cÔng tÁc kiỂm ĐỊnh - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/amc53-vandehomnay.pdf ·...

24
Sau khi xây dựng xong công trình, cần tiến hành ngay việc kiểm tra ban đầu 36 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY BẢO TRÌ PHÒNG NGỪA VÀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH PGS.TS. Trần Chủng* *Phó Chủ tịch Hội KC&CNXD VN Bảo trì được định nghĩa bởi BS EN 153311:2011 [4] “Là sự kết hợp của tất cả các công tác kỹ thuật, hành chính và quản lý trong suốt vòng đời của một công trình (hay một phần của công trình) với mục đích duy trì hay sửa chữa lại công trình để có thể đáp ứng chức năng sử dụng theo yêu cầu”. Định nghĩa này đã chỉ ra rằng, bảo trì có hai quá trình cần được xem xét “duy trì” tức là các công việc thực hiện kiểm tra, dự đoán để phòng ngừa sự xuống cấp hay hư hỏng và “sửa chữa” tức là các công việc thực hiện sau khi công trình bị xuống cấp, hư hỏng. Như vậy, nhiệm vụ đầu tiên của bảo trì phải là “phòng ngừa” và sau đó mới là “sửa chữa”. Mục đích của chiến lược bảo trì của các nước trên thế giới đều lấy “bảo trì phòng ngừa” là chủ đạo chứ không phải là “bảo trì sửa chữa”. Vậy, “bảo trì phòng ngừa” được hiểu như thế nào. Theo [5] bảo trì phòng ngừa là “công tác bảo trì được tiến hành theo các khoảng thời gian định trước hoặc theo các tiêu chí được mô tả và được dự định để giảm xác xuất phá hoại hoặc sự xuống cấp chức năng của một hạng mục”. Chúng ta có thể hiểu nội dung này tương tự như công tác “phòng bệnh” quan trọng hơn “chữa bệnh” đối với con người. Muốn đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần thường xuyên quan tâm tới chế độ chăm sóc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đột xuất để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc hoặc dùng thuốc để ngăn không có nguy cơ mắc bệnh. Vì lẽ đó, công tác kiểm định có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo trì phòng ngừa cho công trình xây dựng. CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

Sau khi xây dựng xong công trình, cần tiến hành ngay việc kiểm tra ban đầu

36 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

BẢO TRÌ PHÒNG NGỪA VÀ

CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH PGS.TS. Trần Chủng*

*Phó Chủ tịch Hội KC&CNXD VN

Bảo trì được định nghĩa bởi BS EN 153311:2011 [4] “Là sự kết hợp của tất cả các công tác kỹ thuật, hành chính và quản lý trong suốt vòng đời của một công trình (hay một phần của công trình) với mục đích duy trì hay sửa chữa lại công trình để có thể đáp ứng chức năng sử dụng theo yêu cầu”. Định nghĩa này đã chỉ ra rằng, bảo trì có hai quá trình cần được xem xét “duy trì” tức là các công việc thực hiện kiểm tra, dự đoán để phòng ngừa sự xuống cấp hay hư hỏng và “sửa chữa” tức là các công việc thực hiện sau khi công trình bị xuống cấp, hư hỏng. Như vậy, nhiệm vụ đầu tiên của bảo trì phải là “phòng ngừa” và sau đó mới là “sửa chữa”. Mục đích của chiến lược bảo trì của các nước trên thế giới đều lấy “bảo trì phòng ngừa” là chủ đạo chứ không phải là “bảo trì sửa chữa”.

Vậy, “bảo trì phòng ngừa” được hiểu như thế nào. Theo [5] bảo trì phòng ngừa là “công tác bảo trì được tiến hành theo các khoảng thời gian định trước hoặc theo các tiêu chí được mô tả và được dự định để giảm

xác xuất phá hoại hoặc sự xuống cấp chức năng của một hạng mục”. Chúng ta có thể hiểu nội dung này tương tự như công tác “phòng bệnh” quan trọng hơn “chữa bệnh” đối với con người. Muốn đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần thường xuyên quan tâm tới chế độ chăm sóc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đột xuất để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc hoặc dùng thuốc để ngăn không có nguy cơ mắc bệnh. Vì lẽ đó, công tác kiểm định có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo trì phòng ngừa cho công trình xây dựng.

CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Page 2: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

37Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

NHẬN DẠNG ĐẦY ĐỦ VAI TRÒ CỦA KIỂM ĐỊNH TRONG BẢO TRÌ PHÒNG NGỪA

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chiến lược “Bảo trì phòng ngừa” là hoạt động kiểm tra công trình theo chế độ thường xuyên, định kỳ hay đột xuất. Các quyết định liên quan đến bất kỳ sự can thiệp bảo trì nào như: Bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo,nâng cấp… cần phải dựa vào các kết quả từ các hoạt động kiểm tra này. Hoạt động kiểm tra thường được tiến hành qua 2 cấp độ như thể hiện tại Bảng 1.

Cấp độ

Kiểm tra sơ bộ Định tínhMô tả các dấu hiệu bất kỳ của sự xuống cấp hoặc khuyết tật của các đối tượng kiểm tra;

Các thông tin chung về điều kiện vận hành của công trình

Kiểm tra bằng trực quan;

Xem xét các tài liệu, thu thập các ý kiến của nhân chứng;

Nghiên cứu các thông tin từ các lần kiểm tra trước

Các dụng cụ cầm tay đơn giản

Kiểm tra chi tiết Định tính và định lượng

Kiểm tra chi tiết hiện trạng và diễn giải mức độ bất thường

Thu thập thông tin đầy đủ phục vụ thiết kế chi tiết các công việc khắc phục, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, phá bỏ.

Các thí nghiệm không phá hủy

Các thí nghiệm phá hủy (lấy mẫu từ công trình và các thí nghiệm trong phòng)

Các phương pháp phân tích (các tài liệu kiểm tra, chẩn đoán...)

Các hệ thống chuyên gia

Đối tượng Loạiđánh giá

Phương pháp và phương thứckiểm tra

Thông thường, sau khi xây dựng xong công trình, cần tiến hành ngay việc kiểm tra ban đầu để phát hiện các dấu hiệu khuyết tật làm ảnh hưởng xấu đến mức độ an toàn và công năng của công trình khi đưa vào khai thác. Các khuyết tật này phải được khắc phục ngay trước khi đưa công trình vào sử dụng và làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ xuống cấp của công trình. Trong ngành giao thông, các công trình cầu đều phải lập “trạng thái O” không chỉ để đánh giá mức độ thỏa mãn các tiêu chuẩn theo quy định nhưng quan trọng hơn, đây là số liệu ban đầu của bảo trì.

Trên cơ sở các số liệu kiểm tra, cần xác định xem xuống cấp đang xảy ra theo cơ chế nào. Từ đó xác định hướng giải quyết khắc phục. Lấy ví dụ trường hợp kiểm tra hệ kết cấu, kết quả kiểm định phải nêu được cơ

chế xuống cấp, đánh giá được mức độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa chữa, khắc phục, hoặc có thể sẽ phải phá dỡ. Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp là các công năng hiện có của kết cấu.

Các dạng hư hỏng thông thường có thể xuất phát từ các nguyên nhân do sai sót thuộc về thiết kế, thi công, sử dụng công trình [1]:

(a) Hư hỏng do nguyên nhân quá tải

(b) Hư hỏng do nguyên nhân lún nền móng;

(c) Hư hỏng do tác động của các yếu tố khí hậu nóng ẩm;

(d) Hư hỏng do cabonat hoá bê tông;

(e) Hư hỏng do tác động ăn mòn của môi trường vùng biển;

(f ) Hư hỏng do tác động của môi trường xâm thực công nghiệp;

Từ mỗi loại hình hư hỏng nhận biết được, đơn vị quản lý công trình và người thiết kết sẽ có chương trình cụ thể cho công tác bảo trì, bao gồm từ khâu kiểm tra, đánh giá mức độ hư hỏng đến việc sửa chữa, gia cường, nâng cấp hoặc phá dỡ công trình.

Việc kiểm tra thông qua khảo sát thu thập thông tin, đánh giá mức độ hư hỏng và đề ra giải pháp sửa chữa, phục hồi chức năng công trình phải do các đơn vị và chuyên gia chuyên ngành có năng lực phù hợp thực hiện. Việc thi công sửa chữa, gia cường, nâng cấp, hoặc phá dỡ kết cấu đã bị hư hỏng cần phải được các đơn vị thi công có năng lực chuyên môn phù hợp thực hiện.

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH CHO KIỂM ĐỊNH

Hội KC&CNXD đang được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ biên soạn Quy

Page 3: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

38 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

chuẩn Quốc gia về bảo trì công trình xây dựng. Sau Quy chuẩn này, cần biên soạn hàng loạt các tiêu chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho công tác kiểm định phục vụ bảo trì phòng ngừa đi đúng hướng [2]. Các tiêu chuẩn kỹ thuật về nguyên tắc sẽ bao quát công tác bảo trì thường xuyên và bảo trì định kỳ. Các nội dung cần phải có tiêu chuẩn là: Tiêu chuẩn kiểm tra công trình; Tiêu chí và phương pháp chẩn đoán; Lưu trữ cơ sở dữ liệu trong công tác bảo trì; Hướng dẫn triển khai công việc; Chỉ dẫn thực hiện công việc đốivới bảo trì thường xuyên; Tiêu chí nghiệm thu trong công tác bảo trì.

Cuối cùng, bản thân chi phí bảo trì cũng ngày càng tăng về số lượng cũng như tỷ lệ trên tổng chi phí. Theo tài liệu mới nhất [6], tại Nhật Bản người ta đã dự tính vào năm 2025 chi phí cho công tác bảo trì sẽ chiếm 75% tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng. Theo kinh nghiệm của Liên Xô, cơ cấu vốn đầu tư cho cải tạo, tu bổ, sửa chữa nhà ở cao tầng phải đạt từ 35-40% vốn đầu tư hàng năm cho xây dựng nhà ở mới thì có đủ khả năng duy trì vốn nhà ở hiện có [1]. Để tính được giá thành tổng cộng thì đơn giản nhất là chuyển đổi tất cả các chi phí cho công trình trong tương lai ( bảo trì, sửa chữa, vận hành, bảo dưỡng...) về giá trị hiện tại. Công tác thiết kế ở Việt Nam hiện nay, tổng kinh phí trong thiết kế chỉ dựa trên các chi phí ban đầu. Cách tính này đã bỏ qua chi phí vận hành, bảo dưỡng hoặc coi những chi phí này hoàn toàn độc lập với chi phí ban đầu.

Dựa vào những phân tích trên thì việc tính toán giá thành công trình theo chi phí ban đầu là rất thiếu chính xác và rất không kinh tế. Tuy vậy, để có cơ sở thay đổi phương pháp tính toán nêu trên, cần phải xây dựng hệ thống định mức chi phí đối với công tác bảo trì trong đó có kinh phí cho hoạt động kiểm định.

