trÀng giang - moon.vn · theo xuân diệu, tràng giang (huy cận) là bài thơ ca hát non...

13
CHƢƠNG TRÌNH LUYN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98 TRÀNG GIANG (HUY CN) Chuyên đề: LUYN THI THPT QG MÔN NGVĂN 2017 VIDEO và LI GII CHI TIT chcó ti website MOON.VN [Truy cp tab: NgVăn Khoá hc: LUYN THI THPT QUC GIA MÔN NGVĂN] I. ĐỌC HIU ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thc hin các yêu cầu bên dƣới: Sóng gn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyn vnước li, sầu trăm ngả; Ci mt cành khô lc my dòng. (Ngvăn 11, Tp hai, NXB Giáo dc, 2007, tr.29) Câu 1. Gii thiu vài nét vHuy Cn đó. Câu 2. Nêu đại ý ca đoạn trích. Câu 3. Chra ý nghĩa biểu đạt và ý nghĩa biểu cm ca nhng tláy trong đoạn trích. Câu 4. Vđẹp cđiển của đoạn thơ toát lên tnhng yếu tnào? Câu 5. Nhn xét vnhịp điệu của câu thơ cuối cùng. Nêu ấn tƣợng ca anh/chvhình nh được gi ttrong câu thơ. Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (khong 10 - 12 câu), nêu cm nhn ca anh/chvni nim, tâm trng ca nhân vt trtình đƣợc thhin trong đoạn trích. ĐỀ 2. Đọc đoạn trích sau và thc hin các yêu cầu bên dƣới: Lơ thơ cồn nhgió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chchiu. Nng xung, tri lên sâu chót vót; Sông dài, tri rng, bến cô liêu. (Ngvăn 11, Tp hai, NXB Giáo dc, 2007, tr.29) Câu 1. Nêu đại ý ca đoạn trích. Câu 2. Hai chđìu hiu trong đoạn trích đƣợc Huy Cn hc tp tcâu thơ nào trong Chinh phngâm (nguyên tác Đặng Trn Côn, diễn Nôm Đoàn Thị Điểm)? Cp tláy lơ thơ, đìu hiu gi lên cm nhn gì trong bức tranh “tràng giang”? Câu 3. Nêu cm nhn vâm thanh đƣợc gi lên trong bức tranh sông nƣớc mênh mang.

Upload: others

Post on 12-Jan-2020

166 views

Category:

Documents


12 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

TRÀNG GIANG

(HUY CẬN)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)

Câu 1. Giới thiệu vài nét về Huy Cận đó.

Câu 2. Nêu đại ý của đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa biểu đạt và ý nghĩa biểu cảm của những từ láy trong đoạn trích.

Câu 4. Vẻ đẹp cổ điển của đoạn thơ toát lên từ những yếu tố nào?

Câu 5. Nhận xét về nhịp điệu của câu thơ cuối cùng. Nêu ấn tƣợng của anh/chị về hình ảnh

được gợi tả trong câu thơ.

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm,

tâm trạng của nhân vật trữ tình đƣợc thể hiện trong đoạn trích.

ĐỀ 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

(Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)

Câu 1. Nêu đại ý của đoạn trích.

Câu 2. Hai chữ đìu hiu trong đoạn trích đƣợc Huy Cận học tập từ câu thơ nào trong Chinh phụ

ngâm (nguyên tác Đặng Trần Côn, diễn Nôm Đoàn Thị Điểm)? Cặp từ láy lơ thơ, đìu hiu gợi lên

cảm nhận gì trong bức tranh “tràng giang”?

Câu 3. Nêu cảm nhận về âm thanh đƣợc gợi lên trong bức tranh sông nƣớc mênh mang.

Page 2: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 4. Chỉ ra hiệu quả của nghệ thuật đối trong hai câu thơ cuối đoạn trích. Cách diễn đạt sâu

chót vót có gì đặc biệt?

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm,

tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

ĐỀ 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

(Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)

Câu 1. Nêu đại ý của đoạn trích.

Câu 2. Đƣa vào lời thơ những thi liệu cổ điển nhƣng cách viết của Huy Cận mới mẻ ở chỗ

nào?

Câu 3. Nhận xét về hình ảnh Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Câu 4. Đoạn trích cho thấy tình cảm, thái độ gì của nhà thơ?

