thỰc trẠng vÀ mỘt sỐ yẾu tỐ Ảnh hƯỞng ĐẾn tỶ lỆ …ƒm 2017/3_nguyen thi...

73
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM SỞ Y TẾ ---*--- THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG NĂM 2016 Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ VÂN, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum Cộng sự: NGUYỄN BÁ KHÁNH, Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông NGUYỄN NGỌC SƠN, Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông PHẠM THỊ TIỀN, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum PHẠM THỊ HÀ PHƯƠNG, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum KON TUM - 2016

Upload: hacong

Post on 29-Aug-2019

229 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

SỞ Y TẾ

---*---

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG NĂM 2016

Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ VÂN, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum

Cộng sự:

NGUYỄN BÁ KHÁNH, Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông

NGUYỄN NGỌC SƠN, Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông

PHẠM THỊ TIỀN, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum

PHẠM THỊ HÀ PHƯƠNG, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum

KON TUM - 2016

Page 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

i

MỤC LỤC Trang MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮC ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv TÓM TẮT ĐỀ TAI v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Các khái niệm, thông tin, số liệu về Tiêm chủng mở rộng 3 1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tiêm chủng mở rộng 22 1.3. Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu 25 1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu 26 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích 27 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 2.4. Cỡ mẫu 27 2.5. Phương pháp chọn mẫu 28 2.6. Biến số 30 2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 33 2.8. Quy trình thu thập số liệu 34 2.9. Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số liệu 36 2.10. Đạo đức nghiên cứu 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai

38

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm chủng 46 3.3. Kết quả tiêm chủng Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông thống kê được từ báo cáo của tuyến xã năm 2016

48

Chương 4. BÀN LUẬN 50 4.1. Kết quả điều tra tỷ lệ tiêm chủng đạt được 50 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng 56 4.3. Hạn chế nghiên cứu 58 KẾT LUẬN 59 KHUYEN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách chọn cụm điều tra tiêm chủng huyện Tu Mơ Rông năm 2016

64

Phụ lục 2: Phiếu điều tra tiêm chủng trẻ em 12 đến 23 tháng tuổi 65 Phụ lục 3: Phiếu điều tra lý do trẻ không được tiêm chủng vắc xin 66 Phụ lục 4: Phiếu điều tra tiêm vắc xin uốn ván cho bà mẹ 67 Phụ lục 5: Phiếu điều tra lý do PNCT không được tiêm vắc xin uốn ván 68

Page 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BCG (Vaccinum tuberculosis cryodesiccatum): Vắc xin phòng

bệnh lao

CS Cộng sự

CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CTTCMR Chương trình Tiêm chủng mở rộng

DPT (Diphtheria, Pertussis, Tetanus ) : Bạch hầu - Ho gà - Uốn

ván

NC Nghiên cứu

TC Tiêm chủng

TE Trẻ em

TS Tổng số

UNICEF Qũy Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

VAT (Vaccinum Tetani adsorbatum) Vắc xin ngừa uốn ván

VGB Viên gan B

WHO Tổ chức Y tế thế giới

Page 4: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

1.1 Lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam trong CTTCMR

3

1.2 Lịch tiêm chủng cho Phụ nữ có thai và nữ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) tại vùng nguy cơ uốn ván sơ sinh cao tiêm vắc xin uốn ván.

4

1.3 Tình hình tiêm chủng thường xuyên tại các tỉnh được chọn đánh giá tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc, năm 2003 10

1.4 Tình hình tiêm chủng thường xuyên trên địa bàn tỉnh Kon Tum được điều tra, đánh giá năm 2005 11

1.5 Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới một tuổi khu vực 12 1.6 Tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho PNCT và trẻ BVUVSS 12

1.7 Đường tiêm, liều lượng, vị trí tiêm của từng loại vắc xin trong TCMR

19

3.1 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin BCG 38

3.2 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh 38

3.3 Tỷ lệ trẻ uống vắc xin bại liệt 1 39

3.4 Tỷ lệ trẻ uống vắc xin bại liệt 2 40

3.5 Tỷ lệ trẻ uống vắc xin bại liệt 3 40

3.6 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib 1 41

3.7 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin DPT-VGB -Hib 2 42

3.8 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib 3 42

3.9 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin sởi 43

3.10 Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tính đến thời điểm điều tra 44

3.11 Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng theo lịch cho trẻ dưới 1 tuổi

44

3.12 Chất lượng mũi tiêm BCG và sẹo BCG 45

3.13 Tỷ lệ tiêm UV2+ cho bà mẹ và tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng uốn ván sơ sinh 46

3.14 Lý do trẻ không đi tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ

46

3.15 Lý do bà mẹ không đi tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ 47

3.16 Kết quả tiêm chủng Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông thống kê được từ báo cáo của tuyến xã năm 2016 48

Page 5: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

iv

DANH MỤC HÌNH

Hình Tên hình Trang 2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu 25

Page 6: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

v

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Huyện Tu Mơ Rông là huyện miền núi, đặc biệt khó khăn (theo Nghị quyết 30a của

Chính phủ), địa hình rừng núi, giao thông nông thôn còn rất khó khăn; ý thức về chăm sóc

và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế. Năm 2005 tại xã Măng Ri cũng đã xảy ra vụ dịch ho gà

với số mắc 18 trường hợp, tử vong 5 trường hợp. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài

“Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ

Rông năm 2016” nhằm mục tiêu (i) Mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ

em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016

(ii) Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em

dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016.

Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Tu Mơ Rông từ tháng 1 đến tháng 11 năm

2016; thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp định lượng. nghiên cứu

cho đối tượng từ 12- 23 tháng, bà mẹ có con từ 0- 11 tháng tuổi; sử dụng phần mềm

Sample size 2.0 để tính cở mẫu, N=240, điều tra 30 cụm, mỗi cụm điều tra 8 trẻ và 8 bà

mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích bằng phần mềm Stata.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 1 tuổi liệu đạt

tỷ lệ cao 95,4%; Tỷ lệ tiêm UV2+ cho bà mẹ đạt 91,6%. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm

chủng trẻ là gia đình bận không đưa trẻ đi tiêm chủng chiếm cao nhất: 36,4%. Còn với bà

mẹ bận việc gia đình chiếm 25%.

Khuyến nghị do phong tục tập quán bà mẹ hay đẻ tại nhà chúng tôi cần tuyên truyền các bà

mẹ có thai nên đến các sơ sở y tế có phòng sinh để sinh nhằm để trẻ ra được tiêm vắc xin

viêm gan B liều sơ sinh sớm trong vòng 24 giờ tại các cơ sở có phòng sinh và tuyên truyền

cho bà mẹ về lợi ích của tiêm chủng để bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

Page 7: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vắc xin là một thành tựu trong y học

ở thế kỷ XVIII, có ý nghĩa to lớn trong Y học dự phòng. Chương trình tiêm

chủng mở rộng (CTTCMR) đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết

của trẻ em dưới 5 tuổi về các bệnh truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm

chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển. Hiệu lực

bảo vệ cao (80-90%) của các vắc xin và kết quả là thanh toán bệnh đậu mùa

trên toàn thế giới (ca bệnh cuối cùng ở Sômali năm 1977), đó là lý do WHO

và các tổ chức trên thế giới đề ra và tích cực hưởng ứng, thực hiện CT

TCMR. Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa

các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em.Tiêm chủng đầy đủ và đúng

lịch không chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với trẻ mà còn mang lại những lợi

ích to lớn đối với xã hội và là một chương trình mang tính nhân văn sâu

sắc[8].

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở

Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế

Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình

có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới

1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh có 6 loại vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu,

ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt. Năm 1997, 04 vắc xin mới được triển khai miễn

phí trong chương trình TCMR của Việt Nam là vắc xin viêm gan B, vắc xin

viêm não Nhật Bản B, vắc xin thương hàn, vắc xin tả. Tháng 6/2010, vắc xin

Hib phòng các bệnh viêm phổi nặng và viêm màng não mủ do Hib được triển

khai trên toàn quốc, năm 2015 triển khai thêm vắc xin rubella trong tiêm

chủng thường xuyên[25].

Cùng với cả nước, Chương trình tiêm chủng mở rộng ở khu vực Tây

Nguyên thí điểm năm 1983 ở 1 số huyện thị xã, đến năm 1985 từng bước

được triển khai, trên qui mô toàn khu vực (ĐắkLắk, GiaLai, KonTum) vào

Page 8: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

2

năm 1989-1990. Nhiều năm liên tục, trẻ dưới 12 tháng tuổi được TCĐĐ đạt >

90% và > 80% phụ nữ có thai được tiêm vắc xin phòng uốn ván, góp phần

bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt trong những năm qua, loại trừ uốn ván sơ

sinh và khống chế sởi đã làm thay đổi mô hình các bệnh truyền nhiễm có vắc

xin ở khu vực.

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 12 tháng tỉnh Kon Tum hàng năm

đều đạt mục tiêu đề ra, tuy nhiên qua đợt điều tra đánh giá tỷ lệ tiêm chủng

toàn quốc năm 2003 tỉnh Kon Tum tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 12 tháng

66,2%, phụ nữ có thai 86,9% tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ em đạt rất thấp.

Bên cạnh những thành công ấy, một số khó khăn đã hạn chế sự hoạt

động của chương trình, đặc biệt huyện Tu Mơ Rông là huyện miền núi, đặc

biệt khó khăn (theo Nghị quyết 30a của Chính phủ) của tỉnh; địa hình rừng

núi, giao thông nông thôn còn rất khó khăn; dân cư ở rải rác trong các cụm

xóm, làng, khó tiếp cận; ý thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe còn hạn

chế.Năm 2005 tại xã Măng Ri cũng đã xảy ra vụ dịch ho gà với số mắc 18

trường hợp, tử vong 5 trường hợp. Đó cũng là lý do chúng tôi muốn tìm hiểu

thực trạng ảnh hưởng đến công tác tiêm chủng tại huyện Tu Mơ Rông. Do

nguồn lực, thời gian có hạn chúng tôi tập trung nghiên cứu cho đối tượng trẻ

em trong độ tuổi 12 - 23 tháng, các bà mẹ có con từ 0- 11 tháng tuổi.

Chúng tôi thực hiện đề tài Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến

tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016 với mục tiêu cụ

thể là:

1. Mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1

tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm

2016.

2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại

vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại

huyện Tu Mơ Rông năm 2016.

Page 9: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

3

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Các khái niệm, thông tin, số liệu về Tiêm chủng mở rộng

1.1.1. Các khái niệm sử dụng

Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo

cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật[1]

Thiết bị dây chuyền lạnh là hệ thống thiết bị bảo quản, theo dõi nhiệt

độ và vận chuyển vắc xin từ nhà sản xuất đến các điểm tiêm chủng.

Sự cố bất lợi sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao

gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không

nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm

chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng.

Tai biến nặng sau tiêm chủng là sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể đe

dọa đến tính mạng người được tiêm chủng hoặc để lại di chứng hoặc làm

người được tiêm chủng tử vong[6].

Lịch tiêm chủngtheoQuyết định số 845/QĐ-BYT ngày 17/3/2010 của

Bộ trưởng Bộ Y tế [2]

Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam

STT Tuổi của trẻ Vắc xin sử dụng

1 Sơ sinh - Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh - Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao

2 02 tháng - Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 (vắc xin 5 trong 1) - Uống vắc xin bại liệt lần 1

3 03 tháng - Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 mũi 2 - Uống vắc xin bại liệt lần 2

4 04 tháng - Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3 - Uống vắc xin bại liệt lần 3

5 09 tháng - Tiêm vắc xin sởi mũi 1

Page 10: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

4

Vắc xin là vật liệu chế từ các vi sinh vật hoặc các kháng nguyên đặc

hiệu của chúng để đưa vào cơ thể người gây miễn dịch chủ động cho cộng

đồng phòng bệnh truyền nhiễm do chính các vi sinh vật tương ứng gây ra.

Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ: Một trẻ dưới 1 tuổi được coi

là TCĐĐ nếu trẻ được tiêm 8 liều vắc xin gồm 1 mũi BCG, 3 mũi tiêm VGB-

DPT-Hib, 3 lần uống OPV và một mũi tiêm sởi và đúng khoảng cách giữa các

mũi tiêm.

Bảng 1.2. Lịch tiêm chủng cho Phụnữcóthaivànữtuổisinhđẻ(15-

35tuổi)tạivùngnguycơuốnvánsơ sinhcaotiêmvắcxinuốnván.

UV1

Tiêmsớmkhicó thailần đầu hoặcnữtrongtuổisinhđẻ tạivùngnguycơcao.

UV2 Ítnhất1 thángsau mũi1* UV3 Ítnhất6 thángsau mũi2 hoặckỳcó thailầnsau UV4 Ítnhất1 nămsau mũi3 hoặckỳcó thailần sau UV5 Ítnhất1 nămsau mũi4 hoặckỳcó thailần sau

*Tiêmtrướckhisinhítnhất1 tháng.

1.1.2. Chương trình tiêm chủng mở rộng trên thế giới

Từ năm 1974, Tổ chức Y tế Thế giới đã đề xướng và vận động các

nước thành viên thực hiện một chương trình có ích trong khuôn khổ các hoạt

động chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mục đích của chương trình này là mở rộng,

phát triển công tác tiêm chủng cho toàn thể trẻ em trên thế giới, đặc biệt là trẻ

em ở các nước đang phát triển. Ước tính hàng năm tại các nước này có

khoảng 100 triệu trẻ em sinh ra cần được tiêm chủng. Nhưng trong những

năm 70 của thế kỷ trước mới có khoảng 20% được tiêm chủng, vì vậy hàng

năm ở các nước này vẫn có khoảng 5 triệu trẻ em bị chết (trung bình mỗi phút

bị chết 10 trẻ) và 5 triệu trẻ em khác bị tàn tật, di chứng vì các bệnh truyền

nhiễm trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, lao[13]

Mục tiêu của chương trình TCMR do Tổ chức Y tế Thế giới vận động

là phấn đấu đến năm 1990 cho tất cả trẻ em trên thế giới đều được tiêm chủng

Page 11: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

5

phòng 6 bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và phổ biến nhất đối với trẻ em và có

vắc xin đặc hiệu để bảo vệ.

Mức độ nguy hại của các bệnh trên đây đối với tính mạng, sức khỏe, sự

phát triển của trẻ em là rõ ràng. Hiệu lực bảo vệ cao (80-95%) của các vắc xin

hiện nay đối với những bệnh này và kết quả của chương trình thanh toán bệnh

đậu mùa trên phạm vi toàn thế giới (từ sau ca bệnh đậu mùa cuối cùng xảy ra

ở Soomali ngày 26-10-1977), đó là những lý do khiến TCYTTG và các nước

thành viên, các tổ chức trên thế giới đề ra và tích cực hưởng ứng, thực hiện

TCMR, coi đây là một chương trình trọng điểm, một nhiệm vụ chủ chốt của

hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tiêm chủng phòng được bệnh tật, mỗi

năm có từ 2-3 triệu trẻ chết, thế nhưng ước tính 18,7 triệu trẻ dưới 1 tuổi trên

thế giới vẫn còn thiếu những mũi vắc xin cơ bản[21].

1.1.3.Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam

1.1.3.1. Lịch sử phát triển

Năm 1981 chương trình TCMR được triển khai thí điểm tại Việt Nam

với sự hỗ trợ của TCYTTG và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc. Đến năm 1985,

chương trình TCMR được đẩy mạnh và được triển khai ở 100% tỉnh, thành

trong cả nước với 6 loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là Lao,

Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt. Năm 1997 Chính phủ quyết định đưa

thêm 4 vắc xin mới vào TCMR là vắc xin viêm gan B, viêm não Nhật Bản B,

tả, thương hàn. Từ tháng 6/2010, chương trình TCMR triển khai tiêm miễn

phí vắc xin mới phòng bệnh viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib

phối hợp các vắc xin phòng bệnh bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B cho

trẻ em dưới 1 tuổi, đánh dấu vắc xin thứ 11 được đưa vào TCMR ở Việt Nam.

