tại Đắk nông, Đắk l k, gia lai, kon tum, qu ng nam, và quảng...

231
BKế hoạch và Đầu Tư Ngân hàng Thế gii Dán Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên tại Đắk Nông, Đắk Lk, Gia Lai, Kon Tum, Qung Nam, và Quảng Ngãi Báo cáo Nghiên cứu Khthi cấp Trung ương Tháng 08/2013 (Dtho lấy ý kiến, không trích dẫn dưới mọi hình thức)

Upload: others

Post on 28-May-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

Bộ Kế hoạch và Đầu Tư Ngân hàng Thế giới

Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên

tại Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, và Quảng Ngãi

Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp Trung ương

Tháng 08/2013

(Dự thảo lấy ý kiến, không trích dẫn dưới mọi hình thức)

Page 2: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

2

Báo cáo NCKT cấp Trung ương được xây dựng dựa trên cơ sở:

1. Một số văn bản quy phạm pháp luật: (i) Nghị định 131/2009/NĐ-CP về quản lý các dự án có vốn viện trợ phát triển chính thức (và các thông tư liên quan của Bộ KH&ĐT, Bộ TC); (ii) Quyết định 48/2008/QĐ-TTg ban hành kèm Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhóm 5 Ngân hàng (Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, Cơ quan Phát triển Pháp - AFD, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JBIC, Ngân hàng Tái thiết Đức - KFW, Ngân hàng Thế giới - WB);

2. Kết quả khảo sát của đơn vị tư vấn (đợt 1 vào tháng 7-8/2012; đợt 2 vào tháng 12/2012-1/2013); trong đó, quá trình tham vấn được tổ chức với đại diện UBND tỉnh, BCBDA các tỉnh, lãnh đạo các sở/ngành liên quan, BQL một số dự án trên địa bàn, lãnh đạo các huyện dự án, đại diện các phòng ban chuyên môn cấp huyện, lãnh đạo xã và cán bộ công chức xã, đại diện một số thôn bản và đại diện các nhóm hộ hưởng lợi trong vùng dự án;

3. Kết quả trao đổi tại các cuộc hội thảo cấp trung ương và cấp tỉnh liên quan đến nội dung và quá trình xây dựng Báo cáo từ 06/2012 đến tháng 8/2013; các đợt làm việc cùng với Đoàn Công tác của NHTG vào 09/2012, 03/2013, và 06/2013;

4. Hướng dẫn Xây dựng Báo cáo NCKT do tư vấn của NHTG lập để hỗ trợ cho quá trình xây dựng Báo cáo NCKT các cấp;

5. Dự thảo Báo cáo NCKT cấp tỉnh của các tỉnh trong vùng dự án;

6. Nội dung Báo cáo NCKT của một số Dự án khác có quy mô và tính chất tương tự hoặc có liên quan (như NMPRP-2).

Page 3: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

3

Mục Lục

Giới thiệu ........................................................................................................... 11

Thông tin khái quát ........................................................................................... 13

Chương 1: Khái quát về Dự án ........................................................................ 14

I. Bối cảnh chung của Dự án ................................................................................................... 14

A. Bối cảnh quốc gia .............................................................................................................. 14

B. Bối cảnh vùng Tây Nguyên ............................................................................................... 15

II. Khung chính sách của Dự án ............................................................................................. 15

A. Khung chính sách quốc gia ............................................................................................... 15

B. Khung chính sách của các tỉnh ......................................................................................... 17

III. Vùng hưởng lợi và đối tượng hưởng lợi của Dự án....................................................... 18

IV. Chính sách và chương trình giảm nghèo trong vùng dự án ......................................... 27

Chương 2: Mô tả Dự án .................................................................................... 30

I. Khái quát về Dự án ............................................................................................................... 30

A. Mục tiêu của Dự án ........................................................................................................... 30

B. Các thách thức chủ yếu và chiến lƣợc can thiệp .............................................................. 30

C. Kết cấu các hợp phần của Dự án ..................................................................................... 31

II. Hợp phần 1: Phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã ................................................................... 32

A. Mô tả hợp phần ................................................................................................................. 32

B. Phƣơng pháp thực hiện ................................................................................................... 33

C. Kế hoạch thực hiện ........................................................................................................... 35

III. Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững ....................................................................... 36

A. Mô tả hợp phần ................................................................................................................ 36

B. THP2.1: Tự chủ và Đa dạng hóa thu nhập ....................................................................... 40

C. THP2.2: Phát triển Kết nối thị trƣờng ................................................................................ 42

IV. Hợp phần 3: Phát triển Cơ sở Hạ Tầng kết nối cấp huyện, Nâng cao năng lực và Truyền thông ....................................................................................................................... 48

A. THP 3.1: CSHT kết nối cấp huyện .................................................................................... 48

B. THP 3.2: Nâng cao năng lực ............................................................................................. 50

C. THP 3.3: Truyền thông và chia sẻ tri thức ........................................................................ 52

V. Hợp phần 4: Quản lý Dự án ................................................................................................ 54

VI. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn và kế hoạch giải ngân ..................................................... 58

A. Tổng vốn đầu tƣ ................................................................................................................ 58

B. Phân bổ vốn đầu tƣ ........................................................................................................... 58

C. Kế hoạch giải ngân............................................................................................................ 60

Chương 3: Quản lý và Vận hành Dự án .......................................................... 62

I. Cơ sở pháp lý của Quản lý Dự án ....................................................................................... 62

Page 4: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

4

II. Tổ chức quản lý thực hiện Dự án ...................................................................................... 62

III. Kế hoạch thực hiện Dự án ................................................................................................. 69

IV. Quản lý tài chính ................................................................................................................. 71

V. Quản lý đấu thầu .................................................................................................................. 73

VI. Minh bạch và phòng chống tham nhũng ......................................................................... 76

Chương 4: Giám sát và Đánh giá Dự án ......................................................... 77

I. Khung kết quả của Dự án ..................................................................................................... 77

II. Hệ thống Giám sát và Đánh giá .......................................................................................... 78

III. Đảm bảo An toàn xã hội ..................................................................................................... 81

V. Đảm bảo an toàn về môi trường ........................................................................................ 86

VI. Khung chính sách tái định cư ........................................................................................... 88

VII. Hiệu suất của Dự án .......................................................................................................... 88

VIII. Tính bền vững của Dự án ................................................................................................ 91

Kết luận .............................................................................................................. 94

Danh mục Phụ lục ............................................................................................. 95

Page 5: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

5

Danh sách Phụ Lục

Phụ lục 1: Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ....................................................... 95

Phụ lục 2: Nguyên tắc lựa chọn vùng dự án và đối tƣợng hƣởng lợi ........................................... 97

Phụ lục 3: Tổng hợp chƣơng trình chính sách giảm nghèo trên toàn vùng Dự án .................... 113

Phụ lục 4: Danh mục các công trình Cơ sở Hạ tầng cấp xã tại 6 tỉnh trong 18 tháng đầu ......... 116

Phụ lục 5 Danh mục chi tiết các công trình CSHT cấp huyện trong 18 tháng đầu tại 6 tỉnh ...... 143

Phụ lục 6: Phát triển sinh kế ........................................................................................................ 148

Phụ lục 7: Nâng cao năng lực ..................................................................................................... 162

Phụ lục 8: Truyền thông và chia sẻ tri thức ................................................................................. 166

Phụ lục 9: Các văn bản pháp lý và quy định hiện hành .............................................................. 168

Phụ lục 10: Mô tả nhiệm vụ của các vị trí quản lý Dự án các cấp .............................................. 170

Phụ lục 11: Mô tả nhiệm vụ của các cơ quan hữu quan các cấp ............................................... 177

Phụ lục 12: Sơ đồ thanh toán và giải ngân tại các cấp ............................................................... 181

Phụ lục 13: Chi phí lƣơng và Phụ cấp cho cán bộ Trung Ƣơng và các tỉnh .............................. 184

Phụ lục 14: Kế hoạch phòng chống tham nhũng ........................................................................ 191

Phụ lục 15: Khung Kết quả của Dự án ........................................................................................ 198

Phụ lục 16: Khung chính sách đền bù cho những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi Dự án .................... 200

Phụ lục 17: Hiệu quả tài chính và kinh tế các mô hình sinh kế ................................................... 220

Phụ lục 18: Khung logic của Dự án ............................................................................................. 230

Page 6: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

6

Danh Mục Bảng

Bảng 1.1 Dân số toàn tỉnh và tại các huyện vùng dự án năm 2011 ............................................. 20

Bảng 1.2 Một số đặc điểm của hộ gia đình ................................................................................... 23

Bảng 1.3 Tỷ lệ các nguồn vay chƣa trả đến thời điểm 1/7/2011 (ĐVT: %) .................................. 27

Bảng 1.4 Các chƣơng trình/dự án trong vùng dự án .................................................................... 27

Bảng 2.1 Tổng hợp công trình CSHT cấp xã/thôn bản trong 18 tháng đầu ................................. 36

Bảng 2.2 Dự kiến các hoạt động sinh kế trong 18 tháng đầu ....................................................... 47

Bảng 2.3 Hạng mục CSHT kết nối cấp huyện dự kiến trong 18 tháng ......................................... 49

Bảng 2.4 Khung thời gian tập huấn trong 18 tháng đầu ............................................................... 51

Bảng 2.5 Nội dung tập huấn trong 18 tháng đầu .......................................................................... 51

Bảng 2.6 Tổng vốn phân bổ cho 6 tỉnh trên toàn vùng dự án ....................................................... 58

Bảng 2.7 Phân bổ 85% vốn vay theo các Hợp phần và tỉnh trong vùng dự án (ĐVT: USD) ........ 59

Bảng 2.8 Phân bổ 85% vốn vay và vốn đối ứng theo chu kỳ của Dự án (ĐVT: USD) ................. 60

Bảng 3.1 Tóm tắt Kế hoạch thực hiện Dự án theo năm ............................................................... 69

Bảng 3.2 Trình tự xây dựng Kế hoạch Tài chính từ cấp xã đến cấp trung ƣơng ......................... 71

Bảng 3.3 Ngƣỡng đấu thầu với dịch vụ tƣ vấn, hàng hóa và xây lắp ........................................... 75

Bảng 4.1 Khung kết quả của Dự án .............................................................................................. 77

Bảng 4.2 Các báo cáo theo thời gian và cấp/cơ quan lập ............................................................ 79

Bảng 4.3 Chính sách về quản lý môi trƣờng đối với từng loại rủi ro môi trƣờng của Dự án ........ 88

Bảng 4.4 Hiệu quả tài chính các mô hình sinh kế ......................................................................... 89

Bảng 4.5 Hiệu suất đầu tƣ công trình đƣờng giao thông (ĐVT: VNĐ và %) ................................ 90

Bảng 4.6 Hiệu suất đầu tƣ công trình thủy lợi (ĐVT: VNĐ và %) ................................................. 91

Page 7: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

7

Danh Mục Hình

Hình 1.1 Cơ cấu các loại đất trong vùng dự án ............................................................................ 19

Hình 1.2 Cơ cấu dân tộc vùng dự án ............................................................................................ 20

Hình 1.3 Thu nhập bình quân năm 2010 theo giá thực tế (ĐVT: VND1000/ngƣời/tháng) ........... 21

Hình 1.4 Tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh dự án (%) ............................................................................. 21

Hình 1.5 Tỷ lệ nghèo nông thôn chung và vùng dự án (ĐVT: %) ................................................. 22

Hình 1.6 Tỷ lệ nghèo nông thôn phân theo nhóm dân tộc và theo giới tính chủ hộ ..................... 23

Hình 1.7 Tình trạng sở hữu tài sản xe máy, tivi và điện thoại di động (ĐVT: %) .......................... 24

Hình 1.8 Diện tích đất trồng cây hàng năm (ĐVT: m2) .................................................................. 25

Hình 1.9 Diện tích đất trồng cây lâu năm (ĐVT: m2) ..................................................................... 25

Hình 1.10 Diện tích đất trồng cây lâm nghiệp (ĐVT: m2) .............................................................. 25

Hình 1. 11 Tiếp cận điện lƣới quốc gia, nguồn nƣớc sạch và hố xí hợp vệ sinh (%) ................... 26

Hình 2.1 Mối quan hệ bổ trợ giữa các hợp phần của Dự án ........................................................ 32

Hình 2.2 Phân loại xã theo tiềm năng sinh kế ............................................................................... 37

Hình 2.3 Hỗ trợ của các bên liên quan cho các LEG kết nối thị trƣờng ....................................... 43

Hình 2.4 Ƣớc tính hiệu quả tài chính và chu kỳ sản xuất ............................................................. 46

Hình 3.1 Sơ đồ Hệ thống quản lý DA từ Trung ƣơng đến địa phƣơng ........................................ 63

Hình 3.2 Sơ đồ Ban Điều phối Dự án Trung Ƣơng ...................................................................... 64

Hình 3.3 Sơ đồ BQLDA tỉnh .......................................................................................................... 65

Hình 3.4 Sơ đồ BQLDA huyện ...................................................................................................... 66

Hình 4.1 Khung của Hệ thống Giám sát và Đánh giá ................................................................... 78

Hình 4.2 Đối tƣợng thụ hƣởng dễ bị tổn thƣơng trong vùng dự án (DVT:%) ............................... 81

Page 8: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

8

Danh mục các từ viết tắt 30A : Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

theo Nghị quyết 30A

30B : Quyết định về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao đƣợc áp dụng cơ chế, chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30A

3EM : Dự án Tăng cƣờng năng lực KT bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông

ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á

ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á

AFD : Cơ quan Phát triển Pháp

AMT : Phần mềm Công cụ Theo dõi Thống nhất

AusAID : Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc

BCB : Ban Chuẩn bị

BCBDA : Ban Chuẩn bị Dự án

BDT : Ban Dân tộc

BĐPDA : Ban Điều phối Dự án

BGS : Ban Giám sát

BLS : Điều tra Đầu kỳ

Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ/Sở KH&ĐT : Bộ/Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

Bộ/Sở LĐTB&XH : Bộ/Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội

BPT : Ban Phát triển

BQL : Ban Quản lý

BQLDA : Ban Quản lý Dự án

BTCT : Bê tông cốt thép

BTXM : Bê tông xi măng

BVTV : Bảo vệ thực vật

CBCC : Cán bộ các cấp

CBFM : Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

CDD : Phát triển do cộng đồng định hƣớng

CĐT : Chủ đầu tƣ

CF : Hƣớng dẫn viên cộng đồng

CIG : Nhóm đồng sở thích

CSHT : Cơ sở hạ tầng

CT : Chủ tịch

CT 135-II : Chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Giai đoạn 2

CTr : Chuyên trách

DA : Dự án

DTTS : Dân tộc thiểu số

Đài PT-TH : Đài Phát thanh Truyền hình

ĐVT : Đơn vị tính

ELS : Điều tra Cuối kỳ

EMDP : Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số

ESMF : Khung Quản lý Môi trƣờng và Xã hội

FA : Hiệp định Tài trợ

FFS : Tập huấn tại ruộng

FLITCH : Dự án Phát triển Lâm nghiệp Cải thiện Đời sống vùng Tây Nguyên

FS : Nghiên cứu Khả thi

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GNKVTN : Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

GTNT : Giao thông nông thôn

H : Chiều cao

HĐND : Hội đồng nhân dân

Hội LHPN : Hội Liên hiệp Phụ nữ

HP : Hợp phần

HSMT : Hồ sơ mời thầu

HTKT : Hỗ trợ kỹ thuật

HTX : Hợp tác xã

Page 9: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

9

IBRD : Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế

IDA : Hiệp hội Phát triển Quốc tế

IFAD : Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế

IPM : Quản lý sâu bệnh hại tổng hợp

IRC : Công ty Nghiên cứu và Tƣ vấn Đông Dƣơng

IRR : Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

ISP : Chƣơng trình Hỗ trợ Thực hiện Chƣơng trình 135-II tại Quảng Ngãi

JBIC : Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KBNN : Kho bạc Nhà nƣớc

KFW : Ngân hàng Tái thiết Đức

KN : Kiêm nhiệm

KTĐP&LT : Kinh tế Địa phƣơng và Lãnh thổ

KTXH : Kinh tế - Xã hội

L : Chiều dài

LEG : Tổ nhóm cải thiện sinh kế

LHQ : Liên Hợp Quốc

M&E : Theo dõi và Đánh giá

MIS : Hệ thống Thông tin Quản lý

MoU : Biên bản Ghi nhớ

NCKT : Nghiên cứu Khả thi

NCNL : Nâng cao năng lực

NĐ : Nghị Định

NLN : Nông lâm nghiệp

NMPRP-2 : Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2

NPV : Giá trị hiện tại ròng

NQ30A : Nghị Quyết 30A

NQ80 : Nghị quyết 80/NQ-CP về định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến 2020

NTFP : Các sản phẩm rừng phi gỗ

NTM : Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới

NTP : Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia

NTP-PR : Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo

NGO : Tổ chức phi chính phủ

NH : Ngân hàng

NH CSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội

NH NN&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

NHTG : Ngân Hàng Thế Giới

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

OP : Chính sách hoạt động

PCT : Phó chủ tịch

PCTN : Phòng chống tham nhũng

PDO : Mục tiêu phát triển của Dự án

PIM : Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án

PMU : Ban Quản lý Dự án

PRA : Đánh giá nhanh

PTKTXH : Phát triển Kinh tế - Xã hội

PTSX : Phát triển sản xuất

Phòng KT-HT : Phòng Kinh tế - Hạ tầng

Phòng TC-KH : Phòng Tài chính - Kế hoạch

QCBS : Đấu thầu lựa chọn dựa trên chất lƣợng và chi phí

RAP : Kế hoạch hành động tái định cƣ

RPF : Khung chính sách tái định cƣ

SA : Dự án Success Alliance

TA : Cố vấn Kỹ thuật

TCN : Tiêu chuẩn ngành

TCTK : Tổng cục Thống kê

TDA : Tiểu dự án

TĐC : Tái định cƣ

TK : Tài khoản

TNSP : Dự án Hỗ trợ Tam nông do IFAD tài trợ tại Gia Lai

ToR : Điều khoản giao việc

Page 10: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

10

TOT : Tập huấn giáo viên

TT : Trung tâm

TƢ : Trung Ƣơng

THCS : Trung học cơ sở

THP : Tiểu hợp phần

THPT : Trung học phổ thông

UBND : Ủy ban nhân dân

UNDP : Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc

USD : Đô la Mỹ

VHLSS 2010 : Khảo sát Mức sống dân cƣ năm 2010

VH-TT : Văn hóa Thông tin

VNĐ : Đồng Việt Nam

Vùng BTB và DHMT : Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

WB : Ngân hàng Thế giới

WB3 : Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp

Page 11: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

11

Giới thiệu

1. Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn và đƣợc thế giới công nhận về thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo trong hơn hai thập niên gần đây. Tăng trƣởng kinh tế khá nhanh và ổn định là tiền đề quan trọng để thúc đẩy giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, tăng trƣởng kinh tế mới chỉ là điều kiện cần. Quan trọng hơn là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đối với phát triển kinh tế-xã hội, phân phối các kết quả của tăng trƣởng để đảm bảo mọi tầng lớp dân cƣ đều có cơ hội và thực sự đƣợc hƣởng lợi từ tăng trƣởng kinh tế. Kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới đến nay, tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ gần 58% năm 1992 xuống còn 11% năm 2010. Bên cạnh cải thiện về thu nhập, tiếp cận của ngƣời dân đến dịch vụ y tế, giáo dục đã có những bƣớc tiến quan trọng; đời sống văn hóa-tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện, cả ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội đã đƣa Việt Nam ra khỏi danh sách các nƣớc kém phát triển nhất và trở thành quốc gia thu nhập trung bình từ 2010.

2. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng gặp phải những thách thức đáng kể. Tình trạng nghèo còn cao ở nhiều vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt là nông thôn và miền núi. Tốc độ giảm nghèo chung đã có xu hƣớng chậm lại và khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng tăng. Tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số còn ở mức rất cao. Trong khi tỷ lệ nghèo trung bình toàn quốc năm 2010 là 11% thì tỷ lệ nghèo trung bình của đồng bào dân tộc thiểu số là gần 48% (và tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc Kinh là 7.5%). Nông nghiệp dù không phải là trụ cột của tăng trƣởng kinh tế nhƣng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và là sinh kế chính của hầu hết hộ nghèo. Tuy nhiên, ngoại trừ một số sản phẩm nông sản xuất khẩu quan trọng, hầu hết sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay mới ở dạng sản phẩm thô, nguồn cung ứng chƣa ổn định, chất lƣợng và giá trị gia tăng thấp nên khó có thể giúp ngƣời nghèo thoát nghèo bền vững.

3. Tây Nguyên là vùng có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Là „điểm đến‟ của di cƣ theo chính sách kinh tế mới trong thập niên 1980, Tây Nguyên đã đón rất nhiều cƣ dân là dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số từ vùng núi Phía Bắc. Hiện nay, khoảng 74% dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang sống dƣới chuẩn nghèo. Cùng với vùng Tây Bắc, Tây Nguyên là vùng nghèo nhất cả nƣớc, với tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt cao. Bên cạnh đó, vùng Tây Nguyên có tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng về chiều cao so với tuổi và cân nặng so với tuổi đáng lo ngại nhất cả nƣớc. Khu vực này cũng có tỷ lệ nhập học tiểu học thấp nhất cả nƣớc và chỉ có ít hơn một nửa trẻ em trong độ tuổi đang học THCS. Thực tế này diễn ra trong bối cảnh Tây Nguyên có mức tăng trƣởng kinh tế cao gấp đôi mức trung bình toàn quốc (ở mức gần 12%) trong hơn 10 năm qua. Hệ quả là Tây Nguyên trở thành một khu vực địa lý có mức chênh lệch thu nhập cao nhất trong cả nƣớc.

4. Nâng cao đời sống cho ngƣời nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã là ƣu tiên của Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế trong nhiều năm qua. Với đặc thù là vùng có tỷ lệ nghèo cao, vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, Tây Nguyên là một vùng thụ hƣởng quan trọng của Chƣơng trình 135-II, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia (về giảm nghèo, nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng, giáo dục v.v), Chƣơng trình Giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo (Chƣơng trình 30A), và gần đây nhất là Chƣơng trình Nông Thôn Mới. Tây Nguyên cũng nhận đƣợc một số hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế nhƣ ADB (giảm nghèo cho một số tỉnh, phát triển lâm nghiệp), WB (giao thông nông thôn, tài chính nông thôn, năng lƣợng nông thôn) và nhiều tổ chức quốc tế khác. Mặc dù vậy, vùng Tây Nguyên mới chỉ chiếm khoảng 4% tổng vốn ODA trong hơn hai thập kỷ gần đây. Tỷ lệ nghèo cao và dai dẳng, nhất là đối với các nhóm dân tộc thiểu số bản địa, vẫn tiếp tục là một thách thức đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên.

5. Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục có những chính sách, chƣơng trình/dự án thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên, nâng cao đời sống cho ngƣời nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số là rất cần thiết. Theo đó, từ năm 2010 đến nay, Bộ KH&ĐT đã có những trao đổi ở cấp độ kỹ thuật với Ngân hàng Thế giới (NHTG) về khả năng xây dựng một dự án giảm nghèo có quy mô lớn để giúp cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, khơi dậy và phát huy có hiệu quả tiềm năng của Tây Nguyên. Đề xuất của Bộ KH&ĐT phù hợp với cam kết và chiến lƣợc của NHTG nên đƣợc phía Ngân hàng ủng hộ. Trên cơ sở đó, theo đề nghị của Bộ KH&ĐT, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt danh mục dự án theo Công văn 1440/TTg-HTQT ngày 18/9/2012.

Page 12: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

12

6. Báo cáo NCKT này đƣợc lập trong bối cảnh nói trên. Báo cáo đƣa ra thiết kế cơ bản của Dự án và chứng tỏ tính khả thi của Dự án. Báo cáo gồm 4 phần chính. Chƣơng 1 phân tích bối cảnh chung của Dự án và vùng dự án dự kiến để chỉ ra tính cấp thiết cũng nhƣ xác định bối cảnh chung để thiết kế các hoạt động của Dự án cho phù hợp với điều kiện vùng dự án. Chƣơng 2 đƣa ra mô tả chi tiết về các hợp phần, mối quan hệ giữa các hợp phần/tiểu hợp phần và vốn phân bổ. Các vấn đề về thiết kế quản lý tổ chức thực hiện Dự án đƣợc đƣa ra trong Chƣơng 3. Chƣơng 4 của Báo cáo chủ yếu đánh giá tác động xã hội, tác động môi trƣờng của Dự án trên cơ sở đó đƣa ra chính sách an toàn môi trƣờng và an toàn xã hội. Đồng thời, Chƣơng 4 cũng đƣa ra phân tích về hiệu suất tài chính và kinh tế của các hoạt động dự kiến của Dự án.

Page 13: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

13

Thông tin khái quát

Tên dự án: Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên (tại 6 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon

Tum, Quảng Nam, và Quảng Ngãi)

Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới

Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

Mục tiêu Phát triển của Dự án (PDO): Nâng cao cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình và cộng đồng

nghèo tại 26 huyện trong 06 tỉnh trong vùng dự án

Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện dự kiến là 5 năm (2014 đến 2018)

Địa bàn dự án : Vùng dự án 130 xã thuộc 26 huyện trong 6 tỉnh, cụ thể:

Đắk Nông: 4 huyện – Đắk Glong, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức

Đắk Lắk: 5 huyện – Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Lắk, M' Đắk

Gia Lai: 5 huyện – K Bang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Ia Pa

Kon Tum: 6 huyện – Ngọc Hồi, Đắk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plong, Tu Mơ Rông

Quảng Ngãi: 3 huyện – Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ

Quảng Nam: 3 huyện – Nam Giang, Phƣớc Sơn, Nam Trà My

Dự trù kinh phí dự án: Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây nguyên tại 6 tỉnh có kinh phí dự kiến 168,2 triệu USD, trong đó vốn vay là 150 triệu USD (chiếm gần 89,2% tổng vốn của Dự án); vốn đối ứng là 18,2 triệu USD (chiếm 10.8% tổng vốn của Dự án và bằng 12,3% tổng vốn vay).

Các hợp phần và dự kiến tỷ lệ vốn của hợp phần: Dự kiến các hợp phần của Dự án và phân bổ

vốn cho các hợp phần nhƣ sau:

Tỷ lệ trong tổng vốn

Hợp phần 1 Phát triển CSHT cấp xã và thôn/bản 30%

Hợp phần 2 Phát triển sinh kế bền vững 20%

Hợp phần 3 Phát triển CSHT kết nối, Nâng cao năng lực và Truyền thông 30%

Hợp phần 4 Quản lý Dự án 5%

Vốn chưa phân bổ 15%

Ghi chú: 15% vốn chƣa phân bổ sẽ đƣợc phân bổ sau 18 tháng đầu thực hiện Dự án trên cơ sở ƣu tiên các hoạt động có hiệu quả, các địa phƣơng tích cực trong triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động của Dự án.

Page 14: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

14

Chương 1: Khái quát về Dự án

I. Bối cảnh chung của Dự án

A. Bối cảnh quốc gia

7. Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển quan trong trong hơn hai thập kỷ gần đây trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Tăng trƣởng kinh tế nhanh và giảm nghèo trên diện rộng là kết quả của những chính sách phát triển kinh tế định hƣớng thị trƣờng giúp tạo ra các cơ hội cho ngƣời nghèo. Cải cách kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trƣởng GDP cao và liên tục (năm 1993: 8,08%, năm 2002: 7,08% và năm 2010 là 6,78% - theo số liệu của TCTK), là tiền đề cho giảm nghèo. Cơ hội tiếp cận với giáo dục cơ sở và các dịch vụ chăm sóc y tế của ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện đáng kể và đạt mức khá cao khi so sánh với các nƣớc có mức độ phát triển tƣơng đƣơng. Tăng trƣởng kinh tế nhanh đi đôi với thực hiện nhiều chƣơng trình, chính sách can thiệp trực tiếp nhằm giảm nghèo đã cải thiện đời sống của ngƣời nghèo, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số. Trong vòng gần hai thập kỷ, tỷ lệ nghèo đã giảm liên tục từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002, và 14,2% vào năm 2010

1.

Thành tựu nổi bật này đã đƣa Việt Nam vào vị trí đầu trong danh sách các nƣớc nghèo thành công trong tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo những năm gần đây.

8. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều, nghèo ngày càng tập trung vào một số khu vực nhất định. Mặc dù những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc giảm nghèo là rất đáng ghi nhận, kết quả giảm nghèo lại không đồng đều giữa các nhóm đối tƣợng và giữa các khu vực. Số liệu gần đây chỉ ra rằng tốc độ giảm nghèo chung đã có xu hƣớng chậm lại và khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng tăng Mặc dù tỷ lệ nghèo trung bình chung cả nƣớc ở mức 14,2%, tỷ lệ nghèo thành thị và tỷ lệ nghèo của khu vực nông thôn chênh lệch khá lớn (lần lƣợt ở mức 6,9% và 17,4% theo số liệu năm 2010). Nghèo có xu hƣớng „co cụm‟ lại tại những „túi nghèo‟ – thƣờng là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Tiêu biểu nhƣ các 62 huyện nghèo nhất trong phạm vi Chƣơng trình 30A, gần 2000 xã thuộc danh mục các xã đặc biệt khó khăn trong Chƣơng trình 135-II, giai đoạn 2006-2010. Với sự tập trung của ngƣời nghèo tại các „túi nghèo‟, nỗ lực giảm nghèo trong thời gian tới ở Việt Nam sẽ khó khăn và tốn kém nguồn lực hơn rất nhiều so với thành tích giảm nghèo của Việt Nam trong hai thập kỷ gần đây.

9. Nghèo đang có xu hướng tập trung nhiều hơn ở nhóm đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc Kinh, Hoa chỉ ở mức 7,5%, gần 48% các nhóm dân tộc thiểu số sống dƣới chuẩn nghèo năm 2010. Mặc dù chỉ chiếm chƣa đến 15% tổng dân số nhƣng dân tộc thiểu số chiếm gần 53% số ngƣời nghèo của Việt Nam. Tình trạng nghèo đồng bào dân tộc thiểu số cũng đƣợc thể hiện trong các thƣớc đo phi thu nhập khác. Mặc dù trình độ học vấn đƣợc cải thiện, theo số liệu của VHLSS 2010, 44% chủ hộ là ngƣời dân tộc thiểu số vẫn chƣa tốt nghiệp tiểu học (tỷ lệ này trong nhóm dân tộc Kinh là 25%), và 9% chủ hộ dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp THPT trở lên (tỷ lệ này với nhóm Kinh là 24%) (theo số liệu của Bộ GD&ĐT). Lao động dân tộc thiểu số chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và những công việc không đòi hỏi lao động có kỹ năng cao. Trong thực tế, 84% ngƣời lao động dân tộc thiểu đang lao động chính trong nông nghiệp, trong khi tỷ lệ này trong nhóm dân tộc Kinh chỉ ở mức 46%. Các chỉ số về dinh dƣỡng trẻ em cũng phản ánh mức sống thấp của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong năm 2010, khoảng 37% trẻ em dân tộc thiểu số dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng, so với tỷ lệ 22% của nhóm dân tộc Kinh. Do đó, nếu không có những cải thiện đáng kể trong thời gian tới, tình trạng nghèo tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ là một vấn đề gắn chặt với các nhóm dân tộc thiểu số.

10. Chính phủ tiếp tục cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo. Những chính sách, chiến lƣợc và chƣơng trình giảm nghèo nói chung và các can thiệp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã và đang là ƣu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.

2

Trƣớc năm 2010, thời điểm Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình, đã có rất nhiều các

1

Các dữ liệu về nghèo ở phần này là phạm vi quốc gia nên Báo cáo sử dụng số liệu từ nguồn của các cuộc khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS qua các năm). Chuẩn nghèo sử dụng là chuẩn của TCTK và NHTG (đƣợc tính theo chi tiêu hộ gia đình) thay vì chuẩn nghèo chính thức sử dụng trong đánh giá hộ nghèo hàng năm (đƣợc tính theo thu nhập hộ gia đình). 2

Nhƣ đƣợc trình bày trong rất nhiều Chƣơng trình can thiệp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số mà tiêu biểu nhất là Chƣơng trình 135 (cả hai giai đoạn)

Page 15: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

15

chƣơng trình/dự án giảm nghèo với quy mô và phƣơng pháp can thiệp khác nhau. Đến cuối năm 2010, cũng đồng thời là năm kết thúc chu kỳ Chiến lƣợc PTKTXH 2001-2010 và Kế hoạch PTKTXH 2006-2010, một loạt các chƣơng trình/dự án giảm nghèo kết thúc. Nhƣng kể từ đó cho đến nay, cùng với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, Chính phủ Việt Nam tiếp tục xây dựng một hệ thống các chƣơng trình, dự án giảm nghèo trong giai đoạn mới (chi tiết trong mục II.A dƣới đây). Những chƣơng trình/dự án giảm nghèo mới này thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tiếp tục con đƣờng thúc đẩy tăng trƣởng và giảm nghèo nhƣ đã theo đuổi trong hơn hai thập kỷ gần đây.

B. Bối cảnh vùng Tây Nguyên

11. Tình trạng nghèo vùng dự án: Theo kết quả tính toán từ VHLSS 2010, khoảng 73,6% dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang sống dƣới chuẩn nghèo, và Tây Nguyên là một trong hai khu vực có tỷ lệ nghèo cao nhất ở Việt Nam (22,2%) – xem Phụ lục 1. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng về chiều cao so với tuổi và cân nặng so với tuổi ở Tây Nguyên cũng ở mức đáng lo ngại (tƣơng ứng là trên 40% và trên 20% - cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn quốc tƣơng ứng là 29,3% và 17,5%).

3 Tỷ lệ

nhập học cấp tiểu học ở Tây Nguyên thấp nhất cả nƣớc; chỉ có ít hơn một nửa trẻ em trong độ tuổi đang học THCS.

4 Rất nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số tham gia vào các công việc bấp bênh hay

làm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc nhƣng vẫn không đủ thu nhập để trang trải cho những nhu cầu tối thiểu. Điều đáng lo ngại là tình trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đƣợc ghi nhận trong bối cảnh tốc độ tăng trƣởng của vùng đạt mức cao gần hai lần mức trung bình của cả nƣớc trong hơn một thập kỷ (ở mức 12% - theo số liệu của TCTK) với nhiều ngành kinh tế tăng trƣởng nhanh (du lịch, khai khoáng, các loại cây công nghiệp – đặc biệt là cà phê, cao su, tiêu). Điều đó gợi ý rằng, mặc dù tăng trƣởng kinh tế ở vùng Tây Nguyên đã giúp giảm tỷ lệ nghèo trung bình, nhƣng nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số chƣa tận dụng đƣợc cơ hội do tăng trƣởng kinh tế mang lại để thoát nghèo và cải thiện đời sống.

12. Tính cấp thiết của Dự án GNKVTN: Tây Nguyên cùng với Tây Bắc đang là hai vùng địa lý tập trung nhiều nhất đồng bào dân tộc thiểu số và cũng là hai vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhất. Tuy nhiên, trái ngƣợc với vùng Tây Bắc – nơi tập trung rất nhiều các chƣơng trình/dự án giảm nghèo trong suốt hai thập kỷ gần đây, vùng Tây Nguyên không có nhiều các chƣơng trình/dự án giảm nghèo nhƣ vậy. Theo số liệu của Bộ KH&ĐT tính đến cuối 2012, Tây Nguyên mới chỉ thu hút đƣợc 193 triệu US$ vốn ODA và giải ngân đƣợc khoảng 73 triệu US$ (trong khi đó, riêng vùng Tây Bắc đã thu hút đƣợc 2.3 tỷ US$ vốn ODA). Số vốn ODA thu hút vào vùng Tây Nguyên chỉ chiếm khoảng 4% tổng vốn ODA từ 1993 đến 2010 vào Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo tại khu vực Tây Nguyên thông qua tăng cƣờng thu hút các nguồn vốn cho phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Cơ chế đặc thù riêng cho vùng Tây Nguyên đang trong quá trình xây dựng ở cấp TƢ. Dự án GNKVTN đƣợc mong đợi là một nguồn lực hỗ trợ quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo ở các huyện dự án – vốn là những huyện khó khăn nhất của vùng Tây Nguyên. Sự phù hợp của Dự án với bối cảnh vùng cũng nhƣ khung chính sách giảm nghèo hiện nay sẽ tiếp tục đƣợc phân tích ở phần dƣới đây.

II. Khung chính sách của Dự án

A. Khung chính sách quốc gia

13. Ở góc độ quốc gia, khung chính sách chủ chốt liên quan trực tiếp đến xây dựng Dự án gồm một số chƣơng trình/chính sách chủ đạo sau đây:

5

Chiến lƣợc Phát triển KTXH 2011-2020 (đi kèm là Kế hoạch 5 năm PTKTXH 2011-2015) xác định:

6

3 Viện Dinh dƣỡng và Tổng cục Thống kê, số liệu năm 2010

4 Bộ Giáo dục và Đào tạo, số liệu năm 2010

5 Bên cạnh các chƣơng trình/chính sách chủ đạo liệt kê trong mục này còn có rất nhiều các chƣơng trình/dự án

khác. Theo một kết quả rà soát gần đây của Bộ LĐ&TBXH, hiện có đến hơn 100 chƣơng trình/chính sách/dự án giảm nghèo lớn nhỏ khác nhau ở Việt Nam. So với kết quả rà soát của UNDP năm 2009 thì tăng đến gần 35%. Vì vậy, cần lƣu ý rằng ngoài các chƣơng trình/chính sách giới thiệu trong mục này nhƣ là khung chính sách giảm nghèo mà Dự án GNKVTN sẽ đóng góp vào, còn rất nhiều các chƣơng trình/dự án khác ở quy mô và phạm vi nhỏ hơn.

Page 16: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

16

“Tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế-xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Riêng đối với các vấn đề sinh kế, Chiến lược xác định rõ:

“Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa ngƣời sản xuất, ngƣời chế biến và ngƣời tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cơ bản phƣơng thức tổ chức kinh doanh nông sản [...]; bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng [...]. Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh [...]. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản [...], tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác”.

Đối với vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, Chiến lược nêu rõ:

“Phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm đƣờng ô tô tới các xã thông suốt bốn mùa và từng bƣớc có đƣờng ô tô đến thôn, bản. Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất lƣợng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đổi mới căn bản tổ chức quản lý nông, lâm trƣờng quốc doanh”.

Chiến lƣợc Phát triển Bền vững của Việt Nam 2011-2020 quy định quan điểm phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững:

7

“Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp [...], phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất nông sản hàng hóa có chất lƣợng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nƣớc, rừng, lao động và nguồn vốn); nâng cao thu nhập trên một đơn vị hecta đất canh tác, trên một ngày công lao động; cải thiện đời sống của nông dân; phát triển bền vững các làng nghề. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản [...]. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp trong từng vùng kinh tế và liên vùng theo hƣớng phát triển bền vững, gắn sản xuất với thị trƣờng, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến”.

Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hƣớng Giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-20208

NQ80 hƣớng đến đối tƣợng là ngƣời nghèo, hộ nghèo trên cả nƣớc đang sinh sống ở huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Theo NQ80, mục tiêu giảm nghèo đƣợc đặt ra là trong 10 năm tới, thu nhập bình quân đầu ngƣời của các hộ nghèo tăng 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc giảm 2%/năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.

Để đạt đƣợc mục tiêu nói trên, NQ80 quy định các chƣơng trình giảm nghèo sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung nhƣ hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm, giáo dục, y tế, dinh dƣỡng, nhà ở, hỗ trợ pháp lý... Các chính sách đặc thù về giảm nghèo sẽ đƣợc các Bộ, ngành rà soát và đƣa vào hệ thống chính sách thƣờng xuyên của mình để đảm bảo các hỗ trợ cần thiết và đƣợc thiết kế đồng bộ, đáp ứng đúng nhu cầu của ngƣời nghèo. Nguồn lực từ các chính sách, chƣơng trình giảm nghèo cũng nhƣ các Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia và các dự án sử dụng vốn ODA sẽ tập trung đầu tƣ cho các địa bàn nghèo nhất của cả nƣớc để đẩy nhanh tốc đôh giảm nghèo ở các khu vực này.

Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia (NTP) về Giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2012-2015:9

Mục tiêu chung của Chương trình là: “Cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo, ƣu tiên ngƣời nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo của vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách và chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ”.

Với tổng kinh phí cho Chƣơng trình là 27.509 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ƣơng ƣớc chiếm gần 75% tổng vốn đầu tƣ, Chƣơng trình gồm bốn Dự án chính:

Dự án 1: Hỗ trợ đầu tƣ CSHT các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo để thực hiện tinh thần của Nghị quyết 30A đến 2015;

Dự án 2: Hỗ trợ đầu tƣ CSHT các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (bao gồm chủ yếu các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn nhƣ đối tƣợng của Chƣơng trình 135-II);

Dự án 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh

doanh, và đa dạng hóa thu nhập cho ngƣời nghèo, hộ nghèo; tạo cho ngƣời nghèo, hộ nghèo đƣợc

6

Theo Văn kiện Đại hội Đảng XI, công bố theo công văn 362-CV/VPTƢ, ngày 17/03/2011. 7 Theo Quyết định 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012

8 Theo Nghị Quyết 30/NQ-CP, ngày 19/5/2011

9 Theo Quyết định 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012

Page 17: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

17

tiếp cận với các chính sách, nguồn lực thị trƣờng, hƣớng đến phát triển sản xuất và dịch vụ, tăng thu nhập.

Dự án 4: Nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chƣơng trình.

Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia (NTP) về xây dựng Nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2012-2020

10:

Đây là NTP có tính chất bao trùm các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn của Việt Nam trong 10 năm tới và là chƣơng trình có ý nghĩa kinh tế-xã hội đặc biệt quan trọng nên có sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Chính trị, Chính phủ, và sự tham gia của hầu hết các Bộ/ngành của Việt Nam. Với tính chất và phạm vi của Chƣơng trình NTM, hầu hết cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đều hƣớng các nỗ lực hỗ trợ phát triển cho Việt Nam trong thời gian tới để thúc đẩy thực hiện Chƣơng trình.

Trong khuôn khổ của Dự án này, các nội dung số 2 “Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội”; nội dung 3 “Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”, nội dung 4 “Giảm nghèo và an sinh xã hội”, nội dung 5 “Đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn” (trong số 11 nội dung của Chƣơng trình NTM) là những trọng tâm mà Dự án hƣớng đến hỗ trợ. Theo cách đó, Dự án GNKVTN sẽ tích cực hỗ trợ cho quá trình thực hiện Chƣơng trình NTM tại vùng dự án.

Nghị quyết 30A về Chƣơng trình hỗ trợ Giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo có mục tiêu tổng thể là:

11

“Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo [...]. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hƣớng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phƣơng. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ”.

Đối tƣợng của Nghị quyết 30A là 62 huyện nghèo nhất cả nƣớc, có tỷ lệ nghèo trên 50%. Ngày 05/2/2013, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định 293/QĐ-TTg về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao đƣợc áp dụng cơ chế, chính sách đầu tƣ CSHT theo quy định của NQ30A. Theo đó, các huyện mới đƣợc bổ sung sẽ đƣợc hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng bẳng 70% ngân sách của các huyện trong NQ30A (và vì vậy còn hay đƣợc gọi là „Chƣơng trình 30B‟) (chi tiết các huyện dự án thụ hƣởng Chƣơng trình 30A và 30B đƣợc liệt kê trong Bảng 1.4).

B. Khung chính sách của các tỉnh

14. Khung chính sách cho xây dựng Dự án của các tỉnh gồm: Kế hoạch Phát triển KTXH 2011-2015 của 6 tỉnh vùng dự án và các chủ trƣơng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh trong việc triển khai các khung chính sách quốc gia (nêu ở trên)

12. Rà soát Kế hoạch PTKTXH 2011-2015 của

các tỉnh dự án cho thấy rất nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến trọng tâm can thiệp của Dự án GNKVTN.

13 Cụ thể:

15. Đắk Lắk: “Giải quyết tốt các vấn đề xã hội cơ bản, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15% vào năm 2010 và đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo, [...].Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng sản lƣợng, chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu [...]. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên 1 hecta đất nông nghiệp”.

16. Đắk Nông: “Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống [...] bằng mức bình quân cả nƣớc vào năm 2020. Đƣa tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ngang mức bình quân chung của tỉnh. [...] Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn quy hoạch với các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung với gia tăng các giống cây chịu hạn, ít dùng nƣớc, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. [...] Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất. [...] Tăng cƣờng công tác khuyến nông, thú y. Ƣu tiên và tăng cƣờng đầu tƣ cho thủy lợi,

10

Theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010. 11

Theo 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 (ban đầu áp dụng cho 61 huyện; sau đó huyện Than Uyên của Lai Châu tách thành huyện Than Uyên và huyện Tân Yên nên danh sách các huyện của NQ30A gồm 62 huyện). 12

Trong thực tế, Tỉnh Ủy, UBND các tỉnh đều xây dựng các Chỉ thị/Quyết nghị/Quyết định để triển khai thực hiện nội dung của các chiến lƣợc/chƣơng trình giảm nghèo ở cấp quốc gia mà tỉnh đƣợc thụ hƣởng. Nội dung các văn bản này thông thƣờng là hƣớng dẫn thực hiện cụ thể các chiến lƣợc/chƣơng trình giảm nghèo đó trên địa bàn của tỉnh. 13

Trên cơ sở Chiến lƣợc Phát triển KTXH 2011-2020 và Kế hoạch 5 năm Phát triển KTXH 2011-2015 của quốc gia, các tỉnh đều triển khai xây dựng Kế hoạch 5 năm Phát triển KTXH 2011-2015 của tỉnh.

Page 18: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

18

xây thêm một số công trình hồ đập, đảm bảo chủ động nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất”.

17. Gia Lai: “Tiếp tục phát triển nông - lâm nghiệp theo hƣớng kết hợp giữa mở rộng quy mô với nâng cao chất lƣợng cây trồng, vật nuôi. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ và xuất khẩu một cách hiệu quả, bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. [...]. Lồng ghép và triển khai có hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, dự án hỗ trợ ngƣời nghèo và tăng cƣờng đầu tƣ các nguồn lực cho công tác giảm nghèo. Tổ chức cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tập quán trong lao động sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, để đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vƣơn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành, nghề.”

18. Kon Tum: “Ƣu tiên đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân để hƣớng đến một nền nông nghiệp bền vững, đối tƣợng hƣớng đến là nông dân, tầng lớp có mức thu nhập thấp và chịu thiệt thòi nhất [...]. Khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, bền vững với cơ cấu hợp lý. Nâng cao rõ rệt chất lƣợng nguồn nhân lực và mức sống của nhân dân; quyết tâm xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định, cơ bản thoát nghèo vào năm 2015.”

19. Quảng Ngãi: “Tập trung đầu tƣ xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng vùng nông thôn nhằm đảm bảo đến năm 2020 có 100% đƣờng giao thông đến các xã và đƣợc nhựa hoá, 20 - 30% đƣờng đến các thôn bản đƣợc kiên cố hóa [...]. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm... [...] để hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống đối với ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng bị thiên tai. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia còn dƣới 15% trên tổng số hộ dân cƣ.”

20. Quảng Nam: “Phát triển nông-lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng các mô hình sản xuất tập trung gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và các mô hình sản xuất phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số […]. Lồng ghép và triển khai có hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, dự án hỗ trợ ngƣời nghèo và tăng cƣờng đầu tƣ các nguồn lực cho công tác giảm nghèo. Tổ chức cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tập quán trong lao động sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, để đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vƣơn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành, nghề.”

21. Các chính sách, chương trình, dự án của Chính phủ và các đối tác phát triển trong vùng dự án tại 6 tỉnh: Dự án đƣa ra can thiệp tại 26 huyện nghèo vùng Tây Nguyên – đây cũng là những huyện đã và đang thuộc đối tƣợng thụ hƣởng của một số chƣơng trình, dự án giảm nghèo của Chính phủ và/hoặc các đối tác phát triển. Chi tiết của các chƣơng trình và dự án này đƣợc đề cập trong phần IV dƣới đây.

III. Vùng hưởng lợi và đối tượng hưởng lợi của Dự án

22. Nguyên tắc lựa chọn vùng dự án và đối tượng hưởng lợi: quá trình lựa chọn vùng dự án đƣợc thực hiện dựa trên văn bản hƣớng dẫn của Bộ KH&ĐT (Công văn 10284/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 11/12/2012 và Công văn 10462/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 17/12/2012). Theo đó nguyên tắc lựa chọn đối tƣợng dựa trên tỷ lệ nghèo của địa phƣơng và ƣu tiên hỗ trợ cho các nhóm yếu thế. Quy trình lựa chọn đƣợc thực hiện theo ba bƣớc: (i) lựa chọn huyện dự án; (ii) lựa chọn xã trong huyện dự án; và (iii) lựa chọn đối tƣợng hƣởng lợi. Trên cơ sở nguyên tắc lựa chọn vùng dự án và đối tƣợng hƣởng lợi, 130 xã (từ tổng số 256 xã và thị trấn) thuộc 26 huyện trong 6 tỉnh đã đƣợc lựa chọn vào vùng thụ hƣởng Dự án. Chi tiết về nguyên tắc lựa chọn và tiêu chí xác định các đối tƣợng hƣởng lợi, bản đồ và danh sách các huyện, xã đƣợc hƣởng lợi từ Dự án đƣợc đƣa ra trong Phụ luc.

23. Điều kiện tự nhiên vùng dự án. Vùng dự án gồm 130 xã thuộc 26 huyện phân bố ở 4 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum thuộc Tây Nguyên và hai tỉnh liền kề là Quảng Ngãi, Quảng Nam thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

24. Vùng dự án tại các tỉnh Tây Nguyên, vùng dự án bao gồm một loạt cao nguyên liền kề có độ cao từ 500-1500m so với mặt nƣớc biển nhƣ cao nguyên Kon Tum, Kon Plông, Kon Hà Nừng, Plâyku, Mdrăk, Buôn Ma Thuột, Mơ Nông, Lâm Viên, và Di Linh. Tất cả các cao nguyên này đều đƣợc

Page 19: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

19

bao bọc về phía Đông bởi những núi cao thuộc dãy Nam Trƣờng Sơn. Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu Tây Nguyên đƣợc chia làm hai mùa: mùa mƣa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Đáng chú ý là trong khi vùng Tây Nguyên đƣợc biết đến với tiềm năng phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị cao (nhƣ cà phê, tiêu, cao su, điều...) thì các huyện dự án về cơ bản không có điều kiện khí hậu và thổ nhƣỡng phù hợp để phát triển các loại cây trồng này.

25. Vùng dự án tại tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Quảng Nam giáp với phía Bắc của Tây Nguyên, là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung với địa hình tƣơng đối phức tạp, trong đó vùng đồi núi chiếm tới 72% diện tích tự nhiên. Ba huyện của Quảng Nam (gồm Nam Giang, Phƣớc Sơn, và Nam Trà My) đƣợc chọn vào vùng dự án là những huyện nghèo nhất của tỉnh (và cũng nằm trong số những huyện nghèo nhất cả nƣớc). Quảng Ngãi giáp với phía đông của vùng Tây Nguyên, có địa hình tƣơng đối phức tạp với tổng diện tích tự nhiên là 5.152,7 km

2 và

khoảng 129 km đƣờng bờ biển. Tƣơng tự nhƣ vùng Tây Nguyên, khí hậu tại tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi phân hóa thành mùa mƣa và mùa khô, tuy nhiên có chịu ảnh hƣởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Mƣa ở miền núi thƣờng nhiều hơn đồng bằng, tập trung vào các tháng 9-12 (chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm). Do mùa mƣa trùng với mùa bão trong năm nên nhiều huyện vùng núi của hai tỉnh này có rủi ro sạt lở, lũ quét khi mƣa lớn và kéo dài.Hình 1.1Cơ cấu đất đai trong vùng dự án đƣợc tóm tắt trong Hình 1.1. Dễ nhận thấy phần lớn diện tích đất của vùng dự án ở cả 6 tỉnh là đất lâm nghiệp. Các huyện dự án ở Đắk Nông có tỷ trọng đất lâm nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên thấp nhất trong vùng dự án là 50%; trong khi đó các huyện dự án có tỷ trọng đất lâm nghiệp cao nhất là 77% ở Kon Tum. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp ở đây là thuộc các khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, và khu bảo tồn thiên nhiên. Đất lâm nghiệp sản xuất chiếm một tỷ trọng không lớn (ƣớc khoảng 18% tổng diện tích đất lâm nghiệp) nhƣng thuộc nhiều các đơn vị là Cty TNHH Nhà nƣớc MTV về lâm nghiệp (tiền thân là các lâm trƣờng quốc doanh trƣớc đây). Một phần trong số đất lâm nghiệp sản xuất là đất đá hoặc đất đã bạc mầu nên khó canh tác. Vì vậy, phần diện tích đất lâm nghiệp sản xuất đƣợc giao quyền sử dụng cho các hộ gia đình ở mức thấp (hiện không có số liệu thống kê đầy đủ để đƣa ra ƣớc tính chính xác). Số liệu trong Hình 1.1 cũng cho thấy tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tƣ nhiên thay đổi đáng kể giữa các tỉnh dự án. Tỷ lệ đất nông nghiệp sản xuất ở Đắk Nông là cao nhất (chiếm 42%). Trong khi đó, chỉ khoảng 4% diện tích đất tự nhiên tại Quảng Nam là đất sản xuất nông nghiệp.

Hình 1.1 Cơ cấu các loại đất trong vùng dự án

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu do BCB Dự án GNKVTN các tỉnh cung cấp

26. Dân số vùng dự án. Bảng 1.1 dƣới đây tóm tắt thông tin về dân số của 6 tỉnh và các huyện trong vùng dự án. Nhìn chung các tỉnh thuộc vùng dự án có mật độ dân số khá thấp so với cả nƣớc. Theo Niêm giám Thống kê 2011, mật độ dân số vùng Tây Nguyên là 97 ngƣời/km

2 trong khi mật độ

dân số của cả nƣớc là 265 ngƣời/km2. Tỉnh có mật độ dân số cao nhất vùng Tây Nguyên là Đắk Lắk

cũng chỉ tƣơng đƣơng ½ cả nƣớc, đặc biệt tỉnh Kon Tum có mật độ dân số thấp nhất với 47 ngƣời/km

2. Nếu chỉ tính trong phạm vi các huyện dự án thì mật độ phân bố dân cƣ thấp hơn rất nhiều

so với mức trung bình cả nƣớc. Số liệu trong Bảng 1.1 cho thấy các huyện dự án ở Quảng Ngãi có mật độ dân cƣ cao nhất là 62 ngƣời/km

2, trong khi đó các huyện dự án ở Quảng Nam có mật độ dân

cƣ thấp nhất vùng dự án (ở mức 19 ngƣời/km2). Đáng lƣu ý là tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động ở

các huyện vùng dự án là tƣơng đối cao.

42,3

20,0 23,1 15,0 20,64,1

49,8

67,470,1

76,7 73,9

74,9

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Đắk Nông Đắk Lắk Gia Lai Kon Tum Quảng Ngãi Quảng Nam

Đất SX nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất khu dân cƣ Đất chƣa sử dụng

Page 20: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

20

Bảng 1.1 Dân số toàn tỉnh và tại các huyện vùng dự án năm 2011

Toàn tỉnh Vùng Dự án

Tổng dân số (người)

% người trong độ tuổi

lao động

Mật độ dân số

(người/km2)

Tổng dân số (người)

% người trong độ tuổi lao

động

Mật độ dân số

(người/km2)

Đắk Nông 510.570 63% 78 209.869 49% 47 Đắk Lắk 1.771.844 65% 132 327.642 58% 47 Gia Lai 1.322.680 47% 84 272.825 58% 39 Kon Tum 453.200 57% 47 188.446 46% 27 Quảng Ngãi 1.218.600 58% 236 140.264 57% 62 Quảng Nam 1.435.629 62% 137 71.904 53% 19

Nguồn: BCB Dự án GNKVTN các tỉnh và Niên giám Thống kê 2011

27. Thành phần dân tộc. Khu vực Tây Nguyên có thành phần dân tộc rất đa dạng. Vào cuối thập kỷ 70, vùng Tây Nguyên chỉ có dƣới 15 nhóm dân tộc bản địa sinh sống. Sau gần 30 năm, số các dân tộc cùng sinh sống trong vùng Tây Nguyên là từ 44-48 nhóm dân tộc (theo các nguồn số liệu khác nhau). Đây là kết quả chủ yếu của hai làn sóng di cƣ vào Tây Nguyên. Làn sóng thứ nhất là di cƣ theo chính sách kinh tế mới đƣợc Chính phủ khuyến khích vào thập kỷ 1980 và vài năm đầu thập kỷ 1990 để đƣa ngƣời dân, nhất là từ khu vực vùng núi Phía Bắc vào Tây Nguyên. Làn sóng di cƣ thứ hai thƣờng gọi là „di cƣ tự do‟ chủ yếu diễn ra vào nửa cuối thập kỷ 1990 cho đến nay. Đất đai dồi dào và thuận lợi cho phát triển cây hàng hóa là động lực chính của làn sóng di cƣ tự do này. Theo số liệu của Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011, chỉ tính riêng trên địa bàn 26 huyện dự án đã có đến 41 dân tộc cùng sinh sống, trong đó các nhóm dân tộc thiểu số chiếm 60%, dân tộc Kinh chiếm gần 40% (xem Hình 1.2 ).

14

Hình 1.2 Cơ cấu dân tộc vùng dự án

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

28. Thu nhập trung bình trong vùng dự án. Thông tin về thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình trong vùng dự án đƣợc tóm tắt trong Hình 1.3. Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu ngƣời của vùng Tây Nguyên và Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chỉ bằng 70-80% cả nƣớc. Trong số 4 tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum là tỉnh có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời mức thấp nhất (thu nhập bình quân là 947 nghìn đồng/tháng, tƣơng đƣơng 87% mức trung bình vùng Tây Nguyên, 68% mức trung bình cả nƣớc). Nếu tính trong toàn vùng dự án thì hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi là địa bàn có mức thu nhập bình quân thấp nhất (tƣơng ứng là 935 và 909 nghìn đồng/tháng). Cơ cấu thu nhập giữa các tỉnh, vùng cũng khá khác biệt. Tại các tỉnh Tây Nguyên, thu nhập từ nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn thu nhập hộ gia đình, đặc biệt ở tỉnh Đắk Nông thu nhập từ nguồn này chiếm đến 63% trong thu nhập của ngƣời dân. Trong khi đó, thu nhập từ tiền

14

Thống kê của các huyện/xã dự án về thành phần dân tộc thiểu số thƣờng ở những mức độ chi tiết khác nhau nên tổng hợp thành vùng dự án 26 huyện gặp khó khăn vì số liệu không đồng nhất. Vì vậy, Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011 (viết tắt của Tổng Điều tra Nông thôn, Nông nghiệp, và Thủy Sản) đƣợc sử dụng để tính toán về thành phần dân tộc chung trong toàn vùng dự án. Lƣu ý rằng, các nhóm dân tộc thiểu số Ê Đê, M‟Nông, Xơ Đăng, Jarai, Ba Na, H‟re, Cơ Tu là những nhóm dân tộc thiểu số bản địa có dân số lớn trong vùng dự án. Còn có rất nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác nhƣng chiếm tỷ lệ không lớn trong vùng dự án nên ghép chung vào nhóm “các dân tộc khác”.

Dân tộc Kinh, 40

Êde, 03

M'Nông, 05

Jarai, 07

Bana , 07

Xơ Đăng, 09

Cơ Tu, 01

Hre, 10

DTTS khác, 16

Page 21: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

21

công, tiền lƣơng, và các khoản phi nông nghiệp khác lại chiếm một tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu thu nhập tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum.

Hình 1.3 Thu nhập bình quân năm 2010 theo giá thực tế (ĐVT: VND1000/ngƣời/tháng)

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

29. Tỷ lệ nghèo trong 6 tỉnh dự án. Do thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp nên tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh vùng dự án khá cao, xấp xỉ hai lần cả nƣớc (Hình 1.4). Tính theo chuẩn nghèo của Bộ LĐTB&XH, tỷ lệ nghèo cả nƣớc năm 2011 đã giảm xuống còn 12,6% nhƣng tỷ lệ nghèo các tỉnh vùng dự án vẫn trên dƣới 20%. Tỷ lệ nghèo cao nhất là tỉnh Kon Tum (28,9%) tiếp đến là Đắk Nông (26,5%) và Gia Lai (24,5%). Tuy nhiên đây mới là tỷ lệ nghèo tính chung toàn tỉnh (tức là bao gồm các các vùng đô thị, bán đô thị, và khu vực nông thôn). Tỷ lệ nghèo tại các huyện dự án cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn tỉnh (xem thêm chi tiết dƣới đây).

Hình 1.4 Tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh dự án (%)

Nguồn: Niên giám Thống kê 2011

Lưu ý: Lưu ý rằng số liệu trong hình này là số liệu trung bình của toàn tỉnh.

30. Tỷ lệ nghèo tại 26 huyện dự án.15

26 huyện dự án có tỷ lệ nghèo trung bình vùng nông thôn là 45% cao hơn ít nhất là 2,5 lần so với tỷ lệ nghèo khu vực nông thôn phạm vi toàn quốc

15

Trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT, BCBDA tỉnh và các huyện dự án cung cấp các dữ liệu cần thiết về tỷ lệ nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên, Báo cáo không sử dụng các dữ liệu cung cấp là vì những lý do sau. (i) Dữ liệu do địa phƣơng cung cấp thƣờng không phân chia một cách đầy đủ theo thành phần dân tộc và một số tiêu chí khác; (ii) có rất ít các dữ liệu thống kê của địa phƣơng về đặc điểm của các hộ nghèo. (iii) Dữ liệu chủ yếu ở cấp trung bình của huyện, trong khi không phải tất cả các xã của huyện đều đƣợc chọn vào vùng dự án. Với quy trình lựa chọn vùng dự án nói trên, thƣờng là các xã nghèo nhất, tập trung nhiều dân tộc thiểu số nhất mới đƣợc chọn vào danh sách các xã dự án. (iv) Số liệu do các địa phƣơng cung cấp nhiều khi có sự khác nhau trong cách phân tổ và báo cáo dẫn đến việc đảm bảo so sánh chéo giữa các tỉnh/huyện/xã dự án gặp khó khăn. Trong khi đó, Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011 lại không gặp phải những hạn chế nói trên. Vì lý do đó, Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011 đƣợc sử dụng cho những phân tích ở phần còn lại của mục này. Cần lƣu ý rằng, với điều kiện nói trên, số liệu triết xuất từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011 có thể sẽ khác với số liệu trong các báo cáo chính thức của tỉnh/huyện/xã dự án.

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

Cả nƣớc Vùng Tây Nguyên

Vùng BTB và DH miền

Trung

Đắk Nông Đắk Lắk Gia Lai Kon Tum Quảng NgãiQuảng Nam

Tiền lƣơng, tiền công Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Các khoản thu khác

12,6

20,318,5

26,5

19,6

24,5

28,9

20,8 21,7

0

5

10

15

20

25

30

35

Cả nƣớc Vùng Tây Nguyên

Vùng BTB và DH miền

Trung

Đắk Nông Đắk Lắk Gia Lai Kon Tum Quảng Ngãi Quảng Nam

Page 22: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

22

(17,4%)16

. Các huyện dự án tại Quảng Nam và Quảng Ngãi là những huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất (tƣơng ứng là 78% và 56%); trong khi đó, các huyện dự án ở Gia Lai và Kon Tum có tỷ lệ nghèo tƣơng đƣơng với 50%. Các huyện dự án của hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk là những huyện có tỷ lệ nghèo thấp hơn đáng kể so với các huyện dự án ở những tỉnh còn lại (tƣơng ứng ở mức 30% và 36%) (xem chi tiết trong Hình 1.5 dƣới đây). So sánh với mức trung bình chung của các tỉnh dự án, tỷ lệ nghèo tại các huyện dự án cao hơn từ 1,5 đến 2,7 lần. Các huyện dự án ở Quảng Nam và Quảng Ngãi có chênh lệch về tỷ lệ nghèo so với mức trung bình toàn tỉnh lớn nhất. Đối với các tỉnh còn lại, chênh lệch về tỷ lệ nghèo giữa các huyện dự án và mức chung của tỉnh không lớn nhƣ tại Quảng Nam và Quảng Ngãi nhƣng cũng rất đáng kể.

Hình 1.5 Tỷ lệ nghèo nông thôn chung và vùng dự án17

(ĐVT: %)

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

31. Có sự chênh lệch lớn về mức sống giữa các nhóm dân tộc trong vùng dự án. Hình 1.6 cho thấy có chênh lệch lớn về mức sống giữa các nhóm dân tộc. Tỷ lệ nghèo của các hộ dân tộc Kinh trong vùng dự án là 22% (tƣơng đƣơng với ½ tỷ lệ nghèo nông thôn trung bình của vùng dự án). Tất cả các nhóm dân tộc thiểu số khác đều có tỷ lệ nghèo cao hơn đáng kể so với tỷ lệ nghèo nông thôn trung bình toàn vùng dự án. Ngoại trừ các hộ dân tộc Ê Đê có tỷ lệ nghèo ngang bằng với tỷ lệ nghèo chung của toàn vùng dự án (tƣơng ứng là 46% và 45%), tất cả các nhóm dân tộc khác đều có tỷ lệ nghèo tối thiểu là 52% và tối đa là 77%. Lƣu ý rằng, các nhóm dân tộc thiểu số đƣợc liệt kê trong Hình 1.6 đều là những nhóm dân tộc thiểu số bản địa (ngoại từ nhóm “dân tộc thiểu số khác” là chỉ các nhóm dân tộc thiểu số di cƣ hoặc một số ít nhóm dân tộc thiểu số bản địa khác không bóc tách đƣợc theo từng nhóm vì số quan sát nhỏ). Nhƣ vậy, tỷ lệ nghèo cao nhất thƣờng quan sát thấy ở những nhóm dân tộc thiểu số có dân số tƣơng đối lớn trong vùng dự án nhƣ Ba Na, Xơ Đăng, Jarai, và Cơ Tu. Xét trên khía cạnh giới tính của chủ hộ, nhóm hộ có chủ hộ là nữ (trong đó chủ yếu là các nhóm hộ dân tộc theo chế độ mẫu hệ là dân tộc bản địa tại Tây Nguyên) có tỷ lệ nghèo cao hơn gần 12 điểm phần trăm so với nhóm có chủ hộ là nam.

16

Tính dựa trên Chuẩn nghèo mới, theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, trong đó hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân dƣới 400.000 đồng/ngƣời/tháng đối với khu vực nông thôn và dƣới 500.000 đồng/ngƣời/tháng đối với khu vực thành thị; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng đối với khu vực nông thôn, và từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng đối với khu vực thành thị. 17

Số liệu cho Vùng dự án đƣợc tính trên mẫu xác định bởi 26 huyện theo danh sách ở địa bàn 6 tỉnh dự án. Số liệu chung cho 6 tỉnh dự án đƣợc tính trên mẫu gồm tất cả các hộ đƣợc điều tra bao gồm cả huyện thuộc và không thuộc Vùng dự án.

78

5650 50

3630

26 23

38

2921 19

0

20

40

60

80

100

Quảng Nam Quảng Ngãi Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk Đăk Nông

Vùng dự án Chung

Page 23: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

23

Hình 1.6 Tỷ lệ nghèo nông thôn phân theo nhóm dân tộc và theo giới tính chủ hộ

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

32. Đặc điểm chính của các hộ hưởng lợi trong vùng dự án. Trong phạm vi 26 huyện dự án, đối tƣợng hƣởng lợi của Dự án có những đặc điểm chính có thể mô tả thông qua thông tin về nhân khẩu học, tình trạng sở hữu tài sản và đất đai, nguồn sinh kế chính, khả năng tiếp cận các tiện ích sinh hoạt và tiếp cận tín dụng... nhƣ dƣới đây.

33. Một số đặc điểm hộ gia đình. Bảng 1.2 mô tả một số đặc điểm của các hộ hƣởng lợi tại vùng dự án. Mặc dù số nhân khẩu bình quân cả nƣớc (ngƣời/hộ) có xu hƣớng giảm dần trong thập kỷ qua

18, nhƣng con số này vẫn khá cao ở vùng dự án (4,3 ngƣời/hộ so với mức trung bình nông thôn

toàn quốc là 3,89).19

Nhìn chung, tỷ lệ tham gia lao động trong vùng dự án cao hơn so với tỷ lệ ngƣời trong tuổi lao động. Tỷ lệ tham gia lao động của các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, và hộ có chủ hộ là nữ ở mức cao. Tỷ lệ tham gia lao động cao ở đây có thể là do điều kiện sống khó khăn nên buộc các thành viên của hộ phải tham gia lao động để kiếm kế sinh nhai. Bảng 1.2 cũng đƣa ra kết quả về trình hộ chuyên môn cao nhất của chủ hộ. Theo đó, có đến gần 94% chủ hộ trong vùng dự án là chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật gì ngoài các bậc học phổ thông. Chỉ có gần 5% chủ hộ có trình độ trung cấp và cao đẳng nghề; tỷ lệ hộ đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên chỉ bằng 1.4%.

Bảng 1.2 Một số đặc điểm của hộ gia đình

Số nhân khẩu

trung bình (người)

Tỷ lệ số người

trong tuổi lao

động/quy mô hộ (%)

Tỷ lệ lao động thực

tế/quy mô hộ

(%)

Trình độ chuyên môn cao nhất của chủ hộ (%)

Chƣa qua đào tạo hoặc không có chứng chỉ

Trung cấp và Cao

đẳng nghề

Cao đẳng và đại học

trở lên

Vùng Dự án 4,3 59,9 63,8 93,7 4,9 1,4

Theo nhóm thu nhập20

Nghèo 4,4 56,6 61,7 98,4 1,5 0,1

Cận nghèo 4,4 60,9 63,8 95,2 4,3 0,5

Không nghèo 4,1 62,9 65,8 88,9 8,3 2,9

Nhóm dân tộc

Dân tộc Kinh 3,9 63,2 65,5 89,4 7,8 2,8

Dân tộc bản địa chính

Ê đê 4,8 57,9 61,9 96,8 2,3 0,9

M'Nông 4,8 55,0 60,3 95,9 3,5 0,6

Jarai 5,1 55,5 59,8 95,9 3,2 0,9

Bana 5,1 55,6 62,4 98,3 1,6 0,1

Xơ Đăng 4,3 56,3 61,2 96,8 2,8 0,4

18

Kết quả Báo cáo Tổng điều tra Nông nghiệp, Nông thôn và thủy sản 2011 19

Kết quả Báo cáo Tổng điều tra Nông nghiệp, Nông thôn và thủy sản 2011 20

Hộ nghèo và cận nghèo đƣợc xác định bởi xã theo chuẩn nghèo mới của quốc gia

45

22

46

58 61

7174

77

5752

43

55

0

20

40

60

80

100

Kinh Êde M'Nông Jarai Bana Xơ Đăng Cơ Tu Hre DTTS khác Nam Nữ

Vùng dự án

Nhóm dân tộc Giới tính chủ hộ

Page 24: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

24

Cơ Tu 4,5 56,6 61,5 93,5 5,5 1,1

Hrê 3,7 63,5 69,6 97,1 2,6 0,3

dân tộc thiểu số khác 4,5 58,3 61,5 95,8 3,6 0,6

Giới tính của chủ hộ

Nam 4,4 59,8 62,6 93,5 5,1 1,4

Nữ 3,4 60,7 70,0 94,6 3,8 1,6

Tỉnh Dự án

Quảng Nam 4,4 56,2 60,2 94,2 4,5 1,3

Quảng Ngãi 3,7 63,1 69,2 95,2 3,8 1,0

Kon Tum 4,2 58,8 63,0 92,1 6,5 1,5

Gia Lai 4,7 58,7 63,1 94,5 4,5 1,0

Đắk Lắk 4,3 60,5 63,2 93,4 4,9 1,7

Đắk Nông 4,2 60,3 63,2 93,3 4,9 1,8

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

34. Sở hữu tài sản. Có sự chênh lệch đáng kể về tình trạng sở hữu tài sản giữa nhóm nghèo với nhóm không nghèo; giữa nhóm chủ hộ là nữ với nhóm có chủ hộ là nam; giữa nhóm các dân tộc bản địa chính và dân tộc Kinh trong vùng dự án. Hình 1.7 đƣa ra kết quả tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011 về mức độ sở hữu một số tài sản có giá trị nhƣ xe máy, tivi, và điện thoại di động. Số liệu cho thấy sự bất lợi nghiêng hẳn về nhóm yếu thế (hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ có chủ hộ là nữ) trên phƣơng diện tiếp cận và sở hữu các tài sản nói trên. Tỷ lệ trung bình hộ có xe máy, ti vi và điện thoại di động ở nhóm các dân tộc bản địa lần lƣợt là 66%, 66% và 55% trong khi đó các con số tƣơng ứng ở nhóm dân tộc Kinh đều dao động từ 90 đến 91%. Tỷ lệ sở hữu các tài sản này cũng thấp hơn đáng kể đối với nhóm có chủ hộ là nữ và nhóm hộ nghèo với trung bình khoảng 60%.

Hình 1.7 Tình trạng sở hữu tài sản xe máy, tivi và điện thoại di động (ĐVT: %)

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

35. Sở hữu đất canh tác. Đất đai đƣợc xem nhƣ tài sản vật chất quan trọng nhất đối với hộ gia đình nông thôn vì có tính quyết định tới sinh kế hộ. Trong vùng dự án, thu nhập từ nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ đạo (chiếm hơn 60% tổng thu nhập hộ gia đình – theo số liệu của VHLSS 2010) vì vậy sở hữu đất canh tác là một tài sản sinh kế có ý nghĩa rất quan trọng. Về đất canh tác hàng năm, Hình 1.8 cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về diện tích đất hàng năm theo phân tổ theo tình trạng nghèo (về cơ bản, diện tích đất của các nhóm nghèo/cận nghèo và không nghèo là tƣơng đƣơng). Tuy nhiên, có sự chênh lệch đáng kể về sở hữu đất trồng hàng năm giữa các nhóm dân tộc. Trừ trƣờng hợp dân tộc H‟rê, tất cả các nhóm dân tộc còn lại đều có mức sở hữu đất trung bình cao hơn so với các hộ dân tộc kinh. Với đất trồng cây lâu năm, thì thực trạng về sở hữu lại hoàn toàn khác. Có sự phân hóa rõ rệt về mức độ sở hữu đất trồng cây lâu năm giữa các hộ nghèo và hộ không nghèo. Theo số liệu của Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011, nhóm hộ không nghèo sở hữu trung bình nhiều gấp 3.2 lần diện tích đất trồng cây lâu năm của các hộ nghèo. Đồng thời, cũng có sự khác biệt cơ bản giữa các nhóm dân tộc theo đó nhóm hộ dân tộc Kinh, M‟Nông, và Ê Đê sở hữu đất trồng cây lâu năm nhiều hơn hẳn so với các nhóm dân tộc khác. Đây là một đặc điểm quan trọng đối với lựa

00

20

40

60

80

100Nghèo

Không nghèo

Dân tộc Kinh

Dân tộc bản địa chính

Chủ hộ là Nam

Chủ hộ là Nữ

Xe máy Ti vi Điện thoại di động

00

20

40

60

80

100Êde

M'Nông

Jarai

Bana

Xơ Đăng

Cơ Tu

Hre

DTTS khác

Xe máy Ti vi Điện thoại di động

Page 25: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

25

chọn các loại hình sinh kế để hỗ trợ trong Dự án. Rõ ràng, với đặc điểm về sở hữu đất đai nhƣ thế này, hộ nghèo, hộ một số nhóm dân tộc thiểu số sẽ khó có thể có đƣợc lợi ích nhiều nhƣ hộ không nghèo, hộ dân tộc Kinh đối với các hỗ trợ cho các loại cây trồng lâu năm. Lƣu ý rằng, diện tích đất canh tác của Quảng Nam và Quảng Ngãi là hạn chế hơn nhiều so với các tỉnh khác, nhất là đất trồng cây lâu năm. Đặc điểm này sẽ là một hạn chế cho lựa chọn sinh kế của các huyện dự án tại hai tỉnh.

Hình 1.8 Diện tích đất trồng cây hàng năm (ĐVT: m2)

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

Hình 1.9 Diện tích đất trồng cây lâu năm (ĐVT: m2)

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

Hình 1.10 Diện tích đất trồng cây lâm nghiệp (ĐVT: m2)

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

0

5000

10000

15000

20000

Nghèo

Cận n

ghèo

Không n

ghèo

Dân tộc K

inh

Êde

M'N

ông

Jara

i

Bana

Đăng

Tu

Hre

DT

TS

khác

Nam

Nữ

Quảng N

am

Quảng N

gãi

Kon T

um

Gia

Lai

Đăk L

ăk

Đăk N

ông

Theo nhóm thu nhập Nhóm dân tộc Giới tính của chủ hộ

Vùng dự án

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

Nghèo

Cận n

ghèo

Không n

ghèo

Dân tộc K

inh

Êde

M'N

ông

Jara

i

Bana

Đăng

Tu

Hre

DT

TS

khác

Nam

Nữ

Quảng N

am

Quảng N

gãi

Kon T

um

Gia

Lai

Đăk L

ăk

Đăk N

ông

Theo nhóm thu nhập Nhóm dân tộc Giới tính của chủ hộ

Vùng dự án

0

2000

4000

6000

8000

10000

Quảng Nam Quảng Ngãi Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk Đăk Nông

Page 26: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

26

36. Tình hình sở hữu đất trông cây lâm nghiệp đƣợc đƣa ra trong Hình 1.10. Xét trung bình trong 26 huyện dự án, diện tích đất lâm nghiệp sản xuất bình quân mà các hộ hƣởng lợi đang sử dụng là khoảng gần 1/3 héc-ta.

21 Tuy nhiên, có sự chênh lệch rất lớn về mức độ sở hữu đất lâm

nghiệp sản xuất giữa các tỉnh dự án. Nếu nhƣ các huyện ở Quảng Ngãi có diện tích trung bình là 0.9 héc-ta/hộ thì ở Đắk Nông lại chỉ là 0.025 héc-ta. Các huyện dự án ở Quảng Nam và Kon Tum có diện tích đất lâm nghiệp trung bình là gần 0.4 héc-ta/hộ; trong khi đó, diện tích đất lâm nghiệp trung bình ở Đắk Lắk và Gia Lai chỉ khoảng trên dƣới 0.1 héc-ta/hộ. Liên quan đến khía cạnh đất lâm nghiệp, mặc dù chủ trƣơng của Chính Phủ Việt Nam là thúc đẩy giao đất, giao rừng cho ngƣời dân và cộng đồng nhƣng triển khai công tác này trong thực tế còn rất nhiều vƣớng mắc. Có thể do tiến độ thực tế của triển khai công tác này khác nhau giữa các địa phƣơng nên diện tích đất lâm nghiệp sản xuất mà các hộ trong vùng dự án đang sử dụng cũng khác nhau giữa các tỉnh. Sự khác biệt này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạch định các hoạt động sinh kế của Dự án vì rõ ràng, nếu không có thay đổi gì lớn trong thời gian tới về công tác giao đất giao rừng, phát triển các sinh kế nông-lâm kết hợp sẽ không mang lại hiệu quả cao ở Đắk Nông, Đắk Lắk, và Gia Lai – nơi mà diện tích đất lâm nghiệp sản xuất đã đƣợc phân bổ cho các hộ gia đình là rất hạn chế.

37. Tiếp cận điện và nước trong sinh hoạt. Sử dụng điện, nƣớc sạch sinh hoạt, có nhà xí hợp vệ sinh là những khía cạnh quan trọng của mức sống hộ gia đình. Ở trên các khía này, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đều sử dụng hạn chế hơn nhiều so với hộ không nghèo. Chênh lệch lớn nhất là mức độ tiếp cận nhà xí hợp vệ sinh (xem Hình 1. 11). Lƣu ý rằng, đây cũng là khía cạnh mà các hộ hƣởng lợi trong vùng dự án mới chỉ tiếp cận ở mức độ rất hạn chế; ngay cả các hộ đƣợc xếp là không nghèo thì mới chỉ có gần 34% tiếp cận với nhà xí hợp vệ sinh. Trong khi đó, mức độ tiếp cận với nƣớc sinh hoạt và điện trong sinh hoạt, dù còn có chênh lệch giữa các hộ gia đình theo tình trạng nghèo nhƣng về cơ bản tỷ lệ tiếp cận các tiện ích này đều đã ở mức tƣơng đối cao. Xét về sử dụng điện, ngay cả các hộ nghèo thì cũng hơn 90% đã sử dụng điện, trong khi đó tỷ lệ tƣơng ứng ở nhóm cận nghèo và không nghèo là khoảng 95%. Đối với sử dụng nƣớc sinh hoạt, kết quả phân tích cho thấy mới có 59% số hộ nghèo sử dụng nƣớc sạch sinh hoạt, trong khi con số đó với hộ không nghèo là gần 85%. Điều đó gợi ý rằng cải thiện tiếp cận của hộ nghèo với nƣớc sạch sinh hoạt, với các tiện ích vệ sinh là một yêu cầu quan trọng đối với nâng cao đời sống cho các hộ trong vùng dự án.

Hình 1. 11 Tiếp cận điện lưới quốc gia, nguồn nước sạch và hố xí hợp vệ sinh (%)

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

38. Tiếp cận tín dụng. Bảng 1.3 đƣa ra kết quả tính toán tỷ lệ các hộ trong vùng dự án tiếp cận với tín dụng từ các nguồn NH CSXH, NH NN&PTNT và NH thƣơng mại khác. Kết quả phân tích cho thấy gần 1/3 số hộ hƣởng lợi của Dự án đang có các khoản vay từ NH CSXH chƣa trả vào thời điểm 1/7/2011 (thời điểm thực hiện Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011); trong khi đó, tỷ lệ tƣơng ứng đối với NH NN&PTNT và NH thƣơng mại khác là gần 47% và 33%. Tiếp cận với Quỹ hỗ trợ việc làm còn rất hạn chế, ngoại trừ dân tộc Êđê có tỷ lệ đáng kể (22%) đã tiếp cận tới Quỹ hỗ trợ việc làm. Đáng chú ý nhất là tỷ lệ hộ nghèo vay tín dụng từ các ngân hàng chƣa trả đến thời điểm nói trên đều cao hơn tỷ lệ hộ không nghèo vay. Đối với các khoản vay từ NH CSXH, có hơn 36% tỷ lệ hộ nghèo vay trong khi tỷ lệ hộ không nghèo vay là 28%; con số tƣơng tự đối với các khoản vay từ NH NN&PTNT là 52% và

21

Lƣu ý rằng đây là diện tích đất lâm nghiệp sản xuất mà các hộ gia đình trong vùng dự án đang sử dụng. Con số này khác xa so với tổng diện tích đất lâm nghiệp sản xuất trung bình sẵn có trong vùng dự án.

0

20

40

60

80

100

sử dụng điện lƣới quốc gia

dùng nguồn nƣớc sạch

cho ăn uống

có hố xí hợp vệ sinh

Nghèo Cận nghèo Không nghèo

0

20

40

60

80

100Nghèo

Cận nghèo

Không nghèo

Vùng dự án

sử dụng điện lƣới quốc gia

dùng nguồn nƣớc sạch cho ăn uống

có hố xí hợp vệ sinh

Page 27: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

27

hơn 40%, và từ các ngân hàng thƣơng mại khác là 44% và 20%. Điều đó phần nào gợi ý rằng các hộ nghèo đã đƣợc tham gia khá tích cực vào vay vốn ƣu đãi cho đối tƣợng hộ nghèo từ các khoản vay của NH CSXH, và NH NN&PTNT. Riêng đối với tỷ lệ hộ nghèo vay của các NH thƣơng mại khác ở mức cao (gần 44% - trong khi các hộ không nghèo chỉ là 20%) thì vẫn còn là vấn đề cần thêm thông tin. Đáng tiếc là Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011 không cung cấp thêm các thông tin khác về tiếp cận tín dụng.

Bảng 1.3 Tỷ lệ các nguồn vay chưa trả đến thời điểm 1/7/2011 (ĐVT: %)

NH CSXH

NH NN & PTNT

NH thương mại khác

Quỹ hỗ trợ việc làm

Vùng Dự án 32,5 46,8 32,8 8,1

Theo nhóm thu nhập

Nghèo 36,4 51,9 43,8 3,0

Cận nghèo 33,3 51,5 36,4 10,1

Không nghèo 28,1 40,4 19,9 13,5

Nhóm dân tộc

Dân tộc Kinh 34,4 46,0 23,8 16,4

Dân tộc bản địa chính

Ê đê 45,5 71,6 21,6 21,6

M'Nông 24,5 61,2 48,0 3,1

Jarai 33,6 47,9 32,1 7,7

Bana 32,0 51,0 43,7 0,5

Xơ Đăng 34,8 50,0 48,6 0,7

Cơ Tu 14,9 29,8 29,8 0,0

Hrê 25,7 31,0 24,6 1,6

dân tộc thiểu số khác 30,0 42,6 32,2 5,1

Giới tính của chủ hộ

Nam 33,5 48,5 33,8 8,7

Nữ 27,2 37,9 27,2 5,1

Tỉnh Dự án

Quảng Nam 24,8 35,7 34,8 1,4

Quảng Ngãi 30,7 39,0 34,0 1,0

Kon Tum 28,5 44,0 37,2 2,2

Gia Lai 34,4 46,7 33,8 8,5

Đắk Lắk 39,6 57,1 33,8 17,1

Đắk Nông 33,1 49,8 24,1 13,3

Ghi chú: Kết quả tính toán dựa trên mẫu gồm 2580 22

quan sát trên địa bàn 26 huyện dự án

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

IV. Chính sách và chương trình giảm nghèo trong vùng dự án

39. Vùng dự án được hỗ trợ bởi một số chương trình/dự án giảm nghèo. Với tỷ lệ nghèo cao, điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, các huyện/xã dự án đều đã và đang là đối tƣợng hỗ trợ của một số chƣơng trình/dự án giảm nghèo, phát triển CSHT và sinh kế. Tổng hợp các chƣơng trình/dự án chính (xem chi tiết ở Phụ lục 3), có nhiều nét tƣơng đồng với các đặc điểm thiết kế của Dự án GNKVTN, đƣợc tóm tắt trong bảng dƣới đây. Theo kết quả tổng hợp, 68% số xã dự án đã là xã thụ hƣởng Chƣơng trình 135-II; 27% số huyện thuộc danh sách các huyện trong Chƣơng trình 30A; 31% số huyện dự án thuộc Chƣơng trình 30B. Về các dự án có sử dụng vốn ODA, 46% số huyện dự án cũng nằm trong vùng hƣởng lợi của Dự án FLITCH; 31% các huyện cũng thuộc vùng dự án của các Dự án IFAD và Dự án ACP (xem mô tả chi tiết về các chƣơng trình/dự án này trong Phụ lục 3).

Bảng 1.4 Các chương trình/dự án trong vùng dự án

22

Mẫu cho khảo sát phiếu số 4 _ “Phiếu thu thập thông tin về kinh tế hộ nông thôn”

Page 28: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

28

Tỉnh/Huyện Chương trình/Dự án

cấp huyện Các xã 135-II (hoặc có thôn 135-II)

Đắk Nông

Đắk Song 3EM (3) Đắk N'Rung, Đắk Hòa, Trƣờng Xuân

Đắk Glong 3EM, FLITCH (3) Đắk R'Măng, Đắk Som, Đắk P'lao

Krông Nô 3EM, FLITCH -

Tuy Đức 3EM, FLITCH (1) Quảng Tâm

Đắk Lắk

Buôn Đôn ACP (1) Krông Na

Ea Súp ACP (3) CƣKBang, YaTờMốt, IaLốp

Krông Bông ACP, FLITCH (4) Êa Trul, Cƣ Pui, Cƣ Drăm, Yang Mao

Lắk ACP, FLITCH, SA (4) Đắk Phơi, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin

M' Đắk ACP, FLITCH (1) Eatrang

Gia Lai

K‟Bang TNSP, FLITCH, ACP, 30B (5) KonPne, Đăk Roong, Sơn Lang, Krong, Lơ Ku

Kông Chro TNSP, 30B (3) Đăk Pơ Pho, Đăk Tpang, Chƣ Krey

Krông Pa TNSP, FLITCH, 30B (5) IarMok, Ia Dreh, Krông Năng, Chƣ Ngoc, Đất Bằng

Mang Yang ACP (3) Lơ Pang, Kon Chiêng, Đăk Trôi

Ia Pa TNSP, ACP, FLITCH, 30B (2) Ia Tul, Ia Kdăm

Kon Tum

Đắk Glei FLITCH, 30B (5) Xốp, Đăk Man, Đăk Nhoong, Đăk Kroong, Đăk Long

Kon Plong FLITCH, 30A (5) Măng Cành, Đăk Tăng, Măng Bút, Đăk Ring, Ngọc Tem

Kon Rẫy 30B (4) Đăk Tờ Re, Đăk Tơ Lung, Đăk Kôi, Đăk Pne

Ngọc Hồi

(4) Đăk Ang, Đăk Dục, Đăk Nông, Sa Loong

Sa Thầy 30B (5) Ya Xiêr, Ya Ly, Ya Tăng, Rờ Kơi, Mô Ray

Tu Mơ Rông FLITCH, 30A (5) Tu Mơ Rông, Văn Xuôi, Đăk Na, Đăk Sao, Đăk Rơ Ông

Quảng Ngãi

Ba Tơ WB3, 30A (3) Ba Trang, Ba Lế, Ba Khâm

Sơn Hà 30A (4) Sơn Nham, Sơn Cao, Sơn Linh, Sơn Kỳ

Sơn Tây 30A (2) Sơn Mùa, Sơn Tinh

Quảng Nam

Nam Giang 30B (4) TaBhing, Chà Vàl, Đắc Pre, Đắc Pring

Nam Trà My 30A (5) Trà Mai, Trà Nam, Trà Don, Trà Vân, Trà Vinh

Phƣớc Sơn 30A (4) Phƣớc Chánh, Phƣớc Kim, Phƣớc Lộc, Phƣớc Thành

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau

Ghi chú:

­ Tất cả các huyện/xã dự án đều đang thực hiện Chương trình NTM nên Chương trình này không liệt kê vào bảng trên

­ ACP” là Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp

­ “3EM” là Dự án phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số do Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp IFAD tài trợ tại Đắk Nông

­ “FLICTH” là Dự án Phát triển Lâm nghiệp Cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ;

­ “TNSP” là Dự án Hỗ trợ Tam Nông do IFAD tài trợ tại Gia Lai

­ “135-II” là Chương trình 135-II tại các xã/thôn bản có điều kiện đặc biệt khó khăn;

­ “SA” là Dự án Sussess Alliance hỗ trợ phát triển ca-cao ở Tây Nguyên

­ “WB3” là Chương trình

­ “30A” là Nghị quyết 30A về Chương trình hỗ trợ Giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện nghèo)

­ “30B” là theo Quyết định 293/QĐ-TTg về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư CSHT theo quy định của NQ30A

­ Riêng đối với các xã P135-II của Quảng Ngãi thì còn có sự hỗ trợ của ISP là Chương trình Hỗ trợ thực hiện P15-II tại Quảng Ngãi do AusAID tài trợ

Page 29: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

29

40. Khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm. Trong số các chƣơng trình/dự án ở trên, có những chƣơng trình/dự án hỗ trợ toàn diện cả về CSHT, sinh kế, và NCNL nhƣ P135-2, 3EM, TNSP, ISP; có những chƣơng trình/dự án tập trung chủ yếu vào CSHT nhƣ 30A, 30B; và các chƣơng trình/dự án còn lại tập trung hỗ trợ phát triển sinh kế là chính nhƣ FLITCH, WB3, ACP, SA. Điểm quan trọng là hầu hết các chƣơng trình/dự án này đều khuyến khích phi tập trung hóa, giao quyền làm chủ đầu tƣ cho cấp cơ sở, thực hiện lập kế hoạch kinh tế-xã hội có sự tham gia. Vì vậy, việc có những chƣơng trình/dự án nhƣ trên tại địa bàn các huyện/xã mục tiêu của Dự án GNKVTN đặt ra 3 vấn đề đáng lƣu tâm sau đây đối với hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm:

41. Thứ nhất, năng lực cán bộ các cấp, nhất là các cán bộ tham gia thực hiện các chƣơng trình/dự án ở trên, đã đƣợc củng cố ở mức độ nhất định thông qua đào tạo/tập huấn cũng nhƣ thông qua việc trực tiếp thực hiện các hoạt động của chƣơng trình/dự án. Chƣơng trình 135-II là một ví dụ, với chủ trƣơng xã làm chủ đầu tƣ, đội ngũ cán bộ cấp huyện/xã đã đƣợc tập huấn nhiều nội dung về quản lý đấu thầu, giám sát, lập kế hoạch. Tuy vậy, kết quả khảo sát thực tế trong vùng dự án cho thấy năng lực của một số cán bộ cấp cơ sở có đƣợc cải thiện, nhƣng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc những yêu cầu của các hoạt động trong Dự án GNKVTN. Một phần đáng kể đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo trong một số chƣơng trình/dự án trƣớc đây đã luân chuyển công tác, nhất là sau đợt bầu cử hội đồng nhân dân các cấp trong năm 2011. Trong điều kiện đó, Dự án một mặt ƣu tiên tận dụng các cán bộ này tham gia vào các đơn vị quản lý thực hiện Dự án các cấp, mặt khác lựa chọn các cán bộ tiềm năng để thực hiện các hoạt động NCNL.

42. Thứ hai, có nhiều chƣơng trình/dự án trên địa bàn có nội dung hỗ trợ phát triển sinh kế nhƣ ACP, 3EM, TNSP, WB3, FLITCH, SA. Để tránh trùng lặp về phạm vi và đối tƣợng hỗ trợ, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực cần có sự phối hợp, chia sẻ thông tin, kế hoạch hoạt động giữa Dự án GNKVTN với các chƣơng trình/dự án khác tại các huyện/xã mục tiêu. Để thực hiện đƣợc việc chia sẻ thông tin, kế hoạch và tăng cƣờng hợp tác, cần có cơ chế đánh giá, chia sẻ thông tin thƣờng xuyên giữa các chƣơng trình/dự án khác với Dự án GNKVTN ở các cấp từ trung ƣơng tới cấp tỉnh/huyện. Trong quá trình hợp tác đó có thể xảy ra việc nhiều chƣơng trình/dự án cùng tập trung vào hỗ trợ một số sinh kế, khi đó cần đảm bảo không có tình trạng trùng lặp về đối tƣợng thụ hƣởng; đồng thời, cách thức và nội dung hỗ trợ nên có sự đồng nhất ở mức độ nhất định để tránh phức tạp cho cấp cơ sở trong triển khai thực hiện.

43. Thứ ba, có nhiều chƣơng trình/dự án trên địa bàn có nội dung hỗ trợ phát triển CSHT, đặc biệt là 30A, 30B, 3EM, TNSP, và P135-II. Cần lƣu ý rằng tất cả các huyện/xã dự án đều đang thực hiện Chƣơng trình NTM, đây sẽ là cơ chế quan trọng để thúc đẩy phát triển CSHT trong vùng dự án mặc dù việc huy động nguồn lực từ Chƣơng trình này vẫn còn phải cân nhắc một cách hài hòa và tổng thể. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng là trong khi nhu cầu về vốn cho phát triển CSHT là lớn thì nguồn vốn đầu tƣ cho CSHT trong từng chƣơng trình/dự án thƣờng chỉ giới hạn ở quy mô vừa và nhỏ. Chính vì vậy, nếu không có sự hợp tác trong quá trình lập kế hoạch và phƣơng án lồng ghép các nguồn vốn này thì có thể dẫn đến tình trạng nguồn vốn đầu tƣ dàn trải vào nhiều công trình quy mô nhỏ và không đƣợc sử dụng hiệu quả để giải quyết những nút thắt quan trọng về CSHT.

Page 30: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

30

Chương 2: Mô tả Dự án

I. Khái quát về Dự án

A. Mục tiêu của Dự án

44. Mục tiêu phát triển của Dự án (PDO): Nâng cao cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình và cộng

đồng nghèo tại 26 huyện trong 06 tỉnh trong vùng dự án.

45. Mục tiêu cụ thể của Dự án bao gồm (i) cải thiện hệ thống CSHT cấp xã và thôn bản để hỗ trợ sản xuất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, và tạo việc làm trong xây dựng CSHT, (ii) củng cố an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng; đa dạng hóa các loại hình sinh kế sản xuất hàng hóa; và phát triển sinh kế kết nối thị trƣờng thông qua hợp tác với khu vực doanh nghiệp để cải thiện thu nhập bền vững; (iii) cải thiện điều kiện CSHT kết nối ở cấp huyện, kể cả CSHT kinh tế và xã hội, để thúc đẩy sản xuất, tăng cƣờng tiếp cận dịch vụ công cộng; đồng thời nâng cao năng lực cán bộ; thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức, và (iv) đảm bảo quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiết kế Dự án.