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về bức tranh

sông nƣớc đƣợc thể hiện trong đoạn trích.

ĐỀ 4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều xa.

Lòng quê rờn rợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)

Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc rút ra từ tác phẩm nào? Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm đó.

Câu 2. Chỉ ra các lỗi sai trong đoạn trích. Sửa lại cho đúng với nguyên tác.

Câu 3. Vẻ đẹp cổ điển của lời thơ đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong đoạn trích?

Câu 4. Nêu cảm nhận về từ dợn dợn.

Câu 5. Chỉ ra sự sáng tạo của Huy Cận trong cách diễn đạt: Không khói hoàng hôn cũng nhớ

nhà. Hai câu thơ cuối bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng gì trong thi nhân?

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của

bức tranh thiên nhiên đƣợc thể hiện trong đoạn trích.

Page 3: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1. Cảm nhận của anh/chị về nỗi buồn của nhân vật trữ tình qua khổ thơ đầu tiên trong bài

thơ Tràng giang của Huy Cận.

ĐỀ 2. Nhận xét về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm thể hiện

nỗi sầu của “cái tôi” cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời. Ý kiến

khác khẳng định: Sáng tác của Huy Cận bộc lộ tấm lòng yêu quê hương đất nước kín đáo mà tha

thiết của tác giả.

Từ cảm nhận về tác phẩm Tràng giang (Huy Cận), anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

ĐỀ 3. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tràng giang (Huy Cận), có ý kiến cho rằng:

Thi phẩm sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển. Ý kiến khác lại khẳng định: Sáng tác

mang đậm tinh thần hiện đại của một bài thơ mới.

Từ cảm nhận về tác phẩm, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về các ý kiến trên.

ĐỀ 4. Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó

dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc.

Anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐỀ 5. Phân tích một khổ thơ mà anh/chị ấn tƣợng nhất trong bài thơ Tràng giang của Huy

Cận.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn

Page 4: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

TRÀNG GIANG

(HUY CẬN)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1

Câu 1

Huy Cận (1919 - 2005) là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ

mới với hồn thơ ảo não.

Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tƣởng triết lí.

Câu 2

Đại ý của đoạn trích: vẻ đẹp của bức tranh sông nƣớc mênh mang và nỗi buồn sầu trong lòng

ngƣời.

Câu 3

Các từ láy: điệp điệp, song song mang lại âm hƣởng cổ kính cho đoạn thơ.

- Từ láy điệp điệp: nghĩa biểu đạt – gợi những con sóng nối tiếp nhau, nghĩa biểu cảm – thể

hiện nỗi buồn da diết, triền miên tƣởng nhƣ không dứt từ lòng ngƣời lan tỏa vào sóng nƣớc trƣờng

giang. Nỗi buồn nhƣ toả ra từ lòng ngƣời và thấm vào cảnh vật.

- Từ láy song song: nghĩa biểu đạt – gợi hình ảnh con thuyền rẽ sóng, chia nƣớc thành đôi ngả;

nghĩa biểu cảm – gợi sự sóng đôi nhƣng thực chất nhấn vào nỗi buồn chia li, cách trở.

Câu 4

Hai câu thơ đầu phảng phất phong vị cổ điển:

- Lời thơ Huy Cận có sự gần gũi với thơ xƣa:

- Sóng bao nhiêu gợn dạ sầu bấy nhiêu.

(Ca dao)

- Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ

Bất tận trường giang cổn cổn lai

(Rào rào lá trút rừng cây thẳm,

Cuồn cuộn sông về, sóng nƣớc tuôn)

(Đỗ Phủ, Đăng cao)

Page 5: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98

+ Cả Đỗ Phủ và Huy Cận đều sử dụng rất thành công nghệ thuật đối xứng. Nhƣng nếu Đỗ Phủ

đối xứng trong sự đối chọi (ngàn cây lá rụng / sóng nƣớc cuồn cuộn) thì Huy Cận lại đối xứng

trong sự tƣơng đồng (Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp / Con thuyền xuôi mái nước song

song).

+ Cả hai nhà thơ đều sử dụng từ láy: tiêu tiêu, cổn cổn; điệp điệp, song song.