Giai đoạn thí điểm (1981 – 1984 ):Trong giai đoạn thí điểm Chương

trình chủ yếu sử dụng hình thức tiêm chủng chiến dịch (tiêm chủng hàng loạt)

trên một số địa bàn có nguy cơ cao. Hình thức tiêm chủng thường xuyên (tiêm

chủng hàng tháng) bắt đầu được áp dụng ở một số địa bàn có điều kiện

Page 12: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

6

thuậnlợi và từng bước được mở rộng. Hết giai đoạn thí điểm đã có 50% số

tỉnh triển khai dịch vụ TCMR. Tuy nhiên, tỷ lệ tuyến huyện và xã triển khai

còn rất thấp[22].

Giai đoạn mở rộng dịch vụ tiêm chủng trong cả nước (1985 - 1990):

Ngày 5/12/1985, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký chỉ thị số

373-CT về việc đẩy mạnh Chương trình TCMR cho trẻ em trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị trên, năm 1986 đã có 100% số tỉnh và 60% số huyện trong

cả nước triển khai lịch TCMR. Đến năm 1989, đã có 100% số huyện với trên

90% số xã triển khai Chương trình.

Kết thúc giai đoạn 1986 - 1990 đã có 40/40 (100%) tỉnh, 530/530

(100%) huyện triển khai dịch vụ TCMR. Tuy nhiên còn tới 3,6% số xã với

gần 400 xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa triển khai được công tác tiêm

chủng.

Trong giai đoạn này có sự kết hợp giữa 3 hình thức là tiêm chủng chiến

dịch với tiêm chủng định kỳ và tiêm chủng thường xuyên. Tỷ lệ địa bàn áp

dụng hình thức tiêm chủng thường xuyên tăng dần. Nhiều xã bắt đầu áp dụng

tiêm chủng thường xuyên hàng tháng vào một ngày nhất định, tạo ra lịch tiêm

cố định và thuận lợi cho người dân[23].

Giai đoạn xóa xã trắng về tiêm chủng mở rộng (1991 -1995): Mặc dù

số xã chưa triển khai TCMR trong năm 1990 chỉ chiếm khoảng 3,6% tổng số

xã trong cả nước song đây lại là những địa bàn rất khó khăn do thiếu điều

kiện giao thông, cơ sở y tế, lưới điện v.v. Mặt khác đây lại là vùng sinh sống

của nhiều đồng bào dân tộc ít người, của những người nghèo, thiếu cơ hội tiếp

cận dịch vụ y tế do vậy việc xoá các xã trắng về tiêm chủng là một mục tiêu

cấp bách song hết sức khó khăn.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, thực hiện Chương trình Kết hợp

quân dân y (Chương trình 12), đặc biệt là sự kết hợp của Quân y bộ đội Biên

phòng, ngành y tế từng bước xoá các xã trắng về TCMR và đạt mục tiêu này

Page 13: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

7

vào năm 1995. Việc xóa xã trắng về TCMR có thể được coi là một thành công

kỳ diệu của ngành y tế Việt Nam khi biết rằng nước ta có tới 4.734 xã biên

giới miền núi, hải đảo, chiếm 42,5% tổng số xã, phường trên toàn quốc[23].

Giai đoạn duy trì và nâng cao chất lượng Chương trình (1996 - 2010):

Trên cơ sở thành quả đã đạt được, từ năm 1996 Chương trình TCMR phấn

đấu duy trì diện bao phủ thường xuyên trên toàn quốc, đồng thời tập trung

hoạt động để nâng cao các mặt chất lượng tiêm chủng. Những mục tiêu chính

ở giai đoạn này là:

- Duy trì tỷ lệ TCĐĐ cho trẻ dưới 1 tuổi luôn đạt mức cao trên 90% ở

quy mô tuyến huyện.

- Nâng cao tỷ lệ hình thức tiêm chủng thường xuyên hàng tháng ở đơn

vị tuyến xã, kết hợp chặt chẽ với hình thức tiêm chủng chiến dịch, gồm cả

chiến dịch toàn quốc, chiến dịch theo khu vực hoặc chiến dịch nhỏ đáp ứng

cho từng địa bàn (huyện, xã, nhà trường, khu dân cư...) có nguy cơ cao hoặc

xảy ra dịch.

- Tăng cường chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ đối với những vùng triển khai

tiêm chủng gặp nhiều khó khăn như ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

- Tranh thủ hỗ trợ quốc tế, đưa vào Chương trình những vắc xin mới,

lịch tiêm mới, kỹ thuật tốt hơn; tăng cường chất lượng dây chuyền lạnh; giám

sát bệnh, giám sát an toàn tiêm chủng ở những địa bàn trọng điểm và trên toàn

quốc[23].

Giai đoạn duy trì và nâng cao chất lượng Chương trình (2011 đến

nay): Được sự cho phép của Chính phủ tại văn bản số 1208/QĐ-TTg ngày

04/09/2012 về việc đưa vắc xin Rubella vào Dự án Tiêm chủng mở rộng, với

sự hỗ trợ của Tổ chức Liên Minh toàn cầu về Vắc xin và tiêm chủng (GAVI)

chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 1

đến 14 tuổi trong TCMR đã được tổ chức trong năm 2014-2015.

Page 14: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

8

Từ tháng 6/2010, Chính phủ đã phê duyệt cho phép sử dụng vắc xin “5

trong 1” (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib) Quinvaxem trong

chương trình TCMR đã làm giảm số mũi tiêm so với giai đoạn trước, góp

phần tăng chất lượng tiêm chủng. Tỷ lệ tiêm vắc xin Quinvaxem trong toàn

quốc là 95%. Trong giai đoạn này chúng ta phải đối mặt với một số thách

thức trong việc tiêm chủng như phản ứng vắc xin viêm gan B làm 3 trẻ tử

vong tại Quảng Trị năm 2013. Sau đó 9 trường hợp tử vong được báo cáo từ

tháng 2/2012 - 3/2013 ngay sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem. Bộ Y tế đã

quyết định tạm dừng tiêm vắc xin Quinvaxem trong 5 tháng, sau khi kiểm tra

chất lượng vắc xin Quinvaxem đã cho tiếp tục sử dụng lại từ tháng

10/2013[15].

Trước những khó khăn thách thức trong thời gia qua, Bộ Y tế đã ra

Quyết định số 4282/QĐ-BYT ngày 21/10/2014 về kế hoạch truyền thông về

tiêm chủng nhằm nâng cao nhận thức, niềm tin và thay đổi hành vi của người

dân và cộng đồng về phòng bệnh bằng vắc xin và an toàn tiêm chủng, nhằm

góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho mọi đối tượng[3].

1.1.3.2.Những thành tựu của Chương trình TCMR tại Việt Nam

Chương trình TCMR đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá

là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất

tại Việt Nam.Hơn 30 năm qua không những đã bảo vệ được hàng triệu lượt

trẻ em khỏi bị mắc bệnh, hàng trăm nghìn trẻ em không bị chết hoặc tàn phế

bởi các các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mà còn giúp phần nâng cao thể

chất giống nòi người Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống và ổn định xã

hội. Việc cả nước không còn "thôn bản trắng, xã trắng về tiêm chủng" và tỷ lệ

tiêm chủng đầy đủ luôn đạt trên 90% cho thấy dịch vụ tiêm chủng mở rộng đó

đến được với mọi gia đình, mọi dân tộc, mọi vùng miền trong cả nước góp

phần đảm bảo công bằng trong thụ hưởng các dịch vụ y tế của trẻ em nói

riêng và nhân dân nói chung. Nhờ đạt được những thành tựu to lớn đó, Việt

Page 15: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

9

Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận là điểm sáng về tiêm chủng mở

rộng trong các nước đang phát triển[3].

Sở dĩ có được thành quả nêu trên là do Chương trình tiêm chủng mở

rộng ở Việt Nam là một hoạt động y tế được xã hội hoá cao độ. Chính phủ

đưa Chương trình tiêm chủng mở rộng vào chương trình quốc gia ưu tiên. Sự

quan tâm và đầu tư ngày càng tăng của Đảng, Nhà nước và chính quyền các

cấp, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các Bộ, Ngành, đoàn thể xã hội với

ngành Y tế, sự hưởng ứng của các bậc cha mẹ và toàn cộng đồng trong các

hoạt động tiêm chủng mở rộng là cơ sở vững chắc bảo đảm cho Chương trình

thành công. Cũng cần nhấn mạnh rằng, sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của Chính

phủ các nước, đặc biệt là Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Luxembourg và

của các tổ chức quốc tế như tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng liên

hợp quốc (UNICEF), cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA), quỹ liên

minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI),v.v… là những đóng góp

quan trọng vào sự thành công của Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt

Nam[3].

Những cống hiến quên mình của đội ngũ cán bộ y tế dự phòng, cán bộ

làm công tác tiêm chủng mở rộng ở các tuyến, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở,

miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, sự đóng góp tích cực

của các lực lượng quân y và bộ đội biên phòng, của các Viện Vệ sinh Dịch tễ

và Pasteur trong cả nước, các cơ sở sản xuất vắc xin và các đơn vị liên quan,

đó không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong việc sản xuất các loại vắc

xin cung cấp cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Ngành Y tế Việt Nam đã đạt được những thành quả to lớn và có những

bước phát triển rõ rệt trong những năm qua, song thách thức và khó khăn

trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của ngành Y tế còn rất

lớn. Nhiều bệnh có thể phòng chống bằng vắc xin như Rubella, quai bị, viêm

phổi cấp do vi khuẩn v.v ... còn chưa được đưa vào Chương trình tiêm

Page 16: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

10

chủngmở rộng; nhiều dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện như HIV/AIDS,

SARS, dịch cúm A (H5N1),... vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Từ những kết

quả đó đạt được và kinh nghiệm của hai thập kỷ tiến hành, cho phép chúng ta

tin tưởng rằng ngành Y tế sẽ tiếp tục có những tiến bộ quan trọng trong lĩnh

vực tiêm chủng, và ngày càng đạt được những thành quả to lớn hơn trong sự

nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Chương trình đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ

sức khỏe thế hệ trẻ, hạ một cách rõ rệt tỷ lệ mắc, chết các bệnh truyền nhiễm

trẻ em, giảm bớt chi tiêu về điều trị, nêu được những kinh nghiệm tốt cho các

chương trình y tế khác; giáo dục và huy động các bà mẹ, trẻ em, trang bị và

hỗ trợ cho hoạt động y tế xã phường, thu hút viện trợ quốc tế và các tổ chức

về chuyên môn, kinh phí[3].

Bảng 1.3. Tình hình tiêm chủng thường xuyên tại các tỉnh được chọn

đánh giá tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc, năm 2003.

Tỉnh

TCĐĐ cho trẻ < 12 tháng tuổi

Tiêm vắc xin uốn ván cho PNCT

Số trẻ Tỷ lệ % Số UV2+ Tỷ lệ % Hà Giang 101 48,1 142 68,4

Vĩnh Phúc 176 82,6 198 98,0

Bình Định 182 85,9 212 100

Long An 170 81,4 207 98,6

Vĩnh Long 185 88,6 214 99,5

KonTum 140 66,2 184 86,9

Tổng cộng 954 75,5 1.157 85,8

Bảng 1.4. Tình hình tiêm chủng thường xuyên trên địa bàn tỉnh Kon

Tum được điều tra, đánh giá năm 2005.

Page 17: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

11

Tỉnh

TCĐĐ

Tiêm vắc xin uốn ván cho PNCT

Số trẻ Tỷ lệ % Số UV2+ Tỷ lệ % KonTum 210 90,1 210 92,2

Tổng cộng 210 90,1 210 92,2

1.1.4.Chương trình tiêm chủng mở rộng ở khu vực Tây Nguyên

Chương trình TCMR được triển khai ở Tây Nguyên từ năm 1983 thí

điểm ở một số huyện thị xã, đến năm 1985 từng bước triển khai trên qui mô

toàn khu vực vào năm 1989 - 1990. Từ đó hoạt động TCMR được đầu tư và

đẩy mạnh với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, hệ thống giám sát có

chất lượng cao, phát hiện sớm các ca bệnh, không để dịch lớn xảy ra.

Kết quả TCĐĐ cho trẻ dưới một tuổi đạt từ 85- 90%, trên 80% PNCT

được tiêm vắc xin phòng uốn ván, hơn 89% trẻ dưới 5 tuổi được uống đủ 2

liều vắc xin bại liệt trong những ngày chiến dịch bổ sung, góp phần bảo vệ

thành quả thanh toán bại liệt trong những năm qua, loại trừ uốn ván sơ sinh và

khống chế sởi đã làm thay đổi hoàn toàn mô hình các bệnh truyền nhiễm có

vắc xin ở khu vực[20].

Bại liệt: 16 năm liền không có bệnh xảy ra trên cơ sở giám sát liệt mềm

cấp chặt chẽ toàn diện đảm bảo chất lượng[20].

Bệnh uốn ván sơ sinh: Năm 2015 số trường hợp chết sơ sinh được phát

hiện thấp hơn so với năm 2014(2797 ca) tỷ lệ chết sơ sinh được phát hiện

trong toàn quốc đạt 1,5/1000 trẻ đẻ sống.

Bệnh sởi giảm rõ rệt, số mắc năm 2015: 256 ca chẩn đoán sát định sởi,

giảm rõ rệt so với năm 2014 (15.033 ca). Tỷ lệ mắc sởi năm 2015 là

0,3/100.000 dân.

Tình hình tiêm chủng thường xuyên tại Tây Nguyên cho trẻ em dưới một tuổi,

năm 2014- 2015.

Page 18: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

12

Bảng 1.5. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới một tuổi

Địa phương TCĐĐ (%)

2014 2015

Đăk Lăk 93,9 93,6

Đăk Nông 94,2 94,5

Gia Lai 93,6 94,2

Kon Tum 95,9 96,6

Khu vực 94,1 94,4

Bảng 1.6. Tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho PNCTvà trẻ BVUVSS

Địa phương UV2+PNCT (%)

Tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng UVSS (%)

2014 2015 2014 2015

Đăk Lăk 91,1 90,9 93,9 95,1

Đăk Nông 92,4 91,1 93,3 93,6

Gia Lai 74,7 80,1 80,7 86,3

Kon Tum 91,4 91,4 94,5 91,0

Khu vực 85,5 87,1 89,2 91,2

1.1.5. Chương trình tiêm chủng mở rộng ở tỉnh Kon Tum

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã triển khai công tác TCMR tại

102/102 xã, phường, thị trấn; triển khai tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin

phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib, bại liệt, sởi và

triển khai tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, Rubella, uốn ván cho phụ nữ có

thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ[18]. Chương trình TCMR ở tỉnh Kon Tum đã thu

được những kết quả to lớn. Hơn 30 năm hoạt động, chương trình TCMR tỉnh

Kon Tum đã đạt được những thành quả to lớn, góp phần làm thay đổi cơ cấu

Page 19: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

13

bệnh tật của trẻ em trên cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng. Một số

bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em đã được thanh toán, loại trừ và giảm

đáng kể, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho trẻ em và phụ

nữ trên địa bàn tỉnh.

