trong nh ững năm gần đây, do sự tăng cường giao lưu và hợp...

66
Trong nhng năm gn đây, do stăng cường giao lưu và hp tác trên lĩnh vc giáo dc và đào to gia Vit Nam và Nht Bn, đã có nhiu sinh viên và nghiên cu sinh Vit Nam sang Nht Bn hc tp và nghiên cu. Sdu hc sinh tăng đu hng năm cho thy nhu cu du hc Nht Bn còn rt ln. Tuy nhiên, cho ti thi đim này, du hc Nht Bn vn còn xa lđi vi hc sinh sinh viên Vit Nam nếu so sánh vi du hc ti các quc gia như Pháp, M, Australia hay thm chí Singapore. Mt trong nhng nguyên nhân chính là sthiếu thông tin vthtc du hc, chương trình hc bng cũng như vcuc sng hc tp và sinh hot ti Nht Bn. Chính do thiếu thông tin mà nhng hc sinh có nguyn vng không tìm được con đường thc hin ước mun ca mình, trong khi nhiu sinh viên khi du hc đã gp không ít vp váp do chun bkhông chu đáo. Nhng khó khăn này đã to ra tâm lý e ngi đi vi du hc Nht Bn. Hi Thanh niên Sinh viên Vit Nam ti Nht Bn (VYSA) thường xuyên nhn được các câu hi liên quan đến du hc Nht Bn. Đây là mt trong nhng chđđược nhiu người quan tâm trên din đàn ca VYSA. Vì vy, chúng tôi đã p ý đnh biên son mt cun Stay du hc Nht Bn bng tiếng Vit nhm hthng hóa li các thông tin tcác ngun khác nhau, bsung các thông tin mi nht cũng như các kinh nghim thc tế tcác thành viên ca Hi đcung cp mt cái nhìn khách quan tquan đim ca sinh viên vdu hc Nht Bn. Ý đnh ca chúng tôi đã nhn được sng hquý báu ca nhóm các thành viên mng VIET-KHSV (VKS) mà trc tiếp là các anh Nguyn Ðc Hùng và Nguyn Ngc Bình, nhng người đã dày công chun bcho mt tài liu vi mc đích tương t. Bn tho ca cun sách do các anh dđnh biên son đã được chuyn cho VYSA và trthành tài liu tham kho cho ni dung ca cun stay này. Dù là cun sách nhvà chưa bao quát được tt ccác thông tin du hc, chúng tôi tin tưởng rng đây sngun thông tin hu ích vi đông đo các bn hc sinh, sinh viên Vit Nam. Bn trc tuyến ca cun sách gm 5 chương. Chương 1 gii thiu vhthng giáo dc ca Nht Bn và đc bit chú trng vgiáo dc bc đi hc cùng vi tình hình sinh viên du hc ti Nht Bn hin nay, trong đó có sinh viên Vit Nam. Chương 2 gm các thông tin vcác hình thc du hc và thtc du hc cho mi trường hp vi nhng nhn đnh khách quan vkhó khăn và thun li. Chương 3 dành riêng cho mt vn đrt được quan tâm là các loi hc bng và cách thc xin hc bng. Chương 4 bao gm hướng dn đn đnh cuc sng da trên kinh nghim ca nhiu sinh viên hin đang du hc ti Nht Bn. Chương 5 cung cp nhng gi ý vbước đường sau du hc, bao gm thông tin vvic làm và nghiên cu khoa hc. Chúng tôi rt mong và đánh giá cao các ý kiến đóng góp xây dng ca bn đc đhoàn thin tài liu này. Mi đóng góp xin gi vBan biên son ti đa ch[email protected] .

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Trong những năm gần đây, do sự tăng cường giao lưu và hợp tác trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Nhật Bản, đã có nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tập và nghiên cứu. Số du học sinh tăng đều hằng năm cho thấy nhu cầu du học Nhật Bản còn rất lớn. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, du học Nhật Bản vẫn còn xa lạ đối với học sinh sinh viên Việt Nam nếu so sánh với du học tới các quốc gia như Pháp, Mỹ, Australia hay thậm chí Singapore. Một trong những nguyên nhân chính là sự thiếu thông tin về thủ tục du học, chương trình học bổng cũng như về cuộc sống học tập và sinh hoạt tại Nhật Bản. Chính do thiếu thông tin mà những học sinh có nguyện vọng không tìm được con đường thực hiện ước muốn của mình, trong khi nhiều sinh viên khi du học đã gặp không ít vấp váp do chuẩn bị không chu đáo. Những khó khăn này đã tạo ra tâm lý e ngại đối với du học Nhật Bản. Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) thường xuyên nhận được các câu hỏi liên quan đến du học Nhật Bản. Đây là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm trên diễn đàn của VYSA. Vì vậy, chúng tôi đã ấp ủ ý định biên soạn một cuốn Sổ tay du học Nhật Bản bằng tiếng Việt nhằm hệ thống hóa lại các thông tin từ các nguồn khác nhau, bổ sung các thông tin mới nhất cũng như các kinh nghiệm thực tế từ các thành viên của Hội để cung cấp một cái nhìn khách quan từ quan điểm của sinh viên về du học Nhật Bản. Ý định của chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ quý báu của nhóm các thành viên mạng VIET-KHSV (VKS) mà trực tiếp là các anh Nguyễn Ðức Hùng và Nguyễn Ngọc Bình, những người đã dày công chuẩn bị cho một tài liệu với mục đích tương tự. Bản thảo của cuốn sách do các anh dự định biên soạn đã được chuyển cho VYSA và trở thành tài liệu tham khảo cho nội dung của cuốn sổ tay này. Dù là cuốn sách nhỏ và chưa bao quát được tất cả các thông tin du học, chúng tôi tin tưởng rằng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích với đông đảo các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. Bản trực tuyến của cuốn sách gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu về hệ thống giáo dục của Nhật Bản và đặc biệt chú trọng về giáo dục bậc đại học cùng với tình hình sinh viên du học tại Nhật Bản hiện nay, trong đó có sinh viên Việt Nam. Chương 2 gồm các thông tin về các hình thức du học và thủ tục du học cho mỗi trường hợp với những nhận định khách quan về khó khăn và thuận lợi. Chương 3 dành riêng cho một vấn đề rất được quan tâm là các loại học bổng và cách thức xin học bổng. Chương 4 bao gồm hướng dẫn để ổn định cuộc sống dựa trên kinh nghiệm của nhiều sinh viên hiện đang du học tại Nhật Bản. Chương 5 cung cấp những gợi ý về bước đường sau du học, bao gồm thông tin về việc làm và nghiên cứu khoa học. Chúng tôi rất mong và đánh giá cao các ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc để hoàn thiện tài liệu này. Mọi đóng góp xin gửi về Ban biên soạn tại địa chỉ [email protected].

VYSA giữ bản quyền về toàn bộ nội dung tài liệu này. Khi trích dẫn hay sao chép, đề nghị thông báo và ghi rõ nguồn tài liệu từ vysa.jp. Tokyo, tháng 9 năm 2003 Ban biên soạn Lê Thanh Hoàng, IBM Business Consulting Services Trần Xuân Nam, University of Electro-Communications Phạm Khắc Liêu, Kumamoto University Trần Đăng Xuân, Miyazaki University Phan Thu Hằng, Ube Kosen

Chương 1 – Giáo dục Nhật Bản

1. Khái quát

2. Giáo dục phổ thông

3. Giáo dục bậc Đại học

4. Du học sinh tại Nhật Bản

Chương 2 – Du học Nhật Bản

1. Khó khăn – thuận lợi

2. Các hình thức du học

3. Trường tiếng Nhật

4. Các kỳ thi cho du học sinh

5. Các bước chuẩn bị

Chương 3 – Học bổng

1. Học bổng trước khi đến Nhật

2. Học bổng sau khi đến Nhật

Chương 4 – Cuộc sống du học

1. Kinh nghiệm học tập

2. Thủ tục ngay khi đến Nhật

3. Một số thủ tục khác

4. Nhà ở và thuê nhà

5. Việc làm thêm

Chương 5 – Sau du học

1. Lựa chọn sau khi tốt nghiệp

2. Cộng tác nghiên cứu ở Nhật

3. Làm việc tại Nhật

Chương 1 – Giáo dục Nhật Bản

1. Khái quát:

Về mặt giáo dục, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng không và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại. Trong thời kỳ phong kiến, ở các thị trấn và các làng của Nhật Bản đã có các trường học được gọi là terakoya do nhà chùa và các cơ sở khác tổ chức. Vào cuối thời kỳ của chế độ phong kiến (cuối thế kỷ XIX), tỷ lệ số người biết chữ đạt khoảng 40% - một con số khá cao làm cho những người phương Tây tới Nhật Bản phải ngạc nhiên. Đây là điểm khởi nguồn của hệ thống giáo dục hậu Minh Trị. Tuy nhiên, cho tới Chiến tranh thế giới thứ hai, giáo dục bậc đại học ở Nhật Bản vẫn còn tồn tại như là công cụ đào tạo một số nhỏ sinh viên để họ trở thành viên chức cấp cao của chính phủ trung ương và sự phân biệt về giới ở thời kỳ này còn rất nặng nề. Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Nó bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại học. Đã có những động thái nhằm hiện đại hoá chương trình giảng dạy. Tỷ lệ thanh niên cả nam lẫn nữ tiếp tục học lên trung học phổ thông và bậc đại học sau khi đã kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc đã gia tăng. Trình độ chung của giáo dục đã được cải thiện, nhưng đồng thời, một số tác động tiêu cực đã nảy sinh do việc gia tăng số học sinh hoặc do chế độ nghiêm ngặt của hệ thống giáo dục. Trong số các vấn đề phát sinh, nghiêm trọng nhất có lẽ là vấn đề thi cử. Trong xã hội hậu Minh Trị, sự phân biệt giai cấp còn nặng nề hơn ngày nay rất nhiều, giáo dục được xem là con đường duy nhất dẫn đến cơ hội bình đẳng. Trong thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ này đã gia tăng, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt để giành được chỗ học trong các trường nổi tiếng. Khi đi xin việc làm, người ta thường có khuynh hướng chỉ đánh giá ứng viên xin việc qua cái mác trường đại học người đó đã tốt nghiệp. Nếu một ứng viên tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng với một thành tích chẳng mấy gì tốt đẹp cho lắm, người đó vẫn có thể dễ dàng xin việc hơn một sinh viên tốt nghiệp một trường đại học ít tiếng tăm, cho dù với một thành tích xuất sắc cỡ nào đi nữa. Chính vì vậy, để xin được việc làm tốt ở một hãng lớn, các phụ huynh phải lo cho con em mình vào học ở một trường trung học nổi tiếng. Cứ thế, sự cạnh tranh thi cử lan dần xuống tới tiểu học. Nhiều học sinh đã theo học tại các trường được gọi là trường dự bị hay trường luyện thi, hoặc theo học những giờ luyện thi do các giáo viên tư nhân dạy. Việc học thêm này được tiến hành sau hoặc ngoài giờ học chính khoá làm cho đa số các học sinh có rất ít thời gian để hoạt động vui chơi giải trí. Đây là một mô hình đặc trưng ở Nhật Bản hiện nay. Theo điều tra của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản thì có 37% học sinh tiểu học, 76% học sinh trung học cơ sở và 37% học sinh trung học phổ thông học tại các trường luyện thi. Trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản, vai trò của gia đình, đặc biệt là người mẹ rất quan trọng đối với trẻ em. Thông thường, phụ nữ Nhật Bản có xu hướng trở thành các bà nội trợ chuyên nghiệp sau khi

lập gia đình, trong đó dạy dỗ và chăm sóc con cái là một trong những nhiệm vụ chính. Trên cơ sở đó, kiểu giáo dục này đòi hỏi người mẹ phải có trình độ học vấn cao để có thể giúp con họ vượt qua được chương trình giáo dục khắc nghiệt ở đây. Vì vậy, với những người phụ nữ có trình độ học vấn cao, khi lấy chồng họ vẫn hoàn toàn có cơ hội để sử dụng tốt các kiến thức đã học để dạy dỗ con cái thay vì thuê gia sư.

2. Giáo dục phổ thông:

So với các chương trình giáo dục của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, chương trình giáo dục của Nhật khá nghiêm khắc. Niên học bắt đầu từ tháng tư cho đến tháng ba năm sau. Kỳ nghỉ hè kéo dài khoảng 6 tuần, nghỉ đông và xuân khoảng 2 tuần. Ngày học thường bắt đầu từ 8:30 sáng đến 15:00 chiều. Một tuần học 6 ngày, từ thứ hai đến thứ bảy. Riêng ngày thứ bảy của tuần lễ thứ hai và thứ tư trong tháng được nghỉ, tương lai gần sẽ nghỉ tất cả thứ bảy. Sau giờ học, phần lớn các học sinh ở lại tham gia các câu lạc bộ thể thao hoặc các hoạt động khác. Trong hầu hết các trường học, học sinh lớp trên học 6 tiết mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu, riêng ngày thứ bảy học từ 2 đến 4 tiết. Tuy số ngày đến trường học tập cho mọi khối lớp đều như nhau nhưng các lớp thấp hơn học ít tiết hơn. Chẳng hạn, một trường tiểu học điển hình ở Tokyo cho học sinh lớp một học 5 tiết mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu. Không có những khóa học về kỹ thuật hay ngành nghề trong những năm giáo dục bắt buộc. Hơn nữa, không có hệ thống định hướng nào trong các trường tiểu học công và trung học bậc thấp. Trong các trường trung học bậc cao, khoảng 70% học sinh theo các chương trình đại cương. Hiện nay Nhật đang nghiên cứu cải cách nội dung giáo dục. Cuộc cải cách giáo dục ở Nhật Bản nhằm vào các mục tiêu: tăng tầm quan trọng đặc biệt việc phát triển của từng cá nhân; chuyển sang hệ thống giáo dục học tập suốt đời; tạo sự cân bằng giữa các kiến thức truyền thống với các kiến thức công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay tại Nhật Bản phục vụ xu hướng quốc tế xã hội và thời đại thông tin. Chính phủ Nhật tiến hành cải cách giáo dục vì cho rằng chương trình hiện nay tập trung quá nhiều vào việc truyền đạt cho học sinh phương pháp học tập truyền thống mà ít quan tâm đến việc phát huy khả năng tự học của học sinh, mà điều này rất cần trong một xã hội hậu công nghiệp như Nhật Bản. Học sinh tiểu học và trung học cơ sở sẽ không phải lên lớp vào ngày thứ bảy nữa. Các trường sẽ cắt giảm chương trình giảng dạy (khối lượng kiến thức) ở các môn như toán, tiếng Nhật khoảng 30% mỗi năm, nhằm để học sinh có thể nắm bắt chắc chắn hơn những điều được dạy. Trong khi chương trình mới cắt giảm thời lượng một số môn học truyền thống thì lại thêm vào một loại lớp mới gọi là “lớp học tổng hợp”. Chương trình này cho phép giáo viên có thể tự đưa ra bất kỳ một chủ đề nào mà họ cho rằng nó có thể tạo ra một không khí học tập sinh động trong học sinh và phát triển một khả năng tự học và tư duy của học sinh.

3. Giáo dục bậc Đại học:

1. Các trường đại học Mô hình các trường đại học như hiện nay chỉ mãi tới sau thời Minh Trị mới xuất hiện ở Nhật Bản do có sự tiếp thu nhanh chóng các ngành học của phương Tây và sự xuất hiện ngày càng nhiều học giả nổi tiếng cung cấp cho đất nước Nhật Bản mới những nhà lãnh đạo xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Đến Chiến tranh thế giới thứ hai, nền giáo dục đại học của Nhật Bản tập trung ở 8 trường “Đại học Hoàng

gia” và có thêm một vài trường cao đẳng hoặc đại học tư nhân. Do cải cách giáo dục sau chiến tranh đã cho ra đời một số lớn các trường đại học theo hệ thống mới dập khuôn theo các mô hình của Mỹ. Số trường đại học quốc lập đã tăng lên, mỗi tỉnh có ít nhất một trường và đến năm 1997 đã có tổng cộng 98 trường. Ngoài ra, nếu tính cả những trường có chương trình học chỉ 4 năm, thì còn có thêm 57 trường đại học công lập ở các tỉnh, thành phố và 431 trường đại học dân lập. Tổng số sinh viên đại học hiện nay gấp 27 lần số sinh viên trước Chiến tranh thế giới thứ hai và khoảng 43% trong số này theo học ở các trường đại học dân lập. Số trường đại học tăng nhanh chóng đã mở cửa cho nhiều học sinh vào học đại học. Nhưng mặt khác, một điều không thể phủ nhận là trình độ chung về giáo dục và nghiên cứu khoa học đã giảm sút. Việc nhiều học sinh tìm mọi cách để vào được các trường đại học danh tiếng có truyền thống đã làm cho kỳ thi vào các trường này trở thành những cuộc chạy đua ngày càng tồi tệ. Trong khi đó, những học sinh muốn học tập nghiêm túc hơn phải theo học các khoá sau đại học. Những trường đại học ngắn hạn hệ 2 năm hầu hết dành cho nữ sinh muốn tiếp tục học lên sau khi tốt nghiệp trung học. Thời gian chương trình đại học là 4 năm (với các ngành y, thú y là 6 năm), chương trình thạc sĩ là 2 năm, tiến sĩ là 3 năm (với ngành y và thú y là 4 năm, không có thạc sĩ). Giống như các nước khác, cơ chế giáo dục đại học của Nhật gồm có 3 loại: - Đại học quốc lập (do chính phủ trung ương thành lập ở các đô thị lớn trên toàn quốc) - Đại học công lập (do chính quyền địa phương lập ra với ngân sách của mình) - Đại học tư lập (của tư nhân, đoàn thể tôn giáo hay các doanh nghiệp) Các trường đại học quốc lập được thành lập rải đều trên toàn quốc, một hay vài trường ở một tỉnh. Các trường công lập, tư lập cũng được bố trí trên toàn quốc. Theo sự phân bố vị trí địa lí thì nhiều trường mang tính đặc thù phù hợp với nhu cầu của địa phương. Đại học của Nhật có 2 hình thức tổ chức: chuyên khoa (chỉ giảng dạy một ngành) chiếm khoảng 53% và đa khoa (giảng dạy nhiều ngành, theo nhiều khoa, trong đó lại có nhiều phân khoa khác nhau) chiếm 47%. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng như các ngành khoa học kỹ thuật chiếm phần lớn với khoa học xã hội 39,6%, khoa học nhân văn 16,6%, khoa học kỹ thuật 18,6% . Bên cạnh đó là các ngành nông nghiệp 2,8%, y và nha 2,6%, dược 1,5%, sư phạm 5,4%, gia chánh 1,9% và các ngành khác 7,4% (thống kê tháng 5/2001). Năm học ở Nhật Bản bắt đầu vào 1 tháng 4 hàng năm và kết thúc vào 31 tháng 3 năm sau. Số ngày nghe giảng ở trường là khoảng 210 ngày (khoảng 35 tuần) bao gồm cả những kì thi học kì. Kì nghỉ hè thường từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8, tuy nhiên giữa các trường có khác nhau chút ít. Kì nghỉ đông thường từ cuối tháng 12 đến đầu tháng giêng và nghỉ xuân từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Hầu hết các trường đại học có hai học kì. Các môn học được bố trí rải đều trong cả năm. Các trường học đều áp dụng hệ thống học phần trừ các khóa học về ngành y và nha khoa. Cuối mỗi

khóa học, sinh viên phải qua kì kiểm tra đã định kết thúc môn học. Thông thường, các môn thi ở Nhật đều thi viết, không thi vấn đáp. Mặc dù có khác nhau giữa các trường, nhưng nhìn chung, để tốt nghiệp, sinh viên thường phải hoàn thành tối thiểu khoảng 124 học phần (trừ các sinh viên y khoa, nha khoa và thú y). Khi sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, có thể tiếp tục học các khóa sau đại học với điều kiện phải qua được kỳ thi tuyển chọn vào viện đại học do các trường tổ chức. Chi tiết về các kì thi tuyển chọn này sẽ được hướng dẫn cụ thể trong các cuốn sách “Hướng dẫn thi” do các trường phát hành. Tương tự, sinh viên đã tốt nghiệp các khóa thạc sĩ có thể tiếp tục khóa đào tạo tiến sĩ, với điều kiện thi đỗ kỳ thi tuyển chọn do các trường tổ chức. Những người hoàn thành khóa học Thạc sĩ thì được cấp giấy chứng nhận học vị Thạc sĩ (Master - Shushi) và những người hoàn thành khóa Tiến sĩ thì được cấp giấp chứng nhận học vị Tiến sĩ (Doctor - Hakase). Học vị Thạc sĩ được phong cho sinh viên đã hoàn thành tối thiểu số học phần yêu cầu (30 học phần) trong thời gian tối thiểu 2 năm và qua kì thi bảo vệ luận văn Thạc sĩ; học vị Tiến sĩ được phong cho những ai theo học suốt 5 năm (với sinh viên tốt nghiệp đại học) và 3 năm (với sinh viên đã tốt nghiệp khóa thạc sĩ) và đã hoàn thành số học phần yêu cầu về chuyên môn, đồng thời qua được kì thi bảo vệ luận văn Tiến sĩ. Một số trường đại học của Nhật Bản cho phép những sinh viên xuất sắc rút ngắn thời gian học để lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về học phần và luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình học tập và nghiên cứu để nhận bằng Tiến sĩ bạn sẽ còn phải hoàn thành một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế hoặc Nhật Bản. Tỉ lệ sinh viên theo học lên các khóa học thạc sĩ và tiến sĩ khá cao, lần lượt là 10,7 % và 16,7%. Tại các trường đại học quốc lập, tỷ lệ này là 30,3% và 19,1%. Việc các tập đoàn lớn thiết lập các trung tâm nghiên cứu tư, tuyển dụng những sinh viên đã qua đào tạo sau đại học khiến số lượng sinh viên theo học các khóa đào tạo này tăng lên đáng kể từ sau những năm 1970. Mỗi trường đều có sổ tay hướng dẫn cụ thể được viết bằng tiếng Nhật, một số trường có sách viết bằng tiếng Anh. Bạn nên xem cuốn sổ tay hướng dẫn này hay hỏi trường học nơi bạn vào học về những thông tin chi tiết liên quan về trường học. 2. Các trường cao đẳng kỹ thuật Chế độ giáo dục này được chính thức thành lập vào năm 1962, chú trọng đến các ngành công nghiệp (kiến trúc, điện cơ, cơ khí) nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp của Nhật Bản. Sau này còn mở rộng chuyên môn sang những ngành khác như kỹ thuật hàng hải và công nghệ thông tin. Mục tiêu của các trường cao đẳng kỹ thuật (Koto senmon gakko) là nhằm giúp học sinh nắm vững lý thuyết cơ bản của ngành nghề theo học, đồng thời biết áp dụng những kỹ thuật đó qua quá trình thực tập trong thời gian học kéo dài 5 năm. Đối tượng học cao đẳng kỹ thuật là những học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, họ có khả năng lựa chọn hoặc kiếm việc làm, hoặc tiếp tục học tiếp 2 năm chuyên môn tại một trong 9 trường cao đẳng kỹ thuật quốc lập để học và nghiên cứu sâu hơn nữa về lĩnh vực của mình đã học để có được bằng cấp ngang với bằng đại học. Sinh viên các trường này cũng có thể chuyển tiếp sang học 2 năm cuối đại học và nhận bằng đại học.

Các trường cao đẳng kỹ thuật được bố trí trên khắp Nhật Bản và có xu hướng tiếp nhận sinh viên trong các vùng và khu vực địa phương xung quanh trường. Hiện nay trên toàn quốc có 62 trường cao đẳng kỹ thuật với gần 230 ngành, trong đó trường quốc lập chiếm 54 trường, công lập 5 trường và tư lập 3 trường. Mỗi trường thường có từ 3 đến 5 khoa. Mỗi khoa có từ 1 đến 2 lớp, và mỗi lớp khoảng 40 sinh viên. Trong hai năm rưỡi đầu trong khóa học 5 năm, đào tạo cơ bản được tiến hành cùng với với việc bắt đầu đào tạo chuyên môn. Vì các tiến bộ của trường học, việc học chuyên môn được chú trọng. Năm học của trường cao đẳng kỹ thuật nói chung là giống như năm học ở các trường đại học, trừ kì nghỉ xuân ngắn hơn, khoảng 20 ngày. Các môn học ở trường kỹ thuật cũng dựa trên cơ sở hệ thống học phần giống như trường đại học. Tuy nhiên có một vài điểm khác so với trường đại học. Ðể hoàn thành số học phần suốt 5 năm, các môn học được phân thành một đơn vị năm học, và vì thế nếu sinh viên không đảm bảo điều kiện lên lớp thì thậm chí chỉ trượt 1 môn thì cũng phải học lại toàn bộ cả năm đó (lưu ban). Năm học 2003 có 55.611 sinh viên theo học tại các trường cao đẳng kỹ thuật này. Những sinh viên tốt nghiệp các trường này dễ kiếm việc làm vì các xí nghiệp chế tạo, xây dựng có xu hướng thu nhận lớp sinh viên này do lương rẻ hơn mà tay nghề cao so với một sinh viên tốt nghiệp đại học. 3. Các trường trung học chuyên nghiệp Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp (Senshu gakko) được thiết lập năm 1976. Mục tiêu giáo dục của những trường này là đào tạo những người có kiến thức và kĩ năng chuyên môn phù hợp với từng lĩnh vực nghề nghiệp mà không cần phải có bằng cấp cao. Các trường này phải đảm bảo được tiêu chuẩn như sau: lớp học chính thức không ít hơn 40 sinh viên, khóa học yêu cầu không dưới 1 năm và số giờ giảng 1 năm không ít hơn 800 giờ. Các trường trung học chuyên nghiệp đã được xếp loại theo ba khóa đào tạo khác nhau theo điều kiện vào học như sau: các khóa học trung học phổ thông dành cho sinh viên đã tốt nghiệp trung học cơ sở, các khóa học trung cấp dành cho những sinh viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông và các khóa học cơ sở cơ bản không cần có điều kiện nhập học. Các trường trung học chuyên nghiệp có các khóa học trung cấp gọi là Trường trung cấp (Senmon gakko). Hiện có tới 18,9% học sinh theo học các trường trung cấp sau khi tốt nghiệp phổ thông, cao gấp 2 lần số sinh viên theo học các trường đại học ngắn hạn. Các ngành có nhiều sinh viên nhất là xây dựng và kiến trúc, kỹ thuật điện và điện tử, công nghệ thông tin, tiếp theo là ngành y (như y tá) và các ngành thương mại (quản lý khách sạn, du lịch, thư ký và kế toán). Tính đến năm 2003, đã có 3.439 trường trung học chuyên nghiệp, trong số đó, có 2.967 trường trung cấp với 685.393 sinh viên đang theo học. Các trường này đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong giáo dục bậc đại học. Sinh viên tốt nghiệp các khóa trung cấp được coi có trình độ tương đương với tốt nghiệp cao đẳng kỹ

thuật. Từ tháng 6 năm 1994, các trường trung cấp đều phải cấp Chứng chỉ chuyên môn cho sinh viên tốt nghiệp. Gần đây, những sinh viên tốt nghiệp trung cấp cũng có thể chuyển tiếp vào học 2 năm cuối của một số trường đại học chấp nhận chế độ chuyển tiếp.

