thời báo mekong số 118

24
Số 118 tháng 5/2016 [email protected] [email protected] www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 Taxi Uber, Grab: Thu hàng tỷ đồng mỗi ngày tại Việt Nam mà không phải đóng thuế? Phải mạnh tay ngăn chặn thuốc lá lậu Giải pháp nào đối phó với hạn, mặn xâm nhập Đồng bằng Sông Cửu Long T.09 BÌNH DƯƠNG: TỰ Ý BÁN ĐẤT CỦA NGƯỜI KHÁC, TÒA ÁN BUỘC TRẢ BẰNG TIỀN T.20 Thành phố Hồ Chí Minh: Khi lãnh đạo dám làm vì dân T.04 T.22 T.24 SÓC TRĂNG: KỲ LẠ XUNG QUANH VIỆC XỬ LÝ LÒ GIẾT MỔ Ô NHIỄM Kỳ 1: Tỉnh buộc di dời, huyện xin gia hạn T.21

Upload: han-nhung

Post on 20-Jan-2017

170 views

Category:

News & Politics


0 download

TRANSCRIPT

Số 118 tháng 5/2016

[email protected]@yahoo.comwww.vilacaed.org.vn

Phát hành thứ 5 hàng tuần

Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850

Taxi Uber, Grab: Thu hàng tỷ đồng mỗi ngày tại Việt Nam mà không phải đóng thuế?

Phải mạnh tay ngăn chặn thuốc lá lậu

Giải pháp nào đối phó với hạn, mặn xâm nhập Đồng bằng Sông Cửu Long T.09

BÌNH DƯƠNG: TỰ Ý BÁN ĐẤT CỦA NGƯỜI KHÁC, TÒA ÁN BUỘC TRẢ BẰNG TIỀN T.20

Thành phố Hồ Chí Minh:

Khi lãnh đạo dám làm vì dân T.04

T.22 T.24

SÓC TRĂNG:KỲ LẠ XUNG QUANH VIỆC XỬ LÝ

LÒ GIẾT MỔ Ô NHIỄMKỳ 1: Tỉnh buộc di dời, huyện xin gia hạn

T.21

02 Số 118 - Tháng 5/2016THEO DÒNG THỜI SỰ

Giá bán tại Viêt Nam: 4.800đ

Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Pho Tổng Biên tập: Hô Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công AnĐơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001

Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575

Nhân dịp Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) và triển khai Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều 16/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp đoàn đại biểu doanh nhân Việt Nam.

Đây là 100 doanh nhân tiêu biểu, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham

dự “Diễn đàn Bác Hồ với doanh nghiệp, doanh nhân” và phát động phong trào thi đua “Doanh nhân Việt Nam học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.

Phát biểu với các đại biểu do-anh nhân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) với các chương trình hành động, cụ thể hóa bằng các phong trào thi đua lao động, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, thu hút đông đảo người lao động tham gia... Chủ tịch nước

Trần Đại Quang khẳng định, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước...

Thời gian tới, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cơ bản, đất nước cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng, có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội, hoạt động hiệu quả, sức cạnh tranh cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

theoTTXVN

Sáng 16/5, tại Trụ sở TW Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào do Thủ tướng Thongloun Sisoulith dẫn đầu, đang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

Thủ tướng Lào Thongloun Si-soulith bày tỏ vui mừng sang thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới; cảm ơn Tổng Bí thư đã tiếp và dành cho đoàn những tình cảm tốt đẹp. Nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Thongloun Sisoulith dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào sang thăm chính thức Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao ý nghĩa và tầm

quan trọng của chuyến thăm, góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào. Tổng Bí thư khẳng định

Tổng Bí thư tiếp Thủ tướng Lào Thongloun SisoulithPV

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith

- Ảnh: BĐT Đảng Cộng sản

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào Thongloun Sisoulith và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 15-17/5.

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Thongloun Sisoulith và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào sang thăm chính thức Việt Nam; chúc mừng đồng chí Thon-gloun Sisoulith được Quốc hội Lào tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Chuyến thăm của Thủ tướng Thongloun Sisoulith tạo ra động lực mới góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Hai bên hài lòng về mối quan

hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố và phát triển, ngày càng gắn bó và tin cậy; đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt - Lào giai đoạn 2011-2020. Đặc biệt, Hiệp định về hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2015 đã được triển khai tốt, góp phần không ngừng củng cố và phát triển quan hệ song phương cả về chiều rộng và chiều sâu. Hai bên khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ để tổ chức thực hiện tốt các thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước về tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng cũng như hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư; nhất trí chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Chính phủ năm 2016 và Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam-Lào giai đoạn 2016-2020; tiếp

tục kiện toàn Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương để cơ chế này đạt hiệu quả cao nhất.

Hai bên bày tỏ hài lòng và nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có hợp tác Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV), Chiến lược Hợp tác kinh tế Chao Phraya - Ay-eyawady - Me Kong (ACMECS), Hợp tác Á-Âu (ASEM) và tại Liên Hợp Quốc. Phía Lào nhất trí tiếp tục phối hợp và ủng hộ để Việt Nam tổ chức thành hội nghị Cấp cao ACMECS 7 và CLMV 8 tại Việt Nam vào tháng 10/2016.

Sau hội đàm, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện giữa các bộ, ngành và địa phương của Việt Nam và Lào. Hai Thủ tướng cũng chứng kiến Ngân hàng Thương mại cổ

phần Công thương Việt Nam (Viet-inbank) hỗ trợ Chính phủ nước CHDCND Lào 200.000 USD để phát triển công tác an sinh xã hội. Tối 15/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tổ chức chiêu đãi trọng thể chào mừng đồng chí Thongloun Sisoulith và đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ nước CHDCND Lào.

theoChinhphu.vn

Động lực mới trong quan hệ Việt Nam - LàoĐức Tuân

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện đối với công cuộc đổi mới và tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, sự điều hành của Chính phủ do ông Thon-gloun Sisoulith làm Thủ tướng, nhân dân Lào tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VIII; xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Thongloun Sisoulith bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc

biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam ngày càng được củng cố và phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, mang lại lợi ích cho nhân dân mỗi nước; tiếp tục khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là tài sản chung vô giá của hai Đảng, hai dân tộc, là quy luật tồn tại và phát triển, là quan hệ sống còn và là nguồn lực quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển ở mỗi nước, góp phần tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới, cần giữ gìn, vun đắp, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

theoVOV

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá chuyến đi tạo ra động lực mới góp phần

thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chủ tịch nước tiếp đại biểu doanh nhân Việt Nam PV

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đoàn đại biểu doanh nhân Việt Nam.

3Số 118 - Tháng 5/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM

Ngày 13/5, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu, an táng 15 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở Lào.

Đến dự buổi lễ có đại diện Bộ tư lệnh Quân khu 4, các tỉnh Xa-lavan, Xê Kông (Lào). Tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định, sự hy sinh và mất mát của bộ đội, chuyên gia Việt Nam trong chiến tranh giải phóng đất nước Lào thật to lớn và không gì có thể sánh bằng. Sự hy sinh ấy là minh chứng cho tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa Đảng, chính phủ và nhân dân hai nước Việt - Lào.

Đặc biệt trong 15 hài cốt liệt sĩ được truy điệu, an táng lần này có 2 mộ có tên là liệt sĩ Hoàng Anh Năm và liệt sĩ còn lại tên Cơ. Đây là kết quả tìm kiếm cất bốc của Đội quy tập 192 thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế trong mùa khô 2015-2016. Trong hơn 10 năm qua, cùng với sự giúp đỡ của Đảng, chính phủ và nhân dân các bộ tộc Lào, đặc biệt là hai tỉnh Xalavan và Xê Kông, Đội quy tập 192 đã tìm

kiếm, cất bốc, quy tập được trên 800 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào đưa về nước.

Trước đó, ngày 11/5, tại Nghĩa trang Liệt sỹ Ba Dốc (huyện Bố Trạch), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình cũng long trọng tổ chức lễ tiếp nhận, truy điệu và an táng 35 hài cốt liệt sĩ, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước CHDCND Lào. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ hai nước về việc tìm kiếm và quy tập mộ liệt sỹ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Ban công tác đặc biệt của tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn đã phối hợp, chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hai tỉnh tích cực triển khai thực hiện…

Trong giờ phút thiêng liêng đầy xúc động, các đại biểu và nhân dân đã thắp những nén hương thơm tưởng nhớ đến anh linh các anh hùng, liệt sỹ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả và tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào.

lượctrichtheodantri

Thừa Thiên - Huế và Quảng Bình :Truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ hy sinh ở Lào

P/V

UBND tỉnh Thái Bình vừa mở 2 số điện thoại trong đường dây nóng hoạt động 24/24h, để các cấp chính quyền, cơ quan đơn vị tiếp nhận kịp thời và khách quan xử lý những vấn đề nóng trên địa bàn, kịp thời giải quyết những bức xúc trong nhân dân.

Ngày 13/5, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức buổi họp báo công bố 2 số điện thoại trong đường dây nóng của UBND tỉnh Thái Bình là: 0363.73.13.13 và 0363.73.23.23.. Theo đó, bắt đầu từ ngày 15/5, hai số điện thoại này chính thức hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần. Theo công bố, đại diện các tổ chức, cá nhân tất cả đều có thể phản ánh những vấn đề liên quan đến tỉnh Thái Bình qua 2 đường dây nóng này. Khi gọi điện phản ánh thông tin, người gọi điện phải cung cấp đầy đủ thông tin bằng lời nói qua đường dây nóng, gồm: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, nội dung thông tin phản ánh đến. Người phản ánh thông tin sẽ được giữ bí mật về họ tên, số điện thoại, nội dung phản ánh nếu có yêu cầu và phải chịu trách nhiệm toàn bộ về tính trung thực, chính xác của các thông tin…Được biêt, người cung cấp, phản ánh thông tin qua đường dây nóng sẽ được ghi âm lại, trình Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, chuyển cho người hoặc cơ

quan có thẩm quyền để xử lý qua mạng văn phòng điện tử liên thông của tỉnh ngay trong ngày làm việc. Đối với thông tin khẩn cấp phải xử lý ngay trong ngày làm việc, các thông tin về khiếu nại tố cáo và các thông tin có tính chất phức tạp, thời gian xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành. Các thông tin khác xử lý tối đa trong thời gian 3 ngày làm việc. Khi nhận thông tin phản ánh, các cơ quan xử lý thông tin có nhiệm vụ phải trả lời bằng lời nói qua đường dây nóng hoặc bằng văn bản, chuyển về cơ quan tiếp nhận, quản lý thông tin qua mạng văn phòng điện tử liên thông của tỉnh. Khi nhận được kết quả của cơ quan xử lý, trả lời thông

tin, cơ quan tiếp nhận, quản lý thông tin thông báo kết quả đến người phản ánh thông tin ngay trong ngày làm việc bằng hình thức gọi điện thoại trực tiếp hoặc trên cổng thông tin điện tử của tỉnh hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

Thái Bình: Mở 2 Đường Dây Nóng Tiếp Nhận Bức Xúc Của Dân

H.Nam-N.Thương

Những tháng đầu năm 2016, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng nhái, buôn lậu trên cả nước diễn biến khá phức tạp, đặc biệt ở các địa phương có các tuyến đường huyết mạch nối với các cửa khẩu phía Bắc. Tỉnh Bắc Giang thời gian qua đã tổ chức các đợt ra quân cao điểm chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng liên ngành nhằm giám sát, kiểm tra và thu hồi, xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc.

Cuối tháng 4/2016, tổ tuần tra kiểm soát giao thông của Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Bắc Giang do Đại uý Hoàng Anh Tuấn làm tổ trưởng cùng 04 tổ viên: Đại uý Bùi Đình Đông, Thượng uý Đỗ Văn Điện, Trung uý Phạm Hữu Trường, Trung uý Nguyễn Đức Hiếu làm nhiệm vụ tại Km 115+900

Quốc lộ 1A, thuộc địa phận phường Dĩnh Kế - thành phố Bắc Giang. Tổ công tác tiến hành kiểm tra xe ô tô BKS: 89B-004.68 do ông Nguyễn Đăng Thu, sinh năm 1968, trú tại thôn Cảnh Lâm, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên điều khiển đi theo hướng Lạng Sơn - Hà Nội. Qua kiểm tra phát hiện trên xe chở 23 bao tải (16kg/bao) nghi là thuốc thú y, 2.000 viên thuốc dạng viên nén nghi là thuốc bảo vệ thực vật. Tại thời điểm kiểm tra lái xe kiêm chủ hàng không xuất trình được hóa đơn và giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Phòng Cảnh sát Giao thông bàn giao toàn bộ hàng hoá, phương tiện cho Đội Quản lý thị trường Chống buôn lậu - Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang xử lý theo quy định.

Phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Giang: Tăng cường kiểm soát trên QL1A

Bùi Cường

Là kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp "Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp 2016 Do-anh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước". Theo đây, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư doanh nghiệp (ĐT DN).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đừng coi DN là đối tượng quản lý mà là đối tượng

phục vụ - Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Trước mắt là rà soát, giải quyết triệt để những vướng mắc chưa phù hợp giữa Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các luật liên quan. Đồng thời tập trung xây dựng luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa có chất lượng; giải quyết triệt để các vướng mắc phát sinh liên quan tới thủ tục đầu tư, đăng ký DN , nhất là đối với các nhà ĐT nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn ĐT nước ngoài.

Nhà nước, các địa phương cần quan tâm, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp với nhiều hình thức; Tạo thuận lợi cho các nhà ĐT nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài ĐT vào DN khởi nghiệp Việt Nam thông qua đơn giải hóa các thủ tục chuyển nhượng, góp vốn ĐT, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Đồng thời, Bãi bỏ điều kiện kinh doanh không còn phù hợp.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập hợp rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước ở các bộ, ngành và cơ quan liên quan, thực hiện công bố công khai để DN hiểu và thực hiện… Đơn giản hóa, hợp lý hóa các điều kiện kinh doanh. Kiên quyết bãi bỏ những điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, nghiêm cấm ban hành bất cứ điều kiện kinh doanh mới, nhất là giấy phép con, trái quy định pháp luật, ban hành không đúng thẩm quyền gây khó khăn cho DN trong thực thi, bảo đảm sự cần thiết, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thanh tra, kiểm tra, giám sát cần hướng tới mục tiêu hỗ trợ, hướng dẫn DN và kết quả đánh giá hiệu lực quản lý, không trùng lắp trong việc thanh tra. Đặc biệt là công tác kiểm toán thuế minh bạch hơn, chống tiêu cực và tham nhũng để tạo điều kiện cho DN; Không tăng phí, lệ phí, không tăng thuế, không tăng lãi vay ngân hàng, tạo điều kiện giảm chi phí cho DN.

Cũng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, Tp. trực thuộc TW định kỳ hằng quý, tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với nhà ĐT, DN để nhận diện vướng mắc, tháo gỡ khó khăn…thiết lập và công khai đường dây nóng điện thoại, website trực tuyến để trực tiếp nhận ý kiến phản ánh và giải đáp cho DN. Đặc biệt, kiên quyết xử lý cán bộ gây phiền hà cho DN…theo nguyên tắc không bổ sung hồ sơ quá 1 lần, không được kéo dài thời gian xử lý thủ tục hành chính không đúng theo quy định của pháp luật…Lãnh đạo UBND các tỉnh, Tp. chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các vi phạm của công chức trong phạm vi quản lý…

nguồn chinhphu.vn

Kiên quyết xử lý cán bộ gây phiền hà cho doanh nghiệp P/V

Ông Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình trong buổi công bố số điện

thoại đường dây nóng

04 Số 118 - Tháng 5/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂMHƯỚNG TỚI CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016 - 2021

Cử tri cả nước đang chuẩn bị thực hiện quyền làm chủ của mình bằng những lá phiếu tín nhiệm bầu người đại diện cho mình tham gia vào QH khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Có thể thấy, ngày càng nhiều cử tri đặt kỳ vọng lớn lao vào những người đại biểu của dân. Bởi, từ các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh như: vệ sinh an toàn thực phẩm; môi trường nước; chất lượng khám chữa bệnh; an ninh trật tự; an toàn giao thông…đến những chuyện đại sự quốc gia…, tất cả đều cần có tiếng nói của các đại biểu

Quốc hội và HĐND các cấp. Trên thực tế, trong các nhiệm kỳ gần đây, đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đã có nhiều nỗ lực trong việc thể hiện trách nhiệm của mình đối với cử tri. Ngày càng nhiều đại biểu đã không ngần ngại nói thẳng, nói thật những vấn đề bức xúc của cử tri, tham gia chất vấn đến cùng những vấn đề tồn tại ở các địa phương cũng như trên cả nước. Để làm được việc này, các đại biểu phải có trình độ chuyên môn và nhận thức chính trị vững vàng; có quá trình làm việc nghiêm túc và đặt trách nhiệm của Đất nước và nhân dân lên hàng đầu. Họ luôn gần dân, luôn lắng nghe tiếng nói của dân, vui với niềm vui của dân và trăn trở với nỗi đau của dân. Hình ảnh của họ là những tấm gương sáng, là thước đo để cử tri lựa chọn người đại diện cho mình trong nhiệm kỳ mới 2016-2021.

Tại TP.HCM, các điểm niêm yết danh sách ứng cử đại biểu HĐND phường, xã cho đến quận, cấp thành phố lần bảo đảm được tỷ lệ nữ, dân tộc ít người, tuổi trẻ, tôn giáo, người ngoài Đảng. Có thể nói, cử tri hoàn toàn cảm nhận được sự yên tâm và tin tưởng khi nghiên cứu danh sách các ứng cử viên. Đó cũng là nền tảng tạo cơ sở tiền lề để bảo đảm quyền lựa chọn của cử tri. Vấn đề còn lại là sự sáng suốt, công tâm và trách nhiệm của từng cử tri

khi cầm trong tay lá phiếu bầu. Bỏ ai và chọn ai, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, dứt khoát không thể cảm tính, tùy tiện.

Mong muốn những ứng viên được cử tri tín nhiệm bầu vào Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ đem hết khả năng và tâm huyết để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Trong cương vị là người đại diên của nhân dân, mỗi đại biểu phải thể hiện được trách nhiệm đối với người dân đó là những vấn đề về chính sách, về phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, giải quyết việc làm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nhất là tại những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Và cả sự sẻ chia, đồng cảm, lắng nghe và thấu hiểu của các đại biểu về những vấn đề mà người dân quan tâm. Luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân; có trình độ năng lực để phấn đấu vì công cuộc đổi mới của đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu trang chống tham nhũng lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền... đó là những tiêu chuẩn mà cử tri kỳ vọng sẽ hội tụ đầy đủ ở những ứng cử viên. Sự sáng suốt lựa chọn và bầu những người có đủ đức, đủ tài tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất ở Trung ương và địa phương là mục tiêu của cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.

Thôi thúc và kỳ vọng từ những lá phiếu Minh Sơn

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, gặp gỡ cử tri

tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, tổ 17, khu phố 2, phường 17 (quận Phú Nhuận)

Không chỉ có những câu nói hay, gây ấn tượng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng còn có những hành động, chỉ đạo sáng suốt, kịp thời và hiệu quả làm nức lòng dân. Đúng như câu nói của ông, “đừng lý luận nữa, hãy làm đi”, những động thái đó thể hiện trách nhiệm và cái tâm, cái tầm của một người lãnh đạo cần cù, thực sự vì dân. Người lãnh đạo, trên hết phải là làm tất cả để an dân, để dân được sống yên bình.

Càng ngày, người dân TP.HCM và người dân cả nước càng thấy ngạc nhiên và khâm phục vị Bí thư năng nổ và quyết liệt này. Đã nói là làm, và làm tới nơi tới chốn. Người dân TP.HCM chưa hết ngỡ ngàng với những chỉ đạo thiết thực của ông ở Củ Chi và những “điểm nóng” khác ở các quận huyện của thành phố, thì mới đây, ông Đinh La Thăng lại khiến người dân thêm nức lòng khi chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm nạn ô nhiễm ở bãi rác Đông Thạnh. Hành động này thêm một lần nữa củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền và vị Bí thư thành ủy này. Bởi lẽ, tình trạng ô nhiễm ở khu vực bãi rác Đông Thạnh đã kéo dài từ hơn 10 năm nay, nhưng chính quyền không giải quyết tới nơi tới chốn khiến dân bất an, phập phồng khi phải sống trong ô nhiễm và bệnh ung thư ngày một tăng cao ở đây.

Trước đó, ông Đinh La Thăng nhắc lại rằng, mấy chục năm trước TP.HCM được ví là Hòn ngọc Viễn Đông, cả Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc cũng thua xa và ngưỡng mộ. TP.HCM cần giành lại vị trí số một, phải trở thành một thành phố đáng sống. Nhưng, một vấn đề nổi cộm đó là tình hình mất an ninh, trật tự ở TP.HCM có nhiều tác động xấu lên nhiều mặt của thành phố và đất nước. Để chấn chỉnh lại tình hình an ninh trật tự của TP.HCM, ông Đinh La Thăng đã quyết liệt chỉ đạo lực lượng Công an TP.HCM phải tìm cách nhanh chóng trấn áp tội phạm, kéo

giảm tội phạm cướp giật để dân an tâm khi ra đường, an tâm sống và làm ăn.

Mới đây nhất, ông Đinh La Thăng đã làm việc với lãnh đạo Công an Quận 3. Tại đây, ông cũng nhắc lại yêu cầu phải trấn áp được tội phạm cướp giật. Đồng thời truy trách nhiệm cho lãnh đạo Công an Quận 3 và công an khu vực. Ông Thăng cho rằng để xảy ra tình trạng tội phạm, cướp giật ở khu vực nào thì công an khu vực đó phải chịu trách nhiệm và phải bị xử lý kỷ luật thích đáng, nếu cần phải cho ra quân. Ông nêu vấn đề: Công tác tổ chức Đảng, cán bộ vẫn tốt, trong sạch vững mạnh, mọi thứ đều tốt mà vẫn xảy ra cướp giật, trộm cắp thì lỗi ở ai? Ở dân à? Làm tốt công tác địa bàn từ phường thì tình hình tội phạm sẽ giảm. Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng, trộm cắp, cướp giật đã làm hỏng môi trường đầu tư, làm thảm hại môi trường du lịch của thành phố, làm cho đời sống người dân không bình yên.

Không phải đến bây giờ, ông Đinh La Thăng mới có những hành động vì dân đáng khen như thế. Trước khi đảm nhận chức vụ Bí thư TP.HCM, ở cương vị Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Thăng cũng có nhiều việc làm hữu ích cho dân, cho nước. Chỉ qua hành động truy vấn nhà thầu Trung Quốc về dự án đường sắt, ông Thăng đã ghi điểm rất lớn trong lòng dân. Bởi một hành động như thế, hiếm khi xảy ra. Có thể nói, với những gì vị Bí thư này đã và đang làm khiến người dân thấy an tâm và càng ngày càng hy vọng hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh:Khi lãnh đạo dám làm vì dân

Nguyễn Thịnh

Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng trình bày chương

trình hành động của mình trước cử tri huyện Củ Chi

Ngày 16/5, Đoàn kiểm tra số 1 của Ủy ban Bầu cử tỉnh do ông Trần Quốc Toản, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 tại các huyện Văn Giang và Khoái Châu.

Huyện Văn Giang có 93 khu vực bỏ phiếu với 83.799 cử tri. Ủy ban Bầu cử huyện đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức tập huấn nghiệp vụ bầu cử cho các thành viên ban chỉ đạo bầu cử, ủy ban bầu cử, tổ chức phụ trách bầu cử từ huyện đến cơ sở. Việc niêm yết danh sách, tiểu sử tóm tắt những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; công tác tuyên truyền, chuẩn bị cơ sở vật chất cho công tác bầu cử được thực hiện

nghiêm túc, đúng luật định. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chuyển đến được giải quyết nhanh chóng, kịp thời theo thẩm quyền. Theo báo cáo của Ủy ban Bầu cử huyện Văn Giang, đến nay huyện đã thực hiện tốt các bước trong công tác chuẩn bị bầu cử.

Huyện Khoái Châu đã sẵn sàng cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Toàn huyện có 195 khu vực bỏ phiếu với tổng số 155.442 cử tri. Việc tiếp xúc giữa những người ứng với cử tri cử diễn ra trên tinh thần công khai, dân chủ. Các tiểu ban xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền, triển khai lắp đặt khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền về bầu cử, tăng cường công tác kiểm tra tình hình an ninh, trật tự xã hội. Ủy ban Bầu cử huyện đã thành lập đoàn kiểm tra công tác bầu cử tại các xã, thị trấn, tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho các tổ chức phụ trách công tác bầu cử.

Cùng ngày, đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại các xã Thắng Lợi, Liên Nghĩa (Văn Giang) và Việt Hòa (Khoái Châu).

Hưng Yên: Kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại 2 huyện Văn Giang, Khoái Châu Phùng Nguyện

Kiểm tra công tác chuẩn bị Bầu cử tại xã Liên Nghĩa

05Số 118 - Tháng 5/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Cảng ICD Cổ Bi giai đoạn I có quy mô 19,2 ha được xây dựng tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm được đưa vào sử dụng từ quý IV/2017. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Một thành viên Hanel và Công ty TNHH Tháp Láng Hạ.

Công ty TNHH Một thành viên Hanel và Công ty TNHH Tháp Láng Hạ đã chính thức khỏi công Dự án Cảng cạn thông quan nội địa Cổ Bi vào ngày 15/5, đánh dấu sự tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ tập kết và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hà Nội.

