tình hình nhập khẩu dầu thực vật của việt nam

7
Tình hình nhập khẩu dầu thực vật của Việt Nam - Phần 1 Thứ sáu, 23 Tháng 5 2014 10:19 VIETRADE - Ngành công nghiệp dầu thực vật của nước ta tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dầu thô và dầu tinh luyện nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường mặc dù sản lượng dầu đậu tương thô trong nước đang tăng lên. Do lượng dầu nành sẵn có trong nước ngày càng tăng và việc áp đặt thuế bảo hộ nhập khẩu đối với mặt hàng dầu tinh luyện nên năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 710.000 tấn dầu thực vật thô và tinh luyện các loại, giảm 10% so với năm 2012. Bảng 1 - Tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu (nghìn tấn) 631, 6 721, 5 733, 8 728, 9 709, 6 Tổng lượng dầu thực vật thô nhập khẩu 313. 5 345. 1 311. 7 64.9 76 Tổng lượng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu 318, 1 376, 4 422, 1 664 633, 6 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Bản đồ thương mại toàn cầu (GTA), doanh nghiệp sản xuất trong nước Năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 634.000 tấn dầu thực vật tinh luyện, giảm 4,6% so với năm 2012 do việc áp dụng thuế an toàn. Việt Nam vẫn nhập khẩu một lượng nhỏ dầu thực vật thô. Lượng dầu thực vật tinh luyện chiếm khoảng 89% tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu. Bảng 2 - Tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu theo mặt hàng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu (nghìn tấn) 631, 6 721, 5 733, 8 728, 9 709, 6 Dầu cọ 502 533 579, 1 602, 6 575, 1 Dầu cọ 122 186 127, 5 52,6 79 Các loại dầu thực vật khác 7,6 2,5 27,2 73,7 55,5 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Bản đồ thương mại toàn cầu (GTA), doanh nghiệp sản xuất trong nước. Ghi chú: Dầu thực vật bao gồm dầu thô và dầu tinh luyện. Năm 2013, tổng lượng dầu cọ nhập khẩu (cả dầu thô và tinh luyện) là 575.000 tấn, giảm 4,6% so với cùng kì năm 2012, chiếm khoảng 81% tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu. Tổng lượng dầu nành nhập khẩu (cả dầu thô và tinh luyện) là 79.000 tấn, tăng 50% so với năm 2012, chiếm 11% tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu. Ngoài ra, 56.000 tấn các loại dầu thực vật khác được nhập khẩu bao gồm dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu dừa, dầu đậu phộng ở dạng tinh luyện và đóng gói sẵn chiếm 8% còn lại. Tổ chức USDA dự đoán đến năm 2014, tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu sẽ giữ ở trong khoảng 700 đến 740 nghìn tấn. Sự gia tăng lượng dầu đậu tương được sản xuất trong nước và việc tiếp tục áp đặt thuế bảo hộ nhập khẩu đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện là những nguyên nhân dẫn đến việc tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bị suy giảm.

Upload: blacksuitboy

Post on 03-Dec-2015

224 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Nghiên cứu xuất nhập khẩu dầu ăn ở Việt Nam

TRANSCRIPT

Page 1: Tình Hình Nhập Khẩu Dầu Thực Vật Của Việt Nam

Tình hình nhập khẩu dầu thực vật của Việt Nam - Phần 1

Thứ sáu, 23 Tháng 5 2014 10:19

VIETRADE - Ngành công nghiệp dầu thực vật của nước ta tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dầu thô và dầu

tinh luyện nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường mặc dù sản lượng dầu đậu tương thô trong

nước đang tăng lên. Do lượng dầu nành sẵn có trong nước ngày càng tăng và việc áp đặt thuế bảo hộ nhập khẩu

đối với mặt hàng dầu tinh luyện nên năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 710.000 tấn dầu thực vật thô và

tinh luyện các loại, giảm 10% so với năm 2012.

