thÍch Ứng tẠi viỆt nam kinh nghiỆm tỪ...

4
89 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG Mọi người thường nói về “khả năng thích ứng” như một đặc điểm cá nhân. Một cá nhân thích ứng là người có khả năng thích nghi và chịu được những căng thẳng đang diễn ra. Họ cũng có khả năng để đối phó hiệu quả và phục hồi sau một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Đô thị thích ứng là khả năng của các đô thị để phát triển mạnh mẽ, có tập trung sự sinh sống của con người cùng với việc sản xuất và phát triển văn hóa, bên cạnh đó là các thách thức gây ra bởi sự biến đổi khí hậu, sự ra tăng dân số và toàn cầu hóa được xác định bằng khả năng đàn hồi của các đô thị. Từ góc nhìn của một nhà đầu tư bất động sản, sự thích ứng cho phép các đô thị có thể giữ gìn các giá trị về vốn và tạo ra giá trị cho thuê bền vững trong dài hạn. Về mặt con người, các đô thị được gọi là thích ứng nếu như chúng hấp thụ được các cú sốc giống như siêu bão Sandy**, duy trì sản lượng hàng hóa và các dịch vụ, tiếp tục cung cấp cho người dân đô thị có chất lượng cuộc sống tốt nhất theo tiêu chuẩn của thời gian. Sự đàn hồi là khả năng của một thành phố để tránh hoặc đáp trả một sự kiện bất lợi – là sự tương tác giữa khả năng tổn thương và sự thích ứng. Khả năng tổn thương là sự tiếp xúc của một thành phố đối với cú sốc cả về mặt cường độ và tần số. Những cú sốc có thể là do thay đổi khí hậu, sự suy thoái môi trường, sự thiếu hụt các nguồn lực, cơ sở hạ tầng hay xung đột cộng đồng do bất bình đẳng. Hầu hết các thành phố đã tồn tại trong nhiều thế kỷ qua hoặc một số là thiên niên kỷ, có thời gian dài phát triển ổn định trong mô hình tăng trưởng đô thị. Sự tăng trưởng dân số gần đây cùng với quá trình công nghiệp hóa đã biến những nơi được xem là an toàn trước đây nay dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Các thành phố có khả năng thích ứng rất khác nhau do có sự khác nhau ở tầm quản lý, các tổ chức xã hội, công nghệ, sự giàu có và xu hướng để lên kế hoạch của thành phố đó. Vì vậy, khả năng thích ứng tăng lên khi các đô thị có nhiều khả năng phục hồi và giảm xuống khi chúng dễ bị tổn thương. ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG CỦA CANADA Mặc dù các thành phố của Canada - nơi đang phải đối mặt với những căng thẳng xã hội như: Vấn đề về bất bình đẳng thu nhập, sự giảm sút sức khỏe người dân và sự gia tăng tình trạng bất ổn xã hội. Bên cạnh đó, các cuộc khủng hoảng như bão tuyết, lũ lụt, hoặc nổ nhà máy khí ga với rất ít hoặc không có cảnh báo trước có thể tàn phá các thành phố này bất cứ lúc nào. Và với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay thì các mối đe dọa của thời tiết cực đoan sẽ tăng lên. Nhưng các thành phố của Canada sẽ rất tự hào khi nói đến khả năng thích ứng của mình. Vào tháng 4 năm 2014, một nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu quốc tế Grosvenor xếp hạng các thành phố Toronto, Vancouver và Calgary của Canada là ba thành phố thích ứng nhanh nhất thế giới. Bảng xếp hạng này tập trung chủ yếu vào các tiêu chí khác nhau trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của các đô thị trên thế giới và cơ quan này đã đi đến kết luận: Các đô thị của Canada có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới! Điều này đã giải thích cho lý do hàng năm có hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới đăng ký nhập cư vào Canada. Hơn nữa, Chính phủ của Canada muốn có hàng nghìn công nhân người nước ngoài có kỹ năng nhập cư vào Canada và đã giúp phát triển các chương trình đặc biệt để thu hút người dân có thể đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế và xã hội của Canada. Những thành phố Thanh Loan* XÂY DỰNG THẾ GIỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM TỪ THÍCH ỨNG TẠI VIỆT NAM - CANADA