Cảng cạn ICD (Inland Container Depot - điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nằm trong nội địa) Cổ Bi được đầu tư với số vốn cho giai đoạn I là 781 tỷ đồng. Đến quý IV/2017, Cảng cạn ICD Cổ Bi rộng 19,2ha bắt đầu được đưa vài vận hành và giai đoạn II hoàn thành việc mở rộng vào quý IV/2020. Cảng này là một trong 4 cảng cạn của Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519 ngày 31/3/2016 phê duyệt Quy hoạch GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, Cảng cạn ICD Cổ Bi được khởi công xây dựng đầu tiên trong số 4 cảng được quy hoạch (Cảng ICD Cổ Bi), ICD Đông Anh, ICD Đức Thượng, ICD kết hợp với cảng tổng hợp gồm: ICD Khuyến Lương, Hồng Vân, Phù Đổng).

Theo thiết kế, Cảng cạn ICD Cổ Bi được phân chia thành các khu chức năng của trung tâm tiếp nhận,bảo quản hàng hóa và đảm bảo khu vực làm việc, thiết bị kiểm tra cho cơ quan Hải quan. Các dịch vụ chính của cảng cạn bao gồm điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa con-

tainer có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, dịch vụ bốc dỡ container, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trường, siêu trọng, làm thủ tục hải quan, làm kho ngoại quan… Từ quý IV/2017, Cảng cạn ICD Cổ Bi sẽ trở thành khu vực tập trung luồng hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc và thông quan hàng hóa trước khi chuyển đến các cảng biển, cửa khẩu quốc tế.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung: "Dự án cảng cạn ICD Cổ Bi có khả năng đón đầu, tiếp nhận nhu cầu trung chuyển cho hàng hóa quá cảnh qua Việt Nam đối với hai tuyến hành lang vận tải xuyên Á. Đồng thời còn là điều kiện tốt để thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan trên địa bàn thành phố, hỗ trợ, tối đa doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa và tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp cho toàn Vùng Thủ đô".

"Cảng cạn ICD Cổ Bi được xây dựng để cung cấp các dịch vụ tốt về kho vận, dịch vụ phụ trợ, logistics, dịch vụ lưu kho, lưu kho đông lạnh, thủ tục hải quan và phân phối hàng hóa cho các do-anh nghiệp trong các khu kinh tế, công nghiệp phía đông Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận”. ông Nguyễn Quốc Bình, Tổng giám đốc Hanel cho biết. Ông Nguyễn Quốc Bình cũng cho biết thêm, dự án cảng thông quan hàng hóa nội Cổ Bi nằm trong chiến lược đầu tư phát triển của Hanel và Công ty TNHH Tháp Hà Nội, đáp ứng xu thế phát triển hàng hóa xuất nhập khẩu của Thủ đô và khu vực phía Bắc.

Cảng cạn Cổ Bi với vị trí tọa lạc trong khu vực tiếp giáp QL1, 5B và vành đai III của Hà Nội

trở thành nơi “cái rốn” tiếp nhận hàng hóa từ các tuyến hành lang vận tải quan trọng của phía Bắc trước khi được vận chuyển ra các cảng biển, cửa khẩu quốc tế. Với vị trí xây dựng nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, Cảng cạn ICD Cổ Bi đủ khả năng đáp ứng cho hoạt động trung chuyển, thông quan hàng hóa của các khu kinh tế, công nghiệp nằm Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (gồm 7 tỉnh, thành Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc và Bắc Giang) và thuận lợi cho các khu công nghiệp, chế xuất trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng.

Theo thiết kế, khả năng thông quan hàng hóa tại Cảng cạn ICD Cổ Bi trong giai đoạn I vào cuối năm 2017 là 380 nghìn TEUs/năm (1 TEU tương đương 1 công-ten-nơ tiêu chuẩn 20 feet). Trong giai đoạn 2, tổng mức đầu tư (dự kiến) hơn 1.782 tỷ đồng, phấn đấu hoàn thành trong quý IV/2021. Sau khi giai đoạn 2 hoàn thành, lượng hàng hóa thông quan có khả năng lớn gấp hai lần giai đoạn I, tương đương 760 nghìn TEUs/năm

Mục tiêu của Cảng cạn ICD Cổ Bi là cung ứng dịch vụ điểm thông quan cho toàn bộ luồng hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực phía Bắc được trung chuyển qua Thủ đô Hà Nội trươc khi đi/đến các cảng biển, cửa khẩu quốc tế tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai. Đồng thời, cũng là điểm thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của các khu kinh tế, công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố nằm trong Vùng Thủ đô đã được phê duyệt quy hoạch.

Sự ra đời của Cảng cạn ICD Cổ Bi giúp giải quyết ùn tắc hàng hóa tại Cảng ICD Phú Thụy (quận Long Biên) hiện nay đang quá tải, bởi có diện tích chưa đến 1ha. Và với vị thế quy mô lớn nhất Thủ đô, Cảng cạn ICD Cổ Bi hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ logistics công nghệ cao của các khách hàng trong và ngoài nước, đón đầu xu hướng sản xuất XNK không cần kho bãi của nền công nghiệp hiện đại trên thế giới ngày nay. Xu hướng của nền sản xuất hiện đại trên thế giới là nhà sản xuất ủy hàng việc tập kết, lưu giữ và làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa cho bên thứ hai - các cảng nội địa, cảng cạn ICD, như một mắt xích trong hệ thống sản xuất, phân phối hàng hóa của doanh nghiệp.

TheoBaodautu.vn

Khởi công Cảng ICD thông quan hàng hóa lớn nhất Hà Nội

Nguyễn Ngọc

Đó là nhận định của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hoa Sen Group (HSG) khi nói về tâm thế các doanh nghiệp phải chuẩn bị khi xuất khẩu vào thị trường các nước khác trong buổi tọa đàm về “Chuyên đề Hội nhập và Toàn cầu” do HSG phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức vào hôm 16/5 vừa qua.

Kinh nghiệm này rút kết trong quá trình xuất khẩu sản phẩm của HSG sang các nước khác. Điển hình là câu chuyện xuất khẩu tôn sang Indonesia, theo ông Vũ đây HSG là nhà xuất khẩu tôn lớn nhất thị trường này với năng suất hơn 10.000 tấn/tháng.

Tuy nhiên, hồi năm ngoái, Chính Phủ Indonesia đã khởi kiện phòng

vệ thương mại lên các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm loại tôn có khổ từ 600 mm trở lên. HSG bị ảnh hưởng nặng nề khi phần lớn tôn xuất qua đây có khổ 1219 mm. Nhưng Công ty đã lường trước và nghiên cứu biện pháp đối phó trước từ hơn nửa năm bằng cách đầu tư máy cắt về, xẻ nhỏ sản phẩm để xuất đi. “Kết quả, từ xuất khẩu hơn 10.000 tấn/tháng, tôn Hoa Sen tăng công suất lên gần gấp ba lần vào thị trường Indonesia. Biên lợi nhuận cũng được cải thiện theo.”, ông Vũ nói.

Theo ông Vũ, hội nhập tạo cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu sang nhiều thị trường, nhiều doanh nghiệp đầu tư để đón cơ hội này nhưng nên nhớ rằng thị trường xuất khẩu chắc chắn sẽ thay đổi trong 2,3 năm tới. Việc thay đổi về công nghệ, hay một

quyết định phòng về thương mại có thể đẩy doanh nghiệp vào thế khó. Thị trường thời gian qua đã chứng kiến nhiều cú “ngã ngựa” của các doanh nghiệp trong nước. Điển hình như kể từ Mỹ áp dụng công nghệ dấu đá phiến trong khai thác dầu mỏ làm sản lượng gia tăng nhanh với chi phí ngày càng thấp. Nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia có thế mạnh xuất khẩu dầu mỏ như Ả-Rập, Trung Đông và

cả là Việt Nam đều gặp khó khăn. Hay cổ phiếu các công ty xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam đã rớt giá thê thảm kể từ khi Mỹ ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam.

Ông Vũ cho biết hiện HSG có rất nhiều đơn hàng từ Mỹ, vì nước này đang có lệnh dừng các sản phẩm tôn mạ của Trung Quốc. Đây là cơ hôi chọ HSG nhưng theo ông Vũ, chắc chắn hai ba năm nữa Mỹ sẽ lại khởi kiện các doanh nghiệp tôn của Viêt Nam. “Doanh nghiệp phải luôn trong tâm thế sẵn sàng và có các kịch bản ứng phó khi thị trường xuất khẩu bị tác động. Tính linh hoạt, ứng phó của doanh nghiệp chưa bao giờ cần thiết như hiện nay.”, ông Vũ nhận định.

theoBaodautu.vn

Chủ tịch Hoa Sen Group: Bản chất thị trường xuất khẩu là luôn thay đổi Công Sang

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hoa Sen Group thuyết trình tại buổi toạ đàm

Các đại biểu bấm nút khởi công dự án Cảng ICD Cổ Bi giai đoạn I

Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Hanel Nguyễn Quốc Bình

06 Số 118 - Tháng 5/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Trong những năm gần đây, đặc biệt giai đoạn 2011-2015, ngành Nông nghiệp Bình Phước liên tục gặt hái được nhiều kết quả khả quan. Những bước chuyển mình tích cực trên các mặt trận góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh, tạo đà quan trọng đổi mới kinh tế địa phương, nâng cao đời sống người dân… Có được những thành công đó, phần quan trọng là do ngành Nông nghiệp tỉnh đã bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, thực hiện đổi mới phương thức sản xuất, đưa khuyến nông đến gần với nguời dân…

*Nhiều thành tích đáng khích lêTrong giai đoạn 2011-2015, sản xuất nông,

lâm nghiệp tỉnh Bình Phước luôn hoàn thành các chỉ tiêu phát triển ngành. Cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng chăn nuôi dù chưa đạt mục tiêu đề ra. Trồng trọt đã hình thành một số vùng chuyên canh cây trồng chủ lực; chăn nuôi phát triển khá, một số loại gia súc, gia cầm phát triển đạt và vượt mục tiêu quy hoạch đề ra, tỷ lệ chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp, bán công nghiệp đạt cao so với mục tiêu quy hoạch. Qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, đến nay 100% các xã hoàn thành lập và phê duyệt quy hoạch đề án Nông thôn mới. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89%, bình quân mỗi năm tăng 1% so với năm trước. Diện tích gieo trồng cây hàng năm giai đoạn 2011-2015 có xu hướng giảm, người dân chuyển đổi sang trồng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó, diện tích lúa luôn ổn định từ 13.000-14.000 ha; phát triển quy hoạch sản xuất các vùng rau tập trung, đảm bảo cơ bản nhu cầu rau của tỉnh, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với cây lâu năm, tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh lớn về cây công nghiệp như cao su, điều, tiêu...Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm, cây ăn quả tăng 50.874 ha so với năm 2010, trong đó diện tích trồng cây điều đã giảm 21.535 ha so với năm 2010. Tuy nhiên, do áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên sản lượng tăng 51.753 tấn so với năm 2010; Cây cao su tăng 67.844 ha so với năm 2010, sản lượng tăng 87.560 tấn so với năm 2010; diện tích cây tiêu tăng 2.100 ha, sản lượng giảm 236 tấn so với năm 2010; Cây ăn quả giảm 741 ha so với năm

2010 do người dân chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn.

Ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển với tốc độ khá để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về thịt, trứng trong tỉnh đang đà tăng nhanh. Bên cạnh thực hiện đạt kết quả các chương trình nạc hóa đàn heo, sinh hóa đàn bò, các vùng chăn nuôi quy mô trang trại, phương thức công nghiệp, sử dụng giống tốt, thức ăn công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi tăng khá cao. Tuy một số ổ dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, bệnh tai xanh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn xảy ra nhưng nhờ làm tốt công tác thú y nên đã khống chế triệt để ở diện hẹp, bảo vệ ngành chăn nuôi phát triển, vẫn có tốc độ tăng trưởng khá và toàn diện: Đàn heo: 260.133 con, tăng 29,57% so với năm 2010; Đàn trâu, bò: 41.584 con, giảm 49,86% so với năm 2010; Đàn gia cầm: 4.290 ngàn con, tăng 63,07% so với năm 2010.

*Những hỗ trợ thiết thựcThông qua việc triển khai thực hiện các dự

án hỗ trợ phát triển sản xuất cho những hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, người đồng bào dân tộc, đã tạo thêm nguồn lực từng bước cải thiện cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo chuyển biến về trình độ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có thu nhập cao, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân một cách bền vững, giảm chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các vùng trong tỉnh.

Ngành Nông nghiệp Bình Phước đã tổ chức được 41 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 1.670 lượt người tham dự và 127 lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho 5.115 lượt người tham dự. Hỗ trợ thực hiện 75 mô hình sản

xuất, trong đó: 13 mô hình chăn nuôi gà thịt, 9 mô hình trồng ca cao trong vườn điều, 10 mô hình chăn nuôi gà thịt bán thả vườn an toàn sinh học, 10 mô hình ứng dụng biện pháp sinh học nhằm hạn chế dịch bệnh và tăng năng suất vườn điều, 12 mô hình nuôi cá ghép trong ao, 8 mô hình trồng rau an toàn. Bên cạnh đó, ngành còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai thực hiện được 15 mô hình trình diễn với 592 hộ được hưởng lợi trực tiếp mô hình, dự án. Tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn với khoảng 6.800 người với tổng số người có việc làm sau đào tạo khoảng 5.400 người, với các nội dung đào tạo như: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; Kỹ thuật trồng điều; Kỹ thuật trồng thâm canh và bảo quản hồ tiêu; Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo; Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò…Đặc biệt, trong năm 2014, ngành NN&PTNT Bình Phước đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản suất giúp nâng cao hiệu quả năng suất cây trồng, vật nuôi. Việc đẩy mạnh ứng dụng KH-KT, tiến bộ công nghệ vào sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều doanh nghiệp áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất cây ăn trái, đưa công nghệ cao vào sản xuất rau, củ. Chăn nuôi quy mô trang trại tập trung chiếm tỷ lệ khá cao, phát triển chăn nuôi công nghiệp hiện đại, như chuồng lạnh heo (10%) và gà (55%).

Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ thực hiện tái cơ cấu gắn với xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Trong đó, sẽ tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế điều kiện tự nhiên. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại, khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng. Mặt khác, phát triển thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu, vừa phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, vừa tạo nguồn sinh hoạt và công nghiệp. Riêng xây dựng Nông thôn mới, tỉnh sẽ phấn đấu đến năm 2020, khoảng 50% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới, cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã…

Bình Phước: Tiếp Tục Đẩy Mạnh Kinh Tế Nông Nghiệp Hoàng Thiên

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát làm việc tại Bình Phước

Ngày 16/5, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển do-anh nghiệp đến năm 2020, theo đó đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp (DN) quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48-49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Nghị quyết khẳng định nguyên tắc Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, DN theo quy định của pháp luật. DN có quyền tự

do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan kiện toàn Hội đồng Khuyến khích Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch hội đồng, có sự tham gia của các Bộ, ngành, đại diện cộng đồng DN, tổ chức, cá nhân liên quan để thực hiện vai trò điều phối, giám sát thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa trên phạm vi toàn quốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2016. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên xây dựng báo cáo trình Chính phủ

để trình Quốc hội nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế cho DN ngay trong năm 2016; xử lý nợ chậm nộp cho DN gặp khó khăn khách quan. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất giảm thuế suất thuế thu nhập DN cho DN nhỏ và vừa; nghiên cứu, đề xuất để thực hiện bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (bù trừ hai chiều). Bên cạnh đó, nghiên cứu giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với lao động trong một số lĩnh vực như: Công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản…

Nghị quyết cũng yêu cầu rà soát, đề xuất sửa đổi quy định về các loại thuế, quản lý thuế, hải quan theo hướng liên thông giữa các Bộ, cơ quan liên quan để giảm thủ tục, thời gian và chi phí thực hiện; nghiên cứu xây dựng lộ trình bỏ hình thức thuế khoán chuyển sang thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân đối với DN và khoản thu nhập cá nhân do DN trả cho người lao động và đối với hộ kinh doanh có quy mô lớn theo quy định của Luật Quản lý thuế. Đồng thời, thực hiện đúng quy định của Luật Doanh nghiệp đối với hộ kinh doanh lớn, đủ điều kiện là DN phải thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân trong nhiều lĩnh vựcKhả Phong

Được thành lập theo Quyết định số 426/HC-QĐ ngày 19/4/1976, với trọng trách nặng nề nhưng rất ý nghĩa: Cung cấp Phân bón cho hoạt động sản xuất nông nghiệp (SXNN) toàn Miền Nam sau ngày thống nhất - Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành - Cty CP Phân bón miền Nam CTCP PBMN, đã bền bỉ nỗ lực không ngừng nghỉ để hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ được giao, nhất là thời kỳ đổi mới.

Ghi nhận những đóng góp ý nghĩa, sang tạo này của Cty - Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhiều danh hiệu cao quý cho đơn vị như: Huân chương Độc lập Hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Lao động Hạng Nhì, Hạng Ba. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, Chủ tịch nước đã ký Quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất cho C.ty.

Ngay từ khi được thành lập - Toàn thể CBC-NV, nhất là Ban Lãnh đạo các thế hệ của CTCP PBMN đã chủ động thấu hiểu được tầm quan trọng của vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị - Để từ đó không ngừng trách nhiệm, sáng tạo trong xây dựng, đầu tư, đổi mới…để phát triển

bền vững, đáp ứng được nhu cầu SXNN của miền Nam nói riêng, đất nước nói chung.

Đi lên từ bộn bề khó khăn, thiếu thốn về máy móc, thiết bị và công nghệ lạc hậu những năm đầu sau ngày đất nước thống nhất, từ năm 1976 đến 1985…Nhưng với quyết tâm vượt khó cao của toàn thể CBCMV, dặc biệt của Ban lãnh đạo - CTCP PBMN vẫn luôn hoàn thành kế hoạch được giao…Để vượt vũ môn: Từ các cơ sở sản xuất phân bón với công nghệ thô sơ, sản lượng bình quân đạt 50.000tấn/năm bao gồm các sản phẩm: Phân hữu cơ dạng bột, phân Apatit nghiền, phân NPK hỗn hợp dạng bột - Tới nay - CTCP PBMN trở thành đơn vị đầu tiên sản xuất phân NPK dạng viên tại Việt Nam như NPK 3.3.3.18M, 5.10.3G...

Đến năm 1986, khi đất nước chuyển mình đổi mới với Đại hội VI của Đảng…CT được Nhà nước cho phép thành lập nhà máy SX Supe Lân tại khu công nghiệp Gò Dầu, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với công suất 100.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu Supe lân cho các tỉnh phía Nam. Không ngừng đầu tư và phát triển về mọi mặt, đặc biệt là chú trọng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc, đa dạng hóa sản phẩm, năm 2005, Công ty đã đầu tư mới dây chuyền sản xuất axit 2 với sản lượng 40.000 tấn/năm, nâng công suất sản xuất axit lên 80.000 tấn/năm, phục vụ cho việc nâng công suất sản xuất Supe Lân lên 200.000 tấn/năm và cung cấp cho thị trường tiêu thụ axit…

Năm 2007 là mốc son đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Cty - Khi sự kiện Nhà máy Phân bón Hiệp Phước khánh thành đưa vào SX phân bón NPK cao cấp tạo hạt bằng công nghệ hơi nước thùng quay hiện đại, đáp ứng nhu cầu các sản phẩm NPK chuyên biệt cho khu vực ĐBSCL, Tây Nguyên và thị trường Campuchia…

Và năm 2010, khi chuyển sang mô hình CPH, trong đó Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chiếm 65,05% vốn điều lệ, với tên gọi C.TCP PBMN- Thì Cty đã tạo dựng được những bứt phá ngoạn

mục mới: Việc kết hợp hài hòa giữa phát huy nội lực, thế mạnh và huy động được các nguồn lực bên ngoài - Đã tạo đà phát triển mạnh mẽ cho đơn vị, phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập.

Sự kiện quan trọng: Năm 2015 - CT CP PBMN “trình làng” bộ nhận diện thương hiệu mới: Biểu tượng đơn vị với hình ảnh BÔNG LÚA (5 bông lúa chín vàng tượng trưng cho 5 nhà máy đang hoạt động, bày tỏ mong muốn sự lớn mạnh và phát triển bền vững của thương hiệu PBMN) - Như thể hiện mục tiêu lớn, quan trọng: CTy luôn và mãi là NGƯỜI BẠN THÂN THIẾT-ĐỒNG HÀNH VỚI nông nghiệp, với bà con nông dân…

Được biết- Hiện tại C.ty có 03 Nhà máy SX phân bón, 01 Nhà máy sản xuất Bao Bì, 01 đơn vị liên doanh với Hàn Quốc…với những thế mạnh riêng, trong một tổng thể chung -Tạo nền tảng để CTCP PBMN ngày càng lớn mạnh, không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm phân bón của C. ty không những đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong cả nước chuyên biệt đối với từng loại cây, từng vùng đất mà còn xuất khẩu sang 21 nước trên thế giới, đặc biệt những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng như Nhật Bản, Hàn Quốc...

07Số 118 - Tháng 5/2016 THƯƠNG HIỆU - DỊCH VỤ - SẢN PHẨM ASEAN

C.TY CP PHÂN BÓN MIỀN NAM: KHÔNG NGỪNG NỖ LỰC ĐỔI MỚI

H.Thiên - T.Duyên

Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đến thăm và làm việc tại Nhà máy Phân Bón Hiệp Phước - Công ty

Cổ phần Phân Bón Miền Nam năm 2016

Đồng chí Phùng Quang Hiệp - Tổng Giám đốc Phân bón miền Nam báo cáo sơ lược quá trình và phát triển

của công ty 40 năm qua

T.C.ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - mã chứng khoán DPM) cho biết, trong quý II/2016, PVFCCo sẽ triển khai kế hoạch cung ứng ra thị trường 365.500 tấn phân bón Phú Mỹ các loại nhằm tăng cường nguồn cung phục vụ bà con nông dân trong vụ Hè Thu 2016.

Cụ thể, PVFCCo dự kiến sẽ đưa ra thị trường 220.000 tấn Đạm Phú Mỹ, cộng với lượng hàng tồn trữ tại hệ thống kho của PVFCCo và đại lý vào khoảng 40.000 tấn, PVFCCo có khả năng đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phân đạm cho mùa vụ này. Bên cạnh đó, PVFCCo sẽ cung ứng ra thị trường 51.000 tấn NPK Phú Mỹ, 41.000 tấn Kali Phú Mỹ, 13.500 DAP Phú Mỹ, đưa tổng lượng phân bón Phú Mỹ do PVFCCo cung cấp trong vụ Hè Thu là 365.500 tấn.

Các sản phẩm phân bón Phú Mỹ do

PVFCCo cung cấp đều có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm nghiệm, chứng nhận bởi phòng thí nghiệm hiện đại của nhà máy Đạm Phú Mỹ và các đơn vị uy tín như Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) và Trung

tâm Phân tích và Thử nghiệm 2 - VINAC-ONTROL.

Được biết, từ năm 2015, các sản phẩm phân bón Phú Mỹ cũng đã được Bộ Nông lâm thủy sản Nhật Bản cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng sau quá trình kiểm nghiệm khắt khe tại các cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhật Bản. Điều này khẳng định chất lượng của các sản phẩm phân bón Phú Mỹ không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước, được bà con nông dân trong nước tin dùng nhiều năm qua mà còn vượt qua được các yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như sự thân thiện với môi trường của các nước có nền nông nghiệp sạch, hiện đại, đòi hỏi cao về chất lượng phân bón như Nhật Bản. Vào 23h ngày 6/5 vừa qua, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đạt mốc sản lượng 9 triệu tấn, đánh thêm một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của PVFCCo cũng như ngành công nghiệp phân bón trong nước.

PVFCCo tăng nguồn cung phân bón Phú Mỹ chất lượng caoP/V

Tổng lượng phân bón Phú Mỹ do PVFCCo cung cấp trong vụ Hè Thu 2016 là 365.500 tấn

Số 118 - Tháng 5/2016CHUYỂN ĐỘNG DOANH NGHIỆP08

Ngày 11/5 tại TP Vũng Tàu - Công đoàn Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm ngày Quốc tế lao động (1/5), khen thưởng người lao động tiêu biểu và triển khai Tháng Công nhân năm 2016.

Dự lễ có các Đ/chí: Trần Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Nguyễn Châu Trinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Từ Thành Nghĩa, Ủy viên BTV Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, TGĐ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro; Nguyễn Quốc Đạt, Chủ tịch Công đoàn Vietsovpetro; Vũ Công Trình, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Vietsov-petro; Hoàng Phúc Long, Bí thư Đoàn Thanh niên Vietsovpetro; Nguyễn Văn Thắng, nguyên Chủ tịch CĐ Vietsovpetro.

Thời gian qua, Vietsovpetro luôn được coi là lá cờ đầu của Tập

đoàn Dầu khí Việt Nam trong hoạt động sáng kiến - sáng chế (SK-SC), trung bình hằng năm có khoảng 150 đơn đăng ký, trong đó có 100 đơn được công nhận, đem lại hiệu quả kinh tế khoảng 10 triệu USD. Riêng 2015 là một năm đặc biệt thành công của Vietsovpetro khi có 216 đơn đăng ký, trong đó 153 đơn được công nhận, có 4 giải pháp gửi đăng ký cấp bằng sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam; có 21 giải pháp tham gia hội thi sáng tạo của tỉnh, trong đó có 20 đã đạt giải, 7 giải pháp được tỉnh đề cử tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học Việt Nam; tham gia giải thưởng Khoa học công nghệ Dầu khí 2015 đã đạt một giải A và một giải B. Trong đó giải A được Tập đoàn đề cử xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải B được đề cử xét Giải thưởng cấp Nhà nước.

