ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt...

13
1 UBND TỈNH AN GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 1386 /-SGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 18 tháng 9 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Thể lệ Hội thi ca múa nhạc ngành giáo dục đào tạo tỉnh An Giang GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang; Theo đề nghị của Trưởng phòng Chính trị, tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Thể lệ Hội thi ca múa nhạc ngành giáo dục đào tạo tỉnh An Giang, Thể lệ này áp dụng từ cấp trường đến cấp huyện, thị xã, thành phố và cấp tỉnh (kèm theo Thể lệ). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 1348/QĐ-SGDĐT ngày 17/9/2016 của Sở GDĐT An Giang. Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Chính trị, tư tưởng, Kế hoạch - Tài chính, Giáo dục Trung học - Giáo dục Thường xuyên, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Chuyên nghiệp - Khảo thí – Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức Hội thi ca múa nhạc các cấp và các thành viên tham gia Hội thi ca múa nhạc các cấp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ GDĐT (Vụ GDCT HSSV); - VP. UBND tỉnh; - UBND các huyện, thị xã, TP; - Sở VH,TT&DL AG; - Trường Đại học An Giang; - Phòng GDĐT huyện, thị xã, TP; - Thủ trưởng các trường trực thuộc; - Hội LH Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang; - Ban Giám đốc Sở GDĐT; - Công đoàn ngành; - Website Sở GDĐT; - Lưu: VT, TCCB, CTTT. KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Võ Bình Thƣ

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

1

UBND TỈNH AN GIANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 1386 /QĐ-SGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

An Giang, ngày 18 tháng 9 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Thể lệ Hội thi ca múa nhạc ngành giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang

GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG

Thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã,

thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh

An Giang về việc ban hành quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Chính trị, tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo An

Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Thể lệ Hội thi ca múa nhạc ngành giáo

dục và đào tạo tỉnh An Giang, Thể lệ này áp dụng từ cấp trường đến cấp huyện, thị xã, thành

phố và cấp tỉnh (kèm theo Thể lệ).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số

1348/QĐ-SGDĐT ngày 17/9/2016 của Sở GDĐT An Giang.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng phòng Tổ chức

cán bộ, Chính trị, tư tưởng, Kế hoạch - Tài chính, Giáo dục Trung học - Giáo dục Thường

xuyên, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Chuyên nghiệp - Khảo thí – Kiểm

định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức Hội

thi ca múa nhạc các cấp và các thành viên tham gia Hội thi ca múa nhạc các cấp có liên quan

chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Như Điều 3;

- Bộ GDĐT (Vụ GDCT HSSV);

- VP. UBND tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, TP;

- Sở VH,TT&DL AG;

- Trường Đại học An Giang;

- Phòng GDĐT huyện, thị xã, TP;

- Thủ trưởng các trường trực thuộc;

- Hội LH Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang;

- Ban Giám đốc Sở GDĐT;

- Công đoàn ngành;

- Website Sở GDĐT;

- Lưu: VT, TCCB, CTTT.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Võ Bình Thƣ

Page 2: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

2

UBND TỈNH AN GIANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THỂ LỆ

Hội thi ca múa nhạc ngành giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1386 /QĐ-SGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2018 của

Sở Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục

thẩm mỹ trong học sinh; tích cực hưởng ứng các ngày lễ, ngày kỷ niệm trọng đại của

đất nước, chủ đề năm học và các phong trào thi đua của ngành.

- Phát triển dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là

Di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt chú trọng Di sản văn hóa phi vật thể của vùng đất

Nam bộ: đờn ca tài tử.

- Tuyển chọn các cá nhân tiêu biểu, có năng khiếu qua Hội thi các cấp lập thành

đội tuyển dự thi cấp cao hơn; góp phần phát triển hoạt động nghệ thuật tại cơ sở và địa

phương.

- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp học sinh phát triển năng khiếu, tư duy,

thẩm mỹ, khả năng sáng tạo góp phần tích cực đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập vào

học đường.

- Kết quả hội thi Ca múa nhạc các cấp là cơ sở xem xét, đánh giá hoạt động

ngoại khóa và công tác tổ chức hội thi của các đơn vị.

2. Yêu cầu

- Hội thi phải phát huy được tinh thần đoàn kết, giao lưu, học hỏi giữa các đơn

vị; đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả thiết thực.

- 100% các trường học trong tỉnh (từ cấp Tiểu học (lớp 4, 5) đến cấp THPT) tổ

chức hội thi Hát Quốc ca cấp trường.

- 100% các đơn vị tổ chức hội thi Ca múa nhạc cấp trường, tuyển chọn đội

tuyển tham dự hội thi cấp huyện (cụm).

- 100% các phòng GDĐT, cụm trường THPT lựa chọn đội tuyển tham dự

hội thi cấp tỉnh.

II. CHỦ ĐỀ, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1. Chủ đề gợi ý

- Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Bác Tôn, quê hương An Giang, ca ngợi ngành giáo

dục; Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, biển đảo Việt Nam.

Page 3: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

3

- Thể hiện lòng tri ân thầy cô, ông bà, cha mẹ, người chăm sóc và nuôi dưỡng;

thể hiện ước mơ, tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ học sinh trong công cuộc đổi mới

ngành giáo dục và đào tạo.

- Ca ngợi tuổi học trò, tuổi trẻ cao đẹp, gương Người tốt – Việc tốt, biết khát

vọng, vươn lên trên cuộc sống, tinh thần xung kích, tình nguyện, phấn đấu xây dựng

quê hương, đất nước giàu đẹp.

2. Thời gian

- Cấp trường: từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.

- Cấp huyện, vòng loại cấp tỉnh đối với các trường THPT (sau đây gọi tắt là

vòng loại cấp tỉnh): từ tháng 12 của năm trước đến tháng 02 năm sau (trong năm học

tổ chức Hội thi cấp tỉnh), 02 năm tổ chức 01 lần.

- Cấp tỉnh: tháng 03 (02 năm tổ chức 01 lần).

(Số ngày tổ chức tùy vào số lượng đăng ký dự thi và điều kiện thực tế của đơn

vị)

3. Địa điểm

- Cấp trường: do Thủ trưởng đơn vị quyết định.

- Cấp huyện: do phòng GDĐT quyết định.

- Vòng loại cấp tỉnh: do Cụm THPT quyết định.

- Cấp tỉnh: Ban tổ chức sẽ thông báo bằng văn bản sau.

III. ĐỐI TƢỢNG, ĐIỀU KIỆN, THỂ LOẠI, SỐ LƢỢNG DỰ THI

1. Đối tƣợng

Học sinh phổ thông đang học tại các trường học trong tỉnh (kể cả học sinh hệ

ngoài công lập). Riêng học sinh trường Trẻ em khuyết tật, đơn vị tạo điều kiện cho học

sinh tham gia các hội thi, hoạt động giao lưu nghệ thuật chuyên biệt do các đơn vị liên

quan tổ chức.

1.1. Cấp trường, huyện và vòng loại cấp tỉnh: do Ban tổ chức các cấp quy định.

1.2. Cấp tỉnh: Học sinh phổ thông đang học tại các trường Trung học cơ sở,

Trung học phổ thông trong tỉnh được phòng GDĐT, cụm trường THPT lập danh sách

đăng ký dự thi.

2. Điều kiện

2.1. Cấp trường: học sinh có học lực trung bình trở lên, hạnh kiểm loại khá trở

lên qua kết quả năm học gần nhất đối với năm tổ chức hội thi.

2.2. Cấp huyện, vòng loại cấp tỉnh: học sinh có học lực trung bình trở lên, hạnh

kiểm loại khá trở lên qua kết quả HKI của năm học trong năm tổ chức hội thi, có tham

gia các tiết mục đạt giải cao cấp trường.

2.3. Cấp tỉnh: học sinh có học lực trung bình trở lên, hạnh kiểm loại khá trở lên

qua kết quả HKI của năm học trong năm tổ chức hội thi, có tham gia các tiết mục đạt

giải cao ở hội thi cấp huyện, vòng loại cấp tỉnh được lựa chọn vào đội tuyển tham dự

vòng chung kết cấp tỉnh.

3. Tiết mục dự thi

Page 4: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

4

3.1. Đơn ca (tân nhạc hoặc cổ nhạc).

3.2. Song ca (tân nhạc hoặc cổ nhạc); Tam ca (tân nhạc): mỗi đơn vị chọn 01

trong 02 hình thức biểu diễn để tham dự.

3.3. Múa (được tính cho tiết mục dự thi chính. Riêng nội dung minh họa cho bài

hát hoặc minh họa cho tiết mục biểu diễn nhạc cụ, do đơn vị tự chọn hình thức biểu

diễn minh họa phù hợp với nội dung bài).

3.4. Biểu diễn nhạc cụ (độc tấu hoặc hòa tấu).

3.5. Tốp ca; Hợp xướng: mỗi đơn vị chọn 01 trong 02 hình thức biểu diễn để

tham dự.

(Đối với cấp trường, có thể mở rộng thêm một vài thể loại âm nhạc khác phù

hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng của học sinh)

4. Số lƣợng dự thi

4.1. Cấp trường, cấp huyện và vòng loại cấp tỉnh: do Thủ trưởng đơn vị quyết

định.

4.2. Cấp tỉnh:

- Mỗi phòng GDĐT, cụm trường THPT được thành lập 01 đội tuyển tham dự

hội thi cấp tỉnh với đầy đủ các tiết mục như trên, tổng số người tham dự của toàn đội:

tối đa là 45 người.

- Trường hợp, các đội tuyển không tham gia đầy đủ các tiết mục như trên: tổng

số người tham dự toàn đội, tối đa là 35 người.

(Số lượng trên được tính cho cả trưởng đoàn, nhạc công, giáo viên hướng dẫn,

săn sóc viên, kỹ thuật viên, người dàn dựng chương trình, biên đạo múa và học sinh dự

thi).

IV. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thời lƣợng và thứ tự thi diễn

- Thời lượng chương trình dự thi của mỗi đội không quá 50 phút (kể cả thời

gian tiếp quản sân khấu).

- Thứ tự thi diễn: căn cứ vào kết quả bốc thăm trong ngày họp trù bị (thời gian

họp được Ban tổ chức thông báo bằng văn bản).

2. Trang phục

- Đối với các tiết mục thi diễn: Trang phục phù hợp nội dung và tâm lý lứa tuổi

của học sinh; không mặc trang phục phản cảm, trái với thuần phong, mỹ tục của người

Việt Nam.

- Đối với Trưởng đoàn khi tham gia Lễ Khai mạc và Tổng kết: Nam, mặc áo sơ

mi, quần tây, bỏ áo vào quần, thắt cravat. Nữ, mặc trang phục công sở hoặc áo dài.

- Đối với cán bộ, giáo viên, học sinh và các thành viên khác của đoàn dự thi:

mặc trang phục lịch sự khi đến cơ quan, công sở, tham gia Lễ Khai mạc, Tổng kết và

tham gia cổ vũ cho hội thi.

* Lưu ý: cán bộ, giáo viên cần gương mẫu trong hành vi, ứng xử, giao tiếp; tất

cả các thành viên trong đội dự thi không mặc trang phục phản cảm, trái với văn hóa,

Page 5: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

5

thuần phong mỹ tục của người Việt Nam; hướng dẫn học sinh thể hiện nét văn minh,

lịch sự, tế nhị khi tham gia cổ vũ và thưởng thức chương trình nghệ thuật.

3. Âm nhạc dự thi

- Tất cả các tiết mục dự thi phải sử dụng các bài nhạc Việt Nam đang được

phép lưu hành (Riêng, đối với thể loại âm nhạc múa, có thể tham khảo nhạc không lời

của nước ngoài); khuyến khích dự thi thể loại nhạc dân ca phù hợp với đặc điểm của

vùng miền.

- Đối với các bài hát có ca từ của tiếng dân tộc ít người, dân tộc thiểu số phải có

phần chuyển lời Việt khi trình diễn ít nhất 01 lần trong thời gian thể hiện tác phẩm âm

nhạc.

- Tất cả các tác phẩm âm nhạc phải được giới thiệu tên tác giả hoặc ghi nguồn

sưu tầm khi trình diễn.

- Chọn bài dự thi phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh và môi trường giáo

dục.

- Sử dụng nhạc nền cho các bài hát: không được có lời hát đệm, hát bè và giai

điệu đệm theo.

- Nhạc cho tiết mục Múa: người dàn dựng có thể sử dụng thể loại âm nhạc phù

hợp với kịch bản múa của đơn vị. Không bắt buộc đơn vị dự thi viết nhạc múa mới, có

thể tham khảo nhạc múa được viết sẵn hoặc tham khảo kịch bản múa đã được trình

diễn nhưng phải giới thiệu tác giả âm nhạc, tác giả dàn dựng hoặc ghi nguồn sưu

tầm…

- Đối với tiết mục cổ nhạc: nếu không sử dụng nhạc nền, đơn vị dự thi tự chuẩn

bị nhạc công.

- Khuyến khích các đơn vị dự thi sử dụng dàn nhạc có sự biểu diễn của nhạc

công trên sân khấu.

4. Một số quy định khác

- Mỗi học sinh chỉ dự thi tối đa 01 tiết mục đơn ca (tân nhạc hoặc cổ nhạc) và

được tham gia các tiết mục còn lại trong chương trình dự thi.

- Các đội chỉ được phép thi diễn các tiết mục đã đăng ký trước và được Ban tổ

chức đồng ý.

- Ngôn ngữ hình thể khi biểu diễn phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của

người Việt Nam, môi trường giáo dục, khả năng biểu diễn và tâm lý lứa tuổi của học

sinh.

- Ban tổ chức được quyền dừng các tiết mục gây phản cảm, có nội dung chống

phá Đảng, Nhà nước, mất đoàn kết dân tộc; đình chỉ cá nhân và đoàn tham dự nếu thấy

vi phạm Thể lệ hội thi và quy định của ngành giáo dục và đào tạo.

- Mỗi đơn vị dự thi tự xây dựng chương trình theo chủ đề, có người dẫn chương

trình dự thi riêng, giới thiệu đầy đủ tên tác giả của tác phẩm âm nhạc.

- Trưởng đoàn sinh hoạt cho các thành viên trong đoàn (đặc biệt người dàn

dựng chương trình, đạo diễn sân khấu, biên đạo múa) về Luật Sở hữu trí tuệ, bản

quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc, nhất là các tác phẩm múa; chịu trách

Page 6: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

6

nhiệm về chương trình dự thi và các vấn đề khác liên quan đến pháp luật Việt Nam

quy định.

- Mỗi đội dự thi tự cử người phụ trách âm nhạc, âm thanh, ánh sáng phối hợp

với bộ phận kỹ thuật của Ban tổ chức ngay từ buổi chạy chương trình để thực hiện

thuận lợi các kỹ thuật liên quan đến ý tưởng dàn dựng, kịch bản chương trình dự thi.

Người thực hiện nhiệm vụ này phải là thành viên của đoàn dự thi, có tên trong danh

sách đăng ký và mang thẻ đeo do Ban tổ chức phát.

- Tất cả các thành viên của đoàn dự thi phải đeo thẻ khi vào khu vực thi (thẻ do

Ban tổ chức phát theo số lượng đăng ký dự thi). Trưởng đoàn phân công giáo viên

nhắc nhở, kiểm soát thẻ đeo của các thành viên và học sinh dự thi trước khi vào khu

vực tiếp quản sân khấu; Ban tổ chức sẽ bố trí người trực, kiểm soát số lượng dự thi vào

khu vực sân khấu. Đoàn dự thi tự chịu trách nhiệm về các trường hợp mất thẻ, quên

thẻ do Ban tổ chức cấp phát, tự quản lý trang phục, đạo cụ biểu diễn và vật dụng cá

nhân của đoàn. Trong thời gian đơn vị đang thi diễn, nếu có xảy ra sự cố về kỹ thuật,

trang phục, đạo cụ biểu diễn, giáo viên hướng dẫn đoàn là người được phép ra, vào

khu vực sân khấu, báo với Ban tổ chức, kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo quyền lợi,

sức khỏe cho học sinh dự thi.

- Cán bộ, giáo viên, lãnh đạo đoàn sinh hoạt với phụ huynh về thời gian đưa

học sinh tham gia hội thi, nơi ăn, nghỉ...; tuyệt đối không cho học sinh mang theo tài

sản có giá trị, đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình tham gia.

- Mỗi đơn vị dự thi cần nghiêm túc thực hiện quy định về thời gian tập trung,

chạy chương trình và thi diễn do Ban tổ chức quy định. Các đơn vị dự thi không tuân

thủ quy định của hội thi, làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức chung và ảnh hưởng đến

các đơn vị khác; tùy theo mức độ vi phạm, Ban tổ chức sẽ có hình thức xử lý phù hợp.

5. Cách xếp hạng và tính giải

5.1. Điều kiện tính giải toàn đoàn: mỗi đội dự thi được tính giải toàn đoàn khi

tham gia đầy đủ 05 tiết mục (được quy định tại Điểm 3, Mục III của Thể lệ hội thi),

trong đó có ít nhất 01 tiết mục cổ nhạc; đồng thời phải đảm bảo thời lượng chương

trình và số lượng người tham dự theo quy định.

5.2. Xếp hạng toàn đoàn: dựa trên điều kiện tính giải toàn đoàn và điểm trung

bình cộng các tiết mục (trong chương trình dự thi của từng đơn vị), được xếp từ cao

xuống thấp.

5.3. Các đơn vị dự thi, tham gia không đủ tiết mục theo quy định chỉ được tính

giải cho từng tiết mục.

5.4. Các trường hợp bị hủy kết quả tiết mục:

- Hát nhép trên nền nhạc đã được ghi âm sẵn lời hát.

- Có sự tham gia của người không thuộc đối tượng dự thi quy định tại Thể lệ

này.

- Các tiết mục bị Ban tổ chức đình chỉ khi có nội dung phản cảm, chống phá

Đảng, Nhà nước, mất đoàn kết dân tộc.

5.5. Cách tính giải Diễn viên xuất sắc, Dàn dựng chương trình hay nhất: tiêu chí

chấm chọn do Ban Giám khảo họp thông nhất (Giải thưởng này không bắt buộc, tùy

vào điều kiện tổ chức Hội thi các cấp, do Ban tổ chức quyết định).

Page 7: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

7

V. CÁC BAN CỦA HỘI THI

1. Ban tổ chức

Thủ trưởng của đơn vị tổ chức hội thi (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo) ra quyết định thành lập Ban tổ chức hội thi.

1.1 Thành phần: Trưởng ban, phó trưởng ban và thành viên.

a. Trưởng ban:

- Hội thi cấp huyện: do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu hoặc

quyết định thành lập.

- Vòng loại cấp tỉnh: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng của đơn vị được chỉ định

làm Cụm trưởng.

- Hội thi cấp tỉnh: do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.

b. Phó Trưởng ban:

- Hội thi cấp huyện: gồm hai Phó Trưởng ban, trong đó có một Phó trưởng ban

là Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc cán bộ phụ trách chuyên môn; một

Phó Trưởng ban là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa huyện.

- Hội thi cấp tỉnh: gồm hai Phó Trưởng ban, trong đó có một Phó Trưởng ban là

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Trưởng phòng chuyên môn; một Phó

Trưởng ban là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

c. Thành viên: gồm cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên âm nhạc hoặc giáo viên có

kinh nghiệm, có uy tín, có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực đáp ứng

công tác tổ chức hội thi.

1.2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban tổ chức hội thi:

- Tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động của hội thi theo quy định của Thể

lệ này.

- Xây dựng chương trình tổ chức hội thi, lịch thi và gửi thông báo đến các đơn vị

tham gia hội thi.

- Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị phục vụ, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều

kiện đảm bảo cho hội thi;

- Giới thiệu, đề xuất những người có đủ năng lực để tham gia các tiểu ban và Ban

Giám khảo, trình thủ trưởng của đơn vị tổ chức hội thi ra quyết định thành lập Ban

giám khảo.

- Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả hội thi.

- Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho hội thi, thực hiện chế độ báo cáo cho cơ

quan quản lý theo quy định và các nhiệm vụ khác có liên quan.

1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban tổ chức hội thi

- Điều hành toàn bộ các hoạt động của hội thi. Các tiểu ban và ban Giám khảo

làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban tổ chức hội thi.

- Quyết định tước bỏ quyền dự thi của học sinh, đơn vị dự thi, quyền chấm thi

của Giám khảo nếu vi phạm những quy định trong Thể lệ hội thi và các quy định khác

của pháp luật Việt Nam.

Page 8: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

8

2. Ban Thƣ ký hội thi

2.1. Thành phần: gồm những thành viên của Ban tổ chức hội thi, thư ký tổng hợp

và thư ký Ban giám khảo.

2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký hội thi:

- Là bộ phận thường trực, giữ mối liên hệ với các thành viên trong Ban tổ chức,

Ban giám khảo.

- Giúp trưởng Ban tổ chức hội thi chuẩn bị các nội dung để tiến hành các cuộc

họp Ban tổ chức, các văn bản chỉ đạo và triển khai hội thi.

- Tổng hợp kết quả chấm thi, báo cáo Trưởng Ban tổ chức hội thi.

- Tham mưu giải quyết các yêu cầu chuyên môn.

- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi và hồ sơ khiếu nại, tố cáo.

- Viết báo cáo tổng kết hội thi.

- Tuân thủ các quy định về bảo mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3. Ban giám khảo

3.1. Thành phần

Gồm các thành viên am hiểu, có kinh nghiệm hoặc có kiến thức về âm nhạc, hoạt

động nghệ thuật; thực hiện việc đánh giá các nội dung thi theo quy định tại Thể lệ này.

3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban giám khảo

- Chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra đôn đốc toàn bộ các hoạt động

chấm thi.

- Liên hệ thường xuyên với Trưởng Ban tổ chức hội thi để giải quyết các vấn đề

phát sinh nếu Trưởng Ban giám khảo không phải là Trưởng Ban tổ chức hội thi.

- Thống nhất với Trưởng Ban tổ chức về thang điểm chấm thi, tiêu chí chấm

chọn, cơ cấu giải thưởng.

- Theo dõi hoạt động của Ban Giám khảo để phản ánh kịp thời và đề xuất với

Trưởng Ban tổ chức những kiến nghị và những điều chỉnh cần thiết về chuyên môn

trong quá trình diễn ra hội thi.

- Tổ chức cho các thành viên trong Ban trao đổi, nhận xét, đánh giá năng lực,

năng khiếu, chất lượng của người dự thi, tiết mục và chương trình dự thi.

VI. HỒ SƠ, THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI

1. Hồ sơ dự thi

Đơn vị dự thi lập hồ sơ đăng ký tham dự hội thi như sau (theo mẫu đính kèm):

- Danh sách đăng ký dự thi (Phụ lục 01).

- Chương trình đăng ký dự thi (Phụ lục 02). Các tiết mục trong chương trình

được sắp xếp đúng theo thứ tự thi diễn; hạn chế thay đổi thứ tự, trừ các trường hợp đột

xuất, phải báo ngay với Ban tổ chức trước giờ thi diễn. Chương trình đăng ký dự thi

chỉ được đăng ký thay đổi 01 lần duy nhất (thời gian do Ban tổ chức thông báo trong

hướng dẫn hội thi).

- Các bài hát tự biên dự thi (có ghi nhạc và lời trên tờ giấy A4, gửi kèm hồ sơ).

Page 9: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

9

Thủ trưởng đơn vị, Trưởng các đoàn dự thi phải đảm bảo sức khỏe của học sinh

tham gia dự thi; phối hợp với gia đình học sinh rà soát, nắm tình hình, các thông tin về

sức khỏe của học sinh, có sự đồng ý của gia đình học sinh khi cho các em tham gia dự

thi.

2. Thời gian, địa điểm gửi hồ sơ dự thi

Hồ sơ dự thi các cấp được gửi về đơn vị tổ chức hội thi (thời gian cụ thể sẽ

được Ban tổ chức hội thi các cấp thông báo bằng văn bản).

VII. KINH PHÍ

1. Định mức chi

- Áp dụng định mức chi cho chế độ tập luyện, Ban tổ chức, Ban Giám khảo,

khen thưởng hội thi Ca múa nhạc các cấp theo Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND

ngày 24/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc quy định nội dung, mức

chi các kỳ thi, hội thi và chế độ hỗ trợ của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang.

- Đơn vị tham gia hội thi các cấp, thanh toán công tác phí cho cán bộ, giáo viên

theo quy định hiện hành.

- Định mức chi cho các nội dung khác (không được quy định Quyết định số

29/2016/QĐ-UBND ngày 24/6/2016) thực hiện theo quy định hiện hành và quy chế

chi tiêu nội bộ của đơn vị.

2. Nguồn chi

Sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục được giao hằng năm, các nguồn đóng

góp, vận động xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị.

VIII. CƠ CẤU GIẢI THƢỞNG

Số lượng giải phụ thuộc vào kết quả dự thi của các đơn vị (Ban tổ chức hội thi

các cấp có bảng dự trù và hướng dẫn riêng cho từng năm). Giải thưởng được trao theo

thứ hạng A, B, C cho các thể loại sau:

1. Đơn ca tân nhạc.

2. Đơn ca cổ nhạc.

3. Song ca tân nhạc.

4. Song ca cổ nhạc.

5. Tam ca tân nhạc.

6. Tốp ca.

7. Hợp xướng.

8. Múa.

9. Biểu diễn nhạc cụ.

10. Giải toàn đoàn.

11. Các giải phụ (tùy vào điều kiện tổ chức Hội thi các cấp).

- Định mức khen thưởng được áp dụng theo Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND

ngày 24/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Page 10: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

10

- Riêng đối với giải phụ, tùy vào điều kiện tổ chức, Ban tổ chức cùng cấp sẽ

trình xin định mức khen thưởng bằng các định mức dành cho giải cá nhân của giáo

viên, học sinh đạt giải trong các kỳ thi được tổ chức ở cấp tương đương hoặc nhận

khen thưởng từ nhà tài trợ (nếu có).

IX. KHEN THƢỞNG - KỶ LUẬT - KHIẾU NẠI

1. Khen thƣởng

- Các học sinh cấp THPT đạt giải cá nhân cấp tỉnh: giải Nhất (A), Nhì (B), Ba

(C) được công nhận diện điểm thưởng theo quy định hiện hành.

- Khen thưởng các cá nhân, tập thể đạt giải theo cơ cấu giải thưởng khi thực

hiện đúng Thể lệ của hội thi.

2. Kỷ luật

Bất kỳ cá nhân, đơn vị nào vi phạm Thể lệ hội thi, những quy định của Ban Tổ

chức, như: có hành vi bỏ cuộc, kích động bỏ cuộc, không chấp hành các quy định của

Hội thi và các quy định của ngành trong mọi tình huống. Ban tổ chức hoặc cơ quan

quản lý nhà nước có thẩm quyền các cấp sẽ xem xét mức độ vi phạm của cán bộ, giáo

viên, học sinh dự thi; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ có hình thức xử lý kỷ luật,

xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Khiếu nại

- Mọi trách nhiệm về quản lý đoàn và khiếu nại thuộc về Trưởng đoàn. Khiếu

nại sai sự thật làm ảnh hưởng đến hội thi hay xúc phạm đến danh dự cá nhân, tập thể

sẽ bị xử lý theo quy định của ngành và của pháp luật.

- Trường hợp phát hiện gian lận về nhân sự dự thi, vi phạm Thể lệ hội thi, vi

phạm pháp luật, Trưởng đoàn có quyền khiếu nại với Ban tổ chức hội thi bằng văn bản

chậm nhất 24 giờ sau khi phát hiện sự việc. Nếu chưa có đủ điều kiện để xử lý ngay,

Ban Tổ chức sẽ bảo lưu kết quả để thẩm tra và xử lý sau (chậm nhất sau 02 tuần, tính

từ thời điểm kết thúc Hội thi) và sẽ thông báo lại với đơn vị có văn bản khiếu nại.

- Mỗi cán bộ, giáo viên tự chịu trách nhiệm về việc chấp hành nghiêm những

quy định, thời gian tổ chức, Thể lệ của hội thi, gương mẫu trước học sinh; mọi khiếu

nại, phản ánh phải thực hiện đúng quy định. Lãnh đạo Sở GDĐT, Ban tổ chức sẽ xử lý

các trường hợp phát ngôn không đúng chuẩn mực, các hành vi vi phạm đạo đức nhà

giáo (thực hiện theo Chỉ thị số 8077/CT-BGDĐT về tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi

phạm đạo đức nhà giáo và Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết

định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo).

X. TỔ CHỨC HỘI THI

1. Sử dụng kết quả hội thi

Kết quả hội thi được sử dụng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua của đơn vị

và cá nhân.

2. Công tác tổ chức

- Giao phòng Chính trị, tư tưởng chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Sở

GDĐT, Ban tổ chức về công tác tổ chức Hội thi các cấp.

Page 11: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

11

- Đầu mỗi năm học, các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi cấp

trường; các phòng GDĐT và cụm trường THPT xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi cấp

huyện, vòng loại cấp tỉnh; báo cáo kết quả tổ chức về phòng Chính trị, tư tưởng, Sở

GDĐT sau khi kết thúc hội thi cấp huyện, vòng loại cấp tỉnh chậm nhất 01 tuần.

- Chỉ có Ban tổ chức cấp tỉnh mới có quyền bổ sung, điều chỉnh Thể lệ Hội thi

này trên cơ sở tham mưu của các đơn vị chức năng.

Căn cứ Thể lệ này, các phòng GDĐT, các cụm trường THPT, các đơn vị trực

thuộc xây dựng kế hoạch, thể lệ tổ chức hội thi cùng cấp.

Trong quá trình thực hiện, Sở GDĐT có trách nhiệm xem xét các khó khăn,

vướng mắc để hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Thể lệ cho phù hợp./.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Võ Bình Thƣ

Page 12: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

12

Phụ lục 01

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

..........., ngày .... tháng ... năm ...

DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THAM DỰ HỘI THI CA MÚA NHẠC

NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Năm học ..........

1. Họ và tên Trưởng đoàn:........................., đơn vị công tác:................................điện

thoại:...................

2. Họ và tên hướng dẫn đoàn:........................, đơn vị công tác..................................điện

thoại....................

3. Nơi đăng ký chỗ nghỉ của đoàn:................................, địa chỉ;:................................ ;

điện thoại:...............................

TT Họ và tên Ngày, tháng

năm, sinh

Lớp/Nhiệm

vụ của giáo

viên

Trƣờng đang

học/Đơn vị công tác

Thể loại tham

gia dự thi

Ghi chú

1 Trưởng đoàn Phòng GDĐT

2 Hướng dẫn

đoàn

3 Săn sóc viên Trường....

4 Dàn dựng

chương trình

5 Nhạc công

6 Phụ trách kỹ

thuật

7 6A8 THCS........ Đơn ca, Song

ca, Tốp ca, Múa

... 7A2 THCS Đơn ca, song

ca,....

* Tổng cộng danh sách có:......người.

Xác nhận của Ban tổ chức

Xác nhận số lượng tham gia dự thi của đơn

vị:................................................... là............người.

An Giang, ngày tháng năm

TL. GIÁM ĐỐC

TRƢỞNG PHÒNG CHÍNH TRỊ, TƢ TƢỞNG

Thủ trƣởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Page 13: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsogddt.angiang.gov.vn/DesktopModules/QLVB/Upload/20189182331_QD 1386... · 1 ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xÃ

13

Phụ lục 02

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

..........., ngày .... tháng ... năm ...

CHƢƠNG TRÌNH ĐĂNG KÝ DỰ THI

HỘI THI CA MÚA NHẠC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NĂM HỌC ..........

- Tên Chủ đề của chƣơng trình dự thi:........................................................................

(Tên Chủ đề: do đơn vị dự thi đặt theo ý tưởng xây dựng chương trình)

- Chịu trách nhiệm Chƣơng trình:.................................................................................

- Đạo diễn chƣơng trình (hoặc Ngƣời biên tập, Ngƣời dàn dựng chƣơng trình):

...........................................................................................................................................

- Biên đạo múa (hoặc Tác giả múa): .............................................................................

TT Tên tiết mục dự thi Nhạc sĩ/Tác

giả âm nhạc

Biên đạo

múa

Thể loại Họ tên

ngƣời

biểu diễn

Ghi chú

(ghi những nội

dung cần cho Ban

tổ chức, Ban Giám

khảo biết thêm)

1 Độc tấu Đèn polo, biểu

diễn minh họa

2 Đơn ca cổ biểu diễn minh

họa

3 Đơn ca tân

4 Song ca tân biểu diễn minh

họa

5 Múa Đèn polo

6 Đơn ca tân

7 Song ca cổ biểu diễn minh

họa

8 Tốp ca múa minh họa

(Trên đây là thứ tự thi diễn gợi ý. Thứ tự dự thi của từng tiết mục do đơn vị chủ động

sắp xếp sao cho phù hợp với ý tưởng xây dựng chương trình dự thi. Hạn chế thay đổi

thứ tự thi diễn khi đã đăng ký với Ban tổ chức)

Thủ trƣởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)