- Riêng trong câu thơ thứ hai của Huy Cận, phong vị cổ điển còn đƣợc gợi lên từ vẻ đẹp nhẹ

nhàng, tĩnh lặng, trầm mặc của hình ảnh con thuyền xuôi mái. Hình ảnh thơ hiện lên nhƣ một nét

vẽ trong bức tranh thủy mặc hữu tình.

Câu 5

- Câu thơ cuối cùng đƣợc ngắt nhịp 1/3/3. Chữ củi tách riêng làm một nhịp, nhấn mạnh vào

một hình ảnh hết sức quen thuộc của cuộc sống đời thƣờng nhƣng hiếm khi xuất hiện trong văn

chƣơng.

- Hình ảnh cành củi khô trôi nổi giữa dòng trƣờng giang là mang lại màu sắc hiện đại cho lời

thơ, gợi thân phận của những kiếp ngƣời nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời: củi, cành khô gây ấn tƣợng

về sức sống tàn tạ, khô héo; số từ một gợi cái cô đơn, lẻ loi, lạc lõng; lạc mấy dòng gợi cái bơ vơ,

vô định, không điểm đỗ. Câu thơ bảy chữ mà nỗi buồn chất đầy trong từng con chữ.

Câu 6

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Nỗi buồn trong lòng ngƣời tỏa ra và lan thấm vào sông nƣớc mênh mang. Nỗi buồn chất lẫn

nỗi cô lẻ, chia lìa đã chất thành nỗi sầu vũ trụ, giăng mắc khắp không gian (sầu trăm ngả) và gây

ấn tƣợng mạnh bởi sự khô héo, đau thƣơng (hình ảnh cành củi khô trong câu cuối).

+ Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng chính là tâm trạng của Huy Cận nói riêng và của các

nhà thơ mới nói chung trong hoàn cảnh xã hội đƣơng thời.

+ Bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm, cảm thông, chia sẻ với tâm trạng của thi nhân.

ĐỀ 2

Câu 1

Đại ý của đoạn trích: bức tranh tràng giang đƣợc hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới.

Câu 2

- Hai chữ đìu hiu trong đoạn trích đƣợc Huy Cận học tập từ câu thơ trong Chinh phụ ngâm

(nguyên tác Đặng Trần Côn, diễn Nôm Đoàn Thị Điểm):

Non Kì quạnh quẽ trăng treo

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.

Page 6: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

- Hiệu quả nghệ thuật của các từ láy:

+ Từ láy lơ thơ gợi sự thƣa thớt, vắng vẻ của không gian cảnh vật bên dòng trƣờng giang.

+ Từ láy đìu hiu gợi nỗi buồn, hiu hắt, có phần thê lƣơng của cảnh vật. Dƣờng nhƣ nỗi buồn,

nỗi hiu hắt từ trong lòng ngƣời tỏa ra và lan thấm vào cảnh vật.

Câu 3

Tác giả đã gọi về trong bức tranh âm thanh tiếng họp chợ của một làng chài ở phía xa. Có hai

cách hiểu chữ đâu trong câu thơ của Huy Cận:

- Cách hiểu thứ nhất: Đâu có, làm gì có tiếng làng xa. Hiểu theo cách này, cảnh vật hiện lên im

ắng đến tuyệt đối.

- Cách hiểu thứ hai: Đâu đó, từ một cồn cát heo hút nào vọng lại tiếng làng xa. Hiểu theo cách

này, tác giả đã lấy động tả tĩnh, do đó không gian càng im ắng hơn nữa.

Nhƣ vậy, dẫu hiểu theo cách nào, dẫu có tồn tại âm thanh tiếng làng xa hay không thì không

gian cảnh vật bên dòng trƣờng giang cũng hết sức tĩnh lặng, im ắng.

Câu 4

- Hai câu thơ cuối sử dụng tài tình nghệ thuật đối: có đối trong phạm vi câu (nắng xuống / trời

lên, sông dài / trời rộng), đối giữa các câu (nắng xuống trời lên / sông dài trời rộng; sâu chót vót /

bến cô liêu).

Phép đối khiến lời thơ nhịp nhàng, uyển chuyển, đồng thời dựng lên không gian đa diện, nhiều

chiều: chiều cao (nắng xuống trời lên), chiều rộng (sông dài trời rộng), chiều sâu (sâu chót vót).