Công đoàn Vietsovpetro đã có những đóng góp quan trọng trong thành công đó của đơn vị: Đã tích cực tuyên truyền, phổ biến quy

chế, những lợi ích kinh tế, xã hội mà các SK-SC đem lại cho doanh nghiệp, cho người lao động. Đồng thời, công đoàn đã có những biện pháp hỗ trợ và thưởng khuyến khích nhằm khích lệ CBCNV tích cực tham gia hoạt động SK-SC như hỗ trợ một triệu đồng cho một đơn đăng ký, thưởng một triệu đồng cho mỗi SK-SC được công nhận. Bên cạnh hoạt động SK-SC đạt kết quả tốt thì hoạt động đối thoại định kỳ tại Vietsovpetro thời gian qua đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Từ tháng 7/2014 đến nay, Vietsovpetro đã tổ chức 2 Hội nghị người lao động, 6 đợt đối thoại định kỳ. Hàng chục ý kiến, kiến nghị của người lao động đã được giải đáp, trong đó có 15 kiến nghị của người lao động được Tổng giám đốc Vietsovpetro chấp thuận và đưa vào sửa đổi trong các quy định về chế độ chính sách của Vietsovpet-ro. Đồng thời, công đoàn thường xuyên kịp thời thăm hỏi, tặng quà,

động viên CBCNV có hoàn cảnh khó khăn. Riêng trong Tháng Công nhân 2016, Công đoàn DKVN và Công đoàn Vietsovpetro đã có quyết định tặng quà cho 40 CBCNV của Vietsovpetro có hoàn cảnh khó khăn. Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2016 của Liên do-anh Việt Nga Vietsovpetro với chủ đề “Công đoàn luôn đồng hành với sự phát triển ổn định và bền vững của Liên doanh Việt Nga Vietsov-petro, vì việc làm, đời sống và thu nhập của người lao động”, công đoàn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên Công đoàn ở nhiều lĩnh vực, đồng thời tổ chức các hoạt động về chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Theo TGĐ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro Từ Thành Nghĩa: Năm năm 2015 dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách khi giá dầu giảm sâu, tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhưng bằng sự nhất trí, đồng lòng, quyết tâm cao của Đảng uỷ, Ban TGĐ cùng sự chung sức của tổ chức công đoàn và người lao động mà Liên doanh đã đạt nhiều thành tích cao, trong đó có nhiều thành tích rất nổi bật như trong công tác khoan, công tác tiết giảm chi phí, đặc biệt chi phí sản xuất trên một thùng dầu thấp hơn mức quy định. Tính đến hết quý I/2016, Vietsov-petro đã cân đối được ngân sách, có lợi nhuận nộp cho Hai phía…Thời gian tới, Vietsovpetro tiếp tục hoàn thiện công tác tái cơ cấu, tiếp tục lộ trình tiết giảm chi phí… và cho rằng trong khó khăn, thử thách cũng là cơ hội để Vietsovpetro phát triển…

Vietsovpetro khen thưởng người lao động tiêu biểu P/V

Đ/chí Trần Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch CĐDKVN và Đ/c Từ Thành Nghĩa, TGĐ Vietsovpetro trao Bằng khen Lao động Sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho các cá nhân xuất sắc

trong SK-SC

Trong các ngày 9-10 tháng 5 năm 2016, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đơn vị thành viên do TGĐ Tập đoàn Nguyễn Vũ Trường Sơn dẫn đầu đã đến Malaysia để tham sự Lễ chào mừng phê duyệt của hai Chính phủ Việt Nam và Malaysia đối với đề nghị gia hạn 10 năm Hợp đồng Chia Sản phẩm Lô PM3 CAA.

Nhân dịp này, đoàn cũng làm việc với Công ty Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) để thúc đẩy triển khai dự án hợp tác trong lĩnh vực dầu khí. Petronas là một trong những đối tác chiến lược quan trọng trong khu vực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã có mối quan hệ hợp tác với Petrovietnam hơn 25 năm qua trong tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến đến phân phối sản phẩm.

Tại buổi làm việc với ông Datuk Wan Zulki-flee bin Wan Ariffin - TGĐ Petronas, TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Vũ Trường Sơn đánh giá cao sự hợp tác của Petronas trong các

dự án của hai bên ở Việt Nam và Malaysia. Lãnh đạo hai Tập đoàn cũng nhất trí và khẳng định quyết tâm tìm kiếm các giải pháp giải quyết những vướng mắc, tồn đọng để thúc đẩy việc triển khai có hiệu quả các dự án hiện có, đồng thời chia sẻ, tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới. Việc thành lập Ủy ban Hợp tác Chung như đề xuất

tại lần gặp cấp cao giữa hai bên vào hồi tháng 3/2016 được tái xác nhận với cam kết triển khai sớm. Đối với đề xuất mua khí từ Malaysia về Việt Nam, hai bên đã thống nhất những điểm chính trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại liên quan.

Hợp đồng Chia Sản phẩm Dầu khí Lô PM3 CAA thuộc khu vực chồng lấn Việt Nam - Ma-laysia. Hiện nay, các bên trong hợp đồng bao gồm PetroVietnam, Petronas, Petronas Caligali, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và Repsol. Đây là dự án mang lại lợi ích thương mại cho hai nước chủ nhà, cho các bên nhà thầu hợp đồng và có đóng góp đáng kể cho việc phát triển ngành công nghiệp khí của Việt Nam. Trong bối cảnh giá dầu thị trường đang ở mức thấp như hiện nay, việc hai nước chủ nhà phê duyệt gia hạn hợp đồng 10 năm đến 31/12/2027 là một bảo đảm và cũng là yêu cầu để nhà thầu bắt đầu triển khai dự án phát triển mỏ khí Pakma theo cam kết.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Vũ Trường Sơn làm việc tại Malaysia

P/V

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Nguyễn Vũ Trường Sơn (áo trắng đứng giữa) và Tổng Giám đốc

Petronas - Datuk Wan Zulkiflee bin Wan Ariffin (bên phải ông Trường Sơn).

Đ/c Từ Thành Nghĩa, TGĐ Vietsovpetro phát biểu tại buổi lễ

09Số 118 - Tháng 5/2016 CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG

Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường sản xuất, hoàn thành các đơn đặt hàng, các doanh nghiệp (DN) cần bổ sung nguồn lao động thời vụ cho các công việc gia công, đóng gói, sắp xếp sản phẩm, kiểm hàng, chủ yếu trong ngành dệt may - giày da, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, bảo vệ… Đây cũng là dịp lao động ở các tỉnh phía Bắc vào miền Nam tìm việc làm thêm rất đông. Tuy nhiên, nhiều lao động vẫn không thể tìm cho mình một công việc chính thức mà phải đi làm thời vụ.

*Mòn mỏi chờ viêcKhảo sát ở các khu công nghiệp từ Vũng Tàu,

Đồng Nai đến TP.HCM thì tình trạng việc làm bấp bênh, hiện tượng bỏ việc, thay đổi chỗ làm của lao động khá phổ biến, tỉ lệ thay đổi chỗ làm từ 3 DN trở lên chiếm trên 80%; rất ít NLĐ kiên trì gắn gắn bó với 1 DN trong thời gian từ 2 tháng trở lên, điển hình như các lao động tại các Cty bảo vệ hoặc may mặc...

Ông Đặng Quang Điều - Trưởng Ban Chính sách - Kinh tế - Xã hội và Thi đua Khen thưởng Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng: Việc làm, thu nhập, chỗ ở và nơi học hành cho con cái là những khó khăn mà lao động nhập cư đối diện, trong đó khó nhất là tiền lương. San sẻ khó khăn ấy,

khi tham gia xây dựng chính sách về tiền lương, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất nhiều giải pháp để cải thiện thu nhập cho NLĐ bởi hiện nay, tiền lương vẫn chưa theo kịp mức sống tối thiểu.

Anh Phạm Văn Bình, công nhân bốc xếp tại KCN Gò Dầu, Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho biết, đi xin việc cố định ở nhiều DN mà không được vì trình độ văn hóa chưa hết lớp 7. Anh phải chấp nhận đi làm công việc thời vụ, ngày nào Cty có việc thì anh được xếp đi làm. Tuần may mắn có việc liên tục anh làm từ 6 giờ tới tận 19 giờ, nhưng cũng có khi 2-3 ngày liền nằm ở phòng trọ ăn không chờ việc. Do công việc thời vụ nay làm việc này, mai lại có thể làm việc khác nên anh không có điều kiện rèn luyện nâng cao tay nghề ở một công việc cố định.

*Thiêt thòi cho công nhân bỏ viêc, nhảy viêcLao động thời vụ luôn phải chấp nhận thiệt

thòi nhiều mặt, công việc bấp bênh, không có chế độ BHXH, BHYT… thậm chí còn bị “quỵt” cả lương. Bên cạnh đó vẫn còn có một thực tế là phần đông DN trả lương cho NLĐ rất thấp, không tương xứng với yêu cầu công việc và chậm tăng lương, thậm chí không thay đổi sau một thời gian làm việc. Hậu quả là có đến trên 80% người lao động đã thay đổi công việc do DN chậm tăng lương, lương thấp, không đủ để trang trải đời sống.

Theo tìm hiểu của p/v Báo Thời báo Mê Kông, thì tại nhiều Cty dịch vụ việc làm, phần lớn lao động thời vụ chỉ được nhận lương dựa trên số ngày lao động thực tế. Lương được trả hàng tuần hoặc hàng tháng. Không có việc làm, người lao động không được trả lương. Người làm công việc thời vụ không được chủ sử dụng đóng BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp hay bảo hiểm tai nạn lao động. Chính vì vậy khi xảy ra rủi ro, không có việc làm, ốm đau bệnh tật, thậm chí bị tai nạn lao động thì người lao động đều phải gánh chịu hậu quả. Nhiều lao động biết mình thiệt thòi nhưng vẫn chấp nhận đi làm vì miếng cơm manh áo hàng ngày.

Ông Lý Thành Thanh, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Dona (xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) cho biết: Nhiều DN hiện vẫn cần lao động. Do đó, NLĐ nên kiên trì thường xuyên đến Trung tâm để tìm việc, vì không tốn phí môi giới. Những DN tuyển dụng tại trung tâm đều có uy tín tốt, đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho NLĐ theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, mỗi NLĐ đều có hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ đều phải đối diện với những thiếu thốn, vất vả. Hy vọng, các DN và các cơ quan hữu quan cần có những giải pháp tích cực hơn nữa để giúp công nhân thoát khỏi cảnh sống tạm bợ, bấp bênh, để họ có thể ổn định và cống hiến lâu dài.

Bấp bênh lao động thời vụThuỳ Duyên

Đến thời điểm này, hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL đã qua thời kỳ đỉnh điểm. Tuy nhiên, hệ quả của hiện tượng này là rất nghiêm trọng trên địa bàn toàn vùng. Vì lẽ đó, việc tìm ra các giải pháp để tiếp tục ứng phó trước mắt và lâu dài với tình hình trên là nhiệm vụ quan trọng mà các cấp, các ngành, địa phương liên quan cần đặc biệt quan tâm.

*Nên quy hoạch chuyên ngành có sử dụng nhiều nướcNạn hạn hán đã diễn ra hết

sức khốc liệt ở tất cả các tỉnh thành vùng ĐBSCL làm hàng chục nghìn ha lúa bị mất trắng. Số lượng người dân thiếu nước sinh hoạt cũng chưa bao giờ lên đến mức kỷ lục như vậy, có những nơi 90% hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Vì vậy, việc quy hoạch trên các lĩnh vực tài nguyên nước, nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi và nước sạch nông thôn là điều hết sức cấp bách và cần thiết. Tuy nhiên, hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử trong những tháng đầu năm 2016 đã kiểm chứng lại khả năng thích ứng của các mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản, cũng như tính khả thi, tính cấp thiết và hiệu quả của các Chương trình/Dự án theo quy hoạch đã, đang và sẽ triển khai.

Việc mặn lên cao mức kỷ lục và duy trì thời gian dài hơn trước đây trong mùa khô năm nay buộc phải quy hoạch lại các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản; phải xem xét lại thời vụ, cơ cấu mùa vụ (nhất là vụ Hè Thu), loại cây trồng, vật nuôi… cho phù hợp với điều kiện hạn, mặn.

Đối với những vườn cây ăn trái, tại các địa phương bị ảnh hưởng, việc xâm nhập mặn lấn sâu vào các vườn cây gây thiệt hại rất lớn. Dự tính, phải mất khoảng 10 năm mới có thể khôi phục lại như ban đầu, bởi nước cần thời gian rửa mặn, đồng thời để đạt được năng suất cây ăn quả cũng phải mất thời gian khá dài.

Việc thiếu hụt hay bị động trong khai thác nguồn nước mặt từ sông ngòi, kênh, rạch cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua ở vùng bị nhiễm mặn cao tại các tỉnh thành thuộc vùng ĐBSCL, điều này cần phải rà soát lại quy hoạch tài nguyên nước trong thời gian tới (như xác định lại tổng lượng nước, phân vùng cấp nước, nhu cầu nước từng ngành, lĩnh vực, từng thời kỳ, tính toán lại tính khả thi và hiệu quả của khai thác tài nguyên nước ngầm…); phải rà soát lại quy hoạch cấp nước sạch đô thị và nông thôn (xem lại vùng thu nước, đối tượng và loại hình cấp nước…); rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi (đề xuất các công

trình ưu tiên thực hiện sớm để ngăn mặn, trữ ngọt.

*Cần nghiên cứu để đáp ứng kịp thờiTrong những năm tiếp theo,

dự báo, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn sẽ tiếp tục diễn ra trên địa bàn vùng ĐBSCL. Bởi vậy, việc chủ động những giải pháp lâu dài để ứng phó là điều không thể thiếu. Phải chăng sự cấp bách cần thiết việc nghiên cứu những hệ thống lọc nước đơn giản, gọn nhẹ để có thể lọc được nước nhiễm mặn thành nước ngọt hoặc hạn chế độ mặn ở mức cho phép. Đây là biện pháp cần được quan tâm khi đa số người dân đang phải bất lực trước nguồn nước mặn không thể sử dụng. Đây cũng là lúc để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tiếp tục vào cuộc nhanh chóng khi 13 tỉnh, thành phố của ĐBSCL đang rất cần sự chung tay của khoa học và công nghệ ứng phó với hạn và nhiễm mặn. Điều này đã thấy trong đợt mặn lên cao vào các tháng đầu năm 2016. Nước trong các kênh nội đồng chỉ đủ dùng trong vòng 7-10

ngày. Các nhà máy nước sinh hoạt không thể lấy nước ngọt từ những kênh, rạch trong đê bao vì hầu hết các nhà máy đều thu nước từ những kênh, rạch ngoài đê bao nhưng những kênh này đều bị nhiễm mặn.

Vì vậy, trong thời gian tới, ở những nơi có nhu cầu nước cao trong mùa khô hạn như khu dân cư đông đúc, nơi có công trình cấp nước sạch, vùng sản xuất nông nghiệp - thủy sản tập trung, chuyên canh… Muốn chứa nước phải xây cống chặn ở đầu các kênh, rạch này. Cống chặn là cống hở, ghe tàu có thể qua lại được, cống chỉ đóng cửa trữ nước khi độ mặn trên sông lớn (sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên…) lên cao. Giải pháp này không phá vỡ hiện trạng sản xuất và thủy lợi trong vùng, khả năng trữ nước ngọt lớn hơn giải pháp đầu, nhưng vốn đầu tư rất lớn vì xây dựng nhiều kênh trục và cống lớn, giao thông thủy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là tuyến sông Măng do bị cống lớn chặn đầu sông, đầu kênh. Hơn nữa, các biện pháp lấy nước từ hồ chứa cấp cho công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch phải thay đổi, phải xây dựng nhiều công trình mới. Vốn đầu tư thực hiện hồ chứa là rất lớn, điều kiện hiện tại của tỉnh khó, cần hỗ trợ của TW mới thực hiện sớm được. Việc thực hiện các dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chuyên ngành có sử dụng nguồn nước là rất cấp thiết để phù hợp với tình hình mới. Các giải pháp công trình đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn cần thực hiện theo lộ trình, đồng bộ và cần có sự liên kết vùng để đạt hiệu quả cao nhất.

Giải pháp nào đối phó với hạn, mặn xâm nhập Đồng bằng Sông Cửu LongMinh Sơn

10 Số 118 - Tháng 5/2016MÔI TRƯỜNG & CUỘC SỐNG

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thường đón nhận trên 500 tỷ m3 nước mỗi năm, cung cấp lượng phù sa rất màu mỡ; đồng thời nước sông Cửu Long giúp tháo chua, rửa phèn, làm vệ sinh đồng ruộng và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng khô hạn, thiếu nước diễn biến phức tạp, ngay cả trong mùa lũ. Đây là nghịch lý khiến nông dân và các khoa học đau đầu.

Suốt trong thời gian vừa qua, tình trạng nắng nóng gay gắt khắp nơi. Cường độ của đợt El Nino đang đạt ngưỡng cao nhất. Nhiệt độ nhiều vùng lên đến 38-40 độ C. Người dân các tỉnh ĐBSCL, Tây Nguyên, miền Trung, miền Đông Nam bộ đang mong có thêm nhiều cơn mưa “vàng”, mang nước về cứu nhiều diện tích lúa và hoa màu đang bị khô hạn nghiêm trọng. Những cơn mưa hiếm hoi vừa qua ở một số địa phương chỉ đủ mang lại mát mẻ nhỏ nhoi cho con người và cây cối đang bị cằn cỗi suốt mùa khô.

Theo Bộ NN&PTNT thì năm 2015, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ, kết thúc sớm, tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20-50%. Mực nước thượng nguồn sông Me-kong tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong 90 năm qua nên mùa khô 2015-2016 tại ĐBSCL sẽ thiếu nước ngọt trầm trọng. Việc các nước đầu nguồn xây dựng hàng loạt đập thuỷ điện trên sông Mêkông khiến vùng ĐBSCL thiếu nước ngọt trầm trọng. Bên cạnh đó, dưới tác động của El Nino kéo dài, tình trạng ngập mặn, hạn hán kéo dài diễn ra khốc liệt khắp miền Tây, ảnh hưởng ng-hiêm trọng đến ruộng lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản…khiến gần 1 triệu người trong vùng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Còn theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam thì độ mặn cửa Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng lớn nhất trong tháng 2/2016. Tại

trạm Long Đức là từ 17-19 g/l; tháng 3 đến tháng 5, độ mặn dao động từ 20-23g/l. Vùng dự án Tiếp Nhật (Sóc Trăng) từ tháng 1/2016 trở đi đã khó khăn về nguồn nước sản xuất.

Chương trình Quốc gia về chống biến đổi khí hậu đã được Bộ NN&PTNT triển khai từ năm 2010, nhưng đến nay vẫn chưa thiết lập được nhiều vùng sản xuất có hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, trong khi hạn hán ở Tây Nguyên được ghi nhận là trầm trọng nhất trong 30 năm qua. Các giải pháp đơn giản được các chuyên gia trong và ngoài nước liên tục khuyến cáo là đào các ao hồ nhỏ ở Tây Nguyên (tác dụng của các ao hồ nhỏ này là mùa mưa đến sẽ trữ được nước, mùa khô đến nước bốc hơi làm mát không khí và nếu có hàng ngàn ao hồ dạng này sẽ giữ cho đất luôn ẩm, làm giảm sự khắc nghiệt của thời tiết), cũng chưa được thực hiện tốt. Với một quốc gia có 3/4 diện tích là đồi núi như nước ta, độ dốc cao, ao hồ không nhiều thì làm sao có thể tích trữ được nước nếu không thực hiện triệt để lời khuyên của các chuyên gia? Những vùng cao như Tây Nguyên thì còn cần khôi phục những khu rừng mới mong có thảm thực vật giữ nước, còn với những vùng miền khác nếu cứ khoan nước ngầm để lấy nước một cách vô tội vạ, để bù đắp sự thiếu hụt nước mặt như hiện nay sẽ khiến lượng nước ngầm nhanh chóng sụt giảm, cạn kiệt.

Theo dự báo của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, mùa khô 2015-2016, tại khu vực ĐBSCL, nước mặn sẽ xâm nhập vào nội đồng hầu hết các tỉnh, thành. Nhiều tỉnh, khu vực trước nay không hề bị mặn xâm nhập thì nay cũng chịu chung cảnh ngộ như tỉnh Vĩnh Long, huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang. Như vậy, có đến 1/2 đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang và tỉnh Kiên Giang sẽ bị mặn xâm nhập; toàn bộ diện tích đất nông nghiệp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, một phần của Thành phố Cần Thơ, Long An, Bến Tre sẽ bị nước mặn xâm nhập.

Thụ động ứng phó nguy cơ thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long

TS.Nguyễn Anh Dũng30.000 ha trồng cây ăn trái với sản

lượng trên 300.000 tấn/năm tại tỉnh Hậu Giang đang cần được bảo vệ trước tình trạng hạn mặn. Chủ động bảo vệ vườn cây ăn trái được ngành nông nghiệp Hậu Giang ưu tiên hàng đầu vì đây là một trong những thế mạnh kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

*Chủ động khắc phục tình hìnhCuối tháng 2 đến nay, huyện Long

Mỹ và Thành phố Vị Thanh là hai địa phương bị ảnh hưởng bởi tình trạng xâm nhập mặn đầu tiên. Tính đến đầu tháng 5, nồng độ mặn đo được từ các sông Nước Trong, Nước Đục và Kênh Lầu dao động 10mg/l đến 20mg/l. Một số địa phương khác cũng nằm trong mức 5mg/l gây ảnh hưởng lớn đến vườn cây ăn trái trong tỉnh. Các hộ dân đã chủ động dự trữ nước trong ao nhưng với tình trạng khô hạn kéo dài trong hơn hai tháng qua làm những vườn cây có nguy cơ khô héo. Đặc biệt là những vườn mới trồng và trong kỳ chuẩn bị thu hoạch. Ngành NN&PTNT thôn tỉnh Hậu Giang đã khuyến cáo người dân bằng nhiều cách khác nhau để bảo vệ “chén cơm” của mình.

Với 9.000m2 cam sành trồng chưa đầy một năm, anh Nguyễn Thành Tâm, ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, đang lo sốt vó vì nhiều ngày qua trời tiếp tục nắng nóng. Tuy đã thực hiện mô hình trữ nước trong ao nhưng nước mặn vẫn xâm nhập và thực tế là không có nước để tưới cây nữa. Hệ thống này anh đã làm 4 năm qua và phát huy hiệu quả mỗi năm nhưng năm nay anh thì không thể. Anh cho biết: “Nhiều ngày qua, trời không mưa, nước trong ao khu vườn cây ăn trái toàn nước mặn, không biết phải làm sao nữa. Đành hy vọng thời tiết nhanh chóng mưa cho bà con được nhờ”. Trước mắt, anh đành phải sử dụng nguồn nước từ nước cây thông qua hệ thống mô tơ nhưng chẳng thấm là bao vì nguồn nước yếu. Nhiều hộ dân trong xã Vĩnh Viễn A chung cảnh ngộ gồng mình cứu vườn cây của mình.

Tại thị xã Ngã Bảy cũng đã xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn, điều mà những năm trước đây chưa hề xảy ra, mặc dù nồng độ cao nhất đo được chỉ khoảng 2mg/l. Đây là địa phương có diện tích cây ăn trái lớn của tỉnh nhưng cũng không hề coi thường ảnh hưởng của hạn mặn. Thống kê từ Phòng Kinh tế thị xã cho thấy, diện tích cây ăn trái của địa phương khoảng 3.800ha. Mỗi năm cây ăn trái mang lại cho người dân hàng trăm triệu đồng, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa. Thế nhưng nắng hạn đang ngày càng gay gắt làm cho nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt ngày càng khan hiếm gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí người dân.

*Giải pháp trước mắtÔng Lê Hùng Chiến, Trưởng phòng

Kinh tế Thị xã Ngã Bảy cho biết: “Nếu nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng hoặc mực nước đầu nguồn thấp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vườn cây ăn trái của thị xã. Lợi thế của địa phương là hệ thống đê bao đã khép kín hoàn toàn, do đó khi các thông số về độ mặn có biến động, địa phương sẽ cho khép các cống lại”. Hiện tại, Thị xã Ngã Bảy đang tiến hành đầu tư trên 4,5 tỉ đồng cho các công trình phòng chống xâm nhập mặn, bảo vệ vườn cây ăn trái chuyên canh, trong đó tập trung nạo vét các tuyến kênh nội đồng, sửa chữa các cống, đập nhằm trữ nước phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Trong trường hợp độ mặn tăng cao, thị xã sẽ cho đắp đập tạm thời các tuyến kênh nhánh hướng Mái Dầm - Đại Thành để bảo vệ an toàn cho vườn cây bên trong. Thị xã cũng đang triển khai các dự án tưới tiết kiệm nước kết hợp chuyển đổi cây trồng đối với các hộ có vườn cam bị dịch bệnh phù hợp với định hướng phân vùng sản xuất. Nếu tình hình diễn biến phức tạp hơn, giải pháp phù hợp nhất là tìm ra các giống cây trồng phù hợp trong điều kiện mới.