Bảng 1 - Tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu (nghìn tấn) 631,6 721,5 733,8 728,9 709,6

Tổng lượng dầu thực vật thô nhập khẩu 313.5 345.1 311.7 64.9 76

Tổng lượng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu 318,1 376,4 422,1 664 633,6

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Bản đồ thương mại toàn cầu (GTA), doanh nghiệp sản xuất trong nước

Năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 634.000 tấn dầu thực vật tinh luyện, giảm 4,6% so với năm 2012 do

việc áp dụng thuế an toàn. Việt Nam vẫn nhập khẩu một lượng nhỏ dầu thực vật thô. Lượng dầu thực vật tinh

luyện chiếm khoảng 89% tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu.

Bảng 2 - Tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu theo mặt hàng

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu (nghìn tấn) 631,6 721,5 733,8 728,9 709,6

Dầu cọ 502 533 579,1 602,6 575,1

Dầu cọ 122 186 127,5 52,6 79

Các loại dầu thực vật khác 7,6 2,5 27,2 73,7 55,5

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Bản đồ thương mại toàn cầu (GTA), doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Ghi chú: Dầu thực vật bao gồm dầu thô và dầu tinh luyện.

Năm 2013, tổng lượng dầu cọ nhập khẩu (cả dầu thô và tinh luyện) là 575.000 tấn, giảm 4,6% so với cùng kì năm

2012, chiếm khoảng 81% tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu.

Tổng lượng dầu nành nhập khẩu (cả dầu thô và tinh luyện) là 79.000 tấn, tăng 50% so với năm 2012, chiếm 11%

tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu. Ngoài ra, 56.000 tấn các loại dầu thực vật khác được nhập khẩu bao gồm

dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu dừa, dầu đậu phộng ở dạng tinh luyện và đóng gói sẵn chiếm 8%

còn lại. Tổ chức USDA dự đoán đến năm 2014, tổng lượng dầu thực vật nhập khẩu sẽ giữ ở trong khoảng 700

đến 740 nghìn tấn. Sự gia tăng lượng dầu đậu tương được sản xuất trong nước và việc tiếp tục áp đặt thuế bảo

hộ nhập khẩu đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện là những nguyên nhân dẫn đến việc tốc độ tăng trưởng

nhập khẩu bị suy giảm.

Nhập khẩu dầu thực vật thô

Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu 76.000 tấn dầu thực vật thô, tăng 17% so với năm 2012 nhưng ít hơn 76% so với

năm 2011. Trong tổng lượng dầu thực vật thô nhập khẩu, dầu nành nhập khẩu từ Argentina, Thái Lan và Brazil

chiếm khoảng 83%, còn lại chủ yếu là dầu cọ nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia. USDA dự đoán lượng dầu thô

nhập khẩu sẽ không có nhiều biến động so với năm 2013.

Bảng 3 - Nhập khẩu dầu thực vật thô

Dầu thực vật thô (nghìn tấn) 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng cộng, trong đó: 313,5 345,1 311,7 64,9 76

Page 2: Tình Hình Nhập Khẩu Dầu Thực Vật Của Việt Nam

Dầu cọ thô 203 214 184,7 13,3 10

Dầu đậu tương thô 106 131 117,9 49 63

Các loại dầu thực vật thô khác 4,5 0,1 9,1 2,6 3

Nguồn: số liệu dự đoán của các doanh nghiệp trong nước, Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, Bản đồ thương mại toàn

cầu (GTA)

Hình 1 - Nhập khẩu dầu thực vật thô của Việt Nam giai đoạn 2009-2013

Nguồn: Doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước; Tổng Cục Hải Quan Việt Nam; GTA

Bảng 4 - Nhập khẩu dầu thực vật thô của Việt Nam theo thị trường

Thị trường Năm 2012 Thị trường Năm 2013

Argentina 19.500 Argentina 33.492

Thái Lan 12.977 Thái Lan 24.010

Malaysia 2.141

Trung Quốc 779

Các nước khác 157 Các nước khác 5

Tổng cộng 48.984 Tổng cộng 63.282

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Bản đồ thương mại toàn cầu (GTA), doanh nghiệp trong nước

Ghi chú: Dầu nành thô mã HS 150710

Nhập khẩu dầu thực vật tinh luyện

Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu 634.000 tấn dầu thực vật tinh luyện, giảm 4,6% so với năm 2012, trong đó dầu cọ

tinh luyện nhập khẩu từ Malaysia, Indonesia và các nước khác chiếm khoảng 89%. Các loại dầu thực vật khác

(chủ yếu ở dạng đóng gói sẵn) chiếm 8,3% còn dầu đậu tương chiếm 2,5% tổng lượng dầu thực vật tinh luyện

nhập khẩu.