B. Các thách thức chủ yếu và chiến lược can thiệp

46. Thách thức chủ yếu và chiến lược can thiệp của Dự án: Đánh giá vùng dự án, dựa trên cơ sở kết quả khảo sát và các nguồn tài liệu thứ cấp khác, cho thấy 03 thách thức chủ yếu nhất gồm (i) kết cấu hạ tầng yếu kém, (ii) thực trạng sinh kế hàng hóa hạn chế nghèo nàn, kết nối thị trƣờng hạn chế và (iii) năng lực cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế. Tƣơng ứng với từng thách thức này, Dự án đƣa ra những can thiệp phù hợp.

47. Kết cấu hạ tầng yếu kém trong vùng dự án đƣợc đánh giá bởi các bên liên quan nhƣ là một

cản trở hữu hình lớn nhất.

Về CSHT sản xuất „cứng‟ (productive hardware infrastructure): thách thức lớn nhất là ở hạn chế về giao thông kết nối giữa xã đến các thôn làng và kết nối với các khu vực sản xuất với các khu vực dân cƣ và thị trƣờng. Bên cạnh đó, hạn chế về tiếp cận nƣớc tƣới là „nút thắt‟ quan trọng đối với phát triển sản xuất trong vùng dự án.

Về CSHT xã hội trong vùng dự án nhìn chung còn yếu kém. Mặc dù hầu hết các xã dự án đã đều đã có trạm y tế xã, trƣờng tiểu học, trƣờng THCS; tại nhiều thôn đã có các điểm trƣờng nhƣng về cơ bản cơ sở vật chất còn thiếu và trong điều kiện chất lƣợng rất kém. Tiếp cận với nƣớc sinh hoạt cũng là một thách thức đối với rất nhiều khu vực, nhất là vào mùa khô. Bên cạnh đó, tiếp cận với thị trƣờng lao động, thông tin thị trƣờng của ngƣời dân trong vùng dự án còn rất hạn chế.

48. „Nút thắt‟ về CSHT là cản trở hữu hình đối với các hoạt động sinh kế và đời sống sinh hoạt của ngƣời dân trong vùng dự án. Vì vậy, Dự án tập trung vào cải thiện CSHT cấp xã, thôn bản (HP1) và cải thiện CSHT kết nối cấp huyện (THP3.1) với ƣu tiên tập trung vào các hạng mục có tác dụng hỗ trợ cho phát triển sinh kế và cải thiện từng bƣớc đời sống sinh hoạt của ngƣời dân. Trong quá trình thực hiện những can thiệp này, Dự án chủ trƣơng khuyến khích lao động địa phƣơng tham gia vào xây dựng các công trình CSHT, đặc biệt là hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng để tạo thu nhập cho ngƣời dân trong vùng dự án.

49. Thực trạng phát triển sinh kế trong vùng dự án còn rất nghèo nàn. So với các huyện ngoài dự án, về cơ bản thực trạng phát triển sinh kế trong vùng dự án hạn chế hơn đáng kể. Có rất nhiều yếu tố gây cản trở phát triển sinh kế trong vùng dự án, bao gồm (i) Kết cấu hạ tầng yếu kém dẫn đến chi phí vận chuyển cao, giao thƣơng hàng hóa hạn chế, thiếu tiếp cận với thủy lợi (nhƣ đã nêu ở trên), (ii) Điều kiện địa hình chia cắt, thời tiết phức tạp, thiếu đất sản xuất tập trung dẫn đến quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, làm cho chi phí vận chuyển cao hơn, (iii) Hệ thống cung ứng đầu vào và dịch vụ (giống, vật tƣ nông nghiệp, khuyến nông, thú y) yếu kém nên các hoạt động sinh kế nông nghiệp gặp rủi ro cao, năng suất thấp, (iv) Thị trƣờng đầu ra đối với mặt hàng nông sản hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào tƣ thƣơng nên ngƣời dân bị thua thiệt trong đàm phán xác định giá và điều kiện thƣơng mại, v.v, (v) Mức độ tiếp cận kỹ thuật mới trong sản xuất còn hạn chế, chủ yếu duy trì tập

Page 31: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

31

quán canh tác lâu đời, năng suất và chất lƣợng đầu ra thấp, và (vi) Tiếp cận thông tin thị trƣờng hạn chế nên không chủ động tránh đƣợc hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực từ rủi ro thị trƣờng.

50. Trong điều kiện đó, Dự án đƣa ra ba trọng tâm can thiệp phát triển sinh kế chính gồm an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng, đa dạng hóa sinh kế (tập trung chính vào cải thiện một số sinh kế hiện có trong vùng dự án, hƣớng đến các thị trƣờng địa phƣơng/thị trƣờng ngách), và phát triển sinh kế kết nối thị trƣờng (thông qua hợp tác thúc đẩy quan hệ đối tác giữa dự án, các doanh nghiệp, các nhà cung ứng, các đơn vị cung cấp dịch vụ và các tổ nhóm nông dân). Dự án cung cấp hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho nông dân thông qua các tổ nhóm sản xuất đƣợc hình thành trên tinh thần tự nguyện của các hộ gia đình, đảm bảo sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo, phụ nữ đạt các tỷ lệ do Dự án quy định. Dự án có chiến lƣợc để đảm bảo ngành nông nghiệp (gồm các cơ quan ngành dọc của ngành nông nghiệp và hệ thống khuyến nông) tham gia một cách đầy đủ vào hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động sinh kế của Dự án.

51. Năng lực cán bộ cấp cơ sở hạn chế. Năng lực cán bộ, đặc biệt là cấp xã, còn thấp và không đồng đều là một cản trở lớn đối với thực hiện Dự án nói riêng cũng nhƣ các chƣơng trình/dự án giảm nghèo khác trong vùng dự án. Vấn đề này đã đƣợc nhìn nhận trong tổng kết thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo lớn nhƣ Chƣơng trình 135-II và Chƣơng trình 30A. Kết quả làm việc với các sở/ngành, chính quyền các cấp cũng khẳng định khó khăn này. Rất nhiều cán bộ xã đƣợc phỏng vấn trong quá trình khảo sát xây dựng Báo cáo NCKT cho rằng để có đủ năng lực làm chủ đầu tƣ thì họ rất cần đƣợc tập huấn NCNL.

52. Trong điều kiện đó, Dự án đặt trọng tâm các hoạt động tập huấn NCNL cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án các cấp, đặc biệt là cấp xã với mục tiêu đảm bảo rằng 100% xã có đủ năng lực làm chủ đầu tƣ. Ngoài ra, để hỗ trợ cho BQLDA cấp cơ sở thực hiện tốt chức năng quản lý, Dự án sẽ biên soạn thống nhất hệ thống Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án (PIM) ngay khi khởi động Dự án để đào tạo cho toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý dự án; đồng thời sử dụng cán bộ chịu trách nhiệm về NCNL tại các cấp trung ƣơng, tỉnh, và huyệnhỗ trợ kỹ thuật cho cấp cơ sở.

C. Kết cấu các hợp phần của Dự án

53. Cơ cấu hợp phần của Dự án: Dự án gồm bốn hợp phần nhƣ sau:(i) Hợp phần 1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn/bản, (ii) Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững, (iii) Hợp phần 3: Phát triển CSHT kết nối cấp huyện; Nâng cao Năng lực và Truyền thông, (iv) Hợp phần 4: Quản lý Dự án.

Hợp phần 1 gồm 02 tiểu hợp phần. Cụ thể (i) THP 1.1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản; và (ii) THP 1.2: Vận hành và bảo trì

HP2 có 2 Tiểu hợp phần là (i) THP2.1: Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập, và (ii) THP 2.2: Phát triển liên kết thị trƣờng.

Hợp phần 3 gồm ba tiểu hợp phần. Cụ thể (i) THP3.1: Phát triển CSHT kết nối; (ii) THP3.2: Nâng cao năng lực, và (iii) THP 3.3: Truyền thông và Chia sẻ Tri thức.

54. Mối quan hệ giữa các hợp phần: Các hợp phần của Dự án đƣợc thiết kế theo hƣớng bổ

trợ lẫn nhau để cùng thúc đẩy quá trình đạt đƣợc PDO của Dự án. Cụ thể nhƣ sau:

Cải thiện CSHT cấp xã và thôn bản (trong Hợp phần 1) đƣợc bổ trợ bởi một số công trình CSHT kết nối cấp huyện trong Hợp phần 3 (THP 3.1) để tăng cƣờng điều kiện tiếp cận CSHT sản xuất và xã hội trong vùng dự án;

Sự cải thiện của CSHT giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng giao lƣu hàng hóa; từ đó tạo điều kiện để ngƣời dân có thể tiếp cận với các đầu vào thuận lợi hơn, tiếp cận với thị trƣờng với chi phí thấp hơn, qua đó thúc đẩy các hoạt động sinh kế (trong Hợp phần 2). Từ năm thứ 2 trong chu kỳ Dự án trở đi, các lựa chọn về đầu tƣ CSHT phải xuất phát từ yêu cầu hỗ trợ cho phát triển các hoạt động sinh kế đã đƣợc thực hiện trong năm trƣớc.

NCNL là yếu tố có ý nghĩa quan trọng. Dự án chú ý đến NCNL cho cả cán bộ và ngƣời hƣởng lợi. Đối với đội ngũ cán bộ, Dự án thiết kế các hoạt động tập huấn NCNL cho đội ngũ cán bộ thuộc BQLDA các cấp (THP 3.2). Đối với ngƣời dân, Dự án khuyến khích hình thức khuyến nông từ nông dân đến nông dân, tập huấn theo phƣơng pháp FFS, và đa dạng hóa đối tƣợng cung cấp dịch vụ để các tổ nhóm sản xuất tự lựa chọn.

Dự án đƣa ra THP3.3 về truyền thông và chia sẻ tri thức nhằm nhiều mục tiêu. Thứ nhất là phổ biến thông tin cho ngƣời hƣởng lợi, khuyến khích sự thay đổi theo cách nghĩ và cách

Page 32: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

32

làm mới đối với các hoạt động sinh kế. Thứ hai là tăng cƣờng trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các chƣơng trình/dự án khác. Thứ ba là tăng cƣờng phổ biến thông tin về dự án đối với khu vực doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác giữa khu vực doanh nghiệp với nông dân trong vùng dự án theo mô hình quan hệ đối tác do Dự án xây dựng.

55. Mối quan hệ hỗ trợ giữa các Hợp phần, Tiểu hợp phần của Dự án đƣợc thể hiện trong Hình 2.1 dƣới đây. Những hoạt động nhằm gián tiếp thúc đẩy đa dạng hóa và cải thiện sinh kế cho ngƣời hƣởng lợi (qua củng cố CSHT, NCNL các cấp...) đƣợc thể hiện bằng các hình tròn màu sẫm và các hoạt động trực tiếp tiếp thúc đẩy sinh kế của ngƣời dân thể hiện ở các hình tròn màu trắng.

Hình 2.1 Mối quan hệ bổ trợ giữa các hợp phần của Dự án

II. Hợp phần 1: Phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã

A. Mô tả hợp phần

56. Hợp phần 1 có tổng vốn đầu tƣ hơn 47,7 triệu USD từ vốn vay NHTG và không yêu cầu vốn đối ứng từ cấp xã.

23 Mục tiêu chung của Hợp phần là đầu tƣ cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn bản phục

vụ sinh kế, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho ngƣời dân. Các khoản đầu tƣ trong HP1 sẽ thúc đẩy tạo việc làm cho ngƣời dân trong vùng dự án; giảm thời gian đi lại, giảm chi phí vận chuyển; gia tăng diện tích đất canh tác đƣợc tƣới tiêu phục vụ cho các hoạt động phát triển sản xuấ; cải thiện tiếp cận của ngƣời dân với tiện ích và dịch vụ công cộng thiết yếu.

23

Trong trƣờng hợp phát sinh yêu cầu đền bù giải phóng mặt bằng thì mới phát sinh yêu cầu đối ứng. Trong trƣờng hợp này. Yêu cầu chi tiết về đối ứng sẽ đƣợc xác định trong quá trình lập kế hoạch. UBND tỉnh có trách nhiệm bố trí đối ứng trên cơ sở ngân sách đƣợc TƢ phân cấp và ngân sách địa phƣơng.

Page 33: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

33

57. Chiến lƣợc của Dự án là giao cho xã làm chủ đầu tƣ đối với tất cả các tiểu dự án trong HP này. Quá trình phân cấp cho xã làm chủ đầu tƣ đƣợc thực hiên theo lộ trình căn cứ vào năng lực của từng xã. Với các xã đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định của BĐPDA TƢ thì BQLDA tỉnh sẽ giao xã làm chủ đầu tƣ ngay trong năm đầu tiên thực hiện Dự án. Với các xã chƣa đáp ứng đƣợc đủ các tiêu chí thì việc giao xã làm chủ đầu tƣ sẽ đƣợc thực hiện muộn nhất là sau 18 tháng kể từ khi triển khai Dự án. Các tiêu chí để xã làm chủ đầu tƣ sẽ đƣợc quy định chi tiết trong Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án (PIM) do BĐPDA TƢ chủ trì xây dựng và áp dụng cho tất cả các tỉnh dự án.

58. Chủ trƣơng của Dự án là hạn chế tối đa đầu tƣ vào các công trình CSHT đòi hỏi phải tái định cƣ, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Dự án cũng hạn chế tối đa các tác động về môi trƣờng của các công trình CSHT. Mặc dù vậy, trong trƣờng hợp bắt buộc phát sinh những yêu cầu này, Dự án có Khung Đền bù và Tái định Cƣ (RPF), Khung Chính sách An toàn Môi trƣờng (ESMF) với những quy định cụ thể về quy trình và thủ tục khi phát sinh những yêu cầu này. Hai Khung chính sách quan trọng này đã đƣợc xây dựng dƣới sự chủ trì của BCBDA TƢ và phổ biến để tham vấn rộng rãi đối với các tỉnh, huyện/xã dự án.

59. Hợp phần bao gồm hai Tiểu hợp phần là (i) THP 1.1 Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản; và (ii) THP 1.2 Vận hành và bảo trì. Cụ thể:

60. THP 1.1 - Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản: Mục tiêu của THP này là tập trung hỗ trợ đầu tƣ xây dựng các công trình CSHT phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc phát triển sinh kế, và đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho đời sống của ngƣời dân. Do vậy, THP đƣợc thiết kế theo cách tiếp cận đặt các hoạt động phát triển sinh kế làm trọng tâm và nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân làm cơ sở để xác định các ƣu tiên đầu tƣ hỗ trợ. Quá trình lựa chọn hạng mục đầu tƣ sẽ đƣợc tổ chức với sự tham gia của các đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp và cộng đồng dân cƣ ở nơi mà có công trình đƣợc thực hiện.

61. THP 1.2 - Vận hành và bảo trì: Để đảm bảo các công trình CSHT do Dự án hỗ trợ có thể phát huy đƣợc công năng bền vững, THP 1.2 có mục tiêu xác định cơ chế và kinh phí phục vụ công tác vận hành và bảo trì đối với các công trình cần bảo dƣỡng thƣờng xuyên và sửa chữa nhỏ. THP đƣợc thiết kế trên nguyên tắc (i) giao cho cộng đồng quản lý và thực hiện công tác vận hành và bảo dƣỡng, (ii) chỉ thực hiện các công việc sửa chữa và tu bổ ở quy mô nhỏ và đơn giản, (iii) xác định nhu cầu về sửa chữa, bảo trì các công trình đầu tƣ, theo đó đƣa vào Kế hoạch dự án hàng năm, (iv) kinh phí hỗ trợ bằng 6,5% tổng vốn phân bổ cho HP1.

B. Phương pháp thực hiện

62. Cách thức thực hiện các nội dung hỗ trợ thuộc THP 1.1 thông qua hai hình thức đấu thầu là: (i) đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng, và (ii) đấu thầu thông thƣờng. Việc xác định cách thức thực hiện này dựa vào các quy định hiện hành về thủ tục mua sắm đầu thầu của NHTG

24. Đồng thời,

thủ tục đấu thầu và thực hiện các tiểu dự án phải tuân thủ theo các quy định về trình duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đánh giá thầu và lựa chọn nhà thầu theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam đƣợc quy định tại Luật Đấu thầu và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện do Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ ban hành, đặc biệt là Quyết định 393/QĐ-BTC ngày 1//3/2013 về Quy chế tổ chức thực hiện công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá, tuyển chọn tƣ vấn đối với các dự án thuộc Bộ Tài chính sử dụng nguồn tài trợ của NHTG.

63. Đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng: Hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng đƣợc khuyến khích để thực hiện trong Dự án để tạo việc làm cho lao động địa phƣơng, đồng thời tăng tính „sở hữu‟ của cộng đồng đối với các công trình CSHT đƣợc xây dựng. Đây là hình thức đấu thầu đã đƣợc áp dụng trong nhiều chƣơng trình/dự án giảm nghèo tại Việt Nam trong đó có NMPRP-2. Các tỉnh dự án trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT đã đƣợc thăm quan mô hình của NMPRP-2 và đánh giá cao hiệu quả của hình thức đấu thầu này. Hình thức cộng đồng tự thi công đƣợc áp dụng đối với những công trình đáp ứng hai tiêu chí sau đây: (i) có vốn đầu tƣ không quá lớn (không nên vƣợt quá 300 triệu đồng/công trình); (ii) có yêu cầu đơn giản về kỹ thuật nên cộng đồng có thể tự thực hiện.

24

Hƣớng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA (5/2004, sửa đổi 10/2006, và 2011) và Hƣớng dẫn về tuyển chọn và sử dụng tƣ vấn bởi bên vay của NHTG (5/2004, sửa đổi 10/2006, và 2011)

Page 34: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

34

64. Việc thực hiện hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng trong vùng dự án sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định. Thứ nhất, hầu hết các xã trong vùng dự án đều chƣa có kinh nghiệm thực hiện hình thức đấu thầu này cho các công trình CSHT nên cán bộ BPT xã sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu hƣớng dẫn các nhóm cộng đồng thực hiện. Thứ hai, các nhóm cộng đồng cần đƣợc hƣớng dẫn và hỗ trợ về thủ tục, đặc biệt là về kỹ thuật thi công, thanh quyết toán để thực hiện hiệu quả các công trình theo hình thức này. Để khắc phục những khó khăn này, Dự án đƣa ra các hoạt động NCNL trong THP3.2 để tập huấn cho đội ngũ cấp xã về quản lý và hỗ trợ thực hiện đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng. Dự án cũng đƣa ra quy trình và hƣớng dẫn chi tiết để các nhóm cộng đồng có thể thực hiện hình thức đầu tƣ này theo đúng quy định. Đồng thời, Dự án hỗ trợ thành lập các tổ nhóm đồng sở thích (CIG) để có thể tham gia vào đấu thầu và thực hiện các công trình sử dụng hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng.

65. Đấu thầu thông thường: Đối với các công trình không thuộc phạm vi có thể thực hiện hình thức đầu thầu có sự tham gia của cộng đồng, Dự án sẽ thực hiện hình thức đấu thầu thông thƣờng theo quy định của NHTG và Chính Phủ Việt Nam. Do quy mô và phạm vi đầu tƣ của các tiểu dự án thuộc THP 1.1 không quá lớn (trong Kế hoạch 18 tháng hiện tại, các công trình đều có tổng vốn đầu tƣ dƣới 1 tỷ đồng) nên viêc áp dụng hình thức đấu thầu thông thƣờng và giao cho xã làm chủ đầu tƣ đƣợc đánh giá là khả thi. Đối với các công trình áp dụng hình thức đấu thầu này, các xã sẽ thực hiện các thủ tục mời thầu và chấm thầu nhƣ thông lệ hiện nay. Quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp ứng yêu cầu thực hiện các tiểu dự án dựa trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch, và hiệu quả kinh tế.

66. Để đảm bảo đáp ứng một trong những mục tiêu của HP1 là „xã có công trình và dân có việc làm‟, Dự án khuyến khích nhà thầu sử dụng tối đa lao động địa phƣơng. Về vấn đề này, kết quả khảo sát tại vùng dự án cho thấy nhiều nhà thầu xây lắp có nguyện vọng sử dụng lao động tại địa phƣơng để tiết kiệm chi phí nhân công. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thƣờng gặp một số khó khăn trong sử dụng lao động tại chỗ. Thứ nhất, lao động tại chỗ do không đƣợc đào tạo nên nếu có sử dụng thì chỉ phục vụ cho các công việc đơn giản nhƣ san lấp mặt bằng, đào đắp các phần phụ trợ. Thứ hai, nhiều lao động địa phƣơng, nhất là thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số ƣa làm công nhật, làm đến đâu nhận tiền đến đó, và thiếu cam kết để có thể làm thêm ngoài giờ, làm vào các ngày nghỉ khi tiến độ thi công yêu cầu. Do vậy, việc sử dụng lao động từ nơi khác đến mặc dù chi phí có thể tốn kém hơn nhƣng là lao động đã đƣợc đào tạo và đã làm việc với doanh nghiệp nên có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu về kỹ thuật và cƣờng độ thi công. Những khó khăn này cộng thêm với giá trị các gói thầu nhỏ nên không tạo ra động lực để các nhà thầu quan tâm đào tạo và sử dụng lao động địa phƣơng cho những công việc đòi hỏi kỹ thuật nhất định. Với cân nhắc đó, đối với các công trình thực hiện theo hình thức đấu thầu thông thƣờng, chiến lƣợc khuyến khích tạo việc làm cho ngƣời lao động địa phƣơng đƣợc đảm bảo theo cách nhƣ sau:

67. Yêu cầu về sử dụng lao động phổ thông tại địa phương: Trong hồ sơ thầu, nhà thầu lập kế hoạch, trong đó xác định rõ khối lƣợng ngày công lao động phổ thông (thực hiện các công việc đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề chuyên môn nhƣ vận chuyển đất đá, hỗ trợ san mặt bằng v.v). Đối với các công việc này, các nhà thầu phải đảm bảo sử dụng tối thiểu 80% lao động phổ thông là ngƣời địa phƣơng.

68. Yêu cầu về đào tạo nghề xây dựng cho lao động địa phương: Do năng lực đào tạo nghề của các nhà thầu tại địa phƣơng còn hạn chế, cũng nhƣ chƣa có cơ chế cụ thể tạo động lực cho nhà thầu trong việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho lao động địa phƣơng, vì thế Dự án sẽ thí điểm mô hình đào tạo nghề xây dựng cho các nhóm lao động địa phƣơng với quy mô thí điểm là 1 huyện/tỉnh dự án. Theo đó, BQLDA các tỉnh sẽ chọn 1 huyện trong vùng dự án làm thí điểm. BQLDA huyện sẽ cùng với BPT xã thành lập 5 nhóm đồng sở thích (CIG) về xây dựng (gọi tắt là Tổ nhóm CIG về Xây dựng). Mỗi nhóm từ 10-20 ngƣời, gồm các lao động trẻ tại các xã dự án, tự bầu ra một trƣởng nhóm và một phó trƣởng nhóm. Sau khi đã đƣợc thành lập và thống nhất về nội quy hoạt động, BQLDA huyện sẽ hợp tác hoặc với một nhà thầu xây dựng có năng lực tốt, hoặc với Trung tâm Dạy nghề của huyện để tổ chức tập huấn về kỹ thuật xây dựng cho các nhóm. Phƣơng thức đào tạo bao gồm „cầm tay chỉ việc‟ trực tiếp tại công trƣờng và các khóa đào tạo sơ cấp nghề xây dựng. Sau khi đào tạo xong, BQLDA huyện thông báo với BPT xã để BPT xã có kế hoạch làm việc với nhà thầu để sử dụng các lao động này khi xây dựng các công trình theo hình thức đấu thầu thông thƣờng. Ngoài ra, Dự án khuyến khích các tổ nhóm này tham gia thực hiện các công trình đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng. Sau 18 tháng, Dự án sẽ thực hiện đánh giá mô hình thí điểm này. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và cân nhắc tính hiệu quả và phù hợp của mô hình đào tạo này nhằm triển khai trên diện rộng trong thời gian còn lại của Dự án.

Page 35: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

35

69. Hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho các xã có năng lực còn hạn chế là cần thiết nhằm đảm bảo tính hiệu quả và thành công của HP này. Hoạt động NCNL đƣợc thực hiện dƣới sự chỉ đạo chung của BQLDA tỉnh, và vai trò phối hợp thực hiện của BQLDA huyện và các bộ chuyên môn ở xã. Dự án ƣu tiên (i) tập huấn NCNL làm chủ đầu tƣ cho cấp xã (xem thêm trong THP3.2) ngay trong năm đầu thực hiện Dự án; (ii) cấp huyện tăng cƣờng hỗ trợ kỹ thuật cho cấp xã thực hiện chức năng làm chủ đầu tƣ (xem thêm trong HP4).

70. Nội dung hỗ trợ của THP 1.2 chủ yếu tập trung vào các công việc sửa chữa và bảo dƣỡng nhỏ các công trình do Dự án đầu tƣ. Nhu cầu sửa chữa nhỏ sẽ đƣợc xác định và tổng hợp vào kế hoạch hàng năm của Dự án. Các hoạt động thuộc khuôn khổ THP 1.2 áp dụng hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng. Dự án khuyến khích các thôn bản nơi có công trình CSHT của Dự án đi qua lập các Tổ nhóm CIG Vận hành và Bảo trì theo mô hình tổ nhóm đồng sở thích để thực hiện việc theo dõi, phát hiện yêu cầu cần sửa chữa, đồng thời thực hiện các hoạt động sửa chữa công trình theo hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng. Các tổ nhóm này sẽ nhận đƣợc hỗ trợ kỹ thuật từ Dự án nhằm thực hiện các công việc sửa chữa và bảo dƣỡng nêu trên. Ở khía cạnh này, kinh nghiệm của Dự án Giao thông Nông thôn 3 cũng do NHTG tài trợ trong việc thành lập các tổ nhóm vận hành và bảo trì gồm các thành viên là phụ nữ có thể đƣợc cân nhắc nhƣ là một mô hình có tính tham khảo cho các tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện THP1.2. Mô hình Tổ nhóm CIG Vận hành và Bảo trì sẽ đƣợc thực hiện thí điểm trƣớc khi cân nhắc nhân rộng. Theo cách tiếp cận này, Dự án sẽ thực hiện thí điểm mô hình các tổ nhóm này tại chính các huyện đã đƣợc chọn để làm thí điểm mô hình đào tạo các Tổ nhóm CIG về Xây dựng (nhƣ trên) để tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình Tổ nhóm CIG Vận hành và Bảo trì. Tại huyện đó, BQLDA huyện sẽ phối hợp với BPT xã thành lập tối thiểu là 5 Tổ nhóm CIG Vận hành và Bảo trì với thành phần từ 10-20 ngƣời. Các nhóm này sau đó cũng sẽ đƣợc Dự án tổ chức tập huấn NCNL về một số kỹ năng cơ bản trong vận hành và bảo trì. Khi các yêu cầu về vận hành và bảo trì phát sinh và đƣợc ghi vào kế hoạch, các tổ nhóm này sẽ là lực lƣợng nòng cốt để thực hiện theo hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng. Mô hình này sẽ đƣợc thực hiện thí điểm từ giữa năm thứ 2 trong chu kỳ dự án và đƣợc đánh giá lại vào giữa năm thứ 3 để cân nhắc nhân rộng.

C. Kế hoạch thực hiện

71. Kế hoạch 18 tháng đƣợc xây dựng trên cơ sở (i) mục tiêu và các nguyên tắc đầu tƣ của Dự án; (ii) thực trạng và nhu cầu phát triển CSHT cấp xã/thôn bản Dự án; (iii) Quy hoạch NTM các xã dự án; (iv) đề xuất và nguyện vọng của ngƣời dân (thể hiện qua đề xuất với chính quyền xã và trực tiếp với đoàn xây dựng Báo cáo Khả thi); (v) hƣớng dẫn của Công văn 10284/BKHĐT-KTĐP&LT ngày 11/12/2012, Công văn 10462/BKHĐT-KTĐP&LT ngày17/12/2012 và Công văn 3144/BKHĐT-KTĐP&LT ngày 15/05/2013.

72. Tính khả thi của kế hoạch 18 tháng. Để đảm bảo tính khả thi của các ƣu tiên đầu tƣ trong THP1.1 trong giai đoạn 18 tháng đầu, Dự án đƣa ra một số tiêu chí rằng buộc nhƣ sau: (i) Hạn mức áp dụng hình thức đấu thầu cộng đồng đối với các tiểu dự án có tổng mức đầu tƣ và giá trị gói thầu không vƣợt quá 300 triệu đồng. Hạng mức đầu tƣ áp dụng hình thức đấu thầu thông thƣờng đối với các tiểu dự án không vƣợt quá 1 tỷ đồng, (ii) Trong 18 tháng đầu tiên, tỷ lệ các tiểu dự án áp dụng hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng không dƣới 40% số lƣợng các công trình đầu tƣ trong THP1.1.

73. Danh mục các công trình dự kiến cho Kế hoạch 18 tháng. Theo đó, danh mục các công trình CSHT cấp xã/thôn bản dự kiến đầu tƣ trong 18 tháng đầu của Dự án đƣợc trình bày trong Bảng 2.1 dƣới đây. Lƣu ý rằng, nội dung Kế hoạch 18 tháng là do địa phƣơng đề xuất, thể hiện tính chủ động và sẵn sàng của địa phƣơng đối với Hợp phần này. Tuy nhiên, sau khi Dự án đƣợc chính thức phê duyệt thì quá trình lập kế hoạch sẽ đƣợc triển khai thực hiện một lần nữa.Vì thế, các đề xuất trong kế hoạch 18 tháng hiện nay có thể đƣợc cân nhắc và điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thực tế. Danh mục các công trình trong Kế hoạch 18 tháng đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí nói trên về hạn mức đầu tƣ và tỷ lệ tối thiểu áp dụng hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng (cụ thể: 109/228 công trình, chiếm 47%). Mô tả chi tiết về danh mục công trình đề xuất cho Kế hoạch 18 tháng đƣợc trình bày trong Phụ lục 4.

74. Lưu ý về Kế hoạch 18 tháng. Theo kết quả tham vấn với các xã/huyện/tỉnh dự án trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT cấp TƢ, các công trình trong Kế hoạch 18 tháng này đƣợc dự kiến là không phát sinh bất kỳ yêu cầu đáng kể nào về giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, và không phát sinh yêu cầu tái định cƣ. Đồng thời, những công trình này cũng đƣợc dự đoán trƣớc là không gây ra ảnh

Page 36: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

36

hƣởng đáng kể nào về khía cạnh môi trƣờng. Những vấn đề này đƣợc khẳng định trong các văn bản liên quan của UBND các tỉnh dự án gửi báo cáo BCBDA TƢ.

Bảng 2.1 Tổng hợp công trình CSHT cấp xã/thôn bản trong 18 tháng đầu

75. Kế hoạch sau 18 tháng sẽ đƣợc xây dựng trên cơ sở (i) kết quả đánh giá các hoạt động đƣợc triển khai trong 18 tháng đầu tiên, và (ii) quá trình lập kế hoạch có sự tham gia hàng năm của Dự án để ngƣời hƣởng lợi đề xuất các công trình CSHT cần thiết với họ và phù hợp với ƣu tiên của Dự án.

76. Đánh giá hoạt động được triển khai trong 18 tháng đầu tiên: Dự án sẽ thuê tƣ vấn thực hiện đánh giá độc lập kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ thuộc THP này nhằm rút kinh nghiệm cho công tác triển khai trong thời gian còn lại. Đặc biệt, chiến lƣợc của Dự án là sẽ nhân rộng mô hình hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng nên các công trình áp dụng hình thức này sẽ đƣợc chú trọng rà soát nếu chứng minh đƣợc hiệu quả và lợi ích trong quá trình thực hiện 18 tháng.Trong giai đoạn sau của Dự án, tỷ lệ áp dụng hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng cần đạt trên 40%.

77. Cách thức lựa chọn công trình CSHT sau 18 tháng: Việc lựa chọn các công trình CSHT để ƣu tiên đầu tƣ trong THP1.1 sẽ đƣợc thực hiện theo cách thức đảm bảo sự tham gia đầy đủ của ngƣời dân, nhất là các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng. Với các công trình CSHT, ƣu tiên đầu tƣ sẽ đƣợc xác định thông qua quy trình lập kế hoạch hàng năm của Dự án. Quy trình lập kế hoạch gồm 08 bƣớc thực hiện đƣợc mô tả chi tiết ở HP4. Với quy trình này, ngƣời hƣởng lợi sẽ tham gia các cuộc họp thôn có sự tham gia để thảo luận và xác định ƣu tiên đầu tƣ. Với các hoạt động vận hành và bảo trì trong THP2.1, việc xác định yêu cầu sửa chữa sẽ cho các tổ nhóm vận hành và bảo trì (ở những xã thực hiện thí điểm) và do cộng đồng phát hiện, báo cáo với BPT xã. Trên cơ sở đó, BPT xã sẽ tổng hợp thành kế hoạch vận hành và bảo trì hàng năm và đƣa vào trong kế hoạch thực hiện của HP1.

III. Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững

A. Mô tả hợp phần

78. Khái quát về Hợp phần 2. Hợp phần 2 có tống vốn đầu tƣ khoảng 35 triệu USD. Mục tiêu chung của Hợp phần là cải thiện an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng, đa dạng hóa sinh kế, phát triển liên kết thị trƣờng để tạo thu nhập bền vững cho ngƣời dân. Thiết kế của HP này, cũng nhƣ các HP khác trong toàn Dự án, thể hiện nguyên tắc tiếp cận do cộng đồng định hƣớng (CDD). Theo đó, HP này đƣợc thiết kế đảm bảo tính mở và linh hoạt; các hoạt động sinh kế do Dự án hỗ trợ phải xuất phát từ nhu cầu và đặc điểm của đối tƣởng hƣởng lợi.

79. Các hoạt động chính của Hợp phần 2. Hợp phần này bao gồm hai Tiểu hợp phần là (i) THP 2.1 Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập (Self-reliance and income diversification); và (ii) THP 2.2 Phát triển liên kết thị trƣờng (Market linkages innitiative). THP 2.1 chủ yếu gồm các hoạt động nhằm củng cố an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng (nhƣ lúa, ngô, vƣờn hộ, chăn nuôi gia cầm và gia súc nhỏ); đa dạng hóa thu nhập cho ngƣời hƣởng lợi thông qua cải thiện và thúc đẩy các loại hình sinh kế

STT Tỉnh Tổng số lượng công trình Tổng giá trị đầu tư

(tỷ đồng)

Đấu thầu có sự tham gia của

cộng đồng

Số lƣợng công trình

Tổng vốn đầu tƣ (tỷ đồng)

1 Đắk Lắk 50 32,4 24 7,135

2 Đắk Nông 43 31,495 17 5,09

3 Gia Lai 51 35,543 26 7,8

4 Kon Tum 24 15,381 12 3,589

5 Quảng Nam 30 17,88 15 4,495

6 Quảng Ngãi 30 19,5 15 4,5

Tổng 228 152,199 109 33

Page 37: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

37

hiện có tại địa phƣơng nhằm vào các phân khúc thị trƣờng nhỏ. THP 2.2 tập trung vào phát triển liên kết thị trƣờng với một số loại hình sinh kế có tiềm năng thị trƣờng đáng kể, có khả năng thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác giữa nông dân và với các doanh nghiệp.

80. Phân loại các xã theo tiềm năng sinh kế. Nếu phân loại các xã theo tiêu chí về (i) mức độ dễ tiếp cận (có đƣờng giao thông có thể di chuyển dễ dàng, gần trung tâm huyện) và (ii) tiềm năng sinh kế (mức độ sẵn có của đất canh tác, nƣớc tƣới…) thì 130 xã dự án có thể đƣợc phân thành ba loại. Xã loại 1 gồm 52 xã là các xã khó tiếp cận, hạn chế về đất canh tác, và thƣờng là những xã nghèo nhất trong số các xã dự án. Với những xã này, các hoạt động trong THP2.1 có thể là ƣu tiên hỗ trợ của Dự án. Xã loại 3 gồm 16 xã (chiếm khoảng 12%) là những xã đƣợc đánh giá là dễ tiếp cận và có tiềm năng sinh kế tƣơng đối tốt, đây cũng thƣờng là những xã khá nhất trong số những xã dự án. Với xã loại 3, THP2.2 có thể là ƣu tiên hỗ trợ của Dự án. Xã loại 2 gồm 62 xã, là những xã có mức độ tiếp cận và tiềm năng sinh kế trung bình. Với những xã này, xác định các hoạt động sinh kế ƣu tiên không đơn giản nhƣ xã loại 1 và xã loại 2; thay vào đó, việc xác định các hoạt động sinh kế để hỗ trợ cần đƣợc cân nhắc một cách đầy đủ để đảm bảo tính khả thi và bền vững của hỗ trợ. Cách thức phân loại này cung cấp một cơ sở tham khảo để định hƣớng cho việc lựa chọn các hoạt động sinh kế phù hợp. Hình 2.1 dƣới đây minh họa phân loại các xã theo các tiêu chí ở trên. Danh sách các loại xã nói trên đƣợc trình bày trong Phụ lục 6.

Hình 2.2 Phân loại xã theo tiềm năng sinh kế

81. Tổ nhóm cải thiện sinh kế. Các hỗ trợ của Dự án cho ngƣời dân đƣợc thực hiện thông qua hình thức hỗ trợ cho các tổ nhóm cải thiện sinh kế (livelihood enhancement group - LEG). Các LEG đƣợc thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của hộ thành viên, có quy mô từ 10 – 20 hộ/nhóm. Có ba loại tổ nhóm: (i) LEG an ninh lƣơng thực (food security LEG); (ii) LEG đa dạng hóa sinh kế (income diversification LEG); và (iii) LEG kết nối thị trƣờng (market linkages LEG). Mỗi nhóm tự bầu 01 trƣởng nhóm và 01 phó trƣởng nhóm (không phải là thân nhân của nhau) là những thành viên tích cực, có uy tín và có kinh nghiệm sản xuất để điều hành hoạt động nhóm. Tất cả các hoạt động sinh kế do cộng đồng đề xuất, nếu không thuộc Danh sách loại trừ (negative list) đều có khả năng nhận đƣợc hỗ trợ của Dự án nếu đáp ứng đƣợc các tiêu chí về tính khả thi, hiệu quả, và tính bền vững của hoạt động sinh kế đó. Về cơ bản, Danh sách loại trừ gồm sản xuất thuốc lá và sản phẩm liên quan tới thuốc lá, rƣợu, chất có cồn và các sản phẩm liên quan khác tới rƣợu, và một số sản phẩm khác có ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng và xã hội (chi tiết sẽ quy định trong PIM). Việc thành lập các tổ nhóm LEG đa dạng hóa thu nhập đƣợc thành lập trên cơ sở tự nguyện của các thành viên. Thông tin về hỗ trợ của Dự án đối với các hoạt động này đƣợc phổ biến rộng rãi cho tất cả ngƣời dân tại các thôn bản trong xã dự án. Các lựa chọn sinh kế đa dạng hóa thu nhập sẽ đƣợc thảo luận tại các cuộc họp thôn có sự tham gia của ngƣời dân. Mỗi nhóm LEG sẽ gồm từ 10-20 hộ gia đình/nhóm. Quy định về thành phần tham gia các loại nhóm LEG nhƣ sau:

LEG an ninh lƣơng thực: các thành viên là phụ nữ, trong đó đảm bảo tối thiểu 75% hộ nghèo và cận nghèo (trong đó hộ cận nghèo không quá 25%) và ít nhất 50% hộ dân tộc thiểu số;

LEG đa dạng hóa sinh kế: bảo tối thiểu 75% hộ nghèo và cận nghèo (trong đó hộ cận nghèo không quá 25%) và ít nhất 50% hộ dân tộc thiểu số;

Page 38: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

38

LEG kết nối thị trƣờng: bảo tối thiểu 50% hộ nghèo và cận nghèo và ít nhất 50% hộ dân tộc thiểu số;

82. Bên cạnh các đặc điểm đặc thù cho 3 loại LEG nói trên, các LEG có một số điểm chung về tổ chức hoạt động. Thứ nhất, ngay sau khi có thu nhập từ hoạt động sản xuất, các thành viên của LEG tự nguyện đóng góp một số tiền nhất định, mức đóng theo thỏa thuận của nhóm (đƣợc dự kiến khi xây dựng Đề xuất tiểu dự án) để hình thành RF của nhóm. Khoản RF này sẽ đƣợc gửi vào tài khoản tiết kiệm của một ngân hàng phục vụ theo lựa chọn của LEG. Trƣởng nhóm và Phó Trƣởng nhóm đƣợc tập huấn về cách thức ghi chép, theo dõi các khoản đóng góp và quản lý tiền lãi cũng nhƣ chi chép các khoản chi tiêu. Việc rút tiền sẽ chỉ đƣợc thực hiện khi có đủ chữ ký của Trƣởng nhóm và Phó Trƣởng nhóm. Việc đóng góp và duy trì RF này là vấn đề mang tính tự nguyện của các LEG. Nhƣng RF sẽ là một cơ sở quan trọng để Dự án cân nhắc các hỗ trợ cho nhóm (xem thêm chi tiết trong từng THP). Thứ hai, các nhóm LEG cần tổ chức các buổi họp nhóm tối thiểu 1 lần/tháng để các thành viên cập nhật tình hình thực hiện hoạt động và chia sẻ kinh nghiệm. Riêng đối với các loại hình sinh kế có thời gian thực hiện tƣơng đối dài (ví dụ nhƣ keo lai, ca-cao, bời lời...) thì thời gian tổ chức các cuộc họp nhóm là vào những thời điểm quan trọng trong quy trình tổ chức các hoạt động này. Tần suất và thời gian họp nhóm cần đƣợc quy định rõ trong Điều lệ của nhóm và trong đề xuất tiểu dự án sinh kế.

83. Mô hình tổ hợp tác. Mô hình các tổ nhóm cải thiện sinh kế (LEG) của Dự án là một dạng của tổ hợp tác đang đƣợc Chính Phủ Việt Nam khuyến khích và hỗ trợ thông qua Nghị định 151/2007/NĐ-CP và đƣợc hƣớng dẫn thực hiện bởi Thông tƣ 04/2008/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Theo đó, bên cạnh vị trí pháp lý của tổ hợp tác, một số hỗ trợ cho mô hình tổ hợp tác cũng đƣợc quy định cụ thể, đặc biệt là các hỗ trợ về đào tạo.

25 Trong điều kiện đó, chiến lƣợc của Dự án

liên quan đến vấn đề này gồm hai nội dung. Thứ nhất, khuyến khích các LEG hình thành theo hƣớng dẫn và quy định của NĐ151 và Thông tƣ 04 để có địa vị pháp lý cao hơn, đồng thời đƣợc hƣởng những ƣu đãi của Chính Phủ. Thứ hai, các LEG đƣợc thành lập và đi vào hoạt động theo mô hình hỗ trợ của Dự án nhƣng hƣớng đến việc chuyển đổi theo NĐ151 sau khi các thành viên tổ nhóm đã đƣợc tập huấn nâng cao năng lực, thực hiện các hoạt động sinh kế của tổ nhóm và quen với hình thức hợp tác theo tổ nhóm. Đặc biệt, Dự án khuyến khích các LEG thực hiện việc chuyển đổi sang hình thức tổ nhóm hợp tác theo NĐ151 vào giai đoạn cuối của chu kỳ dự án để tăng tính bền vững cho mô hình LEG mà Dự án hỗ trợ.

84. Đề xuất tiểu dự án sinh kế. Sau khi thành lập, mỗi nhóm sẽ phải xây dựng một đề xuất tiểu dự án. Đề xuất đó sẽ đƣợc thẩm định và phê duyệt, là cơ sở để Dự án hỗ trợ cho LEG. Quá trình xây dựng đề xuất tiểu dự án sinh kế của LEG đƣợc sự hỗ trợ của cán bộ nông nghiệp xã, cán bộ khuyến nông, và CF. Đề xuất sau khi đƣợc hoàn thành và sẽ đƣợc BPT xã gửi lên thẩm định ở cấp huyện. Hƣớng dẫn chi tiết cho việc xây dựng và thẩm định đề xuất tiểu dự án sinh kế đƣợc quy định trong PIM. Về cơ bản, đề xuất tiểu dự án sẽ phải gồm các nội dung chính sau:

Lý do đề xuất;

Mục tiêu;

Các hoạt động cụ thể;

Kế hoạch NCNL;

Các rủi ro có thể gặp phải đi kèm với phƣơng án giảm thiểu rủi ro;

Dự kiến chi phí thực hiện các hoạt động đề xuất, trong đó nêu rõ phần đóng góp của nhóm (có thể là các đầu vào do tổ nhóm tự sản xuất) và phần yêu cầu Dự án hỗ trợ;

Các chỉ số để đánh giá sự thành công trong hoạt động của LEG;

Đóng góp và sử dụng Khoản tiết kiệm quay vòng (RF).

Các nội dung khác (tƣơng ứng với từng loại hình LEG).

85. Hỗ trợ kỹ thuật cho các LEG. Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động sinh kế là một yếu tố quyết định kết quả của HP2. Tùy theo tính chất của từng hoạt động sinh kế cụ thể mà hỗ trợ kỹ thuật đƣợc thực hiện theo cách thức phù hợp. Dự án có nguyên tắc chung của cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ nhóm LEG. Thứ nhất, Dự án khuyến khích sự chủ động của các tổ nhóm trong xác 25

Theo tinh thần của Thông tƣ 04, sẽ áp dụng Thông tƣ số 66/2006/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng của hợp tác xã

Page 39: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

39

định và đàm phán với đơn vị cung cấp dịch vụ. Thứ hai, khi phù hợp và có thể, hình thức khuyến nông từ nông dân đến nông dân đƣợc khuyến khích sử dụng. Đây là hình thức khuyến nông đã đƣợc chứng minh trong thực tế là có hiệu quả cao, đặc biệt là với ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn không cao. Thứ ba, khi phù hợp và có thể, hình thức FFS đƣợc khuyến khích để đảm bảo việc cung cấp kiến thức kỹ thuật đƣợc đi kèm với thực hành, „cầm tay chỉ việc‟, theo từng giai đoạn sinh trƣởng của cây/con cụ thể. Thứ tư, ngành nông nghiệp (gồm các cơ quan trong hệ thống ngành dọc nông nghiệp và phát triển nông thôn, hệ thống khuyến nông các cấp) có vai trò quan trọng trong cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật. Vai trò này của ngành nông nghiệp tại các tỉnh dự án sẽ đƣợc thể chế hóa bằng một Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiêm vụ cho ngành nông nghiệp hợp tác và thực hiện các hoạt động liên quan trong khuôn khổ Dự án. Thứ năm, Dự án khuyến khích đa dạng các thành phần cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, Dự án thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác với các trƣờng đại học, viện nghiên cứu trong vùng dự án hoặc lân cận, các doanh nghiệp có năng lực cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, và các đối tƣợng khác có khả năng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật phù hợp cho LEG. Thứ sáu, Dự án xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ năng lực để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình thực hiện các hoạt động sinh kế; đồng thời Dự án tổ chức Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật theo cách phù hợp để hỗ trợ tích cực cho các tỉnh, huyện dự án triển khai các hoạt động sinh kế. Cuối cùng, trong trƣờng hợp có nhiều nhóm LEG trong vùng dự án cùng có nguyện vọng tham gia thực hiện một hoạt động sinh kế nào đó thì vai trò điều phối của BQLDA các cấp, nhất là cấp huyện, là rất quan trọng để đảm bảo các tổ nhóm đƣợc cung cấp dịch vụ NCNL, mua đầu vào một cách phù hợp và tiết kiệm nhất.

86. Thực hiện đề xuất tiểu dự án sinh kế. Sau khi đề xuất tiểu dự án sinh kế của LEG đƣợc phê duyệt và đƣa vào kế hoạch hoạt động hàng năm của Dự án, vốn sẽ đƣợc chuyển vào tài khoản của BPT xã tại một ngân hàng phục vụ. Căn cứ theo đề xuất tiểu dự án sinh kế, các LEG đề nghị BPT xã cho rút tiền để thực hiện các hoạt động nhƣ đã đƣợc phê duyệt. Thủ tục giải ngân chi tiết sẽ đƣợc quy định trong PIM. Kinh phí hỗ trợ của Dự án sẽ đƣợc sử dụng theo nguyên tắc sau:

Lần rút tiền thứ nhất: Ngay sau khi có quyết định phê duyệt đề xuất tiểu dự án sinh kế kèm theo quyết định thành lập nhóm, LEG có thể thực hiện rút tối đa 15% tổng số tiền đề xuất đƣợc phê duyệt để thực hiện các hoạt động tập huấn kỹ thuật theo nội dung đã xác định trong đề xuất tiểu dự án. Nhóm tự xác định đối tƣợng cung cấp dịch vụ tập huấn hay dịch vụ tƣ vấn xây dựng kế hoạch chi tiết. Dự án sẽ giới thiệu cho tổ nhóm các đơn vị cung cấp dịch vụ NCNL để tổ nhóm tự lựa chọn và quyết định. Dự án khuyến khích các LEG mời nông dân sản xuất giỏi có kinh nghiệm đƣợc mời để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tổ nhóm. Sau khi thực hiện xong hoạt động NCNL, cán bộ điều phối viên cộng đồng (CF) tại xã sẽ đánh giá mức độ nắm bắt kỹ thuật sản xuất của các thành viên tổ nhóm. Chỉ khi cán bộ CF có xác nhận rằng các thành viên của LEG đã tham gia và tiếp thu đƣợc các kỹ năng/kiến thức sản xuất cần thiết để thực hiện các hoạt động sinh kế thì LEG mới đƣợc rút tiền các lần tiếp theo.

Các lần rút tiền còn lại: Sau khi có xác nhận của CF về việc các thành viên LEG đã đƣợc tập huấn và đủ năng lực thực hiện hoạt động sinh kế nhƣ đề xuất, tổ nhóm có thể tiếp tục rút tiền từ BPT xã. Thời gian và giá trị của các lần rút tiên sẽ cần đƣợc xác định rõ trong để xuất tiểu dự án sinh kế nhƣng không quá 2 lần. Để các khoản tiền này sử dụng đƣợc hiệu quả để mua đầu vào cho sản xuất, các thành viên của LEG cần tổ chức mua đầu vào cho cả nhóm để tăng vị thế đàm phán, giảm chi phí vận chuyển, và vì vậy tiết kiệm đƣợc chi phí đầu vào.

Việc quản lý số tiền đƣợc rút cho các hoạt động sinh kế: Nếu là các tổ nhóm thành lập theo NĐ151, khoản tiền sau khi đƣợc rút từ BPT xã sẽ đƣợc gửi vào tài khoản của khoản tiền tiết kiệm quay vòng của nhóm và chỉ đƣợc sử dụng khi có đủ chữ ký của Trƣởng nhóm và Phó trƣởng nhóm. Nếu là các LEG không thành lập theo NĐ151 thì kinh phí sẽ đƣợc giữ trong tài khoản của BPT xã; BPT xã sẽ làm thủ tục thanh toán cho bên cung cấp đầu vào theo đề nghị của Trƣởng nhóm để tránh rủi ro có thể phát sinh do tổ nhóm rút và giữ tiền mặt.

87. Sự phát triển của các loại LEG theo thời gian. Dự án khuyến khích sự chuyển dịch giữa các loại hình LEG theo hƣớng ngày càng gắn kết với thị trƣờng. Cụ thể nhóm LEG an ninh lƣơng thực có thể chuyển dịch theo 2 bƣớc: (i) Bƣớc 1: sau khi đạt đƣợc mục tiêu về an ninh lƣơng thực nhóm có thể chuyển thành LEG đa dạng hóa sinh kế; (ii) Bƣớc 2: sau khi hoàn thành bƣớc chuyển dịch 1, nhóm chuyển sang LEG kết nối thị trƣờng. Đồng thời, Dự án cũng khuyến khích nhóm LEG đa dạng hóa các hoạt động và (vì vậy) tăng thu nhập từ các hoạt động sinh kế. Ví dụ nhƣ nhóm LEG sau thời gian thực hiện thành công mô hình nuôi dê, có thể cân nhắc chuyển dịch sang mô hình nuôi bò

Page 40: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

40

sinh sản. Điều kiện để chuyển dịch là LEG phải chứng minh đƣợc thành công trong việc thực hiện các hoạt động hiện tại và có đủ năng lực để thực hiện các hoạt động sinh kế chuyển dịch/mở rộng. Đề xuất tiểu dự án sinh kế chuyển dịch đƣợc lập theo thủ tục chi tiết đƣợc hƣớng dẫn trong PIM trình BPT xã để gửi lên cấp huyện thẩm định và phê duyệt.

88. Các chính sách an toàn. Quá trình thực hiện các hoạt động của HP2 sẽ tuân thủ một số chính sách an toàn theo quy định của NHTG và Chính Phủ Việt Nam. Cụ thể:

89. Quản lý sâu bênh hại. Quá trình hỗ trợ các sinh kế nông nghiệp của Dự án sẽ phát sinh việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Nội dung và chi tiết cụ thể của việc sử dụng các hóa chất sẽ thay đổi theo từng mô hình sinh kế cho các LEG đề xuất. Từ phía NHTG, Quy định OP 4.09 về quản lý sâu bệnh sẽ áp dụng cho Dự án. Từ phía Chính phủ Việt Nam, chỉ những loại hóa chất đƣợc phép sử dụng theo quy định đƣợc cập nhật hằng năm của Bộ NN&PTNT mới đƣợc phép sử dụng. Trong quá trình xây dựng các đề xuất tiểu dự án sinh kế, các LEG cần lƣu ý xác định yêu cầu tập huấn quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM) để đảm bảo quản lý sâu bệnh hại một cách hợp lý.

90. Quản lý rừng. Các can thiệp về sinh kế của Dự án nằm trong khu vực có tài nguyên rừng và đối tƣợng hƣởng lợi có những cộng đồng sống gần với rừng và có thực hiện các hoạt động sinh kế liên quan đến rừng. Trong quá trình tham vấn xây dựng Báo cáo NCKT này, chƣa có hoạt động sinh kế lâm nghiệp nào đƣợc đề xuất cụ thể. Kế hoạch 18 tháng của HP2 (dƣới đây) cũng chƣa có hoạt động sinh kế lâm nghiệp nào đƣợc đề xuất. Tuy nhiên, do Dự án sử dụng cách tiếp cận CDD nên các hoạt động sinh kế lâm nghiệp có thể xuất hiện theo đề xuất của ngƣời hƣởng lợi trong quá trình lập kế hoạch dự án hàng năm. Vì vậy, rất có khả năng sẽ xuất hiện những đề xuất hỗ trợ sinh kế liên quan đến lâm nghiệp. Vì vậy, các hoạt động của HP2 này có thể sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định về quản lý và phát triển rừng của NHTG và Chính phủ Việt Nam. Từ phía NHTG, OP4.36 sẽ áp dụng cho những đề xuất về sinh kế lâm nghiệp. Từ phía Chính Phủ Việt Nam, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan) sẽ áp dụng đối với những đề xuất về sinh kế lâm nghiệp. Tuy nhiên, do vào thời điểm lập Báo cáo này chƣa phát sinh các đề xuất sinh kế liên quan đến lâm nghiệp nên các nội dung cụ thể thể OP4.36 chƣa đƣợc áp dụng và thể hiện trong các phân tích về sinh kế.

B. THP2.1: Tự chủ và Đa dạng hóa thu nhập

91. THP2.1 – Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập. Tổng vốn đầu tƣ của THP 2.1 là xấp xỉ 25 triệu USD. THP này có mục tiêu cụ thể là (i) giảm tình trạng thiếu đói và cải thiện dinh dƣỡng cho các hộ nghèo; (ii) thúc đẩy đa dạng hóa thu nhập thông qua cải thiện các hoạt động sinh kế hiện có tại địa phƣơng, trong đó có nhiều sinh kế có tiềm năng thị trƣờng ở mức độ nhất định (nhƣ phân tích dƣới đây). Hợp phần này dự kiến sẽ đƣợc thụ hƣởng bởi ít nhất 75% số hộ hƣởng lợi trong vùng dự án, hơn 80% hộ nghèo/cận nghèo; và hơn 80% hộ dân tộc thiểu số. Các LEG trong THP2.1 gồm LEG an ninh lương thực và LEG đang dạng hóa sinh kế.

92. Gói sinh kế an ninh lương thực và dinh dưỡng là một gói với nhóm hoạt động đƣợc thiết kế cho đối tƣợng chính là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chƣa đảm bảo đƣợc đủ lƣơng thực. Các hộ có thể lựa chọn để thực hiện một hoặc một số trong cả gói sinh kế an ninh lương thực gồm (i) lúa; (ii) ngô lai; (iii) vƣờn hộ (gồm trồng rau, một số loại cây lƣơng thực khác); và (iv) chăn nuôi gia cầm và gia súc nhỏ. Để đảm bảo cải thiện tình trạng an ninh lƣơng thực bền vững, Dự án khuyến khích các LEG thực hiện kết hợp nhiều hơn một hoạt động trong gói sinh kế an ninh lƣơng thực. Với các nhóm lựa chọn hoạt động chăn nuôi gia cầm và gia súc nhỏ thì cần có kế hoạch kết hợp với tối thiểu một hoạt động trồng trọt khác trong gói sinh kế an ninh lƣơng thực ở trên.

93. Hội LH Phụ nữ và các LEG an ninh lương thực. Với tất cả các hoạt động trong gói sinh kế an ninh lƣơng thực, đối tƣợng thực hiện chủ yếu là phụ nữ. Vì vậy, các hoạt động này sẽ do Hội LH Phụ nữ các cấp chủ trì thực hiện. Theo cách này, Dự án sẽ làm việc với Chi hội Phụ nữ tại các xã để lựa chọn ra những phụ nữ tích cực, có khả năng kết nối/vận động phụ nữ tại các thôn bản. Những phụ nữ này sẽ đƣợc Dự án đào tạo thêm về kỹ năng vận động, kỹ năng tổ chức nhóm hoạt động sinh kế để trở thành nòng cốt của các LEG an ninh lương thực để thực hiện các hoạt động trong gói an ninh lƣơng thực. Các LEG an ninh lƣơng thực sau đó đƣợc thành lập với thành phần tham gia từ 10-20 phụ nữ với Trƣởng nhóm và Phó Trƣởng nhóm đã đƣợc đào tạo nhƣ ở trên. Thành phần của nhóm phải đảm bảo ít nhất 75% hộ nghèo và cận nghèo (trong đó hộ cận nghèo không quá 25%) và ít nhất 50% hộ dân tộc thiểu số. Sau khi đƣợc thành lập, các nhóm sẽ phải xây dựng đề xuất tiểu dự án sinh

Page 41: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

41

kế. Cán bộ nông nghiệp xã, khuyến nông xã, và CF sẽ hỗ trợ LEG xây dựng đề xuất này để gửi lên cấp huyện thẩm định và phê duyệt theo quy trình đƣợc hƣớng dẫn trong PIM.

94. Nội dung dinh dưỡng trong các gói sinh kế an ninh lương thực. Bên cạnh hỗ trợ các LEG thực hiện các hoạt động an ninh lƣơng thực, Dự án tổ chức tập huấn để cung cấp kiến thức về dinh dƣỡng hàng ngày để thúc đẩy thay đổi nhận thức về dinh dƣỡng. Đối tƣợng của các lớp tập huấn này là thành viên của các LEG an ninh lƣơng thực và cả những phụ nữ tại thôn bản không thuộc các nhóm LEG này nhƣng đang ở độ tuổi sinh sản và/hoặc có con cái đang trong độ tuổi đi học. Hội Phụ nữ tại cơ sở sẽ là đơn vị điều phối các lớp tập huấn này. Dự án sẽ khai thác khả năng hợp tác với Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế (Dự án 3 về chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dƣỡng trẻ em). Theo thông tin trao đổi với Ban Chỉ đạo Chƣơng trình, hiện các hoạt động của Dự án 3 đang triển khai ở hầu hết các xã dự án với các hoạt động chính nhƣ tập huấn kiến thức dinh dƣỡng, cho trẻ em uống vitamin A, đào tạo kiến thức cho cán bộ trạm y tế xã, và đào tạo kiến thức cho các cộng tác viên dinh dƣỡng cộng đồng để tăng cƣờng tuyên truyền thay đổi nhận thức về dinh dƣỡng. Ngoài hoạt động tập huấn do Hội Liệp hiệp phụ nữ điều phối, Dự án sẽ hợp tác với Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế (trong khuôn khổ Dự án 3) để tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ cải thiện dinh dƣỡng trong vùng dự án.

95. Thời gian hỗ trợ cho các tổ nhóm thực hiện gói an ninh lương thực. Dự án hỗ trợ đầy đủ các hạng mục trong Đề xuất tiểu dự án đƣợc duyệt tối đa là 02 năm để thực hiện đƣợc kết hợp ít nhất hai trong số các hoạt động trong gói sinh kế an ninh lƣơng thực. Kể từ năm thứ 3 trở đi, Dự án sẽ chỉ hỗ trợ cho các LEG có thực hiện đóng góp vào RF, mức hỗ trợ không vƣợt quá mức tiết kiệm của nhóm (tính cả gốc và lãi vào thời điểm xác định giá trị hỗ trợ của Dự án) và phù hợp với Đề xuất tiểu dự án đƣợc duyệt của năm thứ 3. Nếu sau 02 năm, LEG không tiết kiệm đƣợc thì Dự án sẽ chỉ cân nhắc hỗ trợ kỹ thuật (thông qua tập huấn kỹ thuật) nếu tổ nhóm có đề xuất phù hợp. Kể từ năm thứ 4, Dự án chỉ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy tính bền vững của các hoạt động.

96. Các loại hình sinh kế đa dạng hóa sinh kế đa dạng hóa thu nhập. Bên cạnh các gói sinh kế an ninh lƣơng thực, THP2.1 hỗ trợ đối tƣợng hƣởng lợi cải thiện các hoạt động sinh kế hiện có trong vùng dự án. Đây là những hoạt động sinh kế mà ngƣời dân đã tƣơng đối quen thuộc, có quy mô hiện tại nhỏ, nhƣng có khả năng cải thiện đƣợc để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Đây cũng là những hoạt động có tiềm năng kết nối đối với một số thị trƣờng ngách (market niche) nhƣng chủ yếu là tiêu thụ tại thị trƣờng địa phƣơng hoặc thông qua thƣơng lái; triển vọng phát triển liên kết thị trƣờng ở quy mô thƣơng mại bền vững còn chƣa rõ ràng. Đây cũng là những hoạt động chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của các doanh nghiệp trong vùng dự án hoặc lân cận nên khả năng phát triển đƣợc quan hệ đối tác sản xuất với các doanh nghiệp là hạn chế. Do vậy, với các hoạt động này, chiến lƣợc can thiệp của Dự án về cơ bản là hỗ trợ cho ngƣời dân “làm tốt hơn những hoạt động sinh kế mà họ đang hoặc đã thực hiện” nhằm đa dạng hóa thu nhập. Tại thời điểm lập Báo cáo này, có khá nhiều lựa chọn sinh kế có thể đƣợc xếp vào nhóm này nhƣ sa nhân, bời lời (chuyên canh hoặc xen canh với mỳ), sâm, mây, chăn nuôi dê, chăn nuôi bò.

97. Phương án tiêu thụ sản phẩm của LEG đa dạng hóa sinh kế. Sản phẩm đầu ra của các sinh kế này thƣờng là các thị trƣờng địa phƣơng/thị trƣờng ngách, tiêu thụ chủ yếu thông qua tƣ thƣơng (ví dụ nhƣ bời lời làm nguyên liệu cho sản xuất hƣơng, sa nhân dùng làm nguyên liệu trong y học cổ truyền, khoai lang Nhật bản sử dụng cho chế biến một số sản phẩm mứt, bánh kẹo đặc trƣng...). Đề xuất tiểu dự án sinh kế của nhóm cần làm rõ phƣơng án tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Dự án quy định các tổ nhóm thực hiện việc tiêu thu sản phẩm theo nhóm. Dự án khuyến khích mô hình các LEG có thành viên là những hộ kinh doanh, hộ làm đại lý thu mua để hỗ trợ các thành viên khác của LEG về thông tin thị trƣờng, đồng thời đóng luôn vai trò với tƣ cách là bên mua. Nếu phƣơng án tiêu thụ sản phẩm là thông qua tƣ thƣơng không phải là thành viên LEG thì cần xác định rõ đối tƣợng sẽ hợp tác để xây dựng quan hệ giữa nhóm và tƣ thƣơng. Thỏa thuận hợp tác tiêu thụ sản phẩm theo nhóm với tƣ thƣơng sẽ hạn chế khả năng tƣ thƣơng ép giá nhƣ vẫn thƣờng xảy ra khi ngƣời dân bán sản phẩm đơn lẻ.

98. Thời gian hỗ trợ của Dự án cho các LEG đa dạng hóa sinh kế. Các LEG đa dạng hóa sinh kế sẽ nhận đƣợc hỗ trợ đầy đủ từ Dự án theo đề xuất tiểu dự án sinh kế đã đƣợc phê duyệt. Dự án quy định về thời gian hỗ trợ cho các LEG đa dạng hóa sinh kế nhƣ sau. (i) Đối với các mô hình sinh kế có thời gian hoàn vốn dƣới 01 năm, Dự án sẽ áp dụng cơ chế hỗ trợ tƣơng tự nhƣ cho hoạt động sinh kế thuộc gói an ninh lƣơng thực (hỗ trợ tối đa 02 năm đầu tiên; năm thứ 03 sẽ hỗ trợ tƣơng ứng với giá trị của RF; năm thứ 4 sẽ chỉ hỗ trợ kỹ thuật). (ii) Đối với các mô hình sinh kế có thời gian hoàn vốn trên 01 năm, Dự án sẽ hỗ trợ theo tỷ lệ đóng góp lũy tiến của LEG qua các năm nhƣ sau:

Page 42: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

42

Năm 1: Dự án hỗ trợ 90%, LEG đóng góp 10%

Năm 2: Dự án hỗ trợ 80%, LEG đóng góp 20%

Năm 3: Dự án hỗ trợ 65%, LEG đóng góp 35%

Năm 4: Dự án hỗ trợ 50%, LEG đóng góp 50%

C. THP2.2: Phát triển Kết nối thị trường

99. THP 2.2 – Phát triển Kết nối thị trường. Với tổng mức đầu tƣ là xấp xỉ 10 triệu USD, THP này có mục tiêu là thúc đẩy phát triển các hoạt động sinh kế nông nghiệp định hƣớng thị trƣờng một cách bền vững nhằm gia tăng thu nhập cho các hộ dân trong vùng dự án. Phƣơng pháp thực hiện của THP này là thông qua phát triển quan hệ hợp tác giữa khu vực doanh nghiệp và các tổ nhóm nông dân đƣợc tổ chức theo các LEG kết nối thị trường để sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ở đây gồm doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc, doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, các cơ sở kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh, và một số tác nhân thích hợp khác – sau đây gọi là chung là “doanh nghiệp”.

100. Tiếp cận dựa trên nhu cầu thị trường. Khác với các tổ nhóm LEG an ninh lƣơng thực và LEG đa dạng hóa sinh kế, phƣơng pháp tiếp cận với các LEG kết nối thị trƣờng sẽ thuần túy là phƣơng pháp tiếp cận dựa trên cầu thị trƣờng (demand-driven approach). Theo đó, Dự án sẽ xác định các loại hình sinh kế có tiềm năng thị trƣờng, phù hợp với điều kiện đặc thù trong vùng dự án và đặc điểm của đối tƣợng hƣởng lợi. Dự án sẽ tích cực tìm kiếm đối tác là các doanh nghiệp thu mua, sản xuất, và chế biến sản phẩm. Dự án cũng sẽ làm việc với các đối tác cung ứng đầu vào và các nhà cung cấp dịch vụ cho các loại hình sinh kế đó để cùng với các doanh nghiệp và các tổ nhóm LEG xây dựng quan hệ đối tác. Với cách tiếp cận này, Dự án sẽ là cầu nối để thúc đẩy thảo luận, đàm phán, và ký kết thỏa thuận về quan hệ đối tác giữa các bên liên quan. Hình 2.3 mô tả mô hình hợp tác giữa Dự án, doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng, đơn vị cung cấp dịch vụ, và LEG kết nối thị trƣờng. Cụ thể:

Dự án: Dự án hỗ trợ xác định các hoạt động có tiềm năng phát triển kết nối thị trƣờng; làm việc với doanh nghiệp và các bên liên quan để xây dựng quan hệ đối tác. Với các LEG, Dự án hỗ trợ thành lập nhóm, xây dựng Điều lệ của nhóm; hỗ trợ xây dựng và thẩm định đề xuất tiểu dự án. Trên cơ sở đề xuất tiểu dự án đƣợc phê duyệt, Dự án cấp kinh phí đầu tƣ, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình vận hành tổ nhóm, và các hỗ trợ khác phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Đặc biệt, BQLDA các cấp đóng vai trò là cầu nối giữa các nhóm LEG kết nối thị trƣờng với các doanh nghiệp và các bên liên quan trong quan hệ đối tác.

Doanh nghiệp: là bên tiêu thụ sản phẩm cho các LEG sau mỗi chu kỳ sản xuất đồng thời cũng là bên xác định yêu cầu về chất lƣợng, quy cách, và khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Dự án khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và/hoặc hỗ trợ về tín dụng dƣới dạng ứng trƣớc vốn hoặc đầu vào sản xuất cho các tổ nhóm LEG.

Đơn vị cung cấp dịch vụ: đây là các bên cung cấp dịch vụ tập huấn NCNL và các dịch vụ liên quan khác cho các LEG. Những đơn vị này có thể gồm nông dân sản xuất giỏi, hệ thống khuyến nông các cấp, các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, các đơn vị cung ứng đầu vào có năng lực khuyến nông, các tổ chức cung ứng dịch vụ tƣ nhân... Xác định đối tƣợng cung cấp dịch vụ cho tổ nhóm LEG là một nội dung của xây dựng quan hệ đối tác do Dự án làm đầu mối để xúc tiến.

26

Đơn vị cung ứng đầu vào: đây là các bên cung ứng giống và các vật tƣ đầu vào khác cho hoạt động của tổ nhóm LEG. Những đơn vị này có thể gồm các doanh nghiệp, đại lý của các doanh nghiệp cung ứng đầu trên địa bàn, các cơ sở cung ứng tƣ nhân (ví dụ nhƣ vƣờn ƣơm, trại giống quy mô nhỏ), các cửa hàng có bán giống và các vật tƣ nông nghiệp cần thiết khác. Xác định đối tƣợng cung cấp dịch vụ cho tổ nhóm LEG là một nội dung của xây dựng quan hệ đối tác do Dự án làm đầu mối để xúc tiến.

Ngành nông nghiệp: Tại cấp tỉnh, ngành nông nghiệp gồm Sở NN&PTNT và Trung tâm Khuyến nông, và các đơn vị khác thuộc sở cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nói chung cho tổ chức

26

Tại thời điểm xây dựng Báo cáo NCKT, một số đơn vị cung cấp dịch vụ có tiềm năng có thể gồm: Đại học Huế, Đại học Tây Nguyên, Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Đại học Nông Lâm TP. HCM, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh; Trạm Khuyến Nông các huyện, một số tổ chức phi chính phủ quốc tế nhƣ Helvatas, SNV… và một số tổ chức phi chính phủ địa phƣơng nhƣ Trung tâm Phát triển Cộng đồng (CDC).

Page 43: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

43

thực hiện các hoạt động sinh kế của Dự án theo yêu cầu và điều phối của BQLDA tỉnh. Tại cấp huyện, Phòng NN&PTNT và Trạm Khuyến nông cùng với BQLDA huyện hỗ trợ thẩm định các đề xuất tiểu dự án sinh kế. Tại cấp xã, cán bộ nông nghiệp, cán bộ khuyến nông/thú y hỗ trợ các LEG trong xây dựng đề xuất tiểu dự án, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thƣờng xuyên cho LEG trong quá trình vận hành.

Các tác nhân hỗ trợ khác: gồm (i) các sở ngành liên quan và (ii) các tổ chức đoàn thể, các già làng, chức sắc tôn giáo, và ngƣời có uy tín trong cộng đồng. Với đối tƣợng thứ nhất, Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại và Đầu tƣ tỉnh là một đối tác quan trọng hỗ trợ phát triển quan hệ đối tác. Với đối tƣợng thứ hai, Dự án sẽ huy động sự ủng hộ về tinh thần của các già làng, lãnh đạo tinh thần có uy tín để vận động ngƣời dân tham gia tích cực vào các LEG.

Hình 2.3 Hỗ trợ của các bên liên quan cho các LEG kết nối thị trường

Chú thích

: Quan hệ trực tiếp có (i) tính chất hỗ trợ nếu là tƣ Dự án; (ii) tính chất quan hệ hợp đồng nếu là từ các tác nhân khác đến LEG

: Quan hệ phối hợp/hợp tác

101. Một số lựa chọn sinh kế kết nối thị trường. Tại thời điểm xây dựng Báo cáo NCKT, có một số loại hình sinh kế có tiềm năng để phát triển kết nối thị trƣờng bền vững. Tiềm năng này đƣợc đánh giá trên cơ sở (i) nhu cầu thị trƣờng; (ii) có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan, quan tâm đến phát triển nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lƣợng; (iii) khả năng cung ứng dịch vụ và đầu vào tại vùng dự án; và (iv) khả năng thích ứng của ngƣời hƣởng lợi để thực hiện các mô hình sinh kế phù hợp. Qua kết quả khảo sát, các loại hình sinh kế này có thể gồm, nhƣng không giới hạn bởi: ca-cao, phát triển bền vững cây mỳ gắn với ngành công nghiệp ethanol, phát triển cây keo lai có chất lƣợng gỗ đáp ứng yêu cầu gỗ nguyên liệu. Khi chính thức đi vào thực hiện, Dự án sẽ xây dựng kế hoạch phát triển quan hệ đối tác cho những lựa chọn sinh kế này. Khái quát thông tin về các mô hình sinh kế kết nối thị trƣờng đƣợc mô tả vắn tắt dƣới đây.

102. Ca-cao. Cây ca-cao là một loại cây công nghiệp công nghiệp có giá trị cao đƣợc đánh giá là phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhƣỡng vùng Tây Nguyên (và nhiều vùng khác tại Việt Nam). Ca-cao đã phát triển trong thời gian vài năm gần đây tại Đắk Nông và Đắk Lắk. Theo số liệu sơ bộ của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNN thì diện tích ca-cao dự kiến tại hai tỉnh hiện là khoảng 3000ha và sẽ phát triển lên ít nhất 6000ha vào 2015. Thị trƣờng ca-cao thế giới hiện đang ở trạng thái thiếu hụt nghiêm trọng về cung và xu hƣớng này đƣợc dự báo còn tiếp tục trong ít nhất một thập kỷ do sự tăng trƣởng cầu các sản phẩm sô-cô-la (nhất là tại Trung Quốc) và suy yếu về năng lực cung ứng (chủ yếu tại Ghana và Irovy Coast). Điều kiện thị trƣờng đó tạo ra một cơ hội cho Việt Nam để trở thành một trong số ít các quốc gia xuất khẩu ca-cao. Về khía cạnh thể chế chính sách, Bộ NN&PTNN đã ban hành Kế hoạch Tổng thể phát triển Ca-cao tại Việt Nam vào tháng 12/2012.

27 Ở cấp độ tỉnh, HĐND

tỉnh Đắk Lắk có Nghị Quyết 40 ngày 22/12/2011 về kế hoạch phát triển ca-cao đến 2015; tỉnh Đắk Nông hiện cũng đang xây dựng Kế hoạch Phát triển Ca-cao của tỉnh. Phản ứng với các chính sách

27

Tỉnh Đắk Lắk đƣa ra Nghị Quyết NĐND 40 ngày 22/12/2011 về phát triển ca-cao đến 2015; tỉnh Đắk Nông hiện cũng đang xây dựng Kế hoạch Phát triển Ca-cao của tỉnh với sự hỗ trợ kỹ thuật của MARS.

Đơn vị cung câp dịch vụ

Đơn vị cung ứng đầu vào

Các LEG kết nối thị trường

Dự án

Doanh nghiệp

Ngành Nông nghiệp Các tác nhân khác

Page 44: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

44

đó, nhiều doanh nghiệp đã thể hiện sự quan tâm đối với phát triển sản xuất ca-cao nguyên liệu có chất lƣợng đƣợc chứng nhận. Các doanh nghiệp tiềm năng cho phát triển quan hệ đối tác ca-cao có thể gồm: MARS, Cargill, Amajaro, VinaCafe và một số công ty khác hoạt động tại các huyện dự án hoặc huyện lân cận.

103. Tuy nhiên, ca-cao là một cây trồng khá phức tạp, đòi hỏi vốn đầu tƣ khá lớn, chăm sóc đúng kỹ thuật và áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh phù hợp.

28 Ngay trong vùng dự án và các huyện

lân cận đã có nhiều trƣờng hợp ngƣời dân trồng ca-cao tự phát, thiếu hƣớng dẫn kỹ thuật nên cây phát triển kém, chịu nhiều sâu bệnh và cho năng suất thấp. Một số hạn chế thông thƣờng với những nông hộ trông ca-cao nhƣng chƣa nắm rõ đƣợc kỹ thuật là không trồng cây che bóng, cây chắn gió; không thực hiện tỉa cành, tạo tán theo yêu cầu sinh trƣởng của cây; bón phân không đúng quy cách... Vì vậy, đã có hiện tƣợng một số hộ chặt bỏ cây ca-cao sau thời gian đầu phát triển (nhƣ ở huyện Eakar tại Đắk Lắk). Vì vậy, hỗ trợ ngƣời dân trong vùng dự án phát triển ca-cao cần phải đƣợc thực hiện đúng cách, đặc biệt là trong tập huấn kỹ thuật cho ngƣời trồng và hỗ trợ chi phí đầu tƣ ban đầu. Theo kết quả phân tích của đơn vị tƣ vấn, ca-cao có thể là lựa chọn cho ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số nếu ca-cao đƣợc trồng xen với ngô hoặc xen với vƣờn điều kém năng suất (hoặc vƣờn điều đã suy thoái không còn sản xuất trái điều) vì có thể mang lại thu nhập khá nhanh và/hoặc suất đầu tƣ không quá cao so với nhiều loại cây công nghiệp khác.

104. Phát triển cây mỳ gắn với ngành công nghiệp ethanol. Mỳ (còn gọi là sắn tại nhiều địa phƣơng) là một cây trồng rất phổ biến trong vùng dự án và đƣợc coi là một cây trồng “dễ tính” (vì không đòi hỏi kỹ thuật canh tác phức tạp, ít yêu cầu chăm sóc) và nhanh cho thu hoạch. Trong thời gian gần đây, mỳ đƣợc coi là cây trồng “xóa đói giảm nghèo” đối với rất nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số. Cơ hội lớn với phát triển cây mỳ là sự phát triển của các nhà máy sản xuất cồn công nghiệp ethanol trong vùng dự án và lân cận.

29 Bên cạnh đó, mỳ nguyên liệu hiện cũng đang đƣợc sử dụng

trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi – là một ngành tăng trƣởng rất nhanh tại Việt Nam. Theo Bộ Công thƣơng ƣớc tính, chỉ tính riêng nhu cầu mỳ nguyên liệu cho sản xuất ethanol thì mỗi năm Việt Nam cần khoảng 1.2 triệu tấn sắn khô, vƣợt khoảng 25% so với nguồn cung ứng hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động sinh kế này cũng đang đối mặt với một số thách thức. Thứ nhất, mô hình trồng mỳ chƣa đảm bảo tính bền vững về môi trƣờng. Ngƣời dân trồng mỳ trong vùng dự án rất ít chú ý đến các biện pháp luân canh, xen canh, các biện pháp cải tạo đất khác. Do đó, thƣờng là chỉ sau 2 vụ, năng suất mỳ đã đi xuống rõ rệt do đất bị thoái hóa, bạc mầu.

30 Bên cạnh đó, vấn đề „giãn vụ‟ để tránh tình

trạng thu hoạch ồ ạt cùng một thời điểm dẫn đến khó khăn trong bảo quản và tiêu thụ; đồng thời giới thiệu các biện pháp bảo quản đơn giản hoặc sơ chế là biện pháp quan trọng để giải quyết tình trạng thu hoạch tập trung vào một thời điểm.

31 Thứ hai, biến động giá cả của ethanol trong năm 2012 không

thực sự thuận lợi dẫn đến một số nhà máy phải giảm công suất hoạt động (điển hình nhƣ trƣờng hợp Nhà máy Ethanol Đại Tân ở Quảng Nam). Tuy nhiên, xu hƣớng này chỉ mang tính ngắn hạn vì nhu cầu sử dụng nhiên liệu ethanol đƣợc dự đoán là sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Do vậy, thách thức chính đối với Dự án là (i) giới thiệu mô hình canh tác bền vững, nhất là trên đất dốc (nhƣ dân luân canh (sau 2-3 vụ), trồng xen với cây họ đậu, làm các đƣờng đồng mức để tránh rửa trôi trên đất dốc); và (ii) thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các tổ nhóm LEG và nhà máy ethanol (cũng nhƣ một số doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc khác).

28

Cây ca-cao cần 3 năm kiến thiết cơ bản trƣớc khi bói quả và bƣớc vào chu kỳ kinh doanh kéo dài trên dƣới 20 năm. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây ca-cao cần đƣợc chắn gió và che bóng nên ngƣời trồng phải kiến thiết cây che bóng và chắn gió trƣớc khi bắt đầu trồng ca-cao. Cũng trong giai đoạn này, việc bón phân, tƣới nƣớc, chăm sóc vƣờn, tỉa cành tạo tán cũng cần thực hiện theo kỹ thuật nhất định để cây khép tán và phát triển nhanh. Từ khi cây bói quả, cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để tránh sâu bệnh hại, tỉa cành, và chăm sóc đúng cách. 29

Theo thống kê sơ bộ, hiện có các nhà máy ethanol quy mô lớn và vừa trong các tỉnh dự án Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Nông và các tỉnh lân cận nhƣ Bình Phƣớc, Đồng Nai đang hoạt động; đó là chƣa tính đến những dự án đã đăng ký hoặc đang trong quá trình triển khai. 30

Ngoài ra, vấn đề sản xuất ethanol cũng có một số hệ quả về môi trƣờng, nhất là xử lý nguồn nƣớc. Về vấn đề này, Dự án sẽ hợp tác với Bộ/và các Sở TN&MT các tỉnh để kiểm tra để tăng cƣờng kiểm tra, đảm bảo tuân thủ quy định của Việt Nam về bảo vệ môi trƣờng. 31

Củ sắn tƣơi sau khi thu hoạch cần chỉ để đƣợc trong 2-3 ngày sẽ bị các vệt thối, lên men và làm củ sắn bị mềm ra không còn giá trị để chế biến mà lại ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Nếu áp dụng các kỹ thuật bảo quản đúng cách nhƣ vùi dƣới đất/cát; vùi bằng rơm hoặc mạt cƣa… thì củ sắn tƣơi có thể bảo quản đƣợc trong khoảng hơn 45 ngày trƣớc chế biến.

Page 45: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

45

105. Phát triển keo lai có chất lượng gỗ đáp ứng yêu cầu gỗ nguyên liệu. Keo lai - là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tƣợng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) – là một cây trồng có giá trị kinh tế khá cao, không đòi hỏi chăm sóc nhiều (trừ năm đầu tiên) và có thể trồng trên các loại đất dốc, không chịu tác động bởi các loại sâu bệnh. Vì vậy, keo lai đã trở thành một cây hàng hóa phổ biến trong nhiều huyện dự án và vùng lân cận, đặc biệt là tại Quảng Nam và Quảng Ngãi. Nếu là trồng bằng giống keo nuôi cấy mô, cây keo có thể đƣợc thu hoạch trong thời gian từ 3-5 năm để làm răm gỗ, phục vụ cho công nghiệp giấy. Nếu để cây keo sinh trƣởng từ 5-7 năm thì gỗ keo có thể đáp ứng yêu cầu của gỗ nguyên liệu công nghiệp để làm ván sàn và các sản phẩm gỗ khác. Gỗ keo nguyên liệu có giá trị cao hơn nhiều so với keo nguyên liệu răm gỗ. Cây keo tại một số huyện dự án, cùng với các huyện lân cận, đã hình thành một vùng keo nguyên liệu có sản lƣợng lớn (ƣớc tính khoảng gần 12.000 tấn keo tƣơi/ngày). Nhiều nhà máy chế biến răm gỗ và gỗ nguyên liệu đã đƣợc xây dựng tại vùng dự án và lân cận (chỉ tính riêng khu vực Dung Quất và các huyện khác tại Quảng Ngãi đã có đến khoảng 17 nhà máy chế biến răm gỗ với tổng công suất thiết kế tƣơng ứng khoảng 14.000 tấn keo tƣơi/ngày). Để nâng cao giá trị gia tăng cho ngƣời trồng keo, Dự án sẽ can thiệp để giải quyết ba thách thức chính. Thứ nhất, phần lớn ngƣời dân, nhất là hộ nghèo, đều „bán non‟ khi cây mới ở năm thứ 3-4 của quá trình sinh trƣởng nên sản lƣợng và giá trị thấp. Thứ hai, dù có rất nhiều các nhà máy chế biến trong vùng nhƣng các nhà máy này hầu hết đều không tổ chức thu mua trực tiếp, không ký hợp đồng hợp tác với ngƣời dân mà thu mua lại từ tƣ thƣơng. Thứ ba, phần lớn các hộ trồng keo hiện sử dụng giống chất lƣợng kém, giống giâm hom nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng gỗ và tốc độ sinh trƣởng.

106. Các mô hình sinh kế kết nối thị trường khác. Bên cạnh 3 lựa chọn sinh kế nói trên, trong vùng dự án còn có một số loại hình sinh kế có tiềm năng phát triển kết nối thị trƣờng nhƣng còn cần phải đƣợc nghiên cứu sâu thêm trƣớc khi đƣa vào thực hiện trong THP2.2. Một số loại hình sinh kế tiềm năng có thể gồm: mía đƣờng, cây mắc-ca, khoai lang Nhật Bản...

107. Về mía đường, tất cả các tỉnh dự án đều có từ 1-3 nhà máy mía đƣờng; các tỉnh lân cận nhƣ Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai... đều có vài nhà máy đƣờng đang hoạt động. Tuy nhiên, do cây mía đòi hỏi đất xốp, tầng canh tác sâu, độ ẩm cao nên đất trồng mía cũng có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng thay thế khác. Sau một giai đoạn đƣợc khuyến khích phát triển nguyên liệu mía đƣờng, Việt Nam đang ở tình trạng cung vƣợt cầu. Theo ƣớc tính của Bộ NN&PTNT, vụ 2012-2013 sản lƣợng mía toàn quốc là khoảng gần 19 triệu tấn trong khi công suất của các nhà máy đƣờng đang hoạt động vào khoảng 16.7 triệu tấn. Thị trƣờng trong nƣớc cũng có dấu hiệu cung vƣợt quá cầu. Hiện tại, 40 nhà máy mía đƣờng đang hoạt động sản xuất khoảng 1.6 triệu tấn đƣờng/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc là khoảng dƣới 1.4 triệu tấn. Trong điều kiện đó, giá thu mua mía trong thời gian vài năm gần đây có xu hƣớng giảm nên việc tiếp tục phát triển nguyên liệu mía cần phải đƣợc nghiên cứu sâu hơn.

108. Cây mắc-ca là một cây trồng mới tại Việt Nam và đang trong giai đoạn đầu phát triển. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang chủ trƣơng trồng khảo nghiệm cây mắc-ca ở những địa phƣơng có điều kiện phù hợp (trong đó có các tỉnh Tây Nguyên). Với hàm lƣợng dinh dƣỡng cao và đặc tính dƣợc lý hữu dụng, quả mắc-ca có thể sử dụng cho chế biến nhiều loại sản phẩm khác nhau.

32 Tuy nhiên, do cây

trồng này đang trong quá trình khảo nghiệm nên chƣa có kết luận về khả năng thích hợp của loại cây trồng này với điều kiện khí hậu và thổ nhƣỡng trong vùng dự án. Bên cạnh đó, triển vọng thị trƣờng còn chƣa rõ ràng vì chƣa có nhiều doanh nghiệp thu mua và chế biến các sản phẩm từ quả mắc-ca. Vì vậy, Dự án sẽ cân nhắc loại hình sinh kế này sau khi có những nghiên cứu sâu hơn.

109. Khoai lang Nhật bản trong thời gian gần đây là một sinh kế phát triển rất nhanh, nhất là với một số huyện của Đắk Nông để đáp ứng nhu cầu chế biến của một số nhà máy chế biến bánh, mứt kẹo (chủ yếu là các Công ty liên doanh với Nhật Bản, Đài Loan đặt tại các tỉnh lân cận). Loại hình sinh kế này đã đƣợc đề xuất trong kế hoạch 18 tháng của Dự án (xem dƣới đây). Trong quá trình triển khai hoạt động, Dự án sẽ thực hiện đánh giá sâu hơn triển vọng thị trƣờng trƣớc khi cân nhắc thúc đẩy quan hệ đối tác cho sản phẩm này trong vùng dự án.

110. Phát triển quan hệ đối tác với các doanh nghiệp. Xây dựng mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kết nối thị trƣờng cho tổ nhóm LEG là một thách thức lớn đối với quá trình triển khai thực hiện dự án. Để giải quyết thách thức này, Dự án sẽ bố trí một cán bộ chuyên

32

Trong dầu của Mắc-ca có trên 87% là axit béo không no, trong đó có nhiều loại mà cơ thể con ngƣời không tự tổng hợp đƣợc, khi ăn vào giảm đƣợc cholesteron, có tác dụng phòng trị xơ cứng động mạch. Hàm lƣợng protein trong nhân có tới 9,2% gồm 20 loại axit amin, trong đó có 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ngƣời.

Page 46: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

46

trách về phát triển kinh doanh (business development officer) tại BQLDA các tỉnh. Cán bộ này có trách nhiệm thu thập thông tin, xây dựng quan hệ với các doanh nghiệp, các nhà cung ứng, các đơn vị cung cấp dịch vụ. Hàng năm, Dự án sẽ tổ chức các sự kiện dƣới dạng các Hội chợ hoặc Diễn đàn để mời các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng dịch vụ cùng thảo luận về khả năng hợp tác với Dự án. Công tác truyền thông (trong THP3.3) cũng sẽ có một số hoạt động nhằm phổ biến thông tin về hỗ trợ phát triển sinh kế của Dự án để thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, UBND các tỉnh dự án sẽ giao nhiệm vụ cho Trung tâm XTTM&ĐT, các sở ngành liên quan (dƣới dạng một Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh) thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ tại các huyện dự án. Ngoài ra, Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật của Dự án (đƣợc mô tả trong HP4) sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật BQLDA tỉnh thúc đẩy phát triển kết nối thị trƣờng.

D. Kế hoạch thực hiện

111. Kế hoạch 18 tháng đƣợc xác định dựa trên các cơ sở bao gồm (i) Tham khảo phân loại xã theo tiềm năng sinh kế; (ii) Chi tiết Quy hoạch Nông Thôn Mới của các huyện/xã dự án; (iii) Kết quả tham vấn với ngƣời dân cho các huyện/xã dự án; (iv) Kết quả tham vấn của tƣ vấn với các huyện/xã/thôn bản và với ngƣời dân trong vùng dự án trong các đợt khảo sát 7-8/2012 và tháng 12/2012 đến tháng 1/2013. Cần nhấn mạnh rằng đây mới chỉ là các hoạt động đƣợc cân nhắc triển khai trong thời gian. Khi Dự án có hiệu lực, các lựa chọn khác có thể đƣợc bổ sung trên cơ sở này sẽ đề xuất tiểu dự án sinh kế của các nhóm LEG.

112. Danh mục các hoạt động sinh kế trong Kế hoạch 18 tháng. Kế hoạch 18 tháng của HP2 gồm 17 mô hình sinh kế. Trên cơ sở nghiên cứu đặc tính của từng loại sinh kế và thông tin về chi phí đầu vào, đầu ra, kết quả ƣớc tính về hiệu quả tài chính và chu kỳ sản xuất của từng hoạt động đƣợc tóm tắt trong Hình 2.4 (xem thêm chi tiết trong Phụ lục 6). Lƣu ý rằng trong Kế hoạch 18 tháng này, chƣa có sinh kế lâm nghiệp nào đƣợc đề xuất. Mặc dù vậy, tính đến khả năng cộng đồng có thể đƣa ra những đề xuất về sinh kế lâm nghiệp trong quá trình lập kế hoạch dự án hàng năm ở những năm tiếp theo, OP3.36 của NHTG và các quy định liên quan của Chính Phủ Việt Nam về quản lý và phát triển rừng (nhƣ đã nhắc đến ở trên) vẫn đƣợc tính đến trong khuôn khổ của Dự án.

Hình 2.4 Ước tính hiệu quả tài chính và chu kỳ sản xuất

Ghi chú: (a) Mầu vàng là các loại sinh kế dự kiến của LEG an ninh lương thực; mầu xanh thẫm là các loại sinh kế dự kiến của LEG đa dạng hóa sinh kế; mầu đỏ là các loai sinh kế dự kiến cho LEG kết nối thị trường; mầu xanh nhạt là những sinh kế hiện ở trong TP2.1 nhưng có khả năng chuyển sang THP2.2 nếu kết quả nghiên cứu bổ sung chứng tỏ được khả năng phát triển kết nối thị trường bên vững. (b) Cỡ của hình tròn là thể hiện lợi nhuận ước tính hàng năm thu được từ mỗi mô hình (thể hiện ở trục hoành – chi tiết được cung cấp ở bảng dưới đây); trục tung là thời gian chu kỳ sản xuất.

Loại hình sinh kế

Lợi nhuận dự kiến (VNĐ)/năm

Chu kì sản xuất (năm)

a) Ngô lai 37,090,000 0.3

b) Lúa 5,205,000 0.3

Lợ

i n

hu

ận ư

ớc

tính

/nă

m (

triệ

u V

)

Lợ

i n

hu

ận t

rung b

ình

của c

ác s

inh k

ế:

48

triệ

u/n

ăm

Chu kỳ sản xuất (năm)

Page 47: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

47

c) Cải tạo Vƣờn hộ* 2,354,500 0.3

d) Dê 8,209,600 1

e) Sâm Nam 136,300,000 1

f) Sa nhân 64,025,000 3

g) Bời lời 63,540,000 6

h) Bời lời xen mỳ 62,945,900 2

i) Mây nƣớc 24,194,500 3

j) Bò sinh sản 5.051.750 3

k) Café giống Catimor xen đậu xanh 86,698,693 1

l) Ca-cao xen ngô 55,993,781 1

m) Cải tạo giống bò 51.872.250 3

n) Mía 49,422,500 1

o) Khoai Nhật 48,280,000 1

p) Ca-cao xen điều NST 37,814,790 3

q) Keo lấy gỗ 6,948,875 7

Ghi chú: Lợi nhuận hàng năm được tính toán trên cơ sở (i) các định mức kinh tế kỹ thuật do tỉnh và huyện quy định cho từng loại cây trồng và vật nuôi; (ii) thông tin đầu vào từ các Trung tâm khuyến nông tỉnh và tài liệu của Trung tâm khuyến nông quốc gia, và (iii) cơ sở dữ liệu về một số sinh kế nông/lâm nghiệp chính tại Việt Nam do đơn vị tư vấn thu thập từ năm 2010 tới nay. * mô hình cải tạo vườn hộ ở đây gồm trồng rau, cây ăn quả và nuôi gia cầm.

113. Tổng hợp 15 hoạt động sinh kế đƣợc phân bổ theo các tỉnh dự án đƣợc thể hiện dƣới Bảng 1 dƣới đây (chi tiết đến từng xã đƣợc cung cấp trong Phụ lục 6).

Bảng 2.2 Dự kiến các hoạt động sinh kế trong 18 tháng đầu

Hợp phần 2

Đắk Lắk Đắk Nông Gia Lai Kom Tum Quảng Nam Quảng Ngãi

LEG An ninh lương thực

Phát triển lúa nƣớc x x x x x x

Phát triển ngô lai x x x x x x

Cải tạo vƣờn hộ x x x x x x

Chăn nuôi (dê) x x x

LEG đa dạng hóa thu nhập

Trồng sa nhân dƣới tán rừng x x x x x

Trồng bời lời thuần x x x x

Trồng bời lời xen mỳ x

Trồng sâm nam x

Trồng mây nƣớc x x

Cà phê chè giống Catimor x

Chăn nuôi bò x x x x x x

Trồng mía x x

Trồng khoai lang Nhật Bản x

LEG kết nối thị trường

Trồng ca cao xen điều x x

Trồng keo lai x x

114. Kế hoạch thực hiện sau 18 tháng. Sau 18 tháng đầu, Dự án sẽ thực hiện một số hoạt động sau đây:

Đánh giá kết quả thực hiện trong 18 tháng đầu. Đánh giá tổng hợp kết quả và những kinh nghiệm trong thực hiện các hoạt động của HP2 trong 18 tháng đầu tiên là cơ sở quan trọng nhất cho việc xác định các hoạt động của Dự án sau đó. Công việc đánh giá có thể đƣợc thực hiện sau 12 tháng hoặc sau 18 tháng (tùy vào từng hoạt động cụ thể). Trọng tâm đánh giá sẽ tập trung vào những nội dung chính gồm (i) Đánh giá hoạt động của các LEG, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm về cách thức hỗ trợ cho các LEG thực hiện các mô hình sinh kế một

Page 48: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

48

cách hiệu quả và bền vững; và (ii) Đánh giá lại vai trò và hiệu quả của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện các hoạt động sinh kế thông qua LEG, đặc biệt là vai trò của ngành nông nghiệp trong hỗ trợ kỹ thuật đối với HP2.