Rõ ràng, vấn đề kinh phí đang là rào cản lớn nhất cho vấn đề bảo trì ở nước ta. Không có sự đột phá trong lĩnh vực này, chúng ta sẽ chỉ nói về bảo trì và không thể thực thi được công tác bảo trì trong thực tế ngành Xây dựng Việt Nam.

KẾT LUẬN

Như đã bàn ở trên, toà nhà hay công trình xây dựng cần được coi như một cái máy, là một

thứ tài sản cần được duy tu để bảo đảm rằng giá trị của nó không bị hao mòn. Cần thấy rằng,

những vấn đề kỹ thuật phức tạp, những sự cố khó chẩn đoán đều có lỗi của con người. Những sai sót

này khi phát hiện luôn đòi hỏi chi phí tốn kém để sửa chữa. Việc duy tu, sửa chữa cũng đòi hỏi tính chuyên

nghiệp cao bởi không ít trường hợp đã có những khoản tiền lớn bị lãng phí cho những công việc duy tu sửa chữa không thích hợp. Nhưng việc đầu tiên của công tác bảo trì phòng ngừa mà chúng ta mong muốn sớm trở thành hiện thực ở nước ta, có lẽ ngay từ bây giờ, chúng ta cần có sự chuẩn bị tích cực, chủ động của lực lượng làm công tác kiểm định.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Chủng và CTV (1994) Duy trì và nâng cao tuổi thọ công trình dân dụng cũ trong đô thị, Đề tài NC cấp NN mã số KC 11-05

2. Trần Chủng (2012), Bảo trì công trình xây dựng dân dụng và công nghiêp ở Việt Nam; Hội thảo Việt-Nhật lần thứ 3 về QLDA&CLCTXD; Đà Nẵng 9/2012.

3. Trần Chủng (2013), Bảo trì công trình xây dựng trong quản lý quy hoạch đô thị; Hội thảo Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch. Hà Nội 12/2013.

4. BS EN 15311-2011 (2011), Criteria for Design, Management and Control of Maintenance Services for Buildings.

5. IPMC 2012 (2012), Internacional Property Maintenance Code, Printed in the USA, February 2012.

6. Bộ Xây dựng và Jica (2013), Dự án Jica về tăng cường năng lực trong công tác đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.

Tại Nhật Bản người ta đã dự tính vào năm 2025 chi phí cho công tác bảo trì sẽ chiếm 75% tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng

Việc duy tu, sửa chữa cũng đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao

Page 4: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

39Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và

sàn treo người sử dụng trong thi công xây dựngTẦM QUAN TRỌNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG

* Cục Giám định nhà nước về chất lượng CTXD - Bộ Xây dựng

Ths. Lê Ngọc Quý*

Tóm tắt: Bài viết trình bày thực trạng, sự cần thiết và tầm quan trọng trong việc ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo người sử dụng trong thi công xây dựng.

Từ khóa: Kiểm định, cần trục tháp, máy vận thăng, sàn treo, thi công xây dựng.

Nhận ngày 20/3/2017, chỉnh sửa ngày 22/3/2017, chấp nhận đăng ngày 27/3/2017

Abstract: The article presents the status, necessity and importance of issuing a procedure for the verification of safety techniques for tower cranes, hoist and suspended floor used in construction process.

Keywords: Inspection, tower cranes, hoist, suspended floor, construction.

THỰC TRẠNG AN TOÀN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG

1. Tình hình tai nạn lao động trong thời gian qua

Xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, với hơn 70.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, chiếm khoảng 10% lực lượng lao động của cả nước (mỗi năm có khoảng 50.000 công trình xây dựng mới trên cả nước). Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) trong những năm gần đây:

Bảng 1 - Thống kê tình hình tai nạn lao động trong thời gian qua [1]

Số vụ mất an Năm 2014 Năm 2015 6 tháng đầu 2016

toàn lao động

Tất cả các 6709 7620 3674

ngành nghề

Tổng số 630 666 356

người chết

Số vụ mất an toàn lao động đối với riêng ngành Xây dựng

Số vụ mất 33,1 35,2 21,6

an toàn (%)

Số người 33,9 37,9 22,3

chết (%)

Số liệu thống kê cho thấy, số lượng vụ tai nạn và số người chết vì tai nạn lao động có xu hướng gia tăng. Số vụ tai nạn lao động và số người chết do tai nạn lao động trong ngành Xây dựng chiếm đến 1/3 tổng số vụ tai nạn ở tất cả các ngành nghề. Trong số các tai nạn lao động ngành Xây dựng thì tai nạn do các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn trong thi công chiếm đến gần 50% . Đặc biệt, thời gian gần đây, sự cố mất an toàn diễn ra nghiêm trọng, có thể kể ra một số sự cố điển hình sau:

Sập cần trục tháp tại khối 5, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Chiếc cần trục tháp của công ty TNHH Trường Thành đang thi công xây dựng khu chung cư sát trường THPT Lê Viết Thuật (TP.Vinh, Nghệ An) bất ngờ đổ sập vào hồi 17h ngày 14/10/2016, làm hư hỏng một phần nóc nhà trường học, đổ xuống sân trường khiến một nam sinh lớp 10 tử vong tại chỗ. Căn cứ các thông tin ghi nhận tại hiện trường thì phần móng của cần trục tháp bị sụt, lún gây mất ổn định đã dẫn đến sập đổ cần trục tháp.

Page 5: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

40 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Sự cố gẫy tay cần của cần trục tháp tại Dự án tổ hợp dịch vụ thương mại văn hóa, thể thao, nhà ở và văn phòng cho thuê

Vào lúc 23h10 ngày 02 /03/2016, tại vị trí trục Y9-Y10/X2-X3 của Dự án tổ hợp dịch vụ thương mại văn hóa, thể thao, nhà ở và văn phòng cho thuê đã xảy ra sự cố cần trục tháp số 04 (mã hiệu HPCT 6516; tầm với tối đa 65m, tải trọng đầu cần là 1.6 tấn) bị gẫy tay cần trong khi đang cẩu 01 bó thép hộp nặng khoảng 1.2 tấn, cách tâm xoay của cẩu khoảng 40m, toàn bộ tay cần gẫy làm 03 đoạn và nằm trong phạm vi công trường;

Cần trục tháp số 04 (mã hiệu HPCT 6516) đã được kiểm định ngày 22/11/2015 (Giấy chứng nhận kết quả kiểm định số 11632) và mua bảo hiểm máy móc ngày 24/11/2015. Cần trục tháp số 04 (mã hiệu HPCT 6516) đã được Sở lao động thương binh & xã hội thành phố Hà Nội xác nhận khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động ngày 30/11/2015.

Đổ cần trục tại công trình xây dựng cầu Hồng Ngự, Đồng Tháp

Sự cố đổ cần trục xảy ra tại công trình xây dựng cầu Hồng Ngự do Công ty CP Trường Lộc thi công ngày 05/5/2015 gây tử vong 3 người đang tham gia giao thông. Nguyên nhân do người vận hành cần trục vi phạm quy trình vận hành và quy tắc nghề nghiệp; đồng thời vận hành cần trục khi người cảnh giới chưa thực hiện nhiệm vụ.

Sự cố đổ cần trục tại công trình xây dựng cầu Hồng Ngự, Đồng Tháp

Sự cố rơi vận thăng tại công trình Khách sạn Royal Lotus Đà Nẵng, tại 120 Nguyễn Văn Thoại, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Khoảng 01h30 ngày 30/01/2016, xe tải chở cửa gỗ của nhà thầu phụ thi công hạng mục cửa gỗ, nội thất khối phòng nhà khách về đến công trình (do ban ngày xe tải không được vào công trình). Phía cung cấp hàng có nhờ sử dụng vận thăng của công trình để vận chuyển số hàng trên lên các tầng cao, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển xảy ra sự cố rơi vận thăng làm cho 06 lao động bị thương vong. Hiện tại chủ đầu tư đã phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và đã đưa các nạn nhân bị thương đi cấp cứu.

Sự cố rơi vận thăng tại công trình Tòa nhà Lilama Hà Nội số 52 Lĩnh Nam

- Hoàng Mai - Hà Nội

Vào khoảng 10h30’ ngày 04/12/2015 tại công trình Tòa nhà Lilama Hà Nội xảy

Thực tế diễn biến của công tác

điều tra, xử lý vi phạm đối với một

số sự cố kỹ thuật gây mất an toàn

thi công xây dựng cho thấy còn

nhiều vấn đề cần bàn luận như:

Nhiều sự cố được tổ chức đánh giá

nguyên nhân, tuy nhiên việc quy

trách nhiệm, xử lý vi phạm còn hình

thức, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh

để răn đe và thay đổi hành vi đối

với các chủ thể vi phạm. Một số sự

cố nguyên nhân gây mất an toàn

không được làm rõ dẫn đến việc

quy trách nhiệm cho các chủ thể có

liên quan không được thực hiện ng-

hiêm túc. Bên cạnh đó, đối với nhiều

sự cố, việc tổ chức điều tra, đánh giá

nguyên nhân được triển khai rất

chậm, không thấy công bố kết quả

điều tra, xử lý trách nhiệm đối với

các chủ thể vi phạm.

Vị trí phần mái của trường THPT Lê Viết Thuật bị hư hỏng do cần trục tháp bị đổ

Page 6: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

41Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

ra sự cố rơi cabin vận thăng lồng làm 02 người chết tại chỗ và 01 người bị thương. Nguyên nhân người vận hành vận thăng chưa được huấn luyện đầy đủ về công tác vận hành máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Công tác quản lý và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động

Các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan

Các văn bản, quy phạm pháp luật chủ yếu có liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong thi công xây dựng hiện hành: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/Q13 ngày 25/6/2015; Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động; Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Thông tư 29/2016/TT-BXD ngày 29/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng về cơ bản đã đầy đủ để các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng tổ chức, thực hiện công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với cần trục tháp, máy vận

thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như sau:

Chưa phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước giữa Bộ Xây dựng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dẫn tới nhiều bất cập trong quản lý nhà nước về ATVSLĐ. Ví dụ, khi các sự cố về mất an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng xảy ra (như sập giàn giáo, đổ cần cẩu tháp…) do không quy định rõ cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thực hiện nên việc điều tra, đánh giá các nguyên nhân kỹ thuật của sự cố không được thực hiện đầy đủ. Điều này dẫn tới việc xác định nguyên nhân, phân định trách nhiệm và xử lý vi phạm của các chủ thể khó thực hiện, làm suy giảm hiệu lực quản lý nhà nước về ATVSLĐ;

Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công chưa quan tâm đúng mức đối với nội dung quản lý an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng. Công tác lập chi phí đầu tư xây dựng chưa quy định rõ chi phí cho công tác quản lý an toàn chưa sát với thực thế, nhà thầu thiếu kinh phí để phục vụ công tác quản lý an toàn dẫn đến việc nhà thầu chưa quan tâm đến điều kiện đảm bảo an toàn,vệ sinh lao động;

Công tác quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng còn bất cập, chồng chéo. Cụ thể, Bộ Xây dựng không có chức năng quản lý nhà nước đối với nhiều loại máy móc, thiết bị đặc thù như cần cẩu tháp, vận thăng... trong khi các loại máy móc, thiết bị này thường gắn liền với công trình xây dựng và hay xảy ra sự cố sập, đổ dẫn đến tai nạn lao động nghiêm trọng.

Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công, thi công, nghiệm thu: Chưa quy định cụ thể các nội dung kiểm tra về đảm bảo an toàn. Quy định xử lý vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động còn hình thức, mức phạt thấp và chưa đủ tính răn đe, cảnh cáo đối với đối các chủ thể vi phạm về việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng (mỗi năm chỉ có 2, 3 vụ TNLĐ nghiêm trọng bị khởi tố và truy tố bị can, chủ yếu là xử lý vi phạm hành chính).

Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia

Trong nhiều năm qua, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến ATLĐ đã được xây dựng và ban hành. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu khá nhiều và nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành đã lâu và không còn phù hợp với quy định của pháp luật. Ngay như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng là QCVN 18:2014/BXD cũng cần phải được rà soát để sửa đổi, bổ sung.

Page 7: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

Công tác quản lý an toàn của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng địa phương

Các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng địa phương hàng năm đều tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc đảm bảo ATVSLĐ trong thi công xây dựng, tuy nhiên, tần suất kiểm tra còn thấp, chi phí kiểm tra hạn chế. Tổ chức bộ máy quản lý về ATVSLĐ của địa phương còn hạn chế về số lượng và trình độ chuyên môn, gần 90% Sở Xây dựng không có cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ.

Công tác thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ trong thi công xây dựng tại hầu hết các địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban ngành có liên quan. Công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa được thực hiện đầy đủ. Việc báo cáo về ATVSLĐ ngành xây dựng còn thiếu thông tin, dữ liệu từ các địa phương (do các Sở Xây dựng không chủ trì quản lý về ATVSLĐ trong xây dựng).

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CẦN TRỤC THÁP, MÁY VẬN THĂNG VÀ SÀN TREO NGƯỜI SỬ DỤNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG

Tầm quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong thi công xây dựng

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng, giảm thiểu sự cố kỹ thuật gây mất an toàn trong thi công xây dựng dẫn đến tai nạn lao động, trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật (Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP), Bộ Xây dựng đã có ý kiến với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan để làm rõ vai trò, trách nhiệm, phạm vi, quyền hạn của các Bộ, trong đó có Bộ Xây dựng về quản lý an toàn trong thi công xây dựng.

Thông tư 29/2016/TT-BXD ngày 29/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng, đây là những thiết bị được sử dụng tại hầu hết các công trình xây dựng trên cả nước và tiềm ẩn những nguy cơ gây mất an toàn lao động cao nên Bộ Xây dựng ưu tiên ban hành sớm, trong các Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đã đưa ra được những quy định mới trong công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng như:

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các thiết bị trên không chỉ giới hạn trong đánh giá an toàn vận hành đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng

người sử dụng trong thi công xây dựng mà còn phải đánh giá tổng thể an toàn lao động của cả công trình, bao gồm: Liên kết với công trình và hệ móng đỡ thiết bị chính đối với cần trục tháp, hệ giá đỡ và hệ móng đỡ thiết bị đối với máy vận thăng hoặc sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng.

Quy định, hướng dẫn chi tiết việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và xử lý kết quả kiểm định đối với kiểm định viên.

Quy định việc báo cáo kết quả kiểm định đối với các cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh và Bộ Xây dựng, đây là quy định mới quan trọng nhất trong việc quản lý nhà nước trong đảm bảo vận hành an toàn của cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng tại các công trình trên cả nước.

Tầm quan trọng đối với các đơn vị hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn trên cả nước

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng đã giúp thống nhất việc thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn của các tổ chức hoạt động kiểm định như:

Quy định mẫu biên bản kiểm định với tổ chức, cá nhân sử dụng cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng. Mẫu tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định và cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định Giấy chứng nhận kết quả kiểm định nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

Quy định trường hợp đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu và phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì không cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.

Quy định việc báo cáo kết quả kiểm định đối với các cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh và Bộ Xây dựng

42 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 8: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

Quy định về báo cáo hằng năm tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương và Bộ Xây dựng.

Quy định các nội dung huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật an toàn lao động đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng của kiểm định viên của các tổ chức hoạt động kiểm định.

Quy định về thu hồi chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các chứng chỉ kiểm định viên vi phạm hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Tầm quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng đã giúp các tổ chức, cá nhân sử dụng cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người trong thi công xây dựng như:

Hướng dẫn lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định đạt yêu cầu.

Hướng dẫn khai báo với cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Hướng dẫn việc lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Trong trường hợp chuyển nhượng (hoặc cho thuê lại) các đối tượng kiểm định, người bán (hoặc cho thuê lại) phải bàn giao đầy đủ hồ sơ kỹ thuật an toàn cho người mua (hoặc thuê lại).

Hướng dẫn điều kiện cho tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến các đối tượng kiểm định để cung cấp cho kiểm định viên và cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định.

Thực hiện các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các đối tượng kiểm định. Không được tiếp tục sử dụng các đối tượng kiểm định có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn kiểm định.

Quản lý, sử dụng, loại bỏ đối tượng kiểm định theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tóm lại, quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo người sử dụng trong thi công xây dựng luôn mang tính thời sự cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng và an toàn trong thi công xây dựng công trình. Với những quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng đã được ban hành với những văn bản pháp luật hiện hành; Công tác thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ trong thi công xây dựng tại các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban ngành có liên quan; Công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Hy vọng rằng các tổ chức, cá nhân sử dụng cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình nhằm hạn chế tối đa những sự cố đáng tiếc xảy ra.

Tài liệu tham khảo[1]. Thông báo tình hình tai nạn lao

động năm 2014, 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của Bộ LĐTBXD.

[2]. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

[3]. Nghị định 46/2015/NĐ-CP Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

[4]. Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

[5]. Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/Q13 ngày 25/6/2015.

[6]. Nghị định 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động.

[7]. Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

[8]. QCVN 18:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng.

[9]. Báo cáo về các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn của các địa phương có sự cố.

[10]. Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn lao động.

43Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng đã giúp thống nhất việc thực hiện công tác kiểm định

kỹ thuật an toàn của các tổ chức hoạt động xây dựng

Page 9: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

Thẩm định dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD) có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và thực hiện

dự án, là cơ sở để tham mưu cho cấp có thẩm quyền ra quyết định phù hợp, lựa chọn được DAĐTXD có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế-xã hội cho đất nước. Bên cạnh đó, công tác này còn giúp các chủ đầu tư sử dụng có hiệu quả vốn của nhà nước, chống thất thoát, lãng phí vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản. Để góp phần hoàn thiện công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn ngân sách nhà nước (NSNN), bài viết tập trung xem xét công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN trên các mặt: Nhận thức về tầm quan trọng của công tác thẩm định, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, phương pháp thẩm định, căn cứ và phương tiện thẩm định, nội dung thẩm định, sự phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thẩm định làm cơ sở đưa ra một số giải pháp cụ thể.

CÁC QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐTXD SỬ DỤNG VỐN NSNN

Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về thẩm định dự án đầu tư (DAĐT). Theo Ngân hàng thế giới “Thẩm định DAĐT là quá trình một cơ quan chức năng (nhà nước hay tư nhân) xem xét xem một dự án có đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội đã đề ra và đạt được những mục

tiêu đó một cách có hiệu quả hay không”. Điều 3 Luật Xây dựng giải thích về thẩm định DAĐTXD “Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện DAĐTXD làm cơ sở xem xét, phê duyệt”.

Như vậy, dù khái niệm thẩm định DAĐT được giải thích khác nhau nhưng về bản chất hai khái niệm trên cùng thể hiện nội dung thẩm định DAĐT nhằm kiểm tra, phân tích, đánh giá làm sáng tỏ một loạt các vấn đề có liên quan đến tính khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án trong mối liên hệ mật thiết với các thông tin có thể có và các giả thiết về môi trường trong đó dự án sẽ hoạt động, từ đó dự tính những kết quả mà dự án sẽ đem lại để có được những quyết định đầu tư đúng đắn. Với bản chất này, công tác thẩm định DAĐT nói chung, DAĐTXD nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và thực hiện dự án. Để góp phần quản lý tốt hoạt động đầu tư xây dựng cần thiết phải quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư trong đó có lập, thẩm định và phê duyệt DAĐT.

Thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN được tiến hành độc lập với quá trình lập dự án và do cơ quan có thẩm quyền tiến hành. Thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN là một yêu cầu không thể thiếu, do đó đối với mọi

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNHDỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

* Phó viện trưởng phụ trách Viện Kinh tế xây dựng và đô thị - Học viện AMC

44 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Ths. Nguyễn Thị Thu Nhàn*

Page 10: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

cấp, theo mọi hình thức đầu tư, tất cả các DAĐTXD sử dụng vốn NSNN phải được tiến hành thẩm định trước khi trình người có thẩm quyền quyết định. Mục tiêu của công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN là nhằm loại bỏ ở mức độ có thể những rủi ro có nguy cơ mắc phải của dự án và trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư. Mục tiêu này được thể hiện cụ thể ở khía cạnh cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá sự tác động của các dự án đến các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước; lựa chọn được DAĐTXD đem lại lợi ích kinh tế-xã hội cho đất nước; sử dụng có hiệu quả vốn của nhà nước, chống thất thoát, lãng phí. Bên cạnh đó còn đưa ra những biện pháp hỗ trợ như tài trợ vốn, cho vay ưu đãi… cho dự án đã quyết định đầu tư.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐTXD SỬ DỤNG VỐN NSNN THỜI GIAN QUA

Thời gian qua, công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công tác này đã góp phần giúp người quyết định đầu tư ra quyết định phù hợp. Bên cạnh đó, công tác thẩm định đã góp phần kiểm tra, kiểm soát những tính toán trong hồ sơ dự án, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng và các địa phương: Năm 2015, tổng số dự án sử dụng vốn NSNN được Bộ Xây dựng và các địa phương thẩm định là 1204 dự án với tổng mức đầu tư (TMĐT) trước khi thẩm định là 49.631 tỷ đồng; giá trị TMĐT sau khi thẩm định là 48.736 tỷ đồng; giá trị cắt giảm TMĐT là 895 tỷ (tương đương với 1,8%) [1]. Năm 2016, tổng số dự án dự án sử dụng vốn NSNN được Bộ Xây dựng và các địa phương thẩm định là 1.369 dự án với TMĐT trước khi thẩm định là 66.393,9 tỷ đồng, giá trị

TMĐT sau khi thẩm định là 65.750,1 tỷ đồng, giá trị cắt giảm là 642,8 tỷ đồng (tương đương 0,97%) [2]. Công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN từng bước được cải thiện đáng kể từ tổ chức, nội dung đến phương pháp thẩm định. Trình độ cán bộ thẩm định được nâng cao, việc thu thập và xử lý thông tin phục vụ thẩm định đã được chú trọng.

