us guide handbook - just do it

162

Upload: thao-nguyen

Post on 15-Dec-2014

442 views

Category:

Education


1 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: US Guide Handbook - Just do it
Page 2: US Guide Handbook - Just do it
Page 3: US Guide Handbook - Just do it

1

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………………….…9

LỜI ẢM N .....................................................................................................................10

HƯ NG I – KHỞI ĐỘNG ..................................................................................................10

I. ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN ..............................................................................................11

Q.1 Đam mê, sở thích của bạn là gì? Điểm mạnh là gì? Tính cách như thế nào?

Trải nghiệm như thế nào? ó thiên hướng về ngành gì? Trong ngành nghề đó thì

thuộc phân ngành nào? .....................................................................................11

Q.2 Tại sao bạn có ý định đi du học? ..............................................................11

Q.3 Bạn phù hợp với ngành học, chương trình học như thế nào? ......................11

Q.4 Một số phương pháp đánh giá bản thân hữu ích ........................................12

Q.5 Tại sao bạn muốn theo học ở Mỹ? Bạn thấy cơ hội học lên cao ở Mỹ có khả

thi không? ........................................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................12

II. LÊN KẾ HOẠCH DU HỌC .......................................................................................13

Q.1 Tại sao phải lập kế hoạch du học? ............................................................13

Q.2 Khi nào nên bắt đầu lập kế hoạch du học? ................................................13

Q.3 Những yếu tố nào cần xem xét trước khi lên kế hoạch du học? ...................13

Q.4 Một kế hoạch du học tốt nên có những gì? ................................................14

Q.5 Trong kế hoạch du học nên có những phương án dự phòng nào? ...............14

Q.6 Làm thế nào để biết kế hoạch du học của bạn là hoàn toàn khả thi, bao quát

được hết công việc và giúp bạn giảm bớt áp lực? ................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................15

III. TẠO THƯ MỤC THÔNG TIN DU HỌ VÀ XÁ ĐỊNH CÁC THỜI HẠN (DEADLINES) .....16

Q.1 Quản lý thông tin về du học như thế nào cho khoa học và hiệu quả? ..........16

Q.2 Thời hạn nộp hồ sơ (deadline) thông thường là khi nào? ............................22

Q.3 Làm cách nào để thực hiện kế hoạch du học theo đúng thời hạn? ...............23

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................23

Page 4: US Guide Handbook - Just do it

2

IV. TÌM HIỂU VỀ HƯ NG TRÌNH HỌ VÀ TRƯỜNG....................................................23

Q.1 Thường có các chương trình học sau đại học nào? .....................................23

Q.2 MSc/MA hay PhD? ...................................................................................24

Q.3 MBA hay MSc/MA? ..................................................................................24

Q.4 Làm thế nào để chọn được trường và chương trình học thích hợp? .............26

Q.5 Mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm đi làm, có nên học MBA hay không? 33

Q.6 Có thể chọn ngành khác với ngành mình đã học ở đại học hay không? ........36

Q.7 Phải chuẩn bị những gì nếu muốn chuyển ngành? .....................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................38

V. TÀI CHÍNH CHO DU HỌC .........................................................................................39

Q.1 Nên bắt đầu lập kế hoạch tài chính cho việc đi du học ở Mỹ từ khi nào? ......39

Q.2 Tìm thông tin về hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế ở đâu? ...................39

Q.3 Lập kế hoạch tài chính như thế nào? ........................................................40

Q.4 Kế hoạch tài chính nên bao gồm những gì? ...............................................40

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................42

VI. CÁC KỲ THI CHUẨN HÓA (STANDARDIZED TEST) IELTS - TOEFL - GMAT - GRE .......42

1. TOEFL/IELTS .......................................................................................................42

1.1. ĐẶ ĐIỂM BÀI THI ........................................................................................42

1.2. CÂU HỎI CHUNG ...........................................................................................42

Q.1 Nên thi IELTS hay TOEFL thì tốt hơn khi muốn du học Mỹ? Cái nào khó/ dễ

hơn? .............................................................................................................44

Q.2 ác trường đại học Mỹ có chấp nhận điểm IELTS không? ...........................44

Q.3 Có thể quy đổi điểm IELTS và TOEFL không và bằng cách nào? .................45

Q.4 Nên chuẩn bị ôn luyện và thi TOEFL/IELTS trong khoảng bao lâu trước khi

nộp hồ sơ? .......................................................................................................45

Q.5 Mức điểm IELTS/TOEFL để nộp hồ sơ du học là bao nhiêu?........................45

Page 5: US Guide Handbook - Just do it

3

Q.6 Làm thế nào để đánh giá mức xuất phát điểm trình độ tiếng Anh của bạn và

xác định khoảng thời gian cần thiết để đạt điểm TOEFL/ IELTS mục tiêu? .............46

Q.7 Có nên tự học TOEFL/IELTS tại nhà hay đến các trung tâm tiếng Anh? Nếu tự

học thì học như thế nào (một mình hay học nhóm, online hay offline?). Lập nhóm tự

học thế nào? Cách chọn bạn học nhóm và phương pháp học nhóm cụ thể ra sao cho

hiệu quả? .........................................................................................................46

Q.8 Làm thế nào đế kiểm tra tiến độ ôn tập? ..................................................48

1.3. KINH NGHIỆM HỌC & THI TOEFL ...................................................................49

a) Xác định mục tiêu, lập kế hoạch học tập [8] ....................................................49

b) Từ vựng .......................................................................................................50

c) Lời khuyên cho từng kỹ năng .........................................................................51

d) Tài liệu ôn tập ...............................................................................................52

1.4. IELTS ...........................................................................................................53

a) Kỹ năng nghe ...............................................................................................53

b) Kỹ năng Đọc .................................................................................................53

c) Kỹ năng Viết .................................................................................................54

d) Kỹ năng Nói ..................................................................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................55

1.5. GRE/GMAT ....................................................................................................56

Q.9 Phân biệt GRE, GMAT? Ai nên thi GRE, ai nên thi GMAT? ...........................56

Q.10 Cấu trúc của GRE/GMAT thế nào? ............................................................57

Q.11 Để học cao học ở Hoa Kỳ, có bắt buộc phải thi GMAT, GRE không? ............58

Q.12 Kết quả thi GRE/GMAT có hiệu lực trong mấy năm? .................................58

Q.13 Nên học GMAT/GRE ở đâu, có nên tự học hay học nhóm không? ................58

Q.14 Điểm GRE/GMAT tối thiểu nên là bao nhiêu để có thể xin được học bổng? ..59

Q.15 GRE Subject test có bắt buộc không? .......................................................59

Q.16 Nên thi GRE/GM T lúc nào? ....................................................................59

Page 6: US Guide Handbook - Just do it

4

Q.17 Nên ôn GRE/GMAT trong bao lâu? ...........................................................59

Q.18 Kinh nghiệm học GRE/GMAT của bạn là gì? ..............................................60

Q.19 Số lần thi và điểm thi có ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ không? .............65

Q.20 Một số lời khuyên khi đi thi .....................................................................65

Q.21 Điểm GRE/GM T không cao, cơ hội học bổng liệu có chấm dứt? ................66

Q.22 Cần làm gì khi điểm GRE/GMAT không cao? .............................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................68

HƯ NG II. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ HỒ S .........................................................................69

I. PHẦN BÀI LUẬN (STATEMENT OF PURPOSE, PERSONAL STATEMENT, CAREER GOAL

ESSAY) .........................................................................................................................69

Q.1 ác bước để viết một bài luận tốt? ...........................................................69

Q.2 Thời gian cần thiết để viết bài luận? Nên viết bao nhiêu bản nháp trước khi

nộp? .............................................................................................................71

Q.3 Bài luận nên có độ dài bao nhiêu? ............................................................72

Q.4 Bài luận “Why?” (“Tại sao bạn chọn khóa học/trường này?”, “Tại sao bạn lại

phù hợp với khóa học/trường này?”) ..................................................................72

Q.5 Phân biệt SOP và PS? ..............................................................................73

Q.6 Bài luận trình bày mục đích (SOP) giúp gì cho bạn? ...................................73

Q.7 Tôi có nên nói tới những điểm yếu của mình không? .................................74

Q.8 Tôi nên thành thật như thế nào khi nói về lĩnh vực tôi quan tâm? ...............74

Q.9 Lời khuyên và những lỗi thường gặp của sinh viên Việt Nam khi viết bài luận.

.............................................................................................................74

Q.10 Những chú ý giúp tăng độ thuyết phục của bài luận? Những điều nên tránh

trong bài luận? .................................................................................................75

Q.11 ó nên đọc bài luận mẫu không? Tại sao? Nếu có thì nên đọc thế nào? ......77

Q.12 Nên nhờ ai xem và sửa bài luận giúp? ......................................................77

Q.13 Cách chỉnh sửa bài luận cho phù hợp từng tiêu chí của trường? .................78

Page 7: US Guide Handbook - Just do it

5

Q.14 Cách tự đánh giá các bản nháp bài luận?..................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................79

II. THƯ GIỚI THIỆU (Letter of Recommendation) .......................................................79

Q.1 Người giới thiệu nên là ai? Người giới thiệu có cần là một người có tiếng tăm

không? ............................................................................................................79

Q.2 Khi nào nên xin thư giới thiệu? .................................................................80

Q.3 Nên chuẩn bị 1 thư giới thiệu cho tất cả các trường hay nên nhờ người giới

thiệu chỉnh sửa cho phù hợp với từng trường? ....................................................80

Q.4 Nếu trường yêu cầu 4 thư giới thiệu trong khi không thể tìm đủ 4 người hiểu

rõ về bạn để viết, bạn có thể nộp 3 thư giới thiệu không? ....................................81

Q.5 ó nên xin người giới thiệu cho đọc và góp ý cho thư giới thiệu trước khi nộp

không? ............................................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................81

III. NETWORKING .....................................................................................................82

Q.1 Tại sao nên liên hệ với giáo sư, cựu sinh viên, sinh viên? ...........................82

Q.2 Không liên hệ với giáo sư, cựu sinh viên và sinh viên có được không? ó đến

mức không được trường nhận vì không liên hệ được với ai? .................................83

Q.3 Tìm liên lạc của giáo sư, cựu sinh viên, sinh viên ở đâu? ............................83

Q.4 Hòm thư dùng để liên lạc với giáo sư? ......................................................84

Q.5 Nên liên lạc với bao nhiêu giáo sư, cựu sinh viên, sinh viên và khi nào liên

lạc? .............................................................................................................84

Q.6 Có thể liên lạc với giáo sư nếu tôi chưa có kinh nghiệm nghiên cứu không? .84

Q.7 Nên làm gì trước khi liên lạc với giáo sư, cựu sinh viên, sinh viên? ..............85

Q.8 Nên nói gì trong thư đầu tiên? Tiêu đề? Có nên gửi ngay bản lý lịch không?

Nếu có thì gửi như thế nào? ..............................................................................85

Q.9 Giáo sư quan tâm đến gì trong thư? .........................................................87

Q.10 Có nên liên lạc với các PhD Việt Nam ở các trường và nhờ họ giúp đỡ (lobby)

không? ............................................................................................................87

Page 8: US Guide Handbook - Just do it

6

Q.11 Lúc nào là phù hợp để nhắc đến vấn đề hỗ trợ tài chính (Financial Aid), trợ

giảng (TA) hay trợ lý nghiên cứu (R ) trong thư? ................................................88

Q.12 Nên chờ phản hồi từ giáo sư bao lâu trước khi chuyển hướng sang giáo sư,

trường khác? ....................................................................................................88

Q.13 Nhận định về các trường hợp thư trả lời của giáo sư. ................................88

Q.14 Làm gì nếu giáo sư yêu cầu nộp hồ sơ ứng tuyển cho các Học bổng tài trợ

(Fellowship) cho chương trình học? ....................................................................91

Q.15 Cách hiệu quả nhất để liên lạc với giáo sư, cựu sinh viên, sinh viên?...........91

Q.16 Những dấu hiệu nào cho thấy thư của bạn không hiệu quả? Cần làm gì khi

nhận thấy những dấu hiệu này? .........................................................................92

Q.17 Giáo sư đang tỏ vẻ vui thích và trao đổi thư thường xuyên cho tôi, đột nhiên

sau 1 thư tôi không nhận được hồi âm, chuyện gì đã xảy ra? ...............................92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................93

IV. S YẾU LÝ LỊCH (RESUME) ..................................................................................93

Q.1 Độ dài và cấu trúc sơ yếu lý lịch như thế nào là hợp lý? .............................93

Q.2 Một sơ yếu lý lịch tốt nên gồm những nội dung gì? ....................................93

Q.3 Một số mẹo khi viết sơ yếu lý lịch .............................................................95

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................96

V. CÁC MỤC KHÁC .......................................................................................................96

Q.1 Có cần phải xin bản giới thiệu hệ thống đánh giá quá trình học và thang điểm

ở Việt Nam không? Nếu có thì xin ở đâu? ...........................................................96

Q.2 Miễn phí ứng tuyển (Fee waiver) có ảnh hưởng đến khả năng xin học và xin

học bổng của bạn không? .................................................................................97

Q.3 Cách xin miễn phí ứng tuyển (Fee waiver) hiệu quả? .................................97

Q.4 Mẹo nhỏ về việc điền đơn đăng ký trên mạng (online application form). ......97

HƯ NG III. S U KHI NỘP HỒ S .....................................................................................98

I. KIỂM TRA TRẠNG THÁI HỒ S ( PPLI TION ST TUS) ............................................98

Q.1 Có những cách nào kiểm tra tình trạng hồ sơ? ..........................................98

Page 9: US Guide Handbook - Just do it

7

Q.2 Danh mục các giấy tờ văn bản cần kiểm tra? ............................................99

Q.3 Phải làm gì khi trường không nhận được hồ sơ của bạn hoặc trường làm mất

các giấy tờ liên quan? ..................................................................................... 100

II. PHỎNG VẤN (INTERVIEW) ................................................................................. 101

Q.1 Mục đích của buổi phỏng vấn là gì? ........................................................ 101

Q.2 Có mấy cách phỏng vấn? ....................................................................... 102

Q.3 Nên chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn? ..................................................... 102

Q.4 Cần lưu ý gì trong khi phỏng vấn qua Skype hoặc điện thoại? ................... 104

Q.5 Trong một buổi phỏng vấn thường có các nội dung gì? ............................ 106

Q.6 Phỏng vấn học bổng có gì khác với phỏng vấn của Adcom? ...................... 110

Q.7 Nếu bạn chuyển ngành nên trả lời như thế nào? ..................................... 112

Q.8 Chuẩn bị phỏng vấn học bổng nên làm gì? .............................................. 112

Q.9 Khi gặp phải câu hỏi quá hóc búa, bạn nên làm gì? ................................. 114

Q.10 Có nên hỏi lại người phỏng vấn hay không? Nếu có thì nên hỏi gì? ........... 115

Q.11 Phần phỏng vấn quá tệ, như vậy có phải bạn “xong” rồi không? ............... 116

Q.12 Nên làm gì sau khi phỏng vấn? .............................................................. 117

Q.13 Nên viết gì trong thư cảm ơn người phỏng vấn? ...................................... 117

Q.14 Tại sao tôi lại trượt phỏng vấn? (rõ ràng tôi thể hiện rất tốt, nói năng lưu loát

mà sao lại trượt?) ........................................................................................... 118

III. NHẬN KẾT QUẢ ................................................................................................. 118

1. Không được nhận (rejected) ............................................................................... 118

Q.1 Nhận thư từ chối, bạn cần làm gì ngay? .................................................. 118

Q.2 Nên có thái độ như thế nào khi nhận thư từ chối? Và làm cách nào để lấy lại

tinh thần, tiếp tục chiến đấu nếu chưa nhận được thư chấp nhận mà chỉ liên tiếp bị

từ chối? ......................................................................................................... 119

Q.3 Tại sao bạn bị từ chối? .......................................................................... 119

Q.4 Nếu toàn bộ số hồ sơ nộp đều bị từ chối, bạn nên làm gì? ....................... 123

Page 10: US Guide Handbook - Just do it

8

2. Được nhận (Admitted): ...................................................................................... 123

Q.5 Nên làm gì ngay sau khi bạn được chấp nhận (Admission) ....................... 123

Q.6 Nếu được chấp nhận nhưng không được học bổng? ................................ 129

Q.7 Nếu không có hỗ trợ tài chính (funding) thì có nên đi học không? ............. 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 131

PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 133

PHỤ LỤC 1: Bài luận (SOP) mẫu dành cho tham khảo ............................................... 133

PHỤ LỤC 2: Những kỹ năng, phẩm chất gì nên được đề cập trong thư giới thiệu? .. 133

PHỤ LỤC 3: Những điều gì nên tránh đề cập trong thư giới thiệu? .......................... 133

PHỤ LỤC 4: Những điều nên làm trong thư giới thiệu *2+? ....................................... 133

PHỤ LỤC 5: Bản thư giới thiệu mẫu dành cho tham khảo. ........................................ 134

PHỤ LỤC 6: Các mẹo khi viết thư cho giáo sư:........................................................... 134

PHỤ LỤC 7: Các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn với Ad-com/phỏng vấn học

bổng. ................................................................................................................ 136

PHỤ LỤC 8: Nên và Không Nên làm trong phỏng vấn ................................................ 141

THUẬT NGỮ ................................................................................................................... 146

Page 11: US Guide Handbook - Just do it

9

LỜI MỞ ĐẦU

Tuy đã có rất nhiều trang web, blog, forum chia sẻ kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị xin học cao học ở Mỹ, nhưng có lẽ chưa có một nguồn tổng hợp nào bao quát đầy đủ toàn bộ các bước thực hiện một cách dễ hiểu và thuận tiện cho việc tham khảo, dành riêng cho các bạn sinh viên Việt Nam. Do đó mà Dự án Handbook của USGuide, với thành quả là cuốn cẩm nang xin du học sau đại học Mỹ - “Just Do It” đã ra đời.

“Just Do It” tổng hợp có chọn lọc những chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị và xin học cao học tại Mỹ của cá c bạn nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc và của các anh, chị lưu học sinh Việt Nam tại Mỹ để phù hợp với thực tế của các bạn Việt Nam. Nội dung cuốn cẩm nang bao quát toàn bộ quá trình từ đánh giá bản thân cho đến làm thủ tục nhập học. Sách được trình bày dưới dạng Hỏi và Đáp theo bảng thời gian ngược, tính từ thời điểm đi học trở về quá trình bắt đầu đánh giá bản thân. Do đó, bạn không phải đọc từ đầu cho đến cuối cuốn sách mà chỉ cần tìm theo mục lục để chọn phần bạn muốn đọc. “Just Do It” sẽ đồng hành với bạn trên con đường dài phía trước.

Dự án được thực hiện trong một thời gian ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban biên tập mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn tới địa chỉ email: [email protected], để cuốn sách có thể hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.

Page 12: US Guide Handbook - Just do it

10

LỜI CẢM ƠN

Xin được chân thành cảm ơn: anh Lê Sỹ Tùng, chị Phùng Trang Nhung, anh Đinh Huy ường, chị Nguyễn Thị Quỷnh Mai, chị Nguyễn Khánh Linh, anh Trần Sỹ Anh Tuấn, anh Hoàng Vũ Tuấn Anh, anh Nguyễn Hữu Thiện,

anh Hoàng Minh Phái, anh Phạm Toàn Thắng, chị Chu Hoàng Lan, anh Phạm Trung Kiên, chị Nguyễn Xuân đã nhiệt tình hỗ trợ dự án và rất nhiều các anh, chị khác đã chia sẻ kinh nghiệm xin học cao học tại Mỹ của mình trên blog cá nhân cũng như trên các diễn đàn. Xin cảm ơn các nhà tài trợ:

- Tài trợ kim cương: arlson, VinaGame - Tài trợ vàng: VEF, Summit Education, Lena Culture Center - Tài trợ bạc: Fisher University, TCU - Bảo trợ thông tin: LeMedia

và Ban điều hành của USGuide đã ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất để dự án được hoàn thành.

Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các bạn tình nguyện viên đã không kể ngày hay đêm, trong tuần hay cuối tuần, dành thời gian và tâm huyết để thực hiện dự án.

Page 13: US Guide Handbook - Just do it
Page 14: US Guide Handbook - Just do it

11

I. ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN

Q.1 Đam mê, sở thích của bạn là gì? Điểm mạnh là gì? Tính

cách nhƣ thế nào? Trải nghiệm nhƣ thế nào? Có thiên hƣớng

về ngành gì? Trong ngành nghề đó thì thuộc phân ngành

nào?

Ví dụ: Ban đầu mình học đại học Khoa học tự nhiên ngành Công nghệ Môi trường. Sau này, khi tốt nghiệp mình có cơ hội làm việc cho các tổ chức phi chính phủ liên quan đến các vấn đề Môi trường nhưng lại được tiếp xúc thêm về các vấn đề nóng của xã hội. Nhờ có trải nghiệm đó, mình đã dần dần nhận ra sở thích cá nhân không phải nghiên cứu về khoa học tự nhiên ứng dụng nữa mà là có liên quan đến xã hội học, sâu hơn là các vấn đề để giúp đỡ người phụ nữ. Chính vì vậy, mình đã quyết định học lên cao học ngành Phụ nữ học (hoàn toàn không liên quan gì đến những gì đã học ở bậc đại học) để theo đuổi sở thích của mình [1]

Q.2 Tại sao bạn có ý định đi du học?

Ví dụ: Xuất phát từ ý định học cao học ngành nghiên cứu về Phụ nữ, ngành mà ở Việt Nam không phát triển nên mình đã quyết tâm đi du học để theo đuổi đam mê. Không chỉ được đi sâu hơn vào lĩnh vực mình yêu thích mà đi du học còn cho mình thêm những cơ hội học hỏi thêm các phương pháp nghiên cứu, kỹ năng xử lý công việc cũng như tìm hiểu nền văn hóa, văn minh mới. Đặc biệt, đây sẽ là một cơ hội để mình khẳng định thực sự mình có yêu thích công việc này và sẵn sàng tiếp tục học lên cao nữa để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này hay không. [1]

Q.3 Bạn phù hợp với ngành học, chƣơng trình học nhƣ thế

nào?

Ví dụ: Trong quá trình làm đơn xin nhập học, mình đã tìm hiểu rất kỹ về chương trình học rồi và thấy phù hợp với bản thân thông qua kinh nghiệm có được khi đi làm và tiếp xúc với các hoạt động cụ thể các tổ chức phi chính phủ. Đến khi nhận được học bổng thì một lần nữa, trường cấp học bổng chắc chắn phải nhận thấy mình phù hợp với ngành đã chọn. Bây giờ, khi vào học được 1 năm rồi, mình đã nhận thấy quyết định của mình vô cùng sáng suốt khi theo đuổi ngành học: không chỉ có kiến thức mà còn có những trải nghiệm và cơ hội làm việc sau này cũng phù hợp với đam mê của mình. [1]

Page 15: US Guide Handbook - Just do it

12

Q.4 Một số phƣơng pháp đánh giá bản thân hữu ích

Bạn có thể tham khảo một số cách đánh giá bản thân dưới đây:

● Mô hình trắc nghiệm tính cách MBTI [2] [3] ● Liên hệ những người có thể đánh giá khả năng của bạn (có thể là đồng nghiệp, bạn bè, người thân,...)

Q.5 Tại sao bạn muốn theo học ở Mỹ? Bạn thấy cơ hội học

lên cao ở Mỹ có khả thi không?

Ví dụ: Đối với tôi, ngành bảo dưỡng máy bay không phải là sự lựa chọn cả đời. Việc theo đuổi việc học cao hơn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho tôi để có thể đổi nghề. Nói thật, tôi đã không biết nên lựa chọn chuyển sang nghề nào. Tôi chỉ biết rằng tôi cần một sự thay đổi. MBA là một sự lựa chọn tự nhiên vì với tấm bằng này, tôi có thể làm rất nhiều công việc, vị trí khác nhau (tư vấn, tài chính, tổ chức, v.v trong mọi lĩnh vực). Với những người có nền tảng kỹ sư như tôi thì việc đổi ngành từ kỹ thuật sang nghề sử dụng MB có nghĩa là sự chuyển sang việc làm dựa trên mối quan hệ. Nó chỉ thực sự phù hợp khi mà hứng thú với việc làm việc với những người khác.

Suy nghĩ như vậy, tôi bắt đầu quá trình tìm kiếm chương trình học MBA tại Mỹ - nước đứng hàng đầu về đào tạo chương trình MB trên thế giới. Rõ ràng trong hồ sơ của tôi có rất nhiều điểm yếu như không có điểm tiếng nh, không có điểm GMAT, không làm việc trong một môi trường lý tưởng. Tuy nhiên, tôi cũng có một số mặt mạnh khác như: nhiều giải quốc gia vật lý, đã từng học ở trường danh tiếng và quá trình làm việc xuất sắc. Những điểm này sẽ là một lợi thế để cho tôi theo đuổi chương trình MB ở Mỹ. Mỗi người sẽ có những lợi thế cạnh tranh khác nhau, nó có thể là điểm trung bình tốt, kinh tế, hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm làm việc... [4]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hạnh Trần, Master về Women Studies, Gemma - hương trình Master của Erasmus Mundus

2. TGM Corporation, Phân loại tính cách MBTI http://www.mbti.vn/trac-nghiem-tinh-cach-mbti/

3. Henry Long Nguyen, loạt bài Khám Phá Bản Thân http://henrylongnguyen.com/category/kham-pha-ban-than

Page 16: US Guide Handbook - Just do it

13

4. Đinh Huy ường, MBA, ngành Quản trị tác nghiệp (Operations Management), Owen Graduate School of Management - Vanderbilt University

II. LÊN KẾ HOẠCH DU HỌC

Q.1 Tại sao phải lập kế hoạch du học?

Lập kế hoạch du học giúp bạn xác định những công việc cần làm, mục tiêu cần đạt được cho từng công việc, tiến độ thực hiện. Một kế hoạch tốt sẽ giúp bạn có những bước đi hiệu quả, đúng tiến độ, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công trong quá trình xin học ở Mỹ vốn dài hơi và

nhiều áp lực khi phải cùng lúc giải quyết nhiều công việc chồng chéo. [1]

Q.2 Khi nào nên bắt đầu lập kế hoạch du học?

Khi bạn đã sẵn sàng:

Biết rõ mục đích du học của mình, chẳng hạn như: học hỏi thêm những kiến thức mới, phát triển kỹ năng học tập và công việc, mở rộng mối quan hệ với bạn bè quốc tế.

Biết rõ chương trình mình muốn theo đuổi: MS, MB , PhD… Đã tìm hiểu và biết trường nào phù hợp với mình.. Xác định được thời điểm thích hợp để đi học ở nước ngoài. Biết quy trình xin học ở Mỹ, ví dụ: xin học bổng, thi các kỳ thi chuẩn

hóa, chuẩn bị hồ sơ,... [2] [6] [9]

Q.3 Những yếu tố nào cần xem xét trƣớc khi lên kế hoạch

du học?

Ngành học và yêu cầu của các loại chương trình học a. Mức điểm mục tiêu cần đạt được trong các kì thi chuẩn hóa. b. Kinh nghiệm làm việc đặc biệt đối với các bạn đi học MBA. c. Kinh nghiệm nghiên cứu đối với các bạn học PhD.

Các yếu tố cá nhân như: sức khỏe, gia đình,... Ví dụ: những người có gia đình thường lựa chọn trường hoặc ngành học có ít áp lực học tập, nghiên cứu để có thời gian chăm sóc gia đình. Hoặc trường hợp có bạn bị viêm xoang mãn tính thường lựa chọn các trường ở các bang có khí hậu dễ chịu.

● Khả năng tài chính:

Page 17: US Guide Handbook - Just do it

14

Bạn cần xác định rõ khả năng tài chính của bản thân để từ đó lên kế hoạch cụ thể cho việc nộp đơn theo các quỹ học bổng hoặc chương trình hỗ trợ tài chính của trường. Vì các chương trình này thường có mức độ cạnh tranh khá cao, nên bạn cần nghiên cứu từ rất sớm để có thể chuẩn bị hồ sơ và tích lũy các kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết. Ví dụ:

a. Các quỹ học bổng thường ưu tiên các bạn có tiềm năng cống hiến cho sự phát triển của ngành hẹp ở Việt Nam nói riêng và cho xã hội Việt Nam nói chung. VEF và Fulbright cũng nằm trong số đó.

b. Một số công việc trợ lý (Fellow ssistantship) trong trường đại học ở vị trí trợ giảng (Teaching Assistant). yêu cầu sinh viên quốc tế phải đạt điểm cao trong phần Speaking của TOEFL. .[1] [3] [4] [5]

Q.4 Một kế hoạch du học tốt nên có những gì?

Trong kế hoạch du học cần có các công việc phải làm theo từng giai đoạn cụ thể của quá trình nộp hồ sơ xin học, tính từ khi có ý định đi du học cho đến thời hạn nộp hồ sơ mà trường yêu cầu. (Tham khảo phần Mục lục). [1]

Q.5 Trong kế hoạch du học nên có những phƣơng án dự

phòng nào?

Bạn sẽ cần quan tâm đến một số kế hoạch phụ trợ cho kế hoạch xin học của mình. Các kế hoạch này có thể kể đến như thiết lập quan hệ với các anh chị có kinh nghiệm (mentor), giữ quan hệ với thầy cô để xin LOR, phương án dự phòng cho một số tình huống bất ngờ( điểm Toefl chưa cao, chuyện gia đình,….). húng cần được tính tới, cũng như thực hiện trước khi bạn thực sự tập trung vào chuẩn bị cho việc xin học.

● Bạn cần có kế hoạch sớm để có những điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình xin học thuận lợi. Ví dụ như: bạn có thể định hướng làm việc sớm trong những ngành mà bạn sẽ xin học sau này để tích lũy kinh nghiệm, xin các giấy tờ ở trường đại học càng sớm càng tốt để tránh phiền phức về thủ tục, thiết lập quan hệ với các anh chị có kinh nghiệm (mentor), giữ quan hệ với thầy cô để xin LOR v.v…

Page 18: US Guide Handbook - Just do it

15

● Bạn cần có những kế hoạch phòng trừ rủi ro nếu có bất kì vấn đề gì xảy ra trong quá trình xin học. Ví dụ như Dành thời gian thi lại trong các kì thi chuẩn hóa khi không đạt được mục tiêu ngờ ( ví dụ như điểm Toefl chưa cao)., hoặc thời gian cho các vấn đề đột xuất trong cuộc sống như gia đình…. [5]

Q.6 Làm thế nào để biết kế hoạch du học của bạn là hoàn

toàn khả thi, bao quát đƣợc hết công việc và giúp bạn giảm

bớt áp lực?

Mục tiêu rõ ràng, chuẩn bị đầy đủ thông tin, các công việc không quá chồng chéo gây khó khăn thực hiện, đồng thời từng mảng công việc cần được thực hiện tập trung, và hỗ trợ cho nhau với thời gian hợp lý và phù hợp với khả năng.

Nếu cần bạn có thể chủ động liên lạc với các bạn và anh chị có kinh nghiệm để có được những phản hồi tích cực. [1]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. LinhKTS, Kế hoạch học tập và chuẩn bị Apply course Master in Architect Fall 2013, Cập nhật ngày 10/5/2012, http://usguide.org.vn/index.php?threads/k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-h%E1%BB%8Dc-t%E1%BA%ADp-v%C3%A0-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-apply-course-master-in-architecture-fall-2013.3422/#post-13986

2. Thương Ngô, Chọn thời điểm thích hợp để đi du học, Cập nhật lần cuối 17/7/2012 http://www.hotcourses.vn/blog/study-guides/chon-thoi-diem-thich-hop-di-du-hoc/

3. Linh Chi, Chọn vùng nào để đi học ở Mỹ?, cập nhật lần cuối 7/11/2011, http://www.hotcourses.vn/study-in-usa/choosing-a-university/where-to-study-in-the-us/

Page 19: US Guide Handbook - Just do it

16

4. Minh Bùi (Minh Beta)- Hành trình MBA và giấc mơ Harvard, ập nhật lần cuối ngày 19/7/2012, http://vietmba.com/showthread.php?t=5657

5. Minh Hà, MBA- một chặng đường dài, Cập nhật lần cuối ngày 20/7/2012, http://vietmba.com/showthread.php?t=2519

6. nonamemember, Tư vấn giúp mình con đường đến với MS in Finance/ MBA Finance, Cập nhật lần cuối 26/10/2011, http://vietmba.com/showthread.php?t=4607

7. Tùng Kelvin- Tôi đã apply thành công học bổng Master ( S) như thế nào?, Cập nhật ngày 5/4/2011, http://vietphd.org/index.php?option=com_content&view=article&id=40:ms-in-cs&catid=134:advices

8. Coolboy_0405, Du học đại học - Ước mơ thôi chưa đủ còn cần sự quyết tâm, Cập nhật lần cuối ngày 19/7/2012, http://usguide.org.vn/threads/du-h%E1%BB%8Dc-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-%C6%AF%E1%BB%9Bc-m%C6%A1-th%C3%B4i-ch%C6%B0a-%C4%91%E1%BB%A7-c%C3%B2n-c%E1%BA%A7n-s%E1%BB%B1-quy%E1%BA%BFt-t%C3%A2m.3527/#post-14507

9. Hoangtulolem, Nét độc đáo của sinh viên quốc tế tại Mỹ, Cập nhật lần cuối ngày 7/6/2012, http://usguide.org.vn/threads/international-students-are-unique-in-the-us.3464/#post-14231

III. TẠO THƢ MỤC THÔNG TIN DU HỌC VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THỜI HẠN (DEADLINES)

Q.1 Quản lý thông tin về du học nhƣ thế nào cho khoa học

và hiệu quả?

Page 20: US Guide Handbook - Just do it

17

Nếu có dự định apply nhiều trường, bạn nên có một chiến lược quản lý các thông tin apply thuận tiện và hiệu quả.

o Đầu tiên, tạo ra một mẫu chung cho tất cả các tài liệu sau này: Statement of Purpose (SOP), thư contact giáo sư, thư xin miễn phí apply, điểm tiếng Anh, bảng điểm, bằng khen có công chứng… [1]

o Sau đó, đọc kĩ phần hướng dẫn apply của từng trường và căn chỉnh các mẫu này cho phù hợp với từng trường đó. Thông thường, các trường đại học có các qui trình apply và giấy tờ đòi hỏi giống nhau nhưng mỗi trường đôi khi lại có những lưu ý khác biệt. Chẳng hạn, một số trường có những giới hạn chặt về số lượng từ của SOP một số trường thì không, ta cũng phải điều chỉnh tên giáo sư ta muốn theo học cho phù hợp với từng trường, một số trường đòi hỏi Personal Statement một số trường không, một số trường đòi hỏi ta phải gửi hai bộ hộ sơ riêng biệt đến hai nơi khác nhau của trường, một số trường lại yêu cầu ta phải viết application ID vào các giấy tờ mà ta gửi cho trường … [1]

o Trong quá trình làm những thứ này, mình có note lại thông tin về những thứ đã làm và những thứ chưa làm để tiện theo dõi sau này. Chẳng hạn, trường đã gửi điểm tiếng nh nhưng chưa đóng phí apply, trường B đã sửa xong SOP nhưng thiếu Personal Statement, trường đã submit hồ sơ nhưng chưa báo cho giáo sư biết… [1]

o Có rất nhiều thông tin mà mình cần lưu lại để tiện theo dõi trong suốt quá trình (danh sách giáo sư, danh sách trường nộp, trạng thái apply với từng trường …). Nhân tiện mình cũng muốn lưu ý thêm là các bạn cũng nhớ lưu lại cả username, ID application, password và security questions cho từng trường. Mình có lần đã suýt quên pass đăng nhập vào hồ sơ của một trường do qui cách đặt pass của trường ấy hơi loằng ngoằng. Có nhiều công cụ giúp bạn quản lý và lưu trữ những thông tin (excel, OneNote…). Mình đã dùng tiện ích Documents của Google để tạo ra các tài liệu online và lưu trữ các thông tin trên đó. Ưu điểm của Google docs là mình có thể truy cập để xem thông tin về toàn bộ quá trình apply bất kể ở công ty hay ở nhà đồng thời giúp mình tham chiếu đến từng trường khi đang check email tiện lợi hơn (nhiều khi mình trốn sếp ngồi apply ở trên công ty bằng máy công ty mà như là đang làm việc). Dạng lưu trữ tốt nhất là dưới dạng bảng. Ngoài ra, mình cũng lưu toàn bộ các thông tin quan trọng với việc apply vào từng trường dưới máy cá nhân để tránh

Page 21: US Guide Handbook - Just do it

18

trường hợp các tài liệu online có vấn đề. Cẩn thận hơn, bạn nên lưu một bản của các tài liệu này ra các thiết bị nhớ khác như USB hay đĩa mềm. [1]

o Với việc apply vào nhiều trường, lượng email gửi đến và đi sẽ lớn. Bạn nên tạo các thư mục tương ứng với từng trường khác nhau và thiết lập chế độ tự động chuyển email của từng trường vào thư mục tương ứng. Gmail là công cụ hỗ trợ điều này tốt. Với lượng email đến đi nhiều, ta cũng nên tập thói quen email đến là mình tìm cách giải quyết luôn, tránh trường hợp để ngập trong rất nhiều email chưa kịp giải quyết. Khi bạn gửi mail cho ai đó, đừng nhập địa chỉ email của người đó trước rồi mới soạn thư. Bạn nên soạn thư trước, kiểm tra lại chắc chắn, tên họ, ý tứ, lời lẽ thật kĩ rồi mới điền email người nhận và send. Làm như vậy sẽ giúp ta quen với việc check kĩ nội dung hơn trước khi gửi. [1]

Một số phần mềm ứng dụng trong quản lý thông tin và lịch làm việc

○ Online bookmark: Dùng để tạo thư mục các trường, các trang chia sẻ kinh nghiệm apply, các trang báo quan trọng cần xem,... Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên chia categories theo từng mục tùy ý. Ngoài ra, nên chọn online bookmark với tiêu chí đầu tiên là đơn giản,

nếu không muốn chết chìm trong loạt quá nhiều link và chữ dày đặc.

Một số online bookmarks [2]

○ Delicious; ○ Mozilla Weave (Firefox add-on): Có thêm chức năng save

browsing history, passwords, tabs. Rất tiện cho những ai dùng; Firefox;

○ Feedly; ○ Xmarks (web-based); ○ Diigo: save cả trang web lại; ○ Google bookmarks (có thể sync và đính kèm với các Google

apps khác).

