tongquan baigiang

70
Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Du lịch Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và La tinh hóa: tornus (đi một vòng). Sau đó xuất hiện trong các ngôn ngữ khác: tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Trong tiếng Việt, khái niệm du lịch xuất phát từ tiếng Hán: du - có nghĩa là đi chơi, lịch - có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên người Trung Quốc gọi du lịch là đi chơi để nâng cao nhận thức. Theo Mill và Morrison: Du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới của một nước, hay ranh giới của một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24h nhưng không quá một năm. Khái niệm của Tổ chức DLTG (UNWTO) 1 : Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của cá nhân đi đến và lưu lại nơi ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài dưới 12 tháng với những mục đích sau: nghĩ ngơi, tham quan, thăm viếng, giải trí, công vụ, thể thao, du lịch mạo hiểm, khám phá, nghiên cứu và những mục đích khác ngoài mục đích kiếm tiền hằng ngày. Trong Hội nghị của Liên hợp quốc về du lịch tổ chức tại Roma thủ đô Italia (21/8 – 5/9/1963), du 1 UNWTO (United National World Tourist Organization) Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 1 -

Upload: buithithuba

Post on 24-Jun-2015

1.210 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Du lịch

Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp

và La tinh hóa: tornus (đi một vòng). Sau đó xuất hiện trong các ngôn ngữ

khác: tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Trong tiếng Việt, khái niệm

du lịch xuất phát từ tiếng Hán: du - có nghĩa là đi chơi, lịch - có nghĩa là từng

trải. Tuy nhiên người Trung Quốc gọi du lịch là đi chơi để nâng cao nhận thức.

Theo Mill và Morrison: Du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt

qua biên giới của một nước, hay ranh giới của một vùng, một khu vực để nhằm

mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24h nhưng không quá

một năm.

Khái niệm của Tổ chức DLTG (UNWTO)1: Du lịch bao gồm tất cả các

hoạt động của cá nhân đi đến và lưu lại nơi ngoài nơi ở thường xuyên trong

thời gian không dài dưới 12 tháng với những mục đích sau: nghĩ ngơi, tham

quan, thăm viếng, giải trí, công vụ, thể thao, du lịch mạo hiểm, khám phá,

nghiên cứu và những mục đích khác ngoài mục đích kiếm tiền hằng ngày.

Trong Hội nghị của Liên hợp quốc về du lịch tổ chức tại Roma thủ đô

Italia (21/8 – 5/9/1963), du lịch được định nghĩa như sau: Du lịch là tổng hợp

các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc

hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên

của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không

phải là nơi làm việc của họ.

Còn trong Luật du lịch Việt Nam (được Quốc hội nước CHXHCN Việt

Nam) thông qua vào năm 1995, thì du lịch là hoạt động có liên quan đến

chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp

ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời

gian nhất định. Các định nghĩa tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng đều được

hiểu là:

1 UNWTO (United National World Tourist Organization)

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 1 -

Page 2: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân

hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm các mục đích khác nhau như phục hồi sức

khỏe, nâng cao hiểu biết, giải trí, mua sắm, chữa bệnh...

1.1.2. Khách du lịch

1.1.2.1. Khái niệm:

Theo Luật du lịch: khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du

lịch (trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi

đến). Cần phân biệt khách du lịch và khách tham quan.

Khách đi du lịch (tourist): khách đến có lưu trú qua đêm ở một quốc gia,

vùng hay địa phương với các mục đích như nghỉ ngơi, tham quan, tham dự hội

nghị, tham gia các lễ hội, các sự kiện... Tại nơi đến, họ không nhận các khoản

thu nhập.

Khách tham quan (Excursionist): khách đến tham quan, thăm viếng một

nơi nào đó (khác với nơi mình ở thường xuyên) trong ngày và không nghỉ qua

đêm. Tại nơi đến, họ cũng không nhận các khoản thu nhập thêm.

Lữ khách là những người thực hiện một chuyến đi từ nơi này đến nơi

khác bằng bất cứ phương tiện gì, vì bất cứ lý do gì có hay không trở về nơi xuất

phát ban đầu.

1.1.2.2. Phân loại khách du lịch

Sự phân loại khách du lịch gần giống như sự phân loại du lịch, dựa trên

các đặc trưng cụ thể về không gian di chuyển (khách du lịch quốc tế, nội địa),

theo mục đích (khách du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, mua sắm), theo đặc

trưng và tính chất (khách du lịch sinh thái, du lịch thể thao), theo phương tiện

đi lại (khách du lịch ô tô, khách du lịch máy bay), theo hình thức lưu trú (khách

du lịch ở khách sạn, khách du lịch ở resort), theo hình thức tổ chức (khách du

lịch theo đoàn, khách du lịch lẻ), theo tuổi, giới,...

Việc phân loại khách du lịch với mục đích thống kê doanh thu, xác định

chiến lược quảng bá, tiếp thị, đa dạng hóa sản phẩm...

1.1.3. Điểm đến du lịch

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham

quan của khách du lịch.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 2 -

Page 3: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên

du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa

dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò

quan trọng trong hoạt động của đô thị.

Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung

cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường

thuỷ, đường hàng không.

1.1.4. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu

của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch

Nhu cầu của du khách có thể là các nhu cầu về vật chất- là các sản phẩm

hàng hóa mà du khách mua trong chuyến đi (phục vụ cho chuyến đi hoặc mang

về nhà). Hay nhu cầu phi vật chất- là các sản phẩm dịch vụ mà du khách phải

trả trong chuyến đi (phục vụ du khách tức thời, phát sinh do nhu cầu của du

khách).

Sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản phẩm tổng

hợp do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị kinh doanh cùng

tham gia cung ứng.

Sản phẩm đơn lẻ: là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thỏa

mãn một nhu cầu cụ thể của khách. Ví dụ: một khách sạn có dịch vụ cho khách

du lịch thuê xe tự lái.

Sản phẩm tổng hợp: là sản phẩm phải thỏa mãn đồng thời một nhóm nhu

cầu mong muốn của khách du lịch. Có thể do một nhà cung ứng hay nhiều nhà

cung ứng tham gia cung cấp.

Sản phẩm du lịch có thể gồm một tour du lịch trọn gói phục vụ du

khách: một tour theo tuyến đã định sẵn với các phần dịch vụ phục vụ cho một

chuyến đi (thông tin, vận chuyển, ăn, ở, tham quan), với các dịch vụ bổ sung

(vui chơi, giải trí, mua sắm…).

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 3 -

Page 4: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Sản phẩm du lịch luôn gắn với các loại hình du lịch. Mỗi loại hình du

lịch có một tổ hợp các sản phẩm du lịch. Sự đa dạng hóa loại hình du lịch sẽ

dẫn đến sự đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Các đặc tính của sản phẩm du lịch: có tính tổng hợp cao, không thể dự

trữ, không thể dịch chuyển sở hữu, không thể đo lường trước khi bán, có tính

thời vụ (theo mùa). Để mua được sản phẩm người mua phải đến nơi bán (cung

cầu gặp nhau) và cầu luôn thay đổi.

Tính tổng hợp: Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các loại dịch vụ mà

doanh nghiệp du lịch cung cấp cho du khách. Bao gồm sản phẩm vật chất như

cơ sở vật chất (vật dụng lưu trú, phương tiện đi lại...), hàng hóa (dùng trong

chuyến đi, quà lưu niệm). Sản phẩm phi vật chất: dịch vụ vận chuyển, giải trí,

hướng dẫn, tư vấn, chữa bệnh...

Tính không dự trữ: Một số sản phẩm du lịch chỉ xuất hiện khi có người

mua: khi du khách mua, thì sản phẩm được trao quyền sử dụng tạm thời trong

thời gian người mua sử dụng. Nếu không có du khách mua thì sản phẩm không

thể tồn kho để bán cho người khác và giá trị sản phẩm sẽ bị mất.

Tính không dịch chuyển: Sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển về hai

mặt: không gian và quyền sử dụng.

Du khách có thể bỏ tiền ra để trả cho một sản phẩm nào đó, song không

thể mang đi. Ví dụ như du khách trả tiền thuê phòng ở trong thời gian nào đó,

song không thể mang cái phòng đó đi trong thời gian trên.

Du khách bỏ tiền ra để trả một sản phẩm nào đó thì chỉ có quyền sử

dụng sản phẩm đó trong thời gian trả tiền, mà không có quyền sở hữu vĩnh viễn

và do vậy cũng không có quyền sang nhượng.

Tính không thể đo lường trước khi bán. Sản phẩm du lịch không thể đo

lường được chất lượng trước khi bán. Bởi chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào

người mua (du khách) về các mặt sau: tuổi, giới, trình độ văn hóa, dân tộc,

quốc tịch, phong tục, tập quán, thói quen, sở thích, nghề nghiệp, địa vị xã hội,

thu nhập...

Có tính thời vụ (phụ thuộc vào mùa): Sản phẩm du lịch sẽ được tiêu thu

nhiều hay ít, cũng như khả năng bán với giá trị nào đó phụ thuộc vào các thời

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 4 -

Page 5: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

gian thay đổi theo mùa. Trong mùa du lịch (mùa cao điểm), sản phẩm sẽ được

bán với số lượng nhiều và thường có giá trị cao. Ngoài mùa du lịch (thấp điểm)

sản phẩm sẽ khó bán được (kể cả về số lượng lẫn giá cao).

Do vậy vào mùa thấp điểm để thu hút khách, cần đa dạng hóa sản phẩm,

hạ giá tăng cường khuyến mại, tăng các dịch vụ bổ sung (không tăng giá)...

Để mua sản phẩm, phải đến nơi bán: Sản phẩm du lịch là các sản phẩm

hàng hóa hay dịch vụ phục vụ cho du khách khi đi du lịch. Do vậy, sản phẩm

được sản xuất tại nơi du khách đến, nên không thể mang đến tại nơi du khách

ở, không thể đặt hàng qua bưu điện, qua mạng. Du khách không thể mua sản

phẩm qua trung gian (người quen, nhà phân phối, đại lý). Ngoại trừ một số sản

phẩm đặc thù (băng hình, quà lưu niệm...).

Tính dễ bị thay đổi: Sản phẩm du lịch là các sản phẩm nhạy cảm và

thường được sử dụng tức thời trong thời gian du khách đi du lịch, nên cần phải

thường xuyên thay đổi đáp ứng các yêu cầu mới của du khách.

Do nhu cầu của du khách là tìm tòi, khám phá những cái mới lạ, do vậy

nếu các sản phẩm vẫn không thay đổi thì du khách sẽ không mua (không tới).

Ví dụ, lần sau du khách tới cũng thấy bán các đồ lưu niệm đó, thì du khách sẽ

không mua hay nơi du khách ở sau thời gian, vẫn vậy du khách sẽ chán mà

không thuê hoặc phong cách phục vụ của nhân viên vẫn như cũ làm cho du

khách không hài lòng và phong cảnh không đổi khác, thì du khách sẽ chỉ đến 1

lần...

1.2. Các ngành kinh doanh trong du lịch

1.2.1. Ngành vận chuyển du lịch

a. Khái niệm và điều kiện kinh doanh.

Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận

chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại

các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.

Điều kiện kinh doanh là phải có phương tiện chuyên vận chuyển khách

du lịch (đạt tiêu chuẩn và được cấp biển hiệu riêng), được bố trí nơi dừng để

đón, trả khách du lịch tại bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm

du lịch, cơ sở lưu trú… Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 5 -

Page 6: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

với khách du lịch hoặc theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, và

phải mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển.

b. Các hình thức kinh doanh vận chuyển:

Kinh doanh vận chuyển có các hình thức khác nhau. Nếu có phương tiện

vận chuyển (ô tô, du thuyền, máy bay…) có thể trực tiếp kinh doanh (vận

chuyển và lữ hành) hoặc cho thuê phương tiện.