4. Du học sinh tại Nhật Bản:

1. Tổng quan Nhật Bản đã có lịch sử tiếp nhận sinh viên nước ngoài trên 100 năm. Tại thời điểm năm 2002 có 95.550 sinh viên từ 160 nước và khu vực đang học tại các cơ sở đào tạo ở Nhật Bản, gần với con số 100.000 sinh viên quốc tế trong kế hoạch do Chính phủ đề ra năm 1983. Số lượng này sau một thời gian chững lại trong thập niên 1990 đã tăng trở lại một phần nhờ chính sách mở rộng tiếp nhận sinh viên du học của Chính phủ Nhật. Trên 90% sinh viên đến từ châu Á trong đó hơn một nửa là sinh viên Trung Quốc, tiếp theo là Hàn Quốc và Đài Loan. Chỉ có chưa đầy 10% sinh viên hưởng học bổng của Chính phủ Nhật Bản và hoặc Chính phủ nước mình, còn lại là các sinh viên theo các học bổng tư nhân và sinh viên du học tư phí. Cùng với xu hướng quốc tế hóa, sự hiện diện của sinh viên nước ngoài tại các trường đại học hàng đầu của Nhật là khá rõ nét, đặc biệt trong các bậc học sau đại học. Sinh viên nhận được học bổng của Chính phủ Nhật hay chính phủ các nước, cũng như của các tổ chức quốc tế hay các quỹ học bổng tư nhân đều có xu hướng chọn các trường đại học hàng đầu tại các trung tâm đô thị lớn, nơi có điều kiện học tập và sinh hoạt ưu việt hơn. Tại các trường này, sinh viên quốc tế có thể sử dụng tiếng Anh để nghiên cứu và làm luận án khoa học, cũng như dự các tiết học được giảng bằng tiếng Anh. Một số trường thậm chí có chương trình dành riêng cho sinh viên quốc tế. Số lượng sinh viên nước ngoài tại vùng thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận chiếm khoảng 50% tổng số, trong khi tại Osaka và các tỉnh phụ cận chiếm khoảng 20%. Mặt khác, cũng tồn tại không ít các trường đại học của Nhật Bản tìm mọi cách thu hút sinh viên nước ngoài vì mục đích kinh tế. Do số trường đại học tăng nhanh trong khi số học sinh tốt nghiệp phổ thông lại theo chiều hướng giảm, nhiều trường đại học tư lập ít danh tiếng tại các địa phương rơi vào tình trạng thiếu sinh viên trầm trọng. Để bù vào sự thiếu hụt sinh viên người Nhật, các trường này buộc phải tìm cách nhận sinh viên người nước ngoài, mà chủ yếu là sinh viên Trung Quốc. Thậm chí có trường tỉ lệ sinh viên Trung Quốc vượt trên 90% tổng số sinh viên theo học. Không ít sinh viên trong số này du học cũng đơn thuần vì mục đích kinh tế. Sau khi có được tư cách cư trú hợp pháp, họ tập trung làm thêm để kiếm tiền trả nợ và dành dụm tiền để trở về. Việc học tập được đặt xuống hàng thứ yếu. Năm 2001, tỷ lệ sinh viên theo các ngành khoa học xã hội là 30,5%, khoa học nhân văn là 25,6%, kỹ thuật là 14,8%, còn lại là các ngành học khác. 2. Du học sinh Việt Nam Du học sinh Việt Nam đã có mặt tại Nhật Bản từ cách đây ngót một thế kỷ. Trong các năm từ 1906 đến 1908, khoảng 200 sinh viên Việt Nam theo phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng đã tới Nhật dưới danh nghĩa sinh viên Trung Quốc. Những sinh viên này hầu hết học các kỹ năng quân sự để trở về tìm cách chống lại quân Pháp. Dù phong trào này tan rã chỉ sau 3 năm và chưa ai được học đến

nơi đến chốn, có thể nói họ là lứa học sinh Việt Nam đầu tiên trong lịch sử du học ở Nhật. Số phận sau này của các lưu học sinh Đông Du cũng khá đa dạng: đa số sau này về nước, trở thành những nhà yêu nước tiếp tục chống Pháp như Hoàng Trọng Mậu và Lương Ngọc Quyến; một số trở lại chốn quan trường; một số quay ngược cộng tác với thực dân; một số ít sống lưu vong trên đất Trung Quốc. Những người đến Nhật sau 1908 không thuộc lứa Đông Du, mà đi theo những con đường khác, mục đích khác; ví dụ, Lê Văn Quý, Đỗ Vạng Lý, Lương Định Của, Đặng Văn Ngữ... đi du học theo chương trình trao đổi giữa Pháp và Nhật từ những năm 1918-1919. Nhiều người trong số họ sau này đã trở về đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Sau khi Việt Nam giành được độc lập, Nhật Bản đã cấp học bổng du học cho sinh viên miền Nam Việt Nam. Vào cuối những năm 1960, số lượng du học sinh từ miền Nam Việt Nam tới Nhật Bản tăng dần và đạt đỉnh cao vào các năm 1971-1972. Theo số liệu của Bộ Giáo dục Nhật Bản khi đó, sinh viên du học tư phí người Việt có khoảng 660 người, trong đó 350 người học tại các trường đại học tư và không nhận được một nguồn hỗ trợ nào từ chính phủ. Vậy nhưng chiến tranh ngày càng khốc liệt không những đã làm con số du học sinh nhanh chóng thuyên giảm, mà còn gây ra rất nhiều khó khăn cho những người đang theo học tại Nhật. Phần lớn những du học sinh trong thời kỳ này sau khi tốt nghiệp đã xin tị nạn ở một nước thứ ba và rời Nhật. Sau khi Việt Nam thống nhất, số du học sinh Việt Nam tới Nhật chỉ nhỏ giọt cho tới năm 1988, khi Nhật mở lại các chương trình học bổng cho sinh viên bậc đại học, cao đẳng và sau đại học. Cũng từ thời gian này, bắt đầu xuất hiện lại hình thức du học tự túc. Sau đó, số du học sinh Việt Nam liên tục tăng cùng với sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản, số sinh viên Việt Nam tại các trường Nhật Bản đã đạt 1.115 người vào năm 2002. Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài số sinh viên đi học theo học bổng của Chính phủ hoặc xin được các học bổng của trường hoặc các tổ chức, số sinh viên đi học hoàn toàn tự túc tại Nhật Bản chưa nhiều. Hiện nay, sinh viên Việt Nam có mặt tại hầu hết các trường đại học lớn tại Nhật Bản, tại các vùng từ Hokkaido, Tohoku ở phía bắc tới Kyushu, Okinawa ở phía Nam. Nhiều cộng đồng sinh viên đã được hình thành và vào tháng 11 năm 2001, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản đã chính thức được thành lập.

Chương 2 – Du học Nhật Bản

1. Khó khăn – thuận lợi

1. Khó khăn Chi phí Khó khăn lớn nhất phải kể đến đối với du học Nhật Bản là chi phí cao. Những sinh viên nhận được học bổng trọn gói trước khi du học thì có thể yên tâm do mức học bổng của chính phủ Nhật hay các tổ chức tư nhân nói chung đều bao gồm học phí và sinh hoạt phí ở mức có thể đủ để trang trải cho một cuộc sống tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, những sinh viên du học tự túc mà không nhận được sự hỗ trợ kinh tế nào sẽ phải xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể để có thể theo học đến cùng. Cần

nghiên cứu kỹ học phí, sinh hoạt phí tốn bao nhiêu, tránh lập kế hoạch với lối suy nghĩ đơn giản là sẽ lấy học bổng hay tiền đi làm thêm ở nơi du học để trang trải mọi chi phí. Học phí của các trường đại học quốc lập không phân biệt theo ngành học, do Chính phủ quy định và bằng 60% mức học phí trung bình của các trường tư lập. Tại các trường tư lập, mức học phí rất khác nhau theo trường và ngành học. Ngoài tiền học phí, trong năm đầu tiên, sinh viên còn phải trả một khoản tiền nhập học trung bình vào khoảng 280.000 yên. Học phí của các trường trung cấp rất khác nhau, tùy theo ngành học. Nhìn chung, không có sự khác biệt quá lớn với các trường đại học. Tại các trường tư lập, mức chi phí cho năm thứ nhất từ 981.000 yên (ngành gia chánh) đến 1.388.400 yên (ngành kỹ thuật y tế). Học phí tại trường tiếng Nhật cũng dao động trong một biên độ khá lớn như sau. Chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka là rất cao trong khi tại các địa phương có thể thấp hơn và cuộc sống cũng thoải mái hơn. Ngoài những chi phí này, nếu bạn phải tự lo toàn bộ sinh hoạt, chi phí để ổn định cuộc sống ban đầu tại Tokyo bao gồm thuê nhà, mua sắm nội thất... là khoảng 300.000 yên.Con số trung bình phản ánh mức độ đắt đỏ của sinh hoạt tại Nhật Bản, nhưng cũng không phải không có cách tiết kiệm. Vấn đề là làm sao chi tiêu hợp lý để đảm bảo được yêu cầu số một là học tập. Bảng sau là chi phí sinh hoạt tối thiểu theo kết quả điều tra của thành phố Tokyo. Ngôn ngữ Một khó khăn thứ hai là hàng rào ngôn ngữ. Tiếng Anh khá thông dụng tại bậc sau đại học nhưng ở bậc đại học, trừ một số chương trình quốc tế, các bài giảng và tài liệu đều dùng tiếng Nhật. Ngoài ra, tiếng Nhật còn được dùng ở hầu hết các hội thảo khoa học và các tạp chí trong nước. Tiếng Nhật cũng sẽ cần thiết cho bạn trong đời sống sinh hoạt do khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người Nhật không cao. Mặc dù vốn từ Hán Việt có thể giúp chúng ta nắm bắt nhanh hơn hệ thống ký tự Kanji và từ vựng, nhưng tiếng Nhật vẫn là một ngoại ngữ khó học đối với người Việt. Để có thể nhanh chóng hoà đồng và bắt nhập với cuộc sống học tập tại Nhật Bản, bạn cần nỗ lực để tự chuẩn bị vốn tiếng Nhật cho mình. Những sinh viên theo học các khoá học quốc tế sau đại học sẽ học ngay vào chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ bằng tiếng Anh nên môi trường và điều kiện học tiếng Nhật là rất hạn chế. Những sinh viên bậc học này nhưng có thời gian một năm làm nghiên cứu sinh (Research Student - Kenkyusei) có thể tham dự các khoá học tiếng Nhật ngắn hạn và nếu kiên trì, có thể đạt tới trình độ giao tiếp được bằng tiếng Nhật trong sinh hoạt hàng ngày. Với sinh viên bậc đại học thì ngoại trừ một số ít các khoá học quốc tế, đều phải học tiếng Nhật tập trung trong thời gian một năm tại các khoá dự bị đại học. Sinh viên cao đẳng và trung cấp cũng phải theo các khoá học tương tự. Trường hợp bạn muốn tự chuẩn bị tiếng Nhật tại Việt Nam thì phải tiến hành rất sớm và thử sức qua kỳ thi năng lực tiếng Nhật tổ chức hàng năm. Nói chung,

bạn phải đạt được chứng chỉ tiếng Nhật cấp 1 mới có thể đảm bảo tiếp thu được nội dung học tại các trường đại học và cao đẳng. Thủ tục Những yêu cầu về du học Nhật Bản đã được nới lỏng trong vòng khoảng 5 năm trở lại đây để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho du học sinh, nhưng vẫn còn rắc rối. Những thủ tục phải làm khi sinh hoạt và học tập tại Nhật Bản cũng gây không ít phiền phức cho các du học sinh. Cho đến nay, Nhật Bản vẫn chưa có được một chính sách đồng bộ và cởi mở để tiếp nhận du học sinh. Những khó khăn trong điều kiện tiếp nhận làm số trường đại học tích cực trong việc thu hút sinh viên quốc tế chưa nhiều. Việc thiếu thông tin và các cơ sở cung cấp dịch vụ du học cũng làm cho du học Nhật Bản trở nên càng khó tiếp cận đối với sinh viên Việt Nam. 2. Thuận lợi Trình độ giáo dục cao Điểm hấp dẫn nhất của du học Nhật Bản là môi trường sư phạm - nơi cung cấp cho bạn cơ hội tiếp cận với kỹ thuật và khoa học tiên tiến. Các trường đại học Nhật Bản đào tạo rất nhiều lĩnh vực chuyên môn. Dù trong lĩnh vực điện tử, văn hoá Nhật Bản hay quản trị kinh doanh quốc tế, sinh viên du học tại Nhật Bản đều có thể tìm thấy những chuyên ngành mà mình quan tâm. Dù có nhiều cách đánh giá khác nhau, các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản hiện vẫn có chất lượng đào tạo cao tại châu Á. Nền văn hoá mang nhiều nét tương đồng Văn hoá và xã hội Nhật Bản hiện đại là sự hoà nhập giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây. Sự tương đồng trong văn hoá Nhật Bản và Việt Nam giúp bạn nhanh chóng hoà nhập, trong khi sự khác biệt cho bạn một cái nhìn mới mẻ. Việc tiếp cận và học hỏi từ văn hoá và con người Nhật Bản sẽ mang lại nhiều cơ hội cho bạn trong công việc sau khi du học. Sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các tổ chức tư nhân Chính phủ Nhật Bản nhận thức rõ ý nghĩa của việc tiếp nhận sinh viên nước ngoài như một phần đóng góp của Nhật Bản cho sự phát triển quốc tế và thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác. Có lẽ Nhật Bản là quốc gia có sự ưu đãi lớn nhất đối với du học sinh so với sinh viên bản địa. Số lượng học bổng ngày càng tăng, cơ chế quản lý và giúp đỡ sinh viên quốc tế tại các trường đại học được cải thiện, chế độ thi cử và chỉ tiêu được ưu tiên, học phí được miễn giảm và sinh hoạt được tạo điều kiện. Sự hỗ trợ của các tổ chức tư nhân và xã hội cũng có ý nghĩa thiết thực.

2. Các hình thức du học

Du học theo học bổng MEXT Là chương trình học bổng lớn nhất cho du học Nhật Bản do Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản (gọi tắt là MEXT) thực hiện. Chương trình này hàng năm tuyển sáu đối

tượng bao gồm: nghiên cứu sinh sau đại học, sinh viên sư phạm, đại học, cao đẳng, trung cấp và sinh viên học tiếng Nhật. Học bổng này có thể nhận được từ Việt Nam qua hai con đường sau: 1. Qua sự giới thiệu của Ðại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản ở Việt Nam. 2. Qua sự giới thiệu của trường đại học tiếp nhận. Năm học 2002-2003, phía Nhật Bản đã cấp cho Việt Nam 60 học bổng đại học và 50 học bổng đào tạo cao đẳng kỹ thuật gồm các ngành tự nhiên, công nghệ, xây dựng, kiến trúc, giao thông vận tải. Số học bổng này được phân cho 19 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc theo hướng ưu tiên phát triển mạnh những ngành này. 20 suất học bổng đào tạo trung học chuyên nghiệp các ngành: xây dựng dân dụng, điện gia dụng, bưu chính viễn thông, kiến trúc, điện tử, du lịch, thiết kế được tuyển chọn từ đối tượng là học sinh của khối trường chuyên nghiệp. Một số học bổng du học tiếng Nhật dành riêng cho khối ngành tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản với đối tượng tuyển chọn là sinh viên năm thứ 3 các ngành này được phân về các trường có ngành tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản. Theo yêu cầu của Đại sứ quán Nhật Bản, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chọn 80 ứng cử viên từ các cơ quan nhà nước tham dự học bổng đào tạo sau đại học. Một số nghiên cứu sinh Việt Nam cũng đã nhận được học bổng MEXT nhờ sự giới thiệu của trường đại học Nhật Bản thông qua việc liên hệ trực tiếp và được một giáo sư tại trường đó chấp nhận hướng dẫn. Du học sau đại học theo học bổng JDS Chương trình học bổng phát triển nguồn nhân lực (JDS) theo nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam trong năm tài khoá 2000-2001, và đã có 80 sinh viên Việt Nam được tuyển chọn sang học tại các trường đại học của Nhật Bản theo chương trình học bổng này. Mục đích của Chương trình JDS tại Việt Nam là tạo cơ hội cho các công dân Việt Nam được học tập nghiên cứu tại các trường đại học ở Nhật để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của đất nước mình, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển giao sang nền kinh tế thị trường. Đồng thời cũng mở rộng và tăng cường mối quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Chương trình JDS dành cho các cán bộ trẻ đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, các nhà nghiên cứu và các cá nhân, những người mà sau khi học xong có thể trở thành các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực công tác của họ hoặc trở thành các nhà lãnh đạo của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Du học theo ngân sách nhà nước Đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước được thành lập từ tháng 4/2000. Đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa đi đào tạo 1.704 người ở hầu hết các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đối tượng tuyển cho chương trình sau đại học là người làm việc trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn trong các cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà

nước. Người trúng tuyển kỳ thi học bổng này sẽ được bảo lưu kết quả trong thời gian 2 năm và được quyền đăng ký nguyện vọng về quốc gia muốn lưu học, trong đó có Nhật Bản. Du học theo học bổng của trường hoặc các tổ chức khác Số lượng học bổng theo hình thức này đã tăng lên trong những năm gần đây. Có 4 loại học bổng như sau: 1. Học bổng do các trường đại học Nhật Bản cấp cho sinh viên tại các trường đại học Việt Nam theo chương trình hợp tác đào tạo. Đây là một kênh còn rất hạn chế. 2. Học bổng của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á... dành cho các dự án đào tạo. 3. Học bổng của các tổ chức tư nhân. Nhiều công ty Nhật Bản hiện đang cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam như Honda, Toyota, JAL, ANA… 4. Học bổng của các trường đại học tuyển trực tiếp sinh viên Việt Nam. Khác với các loại học bổng trên, thông thường, các học bổng này là hình thức hỗ trợ các chi phí du học, bao gồm miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, giảm học phí học tiếng Nhật. Du học ngắn hạn Học bổng du học ngắn hạn theo chương trình do Hội Giáo dục quốc tế Nhật Bản (AIEJ) thực hiện được bắt đầu từ năm 1995 và nhận mỗi năm 1950 sinh viên quốc tế sang học tập tại các trường đại học Nhật Bản trong thời gian từ ba tháng tới một năm. Học bổng này được cấp dựa trên chương trình trao đổi học phần giữa các trường đại học tại châu Á-Thái Bình Dương (UMAP Credit Transfer Scheme - UCTS) mà Việt Nam là một thành viên. Đơn xin học bổng đều phải thông qua trường đại học của Nhật Bản là cơ sở tiếp nhận. Du học tự túc Du học tự túc có thể thực hiện theo 3 con đường: 1. Tham gia kỳ thi tuyển chọn tại Việt Nam và làm thủ tục du học tại Việt Nam. Hiện đã có nhiều trường đại học Nhật Bản chấp nhận tuyển chọn qua hồ sơ và kết quả kỳ thi du học Nhật Bản tổ chức tại Việt Nam. Đây là hình thức tiết kiệm chi phí và đảm bảo nhất. 2. Đăng ký tại Việt Nam để dự kỳ thi tại Nhật Bản và sau đó làm thủ tục du học tại Việt Nam. Hình thức này có thể áp dụng cho các trường đại học chỉ chấp nhận kết quả kỳ thi nhập học tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu bạn không có cơ sở tin cậy tại Nhật Bản thì khó có thể thực hiện được. 3. Học khoá dự bị tại một trường tiếng Nhật tại Nhật Bản trong khoảng 1 năm, tham gia thi tuyển và làm thủ tục nhập học tại Nhật Bản. Đây là hình thức du học tự túc phổ biến nhất cho tới nay. Chi phí tốn kém hơn nhưng thời gian học khoá dự bị sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi, chọn

trường và làm quen với cuộc sống du học. 3. Trường tiếng Nhật

1. Loại trường Những sinh viên du học tự túc ở bậc đại học muốn học dự bị tại Nhật Bản có thể theo học tại (i) Trường tiếng Nhật được Hiệp hội Phát triển giáo dục tiếng Nhật công nhận hoặc (ii) Khoá tiếng Nhật tại các trường đại học tư lập. Các cơ sở dạy tiếng Nhật ngoài 2 loại trên không thể xin visa du học cho sinh viên quốc tế. Các khoá học này tuỳ theo từng trường, có thể có các tiết học giúp chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học hoặc chỉ đơn thuần là khoá học tiếng Nhật. Thời gian các khoá học này có thể từ 6 tháng đến 2 năm. 60% các trường tiếng Nhật tập trung tại Tokyo. Trường tiếng Nhật Hiệp hội Phát triển giáo dục tiếng Nhật từng công nhận 617 trường tiếng Nhật trong các năm từ 1989 đến 2002, nhưng cũng có 324 trường đóng cửa trong thời gian này. Cơ cở vật chất và chất lượng giảng dạy ở các trường này rất khác nhau. Bên cạnh đó, một số trường mất khá nhiều thời gian cho thủ tục xin thị thực, thậm chí có trường không được Cục quản lý nhập cảnh chấp nhận cấp thị thực cho du học sinh sau khi để số sinh viên vi phạm quy định nhập cảnh vượt quá mức cho phép. Khoá tiếng Nhật tại các trường đại học tư lập Hiện có khoảng 40 trường đại học có các khoá học dự bị cho sinh viên quốc tế du học tự túc muốn thi vào các trường đại học Nhật Bản. Thông thường các khoá học này bao gồm cả những tiết học chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học. Du học sinh theo học các khoá học này được cấp visa Sinh viên có kỳ hạn 1 năm và được coi là sinh viên du học tại trường đại học Nhật Bản. Nhiều trường đại học có cơ chế giới thiệu sinh viên theo khoá dự bị vào học chính thức, vì vậy việc nhập học sẽ trở nên đơn giản hơn. Tất nhiên, sinh viên cũng được quyền tự do thi vào các trường đại học khác. Một điểm thuận lợi khác là sinh viên sẽ được sử dụng cơ sở vật chất và hưởng sự giúp đỡ trực tiếp từ trường đại học trong sinh hoạt và học tập. 2. Những lưu ý khi chọn trường Cần rà soát cẩn thận những thông tin sau: 1. Có đủ thông tin chi tiết về học phí, số giờ học, số sinh viên, cơ cấu lớp học, lịch học, sách giáo khoa, chỗ ở và các thông tin học tập khác không? Nên chú ý xem trường có các khoá chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học hay không, thời gian học một buổi hay cả ngày. 2. Có yêu cầu giữ hộ chiếu hoặc đóng tiền bảo hiểm để chống trốn học hoặc ở lại quá thời hạn visa hay không? Những trường có uy tín, xét chọn nghiêm túc sẽ không có yêu cầu này.

3. Chi phí xét hồ sơ và nhập học có được liệt kê chi tiết từng khoản hay không? Hãy đối chiếu với các bước thủ tục để đánh giá mức lệ phí. 4. Hợp đồng có ghi việc hoàn trả tiền nhập học và học phí trong trường hợp không xin được visa hay không? Tương tự, hợp đồng có ghi việc hoàn trả tiền nhập học và học phí trong trường hợp rút đơn hay không? 5. Trường hợp thông qua trung tâm tư vấn du học, có thông tin đầy đủ về cả mặt tốt và xấu của từng trường hay không hay chỉ đơn thuần làm thủ tục và thu lệ phí. 6. Trường hợp thông qua trung tâm tư vấn du học, trung tâm có chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh sau khi tới Nhật hay không? 7. Chỗ ở có được chuẩn bị không? Có ký túc xá không và thời gian được phép sống trong ký túc xá là bao lâu? Trường có đứng ra làm người bảo lãnh và giúp tìm chỗ ở hay không? 8. Visa cho sinh viên dự bị thông thường có kỳ hạn 1 năm. Nếu bạn được cấp visa chỉ có kỳ hạn 6 tháng, trường đó hoặc mới đăng ký, hoặc đang bị Cục quản lý nhập cảnh tăng cường kiểm soát do có trên 5% sinh viên quá hạn visa.

4. Các kỳ thi cho du học sinh

1. Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) Kỳ thi này do Hội Giáo dục quốc tế Nhật Bản (AIEJ) tổ chức, dành cho tất cả những người có nguyện vọng du học tại Nhật Bản, gồm những du học sinh đang học tiếng Nhật tại Nhật Bản và những học sinh ở nước ngoài có nguyện vọng du học tự túc tại các trường đại học, cao đẳng của Nhật Bản. Những du học sinh nhận học bổng của Chính phủ Nhật Bản không phải dự kỳ thi này. Kỳ thi này được tổ chức cùng lúc tại 15 thành phố của Nhật Bản và 12 thành phố của 9 quốc gia khác trên thế giới, sử dụng chung một đề thi và có cùng một cách đánh giá điểm như nhau. Tại Việt Nam, chương trình thi này hiện được tổ chức hai lần trong năm vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng sáu và tháng mười một, tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) và Trường đại học Ngoại thương Hà Nội. Cũng giống như kỳ thi tuyển sinh đại học của Việt Nam, thí sinh muốn tham dự kỳ thi du học Nhật Bản phải hoàn tất chương trình phổ thông, độ tuổi từ 17, 18 trở lên, có trình độ tiếng Nhật và tiếng Anh tương đối tốt để làm bài thi. Kỳ thi này bao gồm bốn môn thi: tiếng Nhật, toán, khoa học tự nhiên (lý, hoá, sinh) và khoa học xã hội (kiến thức xã hội tổng hợp về: lịch sử, chính trị, kinh tế xã hội Nhật Bản và thế giới). Tất cả bài thi đều được làm bằng phương pháp trắc nghiệm, ngoại trừ bài luận môn tiếng Nhật. Theo yêu cầu của trường muốn theo học, thí sinh đăng ký một trong các nhóm môn thi sau (từ nhóm 1 đến nhóm 5). Thí sinh không thể cùng một lúc chọn cả 2 nhóm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bài thi được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.

1. Tiếng Nhật 2. Tiếng Nhật, Toán học, Khoa học tự nhiên (chọn 2 trong 3 môn lý, hoá, sinh) 3. Tiếng Nhật, Toán học, Khoa học xã hội 4. Toán học, Khoa học tự nhiên (chọn 2 trong 3 môn Lý, Hoá, Sinh) 5. Toán học, Khoa học xã hội Nội dung cụ thể của từng môn thi có thể xem tại trang web: www.aiej.or.jp. Những học sinh ở nước ngoài không phải sang Nhật để tham gia kỳ thi nhập trường như trước đây mà chỉ cần thông báo kết quả thi của mình cho trường đại học, cao đẳng đã đăng ký dự tuyển. Các trường sẽ căn cứ vào kết quả đó cùng với một số hồ sơ khác như kết quả học tập của thí sinh để xét tuyển. Tuy nhiên, số lượng những trường này còn hạn chế. 2.Kỳ thi riêng của từng trường Việc các trường đại học sử dụng kết quả của kỳ thi EJU không có nghĩa rằng bạn đã được chấp nhận. Có 3 mức độ sử dụng kết quả của kỳ thi này như sau: 1. Hoàn toàn không sử dụng. Các trường này sẽ (i) Xét chọn chỉ dựa trên hồ sơ (ii) Tổ chức kỳ thi riêng cho du học sinh; hoặc (iii) Yêu cầu thi cùng với học sinh Nhật. Hầu hết các viện đại học, do yêu cầu nội dung chuyên ngành, không sử dụng kết quả kỳ thi này mà tổ chức các kỳ thi riêng. 2. Sử dụng làm tiêu chuẩn dự thi kỳ thi do trường tổ chức. Kỳ thi EJU được coi là vòng sơ khảo. Bạn sẽ phải đạt một mức điểm nhất định cho từng môn tuỳ theo qui định của mỗi trường. Tiêu chuẩn này được công khai cho từng ngành học khi thí sinh làm hồ sơ thi. 3. Công nhận kết quả và lấy đó làm tiêu chuẩn xét chọn. Du học sinh sẽ không phải dự thi tại Nhật Bản. Nếu trúng tuyển, bạn có thể làm thị thực nhập cảnh sang Nhật vào học thẳng chương trình mà mình đã đăng ký. Kỳ thi sát hạch dành cho du học sinh thông thường được tổ chức tại Nhật (cá biệt cũng có trường hợp tổ chức thi tại Việt Nam). Nội dung các kỳ thi này nhìn chung kiểm tra kiến thức cơ bản với các môn thi khác nhau tuỳ theo trường và ngành học. Tiếng Anh cũng là một môn thi phổ biến. Các du học sinh nhận học bổng của Chính phủ Nhật Bản ở bậc đại học có thể được xét tuyển dựa trên kết quả năm học dự bị. Các du học sinh bậc sau đại học qua chương trình nghiên cứu sinh nhìn chung phải dự kỳ thi vào viện đại học. Kỳ thi được tổ chức vào tháng 2 đến tháng 3 (cho khoá học từ tháng 4) và tháng 8 đến tháng 9 hàng năm (cho khoá học từ tháng 10).

5. Các bước chuẩn bị

Trước tiên, bạn hãy dựa trên sức học, điều kiện kinh tế, định hướng nghề nghiệp trong tương lai để xác định mục đích du học. Sau khi đã có một mục đích rõ ràng, xác định được ngành và bậc học phù hợp, việc tiếp theo là tiến hành các bước chuẩn bị. 1. Xác minh tiêu chuẩn về bằng cấp

Hoàn thành 12 năm học phổ thông là điều kiện cần để vào học ở một trường đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp ở Nhật Bản. Như vậy, lưu học sinh Việt Nam tốt nghiệp phổ thông là đủ điều kiện để có thể học được ở bậc đại học của Nhật Bản. Trường hợp hoàn thành chương trình phổ thông 11 năm, bạn sẽ phải tham dự khoá học dự bị đại học dài một năm tại những trường được Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản công nhận. Ðể vào học khoá thạc sĩ ở Nhật Bản, du học sinh phải là người đã hoàn thành 16 năm học. Những sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp đại học nhưng không đủ 16 năm đào tạo cũng vẫn có thể được học bổ sung thêm số năm bằng việc học với tư cách là nghiên cứu sinh ở Nhật Bản. Sau khi đã tốt nghiệp chương trình thạc sĩ tại Nhật Bản hoặc tại một nước được Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản công nhận, bạn sẽ có đủ tư cách để học khoá tiến sĩ. Với một số người đã hoàn thành chương trình đại học 5 năm tại Việt Nam hoặc các nước Đông Âu, có khả năng được xét vào học ngay chương trình tiến sĩ sau khi làm nghiên cứu sinh nếu thỏa mãn một số điều kiện bổ sung như kết quả và thời gian nghiên cứu khoa học sau tốt nghiệp. 2. Chọn trường và ngành học Do điều kiện nhập học của mỗi trường một khác, sau khi có những thông tin cơ bản về du học Nhật Bản, bạn có thể thu thập thông tin về các trường và giáo sư hướng dẫn theo ngành học mà bạn quan tâm. Nên tìm cho mình một số lựa chọn phù hợp với mục đích du học và điều kiện kinh tế trước khi quyết định. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm hiểu thông tin từ 3 nguồn sau: 1. Đại sứ quán và Lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM. Các thông tin cơ bản về du học, trong đó có danh sách các trường và ngành học. 2. Các triển lãm và hội thảo du học hàng năm do Hội Giáo dục quốc tế Nhật Bản (AEIJ) hay các tổ chức khác tổ chức tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để cùng một lúc tiếp xúc và trao đổi thông tin trực tiếp với nhiều trường đại học của Nhật Bản. 3. Những trung tâm du học quốc tế có giới thiệu du học Nhật Bản. Các cơ sở này đều có quan hệ nhất định với một số trường đại học tại Nhật Bản và các chương trình hỗ trợ du học. Những thông tin cụ thể hơn có thể lấy từ các trang web về du học Nhật Bản. Một số trang cung cấp khả năng tìm trường theo tiêu chí về ngành học, địa phương, điều kiện nhập học… Địa chỉ các trang này có ở phần phụ lục của cuốn sách này. Sau khi đã có trong tay một số lựa chọn, bạn cần truy nhập vào trang chủ của các trường để xác

minh và tìm hiểu thật cụ thể các thông tin cần thiết. Thông qua trang này, bạn có thể liên lạc trực tiếp với bộ phận tiếp nhận du học sinh hay các giáo sư để làm rõ hơn yêu cầu cũng như thủ tục nhập học. Để chọn trường, hãy lưu tâm đến những điểm sau: 1. Nội dung chương trình học, có chương trình đặc biệt dành cho du học sinh không? 2. Tiêu chuẩn và kì thi nhập học 3. Học phí và những chi phí cần thiết khác 4. Học bổng và hỗ trợ kinh tế 5. Ký túc xá dành cho du học sinh 6. Cơ sở vật chất và môi trường sư phạm 7. Địa điểm Ở Nhật Bản không có xếp hạng các trường đại học một cách chính thức. Hiện nay, các du học sinh tập trung vào các trường quanh Tokyo nhưng các trường tại địa phương có nhiều ưu điểm như chi phí thấp hơn, điều kiện sinh hoạt tốt hơn. Ngoài ra các trường này thường có những ưu tiên đối với sinh viên quốc tế và việc giao lưu với người địa phương cũng dễ dàng hơn tại các thành phố lớn. Ngược lại, thông tin hạn chế hơn và khả năng tìm việc làm thêm rất khó khăn. Sinh viên tốt nghiệp tại những trường không tên tuổi tại địa phương cũng sẽ gặp khó khăn khi tốt nghiệp. Để xác minh thông tin và có cách nhìn khách quan về các nội dung cần tìm hiểu, bạn nên tìm cách liên lạc với những sinh viên đang du học tại trường mà bạn quan tâm thông qua trường hoặc các thành viên của VYSA. 3. Làm thủ tục du học Chuẩn bị giấy tờ nhập học Với những trường và khoá học yêu cầu phải thi đầu vào tại trường, bạn sẽ buộc phải có thời gian theo khoá dự bị (ở bậc đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp) hoặc khoá nghiên cứu sinh (ở bậc sau đại học). Như vậy, khởi điểm bao giờ cũng là hồ sơ nhập học cho một khoá học không cần thi sát hạch tại trường, cho dù bạn du học theo hình thức nào. Điểm khác biệt là bạn trực tiếp làm hồ sơ với trường hay tổ chức cấp học bổng đứng ra hướng dẫn cho bạn. Tùy theo từng trường hợp mà mẫu giấy tờ và thông tin hướng dẫn thực hiện sẽ do trường hoặc tổ chức cấp học bổng gửi đến bạn qua đường bưu điện. Hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn này, gửi hồ sơ (và tiền lệ phí nhập học trong trường hợp du học tự túc) đúng hạn. Sau khi trường xét duyệt và chấp nhận hồ sơ của bạn, bạn (hoặc tổ chức cấp học bổng) sẽ nhận được giấy báo chấp nhận qua bưu điện. Xin giấy chứng nhận tư cách cư trú

Sau khi có giấy báo chấp nhận, trường tiếp nhận sẽ hướng dẫn bạn cách xin Giấy chứng nhận tư cách cư trú tại Nhật Bản. Nên chuẩn bị ngay hộ chiếu trước khi tiến hành thủ tục này. Thủ tục này được thực hiện tại Nhật Bản, vì vậy bạn có thể gửi giấy tờ cần thiết cho tổ chức cấp học bổng, cán bộ của trường tiếp nhận, người bảo lãnh hoặc người nhà thay mặt bạn làm các thủ tục này. Nhìn chung, nếu trường tiếp nhận không nằm trong “sổ đen” của Cục quản lý nhập cảnh (như có quá nhiều du học sinh bỏ học) thì bạn sẽ không gặp khó khăn gì. Có 2 loại tư cách cư trú là Sinh viên (Ryugaku) và Sinh viên dự bị (Shugaku). Thị thực Sinh viên dự bị dành cho sinh viên theo học khoá dự bị trước đại học tại các trường tiếng Nhật, các trường hợp còn lại sẽ xin thị thực Sinh viên. Hồ sơ xin Giấy chứng nhận tư cách cư trú Sinh viên bao gồm: 1. Đơn xin chứng nhận tư cách cư trú 2. 2 ảnh chứng minh khổ 3cm x 4cm 3. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy phép xuất cảnh 4. Bản sao giấy báo nhập học 5. Tài liệu giới thiệu khoá học (do trường cấp) 6. Thư trình bày dự định sau khi tốt nghiệp (đối với sinh viên học khoá dự bị đại học, cao đẳng) 7. Các thủ tục cần thiết khác theo yêu cầu 8. Phong bì gửi kết quả có dán tem 430 yên Hồ sơ xin Giấy chứng nhận tư cách cư trú Sinh viên dự bị bao gồm: 1. Đơn xin chứng nhận tư cách cư trú 2. 2 ảnh chứng minh khổ 3cm x 4cm 3. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy phép xuất cảnh 4. Bản sao giấy báo nhập học 5. Sơ yếu lí lịch ghi đầy đủ quá trình học tập 6. Bản sao bằng tốt nghiệp bậc học cuối cùng 7. Các thủ tục cần thiết khác theo yêu cầu 8. Phong bì gửi kết quả có dán tem 430 yên Kể từ năm 1997, du học sinh không cần có người bảo lãnh khi xin Giấy chứng nhận tư cách cư trú. Tuy nhiên, xã hội Nhật Bản rất cứng nhắc trong vấn đề này. Bạn sẽ vấp phải khó khăn khi làm thủ tục thuê nhà, mời người thân sang thăm hay các thủ tục khác. Trong một số trường hợp, trường hoặc giáo sư hướng dẫn sẽ thành người bảo lãnh cho bạn. Cần hỏi trước về điều này khi làm thủ tục. Kể từ năm 2000, du học sinh không cần phải chứng minh khả năng tài chính khi xin Giấy chứng nhận tư cách cư trú nhưng một số trường có thể sẽ yêu cầu giấy chứng nhận tiền gửi ngân hàng trong hồ sơ nhập học. Nếu du học tự túc, bạn cần chứng minh cá nhân bạn hoặc gia đình có đủ khả năng chi trả cho mọi chi phí sinh hoạt và học tập.

Làm thị thực Nhận được Giấy chứng nhận tư cách cư trú có nghĩa là mọi thủ tục tại Nhật do Bộ Tư pháp thực hiện đã kết thúc. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn mặc nhiên có quyền vào Nhật Bản. Bạn cần tiến hành ngay việc xin thị thực nhập cảnh (visa) tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản. Đây chỉ là công việc mang tính thủ tục nếu không có vấn đề gì đặc biệt. Hồ sơ xin thị thực có thể lấy trực tiếp từ các cơ quan trên. Khi nhận được thị thực, coi như thủ tục du học đã được hoàn thành và bạn có thể chuẩn bị lên đường.

Chương 3 – Học bổng

1. Học bổng trước khi đến Nhật

Nhật Bản là một trong các quốc gia cung cấp nhiều học bổng nhất cho sinh viên Việt Nam. Số lượng học bổng chính thức của Chính phủ Nhật Bản (học bổng Monbukagakusho-MEXT) trao cho sinh viên Việt Nam hằng năm chỉ đứng sau số học bổng ADS của chính phủ Úc. Ngoài học bổng MEXT, sinh viên có nguyện vọng du học tại Nhật Bản còn có thể nộp đơn xin một số học bổng khác như học bổng JDS do Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật (JICA) cấp, học bổng của Hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật Bản (AIEJ), học bổng của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), hay nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân khác. Các học bổng này có thể là học bổng toàn phần hay học bổng bán phần. Học bổng toàn phần bao gồm tiền vé máy bay đến Nhật và quay về Việt Nam khi kết thúc khóa học, tiền học phí, trợ giúp nghiên cứu và một khoản trợ cấp hàng tháng. Học bổng bán phần thường chỉ hỗ trợ sinh viên tiền học phí hoặc một khoản trợ cấp sinh hoạt hàng tháng. Tùy theo loại học bổng, số tiền trợ cấp du học sinh có thể nhận nằm trong khoảng từ 50.000 tới 180.000 yên mỗi tháng. Thông tin về các loại học bổng ngày càng công khai, nhưng không phải lúc nào cũng theo những kênh mà bạn có thể chủ động nắm bắt được. Nên cố gắng tự xây dựng cho mình những cách tiếp cận chủ động. Theo kinh nghiệm, nên thu thập đầy đủ tư liệu và thông tin hướng dẫn cho sinh viên và nghiên cứu sinh của trường, về cách thức xin học bổng của các tổ chức và tận dụng mọi cơ hội để liên lạc với những trường, những giáo sư mà bạn biết thông qua các tạp chí khoa học, các bài báo khoa học mà bạn có được. Trường hợp không tìm được một học bổng nào trước khi du học, bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội nhận học bổng sau khi tới Nhật. Để nhận được học bổng, ngoài thành tích học tập tốt, người nộp đơn còn phải biết chọn cho mình trường học đúng nguyện vọng, khả năng, và đặc biệt quan trọng là nghệ thuật phỏng vấn và thi tuyển học bổng. Cách tốt nhất để hoàn thành hồ sơ xin học bổng và đạt được kết quả cao trong các kỳ thi tuyển, phỏng vấn học bổng là trao đổi và tham khảo thêm ý kiến của bạn bè, người quen đã từng du học và nhận học bổng trong thời gian du học tại Nhật Bản. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo và nhận được nhiều lời khuyên bổ ích từ mục Diễn đàn/Du học-Học bổng trên trang www.vysa.jp. 1. Học bổng của Chính phủ Nhật Bản Các loại học bổng và cấp học Học bổng của Chính phủ Nhật Bản (Monbukagakusho -MEXT Scholarship) được lập ra và cung cấp cho

sinh viên nước ngoài từ năm 1954. Đây là loại học bổng toàn phần phổ biến nhất mà sinh viên có thể xin được. Sinh viên có thể nộp đơn xin học bổng MEXT qua Đại sứ quán hay Lãnh sự quán của Nhật tại Việt Nam, hoặc cũng có thể nộp đơn xin trực tiếp qua trường dự định theo học. Yêu cầu và thông tin cụ thể về các cấp và ngành học như sau: 1. Học bổng cho các nhà lãnh đạo trẻ (YLP) Tuổi hạn chế: dưới 40 tuổi đối với các ngành quản trị công (public administration) và luật (law); dưới 35 tuổi đối với ngành quản trị kinh doanh. Ngành học: quản trị công, luật và quản trị kinh doanh. Các yêu cầu khác: bằng tốt nghiệp đại học. Tiền hỗ trợ nghiên cứu từng năm: không cố định Đào tạo tiếng Nhật: không cần thiết Các khoản hỗ trợ khác: tiền vé máy bay một chiều đến và rời Nhật, tiền học phí, tiền nhập học, tiền hỗ trợ ổn định ban đầu: 25.000 yên, hỗ trợ 80% chi phí y tế. 2. Học bổng nghiên cứu sinh Tuổi hạn chế: dưới 35 tuổi Ngành học: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên Các yêu cầu khác: bằng tốt nghiệp đại học hoặc chứng nhận sẽ tốt nghiệp đại học Đào tạo tiếng Nhật: 6 tháng (miễn học đối với các đối tượng có trình độ tiếng Nhật khá) Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP 3. Học bổng đào tạo giáo viên Tuổi hạn chế: dưới 35 Ngành học: giáo dục Các yêu cầu khác: tốt nghiệp đại học hoặc các trường sư phạm, có 5 năm kinh nghiệm ở một trong các vị trí sau: (1) giáo viên tiểu học, trung học hoặc (2) giáo viên các trường sư phạm hoặc (3) nhân viên quản lý giáo dục Đào tạo tiếng Nhật: 6 tháng (miễn học đối với các đối tượng có trình độ tiếng Nhật khá) Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP 4. Học bổng dành cho sinh viên đại học Tuổi hạn chế: dưới 22 tuổi Ngành học: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, y tế, nha khoa và thú y. Các yêu cầu khác: tốt nghiệp trung học và đã thi đỗ vào một trường đại học Việt Nam

Đào tạo tiếng Nhật: 1 năm Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP 5. Học bổng dành cho sinh viên cao đẳng kỹ thuật Tuổi hạn chế: dưới 22 Ngành học: kỹ thuật vật liệu, cơ khí, điều khiển, điện tử, điện, công nghệ thông tin, kiến trúc, thương mại, hàng hải Các yêu cầu khác: tốt nghiệp hoặc sẽ tốt nghiệp phổ thông trung học Đào tạo tiếng Nhật: 1 năm Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP 6. Học bổng dành cho sinh viên trung cấp Tuổi hạn chế: dưới 22 Ngành học: xây dựng, kiến trúc, điện, điện tử, viễn thông, dinh dưỡng, giáo dục nhà trẻ-mẫu giáo, thư ký, du lịch, quản trị khách sạn, thời trang, thiết kế, nhiếp ảnh Các yêu cầu khác: tốt nghiệp phổ thông trung học Đào tạo tiếng Nhật: 1 năm Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP 7. Học bổng dành cho sinh viên học về Nhật Bản Tuổi hạn chế: dưới 30 Ngành học: tiếng Nhật, cuộc sống và văn hóa Nhật Bản. Các yêu cầu khác: sinh viên đang học đại học Đào tạo tiếng Nhật: không Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP Cách nộp đơn xin học bổng Học bổng MEXT có thể nộp đơn xin qua Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán (LSQ) Nhật ở Việt Nam (gọi tắt là tiến cử của ÐSQ) hay qua một trường đại học ở Nhật (tiến cử của trường đại học). Đối với học bổng do ÐSQ tiến cử, việc sơ tuyển và xét duyệt hồ sơ được ÐSQ hay LSQ Nhật ở nước ngoài hợp tác với chính phủ và cơ quan của nước sở tại. Ở Việt Nam việc thông báo, sơ tuyển hồ sơ trước khi chuyển đến ĐSQ được Bộ Giáo dục và Ðào tạo Việt Nam thực hiện. Đối với học bổng do các trường đại học tiến cử, người nộp đơn có thể nộp trực tiếp đến các Phòng Quản lý du học sinh của trường có nguyện vọng. Ngoài đối tượng là sinh viên nước ngoài có nguyện vọng đến học tập tại trường, hằng năm các trường còn xem xét đề cử một số du học sinh tư phí đang theo học tại trường đạt được kết quả học tốt để tiến cử lên Bộ Giáo dục Nhật Bản nhận học bổng này.

Quy trình xét duyệt hồ sơ và tiến cử của ĐSQ và trường đại học như sau: Tiến cử của ÐSQ Vào khoảng đầu tháng 4 hằng năm, thông tin về học bổng Monbukagakusho sẽ được niêm yết công khai tại ĐSQ hay LSQ Nhật Bản, Vụ hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và trên các báo lớn của Việt Nam (Nhân Dân, Tiền Phong, Tuổi Trẻ). Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ có công văn thông báo gửi đến các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, bộ, ngành… Các thí sinh có đầy đủ tiêu chuẩn như trong thông báo đều có thể nộp đơn xin học bổng này. Quy trình xét duyệt hồ sơ, thi tuyển và phỏng vấn gồm các bước chính sau (qui trình này có thể thay đổi hằng năm): 1. Thông báo học bổng 2. Làm hồ sơ và xin giấy giới thiệu của trường, cơ quan đang học tập, công tác 3. Nộp hồ sơ lên Bộ Giáo dục và Đào tạo 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt hồ sơ và công bố danh sách sơ tuyển 5. Chuyển danh sách sơ tuyển sang ĐSQ hoặc LSQ Nhật tại Việt Nam 6. ĐSQ và LSQ Nhật công bố ngày thi, môn thi hoặc phỏng vấn 7. Thí sinh tiến hành thi hoặc phỏng vấn 8. ĐSQ và LSQ Nhật chuyển hồ sơ tiến cử lên Bộ Giáo dục Nhật Bản (MEXT). 9. Công bố danh sách trúng tuyển và phát giấy gọi trúng tuyển 10. Chuẩn bị làm hồ sơ đi học 11. Đến Nhật Bản và tham gia học tập Các môn thi tuyển và nội dung phỏng vấn có thể thay đổi theo từng đối tượng và theo từng năm. Đối với đối tượng nghiên cứu sinh thí sinh thường phải trải qua một kỳ phỏng vấn về lý do, nguyện vọng du học tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật, dự định sau khi tốt nghiệp khóa học nếu được cấp học bổng. Với đối tượng thí sinh đi học đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp ngoài phỏng vấn với nội dung tương tự như đối tượng nghiên cứu sinh các thí sinh còn phải thực hiện các bài thi viết. Số lượng và các môn thi tùy theo quy định từng năm. Thi sinh cần theo dõi kỹ thông báo để biết thêm chi tiết. Trên cơ sở kết quả các bài thi và phỏng vấn, ÐSQ Nhật ở các nước tiến hành xét duyệt và tiến cử lên Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản (MEXT). MEXT hội ý với ủy ban tuyển chọn, trao đổi với trường đại học chỉ định và tiến hành tuyển chọn lần cuối cùng. Người dự tuyển có thể trình bày nguyện vọng ưu tiên của mình về trường học chuyên môn, tuy nhiên việc phân bổ sinh viên về trường học vẫn do MEXT quyết định. Để biết thêm chi tiết, thí sinh nên liên lạc tới các địa chỉ sau: Ðại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam 27 Liễu Giai, Hà Nội

Ðiện thoại: (+84-4)-8463000 Fax: (+84-4)-8463043

Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh Số 13-17 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Ðiện thoại: (+84-8)-8225314

Tiến cử của trường đại học Học bổng MEXT do trường đại học tiến cử dành cho 2 đối tượng: (1) sinh viên nước ngoài muốn đến học tại trường và nộp đơn xin trước khi đến Nhật (2) du học sinh đang học tại trường theo dạng tư phí. Đối với đối tượng (1) sinh viên có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Quản lý sinh viên quốc tế của các trường có nguyện vọng theo học. Tuy các điều kiện, chi tiết và thời hạn học bổng giống như học bổng do ĐSQ Nhật Bản tiến cử, nhưng việc sơ tuyển và xét duyệt hồ sơ không phải thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam. Các trường sẽ trực tiếp xem xét hồ sơ và tiến cử lên MEXT để tuyển chọn. Để biết thêm chi tiết, người dự tuyển (thí sinh) cần liên lạc trực tiếp với Phòng Quản lý sinh viên quốc tế của các trường có nguyện vọng theo học. Các điểm lưu ý đối với du học sinh Việt Nam Ở trên là những thủ tục xin học bổng chung, trường hợp xin học bổng qua Ðại sứ quán Nhật Bản, đối với du học sinh Việt Nam thì học bổng MEXT được thỏa thuận giữa Ðại sứ quán Nhật ở Việt Nam với Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Việc lựa chọn sinh viên để cấp học bổng và phân phối đều các suất học bổng sẽ được Bộ Giáo dục và Ðào tạo tiến hành. Thông thường Bộ Giáo dục và Ðào tạo sẽ phân phối các suất học bổng đồng đều giữa các khu vực, giữa các ngành và các trường đại học, sau đó sẽ thông báo cho từng cơ quan chủ quản cử người đi học. Trước khi nộp hồ sơ xét duyệt cuối cùng cho Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đạo tạo thí sinh sẽ phải qua kỳ thi tuyển chọn của phía Việt Nam. Kỳ thi này thông thường là kỳ thi kiểm tra ngoại ngữ (tiếng Anh) và chuyên môn đối với các nghiên cứu sinh, và thi kiểm tra năng lực học tập của sinh viên đại học. Những chi tiết về kỳ thi này sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo chi tiết. Để biết thêm chi tiết, thí sinh liên hệ với các địa chỉ sau. Vụ Đại học và sau đại học, Bộ Giáo dục và Ðào tạo Số 49 Ðại Cồ Việt, Hà Nội

Ðiện thoại: (+84-4)-8694297 Fax: (+84-4)-8694905

Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Ðào tạo Số 49 Ðại Cồ Việt, Hà Nội

Ðiện thoại: (+84-4)-8694916 Fax: (+84-4)-8693243

Khi thí sinh dự đã qua được kỳ thi sơ tuyển này thì hồ sơ tiếp theo sẽ được gửi lên Vụ Hợp tác quốc tế để chuyển qua gia đoạn thẩm tra và xét duyệt của Ðại sứ quán Nhật Bản. Đại sứ quán Nhật Bản sẽ tiến hành tổ chức thi và phỏng vấn lần cuối cùng trước khi tiến cử lên MEXT. Thời gian nhận được thông báo kết quả sẽ mất khoảng vài tháng kể từ ngày dự kỳ thi và phỏng vấn lần cuối cùng ở Ðại sứ quán Nhật Bản. Sau khi vượt qua vòng này, gần như bạn sẽ chắc chắn nhận được học bổng. Các giấy tờ cần thiết 1. Ðơn xin học (theo mẫu) (2 bản) 2. Ðơn xin tóm tắt (theo mẫu) 3. 2 ảnh hộ chiếu được chụp trong vòng 6 tháng trước ngày nộp đơn (được dán vào đơn xin) 4. Học bạ có chứng nhận của trường mình đã học (do trường cấp) 5. Giấy giới thiệu của hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa hay giáo sư hướng dẫn 6. Giấy giới thiệu của giám đốc (thêm vào mục (4) ở trên nếu là người đang đi làm) 7. Giấy chứng nhận khám sức khỏe theo mẫu (do cơ quan y tế được ÐSQ Nhật Bản chỉ định khám và cấp giấy) 8. Bản sao các bằng cấp chứng chỉ 9. Bản sao thể hiện các tác phẩm nghệ thuật hay băng ghi hình trình diễn ca nhạc của chính người xin học Lưu ý: 1. Các giấy tờ này phải được viết bằng tiếng Nhật hay tiếng Anh, hay kèm theo bản dịch sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (các giấy tờ sao phải có công chứng của nhà nước). 2. Các giấy tờ ở mục 4) & 5) phải được niêm phong. 3. Ðơn xin sẽ không được chấp nhận nếu không đủ các giấy tờ kể trên và không được điền đầy đủ chính xác. 4. Người xin học phải nộp một đơn tiếp nhận (Letter of Acceptance) của một giáo sư ở Nhật mà người xin học phải liên lạc trong quá trình làm hồ sơ xin học. Trong trường hợp nếu người xin học không thể liên hệ được (thông thường khá khó khăn trong việc liên hệ và có được thư tiếp nhận này) với một giáo sư nào ở Nhật thì cũng có thể MEXT sẽ dàn xếp giúp. Nếu tìm cách liên lạc được với một giáo sư ở Nhật Bản và nhận được thư tiếp nhận là tốt nhất. 2. Học bổng của AIEJ Học bổng AIEJ (Hiệp hội Giáo dục quốc tế Nhật Bản) do các nhà tài trợ cung cấp, do đó tên học bổng được gắn với tên của nhà tài trợ. Sinh viên Việt Nam có thể nộp đơn xin những học bổng sau đây của AIEJ. a. Học bổng sau đại học Jinnai International Student Scholarship Program Cấp học: thạc sĩ và tiến sĩ Tuổi hạn chế: cho tới 35 tuổi Trường đại học được cấp: tất cả các trường quốc lập và một số trường dân lập được chỉ định

Ngành học: tất cả các ngành trừ văn học, nghệ thuật và thể thao Các yêu cầu khác: là công dân Việt Nam và có thư giới thiệu của Hiệu trưởng trường đăng ký học Học bổng: bao gồm tiền học phí, lệ phí nhập học, tiền đi lại và khoản học bổng 200.000yên/tháng Thời gian: 2 năm cho thạc sĩ, 3 năm cho tiến sĩ, 4 năm cho tiến sĩ các ngành y khoa, nha khoa và thú y Số lượng học bổng: thạc sĩ: 4, tiến sĩ: 7 Kansai International Student Scholarship Program Cấp học: thạc sĩ Tuổi hạn chế: cho tới 35 tuổi Trường đại học được cấp: tất cả các trường quốc lập và một số trường dân lập được chỉ định Ngành học: khoa học tự nhiên trừ các ngành y khoa, nha khoa, thú y, luật, kinh tế, quản trị kinh doanh và thương mại. Các yêu cầu khác: là công dân Việt Nam, đã làm thủ tục nhập học tại một trường đại học của Nhật khi nộp đơn và có thư giới thiệu của Hiệu trưởng trường đăng ký học. Học bổng: 120.000yên/tháng Thời gian: 2 năm Số lượng học bổng: 5 The Japan Security Scholarship Foundation JSSF Education Awards for Overseas Students Cấp học: thạc sĩ, tiến sĩ Tuổi hạn chế: cho tới 30 tuổi Trường đại học được cấp: một số trường chỉ định Ngành học: khoa học xã hội và nghiên cứu Nhật Bản Các yêu cầu khác: thư giới thiệu của Hiệu trưởng trường đăng ký học Học bổng: 150.000yên/tháng (180.000yên/tháng nếu có gia đình đi kèm) Thời gian: cho tới khi tốt nghiệp. Có thể được cấp học bổng 1 năm học tiếng Nhật hay nghiên cứu sinh (research student). Thời gian nộp đơn: từ 20/6 đến đầu tháng 8 Số lượng học bổng: 5 b. Học bổng đại học JINNAI International Student Scholarship Program Cấp học: đại học Tuổi hạn chế: cho tới 30 tuổi Trường đại học được cấp: không xác định Ngành học: tất cả các ngành trừ văn học, nghệ thuật và thể thao Các yêu cầu khác: là công dân Việt Nam Học bổng: bao gồm tiền học phí, lệ phí nhập học, tiền đi lại và khoản học bổng 150.000yên/tháng Thời gian: 4 năm Số lượng học bổng: 15

c. Học bổng dành cho sinh viên trao đổi ngắn hạn Hiệp hội Giáo dục quốc tế Nhật Bản (AIEJ) cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế đã được một trường đại học của Nhật chấp nhận theo thỏa thuận trao đổi sinh viên giữa một trường đại học của Nhật và một trường đại học của nước đó. Các điều kiện học bổng như sau: Tiêu chuẩn và điều kiện học bổng 1. Sinh viên đang theo học đại học hoặc sau đại học tại một trường đại học nước ngoài. 2. Sinh viên quốc tế đã được một trường đại học của Nhật chấp nhận theo thỏa thuận trao đổi sinh viên giữa một trường đại học của Nhật và một trường đại học của nước đó. 3. Sinh viên có kết quả học tập và thành tích cá nhân xuất sắc tại trường đại học trong nước. 4. Sinh viên có quyết tâm và kế hoạch học tập rõ ràng trong bất kỳ một ngành học nào tại trường đại học chủ nhà ở Nhật, và có khả năng thu lợi được sau khi học tập tại Nhật 5. Sinh viên không có đủ điều kiện tài chính để đi du học tại Nhật 6. Sinh viên sau khi kết thúc học tập tại Nhật sẽ kết thúc luôn khóa học ở trong nước 7. Sinh viên có đủ điều kiện xin visa du học 8. Sinh viên chưa từng nhận học bổng này Học bổng: 80.000 yên/tháng, tiền vé máy bay tới Nhật và về nước, 25.000 yên tiền hỗ trợ ổn định ăn ở Thời gian: 3 đến 12 tháng Số lượng học bổng: 1.950 d. Địa chỉ liên hệ Student Affair Division Association of International Education, Japan 4-5-29 Komaba, Meguro-ku, Tokyo 153-8503

Tel: 03-5454-5213 Fax 03-5454-5233

E-mail: [email protected] 3. Học bổng JDS Chương trình JDS dành cho các cán bộ trẻ đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước, các nhà nghiên cứu và các cá nhân, những người sau khi học xong có thể trở thành các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực công tác của họ hoặc trở thành các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Đây cũng là một học bổng toàn phần dành cho đối tượng thạc sĩ. Tiêu chuẩn lựa chọn Quốc tịch: tất cả các ứng viên đều phải là công dân Việt Nam hiện đang sống và làm việc ở Việt Nam tại thời điểm nộp đơn Tuổi hạn chế: dưới 35 tuổi

Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học Kinh nghiệm làm việc: Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc chính thức kể từ khi tốt nghiệp đại học phù hợp với ngành học thạc sĩ dự kiến. Khả năng cống hiến: Có khả năng cống hiến cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam bằng những kiến thức và kỹ năng tiếp thu được sau khi trở về nước. Khả năng ngoại ngữ: thông thạo tiếng Anh (tối thiểu phải đạt 500 điểm TOEFL hoặc tương đương) Sức khoẻ: Tất cả các ứng viên đều phải có sức khoẻ tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Các ứng cử viên hiện đang nhận học bổng (hoặc dự kiến sẽ được nhận) từ các chương trình khác của Chính phủ Nhật Bản (MEXT), sẽ không được tham gia vào chương trình học bổng JDS. Lĩnh vực nghiên cứu, bằng cấp và khoá học tại Nhật Bản Số lượng ứng cử viên được lựa chọn: 30 người Lĩnh vực nghiên cứu: - Luật - Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Nông nghiệp/Phát triển nông thôn - Công nghệ thông tin - Chính sách môi trường Bằng cấp: Bằng thạc sĩ (khoá học thường kéo dài từ 2 năm đến 2 năm rưỡi) Ngôn ngữ: các chương trình thạc sĩ này chủ yếu được giảng dạy bằng tiếng Anh. Lựa chọn và phân bổ trường học Các ứng cử viên cần xem xét và lựa chọn kỹ càng khoá học nào mình sẽ theo học để lấy bằng thạc sĩ dựa trên danh sách các trường đại học chỉ định. Các ứng cử viên sẽ viết một bản kế hoạch nghiên cứu phù hợp với ngành học tại trường đại học đã chọn. Về nguyên tắc, đơn xin cấp học bổng sẽ do các giáo sư của trường đại học đó kiểm tra và lựa chọn. Việc cử ứng cử viên theo học tại trường đại học nào sẽ do cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản cùng quyết định sau vòng kiểm tra cuối cùng. Sau khi trúng tuyển, ứng cử viên không được tự ý xin chuyển đổi sang học tại một trường đại học khác với trường đại học đã được chỉ định. Thủ tục xin cấp học bổng Các ứng viên phải điền hoàn chỉnh vào đơn và hồ sơ theo đúng hướng dẫn trong phần Thủ tục xin cấp học bổng. Hồ sơ quá hạn, hồ sơ thiếu các giấy tờ cần thiết và khai man hoặc không đúng với giấy tờ/tài liệu gốc sẽ bị loại. Các ứng cử viên chịu trách nhiệm hoàn tất toàn bộ giấy tờ thủ tục trong hồ sơ xin cấp học bổng

JDS. Các thí sinh không liên hệ trực tiếp với các trường đại học của Nhật Bản. Địa chỉ liên hệ Hà Nội JICE JDS P.307, Toà nhà văn phòng Trung tâm Hà Nội, 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội Điện thoại: 04-934-7711/12 (13h30-16h30) Đà Nẵng Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng, 11 Lê Thánh Tông TPHCM Lãnh sự quán Nhật Bản, 13-17 Nguyễn Huệ, Q1 Internet http://jice.org/english/ 4. Học bổng AYF Học bổng Thanh niên châu Á (Asian Youth Fellowship) là học bổng của Chính phủ Nhật Bản cấp thông qua Trung tâm châu Á của Quĩ Nhật Bản, nhằm mục đích chuẩn bị cho chương trình sau đại học tại Nhật Bản cho những sinh viên châu Á. Mục đích của chương trình là phát trỉển nguồn nhân lực cho hợp tác và phát triển khu vực, cũng như tăng cường hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước châu Á. Chương trình được bắt đầu từ năm 1995 và đã có một số sinh viên Việt Nam nhận được học bổng. Chương trình học bổng được Chính phủ Nhật Bản quản lý. Sinh viên sẽ tham dự khoá học dự bị kéo dài 14 tháng tai Kuala Lumpu, Malaysia do Tổ chức Asia SEED thực hiện dưới sự bổ nhiệm của Quĩ Nhật Bản. Sinh viên sau đó sẽ vào học như nghiên cứu sinh nhận học bổng MEXT của Chính phủ Nhật Bản. Tiêu chuẩn lựa chọn Tuổi hạn chế: dưới 35 tuổi Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học, hoàn thành chương trình giáo dục cơ bản 16 năm. Lĩnh vực theo học: Phải là lĩnh vực đã học tại bậc đại học hay các lĩnh vực liên quan. Khả năng ngoại ngữ: thông thạo tiếng Anh và không biết tiếng Nhật. Ứng cử viên đã từng học tiếng Nhật và có trình độ đạt kỳ thi tuyển năng lực tiếng Nhật cấp 3 sẽ không được xét cấp học bổng. Sức khoẻ: Tất cả các ứng viên đều phải có sức khoẻ tốt. Các ứng cử viên đã từng nhận học bổng của Chính phủ Nhật Bản (MEXT) sẽ không được tham gia vào chương trình học bổng nếu không có một số năm nghiên cứu hoặc giảng dạy. Ngành học Về cơ bản là các ngành khoa học xã hội và nhân văn, tuy nhiên một số ngành học kỹ thật và khoa học tự nhiên cũng được chấp nhận.

Phương thức tuyển chọn Cơ quan đại diện của Chính phủ Nhật Bản sẽ phối hợp với Chính phủ nước sở tại chọn một số ứng cử viên từ hồ sơ và giới thiệu lên hội đồng tuyển chọn của học bổng đặt tại Tokyo, Nhật Bản. Hội đồng này sẽ chọn người nhận học bổng thông qua kỳ thi vấn đáp tổ chức tại địa phương do thành viên hội đồng thực hiện. Kết quả sẽ được thông báo thông qua Đại sứ quán Nhật Bản sau khi được sự phê chuẩn của MEXT. Học bổng MEXT sẽ được cấp cho những sinh viên vượt qua kỳ thi tốt nghiệp của AYF. Thông tin chi tiết có tại trang web: www.asiaseed-institute.com/AYF/ 5. Học bổng của các tổ chức quốc tế và tư nhân Thông tin về học bổng do các công ty hoặc tổ chức tư nhân cấp thường được chuyển tới các trường đại học Việt Nam và kỳ thi tuyển trực tiếp được tiến hành để lựa chọn từ những ứng cử viên do trường giới thiệu. Thông tin về hai loại học bổng của các tổ chức quốc tế dành cho sinh viên du học Nhật Bản có thể tham khảo ở các trang web tương ứng dưới đây. Asian Development Bank-Japan Scholarship Program http://www.adb.org/JSP/default.asp Japan-IMF Scholarship Program http://www.imf.org/external/oap/schol.htm#j Ngoài ra, xin tham khảo thêm tại trang web của AIEJ ( www.aiej.or.jp) để có các thông tin cập nhật về các học bổng có thể xin trực tiếp từ Việt Nam.

2. Học bổng sau khi đến Nhật

1. Các loại học bổng Việc trợ giúp kinh tế cho sinh viên nước ngoài học ở Nhật Bản có các dạng như học bổng, các chế độ miễn giảm học phí cũng như những tài trợ về tài liệu, thiết bị học tập nghiên cứu. Theo kết quả của cuộc nghiên cứu tổng quát do AIEJ thực hiện, có khoảng 60% số sinh viên nước ngoài được nhận học bổng với số tiền hàng tháng trung bình là 70.848 yên. Hằng năm, Nhật Bản cung cấp hơn 60 học bổng của các chính quyền địa phương và khoảng hơn 160 học bổng của các tổ chức tư nhân cho du học sinh đang theo học tại các trường của Nhật theo dạng tư phí. Thông tin đầy đủ về các loại học bổng này có thể tìm thấy trong cuốn sách “Scholarship for International Students in Japan” phát hành miễn phí tại ĐSQ và LSQ của Nhật, văn phòng Hiệp hội Giáo dục quốc tế Nhật Bản (AIEJ), một số ký túc xá của AIEJ hay tại các văn phòng quản lý du học sinh của các trường đại học. Thông tin về học bổng này cũng có thể tìm thấy tại trang web của AIEJ ( www.aiej.or.jp). Học bổng của chính quyền địa phương chỉ dành cho sinh viên nước ngoài sống hoặc học tập tại chính địa

phương đó. Trừ một vài trường hợp cá biệt, học bổng loại này nói chung chỉ là sự trợ giúp sinh hoạt, nên mức học bổng thấp. Học bổng của các tổ chức tư nhân thường có những yêu cầu riêng về quốc tịch, ngành học, trường học... nhưng mức học bổng cao hơn, thậm chí có những học bổng cao hơn mức học bổng của Chính phủ Nhật Bản. Ngoài ra, có một số học bổng của Chính phủ Nhật Bản được cấp trong nước, dành cho sinh viên đại học năm thứ tư và sinh viên sau đại học, với các điều kiện tương tự như học bổng cấp trước khi du học. Học bổng này sẽ được chọn hằng năm thông qua trường nơi bạn theo học. 2. Cách xin học bổng Cơ hội được nhận học bổng, dù là một học bổng nhỏ đi chăng nữa, cũng sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng về kinh tế và có thể chú tâm vào học tập hơn. Một thực tế là: nếu làm các công việc bình thường trong nhà hàng, khách sạn... thì thu nhập không cao, và kiếm được khoảng 100.000 yên/tháng là điều cũng không đơn giản. Bạn sẽ phải đi làm hầu như hằng ngày, và không thể chú tâm vào học tập được, khi đó cơ hội nhận học bổng sẽ càng xa vời. Bằng mọi cách, bạn phải săn lùng mọi cơ hội để có thể kiếm được học bổng. Nhìn chung, các học bổng đều xét trên tiêu chuẩn là kết quả học tập, tư cách đạo đức và hoàn cảnh kinh tế. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là phải biết chủ động tìm kiếm thông tin và không ngại học hỏi từ bạn bè và các lớp sinh viên đi trước. Vì phải cạnh tranh với các sinh viên nhiều nước khác cũng có hoàn cảnh rất khó khăn nên không thể có chuyện “há miệng chờ sung”. Sự nỗ lực của bạn chắc chắn sẽ được bù đắp xứng đáng. Nên đưa ra những thông tin cụ thể để chứng thực cho kết quả học tập hay hoạt động xã hội, cũng như mức độ khó khăn của bạn, ví dụ như các bài báo khoa học, hoạt động sinh hoạt cộng đồng... Cần tạo được ấn tượng bạn là người sẵn sàng vượt khó khăn, sẽ dùng học bổng để dành thời gian tập trung hơn vào học tập. Trường hợp học bổng yêu cầu phải viết bài luận hoặc lý do xin học bổng, nên đầu tư thời gian chuẩn bị sớm và nhờ người đọc góp ý. Qua một vài lần, bạn sẽ quen và cảm thấy chủ động hơn. Mỗi trường hay mỗi tổ chức đều có cách xét duyệt học bổng riêng. Vì vậy, kinh nghiệm của những người đã từng nhận cùng loại học bổng sẽ có ích cho bạn. Lưu ý là khi nói về dự định trong tương lai, bạn phải nhấn mạnh là bạn mong muốn ứng dụng những kiến thức mà mình đã học được tại Việt Nam. Có hai phương thức xin học bổng là (1) Xin trực tiếp (2) Thông qua giới thiệu của trường. Các học bổng theo hình thức thứ nhất thường có độ cạnh tranh rất cao nhưng ngược lại, số lượng cũng nhiều hơn. Cần đầu tư thời gian thu thập thông tin và chuẩn bị. Bạn nên chú ý đến đối tượng, tiêu chuẩn và thời gian nộp đơn trực tiếp. Với hình thức thứ hai, cần theo dõi thường xuyên thông báo của nhà trường và hỏi người phụ trách để không bị bỏ sót cơ hội. Hồ sơ nên hoàn thành thật sớm và thật đầy đủ. Sự chu tất của bạn sẽ gây ấn tượng tốt cho phía tuyển chọn. Nhìn chung, có xu hướng khá rõ ưu tiên học bổng cho sinh viên các năm cuối bậc đại học và sinh viên sau đại học, mức học bổng càng về những năm học sau càng cao. Học bổng cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất rất hạn chế, còn sinh viên học khoá dự bị hầu như không có cơ hội nhận học bổng. 3. Một số học bổng chính Dưới đây chúng tôi chỉ tóm tắt một số loại học bổng tốt có dành ưu tiên cho du học sinh Việt Nam. Các học

bổng này đều là các học bổng bán phần không bao gồm tiền học phí, tiền nhập học và tiền vé máy bay đến và rời Nhật. Thời hạn nộp học bổng khác nhau, tùy thuộc vào từng loại học bổng. Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới địa chỉ liên hệ của từng loại học bổng hoặc tới văn phòng AIEJ. The Asian Foundation for International Scholarship Cấp học: đại học, thạc sĩ và tiến sĩ Tuổi hạn chế: 30 đối với đại học, và 35 đối với thạc sĩ, tiến sĩ Trường đại học được cấp: 69 trường đại học Học bổng: 60.000 yên/tháng cho đại học và thạc sĩ, 70.000 yên/tháng cho tiến sĩ Thời gian: 1 năm Số lượng học bổng: ~ 5 Địa chỉ liên hệ: 2-21-33-3F Ohama-cho, Amagasaki-shi Hyogo 661-0022

ĐT: 06-6493-6257

Atsumi International Scholarship Cấp học: tiến sĩ năm cuối Tuổi hạn chế: không Trường đại học được cấp: các trường tại khu vực Kanto Học bổng: 200.000 yên/tháng Thời gian: 1 năm Số lượng học bổng: 12 Địa chỉ liên hệ: 3-5-8 Sekiguchi, Bunkyo-ku, Tokyo 112-0014

ĐT: 03-3943-7612 Fax: 03-3942-1512

The Iwatani International Scholarship Cấp học: thạc sĩ, tiến sĩ Tuổi hạn chế: 30 đối với thạc sĩ và 35 đối với tiến sĩ Ngành học: khoa học tự nhiên Học bổng: 150.000 yên/tháng Thời gian: 1 năm Số lượng học bổng: 11 Địa chỉ liên hệ: 2-10-2 Nagata-cho, Chiyoda-ku, Tokyo 100-0014

ĐT: 03-3582-2251 Fax: 03-3580-2700

Kambayashi Scholarship Foundation Cấp học: thạc sĩ, tiến sĩ Tuổi hạn chế: không Trường đại học được cấp: các trường đại học có khoa đào tạo sau đại học ở các thành phố Các yêu cầu khác: du học sinh đã học tại trường đại học nộp đơn xin học bổng hơn 1 năm

Học bổng: 100.000 yên/tháng Thời gian: 1 năm Số lượng học bổng: 12 Địa chỉ liên hệ: Kasumi Tsukuba Center 599-1 Nishi-ohashi Tsukuba-shi, Ibaraki 305-8510

ĐT: 0298-50-1853 Fax: 0298-50-1879

The Kubota Fund Cấp học: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu sinh, cao đẳng kỹ thuật, trung cấp dạy nghề Tuổi hạn chế: không Ngành học: xây dựng, điện, nông nghiệp và kinh tế phát triển Học bổng: 80.000 yên/tháng hoặc 120.000 yên/tháng Thời gian: 1 năm (có thể nộp đơn lại) Số lượng học bổng: 8 Địa chỉ liên hệ: The Secretarial Office for the Managing Committee - The Tsukuba Fund c/o Nippon Koei Co. Ltd. 4, Kojimachi 5-chome, Chiyoda-ku, Tokyo 102-8539

ĐT: 03-3238-8185 Fax: 03-3238-8326

The Ishizaka Foundation SEIHO Scholarship Cấp học: đại học năm thứ 3 Tuổi hạn chế: không Trường đại học được cấp: môt số trường đại học lớn Các yêu cầu khác: giấy giới thiệu của trường, khả năng giao tiếp tiếng Nhật Học bổng: 50.000 yên/tháng Thời gian: 2 năm Số lượng học bổng: 11 Địa chỉ liên hệ: 1-9-4 Otemachi, Chiyoda-ku Tokyo 100-8188 www.keidanren.or.jp/japanese/profile/ishizaka/seiho.html

ĐT: 03-3729-1411

Sagawa Scholarship Foundation Cấp học: đại học năm thứ 3, thạc sĩ năm thứ nhất, tiến sĩ năm thứ 2 Tuổi hạn chế: 27 đối với đại học, 35 đối với thạc sĩ và tiến sĩ Học bổng: 100.000 yên/tháng Thời gian: 2 năm Số lượng học bổng: 16 Địa chỉ liên hệ: 678 Omandokoro-cho Bukkoji Sagaru, Karasumadori, Shimogyo-ku, Kyoto-shi, Kyoto 600-8413

ĐT: 075-371-0818 Fax: 075-344-2818

Sato International Scholarship Foundation Cấp học: đại học, nghiên cứu sinh, thạc sĩ, tiến sĩ Tuổi hạn chế: không Học bổng: 100.000 yên/tháng cho sinh viên đại học; 130.000 yên/tháng cho nghiên cứu sinh, thạc sĩ, tiến sĩ Thời gian: 1 năm Số lượng học bổng: 23 Địa chỉ liên hệ: Sato Building 1-15-5 Shibuya, Shibuya-ku, Tokyo, 150-0002

ĐT: 03-3797-9309 Fax: 03-3797-9782

Website: www.sisf.or.jp E-mail: [email protected] Tokyo Marine Kagami Memorial Foundation Scholarship for ASEAN Students Cấp học: thạc sĩ năm thứ nhất và 2, tiến sĩ năm thứ nhất đến năm thứ 3. Tuổi hạn chế: 30 đối với thạc sĩ, 35 đối với tiến sĩ Trường đại học được cấp: Tsukuba, Tokyo Institute of Technology, Hitotsubashi, Tokyo Univ. of Foreign Studies, Waseda, Keio, Sophia Các yêu cầu khác: giấy giới thiệu của trường Học bổng: 180.000 yên/tháng Thời gian: thời gian tối thiểu để tốt nghiệp khóa học Số lượng học bổng: 4 Địa chỉ liên hệ: các trường nói trên Yuasa International Foundation Cấp học: thạc sĩ, tiến sĩ Tuổi hạn chế: không quá 35 tuổi Trường đại học được cấp: khoảng 24 trường Các yêu cầu khác: giấy giới thiệu của trường Học bổng: 100.000 yên/tháng Thời gian: 1 năm Số lượng học bổng: 14 Địa chỉ liên hệ: 13-10 Nihonbashi-Odenmacho Chuo-ku, Tokyo 103-0011

ĐT: 03-3665-5991 Fax: 03-3665-5994

Watakuni International Scholarship Foundation Cấp học: đại học năm thứ 3, 4, thạc sĩ và tiến sĩ Tuổi hạn chế: không Trường đại học được cấp: 10 trường đại học quốc lập và công lập có nhiều du học sinh Các yêu cầu khác: giấy giới thiệu của trường Học bổng: 120.000 yên/tháng đối với đại học, 150.000 yên/tháng đối với thạc sĩ và tiến sĩ Thời gian: 1 năm

Số lượng học bổng: 22 Địa chỉ liên hệ: 1-11-11 Fujimi, Chuo-ku Chiba-shi, Chiba 260-0015

ĐT: 043-222-1548

4. Miễn, giảm học phí Bộ Giáo dục Nhật Bản (MEXT) có chế độ miễn giảm 50% hoặc 100% tiền nhập học và tiền học phí cho sinh viên quốc tế tại các trường đại học quốc lập, và 30% cho sinh viên tại các trường tư lập. Gần đây, do khó khăn trong kinh tế, ngân sách của MEXT cho mục đích này bị thu hẹp, số tiền đóng học phí có xu hướng tăng lên và cơ hội được giảm học phí giảm đi. Những điểm mấu chốt sau sẽ rất quan trọng để bạn có thể được miễn giảm học phí: 1. Không quan tâm bạn là người nước nào, nhà trường sẽ chỉ xem xét đến hồ sơ liên quan đến thu nhập, các khoản viện trợ của gia đình, tiền đi làm thêm của bạn cùng các điều kiện về gia đình. 2. Bảng khai thu nhập của bạn hết sức quan trọng. Không nên khai có tiền trợ cấp từ gia đình vì điều kiện đầu tiên để được miễn giảm học phí là hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tốt nhất là nguồn thu nhập duy nhất có từ làm thêm với mức tiền vừa đủ cho sinh hoạt tối thiểu. Nếu như bạn không chứng thực được có nguồn thu nhập đó, có thể ghi mức tiết kiệm đủ cho một học kỳ. 3. Về các khoản chi, bạn nên cân đối sao cho thu và chi bằng nhau và để chứng minh bạn là người gặp khó khăn về kinh tế. Khoản chi nếu cộng cả tiền học phí có thể trội hơn ở mức buộc bạn phải tăng số giờ làm thêm mới có thể chi trả được.

