thÔng cÁo bÁo chÍ kết qu ả kh ảo sát ch ỉ s ố kinh doanh · thành ph ố h ồ chí...

3
Thành phHChí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2013: Kết qucuc kho sát ln th12 vChskinh doanh ca các doanh nghip châu Âu hàng quý do EuroCham thc hin vào tháng 8 năm 2013 được công bhôm nay cho thy mc độ tin cy và trin vng kinh doanh trong cng đồng doanh nghip châu Âu ti Vit Nam vn không thay đổi so vi quý trước – duy trì mc trung bình. Các doanh nghip châu Âu tham gia vào cuc kho sát này thhin slo ngi gia tăng vtình hình kinh doanh hin ti, slo ngi vmc độ lm phát tăng và trin vng ca nn kinh tế vĩ mô xét vtng thti Vit Nam. Ngoài ra, cuc kho sát cũng cho thy rng trong 6 tháng va qua khong 1/5 doanh nghip phn hi đã cân nhc vic chuyn công vic kinh doanh sang mt thtrường ASEAN khác. Hơn na sdoanh nghip tham gia kho sát thuc ngành dch v, mt phn tư thuc ngành sn xut, phn còn li là thương mi và các ngành khác ChsMôi trường Kinh doanh duy trì mc trung bình nhưng lòng tin vtrin vng kinh tế vn được tiếp tc: Tiếp theo sthay đổi ca Chsmôi trường kinh doanh trong hai quý gn đây, chsmôi trường kinh doanh hin ti dng li mc trung bình. Sthay đổi ln này phn ln là do slượng doanh nghip phn hi có đánh giá tích cc vtình hình kinh doanh hin ti gim t43% xung còn 38%. Điu này thhin rõ hơn khi slượng phn hi có đánh giá tiêu cc vtình hình kinh doanh hin ti tăng t25% ca quý trước lên 28%. Tuy nhiên, xét vtương lai, trin vng kinh tế được đánh giá stiếp tc ci thin vi lượng phn hi tích cc tăng lên 51% so vi mc 43% ca quý trước và 30% ca quý trước na. Đây là mt sminh chng rõ ràng cho vic các doanh nghip hi viên ca EuroCham cam kết hot động lâu dài ti Vit Nam và điu này liên hmnh mđến hy vng vào vic ci thin môi trường kinh doanh tkết quca Phiên rà soát chính sách thương mi ca Vit Nam ti WTO trong tháng 9 năm nay và lòng tin vào mt hip định thương mi tdo EU – Vit Nam mnh m, khthi trong tương lai. Các kế hoch đầu tư gim: Các kế hoch đầu tư được báo cáo đang gim thhin qua sdoanh nghip phn hi hy vng tăng đầu tư ti Vit Nam gim 8% (t42% xung còn 34%). Sdoanh nghip có ý định “tăng đầu tư đáng kđã quay li cùng mc quí I năm nay là 8%, 13% ca quý trước và 20% cách đây 1 năm. Ngoài ra, có du hiu tăng nhvcác doanh nghip cho rng sgim đầu tư ti Vit Nam tmc 19% quý trước lên 21%. So vi năm trước, các con stiếp tc gim và chúng ta đang nhìn thy xu hướng ca các doanh nghip châu Âu đang ngày càng thn trng hơn trong vic đầu tư và mt vài doanh nghip đã bt đầu có kế hoch chuyn hot động sang các nước khác trong ASEAN. Các đơn hàng dkiến stăng: Khi được hi vslượng đơn hàng và mc doanh thu mong đợi vmt trung hn thì câu trli tiếp tc có xu hướng tích cc. Trong khi sdoanh nghip cho rng scó sst gim trong do- anh thu duy trì mc 17%, sdoanh nghip hy vng doanh thu tăng tiếp tc được ci thin tmc 53% đến 61%. Đây là mt sci thin đáng kđã quay li cùng mc năm trước. Doanh thu/đơn hàng về mặt trung hạn THÔNG CÁO BÁO CHÍ Kết qukho sát chskinh doanh ca các doanh nghip châu Âu ti Vit Nam Quý 3, 2013 tăng đáng ktăng nhKhông thay đổi gim nhgim đáng kkhông xác định

Upload: ngoxuyen

Post on 31-Mar-2018

216 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Thành ph ố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 n ăm 2013: Kết quả cuộc khảo sát lần thứ 12 về Chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu hàng quý do EuroCham thực hiện vào tháng 8 năm 2013 được công bố hôm nay cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn không thay đổi so với quý trước – duy trì ở mức trung bình. Các doanh nghiệp châu Âu tham gia vào cuộc khảo sát này thể hiện sự lo ngại gia tăng về tình hình kinh doanh hiện tại, sự lo ngại về mức độ lạm phát tăng và triển vọng của nền kinh tế vĩ mô xét về tổng thể tại Việt Nam. Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng trong 6 tháng vừa qua khoảng 1/5 doanh nghiệp phản hồi đã cân nhắc việc chuyển công việc kinh doanh sang một thị trường ASEAN khác.