Tuy vậy, công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục đó là:

- Thứ nhất, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác thẩm định DAĐTXD. Trong quá trình thẩm định dự án, một số cán bộ vẫn xem thẩm định dự án là một thủ tục để hợp pháp dự án, do đó kết quả thẩm định chủ yếu phục vụ mục tiêu phê duyệt dự án hơn là hiệu quả của dự án. Dẫn đến dự án sau khi được phê duyệt không triển khai đúng tiến độ, tổng mức đầu tư phải điều chỉnh nhiều lần hoặc công trình hoàn thành không sử dụng được, ví dụ như dự án bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, bệnh viện đa khoa Sông Mã, bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng, bệnh viện đa khoa Lạng Sơn [3].

- Thứ hai, trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định chưa

đáp ứng yêu cầu: Mặc dù đã có nhiều cố gắng song đội

ngũ này vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh

nghiệm trong thẩm định DAĐTXD lớn, phức tạp, có liên

quan đến nhiều lĩnh vực. Ở một số DAĐTXD, do cán bộ

thẩm định hạn chế về kiến thức kinh tế nên khi xem xét,

đánh giá dự án chủ yếu đánh giá nội dung về kỹ thuật, ít

chú ý đến đánh giá các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, phân tích

rủi ro. Hậu quả là vẫn có dự án sau khi được thẩm định,

phê duyệt một số chỉ tiêu không phù hợp với chiến lược

phát triển kinh tế-xã hội, nguồn lực ngân sách của địa

phương, dẫn đến phải điều chỉnh dự án gây lãng phí và

Công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN từng bước

được cải thiện đáng kể

Mục tiêu của công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN là nhằm loại bỏ ở mức độ có thể những rủi ro có nguy cơ mắc phải

của dự án

45Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 11: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Điển hình như dự án bệnh viện đa khoa Lạng Sơn 8 lần phê duyệt điều chỉnh dự án.

- Thứ ba, căn cứ và phương tiện thẩm định còn hạn chế: Khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định phải căn cứ vào “hồ sơ dự án (bao gồm thiết kế cơ sở và nội dung khác của dự án), căn cứ pháp lý (chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn bản pháp luật có liên quan), các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, các quy ước, thông lệ quốc tế” [4]. Tuy nhiên, thực tế một số hồ sơ DAĐTXD trình thẩm định có chất lượng không tốt, không đầy đủ về nội dung gây khó khăn cho công tác thẩm định. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định DAĐT còn đang hoàn thiện và hay thay đổi; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, công bố một số định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ thẩm định còn chậm[5]; sự thiếu gắn kết giữa các quy hoạch đặc biệt là khi xử lý các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng diễn ra khá phổ biến hiện nay. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội mang tính chính trị, chỉ chú trọng xác định những chỉ tiêu, định hướng phát triển, chưa chú trọng việc tổ chức không gian lãnh thổ. Quy hoạch ngành thiếu tính tổng thể, xem nhẹ việc gắn kết ngành và lãnh thổ. Quy hoạch xây dựng vùng chủ yếu thiên về tính kỹ thuật, thiếu cơ sở để xác

định động lực cho sự phát triển. Quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện phân vùng chức năng sử dụng đất theo không gian mà mới chỉ chú ý đến việc phân bổ các chỉ tiêu loại đất, thiếu sự gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng vùng. Chính vì vậy, trên cùng một mặt bằng lãnh thổ cả bốn quy hoạch này không liên kết, khớp nối với nhau điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định [6].

- Thứ tư, Điều 58 Luật Xây dựng quy định nội dung thẩm định DAĐTXD gồm thẩm định thiết kế cơ sở và nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.Trong đó, đánh giá các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án là một trong những nội dung phức tạp đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ, chuyên môn vững vàng và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực này. Thời gian qua, đã có nhiều DAĐTXD sử dụng vốn NSNN thẩm định tốt nội dung này. Tuy nhiên, vẫn còn những dự án việc xem xét đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án còn hình thức, chưa được định lượng chính xác, quy mô một số dự án được xác định dựa vào ý muốn chủ quan của chủ đầu tư, phương pháp thẩm định còn đơn giản, chủ yếu áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, các phương pháp thẩm định hiện đại được áp dụng hạn chế. Kết quả rõ nhất là vẫn có một số dự án

thất thoát, lãng phí, có trường hợp sau khi đầu tư xong công trình không phát huy hết tác dụng. Ví dụ như 8 DAĐTXD công trình mở rộng Quốc lộ 1 sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tại 8 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận việc lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư tại 8 địa phương tăng cao hơn so với chế độ quy định 1.321,97 tỉ đồng [7].

- Thứ năm, sự phối hợp trong tổ chức thẩm định giữa các cơ quan chuyên môn có liên quan chưa thực sự hiệu quả. Sự phân cấp trách nhiệm đối với các cơ quan liên quan và cán bộ thẩm định còn chưa cụ thể ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

Những tồn tại trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều DAĐTXD không hiệu quả, chất lượng một số công trình xây dựng còn thấp; tình trạng thất thoát, lãng phí vốn NSNN, chậm tiến độ thi công vẫn còn là vấn đề gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐTXD SỬ DỤNG VỐN NSNN

Để phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cần thiết phải hoàn thiện công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN. Nhằm mục đích này, bài viết đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức về thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN nhằm khắc phục tình trạng thẩm định dự án mang tính hình thức để hợp pháp hóa dự án. Muốn vậy các cơ quan chuyên môn về xây dựng, cán bộ làm công tác thẩm định

Một số hồ sơ dự án đầu tư xây dựng có chất lượng không tốt, không đầy đủ về nội dung gây khó khăn cho công tác thẩm định

46 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 12: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ

cán bộ làm công tác thẩm định

cần phải tăng cường trách nhiệm trong công tác thẩm định theo quy định tại Luật Xây dựng và Luật Cán bộ công chức.

Hai là, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định tại các cơ quan chuyên môn về xây dựng đảm bảo

đội ngũ cán bộ thẩm định không chỉ có kiến thức về kỹ thuật mà cần phải có kiến thức pháp luật, kinh tế, kỹ năng phân tích và đánh giá, thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn và quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, công bố một số định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định.

Bốn là, sử dụng phương pháp thẩm định phù hợp với từng nội dung của dự án. Bên cạnh đó chú ý nghiên cứu, tăng cường áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại như: Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích, phân tích độ nhạy, dự báo, phương pháp triệt tiêu rủi ro để đánh giá DAĐTXD sử dụng vốn NSNN nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

Năm là, cần nghiên cứu xây dựng Sổ tay hướng dẫn công tác

thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN làm cẩm nang phục vụ

công tác thẩm định của cán bộ thẩm định thuộc các cơ

quan chuyên môn về xây dựng. Sổ tay này cần trình

bày rõ ràng, cụ thể quy trình thẩm định, nội dung thẩm định một

DAĐTXD sử dụng vốn NSNN, kỹ thuật áp dụng,

các nghiên cứu tình huống có thể áp dụng trong từng

trường hợp cụ thể của dự án, từ đó giúp cán bộ áp dụng một cách

dễ dàng trong quá trình thẩm định.

Công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư. Căn cứ vào kết quả thẩm định sẽ giúp người có thẩm quyền cho phép đầu tư vào những dự án khả thi đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước. Thời gian qua, công tác này đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại là nguyên nhân khiến nhiều DAĐTXD kém hiệu quả, chất lượng một số công trình xây dựng còn thấp; tình trạng thất thoát, lãng phí vốn NSNN, chậm tiến độ thi công gây nhiều bức xúc trong xã hội. Vì vậy, hoàn thiện công tác thẩm định DAĐTXD sử dụng vốn NSNN để nâng cao chất lượng thẩm định dự án là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1. [1,5]. Bộ Xây dựng, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2016 của ngành Xây dựng.

2. [2]. Bộ Xây dựng, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2017 của ngành Xây dựng

3. [3]. Bùi Anh, BVĐK nghìn tỷ tại Lạng Sơn: Nhiều sai phạm trong quá trình xây dựng, http://baop-hapluat.vn/song-khoe/bvdk-nghin-ty-tai-lang-son-nhieu-sai-pham-trong-qua-trinh-xay-dung-318289.html;Đắc Nguyên-Minh Anh, Những “mảng tối” tại Dự án Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn, http://congluan.vn/nhung-mang-toi-tai-du-an-benh-vi-en-da-khoa-bac-kan/.

4. [4]. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,

5. [6]. Sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch; Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; http://www.mpi.gov.vn/_lay-outs/MPIPortalCMS/InChiTietTin.aspx?idTin=34358

6. [7]. Hoài Thu, Những sai phạm trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1, Nguồn: Thanh tra Bộ Tài chính

7. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và văn bản hướng dẫn.

8. Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, NXB Tài chính, HN.

9. Trần Thị Mai Hương, Hoàn thiện công tác thẩm định DAĐT thuộc các Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế.

10. Nguyễn Hồng Thắng (2010), Giáo trình thẩm định DAĐT khu vực công, NXB Thống kê.

47Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 13: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

Hàng năm nền kinh tế đất nước đã huy động và sử dụng một lượng vốn rất lớn cho đầu tư phát triển, khoảng trên dưới 30% tổng thu nhập quốc nội,

trong đó khoảng 50% là thuộc vốn nhà nước. Đầu tư sử dụng vốn nhà nước đóng vai trò là động lực và tiền đề phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế đất nước thông qua các dự án đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội. Bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng bộc lộ những tồn tại như: Phân tán, thiếu tập trung, chậm tiến độ, hiệu quả thấp, lãng phí thất thoát. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là chưa quan tâm đúng mức đến công tác giám sát, đánh giá các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước có báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đạt tỷ lệ rất thấp. Tình hình thực hiện chế

độ báo cáo nêu trên đã hạn chế việc phân tích, đánh giá tình hình đầu tư chung của cả nước và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Từ thực tế này, nhà nước cần có những biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư. Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư sẽ là công cụ trợ giúp đắc lực cho nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Để huy động tối đa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 09 năm 2015 về giám sát và đánh giá đầu tư (sau đây gọi là Nghị định 84). Nghị định được ban hành đã góp phần nâng cao chất lượng của công tác quản lý đầu tư. Tuy nhiên, Nghị định 84 cũng còn một số vấn đề cần bổ sung hoàn thiện để thực hiện tốt hơn công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT,

ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Ths. Đặng Thị Dinh Loan*

* Viện Kinh tế xây dựng và đô thị - Học viện AMC

48 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 14: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

Quá trình đầu tư: Dự án đầu tư bắt đầu từ khi hình thành ý tưởng, phát triển ý tưởng, xác định dự án đầu tư, nghiên cứu lập kế hoạch, thực hiện, kết thúc đầu tư và đưa dự án vào vận hành khai thác gồm 03 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, giai đoạn vận hành, khai thác dự án.

