u chủ động ứng phó thách thức kép

12
THỨ SÁU CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn SỐ 8011 24.9.2021 (18.8 Tân Sửu) 0966.490.490 0256.3813573 ĐƯỜNG DÂY NÓNG CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH COVID-19 u 7 u 2 u 2 Phân cấp, phân quyền hiệu quả, thực chất u 2 l NGÀNH THƯ VIỆN VÀO CUỘC CHUYỂN ĐỔI SỐ: Đáp ứng nhu cầu của độc giả ........ u 6 l Thắt chặt biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp u 4 l KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách............................................. u 8 Tìm cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong công tác đảm bảo ANTT phòng, chống dịch Chủ động ứng phó thách thức kép THIÊN TAI - DỊCH BỆNH Bộ đội Biên phòng tỉnh kêu gọi, tuyên truyền tàu, thuyền đánh bắt xa bờ vào khu neo đậu phía Đông Cảng cá Quy Nhơn tránh trú bão an toàn, chiều 23.9. Ảnh: CÔNG CƯỜNG l Không được chủ quan với bão số 6 l Công điện của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN& PTDS tỉnh về ứng phó mưa bão u 5,3 THÔNG TIN TÌNH HÌNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Cập nhật đến 16 giờ ngày 23.9.2021) l Số ca trong ngày 16 l Tổng số ca mắc (Quy Nhơn: 247, Hoài Nhơn: 141, Hoài Ân: 96, An Nhơn: 166, Phù Cát: 326, Phù Mỹ: 33, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 19, Vân Canh: 3, Tuy Phước: 63, các khu cách ly tập trung: 73) l Số điều trị khỏi 817 l Số tử vong 13 l Cách ly tại bệnh viện 343 l Cách ly tập trung 2.146 1173

Upload: others

Post on 28-Oct-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: u Chủ động ứng phó thách thức kép

THỨ SÁU

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNHTIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn

SỐ 8011

24.9.2021(18.8 Tân Sửu)

0966.490.490 0256.3813573

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH COVID-19

u7

u2u2

Phân cấp, phân quyền hiệu quả, thực chất

u2

lNGÀNH THƯ VIỆN VÀO CUỘC CHUYỂN ĐỔI SỐ:

Đáp ứng nhu cầu của độc giả . . . . . . . .u6

l Thắt chặt biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp u4

lKHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH:

Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .u8

Tìm cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong công tác đảm bảo ANTT phòng, chống dịch

Chủ động ứng phó thách thức kép THIÊN TAI - DỊCH BỆNH

Bộ đội Biên phòng tỉnh kêu gọi, tuyên truyền tàu, thuyền đánh bắt xa bờ vào khu neo đậu phía Đông Cảng cá Quy Nhơn tránh trú bão an toàn, chiều 23.9. Ảnh: CÔNG CƯỜNG

l Không được chủ quan với bão số 6l Công điện của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN& PTDS tỉnh về ứng phó mưa bão

u5,3

THÔNG TINTÌNH HÌNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

(Cập nhật đến 16 giờ ngày 23.9.2021)

l Số ca trong ngày 16l Tổng số ca mắc

(Quy Nhơn: 247, Hoài Nhơn: 141, Hoài Ân: 96, An Nhơn: 166, Phù Cát: 326, Phù Mỹ: 33, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 19, Vân Canh: 3, Tuy Phước: 63, các khu cách ly tập trung: 73)

l Số điều trị khỏi 817l Số tử vong 13l Cách ly tại bệnh viện 343l Cách ly tập trung 2.146

1173

Page 2: u Chủ động ứng phó thách thức kép

2 THỜI SỰ THỨ SÁU, 24.9.2021 Bình Đị[email protected]

Tìm cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

(BĐ) - Ngày 23.9, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng làm việc với Sở Công Thương về tình hình phát triển công nghiệp (CN), thương mại 9 tháng đầu năm 2021.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, tuy bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19, chỉ số sản xuất CN của toàn ngành 9 tháng vẫn đạt mức tăng trưởng dương, tăng 5,82% so với cùng kỳ, nhờ một số ngành CN chiếm tỷ trọng lớn như điện sản xuất, khai thác quặng kim loại, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế… duy trì tốc độ tăng trưởng.

Tại buổi làm việc, các đại biểu thảo luận về một số hạn chế, khó khăn trong phát triển CN, thương mại dịch vụ. Đó là: Chỉ số sản xuất CN của tỉnh tuy có tăng trưởng nhưng đạt mức tăng thấp, trong đó nhiều sản phẩm chủ lực có chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ. Các chủ đầu tư chưa chú trọng đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cụm CN, chỉ có 8/45 cụm CN hoạt động có hệ thống xử lý nước thải dùng chung. Chi phí vận chuyển hàng container xuất khẩu, nhập khẩu liên tục tăng cao và gấp 4 - 5 lần so với cùng kỳ, gây áp lực tài chính cho các DN, nhất là ngành thủy sản, dệt may, da giày, chế biến gỗ… Hoạt động xúc tiến thương mại nội địa bị đình trệ nên việc hỗ trợ cho các DN trong và ngoài tỉnh quảng bá sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất và giải phóng hàng tồn kho còn hạn chế rất nhiều. Do đó, các DN nhỏ, siêu nhỏ rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và duy trì sản xuất…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng cho rằng, Sở Công Thương cần chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn cho các DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; đề xuất các giải pháp quản lý, phát triển khu CN, cụm CN, khu kinh tế của tỉnh; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện,

thị xã bố trí vốn đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm CN, nhất là công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. Đồng thời, Sở Công Thương đề xuất giải pháp để UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo không giao (hoặc cho thuê) đất đối với các DN đăng ký mới dự án đầu tư sản xuất CN ngoài các khu, cụm CN; đẩy mạnh phát triển các loại hình thương mại hiện đại và thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại…

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng đánh giá, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Để thực hiện thành công “mục tiêu kép”, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu, trong thời gian tới, Sở Công Thương cần tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế, tồn tại trong các cơ chế ban hành. Mỗi cán bộ phải nỗ lực tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo các giải pháp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất CN, thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Người lãnh đạo cần chịu khó lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh, thành khác để có đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh.

Sở Công Thương tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý. Kiên trì, quyết liệt trong phòng, chống dịch, đảm bảo hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn các DN xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể về phương án sản xuất, kinh doanh hạn chế tiếp xúc; sẵn sàng phương án xử lý khi xuất hiện ca bệnh F0 tại DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Rà soát, kiểm tra chặt chẽ việc tiêm vắc xin cho toàn bộ công nhân ở DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới. HẢI YẾN

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong công tác đảm bảo ANTT phòng, chống dịch

(BĐ) - Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Kim Toàn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, tại buổi làm việc với Tiểu ban An ninh trật tự xã hội (thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh) vào chiều 23.9 (ảnh).

Tại buổi làm việc, các thành viên của Tiểu ban An ninh trật tự xã hội đã trình bày, thảo luận các nội dung liên quan trong việc triển khai thực hiện các mặt công tác đảm bảo an ninh, trật tự phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong trạng thái bình thường mới.

Biểu dương những kết quả đạt được của Tiểu ban An ninh trật tự xã hội thời gian qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Kim Toàn cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch còn diễn biến phức tạp, ngày càng tác động

đến đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của mỗi người dân và toàn xã hội, trong khi ý thức tự giác chấp hành các quy định phòng, chống dịch của một bộ phận người dân còn hạn chế, nếu không kiểm soát chặt các yếu tố liên quan đến an ninh, trật tự xã hội, sẽ tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi liên quan đến phòng, chống dịch.

Do đó, đồng chí yêu cầu các lực lượng trong Tiểu ban An ninh trật tự xã hội và các cơ quan liên quan phải dự lường mọi tình huống có thể xảy ra, từ đó chủ động các phương án giải quyết cụ thể, không để bị động, bất ngờ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài. Trong đó, tiếp tục đa dạng, linh động theo tình hình thực tế trong

công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức tự bảo vệ đến mỗi công dân, nhất là các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong phòng, chống dịch với yêu cầu giãn cách phải thực chất, cách ly phải triệt để, truy vết đến cùng. Phát hiện sớm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống dịch. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát địa bàn, không để hình thành điểm nóng; chủ động tăng cường lực lượng tại các điểm nóng về dịch bệnh hay nổi cộm về ANTT. Bên cạnh đó, phải nắm chắc dữ liệu dân cư tại địa bàn quản lý, từ đó xác định được đối tượng, nghề nghiệp để đề xuất quản lý nguồn lây hiệu quả gắn với thực hiện chính sách an sinh tốt.

KIỀU ANH

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân đảo Nhơn Châu

(BĐ) - Trong 2 ngày 23 và 24.9, UBND TP Quy Nhơn tổ chức đoàn công tác ra xã đảo Nhơn Châu tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân địa phương (ảnh).

Có 1.139 người dân từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 65 chiến sĩ Đại đội Đ30 và 7 cán bộ, nhân viên Trạm Hải đăng Cù Lao Xanh, được tiêm vắc xin.

Theo ông Nguyễn Đức Trận - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 xã Nhơn Châu - thời gian qua địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn cho người dân. Hiện xã đang tăng

cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp 5K và hạn chế tối đa phương tiện ra vào đảo; bố trí các điểm cách ly tập trung, thuốc và vật tư y tế, chủ động lương thực, thực phẩm, dự lường tình huống phát sinh; chủ động xây dựng phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

TIẾN SỸ

Nâng cao khả năng điều trị bệnh nhân Covid-19, triển khai tốt chiến dịch tiêm vắc xin

(BĐ) - Ngày 23.9, UBND tỉnh tổ chức họp Tiểu ban Y tế (thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh). Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh, chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, một số thành viên của Tiểu ban Y tế đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truy vết, phong tỏa, đánh giá nguy cơ, tiêm vắc xin…

PGS.TS Hồ Văn Hoàng, Giám đốc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn, cho biết: Trong mấy ngày gần đây dù các ổ dịch đã được kiểm soát nhưng số ca F0 trong tỉnh vẫn có hiện tượng gia tăng. Để có biện pháp phòng, chống dịch tốt phải đánh giá được nguy cơ ở từng nơi, từng địa bàn. Hiện Bình Định chưa có bản đồ đánh giá nguy cơ dịch bệnh, chúng tôi sẽ hỗ trợ, phối hợp với Sở Y tế để thực hiện vấn đề này.

Bác sĩ Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, nhìn nhận: Thời gian qua, chủ trương phòng, chống dịch của tỉnh rất

phù hợp và sát với thực tiễn, đặc biệt là công tác điều trị bệnh nhân Covid-19. Về dịch tễ, chúng ta phải xác định dịch tễ của dịch Covid-19 sẽ xóa nhòa mọi ranh giới, địa giới hành chính. Như vậy, khi vi rút xuất hiện ở đâu thì chúng ta bao vây khu vực đó và tầm soát quyết liệt chứ không phải phong tỏa theo địa giới hành chính.

Về tình hình tiêm vắc xin, Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Hùng - Trưởng Tiểu ban Y tế cho biết: Trong đợt tiêm vắc xin này sẽ ưu tiên khá nhiều cho TP Quy Nhơn, bên cạnh đó, ngành Y tế cũng bắt đầu tiêm cho thân nhân của nhân viên y tế. Đồng thời, các địa phương cũng đã triển khai tiêm vắc xin cho phụ nữ có thai.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long yêu cầu Tiểu ban Y tế phải rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống dịch ở giai đoạn trước; tính toán các phương án phòng, chống dịch để giảm thiểu tối đa việc phong tỏa, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân và hoạt

động sản xuất, kinh doanh. Tiểu ban Y tế phải thực hiện tốt 4 nội dung, gồm: Hướng dẫn các cấp, ngành đặc biệt là cấp cơ sở xây dựng được phương án phòng, chống dịch phù hợp; nâng cao khả năng điều trị bệnh nhân Covid-19 song song với việc chăm sóc sức khỏe người dân; triển khai tốt chiến dịch tiêm chủng vắc xin trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp; xây dựng kế hoạch tập huấn các kỹ năng để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của ngành Y tế, Tiểu ban xây dựng kế hoạch phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, lãnh đạo, chuyên gia ngành Y tế để tham mưu nhanh và kịp thời, giúp lãnh đạo tỉnh có đánh giá đúng về tình hình dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Tiểu ban Y tế tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách để hỗ trợ kịp thời cho đội ngũ tuyến đầu, trong đó có nhân viên y tế để họ an tâm, toàn tâm chống dịch.

