ubnd tỈnh sƠn la cỘng hoÀ xà hỘi chỦ … › sitefolders › sct › 4768...nhiều mô...

13
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG NĂM 2021 Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2020 Năm 2020 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc tiến tới hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm. Bước vào năm 2020, bối cảnh và điều kiện để thực hiện kế hoạch phát triển của ngành công thương có cả những yếu tổ thuận lợi đồng thời cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp nảy sinh. Năm 2020, dự báo tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19; chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng; khoa học công nghệ phát triển nhanh và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Ở trong nước, kế thừa thành tựu hơn 30 năm đổi mới và tiếp tục đà phá t triển thuận lợi những năm gần đây; với việc thực hiện chủ trương cải cách mạnh mẽ theo chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự chủ động, tích cực tổ chức triển khai của các Bộ ngành trong tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách tạo đột phá, thí điểm nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tiết giảm chi phí đã thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, huy động và thu hút được nguồn vốn đầu tư cho phát triển, tạo động lực tăng trưởng chung cho nền kinh tế. Kinh tế trong tỉnh đang trên đà phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành đầu tư mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ. Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính Phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 153/NQ- HĐND ngày 05/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Ngay từ đầu năm, ngành Công Thương Sơn La đã ban hành Kế hoạch, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2020 của Ngành; Đã tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2020 cho các đối tượng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh nhân thuộc lĩnh vực Công nghiệp và thương mại. Hàng tháng đánh giá tình hình thực hiện, đề ra UBND TỈNH SƠN LA SỞ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /KH-SCT Sơn La, ngày tháng 6 năm 20 20

Upload: others

Post on 05-Jul-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG NĂM 2021

Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG

VÀ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2020

Năm 2020 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2016-2020 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc tiến tới hoàn thành các mục

tiêu, chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm. Bước vào năm 2020, bối cảnh và điều

kiện để thực hiện kế hoạch phát triển của ngành công thương có cả những yếu tổ

thuận lợi đồng thời cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp nảy sinh.

Năm 2020, dự báo tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu

bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại

gia tăng; khoa học công nghệ phát triển nhanh và Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

Ở trong nước, kế thừa thành tựu hơn 30 năm đổi mới và tiếp tục đà phát

triển thuận lợi những năm gần đây; với việc thực hiện chủ trương cải cách mạnh

mẽ theo chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ và sự chủ động, tích cực tổ chức triển khai của các Bộ ngành trong

tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách tạo đột phá, thí điểm

nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó

khăn, tiết giảm chi phí đã thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, huy động và

thu hút được nguồn vốn đầu tư cho phát triển, tạo động lực tăng trưởng chung

cho nền kinh tế.

Kinh tế trong tỉnh đang trên đà phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành đầu tư mở rộng sản

xuất và thị trường tiêu thụ.

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính Phủ về

những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 153/NQ-

HĐND ngày 05/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội năm 2020. Ngay từ đầu năm, ngành Công Thương Sơn La đã ban

hành Kế hoạch, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2020 của Ngành;

Đã tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm

2020 cho các đối tượng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh nhân thuộc lĩnh

vực Công nghiệp và thương mại. Hàng tháng đánh giá tình hình thực hiện, đề ra

UBND TỈNH SƠN LA

SỞ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH-SCT Sơn La, ngày tháng 6 năm 2020

Page 2: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

2

các giải pháp và chỉ đạo, đôn đốc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để

đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư phát triển....

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự lãnh đạo của

Đảng, chỉ đạo điều hành sâu sát của Chính phủ, các Bộ ngành, Tỉnh ủy, HĐND,

UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ngành, UBND các huyện/ thành

phố, các đơn vị ngành Công Thương Sơn La đã cố gắng khắc phục khó khăn để

phấn đấu hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu được HĐND và UBND tỉnh giao.