“Giám sát, đánh giá đầu tư” là hoạt động theo dõi, kiểm tra và đánh giá mức độ đạt được của quá trình đầu tư so với yêu cầu và mục tiêu đầu tư. Giám sát, đánh giá đầu tư gồm giám sát, đánh giá dự án đầu tư và giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.

Mục tiêu và yêu cầu của công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư

Một trong các yêu cầu quản lý đầu tư là các chủ thể tham gia quá trình đầu tư phải thực hiện công tác giám sát, đánh giá các hoạt động đầu tư thuộc phạm vi và trách nhiệm quản lý của mình. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước quản lý về đầu tư, việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư nói chung, dự án đầu tư cụ thể nói riêng là thực hiện một trong các chức năng quản lý nhà nước về đầu tư. Đối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình là một nhiệm vụ cần thiết để bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn, các nguồn lực đầu tư một cách hiệu quả.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin phải kịp thời bảo đảm theo dõi chặt chẽ, liên tục trong quá trình đầu tư dự án. Việc cung cấp thông tin về dự án phải đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo đúng các mẫu hướng dẫn của cơ quan quản lý về đầu tư các cấp; tuân thủ nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định. Công tác kiểm tra phải được xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi xem xét, thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất và phải thông báo trước cho đối tượng được kiểm tra, công khai, dân chủ

có sự tham gia của các chủ thể liên quan. Việc tổng hợp, phân tích đánh giá thông tin về dự án của các cấp quản lý phải nhanh chóng để đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, khắc phục trở ngại nhằm đẩy mạnh tiến độ, bảo đảm chất lượng và tiết kiệm chi phí đầu tư. Cơ quan quản lý đầu tư các cấp xem xét, giải quyết và thông tin phản hồi kịp thời những kiến nghị của chủ đầu tư, của cơ quan đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cũng như việc giám sát chặt chẽ việc thực hiện của chủ đầu tư về các quyết định của các cơ quan quản lý cấp trên. Việc đánh giá dự án đầu tư phải do các đơn vị, tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện. Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư cần được tổng kết, đánh giá ở từng cấp quản lý để có chính sách, biện pháp quản lý thích hợp.

Nội dung theo dõi dự án đầu tư

Cập nhật tình hình thực hiện dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, khối lượng thực hiện, chất lượng công việc, các chi phí, biến động,... cập nhật tình hình quản lý thực hiện dự án, lập kế hoạch triển khai, chi tiết hoá kế hoạch triển khai các nội dung quản lý thực hiện dự án, cập nhật tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch, tình hình bảo đảm chất lượng và hiệu lực quản lý dự án, tình hình xử lý, phản hồi thông tin: Tình hình bảo đảm thông tin báo cáo, xử lý thông tin báo cáo, kết quả giải quyết các vướng mắc, phát sinh, kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền.

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỜI GIAN VỪA QUA

Nhìn chung, nội dung Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư của các cơ quan gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề cập tương đối đầy đủ các nội dung chính theo mẫu quy định tại Thông tư 22/2015/TT-BKHĐT về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định của Nghị định 84/2015/NĐ-CP được ban hành ngày 18/12/2015. Tuy nhiên, vẫn còn một số Báo cáo của một số cơ quan chưa đáp ứng yêu cầu, cụ thể như: Báo cáo của một số cơ quan chưa đúng mẫu, nội dung thiếu, không đầy đủ phụ biểu hoặc phụ biểu được lập không theo mẫu quy định, thiếu số liệu để tổng hợp; Các số liệu trong biểu tổng hợp còn sai sót về mặt số học và không đảm bảo độ chính xác, số liệu không thống nhất giữa các phần và các phụ biểu. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo nêu trên đã hạn chế việc phân tích, đánh giá tình hình đầu tư chung của cả

Công tác giám sát, đánh giá các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước

chưa được quan tâm đúng mức

49Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 15: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

nước, tính chuẩn xác của các số liệu tổng hợp và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cần có giải pháp chấn chỉnh kịp thời việc tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư ở các cấp báo cáo.

Tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giám sát, đánh giá đầu tư vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Điều này được thể hiện trên thực tế ở những khía cạnh sau: Công tác đầu tư sử dụng vốn nhà nước còn nhiều hạn chế, yếu kém, hiệu quả đầu tư thấp làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội; tiến độ các dự án sử dụng vốn nhà nước rất chậm, thủ tục đầu tư xây dựng rườm rà; còn thất thoát lãng phí, đầu tư thiếu đồng bộ; tình trạng bố trí vốn dàn trải còn khá phổ biến. Công tác chuẩn bị đầu tư, chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt dự án của một số Bộ, Ngành chưa tốt. Công tác khảo sát, lập dự toán của hầu hết các đơn vị được kiểm toán chưa đáp ứng yêu cầu nên phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh kéo dài thời gian đầu tư; Chất lượng của nhiều dự án không đảm bảo đang là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhiều công trình mới xây dựng xong, chưa sử dụng đã xuống cấp hoặc không sử dụng được. Nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước chưa được quản lý tốt từ khi giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng chứng tỏ chất lượng quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước còn nhiều hạn chế; Chi phí thực hiện dự án thường vượt dự toán, nhiều chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện; Đặc biệt là tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xảy ra ở nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế, gây ra nhiều hậu quả không tốt về mặt kinh tế và xã hội mà nhiều nghiên

cứu cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã chỉ ra thời gian qua là những minh chứng cụ thể phản ánh công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng công trình còn nhiều vấn đề tồn tại phải được nghiên cứu khắc phục, hoàn thiện; Công tác giám sát đánh giá đầu tư còn mang tính hình thức, các nội dung và tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư chưa hoàn thiện, chưa có phương pháp giám sát, đánh giá đầu tư phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đây là một trong các nguyên nhân làm chậm tiến độ, tăng chi phí dự án, tăng thất thoát lãng phí, làm giảm chất lượng công trình. Điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tổng kết thực trạng công tác giám sát, đánh giá đầu tư, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

Hoàn thiện thể chế công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư

Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có 3 tác dụng chủ yếu là: (1) làm công cụ quản lý (phát hiện sai lệch và có quyết định chấn chỉnh, hoàn thiện kịp thời các hoạt động quản lý để bảo đảm mục tiêu quản lý); (2) rút ra bài học kinh nghiệm để cải tiến, hoàn thiện chính sách, biện pháp nhằm thực hiện đầu tư có hiệu quả hơn trong tương lai và (3) thực hiện trách nhiệm giải trình (nắm bắt thông tin đầy đủ, cụ thể, kịp thời, trên cơ sở đó công khai, minh bạch hóa về tình hình và kết quả đầu tư). Muốn vậy, các chủ thể quản lý, các cơ quan quản lý các cấp phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực thông tin trong quá trình giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư ở các ngành, lĩnh vực và các địa phương, tức là phải thiết lập và thực

Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư cần được tổng kết, đánh giá

ở từng cấp quản lý

Công tác khảo sát, lập dự toán của hầu hết các đơn vị được kiểm toán chưa đáp ứng yêu cầu

50 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 16: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

hiện tốt hệ thống báo cáo. Yêu cầu chung của hệ thống báo cáo phục vụ cho các mục đích nêu trên là bảo đảm thu thập và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Trong hệ thống cần có sự kết nối thông suốt, liên tục các cấp từ các ban quản lý dự án đến Chính phủ. Để đảm bảo được yêu cầu này, cần có quy định cụ thể về chế độ báo cáo, nội dung báo cáo, thời hạn báo cáo và quy định các chế tài xử lý vi phạm chế độ báo cáo.

Hoàn thiện về nghiệp vụ công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư

Việc thực hiện theo dõi, giám sát đầu tư theo yêu cầu của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng chưa đúng trình tự, thủ tục, phương pháp thực hiện do còn có những hạn chế trong Nghị định và Thông tư hướng dẫn (chưa cụ thể, chưa rõ để áp dụng ở đơn vị) vì vậy, kết quả đạt được trên thực tế còn rất hạn chế. Thực trạng trên đòi hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có hướng dẫn chung và thống nhất để đảm bảo công tác giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện một cách hiệu quả. Cần có Sổ tay hướng dẫn, giám sát đánh giá đầu tư công như một công cụ sử dụng cho công tác giám sát đánh giá đầu tư (mở rộng nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế; hướng dẫn chi tiết trình tự thực hiện và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp). Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xem xét, thẩm định và thể chế hóa Sổ tay Hướng dẫn giám sát và đánh giá đầu tư , sớm đưa vào áp dụng rộng rãi trong thực tế để hỗ trợ các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành (Nghị định 84). Quy định rõ một số điểm về nhiệm vụ, nội dung thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp trung gian như Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình, dự án Hỗ trợ kỹ thuật, các cấp huyện và đầu tư ra nước ngoài, v.v. Quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Ban quản lý dự án đối với hoạt động giám sát, đánh giá dự án vì mọi thông tin đều được bắt đầu từ Ban quản lý dự án. Đối tượng dự án đầu tư cần phải được thực hiện giám sát, đánh giá: Cần được phân định theo mục tiêu đầu tư, tính chất sử dụng nguồn vốn đầu tư, quy mô đầu tư, thời gian đầu tư từ đó xác định nội dung, phương pháp giám sát đánh giá. Xác định rõ phạm vi giám sát, đánh giá đối với các dự án quy mô nhỏ (dự án chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) và các dự án đền bù giải phóng mặt bằng. Cần nâng cao chất lượng, tính minh bạch, chính xác của các báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư để nâng chỉ số lòng tin đối với

những người quyết định đầu tư dự án, từ đây sẽ thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho dự án, giải quyết tình trạng thiếu vốn của các dự án hiện nay.

