tâm thức 13 tầng trong hội họa và Điêu khắc viễn...

13
Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu 1 Tâm Thc 13 Tng Trong Hi Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu web:www.bachyhuynhde.org email:[email protected] Version 1.0 (Đây là tài liệu tu hành ni bBạch Y Huynh Đệ) Trong bài viết này chúng tôi xin trình bày nhng thông tin vtâm thc 13 tng tàng n trong nghthuật điêu khắc và hi ha ca ba tôn giáo trong ba thời đại khác nhau, đạo Thn Rn Ai Cập 3500 BC, Đại Tha Pht Giáo Tây Tng 700 AD, và Thiên Chúa Giáo 1500 AD. I. Bc Họa “Adam’s Creation của Michelangelo. Đây là hình nh trên trần nhà trong thánh đường Sistine Chapel bên La Mã, Vatican City. Nhng bc họa này được họa sĩ Michelangelo hoàn thành trong 4 năm từ 1508 ti 1512. Trong nhng bc ha trên, có mt bc ni tiếng nht nm hàng gia th3 tbên phi. Đó là bc họa “Thượng Đế Cu To Adam” hay Adam’s Creation”.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

1

Tâm Thức 13 Tầng Trong

Hội Họa và Điêu Khắc

Viễn Lưu

web:www.bachyhuynhde.org

email:[email protected] Version 1.0

(Đây là tài liệu tu hành nội bộ Bạch Y Huynh Đệ)

Trong bài viết này chúng tôi xin trình bày những thông tin về tâm thức 13 tầng tàng ẩn

trong nghệ thuật điêu khắc và hội họa của ba tôn giáo trong ba thời đại khác nhau, đạo

Thần Rắn Ai Cập 3500 BC, Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng 700 AD, và Thiên Chúa Giáo

1500 AD.

I. Bức Họa “Adam’s Creation của Michelangelo.

Đây là hình ảnh trên trần nhà trong thánh đường Sistine Chapel bên La Mã, Vatican City.

Những bức họa này được họa sĩ Michelangelo hoàn thành trong 4 năm từ 1508 tới 1512.

Trong những bức họa trên, có một bức nổi tiếng nhất nằm hàng giữa thứ 3 từ bên phải. Đó

là bức họa “Thượng Đế Cấu Tạo Adam” hay “Adam’s Creation”.

Page 2: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

2

Tương truyền rằng, họa sĩ Michelangelo ban đầu được lệnh hay có ý định vẽ về 12 tông

đồ của Chúa Jesus. Nhưng cuối cùng thì vẽ bức tranh này.

Kích Thước: 280 cm x 570 cm (9.2 ft x 18.8 ft). Hoàn thành năm 1512

Giải mã bức họa “Thượng Đế Cấu Tạo Adam”:

Thoạt mới nhìn vào ta dễ dàng nhận ra bên trái là Adam và bên phải là Cha Già Thượng

Đế. Thượng Đế già nua nhưng dõng mãnh, đưa tay phải ra kêu Adam mau trở lại Thiên

Đàng. Còn Adam trong tư thế nửa vời, còn lưu luyến với vườn địa đàng nên miễn cưỡng

dang tay trái ra để đón bắt lấy tay của Thượng Đế!

Nền tranh có 3 màu: trắng nhiều nhất, xanh dương nhỏ nhất giống như núi, và xanh lá cây

chỗ Adam nằm. Ba màu này có ý nghĩa đặc biệt và sẽ được giải thích sau.

Những đứa trẻ chung quanh Thượng Đế là ai vậy?

Trước tiên, cái vỏ bọc Thượng Đế và những đứa trẻ trông giống hệt hình não bộ. Có bao

nhiêu đứa trẻ trong hình? Bên dưới Thượng Đế có ba đứa. Trong ba đứa này hai đứa quay

mặt ra và một đứa quay mặt vào trong. Bên trên phía vai phải của Thượng Đế chỉ về

Page 3: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

3

hướng Adam có một đứa. Còn lại phía trên bên vai trái có tám đứa. Tổng cộng trên dưới là

3 + 1 + 8 = 12 đứa trẻ.