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THÍCH ỨNG TẠI VIỆT NAM KINH NGHIỆM TỪ CANADAamc.edu.vn/images/baiviet/2016/11/AMC49-xaydungthegioi.pdf · hội hợp tác kinh tế, các quan hệ đối tác cũng sẽ

89 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

ĐÔ THỊ THÍCH ỨNGMọi người thường nói về “khả

năng thích ứng” như một đặc điểm cá nhân. Một cá nhân thích ứng là người có khả năng thích nghi và chịu được những căng thẳng đang diễn ra. Họ cũng có khả năng để đối phó hiệu quả và phục hồi sau một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Đô thị thích ứng là khả năng của các đô thị để phát triển mạnh mẽ, có tập trung sự sinh sống của con người cùng với việc sản xuất và phát triển văn hóa, bên cạnh đó là các thách thức gây ra bởi sự biến đổi khí hậu, sự ra tăng dân số và toàn cầu hóa được xác định bằng khả năng đàn hồi của các đô thị. Từ góc nhìn của một nhà đầu tư bất động sản, sự thích ứng cho phép các đô thị có thể giữ gìn các giá trị về vốn và tạo ra giá trị cho thuê bền vững trong dài hạn. Về mặt con người, các đô thị được gọi là thích ứng nếu như chúng hấp thụ được các cú sốc giống như siêu bão Sandy**, duy trì sản lượng hàng hóa và các dịch vụ, tiếp tục cung cấp cho người dân đô thị có chất lượng cuộc sống tốt nhất theo tiêu chuẩn của thời gian. Sự đàn hồi là khả năng của một thành phố để tránh hoặc đáp trả một sự kiện bất lợi – là sự tương tác giữa khả năng tổn thương và

sự thích ứng. Khả năng tổn thương là sự tiếp xúc của một thành phố đối với cú sốc cả về mặt cường độ và tần số. Những cú sốc có thể là do thay đổi khí hậu, sự suy thoái môi trường, sự thiếu hụt các nguồn lực, cơ sở hạ tầng hay xung đột cộng đồng do bất bình đẳng. Hầu hết các thành phố đã tồn tại trong nhiều thế kỷ qua hoặc một số là thiên niên kỷ, có thời gian dài phát triển ổn định trong mô hình tăng trưởng đô thị.

Sự tăng trưởng dân số gần đây cùng với quá trình công nghiệp hóa đã biến những nơi được xem là an toàn trước đây nay dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Các thành phố có khả năng thích ứng rất khác nhau do có sự khác nhau ở tầm quản lý, các tổ chức xã hội, công nghệ, sự giàu có và xu hướng để lên kế hoạch của thành phố đó. Vì vậy, khả năng thích ứng tăng lên khi các đô thị có nhiều khả năng phục hồi và giảm xuống khi chúng dễ bị tổn thương.

ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG CỦA CANADAMặc dù các thành phố của Canada

- nơi đang phải đối mặt với những căng thẳng xã hội như: Vấn đề về bất bình đẳng thu nhập, sự giảm sút sức khỏe người dân và sự gia tăng tình trạng bất ổn xã hội. Bên cạnh đó, các cuộc khủng

hoảng như bão tuyết, lũ lụt, hoặc nổ nhà máy khí ga với rất ít hoặc không có cảnh báo trước có thể tàn phá các thành phố này bất cứ lúc nào. Và với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay thì các mối đe dọa của thời tiết cực đoan sẽ tăng lên. Nhưng các thành phố của Canada sẽ rất tự hào khi nói đến khả năng thích ứng của mình.