Các tỷ lệ tiêm chủng hàng năm được tăng lên một cách rõ rệtđều đạt

theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra > 90%, việc quản lý đối tượng, mũi tiêm, sổ sách

ngày càng được hoàn thiện theo qui định của chương trình, từ 1995 đến nay

đã cùng cả nước thực hiện thành công chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 9

tháng đến 10 tuổi, 1-14 tuổi, 7-20 tuổi, 16 đến 17 tuổi và thành công chiến

dịch uống sa bin bổ sung cho trẻ < 5 tuổi, công tác tiêm chủng ngày càng

được xã hội hoá cao. Hệ thống giám sát có chất lượng cao, phát hiện sớm các

ca bệnh, không để dịch lớn xảy ra.

Kết quả TCĐĐ cho trẻ dưới 12 tháng tuổi hàng năm đạt trên 90%, trên

90% PNCT được tiêm vắc xin phòng uốn ván, hơn 95% trẻ dưới 5 tuổi được

uống đủ 2 liều vắc xin bại liệt trong những ngày chiến dịch bổ sung, góp phần

bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt trong những năm qua, loại trừ uốn ván sơ

sinh và khống chế sởi và cùng với cả nước thanh toán bệnhbại liệt. Tình hình

mắc chết các bệnh truyền nhiễm giảm rõ rệt.

1.1.6. Mục tiêu của chương trình tiêm chủng mở rộng

1.1.6.1.Trên thế giới

-Từ năm 1977 đến năm 1990, toàn thể trẻ em trên thế giới nhất là trẻ

em dưới 1 tuổi, ở các nước đang phát triển được tiêm phòng 6 bệnh.

-Năm 1991 đến năm 2000: Thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000,

riêng ở Tây Thái Bình Dương là năm 1995.

-Loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 1995.

1.1.6.2.Tại Việt Nam

Mục tiêu và chỉ tiêu tiêm chủng mở rộng

Page 20: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

14

- Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt.

- Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh.

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin (lao, bạchhầu, ho gà, uốnván,

bại liệt, sởi, viêmgan B, Hib) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 90%.

- Tiêm đủ mũi vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai đạt>80% và nữ tuổi

sinh đẻ vùng nguy cơ cao đạt>90%.

- Triển khai tiêm vắc xin sởi- rubella cho trẻ 18 tháng tuổi trên toàn

quốc đạt≥90%.

- Triển khai tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B cho trẻ em: 2

mũi (mũi 1 vàmũi 2) chotrẻ 1 tuổivàmũi 3 chotrẻ 2 tuổiđạt ≥90%.

- Triển khai tiêm vắcxin DPT (DPT4) trên toàn quốc đạt ≥80%.

- Triển khai tiêm 1 mũi vắcxin IPV trong tiêm chủng mở rộng.

- Triển khai uống vắcxin OPV bổ sung tại vùng nguy cơ cao đạt ≥90%.

- Sử dụng bơm kim tiêm tự khóa cho tất cả các mũi tiêm trong

Tiêm chủng mở rộng.

- Giảm tỷ lệ mắc các bệnh/100.000 dân:

+ Sởi: <2/100.000 dân.

+ Bạch hầu: <0,02/100.000 dân.

+ Ho gà: <0,2/100.000 dân.

1.1.7.Hình thức chiến lược

1.1.7.1. Hình thức

- Tiêm chủng thường xuyên: Tổ chức tiêm chủng hàng tháng hay định

kỳ 2-3 tháng 1 lần, được thực hiện ở thành phố, đồng bằng, nơi đông dân có

nhiều điều kiện thuận lợi. Đây là chiến lược chủ yếu đang được thực hiện trên

toàn quốc.

- Tiêm chủng chiến dịch: Tổ chức tiêm 1 đến 2 lần liên tiếp trong một

năm, cần phải phát huy lực lượng lớn nhân lực, kinh phí, truyền thông.

Page 21: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

15

Thường được áp dụng cho chương trình thanh toán bại liệt và sởi ở các nơi

khó khăn về địa lý, giao thông.

1.1.7.2. Chiến lược

Điểm tiêm chủng cố định tại trạm; điểm tiêm chủng ngoài trạm; đội lưu

động.

1.1.8.Chuyên môn kỹ thuật

1.1.8.1. Miễn dịch cơ bản cho trẻ em

- Trẻ <1 tuổi trong toàn quốc: 8 loại vắc xin phòng bệnh (lao, bại liệt,

viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi viêm màng não do hib, sởi)

- Vùng lưu hành:

+ Trẻ 1-5 tuổi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.

+ Trẻ từ 2-5 tuổi uống vắc xin tả.

+ Trẻ từ 2-10 tiêm vắc xin thương hàn.

1.1.8.2. Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ

- Phụ nữ có thai trên toàn quốc.

- Phụ nữ 15-35 tại các vùng nguy cơ uốn ván sơ sinh cao.

1.1.9. Các loại vắc xin

1.1.9.1. Miễn dịch

Miễn dịch tự nhiên

- Một trẻ đã lên sởi sẽ không mắc lại bệnh sởi. Cơ thể của nó đã có

miễn dịch đối với bệnh sởi, đó là miễn dịch tự nhiên chủ động.

- Khi bị nhiễm sởi, cơ thể trẻ tạo ra kháng thể chống lại vi rút sởi. Các

kháng thể này có tính đặc hiệu, chống lại vi rút sởi, chứ không chống lại các

vi sinh vật khác.

- Trong những tháng tuổi đầu tiên những đứa trẻ được bảo vệ chống lại

bệnh sởi và một số bệnh truyền nhiễm khác nhờ có kháng thể của mẹ. Các

kháng thể này truyền theo máu của mẹ qua nhau thai vào cơ thể của con trước

Page 22: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

16

khi sinh ra. Trong sữa mẹ nhất là sữa non, cũng có nhiều kháng thể, đứa trẻ có

miễn dịch tự nhiên thụ động.

- Miễn dịch này giảm đi sau những tháng tuổi đầu tiên và đứa trẻ có

nguy cơ mắc bệnh.

Miễn dịch nhân tạo

- Vi rút sởi, vi khuẩn ho gà cũng như độc tố bạch hầu tiết ra được gọi là

kháng nguyên. Khi kháng nguyên xâm nhập cơ thể con người, nó sẽ kích

thích cơ thể tạo ra kháng thể, các kháng thể này tạo ra sẽ tiêu diệt các vi sinh

vật gây bệnh hoặc trung hòa độc tố của chúng.

- Vắc xin là những chế phẩm được sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh

hoặc độc tố của chúng. Các thành phần này đã được làm biến đổi để trở nên

vô hại cho cơ thể, nhưng chúng vẫn đóng vai trò của kháng nguyên, nghĩa là

chúng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể.

- Miễn dịch do vắc xin tạo ra gọi là miễn dịch nhân tạo chủ động.

Trong trường hợp tiêm các kháng huyết thanh là những chế phẩm có sẵn

kháng thể, miễn dịch được tạo ra gọi là miễn dịch nhân tạo chủ động. Ví dụ

như khi tiêm kháng huyết thanh uốn ván.

1.1.9.2. Vắc xin tiêm phòng

-Vắc xin BCG

+Vắc xin phòng bệnh lao (Bacillus Calmette Guerin) do hai nhà Bác

học Calmette và Guerin tạo ra.

+BCG là loại vắc xin chế từ vi khuẩn lao còn sống nhưng đã giảm độc

lực.

+ BCG là vắc xin đông khô, nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ. Bảo

quản ở nhiệt độ an toàn từ 2- 8 0C.

+ Các nghiên cứu mới đây của WHO, hiệu lực vắc xin BCG là 52- 90%

ở trẻ nhỏ, chống các thể lao kê và lao màng não.

Page 23: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

17

+Hiệu lực thấp hơn với các thể lao khác. Ở một số nước phát triển, tỉ lệ

mắc lao ở trẻ em tăng lên rõ rệt sau khi ngừng tiêm BCG.

+ Vắc xin BCG được tiêm trong da nơi vùng cơ delta bên tay trái, liều

tiêm là 0,1ml tuỳ theo chỉ định của nơi sản xuất, tiêm càng sớm càng tốt.

+ Phản ứng bình thường sau khi tiêm: Tại chỗ tiêm có nốt quầng đỏ,

ngày càng sưng và 1-2 tuần sau đó vỡ ra, rò dịch trong vòng vài tuần rồi làm

vẩy. Vẩy rụng để lại một cái sẹo nhỏ tồn tại trong nhiều năm. Sẹo BCG tốt có

hình tròn đường kính 3 - 5mm, bờ không nhăn rúm, mặt phẳng hoặc hơi lõm.

- Vắc xin viêm gan B

+ Miễn dịch thụ động

+ Trong kỹ thuật này, người ta tiêm globuline miễn dịch VGB cho đối

tuợng.

+ Globuline miễn dịch này lấy từ các bệnh nhân đã bị nhiễm VGB hồi

phục sau khi nhiễm: Trong máu đã có KT anti- HB hoặc nguời đã đuợc gây

siêu miễn (hyperimunized).

+ Gây miễn dịch thụ động có thể bảo vệ tức thời khỏi VGB, nhưng sự

bảo vệ này ngắn, bởi vì hệ thống miễn dịch không được hoạt hoá, cho nên chỉ

kéo dài khoảng 3 tháng.

+ Ðể có hiệu quả tốt nhất, nên tiêm globuline miễn dịch càng sớm càng

tốt sau khi bị phơi nhiễm, tốt nhất là trong vòng 6 giờ và chắc chắn trong

vòng 48 giờ; nhưng cũng chỉ ngăn ngừa đuợc VGB lâm sàng chừng 75% sau

khi bị phơi nhiễm.

- Tiêm chủng

+ Tiêm chủng là cách dự phòng VGB hiệu quả và tiện lợi nhất để ngừa

tình trạng mang trùng mạn tính hoặc biến chứng là ung thư gan.

+ Vắc xin VGB là vắcxin chống ung thư đầu tiên.

Có 2 loai vắcxin VGB chính hiện đang đuợc sử dụng:

Page 24: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

18

+ Vắcxin chiết xuất từ huyết tương: người lành mang trùng sẽ được

tách huyết tương ra, cô đặc HbsAg, làm tinh khiết và làm bất hoạt.

+ Vắcxin đuợc sản xuất theo công nghệ di truyền: Gen KN bề mặt được

phân lập, gắn vào vi nấm, vi nấm được biến đổi và sản xuất HBsAg, được

chiết xuất ra thành HBsAg tinh khiết, tạo thành Vắc xin.

- Vắc xin sabin (bại liệt)

+Vắc xin phòng bệnh bại liệt: Vắc xin được chế tạo từ vi rút bại liệt

sống đã làm giảm độc lực.

+Vắc xin sabin rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng. Bảo quản ở

nhiệt độ 2- 80C. Hiệu lực vắc xin sabin khá cao.

+Vắc xin sabin dùng để uống, mỗi lần 2 giọt. Khoảng cách tối thiểu

giữa 2 liều sabin là 30 ngày. Vắc xin sabin rất an toàn: Nguy cơ bị bệnh bại

liệt do uống Vắc xin là 1 trường hợp/1 triệu liều, hết sức thấp so với những

bệnh tự nhiên nếu không uống vắc xin.

- Vắc xin DPT- VGB-Hib

VắcxinDPT-VGB-Hibphòngđượccácbệnh:

Bạchhầu,uốnván,hogà,viêmganBvàviêm

phổi/viêmmàngnãomủdovikhuẩnHaemophilusinfluenzaetype b.Khôngsử

dụngvắcxinnàycholiềusơsinhmàchỉsử dụngchonhữnglầntiêmsau.

Vắcxinđượcđónggói1liều(0,5ml)/1lọ.

- Vắc xin sởi

+ Vắc xin sởi chế từ vi rút sởi sống đã làm giảm độc lực.

+ Vắc xin sởi là vắc xin đông khô nhạy cảm với nhiệt độ cao.

+ Bảo quản tốt ở nhiệt độ 2- 80C. Hiệu lực của vắc xin sởi khá cao.

+ Tiêm vắc xin sởi khi trẻ 6 tháng tuổi có 50% được miễn dịch bảo vệ.

+ Tiêm vắc xin sởi khi trẻ 9 tháng tuổi có 85% được miễn dịch bảo vệ.

+ Tiêm vắc xin sởi khi trẻ 12 tháng tuổi có 90% được miễn dịch bảo vệ.

+ Tiêm vắc xin sởi khi trẻ 15 tháng tuổi có 95% được miễn dịch bảo vệ.

Page 25: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

19

+ Tiêm 1 liều 0,5ml dưới da. Nên tiêm liều thứ 2 để củng cố miễn dịch.

+ Vắc xin sởi không gây tai biến, sau tiêm đôi khi trẻ sốt và phát ban

nhẹ nhưng lành tính, không lây sang trẻ khác.

- Vắc xin Uốn ván (VAT)

+Vắc xin Uốn ván còn gọi là giải độc tố Uốn ván, được chế từ độc tố

uốn ván bất hoạt, phòng bệnh uốn ván cho cả người lớn và cả trẻ sơ sinh (do

hưởng kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai).

+Vắc xin Uốn ván nhạy cảm với nhiệt độ thấp < 00C và nhiệt độ cao.

Bảo quản tốt ở nhiệt độ từ 2 - 80C. Hiệu lực vắc xin uốn ván khá cao, tuỳ theo

số liều TT nhận được:

+ Vắc xin uốn ván tiêm 5 liều, mỗi liều 0,5ml vào bắp sau.

+ Phản ứng phụ thường nhẹ, sưng, đau tại chỗ tiêm vài ngày là hết.

Bảng 1.7. Đườngtiêm,liềulượng,vịtrítiêmcủatừngloạivắcxintrongTCMR

Đườngtiêm/uống, liềulượng,vịtrítiêmcác vắcxin

Vắcxin Liều lượng Đường tiêm Nơitiêm

BCG 0,1ml Tiêmtrongda Phíatrên cánh taytrái

Viêmgan B 0,5ml Tiêmbắp Mặtngoàigiữađùi

DPT-VGB-Hib 0,5ml Tiêmbắp Mặtngoàigiữađùi

OPV 2giọt Uống Miệng

Sởi 0,5ml Tiêmdướida Phíatrên cánh tay

Uốn ván 0,5ml Tiêmbắp Phíatrên cánh tay

1.1.9.3. Chống chỉ định trong tiêm chủng

- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần

trước (có cùng thành phần): Sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu

não/màng não, tím tái, khó thở.

- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy

tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,....).

Page 26: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

20

- Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ

nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch

nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.

- Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không

được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất

đối với từng loại vắc xin.[4]

1.1.9.4. Các trường hợp tạm hoãn

- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

- Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).

- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ

trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.

- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong

vòng 14 ngày.

- Trẻ có cân nặng dưới 2000g.

- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà

sản xuất đối với từng loại vắc xin [4]

1.1.9.5.Tiêm chủng an toàn -Trang bị tiêm chủng và thực hành vô khuẩn

Cácnguyêntắcchủng an toàn

-Sáttrùngdanơitiêm.

- Cầmthânbơmtiêmbằngngóncái,ngóitrỏvàngóngiữa.Khôngchạm

vàokimtiêm.

- Đâm kim nhanh.

- Dùngngóntaycáiđẩy píttôngđưavắcxin vào cơthể.

- Rútkimnhanh(đỡ đauhơn rútkimtừtừ).

- Nếunơitiêmchảymáusửdụngbôngkhôsạchấnvàonơitiêmmộtvài giây.

- Khôngchàmạnhvàochỗvừatiêm.

- Saukhitiêmchongaybơmkimtiêmđãsửdụngvàohộpantoàn,không đậy

Page 27: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

21

nắpkimtiêm.

Trang bị tiêm chủng và thực hành vô khuẩn.

Sử dụng 1 bơm kim tiêm vô trùng còn hạn sử dụng cho mỗi mũi tiêm,

bơm tiêm tự khóa chỉ có thể sử dụng một lần, sau đó bỏ vào hộp an toàn ngay.