Hoàn thiện về tổ chức thông tin

Trong điều kiện hiện nay, không thể chỉ thực hiện

công tác giám sát đánh giá dự án trên giấy tờ đơn thuần

hoặc trực tiếp đến hiện trường mới có thể giám sát, đánh

giá được. Công nghệ thông tin có thể giúp ích rất nhiều

trong việc thực hiện giám sát và đánh giá dự án đầu tư.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy công việc theo dõi,

đánh giá dự án, báo cáo và truyền thông thông tin còn

gặp nhiều khó khăn vì thiếu chỉ dẫn cụ thể, thống nhất và

thiếu công cụ IT để thực hiện các công việc này.

Như vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư luôn mang tính thời sự cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý của Nhà nước về đầu tư. Các công việc mà các ban ngành đoàn thể, các đơn vị liên quan cần làm là hoàn thiện thể chế về công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư (hoàn thiện các quy định về hệ thống và chế độ báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư; hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư); hoàn thiện về nghiệp vụ công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư (nội dung và phương pháp giám sát, đánh giá dự án đầu tư); Hoàn thiện về tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư (bộ máy thực hiện, nguồn nhân lực, phương tiện, công cụ thực hiện và chi phí thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư), để công tác giám sát, đánh giá đầu tư thực sự đem lại hiệu quả và ý nghĩa.

Xác định rõ phạm vi giám sát, đánh giá đối với các dự án quy mô nhỏ

và các dự án đền bù giải phóng mặt bằng

51Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 17: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

TS. Nghiêm Vân Khanh*

Ở Việt Nam ngành công nghiệp môi trường còn khá non trẻ. Chúng ta cần phát triển nhanh mới đáp ứng được phần nào yêu cầu xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và theo kịp trình độ công nghệ môi trường của các nước trên thế giới. Riêng trong lĩnh vực quản lý nước thải, thời gian qua nhiều công nghệ và thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường nước như: Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải sản xuất, nước rỉ rác, v.v.. đã được nhập khẩu, chuyển giao công nghệ cũng như được thiết kế và chế tạo thành công bởi các nhà công nghệ và sản xuất trong nước. Vì vậy, việc đưa ra cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý thẩm định và cấp giấy chứng nhận

cho những công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết, đảm bảo độ tin cậy và sự phát triển bền vững cho ngành nước Việt Nam trong thời gian tới.

NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước là các chỉ số, các định mức đánh giá trình độ các thiết bị và công nghệ môi trường về các mặt trình độ hiện đại của công nghệ, hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí kinh tế, an toàn về môi trường và tính phù hợp với điều kiện tự nhiên, con người và xã hội Việt Nam.

Nhiều công nghệ và thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường nước được thiết kế và chế tạo

thành công bởi các nhà công nghệ và sản xuất trong nước

*Trưởng BM KT Môi trường, Khoa KTHT và MT Đô thị - ĐH Kiến Trúc HN

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆXỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆNVIỆT NAM

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước. Đây là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý thực hiện công tác thẩm định đánh giá công nghệ, đồng thời còn giúp cho nhà sản xuất biết định hướng cải tiến công nghệ và người sử dụng biết lựa chọn công nghệ phù hợp, đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

Từ khóa: Môi trường nước, công nghệ xử lý ô nhiễm.

Nhận ngày 4/3/2017, chỉnh sửa ngày 7/3/2017, chấp nhận đăng ngày 18/3/2017

Abstract: This article introduces the criteria for evaluating water pollution treatment technology. This is a scientific basis for management agencies to conduct technology appraisal and evaluation. This also helps manufacturers know how to improve technology and help the users to choose appropriate technology that meets the requirements of environmental protection in accordance with current regulations.

Keywords: Water environment, pollution treatment technology.

52 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 18: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

Mục tiêu của việc xây dựng tiêu chí: Làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tiến hành đánh giá, thẩm định các công nghệ và thiết bị môi trường theo yêu cầu của các cơ sở thiết kế, chế tạo thiết bị, công nghệ môi trường đăng ký xin thẩm định; Hỗ trợ người sử dụng trong việc lựa chọn thiết bị và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp; Góp phần định hướng phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước ở nước ta.

Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước được nghiên cứu để xây dựng tiêu chí công nghệ môi trường nước bao gồm các công nghệ : Xử lý nước thải khu công nghiệp; Xử lý nước thải từ khu dân cư; Xử lý nước thải từ bãi chôn lấp rác.

Qua tham khảo các tiêu chí thẩm định công nghệ môi trường của Hàn Quốc, các tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, có thể đưa ra 5 tiêu chí để lựa chọn, đánh giá và thẩm định công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước như sau: Tiêu chí 1: Hiệu quả xử lý ô nhiễm; Tiêu chí 2: Chi phí kinh tế (chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí năng lượng, giá trị thu lợi sản phẩm (nếu có); Tiêu chí 3: Trình độ hiện đại của thiết bị và công nghệ xử lý, vận hành tiện lợi; Tiêu chí 4: Phù hợp với điều kiện Việt Nam; Tiêu chí 5: An toàn về mặt môi trường. Dưới đây là nội dung chi tiết của từng tiêu chí.

Tiêu chí 1 – Đánh giá về hiệu quả xử lý ô nhiễm của công nghệ hay thiết bị môi trường

a. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt đô thị

Lựa chọn quy trình công nghệ thích hợp:

Hệ thống thu gom nước thải hợp lý

Cơ học: Tách rác, tạp chất và lắng đất cát

Lắng cặn, đông tụ sinh học

Sinh hóa: Nhiều cấp, các bể kỵ khí, hiếu khí, hồ sinh học, bãi cây đất ướt...

Khử trùng, khử khuẩn.

Các chỉ số đánh giá hiệu quả xử lý - tiêu chí nhánh – thứ cấp (đo lường sau thời gian vận hành tối thiểu là 6 tháng).

Nồng độ các chất ô nhiễm đầu ra của nước thải sinh hoạt đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14: 2008/BTNMT cho phép và hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm (BOD, COD, SS, tổng N, tổng P, Amoni và độ pH nước thải sau xử lý, tổng Coliform):

Hàm lượng trước xử lý - Hàm lượng sau xử lý Hàm lượng trước xử lý

Mùi hôi của hệ thống xử lý, phương án giải quyết bùn cặn.

Công suất của hệ thống (lưu lượng nước thải): (m3/h) hay (m3/ngày)

Kích thước hệ thống (m3) và diện tích chiếm đất (m2)

Khả năng tái sử dụng nước thải và bùn cặn sau xử lý (%)

b. Hiệu quả xử lý nước thải công nghiệp và nước rỉ rác từ bãi chôn lấp

Lựa chọn quy trình công nghệ xử lý thích hợp:

Cơ học: Tách rác, tạp chất và lắng đất cát; Tách dầu mỡ

Hóa lý: Kết tủa, tạo bông, tuyển nổi, khử các chất độc hại, hoá chất, kim loại nặng…

Sinh hóa: Phân hủy các chất hữu cơ, nhiều cấp

Lắng lọc

Các chỉ số đánh giá hiệu quả xử lý – Tiêu chí thứ cấp (đo lường trong thời gian vận hành tối thiểu là 1 năm: Mùa hè và mùa đông).

Nồng độ các chất ô nhiễm đầu ra của nước thải công nghiệp đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT, nước rỉ rác từ bãi chôn lấp đáp ứng QCVN 25: 2009/BTNMT và hiệu quả xử lý hàm lượng các chất ô nhiễm chính (BOD, COD, SS, tổng N, tổng P, Amoniac (tính theo N), clo dư, kim loại nặng, dầu mỡ và độ pH của nước thải sau xử lý):

Hàm lượng trước xử lý - Hàm lượng sau xử lý

Hàm lượng trước xử lý

- Mầu của nước thải sau xử lý, mùi hôi của hệ thống xử lý và phương án giải quyết bùn cặn.

- Công suất của hệ thống (lưu lượng nước thải): (m3/h) hay (m3/ngày)

- Kích thước của hệ thống (m3) và diện tích chiếm đất (m2)

- Khả năng tái sử dụng nước thải và bùn cặn sau xử lý (%)

Tiêu chí 2 – Đánh giá công nghệ và thiết bị môi trường về tính kinh tế, chi phí kinh tế càng thấp càng tốt, lợi ích kinh tế mang lại càng nhiều càng tốt

(Kiểm toán sau thời gian vận hành tối thiểu 1 năm)

Các chỉ số đánh giá - tiêu chí nhánh hay thứ cấp:

- Suất đầu tư:

Tổng chi phí đầu tư

Tổng lượng chất thải được xử lý (công suất)

- Chi phí vận hành:

Tổng chi phí vận hành

Tổng lượng chất thải được xử lý (công suất) 100%

(1000đ/m3 hoặc tấn chất thải)

(1000đ/m3 hoặc tấn chất thải)

100%

53Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 19: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

và chỉ số thu lợi sản phẩm (nếu có):

Tổng tiền thu lợi

Tổng lượng chất thải được xử lý

- Chỉ số tiêu hao năng lượng (điện, dầu):

Tổng tiêu hao năng lượng

Tổng lượng chất thải được xử lý (công suất)

- Chỉ số tiêu hao hóa chất:

Tổng chi phí hóa chất

Tổng lượng chất thải được xử lý

Tiêu chí 3 – Đánh giá về trình độ hiện đại của công nghệ hay thiết bị

Các chỉ số đánh giá - tiêu chí nhánh hay thứ cấp:

Mức độ hiện đại: So sánh với

các công nghệ xử lý tương tự ở nước ngoài hoặc nhập vào nước ta.

Mức độ cơ khí hóa, tự động

hóa hoặc bán tự động hóa.

Khả năng dễ dàngvận hành.

Độ bền lâu của thiết bị (tuổi thọ)

Tiêu chí 4 – Đánh giá công nghệ và thiết bị môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, con người, xã hội Việt Nam

Các chỉ số đánh giá - tiêu chí nhánh hay thứ cấp:

Tính phù hợp với thiên nhiên và con người Việt Nam; được sự đồng thuận của cộng đồng xung quanh.

Tính sáng tạo, khả năng tự thiết kế, chế tạo hay áp dụng công nghệ của nước ngoài phù hợp với điều kiện Việt Nam

Tỷ lệ (%) cấu kiện, linh kiện, thiết bị được sản xuất trong nước (nội địa hoá).

Khả năng sửa chữa và bảo hành trong nước.

Tiêu chí 5 – Đánh giá công nghệ và thiết bị môi trường về mặt an toàn đối với môi trường, vệ sinh lao động và phòng ngừa tai nạn, sự cố môi trường

(Đánh giá sau thời gian vận hành tối thiểu là 6 tháng)

Không gây tác động xấu đối với môi trường xung qua-

nh: Đảm bảo chất lượng môi trường không khí; Không gây tác hại đối với môi trường nước mặt và nước ngầm; Không gây ô nhiễm tiếng ồn; Không gây ô nhiễm môi trường đất.

Điều kiện vệ sinh môi trường nội vi phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế đã ban hành.

Thân thiện môi trường (mức dùng hoá chất, chất độc hại…).