Vào tháng 4 năm 2014, một nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu quốc tế Grosvenor xếp hạng các thành phố Toronto, Vancouver và Calgary của Canada là ba thành phố thích ứng nhanh nhất thế giới. Bảng xếp hạng này tập trung chủ yếu vào các tiêu chí khác nhau trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của các đô thị trên thế giới và cơ quan này đã đi đến kết luận: Các đô thị của Canada có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới! Điều này đã giải thích cho lý do hàng năm có hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới đăng ký nhập cư vào Canada. Hơn nữa, Chính phủ của Canada muốn có hàng nghìn công nhân người nước ngoài có kỹ năng nhập cư vào Canada và đã giúp phát triển các chương trình đặc biệt để thu hút người dân có thể đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế và xã hội của Canada. Những thành phố

Thanh Loan*

XÂY DỰNG THẾ GIỚI

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

KINH NGHIỆM TỪ

THÍCH ỨNG TẠI VIỆT NAM -

CANADA

Page 2: THÍCH ỨNG TẠI VIỆT NAM KINH NGHIỆM TỪ CANADAamc.edu.vn/images/baiviet/2016/11/AMC49-xaydungthegioi.pdf · hội hợp tác kinh tế, các quan hệ đối tác cũng sẽ

90 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

XÂY DỰNG THẾ GIỚI

này có đã có các chiến lược thích ứng toàn diện với biến đổi khí hậu trong đó bao gồm việc sử dụng chiến lược quy hoạch đô thị khẩn cấp tại chỗ rất hiệu quả, trong đó bao gồm vấn đề ban hành các Luật và quy chuẩn địa phương về quy hoạch và phản ứng khẩn cấp, tiếp cận đủ với nguồn vốn, quản lý và có kế hoạch tốt đối với các nguồn lực thực tế có sẵn đối với sự thích ứng, chất lượng quản trị cao...

Bên cạnh việc được công nhận toàn cầu qua bản báo cáo kết quả nghiên cứu về đô thị thích ứng Grosvenor, Canada gần đây đã được công nhận xếp hạng là số 1 thế giới về hệ thống tỷ lệ xây dựng công trình xanh (chứng nhận LEED) do Hội đồng Xây dựng công trình xanh của Mỹ bình chọn.

Vancouver - một thành phố được đánh giá dễ bị tổn thương đối với những tác động của mực nước biển dâng do vị trí được đặt ở dưới mực nước biển, đã giải quyết được sự biến đổi khí hậu và tính bền vững

từ những năm 1990 khi thành phố này gia nhập vào tổ chức các đối tác bảo vệ khí hậu thuộc Liên đoàn các đô thị của Canada. Năm 2009, Vancouver đã đề ra Chiến lược “Đô thị xanh nhất năm 2020” trong đó có 10 mục tiêu cần phải thực hiện là: Khí hậu và Năng lượng tái tạo, Nhà Xanh, Giao thông xanh, Không có rác thải, Tiếp cận với thiên nhiên,

Nước sạch, Thực phẩm địa phương, Không khí sạch, Kinh tế xanh, Mục tiêu Lighter Footprint nhằm nhấn mạnh thêm hành động đối với vấn đề về biến đổi khí hậu. Trong bản kế hoạch hành động vì một đô thị xanh nhất năm 2020, là kết quả của công trình nghiên cứu của nhóm hành động vì đô thị xanh nhất của thành phố trong đó có các hoạt động nhằm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu và các kế hoạch để phát triển một chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu. Thành phố này cũng đang ở tiến trình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra là giảm GHG trong chiến lược về khí hậu năm 2008 và gần đây đã cam kết thực hiện 100% năng lượng có thể tái tạo vào năm 2050 (đối với điện, giao thông, nhiệt lượng và máy điều hòa).