Bỏ nắp đậy kim tiêm vào hộp an toàn ngay,không đậy lại nắp kim.

Không chạm vào kim tiêm hoặc không để kim tiêm chạm vào bất cứ

thứ gì.

Bỏ bơm kim tiêm vào hộp an toàn ngay sau khi dùng.

1.1.9.6.Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và cấp phát vắc xin

Quy trình tiếp nhận, cấp phát vắc xin

Khi nhận vắc xin, cán bộ tiếp nhận phải kiểm tra và lưu giữ những

thông tin sau đây tại cơ sở tiêm chủng:Ngày nhận,loại vắc xin,tên vắc xin,số

giấy phép đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu,giấy chứng nhận

xuất xưởng của từng lô vắc xin do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao),tên

cơ sở sản xuất, nước sản xuất, tên đơn vị cung cấp;hàm lượng, quy cách đóng

gói,số lô,hạn dùng của từng lô,số liều nhận của từng lô,tình trạng nhiệt độ bảo

quản,chỉ thị kiểm tra nhiệt độ: chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin, chỉ thị nhiệt độ đông

băng khi tiếp nhận (nếu có); thẻ theo dõi nhiệt độ, nếu có nước hồi chỉnh kèm

theo thì phải ghi lại những thông tin đối với nước hồi chỉnh bao gồm: cơ sở

sản xuất, nước sản xuất, đơn vị cung cấp, số lô, hạn dùng của từng lô.

Không tiếp nhận vắc xin nếu phát hiện có bất cứ biểu hiện bất thường

nào về các thông tin, tình trạng trên.

Khi cấp phát vắc xin, cán bộ cấp phát phải kiểm tra và lưu giữ những

thông tin sau tại đơn vị cấp phát.

Ngày cấp phát, loại vắc xin, tên vắc xin,số giấy phép đăng ký lưu hành

hoặc số giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xưởng của từng lô vắc

xin do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao),tên cơ sở sản xuất, nước sản

xuất; hàm lượng, quy cách đóng gói,số lô,hạn dùng của từng lô, số liều cấp

Page 28: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

22

phát của từng lô,đơn vị tiếp nhận tình trạng nhiệt độ bảo quản, chỉ thị kiểm tra

nhiệt độ: chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin, chỉ thị nhiệt độ đông băng (nếu có), thẻ

theo dõi nhiệt độ khi cấp phát. Nếu có nước hồi chỉnh kèm theo thì phải ghi

lại những thông tin đối với nước hồi chỉnh bao gồm: Cơ sở sản xuất, nước sản

xuất, đơn vị cung cấp, số lô, hạn dùng của từng lô.Trường hợp phát hiện có

bất thường về các thông tin, tình trạng trên thì phải làm biên bản về tình trạng

thực tế và xử lý theo quy định[5],

1.1.9.7. Vận chuyển vắc xin

Vắc xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh theo quy định và ở

nhiệt độ phù hợp đối với từng loại vắc xin theo yêu cầu của nhà sản xuất, có

thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc xin trong quá trình vận chuyển[5]

1.1.9.8. Bảo quản vắc xin

-Vắc xin phải được bảo quản đúng nhiệt độ theo đăng ký của nhà sản

xuất với Bộ Y tế.

-Vắc xin phải được bảo quản riêng trong dây chuyền lạnh theo quy

định tại cơ sở tiêm chủng, không bảo quản chung với các sản phẩm khác.

-Vắc xin phải được theo dõi các thông tin về nhiệt độ, điều kiện bảo

quản hàng ngày. Các vắc xin, nước hồi chỉnh hết hạn dùng hoặc có những dấu

hiệu bất thường không sử dụng được, phải tiêu hủy và có biên bản tiêu

hủy[5].

1.2.Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tiêm chủng mở rộng

1.2.1.Trênthế giới

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (tại Cambodia) năm 2009trẻ em

< 1 tuổi tiêm vắc xin BCG đạt 94%, DPT 3 đạt 85%, bại liệt 3 đạt 85%, sởi

đạt 85%, tiêm chủng đầy đủ đạt 85% [26].

1.2.2. Tại Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần thị Thanh nghiên cứu tình hình tiêm

chủng tại 4 xã huyện Cư M'gar, tỉnh ĐakLak(2000 - 2001) kết quả: tỉ lệ trẻ

Page 29: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

23

em < 1 tuổi tiêm đủ 6 loại vắc xin đạt 95,9%; tỷ lệ tiêm sởi 89,8%; Tiêm BCG

đạt 99,8%. Tỉ lệ phụ nữ có thai tiêm phòng uốn ván là 76,8%. Có 85,2% các

bà mẹ hiểu biết tác dụng của việc tiêm chủng cho con và 82,9% các bà mẹ

hiểu tác dụng của tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai[19].

Đoàn Trần Hữu Vũ, Hồ Thị Lệ đánh giá tình hình tiêm chủng mở rộng

tại 3 xã huyện Buôn Đôn, tỉnh ĐắkLắk năm 2004, kết quả: Tỉ lệ trẻ em < 1

tuổi tiêm đủ 6 loại vắc xin đạt 90%; tỷ lệ tiêm chủng đủ và đúng lịch là 73%,

không đầy đủ là 10%; tỷ lệ tiêm đầy đủ 3 liều DPT và uống đủ 3 liều Sabin là

90,8%; tỷ lệ tiêm sởi 88,7%; tỷ lệ tiêm BCG 97,7%. Tỷ lệ phụ nữ có thai tiêm

đủ 2 mũi uốn ván là 80,9%[24].

Trần Gia Hưng, Nguyễn Thu Yến và cộng sự thuộc Viện vệ sinh dịch

tễ Hà Nội trong 10 năm (1991 - 2001) tỉ lệ trẻ em < 1 tuổi tiêm đủ 6 loại vắc

xin đạt từ 89,84 % đến 97,49% [14].

Nguyễn Đăng Ngoạn, Hà Đình Luận, Lương Văn Đàm và cộng sự

Nghiên cứu về kết quả tiêm chủng mở rộng và sự giảm nhanh 6 bệnh truyền

nhiễm trẻ em tại tỉnh Thanh Hoá (1993 - 1997): Tỉ lệ trẻ em < 1 tuổi tiêm

phòng sởi đạt từ 96,5% đến 99,2%. Tỉ lệ trẻ em tiêm đủ liều 3 DPT và uống

đủ 3 liều Sabin đạt từ 96,8% đến 99,2%. Tỉ lệ trẻ em tiêm chủng BCG đạt

96,7% [17].

Năm 2010, Trương Văn Dũng nghiên cứu tình hình tiêm chủng trẻ em

từ 10-36 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện tại huyện Châu

Thành tỉnh Trà Vinh với 644 trẻ từ 10-36 tháng tuổi bằng phương pháp mô tả

cắt ngang. Kết quả tỷ lệ trẻ TCĐĐ 96,2%; tỷ lệ trẻ tiêm chủng không đúng

lịch 22,3%; Bà mẹ hiểu biết đầy đủ về tiêm chủng là 7%. Trong nghiên cứu

này tác giả cũng chỉ ra được nguyên nhân trẻ không TCĐĐ là do trẻ bị ốm

43,3%, hết vắc xin 33,7%, do mẹ bận việc 9,64%[7]

Năm 2011, tác giả Đào Văn Khuynh và cộng sự nghiên cứu tình hình

tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Thới Bình,

Page 30: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

24

tỉnh Cà Mau được tiến hành từ ngày 1/6/2011-2/11/2011, điều tra 476 bà mẹ

có con sinh từ ngày 1/1/2009-31/12/2009. Kết quả cho thấy tỷ lệ tiêm chủng

đầy đủ các loại vắc xin của trẻ: 77,9%; TCĐĐ và đúng lịch 54,6%. Tỷ lệ bà

mẹ có kiến thức đúng về mục đích của tiêm chủng 84,2%, chỉ có 61,3% biết

về các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ [16].

Năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương nghiên cứu về thực

trạng kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi tại Móng

Cái, Quảng Ninh năm 2015. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp

mô tả cắt ngang dựa vào cách chọn mẫu 30 cụm, mỗi cụm 7 trẻ từ 12 - 23

tháng tuổi theo hướng dẫn của WHO tại 17 xã phường thành phố Móng cái.

Mẫu nghiên cứu bao gồm 210 trẻ có tuổi từ 12 - 23 tháng tuổi để quan sát sẹo

BCG, phỏng vấn bà mẹ để thu thập các thông tin về tình trạng tiêm chủng

của trẻ và kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra

được sự khác biệt giữa tỷ lệ tiêm chủng thực sự của trẻ 65% với số liệu báo

cáo tại cơ sở y tế tại địa phương 80%, từ đó cho thấy việc báocáo đánh giá

tiêm chủng vẫn còn nhiều thiếu sót... Kiến thức đạt về TCĐĐ của bà mẹ chỉ

chiếm 35%, kiến thức của bà mẹ về số lần đưa trẻ đi tiêm phòng từng loại

vắc xin 15%, biết đúng lịch tiêm chủng cho trẻ 13,3%[15].

1.2.3. Tại Kon Tum

Nghiên cứu của Phan Văn Hải, Trần Văn Bình đánh giá tiêm chủng

mở rộng tại Kon Tum trong 3 năm (1995 - 1997) cho kết quả trẻ em <1 tuổi

tiêm đủ liều 3 DPT và uống đủ 3 liều sabin đạt từ 87,1% đến 91,9% [9].

Nghiên cứu của Phan Văn Hải và CS (2014) thực trạng và một số yếu

tố liên quan đến tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc

Hồi năm 2014cho kết quả trẻ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh đạt tỷ lệ

82,1%[10].

Page 31: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

25

1.3. Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu

Hình 2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu

Thực trạng tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai

Kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng - Mục đích của tiêm chủng cho trẻ em, bà mẹ - Các bệnh phòng ngừa bằng biện pháp tiêm chủng - Biết các loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Biết lịch tiêm các loại vắc xin cho trẻ em và bà mẹ - Thời gian và địa điểm tiêm chủng - Các phản ứng thông thường sau tiêm chủng - Xứ trí phản ứng sau tiêm chủng - Thời gian theo dõi sau tiêm chủng

Yếu tố gia đình - Sự ủng hộ, tham gia của chồng và các thành viên trong gia đình khi đưa trẻ đi tiêm chủng - Lo lắng về tai biến có thể xảy ra khi tiêm chủng

Yếu tố cộng đồng và xã hội - Thông tin về lịch tiêm chủng - Thông tin về các lợi ích của tiêm chủng - Thông tin về các phản ứng có thể xẩy ra sau tiêm chủng - Khoảng cách từ nhà đến điểm tiên chủng

Dịch vụ Y tế - Sự sẵn có của vắc xin, vật tư tiêm chủng, phiếu tiêm chủng - Sổ sách quản lý số liệu tiêm chủng - Tuyên truyền vận động đưa trẻ đi TC vắc xin

Page 32: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

26

1.4.Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu

Huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum được thành lập lại tháng 6 năm

2005 theo Nghị định số 76/2005/NĐ-CP, ngày 09/6/2005 của Chính phủ, trên

cơ sở chia tách huyện Đăk Tô thành hai huyện Tu Mơ Rông (mới) và huyện

Đăk Tô. Huyện Tu Mơ Rông có tổng diện tích 85.769 ha. Gồm 11 xã với 93

thôn, làng (chính thức có 91 thôn), tổng số hộ đến cuối năm 2016 là 5855 hộ,

tỷ lệ hộ nghèo khoảng 70%.

Tu Mơ Rông là huyện miền núi, vùng sâu vùng xa là một trong 2 huyện

nghèo nhất của tỉnh Kon Tum thuộc diện NQ30a/2008/NQ-CP. Được tách ra

từ huyện Đắk Tô năm 2005 với 11 xã, khoảng 17 nghìn nhân khẩu, tổng số trẻ

toàn huyện khoảng 615 cháu dưới 1 tuổi. Thời gian đầu triển khai tiêm chủng

bằng hình thức tiêm định kỳ do Đội VSPD và TYT xã đảm nhiệm, đến năm

2005 khi tách huyện triển khai tiêm chủng thường xuyên cho 11/11 xã. Bước

đầu triển khai chương trình gặp rất nhiều khó khăn như: ý thức của người dân

về tiêm chủng còn thấp, còn nhiều hủ tục lạc hậu, không biết hoặc biết rất ít

về lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh, thiếu trang thiết bị bảo quản vắc

xin, kiến thức cán bộ còn hạn chế về tiêm chủng, địa hình đi lại gặp rất nhiều

khó khăn khi người dân đưa con, cháu...đi tiêm chủng, cán bộ đi nhận vắc xin,

tuyên truyền... Nói chung chương trình tiêm chủng mở rộng gặp rất nhiều khó

khăn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ các ban ngành, đoàn thể, của chương trình và

sự nộ lực của cán bộ y tế xã đã từng bước khắc phục những khó khăn, thiếu

sót ban đầu cho đến nay chương trình tiêm chủng tại huyện đã đạt được kết

quả nhất định với tỷ lệ báo cáo hàng năm của các Trạm Y tế xã là >90% trẻ

được TCĐĐ và các mũi tiêm cũng dần được nâng lên như các mũi tiêm Uốn

ván cho Phụ nữ, viêm gan B sơ sinh, và theo chương trình thì phát triển các

mũi tiêm mới như DPT4 năm 2011 và các mũi tiêm khác VNNB B, Sởi-

Rubella, VGB sơ sinh.

Page 33: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

27

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn

- Trẻ em trong độ tuổi 12 - 23 tháng

Trẻ em được xác định trong nghiên cứu là trẻ sinh ra từ ngày 01 tháng

01 năm 2015 đến ngày 30 tháng 11 năm 2016 (tính theo ngày dương lịch).

- Bà mẹ

Các bà mẹ có con từ 0- 11 tháng tuổiđược chọn nghiên cứu để phỏng

vấn.

Các đối tượng trên hiện đang sống tại Kon Tum, theo định nghĩa của

WHOthời gian được tính là đến và sinh sống tại huyện từ 3 tháng trở lên.

2.1.2.Tiêu chuẩnloạitrừ

- Bàmẹvắngnhàtừ 3lần trở lên.

- Bàmẹkhôngtrực tiếp chămsóccon.

- Nhữngbàmẹkhôngtrảlờiphỏngvấn(câm, điếc,tâmthần,sayrượu).

2.2. Thiết kế nghiên cứu:Mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp

nghiên cứu định lượng.

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.3.1. Địa điểm nghiên cứu:Huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum.

2.3.2. Thời gian nghiên cứu:Được tiến hành từ tháng 01/2016 đến hết tháng

11/2016.

2.4.Cỡ mẫu:Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ với sai số tuyệt đối ta có:

Trong đó:

- n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu.

Page 34: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

28

- p:Tỷlệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch dựa

trên luận văn chuyên khoa I năm 2009 của tác giả Nguyễn Thị Vân kết quả

88,2%, chúng tôi ước tính p =0,05.

- d: Là sai số tuyệt đối cho phép giữa mẫu và quần thể nghiên cứu, ở

đây chúng tôi chọn d = 0,04.

- Z(1 - /2) = Hệ số tin cậy, với khoảng tin cậy 95%, với α = 0,05

Thay số vào công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ trong phần mềm

“Sample size determination in health studies” của WHO (2.0).Tínhđược cở

mẫu nghiên cứu n =115,vì đây là mẫu cụm,nên cần nhân với hệ số thiết

kế là 2và sẽ có cỡ mẫu là 230.Chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp

30 cụm, vì vậy mỗi cụm cần điều tra 230/30 ≈ 7,66, làm tròn là 8. Do đó, mỗi

cụm cần điều tra 8 trẻ em và 8 bà mẹ; tổng số sẽ có 240 trẻ em và 240 bà mẹ

được điều tra.