Ngành NN&PTNT tỉnh Hậu Giang hướng dẫn người dân chủ động phòng chống thiệt hại cho vườn cây ăn trái của mình bằng nhiều hành động cụ thể. Trước mắt người dân ở vùng nồng độ mặn cao như Vị Thanh, Long Mỹ cần chủ động nguồn nước hiện có, tranh thủ lúc triều cường và sử dụng nguồn nước ngầm tưới cây bằng nỗ lực có thể. Còn những địa phương nồng độ mặn còn thấp thì nạo vét sâu các mương, mở thêm mương nhánh, vun gốc lại vườn cây ăn trái và sửa chữa các nắp cống chắc chắn. Ngoài việc gia cố hệ thống mương, đập, tích cực trữ nước thì chọn thời điểm nước ngọt để thay nước, tránh phèn lắng lại do trữ nước lâu ngày. Người dân cần lắng nghe thông tin trên các kênh truyền thông để xử lí tình huống, tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

Ô n g Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: Mô hình “trữ nước nội đồng” là một trong những phương pháp mà Hậu Giang sử dụng để giải quyết tạm thời

và phát huy hiệu quả thời gian qua nhưng về lâu dài thì hệ thống đê bao vẫn là giải pháp tối ưu nhất. “Đê bao Long Mỹ - Vị Thanh theo kế hoạch là dài 70km với tổng số vốn đầu tư là 688 tỷ đồng nhưng chỉ mới thực hiện được 40 km do kinh phí thiếu. Đê bao đã phát huy hiệu quả nhưng vẫn cần nguồn vốn để xây dựng 30km để Hậu Giang chủ động được nguồn nước trong nuôi trồng”, ông Đồng chia sẻ. Ngoài những dự án đã thực hiện, trong thời gian tới, Hậu Giang xin nguồn kinh phí TW để hoàn thành 15 cống ngăn mặn phía Nam Kinh xáng Xà No, và một hồ nước ngọt khoảng 100 ha tại xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy trữ khoảng 1,8 triệu m2 nước. Lúc đó Hậu Giang sẽ chủ động nguồn nước khi hạn mặn, giúp bà con yên tâm canh tác.

Hậu Giang: Bảo vệ vườn cây ăn trái thời hạn mặn

Huy Diệu

Cống ngăn mặn là giải pháp lâu dài cho vùng chuyên canh nông nghiệp tại Hậu Giang

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

tỉnh Hậu Giang

11Số 118 - Tháng 5/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Kết thúc nhiệm kỳ 2010-2015 với những thành tích tiêu biểu - ngày 12/05/2016, tập thể đại biểu là hội viên, tình nguyện viên của Hội Chữ thập đo (CTĐ) xã Mê Linh nô nức, phấn khởi tham gia “Đại hội Đại biểu Hội Chữ thập đo xã Mê Linh lần thứ IV - nhiệm kỳ 2016-2020”. Đây là đơn vị Hội CTĐ đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao của huyện Mê Linh.

5 năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Hội, đặc biệt là Phó Chủ tịch Hội CTĐ huyện Mê Linh, kiêm Chủ tịch Hội CTĐ xã Mê Linh - Đ/c Nguyễn Thanh Tĩnh; Sự quan tâm, hỗ trợ của Hội CTĐ huyện, Đảng Ủy - HĐND - UBND xã; Đội ngũ hội viên, tình nguyện viên tận tâm, hết mình vì cộng đồng...Hội CTĐ xã Mê Linh đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong kết nối cộng đồng, hiến máu nhân đạo và thực hiện các nhiệm vụ khác, hỗ trợ địa phương trong thực hiện các chỉ tiêu Kinh tế - Chính trị - Xã hội... Hội đã chủ động kêu gọi, vận động tham gia được gần 900 triệu đồng/5 năm với 483 xuất quà tặng cho gia đình chính sách, 595 đơn vị máu được hiến máu tình nguyện, nhiều chương trình ủng hộ, giao lưu được tổ chức... Đặc biệt, Hội còn tổ chức vận động xây dựng một số công trình công cộng, hỗ trợ gia

đình khó khăn, trẻ em, người tàn tật... Nhiều cá nhân tham gia tích cực hiến máu tình nguyện như Bí thư Đảng Ủy xã Mê Linh - Đ/c Tạ Quang Hưng với 13 lần hiến máu.

Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Hội CTĐ huyện Mê Linh - Đ/c Hoàng Văn Thượng đánh giá cao những thành tích của Hội CTĐ xã Mê Linh đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, xứng đáng là đơn vị Hội đi đầu trong hoạt động của huyện, đặc biệt trong chương trình hiến máu tình nguyện. Đồng thời, đề nghị Hội nỗ lực hơn nữa, phấn đấu đưa Hội CTĐ xã Mê Linh dẫn đầu Hội CTĐ toàn thành phố...Các đại biểu tham gia tham luận mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa bằng nhiều hình thức của cấp Hội CTĐ cao hơn, của Lãnh đạo huyện, thành phố..., do đặc thù hoạt động hội xuất phát từ “tâm” và tự chủ là chủ yếu.

Đại hội diễn ra trong sự nhất trí, đồng thuận cao của các đại biểu tham gia, biểu quyết và bầu ra 21 đại biểu là UV BCH Hội CTĐ xã, Đ/c Nguyễn Thanh Tĩnh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội. Nhiệm kỳ 2016-2021, Hội CTĐ xã Mê Linh định hướng tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ chung hiệu quả, đạt thành tích cao; Tăng cường hỗ trợ theo chỉ đạo của Đảng Ủy - HĐND - UBND xã trong thực hiện các chỉ tiêu Kinh tế - Chính trị - Xã hội...

Hội chữ thập đỏ xã Mê Linh (Mê Linh - Hà Nội):Nỗ lực kết nối cộng đồng

Hoàng Nam - Ngàn Thương

Chủ tịch Hội Chữ thập đo xã Mê Linh - Đ/c Nguyễn Thanh Tĩnh điều hành Đại hội

Phú Minh nằm ở phía nam huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, trên địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 2, Quốc lộ 18, đường nối cầu Nhật Tân - Nội Bài và nằm liền kề Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Những năm qua, Phú Minh đã nắm bắt nhanh mọi điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển mình rõ rệt.

Sau 3 năm thực hiện đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, Phú Minh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đời sống người dân không ngừng được nâng cao và được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Nét nổi bật trong XD NTM tại Phú Minh là việc xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn đã được các cấp ngành quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau: Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân đóng góp, đặc biệt nhân dân trong xã đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để mở rộng đường giao thông nông thôn. Các công trình như: Đường liên thôn với tổng chiều dài 5,16 km, mặt đường rộng bình quân 5-7 m có rãnh thoát nước; đường ngõ xóm với tổng chiều dài 17,53 km; đường giao thông nội đồng với tổng chiều dài 5,6 km đã được bê tông hóa đạt tỷ lệ 100%....

Các hình thức tổ chức sản xuất được quy hoạch, chuyển đổi và chuyển dịch đúng hướng tạo nên sự thay đổi về chất và lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn xã có 4 HTX (Gồm 3 HTX NN, 1 HTX TTCN) luôn làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Đẩy mạnh ứng dụng, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường. Một số mô hình, dự án được đầu tư như: Dự án sản xuất lúa chất lượng cao, dự án vùng Nếp cái hoa vàng, dự án trang trại, dự án Bưởi Diễn, dự án chăn nuôi lợn tập trung…bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn cũng được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Số lao động được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm vào trong các KCN, nhà máy, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tăng nhanh. Hiện nay tổng số lao động trong độ tuổi lao động của toàn xã là 5948 người, trong đó số lao động có việc làm thường xuyên là 5650 người, chiếm tỷ lệ 95,9 %...

Thành quả từ chương trình XD NTM của Phú Minh đó là việc Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương đã phát huy tốt tinh thần dân chủ với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”.

Sóc Sơn - Hà Nội:Từng ngày đổi thay trên mảnh đất Phú Minh

Bùi Cường

Theo kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới đến hết ngày 31/12/2015, Gia Đông đã đạt 16/19 tiêu chí. Căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng huy động nguồn lực của địa phương, UBND xã Gia Đông xây dựng kế hoạch đạt chuẩn NTM năm 2016 trên cơ sở hoàn thành 03 tiêu chí còn lại gồm: Hệ thống chính trị; Giao thông nông thôn và giao thông nội đồng; Tỷ lệ hộ nghèo.

Đến thời điểm này, địa phương đã tập trung thực hiện xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn và nội đồng. Tổng dự án là 11 km với tổng kinh phí là 51 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp trên hỗ trợ tập trung cho các tuyến giao thông nội đồng trọng yếu ở 3 thôn dự kiến kinh phí là 20,7 tỷ đồng, nguồn vốn địa phương được huy động từ quỹ đất là 10 tỷ đồng, nguồn khác là 2 tỷ đồng.

Gia Đông - Thuận Thành - Bắc Ninh:

Đẩy nhanh tiến độ về đích Nông thôn mớiBùi Cường

12 Số 118 - Tháng 5/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

LTS: Ngày 10/05/2016 - Tại “Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện CT MTQG XD NTM giai đoạn 2011 - 2015” - H.Hòa Vang (Đà Nẵng) đã vinh dự đón nhận Bằng Công nhận “Huyện đạt Chuẩn Nông thôn mới năm 2015” do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn Mới TW” ( BCĐ CTMTQG XDNTM) Trần Thanh Nam thừa lệnh Thủ tướng, đã trao tặng và công bố quyết định.

Tham dự có nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Tổng Hội Nông nghiệp Việt Nam Hồ Xuân Hùng; Cục trưởng - Chánh Văn phòng VPĐP NTM TW Nguyễn Minh Tiến; Đại diện một số Bộ/Ban/Ngành/Đơn vị TW liên quan…

Đ/c Võ Công Trí - TUV, Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy và Đ/c Phùng Tấn Viết - TUV, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đồng chủ trì Hội nghị.

Sau chặng đường nỗ lực, phấn đấu theo quan điểm “Chủ động - Sáng tạo”, với hơn 2.411 tỷ đồng đầu tư XD NTM cho huyện duy nhất của Tp. (H.Hòa Vang - Báo Thời báo Mekong số tháng 10/2015) - Những thành tựu đạt được của Đà Nẵng nói chung, Hòa Vang nói riêng sẽ là nền tảng, bước đệm vững chắc cho định hướng chuyển đổi -

phát triển nền Kinh tế - Dịch vụ đô thị trên toàn thành phố…

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã đề cao sự quyết liệt trong chỉ đạo, tích cực tham gia của cộng đồng dân cư và các tầng lớp xã hội. Thứ trưởng khẳng định: “…XD NTM tại Đà Nẵng khá toàn diện. Tp. đã ưu tiên phát triển sản xuất, ngành nghề NT thông qua chuyển đổi cây trồng, vật nuôi giúp tăng thu nhập…”, song song với chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng NT, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí như giáo dục, an ninh, môi trường…; Đồng thời đề nghị H.Hòa Vang tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hạn chế, khó khăn, chỉ đạo XD và triển khai hiệu quả kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí như: phát huy vai trò làm chủ của cộng đồng dân cư trong XD NTM, nỗ lực giải quyết việc làm - nâng cao thu nhập - thu hẹp khoảng cách giữa thành thị - nông thôn…, đầu tư hoàn thiện, đồng bộ, kết nối về cơ sở hạ tầng…

TP.Đà Nẵng thành lập BCĐ CT MTQG XD NTM từ đầu năm 2012. Được sự quan tâm của Thành Ủy/UBND, sự vào cuộc của các Sở/Ban/

Ngành trong toàn Tp. với huyện duy nhất là Hòa Vang thực hiện XD NTM. Đồng bộ với sáng tạo, đa dạng hóa trong cách thức thực hiện, tuyên truyền - vận động, tổ chức thi đua toàn Tp. chung sức XD NTM. Từ huyện có địa hình đa dạng, có chênh lệch giữa các xã, các vùng ….;

Đến nay, 10/11 xã đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người của Hòa Vang đạt 27,24 trđ (tăng 11,83 trđ so với 2010), không có hộ nghèo theo tiêu chí TW. Có thể nói, H.Hòa Vang đã “thay da đổi thịt” với những bước tiến lớn trong việc phát triển Kinh tế - Xã hội; Định hướng (2016-2020) tập trung hoàn thiện -

kết nối vùng về CSHT đi đôi với tập trung phát triển hiệu quả các mô hình sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh khai thác và tăng cường hoạt động hàng chục khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng… sẽ là bước đà lớn trong tiến trình hướng tới nền kinh tế Đô thị - dịch vụ du lịch bền vững…

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam (thừa lệnh của Thủ tướng Chính phủ), Lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng và của UBND TP cho một số tập thể, cá nhân có đóng góp quan trọng trong XD NTM.

ĐÀ NẴNG: HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ HÓA TOÀN THÀNH PHỐ

Hoàng Nam - Ngàn Thương

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đại diện BCĐ TƯ trao bằng chứng nhận huyện Nông thôn mới cho Hòa Vang

Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Từ nhiệm vụ trọng tâm là khuyến khích nông nghiệp phát triển đến thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Phú Thọ, bước đầu đã đem lại nhiều tín hiệu khả quan, nhờ đẩy mạnh đầu tư các dự án xây dựng trong nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỉnh có 01 huyện Lâm Thao và 19 xã đạt chuẩn NTM, nhiều xã đạt trên 10 tiêu chí, với hơn 5.800 tỷ đồng được thu hút để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ phát triển sản xuất. Nhiều dự án đầu tư vào nông nghiệp đã được triển khai thực hiện và có hiệu quả. Tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý Dự án công trình xây dựng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ xây dựng được hơn 90 công trình tiêu biểu như cải tạo, gia cố và nâng cấp tuyến đê tả sông Thao với tổng chiều dài 68,8km; tuyến đê hữu sông Thao dài hơn 64,5km; tuyến đê tả, hữu sông Lô 77,8km; tuyến đê tả, hữu sông Chảy 39,7km; tuyến đê tả sông Đà 38km, đường vùng chậm lũ đoạn Thanh Sơn - Bến Ngọc dài 44km. Đặc biệt, công trình tưới tiêu Đông Nam thành phố Việt Trì được xây dựng đã phục vụ cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp cho

641 ha, chủ động tiêu nước đô thị cho 2.461ha; dự án Tưới cây vùng đồi huyện Thanh Thủy, Đập ngòi Lao và hệ thống đường ống dẫn nước... Các dự án được xây dựng đều mang tính đa mục tiêu.

Tỉnh cũng chú trọng xây dựng các công tình hồ đập, kè đê để tránh lũ và phục vụ sản xuất. Trong quá trình thực hiện, nhiều cách làm sáng tạo đã được vận dụng khéo léo, tiến hành cải tiến kỹ thuật, xây dựng các tuyến đường ống dẫn nước thay cho kênh xây truyền thống. Từ đó giúp giảm chi phí đầu tư, thời gian thi công, tiết kiệm và dẫn nước đi xa hơn…Năm 2015 ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đã xây dựng hoàn thành 18 hồ đập và 10,2km đường ống, kênh mương; di

chuyển 5,5km đường điện hạ thế trong phạm vi xây dựng; thực hiện thu hồi tổng diện tích 24,7ha đất để xây dựng các công trình; tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 27,2 tỷ đồng. Thời gian tới, nhiều công trình sẽ được tiến hành khởi công xây dựng như: tuyến đê tả sông Thao đoạn Km64-Km80 từ thị xã Phú Thọ đến cầu Phong Châu; gia cố mặt bờ kênh tuyến kênh tiêu số 3 thuộc dự án Tiêu Đông Nam Việt Trì; trạm bơm tiêu Sơn Tình (huyện Cẩm Khê); xây dựng mô hình mẫu tưới tiêu hiện đại và tiết kiệm nước (huyện Yên Lập); dự án Đường Âu Cơ đoạn bổ sung 1,9km từ Km68+150-Km70+800 đê hữu sông Lô và đoạn Km7,5 giao cắt với đường Trần Phú đến Km52 đê hữu sông Lô...

Giai đoạn 2017-2020, tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục bám sát các chương trình đầu tư huy động nguồn lực làm cơ sở xây dựng các dự án: hồ ngòi Giành và hệ thống đường ống dẫn nước; tuyến đường nối từ Vườn Quốc gia Xuân Sơn đến khu di tích lịch sử Đền Hùng giai đoạn I; đường Âu Cơ đoạn còn lại từ ngã tư Tiên Du đến huyện Đoan Hùng; tuyến đê tả sông Thao đoạn Km52-Km69 huyện Tam Nông và một số hệ thống tưới, tiêu lớn cũng như dự án quan trọng khác phục vụ sản xuất và tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cấp, cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Phú Thọ: Hiệu quả từ phát triển các dự án nông nghiệpLy Sơn

13Số 118 - Tháng 5/2016 VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Nhiều năm qua, ảnh hưởng của kinh tế thị trường đã tác động đến đời sống và chất lượng của mỹ thuật. Nhiều nghệ sĩ của Hội Mỹ thuật TP.HCM cho rằng cần phải nâng chất lượng mỹ thuật thì ngành này mới có thể tồn tại, phát triển trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Theo các họa sĩ, hiện trạng mỹ thuật nói chung và tại TP.HCM nói riêng đang ẩn chứa nhiều điều đáng buồn. Họa sĩ Lê Xuân Chiểu cho rằng, bối cảnh khó khăn về kinh tế trong và ngoài nước kéo theo chất lượng đời sống có phần đi xuống và trầm lắng của hoạt động mỹ thuật. Các họa sĩ, điêu khắc gia chưa đầu tư nhiều vào tác phẩm, ít có khuynh hướng sáng tác mới, chưa hội nhập sâu với trào lưu hiện đại trong nước và thế giới, nên chưa có tác phẩm vượt trội. Tác phẩm vẽ ra ít người mua, triển lãm không thu hút người xem và chỉ mang tính nội bộ là chính. Các cuộc triển lãm mỹ thuật chưa có sự tuyển chọn gắt gao về chất lượng tác phẩm, các tác phẩm triển lãm chưa có tính sáng tạo cao. Thị trường tranh thoái trào, hàng loạt gallery đóng cửa vì không bán tranh được. “Vào thập niên 90, tranh của nhiều họa sĩ Việt Nam bán khá chạy, nhiều họa sĩ đã đua nhau vẽ và bán tranh ồ ạt. Thậm chí còn bắt chước phong cách của nhau và nhại lại chính mình khiến thị trường tranh bão hòa, người mua tranh cũng giảm. Điều này còn làm mất uy tín và giảm chất lượng, giá trị tranh của Việt Nam”, họa sĩ Trần Thanh Cảnh nói.

Đề tài sáng tác cũ, sáo mòn và không bám vào đời sống địa phương hoặc các chủ đề trọng điểm mà Đảng và Nhà nước quan tâm. “Hoạt động mỹ thuật hiện nay dường như thiên về trường phái đương đại mà lạnh nhạt với trường phái hiện thực.

Còn quá chú trọng hình thức thể hiện mà coi nhẹ tư tưởng”, họa sĩ Nguyễn Thanh Minh nói.

Nhìn chung chất lượng và hoạt động của ngành mỹ thuật đang thiếu khởi sắc. Bên cạnh đó, do trình độ và thị hiếu thưởng thức nghệ thuật của đại đa số quần chúng ở ta còn chưa cao nên ảnh hưởng đến đời sống mỹ thuật và nghệ thuật không ít. Để khắc phục hiện trạng trên, nhiều họa sĩ, điêu khắc gia cho rằng, Hội Mỹ thuật TP.HCM cần chấn chỉnh một số hoạt động nhằm nâng tầm chất lượng của ngành mỹ thuật lên. Họa sĩ Siu Quý cho biết: “Hội đồng Mỹ thuật của Hội Mỹ thuật cần có tiêu chí và tuyển chọn chất lượng tác phẩm khắt khe hơn nữa. Tăng cường giao lưu quốc tế, khuyến khích cái riêng, cái độc đáo; chú trọng phát hiện tài năng trẻ. Giải thưởng tập trung vào chất lượng, ít giải nhưng giá trị cao”.

Theo nhiều họa sĩ, Hội Mỹ thuật cần mở rộng nhiều loại hình nghệ thuật mới, chấp nhận nhiều phong cách và khuynh hướng khác nhau. Mặt khác, cần kết nối với hệ thống bảo tàng, các do-anh nghiệp, nhà sưu tập và giới mua bán tranh. Cần có những bài viết phân tích đánh giá phê bình thẳng thắn của giới lý luận phê bình nghệ thuật tác động định hướng cho mỹ thuật, thu hút và làm cầu nối cho công chúng. Bởi lẽ, không có sự liên kết với các nhà lý luận sẽ khó tác động thu hút tới công chúng nên khó có thị trường mỹ thuật.

Họa sĩ Trần Thanh Cảnh cho rằng, cần kết nối môi trường đào tạo và sáng tác là nhà trường và họa sĩ với môi trường hoạt động, kinh doanh mỹ thuật như bảo tàng, phòng tranh, các phiên đấu giá để khuyến khích sự sáng tạo cho nghệ sĩ. Nghệ sĩ cần xây dựng lại uy tín của mình với giới sưu tập tranh. Đưa vào hệ thống giảng dạy của

các trường mỹ thuật những môn học liên quan đến các hoạt động tổ chức triển lãm, gallery, bảo tàng, hội chợ nghệ thuật. Điều chỉnh những môn học mang tính hình thức bằng một tư duy mới mẻ hơn. “Theo tôi, Hội cần quan tâm đến các hoạt động mỹ thuật quốc tế. Mạnh dạn đầu tư vào việc giới thiệu tác phẩm đến với công chúng; đầu tư PR, liên kết với các tổ chức doanh nghiệp, các hội doanh nhân để tạo nên thói quen thưởng thức nghệ thuật, hình thành tư duy sưu tập và thương mại về tranh. Từ đó tiến tới các hoạt động chuyên nghiệp như tổ chức sàn đấu giá mỹ thuật…”, họa sĩ Trần Thanh Cảnh phân tích.

Họa sĩ Nguyễn Xuân Đông thì đề nghị thực hiện một số giải pháp cụ thể, như thu hẹp số lượng tác phẩm tác giả để tăng thêm kinh phí cho tác phẩm; nâng kinh phí nhuận bút cho tác phẩm mỹ thuật. Mỗi năm Hội nên tổ chức tọa đàm sau triển lãm với sự tham gia của các họa sĩ, điêu khắc, nhà báo, sinh viên mỹ thuật…

Đồng Tháp phát triển du lịch lữ hành Chí Nhân

Những năm gần đây, từ sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo dành cho du lịch tỉnh nhà, phải thừa nhận rằng ngành du lịch Đồng Tháp đang đứng trước vận hội mới. Du lịch hành hương là một thế mạnh, bên cạnh đó Đồng Tháp còn hấp dẫn du khách bởi những sản phẩm du lịch sinh thái như xem các loài chim, vườn quýt hồng, di tích lịch sử đặc biệt… Tất cả đã kéo du khách đổ về đây ngày càng nhiều hơn. Có thể chứng thực con số khả quan này bằng một thực tế là vào những ngày cuối tuần hay dịp nghỉ lễ, nhiều đoàn du khách tỉnh xa về với Đồng Tháp ngày một đông hơn. Đã có những tín hiệu khả quan, nhưng đồng thời cũng là thách thức mới cho du lịch lữ hành tại Đồng Tháp, đó là phải làm sao để duy trì hiệu quả du lịch lữ hành, để kéo du khách các nơi về với Đồng Tháp nhiều hơn và “bền” hơn?

Việc liên kết với các công ty du lịch khu vực ĐBSCL và cả nước đưa khách về tham quan tại Đồng Tháp đang phát huy tốt. Hiện nay, nhiều công ty đã thiết lập mối quan hệ với các tổ chức Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL; thông qua các hiệp hội này, nhằm trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết thêm về những chính sách mới, xây dựng mối liên kết với các đơn vị lữ hành ngày càng bền chặt, cũng là góp phần đưa du lịch hòa vào dòng chảy du lịch với các tỉnh, thành

phố trong cả nước. Bên cạnh đó, hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp với các tỉnh bạn bước đầu có những đổi mới, nhưng các đơn vị lữ hành tại Đồng Tháp cần tìm hiểu thêm các yêu cầu phát triển, về chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, đặc biệt là hướng dẫn viên quốc tế.

Năm 2016, để nâng tầm du lịch Đồng Tháp, Trung tâm xúc tiến thương mại, Du lịch & Đầu tư tỉnh sẽ tích cực chỉ đạo các đơn vị lữ hành nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở mở rộng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp các tỉnh khai thác thị trường khách nội địa; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, khai thác thị trường khách quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên phục vụ khách du lịch; tăng cường thanh, kiểm tra về quản lý hoạt động lữ hành theo quy định của pháp luật...

Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ vừa thông qua đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”. Phương án được chọn là giữ nguyên hiện trạng, có sắp xếp, điều chỉnh lại chợ nổi này. Tổng vốn đầu tư cho phương án tổ chức, sắp xếp lại chợ nổi Cái Răng là 63 tỉ đồng.

Theo đó, ngoài việc lắp đặt các phao tiêu giới hạn ghe thuyền neo đậu, thành lập Ban quản lý chợ nổi Cái Răng, chính quyền sẽ đầu tư các hạ tầng phụ trợ như cầu tàu, nhà vệ sinh công cộng, du thuyền. Về lâu dài sẽ quy hoạch địa điểm tập kết hàng hóa và các kho vựa với diện tích khoảng 5.000m2. Về môi trường, sẽ tổ chức dịch vụ thu gom rác hàng ngày tại chợ nổi, đồng thời bố trí một số thùng rác để tập trung rác tại chợ nổi phục vụ du khách và thương hồ…

Chợ nổi Cái Răng sẽ được chia thành hai khu vực: Khu bảo tồn chợ nổi bố trí các ghe tàu neo đậu, mua bán hàng nông sản của chợ nổi, hạn chế gây xáo trộn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh do-anh tại vị trí này kết hợp với thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế…thu hút các thương hồ tham

gia. Khu thứ hai là khu phục vụ khách du lịch bao gồm các dịch vụ như: bố trí các ghe tàu neo đậu bán trái cây, ẩm thực, nhà hàng nổi và hệ thống các ghe ẩm thực hiện có phục vụ các món ăn đặc sản của miền Tây; đờn ca tài tử, cải lương; bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ; các ghe nhỏ chở du khách tham quan chợ nổi; cầu tàu vận chuyển hàng hoá lên bờ và neo đậu tàu du lịch. Đồng thời kêu gọi đầu tư nhà hàng nổi, khách sạn phục vụ khách du lịch…

Được biết, Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh từng bình chọn chợ nổi Cái Răng là 1 trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới. Trang Youramazing-places cũng đưa chợ nổi Cái Răng vào danh sách 6 chợ nổi đẹp nhất châu Á. Tuy nhiên, thời gian gần đây chợ nổi có dấu hiệu đi xuống cần được phục hồi. Mục tiêu trong năm 2016, ngành du lịch Cần Thơ phấn đấu đón 1,7 triệu lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế đạt 255 ngàn lượt, doanh thu ước đạt 1.800 tỷ đồng. Phấn đấu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ của Cần Thơ mà còn cả vùng ĐBSCL.

