xuất ra, ngoại khí không đi vào. Trang Tử nói người đời thở bằng cổ họng là lẽ ấy.

Bởi vậy, muốn điều tiết thở hít thì tất phải điều sao cho hít lên thở xuống [nguyên văn : Hấp thăng hô giáng] thành lẽ tự nhiên. Khi hít thì đi lên tận minh đường [mũi], khi thở thì xuống

tận khí hải [6], như vậy mới có thể nín thở trữ khí và trở về thai tức [7], mới có thể lên sau xuống trước. Sau khi hít lên, huyệt Vĩ lư dẫn khí đi lên. Khi thở xuống thì do Nê hoàn dẫn

khí đi xuống [8]. Đó là cái Đạo gia gọi là Vận Tiểu châu thiên, có thể luyện đến mức hà xa tự quay thì hai mạch Đốc, Nhiệm thông với nhau, làm gì cũng được.

Tĩnh tọa pháp do một người thời cận đại là Nhân Thị Tử đưa ra có điểm giống như phương

pháp thở hít của Đạo gia, chưa được nghiên cứu kỹ [9]. Một người Nhật Bản họ Cương Điền có đưa ra phương pháp Nghịch hô hấp, cho là phát minh của mình. Thực ra đó vẫn là

sự thâu nhặt nguyên lý Hấp thăng hô giáng của Đạo gia ta rồi phát triển lên, làm cho phương pháp rõ ràng hơn, có thể coi đó là sự kế tục và hoàn thiện chứ chưa thể coi là tự mình chứng ngộ được.

4. Ngưng thần

« Ngưng thần vào chỗ nào ? »

Ngưng thần [ý nói tập trung tinh thần tư tưởng, lặng lẽ suy nghĩ] vào khiếu Sơn Căn ở giữa hai hàng lông mày, Đạo gia gọi là Huyền Tẫn, còn gọi là Thiên Mục, bên trong thông với Tủy Hải, tức Nê Hoàn cung, là Thượng Đan điền.

Ngưng bao lâu để thần không hướng ra ngoài thì gọi là định. Khi định thì cái khiếu Sơn Căn ấy mới mở ra ; do đó có thể tiếp nhận khí điện từ trong không trung. Khí này tức là cái khí

tiên thiên chân nhất nói trong sách của Đạo gia. Nó không có hình dạng, p.83 trời đất dựa vào nó để sinh tồn, con người ta dùng nó để mà sống, kết quả có thể hư tâm tĩnh dưỡng, khí tự nhiên nhập vào thân người, tư tưởng phải tập trung đến ngưng thần mà được. Nhưng thần

là vật linh diệu có hoạt tính cao, nên không dễ ngưng tụ, phải chờ sau khi điều tiết thở hít xong, tâm không tản mát [nguyên văn : tán loạn], sau đó dùng ý dẫn quang, tụ tập vào giữa

hai hàng lông mày, trực xạ vào hậu não, tựa như 4 phía trong suốt, mà lại không quên ý ở chỗ giữa hai hàng lông mày, là bí quyết phản chiếu hồi quang.

Page 62: Tay Tuy Kinh ebook

62

Nhưng người mới học thì tâm dễ tản mạn, ai cũng vong thất [quên lỗi của mình] hoặc cố tăng thêm sức chú ý, đến mức đầu óc u mê. Vì vậy sau khi tâm đi mất [nguyên văn : tâm tẩu]

cần phải thu hồi ; thu hồi rồi lại bỏ xuống ; tâm đi phải thu hồi ngay, để trị chứng vong thất, thu hồi rồi lại bỏ xuống, cho nên cũng là để phòng u mê ; cái gọi là không trợ giúp, không

bỏ quên cũng là vậy, dùng nó không chuyên cần cũng là vậy.

Phép ngưng cũng như gà ấp trứng, không quên canh giữ cái nó phải giữ gìn ; nếu thu hồi quang mà không quên cái mình phải canh giữ thì gọi là phản chiếu, dùng một để chế ngự cả

nghìn vạn thì quang tự định, thần tự ngưng, khiếu tự chuyển động. Tình hình đó giống như nam châm hút sắt, lại như hút khí quan, có cử động là có thu lấy, yên lặng mà canh giữ thì

khí tiên thiên chân nhất tự nó sẽ đi qua khiếu mà vào thân người. Giả sử canh giữ bất động thì vào lúc áp lưỡi lên hàm trên, hãy cắn nhẹ hai hàm răng vào nhau, tập trung chú ý mạnh từ não hậu chuyển vào giữa hai lông mày. Nếu chưa có bất động thì động sau, lại tránh dùng