Chương 4- Cuộc sống du học

1. Kinh nghiệm học tập

Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn các kinh nghiệm học tập trong các bậc học tại Nhật Bản, dựa trên những điều mà nhiều du học sinh đã đúc rút ra trong thời gian đã học tập tại đất nước hoa anh đào. Trong khuôn khổ của cuốn sổ tay du học, chúng tôi không thể truyền tải hết một cách chi tiết các kinh nghiệm trong quá trình học tập, mà chỉ giới thiệu một cách khái quát những phần tâm đắc nhất, thiết yếu nhất, giúp các bạn hình dung cụ thể hơn về cuộc sống du học. Những điều chi tiết hơn, các bạn có thể tham khảo qua sách báo, qua các lưu học sinh có kinh nghiệm, và tự trải nghiệm khi bạn đặt chân đến Nhật Bản. Hy vọng rồi đây kinh nghiệm của chính bạn sẽ làm giàu thêm tài sản này và lại được truyền tải cho các lớp du học sinh đi sau. 1. Kinh nghiệm trong thời gian học tiếng Nhật Thời gian học tiếng Nhật là thời gian rất quan trọng trong quá trình du học. Trên nhiều phương diện, nó quyết định cuộc sống du học của bạn trong suốt những năm sau. Đây là thời gian quý báu để bạn tập trung học tiếng Nhật, tìm hiểu về đất nước và con người Nhật Bản, làm quen và gây dựng cơ sở cho cuộc sống du học. Với những sinh viên du học tự túc, đây còn là quãng thời gian đầy thử thách do phải tự vật lộn để trang trải mọi chi phí trong khi còn rất bỡ ngỡ. Những sinh viên du học theo học bổng toàn phần có điều kiện thuận lợi hơn về mọi mặt, và thời gian học tiếng Nhật sẽ chắc chắn là thời gian để lại nhiều kỷ niệm khó quên.

Trong khi phần lớn các trường tiếng Nhật tập trung ở 2 khu vực đô thị lớn là Tokyo và Osaka thì các trường đại học, cao đẳng và trung cấp lại nằm rải rác khắp nước Nhật. Nếu bạn chọn vào hoặc được phân về một trường tại địa phương thì đây còn là thời gian quí báu để bạn làm quen với chốn phồn hoa. Với sinh viên du học bậc đại học, cao đẳng, trung cấp, do đại đa số phải học chuyên môn bằng tiếng Nhật nên thường phải tham gia các khoá học tiếng Nhật tập trung trong khoảng 1 năm. Sinh viên sau đại học có thể không phải học tiếng Nhật hoặc theo các khoá chừng 6 tháng với cường độ thấp hơn. Nhiều sinh viên sau đại học có xu hướng dùng tiếng Anh trong giao tiếp với giáo sư hướng dẫn. Thời gian đầu sẽ khá thuận tiện nhưng xét về mặt lâu dài lại là yếu tố bất lợi: bạn không thể phát triển tốt được tiếng Nhật. Khi đi lại, giao tiếp với người Nhật khác, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, khi có giấy tờ, văn bản liên quan đến bạn được gửi đến, bạn sẽ không thể đọc được, và lúc nào cũng phải hỏi người khác, rất bất tiện. Nếu thầy giáo muốn nói bằng tiếng Anh, bạn có thể giao tiếp với thầy bằng thứ ngôn ngữ này, rồi cố gắng hết sức dành thời gian để học tốt tiếng Nhật và mạnh dạn sử dụng. Bạn có thể sử dụng xen lẫn cả tiếng Anh, nếu bạn không biết ngay các từ vựng đó. Trong thời gian ở Nhật Bản, ngoài tấm bằng, nếu bạn có một trình độ tiếng Nhật lưu loát, bạn sẽ có điều kiện tạo mối quan hệ tốt với các giáo sư, bạn bè Nhật Bản, tạo mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ, làm ăn trong tương lai. Sau khi về nước, với khả năng chuyên môn và tiếng Nhật trôi chảy, bạn sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi và ưu thế hơn hẳn những người không biết tiếng. Ngoài ra, trong những tháng năm dài ở Nhật Bản, tiếng Nhật còn giúp bạn giảm căng thẳng, vơi bớt nỗi buồn xa nhà… khi bạn có thể hiểu các chương trình tivi, đài, đọc sách, và có nhiều bạn bè Nhật Bản. Nếu bạn chưa bao giờ học tiếng Nhật tại Việt Nam, hoặc chỉ có sự chuẩn bị chút ít, bạn sẽ cảm thấy đây là một ngôn ngữ khó và đôi khi nản lòng. Tuy nhiên, sau khi vượt qua những cửa ải đầu tiên, bạn sẽ dần tự tin và cảm nhận được những lợi ích sát sườn khi giao tiếp được bằng tiếng Nhật trong sinh hoạt. Theo kinh nghiệm từ lưu học sinh thì trong 3 tháng đầu tiên bạn sẽ khá vất vả, nhưng sau đó thì bạn sẽ quen dần và thấy tiếng Nhật dễ nhớ, dễ học hơn. Ngữ pháp tiếng Nhật khác nhiều so với tiếng Việt, trong đó cách sử dụng động từ và trợ từ tương đối phức tạp. Ngoài ra, người Việt gặp một số âm khó phát âm. Những khó khăn này sẽ được giải quyết theo thời gian. Cách tốt nhất là giao tiếp nhiều vì trong thời gian này bạn sẽ có nhiều bạn bè quốc tế, những người dễ chia xẻ và tiếng Nhật cũng không hoàn hảo như bạn. Bỏ qua cơ hội giao tiếp trong thời gian này, bạn sẽ “dị ứng” mạnh hơn khi phải dùng tiếng Nhật trong học tập, nghiên cứu với người Nhật. Sẽ không quá lời khi nói rằng trình độ tiếng Nhật của bạn phụ thuộc phần lớn vào khả năng đọc và viết chữ Hán (Kanji). Tiếng Nhật sử dụng phổ biến khoảng 2000 chữ Hán. Nắm bắt được cách đọc và viết 2000 chữ Hán này, bạn sẽ tích luỹ được một vốn từ vựng rất lớn và hầu như có thể hiểu được nghĩa của các tài liệu viết. Ngược lại, nếu không thuộc được một lượng chữ Hán đủ lớn, bạn không thể viết, không thể đọc và vì thế không thể nhớ được từ vựng. Âm Hán Việt là vũ khí lợi hại giúp bạn tìm ra cho mình một qui tắc để học thuộc và nhớ tốt toàn bộ bảng chữ Hán thông dụng. Cũng trong thời gian này, cần tranh thủ thời gian để củng cố lại kiến thức chuyên môn và đặc biệt là gây

dựng vốn từ chuyên môn. Với những sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sau khoá học tiếng Nhật, đương nhiên không thể tránh khỏi việc đầu tư thời gian chuẩn bị vì bạn không được phép thất bại. Sinh hoạt trong quãng thời gian này nhìn chung thoải mái do sức ép chưa nhiều (ngoại trừ những trường hợp du học tự túc). Trường hoặc trung tâm tiếng Nhật nơi bạn học thường tổ chức cho bạn các chương trình homestay (nghỉ tại các gia đình Nhật Bản) trong thời gian từ vài ngày đến một tuần, hoặc các chương trình giao lưu quốc tế gặp gỡ với người Nhật hoặc bạn bè đến từ nhiều nước khác trên thế giới. Đây là dịp rất quí báu để bạn có thể phát triển mối quan hệ với các gia đình và bạn bè Nhật Bản và biết thêm về lối sống của họ. Người Nhật vẫn còn giữ được nhiều bản sắc văn hoá truyền thống và Á Đông, rất chu đáo và hiếu khách. Nhiều du học sinh Việt Nam đã có được những tình cảm rất tốt đẹp với các gia đình homestay trong nhiều năm và được họ coi như là người thân trong gia đình. Những khi chúng ta gặp khó khăn ví dụ như chưa rõ nhiều điều về cuộc sống tại Nhật Bản, các gia đình homestay sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. 2. Sinh viên trung cấp Hầu hết sinh viên Việt Nam theo học bậc học này hiện nay được nhận học bổng của Chính phủ Nhật Bản, trong khi đây là khối trường thu hút nhiều sinh viên nước ngoài và phần lớn là sinh viên du học tự túc. Sau một năm học tiếng Nhật, các bạn sẽ được phân về các trường trung cấp tập trung quanh khu vực Tokyo và Osaka. Môi trường sống vì vậy hầu như không có thay đổi lớn. Ngoài thời gian học ở trường, bạn được hoàn toàn tự do. Chương trình học nhìn chung gồm các tiết học bắt buộc và ít có sự lựa chọn. Ngoại trừ một số ngành đòi hỏi thực tập nhiều thì không vất vả, tuy nhiên do thời gian học ngắn (2 năm), bạn cần nỗ lực nhiều hơn ngay từ học kỳ đầu tiên, khi tiếng Nhật còn chưa vững, để đạt được kết quả tốt. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tìm việc làm hoặc chuyển tiếp sang học đại học. Không ít sinh viên chọn con đường thi và học lại từ năm thứ nhất đại học do số lượng các trường đại học chấp nhận chuyển tiếp còn hạn chế. 3. Sinh viên cao đẳng kỹ thuật Sau thời gian một năm, có số vốn tiếng Nhật kha khá và biết được tương đối nhiều điều về cuộc sống đô thị, bạn sẽ được chuyển đến trường cao đẳng kỹ thuật (Kosen) nằm tại các địa phương của Nhật Bản. Các trường Kosen này phần lớn nằm tại các vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông không được thuận tiện và có ít người nước ngoài sinh sống. Nhiều sinh viên đã bị sốc khi môi trường sống của mình bị thay đổi quá nhiều. Bạn sẽ vào học năm thứ 3 của khoá học 5 năm. Thời gian đầu, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong ngôn ngữ vì bạn sẽ phải nghe giảng, viết bài… cùng các sinh viên Nhật vốn đã học ở trường 2 năm. Tuy nhiên nếu bạn cố gắng, chỉ chừng nửa năm sau là tiếng Nhật của bạn cũng đã khá thành thạo. Về nội dung tại các trường Kosen này, với học lực của các sinh viên Việt Nam đã được lựa chọn trong nước, thì cũng sẽ không gặp mấy khó khăn. Học sinh Kosen nhập học sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở nên được quản lý khá chặt. Nam và nữ sống

trong các ký túc xá riêng thường đặt ngay trong khuôn viên của trường. Buổi sáng dậy phải điểm danh, buối tối không được đi chơi quá 11h đêm và khi đi phải xin phép. Khách mời thường chỉ được gặp các học sinh tại các phòng tiếp khách của KTX và nếu nghỉ lại thì cũng tại phòng riêng. Nhìn chung, cuộc sống sẽ gò bó hơn rất nhiều so với thời gian học tiếng Nhật, nhưng có ưu điểm là bạn có thể toàn tâm toàn ý vào học tập và quan hệ bạn bè với những sinh viên Nhật cùng KTX sẽ giúp bạn hoà nhập dễ dàng hơn. Kết quả của ba năm học tại các trường cao đẳng có vai trò quan trọng khi bạn tốt nghiệp và muốn chuyển tiếp sang học đại học. Những sinh viên nhận học bổng của Chính phủ Nhật Bản sẽ phải tham dự kỳ thi xét học bổng và chỉ có một số ít được nhận tiếp học bổng này, số còn lại sẽ phải đi xin các nguồn học bổng khác. Kỳ thi chuyển tiếp vào năm thứ 3 của các trường đại học cũng là một rào chắn phải vượt qua. Bạn có thể tham khảo nhiều thông tin về kỳ thi này từ các lớp sinh viên đi trước. Khi đã chuyển tiếp vào năm thứ 3 đại học, bạn sẽ phải khá vất vả để đạt được số học phần cần thiết khi lên năm thứ 4 và khi tốt nghiệp. Nhiều trường đại học không chấp nhận chuyển đổi toàn bộ số học trình bạn đã lấy tại trường cao đẳng và bạn buộc phải theo một lịch học rất căng thẳng. Sẽ là một khó khăn rất lớn nếu bạn vừa phải làm quen với môi trường mới, vừa phải học đuổi, lại vừa phải làm thêm để trang trải sinh hoạt nếu không có học bổng. Vì vậy, hãy cố gắng đạt kết quả tốt ngay trong thời gian học cao đẳng và nếu không được kéo dài học bổng của chính phủ Nhật Bản thì tìm cách xin thật sớm một học bổng khác. 3. Sinh viên đại học Trừ các ngành y, nha và dược, các khoá học đại học của Nhật đều kéo dài 4 năm. Tỷ lệ các môn học chuyên môn tăng dần về các năm cuối, và năm thứ 4 thường được dành phần lớn cho nghiên cứu và làm luận án tốt nghiệp. Nhìn chung các trường đều có các môn học bắt buộc và tự chọn, lý thuyết và thực hành, với qui định cụ thể về số học phần bạn cần đạt để có thể bắt đầu nhận giáo sư hướng dẫn hay phân về phòng nghiên cứu, và để có thể tốt nghiệp. Đối với Việt Nam, hoặc một số nước khác như Mỹ chẳng hạn, những năm tháng học đại học quả là những năm tháng vất vả, đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và sự tập trung cao trong học tập để giành kết quả tốt. Tuy nhiên, tình hình tại Nhật thì hơi khác. Kỳ thi đầu vào của trường đại học hết sức gian nan, đến nỗi các sinh viên Nhật phải than là “kỳ thi của địa ngục”. Tuy nhiên khi đã thi đỗ, các sinh viên Nhật Bản dường như “xả hơi” và không học quyết liệt như thời phổ thông. Thời gian dành cho sinh hoạt câu lạc bộ, làm thêm và vui chơi thậm chí nhiều hơn thời gian học. Tuỳ theo trường đại học, nhưng thông thường những năm tháng học đại học là khá an nhàn, chỉ cần bạn chăm chỉ một chút, cộng với sự ham học hỏi của bạn, là bạn sẽ cầm chắc được tấm bằng tốt nghiệp. Đương nhiên, người thụ động sẽ chỉ gặt hái được rất ít kiến thức và kinh nghiệm. Cần tận dụng môi trường thuận lợi để học hỏi và định hướng dần cho mình. Nên tìm cách chớp những cơ hội mở mang kiến thức qua các chương trình du học trao đổi, hay thực tập tại các công ty danh tiếng hơn là tiêu tốn hết các kỳ nghỉ vào các chuyến về thăm nhà. Bạn cũng nên củng cố vốn tiếng Nhật và đầu tư thời gian để nắm vững tiếng Anh. Nếu bền bỉ theo các tiết học tiếng Anh do các giáo viên người nước ngoài giảng dạy, đến năm thứ 4 bạn có thể sử dụng tốt tiếng Anh trong học tập.

Vào năm cuối của khoá học, bạn sẽ nghiên cứu đề tài tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của giáo sư. Việc học tập sẽ tương đối giống với khoá học sau đại học mà bạn có thể tham khảo ở phần sau. 4. Sinh viên sau đại học a. Thời gian học tiếng Nhật và làm nghiên cứu sinh Bạn thường có một quãng thời gian khoảng sáu tháng học tiếng Nhật. Trong một số trường hợp, khi trung tâm học tiếng Nhật nằm ngay tại trường đại học mà bạn sẽ học, giáo sư hướng dẫn có thể mời bạn đến phòng thí nghiệm để làm quen, hoặc thậm chí làm thí nghiệm sau giờ học tiếng Nhật. Về phương diện học tập thì có lẽ đây là điều tốt, nhưng bạn hãy chú ý là bạn đang trong thời gian học tiếng Nhật, sau đó bạn còn thời gian làm nghiên cứu sinh trong khoảng sáu tháng trước khi vào khoá học thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Theo kinh nghiệm của nhiều lưu học sinh, nếu thầy mời bạn đến, bạn có thể đến trong một thời gian ngắn lúc đầu để đáp lại “thịnh tình” của giáo sư, nhưng nếu giáo sư yêu cầu bạn ngày nào cũng đến phòng thí nghiệm sau giờ học tiếng thì bạn nên tìm cách khéo léo từ chối trong giai đoạn này để tập trung vào học tiếng Nhật. Sau khoá học tiếng Nhật, thông thường sẽ là khoảng sáu tháng làm nghiên cứu sinh. Thời gian này, nhiều học sinh gọi là “Thời gian vàng”, nghĩa là bạn được thoải mái nhất (tất nhiên còn tuỳ thuộc vào giáo sư hướng dẫn). Bạn sẽ chủ yếu là đọc sách, làm quen với phòng thí nghiệm, và sưu tầm tài liệu nghiên cứu… Bạn cũng sẽ có một người Nhật hướng dẫn những điều khó khăn, bỡ ngỡ lúc đầu trong cuộc sống học tập. Đây là giai đoạn mà bạn cũng có thể trau dồi thêm tiếng Nhật bằng cách tự học và tham dự vào các lớp học tiếng Nhật do chính nhà trường nơi bạn tổ chức. Thông thường các giáo sư hướng dẫn cũng không quản lý các bạn quá chặt chẽ. Thời gian rảnh, bạn có thể đi tham quan, du lịch đây đó, nhưng nên báo cho giáo sư biết, nhất là khi đi xa, do đây là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hành vi của bạn trong thời gian tại Nhật Bản. Nếu bạn đi chơi đây đó mà không báo cáo và vi phạm qui định của MEXT thì tuỳ theo từng trường hợp mà mức độ xử lý sẽ khác nhau, nặng nhất là bị cắt học bổng, phải về nước. Cuối thời gian làm nghiên cứu sinh khoảng hai tháng, tuỳ theo từng trường và ngành chuyên môn bạn học, mà bạn sẽ phải thi nhập học thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Nhà trường sẽ gửi cho bạn các giấy tờ văn bản liên quan đến thủ tục hồ sơ thi nhập học, nếu hồ sơ không đến thì bạn nên chủ động hỏi thầy hoặc xuống phòng quản lý sinh viên hoặc văn phòng khoa nơi bạn đang học để hỏi và lấy hồ sơ. Khi làm xong hồ sơ theo hướng dẫn, bạn nên đưa cho thầy xem và chủ động hỏi thầy đã nộp hay chưa? Có thầy giáo hướng dẫn nhiều học sinh và bận bịu quá mức, đến nỗi quên cả một vài học sinh. Nếu thầy “quên” thì thầy cũng phải chịu trách nhiệm, nhưng người lãnh hậu quả trực tiếp lại là bạn. Nếu bạn là học sinh nhận học bổng của Chính phủ Nhật Bản, thì thông thường kỳ thi nhập học này chỉ mang tính chất thủ tục và mọi người đều đỗ, trừ trường hợp vào ngày thi bạn không thể đến được vì một lý do nào đó, hoặc mắc lỗi nghiêm trọng như vi phạm pháp luật chẳng hạn. Với các học sinh tư phí thì cũng hưởng chính sách như vậy. Tuy nhiên, đối với một số ngành xã hội, kinh tế…thì kỳ thi nhập học khá phức tạp và khó. Hơn nữa, khi số người có nguyện vọng cao hơn số chỉ tiêu, đương nhiên sẽ có người bị trượt.

Bạn nên học hành nghiêm túc, học hỏi kinh nghiệm từ thầy giáo, từ những học sinh có kinh nghiệm trong thi cử. Nếu thi trượt thì bạn sẽ phải thi lại. Với những bạn đang lĩnh học bổng thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình xin gia hạn học bổng, còn với các bạn học sinh tư phí thì kéo dài thêm thời gian nghiên cứu sinh có nghĩa là sẽ tốn kém thêm thời gian và tiền bạc. Trong thời gian này, hoặc có thể sau khi bạn đã đỗ vào kì thi thạc sĩ hoặc tiến sĩ, giáo sư sẽ bàn luận cùng bạn về đề tài mà bạn sẽ tiến hành trong khoá học. Nếu đề tài của bạn có thể ứng dụng được ở Việt Nam thì càng tốt, nhưng nhiều khi bạn cũng phải làm theo đề tài của giáo sư, vì giáo sư không thể hướng dẫn trọn vẹn theo chủ đề mà bạn mong muốn. Nhiều sinh viên có thể lựa chọn đề tài khác hẳn với đề tài đã đăng ký khi làm hồ sơ trước khi sang Nhật học. Chú ý rằng bạn không nên gây căng thẳng nhiều với giáo sư trong trường hợp giáo sư không thể hướng dẫn theo đề tài mà bạn mong muốn. Khi giáo sư vui vẻ, nhiệt tình giới thiệu bạn cho giáo sư khác hướng dẫn thì bạn có thể đồng ý, nhưng không nên quá tích cực đề nghị. Bạn nên tìm hiểu, khéo léo điều đình với giáo sư là hay nhất. Nếu để giáo sư mất thiện cảm và bỏ rơi bạn trong quá trình học tập của bạn tại đây, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập, và không ít trường hợp không thể tốt nghiệp được. Ngược lại, nếu nhận được cảm tình, sự ủng hộ của giáo sư, thì có thể nói là bạn đã thành công hơn 50% trong quá trình học tập và vươn lên tại đây. b. Thời gian nghiên cứu chuyên môn Trong thời gian tham dự chính thức khoá học thạc sĩ hay tiến sĩ, bạn sẽ phải vừa nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, vừa phải hoàn thành các đơn vị học phần do trường qui định. Thông thường, bạn cũng sẽ phải tham gia các buổi hội thảo học tập (seminar) hàng tuần với giáo sư và các sinh viên khác trong cùng phòng nghiên cứu và đôi khi kèm cặp sinh viên ở bậc học thấp hơn. Nhiều giáo sư Nhật rất coi trọng tinh thần tự lập và sự sáng tạo của học sinh, chính vì vậy mà bạn có thể mạnh dạn trình bày với thầy các suy nghĩ của mình về công trình nghiên cứu, về kế hoạch nghiên cứu, rồi lắng nghe các ý kiên tư vấn của giáo sư, sau đó cùng thống nhất nội dung. Nhiều giáo sư vì bận bịu nên không thể hướng dẫn bạn trực tiếp, mà thông qua các học sinh khoá trước. Khi đã quen rồi, bạn có thể làm thí nghiệm, tiến hành nội dung nghiên cứu một cách độc lập, nhưng bạn chú ý là tuyệt đối không tự ý làm thí nghiệm nếu không thông qua giáo sư. Khi bạn tiến hành làm nghiên cứu, thí nghiệm, bạn chú ý là chúng ta bước đầu hãy chú trọng học hỏi các sinh viên đi trước có kinh nghiệm hơn. Các phòng nghiên cứu của Nhật Bản thường có truyền thống là người đi trước giúp đỡ người đi sau. Các sinh viên khoá sau (kohai) thường nghe theo các sinh viên khoá trước (sempai), ít khi chống lại quyết liệt. Ngược lại, các sempai cũng thể hiện mình là người gương mẫu để các kohai học tập theo. Không nên thể hiện thái độ kiêu căng tự phụ với mọi người, và cũng không nên sợ sệt, mà giữ một thái độ tự tin, nghiêm túc, có lối sống và phương pháp học tập đàng hoàng, có tinh thần ham học hỏi, khiêm tốn, thì bạn sẽ rất thuận lợi. Bạn nên có mặt thường xuyên ở phòng nghiên cứu, nếu đi vắng, bạn phải có lý do và nên xin phép giáo sư hướng dẫn. Nhiều trường hợp giáo sư và cả sinh viên ở lại trường đại học rất muộn, có khi đến tận nửa đêm. Vì vậy bạn nên xây dựng cho mình một lịch làm việc hợp lý trên cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với phong

cách làm việc của phòng nghiên cứu ở mức độ nhất định, chứ không nên “chạy đua” với những người xung quanh. Trong quá trình nghiên cứu, các số liệu của bạn nên được quản lý có hệ thống, khoa học, khi giáo sư cần hỏi là có ngay lập tức. Các số liệu của chúng ta phải tuyệt đối trung thực, chính xác. Thí nghiệm phải nên được làm đi làm lại nhiều lần, khi đã khẳng định được kết quả đúng mới mang ra báo cáo cho giáo sư, và có thể tập hợp lại để viết báo. Một trong những yếu tố thành công của người Nhật trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật có lẽ là sự trung thực, chính xác tuyệt đối, và tinh thần sáng tạo. Nếu thí nghiệm, công trình nghiên cứu không cho ra kết quả như ý muốn, bạn sẽ phải tự tìm hiểu, hỏi ý kiến tư vấn của giáo sư, rồi làm đi làm lại để tìm hiểu nguyên nhân, chứ tuyệt nhiên không nên nguỵ tạo. c. Đăng bài trên tạp chí và tham gia hội thảo khoa học Trong khoá học tiến sĩ, bạn sẽ phải cần một số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học kỹ thuật chuyên ngành, có thể là 1, 2, 3 bài, tuỳ theo từng trường và ngành mà bạn học. Các bài báo này là một tiêu chuẩn quan trọng để có thể quyết định bạn được tốt nghiệp tiến sĩ hay không. Khoá học thạc sĩ thì không cần thiết phải có bài báo được đăng, nhưng nếu bạn có các công trình đem báo cáo tại các hội thảo (Proceeding), hoặc viết được một số bài, thì khi thi lên khoá tiến sĩ, bạn sẽ được đánh giá cao hơn. Với khóa học tiến sĩ, nhiều người chỉ vì không có đủ bài báo mà bị trượt, bị đúp và phải ở lại hoặc quay lại Nhật Bản khi có đủ bài báo mới được báo cáo tốt nghiệp. Nếu bạn nhận học bổng MEXT, dĩ nhiên là hết thời hạn thì học bổng của bạn sẽ bị cắt, và cũng không có tổ chức nào cấp học bổng cho các sinh viên thi trượt, hoặc bị đúp này. Lúc đó đương nhiên bạn phải tự trả mọi chi phí tại một nước đắt đỏ nhất thế giới. Người Nhật thường chỉ chấp nhận các tờ báo ít nhất là ở Nhật, hoặc ở châu Âu, và tốt nhất là Mỹ. Một số nơi thì các bài báo đăng ở Australia cũng được chấp nhận. Nếu bạn đã có kinh nghiệm viết báo khoa học ở Việt Nam và có một số bài được đăng, thì bạn sẽ chỉ gặp vấn đề khó khăn chính là sử dụng ngôn ngữ. Tiếng Anh chủ yếu được sử dụng trong viết các bài báo khoa học, tuy nhiên cũng có một số giáo sư yêu cầu viết bằng tiếng Nhật. Nếu bạn chưa hề có kinh nghiệm viết báo, thì trước tiên bạn phải tham khảo một loạt các bài viết có chủ đề giống với công trình nghiên cứu của bạn. Các tạp chí chuyên ngành có thể tìm tương đối dễ dàng trong hệ thống thư viện của phòng nghiên cứu, khoa, trường và mạng thư viện trên toàn quốc. Sau khi bạn đã viết xong, bạn nên nhờ các bạn bè có kinh nghiệm xem, sửa hộ, đóng góp ý kiến vào bài viết, và cùng giúp tìm ra các lỗi trong bài viết. Tại Nhật, có một số công ty làm dịch vụ thuê các nhà chuyên môn đọc và sửa bài viết cho bạn, nhưng giá cả khá đắt khoảng vài trăm đôla một bài viết. Nếu giáo sư có tiền nghiên cứu trả cho bạn, khi gửi cho các công ty trên, bài viết của bạn sẽ được chỉnh sửa, đóng góp ý kiến…và sau khi bạn sửa lại một lần nữa, bài báo của bạn có cơ hội được đăng nhiều hơn, và bạn cũng có thể học hỏi được nhiều điều. Trong trường hợp thầy không có tiền nghiên cứu để trả cho bạn, bạn có thể nhờ một số sinh viên có kinh nghiệm xem giúp, hoặc các bạn bè giúp đỡ. Sau khi chuyển bài cho giáo sư, bài của bạn sẽ được giáo sư xem xét chỉnh sửa, đôi khi nhiều lần. Nhiều giáo sư Nhật Bản tuy không có khả năng nói tiếng Anh được thành thạo, nhưng lại có khả năng viết, đọc những bài báo khoa học một cách tuyệt vời. Sau khi sửa xong, chúng ta gửi đăng trên các tạp chí khoa học.

Thường khoảng từ 3-6 tháng, sẽ nhận được tin trả lời từ tạp chí đó là bài báo của bạn được chấp nhận với yêu cầu phải chỉnh sửa tiếng Anh và phần chuyên môn, hoặc là bị từ chối. Trong trường hợp bị từ chối, bạn đừng buồn gì cả mà hãy sửa lại bài viết của mình, gửi đi một tạp chí “mềm” hơn, và bạn sẽ có khả năng được chấp nhận cao hơn. Có một điều khá thú vị là người châu Âu và người Mỹ sử dụng tiếng Anh thông thoáng hơn, có nhiều cách diễn tả phong phú hơn người Nhật nên nhiều khi bài viết của bạn đã được giáo sư người Mỹ, Anh sửa cho rồi, nhưng khi được các giáo sư Nhật chịu trách nhiệm duyệt bài, vẫn bị gạch hết và yêu cầu phải sửa lại. Có một kinh nghiệm xương máu rằng, khi bạn chuẩn bị bài viết gửi đi, bạn nhất thiết phải bàn với giáo sư của bạn kỹ càng, tuyệt đối không được tự phép gửi đi mà không có ý kiến của giáo sư. Vì bạn đang là học sinh do giáo sư hướng dẫn, nên trong thời gian đó, mọi công trình nghiên cứu của bạn hiển nhiên phải được giáo sư đồng ý và thông qua. Nếu bạn tự ý gửi bài đi đăng, nếu giáo sư biết thì nhiều điều phiền hà sẽ xảy ra với bạn. Các bài viết đó thường không được các giáo sư đồng ý là công trình sử dụng để xét tuyển bạn tốt nghiệp, và bạn sẽ đứng trước nguy cơ bị trượt rất cao. Điều này đã xảy ra với một số sinh viên Việt Nam trong vài năm về trước. Sau khi gửi bài để giáo sư xem, và thấy có khả năng bị quên lãng, bạn nên hỏi và nhắc giáo sư thường xuyên. Đừng nên ngần ngại hoặc rụt rè, vì đây là công việc hết sức thiết thực và liên quan trực tiếp đến bạn. Khi bạn đã có đủ bài viết rồi thì bạn có thể yên tâm thoải mái và chỉ tập trung vào công việc viết luận văn. Công việc của chúng ta nên tiến hành một cách bình thường, không nên tạo ấn tượng bạn là người chỉ học đối phó, chỉ lo tốt nghiệp là được. Nếu bạn theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học, thì bạn có càng nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học càng tốt. Tuy nhiên đây là công việc không đơn giản chút nào, và đỏi hỏi phải đầu tư sức lực, thời gian… vào công tác nghiên cứu thực sự nghiêm túc và nỗ lực cao. Thông thường giáo sư sẽ báo cho bạn thông tin về các hội thảo khoa học trong và ngoài nước Nhật để bạn biết và sẽ có dịp rủ bạn đi cùng. Đây là dịp quý báu để bạn học hỏi, biết thêm nhiều điều, mở rộng mối quan hệ với bạn bè, các giáo sư cùng lĩnh vực tại các trường đại học khác. Nhiều khi bạn cũng phải chuẩn bị nội dung để báo cáo bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng Nhật, tuỳ theo khả năng ngôn ngữ của bạn. Tuy nhiên cũng cần nên nhớ rằng, chỉ có các bài báo của bạn đăng trên các tạp chí khoa học mới là các thành quả nghiên cứu của bạn thực sự, còn các bài trình bày tại các hội thảo thì chẳng mấy có ý nghĩa, chỉ mang tính chất tham khảo là chính mà thôi. Bạn có thể đi hội thảo, nhưng nếu phải chịu toàn bộ kinh phí, thì chỉ nên đi mỗi năm một lần, và bạn nên tập trung vào nghiên cứu, viết bài để đăng trên tạp chí khoa học là chính. d. Sau khóa học Nhật Bản là một trong những nước có điều kiện học tập, nghiên cứu khoa học tốt nhất thế giới. Chính vì vậy mà trong thời gian học tại Nhật Bản, nếu bạn biết tận dụng thuận lợi này, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều quan trọng, thiết thực và bổ ích. Bạn sẽ có điều kiện sử dụng các trang thiết bị hiện đại, thông tin khoa học, xã hội được cung cấp và có thể thu thập kịp thời một cách chính xác và rất nhanh. Bạn cũng có thể tận dụng thời gian quý báu này để thu thập số liệu tư liệu để mang về nước, phục vụ cho công tác

nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam sau khi trở về nước. Có những kỹ thuật ở Nhật Bản đang thịnh hành, tuy không ứng dụng ngay được ở Việt Nam, nhưng một số năm sau, bạn sẽ có điều kiện phát triển, ứng dụng tốt các kỹ thuật này. Các thông tin khoa học, địa chỉ của các tạp chí, các bài viết khoa học có liên quan hoặc tham khảo, các tư liệu thí nghiệm, địa chỉ của các công ty cung cấp các tư liệu thí nghiệm… nên được thu thập và ghi chép lại cẩn thận. Nếu như bạn làm việc tại Việt Nam, việc tìm các số liệu, tư liệu nghiên cứu… hẳn sẽ không được thuận tiện như ở Nhật Bản. Điều đó sẽ rất có ích cho bạn trong công tác nghiên cứu, làm việc tại Việt Nam, thậm chí ở một số nước khác, sau khi bạn tốt nghiệp. Sau khi bạn đã hoàn thành công việc, báo cáo tốt nghiệp và trở về nước, bạn nên giữ mối quan hệ thường xuyên với giáo sư hướng dẫn và các giáo sư quen biết khác nữa, để có dịp mở mang mối quan hệ hợp tác chuyên môn. Nếu bạn hợp tác được với các nhà khoa học Nhật Bản sau khi bạn tốt nghiệp trở về nước, đó sẽ là điều rất tuyệt vời và có ý nghĩa, mở ra nhiều triển vọng cho công việc trong tương lai của bạn.

2. Thủ tục ngay khi đến Nhật

1. Đăng ký người nước ngoài (Alien Registration) Tất cả những người không mang quốc tịch Nhật sống ở Nhật đều phải đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ khi đến Nhật Bản, và sẽ được cấp một “Thẻ đăng ký người nước ngoài” (Alien Registration Card - Gaikokujin Touroku Shoumeiso). Thẻ này sẽ đóng vai trò giấy chứng minh của bạn trong thời gian sống tại Nhật. Sau khi được cấp, bạn phải luôn luôn mang thẻ theo người thay cho hộ chiếu và trình thẻ khi được yêu cầu. Khi bạn hoàn thành khóa học trở về nước, bạn phải trả lại thẻ này cho nhân viên làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay. Tuy nhiên, nếu bạn ra khỏi Nhật với giấy phép tái nhập cảnh, bạn cần mang theo thẻ này khi rời Nhật Bản. Thủ tục đăng ký Ðể đăng ký, bạn phải trực tiếp đến văn phòng hành chính địa phương nơi bạn cư trú. Ở một số trường, bộ phận phụ trách sinh viên quốc tế giúp sinh viên mới đi đăng ký bằng cách tổ chức đi chung có cử người hướng dẫn. Tại nơi đăng ký, bạn phải làm các công việc sau: 1. Điền vào "Ðơn xin đăng ký người nước ngoài” 2. Nộp đơn cùng với hai ảnh (cỡ 4,5cm x 3,5cm, mới chụp trong vòng 6 tháng) 3. Xuất trình hộ chiếu (có giấy nhập cảnh tại sân bay) 4. Đăng ký chữ ký mẫu (hay lấy dấu vân tay) Bạn sẽ được cấp thẻ đăng ký người nước ngoài trong vòng hai tuần kể từ ngày nộp đơn. Trong trường hợp bạn cần có đăng ký người nước ngoài trước thời hạn hai tuần để làm các thủ tục khác như mở tài khoản, bạn có thể xin cấp giấy chứng nhận tạm thời. Bạn sẽ khai vào một mẫu đơn khác, nộp lệ phí và ngay hôm sau sẽ có giấy này. Thủ tục xin cấp lại và điều chỉnh thông tin trên thẻ

Trong trường hợp bạn bị mất thẻ hay có thay đổi gì về 1) chỗ ở, 2) tư cách cư trú, 3) thời hạn cư trú, 4) quốc tịch, 5) tên, bạn sẽ phải trực tiếp đến văn phòng quận hay thành phố nơi cư trú để thông báo trong vòng 14 ngày kể từ khi bị mất thẻ hay thay đổi thông tin. 2. Tham gia bảo hiểm y tế Nhất thiết phải có bảo hiểm sức khoẻ phòng trường hợp bị bệnh hay bị thương vì chi phí y tế ở Nhật rất cao. Ví dụ, chữa một chiếc răng sâu có thể tốn tới vài chục ngàn yên, trong khi điều trị một tuần vì bệnh ruột thừa có thể hết 300 đến 400 ngàn yên. Các du học sinh sang Nhật học từ 1 năm trở lên có nghĩa vụ tham gia chương trình Bảo hiểm sức khoẻ quốc dân (National Health Insurance - Kokumin Kenko Hoken). Thủ tục tham gia được tiến hành ở phòng Bảo hiểm sức khoẻ quốc dân (National Health Insurance Section - Kokumin Kenko Hokenka) thuộc văn phòng quận, thành phố nơi bạn cư trú. Khi đi làm đăng ký người nước ngoài, bạn nên làm luôn thủ tục Bảo hiểm sức khỏe quốc dân này. Sau khi hoàn thành thủ tục thì bạn sẽ trả tiền phí bảo hiểm hàng tháng. Du học sinh, trên cơ sở khai báo là người không có thu nhập, sẽ được giảm giá tiền phí bảo hiểm hàng tháng khoảng 60%. Trên cơ sở tham gia chương trình Bảo hiểm sức khoẻ quốc dân, bạn sẽ được cấp một Thẻ bảo hiểm sức khoẻ (Health Insurance Card - Hokensho). Khi bạn điều trị bệnh, bạn sẽ chỉ phải trả 30% số tiền điều trị. Hơn nữa, khi tham gia chương trình này, bạn còn được hoàn lại 80% chi phí đã chi trả theo chính sách hỗ trợ đối với sinh viên quốc tế do AIEJ thực hiện. Như vậy, bạn sẽ chỉ phải trả 6% chi phí điều trị thực. Ngoài ra trong trường hợp bạn vào viện và tiền điều trị quá cao, bạn có thể được trả số tiền điều trị vượt quá số tiền giới hạn mà bạn có khả năng trả được hoặc bạn cũng có thể được vay tiền để thanh toán tiền điều trị. Nếu bạn thay đổi tên, điạ chỉ, chủ gia đình v.v… bạn phải thông báo cho Phòng Bảo hiểm sức khoẻ quốc dân biết ngay trong vòng 14 ngày kể từ ngày thay đổi. Khi thông báo thay đổi này cần phải mang theo thẻ bảo hiểm và thẻ đăng ký người nước ngoài. 3. Mở tài khoản ngân hàng Ở Nhật, hầu hết mọi giao dịch tiền bạc đều thông qua tài khoản cá nhân (nhận học bổng, chuyển nộp học phí, gửi-nhận tiền, mua-bán...). Vì vậy việc quan trọng tiếp theo là bạn phải mở một tài khoản ở ngân hàng (bank account - ginko koza). Chọn ngân hàng Thường có chi nhánh của nhiều ngân hàng hoạt động ở địa phương bạn ở, bạn có thể tuỳ chọn một trong số đó để mở tài khoản. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến các sinh viên đi trước hay nhân viên tư vấn ở trường để lựa chọn ngân hàng thích hợp. Thủ tục mở tài khoản

Bạn chỉ có thể mở tài khoản khi đã có địa chỉ cư trú ổn định. Trực tiếp đến tại quầy giao dịch của ngân hàng để làm những thủ tục sau: Khai và nộp đơn xin mở tài khoản. 1. Xuất trình hộ chiếu, thẻ đăng ký người nước ngoài (có thể nộp giấy chứng nhận tạm thời nếu chưa có thẻ đăng ký). 2. Đăng ký chữ ký (hoặc con dấu cá nhân nếu bạn có). 3. Nộp một khoản tiền đặt cọc vào tài khoản (ví dụ 100 yên). Bạn sẽ nhận được ngay sổ tài khoản (bank-book) và một thẻ rút tiền (cash card, ATM card) sau chừng một tuần. Thẻ rút tiền cho phép bạn thực hiện các giao dịch rút tiền, nạp tiền, chuyển tiền, kiểm tra tình hình tài khoản… rất thuận tiện. Một số ngân hàng hiện nay cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng. Bạn có thể đăng ký sử dụng dịch vụ này. 4. Liên hệ với Đại sứ quán Trong thời gian học ở Nhật, sẽ có trường hợp bạn phải làm các thủ tục cần thiết thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản - cơ quan đại diện của nhà nước Việt Nam, bảo vệ quyền lợi cho công dân Việt Nam khi đang ở nước ngoài. Vì vậy ngay sau khi đến Nhật Bản, bạn hãy liên lạc tới Ðại sứ quán Việt Nam tại Tokyo hoặc Tổng Lãnh sự quán tại Việt Nam tại Osaka theo các địa chỉ sau. Trong vòng một tuần sau khi tới Nhật Bản, bạn cần nộp các giấy tờ sau cho Đại sứ quán (qua bộ phận Quản lý sinh viên) hay Tổng Lãnh sự quán: 1. Quyết định cử đi học nước ngoài - do cơ quan chủ quản (Bộ hoặc cơ quan tương đương ở Việt Nam) cấp 2. Thông tin về cá nhân bạn (trường bạn học, thời gian học, địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ liên lạc,…) 3. Báo cáo sơ bộ theo mẫu số 2 (chỉ áp dụng với lưu học sinh theo diện ngân sách nhà nước). Trong các trường hợp sau đây bạn cần phải liên lạc để làm thủ tục ở Đại sứ quán: 1. Hộ chiếu hết hạn 2. Mất hộ chiếu, hộ chiếu rách nát, hết trang 3. Đăng ký kết hôn 4. Xin gia hạn thời gian học và nghiên cứu ở Nhật Bản Xin xem chi tiết về các thủ tục này ở phần sau. 5. Liên hệ với cộng đồng sinh viên Việt Nam Sau khi đến Nhật Bản, bạn nên tìm cách liên hệ với cộng đồng sinh viên Việt Nam. Bạn có thể học hỏi được

nhiều kinh nghiệm, nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ ban đầu về mọi mặt từ các sinh viên sang trước. Tốt nhất, trước tiên bạn hãy liên lạc với các sinh viên Việt Nam đang học ở chính trường bạn, hay ở cùng địa phương bạn cư trú. Trong trường hợp không thực hiện được, bạn có thể liên hệ đến Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) bằng cách truy cập vào địa chỉ www.vysa.jp. Sau khi đăng ký thành viên VYSA, bạn có thể đưa các câu hỏi của mình lên diễn đàn nhờ trả lời hay tìm kiếm và gửi mail đến các thành viên VYSA. 6. Đăng ký điện thoại, internet Việc sử dụng, đăng ký thuê bao điện thoại và internet ở các trường, các địa phương khác nhau có những điểm khác nhau. Ngay khi đến Nhật, bạn có thể tạm thời sử dụng hệ thống điện thoại công cộng (mua card điện thoại) để liên lạc về gia đình và đến những nơi cần thiết ở Nhật. Một số ký túc xá sinh viên có trang bị điện thoại riêng cho bạn. Trường hợp này bạn có thể dùng mà không phải trả tiền thuê bao ban đầu. Phần lớn nhà cho thuê có đường dây nối sẵn đến phòng. Tuy nhiên, bạn cần phải mua hoặc thuê lại thuê bao của NTT. Giá phổ biến hiện tại là 30.000 yên trong khi giá chính thức qua công ty NTT là 72.000 yên. Do điện thoại di động hiện rất phổ biến, nhìn chung không cần thiết phải có thuê bao điện thoại cố định. Bạn có thể tìm mua và đăng ký mức thuê bao điện thoại di động phù hợp ngay sau khi có thẻ người nước ngoài và thẻ sinh viên. Dịch vụ điện thoại di động mang tên AU có chương trình giảm giá 50% đối với sinh viên. Điện thoại quốc tế có mức giá khác nhau tuỳ thuộc vào loại dịch vụ, bạn có thể tham khảo thông qua VYSA để biết được dịch vụ thích hợp nhất cho mình. Hầu hết các trường ở Nhật đều cho phép sinh viên sử dụng internet miễn phí, sử dụng 24/24 giờ trong ngày. Trường hợp bạn muốn sử dụng thường xuyên Internet tại nhà thì nên đăng ký dịch vụ ADSL. Các công ty cấp dịch vụ này có luôn cả dịch vụ Internet Phone với mức giá thấp hơn dịch vụ điện thoại thông thường và chất lượng khá tốt. Điều kiện là bạn phải có thuê bao điện thoại cố định.

3. Một số thủ tục khác

1. Gia hạn, cấp lại hay đổi hộ chiếu Gia hạn hộ chiếu Thông thường hộ chiếu được cấp có giá trị trong 5 năm từ ngày cấp. Khi bạn học tập và nghiên cứu ở Nhật trong thời gian dài, hộ chiếu của bạn sẽ hết giá trị. Trước khi hết hạn bạn phải liên lạc ngay với Ðại sứ quán Việt Nam ở Tokyo hay Lãnh sự quán Việt Nam ở Osaka để hỏi thủ tục xin gia hạn hộ chiếu. Để được gia hạn, bạn phải mang trực tiếp hay gửi bằng thư bảo đảm đến Đại sứ quán hay Lãnh sự quán các giấy tờ sau đây:

1. Ðơn xin gia hạn hộ chiếu 2. Hộ chiếu 3. Giấy chứng nhận đang học tập do trường đại học cấp. 4. Lệ phí 5. Phong bì bảo đảm đã dán tem Xin cấp lại và đổi hộ chiếu Trường hợp bạn bị mất hộ chiếu, hộ chiếu rách nát, hết trang thì bạn phải liên lạc tới Ðại sứ quán hay Lãnh sự quán để hỏi thủ tục xin cấp lại hoặc đổi hộ chiếu mới. Các giấy tờ gửi bằng thư bảo đảm hay mang trực tiếp đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán bao gồm: 1. Ðơn xin cấp (đổi) hộ chiếu (đơn tự viết, nêu rõ lí do) 2. Hộ chiếu bị rách nát hay hết trang (không phải trường hợp mất hộ chiếu) 3. Các giấy tờ liên quan 4. Lệ phí 5. Phong bì bảo đảm đã dán tem 2. Các thủ tục tư pháp (đăng ký kết hôn; làm giấy khai sinh cho con) Đăng ký kết hôn Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân gia đình thì việc đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam ở nước ngoài có thể được tiến hành tại cơ quan đại diện ngoại giao ở đó. Một trong những giấy tờ bắt buộc là phải có giấy xác nhận trong vòng 6 tháng trước đó của cơ quan có thẩm quyền về việc bên nam và nữ hiện không có vợ hoặc chồng. Trường hợp bạn mới sang Nhật, giấy xác nhận tình trạng chưa kết hôn của bạn là do chính quyền địa phương ở Việt Nam (phường, xã) cấp. Nếu bạn đã ở Nhật trên 6 tháng thì cơ quan có thẩm quyền xác nhận là Đại sứ quán. Khai sinh Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam ở nước ngoài. Vì vậy nếu bạn muốn đăng ký khai sinh cho con theo pháp luật Việt Nam thì phải về Việt Nam, hoặc có thể đăng ký khai sinh cho cháu bé theo pháp luật Nhật. Trong trường hợp đăng ký khai sinh tại Nhật, thủ tục được thực hiện tại văn phòng hành chính thành phố/quận nơi bạn cư trú trong vòng 14 ngày từ khi sinh ra. Các giấy tờ cần thiết gồm: Giấy chứng sinh (do Bệnh viện cấp); Sổ y bạ của mẹ và con; Thẻ bảo hiểm sức khỏe.

Sau khi đăng ký khai sinh, bạn phải có nghĩa vụ thông báo đến Đại sứ quán biết. Sau đó, bạn phải làm Thẻ đăng ký người nước ngoài cho cháu bé trong thời hạn 60 ngày từ ngày sinh. Mọi chi tiết về các thủ tục tư pháp, cần liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt Nam để được hướng dẫn kỹ hơn. 3. Gia hạn thời gian học tập và nghiên cứu ở Nhật Bản Vì một lý do nào đó, bạn cần phải kéo dài thời gian học tập, nghiên cứu ở Nhật nhiều hơn thời gian theo quyết định ban đầu - tất nhiên với sự đồng ý của cơ sở đào tạo (trường, giáo sư hướng dẫn). Nếu bạn là công chức nhà nước, bạn phải làm thủ tục gia hạn với các bước sau: 1. Xin công văn đồng ý của cơ sở đào tạo (giáo sư hướng dẫn, trường đại học) 2. Làm đơn xin gia hạn, trình bày rõ lý do, thời gian gia hạn và điều kiện về tài chính (học phí, học bổng trong thời gian gia hạn). 3. Công văn xác nhận cấp tiếp học bổng hay cấp học bổng mới (nếu có). 4. Gửi đơn kèm các công văn ở 2 và 3 nói trên để xin xác nhận và ý kiến đề nghị của Đại sứ quán. 5. Gửi hồ sơ về xin quyết định chấp thuận của cơ quan chủ quản ở Việt Nam. Về phía Việt Nam, bạn phải qua các bước sau: 1. Xin quyết định đồng ý cho gia hạn của cơ quan trực tiếp quản lý (ví dụ: trường đại học, bệnh viện, công ty…) 2. Xin quyết định đồng ý cho gia hạn của cơ quan chủ quản cấp Bộ hay tương đương (ví dụ Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế…) Hồ sơ nộp cho các cơ quan thẩm quyền ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt bởi đơn vị dịch thuật được công nhận về pháp lý (thường người nhà sẽ đi làm việc này). Bộ hồ sơ nộp cho cơ quan trực tiếp quản lý để xin gia hạn gồm: 1. Đơn xin gia hạn có ý kiến của Đại sứ quán (bước 4 ở trên) 2. Công văn đồng ý của cơ sở đào tạo (đã dịch) 3. Công văn về việc cấp học bổng (đã dịch) 4. Bản kết quả học tập, nghiên cứu (đã dịch) 5. Bản quyết định cử đi học trước đây Sau khi nhận được quyết định của cơ quan chủ quản, bạn gửi một bản để báo cáo lên Đại sứ quán. 4. Gia hạn thị thực Với visa du học, bạn chỉ được phép ở Nhật từ 6 tháng đến hai năm. Dù bạn là sinh viên nhận học bổng chính phủ Nhật, bạn phải gia hạn thời gian cư trú khi bạn ở Nhật Bản quá thời hạn. Bạn phải nộp đơn xin gia hạn ở Cục Quản lý nhập cảnh nơi bạn cư trú bắt đầu khoảng 1 tháng trước khi hết

hạn visa. Thủ tục giấy tờ cần thiết phải nộp cho Cục Quản lý nhập cảnh nơi bạn cư trú gồm: 1. Ðơn xin gia hạn thời gian cư trú. Mẫu đơn có sẵn tại Cục Quản lý nhập cảnh. 2. Giấy chứng nhận đang theo học do trường cấp 3. Giấy chứng nhận kết quả học tập do trường cấp 4. Giấy chứng nhận học bổng (nếu có) 5. Hộ chiếu 6. Thẻ đăng ký người nước ngoài Bạn sẽ phải trả tiền lệ phí cho việc xin gia hạn này, số tiền vào khoảng 4000 yên. Thông thường khi bạn nộp đủ giấy tờ xin gia hạn, giấy tờ của bạn hợp lệ thì trong vòng hai tuần bạn sẽ được thông báo gia hạn và sẽ mang hộ chiếu cùng tiền lệ phí (mua tem tại Cục quản lý nhập cảnh) để nhận visa gia hạn. Nếu bạn dự định ra khỏi Nhật trong thời gian thị thực có hiệu lực, nên xin luôn giấy phép tái nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần cùng với việc gia hạn thị thực. 5. Tái nhập cảnh Khi bạn muốn rời Nhật Bản trong một thời gian ngắn, ví dụ trong kì nghỉ hè, bạn nên xin phép giáo sư hướng dẫn của bạn ở trường, cũng như thông báo cho người có trách nhiệm trong bộ phận quản lý lưu học sinh ở trường. Bạn cũng nên giữ liên hệ với trường trong thời gian bạn không có mặt ở Nhật Bản, và thông báo cho giáo sư hướng dẫn và văn phòng lưu học sinh ở trường bạn học ngay sau khi bạn trở lại Nhật Bản. Để trở lại Nhật, bạn phải xin giấy phép tái nhập cảnh (Re-entry permit - Sainyukoku Kyoka) ở Cục Quản lý nhập cảnh. Sau khi đã có giấy phép tái nhập cảnh, bạn sẽ dễ dàng trở lại Nhật trong khoảng thời gian cho phép. Nên biết rằng, nếu bạn trở lại Nhật sau thời gian cho phép, bạn sẽ phải làm lại toàn bộ thủ tục tái nhập cảnh hết sức phức tạp. Nếu bạn vắng mặt ở Nhật Bản trong khoảng thời gian ngắn, bạn phải mang theo thẻ đăng ký người nước ngoài. 6. Mời người thân sang Nhật Các du học sinh đang học ở Nhật có thể bảo lãnh cho người thân trong gia đình sang Nhật theo 2 diện khác nhau: 1. Bảo lãnh cho vợ (chồng), con sang Nhật cùng sống trong thời gian học tập - với visa gia đình (Family dependent - Kazoku Taizai). 2. Bảo lãnh cho người thân khác trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị em) sang thăm, du lịch - với visa tạm trú

ngắn hạn (Short Period of Stay - Tanki Taizai). Ðiều quan trọng nhất để người trong gia đình bạn xin được visa nhập cảnh là bạn và người thân gia đình bạn phải đảm bảo được tiền chi phí sinh hoạt ở Nhật. Nếu bạn thiếu điều kiện này thì khả năng xin được visa nhập cảnh vào Nhật rất ít. Dưới đây là những bước quan trọng trong thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật. Trong mọi trường hợp, bạn nên hỏi chi tiết tại các cơ quan cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh phía Việt Nam cũng như Ðại sứ quán hay Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam đề phòng có những thay đổi trong quy định. Xin cấp hộ chiếu và giấy phép xuất cảnh Trường hợp người trong gia đình bạn chưa có hộ chiếu, hay hộ chiếu hết hạn thì bạn phải xin cấp hộ chiếu hoặc xin gia hạn hộ chiếu. Nếu như người trong gia đình bạn đã có hộ chiếu hợp lệ và có thị thực xuất cảnh, hoặc không cần giấy tờ của bạn thì không cần phải làm bước này. Ðể xin cấp hộ chiếu và visa xuất cảnh thì cách gọn nhất là thuê các công ty du lịch làm thủ tục trọn gói. Bạn cũng có thể xin đơn có giấy chứng nhận của Ðại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản và gửi về Việt Nam cho người trong gia đình bạn làm thủ tục xin cấp hộ chiếu và thị thực xuất cảnh. Xin giấy chứng nhận tư cách tạm trú Trường hợp mời gia đình sang cư trú dài hạn (trên 3 tháng), bạn cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận tư cách tạm trú (Certificate of Eligibility- Zairyu Shikaku Nintei Shyomeisho) ở Cục Quản lý nhập cảnh nơi bạn cư trú. Thủ tục này có thể mất từ một tuần đến ba tháng. Các giấy tờ cần thiết để xin COE gồm: 1. Đơn xin cấp theo mẫu (mỗi người một đơn) 2. Chứng minh khả năng hỗ trợ tài chính cho các thành viên gia đình sẽ bảo lãnh sang (xác nhận học bổng, thu nhập, số dư tài khoản…) 3. Giấy chứng nhận đang học tập (do trường cấp) 4. Các giấy tờ chứng minh quan hệ với người bảo lãnh (hôn thú, khai sinh…) (phải được dịch sang tiếng Nhật) 5. Hai ảnh 4cm x 3cm cho mỗi người. Bạn không phải nộp lệ phí cho việc xin cấp COE này. Xin thị thực nhập cảnh vào Nhật Bản Sau khi người thân trong gia đình bạn đã được cấp hộ chiếu và thị thực xuất cảnh thì sẽ tiến hành xin thị

thực nhập cảnh ở ÐSQ hay LSQ Nhật Bản ở Việt Nam. Các giấy tờ nộp cho bộ phận cấp visa ở ÐSQ hay LSQ Nhật gồm: 1. Giấy bảo lãnh (Letter of Guarantee - Mimoto Hoshyoshyo). Giấy này nên xin thầy giáo hướng dẫn hoặc một người Nhật nào bạn quen làm người bảo lãnh ký cho bạn thì sẽ nhanh và chắc chắn hơn, hoặc bạn hỏi chi tiết ở Ðại sứ quán Nhật Bản ở Việt Nam xem có cần giấy này không. 2. Ðơn xin nhập cảnh (A letter of explanation - Riryushyo), trong giấy này bạn nêu rõ lí do xin cho gia đình đi theo, và thường viết bằng tiếng Nhật. 3. Lịch trình ở Nhật, giấy này do bạn tự viết bằng tiếng Nhật. 4. Bản sao Thẻ đăng ký người nước ngoài của bạn hay Giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài của bạn (do văn phòng hành chính nơi bạn cư trú cấp). 5. Giấy chứng nhận nhập học và giấy chứng nhận kết quả học tập do trường cấp 6. Giấy chứng nhận học bổng 7. Giấy chứng nhận tư cách tạm trú 8. Các giấy tờ khác mà ÐSQ hay LSQ Nhật Bản ở Việt Nam yêu cầu: đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, giấy chứng nhận quan hệ gia đình... 9. Lệ phí Chú ý: 1. Thời hạn làm thủ tục xin thị thực lưu trú ngắn hạn có thể mất đến 3 tháng. 2. Nếu bạn là du học sinh tư phí thì bạn sẽ phải nộp thêm những giấy tờ liên quan đến thu nhập của bạn như giấy chứng nhận khả năng tài chính, giấy chứng nhận thu nhập làm việc ngoài giờ (giờ làm thêm phải nằm trong thời gian quy định), giấy chứng nhận tiền còn trong tài khoản ngân hàng v.v... cho Đại sứ quán Nhật ở Việt Nam. 7. Thủ tục khi kết thúc khoá học về nước Khi kết thúc khoá học về nước, ngoài các thủ tục ở trường bạn học ở Nhật, nếu bạn là công chức nhà nước và sẽ trở về cơ quan công tác cũ, bạn cần phải làm một số thủ tục sau. 1. Làm bản báo cáo thời gian học tập nghiên cứu ở Nhật (mẫu số 4 đối với các lưu học sinh diện ngân sách nhà nước) 2. Gửi xin xác nhận của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản 3. Nộp báo cáo trên cùng các giấy tờ chứng minh (bằng tốt nghiệp, bảng điểm, khen thưởng...) cho cơ quan chủ quản cấp Bộ hoặc tương đương. 4. Nhận quyết định tiếp nhận và trả về cơ quan công tác của cơ quan chủ quản. Chi tiết bạn cần tham khảo quy định của Bộ, ngành chủ quản của mình.

4. Nhà ở và thuê nhà

Ở hầu hết các trường đại học của Nhật, số lượng phòng của ký túc xá (KTX) rất ít nên chuyện thuê nhà ở là

một thực tế mà tất cả những ai du học ở đây đều phải đối mặt. Theo số liệu thống kê của AIEJ, đến thời điểm tháng 5/2001 chỉ có 29,5% du học sinh ở Nhật ở trong KTX (của trường và của các tổ chức công ích), trong khi 70,5% thuê nhà tư nhân bên ngoài. Giá thuê nhà ở Nhật Bản khá cao và thường chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí sinh hoạt. Những trường ở xa các thành phố lớn thì nhà thuê sẽ rẻ hơn, điều này rất quan trọng đối với các sinh viên du học tự túc. 1. Các dạng KTX và nhà cho thuê Ký túc xá của trường dành cho sinh viên nước ngoài Ở Nhật, hầu hết các trường quốc lập và một số trường tư có ký túc xá (KTX) dành riêng cho sinh viên quốc tế hay cư xá chung cho tất cả sinh viên (cả sinh viên Nhật và nước ngoài). Các KTX này do trường xây dựng và quản lý. Nếu là trường quốc lập giá thuê thường từ 10.000 yên đến 30.000 yên/tháng, trong khi trường tư có thể đặt mức giá cao ngang với thuê nhà tư nhân. Tuy nhiên, theo chính sách chung, thường sinh viên chỉ được thuê phòng trong ký túc xá trong 1 học kỳ hay 1 năm đầu, sau đó buộc phải ra thuê ngoài. Đối với các KTX dành riêng cho sinh viên nước ngoài, đa số đều có các tiện nghi sinh hoạt độc lập (bếp, phòng tắm, buồng vệ sinh…). Phòng có thể là gia đình, phòng đôi hay phòng đơn. Trong khi đó, các cư xá dành cho cả sinh viên Nhật lẫn sinh viên nước ngoài thì nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp thường dùng chung. Theo từng trường hợp, phòng ở cũng có thể ở chung cho vài sinh viên. KTX của các tổ chức công ích Một số KTX dành riêng cho sinh viên nước ngoài do các tổ chức chính phủ quản lý. Điều kiện sinh hoạt ở những KTX này nhìn chung tốt và mức thuê cũng tương đối thấp, thường trong khoảng 20.000 yên đến 40.000 yên/tháng. Ngoài ra, một số công ty tư nhân của Nhật cũng có một số phòng nhất định trong nhà tập thể của công ty để cho sinh viên quốc tế thuê thông qua trường. Giá thuê trong trường hợp này thường chỉ trên dưới 10.000 yên và bạn có thể được ở đến khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, do là nhà của công ty nên trong sinh hoạt có nhiều gò bó. Các căn hộ do chính quyền địa phương quản lý tương đối rẻ, nhưng thường có các điều kiện nhất định. Thường dạng nhà này luôn có rất đông người nộp đơn xin vào ở nên bạn phải chờ và kết quả được ở hay không có thể thông qua bốc thăm. Thuê nhà của tư nhân Bạn có thể thuê nhà tư nhân dưới các dạng sau: 1. Nhà ở nhỏ bằng gỗ (Apartment - Apato) và nhà xây (Mansion - Manshyon): Tiền thuê khác nhau theo tuỳ vị trí và những điều kiện thuận lợi như có gần ga tàu điện hay không, có nhà bếp riêng và nhà vệ sinh

riêng hay không... 2. Phòng của gia đình cho thuê: Bạn có thể thuê một phòng ở trong một nhà người Nhật (không kèm các bữa ăn). Bạn sẽ dùng chung nhà tắm và nhà vệ sinh với những người sống trong nhà. 3. Nhà cho thuê có phục vụ cơm: như nhà loại b ở trên nhưng có thêm dịch vụ cơm sáng và tối, bạn cũng dùng chung nhà tắm và nhà vệ sinh, theo kiểu nhà này bạn sẽ sống như là trong một gia đình nếu bạn thích. Tuy nhiên thường khó tìm gia đình người Nhật đồng ý cho bạn ở lâu. 2. Tìm thông tin và trợ giúp thủ tục thuê nhà Thông thường ở Nhật, bạn có thể tìm kiếm thông tin về việc thuê nhà ở các nơi sau đây: a. Văn phòng giới thiệu nhà ở (thường thuộc Phòng quản lý sinh viên) của các trường Ngoài việc nhận thông tin về KTX của trường hay các tổ chức khác, bạn còn có thể tìm danh sách do các chủ nhà tự đăng ký với trường. Thường đây là những người có thiện cảm với sinh viên và không ít người chấp nhận cho sinh viên nước ngoài thuê nhà. Đương nhiên, bạn sẽ không phải trả tiền phí môi giới. b. Một số tổ chức ở địa phương Một số tổ chức giúp đỡ sinh viên tại các địa phương có hoạt động giới thiệu nhà ở cho sinh viên nước ngoài hoàn toàn miễn phí. Trước khi tìm nhà từ các đại lý bất động sản, bạn nên đến đó yêu cầu giúp đỡ. Riêng AIEJ sẽ giới thiệu những nơi thuê nhà tư nhân đối với các sinh viên nhận học bổng MEXT đến Nhật Bản lần đầu. c. Quảng cáo cá nhân Bạn có thể tìm thấy các thông tin cho thuê phòng hoặc muốn cùng thuê nhà trên các tạp chí và các trang web hướng đến đối tượng là người nước ngoài. Tuy nhiên, cần phải thận trọng vì không phải tất cả các nguồn tin này đều đáng tin cậy. d. Các đại lý bất động sản tư nhân Đây là hình thức cho bạn nhiều lựa chọn nhất, nhưng ngược lại, bạn phải trả chi phí môi giới và không phải lúc nào người nước ngoài cũng được đối xử công bằng. Nhiều đại lý bất động sản và chủ nhà vẫn còn giữ ác cảm đối với người nước ngoài. Một số khác e ngại người nước ngoài sẽ gây ảnh hưởng không tốt lên những người thuê nhà khác. Nhìn chung, họ đều yêu cầu bạn phải có người bảo lãnh. Các đại lí này thường tập trung quanh các nhà ga. Bạn có thể dễ dàng thấy nhiều thông báo quảng cáo đất, nhà bán hay phòng, căn hộ cho thuê với tiền thuê hàng tháng dán ngay cửa phía trước của đại lí đó.

Khi bạn tìm nhà qua đại lí này, bạn phải giải thích rõ cho họ về yêu cầu của bạn như khoản tiền thuê bạn có thể trả được, kiểu phòng bạn thích v.v… Theo yêu cầu của bạn, đại lí sẽ chỉ cho bạn một vài địa điểm thích hợp. Nếu chỗ ở không đáp ứng nhu cầu của bạn, bạn có thể từ chối mà không phải trả tiền lệ phí giới thiệu. Tuy nhiên, nếu như đại lí tìm một phòng thích hợp với bạn, bạn đồng ý thì bạn sẽ phải trả phí môi giới, thông thường khoảng 1 tháng tiền thuê nhà. 3. Tiền thuê nhà Đây là thông tin quan trọng nhất khi bạn chọn nhà để thuê. Giá thuê nhà hàng tháng biến động tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí (thành phố lớn khác vùng nông thôn, thậm chí khác nhau theo khoảng cách đến trung tâm thành phố), diện tích phòng ở, các trang thiết bị trong phòng v.v... Đặc biệt lưu ý là rất nhiều trường hợp, giá thuê nhà có thể mặc cả khoảng 10%. Theo tập quán ở Nhật Bản, bạn sẽ trả trước tiền thuê hàng tháng vào cuối tháng trước đó (ví dụ, trả tiền nhà tháng 6 vào trước 31 tháng 5). Bạn cần phải trả tiền thuê nhà đúng hạn. Riêng tháng đầu tiên (hay có khi là 3 tháng), bạn sẽ trả trước ngay khi ký hợp đồng thuê nhà. Theo tập quán thuê nhà ở Nhật Bản, thường khi tìm nhà qua các đại lí bất động sản, ngay khi ký hợp đồng thuê nhà thì người thuê nhà thường sẽ phải trả thêm những khoản tiền sau đây cùng với tiền thuê nhà một tháng (hoặc có thể vài tháng) đầu tiên. Nếu bạn thông qua phòng giới thiệu thuê nhà của trường thì sẽ giảm nhẹ bớt các loại tiền kể trên. Các khoản tiền này cũng có thể được giảm nhẹ qua đàm phán. Hãy cố gắng giảm ở mức tối đa để chi phí ban đầu không trở thành gánh nặng cho bạn. Ðể hình dung ra số tiền phải trả khi bạn thuê nhà ở Nhật Bản, bạn hãy xem một ví dụ như sau: qua giới thiệu của đại lí bất động sản bạn chọn được một căn phòng gần trường, diện tích 6 chiếu, có nhà bếp và toilet riêng… hợp với sở thích của bạn. Khoản tiền bạn phải trả khi ký hợp đồng như sau. Tiền thuê tháng đầu 60.000 Tiền đặt cọc 1 tháng 60.000 Tiền lễ 1 tháng 60.000 Phí môi giới 1 tháng 60.000 Tổng 240.000 Khi bạn không ở nữa thì số tiền đặt cọc 60.000 yên sẽ được trừ đi số tiền sửa chữa nhà, đồ dùng… số còn lại chủ nhà sẽ trả lại bạn. 4. Mua sắm ban đầu Khi thuê nhà của tư nhân ở Nhật, thông thường các phòng cho thuê không có trang bị gì cả, vì thế bạn phải tự trang bị tất cả những đồ dùng trong phòng, thậm chí đến cả bóng điện. Thường thì bạn sẽ phải mua một bộ futon (một loại đệm theo kiểu Nhật) lót dưới, lót trên, mua chăn, khăn trải giường, gối… trị giá vào

khoảng 30.000 yên. Ngoài ra, bạn sẽ phải mua một chiếc bàn, một chiếc ghế khoảng 15.000 yên, một chiếc đèn bàn khoảng 5.000 yên, và một bếp sưởi điện hay một bếp sưởi ga để sưởi mùa đông, khoảng 8.000 yên. Những vật dụng lặt vặt khác có thể mua từ cửa hàng 100 yên, nơi mọi món đồ đều có giá thống nhất 100 yên. Nên cố gắng giảm tối đa những chi phí cho những đồ dùng lặt vặt trong nhà như bàn ghế, giường tủ, bát đĩa… Bạn nên liên lạc với cộng đồng sinh viên người Việt tại trường của mình ngay khi đến Nhật để nhờ giúp đỡ trong việc tìm nhà cửa, mua các đồ dung sinh hoạt… Thường thì các anh chị đi trước sẽ rất sẵn lòng giúp đỡ bạn với khả năng và kinh nghiệm sẵn có của mình. Ngoài ra bạn có thể hỏi phòng sinh viên quốc tế tại trường của mình, các cơ quan giao lưu quốc tế quanh khu vực mình ở và chắc hẳn bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin bổ ích. Các khoản tiền khác như điện, gas, nước… bạn sẽ phải tự trả theo giấy thanh toán tiền cho các công ty tương ứng. Chú ý quan trọng. Khi bạn tìm nhà qua đại lý bất động sản, bạn nên hỏi trước người nào đã quen với kiểu thuê nhà như vậy, và tốt nhất bạn nên nhờ một người Nhật đi cùng. Người đi cùng sẽ giúp bạn đàm phán về giá cả, hiểu rõ các khoản hợp đồng thuê nhà (các chi tiết về tái ký hợp đồng, các khoản tiền phạt khi vi phạm hay tự ý cắt hợp đồng…). 5. Chuyển nhà Chuyển đến Khi bạn chuyển đến nơi ở mới, bạn cần chú ý làm các việc sau đây: 1. Thông báo địa chỉ mới cho Văn phòng hành chính nơi bạn đăng ký thẻ người nước ngoài; cho Bưu điện (để chuyển thư, bưu phẩm từ địa chỉ cũ); Ngân hàng… 2. Đăng ký sử dụng các dịch vụ điện, nước, gas, điện thoại… 3. Nắm rõ các lịch trình liên quan nơi bạn ở (ví dụ lịch thu gom các loại rác). Chuyển đi Khi bạn có kế hoạch chuyển nhà, bạn phải thông báo cho người quản lý nhà hay nhân viên đại lý bất động sản 1 hoặc 2 tháng trước ngày chuyển và cho các công ty cung cấp các dịch vụ (điện, nước, điện thoại, gas…) trước ít nhất 10 ngày. Cũng cần tới bưu điện trước khoảng 1 tuần để đăng ký chuyển thư tín đến địa chỉ mới sau khi bạn đã rời đi.

5. Việc làm thêm

1. Sinh viên và việc làm thêm Tại Nhật Bản, không ít sinh viên nước ngoài làm thêm để trang trải chi phí du học hoặc có thêm thu nhập. Theo điều tra của AIEJ, chừng 70% số sinh viên du học tại Nhật Bản có việc làm thêm. Những công việc phổ biến mà sinh viên Việt Nam thường làm là (1) các công việc lao động đơn giản như phục

vụ tại các nhà hàng; (2) các công việc đòi hỏi vốn tiếng Việt như phiên dịch, thông dịch và dạy tiếng Việt; (3) các công việc liên quan đến chuyên môn như lập trình. Cũng có một số ít sinh viên làm việc cho các công ty có quan hệ với Việt Nam. Phần lớn những công việc nói trên đều yêu cầu phải sử dụng được tiếng Nhật ở một mức độ nhất định. Lương thường được trả theo giờ ở mức từ 800 yên đến 3000 yên, tuỳ theo nội dung công việc, tiền chi phí đi lại được trả riêng. Với những lao động đơn giản như phục vụ tại nhà hàng, mức lương khó có thể đạt đến 1000 yên/giờ nhưng bù lại, bạn sẽ ăn ngay tại nơi làm. Như vậy nếu bạn có một công việc với mức thu nhập 800 yên/giờ và làm việc 28 giờ/tuần, thu nhập của bạn sẽ vào khoảng 96.000 yên/tháng. Mức thu nhập này tạm đủ cho chi phí sinh hoạt, nhưng chưa thể trang trải cả học phí. Trong thời gian đầu, khi chưa nhận được học bổng hay một sự giúp đỡ vật chất nào, để có thể bù đắp toàn bộ chi phí du học, bạn sẽ phải chấp nhận làm việc cật lực do khó có được công việc dễ dàng và thu nhập cao. Sau khi đã có được vốn tiếng Nhật và quen hơn với cách làm việc, bạn có thể tìm đến những nơi có điều kiện làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn. Nhìn chung, việc làm thêm tại các đô thị lớn là tương đối sẵn, và sinh viên đi làm thêm cũng là việc rất phổ biến tại Nhật Bản. Tại các địa phương, mức lương có thể thấp hơn và công việc cũng khó tìm hơn. Bạn có thể sẽ phải làm đồng thời 2 công việc mới có thể có đủ thu nhập. Tuy nhiên, cũng cần chú ý là cường độ công việc quá căng thẳng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hết quả học tập của bạn và nhiều khi, gây những thiệt hại kinh tế lớn hơn cả số tiền bạn kiếm thêm được. Nên điều tiết thích hợp thời gian để đạt được mục đích cuối cùng là học tập. Nếu bạn đã nhận được học bổng MEXT thì trên nguyên tắc, bạn không được đi làm thêm. Số tiền học bổng đã được tính toán để đảm bảo du học sinh có thể sống khá thoải mái ở bất kì trường học nào trong nước Nhật. Nếu giáo sư hướng dẫn của bạn biết là bạn đi làm thêm không có giấy xin phép thì kết quả sẽ thật tai hại, bạn sẽ bị nghĩ là sang Nhật chỉ với mục đích kiếm tiền mà không muốn học tập. Ngoài ra bạn cũng sẽ bị Cục Quản lý nhập cảnh gây phiền phức và phải giải trình. Có thể bạn sẽ bị phạt và báo về nhà trường, tuỳ theo mức độ vi phạm của bạn. Nên tuân thủ các qui định vì làm như vậy, khi xảy ra trục trặc, tranh chấp, hoặc rủi ro trong công việc, bạn có thể tự tin công khai đòi quyền lợi chính đáng của mình. 2. Cách tìm việc Có nhiều cách tìm việc khác nhau trong đó phổ biến nhất là qua giới thiệu của các sinh viên khoá trên. Không ít sinh viên Việt Nam đã từng sống tại Nhật Bản nhiều năm và có nhiều mối quan hệ quen biết, qua đó có được nguồn công việc để giới thiệu cho những người khác. Uy tín của người giới thiệu sẽ giúp bạn dễ dàng được chấp nhận hơn. Tìm việc thông qua sự giới thiệu của trường cũng là một cách phổ biến, tuy nhiên việc làm lâu dài dành cho sinh viên nước ngoài không nhiều. Một cách khác là theo dõi thông tin qua trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên nước ngoài (Center for Domestic and Foreign Students). Bạn có thể đăng ký và sau đó tìm thông tin qua trang web: www.naigai.or.jp. Văn phòng việc làm (Hello Work)

tại địa phương mặc dù hướng đến đối tượng là người Nhật, nhưng cũng giới thiệu việc làm cho người nước ngoài. Cách khó khăn nhất là trực tiếp tìm việc qua tạp chí hoặc hỏi thẳng những cơ sở có treo biển cần người làm thêm. Nếu bạn chưa đủ tự tin về tiếng Nhật của mình, nên nhờ một người tương đối thông thạo liên hệ và đi cùng. Những điểm cần lưu ý 1. Yêu cầu ghi rõ điều kiện làm việc Thông thường, sẽ không có hợp đồng lao động trong trường hợp bạn làm thêm. Khi đó, nên yêu cầu phía thuê người ghi rõ điều kiện làm việc như giờ giấc, tiền lương, cách chi trả và các khoản đãi ngộ khác. 2. Ghi lại giờ và ngày làm việc, cùng với tiền lương nhận được Để tránh mọi xích mích có thể xảy ra, bạn nên ghi lại những thông tin này và kiểm chứng lại xem mọi tính toán có chính xác không. 3. Không muộn giờ hoặc vắng mặt không lý do Người Nhật rất nghiêm túc trong công việc, đặc biệt trong việc giữ đúng giờ và lịch làm việc. Bạn nên cố gắng quan sát và học hỏi cách làm từ những người xung quanh, và tạo cho mình thói quen thông báo trước để không ảnh hưởng đến công việc chung. 3. Quy định và hạn chế Để có thể đi làm thêm, bạn cần xin phép Cục Quản lý nhập cảnh tại địa phương mình. Để nhận được giấy phép tham gia các hoạt động ngoài mục đích đã được cấp là du học, bạn cần mang theo hộ chiếu, thẻ đăng ký người nước ngoài và giấy chứng nhận của trường. Mẫu đơn xin có tại tất cả các Văn phòng của Cục Quản lý nhập cảnh. Sinh viên nước ngoài không được phép làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí có thể gây ảnh hưởng đến đạo đức xã hội như phục vụ tại bàn của các quán bar, vũ trường, hay phục vụ trong các tiệm chơi bài hay pachinko. Qui định về thời gian làm thêm 1. Sinh viên chính qui tại các trường đại học (bậc đại học và sau đại học), cao đẳng, trung cấp: Tối đa 28 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày) 2. Nghiên cứu sinh hoặc sinh viên dự thính: Tối đa 14 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày) 3. Sinh viên dự bị đại học: Tối đa 4 giờ/ngày

4. Thuế Bạn có thể sẽ bị trừ thuế từ phần thu nhập của mình (Đây cũng là một trong các điều kiện cần xác minh). Phía thuê người sẽ trích lại phần thuế thu nhập và đóng thay cho bạn và bạn sẽ nhận được giấy báo khoản thuế đã đóng từng năm. Bạn có thể nhận được nhiều giấy báo như vậy nếu làm nhiều công việc trong một năm nhưng mức thuế thu nhập cuối cùng sẽ được tính trên tổng thu nhập của bạn trong năm đó, thường thấp hơn tổng số tiền bạn đã đóng. Cuối năm tài chính, bạn có trách nhiệm điền vào mẫu thuế để điều chỉnh. Mẫu này thường do văn phòng thuế tại địa phương gửi đến bạn. Số tiền thuế vượt trội sẽ được hoàn trả lại cho bạn. Nếu bạn có thu nhập tương đối cao, nên tìm hiểu cách tính thuế và cách điền mẫu.

