tăng trưởng kinh tế - baodaklak.vn

8
CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK Tòa soạn: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 0262.3852383 - Fax: 0262.3810451 Email: [email protected] www.baodaklak.vn NĂM THỨ BỐN MƯƠI LĂM SỐ: 6789 THỨ NĂM, NGÀY 11 - 11 - 2021 BÁO ĐẮK LẮK PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ NĂM, THỨ SÁU, CUỐI TUẦN, NGUYỆT SAN & BÁO ĐẮK LẮK ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG Trong số này THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LẦN THỨ XVII Một góc TP. Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Gia TRANG 7 TRANG 8 TRANG 3 Tuổi trẻ xông pha vì cộng đồng Huyện Krông Pắc Nỗ lực cải cách thủ tục hành chính ở cơ sở Linh hoạt các giải pháp thu ngân sách những tháng cuối năm TRANG 6 Chủ động ứng phó với thời tiết bất lợi trong mùa khô 2021 - 2022 Phát triển đô thị Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ngày 10-11, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội. Đây là lần đầu tiên các bộ trưởng, trưởng ngành, thành viên Chính phủ đăng đàn, trả lời chất vấn trước Quốc hội khóa mới. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong 2,5 ngày. eo quyết định của Quốc hội, có 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: y tế; lao động - thương binh và xã hội; giáo dục và đào tạo; kế hoạch và đầu tư được các đại biểu Quốc hội chất vấn tại kỳ họp. Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn anh Long, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn về một số nội dung như: nguyên nhân dịch COVID-19 bùng phát đợt thứ tư và gây tổn thất nặng nề, bài học kinh nghiệm; trách nhiệm tham mưu của Bộ Y tế trong công tác dự báo, tham mưu các kịch bản, (Xem tiếp trang 3) Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV Chất vấn làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến phòng, chống COVID-19, thu hút lao động Tiện ích mới của ứng dụng PC-Covid trong phòng, chống dịch TRANG 5 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên chất vất. Ảnh: TTXVN

Upload: others

Post on 27-Dec-2021

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tăng trưởng kinh tế - baodaklak.vn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Tòa soạn: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma ThuộtĐiện thoại: 0262.3852383 - Fax: 0262.3810451

Email: [email protected]

NĂM THỨ BỐN MƯƠI LĂMSỐ: 6789

THỨ NĂM, NGÀY 11 - 11 - 2021

BÁO ĐẮK LẮK PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ NĂM, THỨ SÁU, CUỐI TUẦN, NGUYỆT SAN & BÁO ĐẮK LẮK ĐIỆN TỬ

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNGTrong số này

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LẦN THỨ XVII

Một góc TP. Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Gia

TRANG 7

TRANG 8

TRANG 3

Tuổi trẻ xông pha vì cộng đồng

Huyện Krông PắcNỗ lực cải cách thủ tục hành chính ở cơ sở

Linh hoạt các giải pháp thu ngân sách những tháng cuối năm

TRANG 6

Chủ động ứng phó với thời tiết bất lợi trong mùa khô 2021 - 2022Phát triển đô thị

Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ngày 10-11, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội. Đây là lần đầu tiên các bộ trưởng, trưởng ngành, thành viên Chính phủ đăng đàn, trả lời chất vấn trước Quốc hội khóa mới.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong 2,5 ngày. Theo quyết định của Quốc hội, có 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: y tế; lao động - thương binh và xã hội; giáo dục và đào tạo; kế hoạch và đầu tư được các đại biểu Quốc hội chất vấn tại kỳ họp.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn về một số nội dung như: nguyên nhân dịch COVID-19 bùng phát đợt thứ tư và gây tổn thất nặng nề, bài học kinh nghiệm; trách nhiệm tham mưu của Bộ Y tế trong công tác dự báo, tham mưu các kịch bản,

(Xem tiếp trang 3)

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV

Chất vấn làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến phòng, chống COVID-19, thu hút lao động

Tiện ích mới của ứng dụng PC-Covid trong phòng, chống dịch

TRANG 5

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên chất vất. Ảnh: TTXVN

Page 2: tăng trưởng kinh tế - baodaklak.vn

2THỨ NĂM , NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2021 TIN TỨC - SỰ KIỆN

UBND TX. Buôn Hồ vừa sơ kết việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 trong năm học 2020 - 2021, triển khai nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tiếp theo.

Năm học 2020 - 2021, thị xã Buôn Hồ triển khai giảng dạy chương trình GDPT 2018 tại các trường tiểu học với 80 lớp và 2.117 học sinh, 165 giáo viên. Trong năm học, Phòng GD-ĐT thị xã đã tổ chức 57 chuyên đề về các môn học/hoạt động giáo dục theo 5 bộ sách đang được triển khai trên địa bàn. Ngoài ra, UBND thị xã đã bố trí 1,6 tỷ đồng để các trường mua sắm đồ dùng dạy học; các trường đã vận động mua được 80 tivi phục vụ dạy học; 100% đơn vị sắp xếp phòng học để học 2 buổi/ngày. Sau 1 năm triển khai, đối với khối lớp 1, chất lượng dạy học có nhiều chuyển biến tích cực: học sinh cơ bản đã đọc, viết, tính toán tốt, tự chủ, tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tham gia hoạt động giáo dục cùng thầy cô. Ngoài ra, các đơn vị thực hiện rất tốt các hoạt động trải nghiệm trong các môn học. Cuối năm học có 29,05% học sinh hoàn thành xuất sắc; 14,54% học sinh hoàn thành tốt

và 49,12% học sinh hoàn thành chương trình học.

Trong thời gian tới, thị xã Buôn Hồ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đồng hành cùng ngành giáo dục để triển khai Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả. Đồng thời, thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS; tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch đội ngũ cán

bộ quản lý và giáo viên, bố trí đủ giáo viên theo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp; huy động các nguồn kinh phí để xây dựng đủ cơ sở vật chất đảm bảo 1 phòng/lớp để dạy học 2 buổi/ngày, mua sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục…

Ninh Trang

Phòng NN-PTNT huyện Cư Kuin cho biết, huyện sẽ chọn hai sản phẩm nông nghiệp chủ lực là hồ tiêu và cà phê để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện năm 2021.

Theo kế hoạch đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT, huyện đề ra mục tiêu: có 5 – 10 hộ sản xuất nông nghiệp tham gia tập huấn về kỹ năng số và kỹ năng hoạt động trên môi trường mạng; 5 – 10 hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản bán hàng, gian hàng trên sàn TMĐT; 5 – 10 hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử; 10 – 15 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo, tập huấn thực hiện quy trình đóng gói - kết nối giao nhận sản phẩm nông nghiệp; 1 – 2 loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện được quảng bá, giới thiệu trên sàn TMĐT...

Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện tập trung xây dựng gian hàng số cho hộ sản xuất nông nghiệp nhằm thúc đẩy các hình thức giao dịch hiện đại, chuyển đổi phương thức giao dịch truyền thống, hướng đến phát triển kinh tế số. Trong đó, lựa chọn hộ sản xuất nông nghiệp đủ điều kiện, có sản phẩm đạt các chứng chỉ, chứng nhận, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP, Hữu cơ, UTZ, GMP, HACCP, ISO, các sản phẩm OCOP... và có mong muốn chuyển đổi số, giao dịch trên sàn TMĐT để tập trung hỗ trợ, xây dựng thương hiệu nhằm dẫn dắt, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, lan tỏa hoạt động mua, bán và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên sàn TMĐT.

Đồng thời, phối hợp tổ chức đào tạo, hướng dẫn kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số, cách thức đăng ký tài khoản thanh toán, tài khoản mở gian hàng trên sàn TMĐT và hoạt động tác nghiệp trên sàn TMĐT; hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận để hộ sản xuất nông nghiệp tác nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT; tuyên truyền, hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc; vận động hộ sản xuất nông nghiệp áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa…

Minh Thuận

Huyện Cư M’gar

Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2021

Sáng 10-11, UBND huyện Cư M’gar tổ chức Hội nghị trực tuyến hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2021 và phổ biến, quán triệt một số luật mới ban hành.

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9-11), những năm qua huyện Cư M’gar đã triển khai nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp; tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các phương tiện cổ động trực quan, pa nô, áp phích, băng rôn, tờ rơi, bảng điện tử; xây dựng các mô hình, câu lạc bộ về pháp luật... Qua đó góp phần tạo chuyển biến tích cực về nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân trên địa bàn.

Nhân dịp này, UBND huyện Cư M’gar đã phổ biến và quán triệt nội dung cơ bản của một số luật, gồm: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020; Luật Xây dựng năm 2020 và Luật Phòng, chống ma túy 2021.

Trung Dũng

Một giờ học của học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành (phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ) năm học 2020 - 2021. Ảnh: N.Trang

Thị xã Buôn Hồ

Bảo đảm chất lượng dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Huyện Cư KuinĐưa sản phẩm hồ tiêu và cà phê lên sàn thương mại điện tử

Chiều 10-11, Đoàn công tác của Ban Dân vận Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã đến thăm và tặng quà hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại Đắk Lắk. Tiếp đoàn có Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh H’Kim Hoa Byă.

Đại diện Đoàn công tác đã chia sẻ một số kinh nghiệm về phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh, cũng như bày tỏ sự đồng cảm với những khó khăn của tỉnh và mong muốn sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Đắk Lắk trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Nhân dịp này, Ban Dân vận Thành ủy, UBND TP. Hồ Chí Minh, Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh và một số doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đã trao tặng 2.000 “Túi thuốc nghĩa tình”, 5.000 túi thuốc xông, 200 bình đun siêu

tốc, 50.000 khẩu trang, 2 thùng dầu gió, 300 thùng mì tôm, 10 máy đo huyết áp; hệ thống bồn oxy lỏng 10 m3; 3.000 máy đo SpO2 hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Phát biểu tại buổi tiếp Đoàn công tác, đồng chí H’Kim Hoa Byă bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Dân vận Thành ủy, UBND TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị đã quan tâm, hỗ trợ và trao tặng thuốc, trang thiết bị y tế cần thiết cho tỉnh Đắk Lắk. Đồng chí cũng nhấn mạnh, hiện nay, cả hệ thống chính trị tỉnh Đắk Lắk đã và đang quyết liệt vào cuộc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị cùng chung tay hỗ trợ thêm nguồn lực.

Kim Hoàng

Đoàn công tác của Ban Dân vận Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thăm và tặng quà hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy banMTTQ Việt Nam tỉnh H’Kim Hoa Byă (bìa trái)tiếp nhận quà hỗ trợ phòng, chống dịch từ Ban Dân vận Thành ủy TP. Hồ Chí Minh và doanh nghiệp. Ảnh: K. Hoàng

Tin vắnBan Chỉ huy Quân sự huyện M'Drắk vừa tổ

chức trao Huy chương Quân kỳ Quyết thắng, Huy chương Chiến sĩ vẻ vang cho các đồng chí đã có nhiều năm phục vụ liên tục trong lực lượng vũ trang. Trong đợt này, huyện M'Drắk có 11 đồng chí được trao tặng Huy chương Quân kỳ Quyết thắng; 2 đồng chí được trao tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang.

Thúy Diệp

Page 3: tăng trưởng kinh tế - baodaklak.vn

3THỨ NĂM, NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2021CHÍNH TRỊ

Lê Hương - Đinh Nga

Những năm qua, các cấp chính quyền huyện Krông Pắc đã thực hiện nhiều giải pháp

cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ hành chính công.

Liên thông iGate: Cán bộ xã là cầu nốiEa Yiêng là xã vùng 3 của huyện, cơ

sở vật chất còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những mục tiêu trọng tâm, cấp ủy, chính quyền xã đã quan tâm cải tạo phòng làm việc, đầu tư trang thiết bị cho bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của xã, bảo đảm cơ bản cho quy trình tiếp nhận và xử lý công việc. Chất lượng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa vì vậy không ngừng được nâng lên, các thủ tục đều được giải quyết đúng và trước hạn, hầu hết giải quyết trong ngày.

Ông Trần Văn Long, Chủ tịch UBND xã Ea Yiêng cho biết, 90% dân số của xã là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Xê Đăng, trình độ chưa cao nên việc tiếp cận các TTHC còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, do đặc thù của dân tộc Xê Đăng là không có họ, nhiều trường hợp bị viết sai tên trên các giấy tờ nên lượng hồ sơ cần xác minh, kiểm tra nhiều và khá phức tạp. Chính vì vậy, để thực hiện hiệu quả công tác CCHC ở địa phương, đội ngũ cán bộ xã là cầu nối, nhiệt tình hướng dẫn, tận tình hỗ trợ để người dân thực hiện đúng, đủ và bảo đảm quyền lợi khi thực hiện các TTHC tại địa phương. Từ đầu năm 2021 đến nay,

UBND xã đã tiếp nhận và giải quyết đúng hạn 11.505 hồ sơ (761 hồ sơ dịch vụ công mức độ 3 và 642 hồ sơ dịch vụ công mức độ 4), 100% hồ sơ được cập nhật lên phần mềm điện tử một cửa liên thông iGate.

Chị Xí (thôn 4, xã Ea Yiêng) chia

sẻ, bản thân là người dân tộc thiểu số, lại không am hiểu nhiều về các thủ tục nên mỗi khi cần làm giấy tờ thường rất lo lắng. Nhờ sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cán bộ xã mà chị có thể dễ dàng hoàn thành các thủ tục cần thiết; phần nào không hiểu rõ, chị nhờ các cán bộ tại đây hỗ trợ. Thời gian giải quyết cũng rất nhanh chóng, không để người dân chờ đợi lâu.

Sự hài lòng của nhân dân là thước đo công vụXã Hòa An là một trong những

địa phương đã được đầu tư cơ sở vật chất cho Bộ phận một cửa và một cửa liên thông khá đồng bộ và khang trang. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động hành chính tại đơn vị được nâng cao và đi vào nền nếp, cán bộ, công chức đều

sử dụng hộp thư điện tử công vụ, các văn bản của UBND xã được sử dụng chữ ký số hoặc sao lưu, cập nhật lên các hệ thống phần mềm quản lý và điều hành văn bản (iDesk). Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhất là cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận một cửa được chuẩn hóa về trình độ, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả thực hiện CCHC.

Theo chị Hà Thị Luận, công chức phụ trách lĩnh vực tư pháp, hộ tịch xã Hòa An, công việc tại Bộ phận một cửa hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với người dân, là "bộ mặt" của cơ quan hành chính nên mỗi cán bộ, công chức tại đây luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giải quyết hồ sơ nhanh nhất có thể để người dân không phải chờ đợi lâu.

Ông Huỳnh Khương, người cao tuổi tại thôn Tân Tiến 2, xã Hòa An khi đi làm giấy xác nhận hôn nhân cho con gái để làm thủ tục kết hôn với người Việt ở nước ngoài đã rất cảm kích khi được cán bộ xã giải thích cặn kẽ các thủ tục, tra cứu giúp các nội dung bằng tiếng Anh và những phần ông không nhìn thấy rõ do mắt kém.

Phó Chủ tịch UBND xã Hòa An Nguyễn Thị Lan Hương cho hay, công tác CCHC tại địa phương luôn đặt mục tiêu là lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo công vụ. Trong thời gian tới, Bộ phận một cửa của địa phương sẽ tiếp tục hướng dẫn, khuyến khích người dân nộp hồ sơ thông qua các dịch vụ công trực tuyến để tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi của người dân, giảm tiếp xúc trực tiếp và góp phần hiện đại hóa thủ tục hành chính.

Huyện Krông Pắc

Nỗ lực cải cách thủ tục hành chính ở cơ sở

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa xã Ea Yiêng. Ảnh: Hương Nga

"Huyện sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị,

tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để công tác cải cách hành chính ở cơ sở ngày càng được nâng

cao chất lượng và hiệu quả phục vụ nhân dân" - Phó Chủ tịch UBND

huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh.

Kỳ họp...(Tiếp theo trang 1)

phương án đối với thích ứng với diễn biến của tình hình dịch bệnh; trách nhiệm tham mưu của Bộ Y tế trong việc xây dựng và triển khai chiến lược vắc xin; nguyên tắc phân bổ công bằng vắc xin; rủi ro trong việc triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi; công tác quản lý giá xét nghiệm COVID-19; tình trạng lợi ích nhóm trong hoạt động nhập khẩu bộ kit test xét nghiệm; thời điểm vắc xin trong nước được cấp phép và đưa vào sử dụng; việc kết hợp áp dụng y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị COVID-19.

Bộ trưởng đã giải trình, làm rõ các nội dung liên quan đến giải pháp triển khai thực hiện đồng bộ Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế; các chế độ, chính sách công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực ngành y tế, nhất là nhân lực chất lượng cao; tình trạng "chảy máu" nguồn nhân lực y tế do áp lực công việc cũng như chế độ, chính sách chưa phù hợp; đánh giá việc khám, điều trị của đội ngũ y, bác sĩ khu vực công khi đồng thời tham gia hành nghề tại khu vực tư.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã làm rõ những giải pháp giảm thiểu sự chênh lệch chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các tuyến và các vùng miền, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa; lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh, chất lượng khám, sàng lọc; giải pháp nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế

dự phòng; việc phân cấp quản lý đối với hệ thống trung tâm y tế cấp huyện, cấp xã; việc sắp xếp, bố trí mô hình trung tâm y tế huyện đa chức năng; giải pháp hỗ trợ về bảo hiểm y tế đối với người lao động bị ngắt quãng; quá trình đóng bảo hiểm y tế do mất việc làm...

Tại phiên chất vấn nhóm vấn đề lao động - thương binh và xã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải đáp những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm như: Giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động theo diễn biến của dịch; chính sách thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc và giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động bị mất việc; việc thực hiện các gói hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19...

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đã giải đáp nhiều thắc mắc liên quan đến giải quyết chính sách đối với người cao tuổi, đề nghị tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995; những bất cập trong công tác xã hội hóa trong trợ giúp xã hội, chưa thu hút được tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội…

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi ngắn gọn, đúng nội dung theo tinh thần đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Một số đại biểu Quốc hội chưa hoàn toàn đồng ý với một số nội dung trả lời đã đăng ký tranh luận, trao đổi thẳng thắn để đi đến cùng, làm rõ hơn các vấn đề chất vấn.

Hồng Hà (tổng hợp)

Phát động Cuộc thi video clip "Điện Biên trong tôi" năm 2021

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên vừa phát động Cuộc thi video clip “Điện Biên trong tôi” năm 2021 nhằm tìm kiếm, lựa chọn những video clip quảng bá du lịch Điện Biên với thông điệp điểm đến thân thiện, an toàn.

Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Mỗi tác giả có thể tham gia một hoặc nhiều tác phẩm phù hợp với chủ đề của cuộc thi. Hoặc có thể là nhóm tác giả, các cơ quan, tổ chức trên toàn quốc.

Tác phẩm dự thi được thể hiện dưới hình thức video clip có nội dung giới thiệu những nét đẹp đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, con người, giới thiệu tiềm năng du lịch Điện Biên; những trải nghiệm thú vị, ghi lại những cảm xúc tích cực, hồi ức đẹp, những câu chuyện truyền cảm hứng, sáng tạo và vui vẻ. Khuyến khích video clip có phụ đề song ngữ Anh - Việt.

Bài dự thi gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc gửi trực tiếp về Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Điện Biên. Thời gian nhận tác phẩm dự thi và thực hiện đăng tải trên Fanpage Facebook “Du lịch Điện Biên - Dienbien Tourism” từ nay đến trước 17 giờ ngày 20-12-2021. Dự kiến công bố kết quả vào cuối tháng 12-2021.

Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải Đặc biệt trị giá 10.000.000 đồng; 1 giải Nhất trị giá 8.000.000 đồng; 2 giải Nhì trị giá 5.000.000 đồng/giải; 3 giải Ba trị giá 3.000.000 đồng/giải; 5 giải Khuyến khích trị giá 2.000.000 đồng/giải và 1 giải tác phẩm có lượt tương tác cao nhất trị giá 1.000.000 đồng.

Lan Anh

Page 4: tăng trưởng kinh tế - baodaklak.vn

4THỨ NĂM , NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2021 KINH TẾ

Khả Lê

Đô thị hóa đúng hướng luôn là quá trình tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế ở bất kỳ địa

phương nào. Chính vì vậy, thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực thực hiện các chính sách nhằm phát triển đô thị phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn.

“Đòn bẩy” để tăng trưởngQuá trình đổi mới, công nghiệp

hóa, hiện đại hóa luôn gắn liền với quá trình đô thị hóa. Vì vậy, phát triển đô thị có vị trí động lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Với vai trò quan trọng đó, ngày 26-10-2012, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về phát triển hệ thống đô thị đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Ông Phạm Văn Lập, Giám đốc Sở Xây dựng cho hay, để cụ thể hóa nghị quyết nêu trên, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11 để làm căn cứ trong việc lập quy hoạch, xây dựng các tiêu chí đánh giá, phân loại đô thị, xây dựng các chương trình phát triển đô thị trong từng giai đoạn sao cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, góp phần từng bước nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị thông qua việc đầu tư cải thiện các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường đô thị. Ngoài ra, thực hiện Thông tư số 12/2014/TT-BXD, ngày 25-8-2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề cương Chương trình phát triển từng đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, các địa phương tiến hành lập chương trình phát triển đô thị như: Chương trình phát triển đô thị TP. Buôn Ma Thuột (giai đoạn 2016 - 2025), Chương trình phát triển đô thị thị xã Buôn Hồ (giai đoạn 2017 - 2025)…

Nhờ nỗ lực triển khai các chương trình phát triển đô thị, hiện nay, toàn tỉnh đã có 16 đô thị; trong đó có 1 đô thị loại I (TP. Buôn Ma Thuột), 6 đô thị

loại IV (thị xã Buôn Hồ, các thị trấn Ea Kar, Phước An, Buôn Trấp, Ea Drăng, Quảng Phú) và 9 đô thị loại V (các thị trấn Ea Pốk, Ea Súp, M’Drắk, Krông Năng, Krông Kmar, Liên Sơn, Ea Knốp và các đô thị Buôn Đôn, Pơng Drang). Hiện nay, diện tích đất thuộc nội thành, nội thị chiếm 3,1% diện tích tự nhiên của tỉnh; tỷ lệ đô thị hóa trên 24,7%. Đặc biệt là cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đô thị chiếm gần 50% cơ cấu GDP của toàn tỉnh. Qua đó, có thể thấy rằng, phát triển đô thị có đóng góp đáng kể trong GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất, nhập khẩu và tiến bộ khoa học – công nghệ,

có tác động lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Thay đổi diện mạoHệ thống đô thị toàn tỉnh đang

có chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, những năm gần đây, bộ mặt kiến trúc, cảnh quan tại một số đô thị trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay theo hướng hiện đại hơn. Thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, đến nay hệ thống đô thị trong tỉnh không ngừng hoàn chỉnh, phù hợp với các giai đoạn phát triển. Tỉnh đã có nhiều cố gắng huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương trong bố trí kế hoạch các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiếp tục các mục tiêu phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh theo chương trình đã được phê duyệt. Việc định hướng không gian đô thị được quan tâm thực hiện.

Trong những năm qua, TP. Buôn Ma Thuột đổi thay mạnh mẽ, với sự bứt tốc trong phát triển đô thị. Xác định đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị là một khâu đột phá chiến lược

cần tập trung thực hiện, giai đoạn 2015 – 2020, TP. Buôn Ma Thuột đã huy động nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là hệ thống giao thông, các khu đô thị, khu nhà ở dân cư tập trung và các khu vực công cộng, vui chơi, giải trí. Nhiều công trình đường giao thông, các trung tâm thương mại, dịch vụ được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng làm thay đổi diện mạo đô thị theo hướng khang trang, hiện đại; các khu đô thị, dân cư mới, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được mở rộng… đã nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện dân sinh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hay như thị xã Buôn Hồ - đô thị loại IV, cũng luôn chủ động nắm bắt cơ hội, tranh thủ huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng; quyết liệt thực hiện các giải pháp xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư hạ tầng đô thị. Địa phương đã thực hiện kêu gọi xã hội hóa trong xây dựng hạ tầng và phát triển các hệ thống thương mại dịch vụ để tăng cường nguồn thu và thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng thị xã Buôn Hồ đến năm 2035; xây dựng chương trình phát triển đô thị thị xã đến năm 2025 và hoàn thành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các đồ án… Những chương trình, quy hoạch, đồ án này là tiền đề để địa phương tập trung cho công tác đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị và kêu gọi đầu tư. Ngoài ra, thị xã Buôn Hồ cũng tạo điều kiện, giới thiệu và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia các dự án, trong đó có các dự án khu đô thị trên địa bàn. Đến nay, diện mạo thị xã Buôn Hồ đang ngày càng khởi sắc, hiện đại, văn minh hơn, từng bước trở thành vùng động lực trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Hiện nay, thị xã Buôn Hồ đang tiếp tục đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phấn đấu hướng đến đạt tiêu chí đô thị loại III trong thời gian tới.

(Còn nữa)

Kỳ 2: “Vật cản” của quá trình đô thị hóa

Phát triển đô thị

Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tếTrong quá trình phát triển, đô thị hóa là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để các cấp, các ngành tập trung thực hiện. Hơn thế nữa, phát triển đô thị còn là hạt nhân thu hút nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương.

Kỳ 1: Đô thị tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Một tuyến đường trung tâm thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M'gar). Ảnh: K.Lê

Thời gian qua, tỉnh cũng đã tập trung rà soát, nghiên cứu để bổ

sung các quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn, các công

trình xây dựng khác, trên cơ sở phát triển đô thị hóa gắn với tăng trưởng

kinh tế bền vững. Đồng thời, tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng các đô thị hạt nhân như: TP. Buôn Ma

Thuột, thị xã Buôn Hồ, các thị trấn: Ea Kar, Phước An...

UBND huyện Ea Kar vừa tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình đón dân, ổn định đời sống, sản xuất cho các hộ tái định canh, định cư tại khu tái định cư số 1 (xã Cư Elang).

Theo báo cáo tại hội nghị, từ ngày 12-3 đến 30-10-2021, Tổ đón dân huyện Ea Kar đã bố trí lực lượng, huy động gần 2.200 ngày công, trực tiếp đón và bố trí tái định cư cho 146 hộ dân với 705 nhân khẩu ở xã Cư San (huyện M’Drắk) về khu tái định cư số 1; sắp xếp cho học sinh ổn định học

tập; chỉ đạo các tổ công tác của huyện phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ máy móc cày bừa, hướng dẫn các hộ dân gieo trồng lúa vụ hè thu; làm mô hình điểm 1,5 ha giống lúa thương phẩm chất lượng cao. Qua khảo sát, đánh giá, 122 ha lúa nước tại cánh đồng tái định cư có năng suất trung bình khoảng 6,5 tấn/ha, sản lượng ước đạt 793 tấn. Các hộ chuyển đến sinh sống tại khu tái định cư số 1 đã cơ bản ổn định cuộc sống, chấp hành tốt

các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

Để triển khai thực hiện hoàn thiện dự án khu tái định cư số 1, UBND huyện Ea Kar đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh (Ban tỉnh) sớm hoàn thiện các hạng mục hạ tầng khu tái định cư; đầu tư làm mới, sửa chữa, nâng cấp một số tuyến kênh bảo đảm tưới tiêu phục vụ sản xuất; phối hợp

đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, cải tạo đồng ruộng giao đất để người dân tổ chức sản xuất vụ đông xuân. Huyện Ea Kar cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với Ban tỉnh giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đất sản xuất giữa các hộ tái định cư và các hộ dân sở tại xã Cư Elang; tham mưu cho UBND huyện giải quyết kịp thời các chính sách an sinh xã hội cho các hộ dân tái định cư.

Nguyễn Xuân

Khu tái định cư số 1 (xã Cư Elang, huyện Ea Kar)

Sớm hoàn thiện các hạng mục hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội cho các hộ dân

Page 5: tăng trưởng kinh tế - baodaklak.vn

5THỨ NĂM , NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2021KINH TẾ

Thanh Hường

Với quyết tâm đồng bộ của toàn ngành thuế và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành,

địa phương, tổng thu thuế, phí trên toàn tỉnh trong 10 tháng qua tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngành thuế đang linh hoạt điều hành thu, phấn đấu hoàn thành dự toán năm, tạo nguồn cân đối thu chi ngân sách năm 2021.

Tổng thu thuế, phí và lệ phí 10 tháng năm 2021 được 4.056 tỷ đồng, đạt 90,5% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2020. Các khoản thu lũy kế đạt cao so với cùng kỳ năm 2020 là: thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng 2,6%, thuế thu nhập cá nhân tăng 18,1%, lệ phí trước bạ tăng 26,8%, phí và lệ phí tăng 8,5%... Một số đơn vị thu đã hoàn thành và thu vượt dự toán năm 2021 như: Chi cục Thuế huyện Ea Súp (đạt 130,8%); Chi cục Thuế khu vực Ea H'leo - Krông Búk (114,6%); Chi cục Thuế khu vực Krông Ana - Cư Kuin (109%); Chi cục Thuế huyện Krông Pắc (105%)...

Ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết, số thu đạt tiến độ đề ra đầu năm và có tăng so với cùng kỳ năm 2020 nhưng nhiệm vụ điều hành thu những tháng cuối năm vẫn khá nặng nề khi phải lồng ghép giữa thu để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao năm 2021 và nhiệm vụ xuyên suốt, lâu dài là nuôi dưỡng nguồn thu cho những năm tiếp theo. Do đó, toàn ngành tiếp tục triển khai kịp thời các gói hỗ trợ về thuế của Chính phủ cho doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 để người nộp thuế có thêm nguồn lực, tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức

tạp. Đồng thời, theo dõi, đánh giá các chính sách tài khóa về thuế tác động đến nguồn thu; tình hình “sức khỏe”

của doanh nghiệp nhằm dự báo và đưa ra các giải pháp thu khả thi; xây dựng kịch bản thu sát thực tế, phấn đấu sớm hoàn thành dự toán năm 2021.