Học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về hỗ trợ phát triển sinh kế. Dự án tổ chức nghiên cứu và các hoạt động trao đổi kinh nghiệm để học hỏi từ các chƣơng trình/dự án khác khác trong vùng dự án (nhƣ Dự án 3EM, Dự án TNSP, Dự án FLITCH); cũng nhƣ các dự án ở các vùng khác (đặc biệt là Dự án NMPRP-2). Bên cạnh đó, sau quá trình thực hiện 18 tháng, các kinh nghiệm thực hiện những mô hình sinh kế của Dự án cũng sẽ đƣợc tổng kết để chia sẻ kinh nghiệm cho các chƣơng trình và dự án khác.

Cân nhắc mở rộng phạm vi hỗ trợ nếu phù hợp. Trọng tâm của HP2 hiện nay trong phạm vi Báo cáo NCKT tập trung chính vào lĩnh vực nông nghiệp, chƣa tính đến khả năng hỗ trợ các sinh kế phi nông nghiệp. Sau 18 tháng, định hƣớng này cần đƣợc đánh giá lại và nếu phù hợp sẽ điều chỉnh để mở rộng sang cả các hoạt động phi nông nghiệp.

115. Xác định các hoạt động sinh kế sau 18 tháng. Trên cơ sở các hoạt động nói trên, Dự án điều chỉnh và bổ sung phạm vi/cơ chế hỗ trợ sinh kế trong HP2. Các lựa chọn sinh kế cụ thể sẽ do các cộng đồng hƣởng lợi đề xuất trong quá trình lập kế hoạch hàng năm của Dự án. Bên cạnh đó, đối với các loại hình sinh kế mới, có tiềm năng phát triển kết nối thị trƣờng, Dự án sẽ thực hiện các nghiên cứu cần thiết để thẩm định, hợp tác với các doanh nghiệp để xây dựng quan hệ đối tác, và sau đó giới thiệu cho các hộ hƣởng lợi trong vùng dự án cân nhắc và tự quyết định về khả năng tham gia vào quan hệ đối tác đó.

IV. Hợp phần 3: Phát triển cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện, Nâng cao năng lực và Truyền thông

116. Hợp phần 3 có tổng vốn đầu tƣ khoảng 52 triệu USD gồm ba tiểu hợp phần nhỏ gồm THP3.1: Phát triển CSHT kết nối cấp huyện; THP3.2: Nâng cao năng lực; và THP 3.3 Truyền thông và chia sẻ tri thức.

A. THP 3.1: CSHT kết nối cấp huyện

Mô tả THP 3.1

117. THP 3.1 có mục tiêu tăng cƣờng tính kết nối của hệ thống CSHT kinh tế và xã hội ở cấp huyện trên cơ sở đó thúc đẩy các hoạt động sinh kế và góp phần cải thiện tiếp cận CSHT kinh tế và xã hội trong phạm vi huyện.

118. Tính kết nối: Yêu cầu quan trọng nhất của các hạng mục CSHT đầu tƣ trong THP 3.1 là đảm bảo tính kết nối. “Kết nối” ở đây đƣợc hiểu là tăng kết nối về kinh tế và xã hội giữa đối tƣợng hƣởng lợi với CSHT kinh tế (nhƣ đƣờng giao thông, thủy lợi...), CSHT xã hội (nhƣ cung cấp thông tin thị trƣờng, thông tin việc làm, cải thiện tiếp cận giáo dục, y tế...), hoặc thúc đẩy kết nối giữa nông dân với các cơ sở chế biến, doanh nghiệp. Đồng thời, tính “kết nối” cũng thể hiện trong cách lựa chọn các hạng mục CSHT đầu tƣ trong THP3.1 theo hƣớng kết nối với CSHT đầu tƣ trong HP1, thúc đẩy cho các hoạt động sinh kế đƣợc hỗ trợ trong HP2 của Dự án. Dự án khuyến khích ƣu tiên đầu tƣ nhiều hơn cho các CSHT kết nối “mềm” (nhƣ thông tin thị trƣờng, thông tin việc làm, tiếp cận CSHT xã hội khác) thay vì tập trung vào CSHT kết nối “cứng” (nhƣ đƣờng giao thông, thủy lợi). Với cách tiếp cận rộng về tính kết nối, Bộ KH&ĐT cùng với NHTG sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật để giúp các huyện dự án trong sàng lọc và lựa chọn những công trình CSHT đảm bảo đƣợc tính „kết nối‟ ở trên.

119. Sử dụng lao động địa phương: Việc sử dụng lao động địa phƣơng trong thi công các hạng mục đầu tƣ của THP3.1 đƣợc khuyến khích tƣơng tự nhƣ trong HP1. Đối với các công việc lao động giản đơn, các nhà thầu phải cam kết dành tối thiểu 80% khối lƣợng công việc cho lao động địa phƣơng nơi có công trình đi qua. Đối với các công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật nhất định, Dự án khuyến khích các nhà thầu sử dụng lao động địa phƣơng. Đồng thời, Dự án thực hiện thí điểm mô hình Tổ nhóm CIG Xây dựng để cải thiện nguồn cung lao động địa phƣơng đáp ứng yêu cầu các công việc phức tạp trong thực hiện các công trình CSHT kết nối cấp huyện (xem chi tiết về mô hình thí điểm này trong HP1).

Page 49: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

49

120. Lưu ý trong xác định các hạng mục đầu tư: Trong quá trình tham vấn xây dựng Báo cáo NCKT, các huyện dự án thƣờng cân nhắc những hạng mục CSHT có tổng mức đầu tƣ lớn, thậm chí có nhiều công trình còn vƣợt quá tổng vốn cho cả THP3.1. Những công trình dạng này đƣợc đề xuất nhằm góp phần vào giải quyết những “nút thắt” lớn về CSHT huyện dự án để tăng kết nối với quy mô lớn. Tuy nhiên, Dự án không có đủ nguồn lực để đầu tƣ vào các công trình CSHT quy mô lớn. Vì vậy, các huyện dự án cần sáng tạo trong xác định các hạng mục đầu tƣ của THP3.1 để lựa chọn đƣợc các công trình phù hợp. Bên cạnh đó, Dự án khuyến khích các huyện cân nhắc khả năng lồng ghép nguồn lực của Dự án với các nguồn vốn khác trên địa bàn. Khi đó, quy định của NHTG về an toàn xã hội và môi trƣờng, về đền bù và giải phóng mặt bằng cần phải đƣợc áp dụng cho toàn bộ hạng mục đầu tƣ chứ không phải chỉ là phần sử dụng nguồn vốn của Dự án.

121. Tƣơng tự nhƣ trong HP1, chủ trƣơng của Dự án là hạn chế tối đa đầu tƣ vào các công trình CSHT đòi hỏi phải tái định cƣ, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Dự án cũng hạn chế tối đa các tác động về môi trƣờng của các công trình CSHT. Quá trình thực hiện Dự án GNKVTN tuân thủ theo các quy định và hƣớng dẫn của Khung Đền bù và Tái định Cƣ (RPF), Khung Chính sách An toàn Môi trƣờng (ESMF) đã đƣợc BĐPDA TƢ chỉ đạo xây dựng để áp dụng cho Dự án.

122. Cấp làm chủ đầu tư: Chiến lƣợc của Dự án là phân cấp và trao quyền cho các cấp làm chủ đầu tƣ trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của Chính Phủ Việt Nam, của NGTH, và năng lực cán bộ. Theo kết quả khảo sát trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT, năng lực cán bộ của cấp huyện còn chƣa đều, một số huyện do cán bộ chƣa có kinh nghiệm nên sẽ có thể gặp khó khăn trong thực hiện vai trò chủ đầu tƣ. Vì vậy, đối với THP3.1, vấn đề cấp làm chủ đầu tƣ sẽ đƣợc thảo luận thêm trong quá trình thẩm định Dự án. BQLDA tỉnh sẽ quyết định cấp làm chủ đầu tƣ các hạng mục của THP3.1 cơ sở ý kiến thống nhất bằng văn bản của BĐPDA TƢ.

Kế hoạch thực hiện

123. Kế hoạch 18 tháng của THP3.1 đƣợc xác định dựa trên cơ sở (i) tham vấn giữa đơn vị tƣ vấn với tất cả các huyện dự án; (ii) tổng hợp từ quy hoạch Nông thôn mới của các xã dự án; và (iii) đề xuất của các huyện dự án trên cơ sở thực hiện theo tinh thần hƣớng dẫn của Công văn 10284/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 11/12/2012; Công văn 10462/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 17/12/2012; và Công văn 3144/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 15/5/2013. Để đảm bảo đề xuất của các huyện dự án trong Kế hoạch 18 tháng có tính khả thi cao, các hạng mục đầu tƣ trong THP3.1 có tổng mức đầu tƣ không vƣợt quá 3 tỷ VND. Trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động của THP3.1, BĐPDA TƢ và NHTG sẽ cân nhắc điều chỉnh ngƣỡng đầu tƣ này khi cần thiết.

124. Danh mục các công trình trong Kế hoạch 18 tháng. Bảng 2.3 dƣới đây đƣa ra danh mục gồm 26 công trình dự kiến đề xuất cho THP3.1 trong 18 tháng đầu tiên. Lƣu ý rằng đề xuất các hạng mục đầu tƣ trong Kế hoạch 18 tháng ở đây không có nghĩa là các huyện dự án chỉ thực hiện các hạng mục này trong thời gian 18 tháng đầu sau khi Dự án có hiệu lực. Sau khi Dự án có hiệu lực, các huyện dự án có thể để xuất để bổ sung/thay đổi các hạng mục đầu tƣ. Chi tiết về số lƣợng và số vốn đầu tƣ cho từng loại công trình CSHT cấp huyện đƣợc trình bày trong Phụ lục 5.

Bảng 2.3 Hạng mục CSHT kết nối cấp huyện dự kiến trong 18 tháng

STT Tỉnh Tổng số lượng công trình Tổng giá trị đầu tư (ĐVT: tỷ đồng)

1 Đắk Lắk 5 15,0

2 Đắk Nông 4 12,0

3 Gia Lai 5 15,0

4 Kon Tum 6 17,95

5 Quảng Nam 3 9,0

6 Quảng Ngãi 3 8,78

Tổng 26 77,73

125. Các hoạt động sau 18 tháng: Các công trình CSHT kết nối cấp huyện sau 18 tháng đầu của Dự án sẽ đƣợc xác định dựa trên cơ sở (i) đánh giá tình hình thực hiện THP3.1 trong 18 tháng đầu và (ii) nội dung hỗ trợ phát triển sinh kế tại vùng dự án theo Kế hoạch 18 tháng cho HP2. Đề cao tính “kết nối” là một điểm sáng tạo mới của Dự án nên quá trình triển khai trong giai đoạn đầu mang tính thí điểm để rút kinh nghiệm. Vì vậy, sau 18 tháng đầu, quá trình thực hiện THP3.1 sẽ đƣợc đánh

Page 50: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

50

giá để làm cơ sở cho việc xác định các công trình CSHT kết nối cấp huyện ở giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, các hỗ trợ sinh kế của Dự án trong HP2 cũng đƣợc định hình sau thời gian thực hiện 18 tháng đầu tiên. Đây cũng sẽ là một cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn các công trình CSHT mang tính kết nối để thúc đẩy sản xuất trong vùng dự án.

B. THP 3.2: Nâng cao năng lực

Mô tả THP 3.2

126. Mục tiêu cụ thể của THP này là:

Đội ngũ cán bộ tham gia quản lý Dự án ở các cấp có đủ kỹ năng, kiến thức lập kế hoạch triển khai và giám sát thực hiện dự án với hiệu quả và hiệu suất cao nhất;

Cải thiện năng lực làm chủ đầu tƣ cho BPT xã;

Xây dựng một đội ngũ cán bộ hỗ trợ cộng đồng (CF) có đầy đủ kiến thức và năng lực hỗ trợ tối đa cho BPT xã và cộng đồng trong triển khai Dự án;

Cán bộ của một số cơ quan hữu quan phối hợp đƣợc nâng cao kỹ năng, kiến thức và cách thức triển khai các hoạt động có liên quan của Dự án.

127. Phạm vi của hoạt động nâng cao năng lực: Hoạt động nâng cao năng lực (NCNL) đƣợc coi là hoạt động xuyên suốt đối với tất cả các HP và HP của Dự án. Mục tiêu của hoạt động NCNL là đảm bảo các nhóm đối tƣợng khác nhau đƣợc trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp để đáp ứng các yêu cầu về quản lý Dự án. NCNL không chỉ đƣợc thực hiện riêng trong THP 3.2 mà còn đƣợc thực hiện trong các Hợp phần khác. Cụ thể, HP1 thí điểm việc đào tạo nghề cho lao động địa phƣơng đối với nghề xây dựng; HP2 hỗ trợ NCNL một cách hệ thống cho tất cả các tổ nhóm cải thiện sinh kế (LEG). Hoạt động NCNL trong THP3.2 này tập trung vào đối tƣợng là cán bộ quản lý dự án các cấp. Nội dung và cách thức thực hiện các hoạt động NCNL trong HP1 và HP2 đã đƣợc mô tả trong các phần tƣơng ứng ở trên. Các thức tổ chức thực hiện các hoạt động NCNL của THP3.2 này đƣợc đề cập ở dƣới đây.

128. Nguồn vốn đầu tư: (i) Đối với HP1, kinh phí cho hoạt động thí điểm mô hình dạy nghề xây dựng cho các tổ nhóm xây dựng, kinh phí của hoạt động thí điểm này là từ THP 3.2. (ii) Đối với HP2, các hỗ trợ NCNL cho các thành viên LEG (bên cạnh các hỗ trợ khác của Dự án) đƣợc thực hiện căn cứ vào đề xuất tiểu dự án sinh kế đã đƣợc thẩm định và phê duyệt. (iii) Nguồn vốn phân bổ cho THP 3.2 này sử dụng để thực hiện các hoạt động NCNL cho đội ngũ cán bộ các cấp và trả lƣơng cho đội ngũ Hƣớng dẫn viên cộng đồng (CF). THP3.2 chi trả cho tiền lƣơng và tập huấn cán bộ CF vì đây là lực lƣợng nòng cốt trực tiếp hỗ trợ quá trình thực hiện các hoạt động của Dự án tại cấp xã và qua đó nâng cao năng lực cho cấp xã và cộng đồng.

Phương pháp thực hiện

129. Mô hình học tập của người trưởng thành: Dự án áp dụng mô hình học tập của ngƣời trƣởng thành (Adult Learning Cycle) làm nguyên lý thiết kế và thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực. Theo đó NCNL đƣợc thực hiện dựa trên nhu cầu của cán bộ đối với công tác quản lý Dự án; học qua trải nghiệm và học tập đa phƣơng tiện, đa phƣơng pháp. Dự án áp dụng đa dạng và linh hoạt các hình thức NCNL khác nhau, gồm: tập huấn tập trung ngắn ngày; tập huấn qua công việc; tập huấn giáo viên (TOT); tham quan học tập mô hình và chia sẻ kinh nghiệm; phổ biến tài liệu tham; tập huấn bổ sung (trong điều kiện có sự thay đổi nhân sự tham gia Dự án); hoặc các hình thức tập huấn phù hợp khác.

130. Cách thức thực hiện NCNL: Các hoạt động NCNL của Dự án chủ yếu gồm các khóa tập huấn và những hoạt động thăm quan, chia sẻ kinh nghiệm. Với loại hoạt động thứ hai, BQLDA tỉnh và BDPDA TƢ sẽ có kế hoạch để tổ chức các đợt thăm quan học hỏi kinh nghiệm phù hợp cho cán bộ QLDA các cấp. Đối với các khóa tập huấn, Dự án sẽ thực hiện qua hai hình thức là (i) thuê tuyển tƣ vấn; và (ii) tự thực hiện. Cụ thể:

131. Thuê tuyển tư vấn. Hình thức này đƣợc thực hiện cho các khóa tập huấn trong những trƣờng hợp sau đây. (i) BDPDA TƢ thuê tuyển tƣ vấn để đào tạo cho các BQLDA tỉnh về những nội dung cơ bản trong quản lý dự án và kỹ năng giảng dạy (để đảm bảo cán bộ BQLDA tỉnh sau đó có thể

Page 51: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

51

đào tạo lại cho cán bộ BQLDA các huyện/xã dự án). (ii) BQLDA tỉnh thuê tuyển tƣ vấn thực hiện một số hoạt động NCNL mà BQLDA tỉnh không tự thực hiện đƣợc do không có đủ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết (ví dụ nhƣ các tập huấn về sinh kế mới). Với hình thức thuê tuyển tƣ vấn, Dự án khuyến khích đa dạng hóa các đối tƣợng cung cấp dịch vụ để có thể chọn đƣợc tƣ vấn có trình độ phù hợp, đảm bảo chất lƣợng của các hoạt động tập huấn.

132. Tự đào tạo. Tự đào tạo là hình thức NCNL trong đó BQLDA cấp trên thực hiện hoạt động NCNL cho cán bộ BQLDA cấp dƣới (áp dụng cho các hoạt động NCNL không thực hiện bởi hình thức thuê tuyển tƣ vấn nói trên). Với các hoạt động này, chi phí thực hiện đƣợc xác định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về các hoạt động tập huấn, đào tạo. Hình thức này chủ yếu sẽ đƣợc thực hiện cho các tập huấn mang tính nhắc lại và/hoặc cho những nội dung không đòi hỏi ngƣời tập huấn phải có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện các hoạt động tƣơng tự.

133. Thời lượng và thành phần NCNL: thời lƣợng và thành phần tham gia các hoạt động NCNL

của Dự án đƣợc xác định nhƣ sau:

134. Đối với các hoạt động tập huấn. Tùy vào nội dung và đối tƣợng mà thời lƣợng tập huấn sẽ khác nhau nhƣng không dài hơn 5 ngày (nếu là tập huấn tập trung). Bên cạnh đó, các khóa tập huấn sẽ đƣợc tổ chức không trùng vào thời gian mà công việc quản lý nhà nƣớc bận rộn (nhƣ giai đoạn lập kế hoạch hàng năm, tổng kết cuối năm, triển khai nhiệm vụ đầu năm...) để đảm bảo đủ và đúng thành phần tập huấn. Với các khóa này, số lƣợng học viên không vƣợt quá 25 ngƣời nếu có 01 giảng viên và không quá 30 ngƣời nếu có 02 giảng viên trở lên cùng giảng.

135. Đối với các hoạt động NCNL khác. Với các hoạt động thăm quan học hỏi kinh nghiệm, thành phần và nội dung hoạt động có thể linh hoạt cho phù hợp với tính chất của hoạt động. Tuy nhiên, số lƣợng tham dự viên không nên vƣợt quá 40 ngƣời/hoạt động đảm bảo hiệu quả của các thảo luận trao đổi. Đối với hoạt động phổ biến tài liệu tham khảo (qua các hội nghị, hội thảo), số lƣợng tham gia càng nhiều càng tốt, nhƣng cần đảm bảo đúng đối tƣợng cần phổ biến kiến thức.

136. Nội dung NCNL: Nội dung của nhiều hoạt động NCNL trong THP3.2 này sẽ dựa trên cơ sở là các quy định và hƣớng dẫn của PIM, cũng nhƣ một số quy định/hƣớng dẫn chung khác của NHTG và Chính phủ Việt Nam. Theo kế hoạch NCNL của dự án, PIM sẽ đƣợc xây dựng và hoàn thành trong quý 3/2013 để đảm bảo các hoạt động NCNL có thể đƣợc triển khai trong quý 4/2013 (trƣớc khi Dự án có hiệu lực) và quý 1/2014 (ngay sau khi Dự án đƣợc phê chuẩn và/hoặc có hiệu lực thực hiện). Với kế hoạch này, đội ngũ BQLDA các cấp sẽ đƣợc đƣợc tập huấn để có thể sớm thúc đầy triển khai các hoạt động ngay sau khi Dự án có hiệu lực chính thức. Phụ lục 7 trình bày đề xuất trọng tâm NCNL tƣơng ứng cho từng nhóm đối tƣợng cụ thể.

137. Cấp chủ đầu tư: Chủ đầu tƣ đối với các đƣợc NCNL trong THP3.2 là BQLDA tỉnh. Việc không phân cấp quyền làm chủ đầu tƣ cho cấp cơ sở là để đảm bảo kế hoạch, nội dung, tiến độ, và chất lƣợng của các hoạt động NCNL đƣợc thống nhất giữa các huyện/xã dự án. BQLDA tỉnh sẽ có một cán bộ chuyên trách về công tác NCNL để điều phối kế hoạch và các hoạt động NCNL của Dự án (với sự hỗ trợ của cán bộ chuyên trách NCNL của BDPDA TƢ và hợp tác của các cán bộ kiêm nhiệm về NCNL tại BQLDA các huyện).

138. Kế hoạch NCNL 18 tháng: Các hoạt động NCNL trong 18 tháng đầu đƣợc chia thành 3 đợt theo khung thời gian nhƣ trong Bảng 2.4. Nội dung chính của các hoạt động NCNL đƣợc tóm tắt trong Bảng 2.5.

Bảng 2.4 Khung thời gian tập huấn trong 18 tháng đầu

Đợt 1 (tháng 1 – 6/2014)* Đợt 2 (tháng 7-12/2014) Đợt 3 (tháng 1-6/2015)

Các nội dung NCNL cần thiết đảm bảo cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý Dự án thực hiện được chức năng/nhiệm vụ trong Dự án;

Tiếp tục tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý Dự án và các đơn vị phối hợp, các ban giám sát cộng đồng

Thực hiện các hoạt động NCNL cho các nội dung mới và/hoặc nâng cao theo kế hoạch.

Đánh giá kết quả NCNL của năm 2014

Ghi chú: * một số hoạt động NCNL trong đợt này sẽ được thực hiện vào trong Quý 4/2013

Bảng 2.5 Nội dung tập huấn trong 18 tháng đầu

Page 52: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

52

Chủ đề NCNL Đối tượng được tập huấn Đối tượng chủ trì

Tập huấn Sổ tay Thực hiện Dự án (PIM)

BQLDA cấp tỉnh, huyện Ban ĐPDATƢ, NHTG

BPT xã, nhóm CF BQLDA cấp tỉnh

BGS xã và Ban PT thôn BPT xã

Tập huấn về đấu thầu và xã làm chủ đầu tƣ

BQLDA cấp tỉnh, huyện Ban ĐPDATƢ , NHTG

BPT xã, nhóm CF BQLDA cấp tỉnh

BGS xã và Ban PT thôn BPT xã

Tập huấn về kĩ năng lập kế hoạch BQLDA cấp tỉnh, huyện Ban ĐPDATƢ, NHTG

BPT xã, nhóm CF BQLDA cấp tỉnh

Tập huấn về phát triển sinh kế

Cán bộ sinh kế BQLDA tỉnh và huyện

BPT xã và nhóm CF

BQLDA tỉnh

Các đối tƣợng hƣởng lợi từ dự án BQLDA huyện, BPT xã, cán bộ khuyến nông

Tập huấn về kĩ năng giám sát

BQLDA huyện, nhóm CF BQLDA cấp tỉnh

BPT xã, BGS xã, Ban PT thôn BQLDA huyện

Các đối tƣợng hƣởng lợi từ dự án BPT xã, BGS xã, CF

Tập huấn về kĩ năng xây dựng mô hình tổ chức sản xuất tổ nhóm

BPT xã, nhóm CF BQLDA cấp tỉnh và huyện (cơ quan khuyến nông và Liên minh HTX)

Tập huấn về kỹ năng truyền thông

Cán bộ Dựán cấp huyện, xã, cơ quan thông tấn địa phƣơng

Cán bộ các cơ quan đoàn thể

Già làng, trƣởng bản

BQLDA cấp tỉnh

Ghi chú: “đối tượng chủ trì” ở đây là đối tượng chịu trách nhiệm điều phối hoạt động và không nhất thiết là đối tượng thực hiện. Như đã mô tả ở trên, quá trình thực hiện có thể theo hai hình thức là (i) thuê tuyển tư vấn; hoặc (ii) tự thực hiện.

C. THP 3.3: Truyền thông và chia sẻ tri thức

Mô tả THP 3.3

139. Mục tiêu của THP 3.3: Với tổng vốn đầu tƣ ƣớc tính là 3,43 triệu USD, THP này hƣớng đến

các mục tiêu nhƣ sau:

Đảm bảo đối tƣợng hƣởng lợi của dự án nói tiếp cận đầy đủ các nội dung, hoạt động của Dự án, qua đó tăng cƣờng sự tham gia đầy đủ của các đối tƣợng hƣởng lợi vào lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Dự án;

Nâng cao nhận thức của ngƣời dân và tầm quan trọng của việc có kỹ năng, kỹ thuật canh tác, làm theo mô hình phát triển sản xuất theo tổ nhóm từ đó có thể áp dụng hiệu quả các hoạt động do dự án hỗ trợ;

Đảm bảo cơ chế cung cấp thông tin công khai, minh bạch về Dự án đến tất cả các đối tƣợng, chủ thể, cơ quan, đơn vị và công chúng nói chung. Đồng thời, xây dựng đƣợc kênh thông tin hai chiều giữa đối tƣợng hƣởng lợi và các đơn vị quản lý Dự án các cấp để đảm bảo ngƣời dân có thể đóng góp kịp thời thông tin phản hồi về hoạt động Dự án, nhằm tăng cƣờng vai trò giám sát của ngƣời dân và của cộng đồng;

Chia sẻ thông tin/tri thức trong cộng đồng địa phƣơng dự án cũng nhƣ học hỏi kinh nghiệm thức tế từ các địa phƣơng/dự án khác; Chia sẻ bài học kinh nghiệm của Dự án đến cộng đồng các Nhà tài trợ, các nhà hoạch định chính sách về các can thiệp giảm nghèo và phát triển kinh tế cho nhóm yếu thế;

140. Phạm vi truyền thông và chia sẻ tri thức. Công tác truyền thông và chia sẻ tri thức đƣợc coi là một chức năng quản lý xuyên suốt và mang tính bổ trợ để cho các hoạt động của Dự án. Với

Page 53: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

53

tầm quan trọng của mảng công tác này (nhƣ dƣới đây), THP3.3 của Dự án tập trung vào thúc đẩy công tác truyền thông và chia sẻ tri thức.

141. Đối với các hoạt động truyền thông. Kết quả thực hiện các hoạt động của Dự án phụ thuộc vào mức độ tham gia của các đối tƣợng hƣởng lợi; sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các thể chế cộng đồng; sự hợp tác của các đối tƣợng cung ứng dịch vụ, các doanh nghiệp. Đặc biệt, sự tham gia tích cực của đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp, nhất là ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa rất quan trọng. Dự án hƣớng đến việc thay đổi nhận thức, thúc đẩy áp dụng những tập quán sản xuất tích cực để cải thiện năng suất, chất lƣợng, và nâng cao tiếp cận thị trƣờng. Các hoạt động truyền thông sẽ cung cấp thông tin về hỗ trợ của Dự án và cơ hội hợp tác với Dự án đối với tất cả các đối tƣợng liên quan. Đồng thời, các hình thức các hoạt động truyền thông cũng góp phần thúc đẩy công khai thông tin, tăng tính minh bạch trong quản lý Dự án, qua đó phát huy sự tham gia và giám sát cộng đồng đối với Dự án.

142. Đối với các hoạt động chia sẻ tri thức. Với nhiều chƣơng trình/dự án giảm nghèo đã đƣợc thực hiện tại Việt Nam (trong đó có một số dự án ở Vùng Tây Nguyên – nhƣ mô tả ở Chƣơng 1), học hỏi kinh nghiệm (cả thành công và thất bại) từ những chƣơng trình/dự án đó sẽ hữu ích cho quá trình tổ chức thực hiện của Dự án. Các Dự án NMPRP-2, FLICTCH, ACP, IFAD 3EM, IFAD TNSP là những dự án có đối tƣợng và cách thức can thiệp tƣơng đồng với một số hoạt động của Dự án GNKVTN nên có thể là những đối tƣợng học hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Dự án GNVTN cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm, các bài học hữu ích cho các chƣơng trình và dự án giảm nghèo khác trong vùng và tại những địa phƣơng khác.

Phương pháp thực hiện

143. Phương pháp thực hiện công tác truyền thông bao gồm một số nguyên tắc và hoạt động chính nhƣ sau:

144. Các hình thức truyền thông: Dự án sử dụng đa hình thức/đa phƣơng tiện/đa kênh trong công tác truyền thông. Cụ thể:

Các kênh truyền thông chính thức gồm các Đài Phát thanh và Truyền hình (và hệ thống đài trực thuộc), cơ quan Báo của tỉnh: Dự án hợp tác với các kênh truyền thông này để giới thiệu thông tin về Dự án, phổ biến gƣơng nông dân sản xuất giỏi, các mô hình phát triển sinh kế thành công để thúc đẩy sự tham gia tích cực của đối tƣợng hƣởng lợi vào các hoạt động của Dự án.

Các kênh truyền thông trực tiếp: là những kênh sử dụng các sản phẩm truyền thông nhƣ tờ rơi, pa-nô, áp-phích, sách giới thiệu… để tăng mức độ nhận biết về Dự án và các hoạt động của Dự án.

Các kênh truyền thông đa phƣơng tiện nhƣ website (và các tài nguyên trên website đó): Dự án sử dụng các kênh này để cung cấp thông tin về các hoạt động của Dự án, tổng hợp và lƣu trữ các tài liệu hữu ích liên quan để chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm tổng kết từ Dự án

Các kênh truyền miệng, chia sẻ thông điệp qua các đối tƣợng có uy tín trong cộng đồng nhƣ già làng, trƣởng bản, nông dân chủ chốt, các chức sắc tôn giáo: Đây là những kênh có ý nghĩa rất quan trọng để thu hút sự tham gia của ngƣời dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vào các hoạt động của Dự án.

Các kênh thông tin khác cũng đƣợc sử dụng gồm (i) bảng tin tại UBND xã (giới thiệu các thông tin về kế hoạch, ngân sách, hoạt động của Dự án); (ii) tuyên truyền về Dự án thông qua tiếp xúc giữa đội ngũ cán bộ, đặc biệt là BPT xã, với ngƣời dân.

145. Các nguyên tắc cần lưu ý khi thực hiện các hoạt động truyền thông: Với bất kỳ kênh truyền thông và sản phẩm truyền thông nào thực hiện trong Dự án cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc chính sau:

Nội dung truyền thông phải đảm bảo các tiêu chí: ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đặc trƣng văn hóa của đối tƣợng hƣởng lợi (đặc biệt chú ý đến đặc trƣng văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số bản địa).

Ngôn ngữ sử dụng: tùy theo đặc thù về cơ cấu dân tộc của từng tỉnh dự án, các sản phẩm truyền thông cần đƣợc thực hiện bằng tiếng phổ thông (tiếng Việt) và ít nhất một ngôn ngữ của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số trong các huyện dự án thuộc tỉnh.

Page 54: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

54

Thay đổi nhận thức là một quá trình dài nên các hoạt động truyền thông đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và nhắc lại. Đồng thời, các thông điệp truyền thông cũng đƣợc truyển tải bằng nhiều kênh khác nhau (nhƣ trên) đến đối tƣợng thụ hƣởng.

Dự án phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, các tổ chức xã hội (Hội LH Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc…) và các chƣơng trình/dự án khác đang hoạt động tại vùng dự án nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông cơ sở.

146. Phương pháp thực hiện đối với công tác quản lý và chia sẻ tri thức tập trung vào:

Xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật định kỳ toàn bộ cơ sở dữ liệu là một chức năng của hệ thống M&E nhƣng cũng đồng thời phục vụ cho công tác quản lý và chia sẻ tri thức;

Dự án sẽ tập hợp và tài liệu hóa các mô hình thành công; bài học kinh nghiệm của Dự án; truyền thông về các bài học và kinh nghiệm này. Các tài liệu này sau đó sẽ đƣợc chia sẻ tại các cuộc họp nội bộ hàng tháng, đảm bảo sự chia sẻ kinh nghiệm chéo giữa các huyện vùng dự án. Đồng thời thông tin cũng sẽ đƣợc đăng tải trên website chính thức của Dự án và đƣợc cung cấp cho các kênh truyền thông khác;

Tổ chức ở cấp tỉnh các hội thảo hàng năm chia sẻ kinh nghiệm với các chƣơng trình/dự án khác. Các mô hình thành công của Dự án cũng nhƣ những vƣớng mắc trong quá trình vận hành Dự án cũng sẽ đƣợc chia sẻ và thảo luận tại diễn đàn nhằm tìm ra những giải pháp để tiếp tục nhân rộng thành công và tăng hiệu quả vận hành Dự án. Kết quả hội thảo sẽ đƣợc tài liệu hóa và lƣu trữ để chia sẻ rộng rãi.

Hỗ trợ xây dựng và vận hành website ở cấp tỉnh có tính tƣơng tác cao là kênh thông tin và chia sẻ tri thức của Dự án bên cạnh hệ thống M&E đƣợc xây dựng hiệu quả, đảm bảo thông tin cập nhật và thông suốt.

147. Cấp làm chủ đầu tư: các hoạt động trong THP 3.3 sẽ do BQLDA cấp tỉnh làm chủ đầu tƣ. Việc không phân cấp quyền làm chủ đầu tƣ cho cấp cơ sở là để đảm bảo sự nhất quán trong kế hoạch, nội dung, và tiến độ thực hiện các hoạt động truyền thông và chia sẻ tri thức thông nhất tại mỗi tỉnh dự án. BĐPDA TƢ sẽ xây dựng chiến lƣợc truyền thông tổng thể cho Dự án; trên cơ sở đó BQLDA cấp tỉnh xây dựng chiến lƣợc truyền thông phù hợp với đặc điểm của tỉnh.

Kế hoạch thực hiện

148. Chi tiết kế hoạch các hoạt động THP 3.3 (gồm cả các hoạt động dự kiến thực hiện trong Kế hoạch 18 tháng) đƣợc đƣợc trình bày ở Phụ lục 8.

V. Hợp phần 4: Quản lý Dự án

149. Mục tiêu của Hợp phần. HP4 có tổng vốn đầu tƣ là 10,5 triệu USD, trong đó vốn NHTG chiếm 57% và vốn đối ứng là 43%. Mục tiêu của HP4 đƣợc xác định là (i) đảm bảo quản lý hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiết kế Dự án và (ii) hệ thống M&E cung cấp đƣợc thông tin đầy đủ về hoạt động, kết quả và tác động của Dự án.

150. Các hoạt động chính trong QLDA. Các hoạt động chính trong HP4 tập trung vào 05 nhóm hoạt động chính gồm: (i) lập kế hoạch, (ii) giám sát và đánh giá (M&E), (iii) kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập, (iv) điều phối và hƣớng dẫn chung, (v) mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc (thiết bị văn phòng). Nội dung của từng nhóm hoạt động đƣợc mô tả trong các phần dƣới đây.

151. Lập kế hoạch: Hoạt động lập kế hoạch sẽ bao gồm việc lập (i) Kế hoạch Dự án hàng năm, (ii) kế hoạch tài chính, và (iii) kế hoạch đấu thầu hàng năm. Nội dung và quá trình lập các kế hoạch này đƣợc trình bày chi tiết trong PIM. Phần tiếp theo của mục này tập trung vào quy trình lập Kế hoạch Dự án hàng năm; các loại kế hoạch tài chính và kế hoạch đấu thầu đƣợc trình bày trong Chƣơng 3.

152. Quy trình lập Kế hoạch Dự án hàng năm đƣợc xây dựng trên cơ sở tham khảo quy trình lập kế hoạch dự án, kế hoạch PTKTXH hàng năm của một số chƣơng trình/dự án khác, nhất là của Chƣơng trình 135-II, Dự án NMPRP-2, 3EM và TNSP. Theo quy trình này, công tác lập kế hoạch của năm tiếp theo sẽ đƣợc bắt đầu từ tháng 6 của hàng năm và đƣợc phê duyệt vào tháng 12 cùng năm đó. Quá trình lập kế hoạch năm của Dự án có thể đƣợc đƣợc thực hiện cùng thời gian hoặc lồng

Page 55: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

55

ghép với quy trình lập Kế hoạch PTKTXH hàng năm của địa phƣơng. Nội dung trong Kế hoạch năm của Dự án sẽ đƣợc đƣa vào nhƣ là một phần của Kế hoạch PTKTXH hàng năm của địa phƣơng. Khi thực hiện chu kỳ lập kế hoạch đầu tiên của Dự án bắt đầu từ tháng 6/2014, nội dung của kế hoạch 18 tháng đƣợc trình bày trong Báo cáo này sẽ đƣợc cập nhật và đƣa vào Kế hoạch Dự án năm 2015. Khi đó, sẽ không còn khái niệm Kế hoạch 18 tháng mà chỉ còn các Kế hoạch Dự án hàng năm. Quy trình lập kế hoạch của Dự án gồm các bƣớc công việc chính sau đây (chi tiết về từng bƣớc công việc và các biểu mẫu đi kèm đƣợc xây dựng trong PIM):

153. Lập Kế hoạch Dự án hàng năm tại cấp xã. Các công trình thuộc HP1 và các hoạt động thuộc HP2 đƣợc chuẩn bị và đề xuất hàng năm tại cấp xã, thực hiện cùng thời gian hoặc lồng ghép với quy trình lập Kế hoạch PTKTXH hàng năm của xã. Về cơ bản, các bƣớc lập kế hoạch nhƣ sau:

154. Công việc chuẩn bị trƣớc khi thực hiện bƣớc 1 bao gồm:

BQLDA tỉnh cung cấp thông tin về tổng ngân sách cho từng xã đối với HP1 và HP2 của năm kế hoạch.

BPT xã thông báo cho trƣởng thôn bản và cho các tổ chức đoàn thể tại thôn bản về tổng ngân sách của toàn xã và phân bổ cho các thôn/bản.

BPT xã hƣớng dẫn tiêu chí lựa chọn công trình/hoạt động và các thức tổ chức họp thôn, ghi chép và lƣu trữ thông tin của họp thôn.

Trƣởng thôn phối hợp với các tổ chức đoàn thể tại thôn chuẩn bị nội dung và thông báo cho ngƣời dân về tổ chức họp thôn có sự tham gia nhằm xác định ƣu tiên hỗ trợ của Dự án trong năm kế hoạch.

155. Bước 1: Họp thôn bản có sự tham gia

Với sự trợ giúp của cán bộ BPT xã, CF, cán bộ sinh kế cấp huyện, cán bộ đấu thầu các thôn bản tổ chức họp thôn để xác định các công trình CSHT và các hoạt động sinh kế đề xuất Dự án hỗ trợ. Cuộc họp thôn bản cần có tối thiểu 75% các hộ trong thôn tham gia, tối thiểu 30% đối tƣợng tham gia là phụ nữ.

Đối với công trình CSHT, danh mục các công trình CSHT cho năm tiếp theo của Dự án đƣợc thảo luận để lựa chọn công trình và hình thức đấu thầu áp dụng cho từng công trình.

Từ chu kỳ lập kế hoạch thứ hai bắt đầu vào tháng 6/2015, các hộ hƣởng lợi tham gia thảo luận để xác định các yêu cầu cần thực hiện công tác sửa chữa nhỏ để đề xuất đƣa vào danh mục các hoạt động của THP1.2 trong Kế hoạch năm.

Đối với các hoạt động sinh kế, các hộ hƣởng lợi sẽ thảo luận trực tiếp tại cuộc họp về các đề xuất hỗ trợ phát triển sinh kế. Tƣơng ứng với mỗi đề xuất, các hộ hƣởng lợi xác định cụ thể các hộ gia đình có cùng nguyện vọng phát triển sinh kế để thành lập các LEG.

Lập Biên bản họp thôn (lƣu tại thôn bản và gửi lên BPT xã nhƣ bƣớc 2).

156. Bước 2: Tổng hợp đề xuất thôn/bản và trình đề xuất cho BPT xã

BPT xã và cán bộ CF hƣớng dẫn cho cán bộ chủ trì cuộc họp thôn bản (trƣởng thôn) lập bản “Thông tin cơ bản về các đề xuất” theo mẫu của Dự án quy định.

Đại diện thôn bản gửi Biên bản họp thôn bản và “Thông tin cơ bản về các đề xuất” gửi lên BPT xã.

157. Bước 3: Kiểm tra các Đề xuất từ thôn bản, sắp xếp ƣu tiên ở cấp xã

Sàng lọc, sắp xếp ƣu tiên: Sau khi tổ chức họp xong tại tất cả các thôn bản, BPT xã tiến hành tổng hợp các hoạt động ƣu tiên từ Đề xuất của các thôn bản. Trên cơ sở kết quả tổng hợp, BPT xã tổ chức họp với sự tham gia của toàn bộ các thành viên BPT xã, đại diện các thôn bản và CF để sàng lọc đề xuất của các thôn bản. Tiêu chí sàng lọc và sắp xếp ƣu tiên gồm (i) tính phù hợp; (ii) tính khả thi; (iii) chi phí hợp lý; (iv) hƣớng tới nhóm dễ tổn thƣơng: ngƣời nghèo, dân tộc bản địa, phụ nữ; (iv) đảm bảo tuân thủ các quy định của Dự án về vốn, an toàn xã hội và môi trƣờng, chính sách của nhà tài trợ đối với dân tộc thiểu số.

Page 56: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

56

Lập và trình báo cáo Tổng hợp Đề xuất của xã: BPT xã lập thành báo cáo Tổng hợp Đề xuất của xã theo mẫu và trình báo cáo này nên BQLDA huyện; cập nhập nội dung của Báo cáo vào Dự thảo Kế hoạch PTKTXH hàng năm của xã;

158. Lập kế hoạch dự án hàng năm tại cấp huyện. Sau khi nhận đƣợc báo cáo Tổng hợp Đề xuất của xã, các bƣớc tiếp theo trong quy trình lập Kế hoạch Dự án hàng năm đƣợc ở cấp huyện gồm:

159. Bước 4: Phê duyệt Kế hoạch Dự án của xã

BQLDA huyện sẽ thẩm định Tổng hợp Đề xuất của các xã dự án. Việc thẩm định căn cứ vào các tiêu chí sàng lọc ở trên gồm (i) tính phù hợp; (ii) tính khả thi; (iii) chi phí hợp lý; (iv) hƣớng tới nhóm dễ tổn thƣơng: ngƣời nghèo, dân tộc bản địa, phụ nữ; (iv) đảm bảo tuân thủ các quy định của Dự án về vốn, an toàn xã hội, an toàn môi trƣờng.

BQLDA huyện phản hồi với BPT xã trong trƣờng hợp cần có thay đổi/bổ sung đối với các hạng mục trong Tổng hợp Đề xuất của xã. Trên cơ sở điều chỉnh của BPT xã, BQLDA huyện sẽ phê duyệt Kế hoạch Dự án của các xã (lập dựa trên Tổng hợp Đề xuất của xã).

Sau khi có Kế hoạch Dự án đƣợc phê duyệt, BPT xã cập nhật các nội dung của Kế hoạch này vào Kế hoạch PTKTXH hàng năm của xã.

160. Bước 5: Xây dựng Kế hoạch Dự án cấp huyện

BQLDA huyện tổng hợp Tổng hợp Đề xuất của các xã dự án đã chỉnh sửa bổ sung ở bƣớc 4 để xây dựng dự thảo Kế hoạch Dự án của huyện;

BQLDA huyện bổ sung các công trình mới hoặc các gói thầu triển khai trong năm kế hoạch và các hoạt động khác đƣợc triển khai tại cấp Huyện.

BQLDA huyện kiến nghị BQLDA tỉnh về các hoạt động nâng cao năng lực, truyền thông và chia sẻ tri thức để đƣa vào Kế hoạch Dự án của tỉnh trong năm.

161. Kế hoạch dự án hàng năm tại cấp tỉnh: Sau khi các huyện dự án trình Dự thảo Kế hoạch Dự án của huyện lên cấp tỉnh, các bƣớc tiếp theo của trình lập kế hoạch gồm:

162. Bước 6: Phê duyệt Kế hoạch Dự án cấp huyện

BQLDA tỉnh thẩm định dự thảo Kế hoạch Dự án của các huyện dự án; đồng thời xem xét đề xuất của các huyện về hoạt động NCNL (THP3.2) và hoạt động truyền thông, chia sẻ tri thức (THP3.3).

BQLDA tỉnh phản hồi với BQLDA huyện trƣờng hợp cần có thay đổi/bổ sung đối với các hạng mục trong dự thảo Kế hoạch Dự án cấp huyện của các huyện dự án. Trên cơ sở điều chỉnh của BQLDA huyện, BQLDA tỉnh sẽ phê duyệt Kế hoạch Dự án của các huyện.

Sau khi Kế hoạch Dự án đƣợc phê duyệt, BQLDA huyện cập nhật các hạng mục đầu tƣ của Dự án vào Kế hoạch PTKTXH của huyện.

163. Bước 7: Tổng hợp Kế hoạch Dự án cấp Tỉnh

BQLDA tỉnh tổng hợp Kế hoạch Dự án của các huyện dự án để xây dựng dự thảo Kế hoạch Dự án của tỉnh.

BQLDA tỉnh xem xét đề xuất các các huyện dự án về hoạt động NCNL, truyền thông và chia sẻ tri thức để đƣa vào dự thảo Kế hoạch. Trên cơ sở đó, BQLDA tỉnh xác định các hoạt động NCNL và truyền thông, chia sẻ tri thức vào Kế hoạch của tỉnh. BQLDA tỉnh cũng xác định các các hoạt động phát sinh trong công tác quản lý dự án (nhƣ kiểm toán).

BQLDA tỉnh xây dựng hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch Dự án của tỉnh để đệ trình NHTG và BĐPDA TƢ để thẩm định và phê duyệt.

164. Bước 8: Trình các bên có liên quan và phê duyệt

NHTG sẽ xem xét có “Thƣ không phản đối” gửi trở lại cho BQLDA tỉnh; Trong trƣờng hợp, NHTG có “Thƣ phản đối” gửi trở lại cho BĐPDA TƢ, BQLDA tỉnh sẽ tiến hành các điều chỉnh kế hoạch tại cấp tỉnh và nếu cần thì yêu cầu BQLDA huyện điều chỉnh kế hoạch tại cấp huyện; và BPT xã điều chỉnh kế hoạch cấp xã.

Page 57: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

57

Song song với quá trình thẩm định của NHTG, BĐPDA TƢ cũng thực hiện thẩm định dự thảo Kế hoạch của các tỉnh. Trong trƣờng hợp cần thay đổi, BĐPDA TƢ thông báo cho BQLDA tỉnh và yêu cầu điều chỉnh.

Sau khi có Thƣ không phản đổi của NHTG và sự đồng ý của BĐPDA TƢ đối với bản dự thảo Kế hoạch của tỉnh đã đƣợc điều chỉnh, UBND tỉnh sẽ phê duyệt Kế hoạch Dự án và giao cho BQLDA tỉnh thông báo chi tiết đến tất cả các huyện/xã dự án;

Sau khi nhận đƣợc chỉ tiêu kế hoạch năm do UBND tỉnh giao và thông báo của BQLDA tỉnh, BQLDA huyện sẽ trình UBND huyện phê duyệt Kế hoạch Dự án năm.

Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của UBND huyện đƣợc gửi bằng văn bản tới UBND xã và các Ban ngành liên quan của huyện (theo quy định hiện hành), và gửi cho BQLDA tỉnh (để báo cáo).

Sau khi nhận đƣợc quyết định từ UBND huyện, UBND các xã sẽ niêm yết công khai Kế hoạch Dự án năm tại trụ sở xã và các thôn bản; đồng thời UBND xã giao cho BPT xã thực hiện thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.

165. Kế hoạch Dự án hàng năm tại cấp Trung ương: sau khi các tỉnh đã có Kế hoạch Dự án đƣợc phê duyêt, bƣớc 9 – là bƣớc cuối cùng trong quy trình lập kế hoạch của Dự án đƣợc thực hiện ở cấp TƢ. Cụ thể:

166. Bước 9: Tổng hợp Kế hoạch Dự án cấp TƢ và trình các bên có liên quan phê duyệt

BĐPDA TƢ tổng hợp các hoạt động của Dự án thể hiện trong Kế hoạch Dự án của các tỉnh để xây dựng Kế hoạch Tổng hợp của Dự án. Trong khi tiến hành tổng hợp, BĐPDA TƢ cũng cân nhắc để bổ sung các hoạt động NCNL, truyền thông và chia sẻ tri thức của toàn Dự án do cấp TƢ thực hiện;

BĐPDA TƢ cân nhắc và bổ sung các hoạt động quản lý chung (kiểm toán, giám sát, tƣ vấn hỗ trợ kỹ thuật...) vào Kế hoạch Tổng hợp của Dự án.

Trên cơ sở đó, BĐPDA TƢ trình Bộ KH&ĐT và NHTG để phê duyệt Kế hoạch Tổng hơp năm của toàn Dự án.

167. Hoạt động giám sát và đánh giá: Các đơn vị quản lý thực hiện Dự án ở từng cấp chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với các hoạt động đƣợc giao nhiệm vụ làm chủ đầu tƣ. Chi tiết về hoạt động giám sát và đánh giá đƣợc trình bày ở Chƣơng 4, Phần 2. Về cơ bản, các Hệ thống M&E của Dự án gồm hai nhóm thông tin chính là Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) và các thông tin thu thập độc lập. MIS sẽ theo dõi các thông tin về đầu vào, đầu ra (input, output) của Dự án và một số thông tin về kết quả. Những thông tin của MIS chủ yếu đƣợc thu thập thông qua hệ thống biểu mẫu báo cáo định kỳ. Trong khi đó, nhóm các thông tin thu thập độc lập chủ yếu tập trung vào kết quả (outcome) và tác động (impact) của Dự án; các thông tin này sẽ đƣợc thu thập thông qua các cuộc khảo sát (nhƣ Điều tra Kỳ gốc, Đánh giá giữa kỳ, Điều tra Cuối kỳ), các Đoàn Giám sát hàng năm, và một số công cụ khác (nhƣ Sách ảnh, Sự Thay đổi Quan trọng nhất (Most Significant Changes), hoặc các nghiên cứu chuyên đề).

168. Thu thập thông tin cho Hệ thống MIS. Đây là những thông tin đƣợc thu thập thƣờng xuyên, thông qua đội ngũ cán bộ phụ trách công tác M&E ở các cấp QLDA. Quá trình thu thập thông tin sử dụng các biểu mẫu do Dự án quy định (quy trình thu thập, các biểu mẫu/công cụ đi kèm đƣợc giải thích trong PIM). Cụ thể:

BQLDA tỉnh chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu cấp tỉnh, tổng hợp dữ liệu (từ huyện) và ghi nhận giá trị các chỉ số kết quả; đồng thời BQLDA tỉnh có trách nhiệm tổng hợp dữ liệu này để xây dựng các báo cáo định kỳ trình UBND tỉnh, BĐPDA TƢ, và NHTG.

BQLDA huyện chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu cấp huyện, tổng hợp dữ liệu (từ xã); tổng hợp dữ liệu để xây dựng báo cáo định kỳ trình BQLDA tỉnh.

BPT xã chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu và ghi nhận giá trị của các chỉ số (nếu áp dụng) tại cấp xã và đƣa vào báo cáo định kỳ trình BQLDA huyện.

169. Thu thập thông tin độc lập. Các thông tin thu thập ngoài hệ thống MIS gồm một số cuộc khảo sát và các hoạt động thu thập thông tin khác. Cụ thể:

Page 58: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

58

Khảo sát Đầu kỳ (BLS) và Cuối Kỳ (ELS): đây là hai cuộc khảo sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác M&E. BLS cung cấp thông tin ban đầu về các chỉ số kết quả mà Dự án hƣớng tới. ELS cung cấp thông tin khi Dự án kết thúc để đánh giá những kết quả và tác động do Dự án mang lại. Để làm cơ sở cho công tác đánh giá, các cuộc điều tra này sẽ đƣợc thực hiện trên phạm vi mẫu khảo sát gồm cả nhóm thụ hƣởng (treatment) và nhóm đối chứng (control) trên cỡ mẫu dự kiến khoảng 1,800-2,500 hộ gia đình. BĐPDA TƢ sẽ thuê tuyển tƣ vấn để thực hiện độc lập các cuộc khảo sát này.

Các công cụ thu thập thông tin có sự tham gia nhƣ Sách ảnh (Photo Story Book), Thay đổi Quan trọng nhất (MSC), và một số nghiên cứu sâu định tính khác (qualitative light study) thu thập bổ sung thông tin cho công tác giám sát đánh giá. Những công cụ này sẽ do tƣ vấn hỗ trợ BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh thực hiện.

170. Hoạt động kiểm toán: Về kiểm toán bộ bộ, công tác kiểm toán nội bộ đƣợc thực hiện hàng năm do Thanh tra của Sở KH&ĐT các tỉnh chủ trì với sự tham gia của các bên liên quan (riêng năm 2018 sẽ không tiến hành kiểm toán nội bộ). Về kiểm toán độc lập, BĐPDA TƢ sẽ tổ chức đấu thầu để tuyển chọn đơn vị kiểm toán độc lập. Đơn vị này sẽ thực hiện kiểm toán hàng năm và cung cấp Báo cáo kiểm toán độc lập không muộn hơn tháng 6 của năm kế tiếp đến BQLDA tỉnh, BĐPDA TƢ, và NHTG.

171. Hoạt động điều phối và hướng dẫn: Đây là chức năng xuyên suốt của cấp trên đối với cấp dƣới trong toàn bộ máy quản lý dự án đƣợc quy định chi tiết trong Chƣơng 3. Đặc biệt, tại cấp huyện dự án có thành lập nhóm Hƣớng dẫn viên cộng đồng (CF) hoạt động trực tiếp tại cấp xã. Nhóm CF có chức năng điều phối và hƣớng dẫn chung cho mọi hoạt động dự án tại thôn xã, nhất là trong các công trình xã làm chủ đầu tƣ.

172. Hoạt động mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc: các khoản mua sắm này do BQLDA tỉnh làm chủ đầu tƣ, nhiệm vụ duy tu bảo dƣỡng đƣợc giao cho cấp sử dụng. Hoạt động này diễn ra một lần và đƣợc đƣa vào Kế hoạch Đấu thầu 18 tháng. Kinh phí bảo dƣỡng trang thiết bị sử dụng thuộc hạng mục chi phí quản lý thƣờng xuyên.

VI. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn và kế hoạch giải ngân

A. Tổng vốn đầu tư

173. Tổng vốn đầu tƣ ƣớc tính của Dự án GNKVTN tại cả 6 tỉnh là hơn 168,2 triệu USD, trong đó vốn vay là 150 triệu USD (chiếm gần 89,2% tổng vốn của Dự án); vốn đối ứng là 18,2 triệu USD (chiếm 10.8% tổng vốn của Dự án và bằng 12,3% tổng vốn vay). Bảng dƣới đây tóm tắt tổng vốn đầu tƣ của Dự án:

Bảng 2.6 Tổng vốn phân bổ cho 6 tỉnh trên toàn vùng dự án

Tiền tệ

Nguồn vốn đầu tư dự kiến

Tổng số Vốn vay Vốn đối ứng

Tính theo ngoại tệ USD 168.219.561 150.000.000 18.219.561

Tính theo VNĐ VND 3.512.424.431.127 3.132.000.000.000 380.424.431.127

Ghi chú: tỷ giá sử dụng để quy đổi là ở mức 1USD = 20.880 VNĐ

B. Phân bổ vốn đầu tư

174. Định hướng phân bổ vốn: Theo dự kiến của Bộ KH&ĐT thể hiện trong Công văn 10284/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 11/12/2012, việc phân bổ vốn vay của Dự án sẽ thực hiện trên cơ sở:

85% tổng vốn vay sẽ đƣợc phân bổ trƣớc theo các tiêu chí đƣợc xác định trong Công văn 10284/BKH&ĐT-KTĐP<

Page 59: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

59

15% vốn vay chƣa phân bổ vào thời điểm lập Báo cáo NCKT. Thay vào đó, phần vốn này sẽ đƣợc phân bổ trên cơ sở đánh giá hiệu quả thực hiện Dự án trong giai đoạn 18 tháng đầu để khuyến khích những địa phƣơng có cách tổ chức thực hiện hiệu quả và sáng tạo, và cho các mô hình can thiệp mới đƣợc thống nhất giữa các bên liên quan sau đánh giá giữa kỳ vào năm 2016.

175. Chi tiết phân bổ 85% vốn vay: Vì vậy, trong Báo cáo này, dự kiến về phân bổ vốn đƣợc tính theo 85% tổng vốn vay từ NHTG và vốn đối ứng tƣơng ứng với phần vốn vay đó. Việc phân bổ vốn cho phần 85% vốn vay nói trên thực hiện theo các tiêu chí sau đây:

176. Đối với Hợp phần 1: Các xã đƣợc phân thành 6 nhóm dựa theo tỷ lệ nghèo, tƣơng ứng với mỗi nhóm là mức phân bổ vốn đƣợc xác định tỷ lệ thuận với tỷ lệ nghèo. Theo đó, mức đầu tƣ bình quân trên đầu ngƣời theo các loại xã đƣợc quy đinh cụ thể nhƣ sau:

Nhóm 1: tỷ lệ nghèo > 40%; mức phân bổ là 7,5 USD/ngƣời/năm;

Nhóm 2: 40% ≤ tỷ lệ nghèo < 50%; mức phân bổ 9,5 USD/ngƣời/năm;

Nhóm 3: 50% ≤ tỷ lệ nghèo < 60%; mức phân bổ là 11,5 USD/ngƣời/năm;

Nhóm 4: 60% ≤ tỷ lệ nghèo < 70%; mức phân bổ là 13,5 USD/ngƣời/năm;

Nhóm 5: 70% ≤ tỷ lệ nghèo < 80%; mức phân bổ là 15,5 USD/ngƣời/năm;

Nhóm 6: tỷ lệ nghèo ≥ 80%; mức phân bổ là 17,5 USD/ngƣời/năm;

177. Đối với Hợp phần 2: Tiêu chí áp dụng là tổng số dân số theo xã dự án với mức đầu tƣ theo

đầu ngƣời (6,0 USD/ngƣời/năm).

178. Đối với Hợp phần 3: Định mức đầu tƣ theo từng huyện dự án là 1.700.000 USD/huyện.

179. Kết quả dự kiến phân bổ 85% vốn vay cho các tỉnh. Với các nguyên tắc nhƣ trên, phần 85%

vốn vay đƣợc phân bổ cho các tỉnh dự án với chi tiết dƣới đây:

Bảng 2.7 Phân bổ 85% vốn vay theo các Hợp phần và tỉnh trong vùng dự án (ĐVT: USD)

Vốn Phân Bổ HP1 HP2 HP3 HP4 Tổng (85%)

Đắk Lắk 10.359.990 8.491.296 8.500.000 1.367.564 28.718.851

Đắk Nông 6.737.421 4.975.752 6.800.000 925.659 19.438.832

Gia Lai 10.435.312 7.019.256 8.500.000 1.297.728 27.252.297

Kon Tum 7.901.872 4.682.880 10.200.000 1.139.238 23.923.990

Quảng Nam 3.632.217 1.731.216 5.100.000 523.172 10.986.604

Quảng Ngãi 5.956.802 3.338.856 5.100.000 719.783 15.115.441

Tổng 45.023.614 30.239.256 44.200.000 5.973.144 125.436.014

Page 60: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

60

C. Kế hoạch giải ngân

Kế hoạch giải ngân của phần vốn vay (85%) và vốn đối ứng cho phần vốn vay này đƣợc chi tiết theo năm và theo HP nhƣ sau:

Bảng 2.8 Phân bổ 85% vốn vay và vốn đối ứng theo chu kỳ của Dự án (ĐVT: USD)

Hợp Phần Vốn Vay Tổng Vốn Đối Ứng Tổng Vốn

2014 2015 2015- 2018 Vốn Vay (85%) 2014 2015 2015- 2018 Đối Ứng

1. Đắk Lắk 3.446.262 2.871.885 22.400.704 28.718.851 255.271 212.726 1.659.262 3.776.187

HP1 1.243.199 1.035.999 8.080.793 10.359.990 31.080 25.900 202.020 259.000

HP2 1.018.956 849.130 6.623.211 8.491.296 203.791 169.826 1.324.642 1.698.259

HP3 1.020.000 850.000 6.630.000 8.500.000 20.400 17.000 132.600 170.000

HP4 164.108 136.756 1.066.700 1.367.564

1.648.928

2. Đắk Nông 2.332.660 1.943.883 15.162.289 19.438.832 155.950 129.959 1.013.677 2.898.784

HP1 808.491 673.742 5.255.189 6.737.421 20.212 16.844 131.380 168.436

HP2 597.090 497.575 3.881.087 4.975.752 119.418 99.515 776.217 995.150

HP3 816.000 680.000 5.304.000 6.800.000 16.320 13.600 106.080 136.000

HP4 111.079 92.566 722.014 925.659

1.599.198

3. Gia Lai 3.270.276 2.725.230 21.256.791 27.252.297 220.168 183.473 1.431.093 3.553.307

HP1 1.252.237 1.043.531 8.139.544 10.435.312 31.306 26.088 203.489 260.883

HP2 842.311 701.926 5.475.020 7.019.256 168.462 140.385 1.095.004 1.403.851

HP3 1.020.000 850.000 6.630.000 8.500.000 20.400 17.000 132.600 170.000

HP4 155.727 129.773 1.012.228 1.297.728

1.718.573

4. Kon Tum 2.870.879 2.392.399 18.660.712 23.923.990 160.575 133.812 1.043.736 3.708.649

HP1 948.225 790.187 6.163.460 7.901.872 23.706 19.755 154.087 197.547

HP2 561.946 468.288 3.652.646 4.682.880 112.389 93.658 730.529 936.576

HP3 1.224.000 1.020.000 7.956.000 10.200.000 24.480 20.400 159.120 204.000

HP4 136.709 113.924 888.605 1.139.238

2.370.527

5. Quảng Nam 1.318.393 1.098.660 8.569.551 10.986.604 64.686 53.905 420.458 2.049.801

HP1 435.866 363.222 2.833.129 3.632.217 10.897 9.081 70.828 90.805

HP2 207.746 173.122 1.350.348 1.731.216 41.549 34.624 270.070 346.243

Page 61: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

61

HP3 612.000 510.000 3.978.000 5.100.000 12.240 10.200 79.560 102.000

HP4 62.781 52.317 408.074 523.172

1.510.753

6. Quảng Ngãi 1.813.853 1.511.544 11.790.044 15.115.441 110.243 91.869 716.579 2.232.832

HP1 714.816 595.680 4.646.305 5.956.802 17.870 14.892 116.158 148.920

HP2 400.663 333.886 2.604.308 3.338.856 80.133 66.777 520.862 667.771

HP3 612.000 510.000 3.978.000 5.100.000 12.240 10.200 79.560 102.000

HP4 86.374 71.978 561.431 719.783

1.314.141

Ghi chú: (i) đây là mức giải ngân ước tính cho phần 85% vốn vay; (ii) tỷ lệ giải ngân theo các năm được tính toán trên cơ sở tham khảo thực tế tình hình giải ngân của nhiều Dự án giảm nghèo khác ở Việt Nam (trong đó có NMPRP-2); (iii) tỷ lệ giải ngân cho năm 2014 được ước tính dựa trên giả định là Dự án đi vào triển khai từ Quý I/2014.

Page 62: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

62

Chương 3: Quản lý và Vận hành Dự án

I. Cơ sở pháp lý của Quản lý Dự án

180. Khung pháp lý đối với quản lý và vận hành Dự án gồm 4 nhóm: (i) văn bản về sử dụng vốn ODA, (ii) văn bản về quản lý xây dựng, (iii) văn bản về đấu thầu, mua sắm, và (iv) văn bản về công tác quản lý tài chính. Các văn bản pháp quy, quy định hiện hành là cơ sở cho quản lý, vận hành Dự án đƣợc trình bày chi tiết trong Phụ lục 9. Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án (PIM) sẽ đƣợc xây dựng trên cơ sở các văn bản này, căn cứ vào thiết kế dự án đã đƣợc sự đồng thuận giữa các bên liên quan. PIM sẽ là một văn bản có tính pháp lý đối với Dự án và là văn bản “tất cả trong một” (All in One) để phục vụ cho đội ngũ cán bộ QLDA các cấp và các đối tƣợng liên quan tham chiếu trong quá trình vận hành Dự án.

181. Số tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án: Để đảm bảo Dự án đƣợc triển khai thuận lợi ngay sau khi có hiệu lực, BCBDA TƢ chủ trì việc thuê tuyển tƣ vấn để xây dựng PIM song song với quá trình xây dựng Báo cáo NCKT. PIM là một tài liệu quan trọng cho quá trình thẩm định Dự án và sẽ đƣợc phê chuẩn trƣớc khi ký Hiệp định vay vốn. Ngay trong quý 4/2013, Dự án sẽ thực hiện các hoạt động tập huấn NCNL cho cán bộ QLDA các cấp dựa trên PIM (nhƣ trên). Hoạt động xây dựng PIM và tập huấn NCNL cán bộ QLDA các cấp sử dụng nguồn vốn từ Tiểu Dự án PPTAF. Căn cứ vào các quy định liên quan đến quản lý dự án hiện hành và nội dung của Báo cáo NCKT, cấu trúc của PIM dự kiến gồm các phần:

Chƣơng 1: Thông tin chung về Dự án

Chƣơng 2: Công tác lập kế hoạch

Chƣơng 3: Phát triển sinh kế bền vững

Chƣơng 4: Nâng cao năng lực; truyền thông và chia sẻ tri thức

Chƣơng 5: Quản lý tài chính

Chƣơng 6: Quản lý đấu thầu

Chƣơng 7: Vận hành và bảo trì

Chƣơng 8: Giám sát và đánh giá

Chƣơng 9: Công tác an toàn và môi trƣờng xã hội

II. Tổ chức quản lý thực hiện Dự án

182. Nhân sự trong BQLDA các cấp. Một số nguyên tắc về quản lý và phát triển nhân sự trong

bộ máy quản lý thực hiện Dự án bao gồm:

Các cán bộ tham gia Dự án từ cấp TƢ, tỉnh, huyện, xã có thể là công chức, viên chức đƣợc điều động từ các cơ quan từ TƢ, tỉnh, huyện, xã và/ hoặc đƣợc tuyển dụng theo hình thức hợp đồng. Chế độ tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng đƣợc áp dụng theo Thông tƣ 219/2009/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành và đƣợc chi từ nguồn chi thƣờng xuyên của Dự án (không áp dụng tỷ lệ phần trăm chi phí quản lý của các công trình CSHT).

Các cán bộ đƣợc lựa chọn và tuyển dụng làm việc cho Dự án phải có trình độ chuyên môn theo các lĩnh vực đƣợc phân công, có nhiệt huyết hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo, biết sử dụng thành thạo máy tính. Thời gian mà cán bộ công chức biên chế trong các cơ quan Nhà nƣớc khi đƣợc điều chuyển sang tham gia bộ máy quản lý thực hiện Dự án theo cơ chế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đƣợc tính là thời gian làm việc tại cơ sở trong chính sách phát triển cán bộ công chức hiện hành. Cán bộ làm việc tại các cơ quan quản lý Dự án theo hình thức hợp đồng nếu có nguyện vọng sẽ đƣợc ƣu tiên trong quá trình tuyển dụng để trở thành cán bộ công chức biên chế trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

Chi phí tiền lƣơng cho cán bộ Dự án các cấp đƣợc cấp kinh phí từ nguồn kinh phí của HP4. Riêng chi phí tiền lƣơng và chí phí hoạt động của đội ngũ CF sẽ đƣợc cấp từ kinh phí của THP 3.2.

Bản mô tả chức năng/nhiệm vụ chính của từng vị trí đƣợc trình bày trong Phụ lục 10.

Page 63: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

63

183. Bộ máy quản lý và thực hiện Dự án: để Dự án đƣợc quản lý hiệu quả, phát huy tối đa các nguồn lực đƣợc sử dụng trong Dự án ở tất cả các cấp, công tác tổ chức quản lý thực hiện tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Bộ máy Tổ chức quản lý Dự án đƣợc thành lập ở tất cả các cấp: bao gồm Ban Điều phối Dự án cấp Trung Ƣơng (BAN ĐPDA TƢ), Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh (BQLDA tỉnh), Ban Quản lý Dự án cấp huyện (BQLDA huyện) và Ban Phát triển xã (BPT xã).

Cơ cấu tổ chức tại các cấp đƣợc xây dựng với mô hình gọn nhẹ, tối ƣu hóa quá trình ra quyết định và đảm bảo tính linh hoạt trong triển khai Dự án;

Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ dự án các cấp tƣơng ứng với các hợp phần/tiểu hợp phần của Dự án;

Giảm thiểu sự chồng chéo trong nhiệm vụ đƣợc giao đồng thời tăng cƣờng phối hợp giữa các ngành, bộ phận chức năng ở từng cấp và liên cấp;

Kết hợp giữa chế độ kiêm nhiệm và chuyên trách đáp ứng đủ nhân lực thƣờng xuyên để triển khai Dự án đạt yêu cầu.

184. Ra quyết định thành lập BQLDA các cấp: Bộ KH&ĐT ra quyết định thành lập BĐPDA TƢ, trực thuộc Vụ Kinh tế Địa phƣơng và lãnh thổ; UBND tỉnh ra quyết định thành lập BQLDA tỉnh, các BQLDA huyện. UBND huyện ra quyết định thành lập các BPT xã. Hình 3.1 dƣới đây trình bày cơ cấu quản lý chung của Dự án ở các cấp, sơ đồ chi tiết ở từng cấp đƣợc trình bày lần lƣợt ở các Hình 3.2, 3.3, 3.4, 3.5.

Hình 3.1 Sơ đồ Hệ thống quản lý DA từ Trung ương đến địa phương

Chú thích

: Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ phối hợp

: Cung cấp hƣớng dẫn/hỗ trợ kỹ thuật

185. BĐPDA TƯ. BĐPDA TƢ (i) chỉ đạo toàn diện công tác chuẩn bị Dự án; (ii) làm đầu mối làm việc giữa nhà tài trợ và các Bộ, ngành có liên quan để xây dựng/ban hành /sửa đổi những quy định áp dụng cho Dự án phù hợp với thủ tục của nhà tài trợ và pháp luật hiện hành; (iii) quản lý các gói thầu tƣ vấn hỗ trợ kỹ thuật thực hiện chung (TA) cho toàn Dự án và gói thầu thực hiện dịch vụ giám sát độc lập quá trình thực hiện Dự án; chỉ đạo và điều phối hoạt động của Nhóm Cố vấn Kỹ thuật (TA); (iv) chủ trì xây dựng chiến lƣợc truyền thông của toàn Dự án; (v) tiến hành các hoạt động nâng cao năng lực chung cho toàn Dự án; (v) Chủ trì thực hiện công tác giám sát và đánh giá Dự án; (vi) thuê tuyển kiểm toán độc lập hàng năm để kiểm toán báo cáo tài chính Dự án hàng năm đảm bảo cho công tác quản lý tài chính Dự án đáp ứng đƣợc các quy định của cả Chính phủ Việt Nam và NHTG; (vii) hỗ trợ các tỉnh về kỹ thuật, thể chế, tổ chức trong quá trình thực hiện Dự án; (viii) đóng góp vào quá trình xây dựng các chính sách chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn của Chính phủ,

Ban Phát triển xã

130 xã dự án

Ban Quản lý DA 6 tỉnh

Ban Quản lý DA 26 huyện Ủy ban Nhân dân

26 huyện tham gia DA

Ủy ban Nhân dân

130 xã tham gia DA

Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Ban Điều phối DA TƯ

Ủy ban Nhân dân 6 Tỉnh tham gia DA

Ngân hàng Thế giới

Page 64: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

64

dựa trên kinh nghiệm/bài học của Dự án; (ix) xây dựng và vận hành website Dự án. Sơ đồ tổ chức của BĐPDA TƢ đƣợc trình bày trong Hình 3.2.

Hình 3.2 Sơ đồ Ban Điều phối Dự án Trung Ương

186. Nhân sự của BĐPDA TƯ. BĐPDA TƢ có các vị trí nhân sự gồm: (i) Giám đốc BĐPDA TƢ (là lãnh đạo Vụ Kinh tế địa phƣơng và lãnh thổ, làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm); (ii) 01 Phó Giám đốc BĐPDA TƢ làm việc chuyên trách và 01 Phó Giám đốc kiêm nhiệm; (iii) Nhóm cán bộ dự án chuyên trách gồm: cán bộ điều phối dự án, cán bộ đấu thầu/CSHT, cán bộ sinh kế và phát triển thị trƣờng, cán bộ NCNL, cán bộ truyền thông, cán bộ kế hoạch/tài chính dự án, cán bộ M&E, cán bộ chính sách an toàn xã hội và môi trƣờng, kế toán, hành chính, thủ quỹ, cán bộ phiên dịch/ biên dịch, lái xe. Tổng số cán bộ của BĐPDA TƢ có không quá 30 ngƣời trong đó chỉ vị trí Giám đốc và 01 Phó Giám đốc BĐPDA TƢ là kiêm nhiệm (xem Phụ lục 13 về chi phí lƣơng/phụ cấp cho BĐPDA TƢ).

187. Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật (Nhóm TA): Nhóm này sẽ bao gồm các tƣ vấn quốc tế và trong nƣớc thuộc một đơn vị tƣ vấn đƣợc BĐPDA TƢ tuyển chọn theo hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế, sử dụng thủ tục lựa chọn dựa trên chất lƣợng và chi phí (QCBS). Nhóm TA sẽ hỗ trợ BĐPDA TƢ trong việc điều phối và hỗ trợ thực hiện các hoạt động Dự án trên cả 6 tỉnh dự án trong suốt vòng đời Dự án. Một bộ phận của Nhóm TA sẽ triển khai hỗ trợ trực tiếp cho các tỉnh dự án theo cơ chế “văn phòng vùng”. Theo đó, 03 nhóm từ 2-3 cán bộ của Nhóm TA sẽ hỗ trợ cho 03 nhóm tỉnh gồm Đắk Nông và Đắk Lắk; Gia Lai và Kon Tum; Quảng Nam và Quảng Ngãi. Việc hình thành 03 nhóm tỉnh này là xuất phát từ những đặc điểm kinh tế-xã hội khá tƣơng đồng giữa các huyện dự án ở các tỉnh. Trọng tâm của cơ chế hỗ trợ theo “văn phòng vùng” là tập trung vào các hoạt động phát triển sinh kế, NCNL,và giám sát đánh giá. Chi tiết các vị trí và số tháng làm việc của từng vị trí đề xuất trong Phụ lục 10 là cơ sở để xây dựng Điều khoản giao việc (ToR). Dự kiến các vị trí gồm: 01 Tƣ vấn quốc tế làm trƣởng nhóm với 30 tháng làm việc; nhóm tƣ vấn trong nƣớc đƣợc cơ cấu tối đa là 12 ngƣời tƣơng đƣơng với tối đa là 250 tháng làm việc. Theo kinh nghiệm của Dự án NMPRP-2, việc thuê tuyển nhóm TA là một quá trình mất nhiều thời gian để lựa chọn đƣợc đơn vị tƣ vấn có đủ năng lực phù hợp. Vì vậy, BCBDA TƢ sẽ xây dựng kế hoạch tuyển dụng, ToR cho nhóm TA này trong quá

Chú thích

: Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ phối hợp

: Cung cấp hƣớng dẫn/hỗ trợ kỹ thuật

: Hợp tác triển khai

Giám đốc

Ban ĐPDATƯ (KN)

Nhóm Hỗ trợ

Kỹ thuật

(TA)

02 Phó Giám đốc

Ban ĐPDATƯ (CTr + KN)

Cán bộ điều phối DA

(CTr)

Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Ngân hàng Thế giới Bộ / Ngành

(Tài chính, Nông nghiệp, Lao động, Ủy

ban dân tộc, NHNN)

Cán bộ Kế toán, thủ quỹ,

hành chính phiên dịch, lái

xe (CTr)

Cán bộ đấu thầu

/CSHT

(CTr)

Cán bộ Kế

hoạch/ tài

chính M&E (CTr)

Cán bộ

sinh kế

(CTr)

Cán bộ NCNL; Truyền thông

(CTr)

Cán bộ CS môi

trường& CS an toàn

xã hội

(CTr)

Page 65: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

65

trình chuẩn bị Dự án để công tác tuyển dung tƣ vấn có thể bắt đầu trong Quý 4/2013. Theo dự kiến, Nhóm TA sẽ đi vào hoạt động từ Quý 3/2014.

188. BQLDA tỉnh. BQLDA tỉnh có nhiệm vụ: (i) trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động của Dự án tại tỉnh; (ii) lập kế hoạch; (iii) thực hiện chức năng giám sát và đánh giá theo thiết kế Dự án; (iv) lập báo cáo tình hình hoạt động của toàn Dự án (trên cơ sở báo cáo của huyện, xã) theo định kỳ; (v) theo dõi, quản lý về tổ chức và tiến độ thực hiện và hƣớng dẫn/hỗ trợ các BQLDA huyện, xã trong quá trình triển khai thực hiện Dự án; (vi) làm chủ đầu tƣ HP4, THP 3.2, THP 3.3; (vii) là đầu mối liên hệ với Nhà tài trợ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh, các đơn vị có liên quan, các huyện, các xã về tất cả các vấn đề của Dự án.

189. Nhân sự của BQLDA tỉnh gồm: (i) Giám Đốc Dự án là lãnh đạo Sở KH&ĐT làm việc kiêm nhiệm;

33 (ii) Phó Giám đốc BQLDA tỉnh làm việc chuyên trách; (iii) nhóm cán bộ kỹ thuật chuyên trách

gồm: cán bộ đấu thầu/CSHT, cán bộ sinh kế và phát triển thị trƣờng, cán bộ NCNL & truyền thông, cán bộ kế hoạch/tài chính dự án, cán bộ M&E, kế toán, cán bộ phiên dịch/biên dịch, cán bộ hành chính kiêm thủ quỹ, nhân viên lái xe. Tổng số cán bộ của BQLDA cấp tỉnh tối đa là 17 ngƣời (gồm cả kiêm nhiệm và chuyên trách). Tùy theo tính chất công việc và tình hình nhân sự mà BQLDA tỉnh tự bố trí nhân sự trình UBND tỉnh phê chuẩn nhƣng không vƣợt quá 17 nhân sự.

Hình 3.3 Sơ đồ BQLDA tỉnh

Chú thích

: Quan hệ chỉ đạo

: Hợp tác triển khai

190. BQLDA huyện. BQLDA huyện có nhiệm vụ: (i) Phối hợp với BQLDA tỉnh, theo thẩm quyền triển khai các THP trên phạm vi huyện; (ii) Lập kế hoạch của Dự án cấp huyện; (iii) Thực hiện công tác giám sát và đánh giá trên địa bàn huyện (theo Hệ thống M&E chung của toàn Dự án); (iv) Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện Dự án trên địa bàn theo định kỳ; (v) Làm chủ đầu tƣ THP 3.1; (vi) Kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ BPT các xã thực hiện các hợp phần của Dự án; (vii) nâng cao năng lực và hỗ trợ xã làm chủ đầu tƣ trong HP1 và HP2.

191. Nhân sự của BQLDA huyện gồm: (i) Giám đốc BQLDA huyện (Chủ tịch hay PCT UBND huyện) làm việc kiêm nhiệm; (ii) Phó giám đốc làm việc chuyên trách; (iii) nhóm cán bộ kỹ thuật chuyên trách gồm: cán bộ đấu thầu/CSHT, cán bộ sinh kế và phát triển thị trƣờng, cán bộ NCNL & truyền thông, cán bộ chính sách an toàn xã hội và môi trƣờng, cán bộ kế hoạch, cán bộ M&E, cán bộ Tài chính Kế toán, cán bộ phiên dịch/biên dịch, cán bộ hành chính kiêm thủ quỹ, nhân viên lái xe. Đặc biệt, tại cấp huyện sẽ thành lập nhóm Hƣớng dẫn viên cộng đồng (Community Facilitator – CF) nhƣ mô tả dƣới đây. Số lƣợng cán bộ trong BQLDA huyện (gồm cả CF) không vƣợt quá 17 ngƣời. Tùy

33

Riêng với tỉnh Đắk Nông, UBND Tỉnh đã có Đề án tổ chức Ban Quản lý ODA cấp tỉnh của Đăk Nông. Nếu trong thời gian đến cuối 2013, Đề án này đƣợc thông qua và đi vào thực hiện thì vị trí Giám đốc BQL DA tỉnh sẽ đƣợc bổ nhiệm chuyên trách hoặc kiêm nhiệm từ một thành viên của Ban Quản lý ODA tỉnh.

Giám đốc BQLDA tỉnh

Phó giám đốc BQLDA tỉnh

Kế toán, hành chính, phiên dịch,

lái xe (CTr)

Cán bộ sinh kế &

PT thị trường (CTr)

Cán bộ Kế hoạch/tài chính dự án, M&E

(CTr)

Cán bộ đấu thầu/

CSHT (CTr)

Cán bộ NCNL & Truyền

thông (CTr)

Cán bộ CS an toàn xã hội & MT

(CTr)

Page 66: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

66

theo điều kiện đặc thù của các hoạt động dự án tại huyện và tình hình nhân sự mà BQLDA huyện bố trí nhân sự và báo cáo với UBND huyện để phê chuẩn.

192. Hướng dẫn viên cộng đồng (Community Facilitator – CF): CF là cán bộ của BQLDA huyện nhƣng đƣợc phân công hỗ trợ cho các xã trong thực hiện các hoạt động của Dự án. Đội ngũ CF gồm những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, và đƣợc Dự án tập huấn NCNL để hỗ trợ trực tiếp và hàng ngày cho BPT xã, các thôn bản, nhóm cộng đồng, tổ nhóm LEG trong thực hiện các hoạt động. CF sẽ đƣợc BQLDA huyện tuyển dụng theo thủ tục cạnh tranh dƣới sự hỗ trợ kỹ thuật và giám sát của BQLDA tỉnh. Mô tả chức năng/nhiệm vụ chính của CF đƣợc nêu trong Phụ lục 10; hƣớng dẫn thủ tục tuyển dụng và điều khoản giao việc của CF đƣợc nêu cụ thể trong PIM. Các cán bộ CF đƣợc hƣởng lƣơng, phụ cấp theo đúng nhƣ chế độ áp dụng cho các cán bộ khác của BQLDA huyện. Mỗi xã dự án sẽ có một CF (nhƣ vậy toàn Dự án sẽ có 130 cán bộ CF).

Hình 3.4 Sơ đồ BQLDA huyện

Chú thích

: Quan hệ chỉ đạo

: Hợp tác triển khai

193. BPT xã. BPT xã có nhiệm vụ: (i) lập kế hoạch các hoạt động của Dự án ở cấp xã; (ii) thực hiện chức năng giám sát (đảm bảo thu thập dữ liệu theo yêu cầu của Hệ thống M&); (iii) thực hiện các THP do xã làm chủ đầu tƣ; (iv) chủ trì hƣớng dẫn thôn bản tham gia thực hiện quy trình lập kế hoạch (qua các cuộc họp thôn có sự tham gia), trên cơ sở đó tổng hợp và xây dựng kế hoạch hàng năm của xã; (v) tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân ở các thôn bản tích cực tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện Dự án; (vi) hỗ trợ hoạt động của các tổ nhóm LEG (trong HP2), các tổ nhóm GIC xây dựng, tổ nhóm CIG vận hành và bảo trì (HP1).

194. Nhân sự của BPT xã gồm: 01 Trƣởng ban (Chủ tịch hoặc PCT UBND xã); 01 Phó ban (là đại diện Hội LH Phụ nữ); các thành viên là cán bộ văn phòng, cán bộ nông nghiệp/địa chính và cán bộ kế toán xã. Ngoài ra khi có công trình tại xã, thành viên BPT xã sẽ đƣợc bổ sung thêm 2 đại diện của mỗi thôn bản có công trình triển khai (gồm một đại diện nam và một đại diện nữ). Phụ cấp cho 2 đại diện này đƣợc trích từ 6% quản lý phí của chính các công trình đƣợc triển khai tại thôn bản.

Giám đốc BQLDA huyện

Phó giám đốc BQLDA huyện

Cán bộ hỗ trợ: hành chính,

phiên dịch, lái

xe (CTr)

Cán bộ sinh kế & PT thị

trường (CTr)

Cán bộ Kế hoạch,

M&E, (CTr)

Cán bộ đấu

thầu/CSHT (CTr)

Cán bộ NCNL & Truyền

thông (CTr)

Cán bộ CS an toàn xã hội & MT

(CTr)

Page 67: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

67

Hình 3.4 Sơ đồ BPT xã

Chú thích

: Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ phối hợp

: Cung cấp hƣớng dẫn/hỗ trợ kỹ thuật

: Hợp tác triển khai

(*) : Mỗi thôn bản gồm 2 đại diện (1 nam + 1 nữ) chỉ trong năm có công trình đƣợc thực hiện tại thôn/bản

195. Các thể chế khác hỗ trợ cho BPT xã. Bên cạnh BPT xã, có một số thể chế khác hỗ trợ cho

BPT xã trong quá trình quản lý và vận hành Dự án tại xã gồm:

196. Ban Giám sát xã: đƣợc UBND xã quyết định thành lập tại xã dự án nhƣng không thuộc BQLDA cấp xã. Phụ cấp của thành viên BGS xã cho các công việc liên quan đến Dự án đƣợc trích từ 1% tổng mức đầu tƣ công trình đƣợc thành lập BGS xã. BGS xã có nhiệm vụ: (i) Thực hiện giám sát cộng đồng đối với các nội dung đầu tƣ do xã làm chủ đầu tƣ; (ii) Giám sát, kiểm tra việc triển khai của các đơn vị thi công các công trình đầu tƣ CSHT của Dự án trên địa bàn xã; (iii) Kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị, khiếu nại (nếu có) của cộng đồng thôn bản. Nhân sự của Ban Giám sát xã gồm Đại diện của HĐND xã, Hội LH Phụ nữ xã, Hội Nông dân xã, Đoàn Thanh niên, Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non, tiểu học và THCS, trên địa bàn xã, đại diện các thôn bản. Lƣu ý rằng ở rất nhiều xã đã có BGS xã nên việc thành lập mới ở những xã này là không cần thiết. BPT xã sẽ báo cáo UBND xã để phê chuẩn về thành lập BGS xã.

197. Các thể chế cộng đồng khác: BPT xã đã có đại diện của các thôn bản trong thành phần của Ban. Đây là một cơ chế để hỗ trợ quá trình triển khai hoạt động của Dự án ở các thôn bản liên quan. Bên cạnh đó, Dự án chủ trƣơng huy động sự tham gia và hỗ trợ của các già làng, chức sắc tôn giáo – là những ngƣời có uy tín và đại diện cho các thể chế văn hóa truyền thống và đức tin của các hộ hƣởng lợi, nhất là trong công tác tuyên truyền và vận động ngƣời dân thay đổi cách nghĩ, cách làm mới do Dự án giới thiệu.

198. Các bên hữu quan trong quản lý và thực hiện Dự án. Bên cạnh các cơ quan thuộc hệ thống BQLDA các cấp, có nhiều bên hữu quan khác tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình quản lý và thực hiện Dự án. Các bên hữu quan chính gồm:

199. Nhà tài trợ NHTG: NHTG với vai trò là Nhà tài trợ sẽ có trách nhiệm (i) đảm bảo rằng các thủ tục, chính sách, quy định của NHTG đã đƣợc thống nhất áp dụng trong Dự án nhƣ sẽ đƣợc quy định trong Hiệp định vay vốn (FA) sẽ đƣợc Bên vay tuân thủ; (ii) cung cấp các hƣớng dẫn cần thiết cho Bên Vay (cụ thể là các cơ quan thực hiện Dự án) về các thủ tục của NHTG (ví dụ đấu thầu mua sắm, giải ngân, các chính sách an toàn về môi trƣờng và xã hội...). NHTG sẽ có các đoàn giám sát thực hiện Dự án 6 tháng/lần, tham gia đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc Dự án.

200. Các cơ quan hữu quan khác có vai trò quan trọng trong việc quản lý vận hành Dự án từ Trung ƣơng đến địa phƣơng bao gồm (thông tin chi tiết về vai trò và nhiệm vụ của từng cơ quan hữu quan ở từng cấp trong quản lý và vận hành Dự án đƣợc trình bày trong Phụ lục 11):

Đại diện các

thôn bản (*)

Trưởng BPT xã

(CT/ PCT UBND xã)

Phó Trưởng BPT xã

(HT/PHT Hội LHPN xã)

Kế toán xã

(KN)

Cán bộ địa chính

(KN)

Cán bộ nông

nghiệp (KN)

Hướng dẫn viên cộng đồng

- CF

Page 68: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

68

Cấp trung ƣơng: Bộ KH&ĐT (cơ quan chủ quản), Kho bạc Nhà nƣớc TƢ, Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ LĐ&TBXH, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng phục vụ ở cấp TƢ;

Cấp tỉnh: Sở KH&ĐT (BQLDA Tỉnh đặt tại Sở KH&ĐT – trừ trƣờng hợp tỉnh Đắk Nông nhƣ đã lƣu ý ở trên); Sở Tài chính; Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh; Sở NN&PTNT (và các đơn vị trực thuộc); Ban Dân tộc tỉnh; Sở Xây dựng; Sở Giao thông; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại và Đầu tƣ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội tại Tỉnh (Hội LH Phụ nữ, Hội Nông dân); các cơ quan truyền thông (Đài PT-TH Tỉnh, Báo tỉnh); các doanh nghiệp; các ngân hàng phục vụ tại tỉnh;

Cấp huyện: UBND các huyện; Phòng TC-KH huyện; Phòng KT-HT huyện; Phòng NN&PTNT; Phòng DT; Kho bạc Nhà nƣớc Huyện;

Cấp xã: UBND xã; Hội LH Phụ nữ và Hội Nông dân xã

Các đơn vị khác gồm: các tổ chức quốc tế, phi chính phủ hoạt động trên địa bàn; các đơn vị tƣ vấn, cơ sở nghiên cứu khoa học; nhà thầu xâp lắp.

201. Cơ chế phối hợp. Do quá trình triển khai thực hiện Dự án liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau nên xây dựng một cơ chế phối hợp có hiệu lực để đảm bảo sự phối hợp giữa các cấp QLDA, và sự hợp tác giữa các cấp QLDA với các cơ quan hữu quan khác có ý nghĩa quan trọng. Cơ chế phối hợp cơ bản đƣợc dự kiến nhƣ sau:

202. Cơ chế phối hợp của các BQLDA tỉnh, BĐPDA TƯ với các bộ phận chức năng của NHTG rất quan trọng. Đối với các hoạt động, vấn đề có tính chất chung cho toàn Dự án, BĐPDA TƢ sẽ là đầu mối liên hệ với NHTG còn các vấn đề khác nhƣ đấu thầu mua sắm và giải ngân, chính sách môi trƣờng và an toàn xã hội, các tỉnh sẽ làm việc trực tiếp với NHTG.

203. Họp định kỳ giữa BĐPDA TƯ và các tỉnh dự án: BĐPDA TƢ sẽ tổ chức các cuộc họp để thực hiện đánh giá công tác tổ chức thực hiện các hoạt động trên toàn vùng dự án. Các cuộc họp sẽ đƣợc tổ chức 6 tháng một lần, lần lƣợt tại các tỉnh dự án với sự tham gia của lãnh đạo 6 tỉnh dự án và các Giám đốc Dự án tỉnh cùng các cán bộ có liên quan tại cấp TƢ, tỉnh, huyện và một số xã dự án.

204. Họp định kỳ giữa BQLDA tỉnh và các huyện/xã dự án: (i) Hàng quý, BQLDA tỉnh sẽ tổ chức một cuộc họp giao ban tại văn phòng BQLDA tỉnh với sự tham gia của BQLDA tỉnh, các BQLDA huyện và xã để kiểm điểm tình hình thực hiện Dự án, giải quyết các vấn đề còn tồn tại và triển khai công việc của quý tiếp theo. Đại diện của các Sở, ban ngành có liên quan trong tỉnh đƣợc mời tham gia vào các cuộc họp định kỳ này. Nếu phát sinh các vƣớng mặc vƣợt khỏi phạm vi thẩm quyền của BQLDA tỉnh thì báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết. (ii) Hàng năm, UBND tỉnh sẽ triệu tập một cuộc họp tổng kết để đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của Dự án trong năm, tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện và xác định ƣu tiên cho hoạt động của Dự án trong năm tiếp theo.

205. Cơ chế phối hợp giữa BQLDA tỉnh và ngành nông nghiệp tỉnh. Ngành nông nghiệp (gồm Sở NN&PTNT, các cơ quan trực thuộc Sở, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các Phòng NN&PTNT huyện và Trạm Khuyến nông huyện, cán bộ nông nghiệp xã, cán bộ khuyến nông và thú y xã (nếu có)) có một vị trí quan trọng trong thực hiện các hoạt động trong HP2 của Dự án. Nguyên tắc và nội dung hợp tác giữa ngành nông nghiệp tỉnh với Dự án đã đƣợc đƣa ra trong HP2. Để đảm bảo hợp tác một cách hiệu quả, UBND tỉnh sẽ ra quyết định phân công nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT và các cơ quan thuộc ngành nông nghiệp thực hiện các hoạt động đã xác định theo đúng kế hoạch của Dự án.

206. Cơ chế phối hợp với các sở/ngành khác: Trong quá trình triển khai các Dự án, ngoài Sở NN&PTNT và các cơ quan ngành nông nghiệp, các sở/ngành khác (Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thƣơng, Sở NN&PTNT...) có trách nhiệm trợ giúp kỹ thuật cho BQLDA tỉnh, cho các huyện và cho các xã. Sở Tài chính và Phòng KH-TC huyện có vai trò quan trọng trong việc phê duyệt dự toán một số hoạt động Dự án. Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh/huyện có vai trò quan trọng trong kiểm soát chi. BQLDA tỉnh sẽ làm việc để các đơn vị này cử cán bộ tham gia các hoạt động tập huấn về PIM để hiểu đƣợc các nội dung và nguyên tắc của Dự án cũng nhƣ thủ tục của NHTG áp dụng cho Dự án. Cơ chế hợp tác nhƣ đối với ngành nông nghiệp ở trên cũng đƣợc áp dụng với các Sở/Ngành khác trong khi cần thiết để đảm bảo điều phối có hiệu quả các bên tham gia vào thực hiện các hoạt động của Dự án.

Page 69: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

69

III. Kế hoạch thực hiện Dự án

207. Một số hoạt động triển khai trước khi Dự án có hiệu lực. Để hỗ trợ cho công tác chuẩn bị Dự án, đặc biệt là đảm bảo tính “sẵn sàng” (readiness) của đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp để Dự án có thể triển khai ngay sau khi có hiệu lực, Bộ KH&ĐT và NHTG đã xây dựng và phê chuẩn Tiểu Dự án PPTAF. Với PPTAF, một số hoạt động chuẩn bị cho thực hiện Dự án đƣợc thực hiện trƣớc và/hoặc ngay sau khi Dự án có hiệu lực (dự kiến vào Quý 1/2014). Theo đó, PIM đƣợc biên soạn trong Quý 3/2013 và phê chuẩn trong Quý 4/2013; các hoạt động NCNL cho BQLDA các cấp sẽ đƣợc thực hiện ngay trong Quý 4/2013 và Quý 1/2014. Ngoài ra, một số hoạt động khác (nhƣ xây dựng thiết kế mẫu cho các công trình CHST, thực hiện một số nghiên cứu sâu để cung cấp thêm đầu vào cho tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế...) cũng sẽ đƣợc thực hiện trƣớc hoặc ngay sau khi Dự án có hiệu lực.