- Chót vót vốn là từ láy vốn chỉ đƣợc sử dụng để diễn tả độ cao, trong câu thơ của Huy Cận, nó

lại đi với chiều sâu. Cảm giác sâu chót vót là có thật bởi tác giả nhìn dòng sông và thấy bầu trời

dƣới đáy sông sâu. Không gian đƣợc mở rộng đến hai lần: có cả chiều cao (từ mặt nƣớc lên bầu

trời) và cả chiều sâu (bầu trời dƣới đáy sông sâu). Giữa không gian rộng lớn đó, con ngƣời càng

trở nên bé nhỏ, cô đơn hơn khi nào hết.

Câu 5

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Nỗi buồn đƣợc gợi lên từ không gian hiu hắt, tĩnh lặng, vắng cảnh, vắng ngƣời (hai câu đầu);

+ Nỗi cô đơn đƣợc gợi lên từ không gian cao – xa – rộng rợn ngợp.

+ Nỗi buồn, cô đơn, nỗi sầu vũ trụ của Huy Cận chính là tâm trạng quen thuộc của cả một thế

hệ thanh niên thời đại ông.

ĐỀ 3

Câu 1

Page 7: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98

Đại ý của đoạn trích: Bức tranh sông nƣớc mênh mang, vắng lặng.

Câu 2

Dù đƣa vào lời thơ những thi liệu cổ nhƣ bèo, đò, cầu nhƣng cách viết của Huy Cận rất mới

mẻ:

- Trong văn chƣơng truyền thống, hình ảnh cánh bèo trên mặt nƣớc gợi sự trôi nổi vô định,

nhắc nhớ đến thân phận trôi dạt nhỏ bé của kiếp phù sinh (bèo dạt mây trôi). Trong thơ Huy Cận,

không đơn lẻ một cánh bèo trôi mà là cả đám bèo đông đúc nổi nênh trên mặt nƣớc. Nhƣng đông

đúc mà chẳng hề tấp nập bởi đám bèo cứ lặng lẽ hàng nối hàng trôi dạt, không biết về đâu.

- Thơ xƣa mƣợn hình ảnh cầu và đò để nối liền những không gian xa cách, để xóa đi những

khoảng trời li biệt. Huy Cận cũng gọi đò, gọi cầu (gọi sự sống con ngƣời) về thơ mình nhƣng càng

gọi càng vắng bóng (không một chuyến đò ngang, không cầu gợi chút niềm thân mật) nên chỉ thấy

nỗi cô đơn, vắng lặng, li cách, chia lìa mênh mông khắp không gian.

Câu 3

- Hình ảnh Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng gây ấn tƣợng bởi màu sắc của cây cối, ngô lúa bên

bờ sông. Sắc xanh phối với sắc vàng làm nên một màu úa, bờ xanh, bãi vàng tiếp nối nhau hững

hờ, lặng lẽ, chẳng hề có một sự kết nối đầm ấm nào.

- Phép đảo ngữ nhấn mạnh sự buồn lặng, u tĩnh của không gian mênh mông.

Hình ảnh thơ đẹp nhƣng đƣợm nỗi buồn vắng lặng, mênh mang.

Câu 4

Đoạn trích chất chứa nỗi buồn, nỗi sầu, nỗi cô đơn giữa mênh mang vũ trụ thƣờng thấy trong

thơ Huy Cận.

Câu 5

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Bức tranh đẹp bởi sự hiện diện của những hình ảnh quê hƣơng thân thuộc: sông nƣớc mênh

mang, hai bên bờ bãi phù sa tiếp nối ngút ngàn những cánh đồng ngô lúa, trên sông bèo trôi từng

hàng.

+ Bức tranh buồn lặng, mênh mang nỗi cô đơn, sầu tủi bởi thiếu vắng sự hiện diện của con đò,

của cây cầu – thực chất là sự hiện diện của con ngƣời.

+ Bày tỏ sự đồng cảm với nỗi niềm cô đơn, buồn sầu của tác giả - nỗi buồn của cả một thế hệ

thanh niên bấy giờ.