1. Quản lí lịch làm việc, deadline [4] Quản lí deadline: có 2 kiểu:

Page 22: US Guide Handbook - Just do it

19

o Theo giai đoạn: các khoảng thời gian xem lại handbook timeline.

o Lúc cao điểm (gần cuối chặng apply): cần đơn giản, nhanh.

Boomerang

calendar

Coolendar Google

calendar

Remember

the milk

Workflowy

Đơn

giản

x x x x

Quản

x

Dễ sử

dụng,

nhanh

gọn

x x x x

Khác Có thể gắn

thêm vào

Gmail

rất hữu ích

cho giai

đoạn cao

điểm, giai

đoạn cuối

Có thể

sync với

các

Google

apps

khác. Rất

tiện

rất hữu ích

cho việc

quản lí

tasks

Ví dụ 1 phần mềm:

Page 23: US Guide Handbook - Just do it

20

■ Theo giai đoạn: Workflowy

Dựa trên timeline. Xác định deadline nộp hồ sơ cho các trường

Thời gian quãng thời gian ôn thi standardized tests kéo dài bao lâu cho hợp lí và add vào calendar. Thời gian thi lại (nếu có)

ũng như vậy, định deadline cho LOR, SOP, resume.

ác tasks được sắp xếp hợp lí, theo timeline để dễ quản lí. (VD trong mục 2 năm có phần đánh giá bản thân, lên kế hoạch du học,...) Khi đã xong 1 task, chỉ cần nhấn gạch task đó đi là xong. ó thể xem lại sau này. Ngoài ra còn có thể add thêm một số thông tin nhỏ vào các tasks nếu muốn.

■ Lúc cao điểm: có những tasks nhỏ như đi công chứng một số giấy tờ, ... cần nhanh, đơn giản, nên dùng coolendar. Chỉ cần kéo thả và add thông tin là xong.

● Quản lí, đồng bộ hóa dữ liệu [4] Trong quá trình làm hồ sơ du học, bạn phải quản lí rất nhiều giấy tờ đi kèm như bảng điểm, SOP, LOR, bài luận,... Để đề phòng trường hợp rủi ro (hỏng máy, mất Internet đúng lúc quan trọng, ...), bạn nên lập 1 tài khoản đồng bộ hóa dữ liệu trên mạng.

Có thể mở các file này ở mất kì máy tính, smartphone hay tablet nào.

Page 24: US Guide Handbook - Just do it

21

Evernote

(www.evern

ote.com)

Sugarsync

(www.sugars

ync.com)

Dropbox

(www.dropb

ox.com)

Google

Drive

(www.drive.

google.com)

Pearltrees

(www.pearltr

ees.com)

Đơn giản x X x

Dễ quản lí x x x

Dễ sử

dụng

x x x

Truy cập ở

mọi nơi

x

Nhược

điểm

- Bảo mật

không tốt.

Chỉ thích

hợp với

những tài

liệu ko mấy

quan trọng

- Bất tiện

với những

người

không

dùng các

ứng dụng

của Google

Khác - Cực kì

phù hợp

cho việc

lưu trứ, lên

- Có thể

đồng bộ

hóa với điện

thoại thông

- sử dụng sơ

đồ tư duy

(mindmap)

Page 25: US Guide Handbook - Just do it

22

ý tưởng

Có thể

chụp lại nội

dung trang

web, nội

dung email

(trong

Outlook).

- Có thể sử

dụng để

lưu trữ rất

tốt

- Có dạng

add-on cho

Firefox và

Chrome

minh và

máy tính

bảng

(iPhone,

iPad,...)

Ví dụ một phần mềm: Sugarsync

Tạo một file cần đồng bộ hóa (sync) (VD như các giấy tờ quan trọng SOP, essays, bảng điểm,.... Kết nối với Sugarsync. Sugarsync sẽ tự động đồng bộ hóa toàn bộ các file đó. Mỗi lần chỉnh sửa và lưu dữ liệu, file cũng sẽ được sync và lưu vào tài khoản người dùng. Do vậy, bạn không cần phải upload, download nhiều lần tốn thời gian. [3]

Q.2 Thời hạn nộp hồ sơ (deadline) thông thƣờng là khi nào?

Deadline là gì? Deadlines là các hạn nộp hồ sơ và giấy tờ. Thường thì mỗi chương trình học và khóa học có các deadlines khác nhau nên bạn phải nắm rõ được các deadlines đó. Thường các trường ở Mỹ có hai kỳ nhập học vào mùa xuân và mùa thu. Mùa thu là kỳ nhập học chính. Như vậy trước khi nộp hồ sơ bạn phải có đầy đủ các chứng chỉ (TOEFL, IELTS, GRE, GM T) mà trường yêu cầu. Cần đọc rõ các yêu cầu này trên trang web cũng như sổ tay về trường. [4]

Ngoài ra, apply MB thường có 4 đợt (round): Round 1 (khoảng từ tháng 9 tới tháng 10), Round 2 (khoảng từ tháng 10 đến tháng 12), Round 3 (từ tháng 1 đến tháng 2), Round 4 (từ tháng 2 đến tháng 5). Tuy nhiên,

Page 26: US Guide Handbook - Just do it

23

Round 4 thường dành cho sinh viên trong nước (domestic students) vì vậy, đối với sinh viên quốc tế, nên apply Round 1 hoặc Round 2, vì đến Round 3 thì thường trường còn ít hoặc không còn tiền, nên khả năng nhận được hỗ trợ tài chính ít hơn, khả năng cạnh tranh cũng thấp hơn và bất lợi hơn do các trường hay so sánh với những người đã được nhận ở Round 1 và 2. [5]

Q.3 Làm cách nào để thực hiện kế hoạch du học theo đúng

thời hạn?

Để quản lí deadline được hiệu quả, bạn có thể lập một file excel, hoặc tiện nhất là tạo file spreadsheet ngay trên Google docs File này sẽ dùng để quản lí thông tin của các trường (điểm các kì thi chuẩn hóa, xếp hạng, quy mô trường, tỉ lệ được nhận,... ). Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng file này để đánh dấu deadline của từng trường. [4]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Thiện, VEF Fellow Cohort 2012, PhD (Computer Science), New York University

2. Jason Fitzpatrick, Five best bookmark management tools- Lifehacker, cập nhật ngày 16 tháng 5 năm 2010 (http://lifehacker.com/5540019/five-

best-bookmark-management-tools)

3. lesytung, Backup dữ liệu - Lưu trữ an toàn trong quá trình apply - USGuide, cập nhật ngày 24 tháng 6 năm 2012 http://www.usguide.org.vn/index.php?entries/backup-d%E1%BB%AF-li%E1%BB%87u-l%C6%B0u-tr%E1%BB%AF-an-to%C3%A0n-cho-c%C3%A1c-t%C3%A0i-li%E1%BB%87u-trong-qu%C3%A1-tr%C3%ACnh-apply.3/

4. Trần Hương Trang - USGuide‟s Web Team

5. Phùng Trang Nhung, MBA (Marketing), University of California in Los

Angeles.

IV. TÌM HIỂU VỀ CHƢƠNG TRÌNH HỌC VÀ TRƢỜNG

Q.1 Thƣờng có các chƣơng trình học sau đại học nào?

ác chương trình sau đại học bao gồm: Master (MSc/MA/MBA), PhD.

Page 27: US Guide Handbook - Just do it

24

Q.2 MSc/MA hay PhD?

Master và PhD dịch ra là thạc sỹ và tiến sỹ. Ở Việt Nam và nhiều nước châu Âu, thạc sỹ là yêu cầu bắt buộc để xin làm tiến sỹ. Ở Mỹ thạc sỹ và tiến sỹ là 2 con đường tương đối khác nhau. Cần xác định sự khác nhau giữa 2 loại để chọn cho phù hợp với năng lực, mục tiêu, định hướng nghề nghiệp và đam mê của bản thân:

● Thạc sỹ là chương trình đào tạo để người học có thể nắm vững các kỹ năng và kiến thức về một ngành nghề cụ thể. Sau đó người học muốn áp dụng các kỹ năng và kiến thức đấy vào sự nghiệp làm thuê của họ hay sự nghiệp PhD của họ thì tùy. Người học Master là người muốn học mà chưa hoặc không muốn làm nghiên cứu, muốn đi học lấy bằng đi làm (bằng Master ở Mỹ giống như một cái International Citizenship Certificate, giúp bạn có tấm vé để làm việc ở nhiều nước), muốn chuyển ngành mà không muốn học lại từ đại học.

● PhD là chương trình đào tạo và nghiên cứu, trong đó người làm PhD (không phải người học PhD) sẽ:

○ Được đào tạo kiến thức và kỹ năng để làm nghiên cứu: Đây là thời gian đầu của quá trình học PhD, có thể kéo dài 1, 2 năm.

○ Thực hiện nghiên cứu riêng của mình để đóng góp cho nền tri thức của nhân loại: Đây là phần then chốt và ý nghĩa thực sự của PhD, có thể kéo dài 2 - 5 năm hoặc lâu hơn nữa (tùy ngành, tùy trường, tùy năng lực và sự thuận lợi của mỗi cá nhân).[7]

Q.3 MBA hay MSc/MA?

● MBA (Master of Business Administration): ○ MBA là bằng thạc sỹ chuyên về kinh doanh và quản trị kinh doanh. Đối tượng nghiên cứu chính của MBA là cách tổ chức kinh doanh, quản lý, nhân lực, marketing, làm việc với đối tác, kế toán…để đem lại những hiểu biết chung về kinh doanh cho những người thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau.

○ Những người có bằng MB thưởng trở thành những nhà quản lý, nhà kinh doanh tương lai.

Page 28: US Guide Handbook - Just do it

25

○ Không quan trọng background. Có bằng BS/BA của ngành nào cũng được. Nếu không có bằng liên quan chỉ cần học thêm 6 – 12 credit hours.

○ Có trường đòi hỏi 2 năm kinh nghiệm làm việc (của bất kỳ lĩnh vực nào), có trường không yêu cầu.

○ Tổng số tín chỉ phải học là 48 credits. ○ Không phải làm luận án tốt nghiệp. ○ Thường yêu cầu điểm GMAT.

● MS (Master of Science) hay MA (Master of Art): ○ MS đào sâu nghiên cứu 1 lĩnh vực chuyên sâu hoặc ngành học

riêng biệt. Ví dụ bạn định học MS về Computer Science, bạn sẽ học sâu vào những môn cơ bản để hiểu được chuyên ngành như dvanced Database Management Systems, dvanced Operation systems, Research Methods, Design and Analysis of lgorithms, dvanced programming languages,…

○ Nhờ sự chuyên sâu đó mà những người có bằng MS thường trở thành các chuyên gia về 1 lĩnh vực nào đó hoặc làm ở vị trí kỹ thuật như Database rchitect, Marketing Research Director, Advance Tax,…

○ Phải có background, bằng BS/B liên quan đến chuyên ngành. Nếu không phải học thêm ít nhất 24 credit hours.

○ Không cần kinh nghiệm làm việc. ○ Tổng số tín chỉ phải học là 36 credits. ○ Phải làm luận án tốt nghiệp. ○ Có nhiều nguồn trợ cấp hơn cho MS bởi trong quá trình học họ

nghiên cứu chuyên sâu, làm research đóng góp nhiều,… ○ Thường yêu cầu điểm GRE và TOEFL.

● Câu hỏi được đặt ra khi lựa chọn giữa MBA và MS chính là sự chuyên sâu về ngành nghề:

○ Bạn muốn học kiến thức tổng quát về tất cả các vấn đề hay muốn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu 1 lĩnh vực riêng biệt?

○ Bạn muốn quản lý nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều kiểu người và kiểu công việc hay muốn trở thành chuyên gia trong 1 lĩnh vực của mình?

○ Hãy cân nhắc kĩ về sở thích của bạn và những gì công việc bạn mong muốn đòi hỏi để tìm ra câu trả lời.

Page 29: US Guide Handbook - Just do it

26

[11] [12] [13] [14] [15]

Q.4 Làm thế nào để chọn đƣợc trƣờng và chƣơng trình học thích hợp?

● CHỌN NGÀNH ○ Các tiêu chí chọn ngành?

■ Đam mê/Năng khiếu: Chọn những ngành mình đam mê và có năng khiếu thay vì những ngành hot, chạy theo xu hướng,… Nếu không rõ mình muốn làm gì có thể tìm google về đặc điểm, yêu cầu của những ngành nghề mình thích để so sánh.

■ Khả năng ứng dụng: Xác định xem những ngành đó ra trường có thiết thực ở đất nước mình định làm việc hay không.

■ Phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp: Chọn những ngành có thể vận dụng những kiến thức đã học, liên quan đến bằng cấp, kinh nghiệm, kĩ năng đã có và mục tiêu về tương lai, nghề nghiệp, ….

○ Các bƣớc chọn ngành? ■ Bước 1: Xác định sở thích, mục tiêu học tập và nghề nghiệp:

Để xác định nên đặt ra cho bản thân mình những câu hỏi:

■ Tôi muốn làm nghề gì? Có kiếm được việc cho ngành đó tại đất nước mình định sinh sống không? Để đi sâu vào ngành này cần có những bằng cấp nào?

■ Học tại Mỹ nâng cao nghề nghiệp của tôi như thế nào? Học vị cao học có giúp tôi đạt được mức lương cao hơn không?

■ Bước 2: Tham vấn các trung tâm thông tin và các chuyên gia tư vấn giáo dục về ngành mong muốn:

■ Đại sứ quán Hoa Kỳ, trang web của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ: educationusa.state.gov, Trung tâm thông tin hoặc tư vấn giáo dục có trụ sở tại Mỹ, Ủy ban phụ trách học bổng Fulbright, các trung tâm hợp tác giữa 2 nước, thư viện Hoa Kỳ, Viện giáo dục quốc tế (IIE),…

Page 30: US Guide Handbook - Just do it

27

■ Ngoài ra các giáo sư, sinh viên tại Hoa Kỳ cũng là nguồn tham khảo hữu ích.

■ Bước 3: Tìm hiểu về cost và funding trung bình cho ngành đó tại một số trường tiêu biểu.[3]

CHỌN TRƢỜNG a. Các tiêu chí chọn trƣờng?

Bạn có thể nộp đơn xin vào vài ba chục trường và đợi xem trường nào nhận mình rồi mới quyết định. Tuy nhiên, hoàn chỉnh hồ sơ xin học là một việc mất thời gian, và… tuy bạn có thể dùng lại hồ sơ của trường này cho trường khác, mỗi trường có thể có thêm một hai yêu cầu cá biệt mà bạn phải bổ túc. Hơn nữa, mỗi hồ sơ cần kèm lệ phí, càng xin nhiều trường càng tốn kém. Các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn cẩn thận để đi đến một “shortlist” không quá 10 - 15 trường khi nộp đơn.

Lập biểu đồ so sánh những điểm khác nhau giữa các tiêu chí của các đại học và cho điểm:

Chọn trường, khoa theo học và chương trình đã được kiểm định, được công nhận, bằng cấp có giá trị.

■ hương trình học ( urriculum): Nên chú ý curriculum để đi đúng vào chuyên sâu của mình. hương trình học sẽ bao gồm một số yếu tố : bạn đến đó học những môn gì, có các hướng lựa chọn ra sao. ác thông tin thêm như cho điểm dễ không, bài tập lớn nhiều không, có chắc chắn có internship không, cũng nên được xét đến.

■Giáo sư/Khoa (Professor/faculty): đôi khi học với 1 giáo sư nào đó còn quan trọng hơn là tại 1 trường có danh tiếng.

■Quy mô lớp học (Class size): ● ó người thích học trong một lớp nhiều sinh viên, đa dạng văn hóa và background để có cơ hội tương tác, giao lưu và học hỏi tốt hơn + cơ hội mở rộng quan hệ (networking).

● ó người thích một lớp ít sinh viên vì học sinh có thể giao tiếp gần gũi trực tiếp hơn với bạn bè và thầy cô, chất lượng cũng đảm bảo chuyên sâu hơn.

Page 31: US Guide Handbook - Just do it

28

■Vị trí địa lý (Location): ● Các thành phố lớn đa dạng dân cư hơn song các

thành phố nhỏ lại yên tĩnh, ít đắt đỏ hơn. ● Thường thường, nên học ở thành phố, hay ít nhất

là cùng tiểu bang nơi bạn định làm việc. Thứ nhất, trong thời gian học bạn sẽ phát triển những mối quan hệ tại địa phương, điều đó có lợi cho công việc sau này của bạn. Thứ hai, khi phỏng vấn xin việc, trong nhiều ngành, bạn sẽ dễ tìm cơ hội phỏng vấn ở nơi đang học hơn là tại những tiểu bang khác

● Trong một số ngành nghề đặc biệt, liên quan đến chính trị hoặc các tổ chức quốc tế, học tập ở thủ đô hay một số thành phố lớn nơi các tổ chức này đặt trụ sở sẽ làm tăng cơ hội của bạn lên nhiều lần khi ra trường. Một vài thí dụ khác, nếu bạn muốn làm trong lĩnh vực chứng khoán, bạn nên chọn học ở New York ity hơn là Sacramento. Nếu muốn làm kỹ sư dầu khí, học ở Houston, Texas tốt hơn là một thành phố bờ biển miền Tây Bắc. Đối với người Việt Nam, chọn trường ở những nơi có cộng đồng người Việt sống đông đúc như alifornia hay Texas sẽ giúp tăng cơ hội tìm kiếm công việc thực tập (internship).

● Ở các trường đại học lớn, các lớp của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai thường rất đông, và người dạy có thể là nghiên cứu sinh chứ không phải giáo sư. Ở trường đại học đơn ngành hoặc trường nhỏ hơn, các giáo sư sẽ đứng lớp và sinh viên phải tham gia nhiều hơn vào bài học ngay từ đầu. Tham khảo tỷ lệ sinh viên với giáo viên sẽ cho biết điều này. Tỉ lệ càng cao thì sự chú ý dành riêng cho từng cá nhân sinh viên càng thấp.

■Thời tiết khí hậu cũng là yếu tố cần cân nhắc bởi mỗi thành phố lại đa dạng khác nhau.

■Thứ hạng (Ranking) và danh tiếng (Reputation): hai tiêu chí khác nhau nhưng đều mang tính tương đối như nhau. Tất nhiên chúng ta phải lấy một cái gì đấy làm chuẩn, và

Page 32: US Guide Handbook - Just do it

29

ranking của US news là một chuẩn tốt. Tuy nhiên danh tiếng, mà cụ thể là danh tiếng về đào tạo kỹ sư có khả năng làm việc cũng là một cái cần nhắc đến. Ở Mỹ có một số trường có thể xếp hạng không cao nhưng do các tính chất đặc thù mà được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Ví dụ như NJIT là một trường ranking không cao nhưng sinh viên lại được ưa thích khi ra trường.

■Tiền phí cần nộp để apply: ● Apply nhiều trường đồng nghĩa với việc chi phí bỏ

ra sẽ lớn và bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng về vấn đề này. Ngoài những trường mình thích, có giáo sư đúng hướng mình làm và có phản hồi tốt với mình, những trường nào mà có nộp cũng không tốn kém lắm thì ta cứ nộp để tăng thêm cơ hội.

● hi phí để nộp vào một trường gồm có: tiền apply (khoảng 50 – 120$ một trường), tiền nộp điểm TOEFL, GRE (40$ một trường), tiền gửi giấy tờ sang cho trường… Để quyết định vấn đề này, email đến văn phòng khoa của tất cả các trường mà không có giáo sư trả lời tích cực cho mình, trình bày hoàn cảnh, hỏi xem họ có thể miễn tiền apply cho mình không, có thể cho mình gửi điểm TOEFL và GRE qua email dạng pdf mà không cần thông qua ETS không, có phải gửi giấy tờ gì sang trước không. Trường nào có chính sách mềm mỏng cho phép mình apply với chi phí thấp thì cũng nên cho vào danh sách định nộp.

● Cuối cùng, nhìn vào danh sách các trường bạn định nộp và áp dụng chiến lược vài trường ở top đầu, vài trường ở top giữa, vài trường ở top cuối cộng với ưu tiên cho các trường có giáo sư phản hồi tốt, cân nhắc thêm về quỹ tiền mình có để apply.

■Học phí (Tuition fee): Không cần đặt nặng những vấn đề như tuition fee vì trong quá trình học master sinh viên sẽ thường được các professor chọn làm nghiên cứu sinh và được lương khá cao.

■Chi phí sinh hoạt (Living cost):

Page 33: US Guide Handbook - Just do it

30

Sinh hoạt phí cao nhất ở các thành phố lớn, ở California và vùng Đông Bắc. Chi phí có thể thấp hơn ở phía Nam, Trung, Tây và các vùng khác.

■Các tập giới thiệu đại học và các trang web, các trung tâm thông tin và tư vấn giáo dục Mỹ là những nguồn thông tin bổ ích về giá sinh hoạt hiện tại.

■Các dịch vụ dành cho sinh viên quốc tế và các dịch vụ khác có trong trường.

■Thực tập hoặc các chương trình học ở nước ngoài hoặc cơ hội được làm assistant.

■ ác chương trình nghiên cứu: Dù bạn có hứng thú với hoạt động này hay ko thì cũng nên tìm hiểu. Rất có thể sang đó bạn sẽ hứng thú hoặc buộc phải hứng thú với chuyện nghiên cứu. Mặt khác, chất lượng nghiên cứu cũng là một thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo ở một khoa.

■ ơ sở vật chất, đặc biệt là thư viện và phòng vi tính. ● ơ hội xin được tài trợ. ● Tiêu chuẩn tuyển sinh và khả năng được nhận:

Hãy nhớ rằng cùng là bạn, cùng là SOP như thế, những trường khác nhau có cách nhìn nhận khác nhau. Điều này là đặc biệt quan trọng: các trường khác nhau có bộ tiêu chí khác nhau, các khoa khác nhau cũng có quan điểm khác nhau, thậm chí cực đoan hơn có chuyện năm này thích kiểu thế này, năm sau thích kiểu khác. Thực ra hãy nhìn cả quá trình apply như là việc match giữa những gì bạn có, những gì bạn cần và những gì khoa cần, những gì khoa có. Như đã nói ở trên Trường đại học tìm kiếm người muốn học và có thể học, và sau đó có thể sử dụng những cái học được tốt nhất. Cái tiêu chí này rất rộng, khiến cho khi apply Master đôi lúc bạn không hiểu được tại sao được cái trường rank cao nhận mà lại có trường khác đá bay. Ví dụ : NCSU rất quan trọng điểm các kỳ thi chuẩn, tuy nhiên USC lại thích kinh nghiệm thực tế và leadership skill. Làm sao để biết được những tiêu chí cụ thể này: mail hỏi trực tiếp khoa, hỏi những người đã apply ngành đó trường đó và Edulix.

■Yếu tố người Việt Nam cũng ảnh hưởng đến khả năng được nhận: Có một vài anh chị đã học tốt ở khoa sẽ cải thiện đáng kể cái nhìn của adcom dành cho bạn và ngược lại.

Page 34: US Guide Handbook - Just do it

31

Nhiều sinh viên Việt Nam đã từng học sẽ là một lợi thế. Ít sinh viên Việt Nam từng học cũng là một lợi thế: so với PhD, ở bậc Master sẽ có nhiều khả năng hơn cho việc adcom vì tính diversity mà bỏ qua được một số thiếu sót trong hồ sơ của bạn. Nếu bạn tin rằng mình là công dân Việt Nam đầu tiên sẽ vào học ở 1 khoa nào đấy, hãy ghi nó vào SOP.

● Yêu cầu về luận án tốt nghiệp. ● Khả năng xin việc sau khi ra trường.

Loại bỏ những trường mà bạn không có điều kiện theo học, không cung cấp tài trợ về lĩnh vực mà bạn có đủ tiêu chuẩn, không đáp ứng những nhu cầu cá nhân của bạn hoặc đưa ra tiêu chuẩn tuyển sinh không phù hợp với năng lực mà bạn có (tránh mơ mộng mà phải hiểu rõ về bản thân, tính cách, thế mạnh và thế yếu của mình khi quyết định chọn trường, điều này vừa giúp tăng cơ hội được nhận, vừa giúp bạn vào học những trường khai thác được năng lực của bạn).

Những trang web hữu ích đối với việc tìm hiểu và lựa chọn trường và ngành học:

● Hotcourses http://www.hotcourses.vn ● Diễn đàn VietPhD www.vietphd.com ● Education Portal http://education-portal.com/phd_usa.html ● Diễn đàn VietMB www.vietmba.com

[3] [7] [8] [9] [2]

○ Các bƣớc chọn trƣờng? ■Bƣớc1: Chọn ngành. ■Bƣớc 2: Xác định những trường có chuyên ngành của mình

thông qua: ● Các cuốn sổ tay và sách hướng dẫn, giới thiệu thông tin và các trường và chương trình học của các trường: The College Board International Student Handbook (Sổ tay sinh viên quốc tế của Hội đồng đại học), GRE/CGS Directory of Graduate Programs (GRE/CGS Danh bạ chương trình cao học).

● Đầu mối liên hệ: liên hệ trực tiếp với trường để hỏi về chương trình học của họ và các sinh viên quốc tế

Page 35: US Guide Handbook - Just do it

32

đang học tại khoa bạn muốn học, thảo luận thêm nếu có thể với các giáo sư hoặc sinh viên đã từng học tại Hoa Kỳ (có thể tìm thấy contact của họ trên website trường).

● Trang web và email của trường. ● Tìm qua mạng :

○ Tham khảo các bảng xếp hạng về từng chuyên ngành một để nắm sơ bộ: usnews.com.

○ Một số website sinh viên nói về trường: Princeton Review, USnews, Unigo, Studentreviews, ollegeProwler,…

○ Trang web tìm tin của các trường đại học: educationconnect.com, embark.com, gradschools.com, Petersons.com, studyusa.com, …

○ Kết nối với trang chủ của các trường: http://www.siu.no/heir

○ Nhân viên tại các trung tâm tư vấn và thông tin giáo dục Hoa Kỳ có thể giúp bạn sử dụng các địa chỉ tìm tin trên Internet và góp ý về việc tìm thông tin của các trường cụ thể.

● Hội thảo giới thiệu các trường tại Mỹ và các chuyến thăm viếng của đại diện các trường, chuyên gia tư vấn và đại diện tuyển sinh.

■Bƣớc 3: Tìm hiểu deadlines, chi phí, cuộc sống, bang và thành phố mình định học.

■Bƣớc 4: Kiểm tra tình trạng kiểm định chất lượng xem trường có được công nhận hay không và liệu học vị đó có giá trị ở nước mình không: Thông qua các trung tâm tư vấn giáo dục, thông qua việc vào trang web của trường để xem trường giới thiệu đã được tổ chức nào kiểm định rồi tham khảo các trang mạng để xem tổ chức kiểm định này có được thừa nhận không.

Page 36: US Guide Handbook - Just do it

33

Để biết được một trường đã được kiểm định hay chưa, sinh viên còn có thể tra cứu trên trang web của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ và Ủy Ban Kiểm Định ao Đẳng Đại Học:

http://www.ope.ed.gov/accreditation/search.aspx

http://www.chea.org/search/search.asp

Ngoài ra còn có danh sách 39 tổ chức kiểm định không được Mỹ công nhận:

http://www.citc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=228:nhng-t-chc-kim-dnh-khong-duc-cong-nhn-ti-hoa-ky&catid=234&Itemid=898

■Bƣớc 5: So sánh các trường trong tầm ngắm với nhau về các mặt chi phí và cơ hội xin hỗ trợ tài chính, các tiêu chuẩn tuyển sinh và học vị, đội ngũ giảng viên và sinh viên, dịch vụ và cơ sở vật chất của trường,…

[3] [4] [5]

Q.5 Mới tốt nghiệp và chƣa có kinh nghiệm đi làm, có nên

học MBA hay không?

ác chương trình MB đang thu hút rất nhiều người ít thực tế kinh doanh và thiếu kinh nghiệm quản lý. Điều này đặc biệt đúng với sinh viên bởi họ nghĩ họ không phù hợp để làm kinh doanh ngay khi tốt nghiệp đại học nên học MB để lấp lỗ hổng ấy.

Giáo sư Henry Mintzberg, Trường Đại học McGill khẳng định trên Tạp chí Fast Company số tháng 7/2004: “Điều đó hoàn toàn sai lầm!”. Giáo sư Henry đã minh hoạ bằng việc chỉ ra việc học của một sinh viên tốt nghiệp đại học khi tham gia vào khoá học MBA. Nếu học về những lý thuyết, những quy luật kinh tế thì sinh viên này biết. Nhưng ngay khi bàn về việc áp dụng thực tế thì sinh viên này “ngọng”. ác công ty là một tổ chức phức tạp, việc quản lý chúng không chỉ nằm trong lí thuyết! Thực chất, chương trình MB là một khoá học về quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh. Không có nhiều người trở thành nhà quản lý giỏi khi học xong lớp học đó.

Page 37: US Guide Handbook - Just do it

34

Giáo sư Henry đã đưa ra một lời khuyên với các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học: “Nếu bạn thực sự quan tâm tới việc quản lý, không quan tâm tới bằng cấp thì bạn nên đi làm để lấy thực tế. Hãy tìm một công việc trong một ngành bạn thích và gắn bó với nó. Hãy thể hiện bản thân, bạn sẽ nhanh chóng đề bạt tới vị trí quản lý. Đó mới chính là lúc bạn nên học về quản lý, học MBA. Khi có thực tế kinh doanh thì học MBA mới hiệu quả!”.

Nên nhớ rằng bằng cấp gần như không có ý nghĩa gì khi đi làm kinh doanh. Việc học cao học quản trị kinh doanh chỉ có thể giúp bạn hệ thống hóa kiến thức và kinh nghiệm sau một thời gian làm việc, không nên đi học MB ngay khi chưa có kinh nghiệm thực tế. [16]

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của 1 fresh graduate theo học MBA:

Năm nay mình apply tổng cộng 4 trường, kết quả như sau:

● Tippie (University of Iowa): rejected after interview. ● Daniel (University of Denver): được 15k, mình apply trường này khóa

MSF, sau thấy chương trình MB Finance của các trường còn lại hay hơn nên khi có kết quả được 15k, mình không buồn negotiate với trường nữa.

● TCU (Texas Christian University): được 25k ● UCI (University of California, Irvine): trường này lịch phỏng vấn sau cùng, lúc đó mình đã quyết định chọn TCU nên cancel phỏng vấn.

Sau cùng, mình chọn TCU. Giờ tổng kết lại, mình rút ra một số kết luận sau đây về quá trình apply của mình, mong sẽ hữu ích cho các bạn apply những năm sau:

● Những điểm thiếu và yếu: ○ Quá ít kinh nghiệm làm việc: thời gian làm việc ngắn, kinh

nghiệm làm việc ít và chưa có chiều sâu, điều này khiến mình rất khó khăn trong brainstorm ý tưởng cho essay. Ví dụ: các essay như why MBA (mình muốn gắn việc đi học MBA với công việc hiện tại và tương lai, đặc biệt chứng tỏ mình sẽ tạo ra thay đổi cho cơ quan của mình), an ethical dilemma, a conflict, an innovation…(in work) đều đòi hỏi phải hiểu biết rõ về cách điều hành, những bất cập… của công ty. Trong khi đó, mình mới làm được 1 năm (đến thời điểm apply), chưa tham gia được mấy khóa đào tạo và mải mê chuẩn bị apply nên cũng không có thời gian đọc văn bản, quy chế. Ngoài ra còn những điểm

Page 38: US Guide Handbook - Just do it

35

yếu như vấp váp trong phỏng vấn; đồng thời kinh nghiệm làm việc ít cũng khiến hồ sơ của mình bớt competitive đi nhiều (cái này là adcom của T U nói). Mình nghĩ nhận định này của trường xuất phát từ quan sát là những sinh viên có ít năm kinh nghiệm làm việc pre-MB thường khó xin được việc ngay sau khi tốt nghiệp, điều đó lại ảnh hưởng đến kết quả Employment của toàn khóa học – một trong những chỉ số quan trọng đánh giá về chất lượng giáo dục của trường. Do đó, cũng dễ hiểu khi các trường muốn nhận những sinh viên có khả năng sớm tìm được việc sau khi tốt nghiệp, và góp phần cải thiện kết quả Employment của trường (cũng tương tự như việc trường thích sinh viên có GM T cao để improve average GMAT của khóa học).

○ Không nỗ lực đến phút cuối cùng: bây giờ thì mình hơi tiếc là đã cancel phỏng vấn với UCI. Vì sau lần phỏng vấn thảm bại với Tippie, mình đã tự kỷ ám thị là với profile như thế này mình sẽ không thể nào có admission + significant scholarship của mấy trường top 30-40; lúc đó mình có suy nghĩ ngớ ngẩn là U I còn rank cao hơn Tippie, Tippie đã loại thì UCI chắc cũng sẽ loại mình. Vậy nên mình từ bỏ UCI luôn. Giờ nghĩ lại cũng thấy tiếc tiếc, nhưng không thay đổi được gì nữa.

● Những điểm đạt: ○ Được tham gia Mentoring Program của USGuide: nếu mình nhớ

không nhầm thì thông báo về chương trình này đăng trên diễn đàn USGuide vào cuối tháng 7/2010. Mình nhìn thấy và chộp lấy ngay lập tức. Soạn V, điền application form, submit và hồi hộp chờ đợi. Lúc nhận được thông báo trở thành mentee của chương trình, thực sự mình đã nhảy cẫng lên vì mừng. Mình đã từng được khuyên là join những diễn đàn như USGuide, VietMBA từ sớm, xây dựng network và nhờ chính các anh, chị mà mình quen làm mentor cho mình. Nhưng thời điểm đó mình chỉ là thành viên mới của cả hai diễn đàn này, việc xây dựng network cấp tốc là không thể, vì vậy được Mentoring Program của USGuide hỗ trợ tìm giúp mình mentor thì đúng là mừng lắm lắm. Những giúp đỡ mình nhận được từ các mentor của mình (chị Hằng, anh Duy) trong và sau quá trình apply thì thực

Page 39: US Guide Handbook - Just do it

36

sự đã vượt quá mong đợi của mình. Do đó, mình khuyến khích những bạn ở tình trạng tương tự và có mong ước tương tự như mình hãy theo dõi và sớm đăng ký tham gia các chương trình như Mentoring của USGuide.

○ Mình may mắn được các recommender hoàn toàn ủng hộ việc đi học cao học tại Mỹ và tạo cho mình điều kiện thoải mái nhất để hoàn thành các LOR này. Theo quan điểm của mình, LOR quan trọng nhất là LOR của direct supervisor.[10]

Q.6 Có thể chọn ngành khác với ngành mình đã học ở đại

học hay không?

Chuyển ngành cũng khá giống như chuyển nhà. Bạn phải hiểu rõ ngôi nhà mình sắp chuyển tới ở đâu, đẹp xấu thế nào, có ưu nhược điểm gì. Và bạn phải căn cứ vào số tiền mà mình có, chi phí của việc chuyển nhà ra sao...

Tương tự như vậy, bạn muốn chuyển ngành học, bạn phải nắm rõ mình sẽ học gì ở ngành đó, nó giúp gì cho mình trong tương lai. Và cũng cân nhắc nền tảng của mình có phù hợp với yêu cầu đầu vào của ngành học đó? Và những khó khăn/thuận lợi khi chuyển ngành. Tóm lại, quyết định chuyển ngành phải trải qua một quá trình suy nghĩ sâu, đã có tìm hiểu kỹ càng chứ không thể làm quyết định sau một giấc mơ đẹp về ngành mới hay vì muốn thoát khỏi những bức xúc với ngành cũ.

Có hai kiểu chuyển ngành:

● Chuyển trong phạm vi Science và Engineering (Khoa học và Công nghệ)

● Chuyển ngành từ Science & Engineering sang MB và ngược lại. ác bước đệm để chuyển ngành thì có thể dài ngắn tùy mỗi người. Nhưng chúng ta cần có kế hoạch để build profile cho phù hợp với ngành mới. Cần có kế hoạch để có một vài trải nghiệm trong lĩnh vực mới (có thể chỉ là đi làm unpaid, volunteer - tình nguyện viên). Những trải nghiệm thực tế cho bạn cái nhìn sâu và chính xác hơn về ngành học mới. [1]

Ví dụ: Có background bên kỹ thuật có thể học MBA không?

MBA dành cho tất cả mọi người với những background khác nhau để giúp họ áp dụng được những kỹ năng vốn có của mình vào môi trường kinh

Page 40: US Guide Handbook - Just do it

37

doanh và làm công việc của 1 người quản lý. Bất cứ chuyên ngành nào cũng phù hợp để học lên MBA. Bạn là sinh viên nghệ thuật? Khả năng giao tiếp sôi nổi hoạt bát với đám đông sẽ khiến bạn trở thành 1 người bán hàng lý tưởng. Bạn là sinh viên tâm lý học? Công việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường đang chờ đón bạn. Biết Tiếng Anh? Mọi công ty đều cần những nhà quản lý có thể viết bằng Tiếng Anh.

Theo 1 nghiên cứu về hồ sơ của những học sinh tham gia khóa MB năm 2012 của các trường danh tiếng như Harvard (HBS), Stanford (GSB), U Penn (Wharton), Northwestern (Kellogg), NYU (Stern), U Virginia (Darden) và U Michigan (Ross), trung bình chỉ có ¼ sinh viên đang theo học MBA có bằng đại học về kinh doanh (thấp nhất là Stanford với 17% và cao nhất là 31% ở Kellogg). ¼ số học viên học chuyên ngành kỹ sư, toán học và khoa học tự nhiên. ½ số còn lại có bằng đại học về nhân học, nghệ thuật, khoa học xã hội hoặc “khác”…

Nếu chưa có bằng về kinh doanh mà muốn học MB , đa số các trường yêu cầu bạn học 1 số khóa học để có được nền tảng cơ bản. Những yêu cầu này còn tùy theo từng trường, nhưng đa số trường đưa ra khóa học về thống kê và kinh tế (những môn mà tất cả những sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh doanh đều đã được học). 1 khóa kế toán cơ bản cũng là cần thiết bởi nó cũng có thể giúp ích cho cả công việc hiện tại của bạn nữa. [6]

Q.7 Phải chuẩn bị những gì nếu muốn chuyển ngành?

● Tìm hiểu kỹ về master ở các trường: ● Các môn bắt buộc để được học master?

○ ác môn tương đương đã học chưa? ○ Email hỏi trường về việc học bù sau.