208. Kế hoạch thực hiện Dự án đƣợc chia làm hai giai đoạn chủ yếu: (i) 18 tháng đầu tiên bao gồm 12 tháng của năm 2014 và 6 tháng đầu của năm 2015, (ii) 42 tháng còn lại bao gồm 6 tháng cuối của năm 2015, và 36 tháng của 3 năm 2016-2018. Đối với 18 tháng đầu tiên, 3 tháng đầu năm 2014 sẽ chủ yếu dành cho khởi động Dự án, NCNL cho đội ngũ cán bộ, xây dựng các chiến lƣợc truyền thông và soạn thảo các tài liệu giới thiệu về Dự án; 3 tháng thuộc Quý II năm 2014 sẽ khởi động quy trình lập kế hoạch (tháng 6) cho năm 2015. Khi Kế hoạch năm 2015 đƣợc phê duyệt thì Kế hoạch này sẽ lồng ghép các hoạt động còn lại của Kế hoạch 18 tháng. Trong giai đoạn 42 tháng tiếp theo, phần lớn khối lƣợng công việc sẽ phần lớn tập trung ở giai đoạn này. Kế hoạch thực hiện Dự án dự kiến đƣợc chi tiết ở Bảng 3.1 dƣới đây:

Bảng 3.1 Tóm tắt Kế hoạch thực hiện Dự án theo năm

Thời gian Hoạt động chính

Năm 2014

Hoàn tất các thủ tục hành chính với NHTG

Ra quyết định thành lập BĐPDA TƢ, BQLDA tỉnh, huyện, BPT xã

Hoàn thiện kế hoạch vốn năm 2014

Đấu thầu quốc tế lựa chọn Ban cố vấn kỹ thuật Dự án (TA Board)

Ký cam kết giữa các bên liên quan đến Dự án nhƣ Kế hoạch Phòng chống tham nhũng đã trình bày

Mở Tài khoản tại Ngân hàng phục vụ và Kho bạc Nhà nƣớc TƢ/tỉnh/huyện

Hình thành hệ thống kế toán từ Ban ĐPDATƢ, tỉnh, BQLDA huyện, xã (bao gồm cả việc xây dựng phần mềm kế toán)

Rút vốn lần 1 từ NHTG vào tài khoản Ban ĐPDATƢ, tỉnh, sau đó chuyển vốn từ Tài khoản chỉ định của các BQLDA tỉnh về tài khoản Dự án của BQLDA huyện, xã

Tổ chức Hội thảo Khởi động Dự án tại cấp trung ƣơng, tỉnh và huyện

Xây dựng Chiến lƣợc truyền thông của toàn Dự án và Kế hoạch truyền thông chi tiết của cấp Tỉnh

Xây dựng Website Dự án Trung ƣơng, cấp tỉnh và các tài liệu truyền thông khác về Dự án

Tổ chức lớp tập huấn Sổ tay Thực hiện Dự án (do BĐPDA TƢ ban hành) (PIM) cho các cán bộ BQLDA tỉnh, BQLDA huyện, xã bao gồm cả các quy định cụ thể của NHTG nhƣ đấu thầu, chính sách an toàn xã hội và môi trƣờng

Tổ chức tập huấn năng lực làm chủ đầu tƣ cho cán bộ cấp xã(đầu thầu, phát triển sinh kế, kỹ năng giám sát…)

Đấu thầu mua sắm hàng hóa (thiết bị văn phòng) cho BQLDA tỉnh, BQLDA huyện, xã

Đấu thầu tuyển chọn kiểm toán độc lập

Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác theo dõi/giám sát

Thực hiện đánh giá đầu kỳ

Tiến hành giải ngân

Viết báo cáo quý, báo cáo năm.

Học tập kinh nghiệm tại Dự án Giảm nghèo miền núi phía Bắc giai đoạn II

Lập và phê duyệt các hoạt động và các gói thầu (từ Kế hoạch Đấu thầu 18 tháng)

Tổ chức đấu thầu xây lắp cho các gói thầu

Tiến hành triển khai thực hiện hoạt động PTSX

Kiểm tra giám sát thi công với các gói thầu xây lắp

Tiến hành giải ngân

Kiểm toán độc lập và nội bộ

Lập báo cáo quý, 6 tháng, cả năm

Page 70: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

70

Lập kế hoạch 2015, lập kế hoạch tài chính cho năm 2015 (tháng 6/2014) ở các cấp

Năm 2015

Tiếp tục tổ chức đấu thầu xây lắp cho gói thầu

Tiếp tục tiến hành triển khai thực hiện hoạt động PTSX

Kiểm tra giám sát thi công với các gói thầu xây lắp

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo (mới, nếu phát sinh nhu cầu)

Tiến hành giải ngân

Kiểm toán độc lập và nội bộ

Quyết toán các gói thầu và hoạt động đã hoàn thành

Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm

Tổng hợp các bài học kinh nghiệm, quản lý tri thức

Tổ chức các hoạt động truyền thông

Đánh giá bƣớc đầu hiệu quả một số Tiểu hợp phần đã thực hiện

Đánh giá giữa kỳ (Tƣ vấn độc lập, NHTG, Chính phủ) và Điều chỉnh thiết kế Dự án (nếu cần)

Viết báo cáo quý, 6 tháng, cả năm

Các tỉnh hỗ trợ xã và huyện xây dựng Kế hoạch PTKTXH năm 2016 (từ tháng 7/2015)

Lập kế hoạch Dự án năm 2016, lập kế hoạch tài chính cho năm 2016 (tháng 7/2015)

Năm 2016

Tiếp tục tổ chức đấu thầu xây lắp cho gói thầu theo kế hoạch năm

Tiếp tục tiến hành triển khai thực hiện hoạt động PTSX

Kiểm tra giám sát thi công với các gói thầu xây lắp

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo (mới, nếu phát sinh nhu cầu)

Tiến hành giải ngân

Kiểm toán độc lập và nội bộ

Quyết toán các gói thầu và hoạt động đã hoàn thành

Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm

Tổng hợp các bài học kinh nghiệm, quản lý tri thức

Tổ chức các hoạt động truyền thông

Đánh giá giữa kỳ nội bộ của BĐPDA TƢ, Ban QLDA tỉnh/huyện/xã

Điều chỉnh một số nội dung của thiết kế Dự án (nếu cần)

Xem xét vốn dự phòng và vốn kết dƣ do đấu thầu, lập kế hoạch sử dụng để trình NHTG và Bộ KH&ĐT phê duyệt

(Lưu ý: Trong trường hợp xác định rằng Dự án không có khả năng hoàn thành đúng hạn thì ngay từ giữa năm 2016 đã phải thực hiện các thủ tục trình NHTG và Chính phủ cho phép kéo dài Dự án)

Năm 2017

Tiếp tục tổ chức đấu thầu xây lắp cho gói thầu theo kế hoạch năm

Tiếp tục tiến hành triển khai thực hiện hoạt động PTSX

Kiểm tra giám sát thi công với các gói thầu xây lắp

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo (mới, nếu phát sinh nhu cầu)

Tiến hành triển khai thực hiện các hoạt động và kiểm tra giám sát thực hiện

Quyết toán các gói thầu, hoạt động đã hoàn thành

Tiến hành giải ngân

Kiểm toán độc lập và nội bộ

Thực hiện các đánh giá độc lập chuyên đề (tuyển dụng tƣ vấn nếu cần)

Viết báo cáo quý, 6 tháng, cả năm.

Xây dựng chiến lƣợc rút lui của Dự án

Lập kế hoạch và Kế hoạch tài chính cho năm 2018

Năm 2018

Tiến hành thực hiện nốt một số hoạt động Dự án

Kết thúc các tiểu hợp phần, công trình, bàn giao, nghiệm thu

Nhanh chóng hoàn thiện việc quyết toán các tiểu Dự án

Tiến hành giải ngân

Viết báo cáo quý, 6 tháng, năm

Kiểm toán độc lập

Tổng hợp các hoạt động của Dự án, tình hình giải ngân, cung cấp vốn đối ứng, xem xét những vấn đề còn tồn tại (nếu có).

Đánh giá kết quả tổng thể Dự án thông qua đánh giá cuối kỳ (tƣ vấn độc lập, NHTG, Bộ KH&ĐT)

Lập báo cáo kết thúc Dự án

Page 71: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

71

Hội thảo Kết thúc Dự án và chia sẻ kinh nghiệm

Tổng kết Dự án, quyết toán chung Dự án và đóng các tài khoản (sau ngày 30/12/2018 khoảng 3-6 tháng)

Ghi chú: Bản Kế hoạch này dựa trên giả định rằng Dự án sẽ bắt đầu thực hiện từ Quý I năm 2014.

IV. Quản lý tài chính

209. Xây dựng kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính Dự án là một phần của quan trọng trong hệ thống lập kế hoạch của Dự án. Kế hoạch này phải phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam, cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và NHTG thể hiện trong Hiệp định vay vốn (FA). Chính phủ Việt Nam (thông qua cơ quan thực hiện Dự án là Bộ KH&ĐT) chịu trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn vốn nƣớc ngoài và nguồn vốn đối ứng theo đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả sử dụng. Kế hoạch tài chính đƣợc lập phải phù hợp với các hƣớng dẫn trong Thông tƣ 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007. Kế hoạch tài chính sẽ đáp ứng đủ với nhu cầu thực tế của Dự án trong năm kế hoạch. Kế hoạch tài chính bao gồm kế hoạch về nguồn vốn vay của NHTG và nguồn vốn đối ứng.

Bảng 3.2 Trình tự xây dựng Kế hoạch Tài chính từ cấp xã đến cấp trung ương

Cấp Nội dung

Xã BPT xã căn cứ vào (i) Kế hoạch thực hiện hàng năm (đƣợc tổng hợp từ Kế hoạch phát triển thôn); (ii) Kế hoạch đấu thầu hàng năm; (iii) Khối lƣợng thực hiện hoàn thành của hoạt động do xã làm chủ đầu tƣ của năm liền trƣớc cần chi tiêu vào năm kế hoạch để xây dựng kế hoạch tài chính DA xã (thanh toán và chi tiêu) gửi cho BQLDA huyện.

Huyện BQLDA huyện căn cứ vào (i) Kế hoạch thực hiện hàng năm của cấp huyện, (ii) Kế hoạch đấu thầu hàng năm cấp huyện, (iii) Khối lƣợng thực hiện hoàn thành của hoạt động do huyện làm chủ đầu tƣ của năm liền trƣớc cần chi tiêu vào năm kế hoạch, và (iv) Kế hoạch tài chính của các xã để xây dựng kế hoạch tài chính của ban QLDA huyện và tổng hợp kế hoạch tài chính các xã thành kế hoạch Tài chính DA huyện gửi BQLDA tỉnh.

Tỉnh BQLDA tỉnh căn cứ vào(i) Kế hoạch thực hiện hàng năm của cấp tỉnh, (ii) Kế hoạch đấu thầu hàng năm cấp tỉnh,(iii) Khối lƣợng thực hiện hoàn thành của hoạt động do tỉnh làm chủ đầu tƣ của năm liền trƣớc cần chi tiêu vào năm kế hoạch, và (iv) Kế hoạch tài chính của các Huyệnđể xây dựng kế hoạch tài chính Dự án tỉnh gửi BQLDA trung ƣơng, Bộ tài chính và NHTG.

Trung ương BĐPDA TƢ căn cứ vào(i) Kế hoạch thực hiện hàng năm của cấp trung ƣơng, (ii) Kế hoạch đấu thầu hàng năm cấp trung ƣơng, (iii) Khối lƣợng thực hiện hoàn thành của hoạt động do cấp Trung ƣơng làm Chủ đầu tƣ của năm liền trƣớc cần chi tiêu vào năm kế hoạch, và (iv) Kế hoạch tài chính của 6 tỉnh dự án để xây dựng kế hoạch tài chính Dự án TƢ gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và NHTG.

210. Tài khoản tại ngân hàng và kho bạc: BĐPDA TƢ, các BQLDA tỉnh, BQLDA huyện, BPT xã lần lƣợt là chủ tài khoản của các tài khoản chỉ định mở tại hệ thống ngân hàng phục vụ Việt nam và Hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc các cấp.

211. Tài khoản tại ngân hàng phục vụ:

BĐPDA TƢ mở tài khoản (gồm tài khoản ngoại tệ và Đồng Việt Nam) tại Ngân hàng phục vụ để tiếp nhận và sử dụng vốn vay của NHTG.

BQLDA tỉnh mở tài khoản (gồm tài khoản ngoại tệ và Đồng Việt Nam) tại Ngân hàng phục vụ tỉnh để tiếp nhận và sử dụng vốn vay của NHTG.

BQLDA các huyện mở tài khoản tại Ngân hàng phục vụ các huyện để tiếp nhận và sử dụng vốn vay của NHTG gồm tài khoản là Đồng Việt Nam.

BQLDA các xã mở một tài khoản tại Ngân hàng phục vụ các huyện để tiếp nhận và sử dụng vốn vay của NHTG bằng Đồng Việt Nam.

212. Tài khoản tại kho bạc:

BĐPDA TƢ mở một tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc tại Hà Nội để tiếp nhận và sử dụng vốn đối ứng.

BQLDA tỉnh mở một tài khoản tại Kho bạc tỉnh để nhận và sử dụng vốn đối ứng.

BQLDA huyện mở một tài khoản tại Kho bạc các huyện để nhận và sử dụng vốn đối ứng.

Page 72: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

72

BPT xã mở một tài khoản tại Kho bạc các huyện để nhận và sử dụng vốn đối ứng.

213. Chế độ kế toán áp dụng: là chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành năm 2000 kèm theo các văn bản sửa đổi, bổ sung. Cơ cấu tổ chức và hệ thống kế toán sẽ quy định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân liên quan đến quản lý tài chính và kế toán, các thủ tục kế toán chi tiết sẽ đƣợc trình bày trong PIM.

34 BĐPDA TƢ sẽ lựa chọn và sử dụng 1 phần mềm kế toán ngay trƣớc khi Dự án có hiệu

lực để áp dụng thống nhất cho toàn Dự án.

214. Chế độ báo cáo tài chính: thực hiện theo Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ KH&ĐT về chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA; Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007 hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, và Thông tƣ số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chƣơng trình, dự án ODA.

215. Cơ chế kiểm toán. Dự án áp dụng cơ chế kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, cụ thể

nhƣ sau:

216. Kiểm toán độc lập: đƣợc thực hiện hàng năm do một đơn vị kiểm toán độc lập đƣợc BĐPDA TƢ tuyển chọn để kiểm toán tất cả các Tỉnh tham gia vào Dự án. Thủ tục tuyển chọn cơ quan kiểm toán phù hợp với quy trình trong Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án và đƣợc NHTG chấp nhận và Bộ KH&ĐT tƣ phê duyệt. Báo cáo kiểm toán của năm phải đƣợc gửi cho NHTG, Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT chậm nhất vào ngày 30/6 của năm tiếp theo.

217. Kiểm toán nội bộ: dự kiến cơ quan dự kiến tham gia công tác kiểm toán nội bộ là: (i) Thanh tra Bộ KH&ĐT kiểm toán đối với hoạt động Dự án cấp Trung ƣơng; (ii) Thanh tra Sở KH&ĐT đối với hoạt động Dự án ở cấp tỉnh và huyện; và (iii) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đối với hoạt động Dự án ở cấp xã.

218. Tạm ứng vốn. Tạm ứng vốn đƣợc thực hiện ở cấp TƢ và cấp tỉnh. Cụ thể:

219. Quy trình tạm ứng vốn ở cấp trung ƣơng nhƣ sau:

Sau khi Hiệp định vay vốn có hiệu lực, Bộ Tài chính sẽ ứng trƣớc vốn vào tài khoản của BĐPDA TƢ số tiền tƣơng đƣơng 1 triệu USD. BĐPDA TƢ lập và trình kế hoạch tài chính sử dụng nguồn vốn của NHTG và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách. Kế hoạch tài chính phải đƣợc trình lên Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và NHTG. Đây là cơ sở để Bộ Tài chính tạm ứng vốn.

Đơn rút vốn lần đầu gồm: Thƣ yêu cầu rút vốn lần đầu đính kèm kế hoạch sử dụng tài chính chi tiết hàng năm và dự kiến quá trình thực hiện mỗi công việc (mua sắm đấu thầu, ngày ký hợp đồng và thanh toán), tên và chi tiết tài khoản ngân hàng của BĐPDA TƢ.

Bộ Tài chính sẽ thực hiện các thủ tục yêu cầu NHTG tạm ứng vốn vào tài khoản BĐPDA TƢ sau khi xem xét và chấp nhận đơn rút vốn và các tài liệu có liên quan từ BQLDA tỉnh.

220. Tạm ứng vốn cho hoạt động ở cấp tỉnh. Quy trình tạm ứng vốn ở cấp tỉnh nhƣ sau:

Sau khi Hiệp định vay vốn có hiệu lực, Bộ Tài chính sẽ ứng trƣớc vốn vào tài khoản của BQLDA tỉnh số tiền tƣơng đƣơng 1 triệu USD. BQLDA Tỉnh cùng với huyện và xã sẽ lập và trình kế hoạch tài chính sử dụng nguồn vốn của NHTG và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách. Kế hoạch tài chính phải đƣợc trình lên Ban quản lý Dự án trung ƣơng, Bộ Tài chính và NHTG. Đây là cơ sở để Bộ Tài chính tạm ứng vốn.

Đơn rút vốn lần đầu gồm: Thƣ yêu cầu rút vốn lần đầu đính kèm kế hoạch sử dụng tài chính chi tiết hàng năm và dự kiến quá trình thực hiện mỗi công việc (mua sắm đấu thầu, ngày ký hợp đồng và thanh toán), tên và chi tiết tài khoản ngân hàng của BQLDA Tỉnh.

Bộ Tài chính sẽ thực hiện các thủ tục yêu cầu NHTG tạm ứng vốn vào tài khoản BQLDA tỉnh sau khi xem xét và chấp nhận đơn rút vốn và các tài liệu có liên quan từ BQLDA tỉnh.

221. Kiểm soát thanh toán vốn: Kho Bạc Nhà Nƣớc tỉnh, Kho bạc huyện chịu trách nhiệm kiểm soát chi theo quy định hiện hành đối với các chi tiêu trong phạm vi Dự án cả phần vốn vay và vốn đối

34

Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính

Page 73: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

73

ứng theo nguyên tắc kiểm soát trước, các BQLDA chỉ đƣợc thanh toán cho nhà thầu sau khi Kho bạc đã làm thủ tục kiểm soát chi. Sau khi khối lƣợng công việc đƣợc nghiệm thu, yêu cầu thanh toán và các tài liệu có liên quan khác từ nhà thầu, BQLDA tỉnh, huyện và xã cùng với Kho Bạc Nhà nƣớc tỉnh và huyện sẽ tiến hành kiểm tra quá trình thanh toán. Sau khi nhận đƣợc xác nhận biên lai thanh toán từ Kho Bạc, các BQLDA sẽ thanh toán cho các nhà thầu hoặc nhà cung cấp dịch vụ. BQLDA tỉnh, huyện và ban phát triển xã thanh toán cho các nhà thầu trực tiếp từ tài khoản ngân hàng sau khi nộp yêu cầu thanh toán đính kèm các tài liệu có liên quan (chi tiết quy trình kiểm soát thanh toán vốn đƣợc hƣớng dẫn trong PIM).

222. Cơ chế giải ngân: Quy trình giải ngân sẽ đƣợc mô tả chi tiết PIM. Các nguyên tắc giải ngân

nhƣ sau (sơ đồ giải ngân theo các cấp Dự án tỉnh, huyện và xã đƣợc mô tả trong Phụ lục 12):

Tạm ứng theo kế hoạch từ Tài khoản chỉ định của tỉnh về TK Dự án cấp huyện để huyện có thể chủ động trong kế hoạch chi tiêu và thanh toán ngay cho xã sau khi xã đã có hồ sơ đƣợc kiểm soát chi;

Thể chế hoá quy trình hoàn trả chứng từ từ huyện lên tỉnh nhằm không làm ảnh hƣởng đến tiến độ làm đơn xin bổ sung vốn;

Tăng cƣờng kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo việc tạm ứng theo hợp đồng đƣợc thực hiện đầy đủ;

Đối với Hình thức Đấu thầu cộng đồng, quy định chi tiết về giải ngân sẽ đƣợc hƣớng dẫn trong PIM.

V. Quản lý đấu thầu

223. Các văn bản pháp lý liên quan đến việc đấu thầu các hoạt động của Dự án gồm: (i) Hiệp định vay vốn (FA); (ii) Các hƣớng dẫn hiện hành của NHTG về tuyển chọn tƣ vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp công trình; (iii) Luật Đấu thầu của Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật của Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ; (iv) Kế hoạch thực hiện Dự án, kế hoạch tài chính và kế hoạch đấu thầu đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

224. Việc tuyển chọn tƣ vấn và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ tƣ vấn, xây lắp công trình liên quan nhiều thủ tục khác nhau về quy mô và đặc điểm. Đối với các hợp đồng sử dụng một phần vốn hoặc toàn bộ vốn tài trợ của NHTG, BQLDA các cấp phải sử dụng thủ tục đấu thầu thích hợp theo quy định của Hƣớng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA (5/2004, sửa đổi 10/2006, và 2011) và Hƣớng dẫn về tuyển chọn và sử dụng tƣ vấn bởi bên vay của NHTG (5/2004, sửa đổi 10/2006, và 2011). Các hợp đồng sử dụng 100% vôn đôi ƣng cua Chinh phu Viêt Nam thi công tac đâu thâu cac gói thầu thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam . Đối với các hợp đồng còn lai, thủ tục mua sắm đấu thầu của Dự án đƣợc áp dụng theo thủ tục hiện hành của NHTG có hiệu lực tại thời gian thực hiện Dự án. Tuy nhiên, BQLDA các cấp vẫn phải tuân thủ theo các quy định về trình duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đánh giá thầu, lựa chọn nhà thầu và trình duyệt hợp đồng (nếu đấu thầu quốc tế) theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam đƣợc quy định tại Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Quyết định 393/QĐ-BTC ngày 1//3/2013 về Quy chế tổ chức thực hiện công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá, tuyển chọn tƣ vấn đối với các dự án thuộc Bộ Tài chính sử dụng nguồn tài trợ của NHTG.

225. Quy trình đấu thầu đƣợc tiến hành trong khuôn khổ Dự án cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Kinh tế và hiệu quả

Minh bạch

Các nhà thầu/tƣ vấn hợp lệ sẽ có cơ hội cạnh tranh

Khuyến khích hợp đồng trong nƣớc và ngành sản xuất và tƣ vấn trong nƣớc

Khuyến khích cộng đồng tham gia các gói thầu thuộc HP1

Khuyến khích các nhà thầu có kết hợp giữa việc thực hiện các gói thầu với tạo việc làm cho lao động địa phƣơng

Page 74: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

74

226. Xây dựng kế hoạch đấu thầu. (i) Kế hoạch đấu thầu 18 tháng của Dự án: đƣợc xây dựng dựa trên Kế hoạch 18 tháng trong các Phụ lục 4, Phụ lục 5, Phụ lục 6 của Báo cáo NCKT này. Kế hoạch đấu thầu 18 tháng sẽ phải đƣợc NHTG xem xét trƣớc và thông qua trong quá trình thẩm định Dự án và làm cơ sở cho triển khai các hoạt động của Dự án trong giai đoạn đầu tiên. (ii) Kế hoạch đấu thầu hàng năm: Hàng năm NHTG sẽ kiểm tra trƣớc Kế hoạch đấu thầu hàng năm của từng tỉnh dự án và Ban ĐPDATƢ. Căn cứ vào Kế hoạch Dự án hàng năm, các Chủ đầu tƣ là BQLDA tỉnh, BQLDA huyện, BPT xã xây dựng kế hoạch đấu thầu năm cho tất cả các HP và THP do các cấp tƣơng ứng làm chủ đầu tƣ. Kế hoạch đấu thầu đƣợc lập tuân thủ theo quy định của NHTG (hƣớng dẫn chi tiết sẽ đƣợc quy định tại PIM). Cơ bản, các thông tin chi tiết cho từng hạng mục, gói thầu đƣợc đƣa vào Kế hoạch bao gồm:

Số thứ tự và kỹ hiệu gói thầu của tiểu dự án;

Tên gói thầu;

Địa điểm thực hiện;

Quy mô của gói thầu;

Ƣớc dự toán của gói thầu;

Loại nhà thầu (hãng hoặc cá nhân);

Phƣơng pháp đấu thầu;

Phƣơng pháp kiểm tra của nhà tài trợ (trƣớc/sau);

Thời gian lựa chọn nhà thầu gồm: mời quan tâm, báo cáo đánh giá cho vào danh sách ngắn, HSMT, nộp đề xuất, chấm thầu, dự thảo hợp đồng, ký hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng/ngày hoàn thành hợp đồng.

227. Trình tự xây dựng Kế hoạch đấu thầu (không áp dụng cho Kế hoạch Đấu thầu 18 tháng)

của các cấp nhƣ sau:

BPT xã xây dựng kế hoạch đấu thầu năm cho tất cả các tiểu hợp phần/hoạt động của Dự án thực hiện trong năm gửi cho BQLDA huyện.

BQLDA huyện xây dựng Kế hoạch đấu thầu năm cho tất cả các Tiểu hợp phần/hoạt động do BQLDA huyện làm chủ đầu tƣ, đồng thời tổng hợp Kế hoạch đấu thầu các xã thành Kế hoạch đấu thầu Dự án huyện gửi BQLDA tỉnh.

BQLDA tỉnh xây dựng kế hoạch đấu thầu năm cho tất cả các Tiểu hợp phần/hoạt động do BQLDA Tỉnh làm chủ đầu tƣ và tổng hợp kế hoạch đấu thầu các huyện thành Kế hoạch đấu thầu Dự án tỉnh gửi BĐPDA TƢ và NHTG để xem xét gửi thƣ không phản đối.

BĐPDA TƢ xây dựng kế hoạch đấu thầu năm cho tất cả các gói thầu để triển khai các hoạt động của cấp TƢ và tổng hợp kế hoạch đấu thầu Tiểu hợp phần/hoạt động do BQLDA Tỉnh làm chủ đầu tƣ và tổng hợp kế hoạch đấu thầu các huyện thành Kế hoạch đấu thầu Dự án tỉnh gửi BĐPDA TƢ và NHTG để xem xét gửi thƣ không phản đối.

Sau khi nhận đƣợc thƣ không phản đối của NHTG, BQLDA tỉnh trình phê duyệt Kế hoạch đấu thầu năm lên UBND tỉnh phê duyệt; sau đó thông báo lại cho BQLDA huyện và BPT xã.

228. Phân cấp trong đấu thầu. Các hoạt động đấu thầu thực hiện phân cấp với nội dung phân

cấp cơ bản nhƣ sau:

229. Công tác tổ chức đấu thầu của BĐPDA TƯ

Tổ chức đấu thầu quốc tế tuyển chọn đơn vị tƣ vấn chịu trách nhiệm Nhóm TA cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho toàn Dự án trong suốt quá trình triển khai Dự án;

Tổ chức đấu thầu tuyển chọn công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán hàng năm, kiểm toán công tác đấu thầu;

Tổ chức đấu thầu các dịch vụ tƣ vấn về công tác M&E mà BĐPDA TƢ chủ trì thực hiện;

Tổ chức đấu thầu mua sắm phƣơng tiện đi lại cho toàn bộ Dự án, mua sắm các thiết bị văn phòng cho BAN ĐPDA TƢ;

Tuyển chọn các nhà thầu thực hiện xây dựng Chiến lƣợc truyền thông của toàn bộ Dự án;

Page 75: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

75

Tuyển chọn các nhà thầu thực hiện các khoá đào tạo, hội thảo, tham quan học tập trong nƣớc và quốc tế cho toàn Dự án mà BĐPDA TƢ chủ trì thực hiện.

230. Công tác tổ chức đấu thầu của BQLDA tỉnh

Tổ chức đầu thầu mua sắm thiết bị văn phòng cho BQLDA tỉnh và huyện/xã;

Các hoạt động tƣ vấn NCNL (THP3.2) và truyền thông (THP3.3) do cấp tỉnh làm Chủ đầu tƣ;

231. Công tác tổ chức đấu thầu của BQLDA huyện

Dịch vụ tƣ vấn thiết kế các dự án đầu tƣ CSHT thuộc THP 3.1 do cấp huyện làm chủ đầu tƣ;

Các gói thầu xây lắp, cung cấp thiết bị do BQLDA huyện làm chủ đầu tƣ;

232. Công tác tổ chức đấu thầu của BPT xã

Tổ chức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng cho các hạng mục đầu tƣ trong THP1.1 và các gói thầu vận hành và bảo trì trong THP1.2

Tổ chức đấu thầu thông thƣờng các gói thầu xây lắp cho các công trình trong THP1.1.

233. Ngưỡng đấu thầu. Trong quá trình chuẩn bị kế hoạch mua sắm đấu thầu, các ngƣỡng mua sắm đấu thầu dƣới đây sẽ đƣợc áp dụng để lập kế hoạch. Lƣy ý rằng các ngƣỡng này là quy định vào thời điểm hiện tại và có thể sẽ đƣợc sửa đổi trong quá trình thẩm định Dự án và đàm phán Hiệp định tín dụng với NHTG.

Bảng 3.3 Ngưỡng đấu thầu với dịch vụ tư vấn, hàng hóa và xây lắp

234. Quản lý đấu thầu. Thủ tục đấu thầu thực hiện theo (i) Nội dung Hiệp định vay vốn Chính phủ Việt nam sẽ ký với NHTG, (ii) Hƣớng dẫn liên quan đến đấu thầu của NHTG, (iii) Luật đấu thầu của Chính phủ Việt Nam đối với những mục chƣa nêu trong Hiệp định vay vốn. Trong quá trình thực hiện, nếu một số gói thầu khi thực hiện khảo sát thiết kế kỹ thuật chi tiết có quy mô và dự toán vƣợt ngƣỡng thầu và hình thức đầu thầu đã đƣợc phê duyệt thì cần xây dựng lại Kế hoạch đấu thầu trình Bộ KH&ĐT vaf NHTG (đối với Kế hoạch Đấu thầu của Ban ĐPDATƢ); trình BĐPDA TƢ và NHTG (đối với Kế hoạch Đấu thầu cấp tỉnh) xin thƣ không phản đối trƣớc khi tiến hành tiến hành tổ chức các bƣớc tiếp theo.

235. Trách nhiệm phê duyệt kết quả xét thầu của các bên:

Bộ KH&ĐT phê duyệt kết quả đấu thầu đối với các gói thầu do BĐPDA TƢ thực hiện.

UBND tỉnh phê duyệt kết quả đấu thầu đối với các gói thầu do BQLDA tỉnh chủ đầu tƣ.

Loại công trình đấu thầu

Giá trị mỗi hợp đồng Phương thức mua sắm

Hợp đồng tƣ vấn

< 300.000 USD

Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng và chi phí (QCBS-Quality Cost Based Selection); Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng (QBS – Quality Based Selection); Tuyển chọn dựa theo ngân sách cố định (FBS – Fixed Budget Selection); Tuyển chọn dựa trên chi phí thấp nhất ( LCS - Least Cost Selection); Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng tƣ vấn (CQS- Selection Based on Consultant's Qualification)

≥300.000 USD

Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng và chi phí (QCBS-Quality Cost Based Selection); Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng (QBS – Quality Based Selection); Tuyển chọn dựa theo ngân sách cố định (FBS – Fixed Budget Selection); Tuyển chọn dựa trên chi phí thấp nhất ( LCS - Least Cost Selection)

Mua sắm hàng hoá

≥ 1.000.000 USD

Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB – International Competitive Bidding)

< 1.000.000 USD Đấu thầu cạnh tranh trong nƣớc (NCB-National Competitive Bidding)

< 100.000 USD Mua sắm

Xây lắp

≥ 10.000.000 USD Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB – International Competitive Bidding)

< 10.000.000 USD Đấu thầu cạnh tranh trong nƣớc (NCB-National Competitive Bidding)

< 200.000 USD Mua sắm

Page 76: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

76

UBND huyện phê duyệt kết quả đấu thầu đối với các gói thầu do BQLDA huyện làm chủ đầu tƣ.

UBND xã phê duyệt kết quả đấu thầu đối với các gói thầu do BPT xã làm chủ đầu tƣ.

236. Hình thức kiểm tra của NHTG đối với các gói thầu đƣợc thể hiện chi tiết ở trong bảng dƣới

đây:

VI. Minh bạch và phòng chống tham nhũng

237. Kế hoạch tăng cƣờng minh bạch và phòng chống tham nhũng (PCTN) trong Dự án bao gồm các nhóm biện pháp nhƣ sau (những hành động cụ thể thuộc từng nhóm giải pháp đƣợc chi tiết trong Phụ lục 14):

Nhóm 1: Tăng cƣờng kiểm soát qui trình đặc thù cho các giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế, đấu thầu mua sắm và thực hiện bởi những giai đoạn này đều có các rủi ro tham nhũng điển hình. Do đó cần có các biện pháp giảm thiểu rủi ro tƣơng ứng.

Nhóm 2: Tăng cƣờng các biện pháp kiểm tra, giám sát và thực thi nói chung nhƣ (i) đánh giá độc lập, (ii) kiểm toán độc lập, (iii) cơ chế báo cáo, khiếu nại và xử lý khiếu nại đáng tin cậy, (iv) hỗ trợ và giám sát của Nhà tài trợ, (v) hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng. Các biện pháp này sẽ bổ trợ cho các biện pháp thuộc Nhóm 1. Việc đánh giá và kiểm toán độc lập sẽ cho thấy đánh giá khách quan của bên thứ 3 về sự minh bạch trong các giao dịch của Dự án. Cơ chế báo cáo và khiếu nại cho phép khiếu nại về hành vi tham nhũng, quản lý hồ sơ lƣu, xử lý công bằng, theo dõi kiểm tra. Những biện pháp xử lý và khen thƣởng phù hợp, công bằng và có tính chất điều chỉnh, sửa chữa đối với những bằng chứng xác thực về hành vi tham nhũng sẽ giúp khắc phục các hệ quả do tham nhũng gây ra và khuyến khích một môi trƣờng quản lý minh bạch, không tham nhũng.

Nhóm 3: Là nhóm các biện pháp bổ trợ nhằm nâng cao nhận thức/năng lực và tăng cƣờng cam kết của các bên tham gia Dự án cũng nhƣ tăng cƣờng tính minh bạch trong QLDA. Nhận thức/cam kết và năng lực để phòng chống tham nhũng của các bên liên quan đến Dự án đƣợc coi là điều kiện cần của công tác phòng chống tham nhũng thành công. Một điều kiện cần khác là tính công khai và minh bạch về thông tin Dự án cần đƣợc đảm bảo, cơ hội tiếp cận thông tin phải công bằng với các bên liên quan. Ngoài ra, mức độ cam kết của các bên tham gia Dự án cũng là điều kiện để phòng chống tham nhũng thành công.

Loại gói thầu Giá trị mỗi hợp đồng NHTG xét duyệt trước

Hợp đồng tƣ vấn

< 300.000 USD Tất cả các HĐ đầu tiên với doanh nghiệp dƣới bất cứ phƣơng thức mua sắm cạnh tranh nào và giá trị bao nhiêu.

Riêng HĐ với doanh nghiệp đề xuất phƣơng thức Lựa chọn nguồn duy nhất (SSS – Single Source Selection), mức giá trị xem xét là 50.000 USD

HĐ với cá nhân đề xuất phƣơng thức Lựa chọn thầu Tƣ vấn Cá nhân (IC – Individual Consultant selection procedure), mức giá trị xem xét là 20.000 USD

Kiểm toán toàn bộ các HĐ

≥300.000 USD

Mua sắm hàng hoá

≥ 1.000.000 USD Tất cả các HĐ

< 1.000.000 USD HĐ đầu tiên

< 100.000 USD Không cần xét duyệt

- Xét duyệt tất cả các HĐ áp dụng phƣơng thức Hợp đồng chỉ định trực tiếp (DC – Direct Contracting)

Xây lắp

≥ 10.000.000 USD Tất cả các HĐ

< 10.000.000 USD HĐ đầu tiên

< 200.000 USD Không cần xét duyệt

- Xét duyệt tất cả các HĐ áp dụng phƣơng thức Hợp đồng chỉ định trực tiếp (DC – Direct Contracting)

Page 77: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

77

Chương 4: Giám sát và Đánh giá Dự án

I. Khung kết quả của Dự án

238. Khung kết quả của Dự án: Bảng 4.1 dƣới đây trình Khung Kết quả dự kiến của Dự án. Bên cạnh Mục tiêu Phát triển (PDO) của Dự án, từng Hợp phần của Dự án có các mục tiêu riêng (gọi là các mục tiêu trung gian). Khung Kết của của Dự án đƣa ra các chỉ số đƣợc lựa chọn để có thể đo lƣờng một cách đầy đủ nhất PDO và các mục tiêu trung gian của Dự án. Báo cáo này đƣa ra một hệ thống gồm 16 chỉ số đo lƣờng dự kiến. Các chỉ số này có thể đƣợc điều chỉnh/bổ sung trong quá trình thẩm định và đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam và NHTG. Ngay cả khi các chỉ số này đã đƣợc thống nhất vào thời điểm ký Hiệp định tài trợ thì vẫn có thể còn tiếp tục chỉnh sửa trong quá trình thực hiện Dự án. Để phục vụ cho việc theo dõi và đo lƣờng kế quả, thông tin cần thiết để tính toán các chỉ số này sẽ đƣợc thu thập trong hệ thống M&E của Dự án. Đặc biệt, các cuộc Khảo sát Đầu kỳ, Khảo sát Cuối kỳ, và một số công cụ thu thập thông tin độc lập khác sẽ là những kênh quan trọng cung cấp những thông tin phục vụ đo lƣờng các chỉ số này.

Bảng 4.1 Khung kết quả của Dự án

Chuỗi kết quả (các cấp mục tiêu) Chỉ số/Chỉ tiêu

Mục tiêu phát triển của Dự án “Nâng cao cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình và cộng đồng nghèo tại 26 huyện trong 06 tỉnh trong vùng dự án”

Số đối tƣợng hƣởng lợi*;

% đối tƣợng hƣởng lợi hài lòng với các hỗ trợ của Dự án

% thay đổi trong chi tiêu tiêu dùng lƣơng thực và phi lƣơng thực của các hộ hƣởng lợi

Mục tiêu Hợp phần 1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn/bản

Số km đƣờng; số nhà xƣởng chế biến nông sản; số phòng học, trạm y tế đƣợc nâng cấp; số cầu đƣợc xây dựng; số giếng nƣớc đƣợc xây; số km kênh thủy lợi đƣợc nâng cấp/làm mới …;

% ngƣời hƣởng lợi hài lòng với các công trình CSHT do Dự án hỗ trợ;

% tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ vào các cuộc họp ra quyết định về các ƣu tiên đầu tƣ ở cấp thôn bản và cấp xã

Mục tiêu Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững

Số nhóm LEGs đƣợc thành lập

Số liên minh sản xuất (PP) đƣợc thiết lập (liên minh sản xuất ở đây đƣợc hiểu là số liên minh trong đó có quan hệ hợp đồng thƣơng mại giữa LEGs và các doanh nghiệp)

% tăng thu nhập hộ gia đình

Số tháng trong năm mà các hộ hƣởng lợi thiếu lƣơng thực

Mục tiêu Hợp phần 3: Phát triển CSHT kết nối cấp huyện

% thay đổi chỉ số kết nối

% lƣợt ngƣời đƣợc tham gia các hoạt động NCNL

% cán bộ QLDA các cấp đáp ứng đủ các yêu cầu công việc

Mục tiêu Hợp phần 4: Quản lý Dự án

Các đơn vị quản lý thực hiện Dự án đuợc thành lập và bố trí đủ cán bộ trƣớc khi Dự án có hiệu lực; và đồng thời duy trì đƣợc đội ngũ trong suốt quá trình thực hiện Dự án;

Các báo cáo quý và báo cáo hàng năm đƣợc nộp đúng hạn;

Cán bộ M&E chuyên trách đƣợc tuyển dụng và duy trì hoạt động tại cấp tỉnh và cấp huyện.

239. Đo lường các chỉ số của Khung kết quả. Lƣu ý rằng, các chỉ số trong Khung Kết quả ở trên chỉ là một phần trong số những chỉ số mà Hệ thống M&E của Dự án phải theo dõi thông tin. Về cơ bản, Hệ thống M&E của Dự án sẽ theo dõi thông tin về hai loại chỉ số chính là (i) các chỉ số về đầu ra – chủ yếu thể hiện tiến độ các hoạt động của Dự án; và (ii) các chỉ số kết quả và tác động của Dự án – thể hiện những thay đổi mà các hoạt động của Dự án mang lại cho đối tƣợng hƣởng lợi. Nhƣ đã đề cập trong Chƣơng 3, hệ thống MIS của Dự án sẽ chủ yếu thu thập và duy trì CSDL về các chỉ số đầu vào, đầu ra; trong khi các chỉ số kết quả và tác động thì đƣợc thu thập độc lập với MIS. Chi tiết về phƣơng pháp thu thập thông tin đối với từng chỉ số đƣợc mô tả trong Phụ lục 15. Khung Kết quả ở trên bao gồm cả các chỉ số đầu ra (nhƣ số km đƣờng đƣợc xây mới), chỉ số kết quả (nhƣ % ngƣời hƣởng lợi hài lòng với cải thiện CSHT) và tác động (thay đổi trong thu nhập, chi tiêu lƣơng thực và phi

Page 78: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

78

lƣơng thực hộ gia đình).35

Vì vậy, việc đo lƣờng các chỉ số của Khung Kết quả sẽ đƣợc thực hiện trên cơ sở sƣ dụng thông tin của Hệ thống M&E. Bên cạnh đó, cần lƣu ý rằng bên cạnh giá trị trung bình toàn vùng dự án, các chỉ số trong Khung kết quả sẽ đƣợc tính toán theo nhóm dân tộc (các nhóm dân tộc so với nhóm Kinh), giới (nam so với nữ), và tình trạng nghèo (nghèo so với không nghèo) khi có thể.

240. Sử dụng Khung kết quả trong QLDA. Các chỉ số trong khung kết quả sẽ đƣợc thiết lập vào đầu kỳ (trƣớc khi thực hiện Dự án) và cập nhật vào thời điểm cuối quý 4 hàng năm. Trên cơ sở đó, các chỉ số này sẽ đƣợc sử dụng để theo dõi kết quả thực hiện Dự án; so sánh với mục tiêu của Dự án để đánh giá kết quả thực hiện Dự án hàng năm và lũy kế. Nếu các chỉ số kết quả cho thấy một hoặc một số mục tiêu của Dự án có thể không đạt đƣợc thì BĐPDA TƢ sẽ chỉ đạo BQLDA các cấp cùng tìm nguyên nhân và các biện pháp để đảm bảo Dự án đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

241. Khung đánh giá tác động của Dự án: Đánh giá tác động của Dự án đối với đối tƣợng hƣởng lợi là một công việc phức tạp vì trong khi những thay đổi trong điều kiện sống của các hộ hƣởng lợi là những biến số quan sát đƣợc (the observables) thì liệu điều kiện sống của các hộ hƣởng lợi thay đổi nhƣ thế nào khi không có Dự án lại là những biến số không quan sát đƣợc (the unobservables). Trong khi đó, tại địa bàn vùng dự án còn có một số nhiều chƣơng trình/dự án khác đang thực hiện (và sẽ có thể còn có một số chƣơng trình/dự án đi vào thực hiện trong thời gian tới). Vì vậy, chắc chắn những cải thiện đối với đời sống các hộ hƣởng lợi không phải chỉ là riêng Dự án mang lại mà còn có thể do nhiều tác động khác nữa. Để giải quyết khó khăn này, Dự án sẽ xây dựng khung đánh giá tác động gồm hai nhóm xã là nhóm hƣởng lợi (treatment) và nhóm đối chứng (control). Nhóm đối chứng là nhóm đƣợc chọn từ các xã không thuộc phạm vi can thiệp của Dự án nhƣng có những đặc điểm tƣơng đồng nhất có thể so với các xã hƣởng lợi. Dự án sẽ theo dõi các chỉ số kết quả và tác động ở cả hai nhóm để tìm ra tác động của Dự án đối với các đối tƣợng hƣởng lợi. Khi BĐPDA TƢ thuê tuyển tƣ vấn để thực hiện Khảo sát Đầu kỳ, các vấn đề liên quan nhƣ cỡ mẫu, cách thức lựa chọn xã đối chứng sẽ đƣợc thống nhất để làm cơ sở cho việc thu thập thông tin tại Khảo sát Đầu kỳ. Khi Dự án kết thúc, Khảo sát Cuối kỳ sẽ đƣợc thực hiện lặp lại với mẫu khảo sát này để cung cấp thông tin cho đánh giá tác động cuối kỳ của Dự án.

II. Hệ thống Giám sát và Đánh giá

A. Khái quát về Hệ thống Giám sát và Đánh giá (M&E)

242. Hai nhóm thông tin của Hệ thống M&E: Hệ thống M&E của Dự án gồm hai nhóm thông tin chính. (i) Hệ thống Thông tin Quản lý (Management Information System) gồm các thông tin đƣợc thu thập theo biểu mẫu định kỳ thu thập các thông tin về hoạt động của Dự án. (ii) Các thông tin đƣợc thu thập độc lập (externally collected data) dự kiến gồm các cuộc Khảo sát Đầu kỳ, Khảo sát Cuối kỳ, các báo cáo của Đoàn Giám sát hàng năm, thông tin thu thập từ các công cụ khác (nhƣ Sách Ảnh – Photo Story Book; Thay đổi Quan trọng nhất – Most Significant Changes; Các hoạt động đánh giá sâu (Analytical Studies) về một số chủ đề có ý nghĩa quyết định đối với kết quả thực hiện Dự án. Khung cơ bản của Hệ thống M&E đƣợc mô tả trong Hình 4.1 dƣới đây.

Hình 4.1 Khung của Hệ thống Giám sát và Đánh giá

35

Việc đƣa các một số chỉ số đầu ra vào Khung Kết quả có thể là một vấn đề gây tranh cãi vì rõ ràng chỉ số đầu ra không thể hiện kết quả của Dự án. Tuy nhiên, cách thức xây dựng Khung Kết quả có sự kết hợp cả giữa chỉ số đầu ra và chỉ số kết quả là một thực hành phổ biến trong nhiều dự án tƣơng tự của NHTG. Vì vậy, Báo cáo này cũng sử dụng cách thức tiếp cận tƣơng tự.

Dữ liệu thu thập độc lập

Khảo sát Đầu kỳ và cuối kỳ

Sách Ảnh

Thay đổi Quan trọng nhất

Nghiên cứu sâu theo chủ đề

Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS)

Các biểu mẫu thu thập thông tin định kỳ

Các báo cáo của Dự án

Page 79: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

79

243. Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS): Các thông tin thuộc hệ thống MIS đƣợc thu thập trên cơ

sở hệ thống các mẫu biểu số liệu theo quy định của Dự án.

244. Các biểu mẫu M&E. Các biểu này sẽ gồm mẫu biểu cấp xã thu thập và gửi cấp huyện; cấp huyện tổng hợp và gửi cấp tỉnh; cấp tỉnh tổng hợp và gửi cấp TƢ. Hệ thống các biểu mẫu và định kỳ thu thập sẽ đƣợc xây dựng dựa trên Hệ thống AMT theo Quyết định 803/2007/QĐ-BKH, ngày 30/7/2007 của Bộ KH&ĐT về chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA. Chi tiết về hệ thống biểu mẫu báo cáo của Dự án sẽ đƣợc xây dựng ở trong PIM kèm theo hƣớng dẫn cụ thể về thu thập số liệu đối với từng biểu mẫu. Ở cấp xã, biểu mẫu này sẽ do một cán bộ trong BPT xã đƣợc phân công thu thập trên cơ sở tổng hợp thông tin từ các hoạt động của các thôn bản và của xã (với sự hỗ trợ của CF). Các xã gửi biểu mẫu đã đƣợc thu thập lên cấp huyện để cán bộ M&E tổng hợp, bổ sung thêm các thông tin về hoạt động của Dự án ở cấp huyện để gửi lên cấp tỉnh. Tại cấp tỉnh, cán bộ chuyên trách M&E sẽ tổng hợp từ biểu mẫu của huyện, bổ sung thêm thông tin về các hoạt động của tỉnh và gửi BĐPDA TƢ. Theo dự kiến, hệ thống MIS của Dự án sẽ đƣợc máy tính hóa từ cấp huyện lên đến cấp TƢ. Riêng cấp xã thì phụ thuộc vào năng lực của cán bộ xã mà trong quá trình xây dựng hệ thống MIS sẽ quyết định có máy tính hóa đến cấp xã hay không.

245. Các báo cáo định kỳ trong hệ thống quản lý của Dự án. Các loại báo cáo chủ yếu do các đơn vị quản lý thực hiện Dự án lập và trình/gửi các cơ quan cấp trên, Nhà tài trợ nhƣ đƣợc liệt kê trong Bảng 4.2 tổng hợp dƣới đây.

Bảng 4.2 Các báo cáo theo thời gian và cấp/cơ quan lập

Đơn vị lập Thời điểm trình Nơi nhận

Báo cáo tháng BQLDA Tỉnh Trong vòng 10 ngày làm việc của tháng kế tiếp UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, BĐPDATƢ BQLDA huyện Trong vòng 5 ngày làm việc của tháng kế tiếp BQLDA tỉnh

Phòng TC&KH, Phòng NN&PTNT BPT xã Trong vòng 3 ngày làm việc của tháng kế tiếp BQLDA tỉnh

BQLDA huyện

Báo cáo quý BĐPDATƢ Trong vòng 20 ngày làm việc của tháng đầu tiên

của Quý kế tiếp Bộ KH&ĐT và NHTG

BQLDA Tỉnh Trong vòng 15 ngày làm việc của tháng đầu tiên của Quý kế tiếp

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, NHTG, BĐPDA TƢ

BQLDA huyện Trong vòng 7 ngày làm việc của tháng đầu tiên của Quý kế tiếp

BQLDA tỉnh, Phòng TC&KH, Phòng NN&PTNT

BPT xã Trong vòng 5 ngày làm việc của tháng đầu tiên của Quý kế tiếp

BQLDA tỉnh BQLDA huyện

Báo cáo năm BĐPDATƢ 30 ngày làm việc đầu tiên của năm kế tiếp Bộ KH&ĐT và NHTG BQLDA Tỉnh 25 ngày làm việc đầu tiên của năm kế tiếp UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, NHTG,

BĐPDA TƢ BQLDA huyện 15 ngày làm việc đầu tiên của năm kế tiếp BQLDA tỉnh

Phòng TC&KH, Phòng NN&PTNT BPT xã 10 ngày làm việc đầu tiên của năm kế tiếp BQLDA tỉnh

BQLDA huyện

Báo cáo giữa kỳ BĐPDA TƢ Báo cáo bản cuối hoàn chỉnh trong vòng 3 tháng

sau khi kết thúc đánh giá giữa kỳ của toàn Dự án Bộ KH&ĐT và NHTG

BQLDA Tỉnh Báo cáo dự thảo sẵn sàng 10 ngày trƣớc Đoàn Giám sát của BĐPDATƢ và NHTG

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, NHTG, BĐPDA TƢ

BQLDA huyện Báo cáo dự thảo sẵn sàng 20 ngày trƣớc Đoàn Giám sát của BĐPDATƢ và NHTG

BQLDA tỉnh Phòng TC&KH, Phòng NN&PTNT

BPT xã Báo cáo dự thảo sẵn sàng 30 ngày trƣớc Đoàn Giám sát của BĐPDATƢ và NHTG

BQLDA tỉnh BQLDA huyện

Báo cáo kết thúc Dự án Báo cáo dự thảo BĐPDA TƢ Sẵn sàng 5 ngày trƣớc ngày chính thức kết thúc

Dự án Bộ KH&ĐT và NHTG

BQLDA Tỉnh Sẵn sàng 10 ngày trƣớc ngày kết thúc Dự án; UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, NHTG, BĐPDA TƢ

BQLDA huyện Sẵn sàng 20 ngày trƣớc ngày kết thúc Dự án; BQLDA tỉnh Phòng TC&KH, Phòng NN&PTNT

BPT xã Sẵn sàng 30 ngày trƣớc ngày kết thúc Dự án; BQLDA tỉnh BQLDA huyện

Báo cáo cuối cùng BĐPDA TƢ Trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc Dự án Bộ KH&ĐT và NHTG BQLDA Tỉnh Trong vòng 5 tháng kể từ ngày kết thúc Dự án UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, NHTG,

Page 80: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

80

BĐPDA TƢ BQLDA huyện Trong vòng 3 tháng kể từ ngày kết thúc Dự án BQLDA tỉnh

Phòng TC&KH, Phòng NN&PTNT BPT xã Trong vòng 2 tháng kể từ ngày kết thúc Dự án BQLDA tỉnh

BQLDA huyện

Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính Dự án hàng năm BĐPDA TƢ Trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài

chính Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và NHTG

BQLDA Tỉnh Trong vòng 5 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, NHTG, BĐPDA TƢ

BQLDA huyện Ttrong vòng 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính

BQLDA tỉnh Phòng TC&KH, Phòng NN&PTNT

BPT xã Trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính

BQLDA tỉnh BQLDA huyện

Báo cáo đánh giá tác động Dự án

BĐPDA TƯ 3 năm sau khi Dự án kết thúc Bộ KH&ĐT và NHTG

246. Thông tin thu thập độc lập: Các thông tin đƣợc thu thập độc lập thƣờng do đơn vị tƣ vấn thực hiện theo yêu cầu của Dự án để đảm bảo tính khách quan và chất lƣợng thông tin. Các cuộc Điều tra Đầu kỳ, Điều tra Cuối kỳ sẽ do BĐPDA TƢ thuê tuyển tƣ vấn để thực hiện. Đối với các công cụ nhƣ Sách Ảnh và Thay đổi Quan trọng nhất thì đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp, dƣới sự chủ trì của cán bộ M&E chuyên trách (ở cấp TƢ, tỉnh, huyện), và hỗ trợ của cán bộ CF (ở cấp xã) có thể thực hiện sau khi đƣợc tập huấn để nắm vững về cách thức triển khai. Đối với các nghiên cứu sâu theo chủ đề, tùy thuộc vào thực tế triển khai, BĐPDA TƢ sẽ xác định các chủ đề cần thiết phải nghiên cứu sâu. Ví dụ nhƣ nếu trong năm đầu tiên triển khai thực hiện, có một số dấu hiệu cho thấy nhóm các tổ nhóm LEG phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong tập hợp sự tham gia và triển khai các hoạt động trong gói an ninh lƣơng thực. Để tìm ra nguyên nhân và tháo gỡ khó khăn này, BĐPDA TƢ sẽ xây dựng Điều khoản Tham chiếu để thuê tuyển tƣ vấn thực hiện nghiên cứu sâu về chủ đề này để giúp cho quá trình ra quyết định.

247. Các hoạt động giám sát khác ngoài Hệ thống M&E. Hệ thống M&E là công cụ quản lý để giám sát và đánh giá tiến độ, đầu ra, kết của của Dự án. Ngoài Hệ thống M&E, công tác quản lý dự án còn có một số nội dung cần giám sát khác nhƣ đấu thầu mua sắm, quản lý tài chính, các vấn đề về môi trƣờng, xã hội. Cụ thể:.

248. Giám sát việc tuân thủ chính sách an toàn xã hội: BĐPDA TƢ sẽ có cán bộ chuyên trách về an toàn xã hội và môi trƣờng; đồng thời Nhóm TA cho BĐPDA TƢ sẽ có vị trí chuyên gian về an toàn xã hội và môi trƣờng để giám sát việc thực hiện hoạt động đền bù và phục hồi cuộc sống của những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi Dự án và việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trƣờng. Nếu cần thiết, BĐPDA TƢ có thể cân nhắc việc thuê tuyển thêm một đơn vị tƣ vấn độc lập thực hiện công tác này.

249. Giám sát của NHTG. NHTG sẽ tiến hành giám sát các hoạt động của Dự án trong suốt quá

trình thực hiện Dự án thông qua:

Các báo cáo của Dự án, báo cáo của tƣ vấn độc lập, báo cáo kiểm toán

Thủ tục xem xét trƣớc hoặc sau đối với các gói thầu

Tổ chức (chủ trì) các đoàn giám sát Dự án 6 tháng/lần và giám sát giữa kỳ (giữa năm thứ 3). Các khuyến nghị, góp ý, chỉ đạo của các đoàn đánh giá sẽ hƣớng đến:

o Dự báo mức độ hiện thực hóa mục tiêu và các tác động dự kiến, những hành động cần thiết phải thực hiện;

o Cải thiện các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan tại cấp tỉnh, huyện, xã (và TƢ nếu có) để cải thiện tiến độ và chất lƣợng thực hiện Dự án;

o Điều chỉnh các ƣu tiên đầu tƣ hoặc các tiêu chí lựa chọn;

o Điều chỉnh các hạng mục ngân sách;

o Tính tuân thủ các quy định, quy trình quản lý Dự án;

o Đánh giá các rủi ro, các rào cản mới nảy sinh và hƣớng khắc phục

o Các cơ hội mới xuất hiện, cần phản ảnh kịp thời hoặc thích ứng từ phía Dự án

NHTG sẽ phối hợp của với BĐPDA TƢ tiến hành các đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ Dự án.

Page 81: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

81

III. Đảm bảo An toàn xã hội

250. Song song với quá trình xây dựng Báo cáo NCKT này, BCB DA TƢ đã chỉ đạo thực hiện một báo cáo độc lập “Đánh giá Tác động Xã hội của Dự án GNKVTN”. Báo cáo này đƣợc phát triển theo chính sách của NHTG về Dân tộc thiểu số (OP 4.10) và Tái định cƣ bắt buộc (OP 4.12). Về cơ bản, Báo cáo này xác định đặc điểm của các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng có rủi ro bị “lề hóa” (marginalized) trong quá trình thực hiện Dự án; xác định các đối tƣợng liên quan ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện Dự án; và trên cơ sở đó, đƣa ra các khuyến nghị về chiến lƣợc, chính sách để đảm bảo các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng tham gia một cách đầy đủ, và vì vậy hƣởng lợi một cách tích cực từ các hoạt động của Dự án (xem chi tiết trong Báo cáo “Đánh giá tác động Xã hội của Dự án GNKVTN”). Trong mục này, Báo cáo NCKT chỉ tổng kết một số nét khái quát về các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng, những rủi ro cũng nhƣ khả năng chịu tác động từ các can thiệp của Dự án.

251. Các nhóm dễ bị tổn thương trong vùng dự án. Dự án GNKVTN can thiệp vào vùng dự án có nhiều đối tƣợng hƣởng lợi thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng và cần đƣợc lƣu ý trong thiết kế Dự án cũng nhƣ quá trình triển khai thực hiện các hoạt động Dự án. Ở giác độ chung nhất, các hộ hƣởng lợi dễ bị tổn thƣơng là những hộ nghèo. Hình 4.2 dƣới đây mô tả tỷ trọng của nhóm hƣởng lợi dễ bị tổn thƣơng trong vùng dự án. Tỷ trọng hộ hƣởng lợi dễ bị tổn thƣơng tại Quảng Nam là cao nhất (gần 78% tổng số hộ trong vùng dự án); sau đó là Quảng Ngãi (với 56% số hộ trong vùng dự án). Gia Lai và Kon Tum có một nửa số hộ trong vùng dự án là các hộ hƣởng lợi dễ bị tổn thƣơng. Các huyện dự án ở Đắk Nông và Đắk Lắk là những huyện có tỷ lệ hộ hƣởng lợi dễ bị tổn thƣơng thấp nhất trong vùng dự án (tƣơng ứng là 30% và 36%). Trong số những hộ hƣởng lợi dễ bị tổn thƣơng, có một số đối tƣợng đòi hỏi chiến lƣợc can thiệp phù hợp của Dự án gồm (i) các hộ nghèo nhất; (ii) hộ nghèo dân tộc thiểu số (cả bản địa và di cƣ đến); và (iv) phụ nữ, đặc biệt là trong các hộ có chủ hộ là nữ (ở những nhóm dân tộc theo chế độ phụ hệ). Đặc điểm chính của các nhóm này đƣợc mô tả vắn tắt dƣới đây:

36

Hình 4.2 Đối tượng thụ hưởng dễ bị tổn thương trong vùng dự án (DVT:%)

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011 cho vùng dự án

252. Nhóm hộ nghèo nhất: Đây là các nhóm có điều kiện kinh tế khó khăn nhất trong vùng dự án (thƣờng là nhóm có mức thu nhập trong phân vị 25% thấp nhất). Đặc điểm chính của nhóm này là hộ thiếu lao động, thiếu đất sản xuất, hộ phụ nữ đơn thân, các hộ ngƣời già yếu hoặc tàn tật, hoặc hộ vừa trải qua những biến cố lớn (nhƣ thiên tai, chi phí chăm sóc y tế đột xuất). Theo khảo sát tại các huyện dự án, các hộ nghèo nhất này thuộc đủ thành phần dân tộc nhƣng chủ yếu vẫn là các hộ dân tộc thiểu số bản địa. Đây thƣờng là các hộ thuộc đối tƣợng trợ cấp xã hội. Do điều kiện các nguồn lực (nhƣ lao động, đất đai) của các hộ nghèo nhất là rất hạn chế nên việc thu hút sự tham gia của các hộ nghèo nhất vào các cơ hội do Dự án tạo ra là một thách thức lớn và cần đặc biệt lƣu ý trong quá trình tổ chức thực hiện.

253. Nhóm hộ nghèo là dân tộc thiểu số bản địa: Các nhóm dân tộc thiểu số bản địa chính trong vùng dự án là Ê Đê, M‟Nông (chủ yếu tại Đắk Lắk và Đắk Nông), Jarai, Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng

36

Lƣu ý rằng dữ liệu định lƣợng về đời sống hộ gia đình ở cấp huyện và xã thƣờng chỉ có dữ liệu chung chứ không phân chia chi tiết theo phân loại hộ nghèo, theo các nhóm dân tộc. Vì vậy, những đặc tính ở dƣới đây chủ yếu mang tính định tính trên cơ sở khảo sát tại vùng dự án trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT. Các phân tích chi tiết có thể tham khảo trong Báo cáo độc lập “Báo cáo Đánh giá Tác động Xã hội của Dự án GNKVTN”.

78

56 50 5036 30

22

44 50 5064 70

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Quảng Nam Quảng Ngãi Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk Đăk Nông

Hộ hƣởng lợi dễ bị tổn thƣơng Hộ hƣởng lợi khác

Page 82: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

82

(chủ yếu tại Gia Lai và Kon Tum); Hrê và Ca Dong (tại Quảng Ngãi), và Cơ Tu (chủ yếu tại Quảng Nam). Đây là những nhóm dân tộc bản địa đã sinh sống lâu đời tại các huyện dự án. Tỷ lệ nghèo của của các nhóm dân tộc này cao hơn hẳn so với mức trung bình trong vùng dự án. Tại các huyện có phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao ở Tây Nguyên, nhiều hộ đồng bào dân tộc bản địa đã tận dụng đƣợc tiềm năng đất đai và cơ hội thị trƣờng để phát triển cây công nghiệp dài ngày, mang lại thu nhập ổn định và cải thiện đời sống. Tuy nhiên, những quan sát về trƣờng hợp thành công nhƣ vậy còn rất hạn chế trong địa bàn các huyện dự án.

254. Nhóm hộ nghèo là dân tộc thiểu số di cư: Hầu hết các huyện vùng dự án đều có dân tộc thiểu số di cƣ (trừ các huyện dự án ở Quảng Ngãi và Quảng Nam thì di cƣ đến đa số là ngƣời Kinh). Chủ yếu các hộ dân tộc thiểu số di cƣ đến từ vùng Núi Phía Bắc nhƣ ngƣời Dao, Mƣờng, Thái, H‟Mông. Trong số các nhóm di cƣ đến, những đối tƣợng khó khăn nhất là đối tƣợng di cƣ tự do (khác với đối tƣợng di cƣ “kinh tế mới” trong thập kỷ 80 và 90) trong thời gian gần đây. Do di cƣ đến muộn nên đất canh tác khan hiếm và kém mầu mỡ hơn – vì vậy, nhiều hộ mới di cƣ gặp khó khăn trong phát triển sản xuất. Ở nhiều xã, các nhóm di cƣ mới đến hay có hƣớng tập trung ở những thôn bản mới, những khu vực quy hoạch dân di cƣ nên điều kiện tiếp cận CSHT khó khăn hơn các thôn bản đã hình thành từ lâu. Bên cạnh đó, do mới di cƣ đến nên tình trạng hộ khẩu của nhiều hộ di cƣ còn chƣa xác định. Vì vậy, điều kiện tiếp cận với dịch vụ công (giáo dục, khám chữa bệnh), tiếp cận với nguồn lực sản xuất (phân đất canh tác), tiếp cận với các hỗ trợ chính sách còn rất hạn chế.

255. Nhóm phụ nữ: Phụ nữ trong các hộ nghèo là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong vùng dự án, không kể đến thành phần dân tộc, đặc biệt là các đối tƣợng phụ nữ làm chủ hộ (trong các nhóm dân tộc theo chế độ phụ hệ). Với phụ nữ của các dân tộc di cƣ (hầu hết là các nhóm theo phụ hệ) thì gánh nặng của phụ nữ trong các công việc gia đình, hạn chế trong tham gia các hoạt động cộng đồng là một vấn đề phổ biến và đã có nhiều can thiệp thông qua các chƣơng trình/dự án khác nhau để nâng cao vị thế và đảm bảo tiếng nói và cơ hội cho phụ nữ. Cần nhấn mạnh rằng, ngay cả với các hộ nghèo thuộc các nhóm dân tộc mẫu hệ nhƣ Ê Đê, M‟Nông, Jarai, Ba-Na, Xơ-Đăng, và Giẻ-Triêng thì phụ nữ - dù là chủ gia đình và theo truyền thống là ra các quyết định chính – cũng là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng. Về văn hóa, phụ nữ trong những nhóm này là ngƣời chủ gia đình, là ngƣời ra các quyết định chính, có quyền thừa kế tài sản. Tuy nhiên, phụ nữ trong những nhóm mẫu hệ thƣờng phải gánh vác cả công việc gia đình và các công việc nặng nhọc hoạt động sản xuất của hộ. Vì vậy, gánh nặng công việc đối với phụ nữ lớn hơn, trách nhiệm công việc cũng lớn hơn, nên mức độ tham gia của phụ nữ vào các hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng vì thế cũng bị hạn chế. Hơn nữa, dù ngƣời phụ nữ có vai trò ngƣời chủ gia đình nhƣng vai trò đó không đƣợc thể hiện tích cực nhƣ là „ngƣời chủ‟ trong các sinh hoạt cộng đồng. Vì vậy, vẫn có tình trạng phụ nữ là chủ gia đình nhƣng gánh vác công việc nặng nhọc và không phát huy đƣợc tiếng nói trong các vấn đề chung của cộng đồng.

256. Những rủi ro đối với các đối tượng dễ bị tổn thương. Với những nhóm hƣởng lợi thuộc diện dễ bị tổn thƣơng, có những rủi ro sau đây sẽ hạn chế khả năng tham gia và hƣởng lợi của họ từ những hoạt động của Dự án. Những rủi ro này có thể đƣợc mô tả sơ bộ dƣới đây.

257. Tham gia hạn chế vào quá trình tham vấn, lập kế hoạch Dự án: Dự án quy định quy trình lập kế hoạch có sự tham gia nhƣ là cơ chế để đảm bảo tiếng nói của các đối tƣợng hƣởng lợi đƣợc tham vấn trong quá trình lập kế hoạch, thông qua đó đảm bảo rằng các hoạt động của Dự án sẽ phù hợp với nguyện vọng của ngƣời dân và với điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của xã và thôn bản. Tuy nhiên, yếu tố quyết định hiệu lực của quy trình lập kế hoạch có sự tham gia là đảm bảo huy động đƣợc đầy đủ các đối tƣợng hƣởng lợi thảo luận và có ý kiến về những hoạt động của Dự án. Ở khía cạnh này, kết quả khảo sát ghi nhận một số rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể:

Thông tin về sự tham gia không được đầy đủ: họp thôn bản thƣờng đƣợc thông báo trƣớc nhƣng nội dung cụ thể thì không rõ ràng nên ngƣời dân thƣờng không có sự chuẩn bị khi đến tham gia. Các hoạt động chuẩn bị theo kiểu đánh giá nhanh (PRA) để xác định những khó khăn và thách thức không đƣợc chuẩn bị tốt ở cấp thôn bản nên thông tin để phục vụ thảo luận thƣờng không đƣợc chuẩn bị đầy đủ.

Ngôn ngữ sử dụng trong thảo luận: ngôn ngữ sử dụng khi thảo luận trong các cuộc họp thôn có sự tham gia thƣờng là tiếng phổ thông do các cuộc họp thƣờng có cán bộ xã đến tham dự và hỗ trợ. Trong trƣờng hợp có hạn chế về khả năng sử dụng tiếng phổ thông hoặc vì tập quán văn hóa, bà con thảo luận bằng tiếng dân tộc sau đó cử ngƣời tóm tắt nội dung thảo

Page 83: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

83

luận bằng tiếng Kinh. Việc này phần nào hạn chế kết quả của thảo luận trong các cuộc họp thôn bản có sự tham gia.

Năng lực thúc đẩy của cán bộ xã/thôn bản: họp thôn có sự tham gia đòi hỏi kỹ năng tổ chức, khả năng thúc đẩy và điều phối thảo luận nhƣng đây còn là điểm yếu của phần lớn đội ngũ cán bộ xã. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát ghi nhận khá nhiều ý kiến từ cán bộ xã cho rằng vì đồng bào dân tộc thiểu số thƣờng có trình độ học vấn thấp, tâm lý ngại giao tiếp, lại không thông thạo tiếng phổ thông khó có thể đóng góp đƣợc nhiều ý kiến trong các cuộc họp thôn. Báo cáo này không nhận xét về tính đúng sai của định kiến này, nhƣng hệ quả của định kiến là ảnh hƣởng đến cách thức tổ chức và điều hành những cuộc họp thôn có thể sẽ theo hƣớng không coi trọng sự tham gia và ý kiến của các hộ nghèo dân tộc thiểu số.

Sự kết hợp của những yếu tố ở trên dẫn đến rủi ro là các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng có thể tham gia ở mức độ hạn chế, bị động trong quá trình lập kế hoạch dự án. Do đó, nếu Dự án không có chiến lƣợc can thiệp phù hợp thì có rủi ro là các ƣu tiên đầu tƣ và hoạt động đƣợc xác định trong kế hoạch có thể sẽ không phản ánh đƣợc nguyện vọng của những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng.

258. Khả năng hưởng lợi từ các can thiệp của Dự án: Mức độ hƣởng lợi của các đối tƣợng hƣởng lợi từ các hoạt động của Dự án phụ thuộc chủ yếu vào khả năng và sự tích cực tham gia của chính các hộ hƣởng lợi vào các hoạt động của Dự án. Ở khía cạnh này, có thể có một số rủi ro sau đây:

Tham gia hạn chế trong các công việc được trả công từ các dự án đầu tư CSHT: theo thiết kế của Dự án, các công trình CSHT đƣợc đầu tƣ theo hƣớng ƣu tiên sự tham gia của lao động địa phƣơng trong các công việc phù hợp. Tuy nhiên, ngay cả khi yêu cầu này đƣợc đảm bảo đầy đủ thì vẫn có khả năng các hộ dễ bị tổn thƣơng nhất không đƣợc tham gia/hoặc chỉ tham gia hạn chế vì định kiến của một số nhà thầu cho rằng (i) thuê nhân công từ những hộ nghèo nhất, hộ dân tộc thiểu số bản địa sẽ khó khăn trong đào tạo vì e ngại trình độ học vấn thấp; (ii) quan ngại về tính kỷ luật của lao động dân tộc thiểu số (cho rằng họ thƣờng không đúng giờ, ít đúng hẹn, đang thi công nhƣng có việc nhà, việc thôn bản là bỏ...). Đây là những định kiến khá phổ biến ghi nhận đƣợc khi phỏng vấn một số nhà thầu xây lắp tại địa bàn vùng dự án.

37

Tham gia hạn chế trong các hoạt động hỗ trợ sinh kế: HP2 của Dự án đƣa ra các mô hình hỗ trợ sinh kế theo ba nhóm (an ninh lƣơng thực, đa dạng hóa thu nhập, và kết nối thị trƣờng) để cung cấp một danh mục mở với nhiều khả năng và lựa chọn cho các loại nhóm hộ hƣởng lợi. Kết quả khảo sát vùng dự án gợi ý một số rủi ro ảnh hƣởng đến khả năng hƣởng lợi của các hộ dễ bị tổn thƣơng, gồm:

o Hộ thiếu đất sản xuất nên khó có thể áp dụng đƣợc mô hình canh tác của Dự án: nguy cơ này có thể xảy ra với các hộ nghèo nhất chỉ có diện tích đất canh tác nhỏ, kém mầu mỡ, không phù hợp với yêu cầu của nhiều loại cây trồng. Ngoài ra, một số hộ di cƣ tự do mới đến có khó khăn về tiếp cận đất sản xuất cũng sẽ gặp khó khăn trong áp dụng mô hình sinh kế của Dự án.

o Các hộ dễ bị tổn thƣơng có thể sẽ „co cụm‟ lại ở các hoạt động thuộc nhóm an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng mà ít tham gia vào các lựa chọn sinh kế khác nhƣ đa dạng hóa thu nhập và kết nối thị trƣờng. Nguyên nhân là vì việc phát triển các mô hình sinh kế đa dạng hóa thu nhập và mô hình kết nối thị trƣờng đòi hỏi phải tìm hiểu và áp dụng kiến thức kỹ thuật cần thiết và (thông thƣờng là) khá phức tạp.

Chỉ thực hiện hạn chế, hoặc thậm chí là không thực hiện cam kết áp dụng tiến bộ kỹ thuật như đã cam kết: nguy cơ này xuất phát từ tập quán canh tác của hộ dân tộc thiểu số, tâm lý e ngại khi tiếp thu và áp dụng kiến thức kỹ thuật mới trong sản xuất. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp cũng có thể dẫn đến những khó khăn trong mức độ tiếp thu và nắm bắt tiến bộ kỹ thuật.

259. Bị ảnh hưởng tiêu cực vì những định kiến: Định kiến về các nhóm dễ bị tổn thƣơng, đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ, là một cản trở với cơ hội phát triển của những nhóm này. Các phân tích chi tiết về định kiến là vấn đề đƣợc đề cập sâu trong Báo cáo “Đánh giá tác động xã hội

37

Tƣơng tự nhƣ cách tiếp cận xuyên suốt ở trên, Báo cáo này không nhận định về tính đúng sai của những định kiến của các nhà thầu với ngƣời dân tộc thiểu số; thay vào đó, Báo cáo chỉ ghi nhận những nhận xét ghi nhận đƣợc trong quá trình trao đổi với các nhà thầu trong vùng dự án.

Page 84: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

84

của Dự án GNKVTN”. Trong khuôn khổ của Báo cáo NCKT, căn cứ vào những quan sát và ghi nhận trong quá trình khảo sát, có thể tổng kết một số định kiến về dân tộc thiểu số bản địa nhƣ sau:

38

260. Từ góc độ nhóm Kinh và các nhóm dân tộc thiểu số di cư đến, có một số định kiến tiêu cực

phổ biến về nhóm dân tộc thiểu số bản địa nhƣ:

“Không tích cực, không chịu khó, „lười‟ nên mới nghèo” “Không biết cách làm ăn, không muốn làm giầu” “Các hộ này không trồng được cây lâu năm” “Không biết tận dụng đất đai mầu mỡ để canh tác nên mới nghèo” “Dân trí thấp, giao tiếp trong cộng đồng là chính, không cởi mở với kiến thức/kinh nghiệm từ bên ngoài” “Nhìn thấy các hộ khá có cách làm ăn tốt nhưng không thi đua, học hỏi”

261. Từ góc độ đội ngũ cán bộ cơ sở. Quá trình khảo sát trong vùng dự án để xây dựng Báo cáo này ghi nhận nhiều nhận xét, ý kiến của đội ngũ cán bộ các cấp mang tính định kiến rập khuôn về dân tộc thiểu số bản địa trong vùng dự án:

“Trình độ học vấn thấp, không biết cách làm ăn” “Được hỗ trợ rất nhiều, hỗ trợ cho không nên có thói quen ỷ lại vào hỗ trợ từ chính quyền” “Ngại áp dụng kiến thức kỹ thuật vào sản xuất” “Ý thức kỷ luật hạn chế khó phù hợp với môi trường lao động của các nhà máy” “Không có ý thức tiết kiệm, thói quen là tiêu sài hết tiền kiếm được nên không tích lũy cho đầu tư sản xuất” “Chỉ có vay chứ không muốn trả nên các khoản vay người nghèo từ NH CSXH rất khó thu hồi”

262. Từ giác độ các nhóm dân tộc thiểu số bản địa, quá trình xây dựng Báo cáo này không ghi nhận đƣợc nhiều ý kiến của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa về những định kiến đối với họ vì vấn đề này đòi hỏi phải có đánh giá sâu. Theo những phản hồi của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa nhƣ trên thì vấn đề tiếp thu những kiến thức và cách làm mới không phải là trở ngại lớn đối với họ trong phát triển sản xuất mà quan trọng là đất canh tác và vốn sản xuất. Tổng kết từ Báo cáo “Đánh giá tác động xã hội của Dự án GNKVTN” cho thấy ngƣời dân tộc thiểu số bản địa thƣờng không bày tỏ phản ứng khi nghe giải thích về những định kiến về trình độ học vấn nhƣng có một số ý kiến phản hồi ghi nhận đƣợc về khả năng tiếp thu và áp dụng các mô hình sinh kế mới:

“Không phải mình không muốn làm theo cái mới [sinh kế mới], nhưng vì không có đủ tiền mua giống và mua phân” “Bón phân không đúng thì không đạt, mình không nắm rõ cách bón bằng người Kinh” “Không phải là mình không chịu học hỏi từ người Kinh, từ các hộ biết làm ăn, nhưng học được mà không làm theo được vì thiếu vốn, thiếu đất” “Người Kinh để dành được tiền, mình không để dành được tiền vì tiền tiêu còn không đủ nên không làm sản xuất lớn được” “Người Kinh làm giầu được là vì họ biết cách làm ăn, họ làm việc có kế hoạch nhưng mình không học theo họ được”

263. Một số rủi ro do những định kiến nói trên đối với đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. Báo cáo NCKT này không nhận định về tính đúng hay sai của các định kiến ở trên mà điều quan trọng là cần công nhận rằng những định kiến tiêu cực về các nhóm dân tộc thiểu số bản địa có tồn tại trong thực tế. Trong điều kiện cụ thể của Dự án, những định kiến này có thể dẫn đến ảnh hƣởng tiêu cực đối với khả năng tham gia và hƣởng lợi của các nhóm dân tộc thiểu số bản địa. Cụ thể, nếu không có các biện pháp can thiệp phù hợp thì một số rủi ro sau có thể xảy ra:

Các hộ dân tộc thiểu số bản địa không tham gia nhiều vào cung cấp nhân công lao động cho các công trình CSHT;

Các hộ dân tộc thiểu số bản địa không tham gia tích cực vào các hoạt động sinh kế đòi hỏi đầu tƣ dài hạn, kỹ thuật canh tác mới, có tính liên kết thị trƣờng;

Do vậy các hộ dân tộc thiểu số bản địa có thể chỉ tập trung vào các hoạt động an ninh lƣơng thực trong THP2.1 mà ít có sự tham gia vào các cơ hội đa dạng hóa thu nhập;

Sự tồn tại của các định kiến có thể dẫn đến rủi ro các hộ dân tộc Kinh và hộ dân tộc thiểu số di cƣ không hợp tác đầy đủ với các hộ dân tộc thiểu số bản địa trong mô hình tổ nhóm LEG – vốn là cơ chế chủ chốt để thực hiện các hỗ trợ của Dự án trong HP2.

38

Lƣu ý rằng những trích dẫn ở đây là ghi nhận từ thực tế khảo sát nhƣng có thể chƣa mang tính đại diện vì phạm vi đối tƣợng khảo sát còn chƣa nhiều. Các nhận xét này là phát biểu đƣợc ghi chép lại chính xác trong quá trình khảo sát và có tính định danh (nhƣng không công bố ở đây vì chính sách bảo vệ thông tin). Báo cáo này chỉ ghi nhận những nhận xét đó nhƣ một hiện tƣợng tồn tại mà không đƣa ra phán xét về tính đúng sai. Các nhận xét này không phản ánh quan điểm của BCB Dự án TƢ, UBND các tỉnh, BCB Dự án các tỉnh, các sở/ngành liên quan hay nhóm tƣ vấn thực hiện Báo cáo này.

Page 85: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

85

264. Chính sách đảm bảo an toàn xã hội của Dự án: Trong bối cảnh đó, Dự án tuân thủ các chính sách và quy định của Chính Phủ Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa của các dân tộc thiểu số; đồng thời tuân thủ theo các quy định của NHTG về an toàn xã hội, các chính sách liên quan đến dân tộc bản địa OP 4.10 và OP 4.12. Về cơ bản, Dự án tuân thủ các nguyên tắc sau về đảm bảo an toàn xã hội:

Dự án không phát sinh yêu cầu phải quy hoạch tái định cƣ hay thực hiện công tác GPMT ở quy mô đáng kể nào. Mặc dù vậy, một số công trình trong HP1 hoặc THP3.1 có thể phát sinh một số yêu cầu về GMPM cho các công trình CSHT. Trong trƣờng hợp đó, chiến lƣợc của Dự án là:

o Tránh và giảm thiểu tái định cƣ bắt buộc và sự phá vỡ kinh tế liên quan, kể cả việc mất phƣơng kế sinh nhai;

o Đƣa ra các thủ tục đền bù rõ ràng cho sự thu hồi bắt buộc đất đai hay tài sản khác;

o Khôi phục lại hay cải thiện mức sống của ngƣời dân bị Dự án tác động;

o Đền bù cho ngƣời dân bị Dự án tác động theo giá thay thế;

Đảm bảo nhóm dân tộc thiểu số nhận đƣợc sự tôn trọng đầy đủ về phẩm giá, các quyền con ngƣời và văn hóa độc đáo trong quá trình phát triển;

Đảm bảo nhóm dân tộc thiểu số không phải chịu bất kỳ một ảnh hƣởng bất lợi nào;

Đảm bảo nhóm dân tộc thiểu số nhận đƣợc những lợi ích phù hợp về văn hóa, xã hội và kinh tế;

Đảm bảo nhóm dân tộc thiểu số đƣợc hƣởng lợi thông qua sự tham vấn và tham gia

265. Các biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn xã hội. Các nguyên tắc ở trên đƣợc cụ thể hóa thành những quy định để tăng cƣờng mức độ tham gia và đảm bảo mức độ hƣởng lợi tích cực của các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng của Dự án. Cụ thể:

266. Tăng cường sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương trong công tác lập kế hoạch: Quy trình lập kế hoạch có sự tham gia của Dự án (xem Chƣơng 3) sẽ đƣợc thực hiện theo quy trình 9 bƣớc (từ cấp xã đến cấp trung ƣơng), với bƣớc đầu tiên bắt đầu từ họp thôn có sự tham gia. Trong đó, quy định các cuộc họp thôn bản cần có tối thiểu 75% các hộ tham gia trong đó tối thiểu 30% là phụ nữ. Một trong những nội dung tập huấn trọng tâm của Dự án (trong THP 3.2) là tập huấn cho cán bộ xã về quy trình lập kế hoạch có sự tham gia.

267. Tăng cường tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương trong thực hiện các can thiệp: Để tăng cƣờng sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thƣơng trong thực hiện các hoạt động can thiệp, Dự án quy định tỷ lệ tham gia tối thiếu của các nhóm dễ bị tổn thƣơng trong những hoạt động chính. Cụ thể:

Đối với tham gia ngày công lao động trong các công trình CSHT: (i) Thực hiện rộng rãi hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng. (ii) Với hình thức đấu thầu thông thƣờng, tối thiểu 80% ngày công lao động đối với các công việc giản đơn phải đƣợc thực hiện bởi lao động địa phƣơng. (ii) Thí điểm trong 18 tháng đầu tiên tại 1 tỉnh về thành lập tổ nhóm xây dựng. Theo đó, Dự án hỗ trợ thành lập và đào tạo kỹ năng cho nhóm, các BPT xã (là cấp chủ đầu tƣ của HP1) và BQLDA huyện (là cấp chủ đầu tƣ của THP3.1) làm việc với các nhà thầu xây lắp để có kế hoạch sử dụng nhân công từ các tổ nhóm này (nhƣ đã mô tả trong HP1 ở Chƣơng 2);

Đối với mô hình tổ nhóm sản xuất trong THP 2.1: (i) hộ nghèo/cận nghèo chiếm tối thiểu 75% (trong đó hộ cận nghèo chiếm không quá 25%); và (ii) hộ dân tộc thiểu số chiếm tối thiểu 50%;

Đối với mô hình tổ nhóm sản xuất trong THP 2.2: (i) hộ nghèo/cận nghèo chiếm tối thiểu 50%; và (ii) hộ dân tộc thiểu số chiếm tối thiểu 50%.

Đối với các hoạt động tập huấn cho ngƣời dân: tùy vào tính chất của hoạt động tập huấn mà quy định tỷ lệ tối thiểu ngƣời tham gia là phụ nữ, ngƣời nghèo/cận nghèo, và của hộ dân tộc thiểu số. Các tỷ lệ này sẽ đƣợc quy định chi tiết trong PIM.

268. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức: Dự án thiết kế riêng một THP 3.3 về truyền thông nâng cao nhận thức với mục tiêu phổ biến thông tin về các hỗ trợ của Dự án và lợi ích mà các hỗ trợ này mang lại cho ngƣời dân. Các nội dung truyền thông đƣợc chuyển tải kết hợp nhiều kênh truyền thông, với ngôn ngữ sử dụng phù hợp với đối tƣợng nhận thông tin, đặc biệt là các hộ

Page 86: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

86

nghèo, hộ dân tộc thiểu số, tần suất truyền thông đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần. Thông qua những hoạt động này, Dự án hƣớng đến nâng cao mức độ nhận biết của ngƣời hƣởng lợi đối với Dự án, cung cấp thông tin về các hỗ trợ của Dự án tới tất cả các đối tƣợng hƣởng lợi.

269. Tập huấn nâng cao năng lực cho đối tượng hưởng lợi: Tập huấn NCNL cho các đối tƣợng hƣởng lợi là một chiến lƣợc trọng tâm trong HP1 (với hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng) và HP2 (trong khuôn khổ các LEG). Với HP1, Dự án hỗ trợ thí điểm thành lập các Tổ nhóm CIG Xây dựng, Tổ nhóm CIG Vận hành và Bảo trì để thực hiện các hoạt động trong THP1.1 (với hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng) và THP1.2 (với các nội dung sửa chữa nhỏ), và tham gia thực hiện các công việc có yêu cầu trình độ tay nghề xây dựng cho các nhà thầu xây lắp (với các công trình đấu thầu thông thƣờng trong THP1.2). Với HP2, Dự án đặt yêu cầu NCNL nhƣ là một điều kiện bắt buộc đối với các LEG. Chỉ khi các thành viên của LEG đã đƣợc tập huấn NCNL và đƣợc xác nhận bởi cán bộ CF là đã nắm đƣợc yêu cầu về kỹ thuật thì Dự án mới tiếp tục cho phép các LEG thực hiện các lần rút tiền để tổ chức hoạt động sinh kế đăng ký.

270. Giám sát sự tham gia và mức độ thụ hưởng của các đối tượng hưởng lợi dễ bị tổn thương: Việc tuân thủ các quy trình và tỷ lệ về sự tham gia mà Dự án quy định sẽ là một trọng tâm trong xây dựng và vận hành hệ thống M&E của Dự án; đồng thời cũng sẽ là một trọng tâm của các đoàn đánh giá hàng năm của NHTG. Nhƣ đã phân tích ở trên, các chỉ số của Khung Kết quả, các chỉ số của Hệ thống M&E sẽ đƣợc thu thập theo mức độ chi tiết để cho phép có thể tính toán đƣợc các chỉ số này theo giới, theo thành phần dân tộc, theo tình trạng nghèo của hộ. Thông qua đó, BQLDA các cấp, BĐPDA TƢ, NHTG sẽ có thông tin kịp thời để đánh giá mức độ bao phủ (targeting coverage) của Dự án đối với các đối tƣợng hƣởng lợi.

V. Đảm bảo an toàn về môi trường

271. Khái quát về các tác động môi trường từ các hoạt động Dự án: Về tổng thể, tác động của Dự án GNKVTN tác động không đáng kể đến môi trƣờng do quy mô các hoạt động của Dự án không lớn, lại đƣợc thiết kế để thực hiện trong khoảng thời gian gần 5 năm trên một địa bàn địa lý rộng; đồng thời, tính chất của các hoạt động đƣợc thiết kế (từ CSHT đến các hoạt động sinh kế) theo hƣớng không gây ra tác động đối với môi trƣờng ở góc độ đáng kể. Tuy nhiên, để có đánh giá sâu và làm cơ sở cho chính sách an toàn môi trƣờng, BCB DA TƢ trong khuôn khổ của Tiểu Dự án PPTAF đã thuê tuyển tƣ vấn để đánh giá tác động môi trƣờng của Dự án và xây dựng Khung Quản lý Môi trƣờng và Xã hội (ESMF). Các chi tiết về tác động môi trƣờng của Dự án đƣợc phân tích chi tiết trong Báo cáo của đơn vị tƣ vấn. Trong khuôn khổ của Báo cáo NCKT, căn cứ vào phát hiện sơ bộ của nhóm tƣ vấn ESMF và kết quả khảo sát xây dựng Báo cáo NCKT, một số hệ quả về môi trƣờng phát sinh từ hai nguồn chính là (i) quá trình thi công các công trình CSHT gây ra ảnh hƣởng về môi trƣờng nhƣ bụi, tiếng ồn, thoát nƣớc; và (ii) hệ quả môi trƣờng do sử dụng hóa chất, phân bón hóa học nhiều hơn trong canh tác.

272. Về hệ quả môi trường từ quá trình thi công các công trình CSHT (không liên quan đến giải phóng mặt bằng): quá trình thi công các công trình CSHT của Dự án sẽ phát sinh một số hệ quả nhƣ bụi đất, tiếng ồn, thoát nƣớc trong quá trình thi công. Tuy nhiên, do quy mô của các dự án đều là nhỏ (ví dụ nhƣ trong kế hoạch 18 tháng thì các công trình CSHT cấp xã thấp

39), số lƣợng các công

trình CSHT do Dự án hỗ trợ đƣợc lập kế hoạch trong thời gian hơn 5 năm là một khoảng thời gian thực hiện khá dài nên những tác động về môi trƣờng nói trên sẽ không lớn. Bên cạnh đó, do địa bàn vùng dự án có diện tích lớn, mật độ dân số thấp nên khó có khả năng bụi, tiếng ồn, và thoát nƣớc có thể ảnh hƣởng đáng kể đến đời sống của ngƣời dân.

273. Các hoạt động xây dựng CSHT đƣợc thiết kế ở HP1 và THP3.1, có một số loại công trình CSHT có khả năng gây ra nhiều ảnh hƣởng môi trƣờng nhất gồm (i) các công trình giao thông phục vụ sản xuất và dân sinh (kết nối giữa các thôn bản, giữa trung tâm xã với thôn bản, và với các vùng sản xuất); (ii) sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi; và (iii) một số công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu của đối tƣợng hƣởng lợi nhƣ công trình nƣớc sinh hoạt. Đối với các công trình này, tác động với môi trƣờng là nhỏ vì những lý do sau đây:

39

Cụ thể: với các công trình đấu thầu cộng đồng trong THP2.1 thì tổng mức đầu tƣ không quá 300 triệu/công trình; với công trình đấu thầu thông thƣởng thì tổng mức đầu tƣ không quá 1 tỷ/công trình; với các công trình trong THP3.1 thì tổng mức đầu tƣ không quá 3 tỷ/công trình.

Page 87: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

87

Với công trình đường giao thông: hầu hết đều là đƣờng đã có nền nhƣng là đƣờng đất hoặc đƣờng cấp phối và đƣợc đề xuất để nâng cấp thành đƣờng bê tông xi măng loại A (mặt đƣờng 3.5m) hoặc loại B (mặt đƣờng 3m). Bên cạnh đó, do công tác giải phóng mặt bằng thƣờng tốn kém chi phí nên Dự án không chủ trƣơng khuyến khích các công trình CSHT đòi hỏi phải giải phóng mặt bằng lớn. Vì vậy, việc giải phóng mặt đƣờng phục vụ cho công trình đƣờng giao thông của Dự án gần nhƣ không đáng kể.

Với công trình thủy lợi: với nguồn vốn đầu tƣ dự kiến, các công trình thủy lợi chủ yếu gồm các hạng mục thi công: nâng cấp, sửa chữa đập; xây mới, sửa chữa và kiên cố hóa kênh nội đồng. Do vậy, yêu cầu về giải phóng mặt bằng chỉ phát sinh với số ít các công trình thủy lợi có phần kênh xây mới. Vì vậy, yêu cầu giải phóng mặt bằng cho hệ thống kênh gần nhƣ không đáng kể. Về đập thủy lợi, do quy mô nhỏ và tập trung vào nâng cấp, kiên cố hóa nên hoàn toàn không có khả năng việc xây dựng/nâng cấp đập thủy lợi có thể gây ảnh hƣởng tiêu cực đối với rừng đầu nguồn hay hệ động thực vật xung quanh.

Với công trình cầu qua suối: Làm cầu, hoặc tràn qua suối nằm trong phạm vi hỗ trợ của Dự án (có thể là một phần trong một dự án giao thông, có thể là một dự án riêng). Với công trình cầu, Dự án chỉ hỗ trợ các loại cầu quy mô nhỏ, trọng tải thấp để phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển của ngƣời dân; với các loại tràn, Dự án khuyến khích các loại tràn có thiết kế phù hợp để không ảnh hƣởng đến dòng chảy tự nhiên của suối. Do đó, khả năng các công trình cầu, tràn ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc là rất nhỏ hoặc không xảy ra.

Với công trình nước sinh hoạt: Dự án chủ trƣơng hỗ trợ đầu tƣ một số công trình CSHT phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân nhƣ công trình nƣớc sinh hoạt. Tùy theo điều kiện địa hình cụ thể của vùng dự án, trong điều kiện có thể thì loại công trình nƣớc sinh hoạt tự chảy đƣợc ƣu tiên vì chi phí đầu tƣ và vận hành thấp. Trong điều kiện, địa hình không cho phép thì phƣơng án thay thế là sử dụng nƣớc ngầm và hệ thống lọc, chứa, dẫn nƣớc về các cụm nhóm hộ. Với cả hai phƣơng án đầu tƣ Dự án đều chỉ khuyến khích quy mô nhỏ nên yêu cầu giải phóng mặt bằng là nhỏ, đồng thời khả năng gây ra ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên là nhỏ.

274. Về hệ quả môi trường trong các hoạt động sinh kế: Hợp phần 2 của Dự án khuyến khích áp dụng kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất để nâng cao sản lƣợng và thu nhập cho các thành viên tổ nhóm LEG. Quá trình này sẽ phát sinh việc sử dụng phân bón và một số đầu vào khác có khả năng gây ra tác động đối với môi trƣờng tự nhiên và sức khỏe con ngƣời. Nhƣ đã mô tả trong Chƣơng 2, OP4.09 của NHTG về quản lý sâu bệnh hại và các quy định hiện hành của Chính Phủ Việt Nam về quản lý sâu bệnh hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... đƣợc áp dụng cho Dự án . Theo đó, các nhóm LEG có phát sinh các đầu vào là phân bón, thuốc trừ sâu, thuộc BVTV cần đƣợc tập huấn về phòng trừ sâu hại tổng hợp (IPM) nhƣ là một nội dung bắt buộc trong hoạt động tập huấn NCNL cho tổ nhóm. Trƣớc khi thực hiện các hoạt động sinh kế đăng ký của LEG, các thành viên LEG phải tham gia các hoạt động NCNL nhƣ xác định trong đề xuất tiểu dự án sinh kế và đều phải đƣợc CF xác nhận đã nắm đƣợc đầy đủ các kiến thức cần thiết để thực hiện các hoạt động sinh kế đăng ký.

275. Một số lợi ích về môi trường của Dự án: cần lƣu ý rằng các hoạt động của Dự án có thể

mang lại một số lợi ích đáng kể về khía cạnh môi trƣờng.

276. Lợi ích môi trường từ cải thiện về tập quán canh tác: Các mô hình sinh kế của Dự án đƣợc xây dựng theo hƣớng đảm bảo bền vững về môi trƣờng (ví dụ nhƣ trồng bời lời xen canh với mỳ, mô hình trồng mây nƣớc, mô hình trồng sa nhân dƣới tán rừng, mô hình keo lai, trồng mỳ xen với cây họ đậu, trồng ca-cao xen với vƣờn điều đã thoái hóa...). Bên cạnh đó, khuyến khích sử dụng phân chuồng trong trồng trọt vừa giúp sử dụng hữu ích phân chuồng hữu ích cho canh tác, vừa cải thiện điều kiện vệ sinh của các hộ gia đình trong vùng dự án.

277. Lợi ích môi trường từ nâng cao thu nhập, giảm sức ép khai thác nguồn lực tự nhiên: PDO của Dự án tập trung vào nâng cao cơ hội sinh kế co ngƣời dân. HP2 xác định ba nhóm hoạt động sinh kế chính là nhóm an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng, nhóm đa dạng hóa thu nhập, và nhóm kết nối thị trƣờng. Những nỗ lực đa dạng hóa và nâng cao thu nhập của Dự án sẽ góp phần giảm sức ép khai thác tài nguyên rừng, đặc biệt là các sản phẩm rừng phi gỗ (NTFP) trong sinh hoạt; đồng thời giảm sức ép đối với khai thác và sử dụng đất rừng không đúng mục đích cho sản xuất nông/lâm nghiệp.

278. Tăng diện tích tưới tiêu, góp phần giảm thiệt hại của hạn hán: đầu tƣ nâng cấp các công trình thủy lợi quy mô nhỏ là một trong những loại công trình CSHT của Dự án (cả trong HP1 và

Page 88: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

88

THP3.1). Trong điều kiện địa hình của vùng dự án, tăng diện tích đất canh tác ở vùng trũng (so với địa hình của các huyện dự án) đƣợc tƣới tiêu sẽ giúp tăng số vụ và năng suất cây lƣơng thực. Đồng thời, cải thiện điều kiện tiếp cận nƣớc tƣới cũng sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại của hạn hán – đang là một hiện tƣợng có tần suất xảy ra ngày càng nhiều trong vùng dự án.

279. Đảm bảo an toàn môi trường. Mặc dù các kết quả phân tích ở phần này cho thấy Dự án sẽ không gây ra những hệ quả tiêu cực đáng kể về môi trƣờng và có thể tạo ra những lợi ích nhất định về mặt môi trƣờng. Mặc dù vậy, một số rủi ro dù không lớn về môi trƣờng cần đƣợc tính đến trong thiết kế và thực hiện Dự án. Chính sách an toàn áp dụng về môi trƣờng của dự án tuân theo những thủ tục và thiết kế để đảm bảo đúng các quy định của Luật pháp Việt Nam và quy định của NHTG về quản lý môi trƣờng. Bảng sau đây tóm tắt chính sách về quản lý môi trƣờng đối với từng loại rủi ro môi trƣờng của Dự án. Chi tiết về chính sách an toàn môi trƣờng của Dự án đƣợc trình bày trong Khung ESMF.

Bảng 4.3 Chính sách về quản lý môi trường đối với từng loại rủi ro môi trường của Dự án

Các tác động chủ yếu (dự kiến) Mức độ tác động dự kiến

Chính sách an toàn áp dụng

Đất đổ thải trong quá trình thi công CSHT không lớn Đánh giá môi trƣờng (OP/BP 4.01 – NHTG)

Cháy, nổ trong quá trình thi công rất nhỏ hoặc không xảy ra

Đánh giá môi trƣờng (OP/BP 4.01 – NHTG)

Khói động cơ, tiếng ồn của máy móc thiết bị, bụi, xả chất thải sinh hoạt ra môi trƣờng bên ngoài mà không tiến hành chôn lấp

rất nhỏ hoặc không xảy ra

Đánh giá môi trƣờng (OP/BP 4.01 – NHTG)

Sâu bệnh, dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng; sử dụng phân bón, thuốc BVTV

không lớn Các quy định về phòng ngừa dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam

Quản lý sâu bệnh (OP 4.09 – NHTG)

Thi công các hồ chứa nƣớc có thể làm ảnh hƣởng rừng đầu nguồn

rất nhỏ hoặc không xảy ra

Đánh giá môi trƣờng (OP/BP 4.01 – NHTG)

VI. Khung chính sách tái định cư

280. Mục tiêu cơ bản của Khung Chính sách tái định cƣ (RPF) là đảm bảo rằng tất cả những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất cho Dự án sẽ đƣợc nhận đền bù cho những tài sản bị thiệt hại và đƣợc cung cấp các biện pháp khôi phục kinh tế để giúp họ cải thiện, hoặc ít nhất cũng giữ nguyên đƣợc mức sống và khả năng tạo thu nhập nhƣ trƣớc khi có Dự án. Khung chính sách đƣa ra các nguyên tắc và mục tiêu, các tiêu chuẩn hợp lệ để xác định đối tƣợng nào là ngƣời bị ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất cho Dự án, các quyền lợi, khung thể chế và pháp lý, các dạng đền bù và khôi phục cuộc sống, tham khảo ý kiến, sự tham gia của ngƣời dân và thủ tục về khiếu nại, thắc mắc nhằm hƣớng dẫn việc thực hiện đền bù, tái định cƣ và khôi phục cuộc sống của họ. Khung RPF đƣợc đính kèm trong Phụ lục 16 của Báo cáo NCKT này.

VII. Hiệu suất của Dự án

281. Khái quát về phân tích hiệu suất. Đối với một dự án có cách tiếp cận rộng nhƣ Dự án GNKVTN, việc tính toán hiệu quả tài chính và kinh tế của Dự án là một yêu cầu phức tạp. Sự phức tạp là do một số yếu tố chính sau đây: (i) thiết kế mở của Dự án trong đó cho phép các hoạt động cụ thể đƣợc xác định hàng năm khi Dự án chính thức đi vào hoạt động; (ii) rất nhiều lợi ích từ các can thiệp của Dự án không có giá tham khảo – trong khi việc xác định „giá bóng‟ (shadow prices) cho một số lớn các lợi ích nhƣ vậy là điều không khả thi trong khuôn khổ của Báo cáo. Trong điều kiện đó, phƣơng pháp phân tích tài chính và kinh tế đƣợc sử dụng trong Báo cáo này là tập trung vào phân tích những mô hình hỗ trợ của Dự án về sinh kế và hai loại hình công trình CSHT phổ biến nhất là đƣờng giao thông và công trình thủy lợi để đƣa ra một số kết quả về hiệu suất cho các hoạt động chính của Dự án.

282. Hiệu suất của các hoạt động sinh kế. Với cách tiếp cận ở trên, phần này đƣa ra kết quả phân tích tài chính và kinh tế các mô hình sinh kế do Dự án hỗ trợ với những điểm đáng lƣu ý nhƣ sau:

Page 89: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

89

Do các hoạt động sinh kế sẽ do các tổ nhóm LEG xác định và đề xuất (xem HP2) nên việc phân tích hiệu suất các hoạt động sinh kế trong Báo cáo này chỉ thực hiện cho các mô hình đƣợc đề xuất trong Kế hoạch 18 tháng của Dự án.

Với mỗi mô hình sinh kế, đơn vị tƣ vấn xây dựng một “mô hình chuẩn” (standard model) với các thông số về quy mô, chi phí, thu nhập theo các mốc chính trong chu kỳ sản xuất (rotation). Những mô hình chuẩn đƣợc xây dựng dựa trên hai cơ sở chính là (i) Đặc điểm của từng loại sinh kế trong một chu kỳ sản xuất; (ii) ƣớc tính về chi phí sản xuất dựa trên cơ sở tham khảo tài liệu (từ Trung tâm Khuyến Nông; quy định của một số tỉnh dự án về định mức kinh tế-kỹ thuật cho các loại cây trồng, vật nuôi; thông tin do một số doanh nghiệp cung cấp; và kết quả thu thập thông tin từ ngƣời dân của đơn vị tƣ vấn); và (iii) ƣớc tính về thu nhập từ các hoạt động sinh kế tƣơng ứng. Chi tiết về các mô hình chuẩn đƣợc đƣa ra trong Phụ lục 17.

Báo cáo này đƣa ra kết quả về hiệu suất cả theo phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Trong mô hình phân tích tài chính, các chi phí (và lợi ích) sau đây không đƣợc tính, cụ thể: (i) về chi phí: chi phí nhân công của hộ gia đình; chi phí đóng góp về phân chuồng, thức ăn gia súc mà hộ tự tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp, nguyên vật liệu làm chuồng trại do hộ tự khai thác; (ii) về lợi ích: các khoản lợi ích gián tiếp từ việc áp dụng mô hình (ví dụ nhƣ mô hình nuôi bò có thể tạo ra phân chuồng để sử dụng trong canh tác). Những chi phí và lợi ích này đƣợc tính trong các phân tích kinh tế.

283. Với phƣơng pháp phân tích nhƣ trên, kết quả về hiệu quả tài chính các mô hình sinh kế trong Kế hoạch 18 tháng đƣợc tóm tắt ở dƣới bảng Bảng 4.4 (xem chi tiết về kết quả phân tích tài chính và kinh tế cho từng mô hình trong Phụ lục 17). Có thể kết luận rằng, tất cả các mô hình sinh kế của Dự án dự kiến hỗ trợ đều có hiệu quả tài chính ở mức cao.

Bảng 4.4 Hiệu quả tài chính các mô hình sinh kế

STT Tên mô hình

Hiệu quả tài chính (ĐV: %, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận

Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

An ninh lương thực

1 Lúa lai 13% 5.205.000 -

2 Ngô lai 58% 37.090.000 -

3 Cải tạo vƣờn hộ 78% 2.354.500 -

Đa dạng hóa thu nhập

1 Chăn nuôi dê dƣới tán rừng 69% 19.891.940 121%

2 Trồng bời lời thuần 99% 334.856.547 144%

3 Bời lời xen mỳ 98% 323.731.037 94 %

4 Cây mây nƣớc 95% 114.363.197 114%

5 Sa nhân dƣới tán rừng 96% 297.434.791 126%

6 Trồng sâm nam 85% 136.300.000 -

7 Cà phê chè (xen với đậu xanh) 88% 502.359.302 -

8 Khoai lang Nhật Bản 37% 64.576.315 20%

9 Mía 63% 82.308.992 -

10 Chăn nuôi dê 69% 20,212,753 222%

11 Chăn nuôi bò 51% 121.762.058 25%

12 Chăn nuôi bò cái sinh sản 54% 14.657.103 30%

Liên kết thị trường

1 Ca cao xen điều năng suất thấp 73% 157.651.616 63%

2 Ca cao xen ngô lai 68% 287.798.100 -

3 Keo lai 72% 14.019.424 24%

Ghi chú: Lưu ý đối với các mô hình tại đó tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) không cho kết quả do thu nhập đã được tạo ra ngay từ năm/mùa vụ đầu tiên.

Page 90: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

90

284. Hiệu suất của các công trình CSHT tiêu biểu. Theo thiết kế của Dự án, các công trình CSHT đƣợc đầu tƣ hàng năm (trong HP1 và THP3.1) sẽ đƣợc xác định theo quy trình lập kế hoạch hàng năm của Dự án. Vì vậy, Báo cáo NCKT này chỉ thực hiện phân tích hiệu suất với các công trình CSHT tiêu biểu trong Kế hoạch 18 tháng của HP1 và THP3.1 (xem thêm chi tiết trong Chƣơng 2). Phần dƣới đây của Báo cáo đƣa ra kết quả phân tích tài chính cho mô hình công trình đƣờng giao thông, và công trình thủy lợi – là hai loại công trình tiêu biểu trong Kế hoạch 18 tháng. Đối với các công trình CSHT, Báo cáo NCKT này không thực hiện đƣợc các phân tích hiệu suất kinh tế do khó khăn trong xác định giá (và giá trị) của nguyên vật liệu có thể huy động tại địa bàn và những lợi ích xã hội mà công trình mang lại. Thay vào đó, Báo cáo trình bày kết quả phân tích hiệu suất tài chính của các loại công trình tiêu biểu.

285. Hiệu suất của công trình đường giao thông. Phân tích hiệu suất công trình đƣờng giao thông đƣợc thực hiện đối với một mô hình chuẩn đƣợc xác định với các giả thiết cụ thể: đƣờng BTXM loại B, chiều dài 1km, không có cầu hay cống trên tuyến; tốc độ tăng lƣu lƣợng xe lƣu thông hàng năm là 2.5% (và 5%); tuổi thọ công trình là 10 năm với chi phí duy tu và bảo dƣỡng bằng 5% tổng vốn đầu tƣ.

286. Phương pháp tiếp cận: Quá trình phân tích hiệu suất công trình đƣờng giao thông dựa trên Mô hình Quản lý và Phát triển Đƣờng bộ (HDM-4) của NHTG kết hợp Phƣơng pháp xác định Lợi ích kinh tế xã hội dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông đƣợc áp dụng rộng rãi tại Việt Nam (Bùi

Ngọc Toàn (2006), Lập và phân tích dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông. NXB GTVT). Một số thông số đầu vào cơ bản đƣợc tính toán từ các nguồn gồm: (i) Quyết định 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông Vận tải về việc Hƣớng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật của Đƣờng giao thông nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; (ii) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:2005 về Đƣờng Ô tô – Yêu cầu thiết kế; (iii) Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lƣợng công trình và (iv) Tham vấn từ các chuyên gia của Trƣờng Đại học Xây dựng, Trƣờng Đại học Giao thông vận tải tại Hà Nội. Các lợi ích chính từ công trình giao thông đƣợc tính toán trong phân tích này gồm (i) Lợi ích do giảm thiểu chi phí về khai thác phƣơng tiện; và (ii) lợi ích do tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa.

287. Kết quả phân tích hiệu suất công trình đường giao thông: Công trình đƣờng giao thông của Dự án có hiệu suất đầu tƣ không cao. Với giả định tốc độ tăng trƣởng lƣợng phƣơng tiện lƣu thông là 5%, công trình đƣờng giao thông của Dự án có hiệu suất ở mức trung bình. Khi tốc độ tăng trƣởng lƣợng phƣơng tiện lƣu thông là 2,5% thì NPV đạt giá trị âm và hiệu suất của công trình dƣới mức trung bình.

Bảng 4.5 Hiệu suất đầu tư công trình đường giao thông (ĐVT: VNĐ và %)

Mô hình 1 Mô hình 2

Lợi ích do giảm thiểu chi phí khai thác phƣơng tiện 1.395.701.720 1.243.179.583

Lợi ích do tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa 176.090.495 156.847.345

Tổng chi phí 897.750.000 897.750.000

Lợi nhuận 674.042.215 502.276.928

NPV (12%) 62.947.380 (12.726.008)

IRR 14,31% 11,5%

Thời gian hoàn vốn Năm 7 Năm 7

Ghi chú: Mô hình 1 giả định tốc độ tăng trưởng phương tiện lưu thông hàng năm là 5%; Mô hình 2 giả định tốc độ tăng trưởng 2,5%; giá trị số ở trong () thể hiện giá trị âm.

288. Tuy nhiên, đối với điều kiện đặc thù của vùng dự án, các chỉ số hiệu quả tài chính thấp không có nghĩa là Dự án không đầu tƣ cho các hạng mục công trình này. Các chỉ số hiệu quả ở trên không tính đến những lợi ích mà công trình này mang lại ở khía cạnh xã hội – những lợi ích ở khía cạnh này không đƣợc thể hiện trong các kết quả tính toán ở trên. Vì vậy, Báo cáo khuyến nghị vẫn tiếp tục đầu tƣ cho các công trình ngay cả khi hiệu quả tài chính không cao nhƣ mức phân tích ở trên. Tuy nhiên, trong việc lựa chọn công trình cần xếp hạng theo chỉ số BAR và chỉ số mức độ cải thiện (nhƣ trong Dự án Giao thông Nông thôn 3) trong quá trình xác định ƣu tiên khi tính toán hiệu suất. Các chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

Page 91: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

91

𝐶ℎỉ𝑠ố𝐵𝐴𝑅 =𝑠ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 + 0,2 𝑥 𝑠ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎè𝑜

𝑡ổ𝑛𝑔 𝑚ứ𝑐 đầ𝑢 𝑡ư 𝑐ủ𝑎 𝑐ô𝑛𝑔 𝑡𝑟ì𝑛ℎ

𝐶ℎỉ𝑠ố𝑐ả𝑖𝑡ℎ𝑖ệ𝑛 =𝑠ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜

𝑡ổ𝑛𝑔 𝑚ứ𝑐 đầ𝑢 𝑡ư 𝑐ủ𝑎 𝑐ô𝑛𝑔 𝑡𝑟ì𝑛ℎ

289. Hiệu suất của các công trình thủy lợi. Trong Báo cáo NCKT này, phân tích hiệu suất tài chính của công trình thủy lợi đƣợc thực hiện dựa trên mô hình chuẩn đƣợc xây dựng là công trình quy mô nhỏ với năng lực tƣới cho 10ha; xây mới kiên cố 0,5km kênh nội đồng; xây mới đập hoặc nâng cấp đập (bằng 50% giá trị xây mới); tuổi thọ công trình là 10 năm với chi phí duy tu và bảo dƣỡng bằng 5% tổng vốn đầu tƣ cho công trình.

290. Phương pháp tiếp cận: các giả thiết và thông số đầu vào/đầu ra cho công trình thủy lợi đƣợc xác định dựa trên cơ sở (i) Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 285:2002 “Công trình thủy lợi - Các qui định chủ yếu về thiết kế”; (ii) Hƣớng dẫn tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tƣới tiêu 14TCN 112-2006 và TCN 8213:2009; và (iii) tham vấn từ các chuyên gia thuộc Viện Quy hoạch Thủy lợi và Trƣờng Đại học Thủy lợi. Các lợi ích chính của công trình thủy lợi đƣợc tính gồm tăng năng suất và thu nhập từ cây trồng đƣợc tƣới tiêu (do công trình nhỏ nên các lợi ích về điều hòa lũ và lợi ích môi trƣờng khác không đƣợc tính đến).

291. Kết quả phân tích hiệu suất công trình thủy lợi: Kết quả phân tích hiệu suất tài chính đƣợc tóm tắt trong Bảng 4.6 dƣới đây. Theo đó, trong trƣờng hợp chỉ đầu tƣ mới kênh mƣơng thì hiệu suất của công trình ở mức cao (mô hình 1). Tuy nhiên, khi phạm vi của công trình gồm cả đập dâng (xây mới hoặc nâng cấp) thì hiệu suất đầu tƣ là thấp (NPV âm, IRR nhỏ hơn 12%).

Bảng 4.6 Hiệu suất đầu tư công trình thủy lợi (ĐVT: VNĐ và %)

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

Lợi ích công trình 726.300.000 726.300.000 726.300.000

Tổng chi phí 286.564.901 496.564.901 1.336.564.901

Lợi nhuận 439.735.099 229.735.099 (610.264.901)

NPV (12%) 134.673.495 (48.848.149) (782.934.723)

IRR 25,58% 8,84% 11,48%

Thời gian hoàn vốn Năm 5 Năm 8 -

Ghi chú: Mô hình 1: chỉ gồm kênh thủy lợi; mô hình 2 gồm kênh và nâng cấp đập; mô hình 3 là gồm kênh và đập xây mới; giá trị số ở trong () thể hiện giá trị âm. Lưu ý rằng trong mô hình 3, thời gian hoàn vốn không được xác định vì nếu để hoàn vốn thì cần nhiều hơn 10 năm – là giới hạn về tuổi thọ công trình trong mô hình chuẩn ở trên.

292. Mặc dù vậy, cần lƣu ý rằng đây là kết quả phân tích lợi ích tài chính của các công trình này. Lợi ích xã hội cũng nhƣ các lợi ích kinh tế dài hạn khác của các công trình thủy lợi không đƣợc đƣa vào trong phân tích tài chính. Vì vậy, các công trình thủy lợi vẫn có thể đƣợc đầu tƣ nếu tính đầy đủ các lợi ích không lƣợng hóa đƣợc trong phân tích tài chính này.

VIII. Tính bền vững của Dự án

293. Các yếu tố quyết định tính bền vững của Dự án: tính bền vững của Dự án chủ yếu đƣợc quyết định bởi các yếu tố sau: (i) vận hành và bảo trì các công trình CSHT; (ii) khả năng và cam kết áp dụng các kỹ thuật mới, các kiến thức mới của ngƣời dân sau các lớp tập huấn; (iii) khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động sinh kế sau khi Dự án kết thúc; (iv) khả năng đội ngũ cán bộ Dự án đƣợc tiếp tục sử dụng và phát triển phù hợp cho các chƣơng trình/dự án phát triển kinh tế-xã hội địa phƣơng.

294. Về vận hành và bào trì công trình CSHT: Đây là một thách thức lớn đối với đảm bảo tính bền vững của Dự án. Kết quả khảo sát tại vùng dự án trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT cho thấy công tác vận hành và bảo trì thƣờng không đƣợc chú ý đúng mức, hoặc không đủ nguồn vốn nên nhiều công trình không đƣợc vận hành và bảo trì khi có phát sinh hƣ hại nên đã xuống cấp. Ví dụ rõ nhất là các công trình nƣớc sinh hoạt tự chảy với nhiều công trình bị hỏng đƣờng ống, hỏng các

Page 92: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

92

chi tiết ở đầu cuối nên hạn chế đáng kể công năng của công trình. Hạn chế về vốn đầu tƣ thƣờng hay đƣợc đƣa ra là nguyên nhân lý giải cho tình trạng xuống cấp của nhiều công trình CSHT. Tuy nhiên, hạn chế về vốn không phải là nguyên nhân quan trọng duy nhất. Ví dụ nhƣ với công trình CSHT đƣợc xây dựng bởi Chƣơng trình 135-II, Chƣơng trình dành 6.5% tổng mức đầu tƣ của công trình cho vận hành và bảo trì nhƣng công tác này cũng không có dấu hiệu cải thiện hơn so với ở tại các xã không thuộc Chƣơng trình này.

295. Can thiệp của Dự án để tăng cường công tác vận hành và bảo trì. Dự án áp dụng một số biện pháp can thiệp nhƣ sau. Thứ nhất, Dự án có riêng một THP1.2 về vận hành và bảo trì với tổng vốn bằng 6,5% tổng mức đầu tƣ các công trình trong THP1.1. Để thực hiện công tác vận hành và bảo trì, Dự án sử dụng hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng cho các hoạt động của THP1.2. Dự án thí điểm mô hình Nhóm CIG Vận hành và Bảo trì để tham gia bảo vệ, phát hiện, và đấu thầu các hoạt động sửa chữa nhỏ (xem thêm Chƣơng 2). Thứ hai, tập huấn kỹ năng giám sát cho Ban Giám sát xã để tăng cƣờng năng lực cho BGS trong thực hiện chức năng giám sát và phát hiện các yêu cầu cần duy tu và sửa chữa đối với các công trình CSHT.

296. Về khả năng áp dụng các kiến thức kỹ thuật mới sau tập huấn: Đây là yếu tố quyết định khả năng các hộ hƣởng lợi có thể áp dụng kiến thức kỹ thuật mới vào sản xuất. Về cơ bản, có ba yếu tố có thể cản trở khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật mới sau tập huấn gồm (i) mức độ thích hợp của mô hình sinh kế với trình độ và thói quen canh tác của ngƣời dân; (ii) chất lƣợng của hoạt động tập huấn (đƣợc đánh giá chính trên khía cạnh đảm bảo trực quan, dễ hiểu, dễ nhớ, thiết thực); và (iii) khả năng huy động các nguồn lực để đầu tƣ cho thực hiện kỹ thuật canh tác mới.

297. Can thiệp của Dự án để tăng cường khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật. Dự án áp dụng một số biện pháp nhƣ sau. Thứ nhất, mức độ phù hợp của các hoạt động sinh kế đối với đối tƣợng thực hiện đƣợc đảm bảo thông qua cơ chế tham vấn nhƣ đƣợc quy định trong quy trình lập kế hoạch Dự án (xem Chƣơng 3). Thứ hai, quá trình thẩm định các đề xuất tiểu dự án sinh kế sẽ tập trung vào khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật của các thành viên LEG (bên cạnh các tiêu chí thẩm định khác đƣợc quy định trong PIM). Thứ ba, các LEG chỉ thực hiện các hoạt động sinh kế đăng ký sau khi đã hoàn thành các hoạt động NCNL nhƣ xác định trong đề xuất tiểu dự án sinh kế và đƣợc cán bộ CF xác nhận đủ năng lực. Bên cạnh đó, cũng cần lƣu ý thêm rằng Dự án thiết kế THP3.3 về truyền thông, nâng cao nhận thức để thúc đẩy quá trình áp dụng những kiến thức, kỹ thuật sản xuất mới.

298. Về khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động sinh kế: Đây là một thách thức lớn và phổ biến với tất cả các chƣơng trình/dự án có mục tiêu hỗ trợ phát triển sinh kế cho đối tƣợng hƣởng lợi. Đảm bảo các hộ hƣởng lợi áp dụng kiến thức kỹ thuật mới trong sản xuất nhƣ trên là một tiền đề quan trọng nhƣng chƣa đủ để đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của các hoạt động sinh kế sau khi Dự án kết thúc.

299. Can thiệp của Dự án để tăng cường khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động sinh kế. Dự án sẽ đƣợc một số biện pháp cụ thể nhƣ sau. Thứ nhất, tất cả các can thiệp về sinh kế của Dự án đều thực hiện thông qua hỗ trợ cho các LEG, trong đó xác định rõ các ràng buộc về hợp tác trong tổ nhóm và sử dụng hình thức giám sát cộng đồng theo cách tự các thành viên tổ nhóm thực hiện giám sát. Có nhiều khả năng „vốn xã hội‟ đƣợc củng cố thông qua tham gia vào tổ nhóm sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy khả năng tiếp tục hợp tác sau khi Dự án kết thúc.Thứ hai, Dự án khuyến khích tính phát triển (dynamics) của các tổ nhóm LEG trong thực hiện các hoạt động; đƣa ra lộ trình hỗ trợ theo nhiều năm với các mức hỗ trợ khác nhau; đồng thời hỗ trợ các LEG thành lập (hoặc chuyển đổi) theo mô hình tổ hợp tác theo NĐ 151 (xem thêm chi tiết trong Chƣơng 2). Những biện pháp này tăng cƣờng tính gắn kết giữa các thành viên LEG và địa vị pháp lý của LEG. Thứ tư, bên cạnh những hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật, Dự án Dự án khuyến khích các LEG hình thành các khoản tiết kiệm quay vòng RF. Đây là một biện pháp để tăng cƣờng tiết kiệm, bổ sung vốn đầu tƣ phát triển sản xuất cho các thành viên tổ nhóm LEG. Thứ tư, các can thiệp phát triển CSHT phục vụ sản xuất của Dự án có nhiều khả năng sẽ phát huy đƣợc tác dụng hỗ trợ sản xuất vào năm cuối của chu kỳ Dự án và đặc biệt là thời kỳ khi Dự án kết thúc. Nhƣ vậy, vào thời điểm Dự án kết thúc cũng là thời điểm các công trình CSHT của Dự án đã bắt đầu phát huy đƣợc tác dụng hỗ trợ cho sản xuất, và nhờ đó tăng khả năng tồn tại và phát triển tiếp của những mô hình sản xuất hiệu quả sau khi Dự án hết hiệu lực.

300. Khả năng tiếp tục sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ QLDA các cấp: Năng lực cán bộ cấp cơ sở là một yếu tố quyết định đối với hiệu quả thực hiện các chƣơng trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Nhƣ đã xác định ngay trong Chƣơng 1 của Báo cáo này, năng lực cán bộ cơ sở là một

Page 93: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

93

thách thức lớn đối với kết quả thực hiện Dự án. Chính vì vậy, Dự án dành ƣu tiên thích đáng để tập huấn, NCNL cho đội ngũ cán bộ các cấp (xem thêm THP3.2). Năng lực cán bộ cấp cơ sở đƣợc nâng cao sẽ là một kết quả quan trọng của Dự án.

301. Can thiệp của Dự án để sử dụng hiệu quả và phát triển đội ngũ cán bộ QLDA các cấp. Dự án thực hiện một số biện pháp sau đây. Thứ nhất, Bộ KH&ĐT sẽ chỉ đạo UBND các tỉnh vùng dự án có kế hoạch sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ đã đƣợc rèn luyện, NCNL trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án. Thứ hai, UBND các tỉnh dự án sẽ ra quyết định công nhận về thời gian công tác BQLDA các cấp nhƣ là thời gian công tác cơ sở trong chính sách phát triển cán bộ công chức nhà nƣớc của Bộ Nội vụ quy định. Thứ ba, chính quyền các cấp cam kết sẽ dành ƣu tiên cho đội ngũ cán bộ QLDA các cấp có nguyên vọng và tham gia xét tuyển vào các đợt thi tuyển công chức, viên chức trong và sau thời gian Dự án có hiệu lực.

Page 94: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

94

Kết luận

302. Những phân tích của Báo cáo NCKT đã chỉ ra sự cần thiết phải có một dự án can thiệp giảm nghèo quy mô lớn ở khu vực Tây Nguyên để thúc đẩy phát triển sản xuất, giảm nghèo cho các huyện/xã có điều kiện khó khăn hơn so với mức trung bình của vùng. Điều này cũng phù hợp với khung chính sách của Việt Nam và của các tỉnh dự án về phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời phù hợp với chính sách của nhà tài trợ NHTG. Báo cáo cũng chỉ rõ ràng các huyện/xã mục tiêu của Dự án cũng đang là đối tƣợng thụ hƣởng của một số chƣơng trình/dự án can thiệp giảm nghèo khác, vì vậy quá trình thực hiện Dự án GNKVTN cần tính đến khả năng hợp tác và lồng ghép các nguồn lực trên địa bàn để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo bền vững.

303. Báo cáo đƣa ra thiết kế Dự án gồm 4 hợp phần. HP1 có mục tiêu phát triển CSHT cấp xã và thôn bản để hỗ trợ cho phát triển sản xuất gồm THP1 về phát triển các công trình CSHT cấp xã, thôn bản và THP1.2 về vận hành và bảo trì. Hợp phần 2 của Dự án gồm hai THP tập trung vào (i) Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập; (ii) phát triển liên kết thị trƣờng. Các THP2.1 và 2.2 này sẽ hỗ trợ củng cố an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng, đa dạng hóa thu nhập, và phát triển kết nối thị trƣờng để cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho ngƣời nghèo. Hợp phần 3 của Dự án gồm THP 3.1 – phát triển CSHT kết nối cấp huyện; THP3.2 – NCNL; THP3.3 – truyền thông và chia sẻ tri thức. Hợp phần 4 của Dự án là về Quản lý Dự án. Các THP và HP của Dự án đƣợc thiết kế theo nguyên tắc phát triển do cộng đồng định hƣớng (CDD) và bổ trợ lẫn nhau để đạt đƣợc Mục tiêu Phát triển (PDO) của Dự án là nâng cao cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình và cộng đồng nghèo trong vùng dự án gồm 130 xã, thuộc 26 huyện của 6 tỉnh dự án.

304. Quản lý dự án đảm bảo hai nguyên tắc quan trọng là phi tập trung hóa và tăng cƣờng sự tham gia. Theo đó, Dự án chủ trƣơng tăng cƣờng nâng cao năng lực để phân cấp cho cấp cơ sở (nhất là cấp xã) làm chủ đầu tƣ. Đồng thời, các hoạt động của Dự án đƣợc xác định trên cơ sở có sự tham gia, đảm bảo các ƣu tiên đầu tƣ của Dự án phản ánh thực tế tình hình kinh tế-xã hội và nguyện vọng của các đối tƣợng hƣởng lợi. Đặc biệt, Dự án đƣa ra chính sách để đảm bảo có sự tham gia của các hộ nghèo nhất, hộ dân tộc thiểu số, phụ nữ trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động của Dự án.

305. Dự án thực hiện can thiệp trong vùng mà tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 58% tổng dân số nên về cơ bản cả Dự án là một chƣơng trình phát triển dân tộc thiểu số (EMDF). Dự án đƣa ra những chiến lƣợc can thiệp phù hợp để đảm bảo rằng đồng bào dân tộc thiểu số (đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số bản địa) và các nhóm dễ bị tổn thƣơng khác có thể tham gia tích cực và hƣởng lợi từ các hoạt động của Dự án. Với tính chất của các hoạt động thiết kế, Dự án không có tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Báo cáo này cũng thiết kế Khung Chính sách đền bù tái định cƣ (RPF), Khung Chính sách Phòng chống tham nhũng, sử dụng và tham chiếu Khung Quản lý Xã hội và Môi trƣờng (ESMF) do BCBDA TƢ chủ trì thực hiện song song với quá trình xây dựng Báo cáo NCKT.

306. Dự án đƣợc tổ chức quản lý thống nhất từ cấp TƢ đến địa phƣơng. Mô hình tổ chức của Dự án và cơ chế quản lý đƣợc xây dựng trên cơ sở tham khảo nhiều chƣơng trình/dự án giảm nghèo có quy mô và tính chất tƣơng tự nhƣ Dự án GNKVTN nên có tính thực tiễn và khả thi cao. Cần nhấn mạnh rằng đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp (nhất là cấp xã) sẽ đƣợc tập huấn, nâng cao năng lực để tăng cƣờng hiệu quả quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án.

307. Các phân tích tài chính và kinh tế của Dự án chỉ ra rằng các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế đang đƣợc đề xuất trong kế hoạch 18 tháng đều có hiệu suất cao. Tuy nhiên, phân tích tài chính cho các công trình CSHT tiêu biểu cho thấy đầu tƣ có hiệu suất tài chính thấp. Mặc dù vậy, do vùng dự án có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, yêu cầu phát triển CSHT là cấp thiết và mang lại nhiều lợi ích xã hội (không tính đƣợc trong các phân tích tài chính) nên Báo cáo vẫn khuyến nghị đầu tƣ củng cố CSHT thiết yếu, có tác dụng hỗ trợ cho phát triển sản xuất và cải thiện đời sống cho các hộ hƣởng lợi trong vùng dự án. Báo cáo cũng chỉ ra rằng dù có một số rủi ro nhất định nhƣng Dự án có thể thực hiện những chiến lƣợc và can thiệp để đảm bảo tính bền vững của Dự án.

Page 95: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

95

Danh mục Phụ lục

Phụ lục 1: Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số

Phụ lục này cung cấp một số dữ liệu bổ sung về tình trạng nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2010. Đồng thời, tình trạng nghèo của các nhóm dân tộc thiểu số trong mối quan hệ so sánh với nhóm đa số và với mức trung bình toàn quốc cũng đƣợc đƣa ra dƣới dạng các đồ thị để minh họa cho sự chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân tộc thiểu số và nhóm đa số.

Tỷ lệ nghèo trong giai đoạn 1993 - 2010

Tỷ lệ nghèo (%) sử dụng các chuẩn nghèo khác nhau

Chuẩn nghèo của NHTG-TCTK Chuẩn nghèo

$1.25/ngƣời/ngày Chuẩn nghèo $2/ngƣời/ngày

1993 58,1 63,7 85,7

1998 37,4 49,7 78,2

2002 28,9 40,1 68,7

2004 19,5 21,5 50,3

2006 15,9 16,8 42,4

2008 14,5 11,8 34,5

2010 20,7 N.A. N.A.

Nguồn: (i) số liệu nghèo theo chuẩn nghèo của TCTK-NHTG là tính toán của nhóm tác giả dựa trên các cuộc Khảo sát Mức sống Hộ Gia đình Việt Nam, 1992/93, 1997/98, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010; (ii) Các số liệu nghèo còn lại là từ ước tính của NHTG

Lưu ý: tỷ lệ nghèo năm 2010 cao hơn hẳn so với năm 2008. Một lý do cơ bản là vì trong năm này, TCTK và NHTG áp dụng cách tính mới để tính chuẩn nghèo. Những thay đổi chính gồm giỏ hàng hóa tiêu biểu, cách đo lường giá cả và điều chỉnh giá theo khu vực. Bên cạnh đó, Khảo sát MSHGĐ 2010 cũng được thực hiện trên giàn mẫu mới được cập nhật dựa trên Tổng Điều tra Dân số 2009.

Tỷ lệ nghèo giữa các vùng trong giai đoạn 2004-2010

2004 2006 2008 2010

Trung bình toàn quốc 19,5 15,9 14,5 20,7

Thành thị và nông thôn

Trung bình ở nông thôn 24,4 16,6 16 27

Trung bình ở đô thị 4,4 3,6 2,5 6

Theo các vùng

Đồng bằng Sông Hồng 10,9 7,5 6,5 11,4

Núi Đông Bắc 26,3 17,3 19 37,7

Núi Tây Bắc 59,5 51,4 58,4 60,1

Bắc Trung bộ 32,5 25,7 15,6 28,4

Nam Trung bộ 24 15,7 16 18,1

Tây Nguyên 31,8 27,9 22,2 32,8

Đông Nam bộ 8,2 6,2 4,5 8,6

Đồng bằng Sông Cửu Long 16,9 6,7 11,5 19,7

Nguồn: tính toán của nhóm tác giả dựa trên các cuộc Khảo sát Mức sống Hộ Gia đình Việt Nam, 2004, 2006, 2008, 2010;

Page 96: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

96

Tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số và % dân tộc thiểu số trong tổng dân số nghèo

Nguồn: tính toán của nhóm tác giả dựa trên các cuộc Khảo sát Mức sống Hộ Gia đình Việt Nam Năm 1992/93, 1997/98, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010

Lưu ý: các điểm hình tròn ở trên là đồ thị mô tả tỷ lệ % dân tộc thiểu số trong tổng dân số nghèo. Các tỷ lệ này được biểu thị trên trục tung phụ ở phía bên phải (trong khi tỷ lệ nghèo được biểu thị trên trục tung chính ở phía bên trái).

Chênh lệch mức sống giữa nhóm dân tộc thiểu số và nhóm dân tộc Kinh

Nguồn: tính toán của nhóm tác giả dựa trên Khảo sát Mức sống Hộ Gia đình Việt Nam 2010

Tỷ lệ nghèo của dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc so với tỷ lệ nghèo của dân tộc Kinh

Nguồn: tính toán của nhóm tác giả dựa trên các cuộc Khảo sát Mức sống Hộ Gia đình Việt Nam 1992/93, 1997/98, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

1993 1998 2002 2004 2006 2008 2010

Tỷ lệ

DT

TS

tro

ng

tổ

ng

n s

ố n

gh

èo

(%

)

Tỷ lệ

ng

o (

%)

Trung bình Kinh DTTS % DTTS trong tổng dân số nghèo

0

0,2

0,4

0,6

0,8

1Nghèo

Nghèo lƣơng thực

Sử dụng nƣớc sạch sinh hoạt

Có nhà kiên cốBiết chữ

Tỷ lệ nhập học tiểu học của trẻ em từ 7-10 tuổi

Tỷ lệ nhập học THCS của trẻ em từ 11-14 tuổi

Dân tộc Kinh Các nhóm DTTS

0

20

40

60

80

100

1993 1998 2002 2004 2006 2008 2010

DTTS trên toàn quốc DTTS tại Tây Bắc

DTTS tại Tây Nguyên Dân tộc Kinh

Page 97: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

97

Phụ lục 2: Nguyên tắc lựa chọn vùng dự án và đối tượng hưởng lợi

Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây nguyên: Khái quát vùng dự án

STT Huyện/Xã Tổng dân số

(người)

Tổng số hộ

(hộ)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số (%)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo (%)

Tổng 26 huyện dự án 1.259.969 284.633 58 46,31 63,51

Tổng 130 xã dự án 540.472 119.492 72,18 56,60 67,07

I Đắk Lắk – 5 huyện dự án 353.804 78.813 44,76 32,88 46,97

Đắk Lắk – 25 xã dự án 162.850 35.713 62,73 45,45 53,75

1 H. Buôn Đôn 39.306 9.138 48,66 42,49 53,52

2 H. Ea Súp 31.921 7.663 52,86 58,74 68,95

3 H. Krông Bông 36.686 7.104 67,95 34,98 43,61

4 H. Lắk 24.078 5.368 81,67 52,38 60,04

5 H. M'Đắk 30.859 6.440 72,87 39,58 45,39

II Đắk Nông – 4 huyện dự án 207.323 46.533 36,99 43,64 72,90

Đắk Nông – 20 xã dự án 115.901 25.160 48,99 51,70 73,39

1 H. Đắk Glong 24.212 5.100 73,43 76,14 90,97

2 H. Đắk Song 31.958 7.066 26,61 37,50 56,28

3 H. Krông Nô 25.654 5.610 50,77 43,99 66,01

4 H. Tuy Đức 34.077 7.384 52,18 54,25 70,10

III Gia Lai – 5 huyện dự án 292.469 60.839 57,35 46,18 63,35

Gia Lai – 25 xã dự án 78.088 26.256 85,39 59,77 64,06

1 H. K Bang 16.903 14.697 76,28 81,67 87,84

2 H. Krông Chro 16.521 2.737 62,69 47,35 65,25

3 H. Krông Pa 22.005 4.119 83,81 66,50 69,62

4 H. Mang Yang 18.461 3.898 87,48 42,77 48,21

5 H. Ia Pa 26.458 5.141 83,78 50,34 56,95

IV Kon Tum – 6 huyện dự án 195.120 44.360 72,89 52,64 67,42

Kon Tum – 30 xã dự án 85.814 19.396 87,62 65,17 73,19

1 H. Đắk Glei 11.696 3.033 92,68 69,86 74,17

2 H. Kon Plong 11.206 2.583 92,07 77,23 74,95

3 H. Kon Rẫy 14.467 3.169 80,62 63,17 74,64

4 H. Ngọc Hồi 20.444 4.760 72,31 44,18 56,22

5 H. Sa Thầy 16.462 3.538 90,96 75,35 80,05

6 H. Tu Mơ Rông 11.539 2.313 98,05 76,68 84,39

V Quảng Nam – 3 huyện dự án 72.134 16.836 81,85 71,58 82,26

Quảng Nam – 15 xã dự án 28.453 6.698 93,42 79,94 85,57

1 H. Nam Giang 9.770 2.218 95,36 78,43 82,32

2 H. Nam Trà My 11.582 2.808 91,38 79,38 86,87

3 H. Phƣớc Sơn 7.101 1.672 94,26 82,89 87,82

VI Quảng Ngãi – 3 huyện dự án 139.119 37.252 84,99 59,29 64,85

Quảng Ngãi – 15 xã dự án 35.830 12.914 89,33 67,32 71,69

1 H. Ba Tơ 12.302 3.086 91,41 65,62 71,43

Page 98: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

98

STT Huyện/Xã Tổng dân số

(người)

Tổng số hộ

(hộ)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số (%)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo (%)

2 H. Sơn Hà 26.196 7.341 86,09 67,88 72,34

3 H. Sơn Tây 9.634 2.487 96,43 67,80 70,23

Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu do BCBDA các tỉnh cung cấp

Page 99: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

99

Ghi chú: (i) các xã màu vàng là những xã trong huyện dự án được chọn vào vùng dự án; (ii) các xã màu xanh nhạt là các xã thuộc huyện dự án nhưng không được chọn vào danh sách các xã dự án;

Page 100: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

100

Ghi chú: (i) các xã màu vàng là những xã trong huyện dự án được chọn vào vùng dự án; (ii) các xã màu xanh nhạt là các xã thuộc huyện dự án nhưng không được chọn vào danh sách các xã dự án; (iii) các con số thể hiện tại các xã là tỷ lệ nghèo năm 2011; (iv) tên của các chương trình/dự án giảm nghèo tại huyện dự án được đưa vào phần có dấu “(…)” dưới trên các huyện; (v) các xã thuộc phạm vi của Chương trình 135-II có chủ thích bởi vòng tròn với ký hiệu P135-II.

Page 101: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

101

Thông tin xã dự án tỉnh Đắk Lắk

STT Huyện/Xã Tổng dân số

(người)

Tổng số hộ

(hộ)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số (%)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo (%)

Tổng 5 huyện 353.804 78.813 44,76 32,88 46,97

Tổng 25 xã 162.580 35.713 62,73 45,45 53,75

I H. Buôn Đôn 63.062 14.290 46,08 36,79 45,59

5 xã dự án 39.306 9,138 48,66 42,49 53,52

1 Xã Kr ông Na 4.959 1.185 78,31 50,97 56,25

2 Xã Ea Huar 3.361 858 30,42 52,33 71,65

3 Xã Ea Wer 8.193 1.936 41,22 57,64 70,55

4 Xã Tân Hòa 11.622 2.651 44,85 33,50 43,57

5 Xã Ea Nuôl 11.171 2.508 50,68 32,93 46,42

II H. Ea Súp 64.937 15.386 41,70 37,65 54,47

5 xã dự án 31.921 7.663 52,86 58,74 68,95

1 Xã EaRốk 8.873 2.001 44,68 30,33 45,08

2 Xã CƣKBang 8.258 1.758 97,38 72,75 73,19

3 Xã YaTờMốt 3.737 931 33,73 49,19 57,96

4 Xã IaRvê 5.568 1.564 25,26 63,49 90,38

5 Xã IaLốp 5.485 1.409 52,24 82,61 81,25

III H. Krông Bông 92.673 19.213 35,17 27,16 41,20

5 xã dự án 36.686 7.104 67,95 34,98 43,61

1 Xã Yang Reh 5.332 1.103 35,99 31,91 45,34

2 Xã Êa Trul 6.233 1.270 55,75 39,53 55,37

3 Xã Cƣ Pui 12.253 2.277 85,60 27,93 31,25

4 Xã Cƣ Drăm 7.865 1.527 71,25 34,58 44,21

5 Xã Yang Mao 5.003 927 73,89 50,38 64,67

IV H. Lắk 64.104 14.556 63,41 36,31 50,12

5 xã dự án 24.078 5.368 81,67 52,38 60,04

1 Xã Đắk Nuê 5.569 1.440 72,08 52,01 61,56

2 Xã Đắk Phơi 6.011 1.160 94,14 56,72 59,25

3 Xã Krông Nô 7.563 1.682 79,90 45,90 55,58

4 Xã Nam Ka 2.318 521 89,83 56,62 61,54

5 Xã Ea Rbin 2.617 565 78,23 59,82 70,36

V H. M'Đắk 69.028 15.368 40,93 28,35 42,32

5 xã dự án 30.859 6.440 72,87 39,58 45,39

1 Xã Krông Á 3.376 775 58,71 32,65 43,08

2 Xã Krông Jing 9.479 2.020 66,39 35,64 42,21

3 Xã Ea Trang 4.867 975 96,10 42,46 44,18

4 Xã Cƣ Mta 6.267 1.416 50,99 43,57 56,65

5 Xã Cƣ San 6.870 1.254 98,72 43,46 44,02

Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu do BCBDA tỉnh cung cấp.

Page 102: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

102

Ghi chú: (i) các xã màu vàng là những xã trong huyện dự án được chọn vào vùng dự án; (ii) các xã màu xanh nhạt là các xã thuộc huyện dự án nhưng không được chọn vào danh sách các xã dự án; (iii) các con số thể hiện tại các xã là tỷ lệ nghèo năm 2011; (iv) tên của các chương trình/dự án giảm nghèo tại huyện dự án được đưa vào phần có dấu “(…)” dưới trên các huyện; (v) các xã thuộc phạm vi của Chương trình 135-II có chủ thích bởi vòng tròn với ký hiệu P135-II.

Page 103: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

103

Thông tin xã dự án tỉnh Đắk Nông

STT Huyện/Xã Tổng dân số

(người)

Tổng số hộ

(hộ)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số (%)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo

(%)

Tổng 4 huyện 207.323 46.533 37 43,64 73

Tổng 20 xã 115.901 25.160 48,99 51,70 73,39

I H. Đắk Glong 40.146 8.620 61,17 66,94 89

5 xã dự án 24.212 5.100 73,43 76,14 90,97

1 Xã Quảng hòa 4.636 895 87,71 92,40 98,47

2 Xã Đắk Ha 5.555 1.364 45,38 58,36 85,14

3 Xã Đắk R'Măng 5.620 1.104 91,85 84,15 90,34

4 Xã Đắk Plao 2.327 541 79,48 64,51 74,19

5 Xã Đắk Som 6.074 1.196 75,00 82,11 97,21

II H. Đắk Song 58.669 13.784 15,83 33,70 55,18

5 xã dự án 31.958 7.066 26,61 37,50 56,28

1 Xã Đắk Môl 6.668 1.301 31,21 35,51 59,11

2 Xã Đắk Hòa 3.589 750 0,67 48,80 100,00

3 Xã Thuận Hà 5.327 1.149 29,85 37,86 39,94

4 Xã Đắk N'Drung 8.486 1.962 29,05 33,38 43,51

5 Xã Trƣờng Xuân 7.888 1.904 29,20 38,45 76,98

III H. Krông Nô 65.754 14.420 38,59 36,65 67,42

5 xã dự án 25.654 5.610 50,77 43,99 66,01

1 Xã Nam Xuân 6.716 1.348 83,01 51,41 59,61

2 Xã Quảng Phú 5.653 1.322 51,13 40,24 54,14

3 Xã Tân Thành 2.899 660 57,27 47,73 77,78

4 Xã Đắk Drô 7.417 1.593 29,06 39,23 75,16

5 Xã Đắk Nang 2.969 687 30,86 44,10 96,70

IV H. Tuy Đức 42.754 9.709 43,18 47,45 68,51

5 xã dự án 34.077 7.384 52,18 54,25 70,10

1 Xã Đắk Ngo 9.292 2.040 59,56 54,56 79,42

2 Xã Đắk R'Tih 5.264 1.011 84,87 71,12 74,01

3 Xã Quảng Tâm 3.695 875 31,09 66,63 75,37

4 Xã Quảng Trực 4.846 972 70,58 79,12 81,92

5 Xã Quảng Tân 10.980 2.486 33,07 33,07 40,63

Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu do BCBDA tỉnh cung cấp.

Page 104: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

104

Ghi chú: (i) các xã màu vàng là những xã trong huyện dự án được chọn vào vùng dự án; (ii) các xã màu xanh nhạt là các xã thuộc huyện dự án nhưng không được chọn vào danh sách các xã dự án; (iii) các con số thể hiện tại các xã là tỷ lệ nghèo năm 2011; (iv) tên của các chương trình/dự án giảm nghèo tại huyện dự án được đưa vào phần có dấu “(…)” dưới trên các huyện; (v) các xã thuộc phạm vi của Chương trình 135-II có chủ thích bởi vòng tròn với ký hiệu P135-II

Page 105: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

105

Thông tin xã dự án tỉnh Gia Lai

STT Huyện/Xã Tổng dân số

(người)

Tổng số hộ

(hộ)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số (%)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo (%)

Tổng 5 huyện 292.469 60.839 57,35 46,18 63,35

Tổng 25 xã 78,088 26.256 85,39 59,77 64,06

I H. K Bang 64.189 14.697 41,76 51,48 86,87

5 xã dự án 16.903 14.697 76,28 81,67 87,84

1 Xã KonPne 1.459 322 97,52 91,93 86,94

2 Xã Đăk Roong 3.475 847 88,08 90,20 89,28

3 Xã Sơn Lang 4.087 968 41,53 75,10 99,00

4 Xã Krong 4.996 1.123 87,80 83,26 88,44

5 Xã Lơ Ku 2.886 674 82,05 72,85 73,60

II H. Krông Chro 45.093 8.726 62,69 47,35 61,59

5 xã dự án 16.521 2.737 62,69 47,35 65,25

1 Xã An Trung 3.566 572 82,52 64,69 42,80

2 Xã Đắk Pơ Pho 2.644 429 95,10 80,65 20,34

3 Xã K ông Yang 4.761 776 85,05 67,14 38,64

4 Xã Đắk Tơ Pang 1.789 305 95,41 78,03 23,02

5 Xã Chƣ Krey 3.761 655 70,69 52,67 66,95

III H. Krông Pa 75.929 15.175 63,55 50,43 64,86

5 xã dự án 22.005 4.119 83,81 66,50 69,62

1 Xã IarMok 5.420 973 99,69 63,72 63,71

2 Xã IaHDreh 4.451 783 96,17 68,45 70,78

3 Xã Krông Năng 3.202 575 99,30 56,87 57,27

4 Xã Chƣ Ngọc 4.795 966 87,78 57,87 61,08

5 Xã Đất Bằng 4.137 822 94,65 63,50 66,84

IV H. Mang Yang 56.463 12.142 55,44 32,50 48,19

5 xã dự án 18.461 3.898 87,48 42,77 48,21

1 Xã Lơ Pang 4.136 857 92,77 43,17 46,42

2 Xã Kon Thụp 4.593 1.103 72,26 31,28 40,78

3 Xã Kon Chiêng 3.204 682 97,51 49,27 50,53

4 Xã Đăk Trôi 2.330 451 92,46 46,12 49,88

5 Xã Đê Ar 4.198 805 91,43 50,68 55,16

V H. Ia Pa 50.795 10.099 68,44 47,53 56,50

5 xã dự án 26.458 5.141 83,78 50,34 56,95

1 Xã Ia Mrơn 10.514 2.090 65,12 39,47 51,36

2 Xã Ia Broai 3.736 715 94,41 48,95 51,26

3 Xã Ia Tul 2.938 572 96,15 67,31 69,64

4 Xã Chƣ Mố 6.196 1.159 98,62 49,96 50,48

5 Xã Ia Kdăm 3.074 605 95,54 74,21 77,51

Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu do BCBDA tỉnh cung cấp.

Page 106: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

106

Ghi chú: (i) các xã màu vàng là những xã trong huyện dự án được chọn vào vùng dự án; (ii) các xã màu xanh nhạt là các xã thuộc huyện dự án nhưng không được chọn vào danh sách các xã dự án; (iii) các con số thể hiện tại các xã là tỷ lệ nghèo năm 2011; (iv) tên của các chương trình/dự án giảm nghèo tại huyện dự án được đưa vào phần có dấu “(…)” dưới trên các huyện; (v) các xã thuộc phạm vi của Chương trình 135-II có chủ thích bởi vòng tròn với ký hiệu P135-II.

Page 107: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

107

Thông tin xã dự án tỉnh Kon Tum

STT Huyện/xã Tổng dân số

(người)

Tổng số hộ

(hộ)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số

(%)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo (%)

Tổng 6 huyện 195.120 44.360 73 52,64 67

Tổng 30 xã 85.814 19.396 87,62 65,17 73,55

I H. Đắk Glei 39.803 9.660 84,98 56,24 65

5 xã dự án 11.696 3.033 92,68 69,86 74,17

1 Xốp 1.470 389 96,66 68,64 71,01

2 Đăk Man 1.132 268 96,27 80,22 83,33

3 Đăk Nhoong 1.754 438 94,06 77,85 82,77

4 Đăk Kroong 3.682 870 89,77 70,69 77,72

5 Đăk Long 3.658 1.068 92,13 63,76 66,57

II H. Kon Plong 20.549 4.997 88,99 68,84 77,15

5 xã dự án 11.206 2.583 92,07 77,23 77,30

1 Măng Cành 2.089 421 98,81 66,03 66,83

2 Đăk Tăng 1.223 291 99,31 59,11 59,52

3 Măng Bút 3.528 770 99,48 80,00 80,42

4 Đăk Ring 1.784 433 100,00 78,75 78,75

5 Ngọc Tem 2.582 668 97,46 85,03 87,25

III H. Kon Rẫy 22.716 5.259 62,83 50,45 70,97

5 xã dự án 14.467 3.169 80,62 63,17 74,64

1 Đăk Ruồng 3.700 829 61,04 38,24 54,74

2 Đăk Tờ Re 4.787 903 73,64 74,20 92,63

3 Đăk Tơ Lung 1.969 446 94,39 40,13 42,52

4 Đăk Kôi 2.336 557 97,85 86,71 88,62

5 Đăk Pne 1.675 434 96,31 81,34 84,21

IV H. Ngọc Hồi 44.145 10.273 62,46 32,94 44,82

5 xã dự án 20.444 4.760 72,31 44,18 56,22

1 Đăk Ang 3.612 735 99,18 84,90 85,60

2 Đăk Dục 4.528 1.081 84,09 32,38 36,96

3 Đăk Nông 3.101 776 62,24 33,63 45,34

4 Sa Loong 4.553 1.034 83,85 46,52 55,25

5 Đăk Kan 4.650 1.134 40,04 34,13 61,01

V H. Sa Thầy 44.445 9.470 57,69 50,78 76,73

5 xã dự án 16.462 3.538 90,96 75,35 80,05

1 Ya Xiêr 5.139 1.252 87,38 72,36 78,79

2 Ya Ly 1.502 409 67,97 57,95 70,50

3 Ya Tăng 1.252 336 94,64 60,42 62,89

4 Rờ Kơi 4.285 954 98,64 85,43 86,40

5 Mô Ray 4.284 587 100,00 86,03 86,03

VI H. Tu Mơ Rông 23.462 4.701 95,64 77,30 80,83

5 xã dự án 11.539 2.313 98,05 76,68 84,39

1 Tu Mơ Rông 1.379 274 95,99 81,02 84,41

2 Văn Xuôi 1.235 231 97,40 80,09 82,22

Page 108: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

108

STT Huyện/xã Tổng dân số

(người)

Tổng số hộ

(hộ)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số

(%)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo (%)

3 Đăk Na 2.693 552 98,37 84,42 85,82

4 Đăk Sao 3.124 638 98,90 83,54 84,47

5 Đăk Rơ Ông 3.108 618 98,06 82,20 83,83

Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu do BCBDA tỉnh cung cấp

Page 109: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

109

Ghi chú: (i) các xã màu vàng là những xã trong huyện dự án được chọn vào vùng dự án; (ii) các xã màu xanh nhạt là các xã thuộc huyện dự án nhưng không được chọn vào danh sách các xã dự án; (iii) các con số thể hiện tại các xã là tỷ lệ nghèo năm 2011; (iv) tên của các chương trình/dự án giảm nghèo tại huyện dự án được đưa vào phần có dấu “(…)” dưới trên các huyện; (v) các xã thuộc phạm vi của Chương trình 135-II có chủ thích bởi vòng tròn với ký hiệu P135-II.

Page 110: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

110

Thông tin xã dự án tỉnh Quảng Nam

STT Huyện/Xã Tổng dân số

(người)

Tổng số hộ

(hộ)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số (%)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo

(%)

Tổng 3 huyện 72.134 16.836 82 71,58 82,26

Tổng 15 xã 28.453 6.698 93,42 79,94 85,57

I H. Nam Giang 23.285 5.296 81,31 69,55 78,68

5 xã dự án 9.770 2.218 95,36 78,43 82,32

1 Xã Cà Dy 2.891 659 94,23 82,70 87,76

2 Xã TaBhing 2.189 521 94,63 76,19 80,53

3 Xã Chà Vàl 2.402 550 94,73 70,50 74,47

4 Xã Đắc Pre 1.263 279 98,21 83,87 85,77

5 Xã Đắc Pring 1.025 209 98,56 84,21 85,44

II H. Nam Trà My 25.419 5.827 94,75 80,45 84,91

5 xã dự án 11.582 2.808 91,38 79,38 86,87

1 Xã Trà Mai 2.775 711 69,20 55,98 80,89

2 Xã Trà Nam 2.829 727 100,00 92,43 92,43

3 Xã Trà Don 2.117 499 98,20 80,96 82,45

4 Xã Trà Vân 2.170 508 97,24 82,48 84,82

5 Xã Trà Vinh 1.691 363 100,00 92,56 92,56

III H. Phước Sơn 23.430 5.713 69,19 64,41 82,44

5 xã dự án 7.101 1.672 94,26 82,89 87,82

1 Xã Phuớc Hoà 1.150 274 94,53 76,28 80,69

2 Xã Phuớc Chánh 2.723 617 90,92 82,17 90,20

3 Xã Phuớc Kim 895 218 98,17 88,99 90,65

4 Xã Phuớc Lộc 769 161 98,76 84,47 85,53

5 Xã Phuớc Thành 1.564 402 95,27 84,58 88,51

Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu do BCBDA tỉnh cung cấp

Page 111: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

111

Ghi chú: (i) các xã màu vàng là những xã trong huyện dự án được chọn vào vùng dự án; (ii) các xã màu xanh nhạt là các xã thuộc huyện dự án nhưng không được chọn vào danh sách các xã dự án; (iii) các con số thể hiện tại các xã là tỷ lệ nghèo năm 2011; (iv) tên của các chương trình/dự án giảm nghèo tại huyện dự án được đưa vào phần có dấu “(…)” dưới trên các huyện; (v) các xã thuộc phạm vi của Chương trình 135-II có chủ thích bởi vòng tròn với ký hiệu P135-II.

Page 112: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

112

Thông tin xã dự án Tỉnh Quảng Ngãi

STT Huyện/Xã Tổng dân số

(người)

Tổng số hộ

(hộ)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số (%)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo

(%)

Tổng 3 huyện 139.119 37.252 85 59,29 65

Tổng 15 xã 35.830 12.914 89,33 67,32 72

I H. Ba Tơ 51.546 13.780 80,21 50,02 58

5 xã dự án 12.302 3.086 91,41 65,62 71

1 Xã Ba Tô 5.719 1.399 91,78 54,25 58,72

2 Xã Ba Giang 1.379 378 91,53 80,42 87,86

3 Xã Ba Lế 1.592 395 88,35 64,30 71,63

4 Xã Ba Trang 2.084 521 92,71 77,35 83,44

5 Xã Ba Khâm 1.528 393 91,35 77,61 84,68

II H. Sơn Hà 69.454 18.787 85,89 64,11 68,15

5 xã dự án 26.196 7.341 86,09 67,88 72,34

1 Xã Sơn Thành 7.213 2.122 76,77 61,26 67,71

2 Xã Sơn Nham 3.872 1.133 89,85 72,55 72,89

3 Xã Sơn Cao 4.477 1.190 95,97 76,55 77,58

4 Xã Sơn Linh 4.512 1.348 87,17 66,32 69,96

5 Xã Sơn Kỳ 6.122 1.548 87,60 68,22 75,15

III H. Sơn Tây 18.119 4.685 95,39 67,21 70,04

5 xã dự án 9.634 2.487 96,43 67,80 70,23

1 Xã Sơn Long 2.011 533 95,68 70,92 74,12

2 Xã Sơn Mùa 2.662 692 91,62 70,34 75,55

3 Xã Sơn Liên 1.552 343 97,08 61,13 58,56

4 Xã Sơn Màu 1.432 381 94,75 68,00 65,93

5 Xã Sơn Tinh 1.977 569 93,15 65,40 67,74

Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu do BCBDA tỉnh cung cấp

Page 113: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

113

Phụ lục 3: Tổng hợp chương trình chính sách giảm nghèo trên toàn vùng Dự án

Chương trình/ Chính sách

Thời gian triển khai Vốn đầu tư Địa bàn Mục tiêu HP/hoạt động

Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (FLITCH) - ADB

6/2007 - 31/12/2014 90,66 triệu USD

Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên

Cải thiện điều kiện và giá trị của rừng nguồn (bao gồm cung cấp gỗ)

Đảm bảo an ninh lƣơng thực cho 80.000 hộ dân nghèo nhất sống gần rừng

Cải thiện nguồn nƣớc và đa dạng sinh học bằng cách bảo vệ hiệu quả

HP 1: Phát triển và quản lý tài nguyên rừng bền vững

HP 2: Cải thiện sinh kế

HP 3: Xây dựng năng lực

HP 4: Quản lý Dự án

Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3) - World Bank

7/2004 - 3/2015 58,60 triệu USD Thƣa Thiên Huê, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đinh, Thanh Hóa, Nghệ An

Quản lý bền vững rừng sản xuất

Bảo tồn đa dạng sinh học của rừng đặc dụng

HP 1: Phát triển thể chế

HP 2: Trông rƣng tiêu điên

HP 3: Rƣng đăc dung

HP 4: Quản lý Dự án, giám sát và đánh giá

Success Alliance 10/2007 9/2011 835.033 USD Huyện Lắk, Eakar, EaHleo, tỉnh Đắk Lắk

Nâng cao đời sống cho các nông hộ trồng ca cao thông qua sự tăng trƣởng của ngành công nghiệp ca cao bền vững mặt kinh tế, xã hội, môi trƣờng

Hệ thống ca cao nông lâm kết hợp đƣợc ngƣời nghèo và dân tộc thiểu số chấp nhận, áp dụng thành công, nhờ đó giảm nghèo và thoái hóa đất;

Tiến bộ kỹ thuật canh tác ca cao bền vững đƣợc áp dụng thành công;

Xây dựng ngành công nghiệp sản xuất ca cao bền vững.

Tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông (3EM) - IFAD

2010-2017 23,8 triệu USD Đắk Nông Phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời nghèo sống ở khu vực nông thôn. Mục đích tăng thu nhập cho các hộ nông thôn nghèo, đặc biệt là các hộ thiểu số, thông qua phát triển kinh tế và quản lý tài nguyên môi trƣờng bền vững

HP 1: Phát triển sinh kế cho đồng bào thiểu số: nâng cao kỹ năng canh tác nông nghiệp cho các hộ nghèo; nâng cao kỹ năng thị trƣờng; tăng và đa dạng hóa thu nhập cho hộ; nâng cấp CSHT sản xuất hiện có

HP2: Các dịch vụ tín dụng nông thôn

Page 114: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

114

Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp (ACP) – WB

2/2009 - 12/2013 75 triệu USD, trong đó mức cam kết (commitment amount) là 59,8 triệu US$ cho 8 tỉnh

Bình Thuận, Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, và Thanh Hóa

Nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ thông qua các giải pháp hỗ trợ tiếp cận thị trƣờng, cung cấp và chuyển giao kỹ thuật ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, tổ chức lại mô hình tổ, nhóm sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp và hỗ trợ một phần cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất.

HP A: Tăng cƣờng công nghệ nông nghiệp

THPA1: Nghiên cứu và phát triển công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh

THPA2: Phát triển các phƣơng thức canh tác bền vững

THPA3: Giám sát và kiểm soát dƣ lƣợng hóa chất.

HP B: Hỗ trợ liên minh sản xuất

THP B1: Thành lập các liên minh sản xuất mới. (đã thành lập 7 liên minh ở GL, 13 ở ĐL); vốn hỗ trợ cho mỗi liên minh 100.000-500.000$

THP B2: Nhân rộng các mô hình chuỗi giá trị thành công.

THP B3: Chiến dịch truyền thông, thông tin.

THP B4: Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ngành nông nghiệp và cung cấp dịch vụ

HP C: Cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu

HP D: Hỗ trợ Quản lý Dự án và Tăng cƣờng thể chế.

Hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai, Ninh Thuận và Tuyên Quang (TNSP) - IFAD

2011-2015 65,36 triệu USD (Gia Lai: 15,4

triệu USD)

Tuyên Quang, Ninh Thuận, Gia Lai

Cải thiện đời sống cho ngƣời dân nông thôn, đặc biệt là những hộ sống ở các vùng đặc biệt khó khăn; khuyến khích sự tham gia của các hộ nghèo nông thôn và hộ thiểu số vào các hoạt động kinh tế bền vững và đem lại lợi nhuận cao

HP1: Nâng cao năng lực thể chế để triển khai các sáng kiến vì ngƣời nghèo trong Tam Nông

HP2: Phát trển các chuỗi giá trị vì ngƣời nghèo

HP3: Hỗ trợ các xã trển khai và lên kế hoạch phát trển KTXH theo định hƣớng thị trƣờng

Nghị quyết 30 A về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện nghèo) (30A)

2009 - 2020 Không xác định rõ trong NQ30A

62 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50%

Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hƣớng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phƣơng. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí

Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo

Chính sách, cơ chế đầu tƣ cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện

Page 115: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

115

Quyết định về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30A (còn gọi là huyện 30B)

2013 - 2017 Hỗ trợ vốn đầu tƣ phát triển cho mỗi huyện bằng 70% mức bình quân của các huyện theo Nghị quyết 30A từ ngân sách TƢ

23 huyện có tỷ lệ nghèo cao thuộc tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Lạng Sơn, Điện Biên, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai

Hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao đƣợc áp dụng cơ chế, chính sách đầu tƣ CSHT theo quy định của Nghị quyết 30 a.

Đầu tƣ CSHT:

Cấp huyện: trƣờng THPT, trƣờng dân tộc nội trú huyện, công trình thủy lợi quy mô cấp huyện, liên xã, đƣờng giao thông từ trung tâm huyện tới xã, liên xã

Cấp xã và dƣới xã: công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu ở tất cả các xã trên địa bàn huyện (trừ thị trấn): trƣờng học, trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn, đƣờng giao thông liên thôn, bản, đƣờng vào các khu kinh tế, sản xuất tập trung, thủy lợi phục vụ tƣới và tiêu cho sản xuất nông nghiệp, điện phục vụ sản xuất và dân sinh, công trình nƣớc sinh hoạt.

Chương trình Phát tnển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II)

2006-2010 27 nghìn tỷ VNĐ (6.200 tỷ từ nguồn tài trợ, 600 tỷ từ ngân sách huyện và hơn 20 nghìn tỷ nguồn vốn TƢ)

Tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ

Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất gắn với thị trƣờng; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nƣớc;

Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dƣới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển địch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc.

Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng.

Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

Nguồn: tổng hợp từ các văn kiện dự án liên quan đến những chương trình/dự án trong bảng (từ nhiều nguồn khác nhau).

Page 116: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

116

Phụ lục 4: Danh mục các công trình Cơ sở Hạ tầng cấp xã tại 6 tỉnh trong 18 tháng đầu

A.Tỉnh Đắk Lắk

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng

Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật

Ước tính phí (tỷ VNĐ đồng)

Quy mô hưởng

lợi

1. Huyện Buôn Đôn

1 Đƣờng nội buôn

Đây là tuyến đƣờng cấp phối đã xuống cấp xây dựng từ năm 2002, đƣờng không có hệ thống thoát nƣớc, mở mới thông qua đƣờng bên cạnh vƣờn bà Võ Thị Nhỏ, nhằm vận chuyển hàng hóa nông sản, học sinh đi học

Buôn Ea Rông -Xã Krông Na

Xây mới BTXM, loại B,

L=800m, 2 cống hộp 1,00 200 hộ

2 * Đƣờng nội buôn Đây là tuyến đƣờng từ tỉnh lộ đi vào đến nhà ông bà Ngọc Nhãn, nhằm vận chuyển hàng hóa, học sinh đi học, mùa mƣu rất lầy lội, khó đi

B. Ea rông B - Xã Krông Na

Xây mới BTXM, loại B,

L=150m, 1 cống hộp 0,28 70 hộ

3 Công trình lớp học mầm non (2 phòng học)

Đây là công trình nằm trên địa bàn buôn Jăng Pông nhƣng giáp với buôn Nd'rếch A và buôn Nd'rếch B. Nếu đƣợc đầu tƣ xây dựng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân của 3 buôn trong việc đƣa trẻ đến trƣờng, tiết kiệm đƣợc thời gian để tăng gia sản xuất.

B. Jăng Pông - Xã Ea Huar

Xây mới Mỗi phòng L=13,8m;

W=6,6m; H=5,6m (vệ sinh khép kín)

1,00 60 hộ

4 * Đƣờng nội đồng cánh đồng Ma Giếc

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm bớt chi phí vận chuyển nông sản cho 40 hộ dân trên diện tích 15 ha ruộng 2 vụ

Thôn 8 -Xã Ea Huar Nâng cấp BTXM, loại B,

L=200m 0,30 40 hộ

5 Đƣờng giao thông nội vùng thôn EaLy

Đây là tuyến nối nội thôn EaLy nhằm phục vụ đi lại của nhân dân 2 thôn Hà Bắc, EaLy cho 203 hộ

T. EaLy - Xã Ea Wer Nâng cấp BTXM, loại B,

L=~1000-2000m 1,00 64 hộ

6 * Xây dựng trƣờng mẫu giáo Đây là thôn xa trung tâm xã, nhằm phục vụ nhu cầu học tập của 40 cháu mẫu giáo

Thôn 9 - Xã Ea Wer Xây mới 2 phòng học kiên cố,

tổng diện tích 40m2/phòng

0,30 40 hộ

7 Đƣờng liên thôn từ thôn 4 đến thôn 8 xã Tân Hoà

Đây là tuyến nối giữa thôn 4 đến thôn 8 của xã nhằm phục vụ đi lại của nhân dân 5 thôn khoảng 1700 ngƣời.

Thôn 4 và thôn 8 - Xã Tân Hoà

Nâng cấp Đƣờng GTNT loại A,

L=~1000-2000m 1,00 1700 hộ

8 * Đƣờng GT nội thôn thôn 14. Đây là đƣờng nội thôn phục vụ đi lại và sản xuất của 120 hộ dân thôn 14

Thôn 14 - Xã Tân Hoà Nâng cấp Đƣờng GTNT loại B,

mặt đƣờng BTXM L=500 m.

0,30 120 hộ

9 Đƣờng liên thôn từ thôn Hòa Nam 1 đến thôn Hòa An xã EaNuôl

Đây là tuyến nối giữa thôn Hòa Nam 1, Hòa An của xã nhằm vận chuyển vật tƣ, nông sản từ cánh đồng về các hộ gia đình.

Hòa Nam 1 và thôn Hòa An - xã Ea Nuôl

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=1300m, 2 cống hộp

0,99 700 hộ

Page 117: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

117

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng

Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật

Ước tính phí (tỷ VNĐ đồng)

Quy mô hưởng

lợi

10 * Đƣờng nội thôn Hòa Phú Đây là tuyến đƣờng nội thôn Hòa Phú của xã đi ra cánh đồng sản xuất nhằm vận chuyển vật tƣ, nông sản từ cánh đồng về các hộ gia đình.

Thôn Hòa Phú - Xã Ea Nuôl

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=450m, 1 cống hộp 0,30 45 hộ

2. Huyện Krông Bông

11 Đƣờng GTNV Thôn 4 Phục vụ giao thông dân sinh Phục vụ vận chuyển nông sản

Điểm đầu: Km23+800 QL 27- điểm cuối: nội thôn 4 - Xã Yang Reh

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=700m 1,00 200 hộ

12 * Đƣờng GTNV Thôn 1 Nhằm phục vụ đi lại sản xuất trên địa bàn Phục vụ giao thông dân sinh

Điểm đầu: Km1+800 TL 12- điểm cuối: nội thôn 1 - Xã Yang Reh

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=250m 0,30 250 hộ

13 Đƣờng GTNT vào Buôn Ja Nhằm phục vụ đi lại sản xuất trên địa bàn Điểm đầu: Km3+200

TL 12- điểm cuối: buôn Ja - Xã Ea Trul

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=700m 1,00 250 hộ

14 * Đƣờng GTNV Thôn 1 Nhằm phục vụ đi lại sản xuất trên địa bàn. tổng số hộ dân đƣợc thụ hƣởng là 87 hộ. Trong đó có 12 hộ .

Điểm đầu: Km2+100 TL 12- điểm cuối: nội

thôn - Xã Ea Trul Xây mới

BTXM, loại B, L=200m

0,30 87 hộ

15 Đƣờng GTNV Buôn Blăk Nhằm phục vụ đi lại sản xuất trên địa bàn. Tổng số hộ dân đƣợc thụ hƣởng là 230 hộ. Trong đó có 200 hộ dân tộc thiểu số.

( Điểm đầu: Km339 TL 12- điểm cuối: nội buôn ) - Xã Cƣ Pui

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=700m 1,00 230 hộ

16 * Đƣờng GTNV Buôn Đăk Tua Nhằm phục vụ đi lại sản xuất trên địa bàn. tổng số hộ dân đƣợc thụ hƣởng là 120 hộ. Trong đó có 120 hộ dân tộc thiểu số.

Điểm đầu: Buôn Đắk Tua- điểm cuối:Buôn Đắk Tua - Xã Cƣ Pui

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=250m 0,30 120 hộ

17 Đƣờng GTNV Buôn Cƣ Đrăm trục 2, 3

Nhằm phục vụ đi lại sản xuất trên địa bàn. tổng số hộ dân đƣợc thụ hƣởng là 400 hộ. Trong đó có 380 hộ dân tộc thiểu số.

Điểm đầu: Km44+300 TL 12- điểm cuối: nội buôn - Xã Cƣ Đrăm

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=700m 1,00 400 hộ

18 * Đƣờng GTNV Buôn Cƣ Đrăm trục 4

Nhằm phục vụ đi lại sản xuất trên địa bàn. tổng số hộ dân đƣợc thụ hƣởng là 100 hộ. Trong đó có 95 hộ dân tộc thiểu số.

Điểm đầu: Km44+300 TL 12- điểm cuối: nội buôn - Xã Cƣ Đrăm

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=250m 0,30 100 hộ

19 Đƣờng GTNV Thôn 1 Nhằm phục vụ đi lại sản xuất trên địa bàn. tổng số hộ dân đƣợc thụ hƣởng là 105 hộ. Trong đó có 15 hộ dân tộc thiểu số.

Điểm đầu: Km1 đƣờng vào buôn

Mnghí TL 12- điểm cuối: thôn 1 - xã Yang

Mao

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=700m 1,00 105 hộ

Page 118: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

118

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng

Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật

Ước tính phí (tỷ VNĐ đồng)

Quy mô hưởng

lợi

20 * Đƣờng GTNV Buôn Kiều Nhằm phục vụ đi lại sản xuất trên địa bàn. tổng số hộ dân đƣợc thụ hƣởng là 120 hộ. Trong đó có 120 hộ dân tộc thiểu số.

Điểm đầu: Km1 đƣờng vào buôn

Mnghí TL 12- điểm cuối: thôn 1 - xã Yang

Mao

Xây mới BTXM, loại B,

L=200m 0,30 120 hộ

3. Huyện Lắk

21 Đƣờng giao thông nội vùng Buôn Đung

Kết nối khu dân cƣ buôn Đung với trung tâm xã, kết nối khu dân cƣ và khu sản xuất, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm nông nghiệp (khu vực sản xuất trên 100 ha).

Buôn Đung , xã Đắk Phơi

Xây mới BTXM, loại B,

L=800m 1,00 107 hộ

22 * Sửa chữa thủy lợi Buôn Đung, xã Đăk Phơi

Van lấy nƣớc hiện bị hỏng phải thay thế nhằm đảm bảo công tác điều tiết nƣớc, hệ thống kênh tƣới một số đoạn bị vỡ, sạt lỡ dẫn đến năng lực tƣới của công trình giảm nhiều so với thiết kế ban đầu của công trình.

Xã Đắk Phơi Nâng cấp

Gia cố hệ thống mƣơng BTCT, thay thế các van hỏng,

L=1200m

0,30 80 hộ (40ha)

23 Đƣờng giao thông nội vùng Buôn Dhăm 1

Kết nối khu dân cƣ với trung tâm xã, kết nối khu dân cƣ và khu sản xuất, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm nông nghiệp.

Buôn Dhăm 1, xã Đắk Nuê

Xây mới BTXM, loại B,

L=700m 1,00 192 hộ

24 * Sửa chữa kênh mƣơng nội đồng xã Đăk Nuê (đoạn qua Buôn Mih và Buôn Triêk)

Hệ thống kênh bị vỡ, sạt lở dẫn đến chỉ tƣới đƣợc 90 ha/200 ha theo thiết kế ban đầu của công trình thủy lợi.

Xã Đắk Nuê Nâng cấp Kiên cố hóa lại hệ

thống mƣơng BTCT 0,30

500 hộ (200 ha)

25 Đƣờng giao thông nội vùng buôn PhiDiJa B,

Kết nối khu dân cƣ với trung tâm xã, kết nối khu dân cƣ và khu sản xuất, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm nông nghiệp.

Buôn PhiDiJa B, xã Krông Nô

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=700m 1,00 378 hộ

26 * Đƣờng giao thông từ Quốc lộ 27 vào Trạm Y tế xã Krông KNô

Kết nối Trạm Y tế xã với trục đƣờng chính Quốc lộ 27, phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong toàn xã.

Xã Krông Nô Xây mới BTXM, loại B,

L=160m 0,30 1822 hộ

27 Đƣờng giao thông nội buôn Krai;

Kết nối khu dân cƣ buôn Krai với trung tâm xã, kết nối khu dân cƣ và khu sản xuất nông nghiệp của 05 buôn với diện tích khu sản xuất trên 400ha, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm nông nghiệp.

Xã Nam Ka Nâng cấp BTXM, loại B,

L=600m 1,00 103 hộ

28 * Sửa chữa, nâng cấp hệ thống nƣớc tự chảy xã Nam Ka

Cấp nƣớc hợp vệ sinh cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ bao gồm 06/7 buôn trong toàn xã.

Xã Nam Ka Nâng cấp

Gia cố hệ thống mƣơng BTCT, thay thế các van hỏng,

L=3000m

0,30 300 hộ

Page 119: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

119

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng

Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật

Ước tính phí (tỷ VNĐ đồng)

Quy mô hưởng

lợi

29 Đƣờng giao thông nội vùng buôn Ea R'bin

Kết nối khu dân cƣ buôn EaRbin với trung tâm xã, kết nối khu dân cƣ và khu sản xuất, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm nông nghiệp (diện tích SX trên 200 ha).

Buôn EaRbin, xã Ea R'bin

Xây mới BTXM, loại B,

L=600m 1,00 69 hộ

30 * Đƣờng GT từ đƣờng liên xã vào nhà sinh hoạt VHCĐ buôn Phôk

Kết nối khu dân cƣ buôn Phôk với trung tâm xã, kết nối khu dân cƣ và khu sản xuất, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm nông nghiệp (diện tích SX trên 200 ha); phục vụ và phát huy hiệu quả của nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng buôn Phôk.

Buôn Phôk, xã Ea R'bin

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=150m 0,30 66 hộ

4. Huyện Ea Súp

31 Đƣờng GT nội đồng thôn 12 xã Cƣ KBang ( CT chính 1)

Kết nối khu dân cƣ và khu sản xuất thôn 21-22, giảm chi phí vận chuyển.

Xã Cƣ Kbang Xây mới Đƣờng cấp phối,

L=1500m 1,00 200 hộ

32 * Đƣờng GT nội đồng thôn 13, xã Cƣ Kbang đi đến đƣờng vành đai quân sự ( CT chính 2)

Kết nối khu dân cƣ, giảm chi phí vận chuyển, hỗ trợ PT sản xuất.

Xã Cƣ Kbang Xây mới Đƣờng cấp phối,

L=1000m 0,30 150 hộ

33 Đƣờng thôn 10 đi tiểu khu 34 - 38 xã Ea Rốk ( Ct chính 1)

Kết nối khu dân cƣ, giảm chi phí vận chuyển, hỗ trợ PT sản xuất.

Xã Ea Rốk Xây mới Đƣờng cấp phối,

L=1500m 1,00 120 hộ

34 * Nâng cấp đƣờng GT thôn 14, thôn 19, xã Ea Rốk ( CT dự phòng 1)

Kết nối khu dân cƣ, giảm chi phí vận chuyển, hỗ trợ PT sản xuất.

Xã Ea Rốk Nâng cấp Đƣờng cấp phối,

L=4500m 0,30 183 hộ

35 Đƣờng GT đi khu sản xuất từ thôn Nhạp đi ngã 3 sông Ea H'Leo (CT chính 2)

Kết nối khu dân cƣ, giảm chi phí vận chuyển, hỗ trợ PT sản xuất.

Xã Ia Lốp Xây mới Đƣờng cấp phối,

L=1500m 1,00 300 hộ

36 * Đƣờng đi khu sản xuất từ thôn Trung đến sông Ea H'Leo (CT dự phòng 2)

Kết nối khu dân cƣ, giảm chi phí vận chuyển, hỗ trợ PT sản xuất.

Xã Ia Lốp Xây mới Đƣờng cấp phối,

L=1000m 0,30 83 hộ

37 Đƣờng GT thôn 14B đi khu sản xuất thôn 14 xã Ya Tờ Mốt(CT chính 1)

Kết nối khu dân cƣ và khu sản xuất thôn 14, giảm chi phí vận chuyển nông sản.

Xã Ya Tờ Mốt Xây mới Đƣờng cấp phối,

L=900m 1,00 210 hộ

38 * Đƣờng GT đi khu sản xuất thôn 12, xã Ya Tờ Mốt(CT dự phòng 1)

Kết nối khu dân cƣ và khu sản xuất thôn 12, giảm chi phí vận chuyển nông sản.

Xã Ya Tờ Mốt Xây mới Đƣờng cấp phối,

L=500m 0,30 80 hộ

39 Nâng cấp đƣờng GT nội đồng thôn 5, xã Ia R Vê ( CT chính 1)

Kết nối khu dân cƣ và khu sản xuất, giảm chi phí vận chuyển nông sản.

Xã Ia R Vê Xây mới Đƣờng cấp phối,

L=1500m 1,00

46 hộ (46 ha)

Page 120: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

120

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng

Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật

Ước tính phí (tỷ VNĐ đồng)

Quy mô hưởng

lợi

40 * Đƣờng GT nội đồng thôn 7 xã Ia R Vê (CT chính 2)

Giảm chi phí vận chuyển, hỗ trợ sản xuất khu dân cƣ thôn 7.

Xã Ia R Vê Xây mới Đƣờng cấp phối,

L=100m 0,30

56 hộ (56 ha)

5. Huyện M' Đrắk

41 Đƣờng giao thông nội đồng từ Buôn Choăh đến cánh đồng Ea Rê

Đây là tuyến đƣờng giao thông nội đồng, nhân dân đi lại sản xuất và vận chuyển nông sản.

Buôn Choăh, Xã Krông Jinh

Xây mới BTXM, loại B,

L=1000m 1,00 750 khẩu

42 * Đƣờng nội đồng từ Nhà ông Y Phốch đến cánh đồng lúa Ea Ksung

Đây là tuyến đƣờng giao thông nội đồng, nhân dân đi lại sản xuất và vận chuyển nông sản.

Buôn M'Lốc B, Xã Krông

Jing Nâng cấp

BTXM, loại B, L=380m

0,27 950 khẩu

43 Đƣờng liên thôn từ thôn 2 đi thôn 3 qua thôn 1

Đây là tuyến đƣờng nối giữa thôn 1, 2, 3 của xã nhằm vận chuyển hàng hoá, nông sản.

Thôn 1, xã Krông Á

Nâng cấp BTXM

loại B, L=1000m, 2 cống hộp

1,00 170 hộ

44 * Đƣờng liên thôn từ thôn 2 đi thông 3

Đây là tuyến đƣờng nối giữa thôn 2, 3 của xã nhằm vận chuyển hàng hoá, nông sản.

Thôn 2 và thôn 3 xã Krông Á

Nâng cấp BTXM,

loại B, L=300m 0,30 130 hộ

45 Đƣờng nội buôn Gõ xã Cƣ Mta Đây là tuyếnđƣờng nội buôn gõ nhằm vận chuyển lƣơng thực từ cánh đồng về các hộ gia đình khu quy hoạch giãn dân mới.

Buôn Gõ - Xã Cƣmta Nâng cấp BTXM, loại B,

L=1000m 1,00 66 hộ

46 * Đƣờng nội thôn 1 (Quyết Thắng) xã Cƣ Mta

Đây là tuyến đƣờng nội thôn 1 nhằm vận chuyển lƣơng thực từ cánh đồng về các hộ gia đình.

Thôn 1 - Xã Cƣ Mta Xây mới BTXM, loại B,

L=300m 0,30 67 hộ

47 Đƣờng giao thông nông thôn từ Buôn M'Yui đến Buôn M'Gơm

Đây là tuyến nối giữa 02 buôn của xã nhằm vận chuyển lƣơng thực từ cánh đồng về hộ gia đình.

Buôn M'Gơm - xã Ea Trang

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=1000m 0,99 107 hộ

48 * Kênh mƣơng đạp tràn Triă Bâu Hệ thống kênh tƣới hiện tại đã hƣ hỏng nặng, công suất thiết kế ban đầu tƣới ch0 30 ha nhƣng hiện tại chỉ tƣới đƣợc khoảng 20 ha.

Buôn M'Liă - xã Ea Trang

Nâng cấp BTCT, L=500m 0,29 50 hộ

49 Công trình đƣờng giao thông từ ngã 3 Sông Chò đi Ea Ta

Đƣờng phục vụ dân sinh và sản xuất, về mùa mƣa khu vực này thƣờng rất lầy lội và bị chia cắt với các vùng lân cận.

Thôn Sông Chò - Xã Cƣ San

Xây mới BTXM, loại B,

L=1500m 1,00 210 hộ

50 * Công trình đƣờng giao thông nội thôn

Đƣờng phục vụ dân sinh và sản xuất, về mùa mƣa khu vực này thƣờng rất lầy lội và bị chia cắt với các vùng lân cận.

Thôn 8 - Xã Cƣ san Xây mới BTXM, loại B,

L=300m 0,30 100 hộ

Ghi chú: Tất cả các công trình có dấu (*) dự kiến được thực hiện theo phương pháp đấu thấu có sự tham gia của cộng đồng

Page 121: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

121

B. Tỉnh Đắk Nông

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công

trình Đặc điểm kỷ thuật Ước tính chi

Quy mô hưởng

lợi

1. Huyện Đắk Song

1 Đƣờng Thôn 6 (Tổng đầu tƣ là 3,74 tỷ)

Liên thôn và sản xuất, kết nối vào đƣờng liên xã thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá nông sản, học sinh cấp I, II đi học thuận lợi.

Đƣờng liên thôn Thôn 6 đi thôn 5 , Xã

Thuận Hà Mở mới

BTXM, loại B (Tổng công trình dài

L=1700) 1,0 190 hộ

2 Đƣờng Thôn 5 (Tổng đầu tƣ 5,06 tỷ)

Liên thôn và sản xuất, kết nối vào đƣờng liên xã thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá nông sản, học sinh cấp I, II đi học thuận lợi.

Đƣờng Thôn 5 đi thôn 6, Xã Thuận Hà

Nâng cấp BTXM, loại B (Tổng

công trình dài L=2300)

1,0 190 hộ

3 Bon Bu Đốp (Tổng đầu tƣ công trình 2,2 tỷ)

Đƣờng sản xuất, đồng bào DTTC và ngƣời kinh cùng hƣởng lợi, quan trọng vì vùng sản xuất lớn, nông sản nhiều rất cần để đầu tƣ.

( Từ rẩy ông Y Cƣờng đến Đập Đăk

Kual) - Xã Đắk ND'Rung

Nâng cấp BTXM, loại B (Tổng

công trình dài L=1000)

1,0 90 hộ

4 Bon Bu Boong (Tổng đầu tƣ công trình 3,3 tỷ)

Đƣờng sản xuất, phục vụ cho đồng bào dân tộc tập trung tại cánh đồng lớn, và sản xuất cà phê của nhiều hộ.

( Từ nhà ông hiền đến khu sản xuất

suối Đăk Rung) - Xã Đắk ND'Rung

Nâng cấp BTXM, loại B (Tổng

công trình dài L=1500)

1,0 90 hộ

5 Bon Jang Play 3 Đƣờng sản xuất, liên bon vận chuyển hàng hoá có hộ đồng bào DTTC , hộ ngƣời kinh và DT khác cùng hƣởng lợi.

( Ngã 3 nhà ông Ri - Nhà Ma thuyết)

Nâng cấp BTXM, loại B (Tổng

công trình dài L=1000)

1,0 1500 hộ

6 Bon Bu Pah Đƣờng sản xuất, liên bon vận chuyển hàng hoá có hộ đồng bào DTTC, hộ ngƣời kinh và DT kháccùng hƣởng lợi.

( từ ngã 3 thôn 6 đến nhà Ma Kim)

Nâng cấp BTXM, loại B (Tổng

công trình dài L=2000)

1,0 80 hộ

7 Đƣờng Nội đồng Đăk mol Đƣờng sản xuất, phục vụ sản xuất lúa, vùng đồng bào dân tộc và kết nối với đƣờng liên thôn.

Đƣờng nội đồng cánh đồng Đăk Mol -

Xã Đắk Mol Mở mới

BTXM, loại B, L=800m

0,3 320 hộ

8 Kênh Hà Nam Ninh Khắc phục tình hình hạn hán, đảm bảo tƣới trên 50 ha lúa, 25 ha cà phê dọc tuyến.

Tuyến Kênh thôn Hà Nam Ninh Nối KN1 -

Xã Đắk Mol Nâng cấp BTXM 0,3 100 hộ

9 Đƣờng Sản xuất Tân Bình 2 Liên thôn và sản xuất, vận chuyển hàng hoá nông sản nhiều.

Đƣờng nội thôn Tân Bình 2 - Xã Đắk Hòa

Nâng cấp BTXM 0,3 100 hộ

10 Đƣờng Sản xuất Rừng lạnh Đƣờng sản xuất, và nội vùng thôn, phục vụ vận chuyển nông sản.

Đƣờng nội vùng thôn Rừng lạnh - Xã Đắk

Hòa Nâng cấp BTXM 0,3 150 hộ

Page 122: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

122

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công

trình Đặc điểm kỷ thuật Ước tính chi

Quy mô hưởng

lợi

2. Huyện Đắk Glong

11 Nâng cấp tuyến đƣờng giao thông nông thôn

Hiện nay đã hƣ hỏng xuống cấp đi lại hết sức khó khăn. Công trình đƣợc đầu tƣ xây dựng sẽ phục vụ cho nhân dân thôn 5 đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện.

Thôn 5 - Xã Đắk Plao Nâng cấp Nhựa hóa Đƣờng

cấp V, L=600m 1,0 100 hộ

12 Nâng cấp tuyến đƣờng giao thông nông thôn 4

Hiện nay đã hƣ hỏng xuống cấp đi lại hết sức khó khăn. Công trình đƣợc đầu tƣ xây dựng sẽ phục vụ cho nhân dân các thôn đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi.

Thôn 4 - Xã Đắk Plao Nâng cấp BTXM, L=200m 0,3 80 hộ

13 Nâng cấp đƣờng; sân nhà văn hóa cộng đồng thôn 5

Hiện đã xuống cấp, đi lại rất khó khăn. Nếu đƣợc đầu tƣ sẽ phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho nhân dân thôn 5 đƣợc thuận tiện hơn.

Thôn 5 - Xã Đắk Plao Nâng cấp BTXM 0,3 50 hộ

14 Cấp nƣớc sinh hoạt thôn 3

Đây là công trình cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân thôn 3 - xã Đăk Ha, sau khi đƣợc đầu tƣ sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu nƣớc sinh hoạt đag rất cần thiết cho bà con ở đây.

Thôn 3 - Xã Đắk Hà Xây mới BT kiên cố 0,8 60 hộ

15 Kênh mƣơng nội đồng thôn 4 Đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa nƣớc cho 15 ha với khoảng 30 hộ dân hƣởng lợi.

Thôn 4 - Xã Đắk Hà Xây mới Kiên cố, L=700m 1,0 30 hộ

16 Sửa chữa đƣờng GT thôn 1, thôn 2

Hiện tại đã xuống cấp, một số đoạn hƣ hỏng. Khi hoàn thành gần 100 hộ trực tiếp thụ hƣởng.

Thôn 1 thôn 2 - Xã Đắk Hà

Nâng cấp Kiên cố, L=1000m 0,3 100 hộ

17 Kiên cố hóa kênh mƣơng thôn 5 Đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa nƣớc cho khoảng 20 ha với khoảng 50 hộ hƣởng lợi.

Thôn 5 - Xã Đắk R'Măng

Xây mới Kiên cố, L=1000 m 1,0 50 hộ

18 Đƣờng đi suối Đắk Mông bon Sa Nar

Đáp ứng nhu cầu khu sản xuất rẫy cà phê ƣớc khoảng 80 ha với khoảng 100 hộ hƣởng lợi.

Bon Sa nar - Xã Đắk R'Măng

Xây mới Kiên cố dài 1000 m 1,0 100 hộ

19 Đƣờng giao thông thôn 6 (đoạn ngã 3 hội trƣờng đi Ma Tam)

Công trình đƣợc đầu tƣ xây dựng sẽ phục vụ cho nhân dân thôn 6 đi lại, nối liền khu dân cƣ với khu sản xuất với khoảng 150 ha (trong đó: 60 ha cà phê, lúa nƣớc 30 ha và 60 ha bắp).

Thôn 6 - Xã Quảng Hòa

Xây mới BTXM, L=350 m 0,88 60 hộ

20 Đƣờng GT nội đồng thôn 8 (đoạn từ ngã ba tỉnh lộ 4 ngã tƣ đƣờng nội đồng thôn 7-thôn 8)

Công trình đƣợc đầu tƣ xây dựng sẽ phục vụ cho nhân dân thôn 8 đi lại, nối liền khu dân cƣ với khu sản xuất với khoảng 150 ha (trong đó: 60 ha cà phê, lúa nƣớc 30 ha và 60 ha bắp và hoa màu)

Thôn 8 - Xã Quảng Hòa

Xây mới BTXM, L=315 m 0,78 56 hộ

Page 123: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

123

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công

trình Đặc điểm kỷ thuật Ước tính chi

Quy mô hưởng

lợi

21 Đƣơng giao tiểu khu I thôn 9 đoạn ngã ba nhà Phúc Hiển vô hết nhà ông Thấm

Đây là tuyến đƣờng giao thông tiểu khu I của thôn 9 phục vụ đi lai của 15 hộ dân nghèo và phục vụ đi lại cho các cháu trƣờng mẫu giáo Quảng Hòa.

Thôn 9 - Xã Quảng Hòa

Làm mới Bê tông dài 145 m 0,3

15 hộ và trƣờng mầm

mẫu giáo

22 Đƣờng giao thông từ nhà ông Đào Văn Sử đi vào khu dân cƣ nội bon B' Nơr

Nếu đƣợc đầu tƣ công trình sẽ phục vụ cho 50 hộ dân sinh sống tập trung bên 2 mặt đƣờng tạo bộ mặt nông thôn mới và cả những hộ sản xuất tại vùng này; vận chuyển hàng hóa cho hơn 150 ha cây cà phê kinh doanh.

Bon B' Nơr - Xã Đắk Som

Xây mới Nhựa hóa, W=3,5m L=600 m, nền 5,0 m

1,0 50 hộ, 150 ha cà phê

3. Huyện Krông Nô

22 Cầu dân sinh qua suối Đăk Sôr (thôn Nam Thanh đi Đăk Gắn)

Thay thế cầu gỗ cũ hiện tại Phục vụ giao thông dân sinh cho ngƣời dân của 3 thôn Phục vụ vận chuyển nông sản cho hơn 250 ha dện tích đất trồng cà phê

Thôn Nam Thanh - Nam Xuân

Nâng cấp Cầu đỗ bê tông dài

20m, rộng 2,5m, cao 3m

1,0 500 hộ, 250 ha

23 Đập tràn bán kiên cố + Kênh Tƣới tại thôn Đắk Tân.

Giữ nƣớc cho mùa khô Phục vụ tƣới tiêu cho cánh đồng hơn 70 ha

Thôn Đắk Tân - Nam Xuân

Xây mới W= 20m, H=1,5m 1,0 437hộ (70 ha)

24 Đƣờng từ thôn Đăk Hoa từ suối giáp đập tràn đi Đăk Ri

Phục vụ giao thông dân sinh của ngƣời dân 2 thôn Phục vụ vận chuyển nông sản cho hơn 300 ha diện tích đất sản xuất

Thôn Đăk Hoa, Xã Tân Thành

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=800m 1,0 230 hộ

25 Công trình nƣớc sạch thôn Đăk Ri

Nâng cấp sửa chữa hệ thống cung cấp nƣớc sạch hiện tại do đã bị hƣ hỏng và xuống cấp rất lớn Phục vụ cung cấp nƣớc sạch cho ngƣời dân trong thôn

Thôn Đăk Ri, Xã Tân Thành

Nâng cấp Sửa chữa đƣờng

ống, hệ thống điện, máy bơm..

0,3 30 hộ

26 Công trình dự phòng: Sửa chữa, nâng cấp công trình nƣớc sạch thôn Đăk Na

Nâng cấp sửa chữa hệ thống cung cấp nƣớc sạch hiện tại do đã bị hƣ hỏng và xuống cấp rất lớn Phục vụ cung cấp nƣớc sạch cho ngƣời dân trong thôn

Thôn Đăk Na, Xã Tân Thành

Nâng cấp Sửa chữa đƣờng

ống, hệ thống điện, máy bơm..

0,3 35 hộ

27 Đƣờng liên thôn Phú Mỹ - Phú Lợi

Cải thiện đƣờng đất cũ Phục vụ giao thông dân sinh liên thôn

Phú Mỹ - Phú Lợi, Xã Đắk Nang

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=900m 1,0 200 hộ

28 Kênh tiêu từ cây Xoài 1 đến khu A.

Giúp thoát nƣớc cho vùng cánh đồng 16 ha vào mùa mƣa Tăng diện tích đất sản xuất từ 1 vụ lên 2 vụ /năm

Phú Thịnh, Xã Đắk Nang

Xây mới Kênh đất L=1200m,

W=3m 1,0 120 hộ

Page 124: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

124

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công

trình Đặc điểm kỷ thuật Ước tính chi

Quy mô hưởng

lợi

29 Công trình kênh tiêu, phay chắn nƣớc cánh đồng D12 Buôn Sƣk

Cánh đồng trũng khó thoát nƣớc và mùa mƣa nƣớc từ sông Krông Nô tràn vào đồng. Diện tích canh tác trên cánh đồng 80 ha lúa nƣớc

Thôn Phú Hƣng, Xã Quảng Phú

Xây mới Kênh đất L=800m,

W=3m 1,0

230 hộ (80 ha)

30 Công trình nƣớc sạch thôn Phú Sơn

Công trình nƣớc cũ bị xuống cấp và không sử dụng đƣợc Phục vụ nhu cầu nƣớc sinh hoạt

Thôn Phú Sơn , Xã Quảng Phú

Nâng cấp, sửa chữa

Sửa chữa đƣờng ống, hệ thống điện,

máy bơm.. 0,3 66 hộ

31 Công trình nƣớc sạch thôn Phú Lợi

Công trình phục vụ nƣớc sinh hoạt cho 120 hộ ngƣời dân tộc thiểu số, hiện nay xuống cấp và ngƣng hoạt động do nguồn nƣớc nhiễm phèn cần có hệ thống lọc, ngƣời dân thiếu nƣớc sinh hoạt.

Thôn Phú Lợi , Xã Quảng Phú

Nâng cấp, sửa chữa

Sửa chữa đƣờng ống, hệ thống điện,

máy bơm.. 0,3 120 hộ

32 Đƣờng từ nhà ông Toàn xuống hồ EaSnô,

Đƣờng cũ mùa mƣa đi lại khó khăn Giảm chi phí vận chuyển Phục vụ vẩn chuyển nông sản và giao thông dân sinh

Thôn Jang Cách, Xã Đắk Drô

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=1000m 1,0 106 hộ

33

Công trìn dự phòng: Sửa chữa, nâng cấp các công trình nƣớc sạch cho 3 Buôn (Buôn 9: 70hộ; K62: 75hộ; Buôn Ol: 130hộ)

Công trình phục vụ nƣớc sinh hoạt cho các hội dân tộc thiểu số, hiện nay xuống cấp và ngƣng hoạt động do nguồn nƣớc nhiễm phèn cần có hệ thống lọc, ngƣời dân thiếu nƣớc sinh hoạt.

Buôn 9; K 62; Ol, Xã Đắk Drô

Nâng cấp, sửa chữa

Sửa chữa đƣờng ống, hệ thống điện,

máy bơm.. 1,0 275 hộ

4. Huyện Tuy Đức

34 Cầu Bon Me Ra Phục vụ việc đi lại cho ngƣời dân trong bon; hiện tại cầu gỗ đã xuống cấp không vận chuyển đƣợc nông sản, vật tƣ nông nghiệp phục vụ sản xuất

Bon Me Ra - Bon Bu Dâng, Xã Đắk R'Tinh

Xây mới BT, L=12 m 0,3 300 hộ

35 Đƣờng nội Bon Me Ra Vận chuyển nông sản, hang hóa và đi lại của ngƣời dân trong bon; hiện tại đƣờng đất đi lại rất khó khăn nhất là vào mua mƣa

Bon Me Ra, Xã Đắk R'Tính

Xây mới BTXM , loại B,

L=1000m 1,0 300 hộ

36 Làm cống Bản; bắc qua suối Đăk N‟Hinh đi khu sản xuất nông nghiệp của Bản Đoàn Kết

Hiện tại cầu gỗ tạm đã xuống cấp, có thể gây nguy hiểm khi qua lại; cầu nối giữa Bản Đoàn Kết đi khu sản xuất tại tiểu khu 1541, phục vụ vẩn chuyển nông sản, hang hóa, vật tƣ cho bà con trong bản

Bản Đoàn Kết, Xã Đắk Ngo

Xây mới Cống BTXM, W=4m,

L=4 m 0,3 200 hộ

37 Đƣờng từ cây số 305 đến ngã 3 Đông Dƣơng

Phục vụ vận chuyển hang hóa, vật tƣ nông nghiệp cho sản xuất của bà con

Bon Điêng Đu, Xã Đắk Ngo

Xây mới BTXM, loại B,

L=800m 1,0 400 hộ

Page 125: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

125

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công

trình Đặc điểm kỷ thuật Ước tính chi

Quy mô hưởng

lợi

38 Xây phòng học mẫu giáo thôn 11; thuộc phân hiệu trƣờng mầm non Hoa Hƣớng Dƣơng

Hiện trạng nhà gỗ đã xuống cấp nghiêm trọng; mùa mƣa bị dột ảnh hƣởng đến sức khỏe và dạy học của các cháu. Nếu đƣợc xây dựng mới giúp các cháu học an toàn, phụ huynh an tâm khi cho các cháu đến lớp và không bị dột vào mùa mƣa

Thôn 11, Xã Quảng Tân

Xây mới Nhà cấp IV; 1 phòng 0,3 40 cháu

39 Đƣờng liên thôn từ nhà ông Thông thôn 1 tới cầu Đăk R‟Tih

Hiện trạng đƣờng đất, đi lại khó khăn vào mùa mƣa; đƣờng phục vụ dân sinh, vận chuyển hang hóa, nông sản thiết yếu cho ngƣời dân thôn 1 và các thôn lân cận

Thôn 1, Xã Quảng Tân

Xây mới BTXM, loại A,

L=700m 1,0 500 hộ

40 Cầu bê tông qua Bon Bu Gia

Cầu gỗ cũ đã xuống cấp, đi lại khó khăn vào mùa mƣa Phục vụ giao thông dân sinh và vận chuyển hàng hóa cho bon

Bon Bu Gia, Xã Quảng Trực

Xây mới Cầu BTXM; L=5m,

W=4m 0,3 60 hộ

41 Đƣờng bê tông nội Bon Bu Dăr Đƣờng đất cũ đi lại khó khăn Đƣờng mới sẽ cải thiện giao thông dân sinh và phục vụ vận chuyển nông sản

Bon Bu Dăr, Xã Quảng Trực

Xây mới BTXM loại A,

L=700m 1,0 50 hộ

42 Đƣờng nối từ tỉnh lộ 1 lên trƣờng tiểu học Lê Lợi

Hiện trạng đƣờng đất đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mƣa, học sinh và ngƣời dân không thể đi lại đƣợc. Nếu đƣợc làm mới giúp cho các em học sinh và ngƣời dân thuận tiện trong việc đi lại

Thôn 4, Xã Quảng Tâm

Xây mới BTXM, loại A,

L=120m 0,29

400 em học sinh

43 Xây điểm phòng học ở trƣờng tiểu học Lê Lợi

Hiện trạng điểm trƣờng mới chỉ có 4 phòng chƣa đáp ứng đƣợc số lƣợng học sinh, dẫn đến các em phải học 2/ngày. Dẫn đến chất lƣợng học không cao. Nếu đƣợc xây thêm phòng học thì đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của trƣờng.

Thôn 5, Xã Quảng Tâm

Xây mới Nhà cấp IV; 3 phòng 1,0 300 em học sinh

Ghi chú: Tất cả các công trình có dấu (*) dự kiến được thực hiện theo phương pháp đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng

Page 126: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

126

C. Tỉnh Gia Lai

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

1. Huyện Ia Pa

1 * Đƣờng bê tông nội thôn

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2017 đạt tiêu chí về đƣờng giao thông trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Thôn Hbel 1, Xã Ia Kdăm

Xây mới BTXM đá, loại B,

L=230m 0,30

Thôn Hbel

2 Kiên cố hóa kênh nội đồng và sửa chữa kênh chính TBĐ Ia Kdăm

Nâng hiệu suất tƣới cho diện tích 20 ha, góp phần đạt tiêu chí về thủy lợi trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Xã Ia Kdăm Xây mới và nâng cấp

Kiên cố L=647m, bxh= 30x40; sửa chữa L= 1000m

0,95 20 ha

3 * Đƣờng bê tông trục chính của thôn

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2017 đạt tiêu chí về đƣờng giao thông trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Thôn Ama Lim 1, Xã Chƣ Mố

Xây mới BTXM, loại B,

L=170m 0,30

Thôn Ama Lim

4 * Đƣờng bê tông nội thôn

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2017 đạt tiêu chí về đƣờng giao thông trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Thôn Ơi Briu 2, Xã Chƣ Mố

Xây mới BTXM, loại B,

L=470m 0,30

Thôn Ơi Briu

5 Đƣờng bê tông nội thôn

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2017 đạt tiêu chí về đƣờng giao thông trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Thôn Ama Lim 1, Xã Chƣ Mố

Xây mới BTXM, loại B,

L=630m 1,00

Thon Ama Lim1

6 Kiên cố hóa kênh TBĐ Ia Tul 3 Nâng hiệu suất tƣới cho diện tích 30 ha, góp phần đạt tiêu chí về thủy lợi trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Xã Ia Tul Xây mới L=850m, bxh =

(30x50)cm 1,00 30 ha

7 * Đƣờng liên thôn Bôn Tờ Khế đến Bôn Baih C

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2017 đạt tiêu chí về đƣờng giao thông trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Bôn Tơ khế, Xã Ia Tul Xây mới BTXM, loại B, L=

190m 0,30

Bôn Tơ Khế

8 * Đƣờng bê tông liên thôn Bôn Blanh đến Bôn Baih A

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2017 đạt tiêu chí về đƣờng giao thông trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Bôn Blanh, Xã Ia Tul Xây mới BTXM, loại B, L=

190m 0,30

Bôn Blanh

Page 127: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

127

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

9 Kiên cố hóa kênh nhánh để mở rộng diện tích lúa nƣớc 02 vụ

Nâng hiệu suất tƣới cho diện tích 30 ha, góp phần đạt tiêu chí về thủy lợi trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Trạm bơm Ia Brơm, Xã Ia Broai

Xây mới

Kiên cố hóa 1.000m kênh nội đồng; bxh=

(30*50), bằng BT mac 200 dày 8cm.

1,00 30 ha

10 * Đƣờng bê tông nội thôn

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2017 đạt tiêu chí về đƣờng giao thông trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Ia Rniu, Xã Ia Broai Xây mới BTXM, loại B,

L=230m 0,30

Bôn Ia Rniu

11 * Đƣờng bê tông nội thôn

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2017 đạt tiêu chí về đƣờng giao thông trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Bôn Jứ Ama Hoét, Xã Ia Broai

Xây mới BTXM, loại B,

L=230m 0,30

Bôn Jứ Ama Hoét

12 Đƣờng bê tông nội thôn

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2017 đạt tiêu chí về đƣờng giao thông trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Đăk Chă, Xã Ia Mrơn Xây mới BTXM, loại B, L=

640m 0,90

Bôn Đăk Chă

13 * Đƣờng bê tông nội thôn

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2017 đạt tiêu chí về đƣờng giao thông trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Hlin I, Xã Ia Mrơn Xây mới BTXM, loại B, L=

230m 0,30

Bôn Hlin I

14 * Đƣờng bê tông nội thôn Marin 2

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2017 đạt tiêu chí về đƣờng giao thông trong Chƣơng trình Nông thôn mới

Ma Rin 2, Xã Ia Mrơn Xây mới BTXM, loại B, L=

220m 0,30

Bôn Ma Rin 2

2. Huyện K'Bang

15 * Kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi Đắk Tờ Kắt

Đầu tƣ thủy lợi để phát triển lúa nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Công trình đầu tƣ cho 68 hộ hƣởng lợi.

Xã Kon Pne Xây mới BT, L=300m 0,3 68 hộ (40ha)

16 Kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi Đắk Trút

Đầu tƣ thủy lợi để phát triển lúa nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Công trình đầu tƣ cho 104 hộ, 430 khẩu hƣởng lợi.

Xã Kon Pne Xây mới BT, L=1000m 1,0 104 hộ (20 ha)

17 * Kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi Kon Lanh 1

Đầu tƣ thủy lợi để phát triển lúa nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Công trình đầu tƣ 98 hộ, 337 khẩu hƣởng lợi.

Xã Đắk Rong Xây mới Kiên cố hóa,

L=300m 0,3

98 hộ (15ha)

18 Kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi Kon Lốc 1

Đầu tƣ thủy lợi để phát triển lúa nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Công trình đầu tƣ 55 hộ hƣởng

Xã Đắk Rong Xây mới Kiên cố hóa,

L=1000m 1,0

55 hộ (22ha)

Page 128: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

128

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

lợi.

19 * Kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi Đắk Kty

Đầu tƣ thủy lợi để phát triển lúa nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Công trình đầu tƣ phục vụ cho 154 hộ hƣởng lợi.

Xã Krong Xây mới BT, L=300m 0,3 154 hộ (10ha)

20 Kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi Đắk Nia

Đầu tƣ thủy lợi để phát triển lúa nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Công trình đầu tƣ phục vụ cho 115 hộ hƣởng lợi.

Xã Krong Xây mới BTCT, L=1000m 1,0 115 hộ (25 ha)

21 * Kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi Thôn 2

Đầu tƣ thủy lợi để phát triển lúa nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Công trình đầu tƣ phục vụ cho 88 hộ, 374 khẩu hƣởng lợi.

Xã Sơn Lang Xây mới BTC, L=300m 0,3 88 hộ (30ha)

22 Sửa chữa , nâng cấp công trình thủy lợi Đắk Bleo

Đầu tƣ thủy lợi để phát triển lúa nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Công trình đầu tƣ phục vụ cho 99 hộ, 405 khẩu hƣởng lợi.

Xã Sơn Lang Nâng cấp

Gia cố công trình cũ, Bổ sung kênh Bê

tông cốt thép ; mặt cắt ngang (40 x 60)

cm; L=300m

1,0 99 hộ (10

ha)

23 * Kiên Cố hóa kênh mƣơng thủy lợi Lơ Vi

Đầu tƣ thủy lợi để phát triển lúa nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Công trình đầu tƣ phục vụ cho cho 02 làng, 58 hộ hƣởng lợi.

Xã Lơ Ku Xây mới Kiên cố hóa,

L=300m 0,3

58 hộ (20 ha)

24 Đƣờng ra khu sản xuất làng Bôn, thôn 2, làng Lợt.

Hiện tại đƣờng ra cánh đồng sản xuất chƣa có, việc vận chuyển nông sản rất khó khăn, tăng chi phí sản xuất. Công trình đầu tƣ phục vụ cho 03 làng, 123 hộ hƣởng lợi.

Xã Lơ Ku Xây mới

Đƣờng cấp phối L=2500m, ngầm tràn

20 m, công trình thoát nƣớc.

1,0 123 hộ

3. Huyện Kông Chro

25 Đƣờng từ TT xã An Trung đi làng Chiêu Liêu

Phục vụ vận chuyển nông sản.Đƣờng đến làng Chiêu Liêu còn 630m chƣa hoàn thành.

Xã An Trung Xây mới BTXM loại B,

L=630m 1 259 hộ

26 * Phòng học mầm non làng Brò

Hiện tại làng chƣa có phòng học mầm non, phải mƣợn nhà rông của làng để làm nơi học tập tạm thời của các cháu. Xây mới để đảm bảo nơi học tập của các cháu.

Xã An Trung Xây mới 01 phòng học DTXD

63m2

0,3 20 cháu

27 Đƣờng vào làng Hra và làng Húp Cải thiện đƣờng mòn cũ, phục vụ vận chuyển nông sản. Phục vụ giao thông nông thôn.

Xã Kông Yang Xây mới BTXM loại B,

L=700m 1

120 hộ/100

ha

Page 129: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

129

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

28 * Phòng học mầm non làng Hra

Hiện tại làng chƣa có phòng học mầm non, phải mƣợn nhà rông của làng để làm nơi học tập tạm thời của các cháu. Xây mới để đảm bảo nơi học tập của các cháu.

Xã Kông Yang Xây mới 01 phòng học DTXD

63m2

0,3 16 cháu

29 Thuỷ lợi làng Vẻh Phục vụ tƣới tiêu cho 15 ha lúa. Làng Vreh Xã Chƣ

Krei Xây mới BXCT, L=500m 1

61 hộ/15 ha

30 Kênh thuỷ lợi làng Dy Rao Phục vụ tƣới tiêu cho Khu vực Dy Rao 12 ha lúa 2 vụ.

Xã Đăk Pơ Pho Xây mới Xây tƣờng đầu đập;

BTCT, L=554m 1 60 hộ

31 Nhà học 3 phòng Trƣờng Mầm non xã Đăk Tpang

Xây mới phòng học đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu mầm non.

Xã Đăk TPang Xây mới Nhà học 3 phòng và các hạng mục phụ

1 52 hộ

4. Huyện Krong Pa

32 * Đƣờng giao thông phục vụ sản xuất; tổng chiều dài toàn tuyến 7km, giai đoạn 1 làm 150m

Phục vụ chính cho nhu cầu sản xuất của nhân dân bốn thôn buôn, trong xã có khoảng 420 hộ lƣu thông thƣờng xuyên ,khoảng 1.100 ha diện tích canh tác.

Buôn DJrết đi núi Chƣ Sếh, Xã Chƣ Ngọc

Xây mới BTXM loại B, có

rãnh nƣớc, L=150m. 0,30 420 hộ

33 Đƣờng giao thông phục vụ sản xuất, tổng chiều dài toàn tuyến 7km, giai đoạn 1 làm 700m

Phục vụ chính cho nhu cầu sản xuất của nhân dân bốn thôn buôn, trong xã có khoảng 420 hộ lƣu thông thƣờng xuyên ,khoảng 1.100 ha diện tích canh tác.

Buôn DJrết đi núi Chƣ Sếh

Xây mới BTXM, loại B,

L=700m 1,00 420 hộ

34 * Đƣờng giao thông phục vụ sản xuất

Phục vụ chính cho nhu cầu sản xuất của nhân dân thôn buôn Ban, có khoảng 135 hộ lƣu thông thƣờng xuyên, khoảng 275 ha diện tích canh tác.

Buôn Ban đi suối Ơ Rơng từ

Km0+150, Xã Krông Năng

Xây mới BTXM, loại B,

L=150m 0,30 135 hộ

35 Đƣờng giao thông phục vụ sản xuất

Phục vụ chính cho nhu cầu sản xuất của nhân dân thôn buôn Ban, có khoảng 135 hộ lƣu thông thƣờng xuyên, khoảng 275 ha diện tích canh tác.

Buôn Ban đi suối Ơ Rơng từ Km151+180, Xã

Krông Năng

Xây mới BTXM loại B,

L=700m 1,00 135 hộ

36 * Đƣờng giao thông liên thôn Phục vụ cho 30 hộ của 2 buôn đi lại thuận tiện. Buôn Ma Nhe A+B,

Xã Đất Bằng Xây mới

BTXM, loại B, L=200m.

0,30 30 hộ

37 Đƣờng vào khu sản xuất Phục vụ chính cho nhu cầu sản xuất của nhân dân 4 thôn buôn và vận chuyển hàng nông sản cho 150 hộ.

Từ suối Ia nho đến rẫy ông Ma

Duơng, Xã Đất Bằng Xây mới

Đƣờng cấp phối L=1000 m; Nền

đƣờng rộng 5m; 2 cống pi 100.

1,00 150 hộ

Page 130: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

130

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

38 * Đƣờng giao thông nội thôn Phát triển hạ tầng giao thông nội thôn, phục vụ cho nhân dân đi lại thuận tiện, giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa.

Buôn Chƣ Mkia, Xã Ia Hdreh

Xây mới BTXM, loại B,

L=206m. 0,30

39 Đƣờng vào khu sản xuất tập trung. Tổng chiều dài 1 Km

Phát triển hạ tầng giao thông đi vào khu vực sản xuất tập trung của bà con nhân dân 3 buôn: Buôn bầu, buôn trinh, buôn Jrông (với khoảng 500 hộ hƣởng lợi) nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển.

Từ ngã 3 Đông Trƣờng Sơn buôn

Bầu đến làng cũ buôn DJrông,

Xã Ia Hdreh

Xây mới Đƣờng cấp phối L=1000m; Nền

đƣờng rộng 5m. 0,932 500 hộ

40 Đƣờng vào khu sản xuất tập trung. Tổng chiều dài 1200m, giai đoạn 1 làm 1000m

Phát triển hạ tầng giao thông di vào khu vực sản xuất tập trung của bà con nhân dân 5 buôn với hơn 500 hộ sản xuất và diện tích sản xuất 600 ha.

Từ Buôn Lăt đến công trình

hồ IaHDreh, Xã Ia Rmok

Xây mới BTXM, loại B,

L=1000m 1,00 500 hộ

41 * Đƣờng giao thông liên thôn Phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân 2 thôn (70 hộ).

Từ trƣờng mẫu giáo buôn H'Nga đến nhà

Mí Nguih, Xã Ia Rmok Xây mới

BTXM, loại B, L=180m

0,30 70 hộ

5. Huyện Mang Yang

42 * Đƣờng vào khu sản xuất xã Đắk Trôi: Gói 1: Từ Km0 +0.00m – Km0 + 150m

Phục vụ nhu cầu sản xuất 150 ha và vận chuyển hàng hoá đến xã Đăk Trôi. Có 205 hộ/ 1032 ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ công trình

Xã Đăk Trôi Xây mới BTXM, loại B,

L=150m 0,3 205 hộ

43

Đƣờng vào khu sản xuất xã Đắk Trôi: Gói 2: Từ Km0 +150m – Km1+ 150m (tổng dự án 4km , vốn 6,448 tỷ

Phục vụ nhu cầu sản xuất 150 ha và vận chuyển hàng hoá đến xã Đăk Trôi. Có 205 hộ/ 1032 ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ công trình

Xã Đăk Trôi Xây mới BTXM, loại B,

L=1000m 1,612 205 hộ

44

* Đƣờng từ làng Pơ Nang và làng Sơ Pir đi khu sản xuất: Gói 1: Từ Km0 +0.00m – Km0 + 150m

Phục vụ vận chuyển hành hoá từ khu SX rộng 215 ha đến làng Pơ Nang, Sơ Bir. Có 244 hộ/ 1057 ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ công trình.

Xã Kon Thụp Xây mới BTXM, loại B,

L=150m 0,3 244 hộ

45

Đƣờng từ làng Pơ Nang và làng Sơ Pir đi khu sản xuất: Gói 2: Từ Km0 +150m – Km1+ 150m (4km, 6,048 tỷ)

Phục vụ phơi khô và bảo quản nông sản cho 3 làng Chuk, Groi, Đăk Trang. có 2.810 ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ công trình

Pơ Nang, Xã Kon Thụp

Xây mới BTXM, loại B,

L=1000m 1,612 245 hộ

46 Kiên cố hoá kênh mƣơng làng Đăk Lah, Tơ Rah

Phục vụ tƣới tiêu cho 60 ha lúa 2 vụ làng Đăk Lah và Tơ Rah. Có 76 hộ/ 356 ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ công trình

Làng Đăk lah, Tơ Rah, Xã Lơ Pang

Xây mới Kênh BTCT L =

500m; kích thƣớc: 1* (1,5 + 1,5)m

0,948

Page 131: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

131

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

47 * Đƣờng giao thông làng Chƣp đi khu sản xuất (tổng 2km, 2,73 tỷ)

Phục vụ vận chuyển hành hoá từ khu sản xuất rộng 530ha đến làng Chƣp. Có 302 hộ/ 1389 ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ công trình

Làng Chƣp, Xã Lơ Pang

Xây mới BTXM, loại B,

L=150m 0,3 302 hộ

48

* Đƣờng từ làng Ar Bơ Tôk, Ar Pir đi khu sản xuất (tổng 3,1 tỷ, 2km) :Gói 1: Từ Km0 +0.00m – Km1 + 150m

Phục vụ vận chuyển hành hoá từ khu sản xuất rộng 300ha đến làng Ar Bơ Tôk, Ar Pir. Có 287hộ/1376 ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ công trình

Làng Ar Bơ Tôk, Ar Pir, Xã Đê Ar

Xây mới BTXM, loại B,

L=150m 0,3 287 hộ

49 * Gói 2: Từ Km0 +150m – Km1 + 850

Phục vụ vận chuyển hành hoá từ khu sản xuất rộng 300 ha đến làng Ar Bơ Tôk, Ar Pir. Có 287hộ/1376 ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ công trình.

Làng Ar Bơ Tôk, Ar Pir, Xã Đê Ar

Xây mới BTXM, loại B,

L=1850m 2,809 287 hộ

50 * Thuỷ lợi làng Toak; hạng mục: đập dâng và kiên cố hoá kênh mƣơng

Phục vụ tƣới tiêu cho 10 ha lúa 2 vụ làng Toak. Có 37 hộ/192 ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ công trình.

làng Toak, Xã Kon Chiêng

Xây mới

Đập BTCT rộng 1m cao 2,5m; Kênh kích

thƣớc: 0,8*(0,4+0,4)m, L =

50m

0,3 37 hộ

51 Hệ thống nƣớc tự chảy làng Đăk la

Cấp nƣớc sinh hoạt cho 76 hộ/402ngƣời. Làng Đăk La, Xã Kon

Chiêng Xây mới

Đƣờng ống D150mm dài 1km, D24mm dài 1,5km;

20trụ vòi;

0,98 76 hộ

Ghi chú: Tất cả các công trình có dấu (*) dự kiến được thực hiện theo phương pháp đấu thấu có sự tham gia của cộng đồng

Page 132: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

132

D.Tỉnh Kon Tum

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (Tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

1. Huyện Kon Rẫy

1 * Công trình đấu thầu cộng đồng: Trƣờng Mầm non làng Kon Slak

Hiện nay trƣờng chỉ có 01 phòng học, thiếu 01 phòng học để phục vụ cho công tác dạy và học. Nâng cao chất lƣợng dạy và học; giảm tỷ lệ bỏ học của học sinh và để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, giáo viên.

Thôn 12, Xã Đắk Ruồng

Xây mới 01 phòng học, diện

tích 50 m2 0,3

30 em học sinh

2 * Công trình đấu thầu cộng đồng: Đƣờng giao thông nội làng Kon Lung

Đƣờng cũ xuống cấp đi lại khó khăn Cải thiện hệ thống đƣờng cũ, phục vụ giao thông dân sinh, và vận chuyển hàng hóa nông sản

Thôn 7, Xã Đắk Tờ Lung

Xây mới BTXM, L=100m 0,3 50 hộ

3 Công trình đấu thầu thông thƣờng: Trƣờng Tiểu học

Nâng cao chất lƣợng dạy và học; giảm tỷ lệ bỏ học của học sinh và để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, giáo viên.

Thôn 8, Xã Đắk Kôi Xây mới 02 phòng học, diện

tích 100 m2 1,0

50 em học sinh

4 Công trình đấu thầu thông thƣờng: Nâng cấp NSH

Bể lọc, bể chứa đã xuống cấp, đƣờng ống bị hƣ hỏng nhiều đoạn. - Nâng cao chất lƣợng nƣớc sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân. Số hộ dân thiếu nƣớc sinh hoạt khoảng 40 hộ.

Thôn 4, Xã Đắk Pne Nâng cấp

Nâng cấp bể lọc, bể chứa và đầu tƣ hệ

thống ống dẫn nƣớc (chiều dài khoảng

4km)

1,0 130 hộ

2. Huyện Kon Plong

5 Thủy lợi Đăk Te Phục vụ tƣới tiêu, giảm thời gian tu sửa công trình tạm, nâng cao sản lƣợng lúa

Thôn Măng Cành, Xã Măng Cành

Xây mới L =1000m 1,0 45 hộ (10ha)

6 Thủy lợi thôn Điek Pet Phục vụ tƣới tiêu, giảm thời gian tu sửa công trình tạm, nâng cao sản lƣợng lúa

Thôn Điek Pét, Xã Ngọc Tem

Xây mới BTCT, L =450m 1,0 75 ha

7 Đƣờng GTNT từ trung tâm xã đi làng Nƣớc Niêu

Phục vụ đi lại dân sinh, phục vụ vận chuyển nông sản, hàng hóa, thời gian đi lại giảm khoảng 10 phút (xe máy)

Làng Nƣớc Niêu, thôn Đắk Da, Xã Đắk Ring

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=1000m 1,0 126 hộ

3. Huyện Ngọc Hồi

8 * Bê tông hóa đƣờng GTNT thôn Đăk Giàng

Ngƣời dân dễ dàng đi lại và vận chuyển hàng hoá nông sản…

Thôn Đăk Giàng, Xã Đắk Nông

XD mới BTXM, L=375m 0,295 220 hộ

9 * Bê tông hóa Đƣờng GTNT thôn 1 đi trung tâm xã

Ngƣời dân dễ dàng đi lại và vận chuyển hàng hoá nông sản…

Thôn 1, Xã Đắk Kan XD mới BTXM, L 380m 0,296 450 hộ

Page 133: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

133

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (Tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

10 Đƣờng vào KSX thôn Giang Lố II Phục vụ việc đi lại, vận chuyển nông sản của ngƣời dân

Giang Lố II, Xã Sa Long

XD mới BTXM, L=378m 0,298 350 hộ

11 Đƣờng giao thông nông thôn Đắk Blai, đắk Rơme

Ngƣời dân dễ dàng đi lại và vận chuyển hàng hoá nông sản…

Thôn Đắk Blai, thôn Đắk Rơ me, Xã Đắk

Ang Xây dựng mới BTXM, L=800m 0,995 420 hộ

12 BTH đƣờng GTNT Nông Kon -TT xã

Thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển hàng hoá của ngƣời dân.

Thôn Nông Kon, Xã Đắk Dục

XD mới BTXM, L=775m 0,997 500 hộ

4. Huyện Đắk Glei

13 * Nƣớc sinh hoạt thôn Đăk Wak – xã Đăk Kroong

Hiện nay, nƣớc sinh hoạt cho nhân dân đang thiếu trầm trọng. Lý do: nguồn nƣớc từ đầu mối không đủ cung cấp. Cần mở rộng công trình, lấy nguồn nƣớc từ đầu mối khác để đảm bảo đủ NSH cho ngƣời dân.

Thôn Đăk Wak, Xã Đắk Krong

Xây mới BTCT, Đƣờng ống dẫn nƣớc L=2000m

0,3 269 hộ

14 * Kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi Đăk Giao I – xã Đăk Long

Công trình Thủy lợi Đăk Giao I xuống cấp trầm trọng, (trƣớc đây là mƣơng đất, hiện bị sạt lở), nƣớc bị hút và thấm xuống đất, không đủ khả năng tƣới tiêu cho diện tích 5 ha cây lúa và cà phê)

Thôn Măng Tách, Xã Đăk Long

Nâng cấp

Kiên cố hóa 200m đƣờng kênh,

W=40cm, H=60cm, thành kênh dày

10cm. Đầu mối

0,3 46 hộ

15 Nƣớc sinh hoạt thôn Đông Lốc (tại điểm trƣờng tiểu học) xã Đăk Man

Hiện nay tại khu vực chƣa có công trình nƣớc sinh hoạt, ngƣời dân phải chở nƣớc bằng xe đạp hoặc gánh nƣớc cách 500m.

Thôn Đông Lốc – xã Đăk Man

Xây dựng mới

Đầu mối lấy nƣớc. Bể lọc chậm.

Đƣờng ống cấp nƣớc dài 1km. Hệ

thống cấp nƣớc: bồn chứa và sân rửa tập

trung

0,9 15 hộ và 50 học

sinh

16 Cầu treo đi khu sản xuất Đăk Roi

Diện tích khu sản xuất: 30 ha, chủ yếu gồm cây lúa (20ha), cà phê, bời lời, bắp… - Diện tích dự kiến có thể mở rộng thêm 10ha. '- Hiện nay chƣa có cầu treo qua khu sản xuất. Ngƣời dân phải lội suối.

Thôn Đăk Nhoong – xã Đăk Nhoong

Xây dựng mới

Cầu treo dài 100m, độ rộng 1,2m. Trụ cầu thép hình 2I.

Móng, mố trụ, neo. Tải trọng thiết kế rải đều 10 ngƣời đi bộ

(50kg/ngƣời)

1 40 hộ

5. Huyện Tu Mơ Rông

17 * Cầu treo thôn Tu Mơ Rông Hiện trạng công trình hƣ hỏng hoàn toàn, nhân dân đi lại và vận chuyển hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn.

Thôn Tu Mơ Rông, Xã Tu Mơ Rông

Xây mới Cầu treo, dài 50m 0,3 80 hộ

Page 134: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

134

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (Tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

18 * Nƣớc tự chảy thôn Ba Ham

33 hộ thiếu nƣớc sinh hoạt, phần lớn ngƣời dân sử dụng ống nƣớc nhỏ để lấy nƣớc, hạn chế về nhiều mặt nhƣ nƣớc sạch công trình hoàn thành cung cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân.

thôn Ba Ham, Xã Ba Na

Xây mới Công trình cấp nƣớc

loại IV 0,3 33 hộ

19 Nƣớc tự chảy thôn Đăk Văn 2

47 hộ dân , 278 khẩu, 23 hộ nghèo, thiếu nƣớc sinh hoạt, phần lớn ngƣời dân sử dụng ống nƣớc nhỏ để lấy nƣớc, hạn chế về nhiều mặt nhƣ nƣớc sạch…

Thôn Đắk Văn 2, Xã Văn Xuôi

Nâng cấp, chiều dài

đƣờng ống 500 m, 6 bồn chứa

và bể lọc

Công trình cấp nƣớc loại IV

0,9 47 hộ

6. Huyện Sa Thầy

20 * Xây dựng Giếng nƣớc sinh hoạt Cung cấp nguồn nƣớc sinh hoạt đảm bảo vệ sinh Xã Ya Ly Xây mới

Giếng sâu 20-25m, bi bằng bê tông cốt thép, có thành và nền giếng đầy đủ

0,3 8 hộ dân

21 * Xây dựng Giếng nƣớc sinh hoạt Cung cấp nguồn nƣớc sinh hoạt đảm bảo vệ sinh Xã Ya Xier Xây mới

Giếng sâu 20-25m, bi bằng bê tông cốt thép, có thành và nền giếng đầy đủ

0,3 8 hộ dân

22 * Xây dựng giếng nƣớc sinh hoạt.

Cung cấp nguồn nƣớc sinh hoạt đảm bảo vệ sinh Xã Ya Tăng Xây mới

Giếng sâu 20-25m, bi bằng bê tông cốt thép, có thành và nền giếng đầy đủ

0,3 8 hộ dân

23 Đƣờng nội làng thôn Khooc Long Phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong khu vực

Thôn Khooc Long, Xã Rờ Kơi

Xây mới BTXM, loại B ,

L=500m 1 320 hộ

24 Đầu tƣ đƣờng nội làng Tang Phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân trong khu vực Làng Tang, Xã Mô

Rai Xây mới

BTXM, loại B , L=450m

1 110 hộ

Ghi chú: Tất cả các công trình có dấu (*) dự kiến được thực hiện theo phương pháp đấu thấu có sự tham gia của cộng đồng

Page 135: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

135

E. Tỉnh Quảng Nam

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi

phí (VND)

Quy mô hưởng

lợi

1. Huyện Nam Giang

1 * Sửa chữa nƣớc sinh hoạt thôn Pà Căng

Đƣờng ống hiện nay đã hƣ hỏng, tắc nghẽn, đứt đoạn nhiều chỗ

Thôn Pà Căng, Xã Cà Dy

Nâng cấp

Sửa chữa đƣờng ống nhựa HDPE dài 3 Km, Sửa chữa 2

bể nƣớc và 3 trụ vòi ở khu dân cƣ

0,299 300 hộ

2 Đƣờng bê tông khu dân cƣ thôn Ngói

Hiện tại là đƣờng mòn chỉ đi bộ vào khu dân cƣ và vùng sản xuất, không thể đi mô tô để chuyên chở hàng hoá, vật tƣ phụ vụ sản xuất

Thôn Ngói, Xã Cà Dy

Xây mới BTXM, loại B,

L=300m, 2 cống hộp F 1m

0,995 150 hộ

3 * Đƣờng đất ra vùng sản xuất thôn Zơ Ra

Hiện tại là đƣờng mòn chỉ đi bộ ra vùng sản xuất, không thể đi mô tô để chuyên chở hàng hoá, vật tƣ phụ vụ sản xuất

Thôn Zơ Ra, Xã Tà Bhing

Xây mới BTXM, loại B,

L=400m, 1 cống hộp F 1m

0,299 250 hộ

4 Cầu treo suối Tà Bhing thôn Pà Ia

Hiện tại chƣa có cầu treo qua suối để sản xuất nông nghiệp

Thôn Pà Ia, Xã Tà Bhing

Xây mới

Cầu treo dài 70m, khổ cầu 1,2m, trụ cổng cao 7 m, cáp treo 1 F 40; đƣờng dẫn BTXM dài 30m

0,999 300 hộ

5 * Cầu bản BTCT suối A Din Hiện tại chƣa có cầu qua suối, mùa mƣa lũ dân qua lại không đƣợc

Thôn A Din, Xã Chà Vàl

Xây mới

L=10m, 2 nhịp, W=5m; đƣờng dẫn

L=30m (W=3 m, nền 4m)

0,299 200 hộ dân tộc thiểu số

6 Hệ thống nƣớc tự chảy thôn Tà Ul

Thiếu nƣớc sinh hoạt do nƣớc suối bị ô nhiễm do trồng cây cao su có sử dụng thuốc BVTV

Thôn Tà Ul, Xã Chà Vàl

Xây mới

Đập dâng dài 9 m; 01 bể lọc, 01 bể điều

tiết, đƣờng ống nhựa HDPE dài 3,2 Km, 5 bể nƣớc và 3 trụ vòi ở khu dân cƣ

0,999 250 hộ

7 * Nâng cấp đƣờng khu dân cƣ thôn 57 đi thôn 58

Hiện tại là đƣờng mòn đã xuống cấp, xe mô tô không thể đi vào mùa mƣa

Thôn 57, Xã Đắk Pre

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=150m 0,299 250 hộ

8 Cầu bản BTCT suối Cha Kiếp Hiện tại chƣa có cầu qua suối, mùa mƣa lũ dân qua lại không đƣợc

Thôn 56A, Xã Đắk Pre Xây mới

Cầu bản dài 12m, 2 nhịp, mỗi nhịp 6m, bề rộng cầu 5m;

đƣờng dẫn dài 50m (BTXM, loại B)

0,99 300 hộ

Page 136: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

136

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi

phí (VND)

Quy mô hưởng

lợi

9 * Sửa chữa nƣớc sinh hoạt thôn thôn 49A và 49B

Đƣờng ống hiện nay đã hƣ hỏng, tắc nghẽn, đứt đoạn nhiều chỗ

Thôn 49B, Xã Đắk Pring

Nâng cấp

Sửa chữa đƣờng ống nhựa HDPE dài 2 Km, Sửa chữa 2

bể nƣớc và 3 trụ vòi ở khu dân cƣ

0,299 400 hộ

10 Điểm trƣờng mẫu giáo thôn 49A và 49B

Phòng học hiện trạng đã xuống cấp nghiêm trọng, không có nhà công vụ. Xây mới 02 phòng học + 01 phòng làm việc + 01 phòng ở và nhà WC

Thôn 49A, Xã Đắk Pring

Xây mới

San nền + Nhà 01 tầng, sàn mái đúc, trên lợp tôn, diện

tích 168m2

0,995 250 hộ

2. Huyện Phước Sơn

11 * Đuƣờng giao thôn thôn 1 xã Phƣớc Chánh

Theo đề nghị của nhân dân thôn 1. Phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản

Thôn 1, Xã Phƣớc Chánh

Xây mới BTXM, loại B,

L=100m 0,3 151 hộ

12 Đƣờng giao thông thôn 2 xã Phƣớc Chánh

Theo đề nghị của nhân dân thôn 2. Phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản

Thôn 2, xã Phƣớc Chánh

Xây mới BTXM, loại B,

L=320m 1,0 232 hộ

13 * Nâng cấp đƣờng bê tông thôn 2, 3, 4 xã Phƣớc Công

Theo đề nghị của nhân dân thôn 2,3,4. Phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản

Thôn 2, 3, 4 xã Phƣớc Công

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=233m 0,3 340 hộ

14 Đƣờng Xà Mo thôn 4 xã Phƣớc Công

Theo đề nghị của nhân dân thôn 2,3,4. Phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản

Thôn 4 xã Phƣớc Công

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=420m 1,0 325 hộ

15 * Đƣờng giao thông Thôn Trà Văn B xã Phƣớc Kim

Theo đề nghị của nhân dân thôn Trà Văn B. Phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản

Thôn Trà Văn B xã Phƣớc Kim

Xây mới

Dài 95m, đƣờng BTXM

loại B, mặt đƣờng rộng 3m, nền đƣờng

rộng 5m

0,3 87 hộ

16 Nâng cấp hệ thống nƣớc sạch thôn Luông A xã Phƣớc Kim

Phục vụ nƣớc sinh hoạt cho dân thôn Luông A Thôn Luông

A, Xã Phƣớc Kim Nâng cấp

Đƣờng ống L=920m, bể chứa BTCT, hệ

thống van khoá 1,0 92 hộ

17 * Đƣờng bê tông thôn 1 A xã Phƣớc Thành

Phục vụ cho việc đi lại, sản xuất của dân thôn 1A Thôn 1A

xã Phƣớc Thành Xây mới

BTXM, loại B, L=92 m

0,3 67 hộ

18 Đuờng giao thông thôn 3 xã Phƣớc Thành

Phục vụ cho việc đi lại, sản xuất của nhân dân trong thôn và vùng lân cận

Thôn 3 xã Phƣớc Thành

Xây mới BTXM, loại B, L=310

m 1,0 102 hộ

19 * Đƣờng bê tông nội bộ thôn 8 xã Phƣớc Lộc

Phục vụ cho việc đi lại, sản xuất nhân dân thôn 8 Thôn 8 xã Phƣớc Lộc Xây mới BTXM, loại B, L=80

m 0,3 30 hộ

Page 137: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

137

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi

phí (VND)

Quy mô hưởng

lợi

20 Đƣờng bê tông từ xã đi thôn 8 xã Phƣớc Lộc

Phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa đi lại, sản xuất của nhân dân thôn 5A, thôn 8

Thôn 8 xã Phƣớc Lộc

Xây mới BTXM, loại B, L=250

m 1,0 250 hộ

3. Huyện Nam Trà My

21 * Nâng cấp thủy lợi thôn 5

Đảm bảo nƣớc tƣới cho hơn 6 ha lúa và tạo điều kiện khai hoang thêm một số diện tích khác, góp phần giải quyết nguồn lƣơng thực tại chỗ, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo bền vững tại khu vực

Thôn 5, Xã Trà Nam Nâng cấp Nối dài thêm 150 m

kênh 0,3 36 hộ

22 Nâng cấp đƣờng thôn 2 Chống xuống cấp công trình, đảm bảo giao thông thông thông suốt, nhất là mùa mƣa bão

Thôn 2, Xã Trà Nam Nâng cấp BTXM, loại B,

L=350m 1,0 236 hộ

23 * Đƣờng bê tông nông thôn từ UBND xã đi nóc Tắc Chanh

Đảm bảo giao giông nông thôn, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân nhân nóc Tắc Chanh, thôn 2

Thôn 2, Xã Trà Don Xây mới BTXM, loại C,

L=150m 0,3 68 hộ

24 Trƣờng tiểu học Vừ A Dính (điểm trƣờng Tắc Tố, thôn 3)

Góp phần giải quyết phòng học cho học sinh; tạo điều kiện bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập, góp phần nâng cao dân trí

Thôn 3, Xã Trà Don Xây mới Xây mới tích mỗi

phòng 2x(7,2x8,1)m 1,0

44 học sinh

25 * Sửa chữa nƣớc sinh hoạt nóc Nƣớc Ui thôn 2

Giải quyết nƣớc sạch cung cấp đời sống sinh hoạt hằng ngày của nhân dân thôn 1, giảm tỷ lệ bệnh tật do nguồn nƣớc

Thôn 2, Xã Trà Mai Nâng cấp

Kiên cố đập dâng, bể lọc, bể chứa,

tuyến ống, trụ vòi, hố van

0,3 36 hộ

26 Đƣờng giao thông nóc ông Dƣ, tổ 1 thôn 2 Trà Mai

Đáp ứng nhu cầu giao thông nhân dân thôn 2, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, phát triển KTXH

Thôn 2, Xã Trà Mai Xây mới BTXM, loại B,

L=400m 1,0

Nhân dân thôn

2

27 * Nâng cấp thủy lợi nƣớc Măng Đảm bảo nhu cầu về nguồn nƣớc, tránh tình trạng thiếu nƣớc sản xuất cho 8 ha ruộng lúa nƣớc

Thôn 1, Xã Trà Vân Nâng cấp L=250m 0,3

28 Thủy lợi nóc ông Thanh, thôn 2, Trà Vân

Giải quyết nƣớc tuới, phục vụ sản xuất lƣơng thực tại thôn 2 cho diện tích 5ha

Thôn 2, Xã Trà Vân Xây mới Đập dâng BT, 190m

kênh dẫn 1,0 20 hộ

29 * Đƣờng bê tông nông thôn từ nóc ông Tý đi thôn 3

Đảm bảo giao giông nông thôn, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân nhân nóc ông Tý thôn 1 và nhân dân thôn 3, thôn 4

Thôn 1, Xã Trà Vinh Xây mới BTXM, loại C,

L=150m 0,3 200 hộ

Page 138: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

138

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi

phí (VND)

Quy mô hưởng

lợi

30 Trƣờng PTCS Trà Vinh (điểm trƣờng tiểu học thôn 2)

Góp phần giải quyết phòng học cho học sinh; tạo điều kiện bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục

Thôn 2, Xã Trà Vinh Xây mới

02 phòng học với diện tích mỗi phòng 2x(7,2x8,1)m và 01

phòng công vụ (7,2x4,5)m

1,0 45 học

sinh

Ghi chú: Tất cả các công trình có dấu (*) dự kiến được thực hiện theo phương pháp đấu thấu có sự tham gia của cộng đồng

Page 139: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

139

F. Tỉnh Quảng Ngãi

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

1. Sơn Tây

1 * Đập Mang Lôn

Phục vụ tƣới cho 6ha lúa nƣớc và 2ha hoa màu. Hiện tại cánh đồng Mang Nên chỉ sản xuất đƣợc 1 vụ lúa, năng suất không cao chỉ đạt 23 - 35 tạ/ha.

Nếu công trình đƣợc đầu tƣ sẽ tăng năng suất lên khoảng 39 - 40 tạ/ha.

Thôn Huy Em - Xã Sơn Mùa

Xây mới BTCT 0,3 55 hộ

2 Đƣờng ông Đó - ông Nhút

Hiện trạng tuyến đƣờng này là đƣờng mòn, ngƣời dân đi lại rất khó khăn.

Kết nối giao thôngông Đó - ông Nhút.

Phát triển thị trƣờng, giao thoa kinh tế.

Phục vụ vận chuyển nông sản, hàng hóa.

Thôn Huy Ra Lung - Xã Sơn Mùa

Xây mới BTXM, loại B,

L=2000m 1 150 hộ

3 * Đập dâng Mang Hy Phục vụ tƣới cho 15ha ruộng lúa nƣớc tại đồng Ra Pân.

Thôn Ra Manh - Xã Sơn Long

Xây mới BTCT 0,3 15 ha

4 Đƣờng GTNT tuyến Huy Dỗi - Mang Lăng

Hiện tại đƣờng chỉ là đƣờng mòn, ngƣời dân đi lại khó khăn.

Kết nối giao thông tuyến Huy Dỗi - Mang Lăng.

Phát triển thị trƣờng, giao thoa kinh tế.

Phục vụ vận chuyển nông sản, hàng hóa.

Thôn Ra Pân -Xã Sơn Long

Xây mới BTXM, loại B,

L=2000m 1 143 hộ

5 * Nƣớc sinh hoạt xóm ông Ngang Cung cấp bổ sung nƣớc cho ngƣời dân bị thiếu nƣớc

Thôn Đắk Doa - Xã Sơn Liên

Xây mới Cụm đầu BTCT, ống

nƣớc thô 0,3 40 hộ

6 Đƣờng giao thông tuyến: Nƣớc Bua - Mang Rẫy

Nâng cấp nền đƣờng xuống cấp trầm trọng, dân đi lại rất khó khăn, nông sản nhân dân không lƣu thông đƣợc.

Thôn Tang Tong - Sơn Liên

Nâng cấp

Sửa chữa nền đƣờng, hệ thống

thoát nƣớc dọc, L = 3km

1 70 hộ

7 * Kênh mƣơng thủy lợi A Ghẻ Cung cấp nƣớc tƣới cánh đồng A Ghẻ. Thôn Đắk Panh - Xã

Sơn Màu Nâng cấp

Hệ thống kênh bêtông kiên cố, mặt cắt kênh hình chữ

nhật. Kết cấu BTCT.

0,3 45 hộ

8 Đƣờng dân sinh đi đồi I Nam

Hiện tại đƣờng chỉ là đƣờng mòn. Làm đƣờng dân sinh phục vụ việc phát triển KT - XH. Đảm bảo việc lƣu thông thuận tiện cho ngƣời dân.

Thôn Tà Vinh - Xã Sơn Màu

Xây mới Đƣờng BTXM, chiều

dài tuyến 1,9km 1 30 hộ

Page 140: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

140

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

9 * Đập Ka Năng I Cải thiện công trình cũ. Phục vụ tƣới thêm cho 5 ha đất canh tác và ruộng lúa nƣớc.

Thôn Ka Năng - Xã Sơn Tinh

Nâng cấp Sửa chữa công trình

cũ, BTCT 0,3 108 hộ

10 Đƣờng xóm ông Đƣờng - xóm ông Thơ (tổng L=5300m, 5,3 tỷ)

Hiện trạng đƣờng mòn dân sinh, giao thông khó khăn, năm trên trục đƣờng có 60ha keo đến kỳ thu hoạch. Phục vụ việc phát triển KT - XH. Đảm bảo việc lƣu thông thuận tiện cho ngƣời dân.

Thôn Xà Ruông - Xã Sơn Tinh

Xây mới BTXM, loại B,

L=1000 1 86 hộ

2. Sơn Hà

11 * Bê tông hóa tuyến đƣờng liên thôn: nhà ông đầm - thôn làng gung

Kết nối giao thông 2 thôn

Phát triển thị trƣờng, giao thoa kinh tế

Phục vụ vận chuyển nông sản, hàng hóa

Thôn Cà Long - Sơn Cao

Xây mới BTXM loại A,

L=2000m 0,3 120 hộ

12 Đƣờng liên thôn Cà Long - Làng Gung

Kết nối giao thông 2 thôn

Phục vụ vận chuyển nông sản, hàng hóa

Phát triển thị trƣờng, giao thoa kinh tế

Thôn đồng sạ - Xã Sơn Cao

Xây mới BTXM loại A,

L=2000m 1 300 hộ

13 * Đƣờng giao thông Tà Gầm - Làng Trăng

Kết nối giao thông thôn Làng Trăng -Thôn Tà Gầm. Đƣờng cũ khó đi gây cản trở vận chuyển hàng hóa, nông sản, trao đổi kinh tế.

Thôn Làng Trăng - Xã Sơn Kỳ

Xây mới BTXM loại B 0,3 134 hộ

14 Hệ thống nƣớc sinh hoạt tập trung Nƣớc Lác

80 hộ dân thiếu nƣớc sinh hoạt, dũng nƣớc sinh hoạt không hợp vệ sinh

Thôn Nƣớc Lác - Xã Sơn Kỳ

Xây mới Đập dâng, bể chứa nƣớc, hệ thống ống

dẫn, bệ vòi 1 80 hộ

15 * Bê tông đoạn Xà Riêng – xóm Hú

Kết nối giao thông 2 thôn

Phát triển thị trƣờng, giao thoa kinh tế

Phục vụ vận chuyển nông sản, hàng hóa

Xà Riêng - Xã Sơn Nham

Xây mới BTXM loại B 0,3 400 hộ

16 Đập Ba Lâu

Chƣa có đập kiên cố nên nguồn nƣớc mùa mƣa chảy rất mạnh làm vỡ đập, do vậy đập bổi này không đảm bảo giữ nƣớc để tƣới tiêu cho 02 cánh đông đồng Lờn và đồng Hoa diện tích khoảng 14 ha.

Bầu Sơn - Xã Sơn Nham

Xây mới BTCT:

W=20m;Kênh: L=4000m; W=0,8m

1 200 hộ, 14 ha

17 * Hệ thống kênh mƣơng thủy lợi đồng Cà Rỏ

Diện tích sản xuất 4ha còn phụ thuộc vào thiên nhiên. Nối với tuyến kênh nội đồng sẳn có tƣới cho cánh đồng Ka Rỏ nâng từ 1 vụ lên 2 vụ.

Thôn Gò Da - Xã Sơn Linh

Xây mới BTCT 0,3 6 ha

Page 141: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

141

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

18 Nâng cấp và mở rộng hệ thống nƣớc sinh hoạt Bồ Nú

Phục vụ nhu cầu nƣớc sinh hoạt cho 225 hộ dân Thôn Bồ Nung - Xã

Sơn Linh Nâng cấp BTCT 1 225 hộ

19 * Đƣờng Gò Deo - Gò Đá

Đƣờng đất, thƣờng xuyên xảy ra lầy lội gây khó khăn trong việc lƣu thông hàng hóa, thông thƣơng giữa các vùng.

Phục vụ việc thông thƣơng kinh tế.

Thôn Gò Ra và Thôn Gò Gạo - Xã Sơn Linh

Xây mới BTXM loại A,

L=1000m 0,3 200 hộ

20 Đƣờng từ QL24-xóm Gò Gạo

Kết nối thôn đặc biệt khó khăn với các khu vực khác; điểm xa nhất của cả hai thôn cách trung tâm xã khoảng 3,7 km. Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa, nông sản

Thôn Gò Gạo - Xã Sơn Linh

Xây mới BTXM loại B,

L=1000m 1 200 hộ

3. Ba Tơ

21 Nâng câp tuyên đƣơng Nƣơc Lô đi Go Khôn

Phục vụ giao thông dân sinh, cải thiện giao thông cũ do khó đi lại vào mùa mƣa Ngoài ra khi công trình hoàn thành sẽ giáp ngƣời dân dễ dàng tiếp cận đất sản xuất, vận chuyển sản phẩm nơi sản xuất.

Thôn Go Khôn - Xã Ba Giang

Nâng câp BTXM, loại B,

L=700m 1 127 hộ

22 * Đƣờng BTXM từ NVH thôn Ba Nhà - Nƣơc Tô

Phục vụ việc trao đổi hàng hóa, giảm thời gian vận chuyển

Phục vụ giao thông dân sinh

Thôn Ba Nha - Xã Ba Giang

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=250m 0,3 127 hộ

23 * Nối tiếp QL 24 (Km42)-:- Rộc Măng

Khi công trình đƣợc đầu tƣ sẽ tạo điều kiện trao đổi hàng hóa, giúp ngƣời dân, thầy trò trƣờng Trƣờng THCS đi lại thuận lợi

Thôn Rộc Măng - Xã Ba Tô

Nâng câp BTXM, loại B,

L=250m 0,3 39 hộ

24 Đƣờng BTXM QL24 (km45) -:- Tập đoàn Tu Va Cơ

Con đƣờng cũ mùa mùa mƣa đi lại rất khó khăn Khi công trình hoàn thành sẽ giảm 1/2 thời gian đi lại, 2/3 giá cƣớc vận chuyển đƣợc giảm, xe chở hàng hóa có thể lên 7 tấn.

Thôn Mang Lùng II - Xã Ba Tô

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=920m 1,0 91 hộ

25 Đƣờng Bê tông xi măng tuyến UBND xã đi thôn Gòi Lế (km1+200 đến km2+00)

Đƣờng cũ đi lại khó khăn vào mùa mƣa vì đã xuống cấp

Khi công trình hoàn thành sẽ giảm 1/2 thời gian đi lại, 2/3 giá cƣớc vận chuyển đƣợc giảm và ngƣời dân có điều kiện ngƣời dân thay đổi phƣơng tiện đi lại từ đi bộ sang đi ôtô giảm đi rất nhiều thời gian.

Thôn Đồng Lâu, xã Ba Lế

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=800m 1,0 158 hộ

Page 142: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

142

STT Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng

lợi

26 * Đƣờng BTXM tuyến UBND xã đi Vã Lếch-Mangkrui

Mùa mƣa, đƣờng đi lại khó khăn, giao thƣơng của ngƣời dân gặp cản trở

Khi công trình hoàn thành sẽ giảm 1/2 thời gian đi lại, 2/3 giá cƣớc vận chuyển đƣợc giảm.

Thôn Bãi Lế - Xã Ba Lế Nâng cấp BTXM, loại B,

L=270m 0,3 81 hộ

27 Xây đập Cây xoài

Đập cũ chỉ là đập thô sơ, hay bị hỏng vào mùa mƣa nên không giữ đƣợc nƣớc

Phục vụ và cung cấp nƣớc tƣới cho cánh đồng hơn 10ha

Thôn Nƣớc Giáp - Xã Ba Khâm

Xây mới Đập BTCT, dài 10m 1,0 50 hộ (10

ha)

28 * Nâng cấp đƣờng thôn Đồng Răm đi thôn Hố Sâu

Phục vụ giao thông dân sinh

Phục vụ vận chuyển hàng hóa nông sản, thúc đẩy việc phát triển sản xuất

Đồng Răm - Hố Sâu - Xã Ba Khâm

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=280m 0,3 300 hộ

29 Nƣớc sinh hoạt tự chảy làng Leo

Hiện nay, ngƣời dân trong vùng dùng nƣớc không hợp vệ sinh, thƣờng xuyên bị đau ốm do nƣớc bẩn (nhƣ ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy). Học sinh phải bỏ học để lấy nƣớc sinh hoạt; Phục vụ nƣớc đảm bảo vệ sinh cho ngƣời dân.

Thôn Con Dóc - Xã Ba Trang

Xây mới 48 hộ dân tộc thiểu

số 1,0 48 hộ

30 * Đƣờng BTXM GTNT tổ Nƣớc Tên

Cải thiện tuyến đƣờng giao thông cũ do vào mùa mƣa đƣờng bị xuống cấp nghiêm trọng Phục vụ vận chuyển nông sản và giao thông dân sinh.

Thôn Con Riêng - Xã Ba Trang

Nâng cấp 0,275km đƣờng

BTXM, rộng 3,5m 0,3 65 hộ

Ghi chú: Tất cả các công trình có dấu (*) dự kiến được thực hiện theo phương pháp đấu thấu có sự tham gia của cộng đồng

Page 143: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

143

Phụ lục 5 Danh mục chi tiết các công trình CSHT cấp huyện trong 18 tháng đầu tại 6 tỉnh

STT Huyện Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng lợi

1. Tỉnh Đắk Lắk

1 Buôn Đôn Đƣờng từ thôn 5, xã Ea Bar đi buôn M‟thar B, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn

Nhằm phục vụ giao thông dân sinh, vận chuyển hàng hóa và nông sản

Kết nối giao thông dân sinh

Xã EaBar và EaNuôl - Huyện Buôn Đôn

Xây mới Cấp phối, loại B,

L=5300m 3.0

xã EaNuôl; 2.537 hộ; xã

EaBar: 3.567hộ

2 Krông Bông

Đƣờng GTNT Buôn Cƣ Drăm xã Cƣ Drăm đi thôn Ea Bar xã Cƣ Pui (7 tỷ phân 2 kỳ đầu tƣ)

Phục vụ cho nhân dân 2 xã đi lại và sản xuất trên địa bàn. Diện tích đất sản xuất đƣợc hƣởng lợi từ công trình trên địa bàn buôn là: 1000 ha

Điểm đầu: buôn Cƣ Drăm, xã Cƣ Drăm- diểm cuối thôn Ea

Bar, xã Cƣ Pui. Tổng chiều dài : 6km

Xây mới BTXM, loại B,

L=2400m 3.0 430 hộ

3 Lắk

Đƣờng GT Liên xã Đăk Nuê- Buôn Tría; Giai đoạn 1: Đoạn từ Quốc lộ 27 đến thôn Yên Thành I&II (8,5 tỷ, phân 2 kỳ đầu tƣ, L=3500m)

Đây là tuyến đƣờng nối QL 27 vào các thôn Yên Thành I&II, liên kết với các buôn nhƣ buôn K'diê1, K'diê2, Buôn Triêk, buôn Mih, buôn Dhăm…Phục vụ dân sinh, phát triển sản xuất, nâng cao và ổn định đời sống nhân dân trong vùng

Xã Đắk Nuê Nâng cấp Đƣờng BTXM Cấp

V miền núi, L=1400m

3.0 1200 hộ

4 Ea Súp

Đƣờng GT liên xã Cƣ M'Lan Ea Bung Ya Tờ Mốt Ia RVê. Gói thầu số 1: Đoạn từ thôn 5 đến thôn 7 xã Ya Tờ Mốt

Kết nối 2 xã vùng Dự án với trung tâm huyện và xã Ea Bung

Xã Ya Tờ Mốt Nâng cấp BTXM, loại B, L=~ 7 km, 01 cầu dài

9m 3.0

1333 hộ (314 hộ)

5 M'Đrắk Đập thuỷ lợi Khe Tắm Đập dâng hiện tại đã hƣ hỏng nặng công suất thiết kế ban đầu tƣới cho 30 ha nhƣng hiện tại chỉ tƣới đƣợc 10 ha.

Thôn 1, Xã Cƣ Mta

Nâng cấp Kiên cố hóa, BTCT 3.0 150 hộ (30

ha)

2. Tỉnh Đắk Nông

1 Đắk Song Đƣờng giao thông từ Thuận Hà đi Thuận Hạnh

Kết nối hai xã vào đƣờng liên xã ra QL 14 để vận chuyễn hàng hoá, nông sản thuận lợi.

Toàn tuyến Thôn 7 xã Thuận Hà đi Thôn

Thuận Tình xã Thuận Hạnh - Huyện

Đắk Song

Nâng cấp Nhựa hóa, L=1500m

3.0 1500 hộ

2 Đắk Glong Đƣờng GT thôn 4 xã Quảng Khê

Tuyến đƣờng này nối liền 2 đầu Quốc lộ 28 thông qua các thôn 3, 4 và 6. Đƣờng này đang là đƣờng cấp phối đi lại khó khăn. Đƣờng mới sẽ phục vụ giao thông dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng

Quảng Khê - Huyện Đắk Glong

Xây mới Đƣờng cấp V,

L=1000m 3.0 200 hộ

Page 144: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

144

STT Huyện Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng lợi

3 Krông Nô Đƣờng từ thôn Thanh Sơn -Sơn Hà - Nam Sơn xã Nam Xuân

Đƣờng cũ xuống cấp, đi lại khó khăn

Đƣờng mới sẽ cải thiện giao thông và tăng tính kết nối thị trƣờng của địa bàn với các vùng lân cận

Xã Nam Xuân - Huyện Krông Nô

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=2000m 3.0 450 hộ

4 Tuy Đức Phân hiệu trƣờng tiểu học Phan Chu Trinh, xã Quảng Tân

Hiện trạng trƣờng nhà gỗ tạm bợ, mất an toàn, mùa mƣa bị dột và thấm nƣớc các em học sinh không học đƣợc; Bon cách xa trƣờng chính khoảng 25 km đƣờng đi lại khó khăn; có trên 80% là con em đồng bào dân tộc thiểu số học. Cải thiện môi trƣờng học tập cho các em

Bon Dâng K‟Riêng, xã Quảng Tân

Xây mới Nhà cấp IV; 5

phòng học và sân trƣờng

3.0 200 học sinh

3. Tỉnh Gia Lai

1 Ia Pa Trƣờng Mẫu giáo Hoa Hồng

Đầu tƣ để góp phần chuẩn hóa trƣờng học cấp mầm non/mẫu giáo, thu hút học sinh phấn đấu đến năm 2017 tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học mẫu giáo đạt 90%, nâng cao chất lƣợng dạy và học

Xã Ia Kdăm, Huyện Ia Pa

Xây mới

Nhà học 02 phòng, nhà hiệu bộ DTXD 120m2; nhà học chức năng DTXD

75m2; nhà ăn, bếp; sân bê tông DTXD 100m2, tƣờng rào

400m2

3.0 Ngƣời dân xã Ia Kdăm

2 K'Bang Đƣờng làng Tung, làng Gút đi xã Krong về trung tâm huyện

Kết nối từ làng Tung, làng Gút đi xã Krong về TT huyện. Hiện tại chƣa có cầu qua sông La Bà, ngƣời dân qua lại phải lội sông.

Xã Krong Làm mới

Cầu qua sông La Bà (Cầu liên hợp

tràn L = 20 m, đƣờng hai đầu

cầu)

3.0 154 hộ

hƣởng lợi

3 Kông Chro Đƣờng từ xã Kông Yang (TL667) đi xã An Trung

Trên đoạn đƣờng có một đoạn đèo dốc đi lại rất khó khăn, cần đầu tƣ xây dựng đoạn đƣờng trên để thuận lợi hơn trong giao thông, Km7+304.51m - Km8+304.10m

Xã Kông Yang - An Trung

Xây mới

BTXM loại B, nền=5,5m, W=3,5m,

L=999,59m , 1 cống 75x75, Lcống= 7,1m

3.0 500 hộ

4 Krông Pa Đƣờng giao thông liên xã vùng dự án IaM'Lah- Đất bằng

Đây là đƣờng trục chính năm trên địa bàn hành chính xã Đất bằng ; Phục vụ cho 9 thôn buônToàn xã có 966 hộ với 5.419 khẩu ngƣời Dân tộc Gia Rai; diện tích đất sản xuất 3.500ha, và phục vụ phát triển kinh tế- Xã hội của xã.

IaM Lah đến Đất Bằng - Krong Pa

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=2500m 3.0 966 hộ

Page 145: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

145

STT Huyện Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng lợi

5 Mang Yang

Đƣờng từ xã Đăk Trôi đi xã Đê Ar (Gói 1: Đƣờng từ xã Đăk Trôi đến cầu tràn liên hợp) (tổng đầu tƣ 9,475 tỷ, L=5,65 Km)

Phục vụ nhu cầu lƣu thông hàng hoá giữa 2 xã Đăk Trôi và Đê Ar và cho KSX 120ha của 2 xã. Có 1251 hộ/ 6491 ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ công trình

Xã Đăk Trôi và xã Đê Ar - Huyện Mang

Yang Xây mới

Đƣờng BTXM; Bn = 5m, Bm = 3,5m, L

= 1650m 3.0 1251 hộ

4. Tỉnh Kon Tum

1 Kon Plông Đƣờng Vi Xây Đăk Ring

Đƣờng xây dựng năm 2006, độ dốc dọc lớn, đến nay đã xuống cấp gây khó khăn cho việc hỗ trợ khi có thiên tai, dịch bệnh, cấp cứu ngƣời bệnh và ảnh hƣởng đến việc vận chuyển hành hóa, nông sản gặp nhiều khó khăn, không kịp thời

Xã Đăk Tăng, xã Đăk Ring - Huyện

Kon Plông Nâng cấp

Sửa chữa nền, mặt đƣờng, gia có lề, cống thoát nƣớc, rãnh thoát nƣớc

bằng bê tông, sửa mái ta luy, H>6m,

L=24000

3.0 ~20000 ngƣời

2 Ngọc Hồi Đƣờng GTNT từ xã Đắk Kan (thôn Tân Bình) đi xã Bờ Y

phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa nông dân của ngƣời dân ở 2 xã

xã Đắk Kan và xã Bờ Y - Ngọc Hồi

Xây mới BTXM, L=3500m 2.95 600 hộ

3 Kon Rẫy Công trình bổ sung: Đƣờng 2 đầu cầu treo vào thôn Kon Bỉ (thôn 3)

Hiện trạng công trình: Đƣờng đất, sạt lở nhiều đoạn, đi lại, vận chuyển hàng hóa rất khó khăn.

Công trình xây dựng phục vụ dân sinh đi lại, vận chuyển nông sản, hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm ngƣời dân làm ra của ngƣời dân. Diện tích các loại cây trồng chính của khu vực công trình đi qua: Lúa nƣớc 12 ha, lúa rẫy 13 ha, ngô 11 ha, sắn 82 ha

Xã Đăk Tơ Lung - Huyện Kon Rẫy

Xây mới BTXM, W=3,5m,

L=1000m 3.0 90 hộ

4 Đắk Glei Xây dựng mới thủy lợi Đăk Ôn xã Đăk Long

Hiện đang sản xuất vụ mùa, diện tích 10 ha. Nếu xây dựng công trình, sẽ đảm bảo nƣớc tƣới cho cây lúa 2 vụ và có thể mở rộng canh tác các cây trồng khác. Diện tích mở rộng ƣớc tính 6ha.

Thôn Đăk Ôn – xã Đăk Long - Huyện

Đắk Glei Xây mới

Đập đầu mối rộng 12m. Kênh L=1500m,

W=40cm, H=60 cm, thành kênh dày

10cm.

3.0 40 hộ

5 Tu Mơ Rông Đƣờng bê tông thôn Mô Pả - Kon Tun

Hiện tại tuyến còn là đƣờng mòn đất, xe cộ khó qua lại đƣợc trong mùa mƣa, nên đầu tƣ để phục vụ đi lại cho nhân dân cả hai mùa

Thông Mô Pả - Kon Tun xã Đăk Hà -

Huyện Tu Mơ Rông Xây mới

BTXM, L=1500m, W=4m

3.0 105 hộ

Page 146: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

146

STT Huyện Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng lợi

6 Sa Thầy Đầu tƣ đƣờng nhánh N1, N2 Phục vụ đi lại và tạo sự liên thông trong tuyến đƣờng khu quy hoạch trung tâm cụm Xã.

Xã Ya Xier - Huyện Sa Thầy

Nâng cấp Đƣờng BTXM,

L=1500m 3.0 418 hộ

5. Tỉnh Quảng Ngãi

1 Sơn Tây Đƣờng liên xã Đƣờng Sơn Màu - Sơn Long

Hiện trạng tuyến đƣờng này là đƣờng mòn do dân tự mở, độ dốc rất lớn, đi lại rất khó khăn và chƣa thông giữa 2 xã Sơn Long và Sơn Màu.

Thúc đẩy phát triển KTXH cho nhân dân 02 xã mới này.

Xã Sơn Long và Sơn Sơn Màu

Xây mới

L = 3000m, vận tốc thiết kế 10 -

15km/h, bề rộng nền đƣờng 4m, độ dốc tối đa 11%. Hệ thống mƣơng thoát

dọc hình thang.

3.0 1.000 hộ

2 Ba Tơ

Đƣờng liên xã Ba Trang - Ba Khâm (Điểm đầu UBND xã Ba Trang - Điểm cuối: Giáp Xã Phổ Ninh huyện Đức Phổ) (tổng dự án 36 tỷ, 15km)

Là tuyến đƣờng huyết mạch từ trung tâm huyện qua 3 xã TT Ba Tơ, Ba Trang, Ba Khâm Giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và nông sản Kết nối hệ thống giao thông dân sinh với khu vực khác

Ba Trang, Ba Khâm - Huyện Ba Tơ

Nâng cấp Đƣờng cấp V miền

núi, L=2000m 3.0 923 hộ

3 Sơn Hà Đƣờng liên xã Sơn Ba - xã Sơn Kỳ

Đƣờng đã xuống cấp, rất lầy lội, nhiều đoạn bị sạt lỡ nặng chỉ xe công nông và xe máy lƣu thông đƣợc, một số đoạn không đi lại đƣợc.

Phục vụ kết nối giao thông của huyện với các vùng lân cận

Xã Sơn Ba và Sơn Kỳ

Xây mới BTXM 250,

L=3000m, W=3,5m 3.0 8.000 hộ

6. Tỉnh Quảng Nam

1 Nam Giang Thuỷ lợi xã Đắc Pre

Hiện trạng chƣa có công trình thuỷ lợi, mỗi năm nhân dân chỉ SX đƣợc 1 vụ tuỳ thuộc thời tiết

Tăng số vụ sản xuất từ 1-> 2 vụ/năm Phục vụ sinh kế, đảm bảo an ninh lƣơng thực

Xã Đắc Pre - Huyện Nam Giang

Xây mới

Đập dâng L=20m, xây bể lắng cát,

đƣờng ống PVC F 250 L=1200 m,

kênh BTCT

2.9 150 hộ (7ha)

2 Phƣớc Sơn

Đƣờng nối từ thôn 2 xã Phƣớc Chánh với đƣờng Phƣớc Chánh - Phƣớc Kim - Phƣớc Thành

Theo đề xuất của nhân dân xã Phƣớc Chánh. Hiện trạng tuyến xây dựng là đuờng mòn do dân tự mở. Xây dựng tuyến đƣờng giúp cho nhân dân đi vào khu sản xuất

Xã Phƣớc Chánh, Phƣớc Kim - Huyện

Phƣớc Sơn Xây mới

BTXM, loại B, L=800m 01 cống tròn ĐK 1m bằng BTCT, mƣơng thoát nƣớc dọc

bằng BT

2.95 450 hộ

Page 147: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

147

STT Huyện Tên công trình Lý do đề xuất Địa điểm xây dựng Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật Ước tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hưởng lợi

3 Nam Trà My Nâng cấp đƣờng thôn 5 xã Trà Nam

Đƣờng kết nối giữa đƣờng Tỉnh, đƣờng Huyện và đƣờng xã; đảm bảo thông suốt an toàn giao thông, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

Thôn 5, Trà Nam - Huyện Nam Trà My

Nâng cấp BTXM, loại B,

L=875m 2.98

Nhân dân thôn 5 xã Trà

Nam

Page 148: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

148

Phụ lục 6: Phát triển sinh kế

A. Danh sách các loại xã được phân loại theo hai tiêu chí gồm tiềm năng sinh kế và khả năng tiếp cận thị trường

Tiềm năng sinh kế của các xã dự án là khác nhau xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân tộc thiểu số giữa các xã. Các hoạt động của Dự án để hỗ trợ phát triển sinh kế sẽ phải phù hợp với tiềm năng cụ thể của xã. Để xây dựng định hƣớng cho ƣu tiên đầu tƣ phát triển sinh kế, các xã dự án đƣợc phân thành 3 loại, căn cứ vào (i) tiềm năng sinh kế, (ii) diện tích đất canh tác, và (iii) vị trí địa lý so với trung tâm huyện.

Xã loại 1: Xã xa trung tâm huyện, khó tiếp cận do điều kiện địa hình và CSHT, đất canh tác rất hạn chế, và tiềm năng sinh kế dƣới mức trung bình của huyện. Các xã loại 1 phù hợp nhất với các hoạt động an ninh lƣơng thực, dinh dƣỡng, và lâm nghiệp dựa vào cộng đồng.

Xã loại 2: Xã khá gần trung tâm huyện, hạn chế về đất canh tác, và tiềm năng sinh kế ở mức trung bình của huyện. Với các đặc điểm nhƣ trên, hoạt động ƣu tiên cho xã loại này an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng; nếu có diện tích đất rừng đã đƣợc giao cho các hộ/cộng đồng thì có thể cân nhắc mô hình nông-lâm kết hợp và/hoặc quản lý rừng dựa vào cộng đồng; và cân nhắc thí điểm một số sinh kế thị trƣờng phù hợp.

Xã loại 3: Xã gần trung tâm huyện, ít bị hạn chế nhiều về đất canh tác, và có tiềm năng sinh kế tốt hơn mức trung bình của huyện. Đối với các xã này, ƣu tiên chính là các hoạt động phát triển chuỗi giá trị, kết nối thị trƣờng.

Danh sách các xã phân theo các loại xã dự án trên toàn vùng Dự án đƣợc chi tiết ở dƣới bảng sau:

Huyện Dự án Xã Dự án

Xã loại 1 Xã loại 2 Xã loại 3

1. Đắk Lắk

Buôn Đôn Ea Wer Tân Hòa Ea Nuôl, Krông Na, Ea Huar

Krông Bông Yang Mao, Cƣ Drăm - Yang Reh, Ea Trul, Cƣ Pui

Lắk Krông Nô, Nam Ka, Ea R‟Bin, Đắk Phơi Đắk Nuê -

Ea Súp Ia Lốp,Cƣ Kbang, Ia Rvê Ya Tờ Mốt, Ea Rốk -

M‟ Đrắk EaTrang,Cƣ San Krông Jing, Cƣ Mta Krông Á

2. Đắk Nông

Tuy Đức Quảng Trực, Đắk Ngo Quảng Tâm, Đắk R'Tih Quảng Tân

Krông Nô Quảng Phú, Đắk Nang Tân Thành, Nam Xuân Đắk Drô

Đắk Glong Đắk Ha, Đắk R' Măng, Quảng Hòa Đắk P'lao và Đăk Som -

Đắk Song Đắk N'Rung, Trƣờng Xuân, và Đắk Môl - Đắk Hoà, Thuận Hà

3. Gia Lai

Page 149: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

149

Ia Pa Ia Kdăm, Ia Tul, Ia Broai, Chƣ Mố Ia Mrơn -

K‟Bang Lơ Ku, Krong, Sơn Lang, Đắk Roong, Kon Pne - -

Kông Chro Chƣ Krêi, Đắk Tơ Pang, Đắk Pơ Pho Kông Yang An Trung

Krông Pa Krông Năng, Đất Bằng, Ia Hdreh, Chƣ Ngọc Ia Rmok

Mang Yang - Lơ Bang, Kon Thụp, De Ar, Đắk Trôi, Kon Chiêng -

4. Kon Tum

Kon Rẫy - Đắk Tơ Re, Đắk Ruồng, Đăk Koi, Đăk Pne, Đắk Tơ Lung -

Kon Plong Đắk Ring, Măng Bút, Ngọc Tem Măng Cành, Đắk Tăng -

Ngọc Hồi Đắk Ang Đắk Nông, Đắk Kan, Đắk Dục Sa Loong

Đăk Glei Đăk Nhong Xốp, Đắk Man,Đăk Kroong, Đắk Long -

Tu Mơ Rông - Đắk Na, Đắk Sao, Văn Xuôi, Tu Mơ Rông, Đắk Rơ Ông -

Sa Thầy - Ya Xiêr, Ya Ly, Ya Tăng, Mô Rai, Rờ Koi -

5. Quảng Nam

Nam Giang Đắk PRing, Đắk PRê Chà Val Tà Bhing, Cà Dy

Phƣớc Sơn - Phƣớc Chánh, Phƣớc Lộc, Phƣớc Thành, Phƣớc Hòa, Phƣớc Kim

-

Nam Trà My Trà Nam, Trà Don, Trà Vân, Trà Vinh Trà Mai -

6. Quảng Ngãi

Ba Tơ Ba Giang, Ba Lế, Ba Trang, Ba Khâm Ba Tô -

Sơn Hà - Sơn Nham, Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Kỳ, Sơn Thành -

Sơn Tây Sơn Tinh, Sơn Long Sơn Mùa, Sơn Liên, Sơn Màu -

Page 150: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

150

B. Các mô hình sinh kế dự kiến thực hiện trong 18 tháng đầu tiên

Trong khuôn khổ kế hoạch thực hiện Hợp phần 2 trong 18 tháng đầu tiên, quy mô và chi phí dự kiến cho các hoạt động sinh kế dự kiến đƣợc xây dựng trên cơ sở đề xuất của các xã/huyện dự án, ƣớc tính của Phòng NN&PTNT các huyện, và kết quả khảo sát của đơn vị tƣ vấn trong quá trình xây dựng Báo cáo. Lƣu ý rằng, các chi phí dự kiến cho các mô hình sinh kế dƣới đây chỉ là cơ sở tham khảo cho các LEG trong quá trình lựa chọn và xây dựng các tiểu dự án sinh kế; đồng thời là cơ sở để các cấp xã và huyện hỗ trợ xây dựng và thẩm định các đề xuất tiểu dự án sinh kế. Chi phí cuối cùng đƣợc tính toán cho từng hoạt động sinh của của mỗi tổ nhóm sẽ đƣợc tính toán và đề xuất chi tiết trong các tiểu dự án sinh kế. Các bảng dƣới đây thể hiện chi tiết các hoạt động sinh kế dự kiến thực hiện, cụ thể nhƣ sau:

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất lúa

Huyện dự án Xã dự án Số hộ hưởng

lợi Hộ nghèo

Hộ dân tộc thiểu số nghèo

Quy mô (ha) Tổng mức chi

phí

1. Đắk Lắk 720 540 425 144 1.773.590.400

Buôn Đôn Ea Wer, Ea Hua, Krong Na 120 90 60 24 295.598.400

Lăk Nam Ka, Ea R'bin, Đắk Nuê 180 135 90 36 443.397.600

Ea Súp Ia Lốp, Cƣkbang, IaRvê, Ea Rốk, Ya TờMốt, 200 150 100 40 492.664.000

M'Đrăk Cƣsan, Ea Trang 120 90 88 24 295.598.400

Krông Bông Yang Mao 100 75 88 20 246.332.000

2. Đắk Nông 590 441 303 114 1.453.358.800

Tuy Đức Quảng Trực 200 150 100 40 492.664.000

Krông Nô Quảng Phú, Đăk Nang 140 120 80 24 344.864.800

Đắk Song Đăk Rung, Trƣờng Xuân 100 58 35 20 246.332.000

Đắk Glong Quảng Hòa, Đăk R'Măng, Đăk Ha, Đăk Som, Đăk P'lao 150 113 88 30 369.498.000

3. Gia Lai 550 488 425 110 1.354.826.000

K'Bang Lơ Ku, Krong, Sơn Lang, Đăk Rong, Kon Pne 145 109 73 29

357.181.400

Mang Yang Đê Ar, Kon Chiêng, Đăk Trôi 50 38 25 10 123.166.000

Ia Pa Ia Kdăm, Chƣ Mố, Ia Tul, Ia Broai 180 180 180 36 443.397.600

Page 151: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

151

Krong Cho Chƣ Krey, Đak Tpang, Đăk Pơ Cho, Kông Yang, 120 120 120 24 295.598.400

4. Kon Tum 960 720 480 192 2.364.787.200

Ngọc Hồi Đăk Ang, Đăk Dục, Đăk Nong, Đăk Kan, Sa Loong 150 113 75 30 369.498.000

Kon Plong Đăk Ring, Măng Bút, Đăk Tăng, Măng Cành 200 150 100 40 492.664.000

Kon Rẫy Đăk Ruồng, Đăk Kôi 100 75 50 20 246.332.000

Đăk Glei Xốp, Đăk Man, Đăk Kroong, Đăk Long 140 105 70 28 344.864.800

Tu Mơ Rông Văn Xuôi, Đăk Na, Đăk Sao, Đăk Rơ ông, Tmrong 190 143 95 38 468.030.800

Sa Thầy Ya Xier, Rơ Kơi, Mô Rai, Ya tăng, Ya Ly 180 135 90 36 443.397.600

5. Quảng Nam 400 300 200 80 985.328.000

Nam Trà My Trà Vân, Trà Mai 100 75 50 20 246.332.000

Phƣớc Sơn Phƣớc Lộc, Phƣớc Chánh, Phƣớc Kim, Phƣớc Thành, Phƣớc Công

200 150 100 40 492.664.000

Nam Giang Đăk Pre, Đăk Pring 100 75 50 20 246.332.000

6. Quảng Ngãi 520 390 260 104 1.280.926.400

Sơn Tây Sơn Tịnh, Sơn Long, Sơn Mùa, Sơn Liên 140 105 70 28 344.864.800

Sơn Hà Sơn Nham, Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Kỳ, Sơn Thành 200 150 100 40 492.664.000

Ba Tơ Ba Khâm, Ba Giang, Ba Lế, Ba Trang 180 135 90 36 443.397.600

Toàn vùng dự án 3,685 2.837 2.065 733 9.077.334.200

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế lúa nước (10 hộ/nhóm, 2 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình là hơn 24,5 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào sản xuất.

Page 152: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

152

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất ngô lai

Huyện dự án Xã dự án Số hộ hưởng lợi Hộ nghèo Hộ dân tộc thiểu

số nghèo Quy mô (ha) Tổng mức chi phí

1.Đắk Lắk 570 428 285 143 1.392.652.500

Buôn Đôn Ea Nuôl 100 75 50 25 244.325.000

Lắk Đăk Phơi, Krông Nô, Đăc Nuê 250 188 125 63 610.812.500

Ea Súp Ia Lốp, Cƣkbang, IaRvê, Ea Rốk, Ya TờMốt, 220 165 110 55 537.515.000

2.Đắk Nông 380 285 190 95 928.435.000

Krông Nô Quảng Phú. Đăk Nang 280 210 140 70 684.110.000

Đắk Glong Quảng Hòa, Đăk R'Măng, Đăk Ha, Đăk Som, Đăk P'lao 100 75 50 25 244.325.000

3.Gia Lai 180 168 165 45 439.785.000

Krong Cho Chƣ Krey, Đak Tpang, Đăk Pơ Cho, Kông Yang, An Trung 130 130 130 33 317.622.500

Mang Yang Đê Ar, Kon Chiêng, Đăk Trôi 50 38 35 13 122.162.500

4.Kon Tum 470 504 484 118 1.148.327.500

Kon Rẫy Đăk Ruồng 80 60 40 20 195.460.000

Ngọc Hồi Đăk Ang 50 44 44 13 122.162.500

Tu Mơ Rông Văn Xuôi, Đăk Na, Đăk Sao, Đăk Rơ ông, Tmrong 220 220 220 55 537.515.000

Đăk Glei Xốp, Đăk Man, Đăk Kroong, Đăk Long 120 180 180 30 293.190.000

5. Quảng Nam 80 15 15 20 195.460.000

Phƣớc Sơn Phƣớc Lộc, Phƣớc Chánh, Phƣớc Kim, Phƣớc Thành, Phƣớc Công 80 15 15 20 195.460.000

6. Quảng Ngãi 90 68 45 23 219.892.500

Sơn Tây Sơn Tịnh 50 38 25 13 122.162.500

Ba Tơ Ba Lế 40 30 20 10 97.730.000

Toàn vùng dự án 1.770 1.467 1.184 443 4.324.552.500

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế ngô lai (10 hộ/nhóm, 2.5 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình là hơn 24,4 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào sản xuất). Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế ngô lai.

Page 153: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

153

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất mồ hình cải tạo vườn hộ

Huyện dự án Xã dự án Số hộ hưởng lợi Hộ nghèo Hộ dân tộc thiểu

số nghèo Quy mô (ha) Tổng mức chi phí

1.Đắk Lắk 1.680 1.175 810 8 959.634.900

Buôn Đôn Tuy Hòa, Ea Wer, Ea Huar 540 405 270 2.70 308.454.075

Ea Súp Ia Lốp, Cƣkbang, IaRvê, Ea Rốk, Ya TờMốt, 660 495 330 3.30 376.999.425

Krông bông Yang Mao 220 80 80 1.10 125.666.475

M'Đrắk Cƣ San 260 195 130 1.30 148.514.925

2.Đắk Nông 1.780 1.335 890 9 1.016.756.025

Tuy Đức Đắk Ngo, Quảng Trực 420 315 210 2.10 239.908.725

Krông Nô Quảng Phú. Đăk Nang, Tân Thành 500 375 250 2.50 285.605.625

Đắk Song Đắk Mol 180 135 90 0.90 102.818.025

Đắk Glong Quảng Hòa, Đăk R'Măng, Đăk Ha, Đăk Som,

Đăk P'lao 680 510 340 3.40 388.423.650

3.Gia Lai 1.040 928 932 5 594.059.700

Mang Yang Đê Ar, Kon Chiêng, Đăk Trôi 160 150 120 0.80 91.393.800

Krong Cho Chƣ Krey, Đak Tpang, Đăk Pơ Cho, Kông Yang, 160 160 160 0.80 91.393.800

Ia Pa Ia Kdăm, Chƣ Mố, Ia Tul, Ia Broai 140 140 140 0.70 79.969.575

K'Bang Lơ Ku, Krong, Sơn Lang, Đăk Rong, Kon Pne 75 75 75 0.38 42.840.844

K' rôngPa Ereh, Chƣ Ngọc, Ermok, Đất Bằng, Krông Năng 460 403 437 2.30 262.757.175

4.Kon Tum 3.000 1.805 1.280 15 1.713.633.750

Kon Rẫy Đăk Kôi, Đăk Tơ Lung 360 90 90 1.80 205.636.050

Đăk Glei Xốp, Đăk Man, Đăk Kroong 540 140 140 2.70 308.454.075

Tu Mơ Rông Văn Xuôi, Đăk Na, Đăk Sao, Đăk Rơ ông, Tmrong 1.100 825 550 5.50 628.332.375

Sa Thầy Ya Xier, Rơ Kơi, Mô Rai, Ya tăng, Ya Ly 1.000 750 500 5.00 571.211.250

5. Quảng Nam 400 300 200 2 228.484.500

Nam Trà My Trà Don, Trà Mai 400 300 200 2.00 228.484.500

6. Quảng Ngãi 1.080 810 540 5 616,908,150

Page 154: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

154

Sơn Tây Sơn Tịnh, Sơn Long, Sơn Mùa, Sơn Liên 720 540 360 3.60 411,272,100

Ba Tơ Ba Lế, Ba Trang 360 270 180 1.80 205,636,050

Toàn vùng dự án

8,935 6.353 4.652 45 5.103.772.519

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế mô hình vườn hộ (20 hộ/nhóm, 0.1 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình này là hơn 11,4 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào như giống rau, gia cầm, và giống cây ăn quả. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế mô hình cải tạo vườn hộ.

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất Sa nhân dưới tán rừng

Xã Dự án Số hộ hưởng lợi Hộ nghèo

Hộ dân tộc thiểu số nghèo

Quy mô (ha) Tổng chi phí

1. Đắk Nông

Huyện Đắk Glong Quảng Hòa, ĐăkR'Măng, Đăk Ha, Đăk Som, Đăk P'lao

50 38 25 50 945.550.000

2. Quảng Ngãi

Ba Tơ Ba Trang, Ba Tơ 20 15 10 20 378.220.000

Toàn vùng Dự án 70 53 35 70 1.323.770.000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế Sa nhân dưới tán rừng (10 hộ/nhóm, 10 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình này là hơn 189 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế trồng Sa nhân dưới tán rừng.

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất Bời lời thuần

Huyện Dự án Xã Dự án Số hộ hưởng lợi Hộ nghèo Hộ dân tộc thiểu số

nghèo Quy mô (ha) Tổng chi phí

1. Kon Tum

Kon Plong Đắk Ring, Ngọc Tem

40 30 20 40 242.432.000

Sa Thầy

Ya xiêr, Rơ Kơi,

Mô Rai, Ya Tăng, Ya Ly

100 75 50 100 606.080.000

Page 155: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

155

Tu Mơ Rong

Đắk Na, Đắk Sao,

Đắk Ro Ông, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi

100 75 50 100 606.080.000

2. Gia Lai

K'Bang Krong, Kon Pne 20 15 10 20 121.216.000

Toàn vùng Dự án 260 135 82 260 2,068,288,000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế Bời lời thuần (10 hộ/nhóm, 10 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình này là hơn 60,5 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế trồng Bời lời thuần.

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất Bời lời xen mỳ

Huyện Dự án Xã Dự án Số hộ hưởng lợi Hộ nghèo Hộ dân tộc thiểu số

nghèo Quy mô (ha) Tổng chi phí

1. Gia Lai

Kông Chro Đắk Pơ Pho 40 30 20 40 338.068.160

2. Kon Tum

Kon Rẫy Đắk Pne 40 30 20 40 338.068.160

3. Quảng Nam

Nam Trà My Trà Nam,

20 15 10 20 169.034.080 Trà Vinh

4. Quảng Ngãi

Sơn Tây Sơn Tinh, Sơn Liên 30 23 15 30 253.551.120

Toàn vùng Dự án 130 98 65 130 1.098.721.520

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế Bời lời xen mỳ (10 hộ/nhóm, 10 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình này là hơn 84,5 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế trồng Bời lời xen mỳ.

Page 156: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

156

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất Sâm Nam

Huyện Dự án Xã Dự án Số hộ hưởng lợi Hộ nghèo Hộ dân tộc thiểu số

nghèo Quy mô (ha) Tổng chi phí

1. Quảng Nam

Nam Trà My TràNam,

20 15 10 2 40.000.000 Trà Vinh

Toàn vùng Dự án 20 15 10 2 40.000.000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế Sâm Nam (10 hộ/nhóm, 1 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình này là 20 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế trồng Sâm Nam.

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất Mây nước

Huyện Dự án Xã Dự án Số hộ hưởng lợi Hộ nghèo Hộ dân tộc thiểu số

nghèo Quy mô (ha) Tổng chi phí

1. Quảng Nam

Nam Giang

ĐắkRing, Đắk Re,

Cha Val, Ca Dy, Ta Bhing

40 30 20 20 215.900.000

2. Quảng Ngãi

Ba Tơ Ba Trang, Ba Tơ 30 23 15 15 161.925.000

Toàn vùng Dự án 70 53 35 35 377.825.000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế Mây nước (10 hộ/nhóm, 5 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình này là xấp xỉ 54 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế trồng Mây nước.

Page 157: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

157

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất ca-cao xen điều và xen ngô

Huyện Dự án

Xã dự án Số hộ hưởng lợi Hộ nghèo

Hộ dân tộc thiểu số nghèo

Quy mô (ha) Tổng mức chi phí

1. Đắk Lắk 960 480 576 480 7.379.328.000

Krong Bong Cƣ Pui 360 180 216 180 2.767.248.000

Lăk Đăk Phơi, Krong Nô, Đăk Nuê 600 300 360 300 4.612.080.000

2. Đắk Nông 960 450 465 480 8.990.252.000

Tuy Đức Quảng Tân, Đăk Ngo, Đăk Tih 450 200 220 225 3.459.060.000

Krông Nô Nam Xuân, Tân Thành 360 180 180 180 2.767.248.000

Đăk Glong* Quảng Hòa, Đăk R'Măng, Đăk Ha, Đăk Som, Đăk P'lao

150 70 65 75 2.763.944.000

Toàn vùng dự án 1920 930 1041 960 16,369,580,000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế Ca-cao xen điều năng suất thấp (15 hộ/nhóm, 7,5 ha/nhóm) hoặc Ca-cao xen ngô (15 hộ/nhóm, 7,5 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình Ca-cao xen điều năng suất thấp là hơn 115,3 triệu đồng, trong khi đó chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình Ca-cao xen ngô là xấp xỉ 276,4 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế trồng Ca-cao xen điều năng suất thấp hoặc xen ngô.

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất Cà phê chè giống Catimor theo hướng bền vững

Huyện dự án Xã dự án Số hộ Quy mô (ha) Tổng mức chi phí

1. Kon Tum 10 8 326.340.000

Đăk Glei Xốp, Đăk Man 10 8 326.340.000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế phát triển cà phê giống Catimor theo hướng bền vững (10 hộ/nhóm, 8 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình này là hơn 163,1 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế phát triển cà phê giống Catimor theo hướng bền vững.

Page 158: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

158

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất Mía

Huyện dự án Xã dự án Số hộ hưởng lợi Hộ nghèo Hộ dân tộc thiểu số

nghèo Quy mô (ha) Tổng mức chi phí

1. Đắk Lắk 20 12 12 20 561.000.000

M'Đrăk Krông Á 20 12 12 20 561.000.000

2. Gia Lai 20 12 12 20 561.000.000

Kong Chro Kông Yang, An Trung

20 12 12 20 561.000.000

3. Quảng Ngãi 40 20 20 40 1.122.000.000

Ba Tơ Ba Tô 40 20 20 40 1.122.000.000

Toàn vùng dự án 80 44 44 80 2.244.000.000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế mía (10 hộ/nhóm, 10 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình này là hơn 28 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế mía.

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất mô hình vườn ươm Khoai Lang Nhật

Huyện dự án Xã dự án Số hộ hưởng lợi Quy mô (ha) Tổng mức chi phí

Đắk Nông 30 3 981.000.000

Tuy Đức Quảng Tâm, Quảng Trực 20 2 654.000.000

Đắk Song Thuận Hà 10 1 327.000.000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế phát triển vườn ươm khoai lang Nhật Bản theo hướng bền vững (10 hộ/nhóm, 1 ha/nhóm). Chi phí cho mô hình cho 01 tố nhóm xây dựng 01 vườn ươm là 327 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế phát triển vườn ươm Khoai Lang Nhật Bản.

Page 159: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

159

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất Keo lai

Huyện dự án Xã dự án Số hộ hưởng lợi Hộ nghèo Hộ dân tộc thiểu số

nghèo Quy mô (ha) Tổng chi phí

1. Quảng Nam 30 18 15 30 117.438.788

Nam Giang Ca Dy, Ta Bhing 30 18 15 30 117,438,788

2. Quảng Ngãi 337 202 168 337 1,319,229,046

Sơn Tây Sơn Mẫu, Sơn Mùa

80 48 40 80 313.170.100

Ba Tơ Ba Giang, Ba Lế, Ba Khâm, Ba Trang

257 154.2 128,5 257 1.006.058.946

Toàn vùng dự án 367 220.2 183,5 367 1.436.667.834

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế phát triển Keo lai để lấy gỗ theo hướng bền vững (10 hộ/nhóm, 10 ha/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình này là hơn 42 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu vào. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế phát triển Keo lai để lấy gỗ theo hướng bền vững.

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất mô hình chăn nuôi dê

Huyện dự án Xã dự án Số hộ hưởng lợi Hộ nghèo Hộ dân tộc thiểu số

nghèo Quy mô (con) Tổng chi phí

Đắk Nông

Đắk Glong

Quảng Hòa, Đăk R'Măng, Đăk Ha, Đăk Som, Đăk P'lao

50 38 25 105 347.000.000

Quảng Nam

Nam Trà My Trà Vinh, Trà Nam, Trà Vân, Trà Don, Trà Mai

50 30 25 105 347.000.000

Toàn vùng dự án 100 68 50 210 694.000.000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế nuôi dê (10 hộ/nhóm, 21 con dê/nhóm). Chi phí hỗ trợ cho 01 mô hình là 69,4 triệu đồng bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống và xây dựng chuồng. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế nuôi dê.

Page 160: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

160

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất mô hình chăn nuôi bò

Huyện dự án Xã dự án Số hộ

hƣởng lợi Hộ

nghèo

Hộ dân tộc thiểu số nghèo

Quy mô

Tổng mức chi phí Trồng cỏ nuôi bò

(ha)

Chuồng trại (m2)

Giống (con)

1. Đắk Lắk 220 132 110 110 968 242 4.484.330.400

Buôn Đôn Tân Hòa, Ea Huar, Krong Na, Ea Nuol 40 24 20 20 176 44 815.332.800

Ea Súp YaTmốt, EaRốc, CƣKbang, IaRvê, IaLốp, 50 30 25 25 220 55 1.019.166.000

Krong Bong Yang Reh; Ea Trul; Cƣ Pui; Cƣ Đrăm 50 30 25 25 220 55 1.019.166.000

Lắk Đăk Phơi, Krong No, Nam Ka, Ea R‟bin 50 30 25 25 220 55 1.019.166.000

M'Đrắk Krông Jing, Cƣ Mta 30 18 15 15 132 33 611.499.600

2. Đắk Nông 130 115 80 6.5 520 130 2.272.582.000

Krông Nô Nam Xuân, Đăk Drô 80 80 45 4 320 80 1.398.512.000

Đắk Glong Quảng Hòa, Đăk R'Măng, Đăk Ha, Đăk Som, Đăk P'lao

50 35 35 2.5 200 50 874.070.000

3. Gia Lai 190 95 114 9.5 836 209 3.872.830.800

Iapa Ia Mron 30 15 18 1.5 132 33 611.499.600

Kông Chro Chƣ Krey, Đăk pơ pho, Kông Yang, An Trung 50 25 30 2.5 220 55 1.019.166.000

Krông Pa Chƣ Ngọc, IaRmok, Đất bằng 50 25 30 2.5 220 55 1.019.166.000

Mang Yang Đê Ar, Kon Chiêng, Lơ Pang, Kon Thụp, Đăk Trôi

60 30 36 3 264 66 1.222.999.200

4. Kon Tum 290 174 145 14.5 1160 290 5.069.606.000

Kon Plong Ngọc Tem, Đăk Ring 50 30 25 2.5 200 50 874.070.000

Kon Rẫy Đắk Tơ Rê 30 18 15 1.5 120 30 524.442.000

Ngọc Hồi Đăk Dục, Đắk Nông 50 30 25 2.5 200 50 874.070.000

Sa Thầy Ya Xier 30 18 15 1.5 120 30 524.442.000

Tu Mơ Rông Đăk Na, Đăk Sao, Đăk Rơ Ông, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi

80 48 40 4 320 80 1.398.512.000

Page 161: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

161

Đăk Glei Xốp, Đăk Kroong, Đăk Long 50 30 25 2.5 200 50 874070000

5. Quảng Nam 130 65 78 65 572 143 2.649.831.600

Nam Giang Đăk Ring, Đắk Rê, Chà Val, Cà Dy, Tà Bhinh 70 35 42 35 308 77 1.426.832.400

Phƣớc Sơn Phƣớc Chánh, Phƣớc Hòa, Phƣớc Kim, Phƣớc Lộc, Phƣớc Thành

60 30 36 30 264 66 1.222.999.200

6. Quảng Ngãi 140 70 84 70 616 154 2.853.664.800

Sơn Hà Sơn Nham, Sơn Linh, Sơn Thành 30 15 18 15 132 33 611.499.600

Ba Tơ Ba Khâm, Ba Tô 50 25 30 25 220 55 1.019.166.000

Sơn Tây Sơn Mùa, Sơn Liên, Sơn Màu 60 30 36 30 264 66 1.222.999.200

Toàn vùng dự án 1100 651 611 275,5 4672 1168 21.202.845.600

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế chăn nuôi bò cái sinh sản (10 hộ/nhóm, 10 con bò cái/nhóm), và chi phí mô hình hỗ trợ 01 tô nhóm cải tạo đàn bò (10 hộ nhóm, 11 con bò gồm 01 bò đực/nhóm). Chi phí cho 01 mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản là hơn 174,8 triệu đồng, trong khi đó chi phí cho 01 mô hình cải tạo đàn bò là hơn 203 triệu bao gồm chi phí tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống, trồng cỏ và xây dựng chuồng. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế chăn nuôi bò cái sinh sản, hoặc cải tạo đàn bò.

Page 162: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

162

Phụ lục 7: Nâng cao năng lực

Trọng tâm nâng cao năng lực cán bộ BQLDA cấp tỉnh

Nhóm cán bộ quản lý cấp tỉnh đƣợc đánh giá là có trình độ chuyên môn (đƣợc đào tạo chuyên ngành) cao, đồng thời có kinh nghiệm trong quản lý các chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn. Do đó, các hoạt động NCNL cho cán bộ cấp tỉnh nên đƣợc tổ chức với thời lƣợng không quá dài theo phƣơng pháp chính là tập huấn tập trung ngắn hạn. Ngoài ra, do yêu cầu đối với cấp này không chỉ là thực hiện tốt chức năng quản lý ở cấp tỉnh mà còn hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho cấp huyện và xã, nên cán bộ cấp tỉnh cũng nên tham gia chính vào việc góp ý Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án để làm chủ các quy trình thực tiễn. Ngoài ra, các tọa đàm với Nhà tài trợ/Bộ chủ quản về các quy trình quản lý và thực tiễn áp dụng nếu xảy ra các vƣớng mắc. Đây đều là những phƣơng pháp giúp nâng cao năng lực cho cán bộ Tỉnh và năng khả năng áp dụng thực tiễn các quy định/quy trình của Dự án cũng nhƣ đảm bảo tuân thủ các quy định (nhƣ mục tiêu của THP đã nêu). Nội dung NCNL trọng tâm áp dụng cho tất cả các vị trí và cá biệt cho từng vị trí thuộc BQLDA cấp tỉnh đƣợc trình bày chi tiết ở bảng dƣới đây:

Trách nhiệm chính Trọng tâm NCNL

1. Áp dụng cho tất cả các vị trí

Đảm bảo tính tuân thủ các quy định của luật pháp chung và quy định, quy chế cụ thể áp dụng cho Dự án, thực hiện nguyên tắc xuyên suốt (giới, sự tham gia)

Cẩm nang quản lý chung Dự án

Lập kế hoạch có sự tham gia (để triển khai các hoạt động của Dự án)

Cẩm nang quản lý tài chính Dự án

Giới – động lực phát triển

Đảm bảo một hệ thống giám sát và đánh giá đƣợc vận hành trôi chảy, cung cấp dữ liệu/thông tin thích đáng cho quá trình quản lý

Theo dõi và đánh giá Dự án

Kỹ năng thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu

Kỹ năng Báo cáo

Hỗ trợ cấp huyện và xã xuyên suốt tất cả các khâu của quá trình đầu tƣ CSHT (theo các hình thức đấu thầu, và theo mô thức gộp các công trình);

Tƣ vấn/hƣớng dẫn cấp huyện lựa chọn danh mục công trình kết nối

Quy trình làm chủ đầu tƣ (cấp xã)

Kỹ năng đấu thầu

Phân tích hiệu quả kinh tế (hiệu suất đầu tƣ) trong đầu tƣ CSHT

Kỹ năng theo dõi/giám sát và đánh giá tác động (chuyên sâu cho CSHT)

Duy tu bảo dƣỡng

Kỹ năng thu thập dữ liệu phân tích và đánh giá về mặt kinh tế/hiệu suất đầu tƣ và tác động xã hội, môi trƣờng của từng hạng mục công trình

2. Áp dụng với cán bộ sinh kế và thị trường

Hỗ trợ cấp huyện và xã hiệu quả trong việc lựa chọn các chuỗi giá trị tiềm năng và tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế tập thể thành công;

Thúc đẩy và phát triển các mạng lƣới liên kết trong sản xuất kinh doanh

Xúc tiến phát triển thị trƣờng cho các chuỗi giá trị đƣợc lựa chọn;

Thúc đẩy/tuyên truyền về thực hành sản xuất sạch, an toàn, thân thiện với môi trƣờng theo các tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới, giúp sản phẩm nông/lâm nghiệp đƣợc tiêu thụ ổn định trên thị trƣờng trong nƣớc, tiến tới thâm nhập thị trƣờng quốc tế

Phân tích chuỗi giá trị (nông sản, lâm sản)

Nghiên cứu thị trƣờng

Marketing, thƣơng hiệu và kết nối kinh doanh

Hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản, lâm sản

Kỹ năng (thúc đẩy) xây dựng mô hình tổ chức sản xuất tập thể (tổ nhóm, HTX)

3. Áp dụng với cán bộ Kế hoạch, M&E, NCNL, thông tin và truyền thông

Phụ trách Kế hoạch chung của toàn Kỹ năng lập kế hoạch (chuyên sâu cho Dự án)

Page 163: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

163

Dự án, đảm bảo tính nhất quán, liên kết có hệ thống kế hoạch của các cấp;

Chủ trì các hoạt động NCNL QLDA

Chủ trì NCNL thể chế kết nối;

Đánh giá nhu cầu đào tạo của tỉnh, tổ chức các hoạt động NCNL cho cán bộ các cấp

Xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi/giám sát cho từng dự án

Kỹ năng giám sát và phản hồi

Kỹ năng Đánh giá (chuyên sâu cho từng lĩnh vực can thiệp của Dự án)

Kỹ năng đánh giá nhu cầu, tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo

Quản lý tri thức và chia sẻ/học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh/vận động chính sách

Quản lý tri thức

Kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động chia sẻ tri thức (hội nghị, hội thảo, tham quan học tập, lựa chọn tình huống nghiên cứu, xây dựng tài liệu nghiên cứu tình huống, quản lý website…)

Trọng tâm nâng cao năng lực cho cán bộ BQLDA cấp huyện

Nhóm cán bộ cấp huyện ngoài việc trực tiếp triển khai các THP 3.1 và 3.2, phối hợp theo thẩm quyền trên phạm vi huyện với HP2 còn có nhiệm vụ hƣớng dẫn và hỗ trợ xã làm chủ đầu tƣ trong HP1 và một phần của HP2 (trong chừng mực triển khai tại cấp xã). Bên cạnh hình thức tập huấn tập trung ngắn hạn, có thể để cán bộ huyện tham gia tập huấn cùng với cán bộ cấp Tỉnh với các chủ đề chung để tăng cƣờng tƣơng tác, trao đổi giữa hai cấp, cũng rất hữu ích cho việc thực hiện sau khi tập huấn. Cán bộ huyện cũng nên tham gia trực tiếp vào các hoạt động do chuyên gia/tƣ vấn tuyển dụng ngắn hạn thực hiện (ví dụ, nghiên cứu chuỗi giá trị, nghiên cứu thị trƣờng...). Đây cũng là một phƣơng pháp nâng cao năng lực quan trọng và đƣợc chứng minh là rất hiệu quả (theo nguyên tắc học của ngƣời trƣởng thành – học đi đôi với áp dụng thực tiễn). Về phạm vi (trọng tâm) NCNL cho cấp huyện, xem chi tiết tại bảng dƣới đây.

Nội dung NCNL Cán bộ đấu thầu Cán bộ sinh kế & PT thị trường

Cán bộ kế hoạch, M&E, tổng hợp và NCNL

Kế toán Nhóm CF

Cẩm nang quản lý chung dự án (PIM)

X X X X X

Quản lý tài chính dự án X X X X X

Giới – động lực phát triển X X X X X

Theo dõi và Đánh giá dự án (hệ thống dữ liệu cấp huyện)

X X X X X

Kỹ năng thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu

X X X X X

Kỹ năng báo cáo X X X X X

Kỹ năng tƣ vấn X X X X X

Quy trình làm chủ đầu tƣ (cấp xã)

X X X X X

Quy trình & Kỹ năng đấu thầu

X X X

Quy trình duy tu & bảo dƣỡng

X X

Kỹ thuật trong các loại công trình CSHT

X X

Phân tích hiệu quả kinh tế trong đầu tƣ CSHT

X X

Phân tích chuỗi giá trị (nông – lâm sản)

X X

Xây dựng thƣơng hiệu và kết nối kinh doanh

X X

Hệ thống tiêu chuẩn chất X X

Page 164: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

164

lƣợng sản xuất, chế biến và kinh doanh nông – lâm sản

Kỹ năng thúc đẩy xây dựng mô hình tổ chức sản xuất tập thể (tổ nhóm, HTX)

X X

Hỗ trợ cộng đồng X X

Kỹ năng lập kế hoạch X X

Kỹ năng điều phối X X

Kỹ năng đánh giá năng lực và xác định nhu cầu đào tạo

X X

Quản lý tài chính dự án X X

Quy trình thanh quyết toán X X

Trọng tâm nâng cao năng lực cho cán bộ Ban PT xã

Nhƣ đã phân tích, nhóm cán bộ cấp xã là nhóm cán bộ có năng lực hiện tại chƣa đáp ứng yêu cầu làm chủ đầu tƣ. Do đó các hoạt động NCNL cần đƣợc tiến hành với tần suất cao và nội dung đặc biệt phải gắn với các nhiệm vụ thực tiễn, càng đơn giản và dễ áp dụng càng tốt. Nhƣng trƣớc hết, cán bộ Ban PT xã cần đƣợc tập huấn, đào tạo về các nội dung căn bản để quản lý và vận hành Dự án (Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện Dự án) và công tác đấu thầu theo quy định của Ngân hàng Thế giới, đặc biệt là hình thức đấu thầu mới là Đấu thầu cộng đồng đƣợc áp dụng trong Dự án này.

Về phạm vi (trọng tâm) NCNL cho cấp xã, xem chi tiết tại bảng dƣới:

Trách nhiệm chính Trọng tâm NCNL

1. Áp dụng cho tất cả các vị trí

Thực hiện Dự án phù hợp với xu hƣớng phát triển và các quy định/quy chế áp dụng cho Dự án

Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án

Kiến thức về sinh kế nông nghiệp bền vững

Lập kế hoạch phát triển KTXH có sự tham gia

Cẩm nang quản lý tài chính Dự án

Giới – động lực phát triển

Xã làm chủ đầu tƣ

Quy trình xã làm chủ đầu tƣ (chung)

Quy trình đấu thầu (chuyên sâu với từng cấp độ giá trị đầu tƣ và mô thức)

Quy trình chung thanh toán, quyết toán đầu tƣ CSHT

Thực hiện chức năng giám sát (đảm bảo dữ liệu/thông tin thích đáng cho quá trình quản lý các cấp)

Cẩm nang theo dõi và đánh giá Dự án (hệ thống dữ liệu cấp xã)

Kỹ năng thu thập và lƣu trữ dữ liệu

Kỹ năng Báo cáo

Các kỹ năng bổ trợ khác

Kỹ năng trình bày

Kỹ năng sử dụng phần mềm trên máy tính (cho theo dõi, báo cáo) và internet

Tổ chức nhóm nông dân/kỹ năng điều hành thảo luận với ngƣời dân

2. Cán bộ địa chính xây dựng Duy tu bảo dƣỡng

Kiến thức (kỹ thuật) đặc thù của từng loại công trình CSHT

Phân tích hiệu quả kinh tế (hiệu suất đầu tƣ) trong đầu tƣ CSHT

3.Cán bộ truyền thồng Kỹ năng trình bày nâng cao

Kỹ năng thúc đẩy, vận động cộng đồng

Quản lý tri thức

Page 165: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

165

4. Cán bộ Nông nghiệp (khuyến nông, thú y viên)

Lựa chọn các chuỗi giá trị tiềm năng của xã;

Thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế tập thể thành công;

Thúc đẩy/tuyên truyền về thực hành sản xuất sạch, an toàn, thân thiện với môi trƣờng trên địa bàn huyện;

Hỗ trợ hiệu quả các tổ nhóm/HTX trên địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh theo sinh kế đƣợc lựa chọn

Phân tích chuỗi giá trị (nông sản, lâm sản)

Hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản, lâm sản

Kỹ năng (thúc đẩy) xây dựng mô hình tổ chức sản xuất tập thể (tổ nhóm, HTX)

Kỹ năng thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu

Kỹ năng báo cáo

5. Kế toán

Thực hiện nhiệm vụ kế toán/tài chính của Dự án và Chủ đầu tƣ cấp xã

Cẩm nang quản lý tài chính Dự án

Quy trình đấu thầu

Thanh toán, quyết toán đầu tƣ CSHT (chuyên sâu)

Trọng tâm nâng cao năng lực cho nhóm cán bộ thuộc các cơ quan hữu quan tham gia triển khai dự án (Già làng/Trưởng bản, Mặt trận Tổ quốc, Hội LH Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên)

Nhóm đối tƣợng này sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy sự thành công cho công tác vận động, kết nối cộng đồng cũng nhƣ triển khai dự án. Nhóm này bao gồm: Già làng/ Trƣởng bản, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên tham gia vào dự án với tƣ cách là thành viên của Ban GS xã, và Ban PT thôn

Trách nhiệm chính Trọng tâm NCNL

Hội LHPN, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên

Thực hiện nhiệm vụ giám sát cộng đồng

Tham gia/thúc đẩy hoạt động duy tu bảo dƣỡng công trình CSHT

Quy trình giám sát (đầu tƣ CSHT và sinh kế)

Kiến thức (kỹ thuật) đặc thù của từng loại công trình CSHT

Duy tu bảo dƣỡng công trình CSHT

Già làng/ Trưởng bản

Thông tin đến ngƣời dân tham gia dự án

Thúc đẩy, vận động họp dân lập kế hoạch có sự tham gia

Tham gia thực hiện & giám sát các hoạt động ở cấp thôn

Tham gia tổ chức hoạt động duy tu bảo dƣỡng ở cấp thôn

Tổ chức họp thôn (trong quy trình Lập kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội có sự tham gia)

Kỹ năng tổ chức và thúc đẩy họp dân

Giám sát (đầu tƣ CSHT và sinh kế) dựa vào cộng đồng

Duy tu bảo dƣỡng công trình CSHT

Page 166: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

166

Phụ lục 8: Truyền thông và chia sẻ tri thức

Các hoạt động chi tiết đi kèm với nội dung, đối tƣợng thủ hƣởng và trách nhiệm các bên liên quan đƣợc thể hiện ở dƣới các bảng sau:

Các hoạt động sử dụng các kênh truyền thông chính thống

Nội dung hoạt động Đối tượng của truyền

thông Trách nhiệm thực hiện

Xây dựng các chƣơng trình/ phóng sự chuyên đề định kì:

Chƣơng trình khuyến nông: phổ biến cách áp dụng mô hình kỹ thuật mới do Dự án giới thiệu

Các tấm gƣơng sản xuất giỏi, chia sẻ kinh nghiệm của nông dân trong địa bàn Dự án

Các công trình Dự án thực hiện

Ngƣời dân vùng Dự án BQLDA cấp tỉnh hỗ trợ cung cấp thông tin và giới thiệu Đài PT-TH tỉnh xuống địa phƣơng để xây dựng tin bài, phỏng vấn làm phóng sự chuyên đề

Xây dựng các phụ trƣơng báo bằng tiếng dân tộc (nếu có chữ viết riêng) để tuyên truyền, khuyến khích áp dụng mô hình sản xuất và các hoạt động khác của dự án

Cán bộ ban PT thôn

Ngƣời dân vùng Dự án

BQLDA cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng phụ trƣơng.

Báo của tỉnh chịu trách nhiệm phát hành báo đến tận cơ sở

Cập nhật thƣờng xuyên các thông tin Dự án (đặc biệt là các thông tin về đấu thầu) trên trang web của Dự án và tại trụ sở UBND xã

Ngƣời dân vùng Dự án BQLDA cấp tỉnh

Ban PT xã

Các hoạt động truyền thông trên kênh tuyên truyền cấp cơ sở/truyền miệng

Nội dung hoạt động Đối tượng của truyền

thông Trách nhiệm thực hiện

Xây dựng bộ thông tin tuyên truyền cấp cơ sở:

Pano, áp phích, tờ rơi: nội dung về thông tin chung về hoạt động dự án, hƣớng dẫn cách áp dũng mô hình kỹ thuật mới

Các ấn phẩm nghe nhìn (audio): hƣớng dẫn cách áp dụng mô hình kỹ thuật mới

Ngƣời dân vùng Dự án BQLDA cấp tỉnh làm chủ đầu tƣ để đảm bảo tính thống nhất về nội dung và tiết kiệm chi phí.

Già làng/ trƣởng bản tổ chức họp thôn để phổ biến thông tin, vận động tham gia, cũng nhƣ lấy kiến phản hồi của ngƣời dân.

Cán bộ thông tin phối hợp với hoạt động của các đoàn thể (Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên) để vừa phổ biến, vừa làm rõ thông tin về dự án cho bà con (kênh thông tin truyền miệng)

Loa phát thanh xã/ thôn, xe truyền thông lƣu động: phổ biến các thông tin về hoạt động dự án, kỹ thuật sản xuất, tiến độ giải ngân dự án

Ngƣời dân vùng Dự án BQLDA cấp tỉnh làm chủ đầu tƣ để đảm bảo tính thống nhất về nội dung.

Cán bộ thông tin thôn/ xã

Họp thôn có sự tham gia (tích hợp trong hoạt động họp thôn một nội dung truyền thông về Dự án/phần đầu của buổi họp)

Ngƣời dân vùng Dự án CF

Ban Phát triển xã

Tập huấn về nội dung truyền thông đến các thành tố tích cực trong cộng đồng là già làng, trƣởng bản, cán bộ phụ nữ, cán bộ đoàn thanh niên

CF

Ban Phát triển xã

Page 167: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

167

Các hoạt động học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm

Nội dung hoạt động Đối tượng của truyền

thông Trách nhiệm thực hiện

Tập hợp và tài liệu hóa các mô hình thành công, bài học kinh nghiệm của Dự án, và truyền thông về các bài học kinh nghiệm này

Cán bộ Dự án các cấp

Ngƣời dân vùng Dự án BQLDA cấp huyện và xã thu thập và tổng hợp thông tin

BQLDA cấp tỉnh lƣu trữ và hỗ trợ truyền thông qua kênh Đài & Báo tỉnh

Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với các chƣơng trình dự án khác

Đại diện BQLDA cấp tỉnh, huyện và Ban PT xã

Tổ trƣởng các tổ nhóm phát triển sinh kế

BQLDA cấp tỉnh làm chủ đầu tƣ

Xây dựng và vận hành website: cập nhật liên tục các thông tin về tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân dự án, tập hợp toàn bộ thông tin kỹ thuật / chuyên môn cần truyền tải cho mọi đối tƣợng dự án

Tất cả các bên liên quan

BĐPDA TƢ làm chủ đầu tƣ xây dựng website, tổng hợp thông tin để duy trì, vận hành

BQLDA cấp tỉnh tổng hợp thông tin để cung cấp cho TƢ

Page 168: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

168

Phụ lục 9: Các văn bản pháp lý và quy định hiện hành

Văn bản về sử dụng vốn ODA

Nghị định số 131/2006/ND-CP ngày 09/11/2006 Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức.

Thông tƣ số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức.

Thông tƣ số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với các chƣơng trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức.

Thông tƣ số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chƣơng trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thông tƣ số 40/2011/TT-BTC ngày 22/03/2011 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tƣ số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chƣơng trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thông tƣ số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 219/2011/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chƣơng trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Văn bản về quản lý xây dựng

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 của Quốc hội quy định về hoạt động xây dựng.

Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 18/4/2005 về Quy chế giám sát cộng đồng.

Thông tƣ liên tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ số 04/2006 hƣớng dẫn thực hiện quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy chế giám sát cộng đồng.

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bố sung một số điều nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.

Thông tƣ số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của Bộ Xây dựng “Hƣớng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình”.

Thông tƣ 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 05 năm 2010 hƣớng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.

Đơn giá XDCB do UBND tỉnh ban hành, cập nhật (theo thực tế của tỉnh).

Các văn bản về đấu thầu, mua sắm

Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đén đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 Hƣớng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.Sổ tay Hƣớng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA 5/2004 đã đƣợc sửa đổi 10/2006 (chỉnh sửa ngày 03/01/2011).

Hƣớng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA (5/2004, sửa đổi 10/2006, và 2011)

Hƣớng dẫn về tuyển chọn và sử dụng tƣ vấn bởi bên vay của NHTG (5/2004, sửa đổi 10/2006, và 2011)

Quyết định 393/QĐ-BTC ngày 1//3/2013 về Quy chế tổ chức thực hiện công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá, tuyển chọn tƣ vấn đối với các dự án thuộc Bộ Tài chính sử dụng nguồn tài trợ của NHTG.

Văn bản về công tác quản lý tài chính

Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 về Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ

Chế độ kế toán: thực hiện chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tƣ, ban hành kèm theo Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính

Page 169: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

169

Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA do Bộ KH&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007

Đối ứng bằng tiền thực hiện theo cơ chế ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 và Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ

Thông tƣ 219/2009/TT-BTC ngày 21/9/2010 quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chƣơng trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thông tƣ 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nƣớc.Thông tƣ 86/2011/TT-BTC ngày17/06/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc.

Thông tƣ 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 hƣớng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tƣ 219/2009/TT-BTC.

Page 170: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

170

Phụ lục 10: Mô tả nhiệm vụ của các vị trí quản lý Dự án các cấp

Các vị trí cán bộ tham gia dự án trong mọi cấp đều có chức năng nhiệm vụ rõ ràng gắn liền với từng hoạt động chính của dự án. Công tác tuyển dụng phải đƣợc thực hiện đúng quy định nhà nƣớc, đảm bảo chất lƣợng cán bộ đƣợc tuyển dụng đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc của dự án. Cán bộ dự án sau tuyển dụng sẽ đƣợc đào tạo nâng cao năng lực nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tế dự án. Ngoài những yêu cầu căn bản về trình độ học vấn, sự tâm huyết với sự nghiệp giảm nghèo tại địa phƣơng cũng là yếu tố đƣợc đề cao trong tuyển dụng. Về cơ bản, nhiệm vụ của các vị trí tham gia dự án đƣợc mô tả nhƣ sau:

BĐPDA TƯ

Ban Giám đốc:

Điều hành toàn bộ hoạt động của BĐPDA Trung ƣơng

Phối hợp với Nhà tài trợ, các Bộ/ngành trong giải quyết các vƣớng mắc phát sinh của Dự án

Phối hợp với UBND các Tỉnh để chỉ đạo điều hành quá trình triển khai Dự án

Cán bộ điều phối dự án:

Là đầu mối liên hệ giữa BĐPDA TƢ với NHTG và BQLDA cấp tỉnh;

Lên kế hoạch làm việc và triển khai công việc hàng tháng cùng với nhóm cán bộ dự án

Xác định và đề xuất với Ban Giám đốc những công cụ, giải pháp hỗ trợ cần thiết cho dự án

Đảm bảo tiến độ và chất lƣợng của hoạt động dự án theo đề xuất dự án và yêu cầu của cơ quan chủ quản

Cùng với đối tác phát triển kế hoạch làm việc phù hợp và đảm bảo triển khai các hoạt động của nhóm dự án theo đúng yêu cầu của cơ quan chủ quản, nhà tài trợ và quy định của pháp luật.

Cán bộ đấu thầu/CSHT:

Tham mƣu cho Ban giám đốc về các vấn đề quản lý chung về đầu tƣ CSHT;

Tham gia xây dựng các Hƣớng dẫn về Đấu thầu trong Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện Dự án;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ Ban QLDA tỉnh trong đầu tƣ CSHT;

Thực hiện việc tổ chức đấu thầu theo phân công của Ban Giám đốc với các gói thầu mua sắm hàng hóa mà BĐPDA TƢ thực hiện;

Giám sát và Đánh giá đối với đầu tƣ CSHT theo Hệ thống GS&ĐG của Dự án.

Cán bộ sinh kế và thị trường:

Giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác phát triển sinh kế trên địa bàn Dự án;

Hỗ trợ cấp huyện và xã phân tích và thúc đẩy phát triển các sinh kế mới;

Thúc đẩy tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế tập thể;

Thúc đẩy/tuyên truyền về thực hành sản xuất sạch, an toàn, thân thiện với môi trƣờng theo các tiêu chuẩn tiên tiến;

Thúc đẩy và phát triển các mạng lƣới liên kết trong sản xuất kinh doanh và xúc tiến phát triển thị trƣờng.

Cán bộ NCNL

Giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác lập kế hoạch NCNL;

Tham gia xây dựng các Hƣớng dẫn về NCNL;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ Ban QLDA tỉnh trong việc triển khai hoạt động NCNL;

Triển khai các hoạt động NCNL do Ban QLDA TƢ chịu trách nhiệm chung cho toàn Dự án;

Page 171: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

171

Thực hiện việc tổ chức đấu thầu theo phân công của Ban Giám đốc với các gói thầu quốc tế cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án và các gói thầu tƣ vấn NCNL khác;

Giám sát và Đánh giá đối với các hoạt động NCNL

Cán bộ truyền thông

Giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác xây dựng chiến lƣợc truyền thông cho toàn Dự án;

Hỗ trợ cho Ban QLDA tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông;

Giám sát và Đánh giá đối với các hoạt động truyền thông

Quản lý tri thức và chia sẻ/học hỏi kinh nghiệm trong toàn Dự án và giữa Dự án với các chƣơng trình giảm nghèo khác trên phạm vi cả nƣớc.

Cán bộ kế hoạch/tài chính dự án

Giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác lập kế hoạch cho toàn Dự án (gồm cả kế hoạch tài chính và tổng hợp kế hoạch đấu thầu);

Hƣớng dẫn/hỗ trợ cấp tỉnh thực hiện công tác lập kế hoạch;

Thực hiện nâng cao năng lực cho cấp tỉnh/huyện về công tác kế hoạch của Dự án

Cán bộ M&E

Vận hành Hệ thống Giám sát và Đánh giá của Dự án (ở cấp trung ƣơng);

Quản lý (và hƣớng dẫn/hỗ trợ) cấp tỉnh vận hành hệ thống giám sát và đánh giá tại địa phƣơng;

Thực hiện nâng cao năng lực cho cấp tỉnh/huyện về M&E

Cán bộ quản lý tài chính, cán bộ kế toán

Thực hiện chức năng kế toán, tài chính;

Quản lý sổ sách, tài liệu chung về tài chính Dự án và báo cáo định kỳ về công tác quản lý tài chính Dự án theo quy định của Dự án;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ Ban QLDA các cấp về thủ tục giải ngân, thanh quyết toán trong đầu tƣ;

Tham gia xây dựng/góp ý về Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án phần Quản lý Tài chính và Đầu thầu.

Cán bộ CS an toàn xã hội & CS môi trường

Xây dựng Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện Dự án ở những nội dung liên quan đến môi trƣờng và an toàn xã hội;

Đảm bảo cho các hoạt động của Dự án ở các cấp tuân thủ theo các quy định của NHTG về môi trƣờng và an toàn xã hội;

Hƣớng dẫn cho các Ban QLDA đánh giá trƣớc và sau về tác động của môi trƣờng và an toàn xã hội đối với với từng loại hình đầu tƣ trong Dự án

Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật (Nhóm TA)

Tư vấn trưởng – Tư vấn quốc tế (làm việc 6 tháng/năm bắt đầu từ năm 2015)

Hỗ trợ BĐPDA TƢ quản lý vận hành chung toàn bộ Dự án từ cấp Trung ƣơng đến địa phƣơng;

Bình luận và góp ý vào Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án;

Thúc đẩy quá trình quản lý dựa trên kết quả áp dụng trong Dự án;

Tham mƣu cho BĐPDA TƢ và Bộ KH&ĐT các vấn đề ở cấp chính sách, quy định nhằm thúc đẩy thực hiện Dự án và chia sẻ kinh nghiệm/bài học cho các Chƣơng trình

Page 172: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

172

Tham gia (tất cả) các đoàn giám sát/đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG thực hiện;

Góp ý, bình luận về các Báo cáo Dự án đƣợc lập ở cấp Trung ƣơng và cấp tỉnh;

Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết, theo yêu cầu của các Tỉnh tham gia Dự án.

Tư vấn trong nước

Nhóm Tƣ vấn trong nƣớc bao gồm các chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực: (i) Đấu thầu, xây dựng CSHT, môi trƣờng và an toàn xã hội, lập kế hoạch và M&E, sinh kế nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính. Nhóm tƣ vấn trong nƣớc sẽ cùng với Tƣ vấn trƣởng cung cấp các hỗ trợ đặc thù cho từng phòng chức năng thuộc Ban ĐPDATƢ, đồng thời hỗ trợ cho địa phƣơng thực hiện các chức năng quản lý nhƣ phân công, cụ thể:

Tư vấn về đấu thầu và CSHT(03 tháng làm việc/năm mỗi năm, kể cả trong quý IV năm 2013) sẽ:

Bình luận và góp ý vào Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện Dự án, chƣơng Đấu thầu;

Hỗ trợ BĐPDA TƢ thực hiện các gói thầu đƣợc triển khai tại cấp Trung ƣơng;

Hỗ trợ Phòng kỹ thuật – CSHT giám sát và đánh giá hiệu quả và hiệu suất đầu tƣ của các công trình CSHT do các cấp Huyện/xã làm chủ đầu tƣ (HP1 và THP 3.1)

Hỗ trợ BĐPDA TƢ xây dựng Kế hoạch đấu thầu của Ban và đánh giá các Kế hoạch đấu thầu của cấp Tỉnh đệ trình.

Tham gia các đoàn giám sát/đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG;

Góp ý, bình luận về các Báo cáo Dự án đƣợc lập ở cấp Trung ƣơng và cấp Tỉnh đối với phần đấu thầu, CSHT…

Tư vấn về quản lý tài chính (02 tháng làm việc/năm mỗi năm, kể cả trong quý IV năm 2013) sẽ:

Bình luận và góp ý vào Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện Dự án, chƣơng Quản lý Tài chính;

Hỗ trợ Ban QLDA TƢ xây dựng Kế hoạch tài chính của Ban và đánh giá các Kế hoạch tài chính của cấp Tỉnh đệ trình;

Tham gia các đoàn giám sát/đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG;

Góp ý, bình luận về các Báo cáo Dự án đƣợc lập ở cấp Trung ƣơng và cấp Tỉnh đối với phần quản lý Tài chính

Tư vấn về môi trường và an toàn xã hội (02 tháng làm việc/năm mỗi năm, và 01 tháng làm việc trong quý IV năm 2013) sẽ:

Bình luận và góp ý vào Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện Dự án ở những nội dung liên quan đến môi trƣờng và an toàn xã hội;

Đảm bảo cho các hoạt động của Dự án ở các cấp tuân thủ theo các quy định của NHTG về môi trƣờng và an toàn xã hội;

Hƣớng dẫn cho các Ban QLDA đánh giá trƣớc và sau về tác động của môi trƣờng và an toàn xã hội đối với với từng loại hình đầu tƣ trong Dự án;

Tham gia (chọn lọc) các đoàn giám sát, đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG

Góp ý, bình luận về các Báo cáo Dự án đƣợc lập ở cấp Trung ƣơng và cấp Tỉnh đối với nội dung liên quan.

Cung cấp các hỗ trợ theo yêu cầu của Ban QLDA cấp Tỉnh.

Tư vấn về sinh kế (làm việc 5 tháng/năm kể từ năm 2014) sẽ:

Hỗ trợ cho Phòng Sinh kế và thị trƣờng trong triển khai các hoạt động của Ban ĐPDATƢ về chủ đề liên quan;

Hỗ trợ Ban ĐPDA Trung ƣơng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và Dự án;

Hỗ trợ cho Ban QLDA cấp tỉnh và huyện trong các hoạt động phát triển sinh kế, kết nối thị trƣờng;

Page 173: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

173

Hƣớng dẫn các địa phƣơng trong việc đánh giá, đo lƣờng hiệu quả, hiệu suất và tác động của các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp;

Chủ trì các nghiên cứu về sinh kế nông nghiệp do Ban ĐPDATƢ thực hiện hoặc cố vấn cho địa phƣơng trong hoạt động này;

Tham gia (chọn lọc) các đoàn giám sát, đánh giá của Bộ KH&ĐT, Ban ĐPDATƢ và NHTG;

Góp ý, bình luận về các Báo cáo Dự án đƣợc lập ở cấp Trung ƣơng và cấp tỉnh đối với nội dung về phát triển sinh kế.

Tư vấn về lập kế hoạch/M&E (làm việc 5 tháng/năm) sẽ:

Góp ý, bình luận cho Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án ở các nội dung lập kế hoạch, theo dõi/giám sát và đánh giá;

Hỗ trợ cho Phòng Kế hoạch/M&E trong xây dựng Kế hoạch (Hoạt động, tài chính và đấu thầu) ở cấp TƢ;

Góp ý, bình luận và hƣớng dẫn cho các địa phƣơng trong quá trình xây dựng Kế hoạch hoạch (Hoạt động, tài chính và đấu thầu) tại cấp địa phƣơng;

Tham gia (chọn lọc) các đoàn giám sát, đánh giá của Bộ KH&ĐT, Ban ĐPDATƢ và NHTG.

Tư vấn về nâng cao năng lực (làm việc 3 tháng/năm) sẽ:

Hỗ trợ Ban ĐPDATƢ trong việc xây dựng Kế hoạch Nâng cao năng lực chung cho toàn Dự án;

Cố vấn cho cấp Tỉnh trong xây dựng và triển khai kế hoạch NCNL cho toàn Dự án;

Theo dõi/giám sát và đánh giá chất lƣợng của các nhà thầu cung cấp dịch vụ NCNL do BĐPDA TƢ tiến hành;

Hỗ trợ cho cấp tỉnh khi xây dựng và thực hiện kế hoạch NCNL cho địa phƣơng;

Hƣớng dẫn cho địa phƣơng về quy trình NCNL;

Hỗ trợ Ban ĐPDATƢ trong chủ trì việc đánh giá hiệu quả các hoạt động NCNL cho toàn Dự án;

Góp ý vào các báo cáo đƣợc lập về nội dung liên quan đến NCNL;

Củng cố mạng lƣới các nhà cung cấp dịch vụ NCNL để cung cấp dữ liệu nguồn về nhà cung ứng dịch vụ tiềm năng cho Dự án, đặc biệt là đối với cấp địa phƣơng.

Tư vấn về truyền thông (làm việc 2 tháng/năm)

Hỗ trợ BĐPDA TƢ trong việc xây dựng chiến lƣợc truyền thông và thực hiện các hoạt động truyền thông cho Dự án ở cấp TƢ;

Cố vấn cho cấp tỉnh trong xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông cấp tỉnh;

BQLDA Tỉnh

Ban Giám đốc:

Điều hành toàn bộ hoạt động của BQLDA tỉnh;

Phối hợp với các Sở/ngành trong triển khai Dự án;

Báo cáo kịp thời với UBND Tỉnh và Ban Chỉ đạo DA tỉnh để chỉ đạo điều hành quá trình triển khai Dự án và giải quyết các vƣớng mắc phát sinh.

Cán bộ đấu thầu:

Tham mƣu cho Ban giám đốc về các vấn đề quản lý chung về đầu tƣ CSHT;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ Ban QLDA huyện và xã trong đầu tƣ CSHT (bao gồm cả tổ chức đấu thấu);

Giám sát và Đánh giá đối với đầu tƣ CSHT theo Hệ thống GS&ĐG của Dự án.

Page 174: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

174

Cán bộ sinh kế và thị trường:

Giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác phát triển sinh kế trên địa bàn;

Hỗ trợ cấp huyện và xã phân tích và thúc đẩy phát triển các sinh kế mới;

Thúc đẩy tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế tập thể;

Thúc đẩy/tuyên truyền về thực hành sản xuất sạch, an toàn, thân thiện với môi trƣờng theo các tiêu chuẩn tiên tiến;

Thúc đẩy và phát triển các mạng lƣới liên kết trong sản xuất kinh doanh và xúc tiến phát triển thị trƣờng.

Cán bộ NCNL

Giúp việc cho Ban giám đốc cho công tác xây dựng kế hoạch NCNL cho tỉnh;

Triển khai các hoạt động NCNL cho cấp xã;

Tổ chức mở thầu và lựa chọn các cá nhân / đơn vị chuyên môn kỹ thuật tham gia các hoạt động NCNL

Giám sát và báo cáo tình hình triển khai NCNL tại tỉnh

Cán bộ kế hoạch

Giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác lập kế hoạch chung;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ cấp huyện/xã thực hiện công tác lập kế hoạch;

Giám sát và báo cáo tiến độ triển khai dự án trên địa bàn tỉnh

Cán bộ M&E

Vận hành Hệ thống Giám sát và Đánh giá của Dự án (ở cấp tỉnh);

Quản lý (và hƣớng dẫn/hỗ trợ) cấp huyện/xã vận hành hệ thống giám sát và đánh giá tại cấp huyện/xã.

Cán bộ truyền thông

Giúp việc cho Ban giám đốc xây dựng kế hoạch truyền thông cho tỉnh;

Phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh;

Xây dựng bộ thông tin truyền thông dự án cơ sở cho cả tỉnh;

Quản lý tri thức và chia sẻ/học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh.

Cán bộ Tài chính Kế toán

Thực hiện chức năng kế toán, tài chính;

Quản lý sổ sách, tài liệu chung về tài chính Dự án và báo cáo định kỳ về công tác quản lý tài chính Dự án theo quy định của dự án;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ Ban QLDA các cấp về thủ tục giải ngân, thanh quyết toán trong đầu tƣ CSHT;

Cung cấp các hỗ trợ hành chính và hậu cần cho các hoạt động của BQLDA tỉnh.

BQLDA huyện

Ban Giám đốc:

Điều hành toàn bộ hoạt động của BQLDA huyện;

Phối hợp với các Phòng chức năng của Huyện trong triển khai Dự án;

Báo cáo kịp thời với UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo DA tỉnh, Ban QLDA Tỉnh để chỉ đạo điều hành quá trình triển khai Dự án và giải quyết các vƣớng mắc phát sinh

Page 175: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

175

Chỉ đạo BPT xã trong quá trình khai Dự án

Cán bộ đấu thầu

Thực hiện công tác triển khai hoạt động phát triển CSHT trong THP 3.1;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ xã khi xã thực hiện chức năng chủ đầu tƣ trong CSHT.

Cán bộ sinh kế và phát triển thị trường

Theo dõi và hỗ trợ cho cấp xã về phát triển các hoạt động sinh kế;

Hỗ trợ tiếp cận các thị trƣờng (đầu vào và đầu ra) cho các sinh kế đƣợc lựa chọn hỗ trợ trong và ngoài phạm vi huyện;

Thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế tập thể;

Thúc đẩy và phát triển các mạng lƣới liên kết trong sản xuất kinh doanh/xúc tiến phát triển thị trƣờng;

Cán bộ NCNL

Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực do cấp huyện thực hiện cho cấp xã

Phối hợp với BQLDA tỉnh trong triển khai các hoạt động NCNL do cấp tỉnh thực hiện cho cấp huyện và xã trên địa bàn huyện

Cán bộ truyền thông

Phụ trách các hoạt động truyền thông cấp huyện và đến xã

Phối hợp tổ chức các hoạt động quản lý trí thức, chia sẽ và học hỏi kinh nghiệm trên địa bàn huyện

Cán bộ kế hoạch/tài chính dự án

Phụ trách xây dựng kế hoạch triển khai cho huyện (bao gồm cả kế hoạch tài chính, tổng hợp kế hoạch đấu thầu;

Thực hiện nhiệm vụ giám sát và đánh giá cho toàn bộ các hợp phần đƣợc triển khai tại huyện (và xã trực thuộc);

Cán bộ M&E

Vận hành Hệ thống Giám sát và Đánh giá của Dự án (ở cấp huyện);

Quản lý (và hƣớng dẫn/hỗ trợ) cấp xã vận hành hệ thống giám sát và đánh giá tại cấp xã.

Kế toán

Thực hiện nhiệm vụ kế toán/tài chính thƣờng xuyên cho Dự án;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ xã làm chủ đầu tƣ.

Cán bộ hành chính, kiêm thủ quỹ

Hỗ trợ các hoạt động chung của Ban Quản lý Dự án

Thủ quỹ BQLDA huyện

Cán bộ lái xe (kiêm nhiệm)

Hỗ trợ các hoạt động hành chính của Ban QLDA huyện

Lái xe

Nhóm Hướng dẫn viên cộng đồng (CF)

Hỗ trợ trong quá trình tham vấn, huy động sự tham gia của đối tƣợng hƣởng lợi dự án cũng nhƣ cộng đồng

Hỗ trợ xúc tiến các hoạt động sinh kế, các công trình CSHT tại địa bàn cho các LEGs

Hỗ trợ kết nối xã và các hộ gia đình với thị trƣờng

Page 176: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

176

Hỗ trợ xã trong việc lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm và rà soát kế hoạch phát triển KTXH 5 năm

Hỗ trợ kỹ thuật cho Ban PT xã trong việc quản lý các hoạt động đầu tƣ do xã làm chủ đầu tƣ

BPT xã

Trưởng ban PT xã (Chủ tịch hoặc PCT UBND xã)

Điều hành toàn bộ hoạt động của Ban PT xã;

Phối kết hợp các hoạt động của Dự án với các Chƣơng trình/chính sách giảm nghèo khác tại cấp xã;

Báo cáo kịp thời BQLDA huyện để giải quyết các vƣớng mắc phát sinh.

Phó Trưởng ban PT xã (Hội trưởng hoặc Phó hội trưởng Hội phụ nữ xã)

Giúp việc cho Trƣởng ban PT xã trong điều hành toàn bộ các hoạt động của Ban PT xã;

Chịu trách nhiệm về các hoạt động truyền thông, huy động sự tham gia của cộng đồng;

Chịu trách nhiệm huy động sự tham gia của các hội đoàn thể vào triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án tại cấp xã;

Chỉ đạo Hội liên hiệp phụ nữ xã tham gia thực hiện các hoạt động thuộc THP 2.1 đƣợc phân công.

Cán bộ địa chính

Tham gia tổ chức đấu thầu các công trình CSHT do xã làm chủ đầu tƣ;

Phân tích hiệu quả kinh tế (hiệu suất đầu tƣ) trong đầu tƣ CSHT;

Theo dõi và đánh giá hiệu quả/tác động của các công trình CSHT phục vụ mục đích giám sát và đánh giá của Dự án;

Tổ chức thực hiện công tác duy tu bảo dƣỡng công trình (hƣớng dẫn cộng đồng thực hiện nhiệm vụ này.

Cán bộ Nông nghiệp

Tham gia phân tích và lựa chọn các chuỗi giá trị/sinh kế tiềm năng của xã;

Thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế tập thể thành công;

Thúc đẩy/tuyên truyền về thực hành sản xuất sạch, an toàn, thân thiện với môi trƣờng trên địa bàn huyện;

Hỗ trợ hiệu quả các tổ nhóm/HTX trên địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh theo sinh kế đƣợc lựa chọn.

Cán bộ kế toán

Thực hiện nhiệm vụ kế toán/tài chính thƣờng xuyên cho Dự án;

Tham gia quá trình đấu thầu các công trình CSHT (và hoạt động khác) do xã làm chủ đầu tƣ;

Thực hiện thanh quyết toán các hoạt động của Dự án và các hoạt động do xã làm chủ đầu tƣ.

Cán bộ Văn phòng

Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch và theo dõi/giám sát tại cấp xã;

Giám sát và đánh giá cho toàn bộ các hợp phần đƣợc triển khai tại huyện (và xã trực thuộc);

Thực hiện các tác nghiệp truyền thông nhƣ phân công;

Thực hiện việc công khai các thông tin về Dự án đảm bảo ngƣời dân và các chủ thể khác; có thể tiếp cận đƣợc các quy định và quá trình triển khai Dự án.

Page 177: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

177

Phụ lục 11: Mô tả nhiệm vụ của các cơ quan hữu quan các cấp

Bảng dƣới trình bày chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hữu quan trong quản lý và thực hiện Dự án từ cấp Trung ƣơng đến cấp xã.

Cấp Trung ương

Bộ KH&ĐT

Là Cơ quan chủ quản của Dự án

Chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Ban QLDA cấp Trung ƣơng;

Phối hợp với UBND các tỉnh tham gia Dự án để thúc đẩy quá trình thực hiện, đảm bảo mục tiêu của Dự án có thể đạt đƣợc;

Phối hợp với NHTG trong quá trình triển khai Dự án về các vấn đề chính sách, quy định và giải quyết các vƣớng mắc phát sinh;

Điều phối các cơ quan Bộ/ngành khác ở cấp Trung ƣơng để xây dựng các chính sách, quy định phù hợp cho Dự án đƣợc triển khai;

Dựa trên bài học của Dự án, tham mƣu cho Chính phủ trong các Chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn khác;

Bộ Tài chính

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về các vấn đề liên quan đến nguồn vốn ODA đƣợc sử dụng trong Dự án theo quy định;

Xây dựng các thông tƣ (nếu có) và hƣớng dẫn cần thiết về quản lý tài chính, đấu thầu cho Dự án, đặc biệt là hƣớng dẫn về hình thức đấu thầu cộng đồng;

Thẩm tra dự toán nguồn vốn của Dự án ở cấp Trung ƣơng và phê duyệt quyết toán phần vốn do Ban Quản lý Dự án Trung ƣơng và cấp tỉnh sử dụng;

Phối hợp với Bộ KH&ĐT, NHTG, Kho bạc Nhà nƣớc trong giải quyết các vƣớng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Dự án;

Dựa trên bài học của Dự án, tham mƣu cho Chính phủ trong các Chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn khác;

Kho bạc Nhà nước Trung ương

Tham gia xây dựng/góp ý thông tƣ (nếu có) và hƣớng dẫn về quản lý tài chính, đấu thầu cho Dự án, đặc biệt là hình thức đầu thầu cộng đồng;

Chỉ đạo hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh, huyện trong việc phối hợp và hỗ trợ các BQLDA các cấp, các chủ đầu tƣ trong quá trình triển khai Dự án;

Kiểm soát chi phí của Dự án tại cấp Trung ƣơng

Thay mặt chủ đầu tƣ thanh toán phần vốn đối ứng

Bộ NN&PTNT

Phối hợp cùng với Bộ KH&ĐT và các cơ quan hữu quan khác trong việc xây dựng/góp ý về các chính sách, quy định cho phát triển nông nghiệp, hình thành các sinh kế mới tại các địa phƣơng tham gia Dự án;

Chỉ đạo các Sở NN&PTNT và các đơn vị trực thuộc về việc cung cấp các hỗ trợ cần thiết để Dự án đƣợc triển khai, đặc biệt là trong Hợp phần 2 của Dự án;

Dựa trên bài học của Dự án, tham mƣu cho Chính phủ trong các Chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn khác;

Bộ Lao động thương binh và xã hội

Phối hợp cùng với Bộ KH&ĐT và các cơ quan hữu quan khác trong việc xây dựng/góp ý về các chính sách, quy định liên quan đến Dự án;

Dựa trên bài học của Dự án, tham mƣu cho Chính phủ trong các Chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn khác.

Ủy Ban Dân tộc

Phối hợp cùng với Bộ KH&ĐT và các cơ quan hữu quan khác trong việc xây dựng/góp ý về các chính sách, quy định liên quan đến Dự án;

Dựa trên bài học của Dự án, tham mƣu cho Chính phủ trong các Chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn khác.

Ngân hàng Nhà nước

Phối hợp với BĐPDA TƢ trong việc lựa chọn ngân hàng phục vụ cho Dự án ở các cấp.

Page 178: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

178

Ngân hàng phục vụ cấp trung ương

Làm nhiệm vụ „ngân hàng phục vụ‟, hỗ trợ việc giải ngân phần vốn vay của NHTG và đƣợc hƣởng phí dịch vụ theo quy định hiện hành của Chính phủ

Tại cấp Tỉnh

Sở KH&ĐT

Lãnh đạo của Sở KH&ĐT là Giám đốc của Ban QLDA cấp tỉnh;

Trợ giúp kỹ thuật cho Ban QLDA tỉnh trong các vấn đề về đầu tƣ CSHT;

Thúc đẩy sự tham gia của khu vực kinh tế tƣ nhân vào dự án;

Chủ trì triển khai quá trình xây dựng KHPTKTXH theo phƣơng pháp tham gia các địa bàn Dự án và nhân rộng ra các xã/huyện ngoài Dự án.

Sở Tài chính

Tham mƣu cho UBND tỉnh quản lý Nhà nƣớc về tài chính đối với nguồn kinh phí của Dự án;

Là thành viên Ban Chỉ đạo DA tỉnh;

Thông báo kế hoạch vốn của Dự án qua Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh và phòng Tài chính-Kế hoạch huyện;

Thẩm tra dự toán nguồn vốn của Dự án thuộc các cơ quan cấp tỉnh sử dụng và Phê duyệt quyết toán phần vốn do các đơn vị cấp tỉnh sử dụng;

Phối hợp với Kho bạc và BQLDA chuẩn bị báo cáo tình hình tài chính hàng quý/6 tháng và năm của Dự án;

Kho bạc Nhà nước tỉnh

Theo dõi việc giải ngân nguồn kinh phí của Dự án;

Lập báo cáo giải ngân theo qui định hiện hành;

Hỗ trợ Sở Tài chính trong chuẩn bị các báo cáo tình hình tài chính hàng quý/6 tháng/năm;

Giải ngân phần vốn đối ứng của Việt nam.

Sở NN&PTNT (và các cơ quan trực thuộc)

Là thành viên Ban Chỉ đạo DA tỉnh;

Phối hợp thực hiện các hoạt động thuộc HP 2 về củng cố an ninh lƣơng thực, sinh kế lâm nghiệp và phát triển sinh kế thị trƣờng;

Thúc đẩy cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh nông, lâm sản, cung cấp dịch vụ khuyến nông, thú y, tập huấn đào tạo nông dân nòng cốt, tổ chức sản xuất theo tổ/nhóm/hợp tác xã;

Ban Dân tộc tỉnh

Là thành viên Ban Chỉ đạo DA tỉnh;

Phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về Dự án và vận động sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong các hoạt động của Dự án;

Là cầu nối giữa Dự án với các Chƣơng trình/chính sách về dân tộc khác đƣợc triển khai tại địa phƣơng.

Sở Xây dựng và Sở Giao thông

Trợ giúp kỹ thuật cho Ban QLDA tỉnh trong các vấn đề liên quan đến đầu tƣ CSHT;

Tham gia xây dựng hoặc hƣớng dẫn về đấu thầu/giám sát thi công/nghiệm thu các công trình CSHT do cấp Huyện và xã làm chủ đầu tƣ trong Dự án;

Hƣớng dẫn và trợ giúp cho các huyện và xã trong các vấn đề liên quan đến đầu tƣ CSHT;

Cung cấp các thông tin (chính sách, quy định của pháp luật, quy hoạch, v.v. ) liên quan đến lĩnh vực xây dựng, giao thông cho các huyện/xã/nhà thầu.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trợ giúp kỹ thuật cho Ban QLDA tỉnh trong các vấn đề về môi trƣờng, quản lý tài nguyên trong các hoạt động của Dự án, đặc biệt là hoạt động đầu tƣ CSHT;

Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các Hội đoàn thể tại Tỉnh

Phối hợp với BQLDA các cấp trong triển khai Dự án;

Tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng;

Page 179: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

179

Các cơ quan truyền thông (Đài PT-TH Tỉnh, Báo tỉnh)

Thực hiện các hoạt động truyền thông cho Dự án trong khuôn khổ THP 3.3;

Phối hợp với Dự án thực hiện việc đƣa các tin/bài về hoạt động giảm nghèo trong vùng dự án;

Các Doanh nghiệp

Phối hợp với BQLDA các cấp trong triển khai Dự án;

Tham gia xây dựng các công trình CSHT các cấp gắn với dạy nghề xây dựng và tạo việc làm cho lao động địa phƣơng;

Tham gia các hoạt động phát triển sinh kế hiện tại, sinh kế mới, phát triển lâm nghiệp bền vững;

Liên kết với các tổ nhóm/HTX nông dân trong tổ chức sản xuất kinh doanh nông-lâm nghiệp;

Các thể chế tài chính

Tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn tài chính cho ngƣời dân và doanh nghiệp trong việc triển khai các hoạt động của Dự án.

Ngân hàng phụ c vụ cấp tỉnh

Làm nhiệm vụ „ngân hàng phục vụ‟, hỗ trợ việc giải ngân phần vốn vay của NHTG và đƣợc hƣởng phí dịch vụ theo quy định hiện hành của Chính phủ

Tại cấp Huyện

UBND các huyện

Giao kế hoạch cho UBND các xã, nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc thực hiện Dự án theo kế hoạch đƣợc UBND tỉnh giao;

Làm chủ đầu tƣ một số HP, THP theo thiết kế Dự án;

Phối hợp với các Sở ban ngành của tỉnh triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án trên địa bàn;

Theo dõi, giám sát, hỗ trợ các xã thực hiện và báo cáo định kì tiến độ, kết quả các hoạt động của Dự án;

Phòng TC-KH huyện

Tham mƣu cho UBND huyện quản lý Nhà nƣớc về tài chính đối với nguồn kinh phí của Dự án;

Thông báo kế hoạch vốn của Dự án qua Kho bạc Nhà nƣớc huyện;

Thẩm tra dự toán nguồn vốn của các xã cho hoạt động mang tính chất sự nghiệp;

Phê duyệt quyết toán phần vốn Dự án do các đơn vị cấp xã sử dụng.

Phòng KT-HT huyện

Thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật của các công trình CSHT do các xã làm chủ đầu tƣ;

Hỗ trợ kỹ thuật cho các xã trong thực hiện các hoạt động của HP1.

Phòng NN&PTNT Lập các tiểu dự án về sinh kế với sự hƣớng dẫn/hỗ trợ của BQLDA tỉnh;

Hỗ trợ cấp xã thực hiện các hoạt động sinh kế

Kho bạc Nhà nước Huyện

Giám sát việc giải ngân nguồn kinh phí của Dự án tại địa bàn huyện;

Lập báo cáo giải ngân theo qui định hiện hành.

Ngân hàng phục vụ cấp huyện

Làm nhiệm vụ „ngân hàng phục vụ‟, hỗ trợ việc giải ngân phần vốn vay của NHTG và đƣợc hƣởng phí dịch vụ theo quy định hiện hành của Chính phủ

Tại cấp xã

UBND xã

Chủ trì xây dựng kế hoạch PTKTXH cho xã;

Là chủ đầu tƣ các HP và THP theo thiết kế Dự án;

Lập kế hoạch, thực hiện công tác giám sát cho các Hợp phần và THP đƣợc phân công;

Chủ trì các hoạt động duy tu bảo dƣỡng các công trình CSHT đƣợc đầu tƣ từ nguồn vốn Dự án.

Hội LHPN và Hội Nông dân xã

Phối hợp với BQLDA các cấp thực hiện các THP và hoạt động của Dự án do cấp xã làm chủ đầu tƣ

Page 180: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

180

Tham gia Ban giám sát xã

Các cơ quan/tổ chức khác

Các tổ chức quốc tế, NGO trên địa bàn

Phối hợp với BQLDA các cấp trong triển khai Dự án;

Phối hợp các nguồn lực đầu tƣ cho các hoạt động chung.

Các đơn vị tư vấn, cơ sở nghiên cứu khoa học

Cung cấp dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật cho các hoạt động của Dự án theo yêu cầu (đặc biệt là các hoạt động sinh kế và NCNL);

Nhà thầu

Thực hiện theo nhiệm vụ cụ thể đƣợc ghi trong hồ sơ mời thầu, Bố trí các cán bộ đƣợc tuyển chọn phù hợp để thực hiện theo điều khoản hợp đồng.

Nhóm cộng đồng đấu thầu thực hiện các hợp đồng xây lắp thuộc HP1 tuyển chọn nhân lực và tay nghề phù hợp để thực hiện theo hợp đồng.

Các tổ chức giám sát thực hiện dự án

Các cơ quan: HĐND các cấp, các ban giám sát cấp huyện, cấp xã, tƣ vấn giám sát Dự án, chính quyền các cấp tại địa phƣơng, các tổ chức thanh tra, kiểm toán và ngƣời dân đều có quyền tham gia giám sát mọi hoạt động của Dự án.

Page 181: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

181

Phụ lục 12: Sơ đồ thanh toán và giải ngân tại các cấp

Mô hình giải ngân trong Dự án sẽ đƣợc hƣớng dẫn chi tiết trong Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án, nhƣng cơ bản sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Tạm ứng theo kế hoạch từ Tài khoản chỉ định của tỉnh về TK Dự án cấp huyện để huyện có thể chủ động trong kế hoạch chi tiêu và thanh toán ngay cho xã sau khi xã đã có hồ sơ đƣợc kiểm soát chi;

Tạm ứng vốn về Tài khoản Dự án xã dựa trên kế hoạch đƣợc duyệt và hợp đồng đã ký. Vốn chuyển ra khỏi Tài khoản chỉ định cấp tỉnh nhằm mục đích tạm ứng cho xã đƣợc coi là khoản giải ngân hợp lệ cho mục đích làm đơn xin bổ sung vốn;

Thể chế hoá quy trình hoàn trả chứng từ từ huyện lên tỉnh nhằm không làm ảnh hƣởng đến tiến độ làm đơn xin bổ sung vốn.

Để cụ thể hoá phƣơng án giải ngân, sơ đồ giải ngân theo các cấp Dự án Trung ƣơng, tỉnh, huyện và xã đƣợc mô tả tóm tắt nhƣ sau:

Sơ đồ giải ngân từ NHTG tới cấp Trung Ương và Tỉnh

(1) BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh làm đơn xin rút vốn gửi cho Bộ Tài chính và cùng ký;

(2) BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh trình đơn xin rút vốn gửi lên NHTG;

(3) NHTG xét duyệt, có thƣ không phản đối và giải ngân tiền vào TK chỉ định của BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh

Sơ đồ giải ngân từ cấp BĐPDA TƯ và BQLDA tỉnh cho các nhà thầu

(4) Các nhà thầu trình yêu cầu thanh toán, hóa đơn và các chứng từ khác cho BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh;

(5) BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh chuyển bộ yêu cầu thanh toán cho Kho bạc Nhà nƣớc TƢ / Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh kiểm soát chi;

(6) BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh viết ủy nhiệm chi gửi NH phục vụ đề nghị thanh toán cho Nhà thầu;

(7) NH phục vụ của BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh chuyển tiền thanh toán vào Tài khoản do Nhà thầu chỉ định

NHTG

BộTàichính

BĐPDA TƢ/ BQLDA tỉnh

TK tại NH phục vụ chỉ định của BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh

(1)

(2)

(3)

4)

5) 6)

7)

KBNN TƢ / Tỉnh BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh

TK tại NH phục vụ do BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh chỉ định

Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch vụ,

thiết bị

TK tại NH do Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị chỉ định

Page 182: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

182

Sơ đồ giải ngân từ BQLDA huyện cho các nhà thầu

(8) BQLDA huyện trình BQLDA tỉnh yêu cầu tạm ứng / bổ sung vốn theo kế hoạch;

(9) BQLDA tỉnh viết ủy nhiệm chi gửi NH phục vụ tỉnh chuyển tiền cho BQLDA huyện;

(10) NH phục vụ tỉnh chuyển tiền vào TK tại NH phục vụ chỉ định của BQLDA huyện;

(11) Nhà thầu trình yêu cầu thanh toán, hóa đơn và các chứng từ liên quan lên BQLDA huyện;

(12) BQLDA huyện chuyển bộ yêu cầu thanh toán của nhà thầu cho Kho bạc Nhà nƣớc huyện kiểm soát chi;

(13) BQLDA huyện viết ủy nhiệm chi gửi NH phục vụ chuyển tiền cho Nhà thầu;

(14) NH phục vụ huyện chuyển tiền vào TK NH do Nhà thầu chỉ định

Sơ đồ giải ngân từ Ban PT xã cho các nhà thầu / LEGs

(15) Ban PT xã trình yêu cầu tạm ứng / bổ sung vốn lên BQLDA huyện;

(16) BQLDA huyện viết ủy nhiệm chi cho NH phục vụ huyện;

(17) NH phục vụ huyện chuyển khoản vào TK NH phục vụ xã;

(9)

(16)

Ban PT xã KBNN huyện

BQLDA huyện TK tại NH phụcvụchỉđịnhcủa BQLDA huyện

Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch

vụ, thiết bị

TK tại NH do Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch vụ,

thiết bị chỉ định

TK tại NH phục vụ chỉ định của Ban PT xã

LEGs LEGs rút tiền mặt /TK NH phục vụ

LEGS(*)

(15)

(19)

(18)

(21)

(20)

(17)

KBNN huyện BQLDA huyện TK tại NH phục vụ chỉ định của BQLDA huyện

Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị

TK tại NH do Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị chỉ

định

BQLDA tỉnh TK tại NH phục vụ chỉ định của BQLDA tỉnh

(8) (10)

(11)

(12) (13)

(14)

Page 183: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

183

(18) Nhà thầu / LEGs gửi đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan cho Ban PT xã;

(19) Ban PT xã chuyển bộ đề nghị thanh toán và chứng từ liên quan cho Kho bạc Nhà nƣớc huyện kiểm soát chi;

(20) Ban PT xã viết ủy nhiệm chi cho NH phục vụ xã;

(21) NH phục vụ xã chuyển tiền vào TK Nhà thầu chỉ định / Rút tiền mặt cho LEGs hoặc chuyển vào TK LEGs chỉ định.

(*) Trong năm đầu tiên, tổ trƣởng của LEGs sẽ rút tiền mặt phục vụ cho các hoạt động của tổ nhóm theo kế hoạch đã giải trình, có sự theo dõi và hỗ trợ của CF. Sang năm thứ 2 của dự án, LEGs tự mở tài khoản để nhận tiền và giữ khoản tiết kiệm của nhóm, tài khoản dƣới dạng 3 chủ tài khoản đứng tên (có đủ 03 chữ kí của 01 Tổ trƣởng và 02 Tổ phó) hoặc nếu đủ năng lực thì thành lập tổ hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP.

Page 184: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

184

Phụ lục 13: Chi phí lương và Phụ cấp cho cán bộ Trung Ương và các tỉnh

Cấp Trung Ương

STT Chức Vụ Nhiệm Vụ Số

Người Định Mức

Năm Tổng (USD)

2014 2015 ( 6 tháng) 2015-2018

Ban ĐPDA Trung Ương

1 Giám Đốc BĐPDA Kiêm Nhiệm 1 239 2.874 1.437 10.057 14.368

2 Phó Giám Đốc BĐPDA Kiêm Nhiệm 1 255 3.055 1.527 10.691 15.273

3 Phó Giám Đốc BĐPDA Chuyên Trách 1 529 6.351 3.175 22.227 31.753

4 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Chuyên Trách 22 8.429 101.149 50.575 354.023 528.736

5 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 5 251 3.017 1.509 10.560 15.086

Tổng 30 9.704 116.445 58.223 407.559 582.227

Page 185: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

185

Tỉnh Đắk Lắk

STT Chức Vụ Nhiệm Vụ Số

Người Định Mức

Năm Tổng (USD)

2014 2015 ( 6 tháng) 2015-2018

BQLDA Tỉnh Đắk Lắk

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 1 217 2.601 1.300 9.102 13.003

2 Phó GĐ, Cán Bộ Chuyên Môn Chuyên Trách 14 8.046 96.552 48.276 337.931 482.759

3 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 2 575 6.897 3.448 24.138 34.483

Tổng 17 8.837 106.049 53.024 371.171 530.244

BQLDA Huyện

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 5 744 8.922 4.461 31.228 44.612

2 Phó GĐ Chuyên Trách 5 1.452 17.422 8.711 60.978 87.112

3 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Chuyên Trách 50 19.157 229.885 114.943 804.598 1.149.425

4 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Kiêm Nhiệm 15 2.165 25.983 12.991 90.940 129.914

5 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 10 2.874 34.483 17.241 120.690 172.414

6 Hƣớng Dẫn Viên Cộng Đồng (CF) Chuyên Trách 25 7.184 86.207 43.103 301.724 431.034

Tổng 110 26.391 316.695 158.348 1.108.434 1.583.477

Ban Phát Triển Xã

1 Cán Bộ Kiêm Nhiệm 100 5.997 71.960 35.980 251.859 359.799

Tổng 100 5.997 71.960 35.980 251.859 359.799

Toàn tỉnh Đắk Lắk

48.409 580.911 290.455 2.033.188 2.904.555

Page 186: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

186

Tỉnh Đắk Nông

STT Chức Vụ Nhiệm Vụ Số

Người Định Mức

Năm Tổng (USD)

2014 2015 ( 6 tháng) 2015-2018

BQLDA Tỉnh Đắk Nông

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 1 217 2.601 1.300 9.102 13.003

2 Phó GĐ, Cán Bộ Chuyên Môn Chuyên Trách 14 8.046 96.552 48.276 337.931 482.759

3 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 2 575 6.897 3.448 24.138 34.483

Tổng 17 8.837 106.049 53.024 371.171 530.244

BQLDA Huyện

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 4 600 7.198 3.599 25.194 35.991

2 Phó GĐ Chuyên Trách 4 1.165 13.974 6.987 48.909 69.871

3 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Chuyên Trách 40 15.326 183.908 91.954 643.678 919.540

4 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Kiêm Nhiệm 12 1.734 20.810 10.405 72.836 104.052

5 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 8 2.299 27.586 13.793 96.552 137.931

6 Hƣớng Dẫn Viên Cộng Đồng (CF) Chuyên Trách 20 5.747 68.966 34.483 241.379 344.828

Tổng 88 26.870 322.443 161.221 1.128.549 1.612.213

Ban Phát Triển Xã

1 Cán Bộ Kiêm Nhiệm 80 4.799 57.592 28.796 201.572 287.960

Tổng 80 4.799 57.592 28.796 201.572 287.960

Toàn tỉnh Đăk Nông

40.507 486.083 243.042 1.701.292 2.430.417

Page 187: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

187

Tỉnh Gia Lai

STT Chức Vụ Nhiệm Vụ Số

Người Định Mức

Năm Tổng (USD)

2014 2015 ( 6 tháng) 2015-2018

BQLDA Tỉnh Gia Lai

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 1 217 2.601 1.300 9.102 13.003

2 Phó GĐ, Cán Bộ Chuyên Môn Chuyên Trách 14 8.046 96.552 48.276 337.931 482.759

3 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 2 575 6.897 3.448 24.138 34.483

Tổng 17 8.837 106.049 53.024 371.171 530.244

BQLDA Huyện

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 5 744 8.922 4.461 31.228 44.612

2 Phó GĐ Chuyên Trách 5 1.452 17.422 8.711 60.978 87.112

3 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Chuyên Trách 50 19.157 229.885 114.943 804.598 1.149.425

4 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Kiêm Nhiệm 15 2.165 25.983 12.991 90.940 129.914

5 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 10 2.874 34.483 17.241 120.690 172.414

6 Hƣớng Dẫn Viên Cộng Đồng (CF) Chuyên Trách 25 7.184 86.207 43.103 301.724 431.034

Tổng 110 33.575 402.902 201.451 1.410.158 2.014.511

Ban Phát Triển Xã

1 Cán Bộ Kiêm Nhiệm 100 5.997 71.960 35.980 251.859 359.799

Tổng 100 5.997 71.960 35.980 251.859 359.799

Toàn tỉnh Gia Lai

48.409 580.911 290.455 2.033.188 2.904.555

Page 188: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

188

Tỉnh Kon Tum

STT Chức Vụ Nhiệm Vụ Số

Người Định Mức

Năm Tổng (USD)

2014 2015 ( 6 tháng) 2015-2018

BQLDA Tỉnh Kon Tum

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 1 217 2.601 1.300 9.102 13.003

2 Phó GĐ, Cán Bộ Chuyên Môn Chuyên Trách 14 8.046 96.552 48.276 337.931 482.759

3 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 2 575 6.897 3.448 24.138 34.483

Tổng 17 8.837 106.049 53.024 371.171 530.244

BQLDA Huyện

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 6 887 10.647 5.323 37.263 53.233

2 Phó GĐ Chuyên Trách 6 1.739 20.871 10.435 73.047 104.353

3 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Chuyên Trách 60 22.989 275.862 137.931 965.517 1.379.310

4 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Kiêm Nhiệm 18 2.596 31.155 15.578 109.043 155.776

5 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 12 3.448 41.379 20.690 144.828 206.897

6 Hƣớng Dẫn Viên Cộng Đồng (CF) Chuyên Trách 30 8.621 103.448 51.724 362.069 517.241

Tổng 132 40.280 483.362 241.681 1.691.767 2.416.810

Ban Phát Triển Xã

1 Cán Bộ Kiêm Nhiệm 120 7.194 86.328 43.164 302.147 431.638

Tổng 120 7.194 86.328 43.164 302.147 431.638

Toàn tỉnh Kon Tum

56.312 675.739 337.869 2.365.085 3.378.693

Page 189: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

189

Tỉnh Quảng Nam

STT Chức Vụ Nhiệm Vụ Số

Người Định Mức

Năm Tổng (USD)

2014 2015 ( 6 tháng) 2015-2018

BQLDA Tỉnh Quảng Nam

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 1 217 2.601 1.300 9.102 13.003

2 Phó GĐ, Cán Bộ Chuyên Môn Chuyên Trách 14 8.046 96.552 48.276 337.931 482.759

3 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 2 575 6.897 3.448 24.138 34.483

Tổng 17 8,837 106.049 53.024 371.171 530.244

BQLDA Huyện

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 3 456 5.474 2.737 19.159 27.371

2 Phó GĐ Chuyên Trách 3 877 10.526 5.263 36.841 52.629

3 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Chuyên Trách 30 11.494 137.931 68.966 482.759 689.655

4 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Kiêm Nhiệm 9 1.303 15.638 7.819 54.733 78.190

5 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 6 1.724 20.690 10.345 72.414 103.448

6 Hƣớng Dẫn Viên Cộng Đồng (CF) Chuyên Trách 15 4.310 51.724 25.862 181.034 258.621

Tổng 66 20,165 241.983 120.991 846.940 1.209.914

Ban Phát Triển Xã

1 Cán Bộ Kiêm Nhiệm 60 3.602 43.224 21.612 151.284 216.121

Tổng 60 3,602 43.224 21.612 151.284 216.121

Toàn tỉnh Quảng Nam

32,605 391.256 195.628 1.369.395 1.956.279

Page 190: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

190

Tỉnh Quảng Ngãi

STT Chức Vụ Nhiệm Vụ Số

Người Định Mức

Năm Tổng (USD)

2014 2015 ( 6 tháng) 2015-2018

BQLDA Tỉnh

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 1 217 2.601 1.300 9.102 13.003

2 Phó GĐ, Cán Bộ Chuyên Môn Chuyên Trách 14 8.046 96.552 48.276 337.931 482.759

3 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 2 575 6.897 3.448 24.138 34.483

Tổng 17 8,837 106.049 53.024 371.171 530.244

BQLDA Huyện

1 Giám Đốc BQLDA Kiêm Nhiệm 3 456 5.474 2.737 19.159 27.371

2 Phó GĐ Chuyên Trách 3 877 10.526 5.263 36.841 52.629

3 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Chuyên Trách 30 11.494 137.931 68.966 482.759 689.655

4 Cán Bộ Chuyên Môn Kỹ Thuật Kiêm Nhiệm 9 1.303 15.638 7.819 54.733 78.190

5 Cán Bộ Hành Chính / Phiên Dịch/ Lái Xe Chuyên Trách 6 1.724 20.690 10.345 72.414 103.448

6 Hƣớng Dẫn Viên Cộng Đồng (CF) Chuyên Trách 15 4.310 51.724 25.862 181.034 258.621

Tổng 66 20,165 241.983 120.991 846.940 1.209.914

Ban Phát Triển Xã

1 Cán Bộ Kiêm Nhiệm 60 3.602 43.224 21.612 151.284 216.121

Tổng 60 3,602 43.224 21.612 151.284 216.121

Toàn tỉnh Quảng Ngãi 32,605 391.256 195.628 1.369.395 1.956.279

Page 191: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

191

Phụ lục 14: Kế hoạch Phòng chống Tham nhũng

Năm 2005, Ban Nội chính Trung ƣơng Đảng đã chủ trì một nghiên cứu nhằm nắm bắt thực trạng mức độ, hình thái và bản chất tham nhũng ở Việt Nam. Nghiên cứu năm 2005 là công cụ để đƣa ra các định hƣớng cho việc xây dựng Luật PCTN năm 2005, trong đó giới thiệu những cách tiếp cận mới trong công tác PCTN nhƣ kê khai tài sản của CBCC, chuyển đổi vị trí công tác và nhấn mạnh hơn đến tính minh bạch. Nghiên cứu năm 2005 và Luật Phòng chống tham nhũng tháng 11 năm 2005 (55/2005/QH11) có hiệu lực từ năm 2006 đã tiên đoán về một giai đoạn mà xã hội sẽ quan tâm nhiều hơn đến hậu quả của tham nhũng và những thách thức trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị định, quyết định hƣớng dẫn thực hiện và củng cố Luật Phòng chống tham nhũng (96 Nghị định, 49 Nghị quyết và 67 quyết định về quản lý, điều hành

40)

trong đó có thể kể đến: Nghị định số 120/2006/ND-CP quy định giải quyết về tính minh bạch và công khai, bảo vệ và khen thƣởng những ngƣời tố cáo và yêu cầu của công dân về thông tin; Nghị định số 37/2007/ND-CP qui định phải minh bạch trong kê khai tài sản và thu nhập của các quan chức trong chính phủ, đảng và quốc hội. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về Thực hành dân chủ tại các làng xã, phƣờng và thị trấn qui định tính công khai và tham vấn cộng đồng về các vấn đề nhƣ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, công trình và Dự án đầu tƣ, quản lý và sử dụng ngân quỹ và cơ chế cho phép ngƣời dân nói lên quan điểm của mình và cơ chế thu nhận thông tin phản hồi. Nghị định số 47/2007/NĐ-CP và Nghị định số 107/2006/NĐ-CP qui định vai trò và trách nhiệm của xã hội dân sự cũng nhƣ lãnh đạo trong các cơ quan của chính phủ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nghị định số 11/2011/TT-TTCP ngày 09 tháng 11 năm 2011 Quy định tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng chống tham nhũng. Chiến lƣợc quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ.

Đến nay, tham nhũng vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của tất cả các tầng lớp trong xã hội. Trong các cuộc Đối thoại về PCTN do TTCP và các đối tác phát triển đồng tổ chức định kỳ nửa năm một lần (và kể từ năm 2012 là một năm một lần), Chính phủ Việt Nam và các Nhà tài trợ, cũng nhƣ các bên hữu quan đã bàn đến nhiều biện pháp kỹ thuật và trao đổi ý tƣởng. Mặc dù quan điểm còn khác nhau nhƣng có một thực tế mà các bên đều công nhận: tham nhũng vẫn còn là một thách thức lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam. Ngân hàng Thế giới cùng nhiều Nhà tài trợ đa phƣơng nhƣ Chƣơng trình Phát triển LHQ (UNDP), Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, và song phƣơng nhƣ Chính phủ các quốc gia tài trợ (Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản…) đều đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy và hỗ trợ Việt nam xây dựng một nền quản trị công minh bạch, công khai và phi tham nhũng.

Báo cáo số 226/BC-CP ngày 10/10/2012 của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) kết luận “Công tác PCTN chƣa đạt yêu cầu và mục tiêu là ngăn chặn, từng bƣớc đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý Nhà nƣớc”. Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tƣ pháp Quốc hội về Báo cáo công tác PCTN của Chính phủ năm 2012 có nêu “một trong những nguyên nhân quan trọng của tệ nạn tham nhũng hiện nay là tình trạng suy thoái phẩm chất đạo đức của không ít cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, trong đó một số cán bộ là lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bên cạnh đó là bệnh quan liêu, thành tích, hình thức vẫn còn nặng nề, nên không ít ngƣời đứng đầu vẫn còn có biểu hiện ngại đấu tranh với hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý. Công tác nghiệp vụ cơ bản và phòng ngừa nghiệp vụ ở một số cơ quan điều tra chƣa đƣợc tăng cƣờng, thực hiện chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao; công tác thanh tra, kiểm toán còn hạn chế; công tác tự kiểm tra, thanh tra tại các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm, đề cao đúng mức, có nơi còn buông lỏng; chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ đối với mỗi vị trí công tác chƣa rõ ràng, cụ thể, nhất là ở những khâu, quy trình thủ tục liên quan tới công việc, quyền lợi của ngƣời dân, doanh nghiệp”.

Trong bối cảnh đó, Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên sẽ tiến hành những hành động cần thiết để phòng chống tham nhũng hiệu quả, góp phần sử dụng tối ƣu nguồn vốn của Dự án, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển. Kế hoạch này bao gồm các nhóm giải pháp gồm:

Nhóm 1: Tăng cƣờng kiểm soát qui trình đặc thù cho các giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế, đấu thầu

mua sắm và thực hiện bởi những giai đoạn này đều có các rủi ro tham nhũng điển hình.

40

Báo cáo của Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ

Page 192: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

192

Nhóm 2: Tăng cƣờng các biện pháp kiểm tra, giám sát và thực thi nói chung nhƣ (i) đánh giá độc lập, (ii) kiểm toán độc lập, (iii) cơ chế báo cáo, khiếu nại và xử lý khiếu nại đáng tin cậy, (iv) hỗ trợ và giám sát của Nhà tài trợ, (v) hỗ trợ của Chính quyền địa phƣơng.

Nhóm 3: Là nhóm các biện pháp bổ trợ nhằm nâng cao nhận thức/năng lực và tăng cƣờng cam kết

của các bên tham gia Dự án cũng nhƣ tăng cƣờng tính minh bạch trong Quản lý Dự án.

Page 193: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

193

Nhóm các biện pháp đặc thù phòng chống tham nhũng theo các giai đoạn của Dự án

Giai đoạn

Rủi ro Các hành động giảm thiểu rủi ro Cơ quan thực hiện Thời gian

Lập kế hoạch Dự án

Có sự thông đồng/gian lận trong quá trình lập kế hoạch dẫn đến việc Dự ánkhông tuân theo các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hoặc các tiêu chí hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng

Công bố tất cả các quyết định liên quan đến lựa chọn đầu tƣ, phạm vi, chi phí, ngƣời hƣởng lợi, các giải pháp thay thế, chính sách tái định cƣ, bảo vệ môi trƣờng

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Thiết kế

Xác định chi phí cao hơn thực tế (giá và/hoặc khối lƣợng)

Thiết kế theo tiêu chuẩn cao hơn cần thiết

Xác minh độc lập thiết kế

Các đơn vị quản lý thực hiện DA, các phòng ban chuyên

môn

Trong suốt thời gian Dự án

Đấu thầu

Kế hoạch đấu thầu: Chia thành các gói thầu nhỏ để có thể sử dụng phƣơng pháp đấu thầu ít cạnh tranh hơn hoặc tránh bị xét duyệt bắt buộc.

Kết hợp các yêu cầu đấu thầu nhỏ thành những gói thầu lớn hơn một cách hợp lý để có thể sử dụng các phƣơng pháp đấu thầu cạnh trạnh hơn.

Khi xác định phƣơng pháp đầu thầu, ƣu tiên sử dụng phƣơng pháp đầu thầu cạnh tranh thích hợp.

Gửi kế hoạch đấu thầu hàng năm để Ngân hàng Thế giới xem xét và phê duyệt trƣớc khi mời thầu theo kế hoạch đó

Kế hoạch đấu thầu đã đƣợc phê duyệt phải đƣợc thông báo quảng cáo rộng rãi trên phƣơng tiện thông tin đại chúng khi mời thầu

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Mời thầu: Che đậythông tin, không quảng cáo hoặc đƣa ra đủ các thông tin về nội dung, chi tiết và qui mô cho các nhà thầu liên quan, làm giảm tính cạnh tranh trong quá trình đấu thầu

Đấu thầu (quảng cáo, phát hành tài liệu thầu, mở thầu, thành viên Ban xét thầu và đề xuất đơn vị trúng thầu) Hồ sơ mời thầu bao gồm cảnh báo về hình thức xử lý đối với thông đồng, gian lận và tham nhũng.

Không hạn chế bán hoặc phát hành tài liệu đấu thầu cho tới trƣớc khi hết hạn nộp hồ sơ đấu thầu và bất cứ ai trả tiền mua hồ sơ đấu thầu đều đƣợc quyền mua.

Trong các quảng cáo/mời thầu, thêm một câu nêu rõ tên và địa chỉ liên lạc của cán bộ caocấp hơn để những ngƣời muốn tham gia đấu thầu có thể liên lạc trong trƣờng hợp gặp khó khăn khi mua tài liệu đấu thầu.

Không yêu cầu đăng ký tiền thầu hoặc sơ tuyển Nhà thầu

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Tài liệu đấu thầu: Chỉ một số nhà thầu biết giá dự tính.

Quảng cáo mời thầu đƣa ra các tiêu chí kỹ thuật/tiêu chuẩn chỉ có lợi cho một số nhà thầu không cạnh tranh.

Đƣa vào hồ sơ mời thầu một điều khoản yêu cầu các nhà thầu không đƣợc dính dáng đến thông đồng/tham nhũng/gian lận.

Tiêu chí đánh giá cần đƣợc qui định rõ ràng trong tài liệu mời thầu.

Đƣa vào hồ sơ mời thầu điều khoản cho phép các nhà thầu khiếu nại.

Đảm bảo rằng các hồ sơ mời thầu có các điều khoản cập nhật về thông đồng, gian lận, tham nhũng và hình thức xử lý

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Nộp hồ sơ thầu và mở thầu: Kéo dài thời hạn nộp thầu hoặc đọc và ghi lại các thông tin sai trong quá trình mở thầu có

Tất cả các hồ sơ thầu nộp trƣớc khi đóng thầu đều đƣợc chấp nhận, mở và đánh giá.

Tất cả các hồ sơ thầu phải đƣợc mở ra ngay sau khi đóng thầu với sự có mặt của các đại diện nhà thầu và những ngƣời dân địa phƣơng hƣởng lợi từ Dự án muốn tham dự mở thầu.

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Page 194: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

194

Giai đoạn

Rủi ro Các hành động giảm thiểu rủi ro Cơ quan thực hiện Thời gian

lợi cho một số nhà thầu đƣợc ƣu đãi Trong quá trình mở thầu, tên nhà thầu, giá thầu và đề xuất giảm giá, đọc to và ghi chép lại khi có hay không có thƣ đảm bảo thầu.

Đại diện ngƣời hƣởng lợi trong cộng đồng đƣợc phép tham dự mở thầu

Tất cả những ngƣời tham dự sẽ ký vào biên bản mở thầu, bao gồm mọi thành viên trong ban mở thầu và đại diện các nhà thầu, dại diện cộng đồng, và sau đó sẽ đƣợc sao gửi ngay cho tất cả các nhà thầu đã nộp hồ sơ thầu và những ngƣời đại diện cho cộng đồng tham dự mở thầu.

Một bản sao biên bản mở thầu có đủ các chữ ký sẽ đƣợc dán ở nơi công cộng dễ thấy ngay sau khi mở thầu cho tới 1 tháng sau khi công bố đơn vị trúng thầu.

Đánh giá thầu: Khả năng đánh giá kém của các thành viên Ban xét thầu sẽ dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực.

Xây dựng tiêu chí lựa chọn có lợi cho một số nhà thầu và tƣ vấn

Thành viên của ban xét thầu có quan hệ họ hàng hoặc tài chính với các nhà thầu.

Qui trình bị trì hoãn dẫn đến sai sót trong giá trị hiệu lực của đơn dự thầu

Qui định thành phần ban xét thầu về mặt chuyên môn kỹ thuật và số lƣợng thành viên ban xét thầu.

Trong Báo cáo xét thầu cần có một phần luận điểm về câu kết thông đồng/ tham nhũng/gian lận. Nếu có phát hiện thấy những chỉ số này, ban xét thầu có nghĩa vụ phải kèm theo báo cáo những bản sao của những thành phần thể hiện thông đồng, cấu kết đã nêu lấy từ các đơn dự thầu và chuyển báo cáo cho cơ quan cấp thẩm quyền cao hơn trong Dự án để thẩm định.

Ban đánh giá thầu cần nêu rõ trong công văn đề nghị xem xét/phê duyệt đơn vị trúng thầu rằng với khả năng tốt nhất của mình, ban xét thầu không thấy có dấu hiệu thông đồng/tham nhũng/gian lận trong các hồ sơ thầu. Nếu thấy dấu hiệu, ban xét thầu phải ghi chép vào báo cáo xét thầu và đề xuất với chủ Dự án hình thức xử lý đối với những dấu hiệu vi phạm.

Các thành viên ban xét thầu phải xác nhận mình không có liên quan với bất cứ nhà thầu nào và đã thực hiện công việc xét thầu theo đúng những tiêu chí xét thầu đã đƣợc xác lập trƣớc đó. Bất cứ thành viên nào của ban xét thầu có liên quan với một nhà thầu về tài chính hoặc kinh doanh hoặc có quan hệ họ hàng cho đến đời thứ ba, sẽ phải công bố mối quan hệ trƣớc khi bắt đầu xét thầu và rời khỏi ban xét thầu. Nếu thành viên đó không làm nhƣ vậy sẽ bị xử phạt hành chính, nhƣ quy định trong Kế hoạch thực hiện Dự án.

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Trúng thầu: Rủi ro nhà thầu trúng thầu bị yêu cầu phải đƣa tiền cắt xén lại trong quá trình trong các cuộc Thƣơng thảo

Thông tin Trúng thầu (bao gồm cả thông tin về tên các nhà thầu không trúng và lý do bị loại) phải đƣợc công bố đƣợc đăng ở nơi công cộng mọi ngƣời dễ tiếp cận

Làm rõ cơ chế khiếu nại đối với nhà thầu trúng thầu Các đơn vị quản lý

thực hiện DA Trong suốt thời

gian Dự án

Cơ chế tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của Nhà thầu: Cơ chế không hoạt động đúng

Trì hoãn trong việc giải quyết các khiếu nại dẫn đến chậm trễ tiến độ đấu thầu

Trong tài liệu đấu thầu, xây dựng một cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của các nhà thầu mà không phải ngừng quá trình đấu thầu.

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Quá trình Thực hiện

Quản lý Tài chính: Biển thủ

Sử dụng tài sản sai mục đích

Hệ thống báo cáo và kế toán tích hợp: Dự áncó hệ thống kế toán vi tính hoá cho phép chỉ có duy nhất một bộ các báo cáo tài chính

Kiểm soát nội bộ đạt yêu cầu: duy trì các tiêu chuẩn cao đối với kiểm soát nội bộ và các nhân viên có năng lực

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Page 195: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

195

Giai đoạn

Rủi ro Các hành động giảm thiểu rủi ro Cơ quan thực hiện Thời gian

Quy trình kiểm toán nội bộ đạt yêu cầu: Chủ Dự án thực hiện quy trình kiểm toán nội bộ và báo cáo thƣờng xuyên cho các cơ quan chủ quản (UBND tỉnh, huyện) để theo dõi kết quả và thực hiện những bƣớc tiếp theo.

Quy trình báo cáo: Công bố các Báo cáo tài chính giữa kỳ và Báo cáo Tài chính năm có những chỉ số nêu bật những điểm không nhất quán giữa tiến độ về tài chính và tiến độ thực hiện Dự án.

Kiểm toán kỹ thuật: chú trọng trách nhiệm giải trình đối với việc sử dụng vốn, có kiểm toán cả tiến độ thực hiện, đấu thầu và bảo vệ môi trƣờng.

Chất lượng thực hiện: chất lƣợng công trình và hoặc dịch vụ kém

Định nghĩa rõ, có liên hệ, vai trò của các chủ Dự án, quản lý Dự ánBQLDA tỉnh, huyện, Ban PT xã) và tƣ vấn giám sát trong quá trình thực hiện Dự án.

Kiểm toán kỹ thuật độc lập

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Đền bù tái định cư: không đúng với vị trí và phần đất ban đầu dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nƣớc và bất công trong đền bù

Công bố kế hoạch và khung chính sách tái định cƣ

Công bố cơ chế đền bù và khiếu nại

Xây dựng cơ chế cho phép ngƣời hƣởng lợi tham gia vào quá trình giám sát thanh toán đền bù

Thành lập các ban tái định cƣ ở tất cả các huyện bị ảnh hƣởng bởi Dự án.

UBND tỉnh, huyện, xã và Các đơn vị quản lý thực hiện

DA Ban giải phóng đền

Trong suốt thời gian Dự án

Khi hoàn thành các hợp đồng thiết kế xây dựng chi tiết

Tác động môi trường: Không theo kế hoạch quản lý môi trƣờng trong quá trình thực hiện

Công bố kế hoạch quản lý môi trƣờng cho những ngƣời hƣởng lợi và các cộng đồng bị ảnh hƣởng bởi Dự án

Nâng cao nhận thức cho các nhà thầu và tƣ vấn giám sát về các điều kiện của Kế hoạch quản lý môi trƣờng

Chủ đầu tƣ sử dụng những cán bộ có chuyên môn để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Page 196: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

196

Nhóm các biện pháp về giám sát, thực thi và nâng cao nhận thức, cam kết của các bên trong phòng chống tham nhũng

Nhóm biện pháp Các hành động Cơ quan thực hiện Thời gian

Tăng cƣờng kiểm tra giám sát, thực thi

Hỗ trợ của lãnh đạo địa phƣơng

Quyết định kịp thời của lãnh đạo trong việc xác định hành động thông đồng/tham nhũng/gian lận

Theo dõi kiểm tra do Bên vay thực hiện đối với các sự vụ vi phạm và các vấn đề về liêm minh với các biện pháp chỉnh sửa phù hợp.

UBND tỉnh, huyện Trong suốt thời gian Dự án

Ngân hàng Thế giới giám sát và hỗ trợ

Tham vấn Ngân hàng thế giới Cán bộ Dự án có thể tham vấn với nhân viên NHTG bất cứ khi nào

Đối với những hợp đồng phải đƣợc NHTG xét duyệt trƣớc khi tiến hành, tài liệu liên quan đến hình thức Dự án sẽ xử lý các hoạt động thông đồng/tham nhũng/gian lận cũng phải đƣợc gửi trƣớc kèm với hợp đồng. Đối với những hợp đồng thuộc dạng soát lại sau, Dự án cần lƣu trữ những tài liệu nói trên.

Xét duyệt bởi NHTG

Việc xét duyệt trƣớc và xét lại của NHTG nhằm chú ý đặc biệt đến các hành động liên quan đến thông đồng/tham nhũng/gian lận

Theo dõi/giám sát bởi Ngân hàng thế giới

Ngân hàng thế giới theo dõi kiểm tra một cách có hệ thống về các vụ việc vi phạm và các vấn đề về liêm minh với các biện pháp chỉnh sửa phù hợp

Cán bộ Các đơn vị quản lý thực hiện DA, Ngân hàng Thế giới

Trong suốt thời gian Dự án

Cơ chế giải quyết khiếu nại

Thiết lập các cơ chế và thủ tục đối với báo cáo mật về các biểu hiện, khiếu nại hành động tham nhũng, quản lý hồ sơ lƣu, xử lý công bằng, theo dõi kiểm tra và tính bảo mật.

Các khóa tập huấn tuyên truyền dành cho các bên tham gia để nâng cao nhận thức và năng lực sẽ đƣa ra các chỉ dẫn và địa chỉ liên lạc cho việc khiếu nại và tiếp nhận phản hồi.

UBNDTỉnh, huyện, Xã

Trong suốt thời gian Dự án

Biện pháp xử lý thƣởng, phạt và khắc phục

Kế hoạch thực hiện Dự án cần bao gồm các thủ tục cho toàn Dự án về xác định, báo cáo và xử lý thông đồng/ tham nhũng/ gian lận, trong đó có qui định rõ trách nhiệm ở từng cấp/ từng đơn vị và phản ánh rõ hình thức giám sát cần thiết để giảm thiểu những rủi ro xảy ra thông đồng/ tham nhũng/gian lận.

Kế hoạch thực hiện Dự án cần có một điều khoản liên quan đến hình thức xử phạt/ đối với các BQLDA và các Nhà thầu tham gia việc thông đồng/tham nhũng/gian lận.

Thông báo trên trang thông tin điện tử của Dự án và các báo địa phƣơng tất cả các hình thức xử lý đối với các nhà thầu thông đồng trong vòng hai tuần sau khi xác định sự việc.

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trƣớc thời hạn hiệu lực và Trong suốt thời gian Dự án

Kiểm toán Thực hiện hợp nhất do tƣ vấn độc lập tiến hành

Kiểm toán thực hiện độc lập nhằm đặc biệt chú ý đến những hành động thông đồng/tham nhũng/gian lận.

Phạm vi Kiểm toán có các phƣơng diện kỹ thuật và tài khoá ở tất cả các giai đoạn của Dự án/của hợp đồng: lập kế hoạch, thiết kế, đấu thầu, thực hiện (bao gồm quản lý tài chính, chất lƣợng và công tác bảo vệ môi trƣờng và xã hội).

Các đơn vị quản lý thực hiện DA/Tƣ vấn độc lập

Trong suốt thời gian Dự án

Page 197: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

197

Nhóm các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, cam kết của các bên và công khai thông tin

Nhóm biện pháp Các hành động Cơ quan thực

hiện Thời gian

Nâng cao nhận thức Tuyên truyền về phòng chống tham nhũng: định nghĩa tham nhũng (theo Luật Chống tham nhũng); các chính sách và quy chế phòng chống tham nhũng trong Dự án đến các đối tƣợng tham gia Dự án

BQLDA Tỉnh Trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký Hiệp

Định.

Cam kết và Trách nhiệm liêm chính của các bên tham gia

Chủ đầu tƣ và các bên tham gia hợp đồng áp dụng và cam kết thực hiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, biện pháp kiểm soát liêm chính của Dự án, thực hiện công bằng và báo cáo các trƣờng hợp xử lý: Chuẩn bị cam kết tiêu chuẩn đạo đức và tính minh bạch Dự án cho các cán bộ Dự án.

Chuẩn bị và thông qua các tài liệu về tham nhũng và tính minh bạch để đƣa vào tài liệu Dự án một cánh phù hợp.

Lấy các thông tin có giá trị hiệu lực về Chuẩn bị tính minh bạch và tiêu chuẩn đạo đức trong Dự án từ các lãnh đạo chủ chốt đến cán bộ trong Dự án

Thông báo cho Nhà thầu và Tƣ vấn của Dự án về các yêu cầu của KHPCTN trƣớc khi ký hợp đồng.

UBND các cấp, Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong vòng 4 tháng sau khi Dự án có hiệu

lực Là một phần việc

trong quá trình thực hiện Dự án

Minh bạch và công khai Công khai và cập nhật thƣờng xuyên thông tin Dự án cho các bên tham gia: Thiết lập và đƣa vào hoạt động các phƣơng tiện thông tin về Dự án (trang web) và sử dụng các phƣơng tiện khác (ấn phẩm, thông tin đại chúng)

Cập nhật thông tin đấu thầu, đơn vị trúng thầu, quá trình triển khai các gói thầu trên trang web của Dự án

Đƣa các thông tin cơ bản về Dự án (Phạm vi, chi phí và tổ chức (Tài liệu thẩm định Dự án, Hiệp định, Kế hoạch thực hiện Dự án, cán bộ Dự án…);

Các tài liệu và sổ sách lƣu trữ có thể công khai (Kế hoạch tái định cƣ, Kế hoạch đấu thầu, …)

Ngân sách Dự án hàng năm và nguồn vốn của Dự án

Các chính sách Dự án: o Hƣớng dẫn về Đấu thầu, tài chính, giải ngân, bảo vệ môi trƣờng và xã hội và chống tham nhũng; o Các chính sách khác đƣợc áp dụng trong Dự án o Cơ chế khiếu nại và báo cáo

Cập nhật tiến độ Dự án hàng tháng (tình hình đấu thầu và giải ngân; giám sát và đánh giá kết quả thực hiện; tình hình thực hiện tái định cƣ; hàng quý công bố Báo cáo tài chính giữa kỳ và báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán

Thông tin tham khảo và địa chỉ liên lạc của mỗi đơn vị tham gia hợp đồng với Dự án

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký Hiệp

Định. Định kỳ (tháng, quý,

năm) và khi phát sinh các thông tin mới,

cập nhật.

Page 198: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

198

Phụ lục 15: Khung Kết quả

Khung Kết quả của Dự án là một yêu cầu bắt buộc của nhà tài trợ NHTG. Các chỉ số xác định trong Khung Kết quả sẽ là cơ sở để NHTG theo dõi và giám sát tiến độ, kết quả của Dự án. Với tầm quan trọng của Khung Kết quả trong quá trình theo dõi và giám sát về sau, Khung Kết quả trong Báo cáo NCKT này đang là Khung Kết quả đƣợc thống nhất sơ bộ giữa đơn vị tƣ vấn, Bộ KH&ĐT, và NHTG. Tại thời điểm hoàn thành Báo cáo này, các bên mới đạt đƣợc thống nhất cơ bản về hệ thống các chỉ số đo lƣờng và một số vấn đề về thu thập thông tin. Xác định các giá trị cụ thể cho những chỉ số đo lƣờng này theo vòng đời Dự án là một nội dung công việc cần tiếp tục xây dựng bởi sự hợp tác của các bên trong thời gian tới. Khung này sẽ đƣợc tiếp tục chỉnh sửa và bổ sung trong quá trình thẩm định Dự án và hoàn chỉnh vào thời điểm trƣớc khi ký kết Hiệp định Vay vốn (FA). Trong bối cảnh đó, Khung Kết quả nêu ra trong Phụ lục này mang tính dự thảo và còn tiếp tục đƣợc điều chỉnh trong thời gian tới.

STT Các kết quả và chỉ số

Mục tiêu/Năm Thu thập thông tin và Báo cáo

N1

2014

N2

2015

N3 2016

N4

2017

N5 2018

N6

2019

Tần suất báo cáo

Công cụ thu thập thông tin

Trách nhiệm thu thập và phân tích

Các kết quả tổng thể

1 Số hộ hƣởng lợi 100% Báo cáo tiến độ

hàng năm MIS BQLDA tỉnh

2 % hộ hƣởng lợi hài lòng với sự hỗ trợ của Dự án

60% 80% Giữa kỳ và cuối

kỳ Khảo sát hộ

gia đình Tƣ vấn đánh giá tác

động

3 % tăng trong tiêu dùng lƣơng thực và phi lƣơng thực hộ gia đình

- 5% - - 10% Đầu kỳ, giữa kỳ,

và cuối kỳ Khảo sát hộ

gia đình Tƣ vấn đánh giá tác

động

Các kết quả trung gian và chỉ số đo lường

HP1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản

4

Số km đƣờng; số nhà xƣởng chế biến nông sản; số phòng học, trạm y tế đƣợc nâng cấp; số cầu đƣợc xây dựng; số giếng nƣớc đƣợc xây; số km kênh thủy lợi đƣợc nâng cấp/làm mới

Sẽ xác định sau Báo cáo tiến độ

hàng năm MIS BQLDA tỉnh

5 % ngƣời hƣởng lợi hài lòng với các công trình CSHT do Dự án hỗ trợ;

Đầu kỳ, giữa kỳ,

và cuối kỳ Khảo sát hộ

gia đình Tƣ vấn đánh giá tác

động

6 % ngƣời dân hài lòng về các công trình CSHT của Dự án

Đầu kỳ, giữa kỳ,

và cuối kỳ Khảo sát hộ

gia đình Tƣ vấn đánh giá tác

động

7 % tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ vào các cuộc họp ra quyết định về các ƣu tiên đầu tƣ ở cấp thôn bản và cấp xã

Đầu kỳ, giữa kỳ,

và cuối kỳ

Khảo sát hộ gia đình

Tƣ vấn đánh giá tác động

HP2: Phát triển Sinh kế Bền vững

Page 199: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

199

8 Số nhóm LEGs đƣợc thành lập Báo cáo tiến độ

hàng năm MIS BQLDA tỉnh

9

Số liên minh sản xuất (PP) đƣợc thiết lập (liên minh sản xuất ở đây đƣợc hiểu là số liên minh trong đó có quan hệ hợp đồng thƣơng mại giữa LEGs và các doanh nghiệp)

Báo cáo tiến độ

hàng năm MIS BQLDA tỉnh

10 % tăng thu nhập hộ gia đình Đầu kỳ, giữa kỳ,

và cuối kỳ Khảo sát hộ

gia đình Tƣ vấn đánh giá tác

động

11 Số tháng trong năm mà các hộ hƣởng lợi thiếu lƣơng thực

Báo cáo tiến độ

hàng năm MIS BQLDA tỉnh

HP3: Cơ sở Hạ tầng Kết nối, NCNL, Truyền thông và Chia sẻ Tri thức

12 % thay đổi của chỉ số kết nối Giữa kỳ, và cuối

kỳ Khảo sát hộ

gia đình Tƣ vấn đánh giá tác

động

13 Số lƣợt ngƣời đƣợc NCNL Báo cáo tiến độ

hàng năm MIS BQLDA tỉnh

14 % cán bộ QLDA có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc

Đầu kỳ, giữa kỳ,

và cuối kỳ Khảo sát hộ

gia đình Tƣ vấn đánh giá tác

động

HP4: Quản lý Dự án

15

Các đơn vị quản lý thực hiện Dự án đuợc thành lập và bố trí đủ cán bộ trƣớc khi Dự án có hiệu lực; và đồng thời duy trì đƣợc đội ngũ trong suốt quá trình thực hiện Dự án;

Báo cáo tiến độ

hàng năm MIS BQLDA tỉnh

16 Các báo cáo quý và báo cáo hàng năm đƣợc nộp đúng hạn;

Báo cáo tiến độ

hàng năm MIS BQLDA tỉnh

17 Cán bộ M&E chuyên trách đƣợc tuyển dụng và duy trì hoạt động tại cấp tỉnh và cấp huyện.

Báo cáo tiến độ

hàng năm MIS BQLDA tỉnh

Ghi chú: Đối với tất cả các chỉ số ở trên, nếu các chỉ số này cho phép có thể tính được theo giới, theo nhóm dân tộc, và theo tình trạng nghèo của hộ hưởng lợi thì ngoài giá trị trung bình, các chỉ số đó sẽ được tính theo từng nhóm, cụ thể (i) nhóm nam và nhóm nữ; (ii) theo các nhóm dân tộc chính (ít nhất là nhóm Kinh so với các nhóm dân tộc khác); và (iii) nhóm nghèo/cận nghèo và nhóm không nghèo.

Page 200: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

200

Phụ lục 16: Khung Shính sách đền bù cho những người bị ảnh hưởng bởi Dự án (RPF)

Phần 1 Giới thiệu về Dự án

A. Dự án

Giảm nghèo cho vùng nông thôn là một trong những ƣu tiên hàng đầu của Chính Phủ và là chính sách tổng thể trong các nỗ lực của Chính phủ. Mục tiêu phát triển của Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên là “nâng cao cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình và cộng đồng nghèo tại các xã và huyện khó khăn ở Tây Nguyên”, cụ thể mục tiêu của từng hợp phần dự án:

Hợp phần 1 có mục tiêu cải thiện hệ thống CSHT cấp xã và thôn bản phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tạo việc làm trong xây dựng CSHT.

Hợp phần 2 có mục tiêu củng cố an ninh lƣơng thực, đa dạng hóa và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân thông qua cải thiện và đa dạng hóa sinh kế bền vững.

Hợp phần 3 có mục tiêu cải thiện điều kiện CSHT kết nối ở cấp huyện để thúc đẩy sản xuất; đồng thời nâng cao năng lực cán bộ; thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức.

Hợp phần 4 có mục tiêu đảm bảo quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiết kế Dự án.

B. Nguyên tắc và mục tiêu của khung chính sách

Chính sách tái định cƣ của dự án cần tuân thủ những nguyên tắc và mục tiêu sau đây:

Việc thu hồi đất và các tài sản khác sẽ đƣợc giảm thiểu tối đa trong khả năng có thể.

Một Kế hoạch tái định cƣ đầy đủ sẽ đƣợc chuẩn bị cho tiểu dự án có hơn 200 ngƣời bị ảnh hƣởng và bị mất trên 20% (hoặc 10% cho các hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) tổng diện tích đất/tài sản sản xuất hoặc phải tái định cƣ dựa trên hƣớng dẫn kỹ thuật trong RPF này. Ngƣợc lại, một bản Kế hoạch tái định cƣ ngắn sẽ đƣợc chuẩn bị theo các hƣớng dẫn kỹ thuật trong RPF này.

Tất cả những ngƣời và tài sản bị ảnh hƣởng đƣợc xác định có mặt trong các khu vực bị ảnh hƣởng bởi Dự án trƣớc ngày khóa sổ kiểm kê sẽ có quyền nhận bồi thƣờng và các biện pháp khôi phục, sau ngày đó sẽ không đƣợc bồi thƣờng. Việc thiếu các quyền hợp pháp đối với tài sản bị thiệt hại sẽ không ngăn cản ngƣời bị ảnh hƣởng khỏi việc đƣợc hƣởng các quyền lợi và các biện pháp khôi phục.

Những biện pháp bồi thƣờng và khôi phục sẽ đƣợc cung cấp là: (1) bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế cho các tài sản bị thiệt hại; (2) đất nông nghiệp đƣợc bồi thƣờng bằng đất có khả năng sản xuất tƣơng đƣơng với đầy đủ quyền sử dụng đất và đƣợc ngƣời bị ảnh hƣởng chấp nhận. Trƣờng hợp không có quỹ đất thì bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế; (3) đất ở và đất làm nơi kinh doanh bị ảnh hƣởng đƣợc bồi thƣờng bằng đất có cùng diện tích với đất bị thu hồi với đầy đủ quyền sử dụng đất và đƣợc ngƣời bị ảnh hƣởng chấp nhận. Trƣờng hợp địa phƣơng không có quỹ đất thì bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế; và (4) hỗ trợ ổn định cuộc sống và khôi phục sinh kế.

Các kế hoạch thu hồi đất và những tài sản khác cũng nhƣ việc cung cấp các biện pháp khôi phục sẽ đƣợc thực hiện với sự tham vấn của ngƣời bị ảnh hƣởng nhằm đáp ứng yêu cầu của họ.

Các hoạt động bồi thƣờng và khôi phục phải đƣợc hoàn thành một cách thỏa đáng trƣớc khi trao thầu bất cứ gói thầu xây lắp nào của tiểu dự án.

Việc bồi thƣờng bằng “đất đổi đất” đƣợc thực hiện ở những nơi còn quỹ đất công, nếu không có thì sẽ bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế. Nguồn vốn cho bồi thƣờng và khôi phục cuộc sống của ngƣời bị ảnh hƣởng sẽ đƣợc lấy từ vốn đối ứng của Chính phủ phân bổ cho Dự án.

Việc thực hiện Kế hoạch tái định cƣ sẽ đƣợc giám sát thƣờng xuyên bởi các cơ quan thực hiện dự án và định kỳ bởi cơ quan giám sát độc lập để đảm bảo công tác thiết kế, lập kế hoạch, tham vấn và thực hiện bồi thƣờng một cách hiệu quả.

Thu hồi đất, bồi thƣờng và di dời ngƣời bị ảnh hƣởng không thể bắt đầu cho đến khi NHTG đã xem xét và phê duyệt Kế hoạch tái định cƣ. Tất cả các hoạt động tái định cƣ sẽ đƣợc phối hợp với kế hoạch xây lắp.

Page 201: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

201

Các khoản bồi thƣờng và hỗ trợ khôi phục phải đƣợc chi trả cho ngƣời bị ảnh hƣởng ít nhất 30 ngày trƣớc khi thu hồi tài sản của các hộ không phải tái định cƣ và 60 ngày đối với hộ phải tái định cƣ. Trƣờng hợp ngoại lệ có thể áp dụng cho các nhóm dễ bị tổn thƣơng vì họ có thể cần nhiều thời gian hơn.

Cần có các biện pháp để thu hút sự tham gia tích cực của phụ nữ vào việc lập kế hoạch và thực hiện chƣơng trình tái định cƣ cũng nhƣ các chƣơng trình khác của dự án. Các Hội đồng bồi thƣờng và chuyên gia tái định cƣ sẽ trực tiếp tham gia vào mọi khía cạnh của việc phát triển và thực hiện chiến lƣợc giới nhằm đảm bảo rằng những biện pháp này đã đƣợc thực hiện một cách thỏa đáng.

Phần 2 Quy định chung

Định nghĩa thuật ngữ

Tác động dự án : là bất kỳ hệ quả nào liên quan trực tiếp tới việc thu hồi đất hoặc hạn chế việc sử dụng các khu vực đƣợc lựa chọn hợp pháp hoặc khu vực đƣợc bảo tồn. Những ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi việc thu hồi đất có thể bị mất nhà, đất trồng trọt /chăn nuôi, tài sản, hoạt động kinh doanh, hoặc các phƣơng tiện sinh kế khác. Nói một cách khác, họ có thể mất quyền sở hữu, quyền cƣ trú, hoặc các quyền sử dụng do thu hồi đất hay hạn chế tiếp cận.

Tác động nhỏ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: các hộ gia đình bị ảnh hƣởng không phải di chuyển chỗ ở và thiệt hại về tài sản sinh lời dƣới 10%

Tác động lớn đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

Các hộ bị ảnh hƣởng phải di chuyển chỗ ở và thiệt hại về tài sản sinh lời trên 10%; hoặc

Số ngƣời bị ảnh hƣởng trong mỗi tiểu dự án là từ 200 ngƣời trở lên (nêu trong OP4.12).

Người bị ảnh hưởng (DPs) : là những cá nhân, tổ chức hay cơ sở kinh doanh bị ảnh hƣởng trực tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi việc thu hồi đất và các tài sản khác một cách bắt buộc do dự án mà NHTG tài trợ gây ra, dẫn đến (i) di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc sự tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập hay những phƣơng tiện sinh kế, cho dù ngƣời bị ảnh hƣởng có phải di chuyển tới nơi khác hay không. Ngoài ra, ngƣời bị ảnh hƣởng là ngƣời có sinh kế bị ảnh hƣởng một cách tiêu cực bởi việc hạn chế một cách bắt buộc sự tiếp cận các khu vực đƣợc chọn hợp pháp và các khu vực đƣợc bảo vệ.

Ngày khóa sổ : là ngày hoàn thành công tác kiểm kê thiệt hại trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch hành động tái định cƣ. Những ngƣời bị ảnh hƣởng và các cộng đồng địa phƣơng sẽ đƣợc thông báo về ngày khóa sổ kiểm kê của từng hợp phần dự án, và bất kỳ ai chuyển tới vùng dự án sau ngày này sẽ không đƣợc quyền nhận đền bù và hỗ trợ từ dự án.

Tái định cư : theo thuật ngữ của NHTG, tái định cƣ bao hàm tất cả những thiệt hại trực tiếp về kinh tế và xã hội gây ra bởi việc thu hồi đất và hạn chế sự tiếp cận, cùng với những biện pháp đền bù và sửa chữa. Tái định cƣ không hạn chế ở sự di dời về mặt vật chất. Tái định cƣ có thể, tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể, bao gồm (a) thu hồi đất và các công trình trên đất, bao gồm cả việc kinh doanh, buôn bán; (b) sự di dời về mặt vật chất; và (c) sự khôi phục kinh tế của những ngƣời bị ảnh hƣởng nhằm cải thiện (hoặc ít nhất là phục hồi) thu nhập và mức sống.

Nhóm dễ bị tổn thương : là các nhóm đối tƣợng đặc biệt có khả năng phải chịu tác động không tƣơng xứng hoặc có nguy cơ bị bần cùng hóa hơn nữa do tác động của tái định cƣ, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ (không có chồng, góa hay chồng mất sức lao động) có ngƣời phụ thuộc, (ii) ngƣời tàn tật (không còn khả năng lao động), ngƣời già không nơi nƣơng tựa, (iii) ngƣời nghèo theo tiêu chí của Bộ LĐTB-XH, (iv) ngƣời không có đất đai, và (vi) ngƣời dân tộc thiểu số.

Page 202: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

202

Nhóm dễ bị tổn thương, giới và dân tộc thiểu số

Kết quả khảo sát các hộ bị ảnh hƣởng cho thấy có những nhóm xã hội có thể có ít khả năng khôi phục điều kiện sống, sinh kế và mức thu nhập nhƣ nhóm phụ nữ làm chủ hộ, nhóm dân tộc thiểu số (dân tộc thiểu số), ngƣời già, nên Dự án đã lồng ghép vấn đề này vào các hoạt động chuẩn bị và thực hiện dự án thông qua việc áp dụng quy trình lập kế hoạch và ra quyết định có sự tham gia của ngƣời bị ảnh hƣởng. Phụ nữ sẽ đƣợc trao quyền để trở thành thành viên tích cực trong các hoạt động cộng đồng và trong việc hỗ trợ thực hiện và giám sát dự án.

Trong quá trình thực hiện, Dự án sẽ chú ý đặc biệt tới nhóm phụ nữ và các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ cũng nhƣ nhóm dân tộc thiểu số. Ngoài những khoản hỗ trợ đặc biệt cho họ, Phụ nữ sẽ tham gia một cách bình đẳng vào toàn bộ quá trình hoạt động dự án nhằm tăng khả năng bền vững của dự án. Sự tham gia tích cực của phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số sẽ đảm bảo việc thiết kế các biện pháp khôi phục phù hợp với các nhu cầu hay mối quan tâm cụ thể của họ.

Khung pháp lý

Khung pháp lý của Chính phủ Việt Nam về thu hồi đất và tái định cƣ

Khung pháp lý của Chính phủ Việt Nam: Các luật, nghị định và qui định chủ yếu của nhà nƣớc về việc thu hồi đất, đền bù và tái định cƣ ở Việt Nam bao gồm:

a) Hiến pháp của Việt Nam ban hành năm 1992 đã xác nhận quyền sở hữu nhà ở của công dân và bảo vệ quyền sở hữu nhà ở của họ.

b) Luật Đất Đai số 13/2003/QH11 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003.

c) Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hƣớng dẫn thi hành Luật đất đai 2003 sửa đổi.

d) Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về đền bù, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Nghị định này đƣợc coi là nghị định quan trọng về pháp lý và thay thế cho nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 24/4/1998 – là nghị định quy định cơ sở ban đầu cho các hoạt động bồi thƣờng và tái định cƣ.

e) Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 3/12/2004 về việc thu tiền sử dụng đất.

f) Thông tƣ 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/ND-CP ngày 3/12/2004 về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

g) Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

h) Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 27/1/2006 về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Nghị định 197/2004/NĐ-CP nêu trên.

i) Thông tƣ 114/2004/TT-BTC ngày 16/11/2004 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP

j) Thông tƣ 69/2006/RR-BTC ngày 2/8/2006 về sửa đổi và bổ sung một số điều của thông tƣ 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/ND-CP ngày 3/12/2004 về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

k) Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

l) Thông tƣ 06/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, ban hành ngày 15/6/2007 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 84 của Chính phủ.

m) Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 về sửa đổi và bổ sung một số điều trong Nghị định 188/2004/ND-CP ngày 16/11/2004 về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

n) Thông tƣ 145/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính, ban hành ngày 6/12/2007 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 123/2007/NĐ-CP nêu trên của Chính phủ và thay thế Thông tƣ 144/2004/TT-BTC ban hành ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 188 nêu trên.

Page 203: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

203

o) Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 13/8/2009 quy định quy hoạch bổ sung về sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.

p) Thông tƣ 14/2009/TT-TNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, ban hành ngày 16/11/2009 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ và thay thế Thông tƣ 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

q) Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Quốc hội, ban hành ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở cấp xã, phƣờng, thị trấn, quy định những vấn đề cần công khai, trong đó có việc công khai các “dự án, công trình đầu tƣ và thứ tự ƣu tiên, tiến độ thực hiện, phƣơng án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cƣ liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã”.

Chính sách về tái định cư không tự nguyện của NHTG

Chính sách an toàn xã hội của NHTG bao gồm Chính sách hoạt động (OP) 4.12 về Tái định cư không tự nguyện và OP 4.10 về Người bản địa. Những chính sách này mô tả mục tiêu và các hƣớng dẫn cần phải tuân thủ trong những trƣờng hợp có thu hồi đất không tự nguyện, hạn chế không tự nguyện việc tiếp cận hay sử dụng các nguồn tài nguyên, hoặc các khu vực đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, và trƣờng hợp có liên quan tới ngƣời dân tộc thiểu số. Mục đích của Chính sách hoạt động OP 4.12 là nhằm tránh tái định cƣ không tự nguyện tới mức có thể, hoặc giảm thiểu những tác động bất lợi về xã hội và kinh tế do tái định cƣ không tự nguyện gây nên. OP 4.12 khuyến khích sự tham gia của những ngƣời bị ảnh hƣởng trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện tái định cƣ. Mục tiêu kinh tế chính của chính sách này là hỗ trợ những ngƣời bị ảnh hƣởng cùng với các nỗ lực của họ để cải thiện hoặc ít nhất khôi phục thu nhập và mức sống sau khi di dời. Chính sách còn quy định việc bồi thƣờng và những biện pháp tái định cƣ khác để đạt đƣợc các mục tiêu mà chính sách đề ra cũng nhƣ yêu cầu bên vay chuẩn bị các công cụ tái định cƣ phù hợp trƣớc khi NHTG thẩm định dự án đƣợc đề xuất.

Để chuẩn bị và thực hiện các hoạt động thu hồi đất, bồi thƣờng và tái định cƣ, chính sách của NHTG yêu cầu thực hiện tham vấn chặt chẽ với ngƣời bị ảnh hƣởng và giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm tàng đến ngƣời dân, trong đó có chú ý tới các vấn đề về dân tộc thiểu số, giới và những nhóm dễ bị tổn thƣơng khác. Đồng thời, các chính sách cũng quy định việc phổ biến thông tin cho ngƣời bị ảnh hƣởng, giám sát và đánh giá việc thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ.

Những điểm khác nhau giữa chính sách của Chính phủ Việt Nam và NHTG

Chính sách về tái định cư của Việt Nam

Chính sách về tái định cư không tự nguyện của NHTG

Chính sách áp dụng cho Dự án

Giá bồi thường:

UBND tỉnh sẽ quyết định các đơn giá bồi thƣờng đất theo quy định của Chính phủ cho từng loại đất đƣợc sử dụng tại thời điểm thu hồi đất. Nếu đơn giá bồi thƣờng đất thấp hơn giá giao dịch thực tế trong các điều kiện thị trƣờng bình thƣờng, UBND tỉnh có trách nhiệm xác định giá bồi thƣờng đất phù hợp với giá thực tế.

Bồi thƣờng đất theo giá thay thế. Cần thực hiện một cuộc điều tra giá thay thế ở thời điểm thu hồi đất.

Tại thời điểm thực hiện thu hồi đất, các Hội đồng bồi thƣờng huyện thực hiện điều tra giá thay thế nhằm đảm bảo rằng các đơn giá bồi thƣờng cho tất cả các tài sản bị thiệt hại là giá thay thế theo giá trị thị trƣờng hiện hành.

Bồi thường cho nhà/vật kiến

trúc trên đất không hợp lệ để được bồi thường đất:

Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng theo quy định của pháp luật, nhƣng tại thời điểm xây dựng chƣa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì đƣợc hỗ trợ tối đa bằng 100% mức bồi thƣờng cho nhà/vật kiến trúc.

Tất cả nhà cửa và công trình bị ảnh hƣởng, không xét tới tình trạng sử dụng đất, sẽ đƣợc bồi thƣờng theo giá thay thế.

Nhà cửa và các công trình trên đất không hợp lệ để nhận bồi thƣờng, nhƣng tại thời điểm xây dựng không vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc cấp có thẩm quyền công bố hoặc không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì sẽ đƣợc bồi thƣờng bằng 100% chi phí thay thế của nhà/công trình mới, không tính khấu hao các nguyên vật liệu có thể sử dụng lại.

Page 204: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

204

Hỗ trợ kinh doanh:

Chỉ những hộ có đăng ký kinh doanh mới đƣợc hỗ trợ

Tất cả các hộ kinh doanh bị ảnh hƣởng đều có quyền đƣợc hỗ trợ, bất kể họ có đăng ký hay không.

Tất cả các hộ kinh doanh bị ảnh hƣởng đều hợp lệ để nhận hỗ trợ, bất kể họ có đăng ký hay không.

Hỗ trợ hộ bị ảnh hưởng nặng:

Ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp sản xuất bị mất hơn 30% đất sản xuất (ngoài đất ở), thì ngoài bồi thƣờng cho đất bị mất, sẽ đƣợc hỗ trợ khôi phục cuộc sống và đào tạo nghề/ tạo việc làm.

Đối với những hộ có sinh kế dựa vào đất, khi bị thu hồi 20% hoặc hơn tổng diện tích đất sản xuất thì đƣợc coi là bị ảnh hƣởng nghiêm trọng và đƣợc hƣởng gói hỗ trợ khôi phục.

Những ngƣời bị ảnh hƣởng mất từ 20% hoặc hơn (10% hoặc hơn đối với hộ nghèo và hộ dễ bị tổn thƣơng) tổng diện tích đất sản xuất sẽ đƣợc bồi thƣờng bằng “đất đổi đất” hoặc tiền mặt theo giá thay thế tùy theo yêu cầu của hộ và quỹ đất công của địa phƣơng. Ngoài bồi thƣờng cho đất bị mất, hộ còn đƣợc hỗ trợ khôi phục sinh kế và đào tạo nghề/tạo việc làm.

Không có quy định về giám sát độc lập. Cần thực hiện giám sát độc lập quá trình tái định cƣ bởi một cơ quan độc lập và có năng lực về giám sát tái định cƣ.

Cần tuyển chọn cơ quan giám sát độc lập quá trình thực hiện tái định cƣ và khôi phục sinh kế.

Phần 3

Chính sách bồi thường và tái định cư

Quyền và quyền lợi được bồi thường

Quyền: Tất cả những ngƣời bị ảnh hƣởng đƣợc xác định trong khu vực bị ảnh hƣởng của Dự án trƣớc ngày khóa sổ kiểm kê sẽ có quyền đƣợc hƣởng bồi thƣờng cho những tài sản bị ảnh hƣởng và các biện pháp khôi phục đủ để giúp họ cải thiện hoặc ít nhất duy trì mức sống, khả năng thu nhập và sản xuất nhƣ trƣớc khi có dự án. Ngày khóa sổ kiểm kê sẽ là ngày cuối cùng của công tác kiểm kê chi tiết (DMS) tại từng tiểu dự án/ hợp phần đầu tư. Những ngƣời lấn chiếm khu vực đầu tƣ hoặc tạo lập tài sản mới (cải tạo, xây mới nhà/vật kiến trúc, trồng cây mới) sau ngày khóa sổ kiểm kê sẽ không có quyền nhận bồi thƣờng hay bất kỳ hỗ trợ nào khác, nếu bị ảnh hƣởng.

Quyền lợi: Dựa vào các loại tác động, phân loại ngƣời bị ảnh hƣởng và quyền của họ, RPF thiết lập các quyền lợi cụ thể cho từng loại ngƣời bị ảnh hƣởng một cách thỏa đáng trong ma trận quyền lợi dƣới đây. Ma trận này đƣợc áp dụng cho tất cả các tiểu dự án trong khuôn khổ Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên và cho mọi đối tƣợng bị ảnh hƣởng bởi dự án, kể cả những ngƣời bị thu hồi đất để xây dựng các khu tái định cƣ. Kiểm kê chi tiết và các đánh giá tác động xã hội sẽ xác định những tác động thực tế và điều tra giá thay thế sẽ đƣợc thực hiện để xác định các đơn giá bồi thƣờng làm cơ sở cho việc lập phƣơng án bồi thƣờng cho ngƣời bị ảnh hƣởng.

Bảng 1. Ma trận quyền lợi

Loại thiệt hại Người hưởng quyền

lợi Quyền lợi Các vấn đề thực hiện

Quyền lợi về bồi thường

Page 205: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

205

Mất vĩnh viễn đất sản xuất nông nghiệp

Chủ sử dụng đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), chủ sử dụng đất hợp lệ theo các quy định của pháp luật để đƣợc nhận GCNQSDĐ

Mất đất ít hơn 20% (10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) tổng diện tích đất sử dụng:

Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế, tƣơng đƣơng với giá trị hiện hành trên thị trƣờng của đất trong thôn/ấp, cùng loại, cùng hạng và cùng năng lực sản xuất, cộng với chi phí giao dịch (thuế, phí quản lý).

Hội động bồi thƣờng huyện thông báo cho ngƣời bị ảnh hƣởng ít nhất 3 tháng trƣớc khi thu hồi đất.

Mất từ 20% (10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) trở lên tổng diện tích đất sản xuất: Ƣu tiên bồi thƣờng bằng đất thay thế gần với khu đất bị thu hồi với năng suất sản xuất tƣơng đƣơng, đƣợc ngƣời bị ảnh hƣởng chấp thuận với đầy đủ quyền sử dụng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng và không phải trả phí, HOẶC bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế trong trƣờng hợp không có đất thay thế; và đƣợc nhận gói hỗ trợ và khôi phục nhƣ xác định dƣới đây cho những ngƣời bị ảnh hƣởng nặng.

Bồi thƣờng cho đất theo chi phí thay thế nếu đất bị thu hồi không có tranh chấp, không lấn chiếm và không vi phạm quy hoạch đã công bố.

Nếu hộ bị ảnh hƣởng không đáp ứng các điều kiện để nhận bồi thƣờng đất, thì tùy từng trƣờng hợp UBND tỉnh xem xét hỗ trợ.

Nếu diện tích đất còn lại không còn khả năng kinh tế, theo yêu cầu của ngƣời bị ảnh hƣởng, Dự án sẽ thu hồi toàn bộ diện tích đất còn lại và và bồi thƣờng theo giá thay thế.

Hội đồng bồi thƣờng huyện cần làm việc với UBND xã và cộng đồng bị ảnh hƣởng để xác định nguồn gốc đất bị ảnh hƣởng và thời điểm bắt đầu sử dụng đất để quyết định việc có bồi thƣờng hay không.

Ngƣời sử dụng đất tạm thời hoặc thuê đất công.

Bồi thƣờng bằng tiền cho mùa màng/tài sản trên đất theo giá thị trƣờng, và

Bồi thƣờng bằng tiền cho chi phí đầu tƣ còn lại vào đất hoặc giá trị còn lại của Hợp đồng thuê đất.

Mất vĩnh viễn đất ở

Ngƣời sử dụng đất có GCNQSDĐ, hoặc hợp lệ để đƣợc cấp GCNQSDĐ

Với diện tích đất còn lại đủ để xây lại nhà/công trình phù hợp với quy hoạch của địa phƣơng: (i) Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế cho đất bị thu hồi và (ii) hỗ trợ tiền mặt để cải tạo diện tích đất ở còn lại (ví dụ, san lấp và tạo mặt bằng) để ngƣời bị ảnh hƣởng có thể xây nhà trên phần đất còn lại, và (iii) Hỗ trợ ổn định đời sống và tiền thuê nhà.

Với diện tích đất còn lại không đủ để xây lại nhà/công trình: (i) bồi thƣờng bằng đất/nhà thay thế tại các khu tái định cƣ hoặc đất trong xã có cùng loại, theo hạn mức đất ở tại địa phƣơng, không tính thuế, phí đăng ký và chuyển mục đích sử dụng đất, với đầy đủ quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận sử dụng đất /nhà. Trƣờng hợp diện tích đất đƣợc bồi thƣờng nhỏ hơn diện tích đất bị thu hồi thì phần chênh lệch sẽ đƣợc trả bằng tiền theo giá thay thế; nếu diện tích bồi thƣờng lớn hơn diện tích bị thu hồi thì ngƣời bị ảnh hƣởng không phải trả phần chênh lệch, và gói hỗ trợ cho hộ phải di dời HOẶC(ii) bồi thƣờng bằng tiền mặt theo chi phí thay thế tƣơng đƣơng với giá thị trƣờng hiện tại của đất cùng loại, cộng với các khoản hỗ trợ san lấp mặt bằng và phí đăng ký quyền sử dụng đất, và gói hỗ trợ cho hộ phải di dời.

Hội động bồi thƣờng huyện thông báo cho ngƣời bị ảnh hƣởng ít nhất 6 tháng trƣớc khi thu hồi đất.

Các khoản bồi thƣờng và hỗ trợ phải đƣợc trả cho ngƣời bị ảnh hƣởng không phải di dời trƣớc khi thu hồi đất 30 ngày và 60 ngày nếu phải di dời.

Khu tái định cƣ đƣợc xây dựng với sự tham vấn của ngƣời bị ảnh hƣởng và phải đầy đủ cơ sở hạ tầng.

Page 206: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

206

Ngƣời sử dụng đất không có quyền hợp pháp hoặc không thể hợp pháp hóa quyền sử dụng đất

Bồi thƣờng cho đất bị ảnh hƣởng bằng đất đổi đất hoặc tiền mặt theo giá thay thế nếu không có tranh chấp, không lấn chiếm hay không vi phạm quy hoạch đã công bố; nếu có vi phạm thì không đƣợc bồi thƣờng đất nhƣng đƣợc bồi thƣờng cho các tài sản trên đất.

Nếu ngƣời bị ảnh hƣởng không có nơi ở khác, UBND tỉnh xem xét phân bổ đất ở hoặc nhà ở và các gói hỗ trợ và khôi phục cho ngƣời bị ảnh hƣởng.

Các Hội đồng bồi thƣờng huyện kết hợp với UBND các xã và cộng đồng bị ảnh hƣởng để xác định tính hợp lệ của đất bị ảnh hƣởng để bồi thƣờng

Mất quyền thuê đất/nhà

Ngƣời thuê đất/nhà hoặc ở nhờ (ở đợ)

Bồi thƣờng cho tất cả các tài sản có trên đất theo giá thay thế..

Hỗ trợ di chuyển

Các Hội đồng bồi thƣờng huyện kết hợp với UBND các xã và chủ sử dụng đất bị ảnh hƣởng để xác định tính hợp lệ của tài sản để bồi thƣờng.

Hỗ trợ tìm nơi thuê mới

Ngƣời thuê đất/nhà của Nhà nƣớc hay tổ chức

Cung cấp nhà cho thuê mới, HOẶC

Hỗ trợ bằng tiền tƣơng đƣơng 60% giá trị đất hoặc nhà thuê

Mất đất tạm thời Ngƣời có quyền sử dụng đất hợp pháp

Đối với đất nông nghiệp: (i) bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thị trƣờng cho cây cối, hoa màu trên đất bị ảnh hƣởng và thu nhập thuần bị mất trong thời gian dự án sử dụng đất; và (ii) khôi phục phần đất sử dụng tạm thời theo nguyên trạng ban đầu sau khi hoàn thành thi công trong vòng 1 tháng.

Đối với đất ở: (i) bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế cho các tài sản cố định bị ảnh hƣởng (ví dụ, công trình, vật kiến trúc); và (ii) khôi phục phần đất sử dụng tạm thời theo nguyên trạng ban đầu trƣớc khi trả lại cho chủ sử dụng đất. Nếu dự án không thể khôi phục phần đất sử dụng tạm thời, Hội động bồi thƣờng huyện sẽ thƣơng thảo với ngƣời bị ảnh hƣởng và trả chi phí cho ngƣời BAH tự khôi phục đất.

Trong trƣờng hợp nhà thầu sử dụng đất tạm thời để làm lán trại hay nơi tập kết nguyên vật liệu, nhà thầu cần thƣơng thảo với ngƣời bị ảnh hƣởng về việc bồi thƣờng và khôi phục sau khi sử dụng đất.

Tƣ vấn giám sát thi công và Tƣ vấn giám sát độc lập tái định cƣ có trách nhiệm giám sát việc hoàn trả mặt bằng.

Ngƣời sử dụng đất không hợp pháp Đối với đất nông nghiệp: bồi thƣờng theo

giá thị trƣờng cho mùa màng hiện tại có trên đất.

Đối với đất ở: bồi thƣờng cho các tài sản có trên đất bị ảnh hƣởng và cung cấp khoản hỗ trợ di dời.

Page 207: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

207

Nhà/cửa hàng và các công trình phụ (bếp, nhà kho, chuồng trại) bị ảnh hƣởng toàn bộ hoặc một phần nhƣng phần còn lại không sử dụng đƣợc.

Chủ sở hữu nhà/ cửa hàng/công trình bị ảnh hƣởng cho dù có quyền sử dụng đất hợp pháp hay không.

Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế để xây mới nhà ở/ cửa hàng, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tƣơng đƣơng mà không giảm trừ hay tính khấu hao công trình hay nguyên vật liệu có thể sử dụng lại; và cung cấp gói hỗ trợ và khôi phục cho ngƣời bị ảnh hƣởng, gồm cả hỗ trợ thuê nhà trong thời gian chờ xây nhà mới. Mức hỗ trợ thuê nhà do UBND tỉnh quy định phù hợp với thực tế ở mỗi địa phƣơng.

Ngƣời bị ảnh hƣởng cần có đủ thời gian để xây lại nhà/ công trình của họ.

Nhà/cửa hàng và các công trình phụ bị ảnh hƣởng một phần và phần còn lại vẫn có giá trị sử dụng

Chủ sở hữu nhà/ cửa hàng/công trình bị ảnh hƣởng cho dù có quyền sử dụng đất hợp pháp hay không.

Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế cho phần bị ảnh hƣởng và chi phí sửa chữa phần còn lại, không khấu trừ nguyên vật liệu có thể sử dụng lại.

Hội đồng bồi thƣờng huyện cần thƣơng thảo chi phí sửa chữa với ngƣời bị ảnh hƣởng

Mất thu nhập từ hoạt động kinh doanh do thu hồi đất

Chủ sở hữu cửa hàng có đăng ký kinh doanh

Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế cho cửa hàng phải phá dỡ và toàn bộ chi phí tháo dỡ, vận chuyển và lắp đặt máy móc (nếu có).

Hỗ trợ bằng thu nhập thuần trung bình một tháng cho ít nhất 6 tháng.

Thu nhập thuần trung bình hàng tháng đƣợc xác định thông qua cơ quan thuế.

Nếu ngƣời bị ảnh hƣởng phải di dời thì ƣu tiên cấp nơi kinh doanh thay thế mà khách hàng có thể đến.

Chủ cửa hàng không có đăng ký kinh doanh. Hỗ trợ bằng thu nhập trung bình/tháng của hộ

cho ít nhất 3 tháng. Thu nhập bình quân một tháng đƣợc xác định thông qua phỏng vấn với ngƣời bị ảnh hƣởng để có một ƣớc tính về mức lợi nhuận thuần hàng tháng

Mùa màng và cây cối

Chủ sở hữu mùa màng và cây cối cho dù có phải là chủ sử dụng đất hay không

Nếu cây trồng hàng năm đang trong thời gian chuẩn bị thu hoạch, thì bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thị trƣờng, tƣơng đƣơng với năng suất cao nhất của một vụ trong 3 năm liền kề trƣớc đó.

Đối với cây trồng lâu năm bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá trị thị trƣờng dựa trên loại, tuổi, và năng suất của loại cây trồng đó.

Đối với cây lấy gỗ, bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá trị thị trƣờng dựa trên loại, tuổi, và đƣờng kính của thân cây.

Hội đồng bồi thƣờng huyện cần thông báo cho ngƣời bị ảnh hƣởng ít nhất 1 tháng trƣớc khi thu hồi đất.

Các công trình công cộng bị ảnh hƣởng.

Chủ sử dụng công trình Bồi thƣờng theo giá thay thế để xây dựng mới các công trình bị ảnh hƣởng với tiêu chuẩn kỹ thuật tƣơng đƣơng.

Page 208: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

208

Di chuyển mồ mả bị ảnh hƣởng

Chủ có mộ bị ảnh hƣởng

Bồi thƣờng cho việc di chuyển mồ mả sẽ đƣợc trả trực tiếp cho ngƣời bị ảnh hƣởng, bao gồm chi phí đào tạo, di chuyển, chôn lại, mua đất và nguyên vật liệu để xây cất (nếu là mộ xây) và tất cả các chi phí hợp lý khác theo phong tục địa phƣơng.

Bằng các biện pháp thiết kế hay lựa chọn vị trí thay thế để tránh di chuyển mồ mả. Trong trƣờng hợp không thể tránh, cơ quan thực hiện dự án cần tham vấn ngƣời bị ảnh hƣởng về tục lệ di chuyển mồ mả.

Quyền lợi về hỗ trợ

Hỗ trợ đất nông nghiệp bị thu hồi trong các khu dân cƣ

Hộ bị ảnh hƣởng hợp pháp có đất bị thu hồi nằm trong khu dân cƣ nông thôn hoặc đô thị.

Ngoài bồi thƣờng theo giá thay thế cho đất bị thu hồi còn đƣợc hỗ trợ bằng tiền, tƣơng đƣơng từ 20% đến 50% giá đất ở trung bình trong khu vực nhƣng không vƣợt quá 5 lần hạn mức đất ở của địa phƣơng. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ để áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Chi trả hỗ trợ một lần cho hộ bị ảnh hƣởng ở thời điểm trả bồi thƣờng.

Hỗ trợ đất vƣờn ao bị ảnh hƣởng nhƣng không đƣợc coi là đất ở.

Hộ bị thu hồi đất vƣờn ao trong cùng thửa đất ở có nhà ở nhƣng không đƣợc coi là đất ở.

Ngoài bồi thƣờng cho đất bị thu hồi theo giá thay thế, hộ bị ảnh hƣởng còn đƣợc hỗ trợ tiền mặt, bằng từ 30% đến 70% giá đất ở liền kề. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ cho phù hợp.

Chi trả hỗ trợ một lần cho hộ bị ảnh hƣởng ở thời điểm trả bồi thƣờng.

Hỗ trợ bồi thƣờng chênh lệch đất ở/nhà ở

Ngƣời phải di dời

Ngƣời phải di dời nhận đất ở, nhà ở tái định cƣ mà số tiền đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cƣ tối thiểu thì đƣợc hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trƣờng hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cƣ thì đƣợc nhận tiền tƣơng đƣơng với khoản chênh lệch đó.

Hỗ trợ san lấp nền

Ngƣời phải di dời tự lo chỗ ở

Ngƣời phải di dời tự lo chỗ ở thì đƣợc hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tƣ hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cƣ tập trung.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề/ tạo việc làm

Hộ bị ảnh hƣởng hợp pháp trực tiếp sản xuất trên đất bị thu hồi

Ngoài bồi thƣờng cho đất nông nghiệp bị thu hồi theo giá thay thế, hộ bị ảnh hƣởng còn đƣợc hỗ trợ theo một trong hai phƣơng án sau:

(i) hỗ trợ chuyển nghề/ tạo việc làm bằng tiền mặt, tƣơng đƣơng từ 1,5 đến 5 lần giá trị bồi thƣờng cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi nhƣng không vƣợt quá hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phƣơng; hoặc (ii) cấp một suất đất ở hoặc một căn hộ hoặc một lô đất thƣơng mại, nếu địa phƣơng còn quỹ đất. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ để áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Nếu những ngƣời trong độ tuổi lao động của hộ bị ảnh hƣởng có nhu cầu đào tạo nghề thì sẽ đƣợc một khóa đào tạo nghề miễn phí.

Chi trả hỗ trợ một lần cho hộ bị ảnh hƣởng ở thời điểm trả bồi thƣờng.

Hỗ trợ ổn định đời sống

Hộ gia đình phải di dời ngay trên đất ở còn lại hoặc tới nơi khác

Ngƣời bị ảnh hƣởng phải di dời sẽ đƣợc hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tƣơng đƣơng với 30 kg gạo/ngƣời/tháng theo giá thị trƣờng hiện hành trong thời gian 6 tháng cho từng thành viên hộ gia đình.

Page 209: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

209

Ngƣời bị ảnh hƣởng nặng mất từ 20% (10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) đất sản xuất/tài sản tạo thu nhập trở lên

Ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp canh tác trên đất bị ảnh hƣởng và mất:

từ 20% (10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) đến 30% đất sản xuất/ tài sản tạo thu nhập sẽ đƣợc hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật tƣơng đƣơng với 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên của hộ tính theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng cho thời gian 3 tháng nếu không phải di dời, cho 6 tháng nếu phải di dời, và cho 12 tháng nếu phải di dời tới những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

từ hơn 30% - 70% đất sản xuất/ tài sản tạo thu nhập sẽ đƣợc hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tƣơng đƣơng 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên hộ theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng cho 6 tháng nếu không phải di dời, cho 12 tháng nếu phải di dời, và cho 24 tháng nếu phải di dời tới những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

từ hơn 70% đất sản xuất/tài sản tạo thu nhập sẽ đƣợc hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tƣơng đƣơng 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên hộ theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng cho 12 tháng nếu không phải di dời, cho 24 tháng nếu phải di dời, và cho 36 tháng nếu phải di dời tới những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Hỗ trợ di chuyển

Các hộ phải di dời chỗ ở đi nơi khác

Hỗ trợ bằng tiền mặt cho việc di chuyển tất cả các nguyên vật liệu xây dựng cũ và tài sản cá nhân với một khoản không ít hơn 2.000.000 đồng/ hộ di dời. Khoản hỗ trợ này không áp dụng cho các trƣờng hợp tái định cƣ tại chỗ. UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.

Hỗ trợ thuê nhà Các hộ phải di dời nhà ở tới nơi ở mới (kể cả tái định cƣ tại chỗ)

Hỗ trợ thuê nhà trong khoảng thời gian chờ xây nhà mới, cho thời gian tối thiểu là 6 tháng/hộ. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ thuê nhà nhƣng không đƣợc thấp hơn 600.000 đồng/tháng/hộ tại khu vực nông thôn và một triệu đồng/tháng/hộ tại khu vực thành thị.

Khoản hỗ trợ sẽ đƣợc cung cấp tại thời điểm bồi thƣờng.

Hỗ trợ những ngƣời thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng

Những ngƣời thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng BAH, ví dụ, ngƣời nghèo (theo các tiêu chí của Bộ LĐ-TB-XH), hoặc các hộ gia đình có phụ nữ làm chủ hộ, ngƣời già cô đơn, hoặc ngƣời tàn tật, ngƣời không có đất và các nhóm dân tộc thiểu số

Ngoài các khoản hỗ trợ nêu trên, ngƣời bị ảnh hƣởng có quyền nhận:

Một khoản hỗ trợ tƣơng đƣơng 30kg gạo/ngƣời/tháng theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng cho 3 tháng đối với ngƣời không thuộc hộ nghèo.

Một khoản hỗ trợ tƣơng đƣơng 30kg/ngƣời/tháng theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng trong thời gian không ít hơn 3 năm cho ngƣời thuộc hộ nghèo. UBND tỉnh quyết định số năm đƣợc hỗ trợ cho phù hợp.

Đƣợc quyền tham gia các chƣơng trình khuyến nông, tín dụng.

Nhà thầu sẽ ƣu tiên tuyển dụng những ngƣời bị ảnh hƣởng nghiêm trọng và dễ bị tổn thƣơng làm những công việc thích hợp trong dự án.

Hộ nghèo là những hộ đáp ứng các tiêu chí nghèo hiện hành của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. Khoản hỗ trợ đƣợc trả một lần tại thời điểm trả bồi thƣờng.

Page 210: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

210

Thƣởng di dời đúng tiến độ

Hộ gia đình phải di dời

Ngoài tất cả các quyền lợi nêu trên, thƣởng bằng tiền mặt với giá trị không ít hơn 5.000.000/hộ cho những hộ tái định cƣ tháo dỡ công trình bị ảnh hƣởng đúng hạn.

Thanh toán trực tiếp cho hộ gia đình ngay khi di dời.

Di dời và chiến lược khôi phục thu nhập

Các hộ gia đình phải tái định cƣ sẽ tham gia xác định và lựa chọn những phƣơng án tái định cƣ trên mảnh đất còn lại (nếu đủ điều kiện để ở theo quy định của địa phƣơng), hoặc chuyển tới các khu tái định cƣ, hoặc nhận bồi thƣờng bằng tiền mặt và tự thu xếp nơi tái định cƣ. Trong trƣờng hợp cơ sở kinh doanh, buôn bán phải di chuyển, ngƣời bị ảnh hƣởng sẽ đƣợc hỗ trợ tìm nơi mới để có thể tiếp tục kinh doanh. Những hộ gia đình bị ảnh hƣởng nghiêm trọng nếu mất từ 20% (hoặc 10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) tổng diện tích đất sản xuất hoặc hơn sẽ đƣợc quyền bồi thƣờng bằng đất thay thế hoặc bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế tùy theo lựa chọn của họ. Đồng thời, những ngƣời bị ảnh hƣởng nặng sẽ đƣợc cung cấp các khoản hỗ trợ để ổn định đời sống và sản xuất (Bảng 2). Các chƣơng trình khôi phục sinh kế phù hợp sẽ đƣợc thiết kế và thực hiện với sự tham vấn của ngƣời bị ảnh hƣởng trong quá trình triển khai dự án. Những ngƣời bị ảnh hƣởng sẽ không bị di dời cho tới khi họ đƣợc phân đất/nhà trong các khu tái định cƣ.

Bảng 2. Các phương án lựa chọn quyền lợi của người bị thiệt hại nặng

Tỷ lệ thu hồi của tổng diện tích đất hiện có

Bồi thƣờng đất thay thế, HOẶC

Bồi thƣờng tiền mặt, VÀ

Gói hỗ trợ khôi phục, CỘNG VỚI

Thu hồi phần đất còn lại

Phần còn lại vẫn có khả năng kinh tế

Dƣới 20% (hoặc 10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng)

Không Có Không Không

Trên 20% (hoặc 10% đối với hộ nghèo và hộ dễ bị tổn thƣơng)

Có Có Có Không

Trên 70% Có Có Có Có

Phần còn lại không có khả năng kinh tế

Tỷ lệ khác Có Có Có Có

Các nguồn kinh phí và quản lý phân bổ

Nguồn kinh phí thực hiện bồi thƣờng và TĐC bao gồm kinh phí chi trả bồi thƣờng và hỗ trợ, xây dựng các khu tái định cƣ (nếu cần), khôi phục sinh kế và thu nhập, hỗ trợ ngƣời dân tộc thiểu số, và quản lý thực hiện tái định cƣ là nguồn vốn đối ứng của Chính phủ. Riêng kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cƣ và thực hiện các chƣơng trình khôi phục sinh kế có thể lấy từ nguồn vốn vay để giảm bớt khó khăn về vốn đối ứng của Chính phủ và của các tỉnh.

Căn cứ vào nhu cầu và tiến độ thực hiện hàng năm, Ban QLDA tỉnh lập kế hoạch vốn cho thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và phân bổ. Việc phân bổ kinh phí bồi thƣờng và tái định cƣ cần đảm bảo kịp thời và đầy đủ theo yêu cầu. Sau khi phƣơng án bồi thƣờng đƣợc UBND huyện phê duyệt, Ban QLDA tỉnh sẽ rút tiền từ kho bạc Nhà nƣớc và phối hợp với Hội động bồi thƣờng huyện để chi trả bồi thƣờng cho ngƣời bị ảnh hƣởng. Trong trƣờng hợp ngƣời bị ảnh hƣởng từ chối nhận bồi thƣờng vì lý do nào đó thì khoản tiền bồi thƣờng của họ cần đƣợc gửi vào Kho bạc mà không đƣợc lƣu giữ ở Ban QLDA, Hội động bồi thƣờng hay bất kỳ cá nhân nào.

Phần 4

Tổ chức thực hiện

A.Khung tổ chức thực hiện bồi thường, tái định cư

Page 211: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

211

Cấp trung ương

Ban Điều phối Dự án TƯ đƣợc thành lập tại Bộ KT&ĐT và đƣợc Bộ giao làm chủ đầu tƣ quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm chung về công tác thu hồi đất và tái định cƣ của dự án, bao gồm:

(a) Phối hợp với UBND các tỉnh chỉ đạo việc thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ, đảm bảo tuân thủ các quy định trong Khung chính sách tái định cƣ và đảm bảo phù hợp với tiến độ xây lắp.

(b) Đào tạo và tăng cƣờng năng lực cho các cơ quan thực hiện dự án (các Ban QLDA tỉnh và các Hội động bồi thƣờng huyện) về quy trình thực hiện Khung chính sách tái định cƣ và Kế hoạch tái định cƣ.

(c) Phối hợp với các Ban QLDA tỉnh giám sát nội bộ việc thực hiện bồi thƣờng và TĐC của toàn dự án.

(d) Tuyển chọn và điều phối đơn vị giám sát độc lập tái định cƣ cho toàn dự án.

(e) Báo cáo định kỳ các vấn đề về tái định cƣ cho Bộ KH&ĐT và NHTG.

Cấp tỉnh

UBND tỉnh:

UBND tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ về đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cƣ trong phạm vi tỉnh. UBND tỉnh có trách nhiệm:

(a) Thông báo hoặc ủy quyền cho UBND các huyện thông báo về thu hồi đất ngay sau khi lựa chọn vị trí các tiểu dự án.

(b) Ban hành quyết định thu hồi đất của các tổ chức.

(c) Phê duyệt Kế hoạch hành động tái định cƣ (RAP) của các Tiểu Dự Án (TDA).

(d) Phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng của các tiểu dự án nằm trong phạm vi từ 2 huyện/thành phố trực thuộc tỉnh. Trong trƣờng hợp đặc biệt cần phải UBND tỉnh phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng thì UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định cấp tỉnh để thẩm định các phƣơng án bồi thƣờng do các Hội đồng bồi thƣờng huyện trình để tham mƣu cho UBND tỉnh phê duyệt theo đúng các quy định của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ và chính sách tái định cƣ không tự nguyện (OP4.12) của NHTG.

(e) Phê duyệt phƣơng án thu hồi đất tổng thể.

(f) Chỉ đạo UBND các huyện thực hiện việc bồi thƣờng, tái định cƣ và giải phóng mặt bằng

(g) Cấp đủ và kịp thời kinh phí chi trả bồi thƣờng.

(h) Giải quyết khiếu nại và khiếu kiện của ngƣời bị ảnh hƣởng kịp thời và thỏa đáng.

Hội động bồi thường tỉnh:

Do phạm vi và mức độ ảnh hƣởng của dự án không lớn nên không cần thiết phải thành lập Hội động bồi thƣờng tỉnh.

Ban QLDA tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện hợp phần xây lắp của dự án: Ban QLDA tỉnh sẽ quản lý việc thực hiện bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng của tiểu dự án, bao gồm:

(a) Trình nộp Kế hoạch tái định cƣ của các tiểu dự án đƣợc chuẩn bị trong quá trình thực hiện dự án cho UBND tỉnh và NHTG phê duyệt trƣớc khi thực hiện chi trả bồi thƣờng.

(b) Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện dự án trong việc thực hiện tái định cƣ và giải phóng mặt bằng để đảm bảo việc thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ phù hợp với kế hoạch xây lắp.

Page 212: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

212

(c) Giám sát nội bộ về thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ của tiểu dự án, báo cáo định kỳ hàng quý về tiến độ thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ của tiểu dự án cho BĐPDA TƢ.

Cấp huyện:

UBND huyện có các trách nhiệm sau:

(a) UBND huyện trực tiếp chỉ đạo Hội đồng bồi thƣờng huyện, Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện và UBND các xã bị ảnh hƣởng thực hiện công tác bồi thƣờng, hiện tái định cƣ và giải phóng mặt bằng

(b) Phê duyệt các phƣơng án bồi thƣờng do Hội đồng bồi thƣờng huyện trình.

(c) Ra quyết định thu hồi đất của các cá nhân, hộ gia đình.

(d) Giải quyết các khiếu nại và khiếu kiện của ngƣời bị ảnh hƣởng trong phạm vi thẩm quyền.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện (gọi tắt là Hội đồng bồi thường-DRC) có trách nhiệm thực hiện công tác bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng cho các công trình trên địa bàn huyện, bao gồm:

(a) Thực hiện điều tra giá thay thế trên địa bàn huyện

(b) Phối hợp với UBND các xã phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng ngƣời bị ảnh hƣởng. Kiểm kê tài sản bị ảnh hƣởng của các hộ, lập phƣơng án bồi thƣờng trình UBND huyện/ tỉnh phê duyệt.

(c) Phối hợp với Ban QLDA tỉnh và UBND các xã bị ảnh hƣởng thực hiện chi trả bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng.

(d) Giải quyết các thắc mắc của ngƣời bị ảnh hƣởng và tham mƣu cho UBND huyện giải quyết khiếu nại của ngƣời bị ảnh hƣởng

Cấp xã:

UBND xã có trách nhiệm:

(a) Cung cấp bản đồ dải thửa (cadastral map) cho Hội đồng bồi thƣờng và cử cán bộ tham gia vào tổ kiểm đếm tài sản bị ảnh hƣởng của các hộ.

(b) Phối hợp với Hội động bồi thƣờng huyện tổ chức phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng.

(c) Xác nhận nguồn gốc đất và tài sản bị ảnh hƣởng của các hộ.

(d) Giải quyết những thắc mắc của ngƣời bị ảnh hƣởng liên quan đến kiểm kê tài sản của họ.

(e) Tạo điều kiện và giúp đỡ các hộ bị ảnh hƣởng trong việc khôi phục sinh kế, thu nhập và ổn định cuộc sống.

Cấp cộng đồng:

Các cộng đồng bị ảnh hƣởng cử đại diện của mình tham gia vào Tổ kiểm kê tài sản bị ảnh hƣởng để giám sát quá trình thực hiện và ký vào Biên bản kiểm kê tài sản bị ảnh hƣởng của các hộ gia đình.

B.Cơ chế tham gia và tham vấn

Tham gia và tham vấn cộng đồng sẽ cung cấp cho những ngƣời hƣởng lợi và ngƣời bị ảnh hƣởng một cơ hội để đóng góp cho dự án. Tham vấn cộng đồng là một hoạt động thƣờng xuyên, đƣợc thực hiện trong suốt quá trình dự án, từ khi khởi đầu chuẩn bị dự án đến thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ, và thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng sau dự án.

Tham gia và tham vấn cộng đồng đƣợc thực hiện thông qua các cuộc họp cộng đồng, họp thôn bản, các chƣơng trình phát thanh và truyền hình địa phƣơng, phân phát tờ thông tin, hoàn thiện các mẫu yêu cầu/bảng hỏi. Các nhóm dễ bị tổn thƣơng cần đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để có thể đƣợc tham

Page 213: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

213

gia và tham vấn trong suốt quá trình dự án. Đặc biệt, các nhóm dân tộc thiểu số cần đƣợc tham vấn tự do (free), tham vấn trƣớc (prior) và tham vấn đầy đủ thông tin (informed).

C.Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ cần tuân thủ các quy định và thủ tục trong Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định trong khung chính sách tái định cƣ (RPF). Các bƣớc và thủ tục cụ thể nhƣ sau:

(a) Căn cứ vào thiết kế kỹ thuật chi tiết của công trình, Tƣ vấn thiết kế và Ban QLDA tỉnh bàn giao mốc giới giải phóng mặt bằng cho Hội động bồi thƣờng để xác định các hộ bị ảnh hƣởng và đo đạc kiểm đếm các tài sản bị ảnh hƣởng

(b) Họp các hộ bị ảnh hƣởng để phổ biến thông tin và chính sách bồi thƣờng, bao gồm mục tiêu và lợi ích của dự án, các tác động tích cực và tiêu cực của dự án, các biện pháp giảm thiểu, các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xác định giá các tài sản bị ảnh hƣởng, các khoản bồi thƣờng, hỗ trợ và khôi phục, và cơ chế giải quyết khiếu nại.

(c) Thực hiện khảo sát các hộ bị ảnh hƣởng và kiểm đếm tài sản bị ảnh hƣởng của họ để thu thập các thông tin về ngƣời bị ảnh hƣởng, xác định số lƣợng các loại tài sản bị ảnh hƣởng, các quyền lợi về bồi thƣờng, tái định cƣ và hỗ trợ khôi phục của ngƣời bị ảnh hƣởng. Tham vấn ngƣời bị ảnh hƣởng về các biện pháp giảm thiểu tác động của dự án và các biện pháp hỗ trợ khôi phục sinh kế.

(d) Điều tra giá thay thế và lập báo cáo trình UBND tỉnh phê duyệt.

(e) Lập phƣơng án bồi thƣờng, công khai phƣơng án bồi thƣờng để lấy ý kiến của ngƣời bị ảnh hƣởng, hoàn chỉnh phƣơng án bồi thƣờng và trình UBND huyện phê duyệt.

(f) Thực hiện chi trả bồi thƣờng và các khoản hỗ trợ khôi phục.

(g) Thực hiện tái định cƣ (nếu có) và bàn giao mặt bằng cho thi công.

(h) Các hoạt động giám sát nội bộ và độc lập sẽ đƣợc triển khai ngay từ khi bắt đầu các hoạt động phổ biến thông tin và trong suốt quá trình thực hiện bồi thƣờng tái định cƣ để đảm bảo rằng việc thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ tuân thủ RPF.

Phần 5

Cơ chế giải quyết khiếu nại và giám sát

A.Cơ chế giải quyết khiếu nại

Khiếu nại liên quan tới bất kỳ khía cạnh nào của dự án sẽ đƣợc xử lý thông qua thƣơng lƣợng nhằm đạt đƣợc sự đồng thuận. Khiếu nại sẽ qua 3 giai đoạn trƣớc khi đƣa lên tòa án nhƣ một phƣơng án cuối cùng. Các ban quản lý dự án sẽ chịu mọi chi phí hành chính và pháp lý phát sinh trong việc giải quyết khiếu nại và khiếu kiện của ngƣời bị ảnh hƣởng.

Giai đoạn đầu, UBND xã:

Một hộ bị ảnh hƣởng có khiếu nại sẽ gửi khiếu nại của họ tới bộ phận tiếp dân của UBND xã để đƣợc tiếp nhận và hƣớng dẫn các thủ tục cần thiết. UNBD xã sẽ làm việc riêng với hộ có khiếu nại và sẽ có 5 ngày để giải quyết sau khi nhận đƣợc khiếu nại (ở những vùng hẻo lánh hoặc miền núi, khiếu nại có thể giải quyết trong vòng 15 ngày). UBND xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lƣu trữ toàn bộ khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND xã ban hành quyết định giải quyết, nếu hộ khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc quyết định. Nếu quyết định lần hai đƣợc ban hành mà hộ vẫn chƣa thỏa mãn với quyết định đó thì hộ có thể khiếu nại lên UBND huyện.

Page 214: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

214

Giai đoạn hai, UBND huyện:

Khi nhận đƣợc khiếu nại của hộ, UBND huyện sẽ có 15 ngày (hoặc 30 ngày đối với vùng hẻo lánh và miền núi) kể từ khi nhận đƣợc khiếu nại để giải quyết. UBND huyện chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lƣu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND huyện ban hành quyết định, nếu hộ khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc quyết định. Nếu quyết định lần hai đã đƣợc ban hành mà hộ vẫn chƣa thỏa mãn với quyết định đó thì họ có thể khiếu nại lên UBND tỉnh.

Giai đoạn ba, UBND tỉnh:

Khi nhận đƣợc khiếu nại của hộ, UBND tỉnh sẽ có 30 ngày (hoặc 45 ngày đối với vùng hẻo lánh và miền núi) kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trƣờng hợp đó. UBND tỉnh chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lƣu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại đƣợc trình lên.

Khi UBND tỉnh ban hành quyết định, nếu hộ khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có thể kháng cáo trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đƣợc quyết định. Nếu quyết định lần hai đã đƣợc ban hành mà hộ vẫn chƣa thỏa mãn với quyết định đó thì hộ có thể khiếu nại lên tòa án trong vòng 45 ngày.

Giai đoạn cuối cùng, tòa án tỉnh:

Nếu ngƣời khiếu nại nộp hồ sơ của vụ việc lên tòa án thì toàn án là cấp cuối cùng giải quyết khiếu nại của họ. Nếu tòa án ra quyết định đứng về phía ngƣời khiếu nại, khi đó chính quyền tỉnh sẽ phải tăng mức bồi thƣờng lên mức mà tòa án quyết định. Trong trƣờng hợp tòa án đứng về phía UBND tỉnh, ngƣời khiếu nại sẽ nhận đƣợc khoản tiền bồi thƣờng theo phƣơng án bồi thƣờng đã đƣợc duyệt và chấp hành các quy định về GPMB.

Để đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại mô tả ở trên là thiết thực và chấp nhận đƣợc đối với ngƣời bị ảnh hƣởng, cần tổ chức các cuộc tham vấn với chính quyền địa phƣơng và cộng đồng ngƣời bị ảnh hƣởng về cơ chế này, đặc biệt là tham vấn với các nhóm dễ bị tổn thƣơng.

B.Cơ chế giám sát

Giám sát nội bộ

Công tác thực hiện RAP sẽ đƣợc thƣờng xuyên (hàng tháng/quý) giám sát và theo dõi bởi BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh. Những vấn đề đƣợc phát hiện và khuyến nghị sẽ đƣợc các Ban QLDA tỉnh đƣa vào báo cáo tiến độ hàng tháng để trình BĐPDA TƢ và NHTG xem xét. Mục tiêu của giám sát nội bộ là:

(a) đảm bảo rằng việc chi trả bồi thƣờng cho ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án đƣợc thực hiện dựa trên kết quả kiểm kê các tài sản bị thiệt hại của họ và giá thay thế của các tài sản đó theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng.

(b) đảm bảo rằng các hoạt động tái định cƣ đƣợc thực hiện theo chính sách bồi thƣờng nhƣ đã thống nhất trong Khung chính sách tái định cƣ và Kế hoạch tái định cƣ cho từng khu vực tiểu dự án.

(c) xác định liệu các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và khôi phục thu nhập có đƣợc cung cấp kịp thời và đầy đủ không.

(d) đánh giá liệu các khoản hỗ trợ khôi phục sinh kế và thu nhập đã đƣợc cung cấp có đủ để khôi phục thu nhập của các hộ gia đình không và đề xuất những biện pháp khắc phục nếu chƣa đạt đƣợc mục tiêu khôi phục.

(e) việc thực hiện phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng

(f) xác định quy trình khiếu nại có đƣợc tuân thủ không và đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại nếu có.

(g) ƣu tiên giải quyết nhu cầu và mối quan tâm của những ngƣời phải di dời, đặc biệt của các hộ nghèo và hộ dễ bị tổn thƣơng.

Page 215: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

215

(h) sự phù hợp giữa hoạt động di dời và giải phóng mặt bằng với việc khởi công xây lắp để đảm bảo ngƣời bị ảnh hƣởng đã đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ và di dời thỏa đáng trƣớc khi triển khai thi công.

Giám sát độc lập

Việc thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ cho toàn dự án sẽ đƣợc thực hiện bởi một cơ quan giám sát độc lập có đủ năng lực do BĐPDA TƢ tuyển chọn. Việc giám sát độc lập đƣợc yêu cầu cho những tiểu dự án gây ra các tác động nghiêm trọng với một Kế hoạch tái định cƣ đầy đủ, không áp dụng cho các tiểu dự án gây ra các tác động nhẹ với một Kế hoạch tái định cƣ tóm tắt, với các tiểu dự án này giám sát nội bộ cần đƣợc duy trì. Cơ quan Tƣ vấn giám sát độc lập đƣợc lựa chọn theo các quy định về tuyển chọn Tƣ vấn của NHTG với một đề cƣơng tham chiếu quy định rõ tần suất giám sát, phƣơng pháp giám sát, các chỉ báo giám sát và yêu cầu báo cáo. Báo cáo giám sát sẽ đƣợc trình nộp cho BĐPDA TƢ, Bộ KH&ĐT và NHTG sau khi kết thúc giám sát ở hiện trƣờng.

Mục tiêu chính của giám sát độc lập là cung cấp các đánh giá và xem xét định kỳ về (i) mức độ đạt đƣợc các mục tiêu của tái định cƣ; (ii) những thay đổi về mức sống và sinh kế của ngƣời bị ảnh hƣởng; (iii) sự khôi phục và/hoặc cải thiện nền tảng kinh tế và xã hội của ngƣời bị ảnh hƣởng; (iv) hiệu quả và sự bền vững của các quyền lợi của ngƣời bị ảnh hƣởng; và (v) sự cần thiết phải có các biện pháp giảm thiểu hơn nữa. Giám sát độc lập việc thực hiện Kế hoạch tái định cƣ sẽ dựa trên việc xem xét công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp (desk review and field visits), họp với các cơ quan liên quan, các cán bộ địa phƣơng và ngƣời bị ảnh hƣởng. Tổ chức những cuộc họp riêng rẽ với phụ nữ và những hộ dễ bị tổn thƣơng.

Cơ quan giám sát độc lập sẽ tập trung giám sát những vấn đề cụ thể sau:

(a) Việc tham vấn và nâng cao nhận thức của cộng đồng về chính sách và các quyền lợi tái định cƣ của ngƣời bị ảnh hƣởng;

(b) Việc kiểm đếm các tài sản bị ảnh hƣởng và chi trả bồi thƣờng theo chính sách trong Kế hoạch tái định cƣ đã đƣợc phê duyệt;

(c) Sự phối hợp các hoạt động tái định cƣ với kế hoạch thi công;

(d) Quy trình thu hồi đất và bàn giao mặt bằng;

(e) Xây dựng mới nhà ở và công trình trên phần đất còn lại hoặc tại nơi ở mới;

(f) Mức độ hài lòng của ngƣời bị ảnh hƣởng với các quy định của Kế hoạch tái định cƣ và việc thực hiện Kế hoạch tái định cƣ;

(g) Cơ chế giải quyết khiếu nại (hồ sơ, quy trình, kết quả giải quyết);

(h) Hiệu quả và tính bền vững của các quyền lợi và biện pháp khôi phục sinh kế của ngƣời bị ảnh hƣởng;

(i) Các tác động và chiến lƣợc giới;

(j) Khả năng khôi phục/thiết lập lại sinh kế và mức sống của ngƣời bị ảnh hƣởng. Chú ý đặc biệt tới những hộ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng hay hộ dễ bị tổn thƣơng;

(k) Những tác động tái định cƣ gây ra trong quá trình thi công;

(l) Sự tham gia của ngƣời bị ảnh hƣởng trong việc lập kế hoạch, cập nhật và thực hiện Kế hoạch tái định cƣ;

(m) Năng lực thể chế, giám sát nội bộ và báo cáo; và

(n) Các kênh vốn của chính phủ cho việc thanh toán bồi thƣờng và hỗ trợ cho những ngƣời bị ảnh hƣởng nặng hay phải di dời.

Page 216: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

216

Mẫu 1: Cấu trúc của một Kế hoạch hành động Tái định cư

Tóm tắt thực hiện I. GIỚI THIỆU

1.1. Giới thiệu dự án và tiểu dự án 1.2. Các biện pháp giảm thiểu các tác động bất lợi 1.3. Mục tiêu của Kế hoạch hành động tái định cƣ

II. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 2.1. Các phƣơng pháp và thủ tục đánh giá thiệt hại 2.2. Các tác động của dự án

III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KTXH 3.1. Khảo sát KTXH vùng bị ánh hƣởng bởi tiểu dự án 3.2. Các đặc điểm nhân khẩu của các hộ bị ảnh hƣởng 3.3. Các vấn đề về Giới

IV. KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ QUYỀN LỢI 4.1. Các cơ sở pháp lý về thu hồi đất và tái định cƣ 4.2. Chính sách bồi thƣờng 4.3. Các thủ tục bồi thƣờng

V. CÁC BIỆN PHÁP KHÔI PHỤC THU NHẬP VI. BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƢ VII. PHỔ BIẾN THÔNG TIN, THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ THAM GIA

7.1. Phổ biến thông tin 7.2. Tham vấn cộng đồng 7.3. Cơ chế giải quyết khiếu nại

VIII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

9.1. Cấp trung ƣơng 9.2. Trách nhiệm của các UBND (cấp tỉnh, huyện và xã) 9.3. Trách nhiệm của Hội đồng bồi thƣờng

X. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 10.1. Giám sát nội bộ 10.2. Giám sát độc lập

XI. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI PHÍ BỒI THƢỜNG ƢỚC TÍNH 11.1. Các nguồn kinh phí cho các hoạt động tái định cƣ 11.2. Ƣớc tính kinh phí bồi thƣờng và hỗ trợ 11.3. Dự phòng PHÂN BỔ THỜI GIAN THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƢ

Page 217: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

217

Mẫu 2 Việt Nam: Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên Bảng kê tài sản thiệt hại của các hộ bị Dự án ảnh hưởng

Hợp phần: _________________ Tỉnh: _______________ Huyện: _________________ Xã: ________________ Tiểu Dự án: ________________

STT

Tên chủ hộ

Số nhân

khẩu trong hộ

Tổng diện tích đất sở hữu - M2

Diện tích đất bị mất

(M2)

Loại đất *

% đất bị mất trên

tổng diện tích

Mất về tài sản

Mất về mùa màng

Mất các tài sản khác

Các thiệt hại khác

Diện tích xây cất cố định (m

2)

Diện tích xây cất

tạm (m2)

Diện tích đất thổ cƣ bị

mất (m

2)

Loại & số cây ăn

quả bị mất

Diện tích trồng lúa

(m2)

Các loại khác

(Ghi cụ thể)

Ví dụ nhƣ mồ mả,

giếng nƣớc .. (Loại & số

lƣợng)

Nơi cƣ trú (phải thuê)

Thiệt hại về kinh doanh

Mất thu nhập

* Các loại đất đƣợc phân ra nhƣ sau: (điền vào các loại đất phù hợp ở Việt Nam) 1. Trồng lúa 4. Rừng 7. Các loại khác 2. Đất nƣơng 5. Thổ cƣ

3. Vƣờn 6. Kinh doanh

Page 218: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

218

Mẫu 3 Việt Nam: Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên Bảng kê bồi thường cho các hộ bị Dự án ảnh hưởng

Hợp phần: ________________ Tỉnh: _______________ Huyện: _________________ Xã: ________________ Tiểu Dự án: _______________

Stt Tên chủ hộ

Số nhân khầu

Bồi thường về đất Bồi thường về công trình xây dựng

Bồi thường về mùa màng và cây cối

Bồi thường về tài sản và các thiệt hại khác

(ví dụ nhƣ mồ mả, giếng nƣớc, kinh doanh. . .)

Tổng cộng (VNĐ)

Số lƣợng (m

2)

Đơn giá (VNĐ/ m

2

Đất đổi đất (m

2)

Tổng số tiền bồi thƣờng (VNĐ)

Số lƣợng (m

2)

Đơn giá (VNĐ /m

2)

Tổng số tiền bồi thƣờng (VNĐ)

Số lƣợng từng loại

Đơn giá (VNĐ)

Tổng số tiền bồi thƣờng

(VNĐ)

Số lƣợng từng loại

Đơn giá (VNĐ)

Tổng số tiền bồi thƣờng

(VNĐ)

Page 219: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

219

Mẫu 4 Việt Nam: Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên Bảng số liệu kinh tế - xã hội của hộ bị ảnh hưởng Hợp phần: ________________ Tỉnh: _______________ Huyện: _________________ Xã: ________________ Tiểu Dự án: _______________

STT

Địa chỉ của hộ

Tên chủ hộ và các thành viên trong hộ

Giới tính

Tuổi

Dân tộc

Trình độ văn

hoá

Nghề nghiệp và nguồn thu nhập

Tình trạng việc làm

Ước lượng tổng thu nhập

một năm (VNĐ)

Page 220: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

220

Phụ lục 17: Hiệu quả tài chính và kinh tế các mô hình sinh kế

THP 2.1: Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập

1. Mô hình lúa lai

Mô tả mô hình

Diện tích: 1ha (50kg giống);

Đầu vào: 115 ngày công/ha; phân bón, vật tƣ, đầu vào khác;

Chu kỳ sản xuất: 3,5 tháng; thu hoạch 1 vụ.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Tổng doanh thu 40.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 34.795.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 5.205.000

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 13%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 5.205.000

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) -

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 17.250.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động (12.045.000)

2. Hỗ trợ phát triển cây ngô

Mô tả mô hình

Diện tích: 1ha (16kg giống);

Đầu vào: 105 ngày công/ha; phân bón, vật tƣ, đầu vào khác;

Chu kỳ sản xuất: 3,5 tháng; thu hoạch 1 vụ.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 64.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 26.910.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 37.090.000

Các chỉ số phân tích tài chính (VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 58%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 37.090.000

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) -

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 15.750.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 21.340.000

Page 221: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

221

Page 222: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

222

3.Cải tạo vườn hộ

Mô tả mô hình

Diện tích: 50m2 (30g rau xanh, 10 giống cây chuối tiêu, 20 con gà);

Đầu vào: 5 ngày công/ha; phân bón, vật tƣ, đầu vào khác;

Chu kỳ sản xuất: 1 năm; thu hoạch 1 lần.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 3.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 645.500

Lợi nhuận (không có công lao động) 2.354.500

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 78%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 2.354.500

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) -

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 740.571

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 1.613.929

4. Chăn nuôi dê

Mô tả mô hình

Quy mô: 1 hộ (2 dê cái sinh sản hàng năm đƣợc phối với dê đực của tổ nhóm);

Đầu vào: Thức ăn tinh hỗn hợp, thú y

Chu kỳ sản xuất: 5 năm; sinh sản từ năm thứ nhất

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận

Tổng doanh thu 44.800.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 13.752.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 31.048.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 6.209.600

Các chỉ số tài chính

Tỷ suất lợi nhuận 69%

Giá trị hiện tại dòng (NPV - 12%) 20.212.753

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) 222%

Các chỉ số hiệu quả kinh tế

Chi phí lao động 5.000.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 26.048.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 5.209.600

Page 223: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

223

5. Trồng bời lời thuần

Mô tả mô hình

Diện tích: 1 ha (2.200 cây bời lời);

Đầu vào: Phân bón (NPK), vật liệu lao động;

Chu kỳ sản xuất: 20 năm; thu hoạch bời lời từ năm thứ 5, 5 năm một lần.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế đối với mô hình trồng thuần

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 1.280.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 9.200.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 1.270.800.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 63.540.000

Các chỉ số phân tích tài chính (%. VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 99%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 334.856.547

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) 144%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 61.386.600

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 1.209.413.400

Lợi nhuận trung bình hàng năm 60.470.670

6. Trồng bời lời xen mỳ

Mô tả mô hình

Diện tích: 1 ha (2.200 cây bời lời, 5.040 cây mỳ);

Đầu vào: Phân bón (NPK), vật liệu lao động;

Chu kỳ sản xuất: 20 năm; thu hoạch mỳ năm thứ 2, thu hoạch bời lời từ năm thứ 5, và cứ 5 năm một lần.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 1.285.400.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 30.882.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 1.254.518.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 62.725.900

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 98%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 319.802.466

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) 86%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 98.886.600

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 1.155.631.400

Lợi nhuận trung bình hàng năm 57.781.570

Page 224: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

224

7.Trồng cây mây nước

Mô tả mô hình

Diện tích: 1 ha (1.650 cây);

Đầu vào: Phân bón (NPK), vật liệu lao động;

Chu kỳ sản xuất: 10 năm; thu hoạch từ năm thứ 3.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 256.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 14.055.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 241.945.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 24.194.500

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 95%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 114.363.197

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) 114%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 32.500.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 209.445.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 20.944.500

8. Trồng sa nhân

Mô tả mô hình

Diện tích: 1 ha (3.465 bầu);

Đầu vào: Phân bón (NPK), vật liệu lao động (cuốc)

Chu kỳ sản xuất: 10 năm; thu hoạch từ năm thứ 3

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 666.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 25.750.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 640.250.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 64.025.000

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 96%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 297.434.791

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) 126%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 32.000.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 608.250.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 60.825.000

Page 225: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

225

9. Trồng sâm nam

Mô tả mô hình

Diện tích: 1 ha (2.000 gốc giống);

Đầu vào: Phân bón (NPK), vật liệu lao động;

Chu kỳ sản xuất: 1 năm; thu hoạch 1 lần.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 160.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 23.700.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 136.300.000

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 85%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 136.300.000

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) -

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 33.000.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 103.300.000

10.Nâng cao giá trị sản phẩm cà phê chè

Mô tả mô hình

Quy mô: 1 ha (2.000 cây cà phê, 40kg đậu xanh);

Đầu vào: Phân bón (NPK, vôi bột), vật tƣ lao động;

Chu kỳ sản xuất: 10 năm; thu hoạch cà phê từ năm thứ 4, đậu xanh từ năm thứ nhất.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 1.277.325.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 150.241.986

Lợi nhuận (không có công lao động) 1.127.083.014

Lợi nhuận trung bình hàng năm 86.698.693

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 88%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 502.359.302

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) -

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 198.275.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 928.808.014

Lợi nhuận trung bình hàng năm 71.446.770

Page 226: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

226

11.Phát triển khoai lang Nhật Bản

Mô tả mô hình

Quy mô:150.000 hom giống;

Đầu vào: Phân bón (NPK, phân vi sinh); vật tƣ, đầu vào khác;

Chu kỳ sản xuất: 5 năm; thu hoạch từ năm 1

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 648.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 406.600.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 241.400.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 48.280.000

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 37%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 64.576.315

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) 20%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 52.500.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 188.900.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 37.780.000

12. Phát triển trồng mía

Mô tả mô hình

Quy mô: 1 ha (9,000 kg giống);

Đầu vào: Phân bón (NPK, phân chuồng, vôi bột), vật tƣ lao động;

Chu kỳ sản xuất: 2 năm; thu hoạch 2 vụ.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 156.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 57.155.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 98.845.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 49.422.500

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 63%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 82.308.992

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) -

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 56.550.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 42.295.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 21.147.500

Page 227: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

227

13. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò

Mô tả mô hình

Quy mô: 1 nhóm hộ (1 con bò đực, 10 con bò cái);

Đầu vào: thức ăn tinh, thú y;

Chu kỳ sản xuất: 8 năm; sinh sản bò con từ năm thứ 3.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 808.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 393.022.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 414.978.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 51.872.250

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 51%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 121.762.058

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) 25%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 160.600.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 254.378.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 31.797.250

14. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò cái sinh sản

Mô tả mô hình

Quy mô: 1 hộ (1 con cái);

Đầu vào: thức ăn tinh, thú y;

Chu kỳ sản xuất: 8 năm; sinh sản bò con từ năm thứ 3

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 74.200.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 33.786.000

Lợi nhuận (không có công lao động) 40.414.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 5.051.750

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 54%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 14.657.103

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) 30%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 14.600.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 25.814.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm 3.226.750

Page 228: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

228

THP 2.2: Phát triển liên kết thị trường

15.Phát triển ca cao xen vườn điều năng suất thấp

Mô tả mô hình

Diện tích: 1ha (1165 cây giống tính 10% trồng dặm);

Đầu vào: Phân bón; vật tƣ, đầu vào khác;

Chu kỳ sản xuất: 10 năm; thu hoạch từ năm thứ 3.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 519.750.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 141.602.100

Lợi nhuận (không có công lao động) 378.147.900

Lợi nhuận trung bình hàng năm 37.814.790

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 73%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 157.651.616

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) 63%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 186.600.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 191.547.900

Lợi nhuận trung bình hàng năm 19.154.790

16. Phát triển ca cao xen ngô

Mô tả mô hình

Diện tích: 1ha (1.165 cây giống tính 10% trồng dặm);

Đầu vào: Phân bón (NPK); vật tƣ,đƣợc đầu vào khác;

Chu kỳ sản xuất: 10 năm; thu hoạch từ năm thứ 3

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế đối với ca-cao trồng xen ngô

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 819.750.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 259.812.194

Lợi nhuận (không có công lao động) 559.937.806

Lợi nhuận trung bình hàng năm 55.993.781

Các chỉ số tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 68%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 287.798.100

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) -

Các chỉ số hiệu quả kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 252.225.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 307.712.806

Lợi nhuận trung bình hàng năm 30.771.281

Page 229: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

229

17. Phát triển keo lai

Mô tả mô hình

Quy mô: 1 ha (2.625 cây);

Đầu vào: Phân bón (NPK), vật tƣ lao động;

Chu kỳ sản xuất: 10 năm; thu hoạch từ năm thứ 6.

Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế

Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ)

Tổng doanh thu 67.500.000

Tổng chi phí (không có công lao động) 18.857.875

Lợi nhuận (không có công lao động) 48.642.125

Lợi nhuận trung bình hàng năm 6.948.875

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ)

Tỷ suất lợi nhuận 72%

Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) 14.019.424

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) 24%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ)

Chi phí lao động 35.400.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động 13.242.125

Lợi nhuận trung bình hàng năm 1.891.732

Page 230: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

230

Phụ lục 18: Khung logic của Dự án

Trong Báo cáo này, Khung Logic của Dự án đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở Khung Kết quả (đƣợc trình bày trong Phụ lục 19). Với tính chất và nội dung của Khung Kết quả của Dự án (nhƣ đã nêu rõ trong Phụ lục 20), Khung Logic của Dự án trong Báo cáo NCKT này là Khung Logic cơ bản. Sau khi Dự án đi vào hoạt động, nhất là sau khi thực hiện Khảo sát Đầu kỳ và ký Hiệp định vay vốn, các chỉ số/giả định trong Khung Logic này cần đƣợc xem xét lại cùng với việc bổ sung/điều chỉnh nội dung của Khung Kết quả. Ngoài ra, lƣu ý rằng cho Dự án GNKVTN là Dự án thiết kế và thực hiện theo nguyên tắc phát triển do cộng đồng định hƣớng nên các hoạt động cụ thể của Dự án sẽ đƣợc cập nhật hàng năm qua quy trình lập kế hoạch có sự tham gia (nhƣ đã mô tả trong Chƣơng 2). Chính vì vậy, hàng năm Khung Logic của Dự án cần đƣợc cập nhật theo nội dung kế hoạch của Dự án.

Tóm tắt Các chỉ số theo dõi Nguồn thông tin Các giả định

Mục tiêu phát triển của Dự án

Nâng cao cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình và cộng đồng nghèo tại 26 huyện trong 06 tỉnh trong vùng dự án

Số hộ hƣởng lợi MIS Không có rủi ro lớn về thiên tai, tình hình kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên ổn định và Dự án đƣợc thực hiện theo đúng thiết kế

% hộ hƣởng lợi hài lòng với sự hỗ trợ của Dự án Khảo sát giữa kỳ và cuối kỳ

% tăng trong tiêu dùng lƣơng thực và phi lƣơng thực hộ gia đình

Khảo sát/đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ

Đầu ra và kết quả của Dự án

HP1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản

Cải thiện điều kiện CSHT cấp xã và thôn bản để hỗ trợ phát triển sinh kế và nâng cao đời sống sinh hoạt cho ngƣời dân.

Tạo việc làm và thu nhập thông qua tham gia lao động trong các công trình CSHT

Đảm bảo các công trình CSHT của Dự án đƣợc vận hành và bào trì phù hợp

Số km đƣờng; số nhà xƣởng chế biến nông sản; số phòng học, trạm y tế đƣợc nâng cấp; số cầu đƣợc xây dựng; số giếng nƣớc đƣợc xây; số km kênh thủy lợi đƣợc nâng cấp/làm mới

MIS Các công trình sau khi đi vào hoạt động đƣợc vận hành và bảo trì đúng quy cách

Không có các bất khả kháng xảy ra nhƣ lũ quét, sạt lở nghiêm trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình

Các hoạt động NCNL đƣợc thực hiện đầy đủ để cấp xã làm chủ đầu tƣ và hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng đƣợc thực hiện thuận lợi

% ngƣời hƣởng lợi hài lòng với các công trình CSHT do Dự án hỗ trợ;

Khảo sát/đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ

% ngƣời dân hài lòng về các công trình CSHT của Dự án Khảo sát/đánh giá đầu kỳ, giữa

kỳ, và cuối kỳ

% tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ vào các cuộc họp ra quyết định về các ƣu tiên đầu tƣ ở cấp thôn bản và cấp xã

Khảo sát/đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ

HP2: Phát triển sinh kế bền vững

Củng cố an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng; đa dạng hóa thu nhập; và phát triển kết nối thị trƣờng.

Hỗ trợ cho các tổ nhóm cải thiện sinh kế (LEG) để thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế của Dự án; thúc đẩy quan hệ đối tác giữa khu vực doanh nghiệp, các nhà cung ứng, các đơn vị cung cấp dịch vụ và LEG

Số nhóm LEGs đƣợc thành lập MIS Không xảy ra các bất khả kháng nghiêm trọng làm mất mùa đối với cây lúa, ngô nhƣ lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh không thể kiểm soát

Sau khi kết thúc hoạt động, hội phụ nữ xã vẫn tiếp tục vận động các hộ dân áp dụng mô hình sinh kế an ninh lƣơng thực và dinh

Số liên minh sản xuất (PP) đƣợc thiết lập (liên minh sản xuất ở đây đƣợc hiểu là số liên minh trong đó có quan hệ hợp đồng thƣơng mại giữa LEGs và các doanh nghiệp)

MIS

% tăng thu nhập hộ gia đình Khảo sát/đánh giá đầu kỳ, giữa

kỳ, và cuối kỳ

Page 231: tại Đắk Nông, Đắk L k, Gia Lai, Kon Tum, Qu ng Nam, và Quảng Ngãiskhdt.kontum.gov.vn/ImageTrongTin/file/Bao cao kha thi... · 2013-08-22 · 2 Báo cáo NCKT cấp Trung

231

Số tháng trong năm mà các hộ hƣởng lợi thiếu lƣơng thực

MIS

dƣỡng.

Cán bộ BQLDA các cấp có đủ năng lực để thúc đẩy quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp và các LEG

Giá các sản phẩm nông sản của những sinh kế kết nối thị trƣờng mà Dự án hỗ trợ không bị giảm mạnh

HP3: CSHT kết nối, NCNL và truyền thông

Phát triển CSHT kết nối cấp huyện để thúc đẩy phát triển sinh kế, cải thiện hạ tầng kết nối về kinh tế-xã hội trong vùng dự án

NCNL cho đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp và các đối tƣợng liên quan để đáp ứng các yêu cầu quản lý và thực hiện Dự án

Truyền thông để tăng cƣờng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, khuyến khích cách nghĩ-cách làm mới

% thay đổi của chỉ số kết nối Khảo sát/đánh giá giữa kỳ và

cuối kỳ

Không xảy ra luân chuyển cán bộ tối thiểu trong 1 năm sau khi đƣợc đào tạo, tập huấn

Đội ngũ cán bộ CF đƣợc tuyển dụng và tập huấn NCNL để hỗ trợ trực tiếp và kịp thời cho cấp xã và cộng đồng

Số lƣợt ngƣời đƣợc NCNL MIS

% cán bộ QLDA có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc

Khảo sát/đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ

HP4: Quản lý Dự án

Đảm bảo quản lý hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiết kế Dự án

Hệ thống Giám sát và Đánh giá cung cấp đƣợc thông tin đầy đủ về hoạt động, kết quả và tác động của Dự án.

Các đơn vị quản lý thực hiện Dự án đuợc thành lập và bố trí đủ cán bộ trƣớc khi Dự án có hiệu lực; và đồng thời duy trì đƣợc đội ngũ trong suốt quá trình thực hiện Dự án;

MIS Không có các chậm trễ trong tiến độ giải ngân các nguồn vốn dự kiến của Dự án

UBND các tỉnh dự án cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ về thể chế để đảm bảo sự hợp tác hiệu quả giữa Dự án và các ban ngành của tỉnh

Các báo cáo quý và báo cáo hàng năm đƣợc nộp đúng hạn;

MIS

Cán bộ M&E chuyên trách đƣợc tuyển dụng và duy trì hoạt động tại cấp tỉnh và cấp huyện.

MIS