THẢO KHUY

Ảnh: T.S

Page 3: u Chủ động ứng phó thách thức kép

3THỨ SÁU, 24.9.2021 THỜI SỰ[email protected]

Bình Định

Không được chủ quan với bão số 6

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: HOÀI THU

(BĐ) - Chiều 23.9, UBND tỉnh tổ chức họp trực tuyến với các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 6 và mưa lớn trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh (PCTT-TKCN&PTDS), chủ trì cuộc họp.

Theo cảnh báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển vào đất liền khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định, từ ngày 23 - 24.9, khu vực tỉnh Bình Định có mưa to đến rất

to và giông, gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, các ngành không được chủ quan với bão số 6 mà phải chủ động làm tốt công tác phòng tránh.

Từ chiều 23.9, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị là thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh, ban chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS các huyện, thị xã, thành phố phải phân công người trực 24/24 giờ theo dõi sát diễn biến của bão để cảnh báo, nắm bắt những việc xảy ra trên

địa bàn do ảnh hưởng của mưa bão và kịp thời báo cáo để chỉ đạo giải quyết, đảm bảo an toàn và giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Các cơ quan chức năng tiếp tục phối hợp với địa phương liên quan, gia đình chủ tàu để kêu gọi, hướng dẫn cho thuyền trưởng 81 tàu cá Bình Định đang hoạt động trên biển nằm trong vùng ảnh hưởng của bão, 5 tàu cá nằm trong vùng nguy hiểm của bão (tính đến chiều 23.9) phải di chuyển đến vùng an toàn. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc di chuyển các lồng bè nuôi thủy sản trên biển về các khu vực an toàn; tuyệt đối không để dân ở lại trên các chòi canh, lồng bè, khu vực nuôi thủy sản. Các địa phương có phương án đối với những chỗ hay ngập lụt, có nguy cơ sạt lở cao để cử người túc trực theo dõi, kịp thời sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh, lãnh đạo TX Hoài Nhơn và các huyện Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão, các đơn vị liên quan đã báo cáo nhanh về tình hình hồ chứa trên địa bàn, nuôi trồng thủy sản, kiểm đếm tàu cá và thông tin về bão cho các tàu để chủ động phòng tránh, phương án sơ tán dân đến nơi an toàn đối với các khu vực nguy hiểm, cùng các vấn đề khác liên quan công tác ứng phó với bão. HOÀI THU

TP Quy Nhơn bố trí 2 điểm trả hàng tập trung và 4 địa điểm lưu trú cho lái xe tải đường dài

(BĐ) - Chiều 23.9, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn Ngô Hoàng Nam cho biết thành phố đã bố trí điểm trả hàng tập trung và địa điểm lưu trú cho lái xe tải đường dài.

Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 25.9, yêu cầu các DN kinh doanh vận tải hàng hóa thực hiện nghiêm việc trả hàng tại 2 điểm trả hàng tập trung đối với các xe vận chuyển hàng hóa vào thành phố (trừ các xe vận tải hàng hóa ra vào Cảng Quy Nhơn, Cảng cá Quy Nhơn và các khu, cụm công nghiệp).

Điểm thứ nhất tại Bến xe khách Quy Nhơn (phường Ghềnh Ráng); điểm thứ hai trên đoạn từ ngã ba đường rẽ vào Trung đoàn Cảnh sát cơ động (trụ điện đường số 58) đến ngã

ba gần cây xăng dầu Như Ý (trụ điện đường số 18), thuộc địa bàn phường Bùi Thị Xuân.

Bên cạnh đó, TP Quy Nhơn yêu cầu các DN kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm quản lý, thông báo cho lái xe và nhân viên phụ xe sau khi giao, nhận hàng hóa phải chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch, tuyệt đối không được về nhà. Các tài xế phải lưu trú tập trung cho đến khi tiếp tục hoạt động vận tải tại 4 cơ sở lưu trú do TP Quy Nhơn quy định, gồm: Khách sạn Đông Phương (25 Đặng Thai Mai, phường Ghềnh Ráng, SĐT 0945.558.456), khách sạn Thiên Ngân (khu đô thị Xanh Vũng Chua, phường Ghềnh Ráng, SĐT 0935.593.067), nhà nghỉ Âu Cơ (đường Âu Cơ,

QL 1A, phường Bùi Thị Xuân, SĐT 0905.619.199), khách sạn Thịnh Gia (397 Đống Đa, phường Thị Nại, SĐT 0969.517.889).

Trường hợp các DN vận tải, lái xe, phụ xe không thực hiện việc giao, trả hàng và lưu trú theo quy định, gây bùng phát và lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 thì sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Trước đó, tại buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở TP Quy Nhơn vào chiều 21.9, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, đặt ra yêu cầu phải bố trí nơi giao, nhận hàng tập trung và nơi lưu trú cho tài xế xe tải đường dài.

NGUYỄN VĂN TRANG

Công điện của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN& PTDS tỉnh về ứng phó mưa bão

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định và khả năng mưa lớn diện rộng trên địa bàn tỉnh, chiều 23.9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) tỉnh ra Công điện số 13/CĐ-PCTT, yêu cầu ban chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố; Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh khẩn trương thực hiện ngay các nội dung:

Đối với khu vực trên biển và ven bờ: Theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của vùng áp thấp; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động thoát ra hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm. Kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng đảm bảo an toàn cho hoạt động trên

biển và nuôi trồng thủy sản. Đối với khu vực đất liền: Theo

dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, thông tin cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh. Chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong những ngày tới. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất khi có yêu cầu.

Kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, công trình hồ đập và khu vực hạ du, nhất là các hồ xung yếu, các công trình đang thi công, xây dựng. Tháo dỡ vật cản, các mảng bèo trên sông và tại các đập dâng; đặc biệt tháo dỡ các đê quây, công trình phục vụ thi công trên sông và cản trở dòng chảy lũ.

Các cơ quan báo chí, đặc biệt đài truyền thanh các địa phương thường xuyên đưa tin về diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ để người dân biết và chủ động phòng tránh… P.V

Đại hội Phụ nữ huyện An Lão nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ngày 23.9, Hội LHPN huyện An Lão tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ huyện lần XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo hình thức trực tuyến.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ huyện lần thứ XI, công tác Hội và phong trào phụ nữ huyện An Lão đạt được nhiều kết quả tốt với 7/7 chỉ tiêu đều hoàn thành. Trong đó, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được triển khai gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng đi vào chiều sâu, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, hội viên và nhân dân.

Công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc đã được các cấp hội chú trọng. Trong nhiệm vụ vận động, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, Hội đã ưu tiên tổ chức các hoạt động giúp phụ nữ nghèo là chủ hộ; qua đó giúp 22.400 lượt hội viên, phụ nữ nghèo, trong đó trên 3.200 hội viên đã thoát nghèo.

Nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội LHPN huyện An Lão đề ra mục tiêu: Nâng cao năng lực, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; phát huy tính đoàn kết sáng tạo, tự chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ, huy động sự tham gia của toàn xã hội vì hạnh phúc bình đẳng và phát triển toàn diện của phụ nữ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội LHPN huyện khóa XII gồm 19 ủy viên; bà Nguyễn Thị Ái Dân giữ chức Chủ tịch Hội khóa mới. HỮU BÁ

Tiếp tục lùi thời gian dạy vào học năm học mớicủa Quy Nhơn, An Nhơn, Tuy Phước

(BĐ) - Theo đề nghị của UBND TP Quy Nhơn, TX An Nhơn, huyện Tuy Phước, ngày 23.9, Giám đốc Sở GD&ĐT Đào Đức Tuấn có văn bản ý kiến về việc tiếp tục điều chỉnh thời gian bắt đầu tổ chức hoạt động dạy và học năm học 2021 - 2022 tại các trường mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường

xuyên trên địa bàn các địa phương trên.

Đối với TP Quy Nhơn, điều chỉnh thời gian bắt đầu tổ chức hoạt động dạy và học tại các cơ sở giáo dục từ ngày 4.10.

Tại TX An Nhơn, tiếp tục lùi thời gian tổ chức dạy và học của các trường mầm non, tiểu học, THCS và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường

xuyên trên địa bàn từ ngày 4.10. Riêng các trường THPT tổ chức dạy và học từ ngày 27.9.

Đối với huyện Tuy Phước, các trường tiểu học, THCS, THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện bắt đầu dạy và học từ ngày 4.10; các trường mầm non từ ngày 11.10.

THU HIỀN

Hỗ trợ hộ dân khó khăn do Covid-19 ở Quy Nhơn, Phù Cát

(BĐ) - Ngày 23.9, CLB Người tình nguyện thuộc Hội CTĐ TP Quy Nhơn trao 75 suất quà hỗ trợ những hộ dân đang gặp khó khăn do dịch Covid-19 ở 4 phường, xã: Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Quang Trung và Phước Mỹ.

Mỗi suất quà trị giá từ 300 - 600 nghìn đồng. Tổng số tiền quà đợt này là 34 triệu đồng, do một số thành viên CLB đóng góp.

Cùng ngày, Ủy ban MTTQ

Việt Nam và các hội, đoàn thể huyện Phù Cát tổ chức trao tặng 120 phần quà cho các hộ dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại 2 thôn Hòa Đại và Tùng Chánh (xã Cát Hiệp), là địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Mỗi phần quà trị giá gần 400 nghìn đồng; tổng giá trị quà tặng gần 48 triệu đồng.

NGỌC TÚ - TRƯỜNG GIANG

Page 4: u Chủ động ứng phó thách thức kép

PHẢN HỒI

4 TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC THỨ SÁU, [email protected]

Bình Định

l Để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các DN trong các khu công nghiệp, xin ông cho biết Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã triển khai biện pháp gì?

- Trước tình hình dịch bệnh ở 2 phường Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu diễn biến phức tạp, Ban đã rà soát lại kế hoạch, phương án và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch, nhất là phương án xử lý khi có ca F0 trong DN. Theo đó, ngay khi phát hiện có ca F0 trong nhà máy, xưởng sản xuất, yêu cầu DN tạm dừng hoạt động, khoanh vùng, xét nghiệm tầm soát cho 100% người lao động đang làm việc tại từng phân xưởng, xí nghiệp.

Để nâng cao ý thức của người lao động trong phòng, chống dịch, Ban đã sử dụng một xe loa lưu động thường xuyên tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tiếp xúc với người bên ngoài nhà máy. Yêu cầu chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) tăng cường kiểm tra các tài xế, đối tác, khách hàng, khi ra/vào KCN phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong thời gian 72 giờ. Đồng thời tuần tra, xử lý các trường hợp người dân buôn bán hàng rong trong KCN...l Việc nắm rõ thông tin cụ thể

của từng công nhân đang làm việc tại từng DN là yêu cầu bắt buộc.

Thắt chặt biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp

Trên địa bàn phường Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) đã ghi nhận nhiều ca bệnh Covid-19 trong cộng đồng, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch vào các DN trong Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ. Phóng viên Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Cao Thanh Thương, Phó Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, về các biện pháp phòng, chống dịch tại 2 khu công nghiệp này.

Ông CAO THANH THƯƠNG

Công tác này đã được thực hiện như thế nào, thưa ông?

- Theo yêu cầu của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, các chủ DN đã rà soát, nắm chắc danh sách người lao động đang làm việc tại DN, có địa chỉ thường trú đến từng thôn, khu phố, xã, phường, thị trấn. Hiện Ban cũng đã có danh sách, thông tin người lao động đang làm việc tại từng DN trong các KCN và đã chuyển cho các địa phương để phối hợp phục vụ truy vết khi cần thiết.

Theo danh sách được các DN xác lập, tại KCN Phú Tài

có 87 DN đang hoạt động với hơn 12.400 lao động; KCN Long Mỹ có 17 DN hoạt động với hơn 2.000 lao động. l Phương án sản xuất “3 tại

chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến” để phòng, chống dịch đã được các DN này thực hiện ra sao?

- Qua kiểm tra tại KCN Phú Tài và Long Mỹ, hiện chỉ có 4 DN thực hiện được phương án “1 cung đường, 2 điểm đến” với hơn 230 lao động.

Việc tổ chức sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” rất khó khăn

đối với các DN, do hầu hết các DN có quy mô vừa và nhỏ, nhà xưởng chật hẹp, xây dựng thiếu đồng bộ, không bài bản. Người lao động chủ yếu ở quanh KCN, hết thời gian lao động tại nhà máy thì về nhà, ý thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động chưa nghiêm.

Để khắc phục tình trạng này, sáng 22.9, Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đã họp thống nhất xây dựng và ban hành các phương án sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất và sinh hoạt của DN và người lao động trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục các khó khăn của DN, tăng cường sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế. l Xin cảm ơn ông!

NGUYỄN HÂN (Thực hiện)

Ngày 12.8.2021, UBND tỉnh có Văn bản số 4956/UBND-VX giao Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra nội dung thông tin Báo Bình Định ngày 31.7 phản ánh việc dự án Trung tâm thương mại Bắc đầu cầu Diêu Trì (khu phố Vân Hội 1, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước) được phê duyệt hơn 10 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai xây dựng.

Ngày 17.9.2021, Sở KH&ĐT có văn bản trả lời về vấn đề này như sau:

Ngày 26.2.2010, UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng dự án Trung tâm Thương mại và Dịch vụ phía Bắc cầu Diêu Trì; ngày 7.4.2010, UBND tỉnh phê duyệt

quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án này với quy hoạch sử đất là 15.808 m2.

Trên cơ sở này, nhà đầu tư tiếp tục thực hiện thủ tục đất đai thì vướng công tác giải phóng mặt bằng, vướng quy hoạch của ngành nông nghiệp nên không thể thực hiện được.

Sau đó, UBND tỉnh đã 2 lần phê duyệt điều chỉnh quy hoạch dự án Tổ hợp Dịch vụ - Thương mại (DV-TM) phía Bắc cầu Diêu Trì tại Văn bản số 6434/UBND-TH ngày 23.11.2017 và tại Quyết định số 4373/QĐ-UBND Ngày 13.12.2018.

Sau khi quy hoạch được điều chỉnh, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Kim Cúc (chủ đầu tư) tiếp tục thực hiện các

thủ tục để khởi công xây dựng dự án. Tuy nhiên, trong quy hoạch của dự án đã được phê duyệt thì điểm đấu nối của dự án với QL 19C nối dài (nằm bên hông phía Bắc khu đất của dự án) chưa triển khai xây dựng nên Công ty chưa thể triển khai dự án.

Ngày 6.8.2021, UBND tỉnh có Văn bản số 4815/UBND-KT về chủ trương chọn khu đất phía Bắc cầu Diêu Trì, huyện Tuy Phước với quy mô diện tích 13.132 m2 để đầu tư xây dựng khu tái định cư phục vụ dự án tuyến đường từ QL 19C kết nối Cảng Quy Nhơn (thuộc Dự án Phát triển tích hợp thích ứng - tỉnh Bình Định).

Qua thời gian khá dài, Công ty TNHH

Đầu tư và Xây dựng Kim Cúc đã bỏ công sức, kinh phí để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư cho dự án, nhưng do vướng công tác giải phóng mặt bằng và các quy hoạch thoát lũ, đầu tư hạ tầng giao thông nên dự án đến nay không còn khả thi nữa. Do đó, Công ty đã thống nhất việc Nhà nước thu hồi khu đất dự án Tổ hợp DV-TM phía Bắc cầu Diêu Trì để xây dựng khu tái định cư nói trên.

Ngày 6.9.2021, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Kim Cúc đã có Văn bản số 19/CV-KC xin chấm dứt hoạt động đầu tư dự án Tổ hợp DV-TM phía Bắc cầu Diêu Trì gửi Sở KH&ĐT.

N.H

Chủ đầu tư xin chấm dứt thực hiện dự án Tổ hợp DV-TM phía Bắc cầu Diêu Trì

Nỗi lo sạt lở bờ sông Bình Lâm

Dù mới đầu mùa mưa, nhưng hàng chục hộ dân ở đội 2 và đội 3, thôn Bình Lâm (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) đã nơm nớp nỗi lo bờ sông bị sạt lở. Nguyên nhân là nhiều năm nay, khu vực họ sinh sống có dòng sông Bình Lâm - một nhánh của sông Côn, bắt nguồn từ đập Thạnh Hòa (TX An Nhơn) - chảy qua; vào mùa mưa lũ nước sông dâng cao, gây xói lở nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Ông Trần Văn Hòa, ở đội 3, thôn Bình Lâm, cho biết: Ở phía bờ Bắc của sông Bình Lâm đã được xây kè nên nước xoáy vào phía bờ Nam, gây sạt lở hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp mỗi năm. Người dân nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương và ngành chức năng sớm có biện pháp chống sạc lở bền vững.

Theo quan sát của phóng viên, nhiều đoạn thuộc bờ Nam của sông bị xói lở nghiêm trọng, cuốn trôi các bụi tre và một số loại cây được người dân địa phương trồng để bảo vệ bờ sông. Đáng nói, tình trạng này diễn ra năm sau nhiều hơn năm trước; nhiều vị trí bờ sông bị nước xoáy vào sâu, tạo ra các hàm ếch lớn vào đất nông nghiệp.

Ông Huỳnh Thanh Vương, Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, xác nhận: Hằng năm, xã đều tổ chức gia cố khu vực bờ Nam sông Bình Lâm để chống sạt lở, nhưng do làm bằng phương pháp thủ công nên hiệu quả chưa cao. UBND xã Phước Hòa vừa có tờ trình kiến nghị UBND huyện Tuy Phước xem xét hỗ trợ kinh phí để địa phương đầu tư xây dựng kè sông kiên cố trong thời gian sớm nhất. CÔNG LUẬN

Nhiều đoạn bờ phía Nam của sông Bình Lâm bị sạt lở nghiêm trọng.

Ảnh: CÔNG LUẬN

Chế biến đồ gỗ tại một DN trong Khu công nghiệp Phú Tài. Ảnh: NGUYỄN HÂN

Ban đã rà soát lại kế hoạch, phương án và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch, nhất là phương án xử lý khi có ca F0 trong DN. Theo đó, ngay khi phát hiện có ca F0 trong nhà máy, xưởng sản xuất,

yêu cầu DN tạm dừng hoạt động, khoanh vùng, xét nghiệm tầm soát cho 100% người lao động đang làm

việc tại từng phân xưởng, xí nghiệp”.

Page 5: u Chủ động ứng phó thách thức kép

5KINH TẾTHỨ SÁU, [email protected]

Bình Định

Thường trực HĐND tỉnh vừa có văn bản thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển tái đàn bò.

Đối tượng vay được hưởng mức hỗ trợ tiền lãi vay là người trực tiếp chăn nuôi bò, hộ gia đình chăn nuôi có bò dịch bệnh chết, tiêu hủy do dịch bệnh viêm da nổi cục trên bò có tên trong danh sách được UBND huyện phê duyệt. Theo đó, người lao động, hộ gia đình có 1 con bò chết, được vay tối đa 15 triệu đồng/1 người lao động, hộ gia đình; người lao động, hộ gia đình có từ 2 con bò chết trở lên được vay tối đa 30 triệu đồng/1 người lao động, hộ gia đình. Thời gian triển khai cho vay là từ ngày 25.9 đến ngày 31.12.2021; người vay sẽ được hỗ trợ tiền lãi trong thời gian 12 tháng. MỘC LAN

Hỗ trợ phát triển tái đàn bò

UBND TX An Nhơn vừa phân bổ 1,4 tỷ đồng hỗ trợ cho 13 xã, phường khơi thông dòng chảy trên sông, gia cố, sửa chữa các đoạn đê, kè, bờ ngự thủy trước mùa mưa bão năm nay. Ngoài phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách thị xã, các xã, phường còn đầu tư thêm hơn 2,6 tỷ đồng để thực hiện công tác này.

Tổng cộng có 29 vị trí đê kè, lòng sông, mương tiêu thoát nước cần gia cố, sửa chữa, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa bão năm nay tại các địa phương. Các địa phương phấn đấu hoàn thành công việc này trước ngày 30.9.

THANH MINH

An Nhơn tổ chức khơi thông dòng chảy, gia cố đê kè

Huyện Phù Mỹ có hơn 500 ha nuôi trồng thủy sản nước lợ, trong đó hơn 60% là diện tích nuôi tôm vùng triều. Ở vùng nuôi này, môi trường bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, hiệu quả nuôi thấp. Nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, lựa chọn đối tượng nuôi mới phù hợp, góp phần đa dạng các loài thủy sản nuôi, cải tạo môi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Mỹ đã triển khai mô hình nuôi tôm, cua, cá kết hợp ở xã Mỹ Cát, nuôi cá vược ở xã Mỹ Thành, Mỹ Cát, nuôi cá chình ở xã Mỹ Thắng. Và mới đây là mô hình nuôi cá lồng trong môi trường nước lợ ở xã Mỹ Đức.

Mô hình nuôi cá lồng nước lợ được triển khai tại ao nuôi của hộ ông Phan Văn Cu ở thôn Phú Hòa, xã Mỹ Đức. Đối tượng được chọn nuôi là cá hồng, với quy mô 3 lồng, mỗi

Triển vọng từ mô hình nuôi cá lồng nước lợ

Theo Sở NN&PTNT - Cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai của tỉnh, trong trường hợp xảy ra bão với cường độ mạnh, sẽ phải sơ tán khoảng 23.100 hộ/82.760 nhân khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp tại vùng ven biển thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Sở NN&PTNT đã tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh phương án sơ tán dân xen ghép tại chỗ ở các nhà kiên cố, cơ sở công cộng theo xóm (cụm dân cư), thôn, đồng thời đảm bảo giãn cách xã hội theo Chỉ thị 14/CT-UBND của UBND tỉnh và Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tại TX Hoài Nhơn, các vùng ven biển thuộc các phường Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam... là địa phương đang thực Chỉ thị 16/CT-TTg, bởi có nhiều ca nhiễm Covid-19 và kéo theo đó là trường hợp F1, F2 buộc phải cách ly, lại chính là khu vực tập trung hàng nghìn tàu thuyền neo đậu tránh trú bão, dân cư dày đặc. Theo Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND TX Hoài Nhơn Phạm Trương, thị xã đã tăng cường chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan nắm cụ thể số lượng thực tế hộ dân, số người đang cư trú ở vùng ven biển có áp dụng Chỉ thị 16 để lên phương án cụ thể. Với gia đình không có người nhiễm bệnh mà nhà không chống chịu được với bão thì ưu tiên bố trí xen ghép vào các nhà kiên cố; gia đình nào có trường hợp cách ly tại nhà thì lên phương án sơ tán, bố trí nơi phù hợp để vừa tránh bão vừa đảm bảo an toàn phòng dịch. Ông Phạm Trương nhấn mạnh: “Tuyệt đối không để người sạch bệnh vì sơ tán khi có bão mà phải ở chung với người có nguy cơ nhiễm Covid-19”.

Tại huyện Phù Mỹ, với 5 xã ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi

Khi xảy ra thiên tai, đặc biệt là bão lũ, người dân ở các vùng ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp, đối mặt với nguy cơ thiệt hại nặng nề. Chủ động ứng phó là biện pháp luôn được đề cao. Theo dự báo, năm nay tình hình mưa bão sẽ có nhiều phức tạp, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây ra nhiều tác động xấu, công tác này càng thêm khó khăn.

Ngư dân giằng neo tàu cá khi trú tránh bão tại Cảng cá Quy Nhơn năm 2020. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Chủ động ứng phó thách thức kép thiên tai - dịch bệnh

Các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão ở các tỉnh, thành phía Nam cũng đang phòng, chống dịch bệnh nên năm nay tàu cá khai thác xa bờ của Bình Định về neo đậu tránh trú bão tại khu vực các cảng cá: Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan sẽ nhiều hơn mọi năm, có thể sẽ tập trung cùng lúc với số lượng lớn. Khi có bão, theo quy định, toàn bộ thuyền viên phải lên bờ, vì thế các đơn vị phối hợp cần có phương án cụ thể triển khai đồng bộ, tăng cường nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế, phương tiện vận chuyển thuyền viên... để vừa đảm bảo an toàn tính mạng cho dân, vừa đáp ứng yêu cầu an toàn phòng dịch”.

Đại tá TRẦN QUỐC BÌNH, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

“triều cường khi có bão, huyện đã lên phương án sơ tán khoảng 1.360 hộ/6.157 nhân khẩu ở từng địa phương cụ thể. Ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, cho biết: Huyện quán triệt đến các xã, phải tính toán thật chu đáo để vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa phòng chống thiên tai. Phải chuẩn bị kỹ lưỡng, nếu không thì cứ mỗi

đợt sơ tán dân như thế sẽ tạo nguy cơ lây nhiễm, tạo ổ dịch rất lớn trong cộng đồng... Huyện cũng đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan ban hành hướng dẫn chung áp dụng trong toàn tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai trong tình hình dịch bệnh với các giải pháp cụ thể, phù hợp thực tế.

Theo kết quả rà soát, TP Quy

Nhơn có khoảng 1.745 hộ/6.700 nhân khẩu cần phải di dời, trong đó chiếm phần lớn là người dân ở các xã, phường ven biển. UBND TP Quy Nhơn đã chỉ đạo ngành Y tế phối hợp với chính quyền các xã, phường xây dựng dữ liệu dân cư để khi có vắc xin sẽ ưu tiên tiêm ngay cho các hộ trong vùng nguy cơ, nhằm góp phần phòng, chống dịch khi buộc phải sơ tán dân... Các địa phương phối hợp cùng đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, quản lý chặt chẽ số lượng tàu cá hoạt động, các hộ dân ven biển cần di dời để triển khai phương án cụ thể khi có bão. Riêng đối với xã đảo Nhơn Châu đã được cấp kinh phí mua dự trữ 10 tấn gạo, đồng thời Trạm Y tế xã chuẩn bị vật tư, thuốc để đảm bảo phòng ngừa, chữa trị cho người dân trong điều kiện thiên tai và dịch bệnh.

HOÀI THU

lồng 500 con giống. Lồng nuôi được làm bằng tre, có kích thước 1,6 x 6 x 6 (m). Trong quá trình thực hiện, Trung tâm tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách chăm sóc, cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, kiểm tra, đôn đốc hộ nuôi thực hiện

đúng quy trình kỹ thuật. Nhờ vậy, cá phát triển tốt, ít bệnh, tỷ lệ sống đạt 95%. Đến thời điểm này, cá nuôi đã được hơn 6 tháng, trọng lượng bình quân khoảng 0,4 - 0,7 kg/con. Ước tính nếu giữ được mức độ phát triển như vậy, sau 12 tháng nuôi cá sẽ đạt trọng lượng bình quân 0,8 - 1,2 kg/con.

Ông Nguyễn Ngọc Quân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Đức, cho biết, điểm triển khai mô hình là vùng trũng, thường ngập lũ, hiệu quả nuôi tôm thấp

do dịch bệnh và chi phí đầu tư ao nuôi cao. Nếu mô hình thành công, người dân địa phương sẽ có thêm đối tượng nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế khá, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. BÙI ĐÔNG

Vân Canh triển khai sản xuất nông nghiệp thích ứng dịch bệnh

Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã đề ra, tại cuộc họp ngày 23.9, UBND huyện Vân Canh yêu cầu các xã, thị trấn vận động nhân dân gieo trồng hết diện tích đất, không để đất trống. Điều chỉnh tăng diện tích cây trồng có thị trường tiêu thụ ổn định, phục vụ chế biến và bảo quản được lâu như: Lúa, bắp, đậu phụng, mè, đậu các loại. Đối với rau, dưa, không xuống giống tập trung, sản suất quy mô lớn, mà nên xuống giống theo nhiều lứa khác nhau để đảm bảo cung cấp ổn định tại mọi thời điểm cho người tiêu dùng.

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, huyện Vân Canh đề ra kế hoạch sản xuất 850 ha lúa, 20 ha bắp, 50 ha đậu phụng, 12 ha mè, 150 ha rau các loại, 700 ha mì; chăm sóc và phát triển đàn gia súc, gia cầm an toàn trong mùa mưa bão. HẠNH PHÚC

Mô hình nuôi cá lồng nước lợ ở xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ. Ảnh: B.ĐÔNG

Page 6: u Chủ động ứng phó thách thức kép

6 THỨ SÁU, [email protected]

Bình ĐịnhVĂN HÓA - XÃ HỘI

NGHE HIỆN VẬT KỂ CHUYỆN

Chiếc thiết giáp M-113 l Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định số 57/2021/QĐ-UBND ngày 20.9.2021 quy định Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu dành cho văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Định, thay thế Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND. Theo đó, Giải thưởng này được xét tặng và công bố 5 năm một lần. Cơ cấu Giải thưởng gồm: Giải A (20 triệu đồng/giải), giải B (12 triệu đồng/giải) và giải khuyến khích (5 triệu đồng/giải).

THIÊN TRÚCl Công trình đầu tư cơ sở hạ

tầng khu C và phục dựng cảnh quan Bến Trường Trầu tại Bảo tàng Quang Trung đã được Ban Quản lý công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh bàn giao cho UBND huyện Tây Sơn khai thác và sử dụng. Công trình được xây dựng trên khu đất rộng 5,5 ha, gồm các hạng mục: Quảng trường, hệ thống tưới nước tự động, điện và chiếu sáng, 2 nhà vệ sinh bán ngầm… với tổng mức đầu tư gần 36 tỷ đồng. TRỌNG LỢI

Hệ thống thư viện công cộng tỉnh hiện có 1 thư viện tỉnh, 10 thư viện huyện, thị xã, 18 thư viện xã và trên 60 phòng đọc sách ở cơ sở; với khoảng 500 nghìn bản sách. Hằng năm, các thư viện, phòng đọc cấp gần 10.000 thẻ bạn đọc, phục vụ gần 500 nghìn lượt bạn đọc/năm, với gần 1 triệu lượt sách phục vụ/năm.

Đáng ghi nhận, thời gian qua, Thư viện tỉnh và các thư viện tuyến cấp huyện đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và vận hành, ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc. Giai đoạn năm 2017 - 2020, có 25,7 triệu lượt truy cập vào website của Thư viện tỉnh. Ngoài ra, Thư viện tỉnh còn nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiêu hoạt động thư viện như: Xây dựng phần mêm mã màu dành cho kho mở, ứng dụng phần mêm quản lý thư viện OpenBiblio dành cho thư viện huyện, xã. Trong bối cảnh để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhiêu lần thư viện phải tạm dừng phục vụ bạn đọc trực tiếp nhưng bạn đọc có thể vào website thư viện để đọc các tài liệu số.

Thư viện tỉnh đã xây dựng hệ thống quản lý thư viện dùng chung cho 10 thư viện cấp huyện và 75 thư viện trường học. Bạn đọc có thể truy cập và tra tìm tài liệu các thư viện qua mạng internet, tiết kiệm rất nhiêu kinh phí đầu tư của nhà nước. Dù vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào các thư viện cấp huyện, thư viện trường học còn gặp nhiêu khó khăn do cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống này còn nghèo nàn.

Trong bối cảnh chịu nhiêu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông

Phù Cát chú trọng tuyên truyền phòng, chống dịch

Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Phù Cát, Trung tâm VH-TT&TT đã kết hợp linh hoạt nhiêu phương tiện, loại hình truyên thông như: Qua hệ thống đài truyên thanh huyện, xã đưa thông tin đến từng thôn xóm; xe thông tin tuyên truyên lưu động; tuyên truyên cổ động trực quan qua hệ thống cụm tin, pa nô, khẩu hiệu, tranh cổ động, bản tin công cộng, tờ rơi; tuyên truyên trên mạng xã hội zalo, facebook…

Riêng trong đợt cao điểm phòng, chống dịch từ tháng 6.2021 đến nay, toàn huyện treo lắp gần 190 cụm bảng tin, hơn 1.200 pa nô, áp phích các loại, gần 150 băng rôn, khẩu hiệu; phát hàng nghìn tờ rơi khuyến cáo… Xe thông tin lưu động của huyện đi tuyên truyên liên tục tất cả các ngày trong tuần. Đài Truyên thanh huyện tăng cường phát sóng từ 2 lên 8 chương trình phòng, chống dịch Covid-19 mỗi ngày. Hệ thống đài truyên thanh cơ sở xã, thị trấn ngoài việc tiếp sóng trực tiếp chương trình của huyện còn xây dựng nhiêu chương trình phát thanh địa phương cập nhật diễn biến dịch bệnh, phục vụ công tác truy vết, cách ly, phổ biến cách chủ động phòng, chống dịch với tần suất mỗi giờ phát thanh một lần, thời lượng từ 10 - 15 phút/chương trình.

Anh Nguyễn Văn Sen ở thôn Phong An, xã Cát Trinh, cho biết: Nhờ thông tin từ loa phát thanh, tôi nắm được tình hình ở địa phương, nghiêm túc chấp hành các quy định phòng, chống dịch. Đặc biệt, mỗi tuần nhà tôi chỉ đi chợ 1 lần, mọi người trong nhà chỉ ra đường khi thật sự cần thiết.

Các hoạt động truyên thông ở huyện Phù Cát thu hút được sự chú ý của người dân trước tiên là nhờ những thông tin cần thiết, hữu ích, thông tin khi vê đến thôn, xã đêu cụ thể và gần gũi với bà con. Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Trưởng Phòng VH-TT&TT huyện, cho biết: Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện Phù Cát còn nhiêu phức tạp, cho nên chúng tôi một mặt tiếp tục động viên bà con nâng cao nhận thức và thể hiện rõ ràng qua hành động, sớm ổn định tình hình, mặt khác cảnh báo phòng ngừa sự chủ quan sau khi tình hình ổn định.

VIẾT NGHÊ - HỒNG NHÂN

NGÀNH THƯ VIỆN VÀO CUỘC CHUYỂN ĐỔI SỐ:

Đáp ứng nhu cầu của độc giả

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện “Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.

Tập huấn về sử dụng phần mềm Openbiblio cho nhân viên thư viên huyên tại Thư viên tỉnh. Ảnh: T. LỢI

tin trong hoạt động thư viện là tất yếu, tuy nhiên thực tế vận hành đã bộc lộ một số hạn chế. Chẳng hạn, do yếu tố bản quyên, các thư viện không thể cung cấp nhiêu tài liệu qua internet. Chính vì thế, hiện Thư viện tỉnh đang phân công nhân viên “số hóa” nhiêu tác phẩm đã hết thời gian bảo hộ quyên tác giả, đặc biệt ưu tiên các tác giả có tác phẩm văn học dùng trong nhà trường để phục vụ việc học tập của học sinh, sinh viên.

Theo “Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong giai đoạn 2021 - 2025, 100% thư viện công cộng cấp huyện được trang bị phần mêm thư viện số tập trung liên kết với phần mêm thư viện tỉnh và có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến; thực hiện liên kết, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa

các thư viện… Đặc biệt, hệ thống thư viện công cộng tỉnh hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác. Đến năm 2030, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở loại hình thư viện cấp tỉnh, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc.

Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh, kỳ vọng: Với kế hoạch được triển khai, tin tưởng sẽ là bước ngoặt lớn giúp nâng cấp đồng bộ, toàn diện nên tảng công nghệ cho thư viện. Khi đó, hệ thống thư viện các cấp sẽ dễ dàng chia sẻ, đổi mới thông tin để thu hút bạn đọc và từng bước bắt kịp xu thế phát triển trong thời đại số hiện nay. TRỌNG LỢI

Chiếc thiết giáp M-113 đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là phương tiện chiến tranh mà quân đội Sài Gòn từng sử dụng trên chiến trường Bình Định (ảnh). Chiếc thiết giáp này do Tiểu đoàn 51 lực lượng vũ trang Bình Định bắt sống tại Phú Hòa (Quy Nhơn) trong đợt tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, sau đó sử dụng để truy kích tàn quân Sư đoàn 22 quân đội Sài Gòn trên đường tháo chạy ra biển, góp phần cùng quân và dân trong tỉnh giải phóng Quy Nhơn - Bình Định ngày 31.3.1975.

Bị thua liên tiếp ở chiến trường Tây Nguyên trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, ngày 31.3.1975, quân đội Sài Gòn tháo chạy vê Quy Nhơn để tẩu thoát bằng đường biển; trong đó, số đông thuộc biên chế Sư đoàn 22 và

nhiêu liên đoàn bảo an mở đường máu thoát thân từ Tây Nguyên xuống Quy Nhơn với dự tính tập kết ở bãi biển Khu 2 sau đó lên tàu ra biển.

Biết được ý đồ của địch, quân giải phóng bố trí Tiểu đoàn 50 và 51 chặn đánh địch ở chợ Dinh, buộc chúng di chuyển theo hướng từ cầu Sông Ngang vê Ghênh Ráng theo đường Tây Sơn. Trên hướng di chuyển này, một lần

nữa địch bị Tiểu đoàn 50 vây đánh, phải co cụm chống đỡ.

Quyết không cho địch thoát thân, Tiểu đoàn 51 tiếp tục truy kích, chia cắt đội hình địch thành từng mảng từ Phú Hòa đến ao cá Bác Hồ. Bị bao vây tứ phía, địch hoảng loạn tháo chạy và ra hàng, Tiểu đoàn 51 thu được hai xe thiết giáp M-113, rồi dùng hai xe này truy kích địch, trên xe có treo hai chiếc dù làm ám hiệu là xe của quân giải phóng và dồn địch vào nghĩa trang Công giáo.

Trong trận đánh này, Tiểu đoàn 50, 51 đã tiêu diệt 200 quân địch và bắt sống 300 tên. Ngày 4.4.1975, Tiểu đoàn 51 đã đưa hai chiếc thiết giáp kể trên vê Tỉnh đội để lưu giữ. Đến tháng 1.1980, Tỉnh đội đã giao lại một chiếc thiết giáp M-113 cho Bảo tàng tỉnh Nghĩa Bình trưng bày.

NGỌC NHUẬN

TIN VẮN

Page 7: u Chủ động ứng phó thách thức kép

7XÂY DỰNG ĐẢNG - CHÍNH QUYỀNTHỨ SÁU, [email protected]

Bình Định

Phân cấp, phân quyền hiệu quả, thực chất

Phân cấp, phân quyền hợp lý, thực chất sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Kiểm tra công tác phòng dịch Covid-19 tại phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn) chiều 21.9, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng (giữa) yêu cầu cán bộ phường cần tiếp tục phát huy tinh thần tích cực, sâu sát địa bàn. Ảnh: M.L

Thống nhất, cụ thểTheo đánh giá của UBND

tỉnh, thời gian qua, việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước từ tỉnh đến cấp huyện, xã tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng tăng cường thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền cơ sở. Các lĩnh vực đã tập trung phân cấp là quản lý ngân sách nhà nước, quản lý đầu tư, xây dựng, thủ tục hành chính... Trong quá trình thực hiện phân cấp, đã hạn chế hình thức ban hành văn bản chấp thuận hoặc cho ý kiến đối với những vấn đề đã phân cấp; chỉ thực hiện thẩm tra, thẩm định để kiểm soát, bảo đảm tính thống nhất về chất lượng, hiệu quả trong quản lý và tránh thất thoát lãng phí.

Nhờ đó, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến cấp xã tiếp tục được rà soát, loại bỏ chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ trống lĩnh vực quản lý, bảo đảm một việc chỉ do một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính và phù hợp với nội dung đã phân cấp.

Việc phân cấp, phân quyền có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong các quyết định áp dụng các biện pháp thực hiện giãn cách để triển khai các biện pháp chống dịch, Chủ tịch UBND tỉnh đều giao cho chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có thể áp dụng các biện pháp cao hơn ở những địa bàn có nguy cơ bùng phát dịch. Đây chính là cơ sở quan trọng để các địa phương chủ động triển khai nhiều biện pháp chống dịch mạnh mẽ, phù hợp với tình

hình thực tiễn. Thời gian gần đây, có thể thấy ngày càng có nhiều hơn các quyết định phong tỏa một số khu dân cư do chủ tịch UBND cấp xã ban hành để chống dịch.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long- Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh, nhiều lần lưu ý TP Quy Nhơn phải triển khai công tác phòng, chống dịch hợp lý hơn, nhất là trong việc phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm. Theo đó, công tác chỉ đạo phòng, chống dịch phải tập trung từ tỉnh, thành phố đến cấp xã.

“Phòng dịch tốn 1 triệu nhưng chống dịch tốn phải chục triệu. Để phòng dịch hiệu quả thì vai trò của cấp cơ sở là quan trọng nhất, theo đúng mục tiêu “mỗi xã, phường là một pháo đài”. Ở từng xã, phường cũng phải phân công, phân nhiệm rõ ràng, phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chứ coi phòng dịch là việc của thành

phố thì rất nguy hiểm”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong quá trình phân cấp, phân quyền cần lưu ý phải đảm bảo tính thống nhất đối với những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống của người dân, hoạt động của DN. Giám đốc Sở GTVT Trần Thanh Dũng cho biết, từ phản ánh của người dân và kiểm tra thực tế cho thấy khâu kiểm soát dịch tại chốt cổng chào UBND huyện An Lão có thời điểm chưa hợp lý, gây khó khăn cho người dân, DN. Trên cơ sở đó, Sở GTVT tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND các địa phương không được ban hành quy định kiểm soát dịch trái với các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành và UBND tỉnh, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Trường hợp các địa phương đã ban hành văn bản thì phải kiểm tra, rà soát điều chỉnh cho phù hợp với tình hình dịch trên địa bàn.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo

Phân cấp, phân quyền tiếp tục là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt trong thời gian gần đây.

Về nhiệm vụ cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 ban hành ngày 15.7 nhấn mạnh giải pháp “tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước”.

Cụ thể là rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương; phân cấp giữa các cấp ở địa phương. Ban hành cơ chế, chính sách kiểm soát quyền lực chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, công

khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phân cấp. Triển khai các biện pháp theo dõi, kiểm tra, giám sát hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ đã phân cấp.

Về cải cách thủ tục hành chính, cần đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.

Ngày 2.9, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Yêu cầu quan trọng đặt ra là tập trung triển khai có hiệu quả và hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, xuyên suốt trong thời gian qua.

Trong đó, đẩy mạnh và hoàn thiện thể chế, cơ chế phân cấp, phân quyền nhằm phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương nhằm bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng cấp, từng ngành, từng địa phương, nhất là người đứng đầu.

Chương trình hành động về “Cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 - 2025” do Tỉnh ủy ban hành cũng nhấn mạnh “Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý, đề cao trách nhiệm giải trình và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành”.

MAI LÂM

Cán bộ hội phụ nữ nhiệt huyết, gương mẫuHơn 12 năm gắn bó với công tác Hội,

chị Huỳnh Thị Sằn, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, luôn thể hiện tốt vai trò gương mẫu, trách nhiệm với công việc, khiêm tốn, giản dị, được mọi người quý mến. Chị Sằn chia sẻ: “Niềm vui mỗi ngày của tôi là được chứng kiến những thay đổi tốt đẹp hơn trong cuộc sống của hội viên, phụ nữ”.

Để động viên, thu hút hội viên, phụ nữ tích cực tham gia công tác hội, Hội LHPN thị trấn Diêu Trì chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng hiệu quả, thiết thực. Các phong trào: Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, Giúp nhau không tính lãi; cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch… được triển khai sáng tạo, sâu rộng; phối

hợp khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, giúp phụ nữ có thêm vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm ngheo, qua đó nâng cao đời sống.

Biết được hoàn cảnh nào khó khăn, chị Sằn tích cực vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ, hỗ trợ. Hiểu được tấm lòng của chị, nhiều người quen, cả những người chưa quen gửi vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng, ủng hộ bằng hiện vật... chung tay giúp đỡ những phận đời kém may mắn. Nhận được sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, chị lại tất bật lo chuyển quà kịp thời đến những hoàn cảnh khó khăn.

Từ khi bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đến nay, chị Sằn cùng Ban Chấp hành Hội LHPN thị trấn thường xuyên tổ chức tuyên truyền lưu động phòng, chống dịch, truyền thông điệp 5K bằng cách “đi từng ngõ, gõ từng nhà” và các điểm chợ trên địa bàn thị trấn. Hội đã tổ chức phát hơn 700 khẩu trang y tế, vận động cán bộ,

hội viên làm 2.500 kính chắn giọt bắn tặng cho các lực lượng phục vụ tuyến đầu chống dịch, tiểu thương và người dân trên địa bàn... Chị còn cùng Ban Chấp hành Hội tích cực vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm, gia đình hội viên, phụ nữ và bà con nhân dân ủng hộ nhu yếu phẩm với tổng kinh phí 32 triệu đồng cho người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam; trao nhiều suất quà với tổng trị giá hơn 38 triệu đồng giúp đỡ cho các hộ ngheo, cận ngheo, hộ khó khăn và hội viên, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; qua đó, chia sẻ, động viên những hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

LAI XUÂN

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Chị Huỳnh Thị Sằn (thứ tư từ phải qua) cùng Hội LHPN thị trấn Diêu Trì chuyển hàng ủng hộ vào TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam.

Page 8: u Chủ động ứng phó thách thức kép

8 THỨ SÁU, [email protected]

Bình ĐịnhTÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Tập trung nhanh các khoản thu ngân sách

Với yêu cầu tập trung nhanh các khoản thu vào ngân sách nhà nước (NSNN) phục vụ đầu tư phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, năm 2021 Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh đã đẩy mạnh Chương trình quản lý thu NSNN tập trung, đảm bảo thông tin nhanh số thu vào NSNN qua kho bạc; đồng thời tập trung quản lý đối với các khoản thu vào NSNN và các khoản tạm thu qua KBNN, khắc phục tình trạng không thống nhất về thông tin. Cùng với đó là tổ chức hạch toán nhanh các khoản thu NSNN ngay trong ngày phát sinh khoản thu và điều tiết chính xác, kịp thời NSNN cho các cấp thông qua Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS).

Một giải pháp khác nhằm tập trung nhanh các khoản thu ngân sách đã được KBNN thực hiện là phối hợp và ủy nhiệm thu thuế cho 6 chi nhánh ngân hàng trên địa bàn, gồm Vietcombank, BIDV, Agribank, Viettinbank, MBbank, SeABank. Thông qua việc hợp tác giữa Kho bạc và ngân hàng, người nộp thuế có thêm điều kiện về thời gian, không gian và cách thức nộp NSNN. Qua đó, góp phần phát triển các dịch vụ thu nộp NSNN và thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo nguồn thu ngân sách kịp thời, an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác

(BĐ) - Từ ngày 1 - 16.9, ngành Thuế tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương đã kiểm tra, xác minh và xác lập biên bản 9 DN không còn hoạt động kinh doanh tại địa bàn đăng ký. Trong đó địa bàn TP Quy Nhơn có 7 DN (Công ty TNHH Sáng tạo và Xây dựng Newtype, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mỹ Mập và Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ và Tổng hợp Hưng Ngọc, đều

ở phường Đống Đa; Công ty TNHH MTV Bảo Nam, phường Nguyễn Văn Cừ; Công ty TNHH Du lịch Biển xanh Quy Nhơn, phường Trần Quang Diệu; Công ty TNHH Xử lý nền đất yếu Bình Định, phường Ghềnh Ráng; Công ty TNHH Tư vấn kiến trúc Đại Dương, phường Quang Trung) và địa bàn TX Hoài Nhơn có 2 DN (Công ty TNHH Thương mại Trúc Linh, phường Tam Quan Bắc;

Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Hưng Thành Phát, phường Tam Quan).

Theo Cục Thuế tỉnh, 9 DN nói trên có dấu hiệu rủi ro cao về hóa đơn. Hiện ngành Thuế tỉnh thông báo đến các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp rà soát các DN có sử dụng hóa đơn của 9 DN nói trên, tiến hành kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm theo quy định (nếu có). TIẾN SỸ

Ngày 22.9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố Báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2021. Theo đó, kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 3,8%, thấp hơn khá nhiều so với mức dự báo trước đó là 6,7%.

Theo ADB, ở nửa đầu năm 2021, tăng trưởng GDP Việt Nam

khá thuận lợi; tuy nhiên, đợt bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đã kéo triển vọng tăng trưởng đi xuống. Tuy nhiên, theo ADB, do sự phục hồi của Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ, cùng với đó là việc thực thi các hiệp định thương mại tự do, sẽ thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

(Theo Báo Công Thương)

KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH:

Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách

Doanh số cho vay mới đối với DN đạt 33.367 ty đông

(BĐ) - Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bình Định, đến ngày 31.8.2021 doanh số cho vay mới đối với DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh đạt 33.367 ty đồng, chiếm 59,83% tổng doanh số cho vay mới; dư nợ cho vay mới là 8.516 ty đồng, chiếm 52,55% tổng dư nợ cho vay mới, tương ứng 730 DN còn dư nợ.

Nhiều tổ chức tín dụng đã triển khai các chương trình, gói tín dụng ưu đãi cho DN bị ảnh

hưởng bởi dịch Covid-19 với mức lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ cho vay hiện hữu từ 0,1 - 2%/năm và giảm lãi suất cho vay mới từ 1 - 1,5%. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng còn cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay cho 67 DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 với giá trị nợ là 1.254 ty đồng, chiếm 92% tổng giá trị nợ được cơ cấu; miễn, giảm lãi cho 13 DN với giá trị nợ là 124 ty đồng. MINH HẰNG

ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn 3,8%

Bình Định được chọn triển khai áp dụng phần mềm quản lý hóa đơn điện tử

(BĐ) - Chiều 21.9, Tổng cục Thuế đã công bố quyết định về việc chính thức thực hiện giai đoạn 1 triển khai phần mềm quản lý hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP tại tỉnh Bình Định và 5 tỉnh khác thành khác (Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh). Trong giai đoạn 1, Tổng cục Thuế sẽ triển khai phần mềm quản lý

hóa đơn điện tử trên hạ tầng kỹ thuật hiện có của Tổng cục Thuế. Và sau đó sẽ bổ sung, nâng cấp hạ tầng cho toàn bộ hệ thống hóa đơn điện tử vào tháng 4.2022.

Ông Nguyễn Đẩu, Cục trưởng Cục thuế tỉnh cho biết: Nhằm chuẩn bị cho việc triển khai áp dụng phần mềm hóa đơn điện tử, Cục Thuế tỉnh đã thông báo, hướng dẫn quy trình thủ tục áp dụng hóa đơn điện tử đến các

đơn vị trên địa bàn tỉnh và bước đầu đã có 5.715 đơn vị đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử. Việc áp dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế tiết kiệm được thời gian, chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra, áp dụng hóa đơn điện tử còn tăng mức độ bảo mật, khắc phục được tình trạng gian lận phát sinh trong việc sử dụng hóa đơn.

MINH HẢI

Có 9 DN không còn hoạt động kinh doanh tại địa bàn đăng ký

Kho bạc Nhà nước tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, góp phần cùng với tỉnh thực hiện tốt mục tiêu kép: Phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả và phát triển KT-XH.

phối hợp thu NSNN cũng giúp cho toàn bộ khoản thu ngân sách qua ngân hàng được ghi nhận trực tiếp ngay vào hệ thống các tài khoản của KBNN tại ngân hàng, bảo đảm tập trung kịp thời vào NSNN; đồng thời thông tin về khoản thu cũng liên thông với các cơ quan có liên quan như: Tài chính, Thuế và Hải quan. Nhờ đó, KBNN tỉnh thực hiện tốt việc thông tin, báo cáo phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành đầu tư phát triển KT-XH và an sinh xã hội trên toàn địa bàn tỉnh.

Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công

Cùng với việc thực hiện tập trung nhanh các khoản thu vào NSNN, KBNN tỉnh đã triển khai

việc thực hiện các thủ tục, hồ sơ liên quan đến công tác giải ngân vốn đầu tư công tại KBNN tỉnh đã có sự thay đổi rõ nét, nhanh và giàu tinh thần phục vụ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các hạng mục, công trình theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư, góp phần nâng cao uy tín của DN, đồng thời giúp chủ đầu tư thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Ông Vũ Cao Sơn, Giám đốc KBNN tỉnh, cho biết: Hiện có 100% đơn vị và 98% hồ sơ chứng từ đều được thực hiện giao dịch trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến và được chúng tôi giải quyết nhanh, không có tồn đọng chứng từ tại kho bạc. Đến ngày 20.9.2021, vốn đầu tư công đã giải ngân đạt ty lệ 48%, cao hơn so với ty lệ giải ngân chung của toàn quốc.

PHẠM TIẾN SỸ

mô hình tổ chức công tác kiểm soát chi theo hướng thống nhất đầu mối kiểm soát chi chuyên sâu và thực hiện một cửa, một giao dịch viên. Theo đó, công tác kiểm soát chi tại KBNN tỉnh được giao cho 2 phòng chuyên môn, trong

đó Phòng Kế toán nhà nước thực hiện kiểm soát chi các khoản chi thường xuyên của các đơn vị dự toán, Phòng Kiểm soát chi thực hiện kiểm soát chi các khoản chi đầu tư. Cách làm này đảm bảo công tác kiểm soát chi được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện giao nhận hồ sơ chứng từ, trao đổi thông tin, nhận kết quả; đồng thời tăng tính công khai, minh bạch trong quá trình kiểm soát chi.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, KBNN tỉnh đã đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa giải quyết nhanh hồ sơ thủ tục giải ngân vốn đầu tư công.

Là một trong những chủ đầu tư thực hiện các dự án có vốn đầu tư công, ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án NN&PTNT tỉnh, cho hay: Hiện

KBNN tỉnh giải quyết nhanh hô sơ thủ tục liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư công bằng hình thức trực tuyến. Ảnh: KBNN tỉnh

Việc giải ngân nhanh vốn đầu tư công đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Quản lý dự án NN&PTNT tỉnh thực tốt tiến độ nâng cấp hô chứa nước Hố Trạnh, huyện Phù Mỹ trong năm 2021. Ảnh: TIẾN SỸ

Page 9: u Chủ động ứng phó thách thức kép

9TRONG NƯỚCTHỨ SÁU, [email protected]

Bình Định

Văn phòng Chính phủ vừa có Công điện 6763/CĐ-VPCP truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ CA; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và các tỉnh: Hà Nam, Kiên Giang về việc chấn chỉnh, tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Công điện nêu rõ trong mấy ngày vừa qua, sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, tại một số địa phương đã có hiện tượng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch, một số nơi xuất hiện các ổ dịch mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kịp thời chấn chỉnh, tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, giữ vững thành quả chống dịch trong thời gian qua.

Thủ tướng yêu cầu Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ CA, Trưởng Tiểu ban An ninh trật tự xã hội thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, chỉ đạo các địa phương kịp thời chấn chỉnh, tăng cường kiểm tra, không để tụ tập đông người nơi công cộng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Trưởng Tiểu ban Y tế thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2022.

Theo Quyết định, tổng biên chế công chức năm 2022 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ CA, Bộ Quốc phòng và cán bộ, công chức cấp xã), biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước và biên chế công chức dự phòng là 256.685 biên chế.

Cụ thể, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước là 247.722 biên chế. Đối với các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, số biên chế năm 2022 được duyệt là 140.832. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là 1.068 biên chế.

Bên cạnh đó, tổng biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước được phê duyệt 686 biên chế. Biên chế công chức để chuyển công chức phường tại các phường không tổ chức HĐND thành công chức quận ở TP Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng có 7.035 biên chế. Biên chế công chức dự phòng là 174 biên chế. (Theo NLĐO)

Thủ tướng yêu cầu các địa phương chấn chỉnh, không để tụ tập đông người

thuộc Trung ương: Hà Nam, Đà Nẵng, Kiên Giang thực hiện ngay các biện pháp khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm thần tốc để bóc tách F0, có biện pháp quản lý F1 hiệu quả đối với các khu vực phát sinh ổ dịch mới trong cộng đồng, kiên quyết không để lây lan rộng.

Các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương: Hà Nam, Đà Nẵng, Kiên Giang tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định, giải pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm mục tiêu nhanh nhất, sớm nhất kiểm soát dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường.

(Theo NLĐO)

Nhiều phương tiện “chôn chân” trên đường Hai Bà Trưng (TP Hà Nội) đêm Trung thu do người đổ ra đường đi chơi quá đông. Ảnh: NGÔ NHUNG

Năm 2022, cả nước có 256.685 biên chế công chức

Chuyến bay cuối thí điểm “hộ chiếu vắc xin” chở hơn 300 khách về sân bay Vân Đồn

Ngày 23.9, sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) đón chuyến bay cuối với 301 khách từ Pháp về Việt Nam trong đợt triển khai thí điểm đón khách có “hộ chiếu vắc xin”. Hành khách trước khi lên máy bay phải đảm bảo sức khỏe tốt, tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh. Đồng thời, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ đảm bảo an toàn suốt hành trình.

Sau khi nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn, hành khách được di chuyển về khách sạn để cách ly y tế tập trung 7 ngày.

Đến nay, đã có tổng cộng 943 công dân về nước theo chương trình này. Các hành khách về nước trong chuyến bay ngày 4.9 và 12.9 đều trở về địa phương sau khi hoàn thành thời gian cách ly tập trung tại Quảng Ninh.

Sau các chuyến bay thí điểm, Chính phủ cùng tỉnh Quảng Ninh sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng.

(Theo VTC News)301 hành khách có “hộ chiếu vắc xin” về tới sân bay Vân Đồn.

Ngày 23.9, Cơ quan CSĐT Bộ CA (C03) khởi tố vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 222 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên và các công ty liên quan.

Cùng tội danh vi phạm quy định về đấu thầu, C03 khởi tố bị can, bắt ông Nguyễn Văn Kiên, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên và 7 người khác là: Trịnh Mạnh Cường (Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở GD&ĐT Điện Biên); Đinh Văn Hữu và Nguyễn Quang

Nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên bị bắtTuyến (Giám đốc và Phó giám đốc Công ty CP Sách và thiết bị trường học Điện Biên); Võ Thúc Chính ( G i á m đ ố c Công ty TNHH tư vấn xây dựng T&C);

Mai Thanh An (Giám đốc Công ty tư vấn thiết kế và xây dựng Tây Đô); Nguyễn

Quốc Việt và Hồ Thị Sáu (thẩm định viên và Giám đốc khối thẩm định III Công ty CP Thẩm định giá BTCVALUE).

Ông Kiên bị cáo buộc chỉ đạo các cán bộ dưới quyền thông đồng với nhà thầu là Công ty CP Sách và thiết bị trường học Điện Biên và một số công ty giúp Công ty CP Sách và thiết bị trường học Điện Biên trúng 2 gói thầu cung cấp thiết bị dạy học tối thiểu. Hành vi này là trái Luật Đấu thầu, gây thiệt hại tài sản nhà nước, theo cơ quan điều tra.

(Theo VnExpress.net)

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa công bố chương trình triệu hồi liên quan đến mẫu xe Ford EcoSport có nguy cơ xuất hiện cảnh báo lỗi và ảnh hưởng đến hoạt động túi khí trong quá trình sử dụng.

Theo thông báo, có tới 315 xe EcoSport bị triệu hồi lần này, chúng đều được sản xuất tại nhà máy Ford Hải Dương từ ngày

26.2.2020 đến ngày 6.11.2020. Ford Việt Nam khuyến cáo chủ sở hữu

nên mang những chiếc xe EcoSport trong diện ảnh hưởng đến tất cả các đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền của hãng trên toàn quốc để được kiểm tra và khắc phục miễn phí lỗi trong khoảng thời gian từ ngày 20.9.2021 đến ngày 20.9.2024.

Đối với các xe EcoSport do Ford Motor sản xuất tại các nước khác được nhập khẩu không thông qua Ford Việt Nam (bao gồm cả dạng di chuyển tài sản, ngoại giao, cá nhân hoặc do công ty khác nhập khẩu) không thuộc diện triệu hồi theo chương trình này.

(Theo VOV.VN)

Ford triệu hồi hơn 300 xe EcoSport tại Việt Nam

Sau đợt mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua, người dân phát hiện tuyến kè ven bờ sông Hoài (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) bị sụt lún thành hố sâu.

Theo quan sát, vị trí sụt lún nằm trước số nhà 11 đường Bạch Đằng (phường Minh An), cách móng nhà người dân khoảng 2 m, cách chợ Hội An một dãy nhà và nằm gần với cầu Cẩm Nam. Đoạn bị sụt lún có chiều dài khoảng 6 m, rộng khoảng 2 m, tạo thành một hố sâu, nhiều mảng bê tông bị bung rời, những viên gạch nằm lổm nhổm.

Sau khi phát hiện sự cố, các ngành chức năng đưa các vật dụng, căng dây làm rào chắn để đảm bảo an toàn.

Theo ghi nhận, ngoài điểm sụt lún nghiêm trọng trên, có đến 7 - 8 vị trí khác trên tuyến kè có dấu hiệu bị lún, nền gạch bị sụp xuống, đọng nước sau những trận mưa.

Các điểm sụt lún thuộc dự án kè bảo vệ Khu đô thị cổ Hội An, kéo dài từ chùa Cầu đến phường Cẩm Nam với tổng chiều dài 780 m.

Dự án được khởi công giữa tháng 11.2015, tổng mức đầu tư hơn 135 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Công trình được hoàn thành, đưa vào sử dụng tháng 3.2017, trở thành tuyến phố đi bộ của du khách. Trước đây, khi dịch chưa bùng phát, mỗi ngày có hàng nghìn du khách tản bộ ngắm cảnh.

(Theo NLĐO)

Nhiều người đặt dấu hỏi về chất lượng công trình.

Kè 135 tỷ đồng ở Hội An bị sụt lún

Bị can Nguyễn Văn Kiên.Ảnh: VOV

Page 10: u Chủ động ứng phó thách thức kép

10 THỨ SÁU, [email protected]

Bình ĐịnhTHÔNG TIN CÔNG CỘNG

NGÀY VÀ ĐÊM 24.9.2021Dự báo THỜI TIẾT

I- Khu vực tỉnh Bình Định: Nhiều mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông. Ngày có gió giật mạnh cấp 6 - 7, sau gió Tây Nam đến Nam cấp 2 - 3. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất từ 23 -250C; nhiệt độ cao nhất từ 27 - 290C. II- Khu vực TP Quy Nhơn: Nhiều mây, có mưa, có lúc mưa vừa, mưa to

và giông. Ngày có gió giật mạnh cấp 4 - 5, sau gió Tây Nam đến Nam cấp 2 - 3. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 260C; nhiệt độ cao nhất từ 27 - 290C.III- Thời tiết vùng biển Bình Định: Nhiều mây, có mưa bão. Tầm nhìn

xa từ 4 - 10 km, giảm xuống 2 - 4 km trong mưa bão. Gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9; vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, biển động rất mạnh, sau gió giảm dần. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. (Nguồn: TTKTTV Bình Định)

Sở Nội vụ tỉnh Bình Định thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021 làm việc tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh trực thuộc Sở Nội vụ, cụ thể như sau:

1. Nhu cầu tuyển dụng: 01 chỉ tiêu.2. Chi tiết thông tin tuyển dụng theo Thông báo số 1686/TB-SNV ngày

21.9.2021 của Sở Nội vụ được đăng trên Trang thông tin điện tử Sở Nội vụ, địa chỉ: snv.binhdinh.gov.vn.

3. Thời gian tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: Từ ngày 21.9.2021đến hết ngày 20.10.2021(trong giờ hành chính).

4. Hình thức tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: Người đăng ký dự tuyển nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức (theo mẫu kèm theo Thông báo số 1686/TB-SNV ngày 21.9.2021 của Sở Nội vụ) kèm theo 04 bì thư (có dán tem, ghi rõ họ tên và địa chỉ của thí sinh) và 02 ảnh 4 x 6 (mặt sau ghi rõ các thông tin của cá nhân về họ tên, ngày tháng năm sinh) tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh (địa chỉ: Số 12, đường Mai Hắc Đế, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) hoặc gửi qua đường bưu điện (thời điểm nộp Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức được tính theo dấu bưu điện trên phong bì); trường hợp có vướng mắc, thí sinh liên hệ số điện thoại: 0256.3822474 vào giờ hành chính để được hướng dẫn.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNGSỞ NỘI VỤ TỈNH BÌNH ĐỊNH

THÔNG BÁOCác website, ứng dụng cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Bình ĐịnhThời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến

phức tạp, nhất là đã ghi nhận có ca dương tính SARS-CoV-2. Cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn tỉnh truy cập vào các website, ứng dụng dưới đây để có thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Bình Định:

- Sở Y tế Bình Định: syt.binhdinh.gov.vn- Sở Thông tin và Truyền thông: Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (Zalo)- Báo Bình Định điện tử: baobinhdinh.vn- Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định: binhdinhtv.vn- Trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Bình Định: binhdinh.dcs.vn- Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Bình Định: binhdinh.gov.vn

THÔNG BÁOTHANH TOÁN TIỀN DỊCH VỤ VỆ SINH

QUA TÀI KHOẢN NGÂN HÀNGLời đầu tiên, Công ty CP Môi trường Bình Định xin kính

gửi đến quý khách hàng lời chào trân trọng và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Nhằm thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Quyết định của cơ quan Nhà nước đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19. Công ty CP Môi trường Bình Định thông báo đến quý khách hàng thông tin tài khoản ngân hàng của Công ty để quý khách hàng thanh toán tiền dịch vụ vệ sinh bằng hình thức chuyển khoản, cụ thể như sau:

1. Thông tin tài khoản ngân hàng của Công ty:

STT TÊN NGÂN HÀNG SỐ TÀI KHOẢN CHỦ TÀI KHOẢN

1 BIDV CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 58010001566789 CÔNG TY CỔ PHẦN

MÔI TRƯỜNG BÌNH ĐỊNH

2 BIDV CHI NHÁNH QUY NHƠN 55810000779688

3 HDBANK CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 228704070000152

Quý khách hàng có thể chuyển khoản thanh toán trước theo tháng, quý, năm.

2. Thông tin nội dung chuyển khoản:Mã khách hàng (nếu có), tên khách hàng, địa chỉ, kỳ thanh

toán (tháng, quý, năm), ký hiệu và số hóa đơn.Ví dụ: Ghi nội dung chuyển khoản: QNN00001, Nguyễn Văn

A, 01 Lê Lợi, tháng 9.2021, AA/20E, 0000001.Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Phòng Kế toán - Thống kê, số

điện thoại: 02563.826609 hoặc 0979.335.125.Trân trọng cảm ơn!

CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

THÔNG BÁO MÂT GIÂY TƠTôi tên: NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN - sinh năm 1980,

CMND: 211696264Địa chỉ thường trú: 205 Trần Phú, phường Bình Định, TX An

Nhơn, Bình Định.Vào ngày 15.9.2021, tôi đánh rơi 1 phiếu kiểm tra chất lượng xuất

xưởng có thông tin như sau: Loại xe: HONDA; Số loại: VISION; Số khung: RLHJF581XGY001293; Số máy: JF66E-0001351; Màu sơn: HỒNG.

Vây ai nhặt được, xin vui lòng liên hệ địa chỉ trên; tôi xin cảm ơn và hâu tạ.

Nếu không tìm được phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe trên, tôi se có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng để xin cấp lại phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng mới. Sau 7 ngày ra thông báo, phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng gốc trên không còn giá trị.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Định tuyển dụng lao động năm 2021 như sau:

1. Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển2. Vị trí, số lượng tuyển dụng: - Hội sở tỉnh : 01 kiểm ngân; - Chi nhánh TP Quy Nhơn : 02 kiểm ngân; - Chi nhánh huyện Tuy Phước : 01 tín dụng; - Chi nhánh huyện Tây Sơn : 02 tín dụng, 01 kế toán; - Chi nhánh huyện Phù Cát : 01 kế toán, 01 kiểm ngân; - Chi nhánh huyện Phù Mỹ : 01 tín dụng; - Chi nhánh TX Hoài Nhơn : 01 kiểm ngân; - Chi nhánh huyện Hoài Ân : 01 tín dụng, 01 kế toán, 02 kiểm ngân; - Chi nhánh huyện An Lão : 01 kế toán.3. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với ứng viên dự tuyển: 3.1. Tiêu chuẩn chung:- Có quốc tịch Việt Nam, độ tuổi không quá 35 tuổi.- Có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, có lý lịch rõ ràng, có đủ sức khỏe để đảm

nhận công việc.3.2. Yêu cầu về trình độ đào tạo:- Đối với ứng viên dự tuyển vị trí tín dụng, kế toán: Tốt nghiệp Đại học trở lên, hệ chính quy,

chuyên ngành phù hợp với vị trí dự tuyển. Riêng đối với ứng viên dự tuyển vào chi nhánh thuộc huyện 30a (Chi nhánh huyện An Lão): tối thiểu tốt nghiệp cao đẳng, hệ chính quy, chuyên ngành phù hợp với vị trí dự tuyển.

- Đối với ứng viên dự tuyển thủ quỹ, kiểm ngân: Tối thiểu tốt nghiệp trung cấp, hệ chính quy thuộc khối ngành kinh tế (Tài chính, kế toán, ngân hàng, kinh tế,...).

3.3. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và tin học: - Ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ phù hợp theo quy định của Agribank. - Tin học: Có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản theo quy định. 4. Hồ sơ tuyển dụng: - Phiếu đăng ký dự tuyển lao động.- Sơ yếu lý lịch; Giấy khám sức khỏe, 02 ảnh 3 x 4. - Bản sao: CMND/CCCD, các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm theo quy định.5. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ: Ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển qua đường bưu điện đến địa chỉ: Phòng Tổng hợp -

Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Định, số 64 Lê Duẩn, TP Quy Nhơn, Bình Định; hoặc gửi bản scan 01 file định dạng pdf qua email: [email protected]. Trường hợp ứng viên gửi hồ sơ qua email, ứng viên phải nộp hồ sơ bản giấy khi đến tham dự thi tuyển.

- Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 01.10.2021 đến hết ngày 08.10.2021.- Thời gian thi tuyển: Dự kiến giữa tháng 10.2021.Thông tin chi tiết liên hệ Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Định, số điện thoại:

(0256)3525687 - 0903523859 (chị Lan); hoặc xem tại trang Fanpage, địa chỉ https://www.facebook.com/agribankbinhdinh.vn;

Page 11: u Chủ động ứng phó thách thức kép

Chuyện tử tế11THỨ SÁU, 24.9.2021 THÔNG TIN - QUẢNG CÁO

[email protected]ình Định

Căn cứ Quyết định số 3584/QĐ-UBND ngày 30.8.2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, kế hoạch tổ chức thi tuyển, kinh phí thi tuyển phương án kiến trúc công trình: Trụ sở làm việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức thi tuyển Phương án thiết kế kiến trúc công trình: Trụ sở làm việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, cụ thể như sau:

- Công bố thông tin cuộc thi: Từ ngày 06.9.2021;- Phát hành hồ sơ dự thi và cung cấp thông tin, thể lệ cuộc

thi: Từ ngày 06.9.2021 đến 16 giờ 30 phút ngày 06.10.2021. - Tiếp nhận hồ sơ dự thi: Kết thúc trước 16 giờ 30 phút ngày

15.10.2021 (trong giờ hành chính của ngày làm việc).- Đánh giá hồ sơ dự thi: Từ ngày 16.10.2021 đến ngày

31.10.2021.- Công bố giải thưởng (dự kiến): Tháng 11.2021.- Đơn đăng ký dự thi và các hồ sơ tài liệu có liên quan có thể

tải trực tiếp trên website Sở Xây dựng tỉnh Bình Định (https://sxd.binhdinh.gov.vn/) hoặc website Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định (https://hdnd.binhdinh.gov.vn/)

Địa điểm tiếp nhận đơn đăng ký dự thi: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (Số 104, đường Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) hoặc gửi đến địa chỉ Email: [email protected] trước ngày 06.10.2021.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh thông báo và trân trọng kính mời các tổ chức, cá nhân có năng lực dành sự quan tâm và thời gian tham gia cuộc thi nêu trên.

THÔNG BÁOCuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình:

Trụ sở làm việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bình Định

CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG

THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Tài sản thi hành án: Tàu đánh cá số đăng ký BĐ-99029-TS; Công dụng: khai thác

thủy sản; Năm và nơi đóng: 2016 - Hải Phòng; Mẫu thiết kế: TK20-15/V-01; Cơ quan thiết kế: Công ty TNHH DVKT Trường Thành An; Đặc điểm kỹ thuật như sau:

- Chiều dài: Lmax,m: 31,10; Ltk,m: 27,14; - Chiều rộng: Bmax,m: 7,40; Btk,m: 7,20; - Chiều cao mạn D,m: 4,00; Chiều chìm d,m: 3,00; Mạn khô f,m: 1,00; - Vật liệu vỏ: Thép; Tổng dung tích: 188,84; - Tốc độ tàu, hl/h: 11,50; - Máy chính:

TT Ký hiệu Số máy Công suất(sức ngựa) Nơi chế tạo

1 MITSUBISHI 80632 940 Nhật BảnMP1 MITSUBISHI 215629 109 Nhật BảnMP2 CUMMINS 78583791 245 Mỹ

Nơi đang bảo quản và quản lý tài sản: Trạm Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Giá khởi điểm của tài sản: 1.650.600.000 đồng (nộp khoản tiền đặt trước 320.000.000 đồng và tiền hồ sơ tham gia đấu giá 500.000 đồng; Bước giá 50.000.000 đồng).

Người có tài sản đấu giá: Chi cục Thi hành án dân sự TP Quy NhơnĐịa chỉ: Số 154 đường Cần Vương, phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn, tỉnh

Bình Định. Thời gian, địa điểm đăng ký tham gia đấu giá và nộp phiếu trả giá: Liên tục

kể từ ngày niêm yết đến 16 giờ 30 phút ngày 15.10.2021 tại trụ sở Công ty đấu giá hợp danh Đông Dương. Thời gian, địa điểm nộp khoản tiền đặt trước: Đến 16 giờ 30 phút ngày 15.10.2021, tài khoản tại các ngân hàng của Công ty đấu giá hợp danh Đông Dương.

Thời gian xem tài sản đấu giá: Liên tục kể từ ngày niêm yết cho đến ngày tổ chức cuộc đấu giá. Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá và công bố giá: Bắt đầu lúc 14 giờ 30 phút ngày 18.10.2021 tại trụ sở Công ty đấu giá hợp danh Đông Dương.

Hình thức, phương thức đấu giá: Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp theo phương thức trả giá lên.

Điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá: Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức, trừ các trường hợp pháp luật quy định không được phép tham gia đấu giá, phải nộp hồ sơ tham gia đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ tại: CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNGĐịa chỉ: Lô DC1a-13 đường Nguyễn Thị Định, TP Quy NhơnĐT: 0256.2200569 - Fax: 0256.3547029 - DĐ: 091.4024837

Website: www.daugiataisandongduong.com

1900 90 95

Page 12: u Chủ động ứng phó thách thức kép

TIN VẮN

12 THẾ GIỚI THỨ SÁU, [email protected]

Bình Định

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: NGUYỄN THỊ BÍCH SƯƠNG n Tòa soạn: NGUYỄN PHÚC - MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn - Email: [email protected] n Báo điện tử: www.baobinhdinh.vn - Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HẰNG NGÀY - BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

Trong bài phát biểu chiều 22.9 theo giờ New York (rạng sáng 23.9 giờ Việt Nam), tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 76, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn trọng thể này.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra nhiều ý kiến đánh giá lớn cùng các đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương với LHQ là trung tâm và lấy luật pháp quốc tế làm nền tảng, để cùng ứng phó với các thách thức toàn cầu phức tạp như chiến tranh, xung đột, tranh chấp tài nguyên, biến đổi khí hậu và đặc biệt là đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh và phát triển trên toàn thế giới.

Chủ tịch nước cho rằng vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần kiểm soát đại dịch Covid-19 thông qua hợp tác quốc tế, nhất là ưu tiên cung cấp vắc xin cho những nước có tỷ lệ tiêm chủng còn thấp, đồng thời tạo điều kiện để các nước đang phát triển hợp tác sản xuất và tham gia chuỗi cung ứng vắc xin.

Trước những tác động sâu sắc của đại dịch làm bộc lộ rõ những yếu kém của hệ thống quản trị toàn cầu, Chủ tịch nước cho rằng cần nỗ lực trên tinh thần tự cường của mỗi quốc gia, dựa trên sự hợp tác và liên kết của tất cả các quốc gia, để từ đó có thể biến các thách thức thành những cơ hội cho phát triển thông qua đẩy nhanh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và sức tự cường của nền kinh tế.

Đây cũng là cơ hội để các quốc gia chuyển đổi xanh, thúc đẩy phát triển bền

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thúc giụchợp tác quốc tế về vắc xin ngừa Covid-19

vững thông qua các nỗ lực giảm thiểu và xử lý các tác động tiêu cực đang ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh những nỗ lực này sẽ không thể mang lại kết quả nếu không có môi trường hòa bình, an ninh, ổn định ở mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.

Chủ tịch nước cho biết Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đang nỗ lực tăng cường vai trò trung tâm của hiệp hội trong duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng tại Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương; chia sẻ tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng

của duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông; yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển 1982; thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và hướng đến hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982.

(Theo TTO)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 76 tại New York, Mỹ ngày 22.9. Ảnh: Reuters

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tái diễn việc điều máy bay tới Trường Sa

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao tổ chức theo hình thức trực tuyến chiều 23.9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên liên quan đến tình hình Biển Đông

Phóng viên nêu câu hỏi ngày 18.9, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc cho biết đã điều vận tải cơ Y-20 tới các đá Vành Khăn, Xu Bi, và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đưa binh sĩ đồn trú tại đây về đất liền. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xác nhận việc máy bay Y-20 xuất hiện ở Trường Sa. Xin Người phát ngôn bình luận về việc này.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát mọi diễn biến trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta nhấn mạnh hoạt động này của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trái với thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc, gia tăng quân sự hóa, đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiện nay.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chấm dứt ngay và không tái diễn các hoạt động vi phạm tương tự, tôn trọng luật pháp quốc tế…” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng kiên quyết.

(Theo NLĐO)

l Các nhà tài trợ quốc tế ngày 22.9 đã cam kết hỗ trợ thêm 600 triệu USD nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Yemen. (Theo TTXVN)l Chính phủ Australia cam kết bổ

sung thêm 40 triệu liều vắc xin ngừa bệnh Covid-19 nhằm hỗ trợ các nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối phó với đại dịch. (Theo VOV.VN) l Ủy ban Hỗ trợ người tị nạn

Mexico (COMAR), thông báo từ đầu năm đến nay, quốc gia này đã tiếp nhận 77.559 đơn xin tị nạn của người di cư từ 99 quốc gia trên thế giới, con số cao nhất từ trước tới nay. (Theo TXXVN)

Đặc phái viên Trung Quốc, Nga và Pakistan gặp quan chức cấp cao Taliban

Cuộc gặp trên tập trung thảo luận về việc thành lập một chính phủ bao trùm, chống chủ nghĩa khủng bố và tình hình nhân đạo, một quan chức cấp cao Trung Quốc cho biết ngày 22.9.

3 đặc phái viên trên đã đến Kabul từ ngày 21 - 22.9 và tham gia các cuộc trao đổi với quyền Thủ tướng Mohammad Hasan Akhund, quyền Ngoại trưởng Amir Khan Mutaqi, Bộ trưởng Tài chính và các quan chức cấp cao khác của chính phủ lâm thời Afghanistan, người phát

ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhận định trước truyền thông.

Đáng chú ý, các đặc phái viên cũng gặp cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và ông Abdullah Abdullah, Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Dân tộc Tối cao của chính quyền tiền nhiệm.

Đây có lẽ là lần đầu tiên các nhà ngoại giao này gặp ông Karzai và Abudullah, những người vẫn ở lại Kabul sau khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan hồi tháng trước. (Theo VOV.VN)

Các đại diện của Taliban trong các cuộc trao đổi ở Doha, Qatar ngày 12.9.2020. Ảnh: Reuters

Sau cuộc họp với các quan chức của Trung tâm xử lý tình hình Covid-19 (CCSA) ngày 22.9, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) Yuthasak Supasorn cho biết việc mở cửa thí điểm các khu vực ở 5 tỉnh, gồm cả thủ đô Bangkok, có thể phải trì hoãn đến ngày 1.11.

Theo kế hoạch ban đầu, từ ngày 1.10, các tỉnh Chiang Mai (gồm các huyện Muang, Mae Rim, Mae Taeng và Doi Tao), Chonburi (gồm Pattaya, Bang

Lamung và Sattahip), Phetchaburi và Prachuap Khiri Khan sẽ mở cửa cho du khách nước ngoài mà không cần cách ly nếu đã được tiêm chủng đầy đủ. Thủ đô Bangkok sẽ mở cửa tiếp theo vào ngày 15.10, tuy nhiên Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang sau đó quyết định địa phương này sẽ chỉ mở cửa khi 70% cư dân được tiêm chủng đầy đủ cùng với việc số lượng các ca nhiễm mới giảm nhiều hơn. (Theo TTXVN)

Chưa đầy một tháng sau khi các trường học mở cửa, thực hiện chương trình học trực tiếp giới hạn, có hàng chục nghìn học sinh, sinh viên và giáo viên Indonesia mắc Covid-19.

Theo dữ liệu của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia, có 15.456 học sinh, sinh viên và 7.284 giáo viên trong tổng số hơn 47.000 trường học trên toàn quốc đã mắc Covid-19 sau khi mở cửa trở lại trường học

Trong số này, có hơn 1.300 trường học ở tất cả các cấp đã trở thành các cụm siêu lây lan Covid-19. Tại thủ đô Jakarta, mặc dù các chương trình dạy và học trực tiếp đã đi vào vận hành phù hợp với các giao thức y tế, song đã có 25 cụm Covid-19 xuất hiện.

Các chuyên gia giáo dục kêu gọi chính phủ không nên theo đuổi mục tiêu số trường được mở mà nên ưu tiên khía cạnh sức khỏe. (Theo VOV.VN)

Thái Lan trì hoãn kế hoạch mở cửa ngành du lịch

Hàng nghìn học sinh và giáo viên Indonesia mắc Covid-19