Nếu không có phương tiện, thì có thể kinh doanh dưới nhiều hình thức khác

nhau. Đối với trường hợp không có phương tiện vận chuyển, thì phổ biến nhất

là đi thuê phương tiện để kinh doanh vận chuyển (kể cả thuê người điều khiển

phương tiện), làm đại lý bán vé cho các hãng vận chuyển (bán vé máy bay, tàu

hỏa, ô tô, tàu biển), làm các dịch vụ hỗ trợ cho các hãng vận chuyển du khách

(cung cấp đồ ăn uống, xăng dầu, bến bãi, bốc xếp)

1.2.2. Ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú

a. Khái niệm và phân loại.

Kinh doanh lưu trú là việc cung cấp các dịch vụ về buồng, giường và

các dịch vụ khác nhằm phục vụ cho việc nghỉ qua đêm cho du khách. Trong đó

khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.

Điều kiện để kinh doanh là phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú

du lịch (cho khách thuê phòng nghỉ qua đêm), có đủ điều kiện về nhân lực, tiện

nghi, vệ sinh… an toàn về an ninh, phòng cháy, chữa cháy và tuân thủ các quy

định của Pháp luật về tạm trú, kinh doanh.

Các cơ sở kinh doanh lưu trú bao gồm khách sạn, các resort, biệt thự du

lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho

thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác.

b. Xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch.

Ở nước ta, các khách sạn và khu resort được xếp hạng theo 6 hạng, gồm

hạng tiêu chuẩn, sau đó đến hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4, sao và 5 sao. Tuy

nhiên, hiện nay trên thế giới cũng có một số khách sạn (hay khu resort) tự đặt

mức độ 6 sao.

Biệt thự du lịch và căn hộ du lịch có 2 hạng: hạng đạt tiêu chuẩn kinh

doanh và hạng đạt tiêu chuẩn cao cấp.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 6 -

Page 7: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho thuê có 1 hạng duy

nhất là hạng đạt chuẩn kinh doanh lưu trú.

Các qui định về xếp hạng: Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở TW

(Tổng cục Du lịch – thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thẩm định và xếp

hạng từ 3 sao đến 5 sao cho các khách sạn, các khu resort và xếp hạng đạt tiêu

chuẩn cao cấp cho các khu biệt thự du lịch và căn hộ du lịch.

Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở các tỉnh (phòng Quản lý du lịch

– thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thẩm định và xếp hạng từ hạng tiêu

chuẩn đến hạng 2 sao cho các khách sạn, các khu resort.

Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở các tỉnh còn thẩm định

và xếp hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh cho các biệt thự du lịch và căn hộ du

lịch, bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho thuê và các cơ sở kinh

doanh lưu trú khác…

Thủ tục đăng ký xếp hạng. Trong thời gian 3 tháng kể từ khi bắt đầu

hoạt động kinh doanh, chủ cơ sở lưu trú phải gửi hồ sơ đăng ký xếp hạng đến

các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch để tổ chức thẩm định và xếp hạng.

Sau 3 năm được xếp hạng, cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định để công nhận

lại hạng phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất và dịch vụ hoặc được nâng hạng

theo tiêu chí qui định.

1.2.3. Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống

a. Khái niệm và đặc điểm.

Kinh doanh ăn uống phục vụ du khách là hệ thống các cơ sở cung cấp

các loại đồ ăn, thức uống phục vụ cho du khách trong một chuyến đi du lịch.

Các cơ sở kinh doanh này có thể phân bố bên trong cơ sở lưu trú hay bên ngoài

cơ sở lưu trú.

Đặc điểm kinh doanh ăn uống là việc chế biến các đồ ăn và thức uống

theo yêu cầu của du khách, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

và phải phục vụ chu đáo và tận tình.

b. Các loại hình kinh doanh ăn uống.

Kinh doanh ăn uống gồm các loại hình: kinh doanh nhà hàng, bar,

cafeteria, đồ ăn đóng gói, máy bán hàng tự động,…

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 7 -

Page 8: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Nhà hàng (restaurant) là cơ sở kinh doanh ăn uống phổ biến nhất. Trong

đó phục vụ nhiều món ăn và uống, có hệ thống bàn và nhân viên phục vụ. Nhà

hàng có nhiều loại và được phân biệt theo văn hóa ẩm thực vùng miền (nhà

hàng Á, nhà hàng Âu…), theo văn hóa ẩm thực tôn giáo, nhà hàng bán đồ ăn

nhanh (fastfood), nhà hàng đặc sản và nhà hàng cao cấp.

Quầy bar có bar rượu và bar giải khải khát. Ba rượu chuyên phục vụ nhu

cầu của khách về các loại đồ uống có cồn dưới dạng nguyên chất (nội và ngoại)

hay pha chế (cocktail). Các bar rượu thường phục vụ cả ngày và ban đêm

(night bar) và thường có thêm các dịch vụ khác như ca nhạc, khiêu vũ, bida,

song bài…

Bar giải khát thường phục vụ nhu cầu của khách về các đồ uống không

cồn (chủ yếu từ trái cây) và phục vụ ban ngày là chủ yếu.

Cafeteria chủ yếu phục vụ du khách các món ăn nhẹ, như bánh mỳ kẹp

thịt (hamburger), bánh pizza, bánh ngọt… và các loại đồ uống nhẹ (bia, nước

ngọt, cà phê, trà). Cafeteria thường là các quầy nhỏ phân bố dọc theo các tuyến

du lịch, trong các điểm du lịch hay bên ngoài các điểm du lịch và ở đây khách

phải tự phục vụ (self service).

Kinh doanh chế biến đồ ăn sẵn và đóng gói: Đây là các cơ sở kinh doanh

ăn uống chuyên về lĩnh vực sản xuất đồ ăn đóng gói sẵn (đồ ăn nóng hay nguội

đóng hộp), cung cấp tại nhà hay cơ sở lưu trú, cho các chuyến hành trình (trên

máy bay, ô tô, tàu hỏa, du thuyền, picnic).

Kinh doanh máy bán hàng tự động (vending machines): Các máy bán

hàng tự động thường được đặt dọc theo tuyến điểm du lịch, trước cửa hay trong

sảnh của các cơ sở lưu trú, tại các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí… Trong

đó để sẵn các loại đồ ăn nhẹ đóng gói, đồ uống (trong hộp hay chảy theo vòi)

và nhiều sản phẩm khác (thuốc lá, kẹo…). Khi mua, người ta sử dụng các đồng

xu hay các vật dụng qui ước khác bỏ vào máy và ấn vào chỗ ký hiệu các sản

phẩm cần mua.

1.2.5. Ngành kinh doanh lữ hành

a. Định nghĩa và phân loại kinh doanh lữ hành:

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 8 -

Page 9: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần

hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Các sản phẩm của kinh

doanh lữ hành, gồm thông tin và tư vấn, chương trình tham quan, chương trình

vui chơi, giải trí, chương trình nghỉ ngơi, mua sắm…

Phân loại kinh doanh dựa trên một số căn cứ :

Căn cứ vào không gian hoạt động: Gồm có kinh doanh lữ hành nội

địa và kinh doanh lữ hành quốc tế.

Căn cứ vào tính chất tổ chức: Gồm có kinh doanh lữ hành trực tiếp và

làm đại lý cho các hãng lữ hành.

Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư: Gồm có công ty lữ hành Nhà nước,

công ty lữ hành tư nhân và công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Kinh doanh lữ hành nội địa:

Kinh doanh xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương

trình du lịch cho du khách nội địa.

Điều kiện để kinh doanh lữ hành nội địa là người điều hành phải có ít

nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, mua bảo hiểm du

lịch cho khách du lịch, sử dụng các hướng dẫn viên có thẻ hướng dẫn viên,

không được kinh doanh lữ hành quốc tế.

+ Kinh doanh lữ hành quốc tế:

Kinh doanh lữ hành quốc tế là xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực

hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế. Trong đó bao gồm

việc đón khách quốc tế vào Việt Nam, đưa người Việt Nam đi du lịch nước

ngoài, hỗ trợ khách du lịch làm các thủ tục qua lại biên giới: thủ tục xuất nhập

cảnh, thủ tục hải quan, quá cảnh,…

Điều kiện để kinh doanh lữ hành quốc tế là người điều hành phải có ít

nhất 4 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, mua bảo hiểm du

lịch cho khách du lịch, có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dân

viên quốc tế, đóng tiền ký quỹ theo quy định.

+ Kinh doanh lữ hành trực tiếp:

Kinh doanh lữ hành trực tiếp xây dựng, quảng cáo, trực tiếp bán và tổ

chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa hay quốc tế.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 9 -

Page 10: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Điều kiện hoạt động kinh doanh, gồm tổ chức xây dựng các tour du lịch

(tour du lịch trong nước và tour du lịch quốc tế), trực tiếp bán một phần hay

toàn bộ các sản phẩm du lịch cho khách. Đồng thời, có thể liên kết với các

công ty du lịch khác, như liên kết với các công ty vận chuyển (nội địa hoặc

quốc tế), các công ty lữ hành khác, các cơ sở lưu trú, các điểm, khu du lịch…

+ Đại lý lữ hành (Travel Sub- Agency Business):

Kinh doanh đại lý lữ hành là việc một tổ chức hay cá nhân đứng ra nhận

bán chương trình du lịch của các công ty lữ hành để hưởng hoa hồng.

Điều kiện để làm đại lý lữ hành là không được tổ chức thực hiện chương

trình du lịch, có giấy phép kinh doanh và có hợp đồng với các công ty lữ hành.

Đại lý lữ hành có đại lý lữ hành độc quyền, đại lý lữ hành không độc

quyền, đại lý lữ hành trong nước, đại lý lữ hành quốc tế và đại lý lữ hành tổng

hợp.

+ Phân theo nguồn vốn:

Công ty lữ hành Nhà nước (quốc doanh) có nguồn vốn hoàn toàn của

Nhà nước hoặc Nhà nước có vốn chiếm từ 51% trở lên. Bao gồm các loại công

ty: kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa (theo quy định),

và của TW lẫn của địa phương.

Công ty lữ hành tư nhân (trong nước) là các công ty có vốn do các cá

nhân trong nước đóng góp (một cá nhân hay một tổ chức, hay nhiều cá nhân

góp vốn). Bao gồm kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa

(theo quy định).

Công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Đây là những công

ty có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn (theo Luật ĐTNN). Gồm công ty 100%

vốn ĐTNN hay các công ty liên doanh với các công ty của Việt Nam và chủ

yếu kinh doanh lữ hành quốc tế.

1.2.5. Kinh doanh dịch vụ bổ sung

a. Khái niệm

Kinh doanh các loại hình dịch vụ bổ sung là cung cấp các dịch vụ khác

(ngoài dịch vụ ăn ở) nhằm làm thỏa mãn các nhu cầu của du khách về nâng cao

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 10 -

Page 11: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

sức khỏe, sự hiểu biết, mua sắm, giải trí, đi lại tham quan,… trong một chuyến

đi du lịch.

Các dịch vụ bổ sung thường được phân bố trong các cơ sở lưu trú, tại

các khu và điểm du lịch, tại các điểm dừng chân của du khách hay ở bên ngoài

các cơ sở kinh doanh du lịch.

b. Các loại hình kinh doanh dịch vụ bổ sung.

Kinh doanh các dịch vụ nhằm phục hồi và nâng cao sức khỏe cho du

khách. Bao gồm dịch vụ chữa bệnh (bằng phương pháp hiện đại hay cổ truyền

hoặc kết hợp cả hai), dịch vụ Spa and Sauna, dịch vụ sửa sang sắc đẹp và nâng

cao thẩm mỹ, các phòng tập thể dục đa năng, các sân chơi thể thao,…

Kinh doanh các loại hình vui chơi giải trí cho du khách. Bao gồm kinh

doanh các phòng ca nhạc, karaoke, hát cho nhau nghe… các show biểu diễn

nghệ thuật, các sòng bạc hợp pháp, các điểm café có nhạc, internet… các trò

chơi có thưởng, bàn bida, bowling… và các trò chơi có cảm giác mạnh hay có

tính chất khám phá (tàu lượn, nhảy dù, lặn biển, trượt nước…).

