tƯỞng quan vĂn hoÁ viỆt -nhẬt -...

29
TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT-NHẬT Đỗ Thông Minh ẢNH HƯỞNG NB ĐỐI VỚI VN Ảnh hưởng Nhật Bản ở Việt Nam biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, nên không liên tục, có thể chia làm năm giai đoạn. - Giai đoạn buôn bán từ cuối thế kỷ 16 cho tới khi Pháp đô hộ Việt Nam. - Giai đoạn Nhật Bản tới và chiếm đóng Việt Nam (1940 đến 1945), nặng về chính tri.. - Giai đoạn bang giao với Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam (1954- 1975), bồi thường, viện trợ và buôn bán. - Giai đoạn bang giao với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc (1973-1976), chưa chính thức trao đổi Đại Sứ. Sau là Việt Nam thống nhất (1976-1986), trao đổi Đại Sứ, nhưng Việt Nam đóng cửa, nên chỉ ở mức độ rất thấp. - Giai đoạn phát triển toàn diện từ 1986, nhất là từ đầu thập niên 90 đến naỵ Đã thực hiện rất nhiều những chương trình trao đổi nhân sự, văn hóa, kỹ thuật... Cho tới năm 2000, ở Việt Nam đã có khoảng một trăm nhà nghiên cứu về Nhật Bản, đa số gốc từ chuyên ngành khác. Nhưng cũng có những lớp người từng du học Nhật Bản hay tốt nghiệp Cử Nhân Nhật Bản Học, có căn bản vững vàng. Trung Tâm Nghiên Cứu Nhật Bản đã ra đời năm 1993, nay phát hành tạp chí Nghiên Cứu Nhật Bản hai tháng một lần, dịch một số tác phẩm... Ngoài ra còn có Hội Đồng Phối Hợp Nghiên Cứu Nhật Bản... Từ khoảng 1990, các Đại Học lớn đều có phân khoa tiếng Nhật. Cho tới năm 2000, tại Việt Nam đã dịch ra tiếng Việt khoảng 100 tác phẩm văn học nổi tiếng và một số ít về kinh doanh... của Nhật. Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu viện trợ cho Việt Nam, nên tất nhiên có ảnh hưởng lớn về kinh tế... Người Việt yêu chuộng và dùng khá nhiều hàng hóa Nhật, nhất là đồ điện gia dụng, xe gắn máy,

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT-NHẬT

Đỗ Thông Minh

ẢNH HƯỞNG NB ĐỐI VỚI VN

Ảnh hưởng Nhật Bản ở Việt Nam biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, nên không liên tục, có thể chia làm năm giai đoạn. - Giai đoạn buôn bán từ cuối thế kỷ 16 cho tới khi Pháp đô hộ Việt Nam. - Giai đoạn Nhật Bản tới và chiếm đóng Việt Nam (1940 đến 1945), nặng về

chính tri.. - Giai đoạn bang giao với Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam (1954-1975), bồi

thường, viện trợ và buôn bán. - Giai đoạn bang giao với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc (1973-1976),

chưa chính thức trao đổi Đại Sứ. Sau là Việt Nam thống nhất (1976-1986), trao đổi Đại Sứ, nhưng Việt Nam đóng cửa, nên chỉ ở mức độ rất thấp.

- Giai đoạn phát triển toàn diện từ 1986, nhất là từ đầu thập niên 90 đến naỵ Đã thực hiện rất nhiều những chương trình trao đổi nhân sự, văn hóa, kỹ thuật...

Cho tới năm 2000, ở Việt Nam đã có khoảng một trăm nhà nghiên cứu về Nhật Bản, đa số gốc từ chuyên ngành khác. Nhưng cũng có những lớp người từng du học Nhật Bản hay tốt nghiệp Cử Nhân Nhật Bản Học, có căn bản vững vàng. Trung Tâm Nghiên Cứu Nhật Bản đã ra đời năm 1993, nay phát hành tạp chí Nghiên Cứu Nhật Bản hai tháng một lần, dịch một số tác phẩm... Ngoài ra còn có Hội Đồng Phối Hợp Nghiên Cứu Nhật Bản... Từ khoảng 1990, các Đại Học lớn đều có phân khoa tiếng Nhật. Cho tới năm 2000, tại Việt Nam đã dịch ra tiếng Việt khoảng 100 tác phẩm văn học nổi tiếng và một số ít về kinh doanh... của Nhật. Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu viện trợ cho Việt Nam, nên tất nhiên có ảnh hưởng lớn về kinh tế... Người Việt yêu chuộng và dùng khá nhiều hàng hóa Nhật, nhất là đồ điện gia dụng, xe gắn máy, xe hơi... Về mặt tinh thần, nói chung, người Việt ở Nhật có lẽ cũng học được tính chăm chỉ, cẩn thận, đàng hoàng. Thế hệ du học sinh chúng tôi thời trước hay thời này cũng vậy, khi so với tập thể du học sinh Việt Nam ở các nước khác thì thấy có điểm nổi bật ở chỗ đó là một tập thể tương đối có trên dưới như quan hệ đàn anh - đàn em (ẼồỀy - Â.o.Ềy , tiền bối - hậu bối) của Nhật.

Page 2: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

Nhật Bản qua các Giáo Sư Kinh Tế đã cố vấn trong việc hoạch định đường lối kinh tế và Giáo Sư Luật cũng cố vấn trong việc soạn thảo Bộ Luật Dân Sự của Việt Nam. Nói chung ảnh hưởng văn hóa giữa hai dân tộc chưa nhiều, một số phim võ sĩ đạo thời thập niên 60 vẫn còn xa lạ với người Việt, nhưng xét cho kỹ thì thấy cũng có một số tương quan khá đặc biệt. Do trao đổi thương mại từ thế kỷ 17 mà người Việt thấy tiền đồng của Nhật rồi lấy chữ "đồng" làm đơn vị tiền tệ của mình, dù trước đó người Việt đã dùng tiền đồng. Và từ thời ấy, người Việt đã thích những cây kiếm thật sắc của người Nhật. Về mặt nghệ thuật, từ đầu thập niên 1940, đã có hai phụ nữ Việt đi Nhật học cắm hoa (ikebana, sinh hoa), sau này một số người lớn tuổi thích chơi "bonsai" (bồn tài, loại cây kiểng thu nhỏ), người Việt cũng biết vườn Nhật Bản (Nihonniwa, Nhật Bản Đình) nổi tiếng là đẹp. Không biết từ bao giờ, người Việt đã truyền tụng với nhau câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật". Người vợ Nhật nổi tiếng chiều chồng, được coi là mẫu người lý tưởng của người Việt. Đó là quan niệm của người Việt, nên khi gặp người Nhật, dù là nam hay nữ, người Việt hay hỏi là có biết là người Việt nghĩ như vậy không. Với phụ

nữ Nhật thì như vậy, nhưng với đàn ông Nhật, người Việt có vẻ e dè vì tính kỷ luật, lạnh lùng và hơi phong kiến.

HIỆN TƯỢNG PHIM "OSHIN" Mươi năm trước, có một hiện tượng đã ăn sâu vào tâm trí người Việt thời nay đó là phim bộ "Oshin", kể về cuộc đời cô bé nhà nghèo đi ở đợ bị hành hạ, gặp không biết bao nhiêu điều khốn khổ và những chuyện đầy tình nghĩạ Nguyên tác truyện phim của Sugako Hashida (Kiều Điền Thọ Gia Tử). Phim do đài NHK số 1 thực hiện, chiếu hàng ngày, mỗi ngày 15 phút, suốt từ tháng 4 năm 1983 qua tháng 3 năm 1984, kể về hoàn cảnh của cô bé Oshin sống ở miền quê thuộc tỉnh Yamagata (Sơn Hình), ở phía tây Bản Đảo, thời Minh Trị năm 40 (tức 1907) mới 7 tuổi đã phải đi ở

đợ, cũng giống hoàn cảnh của khá nhiều người Việt. Câu chuyện là cả cuộc đời Oshin kéo dài từ năm 1900 đến 1983, là năm thực hiện phim. Quay quanh nhân vật chính là Oshin với bối cảnh là xã hội gần suốt thế kỷ

20, nên có tới ba nữ tài tử thay nhau đóng vai này theo từng thời kỳ, thứ tự từ nhỏ

đến lớn là Ayako Kobayashi (Tiểu Lâm Lăng Tử), Nobuko Otowa (Ất Vũ Tín Tử), Yuko Tanaka (Điền Trung Dụ Tử). Tỷ lệ khán giả xem lúc đầu là 40%, và lúc cao nhất lên tới 62,9%. Đương thời, cuốn phim có ảnh hưởng tức thời và mạnh mẽ đến chính giới, tài giới, giáo dục và thể thao... tức toàn thể xã hội Nhật Bản. Đâu đâu cũng thấy người ta dẫn dụng từ "Oshin".

Page 3: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

"Oshin" tiếng Nhật chỉ viết bằng chữ Hiragana, không rõ nghĩa, nhưng dựa theo câu chuyện, được hiểu theo một nghĩa đặc biệt. Với "O" dùng như một cách nói kính ngữ quen thuộc của người Nhật như "Okane" là tiền. Còn "Shin" là "Shin" trong "Shinbo" tức tân bão, nguyên nghĩa là ôm sự đắng cay, ý chỉ sự nhẫn nại, kiên trì. Tác giả truyện phim cho rằng thời đó, người xem không mấy hiểu ý nghĩa mà bà muốn nói, chính lúc này (năm 2003), kinh tế cực kỳ khó khăn mới là lúc hiểu rõ phim hơn. Năm 2003, đài NHK cũng phát hành đầy đủ bộ phim dưới dạng DVD, như thiên Thiếu Nữ 4 đĩa giá 15.200 yen, thiên Thanh Xuân 5 đĩa giá 19.000 Yen... Phim "Oshin" được chuyển ra nhiều thứ tiếng, tới năm 2003, tổng cộng đã chính thức chiếu tại 59 quốc giạ Phiên bản tiếng Việt được đài truyền hình Việt Nam chiếu từ mùa hè năm 1994 kéo dài khoảng một năm, và Việt Nam là quốc gia thứ 41 chiếu phim nàỵ Mỗi lần chiếu một giờ, người Việt rất hâm mộ nên khi đó mọi người tập trung ở nhà xem, ngoài đường vắng hẳn bóng người, là hiện tượng hầu như

chưa từng có ở Việt Nam. Có điều, nhiều người Việt ở Nhật nhưng không xem trên đài NHK năm 1983 hay không ở Việt Nam thời năm 1994, thì lại không biết gì về

"Oshin". Nay nuốn xem phải ra tiệm thuê băng loại hoạt họa về xem. Ngày nay, người Việt hay nói đùa với nhau: - "Nhà có Oshin không?", có nghĩa là nhà có nuôi người làm không? - "Oshin kìa", mỗi khi gặp phụ nữ Nhật ở Việt Nam. - "Đi Oshin", có nghĩa là đi làm lao động ở Nhật, bất kể là nữ hay nam. - Khi lấy chồng người Nhật, các cô và bà mẹ ruột đều nghĩ tới "Oshin", vì cũng sợ

rơi vào hoàn cảnh bị đối xử tàn tệ như đối với "Oshin"... Vì "Oshin" quá nổi tiếng, nên có tiệm ăn Nhật ở đường Đệ Tam, Sài Gòn cũng lấy tên là "Oshin". Tuy nhiên, phim "Oshin" chiếu đã khoảng 20 năm trước, lại liên tục nhiều kỳ nên vẫn có rất nhiều người Nhật không biết đến phim này.Nhân kỷ niệm 50 năm truyền hình Nhật Bản và phim Oshin được 20 năm, đài NHK số 1 đã chiếu lại tóm lược bộ phim "Oshin" thể theo lời yêu cầu của nhiều khán thính giả. Bộ phim nổi tiếng "Oshin" thiên Thiếu Nữ được chiếu liên tiếp 4 kỳ từ

ngày 17 đến 20/3/2003, từ 7:30 đến 8 giờ 45 tốị Chương trình vệ tinh BS2 của NHK thì chiếu toàn bộ từ ngày 31/3, mỗi tuần từ thứ Hai đến thứ Bảy, từ 7:30 đến 7:45 tốị Tất nhiên rất nhiều người Nhật và cả người ngoại quốc háo hức đón xem.

VỚI TRẺ VIỆT Riêng đối với trẻ em Việt thì chúng say mê các truyện bằng tranh ấn bản tiếng Việt như "Đôrêmon" (tiếng Nhật là Doraemon, Con Mèo), gồm 65 tập. Đây là tác phẩm

Page 4: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

trường thiên nổi tiếng làm say mê biết bao nhiêu triệu trẻ em Nhật và thế giới của nhà danh họa Fujio Fujiko (Bất Nhị Hùng Đằng Tử, mất năm 1996). Đầu thập niên 90, khi tác giả còn sống, ông đã từng sang thăm Việt Nam và được tiếp đón nồng nhiệt. Truyện "Thám Tử Lừng Danh Conan" (Meitantei Konan, Danh Thám Trinh...) của nhà danh họa Gosho Aoyama (Thanh Sơn Cương Xương), gồm 25 tập, cũng rất thu hút... Nhà xuất bản Kim Đồng đã chính thức được nhà xuất bản Shogakukan (Tiểu Học Quán) nhượng tác quyền in các cuốn trên, mỗi cuốn mỗi lần in khoảng 25.000 đến 30.000 bản. Ngoài ra, qua đó còn có Câu Lạc Bộ "Đôrêmon", Câu Lạc Bộ Thám Tử... để thúc đẩy các hoạt động của trẻ em. Nhật Bản cũng muốn phổ biến ở Việt Nam loại kịch tranh liên hoàn gọi là "Kamishibai" (Chí Chi Cư) nên đã có những phái đoàn qua Việt Nam cũng như mời phái đoàn họa sĩ tranh thiếu nhi Việt Nam qua tham quan những buối trình diễn ở

Nhật Bản. Đây là một loại kịch vẽ bằng nhiều bức tranh dành cho trẻ em, rất thông dụng ở nhà trẻ và Tiểu Học Nhật. Người hướng dẫn sẽ lần lượt nói dựa theo câu truyện diễn tả bằng những bức tranh liên tục nhau.

THỨC ĂN Món ăn Nhật nói chung khó ăn đối với người Việt, nhưng không những người Việt ở

Nhật mà ở khắp nơi trên thế giới đang bắt đầu làm quen với "sushi" (cơm nắm cá) và "sashimi" (gỏi cá). Đối với nhiều người cá sống thật khó ăn, nhưng với nhiều người khác, khi đã vượt qua được ngại ngùng ban đầu thì mỗi khi nghe đến cá sống là sáng mắt ra như người Việt nghe đến thịt chó vậy. Các chợ Việt Nam ở Hoa Kỳ nay cũng thấy bán món giả cua, tiếng Nhật gọi là "kani kamaboko" (giải bồ

mâu, chả làm bằng cá nhưng có vị cua). Có tin là món "cao lầu" (bún sợi lớn màu vàng ăn với thịt heo và tương) nổi tiếng của Hội An nguồn gốc từ Ise Udon (Y Thế

ôn Đồn) của Nhật, được truyền qua thời thương thuyền Nhật tới đâỵ Năm 1997, người Nhật còn đem lúa của họ qua Việt Nam và khuyến khích trồng. Đã có 300 nông dân trồng ở Long Xuyên... theo hợp đồng với công ty Angimex Kitokụ Năm 2002 sản xuất được 1.200 tấn. Năm 2001, đã có gần 100 tiệm ăn và tạp hoá Nhật ở Việt Nam. Đặc biệt tại Sài Gòn có cả một tiệm bách hoá Nhật Nam (Nhật Nam Bách Hoá Điếm), vào đây thì tha hồ xem hàng Nhật, có điều giá đắt so với mức sống của người Việt. Ngày nay, một số tiệm ăn Việt Nam ở Hoa Kỳ cũng dùng loại đũa tách đôi kiểu Nhật, dùng một lần rồi bỏ.

Y PHỤC, MỸ NGHỆ, THỂ THAO...

Page 5: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

Có điểm lạ lùng là y phục Nhật cũng vừa với người Việt, nhưng người Việt không chuộng thời trang Nhật mà lại thích thời trang Hồng Kông và nay là Nam Triều Tiên, còn Nam Triều Tiên thì lại thích thời trang Nhật! Người Việt cũng như các dân tộc khác, cũng thích trang trí trong nhà một số đồ

thủ công nghệ, mỹ nghệ của Nhật, tạo vườn Nhật Bản... Bên cạnh hoa giấy, hoa vải, cô Yumiko, người Nhật gốc Việt đã tới Việt Nam mở lớp dạy làm hoa bằng đất xét. Đất xét màu trắng như bột mì dẻo, thực ra là một loại đất xét pha thêm hóa chất khiến cho sau khi khô có thể giữ được lâu không bị nứt nẻ gọi là "pando". Nhờ mềm dẻo, dễ tạo hình dáng và khi tô sơn dầu rất đẹp nên thường được dùng làm hoa giả gọi là "pan flower" hay đồ trang sức, trang trí... Bắt đầu xuất hiện ở Nhật khoảng giữa thế kỷ 20 và nay khá phổ biến. Một số người Nhật cũng muốn đưa dã cầu tức bóng chày (base ball) vào Việt Nam. Khoảng năm 1996, 97, đã có hai người Việt được qua Nhật học vài tháng về dã cầu, năm 2002 lại có hai người khác qua học. Năm 2001, ông Matsui, thân phụ

của tuyển thủ lừng danh Matsui và Hội Rotary ở thành phố Nabari, tỉnh Mie (Tam Trọng) đã tặng trường Trung Học cấp hai Nhân Đức ở Củ Chi và một trường ở Tây Ninh dụng cụ chơi dã cầu. Người Nhật cũng như nhiều người ngoại quốc khác thích đi dạo phố bằng xích-lô Việt Nam, nếu qua Nhật, người Việt có viếng thăm chùa và đền Asakusa (Thiển Thảo) ở Tokyo thì cũng nên đi thử xe kéo gọi là "jinrikusha" (nhân lực xa), bánh lớn hơn xe kéo ngày xưa của Việt Nam và mạ kền bóng loáng, giá đi 10 phút năm 2001 là 3.000 Yen.

BÍ ẨN BỘ BÀI TỔ TÔM Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ

Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ... Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá caọ Người không quen có thể

chơi theo kiểu Đánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm hay bốn người, Tài Bàn cần ba người hoặc đếm số như "xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)" của bài Tây gọi là Đánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bài.

Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam). Nhưng những chữ viết trên lá

Page 6: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là "majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán. Đặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" (Trước Vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người quấn xà cạp kiểu Nhật), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật? Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích "bí ẩn" như vậỵ Nếu ai biết xin lên tiếng hô.. Phần trên được chúng tôi chính thức đưa lên nguyệt san Mekong số 53, tháng 11/1999. Trong khi báo còn đang in, thì ngày 1/11/1999, tình cờ xem TV đài NHK băng tần số 3, thấy Giáo Sư Yumio Sakurai (Anh Tĩnh Do Cung Hùng) thuộc Đại Học Todai (Đông Kinh Đại Học) trình bày trong chương trình "Rekishi De Miru Sekai" (Thế Giới Nhìn Bằng Lịch Sử) cũng đã đề cập đến "bí ẩn" của bộ bài Tổ Tôm. Chúng tôi liên liên lạc hỏi thăm, thì được biết: - Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong "Le To Tom, L'Annam Nouveau", 1932, vol. 125 - vol 143. - Giáo Sư Kim Vĩnh Kiện (có lẽ là một người gốc Triều Tiên) biết đến Tổ Tôm qua cuốn trên và lần đầu tiên đề cập tới ở Nhật trong cuốn "Ấn Độ Chi Na - Nhật Bản Quan Hệ" tức Quan Hệ Nhật Bản Và Đông Nam Á) do nhà xuất bản Fuzanbo (Phú Sơn Phòng), Đông Kinh, năm 1943). Giáo Sư đã cố gắng tra tìm nhưng không biết gì hơn chắc chắn đó là những hình thuần túy Nhật. - Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn " Nihon No Kinsei 1" (Nhật Bản Cận Thế, tập 1) do nhà xuất bản " Chuo Koron Sha " (Trung Ương Công Luận Xã) xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ

Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi.

Chúng tôi có đưa cho một số người Nhật đọc thử, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Đặc biệt lá bài "nhất văn" tức "chi chi", "nhất vạn" tức "nhất ông cụ" dùng chữ nhất cổ rất khó đọc và quân "nhất thang" (viết theo lối cổ) có hình bà mẹ

cho con bú, nét viết rất lạ (bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ

cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được. Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán,

Page 7: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không saị Cửa tiệm Mekong Center chúng tôi ở Nhật Bản thường bán bài Tổ Tôm cho người Việt (thanh niên miền Bắc) và cho người Nhật, họ không biết chơi, nhưng mua để

nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc. Hàng ngày có khoảng 40 người Việt chơi bài Tổ Tôm tại trụ sở hội Cao Niên Mỹ-Á, ở

Little Saigon thuộc Cali, Hoa Kỳ.

CHÚT ÁNH SÁNG VỀ NGUỒN GỐC BÀI TỔ TÔM Giữa năm 2002, tình cờ chúng tôi gặp một người Trung Quốc tên Vu Thục Quyên sinh trưởng ở Thiên Tân. Khi cho bà ấy xem bộ bài tổ tôm thì bà ấy nói rằng nhớ

mang máng hồi nhỏ đã thấy trong phim ảnh Trung Quốc. Theo bà, có lẽ đây là bộ

bài gốc từ miền nam Trung Quốc, thuộc các vùng như Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông... Các trang phục của hình vẽ đó thuộc thời Đường là thời văn hóa thịnh đạt nhất, nhưng chính bà ấy lúc đầu cũng không đọc được các chữ Hán trên bộ bàị

Cũng theo bà, nguyên thủy bộ bài làm bằng thẻ tre, sau này mới làm bằng giấy cho tiện. Chúng tôi đã tặng bà ấy một bộ và nhờ truy tầm thêm hô.. Riêng chúng tôi suy luận cũng thấy có lý phần nào, vì có thế thì người Hoa mới in bộ bài này và một số người chơị Nhật Bản là một nước bảo tồn văn hóa rất kỹ, mà đây là một bộ bài thì số người chơi phải khá đông, nên nếu gốc của Nhật thì dù có bị mai một, cũng không thể không để lại dấu vết nào.

ẢNH HƯỞNG VN ĐỐI VỚI NB Nhật Bản vốn có nhiều quan tâm tới Việt Nam, ngoài việc trao đổi thương mại, đã có rất nhiều tác phẩm viết về Việt Nam, có thể chia ra làm năm thời kỳ. - Thời Edo (Giang Hộ), ở Nhật Bản đã có những nghiên cứu về Việt Nam, qua tác phẩm "An Nam Kỷ Lược Khảo" và "Nam Biểu Ký" (xuất bản thời Khoan Chính (1789-1801). - Thời Minh Trị 19 (1880), đã có cuốn "Pháp-Việt Giao Binh Ký" và "Lịch Sử An Nam Và Quan Hệ Pháp-Việt". Năm 1885, toàn tập "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" và "An Nam Sử Lược" đã được sắp chữ và in lại ở Nhật. Các sách của cụ Phan Bội Châu như

"Ngục Trung Thư, Thiên Hồ Đế Hồ" được dịch sang tiếng Nhật năm 1029-32. - Thời kỳ Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng ở Đông Á trong Thế Chiến Thứ 2, với cuốn "An Nam Thông Sử" dày 500 trang phát hành năm 1941, "Lịch Sử Dân Tộc Vận Động Ở Việt Nam" phát hành năm 1944, đưa khoảng 200 du học sinh qua Việt Nam năm 1942.

Page 8: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

- Thời chiến tranh Việt Nam (1960-1975), gần 400 tác phẩm liên quan đến chiến tranh, lịch sử... ra đời, phần lớn thiên tả. Năm 1961, mở phân khoa tiếng Việt tại Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo và năm 1971, tại Đại Học Ngoại Ngữ Osaka. - Thời hiện đại (1975-), đặc biệt từ 1990 trở đi, phát hành rất nhiều sách về thương mại, văn hóa, du lịch, thực phẩm, mỹ nghê.... Nay ở Nhật có Hội Các Nhà Nghiên Cứu Việt Nam, quy tụ khoảng một trăm chuyên gia Nhật về Việt Nam, hầu hết là những người nghiên cứu Việt Nam trực tiếp bằng tiếng Việt. Về các nhân vật lịch sử của Việt Nam, người Nhật biết đến thi hào Nguyễn Du qua Truyện Kiều, Lê Lợi qua đại lộ ở Sài Gòn, Phan Bội Châu đã qua Nhật vận động từ năm 1905, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp qua chiến tranh Việt Nam... Ngày nay, đủ mọi thành phần người Nhật tới Việt Nam, năm 1999: 110.000 người, năm 2000: 150.000 người, năm 2002: 200.000 người, năm 2002: 250.000 ngườị

Có điểm lạ là hầu hết phái nam thuộc chính quyền hay giới thương mại, đi lo những việc "lớn", kể cả việc lớn nhất đời người là tìm vợ Việt, vì họ mê cái dáng gầy mặc áo dài của phụ nữ Việt Nam lắm. Cứ nói tới phụ nữ Việt Nam là luôn luôn đi đôi với tính từ "đẹp". Không có thông kê về số người Nhật lấy vợ Việt, nhưng chắc chắn là không ào ạt như bên Đài Loan, tới nay ước khoảng vài trăm. Sau lưng các bà vợ

Việt, các ông chồng Nhật thường to nhỏ "Coi vậy chứ phụ nữ Việt dữ lắm", có vẻ

khiếp vía các bà vợ Việt. Còn phái nữ đông đảo hơn thì đa số qua Việt Nam may áo dài, mua sắm đồ thủ công nghệ và ăn thức ăn Việt Nam, trái cây... một số người trẻ còn tự lo học tiếng Việt để qua Việt Nam nói chuyện xã giao. Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, hầu như món nào họ cũng thích, được mời ăn họ mừng lắm. Có lẽ họ chỉ sợ trứng vịt lộn và trứng gà lộn thôi, nhưng rồi cũng có một số người ăn thử và mê luôn. Người Nhật biết nhiều nhất đến bánh tráng và nước mắm Việt Nam. Họ thích nhất là gỏi cuốn gọi là "nama harumaki" (sinh xuân quyển) và chả giò gọi là "age harumaki" (dương xuân quyển), người rành hơn thì biết cả bánh cuốn gọi là "mushiharumaki" (chưng xuân quyển), rồi gỏi bì, bò bía cho đến bánh tráng rế

(dạng lưới) mới chế ra từ khoảng năm 1998... Ngày 29/11/2000, trong chương trình giáo dục của đài NHK số 3, đã giới thiệu việc trồng lúa và làm bánh tráng Việt Nam qua câu chuyện một em gái Nhật qua Việt Nam làm bạn với một em gái Việt Nam. Ngày 11/6/2001, cũng đài này giới thiệu về cách làm gỏi cuốn. Ngày 22/3/2002, ông Ota Ryo (Thái Điền Lượng) thuộc đài NHK số 1 đã đến Mekong Center hỏi thăm về bánh tráng cuốn (đa nem) và vua Quang Trung. Sở dĩ hai điều đó liên hệ với nhau vì có thuyết cho rằng khi vua Quang Trung hành quân thần tốc

Page 9: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

đem 100.000 quân từ nam ra bắc đánh thắng 200.000 quân Thanh, chiếm lại thành Thăng Long ngay mùng 5 Tết năm Kỷ Dậu 1789, để tiết kiệm thời gian nấu nướng, quân sĩ đã dùng bánh tráng cuốn thay cơm. Chương trình này đã phát ngày 30/4/2002, từ 11:15 đến 11:45 đêm. Nhật Bản hay Trung Quốc chỉ có bánh tráng sống làm bằng bột mì, muốn ăn phải chiên hay hấp, chứ không thể ăn sống như của Việt Nam. Loại bánh tráng xuất cảng từ Thái Lan cũng là do người Việt ở

đông-bắc Thái làm ra. Ở Nhật nay có tiệm ăn bán 9 loại, có tiệm bán 10 loại gỏi cuốn, là điều ngay ở Việt Nam chắc cũng không có. Họ dùng bánh tráng Việt Nam cuốn tôm, thịt heo, thịt gà, trứng tráng thái sợi và nhiều thứ khác như đồ biển như cá hồi hun khói... do họ

tự chế rạ Đặc biệt có tiệm cuốn bằng bánh tráng Việt Nam chung với rêu biển Nhật Bản, tiếng Nhật gọi là nori (hải đài, rêu được cán mỏng phơi khô như tờ giấy). Không biết cuộc tình giữa nam-nữ Nhâ.t-Việt đằm thắm như thế nào, nhưng coi bộ

hai thứ này "giao duyên" như vậy thì thật là khắng khít. Năm 2002, công ty thực phẩm hàng đầu của Nhật là Aji No Moto (Vị Tố) đã tung ra thị trường "phở ăn liền" một gói 60 gam giá 100 Yen, vì phở là một trong những món nổi tiếng nhất của Việt Nam. Một số người Việt (các cô trẻ mặc áo dài trắng) và Nhật được mời thực hiện quảng cáo món ăn mới này ở Nhật. Tới năm 2002, đã có hơn 10 cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam và 4, 5 cuốn về

du lịch viết bằng tiếng Nhật, mà năm 2001 mới thấy có cuốn đầu tiên giới thiệu một số món ăn Nhật, nhưng vẫn chưa có cuốn nào về du lịch Nhật bằng tiếng Việt nào ở Việt Nam. Người Nhật không chỉ tìm đến người Việt ở Nhật để học nấu ăn mà đôi khi họ qua tận Việt Nam tìm hiểu chính gốc luôn, nhất là một số người định mở

tiệm ăn. Như cô Mari Tsuno, từ năm 1998, mỗi năm qua Việt Nam vài tháng để

học nấu ăn. Cô đã đi khá nhiều nơi, khắp Việt Nam để tìm hiểu cả các món ăn địa phương nữa. Từ đầu thập niên 90, một số công ty "Kimono" Nhật đã đem vải qua Việt Nam để

thuê người Việt ráp áo (khâu bằng tay) và sau đó thêu cả hoa văn. Khoảng 400 cửa tiện bán đồ ăn, đồ thủ công nghệ và thực phẩm, sách nhạc... của Việt Nam ở Nhật cũng đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh giao lưu giữa hai dân tộc.

NGƯỜI NHẬT VÀ HƯƠNG VỊ XƯA: "NƯỚC MẮM" Người Nhật hầu như chỉ dùng xì dầu chứ không dùng nước mắm, nhưng rất thích nước mắm Việt Nam. Nay chỉ có tỉnh Akita (Thu Điền) ở phía bắc Nhật Bản sản xuất một ít nước mắm gọi là "shotsuru" (diêm ngư chấp), "gyosho" (ngư tương) hay

Page 10: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

"iwashi gyoju" (nhược ngư chấp: nước mắm cá mòi), các chợ thật lớn mới thấy bán.

Người Việt thường làm nước mắm bằng cá cơm, cá lục (một loại cá mòi), trộn muối để cho lên men trong khoảng 6 tháng cho cá tự phân hủy mà không cần gia nhiệt hay thêm bất cứ hóa chất nào, và nước mắm chảy ra chính là axit amin. Ở Việt Nam, nổi tiếng về nghề làm nước mắm là Phú Quốc, Phan Thiết, Nam Ô thuộc Đà Nẵng, Cửa Lò thuộc Nghệ An và Vạn Vân, Cát Hải thuộc Hải Phòng... Truy nguyên ra thì từ xưa, các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, Thái, Miến Điện, Nam Dương... đều có sản xuất và dùng nước mắm. Theo tài liệu của Nhật Bản ghi chép dấu tích vào năm 927, người Nhật đã làm nước mắm bằng cá mòi (iwashi, nhược). Ở Nhật, các tỉnh làm nhiều nước mắm nhất đều ở vùng biển phía tây tức biển Nhật Bản của Bản Đảọ Nhưng vì lượng cá và loại cá mòi thu hoạch không ổn định, nên từ thời Edo (Giang Hộ) cách nay khoảng 200 đến 300 năm, người Nhật bắt đầu dùng xì dầu (làm bằng đậu nành, muối và khuẩn "koji") thay nước mắm và nay thì đã coi như thay hoàn toàn, nên nhiều người Nhật không biết là chính Nhật Bản đã từng sản xuất nước mắm. Sở dĩ thay thế được như vậy vì thành phần và hương vị tương đối gần nhaụ Thực ra thì vị

nước mắm Nhật Bản nhạt và ít hắc hơn nước mắm Việt Nam, nhưng nước mắm Trung Quốc còn nặng mùi hơn nước mắm Việt Nam. Nay thì chỉ còn lại Akita sản xuất nước mắm như một cách bảo tồn văn hóa và nhớ lại hương xưa. Ngày nay, nếu người Việt mời người Nhật dùng nước mắm Việt Nam, cũng là cách đưa họ về với nước chấm quá khứ, và họ tiếp nhận dễ dàng. Ba tôi kể rằng, khi còn ở trong quân đội, khi ra công tác ở Đông Hà, có gặp một Trung Tá Mỹ gốc Nhật. Ông ta cho biết, mỗi ngày ông ấy uống một ly nước mắm nhỏ (loại ly cỡ ngón tay cái) và khi gặp sĩ quan Việt Nam, ông chào: "Nước mắm muôn năm".

NGƯỜI NHẬT VÀ HƯƠNG MỚI: CÀ PHÊ VIỆT Ngày 7/8/2002, nhật báo kinh tế Sankei (Sản Kinh) có đăng một bản tin dài cho hay là cà phê Việt Nam có vị thơm ngọt đang được ưa thích ở Nhật Bản, nhất là giới phụ nữ. Tại nhiều cửa hàng bách hóa (đề-pa-tô), cà phê Việt Nam có số bán vượt qua cà phê Ba Tây (Brazil) và Ý. Nói đến cà phê Việt Nam là nói đến lối pha đặc biệt, mỗi ly một cái lọc, tuy không có gì là tối tân, nhưng có cái lãng mạn, tình tứ riêng của nó. Cho độ một thìa cà phê bột vào cái lọc rồi vặn nắp trong cho chặt, đổ chút nước sôi cho thấm đều và bột cà phê nở ra để nước khỏi chảy xuống nhiều quá, sau đó mới đổ đầy nước sôị

Chờ khoảng 4, 5 phút, nước chảy xuống hết đem theo hương vị cà phê lan tỏa

Page 11: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

khắp nơị Tùy theo cách uống, cà phê đen, cà phê đá hay cà phê sữa... nhưng người Nhật cũng bị lối uống cà phê với sữa đặc của Việt Nam chinh phục. Song song với cà phê, để cho đúng gu, sữa đặc Ông Thọ của Việt Nam cũng được nhập vào Nhật, bán giá 580 Yen (gần 5 MK) trong khi Nhật cũng có sữa đặc chỉ bán giá khoảng một nửa, tức độ 300 Yen. Công ty Daitsu của Nhật đã hợp tác với Cà Phê Trung Nguyên nổi tiếng với 3 đến 400 tiệm ở Việt Nam, mở tiệm cà phê đầu tiên ở Roppongi đầu hè 2002, bán cả

thức ăn nhẹ của Việt Nam như gỏi cuốn, bánh mì thịt... và hy vọng sẽ lập thành hệ

thống tiệm trong tương laị Tại tiệm Printemps Ginza, trong mùa hè năm 2002, cà phê hột của Việt đã vượt qua Expesso của Ý. Cà phê Việt Nam bán được tới 60% trong số khoảng 20 loại cà phê bán ở đây.

Đại công ty thực phẩm ăn liền (fast food) là Mos Food Service cũng đã thêm vào thực đơn món thạch cà phê Việt Nam, bán giá 200 Yen. Năm 2000, có công ty ở

Yokohama sản xuất cà phê sữa Việt Nam đóng hộp giấy 500 cc, qua năm 2002 công ty Nọ 1 Kohi sản xuất cà phê đen Việt Nam đóng hộp giấy 1 lít.

RƯỢU NHẬT LÀM Ở VIỆT NAM!? Thời nay, khi tính về thực tế thị trường, nhiều công ty sản xuất không cần giữ khư

khư truyền thống nữạ Làm ở Nhật đắt thì đem qua Việt Nam... làm, như khâu "Kimono", bàn sưởi "kotatsu" (hỏa/cự đạt, loại bàn vuông thấp, có bộ phận sưởi điện ở dưới, dùng ngồi trên chiếu hay thảm không cần ghế), trồng "wasabi", làm rượu... Một công ty Nhật ở Kumamoto đã bỏ vốn đầu tư 100%, lập nhà máy làm rượu tại Huế, với thiết bị hầu như hoàn toàn của Nhật. Khoảng 20% sản phẩm được bán ra thị trường Việt Nam, còn lại xuất cảng trở qua Nhật. Ban đầu là rượu trắng, loại "sake" (tửu) mang tên "Thập Tự Tinh" (Jujisei] sau đổi ra là "Việt Nhất" (Etsuichi) bằng chai thủy tinh màu xanh ve, và loại "shochu" (thiêu trữu/trụ) tức rượu nấu bằng khoai kiểu Nhật mang tên "Đế Vương" (Teio) trong bình gốm Bát Tràng...

TÂM TÍNH NGƯỜI VIỆT-NHẬT Hầu hết người Nhật cảm thấy gần gũi, thoải mái và rất vui khi đi du lịch Việt Nam, mặc dầu đa số gặp trở ngại bất đồng ngôn ngữ, một đôi khi thì bị trộm cắp hay làm khó dễ ở phi trường. Họ thấy nhiều người Việt nghèo, nhưng ngạc nhiên thấy người Việt luôn tươi cười, ít có bộ mặt khó đăm đăm như những người Nhật giàu có. Họ

Page 12: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

muốn tiếp thu cái tinh thần lạc quan và vui tươi ấy của người Việt. Điều này cũng giống như truyện ngụ ngôn "Thằng Bờm (và ông Phú Hộ)" của Việt Nam vậy. Có người nhận xét rằng: "Người Nhật ở ngoài đời thì nghiêm trang nhưng lên TV thì hay cười, người Việt ngược lại, ở ngoài đời hay cười mà lên TV lại nghiêm trang.". Bạn đọc nghĩ gì về điểm này? Theo chúng tôi, nhận xét này có điểm đúng nhưng chưa chính xác. Người Nhật trên TV thường là người giữ vai trò tạo niềm vui, và người được mời lên thì cũng với mục đích góp vuị Còn người Việt bình thường vui vẻ tự nhiên, nhưng khi đột nhiên được đưa lên TV là phương tiện truyền thông đại chúng thì thường mắc cở, nên khẩn trương hoặc sợ hớ người khác cười nên đâm ra nghiêm trang. Thêm điểm nữa mà nhiều người Việt Nam cũng dễ nhận ra là sau thời gian dài làm quen với người Việt thì người Nhật dễ lây cái máu tiếu lâm của người Việt, họ lột bỏ

được cái vỏ cứng rắn bên ngoài mà chính họ hay gọi là cái mặt nạ để cười đùa nhiều hơn. Và người Việt nói hai nghĩa, nên họ không chỉ để ý nghĩa đen mà suy ngẫm về cả nghĩa bóng nữạ Khi hiểu ra họ cười nghiêng ngả. Khi chúng tôi hỏi cô Yoshiko Aikawa (Hội Xuyên Quý Tử), một sinh viên tốt nghiệp trường Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo ban tiếng Việt, nghĩ gì về người Việt, thì cô cho biết: "Tôi thích sinh hoạt với người Việt Nam vì người Việt Nam tử tế, hiếu khách, thoải mái và không khách sáo lắm. Những điểm tôi không thích lắm (hồi xưa) là mới gặp nhau mà cứ xen vào chuyện riêng tư cá nhân và điểm không chính xác về thời gian (không đúng giờ) lắm. Nhưng hiện nay, tôi không chỉ đã quen những điểm tôi không thích ấy, mà tôi còn bị ảnh hưởng nhiều. "Trời ơi!". Cô Yukiko Henmi (Kiến Hữu Kỳ Tử) đã từng qua Việt Nam bốn lần, đang học tiếng Việt, thì cho rằng: "Xưng hô trong tiếng Nhật giống như tiếng Anh và Pháp nên phần lớn chỉ có watashi - anata (tôi - anh, chị), nhưng khi qua Việt Nam, tôi được gọi là con, cháu, chị, em... tôi cảm thấy mình như liên hệ với mọi người và đang ở

trong một gia đình rất rộng lớn, tôi thấy thật gần gũi và rất thích".

VĂN NGHỆ…Họ ái mộ các nghệ sĩ như "Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ái Vân, Như

Quỳnh, Hương Lan, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tam Ca Áo Trắng, Mỹ Linh, Hồng Hạnh, Lam Trường...", biết đến các bản nhạc như "Diễm Xưa (Utsukushii Mukashi, Mỹ Tích), Hạ Trắng (Gekkabijin, Nguyệt Hạ Mỹ Nhân)...", nhạc khí như "đàn tranh, đàn bầu, đàn t'rưng, đàn cò...". Nhật Bản đã từng diễn các vở nhạc kịch "Miss Saigon" và "Bích Câu Kỳ Ngộ" bằng tiếng Nhật và qua Việt Nam giới thiệu trống Nhật với người Việt.

Page 13: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

Ngày 20/3/2003, Hồng Hạnh đã có buổi ra mắt CD "Hồng Hạnh First Memorial Album 2003" với cơm tối rất trịnh trọng tại khách sạn sang trọng Nikko Tokyo ở

Daiba (Đài Ba), quận Minato, Tokyo. Giá vào cửa lên tới 50.000 Yen (415 đô la Mỹ), với sự tham dự của khoảng 200 quan khách. Hồng Hạnh đã trình bày liên tiếp khoảng hơn 10 bài hát Việt và Nhật, hầu hết bằng cả hai thứ tiếng Việt và Nhật với ban nhạc Line Up của Nhật. Ở khoảng giữa, có lúc Hồng Hành đã tự đệm đàn ghi ta và hát bài Diễm Xưạ Hồng Hạnh đã qua Nhật hát năm 1993, hai lần xuất hiện trong chương trình của đài TV NHK năm 1995 và 96. Hồng Hạnh học Nhật ngữ ở

trường Đông Du, lập gia đình với ông Kondo và từng mở quán ăn ở Sài Gòn... Dự

tính tương lai sẽ làm nhà sản xuất giới thiệu các ca sĩ Việt Nam qua Nhật hát. Năm 1999 và 2000, Tam Ca Áo Trắng được mời hát và thu đĩa nhạc Pob của Nhật và Việt. Nam ca sĩ Ryo Sasaki (Tá Tá Mộc Lương) là ra mắt tại Việt Nam chứ không phải Nhật Bản. Anh đã hát nhạc Việt chung với Lam Trường, Phương Thanh trong các năm 2000, 2001 và với Như Quỳnh năm 2001, 2002... tại Nhật. Đây là lần đầu tiên công ty nhạc Nhật Toho và Victor (JVC, hàng đầu thế giới của Nhật) mời Như

Quỳnh hát nhạc Nhật, lời Nhật bài "Ame No Yokohama" (Yokohama, Vũ Hoành Tân, Yokohama Trong Mưa) loại Enka (diễn ca, nhạc mùi), coi như một Teresaten (Đặng Lệ Quân gốc Đài Loan) thứ hai... Nhân kỷ niệm 10 năm hoạt động văn nghệ

(1991-2001), ngày 14/1/2002, Như Quỳnh ra mắt Single CD đầu tiên với bài trên cùng nam ca sĩ Ryo Sasaki tại khách sạn Shinagawa Prince Tokyo. Như Quỳnh sẽ

còn hát nhiều bài Enka và hát nhạc Việt với lời Việt và Nhật? Hai nam ca sĩ Shogo Wada (Hòa Điền Thượng Ngộ) qua Việt Nam năm 2002 lúc mới 18 tuổi, làm đệ tử ca sĩ Ngọc Sơn rồi đi hát với Lam Trường và Tsuneharu Sakai (Cảnh Hằng Xuân) qua Việt Nam năm 2001 lúc 22 tuổi, làm đệ tử ca sĩ Ngọc Sơn, đã đi hát với Ngọc Sơn cả trăm lần... Họ đều khởi đầu cuộc đời ca sĩ của mình tại Việt Nam. Họ phát âm tiếng Việt rất khó khăn, nhưng cố gắng ở cả 6 tháng hay một năm để học và hát được nhiều bài hát tiếng Việt. Tháng 8/2002, Tsuneharu Sakai ra mắt đĩa đơn (single CD) "Lời Tỏ Tình Dễ Thương" của Ngọc Sơn bằng tiếng Việt và Nhật trong đó có cả tiếng hát Ngọc Sơn cũng bằng tiếng Việt và Nhật. Chúng tôi đã giúp Sakai tập luyện thêm về phát âm tiếng Việt khi thâu, từ giọng lơ

lớ độ 70% hy vọng nâng lên từ 90 đến 95%. Nhật Bản đang ở vào thời kỳ "boom (phong trào) Việt Nam". Lần thứ nhất khoảng năm 1990 đến 1997 là "boom đầu tư", và lần thứ hai từ năm 2000 tới nay là "boom văn hóa, du lịch". Chỉ riêng trong tháng 3/2001, chúng tôi ghi nhận có khoảng 10 cuốn sách và tạp chí chuyên về hay chủ đề về Việt Nam. Trên TV quảng cáo phim Konica là hình ảnh phụ nữ Việt mặc áo dài ngồi xích lô... Như Quỳnh đã

Page 14: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

tới trong bối cảnh đó, nên dễ thu phục khán thính giả Nhật. Nhắc đến xe xích lô mới nhớ một chuyện lạ lùng được nhật báo Asahi (Triều Nhật) cuối tháng 5/2001 nói tớị Việt Nam nhập hàng triệu xe của Nhật Bản, vậy liệu có xuất cảng được chiếc nào không? Việt Nam đã xuất cảng độ mươi chiếc xích lô đi một số nước, trong đó có một chiếc để chưng ở trước tiệm ăn Vietnamse Cyclo ngay Tokyo, còn ông Okumura (Ốc Thôn) nhập mấy chiếcvề tận Hokkaido (Bắc Hải Đạo) không phải để chưng mà để chở người thực sự, ông chủ trương dùng xích lô khỏi gây công hạị Khi mùa đông có tuyết thì có thể chuyển vùng xuống Okinawa (Xung Thằng)?... Tại Sài Gòn, có tiệm K Cafe mà chủ là người Nhật, đã hoạt động với cả thuyền loại 45 tấn, có mái và trang trí như một "yakatabune" (ốc hình thuyền, một loại thuyền nhỏ có treo đèn lồng, chở du khách ăn tối trên sông hay vịnh) tại Nhật. Thuyền hoạt động vào buổi tối với những người chạy bàn mặc "Kimono" loại đơn giản và phần trình diễn nhạc cổ truyền Việt Nam bởi các phụ nữ Việt mặc áo dài, đội khăn... Ngoài nhiều tiệm cá sống hay các món ăn kiểu Nhật, đại công ty hamburger (bánh mì thịt bằm kiểu Đức) Lotteria với hệ thống tiệm khắp nước Nhật cũng qua Việt Nam, năm 2002 đã có 4 tiệm ở Sài Gòn. Ca sĩ Khánh Ly đã chinh phục người Nhật từ năm 1970 tức trong 35 năm qua với nhạc Trinh Công Sơn, có lẽ nay là lúc chuyển tiếp qua một thế hệ mới và bằng những bài hát của chính người Nhật cũng như những bản nhạc Việt chuyển lời Nhật mới... Một nhóm nhiếp ảnh gia và ký giả Nhật cũng đang tính thực hiện tuyển tập hình "Như Quỳnh Và Áo Dài" mà người mẫu chính là Như Quỳnh... Đây sẽ là tuyển tập đầu tiên thuộc loại này và niềm vinh dự lớn cho người Việt. Như Quỳnh như đã xuất hiện ở trong và ngoài nước mươi năm qua, hầu hết với chiếc áo dài dân tộc. Vóc dáng Như Quỳnh thể hiện đường nét rất Việt Nam mà mọi người Việt Nam đều hãnh diện. Như Quỳnh không những được người Việt mà còn rất nhiều người Nhật ái mô.... Trong cuốn từ điển quốc ngữ Kojien (Quảng Từ Uyển) nổi tiếng của Nhật Bản có từ

"Hà Nội, Sài Gòn, áo dài...". Quảng cáo trên TV của hãng phim Konica, Ajinomoto hay trên báo của công ty hàng không ANA là hình ảnh phụ nữ Việt mặc áo dài... Người Nhật rất thích áo dài Việt Nam, số phụ nữ Nhật có áo dài rất nhiều, có người có hai, ba cái, và kỷ lục được biết là 15 cáị Mỗi khi đi du lịch Việt Nam, họ thường rủ nhau may áo dài và diện trong các sinh hoạt giao lưu với người Việt hoặc đôi khi trong lễ hội hoàn toàn trong không khí Nhật.

Page 15: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

Ngày 31/12/2002, đài TV Tokyo số 12 chiếu sinh hoạt văn nghệ Kitaro Silk Road của ông Kitaro (Hỷ Đa Lang) ở Bắc Kinh và Tây An, Trung Quốc nhân kỷ niệm 30 năm đặt bang giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Trong nhóm trình diễn có một cô đàn vĩ cầm màu trắng, đặc biệt là cô này mặc áo dài Việt Nam màu xanh rêu đậm và quần trắng. Nhà thiết kế thời trang Sawamura Takayuki (Trạch Thôn Hiếu Chi) năm 1994 đã đến và ở lại Việt Nam để hoạt động về thiết kế quần áo, giỏ xách, giày dép xuất cảng đi Nhật, Hoa Kỳ, Anh... cũng như cho thị trường Việt với nhãn hiệu Opla và Thacạ Anh có cả cửa hiệu riêng tại Sài Gòn. Từng tham dự Tuần Lễ Thời trang năm 2002 ở Sài Gòn. Có một số người Nhật tới Việt Nam dạy tiếng Nhật hay học tiếng Việt... rồi học thêm nhạc khí cổ truyền của Việt Nam như đàn tranh, đàn bầu, tỳ bà, đàn nhị, đàn t'rưng... Như bà Shino Midori (tên Việt là Thúy), nguyên Giáo Sư Đại Học Jochi (Thượng Trí) qua Việt Nam học tiếng Việt, dạy tiếng Nhật rồi học đàn bầu từ năm 1996 và ra cả sách "Đàn Bầu - Nhạc Khí Dân Tộc Của Người Việt" do nhà xuất bản Trẻ phát hành. Như bà Keiko Todoroki (Đẳng Đẳng Lực) học đàn bầu tại Nhạc Viện Hà Nội rất tớị Rồi Giảng Sư Akihiko Hiyoshi (Nhật Cát Chiêu Ngạn) chơi được cả đàn bầu, tranh, tỳ bà và nhị, anh đã đi Việt Nam hơn 10 lần và qua cả Hoa Kỳ chỉ để

nghe nhạc trình diễn sống nhạc Việt. Anh Hara (Tomohiko Adachibara, An Đạt Nguyên Tri Ngạn) cũng đi Việt Nam hơn 15 lần, không chơi nhạc cụ nào, nhưng rất rành về các nghệ sĩ, nhưng băng hình mà anh thích, anh xem đi xem lại khoảng vài chục lần. Cô Yoshiko Aikawa (Hội Xuyên Quý Tử) chơi đàn bầu, Akane Shimizu (Thanh Thủy Thiến) chơi đàn tranh và Kumiko Oguri (Tiểu Lật Cửu Mỹ Tử) chơi đàn t'rưng, có dịp họ hòa tấu chung như một ban nhạc dân tộc vậy. Nếu chỉ nhìn các cô gái mặc áo dài chơi đàn cổ truyền Việt Nam, không ai có thể

biết được đó là những người Nhật. Tới năm 2001, bên cạnh khoảng 5.000 người Nhật học tiếng Việt, còn có khoảng 20 người học chơi nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Lâu lâu họ lại được mời đi trình diễn âm nhạc, đôi khi cả trình diễn áo dài, đã đóng góp rất tính cực trong các sinh hoạt giao lưu Việt-Nhật. Nếu nhìn cảnh những cô gái mặc áo dài ngồi bán tạp hóa Việt Nam trong dịp lễ hội chắc không ai tưởng tượng được đó là những sinh viên Nhật thuộc Junko Association, trường Meiji Gakuin Daigaku (Minh Trị Học Viện Đại Học). Nhóm này đã từng đi Việt Nam nhiều lần, có khoảng 20 cô có áo dàị

300 NĂM TRƯỚC VOI VIỆT ĐÃ TỚI NHẬT Ngày 30/11/2002, đài truyền hình Nhật TBS số 6 đã đặc biệt thuật lại chuyện đưa

Page 16: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

một con voi từ Việt Nam qua Nhật thời Edọ Tài liệu của Nhật đã ghi và vẽ lại câu chuyện kỳ lạ độc đáo nàỵ Thật vậy, thể theo ước muốn của Sứ Quân Yoshimune Tokugawa (Đức Xuyên Cát Tôn(g) 1684-1751), năm 1728, một con voi đã được chở bằng thuyền từ Việt Nam tới cảng Nagasaki (Trường Kỳ). Sang năm sau, đã phải mất đến 74 ngày để dẫn chú voi đi bộ một đoạn đường dài khoảng 1.500 km, từ Nagasaki lên tới Edo tức Tokyo ngày naỵ Trên đường đi, chú voi cũng đã được ghé Kyoto để ra mắt Thiên Hoàng, vì thời đó, voi là một động vật lớn nhất mà Nhật Bản không có nên rất quý. Hiện tại, ở Việt Nam còn khoảng 200 con voi rừng.

NGƯỜI NHẬT VÀ SÁCH VIỆT Những người Nhật học tiếng Việt hai, ba năm ai cũng biết qua về Truyện Kiều, chữ

Nôm là gì... Một số sách viết về Việt Nam cũng thường trích dẫn Truyện Kiềụ Qua việc bán sách, chúng tôi nhận thấy, trước đây người Nhật quan tâm nhiều đến các truyện như Truyện Kiều, Bích Câu Kỳ Ngộ, Chinh Phụ Ngâm, Từ Thức Gặp Tiên, Hồn Bướm Mơ Tiên, Đoạn Tuyệt, Sự Tích Cây Nêu, Tấm Cám... là các sách đã được dịch ra tiếng Nhật cũng như những sách liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Từ khoảng 1990, các thư viện Nhật thì thích mua sách về giáo dục, tiểu thuyết, truyện bằng tranh. Còn giới trí thức Nhật thích đọc sách khảo cứu văn học của Võ Phiến, Nguyễn Hưng Quốc, sách của các nhân vật phản kháng như Dương Thu Hương, Bùi Tín, Trần Độ, Bảo Ninh, Chân Tín và các tác phẩm về dân tộc học, đồ

gốm... Năm 2000, nữ họa sĩ Motoko Uda (Vũ Điền Tư Tử) qua Việt Nam nghiên cứu về hội họa và mở phòng tranh "Moco" thường trực. Năm 2001, có người Nhật qua học sơn mài Việt Nam rồi thực hiện tranh sơn mài, triển lãm 40 tấm ở Nhật như bà Saiko Ando (An Đằng Thái Anh Tử)... Tiệm La Fenêtre Soleil ở Sài Gòn do người Nhật làm chủ, là nơi bán cà phê, thức ăn nhẹ và nhất là triển lãm tranh cũng như

tụ họp nghệ sĩ Việt Nam và thế giới... Thời đại điện tử, trên Liên Mạng (Internet), ước tính có tổng cộng khoảng 100 trang nhà bằng tiếng Nhật có liên quan tới Việt Nam. Các trang nhà này chú trọng tới tin tức, văn hóa, du lịch, giới thiệu sản phẩm... Trong số đó có cả những trang nhà do người Nhật và Việt hợp tác thực hiện ngay tại Việt Nam như các cơ quan du lịch, khách sạn, Mekong Agency giới thiệu áo dài ở Sài Gòn, cà phê Một ở Hà Nội...

Từ năm 2000, ở Việt Nam có tờ nguyệt san "Sketch" (Phác Họa) viết bằng tiếng Nhật, chuyên về giới thiệu văn hóa và quảng cáo các lãnh vực như thức ăn, đồ tạp hóa, du lịch bằng tiếng Nhật do ban biên tập Nhật và Việt thực hiện. Qua giữa

Page 17: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

năm 2002, thấy có thêm tờ tạp chí "Hachiyon = 84 (số điện thoại quốc tế quốc gia Việt Nam)" cũng bằng tiếng Nhật và hướng tới du khách Nhật. Cả hai tờ đều phát hành cả ở Việt Nam và Nhật Bản. "Little Tokyo"? Ở đâủ Vâng "Little Tokyo", đó là tên quen thuộc dùng chỉ những khu phố Nhật ở hải ngoại như ở Los Angeles, Cali, Hoa Kỳ. Nhưng ở Việt Nam cũng đã có khu các tiệm Nhật bắt đầu được gọi là "Little Tokyo" nằm ngay trên đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn. Cho tới năm 2001, ghi nhận đã có 24 tiệm Nhật tại đâỵ Như

vậy, văn hóa Nhật cũng bắt đầu du nhập mạnh vào Việt Nam. Trong mối giao lưu Nhâ.t-Việt, về phía Nhật Bản, có thể nói ở cấp cao thì công của phái nam, còn cấp đại chúng thì là công lớn của phái nữ. Về phía Việt Nam, thì không biết bên nào công lớn hơn? Hay là bằng nhaủ

TƯƠNG QUAN NGÔN NGỮ Thời Thế Chiến Thứ 2, người Việt biết đến các từ "Joto" (tốt), "Jotonai" (không tốt), "Arigato" (cám ơn), "Sayonara" (tạm biệt) v.v... Ngày nay, người Việt biết tiếng Nhật qua các nhãn hiệu xe cộ như "Honda, Suzuki, Yamaha, Toyota, Matsuda, Mitsubishi, Hitachi, Sony, Sanyo, Canon, Nikkon, Ajinomoto, Itochu, Nisho Iwai...", rồi "Kimono, Judo, Akido, Karate, Sumo...", các địa danh "Tokyo, Osaka, Kobe, Hiroshima, Nagasaki, Fuji...", sau này biết thêm "samurai (võ sĩ đạo), gesha (nữ tiếp viên rượu), sushi (cơm nắm cá), sashimi (gỏi cá), wasabi (mù tạt xanh)..., ofuro (nhà tắm), tatami (chiếu)...". Còn người Nhật biết đến tiếng Việt qua các từ "áo dài, nón lá, bánh tráng, nước mắm, chả giò, gỏi cuốn, phở bò, phở gà..., đổi mới", các địa danh "Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hạ Long, Hội An...". Có dữ kiện cho rằng ông Yajiro (Di Thứ Lang) đã viết chữ Nhật bằng La Tinh đầu tiên năm 1548. Rồi thế kỷ 17 đem vào phố Nhật ở Hội An. Linh Mục người Pháp là Alexandre de Rhodes thấy vậy mới nghĩ đến việc viết tiếng Việt bằng Ta Tinh (Trước đó, Linh Mục Tây Ban Nha cũng đã làm như vậỷ). Năm 1885, Bác Sĩ Nhãn Khoa người Hoa Kỳ là ông James Curtis Hepburn là người đầu tiên đã công bố bảng 46 ký tự Nhật bằng La Tinh và dùng trong tự điển. Sau này, chính phủ Nhật... đã công bố tổng cộng 9 cách viết bằng La Tinh hơi khác nhau, nhưng bảng của Hepburn vẫn là thông dụng nhất. Và nếu đi sâu hơn, thì chúng ta thấy hai dân tộc không chỉ biết nhau có vậỵ Người Việt đã dùng hàng trăm từ Hán-Việt trong lãnh vực khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn do người Nhật ghép các chữ Hán đơn thành chữ Hán kép mà cứ tưởng do người Hoa đặt rạ Như các từ "Tự Do, Dân Chủ, Cộng Sản, triết học, xã hội, kinh

Page 18: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

tế, chính trị, diễn đàn, vấn đề, phương pháp, lập trường, diễn thuyết..." và khoảng 30 đến 40 % số các thuật ngữ toán trong bậc Trung Học là do người Nhật chế ra, du nhập vào Trung Hoa, được dùng trong Tân Thư rồi truyền vào Việt Nam. Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn khi soạn cuốn Tự Điển Danh Từ Khoa Học khoảng 60 năm trước, để tìm từ đối dịch, ông đã tham khảo chính các từ điển Trung Hoa và Nhật Bản. Nay người Việt còn biết thêm "Oshin, Đôrêmon, nam ca sĩ Ryo Sasaki...". Dưới thời Quân Chủ, khi dịch từ "Democracy", các học giả Nhật đã băn khoăn không ít, họ hiểu khái niệm mới mẻ này, nhưng có lúc đã phải tránh dùng từ "Dân Chủ" (Minshu) vì sợ đụng chạm. Cũng may vào thời Minh Trị bắt đầu có Quân Chủ

Lập Hiến, nên việc dùng chữ Dân Chủ không còn là tội "khi quân" như trước nữa. Trong số Quốc Tự (Kokuji) hay còn gọi là Wasei Kanji (Hòa Chế Hán Tự, chữ Hán do người Nhật chế ra) đặc biệt có chữ " động" là lao động. là làm việc. Chữ " động" nguyên thủy của Trung Hoa là vận động hay chuyển động, không có bộ "nhân" đứng ở trước. Phải chăng vì người Nhật chế ra chữ động này nên họ đã nổi tiếng là người chịu khó lao động nhất trên thế giớị Và chữ động với bộ nhân đứng trước là một vài chữ Hán hiến hoi do người Nhật chế ra đã được du nhập ngược lại vào trong tự điển của Trung Hoa và Việt Nam. Trong khi chữ "Yen" (viên) là đơn vị tiền của Nhật thì chỉ có người Nhật dùng. Tới năm 2003, có khoảng 150.000 người học tiếng Nhật ở Việt Nam và 14.000 người Việt ở Nhật, thì chắc chắn còn tiếp tục du nhập thêm rất nhiều từ nữa.

Ngược lại, số người Nhật qua Việt Nam khá nhiều, từ năm 2001, mỗi năm khoảng 170.000 người, nên họ biết khá nhiều địa danh Việt như "Biên Hoà, Cần Thơ, Mỹ

Tho, Nha Trang, chùa Hương, Lạng Sơn, Sapa, Bát Tràng, Đà Lạt, Củ Chi, Tân Sơn Nhất, Nội Bài...". Những thức ăn, sản phẩm thủ công nghệ Việt Nam được giới thiệu ở Nhật, nên người Nhật biết đến các từ "phở bò, phở gà, nem, bánh chưng, bánh tét, bánh dầy, bánh cuốn, bún bò huế, giò lụa, thịt chó, bia, rượu đế, mắm tôm... ", trái cây như "đu đủ, mít, soài, thanh long, vú sữa, măng cụt, nhãn, rau muống...". Chúng tôi định sưu tập khoảng một ngàn từ loại này và đưa vào trong cuốn Từ

Điển Nhâ.t-Việt do chúng tôi biên soạn để đẩy mạnh thêm sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc (sẽ hoàn tất trong vài năm tới). Tôi có dạy tiếng Việt cho một số người Nhật, bao giờ cũng vậy, bắt đầu bằng màn giáo đầu kéo dài khoảng một giờ đồng hồ giới thiệu sơ về tiếng Việt và tương quan giữa tiếng Việt, Nhật và Hoạ Mục đích là để người học có khái niệm cơ bản về ngôn ngữ họ học, thấy gần gũi hơn vì chúng vốn có nhiều quan hê.. Qua đó, họ biết rõ thế nào là âm Nôm (tương đương với âm kun của Nhật), âm Hán-Việt (tương đương với âm ON của Nhật), chữ Hán và chữ Nôm (tương đương với Quốc Tự của Nhật),

Page 19: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

đặc trưng phát âm của 12 mẫu âm Việt so với 5 mẫu âm Nhật và 6 dấu thinh Việt so với hầu như không có dấu thinh của Nhật v.v... ra saọ Thời Bắc thuộc (năm 111 trước Tây Lịch đến năm 939), khi Trung Hoa cai trị Việt Nam, người Việt có tiếng nói nhưng chưa có chữ viết (trừ vài dân tộc thiểu số như Mường, Chàm có chữ viết thô sơ). Thí dụ:

1, 2, 3, là "một, hai, ba...".Người Hoa đưa vào chữ Hán và âm đọc đời Đường: "dách, dì, xám...". Trí thức Việt thời đó học chữ Hán và nói tiếng Hoạ Nhưng từ thời Ngô Quyền giành độc lập, người Việt bắt đầu có khuynh hướng bỏ tiếng Hoa và quay ra đọc chữ Hán theo phiên âm Hán-Việt. Qua thế kỷ 13, để viết tiếng Việt, bắt đầu tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán để diễn tả "một, hai, ba...". Có tổng cộng khoảng 7.000 chữ thuần Nôm (do người Việt chế ra, người Hoa và Nhật không đọc được) và 5.000 chữ trùng hình với chữ Hán. Trong khi đó, chữ Hán vào Nhật Bản qua ngả Triều Tiên hay trực tiếp vào thế kỷ thứ

5. Khi đó người Nhật cũng có tiếng nói mà không có chữ viết. Thí dụ: 1, 2, 3... là hitotsu, futatsu, mitsu..." và đọc theo âm Hán-Nhật (ON) là " ichi, ni, san...".

Qua thế kỷ thứ 8, 9, để viết tiếng Nhật, họ đã dựa vào chữ Hán để tạo ra thêm 46 ký âm Hiragana (Bình Giả Danh, theo lối viết tháu) và 46 ký âm Katakana (Phiến Giả Danh, theo lối lấy một phần chữ Hán) gọn gàng và tiện dụng hơn. Thí dụ:

1, 2, 3... = (nét mềm do viết tháu chữ Hán). 1, 2, 3... (nét cứng do lấy một phần chữ Hán).

Từ thế kỷ thứ 10, họ bắt đầu tạo ra Quốc Tự (Kokuji, nếu theo nghĩa rộng thì bao gồm cả Hiragana và Katakana), còn gọi là Wasei Kanji (Hòa Chế Hán Tự, chữ Hán do người Nhật chế ra), có tổng cộng khoảng 5.000 Quốc Tự nhưng nay chỉ thông dụng 5, 7 chữ, sở dĩ như vậy vì họ đã có ký âm Hiragana và Katakanạ Như vậy, Việt Nam và Nhật Bản (kể cả Triều Tiên) có hoàn cảnh khá giống nhau, cùng thuộc khối văn hóa Hán, có âm Hán-Việt và Hán-Nhật đọc gần giống nhau vì cùng dựa trên âm đọc của Trung Hoạ Như "quốc kỳ - kokki, quốc ca, kokka, trà - cha...", còn âm Nôm và âm Nhật thì hoàn toàn khác nhaụ Tiếng Việt đơn âm, tiếng Nhật đa âm (tiếng Hán-Nhật cũng thuộc loại đơn âm, âm thứ hai nếu có là âm câm). Từ đó, có sự quan hệ đặc biệt sau (ở đây thí dụ bằng La Tinh phiên âm Bắc Kinh hay Quan Thoại của tiếng Hoa, âm Quảng Đông v.v... cũng tương tự): - Tiếng Việt và Hoa ít nét (3 mẫu tự trở xuống) thì tiếng Nhật là đoản âm.

cổ - gu - ko sở - suo - sho

Page 20: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

tổ - zu - sođô - du - to

- Tiếng Việt và Hoa nhiều nét (3 mẫu tự trở lên) thì tiếng Nhật là trường âm (lý do là tiếng Nhật không có "tận cùng bằng ng, mẫu âm kép, dấu thinh..." nên đã thay bằng trường âm).

công - gong - kòthương - sang - shòtưởng - xiang - sòđông - dong - tò

- Tiếng Việt và Hoa 3 mẫu tự thì tiếng Nhật có thể là đoản âm, có thể là trường âm. cấu - gòu - kòthư - shu - shotôn(g) - zong - shù (nguyên là tông, nhưng vì kỵ húy tên vua nên đổi là

tôn) Quy luật trên đúng khoảng 95%. Có một số ngoại lệ vì tiếng Hoa có nhiều âm mà tiếng Việt và Nhật khi phiên đã dựa trên những âm khác nhau.

số - shu - sù, từ điển tiếng Nhật có cả su nhưng rất ít dùng. Trong khi Việt Nam tạo từng chữ Nôm, thì người Nhật cũng tạo ra ký tự Hiragana, Katakana và sau đó thêm Quốc Tự (Kokuji) tức Hòa Tự (Waji) là thứ chữ Hán do người Nhật chế rạ Cho tới nay, người Việt thường chỉ viết tay chữ Nôm, nhưng từ

năm 2000, với chương trình đánh chữ Nôm của Nhật thì người Việt có thể đánh chữ

Nôm dạng TrueType thật là đẹp chung với chữ Hán và Quốc Ngữ. Câu tiếng Việt căn bản là: danh từ - tính từ - động từ - túc từ, tiếng Nhật là: tính từ - danh từ - túc từ - động từ. Tiếng Việt khi dùng âm ghép Hán-Việt thì hầu hết cũng là: tính từ - danh từ như tiếng Nhật. Tiếng Việt không chia động từ và tính từ như

tiếng Nhật.

VIỆT NGỮ, NHẬT NGỮ Tới năm 2003, ở Việt Nam đã có tổng cộng khoảng 150.000 người Việt học tiếng Nhật. Riêng trường Seinendan (Thanh Niên Đoàn) từ năm 1989 đến nay, đã dạy khoảng 40.000 ngườị Chưa kể khoảng 10.000 người Việt ở Nhật cũng biết ít nhiều tiếng Nhật. Trường Nhật ngữ được lập ra khá nhiều ở Việt Nam. Riêng Sài Gòn có khoảng 20 trường, rồi Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội... tổng cộng khoảng 50 trường, lớp. Mỗi khóa, trường lớn nhất là Đông Du khoảng 3.000 học sinh; Seinendan có 150 lớp, với khoảng 1.500 học sinh; Sakura khoảng 600 học sinh... tại Sài Gòn, các trường

Page 21: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

lớn ở Hà Nội khoảng 400 học sinh. Về viên du học Nhật Bản, cho tới năm 2002, trường Đông Du đã có hơn 150 sinh viên, trường Sakura cũng có khoảng 100 sinh, đa số thuộc diện tự túc. Ngoài ra còn có một số lớp dạy cấp tốc cho khoảng 1.000 tu nghiệp sinh thực thụ và người lao động dưới danh nghĩa thực tập sinh qua Nhật. Tại Sài Gòn, có thành lập câu lạc bộ nói tiếng Nhật gọi là "Tonichi" (Đông Nhật), dành cho những người muốn có dịp nói chuyện thường xuyên bằng tiếng Nhật, do Giáo Sư Tiến Sĩ Lý Kim Hoa làm cố vấn. Ngoài ra còn có câu lạc bộ Hán-Nôm do những người yêu thích những văn tự này thành lập, để nghiên cứu, học hỏi cũng như truyền bá. Khoảng năm 1997, là năm cao điểm của việc học Nhật ngữ, có trường tuyển học sinh mà phải bắt đầu làm việc từ 5 giờ sáng vẫn không giải quyết hết các đơn xin nhập học. Tháng 12/1996, lần đầu tiên ở Việt Nam có kỳ thi tiếng Nhật, với 319 người tham dư.. Qua năm 1997, riêng Hà Nội có 400 người dự thi, từ năm 2000 ở Sài Gòn cũng tổ chức thị Kỳ thi có các cấp 4 , 3, 2, 1, tổ chức cùng ngày với kỳ thi ở Nhật Bản. Từ năm 2000 có kỳ thi "Toichi Shiken" (Thống Nhất Thí Nghiệm) bao gồm Nhật Ngữ, Anh Văn và Toán, tương đương với Trung Học cấp 3. Thành tích kỳ thi này là cơ sở để xin thi vào thẳng Đại Học Nhật mà không cần qua Nhật học tiếng Nhật như trước. Từ tháng 7/1997, tại Việt Nam có chương trình dạy tiếng Nhật trên đài truyền hình và sau đó trên đài phát thanh "Tiếng Nói Việt Nam" với sự yểm trợ của tòa đại sứ

Nhật Bản. Từ đầu năm 2000, ở Sài Gòn còn có trường Top Globic Training Centre chuyên dạy Anh ngữ và Nhật ngữ theo lối hàm thu.. Đài NHK (Nihon Hoso Kyokai, Nhật Bản Phóng Tống Hiệp Hội) thành lập năm 1935, có chương trình phát thanh tiếng Việt từ năm 1961. Nay phát mỗi ngày ba buổi, buổi sáng 20 phút, chiều và tối mỗi buổi 30 phút. Mỗi tuần có bốn lần phát chương trình dạy Nhật ngữ, nhưng vì chỉ hướng về Việt Nam nên ở Nhật hầu như không nghe được. Nay bước vào thời đại Liên Mạng (Internet) người ta có thể nghe được từ mọi nơị Từ

tháng 2/2000, đài đã có chương trình "Radio On Line" phát thanh qua Liên Mạng, gồm 22 ngôn ngữ, trong số đó có tiếng Việt. Người nghe nếu có máy điện toán và nối với Liên Mạng thì ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào cũng có thể nghe qua địa chỉ: http://www.nhk.or.jp/rj/ Người Nhật dùng chữ Hán nên không gặp khó khăn nhiều trong việc đọc các văn kiện cổ của Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu còn học cả chữ Quốc Ngữ và Nôm để

Page 22: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

có thể đọc tường tận. Do sự quan tâm đến chữ Nôm và nhờ kỹ thuật cao, ở Nhật có khả năng in chữ Nôm bằng cục chì hay loại True Type trên máy điện toán rất đẹp. Vào cuối thập niên 90, tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn nở rộ phong trào viết và thưởng thức nét bút rồng bay phượng múa gọi là thư pháp, người Nhật gọi là thư đạo (shodo).. Khoảng 50% thư pháp của Việt Nam là chữ Hán, nên chúng tôi cho hiện tượng này có quan hệ rất chặt chẽ với phong trào học tiếng Nhật và tiếng Hoa, hay nói cách khác là sự thăng hoa từ nền tảng những người học chữ Hán từ trước và khoảng hơn 200.000 người học hai thứ tiếng trên trong 15 năm qua.

TIẾNG VIỆT LÀ MỘT LỢI KHÍ KIẾM TIỀN Song song với phong trào thích món ăn, đồ thủ công nghệ Việt Nam, số người Nhật học tiếng Việt cũng gia tăng theo với thời gian. Sách học tiếng Việt sơ cấp và trung cấp bằng tiếng Nhật đã có trên 10 cuốn (có cuốn tái bản đến 20 lần), nhưng vẫn chưa có các từ điển Nhâ.t-Việt hay Viê.t-Nhật tương đối đầy đủ. Cho tới năm 2000, ước tính có khoảng 50 trường hay lớp dạy tiếng Việt ở Nhật và đã có khoảng 5.000 người Nhật học tiếng Việt. Từ những trường chuyên môn nổi tiếng lâu đời như Tokyo Gaigo Daigaku (Đông Kinh Ngoại Ngữ Đại Học, từ cuối năm 1999 đã dời về thành phố Chufu thuộc Tokyo), Osaka Gaigo Daigaku (Đại Phản Ngoại Ngữ Đại Học), Kyoto Gaikokugo Senmongakko (Kinh Đô Ngoại Ngữ Chuyên Môn Học Hiệu), Asia Africa Gogakuin (Á Phi Ngữ Học Viện), Waseda Hoshien (Tảo Đạo Điền Phụng Sự Viên), một số đại học có lớp tiếng Việt như Đại Học Keio Gijuku (Khánh Ứng Nghĩa Thục), Waseda Daigaku (Tảo Đạo Điền Đại Học), Kanda Gaigo Daigaku (Thần Điền Ngoại Ngữ Đại Học), Daito Bunka Daigaku (Thần Điền Ngoại ngữ Đại Học); Daigaku Shorin (Đại Học Thư Lâm, thực ra là một nhà xuất bản ngoại văn, nhưng cũng mở lớp tiếng Việt)... cho tới những hội đoàn cũng mở lớp dạy tiếng Việt. Đa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm hai năm Cao Học về tiếng Việt đều đi Việt Nam ít nhất một năm để học thêm cũng như nghiên cứu viết luận án. Nói chung, người Nhật rất chăm học, nhưng vì phát âm của họ vốn quá đơn giản, nên khi họ phát âm tiếng Việt với 12 mẫu âm, nhiều mẫu âm kép và 6 dấu thinh thì cảm thấy rất khó khăn. Người dạy là người Việt cũng như Nhật, trong số

đó, chỉ có một ít là chuyên môn, còn đa số là tay ngang, như ở Nhật lâu năm hay du học rồi đi dạy thêm để kiếm tiền, một giờ trung bình 1.500 đến 2.500 Yen (14 đến 23 Mỹ Kim), tính ra cao gấp hai đi làm bình thường. Trong khi đó, người Nhật qua Việt Nam dạy tiếng Nhật thường với tính cách thiện chí, mức trợ cấp chỉ

khoảng 100 đến 200 Mỹ Kim / 1 tháng.

Page 23: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

SÁCH HÁN-NÔM VN TẠI NB Lâu nay, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn được một vài thân hữu hỏi thăm về sách Hán, Nôm của Việt Nam ở Nhật như thế nàỏ Chúng tôi không thể trả lời rõ ràng vì trình độ còn non kém không đọc thông và nhất là vì không được phép vào các thư viện xem. Sau một thời gian liên lạc thu thập tin tức, chúng tôi được biết, ở Nhật có tổng cộng khoảng 500 cuốn sách Hán, Nôm của Việt Nam, phần lớn được đem về

thời trước và sau Thế Chiến Thứ 2.Các nơi lưu trữ loại sách này như Thư Viện Quốc Hội (Kokkai Toshokan), Văn Khố

Matsumoto (Tùng Bản Văn Khố) thuộc Đại Học Keio (Khánh Ứng), Thư Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Đông Dương thuộc Đại Học Tokyo (Đông Kinh), nhưng quan trọng nhất là Đông Dương Văn Khố (Toyo Bunko) ở Tokyọ Năm 1939, đã có bảng liệt kê các sách Hán, Nôm ở Đông Dương Văn Khố, thấy được 106 cuốn. Năm 1993, bà Nguyễn Thị Oanh thuộc Viện Hán-Nôm Việt Nam đã được cử qua Nhật làm bảng liệt kê sách Hán, Nôm ở viện này thấy có 234 cuốn kể

cả vi phim hoặc tả bản (bản chép)... và đã liệt kê ra 193 cuốn, trong số này có 13 cuốn ở Việt Nam không có. Các sách mà Việt Nam không có gồm: 1- Dã Sử Tập Biênbản chép tay, ghi lại lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến Gia Long và nói sơ về các nước lân cận như Cao Miên, Miến Điện... 919 trang. 2- Đại Nam Đương Án, bản chép tay, sách do các quan Bộ Lễ soạn năm 1892.3- Đại Nam Hội Điển Toát Yếubán chép từ vi phim. Do các quan lại ở Lục Bộ soạn. Hội điển triều Nguyễn, gồm các chỉ dụ, nghị định về thuế, công việc của Lục Bộ, Đô Sát Viện, Nội Các, Hàn Lâm Viện... 424 trang. 4- Đại Nam Pháp Lệnh Tập, bản chép tay, 122 trang. 5- Hình Bộ Điều Lệ Vựng Biên, bản chép tay, 150 trang. 6- Hội Đồng Thích Cải Nghĩ, bản chép tay năm 1901, 4 quyển. 7- Khâm Định An Nam Kỷ Lược, bản sao từ bản chép tay, có quyển 28, 30. 8- Lạng Thành Kỷ Thắng, bản chép tay, thơ đề vịnh Lạng Sơn của Ngô Thì Sĩ, bài đề

vịnh năm Cảnh Hưng 40 của Hà Đình Nguyễn Thuật Hiên, văn bia ghi lại sắc phong Gia Long tặng Khâm Mục Bá Đa Lộc... 9- Lê Quý Ký Sự, bản chép tay, lịch sử Việt Nam từ năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777) đến Chiêu Thống thứ 3 (1788), 241 trang. 10- Như Tây Nhật Trình, bản chép tay, Vũ Văn Báo, Nguyễn Trưng... soạn năm Thành Thái thứ 1, 146 trang. 11- Ông Phán Trinh Thủ Bình An Bộ, bản chép tay, soạn năm Bính Dần, không rõ niên hiệu, sổ biên lai ghi số tiền và ngày tháng nhận tiền của ông Phán Trinh.

Page 24: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

12- Toàn Hạt Quan Lại Lệ Tổng Lý Lý Lịch Sách, bản chép tay, soạn năm Duy Tân thứ 6 (1920), 206 trang. 13- Việt Sử Tiết Yếu, Trần Đình Lượng viết tựa, tổng tự về cương vực diên cách, in năm Duy Tân thứ 2 (1908), 260 trang. Năm 1998, Bà Nguyễn Thị Oanh được cử qua Nhật lần thứ hai cùng với ông Trần Nghĩa để đọc và viết tóm lược nội dung các sách Hán, Nôm lưu trữ trong Đông Dương Văn Khố. Xem như vậy thì số sách Hán, Nôm do Việt Nam biên soạn hiện có ở Nhật Bản không nhiều lắm so với ở Pháp, Ý, Hoa Kỳ (ở Đại Học Cornell có khoảng 550 cuốn Hán, Nôm)... Những sách Việt Nam không còn thì các cơ quan thẩm quyền ở Việt Nam có thể yêu cầu được sao lại.

VỀ TỪ ĐIỂN KATAKANA CỦA NHẬT Người Nhật thường nói tới "3K" là "Kiken, Kitanai, Kitsui"để chỉ loại công việc "Nguy hiểm, Dơ bẩn, Cực nhọc". Họ cũng có từ "Sanshu No Jingi" (Tam Chủng Thần Khí), nguyên là ba thứ báu vật tượng trưng cho sự truyền ngôi Thiên Hoàng gồm "Cái gương, Thanh kiếm, Khúc ngọc", sau được dùng theo nghĩa rộng để chỉ ba thứ quý giá, như đối với người Việt ở trong nước là "Xe gắn máy, TV, Tủ Lạnh"... Theo chiều hướng đó thì về mặt văn học, chúng tôi thấy Nhật Bản có một thứ

"Sanshu No Jingi" cũng mang tên "3K", đó là các từ điển "Kokugo, Kanwa, Katakana". Từ điển "Kokugo và Kanwa" khá tốt, nhưng trong lúc càng ngày người Nhật càng lạm dụng "Katakana" (nhiều tên công ty đang là chữ Hán đổi ra "Katakana") và số chữ tăng lên gấp bội, khoảng từ 200.000 đến 300.000 từ, mà từ

điển "Katakana" thì nhiều và vẫn nhỏ chỉ ở mức độ tối đa khoảng 50.000 từ, tra cứu rất bất tiện. Từ năm 1993, bên Trung Quốc đã có từ điển "Katakana" giải thích bằng tiếng Hoa dành cho người Hoa đọc sách Nhật lên tới khoảng 110.000 từ. Do đó, chúng tôi thường kêu gọi người Nhật hãy soạn một cuốn từ điển "Katakana" cỡ 150.000 từ. Hy vọng lời kêu gọi này được đáp ứng và vài năm sau, sẽ có cuốn sách như ý. Và nếu có cuốn như vậy thì vượt trội các cuốn cùng loại, có thể bán tới hàng triệu cuốn vì đây là cuốn sách rất cần yếu đối với người Nhật cũng như người ngoại quốc học tiếng Nhật.

THỐNG NHẤT CÁCH VIẾT CHỮ VIỆT BẰNG KATAKANA Ngày 17/8/2000, chúng tôi đã lần đầu tiên đưa đề nghị tìm cách thống nhất cách phiên âm tiếng Việt ra Katakana với một số giáo sư Nhật về Việt ngữ ở Tokyo, Osaka và những người quan tâm. Sở dĩ chúng tôi nêu lên vấn đề này vì càng

Page 25: TƯỞNG QUAN VĂN HOÁ VIỆT -NHẬT - …saigonbao.com/tailieu/DTM/Tuong_Quan_Van_Hoa_Viet_Nhat.d… · Web viewĐa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm

ngày, giới truyền thông Nhật và viết sách càng loan nhiều tin về Việt Nam. Các tên người, địa danh, tên món ăn, đồ thủ công nghệ v.v... được viết khá nhiều bằng Katakanạ Vì số âm của Katakana (120 âm) rất giới hạn nên việc phiên âm tiếng Việt (khoảng 15.000 âm) rất khó, thường không được thống nhất. Vì vậy, chúng tôi mới đề nghị các chuyên gia góp sức làm công việc này để mọi người có từ thống nhất dùng. Năm 2001, chúng tôi đã chính thức đưa ra "Quy Tắc Phiên Âm Tiếng Việt Ra Katakana".