Sử dụng phiếu điều tra tiêm trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi, phiếu điều

tra lý do trẻ không được tiêm chủng vắc xin, phiếu điều tra tiêm vắc xin uốn

ván cho bà mẹ, phiếu điều tra lý do PNCT không được tiêm vắc xin uốn ván

theo mẫu của Tổ chức Y tế thế giới. Mỗi cụm điều tra 8 trẻ trong độ tuổi 12 -

23 tháng và 8 bà mẹ có con từ 0 - 11 tháng tuổi.

2.5. Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này là chọn

mẫu cụm PPS (Probability Proportionate to Size: Xác suất theo tỷ lệ với dân

số), với 30 cụm ngẫu nhiên, gồm 2 bước như sau:

- Bước 1:

Chọn 30 cụm điều tra: (có danh sách chọn mẫu kèm theo).

Lập danh sách dân số của 91 thôn, làng, sau đó cộng dồn dân số lại cho đến

hết.

Chọn 30 cụm dựa vào dân số tích lũy và tính khoảng cách chọn mẫu,

bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

Page 35: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

29

Cách tính khoảng cách mẫu (KCM) là:

KCM = 24.425 dân : 30 cụm = 814.

Để xác định cụm thứ nhất: Ta phải tìm 1 số ngẫu nhiên theo bảng số

ngẫu nhiên.

Số ngẫu nhiên được chọn:132

Cụm thứ 2: Có được bằng cách lấy: Số ngẫu nhiên + Khoảng cách mẫu

814 + 132 = 946

Tương ứng ta có cụm thứ 2

Để xác định cụm 3, ta theo công thức:

Số đã định ở cụm trước (cụm 2) + Khoảng cách mẫu = Cụm 3

Để xác định các cụm sau, ta vẫn làm tương tự sẽ tìm đủ 30 cụm.

Số trẻ em cần phải điều tra:

Trong mỗi cụm là 8 trẻ 12 - 23 tháng trong diện điều tra.

Toàn bộ cuộc điều tra là:

8 trẻ × 30 cụm = 240 trẻ

8 bà mẹ x 30 cụm = 240 bà mẹ

Danh sách chọn ngẫu nhiên số xã trong huyện và chọn ngẫu nhiên số

trẻ trong xã.

+Xã Văn Xuôi: Ba Khen, Đăk Văn 3.

+ Xã Măng Ri: Long Hy 1,2; Pu Tá.

+Xã Đăk Na: Mô Pành 2, Đăk Rê 1, Long Tum.

+ Xã Tu Mơ Rông: Đăk Chum 1.

+Xã Ngọc Lây: Lộc Bông, Ko Xia 2.

+Xã Đăk Rơ Ông: Kon Hia 1, Kon Hia 3, Ngọc Năng 2, Đăk PLò, Lá

Dong.

+ Xã Đăk Sao:Năng Nhỏ 2, Kach Nhỏ, Kach Lớn 2, Đăk Giá.

+ Xã Đăk Tờ Kan: Kon HNông, Đăk Năng, Tê Xô Ngoài, Đăk Trang.

Page 36: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

30

+ Xã Tê Xăng: Đăk Viên.

+Xã Ngọc Yêu: Tam Rin, Ba Tu 3.

+Xã Đăk Hà: Ngọc Leng, Mô Pả, Đăk Pơ Trang, Kon Pia.

- Bước 2: Chọn đơn vị mẫu (hộ gia đình) trong cụm.

Khung mẫu ở mỗi cụm là danh sách trẻ từ 12-23 tháng của cụm đó.

Tiến hành chọn đơn vị mẫu theo phương pháp mẫu ngẫu nhiên hệ thống cho

đến khi đủ cỡ mẫu được xác định cho mỗi cụm (8 trẻ 12-23 tháng và 8 bà

mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ trong 8 hộ gia đình). Trong trường hợp hộ gia

đình được chọn có đối tượng nghiên cứu nằm trong diện loại trừ, thì chọn

các hộ tiếp sau theo nguyên tắc gần nhất: Nhà liền nhà, cổng liền cổng, đi

theo qui ước rẽ tay phải.

2.6. Biến số, chỉ số

2.6.1. Phương pháp xác định biến số

Chúng tôi dựa vào bộ công cụ điều tra đánh giá công tác tiêm chủng

của Tổ chức Y tế thế giới.

2.6.2. Biến số

Bảng các biến số nghiên cứu

TT Biến số Khái niệm Phân loại biến

Phương pháp thu

thập I.Các biến số về tiêm các loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi

1 Chất lượng BCG và sẹo BCG

Sẹo BCG là ngay sau khi tiêm vắc xin BCG xuất hiện nốt nhỏ tại chỗ tiêm sau khoảng 2 tuần xuất hiện vết loét đỏ bằng đầu bút chì ở mặt ngoài phía trên cánh tay trái, BCG tiêm lúc sơ sinh, gồm 01 giá trị:

1. Sẹo BCG

Danh mục

Kiểm tra trực tiếp vết sẹo

BCG cánh tay trái

2 Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

- Tiêm 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi, gồm 08 giá trị: 1. BCG 2. OPV 1

Danh mục

- Phỏng vấn, - kiểm tra sổ tiêm

Page 37: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

31

TT Biến số Khái niệm Phân loại biến

Phương pháp thu

thập 3. OPV 2 4. OPV 3 5. DPT-VGB-Hib1 6. DPT-VGB-Hib2 7.DPT-VGB-Hib3 8. Sởi -Tiêm viêm gan B liều sơ sinh, gồm 01 giá trị: 1. VGB sơ sinh

chủng, phiếu tiêm chủng

3 Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch

Trẻ có/không tiêm/uống đủ 8 loại vắc xin và đúng theo lịch tiêm chủng quốc gia

Nhị phân

- Phỏng vấn - Quan sát sổ, phiếu tiêm chủng

II Biến số về lý do trẻ không được tiêm chủng vắc xin

1 Thiếu thông tin

Là những lý do mà bà mẹ đưa ra để không đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, gồm 7 giá trị: 1.Không biết gì về tiêm chủng 2. Không biết phải tiêm liều tiếp theo 3.Không biết nơi tiêm 4. Không biết giờ tiêm 5. Sợ phản ứng sau tiêm chủng 6. Hiểu sai về chống chỉ định trong TC 7. Lý do khác

Định danh

Phỏng vấn

2 Thiếu động viên

Gồm 04 giá trị 1. Hoãn tiêm 2. Không tin TC phòng được bệnh 3. Vì nghe lời nói không hay về TC 4. Lý do khác

Định danh

Phỏng vấn

3 Trở ngại

Gồm 10 giá trị 1. Nhà ở quá xa nơi tiêm 2. Thời gian TC không thuận tiện 3. Đến nơi TC không có ai làm

Định danh

Phỏng vấn

Page 38: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

32

TT Biến số Khái niệm Phân loại biến

Phương pháp thu

thập việc 4. Hết vacxin 5. Mẹ đi làm vào gìơ tiêm chủng 6. Gia đình bận không đưa con đi TC 7. Trẻ ốm không đi tiêm chủng 8. Trẻ ốm có đến không được tiêm 9. Đợi lâu quá bỏ về 10. Lý do khác

III. Biến số về tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ

Tiêm UV2+ cho bà mẹ

Bà mẹ tiêm vắc xin uốn ván tính từ mũi 2 trở lên Gồm 05 giá trị: 1. Uốn ván 1 2. Uốn ván 2 3. Uốn ván 3 4. Uốn ván 4 5. Uốn ván 5

Danh mục

Phỏng vấn kiểm

tra sổ tiêm chủng, phiếu tiêm

chủng,

IV. Các biến số về lý do bà mẹ không đi tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ

1 Thiếu thông tin

Là những lý do bà mẹ đưa ra để không được tiêm chủng Gồm 7 giá trị : 1. Không biết gì về tiêm chủng 2. Không biết phải tiêm liều tiếp theo 3. Không biết nơi tiêm 4. Không biết giờ tiêm 5. Sợ phản ứng sau tiêm chủng 6. Hiểu sai về chống chỉ định trong TC 7. Lý do khác

Định danh

Phỏng vấn

2 Thiếu động viên Có 04 giá trị 1. Hoãn tiêm 2. Không tin TC phòng được

Định danh

Phỏng vấn

Page 39: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

33

TT Biến số Khái niệm Phân loại biến

Phương pháp thu

thập bệnh 3. Vì nghe lời nói không hay về TC 4. Lý do khác

3 Trở ngại

Có 10 giá trị 1. Nhà ở quá xa nơi tiêm 2. Thời gian TC không thuận tiện 3. Đến nơi TC không có ai làm việc 4. Hết vacxin 5. Mẹ đi làm vào gìơ tiêm chủng 6. Gia đình bận không đưa con đi TC 7. Trẻ ốm không đi tiêm chủng 8. Trẻ ốm có đến không được tiêm 9. Đợi lâu quá bỏ về 10. Lý do khác

Định danh

Phỏng vấn

2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin

2.7.1. Kỹ thuật thu thập thông tin

Khi đến hộ, ta phải xem xét trẻ có đúng lứa tuổi điều tra hay không,

Trước hết phải xem trẻ có phiếu tiêm chủng hay không, nếu không có phiếu,

phải hỏi mẹ, bố hoặc ông bà, nhưng phiếu tiêm chủng là bằng chứng tin cậy

hơn cả. Tại từng hộ, cán bộ điều tra ghi vào biểu mẫu điều tra sau đó về Trạm

Y tế xã/phường/thị trấnđối chiếu sổ tiêm chủng tại các Trạm Y tế

xã/phường/thị trấn.

- Phỏng vấn các bà mẹ về tình hình thực hiện tiêm chủng, những lý do

của các bà mẹ và những thông tin khác qua bảng phụ lục.

- Các biến số và chỉ số cần thu thập

- Tiêm chủng đầy đủ của trẻ, gồm 02 giá trị: có và không tiêm chủng đầy

đủ.

Page 40: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

34

- Trẻ được tiêm từng loại vắc xin: BCG; DPT-VBG-Hib1,2,3; Sabin

1,2,3; sởi.

- Sẹo BCG.

- Trẻ có phiếu tiêm chủng.

- Trẻ được quản lý trong sổ tiêm chủng.

2.7.2. Công cụ thu thập thông tin

Chọn bộ câu hỏi điều tra: Sử dụng phiếu điều tra về TCMR của

Chương trình TCMR quốc gia. Bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn phù hợp với

tình hình Việt Nam và thống nhất được sử dụng trong cả nước. Câu hỏi rõ

ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ trả lời.

- Phiếu điều tra những trẻ em trong độ tuổi từ 12 - 23 tháng tuổi

vàphiếu điều tra lý do trẻ em không được tiêm vắc xintheo mẫu 1A, 1B.

-Phiếu điều tra tiêm vắc xin cho bà mẹvà phiếu điều tra lý do phụ nữ có thai không được tiêm vắc xin uốn ván theo mẫu 3A, 3B.

2.8. Qui trình thu thập số liệu

Các thành viên trong nhóm thực hiện đề tài tiến hành đồng thời kiểm

tra trẻ và phỏng vấn mẹ bằng bộ câu hỏi, thực hiện phỏng vấn vào những thời

điểm phù hợp với đối tượng để đảm bảo cả mẹ và trẻ đều có mặt ở nhà, như

điều tra vào những ngày nghỉ cuối tuần.

Kết hợp vừa kiểm tra sổ tiêm chủng, phiếu tiêm chủng của trẻ và phỏng

vấn trực tiếp bà mẹ nhằm thu thập thông tin về kiến thức của bà mẹ đối với

tiêm chủng mở rộng.

Xác định tiêu chuẩn tiêm chủng đầy đủ và không đầy đủ.

Xác định tiêu chuẩn tiêm chủng đầy đủ khi trẻ trong năm đầu được

tiêm, uống đủ 8 liềuvà có sẹo BCG đạt tiêu chuẩn. Trẻ tiêm chủng không đầy

đủ xác định là khi có 1 trong số 8 liều không được tiêm, uống hoặc trẻ không

được tiêm chủng. Để xác định tiêu chuẩn này cần dựa vào phiếu tiêm chủng,

sổ tiêm chủng và phỏng vấn.

Page 41: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

35

- Kiểm tra phiếu tiêm chủng của trẻ: Số trẻ còn giữ được phiếu tiêm

chủng.

- Số trẻ mất phiếu tiêm chủng hoặc không có phiếu tiêm chủng có thể

có các lý do sau:

+ Không tới các cơ sở y tế để tiêm chủng.

+ Cán bộ y tế không cấp phiếu tiêm chủng.

- Trẻ mất phiếu tiêm chủng:

+ Nếu bà mẹ hoặc người thân trong gia đình trả lời rõ ràng không chần

chừ là trẻ có đến trạm y tế để tiêm, uống vắc xin 8 lần thì có thể đánh giá

bước đầu trẻ được tiêm chủng đầy đủ (TCĐĐ).

+ Nếu trả lời không rõ thì kiểm tra sổ quản lý chương trình tiêm chủng

tại trạm y tế xã.

Nếu có tên trẻ, tên mẹ cùng địa chỉ và ghi đầy đủ các mũi tiêm vắc xin

kèm theo trẻ có sẹo BCG đạt tiêu chuẩn thì đánh giá bước đầu TCĐĐ; Nếu

thiếu 1 hoặc nhiều mũi tiêm thì đánh giá tiêm chủng không đầy đủ; Nếu

không có tên trẻ trong sổ quản lý chương trình thì đánh giá trẻ không được

tiêm chủng.

Kiểm tra sẹo BCG

- Sẹo BCG đạt chuẩn của CTTCMR: Nằm ở cơ Delta trên cánh tay trái

của trẻ, sẹo có đường kính từ 3 - 5 mm, bờ không nhăn nhúm, mặt sẹo phẳng

hoặc hơi lõm. Sẹo đạt tiêu chuẩn của CTTCMR chứng tỏ tiêm đúng liều

lượng, đúng kỹ thuật, vaccin bảo quản tốt.

- Sẹo không đạt tiêu chuẩn: đường kính < 3 mm và không đạt các yêu

cầu trên.

- Không có sẹo BCG.

Trong quá trình kiểm tra sẹo BCG cần đánh giá phản ứng phụ sau khi

tiêm BCG, hay gặp nhất là hạch phản ứng sau tiêm chủng, hạch phản ứng có

thể ở nách, cổ.

Page 42: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

36

Đánh giá tình trạng tiêm chủng của trẻ dựa vào kết quả điều tra

- Có phiếu tiêm chủng

+ Tiêm chủng đầy đủ: Trẻ có phiếu, TCĐĐ các loại vắc xin và sẹo

BCG đạt tiêu chuẩn thì đánh giá trẻ được TCĐĐ.

+ Tiêm chủng không đầy đủ

Trẻ có phiếu TCĐĐ kèm theo sẹo BCG không đạt tiêu chuẩn hoặc

không có sẹo BCG thì đánh giá trẻ tiêm chủng không đầy đủ; Trẻ có phiếu

tiêm chủng ghi không đầy đủ và có sẹo BCG không đạt tiêu chuẩn hoặc

không có sẹo BCG thì đánh giá trẻ tiêm chủng không đầy đủ.

- Không có phiếu tiêm chủng

+ Tiêm chủng đầy đủ:Trẻ có cha, mẹ trả lời đầy đủ (8 lần tiêm) cộng

với có sẹo BCG đạt tiêu chuẩn; Trẻ có cha, mẹ trả lời không nhớ rõ, kiểm tra

sẹo BCG đạt tiêu chuẩn và tiến hành kiểm tra đối chiếu với sổ quản lý chương

trình TCMR tại Trạm Y tế xã để đánh giá.

