tuỔi 12-15. arts...3. các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ,...

34
TUỔI 12-15 Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

Upload: others

Post on 01-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

TUỔI

12-15

Cẩm Nang Dành cho Cha MẹNghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

Page 2: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

Cẩm nang này là gì?Quỹ NalandaWay đem đến cho bạn ‘Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ’. Sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh COVID-19 buộc chúng ta phải gác lại các hoạt động thường nhật. Chúng ta cũng đã chứng kiến nỗi sợ hãi và lo âu gia tăng một cách vô lý trong công chúng. Trẻ em bị ảnh hưởng nhiều từ việc này. Điều cần thiết vào lúc này là những công cụ để giúp cha mẹ và trẻ nhận diện và vượt qua được nỗi sợ hãi và tâm trạng căng thẳng.

Quỹ NalandaWay là một tổ chức phi chính phủ từng nhận giải thưởng, chuyên sử dụng Nghệ thuật thị giác và biểu diễn để giúp trẻ từ các cộng đồng thiệt thòi ở Ấn Độ. Trước bối cảnh cần thiết hiện nay, NalandaWay đã hành động với một sáng kiến độc đáo nhằm giúp cả người lớn lẫn trẻ em ứng phó với những căng thẳng của thời cuộc. Đây là một lời mời gọi bạn hãy đặt điện thoại và máy tính sang một bên, nghỉ ngơi khỏi tin tức báo chí dồn dập và cho phép bản thân chìm đắm trong hoạt động nghệ thuật mang tính làm mới và phục hồi.

“Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ” tập hợp các hoạt động nghệ thuật theo từng độ tuổi nhằm giúp trẻ và người chăm sóc điều tiết cảm xúc, đồng thời giúp họ trở nên trắc ẩn hơn.

Phiên bản tiếng Việt được biên tập bởi Saigon Art Hive, với sự tham gia dịch thuật của các tình nguyện viên: Cấn Thị Thùy Dung, Thu Huyền, Lư Thị Thanh Lê, Lê Kiều Oanh và Linh Soleil.

Page 3: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

1

Con người bắt đầu cảm nhận và thể hiện một loạt cảm xúc khác nhau từ giây phút chào đời. Khi trẻ bắt đầu lớn, việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài đem đến cho trẻ những cảm xúc mới, từ đó định hình nên tính cách của trẻ. Trẻ rất nhỏ thể hiện những cảm xúc buồn, vui và giận dữ. Khi trẻ được gần 3 tuổi, trẻ có thêm nhiều cảm xúc như phấn khích, sợ hãi và quan tâm. Khi trẻ lớn lên, trẻ được làm quen với môi trường học đường, nơi phát triển và định hình các cảm xúc như ghê tởm, xấu hổ, lo âu, trắc ẩn, thích thú, bối rối, chán nản, nhẹ nhõm và chiến thắng.

Nhận diện cảm xúc là một phần quan trọng của việc xây dựng hình ảnh bản thân cho mỗi đứa trẻ. Việc khích lệ trẻ nói về cảm xúc sẽ giúp trẻ xác định được những cách ứng phó mang tính xây dựng và hữu ích cho việc tạo dựng những hình ảnh tích cực về bản thân và thế giới.

Hướng dẫn cho các Hoạt động

1. Các hoạt động số 1 và 2 trong mỗi bộ cẩm nang được xây dựng theo chủ đề “Nhận diện Cảm xúc”.

2. Các hoạt động này được thiết kế để làm cho mỗi cá nhân suy ngẫm về cảm xúc của mình và giúp họ biểu đạt nó thông qua nghệ thuật (ví dụ: màu sắc, chuyển động cơ thể, trò chuyện và suy nghĩ).

3. Mỗi hoạt động bắt đầu với việc hỏi về tình trạng cảm xúc hiện tại của cá nhân dựa trên một tình huống hoặc các cảm xúc mà họ đang có.

4. Nếu con của bạn gặp khó khăn trong việc diễn giải bằng lời các cảm xúc của mình, hãy cho bé các ví dụ với những từ gợi ý, chẳng hạn như ‘vui’, ‘buồn’, ‘giận’, ‘hào hứng’, vân vân.

5. Nhận diện các cảm xúc là bước đầu tiên trong việc giải quyết chúng. Hãy đảm bảo bạn tiếp cận con mình với sự quan tâm, cẩn trọng, và với một tâm trí cởi mở, nhờ vậy cho phép trẻ biểu đạt một cách tự do những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực.

6. Khi trẻ thể hiện những cảm xúc tiêu cực, hãy trò chuyện với trẻ về việc tại sao trẻ có cảm xúc đó. Hãy đối xử với cảm xúc ấy bằng thái độ quan tâm, mà không phủ nhận nguyên nhân dẫn đến cảm xúc tiêu cực ấy.