Não bộ trong y học chia làm 3 phần: reptilian complex, limbic system và neocotex.

Ba phần này được thể hiện trong bức họa qua ba nền màu khác nhau. Trước tiên nền màu

trắng to nhất nằm phía bên Thượng Đế tượng trưng cho phần Neocotex. Kế tới là nền màu

xanh lục dưới chỗ Adam nằm tượng trưng cho reptilian complex. Và cuối cùng là nền màu

xanh dương có kích thước nhỏ nhất ngay chỗ phần đầu của Adam tượng trưng cho phần

limbic system. Họa sĩ Michelangelo chắc phải là một vị bác sĩ rất giỏi về óc để có thể tả

chi tiết và chính xác như thế về bộ óc vào thời 1512!

Chỗ tay phải của Thượng Đế chỉ về phía Adam là ngay trung tim chân mày, thiên nhãn,

đệ tam nhãn, wisdom eye.

Tới đây thì bức họa “Adam’s Creation” rõ ràng muốn ám chỉ Thượng Đế hay Thiên

Chúa hay bổn tâm là ở ngay trong óc, não bộ của Adam hay não bộ của con người. Trong

bài viết “Kinh A Di Đà Pháp Số” của cùng tác giả cũng đã chỉ ra cõi Cực Lạc của Đức

Phật A Di Đà ở ngay trong phần não bộ, nê hoàn cung.

Con người cũng như não bộ chia làm hai phần trái và phải. Phần bên trái tượng cho thể

xác, lý trí, suy luận, còn bên phải tượng cho tâm linh, trực giác. Bức họa cũng được chia

làm hai bên trái và phải.

Phía bên phải là Ông Già, Thượng Đế, Thiên Chúa, hay Bổn Tâm, tượng trưng cho trí toàn

giác. Cõi thiên đàng hay Cực Lạc được bao bọc bởi cái vỏ hình giống như não bộ. Trong

đó có 12 đứa trẻ tượng trưng cho 12 tầng tâm thức.

Ông già + 12 trẻ = 1 + 12 = 13, 13 tầng tâm thức. Nên đây tượng trưng cho phần hồn hay

tâm.

Phía bên trái là Adam tượng trưng cho thể xác, thân, thuộc phần vật chất.

Trong bức tranh, Thượng Đế đưa tay ra muốn chỉ đường dắt Adam về nhà. Ngược lại

Adam vì nhiễm trần nên chưa muốn về nhà. Hành động nửa muốn nửa không này được

Michelangelo diễn tả qua hình ảnh cánh tay trái yếu xìu của Adam.

Đường nào về nhà với Thượng Đế hay Bổn Tâm?

Trong bức tranh, Thượng Đế dang tay phải chỉ ngón trỏ về Adam hàm nghĩa đây là đường

về Thiên Đàng, và đường này đi xuyên trung tim chân mày tức wisdom eye hay Đệ Tam

Nhãn vào tới Nê Hoàn Cung. Chỗ này còn có tên gọi khác là Thượng Đan Điền, Thánh

Thai, Xá Lợi, Mâu Ni Châu v.v…

Page 4: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

4

Điều kiện để về Thiên Đàng? Cửu Chuyển và Âm Dương Hiệp Nhất.

Cửu Chuyển: 12 đứa bé trong não bộ ở đây không tính theo 12 tầng tâm thức nữa mà lại

mang ý nghĩa khác. Ba đứa bé bên dưới tượng trưng cho ba phần thức của não bộ: tiềm

thức, thức và siêu thức. Nên 1 trong 3 đứa xoay mặt vào trong tượng trưng cho tiềm thức.