Mức độ rủi ro đối với môi trường (sự cố cháy nổ, thiên tai, thảm họa môi trường, biến đổi khí hậu và tai nạn lao động).

ỨNG DỤNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC PHÙ HỢP ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Trong thực tế ở nước ta cũng như ở nhiều nước khác, việc đánh giá, phân loại các công trình tham gia các cuộc thi sáng tác, sáng tạo, cấp bằng hoặc cấp các giải thưởng cho các công trình dự thi, người ta thường lượng hoá các tiêu chí bằng các điểm số cụ thể. Tuỳ theo tầm quan trọng của mỗi tiêu chí mà số điểm khác nhau. Tổng số điểm của các tiêu chí có thể là 50 hay là 100. Tổng số điểm của công trình nào càng cao, càng gần với trị số tổng tối đa thì công trình đó được đánh giá là càng cao, ngược lại tổng số điểm của công trình thấp hơn một trị số nào đó thì bị loại.

Để lượng hoá các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, tác giả kiến nghị tổng số điểm đánh giá là 100 điểm, để dễ nhận biết. Cho rằng tiêu chí 2 – về chi phí kinh tế là tiêu chí quan trọng nhất và được đánh giá là 35 điểm, tiêu chí 1 – về hiệu quả xử lý ô nhiễm có tầm quan trọng thứ 2 và được lượng hoá bằng điểm số là 30 điểm, tiếp theo là các tiêu chí có tầm quan trọng ít hơn và được lượng hoá bằng điểm số như sau: Tiêu chí 3 – về trình độ hiện đại của công nghệ xử lý được lượng hoá là 15 điểm, tiêu chí 4 – Phù hợp với điều kiện Việt Nam được lượng hoá là 10 điểm, và tiêu chí 5 – An toàn về môi trường, cũng được lượng hoá là 10 điểm.

Ứng với mỗi tiêu chí đánh giá đều được phân thành 4 tiêu chí nhánh (tiêu chí thứ cấp), mỗi tiêu chí nhánh cũng được lượng hoá thành điểm số, tổng điểm số của 4 tiêu chí nhánh là bằng điểm số của mỗi tiêu chí. Ví dụ như đối với tiêu chí 1 – Hiệu quả xử lý ô nhiễm của thiết bị hay công nghệ xử lý nước ta có: Chỉ số (a) – nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra đạt quy định QCVN có điểm số tối đa = 9 điểm; Chỉ số (b) – khả năng tái sử

(1000đ/m3 hoặc tấn chất thải)

(KW/m3 hoặc tấn chất thải)

(1000đ/m3 hoặc tấn chất thải)

Đánh giá về trình độ hiện đại của công nghệ hay thiết bị

54 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 20: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

dụng chất thải sau xử lý càng lớn càng có điểm cao, có điểm số tối đa là 9 điểm; Chỉ số (c) – công suất thiết bị, công trình công suất càng lớn điểm càng cao, có điểm số tối đa là 6 điểm và Chỉ số (d) – diện tích chiếm đất, diện tích chiếm đất càng nhỏ điểm số càng cao, có điểm số tối đa là 6 điểm. Ta có điểm số của các tiêu chí nhánh (a) + (b) + (c) + (d) = 9 + 9 + 6 + 6 = 30 điểm.

Tuy điểm của tiêu chí 2 – Hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, được phân điểm nhiều nhất, nhưng để xác định các điều kiện hướng dẫn áp dụng, hay điều kiện để cấp chứng chỉ công nghệ thì tiêu chí 1 – Hiệu quả xử lý ô nhiễm phải là điều kiện tiên quyết, vì đó là mục đích phục vụ của công nghệ. Tác giả đề nghị đưa ra các mức giới hạn sau đây: Các công nghệ được khuyến nghị phổ biến áp dụng hay được cấp chứng chỉ công nghệ thì đồng thời phải thoả mãn 2 điều kiện sau:

- Điều kiện 1: Tiêu chí 1 – Hiệu quả xử lý phải đạt ≥ 15 điểm.

- Điều kiện 2 :

- Loại A - có tổng số điểm đạt > 70 điểm – khuyến khích phổ biến áp dụng

- Loại B - có tổng số điểm bằng 50 – 70 điểm: Có thể áp dụng.

- Loại C – có tổng số điểm < 50 điểm: không nên áp dụng.

Bảng dưới đây cho tổng hợp lượng hoá đánh giá từng loại công nghệ xử lý ô nhiễm

môi trường theo từng tiêu chí nhánh (thứ cấp), từng tiêu chí của 5 tiêu chí được đề xuất.

Bảng lượng hóa đánh giá từng loại công nghệ theo các tiêu chí

Các tiêu chí Điểm đánh giá tối đa

1. Hiệu quả 9 9 6 6 30xử lý ô nhiễm

2. Chi phí kinh tế 15 10 5 5 35

3. Trình độ công 5 4 3 3 15nghệ xử lý

4. Phù hợp với 3 3 2 2 10điều kiện Việt Nam

5. An toàn về 3 3 2 2 10môi trường

Cộng 100

Ghi chú: Điều kiện áp dụng:

(1) Tiêu chí 1: ≥ 15 điểm

(2) Tổng điểm: Loại A: > 70 điểm - khuyến khích áp dụng;

Loại B: 50 - 70 điểm - có thể áp dụng; Loại C: < 50 - không nên

áp dụng

Việc đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước sẽ mang lại hiệu quả trong công tác quản lý một cách đồng bộ, đảm bảo tính thống nhất và khách quan. Để hướng đến kiểm soát tốt hơn trong thời gian tới, cần thiết có thêm những nghiên cứu triển khai áp dụng phần mềm đánh giá trình độ công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, khuyến khích các công nghệ thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện Việt Nam được sử dụng rộng rãi hơn nữa trong cả nước.

Tài liệu tham khảo

1. Yeom Sang-Ug, Environmental Management Corporation (EMC).

Environmental Technology Verification. Lecture material for the study

visit of Vietnamese Officials and Journalists, Oct.30 – Nov.6, 2005. Min-

istry of Environment, Republic of Korea.

2. Thông tư 04/2014/TT-BKHCN ngày 08/4/2014 của Bộ trưởng Bộ

Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ

sản xuất.

TC nhánh(a)

TC nhánh(b)

TC nhánh(c)

TC nhánh(d)

Tổng điểm

Hiệu quả xử lý ô nhiễm phải là điều kiện tiên quyết

55Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 21: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

Cứ 15 giây, trên thế giới lại có một người lao động bỏ mạng vì tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp. Cứ 15 giây, lại có 153 công nhân bị tai nạn lao động. Văn hóa an toàn lao động, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), phụ thuộc vào 3 yếu tố: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước; Việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất để thực thi quy trình, quy phạm an toàn lao động; Sự tự giác, tự thân nêu cao ý thức tự bảo vệ mình của người lao động.

Các hoạt động trong công trình xây dựng vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro liên quan đến tính mạng, an toàn, tài sản…vv, hơn thế, việc thực hiện đúng các quy định đảm bảo an toàn trong xây dựng còn giúp công trình giảm thiểu các lỗi kỹ thuật, các nguy cơ về kỹ thuật trong suốt quá trình vận hành. An toàn và sức khỏe lao động là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn đối với việc bảo toàn nguồn nhân lực, đồng thời có tác động trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp.

*Giảng viên Khoa Hành chính pháp luật – Học viện AMC

Các hoạt động trong công trình xây dựng vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro

Ths. Trần Thị Kim Oanh*

56 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

AN TOÀNTRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG& VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 22: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - ILO

Việt Nam tham gia ILO trở lại năm 1992 và Văn phòng Quốc gia của ILO được mở tại Hà Nội năm 2003. Mục đích của ILO tại Việt Nam là thúc đẩy quyền tại nơi làm việc, khuyến khích các cơ hội việc làm bền vững, tăng cường bảo trợ xã hội và đẩy mạnh đối thoại về các vấn đề liên quan đến việc làm. ILO đã và đang hỗ trợ quá trình xây dựng chính sách, tăng cường năng lực và hợp tác kỹ thuật nhằm mở ra những cơ hội cho phụ nữ và nam giới được tiếp cận với việc làm tốt hơn và có tiếng nói trong những quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Các lĩnh vực quan trọng Việt Nam đã và đang hợp tác với ILO bao gồm việc làm xanh, phát triển kỹ năng, thống kê lao động, phát triển quan hệ lao động, an toàn và sức khỏe lao động, an sinh xã hội. Tiêu chuẩn lao động quốc tế và bình đẳng giới là những vấn đề xuyên suốt, được lồng ghép trong tất cả các lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác giữa ILO và các đối tác.

Sau khi trở thành thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 1994 Việt Nam đã gia nhập nhiều công ước của tổ chức này. Năm 1998, ILO thông qua Tuyên bố về các quyền cơ bản của người lao động tại nơi làm việc gồm: (1) Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động (theo Công ước số 87 và số 98 của ILO); (2) Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc (theo Công ước số 29 và số 105 của ILO); (3) Cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (theo Công ước số 138 và Công ước số 182 của ILO); (4) Xóa bỏ mọi hình

thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp (theo Công ước số 100 và số 111 của ILO).

Đặc biệt, trong năm 1994 Việt Nam đã phê chuẩn “Công ước số 155 về An toàn và sức khỏe lao động, 1981” một trong những công ước có giá trị được Hội đồng quản trị của văn phòng lao động quốc tế triệu tập tại Giơnevo ngày 3/6/1981 và “Công ước về Khung chính sách thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động, 2006” (Công ước 187) năm 2014 với Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Organization – ILO), đã khẳng định quyết tâm thiết lập các chính sách quốc gia về an toàn vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.

Năm 2006, Việt Nam xây dựng Chương trình Quốc gia về Bảo hộ Lao động, An toàn và Vệ sinh lao động đến 2010, đánh dấu một mốc quan trọng của đất nước trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe lao động. Tuy nhiên, tại công trình xây dựng, các quy trình này mới ở mức quy định, ít có hoạt động giám sát đúng đắn và chuyên nghiệp. Giai đoạn hai của Chương trình 2011-2015 bao gồm một số lĩnh vực: Quan tâm đặc biệt tới cải thiện điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ, nông nghiệp và thủ công nghiệp; Giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp trong ngành Xây dựng có liên quan tới điện và khai thác khoáng sản; Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý về an toàn và sức khỏe lao động; Tập huấn về an toàn và sức khỏe lao động và phổ biến thông tin; Giảm thiểu số trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp.