+ Tiêm chủng không đầy đủ: Trẻ có cha, mẹ trả lời đầy đủ trẻ được

tiêm 8 lần kèm theo sẹo BCG không đạt tiêu chuẩn hoặc không có sẹo BCG;

Kiểm tra sổ quản lý chương trình TCMR tại xã ghi đầy đủ số lần tiêm 8 loại

vắc xin kèm theo sẹo BCG không đạt tiêu chuẩn hoặc không có sẹo BCG.

+ Trẻ không được tiêm chủng: Trẻ không có phiếu tiêm chủng và

không có sẹo BCG.

2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu

- Toàn bộ các thông tin được mã hóa, làm sạch trước khi nhập bằng

chương trình Epidata 3.1, sau đó sử dụng phần mềm Stata để phân tích.

- Áp dụng các phân tích mô tả: Tính tần số (N), tỷ lệ phần trăm (%).

- Các kết quả phân tích số liệu được trình bày dưới dạng các bảng

2.10. Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu này đã được sự đồng ý của Sở Y tế tỉnh Kon Tum và

Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông.

Page 43: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

37

- Các bà mẹ được chọn phỏng vấn đều đồng ý tham gia nghiên cứu. Để

bảo đảm tính riêng tư, toàn bộ thông tin do người trả lời phỏng vấn cung cấp

không ghi họ tên và sẽ được tổng hợp cùng với thông tin thu được từ những

người khác, mã hoá, nên sẽ không ai khác biết được họ đã trả lời cụ thể những

gì.

- Các số liệu phải được thu thập đầy đủ, trung thực, chính xác và chỉ sử

dụng vào mục đích nghiên cứu.

Page 44: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

38

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và

tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai

3.1.1. Các loại vắc xin tiêm trong tháng đầu khi sinh

Bảng 3.1. Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin BCG

Xã Trẻ điều tra BCG

Tỷ lệ

(%)

Văn Xuôi 16 15 93,8

Măng Ri 16 16 93,8

Đăk Na 24 23 95,8

Tu Mơ Rông 08 08 100

Ngọc Lây 16 16 100

Đăk Rơ Ông 40 40 100

Đăk Sao 32 32 100

Đăk Tờ Kan 32 32 100

Tê Xăng 08 08 100

Ngọc Yêu 16 16 100

Đăk Hà 32 32 100

Cộng 240 238 99,1

Nhận xét: Có 238 trẻ được tiêm VX BCG, chiếm tỷ lệ 99,1%

Bảng 3.2. Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh

Xã Trẻ điều tra VGB sơ sinh

Tỷ lệ

(%)

Văn Xuôi 16 01 6,3

Măng Ri 16 08 50,0

Đăk Na 24 04 16,7

Tu Mơ Rông 08 08 100

Page 45: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

39

Ngọc Lây 16 02 12,5

Đăk Rơ Ông 40 09 22,5

Đăk Sao 32 0 0,0

Đăk Tờ Kan 32 04 12,5

Tê Xăng 08 06 75,0

Ngọc Yêu 16 0 0,0

Đăk Hà 32 13 40,6

Cộng 240 55 22,9

Nhận xét:Tỷ lệ trẻ tiêm VX VGB liều sơ sinh có 55 trẻ chiếm tỷ lệ 22,9 %.

3.1.2. Các loại vắc xin khác

Bảng 3.3. Tỷ lệ trẻ uống vắc xin bại liệt 1

Xã Trẻ điều tra OPV1

Tỷ lệ

(%)

Văn Xuôi 16 15 93,8

Măng Ri 16 15 93,8

Đăk Na 24 23 95,8

Tu Mơ Rông 08 08 100

Ngọc Lây 16 16 100

Đăk Rơ Ông 40 39 97,5

Đăk Sao 32 32 100

Đăk Tờ Kan 32 32 100

Tê Xăng 08 08 100

Ngọc Yêu 16 16 100

Đăk Hà 32 32 100

Cộng 240 236 98,3

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ uống VX OPV1 có 236 trẻ được uống, chiếm tỷ lệ 98,3%.

Page 46: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

40

Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ uống vắc xin bại liệt 2

Xã Trẻ điều tra OPV2

Tỷ lệ

(%)

Văn Xuôi 16 15 93,8

Măng Ri 16 15 93,8

Đăk Na 24 19 79,2

Tu Mơ Rông 08 08 100

Ngọc Lây 16 16 100

Đăk Rơ Ông 40 39 97,5

Đăk Sao 32 32 100

Đăk Tờ Kan 32 32 100

Tê Xăng 08 08 100

Ngọc Yêu 16 16 100

Đăk Hà 32 32 100

Cộng 240 232 96,7

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ uống VX OPV2 có 232 trẻ được uống, chiếm tỷ lệ

96,7%.

Bảng 3.5. Tỷ lệ trẻ uống vắc xin bại liệt 3

Xã Trẻ điều tra OPV3

Tỷ lệ

(%)

Văn Xuôi 16 15 93,8

Măng Ri 16 15 93,8

Đăk Na 24 16 66,7

Tu Mơ Rông 08 08 100

Ngọc Lây 16 16 100

Đăk Rơ Ông 40 39 97,5

Đăk Sao 32 32 100

Page 47: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

41

Đăk Tờ Kan 32 32 100

Tê Xăng 08 08 100

Ngọc Yêu 16 16 100

Đăk Hà 32 32 100

Cộng 240 232 96,7

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ uống VX OPV1 có 232 trẻ (96,7%), sau đó giảm

dần các lần uống OPV tiếp theo, uống OPV 3 chỉ có 232 trẻ.

Tỷ lệ bỏ mũi OPV3 so mũi OPV1 [(240-232)/240] x 100 = 3,3%

Bảng 3.6. Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xinDPT-VGB-Hib 1

Xã Trẻ điều tra DPT-VGB-Hib

1

Tỷ lệ (%)

Văn Xuôi 16 15 93,8

Măng Ri 16 15 93,8

Đăk Na 24 23 95,8

Tu Mơ Rông 08 8 100

Ngọc Lây 16 16 100

Đăk Rơ Ông 40 40 100

Đăk Sao 32 32 100

Đăk Tờ Kan 32 32 100

Tê Xăng 08 8 100

Ngọc Yêu 16 16 100

Đăk Hà 32 100

Cộng 240 237 98,8

Nhận xét:Tỷ lệ trẻ tiêm VX DPT-VGB-Hib 1 có 237 trẻ chiếm tỷ lệ 98,8%.

Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xinDPT-VGB -Hib 2

Xã Trẻ điều tra DPT-VGB -Hib 2 Tỷ lệ

Page 48: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

42

(%)

Văn Xuôi 16 15 93,8

Măng Ri 16 15 93,8

Đăk Na 24 19 79,2

Tu Mơ Rông 08 08 100

Ngọc Lây 16 16 100

Đăk Rơ Ông 40 40 100

Đăk Sao 32 32 100

Đăk Tờ Kan 32 32 100

Tê Xăng 08 08 100

Ngọc Yêu 16 16 100

Đăk Hà 32 32 100

Cộng 240 233 97.1

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ tiêm DPT-VGB-Hib 2 có 233 trẻ chiếm tỷ lệ 97,1 %

Bảng 3.8. Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xinDPT-VGB-Hib 3

Xã Trẻ điều tra

DPT-VGB-

Hib 3

Tỷ lệ

(%)

Văn Xuôi 16 15 93,8

Măng Ri 16 15 93,8

Đăk Na 24 16 66,7

Tu Mơ Rông 08 08 100

Ngọc Lây 16 16 100

Đăk Rơ Ông 40 40 100

Đăk Sao 32 32 100

Đăk Tờ Kan 32 32 100

Page 49: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

43

Tê Xăng 08 08 100

Ngọc Yêu 16 16 100

Đăk Hà 32 32 100

Cộng 240 233 97.1

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ tiêm VX DPT-VGB-Hib3 có 233 trẻ (97,1%), sau đó giảm

dần các mũi tiếp theo, mũi 3 chỉ có 233 trẻ tiêm (97,1%).

Tỷ lệ bỏ mũi DPT-VGB-Hib3 so mũi DPT-VGB-Hib1 [(240-233)/240]

x 100 = 2,9%.

3.1.3. Vắc xin sởi ở tháng thứ 9

Bảng 3.9. Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin sởi

Xã Trẻ điều tra Sởi 9 tháng

(n)

Tỷ lệ

(%)

Văn Xuôi 16 15 93,8

Măng Ri 16 15 93,8

Đăk Na 24 19 79,2

Tu Mơ Rông 08 7 87,5

Ngọc Lây 16 16 100

Đăk Rơ Ông 40 39 97,5

Đăk Sao 32 32 100

Đăk Tờ Kan 32 32 100

Tê Xăng 08 08 100

Ngọc Yêu 16 16 100

Đăk Hà 32 32 100

Cộng 240 231 96,3

Nhận xét: Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi đạt 96,3%, trong đó thấp nhất là xã Đăk Na

79,2%.

3.1.4.Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ

Page 50: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

44

3.1.4.1. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tính đến thời điểm điều tra

Bảng 3.10. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tính đến thời điểm điều tra

Số

trẻ

điều

tra

Điều tra năm 2016

Trẻ tiêm chủng đầy đủ

(Hỏi+phiếu+sổ)

Trẻ tiêm chủng

đầy đủ (có phiếu+sổ)

Số trẻ

Tỷ lệ

(%)

Số trẻ

Tỷ lệ

(%)

Văn Xuôi 16 16 100 16 100

Măng Ri 16 16 100 15 93,8

Đăk Na 24 16 66,6 14 58,3

Tu Mơ Rông 08 7 87,5 7 87,5

Ngọc Lây 16 16 100 14 87,5

Đăk Rơ Ông 40 38 95 24 60

Đăk Sao 32 32 100 32 100

Đăk Tờ Kan 32 32 100 32 100

Tê Xăng 08 08 100 8 100

Ngọc Yêu 16 16 100 16 100

Đăk Hà 32 32 100 28 87,5

Cộng 240 229 95,4 206 85,8

Nhận xét: Tại thời điểm điều tra tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ qua các nguồn

số liệu (hỏi+phiếu+sổ) đạt 95,4%.

3.1.4.2. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi

Bảng 3.11: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi

Số trẻ điều tra

Điều tra năm 2016

Số trẻ TCĐĐ

Tỷ lệ

(%)

Văn Xuôi 16 12 75,0

Page 51: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

45

Măng Ri 16 9 56,3

Đăk Na 24 14 58,3

Tu Mơ Rông 08 07 87,5

Ngọc Lây 16 10 62,5

Đăk Rơ Ông 40 16 40,0

Đăk Sao 32 13 40,6

Đăk Tờ Kan 32 16 50,0

Tê Xăng 08 05 62,5

Ngọc Yêu 16 14 87,5

Đăk Hà 32 16 50,0

Cộng 240 132 55,0

Nhận xét: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi rất

thấp, chỉ đạt tỷ lệ 55,0%, cao nhất là xã Ngọc Yêu và Tu Mơ Rông (87,5% ).

3.1.5. Chất lượng mũi tiêm

Bảng 3.12. Chất lượng mũi tiêm BCG và sẹo BCG

Xã Trẻ điều

tra

BCG

Tỷ lệ

(%)

Sẹo BCG

Tỷ lệ

(%)

Văn Xuôi 16 15 93,8 15 93,8

Măng Ri 16 16 93,8 16 100

Đăk Na 24 23 95,8 20 83,3

Tu Mơ Rông 08 08 100 8 100

Ngọc Lây 16 16 100 14 87,5

Đăk Rơ Ông 40 40 100 38 100

Đăk Sao 32 32 100 29 100

Đăk Tờ Kan 32 32 100 30 100

Tê Xăng 08 08 100 08 100

Page 52: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

46

Ngọc Yêu 16 16 100 14 87,5

Đăk Hà 32 32 100 32 100

Cộng 240 238 99,1 224 93,3

Nhận xét:Tỷ lệ tiêm BCG đạt 99,1`% so với tổng số trẻ điều tra, trong

đó trẻ có sẹo BCG 93,3.

3.1.6.Tỷ lệ tiêmUV2+ cho bà mẹ và tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng uốn ván

sơ sinh

Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêm UV2+ cho bà mẹ và tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng

uốn ván sơ sinh.

Chỉ số Năm 2016

- Số bà mẹ được phỏng vấn 240

- Số bà mẹ được tiêm UV2+ 220

Đạt tỷ lệ (%) 91,6

- Số trẻ được bảo vệ phòng uốn ván sơ

sinh

218

Đạt tỷ lệ (%) 90,8

Nhận xét: Tỷ lệ UV2+ cho bà mẹ đạt 91,0%.

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng

3.2.1. Lý do trẻ không đi tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ

Bảng 3.14. Lý do trẻ không đi tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ

Lý do

Số trẻ không được

tiêm hoặc tiêm

không đầy đủ

Tỷ lệ

(%)

Không biết phải tiêm liều tiếp theo 0 0

Không biết nơi tiêm, giờ tiêm 0 0

Sợ tai biến sau tiêm chủng 0 0

Page 53: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

47

Gia đình bận không đi được 4 36,4

Trẻ ốm không đi tiêm chủng 3 27,2

Đợi lâu quá trẻ bỏ về 0 0

Các lý do khác 4 36,4

Cộng 11 100

Nhận xét: Trong số 240 trẻ điều tra có 229 trẻ được tiêm chủng đầy đủ, 11 trẻ

không được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ. Gia đình bận không đi được và các

lý do khác là chiếm cao.

3.2.2. Lý do bà mẹ không đi tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ

Bảng 3.15. Lý do bà mẹ không đi tiêm chủng hoặc tiêm chủng không

đầy đủ

Lý do

Số bà mẹ không

được tiêm hoặc

tiêm không đầy

đủ

Tỷ lệ (%)

Không biết gì về tiêm chủng 0 0,0

Không biết phải tiêm liều tiếp theo 02 10

Không biết nơi tiêm, giờ tiêm 0 0,0

Sợ tai biến sau tiêm chủng 03 15

Hiểu sai về CCĐ trong tiêm chủng 01 5

Hoãn tiêm 04 20

Sợ không tiêm 04 20

Bận việc gia đình 05 25

Lý do khác 01 5

Cộng 20 100

Page 54: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

48

Nhận xét: Bận việc gia đình là lý do chiếm cao nhất mẹ không đến tiêm

chủng chiếm 25%. Kế tiếp là sợ tiêm và hoãn tiêm chủng là 20%.

3.3. Kết quả tiêm chủng Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông thống kê

được từ báo cáo của tuyến xã năm 2016

Bảng 3.16. Kết quả tiêm chủng Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông

thống kê được từ báo cáo của tuyến xã năm 2016

Xã TCĐĐ UV2+ PNCT Tỷ lệ trẻ bảo vệ

uốn ván sơ sinh

Văn Xuôi 96,5 95,0 93,1

Măng Ri 100 93,0 97,8

Đăk Na 97,3 95,0 98,6

Tu Mơ Rông 97,8 96,0 93,6

Ngọc Lây 96,5 92,0 91,3

Đăk Rơ Ông 97,5 97,0 93,5

Đăk Sao 97,1 96,0 91,4

Đăk Tờ Kan 97,0 92,0 98,0

Tê Xăng 97,5 94,0 92,5

Ngọc Yêu 97,0 95,0 91,1

Đăk Hà 97,2 96,0 96,5

Tổng cộng 97,4 95,0 94,9

Nhận xét:

Các loại vắc xin tiêm vào thời điểm trùng nhau nhưng ghi nhận không

giống nhau.

