f2.hcm.edu.vn · web view- nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật...

12
Trường: THCS Tùng Thiện Vương Tuần lễ từ ngày 20/04 đến ngày 25/04/2020 CHỦ ĐỀ: TIẾT 1: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt. - Sự phân chia xã hội thành hai giai cấp chính, đời sống của các tầng lớp khác ổn định. 2. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước. 3. Kĩ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng phân tích tình hình kinh tế - xã hội theo các tiêu chí cụ thể từ đó rút ra nhận xét chung. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Kiểm tra kiến thức cũ: - Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền của Đại Việt thời Lê sơ? - Em hiểu thế nào là chế độ “ngụ binh ư nông”? 2. Các hoạt động học tập: GV HƯỚNG DẪN HS HS TÌM HIỂU VÀ HỌC TẬP NỘI DUNG BÀI GHI (HS ghi chép vào tập) Hoạt động 1: Tìm hiểu về kinh tế Để khôi phục và phát triển nông nghiệp nhà Lê sơ đã có những biện pháp gì? - Cho 25 vạn lính (35 vạn) về quê làm ruộng, số còn lại thay nhau về quê sản Đọc mục 1 SGK/97- 98 - Trả lời dựa vào SGK. - Ghi nhớ những biện pháp giúp khôi phục và phát triển nông nghiệp. (Ghi vào tập) II. Tình hình kinh tế, xã hội. 1. Kinh tế a. Nông nghiệp - Giải quyết ruộng đất. - Thực hiện phép quân điền. - Khuyến khích bảo vệ sản xuất.

Upload: others

Post on 05-Jul-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: f2.hcm.edu.vn · Web view- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện. Kết luận: Nhờ những chính sách quan trọng của nhà

Trường: THCS Tùng Thiện VươngTuần lễ từ ngày 20/04 đến ngày 25/04/2020CHỦ ĐỀ:

TIẾT 1: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt.

- Sự phân chia xã hội thành hai giai cấp chính, đời sống của các tầng lớp khác ổn định.2. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước.3. Kĩ năng:

- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích tình hình kinh tế - xã hội theo các tiêu chí cụ thể từ đó rút ra nhận xét chung.II. NỘI DUNG BÀI HỌC:1. Kiểm tra kiến thức cũ:- Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền của Đại Việt thời Lê sơ?- Em hiểu thế nào là chế độ “ngụ binh ư nông”?2. Các hoạt động học tập:

GV HƯỚNG DẪN HS HS TÌM HIỂU VÀHỌC TẬP

NỘI DUNG BÀI GHI (HS ghi chép vào tập)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về kinh tếĐể khôi phục và phát triển nông nghiệp nhà Lê sơ đã có những biện pháp gì?- Cho 25 vạn lính (35 vạn) về quê làm ruộng, số còn lại thay nhau về quê sản xuất- Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng- Đặt một số chức quan chuyên coi về nông nghiệp- Thực hiện phép quân điền- Cấm giết trâu, bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt- Đắp đê điều ngăn nước mặnEm có nhận xét gì về những biện pháp đó?- Những biện pháp rất thiết thực và có tác dụng tích cực đối với nông nghiệp- Thể hiện sự quan tâm của nhà

Đọc mục 1 SGK/97-98- Trả lời dựa vào SGK. - Ghi nhớ những biện pháp giúp khôi phục và phát triển nông nghiệp.(Ghi vào tập)

Hệ thống kiến thức và đưa ra suy nghĩ của thân.

II. Tình hình kinh tế, xã hội.1. Kinh tếa. Nông nghiệp- Giải quyết ruộng đất.- Thực hiện phép quân điền.- Khuyến khích bảo vệ sản xuất.

Page 2: f2.hcm.edu.vn · Web view- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện. Kết luận: Nhờ những chính sách quan trọng của nhà

nước đối với sản xuất-> Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triểnKhuyến nông sứ: có trách nhiệm chiêu tập dân phiêu tán về quê làm ăn.Đồn điền sứ: Tổ chức khai hoang.Hà đê sứ: Quản lý và xây dựng đê điều.Em hiểu thế nào về chính sách quân điền?Phép quân điền: (cứ 6 năm chia lại ruộng đất công làng xã, các quan được nhiều ruộng, phụ nữ và người có hoàn cảnh khó khăn cũng được chia ruộng…)->nhiều điểm tiến bộ, đảm bảo sự công bằng xã hội.Dưới thời Lê sơ có những làng nghề thủ công nào tiêu biểu?

Gốm Bát Tràng

Đúc tiền đồngQuê em, nơi em sinh sống có những làng nghề thủ công nào?

Liên hệ với tình hình thực tế hiện nay ở nơi mình sinh sống. Từ đó nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Tìm hiểu tranh ảnh về một số làng nghề thủ công nổi tiếng. (ghi vào tập)- Tham khảo một số làng nghề thủ công nổi tiếng trên Internet.- Video clip về một số cách thức làm ra một sản phẩm thủ công, để ta càng trân quý giá trị của lao động.

Tìm trên các nguồn Internet, tham khảo ý kiến của phụ huynh hay những người lớn tuổi nơi em sinh sống.

b. Công thương nghiệp- Thủ công nghiệp:+ Phát triển nhiều ngành thủ công ở làng xã, kinh đô Thăng Long.

Page 3: f2.hcm.edu.vn · Web view- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện. Kết luận: Nhờ những chính sách quan trọng của nhà

Thăng Long

Bến Vân ĐồnNhận xét tình hình thương nghiệp?

Quan sát tranh, tìm câu trả lời.

- Thương nghiệp:+ Trong nước: Chợ phát triển.+ Ngoài nước: Buôn bán với nước ngoài được duy trì.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về xã hộiXã hội thời Lê sơ có những giai cấp tầng lớp nào?Nhận xét về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của Nhà nước thời Lê sơ?- Tiến bộ, có quan tâm đến đời sống nhân dân- Giảm bớt những bất công trong xã hội

Trả lời dựa vào SGK (ghi vào tập)Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. (Lý-Trần)

2. Xã hội: - Giai cấp: + Địa chủ và quý tộc phong kiến.+ Giai cấp nông dân.- Tầng lớp: thương nhân, thợ thủ công, nô tì.

Kết luận: Nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

TIẾT 2: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)TÌNH HÌNH VĂN HÓA- GIÁO DỤC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Chế độ giáo dục, thi cử thời Lê sơ rất được coi trọng.- Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, khoa học nghệ thuật thời Lê sơ.2. Thái độ: - Giáo dục HS niềm tự hào về thành tựu văn hóa giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ, ý thức giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống.

Page 4: f2.hcm.edu.vn · Web view- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện. Kết luận: Nhờ những chính sách quan trọng của nhà

3. Kĩ năng:- Nhận xét về những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ.II. NỘI DUNG BÀI HỌC:1. Kiểm tra kiến thức cũ:- Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền của Đại Việt thời Lê sơ?- Em hiểu thế nào là chế độ “ngụ binh ư nông”?2. Các hoạt động học tập:

GV HƯỚNG DẪN HS HS TÌM HIỂU VÀ HỌC TẬP

NỘI DUNG BÀI GHI (HS ghi chép vào tập)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình giáo dục và khoa cửNhà nước quan tâm phát triển giáo dục phát triển giáo dục như thế nào?- Dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long- Mở nhiều trường học ở các lộ, đạo, phủ- Mọi người dân đều có thể đi học, đi thi.

Vì sao thời Lê sơ hạn chế phật giáo, đạo giáo, tôn sùng Nho giáo?Nho giáo đề cao trung - hiếu (trung với vua, hiếu với cha, mẹ), tất cả quyền lực nằm trong tay vua. Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà Lê sơ có biện pháp gì?- Vua ban mũ áo, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đáGiới thiệu Hình 45/99: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu.

HS đọc SGK/99.

Tìm câu trả lời trong SGK (ghi vào tập).

Học sinh thu thập, tìm hiểu trong SGK kết hợp với Internet.

Xem SGK/99-100 để tìm câu trả lời.

III. Tình hình văn hóa, giáo dục1. Tình hình giáo dục và khoa cử- Dựng lại Quốc tử giám, mở nhiều trường học.- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.- Thi cử chặt chẽ qua 3 kì.

Page 5: f2.hcm.edu.vn · Web view- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện. Kết luận: Nhờ những chính sách quan trọng của nhà

Hiện nay còn 82 bia. Tháng 3/2010 được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu (7/2011)Chế độ khoa cử thời Lê sơ được tiến hành thường xuyên như thế nào? Kết quả ra sao?- Thi theo 3 cấp: Hương, Hội, Đình. Tổ chức 26 khoa thi Tiến sĩ, lấy đỗ 989 Tiến sĩ, 20 Trạng nguyên.- Thời Lê Thánh Tông có 501 Tiến sĩ, 9 Trạng nguyên. (tiến sĩ Thân Nhân Trung đỗ ở tuổi 50).Em có nhận xét gì về tình hình thi cử, giáo dục thời Lê sơ? Từ đó em hãy liên hệ tình hình học tập và thi cử hiện nay ở nước ta?- Quy cũ, chặt chẽ- Phát hiện, đào tạo nhiều nhân tài đóng góp cho đất nước.

Nghiên cứu SGK và tìm câu trả lời.

HS đọc in nghiêng SGK “khoa cử …người kém”.Tham khảo nội dung SGK và trả lời câu hỏi. (SGK/ 100).Liên hệ tình hình học tập bản thân.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về văn học, khoa học, nghệ thuậtNhững thành tựu nổi bật về Văn học thời Lê sơ?- Văn học chữ Hán- Văn hoạc chữ NômKể tên một vài tác phẩm tiêu

Tìm hiểu SGK/100 và trả lời câu hỏi (ghi vào tập).

Sưu tầm và tìm hiểu một số tác phẩm văn học chữ Hán

2. Văn học, khoa học, nghệ thuậta. Văn học:- Văn học chữ Hán được duy trì, văn học chữ Nôm phát triển.

Page 6: f2.hcm.edu.vn · Web view- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện. Kết luận: Nhờ những chính sách quan trọng của nhà

biểu mà em biết?Bình ngô đại cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hàCác tác phẩm văn học tập trung phản ánh điều gì?- Có nội dung yêu nước sâu sắc- Niềm tự hòa dân tộc, khí phách anh hùngThời Lê sơ có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào?

Những nét đặc sắc về nghệ thuật sân khấu?- Nghệ thuật ca, múa, nhạc được phục hồiLương Thế Vinh đã biên soạn bộ “Hí phường phả lục” nêu nguyên tắc biểu diễn hát, múa…Ở quê em có những loại hình sân khấu nào? (chèo, tuồng,)Kể tên một số công trình kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ?

và chữ Nôm.

HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi (ghi vào tập).

Tìm hiểu SGK/100. (ghi vào tập).

Trả lời dựa vào SGK/101. Ghi vào tập

Thu thập tư liệu, tham khảo ý kiến mọi người xung quanh em

- Nội dung: Yêu nước sâu sắc, niềm tự hào và tinh thần bất khuất của dân tộc.

b. Khoa học:- Rất phát triển với nhiều tác phẩm khoa học thành văn phong phú, đa dạng.

c. Nghệ thuật:- Chèo, tuồng phát triển.- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện.

Page 7: f2.hcm.edu.vn · Web view- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện. Kết luận: Nhờ những chính sách quan trọng của nhà

Kết luận: Nhờ những chính sách quan trọng của nhà Lê sơ mà nền kinh tế, xã hội đã nhiều thay đổi tích cực. Đời sống người dân được cải thiện. Bên cạnh đó, tình hình giáo dục khoa cử rất được nhà nước quan tâm, văn học, khoa học và nghệ thuật đạt nhiều thành tựu rực rỡ.III. BÀI TẬP HỌC SINH CẦN THỰC HIỆN:Câu 1: Để nhanh chóng hồi phục nông nghiệp, Lê Thái Tổ đã cho bao nhiêu lính về quê làm nông nghiệp sau khi chiến tranh?

A. 25 vạn lính về quê làm nông nghiệpB. 35 vạn lính về quê làm nông nghiệpC. 52 vạn lính về quê làm nông nghiệpD. 30 vạn lính về quê làm nông nghiệp

Câu 2: Thời Lê sơ, nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?A. Văn ĐồnB. Vạn KiếpC. Thăng LongD. Các nơi trên

Câu 3: Các cửa khẩu: Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi?A. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bánB. Bố phòng để chống lại các thế lực thù địchC. Tập trung các ngành nghề thủ côngD. Sản xuất các mặt hàng như, sành, sứ, vải, lụa

Câu 4: Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là?A.Cục bách tác.B. Cục sản xuấtC. Cục bách chiếnD.Cục thủ công

Câu 5: Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới thời vua nào?A. Lê Thái TổB. Lê Thái TôngC. Lê Thánh TôngD. Lê Nhân Tông

Câu 6: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?A. Thi HộiB. Thi HươngC. Thi ĐìnhD. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn

Câu 7: Văn học chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng:A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáoB. . Quân âm thi tập, Bình Ngô đại cáoC. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáoD. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập

Câu 8: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu toán học tiêu biểu thời Lê sơ?A. Hồng Đức bản đồB. An Nam hình thăng đồC. Lập thành toán phápD. Dư địa chí

Câu 9: Thời Lê sơ, văn thơ chữ Nôm gồm những tác phẩm tiêu biểu nào dưới đây?A. Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập

Page 8: f2.hcm.edu.vn · Web view- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện. Kết luận: Nhờ những chính sách quan trọng của nhà

B. Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tậpC. Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữD. Tất cả các tác phẩm trên

Câu 10: Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì?

A. Nhân dân ta có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.B. Chữ Nôm đã phát triển mạnh.C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.D. Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà.

.Câu 11: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khác thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?

A. Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam KinhB. Kinh thành Thăng LongC. Các ngôi chùa lớn ở Thanh HóaD. Các dinh thự, phủ chúa to lớn

Câu 12: Tác phẩm sử học nào dưới thời Lê sơ gồm 15 quyền?A. Đại Việt sử kýB. Đại Việt sử ký toàn thưC. Lam Sơn thực lụcD. Việt giám thông khảo tổng luật

Câu 13: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.

Câu 14: Nội dung văn thơ thời Lê sơ có đặc điểm gì?A. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắcB. Thể hiện lòng tự hào dân tộcC. Phản ánh khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộcD. Tất cả câu trên đúng

Câu 15: Thời Lê sơ (1428-1527), tổ chức bao nhiêu khoa thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?

A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyênB. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyênC. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyênD. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên

Câu 16: Tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là gì?A. Bản thảo thực vật toát yếuB. Hải Thượng y tông tâm lĩnhC. Phủ Biên tạp lụcD. Bản thảo cương mục

Câu 17: Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần?A. Bị chết nhiềuB. Bỏ làng xã tha phương cầu thựcC. Quan lại không cần nô tì nữaD. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm

nô tì.Câu 18: Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?

Page 9: f2.hcm.edu.vn · Web view- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện. Kết luận: Nhờ những chính sách quan trọng của nhà

A. Phật giáoB. Đạo giáoC. Nho giáoD. Thiên Chúa giáo

Câu 19: Dưới thời nhà Lê, việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là

phép?

A. Tịch điềnB. Ban điềnC. Quân điềnD. Lộc điền

Câu 20: Xã hội thời Lê Sơ có những giai cấp nào?A. Địa chủ, nông dânB. Thợ thủ công, thương nhânC. Địa chủ, thợ thủ công, nông dânD. Thợ thủ công, nông dân.

IV. DẶN DÒ- HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN:- HS ghi chép bài đầy đủ vào tập môn Lịch sử.- Làm các bài tập theo yêu câu từ đường link:https://forms.gle/kdEzXJ7mseBfzRmBA- Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp các em liên hệ qua:Giáo viên bộ môn hướng dẫn:Cô Phạm Ngọc Thanh Phương: [email protected]ô Đặng Thị Hiền: [email protected]ầy Lê Ngọc Phúc Ngân: [email protected]ô Lê Thị Hoàng Dung: [email protected]