Cần Thơ: Đầu tư 63 tỉ đồng chỉnh trang Chợ nổi Cái Răng

Huy Diệu

Thành phố Hồ Chí Minh: Trăn trở nâng tầm chất lượng mỹ thuậtĐức Thọ

Buổi toạ đàm giữa ông Châu Hồng Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp,

ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc TTXTTM,DL&ĐT tỉnh cùng BBT Báo Thời báo Mê Kông nhằm chuẩn bị cho chương

trình “Hội thảo phát triển du lịch

Một tác phẩm của họa sĩ Trần Thanh Cảnh

14 Số 118 - Tháng 5/2016SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Khẳng định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm và là nhu cầu chính đáng của toàn xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì cho biết, thời gian qua, UBND tỉnh đã phân công, phân cấp rõ ràng nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác này.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức, thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục như: công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành của một số ngành và chính quyền địa phương chưa được quan tâm đúng mức; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được thường xuyên, chưa tạo sự chuyển biến toàn diện về nhận thức; tình trạng ô nhiễm sinh học và dư lượng các hóa chất độc hại trong chăn nuôi, tồn dư hóa chất bảo vệ trong rau, củ, quả chưa được kiểm soát; việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm bẩn có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp...

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương căn cứ Chỉ thị số 03, Kế hoạch số 2871 của UBND tỉnh tập trung triển khai thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Người đứng đầu chính quyền, đơn vị các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc phạm vi được phân công. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực phẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm sớm kiện toàn thành viên, tham mưu BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị của Tỉnh ủy. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra liên ngành, xử lý nghiêm những cán bộ công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý; các cơ sở sản xuất, kinh do-anh và cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Chủ tịch tỉnh giao Sở Y tế tăng cường công tác kiểm tra, siết chặt công tác quản lý thuốc, nhất

là thực phẩm chức năng. Sở NN&PTNT quản lý chặt chẽ việc nhập, sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, nghiên cứu chuỗi liên kết sản xuất thực phẩm an toàn. Sở Công thương phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền, đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn tăng thời lượng tuyên truyền, vận động, giáo dục, tạo sự chuyển biến thực sự về đạo đức, trách nhiệm, hành vi về vệ sinh toàn thực phẩm. Kịp thời thông tin, đăng tải kết quả thanh tra, kiểm tra, nêu gương người tốt, việc tốt, biểu dương các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng công an huyện, xã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể mở cuộc vận động về an toàn thực phẩm để tuyên truyên, tuyên chiến với thực phẩm bẩn.

Vĩnh Phúc: “Tuyên chiến” với thực phẩm bẩnLy Sơn

Để ngăn chặn thực phẩm bẩn đến tay người tiêu dùng, sắp tới, TP.HCM sẽ công khai tên và địa chỉ các cơ sở sản xuất, kinh doanh hay chế biến thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn lên trên mạng internet cho người dân biết để tự bảo vệ mình.

Cụ thể, các thông tin sẽ công bố công khai trên website của Sở Y tế TP.HCM. Nếu liên quan đến thú y sẽ công bố trên website của Chi Cục thú y Thành phố. Còn nếu liên quan đến lĩnh vực thực vật thì sẽ đồng thời công bố trên website của Chi

Cục Bảo vệ thực vật thành phố, liên quan đến lĩnh vực thủy sản thì công bố trên website của Chi Cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM.

Được biết, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM hiện cũng đang xây dựng phần mềm để thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở vi phạm, đồng thời xây dựng chương trình kết nối với Chi cục của 24 quận, huyện. Khi kết nối thành công thì những thông tin vi phạm của các cơ sở tại các quận, huyện cũng sẽ được công bố rộng rãi.

TP Hồ Chí Minh: Công khai các cơ sở thực phẩm bẩn lên mạng internet

Hồng Ngự

Sáng 14/5, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, đã phát hiện cơ sở sản xuất tàu hủ ky sử dụng chất cấm tại ấp Trường Xuân, xã Trường Hào, huyện Hòa Thành, do ông Nguyễn Văn Miếng làm chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, ngành chức năng phát hiện tại cơ sở trên có 06 kg bột hóa chất tinh thể màu trắng không nhãn mác, nghi là hàn the; 600 gram bột màu trắng có ghi là chất tẩy đường; 10 lít nước hóa

chất màu trắng không nhãn mác được sử dụng để sản xuất tàu hủ ky. Đoàn kiểm tra đã thu giữ 03 mẫu tàu hủ ky thành phẩm và 03 mẫu hóa chất trên để phân tích. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện chủ cơ sở sản xuất chưa thực hiện đúng các quy định về hoạt động kinh doanh, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Hiện vụ việc đang được tiếp tục xác minh để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ sở sản xuất tàu hủ ky sử dụng chất cấm bị phát hiện tại Tây Ninh

Thu Trang

Các lực lượng liên ngành tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện và thu giữ nhiều ống hóa chất không rõ nguồn gốc tại cơ sở sản xuất giá của ông Vũ Đình Công, ở ấp Xẻo Vong B, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 120 ống nhựa chứa hóa chất đựng trong 6 bịch ni-lon bên ngoài

có ghi chữ nước ngoài, không nhãn mác, xuất xứ, để gần nơi làm giá. Qua làm việc bước đầu, ông Vũ Đình Công thừa nhận, đây là hóa chất làm cho giá ít ra rễ, được ông mua tại thành phố Cần Thơ. Với 10 ống hóa chất như vậy, mỗi ngày cơ sở của ông có thể sản xuất từ 400 đến 500 kg giá rễ ngắn. Hiện đoàn kiểm tra đã lập biên bản, thu giữ toàn bộ số hóa chất trên và lấy mẫu giá của cơ sở ông Công để phân tích.

Hậu Giang: Phát hiện thêm một cơ sở sản xuất giá bằng hóa chất Quốc Dũng

Đồ chơi là những vật dụng rất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Cách lựa chọn đồ chơi cho trẻ, ngoài giúp trẻ tư duy và sáng tạo tốt hơn, thì yếu tố đảm bảo an toàn sức khoe cho trẻ cũng vô cùng cần thiết.

Thị trường đồ chơi trẻ em tại TP.HCM khá phức tạp và khó kiểm soát. Tại đa số các điểm bán đồ chơi trẻ em ở các chợ đầu mối như chợ Bình Tây, chợ Bà Chiểu, chợ Kim Biên..., các tiểu thương đều nhận định gần như 100% đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc. Những món đồ chơi từ nhựa phổ biến như bóng nhựa dẻo, bóng có gai, thú dẻo, đồ chơi phát quang…, đều chứa các chất độc hại vượt mức cho phép 300-400 lần. Các món đồ chơi cho bé có giá từ mười mấy ngàn cho đến vài trăm ngàn. Một số phụ huynh không có nhiều thông tin thường lựa chọn những món đồ chơi này cho con vì giá rẻ mà đồ chơi đa dạng, phong phú.

Tác hại của những món đồ chơi này không xuất hiện ngay lập tức mà bộc phát từ từ. Trẻ tiếp xúc với các chất độc hại lâu ngày sẽ có nguy cơ mắc các bệnh ung thư, dậy thì sớm, vô sinh, suy dinh dưỡng, trí tuệ kém phát triển... với các món đồ chơi độc hại như bom thối, thú phát quang sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của trẻ.

*Vậy chọn mua đồ chơi an toàn cho bé ở đâu và lựa chọn như thế nào?Trước tiên, nên mua ở những

nơi như siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng uy tín. Với những gia đình có người thân ở nước ngoài thì nên gửi người nhà mua đem về cho trẻ. Đồ chơi ở nước ngoài như ở Mỹ và

các nước tiên tiến, tuy giá cả cao hơn nhưng được kiểm soát rất chặt chẽ về chất lượng nên hoàn toàn có thể yên tâm không gây độc hại cho trẻ.

Nên mua đồ chơi có tem kiểm duyệt chất lượng, đảm bảo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, các cửa hàng có chính sách cho đổi trả hàng và tiếp thu ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Đồ chơi thông minh không hẳn là đồ chơi mắc tiền, không hẳn là phải thật hiện đại. Các bậc phụ huynh nên lựa chọn những loại đồ chơi như: Nâng cao khả năng giao tiếp và trí tưởng tưởng của trẻ: Chơi búp bê, chơi đồ bán hàng, láp ráp mô hình… chính là những trò chơi, những đồ chơi giúp trẻ có khả năng “biên kịch” ra những câu chuyện dài lê thê không có hồi kết; Rèn sự khéo tay: trò chơi với đất sét, tô tượng, xé giấy, vẽ tranh, tô màu…là những trò chơi rèn luyện đôi tay khéo léo; Rèn sự quan sát: trò chơi xếp hình, tìm điểm khác nhau giữa các bức tranh…là trò chơi rèn sự nhanh tay lẹ mắt của trẻ. Tốc độ tìm những mảnh ghép và ghép chúng lại với nhau thành bức tranh hoàn chỉnh phản ánh trí thông minh và sự linh hoạt của trẻ…Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ là người tiêu dùng thông thái, sáng suốt giúp bé tư duy và phát triển thật tốt, đồng thời

đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.

Thành phố Hồ Chí Minh:Cân Nhắc Chọn Mua Đồ Chơi Cho Trẻ

Việt An

15Số 118 - Tháng 5/2016 DÂN BIẾT - DÂN BAN

Công trình đập tràn trên tuyến kênh 7, đoạn qua xã Phú Hữu giáp với xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang, được xây dựng nhằm ngăn lũ và chống sạt lở. Thế nhưng, mới đưa vào sử dụng vài tháng thì con đập này đã bị hư hong, xuống cấp trầm trọng, khiến người dân và chính quyền địa phương bức xúc.

Đại diện chính quyền xã Phú Hữu cho biết, công trình đập tràn là của dự án ICAM, thuộc Tổ chức Care làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là doanh nghiệp tư nhân Tùng Phát. Ban đầu, Tổ chức Care đầu tư xây dựng cho xã Phú Hữu 3 đập tràn dọc trên tuyến kênh này gồm: Đập tràn Mương số 2; đập tràn đất ông Hiếu và đập tràn đất ông Rành,

hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 7/2015. Mỗi đập có chiều dài khoảng 50m, rộng từ 3-4m, tổng giá trị dự thầu 871 triệu đồng. Tuy nhiên, công trình đưa vào sử dụng chưa được bao lâu thì đã có 2 đập tràn bị sụp, lún, sạt lở nghiêm trọng, hầu như không còn sử dụng được. Trong khi 3 đập tràn này có nhiệm vụ bảo vệ cho 1.100 hécta lúa 2 vụ của địa phương. Chưa kể, nhiều nơi trên đập tràn xuất hiện sắt nhọn gây nguy hiểm cho nông dân khi đi thăm đồng.

Theo Ông Trần Văn Tuấn, Người dân xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang: "Hồi thi công tới giờ khoảng 6 tháng sau là nó sạt lở luôn. Vì công trình làm không có đạt chuẩn, làm cho có thành ra là giờ nó sạt lở. Nước lũ nhỏ thì thôi, lũ lớn là trôi hết luôn."

Trao đổi về vấn đề này, ông Lương Phước Tùng - Giám đốc do-anh nghiệp Tùng Phát cho rằng, đơn vị đã thi công đúng thiết kế. Do bờ kè của bờ kênh bị khoét hàm ếch,

đáy kênh nạo vét quá sâu nên đập tràn bị sụp, lún. Nếu xã không nhận tiền bảo hành thì đơn vị sẽ chờ đến thời gian bảo hành rồi mới thi công khắc phục.

An Giang: Đập ngăn lũ mới đưa vào sử dụng đã hư hỏngHuy Diệu

Sau nhiều năm 13 hộ dân tại thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ kiên trì đấu tranh để làm thông ngõ xóm do một hộ ngang nhiên lấn chiến, và báo chí cũng đã vào cuộc, thì đến nay chính quyền thị trấn Yên Mỹ tiếp tục đưa ra những lời hứa hẹn giải quyết. Với người dân Trai Trang, đây được xem là niềm tin cuối cùng cho một lời hứa từ chính quyền thị trấn Yên Mỹ…

Sau khi tiếp nhận phản ánh từ 13 hộ dân thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) - về việc hộ ông Nguyễn Bá Hùng tự ý xây cổng bịt một đầu ngõ xóm đi ra đường 39 chiếm dụng làm kho bãi kinh doanh từ năm 2007, khiến người dân vô cùng bức xúc (Chi tiết trên Báo Thời báo MeKong số 116); tuy nhiên sau nhiều năm liên tục phản ánh, đấu tranh yêu cầu chính quyền can thiệp giải quyết của 13 hộ dân thôn Trai Trang vẫn không đi đến đâu. Bức tường bịt ngõ vẫn “chềnh ềnh” chặn lối đi chung, còn

lòng dân thì ngày thêm bức xúc - p/v Báo Thời báo MeKong đã có buổi làm việc trực tiếp với chính quyền thị trấn Yên Mỹ để giải đáp khúc mắc của 13 hộ dân nơi đây.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch thị trấn Yên Mỹ Ngô Quang Thiệu cho biết, vấn đề 13 hộ dân tại thôn Trai Trang phản ánh là đúng sự thật, và đây là sự vụ nhức nhối của chính quyền địa phương vì đã trải qua 2 nhiệm kỳ mà vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. Hiện tại, chính quyền thị trấn Yên Mỹ đang gấp rút tập trung thu thập hồ sơ để giải quyết dứt điểm sự việc.

Còn theo Phó Chủ tịch thị trấn Yên Mỹ Trương Văn Hải thì hiện tại, chính quyền thị trấn đang chuẩn bị hoàn tất hồ sơ để trình UBND huyện Yên Mỹ phê duyệt giải quyết theo phương án cưỡng chế nếu hộ ông Nguyễn Bá Hùng vẫn ngoan cố không chịu hợp tác.

Trước khi kết thúc buổi làm việc, ông Hải nghiêm túc khẳng định: “Sẽ tập trung giải quyết dứt điểm vụ việc này trong thời gian sớm nhất, tránh làm ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, gây mất an ninh trật tự tại địa phương”.

Trao đổi với đại diện 13 hộ dân thôn Trai Trang về vụ việc này, bà Lưu Thị Loan cho biết: “Chính quyền thị trấn đã hứa và thất hứa nhiều năm nay rồi, niềm tin của chúng tôi cũng đã đến giới hạn. Đây sẽ là lần cuối cùng chúng tôi hy vọng vào sự nghiêm túc của một lời hứa từ chính quyền địa phương. Nếu lần này sự việc vẫn dậm chân tại chỗ, chúng tôi quyết sẽ làm mạnh mẽ hơn, cho tới khi nào lẽ phải được trả lại cho 13 hộ dân nơi đây”.

Thời báo Mekong sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc này và thông tin kịp thời đến bạn đọc.

Thị trấn Yên Mỹ - Yên Mỹ - Hưng Yên:

“Kỳ vọng lần cuối cùng vào một lời Hứa của Chính quyền…”?Đỗ Bình - Phùng Nguyện

Tiếp theo bài: “Chính quyền còn ‘làm ngơ’ dân đến bao giờ”

Liệu 13 hộ dân thôn Trai Trang có phải tiếp tục “làm mạnh mẽ hơn, tới khi nào lẽ phải được trả lại…” như khẳng định của đại diện các hộ dân thôn Trai Trang - Hy vọng công luận sẽ có câu trả lời sớm nhất từ chính quyền Thị trấn Yên Mỹ - Nhất là trong bối cảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Chính phủ mới sẽ quyết tâm đổi mới, chủ động và tập trung hơn nữa vào công tác xây dựng thể chế; tăng cường quản lý, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng thời phát huy, bảo đảm dân chủ và chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người dân”. Thủ tướng yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương phải cùng vào cuộc với một quyết tâm cao để chuyển từ Chính phủ điều hành mệnh lệnh sang Chính phủ phục vụ… để đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân…

16 Số 118 - Tháng 5/2016DÂN BIẾT - DÂN BAN

Người ủy quyền, người được ủy quyền và người làm chứng trong hợp đồng ủy quyền hoàn toàn không hề quen biết hay gặp nhau. Thế nhưng họ lại “sản sinh” ra một hợp đồng công chứng có đầy đủ chữ ký, xác nhận, con dấu. Và họ trở hành người thân trên văn bản đó. Điều đặc biệt, đó lại là hợp đồng ủy quyền định đoạt số tài sản hơn 10 tỷ đồng. Sự việc tưởng như đùa lại có thật và đang gây xôn xao dư luận tại huyện Hóc Môn, TP. HCM.

*Khi giấy vay nợ “biến thành” hợp đồng ủy quyềnBà Nguyễn Thị Gái, người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan, trao đổi với p/v sự việc cụ thể như sau: Do nhu cầu cần tiền để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và tài sản gắn liền với đất nên bà Gái đã vay nợ của bà Phạm Thị Quỳnh Thơ (ngụ tại 183C, Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM) số tiền 350.000.000 đồng. Bà Gái đưa GCNQSDĐ đã mượn của cha mẹ mình là ông Nguyễn Văn Mắt và bà Nguyễn Thị Đớt đưa cho bà Thơ giữ làm vật tín chấp (không làm giấy vay mượn tiền). Ngày 4/7/2011, bà Thơ đi cùng với một nhóm người đến quán cà phê Suối Huyền (cách nhà ông Mắt khoảng 200m) và gọi bà Gái ra gặp để làm thủ tục giấy tờ với bà Thơ. Vì lý do tài sản tín chấp là GCNQSDĐ đứng tên ông Mắt và bà Đớt nên bà Gái không có quyền quyết định. Nghe lời bà Thơ, bà Gái dẫn người đàn ông (thuộc nhóm bà Thơ) này đến nhà cha mẹ mình (thuộc số 8/17, ấp 6, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) để ký tên vào hợp đồng ủy quyền tài sản, gồm 10 thửa đất và tài sản gắn liền với đất cho bà Phùng Hạc Vân (thường trú 236/14, Thái Phiên, phường 8, quận 11, TP. HCM) được quyền định đoạt.

Trong hợp đồng ghi rõ: “Bên B được quyền thay mặt bên A cho thuê, chuyển nhượng hoặc tặng cho (kể cả việc hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho) quyền sử dụng các thửa đất số: 470, 469, 459,460, 461, 412, 411, 413, phần còn lại thửa 157, phần còn lại thửa 193, cùng tờ bản đồ số 8 tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM”. Ông Vòng Pín Minh là người xác nhận làm chứng trong hợp đồng ủy quyền này. Sau đó, bà Phạm Quỳnh Thu Thơ cùng đồng bọn đã đưa tài sản của ông Mắt, bà Đớt (như đã ghi trong giấy ủy quyền) đi thế chấp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân đội chi nhánh Bắc Sài Gòn để vay tiền. Do nội dung ủy quyền chưa phù hợp với quy định của ngân hàng nên không vay được. Bà Thơ và đồng bọn lấy lý do mất giấy nhận nợ vay, yêu cầu bà Gái cho cụ Mắt và cụ Đớt ký lại.

Ngày 29/7/2011, bà Thơ và đồng bọn lại tiếp tục hẹn bà Gái ra quán cà phê. Vẫn chiêu thức cũ, hai cụ một lần nữa ký vào giấy ủy quyền với nội dung có bổ sung thêm cho bên được ủy quyền: “Bên B được quyền thế chấp, bảo lãnh cho bên

thứ 3. Trường hợp quyền sử dụng đất nêu trên được đem thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ của bên A hoặc của bên khác, bên B được quyền thay mặt đại diện bên A thỏa thuận và ký kết hợp đồng có xác lập nghĩa vụ theo quy định của pháp luật”. Người làm chứng lần này là ông Đào Văn Mỹ.

Có giấy ủy quyền mới, đại diện ngân hàng đã xuống huyện Hóc Môn cùng bà Phùng Hạc Vân lập biên bản thẩm định giá của số tài sản như trong giấy ủy quyền. Tổng giá trị đất của

cụ Mắt và cụ Đớt là 15.872.060.000 đồng. Theo đó, bà Vân bảo lãnh cho công ty Cổ phần giấy Minh Thắng vay Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Bắc Sài Gòn 11.110.442.000 đồng. Từ những lần làm thủ tục giấy ủy quyền cho thấy đã có âm mưu lừa đảo.

*Uẩn khúc ở hợp đồng công chứngNăm 2012, khi hợp đồng hết hạn, Công ty

giấy Minh Thắng không có khả năng trả nợ. Ngân hàng buộc ông Mắt và bà Đớt phải trả nợ theo hợp đồng ủy quyền. Lúc này mọi sự việc mới vỡ lở, gia đình ông Mắt mới biết đã bị lừa. Lúc này đám người “thân quen” đó thì đã biến mất.

Theo lời khai của các bên đương sự, cũng như tài liệu sự việc có nhiều mâu thuẫn. Thứ nhất, trước thời điểm giao dịch công chứng, hai cụ già đã xấp xỉ 80 tuổi, ông Mắt bị tai biến, còn bà Đớt bị liệt nửa thân người đã lâu năm thì làm sao có thể từ huyện Hóc Môn đi tới Phòng Công chứng số 7 ở quận 6 để giao dịch cũng như nộp đơn yêu cầu

công chứng ngoài trụ sở? Hai cụ rõ ràng có hạn chế về năng lực hành vi nhân sự và cần phải có người làm chứng, vậy ai là người làm chứng cho hai hợp đồng giao dịch công chứng? Họ có mặt tại thời điểm công chứng không? Mà lại có xác nhận rằng: “Ông bà còn minh mẫn, sáng suốt, hiểu rõ và đồng ý nội dung hợp đồng”. Thứ hai, biên lai thu tiền lệ phí công chứng và hóa đơn giá trị gia tăng thu tiền công tác phí ngoài trụ sở do Phòng Công chứng số 7 cung cấp cho tòa án (ký hiệu 0003857) chỉ có dấu treo, không có chữ ký và tên hai bên mua bán hàng và văn bản đánh máy chứ không viết bằng tay. Mặt khác, người nộp phí yêu cầu công chứng ngoài trụ sở lại là bà Vân.

Ngoài ra, lời khai của các bên liên quan không thống nhất. Bà Phùng Hạc Vân và Công ty quản lý nợ thuộc Ngân hàng TMCP Quân đội khai rằng: Trước đây và hiện tại bà Vân không biết Công ty Minh Thắng, không phải là nhân viên của Công ty này. Trong lúc giao dịch không đi xuống nhà ông Mắt mà thấy ông Mắt và bà Đớt đến Phòng Công chứng. Điều này có sự xác nhận của chồng bà Vân. Còn nhân chứng Đào Văn Mỹ cho biết, hoàn toàn không biết các bên giao dịch hợp đồng. Ông Mỹ chỉ là người lái xe thuê, việc ký tên và làm chứng trong hợp đồng ngày 29/7/2011 là do bà Phạm Quỳnh Thu Thơ đưa hợp đồng, đọc nội dung cho ông viết vào. Việc ông Mắt và bà Đớt ký và lăn tay ông Mỹ không biết, không thấy, cũng như ông Mỹ không đọc nội dung hợp đồng. Đại diện Phòng Công chứng số 7 thì cho hay: Việc ông Mỹ trình bày không có mặt trong buổi làm việc tại nhà ông Mắt là không đúng quy định. Bởi vì theo quy định thì Phòng Công chứng làm đúng quy trình thủ tục khi đã có người làm chứng thì bắt buộc phải có mặt họ tại thời điểm công chứng. Trong khi ở đây các bên khai không hề quen biết, hay gặp nhau. Vậy hợp đồng ủy quyền lúc công chứng hai bên thỏa thuận bằng cách nào?

Như vậy, hợp đồng ủy quyền tài sản liên quan đến nhà, đất của ông Mắt, bà Đớt do Công chứng viên Nguyễn Bình Quyền ký có nhiều mâu thuẫn, nghịch lý về tính pháp lý. Đây là sai trái có chủ ý hay là sơ hở trong việc công chứng? Mong cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc có dấu hiệu của hành vi lừa đảo có tổ chức này.

Hóc Môn - TP Hồ Chí Minh:

Khuất Tất Đằng Sau Một Hợp Đồng Công Chứng

Trí Đức

Hợp đồng ủy quyền

Ông Nguyễn Văn Mắt, nạn nhân bị lừa gạt ủy quyền tài sản

17Số 118 - Tháng 5/2016 CUỘC SỐNG QUANH TA

Nguyện vọng duy nhất của anh Trung không phải kiếm tiền làm giàu, mà có thể tự tay làm đẹp cho vùng đất nghèo cằn cỗi. Công việc làm cầu, đường cho địa phương bằng chính tiền túi bo ra đã gắn bó với anh 8 năm nay. Mặc dù không mang lại bất kỳ nguồn thu nhập nào cho bản thân, anh Trung vẫn chưa có ý định thay đổi công việc này.

*Bán bò nhà làm đường công cộngVề đến phường Tân Lộc, quận

Thốt Nốt, TP.Cần Thơ, một địa phương khá nghèo trong quận, chúng tôi hết sức bất ngờ vì từ bến phà Tân Lộc qua khu vực Đông Bình - Tân Mỹ là một con đường sạch sẽ, bằng phẳng. Người dân nơi đây hồ hởi dẫn chúng tôi đi dọc các con đường trong khu vực, họ tự hào giới thiệu về những cây cầu được sơn sửa đẹp đẽ, những đoạn đường mới không hề có bất kỳ cái ổ gà nào. Tự hào về quê hương của mình, người dân không quên giới thiệu công lao của một chàng trai trẻ, người góp công lớn trong việc xây dựng cầu đường tại địa phương.

Chàng trai trẻ đó là anh Trần Minh Trung (31 tuổi), đã 8 năm gắn bó với công việc xây và sửa cầu đường cho liên khu vực Đông Bình - Tân Mỹ. Điều đáng nói là, công việc của anh tuy khiến anh tất bật từ sáng đến tối nhưng anh chưa bao giờ nhận một đồng tiền công nào. Trước khi có sự đóng góp tùy tâm của người dân và ủng hộ từ các mạnh thường quân, anh Trung từng có thời gian lấy toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình, thậm chí còn bán cả tài sản cá nhân đi với mong muốn xây dựng và sửa sang, làm đẹp cho miền quê nghèo.

Theo lời ông Ba Đơm, một người lớn tuổi trong khu vực, cách đây 8

năm, con đường chính trong ấp chưa được rải nhựa, nhiều ổ voi ổ gà, đến người dân nơi đây đã quá quen còn thường xuyên bị vấp ngã. Người dân nơi khác đi qua đây càng khó tránh được tai nạn do không lường trước ổ gà. “Nhất là khi trời mưa xuống, đường lầy lội khiến ai cũng ngao ngán. Ngân sách tại địa phương hạn hẹp, nhà nước đầu tư vào việc xây dựng các trục đường chính của phường, nên bao nhiêu năm chúng tôi sống chung với những con đường xấu xí”, ông Ba Đơm kể.

Người dân nơi đây đã từng quá quen với con đường nhấp nhô sỏi đá, mỗi khi mưa xuống tạo nên nhiều vũng lầy rồi trở thành những ổ gà, ổ voi nhằng nhịt khiến bất cứ ai cũng phải ngao ngán khi đi vào. Rồi một ngày, một chàng trai trẻ tuổi xuất hiện, xách theo những nguyên vật liệu cần thiết, tự mình sửa từng li từng tí, rải đá, lấp ổ gà. “Chúng tôi hết sức bất ngờ, vì trước giờ chưa từng có ai làm việc này. Vật liệu xây dựng để làm đường rất đắt, chúng tôi là người dân nghèo có được yêu cầu quyên góp để xây đường có lẽ cũng phải phân vân. Anh Trung là con trong một gia đình cũng không

khá giả gì, cha mẹ đều làm nông. Chúng tôi cứ nghĩ rằng nhà anh ấy sửa sang gì nên thừa vật liệu, đem ra sửa đường. Nhưng sau đó mới biết không phải vậy, mà là do anh Trung tự lấy tiền của mình ra mua đồ và tự tay sửa đường, bắt đầu từ cổng khu vực, chứ không phải trước cửa nhà anh”, ông Ba Đơm cho biết.

Kể về công việc của mình, các đồng nghiệp ngay lập tức nhắc anh Trung nhớ về những ngày đầu tiên. Anh là con út trong gia đình, được cả nhà chiều chuộng, nên năm 20 tuổi, anh được cha mẹ và các anh góp tiền mua cho hai con bò để làm ăn tại nhà, không phải đi đâu xa. Cũng như bao chàng thanh niên mới lớn khác, ý chí kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình cũng dấy lên trong anh, thôi thúc anh hết lòng chăm lo cho đàn bò, mong chúng sẽ mang lại cho anh nguồn thu nhập khấm khá.

Một mặt khác, sống tại khu vực này từ nhỏ, nên hình ảnh con đường xấu xí, gập ghềnh với vô số tai nạn của người dân lại khiến anh ám ảnh. Anh lại mơ ước về những đoạn đường bằng phẳng, sạch sẽ. Thế rồi anh mạnh dạn xin cha mẹ cho mình được bán hai con bò. Những tưởng anh lấy tiền bán bò để sửa đường trước cửa nhà, ai ngờ anh lại ra tận cổng làng để tự tay sửa một mình, với lý do cổng làng là gương mặt của khu vực, là nơi đường nhiều ổ gà nhất.

*Tạm gác giấc mơ làm giàuViệc anh lấy tiền nhà đi làm

không công cho người dưng khiến cha mẹ anh không hài lòng. Nhưng mong muốn của anh cũng chiến thắng, giờ đây anh không còn bị cấm nữa. Biết anh có tâm làm việc thiện, cha mẹ anh không những không ngăn cản, mà còn quyên góp thêm tiền để anh thực hiện ước mơ của mình. Những ngày đầu tiên, một mình anh Trung “đơn thương độc mã” trên những con đường lầy lội, tự tay xây sửa, người dân trong khu vực cảm thấy biết ơn và khâm phục, nên ai có ít nhiều gì cũng quyên góp để anh lấy làm kinh phí, thậm chí cả những người con xa quê làm ăn tại nước ngoài cũng gửi tiền về.

Khi được hỏi vì sao không có nguồn lợi nào cho bản thân, mà anh vẫn gắn bó, anh lấy tiền đâu ra để lo cho cuộc sống của mình, rồi tương lai khi anh lập gia đình thì sao. Anh cười rồi nói khiêm tốn: “Biết là không công nhưng đây là mong ước của tôi, ước cho quê hương được đẹp hơn, giàu hơn. Giờ đây nhờ tấm lòng của mọi người nên tôi không còn phải lấy tiền túi ra nữa. Đồng thời thấy chúng tôi làm việc vất vả, người dân động viên tinh thần bằng cách nấu cơm, mang nước uống đến cho chúng tôi. Tôi biết nếu gắn bó với công việc này, tôi chỉ có thể tự lo cho bản thân, chứ không nuôi được vợ con, nên cũng chưa có kế hoạch xây dựng gia đình”.

Nếu như những ngày đầu, anh Trung chỉ làm có một mình, thì giờ đây anh đã nhận được sự ủng hộ của tất cả người dân trong khu vực. Đội xây dựng cầu đường của anh đã có vài chục người. Thanh niên vừa đến tuổi lao động đã xin cha mẹ cho đi theo anh Trung sửa đường. Ông già hơn 80 tuổi cũng đi theo phụ giúp anh.

Cần Thơ: Chàng trai trẻ bán bò lấy tiền làm đường cho dânThảo Nguyên

Anh Trung hồ hởi giới thiệu cây cầu mới xây

Anh Trung trò chuyện với PV

“Để được như ngày hôm nay, gia đình chúng tôi cũng đã từng trải qua nhiều tháng ngày gian truân và cần mẫn. Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, quanh năm gắn bó với ruộng đồng, mặc dù sống với nghề làm ruộng nhưng có những năm thiên tai chẳng thể tránh khỏi việc mất mùa, thiếu thóc gạo và thiếu ăn. Nhưng cũng phải cảm ơn cây lúa, hạt gạo đã giúp gia đình chúng tôi có được như ngày hôm nay”, là tâm sự mộc mạc của vợ chồng anh Nguyễn Văn Ngọc và chị Lưu Thị Loan ở Khu giãn dân, TT.Yên Mỹ (H.Yên Mỹ, Hưng Yên). Đến nay, vợ chồng anh chị đã có cơ sở xay xát gạo và là địa chỉ thu mua, cung cấp nông sản uy tín, lớn nhất nhì trên địa bàn huyện.

Anh Ngọc, chị Loan đều xuất thân trong gia đình quanh năm làm ruộng. Lấy nhau về, họ tiếp tục bám đất, bám ruộng để mưu sinh. Năm 1994, vợ chồng anh chị quyết chí đầu tư mua máy xay xát rồi đi

thu mua thóc lúa của bà con xung quanh về làm thành gạo cung cấp những vùng lân cận. Với tính tình chất phác, thật thà và luôn biết giữ chữ “tín”, người tiêu dùng nhiều nơi tìm đến mua gạo của anh chị. Cứ thế qua nhiều năm, hạt gạo của anh chị cung cấp khắp Hưng Yên, rồi sau đó đi ra Hà Nội, sang Hải Dương và di chuyển lên tận Lạng Sơn.

Năn 2011, do việc tiêu thụ gạo, cám, nông sản ngày càng lớn, được sự tín nhiệm của người tiêu dùng và bạn hàng, anh Ngọc chị Loan đã quyết định xây dựng nhà xưởng gần 1.000m2, mua sắm thiết bị, máy

móc hiện đại nâng công suất khối lượng sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời khối lượng cám, gạo trực tiếp cung cấp ra thị trường và nhiều hộ kinh doanh ở khắp nơi đến thuê xay xát gia công.

Khởi đầu chỉ là một cơ sở xay xát nhỏ chủ yếu phục vụ việc xay xát lúa gạo cho bà con trong thôn, thị trấn, sau hơn 22 năm, với sự năng động trong sản xuất, kinh doanh, chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Ngọc, chị Loan đã tạo đầu ra cho nhiều sản phẩm từ lúa, gạo và đưa thương hiệu “Nông sản Ngọc Loan” ngày càng vươn xa. Hiện nay, cơ sở của vợ chồng anh tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 12 công nhân lao động với mức thu nhập trung bình từ 8-9 triệu đồng/tháng và 15 lao động thời vụ. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, quyết tâm vượt khó, giờ đây cuộc sống gia đình anh Ngọc, chị Loan sung túc hơn, con cái được tạo điều kiện học hành và có công việc ổn định. Khi

đã có cuộc sống khấm khá, vợ chồng anh không quên những người đã giúp đỡ mình lúc cơ hàn. Anh chị sẵn sàng cho bà con vay mượn đồng vốn làm ăn hay hỗ trợ lúc mất mùa, chia sẻ bí quyết làm giàu, tạo việc làm để bà con có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Khi hỏi về dự định của gia đình mình, anh Ngọc, chị Loan cho biết: “Xay xát lúa gạo không tránh khỏi bụi bặm và tiếng ồn. Khu vực xung quanh đây là khu đô thị mới, lượng các hộ dân đến sinh sống ngày càng đông, gia đình chúng tôi đang tìm quỹ đất mở thêm một cơ sở sản xuất nhằm mở rộng sản xuất kinh do-anh, hạn chế bụi bặm và tiếng ồn đến xung quanh và cũng hy vọng sẽ khai thác hết những tiềm năng từ những hạt lúa, ngô, đỗ, nông sản của quê nhà, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Hy vọng gia đình chúng tôi được các cấp chính quyền, người dân và những bạn hàng ủng hộ”.

Đi lên từ cây lúa, hạt gạo Phùng Nguyện

Xưởng xay xát Ngọc Loan

18 Số 118 - Tháng 5/2016CUỘC SỐNG QUANH TA

Nhiều nạn nhân của những vụ buôn bán người may mắn được trở về quê, thế nhưng lại rất khó để hòa nhập với cộng đồng. Không ít những miệng lưỡi cay độc đã xoáy sâu vào nỗi đau của họ. Đồng cảm với những khó khăn mất mát ấy, tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều giải pháp tốt giúp các chị lấy lại niềm tin, vươn lên trong cuộc sống để làm lại cuộc đời

*Chung bước đường hòa nhậpCũng như nhiều nạn nhân của bọn buôn bán

người khác, khi mới về quê hương, chị D. và chị H. phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhất là tâm lý mặc cảm với xã hội, kinh tế gia đình thiếu thốn đủ thứ. Chị H. chia sẻ: “Vui vì mình đã được trở về quê, nhưng quả thực, mới đầu ngại lắm, gặp ai cũng không dám, chỉ gặp những chị em trong hội viên thôi”. Việc đi chợ, ra ruộng đồng và đặc biệt là những đám cưới hỏi là một nỗi cực hình với các chị. Những lời nói cay độc của những người trong ấp làm lòng các chị nhói đau. Thậm chí, các chị còn từng muốn tìm đến cái chết để thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt, ức chế cả vật chất lẫn tinh thần.

Thấy được những khó khăn vướng mắc đó, lãnh đạo các cấp và đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ ở địa phương đã triển khai nhiều hoạt động giúp chị em vơi bớt đi nỗi mặc cảm. Nhờ sự quan tâm, chia sẻ, động viên và hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là Câu lạc bộ “Phòng ngừa, hỗ trợ nạn nhân buôn bán người” ra đời đã giúp chị lấy lại niềm tin, vươn lên trong cuộc sống. CLB hoạt động định kì hàng tháng, đây là nơi những chị em đã rơi vào hoàn cảnh trên có dịp học tập làm ăn kinh tế, được vay vốn và sinh hoạt văn nghệ.

Chị Thạch Thị Trang - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, cho biết: “Chúng tôi thường xuyên chia sẻ động viên, tạo công ăn việc làm, nghề nghiệp, để họ dễ hòa nhập cộng đồng sau những gì họ phải gánh chịu. Nhiều hoạt động thiết thực gần gũi, đã giúp chị em nhanh chóng vơi bớt mặc cảm, dần tự tin và hoạt động nhiệt tình. CLB được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí và ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tại cộng đồng”. Hiện tại, chị H. là một thành viên tích cực của CLB của xã Vĩnh Trạch Đông, còn chị D. thì có một gia đình hạnh phúc với một đứa con kháu khỉnh. Mái ấm gia đình và tình thương yêu, sự đùm bọc của cộng đồng được lan tỏa, tiếp sức giúp họ có được sự hạnh phúc.

*Nâng cao ý thức người dânTính từ năm 2012 trở lại đây, xã Hưng Hội

(huyện Vĩnh Lợi), xã Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu) và xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải) đã có có trên 100 nạn nhân của tình trạng buôn bán người. Trước tình hình nạn buôn bán người diễn biến ngày càng phức tạp, Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, người có nguy cơ bị mua bán. Qua đó đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao ý thức phòng, chống mua bán người, đồng thời giúp nạn nhân xóa đi mặc cảm, xây dựng niềm tin vươn lên trong cuộc sống. Đáng chú ý là việc triển khai thí điểm mô hình “phòng ngừa, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán” ở 3 xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi) xã Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu) và Long Điền Đông (huyện Đông Hải) bước đầu đã đem lại kết quả. Đây là 3 xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống và là những xã có nhiều nạn nhân bị mua bán. Việc triển khai thí điểm mô hình là nhằm quán triệt trong nội bộ đến tận quần chúng nhân dân về công tác phòng, chống mua bán người, trong đó trọng tâm là lấy công tác tuyền truyền giáo dục là chính.

Ông Nguyễn Hùng Thái, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Việc tổ chức thí điểm mô hình “phòng ngừa, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán” ở các xã Hưng Hội, Vĩnh Trạch Đông, Long Điền Đông cùng với việc ra đời của các CLB, các nhóm tiếp cận giáo dục và tư vấn cho người có nguy cơ bị mua bán, nạn nhân bị mua bán trở về là một điều thiết thực”. Tuy mới được triển khai trong thời gian qua nhưng đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Có rất nhiều trường hợp nhờ vào việc tuyên truyền đã nâng cao ý thức và tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn rủ rê của bọn tội phạm. Không những thế, việc triển khai thí điểm mô hình còn giúp nạn nhân được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tâm lý, y tế, vay vốn, dạy nghề và tạo việc làm. Đây thật sự là mô hình cần thiết để cuộc sống những nạn nhân của việc buôn bán người tìm được ánh sáng trong cuộc đời mình.

Cuộc chiến chống nạn buôn bán người:Kỳ 2 - Cần sự chở che từ đất mẹ

Đại Dzoãn

Đào tạo nghề giúp các chị em nhanh chóng hòa nhập cộng đồng (ảnh tư liệu)

Trong dịp về đất Sen Hồng tìm hiểu về phát huy thế mạnh du lịch miền sông nước, nhóm phóng viên Báo Thời báo Mê Kông đã hút hồn bởi giọng ca ngọt ngào của một chị bán vé số.

Xúc động khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về mình, chị Nguyễn Thị Thảo (56 tuổi, ngụ tại Xã Tân Công Trí, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp), chia sẻ: “Chỉ có người hèn chứ không hề có nghề hèn. Nghề bán vé số dạo rõ ràng là một nghề lương thiện, đã giúp biết bao người được ấm áo no cơm, nuôi con ăn học nên người. Nó còn là cái nghề… “ích nước lợi nhà”. Nó mang lại niềm hy vọng cho mọi người, thậm chí còn đem cả giàu sang, phú quý nữa. Hơn nữa mặc dù tuổi cao nhưng giọng hát của tôi không thấp, với lại thấy

báo đài nói nhiều về việc sẽ làm gì để phát huy và bảo tồn văn hoá phi vật thể nên tôi mạo muội gánh chiếc loa và góp nhặt giọng ca của mình vào sự bảo tồn này, tôi là người nông dân chân lấm tay bùn biết làm sao được”.

Dường như trút được tâm sự, nỗi buồn cũng vơi đi. Trên môi chị hé nở nụ cười. Người phụ nữ đã qua cái tuổi nửa chừng xuân ấy với những dạn dày của cuộc sống giờ đây thật mạnh mẽ. Mỗi ngày chị phải đi bộ cả chục cây số với tay cầm micro tay cầm những tờ vé số rong ruổi khắp các phố phường từ những quán cà phê, quán ăn đến các nhà hàng... Đó là công việc thường ngày của hàng ngàn người làm nghề bán vé số dạo. Bên cạnh sự tham gia lời ca tiếng hát của mình thì chị cũng vì miếng cơm, manh áo nên với cái nghề bán vé số

dạo đều có những điểm chung là gia cảnh nghèo khó, không có việc làm ổn định, chị đã tìm đến nghề bán vé số như một nghề để nuôi gia đình.

Theo xác nhận của chính quyền địa phương, gia đình của chị Thảo thuộc diện nghèo của địa phương. Cả hai vợ chồng cùng bán vé số. Chúng tôi cảm nhận những ánh mắt dõi theo như muốn nguyện ước điều gì? Cái nghèo nối tiếp cái nghèo, không có lối thoát. Đằng sau những vất vả, cực nhọc để mưu sinh thì thỉnh thoảng họ còn đối mặt với những rủi ro như bị cướp hay đổi vé số cũ. Dân ta vốn có lòng trắc ẩn, thế nên hành nghề bán vé số dạo lại thích hợp với những người già nua hoặc với những người tật nguyền, bởi bộ dạng họ đã khơi dậy lòng nhân ái vốn chẳng thiếu trong lòng của mọi con người.

Nhìn chị với làn da đen nhẻm, mái tóc cháy khô thì không ai không khỏi động lòng xót xa, trên đôi vai còm cõi cõng theo một chiếc loa thùng. Chất giọng ngọt ngào của chị làm xoá tan những phiền muộn của đời thường.

Đồng Tháp :Người bán vé số dạo hát rong

Chí Nhân

Chị Nguyễn Thị Thảo (56 tuổi, ngụ tại Xã Tân Công Trí, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng

Tháp), vẫn tươi cười như xua tan những phiền muộn của đời thường với tác giả

19Số 118 - Tháng 5/2016 PHÁP LUẬT - HÌNH SỰ

Lợi dụng sự non nớt của nhiều em học sinh lớp 5, Hiệu trưởng Trường tiểu học C (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã sàm sỡ các em trong một thời gian dài. Chỉ đến khi một em học sinh tình cờ quay được cảnh vị Hiệu trưởng này ép một em nữ sinh vào nhà vệ sinh giở trò đồi bại thì bộ mặt thật của “yêu râu xanh” đội lốt hiệu trưởng đáng kính mới bị phơi bày.

*Lộ mặt vị hiêu trưởng dâm ô hàng loạt nữ sinh Gần 2 năm được cử về

Trường tiểu học C xã Vĩnh Phú Đông, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Toàn (47 tuổi) luôn khiến nhiều đồng nghiệp, phụ huynh ngưỡng mộ. Tuy nhiên, chỉ gần 2 năm làm hiệu trưởng tại đây, Toàn đã có một bề dày “thành tích” sàm sỡ nữ sinh. Điều lạ là rất nhiều học sinh biết nhưng lại không có một thầy cô nào trong trường biết. Vì các em đều còn rất nhỏ, các em rất sợ cái uy của thầy, rất sợ bị nghỉ học nên vị hiệu trưởng này cứ được thể làm tới. Chỉ tới khi một học sinh tình cờ quay được cảnh vị hiệu trưởng này đang làm cái việc “hèn hạ” với một em nữ sinh ngay trong nhà vệ sinh của trường thì gã yêu râu xanh mới hiện nguyên hình.

Từ cái clip ấy mà nhiều em nữ sinh tại trường tiểu học C xã Vĩnh Phú Đông mới có thể thoát cảnh bị sàm sỡ. Cũng từ khi clip ghi lại cảnh các em bị sàm sỡ lộ ra, nhiều bậc phụ huynh có con em học trong ngôi trường này mới ngã ngửa, vừa hoang mang vừa lo lắng. đồng thời phẫn nộ về hành vi đồi bại của vị hiệu trưởng này.

Tìm về địa phương, p/v được tận mắt chứng kiến sự phẫn nộ của các bậc phụ huynh có con em học tập tại ngôi trường này. Theo họ, khi biết được thông tin có tới 7 em học sinh

thường xuyên bị vị hiệu trưởng sàm sỡ, người dân tại địa phương hết sức bức xúc. Bởi họ không thể tưởng tượng ra lại có ngày, những đứa trẻ mới chỉ 9, 10 tuổi đầu bị chính người chúng vẫn gọi là thầy giở trò đồi bại.

Các phụ huynh có con em bị làm hại tiết lộ, hành vi của ông Toàn không chỉ là bộc phát mà là cố ý và đã diễn ra từ nhiều tháng nay. Bà Trần Thị Thoại (45 tuổi, mẹ của nữ sinh L.T.A.T - em là một trong 7 nữ sinh bị vị hiệu trưởng sàm sỡ) cho biết: “Theo lời của con gái tôi thì cháu bị ông Toàn sàm sỡ từ sau Tết Nguyên đán. Ông Toàn thường lựa chọn thời điểm ra chơi để ra tay. Để qua mặt các vị giáo viên khác, ông Toàn thường lấy cớ cùng chơi đùa với các học sinh. Khi để mắt thấy em học sinh nào xinh xắn, có khuôn mặt ưa nhìn là vị hiệu trưởng này chạy vào ôm và giở trò sàm sỡ. Con gái tôi nói, nó đã không dưới mười lần bị ông thầy này sàm sỡ”. Bà Thoại cũng cho biết, trước đây bà nhiều lần thấy con gái có biểu hiện bất thường mỗi khi đi học về nhưng vì nghĩ con học hành căng thẳng nên bà cũng chỉ động viên con nên cố gắng. Bởi trong thâm tâm bà đâu dám nghĩ rằng con gái mình đang là nạn nhân của vị hiệu trưởng có tư tưởng lêch lạc. “Có lần con gái tôi về nhà khóc đòi nghỉ học,

tôi cố gặng hỏi nhưng cháu không trả lời. Tìm hiểu qua thầy cô chủ nhiệm và các bạn cùng lớp cũng không biết nguyên nhân gì. Lúc đó tôi rất giận con, tôi còn cho rằng nó lười biếng. Giờ đây khi biết được đầu đuôi câu chuyện tôi mới thấy con mình thật sự bị tổn thương quá nhiều”, bà Thoại chia sẻ.

Theo tìm hiểu của p/v Báo Thời báo Mê Kông, chiều ngày 25/4, một nữ sinh tên H. (học sinh lớp 5) tình cờ quay lại được cảnh ông Toàn đang cố chặn nữ sinh L.T.A.T trong nhà vệ sinh để thực hiện hành vi dâm ô. Sau đó, nữ sinh tên H. này đã đem chuyện mình vừa phát hiện nói cho cha của em biết. Quá bức xúc trước những gì mình thấy trong clip, cha của nữ sinh này đã thông báo cho phụ huynh của em T. biết. Cũng từ đây vụ việc bắt đầu được phơi bày.

Ông Nguyễn Văn Phát (45 tuổi, phụ huynh một nữ sinh bị ông Toàn sàm sỡ) cho biết: “Một người bình thường khi thực hiện hành vi này đã không thể chấp nhận rồi. Còn đây là ông Toàn, đang là hiệu trưởng, một người thầy giáo, người dạy cho các cháu bước chập chững vào đời. Người ta bảo người thầy còn hơn cả cha vì thầy chính là người uốn nắn, dạy dỗ các em nên người. Vậy mà ông Toàn lại làm ra cái trò bỉ ổi

vậy. Một con người không có lấy một chút đạo đức như vậy mà sao lại có thể ngoi lên được chức hiệu trưởng cơ chứ, thật là không thể tin nổi”.

*Cái giá phải trảKhông chỉ có em T., sau khi vụ

việc được phát giác, đã có tới 6 em khác cho biết mình đã gặp hoàn cảnh tương tự như nữ sinh lớp 5 này. Chính sự tố cáo của các em khiến dư luận trong địa phương hết sức bức xúc, nhất là gia đình 7 nữ sinh bị vị hiệu trưởng Toàn làm hại. Không chấp nhận được hành vi thiếu đạo đức của tên yêu râu xanh đội lốt hiệu trưởng, gia đình của 7 nữ sinh đã cùng nhau làm đơn lên chính quyền địa phương nhờ can thiệp.