7. Giúp trẻ hoàn thành hoạt động dựa theo chủ đề này. Khi đã hoàn thành, hỏi trẻ liệu hoạt động này có làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hay không, liệu trẻ có thể bày tỏ hết những cảm xúc trong lòng hay không.

8. Chụp ảnh tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành và đăng lên Facebook, Twitter hoặc Instagram. Nhớ tag @nalandawayfoundation và #artforwellbeing!

Nhận diện cảm xúcA

Page 4: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

2

Vật liệu cần có

1. Bản in các thẻ “Trò chuyện”2. Bút chì màu/màu sáp/ màu nước

và Giấy

Hướng dẫn

1. Đọc to các câu hỏi từ những tấm thẻ và thảo luận với con bạn về câu hỏi đó.

2. Trong trường hợp con không cảm thấy thoải mái để thảo luận, bạn có thể để con chọn cách viết câu trả lời xuống.

3. Những câu hỏi “Đào sâu” là không bắt buôc.

4. Vào mỗi cuối hoạt động, lấy một tờ giấy và đề nghị con bạn tô màu vào tờ giấy đó theo ý thích với bất cứ màu nào (bao nhiêu màu đều được) miễn là thể hiện được những cảm giác của con hiện có sau cuộc thảo luận.

5. Sau hoạt động tô màu, thảo luận với con những câu sau:

a. Con đang có (những) cảm xúc gì?

b. Vì sao con chọn (những) màu sắc này để thể hiện cảm xúc đấy?

c. Tại sao con lại tô màu như thế?

Nguồn: https://www.therapistaid.com/worksheets/small-talk-discussion-cards.pdf

Cắt dán báo1

Page 5: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

3

Ba điều làm con thấy vui hoặc hạnh phúc?

Điều gì giúp con cảm thấy tốt hơn khi con buồn.

Cơ thể của con cảm thấy thế nào khi con thấy lo lắng?

Cơ thể của con cảm thấy thế nào khi con tức giận?

Điều gì làm con sợ hãi?Làm sao con biết một thành viên trong gia đình đang tức

giận?

Khi con cảm thấy buồn, cơ thể con cảm thấy như thế

nào?

Cơ thể con cảm thấy thay đổi như thế nào khi con kiệt sức

hoặc mệt mỏi.

Page 6: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

4

Vật liệu cần có

1. Bút sáp màu/ Bút chì màu/ Màu nước

2. Bản in của tờ “Tôi cảm thấy ở đâu?”

Hướng dẫn

1. Lấy bản in “Tôi cảm thấy ở đâu?” bên dưới.

2. Đề nghị con bạn tô màu vào mỗi phần cơ thể mà con cảm nhận được một cảm giác.

3. Con có thể chọn lựa tô màu phía ngoài cơ thể nếu cảm thấy muốn làm điều đó.

4. Đề nghị con sử dụng các màu khác nhau cho từng cảm xúc.

5. Có 1 bảng chú thích nhỏ ở dưới, bạn có thể đề nghị con bạn tô màu vào bảng chú thích dựa vào các màu mà con sử dụng cho từng cảm xúc.

Nguồn: https://www.therapistaid.com/therapy-worksheet/where-do-i-feel

Nghệ Thuật Trị Liệu 2 Nghệ Thuật Trị Liệu 2

Page 7: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

5

Tôi cảm thấy ở đâu?

Buồn

Màu sắc

Vui Sợ Giận Yêu thương

Page 8: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

6

Khi mới được 9 tháng tuổi, trẻ đã có những cảm xúc lo âu vì xa cách. Trẻ lớn lên trong một thế giới nơi trẻ phải đối mặt với những tình huống ảnh hưởng đến cảm xúc và thế giới quan của trẻ. Học cách giải quyết những nỗi sợ và lo âu và hiểu điều gì đem lại niềm vui là một phần quan trọng trong việc phát triển cảm xúc xã hội của trẻ.

Những cách ứng phó được thiết kế để giúp trẻ và người lớn nhận diện điều gì khiến họ căng thẳng và những cách lành mạnh để giảm căng thẳng. Cách ứng phó được chọn nhắm đến kết nối lại cá nhân với những cảm xúc sâu thẳm nhất của họ và giải quyết nguyên nhân cốt lõi gây ra căng thẳng.

Hướng dẫn cho các Hoạt động

1. Các hoạt động từ 3 đến 18 trong mỗi bộ cẩm nang được xây dựng trên chủ đề “Những cách Ứng phó”.

2. Các hoạt động này được thiết kế để làm cho mỗi cá nhân tham gia vào một hoạt động phản ánh tình trạng cảm xúc của họ và làm việc một cách xây dựng để tạo ra và duy trì tính tích cực suốt hoạt động đó.

3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn kết, khi trẻ lớn dần thì độ phức tạp của các hoạt động cũng tăng dần, cho phép trẻ bày tỏ những cảm xúc phức tạp bằng nhiều cách khác nhau.

4. Ở đầu mỗi hoạt động, hãy hỏi trẻ về trạng thái cảm xúc hiện tại của trẻ.

5. Giúp trẻ hoàn thành hoạt động.

6. Nếu con bạn có cảm xúc tiêu cực vào lúc bắt đầu hoạt động, sau khi hoàn thành, hãy hỏi trẻ liệu hoạt động này có giúp trẻ cảm thấy khá hơn không, hoặc nó có cho trẻ một cách sáng tạo và hiệu quả để bày tỏ cảm xúc không.

7. Nếu con bạn có cảm xúc tích cực vào lúc bắt đầu hoạt động, sau khi hoàn thành, hãy hỏi trẻ liệu hoạt động này có giúp trẻ duy trì những cảm xúc tích cực đó không và có giúp trẻ vun đắp thêm niềm vui không.

8. Để thực tập tư duy phản biện, ở cuối hoạt động, bạn có thể hỏi trẻ liệu hoạt động này có giúp trẻ suy nghĩ về cảm xúc của mình không và tại sao trẻ có những cảm xúc đó. Hãy hỏi trẻ xem bây giờ trẻ có thể giải quyết những cảm xúc làm cho trẻ thấy đau hoặc buồn phiền không.

9. Chụp ảnh tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành và đăng lên Facebook, Twitter hoặc Instagram. Nhớ tag @nalandawayfoundation và #artforwellbeing!

Những cách Ứng phó B

Page 9: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

7

Vật liệu cần có

1. Sơn màu, cọ/ bút sáp màu/bút chì màu.

2. Giấy

Hướng dẫn

1. Mở bất kỳ bản nhạc êm dịu nào cho con bạn nghe. Có thể sử dụng nhạc ở link này: https://www.youtube.com/watch?v=bmjFJd6q4Es

2. Sau khi nghe nhạc khoảng 4-5 phút, hỏi con các câu hỏi sau, sau mỗi câu hỏi đề nghị con vẽ/tô màu cảm nhận của mình.

a. Vẽ cảm xúc chung nhất mà con cảm thấy sau khi nghe bài hát.

b. Vẽ những suy nghĩ mà con có trong khi nghe bản nhạc.

c. Vẽ những cảm xúc không dễ chịu mà con có trong khi nghe bản nhạc.

d. Vẽ những cảm giác cảm xúc khó chịu này thành những cảm xúc dễ chịu mà con có khi nghe bản nhạc.

e. Nhắm mắt lại và nghĩ về tất các suy nghĩ dễ chịu mà con có trong lúc lắng nghe bản nhạc.

f. Bây giờ chọn bất kỳ một màu và vẽ một nét từ đầu này tới đầu kia tờ giấy.

3. Thảo luận với con hoạt động này làm con cảm thấy thế nào.

Nghệ Thuật Trị Liệu 3

Page 10: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

8

Vật liệu cần có

1. Bút chì màu2. Bản in hình Mandala

Hướng dẫn

1. Lớp 1- Đề nghị con tô màu vào lớp này theo những cảm xúc khác nhau mà con có. Mỗi cảm xúc một màu.

2. Lớp 2 – Đề nghị con tô màu vào lớp này theo những cảm xúc mà con thường cảm thấy.

3. Lớp 3- Đề nghị con tô màu vào lớp này theo những cảm xúc mà con thường bày tỏ.

4. Lớp 4 – Đề nghị con tô màu vào lớp này theo những cảm xúc mà con đang cảm thấy.

5. Lớp 5 – Đề nghị con tô màu vào lớp này theo những suy nghĩ đang đến trong tâm trí của con.

6. Lớp 6- Đề nghị con tô màu vào lớp này theo màu làm cho con cảm thấy bình tĩnh.

7. Lớp 7 – Đề nghị con tô màu lớp này theo cách con cảm nhận về ý nghĩa của sự bình tĩnh và nghỉ ngơi..

Nguồn: https://www.therapistaid.com/therapy-worksheet/mandalas

Nghệ Thuật Trị Liệu 2 Nghệ Thuật Mandala4

Page 11: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

9

Page 12: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

10

Vật liệu cần có

1. Màu – Màu nước/bút chì màu/màu sơn và cọ

2. Bản vẽ phác thảo3. Giấy

Hướng dẫn

1. Đề nghị con bạn viết tất cả những từ làm cho con tức giận, buồn, thất vọng, cáu gắt và lo âu xung quanh đường viền của tờ giấy với các màu sắc khác nhau. Bây giờ đề nghị con vẽ một đường viền bên ngoài những từ này.

2. Đề nghị con viết với những từ thể hiện cảm giác của con khi con hạnh phúc, bình tĩnh và hào hứng. Bây giờ đề nghị con vẽ một đường viền khác xung quanh những từ này.

3. Bây giờ đề nghị con tô phần bên trong của tờ giấy với những màu mà con nghĩ là êm ả.

4. Sau đó, đề nghị con viết bất kỳ ba từ hoặc cụm từ mà con thấy có ý nghĩa khích lệ trên phần được tô màu của tờ giấy .

Nguồn: http://www.arttherapyblog.com/online/color-therapy-healing-an-introduction/#.XnC-LagzZPZ

Nghệ Thuật Trị Liệu 2 Khung Từ Ngữ 5

Page 13: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

11

Nguồn:https://www.therapistaid.com/therapy-worksheet/art-therapy-masks

Vật liệu cần có

1. Báo/Tạp chí2. Keo3. Kéo 4. Màu5. Bản in khuôn mặt – ở trang sau

Hướng dẫn

1. Nét vẽ có sẵn chỉ vẽ một phần của khuôn mặt. Con của bạn sẽ tạo một mặt nạ bên ngoài nét vẽ có sẵn.

2. Ở phía bên trái của đầu- Đầu tiên đề nghị con cắt những từ và tranh ảnh diễn tả cảm giác của con khi tức giận và điều con làm khi đang trong tâm trạng tức giận. Sau đó, đề nghị con dán những từ và tranh ảnh đó vào phía bên trái của mặt nạ.

3. Ở phía bên phải của đầu - Đầu tiên đề nghị con cắt những từ và tranh ảnh đại diện cho cảm giác của con khi vui vẻ hoặc bình tĩnh, và điều con làm khi có những cảm xúc này. Sau đó, đề nghị con dán những từ và tranh này vào phía bên phải của mặt nạ.

4. Bây giờ, đề nghị con tô màu mặt nạ (có thể tô ra ngoài khuôn mặt), từ phía bên trái sang phía bên phải. Phía bên trái biểu đạt những màu sắc khi con tức giận và phía bên phải biểu đạt những màu sắc khi con bình tĩnh hoặc vui vẻ.

5. Bây giờ con đã có mặt nạ riêng của mình, và con có thể xem lại mặt nạ này bất cứ khi nào cảm thấy cần những giải pháp khi cảm thấy tức giận!

Mặt Nạ Cảm Xúc6

Page 14: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

12

Page 15: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

13

Vật liệu cần có

1. Sơn màu, cọ/ bút sáp màu/bút chì màu.

2. Giấy

Hướng dẫn

1. Con bạn sẽ làm biến đổi nét vẽ khuôn mặt có sẵn.

2. Đề nghị con biến đổi nét vẽ khuôn mặt bằng cách vẽ, sơn, viết và tô màu những điều làm con nản lòng và tức giận.

3. Con tự quyết định muốn làm gì lên khuôn mặt (sơn/vẽ/tô màu/viết/làm thơ hoặc tất cả).

4. Vào cuối hoạt động, hỏi con tại sao chọn lựa lấp đầy khuôn mặt với những từ, màu sắc và nét vẽ đó.

5. Bây giờ đề nghị con lật sang mặt kia của trang giấy và đề nghị con vẽ khuôn mặt của riêng con và lấp đầy khuôn mặt với những điều con thích về bản thân mình, những điều làm con hạnh phúc, những điều làm con hào hứng và những điều làm con bình tĩnh.

Nguồn:https://www.simplepractice.com/blog/art-therapy-activities-teenagers-relieve-stress-boost-self-esteem-improve-communication/

Làm Biến Dạng Khuôn Mặt 7

Page 16: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

14

Page 17: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

15

Vật liệu cần có

1. Một bản in “Lưới bắt giữ lo lắng”2. Bút vẽ 3. Màu sắc

Hướng dẫn

1. Con bạn sẽ làm một “lưới bắt giữ lo lắng” và giải tỏa lo âu.

2. In ra bản “lưới bắt giữ lo lắng” và đưa cho con.

3. Đề nghị con viết lên vòng tròn và bên trong vòng tròn, tất cả những điều con đang suy tư và khiến con lo lắng ngay lúc ngày.

4. Sau đó, đề nghị con viết xuống việc con có thể làm để giúp con thư giãn và vứt bỏ những lo lắng lên những chiếc lông chim rơi xuống.

5. Bây giờ hãy giải thích với con rằng giống như lưới bắt giấc mơ, tấm lưới của lưới bắt lo lắng sẽ bắt được tất cả những suy tư và lo lắng của con và giờ đây với sự giúp đỡ của những gì được viết trên lông vũ, con có thể cố gắng giải phóng tất cả những suy tư và lo lắng bị kẹt trong lưới, tức là, trong đầu con.

6. Con có thể chọn lựa màu sắc của lưới bắt giữ lo lắng nếu muốn.

Lưới Bắt Gữ Lo Lắng8

Page 18: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

16

Page 19: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

17

Vật liệu cần có

1. Giấy vẽ2. Bút vẽ/sơn, một cây bút chì

Hướng dẫn

1. Nhắm mắt và quan sát hơi thở của con.

2. Cố gắng hình dung hơi thở đang đi vào trong phổi khi bạn hít vào và hơi thở đang đi ra khỏi lá phổi khi thở ra.

3. Cố gắng hình dung không khí mà con vừa thở ra đang biến thành làn gió nhẹ rồi thành một cơn gió và sau đó thành một cơn cuồng phong.

4. Vẽ một hình vuông to trên giấy vẽ rồi chia nó thành 4 ô vuông nhỏ hơn.

5. Dùng từng ô để thể hiện quá trình hơi thở của con trở thành gió, sử dụng những màu sắc thể hiện tốt nhất tâm trạng hiện tại của con.

Cửa Sổ Tâm Hồn9

Page 20: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

18

Vật liệu cần có

1. Giấy 2. Sơn, bút chì

Hướng dẫn

1. Nghĩ về từ “Tự do”. Nó có ý nghĩa gì với con?

2. Nhắm mắt lại và hình dung ý nghĩa của từ “Tự do”.

3. Vẽ và tô màu hình ảnh xuất hiện trong đầu con khi con nghĩ về sự tự do.

Nguồn: http://makegreatstuff.com/automatic-drawing-what-is-it/

Nghệ Thuật Trị Liệu 2 Vẽ Sự Tự Do 10

Page 21: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

19

Vật liệu cần có

1. Bản in bài thơ

Hướng dẫn

1. Nhắm mắt và tưởng tượng con đang đứng giữa phong cảnh mà con yêu thích.

2. Nói to những gì con có thể thấy trong tâm trí mình. Ở đó có cỏ cây xanh tốt không? Ở đó có những bụi cỏ cao không? Ở đó có những dãy núi cao không?

3. Phong cảnh đó làm con cảm thấy thế nào, hãy viết cảm xúc đó xuống. Con có thấy bình yên không? Con có thấy hạnh phúc không? Điều gì của phong cảnh đó làm con có những cảm xúc đó?

4. Bây giờ đọc to bài thơ này của nhà thơ người Anh, William Wordsworth.

5. Hãy nghĩ về cảm xúc của nhà thơ khi ông nhìn thấy những bông hoa thủy tiên. Con sẽ so sánh cảm xúc của ông ấy với cảm xúc xuất hiện trong con khi con nghĩ đến phong cảnh yêu thích của mình như thế nào?

Lang Thang Khắp Nơi11

Page 22: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

20

Tôi lang thang cô đơn như một đám mâyTrôi bồng bềnh qua núi đồi và thung lũng,

Bất chợt trước mắt tôi hiển hiện,Một cánh đồng thủy tiên vàng;

Bên mặt hồ, dưới tán cây,Rung rinh và nhảy múa trong gió.

Không ngừng nghỉ như những ngôi sao tỏa sángVà lấp lánh trên dải ngân hà,

Trải dài trên đường thẳng bất tậnDọc theo bờ vịnh:

Mười ngàn bông hoa hiện ra trong chớp mắt,Lắc lư mái đầu trong điệu nhảy vô tư.

Những con sóng nhảy múa cạnh bên; nhưng những bông hoa

Lấp lánh sướng vui còn hơn cả sóng:Thi sĩ không thể kiềm lòng thích thú,Trước những người bạn tươi tắn này:

Tôi ngắm nhìn say sưa – chẳng mảy may nghĩ ngợi

Sự trù phú cảnh tượng này mang đến cho tôi:

Có những khi tôi nằm dài trên ghếTrong trạng thái trống rỗng hay trầm ngâm

Hình ảnh đó vụt sáng lên trước mắtNiềm sướng vui của sự cô liêu;

Và rồi trái tim tôi tràn đầy hân hoan Và nhảy múa cùng những bông hoa thủy tiên

Page 23: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

21

Vật liệu cần có

1. tờ giấy2. Bút

Hướng dẫn

1. Nghe bản nhạc “In the Hall of the Mountain King”, của soạn giả Edvard Greig.

2. Viết xuống những điều mà con chú ý ở bản nhạc. (ví dụ: nghĩ về cách nhịp điệu bắt đầu chậm rãi và huyền bí, sau đó càng về cuối càng to hơn và nhanh hơn.)

3. Bản nhạc làm con cảm thấy thế nào, hãy viết xuống cảm giác đó. Con có cảm thấy tò mò? Con có cảm thấy mình đang trong một cuộc phiêu lưu ly kỳ?

4. Tưởng tượng con đang đi bộ xuống một đường hầm tối và dài khi bản nhạc này được mở ở phía. Con có thể sáng tác một đoạn văn về điều xảy ra khi con đi về cuối đường hầm này và âm nhạc bắt đầu dồn dập hơn?

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=kLp_Hh6DKWc

Thưởng Thức Âm Nhạc 12

Page 24: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

22

Vật liệu cần có

1. Hãy xem đoạn kịch câm do Rowan Atkinson biểu diễn.

2. Con cảm thấy thế nào khi xem đoạn kịch này? Con có thể mô tả đoạn kịch này nói về cái gì không?

3. Hãy nghĩ về một sự cố nhỏ đã xảy ra ở trường học. Viết một đoạn mô tả về nó.

4. Đọc bản mô tả đó. Bây giờ, con có thể tạo một đoạn kịch câm tả lại sự cố đó và diễn cho gia đình mình xem không

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=7v5BCX6bkLQ

Nghệ Thuật Trị Liệu 2 Diễn Kịch Câm Nào!13

Page 25: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

23

Vật liệu cần có

1. 1 tờ giấy2. Bút

Hướng dẫn

1. Nhớ lại lúc con nghe bản nhạc “In the Hall of the Mountain King”. Quay lại và đọc về cảm nhận của con khi nghe bản nhạc đó.

2. Xem clip từ bộ phim “The Circus” (1928) của Charlie Chaplin.

3. Quan sát biểu cảm trên khuôn mặt ông ấy khi:

a. Ông ấy đang chạy trốn cảnh sát.

b. Ông ấy bị mắc kẹt trong mê cung gương.

4. Quan sát âm nhạc được sử dụng khi

a. Ông ấy đang chạy trốn cảnh sát.

b. Ông ấy đang cố gắng đánh lừa cảnh sát bằng cách giả vờ là một người nộm.

5. Viết về những gì con cảm thấy khi xem clip và về cách âm nhạc giúp thiết lập tâm trạng của cảnh phim.

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=G09dfRrUxUM

Gương Kia Ngự Ở Trên Tường 14

Page 26: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

24

Nghệ Thuật Trị Liệu 2 Một đôi giày15

Vật liệu cần có

1. Một tờ giấy2. Bút chì, màu vẽ

Hướng dẫn

1. Ngắm bức tranh của Vincent Van Gogh, tựa đề “Một đôi giày”.

2. Tâm trạng / cảm xúc của con khi nhìn vào bức tranh này là gì?

3. Con nghĩ đôi giày này có thể thuộc về ai? Họ đã có cuộc đời như thế nào? Họ đi đâu mỗi ngày? Tại sao giày của họ lại mòn như vậy?

4. Nhìn xung quanh nhà và ngắm nghía tất cả các đồ dùng con sử dụng hàng ngày. Con có thể vẽ một món đồ trong số đó không?

Nguồn: https://www.vincentvangogh.org/a-pair-of-shoes.jsp

Page 27: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

25

Vật liệu cần có

1. Một tờ giấy2. Màu vẽ, bút chì

Hướng dẫn

1. Quan sát bức tranh tựa đề ‘Đêm đông, Ekley’ của Edvard Munch.

2. Con nghĩ bức tranh thể hiện góc nhìn của ai? Con có thể tưởng tượng ra cảnh một người đang đứng sau một cái cây và nhìn ngôi nhà qua những cành cây không?

3. Hãy suy nghĩ về màu sắc được sử dụng trong bức tranh để mô tả một khung cảnh mùa đông. Mùa đông trông như thế nào trong thành phố/thị trấn của con? Con sẽ sử dụng màu gì? Tâm trạng được truyền tải bởi những màu sắc được sử dụng trong bức tranh này là gì?

4. Phác thảo một khung cảnh mùa đông từ nơi con sống, sử dụng các màu thích hợp để vẽ.

Nguồn: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:%27Winter_Night,_Ekely%27_by_Edvard_Munch,_1930-31.JPG

Bức Tranh Đêm Đông 16

Page 28: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

26

Nghệ Thuật Trị Liệu 2 Thiền Định Bằng Vẽ17

Vật liệu cần có

1. Một tờ giấy2. Màu vẽ, bút chì

Hướng dẫn

1. Ngồi xuống một chỗ yên tĩnh và nhắm mắt lại. Hít một vài hơi thở sâu.

2. Chạm vào cảm xúc mạnh mẽ nhất chạy qua tâm trí của con lúc này.

3. Khi có thể xác định được cảm xúc, hãy lấy tờ giấy ra và bắt đầu vẽ nó bằng màu mà con nghĩ miêu tả được trạng thái cảm xúc hiện tại của mình.

Nguồn: https://www.malcolmdeweyfineart.com/blog/painting-for-mindfulness-and-meditation#.XnNTUy2B0Us

Page 29: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

27

Vật liệu cần có

1. Giấy vẽ2. Bút vẽ, kéo

Hướng dẫn

1. Nhớ lại một thời điểm khi con cãi nhau với bạn bè hoặc một người trong nhà.

2. Hãy nghĩ xem cuộc cãi vã khiến con cảm thấy thế nào. Con có thấy buồn không? Sau đó con phản ứng với nó như thế nào?

3. Hãy suy nghĩ về cách con sẽ phản ứng khác nếu có cơ hội quay lại tình huống đó.

4. Lấy giấy vẽ ra và cắt nó theo kích thước của một tấm bưu thiếp. Viết ra 5 dòng cảm xúc của con về tình huống này, đề tên người khiến con cảm thấy những cảm xúc đó.

Nguồn: https://www.expressiveartworkshops.com/expressive-art-resources/100-art-therapy-exercises/

Một Tấm Bưu Thiếp Không Gửi 18

Page 30: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

28

Các cá nhân không vận hành trong một buồng chân không. Khi mỗi cá nhân tìm cách ứng phó với cảm xúc của mình, họ cũng gặp những người khác với những tâm trạng cảm xúc khác nhau ảnh hưởng đến bản thân họ và ngược lại. Vì thế chúng ta cần tạo những không gian xã hội nơi các cá nhân cảm thấy đủ an toàn để thể hiện cảm xúc của mình mà không sợ bị phản ứng, mất mặt hoặc chối bỏ.

Việc tạo một vòng tròn an toàn bao gồm tạo một tình huống tin tưởng lẫn nhau cho hai cá nhân hoặc nhiều hơn, nơi họ được phép thể hiện cảm xúc của mình và tìm kiếm sự chấp nhận và cách giải quyết từ những đầu óc cởi mở, trong bối cảnh các thực hành xã hội được chấp nhận. Ngoài ra, vòng tròn an toàn nên có chỗ cho việc thắc mắc về những thực hành xã hội đang tồn tại mà là nguyên nhân gây ra căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực khác cho các cá nhân. Nó trở thành một không gian nơi các cá nhân học cách thể hiện một cách tự do và học cách trở thành người biết lẽ phải và tư duy hợp lý.

Hướng dẫn cho các Hoạt động

1. Các hoạt động số 19 và 20 trong mỗi bộ cẩm nang được xây dựng trên chủ đề ‘Vòng tròn An toàn’.

2. Các hoạt động này được thiết kế để giúp trẻ nghĩ về ai và cái gì làm trẻ cảm thấy an toàn.

3. Để khích lệ con bạn nghĩ về những vòng tròn an toàn, hãy hỏi trẻ biết ơn điều gì và ai là người trẻ yêu thích nhất để nói về những điều mà trẻ thích và không thích.

4. Nhớ đối xử với các cảm giác và quan điểm của trẻ với thái độ quan tâm và không bác bỏ chúng.

5. Giúp trẻ hoàn thành hoạt động.

6. Vào cuối hoạt động, hãy đề nghị con bạn đánh giá các cảm xúc của trẻ về việc tham gia vào hoạt động. Hãy hỏi trẻ liệu hoạt động có làm trẻ cảm thấy vui không.

7. Thảo luận với con bạn về việc trẻ muốn nói về các cảm xúc của mình với ai và làm thế nào để gặp người đó.

8. Hỏi trẻ nếu có người cần sự giúp đỡ của trẻ để nói về những cảm giác và suy nghĩ tương tự, trẻ sẽ giúp họ như thế nào.

9. Chụp ảnh tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành và đăng lên Facebook, Twitter hoặc Instagram. Nhớ tag @nalandawayfoundation và #artforwellbeing!

Vòng tròn An toànC

Page 31: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

29

Vật liệu cần có

1. Bìa cứng / giấy trắng / báo / que kem

2. Keo3. Bút vẽ 4. Giấy

Hướng dẫn

1. Đề nghị con tạo một vòng tròn bằng cách dán bìa cứng/ giấy trắng / Báo / que kem lên một tờ giấy .

2. Giải thích với con rằng bất cứ điều gì nằm trong vòng tròn này chính là vòng tròn an toàn của con.

3. 3.Vòng tròn an toàn của con bao gồm những người hoặc những thứ con tìm đến khi gặp tình huống khó khăn. Ví dụ, cha mẹ, bạn bè, sách, âm nhạc, tập thể dục, bơi lội, v.v.

4. Đề nghị con viết ra bên ngoài vòng tròn những tình huống tạo ra sự tức giận, hoặc lo lắng, sợ hãi trong con.

5. Sau đó, đề nghị con viết ai và điều gì nằm bên trong vòng tròn an toàn của con, sử dụng màu sắc (bút vẽ / bút chì màu) thể hiện sự an toàn.

Vòng Tròn An Toàn19

Page 32: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

30

Nghệ Thuật Trị Liệu 2 Hộp Tự Chăm Sóc20

Vật liệu cần có

1. Hộp các tông/Giấy cứng2. Giấy, đồ trang sức, lông vũ, vòng

tay, hạt, chỉ, màu sắc, thẻ, và bất kỳ vật dụng nào có thể dùng để trang trí

3. Keo dính

Hướng dẫn

1. Chúng ta sẽ tạo ra một chiếc hộp tên là Hộp Tự Chăm Sóc.

2. Bạn có thể đề nghị con sử dụng bất kỳ loại vật phẩm trang trí nào để tạo nên chiếc hộp.

3. Dán những từ có tínhkhích lệ và động viên lên trên chiếc hộp để tạo ra một chiếc hộp sáng tạo, vui vẻ, đầy khích lệ nhất có thể!

4. Các bước về cách làm một hộp các tông được đưa ra ở hình bên.

5. Sau khi làm xong hộp, hãy tiếp tục cất giữ tất cả những điều làm con hạnh phúc và động viên con bên trong chiếc Hộp Tự Chăm Sóc đẹp đẽ của con.

Nguồn: https://positivepsychology.com/art-therapy/

Page 33: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

© Nalandaway FoundationCẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ

Chúng tôi là ai?Quỹ NalandaWay là một tổ chức phi chính phủ từng nhận giải thưởng, chuyên sử dụng Nghệ thuật thị giác và biểu diễn để giúp trẻ từ các cộng đồng thiệt thòi ở Ấn Độ. Chúng tôi mong muốn cải thiện khả năng học tập, củng cố hành vi tích cực và giúp trẻ vươn cao bằng cách tạo điều kiện để trẻ sáng tạo và biểu đạt thông qua Nghệ thuật. Hơn 50.000 trẻ từ những quận huyện nghèo nhất ở Ấn Độ đang được hưởng lợi hàng năm. Xin ghé thăm trang web www.nalandaway.org để biết thêm về các chương trình của chúng tôi và đóng góp ủng hộ.

Bạn sẽ ủng hộ Quỹ NalandaWay chứ? Những dự án tạo tác động từng được giải thưởng của NalandaWay chạm đến những trẻ em thiệt thòi nhất tại Ấn Độ. Đó là nhờ sự ủng hộ của các cá nhân và doanh nghiệp đầy hào phóng. Mọi sự đóng góp, dù ít hay nhiều, đều có giá trị. Hãy ủng hộ NalandaWay hôm nay bằng cách truy cập https://www.nalandaway.org/donate.html

Cầu nguyện với chúng tôi Những nỗ lực của NalandaWay nhằm hướng đến đem thêm một chút tử tế và lòng trắc ẩn đến thế giới. Thông qua sáng kiến ‘Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ’, chúng tôi hi vọng có thể đạt được những mục tiêu này bằng cách loại bỏ sợ hãi và lo âu, thúc đẩy trẻ phát huy tối đa những tiềm năng tốt nhất của mình.

Khi toàn thế giới đang chiến đấu với dịch bệnh, chúng tôi muốn mời bạn cùng chúng tôi cầu nguyện cho sức khỏe của tất cả sinh linh trong mái nhà này, chính là hành tinh mà họ gọi là Trái Đất.

“Thượng Đế, đây lời tôi cầu nguyện: Xin tận diệt, tận diệt trong tim tôi mọi khốn khổ.Xin cho tôi sức mạnh thản nhiên để gánh chịu mọi buồn vui.Xin cho tôi sức mạnh để đem tình yêu phụng sự cho đời.Xin cho tôi sức mạnh để chẳng bao giờ chối bỏ người nghèo khó hay quỳ gối trước bạo quyền.Xin cho tôi sức mạnh để nâng tâm trí vươn lên khỏi những vặt vãnh hằng ngàyVà cho tôi sức mạnh để thương quý dâng sức mạnh của mình theo ý người.”

-Rabindranath Tagore, Gitanjali

Page 34: TUỔI 12-15. Arts...3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái niệm về gia đình và sự gắn

'Art for Wellbeing - A Parent's Guide' is a unique initiative brought to you by NalandaWay Foundation to help children and adults alike find creative

expression through the arts and deal with anxiety and fear, positively.You will find there's art for everyone with activity kits grouped age-wise,

right from pre-schoolers to high-schoolers and adults.

NalandaWay Foundation is an award-winning NGO, which uses visual and performing Arts to help children from disadvantaged communities in India.

@nalandawayfoundation | www.nalandaway.org