Kết quả cụ thể như sau:

A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

I. CÔNG NGHIỆP

1. Giá trị sản xuất công nghiệp

- Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 theo giá hiện hành

ước đạt 7.868.204 triệu đồng giảm 2,8 % so với cùng kỳ. Trong đó: Ngành khai

khoáng 91.039 triệu đồng; ngành CN chế biến 3.804.027 triệu đồng; ngành SX,

PP điện 3.826.149 triệu đồng; ngành CN nước, hoạt động quản lý và xử lý rác

thải, nước thải nước 146.990 triệu đồng

- Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 theo giá so sánh năm

2010 ước đạt 4.774.622 triệu đồng giảm 5,63 % so với cùng kỳ. Trong đó:

Ngành khai khoáng 55.968 triệu đồng; ngành CN chế biến 2.737.859 triệu

đồng; ngành SX, PP điện 1.897.563 triệu đồng; ngành CN nước, hoạt động

quản lý và xử lý rác thải, nước thải nước 83.232 triệu đồng

2. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ

số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 10% ; ngành cung cấp nước và xử lý rác

thải, nước thải tăng 8%; ngành khai khoáng tăng 1,3%; riêng ngành sản xuất và

phân phối điện giảm 32% (Sản lượng điện các thủy điện lớn như thủy điện Sơn

La giảm 31,35%, thủy điện Huội Quảng giảm 16,97%).

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 6

tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất trang phục tăng

42%; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 54%; Sản xuất chế

biến thực phẩm tăng 3%; Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế

phế liệu tăng 22,7%. Một số ngành có chỉ số giảm so với cùng kỳ: Sản xuất đồ

uống giảm 11%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường,

tủ, bàn, ghế) giảm 29,5%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi

nước và điều hoà không khí giảm 32%; Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa

chất giảm 13%; Dệt giảm 8,4%.

3. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Một số sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ như: sữa tươi tuyệt trùng

tăng 9%; Đá xây dựng tăng 1%; Xi măng tăng 8%; Chè sơ chế tăng 4%; Tinh

bột sắn tăng 1%. Tuy nhiên một số sản phẩm công nghiệp có sản lượng giảm,

Page 3: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

3

thậm chí giảm mạnh so với cùng kỳ như: Đường kính giảm 25%. Điện sản xuất

giảm 24%. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như sau:

- Nước máy: 5.680 nghìn m3;

- Đá các loại: 434,48 nghìn m3;

- Sữa tươi tiệt trùng: 33.230 nghìn lít;

- Điện sản xuất: 4.162 triệu Kwh;

- Chè chế biến: 2.305 tấn;

- Xi măng: 254.052 tấn;

- Đường: 58.266 tấn;

- Tinh bột sắn: 24.985 tấn.

4. Tình hình sản xuất trên các lĩnh vực cụ thể

a) Nhóm ngành khai khoáng: khai thác và chế biến khoáng sản nói chung

còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng còn thấp, chỉ số sản xuất ngành khai

khoáng tăng 1,3% so với cùng kỳ; nhóm này chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn

ngành công nghiệp. Tập trung vào khai thác vật liệu Xây dựng thông thường (đá,

cát…) và khai thác than đáp ứng nhu cầu của thị trường nội tỉnh.

b) Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Sản xuất nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng cao nhất trong các

nhóm ngành công nghiệp (tăng 10%), đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng

của toàn ngành. Các ngành công nghiệp chế biến chủ yếu là sản xuất các sản

phẩm có lợi thế về nguyên liệu và tham gia thị trường xuất khẩu như chè, cà phê,

tinh bột sắn, đường sữa.

- Ngành dệt may, da giày: Tình hình sản xuất, kinh doanh từ đầu năm đến

nay của các doanh nghiệp dệt may gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch

Covid-19, tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may đã chủ động tìm kiếm thị trường,

khách hàng, tìm kiếm nguồn nguyên liệu để đảm bảo duy trì sản xuất theo kế

hoạch đề ra.