● Viết SOP: ○ Lý do muốn chuyển ngành (thấy hứng thú với ngành sau khi đi

làm, sau một lần thực tập, khi làm project muốn tìm hiểu sâu hơn về ngành này,vì ngành cũ chưa thỏa mãn điểm gì đó, …)

○ Phải chứng tỏ được đã tìm hiểu kỹ ngành mới chứ không phải chỉ là ham muốn nhất thời.[7]

Page 41: US Guide Handbook - Just do it

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] : Lê Sỹ Tùng, VEF Fellow Cohort 2012, PhD (Chemical Engineering), University of Minnesota;

[2] : MBA Class Size: Big or Small? - http://www.find-mba.com/mba-blog/2011/09/21/mba-class-size-big-or-small/

[3] : Rosalie Targonski - If you want to study in the United States (Book 2: Graduate and professional study and research)

[4] : Fully accredited in America - http://www.iae.edu.vn/broward-college/fully-accredited-in-america

[5] : Mỹ Loan, Phạm Lê - Những tổ chức kiểm định không được công nhận tại Hoa Kỳ - http://www.citc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=228:nhng-t-chc-kim-dnh-khong-duc-cong-nhn-ti-hoa-ky&catid=234&Itemid=898

[6] : Kris Hintz - an I Get an MB if I Wasn‟t a ollege Business Major? - Feb 20th, 2011 - http://careerblog.positionu4college.com/2011/02/20/can-i-get-an-mba-if-i-wasnt-a-college-business-major/

[7] : Trần Sỹ Anh Tuấn – Master in Engineering

[8] : Nguyễn Hữu Thiện - New York Univesity

[9] : Chọn trường – Cân bằng thực tế và mộng mơ, cập nhật ngày 4 tháng 7 năm 2011 http://www.duhocmy.info.vn/chon-truong-can-bang-thuc-te-va-mong-mo.html

[10] : Liên - Apply MBA khi có ít kinh nghiệm làm việc, cập nhật ngày 19 tháng 6 năm 2011 http://usguide.org.vn/threads/li%C3%AAn-apply-mba-khi-c%C3%B3-%C3%ADt-kinh-nghi%E1%BB%87m-l%C3%A0m-vi%E1%BB%87c.2716/

[11] : MBA or MS in Finance ; MA or MS - 27-02-2008 - http://www.vietmba.com/showthread.php?t=1357

Page 42: US Guide Handbook - Just do it

39

[11] : MBA or MS? - August 2010 - http://www.gradschools.com/article-detail/mba-concentration-or-ms-1642

[12] : Should I study/apply for MS or MBA in US after B.Tech/ B.Com ? MBA vs MS fees, degree focus, funding issues. Which is better ? Part – 1 - http://redbus2us.com/should-i-studyapply-for-ms-or-mba-in-us-after-b-tech-b-com-mba-vs-ms-fees-degree-focus-and-funding-issues-explained/

[13] : Should I study/apply MS or MBA in US after B.Tech/ B.Com ? MBA vs MS fees, degree focus, funding ? Which is better ? – Part 2 - http://redbus2us.com/should-i-studyapply-for-ms-or-mba-in-us-after-b-tech-b-com-mba-vs-ms-fees-degree-focus-and-funding-issues-explained-%E2%80%93-part-2/

[14] : Difference Between MBA and MS - http://www.differencebetween.net/miscellaneous/career-education/difference-between-mba-and-ms/

[15] : MBA or MS? - Cập nhật tháng 8 năm 2010 - http://www.gradschools.com/article-detail/mba-concentration-or-ms-1642

[16] : Sinh Viên Việt Nam/Fast Company - Ra trường, đi học MBA, nên không? http://kiemviec.com/vi/cam-nang/ra-truong-di-hoc-mba-nen-khong.35A4EA7D.html

V. TÀI CHÍNH CHO DU HỌC

Q.1 Nên bắt đầu lập kế hoạch tài chính cho việc đi du học ở

Mỹ từ khi nào?

Bắt đầu lập kế hoạch tài chính ngay khi bạn bắt đầu chọn chương trình học, ít nhất 12-18 tháng trước khi bạn lên đường.

Q.2 Tìm thông tin về hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế ở

đâu?

Có rất nhiều trang thông tin hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế. Dưới đây là một vài gợi ý của chúng tôi::

www.edupass.org/finaid;

Page 43: US Guide Handbook - Just do it

40

www.nafsa.org/ (xem mục “Tài trợ và học bổng”);

www.bibl.u-szeged.hu/oseas/aid.html

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo trang web của các trường để tìm thông tin về học bổng cho SV quốc tế tại trang http://scholarship-positions.com

Q.3 Lập kế hoạch tài chính nhƣ thế nào?

● Định giá các nguồn kinh phí cá nhân. ● Xác định các nguồn tài trợ mà bạn đủ tiêu chuẩn để xin cấp. ● Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ.

Q.4 Kế hoạch tài chính nên bao gồm những gì?

● Học bổng của chính phủ Việt Nam (trước đây là học bổng 322, sắp tới sẽ là 911. xin tham khảo tại trang web của Cục Đào tạo với nước ngoài tại địa chỉ http://www.vied.vn, các chương trình hỗ trợ trong khu vực, các ngân hàng, các tổ chức trong nước hoặc doanh nghiệp.

● Tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ: chương trình Fulbright, VEF, World Bank

● Các nguồn tài trợ tư nhân của Hoa Kỳ. ● Các tổ chức quốc tế:

Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và tổ chức các bang của Hoa Kỳ (OAS) là các nguồn tài trợ hứa hẹn. Nhiều khoản tài trợ dành riêng cho các nhóm đặc biệt như phụ nữ, kỹ sư hoặc nhà báo,… Nên đọc kỹ để xem bạn thuộc nhóm nào. Tài trợ từ các quỹ lớn hơn thường dành cho các sinh viên khoa học xã hội, khoa học tự nhiên hoặc khoa học nhân văn.

● ác đại học Hoa Kỳ (chú ý: nếu được một đại học Mỹ cấp học bổng, bạn nên liên hệ với đại học đó xem đối với khoản học bổng này bạn có phải đóng thuế hay không). Có 2 loại song nhìn chung mức độ cạnh tranh là rất cao:

○ Học bổng (merit-based): ■Cấp dựa theo tiêu chuẩn tài năng, thường là sau năm đầu

tiên. ■Hiếm có học bổng nào giúp trang trải tất cả chi phí học tập

và sinh hoạt. ○ Các hình thức hỗ trợ tài chính khác:

Page 44: US Guide Handbook - Just do it

41

Hình thức tài trợ phổ biến nhất ở cao học, thường bằng tiền mặt, đòi hỏi phải làm việc trong lĩnh vực học tập của mình (khoảng 20 giờ/ tuần), đôi khi bao gồm 1 giấy miễn giảm học phí hoặc dịch vụ phí. Có 3 loại:

■Làm trợ giảng (Teaching Assisstanship): ■ Các trợ giảng (TAs) phụ trách các lớp thí nghiệm

bậc cử nhân, hướng dẫn các nhóm thảo luận hoặc dạy các lớp ít sinh viên tại các khoa của các trường có nhiều sinh viên bậc cử nhân theo học các khóa đại cương.

■ Ứng viên phải đạt điểm cao trong kỳ thi Tiếng anh đàm thoại (TSE) hoặc điểm Speaking trong TOEFL/IELTS (tùy yêu cầu mỗi ngành. Dao động từ 23-36 speaking trong TOEFL iBT) mới có thể nhận học bổng trợ giảng.

■Làm trợ nghiên cứu (Research Assisstanship): ■ Ưu điểm: có thể liên quan đến luận án tốt nghiệp

hoặc các dự án học thuật lâu dài. Có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành của mình, chuẩn bị cho luận án sau này.

■ Tiêu chuẩn tuyển chọn: dựa vào công trình nghiên cứu đã thực hiện, kỹ năng nghiên cứu, khả năng tiếng nh (đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật), khả năng viết lách và kinh nghiệm làm việc nhóm.

■Hỗ trợ hành chính: ■ Làm việc 10 – 20 giờ/ tuần trong các văn phòng

hành chính của trường như Văn phòng sinh viên quốc tế.

■ Nên liên hệ với từng phòng của các đại học, đọc thêm tài liệu của trường để biết nơi gửi hồ sơ, 1 số trường có thể có nơi nhận hồ sơ chung.

■ Các khoản vay: ■ Trước khi vay cần biết bạn sẽ hoàn trả bằng cách

nào và các khoản vay sẽ ảnh hưởng ra sao đến kế hoạch học tập sau này và việc trở về nước của bạn.

■ Liên hệ các trung tâm thông tin hoặc tư vấn để biết các thủ tục vay dành cho sinh viên nước bạn.

Page 45: US Guide Handbook - Just do it

42

■Tuyển dụng: làm việc bán thời gian trong và ngoài trường (song theo chính sách của chính phủ, các sinh viên quốc tế bị hạn chế và mức lương tương đối thấp).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Rosalie Targonski, If you want to study in the United States – Book 2: Graduate and professional study and research

VI. CÁC KỲ THI CHUẨN HÓA (STANDARDIZED TEST) IELTS

- TOEFL - GMAT - GRE

1. TOEFL/IELTS

1.1. ĐẶC ĐIỂM BÀI THI

TOEFL (Test Of English as a Foreign Language)

IELTS (International English Language Testing System)

Thông tin chung

TOEFL là bài kiểm tra trình độ tiếng Anh (Mĩ). TOEFL đánh giá kĩ năng hiểu và sử dụng tiếng Anh chuẩn Mĩ của một người có đạt đến trình độ có thể sử dụng ở bậc đại học. [1]

IELTS là hệ thống kiểm tra anh ngữ quốc tế, kiểm tra về sự thành thạo Anh ngữ. [2]

Các dạng bài thi

● TOEFL PBT (trên giấy) ● TOEFL CBT (trên máy tính) ● TOEFL iBt (trên Internet) *Note: TOEFL iBT đang từng bƣớc thay thế hoàn toàn dạng thi trên giấy (PBT) và dạng thi trên máy

tính (CBT). [1]

*Các mục dƣới đây chỉ để cập đến TOEFL iBT

- Academic (khối học thuật)

- General training (khối đào tạo chung)

[2]

Các phần thi

Nghe, Nói, Đọc, Viết [1] Nghe, Nói, Đọc, Viết [2]

Page 46: US Guide Handbook - Just do it

43

Tổ chức quản lý và điều hành

ơ quan khảo thí giáo dục (Mĩ) (Educational Testing Service - ETS) [1]

● ESOL của Đại học Cambridge ● Hội đồng Anh ● Tổ chức giáo dục IDP của Úc [2]

Hiệu lực

2 năm 2 năm

Cách thức đăng ký

- Đăng ký online qua trang web của viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ http://www.ets.org

- Đăng ký qua công ty IIG Việt Nam (Tham khảo: http://www.toefl.com.vn )

Tham khảo:

1. http://www.vietnam.idp.com 2. http://www.britishcouncil.org/vi

Thời gian

làm bài

4,5 giờ 2,45 giờ

Thang điểm

0-120 0-9

Lệ phí $160-$250 (tùy thuộc vào địa điểm thi)

3.200.000 VND

Tham khảo thêm tại http://www.ielts.org/

Nhận kết quả thi

Kết quả sẽ được gửi đến thí sinh 13 ngày sau kỳ thi

Kết quả sẽ được gửi đến thí sinh13 ngày sau kỳ thi

Page 47: US Guide Handbook - Just do it

44

1.2. CÂU HỎI CHUNG

Q.1 Nên thi IELTS hay TOEFL thì tốt hơn khi muốn du học

Mỹ? Cái nào khó/ dễ hơn?

Việc nên thi IELTS hay TOEFL phụ thuộc vào yêu cầu của trường bạn muốn đăng ký. Thông thường khối Bắc Mỹ gồm Mỹ và anada thường chuộng TOEFL, ít chấp nhận IELTS. Khối Liên hiệp Anh gồm Anh, Australia, New Zealand và các nước châu Âu thường chọn IELTS nhưng vẫn chấp nhận TOEFL. Như vậy, có thể thấy rằng tầm hoạt động của TOEFL rộng hơn. Tuy nhiên, các trường đại học Hoa Kỳ đang từng bước chấp nhận

điểm IELTS (chi tiết tham khảo tại câu 3).[3]

Về mặt đánh giá độ khó/ dễ, không thể đánh giá IELTS hay TOEFL khó/ dễ hơn. Điểm mấu chốt là bạn hiểu và quen đặc điểm, cấu trúc bài thi của từng dạng để có định hướng ôn tập phù hợp. Tuy nhiên, dựa vào kinh nghiệm, cô Nguyễn Thùy Linh (Giảng viên Tiếng Anh, TOEFL 112, IELTS 8.5) có lời khuyên như sau: [4]

● Nếu cần thi cấp tốc, học trong thời gian ngắn, chỉ quan tâm đến điểm thì nên ưu tiên IELTS vì dạng bài IELTS dễ làm quen và có thể nhanh chóng thích ứng với hình thức thi hơn so với TOELF iBT.

● Nếu có thời gian và muốn chuẩn bị cho quá trình du học sau này thì lựa chọn phù hợp là TOEFL iBT vì

o TOEFL iBT cung cấp nền tảng kiến thức tốt hơn qua các bài đọc, nghe.

o Các kỹ năng như note-taking (ghi chép), paraphrasing (diễn giải), summarizing (tóm tắt), synthesizing (tổng hợp) và sự liên kết các kỹ năng (intergrated skills) trong bài thi TOEFL iBT rất có ích cho quá trình học ở trường Đại học nước ngoài, đặc biệt các bạn chưa có cơ hội du học nước ngoài bao giờ.

o Hơn nữa học TOEFL giúp ích cho quá trình ôn và thi GRE hơn so với IELTS (theo kinh nghiệm của cá nhân cô)

Q.2 Các trƣờng đại học Mỹ có chấp nhận điểm IELTS không?

Hiện tại có hơn 3.000 trường tại Mỹ công nhận IELTS trong đó bao gồm cả những trường hàng đầu. Danh sách về những trường Mỹ chấp nhận điểm thi IELTS các bạn có thể tham khảo tại

Page 48: US Guide Handbook - Just do it

45

http://www.ielts.org/pdf/USA_Recognition_List.pdf

Q.3 Có thể quy đổi điểm IELTS và TOEFL không và bằng

cách nào?

Bạn có thể tham khảo thước quy đổi giữa IELTS và TOEFL iBT tại địa chỉ:

http://www.ets.org/toefl/institutions/scores/compare

Đồng thời bạn cũng nên đối chiếu với trường mà bạn định nộp đơn xem học yêu cầu điểm IELTS hay TOEFL và nếu có thể chuyển đổi được thì thang chuyển đổi của trường là như thế nào.

Q.4 Nên chuẩn bị ôn luyện và thi TOEFL/IELTS trong khoảng

bao lâu trƣớc khi nộp hồ sơ?

Việc ôn luyện TOEFL /IELTS trong bao lâu là phụ thuộc vào khả năng Tiếng nh cũng như khả năng tiếp thu của mỗi người. Thông thường, bạn nên sắp xếp thi TOEFL /IELTS để xác định khả năng Tiếng Anh của mình càng sớm càng tốt, ít nhất là 1 năm trước khi dự tuyển. Tuy nhiên, vì điểm các kỳ thi này chỉ có giá trị trong 2 năm nên việc ứng tuyển nên được thực hiện trong khoảng thời gian điểm TOEFL /IELTS còn hiệu lực. [5]

Q.5 Mức điểm IELTS/TOEFL để nộp hồ sơ du học là bao

nhiêu?

Đặc thù của IELTS/TOEFL là không có quy định về điểm đỗ hay điểm trượt. Tùy vào yêu cầu của trường bạn nộp đơn, chương trình học và số lượng đơn xin học bổng mà người học cần có số điểm bao nhiêu để có thể xin được học bổng.

Với IELTS, các trường đại học thường yêu cầu IELTS từ 6.0 đến 6.5, một số trường chấp nhận 5.5. òn đối với các trường đại học danh tiếng và các chương trình sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) điểm IELTS được yêu cầu là từ 6.5 đến 7.0. [6]

Với TOEFL iBT, bạn cần đạt số điểm 80-90 là ít nhất cho các chương trình bình thường và trên 100 cho các chương trình học với mức độ cạnh tranh cao và có uy tín lớn trên thế giới. [7]

Chi tiết về lịch thi, thời gian và địa điểm thi bạn tham khảo tại một số địa chỉ uy tín như :

Page 49: US Guide Handbook - Just do it

46

● IELTS

http://www.britishcouncil.org/vi/vietnam.htm

http://www.vietnam.idp.com

● TOEFL

http://www.toefl.com.vn

Q.6 Làm thế nào để đánh giá mức xuất phát điểm trình độ

tiếng Anh của bạn và xác định khoảng thời gian cần thiết để

đạt điểm TOEFL/ IELTS mục tiêu?

Để bắt đầu một quá trình ôn luyện TOEFL thực sự hiệu quả trình độ Anh ngữ của các bạn cũng cần đạt đến một mức độ nhất định. Các bạn có thể đến các trung tâm Tiếng Anh hoặc các lớp luyện thi để làm bài kiểm tra đầu vào (thường gọi là Diagnostic test) để kiểm tra trình độ của mình. Bạn có thể dựa vào kết quả của bài kiểm tra này để đưa ra mục tiêu, kế hoạch ôn tập phù hợp. [8]

Ngoài ra bạn có thể tự làm bài kiếm tra (từ các sách luyện thi hoặc Internet) dưới áp lực thời gian để tự đánh giá trình độ của mình.

Q.7 Có nên tự học TOEFL/IELTS tại nhà hay đến các trung

tâm tiếng Anh? Nếu tự học thì học nhƣ thế nào (một mình

hay học nhóm, online hay offline?). Lập nhóm tự học thế

nào? Cách chọn bạn học nhóm và phƣơng pháp học nhóm cụ

thể ra sao cho hiệu quả?

Việc tự học TOEFL/IELTS hay đến các trung tâm Tiếng Anh là hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Mỗi phương thức học có những ưu, nhược điểm riêng. Hy vọng phân tích sau sẽ giúp bạn lựa chọn ra cách học phù hợp nhất với mình.

● Tự học

Hình thức này phù hợp với những người kiên trì và chăm chỉ, chịu khó tham khảo tài liệu và có phương thức ôn tập khoa học, đúng cách. Hơn nữa, hình thức này giúp người học tiết kiệm được thời gian, công sức và một lượng đáng kể tiền bạc so với việc học ở trung tâm. [8]

Page 50: US Guide Handbook - Just do it

47

Tuy nhiên, với hình thức này người học rất dễ nản chí và bỏ cuộc khi không thể tự khích lệ bản thân. Hơn nữa, rất khó để người học tự kiểm tra kỹ năng speaking và writing.

Việc kết bạn và học theo nhóm có thể khắc phục những nhược điểm trên của việc tự học.

● Phương thức học nhóm [8]

Đây là hình thức học tương đối phổ biến đối với các bạn đã có vốn tiếng nh tương đối tốt và có khả năng tự học. Số lượng thành viên thích hợp cho một nhóm dao động từ 6-10 người.

Một nhóm học thành công cần có một số yếu tố sau:

○ ó trưởng nhóm tích cực: nhiệm vụ của trưởng nhóm là lập hòm thư chung (các bạn có thể sử dụng mail group của gmail để tiện trao đổi thông tin), tạo sự thân thiết giữa các thành viên và thúc giục các bạn tham gia ôn luyện đều đặn.

○ Trong nhóm có một vài thành viên chủ chốt, là những người học khá tốt, và có quyết tâm thi đạt điểm cao. Những thành viên này sẽ là người dẫn dắt các thành viên khác trong nhóm cùng nỗ lực, giúp các bạn khác sửa bài viết, sửa phát âm, giải thích các thắc mắc…

○ Trình độ Anh ngữ của các thành viên không quá chênh lệch, có như thế các bạn mới có thể lập cho mình một Thời khoá biểu ôn luyện phù hợp và được nhất trí cao.

Địa điểm tổ chức các nhóm học có thể là nhà riêng hoặc phòng thuê (các bạn có thể đến trực tiếp liên hệ với các trường Tiểu học, Trung học trong địa bàn của mình để thuê phòng vào các buổi tối sau giờ tan lớp hoặc bất cứ địa điểm nào phù hợp mục đích học tập).

Ưu điểm của hình thức học này là các bạn được chủ động lên chương trình học phù hợp với mục tiêu của mình và tốn ít chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của cách học này là các thành viên thường thiếu quyết tâm ôn luyện dẫn đến dễ bỏ cuộc giữa chừng hoặc học không tích cực.

Để khắc phục nhược điểm trên của việc học nhóm bạn nên kết nối với những nhóm học có chất lượng và hoạt động bền bỉ lâu dài, ví

Page 51: US Guide Handbook - Just do it

48

dụ: nhóm học của USGuide (thông tin tham khảo thêm tại www.usguide.org.vn )

● Học ở trung tâm [8]

Đây là lựa chọn tương đối phổ biến đối với hầu hết các bạn muốn ôn thi TOEFL hiện nay.

Ƣu điểm:

○ Tiếp xúc với giáo viên bản ngữ khi học ở trung tâm; ○ Có giáo trình dạy bài bản; ○ ó được cả giáo viên Việt Nam, là người hiểu được những vấn đề mà học sinh Việt Nam hay mắc phải khi học;

○ Được các giáo viên cố vấn và sửa bài; ○ Được dạy viết theo template (theo mẫu đã có sẵn); ○ Có nhiều học viên để trao đôi với nhau trong lớp học.

Các bạn có thể tham khảo giá cả và chất lượng của một số trung tâm như: Language Link, cet, pollo, Equest, Summit SES, ME ...

Nhƣợc điểm:

○ Nếu lớp học quá đông người, giáo viên khó có thể bao quát hết người học người học để đưa ra những nhận xét và lời khuyên phù hợp;

○ Chất lượng của một số trung tâm không được tốt. Nhiều trung tâm mọc lên theo trao lưu, quan tâm đến việc kinh doanh có lời hơn là kết quả của người học.

○ ác trung tâm thường quảng cáo “đảm bảo đầu ra và số điểm mục tiêu” cho người học. Điều này rất dễ đến tâm lý an tâm, làm giảm ý chí tự học của người học.

Q.8 Làm thế nào đế kiểm tra tiến độ ôn tập?

Bạn nên đặt kế hoạch kiểm tra tiến độ học tập định kỳ theo tuần, tháng. Bạn có thể dùng các bài kiểm tra trong các sách ôn luyện và dành riêng một buổi làm nghiêm túc để tự đánh giá các kĩ năng của mình. Các progress test (bài kiểm tra sự tiến bộ) sẽ giúp bạn nhìn lại những điểm mạnh, điểm yếu của mình để khắc phục trong thời gian ôn tiếp theo cũng như giúp bạn quen với áp lực thời gian như thi thật. Dựa vào kết quả kiểm tra có thể liên tục điều chỉnh các ưu tiên cho chương trình ôn luyện của mình để dần dần nâng cao cả 4 kĩ năng một cách toàn diện. [8]

Page 52: US Guide Handbook - Just do it

49

Hiện nay, ETS có dịch vụ cung cấp bài kiểm tra thử khá hữu dụng cho việc chuẩn bị thi TOEFL iBT. Chi phí và thông tin chi tiết về bài kiểm tra thử của ETS bạn tham khảo tại:

www.ets.org/toefl/ibt/prepare/valuepacks/

1.3. KINH NGHIỆM HỌC & THI TOEFL

a) Xác định mục tiêu, lập kế hoạch học tập [8] ● Chuẩn bị về mặt tinh thần

Hãy đặt mục tiêu cụ thể cho chính mình, ví dụ bạn phấn đấu sau 3 tháng ôn luyện bạn sẽ thi TOEFL đạt trên 100 điểm IBT. Với một mục tiêu cụ thể và "tham vọng" bạn sẽ cảm thấy mình liên tục phải nỗ lực và dễ dàng vượt quá những khó khăn trong quá trình học như phải ròng rã đọc sách, nghe đài, làm Test bằng tiếng Anh, thức khuya và từ bỏ nhiều cuộc chơi với bạn bè. Hãy luôn nghĩ đến "Bục vinh quang", như là tưởng tượng cảm giác khi mà bạn nhận được kết quả 100 điểm IBT mà ETS gửi về, đấy cũng là một cách giúp bạn hưng phấn hơn để tiếp tục đẩy mạnh quá trình ôn luyện của mình.

● Chuẩn bị cơ sở vật chất

Hình thức thi TOEFL IBT là hình thức thi hiện đại hoàn toàn trên máy tính kết nối Internet tốc độ cao. Do đó các bạn cũng cần trang bị cho mình một máy tính cá nhân tốt để cài đặt các chương trình học tiếng Anh, nghe, thu âm trực tiếp, luyện viết và làm các bài Test trên máy.

● Sắp xếp thời gian biểu

Lên kế hoạch ôn luyện liên tục, đều đặn trong khoảng thời gian mà bạn dự định. Tuy nhiên cũng cần có một khoảng thời gian gọi là "dự trù" nếu có 3 tháng ôn thi, bạn nên lập kế hoạch cho 2,5 tháng để hoàn thành toàn bộ những mục tiêu ôn luyện của mình.

Theo kinh nghiệm, cách ngày thi 2 tuần – 1 tháng, bạn nên tập trung hoàn toàn vào làm bài kiểm tra thử đều đặn, 1 – 3 ngày/bài để bộ não làm quen với việc tư duy dưới áp lực thời gian. Đây là khoảng thời gian mà bạn hoàn thiện lại toàn bộ kĩ năng làm bài thi để chuẩn bị cho kỳ thi.

Page 53: US Guide Handbook - Just do it

50

b) Từ vựng Từ vựng là một kỹ năng khá quan trọng đối trong kỳ thi TOEFL iBT. Vốn từ vựng tốt là nền tảng để bạn thực hiện tốt 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong bài thi TOEFL iBT. Dưới đây là một số phương pháp học từ mới hiệu quả. [9]

● Phƣơng pháp 1: Word lists Các từ trong Word Lists là những từ cần thiết nhất và có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong kỳ thi. Đối với TOEFL iBT bạn nên học essential academic word lists (khoảng hơn 600 words). Bạn có thể dùng Flash ards để học từ vựng trong word lists. Một bên của flash card các bạn ghi từ mới cần phải học, phiên âm, và các cấu trúc của từ đó. Mặt bên kia của flash card, bạn ghi định nghĩa hoặc ít nhất 1 từ đồng nghĩa (synonym) và 1 ví dụ mà trong đó từ mới bạn đang học là từ trọng tâm (key word).

● Phƣơng pháp 2: Word Fomation (cấu tạo từ) Học prefix (tiền tố), root (từ gốc), suffix (hậu tố). Việc ghi nhớ roots, prefix và suffix sẽ giúp bạn nhớ từ mới tốt hơn, và đặc biệt là đoán nghĩa của từ mới (khi làm bài Reading) tốt hơn.

● Phƣơng pháp 3: Vocabulary and Reading (kết hợp việc đọc và học từ) Bạn có thể kết hợp học đọc và học từ mới hiệu quả bằng cách chọn một bài báo Tiếng nh và đọc 3 lần, lần một bạn đọc lướt để nắm ý bài báo và gạch chân từ mới, lần 2 đọc cẩn thận và đoán nghĩa của từ mới bạn gạch chân, lần 3 tra từ điển Anh- nh để kiểm tra nghĩa các từ bạn vừa đoán. Cách này giúp bạn rèn luyện được kỹ năng đọc hiểu đồng thời giúp bạn hiểu và nhớ từ mới lâu hơn.

c) Lời khuyên cho từng kỹ năng 1. Reading Reading trong TOEFL yêu cầu khả năng đọc hiểu. Mức độ bài đọc không quá khó, nhưng cũng không quá dễ. Điều cơ bản là các bạn không phải đọc nhiều, mà là đọc chất lượng. Với bài đọc của TOEFL bạn cần đọc chắc, nắm rõ ý chính, ý phụ của bài và sử dụng tốt các kĩ năng cũng như chiến thuật để tìm ra đáp án chính xác nhất. Bạn nên tìm đọc các sách có dạy rất chi tiết về các cách xử lý từng câu hỏi trong bài

Page 54: US Guide Handbook - Just do it

51

Reading TOEFL iBT như Barron's How to Prepare for the TOEFL iBT, Delta's Key to the next generation hay Kaplan 2008-2009. [10]

Ngoài ra, bạn có thể trau dồi vốn từ vựng và nâng cao khả năng đọc hiểu bằng cách đọc báo bằng tiếng anh như NYTimes, BB , NN, etc.

● Listening Bài thi Listening trong TOEFL iBT được chia làm 2 dạng: dạng 1 là các đoạn hội thoại xoay quanh chủ đề trường lớp và các vấn đề trong học tập và dạng 2 là các bài giảng của các giáo sư về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị,.v.v... Đối với dạng 1 là các đoạn hội thoại, các bạn có thể luyện nghe qua các bộ phim trên các kênh Star Movies, HBO, CineMax, Disney Channel hay Star World. Học nghe qua các bộ phim không những tạo được sự hứng thú do nội dung phim đem lại, mà còn giúp người xem luyện phát âm, tập nhận dạng từ bằng cách vừa nghe vừa xem phụ đề tiếng Việt, luyện trọng âm và nhất là các cách diễn đạt.

òn đối với các bài giảng, các bạn có thể xem trên các kênh Discovery Channel, National Geography hay các kênh khoa học đời sống khác. Khi tích lũy được kiến thức nền tốt, nhiều khi các bạn có thể trả lời câu hỏi mà không cần nhớ nội dung bài nghe. Đó có thể là một thuận lợi lớn nếu bài nghe quá nhanh và bạn không thể ghilại được hết các ý có trong bài. [10]

● Speaking Bạn chỉ có một phút cho mỗi câu hỏi phần nói vì thế dùng những từ thông thường, nói rõ ràng, trôi chảy, phát triển ý tốt.

Để phản xạ tốt, nên luyện suy nghĩ bằng tiếng Anh và nên luyện nói hàng ngày. Mỗi ngày lấy ra 3, 4 topics (lấy trong file Speaking Notes) để luyện.

Đọc và nghe nhiều cũng giúp bạn vừa có thêm ý tưởng trong bài nói, vừa học thêm được từ vựng và cách diễn đạt của người bản xứ. để phục vụ phần Integrated Speaking, bạn nên đọc và nghe rồi tập tóm tắt và phát biểu cảm nhận, quan điểm riêng về vấn đề mình đọc/nghe.

Pronunciation khá quan trọng trong phần nói vì nó ảnh hưởng đến việc giám khảo có hiểu điều bạn nói hay không. Vì thế bạn cũng nên chú

Page 55: US Guide Handbook - Just do it

52

trọng đến phát âm sao cho đúng và chú ý luyện phát âm hàng ngày. [11]

● Writing Khi học TOEFL iBT Writing, các bạn sẽ thấy các câu hỏi trong đề thi sẽ xoay quanh bộ 185 đề do ETS* biên soạn. Các bạn có thể in bộ câu hỏi đó ra, và sẽ thật tuyệt vời khi bạn có thể dùng tài liệu đó để luyện Speaking. Mỗi ngày học khoảng 5 câu, với mỗi câu, dành ra khoảng 30 giây để đọc và 1 phút để suy nghĩ về câu trả lời. Thông thường, các câu hỏi sẽ hỏi theo 2 hướng: hướng tích cực và hướng tiêu cực của một vấn đề. Chính vì vậy, các bạn cũng nên suy nghĩ và trả lời theo cả 2 hướng và cố gắng liệt kê ra đủ ý trong thời gian nói là 1 phút nhưng vẫn phải đủ để bạn phát triển ý nếu phải viết trong 30 phút. Như vậy bạn có thể được chuẩn bị kĩ càng về kiến thức nền, mức độ trôi chảy, cách diễn đạt và phản xạ nhanh đối với câu hỏi được đưa ra. [10]

d) Tài liệu ôn tập Dưới đây là gợi ý một số cuốn sách và CD-ROM tiêu biểu trợ giúp cho việc

ôn thi TOEFL[12]

● The Official ETS Study Guide (OG): Đây là tài liệu chính thức từ ETS cung cấp nhiều chiến lược hay cho việc ôn tập, đặc biệt dạng bài luyện tập khá sát với đề thi thật nên được coi là cuốn sách không thể thiếu cho việc luyện thi TOEFL.

● Delta's Key to the Next Generation TOEFLTest: Advanced Skill Practice for the Ibt (Delta): cuốn sách chứa nhiều đề luyện thi, thích hợp với mọi trình độ (từ cơ bản đến nâng cao). Những bạn có nhiều thời gian ôn tập (trên 4 tháng) hoặc có ít thời gian (khoảng 2 tháng) đều có thể sử dụng.

● TOEFL iBT with CD-ROM (Kaplan): Phần đọc và nghe khá khó. Có một điểm khác biệt là Kaplan chia theo chủ đề và luyện kĩ năng cũng theo chủ đề, phù hợp khi ôn vào giai đoạn cuối.

● How to Prepare for the TOEFL iBT (Barron): Điểm nổi bật của cuốn sách là phần nghe khá phong phú, là một tài liệu đáng tham khảo

● Longman Preparation Course for the TOEFL Test: Next Generation (iBT) with CD-ROM and Answer Key: Cuốn sách dùng cho những bạn ôn luyện TOEFL ở trình độ cơ bản, thích hợp với những bạn có nhiều thời gian ôn tập.

Page 56: US Guide Handbook - Just do it

53

● Pass Key to the TOEFL iBT with Audio CDs (Barron's Pass Key to the TOEFL): Cuốn sách thích hợp với những người có trình độ cơ bản và không có nhiều thời gian chuẩn bị.

● Cracking the TOEFL with Audio CD (Princeton):Princeton có template cho phần Speaking và Writing khá hữu ích, đáng tham khảo.

1.4. IELTS

ũng giống với TOEFL, bạn hoàn toàn có thể tự học ở nhà. Bạn cũng cần xác định mục tiêu học và kiểm tra trình độ hiện tại của mình để có kế hoạch ôn tập hợp lý. Dưới đây là lời khuyên khá hữu ích cho từng kỹ năng

từ kinh nghiệm của những bạn đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. [13]

a) Kỹ năng nghe Trong quá trình luyện tập, bạn nên nghe lại nhiều lần, ghi nhớ những câu sai và tìm ra nguyên nhân để tránh mắc lỗi lần sau. Luyện nghe nhiều đều đặn từ nhiều nguồn khác nhau: báo, đài, bài hát,…để làm quen với môi trường Tiếng Anh.

Trong khi làm bài thi, quy tắc quan trọng nhất là phải cố đọc trước câu hỏi và cố hình dung câu trả lời như thế nào trước khi máy bắt đầu đọc. Trước mỗi phần bài nghe đều có thời gian cho ta đọc trước câu hỏi, bạn nên sử dụng tốt thời gian này, bài nghe sẽ dễ dàng hơn nhiều. (Bùi Thành Nhân, học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, IELTS 8.5, điểm nghe 9)

b) Kỹ năng Đọc Đọc bất kỳ bài báo tiếng Anh nào mình bắt gặp để tăng tốc độ đọc và khả năng hiểu ý chung của bài đọc. Một khi tốc độ đọc được cải thiện, các bạn sẽ thấy thoải mái hơn trong khi đọc và đoán những chữ khó. (Thiên Trang, IELTS 8.0, điểm đọc 9)

Bạn nên đọc lướt qua và nắm ý chính của bài, sau đó nhìn vào câu hỏi. Bạn nên gạch dưới những "từ khóa" của câu hỏi rồi tìm trong bài những từ đó (có thể có từ giống hệt, hoặc là từ khác nhưng cùng nghĩa). Như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. (Bùi Thành Nhân, IELTS 8.5, điểm đọc 9)

c) Kỹ năng Viết Lời khuyên đối với phần thi viết là bạn nên chú ý đến Task 2 hơn (vì Task 2 chiếm nhiều điểm hơn (Thiên Trang, IELTS 8.0). Quan trong

Page 57: US Guide Handbook - Just do it

54

nhất là phân bố thời gian hợp lý, thời gian cho phép là 60 phút nhưng bạn nên dành ra 10 phút cuối để kiểm tra lại bài trước khi nộp. Khi viết nên dùng cấu trúc và vốn từ đa dạng, đừng dùng những cấu trúc quá đơn giản, lặp lại vì như vậy sẽ không được điểm cao (Mỹ Linh, sinh viên ĐH Quốc tế - ĐHQG TpH M, IELTS 8.0)

d) Kỹ năng Nói Ở phần thi nói, bạn nên tự tin vào bản thân và luôn tươi cười. Tuy cách nói chuyện và tác phong nói chuyện không nằm trong tiêu chí chấm điểm nhưng phong thái tự tin và nụ cười sẽ làm cho không khí thi bớt phần căng thẳng và giúp đầu óc mình thoài mái hơn rất nhiều. Điều quan trọng là bạn nên kéo dài câu trả lời để thể hiện khả năng nói, đừng đưa ra những câu trả lời cộc lốc. Hãy dùng những từ vựng khó và những cấu trúc văn phạm phức tạp trong phần thi này vì đây chính là thời điểm thích hợp để mình "khoe khoang" trình độ tiếng Anh của bàn thân. (Minh Dũng, sinh viên ĐH Kiến trúc Tp.HCM, IELTS 8.0)

● Từ vựng Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp học từ vựng như với TOEFL

● Tài liệu ôn tập [14] ○ Ngữ pháp:

Cambridge Grammar for IELTS

○ Từ vựng: Check your vocabulary for English for the IELTS

Cambridge vocabulary for IELTS

○ Sách ôn luyện 4 kĩ năng Focusing on IELTS Preparation and Practice for IELTS IELTS to Success

A book for IELTS

○ Các sách luyện đề Cambridge IELTS từ 1 đến 8 IELTS Practice Tests (Peter May) IELTS Practice Test PLus

Page 58: US Guide Handbook - Just do it

55

Có rất nhiều tài liệu cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả ôn tập cao nhất, bạn nên tham khảo nhận xét khách hàng tại một số trang bán hàng nổi tiếng như mazon (http://www.amazon.com ).