Hơn nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát thuộc ngành dịch vụ, một phần tư thuộc ngành sản xuất, phần còn lại là thương mại và các ngành khác

Chỉ số Môi tr ường Kinh doanh duy trì m ức trung bình nh ưng lòng tin v ề tri ển vọng kinh t ế vẫn được tiếp tục:

Tiếp theo sự thay đổi của Chỉ số môi trường kinh doanh trong hai quý gần đây, chỉ số môi trường kinh doanh hiện tại dừng lại ở mức trung bình. Sự thay đổi lớn này phần lớn là do số lượng doanh nghiệp phản hồi có đánh giá tích cực về tình hình kinh doanh hiện tại giảm từ 43% xuống còn 38%. Điều này thể hiện rõ hơn khi số lượng phản hồi có đánh giá tiêu cực về tình hình kinh doanh hiện tại tăng từ 25% của quý trước lên 28%.

Tuy nhiên, xét về tương lai, triển vọng kinh tế được đánh giá sẽ tiếp tục cải thiện với lượng phản hồi tích cực tăng lên 51% so với mức 43% của quý trước và 30% của quý trước nữa. Đây là một sự minh chứng rõ ràng cho việc các doanh nghiệp hội viên của EuroCham cam kết hoạt động lâu dài tại Việt Nam và điều này liên hệ mạnh mẽ đến hy vọng vào việc cải thiện môi trường kinh doanh từ kết quả của Phiên rà soát chính sách thương mại của Việt Nam tại WTO trong tháng 9 năm nay và lòng tin vào một hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam mạnh mẽ, khả thi trong tương lai.

Các kế hoạch đầu tư giảm:

Các kế hoạch đầu tư được báo cáo đang giảm thể hiện qua số doanh nghiệp phản hồi hy vọng tăng đầu tư tại Việt Nam giảm 8% (từ 42% xuống còn 34%). Số doanh nghiệp có ý định “tăng đầu tư đáng kể” đã quay lại cùng mức quí I năm nay là 8%, 13% của quý trước và 20% cách đây 1 năm. Ngoài ra, có dấu hiệu tăng nhẹ về các doanh nghiệp cho rằng sẽ giảm đầu tư tại Việt Nam từ mức 19% quý trước lên 21%.

So với năm trước, các con số tiếp tục giảm và chúng ta đang nhìn thấy xu hướng của các doanh nghiệp châu Âu đang ngày càng thận trọng hơn trong việc đầu tư và một vài doanh nghiệp đã bắt đầu có kế hoạch chuyển hoạt động sang các nước khác trong ASEAN.

Các đơn hàng d ự kiến sẽ tăng:

Khi được hỏi về số lượng đơn hàng và mức doanh thu mong đợi về mặt trung hạn thì câu trả lời tiếp tục có xu hướng tích cực. Trong khi số doanh nghiệp cho rằng sẽ có sự sụt giảm trong do-anh thu duy trì ở mức 17%, số doanh nghiệp hy vọng doanh thu tăng tiếp tục được cải thiện từ mức 53% đến 61%. Đây là một sự cải thiện đáng kể và đã quay lại cùng mức năm trước.

Doanh thu/đơn hàng về mặt trung hạn

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Kết quả khảo sát ch ỉ số kinh doanh

của các doanh nghi ệp châu Âu t ại Việt Nam

Quý 3, 2013

tăng đáng kể

tăng nhẹ

Không thay đổi

giảm nhẹ

giảm đáng kể

không xác định

Kế hoạch tuy ển dụng vẫn ổn định:

Thật không may sự phát triển tích cực về đánh giá trong trong doanh thu không được chuyển sang sự phát triển trong kế hoạch tuyển dụng; số lượng doanh nghiệp phản hồi về việc tăng tuyển dụng (tăng 8%) gần bằng số lượng phản hồi sẽ gia giảm nhân sự (9%). Tuy nhiên, so với năm ngoái, số phản hồi mong muốn tuyển dụng thêm nhân viên đã tăng từ 32% lên 47%.

Gia tăng lo ng ại về lạm phát:

Những lo ngại về lạm phát quay trở lại, 43% phản hồi cho rằng lạm phát có tác động đáng kể thậm chí là đe dọa đến công việc kinh doanh của họ (tăng 8% so với quý trước). Tuy nhiên, so với năm ngoái thì đã có sự cải thiện so với mức 49%.

Các thành viên đã được hỏi HỌ cho rằng tỉ lệ lạm phát sẽ ở mức nào, giá trịnh trung bình của các phản hồi là 5.94%. So với quý trước là 5.13%, con số này thể hiện sự khác biệt đáng kể.

Triển vọng kinh t ế vĩ mô có ph ần cải thi ện:

Quý trước, 48% doanh nghiệp phản hồi dự đoán môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục suy thoái. Ở quý này, đánh giá của các doanh nghiệp cho thấy tình hình kinh tế vĩ mô có phần cải thiện, chỉ có 40% số doanh nghiệp phản hồi dự đoán suy thoái sẽ tiếp tục trong khi phần lớn phản hồi (60%) cho rằng môi trường kinh tế sẽ ổn định và được cải thiện. Đây là xu hướng tích cực mà chúng tôi hy vọng có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần.

Tìm ki ếm các th ị trường khác t ại ASEAN:

Cùng với sự gia tăng trong vai trò của ASEAN, EuroCham đặt câu hỏi cho hội viên về sự ảnh hưởng đó đến kế hoạch kinh doanh và việc ra quyết định của họ như thế nào. Kết quả thể hiện rằng khoảng 1/5 phản hồi đã cân nhắc việc chuyển công việc kinh doanh của họ sang thị trường ASEAN khác trong 6 tháng vừa qua. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng về môi trường kinh doanh hiện tại và sức cạnh tranh đang gia tăng của các thị trường khác trong khu vực. Điều này càng được củng cố hơn thông qua đánh giá về vị thế của Việt Nam trong bối cảnh kinh doanh khu vực. 45% cho rằng các thị trường ASEAN khác là điểm đến cho kinh doanh tốt hơn Việt Nam, 37% cho rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam ở mức trung bình và chỉ có 18% cho rằng Việt Nam là thuộc nhóm dẫn đầu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hơn 80% phản hồi chưa cân nhắc việc chuyển dịch kinh doanh, cho thấy phần lớn các doanh nghiệp hội viên vẫn trung thành với thị trường Việt Nam về mặt dài hạn.

Chủ tịch EuroCham, ông Preben Hjortlund chia sẻ qua cuộc khảo sát: “Điều đáng suy ngẫm là chỉ số môi trường kinh doanh không tiếp tục tăng và duy trì ở mức trung bình. Ngay cả khi nhiều doanh nghiệp đã hoạt động ở đây một thời gian dài thì điều thú vị và đáng lo ngại là nhiều doanh nghiệp phản hồi họ nhận thấy các thị trường ASEAN khác là những điểm đến kinh doanh tốt hơn và tiềm năng hơn. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Việt Nam cần tiếp tục và tăng cường các nỗ lực nhằm cải thiện các vấn đề cơ cấu cơ bản của nền kinh tế cũng như đảm bảo một hiệp định thương mại tự do bền vững và khả thi.

Giám đốc điều hành EuroCham, ông Csaba Bundik nói thêm rằng: “Chỉ số môi trường kinh doanh là chỉ số rõ ràng, cho thấy các doanh nghiệp nhìn nhận môi trường kinh doanh tại Việt Nam như thế nào. Do đó, điều quan trọng cuối cùng là tình hình được cải thiện và chỉ số môi trường kinh doanh trở lại những mức trước đây. Với nhiều hội viên của chúng tôi đang hoạt động tại các nước ASEAN khác thì điều quan trọng là Việt Nam phải đón đầu xu thế, hướng tới sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. EuroCham sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo tiến trình này. Hy vọng rằng, việc công bố Sách Trắng 2014 vào cuối năm nay sẽ giúp giải quyết các vấn đề chủ chốt.”

Đánh giá triển vọng kinh tế trong năm 2013

Tiếp tục suy thoái

40% Ổn định và cải thiện

60%

Việt Nam—điểm đến kinh doanh , được đánh giá như thế nào so với các nước

ASEAN khác

Thuộc nhóm dẫn đầu

Trên mức trung bình

Thuộc nhóm thấp nhất

Dưới mức trung bình

Trung bình

Kết quả chi ti ết của cuộc kh ảo sát có th ể xem t ại trang web c ủa EuroCham: www.eurochamvn.org

Chi ti ết liên h ệ:

Ông Csaba Bundik

Giám Đốc Điều Hành

Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam

EuroCentre, Lầu 5, 49 Mạc Đĩnh Chi,

Phường Đa Kao, Quận 1,

Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:(84-8) 3827 2715 Fax: (84-8) 3827 2743

Email: [email protected]

Phụ trách thông tin truy ền thông :

Ông Jan Rask Christensen

Giám đốc Vận động chính sách và Truyền thông

Điện thoại:(84-8) 3827 2715 Fax: (84-8) 3827 2743

Email: [email protected]

Website: www.eurochamvn.org

GIỚI THIỆU VỀ EUROCHAM

Kể từ khi thành lập với chỉ 60 Hội viên tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã phát triển thành đại diện của hơn 750 doanh nghiệp châu Âu, trong đó có nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Với các văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, EuroCham hiện không chỉ làm việc cho quyền lợi của các Hội viên mà còn cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam vì lợi ích của tất cả các bên liên quan và giúp các do-anh nghiệp Việt Nam đáp ứng một cách thành công những thách thức nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của đất nước.

Là tổ chức đứng đầu đại diện cho các quyền lợi doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, EuroCham hiện đại diện và là đối tác với Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV), Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam (DBAV), Phòng Thương mại và Công nghiệp Bỉ - Luxemburg tại Việt Nam (BeluxCham), Phòng Thương mại Ý tại Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp Tây Ban Nha và Chi nhánh Hà Nội của Phòng Thương mại và Công nghiệp Bắc Âu (NordCham). EuroCham cũng là một thành viên của mạng lưới các Tổ chức Doanh nghiệp châu Âu (EBO), đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp châu Âu trên 30 quốc gia trên toàn cầu.