- Nhóm sản xuất đồ uống, thực phẩm: 6 tháng đầu năm 2020 sản xuất kinh

doanh của ngành tiếp tục được duy trì và phát triển. Tuy nhiên do tác động trực

tiếp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của

một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đường, bia hơi…

- Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng: Do các hoạt động xây dựng bị hạn chế

trong hoàn cảnh phải thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch covid-19 nên ảnh

hưởng đến sản xuất của nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Các doanh

nghiệp chủ yếu sản xuất sản phẩm xi măng, gạch nung và không nung.. đáp ứng

nhu cầu trong tỉnh và một phần cho xuất khẩu.

c) Ngành sản xuất và phân phối điện

Page 4: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

4

Đây là nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp

(khoảng 48,6%). Tuy nhiên sản phẩm điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2020 ước

đạt 4.162 triệu Kwh, giảm 24% so với cùng kỳ 2019. Nguyên nhân do năm 2019

thời tiết ít mưa nên hồ chứa các nhà máy thủy điện lớn không tích được lượng

nước cần thiết cho sản xuất điện các tháng mùa khô đầu năm 2020. Sản lượng

điện các thủy điện lớn như thủy điện Sơn La giảm 31,35%, thủy điện Huội Quảng

giảm 16,97% so với dự ước.

5. Tiến độ triển khai cụm công nghiệp

- Đến nay trên địa bàn Tỉnh đã có 03 cụm công nghiệp có quyết định thành

lập gồm: Cụm công nghiệp Gia Phù, Cụm công nghiệp Mộc Châu, cụm công

nghiệp Mường La.Trong đó có 02 cụm công nghiệp có dự án đầu tư cơ sở hạ

tầng, đã đi vào hoạt động (cụm công nghiệp Gia Phù, Cụm công nghiệp Mộc

Châu).

- Về tình hình hoạt động các cụm công nghiệp:

+ Cụm công nghiệp Gia phù: Hiện nay chỉ có 01 doanh nghiệp là Công ty

cổ phần may Phù Yên đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Cụm công nghiệp Mộc Châu: Hiện nay có 04 đơn vị, doanh nghiệp hoạt

động sản xuất kinh doanh gồm: Tổng cục dự trữ quốc gia (kho muối), Công ty

TNHH ga Trung Đức, Công ty Nafood Tây Bắc, Công ty cổ phần sản xuất tre

công nghiệp Mộc Châu.

+ Cụm công nghiệp Quang Huy: chưa có quyết định thành lập cụm, chưa

có dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tuy nhiên đã thu hút được Nhà máy sản xuất giày

da (cơ sở 2) của Công ty cổ phần giày da Ngọc Hà vào sản xuất, kinh doanh.

6. Kết quả thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn từ lưới điện

quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, quản lý thủy điện nhỏ

- Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện tính đến tháng 6/2020 đạt 96,3%.

- Tính đến hết tháng 6/2020, cả tỉnh có 65 thủy điện đã được quy hoạch.

Trong đó có 47 dự án đã hoàn thành phát điện, 14 dự án đang triển khai thi công,

04 dự án đang chuẩn bị đầu tư. Công tác vận hành hồ chứa, an toàn đập của các

công trình thủy điện trong 06 tháng đầu năm: nhìn chung chủ đầu tư các công

trình thuỷ điện nhỏ đã chấp hành tương đối tốt các quy định hiện hành về công

tác vận hành hồ chứa, quản lý an toàn đập, không để xảy ra sự cố nào về mất an

toàn đập

II. THƯƠNG MẠI

1. Thị trường trong nước

Trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn

tới việc tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết

yếu đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động thương mại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa 6

tháng đầu năm ước đạt 10.391 tỷ đồng, chỉ bằng 88,9% so với kế hoạch đề ra,

Page 5: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

5

tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy thị trường trong tỉnh nhìn chung

vẫn được đảm bảo ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả hàng hóa được

bình ổn, không xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu.

Công tác giám sát, quản lý thị trường dùng tiếp tục được quan tâm, nhằm

kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, găm hàng

trục lợi, đặc biệt trong thời gian diễn ra dịch bệnh góp phần bảo vệ lợi ích chính

đáng của người tiêu dùng, tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

2. Tình hình xuất, nhập khẩu

a) Xuất khẩu

Trong 6 tháng đầu năm 2020, hoạt động xuất khẩu cũng có sự sụt giảm

mạnh, chủ yếu do tác động của dịch Covid-19 khiến việc thông quan hàng hóa

vào thị trường chính là Trung Quốc bị tạm dừng, bên cạnh đó ảnh hưởng của

các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng làm giảm sản lượng hàng hóa đủ điều kiện

xuất khẩu.