Ngoài ra, còn rất nhiều tài liệu khác, bạn có thể tham khảo các trang web sau để tìm hiểu thêm và download tài liệu

http://www.englishtips.org

http://www.tienganh.com.vn

http://www.ebooktienganh.com

http://www.tienganhonline.net

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Wikipedia, TOEFL, cập nhật ngày 18 tháng 6 năm 2012, http://vi.wikipedia.org/wiki/TOEFL

2. Wikipedia, IELTS, cập nhật ngày 13 tháng 7 năm 2012, http://vi.wikipedia.org/wiki/IELTS

3. Thanh niên, Chọn TOEFL hay IELTS?, cập nhật ngày 27 tháng 11 năm 2003, trích từ http://vietbao.vn/Giao-duc/Chon-TOEFL-hay-IELTS/10842102/204/

4. Cô Nguyễn Thùy Linh, Giảng viên Tiếng Anh, http://ispeaking.org/gi%E1%BA%A3ng-vien-ispeaking/

5. Education United States of America, If You Want to Study in the United States: Graduate Study, English Proficiency, p. 32, http://www.educationusa.info/5_steps_to_study/Bk2_English.pdf

6. Yola, Tìm hiểu về kỳ thi IELTS, Thang điểm của IELTS, http://www.yola.vn/ielts/tim-hieu-ve-ky-thi-ielts.html

7. Thanh niên, Tư vấn trực tuyến: Kinh nghiệm “săn” học bổng Mỹ và học TOEFL từ ETS, Chị Ngô Thùy Ngọc Tú: Giám đốc Chiến lược - Giáo dục, Học viện Yola, ĐH Stanford, cập nhật ngày 31 tháng 5 năm 2012, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120528/tu-van-truc-tuyen-kinh-nghiem-san-hoc-bong-my-va-hoc-toefl-tu-ets.aspx

8. SVUS Wiki, TOEFL, http://www.svus.org/wiki/index.php?title=TOEFL 9. Thầy Nguyễn Hải Hà, Chia sẻ phương pháp học TOEFL iBT hiệu quả

của Thầy Hà, cập nhật ngày 30 tháng 6 năm 2011,

Page 59: US Guide Handbook - Just do it

56

http://usguide.org.vn/index.php?threads/chia-s%E1%BA%BB-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-h%E1%BB%8Dc-toefl-ibt-hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-c%E1%BB%A7a-th%E1%BA%A7y-h%C3%A0.2770/

10. Các mẹo nhỏ luyện thi TOEFL iBT, cập nhật ngày 9 tháng 7 năm 2012, http://www.giaoducmy.vn/showthread.php?t=3957

11. Kinh nghiệm ôn thi TOEFL iBT, cập nhật ngày 5 tháng 4 năm 2011, http://vietphd.org/index.php?option=com_content&view=article&id=39&Itemid=2

12. Đánh giá sách luyện thi TOEFL iBT, cập nhật ngày 30 tháng 6 năm 2011, http://www.giaoducmy.vn/archive/index.php/t-691.html

13. British Council, Kinh nghiệm luyện thi IELTS của thí sinh http://www.britishcouncil.org/vi/vietnam-exams-ielts-experience.htm

14. Sách luyện Ielts - nên và không nên dùng, cập nhật ngày 29 tháng 5 năm 2011 http://tailieutienganh.wordpress.com/2011/05/29/sach-luyen-ielts-nen-va-khong-nen-dung/

1.5. GRE/GMAT

Q.9 Phân biệt GRE, GMAT? Ai nên thi GRE, ai nên thi GMAT?

● GMAT là tên viết tắt của The Graduate Management dmission Test là một bài thi chuẩn hóa trên máy tính được các trường kinh doanh coi là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc tuyển sinh đầu vào cũng như là cơ sở cho việc xét học bổng sau đại học. GM T đánh giá khả năng ngôn ngữ, toán và kỹ năng phân tích của các ứng viên chứ không phải là bài kiểm tra về mảng kiến thức cụ thể của ngành kinh doanh hay như kỹ năng giao tiếp. Điểm tối đa của bài thi là 800 điểm. Bạn nên thi GM T nếu muốn vào các trường theo học Master of Finance, Master of Accountancy hay MBA [1].

● The Graduate Record Examinations hay còn gọi tắt là GRE là một bài thi chuẩn hóa của ETS, được dùng làm một trong các tiêu chỉ tuyển sinh và xét cấp học bổng cho các trường cao học ngành khoa học, kỹ thuật, trừ luật, dược và y khoa [2]. Tuy nhiên, một số trường kinh doanh hiện nay chấp nhận cả GRE lẫn GM T. Danh sách các trường các bạn có thể tìm thấy ở địa chỉ:

Page 60: US Guide Handbook - Just do it

57

< http://www.ets.org/gre/revised_general/about/mba/programs/>

GRE Tổng quát (GRE General) đánh giá khả kỹ năng sử dụng ngôn từ, định lượng, phân tích và suy luận; trong khi các bài GRE Chuyên ngành lại đánh giá trình độ của bạn ở 14 lĩnh vực khác nhau [3]. GRE đòi hỏi nhiều hiểu biết về từ vựng và kỹ năng viết hơn GM T. Nếu khả năng tiếng nh và kỹ năng viết không tốt thì sẽ rất là khó để đạt điểm cao trong bài thi GRE [1].

Q.10 Cấu trúc của GRE/GMAT thế nào?

● GMAT: Theo cấu trúc mới được tiến hành từ tháng 6/2012, bài thi bao gồm bốn phần nalytical Writing ssessment, Integrated Reasoning, Quantitative, và Verbal và hai lần nghỉ không bắt buộc.

So với cấu trúc đề thi cũ thì hình thức mới này bao gồm Integrated Reasoning, tuy nhiên phần nalytical Writing ssessment được rút ngắn lại, cho nên tổng số thời gian làm bài thi vẫn là 3 giờ 30 phút [4]

Để xem chi tiết về hình thức thi GM T mới, mời các bạn tham khảo trang mba.com

● GRE mới bắt đầu được áp dụng từ tháng 8 năm 2011 với thang điểm 170. ó hai hình thức thi GRE revised General Test là computer-based và paper-based. ả hai đều có chung ba phần là nalytical Writing, Verbal Reasoning và Quantitative Reasoning. Tuy nhiên, chúng có một số sự khác biệt về số lượng câu hỏi cũng như thời gian làm bài thi. Điểm thuận lợi của bài thi mới này so với bài thi cũ là thí sinh làm dạng omputer-based có thể xem lại và skip những câu hỏi chưa trả lời được. Hiện nay, ở Hà Nội, bài thi trên trên giấy (Paper-based) đang được áp dụng và Thành phố Hồ hí Minh sử dụng cả hai hình thức thi máy tính ( omputer-based) và trên giấy (Paper-based)

GRE General

Test

Computer-based Paper- based

Analytical 1 phần nhưng chia thành 2

quãng thời gian cho nalyze an

ó 2 phần riêng biệt

Page 61: US Guide Handbook - Just do it

58

Writing Issue và nalyze an rgument. nalyze an Issue và

nalyze an rgument.

Mỗi phần 30 phút.

Verbal

Reasoning

2 phần, 20 câu hỏi mỗi phần, 30

phút một phần

2 phần, mỗi phần có 25

câu hỏi, 35 phút mỗi

phần

Quantitative

Reasoning

2 phần, 20 câu hỏi mỗi phần, 35

phút một phần

2 phần, mỗi phần 25

câu hỏi, 40 phút mỗi

phần

Unscored

section

ó bao gồm Không bao gồm

Thang điểm 200-800 130-170

(Nguồn: ets.org)

Q.11 Để học cao học ở Hoa Kỳ, có bắt buộc phải thi GMAT, GRE không?

Hầu hết tất cả các trường đều yêu cầu nộp điểm GRE/GM T. Một số trường không bắt buộc bạn nộp điểm nhưng điểm GRE/GM T sẽ giúp bạn rất nhiều vì số lượng sinh viên Việt Nam apply cao học ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh ngày càng lớn. Bên cạnh đó, 1 số học bổng như học bổng VEF yêu cầu các ứng viên nộp điểm GRE, cho nên việc thi GRE/GM T là rất nên [5].

Q.12 Kết quả thi GRE/GMAT có hiệu lực trong mấy năm?

Kết quả thi GRE/GM T có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày thi.

(nguồn ets.org)

Q.13 Nên học GMAT/GRE ở đâu, có nên tự học hay học nhóm

không?

Page 62: US Guide Handbook - Just do it

59

Tùy vào mỗi cá nhân mà có các phương pháp học khác nhau. ác bạn có thể tham khảo ưu và nhược điểm của việc học ở trung tâm, tự học hay học nhóm trong mục ôn TOEFL, IELTS. Nếu học trung tâm, chúng tôi có đưa ra một vài địa chỉ uy tín cho bạn như Equest, Summit,.... ác nhóm tự học được đăng tải trên forum của USGuide cũng là một lựa chọn khá hữu ích. Để biết thêm chi tiết, các bạn tham khảo tại http://usguide.org.vn/index.php?forum/.

Q.14 Điểm GRE/GMAT tối thiểu nên là bao nhiêu để có thể xin đƣợc học bổng?

Tuỳ thuộc vào yêu cầu từng trường, yêu cầu tối thiểu về điểm GMAT có thể giao động từ 600-700, để chắc chắn bạn nên có điểm GM T trên 680 [6]. hẳng hạn các trường Top 10,20 như Wharton School, olumbia University, University of alifornia--Los ngeles ( nderson) điểm trung bình là 700- 720 GM T theo như số liệu trên website từng trường. Đối với điểm GRE, tùy trường và học bổng sẽ có sự khác nhau. Ví dụ, để được phỏng vấn học bổng VEF, ứng viên vòng cuối phải đạt số điểm tối thiểu cho phần thi kết hợp (toán và từ vựng) của kỳ thi GRE General từ 1000 điểm trở lên (bài thi trên giấy hoặc trên máy tính) hoặc 290 điểm của kỳ thi GRE mới, áp dụng từ ngày 1 tháng 8 năm 2011[5].

Tuy nhiên, điểm cao không phải là tất cả, còn nhiều yếu tố khác để đánh giá hồ sơ như LOR, essay, hoạt động ngoại khoá…

Q.15 GRE Subject test có bắt buộc không?

Hầu hết các trường chỉ yêu cầu nộp GRE General. Tuy nhiên, nếu apply vào các trường Top hay theo học các ngành khoa học thì các bạn được khuyến khích thi GRE Subject test. Ví dụ bạn phải nộp điểm GRE General và có quyền chọn nộp hoặc không nộp điểm GRE Subject Test nếu apply vào ngành hemical Engineering tại ĐH MIT [7].

Q.16 Nên thi GRE/GM T lúc nào?

Càng sớm càng tốt vì đề phòng trường hợp bạn đạt điểm không như ý muốn thì vẫn có thời gian ôn tập để thi lại. hẳng hạn, bạn có thể thi GRE/GM T vào tháng 10 sau đó thi lại vào tháng 11 hoặc 2.

Q.17 Nên ôn GRE/GMAT trong bao lâu?

Page 63: US Guide Handbook - Just do it

60

Thời gian học ôn GRE/GM T không nên quá dài, chỉ cần tập trung ôn trong vòng 1 năm trước khi thi là đủ. Thời gian dài không hiệu quả bằng tập trung tốt [8].

Q.18 Kinh nghiệm học GRE/GMAT của bạn là gì?

Nhiều bạn băn khoăn tự hỏi làm thế nào để thi GRE/GM T đạt điểm cao, nên bắt đầu học từ đâu, thời gian bố trí như thế nào cho phù hợp. Sau đây là một số gợi ý:

● Xác định mục tiêu Lập danh sách các trường bạn muốn apply, tìm hiểu yêu cầu điểm GRE/GMAT tối thiểu & trung bình của từng trường, từ đó xác định mức điểm cần đạt. Mặc dù điểm càng cao càng tốt nhưng mức điểm để apply vào các trường Top 10,20 chắc chắn sẽ khác các trường Top 200,300 [9]. Làm như vậy thì mình sẽ có định hướng rõ ràng, tránh tình trạng bị chán nản quá mức khi bị kết quả không như mong muốn và giúp các bạn tiết kiệm tiền yêu cầu bảng điểm sau này.

● Tìm hiểu các nguồn tài liệu ôn tập ác cuốn Oficial Guide của GRE/GM T là những sách bắt buộc bạn phải có. Ngoài ra, theo nhận xét của nhiều anh chị đi trước thì có rất nhiều nguồn tài liệu tốt cho việc ôn tập

Đối với GRE: giáo trình GRE của Barron, Big Book, Princeton và phần mềm GRE Bible, racking the GRE, bộ sách Verbal Workout của Kaplan, phần mềm Power prep của ETS, GreBible Study Kits, WordHacker, WordReview và Vocaboly, bộ từ 700 Hit Parade của Princeton và bộ list 5000 từ của Taisha [9].

Đối với GM T: Official Guide for GM T, bộ sách của Manhattan,

các thread toán và Flashcard của gmatclub, Bible Power score [10].

● Lập kế hoạch ôn tập phù hợp. Theo như anh Hồ Mạnh Linh (T U) 700 GM T, các bạn nên “dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để học Gmat, và luôn đều đặn. Không thể học hôm nay 10 tiếng rồi ngày mai một tiếng được mà phải mỗi ngày 5 tiếng.” Bên cạnh đó, các bạn nên phân chia thời gian để ôn từng phần. Trong vòng một năm trước khi thi,

Page 64: US Guide Handbook - Just do it

61

các bạn có thể dành 4 tháng đầu để học từ vựng, luyện reading, 2 tháng tiếp theo ôn Math, 3 tháng tiếp theo để review tổng hợp, luyện writing và 3 tháng cuối để giải đề. Tùy khả năng tiếng anh và quỹ thời gian của từng người mà kế hoạch ôn tập có thể khác nhau nhưng nhìn chung, thời gian học từ và luyện reading luôn nhiều hơn Math và Writing [9].

● Tìm hiểu các địa chỉ dạy GRE/GMAT Bạn có thể học ở các trung tâm, nhà thầy cô, tham gia các nhóm tự học hoặc có thể tự ôn tập [9].

● Chủ động tìm kiếm thông tin Bạn nên chủ động tìm hiểu kinh nghiệm ôn luyện của các anh chị, bạn bè, tìm kiếm thông tin từ các forum như Gmatclub, beat the gmat, urch. Bạn có thể tìm được nhưng tips học khá hay, kinh nghiệm, lời khuyên hữu ích. Tuy nhiên, bạn nên biết cách chắt lọc thông tin, xác định những những thứ phù hợp nhất cho bản thân [9].

MỘT SỐ NGUỒN TÀI LIỆU ÔN THI TIÊU BIỂU

● GMAT ○ The Official Guide for GMAT ○ DOWNLO D FREE SOFTW RE ở mba.com ○ Princeton Review‟s racking the GM T (gồm DVD) - Khá nhiều người bảo sách này khá dễ hơn so với đề thi GMAT thật.

○ Kaplan GMAT Premier Program - Sách Kaplan nhấn mạnh phần Toán hơn phần Ngôn ngữ, và các câu hỏi của Kaplan khá sát đề thi thực. Sẽ rất tốt để ôn luyện Toán.

○ Manhattan GMAT Sentence Correction Guide: Nếu nói về luyện phần sửa lỗi câu (Sentence orrection) trong GM T thì đây là sách tốt nhất, rất được đánh giá cao bởi các sinh viên Mỹ và ngay cả sinh viên Châu Á.

○ Barron's GM T (gồm D-ROM) Các câu hỏi trong sách Barron's khá dễ chịu, có tính khích lệ tinh thần cao. Sách Barron's hướng dẫn khá chi tiết về các phương pháp, thủ thuật làm bài, đặc biệt là phần Verbal.

○ ác nguồn thông tin trên mạng

Page 65: US Guide Handbook - Just do it

62

■ Manhattangmat.com- có các lớp học online, ở đó các bạn được giao tiếp trực tuyến với người hướng dẫn và các sinh viên khác đến từ khắp nơi trên thế giới (đa số ở Mỹ).

■ ác forum cung cấp rất nhiều kinh nghiệm, tài liệu hữu ích: ● GMAT Club: http://gmatclub.com/forum/ ● Forum: http://beattheGMAT.com ● Fourm: http://vietmba.com ● US-guide: http://www.us-guide.org/ ● Du học Việt Nam: http://www.duhocvn.org [10]

○ Nhận xét của một số anh chị đã apply thành công ■ Học thật kỹ Official Guide. Làm đi làm lại thật nhiều lần đến

khi có thể, đọc lời giải cho hiểu thật thấu đáo thì thôi. Làm phần mềm Gmat Prep thật nhiều, làm xong, vào Program file xóa đi, cài lại thì sẽ có test mới.

■ Verbal Reasoning thì nhất định phải dùng quyển Bible, đọc cho ngấm thì thôi. Mình học tới 3 lần quyển này và review lại khi làm đề không biết đến bao nhiêu lần.

■ Math: Lên diễn đàn Gmat lub, lên làm toán trên đó. ■ Làm test thì các bạn phải mua test của Manhattan. Đây là

must buy test nhé. vì nó là sản phẩm có thể nói tốt nhất trên thị trường đấy.”

( nh Hồ Mạnh Linh 700 GM T)

■ Veritas Essentials ourse videos: đây là những video giúp mình thực sự hiểu ra bản chất của GM T!

■ Ngoài ra mình cũng đọc thêm nhiều bài viết của Stacey Koprince (Manhattan GM T), Brian Galvin (Veritas Prep) và các posts của Ron Purewal trên Beatthegmat, Veritas Prep blog, Manhattan GM T blog..”

( hị Phùng Mỹ Nhung, Yale School of Management)

■ “Phần tài liệu toán của Manhattan: Mình chỉ dùng cuốn Word Problem, phần Probability & Combination. Sách viết dễ hiểu, giúp mình nắm được concept rất tốt.” [11]

(chị Vũ Phan Hạnh Nguyên- GMAT 650)

● GRE General ○ Official guide - Revised General Test-nhất thiết phải có [12] ○ Kaplan New GRE-practice tests tốt [12]

Page 66: US Guide Handbook - Just do it

63

○ Barron New GRE (19th Edition) -verbal được (trừ phần đọc hiểu, phần này rất khác với bài thi thật - cả về nội dung bài đọc lẫn dạng câu hỏi). Analytical quá khó, khó 1 cách không cần thiết (không giống bài thi thật) [13].

○ Cracking the New GRE, 2012 Edition- các technique làm bài rất hiệu quả, bài tập sát với bài thi thật [13].

○ GRE Bigbook- verbal+math được, analytical dễ quá [13] ○ Peterson: Technique hời hợt, bài test được [13] ○ The Princeton Review Verbal Workout - Example +6 practices

khá nhiều để luyện tập, nhưng có vẻ dễ hơn so với thi thật [14] ○ Gruber's complete GRE 2012- root list + prefix ngon, tập 100

bài test luyện synonym rất tốt [14]

○ Nhận xét ■ Math: Review các vấn đề cơ bản của Math theo tài liệu ôn

của ETS. ác bạn cũng có thể tham khảo giáo trình GRE của Barron và GRE Bible. Theo kinh nghiệm của mình, phần Math Review của 2 chương trình này rất chi tiết và hiệu quả. Bạn không những cần nắm các quy luật Toán mà còn phải xem các mẹo và chiến thuật làm bài. Mình cam đoan là nếu nắm vững và làm hết các bài tập trong 2 chương trình này, khả năng bạn được >159 điểm cho phần Quantitative là 90%.” [9]

■ Ôn toán trong cuốn NOV , mình thấy mức độ các câu hỏi trong cuốn NOVA khá phù hợp. Có rất nhiều sách viết về phần toán nhưng mình học và chỉ tập trung vào cuốn này. Phần toán cố gắng thực hành, làm phần này hoàn hảo [15].

■ Bắt buộc phải làm bài thi trong Power prep, mình làm bài trong đây 1 ngày trước ngày thi và đạt mức điểm chỉ thấp hơn 1 chút so với mức điểm tôi đạt được trong kỳ thi thực [15].

■ Hiện nay có nhiều wordlist để học, ví dụ như Kaplan, Taisha, Barron, Big book, Nova. Nhưng theo ý kiến của nhiều người Barron vẫn được tin cậy nhất. Từ ngữ ở các tài liệu hầu hết đều giống nhau, vì vậy chỉ nên học một tài liệu thôi, sau khi học xong có thể kiểm tra lại bằng các tài liệu khác [3].

Page 67: US Guide Handbook - Just do it

64

○ KINH NGHIỆM HỌC TỪ

■ Ước lượng số lượng từ cần học [9]. ■ Đọc nhiều các bài báo, sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu

bằng tiếng nh để tăng vốn từ học thuật. Việc đọc này sẽ giúp bạn nhớ từ lâu hơn là chỉ “học chay” từng từ một [9].

■ Chia những từ cần học theo nhóm. Chẳng hạn, theo Positive/Negative Meaning, theo Human/Objects, theo Feeling/Action, v.v..[9]

■ Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học từ như ví dụ như nki, Keepinhead, GRE Bible hay học theo flashcard của Kaplan New GRE, v.v..[9]

■ Học gốc Latin, prefix, suffix của từ. Việc này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đoán nghĩa từ khó [9].

■ Tìm 1 người bạn sẵn sàng học thuôc lòng từ trong danh sách từ cùng bạn, nó sẽ mang lại điều lợi lớn. Kiểm tra lẫn nhau – hỏi lẫn nhau nghĩa của các từ, hiểu ngữ cảnh sử dụng từ [16].

■ ác bạn cũng có thể tham khảo 1 số tips học từ theo flashcard tại:

http://www.svus.org/wiki/index.php?title=GRE

https://sites.google.com/site/ngochoan1011/diary/baithigre-

graduaterecordexamination

LỜI KHUYÊN CHO WRITING

■ Nếu khả năng viết của bạn chưa thuần thục thỉ tốt nhất

bạn nên đi học hoặc nhờ giáo viên hay người quen giỏi

Anh ngữ chấm điểm, sửa bài. Viết là phần rất khó tự học

Page 68: US Guide Handbook - Just do it

65

vì bạn sẽ không thể tự chấm bài mình như phần trắc

nghiệm [9].

■ Nếu bạn vốn là người viết tốt và tự tin mình có thể tự ôn writing thì nên nghiên cứu kỹ các yêu cầu của từng dạng đề bài, đừng nhầm lẫn giữa nêu ý kiến cá nhân và phân tích (một lỗi rất dễ mắc phải), luyện tập thật nhiều bằng cách viết dựa theo các bài mẫu. Bạn không cần cố gắng tự sáng tạo về structure (kết cấu bài viết) làm gì, rất dễ sai. Chỉ việc có thể học được cách bố cục ý tưởng như bài mẫu đã là một thành công lớn rồi. Cái bạn cần luyện tập đưa ra ý tưởng, lập luận và sắp xếp chúng theo một logic chặt chẽ như các bài mẫu [9].

Q.19 Số lần thi và điểm thi có ảnh hƣởng đến chất lƣợng hồ

sơ không?

Nếu bạn đạt điểm cao ngay từ lần thi đầu tiên thì ... xin chúc mừng bạn! Nếu không thì bạn hoàn toàn có thể thi lại. Thi lại cũng là một cách để bạn cho trường thấy bạn không dễ dàng bỏ cuộc, hay như nếu bạn thấy điểm phản ánh không đúng năng lực mình thì bạn thi lại. Nếu lần thứ hai điểm vẫn chưa cao thì sao? Bạn vẫn có thể ... thi lại. Tuy nhiên, nếu bạn đã thi 2 lần mà điểm số không tăng lên đáng kể thì hãy cân nhắc có nên thi thêm 1 lần nữa không. Bạn nên xem xét kỹ lý do thi lại. hẳng hạn bạn đã được 670 GM T và muốn thi lại để đạt 700 thì nên thi nhưng nếu như bạn đã đạt khoảng 700 GM T mà thi lại đạt 730 thì khác biệt đó không có giá trị nhiều cho lắm. Do vậy, bạn hãy nên cân nhắc việc gửi điểm cũng như việc thi lại để vừa tiết kiệm tiền vừa tiết kiệm thời gian.

( hị Phùng Mỹ Nhung, Yale school of Management )

Q.20 Một số lời khuyên khi đi thi

● Không chỉ riêng gì GRE/GM T mà tất cả các kỳ thi khác, bạn nên chuẩn bị cả về mặt kiến thức cũng như tâm lý. Đừng quá lo lắng vì nó cũng chỉ là 1 bài thi, bạn có thể retake. Điểm GRE/GM T cao chưa hẳn đã bảo đảm thành công cho hồ sơ của bạn. Để được học bổng, còn rất nhiều yếu tố khác như LOR, GP , essay...

Page 69: US Guide Handbook - Just do it

66

● ố gắng trả lời tốt những câu hỏi đầu bởi vì chúng sẽ quyết định score range. Do đó, hãy xem lại câu trả lời trước khi submit [17].

● Bên cạnh đó, theo chị Nguyên Yến – MD, US , đặt biệt phần Verbal, các bạn không nên vội vàng đọc lướt các câu hỏi, take notes theo đoạn, tránh trường hợp không hiểu lại mất thời gian đọc lại. Đối với phần Writing, các bạn nên viết template với 1 vài từ, miễn là mình hiểu [18].

● Theo như chị Vũ Phan Hạnh Nguyên- 650 GMAT:“Phần Reading Comprehension (RC) và Critical Reading (CR), thời gian làm bài tỉ lệ thuận với độ chính xác. Còn Sentence Correction (SC) thì không (câu SC rất ngắn, nếu bạn không biết chắc câu trả lời thì dù có dành nhiều thời gian thì khả năng tìm được câu trả lời đúng cũng rất thấp. Bạn có thể chuyển từ một câu sai này sang một câu sai khác, thậm chí là từ một câu đúng sang một câu sai). Vì vậy, các bạn hãy dành 1‟ cho mỗi câu SC và dành nhiều thời gian hơn cho R & R.Ngoài ra, bạn cũng có thể check đồng hồ 15‟ một lần để đảm bảo tốc độ làm bài.” [11]

● hú ý riêng cho GRE: Một điểm cần lưu ý với các bạn thi GRE PBT (Paper-Based Test) là nên tập viết essay bằng bút chì trong quá trình luyện thi để tăng tốc độ viết. Đây là điểm bất lợi so với kiểu thi GRE trên máy tính, vì cả hai đều có cùng thời gian cho mỗi phần thi, nhưng với PBT bạn phải viết tay trong khi với Computer-based bạn được type trên máy tính (tốc độ nhanh hơn rất nhiều) [9].

Q.21 Điểm GRE/GM T không cao, cơ hội học bổng liệu có chấm dứt?

Mỗi trường có một tiêu chí riêng về standardized tests. ó trường rất coi trọng GRE/GM T, có trường đánh giá khả năng/định hướng/kinh nghiệm làm việc của bạn nhiều hơn. Một số trường có đưa ra mức điểm tối thiểu, hoặc mức trung bình để bạn tham khảo. Nói chung, điểm cao sẽ giúp làm sáng bộ hồ sơ của bạn. Còn thế nào gọi là “cao” thì còn phụ thuộc vào trường & chương trình bạn học (tham khảo website các trường để biết thêm chi tiết). Tuy nhiên, điểm standardized tests thấp hơn mức trung bình của trường không có nghĩa là bạn không có cơ hội được nhận.

Lời khuyên này dựa trên thực tế là một số người bạn mình điểm GMAT không cao vẫn có thể apply đƣợc trƣờng tốt và có thể xin

Page 70: US Guide Handbook - Just do it

67

học bổng. ũng có một số người khác dành cả năm trời ở nhà để học GRE/GMAT, cuối cùng vẫn không apply được vì điểm không cao có thể do tâm lý [19].

Q.22 Cần làm gì khi điểm GRE/GMAT không cao?

Trước tiên bạn đừng nên quá thất vọng vì điểm standardized tests không như ý muốn. ó nhiều options cho bạn như gap year để dành nhiều thời gian hơn cho việc xây dưng bộ hồ sơ, ôn luyện GRE/GM T, có thêm số năm kinh nghiệm làm việc hoặc thêm bài nghiên cứu. Option thứ hai là bạn vẫn tiếp tục apply, có thể apply vào những trường có ranking thấp hơn hoặc các trường không yêu cầu nộp điểm GRE/GM T [20].

Thực tế cho thấy các hồ sơ với điểm GM T cao chưa chắc đã được nhận. ác trường business hiện nay đang cố gắng đa dạng hóa thành phần học sinh từ màu da, quốc tịch đến background trước đó. Nếu bạn là nữ apply vào MB thì cơ hội sẽ nhiều hơn các ứng viên nam [1].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GMAT or GRE: Which test is best?, http://www.topmba.com/articles/admissions/gmat-or-gre-which-test-best

2. Làm sao giành được học bổng du học Mỹ?, http://cantho.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=10&Itemid=37

3. http://www.svus.org/wiki/index.php?title=GRE 4. Mô thức GMAT mới: Tháng Sáu – 2012,

http://scholarshipplanet.info/vi/mo-hinh-gmat-mới-thang-sau-2012/ 5. Viện khoa học công nghệ và môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà

Nội, Thông báo học bổng VEF 2013, http://inest.hut.edu.vn/danh-cho-sinh-vien/-/asset_publisher/4Lw7/content/1765746;jsessionid=C2C0843A0745D57F072F5D8DD98D119D?redirect=%2Fdanh-cho-sinh-vien

6. http://f-network.net/Forum/lofiversion/index.php?t123.html 7. http://web.mit.edu/admissions/graduate/pdfs/MIT_department_info.pdf

Page 71: US Guide Handbook - Just do it

68

8. Học GMAT từ khi nào là thích hợp, cập nhật ngày 26 tháng 2 năm 2009 http://usguide.org.vn/index.php?threads/h%E1%BB%8Dc-gmat-t%E1%BB%AB-khi-n%C3%A0o-l%C3%A0-th%C3%ADch-h%E1%BB%A3p.1367/

9. Reikachan, Bài 1: Kinh Nghiệm Ôn Thi GRE - Phần 1: Trước ngày thi, cập nhật ngày 5 tháng 1 năm 2011 http://englishhome.wordpress.com/2011/01/05/gre-experience/

10. pinkmouse, Tài liệu GMAT và thông tin MBA application, cập nhật ngày 24 tháng 12 năm 2008 http://usguide.org.vn/index.php?threads/t%C3%A0i-li%E1%BB%87u-gmat-v%C3%A0-th%C3%B4ng-tin-mba-application.1254/

11. Vũ Phan Hạnh Nguyên, Kinh nghiệm 650 GMAT, ập nhật ngày 24 tháng 10 năm 2011, http://usgtest.wordpress.com/2011/10/24/kinh-nghiệm-650-gmat-chị-vu-phan-hạnh-nguyen/

12. http://grequantworld.blogspot.com/2012/03/new-gre-books-review.html 13. Kỳ thi GRE là gì?, ập nhật ngày 8 tháng 11 năm 2011,

http://tailieuso.com.vn/ky-thi/gre/ky-thi-gre-la-gi-2209.html 14. pinkmouse, [Chia sẻ] Tổng hợp kinh nghiệm học thi GRE, cập nhật ngày 21 tháng 1 năm 2009 http://usguide.org.vn/index.php?threads/chia-s%E1%BA%BB-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p-kinh-nghi%E1%BB%87m-h%E1%BB%8Dc-thi-gre.1772/page-3

15. HSB, New GRE Math, Verbal Strategies. Score Range 1360 to 1510, www.happyschoolsblog.com/new-gre-math-verbal-strategies/

16. HSB, Extreme GRE Prep Tips and Techniques, www.happyschoolsblog.com/gre-test-preprations-tips-techniques/

17. GRE Test Experience – 1130 and 1280, http://www.happyschoolsblog.com/gre-test-experience-1130-and-1280/

18. Kinh nghiệm xương máu khi thi GM T, ập nhật ngày 15 tháng 4 năm 2011 http://congdongduhoc.net/forum/topics/kinh-nghiem-xng-mau-khi-thi

19. Life‟s about learning how to dance in the rain, cập nhật ngày 24 tháng 10 năm 2011, http://usgtest.wordpress.com/2011/10/24/lifes-about-learning-how-to-dance-in-the-rain/

20. hocdot, ơ hội học Master in CS cho GPA thường (hay, Tuy dốt nhưng muốn học cao), cập nhật ngày 21 tháng 7 năm 2009 http://vietphd.org/forum/archive/index.php?t-3342.html

Page 72: US Guide Handbook - Just do it
Page 73: US Guide Handbook - Just do it

69

CHƢƠNG II. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ HỒ SƠ

I. PHẦN BÀI LUẬN (ST TEMENT OF PURPOSE, PERSON L

STATEMENT, CAREER GOAL ESSAY)

Q.1 Các bƣớc để viết một bài luận tốt?

Bước 1: Xác định mục đích viết bài [1].

Mục tiêu chính của bạn là thuyết phục hội đồng tuyển sinh (Admission Committee) rằng bạn là sinh viên phù hợp với trường và chương trình học của trường phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bạn. Cụ thể hơn:

- Bài luận trình bày mục đích (Statement of Purpose-SOP): Bài luận này là nơi để bạn thể hiện năng lực chuyên môn và quyết tâm thành công trong ngành nghề bạn sẽ theo học. Bạn có thể dẫn dắt hội đồng tuyển sinh bằng các câu chuyện hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. Bạn nên tìm hiểu kỹ về trường, chương trình học, và giáo sư trước khi viết. hương trình học của trường là gì? Lĩnh vực nào là trọng tâm trong ngành học này? Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ và bằng cấp gì? Giáo sư trong ngành bạn định theo học tại trường có những nghiên cứu gì?

- Bài luận cá nhân (Personal Statement-PS): Mục đích của bài luận này là cho hội đồng tuyển sinh biết bạn là ai, bạn có gì nổi bật và thú vị so với hàng ngàn ứng viên khác. Bài luận cần phải đủ thuyết phục để họ chọn bạn.

Dù mục đích của các bài luận là gì đi nữa, khi đã bắt tay vào chuẩn bị bạn phải lưu ý:

- Tập trung vào mục đích của bạn, giữ sự thống nhất và liên kết trong toàn bài.

- Loại ra những chi tiết không liên quan.

Page 74: US Guide Handbook - Just do it

70

- Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi thường được hội đồng tuyển sinh hỏi. Tìm những kinh nghiệm, hay ví dụ liên quan cho mỗi câu. Đây là bước đệm cho việc hình thành bản nháp sau này.

- Luôn nhớ rằng người đọc bài luận là những người dày dặn kinh nghiệm, họ muốn biết những gì nổi bật, khác biệt và thú vị nhất về bạn.

Bƣớc 2: Quyết định nội dung bài viết [1].

Chuẩn bị một dàn bài chung bằng cách chọn những chủ đề mà bạn muốn viết (liệt kê ở dưới) cùng những chi tiết, thông tin hỗ trợ và làm rõ cho mỗi chủ đề (liệt kê dưới các chủ đề).

- Hoàn cảnh cá nhân.

Liệt kê các lý do cá nhân đã khiến bạn theo đuổi lĩnh vực yêu thích của bạn. Ví dụ: những khó khăn bạn đã trải qua, hoạt động ngoại khóa liên quan đến lĩnh vực đó...Người nào hay hoàn cảnh đặc biệt nào gây ảnh hưởng đến hoài bão của bạn?

- Mục tiêu chuyên môn.

Vì sao bạn muốn trở thành một nhà vật lý học/toán học/kinh tế học/....? Bạn muốn theo đuổi chuyên môn này từ bao giờ và trong hoàn cảnh

nào? Bạn dự định làm gì khi đã đạt được tấm bằng trong lĩnh vực này? Mảng nào của lĩnh vực này bạn muốn đào sâu nghiên cứu? Vì sao bạn muốn học tập nghiên cứu tại trường này? (tìm hiểu về môi trường học tập, địa điểm, giáo sư, cơ hội phát triển...)

Vì sao hội đồng tuyển sinh trường nên chọn bạn? (có thể nói về những thành công bạn đã đạt được)

- Nền tảng học tập.

Liệt kê những lớp học quan trọng hay yêu thích của bạn tại đại học, liên quan đến lĩnh vực lựa chọn.

Liệt kê những kỹ năng đã học hỏi và những dự án bạn đã tham gia, đặc biệt những dự án có thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu sau đại học.

- Kinh nghiệm học tập, nghiên cứu và việc làm liên quan.

Page 75: US Guide Handbook - Just do it

71

Bạn có những công trình nghiên cứu gì, làm cùng ai, tên của dự án, phần bạn phụ trách và kết quả đạt được? Bạn đã có kinh nghiệm làm việc tại đâu, công việc cụ thể của bạn liên quan đến chuyên môn như thế nào?

- Những thành tích nổi bật của bạn.

Bƣớc 3: Sắp xếp bố cục [1].

o Xây dựng một bố cục mạch lạc và có tính lô-gic. o Mở bài thật hấp dẫn, có thể dùng một câu nói, một câu chuyện

nhỏ, hay miêu tả một bối cảnh cụ thể. Kết thúc với một đoạn kết ăn nhập với mở bài và khẳng định lại điều bạn muốn truyền tải.

o Với mỗi đoạn văn, đặt những ý quan trọng lên đầu và cuối đoạn để thu hút người đọc.

o Đặt đoạn quan trọng nhất lên đầu. o Lập dàn bài để nhìn được tổng quan và sự sắp xếp các ý chính

sao cho hợp lý. Dùng dàn bài này để kiểm tra những ý quan trọng đã được đặt ở phần đầu chưa, và xét xem ý nào có thể bỏ được khi bạn vượt quá giới hạn số từ.

o Dùng các từ, cụm từ kết nối (later, furthermore, additionally, moreover…) để chuyển từ ý này sang ý khác. Sử dụng các từ và cụm từ này một cách chính xác và linh hoạt.

Bƣớc 4: Viết bản nháp, sửa và hoàn thiện bài [1].

Trước tiên viết một bản nháp để chuyển dàn bài các ý chính bạn đã lập thành các đoạn văn, rồi để đó. Sau đó đọc các bài luận mẫu để thấy sự khác biệt giữa bài tốt và bài kém, nhìn vào những cụm từ diễn đạt tốt để sáng tạo cách thể hiện cho riêng mình.

Vài ngày sau đó đọc lại bản nháp thô của bạn và chỉnh sửa theo những gì bạn đã học được từ các bài luận mẫu. Nếu bạn còn cảm thấy không ổn, viết đi viết lại cho đến khi bạn cảm thấy yên tâm. Sau đó chuyển sang

bước 5.

Bƣớc 5: Nhờ đọc, phân tích, viết lại [1].

Đã đến lúc bạn gửi bài viết cho bạn bè, giáo viên, những ai có khả năng đọc viết tiếng Anh tốt và nhiều kinh nghiệm, vốn sống; nếu là người bản xứ thì rất tốt. Khi họ gửi lại nhận xét, hãy tiếp thu một cách có chọn lọc rồi viết lại. Lặp lại quá trình nhờ nhận xét – viết lại này đến khi bạn cảm thấy bài viết của mình đủ tốt.