Chín đứa còn lại nếu để ý kỹ sẽ thấy 8 đứa nằm bên tay trái, duy chỉ 1 đứa nằm bên tay

phải ngay chỗ và song song với mắt của Thượng Đế nhìn về Adam. Điều này hàm nghĩa là

đứa thứ 9 thì đứng riêng không cùng nhóm với 8 đứa trước, có nghĩa là 8 đứa trước tượng

trưng cho 8 cõi luân hồi (Bát Hồn Vận Chuyển), chỉ đứa thứ chín mới được nằm riêng và

có trí tuệ như Thượng Đế. Nên phải đạt cửu chuyển thì mới đắc đạo giải thoát luân hồi, về

với Thượng Đế, đạt quả vị bất thối chuyển tại cõi Cực Lạc.

Lúc nào mới chịu tu hành? Trong vòng luân hồn luẩn quẩn của 8 tầng tâm thức đầu tiên

D8-D1, chúng sanh trong bốn tầng đầu tiên D4 tới D1 thì nhiễm trần nhiều nên loại này ít

khi để ý đến chuyện tu hành. Chỉ chúng sanh thuộc bốn tầng sau từ D5 tới D8 mới để ý

nhiều hay chuyên về tu hành. Chi tiết này được Michelangelo diễn tả bằng 8 đứa bé trong

tranh như sau:

D5, D6, D7, D8

Chuộng Tu Hành

D4, D3, D2, D1

Đam Mê Trần

Tám đứa trẻ từ phải qua trái tượng trưng cho tám tầng tâm thức theo thứ tự D1 tới D8.

Nhìn kỹ sẽ thấy 4 đứa bé D5 tới D8 có ánh mắt nhìn song song với ánh mắt của Thượng

Đế, hướng về bộ đầu của ông già tức là Hướng Thượng (ưa chuyện tu hành). Ngược lại

4 đứa bé D1 tới D4 có ánh mắt nhìn ngược lại bắt đầu từ hướng bụng của Thượng Đế,

Hướng Hạ (ưa nhiễm trần tục), rồi mới dần dần chuyển ánh mắt lên tới đứa thứ 4 tức là

bé gái, lúc này ánh mắt đã nhìn tới Adam. Loài người hiện nay đang có tâm thức D4/D3

(thiên về D3) nên ít có người chịu tu hành. Trong tương lai vào đời Thượng Ngươn, chúng

sanh đa số có tâm thức D5/D4 nên thích hướng về chuyện tu hành và mới có thể chuyển

được cõi ta bà uế độ này thành cõi tịnh độ.

Page 5: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

5

Âm Dương Hiệp Nhất: Trong bức họa, Thượng Đế ôm đứa bé gái độc nhất trong tay trái,

trong lúc tay phải muốn kéo Adam về. Một điểm đặc biệt cần chú ý là cặp mắt của Adam

và đứa bé gái sống động, đượm vẻ vương vấn nhớ nhung và hướng vào nhau. Điều này

hàm nghĩa Adam là phần Dương, masculine, cần phải hội với phần Âm của mình,

feminine. Tức là Hồn Vía phải tương hội thì mới có thể trở về với Thượng Đế. Cho nên tu

hành cần hiểu cho rõ Âm Dương, Nhâm Đốc.

Bức tranh “Adam’s Creation” của Michelangelo đã chỉ rõ mật nghĩa tu hành giải thoát.

Thật là Sâu Sắc! Theo thiển ý, họa sĩ Michelangelo đã được Thiên Chúa mặc khải trong

lúc vẽ bức họa này. Nó giống như chuyện “Tây Du Ký” vậy, có thể cung cấp những ý

nghĩa sâu sắc trong lãnh vực tâm linh tu hành cho đủ loại trình độ chúng sanh tùy theo căn

cơ của độc giả.

Năng Lực Hỏa Xà, Kundalini: Để có thể thăng hoa tâm thức đạt cửu chuyển, hành giả

phải mở cho được dòng năng lực hỏa xà, kundalini, và đưa năng lực này lên đầu. Bên đạo

gia gọi đây là giai đoạn luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, tức khai thông nhâm đốc

mạch.