ĐỀ 4

Câu 1

Page 8: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 8 Hotline: 0432 99 98 98

Ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề bài thơ là một từ Hán Việt, mang lại sắc thái cổ kính, trang trọng cho bài thơ.

- Khi viết Tràng giang, Huy Cận lấy cảm hứng từ dòng sông Hồng nhƣng dòng sông ấy khi đi

vào bài thơ lại thể hiện cảm hứng về những dòng sông nói chung; không chỉ là dòng sông dài cụ

thể mà còn là dòng sông nhƣ chảy từ thuở xa xƣa của lịch sử, đã đi qua bao nền văn hóa, đi qua

bao áng cổ thi. Do đó, tràng giang không đơn thuần là dòng sông cụ thể mà trở thành dòng sông

mang ý nghĩa khái quát, trừu tƣợng.

- Điệp âm ang là âm tiết mở, có độ vang, gợi cảm giác dòng sông mênh mang hơn, vĩnh hằng

hơn, âm hƣởng hơn trong tâm trí ngƣời đọc. Nếu viết là trường giang sẽ không thể hiện đƣợc điều

này.

Câu 2

- Lỗi sai trong đoạn trích: sai các từ xa, rờn rợn.

- Chữa lại các lỗi sai: xa sa, rờn rợn dợn dợn.

Câu 3

Vẻ đẹp cổ điển của lời thơ:

- Bút pháp ƣớc lệ: Thơ xƣa khi nói về buổi chiều, gợi nỗi buồn hiu hắt khi chiều về thƣờng

điểm xuyết hình ảnh cánh chim trong hoàng hôn: Chim bay về núi tối rồi (Ca dao); Chim hôm thoi

thót về rừng (Truyện Kiều); Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (Bà Huyện Thanh Quan).

Huy Cận cũng vẽ lên trời chiều đang chuyển một hình ảnh cánh chim nghiêng bé nhỏ.

- Nghệ thuật đối lập tƣơng phản: hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp kì vĩ (những lớp mây nhƣ

đùn lên từ mặt đất, cả bầu trời lớp lớp mây tạo thành những núi mây và ánh mặt trời buổi chiều

chiếu sáng làm cho những đám mây ánh lên nhƣ núi bạc) đối lập với cánh chim nghiêng quá bé

nhỏ.

- Tứ thơ và những hình ảnh trong thơ Huy Cận phảng phất phong vị Đƣờng thi và Truyện

Kiều:

+ Vƣơng Bột đời Đƣờng viết Lạc hà dữ cô lộ tề phi, ráng chiều đã rơi xuống và cùng cánh cò

đơn chiếc nhƣ đang bay.

+ Thôi Hiệu viết:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

(Chiều tối [tự hỏi] đâu là quê hƣơng?

Khói và sóng trên sông khiến cho ngƣời buồn.)

Huy Cận học đƣợc tứ thơ của Thôi Hiệu.

_ Đỗ Phủ viết: Tái thượng phong vân tiếp địa âm (“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”). Huy Cận học

đƣợc chữ đùn trong bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ.

- Nguyễn Du viết:

Bốn phương mây trắng một màu

Page 9: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 9 Hotline: 0432 99 98 98

Trông vời cố quốc biết đâu là nhà

Huy Cận học đƣợc chữ vời trong hai câu thơ trên.

Câu 4

Dợn dợn là từ láy, khác với rờn rợn. Rờn rợn chỉ cảm giác ghê, sợ trong lòng ngƣời; còn dợn

dợn hoàn toàn không mang sắc thái cảm xúc đó.

Dợn dợn không chỉ gợi cảm giác có điều gì đó gợn gợn trong lòng mà còn gợi hình ảnh những

làn sóng nhấp nhô, liên tiếp, mở ra muôn trùng dòng trƣờng giang. Sóng nƣớc và sóng lòng hòa

quyện vào nhau, mênh mang trên dòng trƣờng giang.

Câu 5

Sự sáng tạo của Huy Cận trong cách diễn đạt: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà: Sử dụng

nghệ thuật phủ định để khẳng định: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Thôi Hiệu trong bài thơ

Hoàng Hạc lâu nhìn khói sóng trên sông, một tín hiệu của ngoại cảnh, mà nhớ nhà. Còn Huy Cận,

tuy không có một tín hiệu nào ở ngoại cảnh tác động mà nỗi nhớ quê hƣơng vẫn dậy lên trong tâm

khảm.