Page 76: US Guide Handbook - Just do it

72

Q.2 Thời gian cần thiết để viết bài luận? Nên viết bao nhiêu

bản nháp trƣớc khi nộp?

Bạn nên chuẩn bị bài luận của mình trong vòng 2-3 tháng [4].

Đây là ví dụ khung thời gian của quá trình chuẩn bị cho việc xin học (tham khảo):

Tháng 6-8 Suy nghĩ, tự đánh giá bản thân và chuẩn bị viết bài luận. Tháng 9 Viết bản nháp đầu tiên. Tháng 10,11 Chỉnh sửa bài luận. Tháng 11 Hoàn thành hồ sơ để nộp. Thường đề bài luận không có sự thay đổi lớn qua các năm. Bạn có thể tham khảo đề năm ngoái để lên ý tưởng cho bài luận của mình. Bạn nên tìm hiểu về trường, ngành bạn định xin học để có ý tưởng về bài luận. Sau khi bạn viết xong bản nháp thì nên để một vài ngày rồi đọc lại và chỉnh sửa. Đến khoảng 1 tháng trước hạn cuối, bạn nên xem lại, tập trung cao độ vào việc viết và chỉnh sửa.

Số lượng bản nháp cho bài luận tùy thuộc vào khả năng tiếng Anh, mức độ tìm hiểu về trường và chất lượng các bản nháp của bạn. ó người chỉ cần viết 2-3 bản nháp đã xong, có người viết đến 10 bản vẫn chưa ổn.

Q.3 Bài luận nên có độ dài bao nhiêu?

Tùy thuộc vào yêu cầu của trường, của quỹ học bổng. Tuy nhiên, nên giới hạn bài luận từ 1,5 - 2 trang A4 (nếu bạn viết tốt, 2 trang là đủ để diễn đạt những điều cần nói trong bài luận. Bạn cũng nên tập cách viết ngắn gọn, súc tích, tránh văn hoa, rườm rà, không cần thiết).

Lưu ý: Có một số trường giới hạn số từ từ 500 đến 600 từ (tương đương với 1 trang A4), thậm chí có trường hợp đặc biệt, ví dụ: trường Texas rlington, chương trình BME (Biomedical Engineering) yêu cầu nộp 1 bài

luận 250 từ [2].

Luôn đảm bảo bài luận của bạn có bằng hoặc ít hơn số từ giới hạn bởi trường cho bài luận đó. Khi bạn viết bản nháp đầu tiên thì bạn nên thoải mái, không quan tâm đến giới hạn từ vì đây là giai đoạn tìm và phát triển ý. Đến các bản nháp tiếp sau, bạn bắt đầu chú ý hơn đến độ dài. Bạn nên cắt gọt dần số lượng từ, chỉ để lại những phần quan trọng nhất. Bạn nên viết thẳng vào ý chính, không nên rườm rà, nặng nề về kể lể [2].

Page 77: US Guide Handbook - Just do it

73

Q.4 Bài luận “Why?” (“Tại sao bạn chọn khóa học/trƣờng

này?”, “Tại sao bạn lại phù hợp với khóa học/trƣờng này?”)

Tìm hiểu về trường từ các nguồn (trang web của trường, blog, cựu sinh viên, diễn đàn...) để hiểu rõ về văn hóa, giá trị mà trường coi trọng để viết bài luận.

Sử dụng “ngôn ngữ” của trường trong các bài luận. Mỗi trường sẽ có một cách viết riêng trên trang web của họ.

“Ví dụ: Duke hay dùng từ “energetic” để mô tả về tập thể học sinh, Carlson thì thích từ real-world/experiential để mô tả về chương trình học, Kellogg thì hay dùng từ ample opportunities để kể về các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, Wisconsin thì rất thích từ top-notch để chỉ các khoa ngành.”

Minh Ha – Viet MBA

Ngoài ra bạn phải chọn lọc thông tin của mình theo trường để có thể viết bài luận tốt nhất. Luôn chân thành khi diễn đạt lý do cho lựa chọn của bạn. Bạn không cần phải ca tụng trường từ đầu đến cuối [4]. Bạn nên tìm ra được những giá trị thật sự của bản thân, những mong muốn nguyện vọng của mình cho một chương trình cao học và hãy chứng tỏ trong bài viết của mình những văn hóa giá trị cốt lõi của trường và chương trình học của trường đáp ứng yêu cầu của bạn như thế nào.

Q.5 Phân biệt SOP và PS?

- Bài luận cá nhân (PS): Đòi hỏi bạn phác họa cho hội đồng tuyển sinh về con người và tính cách của bạn. Bạn cần cho họ thấy tiềm năng đóng góp của bạn cho sự đa dạng về văn hóa của trường. Bài luận này không nhất thiết phải liên quan đến chuyên ngành hay việc học tập của bạn [5]. - Bài luận trình bày mục đích (SOP): Tập trung vào khả năng nghiên cứu, nền tảng khoa học của bạn. Qua bài luận này, hội đồng tuyển sinh muốn thấy được tầm nhìn, tiềm năng học tập và dự định chuyên môn của bạn trong tương lai [5].

Q.6 Bài luận trình bày mục đích (SOP) giúp gì cho bạn?

Bài luận trình bày mục đích là một trong những căn cứ giúp hội đồng tuyển sinh hiểu và đánh giá bạn chân thực nhất.

Page 78: US Guide Handbook - Just do it

74

Bạn cần phải thể hiện được mục tiêu của mình, những gì chương trình này đem lại cho bạn, bạn phù hợp như thế nào, và bạn có thể đem lại giá trị gì.

Tóm lại, bài luận này rất quan trọng trong quá trình xét duyệt của hội đồng tuyển sinh.

Q.7 Tôi có nên nói tới những điểm yếu của mình không?

Câu hỏi này thường nhận được những lời khuyên trái chiều.

Có ý kiến khuyên bạn nêu điểm yếu của mình về bảng điểm hoặc các kì thi chuẩn hóa.

Ý kiến khác lại cho rằng bạn nên tự tin. Nếu bạn cần giải thích gì, hãy gửi kèm một phụ lục hoặc đề cập vấn đề này trong bản lý lịch của bạn (CV), hoặc bạn có thể nhờ một người giới thiệu bàn về những khuyết điểm này.

Q.8 Tôi nên thành thật nhƣ thế nào khi nói về lĩnh vực tôi

quan tâm?

Hội đồng tuyển sinh luôn muốn tìm những ứng viên có sự quyết tâm và ý chí, biết rõ mục tiêu và lí do cho con đường của họ.

Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm và hứng thú, bạn có thể nói rằng mình vẫn đang lựa chọn lĩnh vực cụ thể để nghiên cứu. Dù vậy, nếu bạn có thể nói cụ thể lĩnh vực bạn đam mê thì tốt hơn. Tuy nhiên, đừng cố thu hẹp lĩnh vực của mình. Hãy chắc chắn rằng có ít nhất 2-3 giáo sư đang nghiên cứu về vấn đề này.

Hãy nhớ rằng bạn vẫn có thể thay đổi quyết định của mình kể cả khi đã được nhận. [1]

Q.9 Lời khuyên và những lỗi thƣờng gặp của sinh viên Việt

Nam khi viết bài luận.

· Bạn không nên quá đề cao bản thân trong bài luận. Khi viết bạn nên đặt mình trong con mắt của người đọc. Bạn nên viết thẳng vào ý chính, không nên rườm rà, làm thế người đọc sẽ dễ nắm bắt được ý bạn muốn truyền tải hơn. Hãy áp dụng lối tư duy theo cấu trúc (Structured Thinking).

Ví dụ về lối tư duy theo cấu trúc ở Carlson Consulting Enterprise:

Page 79: US Guide Handbook - Just do it

75

Thƣ báo

“Tina left a message to say that she can‟t make the meeting at 4:00. Richard called to say that he can make it later but he would prefer tomorrow but not before 11:00. James‟ assistant says that he won‟t be back from Boston until tomorrow late. We can‟t get a conference room tomorrow, but we can on Wednesday. Wednesday at 2:00pm sounds like a good time. How does that work for you?”

Thƣ báo B

“ an we reschedule the meeting to Wednesday at 2:00pm? That would be more convenient for Tina and Richard, and would allow James to be present. It is also the only time we can get a conference room.”

Chắc bạn đã thấy thư báo và thư báo B được viết khác nhau như thế nào, và cái nào hiệu quả hơn. Bản B được viết thẳng vào vấn đề khiến người đọc nắm được ý chính, không dài dòng như bản A.

Giá trị của lối suy nghĩ theo cấu trúc:

• Làm cho thông điệp được truyền tải súc tích.

• Giúp người viết nhìn rõ thông tin gì còn thiếu hoặc chưa hợp lý.

• Rõ ràng, rành mạch cho người đọc.

Lối suy nghĩ theo cấu trúc không chỉ áp dụng cho bài luận, tư vấn, mà ngay cả trong giao tiếp, kinh doanh và cuộc sống nữa.

Minh Hà – VietMBA [6].

Sai lầm hay gặp của sinh viên Việt Nam: nhiều bạn kể lể dài dòng, thiếu trọng tâm hoặc sử dụng nhiều câu bị động như trong các bài thi TOEFL, IELTS. Bạn nên chuyển thành chủ động để bài nói giống như đang dẫn chuyện, đồng thời thể hiện rằng bạn chủ động cho mọi sự lựa chọn và công việc [2].

Q.10 Những chú ý giúp tăng độ thuyết phục của bài luận?

Những điều nên tránh trong bài luận?

a. Về nội dung:

Page 80: US Guide Handbook - Just do it

76

Phạm vi đề cập trong bài rõ ràng và cụ thể, nên viết về những những gì đặc thù gắn riêng với thực tế của bạn, không nên nói quá rộng.

Gây ấn tượng bằng những điểm đặc trưng của bạn, con người bạn, tiềm năng của bạn

Nhấn mạnh những nghiên cứu của bạn trong hiện tại và và dự định trong tương lai, thể hiện tầm nhìn của bạn. Những nghiên cứu này nên có sự liên quan tới lĩnh vực quan tâm của những giáo sư trong khoa.

Tập trung vào những điều chương trình yêu cầu ở bạn hay những lĩnh vực kiến thức cần có cho việc nghiên cứu.

Sử dụng ví dụ, những câu chuyện liên quan đến bản thân để minh chứng cho những gì bạn nói về bản thân.

Hãy nêu 1 tình huống hay hoàn cảnh khiến bạn khác biệt so với những người khác.

Kinh nghiệm sư phạm có thể giúp bạn trong việc xin làm trợ giảng (Teaching Assistant) hoặc trợ lý nghiên cứu (Research Assistant).

b. Về diễn đạt:

Viết với một quan điểm tích cực, và ở thể chủ động. Xây dựng mở bài hấp dẫn bằng cách sử dụng trích dẫn, câu hỏi, điển cố

hay miêu tả ngắn gọn một bối cảnh nào đó. Sử dụng ví dụ, những câu chuyện liên quan đến bản thân để mình

chứng cho những gì bạn nói về bản thân. Diễn dạt ngắn gọn, trực diện, thể hiện cá tính bản thân. Cấu trúc các phần rõ ràng, liên kết, và tập trung thể hiện mục tiêu. Kiểm tra chính tả, dấu câu và từ viết hoa cẩn thận. Hãy để hội đồng

tuyển sinh thấy bạn thực sự để tâm đến việc mình đang làm. Giữ một thái độ tự tin, nhưng không kiêu căng; háo hức nhưng không

vội vã. c. Những điều nên tránh trong bài luận:

Không nên so sánh con người bạn trong quá khứ và hiện tại. Không nên liệt kê những điều bạn đã đạt được quá tỉ mỉ. Không nên lạm dụng những từ ngữ để ca ngợi bản thân. Tránh những bàn luận sa đà, dài dòng trừ khi được yêu cầu. Không dùng những từ ngữ/cụm từ/cách diễn đạt mơ hồ, sáo rỗng,

chung chung, hay quá thông dụng (ví dụ: beautiful, meaningful, challenging...).

Page 81: US Guide Handbook - Just do it

77

Tránh nói những điều quá phổ biến có thể được nói tới bởi tất cả những ứng viên khác

Tránh cố thể hiện mình có tính hài hước; bạn có thể sa đà vào đùa cợt. Không viện lí do nhưng có thể nêu những lỗi lầm của bạn như một trải

nghiệm đáng nhớ. Không dùng ngôn từ giao tiếp, những câu trích dẫn quá dài, hay phông

chữ khác lạ.

Q.11 Có nên đọc bài luận mẫu không? Tại sao? Nếu có thì nên

đọc thế nào?

Nếu bạn đọc nhiều bài luận mẫu trước khi viết bài của mình, có thể bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bài luận đó để rồi không có một dòng tư duy riêng cho bản thân mình, và bị ảnh hưởng đến việc tạo ra cái tôi đặc trưng trong bài luận [2].

Tuy nhiên, nếu bạn đã có ý tưởng cho bài luận và đã trải qua vài bản nháp thì có thể (nên) đọc bài luận mẫu để xem cách diễn đạt của các bài luận đó, từ đó sử dụng chúng để chỉnh sửa cho bài luận của mình.

Lưu ý: Nếu bạn đọc các bài luận mẫu để tìm ý tưởng, có thể những ý tưởng trong bài luận không phù hợp với cá nhân bạn, làm cho bài luận của bạn không thống nhất (về ý tưởng, cách hành văn, mạch logic) và thiếu sức thuyết phục [2].

Q.12 Nên nhờ ai xem và sửa bài luận giúp?

Khi bạn đã viết được một bản nháp mà bạn cảm thấy tốt, hãy đưa nó cho bạn bè/thầy cô của bạn đọc. Tốt nhất là những người đã có kinh nghiệm xin học sau đại học ở Hoa Kỳ. Bạn có thể nhờ:

1 người cùng chuyên ngành. 1 người khác chuyên ngành. Đặc biệt 1 người đã hoặc đang theo học trong khoa mà bạn đang muốn

nộp đơn vào (họ sẽ cho bạn một số ý kiến về mức độ phù hợp của bạn với những tiêu chí tuyển sinh của trường).

1 người ít biết về bạn (người đó sẽ vẽ ra một bức tranh về bạn với những chất liệu mà bài luận cung cấp. Điều này sẽ diễn ra khá sát với quá trình đọc, đánh giá và „vẽ tranh‟ của Hội đồng tuyển sinh khi họ đọc bài luận của bạn).

Page 82: US Guide Handbook - Just do it

78

Ngoài ra, bạn cần nhờ một người bản ngữ hoặc thầy cô giáo tiếng Anh sửa cho cách diễn đạt, câu chữ để bài luận của mình dễ hiểu hơn với người đọc (Hội đồng tuyển sinh đa phần là người bản ngữ. Đôi khi vì sự khác biệt văn hóa, lối viết của bạn sẽ khiến người đọc hiểu theo lối khác) [2].

Có thể sử dụng một số dịch vụ sửa bài luận quốc tế như EssayEdge, Ivy Eyes Editing, IvyEdge, MedSchoolCoach. Ở Việt Nam, thầy Hồ Lê Vũ (bạn có thể liên lạc tại www.facebook.com/holevu) cũng sửa bài luận cho sinh viên muốn xin học sau đại học [3].

Bạn có thể gửi cho người đọc một danh sách các tiêu chí (checklist) của bài luận mà bạn mong muốn hướng tới. Họ sẽ giúp bạn đánh giá ĐẠT hay HƯ ĐẠT cho mỗi tiêu chí. Bên cạnh đó, ghi nhớ rằng: hãy để họ thoải mái góp ý theo cảm nhận cá nhân, dù rằng họ có thể đưa ra những ý kiến hơi „khó tiếp nhận‟. Bạn không nên (và không cần) biện hộ cho những cái HƯ ĐẠT trong bài luận của mình. Hãy nhớ dẹp tự ái cá nhân sang một bên, đón nhận các góp ý với tinh thần cầu thị [2].

Cuối cùng nếu các bạn gặp khó khăn trong việc tìm người đọc và góp ý cho bài luận, các bạn có thể hỏi trên các diễn đàn USGuide, VietPhD, VietScholar, VietMBA, VietMD... [2].

Q.13 Cách chỉnh sửa bài luận cho phù hợp từng tiêu chí của

trƣờng?

Bạn nên viết bài luận theo dàn ý, sau đó tùy theo tiêu chí của mỗi trường mà thay đổi câu đầu và câu cuối.

Những ý chính sau cần có trong một bài luận:

(1) Đoạn mở đầu.

(2) Miêu tả kinh nghiệm của bạn trong ngành.

(3) Miêu tả vị trí và tên giáo sư bạn đã làm việc cùng (đặc biệt những giáo sư nổi tiếng trong ngành).

(4) Miêu tả những hoạt động ngoại khóa (đặc biệt nếu chúng miêu tả một điểm mạnh mà bọn muốn nhắc đến).

(5) Nhắc đến những bài báo, bài nghiên cứu hoặc những thành tựu của bạn trong ngành.

Page 83: US Guide Handbook - Just do it

79

(6) Miêu tả những khó khăn trong con đường học tập/nghiên cứu hoặc cuộc sống của bạn (nếu cần).

(7) Giải thích vì sao bạn chọn trường (đưa ra tên 1 hoặc 2 giáo sư trong ngành bạn học và nghiên cứu).

ác điểm từ (1) đến (6) bạn có thể sử dụng chung cho tất cả các trường nhưng ở điểm (7) bạn nên chỉnh sửa cho phù hợp với từng trường [2].

Đọc toàn bộ các câu hỏi của trường, sau đó viết một bài hoàn chỉnh và trả lời toàn bộ câu hỏi theo thứ tự thời gian. Với mỗi trường, chọn lựa mỗi đoạn ra cho phù hợp.

Q.14 Cách tự đánh giá các bản nháp bài luận?

Sau khi bạn viết xong một bản nháp. Hãy để một thời gian (thường 1-2 ngày sau để không bị ảnh hướng bởi ý tưởng cũ), sau đó đọc lại và viết lại, sửa bài luận cũ đến khi không sửa được thì bắt đầu đọc các bài luận mẫu làm cơ sở để đánh giá và hoàn thiện thêm nháp của mình (ở giai đoạn này, đọc càng nhiều càng tốt, đọc xong thì bắt tay vào sửa bản nháp của mình luôn) [2].

TÀI LIỆU TH M KHẢO

1. http://alumnus.caltech.edu/~natalia/studyinus/guide/statement/st1/outline.htm

2. Lê Sỹ Tùng, VEF Fellow Cohort 2012, University of Minnesota - PhD program in Chemical Engineering

3. http://vietphd.org/forum/archive/index.php?t-6638.html

4. https://sites.google.com/site/gradappadvice/application-timeline

5. http://www.physicsforums.com/showthread.php?t=277467

6. www.vietmba.com/showthread.php?t=2519

II. THƢ GIỚI THIỆU (Letter of Recommendation)

Q.1 Ngƣời giới thiệu nên là ai? Ngƣời giới thiệu có cần là

một ngƣời có tiếng tăm không?

Page 84: US Guide Handbook - Just do it

80

Người giới thiệu nên là người làm việc trực tiếp với bạn như người quản lý trực tiếp, trưởng nhóm, giáo sư hướng dẫn… Bạn nên nhờ những người đã có thời gian lâu dài làm việc với bạn, biết đến sự tiến bộ của bạn trong một thời gian dài và là người quan tâm đến sự phát triển về chuyên môn của bạn. Nếu người giới thiệu bạn là người hiểu biết bạn về một khía cạnh nào đó (cách làm việc, sự nhiệt tình trong các hoạt động tình nguyện…) thì bạn có thể sử dụng điều đó để biết được thư giới thiệu sẽ nhắc đến điểm mạnh, nét tính cách nào của bạn [3].

Sẽ rất tốt nếu người giới thiệu bạn là một người nổi tiếng trong ngành mà bạn muốn theo học và đặc biệt khi các thành viên trong hội đồng tuyển sinh biết về người đó. Tuy nhiên, một người nổi tiếng nhưng ít có liên lạc hay chỉ có thể nói bạn là một người có khả năng nhưng không đưa ra dẫn chứng nào, thì cũng không tốt bằng một người ít được biết đến hơn nhưng có thể đưa ra được dẫn chứng khẳng định mạnh mẽ cho những phẩm chất của bạn [3].

Nếu người giới thiệu bạn là một người không biết cách viết thư giới thiệu cho mục đích xin học, bạn có thể cung cấp cho người đó những hướng dẫn được nêu ở phần tiếp theo để tham khảo [3].

Q.2 Khi nào nên xin thƣ giới thiệu?

Khi bạn đã có mục tiêu nghề nghiệp và chọn xong trường thì nên tiến hành xin thư giới thiệu ngay, đề phòng đến gần hạn cuối, người viết thư giới thiệu lại không có mặt cả tháng thì bạn sẽ bị trễ hạn.

Q.3 Nên chuẩn bị 1 thƣ giới thiệu cho tất cả các trƣờng hay

nên nhờ ngƣời giới thiệu chỉnh sửa cho phù hợp với từng

trƣờng?

Việc nên chuẩn bị 1 thư giới thiệu cho tất cả các trường hoặc chỉnh sửa cho phù hợp với từng trường phụ thuộc vào quỹ thời gian của người giới thiệu. Nếu bạn nộp đơn vào 10 trường đại học mà yêu cầu người giới thiệu viết cho bạn 10 thư giới thiệu khác nhau thì điều này không khả thi.

Nếu người giới thiệu tạo điều kiện cho bạn trao đổi thẳng thắn về những gì bạn muốn họ đề cập trong từng thư giới thiệu thì bạn nên chủ động thể hiện sự phù hợp của mình với tiêu chí của từng trường hay học bổng. Vì thế bạn không nên đưa hết tất cả phẩm chất hay thành tích của bạn trong 1 thư giới thiệu mà nên khéo léo đưa vào các ý thật phù hợp với

Page 85: US Guide Handbook - Just do it

81

chương trình học. Ví dụ có những học bổng ưu tiên cho ứng viên học tập xuất sắc thì bạn nên nhờ người giới thiệu đề cập thành tích học tập, như xếp hạng trong lớp/khoa. Có thể khoa của bạn hay có những học bổng ưu tiên cho ứng viên có tố chất lãnh đạo, lúc đó người giới thiệu lại cần nói về những hoạt động thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.

Q.4 Nếu trƣờng yêu cầu 4 thƣ giới thiệu trong khi không thể

tìm đủ 4 ngƣời hiểu rõ về bạn để viết, bạn có thể nộp 3 thƣ

giới thiệu không?

Bạn nên viết thư cho khoa, gửi trực tiếp cho người phụ trách chương trình để hỏi về vấn đề này. Trong một số trường hợp, khoa thậm chí chấp nhận 2 thư. Tại trường học Mỹ, không phải mọi thứ đều quá cứng nhắc và vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Q.5 Có nên xin ngƣời giới thiệu cho đọc và góp ý cho thƣ

giới thiệu trƣớc khi nộp không?

Theo yêu cầu của các trường, thư giới thiệu phải được giữ bí mật với người được giới thiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp người giới thiệu cho phép bạn đọc, bạn nên dành thời gian đọc lại. Sau khi đọc lại, bạn có thể nhờ người giới thiệu chỉnh sửa lại một lần nữa các ý sao cho phù hợp với tiêu chí của trường hay chương trình học, hoặc giúp họ sửa lại câu từ và ngữ pháp.

Có một câu chuyện thực tế về việc đọc bản nháp thư giới thiệu được chia sẻ như sau:

“Có một người bạn, tôi nhờ viết thư giới thiệu cho trường Wharton. Bạn tôi chưa học MB nhưng ngày xưa từng nộp hồ sơ xin học MBA những trường có thứ hạng cao (và rớt hết nên không đi học luôn) và đảm bảo với tôi rằng anh biết cách viết thư giới thiệu cho ứng viên MBA. Vốn cẩn thận, tôi bảo anh này gửi bản nháp cho tôi xem. Đọc xong cái thư giới thiệu của ảnh tôi muốn té xỉu. Phần điểm yếu của tôi anh này viết rằng tiếng Anh của tôi chưa tốt lắm (ý anh là phải tốt như người bản xứ thì mới gọi là tốt, đây là do tôi quen anh nên hiểu ý anh thế, chứ hội đồng tuyển sinh thì sẽ kết luận ngay là tiếng Anh của tôi không đủ tốt để theo học) và 2 năm học MBA sẽ là cơ hội rất tốt cho tôi củng cố tiếng nh.”

Lê – VietMBA [1].

TÀI LIỆU TH M KHẢO

Page 86: US Guide Handbook - Just do it

82

1. http://www.vietmba.com/showthread.php?t=859

2. http://alumnus.caltech.edu/~natalia/studyinus/guide/recom/dos.htm

3. www.happyschoolsblog.com

III. NETWORKING

Chú ý:

Đối với ngành Science/ Engineering: Liên hệ với giáo sư (Professor), cựu sinh viên (Alumni) và sinh viên (Current Student).

Đối với MBA: Lên hệ với cựu sinh viên (Alumni) và sinh viên (Current Student).

Q.1 Tại sao nên liên hệ với giáo sƣ, cựu sinh viên, sinh viên?

Lợi ích của việc liên lạc với giáo sƣ.

Liên lạc với giáo sư trong quá trình xin học cao học sẽ giúp bạn tăng khả năng được nhận vào trường cũng như khả năng nhận được học bổng. Nên bắt đầu liên lạc sớm (trước khi gửi hồ sơ xin học), điều này sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội tìm được giáo sư phù hợp với mình trong lĩnh vực nghiên cứu bạn quan tâm. Chỉ nên gửi thư đến những người bạn thực sự thích sau khi đã nghiên cứu về họ kỹ càng. Nếu bạn chỉ chăm chăm làm ngập lụt hòm thư của giáo sư với những thông tin thiếu chuẩn bị, rất nhiều khả năng họ sẽ cho bạn vào danh sách đen và từ chối hồ sơ của bạn sau này mà không cần xem xét thêm [9] [15].

Vai trò của việc liên lạc với giáo sƣ trong quá trình xin học.

Những Giáo sư có uy tín (người vẫn còn có hoạt động nghiên cứu) thì ít khi để hội đồng tuyển sinh chọn sinh viên cho mình. Thường thì những người này tự tay chọn sinh viên trước (ví dụ như do bạn bè giới thiệu) và hội đồng tuyển sinh chỉ viết thư giới thiệu sinh viên khác. Những giáo sư chỉ nói là đợi hội đồng tuyển sinh quyết định, không có hứa hẹn gì, chỉ nói “sẽ xem lại hồ sơ” và trao đổi thư qua lại vài lần thì thường: 1) Họ không tự quyết được (do chủ động về tài chính...); 2) Họ không mặn mà lắm [5].

Liên lạc với cựu sinh viên, sinh viên.

Page 87: US Guide Handbook - Just do it

83

Cựu sinh viên và sinh viên đã từng ở trong địa vị của bạn trước đây, tức là cũng từng theo đuổi con đường xin học và xin học bổng đầy khó khăn và mệt nhọc. Do đó, nếu bạn có thể liên lạc thành công với các cựu sinh viên và sinh viên, bạn có thể được cung cấp rất nhiều thông tin quý giá, cũng như mẹo vặt mà họ đã áp dụng thành công trong quá trình xin học. Ngoài ra, bạn cũng có thể thu thập được những thông tin hữu ích về giáo sư như: lĩnh vực nghiên cứu, các tài liệu giáo sư phát hành, giáo sư nào có nhu cầu tìm trợ giảng (Teaching Assistant - TA) hay trợ lý nghiên cứu (Research Assistant - RA); về chương trình học, đời sống sinh viên của trường hay thậm chí việc làm mà có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong đời sống và học tập sau này. Ngoài ra, cựu sinh viên có thể sẽ là người sau này phỏng vấn bạn (đối với các bạn xin học MBA). Vì thế tạo mối quan hệ với họ có thể giúp bạn có thể nói chuyện với họ thoải mái hơn khi

phỏng vấn Bạn nên liên lạc với cựu sinh viên trước khi nộp hồ sơ khoảng 5-6 tháng. Bạn có thể nhờ họ giúp đỡ trong quá trình viết bài luận, chuẩn bị bản lý lịch, thử phỏng vấn (mock interview) nếu có thể [5].

Q.2 Không liên hệ với giáo sƣ, cựu sinh viên và sinh viên có

đƣợc không? Có đến mức không đƣợc trƣờng nhận vì không

liên hệ đƣợc với ai?

Không sao, việc liên lạc với giáo sư hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn.

ó những trường hợp xin học thành công vào những trường xếp hạng cao đều dựa vào những thành tựu trong nghiên cứu, trong công việc và trong các hoạt động tình nguyện của cá nhân, chứ hoàn toàn không nhờ vào việc liên lạc với giáo sư. Trường hợp của bạn Phạm Toàn Thắng, người đã được nhận vào chương trình PhD của trường đại học danh tiếng U Berkeley là một ví dụ cụ thể trong trường hợp này. ác bạn có thể tham khảo những bài viết chia sẻ kinh nghiệm của bạn Thắng ở địa chỉ “http://phamtoanthang.wordpress.com”.

Q.3 Tìm liên lạc của giáo sƣ, cựu sinh viên, sinh viên ở đâu?

Page 88: US Guide Handbook - Just do it

84

Tìm trong trang web của trường. Trang web của các trường đại học đều có thông tin về cựu học sinh và sinh viên để bạn có thể liên lạc. - Sử dụng các mạng xã hội thông dụng như LinkedIn, Facebook và Twitter… - Tra cứu trên mạng các hội sinh viên Việt Nam (Vietnamese Student Association) của bang hoặc hội sinh viên của trường trên các công cụ tìm kiếm như Google. - Qua các cuộc tọa đàm, hội thảo… - Qua bạn bè, người thân. - Ngoài ra, bạn cũng có thể thử tìm những giáo sư người Việt tại ngôi trường mà bạn đang xin học để tìm sự giúp đỡ. ác giáo sư người Việt có thể nhận bạn hoặc kết nối bạn với giáo sư khác hoặc cho bạn những lời khuyên quý giá. Để tìm kiếm có thể áp dụng cách sau đây: Lọc ra một số họ phổ biến của người Việt (Nguyễn, Trần, Đặng...) và tìm trên google với cú pháp: “Họ” site: “web của trường” (VD: "Nguyễn" site: Harvard.edu) [16].

Q.4 Hòm thƣ dùng để liên lạc với giáo sƣ?

Bạn nên hạn chế dùng tài khoản Yahoo hoặc các loại tài khoản miễn phí. Nên dùng các địa chỉ mail chính thức của trường, viện, hoặc công ty.

Q.5 Nên liên lạc với bao nhiêu giáo sƣ, cựu sinh viên, sinh

viên và khi nào liên lạc?

Liên lạc với 2 hoặc 3 giáo sư ở trường mà bạn định xin học. Nếu bạn xin học vào tháng 12 cho kỳ học mùa thu năm sau, bạn nên gửi thư liên lạc trước tháng 10 [4].

Có nhiều điều lợi khi chờ đến thời gian này [6]:

1, Lĩnh vực, định hướng nghiên cứu của bạn sẽ được định hình tốt hơn

2, ác giáo sư sẽ có dự định rõ ràng về số học viên họ có

3, Thời điểm bạn liên lạc gần với thời điểm xin học nên giáo sư có thể dễ dàng nhớ tên bạn.

4, Biết được các cơ hội hỗ trợ tài chính.

Bạn cũng có thể liên lạc với giáo sư sớm hơn, trước tháng 9 để loại đi các trường không phù hợp và bổ sung thêm các trường khác [6].

Page 89: US Guide Handbook - Just do it

85

Q.6 Có thể liên lạc với giáo sƣ nếu tôi chƣa có kinh nghiệm

nghiên cứu không?

Bạn hoàn toàn có thể liên lạc với giáo sư. Hãy giải thích rằng bạn không có hướng dẫn, không có cơ hội để làm nghiên cứu trong trường. Đừng ngại ngần trong việc liên lạc với giáo sư [4].

Q.7 Nên làm gì trƣớc khi liên lạc với giáo sƣ, cựu sinh viên,

sinh viên?

Trong tất cả các trường hợp, đầu tiên xem, đọc trang web của trường, rồi liên lạc với người phụ trách khoa sau đại học (Director of Graduate Studies). Đừng vội liên lạc với giáo sư, bạn hãy hỏi người phụ trách này về văn hóa của khoa, khả năng có thể liên lạc với giáo sư không, rồi mới liên lạc với giáo sư [2]. Sau đó, bạn nên: ● Tìm đọc bản lý lịch (CV) của giáo sư. ● Tìm hiểu lĩnh vực mà giáo sư quan tâm nghiên cứu. ● Tìm và đọc các bài báo của giáo sư. ● Tìm hiểu về phong cách làm việc của giáo sư, mục tiêu phát triển nghề nghiệp. ● Tìm hiểu các thói quen và địa chỉ email của giáo sư qua sinh viên

và đồng nghiệp của giáo sư.

Q.8 Nên nói gì trong thƣ đầu tiên? Tiêu đề? Có nên gửi ngay

bản lý lịch không? Nếu có thì gửi nhƣ thế nào?

Tiêu đề cho thƣ đầu tiên. Tiêu đề có lẽ là phần quan trọng nhất của một bức thư. Nó truyền đạt thông điệp mà bạn muốn gửi đến các giáo sư. Đây là thứ đầu tiên giáo sư sẽ nhìn và nó sẽ quyết định việc giáo sư có muốn mở thư ra hay không. ó rất nhiều giáo sư thậm chí không cần đọc nội dung mà chỉ đọc tiêu đề và xóa chúng đi. Những bức thư có tiêu đề như „Hello‟, „Hi‟, „How are you?‟, „admission‟, „scholarship‟ thì đã nắm chắc số phận nằm trong thùng rác. Vì thế bạn cần gây ấn tượng ngay từ cái tiêu đề thư.

ách tốt nhất cho việc đặt tiêu đề là chọn từ khóa (keywords) liên quan tới lĩnh vực giáo sư đang làm, nếu liên quan tới dự án hiện tại là tốt nhất [17].

Page 90: US Guide Handbook - Just do it

86

VD: “Interested in your research in/on drug delivery systems”

Dưới đây là một số ví dụ tiêu đề có thể gây ấn tượng với giáo sư.

o Summer 2011 Student: Artificial Intelligence Research Question o Fall 2011 Prospective Student: Research Info needed o Spring 2012 prospective student: Need Admission Information o Fall 2012 Student : Need info on Research prospects at UW-Madison

Từ khóa bạn cần quan tâm và nên cho vào tiêu đề là “Prospective Student”. Thực tế thì “Prospective Student” chính là tương lai của trường,

các giáo sư sẽ khó bỏ qua các bức thư này hơn.

Nội dung thƣ đầu tiên: - Tham khảo thêm ở

www.cs.virginia.edu/~evans/advice/prospective.html. - Thư liên lạc lần đầu không nên viết dài. Việc viết ngắn gọn cho giáo sư cho thấy bạn là người biết tôn trọng thời gian của người khác. Tối đa viết 3 đoạn. Mặc dù thế, trong thư phải nêu được: mình định làm gì, kinh nghiệm thế nào, có bài báo (paper) rồi hay không và một vài dòng chứng tỏ là mình đã nghiên cứu họ rất kĩ [5].

- Bạn nên gửi 1 thư ngắn. Không hơn 3 - 4 câu nói bạn là ai, rằng bạn xin vào chương trình học, và bạn mong muốn làm việc với họ nếu được nhận [4].

Nội dung thƣ:

Bắt đầu bằng việc nói rằng tôi đang có dự định xin vào chương trình học, tôi có bằng B.A. (Bachelor of Arts) ở đâu. Viết tối đa 2 câu về lĩnh vực yêu thích nghiên cứu của bạn, 1 câu về địa điểm, thời gian và chủ đề chung, có thể 1 câu về chủ đề của đề tài nghiên cứu, sau đó hỏi họ xem liệu họ có lấy sinh viên không. Cuối thư nói rằng bạn mong muốn thảo luận thêm về các ý định nghiên cứu của bạn trong 1 thư sau chi tiết hơn hoặc qua điện thoại. Toàn thư không nên quá 5 câu. Nên là chính mình trong thư [6]. Không hỏi những câu hỏi bạn có thể tìm được câu trả lời trên trang web của khoa. Nhớ rằng thư bạn trao đổi với giáo sư có thể được lưu trữ trong hồ sơ dự tuyển của bạn [6]. Không hỏi về hỗ trợ tài chính (Financial id) trong thư đầu tiên và viết thư không được có lỗi [7]. Các

Page 91: US Guide Handbook - Just do it

87

bạn gửi thư không nên gửi tập tin đính kèm quá nặng. Nên làm 1 trang web chứa tất cả các thông tin về mình, rồi gửi địa chỉ trang web đó trong thư [5]. ác điểm lưu ý khi viết thư [5]:

Nên dùng giọng viết lạc quan để thể hiện "sức sống mới", tự tin và năng động. VD: Tránh dùng những từ/chi tiết dễ gây cảm giác ủ ê, chán nản như "regret" hoặc "inferiority complex". Nếu phải nhắc đến chuyện không tích cực thì tránh nói theo cách bi lụy, mà nên viết ra sao để "hô biến" nó thành 1 cơ hội thể hiện được các điểm mạnh của mình.

Tập trung làm nổi bật các lợi thế riêng của mình, liên hệ chúng với các đặc điểm/hướng nghiên cứu... của trường/chương trình để chứng minh trường/chương trình đó thực sự phù hợp với mình. VD: Có thể điểm yếu của bạn là hồ sơ không được tốt lắm (đó là điều mà bây giờ bạn không thể thay đổi vì đã là quá khứ). Thay vào đó, điểm mạnh của bạn là kinh nghiệm làm việc chẳng hạn. Vậy thì cần bám vào đó để đánh bóng nó lên. (Ví dụ: Bạn học được gì từ kinh nghiệm làm việc? Phù hợp như thế nào với hướng nghiên cứu/đặc điểm của chương trình? Bạn sẽ có những đóng góp đặc biệt gì mà chỉ riêng bạn chứ không ai ngoài bạn mới có thể đem lại được?). Mấu chốt là viết rõ ràng và khúc chiết bằng các dẫn chứng chi tiết cụ thể, thay vì khái quát, chung chung, mơ hồ như... triết gia.