Chương 5 – Sau du học

1. Lựa chọn sau tốt nghiệp

1. Những con đường sau tốt nghiệp Bài toán hậu tốt nghiệp luôn là nỗi trăn trở của những sinh viên du học do không tồn tại một đáp án chung cho tất cả mọi người. Với những sinh viên nhận học bổng của chính phủ, nhất là những người đi từ một cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước và đã cam kết trở về thì đương nhiên không thể tự do lựa chọn. Nhưng với những sinh viên khác thì điều may mắn và cũng là điều… bất hạnh của họ lúc này là có quá nhiều lựa chọn khi so sánh với những thế hệ đàn anh hay những người cùng thời đang học trong nước và tại nhiều nước khác. Một sinh viên tốt nghiệp một khoá học đại học hoặc sau đại học tại Nhật hoàn toàn có thể: 1. Tiếp tục học lên bậc học cao hơn để rồi theo đuổi con đường khoa học tại một trường hay viện nghiên cứu của Nhật hoặc một nước tiên tiến khác. 2. Làm việc cho một tập đoàn đa quốc gia tại Nhật, tiếp xúc với môi trường làm việc quốc tế và công nghệ hiện đại. 3. Gây dựng quan hệ và uy tín tại một công ty có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam làm bàn đạp cho một kế hoạch lâu dài hơn. 4. Trở về nước làm việc với những lợi thế rõ ràng. Nếu bạn không bị ràng buộc và có thể hoàn toàn tự do quyết định, đâu là con đường bạn sẽ chọn cho mình? Thông thường, với một sinh viên sắp ra trường, độ rủi ro tăng dần từ trên xuống. Môi trường đại học hay viện nghiên cứu là cái tổ ấm rất khó rời. Đầu quân cho một công ty lớn mang lại sự bình yên ít nhất cho cả chục năm trước mắt. Còn làm cầu nối về Việt Nam đương nhiên là vẫn chắc chân hơn dứt áo trở về. Nhưng phải chăng rủi ro là yếu tố quyết định khi lựa chọn? 2. Đi tìm một cái đích

Phần lớn chúng ta sẽ trả lời “không” với câu hỏi trên mà đưa ra một tiêu chí khác. Một trong những quan điểm khá phổ biến lấy “lòng yêu nước” làm tiêu chí lựa chọn. Người theo quan điểm này thường cho rằng sinh viên du học sau khi tốt nghiệp cần trở về để xây dựng đất nước. Nghe có vẻ xuôi tai nhưng rất có thể lại hàm chứa ngộ nhận bởi còn quá trừu tượng. Giả sử như định nghĩa xây dựng đất nước là góp phần đưa Việt Nam đến cái đích trở thành một quốc gia “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” thì điều đó còn xa mới đủ căn cứ cho quyết định trở về. Cách nghĩ thực dụng theo kiểu “qui ra thóc” cũng tương đối phổ biến nhưng chỉ thế thôi thì không đủ thuyết phục cho lựa chọn ở lại làm việc tại nước ngoài. Lựa chọn hướng đi sau tốt nghiệp cần được hiểu là bước đi đầu tiên để hình thành sự nghiệp. Cùng với gia đình, sự nghiệp – theo nghĩa là tất cả các hoạt động xã hội – là một giá trị sống quan trọng. Vì vậy, đặt quyết định trên những giá trị đích thực sẽ đúng đắn hơn là những giá trị phổ biến hoặc những suy nghĩ thiên về cảm tính. Vậy sự nghiệp mang lại cho chúng ta những giá trị gì? Nói cách khác, đâu là cái đích cuối cùng của sự nghiệp? Mục đích sự nghiệp của mỗi người một khác nhưng có thể gom vào 3 cái đích chính: 1. Được làm những cái mình thích, được khẳng định và tự hoàn thiện mình. 2. Được đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội, được công nhận và tôn vinh. 3. Được đãi ngộ vật chất xứng đáng với những đóng góp của mình. Sự khác biệt nằm ở tỷ trọng của mỗi cái đích trong mỗi người. Sẽ không khó khăn lắm để biết được mình thực sự muốn gì nếu bạn chịu khó suy nghĩ. Có thể bắt đầu bằng cách mường tượng ra hình ảnh của chính mình sau 10 năm và đi tìm lý do đằng sau hình ảnh đó… Bạn sẽ nhận biết được đâu là giá trị mà mình muốn đạt tới. 3. Và một con đường Tiếp theo cần phải lựa chọn cho mình một con đường. Nếu như bạn có được một cái đích nổi bật cho mình thì xem ra bài toán trở nên rất đơn giản. Dường như người trọng cái đích thứ nhất sẽ hướng đến một công việc chuyên môn, điển hình là làm khoa học. Cái đích thứ hai dẫn ta tới các công việc chính trị xã hội, trong khi kinh doanh là con đường nhanh nhất đưa đến cái đích thứ ba. Những mục đích còn lại có thể đạt được như hệ quả của một lựa chọn phù hợp với bạn. Sau 5 đến 10 năm, chắc chắn con người bạn sẽ thay đổi và khi đó bạn có thể định hướng lại. Một nhà khoa học có thể thành công trong kinh doanh, cũng như một doanh nhân thành đạt sẽ được tôn vinh nhờ những đóng góp xã hội. Điều đáng lưu ý là khi nhìn vào một bước đường dài thì khả năng, vị thế hay điều kiện khách quan là thứ yếu vì đều là những yếu tố bạn có thể tự trang bị cho mình. Tập trung trước hết vào mục đích và sau đó tin vào cơ hội, bạn sẽ thành công. 4. Trở lại bước đi đầu tiên Khi đã xác định hướng đi của mình, lựa chọn cho bước đi đầu tiên sẽ không còn là bài toán quá phức tạp.

Nếu bạn theo con đường khoa học hoặc đi sâu vào chuyên môn, lựa chọn thứ nhất là hợp lý do đây là công việc đòi hỏi sự tập trung cao và vì thế cần một môi trường được đầu tư đầy đủ. Một môi trường như vậy khó có thể tìm thấy ở Việt Nam trong những năm trước mắt. Nếu bạn muốn làm chính trị thì đương nhiên là nên trở về sau khi có bằng cấp trong tay rồi tiến thân theo ngạch công chức vì ít nhất thì đây cũng là lựa chọn duy nhất trong cả thập kỷ nữa. Lựa chọn thứ tư dành cho bạn. Còn nếu bạn muốn theo con đường kinh doanh, tôi cho rằng lựa chọn thứ ba là khôn ngoan, trong khi lựa chọn thứ hai có thể được dùng như một giải pháp tình thế. Nếu như bạn đi theo con đường này, điểm mấu chốt là xác định điểm dừng. Theo tôi, khi bạn thấy mình không có nhiều thứ hay ho để bổ sung vào lý lịch sau một năm làm việc, bạn nên tìm một công việc khác cho mình. Những phần sau xin giới thiệu các thông tin cụ thể hơn về một số lựa chọn có thể có.

2. Cộng tác nghiên cứu ở Nhật

1. Học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ Học bổng JSPS do Hội phát triển khoa học Nhật Bản (JSPS - Japan Society for the Promotion of Science) cung cấp cho tiến sĩ trẻ nước ngoài đến Nhật tiến hành hợp tác nghiên cứu với các nhóm nghiên cứu hàng đầu tại các trường đại học hay trung tâm nghiên cứu của Nhật dưới sự hướng dẫn của nhà khoa học chủ nhà (host researcher). Lĩnh vực nghiên cứu Tất cả các ngành khoa học nhân văn, xã hội, tự nhiên được liệt kê trong qui định của học bổng. Tiêu chuẩn nhà khoa học chủ nhà Nhà khoa học chủ nhà phải là một nhà nghiên cứu (không bao gồm research assistants) đang làm việc chính thức tại một trong các cơ quan sau đây: 1. Các trường đại học quốc lập, công lập hay dân lập, các viện nghiên cứu liên trường hoặc các viện nghiên cứu do MEXT quản lý. 2. Các phòng thí nghiệm hay các tổ chức có liên quan đến công việc nghiên cứu bao gồm các viện nghiên cứu quản lý độc lập, các công ty nghiên cứu công, các tổ chức phi lợi nhuận và các viện nghiên cứu trực thuộc các tỉnh của Nhật. Tiêu chuẩn cộng tác viên (fellow) Cộng tác viên JSPS cần phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây:

1. Là công dân của một nước có quan hệ ngoại giao với Nhật Bản 2. Đã có bằng tiến sĩ (trong vòng 6 năm trở lại) khi chương trình học bổng bắt đầu có hiệu lực 3. Có kế hoạch nghiên cứu được thu xếp trước với nhà nghiên cứu chủ nhà. 4. Những người đã nhận học bổng sau tiến sĩ JSPS hoặc STA hơn 12 tháng không được chấp nhận. Số lượng học bổng Khoảng 200 cho kỳ bắt đầu từ tháng 9 và khoảng 200 cho kỳ bắt đầu từ tháng 5. Thời gian bắt đầu và thời hạn học bổng Học bổng được trao trong khoảng từ 12 đến 24 tháng. Người được trao học bổng phải bắt đầu công việc nghiên cứu trong khoảng thời gian qui định. Các điều khoản học bổng 1. Vé máy bay 2 chiều 2. Khoản học bổng 392.000 yên/tháng 3. Khoản trợ cấp ổn định ban đầu: 200.000 yên 4. Tiền trợ cấp đi lại nghiên cứu 1 năm: 58.500 yên 5. Bảo hiểm giao thông và bệnh tật Các cộng tác viên sống ở Nhật vào thời điểm nhận giấy quyết định trao học bổng không được nhận các khoản 1 và 3. Thủ tục nộp đơn Hồ sơ xin phải do nhà khoa học chủ nhà nộp cho JSPS thông qua hiệu trưởng trường đại học hoặc giám đốc các viện nghiên cứu. Các nhà khoa học nước ngoài muốn xin học bổng cần phải liên hệ với một nhà khoa học chủ nhà cùng lĩnh vực nghiên cứu để yêu cầu nộp giúp hồ sơ. JSPS không giới thiệu các nhà khoa học chủ nhà và không nhận hồ sơ trực tiếp từ các nhà khoa học nước ngoài hay thông qua con đường ngoại giao. Hồ sơ cần thiết 1. Mẫu đơn do nhà khoa học chủ nhà viết (mẫu 1) 2. Mẫu đơn do nhà khoa học nước ngoài viết (mẫu 2) 3. Các giấy tờ liên quan 4. Giấy giới thiệu của người đang/đã hướng dẫn người ứng cử (không phải của nhà khoa học chủ nhà) 5. Bản sao bằng tiến sĩ của ứng cử viên 6. Các giấy tờ chứng minh sự liên hệ giữa ứng cử viên và nhà khoa học chủ nhà 7. Các giấy tờ khác nếu cần thiết 8. Bản sao trang 1 của mẫu 1

Địa chỉ liên hệ Foreign Fellowship Division, Japan Society for the Promotion of Science 6, Ichiban-cho, Chiyoda-ku, Tokyo 102-8471 TEL: +81-3-3263-3444/3761 http://www.jsps.go.jp/e-fellow/fellow_pd.html 2. Cộng tác nghiên cứu tại các trường đại học Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Nhật, ngoài học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ, du học sinh còn có thể nộp đơn xin làm cộng tác nghiên cứu (joushu - research associate) tại một phòng nghiên cứu trong trường đại học. So với học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ JSPS, vị trí cộng tác nghiên cứu khó xin hơn vì phải phụ thuộc vào biên chế của từng trường, phải cạnh tranh với chính sinh viên Nhật và cũng cần phải có trình độ tiếng Nhật tốt. Về mặt công việc, ngoài việc nghiên cứu (giống như nghiên cứu sinh sau tiến sĩ) người làm cộng tác nghiên cứu còn phải giúp đỡ giáo sư quản lý công việc của phòng thí nghiệm, hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu đồng thời phải đảm nhiệm giảng dạy một môn học (thông thường là một môn thí nghiệm). Người cộng tác nghiên cứu sẽ được nhận lương theo mức lương qui định của Bộ Giáo dục Nhật Bản (MEXT), của trường đại học công tác và kinh nghiệm công tác của bản thân. Tuy lương cơ bản có thể thấp hơn so với học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ JSPS, nhưng sau khi cộng các khoản tiền thưởng, số lương nhận được một năm cũng tương đương với số tiền nhận được từ học bổng JSPS. Để được nhận vào vị trí cộng tác nghiên cứu, ứng cử viên trước hết cần phải tìm trước các vị trí cộng tác nghiên cứu còn trống thuộc chuyên ngành liên quan tại các trường đại học của Nhật. Cách tìm thông tin tốt nhất là thông qua tạp chí của các hội khoa học chuyên ngành và thông qua giới thiệu của giáo sư hướng dẫn. Bước tiếp theo là chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan bao gồm: 1. Giấy chứng nhận tốt nghiệp các cấp học từ phổ thông cơ sở đến tiến sĩ. 2. Giấy chứng nhận công tác 3. Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu của trường 4. Giấy giới thiệu của giáo sư hướng dẫn. Trong trường hợp nếu vị trí nộp đơn trong cùng một trường thì thường không cần phải có giấy giới thiệu này. Sau khi nhận được hồ sơ, hội đồng giáo sư các cấp từ khoa đến trường sẽ họp để quyết định việc tuyển dụng. Về cơ bản việc tuyển dụng sẽ dựa vào sự đồng ý tiếp nhận của giáo sư tiếp nhận và kết quả học tập của ứng cử viên (thông thường dựa vào danh sách các công trình khoa học đã công bố của ứng cử viên). Sau khi nhận được thông báo tuyển dụng của trường, ứng cử viên cần làm thủ tục đổi visa từ “College student” thành “Professor” trước khi bắt tay vào làm việc. Trong trường hợp ứng cử viên còn đang thuộc biên chế của một cơ quan trong nước, thì cần phải xin thêm một giấy đồng ý cho phép ửng cử viên làm việc ở vị trí cộng tác nghiên cứu tại Nhật.

3. Làm việc tại Nhật

1. Khả năng tìm việc làm tại Nhật Bản

Thị trường lao động Nhật Bản được ví như đang trong “kỳ băng hà”. Ngay với sinh viên đại học của Nhật tốt nghiệp ra trường, tìm được việc làm hợp với khả năng và sở thích không phải là chuyện đơn giản. Tuy vậy, với sinh viên du học, cơ hội lại đang được mở rộng do những lý do sau. 1. Các công ty Nhật Bản đang buộc phải thay đổi phương thức quản lý và kinh doanh, quốc tế hoá để cạnh tranh, dẫn đến sự thay đổi nhận thức trong tuyển mộ nhân viên. Không ít công ty nhìn nhận du học sinh tốt nghiệp là nguồn lực giúp đa dạng hoá văn hoá công ty và thế mạnh để phát triển ra nước ngoài. 2. Nhiều công ty đa quốc gia đã mở rộng hoạt động tại Nhật trong thời gian qua, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, tư vấn và tài chính. Cách nhìn của các công ty này đương nhiên là cởi mở hơn. 3. Chính phủ Nhật một mặt hạn chế lao động đơn giản nhập cư vào Nhật Bản, mặt khác lại đang khuyến khích lực lượng lao động có trình độ cao để thu hút chất xám từ nước ngoài. Hầu hết các trường hợp tìm được việc làm đều không gặp phải khó khăn về thủ tục từ phía chính phủ. Từ năm 1997, những sinh viên tốt nghiệp các trường trung cấp có chứng chỉ chuyên môn cũng được phép chuyển đổi sang thị thực lao động nếu được một công ty tại Nhật Bản nhận vào làm việc. Điều này đã làm tăng số lượng du học sinh ở lại làm việc sau tốt nghiệp. Cuộc điều tra năm 2002 cho thấy khoảng 1/4 sinh viên tốt nghiệp các khoá học đại học, cao đẳng, trung cấp và sau đại học tại Nhật Bản đã ở lại làm việc tại Nhật. Trong những khoá sinh viên Việt Nam ra trường gần đây, không ít người đang làm việc tại những công ty hàng đầu của Nhật Bản và nước ngoài. 2. Những bước thực hiện Nếu như bạn đã quyết định sẽ ở lại làm việc tại Nhật Bản, bạn có thể có những cách tiếp cận sau để tìm việc: a. Dựa trên quan hệ cá nhân tìm đến một công ty có quan hệ với Việt Nam. b. Qua sự giới thiệu của trường hoặc thầy để tiếp cận với một công ty cần người trong lĩnh vực chuyên môn của bạn. c. Ứng cử tự do để đầu quân cho một công ty mà bạn thích. Như vậy mỗi cách tiếp cận có những lợi thế và hạn chế riêng. Cách thứ nhất hướng đến đối tượng rất hẹp nhưng hiệu quả vì bạn có được “lợi thế tuyệt đối”. Cách thứ hai thì lợi thế cạnh tranh có ít hơn nhưng “thị trường” đã khá rộng. Cách cuối cùng thì lợi thế hầu như không có, bù lại là đối tượng lựa chọn rất đa dạng. Nếu không thấy quá sức thì nên triển khai theo cả ba cách vì cho dù thất bại hay thành công, việc tiếp xúc với các công ty đều mang lại cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm thiết thực mà nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường không có được. Dưới đây xin giới thiệu cụ thể hơn về cách tiếp cận thứ 3, vì đây là cách thức có nhiều rào cản nhất và hầu hết có thể áp dụng cho 2 cách còn lại. Trình tự các bước thực hiện cho sinh viên tốt nghiệp vào tháng 3

- Hướng dẫn về tìm việc do trường tiến hành - Đăng ký vào trang tìm việc, thu thập thông tin và định hướng - Tham gia buổi giới thiệu công ty - Tham gia các vòng thi tuyển - Có kết quả thi tuyển và chấp nhận không chính thức (naitei) - Chấp nhận không chính thức có hiệu lực - Làm thủ tục chuyển sang thị thực lao động - Chính thức ký hợp đồng lao động và bắt đầu làm việc Sau khi vượt qua kỳ thi và được chấp nhận không chính thức, bạn có thể tiếp tục tìm việc tại những công ty khác cho đến tận tháng 10, thời điểm mà bạn phải quyết định công ty sẽ vào làm việc từ những công ty đã chấp nhận bạn. Việc nhận naitei không có ràng buộc nào về mặt pháp lý, nhưng khi từ chối, cần có giải thích kèm với lời xin lỗi. Phía công ty nhìn chung sẽ chấp nhận một cách thoải mái nếu bạn có lý do rõ ràng. Thủ tục chuyển sang thị thực lao động có thể thực hiện từ tháng 1, trước khi ký hợp đồng lao động chính thức. 3. Kỳ thi tuyển nhân viên Xuất phát Sau khi đăng ký vào trang tìm việc như recruitnavi, bạn sẽ nhận được liên lạc từ những công ty quan tâm. Việc đầu tiên bạn phải làm sẽ là viết sơ yếu lý lịch. Mặc dù sẽ có tới 80% xác suất sơ yếu lý lịch của bạn sẽ được cho vào... máy cắt giấy không qua một lần được đọc, vẫn phải viết với “tất cả bầu nhiệt huyết” vì nó sẽ là tài liệu duy nhất theo bạn từ đầu đến cuối cuộc đua. Cách viết chi tiết có thể tham khảo sách, chỉ xin lưu ý bạn nên viết thật cô đọng và ấn tượng để một người đọc cả vài chục bản lý lịch mỗi ngày sẽ chỉ nhớ... một mình bạn. Vòng thi viết đầu tiên là thi “thể lực”. Đây là vòng thi vô cùng nhàm chán vì được dùng để loại chừng 50-80% thí sinh chứ tuyệt nhiên không phải để chọn. Không ai có thời gian để “tìm kiếm tài năng trẻ” trong hàng nghìn hồ sơ, và họ đành giết nhầm còn hơn bỏ sót. Để đoạt được cơ hội tự khẳng định mình, bạn không có cách nào khác là nỗ lực và kiên nhẫn. Phần lớn các công ty áp dụng hình thức thi trắc nghiệm SPI. Các câu hỏi thi nhìn chung theo những dạng đã định sẵn, chỉ yêu cầu trình độ kiến thức phổ thông, nhưng đòi hỏi phản ứng nhanh. Hãy mua một vài cuốn sách luyện thi và làm quen với nó cho đến khi bạn đạt được kết quả cao trong các bài thi thử. Nội dung thi SPI Kiểm tra năng lực: Kiểm tra năng lực cơ bản về ngôn ngữ, tư duy logic, toán học. Các câu hỏi đơn giản nhưng phải trả lời chính xác và nhanh Kiểm tra tính cách: Các câu hỏi trắc nghiệm về cách nghĩ và hành động, không phải cạnh tranh về điểm Kiểm tra mức độ thích ứng với công việc: Các câu hỏi dựa trên đặc thù từng loại công việc

Gia tốc Phần thưởng dành cho những kẻ biết hy sinh là cơ hội bước vào vòng thi vấn đáp. Đây là lúc bạn bắt đầu đối mặt với cuộc chiến không cân sức. Những nhân viên thuộc bộ phận tuyển dụng của các công ty có trong tay hồ sơ của bạn, tài liệu hướng dẫn tỉ mỉ cách hỏi và đánh giá câu trả lời, và kinh nghiệm tiếp đón hàng nghìn cô cậu sinh viên như bạn. Thậm chí, họ còn “phân vai” cụ thể để không bỏ sót bất cứ một sơ hở nào của đối phương. Bạn không cần biết gì về họ nhưng ít nhất hãy tìm hiểu từ tất cả các nguồn thông tin về công ty của họ, chuẩn bị sẵn đáp án cho những câu hỏi phổ biến và một số câu hỏi dành cho đối phương. Một hai câu hỏi sắc sảo vào cuối buổi phỏng vấn sẽ để lại ấn tượng mạnh hơn bất cứ một câu trả lời nào. Nói chung, những câu hỏi ngu ngơ lại hay khó trả lời. Nếu bạn muốn thử sức, hãy tạm dừng đọc những dòng này và trả lời bằng tiếng Nhật hay tiếng Anh mấy câu hỏi sau: a. Bạn quan niệm thế nào là thành đạt? b. Người xung quanh thường hay nói gì về bạn? c. Hãy kể về giờ phút bạn thấy hạnh phúc/đau khổ nhất trong đời. Các hình thức thi vấn đáp - Thi vấn đáp tập thể: Nhiều thí sinh cùng vào phòng thi và lần lượt trả lời cùng một câu hỏi của phía công ty. Mỗi người sẽ có thời gian chừng 5 đến 10 phút. Do thời gian hạn chế và dễ bị so sánh, chú ý trả lời ngắn gọn và ấn tượng. - Thi vấn đáp cá nhân: Một thí sinh được một hoặc nhiều người hỏi. Thời gian nhiều và tập trung hơn, và các câu hỏi hiểm hóc cũng nhiều hơn. - Thảo luận: Một nhóm gần 10 thí sinh sẽ được giao một chủ đề nhất định để thảo luận tự do, có thể đưa hoặc không đưa ra kết luận. Cần giữ thăng bằng giữa thể hiện ý kiến cá nhân và việc lắng nghe ý kiến xung quanh. - Tranh luận: Hai nhóm thí sinh được phân vai bảo vệ hoặc phủ nhận một quan điểm. Cần xác định rõ vai trò của cá nhân trong nhóm, thể hiện khả năng hợp tác tập thể và triển khai lý luận. - Thi vấn đáp với lãnh đạo công ty: Thời gian nhiều nhất và thường được thực hiện ở bước cuối cùng. Ngày càng có vai trò quan trọng. Thường thì bạn sẽ có “chiến hữu” cùng vào thi với mình (dù sao thì họ cũng không nỡ để bạn quá căng thẳng), nhưng khoảng 50% thí sinh sẽ ra khỏi phòng mà không có cơ hội trở lại “sân khấu” lần thứ hai. Vòng thi tiếp theo có thể dưới hình thức thi trình bày hoặc thi thảo luận theo nhóm. Nội dung thực ra

chẳng ai quan tâm, cái họ đánh giá bạn là tư chất và khả năng giao tiếp. Với trình bày thì cần tự tin còn thảo luận nhóm thì phải tỉnh táo. Đừng nói nhiều cho dù bạn biết nhiều và có phát âm chuẩn hơn cả người Nhật, hãy cố gắng lắng nghe và “giúp đỡ người khác nói”. Về đích Những công ty khắt khe sẽ có thêm một vòng thi vấn đáp nữa. Vào đến vòng này, nếu không phạm sai lầm, bạn có thể đã cầm chắc thành công trong tay. Lần này bạn sẽ chỉ còn lại một mình trước những đối thủ còn già dặn và biết nhiều về bạn hơn cả lần trước. Hồ sơ của bạn đã được đọc kỹ và chi chít những ghi chú. Câu chuyện bắt đầu và sức ép tăng dần, cho đến khi bạn cảm thấy như muốn “chui xuống lỗ” thì họ đột nhiên chuyển qua thái độ niềm nở. Việc tăng sức ép thực ra rất đơn giản. Họ có thể hỏi một câu bâng quơ như “anh/chị hình dung mình sẽ là người như thế nào sau 10 năm”. Bạn sẽ hồn nhiên trả lời và sau đó liên tục phải trả lời các câu hỏi “tại sao?” cho đến khi thực sự rối loạn. Kiểu hỏi này là đòn cân não thử thách bản lĩnh của bạn. Tốt nhất trả lời điềm tĩnh, từ tốn, và tính đến câu hỏi tiếp theo. Cũng có thể là một cái bẫy đơn giản như kiểu “Tôi đang định đi du lịch Hà Nội, anh/chị cho biết nên như thế nào?”. Nếu bạn tốt bụng và bắt đầu hồ hởi dẫn giải, rất có thể bạn đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải hỏi trước khi trả lời. Mục đích chuyến đi là gì? Thời gian bao lâu? Đi một mình hay đi với ai? v.v... Thực ra người ta chẳng quan tâm gì đến thành phố quê hương mà bạn luôn tự hào, mà chỉ muốn thử tư duy logic của bạn. Những người phỏng vấn được giao phó chọn nhân viên mới theo tiêu chuẩn là người mình muốn trở thành cộng sự. Chính vì vậy, bao giờ họ cũng tạo ra những phút thực sự thoải mái để nhìn nhận “bộ mặt thật” của bạn. Hãy chuyện trò tự tin và đừng quên đặt câu hỏi. Một nguyên tắc: chỉ hỏi những câu hỏi dựa trên những điều bạn đã gạn lọc từ đống thông tin bạn có được. Những câu hỏi ngô nghê có thể sẽ làm cho người đối thoại cụt hứng. Nếu khi ra khỏi phòng, bạn có cảm giác muốn nói chuyện mãi với người đó, coi như bạn đã thành công. Chuẩn bị Những kinh nghiệm thi cử chỉ có thể giúp bạn không phạm sai lầm, còn để vượt lên được “thiên hạ” thì điều đầu tiên là phải biết mình, biết người. Muốn biết mình thì chỉ còn cách suy nghĩ thật điềm tĩnh về các giá trị sống của mình. Những quyển sách hay về hướng dẫn tìm việc đều chốt lại ở điểm này. Nếu như bạn chưa trả lời được khúc triết và thuyết phục được người khác về một cái quyết định đi hay ở của mình thì hãy tạm ngồi xuống, lấy bút viết lại những suy nghĩ của mình rồi sắp xếp cho ngay ngắn, chắc chắn sẽ rất có ích. Rất có thể, qua những suy nghĩ đó, bạn lại nhận ra rằng: thực ra, bạn chẳng hề muốn tìm cho mình một công việc ở cái xứ sở này. Muốn biết người thì cách tốt nhất là va chạm. Hãy nộp đơn vào một vài công ty mà bạn không thực sự muốn vào và “chơi trò chơi của bạn”. Bạn sẽ nhanh chóng có được sự tự tin cần thiết.