Bà Nguyễn Ngọc Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long cho biết, sau khi công an nhận đơn của một số phụ huynh tố cáo ông Toàn có hành vi sàm sỡ nữ sinh của trường, Huyện ủy, UBND huyện Phước Long đã chỉ đạo Công an huyện Phước Long khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ theo nội dung đơn tố cáo của các phụ huynh. “Đây là việc hết sức nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng tới uy tín của một người mà là cả một tập thể, nhất là với các em học sinh. Nếu xác định đúng là ông Toàn có hành vi như vậy thì sẽ xử thật nghiêm để không ảnh hưởng tới ngành giáo dục của huyện và để tránh tâm lý hoang mang của người dân”, bà Thủy cho biết.

Còn theo cơ quan công an huyện Phước Long cho biết, gần đây đơn vị nhận được nhiều đơn của phụ huynh có con em đang học tại trường tiểu học này tố cáo ông Toàn có hành vi sàm sỡ nhiều nữ sinh của trường. Qua xác minh, công an xác định đơn tố cáo là có cơ sở, đủ yếu tố khẳng định ông Toàn có hành vi dâm ô trẻ em nên quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Toàn để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Bạc Liêu: Hiệu trưởng sàm sỡ 7 học sinh ngay trong trường họcNguyên Thảo

Trường học nơi xảy ra sự việc

Ngày 13/5, Công an huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Tấn Dinh, sinh năm 1979, ngụ xã An Nhơn, huyện Châu Thành, để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Theo cơ quan điều tra, trước đó, đối tượng Nguyễn Tấn Dinh và Phạm Minh Tiền cùng ngụ ấp An Hòa, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, cùng nhau đi sinh nhật. Sau tiệc sinh nhật, Dinh thấy Tiền say nên dùng xe máy của Tiền chở Tiền về và bị té. Tiền đòi Dinh phải bồi thường dẫn đến cả 2 cự cãi. Sau nhiều lần mâu thuẫn, Nguyễn Tấn Dinh đã dùng dao chém vào trán của Tiền khiến nạn nhân gục tại chỗ, nhưng được đưa đi cấp cứu kịp thời. Hiện cơ quan công an đang tiến hành điều tra để xử lý đối tượng theo quy định.

Đồng Tháp :Khởi tố đối tượng chém bạn vì mâu thuẫn sau tiệc sinh nhật

Hồng Thi

Sau khi bo đi hơn 1 năm, nữ sinh 14 tuổi trở về với gia đình. Tuy nhiên, cách nay hơn hai tháng, nữ sinh này tiếp tục “mất tích” một cách bí ẩn, khiến cho gia đình em vô cùng hoang mang, lo lắng.

Ngày 10/5, ông Nguyễn Thành Hưng, Phó Trưởng Công an xã Đông Thành, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) cho biết đã nhận được tường trình của gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1979, ngụ ấp Hoá Thành 2 xã Đông Thành) về việc mất tích của con gái tên Nguyễn Thị Dung (tên thường gọi là Liễu, SN 2002). “Chúng tôi cũng hướng dẫn gia đình chị Huyền làm thêm đơn và một số giấy tờ khác để chuyển đến Công an thị xã Bình Minh làm cơ sở điều tra”, ông Hưng thông tin.

Trình bày với p/v Báo Thời báo Mê Kông, người mẹ trẻ nức nở cho biết: Cách nay hơn một năm, con gái chị bỗng dưng mất tích trong buổi chiều sau khi đi học khiến cho gia đỉnh cảm thấy vô cùng lo lắng, đến một thời gian sau thì có liên

lạc về với gia đình qua điện thoại. Đến một ngày trước Tết Bính Thân, Liễu đột nhiên trở về trong niềm vui và hạnh phúc của gia đình. Cho đến một ngày sau Tết, em Liễu tiếp tục bỏ đi mà không một lời từ giã với cha mẹ. Thời gian sau này, gia đình đã liên lạc bằng điện thoại với em được 3 lần rồi từ đó (tức gần 2 tháng trở lại đây - p/v) thì không thể liên lạc được nữa. Theo lời chị Huyền, thì trong thời gian trở về nhà ăn Tết, con gái chị vẫn không có dấu hiệu gì bất thường. “Con bé có sử dụng chiếc ĐTDĐ cảm ứng mới rất đẹp. Nó bảo thời gian một năm trước đó đi bán vé số ở Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Nó về cứ tưởng về luôn không ngờ lại tiếp bỏ đi, giờ thì lại không thể liên lạc được khiến gia đình tôi như ngồi trên đống lửa”.

Được biết, gia đình chị Huyền thuộc diện hộ nghèo, cả gia đình 5 miệng ăn chủ yếu dựa vào đồng lương kiếm được nhờ công việc làm hồ của người chồng là anh Nguyễn Ngọc Linh (36 tuổi). Nhưng anh Linh bị tai nạn lao động phải nằm viện điều trị gần hai tháng nay.

Vĩnh Long: Nữ sinh 14 tuổi 2 lần “mất tích”Trung Nguyễn

20 Số 118 - Tháng 5/2016CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Ông Thắng và ông Sơ hùn nhau mua đất, sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Sơ đã tự ý bán cho người khác. Ông Thắng kiện đòi lại phần đất nhưng Tòa án tỉnh Bình Dương lại buộc ông Sơ trả cho ông Thắng bằng tiền.

*Tự ý bán đất của người khác Năm 2004, ông Nguyễn Văn

Thắng (SN 1952, trú ấp 4, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, Long An) hùn cùng ông Võ Đông Sơ (SN 1954, trú số 76 đường Trần Minh Quyền, phường 11, quận 10, TP.HCM) mua 18.891m2 (thực tế đo đạc là 18.246m2) đất của ông Bùi Trọng Thuật ở ấp An Lộc, xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Số tiền trả cho diện tích đất trên là 140 triệu đồng, trả làm nhiều đợt, trong đó ông Thắng bỏ ra số tiền là 88.800.000 đồng. Phần còn lại, ông Sơ trả. Phần đất này sau đó được UBND huyện Dầu Tiếng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số 958460 do ông Võ Đông Sơ đứng tên.

Ngày 29/5/2006, ông Võ Đông Sơ và vợ là bà Bùi Thị Ngọc Anh tự ý chuyển nhượng một phần đất nói trên cho ông Nguyễn Tống Văn Tú (SN 1968, trú quận Thủ Đức, TP.HCM) với giá là 186 triệu đồng. Hai bên sang nhượng bằng giấy tờ tay có xác nhận của UBND xã Định An. Sau khi nhận đủ tiền, ông Sơ đã giao đất và GCNQSDĐ cho ông Tú. Khi phát hiện ra việc này, ông Thắng đã làm đơn gửi cho chính quyền xã Định An để ngăn chặn việc sang nhượng giữa ông Sơ và ông Tú. Vì thế sau đó, việc sang nhượng không thể tiến hành.

Năm 2009, ông Sơ thiếu nợ bà Võ Thị Ngân (trú ở quận Thủ Đức, TP.HCM) và không thể trả nợ. Bà Ngân kiện ông Sơ ra Tòa án nhân dân (TAND) quận Thủ Đức. Ngày 3/7/2009, TAND quận Thủ Đức ra bản án số 47/2009/DS-ST buộc ông Sơ phải trả nợ cho bà Ngân số tiền 621.203.125 đồng. Vì ông Sơ không có khả năng trả nợ nên ngày 7/3/2011, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Dầu Tiếng ra Quyết định số 28/QĐ-CCTHA kê biên diện tích 18.891m2 để thi hành án.

Sau đó, ông Tú khởi kiện yêu

cầu vợ chồng ông Sơ tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thỏa thuận và hợp đồng đã cam kết giữa hai bên. Tuy nhiên, sau đó, Chi cục THADS huyện Dầu Tiếng cho rằng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) giữa ông Sơ và ông Tú chưa đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nên chưa có hiệu lực pháp luật. Chi cục này tiếp tục kê biên phần đất này để thi hành án. Ông Tú khởi kiện ông Sơ ra tòa. Bản án dân sự số 84/2011/DS-ST, TAND huyện Dầu Tiếng quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tú. Ông Tú kháng cáo. Ngày 24/4/2012, TAND tỉnh Bình Dương ra bản án phúc thẩm số 67/2012/DS-PT quyết định hủy bản án sơ thẩm số 84/2011/DS-ST của TAND huyện Dầu Tiếng, giao hồ sơ cho TAND huyện Dầu Tiếng giải quyết lại vụ án.

*Yêu cầu trả đất, Tòa buộc trả bằng tiềnNgày 12/6/2012, TAND huyện

Dầu Tiếng đề nghị TAND tỉnh Bình Dương rút hồ sơ vụ án lên trên để giải quyết. Sau đó, TAND tỉnh Bình Dương đã quyết định rút vụ án lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Tại phiên tòa sơ thẩm do TAND tỉnh Bình Dương xét xử, ông Nguyễn Văn Thắng được mời dự với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Bản án số 14/2013/DS-ST do Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thành Trung ký ngày 31/12/2013, cho rằng: Việc ông Tú khởi kiện yêu cầu ông Sơ bà Anh giao đất, hoàn thành thủ tục pháp lý

chuyển nhượng QSDĐ và công nhận việc chuyển nhượng QSDĐ ngày 29/5/2006 là không có căn cứ chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông Tú… TAND tỉnh Bình Dương buộc ông Sơ hoàn trả số tiền 186 triệu đồng cho ông Tú và bồi thường thiệt hại cho ông Tú là 726.300.000 đồng…

Về phần ông Thắng, TAND tỉnh Bình Dương công nhận việc ông Thắng và ông Sơ có hùn tiền mua phần đất nêu trên. Trong bản án sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Dương cũng dẫn ra các căn cứ để chứng minh cho việc hùn mua đất đó. Đồng thời, TAND tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, “việc ông Sơ sang nhượng đất cho ông Tú mà không có sự đồng ý của ông Thắng là hành vi trái pháp luật, có lỗi”. Ông Thắng yêu cầu ông Sơ trả lại 9.123m2 đất (tương đương một nửa diện tích đất nói trên) là phần đất thuộc quyền sở hữu của ông đã bị ông Sơ tự ý sang nhượng cho ông Tú. Thế nhưng, bản án số 14/2013/DS-ST của TAND tỉnh Bình Dương lại cho rằng, phần đất này đã được thi hành án cho nghĩa vụ trả nợ của ông Sơ theo bản án số 47/2009/DS-ST ngày 3/7/2009 của TAND quận Thủ Đức nên không có cơ sở giao trả lại diện tích đất 9.123m2 cho ông Thắng. Từ đó, bản án sơ thẩm nêu trên của Tòa án tỉnh Bình Dương yêu cầu “ông Sơ trả lại cho ông Thắng giá trị 9.123m2 đất bằng 456.150.000 đồng (9.123m2 x 50.000 đồng/m2) là phù hợp pháp luật”.

Ngày 9/1/2014, ông Nguyễn Văn Thắng kháng cáo bản án số 14/2013/DS-ST của TAND tỉnh Bình Dương vì cho rằng bản án không khách quan, thiếu công bằng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông. “Tôi có đủ căn cứ để chứng minh 9.123m2 là của tôi, ông Sơ đã tự ý sang nhượng cả phần đất của tôi thì phải trả lại đất cho tôi chứ sao Tòa án lại yêu cầu ông Sơ trả lại cho tôi bằng tiền. Tôi không đồng ý trả bằng tiền mà

phải trả lại đất cho tôi”, ông Thắng nói.

Ngày 15/1/2014, ông Đặng Xuân Hòa - Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Dương ký Quyết định kháng nghị số 49/QĐKNPT-DS, kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm số 14/2013/DS-ST ngày 31/12/2013 của TAND tỉnh Bình Dương, yêu cầu giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Đồng thời, Viện này đề nghị Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng hủy bản án sơ thẩm và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.

Ngày 14/8/2015, Phó Chánh Văn phòng TAND tối cao Phạm Công Tuyến gửi công văn số 07/TANDTC-VP cho TAND cấp cao tại TP.HCM thông báo cơ quan này đã nhận được đơn, thư của một số công dân (trong đó có ông Nguyễn Văn Thắng-PV) nên chuyển cho TAND cấp cao tại TP.HCM xem xét và giải quyết theo thẩm quyền. Tuy nhiên, cho đến nay, vụ việc này vẫn chưa được giải quyết. “Hiện nay, đất của tôi ở trên đó đang bị múc bán trái phép. Nếu không được cơ quan chức năng sớm giải quyết thì sẽ vô tình gây thiệt hại thêm cho tôi”, ông Thắng cho biết.

Quyết định kháng nghị số

49/QĐKNPT-DS

Bình Dương: Tự ý bán đất của người khác, Tòa án buộc trả bằng tiền

Nguyễn Thịnh

Bản án dân sự sơ thẩm số 14/2013/DS-ST ngày 31/12/2013 của TAND

tỉnh Bình Dương.

21Số 118 - Tháng 5/2016 CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Lò giết mổ Đại Tâm hoạt động vượt quá công suất đăng ký và gây ô nhiễm môi trường, đe dọa vấn đề an toàn thực phẩm nên UBND tỉnh Sóc Trăng ra quyết định di dời. Thế nhưng, chính quyền huyện lại xin gia hạn cho lò mổ tiếp tục hoạt động.

*Phớt lờ quyết định của tỉnh?Lò giết mổ Đại Tâm được xây

dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2006, vị trí lò giết mổ này đặt ngay trung tâm của huyện Mỹ Xuyên, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Công suất thiết kế của lò mổ Đại Tâm từ 100 - 120 con heo/ngày, tuy nhiên cơ sở này tổ chức giết mổ đến 220 con heo mỗi ngày. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhận thấy tình hình ô nhiễm nghiêm trọng, ngày 12/8/2014, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định 841/QĐHC-CTUB (gọi tắt là Quyết định 841). Nội dung của Quyết định là phê duyệt đề án Quy hoạch xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc tập trung giai đoạn 2013-2020. Đến cuối 2015 chấm dứt hoạt động 48 điểm giết mổ nhỏ lẻ, 3 cơ sở giết mổ tập trung nằm trong khu dân cư, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y. Di dời và hạ công suất nhiều lò mổ khác. Việc ban hành quyết định này của UBND tỉnh Sóc Trăng nhằm đảm bảo thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng và tránh ô nhiễm môi trường. Trong đề án quy hoạch các lò mổ của UBND tỉnh Sóc Trăng có nội dung di dời lò mổ Đại Tâm của huyện Mỹ Xuyên ra khỏi khu vực đông dân cư và xây dựng mới chỗ khác theo quy hoạch với quy mô 3.000m2, công suất giết mổ 50 con heo/ngày. Thay vì chấp hành quyết định của tỉnh, thì cơ sở giết mổ Đại Tâm cố tình phớt lờ, vẫn tổ chức giết mổ sai quy định. Hành động này của cơ sở giết mổ Đại Tâm khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư càng thêm nghiêm trọng, đe dọa an toàn vệ sinh thực phẩm và làm giảm sút lòng tin của nhà đầu tư khi tham gia xây dựng các lò mổ tập trung theo kêu gọi đầu tư của tỉnh.

Trước tình hình trên, đầu năm 2016, ông Nguyễn An Thanh,

Trưởng Trạm Thú y huyện Mỹ Xuyên đã ký văn bản số 13/CV-TY về việc chấp hành quyết định 841. Theo văn bản này, công suất giết mổ tại lò mổ Đại Tâm (200-220 con) đã vượt xa dự án mở rộng cơ sở này (100-

120 con/ngày đêm), làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường xung quanh. Từ đó, Trạm Thú y Mỹ Xuyên đề nghị UBND huyện này chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND xã Đại Tâm phối hợp thực hiện đúng tinh thần Quyết đinh 841. Tuy nhiên, đến thời điểm này chủ lò mổ Đại Tâm vẫn cố tình không thực hiện cam kết di dời trong năm 2015 và phớt lờ quyết định của UBND tỉnh.

*“Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”?Trong thời gian UBND tỉnh ra

Quyết định 841, phía cơ sở giết mổ Đại Tâm đã cam kết di dời vào năm 2015. Thế nhưng, sau đó, không hiểu vì lý do gì, thay vì đôn đốc cơ sở nói trên thực hiện cam kết, ông Đào Đắc Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên đã ra công văn số 83/UBND gửi Sở Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, ông Hùng cho rằng số heo giết mổ hiện tại đã lên đến 220 con/ngày nhưng quy hoạch lại chỉ còn 50 con/ngày là chưa hợp lý... Ông Hùng cũng kiến

nghị Sở NN&PTNT cho ý kiến để UBND tỉnh Sóc Trăng điều chỉnh lại quy hoạch theo hướng có lợi cho lò mổ Đại Tâm. Theo đó, ông Hùng yêu cầu phía tỉnh đảm bảo giữ nguyên công suất giết mổ thực tế 220 con heo/ngày của cơ sở này. Bên cạnh đó, ông Đào Đắc Hùng cũng kiến nghị gia hạn việc di dời lò mổ này đến hết năm 2016 và UBND tỉnh phải có chính sách hỗ trợ di dời lò mổ khỏi khu dân cư. (!!!)

Việc làm của ông Hùng vấp phải ý kiến phản đối của đông đảo cơ sở giết mổ trên địa bàn. Theo họ, việc làm này của chính quyền huyện đã góp phần tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh về lĩnh vực này ở đây. Bởi vì, từ khi có quyết định này, nhiều cơ quan

chức năng, cán bộ từ cấp phòng, UBND TP Sóc Trăng và Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã kêu gọi doanh nghiệp đầu tư lò giết mổ tập trung, công suất lớn. Nhiều doanh nghiệp đã về đây đầu tư làm ăn, trong đó có Doanh nghiệp tư nhân Vựa heo Tý. Doanh nghiệp này đã quyết định đầu tư lò giết mổ quy mô, hiện đại bậc nhất khu vực miền Tây với số vốn đầu tư trên 30 tỷ đồng. Doanh nghiệp này dự kiến đầu tư cho lò giết mổ của mình hiện đại hơn với vốn đầu tư sẽ lên đến 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của doanh nghiệp này vấp phải sự cạnh tranh không lành mạnh từ cơ sở giết mổ Đại Tâm.

Bà Tiết Thị Tố Như, Chủ doanh nghiệp tư nhân Vựa heo Tý, cho biết: “Do vốn đầu tư của họ ít, chào mời giá thấp hơn so với các cơ sở khác. Đầu tư lớn như vậy nhưng hiện tại cơ sở giết mổ rất ít, không cạnh tranh được giá vì mỗi khi chúng tôi hạ giá thì họ lại hạ giá thấp hơn, trong khi lò mổ của họ giết mổ vượt công suất, gây ô nhiễm môi trường, thuộc diện di dời,... nhưng không nghiêm chỉnh chấp hành”. Theo bà Như, bà đã gửi đơn kiến nghị lần 5 đến Bí thư Tỉnh Sóc Trăng và các cơ quan chức năng về việc yêu cầu huyện Mỹ Xuyên, ngành thú y Sóc Trăng với cơ sở giết mổ gia súc Đại Tâm thực hiện nghiêm Quyết định 841 của UBND tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, đến nay chưa có sự phản hồi từ chính quyền tỉnh. Và việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường, sự cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này có nguy cơ bị đóng cửa.

Nhiều người dân ở đây cho biết, một chủ trương, quyết định lớn như vậy khi đưa vào cuộc sống đã bị một số người, ngành vô tình hay hữu ý “lờ” đi thì thử hỏi việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân, sự kêu gọi đầu tư, cạnh tranh lành mạnh có còn ý nghĩa gì? Chính quyền tỉnh Sóc Trăng quy hoạch lại các lò mổ trên địa bàn, kêu gọi do-anh nghiệp đầu tư xây dựng lò mổ gia súc tập trung để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khắc phục tình trạng ô nhiễm, dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhưng cấp dưới lại đi ngược với Quyết định của tỉnh là một điều khó hiểu!

SÓC TRĂNG: KỲ LẠ XUNG QUANH VIỆC XỬ LÝ LÒ GIẾT MỔ Ô NHIỄMKỳ 1: Tỉnh buộc di dời, huyện xin gia hạn

Quốc An- Hàm Yên

Văn bản của Sở NNPTNT gửi cho UBND tỉnh Sóc Trăng

22 Số 118 - Tháng 5/2016CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Tôi đã ly hôn với vợ được 7 tháng. Con chung 4 tuổi do tôi trực tiếp nuôi dưỡng, vì cô ấy nghề nghiệp không ổn định, lại hay đánh đập con. Hiện tôi đi làm xa, tuần về 1 lần, còn con tôi do ông bà nội trực tiếp nuôi dưỡng. Tôi đang quen với một cô gái, và dự định sẽ lấy cô ấy, rồi chuyển vào TP.HCM sinh sống, còn con tôi vẫn gửi cho ông bà nội ở quê nuôi. Nhưng mẹ của bé tuyên bố sẽ giành lại con nếu tôi tái hôn và đi sinh sống ở xa, vì như thế tôi sẽ không chăm sóc được con chu đáo. Trong khi đó, từ khi cô ấy sinh con ra tới giờ, cháu vẫn do ông bà nội nuôi dưỡng… Liệu mẹ của bé có giành được quyền nuôi con không? Tôi có nên đón con vào TP.HCM sinh sống để tránh bị mất quyền nuôi con hay không? Tôi thấy từ trước tới nay cháu ở với ông bà nội vẫn rất ổn.

Nguyễn An (Tuyên Hóa, Quảng Bình)

Luật sư tư vấn: Khi ly hôn, việc giao con cho người nào nuôi dưỡng, tòa căn cứ vào khả năng của các bên. Bạn đã giành được quyền nuôi con vì có nhiều lợi thế hơn vợ bạn trong việc chăm sóc, giáo dục con. Tuy nhiên, vợ bạn cũng có thể yêu

cầu thay đổi người trực tiếp nuôi nếu bạn không đáp ứng được khả năng nuôi dạy con.

Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc “Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn”: 1.Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con; 2.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a)Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b)Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

1.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

2.Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ Luật dân sự.”

Theo quy định trên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn trong hai trường hợp: do thỏa thuận của các bên và trường hợp người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu bạn chuyển vào TP.HCM sinh sống, còn con bạn ở ngoài này với ông bà nội tức là bạn đã không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, theo quy định tại điểm b khoản 2 của điều này. Vì thế, vợ bạn có quyền làm đơn ra tòa để xin thay đổi người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp, tòa án xét thấy cả bạn và vợ bạn đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. Lúc đó, bố mẹ bạn có thể đứng ra nhận nuôi em bé. Tuy nhiên, mọi phán quyết của tòa đều căn cứ và tình hình và chứng lý cụ thể. Dù sao, bạn cũng nên cân nhắc kỹ quyết định của mình, tránh những thiệt thòi cho bé về sau.

Đã ly hôn 7 tháng - Có được quyền nuôi dưỡng con Bà Trương Thị Thanh Mai

(GĐ công ty Đông Luật và Cộng Sự - Ban tư vấn PL Báo Thời báo Mê Kông)

Luật sư của bạn :

Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung và mặt hàng thuốc lá nói riêng vẫn diễn biến phức tạp. Các vụ buôn lậu thuốc lá quy mô lớn liên tiếp được phát hiện, nhưng tội phạm lĩnh vực này vẫn không giảm. Dọc tuyến biên giới ở các tỉnh ĐBSCL với Cam-puchia và các thành phố lớn, tình trạng mua bán thuốc lá ngoại nhập lậu vẫn diễn ra công khai, tràn lan…

Liên tiếp từ cuối năm 2015 đến nay, tình trạng buôn lậu thuốc lá ngoại nhập lậu vào Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp. Tại các tỉnh giáp biên giới Lào, Campuchia, cơ quan chức năng đã bắt giữ hàng vạn bao thuốc lá lậu. Rõ ràng, tình trạng bán trái phép thuốc lá ngoại nhập lậu vẫn tiếp tục gia tăng? Theo một số chuyên gia thì tình trạng này có nguyên nhân quan trọng từ hiệu quả quản lý tại nhiều địa phương, nhất là những địa bàn tiêu thụ lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ...Đây là miền đất màu mỡ để “dung túng” cho thuốc lá lậu lộng hành.

Theo thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Long An, thì hoạt động vận chuyển hàng lậu qua biên giới chủ yếu theo 2 hướng tuyến chính: Tuyến biên giới huyện Đức Huệ qua huyện Đức Hòa chuyển về TP.HCM tiêu thụ. Đây là tuyến chính vận chuyển hàng lậu, vì từ khu vực biên giới của huyện Đức Huệ về đến TP.HCM có khoảng cách ngắn hơn so với các địa bàn khác trong tỉnh. Thứ 2 là tuyến biên giới thị xã Kiến Tường và các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng (vùng Đồng Tháp Mười) chuyển về một số tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre và TP.HCM tiêu thụ.

Mặc dù tình trạng buôn lậu thuốc lá vẫn diễn ra hết sức phức tạp, thì các nhà sản xuất trong nước

vẫn phải thực thi nghiêm ngặt Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới như in hình cảnh báo trên vỏ bao thuốc, trích nộp Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá…Có lẽ thuốc lá lậu tuồn vào Việt Nam không hề bị tác động bởi những quy định này. Khoảng trống pháp lý đó luôn được giới buôn lậu lợi dụng triệt để, nhằm thu lợi cao và cạnh tranh không công bằng với các nhà sản xuất chân chính. Số lượng thuốc lá nhập lậu vẫn không ngừng gia tăng, năm 2013 là 21,9 tỷ điếu, chiếm 20,7% thị phần; năm 2014 chiếm 25% thị phần và tới thời điểm năm 2015 lên tới hơn 1 tỷ bao các loại. Hoạt động buôn lậu thuốc lá được hình thành từ các đường dây có tổ chức với thủ đoạn ngày càng tinh vi phức tạp.