Dƣờng nhƣ Huy Cận buồn hơn nhà thơ Đƣờng bởi Thôi Hiệu xa quê hƣơng nên nhớ quê

hƣơng, đó là điều tất yếu; còn Huy Cận và các nhà thơ mới ở giữa quê hƣơng đất nƣớc nhƣng phải

sống trong hoàn cảnh mất nƣớc nên họ vẫn cảm thấy nhớ quê hƣơng.

Câu 6

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Bức tranh thiên nhiên gây ấn tƣợng bởi vẻ đẹp kì vĩ, mĩ lệ của khung cảnh bầu trời lúc hoàng

hôn. Khung cảnh đậm màu sắc cổ điển.

+ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, khoáng đạt nhƣng mênh mang, rộng lớn quá nên chất chứa

trong đó nỗi cô đơn, trĩu nặng bời bời của nhân vật trữ tình.

+ Bày tỏ sự yêu mến cảnh đẹp và sự đồng cảm với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn

trích.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, khổ thơ đầu

* Cảm nhận về nỗi buồn của nhân vật trữ tình trong khổ thơ đầu tiên bài Tràng giang

- Đó là nỗi buồn mênh mang, triền miên, không dứt (điệp điệp) theo sông nƣớc tràng giang

mênh mông.

- Nỗi buồn đó gắn với sự chia lìa.

Page 10: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 10 Hotline: 0432 99 98 98

- Đó là nỗi sầu muôn hƣớng.

- Nỗi buồn sầu đó gắn với sự lạc lõng, cô đơn.

* Đánh giá

- Nỗi buồn trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ thực chất là tâm trạng bế tắc của ngƣời thanh

niên tiểu tƣ sản trƣớc sự ngột ngạt, bế tắc, ứ đọng của xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam

đƣơng thời. Đó là “nỗi buồn sáng trong”.

- Huy Cận đã nói thay cho tâm trạng của cả một thế hệ thanh niên trí thức bấy giờ, những con

ngƣời thiết tha yêu nƣớc nhƣng chƣa tìm ra lối thoát trƣớc tình cảnh tuyệt vọng của đất nƣớc.

ĐỀ 2

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến

* Cảm nhận về bài thơ Tràng giang

- Khổ một: Bức tranh sông nƣớc mênh mang rộng lớn hiện lên thông qua các hình ảnh nhỏ bé:

+ Ba câu thơ đầu vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng

lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa;

+ Câu thơ cuối xuất hiện hình ảnh cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của

những kiếp ngƣời nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

- Khổ hai: Bức tranh tràng giang đƣợc hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió

đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhƣng không làm

cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.

- Khổ ba: Bức tranh tràng giang tiếp tục đƣợc hoàn thiện với hình ảnh những lớp bèo nối nhau trôi

dạt trên sông và những bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ. Cảnh có thêm màu sắc nhƣng chỉ càng buồn

hơn, chia lìa hơn.

- Khổ bốn:

+ Hai câu thơ đầu là bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ.

+ Hai câu sau trực tiếp bộc lộ tấm lòng thƣơng nhớ quê hƣơng của Huy Cận tuy thầm kín nhƣng

không kém phần da diết. Câu thơ đầu nói về cảnh sông nƣớc thiên nhiên nhƣng khép lại bài thơ lại

là câu thơ nói về nỗi buồn nhớ quê hƣơng. Nhƣ vậy, có thể thấy, mạch cảm xúc của bài thơ chính

là đi từ tình yêu thiên nhiên đến tình yêu quê hƣơng đất nƣớc.

* Bình luận các ý kiến

- Hai ý kiến đều xác đáng, thể hiện cảm nhận sâu sắc về bài thơ Tràng giang (Huy Cận):

+ Ba khổ thơ đầu đồng thời là bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng của thi nhân: Cảnh

sông nƣớc quen thuộc mà mênh mông vắng lặng; nỗi sầu vũ trụ, sầu nhân thế, sầu thiên cổ và cả

niềm khát khao giao cảm với con ngƣời, với cuộc đời trong tình đất nƣớc, quê hƣơng. Ý kiến

thứ nhất hoàn toàn đúng.