Người lao động Việt Nam vốn là lao động nông nghiệp, khi chuyển đổi mô hình công nghiệp hóa những người nông dân tiếp tục vừa là nông dân, vừa là công nhân. Một số lượng không nhỏ nông dân đồng thời là thợ xây dựng, phần lớn họ đều không được đào tạo hướng dẫn kỹ thuật bài bản chuyên sâu, đa số tự nhìn, tự học lẫn nhau và đặc biệt ít được giám sát để bảo đảm an toàn lao động trong công trình xây dựng. Chưa có một thống kê nào về thợ xây dựng, thợ thi công trong các công trình được đào tạo nghề, đào tạo an toàn lao động, đào tạo kỹ năng vận hành trang thiết bị xây dựng an toàn.

Một số lượng không nhỏ thợ xây dựng là lao động nông nghiệp chưa được đào tạo chuyên sâu

57Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 23: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

Thực tế quan sát cho thấy, người nông dân trực tiếp tham gia nghề xây dựng có số lượng không nhỏ. Họ thường tụ họp thành nhóm thợ nhờ quen biết, nhờ giới thiệu làm việc trong các công trình. Họ là những người lao động phi chính thức theo chuẩn mực của Bộ Luật Lao động, thường có thu nhập thấp và không thường xuyên, giờ làm việc dài và ít tiếp cận với các cơ hội phát triển kỹ năng nghề. Do không được công nhận, đăng ký hay quản lý vì vậy họ không được bảo vệ bởi các thể chế của thị trường lao động, người lao động trong khu vực phi chính thức phải đối mặt với nguy cơ trở thành “tầng lớp lao động nghèo”.

Ví dụ, đối với yêu cầu về an toàn và sức khỏe liên quan tới điều kiện làm việc, họ không được nhận hỗ trợ từ các chương trình trợ cấp xã hội. Thêm vào đó, tiếng nói của người lao động trong khu vực phi chính thức ít khi được nhắc đến trong quá trình quyết định các chính sách. Doanh nghiệp trong nền kinh tế chính thức phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ khu vực phi chính thức do giá cả hàng hóa và dịch vụ được cắt giảm bởi họ không đóng góp vào bảo hiểm xã hội cũng như thuế. Giống như ở nhiều nền kinh tế mới nổi khác trên thế giới, khu vực phi chính thức ở Việt Nam – khu vực chiếm một phần lớn trong lực lượng lao động quốc gia – đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam. Tất cả những điều này đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp tích cực, hữu hiệu hơn nữa.

NỖ LỰC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Chính phủ Việt Nam hiện đang nỗ lực để mở rộng sự bảo vệ đến nhóm lao động vừa là nông dân đồng thời là thợ xây dựng, thông qua cải thiện khuôn khổ pháp luật quốc gia và phát triển chính sách nhằm giải quyết các thách thức của nền kinh tế phi chính thức. ILO có rất nhiều các gợi ý thông qua các quy định chặt chẽ bảo đảm an toàn cho người lao động trong công trình xây dựng: Các chỉ dẫn giới hạn an toàn vận hành trang thiết bị trong công trình xây dựng (từ năm 1937); Hỗ trợ xử lý an toàn và bảo đảm an toàn (1937); Xây dựng an toàn khu vực phóng xạ (1960); An toàn vận hành máy (1963); Vận hành an toàn khối lượng trong xây dựng (1967); Vận hành an toàn để giảm thiểu ung thư trong công trình xây dựng (1974) Môi trường làm việc an toàn trong công trình xây dựng: ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung (1977); Bảo vệ sức khỏe lao động trong công trường xây dựng (1981, 1985)…vv.

Xây dựng là ngành công nghiệp lớn tại Việt Nam bao trùm hầu hết các lĩnh vực công, tư và liên tục phát triển, thay đổi. Nhu cầu xây dựng ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển. Ngành Xây dựng thường chiếm 9 – 12% có khi tới 20% lực lượng lao động của mỗi quốc gia và hiện đang tồn tại những đặc điểm: Số các công ty nhỏ và những lao động cá thể rất cao, cả lao động tự do (phi chính thức) và lao động có đăng ký thuộc các doanh nghiệp; Các công trường xây dựng rất đa dạng và có thời gian tồn tại tương đối ngắn; Nhân công thay thế và luân chuyển cao giữa các khu vực trong nội bộ công trình và điều chuyển sang công trình khác.

Số lượng công nhân thời vụ, lao động tự do rất đông, nhiều người trong số đó không thạo việc và không nắm được quy tắc an toàn; Làm trực tiếp ngoài trời.

Vì vậy, các quy định an toàn trong xây dựng ILO tập trung vào các hướng dẫn cho người lao động tự chủ động trong lao động để bản thân được an toàn trên công trường, như: Tổ chức và quản lý an toàn trong xây dựng; Thiết kế và bố trí mặt bằng trong công trường; An toàn trong đào xúc; An toàn trong giàn giáo; An toàn thang, thang nâng; Các quy định cụ thể đối với các công việc đặc thù như lao động trên mái công trình, lắp đặt kết cấu thép, thi công dưới nước, đập phá tháo dỡ, không gian hẹp, đóng cọc, thi công hầm…; An toàn vận hành xe cơ giới, vận chuyển vật liệu với từng loại xe cơ giới, máy chở hàng, nâng hàng, tời nâng; Các tư thế đúng khi làm việc mang, vác, ngồi, đứng, di chuyển có mang theo khối lượng và dụng cụ lao động đặc thù; Hệ thống cung cấp điện, nước, khí, hàn, keo, nhiệt, các loại hóa chất bao gồm luôn cả xử lý khẩn cấp khi sự cố xảy ra tại công trường để nhanh chóng xử lý bảo đảm an toàn; Hướng Ngành Xây dựng thường chiếm 9 – 12%, có khi tới 20% lực lượng lao động của mỗi quốc gia

58 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 24: CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2017/08/AMC53-vandehomnay.pdf · độ và tốc độ xuống cấp cũng như yêu cầu đòi hỏi phải sửa

dẫn cách sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân trong từng loại công việc khác nhau; Hướng dẫn tự bảo đảm an toàn, phòng bệnh, giữ ấm hay làm mát cơ thể tương ứng từng môi trường lao động; Hướng dẫn phương tiện chăm sóc sức khỏe, ăn uống, vệ sinh, giải lao, khu vực ăn, nước uống…; Các tình huống cấp cứu, hỗ trợ khẩn cấp, tự cứu trong các tình huống gặp sự cố trong công trường xây dựng.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Để các quy định, hướng dẫn vận hành được thực thi đối với người lao động trong các công trình xây dựng rất cần thiết công tác đào tạo, tập huấn từ cấp độ những người quản lý đến người thi công. Nhưng công tác đào tạo hiện nay chưa chuyên sâu do các đơn vị chỉ đào tạo chung chung cho có, chưa đi sâu vào đào tạo phù hợp với từng vị trí lao động. Công tác đào tạo, tập huấn không chỉ là việc thuê những chuyên gia giàu kinh nghiệm mà cần chính đội ngũ quản lý nội bộ trong đơn vị hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thường xuyên. Nếu người lao động không tuân thủ đúng nội quy an toàn lao động, phải kiên quyết yêu cầu dừng lại và tự điều chỉnh bản thân đến khi nào bảo đảm an toàn mới được tiếp tục.

Các hướng dẫn của ILO cũng rất chi tiết cho quy trình vận hành máy móc trong xây dựng. Nhưng các chỉ dẫn, quy trình vận hành an toàn cần in ấn đầy đủ bằng tiếng Việt, phải đặt gần các khu vực để các trang thiết bị. Nhiều máy móc nhập khẩu đều có chỉ dẫn an toàn đầy đủ nhưng chỉ có tiếng nước ngoài hoặc không đầy đủ dẫn đến thói quen lười đọc, lười tìm hiểu… hậu quả là vận hành sai dẫn đến mất an toàn.

Việc phổ biến, tuyên truyền nâng cao hiểu biết về an toàn lao động gắn với chương trình hành động quốc gia. Nhưng thực tế chưa có khảo sát nào đánh giá người lao động nắm được các quy định vận hành trang thiết bị trong xây dựng. Đặc biệt người lao động tự do càng là đối tượng chủ quan nhất với lao động tại các công trình xây dựng. Rất nhiều hậu quả đáng tiếc được phát hiện do bất cẩn trong xây dựng, nhưng cũng nhiều hơn nữa các hậu quả không được báo chí hay các cơ quan phát hiện.

Công tác thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng hiện nay còn mang tính sơ sài, chưa có quy trình kiểm tra, đánh giá cụ thể bằng bảng điểm, bảng hỏi, khảo sát chi tiết, đánh giá khách quan… đa phần kiểm tra chỉ khi có sự kiện pháp lý xảy ra, tức là xảy ra rủi ro được báo cáo với các cơ quan quản lý. Nhưng không phải sự việc đáng tiếc nào cũng có báo cáo. Với sự phát triển nhanh và mạnh của các ứng dụng công nghệ thông tin, việc phối hợp để bảo đảm an toàn lao động trong công trình xây dựng không còn là thách thức nữa. Nhiều quốc gia đã triển khai hướng dẫn theo các quy định của ILO đã nâng cao

công tác quản lý giảm thiểu được rất nhiều các tai nạn lao động trong các công trường xây dựng.

Mặc dù các chỉ dẫn đã có từ hơn 30 năm qua, Việt Nam cũng đã chính thức tham gia một số các công ước bảo đảm an toàn cho người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng nhưng chưa có một cơ chế giám sát các công trình cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng trong nước. Chúng ta đang hội nhập nhanh với khu vực và thế giới nhưng cách thức áp dụng các quy định quốc tế, tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức người lao động trong mỗi công trình xây dựng vẫn là việc hiếm người làm. Cao hơn nữa là việc tổ chức theo dõi, giám sát để bảo đảm an toàn thực chất cho người lao động chính thức và phi chính thức vẫn còn thách thức người quản lý lao động tại các địa phương.

ILO – nơi duy nhất trên thế giới trong tập hợp các chính phủ, người sử dụng lao động, người lao động và đối xử công bằng với các đối tượng này - đã được giao nhiệm vụ tác động vào chương trình nghị sự về An toàn và Vệ sinh Lao động toàn cầu. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan đã viết: “An toàn và sức khoẻ của người lao động là một phần và là quà tặng của an ninh nhân loại. Là một cơ quan đứng đầu trong hoạt động bảo vệ các quyền cho người lao động của Liên Hiệp Quốc, ILO luôn đi tiên phong trong việc ủng hộ và thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao an toàn và vệ sinh tại nơi làm việc. Công việc an toàn không chỉ là một chính sách kinh tế lớn mà còn là quyền cơ bản của con người”.

Tài liệu tham khảo

1. “Tuyên bố 1998 của ILO về Những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động và những Công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế” – CIRD (Trung tâm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động).

2. Bộ Luật Lao động 2012 và các Nghị định hướng dẫn thi hành.

Việc phổ biến, tuyên truyền nâng cao hiểu biết về an toàn lao động gắn với chương trình hành động quốc gia

59Số 53.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY