uỶ ban nhÂn dÂn tỈnh hÀ giang · web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy...

120
Tỉnh Hà Giang Số 19+20 Ngày 05 tháng 8 năm 2011 MỤC LỤC Ngày ban hành Trích yếu nội dung Tran g I. VĂN BẢN CỦA HĐND TỈNH 15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 16/NQ-HĐND về việc phê chuẩn quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020. 4 15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 17/NQ-HĐND về việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm 2011. 24 15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 18/NQ-HĐND về việc thông qua Đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Cửa khẩu Thanh Thuỷ tỉnh Hà Giang đến năm 2020. 31 15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 19/NQ-HĐND về việc bãi bỏ Nghị quyết số 21/2009/NQ-HĐND ngày 33

Upload: others

Post on 08-Feb-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

Tỉnh Hà Giang

Số 19+20 Ngày 05 tháng 8 năm 2011

MỤC LỤC

Ngày ban hành Trích yếu nội dung Trang

I. VĂN BẢN CỦA HĐND TỈNH

15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 16/NQ-HĐND về việc phê chuẩn quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020.

4

15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 17/NQ-HĐND về việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm 2011.

24

15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 18/NQ-HĐND về việc thông qua Đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Cửa khẩu Thanh Thuỷ tỉnh Hà Giang đến năm 2020.

31

15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 19/NQ-HĐND về việc bãi bỏ Nghị quyết số 21/2009/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 của HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang.

33

15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 20/NQ-HĐND về việc bãi bỏ Nghị quyết số 29/2006/NQ-HĐND ngày 09/12/2006 của HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ Xoá đói giảm nghèo tỉnh Hà Giang.

34

Page 2: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 21/NQ-HĐND về việc phê chuẩn quyết toán bổ sung ngân sách địa phương năm 2009.

35

15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ban hành chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 và Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, người phục vụ học sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

36

15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND về việc quy định mức đóng góp Quỹ Quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

40

15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2014 - 2015.

42

15 - 7 - 2011 Nghị quyết số 25/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án phân loại đô thị loại V đối với thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên.

47

II. VĂN BẢN CỦA UBND TỈNH

05 - 07 - 2011 Quyết định số 1364/2011/QĐ-UBND phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

48

08 - 07 - 2011 Quyết định số 1402/2011/QĐ-UBND về việc quy định đơn giá cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

51

14 - 7 - 2011 Văn bản số 1852/UBND-KT đính chính Quyết định số 1402/2011/QĐ-UBND ngày 8/7/2011 về việc quy định đơn giá cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

57

2

Page 3: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

III. VĂN BẢN CỦA HĐND THÀNH PHỐ HÀ GIANG

20 - 6 - 2011 Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011.

58

20 - 6 - 2011 Nghị quyết số 13/NQ-HĐND về việc phê chuẩn báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thành phố Hà Giang năm 2010.

68

20 - 6 - 2011 Nghị quyết số 14NQ-HĐND về việc phê chuẩn Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thành phố Hà Giang năm 2009 (bổ sung)

70

IV. VĂN BẢN CỦA HĐND HUYỆN VỊ XUYÊN

15 - 6 - 2011 Nghị quyết số 01/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu KTXH - ANQP 6 tháng cuối năm 2011.

72

15 - 6 - 2011 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐND phê duyệt quyết toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2010.

76

3

Page 4: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

I. VĂN BẢN CỦA HĐND TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

Số: 16/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề việc phê chuẩn quy hoạch phát triển

ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG KHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Sau khi xem xét Tờ trình số 76/TTr-UBND ngày 06/7/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc phê chuẩn Đề án quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Có quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2011.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khoá XVI - Kỳ họp thứ hai thông qua.

CHỦ TỊCHVương Mí Vàng

4

Page 5: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY HOẠCH Phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020

(Kèm theo Nghị quyết số 16 /NQ-HĐND ngày 15/7/2011 của HĐND tỉnh)

I. Mục tiêu

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện được mục tiêu phát triển nhanh kinh tế - xã hội của tỉnh thì nguồn nhân lực là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định, đảm bảo sự thành công. Vì vậy, phát triển giáo dục được đặt thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân nhằm nâng cao dân trí, xây dựng lực lượng lao động có đủ trình độ, tạo lập nền tảng và động lực cho sự nghiệp CNH - HĐH, đảm bảo Hà Giang có đủ năng lực phát triển, hợp tác và cạnh tranh trong bối cảnh mới.

- Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo một cách hợp lý trên cơ sở đảm bảo chất lượng, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, đa dạng hóa các loại hình trường lớp.

- Tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực của hệ thống quản lý giáo dục.

- Mở rộng quan hệ hợp tác, phối hợp và hội nhập với giáo dục quốc tế, cũng như với giáo dục các tỉnh thành trong cả nước.

2. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Hà Giang có chất lượng, có bản sắc, làm nền tảng cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh, đáp ứng căn bản yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của các tầng lớp dân cư. Giáo dục và Đào tạo góp phần xây dựng những con người có văn hóa, nhân cách, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, ý thức làm chủ, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm công dân.

3. Mục tiêu cụ thể

- Giáo dục mầm non: Coi trọng giáo dục mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo 5 tuổi. Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện chương trình 26 tuần, 36 buổi, chương trình rút gọn 20 buổi cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho các em ở vùng dân tộc thiểu

5

Page 6: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

số bước vào lớp 1 đều biết tiếng phổ thông và có kiến thức, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội và lao động, tăng cường công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở những khu vực có điều kiện theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, năm 2020 tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt 50%; trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 98 %; trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99%. Phấn đấu 25% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo có đủ số giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, phấn đấu đến năm 2020 ít nhất có 50% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên.

- Giáo dục tiểu học: Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2011; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa và tích hợp giáo dục môi trường, pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh. Thực hiện giáo dục tiểu học cho trẻ khuyết tật, nâng tỷ lệ trẻ khuyết tật được học tiểu học từ 40% năm 2009 lên 60% năm 2015 và ít nhất 75% năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020: Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%; 40% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; trên 70% số giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng trở lên.

- Giáo dục trung học cơ sở: Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS, trang bị các kiến thức phổ thông cơ bản để phân luồng học sinh. Đến năm 2020 có ít nhất 98% số người trong độ tuổi 11-14 đi học THCS ; 50% số trường THCS đạt chuẩn quốc gia ; 100% giáo viên THCS được xếp loại trung bình trở lên theo chuẩn nghề nghiệp và 70% số giáo viên đạt trình độ đại học trở lên.

- Giáo dục trung học phổ thông: Đảm bảo cho học sinh được trang bị các kiến thức phổ thông, những kiến thức cơ bản về công nghệ, nghề phổ thông. Tất cả học sinh THPT được học ngoại ngữ, tin học. Đến năm 2020 có ít nhất 60% thanh niên từ 15-17 tuổi đang học THPT, 40% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia, 98% giáo viên THPT được xếp loại trung bình trở lên theo chuẩn nghề nghiệp và 100% giáo viên đạt trình độ đại học trở lên.

- Giáo dục thường xuyên: Góp phần duy trì phổ cập giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo các điều kiện cho người lao động có môi trường học tập theo các chương trình giáo dục thường xuyên; đa dạng hóa nội dung, chương trình và hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và nhu cầu nâng cao trình độ học vấn của người dân. Mục tiêu đến năm 2020 có 100% số xã, phường trong toàn tỉnh có các Trung tâm học tập cộng

6

Page 7: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

đồng hoạt động đúng chức năng và có hiệu quả, tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ đạt 99,0%; khoảng 8.500 người được bồi dưỡng, đào tạo lại hàng năm.

- Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Mở rộng quy mô, đa dạng hóa chương trình và hình thức đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động có tay nghề kỹ thuật từ sơ cấp trở lên, đảm bảo nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60% (trong đó qua đào tạo nghề 50%); tỷ lệ giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo 100%. Ít nhất 20% số giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, 10% số giáo viên ở trường trung cấp nghề và 20% số giáo viên ở các trường cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; ít nhất 70% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 5% là tiến sỹ; 70% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 25% là tiến sỹ.

II. Nội dung quy hoạch

1. Quy hoạch giáo dục mầm non

Bảng 1: Quy mô phát triển số trẻ mầm non

TT Mục tiêu 2010 2015 20201 Tổng số trẻ học mầm non 49.697 54.520 59.426 2 Số lượng trẻ nhà trẻ 8.747 8.737 9.834 3 Số lượng trẻ mẫu giáo 40.950 45.783 49.529 4 Số lượng trẻ 5 tuổi đến lớp 14.658 16.812 16.861

Bảng 2: Quy hoạch mạng lưới trường mầm non

TT Đơn vị 2010 2015 2020Toàn tỉnh 208 224 231

1 TP Hà Giang 13 17 172 Vị Xuyên 25 28 333 Bắc Quang 28 32 324 Quang Bình 15 16 165 Bắc Mê 14 15 156 Hoàng Su Phì 25 25 267 Xín Mần 19 20 208 Quản Bạ 13 13 149 Yên Minh 18 20 20

7

Page 8: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

TT Đơn vị 2010 2015 202010 Đồng Văn 20 20 2011 Mèo Vạc 18 18 18

2. Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thônga) Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học:

Bảng 3: Quy mô phát triển HS tiểu học

TT Mục tiêu 2010 2015 2020

1 Dân số 6 tuổi 14.987 17.086 17.940

2 Dân số trong độ tuổi 6-10 73.956 82.213 86.323

3 Số tuyển mới lớp 1 14.687 16.915 17.760

4 Tổng số HS tiểu học 75.725 80.713 83.446

Bảng 4: Quy hoạch phát triển mạng lưới trường tiểu học

TT Đơn vị 2010 2015 2020Toàn tỉnh 214 227 232

Trong đó, trường phổ thông dân tộc bán trú 30 30 30

1 TP Hà Giang 12 13 13

2 Vị Xuyên 28 31 33

3 Bắc Quang 31 35 35

4 Quang Bình 15 15 15

5 Bắc Mê 14 15 17

6 Hoàng Su Phì 26 28 28

7 Xín Mần 20 20 20

8 Quản Bạ 13 14 15

9 Yên Minh 18 18 18

10 Đồng Văn 19 20 20

11 Mèo Vạc 18 18 18

b) Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở (THCS):

Bảng 5: Quy mô phát triển HS THCS

8

Page 9: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

TT Mục tiêu 2010 2015 20201 Tổng số học sinh THCS 47.075 57.603 64.7922 Dân số trong độ tuổi 11-14 61.197 58.779 66.115

Bảng 6: Quy hoạch phát triển mạng lưới trường trung học cơ sở

TT Đơn vị 2010 2015 2020

Toàn tỉnh 179 206 209

Trong đó, trường phổ thông dân tộc bán trú 52 52 52

1 TP Hà Giang 7 10 10

2 Vị Xuyên 24 26 27

3 Bắc Quang 20 24 25

4 Quang Bình 15 16 16

5 Bắc Mê 11 12 13

6 Hoàng Su Phì 25 26 26

7 Xín Mần 21 21 21

8 Quản Bạ 11 13 13

9 Yên Minh 18 18 18

10 Đồng Văn 9 20 20

11 Mèo Vạc 18 20 20

c) Quy hoạch phát triển giáo dục trung học phổ thông:

Bảng 7: Quy hoạch phát triển HS THPT

TT Mục tiêu 2010 2015 20201 Tổng số học sinh THPT 16.017 22.043 26.8932 Dân số trong độ tuổi 15-17 49.860 44.086 44.822

Bảng 8: Quy hoạch phát triển mạng lưới trường THPT

TT Đơn vị 2010 2015 2020Toàn tỉnh 30 38 43

1 TP Hà Giang 4 4 4

2 Vị Xuyên 4 6 7

3 Bắc Quang 7 7 8

9

Page 10: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

TT Đơn vị 2010 2015 2020

4 Quang Bình 2 4 4

5 Bắc Mê 2 3 3

6 Hoàng Su Phì 2 2 3

7 Xín Mần 2 2 3

8 Quản Bạ 2 3 3

9 Yên Minh 3 3 3

10 Đồng Văn 1 2 3

11 Mèo Vạc 1 2 2

3. Quy hoạch phát triển giáo dục thường xuyênBảng 9. Số học viên tham gia các chương trình giáo dục không chính quy

(KCQ) để có văn bằng tốt nghiệp các cấp học của giáo dục phổ thông

TT Mục tiêu 2010 2015 2020

1 Số học viên tham gia chương trình giáo dục KCQ để tốt nghiệp tiểu học 3.000 1.500 500

2 Số học viên tham gia chương trình giáo dục KCQ để tốt nghiệp THCS 2.000 1.400 600

3 Số học viên tham gia chương trình giáo dục KCQ để tốt nghiệp THPT 1.500 1.200 1.000

Bảng 10. Quy hoạch mạng lưới các trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng

Đơn vị 2010 2015 2020

A Tổng số trung tâm GDTX 11 11 11

B Tổng số Trung tâm học tập cộng đồng 157 195 197

1 TP Hà Giang 8 10 10

2 Vị Xuyên 24 24 24

3 Bắc Quang 23 23 23

4 Quang Bình 15 15 15

5 Bắc Mê 13 13 13

6 Hoàng Su Phì 21 25 25

10

Page 11: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

7 Xín Mần 14 19 19

8 Quản Bạ 13 13 13

9 Yên Minh 8 16 18

10 Đồng Văn 5 19 19

11 Mèo Vạc 13 18 18

4. Quy hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp và đại học a) Quy hoạch phát triển học sinh, sinh viên của giáo dục nghề nghiệp và đại học:

Bảng 11: Quy hoạch phát triển HS, SV của giáo dục nghề nghiệp và đại học

Đơn vị tính: NgườiTT Mục tiêu 2010 2015 2020

1 Số HS TCCN 4.793 5.272 5.799

Chương trình chính quy 2.119 2.331 2.564

Chương trình KCQ 2.674 2.941 3.235

2 Số sinh viên cao đẳng 3.167 3.483 3.832

Chương trình chính quy 1.550 1.705 1.876

Chương trình KCQ 1.616 1.778 1.956

3 Số sinh viên đại học (gồm cả liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh) 3.500 5.200

4 Số học viên trên đại học (chủ yếu gửi đi đào tạo ở các cơ sở đào tạo của Trung ương )

300 400

5 Trung cấp/cao đẳng nghề 3.779 7.500 10.000

6 Sơ cấp/dạy nghề dưới 3 tháng 50.211 67.500 80.000

b) Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học:

- Đến năm 2015:

+ Nâng cấp Trung cấp Nghề lên thành Trường Cao đẳng Nghề vào năm 2012;

+ Nâng cấp 01 Trung tâm dạy nghề thành trường Trung cấp Nghề vào năm 2012;

+ Thành lập 01 Trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cấp tỉnh;

+ Nâng cấp trường Trung cấp Y tế lên thành trường Cao đẳng Y tế;

11

Page 12: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

+ Nâng cấp trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật lên thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật;

+ Phát triển trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang thành trường Đại học Hà Giang.

- Đến năm 2020:

+ Nâng cấp 02 Trung tâm dạy nghề thành trường Trung cấp nghề vào năm 2016;

+ Toàn tỉnh có ít nhất 03 cơ sở dạy nghề tư thục;

+ Thành lập Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh;

+ Mở rộng quy mô tuyển sinh, mở rộng ngành nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề;

+ Thành lập Trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tại một số huyện.

5. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục

a) Quy hoạch đội ngũ giáo viên các cấp học

Bảng 12. Quy hoạch đội ngũ GV các cấp học Đơn vị tính: Người

STT Mục tiêu 2010 2015 20201 Nhà trẻ:

Tỷ lệ trẻ nhà trẻ /giáo viên 9, 0 8, 5 8, 0Số giáo viên nhà trẻ 976 1.028 1.229

2 Mẫu giáoTỷ lệ trẻ mẫu giáo/giáo viên 14, 25 13, 50 13, 00Số giáo viên mẫu giáo 2.874 3.391 3.809

3 Tiểu họcSố lớp tiểu học 4.883 5.270 5.349Tỷ lệ HS/lớp 15, 5 15, 31 15, 50Tỷ lệ giáo viên /lớp (tính chung) 1, 44 1, 45 1, 45Số lớp học 2 buổi/ngày 781 1.054 1.283Tỷ lệ lớp được học 2 buổi/ngày (%) 16, 0 20, 0 25, 0Số giáo viên tiểu học 7.040 7.641 7.756

4 Trung học cơ sởSố lớp THCS 1.770 1.850 2.094Tỷ lệ HS/lớp 26, 6 27, 0 30, 0Tỷ lệ giáo viên /lớp 2, 42 2, 20 2, 00Giáo viên THCS 4.286 4.070 4.369

12

Page 13: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

5 Trung học phổ thôngSố lớp THPT 452 578 690Tỷ lệ HS/lớp 35 38 38Tỷ lệ giáo viên /lớp 2, 50 2, 50 2, 50Giáo viên THPT 1.130 1.445 1.725

6 GV TTGDTX, TT KT-TH-HN 166 168 180

b) Quy hoạch đội ngũ nhân viên các cấp học: Bảng 13. Quy hoạch đội ngũ nhân viên các cơ sở giáo dục công lập

theo cấp học Đơn vị tính: Người

TT Mục tiêu 2010 2015 20201 Các trường mầm non (tối thiểu 3 nhân

viên/trường theo Điều lệ trường mầm non) 585 633 654

2 Các trường tiểu học (tối thiểu 3 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT) 645 684 699

3 Các trường trung học cơ sở (tối thiểu 5 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT) 905 1.020 1.035

4 Các trường trung học phổ thông (tối thiểu 5 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT)

145 185 210

5 Các trường phổ thông nhiều cấp (tối thiểu 5 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT)

215 265 285

6 Các trung tâm GDTX và KTTHHN 95 100 110

c) Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục: Bảng 14. Quy hoạch đội ngũ CBQL các cơ sở giáo dục công lập theo

cấp họcĐơn vị tính: Người

TT Mục tiêu 2010 2015 20201 Cán bộ QLGD mầm non 496 555 5752 Cán bộ QLGD tiểu học 542 570 5823 Cán bộ QLGD THCS 397 510 6214 CBQL trường liên cấp (tiểu học và THCS) 140 150 1505 Cán bộ QLGD THPT (bao gồm trường liên cấp 2-

3) 90 110 126

6 Cán bộ QLGD các TT GDTX 22 30 30

6. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

6.1. Quy hoạch và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục

13

Page 14: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

- Đến năm 2015: Hoàn thành toàn bộ việc quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở GD&ĐT.

- Đến năm 2020: 50% số trường được quy hoạch có đủ sân chơi, bãi tập, hệ thống sân vườn, đường đi nội bộ.

6.2. Quy hoạch đầu tư xây dựng CSVC, kiên cố hóa phòng học của giáo dục mầm non và phổ thông

- Đến năm 2015:

+ Xoá bỏ hoàn toàn tình trạng phòng học tạm ở các điểm trường và phân trường, lớp học thôn bản của giáo dục mầm non, tiểu học;

+ Chuyển đổi các trường tiểu học, THCS có đủ điều kiện thành trường phổ thông dân tộc bán trú, quy mô HS theo nhu cầu từng địa phương;

+ 40% phòng học mầm non, 50% phòng học tiểu học, 70% phòng học THCS và 95% phòng học THPT được xây dựng kiên cố;

+ Có đủ nhà ở cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú; đủ nhà ở công vụ cho GV. Tỷ lệ nhà ở bán trú, nhà ở công vụ được xây 1 tầng và cấp 4 đạt 60%;

+ 100% trường có đủ diện tích phòng học, sân chơi, bãi tập cho HS (theo tiêu chuẩn của Bộ GD và ĐT). Bàn ghế đảm bảo kích cỡ phù hợp với lứa tuổi học sinh;

+ 100% các điểm trường chính có công trình vệ sinh phù hợp vào 2015;

+ Xây dựng mới trường THPT chuyên.

- Đến năm 2020:

+ 100% phòng học mầm non, tiểu học và trung học được xây dựng kiên cố;

+ 100% số phòng ở bán trú và nhà công vụ được xây 1 tầng, cấp 4;

+ 80% số trường có hệ thống sân vườn, đường đi nội bộ.

6.3. Quy hoạch đầu tư xây dựng phòng thư viện, bộ môn và các phòng chức năng khác của giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông

- Đến năm 2015:

+ 40% số trường học có thư viện;

+ 30% cơ sở giáo dục trung học có đủ phòng học bộ môn;

+ 15% cơ sở giáo dục mầm non, 20% cơ sở giáo dục tiểu học, 30% cơ sở giáo dục trung học có các phòng chức năng.

- Đến năm 2020:

+ 100% số trường học có thư viện;

+ 100% cơ sở giáo dục trung học có đủ phòng học bộ môn;

14

Page 15: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

+ 70% cơ sở giáo dục mầm non, 90% cơ sở giáo dục tiểu học và giáo dục trung học có các phòng chức năng.

6.4. Quy hoạch đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong GD&ĐT

- Đến năm 2015: + 80% trường phổ thông được trang bị phòng máy tính và dạy tin học. Các cơ sở

giáo dục đều được thực hiện kết nối mạng Internet;+ 60% GV phổ thông, 85% GV, giảng viên các trường dạy nghề, TCCN, cao

đẳng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và dạy học. - Đến năm 2020: + 100% trường phổ thông được trang bị phòng máy tính và dạy tin học; + 100% GV, giảng viên các trường phổ thông, dạy nghề, TCCN, cao đẳng, đại

học ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và dạy học. III. Giải pháp thực hiện

1. Đổi mới công tác quản lý giáo dục- Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan

quản lý giáo dục các cấp, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, cơ chế về giáo dục và đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chương trình và chất lượng, thực hiện nghiêm túc Luật Giáo dục. Thực hiện phân cấp quản lý, từng bước giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong việc quản lý tài chính, quản lý nhân sự, tổ chức quá trình dạy học. Từng bước tổ chức và thực hiện tốt Nghị định số: 115/2010/NĐ-CP (24/ 12/ 2010) của Chính phủ về Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

- Đẩy mạnh việc đưa tin học vào hệ thống quản lý giáo dục của tỉnh; trang bị máy tính và bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên của các cơ sở giáo dục, phòng Giáo dục & Đào tạo về sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục. Kết nối mạng Internet giữa các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Xây dựng và triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, cập nhật làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, giám sát thực hiện và minh bạch.

- Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nâng cao năng lực bộ máy quản lý; hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục. Kết hợp việc thực hiện việc đánh giá cán bộ lãnh đạo các trường theo chuẩn hiệu trưởng do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành; chú trọng cả các hình thức đánh giá khác như thông qua dư luận xã hội, đánh giá qua đồng nghiệp... nhằm sàng lọc và đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cho phát triển giáo dục & đào tạo của tỉnh.

15

Page 16: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

- Thực hiện việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành bên cạnh các hình thức đánh giá khác (dư luận xã hội, đồng nghiệp, học sinh...). Có kế hoạch và phân bổ ngân sách trong 1-2 năm để giải quyết chế độ chính sách cho những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục và không thể tiếp tục đào tạo bồi dưỡng.

2. Thực hiện việc đổi mới nội dung giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập

* Giáo dục mầm non: - Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để triển khai có hiệu quả chương trình

giáo dục mầm non mới trên địa bàn toàn tỉnh và chương trình chuẩn bị Tiếng Việt cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi ở vùng dân tộc, miền núi từ năm 2010 -2011.

- Tăng cường áp dụng các chuyên đề đổi mới chương trình giáo dục mầm non theo hướng tích hợp nội dung các chủ đề giáo dục và tăng cường hoạt động của trẻ.

- Tăng cường chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, phòng bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng và tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ; triển khai các chương trình can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ.

* Giáo dục phổ thông:- Tiếp tục triển khai một cách vững chắc việc đổi mới nội dung, chương trình giáo

dục và sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo đúng chương trình, quy trình của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, dựa trên chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, xây dựng các chương trình giáo dục địa phương phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức giáo dục của các vùng, đặc biệt là đối với vùng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, khuyến khích tinh thần tự học, năng lực tư duy và vận dụng sáng tạo của học sinh.

- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường cho học sinh để nâng cao kiến thức, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển thể chất và kỹ năng sống cho học sinh.

- Thực hiện giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.

- Thực hiện các chương trình đổi mới về dạy học môn ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, đặc biệt là chương trình nâng cao hiệu quả dạy, học và sử dụng tiếng Anh; đảm bảo cho học sinh được học ngoại ngữ liên tục từ lớp 6 đến hết lớp 12 ở giai đoạn 2011 -2015 và chuẩn bị các điều kiện để triển khai việc học ngoại ngữ liên tục trong trường phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm 2015.

16

Page 17: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

- Triển khai có hiệu quả việc đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm; đổi mới cách ra đề theo hướng vận dụng kiến thức đã học và thực hiện đúng quy chế đánh giá, xếp loại học sinh do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Coi trọng chất lượng, hiệu quả, tránh bệnh thành tích, hình thức.

* Giáo dục thường xuyên (GDTX): - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp,

các ngành và nhân dân về vai trò, vị trí của giáo dục thường xuyên đối với việc nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH.

- Nâng cao chất lượng các lớp bổ túc văn hóa dưới hình thức gắn học tập với lao động sản xuất, mở rộng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho học viên bổ túc văn hóa.

- Hoạt động hướng nghiệp chủ yếu tập trung vào kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nữ công, kế toán, nghề dệt - may, điện dân dụng, tin học ứng dụng và những nghề gắn với sự phát triển kinh tế của địa phương như du lịch, khai thác, chế biến gỗ...

- Mở các lớp bổ túc THPT có kết hợp dạy nghề tạo điều kiện giúp người học tìm được việc làm và kiếm sống để có thể ổn định cuộc sống, thu hút những người không có điều kiện học phổ thông đến với các Trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng.

- Hình thức học tập của GDTX cần mềm dẻo, linh hoạt, để người học có thể học theo nhiều hình thức: Tự học có đăng ký, học từ xa... Về thời gian học tập, người học chỉ cần học đủ quỹ thời gian tối thiểu trong yêu cầu của chương trình. Xem xét khả năng kết hợp dạy học văn hóa với dạy tiếng dân tộc.

* Giáo dục nghề nghiệp và đại học:- Liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo những ngành

nghề kỹ thuật, công nghệ cao, cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Tăng cường hợp tác, học tập và áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước.

- Chuyển mạnh sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với trường cao đẳng và đào tạo theo mô-đun đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đến năm 2020 có 100% chương trình giáo dục nghề nghiệp và đại học thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ hoặc mô-đun.

17

Page 18: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công bố chuẩn năng lực của học sinh, sinh viên tốt nghiệp và hàng năm đánh giá, công bố tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp.

3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV) và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục

- Lập kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại để đội ngũ GV đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Tăng cường dạy tiếng dân tộc cho đội ngũ GV của tỉnh.

- Thực hiện các chương trình bồi dưỡng cho CBQL giáo dục các cấp. Khuyến khích GV và CBQL thuộc diện quy hoạch đi đào tạo để nâng cao trình độ.

- Khuyến khích và tăng cường trao đổi nghiệp vụ, hội thảo về chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác dạy học, quản lý giữa các nhà trường.

- Sở Giáo dục & Đào tạo xây dựng đề án đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ GV và CBQL giáo dục.

4. Phát triển mạng lưới và đầu tư cơ sở vật chất (CSVC) cho các cơ sở giáo dục & đào tạo (GD&ĐT)

Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, chương trình kiên cố hóa trường học, các dự án ODA cho phát triển giáo dục tại vùng khó khăn và các nguồn vốn đầu tư khác nhằm tiếp tục đầu tư kinh phí, triển khai và hoàn thành mục tiêu về phát triển cơ sở hạ tầng của trường học.

Ưu tiên đầu tư CSVC cho các trường, điểm trường tại các xã đặc biệt khó khăn, xã vùng sâu, vùng xa và các trường, lớp chuyên biệt.

Xây mới, nâng cấp trụ sở của các phòng Giáo dục – Đào tạo cũng như các cơ quan quản lý giáo dục để đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu để làm việc.

Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa, có chính sách khuyến khích, huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh hợp tác tham gia vào hoạt động giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực phát triển hạ tầng, đặc biệt là quỹ đất cho các cơ sở giáo dục ở những nơi khó khăn về mặt bằng xây dựng nhằm chia sẻ gánh nặng về ngân sách nhà nước, đồng thời sớm phát triển đồng bộ hạ tầng giáo dục đảm bảo chất lượng cho việc dạy và học tại các cơ sở giáo dục này.

* Về Giáo dục mầm non: Trong những năm trước mắt cần đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng trường mầm non cho các xã hiện chưa có trường. Nâng cấp, cải tạo CSVC các trường mầm non theo hướng hiện đại hoá, mở rộng diện tích các trường mầm non đạt yêu cầu của chuẩn, tạo diện tích sân chơi đáp ứng được yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đảm bảo môi trường giáo dục. Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở thành phố và các xã, thị trấn có điều kiện. Mỗi huyện có từ 1-2 trường mầm non trọng điểm (chất lượng cao) để làm trung tâm thực hành bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ giáo viên và chỉ đạo các chuyên đề của ngành học. Phát triển các điểm trường để đảm bảo tất cả trẻ em 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo

18

Page 19: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

lớn đầy đủ hoặc rút gọn. Thực hiện nghiêm túc Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi của Chính phủ.

* Về Giáo dục tiểu học: Do quy mô dân số trong độ tuổi học tiểu học tương đối ổn định, một số xã hiện có các trường tiểu học cần xem xét ghép lại để tập trung đầu tư CSVC, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Ở các huyện có nhiều xã đặc biệt khó khăn cần tiếp tục đầu tư nâng cấp các trường tiểu học để tăng số lượng các trường đạt chuẩn quốc gia. Khuyến khích các địa phương huy động nguồn lực xã hội để xây dựng trường tiểu học có bán trú theo hướng có bếp, nhà ăn, phòng nghỉ trưa cho học sinh và giáo viên. Tỉnh ưu tiên hỗ trợ một phần kinh phí cho các trường ở các xã đặc biệt khó khăn để tổ chức ăn trưa tại trường cho học sinh. Các huyện, thành phố cần có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu 60% trường tiểu học được học 2 buổi/ngày vào năm 2015. Tỉnh ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật (xây dựng nhà nội trú cho học sinh) để đáp ứng nhu cầu học sinh học 2 buổi/ngày và nâng cao chất lượng giáo dục.

* Về Giáo dục THCS và THPT :

Duy trì và củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Duy trì quy mô học sinh dân tộc được hưởng học bổng hoặc được hỗ trợ một phần kinh phí ăn, ở và học tập. Thực hiện tuyển sinh theo quy hoạch đào tạo cán bộ dân tộc ở các huyện nhằm tạo nguồn để nâng dần tỷ lệ cán bộ, giáo viên người dân tộc trong tổng số cán bộ, giáo viên ở mỗi địa phương.

Đầu tư CSVC cho các trường THCS, THPT đảm bảo có đủ phòng học và tăng dần tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa; các trường cơ bản có đủ các khối công trình phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy học tập theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia như: Khối phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm; khối nhà tập đa năng, phòng chức năng, công trình vệ sinh ...

Tăng cường đầu tư, cấp phát các tài liệu địa phương cho các trường THCS, THPT trong toàn tỉnh. Đây là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ công tác dạy và học để các em hiểu biết thêm về địa phương mình và truyền thống văn hóa của các dân tộc.

Tăng cường đầu tư cho trường THPT chuyên và trường THPT dân tộc nội trú tỉnh về trang thiết bị dạy học hiện đại và mở rộng diện tích mặt bằng tối thiểu đạt trường chuẩn quốc gia.

* Về Giáo dục thường xuyên (GDTX): Củng cố và tăng cường CSVC cho trung tâm GDTX cấp tỉnh và trung tâm GDTX cấp huyện. Củng cố về CSVC, trang thiết bị, xây dựng phòng làm việc của các trung tâm học tập cộng đồng hiện có, tiếp tục thành lập mới trung tâm học tập cộng đồng tại các xã chưa có và đảm bảo hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng vào năm 2015, những xã đặc biệt khó khăn có trung tâm học tập cộng đồng chậm nhất vào năm 2020.

* Về Giáo dục nghề nghiệp và đại học: Tăng cường CSVC của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học:

19

Page 20: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

+ Năm 2011-2012: Các trường (Trung cấp Y tế, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật, Trung cấp nghề, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang) hoàn chỉnh đề án quy hoạch xây dựng theo mục tiêu mở rộng ngành nghề đào tạo, nâng cấp trường để trình và cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, tỉnh sẽ đầu tư kinh phí để xây dựng, mở rộng và tăng cường trang thiết bị dạy học.

+ Từ năm 2012-2015 hoàn thành việc nâng cấp trường Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề; lựa chọn một trong 03 Trung tâm dạy nghề: Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh để nâng cấp thành trường Trung cấp nghề. Chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp tiếp 02 trung tâm còn lại vào năm 2016 - 2017.

+ Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo, trong đó ưu tiên đầu tư, trang bị các thiết bị dạy học tiếp cận kịp với tiến bộ kỹ thuật cho các trường của giáo dục nghề nghiệp và cao đẳng.

+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thủ tục để thành lập Trường Đại học Hà Giang vào năm 2015.

5. Các chính sách

- Tiếp tục duy trì, phát triển và thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp từ khá trở lên ở các trường đại học về công tác tại các cơ sở GD&ĐT của tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên và CBQL giáo dục học tập nâng cao trình độ.

- Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với học sinh vùng sâu xa, vùng đặc biệt khó khăn, con em các dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, chính sách hỗ trợ sách giáo khoa và đồ dùng học tập, chính sách học bổng và hỗ trợ ăn, ở cho học sinh dân tộc thiểu số để thu hút học sinh đến trường. Sớm thực hiện việc chuyển đổi các trường ở cấp tiểu học, THCS sang loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú dựa trên các điều kiện, tiêu chí do Bộ GD&ĐT quy định để đảm bảo lợi ích của nhóm học sinh con em dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Để có đủ giáo viên và cơ cấu giáo viên phù hợp, cần tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách sau:

+ Tuyển mới giáo viên, trong đó ưu tiên tạo nguồn và tuyển dụng giáo viên là người dân tộc thiểu số.

+ Thực hiện tốt các chính sách, chế độ đãi ngộ và khuyến khích về phụ cấp, trợ cấp, nhà công vụ đối với giáo viên công tác tại vùng khó khăn, đặc biệt là ở 6 huyện (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần).

+ Hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn, thủ tục và thực hiện luân chuyển giáo viên để tăng cường chất lượng giáo dục và tính công bằng.

- Có chính sách hỗ trợ tài chính cho giáo viên học tập nâng cao trình độ trên chuẩn. Hoàn thiện chính sách cho giáo viên dạy lớp ghép.

20

Page 21: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách thu hút cán bộ, giáo viên có năng lực về làm việc tại địa bàn đặc biệt khó khăn, các cơ quan quản lý giáo dục cấp phòng và sở.

- Có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo chủ động nghiên cứu và áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cao đẳng có uy tín trong nước và trên thế giới. Khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho các trường chuyên nghiệp tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

- Mở rộng quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực phục vụ đào tạo; tạo điều kiện đầu tư các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào quá trình đào tạo và quản lý đào tạo.

- Có chính sách khuyến khích liên kết giữa đào tạo - nghiên cứu khoa học - sản xuất - dịch vụ nhằm tăng điều kiện thực hành, thực tập và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của từng trường. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo thông qua việc thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo do các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đóng góp. Ban hành quy định về việc các cơ sở giáo dục công lập hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng CSVC; quy định việc huy động vốn của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Xây dựng cơ chế sử dụng NSNN hỗ trợ cho người học nghề theo chương trình đào tạo dài hạn để thực hiện chính sách xã hội (trợ cấp xã hội, chính sách học bổng...) và hỗ trợ các chương trình đào tạo hệ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho người lao động ở nông thôn. Sở Lao động Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý để chi trả cho đối tượng học nghề dài hạn trong các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn và tài trợ cho các chương trình dạy nghề cho lao động ở nông thôn.

- Thực hiện tốt chính sách xã hội hoá giáo dục, khuyến khích các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Đối với giáo dục mầm non, khuyến khích phát triển các trường tư thục ở những nơi có điều kiện (tại một số huyện/thành phố như Thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình) nhằm thu hút nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của giáo dục và vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp với nhà trường mang lại những điều kiện giáo dục tốt nhất cho học sinh. Tỉnh có chính sách hỗ trợ về đất và các nguồn lực khác cho việc phát triển các trường ngoài công lập theo tinh thần Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở những nơi có điều kiện nhằm cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo tại chỗ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

21

Page 22: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

6. Phối hợp, tuyên truyền

- Tăng cường và đảm bảo sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng trong tỉnh thực hiện công tác điều tra cơ bản và dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực cho địa phương, trên cơ sở đó ngành giáo dục xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.

- Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của giáo dục và vai trò, trách nhiệm của họ trong việc phối hợp với nhà trường mang lại những điều kiện giáo dục tốt nhất cho học sinh.

IV. Dự toán kinh phí thực hiện quy hoạch

1. Nhu cầu về tổng vốn đầu tư cho quy hoạch : 5.670,289 tỷ đồng Trong đó:- Tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục : 5.403,346 tỷ đồng - Thực hiện đổi mới chương trình GD&ĐT, sách

giáo khoa và tài liệu giảng dạy : 256,243 tỷ đồng- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL và GV : 10,7 tỷ đồng2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:- Vốn ngân sách trung ương : 4.819,475 tỷ đồng- Vốn ngân sách địa phương : 567,028 tỷ đồng- Vốn huy động hợp pháp khác : 83,786 tỷ đồng3. Phân kỳ đầu tư:3.1. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 : 2.463,289 tỷ đồngTrong đó:- Tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục : 2.403,346 tỷ đồng- Thực hiện đổi mới chương trình GD&ĐT, Sách

giáo khoa và tài liệu giảng dạy : 56,243 tỷ đồng- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL và GV : 3,7 tỷ đồng3.2. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2015-2020 : 3.207 tỷ đồngTrong đó:- Tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục : 3.000 tỷ đồng - Thực hiện đổi mới chương trình GD&ĐT, sách

giáo khoa và tài liệu giảng dạy : 200 tỷ đồng- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL và GV : 7 tỷ đồng

V. Tổ chức thực hiện1. Lộ trình thực hiện quy hoạch Quy hoạch phát triển ngành GD&ĐT được thực hiện từ nay đến năm 2020 và

chia thành 2 giai đoạn chính với những mục tiêu ưu tiên và nhiệm vụ trọng tâm khác nhau.

Riêng trong năm học đầu tiên 2011-2012, ưu tiên đầu tư CSVC và quĩ đất mở rộng mạng lưới cho giáo dục mầm non, ưu tiên lớp mẫu giáo 5 tuổi. Xây dựng mỗi

22

Page 23: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

huyện có 01 trường mầm non đạt chuẩn; các xã đều có trường mầm non riêng, không còn trường mầm non phải dùng chung CSVC với các trường tiểu học.

* Giai đoạn 2011 - 2015:Ưu tiên đầu tư vào việc nâng cấp, sửa chữa các phòng học đã xuống cấp, cải

thiện CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tại các cơ sở giáo dục, đảm bảo có đủ CSVC sau khi ổn định mạng lưới cơ sở giáo dục ở các cấp học, nhà ở cho giáo viên và nhà lưu trú cho học sinh; Bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL các cấp, đặc biệt nâng cao tỷ lệ giáo viên người dân tộc và dạy tiếng dân tộc cho giáo viên người Kinh; Xây dựng các trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; Củng cố các trường dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp và cao đẳng, giáo dục thường xuyên, nhằm giữ vững kết quả phổ cập giáo dục THCS, mở rộng ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của tỉnh. Quy hoạch xong quỹ đất cho các cơ sở đào tạo để xây dựng quy hoạch tổng thể chuẩn bị cho việc mở rộng, nâng cấp một số trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và cao đẳng. Triển khai xây dựng ký túc xá cho học sinh, sinh viên theo đề án được Chính phủ phê duyệt.

* Giai đoạn 2016 - 2020:Phát triển và hiện đại hóa các cơ sở GD&ĐT đặc biệt là mạng lưới trường

chuẩn, chất lượng cao ở các cấp học, ngành học. Mở rộng quy mô đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học, nâng cấp trường cao đẳng và một số trường TCCN và dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của tỉnh. Phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ và chuẩn hóa để đảm bảo chất lượng giáo dục. Tiếp tục đa dạng hóa hình thức đào tạo, xã hội hóa các hoạt động giáo dục, huy động và khai thác mọi nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT nhằm đưa giáo dục Hà Giang từng bước tiến kịp và hội nhập với các tỉnh trong khu vực và cả nước cũng như có thể tiếp cận với giáo dục quốc tế. GD&ĐT thực sự góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và trở thành nhân tố quan trọng cho phát triển KT-XH của tỉnh.

2. Trách nhiệm của các ngành2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan thường trực tham mưu cho UBND

tỉnh tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch này. Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục hàng năm và theo từng giai đoạn nhằm thực hiện đạt mục tiêu Đề án quy hoạch đã đề ra. Xây dựng các Đề án thành phần/các dự án để thực hiện mục tiêu quy hoạch. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước nhằm tạo những hành lang pháp lý cho triển khai thực hiện quy hoạch. Chủ trì phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai quy hoạch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

2.2. Các sở, ban, ngành, uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan đơn vị liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và địa bàn quản lý có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đảm

23

Page 24: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của ngành, địa phương./.

CHỦ TỊCHVương Mí Vàng

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

Số: 17/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,

quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm 2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANGKHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Sau khi xem xét các báo cáo của UBND tỉnh, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành với đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ trong tâm 6 tháng cuối năm 2011 của UBND tỉnh, đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề chủ yếu sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh khoá XV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2011; ban hành chương trình hành động và Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về những giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011; xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời căn cứ vào những vấn đề phát sinh từ thực tiễn, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, chủ trương định hướng của Đảng bộ tỉnh để chỉ đạo, điều hành sát với tình hình cụ thể

24

Page 25: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

của địa phương và được các cấp các ngành triển khai thực hiện đồng bộ, tích cực, có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng phát triển ổn định, nhiều chỉ tiêu tăng khá so với cùng kỳ; An sinh xã hội được đảm bảo; chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Chưa tạo được sự bứt phá trong phát triển kinh tế; tiến độ thực hiện một số dự án chậm do khó khăn về vốn; quản lý khoáng sản, nhất là khoáng sản vàng, quản lý tài nguyên rừng vẫn còn xảy ra và diễn biến phức tạp; đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc; tình trạng di cư tự do, truyền đạo, học đạo trái pháp luật, buôn bán phụ nữ, bắt cóc trẻ em vẫn xảy ra; cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn bất cập...

B. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 6 THÁNG CUỐI NĂM

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh khoá XV và các nhóm giải pháp theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, trọng tâm là các giải pháp về khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh; quản lý, bình ổn giá; tăng thu ngân sách; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm những khoản chi tiêu chưa thực sự cần thiết, cấp bách; quản lý, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, góp phần cùng cả nước thực hiện tốt các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:

1. Sản xuất nông lâm nghiệp

- Tập trung chỉ đạo các huyện vùng cao thu hoạch ngô đông xuân; gieo trồng ngô vụ 2 ở những nơi có điều kiện; chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai sản xuất vụ mùa đảm bảo thời vụ. Phấn đấu sản lượng lương thực cả năm đạt trên 36 vạn tấn.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ để khuyến khích phát triển mạnh chăn nuôi hàng hoá có đầu tư thâm canh; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh ở gia súc, gia cầm. Đẩy mạnh thực hiện các chỉ tiêu trồng mới cây chè, cây ăn quả, cây dược liệu, cỏ làm thức ăn gia súc, cây cao su, rừng phòng hộ và rừng kinh tế, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Đối với cây Cải dầu, tiếp tục trồng để cung cấp rau ăn cho thị trường theo quy mô hộ gia đình,

25

Page 26: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

không khuyến khích trồng để lấy hạt; đồng thời phát triển một số cây dược liệu khác theo tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, huyện.

- Hoàn thành việc di chuyển 1.000 hộ dân sống rải rác ở các sườn núi cao và vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét về sống xen ghép tại các thôn bản, gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Chủ động có phương án ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai, kiểm tra những địa bàn xung yếu, có nguy cơ sạt lở cao để có phương án di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức và phát huy cao nhất nội lực trong dân tham gia xây dựng nông thôn mới; tập trung hoàn thành công tác lập quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn cho 100% xã theo kế hoạch; huy động và lồng ghép mọi nguồn lực để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới có hiệu quả.

2. Công nghiệp - xây dựng

- Hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết của các huyện, thành phố; quy hoạch một số khoáng sản như bauxít, thiếc, vonfram giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2025; quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn theo đúng chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Tập trung giải quyết khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu tái định cư của khu công nghiệp Bình Vàng giai đoạn I, hoàn thiện hồ sơ thủ tục để triển khai giai đoạn II trong năm 2012 và những năm tiếp theo.

- Tập trung tháo gỡ khó khăn để khai thác tối đa công suất, năng lực của các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có; khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp chế biến, phát triển làng nghề và thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn; tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy điện, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp đã được cấp phép; phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt trên 1.400 tỷ đồng.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong đầu tư XDCB, trọng tâm là công tác đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu thanh quyết toán, vướng mắc trong quá trình thực hiện phân cấp về quản lý đầu tư xây dựng... Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, cơ bản hoàn thành việc giải ngân tất cả các nguồn trước ngày 31 tháng 01 năm 2012 theo đúng quy định, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển nguồn sang năm sau.

26

Page 27: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

- Triển khai thực hiện đề án điều chỉnh địa giới huyện Bắc Quang, thành lập thị xã Việt Quang trực thuộc tỉnh và các đề án phát triển đô thị loại IV đối với thị trấn Vị Xuyên và thị trấn Yên Minh.

3. Thương mại, dịch vụ

- Hoàn thành Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ; tổ chức tốt Hội chợ Thương mại Quốc tế tại khu KTCK Thanh Thủy gắn với kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh, nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh và thúc đẩy giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc; hoàn thành đề án nâng cấp các cửa khẩu biên giới của tỉnh, đề án hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.

- Triển khai có hiệu quả chương trình “Đưa hàng về nông thôn”. Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế mở rộng kinh doanh và kinh doanh đúng pháp luật đi đôi với tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý và bình ổn giá hàng hoá trên thị trường; phấn đấu tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ cả năm đạt 2.650 tỷ đồng, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 280 triệu USD.

4. Tài chính, tín dụng

- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp tăng thu ngân sách, gắn với nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu; tích cực truy thu nợ đọng, phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn đạt và vượt kế hoạch (trên 800 tỷ đồng).

- Đẩy mạnh tiết kiệm chi thường xuyên, đảm bảo các khoản chi cho an sinh xã hội.

- Thực hiện tốt chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn; tăng cường công tác huy động vốn, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu tăng trưởng tín dụng hợp lý theo hướng ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất, xóa đói giảm nghèo, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm đến mức tối đa tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất, nhất là cho vay bất động sản, tiêu dùng. Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2% so với tổng dư nợ. Chú trọng việc thu hút các nguồn tín dụng của các tập đoàn tài chính trong và ngoài nước, các tổ chức kinh tế khác để đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, đảo bảo sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

5. Khoa học công nghệ, tài nguyên, môi trường

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các đề tài, dự án chuyển tiếp; tổ chức nghiệm thu, quyết toán các đề tài dự án đã hoàn thành; tăng cường công tác kiểm tra các đề tài, dự án, đặc biệt với các đề tài chậm tiến độ.

- Đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, các trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu trong cả nước để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

27

Page 28: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

- Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Triển khai thực hiện tốt Luật Khoáng sản năm 2010. Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng các cấp; tiếp tục hoàn thiện công tác lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các xã còn lại.

6. Giáo dục - đào tạo

- Tăng cường công tác quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý chất lượng giáo dục; thực hiện tốt, có hiệu quả các quy định về phân cấp trong quản lý giáo dục. Tiếp tục phát động phong trào thi đua dạy tốt - học tốt và các cuộc vận động “hai không”, “trường học thân thiện, học sinh tích cực”...

- Triển khai thực hiện Đề án quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020.

- Tổ chức tốt các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và các hoạt động hè cho học sinh. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai kế hoạch năm học mới đạt kết quả ngay từ đầu năm học, phấn đấu năm học 2011- 2012, tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đi nhà trẻ đạt 31,4%; trẻ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 94,2%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 96,5%; huy động trên 98% số trẻ 6-14 tuổi đến trường, trong đó trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là 98,3%.

7. Y tế, Dân số kế hoạch hoá gia đình

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm. Phấn đấu hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,39%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng/tuổi) còn 22,5%, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được uống, tiêm đủ 7 loại vắcxin đạt 95%.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguồn vốn trái phiếu Chính phủ về đầu tư nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, bệnh viện đa khoa khu vực và nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư các Trung tâm y tế dự phòng. Phấn đấu đến cuối năm có thêm 11 xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 100% số xã, phường thường xuyên có bác sỹ về công tác tại trạm y tế.

8. Văn hoá, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông

- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, nâng cao chất lượng, tính thời sự của các tin bài, mở thêm chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến các tầng lớp nhân dân. Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá - văn nghệ - thể thao

28

Page 29: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Hà Giang, 20 năm tái lập tỉnh, ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc tỉnh Hà Giang và các ngày lễ lớn của dân tộc. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng phủ sóng phát thanh, truyền hình, tăng thời lượng các chương trình bằng tiếng dân tộc; tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 98%, tỷ lệ phủ sóng truyền hình 92%, tỷ lệ hộ có ti vi 66%, tỷ lệ hộ được xem Truyền hình 88% trở lên.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và kêu gọi thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; chú trọng công tác quy hoạch, đầu tư và phát triển du lịch cộng đồng (làng văn hóa gắn với du lịch, phát triển ngành nghề truyền thống để tạo các sản phẩm phục vụ du lịch) gắn với Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn. Tham gia tổ chức Hội nghị Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 2 về Công viên địa chất toàn cầu tại Việt Nam và như chuỗi sự kiện hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh phía Bắc. Triển khai xây dựng Đề án phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

- Hoàn thành việc xây dựng quy hoạch Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn để có cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư phát triển, bảo tồn các giá trị tinh thần, vật chất của địa bàn.

9. Lao động - xã hội

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu về dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phấn đấu đến cuối năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 33%, giải quyết việc làm mới cho trên 15.000 lao động, giảm 5,5% tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới).

- Đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” nhân kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với gia đình chính sách, người có công, các đối tượng xã hội và các chính sách an sinh xã hội khác theo Nghị quyết 30a/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP và Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên.

10. Quốc phòng, an ninh

- Xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng khu vực

29

Page 30: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

phòng thủ tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011- 2015. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

- Duy trì thường xuyên chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu; tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa 3 lực lượng trong nắm bắt tình hình, tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, phòng chống tệ nạn xã hội và giảm thiểu tai nạn giao thông.

- Triển khai thực hiện các đề án về đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện, các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương theo quy hoạch. Hoàn thiện hồ sơ để đề nghị Thủ tướng Chính phủ đưa quy hoạch sân bay Tân Quang huyện Bắc Quang vào quy hoạch chung của cả nước, làm cơ sở để tổ chức thực hiện. Tổ chức tốt các cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện Mèo Vạc và huyện Quang Bình, diễn tập chiến đấu trị an, diễn tập phòng chống chữa cháy - bảo vệ rừng và phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn... Hoàn thành tốt công tác tuyển quân đợt 2 năm 2011.

11. Cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

- Hoàn thành chương trình tổng thể của tỉnh về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường phối kết hợp giữa các cấp các ngành; nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, đặc biệt là công chức lãnh đạo; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

- Triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tham nhũng một cách thường xuyên, đồng bộ. Giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân, đảm bảo kịp thời, đúng luật, không để xảy ra các vụ việc phức tạp, kéo dài.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2011.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI - Kỳ họp thứ hai thông qua./.

CHỦ TỊCHVương Mí Vàng

30

Page 31: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

Số: 18/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề việc thông qua Đồ án quy hoạch chung xây dựng

Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy tỉnh Hà Giang đến năm 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG KHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 136/2009/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang;

Căn cứ Quyết định số 1054/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030;

Sau khi xem xét Tờ trình số 74/TTr-UBND ngày 06/7/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc đề nghị thông qua Đồ án quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030.

31

Page 32: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2011.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hoàn tất các thủ tục, trình các Bộ, ngành Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khoá XVI - Kỳ họp thứ hai thông qua./.

CHỦ TỊCHVương Mí Vàng

32

Page 33: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

Số: 19/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề việc bãi bỏ Nghị quyết số 21/2009/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 của

Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANGKHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Thi đua Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng ngày 14/6/2005;

Sau khi xem xét Tờ trình số 77/TTr-UBND ngày 08/7/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 21/2009/NQ-HĐND quy định khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Bãi bỏ Nghị quyết số 21/2009/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2011.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI - Kỳ họp thứ hai thông qua./.

CHỦ TỊCHVương Mí Vàng

33

Page 34: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

Số: 20/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề việc bãi bỏ Nghị quyết số 29/2006/NQ-HĐND ngày 09/12/2006

của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định xây dựng, quản lývà sử dụng Quy Xoa đoi giảm ngheo tỉnh Hà Giang

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANGKHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;

Sau khi xem xét Tờ trình số 71/TTr-UBND ngày 06/7/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về việc bãi bỏ Quỹ Xóa đói giảm nghèo tỉnh Hà Giang;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Bãi bỏ Nghị quyết số 29/2006/NQ-HĐND ngày 09/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo tỉnh Hà Giang.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI - Kỳ họp thứ hai thông qua./.

CHỦ TỊCHVương Mí Vàng

34

Page 35: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

Số: 21/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề việc phê chuẩn quyết toán bổ sung ngân sách địa phương năm 2009

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANGKHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ ban hành

Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

Sau khi xem xét Báo cáo số 181/BC-UBND ngày 05/7/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quyết toán bổ sung ngân sách địa phương năm 2009;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn quyết toán bổ sung thu chi NSĐP năm 2009 như sau:1. Quyết toán thu ngân sách nhà nước 398.360.800.000 đồng.

- Điều tiết ngân sách TW 0 đồng.- Ngân sách địa phương hưởng 398.360.800.000 đồng. Trong đó: Thu ngân sách cấp tỉnh 357.574.100.000 đồng.

2. Quyết toán chi ngân sách địa phương 392.863.142.231 đồng, trong đó chi ngân sách cấp tỉnh 352.076.442.231 đồng.

3. Kết dư ngân sách địa phương 5.497.657.769 đồng, trong đó kết dư ngân sách cấp tỉnh 5.497.657.769 đồng.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2011Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khoá XVI - Kỳ họp

thứ hai thông qua./.

CHỦ TỊCHVương Mí Vàng

35

Page 36: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

Số: 22/2011/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011

NGHỊ QUYẾTBan hành chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, học sinh ngheo không thuộc đối

tượng hưởng theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 và Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ;Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, người phục vụ học sinh bán

trú tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANGKHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Sau khi xem xét Tờ trình số 75/TTr-UBND ngày 06/7/2011 của UBND tỉnh về việc quy định chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng được hưởng chính sách theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 và Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, người phục vụ học sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 và Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

36

Page 37: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

1. Đối tượng được hưởng

a) Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn, đang học bán trú tại các trường phổ thông công lập;

b) Học sinh tiểu học, trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn đang học bán trú tại các trường phổ thông công lập;

c) Học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là con hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đang theo học tại các trường phổ thông công lập (trừ các đối tượng quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều này).

2. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ

a) Học sinh ở bán trú phải được cấp có thẩm quyền duyệt cho phép ở lại trường hoặc tự lo chỗ ở để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

b) Học sinh là con hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Học sinh được hưởng chế độ phải trong độ tuổi đi học phổ thông và nghỉ học không vượt quá thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Mức hỗ trợ, thời gian được hưởng

a) Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ tiền ăn bằng 0,2 mức lương tối thiểu chung/tháng/học sinh và hỗ trợ tiền thuê trọ học bằng 0,1 mức lương tối thiểu chung/tháng/học sinh đối với học sinh bán trú thuộc đối tượng tại điểm a Khoản 1 Điều này.

- Hỗ trợ tiền ăn bằng 0,2 mức lương tối thiểu chung/tháng/học sinh đối với học sinh bán trú thuộc các đối tượng quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.

- Hỗ trợ tiền ăn bằng 0,1 mức lương tối thiểu chung/tháng/học sinh đối với học sinh thuộc các đối tượng quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này.

b) Thời gian hưởng:

Theo thời gian tham gia học tập thực tế tại trường nhưng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

4. Thẩm quyền phê duyệt danh sách học sinh hưởng chính sách hỗ trợ: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

5. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã và gia đình học sinh

a) Đối với gia đình học sinh: Tạo điều kiện cho con em tham gia học tập đầy đủ và đóng góp thêm vật chất để đảm bảo điều kiện sinh hoạt của học sinh.

b) Đối với Uỷ ban nhân dân xã:

37

Page 38: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

- Xác nhận các đối tượng được hưởng chính sách trên địa bàn, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách.

- Chỉ đạo, tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân trên địa bàn đóng góp, ủng hộ để đảm bảo học tập và sinh hoạt của học sinh học bán trú.

6. Nguồn kinh phí đảm bảo: Do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 2. Quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, người phục vụ học sinh học bán trú tại các trường phổ thông công lập cụ thể như sau:

1. Đối với cán bộ quản lý học sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập

a) Đối tượng áp dụng:

Là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đang công tác tại các trường phổ thông công lập được giao nhiệm vụ quản lý học sinh bán trú ngoài giờ quản lý hoặc ngoài giờ giảng dạy trên lớp.

b) Điều kiện hỗ trợ:

Quản lý 30 học sinh bán trú được hưởng 01 định suất hỗ trợ, nếu số học sinh tính bình quân theo định suất vượt từ 20 em trở lên được hưởng thêm 01 định suất hỗ trợ.

c) Mức hỗ trợ, thời gian hưởng:

- Hỗ trợ 0,3 mức lương tối thiểu chung/định suất/tháng.

- Thời gian hưởng theo thực tế nhưng tối đa không quá 9 tháng/năm học.

2. Chính sách hỗ trợ đối với người phục vụ học sinh học bán trú

a) Đối tượng áp dụng:

Là người được nhà trường hợp đồng thuê để nấu ăn cho học sinh học bán trú ăn tập trung tại trường.

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Nấu ăn tập trung tại trường cho 30 học sinh được 01 định suất hỗ trợ, nếu số học sinh tính bình quân theo định suất vượt từ 20 em trở lên được hưởng thêm 01 định suất hỗ trợ. Đối với trường có từ 29 đến tối thiểu 10 học sinh ăn tập trung tại trường thì được 01 định suất hỗ trợ.

- Trường hợp số học sinh ăn bán trú tập trung lớn, nhà trường thuê số người nấu ăn thấp hơn định suất trên thì người nấu ăn được hưởng chế độ theo định suất quy định.

38

Page 39: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

c) Mức hỗ trợ, thời gian hưởng:

- Hỗ trợ hệ số 1 mức lương tối thiểu chung/định suất/tháng.

- Thời gian hưởng tối đa không quá 9 tháng/năm học.

3. Nguồn kinh phí đảm bảo: Do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/7/2011 và thay thế Nghị quyết số 09/2009/NQ-HĐND ngày 08/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định chế độ trợ cấp đối với học sinh nội trú dân nuôi và chế độ hỗ trợ đối với cán bộ quản lý học sinh nội trú dân nuôi. Chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú, học sinh nghèo, cán bộ quản lý và người phục vụ học sinh bán trú theo quy định tại Nghị quyết này được áp dụng từ năm học 2011 - 2012.

Điều 4. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI, kỳ họp thứ hai thông qua./.

CHỦ TỊCHVương Mí Vàng

39

Page 40: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

Số: 23/2011/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề việc quy định mức đong gop Quy Quốc phòng - an ninh

trên địa bàn tỉnh Hà Giang

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANGKHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 04/12/2009;

Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Sau khi xem xét Tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 05/7/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về việc đề nghị quy định mức đóng góp Quỹ Quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định mức đóng góp Quỹ Quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:

1. Đối với hộ gia đình, bao gồm cả hộ độc thân (trừ hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng):

a) Tại địa bàn các phường, thị trấn (trừ thị trấn Phó Bảng - huyện Đồng Văn): 30.000 đồng/hộ/năm;

b) Tại địa bàn các xã trong tỉnh và thị trấn Phó Bảng (huyện Đồng Văn): 24.000 đồng/hộ/năm.

2. Đối với hộ gia đình sản xuất - kinh doanh:

a) Môn bài từ bậc 1 đến bậc 3: 80.000 đồng/hộ/năm;

b) Môn bài từ bậc 4 đến bậc 6: 40.000 đồng/hộ/năm.

3. Đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh:

40

Page 41: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

a) Môn bài bậc 1 và bậc 2: 500.000 đồng/đơn vị/năm;

b) Môn bài bậc 3 và bậc 4: 300.000 đồng/đơn vị/năm.

4. Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (tính trên biên chế được giao): 10.000 đồng/người/năm.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012 và thay thế Nghị quyết số 28/2006/NQ-HĐND ngày 09/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về xây dựng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Hà Giang giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế thu, quản lý, sử dụng Quỹ Quốc phòng - an ninh và tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khoá XVI - Kỳ họp thứ hai thông qua./.

CHỦ TỊCHVương Mí Vàng

41

Page 42: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

Số: 24/2011/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011

NGHỊ QUYẾT Quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,

giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang tỪ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2014 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANGKHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của liên Bộ Giáo dục - Đào tạo, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ;

Sau khi xem xét Tờ trình số 68/TTr-UBND ngày 05/7/2011 của UBND tỉnh về việc quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đào tạo cao đẳng ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2014 - 2015;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ở các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2014 - 2015 (có phụ lục kèm theo);

Mức học phí đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông quy định tại Nghị quyết này được thực hiện trong năm học 2011 - 2012;

42

Page 43: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Giao cho UBND tỉnh căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo hàng năm để điều chỉnh mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2014 - 2015.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/7/2011.

Bãi bỏ Nghị quyết số 11/2007/NQ-HĐND ngày 12/7/2007 của HĐND tỉnh về việc quy định mức thu và sử dụng học phí đối với học sinh học nghề trong các cơ sở đào tạo nghề công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khoá XVI - Kỳ họp thứ hai thông qua./.

CHỦ TỊCHVương Mí Vàng

43

Page 44: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHỤ LỤC MỨC HỌC PHÍ(Kèm theo Nghị quyết số 24//2011/NQ-HĐND, ngày 15/7/2011 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viênStt Nhom ngành Mức thu

A GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG

Năm học 2011-2012

Năm học 2012 -2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1 Các phường thuộc thành phố Hà Giang  

Giao cho UBND tỉnh điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo hàng

năm

  - Mầm non 33  - Trung học cơ sở 22  - Trung học phổ thông 28

2

Các xã thuộc thành phố Hà Giang và các thị trấn (trừ thị trấn Pho Bảng huyện Đồng Văn và các thôn vùng 3 của xã vùng 2)

 

  - Mầm non 28  - Trung học cơ sở 17  - Trung học phổ thông 22

3

Các xã còn lại (bao gồm cả các xã biên giới, các xã co điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt kho khăn và các thôn vùng 3 của xã vùng 2, thị trấn Pho Bảng huyện Đồng Văn)

 

  - Mầm non 17  - Trung học cơ sở 6  - Trung học phổ thông 11B GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

I Trung cấp chuyên nghiệp Năm học

2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1

Khoa học xã hội (bao gồm cả các lớp: hành chính - văn thư; Thư viện - thiết bị trường học; Văn thư - lưu trữ), kinh tế, luật; nông, lâm, thuỷ sản

174 206 238 270

2 Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; TDTT, nghệ thuật; khách

193 235 277 318

44

Page 45: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

sạn, du lịch3 Y dược 223 279 336 392II Trung cấp nghề Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Báo chí và thông tin; pháp luật 126 138 144 1502 Toán và thống kê 132 144 150 162

3 Nhân văn: khoa học XH và hành vi; kinh doanh và quản lý; dịch vụ XH

138 150 156 168

4 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 162 168 180 186

5 Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân 180 186 198 210

6 Nghệ thuật 198 210 222 2407 Sức khoẻ 204 216 228 2408 Thú y 216 234 246 258

9 Khoa học và sự sống; SX và chế biến 222 234 252 264

10 An ninh, quốc phòng 240 258 270 288

11 Máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật 258 270 288 306

12 Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; môi trường và bảo vệ môi trường

264 276 294 312

13 Khoa học tự nhiên 270 288 300 31814 Khác 276 294 312 33015 Dịch vụ vận tải 306 324 342 360III Cao đẳng nghề Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Báo chí và thông tin; pháp luật 150 163 169 1822 Toán và thống kê 156 169 176 189

3 Nhân văn: khoa học XH và hành vi; kinh doanh và quản lý; dịch vụ XH

163 176 189 195

4 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 202 215 228 234

5 Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân 208 221 234 247

6 Nghệ thuật 234 254 267 2807 Sức khoẻ 241 254 273 2868 Thú y 260 273 286 306

9 Khoa học và sự sống; SX và chế biến 267 280 299 312

45

Page 46: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

10 An ninh, quốc phòng 286 299 319 338

11 Máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật 306 325 345 364

12 Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; môi trường và bảo vệ môi trường

312 332 351 371

13 Khoa học tự nhiên 319 338 358 37714 Khác 325 351 371 39015 Dịch vụ vận tải 364 390 410 436

C GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Hệ cao đẳng) Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1 - Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thuỷ sản 227 269 310 352

2

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật,, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch (gồm cả các lớp: VN học; Tin học)

253 307 362 416

3 Y dược 291 365 438 512

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

46

Page 47: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Số: 25/NQ-HĐND Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề việc thông qua Đề án phân loại đô thị loại V

đối với thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANGKHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Sau khi xem xét Tờ trình số 70/TTr-UBND ngày 05/7/2011 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án phân loại đô thị loại V đối với thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án phân loại đô thị loại V đối với thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2011.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khoá XVI - Kỳ họp thứ hai thông qua./.

CHỦ TỊCHVương Mí Vàng

II. VĂN BẢN CỦA UBND TỈNH HÀ GIANG

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

47

Page 48: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

TỈNH HÀ GIANG

Số: 1364/2011/QĐ-UBND

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 05 tháng 7 năm 2011

QUYẾT ĐỊNHPhân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản tịch thu

sung quy nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 166/2009/TT-BTC ngày 18/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số loại tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước;

Căn cứ Văn bản số 111/TB-UBND ngày 23/6/2011 của UBND tỉnh thông báo kết luận phiên họp tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hà Giang tại Tờ trình số 129/TTr-STC ngày 02/6/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Đối với tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước:

Gồm các tài sản sau:

- Tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

- Tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước là vật chứng vụ án, một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và hình sự.

48

Page 49: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

a) Đối với cấp tỉnh:

- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên trên một vụ việc do người có thẩm quyền của cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tịch thu chuyển giao theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính;

- Giám đốc Sở Tài chính quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản có giá trị dưới 200 triệu đồng trên một vụ việc do người có thẩm quyền của cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tịch thu chuyển giao.

b) Đối với cấp huyện: Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do người có thẩm quyền của cơ quan cấp huyện ra quyết định tịch thu chuyển giao theo đề nghị của Trưởng phòng Tài chính kế hoạch.

2. Đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước:

Gồm các tài sản sau:

- Tài sản là bất động sản không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự;

- Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không nhận lại được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự;

- Tài sản không có người nhận thừa kế được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự;

- Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước Việt Nam dưới hình thức hiến, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và các hình thức chuyển giao khác;

- Tài sản là quà tặng được giao nộp cho cơ quan nhà nước theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với những tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên trên 01 vụ việc theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.

b) Giám đốc Sở Tài chính quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với những tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng trên 01 vụ việc do cấp huyện chuyển giao và tài sản có giá trị dưới 200 triệu đồng trên 01 vụ việc do các cơ quan cấp tỉnh chuyển giao.

c) Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với những tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng trên 01 vụ việc thuộc cấp huyện quản lý.

49

Page 50: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

d) Riêng đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên được tìm thấy thì cơ quan ra quyết định xác lập quyền sở hữu của nhà nước phê duyệt phương án xử lý tài sản sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính cùng cấp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 600/2010/QĐ-UBND ngày 04/3/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính, Công an tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Cục Hải quan, Chi cục Quản lý thị trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNCHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông

UỶ BAN NHÂN DÂNTỈNH HÀ GIANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

50

Page 51: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Số: 1402/2011/QĐ-UBND Hà Giang, ngày 08 tháng 7 năm 2011

QUYẾT ĐỊNHVề việc quy định đơn giá cho thuê đất,

thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Căn cứ Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

Căn cứ Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

Căn cứ Thông tư số 141/2007/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;

Căn cứ Thông báo số 111/TB-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh về kết luận phiên họp tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 166/TTr-STC ngày 06 tháng 7 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

51

Page 52: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Điều 1. Quy định đơn giá cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Phạm vi áp dụng: Quy định về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước để tính thu tiền thuê đất, thuê mặt nước hàng năm khi:

- Nhà nước cho thuê đất, gồm đất trên bề mặt và phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất theo quy định của Luật Đất đai.

- Nhà nước cho thuê đất phần dưới mặt đất để xây dựng công trình ngầm nhằm mục đích kinh doanh theo quy hoạch được duyệt mà không sử dụng phần mặt đất.

- Chuyển từ hình thức được nhà nước giao đất sang cho thuê đất.

- Nhà nước cho thuê mặt nước.

b) Đối tượng áp dụng

Áp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; điểm a, điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 và các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về quy định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Đơn giá thuê đất

a) Đơn giá cho thuê đất để tính thu tiền thuê đất hàng năm là:

Đơn giá cho thuê đất = Giá đất x Tỷ lệ %

Trong đó:

- Giá đất: Tính theo Bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành và công bố công khai hàng năm. Trường hợp giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại địa phương để quyết định mức giá cụ thể cho phù hợp. Cụ thể:

+ Trường hợp giá đất thực tế trên thị trường tại thời điểm tính tiền cho thuê đất so với bảng giá đất do UBND tỉnh công bố ban hành hàng năm tăng ≤ 20% thì Sở Tài

52

Page 53: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

chính chủ trì phối hợp với các ngành chức năng báo cáo Thường trực UBND tỉnh quyết định điều chỉnh.

+ Trường hợp giá đất thực tế trên thị trường tại thời điểm tính tiền cho thuê đất so với bảng giá đất do UBND tỉnh công bố ban hành hàng năm tăng > 20% thì Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành chức năng báo cáo Thường trực UBND tỉnh để Thường trực UBND tỉnh xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân điều chỉnh.

- Tỷ lệ % làm căn cứ xác định đơn giá cho thuê đất trên địa bàn tỉnh được tính theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định.

- Đơn vị tính đơn giá thuê đất = VNĐ/m2 /năm.

b) Đơn giá thuê đất để tính thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (áp dụng cho các đối tượng thuê đất quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Đất đai) thì số tiền thuê đất phải nộp cho cả thời gian thuê là:

Đơn giá thuê đất = Giá đất x Tỷ lệ % x Diện tích đất thuê x Thời gian thuê.

Trong đó: Giá đất và tỷ lệ % được xác định theo điểm a khoản 2 Điều này.

c) Đơn giá thuê đất trong trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất thuê hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất thuê là đơn giá trúng đấu giá.

d) Áp dụng đơn giá thuê đất: Căn cứ vào đơn giá thuê đất quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

- Đối với các dự án thuê đất thực hiện từ ngày Quyết định này có hiệu lực thì áp dụng đơn giá thuê đất quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

- Đối với các dự án thuê đất trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì áp dụng như sau:

+ Đối với các dự án thuê đất từ ngày 01/01/2006 đến thời điểm hiện nay đang trong thời gian ổn định 5 năm (kể từ khi có quyết định thuê đất) thì khi hết thời gian ổn định đó mới thực hiện điều chỉnh đơn giá thuê đất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Trường hợp các dự án đã hết thời gian ổn định 5 năm (kể từ khi có quyết định thuê đất) thì thực hiện điều chỉnh lại đơn giá thuê đất theo quy định tại điểm 2 khoản 2 Điều này.

+ Đối với các dự án thuê đất trước ngày 01/01/2006 nộp tiền thuê đất hàng năm thì thực hiện điều chỉnh lại đơn giá thuê đất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Đồng thời truy thu tiền thuê đất phải nộp cho thời gian thuê đất tính từ ngày 01/01/2006 đến ngày điều chỉnh.

53

Page 54: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

3. Đơn giá thuê mặt nước

a) Đối với trường hợp thuê mặt nước phải lập dự án (dự án sử dụng mặt nước cố định và dự án sử dụng mặt nước không cố định). Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định để trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho từng dự án cụ thể.

b) Đối với trường hợp thuê mặt nước không cố định, diện tích thuê nhỏ lẻ, không phải lập dự án, đơn giá thuê mặt nước được tính như sau:

- Đối với địa bàn thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên, Bắc Quang là 250đ/m2/năm.

- Đối với địa bàn các huyện còn lại: 150đ/m2/năm.

4. Thời gian ổn định và điều chỉnh đơn giá thuê đất, thuê mặt nước

a) Thời gian ổn định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước:

- Đơn giá cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm của mỗi dự án được ổn định 05 năm.

- Đơn giá trúng đấu giá trả tiền thuê đất hàng năm được ổn định trong 10 năm.

- Đơn giá thuê mặt nước tại khoản 3 Điều này được ổn định 05 năm.

b) Điều chỉnh đơn giá thuê đất, thuê mặt nước khi hết thời gian ổn định:

- Đơn giá cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm được điều chỉnh và xác định như điểm a khoản 2 Điều này. Đối với các dự án có thay đổi cả về mục đích sử dụng đất thuê và hệ số sử dụng đất thì phải xác định lại giá đất thị trường để tính thu tiền thuê đất cùng với điều chỉnh cả tỷ lệ % xác định đơn giá thuê đất theo mục đích sử dụng đất thuê mới.

- Đơn giá trúng đấu giá trả tiền thuê đất hàng năm được áp dụng như trường hợp nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm không theo hình thức đấu giá nhưng mức điều chỉnh của kỳ ổn định 10 năm tiếp theo không vượt 30% đơn giá thuê đất của kỳ ổn định trước.

- Đơn giá thuê mặt nước do Giám đốc Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều chỉnh đơn giá thuê mặt nước áp dụng cho thời hạn tiếp theo.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 75/2010/QĐ-UBND ngày 11/01/2010 của UBND tỉnh về Quy định đơn giá cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh.

54

Page 55: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Điều 3. Giao cho Sở Tài chính hướng dẫn quy trình xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất theo đúng quy định hiện hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài Nguyên & Môi trường, Kế hoạch & Đầu tư; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNCHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông

Phụ lụcTỶ LỆ % XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

(Kèm theo Quyết định số 1402/2011/QĐ-UBND ngày 8/7/2011 của UBND tỉnh)

55

Page 56: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

STT Khu vực

Tỷ lệ %Sử dụng lớp đất

mặt

Công trình ngầm không sử dụng lớp

đất mặtI Thành phố Hà Giang1 Khu vực các phường 3 0,92 Khu vực TT xã 2,5 0,753 Các khu vực khác thuộc xã 2 0,64 Đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất VLXD 3 0,9II Huyện Vị Xuyên, Bắc Quang1 Khu vực thị trấn, trung tâm huyện lỵ 3 0,92 Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy 3 0,93 Đất khu, cụm công nghiệp 2 0,64 Đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất VLXD 3 0,9

5Đất thuộc các xã nhưng có vị trí nằm ven các trục đường quốc lộ, đất giáp ranh với thị trấn

2 0,6

6 Khu vực TT xã, cụm xã không thuộc xã 135 1,8 0,547 Các vị trí khác của các xã không thuộc xã 135 1,5 0,458 Khu vực TT xã, cụm xã của các xã 135 1,2 0,369 Các vị trí khác của các xã 135 0,8 0,24

III Các huyện còn lại1 Khu vực thị trấn, trung tâm huyện 2,5 0,752 Đất khu, cụm công nghiệp 1,8 0,543 Đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất VLXD 3 0,9

4Đất thuộc các xã nhưng có vị trí nằm ven các trục đường quốc lộ, đất giáp ranh với thị trấn

1,8 0,54

5 Khu vực TT xã, cụm xã không thuộc xã 135 1,5 0,456 Các vị trí khác của các xã không thuộc xã 135 1,2 0,367 Khu vực TT xã, cụm xã của các xã 135 1 0,38 Các vị trí khác của các xã 135 0,8 0,24

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Số: 1852/UBND-KT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 14 tháng 7 năm 2011

56

Page 57: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

ĐÍNH CHÍNHQuyết định số 1402/2011/QĐ-UBND ngày 8/7/2011 về việc Quy định đơn giá

chi thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Ngày 8/7/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1402/2011/QĐ-UBND về việc Quy định đơn giá cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Văn bản số 733/STC-GDN ngày 13/7/2011, trong soạn thảo và soát văn bản trước khi trình ban hành có sự nhầm lẫn, nay xin được đính chính điểm b, khoản 2, Điều 1 như sau:

Đã in là: Đơn giá thuê đất để tính thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (áp dụng cho các đối tượng thuê đất quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Đất đai) thì số tiền thuê đất phải nộp cho cả thời gian thuê là:

Đơn giá thuê đất = Giá đất x tỷ lệ % x Diện tích đất thuê x Thời gian thuê.

Trong đó: Giá đất và tỷ lệ % được xác định theo điểm a khoản 2 Điều này.

Nay đính chính lại như sau: Trường hợp nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì số tiền thuê đất phải nộp được tính bằng với số tiền sử dụng đất phải nộp như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất có cùng mục đích sử dụng đất và cùng thời hạn sử dụng đất. Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất được xác định theo điểm a khoản 2 Điều này.

UBND tỉnh xin thông báo tới các đơn vị có liên quan biết, thực hiện./.

TL. CHỦ TỊCHKT.CHÁNH VĂN PHÒNG

PHÓ VĂN PHÒNGHoàng Gia Long

III. VĂN BẢN CỦA HĐND THÀNH PHỐ HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HÀ GIANG

Số: 12/NQ-HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP.Hà Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011

57

Page 58: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ GIANGKHÓA XXI - KỲ HỌP THỨ NHẤT

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Trên cơ sở xem xét các Báo cáo, Tờ trình của UBND thành phố; Thường trực HĐND, các ban HĐND thành phố; Chánh án Tòa án nhân dân; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố; Thông báo công tác tham gia xây dựng Chính quyền của Uỷ ban MTTQ thành phố và các ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND thành phố;

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Giang thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành các Báo cáo; Tờ trình của UBND thành phố; Thường trực HĐND, các ban của HĐND; Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố; Báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố và Thông báo của Ủy ban MTTQ thành phố về công tác tham gia xây dựng chính quyền trình tại kỳ họp.

Trên cơ sở kết quả đạt được 6 tháng đầu năm 2011, thực hiện khẩu hiệu hành động của BCH Đảng bộ thành phố “chung tay xây dựng thành phố Hà Giang phát triển - văn minh, lịch sự; sáng, xanh, sạch, đẹp và đậm đà bản sắc dân tộc”.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Giang thống nhất giữ nguyên các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 mà Nghị quyết kỳ họp thứ 16 khóa XX đã đề ra và nhấn mạnh một số chỉ tiêu chủ yếu, giải pháp cơ bản tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2011 cụ thể như sau:

I. Một số chỉ tiêu chủ yếuĐể thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 2011, trong 6 tháng cuối năm

thành phố Hà Giang tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:1. Tốc độ tăng giá trị gia tăng của nền kinh tế đạt 18,36%;2. Cơ cấu kinh tế: Thương mại, dịch vụ chiếm 70,37%; công nghiệp - xây dựng

chiếm 24,13%; nông lâm nghiệp chiếm 5,5%;3. Thu nhập bình quân đầu người 19 triệu đồng/người/năm; phấn đấu đưa tỷ lệ

hộ khá và giàu đạt 40% trở lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4% (tiêu chí mới).4. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 75 tỷ đồng trở lên, trong đó thuế và

phí đạt 70 tỷ đồng.5. Tổng sản lượng lương thực (thóc, ngô) đạt trên 2.617 tấn.

58

Page 59: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

6. Tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ theo Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 30/12/2010 của HĐND thành phố (Có biểu chi tiết kèm theo).

II. Các giải pháp cụ thể1. Về phát triển kinh tếVề Thương mại - Dịch vụ và Du lịch: Tăng cường khuyến khích các thành

phần kinh tế phát triển TM - DV và Du lịch. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế xây dựng, nâng cấp các khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch sinh thái. Tích cực chỉ đạo việc triển khai xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng tại thôn Lúp và thôn Hạ Thành. Chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng văn minh, hiện đại. Tổ chức đoàn đi học tập kinh nghiệm phát triển chợ đêm. Thực hiện tốt công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Hướng dẫn nhân dân các thôn vùng sản xuất chè đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, cải tiến phương pháp chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển trong sản xuất CN-TTCN, ưu tiên đầu tư vào các ngành nghề mà thành phố có cơ lợi thế như khai thác SX vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chè…

Về Nông lâm nghiệp: Đôn đốc các xã phường sản xuất vụ mùa và vụ đông; tiếp tục đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh; chuyển đổi diện tích trồng lúa, ngô sang trồng rau chuyên canh để đạt giá trị kinh tế cao hơn. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác khuyến nông. Phối hợp với Chi cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản thực hiện Dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn “VIETGAP” tại phường Ngọc Hà. Quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi; chủ động làm tốt công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; công tác bảo vệ và phát triển rừng, chấn chỉnh việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, xử lý nghiêm những hành vi xâm hại rừng. Hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở 3 xã.

2. Về thu - chi ngân sách: Tăng cường các biện pháp tăng thu ngân sách, gắn với nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu; thực hiện điều hành chi ngân sách theo dự toán được giao và đúng Luật Ngân sách; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước. Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo chương trình hành động của UBND tỉnh và kế hoạch phân bổ dự toán thực hiện kiềm chế của UBND thành phố.

3. Về quản lý đô thị

59

Page 60: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

- Quy hoạch: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng khu đất quy hoạch bán đấu giá QSDĐ tổ 1,2 phường Nguyễn Trãi; khu đất tổ 3 phường Quang Trung; khu đất từ ngã ba đường Thái Hà qua 2 trường học (Trường THPT Ngọc Hà, Tiểu học Ngọc Đường) và qua cầu sang thôn Bản Tùy xã Ngọc Đường. Quy hoạch chi tiết khu vực cửa ngõ phía Nam thành phố. Quy hoạch các khu vực đất đồi rừng được phép san đào và các khu vực được đổ đất đá thải trên địa bàn giai đoạn 2011-2015. Quy hoạch làm đường, trồng cây cảnh quan dọc theo hai bờ sông Lô đoạn từ đầu cầu Yên Biên 1 đến cầu Yên Biên 2 và quy hoạch đoạn từ cầu Yên Biên 2 đến trường Cao đẳng Sư phạm. Quy hoạch điều chỉnh quy hoạch cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực tổ 14 phường Nguyễn Trãi; thông tuyến đường ngang tổ 18 phường Nguyễn Trãi (từ đường Nguyễn Trãi sang Đại lộ Hữu Nghị).

Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo mọi điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện các công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố như doanh nghiệp, Vietel, Hải quan, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Cục Thuế tỉnh, Dự án thoát nước xử lý nước thải thành phố (nguồn vốn ODA)…Các dự án khác của tỉnh trên địa bàn.

Kiểm tra đôn đốc tiến độ khai thác các công trình: Công trình thủy lợi kết hợp cấp nước sinh hoạt xã Phương Độ; nâng cấp đường thôn Lúp - Lùng Vài xã Phương Độ; san ủi mặt bằng các khu tái định cư; hệ thống thoát nước khu vực tổ 1 phường Nguyễn Trãi; nâng cấp mở rộng đường từ thôn Bản Tùy đi thôn Tà Vải xã Ngọc Đường; đường điện 0,4V thôn Cao Bành; rãnh thoát nước. Vỉa hè một số trục đường nội thành.

Tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư để khởi công xây dựng các công trình: San ủi mặt bằng khu TĐC bám QL 2 và khu bám đường đôi tại xã Phương Độ; nhà lớp học trường tiểu học Minh Khai; lò giết mổ gia súc tập trung thành phố; bãi đỗ xe tĩnh thành phố; cải tạo, nâng cấp và mở mới đường vành đai phía Nam thành phố; đường từ đầu cầu Phong Quang đi công viên nước Hà Phương. Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung thôn Nà Thác, Khuổi My - xã Phương Độ, thôn Châng xã Phương Thiện.

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự quản lý đô thị, trật tự an toàn giao thông đô thị. Làm tốt công tác cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất. Đôn đốc các đơn vị, UBND các xã, phường triển khai thực hiện tốt công tác an toàn giao thông, giải tỏa hành lang, hè phố, giải tỏa các điểm họp chợ không đúng nơi quy định. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo vệ sinh môi trường.

60

Page 61: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Tập trung đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị lập thành tích chào mừng 120 năm thành lập tỉnh; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TU của Thành ủy, Kế hoạch số 27/KH-UBND của UBND thành phố về tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn. Tiếp tục triển khai tới các tổ nhân dân được học tập và lấy ý kiến tham gia vào nội dung điều chỉnh bổ sung về Quy định quản lý đô thị trên địa bàn thành phố, sớm hoàn chỉnh nội dung Quy định về quản lý đô thị, trình kỳ họp thứ 2 HĐND thành phố ra Nghị quyết phê chuẩn. Hoàn thành đề án nâng tầng hợp khối các cơ quan hành chính của tỉnh, thành phố.

Rà soát, quy hoạch các vị trí đất công, đất tập thể, đất đã giao cho các đơn vị, tổ chức nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả để điều chỉnh mục đích sử dụng đất. Xây dựng phương án giao đất tái định cư và tổ chức thực hiện việc giao đất tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân bị nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn. Tổ chức Hội nghị tư vấn với các ngành để hoàn thiện và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ giai đoạn 2010 - 2015 thành phố Hà Giang. Tổ chức thẩm định các dự án bồi thường GPMB trên địa bàn đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Các ngành thành phố chủ động phối hợp chặt chẽ với các xã, phường tập trung cao độ để tiếp tục thực hiện dự án bồi thường GPMB các dự án trọng điểm trên địa bàn đảm bảo tiến độ.

4. Về văn hoa - Xã hội: Làm tốt công tác thông tin - tuyên truyền phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2011; xây dựng kế hoạch, tổ chức lễ hội đường phố vào tết trung thu năm 2011. Quản lý tốt các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, hoạt động quảng cáo trên địa bàn. Hướng dẫn các xã phường bình xét làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa năm 2011. Tiếp tục tuyên truyền quảng bá các hoạt động du lịch và ra mắt 2 làng văn hóa du lịch cộng đồng. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Thực hiện tốt chính sách xã hội với người có công, công tác bảo trợ xã hội. Tập trung triển khai chương trình xóa nhà tạm phát sinh. Thực hiện kế hoạch đưa vào cai nghiện tại trung tâm Lao động xã hội tỉnh và vận động cai nghiện tại cộng đồng, đồng thời yêu cầu các xã, phường thực hiện tốt quản lý các đối tượng sau cai nghiện. Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách dân tộc, các chương trình dự án đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả

Nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác phòng chống dịch bệnh. Tăng cường công tác kiểm tra hành nghề y dược tư nhân, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Làm tốt công tác tuyên truyền về công tác dân số, phấn đấu giảm trường hợp sinh con thứ 3. Thực hiện tốt công tác bảo

61

Page 62: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

vệ, chăm sóc trẻ em, từ thiện nhân đạo. Tiếp tục tổ chức đại hội chữ thập đỏ các xã, phường và Đại hội chữ thập đỏ thành phố vào quý III/2011.

Sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên cho các trường đảm bảo các yêu cầu quản lý và giảng dạy trong năm học mới 2011-2012 gắn với nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Triển khai công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hè cho cán bộ và giáo viên theo chương trình kế hoạch của Sở Giáo dục - Đào tạo, tổ chức ôn luyện hè cho học sinh yếu, kém. Tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích trong dịp hè cho các cháu học sinh. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường; phấn đấu huy động 99% trẻ em trong độ tuổi đến trường, 99,9 - 100% trẻ 5 tuổi đến trường.

5. Về Nội chính: Đảm bảo giữ vững và ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc. Tiếp tục triển khai kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công truy quét tội phạm, làm tốt công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Tập trung xác minh, điều tra giải quyết dứt điểm các vụ án, vụ việc xảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo quyết liệt trong kiểm soát trật tự an toàn giao thông, đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn. Quản lý tốt các cơ sở kinh doanh có điều kiện.

- Duy trì thường xuyên chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp các lực lượng nắm chắc tình hình an ninh chính trị trên địa bàn. Tổ chức diễn tập chiến đấu trị an tại phường Minh Khai và phường Nguyễn Trãi; diễn tập phòng chống cháy rừng phường Ngọc Hà. Huấn luyện cho 35 đơn vị DQTV; phúc tra và huấn luyện đại đội cối 82 của thành phố. Tham gia hội thi nhận thức Luật DQTV và công tác DQTV thi tuyên truyền viên giỏi cấp tỉnh. Làm tốt công tác chuẩn bị gọi công dân nhập ngũ năm 2012. Tổ chức giáo dục QPAN cho các đối tượng theo quy định.

- Duy trì công tác tư pháp, thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, đẩy nhanh tiến độ thi hành án dân sự. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn.

6. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan nhà nước

Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính rút ngắn thời gian, đơn giản hóa trình tự, thủ tục giải quyết công việc; phân cấp mạnh cho cơ sở gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót, trên tất cả những lĩnh vực của từng ngành đảm

62

Page 63: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

trách như: Tài nguyên & Môi trường; Quản lý đô thị; Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế, Thuế, Tư pháp, Lao động - Thương binh Xã hội, Công an…..

Hoàn thành đề án ‘Một cửa điện tử” hiện đại tại UBND thành phố, công bố công khai các thủ tục, quy trình, thời gian giải quyết công việc, phí và lệ phí theo quy định. Nâng cao ý thức trách nhiệm, văn hóa nơi công sở của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, tạo điều kiện và thuận lợi cho người dân đến giao dịch, tránh gây phiền hà sách nhiễu nhân dân.

Điều 2. Tổ chức thực hiện- Hội đồng nhân dân khóa XXI tiếp thu những ý kiến, kiến nghị chính đáng của

cử tri và các ý kiến đã thống nhất qua thảo luận của các đại biểu HĐND thành phố khóa XXI tại kỳ họp thứ nhất.

- Hội đồng nhân dân thành phố giao cho UBND thành phố Hà Giang triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết này.

- Thường trực HĐND, các ban HĐND, đại biểu HĐND thành phố và các xã, phường tuyên truyền, phổ biến, giám sát chặt chẽ và thực hiện Nghị quyết.

- HĐND thành phố Hà Giang biểu dương những thành tích mà nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang thành phố đã đạt được trong 6 tháng đầu năm và kêu gọi toàn thể nhân dân, cán bộ và lực lượng vũ trang thành phố Hà Giang phát huy truyền thống đoàn kết, phát huy nội lực, tính chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2011.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Giang khóa XXI, kỳ họp thứ nhất thông qua./.

CHỦ TỊCHNguyễn Thị Ngọc

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU THỰC HIỆN

6 THÁNG CUỐI NĂM 2011( Kèm theo Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 20/6/2011)

Stt Chỉ tiêuĐơn vị

tính

KH năm 2011

Thực hiện 6 tháng

đầu năm

Thực hiện 6 tháng cuối năm

I CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

63

Page 64: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

1 Tốc độ tăng trưởng GTGT ( GCĐ) % 18,36 18,36* Tổng giá trị sản xuất (GCĐ) Tỷ.đ 993,9 502,8 546,6

- Thương mại - dịch vụ Tỷ.đ 563,1 283,3 294,4- Công nghiệp - xây dựng Tỷ.đ 362,1 188,4 215,3- Nông lâm nghiệp Tỷ.đ 68,7 31,1 36,9

2 Tỷ trọng cơ cấu kinh tế ( GHH) 100,0 100,0 100,0- Thương mại - dịch vụ % 70,37 71,80 70,4- Công nghiệp - xây dựng % 24,13 23,77 24- Nông lâm nghiệp % 5,5 4,43 5,6

* Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (GHH)

1.772 895,6 1.065

- Thương mại - dịch vụ Tỷ.đ 1.247 643 750- Công nghiệp - xây dựng Tỷ.đ 427,6 212,9 255Trong đó: Công nghiệp Tỷ.đ 262,0 113,8 150- Nông lâm nghiệp Tỷ.đ 97,4 39,7 60

3 Thu nhập bình quân đầu người Tr.đ 19 19 194 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ.đ 156,0 83,21 72,85 Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 4.499 1.333,8 3.1656 Tỷ lệ lao động được học nghề, tạo

nghề% 40 37 40

7 Xây dựng và hình thành làng nghề Làng 1 18 Tỷ lệ hộ sử dụng điện % 99,9 99,9 99,99 Tỷ lệ hộ có công trình vệ sinh, hợp vệ sinh % 95 93,6 95

10Hoàn thành QH ĐTXD các khu đô thị mới tại phường Quang Trung, Ngọc

Hà, Nguyễn Trãi & xã Phương Thiện

Hoàn thành

Đang THHoàn thành

11 Xây dựng phường đạt tiêu chí văn minh đô thị

Phường 2 Đang TH H.thành

12 Hoàn thành QH XD hệ thống các điểm du lịch trên địa bàn; các thiết chế phục vụ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch tại các xã, phường

Hoàn thành

Đang TH Hoàn thành

13 Tỷ lệ HĐ trẻ trong độ tuổi (6→14) tuổi đến trường

% 99,8 99,8 99,8

14 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn dưới

% 1,08 1,08

15 Xây dựng bộ máy chính quyền thành

64

Page 65: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

phố đến cơ sở đạt trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội

Đạt Chưa xét Đạt

16 Xây dựng nền quốc phòng vững mạnh toàn diện, đảm bảo ANTC, TTATXH, không để xảy ra truyền đạo và di cư trái pháp luật, khiếu kiện đông người phức tạp

Đạt Đạt

II CHỈ TIÊU CỤ THỂ* Thương mại - Dịch vụ1 Tổng mức lưu chuyển hàng hóa Tỷ.đ 1.388 630,5 757,52 Số thuê bao điện thoại trên 100 người

dânMáy 80 77 80

3 Tỷ lệ hộ có xe ôtô các loại % 18 16,4 174 Tỷ lệ hộ có xe máy % 97,3 97,5 97,85 Đơn vị, hộ tham gia KD

(DN,HTX,HKD cá thể)Hộ 4.500 3.787 4.500

* Công nghiệp6 Giá trị sản lượng công nghiệp - TCN

(theo GTT)Tỷ.đ 262 113,8 150

7 Giá trị sản lượng công nghiệp (CD 94) Tỷ.đ 91 66,2 24,8* Xây dựng8 Đường bêtông xi măng (lũy kế) Km 107,9 107,99 Đường nội thị có hệ thống điện chiếu

sángKm 102,7 102,7

10 Hoàn thành QH ĐTXD khu TTHC thành phố trục đường đôi Cầu Mè - Hà Phương

Hoàn thành

Đang THHoàn

hthành

11 Đường nội thị được rải nhựa bêtông % 100 100 100* Tài chính12 Huy động vốn đầu tư phát triển Tỷ.đ 600 320 28013 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ.đ 150 81 70* Nông lâm nghiệp

Trồng trọt14 Tổng diện tích gieo trồng hàng năm Ha 1.449 669,4 779,615 Diện tích lúa cả năm ha 660 65416 Năng suất lúa bình quân tạ/ha 56,0 56,517 Sản lượng lúa Tấn 3.696 1.333,8 3.696

65

Page 66: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Trong đó: + Lúa vụ đông xuân Ha 240 234- Sản lượng Tấn 1.368 1.333,8 + Lúa mùa Ha 420 420- Sản lượng Tấn 2.362 2.362

18 Diện tích ngô cả năm Ha 221 228,519 Năng suất ngô bình quân Tạ/ha 36,3 35,120 Sản lượng ngô Tấn 803 0 803

Trong đó: + Ngô đông xuân Ha 122,5 130- Sản lượng Tấn 494,0 0 + Ngô hè thu Ha 98,5 98,5- Sản lượng Tấn - 309

21 Diện tích vùng rau hoa chuyên canh Ha 82 77,6 8222 Giá trị thu nhập trên diện tích đất canh

tácTrđ/

ha/năm70 0 70

23 Diện tích trồng cây ăn quả Ha 76,63 76,63 76,724 Hệ số sử dụng đất Lần 2,15 0 2,15* Chăn nuôi25 Tổng đàn gia súc Con 20.615 17.096 21.00026 Tổng đàn gia cầm Con 56.580 50.779 56.70027 Diện tích ao hồ thủy sản Ha 73,5 72,7 73,528 Sản lượng cá Tấn 202 0 0* Lâm nghiệp29 Tỷ lệ che phủ rừng % 59,7 59,7 59,730 Khoanh nuôi (Lũy kế) Ha 850 1.350 1.35031 Bảo vệ rừng (mới) Ha 35,4 35,4 35,432 Trồng rừng mới Ha 150 20 150* Y tế33 Khám chữa bệnh Lượt/ng 26.000 13.794 14.00034 Tiêm chủng mở rộng Cháu 800 409 40035 Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em

dưới 5 tuổi xuống còn% 7,5 - 7,5

36 Xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã 7 4 437 Tỷ lệ dân cư nội thị được dùng nước

sạch% 100 92,9 100

38 Tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước sạch

% 90 86 90

* Lao động - TBXH

66

Page 67: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

39 Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới (tiêu chí mới) % 4 440 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp % 78 73,5 7641 Số lao động được giải quyết việc làm

hàng nămngười 1.500 820 680

42 tỷ lệ hộ giàu, khá (tiêu chí mới) % 40 - 40* Giáo dục & Đào tạo43 Trường đạt chuẩn quốc gia (lũy kế) Trường 23 21 2344 Trường THCS học vi tính Trường 8 6 845 Tỷ lệ huy động đi học mẫu giáo % 99,5 99,5 99,546 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn hóa % 100 100 10047 Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn % 56 59,1 6048 Phổ cập bậc trung học xã, phường X/P 6 5 5* Văn hoa thông tin49 Tỷ lệ phủ sóng truyền hình % 100 100 10050 Tỷ lệ hộ được xem truyền hình % 100 100 10051 Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa % 90 9052 Tỷ lệ cơ quan văn hóa % 95,2 95,253 Tỷ lệ thôn, tổ dân phố văn hóa % 97,03 97,0354 Tỷ lệ chất thải rắn, chất thải y tế được

thu gom% 90 90 90

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HÀ GIANG

Số: 13/NQ-HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. Hà Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề việc phê chuẩn Báo cáo quyết toán thu, chi

ngân sách thành phố Hà Giang

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ GIANGKHÓA XXI - KỲ HỌP THỨ NHẤT

67

Page 68: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Tờ trình số 57/TTr-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2011 của UBND thành phố Hà Giang về việc đề nghị phê chuẩn Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách thành phố Hà Giang năm 2010;

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Giang thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thành phố Hà Giang năm 2010, cụ thể như sau:

I. Quyết toán thu ngân sách nhà nước: 336.401.765.290đ.1. Thu điều tiết ngân sách trung ương: 1.953.228.348đ.

2. Thu điều tiết ngân sách tỉnh: 67.240.499.503đ.

3. Thu điều tiết ngân sách địa phương: 267.208.037.439đ.

a) Thu ngân sách thành phố: 247.740.749.551đ.

- Thu điều tiết ngân sách địa phương: 159.812.469.486đ.

- Thu trợ cấp CĐ: 49.757.074.000đ.

- Thu chuyển nguồn năm trước: 34.290.285.079đ.

- Thu kết dư: 2.005.808.251đ.

- Thu xổ số kiến thiết quản lý qua ngân sách: 1.801.303.735đ.

- Thu ngân sách cấp dưới nộp lên NS cấp trên: 73.809.000đ.

b) Thu ngân sách xã, phường: 19.467.287.888đ.

- Thu điều tiết: 7.114.392.044đ.

- Thu trợ cấp CĐ: 12.010.743.000đ.

- Thu kết dư: 72.252.844đ.

- Thu chuyển nguồn sang năm sau: 269.900.000đ.

II. Quyết toán chi ngân sách: 257.146.894.795đ.1. Chi ngân sách thành phố: 237.806.510.895đ.

- Chi đầu tư + xổ số: 78.251.160.230đ.

- Chi sự nghiệp kinh tế: 23.918.684.900đ.

- Chi sự nghiệp khoa học: 190.000.000đ.

- Chi sự nghiệp văn hóa TTTT: 1.154.972.000đ.

- Chi sự nghiệp phát thanh & truyền hình: 996.300.000đ.

- Chi sự nghiệp thể thao: 300.000.000đ.

68

Page 69: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

- Chi đảm bảo xã hội + dân số KHHGĐ: 1.537.022.755đ.

- Chi sự nghiệp y tế: 3.765.626.000đ.

- Chi khối Đảng: 7.156.828.000đ.

- Chi quản lý nhà nước: 13.273.645.700đ.

- Chi khối đoàn thể: 1.875.934.000đ.

- Chi Hội chữ thập đỏ: 111.800.000đ.

- Chi quốc phòng: 717.015.000đ.

- Chi an ninh: 553.489.000đ.

- Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo: 67.503.770.800đ.

- Chi trợ cấp CĐ xã, phường: 12.010.743.000đ.

- Chi chuyển nguồn (phòng TC-KH): 22.630.151.000đ.

- Chi nộp ngân sách cấp trên: 567.121.000đ.

- Chi hỗ trợ các ngành: 1.292.247.510đ.

2. Quyết toán chi ngân sách xã, phường: 19.340.383.900đ.

III. Kết dư ngân sách năm 2010: 10.061.142.644đ.1. Số kết dư ngân sách thành phố: 9.934.238.656đ.

2. Số kết dư ngân sách xã, phường: 126.903.988đ.

Điều 2. HĐND thành phố giao cho UBND thành phố Hà Giang tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Giang khóa XXI kỳ họp thứ nhất thông qua./.

CHỦ TỊCHNguyễn Thị Ngọc

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HÀ GIANG

Số: 14/NQ-HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP.Hà Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề việc phê chuẩn Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách

thành phố Hà Giang năm 2009 (bổ sung)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ GIANGKHÓA XXI - KỲ HỌP THỨ NHẤT

69

Page 70: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/22/2003;Căn cứ Tờ trình số 56/TTr-UBND ngày 31/5/2011 của UBND thành phố Hà

Giang về việc phê chuẩn Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thành phố Hà Giang năm 2009 (bổ sung);

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Giang thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thành phố Hà Giang năm 2009 (bổ sung), cụ thể như sau:

I. Quyết toán thu ngân sách nhà nước: 92.400.000đ.

1. Thu điều tiết ngân sách địa phương: 92.400.000đ.

a) Thu ngân sách thành phố: 92.400.000đ.

- Thu trợ cấp CĐ : 92.400.000đ.

II. Quyết toán chi ngân sách: 92.400.000đ.

1. Chi ngân sách thành phố: 92.400.000đ.

- Chi trợ cấp CĐ xã, phường: 92.400.000đ.

+ UBND xã Phương Thiện: 67.200.000đ.

+ UBND xã Ngọc Đường: 25.200.000đ.

2. Quyết toán chi ngân sách xã, phường: 92.400.000đ.

+ UBND xã Phương Thiện: 67.200.000đ.

+ UBND xã Ngọc Đường: 25.200.000đ.

Điều 2. HĐND thành phố giao cho UBND thành phố Hà Giang tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Giang khóa XXI -

kỳ họp thứ nhất thông qua./.

CHỦ TỊCHNguyễn Thị Ngọc

70

Page 71: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

IV. VĂN BẢN CỦA HĐND HUYỆN VỊ XUYÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNHUYỆN VỊ XUYÊN

Số: 01/NQ-HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vị Xuyên, ngày 15 tháng 6 năm 2011

NGHỊ QUYẾTVề tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu Kinh tế xã hội - An ninh

quốc phòng 6 tháng cuối năm 2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN VỊ XUYÊNKHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ NHẤT

71

Page 72: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;

Trên cơ sở xem xét báo cáo của Thường trực HĐND huyện, UBND huyện, báo cáo của Viện kiểm sát huyện, báo cáo của Tòa án nhân dân huyện; báo cáo của Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện và ý kiến của các đại biểu HĐND huyện;

Hội đồng nhân dân huyện đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011 của UBND huyện, trình kỳ họp lần thứ nhất HĐND huyện khóa XVIII.

HĐND huyện thống nhất kiên định, tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2011 tại Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 30/12/2010 của HĐND huyện khóa XVII kỳ họp thứ 17 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng năm 2011; đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung chỉ đạo trong 6 tháng cuối năm 2011 cụ thể như sau:

1. Sản xuất nông lâm nghiệpTập trung thu hoạch nhanh gọn đối với các loại cây trồng vụ xuân, với phương

châm “xanh nhà hơn già đồng”. Đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ mùa đảm bảo thời vụ, diện tích với phương châm “lấy mùa bù xuân”, sử dụng các giống ngắn ngày và trung ngày để gieo cấy trên những chân ruộng 2 vụ lúa và thực hiện tốt việc thâm canh. Tận dụng triệt để những chân đất bãi, đất không chủ động tưới tiêu, không thể gieo cấy lúa để trồng ngô. Chủ động chăm sóc, theo dõi sâu bệnh trên các loại cây trồng, tổ chức tập huấn cho nhân dân các tiến bộ kỹ thuật mới. Phấn đấu đạt 50.818 tấn lương thực theo kế hoạch đã đề ra, nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Tiếp tục duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm, thực hiện tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh.

Thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng kinh tế. Đẩy mạnh việc rà soát và bàn giao xong diện tích đất trồng cao su còn lại theo kế hoạch huyện và tỉnh giao, thực hiện tốt công tác xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch tại 05 xã điểm. Chủ động ứng phó trong việc phòng, chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là những địa bàn xung yếu, có nguy cơ lũ quét, sạt lở cao.

2. Giao thông - Công nghiệp - Xây dựng - Tài nguyên

72

Page 73: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Tiếp tục rà soát lại các công trình xây dựng cơ bản tập trung trên địa bàn huyện, tạm dừng các dự án khởi công mới, bố trí vốn cho các công trình đã quyết toán, hoàn thành và đang thi công theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ. Chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai việc duy tu bảo dưỡng đường theo định kỳ đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa, hướng dẫn kỹ thuật, tăng cường kiểm tra giám sát các đơn vị thi công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, đảm bảo chất lượng. Tập trung thi công các công trình cầu, cống nhỏ và đường giao thông trọng điểm trên địa bàn.

Tiếp tục thực hiện việc quy hoạch, công tác quản lý đô thị, tuyên truyền hướng dẫn các tổ chức cá nhân thực hiện các thủ tục về cấp phép xây dựng và phí xây dựng.

Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, khai thác các thế mạnh về công nghiệp của địa phương cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào khu Công nghiệp Bình Vàng, khai thác khoáng sản, tiềm năng về điện, chế biến nông lâm sản. Thường xuyên kiểm tra các điểm khai thác vật liệu, khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm các hồ sơ về đất đai còn tồn và mới phát sinh trên địa bàn. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện việc ký kết bảo vệ môi trường, cải tạo phục hồi môi trường tại các dự án. Điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế về bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ. Giải quyết dứt điểm việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư tại các dự án đã hoàn thiện và mới triển khai.

3. Thương mại, tài chính và tín dụngĐảm bảo công tác quản lí ổn định cung cầu thị trường, tập trung thực hiện việc

kiểm tra, kiểm soát, chống vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, đầu cơ nâng giá đối với một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. Triển khai thực hiện tốt chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thực hiện việc điều hành ngân sách nhà nước theo đúng quy định, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm và các chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư thâm canh, giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo…Tổ chức rà soát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của các đơn vị, cá nhân, đôn đốc đẩy mạnh công tác thu ngân sách, đặc biệt là các khoản nợ đọng thuế và tiền thu từ khai thác quỹ đất nhằm phấn đấu đạt dự toán được giao.

4. Văn hoa xã hội: Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, học sinh, thường xuyên kiểm tra giáo án, công tác giảng dạy tại các đơn vị trường học, chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới 2011 - 2012, đảm bảo số lượng học sinh đến trường theo kế hoạch đề ra. Duy trì và mở mới các lớp đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn cho người lao động theo nhu cầu thực tế của thị trường.

73

Page 74: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tăng cường đội ngũ bác sỹ xuống cơ sở nhằm nâng cao công tác khám chữa bệnh tuyến cơ sở, tiêm chủng mở rộng đúng, đủ và đảm bảo thời gian quy định, tuyên truyền về SKSS - KHHGĐ… Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, có biện pháp dập tắt nhanh chóng, kịp thời khi dịch bệnh xảy ra và thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện tốt công tác quản lý VHTT - TT và Du lịch, đẩy mạnh công tác kiểm tra và quản lý các dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa thông tin và truyền thanh, đặc biệt chú trọng đến phong trào quần chúng về văn hóa, văn nghệ. Thường xuyên đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với xây dựng và thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015 và các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Nâng cao thời lượng, chất lượng tin bài truyền thanh, truyền hình phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. Duy trì và phát triển mở rộng mạng lưới bưu chính viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc trên toàn huyện. Thực hiện tốt mục tiêu xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa có chất lượng.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo, tạo việc làm. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng bị thiên tai. Tiến hành rà soát biến động hộ nghèo, cận nghèo 6 tháng đầu năm, để hỗ trợ kịp thời người dân, nhằm đạt mục tiêu giảm hộ nghèo còn 29,2%.

5. Nội chính - An ninh - Quốc phòngTiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, ứng dụng

công nghệ thông tin, thực hiện Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian cho tổ chức và công dân. Thực hiện tốt công tác xây dựng chính quyền, củng cố bộ máy chính quyền cơ sở ngay sau cuộc bầu cử HĐND các cấp. Tập trung chỉ đạo giải quyết có kết quả khiếu nại, tố cáo của công dân, có giải pháp hợp lý và hiệu quả nhằm giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài, kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại mới phát sinh. Thực hiện tốt chương trình hành động về phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nắm chắc tình hình an ninh nội địa, xử lý kịp thời với mọi tình huống. Tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân đấu tranh phòng chống tội phạm, truyền đạo trái pháp luật, di dịch cư tự do. Đẩy mạnh công tác hạn chế các tệ nạn xã hội như: Buôn bán tàng trữ ma túy, đánh bạc, khai thác khoáng sản và lâm sản trái phép, tai nạn giao thông…Thực hiện tốt việc kiểm tra công tác quốc phòng tại các cơ quan,

74

Page 75: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

đơn vị, thường xuyên luyện tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, tổ chức diễn tập chiến đấu trị an và diễn tập cụm tác chiến biên phòng….Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực sau 07 ngày, kể từ ngày HĐND huyện thông qua.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao cho Thường trực, các ban, các tổ đại biểu HĐND huyện đôn đốc, kiểm tra, giám sát UBND các cấp, các cơ quan liên quan thực hiện Nghị quyết này.

2. Giao cho UBND huyện chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng cuối năm 2011.

3. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị phối hợp chặt chẽ với UBND huyện, cùng các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội, cơ quan, lực lượng vũ trang động viên mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết, thi đua lao động sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết HĐND huyện.

Nghị quyết này đã được HĐND huyện Vị Xuyên khóa XVIII kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 15/6/2011./.

CHỦ TỊCHNguyễn Tiến Lợi

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNHUYỆN VỊ XUYÊN

Số: 02/2011/NQ-HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vị Xuyên, ngày 15 tháng 6 năm 2011

NGHỊ QUYẾTPhê duyệt quyết toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN VỊ XUYÊNKHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ NHẤT

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

75

Page 76: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ban hành ngày 16/12/2002;

Căn cứ Quyết định số 5248/QĐ-UBND ngày 10/12/2009 của UBND tỉnh Hà Giang về việc giao kế hoạch thu - chi ngân sách địa phương năm 2010;

Căn cứ Quyết định 6214/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2010 của UBND huyện Vị Xuyên;

Xét Tờ trình số 108/TTr-UBND ngày 13/6/2011 về việc phê duyệt quyết toán ngân sách địa phương năm 2010;

Hội đồng nhân dân huyện đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn quyết toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2010 như sau:

A. Quyết toán thu - chi ngân sách năm 2010

Đơn vị tính: đồng.

I. Quyết toán thu ngân sách nhà nước: 338.946.452.421

- Thu tại địa bàn: 39.327.408.223.

- Thu trợ cấp BX từ ngân sách cấp trên: 264.822.215.000.

- Các khoản thu quản lý qua quỹ: 22.272.706.950.

- Thu kết dư ngân sách năm trước: 1.643.558.748.

- Thu chuyển nguồn từ năm trước sang: 10.880.563.500.

Trong đó:

1. Điều tiết thu ngân sách trung ương: 84.239.175

- Điều tiết thu tại địa bàn: 84.239.175.

2. Điều tiết thu ngân sách tỉnh: 3.072.123.833

- Điều tiết thu tại địa bàn: 3.072.123.833.

3. Điều tiết ngân sách huyện: 264.450.501.124

- Điều tiết ngân sách huyện tại địa bàn: 33.717.266.940.

- Thu trợ cấp cân đối: 205.879.187.500.

- Thu kết dư ngân sách năm trước: 190.599.634.

76

Page 77: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

- Viện phí: 12.956.802.550.

- Ghi thu học phí: 305.114.000.

- Thu xổ số kiến thiết: 530.000.000.

- Thu chuyển nguồn: 10.871.530.500.

4. Điều tiết ngân sách xã: 71.339.588.289.

- Thu trợ cấp cân đối: 58.943.027.500.

- Thu điều tiết NSX tại địa bàn: 2.453.778.275.

- Thu chuyển nguồn: 9.033.000.

- Thu kết dư NS: 1.452.959.114.

- Ghi thu, ghi chi XDCS hạ tầng: 8.480.790.400.

II. Quyết toán chi NSNN năm 2010: 334.530.857.722.

+ Chi đầu tư XDCB: 23.367.829.922.

+ Ghi chương trình đầu tư CT 135 gđ II: 15.258.186.923.

+ Chi thường xuyên: 97.874.825.227.

+ Chi sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo: 145.572.799.664.

+ Chi sự nghiệp y tế: 16.019.089.200.

+ Chi từ quỹ để lại quản lý qua quỹ NSNN: 22.272.706.950.

- Ghi chi XDCSHT: 8.480.790.400.

- Ghi chi học phí: 305.114.000.

- Viện phí: 12.956.802.550.

- Chi xổ số kiến thiết: 530.000.000.

+ Chi hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: 3.172.200.000.

+ Chi chuyển nguồn sang năm sau: 10.993.219.836.

1. Tổng chi ngân sách huyện: 264.285.872.999.

+ Chi đầu tư XDCB: 18.864.900.000.

+ Chi chương trình 135 GĐ II (vốn đầu tư) : 11.952.334.000.

+ Chi thường xuyên: 47.205.711.149.

77

Page 78: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

+ Chi sự nghiệp giáo dục: 143.511.953.464.

+ Chi sự nghiệp y tế: 15.088.638.000.

+ Chi chuyển nguồn sang năm sau: 10.698.219.836.

+Chi hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: 3.172.200.000.

+ Ghi chi để lại quản lý qua NSNN: 13.791.916.550.

2. Chi ngân sách xã: 70.244.984.723.

+ Chi đầu tư XDCB: 4.502.929.922.

+ Chi chương trình 135 GĐ II (vốn đầu tư) : 3.305.852.923.

+ Chi thường xuyên: 53.660.411.478.

+ Chi chuyển nguồn sang năm sau: 295.000.000.

+ Ghi chi XDCSHT: 8.480.790.400.

III. Kết dư ngân sách huyện, xã năm 2010: 1.259.231.691.

1. Kết dư ngân sách huyện: 164.628.125.

2. Kết dư ngân sách xã: 1.094.603.566.

B. Quyết toán bổ sung thu - chi ngân sách năm 2009: (Co biểu chi tiết kem theo)

- Bổ sung quyết toán chương trình xóa nhà tạm số tiền: 6.013.000.000. đồng.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Hội đồng nhân dân huyện giao cho UBND huyện Vị Xuyên tổ chức triển khai thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân huyện khóa XVIII, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 15/6/2011./.

CHỦ TỊCH Nguyễn Tiến Lợi

78

Page 79: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011 79

Page 80: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG · Web viewÁp dụng cho các đối tượng được quy định tại điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP

CÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 05-8-2011

VĂN PHÒNG UBND TỈNH HÀ GIANGĐịa chỉ: Phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang

Điện thoại:..........................................Fax:.....................................................E-mail:................................................Website:..............................................

In tại: Công ty CP In Hà Giang

80