Tính đến hết tháng 10-2021, Chi cục Thuế khu vực Cư M'gar - Buôn Đôn thu được 136 tỷ đồng, đạt 108,8% dự toán năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó huyện Cư M’gar thu được gần 103,8 tỷ đồng, đạt 109,3% dự toán năm (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020); huyện Buôn Đôn thu được hơn 32 tỷ đồng, đạt 107,5% dự toán năm (tăng 19%). Ông Lê Xuân Bẩy, Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Cư M’gar - Buôn Đôn cho hay, thời điểm tháng 9-2021, Chi cục đã hoàn thành dự toán năm nhưng phân theo từng khoản thu thì các nguồn thu đang bù đắp cho nhau. Trong khi đó số thu ngân sách dùng để cân đối thu, chi cho từng địa phương nên Chi cục đã linh hoạt các giải pháp điều hành thu, chú trọng hỗ trợ người nộp thuế và tăng cường

kiểm tra, giám sát các trường hợp có rủi ro cao về thuế. Nhờ đó, tháng 10 đơn vị đã về đích thu thuế, phí. Hiện tại, ngoài thu theo kế hoạch thì Chi cục còn tổng hợp, xây dựng phương án điều hành thu ngân sách cho năm 2022.

Trong trạng thái bình thường mới, ngành thuế tiếp tục tăng cường công tác quản lý thu, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho công chức, người lao động, người nộp thuế. Đồng thời, triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp chống thất thu, thu hồi nợ đọng; kịp thời rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các đề án chống thất thu, thu hồi nợ sát với thực tiễn. Ngành cũng tiếp tục kiểm tra, rà soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế để đôn đốc thu đúng, thu đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước đối với các khoản thu, tiền thuê đất đã hết thời gian gia hạn theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP, không để phát sinh tăng nợ mới từ các khoản thuế được gia hạn…

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công sẽ góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách.Trong ảnh: một hạng mục đang thi công của Dự án hồ thủy lợi Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột).Ảnh: T. Hường

Linh hoạt các giải pháp thu ngân sách những tháng cuối năm

Ngành thuế đang chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan nhằm kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong triển khai các dự án đầu tư mới, nhất là các dự án năng lượng tái tạo để đôn đốc, thu kịp thời tiền thuế giá trị gia tăng xây dựng cơ bản vãng lai; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất, đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất, đặc biệt là các dự án bất động sản để bù đắp các nguồn hụt thu do suy giảm kinh tế” – ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết.

Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo có tổng diện tích hơn 4.812 ha, trong đó có hơn 3.700 ha cao su kinh doanh. Năm 2021, Công ty được Tập đoàn Công nghiệp Việt Nam giao khoán khai thác 5.500 tấn mủ. Tính đến ngày 5-11, Công ty đã khai thác được 5.511 tấn mủ, vượt kế hoạch, về

đích trước thời gian 56 ngày. Trong toàn Công ty, đến nay đã có 4 nông trường, đội sản xuất cao su hoàn thành kế hoạch năm 2021.

Dự kiến, đến ngày 31-12, Công ty sẽ khai thác được 6.836 tấn mủ, vượt hơn 24% chỉ tiêu được giao; năng suất bình quân vườn cây đạt 1,84 tấn

mủ/ha. Tổng doanh thu mủ cao su khai thác hơn 262 tỷ đồng; lợi nhuận kinh doanh cao su khai thác đạt hơn 16,1 tỷ đồng; tiền lương bình quân đầu người trong toàn Công ty đạt hơn 7 triệu đồng/tháng, tăng 10% so với kế hoạch đề ra.

Trường Ngữ

Vừa qua, Tổ chức Diễn đàn cà phê toàn cầu (GCP) đã tổ chức tập huấn trực tuyến về “Quản lý cỏ dại tổng hợp trong canh tác cà phê” cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Sáng kiến hợp tác sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm trong ngành cà phê Việt Nam” do GCP triển khai tại 5 tỉnh Tây Nguyên.

Các học viên đã được tìm hiểu về những nội dung như: Các loại cỏ dại chủ yếu trong vườn cà phê, tác hại và lợi ích của cỏ dại; các biện pháp quản lý cỏ dại tổng hợp, trong đó đặc biệt lưu ý vấn đề hạn chế tối đa sử dụng thuốc diệt cỏ hóa học, nhất là thuốc chứa hoạt chất Glyphosate - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam từ ngày 1-7-2021.

Hiện nay các phương pháp diệt cỏ của nông dân như dùng cuốc và

máy phát cỏ hay sử dụng thuốc hóa học làm “trắng đất” đều không đảm bảo tính bền vững trong sản xuất cà phê. Do đó, lớp tập huấn chủ yếu tập trung hướng dẫn các cán bộ khuyến nông phương pháp quản lý cỏ dại tổng hợp bằng cách cắt cỏ chừa lại gốc từ 3 - 5 cm để tạo thảm thực vật trong vườn cà phê, góp phần vừa giữ ẩm cho đất, vừa chống xói mòn, rửa trôi…

Đào Đình Phượng

Thị xã Buôn Hồ

Tập huấn trực tuyến rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2021

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Buôn Hồ vừa tổ chức tập huấn trực tuyến rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2021 cho lãnh đạo UBND các xã, phường trên địa bàn thị xã và các cộng tác viên công tác giảm nghèo, các điều tra viên là trưởng hoặc phó buôn, thôn, tổ dân phố. Cùng với nội dung hướng dẫn các bước rà soát, xác định, lập biểu mẫu thống kê, học viên cũng được lưu ý việc rà soát phải thực hiện từ thôn, buôn, tổ dân phố nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, có ý kiến của người dân về kết quả rà soát; không để xảy ra tình trạng rà soát không đúng nhằm hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước… Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng nhằm xác định được đối tượng thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trên địa bàn trong thời gian tới.

Thúy Hồng

Hướng dẫn quản lý cỏ dại tổng hợp trong canh tác cà phê

Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo khai thác mủ cao su vượt kế hoạch

Page 6: tăng trưởng kinh tế - baodaklak.vn

6THỨ NĂM, NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2021 XÃ HỘI

THÔNG BÁO MỜI THẦUVăn phòng Huyện ủy Ea Kar có kế hoạch tổ chức đấu thầu chao hang cạnh

tranh (nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ được UBND huyện giao năm 2021).

Tên gói thầu: Sưa chữa đại tu xe ô tô Mitsubishi Pajero 47C - 2376Hình thực lựa chọn nha thầu: Chao hang cạnh tranh Thời gian phát hanh hồ sơ yêu cầu: từ 8h00 ngay 10-11-2021 đến 7h30

ngay 15-11-2021.Thời gian đóng thầu: 08h00 ngay 15-11-2021Thời gian mở thầu: 09h00 ngay 15-11-2021 (trong giờ hanh chính)Địa điểm mở thầu: Văn phòng Huyện ủy Ea Kar - 74 Nguyễn Tất Thanh,

thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Quỳnh Anh

Phát huy tinh thần nhiệt huyết “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tuổi trẻ Đắk Lắk luôn

tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, để lại nhiều dấu ấn đậm nét tại các buôn lang, địa phương.

Túi an sinh ấm tình ngườiNhững ngay qua, cán bộ, đoan viên

thanh niên Công an tỉnh tất bật vận động, đóng gói, chuẩn bị các túi qua an sinh tặng người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trong toan tỉnh. Mỗi phần qua gồm các loại thực phẩm thiết yếu kèm lời nhắn “Tuổi trẻ Công an Đắk Lắk chung tay vượt qua đại dịch” như thay lời sẻ chia, động viên người nhận. Để triển khai túi an sinh hiệu quả, kịp thời, đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương xác nhận đối tượng, hoan cảnh, tình hình dịch bệnh va trao tặng các túi qua có giá trị tối thiểu 250 nghìn đồng/túi. Bằng cách lam hợp lý, nhanh gọn, đến nay đã có trên 3.000 túi an sinh được trao tặng cho người lao động bị mất việc lam, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; học sinh, sinh viên, thiếu nhi khó khăn trên địa ban các huyện, thị xã, thanh phố.

Ông Đinh Xuân Đồng, Chủ tịch UBND xã Ea Rốk (huyện Ea Súp) cảm động: “Đại dịch COVID-19 khiến cuộc sống bị đảo lộn, trong đó xã Ea Rốk cang thêm khó khăn bởi chịu ảnh hưởng nặng nề trong đợt bão lụt bất ngờ giữa tháng 10. Khi sức khỏe, sinh kế của nhiều người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 100 túi an sinh của các đơn vị đã có mặt đúng thời điểm, vô cùng ý nghĩa va quý giá danh cho ba con các thôn”.

Không chỉ hướng đến người dân, chương trình “Triệu túi an sinh - ấm áp nghĩa đồng bao” của Đoan Thanh niên Công an tỉnh còn phối hợp tặng nhu yếu phẩm va vật tư y tế cho lực lượng tuyến

đầu chống dịch tại các chốt thuộc huyện Krông Búk, Krông Năng, Ea Súp, Buôn Hồ, Cư Kuin, Lắk, Cư M’gar, TP. Buôn Ma Thuột va bệnh viện dã chiến với tổng trị giá 830 triệu đồng.

Thượng úy Nguyễn Thanh Thủy, Phó Bí thư Đoan Thanh niên Công an tỉnh cho hay, chung tay ngăn chặn dịch COVID-19, vừa qua đã có 300 cán bộ, đoan viên thanh niên tăng cường cho các chốt phòng, chống dịch trên địa ban toan tỉnh; cùng với đó, tuổi trẻ Công an tỉnh còn triển khai hai đợt “Bếp đêm chiến sĩ”, nấu gần 5.400 suất ăn gưi tặng nhân dân, lực lượng trực chốt chống dịch.

Sống đẹp, sống có íchVới phương châm sống đẹp, sống có

ích, tuổi trẻ trong toan tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực hướng về cộng đồng.

Nổi bật trong số đó phải kể đến chiến

dịch “Mùa hè xanh” năm 2021 với sự tham gia của gần 1.700 thanh niên tình nguyện có mặt trên địa ban 15 huyện, thị xã, thanh phố. Không nề ha khó khăn, "áo xanh" có mặt ở khắp các buôn lang, chung sức sưa chữa hang chục ki lô mét đường giao thông nông thôn, xây dựng 7,5 km công trình thắp sáng đường quê, thực hiện gần 56 km đường hoa, hơn 6 km bích họa đường phố. Đặc biệt, đã có 15 căn nha Nhân ái, 23 sân bóng chuyền cùng 19 khu vui chơi được hoan thanh dịp nay để tặng thanh thiếu nhi toan tỉnh.

Nhằm hỗ trợ công dân đang sinh sống va lam việc tại các vùng bị ảnh hưởng nặng do dịch COVID-19, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã cư cán bộ tham gia cùng đoan công tác của tỉnh đón các công dân ở các vùng dịch trở về địa phương. Như tiếp đón người thân trở về, hang chục bạn trẻ đã không quản đêm

ngay chuẩn bị nguyên vật liệu, thổi lưa nấu hang nghìn suất cháo nóng; chuẩn bị hang nghìn bánh mì, sữa hộp, chai nước, khăn lạnh để tặng người dân sau chặng đường dai.

Như một lan sóng kết đoan, khi chương trình “Triệu túi an sinh” được phát động, tuổi trẻ trong toan tỉnh đã vận động thực hiện được hơn 12.400 túi qua an sinh la lương thực va 761 túi thuốc an sinh danh cho các hoan cảnh gia đình khó khăn, yếu thế. Va còn đó rất nhiều “Chuyến xe tình nghĩa”, “Chuyến xe san sẻ yêu thương”; “Bếp ăn tình nguyện”, “Siêu thị 0 đồng”; “Gian hang 0 đồng”; “Shipper áo xanh”… đã kịp thời có mặt ở những "điểm nóng" để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Chị H’Hương Bkrông, Phó Bí thư phụ trách Thanh Đoan, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam TP. Buôn Ma Thuột cho hay: “Tất cả các nhiệm vụ cần đến thanh niên, chúng tôi đều sẵn sang va cố gắng hoan thanh tốt nhất. Giữa thời điểm dịch bệnh COVID-19 căng thẳng cũng vậy, anh chị em không nề ha gian khổ, khó khăn, sẵn sang xung phong vao tuyến đầu với trách nhiệm, nhiệt huyết của tuổi trẻ”.

Tuổi trẻ xông pha vì cộng đồng

Thanh niên tình nguyện Đắk Lắk tham gia trực chốt trên Quốc lộ 14 (xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột). Ảnh: Q.Anh

Cùng với tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ Đắk Lắk đã xung kích, đi đầu trong các phong trào, hoạt động góp phần xây dựng nên một thế hệ trẻ sống có lý tưởng, đạo đức, tri thức, khát vọng và nhạy bén. Các bạn luôn mong muốn được cống hiến, trưởng thành, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân tin tưởng giao phó, nhất là phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” - anh Y Lê Pas Tơr, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh.

Vợ chồng cụ Nguyễn Văn Lãnh (SN 1943) va Phan Thị Thường (SN 1954), cư trú thôn 4, xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn) có hoan cảnh rất khó khăn. Không có con cái, người thân bên cạnh nên hai ông ba chỉ biết nương tựa vao nhau. Vừa qua, không may bị ngã dẫn đến chấn thương, cụ Lãnh đã qua đời. Hoan cảnh quá khó khăn, neo đơn, cụ Thường không có tiền mai táng cho chồng.

Trước hoan cảnh éo le của gia đình,

Công an huyện Buôn Đôn đã vận động cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đóng góp được 4,3 triệu đồng cùng cấp ủy, chính quyền va người dân địa phương hỗ trợ, giúp đỡ cụ Thường. Ngay 9-11, đại điện Công an huyện Buôn Đôn đã đến nha trao tận tay số tiền nay va động viên cụ ba Phan Thị Thường vượt qua nỗi đau, sớm ổn định lại cuộc sống.

Trọng Tính

Công an huyện Buôn Đôn đóng góp hỗ trợ cụ bà neo đơn

Đại diện Công an huyện Buôn Đôn trao tiền hỗ trợ cụ Thường.

Ảnh: T.Tính

* THÔNG TIN QUẢNG CÁO * THÔNG TIN QUẢNG CÁO *

Tin Vắn Ngay 10-11, Trung đoàn

584 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) tổ chức trao 20 suất qua gồm các loại nhu yếu phẩm va tiền mặt có tổng trị giá 20 triệu đồng tặng các gia đình trên địa ban buôn Ja Wầm B, xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar. Kinh phí thực hiện chương trình được trích từ “Hũ gạo vì người nghèo” va quỹ tự cân đối của đơn vị.

Song Quỳnh

Xã Ea Bung (huyện Ea Súp) vừa tổ chức Diễn đan Công an xã lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân. Tại diễn đan, đã có 10 lượt ý kiến góp ý cho lực lượng Công an xã; đồng thời phản ánh về tình hình an ninh trật tự ở một số thôn còn xảy ra tình trạng người dân uống rượu say gây rối, lam mất an ninh trật tự; tác phong, thái độ phục vụ của lực lượng công an có lúc, có nơi chưa tốt… Các ý kiến đã được Công an xã Ea Bung ghi nhận, tiếp thu.

Trang Vũ

Page 7: tăng trưởng kinh tế - baodaklak.vn

7THỨ NĂM, NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2021MÔI TRƯỜNG

* THÔNG TIN QUẢNG CÁO * THÔNG TIN QUẢNG CÁO * THÔNG TIN QUẢNG CÁO *

Kính gửi: Các tổ chức, cá nhân có liên quan

Quyết định số 6366/QĐ-UBND ngày 03-11-2021 của UBND huyện Krông Ana về việc giải thể bắt buộc đối với Hợp tác xã Dịch vụ Quang Huy, địa chỉ thôn Quỳnh Tân 3, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana; Quyết định số 6367/QĐ-UBND ngày 03-11-2021 của UBND huyện Krông Ana về việc giải thể bắt buộc đối với Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Lê Y, địa chỉ thôn Đồng Tâm, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana.

Hội đồng giải thể Hợp tác xã huyện Krông Ana thông báo về việc giải thể bắt buộc đối với các Hợp tác xã như sau:

1. Hợp tác xã Dịch vụ Quang Huy, địa chỉ thôn Quỳnh Tân 3, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, số Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã: 40.07.L.00036, do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Ana cấp ngày: 20-3-2020.

Ngành nghề kinh doanh: Chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, sản xuất giống thủy sản.

2. Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Lê Y, địa chỉ thôn Đồng Tâm, xã Dray

Sáp, huyện Krông Ana, số Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã: 40.07.L.00028, do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Ana cấp ngày: 15-6-2017.

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, buôn bán vải, hàng may sẵn, giày dép; buôn bán đồ dùng khác cho gia đình; bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn ghế và đồ nội thất.

Hội đồng giải thể Hợp tác xã huyện thông báo với các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với các Hợp tác xã nêu trên được biết, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày 10-11-2021 đến trụ sở Hợp tác xã Dịch vụ Quang Huy, địa chỉ thôn Quỳnh Tân 3, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana và trụ sở Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Lê Y, địa chỉ Thôn Đồng tâm, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana để thanh toán nợ và các hợp đồng kinh tế liên quan.

Nếu quá thời gian trên, Hội đồng không xem xét trách nhiệm của Hợp tác xã trong việc thanh toán các khoản nợ của các tổ chức, cá nhân.

Mọi thắc mắc xin liên hệ số điện thoại: 02623637945.

THÔNG BÁO Về việc giải thể bắt buộc đối với Hợp tác xã

Võ Duy Phương(Đài Khí tượng thủy văn

khu vực Tây Nguyên)

Bước sang tháng 11, thời tiết ở Tây Nguyên có sự chuyển dịch từ mùa mưa sang mùa khô. Mùa mưa - lũ,

ẩm ướt dần lùi nhường chỗ cho một mùa khô mới bắt đầu. Ảnh hưởng của vị trí địa hình khiến thời tiết khí tượng thủy văn trong tháng 11 và 12 hằng năm ở Tây Nguyên có sự phân hóa khá rõ theo không gian và thời gian.

Mực nước trên các sông, suối vùng phía đông trong tháng 11 và đến giữa tháng 12 vẫn còn nằm trong thời gian mùa lũ; lượng dòng chảy trung bình tháng thường đạt cao hơn lượng dòng chảy trung bình năm; một số năm còn có lũ lớn, tập trung chủ yếu ở các sông, suối thuộc lưu vực sông Đắk Bla, sông Ba và một số nhánh sông, suối của sông Sêrêpốk.

Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên rõ nét hơn, diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn theo đó cũng có nhiều bất thường, sai khác hơn nhiều so với quy luật. Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng thủy văn, nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương có xu hướng giảm thêm và khả năng chuyển sang trạng thái La Nina (hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường), duy trì cường độ yếu cho đến hết năm 2021 với xác suất khoảng 70% và có khả năng kéo dài sang đầu năm 2022.

Nhiệt độ trung bình trong mùa khô

2021 – 2022 ở khu vực Tây Nguyên phổ biến xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm. Tổng lượng mưa trong mùa khô phổ biến từ 100 – 200 mm, một số nơi lớn hơn 250 mm ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm. Như vậy, khả năng thiếu nước trong sản xuất ở mùa khô 2021 – 2022 tương đương với năm trước, cạn kiệt ở mức không nghiêm trọng và xảy ra ở diện hẹp. Lượng dòng chảy trên các sông, suối thiếu hụt từ 10 – 30%, mức thiếu hụt tương đương các mùa khô năm 2006 – 2007 và 2014 - 2015.

Hiện tại, mực nước ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức xấp xỉ mực nước dâng bình thường. Đây là điều kiện thuận lợi

cho công tác phòng, chống khô hạn, phục vụ công tác điều phối nước cho sản xuất và tưới tiêu cho cây trồng.

Theo quy luật chung trong mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5, thời tiết của Tây Nguyên có khả năng chịu tác động của một số đợt không khí lạnh nên thường xuyên có gió Đông Bắc thổi mạnh cấp 2, cấp 3, có lúc mạnh cấp 4, nhiệt độ hạ thấp dần. Ở các vùng trũng thấp, nhiệt độ trung bình từ 23 – 25 độ C; cao nhất từ 28 – 30 độ C; thấp nhất từ 18 – 20 độ C; ở các vùng núi cao, nhiệt độ trung bình từ 20 – 22 độ C; cao nhất từ 26 – 28 độ C; thấp nhất từ 16 – 18 độ C. Với nền nhiệt độ này, sẽ có nhiều ngày trời trở mát, đêm và sáng trời lạnh; vùng

núi cao phía bắc Tây Nguyên trời rét.Trong thời kỳ này lượng mưa giảm

nên dòng chảy và lượng nước trên các sông, suối cũng giảm dần theo không gian và thời gian. Tuy nhiên do được thừa hưởng lượng nước mưa khá lớn trong tháng 10 cũng như trong toàn mùa mưa và trong tháng 11 còn có mưa ở các vùng thượng nguồn nên lượng nước trên các sông, suối khá phong phú; có khả năng duy trì ở mức xấp xỉ lượng nước trung bình tháng 11 nhiều năm.

Các địa phương cần chủ động thời tiết đang thuận lợi thu hoạch, phơi khô và bảo quản các loại nông sản cũng như có sự thuận lợi về thời tiết và nguồn nước để bắt đầu gieo trồng mùa vụ mới. Đặc biệt ưu tiên vốn đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi hiện có; tăng cường quản lý nguồn tài nguyên nước vì trong khi nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức thì giải pháp tưới bằng các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ chứa cần được tính ở mức cân bằng để Tây Nguyên giảm bớt áp lực “khát” trong mỗi mùa khô. Cần chú ý sự chuyển mùa diễn ra khá nhanh sẽ làm thời tiết có nhiều biến động và thường thay đổi đột ngột, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người; dễ gây bệnh cho vật nuôi...

Mặt khác, Tây Nguyên đang bước vào một mùa khô hạn mới, mực nước trên các sông, suối có biến đổi chậm theo xu thế giảm và kết hợp với gió nhiều làm mức độ khô hanh tăng lên khiến có nguy cơ thiếu nước phục vụ sinh hoạt cũng như nước tưới cho các cây công – nông nghiệp trong những tháng mùa khô năm 2021 - 2022. Đặc biệt thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 thường là thời kỳ khô và nắng nóng nhất trong năm, đồng thời cũng là thời điểm người dân thường phát dọn nương rẫy nên công tác phòng ngừa nguy cơ cháy rừng càng trở nên cấp thiết hơn.

Chủ động ứng phó với thời tiết bất lợi trong mùa khô 2021 - 2022

Cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin tuyên truyền, vận động các hộ dân sống gần rừng ký cam kết không gây cháy rừng. Ảnh: Vạn Tiếp

Theo Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh vừa được UBND tỉnh ban hành, đến năm 2025 phấn đấu 100% khu du lịch, khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần. Cùng với đó, sẽ dùng túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy tại tất cả các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi phục vụ cho mục đích sinh hoạt; thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh, giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên sông, suối, kênh, rạch…

Để đạt được những mục tiêu trên, các sở, ban, ngành và địa phương cần tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.

Bên cạnh đó, ban hành và thực hiện quy định, quy chế trong cơ quan, đơn vị để hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong tổ chức sự kiện và hoạt động thường nhật; xây dựng chính sách đồng bộ để phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa tại nguồn phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm tăng cường sử dụng, tái chế chất thải nhựa.

UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý, hương ước, quy ước nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nhựa và bảo vệ môi trường. Mở rộng phạm vi thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã nông thôn trên địa bàn quản lý; tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trôi nổi, tồn đọng trong môi trường…

Thúy Hồng

Hạn chế tối đa sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần

Page 8: tăng trưởng kinh tế - baodaklak.vn

8THỨ NĂM, NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2021 CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

● Tổng Biên tập: ĐINH XUÂN TOẢN ●Phó Tổng Biên tập: LÊ QUANG ÁNH - LÊ MINH THƯỢC - ĐÀM THỊ THUẦN ●Giấy phép xuất bản số 124/GP-BTTTT ngày 17-01-2012 của Bộ TT-TT ● ISSN 8868 ● In tại Công ty TNHH Một thành viên In Đắk Lắk ● Số lượng in 5000 tờ ● Khuôn khổ 29x42cm ● 8 trang ●Giá 3.000 đồng

MỜI BẠN ĐỌC THAM GIA CỘNG TÁC BÁO ĐẮK LẮK XUÂN NHÂM DẦN – 2022

Nhân dịp đón Xuân Nhâm Dần 2022, Báo Đắk Lắk sẽ phát hành ấn phẩm đặc biệt mừng Đảng – mừng Xuân với chủ đề chủ đạo “Vững vàng trong “siêu bão” COVID-19”.

Trân trọng mời bạn đọc, cộng tác viên trong và ngoài tỉnh gửi bài cộng tác số Báo Đắk Lắk Xuân và Nguyệt san Xuân Nhâm Dần, với các thể tài: bài phản ánh, phóng sự, ghi chép, bút ký, tiểu phẩm, câu chuyện, tranh, ảnh và các thể tài văn nghệ với chủ đề phản ánh về các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, kết quả các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng Đảng… Đặc biệt chú trọng phản ánh về kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; sự thích ứng và nỗ lực vươn lên của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19… Bài viết ngắn gọn, súc tích với dung lượng không quá 1.000 chữ kèm theo ít nhất từ 3 ảnh trở lên (chụp dưới nhiều góc độ khác nhau, có chiều sâu).

Đặc biệt, mời bạn đọc tham gia gửi ảnh bìa Báo Xuân Đắk Lắk và Nguyệt san Xuân thể hiện một cách sinh động chủ đề “Vững vàng trong “siêu bão” COVID-19”... Thời gian gửi bài, ảnh: trước ngày 1-12-2021.

Bài, ảnh xin gửi về địa chỉ: Báo Đắk Lắk, 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Email: [email protected].

KRÔNG BÚKTên gọi : NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐẮK LẮK - PHÒNG GIAO DỊCH KRÔNG BÚKĐia chỉ cũ: Xóm 6, thôn Tân Lập, xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk LắkĐịa chỉ mới: Thôn Tân Lập 3, xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Văn bản pháp lý:Công văn chấp thuận số 837/ĐAL-TTGSNH, ký ngày 03 tháng 11 năm 2021

Ngày hoạt động:Ngày 08 tháng 11 năm 2021

Nội dung hoạt động:Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi. Tiếp nhận vốn đầu tư & phát triển của các tổ chức trong nước. Vay vốn các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn, trung và dài hạn. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu & các giấy tờ có giá. Dịch vụ thanh toán giữa khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế & các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng nhà nước cho phép.

V/v: Thay đổi địa điểm

Văn phòng Chính phủ vừa có Công điện số 8149/CĐ-VPCP, ngày 7-11-2021 gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, để tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 vừa an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh vừa phục hồi phát triển kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP, ngày 11-10-2021 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; chỉ đạo, hướng dẫn ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp chuẩn bị phương án, kịch bản phòng, chống dịch trên địa bàn linh hoạt, khoa học, hiệu quả; tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả... gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng thành lập ngay trạm y tế lưu động ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn có dịch phức tạp; tổ chức tiêm chủng nhanh, kịp thời, hiệu quả ngay sau khi được phân bổ vắc xin.

Bộ Y tế thực hiện phân bổ khẩn trương số vắc xin phòng COVID-19 đã tiếp nhận, chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm vắc xin ngay khi nhận được, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng hỗ trợ các địa phương tiêm vắc xin nhanh nhất có thể.

Các bộ, ban chỉ đạo phòng, chống dịch, UBND các cấp tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe...; đẩy mạnh tuyên truyền người dân tiếp tục thực hiện 5K, không vì đã tiêm vắc xin mà lơ là, chủ quan; xử lý nghiêm vi phạm về phòng, chống dịch.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát, thực hiện nghiêm chính sách hỗ trợ người dân, an sinh xã hội, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng theo quy định.

Theo VGP

* THÔNG TIN QUẢNG CÁO * THÔNG TIN QUẢNG CÁO *

Thúy An

Để người dân thuận tiện hơn trong việc khai báo y tế, mới đây, ứng dụng PC-Covid được phát

triển để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ứng dụng PC-Covid là ứng dụng hợp nhất 3 ứng dụng (Bluezone, NCOVI và VHD), tích hợp các tính năng phòng, chống dịch cơ bản là: Cấp và quản lý mã QR cá nhân/địa điểm, quét mã QR, khai báo y tế, khai báo di chuyển nội địa, phản ánh của người dân, thông tin tiêm vắc xin, thông tin xét nghiệm, thẻ thông tin COVID-19, truy vết tiếp xúc gần, mật độ di chuyển, xu hướng lây nhiêm, bản đồ nguy cơ... Đồng thời liên thông với 4 nguồn cơ sở dữ liệu quốc gia (về dân cư, bảo hiểm, tiêm chủng và xét nghiệm COVID-19). Người dùng có thể xem, cập nhập thông tin cá nhân và xuất trình mỗi khi ra đường, đi tiêm chủng, xét nghiệm...

Trong phiên bản PC-Covid 4.1.0 vừa được đưa lên App Store cho các thiết bị iOS cho phép quét mã QR không cần kết nối mạng Internet, hỗ trợ khai báo

y tế nhanh, sửa thông tin cá nhân sai; người dùng vẫn được ứng dụng ghi nhận "Kiểm tra thành công" và hiển thị biểu tượng "đang gửi thông tin" ngay cả khi đang offline. Dữ liệu sẽ được cập nhật lên hệ thống khi máy có kết nối mạng Internet trở lại.

Thay đổi lớn trong phiên bản mới nằm ở tính năng khai báo y tế. Khi truy cập mục này có các tùy chọn: Khai báo y tế, khai báo di chuyển nội địa cho bản thân hoặc khai hộ người khác, xem lại danh sách tờ khai. Ngoài ra, có bổ sung phần khai báo y tế nhanh chóng. Nếu thấy sức khỏe bình thường, người dùng chỉ cần chạm vào phần này để được ghi nhận. Nhờ đó, việc khai báo rút ngắn từ ba thao tác xuống còn một lần bấm duy nhất.

Ngoài ra, bắt đầu từ tháng 11, mã QR trên 3 ứng dụng PC-Covid, VneID và sổ Sức khỏe điện tử được thống nhất. Người dân khi sử dụng PC-Covid sẽ được cấp 1 mã QR cá nhân. Khi đến các cơ quan, địa điểm công cộng, ngoài việc dùng ứng dụng để quét mã QR của địa điểm, người dân có thể xuất trình mã QR cá nhân để được ghi nhận lượt vào, ra.

Sẵn sàng thành lập ngay trạm y tế lưu động ở những nơi dịch bùng phát

Tiện ích mới của ứng dụng PC-Covid trong phòng, chống dịch

Người dân quét mã QR từ ứng dụng PC-Covid.

Ảnh: T.An