So với kết quả điều tra số liệu giữa các báo cáo của xã và huyện không

khớp nhau: Số trẻ tiêm chủng đầy đủ đạt tỷ lệ 97,4%, UV2+ PNCT: 95,0 %,

Tỷ lệ trẻ bảo vệ uốn ván sơ sinh 94,9%.

Page 55: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

49

Chất lượng ghi chép thông tin cũng có sự khác nhau giữa tuyến xã và

tuyến huyện. Số liệu được xã gửi lên huyện tập hợp lại báo cáo cũng không

giống nhau giữa xã và huyện. Nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương tự

như của tác giả Nguyễn Văn Hòa tại huyện miền núi Nam Đông Thừa Thiên

Huế. Tác giả đã nhận xét hệ thống ghi chép, báo cáo quản lý thông tin còn rất

hạn chế.

Page 56: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

50

Chương 4

BÀN LUẬN

Qua điều tra240 trẻ bằng phương pháp chọn mẫu cụm trên địa bàn toàn

huyện Tu Mơ Rông về tỷ lệ tiêm chủng đạt được, cho kết quả như sau:

4.1. Kết quảtiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm

phòng uốn ván cho phụ nữ có thai

4.1.1. Tỷ lệ tiêm chủng của trẻ dưới 1 tuổi

Tiêm chủng là quyền lợi của trẻ, tất cả trẻ em sinh ra trên đất nước Việt

Nam trong năm đầu đời đều được tiêm chủng để phòng 8 bệnh truyền nhiễm

theo sự chỉ đạo của chương trình TCMRQG và tiêm chủng không phải trả

tiền. Do đó tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh nói chung và Trung tâm Y tế

huyện Tu Mơ Rông nói riêng đều có nhiệm vụ thực hiện công tác TCMR và

các trẻ em trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông trong độ tuổi tiêm chủng đều được

tiêm.

Huyện Tu Mơ Rông là huyện miền núi, đặc biệt khó khăn (theo Nghị

quyết 30a của Chính phủ) của tỉnh; địa hình rừng núi, giao thông nông thôn

còn rất khó khăn; dân cư ở rải rác trong các cụm xóm, làng, khó tiếp cận, một

số thôn chưa có đường liên thông; ý thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe còn

hạn chế, phương tiện bảo quản vắc xin, giao thông đi lại khó khăn, thiếu nhân

lực, vật lực, trình độ dân trí còn hạn chế, trình độ văn hóa còn thấp và chênh

lệch. Tuy nhiên những năm gần đây công tác tuyên truyền về tiêm chủng có

chiều sâu, rộng khắp trong cộng đồng dân cư đã phần nào tích cực thay đổi

được nhận thức tiêm chủng của cộng đồng và đây là vấn đề cần thiết nhằm

giảm được các bệnh, tật thường xảy ra cho trẻ.

Kết quả bảng 3.1cho thấy tỷ lệ tiêm chủng ngay trong những ngày đầu

sau sinh của trẻ đạt rất cao BCG 99,1% với một tỉnh có nhiều người dân tộc

thiểu số, tỷ lệ này là đáng kích lệ. Theo khuyến cáo của chương trình TCMR

quốc gia, trẻ nên tiêm viêm gan B ngay trong 24 giờ đầu sau sinh là tốt nhất

Page 57: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

51

tuy nhiên tỷ lệ này trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đạt tỷ lệ rất thấp 22,9 tỷ lệ

này chưa đạt được mục tiêu của chương trình đề ra cần phải tăng cường công

tác truyền thông rộng rãi về lợi ích của tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh.

Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong nghiên cứu của chúng tôi

thấp hơn so với nghiên cứu của Phan văn Hải tại năm 2014 là 82,1%, sự khác

biệt này có ý nghĩa thống kế p<0,05

Kết quả bảng 3.3 đến 3.5 về uống vắc xin bại liệt cũng cho thấy tỷ lệ

tiêm chủng (uống) cao 98,3% mũi 1 nhưng mũi 2 và mũi 3 có xu hướng giảm

chỉ còn 96,7% mũi 2 và 96,7% mũi 3. Tỷ lệ bỏ mũi là 3,3%.

Tỷ lệ uống vắc xin bại liệt trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so

với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa là 68,8% [12], và Võ Thị Diệu Hiền là

88,3%[11]cũng tương tự, tỷ lệ tiêm vắc xin DPT-VGB-Hibmũi 1, mũi 2, mũi

3 là 98,8%, 97,1% và mũi 3 là 97,1% (bảng 3.6 đến bảng 3.8). Tỷ lệ bỏ mũi là

2,9%. Mặc dù là một tỉnh miền núi, phần lớn là người dân tộc thiểu số nhưng

tỷ lệ này của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Hiền

tại Phường Vỹ Dạ Thành phố Huế 80,9% và của Nguyễn Văn Hòa là 68,8%

sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Hiệu lực vắc xin hay là hiệu quả của tiêm chủng phụ thuộc nhiều vào

trẻ đó có được tiêm đầy đủ hay không. Tỷ lệ bỏ mũi ở tỉnh Kon Tum còn khá

cao. Mặt khác, cũng cần đề cập đến ghi chép về tiêm chủng. Tuy vậy cũng

cần xem xét lại ghi nhận thông tin về tiêm chủng của các nhân viên y tế.

Thường buổi tiêm chủng rất đông các trẻ tập trung trong thời gian ngắn, tiêm

và ghi chép thông tin của nhân viên y tế hay bị bỏ sót.

Tiêm vắc xin sởi bắt đầu từ tháng thứ 9-11, đây là mũi tiêm cuối cùng

của 1 trẻ dưới 1 tuổi. Nhưng do mũi tiêm này cách mũi tiêm DPT-VGB-Hib 3

cách nhau 4 tháng nên nhiều bà mẹ quên. Điều này đòi hỏi cần có sự tham gia

của cộng đồng (bà mẹ cần ý thức, hoặc có kiến thức về tiêm chủng) và nhân

Page 58: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

52

viên y tế nhắc nhở nhất là đối với những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình

độ văn hóa thấp.

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ tiêm sởi chỉ đạt 96,3%. trong đó

thấp nhất là xã Đăk Na 79,2%. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các

nghiên cứu của các tác giả khác.

4.1.2. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng theo lịch cho trẻ dưới 1 tuổi

Quản lý phiếu tiêm chủng là một trong những yêu cầu của CTTCMR,

nhằm đảm bảo cho trẻ có những mũi tiêm chủng an toàn, biết được trẻ đã tiêm

phòng những loại vắc xin gì, đã tiêm đủ hay còn thiếu để tiếp tục tiêm bổ

sung để trẻ có đủ miễn dịch chống lại bệnh tật. Dựa vào đó khi ốm đau trẻ

được đưa đến các cơ sở y tế, các thầy thuốc biết và có những chẩn đoán thích

hợp giúp cho công tác điều trị cũng như định hướng tiêm những loại vắc xin

nào đó. Ngoài ra phiếu tiêm chủng còn được dùng để đánh giá tiêm chủng qua

các cuộc điều tra và đánh giá kết quả tiêm chủng mở rộng của địa phương,

đồng thời cũng đưa ra được các giải pháp thích hợp cho từng địa bàn, nhằm

định hướng nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ và chất lượng cho từng mũi

tiêm.

Tại thời điểm điều tra, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ qua các nguồn số liệu

(hỏi + phiếu + số) đạt 95,4% (Bảng 3.10). Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn

so với nghiên cứu củaĐào Văn Khuynh năm 2011 tại huyện Thới Bình, tỉnh

Cà Mau 77,9 % sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao nhất là Văn Xuôi, Măng Ri,Ngọc Lây,

Đăk Sao, Đăk Tờ Kan, Tê Xăng, Ngọc Yêu đều đạt 100%, kế đến là Đăk Rơ

Ông 95,0%.

Thấp nhất là Tu Mơ Rông và Đăk Na (87,5 và 66,6), đây là 2 xã ở xa

trung tâm huyện, do giao thông đi lại khó khăn, thiếu nhân lực.

Bảng 4.1. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới một tuổi huyện Tu Mơ

Rông năm 2014-2015

Page 59: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

53

Địa phương TCĐĐ

2014 2015

Văn Xuôi 97 96

Măng Ri 100 97

Đăk Na 99 96

Tu Mơ Rông 98 98

Ngọc Lây 100 96

Đăk Rơ Ông 99 96

Đăk Sao 97 96

Đăk Tờ Kan 98 96

Tê Xăng 98 97

Ngọc Yêu 98 97

Đăk Hà 96 96

Tổng cộng 97,9 96

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi (trẻ phải được

nhận đầy đủ 8 loại vắc xin khi dưới 12 tháng tuổi) rất thấp, chỉ đạt tỷ lệ 55%

(Bảng 3.11), thấp hơn 11,2% so với kết quả điều tra năm 2003 của Chương

trình TCMR Quốc gia,Nhưng bằng tác giả Đào Văn Khuynh Năm 2011 tại

huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau 54,6 %.

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi cao nhất là xã Tu

Mơ Rông và Ngọc Yêu 87,5%, kế đến là xã văn xuôi 75% và thấp nhất là xã

ĐăkRơ Rông và Đăk Sao 40,0%.

Hầu hết cán bộ y tế tuyến huyện, xã đều phải kiêm nhiệm rất nhiều

công việc do vậy cán bộ y tế cơ sở không dành toàn bộ thời gian cho công tác

tiêm chủng.Việc thiếu nhân lực làm ảnh hưởng nhiều đến công tác tiêm

chủng.

Page 60: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

54

Công tác tập huấn đã được tiến hành thường xuyên và bao phủ nhiều

lĩnh vực liên quan đến công tác tiêm chủng. Đến nay cũng đã bao phủ được số

đối tượng tham dự các lớp tập huấn về thực hành tiêm chủng trên 80% tổng

số cán bộ y tế tuyến xã đã được cấp giấy chứng nhận tiêm chủng.

Việc huấn luyện đã đi vào những kỹ năng cần thiết trong thực hành

TCMR tại xã như: xây dựng kế hoạch TCMR, an toàn tiêm chủng, bảo quản

vắc xin, sử dụng dây chuyền lạnh, bối thường khi sử dụng vắc xin v.v... Các

lớp tập huấn do Sở Y tế tổ chức cho xã chương trình đào tạo đã được Sở Y tế

phê duyệt.

4.1.3. Tỷ lệ tiêm BCG và chất lượng tiêm BCG của trẻ em dưới 1

Sẹo BCG đúng kỹ thuật phải có đường kính từ 3- 5mm là bằng chứng

phản ánh trẻ được tiêm vaccin BCG, tiêm đúng kỹ thuật, đủ liều lượng, vắc

xin được bảo quản tốt và cơ thể có được miễn dịch để chống lại bệnh laSẹo

BCG là một trong những minh chứng để đánh giá sự miễn dịch có được của

trẻ trong những năm đầu phòng chống bệnh lao, tiêm BCG có sẹo không đạt

yêu cầu sẽ không đánh giá được tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ. Mục tiêu và

hiệu quả của chương trình cần được chú trọng bởi cán bộ làm công tác

TCMR, y tế cơ sở và nhân viên y tế thôn bản.

Do đó kết quả sẹo BCG sẽ giúp đánh giá phần nào về kỹ thuật tiêm

chủng của tuyến y tế cơ sở và được xem là một trong những tiêu chuẩn để

đánh giá trẻ được TCĐĐ trong năm đầu cuộc sống để chống lại 8 bệnh truyền

nhiễm mà CTTCMR đề ra. Sẹo BCG đạt yêu cầu, là yếu tố rất quan trọng vì

nó quyết định sự thành công của công tác tiêm chủng mở rộng, đặc biệt trong

tiêm chủng BCG. Để đánh giá đúng hơn về ảnh hưởng của kỹ thuật tiêm với

lên sẹo BCG cần có cuộc nghiên cứu với quy mô lớn hơn và kết quả áp dụng

cho việc nâng cao chất lượng CTTCMR.

Tỷ lệ tiêm BCG đạt 96,3% (Bảng 3.1), trong đó 93,3% trẻ có sẹo BCG

(bảng 3.12). Trong đó xã có tỷ lệ trẻ có sẹo BCG cao nhất là xã Măng Ri, Tu

Page 61: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

55

Mơ Rông, Đăk Rơ Ông, Đăk Sao, Đăk Tơ Kan, Tê Xăng, Đăk Hà và xã có tỷ

lệ trẻ có sẹo BCG thấp nhất là xã Đăk Na 83.3%, đây là xã có đội ngũ y tế

không thực hiện tốt kỹ thuật tiêm phòng.

Để giải thích có nhiều yếu tố dẫn đến tiêm BCG đạt tỷ lệ sẹo đạt cao,

phần lớn là do sự nỗ lực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của các

cán bộ y tế cơ sở đó là:

- Kỹ thuật tiêm vắc xin BCG đòi hỏi cán bộ y tế tuyến cơ sở phải nắm

kiến thức chuyên môn, thành thạo trong thao tác chuẩn xác từng mũi tiêm.

- Quản lý và bảo quản vắc xin tuân thủ đúng qui trình.

- Tâm huyết với nghề và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho đồng bào

các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đó là 3 lý do chính để tỷ lệ sẹo BCG đạt cao. Để đạt tỷ lệ sẹo yêu cầu

cao cần phải có sự gắn kết các tuyến như: Huyện, xã và nhân viên y tế thôn

bản, có kế hoạch tập huấn thường xuyên về kỹ thuật tiêm cũng như quản lý và

sử dụng vắc xin cho cán bộ làm công tác TCMR và tuyến y tế cơ sở.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của

Nguyễn Đăng Ngoạn, Hà Đình Luận [17] và kết quả nghiên cứu của Trần Gia

Hưng, Nguyễn Thu Yến và cộng sự (1991 - 2001) tại khu vực phía Bắc.

Tỉ lệ tiêm chủng BCG có sẹo nhìn chung trong nghiên cứu của chúng

tôi, của Nguyễn Thị Hồng Vân và của Đoàn Trần Hữu Vũ tại Đăk Lăk thấp

hơn. Phải chăng khâu bảo quản vắc xin chưa được tốt hay kỹ thuật tiêm chưa

đảm bảo? Điều này, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm tăng hiệu

quả chủng ngừa.

4.1.4. Tỷ lệ tiêm UV2+ cho bà mẹ và tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng uốn ván

sơ sinh

Tỷ lệ tiêm UV2+ cho bà mẹ đạt 91,6% (Bảng 3.13)cao hơn điều tra năm

2003 (4,1%) nhưng tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng uốn ván sơ sinh 90,8%, cao

hơn điều tra năm 2003 (15,7%).

Page 62: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

56

Bảng 4.2. Tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho PN và trẻ BVUVSS

Địa phương

Tỷ lệ tiêm UV2+PNCT Tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng

UVSS

2014 2015 2014 2015

Văn Xuôi 93 97 97 93

Măng Ri 91 91 98 94

Đăk Na 96 98 97 97

Tu Mơ Rông 94 96 98 96

Ngọc Lây 97 95 100 96

Đăk Rơ Ông 97 97 98 97

Đăk Sao 94 96 99 95

Đăk Tờ Kan 93 98 99 97

Tê Xăng 94 95 98 94

Ngọc Yêu 95 98 98 92

Đăk Hà 96 96 98 74

Tổng cộng 95 96 98 92

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của của

Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Thị Thanh tại 4 xã huyện Cư Mgar [19] và Đoàn

Trần Hữu Vũ, Hồ Thị Lệ tại 3 xã huyện Buôn Đôn tỉnh DakLak [24] sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê.

