uỶ ban nhÂn dÂn cỘng hoÀ xà hỘi chỦ nghĨa viỆt nam...

5
1 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN Số: /KH-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019 KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 2020 Thực hiện Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về tăng cường PBGDPL giai đoạn 2016-2020, UBND huyện Bình Xuyên ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 209/2015/NQ- HĐND trong năm 2020 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Chương trình, Đề án của Trung ương về phổ biến, giáo dục pháp luật; đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2016-2020. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân; tạo sự chuyển biến toàn diện về nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân; phục vụ các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện trong năm 2020; tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn thể nhân dân; phát huy xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật mới; gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, lồng ghép với việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo ttư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào vận động quần chúng tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương. 2. Yêu cầu Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật; đảm bảo công tác phổ biến giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp đối tượng, địa bàn. Đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, áp dụng mô hình phổ biến pháp luật mới, có hiệu quả trong thực tiễn; hướng công tác phổ biến giáo dục pháp luật về cơ sở. Tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với các hoạt động tổ chức thi hành pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao. II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 1. Đối tượng, nội dung

Upload: others

Post on 08-Jul-2020

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN BÌNH XUYÊN

Số: /KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh

về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 2020

Thực hiện Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của

HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về tăng cường PBGDPL giai đoạn 2016-2020, UBND

huyện Bình Xuyên ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 209/2015/NQ-

HĐND trong năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

Chương trình, Đề án của Trung ương về phổ biến, giáo dục pháp luật; đảm bảo

thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND của

HĐND tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2016-2020.

Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công

chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân; tạo sự chuyển biến

toàn diện về nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật

của cán bộ và nhân dân; phục vụ các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện

trong năm 2020; tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể và

toàn thể nhân dân; phát huy xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, văn bản

pháp luật mới; gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị,

tư tưởng, lồng ghép với việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo ttư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào vận động quần chúng

tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh,

quốc phòng ở địa phương.

2. Yêu cầu

Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật; đảm bảo công

tác phổ biến giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp đối tượng, địa

bàn.

Đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, áp dụng mô hình phổ biến

pháp luật mới, có hiệu quả trong thực tiễn; hướng công tác phổ biến giáo dục

pháp luật về cơ sở. Tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với

các hoạt động tổ chức thi hành pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để

đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC

PHÁP LUẬT

1. Đối tượng, nội dung

2

1.1. Đối với các tầng lớp nhân dân

Tập trung tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam; phổ biến các văn bản pháp luật mới được Quốc hội thông qua;

các chủ trương, chính sách của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhằm giữ vững ổn

định chính trị, quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh

xã hội. Tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, đất

đai, thuế, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính, hôn nhân và gia đình, bình

đẳng giới, lao động, giáo dục, y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, quốc phòng, an

ninh trật tự, phòng chống tai tệ nạn xã hội, các hoạt động liên quan đến “tín dụng

đen”; giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách

nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản pháp luật mới ban

hành.

Đối với người dân nông thôn, chú trọng phổ biến các quy định của pháp

luật về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đất đai, tài nguyên, môi trường, an

toàn vệ sinh thực phẩm, bồi thường giải phóng mặt bằng, khiếu nại, tố cáo và các

lĩnh vực pháp luật khác gắn với đời sống, sản xuất của nông dân.

1.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức

Tập trung phổ biến các quy định pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước,

pháp luật chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, quyền và nghĩa vụ của

cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; quy trình, thủ tục khi thực thi công

vụ; các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng; thực hành

tiết kiệm chống lãng phí; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm; trình tự,

thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, các thông tin về tình hình thi

hành, chấp hành pháp luật. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật

liên quan đến chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia, các quy định pháp luật về

bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.

1.3. Đối với thanh thiếu niên.

- Đối với thiếu niên: Phổ biến một số kiến thức pháp luật cơ bản gắn với

quyền trẻ em như: Quyền và nghĩa vụ học tập; quyền và nghĩa vụ của con cháu

đối với ông bà, cha mẹ, pháp luật về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường; các

quyền và nghĩa vụ trẻ em.

- Đối với thanh niên: Phổ biến pháp luật về lao động; hôn nhân và gia

đình; thanh niên; giao thông đường bộ; nghĩa vụ quân sự; phòng chống tội phạm

và những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực lao động, việc làm, vay vốn,

đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…

1.4. Đối với học sinh: Tuỳ từng cấp học và trình độ đào tạo để phổ biến

các văn bản pháp luật phù hợp:

Đối với học sinh các trường mầm non và tiểu học: Nội dung giáo dục pháp

luật được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen

phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết,

tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật.

Đối với học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông: Trang

bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức

tôn trọng và chấp hành pháp luật.

1.5. Đối với Phụ nữ

3

Tập trung phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và

nghĩa vụ của phụ nữ, các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình

đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng, chống mua bán người.

1.6 Đối với một số đối tượng đặc thù

Đối với người dân ở vùng dân tộc tiểu số: tuyên truyền các quy định pháp

luật về dân tộc, tôn giáo; trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc

phòng; các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; các giao dịch dân sự;

hôn nhân và gia đình; bài trừ các hủ tục lạc hậu...

Đối với các nạn nhân bạo lực gia đình: tuyên truyền pháp luật về hôn nhân

và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của Nhà

nước và xã hội trong việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.

Đối với người khuyết tật: tuyên truyền các quy định pháp luật về quyền

của người khuyết tật; chế độ, chính sách của Nhà nước; trách nhiệm của Nhà

nước và xã hội trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật và các quy định

khác của pháp luật liên quan đến người khuyết tật.

Đối với người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn,

người bị phạt tù nhưng được hưởng án treo: tuyên truyền các quy định của pháp

luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật hình sự, thi hành án hình sự,

dân sự, xử lý vi phạm hành chính; pháp luật về phòng, chống ma túy và các tệ

nạn xã hội.

2. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Tổ chức hội nghị, mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo, tọa đàm

trao đổi, tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp

luật.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Cổng thông tin điện

tử huyện, Đài truyền thanh huyện, hệ thống loa truyền thanh cơ sở; pa-nô, áp

phích, tranh cổ động, niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công

dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan

trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính

trị và các đoàn thể, câu lạc bộ; tủ sách pháp luật của cơ quan, trường học, xã, thị

trấn, thôn, tổ dân phố và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở. Tăng cường

PBGDPL thông qua việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, tổ

dân phố.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Triển khai tổ chức thực hiện

“Ngày Pháp luật”. Phổ biến và nhân rộng các mô hình tuyên truyền pháp luật gắn

với chấp hành pháp luật như: Xã, Thôn không có ma túy và tệ nạn xã hội; Câu lạc

bộ pháp luật; Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm; Câu lạc bộ phòng chống ma túy,

HIV/AIDS; Hội phụ nữ với pháp luật; Tổ tự quản liên gia…

Kết hợp, lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật theo các chuyên đề, lĩnh

vực hoặc địa bàn. Thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL. Huy động các cơ

quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp

luật; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác phổ biến, giáo dục.

4

Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối

tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để

bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Tư pháp

Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành triển khai Kế hoạch này. Tham

mưu Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức các Hội nghị tập huấn

nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, đội ngũ hòa giải viên cơ sở.

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn, Tổ

trưởng Tổ dân phố; Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc; Chi hội trưởng chi

hội phụ nữ; Chi hội trưởng chi hội nông dân, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến

binh; Bí thư Chi đoàn; Tổ trưởng Tổ liên gia, Tổ trưởng Tổ hoà giải.

Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, quản lý, khai thác có hiệu quả tủ

sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, trường học. Phối hợp lồng ghép triển khai

mô hình “ngày pháp luật” trong sinh hoạt của các Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ ở cơ

sở trên phạm vi toàn huyện. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật theo kế hoạch của

tỉnh;

Tham mưu UBND huyện củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến,

giáo dục pháp luật, đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyền truyền viên pháp luật, các

tổ hòa giải cơ sở.

Tham mưu UBND huyện biên soạn tài liệu pháp luật ngắn gọn, dễ hiểu, phục

cụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn; củng cố và nâng nâng cao hiệu

quả khai thác tủ sách pháp luật; tiếp tục triển khai thực hiện các quy định về chuẩn

tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở trên địa bàn huyện.

Tham mưu UBND huyện thực hiện tố công tác kiểm tra, hướng dẫn sơ kết,

tổng kết, thông tin báo cáo thi đua khen thưởng trong công tác PBGDPL.

Phối hợp với Trung tâm VHTTT huyện xây dựng chuyên trang phổ biến giáo

dục pháp luật trên cổng thông tin giao tiếp điện tử huyện.

2. Phòng Tài chính-kế hoạch

Tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí để tổ chức các lớp tập huấn, tuyên

truyền đảm bảo thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo kế hoạch này;

kinh phí hỗ trợ phục vụ cho hoạt động tổ hòa giải cơ sở, xây dựng tủ sách pháp luật,

chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện.

3. Trung tâm văn hóa - thông tin - thể thao huyện.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những văn bản quy phạm pháp

luật mới ban hành trên hệ thống loa truyền thanh trên địa bàn, cổng thông tin giao

tiếp điện tử huyện.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;

ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt,

việc tốt trong thực hiện pháp luật trên địa bàn huyện đến cán bộ và nhân dân.

4. Đề nghị Toà án nhân dân huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện,

Công an huyện

Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động điều tra,

truy tố, xét xử, giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân. Phối hợp tiếp tục thực

hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động xét xử lưu

động đảm bảo hiệu quả.

5

5. Đề nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên,

Ban Dân vận huyện ủy

Tiếp tục tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của

tổ chức mình; vận động nhân dân chấp hành pháp luật.

Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp

luật cho nhân dân.

Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phổ biến, giáo

dục pháp luật.

6. UBND các xã, thị trấn

Triển khai Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020 tại địa phương.

Bố trí kinh phí để triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo

Kế hoạch; thực hiện chi hỗ trợ kinh phí phục vụ hoạt động hòa giải, xây dựng tủ

sách pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn.

Triển khai các nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp

luật phù hợp với đối tượng, địa bàn để công tác phổ biến giáo dục pháp luật đi

vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực.

Củng cố và nâng cao hiệu quả khai thác Tủ sách pháp luật; tiếp tục triển

khai thực hiện các quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở tại

địa phương. Tổ chức tốt Ngày pháp luật Việt Nam gắn với phong trào thi đua

“Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực Nghị quyết số 209/2015/NQ- HĐND về

PBGDPL giai đoạn 2016-2020 trong năm 2020 của UBND huyện, yêu cầu các

phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Báo cáo kết

quả thực hiện Nghị quyết năm 2020 trước ngày 30/11 về cơ quan thường trực Hội

đồng phối hợp PBGDPL (Phòng Tư pháp) để tổng hợp báo cáo UBND huyện, Sở Tư

pháp./.

Nơi nhận: - Sở Tư pháp, phòng PBGDPL (b/c);

- Thường trực HU (b/c);

- Chủ tịch, phó CT HĐND, UBND huyện;

- Thành viên HĐPHPBGDPL;

- Các phòng, ban, ngành, đoàn thể;

- Cổng TTĐT của huyện;

- Các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: VT.

.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Hồng Nhung