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 52 triệu

USD, giảm 36 % so với cùng kỳ (Trong đó giá trị hàng hóa nông sản tham gia

xuất khẩu ước đạt 50 triệu USD, giảm 36,5% so với cùng kỳ).

Các sản phẩm và thị trường xuất khẩu chính bao gồm: Chè (sang Nhật Bản,

Đài Loan, Afghanistan, Pakistan...), ngô giống (sang Lào); xi măng (Lào, Trung

Quốc), hàng dệt may của công ty cổ phần dệt may Sơn La sang thị trường Ấn

Độ, thanh lõi ép (Hàn Quốc), tơ tằm (Ấn Độ), tinh bột sắn (Trung quốc); Cà phê

(EU, Mỹ, các nước khu vực Trung Đông); Xoài (Trung Quốc); rau (Nhật Bản,

Hàn Quốc); chanh leo (EU, Trung Quốc); mận hậu (Trung Quốc); chuối (Trung

Quốc);....

b) Nhập khẩu

- Giá trị nhập khẩu 06 tháng đầu năm 2020 ước đạt 08 triệu USD (giảm

18% so với cùng kỳ năm ngoái). Các đơn vị nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết

bị phụ tùng, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu, phân bón phục vụ quá trình sản

xuất, xây dựng và tiêu thụ của đơn vị.

III. VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐIỆN NÔNG THÔN

Tiếp đà đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, 6 tháng đầu năm 2020 đã tích

cực triển khai chương trình cấp điện từ lưới điện quốc gia đưa tỉ lệ số hộ được

sử dụng điện đạt 96,3%. Cụ thể:

1. Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Sơn La giai đoạn

2016 2020 do Sở Công thương làm chủ đầu tư, 6 tháng cấp điện cho 593 hộ tại

xã Nà Bó, Mường Bằng, huyện Mai Sơn.

- Kinh phí giao năm 2020: 237,782 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn đầu tư từ

các chương trình mục tiêu: 127,782 tỷ đồng (giao tại Quyết định 3111/QĐ-

UBND ngày 18/12/2019 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao kế hoạch vốn đầu

Page 6: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

6

tư ngân sách Trung ương năm 2020); Nguồn vốn ngân sách địa phương: 80 tỷ

đồng (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 30 tỷ đồng, nguồn thu sử dụng đất (chưa

phân bổ): 50 tỷ đồng giao tại Quyết định 2999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của

UBND tỉnh Sơn La về việc giao dự toán ngân sách thu chi năm 2020)

- Giải ngân 6 tháng đầu năm 2020

+ Giá trị nghiệm thu: 67.810 triệu đồng, trong đó: xây lắp thiết bị 67.810

triệu đồng.

+ Giải ngân thanh toán: 60.444 triệu đồng, trong đó: xây lắp thiết bị 59.384

triệu đồng; Tư vấn 1.060 triệu đồng.

2. Dự án lồng ghép của các huyện: các huyện đang triển khai đầu tư Dự án

cấp điện cho cho 260 hộ, tại 2 huyện Vân Hồ, Sông Mã.

3. Ngành điện (EVN) đầu tư đầu tư cấp điện cho 523 hộ thuộc 3 huyện

lòng hồ thủy điện Sơn La, Thủy điện Hòa Bình và phát triển trên 1.000 công tơ

mới từ khu vực đã có điện.

IV. CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, PHÒNG CHỐNG THAM

NHŨNG, LÃNG PHÍ

1. Công tác cải cách hành chính

Thực hiện Quyết định số 3019/QĐ-UBND ngày 12/12/2019 của UBND

tỉnh Sơn La về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Sơn La năm

2020, Sở Công Thương ban hành Quyết định số 232/QĐ-SCT ngày 26/12/2019

về ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2020; Quyết định số 42/QĐ-SCT

ngày 13/2/2020 về kiện toàn ban chỉ đạo cải cách hành chính; Quyết định số

95/QĐ-SCT ngày 10/4/2020 về ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo cải

cách hành chính; Kế hoạch số 05/KH-SCT ngày 10/01/2020 về tuyên truyền

công tác cải cách hành chính năm 2020; Quyết định số 18/QĐ-SCT ngày

17/01/2020 về ban hành kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính; Quyết định số

19/QĐ-SCT ngày 17/01/2020 về ban hành kế hoạch kiểm tra cải cách hành

chính... Tổ chức 01 Hội nghị đối thoại giữa Giám đốc Sở Công Thương với trên

140 các doanh nghiệp lĩnh vực công thương…6 tháng đầu năm đã tiếp nhận và

xử lý kịp thời đúng hạn các hồ sơ của các tổ chức cá nhân đề nghị cấp phép.