Đến năm 2014, tổ chức USDA dự đoán lượng dầu tinh luyện nhập khẩu sẽ ở mức 640 đến 650 nghìn tấn, trong

đó bao gồm 580.000 tấn dầu cọ và 70.000 tấn dầu nành và các loại dầu khác. Những dự đoán ban đầu của USDA

cho lượng dầu cọ và dầu nành nhập khẩu năm 2015 lần lượt là 590.000 và 20.000 tấn.

Bảng 5 - Nhập khẩu dầu thực vật tinh luyện

Page 3: Tình Hình Nhập Khẩu Dầu Thực Vật Của Việt Nam

Dầu thực vật tinh luyện (nghìn tấn) 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng cộng, trong đó: 318.1 376.4 422.1 664 633.6

Dầu cọ tinh luyện 299 319 394.4 589.3 565.1

Dầu nành tinh luyện 16 55 9.6 3.6 16

Các loại dầu thực vật tinh luyện khác 3.1 2.4 18.1 71.1 52.5

Nguồn: số liệu dự đoán của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, GTA

Hình 2 - Nhập khẩu dầu tinh luyện của Việt Nam giai đoạn 2009-2013

Nguồn: số liệu dự đoán của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, GTA

Bảng 6 – Nhập khẩu dầu nành tinh luyện của Việt Nam theo thị trường

Thị trường Năm 2012 Thị trường Năm 2013

Malaysia 3.128 Malaysia 15.237

Thái Lan 165 Hồng Kông 560

Singapore 114 Hàn Quốc 222

Đài Loan 68 Singapore 42

Canada 41 Đài Loan 26

Hàn Quốc 18

Hoa Kỳ 12

Các nước khác 9 Các nước khác 2

Tổng cộng 3.555 Tổng cộng 16.089

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Bản đồ thương mại toàn cầu (GTA), doanh nghiệp trong nước

Ghi chú: Dầu nành tinh luyện mã HS 150790

Tình hình nhập khẩu dầu thực vật của Việt Nam - Phần 2

Thứ năm, 05 Tháng 6 2014 15:38

VIETRADE - Thuế nhập khẩu

Mức thuế suất mới nhất áp dụng đối với dầu thực vật thô và tinh luyện nhập khẩu từ các nước có chế độ ưu đãi

tối huệ quốc với Việt Nam được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1: Mức thuế dầu nhập khẩu thực vật với các nước hưởng chế độ ưu đãi tối huệ quốc

Page 4: Tình Hình Nhập Khẩu Dầu Thực Vật Của Việt Nam

Thuế nhập khẩu Dầu thô Dầu tinh

luyện

Dầu đậu tương (Mã HS 1507) 5% 15%

Dầu đậu phộng (Mã HS1508) 5% 25%

Dầu oliu (Mã HS 1509) 5% 20%

Dầu khác, thu được duy nhất từ oliu (Mã HS 1510) 5% 25%

Dầu cọ (Mã HS 1511) 5% 25%

Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum (Mã HS 1512) 5% 15%

Dầu hạt bông (Mã HS 1512.21 và 1512.29) 5% 25%

Dầu dừa, dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su (Mã HS 1513) 5% 25%

Dầu hạt cải (Mã HS 1514.11; 1514.19; 1514.91 và 1514.99) 5% 20%

Dầu hạt lanh và các phần phân đoạn của dầu hạt lanh: (Mã HS 1515.11 và 1515.19) 5% 10%