Tương tự, thành phố Toronto đã đang đề ra các kế hoạch tiên tiến đối với sự thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua nhóm làm việc vì đô thị thích ứng của mình. Chiến lược của đô thị là tập trung đầu tư vào

cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao sự thích ứng của đô thị đối với thời tiết cực đoan. Toronto thậm chí đã phát triển công cụ đánh giá mức độ nguy hiểm của biến đổi khí hậu riêng của mình nhằm mang lại những hành động tốt nhất để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với cơ sở hạ tầng đô thị.

Calgary được công nhận về

tính thành thạo trong vấn đề quản lý nước. Nằm ở vị trí một trong các khu vực khô ráo nhất của Canada, thành phố này đã phát triển thành công sự cải tiến và tính toán nhu cầu hệ thống nước nhằm chống lại thời tiết ấm dần lên và thay đổi mô hình lượng mưa có ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước duy nhất của thành phố (dòng sông Bow). Thành phố này cũng đã đang kiểm tra và đánh giá chính sách cơ sở hạ tầng để giúp cho Calgary ứng phó tốt hơn với lũ lụt thường xuyên.

Một số cách thức xây dựng đô thị thích ứng của Canada

Chỉ định một Giám đốc phụ trách về khả năng phục hồi (CRO) tại mỗi đô thị

Mỗi đô thị sẽ thuê hoặc tuyển dụng một Giám đốc phụ trách khả năng phục hồi (CRO). Công việc của một Giám đốc phụ trách về khả năng phục hồi là làm việc với các Bộ, ngành và các cấp chính quyền để đảm bảo rằng thành phố đó có khả năng để đối phó với những thách thức về môi trường, xã hội và kinh tế. Khả năng thích ứng phải được ưu tiên, sự lãnh đạo và tư duy theo hệ thống mà một Giám đốc phụ trách khả năng phục hồi có thể mang lại cho một chính quyền thành phố là rất quan trọng.

Thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các đô thịTận dụng những nguồn lực sẵn có để

xây dựng khả năng phục hồi kinh tế khi đối mặt với những thay đổi kinh tế toàn cầu và những cú sốc kinh tế. Các thành phố là một nơi hoàn hảo để đưa mọi người, cộng đồng, và các ngành nghề sát cánh bên nhau cùng xây dựng những cơ hội mới và đa dạng hóa nền kinh tế. Chính phủ, tỉnh và chính quyền địa phương phải cùng làm việc để tăng quan hệ đối tác với các trường đại học, các tổ chức cộng đồng, và các doanh nghiệp địa phương. Bên cạnh việc xây dựng những cơ hội hợp tác kinh tế, các quan hệ đối tác cũng sẽ cung cấp các liên kết và những mối quan hệ cần thiết để tăng dòng chảy của thông tin và các nguồn lực khác trong một cuộc khủng hoảng của đô thị.

Hướng tới sự tham gia của cộng đồng Tăng khả năng phục hồi ở cấp cộng

đồng là rất quan trọng để xây dựng các đô thị thích ứng. Cộng đồng cần phải kiểm kê lại các nguồn lực có sẵn khi xảy ra các cuộc khủng hoảng và xây dựng kế hoạch để ứng phó hiệu quả. Một báo cáo của tổ

Vancouver là một trong những thành phố đáng sống của Canada

Page 3: THÍCH ỨNG TẠI VIỆT NAM KINH NGHIỆM TỪ CANADAamc.edu.vn/images/baiviet/2016/11/AMC49-xaydungthegioi.pdf · hội hợp tác kinh tế, các quan hệ đối tác cũng sẽ

91 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

chức RAND xác định các tiêu chí cần phải xây dựng: Xây dựng đối tác giữa các thành viên cộng đồng và các tổ chức địa phương; giáo dục các thành viên của cộng đồng; xây dựng những mối quan hệ hàng xóm láng giềng. Gia tăng về mức độ cam kết của công đồng trong việc phát triển và thực hiện chính sách của chính quyền thành phố. Các sáng kiến hiện tại đang hướng tới sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn.

Giải quyết sự thâm hụt cơ sở hạ tầng đô thị

Canada đang phải giải quyết sự thâm hụt cơ sở hạ tầng đô thị của mình để đảm bảo rằng hệ thống tự nhiên của thành phố được đàn hồi. Như đã đề cập ở trên, sự thâm hụt này hiện đang có giá trị là 123 tỷ USD và hiện đang tăng 2 tỷ USD mỗi năm. Đất nước này đang đề xuất các chiến lược khác nhau để chống lại vấn đề này:

- Tạo ra một chiến lược cơ sở hạ tầng quốc gia để kêu gọi các nguồn lực trên khắp đất nước và xác định các dự án ưu tiên.

- Tăng nguồn tài trợ từ Chính phủ. - Việc sử dụng các nguồn tài trợ

sáng tạo ở cấp thành phố như các công cụ thu lợi của thành phố, và tăng cường hợp tác vùng giữa các thành phố.

Để giảm thiểu và ứng phó với những căng thẳng và khủng hoảng của thế kỷ XXI, tất cả người dân của Canada, từ quy mô Chính phủ đến cộng đồng cần phải đóng một vai trò trong việc xây dựng các đô thị thích ứng.

Hợp tác quốc tế về xây dựng các đô thị thích ứng của Canada

Canada có những gì mà Châu Á cần: Kinh nghiệm và các chuyên gia trong việc tạo nên các đô thị thích ứng hơn đối với tác động của biến đổi khí hậu, như hiện tượng nước biển dâng và thảm họa thiên nhiên đang gia tăng. Đặc biệt, rất nhiều các đô thị ở Châu Á rất dễ bị tổn thương đối với những tác động này, khi mà các khu vực đô thị hóa đang tăng nhanh trên toàn cầu rất dễ bị đối mặt với thảm họa thiên nhiên (về mặt số lượng các thảm họa và ảnh hưởng đến người dân). Các đô

thị ở đây có rất ít khả năng chịu đựng và thích nghi do có mật độ dân số cao, hạn chế về nguồn lực tài chính cùng những thách thức về quản trị. Có một cơ hội vô cùng quan trọng đối với các

đô thị của Canada trong việc có được một uy tín quốc tế đối với khả năng phục hồi về môi trường để hợp tác với các chính quyền thành phố Châu Á trong việc chia sẻ kinh nghiệm và tích cực tham gia học tập, nâng cao năng lực và các chương trình đầu tư vốn để xây dựng những đô thị bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các đô thị của Canada vẫn đang hướng đến sự thích ứng theo một cách có hệ thống. Họ chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các đô thị khác chủ yếu dựa trên các mạng lưới đô thị toàn cầu như Hội đồng quốc tế về sáng kiến môi trường địa phương (ICLEI), Nhóm các nhà lãnh đạo về biến đổi khí hậu

của 40 đô thị và Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc. Thành phố Vancouver đặc biệt đã đóng vai trò lãnh đạo: Giúp thúc đẩy Liên minh các đô thị trung tính chất Carbon và Mạng lưới các

Giám đốc về đô thị bền vững và gần đây đã điều hành đăng cai một hội thảo quốc tế về các đô thị tái tạo.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG Ở VIỆT NAM

Trong các thập niên gần đây, Việt Nam luôn phải đối mặt với những tác động mạnh mẽ tiêu cực của thiên tai, bắt nguồn từ hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD). Hiện tượng này ngày càng thể hiện rõ nét và diễn biến phức tạp tại tất cả các khu vực đô thị và nông thôn trên khắp cả nước, đặc biệt khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Với các đặc điểm tự nhiên – xã hội đặc thù, ĐBSCL luôn là một

Toronto, thành phố lớn nhất và đông dân nhất ở Canada

Thành phố Calgary, Canada

Page 4: THÍCH ỨNG TẠI VIỆT NAM KINH NGHIỆM TỪ CANADAamc.edu.vn/images/baiviet/2016/11/AMC49-xaydungthegioi.pdf · hội hợp tác kinh tế, các quan hệ đối tác cũng sẽ

92 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

XÂY DỰNG THẾ GIỚI

trong nhiều khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH và NBD, rất cần một chiến lược lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH và NBD ngay từ công tác quy hoạch xây dựng (QHXD), góp phần hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.