Đƣờng Nƣớc

Đƣờng LửaLực Kundalini

Michelangelo đã diễn tả chi tiết này bằng hai đường nước/lửa trong hình trên. Hai đường

này còn có tên là Nhâm Đốc mạch. Nhâm là mạch tập trung tất cả các âm kinh/mạch và

đốc là mạch tập trung tất cả các dương kinh/mạch trong người. Nhâm có tụ điểm là rốn, hạ

đan điền và đốc có tụ điểm là đệ tam nhãn, thượng đan điền.

II. Nhà Mồ của Sennedjem

Sennedjem là một nhà nghệ thuật gia về điêu khắc và hội họa nổi tiếng trong lịch sử Ai

Page 6: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

6

Cập Cổ Đại dưới triều của Pharao Seti I (1290-1279 BC) và Ramses II (1279-1213 BC)

tức khoảng 1300s trước Công Nguyên. Ông ta làm việc trong những ngôi mộ hoàng gia

thời đó. Khi chết ông ta được chôn cùng với vợ là Lyneferti và gia đình trong nhà mồ ở

làng Necropolis. Khi được kiếm ra vào Jan/31/1886, trong nhà mồ còn nguyên bàn ghế và

dụng cụ làm việc lúc đương thời.

Dưới đây là hình trong nhà mồ của Sennedjem. Bức tường ở cuối phòng có ý nghĩa tâm

linh quan trọng. Phần bên dưới bức tường là hình của 13 cô gái tượng trưng cho sự thăng

hoa của linh hồn khi bắt đầu rời khối đại linh quang xuống thế đầu thai cho tới lúc trở về

lại phải qua 13 chặng đường. Phần trên của bức tường chỉ bí quyết tu hành để thăng hoa

phần hồn.

13 Tầng Thăng Hoa của Tâm Thức Bí Quyết Tu hành

Page 7: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

7

Bí Quyết Tu Hành: Trong hình này, bên dưới đệ tam nhãn là hình cái phễu đựng nước

nơi lỗ mũi. Kế xuống tới miệng, dưới miệng là cái bình trắng to cao để hứng nước. Vì vậy

hình này có nghĩa: khi nhâm đốc giao thoa, khí từ đốc mạch (lực kundalini) chuyển thành

nước nước cam lồ thơm ngọt tại wisdom eye (đệ tam nhãn). Từ đó nước cam lồ chảy

xuống mũi, miệng rồi xuống họng tới bụng. Ngang mũi, mùi hương thơm của nước cam lồ

xông lên thơm ngọt khiến hai thần khuyển Anubis (1 đực, 1 cái) đánh hơi tìm về. Bức hình

chứa đầy mật quyết về lý lẽ tu hành.

Tóm lại Sennedjem mô tả rõ ràng một linh hồn từ khi lìa bổn tâm xuống thế thì phải luân

hồi học hỏi, thăng hoa đủ 13 tầng mới trở về lại được bổn tâm. Bí quyết tu hành là khai mở

được năng lực kundalini tức khai thông nhâm đốc mạch, kết mâu ni châu. Lúc đó khí lực

hỏa xà bên đốc mạch bốc lên tới đầu sẽ hóa thành nước cam lồ chảy xuống bên nhâm

mạch. Đồng thời hồn vía âm dương phải hợp nhất, được mô tả bằng cặp thần khuyển 1 đực

1 cái.

Pháp tu của Sennedjem với pháp tu của Michelangelo bên trên là một: khai thông nhâm

đốc, đắc xá lợi, âm dương hiệp nhất.

III. Bức Họa Hành Trình Tiến Hóa của Linh Hồn trong Mộ của Ramses III.

Page 8: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

8

Vua Ramses III là vị Pharao thứ hai của triều đại thứ 20 Ai Cập, trị vì từ 1186 – 1155 BC

trước Công Nguyên. Nửa dưới của hình trên là hình vẽ trong Kim Tự Tháp của Ramses

III. Một phần của hình này được John Van Aukan vẽ lại và phóng đại vào nửa trên cho dễ

đọc.

Hình vẽ về sự luân hồi của Linh Hồn trong tranh của Ramses III nói về vấn đề cửu

chuyển. Con sư tử phía bên tay phải tượng trưng cho bờ luân hồi nên bên dưới đầu sư tử

chỗ bả vai có vẽ hình một người bị trói từ đầu đến chân, tượng trưng cho Tội Hồn. Phía

bên trên đầu con sư tử có chiếc thuyền chở linh hồn đi đầu thai. Ở đây ta thấy hình ảnh

một linh hồn đau khổ đang bị kéo rơi vào thế giới luân hồi. Còn con sư tử bên trái ở hướng

quay mặt ngược lại, tại bả vai nó có vẽ hình một người tự do, thong dong, tượng trưng cho

một hành giả đắc đạo giải thoát. Phía trên đầu sư tử là chiếc thuyền đáo bỉ ngạn đã lên bờ,

nên có hình ảnh một linh hồn sung sướng vì đã giải thoát luân hồi.

Linh Hồn Đau Khổ Luân Hồi

D8 trở xuống

Linh Hồn Sung Sƣớng Giải Thoát

D9 trở lên

Giải Thoát Ngục Tù

D4,D3,D2,D1

Chƣa Biết Tu Hành

D8, D7, D6, D5

Biết Tu Hành

TƢƠNG LAI QUÁ KHỨ

Thung lũng nằm giữa hai bờ sư tử này là thung lũng luân hồi. Tất cả chúng sanh nằm

trong 8 tầng tâm thức D8-D1 thì bị luân hồi trong đó, 8 cõi luân hồi hay Bát Hồn Vận

Chuyển. Nên hình vẽ trong thung lũng có đúng 8 người! Nhìn kỹ thêm chút xíu sẽ nhận ra

4 người bên trái tượng trưng cho 4 tầng tâm thức D8 tới D5 quay mặt về bờ giác, trong lúc

4 người bên mặt tượng trưng cho 4 tầng tâm thức D4 tới D1 quay mặt về bến mê. Điều này

hàm nghĩa là chúng sanh với tâm thức D4 hay thấp hơn vì còn mê đời nhiều nên khó tu

hành hướng về giải thoát. Ngược lại chúng sanh với tâm thức D5 trở lên vì đã thức giấc

đời chỉ là một giấc mộng nên đã hướng cuộc sống của mình về tâm linh tu hành để tìm về

bờ giác.

Bức tranh quả thật mang nhiều ý nghĩa!

Page 9: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

9

IV. Sự Tiến Hóa của Linh Hồn và 13 Tâm Thức Trong Kim Tự Tháp.

Dưới đây là một bức hình khác trong Kim Tự Tháp được in trong sách “Egyptian Book of

the Death” nói về sự tiến hóa của Linh Hồn.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Cửu Chuyển: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (đắc đạo)

D4/D5 -> biết tu hành

Bắt đầu từ trái qua phải. Đầu tiên Linh Hồn, Tiểu Linh Quang hay Phật Tánh, tách rời

khỏi Thượng Đế, Chân Tâm, hay Khối Đại Linh Quang đầu thai xuống trần bị nhốt vào

thân xác của con bọ xít, con vật được xem là thấp kém nhất trong sa mạc Ai Cập. Từ đó

Linh Hồn đi luân hồi để học hỏi tiến hóa lên làm người và cuối cùng trở về lại với đấng tối

cao hay trở thành đấng tối cao tương lai.

Để ý kỹ sẽ thấy hình người đầu tiên phía tay phải của bọ xít chỉ có 1 chân. Đây hàm ý lúc

chưa thành được người, có thể là cây cỏ hay thú vật. Kế đến khi lên thành người, ba người

đầu tiên bên trái có màu nhạt, hình thể đầu tóc cũng chưa hoàn toàn, ám chỉ thú mới lên

làm người, đẳng cấp còn thấp chưa biết tu hành. Chỉ từ người thứ tư hay tâm thức D4 trở

đi mới có mầu đậm, hàm ý đây là người đã khôn lớn nên mới bắt đầu biết tu hành tầm

đường về quê cũ. Người cuối cùng có màu đậm nhất, đầu tóc dài nhất, cao to lớn nhất, mới

có được Đầu Người mới là Người Thật… tượng trưng cho sự trưởng thành về trí tuệ, sự

giác ngộ, đắc đạo, v.v.. Tất cả những người còn lại thì tuy mang hình người nhưng tâm

chưa thật là người!

Từ lúc thành người đủ 2 chân cho tới lúc trưởng thành có tất cả 9 người. Tượng trưng cho

9 tầng tâm thức phải leo, tức cửu chuyển.

Bắt đầu từ người thứ tư từ trái qua mới được tô đậm hàm nghĩa phải tới loài người với

tâm thức D4 trở lên thì mới chịu tu hành. Loài người hiện nay đang là D4/D3 nên bắt đầu

biết tu hành nhưng số lượng chưa nhiều.

Tổng cộng từ trái qua phải: Khối đại linh quang + tiểu linh quang + bọ xít + người 1

chân + 9 người hai chân = 1 + 12 = 13, là 13 tầng tâm thức.

Page 10: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

10

V. Tâm Thức 13 Tầng Trong Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng

Trong những bài viết khác chúng tôi đã trình bày những kiến trúc của tháp, nóc chùa hay

hội họa bên Phật Giáo Tiểu Thừa thì theo con số 7, còn bên Phật Giáo Đại Thừa thì theo số

13. Tiếc rằng người Hồi Giáo lúc xâm chiếm Ấn Độ vào thế kỷ 12 tới 16 đã tàn phá hầu

như toàn bộ tu viện cũng như kiến trúc đền đài của Phật Giáo Đại Thừa tại Ấn Độ. Ngày

nay muốn tìm hiểu về kiến trúc, nghệ thuật của Đại Thừa Phật Giáo, các nhà khảo cứu

phải hướng về Tây Tạng.

Dưới đây là hình hai cột stupa có lẽ được dựng ở phía hai cổng của một ngôi chùa hay

một cơ quan tôn giáo nào đó tại thành phố Lhasa, Tây Tạng. Tòa nhà vĩ đại phía sau là

cung điện Potala Palace của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, trước khi bỏ trốn Cộng Sản

Trung Quốc vào năm 1959.

Cột stupa từ dưới lên có 13 khoanh tượng trưng cho 13 tầng tâm thức. 12 khoanh đầu

giống nhau ngoại trừ khoanh 13 là đặc biệt, đẹp, chi tiết và lộng lẫy hơn cả. Phía trên

khoanh 13 có hình mặt trăng lưỡi liềm ôm lấy mặt trời nằm trên đóa hoa sen tượng trưng

cho Âm Dương hiệp nhất hay Hồn Vía Tương Hội. Cuối cùng là hột mâu ni châu nằm chót

vót trên đỉnh cột stupa.

Tầng 1

Âm Dƣơng

Hiệp Nhất

Tầng 13

Mâu Ni

Châu

VI. Hoa Quỳnh Nở Vào Mùa Đông

Hoa quỳnh Mỹ có nhiều màu và nhiều loại khác nhau. Hoa không mùi hương nhưng lâu

tàn hơn hoa quỳnh trắng VN - chỉ nở qua đêm nhưng lại đậm mùi hương! Hoa Quỳnh

thuộc dòng nhà cactus, xương rồng, nên ra hoa nhiều nhất vào đầu hè và cuối thu, nhưng ít

Page 11: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

11

khi nào nở hoa vào mùa đông lạnh lẽo. Nhà chúng tôi có vài chậu quỳnh để ngoài sau

vườn. Như thường lệ vào tháng 11 cuối thu năm ngoái, mọi cây đã trổ hết hoa rồi, riêng có

một cây lại ra thêm một nụ. Đặc biệt nụ bông này nằm im, không phát triển suốt mùa

đông, nhưng cũng không rụng tàn như những nụ khác khi gặp lạnh. Đến cuối đông vào lúc

gần cuối tháng một năm 2017, nụ phát triển lớn ra. Tới gần tết thời tiết có chút nắng trong

ngày, nụ đã lớn tới mức nở được rồi, chúng tôi mừng lắm, tin rằng đây là điềm lạ, điềm tốt

và nghĩ là hoa sẽ nở trong khoảng 3 ngày tết. Tuy nhiên mồng 9, 10 tết đã trôi qua mà vẫn

không thấy gì … Như có sự định sẵn, sáng ngày 13 tết, lúc chúng tôi không ngờ nhất thì

hoa lại nở rộ. Để kỷ niệm bài viết này, mời các bạn thưởng thức hoa quỳnh đặc biệt này.

Hoa Quỳnh nở sáng ngày 13 tháng Giêng Âm Lịch năm Đinh Dậu.

VII. Kết Luận:

Bài viết này đã trình bày những nghệ thuật điêu khắc hội họa tâm linh của ba tôn giáo

khác nhau trong ba thời đại khác nhau: Kim Tự Tháp Ai Cập Cổ Đại 3,500 năm trước,

Phật Giáo Đại Thừa khoảng 1500 năm trước, và gần đây nhất Thánh Đường Sistine bên La

Mã cách đây 500 năm, đều tàng ẩn mật nghĩa tu hành giống nhau: khai mở đệ tam nhãn,

khai thông nhâm đốc (khai mở lực hỏa xà kundalini), âm dương hiệp nhất.

Xin để ý ở đây chúng tôi dùng chữ mật nghĩa chứ không dùng bí pháp. Bởi vì vạn pháp

vốn vô pháp, nên trong nhà Phật tượng trưng là tám vạn bốn ngàn môn. Tôn giáo và pháp

môn thì muôn vàn nhưng cơ thể con người thì chỉ có một. Vì vậy một hành giả khi đắc đạo

dù tu theo tôn giáo nào, pháp môn nào cũng đều có những thể nghiệm giống nhau như: đệ

tam nhãn khai mở, toàn bộ kinh mạch khai thông, lực hỏa xà kundalini sống dậy, âm

dương hợp nhất, hồn vía tương hội, có lục thông v.v… Giờ xin tạm gọi sự có những thể

nghiệm trên là đạt Mâu Ni Châu hay Xá Lợi để dễ bề diễn tả. Từ bậc đắc A-la-hán, tức cửu

Page 12: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

12

chuyển, D9, giải thoát luân hồi, tới phẩm vị Chánh Đẳng Chánh Giác như Phật Thích Ca,

D13, cách nhau một khoảng khá xa nên ta có thể viết như sau:

Chỉ có Mâu Ni Châu, không thành Phật,

Muốn thành Phật, phải có Mâu Ni Châu

Sở dĩ chúng tôi viết những dòng này vì nhận ra rằng từ xưa tới nay, các tôn giáo, đạo giáo

đều từ một gốc Đạo mà ra. Tùy theo căn cơ chúng sanh tại địa phương mà có khác biệt.

Giống như trường học ngoài đời vậy, có trường tiểu học, trung học, đại học v.v… tuy khác

nhau vì nhu cầu của học sinh nhưng tất cả đều có chung một mục đích để đào tạo học sinh

nên người. Trường Đạo cũng thế, mọi tôn giáo, pháp môn đều có mục đích giúp hành giả

bỏ bến mê qua bờ giác. Bổn phận của hành giả là hiểu sự khác biệt giữa các trường lớp

khác nhau để chọn tôn giáo hay pháp môn cho thích hợp với trình độ và sở thích của mình.

Mục tiêu của sự tu hành là làm hiển lộ chân ngã (chân tâm) và biến đi phàm ngã (phàm

tâm) trong người. Cho nên một khi đã nhận ra tất cả tôn giáo, pháp môn đều có chung một

gốc Đạo, tức là từ Chân Tâm phát sanh ra, thì những tư tưởng tự tôn, độc tôn, bài xích,

dèm pha, khinh thường về tôn giáo, pháp môn, người truyền giáo v.v… đều là những sản

phẩm độc hại của phàm ngã cần phải triệt bỏ ngay nếu muốn có sự thanh tịnh và thăng hoa

nhanh chóng trên bước đường giải phóng tâm linh.

Chúng tôi hy vọng bài viết mang lại lợi ích cho các bạn trong sự tu hành.

Chúc các bạn may mắn,

ĐẠO MỘT GỐC

Đạo một gốc, trong kim tự tháp

Thời cổ đại, Ai Cập đã qua

Tiểu hồn lìa tách, đại linh quang

Đắm luân hồi, học hỏi thăng hóa

Đạo một gốc, là đạo thờ rắn

Hiểu sức mạnh, kundalini

Hình vẽ trong, lăng mộ của mình

Lưu lại đời, huyền môn giải thoát

Đạo một gốc, trong nhà thờ cổ

Sistine, ở Vatican

Có họa phẩm, “Sáng Tạo Adam”

Của họa sĩ, Mi kan ge lo (Michelangelo)

Đạo một gốc, mau về con hỡi!

Bao lần rồi, mà mãi còn mê

Lời Cha già, nhắc nhở ngày đêm

Adam thì, nửa không nửa muốn!

Đạo một gốc, nhìn cho thật kỹ

Ẩn trong tranh, bí pháp luyện đan

Anh nhi hổ giáng, xá long thăng

Tặng kẻ hữu duyên, môn giải thoát

Đạo một gốc, từ bên Tây Tạng

Cột stupa, có lẻ nghìn năm

Ngay trước mắt, bí pháp rành rành

Kẻ hữu duyên, tức thì lãnh hội

Page 13: Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưubachyhuynhde.org/BaiViet/Tt13QuaTranhAnh.pdf · Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn

Tâm Thức 13 Tầng Trong Hội Họa và Điêu Khắc Viễn Lưu

13

Đạo một gốc, có tu có đắc

Mười ba điểm, đạt chín là cần

Tới thân người, bốn điểm trong tay

Mới thấm đời, tầm cơ dứt khổ

Đạo một gốc, ai tu nấy chứng

Nước cam lồ, tròn sáng mâu ni

Thông nhâm đốc, kundalini

Thoát biển khổ, hồn vía tương hội

Đạo một gốc, bí quyết là đấy

Phật pháp tám vạn, bốn ngàn môn

Cổ kim giáo đạo, cả trăm tông

Người vẫn chỉ, đầu mình tứ chi

Đạo một gốc, cành nhánh có khác

Có thấp cao, vì khác căn cơ

Nhờ có thấp, nên mới có cao

Kẻ liễu ngộ, cảm thông bất động

Đạo một gốc, mau mau thức tỉnh

Muốn thăng hoa, phải bỏ cái tôi

Vạn ưu phiền, bởi lỗi tại tôi

Muôn kiếp luân hồi, cũng vì ngã

Đạo một gốc, vào đời ngươn thượng

Người tốt hàng, năm bốn trở lên

Chuyện tu hành, được dành để trên

Chuyển thế giới, thành nơi tịnh độ

Đạo một gốc, mau lo tu sửa

Mới mong phần, dự hội Long Hoa

Kỳ thi khảo, âm thầm đang diễn

Long Hội tưng bừng, năm trâu cày

KB: Viễn Lưu Mar/25/2017

Kính bút,

Viễn Lưu, Mar/25/2017

--oOo--

Note: Những hình về Kim Tự Tháp trong bài này được trích ra từ tài liệu của ông John

Van Auken có để trên youtube.