sức, nên để tự nhiên. Đặc biệt khi hành công, vào lúc áp lưỡi lên hàm trên thì hít nhẹ, kiểu như em bé bú tí, mỗi lần mút là một lần lấy được sữa, sẽ cảm thấy chỗ giữa hai hàng lông

mày mỗi lần lấy là một lần động. Khi ấy khẽ co thít hậu môn lại, cứ thế động đậy một chút, khi vừa bỏ xuống thì lại động đậy hút lấy, gọi là thái thủ cũng là nhiếp động. Gọi là ôn dưỡng, cũng là bỏ xuống.

Kinh Linh khu nói : « Thiên cốc nguyên thần, thủ chi tự chân ». Thiên cốc là cái đầu. [nguyên thần tức linh hồn ; ý nói giữ được linh hồn của đầu óc thì tự nhiên sẽ trở thành con

người đích thực]. Lại nói : « Tử dục trường sinh, bao nhất đương minh », [ý nói muốn sống lâu thì đầu óc phải sáng láng, trong sạch, chớ có ý nghĩ xằng bậy]. Nhất tức một khiếu. Lại nói : « Bao nhất thủ chân, thần tự thông linh », kiên trì giữ thần ở bản cung p.84 thì chân

khí tự lên, chân khí tự định, tinh thần tự tăng tiến, trái tim tự mở, nguyên thần tự hiện [ý nói cứ kiên trì đến cùng giữ tinh, khí, thần không để tự hao tổn hoặc tràn ra ngoài thì tự nhiên sẽ

có khả năng thông linh, tức giao lưu được với linh hồn người chết].

Đỉnh khiếu mở ra, tất cả các khiếu đều mở ra, nguyên thần ở lại, thần thần nghe mệnh, thần ở lại các khiếu mà không tản mất, như vậy người sẽ yên lành mà chết.

Thuần Nguyên chân nhân nói : « Nhân thần nhất hướng chiếu trước ngoại biên, phàm chủng chủng trí lự cụ thị thần chi biến hiện, như kim chỉ tướng giá cá thần, thu thập hồi lai,

phóng hạ ngoại biên hứa đa kỹ sảo, tiện thị phản quan nội chiếu. Kỳ thực quan vô sở quan, chiếu vô sở chiếu, nhi dịch vị thưởng bất quan bất chiếu dã ». [dịch ý : Thần của con người bao giờ cũng soi rọi sự vật ở bên ngoài; mọi suy nghĩ đều là thể hiện biến đổi của thần. Nếu

thu lại thần đó, đặt xuống bên ngoài nhiều trí sảo, nhiều suy nghĩ thì đó là phản quan nội chiếu. Thực ra có xem xét, có soi rọi không thì cũng là chưa soi chưa rọi].

Thạch Am Tử nói : « Sơn căn nhất địa, dịch danh huyền tẫn, ư thử tồn quan, học đáo nhất niệm bất sinh, tự năng khoát nhiên nội tịch, thần do hoàng đạo, (xung mạch) tự đạt trung hoàng, (tâm chi hạ tế chi thượng), tự giác tự quảng cao thâm vô tế, nãi vi nội huyền tẫn.

Tòng thử tịch thể như sơ, trực khả thâm thấu tạo hóa huyền tẫn, toại dư nguyên thủy tổ khiếu nhất tỵ khổng xuất khí, nhi đầu đầu thị đạo hĩ. Khởi cẩn tầm trước nhất thân tổ khiếu

kỷ dã ». Huyệt Sơn căn, còn gọi là Huyền Tẫn, tập trung tư tưởng vào đấy, học được cách tĩnh, không phát sinh bất cứ ý niệm nào, thì tự nhiên sẽ thông suốt ; thần từ Hoàng đạo (mạch Xung) đến thẳng Trung hoàng (ở dưới tâm, trên rốn), tự cảm thấy rộng bao la, cao

sâu không bờ bến, đó là Nội huyền tẫn. Từ đây giữ cho thân thể yên lặng thì có thể hiểu thấu

Page 63: Tay Tuy Kinh ebook

63

tạo hóa Huyền tẫn, thực hiện cùng Tổ khiếu nguyên thủy xuất khí qua lỗ mũi, chỗ nào cũng là đạo, chỉ cần đi tìm Tổ khiếu là được.