Mục tiêu của chương trình TCMR Quốc gia đối với tỷ lệ tiêm UV2+

cho phụ nữ có thai phải đạt tỷ lệ >80%. Như vậy kết quả nghiên cứu của

chúng tôi cho thấy tỷ lệ phụ nữ có thai tiêm UV2+huyện Tu Mơ Rông đã đạt

mục tiêu của chương trình.

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng

4.2.1. Lý do trẻ không đi tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ

Page 63: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

57

Lý do gia đình bận việc không đưa trẻ đi được chiếm tỷ lệ cao nhất

36,4% (Bảng 3.14), có tình trạng này là do điều kiện giao thông đi lại khó

khăn, người dân chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của tiêm chủng đối

với sức khỏe con em mình, do công tác tuyên truyền về tầm quan trọng, về

mục đích tiêm chủng phòng bệnh, về lợi ích, về chống chỉ định trong tiêm

chủng,.... chưa thực sự làm đúng vai trò của mình.

Gia đình bận không đi tiêm được chiếm tỷ lệ 36,4 % là tỷ lệ cao, cần

phải làm rõ thêm. Sợ tai biến sau tiêm chủng và trẻ ốm không đi tiêm chủng

(27,2).

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn

Hòa lý do không đưa trẻ đi tiêm phần lớn do mẹ bận [12].

4.2.2. Lý do bà mẹ không đi tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ

Qua điều tra cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của các đối tượng trong

diện tiêm chủng không đi tiêm hoặc tiêm không đủ liều là do chính bản thân

đối tượng và gia đình chưa thực sự hiểu được lợi ích của tiêm phòng và tiêm

phòng bệnh gì. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền liệu đã được cán bộ Y tế và

các cơ quan quan tâm đúng mức chưa ? Vì tỷ lệ bận việc gia đình chiếm 25%,

Hoãn tiêm chủng 20 %, sợ phản ứng sau tiêm chủng chiếm 15% (bảng

3.15).Phải chăng do hình thức tuyên truyền chưa phong phú và đa dạng, chưa

thực sự đi sâu sát vào đối tượng tiêm chủng vì đặc thù của tỉnh Kon Tum nói

riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm

đa số và trình độ văn hóa đang còn thấp. Vấn đề này cần phải được nghiên

cứu mở rộng thêm.

Về chất lượng ghi chép thông tin cũng có sự khác nhau giữa tuyến xã

và tuyến huyện. Số liệu được xã gửi lên huyện tập hợp lại báo cáo cũng

không giống nhau giữa xã và huyện (biểu đồ 3.6). Nghiên cứu này của chúng

tôi cũng tương tự như của tác giả Nguyễn Văn Hòa tại huyện miền núi

Page 64: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

58

NamĐông Thừa Thiên Huế [12]. Tác giả đã nhận xét hệ thống ghi chép, báo

cáo quản lý thông tin còn rất hạn chế.

4.3. Hạn chế nghiên cứu

- Do hạn chế về nguồn lực nên nghiên cứu chỉ tiến hành trên quy mô

tuyến huyện.

- Do hạn chế vềnhân lực, thời gian, kinh phí nên nghiên cứu chúng tôi

chưa thực hiện được trên nhiều nhóm đối tượng tiêm chủng để nghiên cứu.

Page 65: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

59

KẾT LUẬN

1. Tình hình tiêm chủng cho trẻ em < 1 tuổi và phụ nữ có thai

- Đối với trẻ em < 1 tuổi:

Tỷ lệ tiêm vắc xin BCG đạt:99,1%.

Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh đạt:22,9%.

Tỷ lệ uống vắc xin bại liệt mũi 1: 98,3% ; mũi 2: 96,7%và mũi 3:

96,7%

Tỷ lệ tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib mũi 1: 98,8% ;mũi 2: 97,1% và mũi

3: 97,1%.

Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi đạt: 96,3%.

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ qua các nguồn số liệu đạt: 95,4%.

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ : 55,0%.

Tỷ lệ tiêm có sẹo BCG là: 93,3%.

- Đối với phụ nữ có thai:

Tỷ lệ UV2+ cho bà mẹ đạt: 91,6%.

Tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng UVSS đạt:90,8%.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng đạt được

- Lý do trẻ không được đưa đi tiêm:

Gia đình bận không đưa trẻ đi tiêm được: 36,4%.

Sợ tai biến sau tiêm chủng:27,3%.

Trẻ ốm không đi tiêm chủng: 27,3%.

- Lý do mẹ không đi tiêm phòng uốn ván:

Không biết phải tiêm liều tiếp theo: 10%

Sợ tai biến không tiêm chủng 15%

Hoãn tiêm chủng: 20%

Sợ không tiêm chủng: 20% và bận việc gia đình: 25%

Page 66: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

60

KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm

chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016,chúng tôi nhận thấy tỷ lệ

tiêm chủng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông cũngcó vấn đề vì vậy chúng tôi

đề ra một số khuyến nghị sau:

1. Do phong tục tập quán bà mẹ thường sinh con tại nhà, không đến cơ

sở y tế để sinh do đó trẻ không được tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh

dưới 24 giờ tại các trạm y tế xã. Vậy chúng tôi đề nghị tăng cường công tác

tuyên truyền cho các bà mẹ mang thai đến các cơ sở y tế có phòng sinh để

sinh và trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh để nâng cao tỷ lệ tiêm

vắc xin viêm gan B liều sơ sinh dưới 24 giờ tại huyện Tu Mơ Rông.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe trên các phương

tiện thông tin đại chúng về tác dụng, lợi ích, đối tượng, lịch tiêm chủng để các

bà mẹ biết đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

3. Tăng cường, đào tạo và nâng cao trình độ cho các cán bộ chuyên

trách về công tác TCMR để ghi nhận thông tin báo cáo tốt hơn.

Page 67: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2014), Thông tư về Hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong

tiêm chủng, 12/2014/TT-BYT.

2. Bộ Y tế (2010), Quyết định về lịch tiêm vắc xin phòng lao, viêm gan B,

bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib trong Dự án Tiêm chủng mở rộng

quốc gia, 845/QĐ-BYT.

3. Bộ Y tế (2014), Quyết định về phê duyệt “Kế hoạch truyền thông về việc

tiêm chủng giai đoạn 2014-2016, 4282/QĐ-BYT.

4. Bộ Y tế (2015), Quyết định hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối

với trẻ em, 2301/QĐ-BYT.

5. Bộ Y tế (2014), Quyết định Hướng dẫn bảo quản vắc xin, 1730/QĐ-BYT.

6. Chính phủ (2014), Nghị định qui định về hoạt động tiêm chủng,

104/2016/NĐ-CP

7. Trương Văn Dũng (2010), Nghiên cứu tình hình tiêm chủng trẻ em từ 10-

36 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trung

tâm Y tế huyện, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

8. Trần Như Dương (2014), Vai trò của vắc xin và tiêm chủng. Trang web

http://www.tiemchungmorong.vn/vi/content/vai-tro-cua-vac-xin-va-tiem-

chung.html, ngày truy cập 02/8/2016.

9. Phan Văn Hải & Trần Văn Bình (2001), "Đánh giá việc thực hiện các

mục tiêu tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Kon Tum trong 5 năm 1995-1999", Tập

san Y học dự phòng, số 19,tr. 10-11.

10. Phan Văn Hải và CS (2014), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến

tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2014,

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Kon

Tum.

Page 68: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

62

11. Nguyễn Thị Diệu Hiền (2007), "Đánh giá hiệu quả chương trình TCMR

tại Quảng Bình", Tạp chí y học thực hành, 568,tr. 811-813.

12. Nguyễn Văn Hòa & Võ văn Thắng (2007), "Mức độ bao phủ và dịch vụ

TCMR cho trẻ em dưới 5 tuổi huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên

Huế", Tạp chí Y học thực hành,tr. 19-26.

13. Dương Thị Hồng (2009), "Vài nét về tình hình tiêm chủng mở rộng trên

thế giới", Tạp chí Y học thực hành (641 +642), số 1/2009,tr. 3-6.

14. Trần Gia Hưng, Trần Ngọc Tiến & Nguyễn Thu Yến và cộng sự

(1997), "Theo dõi kết quả các hoạt động tiêm chủng mở rộng khu vực miền

Bắc năm 1995", Tạp chí vệ sinh phòng dịch, tập VII, số 1 (31),tr. 6 - 8.

15. Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm

chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại

Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y tế

công cộng, Móng cái.

16. Đào Văn Khuynh & Nguyễn Văn Qui và cộng sự (2011), Nghiên cứu

tình hình tiêm chủng ở trẻ em dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện

Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2009, Đề tài nghiên cứu khoa học, Thới Bình.

17. Nguyễn Đăng Ngoạn, Hà Đình Luận & Lương Văn Đàm (1998), "Kết

quả tiêm chủng mở rộng và sự giảm nhanh 6 bệnh truyền nhiễm trẻ em tại

tỉnh Thanh Hóa 1993-1997", Tạp chí Y học dự phòng, tập VII, số 2 (36),tr. 33.

18. Trung tâm Y tế dự phòng (2015), Báo cáo Tổng kết công tác Y tế dự

phòng năm 2015, Trung tâm Y tế dự phòng.

19. Nguyễn Thị Hồng Vân & Trần Thị Thanh (2004), "Đánh giá tình hình

tiêm chủng mở rộng tại 4 xã thuộc Huyện Cư M' gar, tỉnh Đăk Lăk trong 2

năm 2000 - 2001", Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ

các trường Đại học Y Dược Việt Nam, lần thứ 12,tr. 401- 409.

20. Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên (2005), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng

qua các năm 1990 - 2005.

Page 69: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

63

21. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (2005), Chương trình tiêm chủng mở

rộng thành quả hai mươi năm ở Việt Nam, Giấy phép xuất bản số 387/GF-

CXB ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội.

22. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (2015), Nội dung cuộc phỏng vấn ngài

Kohei Toda - Chuyên gia tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới về sử dụng

vắc xin Quinvaxem. Trang web, ngày truy cập.

23. Viện Vệ sinh Dịch tể Trung ương (2016), Lịch sử hình thành và phát

triển Chương trình tiêm chủng mở rộng. Trang web

http://tiemchungmorong.vn/vi/conten/lich-su-tcmr.html, ngày truy cập

03/8/2016.

24. Đoàn Trần Hữu Vũ & Hồ Thị Lệ (2004), Đánh giá tình hình tiêm chủng

mở rộng tại 3 xã thuộc Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk năm 2004, Luận văn

tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Tây Nguyên.

25. WHO (2005), Thực hành tiêm chủng, GPXB số 58/QĐ-CXB cấp ngày

9/3/2005, Hà Nội.

Tiếng Anh 26. WHO (2015), Vaccine preventable diseases: monitoring system. Trang

web http://apps.who.int/immunization_monitoring/globalsummary/countries,

ngày truy cập 15/8/2016.

Page 70: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

64

Phụ lục 1 DANH SÁCH

CHỌN CỤM ĐIỀU TRA TIÊM CHỦNG HUYỆN TU MƠ RÔNG NĂM 2016

STT Xã, Thôn Dân số Tần số dồn Chọn cụm

I Xã Văn Xuôi

Ba Khen 188 188 Cụm 1 = 132

Long Tro 187 375

Đăk Ling 78 453

Đăk Văn 1 194 647

Đăk Văn 2 241 888

Đăk Văn 3 95 983 Cụm 2 = 946

II Xã Măng Ri

Đăk Dơn 340 1323

Long Láy 152 1475

Chum Tam 275 1750

Long Hy 1,2 355 2105 Cụm 3 = 1760

Ngọc La 440 2545

Pu Tá 203 2748 Cụm 4 = 2574

III Xã Đăk Na

Hà Lăng 1 148 2896

Hà Lăng 2 183 3079

Mô Pành 1 210 3289

Mô Pành 2 448 3737 Cụm 5 = 3388

Đăk Riếp 1 242 3979

Đăk Riếp 2 200 4179

Đăk Rê 1 342 4521 Cụm 6 = 4202

Đăk Rê 2 129 4650

Kon Sang 88 4738

Kon Chai 136 4874

Long Tum 163 5037 Cụm 7 = 5016

Ba Ham 148 5185

Lê Văng 184 5369

IV Xã Tu Mơ Rông

Page 71: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

65

STT Xã, Thôn Dân số Tần số dồn Chọn cụm

Tu Cấp 176 5545

Tu Mơ Rông 209 5754

Đăk Chum 1 137 5891 Cụm 8 = 5830

Đăk Chum 2 100 5991

Long Leo 109 6100

Đăk Ka 115 6215

Văn Săng 122 6337

Đăk Neng 180 6517

V Xã Ngọc Lây

Lộc Bông 235 6752 Cụm 9 = 6644

Mô Gia 232 6984

Tu Bung 113 7097

Măng Rương 1 149 7246

Ko Xia 1 82 7328

Ko Xia 2 131 7459 Cụm 10 = 7458

Măng Rương 2 87 7546

Đăk King 1 209 7755

Đăk King 2 100 7855

Đăk P Rế 193 8048

VI Xã Đăk Rơ Ông

Kon Hia 1 681 8729 Cụm 11 = 8272

Kon Hia 2 245 8974

Kon Hia 3 580 9554 Cụm 12 = 9086

Ngọc Năng 1 341 9895

Ngọc Năng 2 272 10167 Cụm 13 = 9900

Đăk P Lò 623 10790 Cụm 14 = 10714

Măng Lỡ 150 10940

Mô Pành 576 11516

Lá Dong 265 11781 Cụm 15 = 11528

VII Xã Đăk Sao

Năng Nhỏ 1 457 12238

Năng Nhỏ 2 330 12568 Cụm 16 = 12342

Năng Lớn 1 161 12729

Page 72: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

66

STT Xã, Thôn Dân số Tần số dồn Chọn cụm

Năng Lớn 2 120 12849

Năng Lớn 3 208 13057

Kach Nhỏ 367 13424 Cụm 17 = 13156

Kach Lớn 1 263 13791

Kach Lớn 2 401 14192 Cụm 18 = 13970

Kon Kung 385 14577

Đăk Giá 212 14789 Cụm 19 = 14784

VIII Xã Đăk Tờ Kan

Kon H Nông 831 15620 Cụm 20 = 15598

Đăk P Rông 596 16216

Đăk Năng 552 16768 Cụm 21 = 16412

Đăk Nông 417 17185

Tê Xô Ngoài 239 17424 Cụm 22 = 17226

Tê Xô Trong 233 17657

Đăk Trang 363 18020 Cụm 23 = 18040

IX Xã Tê Xăng

Tân Ba 392 18412

Đăk Song 254 18666

Đăk Viên 346 19012 Cụm 24 = 18854

Tu Thó 507 19519

X Xã Ngọc Yêu

Tam Rin 336 19855 Cụm 25 = 19668

Ngọc Đo 189 20044

Ba Tu 1 132 20176

Ba Tu 2 188 20364

Ba Tu 3 242 20606 Cụm 26 = 20482

Long Láy 1 144 20750

Long Láy 2 103 20853

Long Láy 3 139 20992

XI Xã Đăk Hà

Ngọc Leng 537 21529 Cụm 27 = 21296

Tu Mơ Rông 111 21640

Đăk Siêng 157 21797

Page 73: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ …ƒm 2017/3_Nguyen Thi Van... · mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích

67

STT Xã, Thôn Dân số Tần số dồn Chọn cụm

Đăk Hà 216 22013

Mô Pả 543 22556 Cụm 28 = 22110

Kon Tun 212 22768

Đăk Pơ Trang 193 22961 Cụm 29 = 22924

Kon Ling 214 23175

Kon Pia 930 24105 Cụm 30 = 23738

Ty Tu 320 24425

Khoảng cách mẫu: 814

Số ngẫu nhiên: 132