+ Khổ thơ cuối, đặc biệt là hai câu thơ cuối cùng bộc lộ tấm lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc kín

đáo mà tha thiết của tác giả. Nhà thơ Xuân Diệu từng nhận xét: “Tràng giang” là một bài thơ ca

Page 11: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 11 Hotline: 0432 99 98 98

hát non sông đất nước do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc. Ý kiến thứ hai cũng

hoàn toàn đúng.

- Hai ý kiến không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau, kết hợp để hoàn thiện một cái nhìn, một

cách cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn về bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

- Để khắc họa thành công nỗi cô đơn, nỗi sầu vũ trụ và tấm lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc kín

đáo, Huy Cận đã kết hợp hài hoà giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái

tƣởng nhƣ tầm thƣờng, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn “cái tôi” cá nhân...) và rất thành

công trong nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình cùng hệ thống từ láy giàu giá trị biểu

cảm.

ĐỀ 3

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến

* Cảm nhận về bài thơ Tràng giang

- Khổ đầu:

+ Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển bởi những yếu tố: phảng phất phong vị Đƣờng thi

(Trong Đăng cao, Đỗ Phủ viết: Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ, Bất tận trường giang cổn cổn lai);

các từ ngữ Hán Việt (tràng giang, điệp điệp, song song); nghệ thuật đối (đối xứng và đối ý); các từ

láy gợi âm hƣởng cổ kính (song song, điệp điệp); thi liệu quen thuộc (sóng, thuyền, nƣớc).

+ Câu thứ tƣ mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thƣờng (cành củi khô trôi nổi).

- Khổ hai:

+ Vẻ đẹp cổ điển đƣợc gợi lên từ sự học tập hai chữ đìu hiu trong Chinh phụ ngâm; nghệ thuật

lấy động tả tĩnh (Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều); không gian nghệ thuật quen thuộc trong thơ cổ

(chiều muộn); nghệ thuật tƣơng phản (nắng xuống trời lên, sông dài trời rộng)

+ Nét hiện đại đƣợc thể hiện trong cách diễn đạt mới lạ, độc đáo mở rộng không gian ra nhiều

chiều (nắng xuống trời lên, sông dài trời rộng, sâu chót vót); chót vót là từ chỉ độ cao lại đƣợc

dùng để chỉ chiều sâu (bầu trời in dƣới đáy sông sâu); nhịp thơ 2/2/3 (hai câu cuối đoạn) tạo nên sự

tƣơng phản gay gắt giữa chiều cao với chiều sâu, chiều dài với chiều rộng, giữa cái mênh mang với

nhỏ bé hiu hắt.

- Khổ ba:

+ Màu sắc cổ điển: sử dụng hình ảnh quen thuộc trong văn chƣơng truyền thống (bèo, đò, cầu).

+ Tinh thần hiện đại: bèo không xuất hiện đơn lẻ mà từng hàng nối tiếp nhau trôi dạt vô

phƣơng hƣớng, cách nói phủ định (không một chuyến đò, không cầu); dấu hiệu sự sống buồn tẻ

(Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng).

- Khổ bốn:

+ Yếu tố cổ điển: hình ảnh cánh chim trong hoàng hôn rất quen thuộc trong thi ca cổ (trong ca

dao, thơ Đƣờng, Truyện Kiều, thơ Bà huyện Thanh Quan); không gian chiều; tứ thơ của Thôi Hiệu

trong Hoàng Hạc lâu.

+ Vẻ đẹp hiện đại: từ láy dợn dợn, sự sáng tạo trong cách diễn đạt Không khói hoàng hôn cũng

nhớ nhà.

Page 12: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 12 Hotline: 0432 99 98 98

Vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại xuất hiện dọc suốt bài thơ, hòa quyện với nhau làm nên

vẻ đẹp của bức tranh tràng giang.

* Bình luận các ý kiến

- Hai ý kiến đều xác đáng, thể hiện cảm nhận sâu sắc, tinh tế về một nét đặc sắc nghệ thuật

trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

- Hai ý kiến không đối lập, mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau, làm nên cảm nhận hoàn

chỉnh cho tác phẩm.