Kinh doanh các dịch vụ phục vụ cho việc mua sắm của du khách. Bao

gồm các dịch vụ đổi tiền, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, các shop bán hàng

(hay siêu thị nhỏ), các tour cho du khách mua sắm ở siêu thị, tổ chức các hội

trợ, triển lãm bán hàng, tổ chức các tour cho khách đến làng nghề hay các cơ sở

sản xuất, các dịch vụ bán hàng qua điện thoại và các dịch vụ khác (đóng gói,

chuyên chở, thủ tục gửi hàng…).

Kinh doanh các dịch vụ phục vụ cho việc nâng cao sự hiểu biết của du

khách. Trong chuyến đi, du khách cần thêm có sự hiểu biết về thiên nhiên, lịch

sử, văn hóa, phong tục, tập quán và đời sống hàng ngày của dân cư bản địa. Do

vậy, cần có các hình thức tổ chức cho du khách đi tham quan thực tế (hoặc qua

phim ảnh, slide…), tham quan lễ hội (hoặc tổ chức biểu diễn trích đoạn), giới

thiệu qua mô hình hay mẫu vật…

Kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác, như cho thuê phương tiện đi lại

(xe đạp, xe đạp đôi, xe máy, ô tô, đặt và mua vé vận chuyển…), các dịch vụ về

giấy tờ (tạm trú, gia hạn hộ chiếu, visa…), các dịch vụ hội nghị, hội thảo, hội

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 11 -

Page 12: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

chợ, triển lãm (cho thuê phòng và không gian, các phương tiện và dịch vụ hỗ

trợ), dịch vụ phiên dịch (cho cả đoàn hay cho cá nhân…).

1.3. Tác động của du lịch

1.3.1. Ý nghĩa kinh tế

Hoạt động du lịch có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào làm tăng giá

trị GDP, và ngân sách của một quốc gia hay địa phương. Đồng thời góp phần

vào việc giải quyết việc làm, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn thông qua các lao

động trực tiếp, gián tiếp, việc làm mang tính thời vụ, nâng cao mức sống của

dân cư bản địa.

Khách du lịch quốc tế mang theo tiền kiếm được từ quốc gia cư trú đến

tiêu ở nước du lịch, làm tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia, tăng nguồn thu cho

nhà nước.

Sự phát triển du lịch còn tạo điều kiện tăng cường thu hút vốn đầu tư

(trong và ngoài nước), tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đa dạng hóa sản

phẩm, mở rộng thị trường (qua việc quảng bá sản phẩm ra thị trường trong và

ngoài nước thông qua khách du lịch). Huy động nguồn vốn nhàn rỗi, khuyến

khích nhu cầu nội địa

Đồng thời, hoạt động du lịch góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch

cơ cấu kinh tế của một vùng lãnh thổ, ngành, thành phần kinh tế, góp phần cân

bằng cán cân thanh toán quốc tế…

Các tiêu chí quan trọng xác định vai trò của du lịch đối với nền kinh tế:

Tỷ trọng doanh thu của ngành du lịch so với tổng GDP hay tổng

ngân sách.

Tỷ trọng lao động trong ngành du lịch so với tổng số lao động xã hội

nói chung (trực tiếp và gián tiếp, thường xuyên và thời vụ).

Tăng giảm tỷ trọng thị phần các sản phẩm được bán ra thông qua con

đường du lịch.

Tăng giảm cơ cấu kinh tế.

Tỷ trọng đóng góp vào xuất khẩu (xuất khẩu tại chỗ).

1.3.2. Ý nghĩa về văn hóa – xã hội – môi trường

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 12 -

Page 13: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Đối với xã hội, do sự tương tác giữa du khách và dân cư địa phương

hoạt động du lịch có những tác động tích cực như nâng cao sức khỏe và sự hiểu

biết của dân chúng, tăng thêm sự đoàn kết, thân ái, giáo dục tinh thần yêu nước,

giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa…

Đối với môi trường, hoạt động du lịch có những tác động tích cực đến

môi trường tự nhiên, như góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên thông qua việc

đóng góp tài chính vào duy trì hiện trạng chất lượng môi trường, nâng cao chất

lượng môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

Đối với an ninh chính trị, hoạt động du lịch có tác động tích cực như

góp phần giữa gìn hòa bình (trên thế giới và trong khu vực), tăng cường sự hiểu

biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các cộng đồng dân cư, giữa các tôn giáo, tín

ngưỡng và giữa các nhóm có các quan điểm chính trị khác nhau…

1.3.3. Những hạn chế của phát triển du lịch

Bên cạnh những tác động tích cực trên thì du lịch cũng đem lại những

tác động tiêu cực như tạo ra các xung đột xã hội (do sự khác biệt về văn hóa,

tôn giáo, ý thức hệ chính trị giữa du khách và dân cư bản địa), các giá trị văn

hóa bản địa bị thương mại hóa, ảnh hưởng của văn hóa lai căng,…

Hoạt động du lịch cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường tự

nhiên, như khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên không hợp lý sẽ dẫn đến làm

suy thoái chất lượng môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá vỡ cân bằng

sinh thái…

Mặt khác, hoạt động du lịch cũng có những tác động tiêu cực đến vấn đề

an ninh chính trị, như thông qua con đường du lịch, các thế lực thù địch bên

ngoài có thể tuyên truyền chính sách phản động, đưa người thâm nhập vào đất

nước để phá hoại an ninh quốc phòng, chống phá chế độ, gây mất đoàn kết giữa

các dân tộc.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 13 -

Page 14: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

CHƯƠNG 2: NHU CẦU DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH

2.1. Khái niệm nhu cầu du lịch

Nhu cầu du lịch là tập hợp những ước muốn, nhu cầu, sở thích, thỏa

mãn... của con người muốn được tìm hiểu, được biết, được khám phá về những

điều mới lạ khác với nơi mình thường xuyên sống. Chính những nhu cầu này,

mà người ta sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền nhất định để đi du lịch.

Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con

người,nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh

lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận

thức, giao tiếp). Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng

sản xuất trong xã hội và trình độ sản xuất xã hội. Trình độ sản xuất xã

hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du

lịch của con người càng cao hơn.

2.2. Những nhân tố tác động đến nhu cầu du lịch

2.2.1. Thời gian rỗi

Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện được

những chuyến du lịch, song nó còn phụ thuộc vào việc con người sử dụng quỹ

thời gian nhàn rỗi đó.

Hiện tượng đi du lịch tăng lên khi thời gian nhàn rỗi của mọi người

trong xã hội tăng lên, khi khoa học kỹ thuật phát triển, đời sống kinh tế của con

người cao hơn thì con người có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn.

Chính sách lao động của nhiều nước có sự thay đổi, làm việc 5 ngày

trong một tuần, một năm có 12 ngày phép… chính là các điều kiện làm tăng

thời gian rỗi và phát triển du lịch.

2.2.2. Kinh tế - thu nhập

Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt đến trình

độ nhất định, mức thu nhập thực tế cao thì con người mới có thể nghĩ đến việc

nghỉ ngơi du lịch.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 14 -

Page 15: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, từ đó khả

năng thanh toán cho các nhu cầu du lịch cũng tăng lên. Có những nước giàu có

về tài nguyên du lịch nhưng nền kinh tế không phát triển thì không thể phát

triển du lịch cũng như gửi khách ra nước ngoài.

Thu nhập của người dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để

họ có thể tham gia đi du lịch, ngoài thời gian rỗi thì yếu tố kinh tế cũng rất

quan trọng. Người ta đã xác lập được rằng, mỗi khi thu nhập của người dân

tăng lên thì tiêu dùng du lịch cũng tăng lên và cơ cấu tiêu dùng trong du lịch

cũng có sự thay đổi. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát

triển của kinh tế, thu nhập quốc dân của đất nước.

2.2.3. Nhân khẩu học

Yếu tố dân cư có tác động đến sự phát triển du lịch thể hiện qua qui mô

và kết cấu dân số. Trong trường hợp mức độ phát triển kinh tế và mức độ thu

nhập như nhau, thì vùng nào có qui mô dân số đông với mật độ dân số cao, thì

nhu cầu và động cơ du lịch sẽ cao và điều này thúc đẩy sự phát triển du lịch.

Kết cấu dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch qua kết cấu theo

tuổi, giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,…

Kết cấu dân số theo tuổi thể hiện qua các nhóm tuổi, và trong từng nhóm

tuổi với các đặc trưng riêng về tâm sinh lý và khả năng tài chính sẽ ảnh hưởng

đến sự phát triển du lịch ở các mức độ khác nhau. Nhóm trẻ em (dưới 5 tuổi)

thường ít đi du lịch (nếu có đi thì phải đi cùng với bố mẹ). Nhóm 5 đến 18 tuổi

bắt đầu thích đi du lịch, song khả năng tài chính hạn hẹp. Nhóm 18 đến 34 tuổi

tích cực đi du lịch, do nhu cầu và khả năng tài chính có. Nhóm 35 – 54 tuổi đi

du lịch ít hơn với thời gian ngắn hơn (do đa số có công việc và vị trí làm việc

bân rộn). Nhóm trên 55 – 64 tuổi đi du lịch nhiều do có điều kiện tài chính và

dư thời gian rỗi. Nhóm trên 65 hoạt động du lịch giảm (do điều kiện tài chính

giảm, sức khỏe giảm).

Kết cấu dân số theo giới cũng có những tác động riêng đến sự phát triển

du lịch. Nam giới thường hay đi và thích đi xa ưa thích các loại hình du lịch thể

thao, mạo hiểm… và thường chi tiêu nhiều. Nữ giới thường đi ít hơn so với

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 15 -

Page 16: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

nam giới (do một phần sức khỏe hạn chế và bận việc chăm sóc con cái) và họ

thường thích các loại hình du lịch du lịch mua sắm, du lịch lễ hội (tôn giáo, tín

ngưỡng,…), trong gia đình người vợ quyết định đi hay không. Các nhóm đồng

tính (nam hay nữ) thích đi nhiều với các hoạt động kín đáo và loại hình du lịch

ưa thích của họ là du lịch chữa bệnh, du lịch giải trí, lễ hội,…

Tình trạng hôn nhân và gia đình có ảnh hưởng đến phát triển du lịch thể

hiện qua qui mô số lượng thành viên trong gia đình. Nhóm gia đình chưa có

con thường hay đi du lịch, thích đi xa và khi đi thì thường chi nhiều. Nhóm gia

đình có ít con đi ít hơn và thường đi cả gia đình. Còn nhóm gia đình có nhiều

con đi ít và nếu có đi thì đi gần, và chi tiêu tiết kiệm. Còn đối với đối tượng

độc thân chưa kết hôn thường đi nhiều và chi tiêu nhiều, trong khi đó những hộ

gia đình đã li dị hay goá phụ Đi ít và chi tiêu ít,…

Những người lao động làm việc trong các ngành nghề nặng nhọc và lao

động chân tay thường có xu hướng đi du lịch gần, thích các loại hình du lịch

vui chơi và nghỉ dưỡng. Còn những người lao động trí óc thường thích đến

những nơi du lịch có điều kiện yên tĩnh, phong cảnh thiên nhiên đẹp và thích

các loại hình du lịch thư giãn.

Trình độ học vấn và du lịch có ảnh hưởng sâu sắc đến sự đi du lịch.

Những người có trình độ học vấn cao thường đi du lịch nhiều và các loại hình

du lịch ưa thích là du lịch khám phá, nghiên cứu, học hỏi, du lịch sinh thái,…

Những người có trình độ học vấn thấp ưa các hoạt động vui chơi, mua sắm,…

Các dân tộc khác nhau có những phong tục khác nhau và những nhu cầu khác

nhau về sản phẩm du lịch. Trong đó, đặc biệt là những nhu cầu về tham quan,

ăn, ở và các dịch vụ vui chơi, giải trí, mua sắm,…

2.2.4. Nhân tố xã hội

Nền sản xuất xã hội phát triển tạo điều kiện ra đời của nhiều nhân tố xã

hội khác nhau như nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mức sống, mức thu nhập, thời

gian rỗi…

Mạng lưới giao thông vận tải cũng là một trong những tiền đề quan

trọng để phát triển du lịch, với mạng lưới giao thông hoàn thiện thì du lịch phát

triển với tốc độ nhanh, giảm thời gian đi lại và tăng thời gian nghỉ ngơi.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 16 -

Page 17: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch là nhu cầu nghỉ ngơi của xã hội về phục hồi

sức khỏe và khả năng lao động, nhu cầu này quyết định cấu trúc của ngành và

được phản ánh qua các hình thức tổ chức lãnh thổ của nó.

Cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa và tự động hóa quá trình

sản xuất liên quan chặt chẽ với nhau, chúng là những nhân tố trực tiếp làm nảy

sinh nhu cầu du lịch và hoạt động du lịch.

Đô thị hóa cũng là nhân tố đẩy mạnh nhu cầu du lịch, nó đẩy mạnh lối

sống thành thị đồng thời hình thành các thành phố lớn và các cụm thành phố,

cải thiện điều kiện sống của nhân dân về cả phương diện vật chất và tinh thần,

thay đổi tâm lý và hành vi của con người.

Nền chính trị ổn định, hòa bình là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch,

tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

2.2.5. Sự kích thích, hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức

Bộ máy quản lý xã hội có vai trò quyết định đến hoạt động của cộng

đồng đó, một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức

sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ

cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được.

2.3. Các loại hình du lịch

2.3.1. Căn cứ phạm vi lãnh thổ chuyến đi

Du lịch quốc tế (International Tourism) là hình thức du lịch mà du khách

đi ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia mà mình thường xuyên sinh sống. Nơi du

khách ra đi gọi là thị trường gửi khách (outbound) và nơi du khách đến gọi là

thị trường nhận khách (inbound).

Khi đi ra nước ngoài du lịch, du khách có thể sử dụng nhiều phương tiện

khác nhau và để chi tiêu dùng du khách sử dụng ngoại tệ. Đi ra nước ngoài du

lịch, du khách sẽ cần hộ chiếu (passport), thị thực nhập cảnh (visa- đối với

những nước chưa ký hiệp định bãi bỏ visa). Khi qua cửa khẩu, du khách cần

làm các thủ tục khai báo hải quan, kiểm tra ngoại tệ, kiểm tra y tế,…

Du lịch nội địa (Domestic Tourism) là hình thức du lịch mà người trong

nước đi du lịch với các mục đích khác nhau trong phạm vi quốc gia mà mình

sinh sống. Khi đi du lịch trong nước không gặp những vấn đề liên quan đến hộ

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 17 -

Page 18: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

chiếu, thị thực, hải quan... Việc chi tiêu của du khách làm tăng nguồn thu ngân

sách trong nước. Do vậy, việc tổ chức dễ dàng hơn. Hoạt động du lịch trong

nước ít chịu những tác động từ bên ngoài (chiến tranh, khủng bố...), được tổ

chức thường xuyên hơn và ổn định.

Giữa du lịch quốc tế và du lịch nội địa có những mối quan hệ chặt chẽ

với nhau. Du lịch nội địa là động lực phát triển du lịch quốc tế, như tạo điều

kiện khai thác các tài nguyên du lịch và các khu du lịch, phát triển cơ sở hạ

tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đào tạo đội ngũ lao động cho

ngành du lịch.

Hiện nay, do xu hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực ngày càng gia

tăng, nên những cản trở cho việc đi lại bị xoá bỏ dẫn đến du lịch nội địa và du

lịch quốc tế hoà vào nhau. Nguồn thu từ hai loại hình du lịch trên kết hợp lại

tạo nên nguồn thu cho du lịch quốc gia (national tourism).

2.3.2. Căn cứ theo mục đích chuyến đi

Có các loại hình du lịch: du lịch nghỉ ngơi nghỉ dưỡng, du lịch tham

quan, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm viếng, du lịch giải trí, du lịch mua sắm,

du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch hoài niệm, du lịch tuần trăng mật,…

Du lịch nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng (Holiday Tourism) là hình thức du lịch

mà du khách muốn nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc. Du khách có thể đi

nghỉ mát vùng núi, biển, hải đảo... hoặc ra ngoại ô hay ra công viên cắm trại...

hoặc về quê nghỉ ngơi kết hợp với thăm thân...

Để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng dưỡng du khách thường tìm đến những nơi

yên tĩnh, không làm những công việc nặng nhọc, đi lại ít... nhằm thư giãn phục

hồi sức khỏe.

Du lịch tham quan hay du ngoạn (Travel Tourism) là loại hình du lịch

mà du khách đi du ngoạn không có mục đích cụ thể. Du khách đơn giản đi

thăm thú và ghé qua các điểm danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa,

các lễ hội, các sự kiện... Loại hình này thường kết hợp với việc nghỉ ngơi, mua

sắm...

Du lịch chữa bệnh hay du lịch y tế (Medicine Tourism) là hình thức du

lịch mà du khách do nhu cầu điều trị các bệnh về thể xác và tinh thần, hoặc đến

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 18 -

Page 19: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

những nơi có dịch vụ y tế tốt hơn. Du khách có thể đi chữa bệnh bằng việc thay

đổi vùng khí hậu, thời tiết hay đi tắm nước nóng, tắm bùn, tắm biển… đi chữa

bệnh bằng phương pháp cổ truyền (châm cứu, bấm huyệt...), hoặc đi ra nước

ngoài chữa bệnh, mà trong nước không thể. Có một số trường hợp khác là về

nhà bố mẹ để sinh con, trị bệnh...

Trong trường hợp này, du khách có thể kết hợp với việc tham quan, giải

trí, thăm thân, mua sắm...

Du lịch thăm viếng (Visit Tourism) là loại hình du lịch nảy sinh do nhu

cầu giao tiếp xã hội nhằm mục đích thăm hỏi người thân, bạn bè, người quen ở

những nơi xa (trong nước hoặc nước ngoài). Du khách có thể về quê thăm bố

mẹ, người thân hay từ nước ngoài về thăm quê hương, bản quán, người thân...

nhân một sự kiện nào đó, như đám cưới, đám ma, đám giỗ (bố mẹ, giỗ tổ, giỗ

thành hoàng, giỗ tổ làng nghề) hoặc gặp mặt bạn bè cùng học, đồng niên, đồng

ngũ, đồng hương...)

Trong trường hợp này, du khách cũng có thể kết hợp với việc tham

quan, nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm...

Du lịch giải trí (Entertain Tourism) là loại hình du lịch nảy sinh do nhu

cầu về giải trí nhằm mục đích thư giãn và tạo cảm giác sảng khoái để phục hồi

sức khỏe và tinh thần. Du khách có thể ghé thăm các show ca nhạc, xiếc, trò

chơi, biểu diễn nghệ thuật... chơi bài (casino), hát karaoke, hát cho nhau,...hoặc

ghé thăm các tổ hợp về vui chơi, giải trí như Disneyland. Hoặc đơn giản như

ghé quán bar, cà phê hay cắm trại và tổ chức các trò chơi,... Trong trường hợp

này, du khách có thể kết hợp với việc tham quan, nghỉ ngơi, mua sắm...

Tuy nhiên cũng có các loại hình giải trí lành mạnh và giải trí không lành

mạnh.

Du lịch mua sắm (Shoping Tourism). Đây là loại hình du lịch nảy sinh

do nhu cầu về mua sắm các sản phẩm ở nơi khác với giá rẻ, hoặc là đồ hiếm mà

nơi mình ở không có, hoặc đơn giản chỉ là sản phẩm mang tính quà cáp hay lưu

niệm (souvernir).

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 19 -

Page 20: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Du khách có thể mua sắm ở điểm du lịch (chủ yếu là đồ lưu niệm), ở

chợ hoặc siêu thị (Super Market), hay shops, ở các cuộc triển lãm hay hội chợ

hoặc đơn giản là từ những người bán hàng rong,...

Thông thường du lịch mua sắm nảy sinh trong quá trình đi du lịch với

các mục đích khác. Do vậy, để cuốn hút du khách, thường các nhà du lịch

thường tổ chức các tour du lịch mua sắm với việc quảng cáo rầm rộ vào những

dịp quan trọng như Tết, Noen, Quốc Khánh... hay hội chợ (hay biểu diễn thời

trang Xuân, Hè, Thu, Đông,...).

Du lịch công vụ (Bussines Tourism). Đây là loại hình du lịch với mục

đích kết hợp thăm quan với các công việc chính nào đó (dự lễ, hội nghị, hội

thảo, triển lãm, hội chợ, thăm do thị trường, đầu tư...). Loại hình này còn có tên

gọi là du lịch MICE (Meetings, Incentives, Conventions, Exhibitions).

Loại hình này có thể là một cá nhân đi thăm dò thị trường, xúc tiến đầu

tư, quảng bá và giới thiệu sản phẩm... hay có thể là một đoàn công tác với các

mục đích trên, hoặc đơn thuần chỉ là một người hoặc một nhóm chuyên gia

sang làm việc hay giúp đỡ làm một công việc gì đó và có thể chỉ là một đoàn

đại biểu sang dự các cuộc họp, hội nghị, lễ quốc khánh, phong vương,...hoặc

một đoàn nghệ thuật đi biểu diễn giới thiệu văn hóa ở nước ngoài.

Loại hình này thường kết hợp với việc tham quan, nghỉ ngơi, mua sắm...

Du lịch tôn giáo (Religious Tourism). Đây là loại hình du lịch nảy sinh

nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo đạo hay một

tín ngưỡng, hoặc tâm linh nào đó. Loại hình du lịch này có thể chia làm 2 hình

thức. Thứ 1 là du khách đi nhà thờ, chùa, đền, đình,... vào các ngày lễ với mục

đích tín ngưỡng. Thứ 2 là du khách tham gia vào các cuộc hành hương về vùng

đất thánh, như người thiên chúa giáo đi đến các vùng đất thánh Vatican,

Jerusalem, người Hồi giáo đi viếng Thánh địa Mecca (Ả rập Saudi), người theo

Cao đài giáo đi hành hương về Tòa thánh Cao đài ở Tây Ninh... Loại hình này

thường kết hợp với việc tham quan, nghỉ ngơi, mua sắm,..

Du lịch hoài niệm hay tưởng niệm (Memory Tourism). Đây là loại hình

du lịch nảy sinh nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách đến thăm những nơi mà

trong cuộc đời họ có những kỷ niệm sâu sắc.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 20 -

Page 21: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Loại hình này có thể tổ chức cho các cựu chiến binh đến thăm chiến

trường xưa, hay địa danh một trận đánh, bị thương, đồng đội hy sinh,... Hoặc tổ

chức cho du khách về thăm nơi chôn nhau cắt rốn (nơi người ta sinh ra), hay

viếng thăm ngôi trường mà họ đã từng học (về thăm trường cũ), hay nơi lần

đầu tiên gặp nhau, nơi tổ chức đám cưới, ly dị,... Loại hình này thường kết hợp

với việc tham quan, nghỉ ngơi, mua sắm,..

Du lịch tuần trăng mật (Honeymoon Tourism). Đây là loại hình du lịch

chủ yếu dành cho các cặp vợ chồng mới cưới. Loại hình này có thể tổ chức các

chuyến đi ngắn ngày hay dài ngày, trong nước (gần hoặc xa hoặc đơn giản về

quê, hay ghé qua bè bạn hoặc người thân,...) hay đi ra nước ngoài (tour ngắn

hoặc dài)

Loại hình này thường kết hợp với việc nghỉ ngơi, thăm quan, thăm

viếng, giải trí, mua sắm...

2.3.3. Căn cứ vào hình thức tổ chức

Có các loại hình du lịch: du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân, du lịch gia

đình, du lịch trọn gói, du lịch không trọn gói, du lịch thương mại, du lịch phi

thương mại, du lịch đại chúng và du lịch sang trọng.

Du lịch theo đoàn (Organization Tour). Đây là một chuyến đi du lịch do

một tổ chức hay một công ty lữ hành tổ chức.

Đoàn du lịch đi thường đông (từ vài chục người trở lên) và có lịch trình

cụ thể, như: mục đích, địa điểm, thời gian, phương tiện, nơi ăn ở, nơi dừng

chân tham quan, mua sắm,…

Du lịch cá nhân (Individual Tour). Đây là chuyến đi du lịch do một

người tự đi hay một nhóm (thường dưới 5 người) tự tổ chức đi. Trong chuyến

đi, thông thường họ hay sử dụng các phương tiện cá nhân (ô tô nhỏ, xe máy, xe

đạp, …) hay đơn giản đi bằng phương tiện công cộng và tự thuê nơi ăn ở, mua

vé vào các điểm tham quan… Du lịch gia đình (Family Tour). Đây là hình thức

du lịch mà hạt nhân là các thành viên trong một gia đình (ông, bà, bố mẹ, con

cái và bà con họ hàng...).

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 21 -

Page 22: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Trong chuyến đi các thành viên thường có chung mục đích như về quê

thăm bà con, tham gia đám cưới, đám giỗ hoặc cùng đi nghỉ mát, giải trí, mua

sắm,…

Họ có thể tự tổ chức lấy chuyến đi như tự thuê bao riêng một phương

tiện chuyên chở hoặc mua vé đi các phương tiện công cộng, ở chung một chỗ

ở…

Du lịch trọn gói (Inclusive/Parkage Tour). Đây là hình thức đi du lịch,

mà người đi du lịch do có nhiều yếu tố chủ quan như thời gian chuẩn bị ít,

không rõ nơi đến, nơi ăn ở, tham quan , phương tiện di chuyển không có… Do

đó thường mua giá trọn gói một tour du lịch do các công ty lữ hành chào bán

(vé vận chuyển đi về, chi phí thuê phòng, ăn uống, vé tham quan các điểm du

lịch, xem các show nghệ thuật…).

Du lịch không trọn gói (Non-inclusive Tour). Đây là hình thức đi du lịch

mà du khách, do muốn tiết kiệm chi phí hoặc để chủ động trong việc đi lại,

tham quan… và không muốn phụ thuộc vào các công ty du lịch, du khách có

thể mua từng phần của tour du lịch như dịch vụ thủ tục hành chính hoặc thuê xe

của công ty du lịch, hoặc chỉ đặt chỗ ở của công ty du lịch, hay chỉ thuê hướng

dẫn viên…

Du lịch thương mại (Commercial Tourism). Đây là các chuyến đi du lịch

mà các nhà tổ chức thực hiện nhằm mục đích chính là thu được lợi nhuận từ

việc bán các dịch vụ cho du khách (vận chuyển, ăn ở,… đến việc thù lao cho

hướng dẫn viên). Đây là mục đích chính và phổ biến của các công ty du lịch.

Du lịch phi thương mại hay du lịch xã hội ( Non-commercial/social

Tourrsm). Đây là các chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp hay tổ chức xã hội

đứng ra tổ chức miễn phí cho công nhân hoặc thành viên của mình.

Nó có thể là một đoàn đi du lịch mà toàn bộ chi phí do tổ chức đứng lên

trả hoặc đơn giản hàng năm người ta cấp cho từng cá nhân một tấm séc du lịch

(Travel check) với một giá trị nhất định. Với tấm séc này, du khách có thể tự đi

và thanh toán các khoản chi phí.

Du lịch đại chúng (Mass Tourism). Đây cũng hay được gọi là loại hình

du lịch bình dân (cheap tour).

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 22 -

Page 23: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Đây là các chuyến đi được tổ chức dành cho đại bộ phận người dân có

mức thu nhập thấp hoặc tự đi dưới dạng du lịch balô (backpacking tour). Do đó

người tổ chức tour thường thiết kế tour với giá cả hợp lý để mọi người có thể

dùng được các phương tiện chuyên chở, đặt chỗ ăn, ở với giá cả vừa phải,…

Du lịch sang trọng (Luxury Tourism). Đây là các chuyến du lịch đặc biệt

dành cho các nhóm du khách có thu nhập cao.

Trong chuyến đi với loại hình du lịch này, du khách sẽ được đi lại bằng các

phương tiện sang trọng, ăn ở tại những khách sạn nhà hàng cao cấp, tham gia

vào các trò vui chơi giải trí hay nghỉ ngơi đắt tiền hoặc mua sắm tại các cửa

hàng, siêu thị nổi tiếng,… Nói chung, đối với loại hình du lịch này, du khách

thường không quan tâm đến giá cả, mà chủ yếu quan tâm đến chất lượng dịch

vụ.

2.3.4. Căn cứ vào phương thức hợp đồng

Du lịch trọn gói (Inclusive/Parkage Tour). Đây là hình thức đi du lịch,

mà người đi du lịch do có nhiều yếu tố chủ quan như thời gian chuẩn bị ít,

không rõ nơi đến, nơi ăn ở, tham quan , phương tiện di chuyển không có,… Do

đó thường mua giá trọn gói một tour du lịch do các công ty lữ hành chào bán

(vé vận chuyển đi về, chi phí thuê phòng, ăn uống, vé tham quan các điểm du

lịch, xem các show nghệ thuật…).

Du lịch không trọn gói (Non-inclusive Tour). Đây là hình thức đi du lịch

mà du khách, do muốn tiết kiệm chi phí hoặc để chủ động trong việc đi lại,

tham quan,… và không muốn phụ thuộc vào các công ty du lịch, du khách có

thể mua từng phần của tour du lịch như dịch vụ thủ tục hành chính hoặc thuê xe

của công ty du lịch, hoặc chỉ đặt chỗ ở của công ty du lịch, hay chỉ thuê hướng

dẫn viên…

2.3.5. Căn cứ vào phương tiện vận chuyển

Có các loại hình du lịch: du lịch bằng máy bay, du lịch bằng tàu biển, du

lịch bằng thuyền, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch bằng ô tô, du lịch bằng xe máy,

du lịch bằng xe đạp, du lịch đi bộ và du lịch bằng cáp treo.

Du lịch bằng máy bay(Travel by Plane). Đây là loại hình du lịch chủ yếu

phục vụ cho du khách di chuyển từ vùng này sang vùng khác với thời gian

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 23 -

Page 24: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

ngắn và nhanh bằng các loại máy bay khác nhau như máy bay chở khách, trực

thăng,...

Du khách sẽ dùng phương tiện hàng không để đi xa, trong khi thời gian

rỗi không nhiều. Sử dụng trực thăng đi đến các điểm du lịch mà nếu sử dụng

các phương tiện khác gặp khó khăn. Hiện nay, trên 50% du khách đến Việt

Nam bằng máy bay.

Du lịch bằng tàu biển (Travel by Cruise). Đây là loại hình phục vụ du

khách đi du lịch bằng tàu biển từ vùng này sang vùng khác, từ quốc gia này

sang quốc gia khác hoặc xuyên châu lục hay vòng quanh thế giới,... hay sử

dụng tàu biển cho các chuyến dạo trên biển thăm đảo, quần đảo,...

Những tàu biển dùng cho chuyên chở du khách có đầy đủ các dịch vụ

như phòng ngủ, nhà hàng, bar, sân thể thảo, hồ bơi, casino, rạp chiếu phim,...

Loại hình du lịch này chủ yếu dành cho du khách có nhiều thời gian và

có điều kiện về tài chính.

Du lịch bằng thuyền (Travel by Boat). Đây là hình thức du lịch phục vụ

du khách du ngoạn trên sông có kết hợp với tổ chức ca nhạc (nhạc cổ truyền,

đương đại,...), ẩm thực (tiệc, uống cà phê,...), lễ hội (sinh nhật, cưới hỏi, gặp

mặt,...) hay đi tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh,

làng nghề,... dọc theo tuyến sông,...hoặc dạo chơi trên sông kết hợp với nghỉ

ngơi, câu cá,...

Du lịch bằng tàu hỏa (Travel by Train). Với việc phát minh ra đầu máy

hơi nước và sử dụng vào việc chuyên chở hành khách thì đây là phương tiện

chuyên chở khá hiện đại, chở được nhiều khách.

Ngày này, do phát triển về khoa học công nghệ nên có những chuyến tàu

có thể chạy với vận tốc 500 km/h (tàu chạy trên đệm từ),...Các trang thiết bị

trên tàu ngày càng tiện nghi hơn, như phòng ngủ hiện đại có máy lạnh, tivi,

video, kênh nhạc, nhà hàng, bar, phòng tắm,...

Du lịch bằng tàu hỏa được nhiều du khách ưa chuộng, do thuận tiện cho

việc đi lại giữa các vùng và giữa các nước, du khách có thể ngắm cảnh dọc ven

đường. Tuy nhiên không cơ động, song có thể khắc phục bằng cách nối tuyến

bằng các phương tiện vận chuyển khác.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 24 -

Page 25: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Du lịch bằng ô tô (Travel by Car/Bus). Đây là loại hình du lịch được

nhiều du khách sử dụng để đi lại các điểm du lịch trong phạm vi một nước. Do

thông dụng và cơ động, có giá cả phù hợp và có thể đi theo các nhóm nhỏ,…

Hiện nay việc sử dụng xe cá nhân để đi du lịch tương đối phổ biến, như

hình thức du lịch caravan. Do số lượng xe cá nhân tăng, đi lại giữa các nước dễ

dàng,…Trên nhiều loại ô tô sang trọng có cả phòng ngủ, phòng vệ sinh, phòng

tắm, hoặc đem theo cả thuyền nhỏ,...

Du lịch bằng mô tô, xe máy (Travel by Motorcycles). Đây là phương

tiện khá cơ động, nhanh, rẻ và thuận tiện cho việc di chuyển từ điểm du lịch

này đến điểm du lịch khác. Tuy nhiên, do khả năng chuyên chở có hạn nên

thường dành cho một nhóm du khách (đa số là thanh niên).

Hiện nay, bằng phương tiện này du khách có thể mang theo các vật dụng

cần thiết cho chuyến đi xa (như lều bạt, túi ngủ,..). Song, chủ yếu là thanh niên

chọn đi du lịch bằng phương tiện này.

Du lịch bằng xe đạp, xích lô (Travel by Bicycle/Pedicab). Đây là loại

hình du lịch dành cho các du khách ưu thích vận động. Xe đạp là phương tiện

đi lại được ưu chuộng cho du khách với nhiều loại lứa tuổi khác nhau, có thể sử

dụng đi lại ở các vùng du lịch mà đường sá chưa phát triển và tăng cường sức

khỏe…

Do không gây ô nhiễm môi trường nên đây là phương tiện hữu ích dành

cho việc di chuyển ở các vùng du lịch sinh thái.

Ngoài xe đạp du khách còn ưa chuộng sử dụng xích lô và xe lôi, xe Tuk

Tuk…

Du lịch đi bộ (Treking Tour). Đây là loại hình du lịch dành cho các

nhóm du khách thích vận động và thường tổ chức cho du khách đi tham quan

các điểm du lịch mà nếu sử dụng các phương tiện khác không thuận tiện.

Du khách có thể đi bộ tham quan các điểm du lịch trong thành phố, làng

quê, đi bộ xuyên rừng... Đây là hình thức cũng thường được tổ chức cho du

khách đi lại ở các vùng du lịch sinh thái.

Du lịch bằng cáp treo (Travel by Cabin Car). Đây là phương tiện xuất

hiện mới và được xây dựng ở các vùng địa hình phức tạp (vùng núi cao). Loại

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 25 -

Page 26: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

hình du lịch này chủ yếu dành cho việc di chuyển của du khách trên một đoạn

đường ngắn (do giá thành xây dựng đắt).

Sử dụng phương tiện này, du khách có thể vừa di chuyển vừa ngắm cảnh

từ trên cao. Du khách có thể ngồi trên cabin cáp treo uống cà phê, tâm sự, đàm

đạo…

2.3.6. Các loại hình du lịch khác

Ngoài ra chúng ta còn có các căn cứ khác để phân loại loại hình du lịch :

Căn cứ vào độ tuổi có các loại hình du lịch như: du lịch thiếu niên, du lịch

thanh niên, du lịch trung niên và du lịch người cao tuổi.

Căn cứ vào loại hình lưu trú có : du lịch trong khách sạn, du lịch trong motel,

du lịch nhà trọ, du lịch cắm trại.

Căn cứ vào thời gian chuyến đi có du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.

Căn cứ vào giới có các loại hình du lịch như: du lịch nữ giới, du lịch nam giới

và du lịch đồng tính.

Căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp: du lịch học sinh, du lịch sinh viên, du lịch

công nhân viên chức, du lịch doanh nhân, du lịch VIP.

Căn cứ vào khoảng cách đi lại có các loại hình: du lịch đi xa, du lịch đi gần...

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 26 -

Page 27: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

CHƯƠNG 3: NGUỒN CUNG TRONG DU LỊCH

3.1. Tài nguyên du lịch

Theo điều 4 Luật du lịch Việt Nam tài nguyên du lịch là cảnh quan

thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng

tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp

ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du

lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,

khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục

vụ mục đích du lịch.

3.1.1.1. Khí hậu

Là thành phần tự nhiên sớm được khai thác như một dạng tài nguyên du

lịch quan trọng. Tài nguyên khí hậu được xác định trước hết là tổng hợp của

các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời,...

Điều kiện khí hậu là cơ sở cho sự phát triển các loại hình và sản phẩm

du lịch đặc trưng sau: du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch thể

thao, vui chơi giải trí, du lịch dã ngoại, tham quan, du ngoạn trên sông,... Tuy

nhiên, khí hậu lại có tác động tiêu cực đến sự hình thành tính thời vụ trong du

lịch.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình khác nhau sẽ tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch khác

nhau. Địa hình miền núi với phong cảnh thiên nhiên đặc trưng như hệ thống

hang động, khí hậu mát mẻ trong lành, thác nước, các khu rừng nguyên sinh…

và các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống của các dân tộc ít người sinh

sống ở đây, sẽ tạo điều kiện hình thành và phát triển loại hình du lịch miền núi

(mountain tourism).

Địa hình đồi thấp và đồng bằng với đặc trưng sông nước, vườn cây ăn

trái, đồng ruộng, kiến trúc, lễ hội… là điều kiện phát triển loại hình du lịch

nông thôn (rural tourism). Còn địa hình vùng duyên hải với các bãi biển, vũng,

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 27 -

Page 28: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

vịnh, đầm phá, các cửa sông, các đảo, quần đảo... là cơ sở phát triển loại hình

du lịch biển (seabeach tourism).

3.1.1.3. Tài nguyên nước

Đối với hoạt động du lịch, hệ thống thủy văn cũng được xem như một

dạng tài nguyên quan trọng. Hệ thống thủy văn bao gồm sông ngòi, kênh rạch,

nước ngầm (suối nước nóng và suối nước khoáng), các hồ (hồ tự nhiên, hồ

nhân tạo, hồ nước ngọt, hồ nước mặn,…).

Điều kiện thủy văn là cơ sở cho sự phát triển các loại hình và sản phẩm

du lịch đặc trưng , như du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch thể

thao và vui chơi giải trí nước, du lịch du ngoạn trên sông, hồ…

3.1.1.4. Hệ động thực vật

Tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên

đẹp và sống động hơn. Trong đó đáng chú ý là hệ thống các khu rừng nguyên

sinh, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng ngập mặn…

Điều kiện phân bố tài nguyên sinh vật là cơ sở cho sự phát triển các loại

hình và sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghỉ

dưỡng, nghỉ mát, du lịch vui chơi giải trí…

3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn

hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công

trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể

khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

3.1.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa bao gồm các di tích lịch sử gắn với quá trình phát

triển đất nước, các di tích lịch sử gắn với các cuộc kháng chiến, các công trình

kiến trúc cổ, các công trình kiến trúc gắn với các loại hình tôn giáo… Trong đó

có những di tích có giá trị khác nhau và được xếp hạng theo các mức độ: những

di tích có giá trị cấp địa phương, những di tích có giá trị cấp quốc gia, những di

tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới và kỳ quan thế giới.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 28 -

Page 29: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Các di tích lịch sử văn hóa là cơ sở cho sự phát triển các loại hình và sản

phẩm du lịch đặc trưng sau: du lịch văn hóa, du lịch hành hương, du lịch tôn

giáo, du lịch nghiên cứu học hỏi…

3.1.2.2. Lễ hội

Các lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của

nhân dân sau những ngày lao động vất vả, thể hiện sinh hoạt tín ngưỡng và

những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí của người dân. Do vậy các lễ hội

truyền thống có tính chất hấp dẫn cao đối với du khách.

Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính: phần lễ và phần hội. Trong đó

phần lễ (phần nghi lễ) là các lễ nghi trang trọng nhằm mục đích kỷ niệm, tưởng

niệm, cầu, khấn… Còn phần hội được tổ chức sau phần nghi lễ với các tiết mục

biểu diễn văn nghệ, trò chơi, thi đấu…

Các lễ hội là cơ sở cho sự phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch

đặc trưng sau: du lịch văn hóa, du lịch tôn giáo, du lịch hành hương, du lịch

nghiên cứu, du lịch vui chơi, giải trí…

3.1.2.3. Làng nghề thủ công truyền thống

Nghề thủ công với những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo

léo của nhân dân lao động, mà còn thể hiện những tư duy triết học, những tâm

tư tình cảm của con người.

Các sản phẩm làng nghề không chỉ mang tính vật dụng, mà còn mang

những sắc thái riêng của nền văn hóa. Do vậy sức thu hút du khách của làng

nghề thể hiện qua vẻ đẹp đa dạng và sự tiện dụng của sản phẩm, sự hấp dẫn

riêng của sản phẩm (mang tính phi vật thể) và những nét văn hóa đặc sắc của

làng nghề,…Ngoài ra, hàng năm các làng nghề còn tổ chức giỗ tổ nghề với lễ

hội đặc sắc và sức hấp dẫn cao đối với du khách.

Các làng nghề và sản phẩm làng nghề là cơ sở phát triển các loại hình và

sản phẩm du lịch đặc thù: du lịch tham quan, du lịch nghiên cứu, du lịch mua

sắm, du lịch công vụ (khảo sát và thăm dò thị trường), du lịch hành hương (lễ

hội, giỗ tổ…).

3.1.2.4. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 29 -

Page 30: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục

tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình. Những đặc

thù dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học như các tập tục lạ về cư trú,

về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc, các nét truyền

thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…

3.1.2.5. Các hoạt động văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác

Bao gồm tài nguyên du lịch gắn với các đối tượng kinh tế, văn hóa, thể

thao và các hoạt động có tính sự kiện. Trong đó có những đối tượng kinh tế

như các nhà máy, các cơ sở sản xuất công nghiệp... cũng có sức hút du khách.

Ngoài ra, còn có các đối tượng văn hóa như trung tâm nghiên cứu khoa học,

các trường đại học, thư viện, viện bảo tàng, trụ sở các cơ quan chính quyền...

cũng trở thành các điểm du lịch. Các hoạt động mang tính sự kiện như các giải

thể thao lớn, các cuộc triển lãm, các hội chợ, hội thảo, liên hoan phim, ca

nhạc... cũng là đối tượng thu hút khách.

Các loại hình và sản phẩm du lịch đặc trưng có thể phát triển dựa trên

các tài nguyên nhân văn này gồm: du lịch tham quan, du lịch nghiên cứu và học

hỏi, du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ (MICE), du lịch giải trí…

3.2. Điều kiện đón tiếp và phục vụ khách du lịch

3.2.1. Các phương tiện vật chất

Việc trang bị tiện nghi, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du

lịch và cơ sở hạ tầng… góp phần quyết định nhịp độ phát triển du lịch và chất

lượng dịch vụ.

3.2.2. Lực lượng lao động trong du lịch

Đó là sự chuẩn bị và chăm lo đến việc đảm bảo việc đi lại và phục vụ

trong thời gian lưu trú cho khách, giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa và vật

chất, lãnh đạo việc tổ chức và kinh doanh của các xí nghiệp du lịch, tuyên

truyền, quảng bá du lịch trong và ngoài nước.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 30 -

Page 31: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

CHƯƠNG 4: TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH

4.1. Những khái niệm cơ bản

4.1.1. Tính thời vụ du lịch

Hoạt động du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính nhịp điệu rõ nét,

thể hiện qua những biến động có tính lặp đi lặp lại hàng năm của cung cầu

trong du lịch và xảy ra dưới tác động của nhiều yếu tố. Hiện tượng đó, người

ta gọi là tính thời vụ (season) trong du lịch.

4.1.2. Các mùa trong du lịch

Do nhu cầu du lịch không giống nhau giữa các tháng trong năm tạo ra

các thời kỳ có lượng cầu khác nhau, tính thời vụ trong du lịch chia ra làm 4 giai

đoạn: đầu mùa, chính mùa , cuối mùa và ngoài mùa.

Trước mùa du lịch chính (đầu mùa): xảy ra trước mùa du lịch chính, là khoảng

thời gian có cường độ thấp hơn mùa du lịch chính.

Mùa du lịch chính: là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch lớn

nhất.

Sau mùa du lịch (cuối mùa): xảy ra sau mùa du lịch chính, là khoảng thời gian

có cường độ thấp hơn mùa du lịch chính

Trái mùa du lịch (mùa chết, ngoài mùa): là khoảng thời gian có cường độ thu

hút khách du lịch thấp nhất.

Biểu đồ về biến động du lịch mang tính thời vụ

4.2. Đặc điểm tính thời vụ du lịch

Xảy ra ở tất cả các nước và ở các vùng miền, là do điều kiện khí hậu có

sự thay đổi theo mùa: xuân, hạ, thu, đông hoặc mùa mưa, mùa khô hay mùa

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 31 -

Page 32: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

mát và mùa nóng. Mùa xuân thường phát triển mạnh các loại hình du lịch dã

ngoại, du lịch văn hóa lễ hội,… về mùa hè phổ biến các loại hình du lịch biển,

du lịch nghỉ mát miền núi… Về mùa thu là các loại hình du lịch cưới hỏi, tuần

trăng mật… Còn về mùa đông phổ biến là các loại hình du lịch trượt tuyết, nghỉ

đông

Tại một vùng du lịch có thể có nhiều loại thời vụ du lịch, phụ thuộc vào

các loại hình du lịch được phát triển. Bởi tính thời vụ của cả vùng phụ thuộc

vào tính thời vụ của từng loại hình du lịch khác nhau. Du lịch biển có mùa cao

điểm xảy ra vào mùa hè và mùa thấp điểm xảy ra vào mùa đông. Du lịch sông

nước có mùa chính vụ xảy ra vào thời gian giữa mùa mưa và mùa khô. Trong

du lịch lễ hội thì chính vụ xảy vào thời điểm sau thu hoạch mùa màng. Trong

du lịch miền núi thì chính vụ xảy ra vào mùa khô. Còn trong du lịch trượt tuyết

thì chính vụ xảy ra vào mùa đông.

Ở các vùng tập trung nhiều điểm du lịch và đa dạng các sản phẩm du

lịch thì tính thời vụ du lịch ít biến động và ngược lại. Bởi các loại hình du lịch

có các điểm chính vụ rơi vào các khoảng thời gian khác nhau và có một số loại

hình du lịch không bị tính thời vụ chi phối. Do vậy, tại các điểm du lịch này,

nếu tính chung cả năm thì tính thời vụ ít biến động.

Độ dài thời gian và cường độ thời vụ không giống nhau trong các loại

hình du lịch. Độ dài thời gian và cường độ thời vụ không giống nhau ở các loại

hình du lịch khác nhau, do điều kiện hình thành các loại hình du lịch khác

nhau, sự phụ thuộc vào mùa vụ của các loại hình du lịch khác nhau và nhu cầu

về các loại hình du lịch của du khách khác nhau. Ví dụ ở Việt Nam, thì du lịch

biển, du lịch lễ hội, du lịch mùa cưới,… có thời gian ngắn, song cường độ lại

cao (tập trung vào thời gian chính vụ). Trong khi đó, du lịch tham quan cảnh

quan tự nhiên, các di tích lịch sử văn hóa,…có thời gian dài và cường độ thấp

(trải đều cả một thời gian).

4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ

Có nhiều nhân tố hoặc tổ hợp nhân tố có tác động đến tính thời vụ trong

du lịch. Tuy nhiên, trong đó có các nhân tố quan trọng nhất là điều kiện khí hậu

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 32 -

Page 33: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

của điểm du lịch, thời gian rỗi của du khách, phong tục tập quán và lễ hội

truyền thống và điều kiện phát triển kinh tế.

4.3.1. Khí hậu

Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung và cầu trong

du lịch. Tính chất khí hậu ảnh hưởng đến khả năng cung của du lịch thể hiện

qua thay đổi điều kiện về điều kiện nhiệt độ, thay đổi về điều kiện độ ẩm và

hướng gió, thay đổi về mùa (xuân, hạ, thu, đông hay mùa mưa, mùa khô,…).

Tính chất khí hậu ảnh hưởng đến khả năng cầu của du lịch thể hiện qua

thời tiết tại nơi ở nóng bức sẽ xuất hiện nhu cầu đi nghỉ mát và ngược lại thời

tiết tại nơi ở lạnh sẽ có nhu cầu đến các vùng ấm.

4.3.2. Kinh tế

Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến cung cầu trong du lịch. Trong khi

đó kinh tế phát triển theo tính chu kỳ, với các chu kỳ: phát triển, cực thịnh và

suy thoái. Do đó cũng ảnh hưởng tới sự hình thành tính thời vụ trong du lịch.

Trong thời kỳ kinh tế đang phát triển tương ứng với đầu mùa du lịch, do kinh tế

đang phát triển sẽ dẫn đến mức sống đang tăng và người dân bắt đầu gia tăng đi

du lịch. Trong thời kỳ kinh tế cực thịnh thì mức sống cao và người ta đi du lịch

nhiều, tương ứng với mùa du lịch cao điểm. Còn trong thời kỳ kinh tế suy

thoái, thì mức sống dân cư giảm và số lượng người đi du lịch giảm và tương

ứng với thời kỳ thấp điểm trong hoạt động du lịch.

4.3.4. Thời gian nhàn rỗi

Thời gian rỗi là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đến việc đi du

lịch của du khách, do người ta chỉ đi du lịch khi có thời gian rỗi. Thời gian rỗi

có thể là thời gian nghỉ phép của đội ngũ công nhân và viên chức, thời gian

nông nhàn của nông nhân, thời gian nghỉ của trường học học sinh và sinh viên,

thời gian nghỉ cuối tuần, Lễ, Tết,... của mọi người, thời gian nghỉ hưu của

những người hết tuổi lao động,…

Do thời gian rỗi có tính nhịp điệu (lặp đi lặp lại) trong năm, do vậy cũng

tạo nên tính thời vụ trong du lịch. Vào mùa nghỉ du khách ở các điểm du lịch sẽ

tăng (mùa cao điểm), còn vào những thời gian khác số lượng du khách sẽ giảm

xuống (cuối mùa và mùa thấp điểm).

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 33 -

Page 34: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

4.3.5. Sự quần chúng hóa trong du lịch

Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đông

khách có khả năng thanh toán trung bình (ít kinh nghiệm) thường đi nghỉ biển

vào mùa hè mùa du lịch chính vì các lý do: chi phí du lịch được giảm giá cho

số đông, lựa chọn những tháng thuộc mùa chính để xác suất gặp bất lợi trong

mùa chính là nhỏ nhất, sự ảnh hưởng của mốt và bắt chước lẫn nhau của du

khách.

Sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ vốn có, để khắc

phục ảnh hưởng này người ta dùng chính sách giảm giá vào trước và sau mùa

cao điểm, quảng cáo để thu hút khách ngoài mùa chính.

4.3.6. Phong tục

Phong tục tập quán của các vùng, miền, các dân tộc và các tôn giáo có

các lễ hội truyền thống mang tính chất mùa vụ, do vậy ảnh hưởng đến phát

triển du lịch. Người châu Âu và Bắc Mỹ với các lễ hội lớn như Tết Dương

Lịch, lễ hội Tình yêu, lễ hội Halowen,… Người châu Á có Tết Âm Lịch, Thanh

Minh, rằm Trung thu,…Những người theo đạo thiên chúa giáo có những ngày

lễ lớn là mùa giáng sinh. Những người theo Hồi giáo là tháng ăn chay

(Ramandan). Những người theo đạo Phật là những ngày lễ Phật đản, tháng Vu

Lan, …

Đặc biệt ở Việt Nam lễ hội xảy ra theo mùa, như tháng giêng âm lịch là

các loại lễ hội tôn giáo, sau mùa gặt hái với các lễ hội cúng cơm mới, cúng thần

nước… còn về mùa thu với mùa cưới xin và tuần trăng mật…

4.3.7. Tài nguyên du lịch

Điều kiện về tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng sẽ góp phần tăng

lượt khách tham quan du lịch. Độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào sự đa

dạng của các loại hình du lịch có thể phát triển ở đó.

4.3.8. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch

Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch có ảnh hưởng đến độ dài thời vụ du

lịch thông qua cung.

Cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật và cách tổ chức hoạt động trong các cơ sở

du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 34 -

Page 35: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Chính sách giá trước và sau mùa du lịch chính, các hình thức khuyến

mãi để kéo dài mùa du lịch cũng như các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo

của các cơ quan du lịch cũng góp phần khắc phục những nhân tố ảnh hưởng

đến thời vụ du lịch.

4.4. Hạn chế tính thời vụ trong du lịch

4.4.1. Tác động của thời vụ du lịch

Vào mùa thấp điểm, ở các cơ sở lưu trú và các điểm du lịch, các điểm

vui chơi giải trí,… không sử dụng hết công suất hệ thống cơ sở vật chất và

không sử dụng hiệu quả lao động và dẫn đến công việc và thu nhập của người

lao động không ổn định. Trong khi đó, vào mùa cao điểm thì gây tắc nghẽn hệ

thống giao thông vận tải và làm cho giá cả hàng hóa leo thang, gia tăng sự ô

nhiễm môi trường gia tăng,…

Ngoài ra, tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch còn tác động

đến các ngành kinh tế khác (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch

vụ công,…).

4.4.2. Phương hướng hạn chế tính thời vụ

Phương hướng san bằng cầu : bổ sung thêm các điểm thu hút hấp dẫn

khác của những nơi đến trong và ngoài mùa du lịch chính

Phương hướng thu hút cầu : sử dụng các đòn bẩy kinh tế như chính sách

giá chênh lệch giá, khuyến mãi... nhằm thu hút ngoài mùa du lịch.

Hai phương hướng này có thể được biểu hiện bằng những nội dung sau :

- Xác định khả năng kéo dài mùa vụ du lịch của một loại hình du lịch

- Đa dạng hóa các loại hình du lịch

- Xác định các điều kiện cho mùa vụ du lịch thứ hai

- Khắc phục những bất lợi đối với chất lượng phục vụ

4.4.3. Biện pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch và giảm bớt các tác

động tiêu cực của nó đến ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng,

cần có các giải pháp khắc phục tính thời vụ. Trong đó quan trọng là một số giải

pháp sau:

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 35 -

Page 36: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Thứ 1. Giải pháp về sản phẩm. Trong giải pháp này sự đa dạng hóa sản

phẩm, nhất là các sản phẩm ít bị chi phối bởi tính thời vụ là quan trọng. Trong

đó là sản phẩm phục vụ vui chơi, giải trí,…

Thứ 2. Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở vật chất. Cần đầu tư xây

dựng các bungalow, trang bị thêm các loại lều, trại, túi ngủ,… tại những nơi

tính thời vụ xảy ra thường xuyên. Giải pháp này nhằm giảm các chi phí trong

việc đầu tư xây dựng và tiết kiệm chi phí vào mùa cao điểm.

Thứ 3. Phát triển loại hình du lịch homestay. Phát triển loại hình du lịch

này có điều kiện sử dụng kết hợp giữa các cơ sở sẵn có của dân cư về ăn, ở với

phát triển du lịch và điều này sẽ giảm các tác động của tính thời vụ.

Thứ 4. Giải pháp về Marketing. Cần nghiên cứu thị trường và tăng

cường quảng bá tiếp thị, giảm giá và khuyến mãi vào mùa thấp điểm.

Thứ 5. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở lưu trú với nhau, giữa các cơ

sở lưu trú với các điểm du lịch, các công ty lữ hành,…

Các biện pháp khác, như cung ứng hàng hóa kịp thời và kiểm soát giá cả

vào mùa cao điểm, phát triển các ngành kinh tế khác và giải quyết việc làm cho

dân cư và một phần nhân viên ngành du lịch.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 36 -

Page 37: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

CHƯƠNG 5: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH

SẠN

5.1. Định nghĩa, chức năng của khách sạn

5.1.1. Định nghĩa

Là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du lịch, là công

trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên, bảo đảm

chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du

lịch.

5.1.2. Chức năng

Kinh doanh lưu trú là một trong những chức năng cơ bản và chủ yếu của

khách sạn. Không có dịch vụ lưu trú thì không thể gọi là khách sạn, ngoài ra

trong khách sạn còn có kinh doanh ăn uống thuộc bộ phận nhà hàng. Bên cạnh

đó, khách sạn còn có các dịch vụ bổ sung khác như dịch vụ giặt là, bán hàng

lưu niệm, thể thao, viễn thông, y tế, giải trí…

5.2. Phân loại và xếp hạng khách sạn

5.2.1. Phân loại

5.2.1.1. Theo cơ sở vật chất

Được phân thành 4 loại: khách sạn sang trọng, khách sạn với dịch vụ

đầy đủ, khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ và khách sạn thứ hạng

thấp.

- Khách sạn sang trọng: là khách sạn có thứ hạng cao nhất, tương ứng với

khách sạn năm sao ở Việt Nam. Khách sạn có quy mô lớn, được trang bị thiết

bị tiện nghi đắt tiền, sang trọng, cung cấp mức độ cao nhất các dịch vụ bổ sung.

Khách sạn này có diện tích của các khu vực sử dụng chung rất rộng, bãi đỗ lớn

và bán sản phẩm của mình với mức giá cao nhất trong vùng.

- Khách sạn với dịch vụ đầy đủ: tương ứng với khách sạn 4 sao ở Việt Nam, có

mức giá bán cao thứ hai trong vùng. Thị trường khách của các khách sạn này là

đoạn thị trường có khả năng thanh toán cao và cung cấp một số dịch vụ bổ sung

ngoài trời một cách hạn chế.

- Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ: khách sạn này đòi hỏi quy mô

trung bình và tương ứng với khách sạn 3 sao ở Việt Nam, thị trường khách

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 37 -

Page 38: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

thường là nhóm khách có khả năng thanh toán trung bình, chủ yếu kinh doanh

các dịch vụ bắt buộc như ăn uống, giặt là, cung cấp thông tin và hạn chế các

dịch vụ giải trí ngoài trời.

- Khách sạn có thứ hạng thấp: là khách sạn bình dân, có quy mô nhỏ, thứ hạng

thấp (1-2 sao), có mức giá buồng bán ra ở mức độ thấp trên thị trường (dưới

trung bình)

5.2.1.2. Theo mức giá

Theo tiêu thức này khách sạn được phân thành 5 loại: khách sạn có mức

giá cao nhất, khách sạn có mức giá cao, khách sạn có mức giá trung bình,

khách sạn có mức giá bình dân, khách sạn có mức giá thấp nhất.

Việc phân loại này chỉ được áp dụng riêng cho từng quốc gia vì nó phụ

thuộc vào mức độ phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn ở mỗi nước, các

chuyên gia phải khảo sát giá và công bố mức giá bán buồng trung bình, thước

đo được chia làm 100 phần bằng nhau với đơn vị tính bằng tiền.

- Khách sạn có mức giá cao nhất (Luxury hotel): là những khách sạn có mức

giá bán ra ngoài thị trường nằm từ nấc 85 trở lên.

- Khách sạn có mức giá cao (up- scale hotel): là những khách sạn bán sản phẩm

lưu trú ra thị trường với mức giá khá cao, từ nấc 70- 85.

- Khách sạn có mức giá trung bình (Mid- scale hotel): là những khách sạn bán

sản phẩm lưu trú ra thị trường với mức giá trung bình, từ nấc 40- 70.

- Khách sạn có mức giá bình dân (Economy- hotel): là những khách sạn bán

sản phẩm lưu trú ra thị trường với mức giá dưới trung bình, tương đối thấp, từ

nấc 20- 40 trên thước đo.

- Khách sạn có mức giá thấp nhất (Budget hotel): là những khách sạn bán sản

phẩm lưu trú ra thị trường với mức giá thấp nhất, từ 20 trở xuống trên thước

đo.

5.2.1.3. Theo quy mô quản lý

Được phân thành ba loại: khách sạn có quy mô lớn, quy mô trung bình

và quy mô nhỏ.

Tùy theo hoạt động kinh doanh khách sạn ở từng quốc gia khác nhau mà

quy mô khách sạn ở từng nước được quy định riêng. Tại Mỹ, khách sạn có ít

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 38 -

Page 39: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

nhất 500 buồng được xếp vào loại quy mô lớn, khách sạn quy mô trung bình từ

125 đến cận 500 và khách sạn có quy mô nhỏ là khách sạn có quy mô dưới 125

buồng thiết kế.

Ở Việt Nam, khách sạn có quy mô lớn tương ứng với số lượng buồng

thiết kế từ 200 trở lên, khách sạn có quy mô trung bình từ 50 đến dưới 200

buồng, khách sạn có quy mô nhỏ nằm ở giới hạn dưới của bảng phân loại tiêu

chí này.

5.2.2. Xếp hạng

Cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Điều 62 của Luật này được xếp hạng

theo tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm:

Khách sạn được xếp theo năm hạng là hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3

sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: vị trí,

kiến trúc; Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; Dịch vụ và mức độ phục vụ; Nhân

viên phục vụ; Vệ sinh.

Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về

du lịch ở trung ương ban hành để áp dụng thống nhất trong cả nước.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thẩm định, xếp hạng 3

sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao cho khách sạn. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp

tỉnh thẩm định, xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn

Việc thu, nộp và sử dụng phí xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực

hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Sau ba năm được xếp hạng, cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định để công

nhận lại hạng phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất và dịch vụ của cơ sở lưu trú

du lịch.

5.3. Tổ chức lao động trong khách sạn

5.3.1. Đặc điểm

Lao động trong khách sạn được hình thành một cách tất yếu và là một

bộ phận của lao động xã hội.

Hoạt động lao động trong doanh nghiệp du lịch chủ yếu là lao động tạo

ra dịch vụ, lao động phi vật chất. Lao động tạo ra dịch vụ là những hoạt động

gây tác động trực tiếp đến người có nhu cầu đối với dịch vụ đó.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 39 -

Page 40: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Tính chuyên môn hóa cao dẫn đến khó thay thế lao động.

Khó có khả năng cơ giới hóa, tự động hóa dẫn đến số lượng lao động

nhiều trong cùng một không gian và thời gian.

Thời gian làm việc của người lao động mang tính chất thời điểm, thời

vụ, phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng.

Cường độ lao động không cao nhưng phải chịu đựng tâm lý và môi

trường lao động phức tạp

Lao động trong khách sạn tương đối trẻ, lao động nữ có độ tuổi trung

bình từ 20-30 và nam trung bình từ 30-40. Lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn

so với lao động nam, ngày nay tỉ trọng này thay đổi với sự tăng lên của lao

động nam.

Đội ngũ lao động tương đối thấp, đặc biệt ở dịch vụ buồng, bàn và

những cơ sở hoạt động theo mùa.

5.3.2. Mô hình cơ cấu tổ chức tiêu biểu trong một khách sạn

5.3.2.1. Sơ đồ tổ chức

Tổ chức bộ máy của khách sạn 3 sao:

5.3.2.2. Nhiệm vụ của các chức danh

Bộ phận quản lý chung: là bộ phận có chức năng hành chính cao nhất về

quản lý khách sạn. Dưới sự lãnh đạo của giám đốc để lập ra các kế hoạch công

tác, quy định để đạt được hiệu quả trong chiến lược kinh doanh, thực hiện đôn

đốc kiểm tra chỉ đạo các bộ phận hoàn thành công việc được giao, phối hợp

quan hệ và công việc giữa các bộ phận trong khách sạn, thay mặt khách sạn để

liên hệ với các tổ chức bên ngoài.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 40 -

BP Quản lý chung

BP Kinh doanh lưu trú

BP Kinh doanh

ăn uống

BP Kỹ thuật

BP Marketi

ng

BP Tài chính kế

toán

BP Nhân lực

Page 41: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

Bộ phận quản lý chung bao gồm các chức danh như: giám đốc, phó

giám đốc, trợ lý giám đốc, thư ký… Trong đó, giám đốc là người chịu sự lãnh

đạo của Hội đồng quản trị, vạch ra và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh

của khách sạn, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của

khách sạn.

Bộ phận kinh doanh buồng: thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ

buồng ngủ. Khách đăng ký buồng phải được tiếp nhận chu đáo, bố trí vào đúng

loại buồng mà khách đã yêu cầu. Buồng phải được vệ sinh hàng ngày, thay và

bổ sung những đồ dùng cần thiết. Để thực hiện tốt nhiệm vụ vủa mình, bộ phận

kinh doanh buồng có thể được phân thành các tổ như tổ tiền sảnh, tổ nhận đặt

buồng, tổ giặt là, tổ kỹ thuật…

Bộ phận kinh doanh ăn uống: chức năng kính là kinh doanh đồ ăn thức

uống và phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi tại nhà hàng cho khách.

Bộ phận kỹ thuật: thực hiện chức năng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật,

cung cấp các điều kiện kỹ thuật cần thiết để khách sạn hoạt động bình thường

và đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách. Công việc chính của bộ phận này

như sau: lập kế hoạch quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới các

trang thiết bị dân dụng, dụng cụ gia dụng của toàn bộ khách sạn, để thực hiện

chức năng này thì bộ phận kỹ thuật được chia thành các tổ điện, nước, xây

dựng.

Bộ phận Marketing: là chiếc cầu nối giữa người tiêu dùng với các nguồn

lực bên trong của khách sạn. Bao gồm các chức năng như làm mới sản phẩm

sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, xác định mức giá bán và điều

chỉnh mức giá sao cho phù hợp, tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến.

Bộ phận nhân lực: không trực tiếp phục vụ khách hàng nhưng lại đóng

một vai trò cực kỳ quan trọng để khách sạn kinh doanh có hiệu quả, thực hiện

các công việc như tuyển mộ nhân viên, đào tạo, quản lý phúc lợi…

Bộ phận tài chính- kế toán: vừa thực hiện chức năng tham mưu và chức

năng thực hành, vạch ra và tổ chức thực hiện chiến lược tài chính, thực hiện kế

hoạch tài chính của khách sạn, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu

quả xã hôi của khách sạn. Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận này được phân công

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 41 -

Page 42: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

cho từng nhân viên chuẩn bị bảng lương, kế toán thu, kế toán chi, kiểm soát các

chi phí của toàn bộ hoạt động khách sạn, thu ngân theo dõi chặt chẽ việc thu

tiền và tính tiền vào tài khoản của khách…

5.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn

5.3.3.1. Mối quan hệ giữa tổ buồng và tổ lễ tân

Đây là hai bộ phận rất quan trọng không thể thiếu trong dịch vụ kinh

doanh khách sạn. Khi khách đến với khách sạn, lễ tân có nhiệm vụ là đón tiếp

khách, hỏi và tiếp nhận yêu cầu của khách, lễ tân sẽ tìm hiểu xem khách muốn

ở loại phòng nào, thời gian ở là bao lâu và một số yêu cầu của khách. Sau khi

tiếp nhận yêu cầu của khách thì bộ phận lễ tân báo cho bộ phận buồng để họ có

thể chuẩn bị buồng tốt phục vụ khách. Sau khi hoàn tất bộ phận buồng điện báo

cho lễ tân biết và chuẩn bị khi khách đến thì đưa khách đi xem buồng, tránh

tình trạng để khách đợi. Khi lễ tân hay bảo vệ dân khách lên buồng thì nhân

viên buồng sẽ đón tiếp khách vào buồng, giới thiệu buồng và các trang thiết bị

trong buồng.

Khi khách sử dụng các dịch vụ trong khách sạn thì nhân viên buồng làm

nhiệm vụ viết hóa đơn, thu thập hóa đơn xuống cho bộ phận lễ tân để làm thủ

tục check out cho khách được nhanh chóng và thuận tiện nhất. Nói tóm lại, bộ

phận buồng và bộ phận lễ tân luôn có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với

nhau, không thể tách rời.

5.3.3.2. Mối quan hệ giữa bộ phận buồng với tổ bàn - bar - bếp.

Trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn, nếu khách có nhu cầu phục

vụ tại buồng mà bộ phận bàn- bar- bếp đang đông khách thì có thể nhờ bộ phận

buồng giúp đỡ.

Khi có khách đặt tiệc hay đặt bàn ăn thì bộ phận buồng hay lễ

tân sẽ báo cho bar- bếp để chuẩn bị, đồng thời đây cũng là bộ phận

xuất đồ uống, thức ăn lên cho các phòng, khi bộ phận buồng kiểm tra

thấy khách đã sử dụng hết đồ uống trong tủ lạnh thì xuống bộ phận

bar để nhận và bổ sung vào tủ lạnh cho khách. Tất cả những công việc

trên cần được kết hợp thực hiện một cách hài hoà để phục vụ khách

một cách tốt nhất.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 42 -

Page 43: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

5.3.3.3. Mối quan hệ giữa tổ buồng với tổ bảo dưỡng sữa chữa

Trong quá trình làm vệ sinh phòng thì nhân viên tổ buồng sẽ là người

trực tiếp làm việc, kiểm tra những dụng cụ, các trang thiết bị trong phòng do

vậy khi phát hiện ra các trang thiết bị trong phòng bị hỏng hóc thì phải báo

ngay cho tổ sữa chữa, tránh tình trạng khi khách về lại phòng trang thiết bị vẫn

chưa sửa đổi. Sau khi bộ phận sữa chữa và bảo dưỡng đã sửa xong phải báo lại

cho bộ phận buồng để họ kiểm tra và tiếp tục phục vụ cũng như đón khách.

5.3.3.4. Mối quan hệ giữa tổ buồng và tổ y tế- bảo vệ

Khi bộ phận buồng phát hiện khách đang bị ốm hoặc bị tai nạn thì báo

cho tổ y tế để kịp thời có biện pháp sơ cấp cứu cho khách, nếu khách rơi vào

trạng thái bệnh nặng thị phải báo cho bộ phận lễ tân để đưa khách tới bệnh viện

gần nhất, đảm bảo an toàn tính mạng cho khách.

Ngoài ra, trong thời gian lưu trú tại khách sạn nếu phát hiện thấy khách

có các hành vi vi phạm an ninh chính trị, an ninh quốc gia thì phải báo ngay

cho bộ phận bảo vệ để kịp thời quan sát và xử lý.

5.3.3.5. Mối quan hệ giữa bộ phận buồng với tổ kế toán và các tổ chức

liên quan

Hàng tuần bộ phận buồng phải tổng kết toàn bộ doanh thu của khách sạn

và báo cho tổ kế toán, đồng thời thông báo những vật dụng đã dùng hết trong

thời gian trên như xà phòng, nước lau kính… cũng như thông báo những vật

dụng cần thay như ga gối cũ, chăn, nệm…

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 43 -

Page 44: Tongquan baigiang

Trường TCN Bắc Quảng Nam GV: Bùi Thị Thu Ba

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Tổng quan du lịch. TS Trần Duy Liên. Trường Đại học Đà

Lạt

2. Bài giảng Tổng quan du lịch. Trần Thị Kim Ánh. Trường Cao đẳng

nghề du lịch Đà Nẵng

3. Nguyễn Đình Quang, Trần Thị Thúy Lan. Giáo trình Tổng quan du lịch.

NXB Hà Nội.

4. TS Trần Văn Mạnh. Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn. NXB

Đại học Kinh tế quốc dân, 2008.

Bài giảng: Tổng quan Du lịch- Khách sạn - 44 -