Q.9 Giáo sƣ quan tâm đến gì trong thƣ?

Tùy mỗi giáo sư mà họ có những mối quan tâm khác nhau. Tuy nhiên ở đây, cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn một số điều mà các giáo sư hay quan tâm và chú ý tới nhất: ● Mục tiêu học tập và phát triển nghề nghiệp của bạn. ● Năng lực của bạn. ● Hành vi, thái độ và kinh nghiệm của bạn. ● Những gì có thể chia sẻ cùng bạn.

Q.10 Có nên liên lạc với các PhD Việt Nam ở các trƣờng và

nhờ họ giúp đỡ (lobby) không?

Liên lạc hỏi han thông tin thì được, còn nhờ giúp đỡ thì tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố [5].

Page 92: US Guide Handbook - Just do it

88

- Quan trọng nhất là hồ sơ (profile) của bạn, nếu nó tốt thì bạn có thể hỏi tình hình tuyển sinh của khoa và giáo sư thế nào. Nếu hồ sơ bạn không tốt lắm thì khi nhờ người khác người ta cũng rất ngại, vì phải đem uy tính và danh dự của mình ra để giới thiệu một người mà mình cũng chỉ biết qua cái bản lý lịch thì hơi khó. Nếu bạn có nhiều thứ để thể hiện, bài báo tốt, thư giới thiệu tốt, nếu học ở Việt Nam thì tốt nghiệp thủ khoa, giải quốc gia quốc tế... như vậy dễ thuyết phục người khác hơn.

- Phụ thuộc vào mối quan hệ của họ với giáo sư. Sinh viên Việt Nam nói chung, nếu học ở trong nước sau đó ra nước ngoài, không phải ai học cũng tốt ngay được. Nếu họ cảm thấy thua kém trong nhóm của họ thì họ có dám giới thiệu bạn cho giáo sư của họ không? Giáo sư nhìn một sinh viên Việt Nam đang làm việc cùng mà người ấy năng lực yếu thì có tin lời người đó giới thiệu không?

- Ngoài ra, việc họ giúp hay không cũng phụ thuộc vào cách bạn thuyết phục. Đó là kĩ năng hỏi.

Q.11 Lúc nào là phù hợp để nhắc đến vấn đề hỗ trợ tài chính

(Financial id), trợ giảng (TA) hay trợ lý nghiên cứu (RA)

trong thƣ?

Kinh nghiệm cho thấy, thời điểm được cho là phù hợp nhất để đề cập đến các vấn đề trên là sau khi đã nhận được phản hồi của giáo sư cho bức thư hỏi về tình trạng cũng như kết quả của hồ sơ.

Q.12 Nên chờ phản hồi từ giáo sƣ bao lâu trƣớc khi chuyển

hƣớng sang giáo sƣ, trƣờng khác?

Bạn hãy chờ tầm 3-5 ngày xem có trả lời không. Rất có thể thư của bạn đã bị rơi vào hòm thư rác (spam), hãy gửi thư hỏi giáo sư về bức thư trước của bạn. Nếu không nhận được thư hồi âm, bỏ qua [5].

Q.13 Nhận định về các trƣờng hợp thƣ trả lời của giáo sƣ.

Các trƣờng hợp bỏ qua [5]: a. Khó chịu: “I do not know what Database is and would rather you not spam me with these requests.” b. Không hợp tác: “You should apply directly to department, which decided who gets

Page 93: US Guide Handbook - Just do it

89

admitted. Professors do not admit students directly.” c. Trả lời theo khuôn mẫu (template): “Yes, we are accepting applications for admission in Fall 2008. Information on the Computer Science program can be found at www.www.cs.princeton.edu. That website includes information on classes, admission policies, and degree requirements. Information on our research program can be found at www.www.cs.princeton.edu/admission. Let me know if you have any further questions.” d. Chế độ trả lời tự động (Auto-reply): “Thank you for your email. I'm on leave from ...... I suggest you contact Prof. X (at [email protected]). He is the director of our graduate program. đ. Không nhận sinh viên mới: “I am not currently accepting new students. Good luck!” e. “Rất tiếc không làm việc này nữa rồi”: “Thank you for the nice note. Unfortunately, I do not conduct research in collaborative software engineering any more. My focus is on ... now (See www.cs.princeton.edu/jurong.) Looks like you have a good background to meet your goals. Best wishes for success!” f. Không có nguồn tài trợ: “ ll requests for funded positions should be directed to Dr. Fei. By copy of this email, I will inform him of your interest. I look forward to meeting you after you arrive here at Princeton.”

Các trƣờng hợp bình thƣờng [5]: a. Không có tín hiệu gì: “I have passed your message on to our graduate correspondent, who will be able to guide you through the application process. I look forward to seeing your full application!” b. Không tuyển sinh viên nhưng vẫn khuyến khích ứng tuyển: “Thank you for your interest in my research. Unfortunately, my research group is full and I have no funds available to support additional students and / or research projects. Nonetheless, since your resume looks very good, I strongly encourage you to apply to Princeton.” c. Không tuyển sinh viên, giới thiệu cho giáo sư khác:

Page 94: US Guide Handbook - Just do it

90

“Thank you for your interest in the Computer Science PhD program at Princeton, and in my research. Your research interests do seem well aligned with my personal research interests. However, since I currently have four PhD students, I'm not currently seeking any additional students. That said, there are other Software Engineering Faculty at who might be interested in you, including Prof Xiexie, and Prof admin, and I encourage you to contact them as well. Best of luck to you in your pursuit of graduate studies.”

Các trƣờng hợp có triển vọng [5]: a. Có tuyển sinh viên “I'm always looking for good grad students. Please follow the process as outlined at our departments grad studies web site.” b. Có vẻ thích và khuyến khích ứng tuyển: “Thank you for sending me your resume. You have an excellent background and your research interests are compatible with my own. I am confident you would find the Ph.D. program at Princeton University rewarding and challenging. I encourage you to apply.” c. Rất thích (kể lể): “Thanks for your interest in our academic and research program. Yes, we have opening for research assistant-ships in Fall 2008. Your computer and programming skills are definitely helpful in ITS and simulation research. Enclosed is a description of my current research activities. In addition, we will start additional research activities in the next few months. We have just established a new laboratory that is one of the first of its kinds in the United States. We have a video wall and video and data sharing capabilities with ITS centers in the region that will allow us to do data warehousing, data mining, and real-time simulation.” d. Có tín hiệu được nhận rồi: “Thanks for your enquiry. Your background sounds interesting and I would certainly consider taking you on as a grad student. You must first apply however. Please go to our Department website at www.cs.princeton.edu/ and follow the appointment procedures under Programs and Admissions. Once you have completed your application

Page 95: US Guide Handbook - Just do it

91

I will be notified here and asked if I wish to support you as a PhD student. I wish you success in your application.” Không nhiều giáo sư trả lời thư nếu học viên xin vào chương trình MS, cơ hội nhiều hơn cho PhD [7].

Q.14 Làm gì nếu giáo sƣ yêu cầu nộp hồ sơ ứng tuyển cho các

Học bổng tài trợ (Fellowship) cho chƣơng trình học?

Ví dụ như giáo sư gợi ý bạn nộp hồ sơ cho VEF (Vietnam Education Foundation). Khi đó, bạn hãy hứa rằng được trường nhận nhập học xong sẽ xin VEF/322. Nói thêm rằng bây giờ bạn cần nhất là được nhận rồi sẽ làm hồ sơ xin VEF/322. Kể cả khi đã được nhận thì hãy ưu tiên tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính trong khoa trước [5].

Q.15 Cách hiệu quả nhất để liên lạc với giáo sƣ, cựu sinh

viên, sinh viên?

Với giáo sƣ [5]. Cách tốt nhất là bạn dành thời gian tìm hiểu về các nhóm sớm, rồi

chọn một (hoặc vài) thầy có hướng nghiên cứu mình thích và bắt tay vào làm nghiêm túc trong vài tháng (càng lâu càng tốt). Trong quá trình làm có gì thắc mắc thì bạn viết thư hỏi (thể hiện như bạn đang làm nghiên cứu độc lập và gặp khó khăn cần tham khảo chuyên gia đầu ngành, tránh để cho thầy biết ý định xin học của bạn) rồi dần dần làm quen. Nếu bạn có công trình sau đấy, hãy xin phép thầy để tên thầy vào danh mục tác giả, đưa cho thầy xem trước, cám ơn thầy trong công trình của bạn.

Với cựu sinh viên/ sinh viên [12]. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 2 mẹo nhỏ giúp bạn có thể liên lạc đạt hiệu quả cao nhất - Đừng sử dụng giọng văn quá trang trọng trong thư. Ngôn từ gần gũi sẽ giúp bạn dễ tạo được cảm tình hơn. - Đừng viết những bức thư quá dài dòng. húng thực tế sẽ làm người bạn liên lạc có tâm lý ngại đọc và không trả lời bạn

Q.16 Những dấu hiệu nào cho thấy thƣ của bạn không hiệu

quả? Cần làm gì khi nhận thấy những dấu hiệu này?

Page 96: US Guide Handbook - Just do it

92

Nếu các bạn không nhận được phản hồi từ người nhận trong vòng một tuần, các bạn nên gửi thư để nhắc. Trừ trường hợp giáo sư hoặc sinh viên phản hồi rằng họ đang bận, khi đó có thể do thư của bạn không hiệu quả. Khi đó, bạn có thể thay đổi cách tiếp cận, ví dụ: thay đổi tiêu đề hoặc thay đổi nội dung thư cho hấp dẫn hơn. Tùy vào mức độ quan trọng của người liên lạc mà bạn phải đưa ra những giải pháp cho việc liên lạc lại. Nếu người đó thực sự quan trọng thì bạn phải dùng các đầu mối liên lạc khác như: gọi điện thoại, liên lạc với những người làm việc cùng với giáo sư hoặc nhờ bạn bè hay người quen bên nước ngoài để liên lạc trực tiếp.

Q.17 Giáo sƣ đang tỏ vẻ vui thích và trao đổi thƣ thƣờng

xuyên cho tôi, đột nhiên sau 1 thƣ tôi không nhận đƣợc hồi

âm, chuyện gì đã xảy ra?

Có thể giáo sư bận công tác hoặc có việc gì đó không thể liên hệ. · Có thể giáo sư không hài lòng điều gì đó, vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân qua nhiều kênh khách nhau để xử sự cho phù hợp. · Có thể giáo sư không quan tâm đến những gì mình quan tâm và thấy không phù hợp khi làm việc với mình.

Q.18 Khi hồ sơ tốt, có thể nhận đƣợc đề nghị tốt hơn từ

trƣờng khác thì viết thƣ xin hoãn hồi âm nhƣ thế nào?

“Dear Prof,

I feel quite honored to have received the offer from your program. I reviewed details in the offer letter, and found the date required for my response might be a little early for me.I wish you would understand that I should think carefully and discuss this issue with my family and my friends to decide whether I should accept it or not. Also, to be honest, there are still several universities that have not made final decisions. This is an important issue for my future career and my life, and I hope you would understand I am still very interested in your program. However, it may take some time for me to compare and make a wise choice. So would you extend the deadline for me to decide?

I would appreciate it.

Thank you very much!

Sincerely, Kev.” [5]

Page 97: US Guide Handbook - Just do it

93

Các bạn chú ý là có luật 15/4 [16], hầu hết các trường phải tuân theo luật này. Thế nên hãy dùng luật để thương lượng với trường rồi từ từ hãy quyết định [5].

TÀI LIỆU TH M KHẢO

1. pixie658, Grad student Q & A – contacting potential advisors, cập nhật ngày 15/02/2010 ,www.pixie658.wordpress.com/2010/02/15/contacting-potential-advisors 2. www.chronicle.com/forums/index.php?topic=51648.5;wap2 3. Jones, Telling It Like It Is? Cập nhật ngày 22/07/2010, www.science-professor.blogspot.com/2010/07/telling-it-like-it-is.html 4. pixie658, Grad student Q & A – contacting potential advisors, cập nhật ngày 15/02/2010 ,www.pixie658.wordpress.com/2010/02/15/contacting-potential-advisors 5. www.vietphd.org/forum/showthread.php?t=467 6. www.forum.thegradcafe.com/topic/1982-contacting-prospective-advisors/ 7. HSB, Right way to contact Professor‟s during admissionprofessors-for-college-admission-aid/process,www.happyschoolsblog.com/contact- 8. Steve LaValle, A Message for Prospective Graduate Students, www.cs.cmu.edu/~choset/prospective.htmlwww.cs.virginia.edu/~evans/advice/prospective.html 9. www.cs.virginia.edu/~evans/advice/prospective.html 10. HSB, Email Template to Contact Graduate School Professorswww.www.happyschoolsblog.com/email-template-contact-professors/, 11. www.vietscholar.org/du-hoc-hoa-ky-canada/65-useful-hints-graduate-application.html 12. http://www.happyschoolsblog.com/contact-students-in-the-usa-university/ 13. http://www.happyschoolsblog.com/tips-for-writing-email-to-professor/ 14. http://www.happyschoolsblog.com/email-to-professor-admission/ 15. http://redbus2us.com/4-tips-to-email-professors-for-graduate-school-admission-in-usa/ 16. http://www.cgsnet.org/portals/0/pdf/CGSResolutionApril2008.pdf 17. http://vietphd.org/forum/showpost.php?p=88896&postcount=88

Page 98: US Guide Handbook - Just do it

94

IV. SƠ YẾU LÝ LỊCH (RESUME)

Q.1 Độ dài và cấu trúc sơ yếu lý lịch nhƣ thế nào là hợp lý?

Sơ yếu lý lịch nên được viết trong 1-3 trang. Nếu bạn muốn xin học tiến sĩ (PhD) thì bạn nên chuẩn bị hai ơ yếu lý lịch, một bản ngắn 1 trang và 1 bản đầy đủ, ghi rõ những bài nghiên cứu của bạn, mô tả những bài nghiên cứu đó nghiên cứu về cái gì.Cấu trúc sơ yếu lý lịch: [3]. · 1/2 nghề nghiệp · 1/4 học tập · 1/4 kinh nghiệm lãnh đạo

Q.2 Một sơ yếu lý lịch tốt nên gồm những nội dung gì?

Để có thể có một yếu lý lịch hoàn hảo và gây ấn tượng với người đọc, trước khi tiến hành viết sơ yếu lý lịch, bạn nên trả lời 3 câu hỏi: Bạn đã làm cái gì? Kết quả của việc bạn làm là gì?

Việc bạn làm + Lí do bạn làm = Kết quả

Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra đây lại là một bài toán khó cho đa số các sinh viên khi bắt tay vào viết sơ yếu lý lịch. Một lỗi cơ bản là đa số các phần trên bản sơ yếu lý lịch chỉ thể hiện phần bạn đang làm gì, công việc của bạn như thế nào, chứ chưa tập trung vào phần quan trọng nhất là kết quả bạn mang lại khi tham gia vào công việc đó.

Trong công việc, hãy cố gắng miêu tả thành quả và kinh nghiệm bằng các con số và chỉ số cụ thể mang tính định lượng, ví dụ như muốn nói về 1 hợp đồng mình đã ký kết được thì nên viết cụ thể giá trị của hợp đồng là bao nhiêu... Nếu như thành quả và kinh nghiệm công việc của các bạn không thể đo lường được cụ thể bằng nhưng con số (quantitative) thì hãy tập trung nêu lên chất lượng của những công việc mà bạn đã làm được (qualitative).

Các bạn có thể tham khảo bằng những ví dụ như sau: BEFORE: Supervised development team during integration testing. AFTER (quantitative): Supervised 5-person development team during integration testing; completed testing ahead of schedule, reducing costs of 15%. BEFORE:

Page 99: US Guide Handbook - Just do it

95

Worked with other departments to improve project management. AFTER (qualitative): Partnered across departments to introduce Microsoft Solutions Framework methodology, resulting in a more consistent process for managing software projects. BEFORE: Conducted promotional activities. AFTER (qualitative): Developed and managed nice successful sales promotions that increased customer base, customer retention rate, and product penetration per household. Trong học tập thì bạn có thể kể rõ những thành tích mình đạt được: xếp hạng trong trường, có những nghiên cứu đặc biệt nào và đã đạt được những kết quả gì, những học bổng và tính chất của những học bổng đó như thế nào.

Nếu có thể thì hãy viết sơ yếu lý lịch để nêu bật được định hướng và khả năng lãnh đạo của bạn trong từng công việc của bạn.

Với từng công việc, bạn nên bắt đầu mỗi gạch đầu dòng (bullet) bằng một động từ mạnh ở thì quá khứ. ác động từ mạnh có hiệu ứng rất tốt trong việc thể hiện khả năng của bạn đấy.

Q.3 Một số mẹo khi viết sơ yếu lý lịch

Bắt đầu một dòng miêu tả công việc/vị trí của bạn bằng một động từ mạnh (action verb) (ví dụ như led, ran, managed...)

Tóm gọn việc miêu tả trong 1 đến 2 dòng. Hội đồng tuyển sinh phải đọc rất nhiều resume trong cùng một khoảng thời gian, vì thế hãy viết thẳng vào ý chính, không nên vòng vo.

Viết càng chi tiết càng tốt. Một lời miêu tả chung chung sẽ không tạo ấn tượng bằng việc miêu tả chi tiết.

Miêu tả kết quả đạt được. Kết quả bạn đạt được trong quá khứ sẽ cho hội đồng tuyển sinh thấy bạn là người như thế nào. Viết 1 bài báo cáo với chất lượng tốt cùng dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn rồi đạt giải sẽ khác hẳn viết một bài báo cáo mà không đạt được gì.

Đưa ra số liệu dẫn chứng. Số liệu dẫn chứng sẽ củng cổ thêm về kết quả bạn đạt được.

Page 100: US Guide Handbook - Just do it

96

Không nói phóng đại, cũng không nên khiêm tốn quá. Nên thành thật.

Bài viết cần đơn giản, dễ đọc. Tránh viết mục tiêu sự nghiệp trong sơ yếu lý lịch. Nó đã được đề

cập trong bài luận trình bày mục đích vì thế không cần thiết phải đề cập ở sơ yếu lý lịch.

Tránh liệt kê kỹ năng và phẩm chất. Hãy để kết quả và thành tựu của bạn miêu tả kỹ năng của bạn.

Mô tả ngắn về công ty của bạn. Nếu bạn không làm việc cho một công ty danh tiếng, hãy miêu tả ngắn gọn về công ty của bạn

Viết 3-5 dòng miêu tả cho mỗi vị trí công việc. Đừng miêu tả quá nhiều mà hãy chọn những điểm mạnh nhất để viết khi miêu tả về một vị trí công việc.

Chỉ nên ghi kinh nghiệm thực tập ở những nơi danh tiếng

TÀI LIỆU TH M KHẢO

1. http://www.vietmba.com/showthread.php?t=2519&page=8 2. How to apply for an MBA – MBA Prep School - Tyler Cormney, Chris Aitken.

3. Lê Sỹ Tùng, VEF Fellow Cohort 2012, University of Minnesota - PhD

program in Chemical Engineering

V. CÁC MỤC KHÁC

Q.1 Có cần phải xin bản giới thiệu hệ thống đánh giá quá

trình học và thang điểm ở Việt Nam không? Nếu có thì xin ở

đâu?

Bạn có thể xin bản giới thiệu hệ thống đánh giá quá trình học và thang điểm ở Việt Nam ở Institute of International Education (IIE), Education

USA, VEF, WES (có mất phí)... Thông tin tham khảo thêm ở các trang web:

www.iievn.org www.wes.org www.educationusa.info/Vietnam http://home.vef.gov/

Page 101: US Guide Handbook - Just do it

97

Q.2 Miễn phí ứng tuyển (Fee waiver) có ảnh hƣởng đến khả

năng xin học và xin học bổng của bạn không?

Đăng ký xét miễn phí ứng tuyển không làm ảnh hưởng đến khả năng xin học hay xin học bổng của bạn, vì việc cấp xét miễn phí ứng tuyển được hội đồng tuyển sinh thực hiện theo chính sách của trường. Hơn nữa khi bạn được miễn phí ứng tuyển, bạn có thể được đưa vào dạng need-based scholarship. Tuy nhiên, với những trường bạn thật sự thích thì không nên xin miễn phí ứng tuyển, hãy xin ở các trường khác. Theo anh Hồ Mạnh Linh, MBA Texas hristian University, hãy coi đó là một khoản đầu tư cho việc theo đuổi trường mình yêu thích.

Q.3 Cách xin miễn phí ứng tuyển (Fee waiver) hiệu quả?

Bạn hãy nói đến khả năng đóng góp của mình cho trường và hoàn cảnh tài chính khó khăn của mình. “I have intensive experience in marketing and management. I currently work in the PR & Marketing position for XXX Securities, a local company operating in the financial market. My work experience has provided me with strong management skills and marketing knowledge which I believe will allow me to take advantage of as well as contribute to your program and add values to the school‟s diversity. As a woman applicant from a developing country, I have to overcome many obstacles, one of which is financial matter. Although an MBA requires far more substantial financial investment, the application fee is a significant amount compared with our monthly average income. Therefore I really hope that you would accept this request.” (Minh Ha – VietMBA)

Q.4 Mẹo nhỏ về việc điền đơn đăng ký trên mạng (online

application form).

Bạn nên xem qua đơn trên mạng sớm đề phòng có trường hợp trường hỏi bạn một số câu hỏi nhỏ trong đơn. Khi bạn làm đơn cho trường này thì nên lưu vào 1 tập tin Word để có thể tận dụng cho trường khác, vì đơn đăng ký của các trường thường không khác nhau quá nhiều.

Bạn cũng có thể sử dụng các tính năng utofill của trình duyệt Internet như Google hrome.

Page 102: US Guide Handbook - Just do it
Page 103: US Guide Handbook - Just do it

98

CHƢƠNG III. S U KHI NỘP HỒ SƠ

I. KIỂM TR TRẠNG THÁI HỒ SƠ ( PPLICATION STATUS)

Quá trình xét duyệt đăng kí phụ thuộc vào thời gian bạn gửi hoàn tất hồ

sơ, điểm thi, và chi phí. Các bạn cũng nên gửi hồ sơ đăng kí trước hạn chót

3 tuần để tránh chậm trễ trong quá trình xét duyệt, thường thì các trường

mất 8 – 10 tuần để duyệt và cập nhật tình trạng đăng kí. Hãy kiên nhẫn.

Q.1 Có những cách nào kiểm tra tình trạng hồ sơ?

ó nhiều cách kiểm tra tình trạng hồ sơ của bạn. Nhưng trước hết, hãy

kiểm tra lại (nhớ lại) một lần nữa bạn đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như

yêu cầu chưa. Nếu chắc chắn đã đầy đủ thì đừng quá lo lắng, mọi thứ sẽ

ổn cả thôi.

Kiểm tra trực tuyến

Truy cập vào website của trường, và làm theo hướng dẫn để kiểm tra hồ

sơ. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng cập nhật tình trạng thường

xuyên mặc dù hồ sơ của bạn đã được chấp nhận. Hãy kiên nhẫn.

Gửi email cho trƣờng

Thường các trường nhận rất nhiều email và có người thường trực việc trả

lời email. Do vậy, hãy gửi email đến trường. Bạn có thể tìm thấy email này

nhanh chóng trên website của trường. Thường trong mục “ ontact us” của

trường hoặc tìm kiếm theo từ khóa “mba.admission”. (Ví dụ:

[email protected], [email protected],...)

Gửi email đến giáo sƣ trong quá trình đăng kí

Nếu bạn có thông tin liên lạc của giáo sư trong quá trình đăng kí, hãy gửi

email cho họ. Nếu họ phản hồi tốt, hãy nhờ họ kiểm tra tình trạng giúp

bạn. Hãy giữ quan hệ tốt với họ, việc này sẽ rất có lợi cho các bạn về sau.

Gọi điện thoại đến trƣờng

Page 104: US Guide Handbook - Just do it

99

Gọi đến trường trong giờ hành chính. Thông báo mã số sinh viên (Student

ID) hoặc mã số hồ sơ ( pplication number) để kiểm tra tình trạng hồ sơ.

Đây là cách nhanh nhất để kiểm tra tình trạng hồ sơ.

Nhờ bạn bè học tại trƣờng

Nếu có bạn bè học ở trường mà các bạn đăng kí, bạn có thể nhờ bạn đó

kiểm tra trực tiếp giúp bạn. Trong một số trường hợp, bạn bè còn có thể

giúp trường gửi cho bạn văn bản hồ sơ quan trọng bằng chuyển phát

nhanh thay vì 2-3 tuần như gửi thư thông thường. Do đó, hãy giữ quan hệ

tốt với mọi người.

Q.2 Danh mục các giấy tờ văn bản cần kiểm tra?

Đây là danh mục những văn bản cần thiết trong bộ hồ sơ của các bạn, bạn

nên kiểm tra thật kỹ để tránh bị trì hoãn:

Ðơn đăng kí nhập học của trường ( pplication form);

Lệ phí hồ sơ đăng kí nhập học ( pplication fee);

Bằng tốt nghiệp đại học (college graduate certificate);

Thư cá nhân (Personal Statement);

Thư giới thiệu (Letter of Recommendation);

Ðiểm học tại Đại học (GP );

Ðiểm thi GRE/GM T;

Bài nghiên cứu, dự án của bạn ( bstract of your research paper

and projects);

Giấy tờ chứng nhận hoạt động xã hội khác;

Ðiểm thi TOEFL;

Giấy tờ tài chính;

Ngoài ra có thể đính kèm thêm:

Page 105: US Guide Handbook - Just do it

100

Trang xác nhận ( onfirmation page), nếu đăng kí trực tuyến;

Bản lý lịch (Resume);

Trang đầu, trang cuối của hộ chiếu;

Danh mục các văn bản trong hồ sơ;

(*) Một vài lƣu ý

ác đơn, giấy tờ và thư nên sao chép thêm một bản để lưu trữ.

ác đơn, giấy tờ và thư từ nên gởi chung bằng thư đảm bảo

(Registered letter) để tránh thất lạc.

Sau khi được tuyển vào trường đại học, trường sẽ cấp cho mẫu đơn

I-20 B để xin Visa F-1.

Nếu bạn được trường nhận vào chương trình nhưng vì lý nào đó bạn

không thể đi học ngay thì bạn cũng có thể viết thư yêu cầu trường

dời khóa học sang học kỳ sau hay năm học sau.

Q.3 Phải làm gì khi trƣờng không nhận đƣợc hồ sơ của bạn

hoặc trƣờng làm mất các giấy tờ liên quan?

ó trường hợp nhận được thông báo:

ALERTS: We have not received your documents yet (Mentioned

above). Is there a chance that there is a fault with the courier system.

Mặc dù đã được xác nhận của công ty chuyển phát nhanh (FED-EX, UNI,

etc.) là đã giao hàng. Đừng hoảng hốt, điều bạn cần làm:

Trước hết gửi email cho trường và tìm hiểu vấn đề, họ cũng sẽ giúp

bạn biết nên làm gì.

Liên hệ dịch vụ chuyển phát bạn đã dùng, xác nhận thông tin người

nhận.

Page 106: US Guide Handbook - Just do it

101

Gọi trực tiếp đến trường nói tên người kí và nhận văn bản (vì có thể

bạn gửi nhầm sang bộ phận khác), gửi cho họ số theo dõi (Tracking

number) của dịch vụ để kiểm tra.

Trường hợp tệ nhất là họ yêu cầu gửi lại văn bản. Hãy giải thích

trường hợp của bạn, thuyết phục họ bạn sẽ gửi lại bản sao trong thời

gian họ tìm lại bản gốc.

Luôn có giải pháp cho vấn đề, kiểm tra thật kĩ danh mục ( hecklist) văn

bản và quy trình gửi hồ sơ. Giữ bình tĩnh để đảm bảo không mắc lại sai

lầm.

II. PHỎNG VẤN (INTERVIEW)

Q.1 Mục đích của buổi phỏng vấn là gì?

Tùy trường, nhưng theo mình thì phỏng vấn chỉ để họ hiểu thêm về

bạn. Tất nhiên cũng tùy từng trường hợp. Nếu hồ sơ của bạn thật sự tốt

thì phỏng vấn chỉ để khẳng định điều này. ũng có thể là họ thích hồ sơ

của bạn nhưng có một vài thắc mắc, hoặc họ đã định từ chối thư xin học

của bạn nhưng muốn cho bạn thêm một cơ hội cuối cùng. Nhìn chung,

phỏng vấn không mang quá nhiều sức nặng - trừ khi bạn thể hiện bản

thân cực kỳ tốt hoặc tồi, đó là cảm nhận của mình. [1]

Phỏng vấn, dù là cho bất kỳ mục đích gì, từ xin việc, học bổng, được

nhận vào trường, thì cũng đều dựa trên một nguyên lý duy nhất: bạn

chứng tỏ cho người phỏng vấn thấy bạn có đủ tiêu chí họ cần và họ tìm

kiếm. Về cơ bản, tôi đánh giá phỏng vấn với Hội đồng xét tuyển của

trường ( dmission ommittee- dcom) gần tương tự với vòng phỏng vấn

VEF, chỉ khác nhau đôi chút về “tiêu chí”: nếu VEF là những tiêu chí chung

Page 107: US Guide Handbook - Just do it

102

để tìm kiếm những nhà khoa học/kỹ sư với “tiềm năng không giới hạn”

(chữ dùng của thầy raig ở trung tâm Oxford), thì phỏng vấn với dcom,

bên cạnh các tiêu chí của VEF, bạn phải chứng tỏ mình phù hợp với

chương trình đó, bộ môn đó, ngôi trường đó; hay nói cách khác, bạn phải

bỏ thêm một chút công sức để tìm hiểu về nơi bạn muốn đến học, về giáo

sư, về các khóa học của chương trình đó, về thành phố,... để cho thấy

mình phù hợp. [2]

Q.2 Có mấy cách phỏng vấn?

Thường có ba cách phỏng vấn phổ biến, đó là: phỏng vấn qua điện

thoại, phỏng vấn qua internet và phỏng vấn trực tiếp.

Q.3 Nên chuẩn bị gì trƣớc khi phỏng vấn?

Tâm lý

Tôi đặt phần này lên đầu, vì bản thân tôi cho rằng, tâm lý lúc phỏng

vấn là quan trọng nhất. Vì vậy, trước hết, hãy tự tin “I can do it”. Phải tự

tin chứ, mình còn không tin mình thì ai tin, ai sẽ trao cơ hội cho mình?

Sự tự tin đến từ đâu? Đương nhiên, bạn không thể “tay không bắt giặc”

được. Tôi nghĩ, một sự chuẩn bị đầy đủ sẽ làm cho người ta tự nhiên cảm

giác tự tin hơn hẳn. Vì vậy, hãy cố gắng chuẩn bị mọi thứ có thể, đừng để

trước khi phỏng vấn còn run rẩy nghĩ “hy vọng họ không hỏi câu này”. [2]

Tiếng nh

ác bạn đã chuẩn bị đi học chắc chắn tiếng nh đều ổn cả rồi. Tuy

nhiên, một thời gian dài quay cuồng chuẩn bị và nộp hồ sơ (apply) liên tục,

không có nhiều thời gian giao tiếp, có thể ảnh hưởng đến kỹ năng nghe và

nói của bạn. Vì vậy, việc luyện lại các kỹ năng này không thừa, đặc biệt

Page 108: US Guide Handbook - Just do it

103

nếu bạn lo lắng, vì nghe qua điện thoại/Skype có thể khác với nói chuyện

trực tiếp bên ngoài. Nhờ bạn bè, người thân làm vài cuộc phỏng vấn thử

(mock interview) qua điện thoại/skype cho quen cũng là một ý tưởng

không tồi. [2]

Kiến thức nền (Background knowledge)

Theo tôi, hãy lấy nghiên cứu của bạn làm tâm: đầu tiên, hãy chắc chắn

là bạn nắm vững các kiến thức liên quan trực tiếp cho (các) nghiên cứu

của bạn. Sau đó mở rộng dần phạm vi kiến thức. ũng đừng quên xem lại

các kiến thức thuộc loại cơ bản nhất trong ngành của bạn nhé. [2]

Kiến thức liên quan tới nghiên cứu (Research-related

knowledge)

hủ động, chủ động và chủ động. Điều tối kỵ nhất là cho thấy bạn chỉ là

người thụ động thực hiện nghiên cứu mà không suy nghĩ gì. Tất nhiên,

trong hoàn cảnh nghiên cứu ở Việt Nam, nhất là khi bạn chỉ là một sinh

viên đại học, rất khó để đòi hỏi bạn có những cống hiến độc đáo (original

contribution) đáng kể cho nghiên cứu, không phải vì bạn thiếu khả năng.

Nhưng kể cả khi phương pháp nghiên cứu đã được quyết định, thì bạn vẫn

có thể cải tiến ở những bước nhỏ do bạn tự thực hiện. ho họ thấy bạn đã

suy ngẫm như thế nào để cải tiến thí nghiệm tốt hơn, hay tham khảo tài

liệu để hiểu được kết quả. Hoặc từ nghiên cứu đó bạn có hướng nghiên

cứu sau này để phát triển tiếp ra sao. Tóm lại, hãy cho họ thấy bạn biết

cách sử dụng chất xám, chứ không phải thể hiện bản thân như một cái

máy chỉ biết thực hiện.

Page 109: US Guide Handbook - Just do it

104

Kể cả khi công trình nghiên cứu ấy đã là quá khứ, và cho dù ở thời sinh

viên nông nổi, bạn đã lỡ làm theo lời của người hướng dẫn

(advisor/mentor) không suy nghĩ, thì chưa hẳn là không có cách sửa chữa.

Hãy đọc lại bài nghiên cứu, hãy suy ngẫm. hắc chắn, bạn muốn tự trả lời

được vì sao bước này làm thế kia, chứ không phải ngơ ngác nói “thầy cháu

bảo thế”. Đừng ngại nói ra thiếu sót trong công trình của bạn, bởi chẳng ai

thành công ngay từ đầu cả. “Ngày xưa cháu non nớt, cháu làm không tốt.

Bây giờ cháu trưởng thành hơn, cháu tìm ra thiếu sót, nghĩ được cách khắc

phục nó (dù không còn cơ hội làm lại), thế cũng là tốt rồi”. [2]

Xem lại hồ sơ

Xem lại hồ sơ ( V, LOR, SOP) một lần nữa, để đảm bảo bạn nắm rõ

những gì bạn viết và có sự chuẩn bị tốt nhất cho những điều tưởng chừng

nhỏ nhất. [2]

Q.4 Cần lƣu ý gì trong khi phỏng vấn qua Skype hoặc điện

thoại?

Kiểm tra lại các vấn đề kỹ thuật

Đa số sinh viên quốc tế sẽ được mời phỏng vấn qua điện thoại hoặc qua

Internet (Skype). Hãy đảm bảo bạn không gặp bất cứ trục trặc kỹ thuật

nào. Điều này có lợi cho bạn đầu tiên: tưởng tượng bạn phải chờ đến nửa

đêm để phỏng vấn (vì bên kia là buổi sáng), rất mệt mỏi, lại hồi hộp; việc

gặp trục trặc kỹ thuật có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý lúc phỏng vấn của

bạn. [2]

Tuyệt đối đúng giờ

Page 110: US Guide Handbook - Just do it

105

Trừ trường hợp bị gọi điện phỏng vấn đột xuất, phần lớn bạn sẽ được

thông báo, hẹn giờ cụ thể. Hãy đảm bảo bạn chuẩn bị sẵn sàng đúng giờ.

Trong tất cả các lần phỏng vấn của tôi, các giáo sư đều gọi rất chuẩn giờ.

[2]

Ngoại hình, khung cảnh phía sau

o Về ngoại hình: Nếu phỏng vấn qua điện thoại thì không cần

lưu ý đến vấn đề này. Nhưng nếu là phỏng vấn qua Skype có

webcam thì bạn nên lưu ý. Không cần cầu kỳ, nhưng gọn gàng

và đúng mực. Dù là qua webcam, nhưng tôi nghĩ các bạn nữ

vẫn nên trang điểm nhẹ (nhẹ thôi nhé).

o Về khung cảnh phía sau: không quá quan trọng, nhưng nên

đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ. Nếu thích, bạn có thể bố trí một

khung nền “đẹp”, ví dụ có thể dùng cái giá sách to đùng ở nhà

làm phông nền. ái gì đơn giản mà giúp bạn tự tin hơn thì nên

làm. [2]

Sức khỏe

Phần lớn các cuộc phỏng vấn diễn ra vào nửa đêm. Thời gian trung bình

khoảng một tiếng, ngắn thì khoảng nửa tiếng, có thể lên đến 2 tiếng hoặc

hơn. Do vậy, một điều quan trọng là hãy giữ sức khỏe thật tốt, đầu óc

sáng suốt, tinh thần thoải mái trong suốt cuộc phỏng vấn. [2]

Đừng ngại đƣa ra yêu cầu

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái về ngày giờ phỏng vấn hay cách

thức phỏng vấn,... đừng ngại nói ra ý kiến của mình để phù hợp nhất cho

Page 111: US Guide Handbook - Just do it

106

đôi bên. hắc chắn, họ luôn tôn trọng và muốn tạo điều kiện thuận lợi cho

ứng viên. [2]

Nên làm gì khi bị gọi phỏng vấn đột xuất

Trong nhiều trường hợp, Hội đồng xét tuyển ( dcom) muốn thử khả

năng của ứng viên bằng cách đột ngột gọi điện. Trước hết, hãy bình tĩnh.

Bạn đã chuẩn bị ổn cho mọi cuộc phỏng vấn, thì một lần đột xuất không

thành vấn đề. Nếu đang làm việc, hoặc đi trên đường, hãy tìm một nơi yên

tĩnh gần nhất để nói chuyện.

Trường hợp bất khả kháng, hãy thông báo cho họ bạn không thể trả lời

ngay lúc này (nêu rõ lý do), và hẹn họ vào thời điểm khác thích hợp hơn.

Q.5 Trong một buổi phỏng vấn thƣờng có các nội dung gì?

ác nội dung phỏng vấn luôn khác nhau, phụ thuộc vào: cách thức

phỏng vấn (trực tiếp, qua Internet hay qua điện thoại), mục tiêu của buổi

phỏng vấn (xin học bổng hay chấp nhận – Admission - của trường) và

phần lớn là phụ thuộc vào những gì bạn thể hiện. Dưới đây là phần chia sẻ

của chị hu Hoàng Lan [2], về kinh nghiệm phỏng vấn với Hội đồng xét

tuyển ( dcom), trong đó các nội dung của buổi phỏng vấn được chia theo

loại hình câu hỏi. ác điểm khác biệt giữa phỏng vấn học bổng và phỏng

vấn với trường sẽ được tách riêng trong mục 5.7. Một số câu hỏi đặc biệt

dành cho phỏng vấn học bổng (VEF hoặc Fulbright) có trong phần Phụ lục.