- Vẻ đẹp của bài thơ không chỉ ở sự kết hợp hài hoà giữa sắc thái cổ điển và hiện đại mà còn ở

sự thành công trong cách sử dụng nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ

láy giàu giá trị biểu cảm… Và tất cả các thủ pháp nghệ thuật này cùng tập trung thể hiện vẻ đẹp

của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trƣớc vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hoà

nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc tha thiết của tác giả.

ĐỀ 4

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, ý kiến

* Chứng minh ý kiến của Xuân Diệu về bài thơ Tràng giang

- Tràng giang là bài thơ ca hát đất nước:

+ Ngợi ca vẻ đẹp sông nƣớc mênh mông: ba khổ thơ đầu là bức vẽ về bức tranh sông nƣớc

mênh mông của quê hƣơng đất nƣớc.

+ Ẩn chứa một tấm lòng yêu nƣớc thầm kín nhƣng không kém phần da diết của huy Cận: khổ

cuối bài thơ.

Bài thơ mở đầu bằng cảnh sông nƣớc, thiên nhiên nhƣng khép lại bằng nỗi buồn nhớ quê

hƣơng. Nhƣ vậy, mạch cảm xúc của bài thơ đi từ tình yêu thiên nhiên đến tình yêu quê hƣơng đất

nƣớc.

- Tràng giang dọn đường cho lòng yêu Tổ quốc:

+ Nỗi buồn nhớ quê hƣơng đƣợc thể hiện trong Tràng giang của Huy Cận cũng chính là tâm

trạng chung của các nhà thơ mới bấy giờ, của một thế hệ thanh niên sống giữa quê hƣơng mà vẫn

thấy “thiếu quê hƣơng”.

+ Có một giai thoại là một nhà thơ – một chiến sĩ cách mạng – mỗi lần đi qua sông Hồng trong

lòng lại gợn lên bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Điều đó có nghĩa là thơ của một thi sĩ lãng mạn

lại tìm thấy sự đồng điệu ở tâm hồn ngƣời chiến sĩ cách mạng. Và lí do kết nối hai tâm hồn đó

chắc chắn là tình quê hƣơng đất nƣớc.

* Đánh giá

- Bài thơ Tràng giang thể hiện lòng yêu giang sơn, Tổ quốc của Huy Cận nói riêng và của các

nhà thơ mới nói chung. Sau nó, có rất nhiều bài thơ khác ca hát non sông đất nước (thơ Tố Hữu,

Xuân Diệu, Chế Lan Viên, những áng văn xuôi của Nguyễn Tuân…).

- Huy Cận đã ca hát non sông đất nƣớc bằng tiếng Việt, thứ tiếng thấm hồn dân tộc nên càng

lay động mạnh mẽ tình non sông đất nƣớc trong lòng ngƣời đọc muôn đời.

Page 13: TRÀNG GIANG - Moon.vn · Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 13 Hotline: 0432 99 98 98

ĐỀ 5

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ được lựa chọn để phân tích

* Phân tích khổ thơ ấn tượng nhất được lựa chọn

- Bài thơ có bốn khổ, mỗi khổ thơ là một bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng, đƣợc

vẽ bằng nét bút hài hòa vừa cổ điển vừa hiện đại.

+ Khổ một: Bức tranh sông nƣớc buồn mênh mang vì đƣợc cảm nhận qua tâm trạng buồn.

+ Khổ hai: Cảnh có thêm đất thêm ngƣời nhƣng càng buồn hơn bởi sự tàn tạ, vắng vẻ, sự mênh

mông rợn ngợp.

+ Khổ ba: Cảnh có màu sắc tƣơi tắn nhƣng càng buồn hơn, mênh mông vắng lặng bởi hai lần

phủ định (không cầu, không đò).

+ Khổ bốn: Khung cảnh thiên nhiên kì vĩ nhƣng đƣợm nỗi sầu vũ trụ, nỗi buồn nhớ quê

hƣơng.

Học sinh lựa chọn một khổ thơ mình ấn tƣợng nhất, sau đó phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ

thuật của khổ thơ đó.

* Đánh giá

- Khẳng định vẻ đẹp của bức tranh (thiên nhiên, tâm trạng) đƣợc khắc họa trong khổ thơ cùng

tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Khái quát ấn tƣợng, cảm xúc sâu sắc nhất dành cho đoạn thơ đó.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn