trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc xà hỘi vÀ nhÂn vĂn tat la p.t.tram 040614.pdf · bền...

27
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Phạm Thị Trầm XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC SƠN TÂY - BA VÌ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Bảo vệ tài nguyên và môi trường Mã số: 62850101 TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HÀ NỘI - 2014

Upload: others

Post on 28-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

Công trình được thực hiện tại:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Phạm Thị Trầm

XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ PHỤC VỤ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC SƠN TÂY -

BA VÌ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

HIỆN NAY CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Bảo vệ tài nguyên và môi trường

Mã số: 62850101

TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

HÀ NỘI - 2014

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

Công trình được hoàn thành tại:

Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải

2. TS. Nguyễn An Thịnh

Phản biện: ...................................................................

Phản biện: ...................................................................

Phản biện: ...................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia

chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ........ năm 2014

Có thể tìm hiểu Luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phạm Thị Trầm (2012), “Một số vấn đề về phát triển du lịch nông

thôn khu vực Sơn Tây - Ba Vì, Thành phố Hà Nội”, Tạp chí Nghiên

cứu Phát triển bền vững 4 (37), tr.46-52.

2. Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Trầm (2013), “Nông nghiệp khu

vực Sơn Tây - Ba Vì, Thành phố Hà Nội: hiện trạng và một số giải

pháp cho phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn

2 (2), tr.15-20.

3. Phạm Thị Trầm và Lý Trọng Đại (2013), “Hệ thống phân loại và đặc

điểm cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì, Thành phố Hà Nội”, Kỷ

yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, tr.404-413.

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT

Nằm ở phía tây Thành phố Hà Nội, khu vực Sơn Tây - Ba Vì

có nhiều tiềm năng đặc thù về điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ

phát triển các lĩnh vực kinh tế là trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng đô

thị, phát triển du lịch,... Từ khi Hà Nội được mở rộng lần gần đây

nhất (2008), quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều khu vực

ngoại thành Hà Nội. Không nằm ngoài xu thế đó, khu vực Sơn Tây -

Ba Vì cũng đứng trước những thay đổi căn bản về điều kiện tài

nguyên môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Hướng phát triển kinh

tế xã hội tại khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong tổng thể định hướng quy

hoạch không gian thành phố Hà Nội đã được xác định: đô thị vệ tinh

Sơn Tây là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng; huyện Ba Vì

nằm trong vành đai cây xanh gắn với các công viên sinh thái quy mô

lớn, phát triển các vùng rau, hoa cây cảnh cao cấp, thực phẩm sạch;

thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì được xác định là mô hình đô thị sinh

thái mật độ thấp của thủ đô Hà Nội. Vì vậy, cần phải có những

nghiên cứu cơ bản để đánh giá, xác định các giá trị tài nguyên thiên

nhiên và nhân văn phục vụ cho việc thực hiện các định hướng đã

được đặt ra.

Xuất phát từ những lý do như trên, đề tài luận án “Xác lập

cơ sở địa lý nhằm phục vụ phát triển bền vững khu vực Sơn Tây -

Ba Vì trong quá trình đô thị hóa hiện nay của thành phố Hà Nội”

đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

Mục tiêu của luận án là: "Xác lập những cơ sở khoa học địa

lý tổng hợp phục vụ định hướng phát triển bền vững khu vực Sơn Tây

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

- Ba Vì trên cơ sở phát huy giá trị của các cảnh quan tự nhiên, cảnh

quan văn hóa trong khu vực”.

6 nhiệm vụ nghiên cứu được thực hiện: 1/ Tổng quan các

công trình trên thế giới và trong nước có liên quan tới hướng nghiên

cứu và khu vực. 2/ Tổng luận lý thuyết và xác lập cơ sở lý luận về

hướng nghiên cứu địa lý học phục vụ PTBV lãnh thổ cấp huyện

trong bối cảnh ĐTH 3/ Phân tích các nhân tố thành tạo CQ; cấu trúc

CQ; giá trị chức năng của các CQTN và CQVH đặc sắc. 4/ Đánh giá,

phân tích các đơn vị CQ phục vụ xác định tiềm năng, giá trị của các

CQ trong khu vực nghiên cứu. 5/ Phân tích cơ hội, thách thức, điểm

mạnh, điểm yếu nhằm xác định mức ưu tiên định hướng PTBV các

cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong bối cảnh quy hoạch chung

của TP Hà Nội. 6/ Đề xuất định hướng PTBV tại khu vực nghiên cứu

theo các tiểu vùng cảnh quan và đơn vị hình thái cảnh quan.

3. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

- Luận điểm 1: Cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì hiện

nay được đặt trong bối cảnh tác động tổng hợp các yếu tố tự nhiên,

yếu tố văn hóa và tiến trình đô thị hóa nhanh chóng. Mặc dù là một

lãnh thổ cấp huyện có quy mô không lớn thuộc vùng Đồng bằng

châu thổ sông Hồng, nhưng cảnh quan khu vực phân hóa đa dạng,

bao gồm nhiều cảnh quan tự nhiên, cảnh quan văn hóa có ý nghĩa

cho phát triển bền vững lãnh thổ.

- Luận điểm 2: Hệ thống cảnh quan tự nhiên và cảnh quan

văn hóa trong phạm vi lãnh thổ khu vực Sơn Tây - Ba Vì hàm chứa

các giá trị sinh thái - kinh tế - văn hóa - xã hội đặc sắc,... nhưng hiện

đang bị đe dọa hủy hoại bởi các tác động tiêu cực nảy sinh trong tiến

trình đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội

mở rộng. Gắn kết bảo vệ, phát triển cảnh quan tự nhiên và cảnh

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

quan văn hóa làm nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được

xác định là định hướng phát triển bền vững lãnh thổ này trong bối

cảnh đô thị hóa.

4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Hướng tiếp cận phân tích cấu trúc - chức năng, giá trị nổi

bật và kết hợp phân loại CQTN và CQVH được sử dụng trong thành

lập BĐCQ khu vực Sơn Tây - Ba Vì tỷ lệ 1 : 50.000.

- Xác định giá trị CQ và mức ưu tiên sử dụng bền vững CQ

bằng kỹ thuật xác định trọng số dựa trên ma trận tam giác bậc 1 và

bậc 2.

- Đề xuất định hướng PTBV cho một khu vực ĐTH dựa trên

các căn cứ khoa học lồng ghép bảo tồn, phát triển các CQTN và

CQVH với định hướng phát triển KT-XH.

5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

- Ph m vi không gian Lãnh thổ được nghiên cứu được giới

hạn trong phạm vi ranh giới hành chính của huyện Ba Vì (bao gồm 1

thị trấn và 30 xã) và thị xã Sơn Tây (9 phường và 6 xã).

- Ph m vi khoa học

+ Kết hợp phân loại và phân vùng CQ trong phân tích cấu

trúc CQ, dạng CQ là đơn vị phân loại CQ cơ sở, tiểu vùng CQ là đơn

vị phân vùng CQ cơ sở.

+ Giới hạn xác định giá trị chức năng của các CQTN và

CQVH.

+ Đánh giá CQ cho mục tiêu phát triển các cây trồng nông

nghiệp và khu vực thích hợp quy hoạch đô thị.

+ Định hướng PTBV tại khu vực Sơn Tây - Ba Vì được giới

hạn ở định hướng không gian với đơn vị cơ sở là tiểu vùng CQ và

dạng CQ.

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

- ngh a khoa học: Góp phần làm r cách tiếp cận địa lý

trong nghiên cứu CQT và CQVH phục vụ giải quyết những vấn đề

liên quan đến sử dụng hợp lý TNTN, BVMT và PTBV tại khu vực

ĐTH.

- ngh a thực ti n: Đóng góp cơ sở khoa học cho việc

PTBV các loại hình sử dụng đất, khai thác và sử dụng hợp lý TNTN,

các giá trị văn hóa khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong bối cảnh ĐTH.

7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc gồm 3

chương nội dung được trình bày trong ….trang đánh máy, ….bảng,

….hình và biểu đồ, … bản đồ minh họa và …phụ lục.

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu địa lý

phục vụ phát triển bền vững tại khu vực đô thị hóa.

Chương 2: Phân tích tính đặc thù về tự nhiên, văn hóa của

các cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì.

Chương 3: Phân tích, đánh giá và định hướng phát triển bền

vững các cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa khu vực Sơn Tây

- Ba Vì.

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC

ĐÔ THỊ HÓA

1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các công trình ngoài nƣớc

Xác lập cơ sở địa lý theo tiếp cận cảnh quan học có thể giải

quyết được các thách thức nảy sinh trong phát triển bền vững khu

vực đang bị đô thị hóa. Nghiên cứu định hướng bảo vệ, quy hoạch,

quản lý các cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa phục vụ phát

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

triển bền vững, đặc biệt trong các khu vực đang chịu tác động của đô

thị hóa là một vấn đề có tính thời sự hiện nay tại nhiều quốc gia và

vùng lãnh thổ trên thế giới.

1.1.2. Các công trình trong nƣớc

Tại Việt Nam, tiếp cận địa lý trong định hướng phát triển

bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan

học hướng tới mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi

trường. Không có nhiều công trình nghiên cứu định hướng tới việc

bảo vệ hoặc phát triển giá trị của các cảnh quan văn hóa trong hoạch

định lãnh thổ. Trong các công trình tiếp cận địa lý cho các cảnh quan

đang đô thị hóa ở khu vực ngoại thành thì vấn đề giải quyết một cách

tổng hòa giữa các giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa, và môi trường chưa

có nhiều.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến khu vực Sơn Tây

- Ba Vì

Với đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm văn hóa

phong phú, đa dạng, gắn với những truyền thuyết và những danh

nhân trong lịch sử, khu vực Sơn Tây- Ba Vì đã được tập trung nghiên

cứu trên nhiều lĩnh vực về đặc điểm điều kiện tự nhiên và nhân văn,

vai trò của chúng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, yếu tố

văn hóa chưa được nghiên cứu một cách hệ thống trong phân hóa

cảnh quan của Sơn Tây - Ba Vì.

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

1.2. LÝ LUẬN VỀ XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CẢNH QUAN TRONG KHU VỰC

ĐÔ THỊ HÓA

1.2.1. Lý luận về định hƣớng phát triển bền vững khu vực đang

đô thị hóa

“Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp

chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát

triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngoài ba mặt

chủ yếu này, có nhiều quan điểm còn đề cập đến khía cạnh khác của

PTBV như chính trị, văn hóa, thể chế,...

Tại Việt Nam, định hướng phát triển bền vững tại một khu

vực đô thị hóa được đề cập tới trong các chiến lược phát triển cấp

quốc gia trong giai đoạn 2011-2020, điển hình nhất là chiến lược

Phát triển Bền vững Quốc gia, chiến lược phát triển nông nghiệp

nông thôn và chiến lược phát triển đô thị.

1.2.2. Lý luận về bảo vệ, phát triển các giá trị của cảnh quan tự

nhiên và cảnh quan văn hóa trong khu vực đô thị hóa

Để giải quyết được vấn đề lý luận về định hướng bảo vệ,

phát triển các giá trị của CQTN và CQVH trong khu vực đang đô thị

hóa, luận án đã thống nhất quan điểm về cảnh quan tự nhiên và cảnh

quan văn hóa, cảnh quan đô thị,… và xác định giá trị của CQTN và

CQNH trong phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.3. Cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu địa lý trong định

hƣớng phát triển bền vững khu vực đang đô thị hóa

Để thực hiện nội dung luận án, cần tiếp cận trên quan điểm

của địa lý học hiện đại, cụ thể đối với khu vực Sơn Tây - Ba Vì là

tiếp cận trên quan điểm CQ học, địa lý kinh tế và địa lý văn hóa.

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

1.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC BƢỚC NGHIÊN

CỨU

1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu

Xác lập cơ sở địa lý cho mục đích phát triền bền vững cần

được dựa trên hệ quan điểm đặc thù bao gồm hệ thống và tổng hợp

(liên quan tới khía cạnh không gian, tính thống nhất), quan điểm lịch

sử (khía cạnh thời gian) và quan điểm PTBV.

1.3.2. Hệ phƣơng pháp nghiên cứu

a) Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này bao

gồm các giai đoạn: tiền khảo sát, khảo sát theo tuyến phục vụ nghiên

cứu và mô tả các điểm chìa khóa, giai đoạn tổng kết trong phòng,

được sử dụng để thành lập BĐCQ khu vực Sơn Tây - Ba Vì, xác

định các vấn KT-XH nảy sinh trong quá trình nghiên cứu.

b) Các phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái các

cảnh quan áp dụng để xác định mức độ thích nghi sinh thái của các

dạng CQ được lựa chọn đối với sự phát triển cây trồng và mức độ

thuận lợi của CQ cho phát triển các công trình xây dựng, trong đó có

sử dụng kỹ thuật xác định trọng số 2 cấp theo phương pháp ma trận

tam giác.

c) Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp tài liệu, số

liệu được sử dụng để thống kê các số liệu về tiềm năng TN, ĐKTN

và phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Vì và thị xã Sơn.

d) Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)

đã được vận dụng từ khâu đầu tiên để thu thập thông tin, chuẩn hóa

phân tích, tổng hợp các yếu tố thành tạo CQ, đến việc sử dụng phần

mềm được sử dụng là: Mapinfo 10.5, ArcGIS 10 thành lập bản đồ

CQ Sơn Tây - Ba Vì, các bản đồ kết quả đánh giá thích nghi CQ và

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

cuối cùng là thành lập bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ

Sơn Tây - Ba Vì.

e) Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng trong việc đánh

giá những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của các

tiểu vùng CQ để định hướng PTBV.

Chƣơng 2. PHÂN TÍCH TÍNH ĐẶC THÙ

VỀ TỰ NHIÊN - VĂN HÓA CỦA CÁC CẢNH QUAN

KHU VỰC SƠN TÂY - BA VÌ

2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN

2.1.1. Vị trí địa lý

Khu vực Sơn Tây - Ba Vì nằm ở phía tây của thành phố Hà

Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km. Khu vực được giới hạn

bởi tọa độ địa lý: Từ 20055' đến 21

010' vĩ độ Bắc, từ 105

018' đến

105032' kinh độ Đông. Vị trí địa lý đã tạo nên tính đặc thù về đặc

điểm, cấu trúc và giá trị chức năng của CQ.

2.1.2. Đặc điểm mẫu chất

Trong khu vực có các loại đá và trầm tích đóng vai trò hình

thành cảnh quan bao gồm các loại đá biến chất, đá phiến sét và đá

phun trào thành tạo trong đại Nguyên sinh, Cổ sinh và Trung Sinh;

các trầm tích phù sa cổ hình thành trong địa Trung Sinh Tân sinh,

trầm tích phù sa hiện đại là các thành tạo tuổi Đệ Tứ.

2.1.3 Địa hình và các quá trình địa mạo

Địa hình có sự phân hóa đa dạng, thể hiện ở sự đan xen giữa địa

hình núi trung bình, núi thấp ở phía tây với địa hình đồi và địa hình

đồng bằng. Các dạng địa hình phổ biến ở vùng núi bao gồm các sườn

bóc mòn tổng hợp quá trình trọng lực nhanh hoặc chậm phát triển

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

trên các đá khác nhau. Địa hình đồi: địa hình đồi bóc mòn xâm thực

phân bố ở vùng chuyển tiếp từ chân núi Ba Vì xuống khu vực thềm

sông và đồng bằng, quá trình địa mạo xảy ra chủ yếu là quá trình rửa

trôi, bóc mòn. Địa hình thềm sông phân bố chuyển tiếp từ khu vực

đồi xuống đồng bằng, quá trình địa mạo bóc mòn, xâm thực là chủ

yếu. Địa hình đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía Bắc và một phần

phía đông khu vực với quá trình chính là bồi tụ.

2.1.4. Khí hậu và thủy văn

a) Khí hậu

Khu vực Sơn Tây - Ba Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới

gió mùa, phân hoá thành hai mùa r rệt: mùa đông lạnh bắt đầu từ

tháng 11 kéo dài đến hết tháng 3 năm sau và mùa hè từ tháng 4

đến tháng 10. Tổng số giờ nắng khu vực dao động khoảng 1550-

1620 giờ/năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23-23,5o, lượng

mưa trung bình đạt 1890-2500 mmm. Các đặc trưng về nhiệt độ,

lượng mưa, độ ẩm có sự biến thiên theo đai cao..

b) Thuỷ văn

Khu vực Sơn Tây - Ba Vì có 3 con sông chính chảy qua là

sông Đà, sông Hồng, sông Tích, có vai trò cung cấp nước và phù sa.

Trong khu vực có 3 hồ lớn là hồ Suối Hai, hồ Xuân Khanh và hồ

Đồng Mô, là các hồ nhân tạo có vai trò cung cấp nước cho hoạt động

nông nghiệp và tiêu thoát nước vào mùa lũ, ngoài ra còn được khai

thác để phát triển du lịch. Hệ thống suối bắt nguồn từ núi Ba Vì, có

dạng hình tỏa tia điển hình với các dòng chảy ở sườn tây ngắn và dốc

hơn so với sườn đông. Vùng miền núi Ba Vì có các mạch nước

ngầm phong phú, một số nguồn nước ngầm có độ khoáng hóa cao

như nước khoáng Tản Viên, nước khoáng nóng Thuần Mỹ.

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

2.1.5. Thổ nhƣỡng

Thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu được chia thành 5 nhóm đất

chính: nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (loại đất vàng đỏ trên đá

magma bazơ Hk); nhóm đất đỏ vàng (gồm: đất nâu đỏ trên đá

magma bazơ và trung tính k, đất đỏ vàng trên đá phiến sét s, đất

nâu vàng trên phù sa cổ p, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

l); đất xám bạc màu B; nhóm đất phù sa (gồm: đất phù sa được bồi

Pb và đất phù sa không được bồi P).

2.1.6. Hoạt động nhân sinh và yếu tố văn hóa có vai trò thành tạo

cảnh quan

Các hoạt động sử dụng đất và yếu tố văn hóa có vai trò

thành tạo cảnh quan tại khu vực Sơn Tây - Ba Vì gồm: nhóm hoạt

động có vai trò duy trì, bảo vệ và phát triển cảnh quan tự nhiên (bảo

tồn đa dạng sinh học với kiểu sử dụng đất là rừng đặc dụng, khu bảo

tồn quốc gia); nhóm hoạt động có vai trò thành tạo cảnh quan bị biến

đổi (gắn với các kiểu sử dụng đất trồng rừng, trồng cây lâu năm,

trồng cây hàng năm, trồng cỏ chăn nuôi và trồng lúa, hoạt động cho

mục đích nuôi trồng thủy sản, các hoạt động sử dụng đất khác trên

diện tích đất chưa sử dụng,…); nhóm hoạt động có vai trò thành tạo

các cảnh quan văn hóa (gắn với các kiểu sử dụng đất xây dựng các

quần cư nông thôn; quần cư đô thị; xây dựng các cơ sở văn hóa, tín

ngưỡng và đất chuyên dùng khác (đất kinh doanh, công nghiệp, quốc

phòng);

2.2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC TRƢNG TỰ NHIÊN -

VĂN HÓA CỦA CÁC CẢNH QUAN

2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan

CQ khu vực Sơn Tây - Ba Vì được xây dựng theo các cấp

phân vị: Hệ (phụ) hệ CQ Lớp CQ Phụ lớp CQ Kiểu CQ

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

Hạng CQ Loại CQ Dạng CQ. Đây là hệ thống phân loại CQ để

xác định ranh giới của các CQ thuộc các cấp phân vị khác nhau.

Nhiệm vụ xác định các CQTN và CQVH được thực hiện ở cấp loại

và dạng CQ. Bên cạnh tiêu chí về kiểu sử dụng đất, hoặc lớp phủ

thực vật để xác định tính chất, bản chất tự nhiên - văn hóa của cảnh

quan, các di tích văn hóa lịch sử có vai trò là yếu tố điểm (không

phải cảnh quan) nhưng tạo nên những đặc trưng về văn hóa của CQ.

Trên cơ sở tiêu chí phân loại cảnh quan văn hóa của các nhà nghiên

cứu khác nhau, luận án đã phân chia cảnh quan khu vực Sơn Tây -

Ba Vì thành cảnh quan nguyên sinh, cảnh quan bị biến đổi và cảnh

quan văn hóa.

Việc phân chia lãnh thổ chi tiết thành các dạng CQ nhằm

mục đích đánh giá lãnh thổ cho phát triển kinh tế. Còn các giá trị văn

hóa, các di tích lịch sử văn hóa được xác định ở cấp loại CQ.

2.2.2. Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan

Nằm trọn vẹn trong hệ CQ nhiệt đới gió mùa, phụ hệ CQ

nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và một mùa khô, toàn bộ khu

vực Sơn Tây - Ba Vì được phân chia thành 2 lớp, 5 phụ lớp, 8 hạng,

29 loại và 61 dạng CQ.

2 lớp CQ núi và lớp CQ đồng bằng được chia thành 5 phụ

lớp: Phụ lớp núi trung bình, phụ lớp núi thấp, phụ lớp đồi, phụ lớp

đồng bằng cao, phụ lớp đồng bằng thấp. Đặc điểm phân hóa khí hậu

theo đai cao đã tạo ra cho khu vực 2 kiểu CQ: Kiểu CQ nhiệt đới gió

mùa có mùa đông lạnh, hơi khô chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió

mùa đông bắc, nhiệt độ trung bình 23,30C, lượng mưa trung bình

khoảng 1708mm/năm; và kiểu CQ á nhiệt đới núi trung bình, có mùa

đông lạnh, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với nhiệt độ trung

bình khoảng 15,80C, lượng mưa 2000 - 2400 mm/năm.

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

- Hạng CQ núi trung bình bóc mòn cấu tạo bởi đá mắc ma

axit bị chia cắt mạnh đến trung bình, sườn dốc với quá trình sườn

trọng lực nhanh thống trị gồm 1 loại CQ, 1 dạng CQ số 1.

- Hạng CQ núi thấp bóc mòn kiến trúc khối tảng trên đá

phun trào bazơ và trung tính, quá trình sườn trọng lực chậm thống trị

gồm 1 loại CQ rừng tự nhiên nhiệt đới phát triển trên đất k và 1

dạng CQ.

- Hạng CQ núi thấp bóc mòn kiến trúc khối tảng trên đá

phiến sét, quá trình sườn trọng lực chậm thống trị gồm 7 loại và 10

dạng CQ.

- Hạng CQ đồi sót bóc mòn, ưu thế quá trình rửa trôi xói lở

phát triển trên đá phiến sét gồm 4 loại và 7 dạng CQ.

- Hạng CQ thềm sông bậc hai ưu thế quá trình xói mòn, rửa

trôi trên trầm tích phù sa cổ gồm 9 loại và 29 dạng CQ.

- Hạng CQ bề mặt thềm sông bậc một ưu thế quá trình xâm

thực, tích tụ trên trầm tích phù sa cổ gồm 4 loại và 6 dạng CQ.

- Hạng CQ đồng bằng thấp tích tụ sông trong đê phát triển

trên trầm tích hiện đại gồm 2 loại và 2 dạng CQ.

- Hạng CQ bãi bồi ngoài đê trên cát, bột kết xám nâu gồm 4

loại và dạng CQ.

Dạng CQ thủy vực, sông suối và hồ móng ngựa số 60.

2.2.3 Đặc điểm các đơn vị phân vùng cảnh quan

CQ khu vực Sơn Tây - Ba Vì được phân chia thành 3 vùng

và 7 tiểu vùng CQ. Vùng CQ núi Ba Vì gồm tiểu vùng CQ núi trung

bình - thấp Ba Vì và tiểu vùng CQ núi thấp ven sông Đà. CQ thềm

sông phía bắc Ba Vì được chia thành 5 tiểu vùng CQ: tiểu vùng CQ

đồng bằng cao Cẩm Lĩnh, tiểu vùng CQ đồng bằng cao Vật Lại, tiểu

vùng CQ đồng bằng cao Cam Thượng - Tây Đằng, tiểu vùng CQ đô

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

thị Sơn Tây và tiểu vùng CQ đồng bằng đá ong Kim Sơn - Cổ Đông.

Vùng cảnh quan đồng bằng thấp chỉ có 01 tiểu vùng cảnh quan đồng

bằng thấp phân bố ở các xã phía Bắc huyện Ba Vì và xã Đường Lâm

(Sơn Tây).

2.3. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÁC CẢNH QUAN TỰ NHIÊN VÀ

CẢNH QUAN VĂN HÓA TRONG LÃNH THỔ

2.3.1. Những đặc điểm cơ bản của các cảnh quan tự nhiên và

cảnh quan văn hóa

Trong quá trình phát triển, cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba

Vì đã có sự phân hóa r rệt về đặc điểm của các CQ. Các CQVH và

CQTN của khu vực đã được mô tả, phân tích theo 8 loại CQ trong hệ

thống phân loại CQ khu vực Sơn Tây - Ba Vì, trong đó có 4 loại CQ

quần cư nông thôn, 1 loại quần cư đô thị, 1 loại CQ phát triển du lịch

và 02 loại CQTN. Mỗi loại cảnh quan này gắn trong mối quan hệ với

các cảnh quan nông nghiệp hay cảnh quan kỹ thuật xung quanh sẽ

tạo nên những nét đặc trưng của giá trị CQ.

2.3.2. Đặc trƣng về chức năng và giá trị của các cảnh quan tự

nhiên và cảnh quan văn hóa

a) Đặc trưng về chức năng: Áp dụng hệ thống chỉ tiêu phân

loại chức năng CQ của Niemann (1977) cho thấy, các CQTN có tính

đa dạng chức năng CQ cao, các CQVH có tính đa dạng chức năng

CQ thấp hơn.

b) Đặc trưng về giá trị: Đối với CQ khu vực Sơn Tây - Ba

Vì, có thể phân biệt giá trị chức năng tự nhiên và giá trị chức năng

phát triển kinh tế xã hội: Chức năng tự nhiên của CQ là chức năng

phòng hộ, BVMT và ĐDSH (dạng CQ số 2, 8, 10, 3, 7, 9, 13, 16,

19); chức năng phát triển kinh tế xã hội gồm: chức năng phát triển

kinh tế nông nghiệp (dạng CQ số 5,11, 14, 17, 21, 22, 27, 28, 30, 34,

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

35, 40, 29, 36, 41, 42, 47, 48, 49, 52,53, 57, 58) chức năng phát triển

kinh tế lâm nghiệp (các dạng CQ số 3, 7, 9, 13, 16, 19, 20, 26, 33,

39), chức năng phát triển du lịch (các dạng CQ số 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9,

13, 16, 19, 20, 26, 33, 39, 25, 38, 46, 44, 45), chức năng xây dựng

quần cư nông thôn và quần cư đô thị (dạng CQ số 6, 12, 24, 32, 37,

44, 51, 54, 56, 59), chức năng đảm bảo ANQP (dạng CQ số 5, 15,

23, 31, 43, 50). CQ khu vực Sơn Tây - Ba Vì đa dạng về chức năng,

mỗi chức năng thể hiện ở nhiều đơn vị CQ và mỗi đơn vị CQ lại có

nhiều chức năng khác nhau.

Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƢỚNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CẢNH QUAN TỰ NHIÊN VÀ

CẢNH QUAN VĂN HÓA KHU VỰC SƠN TÂY - BA VÌ

3.1. ĐÁNH GIÁ CQ CHO CÁC MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN

3.1.1. Lựa chọn các đơn vị phân loại CQ và đối tƣợng đánh giá

a) Lựa chọn đơn vị phân lo i CQ: Đơn vị không gian cơ sở

được lựa chọn đánh giá là các dạng CQ, được xác định trên BĐCQ tỷ

lệ 1/50.000. Một số dạng CQ được sử dụng vào các mục đích sử

dụng đất đặc thù không lựa chọn đưa vào đánh giá, bao gồm: Dạng

CQ hồ, đầm (số 60), dạng CQ rừng tự nhiên (số 1, 2, 8, 10); rừng

trồng (số 3, 7, 9, 13, 16, 19), dạng CQ thuộc phạm vi quản lý của Bộ

Quốc phòng. CQ đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất tín ngưỡng văn

hóa không thuộc diện ĐGTN đối với các loại cây trồng. Như vậy, có

29 dạng CQ được lựa chọn đánh giá thích nghi cho các cây trồng, 44

dạng CQ được lựa chọn đánh giá mức độ thuận lợi cho xây dựng các

công trình phục vụ phát triển đô thị.

b. Lựa chọn các đối tượng đánh giá: Luận án đã đánh giá

thích nghi sinh thái đối với các loại hình sử dụng đất: nhóm cây

lương thực, thực phẩm (ngô, đậu tương, khoai lang), các loại cây rau

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

(rau ăn lá, rau ăn quả), nhóm cây ăn quả (thanh long ruột đỏ), nhóm

hoa, cây cảnh (cây quất), nhóm cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

(cây cỏ voi ), nhóm cây công nghiệp dài ngày (cây chè), nhóm cây

nhiên liệu (cây lấy dầu Jatropha). Ngoài ra, còn đánh giá mức độ

thuận lợi của CQ đối với mục đích phát triển các khu quần cư, các

công trình xây dựng phục vụ phát triển đô thị.

3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển các cây trồng nông lâm

nghiệp

a) Đặc điểm sinh thái của các lo i cây trồng: Luận án đã

nghiên cứu đặc điểm sinh thái của 9 loại cây được lựa chọn đánh giá.

b) Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu sinh thái: Trên cơ sở

đặc điểm sinh thái của các loại cây và nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu

sinh thái, luận án đã lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá thích nghi sinh

thái cho các cây trồng bao gồm: nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa

trung bình năm, loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, đá

ong, các chỉ tiêu độ phì đất (pHKCl, OM, NPK tổng số, PK dễ tiêu,

CEC, Ca2+

, Mg2+

).

c) Đánh giá riêng các chỉ tiêu sinh thái: Quá trình phân cấp

mức độ thích nghi sinh thái được tiến hành trên cơ sở so sánh giữa

nhu cầu sinh thái của từng cây với khả năng đáp ứng của các dạng

CQ. Đánh giá riêng các chỉ tiêu được cho điểm theo mức độ: Rất

thích hợp (S1 - 3 điểm), thích hợp (S2 - 2 điểm), ít thích hợp (S3 - 1

điểm) và không thích hợp (N - 0 điểm). Trong quá trình đánh giá

riêng từng chỉ tiêu, những dạng CQ có ít nhất 1 yếu tố không thích

nghi thì sẽ nhận định dạng CQ đó mang đặc điểm không thích nghi

và không cần đánh giá riêng cho các yếu tố khác nữa.

d) Đánh giá tổng hợp cảnh quan: Đánh giá tổng hợp CQ

được thực hiện theo 3 bước: (i) xác định trọng số của các chỉ tiêu đối

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

với từng loại cây trồng theo phương pháp ma trận tam giác, giá trị

W1 được xác định bằng cách so sánh các cặp chỉ tiêu giữa yếu tố khí

hậu và nền tảng dinh dưỡng, giá trị W2 được xác định bằng cách so

sánh các cặp chỉ tiêu cụ thể trong từng yếu tố; (ii) xác định điểm

đánh giá tổng hợp bằng cách nhân điểm đánh giá riêng các chỉ tiêu

với trọng số W tương ứng; (iii) phân hạng thích nghi sinh thái theo

công thức khoảng cách đều.

Bảng 2.1: Khoảng cách điểm ĐG mức độ thích nghi sinh thái

cho các loại cây trồng

Stt Cây trồng Khoảng điểm của các hạng thích nghi

S3 S2 S1

1 Ngô 1,644 - 1,914 1,915 - 2,185 2,186 - 2,456

2 Đậu tương 1,639 - 1,897 1,898 - 2,156 2,157 - 2,416

3 Khoai lang 1,769 - 2,037 2,038 - 2,305 2,306 - 2,574

4 Rau 1,561 - 1,862 1,863 - 2,164 2,165 - 2,466

5 Thanh long ruột đỏ 1,971 - 2,165 2,166 - 2,361 2,362 - 2,555

6 Quất 1,828 - 2,022 2,023 - 2,217 2,218 - 2,412

7 Cỏ voi 1,748 - 1,926 1,927 - 2,105 2,106 - 2,285

8 Chè 1,704 - 2,036 2,037 - 2,370 2,371 - 2,704

9 Jatropha 1,554 - 1,821 1,822 - 2,090 2,091 - 2,357

Bảng 2.2: Kết quả ĐG thích nghi sinh cho các loại cây trồng

Đơn vị tính diện tích: ha

Loại cây trồng

Hạng thích nghi

Rất thích

nghi (S1)

Thích nghi

trung bình

(S2)

Ít thích nghi

(S3)

Không thích

nghi (N)

Ngô

Dạng CQ 55, 57, 58,

60

11, 14, 33, 34, 35, 36, 47, 48,

49

4, 17, 20, 26, 27, 28, 29, 30, 39,

40, 41, 42

21, 22

Diện tích 7.587,83 ha 7.662,03 7.532,61 630,73

Đậu tương

Dạng CQ 55, 57, 58,

60 4, 11, 26-30, 33-36, 52, 53

14, 17, 20 - 22, 39 - 42

-

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

Diện tích 7.587,83 11.004,65 4.820,70 -

Khoai lang

Dạng CQ 55, 57, 58,

60 4, 11, 14, 17, 33-36, 48, 49

20 - 22, 26 - 30, 39-42, 47

-

Diện tích 7.587,83 6.841,24 8.984,00 -

Rau Dạng CQ

55, 57, 58, 60

47, 48 20-22, 26-30, 33-

36, 39-42 4, 11, 14, 17

Diện tích 7.587,83 2.772,34 12.380,02 67,3

Thanh long

ruột đỏ

Dạng CQ 55 33-36, 47, 48, 52, 53

4, 11, 14, 17, 26-30, 39-42, 49

20-22, 57, 58, 60

Diện tích 3.228,49 6.785,75 7.776,29 5.355,12

Quất Dạng CQ 55 4, 14, 17

2-30, 33-36, 39-

42

11, 20-22,

47, 49, 52,

53, 57, 58, 60

Diện tích 3.228,49 507,09 4.490,67 17.755,03

Cỏ voi Dạng CQ

49, 52, 53, 55,

14, 17, 33, 36 4, 11, 20-22, 26-

30 47, 47, 57,

58, 60

Diện tích 6.907,27 4.758,21 4.616,03 7.131,67

Chè Dạng CQ 4,14, 17

11, 33-36, 39-42, 47, 48, 55,

57, 58, 60

20-22, 26-30, 49,

52, 53 -

Diện tích 507,09 15.016,61 7.889,39 -

Jatropha

Dạng CQ 14, 17, 55 4, 33-36, 39-42 20-22, 26-30, 49,

52, 53 11, 47, 48, 57, 58, 60

Diện tích 3.496,04 4.730,20 7.889,37 7.297,57

3.1.3. ĐGCQ phục vụ định hƣớng xây dựng các công trình

a) Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá CQ thích hợp cho các

công trình xây dựng: Các yếu tố điều kiện tự nhiên được lựa chọn là

nền móng xây dựng (đặc điểm đá và trầm tích), địa hình (dạng địa

hình, độ dốc, các quá trình địa mạo), nguy cơ ngập lụt, thổ nhưỡng

(mức độ xuất hiện đá ong, tầng dày đất).

b) Kết quả đánh giá

* Đánh giá riêng các chỉ tiêu: Đánh giá riêng cho từng chỉ

tiêu ở các mức độ: thuận lợi nhất (S1-3 điểm), thuận lợi trung bình

(S2-2 điểm), ít thuận lợi (S3-1 điểm) và không thuận lợi (N-0 điểm).

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

* Đánh giá tổng hợp: Tương tự như đánh giá thích nghi sinh

thái của CQ cho phát triển các loại cây trồng, trọng số đánh của các

chỉ tiêu đánh giá được xác định theo 2 cấp: trọng số W1 được xác

định bằng so sánh từng cặp đặc điểm địa chất, đặc điểm địa hình, đặc

điểm thổ nhưỡng và khả năng thoát nước, trọng số bậc 2 W2 được

tính bằng cách so sánh từng cặp chỉ tiêu cụ thể trong các yếu tố địa

chất, địa hình (gồm dạng địa hình, độ dốc, quá trình địa mạo), thổ

nhưỡng (bao gồm tầng dày đất, mức độ lộ đá ong) và khả năng thoát

nước. Từ kết quả đánh giá riêng cho từng yếu tố và giá trị trọng số

của các chỉ tiêu được lựa chọn đánh giá, luận án đã xác định điểm

tổng hợp và xác định mức độ thuận lợi của các đơn vị CQ dựa trên

khoảng cách điểm: Mức thuận lợi nhất (S1): 2,380 - 2,578; Mức

thuận lợi trung bình (S2): 2,179 - 2,379; Mức ít thuận lợi (S3): 1,979

- 2,178

Bảng 2.3: Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của CQ đối với

các công trình xây dựng

Rất thích

nghi (S1)

Thích nghi

trung bình

(S2)

Ít thích nghi

(S3)

Không thích

nghi (N)

Dạng CQ 20 - 38, 47,

48 14, 49, 51, 52,

53, 54 17, 18, 39-42, 44-46, 55, 56

4, 6, 11, 12, 57 - 60

Diện tích (ha) 14.369,8 4.785,91 10.643,48 9.042,24

3.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐTH, QUY HOẠCH, KẾ

HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA PHƢƠNG TỚI CÁC CQTN

VÀ CQVH

3.2.1. Thực trạng kinh tế xã hội chung

Thực trạng phát triển KT-XH khu vực nghiên cứu có sự khác

nhau ở từng địa phương, thể hiện ở cơ cấu các ngành kinh tế. Năm

2012, kinh tế huyện Ba Vì có cơ cấu kinh tế: nhóm ngành dịch vụ -

du lịch chiếm 49,1%, nhóm ngành nông lâm nghiệp chiếm 36,6%

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

(trong đó trồng trọt chiếm 52,9%, chăn nuôi chiếm 49,1% cơ cấu nội

bộ ngành); nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 14,3%. Thị

xã Sơn Tây có cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng cao nhất chiếm

48%; các ngành dịch vụ - du lịch chiếm 44,2%; nông - lâm nghiệp,

thủy sản chiếm 7,8% năm 2012.

3.2.2. Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa tới các cảnh quan

Quá trình phát triển các đô thị thuộc khu vực nghiên cứu thể

hiện r qua lịch sử hình thành và phát triển của huyện Ba Vì và đặc

biệt là thị xã Sơn Tây. Điều này được thể hiện ở các mô hình phát

triển và quản lý phát triển KT-XH, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề

và cơ cấu dân số thành thị/nông thôn theo thời gian.

3.2.3. Tác động của quy hoạch, kế hoạch phát triển tại địa

phƣơng tới các cảnh quan

Theo định hướng quy hoạch chung của thành phố Hà Nội,

thị xã Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của

thành phố, đảm nhiệm chức năng đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch

nghỉ dưỡng, huyện Ba Vì được xác định là vành đai xanh, trong đó

thị trấn Tây Đằng được định hướng quy hoạch phát triển theo mô

hình ĐTST mật độ thấp. Các địa phương cũng đã xây dựng quy

hoạch các ngành, lĩnh vực theo hướng ưu tiên phát triển ĐT và các

dịch vụ đi kèm, xây dựng các khu DLh ở thị xã Sơn Tây; phát triển

các vùng chuyên canh cây lương thực - thực phẩm và bảo vệ, phát

triển rừng kết hợp phát triển DLST tại huyện Ba Vì. Việc phát triển

KT-XH theo các quy hoạch tác động đến cấu trúc, chức năng và sự

biến đổi cảnh quan khu vực.

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

3.3. XÁC ĐỊNH MỨC ƢU TIÊN TRONG ĐỊNH HƢỚNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CẢNH QUAN

3.3.1. Phân tích SWOT

Kết quả phân tích SWOT cho thấy có thể định hướng PTBV

khu vực Sơn Tây - Ba Vì theo các nội dung: Bảo tồn và phát triển

rừng, DLST, nông nghiệp hữu cơ, nông thôn mới gắn với bảo tồn các

DTLS; đô thị văn hóa lịch sử, DL nghỉ dưỡng; đô thị sinh thái mật

độ thấp; CN&TTCN; và ANQP.

3.3.2. Mô hình và kết quả xác định mức độ ƣu tiên PTBV CQ

Mức độ ưu tiên phát triển theo các tiểu vùng: Tiểu vùng CQ

trung tâm núi Ba Vì ưu tiên BV&PT rừng, DLST và nông nghiệp

hữu cơ; Tiểu vùng CQ ven sông Đà ưu tiên PT nông nghiệp hữu cơ

và trồng rừng; Tiểu vùng Q Đồng Thái - Vật Lại ưu tiên PT nông

nghiệp và DL; Tiểu vùng CQ Cam Thượng - Tây Đằng ưu tiên PT

ĐT sinh thái mật độ thấp gắn với PT DL; Tiểu vùng CQ ĐT Sơn

Tây ưu tiên PT ĐT và BV các DLVH-LS; Tiểu vùng CQ Tản Lĩnh -

Ba Trại ưu tiên PT nông nghiệp hữu cơ và DLST; Tiểu vùng cảnh

quan CQ Kim Sơn - Cổ Đông ưu tiên mở rộng diện tích ĐT, DLST

và các vùng chuyên canh rau màu; Tiểu vùng CQ đồng bằng thấp Ba

Vì ưu tiên PT nông nghiệp, DLST gắn với bảo vệ các DTLS.

3.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CQ

3.4.1. Các quan điểm định hƣớng

Để thực hiện phân bố hợp lý không gian khu vực Sơn Tây -

Ba Vì, luận án đã sử dụng 3 quan điểm: tổ chức lãnh thổ định hướng

PTBV, tổ chức lãnh thổ theo hướng tăng trưởng xanh, và trên quan

điểm phù hợp và điều chỉnh quy hoạch tổng thể chung TP. Hà Nội.

3.4.2. Phƣơng án định hƣớng không gian

a) Vùng định hướng ưu tiên bảo tồn và phát triển DLST

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

* Tiểu vùng CQ bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái vùng

núi Ba Vì: định hướng phát triển 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng

phòng hộ bảo vệ môi trường (dạng CQ 1, 2, 8, 10), rừng sản xuất

(dạng CQ 3, 7, 9) gắn với các phân khu phát triển DLST. Ngoài ra,

dạng CQ số 11 chuyển mục đích sang trồng cây hàng năm; dạng CQ

6, 12 phát triển theo tiêu chí xây dựng NTM.

* Tiểu vùng CQ ven Sông Đà: Định hướng ưu tiên PT nông

nghiệp hữu cơ kết hợp DLST. Cụ thể: dạng CQ số bảo tồn và PT DL;

dạng CQ số 57, 58 ưu tiên trồng lúa-màu; dạng CQ số 11, 48 chuyển

đổi rau màu; dạng CQ số 3, 7 là rừng trồng cần được khoanh nuôi,

bảo vệ; dạng CQ số 4 ưu tiên rau-màu hoặc PT cây nguyên liệu họ

dầu Jatropha cho mục đích lấy dầu và chống xói mòn đất; dạng CQ

số 12, 59 PT khu quần cư theo tiêu chí NTM.

b) Vùng ưu tiên PT nền NNHC, kết hợp bảo tồn văn hóa,

PT DLST, xây dựng NTM

* Tiểu vùng CQ đồng bằng thấp: Định hướng phát triển cây

lương thực-thực phẩm và rau an toàn. Các dạng CQ được định hướng

như sau: CQ số 56, 59 phát triển quần cư; CQ số 57 ưu tiên trồng

ngô, khoai lang cao sản; CQ số 55 giữ nguyên hiện trạng trồng lúa

hoặc luân canh rau màu; CQ số 61 ưu tiên trồng ngô hoặc đậu tương.

* Tiểu vùng CQ Đồng Thái - Vật Lại: Ưu tiên PT nền

NNHC, tạo lập hành lang xanh cho các vùng ĐT, kết hợp PT loại

hình DL nông thôn. Các dạng CQ được định hướng cụ thể: CQ số

26, 39 là cảnh quan rừng trồng giữ nguyên hiện trạng; CQ số 27

trồng cây ăn quả, cụ thể là cây thanh long; CQ số 52 chuyển đổi mục

đích sang trồng cây ăn quả hoặc trồng đậu tương; CQ số 30, 53 giữ

nguyên trồng lúa; CQ số 32, 44 là quần cư nông thôn; CQ số 31, 43

thuộc sự quản lý của Bộ quốc phòng được giữ nguyên hiện trạng.

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

* Tiểu vùng CQ Tản Lĩnh - Ba Trại: Ưu tiên NNHC, DLST.

Các dạng CQ số 17, 30 thuộc xã Sơn Đà, phân bố xung quanh hồ

Cẩm Quỳ, hồ Đầm Long chuyển đổi trồng cây thanh long ruột đỏ;

các dạng CQ số 34, 35 chuyển đổi ưu tiên PT cây chè; các dạng CQ

số 29, 36 thuộc xã Vân Hòa, Tản Lĩnh được ưu tiên để trồng cỏ voi;

các dạng CQ số 16, 26, 33 phân bố xung quanh các hồ Suối Hai, hồ

Cẩm Quỳ, hồ Đầm Long là cần được bảo vệ cải thiện MT, PT DL.

c) Vùng định hướng ưu tiên PT ĐT DL và bảo tồn: Ưu tiên

cao nhất cho mục đích PT ĐT theo hướng phát triển ĐT xanh, gắn

với bảo tồn di sản văn hóa truyền thống, phát triển tiểu thủ công

nghiệp, NNST phục vụ phát triển DL.

* Tiểu vùng định hướng ưu tiên phát triển ĐT VH-LS: PT

nhà ở ĐT, các dịch vụ PT ĐT, và ưu tiên bảo tồn các DT LS VH

thuộc tiểu vùng CQ ĐT Sơn Tây. Các dạng CQ được định hướng cụ

thể: dạng CQ số 42 ưu tiên trồng lúa cao sản, dạng CQ số 44, 45, 46

nhà ở, khu Thành cổ Sơn Tây; dạng CQ số 43 thuộc sự quản lý của

BQP, giữ nguyên hiện trạng.

* Tiểu vùng ưu tiên phát triển ĐT gắn với PT nền NNST, DL

nghỉ dưỡng: Tiểu vùng CQ Kim Sơn - Cổ Đông được ưu tiên PT

theo định hướng này. Dạng CQ số 7, 13, 16, 20 là CQ rừng trồng giữ

nguyên hiện trạng; CQ số 21 chuyển đổi mục đích xây dựng CSHT

cho PT DL; CQ số 30 giữ nguyên hiện trạng trồng lúa; CQ số 14, 17

chuyển đổi sang trồng cây ăn quả hoặc cây cảnh; CQ số 22 chuyển

đổi đáp ứng nhu cầu PT ĐT; CQ số 48 ưu tiên PT vùng chuyên cây

lương thực thực phẩm; CQ quần cư nông thôn 6, 18, 24, 32, 56,

dạng CQ số 15, 33, 31 thuộc sự quản lý của BQP; và dạng CQ số 25,

60 đang được khai thác phục vụ PT DL giữ nguyên hiện trạng.

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

* Tiểu vùng CQ ưu tiên PT ĐTST mật độ thấp, kết hợp PT

NNHC và DLST. Tiểu vùng CQ Cam Thượng - Tây Đằng được phát

triển theo định hướng này: Dạng CQ ưu tiên PT vùng chuyên canh

cây lương thực, thực phẩm là các dạng CQ số 27, 55; CQ số 39 là

rừng trồng và dạng CQ 32, 44, 51, 54 giữ nguyên hiện trạng.

d) PTBV các DT VH-LS và làng nghề: Ngoài các làng nghề

thêu ren Ngọc Kiên xã Cổ Đông, bánh tẻ Phú Nhi, gốm Phú Nhi thị

xã Sơn Tây; làng nghề chế biến chè Ba Trại, làm nón lá Phú Châu, tơ

tằm Thuần Mỹ, chế biến tinh bột đao đót Minh Quang huyện Ba

Vì;… cần phải khôi phục và phát triển phục vụ cho mục đích PT DL

và bảo tồn văn hóa.

Các trục đường giao thông tỉnh lộ và quốc lộ có vai trò là

hành lang động lực cho PTBVkhu vực Sơn Tây - Ba Vì trên cơ sở

định hướng ưu tiên phát triển các tiểu vùng cảnh quan.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Tiếp cận PTBV lãnh thổ dựa trên các nguyên lý về phát

triển CQ là một trong cơ sở địa lý phục vụ phát triển tổng hợp KT-

XH và BVMT khu vực Sơn Tây - Ba Vì. Hướng tiếp cận CQH ứng

dụng, trong đó quan tâm đến CQVH là cơ sở khoa học quan trọng để

giải quyết các thách thức PTBV.

2. Đặc điểm đa dạng các nhân tố thành tạo CQ khu vực Sơn

Tây - Ba Vì đã tạo nên đặc điểm đa dạng về cấu trúc CQ với 2 lớp

CQ, 5 phụ lớp CQ, 7 hạng CQ, 29 loại và 61 dạng CQ. Cấp dạng

CQ được sử dụng để đánh giá thích nghi sinh thái cho các loại cây

lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, và xây dựng nhà ở. Cấp

loại CQ được sử dụng để xác định giá trị của CQVH và CQTN. 8

tiểu vùng CQ là đơn vị cơ sở định hướng ưu tiên phát triển KT-XH.

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN tat LA P.T.Tram 040614.pdf · bền vững chủ yếu được thực hiện theo phương pháp luận cảnh quan học

3. Bằng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái, luận án

đã tiến hành đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của 29 dạng

CQ cho mục đích PT các nhóm cây lương thực thực phẩm, nhóm cây

ăn quả, nhóm cây công nghiệp dài ngày, nhóm cây cảnh, nhóm cây

nguyên liệu chăn nuôi, nhóm cây nhiên liệu; và đánh giá, phân hạng

mức độ thuận lợi của 44 dạng cảnh quan CQ cho mục đích xây dựng.

Kết quả đánh giá cho thấy, khu vực nghiên cứu có tiềm năng phát

triển đa dạng các loại cây trồng, có khả năng mở rộng và phát triển

dịch vụ đô thị.

4. Luận án đã phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm

yếu của các tiểu vùng CQ, kết hợp kết quả đánh giá CQ và phân tích

tác động của các quy hoạch phát triển KT-XH Hà Nội và khu vực

Sơn Tây - Ba Vì để xác định mức ưu tiên định hướng PTBV khu vực

theo các tiểu vùng và cụ thể tới từng dạng CQ. Không gian ưu tiên

PT khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong tổng thể quy hoạch chung của

thành phố Hà Nội được xác định theo 3 vùng: vùng định hướng ưu

tiên bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái, vùng ưu tiên phát triển

nền nông nghiệp hữu cơ, kết hợp bảo tồn văn hóa, phát triển loại

hình du lịch sinh thái, xây dựng nông thôn mới, vùng định hướng ưu

tiên phát triển đô thị kết hợp phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa.

Kiến nghị: Để hoàn thiện ứng dụng của NCCQ trong phát

triển KT-XH và BVMT một khu vực, lãnh thổ nhất là đối với các

khu vực ngo i ô đang trong quá trình ĐTH, cần thiết phải nghiên

cứu, phân tích, đánh giá vai trò của các yếu tố văn hóa trong việc

hình thành các đơn vị CQ. Việc xác định vai trò của các DTLS, các

yếu tố VH và công tác BT VH phải được lồng ghép trong định

hướng phát triển KT-XHi nói cũng như đối với các ngành, l nh

vực khác nhau.