2. Công tác thanh tra, kiểm tra

6 tháng đầu năm 2020 tổ chức rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng VLNCN

trong các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng VNCN trên địa bàn các huyện Mường

La, Mộc Châu; Chủ trì phối hợp cùng các Sở ngành liên quan tổ chức đoàn kiểm

tra liên ngành đối với các công trình thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp Sở

Tài nguyên và Môi trường với xác minh phản ánh của công dân về việc khai thác

khoáng sản có sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp tại Bản Phiêng Hay, xã Chiềng

Xôm, TP Sơn La.

B. NHỮNG TỒN TẠI, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN

Page 7: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

7

I. NHỮNG TỒN TẠI, YẾU KÉM

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Một số sản

phẩm công nghiệp tiêu thụ chậm dẫn đến hàng lưu kho lớn.

- Hoạt động xuất khẩu theo đường chính ngạch còn gặp khó khăn, còn

phụ thuộc vào các doanh nghiệp thu gom, xuất khẩu ngoài tỉnh.

- Công tác thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp – thương mại còn hạn

chế, một số khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp chưa được giải quyết dứt

điểm.

II. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU

1. Nguyên nhân khách quan

(1) Do thiên tai (mưa đá, ít mưa), dịch bệnh (bệnh covid-19) trong 6 tháng

đầu năm 2020 diễn biến khó lường đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất,

kinh doanh.

(2) Do điều kiện về vị trí địa lý, địa hình, hạ tầng giao thông không thuận

lợi trong lưu thông, tiêu thụ hàng hóa nên ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư

vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại.

(3) Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực đem lại nhiều cơ

hội xong cũng không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi hàng hoá Sơn La phải có

xuất xứ, thương hiệu, chất lượng cao hơn. Trong khi đó các sản phẩm của Sơn

La chưa khẳng định và bền vững được nguồn hàng và chất lượng đạt tiêu chuẩn

quốc tế.

(4) Số lượng các doanh nghiệp đầu mối thu gom tiêu thụ hàng hóa, các cơ

sở có năng lực sản xuất, chế biến quy mô lớn chưa nhiều.

2. Nguyên nhân chủ quan

(1) Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp, HTX với quy

mô nhỏ, trong những năm qua mới tập trung phát triển về số lượng; chất lượng,

năng lực cạnh tranh còn thấp.

(2) Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ có mặt còn hạn chế, một số

chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Công tác hướng dẫn, đôn đốc,

kiểm tra ở các cấp và cơ sở chưa thường xuyên.

C. DỰ BÁO KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẢ NĂM VÀ GIẢI

PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM

I. DỰ BÁO KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2020

1. Về lĩnh vực công nghiệp

- Chỉ số phát triển công nghiệp: ước tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019,

trong đó ngành khai khoáng tăng 8%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3%;

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 18%; ngành cung cấp nước và xử lý

rác thải, nước thải bằng 15%;

Page 8: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

8

- Tỷ lệ số hộ sử dụng điện đạt 97,5%.

2. Về hoạt động thương mại

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ: 23.600 tỷ đồng, tăng

2% so với cùng kỳ năm 2019.

- Tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu: 112 triệu USD, giảm 25% so

với cùng kỳ năm 2019. Trong đó giá trị hàng hóa nông sản tham gia xuất khẩu:

104 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2019.

- Nhập khẩu: Giá trị nhập khẩu 20 triệu USD , giảm 48% so với cùng kỳ

năm 2019.

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TỔ CHỨC THỰC

HIỆN NHIỆM VỤ NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2020

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp theo Nghị quyết

01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ; Nghị quyết số 153/NQ-HĐND ngày

05/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

năm 2020; Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 20/01/2019 của UBND tỉnh về

những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Công văn số

178/UBND-TH ngày 31/01/2020 của UBND tỉnh về các giải pháp thực hiện kịch

bản tăng trưởng năm 2020; ngành công thương tập trung thực hiện các nhiệm vụ

giải pháp chủ yếu để phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2020 trên từng lĩnh vực

như sau:

1. Tăng cường khuyến khích thu hút, mời gọi các nhà đầu tư vào công

nghiệp chế biến, bảo quản các sản phẩm nông sản; công nghiệp hỗ trợ, công

nghiệp sử dụng nhiều lao động … Hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục

đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đi vào hoạt động đối với các dự án xây

dựng nhà máy chế biến nông sản trọng điểm của tỉnh như: Nhà máy chế biến rau

quả và đồ uống công nghệ cao của Công ty CP chế biến thực phẩm công nghệ

cao - Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ, Nhà máy chế biến của Công ty CP thực

phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại huyện Mai Sơn, Nhà máy chế biến tinh bột sắn

Thuận Châu….

2. Phát huy các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình

cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia: phấn đấu đưa tỷ lệ số hộ được sử dụng

điện trên địa bàn tỉnh hết năm 2020 đạt 97,5% như Nghị quyết tỉnh đảng bộ đã

đề ra.

3. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý đầu tư, vận hành khai

thác các nhà máy thủy điện nhỏ; Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn đập

và hồ chứa; Đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất vùng hạ du; Phòng chống

Page 9: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

9

lũ lụt trong mùa mưa bão. Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển năng lượng tái

tạo (mặt trời, gió, sinh khối).

4. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển bứt phá thị trường trong nước, mở

rộng thị trường xuất khẩu. Từng bước phát triển thương mại điện tử. Tăng cường

quảng bá, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm nội địa. Lựa chọn một số mặt hàng

tiềm năng để thiết kế và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại riêng cho

những mặt hàng này vào các thị trường. Tiếp tục thu hút đầu tư các cửa hàng tiêu

thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc sản của Sơn La, các điểm giới thiệu và

bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Khuyến khích

thu hút các nhà đầu tư phát triển hệ thống siêu thị, chợ đầu mối, chợ thượng mại

tại các trung tâm đô thị.

5. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí; thực hiện đồng

bộ các giải pháp nhằm năng chặn kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm “tham nhũng

vặt”; Ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những

biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

6. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục

hành chính để giảm thời gian thực hiện thủ tục và chi phí cho doanh nghiệp,

người dân, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG NĂM 2021

Năm 2021 có ý nghĩa rất quan trọng là năm đầu triển khai thực hiện Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Nhiệm vụ đặt ra cho năm

2021 là rất quan trọng, việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu

được đề ra không chỉ là yêu cầu trong năm 2021 mà còn có ý nghĩa quan trọng

cho việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ cả giai đoạn 2021 – 2025

theo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV.

A. BỐI CẢNH

Kế hoạch phát triển ngành công thương năm 2021 xây dựng trong bối cảnh

thế giới và trong khu vực dự báo tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó

lường; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động mạnh mẽ và rộng rãi

đến mọi mặt của đời sống; biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng cả về tác động

lẫn cường độ; dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid -

19…Trong nước, thế và lực của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đã lớn mạnh

hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh; tình hình chính trị - xã hội và kinh tế

vĩ mô ổn định; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng

tăng lên…Kinh tế của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều nhân tố

Page 10: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

10

mới xuất hiện sẽ là tiền đề vững chắc để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa. Tuy nhiên trong giai đoạn tới còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra

như cơ sở hạ tầng còn hạn chế so với yêu cầu phát triển; quy mô và sức cạnh

tranh của các ngành, lĩnh vực còn nhỏ; đời sống của một bộ phận nhân dân còn

nhiều khó khăn; thời tiết, dịch bệnh còn có thể có nhiều diễn biến phức

tạp…đặc biệt là năm 2021, năm đầu của kế hoạch 2021 – 2025.

Để tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, vượt qua các khó khăn thách

thức, tạo tiền đề thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công

thương, Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch phát triển ngành công thương

năm 2021 với một số nội dung như sau:

B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2021

I. MỤC TIÊU

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chung

của tỉnh “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững gắn với thực hiện

tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường. Cải thiện rõ rệt môi

trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh

vực, thành phần kinh tế. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, gắn

với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh cải cách hành chính,

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực,

sản phẩm. Khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý và hiệu quả, chủ động ứng

phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là quan hệ hữu

nghị với các tỉnh Bắc Lào”.

II. DỰ KIẾN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2021

Các chỉ tiêu chủ yếu:

1. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10% so với năm 2020

2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống:

25.900 tỷ đồng. Trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 23.500 tỷ đồng.

3. Xuất nhập khẩu

- Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu: 160 triệu USD.

Trong đó: Giá trị hàng hóa nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu: 150

triệu USD.

4. Tỷ lệ hộ được dùng điện sinh hoạt: 98%.

C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC

I. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1. Định hướng chung

- Khai thác, phát huy tiềm năng và nâng cao giá trị gia tăng các ngành công

nghiệp thế mạnh của địa phương gắn với xây dựng thương hiệu, tìm kiếm, mở

Page 11: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

11

rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu.

- Chú trọng tập trung cho phát triển công nghiệp chế biến gắn với khai thác

tiềm năng các vùng nguyên liệu, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng, sức

cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp địa phương; hỗ trợ, tạo điều kiện để các

chủ đầu tư khai thác hiệu quả công suất các nhà máy chế biến lớn trên địa bàn.

- Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; tăng cường

quản lý quy hoạch, đầu tư, vận hành các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa

bàn. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để tiếp tục triển khai Chương

trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Sơn La để đảm bảo đạt chỉ

tiêu tỷ lệ số hộ được dùng điện sinh hoạt theo kế hoạch đề ra.

- Đẩy mạnh thực hiện công tác khuyến công, khuyến khích các doanh

nghiệp đầu tư phát triển các làng nghề, các ngành nghề thủ công truyền thống.

2. Định hướng cụ thể các ngành, lĩnh vực

2.1. Công nghiệp khai khoáng: tập trung tháo gỡ khó khăn sớm đưa các dự

án khai thác chế biến Than (Tô Pan), kim loại mầu (Sao Tua; bản Ngậm);

ăngtimon và VLXD Thông thường (cát, đá sỏi) đi vào hoạt động.

2.2. Công nghiệp chế biến chế tạo: Tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện để các

chủ đầu tư triển khai các dự án chế biến nhất là các dự án chế biến nông sản gắn

với chương trình phát triển nông nghiệp và chương trình xuất khẩu đến năm 2020

theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều

kiện, tháo gỡ khó khăn để các nhà máy sớm đi vào hoạt động: Nhà máy chế biến

của Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại huyện Mai Sơn, Nhà máy

chế biến tinh bột sắn Thuận Châu...

Khuyến khích các cơ sở công nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng

suất lao động, chất lượng sản phẩm và đảm bảo các yêu cầu về môi trường.

Nâng cao sản lượng và giải quyết dứt điểm đối với cơ sở công nghiệp khác.

Nâng công suất của các máy hiện có, thu hút đầu tư các dự án may mặc, giầy da

nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

2.3. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện: Chủ động bàn các giải pháp

tháo gỡ khó khăn hỗ trợ các chủ đầu tư đẩy mạnh hoạt động sản xuất, sớm đưa

các nhà máy thủy điện vào hoạt động, dự kiến hoàn thành thêm 05 nhà máy thủy

điện với tổng công suất lắp máy 110,8 MW (Nậm Hóa 1 - 18MW; Phiêng Côn -

14MW; Chiềng Muôn - 13,2 MW, Mường Bang - 16 MW; Suối Sập 2A - 49,6

MW). Sản lượng điện phát ra của các Nhà máy thủy điện vừa và nhỏ cả năm

2.400 triệu kWh. Phối hợp triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về

sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nghiên cứu triển khai các dự án sử

dụng năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, sinh khối…)

II. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ

1. Định hướng chung

- Phát triển đa dạng thị trường thương mại, áp dụng công nghệ thông tin

Page 12: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

12

phát triển thương mại điện tử; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm

mở rộng thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư

phát triển mạng lưới chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh. Phát triển thương mại, dịch vụ

quốc tế.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản của tỉnh có tiềm năng, lợi

thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng…; tập trung thu hút các doanh

nghiệp đầu tư nhà máy chế biến, bảo quản các sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu.

2. Định hướng cụ thể

Đẩy mạnh phát triển thương mại nội địa gắn với xuất nhập khẩu và hợp tác

quốc tế, tập trung trên các lĩnh vực:

(1) Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thị trường kịp

thời có những biện pháp hữu hiệu, góp phần vào việc bình ổn hàng hoá, giá cả

trên thị trường tỉnh.

(2) Tăng cường quản lý tốt hoạt động thương mại nội địa, thương mại biên

giới, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường đầu tư, tiêu thụ

hàng hoá cho tỉnh, phát triển mạng lưới thương mại; An toàn vệ sinh thực phẩm,

bảo vệ môi trường trong lĩnh vực kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng; Triển khai thực hiện cuộc Vận động "Người Việt Nam ưu tiên

dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh.

(3) Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển mạng

lưới chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh; phát triển cửa hàng xăng dầu - nhất là các khu

vực xa trung tâm, điều kiện kinh tế khó khăn.

(4) Tăng cường nâng cao về chất lượng và quy mô các hoạt động xúc tiến

thương mại (hội chợ, hội nghị, tuần lễ, điểm bán hàng; chuỗi sự kiện; phóng sự;

tài liệu quảng bá...) mở rộng thị trường trong nước, trong khu vực và quốc tế. Tổ

chức đoàn công tác đi khảo sát tại thị trường Nhật Bản, Trung Đông và một số

nước tìm kiếm đối tác liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực năm 2020.

(5) Tăng tốc đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử dần đáp ứng yêu cầu

của xu hướng hội nhập sâu rộng, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 4.0.

(6) Duy trì, nâng cấp các doanh nghiệp thương mại hiện có; thu hút phát

triển các doanh nghiệp thương mại đăng ký mã số thuế tại tỉnh nhằm tăng kim

ngạch xuất khẩu và nguồn thu cho tỉnh.

D. CÁC NHIỆM VỤ VÀ NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường khuyến khích thu hút, mời gọi các nhà đầu tư vào công

nghiệp chế biến, bảo quản các sản phẩm nông sản; công nghiệp hỗ trợ, công

nghiệp sử dụng nhiều lao động …

2. Phát huy các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình

cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia: phấn đấu đưa tỷ lệ số hộ được sử dụng

điện trên địa bàn tỉnh hết năm 2021 đạt 98%.

Page 13: UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … › SiteFolders › sct › 4768...nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ

13

3. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý đầu tư, vận hành khai

thác các nhà máy thủy điện nhỏ; Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn đập

và hồ chứa; Đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất vùng hạ du; Phòng chống

lũ lụt trong mùa mưa bão. Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển năng lượng tái

tạo (mặt trời, gió, sinh khối).

4. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển bứt phá thị trường trong nước, mở

rộng thị trường xuất khẩu. Từng bước phát triển thương mại điện tử. Tăng cường

quảng bá, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm nội địa. Lựa chọn một số mặt hàng

tiềm năng để thiết kế và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại riêng cho

những mặt hàng này vào các thị trường. Tiếp tục thu hút đầu tư các cửa hàng tiêu

thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc sản của Sơn La, các điểm giới thiệu và

bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Khuyến khích

thu hút các nhà đầu tư phát triển hệ thống siêu thị, chợ đầu mối, chợ thượng mại

tại các trung tâm đô thị.

5. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí; Thực hiện đồng

bộ các giải pháp nhằm năng chặn kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm “tham nhũng

vặt”; Ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những

biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

6. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục

hành chính để giảm thời gian thực hiện thủ tục và chi phí cho doanh nghiệp,

người dân, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Trên đây là Kế hoạch phát triển ngành công thương năm 2021, Sở Công

Thương trân trọng báo cáo./.

Nơi nhận:

- UBND tỉnh (B/C);

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Lãnh đạo Sở;

- Các phòng chuyên môn thuộc SCT;

- Lưu: VT, KH, Tùng.

GIÁM ĐỐC

Phạm Thị Doan