Giới thiệu, chào hỏi (warm-up):

Bạn nên chuẩn bị một vài câu mở đầu để cuộc nói chuyện của bạn được

tự nhiên và tạo được thiện cảm. Một số giáo sư thích nói một vài chuyện

để tạo không khí. Nếu thời gian phỏng vấn trùng với một dịp gì hoặc có sự

Page 112: US Guide Handbook - Just do it

107

kiện gì đặc biệt, cũng nên chuẩn bị một chút. Ví dụ, một lần tôi phỏng vấn

đêm mùng 3 Tết. Một trong 2 giáo sư phỏng vấn là người gốc Tàu. Vậy là

bác ấy chúc tôi ăn Tết con Rồng vui vẻ, hỏi chuyện chuẩn bị Tết, xem Tết

ở Việt Nam với Tàu khác nhau như thế nào, rồi 2 người cùng giải thích về

tết cho bác còn lại nghe.

Các câu hỏi kiểu hoa hậu

Đây là những câu hỏi muôn thuở mà chắc chắn bạn sẽ được hỏi đến ít

nhiều, và có lúc bạn trả lời không hoàn toàn đúng theo suy nghĩ của mình

(giống các cô hoa hậu, hỏi muốn gì nhất thì muốn hòa bình cho thế giới!).

Việc liệt kê các câu hỏi này và trả lời không mất thời gian lắm, mà lại giúp

bạn trả lời trôi chảy khi bị hỏi, tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước.

(Danh sách các câu hỏi tham khảo có trong phần Phụ lục)

Các câu hỏi về kiến thức nền (background knowledge)

ó thể chia thành 2 loại chính:

o Kiến thức liên quan trực tiếp đến nghiên cứu của bạn – thường

được hỏi xen kẽ khi bạn trình bày về nghiên cứu.

o ác câu hỏi tìm hiểu về quá trình học hành của bạn: ngày xưa

học Đại học học những môn gì, mô tả ngắn gọn, thích học môn

nào nhất, thích học thầy nào nhất, thích đọc/học sách nào nhất

(nên chọn những quyển cơ bản, thông dụng, nói xong bạn và

người phỏng vấn có thể cùng bàn luận), trong phần quan tâm:

bạn thích đọc bài báo (paper) của ai (cũng nên chọn bài báo

(paper) của các tên tuổi lớn trong ngành hẹp- những ngành

không mấy phát triển trong nước như: sử học, giới học,..).

Page 113: US Guide Handbook - Just do it

108

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải những câu hỏi phạm vi rộng hơn,

ví dụ về các môn cơ sở (Tôi thấy bạn có vẻ được đào tạo bài

bản về Toán đấy, điểm Số học cao, hồi xưa bạn học cái gì?...).

Hoặc hỏi về bảng điểm của bạn, nhất là khi trong bảng điểm

sáng ngời của bạn có một (vài) điểm thấp lạ lùng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn có thể được giao một vấn đề/bài

toán/bài báo để giải quyết – để thử tư duy và khả năng giải quyết vấn đề

của bạn. Tuy vậy, theo ý kiến cá nhân, khi giáo sư phỏng vấn để xem xét

nhận sinh viên vào nhóm làm việc tương lai, họ thường “ra đề bài” khác so

với những vấn đề mà Hội đồng xét tuyển của trường ( dcom) đưa ra.

Các câu hỏi về nghiên cứu.

Phần này là phần đặc biệt quan trọng và chiếm nhiều thời gian nhất. Như

đã đề cập ở trên, hãy trình bày thật súc tích, chính xác, rành mạch, dễ

hiểu, và thể hiện được vai trò của bạn trong nghiên cứu đó, rằng bạn đã

tìm hiểu, đã suy ngẫm. Dựa vào những gì bạn trình bày, bạn sẽ nhận được

các câu hỏi khác nhau. Bạn có thể được hỏi rất sâu về vấn đề của bạn, khi

đó bạn thỏa sức thể hiện. Tuy vậy, nhiều khả năng người phỏng vấn không

cùng ngành hẹp hoặc không quan tâm đến vấn đề của bạn. Khi đó, họ có

thể hỏi một số câu hỏi không liên quan lắm.

Một điều cần nhớ đó là, khi nói về nghiên cứu của bạn, hãy giữ vẻ say

mê, nhiệt tình. Vì tự bạn phải yêu thích nghiên cứu của chính bạn trước

đã.

Đôi khi, khi đang hỏi một vấn đề, người phỏng vấn bạn có thể xen kẽ

một số câu hỏi mẹo để thử xem kiến thức của bạn vững đến đâu. Trong

Page 114: US Guide Handbook - Just do it

109

mọi trường hợp, hãy nhớ: suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời. Đừng vội vã

mà hỏng việc..

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số câu hỏi sau:

o Trong nghiên cứu, bạn tâm đắc phần nào nhất? Hoặc, phần nào

khó khăn nhất đối với bạn? Bạn đã làm thế nào để vượt qua nó?

Hoặc, có điểm gì chưa hài lòng, nếu được làm lại thì bạn sẽ khắc

phục ra sao?

o Ứng dụng thực tế của nghiên cứu này là gì? Hoặc, nghiên cứu

này có thể ứng dụng vào thực tế không?

o Đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo/triển vọng?

Các câu hỏi dựa trên hồ sơ của bạn

Bên cạnh các câu hỏi chính, bạn có thể gặp phải một số câu hỏi khá bất

ngờ liên quan những điều nhỏ nhặt bạn viết trong V. Ví dụ, về các hoạt

động bạn đã từng tham gia, các giải thưởng bạn đã đạt được. Tôi từng

được hỏi về kì thi học sinh giỏi đã tham gia (giải thích về hệ thống của

mình, từ thi trường, tỉnh, quốc gia vòng 1, vòng 2...).

Khi bạn đƣợc đề nghị đƣa ra câu hỏi

Thông thường, trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn, bạn sẽ được hỏi có

muốn hỏi gì họ không. Bạn nên chuẩn bị trước, ít nhất 2 câu hỏi để khi đó

không rơi vào trạng thái bị động.

Một số ví dụ:

o Hỏi kỹ về khóa học, các chương trình học (courses), việc

nghiên cứu (Lab rotation), chọn người hướng dẫn ( dvisor),...

o Khả năng làm trợ giảng, trợ lý nghiên cứu (T /R );

Page 115: US Guide Handbook - Just do it

110

o Đánh giá của họ về hướng nghiên cứu mình muốn chọn;

o Nếu người phỏng vấn bạn là giáo sư có cùng hướng nghiên cứu

với bạn, hãy hỏi về nghiên cứu của ông ấy. Khi bạn đã tìm hiểu

trước thì nên cố gắng bàn luận cùng, hoặc đặt thêm một số

câu hỏi để hiểu rõ hơn.

Q.6 Phỏng vấn học bổng có gì khác với phỏng vấn của

Adcom?

Ngoài các câu hỏi thường gặp ở trên, nội dung phỏng vấn học bổng sẽ

có đôi chút khác biệt so với phỏng vấn tuyển dụng của trường:

Họ rất quan tâm tới định hƣớng tƣơng lai của bạn

Họ hỏi khi về Việt Nam, bạn sẽ làm gì? Kế hoạch cụ thể 5-10 năm tới

là gì? Mình trả lời mình muốn làm cho Liên hiệp quốc (UN). Sau đó, mình

được hỏi rất nhiều điều liên quan tới Liên hiệp quốc. Ví dụ: trước đây đã

làm việc với nhân viên của Liên hiệp quốc chưa? ó biết Liên hiệp quốc làm

những công việc gì, có chương trình gì không? Họ hỏi nhiều vì họ muốn

chắc chắn mình có định hướng thực tế. Bạn nên suy nghĩ về cuộc đời của

mình từ 5-10 năm và phải thực tế. Trong 5-10 năm tới thì mình sẽ làm gì,

và phải thật cụ thể, thật chi tiết. [3]

Hỏi mẹo

Thi thoảng bạn có thể được hỏi những câu hỏi mẹo. Ví như trường

hợp của tớ. Tớ đang trả lời hăng say, một bác chen vào hỏi một câu tưởng

chẳng liên quan gì - “ ấu trúc của bạn có nhìn được bằng kính hiển vi

quang học không?”. Mình định thần mất vài giây, rõ ràng nó là cấu trúc

Page 116: US Guide Handbook - Just do it

111

Nano thì làm sao nhìn được. Thi thoảng họ hay hỏi mấy câu như vậy xem

phản ứng thế nào của mình. ác bạn nên tập trung. [4]

Hỏi thực tế

Người phỏng vấn đôi khi sẽ không được “dễ thương” (nice) cho lắm.

Ngược lại, người ta sẽ tìm cách xoáy vào những nhược điểm trong câu trả

lời của bạn, để thử thách bản lĩnh và tìm hiểu được con người thật của

bạn. Điều này cũng để xem bạn trả lời có đúng sự thật không. Thế nên

bạn phải chuẩn bị một câu đến đầu đến cuối, đoán xem mình có thể được

hỏi câu gì. Kinh nghiệm từ chính bài phỏng vấn của mình, mình chuẩn bị

trước câu: “Bạn thích quyển sách gì, tại sao?” Thế nên khi người phỏng

vấn mình hỏi câu “Sở thích của bạn là gì?”, mình trả lời ngay “Đọc sách,”

biết chắc người ta sẽ hỏi tiếp câu mình đã chuẩn bị để xem mình có thích

đọc sách thật hay không hay “bịa ra” để nghe có tính bác học.

Đừng đưa câu trả lời sẽ đưa bạn vào thế bí, trừ khii bạn biết cách

thoát ra khỏi thế bí ấy thì sẽ gây ấn tượng mạnh. Ví dụ, câu trả lời về ước

mơ của mình là làm bác sĩ để chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Ngay

lập tức bạn sẽ bị hỏi những câu rất thực tế như, “Một mình em chữa bệnh

liệu có làm thay đổi cục diện hay chỉ là giải pháp tạm thời?”, hay “Em định

lấy đâu ra tiền để mua trang thiết bị, dụng cụ cho ước mơ ấy, trong khi em

chữa bệnh miễn phí cơ mà?”, hay “Nếu như hàng nghìn người bệnh nhân

nghèo đến chỗ em, vì là miễn phí cơ mà, thì em định chữa xuể như thế

nào? hữa cho bệnh nhân nào trước?” v.v... Trừ khi bạn đã suy nghĩ kỹ

lưỡng, đừng đưa ra những câu trả lời đầy sơ hở, vì đó sẽ chỉ là miếng mồi

ngon cho những người phỏng vấn xoáy vào và chứng minh là bạn chỉ nói

vậy để tạo ấn tượng là bạn cao cả thôi. [20]

Page 117: US Guide Handbook - Just do it

112

Q.7 Nếu bạn chuyển ngành nên trả lời nhƣ thế nào?

Thường mọi người nghĩ chuyển ngành là sự bất lợi của bản thân vì

không thể hiện được sự cam kết của bản thân. Mọi người thường sợ rằng

người phỏng vấn sẽ có nhận xét rằng mình là người hay thay đổi, không có

định hướng cụ thể. Nhất là đối với các học bổng, họ sẽ có cảm giác sự đầu

tư cho người chuyển ngành là không có ích; khi mà mình đi học về một thứ

và (do hay thay đổi) khi về mình (có khả năng) sẽ làm cái khác. Tuy nhiên,

thực tế là người phỏng vấn sẽ thấy thú vị. Họ sẽ hỏi vì sao bạn chọn học

ngành này. Mình cần làm cho họ tin là mình sẽ theo đuổi ngành này, mình

dùng kinh nghiệm, kiến thức tưởng như không liên quan của mình đã có

để hỗ trợ cho ngành mình sẽ làm sau này. ần biết cách “connect the

dots” (cụm từ sử dụng bởi của cựu giám đốc pple Inc., Steve Jobs) – kết

nối các sự kiện cuộc đời với nhau. Với trường hợp của mình, xuyên suốt

các sự kiện cuộc đời là việc mình muốn giúp đỡ người khác: như đi tình

nguyện, quyết định làm trong NGOs (tổ chức phi chính phủ),... Bạn phải

khẳng định được lrằng mọi sự kiện trong cuộc đời mình không hề vô ích.

Khi mình học cao học sẽ cần có hiểu biết rộng. Nếu kinh nghiệm của mình

hạn hẹp trong lĩnh vực nhỏ, thì khó mà hiểu rộng và học tốt được. Không

ai có khả năng từ đầu đến cuối chỉ theo một hướng nhất định. Từ đầu tới

cuối chỉ đi một hướng thì có khả năng sẽ nhàm chán và không mở mang

được suy nghĩ (narrow-minded). [3]

Q.8 Chuẩn bị phỏng vấn học bổng nên làm gì?

Xem kỹ lại hồ sơ.

Đơn đăng ký ( pplication form) sẽ được VEF chuyển tới các giáo sư, và

họ sẽ dùng chính những thông tin viết trong đó để đặt câu hỏi. ác giáo sư

Page 118: US Guide Handbook - Just do it

113

thường không có nhiều thời gian đọc và nghiên cứu hồ sơ của bạn. Vì vậy

nên đọc kỹ để tìm ra những điểm nổi bật vì họ sẽ hỏi những điều này. Mặt

khác, lỡ có sơ ý viết gì không hay trong đó thì cũng phải tìm cách nói giảm,

nói tránh khi bị hỏi. [5]

Xem lại những kiến thức đã học, hoặc những công việc đã làm.

Nếu bạn là sinh viên năm cuối, chưa có kinh nghiệm nghiên cứu các

giáo sư sẽ hỏi về các kiến thức nền hoặc bắt bạn trình bày về một thuật

toán nào đó. Nếu là sinh viên vừa tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp lại sẽ là thứ

được hỏi nhiều nhất. òn nếu bạn đã ra trường, làm việc cho một công ty

hoặc một viện nghiên cứu nào đó thì các giáo sư sẽ hỏi về chính những

công việc bạn đang làm. [5]

Tìm những ngƣời cùng chí hƣớng để chuẩn bị theo nhóm.

Làm một mình sẽ dẫn đến việc quá dễ dãi với bản thân, tự bằng lòng

với kiến thức của mình. Khi học nhóm, mình sẽ có cơ hội nhìn nhận ưu -

nhược điểm của mình một cách khách quan hơn, và cũng là để xem mình

đang đứng ở đâu. Tham gia các buổi phỏng vấn thử (Mock interview) là

một việc rất nên làm. Việc này giúp bạn làm quen với không khí và các câu

hỏi có thể diễn ra trong buổi phỏng vấn. Ngoài ra, nếu sắp xếp được thời

gian và tiền bạc, bạn cũng nên tham gia lớp chuẩn bị cho phỏng vấn VEF

do Oxford tổ chức, do hai thầy raig (giám đốc) và Rom (phó giám đốc)

trực tiếp giảng dạy. Khóa học này chuẩn bị khá nhiều kỹ năng như làm đẹp

hồ sơ, liên lạc với giáo sư, cách trả lời một số câu hỏi thường gặp. [5]

Kỹ năng trình bày.

Thông thường mỗi năm sẽ có 12 giáo sư từ các chuyên ngành khác

nhau sang phỏng vấn, và rất có thể bạn sẽ bị một giáo sư trái ngành

Page 119: US Guide Handbook - Just do it

114

phỏng vấn. Giáo sư này thường sẽ hỏi những câu hỏi rất cơ bản, và cũng

đề nghị bạn trả lời theo một cách mà người ngoài ngành cũng có thể hiểu

được. Nhiều khi chúng ta toàn tập trung vào các vấn đề nghiên cứu quá

cao siêu mà quên đi những lý thuyết căn bản, đến lúc bị hỏi sẽ không thể

nào xoay sở kịp. [5]

Kĩ năng dùng bảng.

Xin sử dụng bảng càng sớm càng tốt. Đôi khi kỹ năng nói của mình tồi

quá, họ nghe không ra, trong trường hợp đó, viết lên bảng là tốt nhất. Và

hiển nhiên, một hình ảnh đôi khi thay thế cho cả 5-10 phút nói. Đặc biệt

các nghiên cứu hay dùng đồ thị, hoặc cấu trúc thì dùng bảng rất có lợi thế.

○ Nên viết luôn từ đầu tiêu đề của nghiên cứu, các phương pháp

và kết quả. ác từ khóa (keywords) nên viết lên cao và đóng

khung để làm nổi bật.

○ Tùy từng lĩnh vực, từng nghiên cứu khác nhau mà bố trí hình

vẽ, con chữ cho phù hợp. Những cái quan trọng như cấu trúc,

đồ thị vẽ to ra. Vừa vẽ, vừa nói. Bạn nên đứng nửa người thôi,

đừng quay lưng với ban phỏng vấn. [4]

Q.9 Khi gặp phải câu hỏi quá hóc búa, bạn nên làm gì?

Với những câu hỏi có phần "trái khoáy" này, thông thường ứng viên sẽ

có cảm giác khó chịu, đôi khi họ trở nên thiếu kiềm chế. Những người

phỏng vấn có thể đánh giá sự tự tin của bạn qua cách bạn đương đầu với

thách thức. Vì thế bạn cần nhớ rằng việc giữ được sự điềm tĩnh là điều tối

quan trọng trong cuộc phỏng vấn.

Bạn hãy chuẩn bị thật kĩ các kiến thức cơ bản liên quan đến ngành của

mình học và một cách tổng quan các vấn đề bạn có ý định tìm hiểu, không

Page 120: US Guide Handbook - Just do it

115

cần quá sâu, mà nên rộng và phải chắc những phần mình nắm được. Khi

nào bạn gặp phải những câu hỏi hóc búa mà bạn không biết câu trả lời thì

có thể dùng kiến thức cơ bản của phần đó ra nói, đưa ra một vài câu

chuyện dẫn dắt để các câu hỏi rơi vào phần mình nắm rõ.

Nếu câu hỏi nào bạn không biết, bạn nên thật thà nói ra suy nghĩ của

mình, nhưng tôi không chắc vì tôi chưa tìm hiểu sâu về vấn đề này. Hạn

chế biện minh quá nhiều cho thiếu sót của mình, như giải thích rằng "tôi

đã đọc nhưng quên mất".

Q.10 Có nên hỏi lại ngƣời phỏng vấn hay không? Nếu có thì

nên hỏi gì?

ó hai lý do giải thích tại sao bạn nên đặt câu hỏi cho người phỏng vấn.

Thứ nhất, đặt câu hỏi giúp bạn thu thập thêm thông tin cần thiết, quyết

định xem trường và chương trình học mà bạn định đăng ký có thực sự phù

hợp với bạn không. Thứ hai, những câu hỏi thông minh sẽ gây ấn tượng

tốt với hội động xét tuyển.

Bạn có thể đặt câu hỏi về những vấn đề sau:

● hương trình học:

o Những đặc điểm nào khiến cho chương trình này khác với các

chương trình khác trong cùng lĩnh vực?

o Trung bình, một sinh viên mất khoảng bao lâu để hoàn thành

chương trình?

● Hỗ trợ tài chính/ ơ hội trợ giảng:

o Trong suốt chương trình học, sinh viên có cơ hội tích luỹ kinh

nghiệm thực tế như đi thực tập hay làm trợ giảng không?

Page 121: US Guide Handbook - Just do it

116

o ó những loại học bổng hay hỗ trợ tài chính nào dành cho sinh

viên? Điều kiện để nhận học bổng hay hỗ trợ tài chính đó là gì?

● Những hỗ trợ dành cho sinh viên:

o Sinh viên có thể tiếp cận dễ dàng với giáo viên không?

o Sinh viên có cơ hội được tư vấn về học tập, nghề nghiệp, và

các vấn đề cá nhân khác không?

o ác sinh viên học tập tại trường có đến từ nhiều nền văn hoá

khác nhau không? ó các dịch vụ hỗ trợ hay đoàn thể nào

dành cho sinh viên thuộc các dân tộc thiểu số và phụ nữ

không?

● Khác:

o Tỷ lệ có việc làm của các sinh viên hiện tại là bao nhiêu? ác

sinh viên sau khi tốt nghiệp thường làm những công việc gì và

tại đâu?

o Điểm số, thư giới thiệu, bài luận, kinh nghiệm làm việc, và các

tiêu chí khác sẽ được đánh giá theo tỷ trọng như thế nào trong

quá trình xét tuyển?

o Lộ trình xét tuyển cụ thể như thế nào? Khi nào thí sinh sẽ được

nhận kết quả xét tuyển?

Q.11 Phần phỏng vấn quá tệ, nhƣ vậy có phải bạn “xong” rồi

không?

Bạn nên thư giãn sau mỗi cuộc phỏng vấn và giữ tinh thần lạc quan vào

kết quả vì phỏng vấn chỉ là một phần trong quá trình xét tuyển vào trường

hoặc xin học bổng.

Page 122: US Guide Handbook - Just do it

117

Q.12 Nên làm gì sau khi phỏng vấn?

Dù cuộc phỏng vấn có diễn ra tốt đẹp hay không, bạn vẫn nên gửi thư

cảm ơn (Thank you letter) cho người phỏng vấn; điều này sẽ phần nào gây

thiện cảm với người phỏng vấn và tăng cơ hội cho bạn. Đồng thời, đừng

quên gửi thư cảm ơn tới những người khác đã giúp bạn chuẩn bị cho cuộc

phỏng vấn, chẳng hạn như nhân viên làm việc tại khoa của trường mà bạn

đăng ký.

Ngoài ra, bạn nên dành một chút thời gian suy ngẫm, ghi chép lại về

những câu hỏi hay tình huống hóc búa mà mình đã gặp phải, rút ra kinh

nghiệm cho những lần sau.

Q.13 Nên viết gì trong thƣ cảm ơn ngƣời phỏng vấn?

Bạn hãy cảm ơn họ đã dành thời gian cho mình và một lần nữa nhấn

mạnh sự thích thú, quan tâm của bạn dành cho chương trình học mà bạn

đang ứng tuyển.

“Nếu người phỏng vấn bạn có thể là cố vấn học tập của bạn sau này

hoặc một giáo sư cùng hướng nghiên cứu, bạn có thể xin các bài báo của

họ về đọc, tiếp tục trao đổi và bàn luận.” [2]

“Trường hợp bạn cảm thấy có những câu bạn trả lời chưa thỏa

đáng/chưa trả lời được, bạn có thể viết mail để trả lời thêm. Hoặc, nếu có

vấn đề trục trặc gì nằm ngoài dự liệu của bạn, bạn cũng có thể giải thích

với họ, xin lỗi và cảm ơn. Như tôi sau cuộc phỏng vấn bết bát qua điện

thoại ấy, đã viết mail giải thích, và được trao thêm cơ hội.” [2]

Nếu bạn phát hiện ra có điều gì còn thiếu sót trong hồ sơ, hãy bổ sung

ngay lập tức.

Page 123: US Guide Handbook - Just do it

118

Q.14 Tại sao tôi lại trƣợt phỏng vấn? (rõ ràng tôi thể hiện rất

tốt, nói năng lƣu loát mà sao lại trƣợt?)

Đa số những người phỏng vấn đều có các bằng cấp về quản trị nhân sự,

nên các câu hỏi thường đơn giản nhưng bao quát và có thể đánh giá được

ứng viên. Hơn nữa, có thể bản thân mình nghĩ là tốt và lưu loát nhưng

thực tế câu trả lời lại dài dòng và chưa tập trung được vào khía cạnh mà

người phỏng vấn muốn hướng tới. Ngoài ra, người phỏng vấn (có thể là

một hoặc hai người) sẽ đánh giá bạn từ cách ăn mặc, sự tự tin, sự chuyên

nghiệp trong giao tiếp, cũng như những kiến thức thực tế chứ không chỉ

riêng về khả năng trả lời lưu loát.

III. NHẬN KẾT QUẢ

1. Không đƣợc nhận (rejected)

Q.1 Nhận thƣ từ chối, bạn cần làm gì ngay?

Nghiên cứu kĩ xem mình mắc lỗi gì, do điểm số hay là lỗi kĩ thuật

để rút kinh nghiệm và khắc phục trong việc nộp đơn vào các

trường khác lần kế tiếp. Nếu bị từ chối vì xin vào trường quá cao

so với khả năng của bạn thì nên hạ thấp tiêu chuẩn xuống để phù

hợp với bản thân. [16]

Khi nhận được thư từ chối của trường, mình đã dành rất nhiều

thời gian xem lại hồ sơ của mình, phân tích các điểm mạnh và

điểm yếu dực trên những yêu cầu và văn hóa của trường. Trong

trường hợp các bạn vẫn còn có ý định nộp đơn lại vào trường, các

bạn nên liên lạc (bằng email hoặc điện thoại trực tiếp) với dcom

và nhờ họ nhận xét về hồ sơ của mình. Thông thường, các trường

Page 124: US Guide Handbook - Just do it

119

sẽ có các câu hỏi riêng dành cho các sinh viên nộp đơn lại. Do đó,

việc liên hệ với dcom để xin nhận xét về hồ sơ sẽ giúp bạn hiểu

được lý do mình bị từ chối, từ đó có chuẩn bị tốt hơn cho lần nộp

hồ sơ tiếp theo. [7]

Q.2 Nên có thái độ nhƣ thế nào khi nhận thƣ từ chối? Và

làm cách nào để lấy lại tinh thần, tiếp tục chiến đấu nếu

chƣa nhận đƣợc thƣ chấp nhận mà chỉ liên tiếp bị từ chối?

Bạn không nên nản chí hay tuyệt vọng mà phải cố gắng chờ đợi tất

cả các kết quả khác. Bạn nên chia sẻ với những người có kinh

nghiệm để tìm được lời khuyên trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng

này. Khi nhận thấy đơn xin học của bạn có vấn đề, hãy nhanh chóng

cải thiện phần đó nếu vẫn quyết tâm xin học tiếp. Việc nghĩ đến

tương lai tốt đẹp đang chờ đợi bạn nếu xin học thành công sẽ giúp

bạn có thêm niềm tin để tiếp tục con đường của mình.

Q.3 Tại sao bạn bị từ chối?

● Học bổng VLIR là học bổng tôi rất tin tưởng vào khả năng thành

công, nhưng cuối cùng là trượt đầu nước té cái rầm . Mà điểm hay là

ở chỗ cũng xin đúng ngành trong học bổng Master Grant của trường

Ghent luôn. Sau khi ngâm cứu mình nghĩ khả năng bị mất điểm vì

mặt kỹ thuật khá cao: LORs( Letter of Recommendation - Thư giới

thiệu) không điền trực tiếp vào mẫu của nó mà tự đánh theo các đề

mục đã đưa; yêu cầu không ghim thì mình dập tá lả luôn,… Nói túm

lại là luộm thuộm! Trượt không có gì đáng trách![17]

Do lỗi cẩu thả. Ban đầu mình không định xin vào altech ( alifornia

Institute of Technology) , sau đó được sự động viên của thầy ở Bách

Khoa nên mình mới nộp đơn. Hoàn thành, nộp trước hạn chót 1h.

Page 125: US Guide Handbook - Just do it

120

Mình vào altech tìm hiểu thông tin, thì có một khoa là PMS

( pplied Physics Material Science), bao gồm 2 sự lựa chọn (theo cách

viết của họ): pplied Physics (Vật lí ứng dụng) và Materials Science

(Khoa học vật liệu) . Mình nghĩ hai cái đó là … một. Trong SOP

(Statement of purpose) thì viết là mình nộp đơn pplied Physics ( P),

đề cập đến 3 giáo sư đều ở P. Thế nhưng khi điền mẫu đơn trực

tuyến, lại chọn Materials Science. uối cùng bị loại, trong thông báo

có một đoạn khá hài hước, trong đó bảo nguyên nhân bạn bị từ chối

là bạn đã nộp … nhầm, ở lựa chọn về MS ko có ông nào bạn nói đến

trong SOP cả. Kinh nghiệm là nếu đã quyết trường nào thì phải làm

nghiêm túc và cẩn thận, cho dù đó là lựa chọn ưu tiên hay là dự

phòng. [4]

Trước khi nộp đơn, mình hi vọng rất nhiều vào Princeton. Nhưng

đúng là hi vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn. Mình nhắm tới một

bác ở khoa Mech. Eng. , là thầy của một cựu VEF, cũng là một thành

viên gạo cội của VietPhD. Mình có nghiền ngẫm báo cáo khoa học,

nhận xét và đưa ra một vài gợi ý. Rất tiếc thời điểm đó bác này quá

bận, đi công tác khắp nơi (theo lời của tiền bối ở trên) nên không thể

can thiệp giúp mình được. Mặt khác, vì là Mech. Eng. nên không có

nhiều giáo sư có nghiên cứu phù hợp với kiến thức và định hướng

của mình, nên trong SOP mình chỉ nhắc tới một giáo sư duy nhất.

ác ý kiến đưa ra như kinh nghiệm nghiên cứu, định hướng tương lai

đều hướng tới bác kia hết. Nhưng khi bác ấy không có ở nhà thì việc

mình bị từ chối trở nên … hiểu được. [4]

Page 126: US Guide Handbook - Just do it

121

ực kết Stanford, ở đó có hai giáo sư, một làm về Photovoltaics

(Quang điện), một về Photonics (Quang tử), đều rất trẻ và cực giỏi,

đệ tử của những tên tuổi lớn đầu ngành. Mình liên hệ một giáo sư từ

đầu tháng 8, giữ liên lạc, nhưng có một điều sau này mình rất hối

hận là mình không đọc nghiên cứu để tạo sự chú ý hơn nữa với các

bác ấy. ác thư chỉ xoay quanh việc thông báo xin học, nộp đơn và

mong được xem xét. Kết quả là bị từ chối Một nguyên nhân nữa là

điểm GRE của mình quá thấp so với tầm của Stanford. Thế nên, lời

khuyên cho các bạn năm sau là nếu muốn chiến những trường kiểu

như Stanford thì GRE phải đủ cao (1300 +) và đủ độ lì để đeo bám

các giáo sư. [4]

● Ngay cả cách viết thư giới thiệu của các thầy cũng đóng vai trò rất

quan trọng. Mọi người cần hiểu là 100% tất cả các thư giới thiệu đều

khen nào là thông minh, chăm chỉ. Vì vậy,nếu thư giới thiệu của bạn

cũng như vậy thì có giá trị bằng không và sẽ lọt thỏm giữa hàng trăm

hàng ngàn hồ sơ khác. Khái niệm học giỏi là một khái niệm rất mơ hồ

và không thể nào đo lường được một cách chính xác. [6]

● Một trong những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu mà các trường ở

Mỹ xem xét là sự phù hợp về chuyên môn. Người ta thông thường

sẽ nhận những ứng cử viên nào có chung lãnh vực quan tâm với các

thành viên trong khoa, bởi vì nếu không thì sẽ rất khó để tìm thầy

hướng dẫn cho ứng cử viên này. Do đó, khi nộp đơn, bạn nên tập

trung vào những trường phù hợp với mình về chuyên môn. Như một

hệ quả, nếu như lãnh vực nghiên cứu của bạn không được người

khác quan tâm thì khả năng xin được sẽ thấp hơn rất nhiều. Do đó,

Page 127: US Guide Handbook - Just do it

122

tôi nghĩ các bạn nên thật cẩn thận khi chọn lãnh vực nghiên cứu của

mình. [6]

● Một chuyện chậm trễ thứ 2 mà cũng làm tôi phải trả giá đắt, đó là

đối với trường Stanford. Trường này tôi nộp đơn vẫn rất ngây thơ và

chỉ hơn 1 tháng sau tôi mới nghĩ đến việc liên hệ với các giáo sư. Mọi

người có tưởng tượng được không, qua lời giáo sư này (ông ấy là

trưởng khoa toán), ông ấy sau khi nhận được email của tôi lập tức

chạy ngay xuống văn phòng để xem thì được biết quyết định không

chấp nhận đã ra được 2 ngày nên không thể nào cứu chữa được

nữa. Nếu nhận được email sớm hơn 3 ngày thì chắc là tôi đã có thể

săn được Stanford. Ông ấy có nói thêm rằng hội đồng tuyển sinh nói

lại: “ ậu ta là 1 ứng cử viên xuất sắc”, tuy nhiên lúc đó cũng không

làm gì được nữa. Nói chung cơ hội đến mà bỏ phí mất thì không có gì

để nói nữa. [6]

● Mình thi học bổng VEF 2 lần nhưng chuẩn bị hồ sơ không được tốt

lắm, chọn toàn trường xếp hạng thấp, TOEFL 540, GRE không có,

thư giới thiệu dở (vì thực sự hồi đó chưa có khái niệm về nghiên cứu

nghiêm túc là thế nào). Thi khóa VEF 2006, mình vào đến vòng

phỏng vấn nhưng trượt một cách thảm hại vì ông giáo sư phỏng vấn

hỏi mình cách chứng minh bài toán chu trình Hamilton là NP . [18]

● Đây là bài học xương máu của tôi. Việc chuẩn bị của tôi nói chung là

muộn và khá cập dập. Điều này ảnh hưởng đến việc điểm số của tôi

không được tốt. Tôi nộp đơn vào kì mùa thu năm 2006 nhưng đến hè

2005 tôi vẫn chưa trả lời rõ ràng được câu hỏi là học MB ở Mỹ có cơ

Page 128: US Guide Handbook - Just do it

123

hội được trợ cấp toàn phần không. Như vậy là “giác ngộ cách mạng”

quá muộn. [19]

Q.4 Nếu toàn bộ số hồ sơ nộp đều bị từ chối, bạn nên làm

gì?

● Tìm tất cả các lí do vì sao bị khước từ rồi sau đó làm lại từ đầu cho

đến khi thành công.

● Nếu hồ sơ xin học của bạn bị từ chối bởi tất cả các trường. Việc đầu

tiên phải làm là KHÔNG SUY NGHĨ gì cả, hãy đi chơi thể thao, xả

stress đã. Đến khi tự tin là mình đủ tính táo thì ngồi xét lại mình đã

sai lầm ở đâu, và hãy dũng cảm chuẩn bị nộp hồ sơ lại.

Trước khi thành công với VEF và được nhận vào các trường ở Hoa

Kỳ, bản thân tôi cũng đã trượt khá nhiều các học bổng hâu Âu khác.

Tôi cũng gặp nhiều người bạn, họ kiên trì chiến đấu hết lần này đến

lần khác. Nhiều trường hợp còn hơn cả 'quá tam ba bận' (tức là tới lần thứ

4 mới thành công). Vậy nên, nếu bạn còn giữ được ước mơ du học, hãy

kiên trì và dũng cảm tiếp tục. [15]

2. Đƣợc nhận ( dmitted):

Q.5 Nên làm gì ngay sau khi bạn đƣợc chấp nhận

(Admission)

● họn trường và phản hồi kết quả được nhận ( dmission package)

Sau khi trường đã chấp nhận, họ sẽ gửi admission package. Giữ cẩn thận

và đọc kĩ hướng dẫn gửi kèm, chờ các gói “admission” khác. ần phải kiểm

tra gói Hỗ trợ tài chính (Finance id) và cân nhắc kĩ giữa các trường trước

khi chấp nhận “admission”. Việc chấp nhận “admission” và sau đó lại đổi ý

sang trường khác sẽ gây ấn tượng xấu, bất lợi cho du học sinh Việt Nam về

Page 129: US Guide Handbook - Just do it

124

sau. Nhớ trả lời trước hạn chót (deadline). Ngày đăng kí nhập học sẽ được

thông báo sau trường khi nhận phản hồi của mình.

● Gấp rút làm thị thực du học (visa)

Nộp hồ sơ xin visa (hộ chiếu) vào tháng 6 đồng nghĩa với việc bạn đang

bước vào cuộc ở phút thứ 89! Mọi thiếu sót, trục trặc về hồ sơ đăng ký

nhập học có thể làm chậm kế hoạch xin visa của bạn, kéo theo đó là nguy

cơ trễ hạn nhập học. Do đó, nên đề phòng những sự cố..

Mình tá hỏa khi thấy trong thư mời nhập học, thay vì gọi mình là Hoang

Nam thì trường gọi mình là Tran. Vì điền sai pplication Form mà mình

phải chịu tốn tiền gửi Fedex trả lại I-20, để trường điều chỉnh và gửi lại

bản đúng. [7]

Bạn cần xem gói hỗ trợ toàn bộ (full aid) ấy trang trải từng nào chi phí của

bạn. Bạn phải chứng minh là mình hoặc bố mẹ có đủ khả năng trang trải

cho phần chi phí còn lại. Ngoài ra, mình biết có trường hợp đang làm Tiến

sĩ (PhD) thì giáo sư hết ngân sách (fund) và không tài trợ tiếp. Thế nên dù

bạn có được hỗ trợ toàn bộ (full aid) thì Đại sứ quán có thể hỏi đến khả

năng tài chính của bạn và gia đình (dù khả năng này không cao). huẩn bị

kỹ vẫn hơn. Nếu bị từ chối visa thì bạn có thể xin lại. [8]

Mình từng bị từ chối lần 1, lần 2 vẫn lấy được ngay, nhưng quan trọng là:

mình trả lời hai lần khác hẳn nhau. Nên cứ tự tin thể hiện nhé. Tài chính

không quá quan trọng như mọi người vẫn nghĩ, bởi vì mình được hỗ trợ

toàn phần (full aid) mà vẫn phải chạy tới lần thứ hai. Nếu kế hoạch đi học

hợp lý thì không sao cả, không nên khai có bạn bè người thân ra làm gì.

