tu ve thuong mai

4
1 NHN DIN VTVTHƯƠNG MI TRONG NHP KHU HÀNG HOÁ Ths. Lê Thành Trung 1 “Thế gii đứng trước nhiu vn đề toàn cu mà không mt quc gia riêng lnào đó có thtgii quyết nếu không có shp tác đa phương” 2 . Chính vì vy, Vit Nam cũng không thđứng ngoài, ngược li còn phi tham gia tích cc vào quá trình hi nhp kinh tế quc tế. Thành tu thu được tquá trình này không nh, song nhng khó khăn, thách thc cũng rt ln. Toàn cu hóa, đa phương hóa có nghĩa là các rào cn thương mi cn phi được bãi b. Sgiao thoa gia các nn kinh tế ngày càng được mrng và tăng cường. Tuy vy, vi nhng nn kinh tế non yếu thì toàn cu hóa có thdn đến nguy cơ làm tn thương nn kinh tế. Và tđây, mt nhu cu thiết yếu được đặt ra chính là làm thế nào để ngăn nga, hn chế nhng thương tn cho nn kinh tế quc gia. Trong hthng các công cthương mi thì bin pháp tvtrong nhp khu hàng hóa (hay còn gi đơn gin là cm, hn chế nhp khu) có mt vai trò ngày càng quan trng. Đây là bin pháp đã được hp pháp hóa trong khuôn khWTO vi nhng điu kin khá cht ch. Tvtrong nhp khu hàng hóa và pháp lut vtvtrong nhp khu hàng hóa là nhng vn đề không còn xa lvi các nước có nn kinh tế thtrường phát trin, song vn đề này còn rt mi mVit Nam. Mc dù vy, trong thi gian gn đây, vn đề này cũng nhanh chóng thu hút được squan tâm, nghiên cu ca nhiu nhà kinh tế và pháp lí. Tvtrong nhp khu hàng hóa, trước hết là mang nhng đặc đim ca các bin pháp tvnói chung. “Tvlà tbo vmình trước mà chng li nhng tác động gây hi tbên ngoài” 3 Như vy, đối tượng mà các bin pháp tvhướng ti là nhng hành vi đến tbên ngoài và nhng hành vi này scó thgây ra thit hi, tn tht cho chthca nhng hành vi tv. Có thhiu mt cách khái quát thì bin pháp tvtrong nhp khu hàng hóa là vic tm thi hn chế hoc thiết lp rào cn nhp khu đối vi mt hoc mt sloi hàng hóa khi vic nhp khu chúng tăng nhanh gây ra hoc đe da gây thit hi nghiêm trng cho ngành sn xut trong nước. Bin pháp tvthương mi được quy định ti điu XIX GATT và Hip định SA (Safeguards Agreement) ca WTO (World Trade Organization) vtvthương mi. Theo tinh thn ca GATT thì Tvthương mi là bin pháp khn cp đối vi vic nhp khu các sn phm nht định khi mà sn phm đó được nhp vào nước nhp khu vi slượng gia tăng và vi các điu kin đến mc gây thit hi hoc đe da gây thit hi nghiêm trng cho các nhà sn xut nhng sn phm tương thay sn phm cnh tranh trc tiếp trong nước. Để tha nhn và cng ccác nguyên tc ca GATT 1994 và nht là các quy định ti điu XIX, nhm phát trin cthhơn na nhng quy định này, Hip định vcác bin pháp tvca WTO đã ra đời. Hip định SA bao gm nhng quy định cthđể áp dng bin pháp tvtrong nhng trường hp nht định. Điu 2 Hip định SA đã nêu rõ : “ Mt thành viên có tháp dng mt bin pháp tvcho mt sn phm chkhi thành viên đó đã xác định được, phù hp vi nhng quy định dưới đây, là sn phm đó được nhp vào lãnh thca mình khi có sgia tăng nhp khu, tương đối hay tuyt đối so vi sn xut ni địa, và theo đó có thgây ra hoc đe da gây ra tn hi nghiêm trng cho ngành công nghip ni địa sn xut ra các sn phm tương t1 TTHTPT Hp Tác xã, DN va và nhMin Nam 2 Đảng Cng sn Vit Nam: Văn kin đại hi đại biu toàn quc ln thIX, Nxb Chính trquc gia, Hà Ni, 2002, tr.13 -14 . 3 Đại tđin Tiếng Vit ( Nguyn Như Ý chbiên – NXB Văn hóa thông tin- 1998)

Upload: brucebinh

Post on 24-Dec-2015

230 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

sách hay

TRANSCRIPT

Page 1: Tu Ve Thuong Mai

  1

NHẬN DIỆN VỀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

Ths. Lê Thành Trung1

“Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào đó có thể

tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương”2. Chính vì vậy, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài, ngược lại còn phải tham gia tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thành tựu thu được từ quá trình này không nhỏ, song những khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Toàn cầu hóa, đa phương hóa có nghĩa là các rào cản thương mại cần phải được bãi bỏ. Sự giao thoa giữa các nền kinh tế ngày càng được mở rộng và tăng cường. Tuy vậy, với những nền kinh tế non yếu thì toàn cầu hóa có thể dẫn đến nguy cơ làm tổn thương nền kinh tế. Và từ đây, một nhu cầu thiết yếu được đặt ra chính là làm thế nào để ngăn ngừa, hạn chế những thương tổn cho nền kinh tế quốc gia. Trong hệ thống các công cụ thương mại thì biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa (hay còn gọi đơn giản là cấm, hạn chế nhập khẩu) có một vai trò ngày càng quan trọng. Đây là biện pháp đã được hợp pháp hóa trong khuôn khổ WTO với những điều kiện khá chặt chẽ. Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa và pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa là những vấn đề không còn xa lạ với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, song vấn đề này còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù vậy, trong thời gian gần đây, vấn đề này cũng nhanh chóng thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế và pháp lí.

Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa, trước hết là mang những đặc điểm của các biện pháp tự vệ nói chung. “Tự vệ là tự bảo vệ mình trước mà chống lại những tác động gây hại từ bên ngoài”3 Như vậy, đối tượng mà các biện pháp tự vệ hướng tới là những hành vi đến từ bên ngoài và những hành vi này sẽ có thể gây ra thiệt hại, tổn thất cho chủ thể của những hành vi tự vệ. Có thể hiểu một cách khái quát thì biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa là việc tạm thời hạn chế hoặc thiết lập rào cản nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Biện pháp tự vệ thương mại được quy định tại điều XIX GATT và Hiệp định SA (Safeguards Agreement) của WTO (World Trade Organization) về tự vệ thương mại. Theo tinh thần của GATT thì Tự vệ thương mại là biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nhất định khi mà sản phẩm đó được nhập vào nước nhập khẩu với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước.

Để thừa nhận và củng cố các nguyên tắc của GATT 1994 và nhất là các quy định tại điều XIX, nhằm phát triển cụ thể hơn nữa những quy định này, Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO đã ra đời. Hiệp định SA bao gồm những quy định cụ thể để áp dụng biện pháp tự vệ trong những trường hợp nhất định. Điều 2 Hiệp định SA đã nêu rõ : “ Một thành viên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi thành viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập vào lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự

1 TTHTPT Hợp Tác xã, DN vừa và nhỏ Miền Nam 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.13 -14 .

3 Đại từ điển Tiếng Việt ( Nguyễn Như Ý chủ biên – NXB Văn hóa thông tin- 1998)

Page 2: Tu Ve Thuong Mai

  2

hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp”. Và các biện pháp này sẽ được áp dụng mà không loại trừ nguồn của sản phẩm.

Căn cứ vào những quy định chung của WTO, pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận quyền áp dụng các biện pháp tự vệ trong trường hợp một loại hàng hóa nhất định được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định tại pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 42/2002/PL - UBTVQH ngày 25 tháng 5 năm 2002 ( gọi tắt là pháp lệnh 42). Theo đó, tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa là quyền của chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước đồng thời tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa mang những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, Tự vệ thương mại là biện pháp được áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng

đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Mỗi nước nhập khẩu là thành viên của WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ miễn

là tuân theo quy định chung của WTO về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ. Các doanh nghiệp có thể yêu cầu Chính phủ áp dụng biện pháp này để bảo vệ lợi ích của mình trước hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài tràn vào trong những tình huống cụ thể.

Thứ hai, Tự vệ thương mại không phải là một biện pháp miễn phí. Đây là biện pháp được thừa nhận trong thương mại quốc tế song lại đi ngược lại mục tiêu “tự do hóa thương mại” của WTO. Tự vệ thương mại là biện pháp “phải trả tiền”. Có nghĩa là, các nước được phép áp dụng nó bảo vệ ngành sản xuất của nước mình nhưng phải “trả giá” cho những thiệt hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài như một hình thức cân bằng cam kết thương mại với nước khác.

Nước áp dụng tự vệ thương mại phải bồi thường thương mại cho các nước có hàng hóa bị áp dụng biện pháp này theo các điều kiện nhất định. Nếu nước này không tuân thủ, WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa.

Thứ ba, Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa là quyền bảo hộ của quốc gia, vùng lãnh thổ với nhà sản xuất trong nước, khi thỏa mãn các điều kiện nhất định được ghi nhận tại pháp luật quốc gia và đặt trong mối tương quan với các quy định của pháp luật quốc tế: i) Có sự gia tăng đột biến của hàng hóa nhập khẩu, ii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng; và iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nói trên. Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa được áp dụng theo cách không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu liên quan. Việc tăng đột biến lượng nhập khẩu gây thiệt hại nói trên phải là hiện tượng mà nước nhập khẩu không thể lường trước được khi đưa ra cam kết trong khuôn khổ WTO.

Hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm : biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại. Tuy cách gọi về các biện pháp này khác nhau: thuật ngữ “Các biện pháp bảo đảm công bằng” được Hoa Kỳ và WTO sử dụng trong tiếng Anh là “Trade remedies”, còn thuật ngữ “Các biện pháp phòng vệ thương mại” được EC sử dụng là “Trade defence measures”4, đây là sự khác biệt về cách sử dụng từ ngữ do tồn tại những cách tiếp cận và quan niệm khác nhau, song về bản chất là nói về cùng một vấn đề chỉ các biện pháp phòng vệ của một nước trước sự ảnh hưởng của hàng hóa xuất khẩu từ các nước khác đối với ngành công nghiệp nội địa của nước đó, cụ thể gồm ba biện pháp là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại. Các công cụ thương mại này đều có chung mục đích là bảo vệ hàng hoá sản xuất trong nước trước việc tự do hoá thương mại mà hệ quả là sự xuất hiện của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nội địa. Trước đây, khi vấn đề tự do hoá thương mại chưa được đặt ra, các nước thường xuyên sử dụng các công cụ thuế quan và phi thuế quan rất cao để ngăn chặn thậm chí là triệt tiêu số lượng hàng hoá nhập khẩu. Cùng với tiến trình tự do hoá thương mại và dỡ bỏ các rào cản thương mại thì các biện pháp thuế quan và phi thuế quan vẫn được sử dụng nhưng chỉ ở mức độ thấp, hạn chế và tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta thường

4www.vcad.gov.vn

Page 3: Tu Ve Thuong Mai

  3

nhầm lẫn bản chất của các biện pháp tự vệ với các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của Chính phủ. Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa có sự khác biệt với hai biện pháp phòng vệ thương mại còn lại ở những điểm sau đây:

Một là, về bản chất và mục đích áp dụng, các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đều là những biện pháp chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc t ế h o ặ c do bán phá giá (bán hàng hoá thấp hơn giá trị sản xuất hoặc thấp hơn giá trị thông thường nhằm xâm nhập thị trường một nước khác, tiến tới triệt tiêu đối thủ cạnh tranh trong thị trường đó) hoặc do được trợ cấp của Chính phủ (các ưu đãi về miễn thu, thoái thu hoặc giảm những khoản thu đáng ra phải đóng hoặc giao vốn trực tiếp). Hành vi bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất phát từ phía các doanh nghiệp, còn hành vi trợ cấp là hành vi xuất phát từ phía Chính Phủ. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh khác và xa hơn là ảnh hưởng tới người tiêu dùng, do vậy các nước đặt ra các biện pháp nhằm chống lại các hành vi này. Các biện pháp tự vệ được áp dụng nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước sự nhập khẩu hàng hoá quá mức, không thể lường trước vào thị trường nội địa và đang gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc có bằng chứng cho thấy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất nội địa. Khác với các quy định về cạnh tranh không lành mạnh do bán phá giá và do được trợ cấp, biện pháp tự vệ xuất phát từ việc hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến nhưng không bị quy là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nhà cung cấp nước ngoài. Về bản chất, các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đều có mục đích là đưa cạnh tranh trở lại vị thế cân bằng trong khi đó biện pháp tự vệ lại có mục đích hạn chế cạnh tranh trong điều kiện đặc biệt và chỉ mang tính chất tạm thời để cho ngành sản xuất trong nước có thể tồn tại, cạnh tranh sẽ không bị thủ tiêu và quan hệ thương mại được duy trì lâu dài.

Hai là, sự khác biệt giữa các biện pháp này nằm ở điều kiện áp dụng theo đó mức độ tổn hại của ngành sản xuất được nêu lên để chứng minh hành động tự vệ của Chính phủ cao hơn nhiều so với mức đòi hỏi của việc đánh thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá. Trong trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ thì thiệt hại đối với ngành sản xuất phải là nghiêm trọng. Trong khi đó, bên yêu cầu áp dụng các biện pháp chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế chỉ cần chứng minh có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi đó đã gây ra thiệt hại vật chất là đủ.

Ba là, để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nhà sản xuất nước ngoài, nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp thuế quan. Tức là họ chỉ được sử dụng thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá hay đánh thuế bổ sung vào số lượng hàng hoá nhập khẩu nhằm triệt tiêu sự gian lận trong thương mại quốc tế mà không được sử dụng các biện pháp phi thuế quan như trong trường hợp tự vệ thương mại.

Bốn là, về nguyên tắc áp dụng, để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh của bên cung cấp hàng hoá nước ngoài thì nước nhập khẩu chỉ được đánh thuế chống phá giá hay thuế đối kháng vào số lượng hàng của nước cung cấp hàng hoá có hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó mà không đánh thuế vào các mặt hàng của các nước khác không liên quan và không là đối tượng của thuế chống phá giá hay thuế đối kháng. Còn trong trường hợp áp dụng các biện pháp tự vệ thì nước nhập khẩu, theo quy định của WTO, phải tuân thủ nguyên tắc Tối huệ quốc, không phân biệt nguồn gốc xuất xứ hàng hoá: nghĩa là một khi đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với loại hàng hoá nhập khẩu từ nước nào thì cũng phải áp dụng các biện pháp đó cho loại hàng hoá cùng loại nhập khẩu từ các nước khác. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì các biện pháp tự vệ là biện pháp đánh vào hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích hạn chế chứ không nhằm mục đích trừng phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hoá nhập khẩu.

Năm là, khác với các biện pháp chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải cam kết đảm bảo đưa ra một mức bồi thường thoả đáng đối với các nước chịu thiệt hại phát sinh từ hệ quả của việc áp dụng các biện pháp tự vệ. Khi áp dụng các biện pháp tự vệ, bên áp dụng phải đưa ra mức đền bù thoả đáng trên cơ sở tham vấn, đàm phán với nước cung ứng hàng hoá và trong trường hợp không đạt được mức bồi thường thoả

Page 4: Tu Ve Thuong Mai

  4

đáng, bên bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp cho phép được tiến hành hành động trả đũa.

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, đã và đang lôi kéo tất cả các quốc gia vào vòng vận động của nó. Nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập, các nước phải đảm bảo thực hiện tự do hóa thương mại, đảm bảo một thị trường mở rộng cho hàng hóa quốc tế, trong đó Việt Nam là một, đặc biệt khi chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO; đồng thời không để cho nền kinh tế trong nước bị “tổn thương” là một đòi hỏi hết sức khó khăn. Chính vì thế, pháp luật về các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng nhằm góp phần hạn chế những tác động bất lợi cho nền kinh tế trong nước và tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu luôn là bài toán khó cần có lời giải trong hoạch định chính sách pháp luật.