Do đặc điểm tự nhiên, dân cư phát triển chênh lệch giữa các khu vực trong vùng. Phía bắc vùng ĐBSCL như vùng Đồng Tháp Mười có diện tích rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt, các khu vực phát triển công nghiệp, đô thị tập trung nhiều ở phía Đông Bắc và Tây Nam (Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau và các đô thị dọc sông Tiền, sông Hậu và các trục Quốc lộ) với hạ tầng thuận lợi kết hợp khai thác kinh tế biển. Cùng với phát triển dân cư và kinh tế, để khắc phục những bất lợi từ điều kiện tự nhiên, đáp ứng với nhu cầu phát triển, các giải pháp hạ tầng

đã và đang được thực hiện một cách toàn diện, đặc biệt là hạ tầng ứng phó với bất lợi của điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, phát triển cơ sở hạ tầng trong vùng đang ngày một khó khăn trước điều kiện tự nhiên và BĐKH như: Nhu cầu về phòng chống lũ lụt và sử dụng tài nguyên nước ngày càng tăng, hệ thống đê điều kiên cố làm mất đi các khu trữ nước, gây ra tác động tiêu cực đến công tác phòng chống lũ lụt ở hạ lưu, cung cấp nước ngọt ngày càng khó khăn trong mùa khô, xung đột về sử dụng đất giữa thủy sản và lúa, lún đất và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm, lũ lụt và hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng…

Trước những tác động ngày một cực đoan, khó lường của diễn biến thiên tai và BĐKH tại ĐBSCL và các khu vực khác trên cả nước, việc xây

dựng các đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu là yêu cầu cần thiết hiện nay cho sự phát triển đô thị bền vững của Việt Nam. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm xây dựng đô thị thích ứng từ Canada để đưa ra các giải pháp đúng đắn cho công tác quy hoạch đô thị của khu vực ĐBSCL nói chung và các vùng miền khác của Việt Nam nói riêng trong việc chống lại với hiện tượng BĐKH toàn cầu đang diễn ra ngày một nghiêm trọng. Muốn xây dựng các đô thị thích ứng, điều quan trọng là chúng ta phải nâng cao năng lực của nền kinh tế, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và Chính phủ để tạo nên một thành phố mà ở đó tất cả có thể thích nghi và phục hồi trở lại khi có khủng hoảng xảy ra với đô thị đó.

* Học viện AMC

Đồng bằng Sông Cửu Long vật vã trong đại hạn do hiện tượng biến đổi khí hậu

Tài liệu tham khảo1. “Building resilent cities in Canada”- by PPGR in Canada, Infrastructure, Leadership, Public policy, Urban2. “The three most resilient cities? They’re all in Canada” theo (-https://www.theguardian.com/)3. “Building resilent cities in Canada” – theo “the public policy and governance review”4. “Canada Can Help to Build Resilient Cities in Asia” – theo (http://www.asiapacific.ca/blog/canada-can-help-build-resilient-cities-asia)5. Theo http: //www.100resilient cities.org/6. Ứng phó biến đổi khí hậu & nước biển dâng từ quy hoạch xây dựng (Tạp chí kiến trúc Việt Nam)7. Phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL - (Báo Xây dựng)** Siêu bão Sandy là một trong những cơn bão lớn nhất có sức tàn phá kinh hoàng đánh vào bờ đông nước Mỹ trong nhiều thập kỷ qua, làm thiệt mạng hơn 90 người, gây thiệt hại về kinh tế có thể tới 50 tỷ USD.