[8]

Page 130: US Guide Handbook - Just do it

125

● họn trường sau khi dmission

Bạn có thể tạo một bảng chấm điểm các trường dựa trên các tiêu chí quan

trọng với bản thân. Ví dụ: Khi đánh giá Kelley, mình cho điểm 5 về danh

tiếng (reputation) của trường trong ngành marketing mà mình theo học,

nhưng chỉ cho điểm 3 về vị trí địa lý vì trường nằm ở Minessota nên khá

“buồn tẻ”. Làm tương tự với các trường khác, cuối cùng mình chọn

Anderson. [10]

Để tìm được trường phù hợp thì trước hết bạn cần hiểu rõ mình theo học

MB vì mục đích gì và tìm hiểu xem trường nào có thể cung cấp cho bạn

cái bạn cần. Bạn cũng cần phải xác định rõ là đi học chính là đầu tư công

sức, thời gian, và tiền bạc để lấy kiến thức phục vụ cho công việc tương lai

chứ đừng coi nó là một chuyến đi chơi du lịch hay coi việc lấy được tấm

bằng là mục đích. ó bằng MB mà không làm được việc thì thà đừng có

còn hơn. hỉ có kiến thức và khả năng mở rộng mối quan hệ (networking)

mới có thể giúp bạn làm việc thành công. [11]

Khi xác định được rằng mình đi học vì mục đích rõ ràng thì sau đây là một

số tiêu chí để bạn cân nhắc:

○ Xếp hạng của trường (ranking):

hỉ dựa vào chỉ số xếp hạng của trường (bạn có thể tìm thấy trên

www.usnews.com, www.businessweek.com, www.mbainfo.com,

www.ft.com, .v.v.) không thể biết được liệu trường đó có chương trình

phù hợp với bạn hay không. Ranking chỉ cho bạn một cái nhìn tổng quát

về trường chứ không cho bạn biết thực tế chất lượng của từng chương

trình cụ thể. Nó cũng không thể cho bạn biết là liệu nó thể đem lại cho

Page 131: US Guide Handbook - Just do it

126

bạn các mối quan hệ (network) mà bạn cần hay không. Vì vậy bạn chỉ

nên coi ranking như là một thông tin để tham khảo chứ không nên coi

nó là tiêu chí duy nhất để chọn trường.Ở Mỹ có rất nhiều tổ chức kiểm

định chất lượng, nhưng duy chỉ có The ssociation To dvance

Collegiate School of Business (http://www.aacsb.edu) mới là tổ chức có

uy tín. Những trường nào không được tổ chức này công nhận thì

thường không có chất lượng tốt. [11]

Ở Mỹ có một số trường có thể xếp hạng không cao nhưng do các tính

chất đặc thù mà được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.Ví dụ như

trường T MU về tính học thuật thấp hơn TU ustin nhưng lại có phần

nhỉnh hơn về khả năng kiếm việc lúc ra trường. Hoặc NJIT là một

trường ranking thấp nhưng sinh viên lại được ưa thích khi ra trường.

[12]

○ Danh tiếng của trường rất quan trọng nhưng nó không phải là

yếu tố quyết định vì không phải tất cả các chuyên ngành của trường đó

đều là mũi nhọn. Ngược lại, một trường hạng trung nhưng có chuyên

ngành mũi nhọn, phù hợp với nguyện vọng của mình thì vẫn hay hơn.

[13]

Ở Việt Nam, mọi người biết đến Harvard nhiều hơn. òn trên thế giới,

theo như em tham khảo thì Harvard và Standford gần như tương

đương với nhau về phần danh tiếng. Nhất là về sau em dự định làm

việc cho các công ty nước ngoài thì Stanford không thua kém gì

Harvard. Em nghĩ lí do chính khiến em không vào Harvard là vì chính

con người em. Em muốn đi theo con đường phát triển toàn diện bản

Page 132: US Guide Handbook - Just do it

127

thân, muốn học ở một ngôi trường có "school spirit", tức là tinh thần

của trường học lúc nào cũng phải trẻ trung, bạn bè cởi mở. Trong khi

đó, môi trường học tập ở Harvard tập hợp những bạn suốt 12 năm học

phổ thông đều là số 1, vì vậy, nếu em vào Harvard, em sẽ phải tiếp tục

cuộc đua "làm thế nào để giữ vị trí số 1". [14]

○ hương trình học (curriculum):

Vì bạn theo học MB có mục đích rõ ràng, bạn cần tìm chương trình có

khả năng phục vụ mục đích đó một cách tốt nhất. Bạn muốn tương lai

sẽ làm gì sau khi học xong MB thì chọn chương trình mà trường có thế

mạnh nhất.

Nếu bạn muốn theo hoc MB để chuẩn bị cho việc mở công ty kinh

doanh riêng sau này thì nên lựa chọn chương trình nào nhấn mạnh về

đào tạo doanh nhân (có nhiều môn về “entrerpreneurship”, “new

venture management”, “small business managment”, etc.). Tương tự

như vậy, nếu bạn muốn trở thành nhà phân tích tài chính thì nên chọn

chương trình nhấn mạnh vào các môn tài chính, vân vân và vân vân.

Để biết được trường có thế mạnh về lĩnh vực nào thì vào website của

khoa “Business" và xem urriculum (các môn mà trường dạy), Professor

profile (sơ yếu lý lịch của giáo viên về ngành học và các công trình

nghiên cứu của giáo viên đó), lumni activities (các hoạt động của cựu

sinh viên của trường), Business connection (mối quan hệ của trường với

các doanh nghiệp), v.v. [11]

Bạn đi học, ít nhất cũng phải biết mình học gì mà lựa chọn. hương

trình học sẽ bao gồm một số yếu tố như bạn đến đó học những môn gì,

có các hướng lựa chọn ra sao. ác thông tin thêm như cho điểm dễ

Page 133: US Guide Handbook - Just do it

128

không, bài tập lớn nhiều không, có chắc chắn xin thực tập (internship)

được không, cũng nên được xét đến. hương trình nghiên cứu

(research) ở khoa: dù bạn có hứng thú với hoạt động này hay không thì

cũng nên tìm hiểu, rất có thể sang đấy bạn sẽ hứng thú hoặc buộc phải

hứng thú với chuyện nghiên cứu. Mặc khác, chất lượng nghiên cứu

cũng là một thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo ở một

khoa. [12]

○ Địa điểm của trường và chất lượng cuộc sống

Dù sao thì khi học MB bạn cũng bỏ ra 1-2 năm trong quãng đời của

mình ở trường bạn học nên ngoài kiến thức ra bạn cũng muốn có ký ức

đẹp sau khi ra trường. Địa điểm của trường có thể quyết định các yếu

tố ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như là thời tiết khí hậu, giá cả

sinh hoạt, hoạt động xã hội v.v. [11]

● Tạo mạng lưới các mối quan hệ (Networking)

Không ai có thể làm kinh doanh hay quản lý mà không cần đến các mối

quan hệ. Nếu bạn muốn làm gì sau khi học xong MB thì tìm trường tập

trung nhiều người đã, đang, và sẽ hoạt động trong lĩnh vực mình quan

tâm. Để biết thông tin này thì bạn nên tìm hiểu ở mục Student profile (hồ

sơ sinh viên), lumni organization (Hội cựu sinh viên), và Professional

centers (Trung tâm tư vấn nghề nghiệp) của trường. [11]

● Tìm việc làm:

Nếu bạn không biết sau khi học xong MB thì mình sẽ đi đâu để kiếm việc

làm thì nên chọn trường có các chương trình dịch vụ giúp sinh viên kiếm

việc làm sau khi tốt nghiệp. Rất nhiều trường có dịch vụ giúp sinh viên

Page 134: US Guide Handbook - Just do it

129

kiếm việc trên phạm vi toàn cầu. Sinh viên Việt nam mình thường quay về

nước sau khi học nên cái này có lẽ không quá quan trọng. òn nếu muốn

kiếm việc làm ở nước ngoài, bạn nên quan tâm đến tiêu chí này. [11]

Không có một nguồn (source) chính thức nào thống kê khả năng tìm việc

về kỹ thuật (Engineering). (USnews có thống kê cho MB – nhưng không

giúp gì cho ta cả). Tuy nhiên, Edulix là một kênh rất hay và đáng tin. Vì

khả năng tìm việc gần như là tất cả những gì các bạn Ấn của chúng ta nghĩ

đến khi chọn trường đi học. [12]

Q.6 Nếu đƣợc chấp nhận nhƣng không đƣợc học bổng?

Bạn có thể viết thư cho Trưởng khoa sau đại học (Director of Graduate

Studies) xin làm trợ lý (Graduate ssistant). Và viết thư cho các giáo sư ở

đó để hỏi xem có ai cần trợ giảng (Teaching ssistant) hay trợ lý nghiên

cứu (Research ssistant) không?

Về nguyên tắc, việc xin các xuất này cũng giống như khi bạn xin việc làm.

ơ hội của bạn đến đâu tuỳ thuộc vào các vị trí tuyển dụng hiện tại

(available jobs) và khả năng của bạn so với những người cùng xin việc như

bạn. Mối quan hệ (Networking) rất quan trọng, như được nhắc nhiều lần ở

trên. Đây là lúc bạn sử dụng mối quan hệ đáng giá đó. Nếu chưa có, hãy

tìm hiểu trong mục “professional centers” của trường và hy vọng họ sẽ cho

bạn một cơ hội việc làm. [11]

○ Fellowship và Scholarship: bên ngoài thì có VEF, trong trường thì có

các học bổng dành riêng cho sinh viên Master, sinh viên Master of

Engineering. VD: Achievement Award for New Engineering Graduate

Students ( ) của UF.

Page 135: US Guide Handbook - Just do it

130

○ RA (Research Assistant) và TA (Teaching Assistant): ta biết R và T

được ưu tiên dành cho các học sinh PhD vì mối quan hệ hai bên cùng

có lợi, Master chỉ biết học thì cho tiền nó làm gì ? Tuy nhiên sau 1

năm hoặc thậm chí nửa năm học, ta có thể tìm đến các phòng

nghiên cứu (Lab) để làm R , hoặc xin T . ái này là có, nếu mình

chứng tỏ được bản thân. Ta cũng có thể xin các công việc trong

trường (On-campus jobs). ó thể tiền này không trang trải được toàn

bộ chi phí nhưng nó có thể cho mình thêm tiền tiêu, hoặc là cơ sở để

xin hỗ trợ của Bang (in-state tuition) với các trường công. á nhân

mình biết một số trường hợp đã xin được R ngay khi vào Master.

○ hương trình vừa học vừa làm ( o-operative/Co-op) và Thực tập

(Internship): Internship thì ko được nhiều tiền lắm, nhưng mà co-op

thì khá nhiều, thoải mái. Nó còn giúp mình học được nhiều thứ, có

mối quan hệ và tăng cơ hội xin được việc khi học xong. Một số

trường rất thân với ngành công nghiệp (Industry), có hệ thống co-op

mạnh: T MU, US , Northeastern,..

Master các ngành kỹ thuật (Engineering) ở Mỹ rẻ hơn khá nhiều so với

Master về các ngành kinh doanh (Business) và tài chính (Finance). ó

những trường chất lượng tốt và học phí rẻ (tất nhiên hầu hết là trường

công): UT ustin, T MU, U SD,… Một số trường tất cả chi phí cho một

năm không quá $25,000 như UT ustin, lemson,…. [12]

Q.7 Nếu không có hỗ trợ tài chính (funding) thì có nên đi

học không?

Nếu được nhận vào các trường tốt mà không có hỗ trợ tài chính, bạn hãy

xét đến chuyện bỏ tiền hoặc vay tiền đi học. Đó là một khoản đầu tư lâu

Page 136: US Guide Handbook - Just do it

131

dài, mà theo mình là xứng đáng để đầu tư. Thống kê cho thấy sinh viên

hâu Á học Kỹ sư khả năng xin việc ở lại Mỹ cao hơn khá nhiều so với học

các ngành Kinh doanh, nhất là trong thời điểm khủng hoảng hiện tại.

Tiền không phải là tất cả: Bạn hãy làm giả địa chỉ IP trên máy tính, vào

Edulix đăng ký một nick để xem người Ấn Độ tìm mọi cách để đến nước Mỹ

và ở lại, dù họ có phải vay rất nhiều tiền. Lấy một chút khí thế và hãy đầu

tư, chúng ta không kém gì sinh viên Ấn Độ và Trung Quốc, hãy quyết tâm

và nghĩ xa hơn họ. [12]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

3. Minh Bùi, Harvard University, MBA;

4. Chu Hoàng Lan, VEF Fellow Cohort 2012, PhD (Biology),

Northwestern University;

5. Trần Hồng Hạnh, Eramus Mundus 2011;

6. Phạm Toàn Thắng, VEF, PhD (Materials Science & Engineering),

University of California, Berkeley;

7. Hoàng Vũ Tuấn nh, PhD ( omputer Science), NYU Poly;

8. Đỗ Đức Hạnh, VEF 2005;

9. Nguyễn Thị Xuân n, MB (Marketing), Fisher College of Business -

The Ohio State University, MBA;

10. Vũ Phan Hạnh Nguyên, MS (Marketing), Southern Illinois University;

11. Kinh nghiệm chọn trường khi đi du học, http://dantri.com.vn;

12. Phùng Trang Nhung, Student Loan, MBA (Marketing), University of

California;

13. TS.Thái Thị Thanh Mai, http://www.maithai.org;

Page 137: US Guide Handbook - Just do it

132

14. Trần Sỹ nh Tuấn, VEF Fellow ohort 2012, MS (Industrial

Engineering), Rutgers University;

15. Khó khăn trong việc xin visa sau khi bị từ chối,

http://www.usguide.org.vn;

16. Nguyễn Hoàng Quyên, http://www. vietmba.com/;

17. Lê Sỹ Tùng, VEF Fellow Cohort 2012, PhD (Chemical Engineering),

University of Minnesota;

18. Tổng hợp kinh nghiệm từ nhiều người;

19. Trans181 – http://www.ttvnol.com/Duhoc/;

20. Nguyễn Thanh Tùng, http://www.tungnt31.wordpress.com/;

21. Master your skills, http://www. vietmba.com/showthread.php?t=88;

22. Ngọc Hạnh, ST R Scholarship 2011, Nanyang Technology

University;

Page 138: US Guide Handbook - Just do it

133

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Bài luận (SOP) mẫu dành cho tham khảo

http://alumnus.caltech.edu/~natalia/studyinus/guide/statement/samples.htm

PHỤ LỤC 2: Những kỹ năng, phẩm chất gì nên đƣợc đề cập

trong thƣ giới thiệu?

Tùy yêu cầu của chương trình mà thư giới thiệu nên đề cập đến các kỹ năng phù hợp. Tuy nhiên kỹ năng đầu tiên nên đề cập là khả năng suy nghĩ và phân tích. Bảy (07) kỹ năng sau nên được đề cập trong thư giới thiệu tùy thuộc yêu cầu của từng ngành:

Kỹ năng xã hội. Kỹ năng thuyết phục người khác. Kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng phân tích và toán học. Kỹ năng lãnh đạo. Khả năng giải quyết khó khăn, thử thách. Các hoạt động tình nguyện.

PHỤ LỤC 3: Những điều gì nên tránh đề cập trong thƣ giới

thiệu?

Viết chung chung, không có dẫn chứng. Ví dụ:"He was a good student". Có lỗi chính tả, ngữ pháp. Chỉ nói đến điểm mạnh mà không nói đến điểm yếu. Tuy nhiên khi nhắc đến điểm yếu thì nên khéo léo, mềm mại.

Khiến người đọc nhận ra là người giới thiệu ít liên lạc và kinh nghiệm với người được giới thiệu.

PHỤ LỤC 4: Những điều nên làm trong thƣ giới thiệu [2]?

■ Đảm bảo rằng thông tin trong thư giới thiệu của bạn không sai khác với thông tin trong bài luận hay sơ yếu lý lịch.

■ So sánh bạn với những ứng viên khác. Ví dụ, nếu người giới thiệu bạn đã từng là sinh viên của trường mà bạn nộp đơn, khi người đó cho rằng bạn có khả năng bằng hoặc hơn những người cùng học thì sẽ rất tốt cho việc xin học của bạn.

Page 139: US Guide Handbook - Just do it

134

o Ví dụ: "He was in the top 10% of his class."; "She has the best analytical skills of any person her age that I have ever supervised.”

■ Mô tả mối quan hệ của người giới thiệu và bạn: Một người giới thiệu mà đã từng làm việc với bạn hơn 1 năm sẽ được đánh giá cao hơn một người ít liên lạc với bạn hay mới chỉ quen biết.

o Ví dụ: "I was able to get to know Mr. Doe because he made it a point to attend two of my sections every week when only one was required."

■ Chỉ ra một vài điểm mạnh, phẩm chất nổi bật của bạn (nhưng không nên liệt kê tất cả).

o Ví dụ: "The combination of tenacity, analytical abilities, and good communications skills found in Mr. Doe is truly unique."

■ Đưa ra những bằng chứng để thể hiện điều đó (càng rõ ràng càng tốt): Quản lý một nhóm bao nhiêu người, làm được điều gì…

o Ví dụ: “He is the only student I ever had who came to all my office hours as part of a relentless, and ultimately successful, drive to master financial theory. He was one of just ten percent in the class to receive an A."

■ Nhắc đến những điểm yếu của bạn. Tuy nhiên ngôn ngữ nên mềm mại. Nếu thư giới thiệu nói về sai lầm trong quá khứ thì nên nhắc đến bạn đã rút ra bài học để hoàn thiện bản thân như thế nào.

o Ví dụ: "Occasionally, her fortitude and persistence can turn into stubbornness, but usually her good nature and level-headiness prevail."

■ Chỉ ra tiềm năng của bạn trong tương lai. o Ví dụ: "With her exceptional leadership, writing, and

quantitative skills, Ms. Smith will be an outstanding strategic consultant and a credit to the business school she attends."

PHỤ LỤC 5: Bản thƣ giới thiệu mẫu dành cho tham khảo.

http://alumnus.caltech.edu/~natalia/studyinus/guide/recom/samples.htm

PHỤ LỤC 6: Các mẹo khi viết thƣ cho giáo sƣ:

Page 140: US Guide Handbook - Just do it

135

o Nên làm - Nên ngắn gọn. ác giáo sư đại học thường rất bận, hàng ngày họ nhận được rất nhiều thư và sẽ không có thời gian đọc những bức thư quá dài dòng. - Lời lẽ không cần quá trịnh trọng, tuy nhiên bạn nên để ý tới ngữ pháp và dấu chấm câu. Điều này thể hiện bạn có một kỹ năng viết vững vàng. - Giới thiệu sơ qua về bản thân và đề tài bạn định nghiên cứu. Ở phần này, bạn cần tạo được mối liên hệ giữa đề tài/kinh nghiệm của bạn với đề tài nghiên cứu của giáo sư hoặc của trường. Càng nêu bật được giá trị và tiềm năng đóng góp của bạn đối với đề tài của giáo sư hoặc của trường, khả năng được nhận của bạn càng cao. - Nên gửi kèm một bản lý lịch ngắn của bạn trong bức thư đầu tiên. Dạng bản lý lịch tốt nhất là Web CV. - Bôi đậm khi đề cập tới đề tài nghiên cứu của bạn. - Gọi giáo sư là “Prof”. - Nếu giáo sư trả lời tích cực thì có thể nêu tên họ trong bài luận trình bày mục đích (SOP) [11].

o Không nên làm · Không gửi thư vào cuối tuần. Thời điểm thích hợp nhất để gửi thư là vào ngày thường và trong giờ làm việc. · Tuyệt đối không gửi thư cùng một lúc cho nhiều giáo sư (cc). Không gửi thư cùng lúc cho 2 giáo sư ở 2 khoa khác nhau của cùng 1 trường. Chờ đến khi họ không trả lời thì gửi cho người tiếp theo. · Không nên dùng những định dạng lạ khi viết thư như: dùng khổ chữ quá to hoặc quá bé, dùng màu chữ không phải màu đen, … · Không nên gửi file đính kèm mà không xin phép trước: phải luôn xin ý kiến của người nhận nếu họ muốn nhận file vì nếu file mà có chứa virus người nhận sẽ không hài lòng. · Không dùng toàn các từ viết hoa: nhiều khi người nhận sẽ có cảm giác đang bị quát, mắng nếu người gửi dùng toàn các từ in hoa. · Không nên viết một bức thư quá dài dòng với các câu cú phức tạp mà có thể khiến người đọc cảm thấy khó nắm bắt được nội dung chính của bức thư.

Page 141: US Guide Handbook - Just do it

136

· Không nên dùng các từ ngữ thân mật, suồng sã, viết tắt hoặc tiếng lóng. · Không nên gửi liên tiếp các thư với cùng nội dung. Bạn sẽ không nhận được hồi đáp nhanh hơn mà có thể gây khó chịu cho người nhận và thậm chí, không nhận được phản hồi thích hợp.

PHỤ LỤC 7: Các câu hỏi thƣờng gặp trong phỏng vấn với Ad-

com/phỏng vấn học bổng.

Câu hỏi giới thiệu bản thân:

Could you please introduce yourself to us?

Tell me a little bit about the books that you‟d like to read?

So, what do you do in your free time? What are your hobbies?

Do you like sport; can you play any kind of sport?

How would you describe yourself in a few sentences?

What are your greatest strengths and weaknesses? Do you think you

can improve on your weaknesses?

How good are you as a team leader? Have you had any experience in

leadership? What qualities of a leader do you possess?

What is that you are the most proud of about yourself and what you

have done?

Do you learn from mistakes? Give an example.

Your biggest success?

Câu hỏi dựa trên hồ sơ của bạn:

You seem to be very knowledgeable, but I can see in your record

there were some of courses that you only got D or C! Do you have

any reasons for this?

Page 142: US Guide Handbook - Just do it

137

Have you chosen your most favorite schools and professors? How did

you chose them and Why?

Why do you want to give up your current job?

Why did you decide to drop out of academia and join industry? Do

you think you can come back to academia?

What happened that made you so interested in your field?

What qualities do you possess that make you an excellent and

potentially successful student?

List 2 experiences: one personal and one professional that have

encouraged you to stay focused on this field.

Tell me something about your company?

Why did you choose Professor A, University B?

You stated in your SoP that … why? Why did you do that and not

that?

What have you learnt from the university you studied in?

What was your favorite project you did in your university?

Why did you choose these universities?

Why did you choose this major and not any other major?

Could you tell us what (your field) is?

What is your current project? Describe it in more details.

What is the most interesting project you have worked on?

Why/how did you get interested in engineering/CS/Chemistry?

Tell us about the universities you choose to apply: why do you

choose them and how do you choose them?

Page 143: US Guide Handbook - Just do it

138

Which courses that you took at the university interest you the most?

And which one did you like and/or not like most?

How did you become interested in your field?

Have you been involved in any interesting activity outside your

university curriculum? How is your current job? Why do you want to

further study the PhD degree in the US?

Which university you selected as your first choice? Tell me something

about that university

Do you read any book of any professor of your choice? Tell me

something about that. List other books of that professor.

Can you spell his name? His book? The university?

Why do you want to switch major to…? If you have another chance

would you take other choices? Why?

Câu hỏi về nghiên cứu:

Is there any chance for you to do any research when you working at

your current company?

Which research projects that you‟ve done interest you the most? nd

which one do you like/not like most? Why?

How do your projects benefit to your field? Can you evaluate your

researches‟ impact in your field in Vietnam? What did/would you do

when you finish those projects?

During your research, what have been most exciting and rewarding

projects you‟ve worked on and why?

Say if we have a project about … and it wants to achieve this … what

is your opinion on this?

Page 144: US Guide Handbook - Just do it

139

How much work and research experience do you have? Can you tell

us more about it?

What reasons for you to pursue a PhD program in US? Because of

your true interest,

or money, more beautiful/long-legs girls admire you or your higher

ranking in society?

Do you think doing research is boring? Just spending your whole time

in lab, instead of

enjoying life in sunshine at a beautiful beach with your lover because

life is so short.

What kind of project would you like to work on?

Do you want to publish the final report of your work?

Do you feel the courses you took help you in your research?

Do you find your project demanding and how you face the

difficulties?

Can you give me the cutting-edge researches in your field?

What elements do you think a potential researcher should have?

What you have prepared for the major/research field that you have

chosen?

Which area/topic do you choose to focus in your graduate research?

Why? How can it benefit your personal growth and contribution to

this

field, particularly in Vietnam?

Why is it important for you to go to America to continue research in

your field? Why can‟t you do the work here in Vietnam?

Page 145: US Guide Handbook - Just do it

140

Câu hỏi kiểu “hoa hậu”:

If you can make some changes in your faculty/department, what

would you do?

What would you do if you do not win the fellowship?

Why do we have to choose you?

Why do you think you are better than other candidates?

Why do you think you are the right candidate to receive scholarship?

What do you want to gain when you study in USA?

Why did you choose the United States and not any other country?

What do you think if you may lose instead of gaining when you study

in US?

Câu hỏi định hƣớng tƣơng lai:

How do you look yourself in the next five or ten years?

If you have a chance to study in US, what will you do when you

come back to Vietnam? Provide examples.

How will your study of … contribute to your immediate or long range

career plans?

Describe your plans for college (i.e. anticipated major(s), courses of

interest, activities, personal goals)

What is your career goal? And how the scholarship helps you meet

that goal?

If a US girl loves you and asks you stay in US while you really want

to come back Vietnam to

contribute more to Vietnam‟s scientific development, which option do

you choose ? Do not lie to me, OK?

Page 146: US Guide Handbook - Just do it

141

What exactly would you want to learn in a US university? What can

we provide to you?

Where do you see yourself in 10 years from now on if you finish a US

university?

Do you think what you‟ll learn in US can apply to Vietnam context?

How? Why?

Câu hỏi kiến thức:

What skills and knowledge that you think you should obtain/study

during your time staying in the US?

Do you have a chance to experience leadership? If yes, tell me.

Which other scientific fields are connected to your area of study?

Explain the importance of (your major) in today‟s society

What are the most important issues your field is facing today?

Could you tell me about definition of the term I just mentioned?

What differences and relationships between research field A and B?

What are the implications of your work in Vietnam?

Câu hỏi khác:

Do you have any question for us?

PHỤ LỤC 8: Nên và Không Nên làm trong phỏng vấn

Nên làm:

● Trước ngày phỏng vấn:

○ huẩn bị kỹ lưỡng bằng cách liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu

của bản thân, các thành tích đã đạt được.

○ Tìm hiểu về người phỏng vấn.

Page 147: US Guide Handbook - Just do it

142

○ Thu thập các thông tin về trường mà bạn xin nhập học, về khoa

và chương trình học.

○ Tìm hiểu các câu hỏi thông thường được đưa ra trong các cuộc

phỏng vấn và tập trả lời chúng.

○ huẩn bị tinh thần để đối mặt với những câu hỏi bất ngờ từ phía

người phỏng vấn, những câu hỏi riêng tư hoặc khiến bạn phải

suy nghĩ nhiều.

○ Nghỉ ngơi vào đêm trước khi buổi phỏng vấn diễn ra. Một giấc

ngủ sâu không chỉ giúp bạn thư giãn sau thời gian dài chuẩn bị

cho buổi phỏng vấn, mà còn khiến trí óc bạn minh mẫn, sáng

suốt, tỉnh táo vào ngày hôm sau.

■ Vào ngày phỏng vấn:

○ Đến sớm khoảng 15 phút trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu (trừ

trường hợp được phỏng vấn đột xuất qua điện thoại).

○ Ăn mặc gọn gàng: Đối với nam, nên mặc trang phục công sở (áo

sơ mi, quần, áo vest, cà vạt), không nên mặt quần bò, áo phông,

quần đùi,... Đối với nữ, có thể mặc áo sơ mi và váy, và nên chọn

các gam màu trung tính như đen, trắng, nâu, ghi. Với giày dép,

gót cao từ 3 – 5 cm là phù hợp nhất. Không nên đi giày gót quá

cao hoặc sandal. Không nên để hở các ngón chân. Bạn nên trang

điểm một cách nhẹ nhàng, sử dụng mỹ phẩm phù hợp với làn

da, không gây dị ứng. Không dùng nước hoa, hoặc chỉ dùng một

chút thôi. Đầu tóc nên được giữ sạch và chải gọn gàng. Ngoài ra,

không nên đeo quá nhiều đồ trang sức vì chúng sẽ làm bạn

Page 148: US Guide Handbook - Just do it

143

trông thiếu chuyên nghiệp và khiến người phỏng vấn mất tập

trung.

○ Mang theo bản sao V và các giấy tờ cần thiết khác; mang theo

giấy và bút để ghi chép nếu cần.

○ Thư giãn.

○ Tỏ thái độ tự tin, thân thiện.

○ ư xử lịch sự, lễ phép. Bắt tay với người phỏng vấn hoặc bất cứ

ai bạn gặp khi đến phỏng vấn. Nên gọi người phỏng vấn bằng

học vị hoặc tước hiệu và tên của họ, ví dụ, Tiến sỹ Smith.

○ Trả lời một cách trung thực, rõ ràng, và thẳng thắn. Việc nói

vòng vo, không trả lời vào trọng tâm câu hỏi sẽ khiến người

phỏng vấn mất kiên nhẫn và thiếu thiện cảm với bạn.

○ Khi trình bày, nên nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn. Bạn

cũng cần chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ cử chỉ một cách phù

hợp, thể hiện cho người phỏng vấn thấy bạn rất quan tâm đến

chương trình học mà mình đăng ký.

○ Đảm bảo sự thống nhất giữa các câu trả lời, giữa những gì bạn

thể hiện trong hồ sơ và những gì bạn nói trong cuộc phỏng vấn.

○ Thể hiện năng lực của bản thân bằng cách trình bày mục tiêu mà

bạn muốn đạt được khi vào học tại trường cũng như trong sự

nghiệp sau này, những thành tích của bản thân. Khi nói về

những điểm yếu, đừng cố gắng biện minh hay đổ lỗi cho người

khác. Ví dụ: Người phỏng vấn có thể hỏi bạn về những điểm

hoặc D trong bảng điểm. Nếu bạn giải thích rằng: thầy giáo của

Page 149: US Guide Handbook - Just do it

144

bạn không có phương pháp giảng dạy tốt, bạn sẽ không gây

được thiện cảm với người phỏng vấn và có thể bị loại.

○ Trong trường hợp bạn không nghe rõ hay không hiểu câu hỏi,

hãy mạnh dạn hỏi lại người phỏng vấn.

■ Sau khi phỏng vấn:

○ Hãy thư giãn và giữ tinh thần lạc quan.

○ Dành một chút thời gian suy nghĩ về buổi phỏng vấn vừa qua,

đúc rút kinh nghiệm cho những buổi phỏng vấn sau này.

○ Nên gửi thư cảm ơn cho người đã phỏng vấn bạn.

Không nên làm:

■ Trước ngày phỏng vấn:

○ Quên tìm hiểu về trường và chương trình học mà bạn định đăng

ký, cũng như tập dượt cho buổi phỏng vấn.

○ Đổi lịch phỏng vấn, trừ trường hợp đặc biệt cần thiết.

■ Vào ngày phỏng vấn:

○ Đến muộn.

○ ăng thẳng, lo lắng.

○ Quên tên người phỏng vấn.

○ Nói quá nhiều hoặc quá ít.

○ Ngắt lời người phỏng vấn.

○ Nói dối hay phóng đại những thành tích của bản thân; không

nên biện minh cho những điểm yếu của mình.

○ hê trách bản thân hay nói xấu người khác.

○ ố tỏ ra hài hước.

○ hửi bậy hay nói tiếng lóng.

Page 150: US Guide Handbook - Just do it

145

○ Tỏ ra quá xúc động hay cư xử một cách trẻ con.

○ Bàn luận về các vấn đề nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi hoặc vấn

đề đạo đức (trừ khi được hỏi).

○ Sử dụng điện thoại di động trong lúc phỏng vấn. Tốt hơn hết là

tắt điện thoại trước khi bắt đầu phỏng vấn hoặc không mang

điện thoại.

○ hỉ trả lời "có" hoặc "không", hay đưa ra một câu trả lời chung

chung. Thay vào đó hãy trả lời một cách cụ thể.

○ Trả lời theo cách mà bạn cho rằng người phỏng vấn muốn

nghe.

○ ảm ơn người phỏng vấn trước khi rời đi.

■ Sau khi phỏng vấn:

Không quên gửi thư cảm ơn người phỏng vấn.

Page 151: US Guide Handbook - Just do it

146

THUẬT NGỮ

Thuật ngữ Diễn giải

Admission Committee (adcom hoặc

ad-com)

Hội đồng tuyển sinh

Alumni Activities Các hoạt động của cựu sinh viên

trường

Alumni Organization Hội Cựu sinh viên

Application Quá trình nộp hồ sơ (ứng tuyển)

Application Fee Lệ phí nộp hồ sơ đăng kí nhập học

Application Form Đơn đăng kí nhập học trường

Application Identification (Application

ID hoặc Application Number)

Mã số hồ sơ

Application Package Bộ hồ sơ xin học

Application Status Trạng thái hồ sơ

Apply Nộp hồ sơ (Ứng tuyển)

Background knowledge Kiến thức nền

Business Connection Mối quan hệ của trường với các doanh

nghiệp

Checklist Danh mục

College Graduate Certificate Bằng tốt nghiệp đại học

Computer-based (CBT) Bài thi trên máy tính

Co-Operative/Co-Op Chương trình vừa học vừa làm

Course Khóa học

Credit Tín chỉ

Curriculum Chương trình học

Curriculum Vitae (CV) Sơ yếu lý lịch

Deadline Thời hạn (nộp hồ sơ, tài liệu v.v)

Director of Graduate Studies Trưởng khoa sau Đại học

Doctor of Philosophy (PhD) Tiến sĩ

Educational Testing Service (ETS) Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ

Essential academic word list Danh sách các từ học thuật cần thiết

Faculty Khoa

Fee waiver Miễn phí

(1) Application fee waiver: miễn phí

ứng tuyển

(2) Tuition fee waiver: miễn học phí

Fellowship Học bổng tài trợ cho việc học hoặc

Page 152: US Guide Handbook - Just do it

147

nghiên cứu của sinh viên sau đại học

Financial Aid Hỗ trợ tài chính

Flashcard Tấm thẻ học từ

Full-Aid Hỗ trợ tài chính toàn phần

Funding Hỗ trợ tài chính

Grade Point Average( GPA) Điểm trung ình

Graduate Assistant (GA) Trợ lý sau Đại học

Graduate Management Admission Test

(GMAT)

Bài thi bằng tiếng Anh trên máy tính

nhằm đánh giá kỹ năng tự nhiên tổng

quát của mỗi thí sinh

Graduate Record Examinations (GRE) Bài thi trên giấy hoặc bằng máy tính

nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực của

các thí sinh khi xin học sau đại học

GRE General Bài thi GRE tổng quát

GRE Subject Bài thi GRE chuyên ngành

In-State Tuition Tiền hỗ trợ học phí trong bang

Internet-based (iBT) Bài thi trên mạng

Internship Thực tập

Letter of Recommendation (LOR) Thư giới thiệu

Lab Rotation Việc nghiên cứu

Laboratory (hoặc Lab) Phòng nghiên cứu

Living cost Chi phí sinh hoạt

Loan Khoản vay

Master Thạc sĩ

Master of Accountancy (MAcc hoặc

MAc hoặc MAcy)

Thạc sĩ kế toán

Master of Arts (M.A hoặc A.M) Thạc sĩ khoa học xã hội

Master of Business Administration

(MBA)

Thạc sĩ quản trị kinh oanh

Master of Finance (M.Fin) Thạc sĩ tài chính

Master of Science (M.S hoặc M.Sc) Thạc sĩ khoa học tự nhiên

Mentor Các anh chị và các bạn có kinh

nghiệm, đóng vai trò tư vấn quá trình

xin học tại Mỹ

Mock Interview Buổi phỏng vấn thử

Networking Mở rộng mối quan hệ (trong học tập,

công việc)

Non-Government Organization (NGO) Tổ chức phi chính phủ

On-Campus Job Công việc trong trường

Page 153: US Guide Handbook - Just do it

148

Paper- based (PBT) Bài thi trên giấy

Personal Statement (PS) Bài luận cá nhân

Prefix Tiền tố

Professional Center Trung tâm tư vẫn nghề nghiệp

Pronunciation Phát âm

Registered Letter Thư đảm bảo

Rejected Không được nhận/Bị từ chối

Research Assistant (RA) Trợ lý nghiên cứu

Research-related knowledge Kiến thức liên quan tới nghiên cứu

Resume Sơ yếu lý lịch

Root Từ gốc

Root list Danh sách từ gốc

Scholarship Học bổng

Standardized Tests Các kỳ thi chu n hóa như T L,

IELTS, GRE, GMAT, v.v.

Statement of Purpose (SOP) Bài luận trình bày mục đích

Structured Thinking Lối tư uy theo cấu trúc

Student Identification (Student ID) Mã số sinh viên

Student Profile Hồ sơ sinh viên

Suffix Hậu tố

Teaching Assistant (TA) Trợ giảng

Thank-you Letter Thư cảm ơn

Topic Chủ đề

Tuition Fee Học phí

Vietnam Education Foundation (VEF) uỹ iáo ục Việt Nam

Visa Thị thực

Vocabulary and Reading Từ vựng và ài đọc

Word Formation Cấu tạo từ

Word List Danh sách từ

Page 154: US Guide Handbook - Just do it
Page 155: US Guide Handbook - Just do it
Page 156: US Guide Handbook - Just do it
Page 157: US Guide Handbook - Just do it
Admin
Typewritten Text
Admin
Typewritten Text
Admin
Typewritten Text
Admin
Typewritten Text
Admin
Typewritten Text
Admin
Typewritten Text
Partner:
Admin
Typewritten Text
Admin
Typewritten Text
Admin
Typewritten Text
Admin
Typewritten Text
Admin
Typewritten Text
Admin
Typewritten Text
Page 158: US Guide Handbook - Just do it
Page 159: US Guide Handbook - Just do it

SPONSORS

PARTNERS |

ORGANIZER

Page 160: US Guide Handbook - Just do it
Page 161: US Guide Handbook - Just do it

Tổng hợp và biên tập: Lê Sỹ TùngNguyễn Thị HườngVũ Thị Xuân HươngNguyễn Xuân HiệpTTrần Hương TrangNguyễn Hồng NhungNguyễn Thị Hồng NhungVũ Ngọc HảiNguyễn Bảo TrâmLê Mạnh HùngHoàng Thị Kiều AnhNguyễn Diệu LinhNguyễn Diệu LinhNguyễn Hoàng CúcPhí Nhật Minh

Thiết kế và dàn trang:Nguyễn Thục LinhTrần Thanh Hường

Nguyễn Thanh HiềnĐàm Hoàng MaiĐinh Phương AnhLê Khánh LinhNguyễn Thị Xuân AnNguyễn Đức HảiNguyễn Đức HảiVũ Thị Minh NhậtNgô Duy MinhTrương Thi Bình MinhDương Hoàng TuấnTrương Mỹ LinhĐinh Thi Quỳnh TrangĐinhĐinh Thị Thanh HoaĐỗ Quang Toản

In ấn:Nguyễn Thu Bình

Website: www.usguide.org.vnMọi câu hỏi thắc mắc xin gửi về: [email protected]

CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA DỰ ÁN

Page 162: US Guide Handbook - Just do it