Dầu hạt ngô và các phần phân đoạn của dầu hạt ngô (Mã HS 1515.21) 5% 20%

Dầu thầu dầu và các phần phân đoạn của dầu thầu dầu (Mã HS 1515.30) 5% 10%

Dầu vừng (Mã HS 1515.50) 5% 25%

Dầu tengkawang (Mã HS 1515.90.11; 1515.90.12; và 1515.90.19) 5% 25%

Dầu tung (Mã HS 1515.90.21; 1515.90.22 và 1515.90.29) 5% 10%

Dầu jojoba (Mã HS 1515.90.31; 1515.90.32 và 1515.90.39) 5% 25%

Mỡ và dầu động vật khác (Mã HS 1516.10) 22% 22%

Mỡ và dầu thực vật và các phần phân đoạn của chúng (của đậu tương) (Mã HS 1516.20.11) 20% 20%

Mỡ và dầu thực vật và các phần phân đoạn của chúng: (của các loại hạt có dầu khác) (Mã

HS 1516.20; )

25% 25%

Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm của mỡ hay dầu thực vật hoặc các phần phân đoạn khác của

các loại mỡ hoặc dầu có thành phần chủ yếu là dầu lạc (Mã HS 1517.90.61)30%

Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm của mỡ hay dầu thực vật hoặc các phần phân đoạn khác của

các loại mỡ hoặc dầu có thành phần chủ yếu là dầu cọ thô (Mã HS 1517.90.62)30%

Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm của mỡ hay dầu thực vật hoặc các phần phân đoạn khác của

các loại mỡ hoặc dầu có thành phần chủ yếu là dầu cọ khác (Mã HS 1517.90.63; 1517.90.64)30%

Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm của mỡ hay dầu thực vật hoặc các phần phân đoạn khác của

các loại mỡ hoặc dầu có thành phần chủ yếu là dầu hạt cọ (Mã HS 1517.90.65)30%

Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm của mỡ hay dầu thực vật hoặc các phần phân đoạn khác của

các loại mỡ hoặc dầu có thành phần chủ yếu là dầu hạt cọ olein (Mã HS 1517.90.66)30%

Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm của mỡ hay dầu thực vật hoặc các phần phân đoạn khác của

các loại mỡ hoặc dầu có thành phần chủ yếu là dầu nành (Mã HS 1517.90.67)30%

Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm của mỡ hay dầu thực vật hoặc các phần phân đoạn khác của

các loại mỡ hoặc dầu có thành phần chủ yếu là dầu hạt illipe (Mã HS 1517.90.68)30%

Hỗn hợp hoặc chế phẩm khác của mỡ hay dầu thực vật hoặc của các phần phân đoạn của

chúng: (Mã HS 1517.90.69; 1517.90.90)30%

Nguồn: Bộ Tài chính

Bảng 2: Thuế nhập khẩu dầu thực vật chính

Mã HS Mô tả Mức thuế nhập khẩu (%)

MFN ATIGA AANZFTA AIFTA AKFTA

1507 Dầu đậu tương và các phần phân đoạn của dầu đậu tương, đã hoặc chưa tinh chế

nhưng không thay đổi về mặt hóa học

15071000 - Dầu thô đã hoặc chưa 5 0 5 4 5

Page 5: Tình Hình Nhập Khẩu Dầu Thực Vật Của Việt Nam

khử chất nhựa

1507.90 - Loại khác:

15079010 - - Dầu đã tinh chế 5 0 5 4 5

15079090 - - Loại khác 15 0 20 22 10

1508 Dầu lạc và các phần phân đoạn của dầu lạc, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay

đổi về mặt hóa học

15081000 - Dầu thô 5 0 5 5 5

150890 - Loại khác:

15089010 - - Dầu đã tinh chế 5 0 5 12.5 5

15089090 - - Loại khác 25 5 20 20 10

1509Dầu ô- liu và các phần phân đoạn của dầu ô-liu, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không

thay đổi về mặt hóa học

150910 - Dầu thô (Virgin): 5 0 5 4 5

150990 - Loại khác:

15099011- - Các phần phân đoạn của

dầu chưa tinh chế:

5 0 5 12.5 5

15099099 - - - Loại khác 20 5 20 20 10

1510

Dầu khác và các phần phân đoạn của chúng duy nhất thu được từ ô-liu, đã hoặc chưa

tinh chế, nhưng chưa thay đổi về mặt hóa học, kể cả hỗn hợp của các loại dầu này hoặc

các phần phân đoạn của các loại dầu này với dầu hoặc phần phân đoạn của dầu thuộc

nhóm 15.09

15100010 - Dầu thô 5 0 5 4 5

15100020- Các phần phân đoạn của

dầu chưa tinh chế:

5 0 5 12.5 5

15100090 - Loại khác 25 2 20 20 10

1511Dầu cọ và các phần phân đoạn của dầu cọ, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi

về mặt hóa học

15111000 - Dầu thô 5 0 5 4 5

151190 - Loại khác:

- - Các phần phân đoạn của

dầu chưa tinh chế:

- - Loại khác:

15119011- - - Các phần phân đoạn

thể rắn

5 0 20 20 0

15119091 - - - Loại khác 25 0 20 20 0

1512Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; mỡ ăn được đã chế

biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật

- Dầu hạt hướng dương hoặc dầu cây rum và các phần phân đoạn của chúng:

15121100 - - Dầu thô 5 0 5 4 5

151219 - - Loại khác:

15121910

- - - Các phần phân đoạn

của dầu hướng dương hoặc

dầu cây rum chưa tinh chế

5 0 5 12.5 5

15121990 - - - Loại khác 15 0 20 20 10

- Dầu hạt bông và các phần phân đoạn của chúng:

15122100 - - Dầu thô, đã hoặc chưa 5 0 5 5 5

Page 6: Tình Hình Nhập Khẩu Dầu Thực Vật Của Việt Nam

khử gossypol

151229 - - Loại khác:

15122910

- - - Các phần phân đoạn

của dầu hạt bông chưa tinh

chế

5 0 5 5 5

15122990 - - - Loại khác 25 0 20 20 15

1514Dầu hạt cải (Rape, Colza oil) hoặc dầu mù tạt và các phần phân đoạn của chúng, đã

hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.

- Dầu hạt cải hàm lượng axít eruxic thấp và các phần phân đoạn của chúng:

15141100 - - Dầu thô 5 3 5 4 5

151419 - - Loại khác:

15141910- - - Các phần phân đoạn

của dầu chưa tinh chế

5 0 5 4 5

15141990 - - - Loại khác 5 5 5 12.5 5

151499 - - Loại khác:

15149910- - - Các phần phân đoạn

của dầu chưa tinh chế

5 0 5 12.5 5

15149991 - - - - Dầu hạt cải khác 20 5 20 20 10

15149999 - - - - Loại khác

Nguồn: Bộ Tài chính

Ghi chú:

- MFN: Tối huệ quốc

- ATIGA: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

- AANZFTA:  Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia và New Zealand

- AIFTA: Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ

- VJEPA: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản

- AJCEP: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản

- ACFTA: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc

- AKFTA: Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc

- VAT: Thuế Giá trị Gia tăng

Từ năm 2013, mức thuế nhập khẩu dầu thực vật thô và dầu tinh luyện từ các nước kí kết ATIGA (ASEAN) giảm

xuống 0% đã tạo ra áp lực mạnh mẽ đối với nhà máy lọc dầu thực vật của Việt Nam. Tháng 8 năm 2013, Bộ Công

Thương đã ban hành Quyết định số 5987/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức trong nhập khẩu

đối với mặt hàng dầu nành và dầu cọ tinh luyện nhập khẩu từ các nước có trong danh sách. Biện pháp tự vệ bao

gồm việc áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung với các sản phẩm dầu cọ hoặc dầu nành tinh luyện nhập khẩu từ một

số nước quy định là 5% trong năm đầu tiên, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 07 tháng 7 năm 2013, sau đó sẽ giảm

dần trong các năm tiếp theo mỗi năm 1% cho đến khi hết hiệu lực vào ngày 06 tháng 5 năm 2017. Biện pháp tự vệ

áp dụng đối với các nước xuất khẩu dầu cọ tinh luyện trong khu vực ASEAN (Malaysia và Indonesia) và các nước

xuất khẩu dầu nành tinh luyện là Argentina, Hoa Kỳ và Brazil.