Ông Phạm Việt Bắc, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.Cần Thơ, cho biết: "Luật chống buôn lậu thuốc lá đã quy định siết chặt việc đăng ký bán sản phẩm thuốc lá nhằm quy hoạch kinh doanh thuốc lá, phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp cũng như nhu cầu sử dụng thuốc lá. Thời gian tới, Sở tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quy định này, giúp người dân nắm và nghiêm chỉnh chấp hành". Như vậy, nhằm ngăn ngừa và quản lý hiệu quả việc vận chuyển, mua bán, tàng trữ thuốc lá nhập lậu, các Chi cục Quản lý thị trường của các tỉnh, thành sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở, cá nhân kinh doanh ký cam kết không buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, nhất là về mặt hàng thuốc lá. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vận chuyển, tàng trữ thuốc lá nhập lậu trên địa bàn.

Trao đổi với p/v Báo Thời báo Mê Kông, ông Trần Sơn Châu - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, cho biết: Thuốc lá nhập lậu gây thiệt hại lớn đến sản xuất trong nước, tác hại khôn lường đến sức khỏe người tiêu dùng. Trên 20% thị phần, thuốc lá lậu đã làm thiệt hại 18.000 tấn nguyên liệu/năm, tương đương diện tích trồng 10.000 hecta, làm ảnh hưởng tới 5 triệu công lao động vùng nguyên liệu, 600 nghìn người lao động trong ngành sản xuất thuốc lá, gây thất thu ngân sách trên 10.000 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, thuốc lá nhập lậu cũng không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, không có cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, không tuân thủ các quy định về lộ trình giảm độc chất nên đã gây tác hại lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Phải mạnh tay ngăn chặn thuốc lá lậu Hoàng Thiên

Đại gia âm thầm sang nhượng ngôi nhà cổ tại trung tâm TP.Trà Vinh cho một đại gia khác. Việc này khiến người chủ quán cà phê thuê mặt bằng tại đây chưng hửng khi bị chủ mới xua đuổi, hăm dọa.

Theo hợp đồng được ký kết, bà Phan Thụy Hoàng Yến thuê lại mặt tiền ngôi biệt thự cổ số 75 Lê Lợi (Trà Vinh) của ông Lê Thanh Dũng từ ngày 21/9/2014 đến 21/9/2018 để làm quán cà phê “Chưa đặt tên”. Giá thuê là 5 triệu đồng/tháng, có đặt cọc trước 3 tháng.

Tuy nhiên, đầu tư cả trăm triệu đồng vào quán và bán chưa được 2 năm thì xuất hiện chủ mới yêu cầu quán “Chưa đặt tên” phải dọn ngay, không điều kiện. Lúc này, tìm hiểu ra, chị Yến mới tá hỏa vì ông Dũng đã bán nhà mà không báo cho chị biết và cũng không hề đả động gì đến hợp đồng thuê nhà. “Chủ mới là một người giàu có nổi tiếng ở Trà Vinh. Họ cậy quen biết công an và chính quyền địa phương nên rất hung hăng, càn quấy. Họ dắt công an tới chứng kiến và yêu cầu tôi phải dỡ quán trong vòng 3 ngày”, chị Yến cho biết.

Ngày 30/3/2016, chị Yến đã nộp đơn khởi kiện ông Lê Thanh Dũng ra tòa án dân sự TP.Trà Vinh và được tòa thụ lý. Tuy nhiên, trong lúc vụ án chưa được đưa ra xét xử, thì người chủ mới đã cho lực lượng đến phá quán, khóa cửa, đổ vật liệu xây dựng, bịt đường làm ăn của chị Yến.

Theo chị Yến, trong tình cảnh này chị cũng không thể kinh doanh buôn bán gì được. Tuy nhiên, phía ông Dũng cần phải bồi thường vì đã phá vỡ hợp đồng. Chị không cam chịu bị gạt “ra rìa” một cách vô cớ và tàn nhẫn như vậy. Hiện chị Yến vẫn duy trì hoạt động bán quán và chờ phiên tòa của Tòa án nhân dân TP.Trà Vinh.

Trà Vinh: Cô chủ quán bị bỏ rơi bên ngôi biệt thự cổ

Trắc Long

23Số 118 - Tháng 5/2016 CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Bị chồng đối xử tệ bạc, chị Phượng không chịu được nên hai vợ chồng ly dị. Dù đã mỗi người một nơi, chị Phượng lập gia đình với người đàn ông khác, nhưng Nghĩa vẫn thường xuyên kiếm cớ gây sự. Đỉnh điểm là tối 7/5 vừa qua, Nghĩa đột nhiên đến nhà thăm con, khi ra về đã đâm anh Xuân, chồng chị Phượng, một nhát chí tử khiến anh tử vong ngay tại chỗ.

*Nỗi lòng người vợ chứng kiến cảnh chồng bị chồng cũ sát hạiNhững ngày vừa qua, trong ngôi nhà nhỏ của

chị Nguyễn Thị Bích Phượng (SN 1996, ngụ khóm Nguyễn Du, P. Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) tràn ngập không khí tang thương. Dù vụ án mạng kinh hoàng xảy ra trước mặt nhưng cho đến bây giờ chị Phượng vẫn không thể nào tin nổi, người chồng chị hết mực thương yêu, cha của đứa bé vẫn đang trong bụng chị, anh Nguyễn Hoàng Xuân (SN 1995) đã bị sát hại bởi chính gã chồng cũ tên Nguyễn Hữu Nghĩa (SN 1995, ngụ khóm Thới An A, P. Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên).

Ngồi tiếp chuyện p/v Báo Thời báo Mê Kông với đôi mắt thất thần, lời nói của chị Phượng luôn bị ngắt quãng bởi những tiếng nấc. Bà Trương Thị Thu Nguyệt (SN 1969, mẹ chị Phượng) giải thích: “Từ ngày xảy ra chuyện, con gái tôi lúc nào cũng như mất hồn. Vừa mới cách đây mấy ngày, vợ chồng nó còn dẫn nhau đi du lịch vào dịp lễ, cùng nhau háo hức chờ đón sự ra đời của cậu con trai. Ngày nào con gái tôi cũng được thằng Xuân chiều chuộng, thương yêu, nó đã quen rồi, giờ chồng nó bất ngờ ra đi, nó không đau lòng sao được. Tôi là mẹ, lòng cũng đau như cắt. Càng đau hơn khi người ra tay sát hại thằng Xuân chính là thằng Nghĩa, chồng cũ của Phượng”.

Nhớ lại buổi tối định mệnh, chị Phượng kể: “Tối hôm ấy, Nghĩa bất ngờ đến thăm con gái, nhưng lại tỏ ra tức tối chuyện gì đó. Tôi miễn cưỡng gọi con ra chơi với cha nó. Vừa nhìn mặt con, Nghĩa hỏi: “Thằng Xuân đâu?”, tôi trả lời chồng tôi có việc ra ngoài. Hắn định ra về, thì đúng lúc ấy chồng tôi về đến cửa nhà. Hắn bất ngờ lấy con dao giấu trong người đâm nhiều nhát vào người chồng tôi”. Nói trong nước mắt, chị Phượng cho biết sự việc xảy ra quá nhanh nên chị không kịp chạy đến can ngăn, anh Xuân cũng không kịp kháng cự. Sau khi ra tay, Nghĩa vội bỏ trốn. Anh Xuân nằm gục trên vũng máu. Chị Phượng vội chạy ra ngoài tri hô mọi người đến giúp đỡ, nhưng khi bà con chòm xóm tới thì anh Xuân đã tắt thở.

Chồng mất đã là một nỗi đau lớn. Chồng mất vì bị chồng cũ ra tay sát hại thì có lẽ không còn gì đau đớn hơn đối với người vợ trẻ. Chị Phượng kể, từ ngày chị và Nghĩa chia tay, hắn thường xuyên tìm đến gây chuyện. Ngay cả khi chị kết hôn với anh Xuân, hắn càng làm càn, gây sự với cả anh Xuân, nhiều lần cho bạn bè giang hồ đến để đánh anh. Nhưng chị Phượng chưa bao giờ tưởng tượng được Nghĩa lại gây chuyện tày trời này. Chị nói: “Trước đây, tôi bị Nghĩa đối xử tệ bạc, hắn thường giao du với nhóm bạn giang hồ nên càng ngày càng tỏ ra côn đồ. Đối với chồng tôi, hắn cũng nhiều lần cùng nhóm bạn kéo đến, nhưng mục đích chính chỉ để dọa nạt, không ngờ lại có ngày hắn ra tay sát hại một cách dã man như vậy”.

Bà Nguyệt, mẹ chị Phượng cũng không nén được nỗi đau: “Con gái tôi vừa tìm được bến đỗ hạnh phúc, chưa được bao lâu thì bị chính người

chồng cũ phá hoại. Trước đây, khi con gái tôi kết hôn với Nghĩa, vợ chồng tôi cũng không ưa vì tính nó ở đây ai cũng biết, lười lao động, lại thích gây hấn với người khác. Nhưng các con đã quyết tôi không can được. Đến ngày chúng nó chia tay, tôi mừng thầm trong bụng. Và rất hạnh phúc khi con gái tôi tìm được Xuân, thằng Xuân nó hiền lành, thật thà. Hai đứa nó vừa kết hôn đã có tin vui. Không ngờ đứa con chưa kịp ra đời thì chuyện này lại xảy ra. Người dân nơi đây, ai cũng phẫn nộ về Nghĩa, nhất là khi nó ra tay sát hại chồng của vợ cũ, ngay trước mặt con gái của nó”.

*Tan vỡ giấc mơ hạnh phúcChị Phượng cho biết, năm 2008, chị và Nghĩa

được gia đình làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn. Khi ấy, gia đình chị ngăn cản, khuyên chị nên suy nghĩ lại vì tính Nghĩa côn đồ, ham chơi, chắc chắn không thể là chỗ dựa vững chắc cho chị, chắc chắn không mang lại hạnh phúc cho chị. Nhưng cũng chính lúc ấy, chị Phượng đã mang trong người đứa con của Nghĩa. Vì thế, hai gia đình miễn cưỡng làm đám cưới. Quả nhiên, khi về làm dâu trong gia đình Nghĩa, chị Phượng đã phải chịu nhiều khổ cực. Do đang mang thai, không làm được việc nặng nhọc, không kiếm được ra tiền, chị Phượng mong chồng làm ăn để nuôi vợ, nuôi con. Nhưng Nghĩa nhất quyết không chịu đi làm, trở thành chồng, thành bố, hắn vẫn lấy tiền của cha mẹ để đi chơi. Vì thế, trong thời gian mang thai, chị Phượng không được bồi bổ gì, thậm chí còn nhiều ngày phải ăn mì tôm cho qua bữa. Còn về Nghĩa, hắn không bỏ được thói quen thích tụ tập với nhóm bạn xấu, không chịu tu chí làm ăn. Khi chị khuyên nhủ, hắn không những không nghe, còn đánh đập chị thậm tệ. Không chịu được cuộc sống với người chồng vũ phu, chị Phượng chia tay Nghĩa bỏ về nhà cha mẹ đẻ.

Ba năm sau khi kết thúc cuộc sống vợ chồng với Nghĩa, chị Phượng gặp anh Xuân. Mặc dù chị đã có con riêng, một đời chồng, nhưng anh Xuân vẫn hết mực yêu thương chị. Hai người quyết định xin phép hai gia đình về chung sống, nhưng cũng chưa đăng ký kết hôn. Theo nhận xét của bà Nguyệt, mẹ chị Phượng, tính tình anh Xuân hiền lành, chất phác, chăm chỉ, bà con chòm xóm gặp khó khăn, anh nhiệt tình giúp đỡ, được mọi người yêu mến, so với Nghĩa thì hoàn toàn trái ngược.

Gia đình chị Phượng hết sức hài lòng về cậu con rể này, mặc dù nhà anh Xuân nghèo, anh làm nghề rao nước đá thuê, nhưng có đồng nào đều đưa chị Phượng lo toan cuộc sống hàng ngày. Không chỉ lo cho chị Phượng cùng đứa bé trong bụng, anh Xuân còn coi cô con gái riêng của chị Phượng và Nghĩa như con ruột của mình.

Chị Phượng nức nở nói: “Ngày gặp anh Xuân, tôi đã có một đứa con riêng, lại mắc bệnh bị khối u ở chân, không làm lụng được gì nhiều, nhưng anh vẫn chấp nhận và yêu thương tôi hết mực, chăm sóc con gái riêng của tôi như con của mình. Ngày nào ở bên anh, tôi cũng đều hạnh phúc, trái ngược hẳn với cuộc sống khi là vợ của Nghĩa. Hai vợ chồng tôi định khi sinh con xong sẽ đi đăng ký kết hôn để chính thức là vợ chồng của nhau. Nhưng chưa kịp thực hiện, thì Nghĩa đã đến và chia cắt chúng tôi, phá tan cuộc sống hạnh phúc của chúng tôi”.

Trước khi xảy ra chuyện, Nghĩa thường xuyên tìm đến gây sự với vợ chồng chị Phượng. Khi thì đến nhà trong trạng thái say xỉn, xúc phạm chị Phượng “lăng loàn” nên mới bỏ hắn để đi theo người đàn ông khác. Có khi, hắn chặn đường đi làm về của anh Xuân để dọa nạt, nói anh đã cướp vợ của hắn. Trong mọi trường hợp, anh Xuân đều nhún nhường, không bao giờ đánh lại. Theo chị Phượng, anh Xuân hiền lành, hơn nữa nghĩ cho vợ con, nên không đánh trả Nghĩa bao giờ. Vì thế mà càng ngày Nghĩa càng lấn tới, càng ngày càng gây sự quá đáng hơn. Mỗi lần như vậy, anh Xuân lại an ủi chị Phượng, khuyên chị nghỉ ngơi, không suy nghĩ nhiều tránh ảnh hưởng đến các con. Nếu Nghĩa gây sự thêm, anh sẽ đi báo cho chính quyền. Nhưng sau nhiều lần nhún nhường, có lẽ chính anh cũng không ngờ có ngày gã chồng cũ sát nhân của vợ lại ra tay sát hại mình một cách dã man. Nghĩa không tránh được vòng lao lý, nhưng bằng cách nào cũng không đánh đổi được mạng sống của anh Xuân.

Tiếp lời con gái, bà Nguyệt nói: “Thật ra khi hai đứa mới gặp nhau, Xuân cũng thường đi nhậu nhẹt với bạn bè. Vậy mà từ ngày được là “chồng”, dù chưa hợp pháp, nó bỏ hết các thói quen xấu, lúc nào cũng chỉ quan tâm đến vợ và con. Đi làm về là quấn quýt bên vợ, được ngày nghỉ nào là hai vợ chồng nó dắt nhau đi chơi. Tôi là mẹ Phượng, nhìn con gái như vậy hạnh phúc hơn cả nó. Ngày nào tôi cũng thầm mong cuộc sống của con gái luôn yên bình như vậy. Giờ gia đình xảy ra chuyện, nó đau, tôi còn đau hơn gấp nhiều lần”. Cũng theo bà Nguyệt, con gái của chị Phượng và Nghĩa cũng bị ảnh hưởng khi tận mắt chứng kiến cha giết chồng mới của mẹ. Từ khi xảy ra chuyện đến giờ, cô con gái nhỏ lúc nào cũng khóc lóc, sợ hãi chính người cha của mình.

An Giang:

Đến thăm con rồi giết chồng của vợ cũ Thảo Nguyên

Chị Phượng trò chuyện với PV

Nghĩa tại cơ quan điều tra

24 Số 118 - Tháng 5/2016CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Ngay từ khi mới du nhập vào Việt Nam, các hãng taxi Uber và Grab đã đưa ra những chính sách cạnh tranh không lành mạnh, như hỗ trợ kinh phí và ưu đãi nhiều quyền lợi tối đa cho tài xế, giảm giá cước chỉ bằng 1/2 giá cước của các hãng taxi truyền thống như Vinasun, Mai Linh… Nhưng không lâu sau đó, quyền lợi cũng như chính sách ưu đãi dành cho tài xế bị cắt giảm liên tục, và giá cước được tăng lên không ngừng. Hiện nay giá cước của các hãng Uber và Grab gần ngang bằng các hãng truyền thống nhưng dịch vụ thì “lợi bất cập hại”. Mặc dù Uber Việt Nam đang bị khóa mã số thuế, song Uber tại Hà Lan vẫn nhận được hàng tỷ đồng thu nhập mỗi ngày từ Việt Nam mà không phải đóng bất cứ đồng tiền thuế nào…

*Sơ hở quản lý tạo ra bất bình đẳng trong môi trường kinh doanhTrước thực trạng nền kinh tế “thắt lưng buộc

bụng” như Việt Nam hiện nay, các hãng taxi tại Việt Nam đang đứng trước áp lực rất lớn về các loại thuế và cước phí xăng dầu. Hàng ngàn lao động có nguy cơ thất nghiệp khi các hãng taxi truyền thống phải gồng mình trước việc đóng thuế phí, và chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng. Thủ tướng Chính phủ đã nói “Doanh nghiệp tư nhân” sẽ là đòn bẩy chủ lực để kinh tế Việt Nam phát triển. Để đi trên con đường ấy cần phải có sự cân bằng, các hãng taxi truyền thống và phi truyền thống đều phải chịu chế tài, quản lý của pháp luật như nhau.Trong khi taxi truyền thống phải gồng mình và có nguy cơ phá sản trước thời cuộc thì taxi Uber và Grab lại né hàng loạt thuế, phí và không chịu sự quản lý của nhà nước.

Theo thông tin từ Sở GTVT TP.HCM, hiện có khoảng 4.000 lái xe tham gia mạng lưới Uber, trung bình mỗi ngày chuyển lợi nhuận 1 tỷ đồng về Hà Lan. Song, Cục Thuế TP.HCM đến thời điểm này vẫn chưa thu được đồng thuế nào của Uber vì mọi hoạt động ký kết, thu tiền đều do công ty mẹ ở Hà Lan đứng ra đảm nhiệm. Công ty Uber ở Việt Nam chỉ giúp thúc đẩy thị trường

Ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM, chia sẻ: “Hiệp hội Taxi TP.HCM có nhiều doanh nghiệp (DN), mỗi đơn vị có tới hàng ngàn người lao động, hàng năm nộp thuế cả trăm tỷ đồng. Thế nhưng, oái ăm là các DN này lại đang bị đối xử bất công ngay trên “sân nhà” mà cốt lõi là ở vấn để quản lý của các cơ quan chức năng. Để một chiếc taxi đủ điều kiện chạy phục vụ khách hàng, chúng tôi phải đáp ứng tối thiểu 13 điều kiện, đơn cử như: phù hiệu, logo, bảng giá cước, nhật ký hành trình, hộp đen...và mới đây là máy in hóa đơn. Đó là chưa kể, taxi còn phải nằm dưới hàng loạt cơ quan quản lý, giám sát như Bộ Giao thông vận tải, UBND các cấp, cơ quan đăng kiểm, thuế, Hiệp hội Taxi...Đơn cử, một tài xế không giữ được bình tĩnh, có phản ứng thái quá với khách hàng và bị đưa lên các phương tiện truyền thông là ngay lập tức “kẻ có tóc” (tức các DN taxi) bị...nắm. Bên cạnh đó, chính sách quản lý thường xuyên thay đổi, đẩy các DN vào tình trạng bị động, chạy theo văn bản. “Nếu một DN taxi chỉ vài chục xe thì không thành vấn đề. Nhưng với các DN có trên 1.000 xe, mỗi lần có văn bản yêu cầu bổ sung, lắp đặt thiết bị mới là chi phí là vô cùng lớn. Chỉ riêng việc mỗi lần thay đổi giá cước, một công ty taxi đã phải chi

trả đến 800 triệu đồng để thực hiện các thủ tục do pháp luật quy định”.

Theo các DN taxi tại TP.HCM, quy định của Nhà nước là điều bắt buộc, trong bất kỳ tính huống nào DN cũng phải thực hiện. Song, điều oái ăm ở đây, cùng hoạt động trong lĩnh vực taxi, nhưng các DN thuộc Hiệp hội Taxi phải răm rắp tuân thủ pháp luật, trong khi các DN ngoại lại ung dung đứng ngoài luật. Nhờ đó, “lách” được những khoản chi phí khổng lồ, tạo nên sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Trong đó thuế là ưu thế số 1 mà họ đang tận hưởng - chưa phải nộp do chưa có cơ cấu thu. “Điều lạ lùng ở đây, là các DN Việt nộp thuế và tạo công ăn việc làm cho người dân và thượng tôn pháp luật, lại bị chèn ép bởi các DN ngoại trốn thuế và không thực hiện đúng quy định về vận tải hành khách như Nghị định 86 của Chính phủ” - một lãnh đạo DN taxi lớn tại TP.HCM nêu bức xúc.

Những DN ngoại đang được nhắc ở trên chính là Grab và Uber. Sau hơn 2 năm xuất hiện tại Việt Nam, đến nay chỉ có Grab bước đầu được cho phép thí điểm tại 5 thành phố lớn trong cả nước. Theo người đứng đầu Hiệp hội Taxi TP.HCM, trong các cuộc họp, đối thoại dưới sự chủ trì của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, ông thường đặt vấn đề với đại diện các DN này về thuế, song họ vẫn “ỡm ờ” né tránh. Để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình, các Hiệp hội Taxi, tiêu biểu có Hiệp hội Taxi TP.HCM, Hiệp hội Taxi Hà Nội, Hiệp hội Taxi Đà Nẵng đã gửi công văn kiến nghị đến Bộ GTVT xem xét. Bên cạnh đó, các hội thảo, cuộc họp tại nhiều cơ quan, việc nhức nhối này cũng được liên tục nêu ra. Thế nhưng, vấn đề vẫn chưa được giải quyết thấu đáo.

Tháng 10/2015, Grab Taxi đề nghị cho phép thí điểm tại 5 tỉnh thành, nhưng các phương tiện hoạt động cho Grab taxi vẫn liên tục vi phạm các quy định kinh doanh như thiếu giấy phép kinh doanh, không có hợp đồng vận chuyển khách, không có logo, tem mào…Từ đầu năm 2015 đến nay, Thanh tra Giao thông đã xử lý 187 trường hợp taxi Uber và 232 trường hợp Grab taxi vi phạm, thậm chí 12 trường hợp tài xế lái Uber từng vi phạm chuyển sang Grab Taxi lại tiếp tục

vi phạm. Riêng Uber, sau khi bị từ chối đề án thí điểm, đáng lẽ DN này phải tạm dừng kinh doanh (vì không đủ điều kiện kinh doanh) trong thời gian hoàn thành các yêu cầu của Bộ GTVT để được cấp phép song họ vẫn tiếp tục kinh doanh.

*Đến khi nào cơ quan chức năng sẽ thu được thuế từ Uber, Grab?Mặc dù Uber Việt Nam đang bị khóa mã

số thuế, song Uber tại Hà Lan vẫn nhận được hàng tỷ đồng thu nhập mỗi ngày mà không phải đóng bất cứ đồng tiền thuế nào theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam đã đăng ký với Chính phủ Hà Lan. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn có thể thu thuế của Uber Việt Nam thông qua đối tác của đơn vị này.

Ông Nguyễn Nam Bình, Trưởng phòng Kiểm tra thuế số 2 (Cục thuế TP HCM) cho biết: “DN Uber tại Việt Nam chỉ đăng ký market-ing, tiếp thị cho thương hiệu taxi Uber tại Hà Lan. Theo đó, Uber Việt Nam chỉ mới kê khai thuế thu nhập DN về chi phí quản lý mà bên Uber Hà Lan trả để làm công việc quản lý khách hàng, đào tạo, giải đáp thắc mắc của khách. Còn phần lớn thu nhập được chuyển về công ty mẹ tại Hà Lan mà cơ quan quản lý thuế Việt Nam không có cách nào thu được. Thực tế cơ quan thuế cũng đã khoá mã số thuế của Uber Việt Nam (ông Bình không cho biết lý do bị khóa). Như vậy có nghĩa DN sẽ không được phát sinh hoạt động kê khai, phát hành hoá đơn. Song, cũng theo đại diện Cục thuế TP.HCM, điều này lại không ảnh hưởng tới Uber tại Hà Lan, bởi đến nay DN này chưa đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải bằng taxi tại Việt Nam.

Theo ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, Uber hiện có hơn 4.000 xe hoạt động tại TP HCM và Uber Hà Lan đang được hưởng 20% khoản thu từ khách hàng qua việc cung cấp phần mềm cho các xe tham gia hoạt động taxi này. Khoản thu này mang lại cho Uber Hà Lan cả tỷ đồng mỗi ngày. Điều đáng nói là khoản tiền này được chuyển về cho Uber Hà Lan mà không phải nộp thuế tại Việt Nam. Điều này đã dấy lên dư luận Uber đang trốn thuế. Lý giải về việc tại sao Uber Hà Lan có thu nhập từ Việt Nam mà lại không phải nộp thuế tại Việt Nam, ông Nguyễn Quang Tiến, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Cải cách và Hiện đại hóa (Tổng cục Thuế) cho biết: “Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với nhiều nước, trong đó có Hà Lan. Điều này không chỉ khiến việc truy thu thuế gặp nhiều thách thức mà còn khiến ta khó giành quyền kiểm soát thuế, đánh thuế với các DN nước ngoài khi có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế như Uber”.

Taxi Uber, Grab: Thu hàng tỷ đồng mỗi ngày tại Việt Nam mà không phải đóng thuế?

Phước Lập

Tài xế taxi bị thanh tra giao thông lập biên bản vì dừng xe sai quy định