Con bọ hung vận chuyển cục phân, trong cục phân có sinh cái đạo, đó là công của sự tập trung tư tưởng đó. Trong cục phân còn có thể sinh thay da đổi thịt. Khi ta ngưng thần thì sẽ

yên ổn không có biến đổi.

5. Phục khí

« Khí phục ở nơi nào ? »

Khí phục [phục có nghĩa là nấp, nép, ẩn giấu] ở cả phía trên và phía dưới rốn. Trên rốn là Khí huyệt, là Trung đan điền. Dưới rốn là Khí hải, (Tinh nang) [tức bìu dái] là Hạ đan điền.

Sau rốn là Thiên tâm, là Tổ khiếu.

Đời người khởi điểm từ rốn, cho nên lấy rốn làm Mệnh căn. p.85, Sự sống của mệnh cũng được vận hành bởi Khí, cho nên lấy Khí làm dưỡng liệu, giấu Khí ở rốn, giống như cây cối

có dưỡng liệu nuôi rễ nên cành lá tự nhiên mọc được. Có điều Khí được giấu như thế nào thì toàn bộ đều là hít do nội thăng, thở do nội giáng, hít lên thở xuống ; tai không nghe thấy

tiếng thở hít. Luyện tới mức ổ tim [nguyên văn tâm ổ] trũng xuống, bụng dưới nhô ra, có thể kiên trì như vậy thì lực bụng sẽ không bị yếu đi, tự nhiên rốn không rời Khí, và Khí cũng không rời khỏi rốn.

Luyện lâu ngày sẽ có một luồng khí nóng phát động từ dưới rốn, sau khi cực thịnh thì dùng Ý để dẫn sang huyệt Vĩ lư, đi theo xương sống lên đỉnh đầu — gọi là khai thông mạch Đốc.

Khi đi qua Vĩ lư hoặc chỉ đến giáp tích thì dừng lại, hoặc đến tận xương chẩm thì dừng. Xương chẩm có biệt hiệu là vách sắt, rất khó đi qua, nhưng nếu được dẫn nhiều lần thì tự nó sẽ thông qua hết để vào Tủy hải (Nê hoàn cung), từ Ấn đường xuống yết hầu rồi xuống

ngực vào bụng đến dưới rốn — gọi là khai thông mạch Nhiệm. Khi mạch Nhiệm đã thông thì khí cơ không còn bị ngăn trở mà sẽ vận hành, chẳng những Khí ngày càng tích tụ nhiều

lên mà khí cơ thành thục, hà xa tự quay, dùng Ý dẫn thì có thể đến toàn thân, tới khắp mọi lông tóc, thân nhiệt sẽ tự tăng lên, bệnh tật tự nhiên lùi xa, thân tâm vui sướng, như thế là có hiệu nghiệm.

Xung Hư Tử nói : « Cửa ải lớn của sự sống chết trong đời người chỉ là một thứ Khí. Sự phân chia thánh thần với người phàm trần chỉ bởi một thứ Phục Khí ; Phục ban đầu nghĩa là

tàng phục [ẩn giấu], cũng là giáng phục. Có năng lực phục khí thì tinh có thể trở về, phục hoàn thành Khí tiên thiên, có thể ngưng thần, tiến đến phục hoàn Thần tiên thiên. Cho nên kẻ luyện tinh muốn điều tiết cái Khí ấy để ẩn giấu nó ; kẻ luyện thần muốn thở hít Khí ấy để

ẩn giấu nó. Công phu hướng lên trên từ đầu đến cuối là ẩn giấu một ngụm khí đó [nguyên văn khí nhĩ] ».

Cổ tiên có câu : « Phục [tức giấu] khí không nuốt khí, nuốt khí tất phải phục khí. Nuốt khí không trường sinh. Muốn trường sinh phải phục khí ». Phục khí là nói phục khí tiên thiên, làm cho khí vào đầy bụng, chứ không phải là nhĩ kim thạch thảo mộc, cố nín thở khí.

p.86 Trần Mi công nói : « Trời đất dùng khí sinh ra con người, vì thế con người không được lúc nào rời khỏi khí. Con cá dưới nước, hai mang luôn cử động không ngừng. Con người

trong vũ trụ, hai mũi luôn phập phồng không bao giờ ngừng. Cho nên khí thống trị tạo hóa ; loài người sống bằng khí. Vì vậy nói khi ăn uống thì khí huyết tứ chi và xương cốt khắp người sẽ được điều dưỡng ; điều đó động chạm tới sự vận động của khí cơ, đều có thể giải

thích và điều trị được các loại bệnh tật. Đời người lao động mệt nhọc, khí vì thế mất đi, tất

Page 64: Tay Tuy Kinh ebook

64

sẽ xuất nhiều nhập ít ; bên ngoài không vào, bên trong sẽ trống rỗng, cho nên sẽ đến ngày chết. Người biết đạo trời, làm theo trời dạy, giữ thần được tĩnh thì tất cả khí trở về rốn, sống

thọ ngang trời đất. Vì thế biết đời người giữa trời đất tuy có thể thấy hình hài nhưng sống được bao lâu là nhờ khí. »

6. Nhiếp tinh

« Tinh được nhiếp [lấy, hấp thụ, thu nhận] ở chỗ nào ? »

Tinh được lấy ở chỗ trước cốc đạo [10], sau bìu dái, ở giữa hai cái đó. Chỗ này gọi là Hải

để [huyệt Đáy biển], còn gọi là huyệt Âm kiểu, là con đường mà tinh khí đi qua, cho nên khi dương động, tức khi sinh ra tinh dịch, thì thu nhiếp [thu nhận tinh dịch], hóa khí đi lên, tức

hoàn tinh bổ não, còn gọi là « hái thuốc ».

Dương động chia làm hậu thiên, tiên thiên.

Hậu thiên dương động là sự động dục khi thấy có thể làm tình, hoặc có sự tiếp xúc, có lửa

dục tình nổi lên, hoàn trả tinh khí về não, không có công phu điểm hóa thì sau này tích tụ cho đầy, tất sẽ dẫn đến phún đỉnh tọa hóa [11]. Vì thế khi thu nhiếp thì phải an thể tĩnh tâm,

thùy chiếu huyệt Âm kiểu, dùng Ý dẫn khí, chuyển qua huyệt Vĩ lư, hút lên đỉnh thượng, trở về Thiên mục, tự vòng quanh Nê hoàn, ý quay trái 36 vòng, quay phải 24 vòng thì dừng, như vậy dương khí tự biến thành dòng suối lạnh, p.87 hạ nhập giáng cung, tản về mạch lộ,

tĩnh tọa một lát cũng được bồi bổ.

Tiên thiên dương động : vào lúc nửa đêm giờ Tí, hoặc lúc hai giờ Sửu, Dần, khi ấy cực yên

tĩnh, tinh khí được sinh ra, thận [?] đột nhiên cương lên — đó là dương khí của con người được khởi động ứng với dương khí của trời đất, nhất thiết phải tránh mọi phàm niệm nhằm ngăn ngừa tinh khí bị rò rỉ. Chờ đến lúc cương hết mức, tại chỗ giữa huyệt Âm kiểu với

huyệt Vĩ lư có trạng thái nhu động, khi ấy khẽ thót hậu môn, đồng thời đi [nguyên văn : nhiếp] tiểu tiện, vừa hít vừa nâng, như vậy tinh khí của ta sẽ tự dẫn dương khí của trời đất,

tương tự như nam châm hút kim sắt, dương khí từ huyệt Vĩ lư đi vào người, càng hút càng lên, đi thẳng vào Nê hoàn, lặng lẽ giữ lại và biến thành cam lộ, yết quy khôn phục, tủy đọng tinh ngưng lại [nguyên văn : tủy cố tinh ngưng], mãi mãi không bị rò rỉ, Đạo gia gọi là Hái

thuốc nhỏ, cũng là công phu xây đắp nền móng.

Lý Hư Am chân nhân nói : « Dương quan nhất bế, cá cá trường sinh » [Dịch ý : Đóng kín

được mạch Đốc thì sẽ sống lâu], xem ra chẳng qua nghĩa là như vậy. Tinh là cái đẹp của vạn vật, là của quý dưỡng thân lập mệnh. Tinh sinh Khí, Khí sinh Thần, vì thế Tinh là mẹ của Khí, Thần là con của Khí. Giữ được dương tinh thì thành thần tiên.

Người đời mỗi khi gặp chuyện sinh tinh, do không biết tu luyện nên thuận để tinh xuất ra mất, do đó vì tinh bị hao tổn nên tất chết. Chân nhân biết dùng thần giữ tinh lại, đưa tinh

chạy ngược về khí huyệt, dùng thần chăm sóc nên tinh hóa khí ; chân nhân cả đời tu luyện, luyện đến mức khí đủ, sinh cơ bất động, gọi là Kết đan, làm cho tinh môn bị đóng lại, con người trở thành nhân tiên.

Cái gọi là thần lưu tinh, nghịch quy khí huyệt, dụng thần chiếu chi là nói khi dương động cực cứng, chiếu ánh mắt vào dương quan, qua đó dùng ý để canh giữ khí huyệt.

Luyện tinh có bí quyết, toàn bộ bắt đầu hành công từ thận gia. Khiếu Nội thận gọi là Nguyên quan ; khiếu ngoại thận gọi là Tẫn hộ. Chân tinh chưa tiết ra, càn thể chưa bị phá, thì ngoại thận [tức dương vật] khi đến giờ Tí sẽ cương lên, khí của thân người hòa hợp với

Page 65: Tay Tuy Kinh ebook

65

khí của trời đất và tiết ra tinh p.88. Dương sinh [12] của thân người khá muộn, có người đến giờ Sửu mới sinh ; có người đến giờ Dần; lại có người đến giờ Mão mới sinh tinh. Cũng có

người mãi mãi không thể sinh tinh, không thể tương ứng với trời đất.

Dương sinh tức dương cử. Bí quyết luyện dương cử là : đến nửa đêm giờ Tí, khoác áo ngồi

vào chỗ luyện công, hai bàn tay xát cho nóng hết mức, rồi một tay cầm ngoại thận, một tay ấn vào rốn, như vậy thần sẽ ngưng kết vào nội thận. Tập lâu ngày thì tinh sẽ vượng. Ngoại thận là nói dương vật, nội thận là nói chỗ sau rốn.

Trần Đồ Nam nói : « Dương tinh sinh ra hàng ngày nhưng người đời không biết tích tụ, đến mức làm nó tán đi thành khí ở khắp thân. Chí nhân [13] dùng phép truy nhiếp làm cho nó

kết tụ thành hạt chân châu to bằng hạt gạo ; nhà Phật gọi là Bồ đề, Tiên gia gọi là Chân chủng. »

Y chân nhân nói : « Kẻ tu phép trường sinh lấy sự giữ gìn chân tinh làm gốc. Tinh vượng tự

nhiên tinh hóa thành khí. Khí vượng tự nhiên nạp đầy tứ chi. Tứ chi đầy khí thì nguyên khí trong thân người sẽ không theo hơi thở ra mà xuất đi ; chính khí của trời đất thì mãi mãi

theo hơi hít vào mà nhập vào thân. Đạo thư nói tinh sinh ra chờ điều chế thành thuốc [nguyên văn : điều dược]; thuốc sinh rồi chờ được sử dụng ; quy lư chờ phong cố, nổi lửa chờ vận hành, tắm rửa chờ ngừng thở ; lửa đủ chờ ngừng đủ » Sáu sự chờ kể trên cần xin bí

quyết truyền miệng của minh sư.

Lại nói về sự luyện đan, đó là luyện nguyên tinh ở trong thận, khi tinh đầy thì khí sẽ tự sinh

ra, phục luyện khí sinh ra đó, thu hồi chân khí để bù vào cho đủ khí, sinh cơ bất động, đó là Đan. Khi căn khiếu của người đã không còn đường rò rỉ tinh, thì người thành nhân tiên.

Thúc Nghi nói : « Nước bị chặn sẽ tràn lên trên, vì thế người dưỡng tinh thì tất nhiên có

nhiều nước bọt và mồ hôi [nguyên văn : tân tất nhuận]. Nước chảy hết xuống dưới thì phía trên sẽ khô, vì thế kẻ đa dục thì cổ họng tất phải khát nước. Nước ở trên lửa là đã cứu ; điều

đó là do vật sinh ra [nguyên văn : ký tế giả, vật sở do sinh dã]. Nước ở dưới lửa là chưa cứu ; đó là do vật bị hỏng [nguyên văn : vị tế giả, vật sở do hoại dã]. Hiểu được nghĩa của hai quẻ [quái] thì đã nghĩ được quá nửa con đường sinh tử ».

7. Mở khiếu

p.89 « Khiếu mở tại chỗ nào ? »

Khiếu mở tại chỗ dưới tâm trên thận, trung gian 1 thốn 2 phân ở khoang bụng, chỗ đó gọi là khí huyệt, là con đường mà tâm thận qua lại, là quê hương thủy hỏa đã cứu, khi chưa mở là huyền quan ; khi đã mở là huyền khiếu. Muốn mở khiếu đó, trước tiên phải tập trung ý nghĩ

vào [nguyên văn : cùng tưởng] sơn căn, làm cho khí thở hít thông tới giáp tích, trên thì đến tận nê hoàn, giữa thì đến trung hoàng, dưới thì đến khí hải ; sau đó ngưng thần tại giáp tích,

gọi là quan khiếu [tức bịt lỗ]. Thủ mà vô thủ là thủ khiếu. Luyện quen lâu ngày thì huyền quan tự hiện. Bên trong sáng láng như bóng trăng dưới nước, tự nhiên giáng động tâm, ngừng vọng niệm. Khi đó chân khí tự hiện, nguyên khí trong thân thể sẽ không xuất ra ngoài

theo hơi thở ; chính khí của trời đất sẽ nhập vào người qua hơi hít vào.

Y chân nhân nói : « Người có căn nguyên vững chắc thì khi thở hít sẽ có thể đoạt được

chính khí của trời đất, nhờ thế kéo dài tuổi thọ ». (cái gọi là chính khí tức là điện tử đó). Nguyên khí cũng là điện tử. Khiếu huyền quan là cơ quan huyền diệu thu lấy điện tử. Điện tử là căn nguyên của vạn vật trong vũ trụ. Sự sống của loài người thì chịu tác dụng hoạt

động của điện tử. Sống lâu hay chết non là do được hay mất điện tử. Huyền quan của thân

Page 66: Tay Tuy Kinh ebook

66

người là thái cực ; tủy hải của thân người là dương cực ; khí hải của thân người là âm cực ; thần kinh của cơ thể là dây nối giữa hai cực âm dương đó. Dương cực ở trên đầu, âm cực ở

dưới rốn, một trên một dưới như hai cực Nam Bắc, tuy có dây thần kinh liên lạc với nhau nhưng không giành được huyền quan, là điểm trung tâm của sự giao tiếp âm dương, sao có

thể không ngừng sinh trưởng p.90. Chỉ vì không biết điều đó nên người ta để cho trên đầu thì dương khí bay đi, tổn hao vào việc suy tư, tại chỗ dưới rốn thì âm mạnh [nguyên văn : âm cấu] mà tiết vào sự dâm dục, âm dương ngược nhau, thần kinh bị mất công năng điều

hòa, mặt trời co lại, mặt trăng bị hao tổn, điện tử cũng theo đó mà hao tổn hết. Khi điện tử hết thì mệnh còn đâu nữa, âm dương không giao nhau, trời đất không còn.

Thần tiên biết chuyện đó nên sáng tạo ra phép phản hoàn. Điều quan trọng của phép này là phải khai mở khiếu huyền quan huyền diệu bí ẩn nhất, như vậy mới có thể thu lấy thiên dương của vũ trụ [nguyên văn : thái hư], phục hồi nhân nguyên [14] đã bị mất. Thiên dương

là điện tử trong hư không, trời đất cướp của ta, ta cướp của trời đất. Nhân nguyên là điện tử của thân người ; người theo người mất [nguyên văn : nhân tòng nhân thất], hoàn lại theo

yêu cầu của con người, phải hư tĩnh để dẫn nhân nguyên vào thì mới có thể tùy cơ mà đến.

Tiên sinh Mẫn Tiểu Cấn nói : « Tiên sự thai tức, chí khai tiên thiên huyền quan, mô trước đại tạo tị khổng, đồng xuất đồng nhập, thủy đắc vu trung chiêu dẫn nhập nguyên, xuất khôn

nhập khôn, như thị hô hấp, tự đắc nhất nhất quy khôn lư. Chiêu phanh, tịch luyện, dư phu bình nhật sở dẫn sở chí, chủng chủng chân nguyên, luyện nhi thành châu, dẫn quy thần thất,

dung thành nhất lạp, nãi vi thai thành » [Dịch ý : Thai tức là mở huyền quan tiên thiên, sờ lỗ mũi đại tạo, cùng xuất cùng nhập, mới đầu dẫn nhập nguyên, xuất khôn nhập khôn, như sự thở hít, tự được nhất nhất thu về khôn lư. Sớm hôm luyện tập, thường ngày sở dẫn sở chí,

các loại chân nguyên được luyện thành ngọc, dẫn về thần thất nấu chảy thành một hạt, gọi là thai thành].

Đoạn này là nói nhân nguyên tự xuất, thượng khôn chi khôn, tức khôn của càn khôn, như nữ trong nam nữ. Hạ khôn chi khôn, tức khôn của khôn phục can đầu.

Cổ tiên nói : « Nếu muốn người không chết thì tất phải đi tìm người bất tử ». Đó tức là

chuyện huyền quan mà tiên sinh họ Mẫn nói.

Lại nói : « Khiếu này ở trước xương sống sau cổ tay, nhưng vô hình vô dạng, khi chưa mở

thì là huyền quan, đã mở rồi là huyền khiếu. Người học khi hành công đến lúc tâm đã hoàn toàn trống rỗng và yên tĩnh thì khiếu ấy tự nhiên hiện ra. »

Nam Tiều Tử nói : « Khiếu song quan của giáp tích này ở chính giữa trên dưới đốt sống thứ

24, có thể đoạt được thần công p.91, đạt đến thiên mệnh. Kinh Dịch nói : Hoàng trung thông lý, chính vị cư thể, mỹ tại kỳ trung, hòa chi chí dã » [Dịch ý : Người quân tử có đức

trung (màu vàng) ở trong mà thông suốt đạo lý, ở ngôi cao mà vẫn khiêm cung, tự coi mình ở thể dưới ; như thế là chất tốt đẹp ở bên trong mà phát ra bên ngoài, làm nên sự nghiệp lớn, tốt đẹp như vậy là cùng cực].

Hoàn Hư Tử nói : « Phép khai quan thần diệu ở chỗ thần giữ khiếu song quan ; khiếu này có thể làm thông 12 kinh lạc, thấu suốt 8 vạn 4 nghìn lỗ chân lông, thần ngưng tại đây, nín thở

tập luyện. Lâu rồi tinh đầy khí hóa ; khí đầy sẽ tự nhiên xông mở tam quan, chảy thông trăm mạch, thông suốt tứ chi, mọi khiếu đều sáng rõ ».

Page 67: Tay Tuy Kinh ebook

67

Trần Hư Bạch nói : « Chỗ ở dưới tâm, trên thận là nơi khảm ly thủy hỏa giao cấu. Lại nói đó là nơi sinh ra nguyên khí, nơi bắt đầu chân khí. Ý đó đến khắp nơi thì tức là tạo hóa. Nơi bắt

đầu khí này tức là huyền quan »

Thuần Nguyên chân nhân nói : « Nơi dưới tâm trên thận, phía tây can, phía tả đông [?] lá

phổi, không phải là ruột, cũng không phải là dạ dày, chỉ có khí tự lưu thông »

Cát Lâm nói : « Một khiếu huyền quan rỗng, tam quan cần lộ đầu, bỗng dưng vận động nhẹ, nước thần tự chảy khắp toàn thân » . Huyền quan dường như ở bên trong chỗ trên rốn

khoảng 3 ngón tay.

Thượng Phẩm Đan pháp nói : « Trung cung tổ khiếu tức chỗ Thái Thượng gọi là cửa huyền

mẫu thì ở bên trong thân người, dưới tâm, trên thận, ở khoảng giữa 1 thốn 2 phân, là khiếu của tiên thiên nguyên thủy tổ khí. Học trò có nhận rõ môn lộ ấy thì mới có thể tu hành, tiến lên đường lớn. »

Mẫn Tiểu Cấn tiên sinh nói : « Phần trình bày trong tiết này tuy là thuộc giả pháp nhưng nếu không giả thì người học không có đường mà vào. Huyền quan huyền ảo vô cùng khó mở.

Phép mở không ở chỗ hữu vi mà vẫn là 4 chữ Hư vô bất động. »

Thái Hư Ông nói : « Niệm vô rồi thì nhịn thở, nhịn thở xong thì chân tức hiện ra ; chân tức hiện thì huyền quan bắt đầu mở. Huyền quan mở có thực có ảo, mở từ trong ra là thực, mở

từ ngoài vào là ảo. Bí quyết đều là ở chỗ quên, quên tất cả. Quyết quan tự mở thì vạn vô bất chân. »

p.92 Tiều Dương Kinh nói : « Công phu hạ thủ như sau : hàng ngày trước tiên tĩnh một lúc, chờ tới khi thân tâm đều an định, thở hít đã yên bình thì hai mắt tập trung nhìn vào chỗ 1 thốn 2 phân dưới tâm trên thận, liên tục không dừng, chớ quên không giúp, khẽ ngưng chiếu

một số niệm vào trong, tai mắt đều thu vào trong, muôn vàn ý niệm đều bị diệt hết, chỉ tồn tại mỗi một thứ là linh. Cái ý niệm vô niệm ấy gọi là chính niệm, cũng tức là chân ý vậy. »

Lâm Hồng Vân nói : « Khiếu nội thận có tên là huyền quan ; khiếu ngoại thận có tên là tẫn hộ. Khi không có cảm xúc thì tinh không ngoại hóa, sau đó huyền quan có thể thông lên trên. Khi đã thông thì tinh khí lưu chuyển khắp cơ thể rồi phục nguyên, lại có thể dùng ngưng

thần và điều tiết thở hít để nuôi dưỡng nó. Tới khi điều tiết thở hít làm cho tâm đã tĩnh lại thì nguyên khí của trời đất sẽ tự theo tiết hậu để cảm thông. Lâu mà không bị vật đoạt thì tự

có thể dần dần nhập đạo. »

Kim Đan bí yếu nói : « Thận đường là nguyên quan, tâm thận hợp làm một mạch, trắng như tuyết, nối như vòng, trong rộng 1 thốn 2 phân, bao bọc lấy tinh túy của cơ thể, là diệu khí

chân nhất hư hòa của cửu thiên, thâm căn của chí tinh hoạt mệnh, ngũ tạng lục phủ, bách quan bách mạch, kim tân ngọc dịch, nhật nguyệt quang hoa, đều là ở đó. »

Dưới tâm trên rốn là vị trí chính của tụy [tức lá lách]; tứ tượng tương tòng, tồn chi khả dĩ thực trung thông lý.

Tâm Thưởng Biên nói : « Đã khảo sát cơ thể, thấy là tâm thận tương khứ 8 thốn 2 phân. Bên

dưới tâm 3 thốn 6 phân thuộc dương, bên trên thận 3 thốn 6 phân là thuộc âm. Một thốn ở giữa là nơi thủy hỏa giao cấu, có tên là quy trung. »

p.93 Uông Đông Đình nói : « Mỗi khi đến giờ hoạt Tí, ngoại hình [ ?] cương lên, thần nhập khí huyệt, dùng lửa to luyện mạnh sẽ đỡ được chứng liệt dương ; dùng lửa nhỏ ôn dưỡng thì hoặc là trong một tháng hoặc là trong 100 ngày, huyền quan trong thân ta sẽ tự nhiên lộ ra. »

Page 68: Tay Tuy Kinh ebook

68

[các hình vẽ : xem bản phôtô copy]

Ghi chú của người dịch :

[1] Mấy câu này viết trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, ý nghĩa triết lý rất khó hiểu, ý nói tùy nghi để sự vật tự sinh tự diệt, cuối cùng đạt đến ―Vô vi nhi trị‖.

[2] Song bàn : ta gọi là ngồi Kiết già.

[3] Đơn bàn : ta gọi là ngồi Bán già, khi ấy chân trái đặt trên đùi hay bắp vế chân phải và chân phải đặt dưới đùi chân trái, hoặc ngược lại.

[4] Lục căn : Phật giáo coi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là lục căn (6 cái gốc) của con người.

[5] Thất tình : 7 tình cảm của con người. Theo Kinh Lễ của Nho giáo thì Thất tình gồm:

Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục.(mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, ham muốn). Theo Phật giáo gồm Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, ham muốn)

[6] Khí hải : một huyệt ở bụng dưới, ở vào khoảng 3/10 đường nối rốn với xương mu ; được

coi là biển của khí.

[7] Thai tức胎息 : Khi ngưng thần vào khí huyệt tới mức quên cái bản ngã, đạt được sự tĩnh

lặng trống không, thì sự thở hít bằng mũi hầu như ngừng lại, giống như sự thở hít của thai nhi trong bụng mẹ (không thở hít bằng mũi), thế gọi là thai tức. Tức nghĩa là hơi thở.

[8] Nê Hoàn hay Nê Hoàn Cung là Thượng Đan Điền ; huyệt của nó là Bá Hội, ở giữa đỉnh đầu.

[9] Tĩnh tọa pháp của Nhân Thị Tử : tức cuốn Phép dưỡng sinh tĩnh tọa của Nhân Thị Tử,

một tác phẩm rất nổi tiếng của học giả dưỡng sinh hiện đại Tưởng Duy Kiều (1873-1958), biệt hiệu Nhân Thị Tử, tái bản 30 lần, gây ra cao trào dưỡng sinh kiểu tĩnh tọa trên toàn thế

giới.

[10] Cốc đạo : tức hậu môn.

[11] Tọa hóa : chết một cách thanh thản trong tư thế ngồi kiết già.

[12] Dương sinh : sự sinh ra tinh dịch.

[13] Chí nhân : người có tu dưỡng đạo đức rất cao, siêu thoát trần thế, hòa với thiên nhiên mà

sống lâu ; cũng thuộc vào loại chân nhân.

[14] Nhân nguyên : là khí của thiên can bao hàm trong địa chi.